🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Tục Ngữ – Ca Dao Việt Nam Về Lao Động Sản Xuất
Ebooks
Nhóm Zalo
HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO XUẤT BẢN
Chủ tịch Hội đồng
PGS.TS. PHẠM VĂN LINH
Phó Chủ tịch Hội đồng
PHẠM CHÍ THÀNH
Thành viên
TRẦN QUỐC DÂN
TS. NGUYỄN ĐỨC TÀI
TS. NGUYỄN AN TIÊM
NGUYỄN VŨ THANH HẢO
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, tục ngữ, ca dao về lao động sản xuất có một vị trí quan trọng, góp phần thể hiện chân thực hình ảnh người lao động và tạo nên sự sinh động của văn học dân gian nước nhà.
Tục ngữ chứa đựng nhiều nội dung phong phú, gồm những nhận xét, phán đoán về các hiện tượng tự nhiên, xã hội và đời sống con người như: hiện tượng khí tượng, lao động sản xuất, các mối quan hệ gia đình và xã hội, v.v.. Trong đó, tục ngữ về lao động và các hiện tượng khí tượng chiếm một số lượng không nhỏ và giữ vị trí đáng kể, góp phần tạo nên sự đa dạng của tục ngữ. Từ thực tiễn đời sống, trải qua quá trình quan sát tự nhiên và lao động sản xuất của nhiều thế hệ, cha ông ta đã từng bước nắm được quy luật tự nhiên, sự tác động, ảnh hưởng trực tiếp của nó đối với đời sống sinh hoạt, lao động và sản xuất của con người như nắng, mưa, sấm chớp, bão lụt, hạn hán,... Những kiến thức, kinh nghiệm lao động gắn với nghề nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt cá, làm mộc, rèn, dệt,... phần lớn là những hiểu biết, kinh nghiệm về những công
5
việc cụ thể. Trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt cá,... người lao động Việt Nam luôn coi trọng thời vụ, những yếu tố cơ bản đối với công việc để nâng cao hiệu quả lao động cũng như thời điểm thu hoạch, sử
dụng sản phẩm.
Tục ngữ về lao động sản xuất, khí tượng không chỉ thể hiện tri thức, kinh nghiệm của người lao động, mà còn bộc lộ rõ thái độ tích cực trong việc ứng phó với những diễn biến phức tạp của thời tiết và sự linh hoạt, sáng tạo trong quá trình lao động sản xuất.
Nếu tục ngữ về lao động sản xuất một phần phản ánh hình ảnh người lao động Việt Nam thì ca dao về lao động sản xuất với nội dung phong phú, đậm tính thực tiễn và chất trữ tình đã thể hiện chân dung người lao động khá rõ nét trong sinh hoạt lao động, kinh nghiệm sản xuất cũng như tư tưởng, tình cảm. Đó là những con người “hai sương một nắng” không quản nhọc nhằn, vật lộn với thiên nhiên làm nên hạt thóc vàng, tần tảo sớm khuya trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải, tất bật tháng ngày buôn ngược bán xuôi,... Dù làm nghề gì, người lao động luôn thể hiện lòng say mê với công việc, yêu từng thửa ruộng, nương dâu, đám rẫy, con suối, cánh rừng, sông biển,... đã đem đến cho họ nguồn sống và niềm vui trong việc làm ăn. Người lao động các dân tộc anh em trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam từ người Kinh, Mường, Thái, Tày đến người Dao, Hmông,... đều ý thức rất rõ giá trị từng tấc đất: “Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu”.
6
Những tri thức, kinh nghiệm của người lao động Việt Nam về lao động sản xuất, thời tiết, khí hậu được đúc kết trong tục ngữ cũng thường được thể hiện một cách tinh tế, cụ thể trong ca dao. Khi tìm hiểu tục ngữ, ca dao Việt Nam, điều dễ nhận thấy là người lao động đều rất coi trọng công việc trồng lúa, hoa màu. Đặc biệt, các dân tộc trên vùng núi cao như
Mường, Thái, Hmông, Dao, Giáy,... luôn coi việc trồng lúa là “cái gốc vững”. Cũng vì thế, người đồng bằng xem “con trâu là đầu cơ nghiệp”, người lao động miền núi coi “thiếu trâu thiếu cả đời...” (dân tộc Thái), “Con bò nâng đỡ kẻ nghèo khó” (dân tộc Tày),... Ý thức về
lao động, sản xuất khiến con người ngày càng gắn bó, yêu quý những công cụ lao động như cái cuốc, cái cày, cái cưa, cái bào, khung cửi,... Trong cuộc sống đời thường, họ cũng luôn mong muốn được cùng sẻ chia nỗi vất vả, ngọt bùi cùng nhau.
Ý thức lao động của người Việt còn thể hiện ở thái độ trân trọng thành quả lao động, những sản vật thiên nhiên ban tặng mà con người bằng sức lực, trí tuệ của mình đã khai thác, đánh bắt được; cùng với đó là thái độ phê phán những kẻ lười nhác, ưa hưởng thụ, sống xa hoa; đồng thời, có niềm tin vững chắc về khả năng của con người trong lao động sáng tạo.
Nhằm cung cấp cho bạn đọc về kho tàng ca dao, tục ngữ đầy màu sắc của văn học dân gian Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Nhà xuất bản Văn học xuất bản cuốn sách Tục ngữ - ca dao Việt Nam về lao động sản xuất. Cuốn sách
7
tập hợp các câu ca dao, tục ngữ về kinh nghiệm trong lao động, sản xuất cũng như đời sống tinh thần, tình cảm của người lao động.
Hy vọng cuốn sách cung cấp cho bạn đọc những tri thức bổ ích về quá trình lao động sản xuất cũng như đời sống của người lao động Việt Nam.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách đến bạn đọc.
Tháng 9 năm 2016
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT 8
TỤC NGỮ
9
10
KINH NGHIỆM THỜI TIẾT
Ác1 tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa.
*
Ánh lửa đỏ2, trời sắp tối3.
*
Ăn lúa tháng năm,
trông trăng rằm tháng tám.
*
Chim én, trời nắng bay cao,
trời sắp mưa bay thấp4.
*
Chớp thừng chớp chão, chẳng bão thì mưa. *
Chớp đằng tây, mua dây mà tát.
*
_____________
1. Ác: quạ.
2. Ráng đỏ.
3. Dân tộc Hmông.
4. Dân tộc Tày.
11
Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa. *
Chớp xa chạy trước,
Chớp gần chậm bước chẳng sao. *
Chuồn chuồn bay thấp thì mưa,
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm. *
Chuồn chuồn liệng thì nắng,
Chim én liệng thì mưa.
*
Cò bay ngược, nước vô nhà,
Cò bay xuôi, nước lui ra biển. *
Cỏ gà màu trắng, điềm nắng đã hết. *
Cóc nghiến răng đang nắng thì mưa. *
Cơn đằng đông, vừa trông vừa chạy, Cơn đằng nam, vừa làm vừa chơi. *
Cơn đằng bắc, lắc rắc vài hột.
*
Cơn đằng tây, lấy dây buộc gầu.
*
Đầu năm sương muối, cuối năm gió bấc. *
12
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, Ngày tháng mười chưa cười đã tối. *
Đom đóm vào nhà thì nắng
Tắng tắng1 vào nhà thì mưa2. *
Đông sao thì nắng, vắng sao thì mưa. *
Ếch kêu từng loạt, trời sắp mưa3. *
Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước. *
Én bay thấp mưa ngập bờ ao, Én bay cao mưa rào lại tạnh. *
Gà ngủ muộn, trời mưa4.
*
Gà ngủ sớm trời nắng5.
*
Gió bấc hiu hiu, sếu kêu thì rét. *
_____________
1. Tắng tắng là một loài dơi, lông vàng. 2. Dân tộc Mường.
3. Dân tộc Dao.
4, 5. Dân tộc Hmông.
13
Gió đi lên: không thấy nước mà uống Gió đi xuống: không thấy ruộng mà cày1. *
Gió xuôi thì nắng
Gió ngược thì mưa2.
*
Gió heo may chẳng mưa dầm thì bão giật. *
Gió heo may mưa bay lên ngọn. *
Gió heo may chuồn chuồn bay thì bão. *
Gió may quay nồm.
*
Gió nam đưa xuân sang hè.
*
Gió bấc thì hanh, gió nồm thì ẩm. *
Gió thổi là chổi trời.
*
Hoẵng kêu thì cạn, cọp kêu thì mưa3. *
Hươu cười trời nắng, hươu kêu trời mưa4. *
_____________
1, 3. Dân tộc Mường.
2. Dân tộc Giáy.
4. Dân tộc Dao.
14
Khướng1 bay thấp, mưa dập mưa dào. Khướng bay cao, ngày mai trời nắng2. *
Kiến cánh vỡ tổ bay ra,
Bão táp mưa sa gần tới.
*
Kiến đen dọn tổ lên cao,
Thế nào cũng có mưa rào rất to. *
Lá tre trôi lộc, mùa rét xộc đến. *
Lợn dũi máng trời nắng3.
*
Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa. *
Trăng quầng thì hạn,
Trăng tán thì mưa.
*
Mây đầy trời thì mưa,
Sao đầy trời thì nắng4.
*
Mây kéo xuống bể thì nắng chang chang, Mây kéo lên ngàn thì mưa như trút. *
_____________
1. Khướng: có nơi gọi là phượng hoàng đất. 2. Dân tộc Mường.
3. Dân tộc Hmông.
4. Dân tộc Thái.
15
Mây thành vừa hanh vừa giá.
*
Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa. *
Mây vàng trời giông bão.
*
Lửa cháy kiềng, nắng hạn1.
*
Mống cao gió táp, mống rạp mưa rào. *
Mống dài trời lụt, mống cụt trời mưa. *
Mống bên đông, vồng bên tây,
chẳng mưa dây cũng bão giật.
*
Mống đông vồng tây.
*
Mống vàng thời nắng, mống trắng thời mưa. *
Mờ mờ sao cạn, rạng rạng sao mưa2. *
Mỡ gà thời gió, mỡ chó thời mưa. *
Mùa hè đương nắng, cỏ gà trắng thì mưa. *
_____________
1. Dân tộc Giáy.
2. Dân tộc Dao.
16
Mưa chẳng qua ngọ, gió chẳng qua mùi. *
Mưa dầm cũng thành lụt.
*
Mưa về theo mưa
Gió lớn theo gió1.
*
Mưa tháng bảy, gãy cành trám. *
Nắng tháng ba chó già lè lưỡi.
*
Nắng tháng tám, rám trái bưởi. *
Nắng ui ui, thui chết người.
*
Quầng đen thì nắng, quầng trắng thì mưa2. *
Quầng quanh mặt trời sắp mưa3. *
Quầng xa mặt trời còn nắng4.
*
Ráng mỡ gà, có nhà thì chống.
*
Ráng vàng thì nắng, ráng trắng thời mưa. *
_____________
1, 3, 4. Dân tộc Hmông.
2. Dân tộc Mường.
17
Ráng vàng thì gió, ráng đỏ thì mưa. *
Rét tháng ba, bà già chết cóng. *
Rễ si trắng xóa đâm ra,
Mưa to gió lớn hẳn là tới nơi.
*
Rồng đen lấy nước thời nắng, rồng trắng lấy nước thời mưa.
*
Sáng bể chớ mừng, tối rừng chớ lo. *
Sầm đông, sáng bắc, tía tây, chó đen ăn cỏ, trời này thì mưa. *
Sấm trước thời không mưa1. *
Sáng gió may, tối quay gió nồm. *
Sáng sớm thì sương muối, lúc trưa lại nắng lên2.
*
Sáng mưa, trưa tạnh.
*
_____________
1. Dân tộc Thái.
2. Dân tộc Tày.
18
Sáng ướt áo, trưa ráo thóc.
*
Sao dày thì mưa,
sao thưa thì nắng.
*
Sao ló trời nắng,
sao vắng trời mưa.
*
Sao mau thì mưa, sao thưa thì nắng. *
Sấm bên đông, động bên tây.
*
Sấm động, gió tan.
*
Sấm nổi tháng giêng nước tràn, bịch thóc đầy ắp, sấm nổi tháng hai sẽ phải đi nhòm ngó hố củ riềng1.
*
Sấm kêu rêu mọc.
*
Sương mù bay lên cao là mưa,
sương mù bay xuống thấp là nắng2.
*
Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt.
*
_____________
1, 2. Dân tộc Tày.
19
Tháng bảy kiến đàn: đại hàn hồng thủy. *
Tháng bảy heo may,
chuồn chuồn bay thì bão.
*
Tháng bảy mưa gãy cành trám,
tháng tám nắng rám trái bưởi.
*
Tháng tám gió may tưới đồng.
*
Thâm đông, hồng tây,
dựng mây không mưa dây cũng bão giật. *
Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa. *
Trăng có quầng đen như sắt là sắp mưa to có lũ, có quầng vàng như đồng là hạn lâu1. *
Trăng đội nón sắt thì lụt,
trăng đội nón đồng thì hạn2.
*
Trời kêu không mưa,
trời không kêu mưa nặng3.
*
_____________
1. Dân tộc Tày.
2. Dân tộc Thái.
3. Dân tộc Dao.
20
Trời kêu trước, trời không mưa1. *
Trời đương nắng, cỏ gà trắng thì mưa. *
Trời sẽ nắng sao chìm.
Trời sẽ mưa sao nháy2.
*
Tua rua bằng mặt, cất bát cơm chăm, tua rua đi nằm, cơm chăm đã đoạn.
*
Tua rua mọc: vàng héo lá cây,
tua rua lặn: chết cá, chết tôm.
*
Vẩy cá thì mưa, búi bừa thì nắng3. *
Vồng ban sáng, ráng chiều hôm. *
Vồng chiều mưa sáng, ráng chiều mưa hôm. *
Vồng rạp mưa rào, vồng cao gió táp. *
_____________
1. Dân tộc Dao.
2. Dân tộc Thái.
3. Dân tộc Mường.
21
LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
Ai có ruộng lầy chứa nước, sẽ có nhiều thóc1. *
Ải thâm không bằng dầm ngấu.
*
Ăn cơm phải chăm mạ,
Ăn cá phải chăm chài,
Ăn lúa giống, sống cũng như chết2.
*
Ăn có giờ, làm có buổi.
*
Ăn kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa.
*
Ăn cơm làm cỏ, chẳng bỏ đi đâu.
*
Ao sâu tốt cá.
*
Bán quạt mùa đông, buôn hồng mùa hè. *
_____________
1. Dân tộc Tày.
2. Dân tộc Mường.
22
Bán rẻ còn hơn đẻ lãi.
*
Bàng già bà lim.
*
Bao giờ đom đóm bay ra,
Hoa gạo rụng xuống thì tra hạt vừng. *
Bắt lợn tóm giò, bắt bò tóm mũi. *
Bí theo dâu, bầu theo mạ.
*
Bỏ khoai lang mang lấy nợ.
*
Bỏ nương cũ chết đói
Không làm nương vụ hai lấy thóc đâu mà ăn1. *
Bốn tháng nên mái gà
Ba tháng nên mái vịt2.
*
Bụi lúa trồng bằng đồng lúa gieo. *
Buôn có bạn, bán có phường.
*
Buôn có một, bán có mười.
*
_____________
1. Dân tộc Thái.
2. Dân tộc Mường.
23
Buôn đầu chợ, bán cuối chợ.
*
Buôn gặp chầu, câu gặp chỗ.
*
Buôn may bán đắt.
*
Buôn một lãi mười.
*
Buôn ngược bán xuôi.
*
Buôn quan tám, bán quan tư.
*
Buôn tài không bằng dài vốn.
*
Buôn trâu bạc đầy túi,
buôn gà phân đầy mình1.
*
Bừa ruộng đến mùa con ve rừng gảy đàn, thóc gạo ăn không qua được bữa cơm trưa Tết âm lịch2.
*
Bừa nhiều hạt mẩy,
Chày nhiều gạo trắng3.
*
_____________
1, 2. Dân tộc Tày.
3. Dân tộc Giáy.
24
Bương già nhà vững.
*
Cả vốn lớn lãi.
*
Cả cây nây buồng.
*
Cả nước sông thì nước đồng rẫy. *
Cả thuyền to sóng.
*
Cá cả ở vực sâu.
*
Cá đầu, cau cuối.
*
Cá đối tháng bảy, cá gáy tháng mười. *
Cá rô tháng tám chẳng dám bảo ai, Cá rô tháng hai bảo ai thì bảo.
*
Cá thia quen chậu, chồn đen quen hang. *
Cá tươi thì xem lấy mang,
Người khôn xem lấy hai hàng tóc mai. *
Canh tư chưa nằm canh năm đã dậy. *
Cao bờ thì tát gàu dai,
Gàu sòng chỉ tát được nơi thấp bờ. *
25
Cát liền tay, thịt cháy ngày.
*
Cau hoa, gà giò.
*
Cày chạm vó, bừa mó kheo.
*
Cày ruộng tháng năm, xem trăng rằm tháng tám, Cày ruộng tháng mười, xem trăng mồng tám tháng tư.
*
Cày gãi bừa chùi lúa thui bông lép, Cày sâu bừa kép lúa đẹp bông to.
*
Cày cạn khỏe trâu, cày sâu tốt lúa. *
Cần xuống, muống lên.
*
Cây se ra hoa, phát rừng già làm nương Hoa se lụi, phát rừng non làm rẫy1.
*
Cây nhãn sai quả sẽ có nước lũ to, Cây lai sai quả sẽ có tuyết hoặc sương giá2. *
Cây (tre) già không làm cái cặp than; Cây (tre) không có ngọn, không làm lạt3. *
_____________
1. Dân tộc Thái.
2, 3. Dân tộc Tày.
26
Cây măng mọc đầu tiên là cây măng đắng1. *
Cấy sớm cấy tối, gặp phải chân bừa dối toi ăn. *
Cấy tháng sáu máu rồng,
cấy tháng chạp đạp không ra.
*
Cấy thưa hơn bừa kỹ.
*
Cấy mau không bõ, cấy thưa được ăn2. *
Cấy thưa thừa thóc, cấy mau dốc bồ. *
Cấy thưa thừa thóc, cấy dày cóc được ăn. *
Cấy lên ngọn cỏ, lúa đỏ như càng con tôm3. *
Chanh chua thì khế cũng chua,
Chanh bán có mùa, khế bán quanh năm. *
Chạy buồm coi gió, ngó luồng buông chèo. *
Chèo xuôi mát mái.
*
_____________
1. Dân tộc Tày.
2. Dân tộc Dao.
3. Dân tộc Mường.
27
Chắc rễ bền cây.
*
Chăn lợn ba năm không bằng chăn tằm một lứa. *
Chẳng được ăn cũng lăn lấy vốn.
*
Chẳng được con trắm, con chép, cũng được mớ tép mớ tôm.
*
Châu chấu thấy đỏ lửa thì vào.
*
Chẻ tre nghe gióng.
*
Chém tre phải dè đầu mắt.
*
Chen chóc1 chẳng bằng góc ruộng.
*
Chiêm bóc vỏ, mùa xỏ tay.
*
Chiêm cấy gửi, mùa dủi sâu.
*
Chiêm cứng ré mềm.
*
Chiêm nam, mùa bắc.
*
_____________
1. Hay săn sóc.
28
Chiêm hơn dược, mùa hơn đêm.
*
Chiêm khê, mùa thối.
*
Chiêm khô, mùa lụt.
*
Chiêm khô, ré lụt.
*
Chiêm khôn hơn mùa dại.
*
Chiêm năng đùa, mùa năng xáo. *
Chiêm se, ré lụt.
*
Chiêm thối cỏ, mùa nỏ đất.
*
Chiêm tháng chạp dẫu đạp không ra. *
Chiêm khô mo, mùa co chân diều. *
Chiêm khô bầu, mùa sầu rơm.
*
Chiêm gon tìm đòn mà gánh,
Mùa gon cõng con lên rừng.
*
Chiêm hơn chiêm sít, mùa ít mùa nở. *
Chiêm xúc vào xúc ra, mùa hong qua vài nắng. *
29
Chiêm cập cợi, mùa đợi nhau.
*
Chiêm yên gốc, mùa trốc rễ.
*
Chim ngói mùa thu, chim cu mùa hè. *
Chim câu, gà gáy, vịt bầu
Cả ba giống ấy có giầu mới nuôi.
*
Chim trời cá nước, ai được thì ăn. *
Cho nhặt hàng sông, cho đông hàng con, cho tròn bụi lúa.
*
Cho nhau vàng không bằng trỏ đàng đi buôn. *
Chó quen nhà, gà quen chuồng.
*
Chó khôn tứ túc huyền đề,
Tai thì hơi cúp, đuôi thì hơi cong.
*
Chó đốm đầu thì nuôi
Chó đốm đuôi thì thịt1.
*
_____________
1. Dân tộc Mường.
30
Chớ bán gà ngày gió, chớ bán chó ngày mưa. *
Chuối đằng sau, cau đằng trước. *
Chuối sau, cau trước.
*
Chuồng lợn hướng đông, thổ công hướng bắc. *
Chuồng gà hướng đông cái lông chẳng còn. *
Chữ tốt xem tay, ngựa hay xem khoáy. *
Chưa thấy bông ló, chớ bỏ ăn dè1. *
Chửa buôn thì vốn còn dài,
Buôn thì vốn đã theo ai mất rồi.
*
Có vất vả mới thanh nhàn,
Không dưng ai dễ cầm tàn che cho. *
Có khó mới có miếng ăn,
Không dưng ai dễ mang phần đến cho. *
Có làm, có trông, có trồng có ăn.
*
_____________
1. Dân tộc Mường.
31
Có thỏi vàng không bằng có mảnh nương1. *
Có trồng, có mầm,
Có hoa, có quả2.
*
Có nước là có cá.
Có ruộng là có lúa3.
*
Có phúc nuôi phó mộc, phó nề, vô phúc nuôi thầy đề, thầy thông.
*
Có thực mới vực được đạo.
*
Có vốn rồi mới có lãi.
*
Có trâu trâu đằm, không trâu bò lội. *
Có được một bát cơm phải mất chín sá cày và bừa4.
*
Con chó huyền đề, con gà năm móng đem về mà nuôi.
*
_____________
1. Dân tộc Hmông.
2, 3. Dân tộc Thái.
4. Dân tộc Tày.
32
Con trâu là đầu cơ nghiệp.
*
Con bò nâng đỡ kẻ nghèo khó1.
*
Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn. *
Cơm chín tới, cải vồng non, gái một con, gà mái ghẹ.
*
Cơm kể ngày, cày kể buổi.
*
Cơm quanh rá, mạ quanh bờ.
*
Của chín mường người,
Không bằng của ương mường ta2.
*
Cuốc chạm tai, mai đến gáy.
*
Cưa gỗ thì đè, cưa tre thì đỡ.
*
Dâu non ngon miệng tằm.
*
Dâu năng hái như gái năng tô.
*
Dâu tháng chín, tằm nhịn ăn.
*
_____________
1. Dân tộc Tày.
2. Dân tộc Thái.
33
Dậy trưa phúc lộc chạy, dậy sớm phúc lộc về1. *
Đan sề lóng mốt, đan cót lóng hai.
*
Đan thúng gặp tre lòng hong,
Đan nong gặp cây tre cộc.
*
Đắt lúa tẻ, rẻ lúa nếp.
*
Đất kêu ù ù
Trời kêu ò ò
Sét nổ ầm ầm
Việc làm đã đến2.
*
Đất đen trồng vỏ (cây chàm)
Đất đỏ trồng vang
Đất vàng trồng nghệ3.
*
Đất nương phải chọn chỗ chân đồi
Làm ruộng phải chọn nơi cuối thung4. *
Đất cát mỏ vịt, đất thịt mỏ gà, đất pha mũi dùi. *
_____________
1. Dân tộc Tày.
2. Dân tộc Hmông.
3. Dân tộc Mường.
4. Dân tộc Thái.
34
Đất thiếu trồng dưa, đất thừa trồng cau. *
Đất đập nhỏ, luống đánh to.
Xung quanh rắc đậu, trồng ngô xen vào. *
Đất điền đất thổ
Ruộng cao tưới trước
Ruộng dưới tưới sau.
*
Đất nỏ giỏ phân.
*
Đất màu mỡ thì gieo hạt bông,
Đất bạc màu thì phủ (trồng) đỗ nho nhe1. *
Đất tốt trồng bông
Đất xấu gieo đậu2.
*
Đất sỏi có chạch vàng.
*
Đất xốp trồng bầu
Đất nâu trồng lúa3.
*
_____________
1. Dân tộc Tày.
2. Dân tộc Giáy.
3. Dân tộc Thái.
35
Đất không đưa bạc, trời không đưa của, phải rơi giọt mồ hôi mới có1.
*
Đầu năm buôn muối, cuối năm buôn vôi. *
Đầu năm trồng chuối.
Cuối năm trồng trầu.
*
Đầu thanh, cao tiền, thấp hậu,
chẳng tậu thì sao.
*
Đầu vụ cấy vào đám cỏ cũng được ăn, Cuối vụ cấy trên vũng trâu đằm
cũng chẳng được ăn2.
*
Đầu phơi nắng, chân lội bùn, mới được ăn3. *
Đậu ra hoa thì ta vun gốc.
*
Đen đầu thì bỏ, đỏ đầu thì nuôi.
*
Đi tát sắm gàu, đi câu sắm giỏ.
*
_____________
1. Dân tộc Tày.
2. Dân tộc Thái.
3. Dân tộc Giáy.
36
Đi giác sắm bầu, đi câu sắm giỏ.
*
Đi rừng không mang dao, gặp mạ1 cũng khó hái về2.
*
Đi buôn có bạn, bán chỉ một mình.
*
Đi buôn nhớ phường, đi đường nhớ lối. *
Đi buôn nói ngay không tày đi cày nói dối. *
Đi học thầy đánh, đi gánh đau vai.
*
Đi làm đồng làm như nô lệ,
quay về nhà được ăn.
Đi làm đồng mà tay đút như quan viên, khi trở về nhà bị đói3.
*
Đi sớm sợ sương,
Đi trưa sợ nắng,
Củ nâu cũng chẳng được4.
*
Đi tìm cây để đẽo cày có thể được vác;
Đi tìm cây làm ách có lúc trở về không5. *
_____________
1. Loài hoa đẹp và quý.
2, 3, 5. Dân tộc Tày.
4. Dân tộc Giáy.
37
Điếc tai cày, sáng tai họ.
*
Đói thì ăn ráy, ăn khoai,
Chớ thấy lúa trổ tháng hai mà mừng. *
Đom đóm bay ra, trồng cà tra đỗ; Tua rua bằng mặt, cất bát cơm chăm. *
Đom đóm bay ra, làm ruộng tra vừng. *
Đổi bát mồ hôi lấy bát cơm.
*
Đốm đầu thì nuôi, đốm đuôi thì thịt. *
Đông chí trồng bí, trồng bầu.
*
Đông chí tháo nước ruộng
Hạ chí lửa cháy rừng1.
*
Đông tay hơn hay làm.
*
Đồng chiêm xin chớ nuôi bò, Mùa đông tháng giá bò dò làm sao. *
Đông nổi trôi gio, đồng bể no lòng. *
_____________
1. Dân tộc Giáy.
38
Động bể Xuân Né, xúc thóc ra phơi; Động bể Đại Bằng đổ thóc vào rang. *
Động bể đông, bắc nồi rang thóc; Động bể bắc, đổ thóc ra phơi.
*
Đum đúm trĩu quả lo đói kém1. *
Đừng cấy mau, đừng cấy thưa, cấy vừa thì được2.
*
Đừng mua ngựa răng vằn,
Đừng tậu trâu răng trắng,
Đừng lấy gái bỏ chồng3.
*
Được bữa giỗ, lỗ buổi cày.
*
Được mùa buôn vải buôn vóc,
Mất mùa buôn thóc buôn gạo.
*
Được mùa cau đau mùa lúa.
Được mùa lúa úa mùa cau.
*
Được mùa nhãn, hạn nước lên.
*
_____________
1. Dân tộc Hmông.
2. Dân tộc Dao.
3. Dân tộc Giáy.
39
Được mùa quéo, héo mùa chiêm.
*
Được mùa chớ phụ ngô khoai,
Đến khi thất bát lấy ai bạn cùng.
*
Được người mua, thua người bán. *
Được mùa sim sắm xóc,
Được mùa móc sắm tơi.
*
Ếch tháng mười, người tháng Giêng. *
Ếch tháng ba, gà tháng bảy.
*
Ếch tháng ba, gà tháng mười.
*
Gà đen chân trắng mẹ mắng cũng mua, Gà trắng chân chì mua chi giống ấy. *
Gà gô1 sống trên đồi cỏ gianh, Chim trĩ thì ở trong khe suối2.
*
Gánh phân làm cỏ chẳng bỏ đi đâu. *
_____________
1. Chim đa đa.
2. Dân tộc Tày.
40
Gắng làm, được ăn1.
*
Già mạ tốt lúa.
*
Giã gạo thì ốm, giã cốm thì khỏe. *
Giàu nuôi lợn đực, khổ cực nuôi lợn nái. *
Giàu nuôi lợn nái, lụn bại nuôi bồ câu. *
Giàu ruộng đợ, nợ ruộng thuê. *
Giàu tậu trâu, nghèo câu cáy. *
Gieo lúa nương mong mưa,
Cấy ruộng mong nắng2.
*
Gié thừa cấy nỏ, chiêm thừa bỏ đi. *
Gió đông là chồng lúa chiêm, Gió bấc là duyên lúa mùa.
*
Giồng cây theo gió, cấy lúa theo mưa. *
_____________
1. Dân tộc Dao.
2. Dân tộc Tày.
41
Giồng chuối để lấy mầm,
Gắng làm thành nhà cửa1.
*
Hạt ban rụng, đốt nương,
Hạt ban nảy mầm, thóc gieo xuống đất2. *
Hạt gạo sây cành, lành mùa bông vải. *
Hòn đất nỏ bằng giỏ phân.
*
Khi quả nhót trên cây chín vàng, phai mương cần phải sửa sang3.
*
Khéo cày đầy bát cơm.
*
Khéo thì cắt, biết thì may,
Không hay thì chần chỉ4.
*
Khéo tay bay làm thầy tay vữa. *
Khéo quay tơ, lơ dệt cửi.
*
Khoai bén tay, sắn lay bụi.
*
_____________
1, 2. Dân tộc Thái.
3. Dân tộc Tày.
4. Dân tộc Mường.
42
Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen.
*
Khoai sớm được mưa, khoai mùa được nắng. *
Khoai sợ chìm sâu, gừng sợ lộ thiên1. *
Khoang tốt khoáy cũng tốt.
*
Khô chân, gân mặt, đắt tiền cũng mua. *
Không đắp bờ thì trơ chân lúa.
*
Không thẳng tay gầu nước đâu đến ruộng. *
Không tại mạ, tại người lạ tay bừa. *
Không nước, không phân, chuyên cần vô ích. *
Lang đuôi thì bán, lang trán thì cày. *
Làm lũ sắn đỡ lúc đói dài,
Làm rẫy khoai đỡ lúc đói ngắn2.
*
_____________
1. Tục ngữ Tày.
2. Dân tộc Mường.
43
Làm hay, không bằng thay giống.
*
Làm nương được một tháng thì vun;
làm ruộng được một tháng thì sục bùn, cào cỏ1. *
Làm ruộng sau Hạ chí vẫn còn cấy,
bốn gánh mới được một bên gánh2.
*
Làm ruộng nhất nước nhì phân3.
*
Làm cơm phải có mó4,
làm ló phải có nước5.
*
Làm ruộng ăn cơm nằm,
chăn tằm ăn cơm đứng.
*
Làm ruộng có trâu, làm dâu có chồng.
*
Làm ruộng có năm, chăn tằm có lúc.
*
Làm ruộng ba năm không bằng chăn tằm một lứa.
*
_____________
1, 2. Dân tộc Tày.
3, 5. Dân tộc Mường.
4. Nơi nước sạch trong đất tuôn ra.
44
Làm ruộng chết đói, làm mói chết lạt. *
Làm ruộng sắm cày, đi may sắm kéo. *
Làm ruộng tháng năm, coi chăm tháng mười. *
Làm ruộng thì ra, làm nhà thì tốn. *
Làm ruộng làm qua loa,
Gạo không qua ngày Tết1.
*
Làm ruộng đừng quên rẫy2.
*
Làm ruộng thì phải đắp đìa,
Vừa dễ giữ nước khi về dễ đi.
*
Làm đồng Chòi, trông voi đồng Bún. *
Lập thu mới cấy lúa mùa,
Khác nào hương khói lên chùa cầu con. *
Lo trẻ mùa hè không bằng lo bò què tháng sáu. *
_____________
1. Dân tộc Giáy.
2. Dân tộc Tày.
45
Lọ đầu thì bán
Lọ trán thì nuôi
Lọ đuôi thì thịt.
*
Lõi dâu hơn dác gụ.
*
Lợn đực chuộng phệ, lợn sề chuộng chỗm. *
Lợn đói một bữa bằng người đói nửa năm. *
Lợn đói một năm không bằng tằm đói một bữa. *
Lợn nước mạ, cá nước rươi.
*
Lợn thả, gà nhốt.
*
Lợn đầu, cau cuối.
*
Lúa cấy ao xén cao cây mạ.
*
Lúa chín hoa ngâu đi đâu chẳng gặt. *
Lúa chiêm bóc vỏ, lúa mùa xỏ tay. *
Lúa chiêm lấp ló đầu bờ,
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.
*
46
Lúa chiêm mà có bèo dâu,
Như ăn miếng trầu mà lại có vôi.
*
Lúa chiêm thì cấy cho sâu,
Lúa mùa thì gẩy cành dâu mới vừa. *
Lúa mùa thì cấy cho sâu,
Lúa chiêm thì gửi, cành dâu cũng vừa. *
Lúa rải rác trải bông,
Bốn mươi ngày gặt được1.
*
Lúa lốp, xốp hạt.
*
Lúa ré là mẹ lúa chiêm.
*
Lúa ruộng muồng
Rơm ruộng khe2.
*
Lúa ven ruộng khó gặt
Cơm ven nồi ăn ngon3.
*
Lúa tám ngon cơm, rơm nhiều hơn thóc. *
_____________
1, 2. Dân tộc Thái.
3. Dân tộc Giáy.
47
Lúa tép, kép cơm.
*
Lúa tháng năm trông trăng rằm tháng tám; Lúa tháng mười trông mồng tám tháng tư. *
Lúa tháng bảy vợ chồng rẫy nhau. *
Lúa trỗ ngả mạ, vàng rạ thời mạ xuống dược. *
Lúa xới ba lần, ải chân ba đêm.
*
Mạ chiêm không có bèo dâu,
Khác nào như thể ăn trầu không vôi.
*
Mạ chiêm đào sâu chôn chặt,
Mạ mùa vừa đặt vừa đi.
*
Mạ chiêm ba tháng chưa già,
Mạ mùa tháng rưỡi ắt là chẳng non.
*
Mạ chờ ruộng không tốt
Ruộng chờ mạ mới tốt1.
*
Mạ già ruộng ngấu.
*
_____________
1. Dân tộc Thái.
48
Mạ mùa sướng cao, mạ chiêm ao thấp. *
Mạ năn, no lăn no lóc, lúa năn,
con ăn bằng gì.
*
Mạ thừa thì bán, chớ cấy rán ăn rơm. *
Mạ úa thì lúa chóng xanh.
*
Mạ vãi thưa, trưa (ruộng) cấy dày Tháng bảy nảy hộ mạ
Đừng cấy mà mất công1.
*
May mùa đông, trồng mùa xuân. *
Mắt bánh rán, trán bánh chưng, lưng tôm càng (chọn chó).
*
Mây bay về xuôi2
đưa thóc lên gác để sấy,
Mây bay về phương bắc
đem thóc ra dàn phơi3.
*
_____________
1. Dân tộc Mường.
2. Phương nam.
3. Dân tộc Tày.
49
Mây kéo ngược chẳng có nước mà uống Mây kéo xuống chẳng có nước mà cấy1. *
Mía trồng nắng, sắn trồng mưa. *
Miệng nói tay làm
Tay làm hàm nhai2.
*
Mít chạm cành, chanh chạm rễ. *
Mía tháng bảy, nước chảy về ngọn. *
Mồng bảy ngâu ra, mồng ba ngâu vào. *
Mồng hai tháng hai có mưa
Cha con sắm sửa cày bừa làm ăn. *
Mồng hai tháng hai không mưa Cha con sắm sửa sọt sưa đi Lào.
*
Mồng chín tháng chín có mưa, mẹ con đi sớm về trưa mặc lòng.
Mồng chín tháng chín không mưa, mẹ con bán cả cày bừa mà ăn.
*
_____________
1. Dân tộc Mường.
2. Dân tộc Hmông.
50
Mồng chín tháng chín không mưa, cha con bỏ cuốc vác cưa lên rừng.
*
Mồng năm, mười bốn, hăm ba,
đi chơi cũng thiệt nữa là đi buôn.
*
Mồng tám tháng tám không mưa,
Bỏ cả cày bừa mà nhổ lúa đi.
*
Một bụi cỏ một giỏ phân.
*
Một cây mít bằng sào ruộng.
*
Một cục đất ải bằng một bãi phân. *
Một đám ruộng hóc không bằng một góc ruộng đồng.
*
Một đám ruộng rẫy không bằng một luống cày1.
*
Một đồng một giỏ, chẳng bỏ nghề câu. *
_____________
1. Dân tộc Mường.
51
Một đồng kiếm nát đồng cỏ,
Hai đồng kiếm đỏ con mắt.
*
Một gàu nước tát không bằng một hạt nước mưa.
*
Một lượt tát, một bát cơm.
*
Một lượt cỏ thêm giỏ thóc.
*
Một nạm gió bằng một bó chèo.
*
Một năm chăn tằm bằng ba năm làm ruộng. *
Một nong tằm là năm nong kén, Một nong kén là chín nén tơ.
*
Một nút lạt, một bát cơm.
*
Một sào nhà là ba sào đồng.
*
Một tiền gà ba tiền thóc.
*
Một hột gạo bằng chín hột mồ hôi1. *
_____________
1. Dân tộc Thái.
52
Một hột gạo, mười hột mồ hôi1.
*
Mù giời mới bắt được két.
*
Mua gà phải chọn giống gà;
Gà ri tuy bé nhưng mà đẻ mau.
*
Mua bầu xem cuống, mua muống xem lá, mua cá xem mang.
*
Mua heo chọn nái, mua gái chọn dòng. *
Mua trâu lựa nái, mua gái lựa dòng. *
Mua trâu xem sừng, mua chó xem chân. *
Mua trâu xem vó, lấy vợ xem nòi. *
Mùa bớt ra, chiêm tra vào.
*
Mùa chiêm xem trăng rằm tháng tám, Mùa ré xem trăng mồng tám tháng tư. *
Mùa đất chối, chiêm bối rễ.
*
_____________
1. Dân tộc Mường.
53
Mùa hè cá sông, mùa đông cá ao. *
Mùa hè buôn bông, mùa đông buôn quạt. *
Mùa nực gió đông thì đồng đầy nước. *
Mùa nứt nanh, chiêm xanh đầu.
*
Muối dưa phải dằn đá.
*
Muốn ăn cá phải thả câu.
*
Muốn ăn cá phải làm bờ ngăn tháng bảy1. *
Muốn ăn cá cả, thả câu cho dài.
*
Muốn ăn hét phải đào giun.
*
Muốn ăn lúa phải tìm giống.
*
Muốn ăn lúa chiêm xem trăng rằm tháng tám. *
Muốn ăn lúa ré xem trăng rằm tháng giêng. *
_____________
1. Dân tộc Mường.
54
Muốn ăn lúa tháng mười xem trăng mồng tám tháng tư.
*
Muốn ăn lúa tháng năm trông trăng rằm tháng tám.
*
Muốn ăn cá đừng sợ nước sâu.
*
Muốn ăn quả phải trồng cây.
*
Muốn ăn sim chín thì vào rừng xanh. *
Muốn có cơm ăn hãy gắng làm ruộng Muốn có cá ăn hãy gắng be bờ đắp khe1. *
Muốn lành nghề chớ nề học hỏi.
*
Muốn ngon thì cốm giẹp,
Muốn đẹp thì cháo hoa.
*
Muốn ngon ăn chả giò, muốn no ăn bánh đúc. *
Mưa dông là chồng lúa lổ.
*
_____________
1. Dân tộc Thái.
55
Mưa nam vừa làm vừa chơi,
Mưa đông bỏ chồng mà chạy.
*
Mưa tháng ba, hoa đất.
*
Mưa tháng tư, hư đất.
*
Mưa tháng sáu, máu rồng.
*
Mưa sớm thì ở nhà giặt chăn,
Mưa chiều ta vẫn ra ruộng trồng1. *
Mưa núi Mốc thì trông
Mưa núi Ông2 chớ mừng3.
*
Mười đám ruộng trên núi đá không bằng một đám ruộng ở gần nguồn nước4.
*
Mười sào ruộng ven suối, không coi là có ruộng5. *
Mười bãi nương không bằng một góc ruộng6. *
Mười lần cày không bằng một lần bừa7. *
_____________
1, 4. Dân tộc Tày.
2. Thuộc Bá Thước - Thanh Hóa.
3. Dân tộc Mường.
5, 6, 7. Dân tộc Giáy.
56
Mười mẫu ruộng nước không bằng cái bễ lò rèn1.
*
Mười cây cấy muộn không bằng năm cây cấy sớm2.
*
Mười anh buôn bán không bằng một anh làm ruộng.
*
Mười hũ vàng chôn không bằng cái trôn con heo nái.
*
Năm canh thì ngủ lấy ba,
Hai canh lo lắng việc nhà làm ăn.
*
Năm nào ba chín có mưa,
Anh em ta sắm cày bừa làm ăn.
Năm nào ba chín không mưa,
Anh em ta sắm giỏ sưa lên nguồn3.
*
Năm trước được cau, năm sau được lúa. *
_____________
1, 2. Dân tộc Tày.
3. Ba chín là ngày 9, 19, 29 tháng chín âm lịch hằng năm.
57
Năng nhặt chặt bị.
*
Nắng đan đó, mưa gió đan gầu. *
Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa.
*
Nắng sớm thì đi trồng cà,
Mưa sớm ở nhà phơi thóc.
*
Nếu dệt vải sai đường
Sợi chỉ sẽ bị rối
Như cây thoi dệt không được thoa sáp Như chiếc diều bị rối trên không1.
*
Ngày mưa quăng chài.
*
Ngày nắng coi nước phai, nước ruộng2. *
Ngày dưng thì chẳng xe gai,
Đến khi nước lớn mượn chài ai cho. *
Ngoài đồng vàng mơ, trong nhà mờ mắt. *
Ngọn đèn được tỏ trước khêu bởi mình. *
_____________
1. Dân tộc M’Nông.
2. Dân tộc Mường.
58
Người chăm làm tiền bạc kéo đến Kẻ lười nhác, thì chăm ăn trộm1.
*
Ngồi dưng ăn hoang
Vắt chân ăn mỏ vàng cũng cạn2.
*
Người làm như cái gốc vững
Người đi buôn như cái hoa3.
*
Người buôn trên bán dưới
Không bằng người cầm cuốc ra đồng4. *
Người bán đông bán tây
Không bằng người cầm cày một chỗ5.
*
Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân. *
Nhai kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa.
*
Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền. (Nhất nuôi cá ao, thứ nhì làm vườn,
thứ ba làm ruộng).
*
_____________
1. Dân tộc Hmông.
2. Dân tộc Thái.
3. Dân tộc Dao.
4, 5. Dân tộc Giáy.
59
Nhất bạch, nhị hoàng, tam khoang, tứ đốm. *
Nhất nước, nhị phân, tam cần, tứ giống. *
Nhất ruộng, nhì mạ, thứ ba canh điền. *
Nhất thì, nhì thục.
*
Nhọn gai mít dai, tẹt gai mít mật. *
Nuôi gà phải chọn giống gà,
Gà ri bé giống nhưng mà đẻ mau.
*
Nuôi lợn ăn cơm không,
Nuôi tằm ăn cơm nhộng.
*
Nương ruộng vượt tầm mắt không bằng ruộng một mảnh1.
*
Nước nhờ mạ, mạ nhờ nước.
*
Nước cả cá to.
*
_____________
1. Dân tộc Thái.
60
Nước ngâm gốc cả năm
Không bằng trận mưa rào1.
*
Nước đủ phân nhiều, chăm sóc sớm chiều, lúa sẽ đầy bông.
*
Ông tha nhưng bà chẳng tha,
Làm nên cái lụt hăm ba tháng mười.
*
Phân bỏ bờ trên, thóc đến bờ dưới2. *
Phân không đủ, ủ bèo.
*
Phải tội mua mạ, phải vạ mua than. *
Phân gio không bằng cấy mò tháng sáu. *
Phân tro không bằng no nước.
*
Quạ tắm thì nắng, sáo tắm thì mưa. *
Quả dâu da lớn vừa bỏ lọt lỗ mũi thì gieo mạ, Quả dâu da lớn hơn, có màu nâu nhạt như cái bìu cà của con ngựa thì đem cấy3.
*
_____________
1, 2. Dân tộc Giáy.
3. Dân tộc Tày.
61
Quăng chài ăn cướp, đi câu ăn xin1. *
Quanh quẩn như chèo đò đêm.
*
Rạ đồng chiêm ai có liềm thì cắt,
Rạ đồng mùa có mắt thì trông.
*
Rau chọn lá, cá chọn vảy.
*
Rau muống sâu đen, rau dền sâu trắng. *
Rau xem lá, cà xem cuống.
*
Rau muống tháng chín nàng dâu nhịn cho mẹ chồng ăn.
*
Răng bừa tám cái còn thưa,
Lưỡi cày tám tấc đã vừa luống to.
*
Ruộng nhiều bừa hạt thóc sẽ chắc, Gạo nhiều chày hạt gạo sẽ trắng trong2. *
Ruộng cày tháng chạp, thóc gánh gãy đòn3. *
_____________
1, 2, 3. Dân tộc Tày.
62
Ruộng bề bề không bằng nghề trong tay. *
Ruộng đợi mạ mới tốt
Mạ chờ ruộng thóc ít1.
*
Ruộng muộn không hợp mạ già2.
*
Ruộng cao trồng màu, ruộng sâu cấy chiêm. *
Ruộng đầu chợ, vợ giữa làng.
*
Ruộng ven suối đừng làm
Vợ mường xa chớ lấy3.
*
Ruộng gần thì bỏ chẳng cày,
Chợ xa hơn gạo mấy ngày cũng đi.
*
Ruộng không phân như thân không của. *
Ruộng nhất ở xa không bằng ruộng ba ở gần. *
Ruộng sạch cỏ, ló đầy bồ
Ruộng có phân, đụn có ló4.
*
_____________
1, 3. Dân tộc Giáy.
2. Dân tộc Hmông.
4. Dân tộc Mường.
63
Sáng giũa cưa, trưa mài đục, tối giục nhau về. *
Sao rua đứng trốc, lúa lốc được ăn. *
Săn sóc chẳng bằng góc ruộng.
*
Sấm Mường Lạ, để dạ mà ăn1.
Sấm Mường Ngay quẳng bừa cày lên gác. *
Sấm kêu tháng chạp
Thóc gánh không hết2.
*
Sấm tháng chín nhịn ăn rau.
*
Sây quả dâu mất lúa nà,
Sây quả cha mất lúa rẫy3.
*
Sừng quặp vào tai.
Đuôi dài tận gót.
Gót tót, đi ầm ầm.
*
Sớm rửa cưa, trưa mài đục, tối giục cơm. *
_____________
1, 2. Dân tộc Mường.
3. Năm nào quả dâu da sây (chín về tháng sáu) thì hay mất lúa ruộng; quả cha sây (dâu da xoan chín về tháng chín) thì hay mất lúa rẫy. Dân tộc Mường.
64
Sơn lâm chẻ ngược, vườn dược chẻ xuôi. *
Sừng cánh ná, dạ bình vôi
Lưng chó ngồi, đít mâm thau1.
*
Súc vật không biết khóc
Chúng ta phải chăm nom2.
*
Sương sa, hoa nở.
*
Tai lá mít, đít lồng bàn.
*
Tam tinh khoáy sọ thì chừa,
Đốm đuôi ná chủ thì đưa vào nồi.
*
Tay cầm sợi chỉ, cái kim,
tay cầm cái kéo đi tìm thợ may.
*
Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ. *
Tằm đỏ cổ thì vỗ dâu vào.
*
Tằm đói một bữa bằng người đói nửa năm. *
_____________
1. Chọn trâu.
2. Dân tộc Thái.
65
Tấc đất tấc vàng.
*
Tậu ruộng giữa đồng, lấy chồng giữa làng. *
Tha cày, cuốc góc; nghỉ nhọc, chăn trâu. *
Thả chà cá mới ở ao.
*
Tháng giêng kiếm cây rào vườn,
Tháng hai tìm chọn cây đắp đập1.
*
Tháng chạp bừa ngấu, tháng sáu cấy hơn ngày2. *
Tháng chạp cày ủ
Gánh thóc gãy đòn3.
*
Tháng giêng trồng trúc, tháng lục trồng tiêu. *
Tháng giêng trồng củ từ, tháng tư trồng củ lạ4. *
Tháng hai trồng cà, tháng ba trồng đỗ. *
_____________
1. Dân tộc Tày.
2. Dân tộc Mường.
3. Dân tộc Giáy.
4. Hay củ mỡ.
66
Tháng ba gieo mạ, tháng năm cấy ruộng1. *
Tháng ba vãi lúa nương
Tháng tư vãi mạ ruộng2.
*
Tháng ba đắp phai cá
Tháng tư đắp phai ruộng3.
*
Tháng ba dâu trốn, tháng bốn dâu về. *
Tháng ba đau máu, tháng sáu đau lưng. *
Tháng ba mưa đám, tháng tám mưa cơn. *
Tháng tư nước ngập phai
Tháng năm trâu nhốt chuồng4.
*
Tháng tư khoai từ xuống đất.
Tháng bảy khoai hất lên bờ.
*
Tháng năm nằm đắp chăn
Mạ không đủ cắm ruộng5.
*
Tháng năm khua bầu, tháng mười sầu rơm. *
_____________
1. Dân tộc Tày.
2, 3, 4, 5. Dân tộc Giáy.
67
Tháng năm năm việc, tháng mười mười việc. *
Tháng năm hơn về trước,
Tháng mười được về sau.
*
Tháng năm chờ đợi sao rua,
Tháng mười Đông chí làm mùa mới nên. *
Tháng năm trâu đầm thì cá lên1. *
Tháng sáu thì cấy cho sâu,
Tháng chạp cấy nhảy mau mau mà về. *
Tháng sáu Lập thu gánh gãy đòn, Tháng bảy Lập thu bán vợ2.
*
Tháng sáu gọi cấy rào rào,
Tháng mười lúa chín mõ rao cấm đồng. *
Tháng sáu hơn đêm,
Tháng chạp thêm đường bừa.
*
Tháng tám trông ra, tháng ba trông vào. *
_____________
1. Dân tộc Mường.
2. Dân tộc Dao.
68
Tháng tám mưa trai, tháng hai mưa thóc. *
Tháng tám ăn ốc trông trăng.
*
Tháng tám tre non làm nhà,
Tháng năm tre già làm lạt.
*
Tháng tám mạ già, tháng ba mạ thóc. *
Tháng tám mỏ gà, tháng ba mỏ vịt1. *
Tháng chín mạ chà, tháng ba mạ mầm. *
Tháng chín ăn rươi, tháng mười ăn ruốc. *
Tháng chín mưa rươi, tháng chạp sấm đông. *
Tháng mười có sấm, cấy trên nấm cũng được ăn.
*
Tháng một, tháng chạp thì họa mới mưa. *
Tháng hè đóng bè làm phúc.
*
_____________
1. Chỉ hình dáng lưỡi cày.
69
Tháng chín thì quýt đỏ.
*
Tháng chín mưa rươi, tháng mười mưa cữ. *
Tháng chín động rươi, tháng mười động gia, tháng ba động ruốc.
*
Tháng chín gieo nương ngô
Tháng mười gieo nương lúa1.
*
Tháng chín gió rụng trái trám
Tháng tám gió rụng trái bùi2.
*
Tháng mười động gia, tháng ba động rạm. *
Tháng ba không ăn bánh trứng kiến thì quá vụ, Tháng tư không ăn mầm riềng thì hết mùa3. *
Tháng năm trâu ở không trong chuồng, Tháng giêng không có mâm cúng tổ4.
*
Thêm lần làm cỏ lúa, thêm nhiều dậu thóc5. *
_____________
1. Dân tộc Thái.
2. Dân tộc Mường.
3, 4, 5. Dân tộc Tày.
70
Thêm chén rượu thì dại
Thêm bó mạ được ăn1.
*
Thiếu tháng tư khó nuôi tằm,
Thiếu tháng năm khó làm ruộng.
*
Thiếu đất trồng dừa, thừa đất trồng cau. *
Thiếu tháng hai mất cà, thiếu tháng ba mất đỗ; Thiếu tháng tám mất hoa ngư, thiếu tháng tư mất hoa cốc.
*
Thiếu trâu thiếu cả đời
Thiếu gạo ba tháng thôi.
*
Thóc gạo ở trong đất
Miếng ăn ở trong rừng2.
*
Thóc gạo ở đất có nhiều
Người chăm không sợ chết đói3.
*
Thịt thăn, cơm ré.
Thóc hoa dâu, trầu lá mặt.
*
_____________
1, 3. Dân tộc Giáy.
2. Dân tộc Thái.
71
Thóc lép bởi nương dốc
Lợn gầy bởi chủ lười1.
*
Thợ rèn có đe, ông nghè có bút.
*
Thợ rèn không dao ăn trầu.
*
Thứ nhất cày nỏ, thứ nhì bỏ phân. *
Thứ nhất phân ngấu, thứ nhì táu tươi. *
Thứ nhất kịp thì, thứ nhì đủ nước, thứ ba đủ phân, thứ tư làm cặm cụi suốt ngày, thứ năm chọn thật hay hạt giống2.
*
Thứ nhất cày ải, thứ nhì vãi phân3. *
Thứ nhất thả cá, thứ nhì gá bạc. *
Thứ nhất thì gỗ vàng tâm, thứ nhì gỗ nghiến, thứ ba bạch đàn.
*
_____________
1. Dân tộc Thái.
2. Dân tộc Tày.
3. Dân tộc Mường.
72
Thứ nhất gạo lúa can
Thứ hai gan cá bống.
*
Thưa ao tốt cá.
*
Thưa con lớn trứng.
*
Thưa tằm béo kén.
*
Thừa mạ thì bán, chớ có cấy rậm ăn rơm. *
Thuyền ngược ta khấn gió nam,
Thuyền xuôi ta khấn mưa nguồn gió may. *
Tìm mua trâu cái giống thì mua con bụng phệ1. *
Tỏ trăng mười bốn được tằm,
Tỏ trăng hôm rằm thì được lúa chiêm. *
Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông. *
Tốn than tan lưỡi cày.
*
Tốt mốc ngon tương.
*
_____________
1. Dân tộc Tày.
73
Tốt quá hóa lốp.
*
Tốt giống tốt má, tốt mạ tốt lúa.
*
Trăm kẻ bán, vạn người mua.
*
Trăm hay chẳng bằng tay quen.
*
Trăm trâu cũng một công chăn.
*
Trăng mờ tốt lúa nỏ, trăng tỏ tốt lúa sâu. *
Trăng rằm đã tỏ lại tròn
Khoai lang đất cát đã ngon lại bùi.
*
Trâu đực cày ruộng nước dầm, trâu cái cày ruộng thoai thoải dốc1.
*
Trâu xương bừa mới khá,
Ngựa gầy bước càng nhanh2.
*
Trâu một khoang không màng chi xoáy Cao trước thấp sau, làm giàu cho chủ. *
_____________
1, 2. Dân tộc Tày.
74
Trâu ác thì trâu vạc sừng, Bò ác thì bò còng lưng méo sườn. *
Trâu hay không ngại cày trưa. *
Trâu hoa tai, bò gai sừng. *
Trâu gầy cũng tầy bò giống. *
Trâu he cũng bằng bò khỏe. *
Trâu ho hơn bò thốc.
*
Trâu dắt ra bò dắt vào.
*
Trâu bò ở với nhau được lâu. *
Trâu rong bò dắt.
*
Trâu ra mạ vào.
*
Trâu to ngà càng già đường kéo. *
Trẻ muối cà, già muối dưa. *
75
Tre già là bà gỗ lim.
*
Tre ngà trổ hoa, lúa mùa rồi hỏng. *
Trong vốn thì nài, ngoài vốn thì buông. *
Trông lỗ đục, giục cơm trưa.
*
Trồng tre đất sỏi, trồng tỏi đất bồi. *
Trồng khoai sọ không để quá tiết Thanh minh; Trồng gừng không để muộn sau Cốc vũ1. *
Trồng tre, trồng trúc, trồng dừa,
Muốn nên cơ nghiệp thì chừa lang vân. *
Trồng khoai đất lạ, gieo mạ đất quen. *
Trồng cây theo gió, cấy lúa theo mưa. *
Trồng mía phân hoai, trồng khoai phân rác. *
Trồng nứa được ăn măng2.
*
_____________
1. Dân tộc Tày.
2. Dân tộc Dao.
76
Trở thưa hơn bừa kỹ.
*
Trời hạn bảy năm lúa lìa ruộng
Gừng hạn tám năm gừng vẫn tươi1.
*
Trời nồm tốt mạ, trời giá tốt rau. Trời nắng chóng trưa, trời mưa chóng tối. *
Trời nắng đan giỏ
Trời mưa đan chài2.
*
Ướp dưa phải dằn đá, vãi mạ phải soạn trưa. *
Vàng mười, bạc bảy, than ba
Đem so với gạo ắt là phải thua.
*
Vành mồm, trắng mắt, to tai,
Hễ thưa lông bụng, móng hài cũng mua. *
Vịt già, gà tơ.
*
Vịt rau, gà cúp chớ nuôi.
*
_____________
1. Dân tộc Hmông.
2. Dân tộc Thái.
77
Vịt ăn quá no vịt chết,
Lợn ăn thật no lợn béo1.
*
Vỡ rừng lau làm ruộng
Phá rừng gianh làm bản2.
*
Vụ mùa cấy cao, vụ chiêm cấy trũng. *
Vụng đường khâu làm rầu miếng vá. *
Xanh nhà hơn già đồng.
*
Xây mặt hướng đông, cái lông không còn.
_____________
1. Dân tộc Tày.
2. Dân tộc Thái.
78