🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Quyền Con Người
Ebooks
Nhóm Zalo
Chịu trách nhiệm xuất bản:
Q. GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP
PHẠM CHÍ THÀNH
Chịu trách nhiệm nội dung:
ỦY VIÊN HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP - XUẤT BẢN TS. VÕ VĂN BÉ
Biên tập nội dung: TS. LÊ HỒNG SƠN TS. HOÀNG MẠNH THẮNG
NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG
PHẠM THỊ NGỌC AN
BÙI BỘI THU
Trình bày bìa: Chế bản vi tính: Đọc sách mẫu:
PHẠM DUY THÁI NGUYỄN THỊ HẰNG PHẠM THỊ NGỌC AN VIỆT HÀ
Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 4854-2020/CXBIPH/27-347/CTQG. Số quyết định xuất bản: 5635-QĐ/NXBCTQG, ngày 01/12/2020. Nộp lưu chiểu: tháng 12 năm 2020.
Mã số ISBN: 978-604-57-6287-5.
Biªn môc trªn xuÊt b¶n phÈm
cña Th− viÖn Quèc gia ViÖt Nam
L¹i ThÞ Thanh B×nh
T− t−ëng Hå ChÝ Minh vÒ quyÒn con ng−êi / L¹i ThÞ Thanh B×nh. - H. : ChÝnh trÞ Quèc gia, 2020. - 288tr. ; 21cm
ISBN 9786045757543
1. QuyÒn con ng−êi 2. T− t−ëng Hå ChÝ Minh
323 - dc23
CTM0395p-CIP
C
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
hủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất, người đã cống hiến cả cuộc đời
cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giai cấp, giải phóng con người.
Xuyên suốt tư tưởng cách mạng của Người, chữ “dân” - con người, luôn được quan tâm và đặt lên hàng đầu, bởi, giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp cuối cùng chính là để giải phóng con người; và cách mạng chỉ thực sự thành công khi nhân dân được hưởng những quyền con người tốt đẹp. Việc đi sâu nghiên cứu và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người là một nhiệm vụ quan trọng và cần được đặt ra trong bối cảnh Việt Nam hiện nay.
Để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu và học tập sâu hơn về tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người, của TS. Lại Thị Thanh Bình - Trưởng khoa Kiến thức cơ bản, Trường Đại học Sân khấu điện ảnh Hà Nội. Cuốn sách là nghiên cứu tâm huyết của tác giả về quyền con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh, từ đó khẳng định những giá trị mang tính định hướng của tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc thực thi và bảo vệ quyền con người Việt Nam trong
thời kỳ mới.
5
Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng cuốn sách khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của bạn đọc để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong lần xuất bản sau.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.
Tháng 6 năm 2020
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT6
T
MỞ ĐẦU
rong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh luôn đặc biệt quan tâm đến vấn đề con người. Tư
tưởng căn bản, cốt lõi, xuyên suốt hệ thống tư tưởng cũng như thực tiễn cách mạng của Người, và sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam do Người khởi xướng và lãnh đạo, là giải phóng con người khỏi mọi nô dịch, áp bức, bóc lột, bất công; bảo đảm cho con người được hưởng dụng một cuộc sống xứng với phẩm giá cao quý của con người; tạo điều kiện để con người phát huy, phát triển đầy đủ, toàn diện tiềm năng, thực sự trở thành chủ thể tích cực của tiến bộ lịch sử. Trong tư tưởng và sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh, người ta thấy rõ một lôgíc phát triển nhất quán, từ giải phóng con người - dân tộc, đến giải phóng con người - giai cấp và cao nhất là giải phóng con người - nhân loại. Tác phẩm chứa đựng những suy tư mang tính cách mạng đầu tiên về giải phóng con người mang tên Vấn đề dân bản xứ, và trong Di chúc thiêng liêng mà Người để lại cho chúng ta thì “đầu tiên là công việc đối với con người”1. Hai chữ “con người” trăn đi, trở lại
_______________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t.15, tr.616.
7
trong mọi suy tư, quán xuyến trong mọi quyết tâm và hành động cách mạng của Hồ Chí Minh. Tất cả những điều đó, suy đến cùng, là làm thế nào để nhận thức đúng và bảo đảm cho mọi người được hưởng đầy đủ nhất quyền con người. Hồ Chí Minh phê phán chế độ thuộc địa và rộng hơn là chế độ tư bản chủ nghĩa đã xâm phạm, tước đoạt trắng trợn ngay cả những quyền con người cơ bản nhất của người dân bản xứ, của nhân dân lao động ở các nước tư bản. Người thấy rõ một cuộc cách mạng chỉ được coi là thành công và thành công đến nơi, nếu nó mang lại cho con người, nhất là người lao động, những quyền con người “thật”. Người thấy rõ trên thế giới học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Mác - Lênin - học thuyết mang lại cho con người những quyền con người đầy đủ và triệt để nhất; và chính trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã thâu hóa tinh hoa tư tưởng, văn hóa Đông - Tây, kim - cổ, trong đó có những giá trị tư tưởng, văn hóa về quyền con người, đã phân tích và tổng kết thực tiễn để đúc rút ra những quy luật của lịch sử, từ đó xây dựng nên và cùng với Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam thực hiện thành công một hệ thống lý luận khoa học, cách mạng và nhân văn về giải phóng con người một cách triệt để nhất, về giành lại và bảo đảm cho con người, trước hết là người Việt Nam, được hưởng đầy đủ mọi quyền con người tốt đẹp. Có thể khẳng định, có một hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người đã được hình thành và đang từng bước được hiện thực hóa trong thực tiễn cách mạng Việt Nam. Trải qua những bước thăng trầm và biến động của lịch sử Việt Nam và
8
lịch sử thế giới, tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người đã và đang khẳng định giá trị và sức sống mạnh mẽ của nó. Chính vì thế, việc đi sâu nghiên cứu, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người trong lý luận và thực tiễn là một nhiệm vụ khoa học rất quan trọng, tất yếu cần phải đặt ra trong nghiên cứu khoa học chính trị ở Việt Nam.
Về mặt lý luận, nghiên cứu lý luận về quyền con người nói chung, tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người nói riêng, tuy đã được quan tâm triển khai trong những năm gần đây nhưng cũng như khoa học chính trị nói chung, những nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người nói riêng, còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Đa số những công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người được công bố, còn ở giai đoạn khai phá hướng đi, cung cấp những nhận thức đầu tiên, tuy rất quý báu, nhưng cần tiếp tục được đi sâu thêm cho tương xứng với một đối tượng nghiên cứu vốn ở vị trí trung tâm, chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa và giá trị trong di sản Hồ Chí Minh. Vì thế, việc triển khai một cuốn sách mang tính hệ thống, theo hướng vận dụng những cách tiếp cận hiện đại về quyền con người, đối với tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người, là một đòi hỏi cấp thiết về lý luận hiện nay, góp phần bổ sung những tri thức khoa học mới, quan trọng cho hệ thống tri thức của khoa học chính trị ở Việt Nam nói chung và nghiên cứu về Hồ Chí Minh nói riêng. Về mặt thực tiễn, nhận thức, thể chế hóa và hiện thực hóa quyền con người là một nhiệm vụ chính trị rất quan trọng, đã được Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định từ rất sớm.
9
Đánh đuổi thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, giành độc lập và tiến hành sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, v.v., đó chính là những sự nghiệp thực tiễn góp phần thực hiện mục tiêu hiện thực hóa quyền con người ở Việt Nam.
Những thành tựu của sự nghiệp giải phóng, đổi mới và phát triển là hết sức to lớn. Quyền con người ở Việt Nam ngày càng được nhận thức chính xác hơn, thể chế hóa ngày càng đầy đủ hơn và hiện thực hóa ngày càng toàn diện và thực chất hơn. Tuy nhiên, nhận thức là một quá trình, điều kiện chưa đầy đủ và năng lực thực tiễn chưa hoàn thiện của các chủ thể chính trị ở Việt Nam, và các thế lực thù địch vẫn luôn tìm mọi cách lợi dụng, bóp méo, xuyên tạc vấn đề nhân quyền, dân chủ hòng chống phá chế độ ta, tất cả những điều đó khiến cho vấn đề quyền con người ở Việt Nam cần tiếp tục được đi sâu nhận thức và giải quyết, đặc biệt là trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Rõ ràng, việc tiếp tục đi sâu nghiên cứu, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người có ý nghĩa thực tiễn to lớn.
Từ lý luận và thực tiễn đó, cuốn sách tập trung làm rõ một số vấn đề lý luận chung về quyền con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh, phân tích các khái niệm công cụ; quá trình hình thành, phát triển và phương pháp tiếp cận; hệ thống hóa và phân tích các nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người;
từ đó khẳng định những giá trị bền vững của tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người góp phần định hướng cho việc thực thi và bảo vệ quyền con người Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế.
10
Chương I
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ QUYỀN CON NGƯỜI - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
1. Các khái niệm
a) Khái niệm quyền con người
Quyền con người là vấn đề được cả nhân loại quan tâm sâu sắc, đây cũng là vấn đề rất nhạy cảm, phức tạp, đa diện, do đó có nhiều khái niệm khác nhau, và được tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau, thậm chí đối lập nhau đã được đề xuất. Tuy nhiên, dù được tiếp cận ở
góc độ nào thì quyền con người cũng được xác định như là những chuẩn mực kết tinh những giá trị nhân văn của toàn nhân loại, chỉ áp dụng với con người, cho tất cả mọi người và được cộng đồng quốc tế thừa nhận, tuân thủ. Cho dù có những cách nhìn nhận khác biệt nhất định thì có một điều không thể thay đổi về quyền con người, đó là những giá trị cao cả thuộc về con người, cần được tôn trọng và bảo vệ trong mọi xã hội và trong mọi giai đoạn lịch sử.
11
Theo tài liệu của Liên hợp quốc, cho đến nay, rất nhiều định nghĩa về quyền con người đã được công bố. Mỗi định nghĩa tiếp cận vấn đề quyền con người ở một góc độ nhất định, chưa có định nghĩa nào bao quát được tất cả các thuộc tính về quyền con người. Tính phù hợp của các định nghĩa thường được đánh giá bởi mức độ nhận thức của mỗi cá nhân cũng như mục đích sử dụng định nghĩa đó. Một số định nghĩa sau được sử dụng khá
rộng rãi và rõ ràng, về nội hàm giữa chúng có điểm chung nhất định như đã nói ở trên: “Quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và tự do cơ bản”1; “Quyền con người là những sự được phép mà tất cả thành viên của cộng đồng nhân loại, không phân biệt giới tính, chủng tộc, tôn giáo, địa vị xã hội...; đều có ngay từ khi sinh ra, đơn giản chỉ vì họ là con người”2; “Quyền con người là những quyền bẩm sinh, vốn có của con người mà nếu không được hưởng thì chúng ta sẽ không thể sống như một con người”3.
_______________
1. Ohchr: Frequently Asked Questions on a Human Rights - based Approach to Development Cooperation, New York and Geneva, 2006, p.1.
2, 3. Leah Levin: Human Rights: Questions and Answers, UNESCO Publishing, 5th edition, updated, 2009, p.4.
12
Theo quan điểm của C.Mác - Ph.Ăngghen, tiền đề đầu tiên của lịch sử nhân loại là sự tồn tại của những cá nhân con người sống và hành vi lịch sử đầu tiên là việc sản xuất ra những tư liệu để thỏa mãn những nhu cầu ấy và sản xuất ra bản thân đời sống vật chất. Do đó, quyền và tự do cơ bản của con người, đối với C.Mác - Ph.Ănghen, còn gắn với những điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, với những khát vọng, nhu cầu và lợi ích cụ thể. Đó là những con người hoạt động thực tiễn, thông qua cải tạo thế giới mà cải biến chính bản thân mình, thỏa mãn quyền và lợi ích cho chính mình. C.Mác - Ph.Ăngghen đề
cao quyền tự do cá nhân như là điểm xuất phát của quyền con người, việc bảo đảm quyền và phát triển quyền tự do của mỗi người là tiền đề cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người trong xã hội. Mọi quyền cá nhân chỉ có thể được coi là hợp lý khi nó đặt trong mối quan hệ giữa người với người và trong
cộng đồng xã hội. Như vậy, việc giải phóng cá nhân phải gắn liền với giải phóng xã hội, phát triển tự do của mỗi người phải gắn với sự phát triển một chế độ nhà nước và xã hội nhất định.
Jacques Mourgon, giáo sư thuộc Đại học Khoa học xã hội Toulouse định nghĩa: Quyền con người là những đặc quyền được các quy tắc điều khiển mà con người giữ
13
riêng lấy trong các quan hệ của mình với các cá nhân và với chính quyền1.
Trong Đại từ điển tiếng Việt, nhân quyền chính là quyền con người. Với ý nghĩa như vậy, nhân quyền hay quyền con người là hai từ đồng nghĩa, do đó, hoàn toàn có thể sử dụng hai từ này trong hoạt động nghiên cứu lý luận, giảng dạy và hoạt động thực tiễn về nhân quyền.
Tóm lại, có thể thừa nhận và sử dụng định nghĩa sau về quyền con người: quyền con người là khái niệm dùng để chỉ những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia, phù hợp với các giá trị pháp lý quốc tế.
Phân biệt quyền con người và quyền công dân: Theo quan điểm của C.Mác - Ph.Ăngghen, quyền con người (human rights) và quyền công dân (citizens rights) là hai khái niệm có nội dung và ý nghĩa khác nhau, nhưng không đối lập, mà thực chất là thống nhất với nhau. “Quyền con người phải thu hút được quyền công dân vào nội dung của nó”, vì chúng nằm trong một chỉnh thể thống nhất, phản ánh tổng thể nhu cầu của con người hiện thực trong điều kiện còn tồn tại nhà nước. Tuy nhiên, về khái niệm vẫn có sự phân biệt tương đối. Theo C.Mác: quyền công dân là những quyền
_______________
1. Xem J. Mourgon: Quyền con người, Bản dịch, Hà Nội, 1995, tr.12.
14
chính trị, những quyền cá nhân con người, với tư cách là thành viên xã hội công dân, còn quyền con người là những đặc quyền chỉ có con người mới có, với tư cách là con người1. Theo từ điển Merriam - Webster’s Collegiate Dictionary, công dân là một thành viên của một nhà nước mà người đó có nghĩa vụ trung thành và được hưởng sự bảo vệ2. Quyền công dân cũng được định nghĩa ở nhiều góc độ khác nhau, nhưng khái quát nhất, có thể kể đến định nghĩa: quyền công dân là những lợi ích pháp lý được các nhà nước thừa nhận và bảo vệ cho những người có quốc tịch của nước mình.
Phân biệt khái niệm quyền con người và quyền công dân về: nguồn gốc lịch sử, nội hàm khái niệm, ngoại diên khái niệm, chủ thể và cách thức thực hiện các quyền mà hai khái niệm đề cập:
Về nguồn gốc lịch sử khái niệm quyền con người, quyền công dân: Tư tưởng về quyền con người xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử, xuất phát từ việc bảo đảm nhân phẩm của con người. Nếu quyền con người được luật quốc tế (toàn cầu và khu vực) thừa nhận năm 1945, chính thức được hợp thức hóa về văn bản và được khẳng định cùng với Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền (1948)
thì quyền công dân xuất hiện cùng với cuộc cách mạng
_______________
1. Xem C.Mác, Ph.Ănghen: Về quyền con người, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tr.14.
2. Xem Merriam - Webster’s Collegiate Dictionary, 2016.
15
tư sản, xuất phát và bảo đảm mối quan hệ giữa các cá nhân với nhà nước. Xét về lịch sử, khái niệm quyền công dân ra đời sớm hơn khái niệm quyền con người.
Về nội hàm của khái niệm quyền con người, quyền công dân: Quyền con người là tập hợp những nhu cầu và lợi ích tự nhiên được pháp luật quốc tế và pháp luật của từng quốc gia quy định, được áp dụng bình đẳng cho tất cả thành viên của cộng đồng nhân loại, không phân biệt dân tộc, quốc tịch, chủng tộc, sắc tộc, tôn giáo, giới tính, độ tuổi, trình độ, thu nhập, v.v.. Quyền con người rộng về nội hàm bởi nó không chỉ thể hiện mối quan hệ giữa công dân với nhà nước, mà nó còn thể hiện mối quan hệ giữa các nhà nước với các cá nhân khác trong cộng đồng nhân loại, cũng như giữa các nhà nước với cộng đồng quốc tế. Quyền công dân là tập hợp những nhu cầu và lợi ích tự nhiên được pháp luật của một nước quy định, được áp dụng một cách bình đẳng cho những công dân có quốc tịch của một quốc gia. Như vậy, quyền công dân chỉ thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước với công dân của nhà nước đó. Xét về nội dung, khái niệm quyền con người rộng hơn khái niệm quyền công dân.
Về ngoại diên của khái niệm quyền con người, quyền công dân: Nếu coi quyền con người là tập hợp những nhu cầu và lợi ích tự nhiên, vốn có của con người dù chưa được thể hiện bằng các quy định cụ thể nhưng lại hàm chứa trong các quy định mang tính nguyên tắc
16
của pháp luật quốc tế thì quyền công dân chỉ là sự cụ thể hóa các nguyên tắc và quy định về quyền con người chứ không vượt ra ngoài khuôn khổ của quyền con người. Ngoại diên quyền con người rộng hơn ngoại diên quyền công dân.
Về chủ thể thực hiện quyền con người, quyền công dân: Ở quyền con người, chủ thể thực hiện quyền con người chính là con người, không phân biệt quốc tịch, độ tuổi, giới tính, dân tộc, sắc tộc, vị trí, tài sản, huyết thống. Với quyền công dân, chủ thể thực hiện là công dân, là người thuộc về một nhà nước nhất định mà người này mang quốc tịch.
Về cách thức thực hiện quyền con người, quyền công dân: Quyền con người được bảo đảm bằng pháp luật và cơ chế của quốc gia và quốc tế: diễn đàn, thủ tục điều tra, giải quyết, khiếu nại, tố cáo vi phạm nhân quyền của Liên hợp quốc và một số tổ chức liên chính phủ và khu vực. Là quyền vốn có, không do chủ thể nào ban phát. Thể hiện vị thế của mỗi cá nhân trong quan hệ
với quốc gia của họ và quan hệ với cộng đồng nhân loại. Quyền công dân được bảo đảm bằng pháp luật và cơ chế quốc gia: tòa án và một số chế tài ở mỗi quốc gia. Thể hiện vị thế của mỗi cá nhân với tư cách là công dân trong quốc gia đó. Trường hợp phức tạp mới có thể nối tiếp bằng cơ chế quốc tế. Hai cơ chế này có thể tác động qua lại, đôi khi lại có sự chuyển hóa khi một vấn đề về công dân ở một quốc gia có thể trở thành một vấn đề về
17
quyền con người và được giải quyết thông qua các quy định pháp luật và cơ chế quốc tế.
Từ sự so sánh này, có thể nói rằng quyền công dân và quyền con người là hai phạm trù có mối liên hệ chặt chẽ, tác động và bổ sung với nhau. Tuy vậy, đối tượng và phạm vi điều chỉnh, thực thi của quyền công dân và quyền con người lại không tương đồng. Và vì vậy, hai phạm trù này vẫn sẽ song hành cùng nhau.
b) Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người
Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người có tính toàn diện, tiến bộ và đi tiên phong trong việc giải phóng con người, làm tiền đề cho sự phát triển toàn diện của con người. Điều này thể hiện nội hàm khái niệm, phương thức thực thi và mục đích thực hiện quyền con người.
Hồ Chí Minh có quan điểm riêng của mình về quyền con người. Đối tượng mà Hồ Chí Minh nói đến trong phạm trù quyền con người là tất cả mọi người mà nổi bật là những con người xuất phát từ các dân tộc thuộc địa, những dân tộc nghèo nàn, kém phát triển. Đặc biệt là nhóm người cần sự quan tâm đặc biệt như phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, v.v..
Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, sinh thời Người mong ước: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc,
18
ai cũng được học hành”1. Mong ước đó chính là lý tưởng chính trị, lý tưởng đạo đức chứa đựng giá trị nhân văn của Người. Để thực hiện được lý tưởng đó, cả cuộc đời Người đã đấu tranh vì quyền độc lập tự do, quyền sống, quyền hạnh phúc của nhân dân. Hiếm có nhà chính trị
cách mạng nào trên thế giới lại nung nấu ý chí, kiên trì và quyết tâm đấu tranh cho lý tưởng nhân quyền như Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh tiếp cận quyền con người từ quan điểm thực tiễn, quan điểm toàn diện của chủ nghĩa Mác - Lênin, nhưng trước tiên và chủ yếu là từ thân phận của người dân mất nước đang tìm con đường đấu tranh, giành lại chủ quyền cho dân tộc, trong đó có các quyền cơ bản của con người. Thấm nhuần những giá trị truyền thống của dân tộc, Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước, bôn ba khắp năm châu bốn bể. Người nghiên cứu cách mạng tư sản, cách mạng Pháp; tìm hiểu tư tưởng của G.G. Rútxô, S.Đ. Môngtexkiơ; tiếp cận Tuyên ngôn độc lập của Mỹ (1776), Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp (cuối thế kỷ XVIII); theo dõi thắng lợi Cách mạng Tháng Mười Nga (1917); đọc Khổng Tử, hiểu giáo lý Phật giáo, Thiên Chúa giáo, nghiên cứu tư tưởng Tôn Trung Sơn, thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin về quyền con người, v.v.. Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người đã kế thừa, phát triển, vượt lên các giá trị của dân tộc và thời đại về quyền
_______________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.627.
19
con người. Nói cách khác, tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người là sự phản ánh thành tựu tư duy về nhân quyền ở thời đại các dân tộc thuộc địa, nô lệ bị áp bức, bóc lột vùng lên đấu tranh giành lại quyền sống, quyền làm người của con người, phù hợp với truyền thống lịch sử, văn hóa, chính trị của dân tộc mình.
Từ thực tế đó, căn cứ trên định nghĩa về quyền con người ở trên, có thể định nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan mà con người xứng đáng được hưởng, được bảo đảm, được thực thi bằng pháp luật Việt Nam, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và các giá trị pháp lý quốc tế.
Theo ý nghĩa như vậy, nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người bao gồm: quyền dân sự, chính trị; quyền kinh tế, xã hội; quyền của nhóm người cần được quan tâm đặc biệt như: phụ nữ, trẻ em, người già; quyền của người dân tộc thiểu số trong cộng đồng dân tộc Việt Nam; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Về nội hàm khái niệm: Trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập và giải phóng con người của Hồ Chí Minh, Người không trực tiếp sử dụng khái niệm hay đưa ra định nghĩa nào cho khái niệm quyền con người, nhưng Người lại nhiều lần đề cập tới nội hàm của khái niệm, đó chính là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có, khách quan mà con người được hưởng, được bảo đảm,
20
được thực thi bằng pháp luật của quốc gia, phù hợp với thực tiễn của quốc gia và các giá trị pháp lý quốc tế. Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng, nhà hoạt động cách mạng bắt đầu từ con người và tất cả đều vì con người. Người là nhà tư tưởng, nhà cách mạng hành động mà xuất phát điểm của toàn bộ tư tưởng cũng như thực tiễn của Người bắt đầu từ con người và mục đích cuối cùng cũng là hướng tới con người.
Hồ Chí Minh không tiếp cận quyền con người như quyền tự nhiên mà trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh tiếp cận quyền con người trên cơ sở thực tiễn ở các nước thuộc địa. Nếu coi quyền con người là quyền tự nhiên, sinh ra đã có thì điều này không thể giải thích được với đối tượng là các nhóm người cần sự quan tâm đặc biệt trong xã hội. Vì trên thực tế, phụ nữ, trẻ em chính là những đối tượng dễ bị vi phạm quyền con người.
Về chủ thể thực hiện: Với Hồ Chí Minh, xuất phát điểm là một người dân thuộc địa, Người sớm xác định rõ hoàn cảnh nước mất, nhà tan, người dân thuộc địa bị chà đạp, quyền con người mà Hồ Chí Minh đề cập trước hết là quyền dân tộc. Nước có độc lập thì dân mới được tự do. Quá trình giành độc lập dân tộc thực chất là quá trình tiến hành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng con người. Trong cuộc cách mạng đó, Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến việc con người
21
phải tự giải phóng mình. Vì con người là đối tượng chính của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh có cách quan niệm rất riêng về con người: “Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài người”1. Cách hiểu này nhấn mạnh đến vai trò xã
hội của con người, trong đó con người tồn tại với tư cách là thành viên của một cộng đồng xã hội nhất định. Cộng đồng đó là gia đình, họ tộc, làng xóm, dân tộc, đất nước và rộng hơn nữa, con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh chính là nhân loại. Với Hồ Chí Minh, con người không phải là những cá thể biệt lập.
Chỉ có trong quan hệ xã hội, trong hoạt động thực tiễn xã hội, con người mới có lao động, ngôn ngữ, tư duy, chế tạo công cụ lao động..., mới thực sự trở thành con người để phân biệt với mọi loài động vật khác.
Những quan hệ xã hội mà Hồ Chí Minh quan tâm trước hết là những quan hệ gắn bó giữa người với người thành tập thể, cộng đồng từ nhỏ đến lớn, từ hẹp đến rộng. Chính từ cách định nghĩa này, Hồ Chí Minh đã đi từ quyền tự nhiên của con người phát triển lên
thành quyền đấu tranh chống áp bức của các dân tộc thuộc địa; phát triển lên thành quyền làm người và quyền tự quyết của các dân tộc; trong đó có các dân _______________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr.130.
22
tộc bị áp bức. Từ đó, Hồ Chí Minh đi đến khẳng định: “Tự do độc lập là quyền trời cho của mỗi dân tộc”1 và “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”2. Với Hồ Chí Minh, đấu tranh cho độc lập và tự do là “lý tưởng cao quý nhất của loài người”3.
Về phương thức thực hiện: Để quyền con người có thể thực thi ở một nước thuộc địa, với Hồ Chí Minh, là phải sử dụng bạo lực cách mạng để đánh đuổi chế độ áp bức, bóc lột con người. Người cho rằng, trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, cần dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, phải giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền đó. Con đường cách mạng chuyên chính vô sản dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế là con đường cách mạng được Hồ Chí Minh lựa chọn. Tuy nhiên, gốc rễ của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc được Hồ Chí Minh nhấn mạnh: con người phải tự giải phóng mình. Một xã hội chỉ thực sự
được giải phóng, một dân tộc thực sự độc lập, và quyền con người thực sự được thực thi khi con người vừa là chủ thể của công cuộc giải phóng, vừa là đối tượng trực tiếp xây dựng, xác lập và thực thi quyền lợi cho chính bản thân mình.
_______________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.9.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.130.
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.75.
23
Hồ Chí Minh yêu cầu, để sự nghiệp giải phóng và tự giải phóng con người được thành công, bản thân tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên phải tuyên truyền, giác ngộ, tập hợp, tổ chức và lãnh đạo nhân dân. Phải làm tốt, thật tốt vai trò của người đứng đầu, làm hết tinh thần trách nhiệm, làm đến nơi đến chốn, vượt qua khó khăn,
làm cho thành công. Sự nghiệp giải phóng con người trước hết được Hồ Chí Minh gắn với trách nhiệm của người cán bộ, đảng viên. Theo đó, người cán bộ cần nắm vững chính sách, đi đúng đường lối và làm tròn nhiệm vụ. Có như vậy mới có thể lãnh đạo nhân dân, để họ phát huy hết năng lực, góp phần vào sự nghiệp cách mạng nước nhà.
Tiến hành cuộc cách mạng trong xã hội để giành độc lập dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng giai cấp, Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến cuộc cách mạng giải phóng con người, mà trước hết là giải phóng chính mình. Giải phóng chính mình là cuộc cách mạng khó, đòi hỏi mỗi người, mà trước hết là những cán bộ, đảng viên phải tu dưỡng, rèn giũa, tự chủ vươn lên và tự hoàn thiện mình để xứng đáng với quyền con người mà mình được hưởng. Để làm được điều đó, Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến đức và tài. Chỉ có những người đủ đức và tài mới có thể hoàn thành nhiệm vụ cách mạng giao phó và hoàn thành nhiệm vụ giải phóng chính mình. Trong đó, đức là cội nguồn sức mạnh, giúp con người vượt qua mọi khó khăn thử thách, hoàn thành trách nhiệm
24
nặng nề, thậm chí sẵn sàng hy sinh bản thân mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tài của người cán bộ, đảng viên là năng lực, trình độ chuyên môn, là phương pháp tư duy hành động. Để lôi kéo quần chúng làm cách mạng xã hội, cách mạng trong chính mình thì người cán bộ đảng viên phải có đủ đức và tài. Với ý nghĩa như vậy, cách mạng xã hội chủ nghĩa chính là
cuộc cách mạng trong chính bản thân mình. Hồ Chí Minh còn cho rằng, quyền con người gắn với quốc gia độc lập, nền chính trị dân chủ, pháp luật văn minh, trên nền tảng của sự phát triển toàn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội, trong đó, cái gốc chính là sự phát triển con người một cách toàn diện.
c) Khái niệm giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người
Hiện nay, quan niệm về khái niệm giá trị vẫn còn nhiều tranh cãi và còn nhiều ý kiến khác nhau, nhưng tựu trung lại có ba loại ý kiến:
- Loại ý kiến thứ nhất, giá trị là cái làm cho một vật có ích lợi, có ý nghĩa, là đáng quý về một mặt nào đó, tác dụng, hiệu lực, lao động xã hội của những người sản xuất hàng hóa kết tinh trong sản phẩm hàng hóa, có nghĩa là giá trị là cái làm nên lợi ích của sự vật, hiện tượng, cái thuộc về bản thân sự vật, hiện tượng.
- Loại ý kiến thứ hai, giá trị là một khái niệm trừu tượng, là ý nghĩa của sự vật trên phương diện phù hợp
25
với nhu cầu của con người. Các sự vật có khả năng thỏa mãn nhu cầu con người ở dạng đơn lẻ, riêng biệt, nhưng giá trị của chúng được liên kết lại thành hệ thống thông
qua sự tương tác của các nhu cầu chính yếu nói trên. - Loại ý kiến thứ ba, giá trị là tổng hòa giữa cái thuộc tính bên trong làm nên lợi ích của sự vật và ý nghĩa của sự vật trên phương diện phù hợp với nhu cầu của con người.
Tác giả thống nhất với loại ý kiến thứ ba, cho rằng, giá trị là tổng hòa giữa cái làm nên lợi ích và cái làm nên ý nghĩa của sự vật, hiện tượng.
Từ đó, giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người là khái niệm để chỉ tính đúng đắn và ý nghĩa của hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc của Hồ Chí Minh về nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan mà con người xứng đáng được hưởng, được bảo đảm, được thực thi bằng pháp luật Việt Nam, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và các chuẩn mực quốc tế. Nói cách khác, giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người là tính đúng đắn và ý nghĩa của hệ thống những quan điểm của Hồ Chí Minh về quyền con người, phản ánh sự trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin và sự phù hợp với chuẩn mực Việt Nam và quốc tế về quyền con người.
Tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người nói riêng là tài sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam. Giải phóng con người - dân tộc, đến giải phóng con người - giai cấp và cao nhất là giải phóng con người - nhân loại kết tinh thành giá
26
trị tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người. Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người đã khẳng định trong thực tiễn cách mạng Việt Nam, nó còn nguyên giá trị đối với sự nghiệp xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh của nhân dân ta ngày nay. Đồng thời, nghiên cứu giá trị tư tưởng đó còn cho thấy sự đóng góp vô giá của tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người vào việc phát triển tư tưởng nhân quyền của nhân loại.
2. Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người
a) Hình thành các quan niệm đầu tiên của Hồ Chí Minh về quyền con người
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Sự chống trả yếu ớt của triều đình phong kiến Việt Nam đã không gây ra nhiều khó khăn cho mục đích xâm lược của thực dân Pháp. Việt Nam trở thành một quốc gia mất chủ quyền. Ách thống trị của thực dân Pháp, phong kiến tay sai đè nặng lên dân tộc Việt Nam. Nhiều phong trào khởi nghĩa của các tầng lớp nhân dân yêu nước Việt Nam đã nổ ra, nhưng lần lượt đều thất bại. Hồ Chí Minh sinh ra trong hoàn cảnh nước Việt Nam đã là một nước thuộc địa nửa phong kiến.
Khi niên thiếu, Nguyễn Tất Thành đã tận mắt chứng kiến những nghịch cảnh trong xã hội đương thời,
27
xã hội mà ở đó những người dân thuộc địa tuy khác nhau ít nhiều về địa vị xã hội, nhưng đều có chung một thân phận - thân phận của người dân mất nước, của con người mất tự do, nhiều người bị tra tấn, bị chà đạp, bị áp bức bởi một số người khác. Những người đi phu cho các đồn điền của Pháp không được đối xử như những con người, ăn uống kham khổ, không trạm nghỉ chân, chết vì kiệt sức trên đường không có manh chiếu chôn thân, v.v.. Hiện thực ấy đã làm xuất hiện và nuôi dưỡng những trăn trở của Nguyễn Tất Thành về bản chất của chế độ thuộc địa.
Năm 1905, Nguyễn Tất Thành theo học lớp dự bị của Trường Tiểu học Pháp - Việt ở Vinh. Tại môi trường này, lần đầu tiên Người biết đến khẩu hiệu: Tự do - Bình đẳng - Bác ái. Sau này, Người đã kể lại: Khi tôi độ 13 tuổi, lần đầu tiên tôi đã được nghe ba chữ Pháp: tự do - bình đẳng - bác ái. Và thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp.
Trong 2 năm (1906-1907), Nguyễn Tất Thành đã theo học hai ngôi trường: Trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba ở Huế (9/1906) và Trường Quốc học Huế (9/1907). Tại Trường Quốc học Huế, Nguyễn Tất Thành được tiếp xúc nhiều hơn với khẩu hiệu tự do - bình đẳng - bác ái, khẩu hiệu này đều được treo ở mỗi lớp học trong
trường. Những trăn trở của Nguyễn Tất Thành đã trở nên rõ ràng hơn: những điều mà mắt thấy, tai nghe trong xã hội lúc bấy giờ hoàn toàn trái ngược với những
28
khẩu hiệu trong Trường Quốc học Huế. Thực dân Pháp không đúng như những lời lẽ hoa mỹ, mị dân của họ. Nhưng bản chất thật sự của người Pháp là gì? Những câu hỏi đó đã thôi thúc bước chân của người thanh niên Nguyễn Tất Thành, phải đi, phải tìm ra được bản chất của chủ nghĩa thực dân. Nhưng tìm ở đâu? Chắc chắn không thể ở các thuộc địa, vì thuộc địa chỉ là hình thức thể hiện của thực dân. Vậy là, chỉ có thể ở nơi duy nhất - quê hương của thực dân. Việc tìm hiểu bản chất của chủ
nghĩa thực dân đóng vai trò quan trọng bậc nhất, phải hiểu thực dân mới có thể đánh đuổi được thực dân ở Việt Nam và các nước thuộc địa.
Tháng 6/1909, Nguyễn Tất Thành theo cha vào Nam. Ngày 05/6/1911, Người rời bến cảng Sài Gòn lên đường sang Pháp. Khoảng thời gian từ năm 1911-1917 là khoảng thời gian mà Người đặt chân lên Pháp, Mỹ, Anh và một số nước thuộc địa. Trên hành trình của con
tàu Đô đốc Latusơ Tơrêvin, Nguyễn Tất Thành làm phụ bếp cho tàu, dừng chân ở cảng Mácxây, cảng Lơ Havrơ. Tháng 5/1912, Nguyễn Tất Thành làm thuê cho chiếc tàu mang tên Sácgiơ Rêuyni để được đi vòng quanh châu Phi, trên chuyến đi, tàu đã dừng ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Angiêri, Tuynidi, Cônggô, Xênêgan, v.v.. Người đã chứng kiến những cảnh tượng hung ác, vô nhân đạo của thực dân đối với người da đen. Cảnh tượng đầu tiên Nguyễn Tất Thành chứng kiến khi đến Đaca là: Bể nổi sóng rất dữ. Tàu không
29
thể vào bờ. Cũng không thể thả canô xuống vì sóng rất to. Để liên lạc với tàu, bọn Pháp trên bờ bắt những người da đen phải bơi ra chiếc tàu. Một, hai, ba, bốn người da đen nhảy xuống nước. Người này đến người kia, họ bị sóng bể cuốn đi. Đi đến đâu, Người cũng bắt gặp người nghèo khổ. Những người, những cảnh tượng mà Hồ Chí Minh thấy nhiều, nước nào cũng có, đó là cảnh người lao động bị bóc lột dã man, đối xử tàn bạo dưới ách thống trị của chủ nghĩa tư bản, của thực dân. Đau xót chứng kiến những cảnh tượng ấy, Nguyễn Tất Thành liên tưởng đến thân phận của người Việt Nam ở nước nhà: “Ở đâu chúng nó cũng thế... Đối với bọn thực dân, tính mạng của người thuộc địa, da vàng hay da đen cũng không đáng một xu”1. Cuối năm 1912, theo chuyến tàu, Nguyễn Tất Thành sang Mỹ. Tại Mỹ, Người làm thuê kiếm sống để tìm hiểu đời sống của những người lao động, với thân phận làm thuê, lương tháng 40 đôla. Đến Harlem, chứng kiến cảnh phân biệt chủng tộc của người da trắng đối với người da đen, Nguyễn Tất Thành đã tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc. Nhận ra bản chất của dân chủ, nhân quyền kiểu Mỹ, đến thành phố New York, thăm tượng Nữ thần tự do, Người đã để lại những dòng cảm tưởng thể hiện rõ tư tưởng về quyền
_______________
1. Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 2001, tr.25.
30
con người, đặc biệt là quyền của những nhóm người yếu thế. Nhà sử học J. Stendo đã cho chúng ta biết nội dung của những dòng cảm tưởng này như sau: Ánh sáng trên đầu Thần tự do rộng khắp trời xanh, còn dưới chân Thần tự do thì người da đen đang bị chà đạp. Bao giờ người da đen được bình đẳng với người da trắng? Bao giờ phụ nữ được bình đẳng với nam giới? Duy nhất chỉ có Nguyễn Tất Thành nhìn xuống chân
tượng thần tự do và ghi lại ý kiến trên1. Có thể thấy, từ trước khi đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, với lòng nhân ái sâu sắc, những nhận thức cơ bản và rất đúng đắn đầu tiên của Hồ Chí Minh về quyền con người đã hình thành.
Đầu năm 1913, Nguyễn Tất Thành rời Mỹ, về qua Pháp, rồi đến Anh. Tại đây, Nguyễn Tất Thành tích cực tham gia những cuộc diễn thuyết chính trị, triết học của nhiều chính trị gia, triết gia. Người tham gia vào Hội những người lao động ở hải ngoại, chứng kiến sự hy sinh bất khuất của thị trưởng thành phố Coóc vì nền độc lập của Ailen, tinh thần đấu tranh cho độc lập dân tộc để giành quyền làm chủ cho nhân dân Việt Nam trong Nguyễn Tất Thành càng có thêm động lực.
_______________
1. Dẫn theo Trần Đình Huỳnh, Hoàng Chí Bảo, Đặng Quốc Bảo: Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới, Nxb. Hà Nội, 2013.
31
Cuối năm 1917, trong lúc Chiến tranh thế giới thứ nhất đang diễn ra, tình hình Đông Dương có những biến động nhất định, Nguyễn Ái Quốc - Nguyễn Tất Thành đã từ Anh trở lại Pháp, sống và hoạt động trong khoảng thời gian 1917-1923. Tại đây, Người làm thuê, viết báo, phát truyền đơn, v.v., và cũng tại nước Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã tìm hiểu về nước Nga, về V.I. Lênin với tư cách là người lãnh đạo thành công Cách mạng
Tháng Mười Nga năm 1917 và sáng lập nên nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới - nhà nước bảo vệ cho quyền lợi của đại đa số nhân dân lao động.
Tháng 11/1918, Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. Đầu năm 1919, các nước thắng trận họp Hội nghị ở Vécxây (Pháp). Thay mặt những người Việt Nam yêu nước, với tên gọi Nguyễn Ái Quốc, Người đã gửi tới Hội nghị bản Yêu sách của nhân dân An Nam gồm 8 điểm, phản ánh những quyền cơ bản của con người, như quyền ân xá cho tù nhân chính trị, quyền bảo đảm về pháp luật, quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận, quyền lập hội và hội họp, quyền tự do cư trú ở nước ngoài, quyền tự do học hành, v.v.. Lần đầu tiên, tiếng nói chính nghĩa về quyền con người được thành văn trước diễn đàn quốc tế. Tiếng nói ấy thể hiện khát vọng chính đáng của toàn thể dân tộc Việt Nam, một dân tộc thuộc địa đang bị nô dịch, một dân tộc đang bị tước mất quyền con người. Bản yêu sách là cột mốc quan trọng đầu tiên trong quá trình hình
32
thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người. Mặc dù bản yêu sách không được chấp nhận, nhưng thực dân Pháp ở Paris lồng lộn tức tối và chúng âm mưu trả đũa bằng việc tiếp tục đàn áp người dân thuộc địa. Chỉ sau đó vài tháng, trên tờ báo bản địa Courrier Colonial số ra ngày 27/6/1919 đã đăng tải bài “GIỜ PHÚT NGHIÊM TRỌNG” của Camilơ Đơvila để chỉ trích bản yêu sách, với những phát ngôn bất chấp chính nghĩa: “Làm sao một người dân thuộc địa lại có thể dùng bản yêu sách của nhân dân để công kích Chính phủ Pháp. Thật là quá quắt. Cứ theo đà này thì bọn dân thuộc địa sẽ lên ngang hàng với người Pháp chúng ta và sớm trở thành ông chủ của chúng ta. Không được, phải kìm giữ chúng mãi mãi trong vòng nô lệ”1. Vậy là, trong suy nghĩ và hành động của thực dân, người dân thuộc địa chỉ là nô lệ, không được coi như con người, thực dân đã bộc lộ bản chất của chính mình. Mặc dù những điều trong bản yêu sách không được chấp nhận, nhưng đó là hồi chuông cảnh báo tới chủ nghĩa đế quốc rằng, dân tộc Việt Nam dù đang bị chìm trong ách áp bức, nô lệ của thực dân nhưng là một dân tộc bất khuất, một dân tộc không chịu khuất phục trước sức mạnh phi nghĩa của thực dân. Dân tộc đó sẽ đấu tranh để đòi lại quyền độc lập, tự do cho mình.
_______________
1. Dẫn theo Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.1, tr.523.
33
Khoảng đầu năm 1919, Nguyễn Ái Quốc đã gia nhập Đảng Xã hội Pháp - chính đảng lớn nhất ở Pháp lúc bấy giờ, mà hoạt động của tổ chức này lấy lý tưởng Tự do - Bình đẳng - Bác ái của đại cách mạng Pháp làm tôn chỉ. Đây là tổ chức duy nhất ở Pháp bênh vực cho quyền lợi của các dân tộc bị áp bức, trong đó có Việt Nam. Ở tổ chức này, Nguyễn Ái Quốc đã có dịp gần gũi và hoạt động cùng với các nhà hoạt động chính trị như Mácxen Casanh, Raymông Lơphevrơ, Gaxtông Môngmútxô, v.v.. Nguyễn Ái Quốc đã tham gia tích cực trong Ủy ban Quốc tế III của Đảng Xã hội Pháp. Tháng 3/1919, V.I. Lênin và những người theo chủ nghĩa Mác ủng hộ lập trường của Lênin họp đại hội ở Mátxcơva, thành lập Quốc tế III - Quốc tế Cộng sản với tôn chỉ là kiên quyết ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc thuộc địa. Tổ chức này ra đời đã củng cố niềm tin vững chắc cho các dân tộc đang mất quyền tự do. Cũng trong năm 1919, Nguyễn Ái Quốc đã viết bài Tâm địa thực dân, Vấn đề dân bản xứ, v.v. nhằm phản ánh tình trạng vi phạm quyền con người của chủ nghĩa thực dân ở các nước thuộc địa.
Tóm lại, giai đoạn từ năm 1920 trở về trước, mặc dù chưa đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, nhưng với vốn tri thức Đông, Tây, cổ, kim sâu sắc, với kinh nghiệm hoạt động thực tiễn phong phú, và đặc biệt với trái tim nhân
ái và tình yêu thương con người, nhất là với những người bản xứ, người cùng khổ, ở Nguyễn Tất Thành -
34
Nguyễn Ái Quốc đã hình thành nên những quan điểm đầu tiên, tuy còn chưa hệ thống, nhưng đã rất đúng đắn, về quyền con người - bao gồm cả những quyền thiêng liêng nhất mà con người, không phân biệt dân tộc, giai cấp, màu da, một khi đã sinh ra trên đời đều được hưởng dụng, tôn trọng, bảo vệ; và cả những quyền chính trị - xã hội, mà với tư cách là công dân của những quốc gia, con người cũng cần được hưởng dụng, tôn trọng, bảo vệ. Chính sự hình thành những quan điểm đầu tiên này là điều kiện hết sức quan trọng để đưa Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm thấy ở đó một thế giới quan mới đủ sức lý giải một cách khoa học về quyền con người và vạch ra con đường đấu tranh đầy tính hiện thực và khoa học để giành lại và thực hiện một cách đầy đủ, toàn diện những quyền của con người.
b) Thời kỳ định hình những nhận thức mang tính khoa học, cách mạng và nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người
Có thể khẳng định, giai đoạn 1920-1945 là giai đoạn quan trọng nhất, hình thành những nhận thức mang tính khoa học, cách mạng và nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người.
Khi còn ở Pháp, những thông tin về V.I. Lênin và thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 đã khích lệ niềm tin cho Nguyễn Ái Quốc về công lý và
35
chính nghĩa. Nhưng vẫn chưa hình thành thế giới quan một cách rõ ràng, vì thực tế Nguyễn Ái Quốc chưa tiếp cận trực diện những tác phẩm của V.I. Lênin, cho đến năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc được Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa, trên báo Nhân đạo. Sau này Người có thuật lại tâm trạng của mình: “Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!””1. Từ đây, thế giới quan của Hồ Chí Minh đã được định hình dưới ánh sáng tư tưởng của Quốc tế III, của V.I. Lênin.
Cuối năm 1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp ở thành phố Tours, bỏ phiếu tán thành việc Đảng Xã hội Pháp gia nhập Quốc tế III (Quốc tế Cộng sản) và trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Trên diễn đàn các đại hội, Nguyễn Ái Quốc đã tố cáo tội ác của thực dân Pháp ở Đông Dương, kêu gọi giai cấp công nhân, nhân dân Pháp yêu chuộng hòa bình ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam và nhân dân các nước thuộc địa chống lại ách thực dân, giải phóng cho dân tộc mình.
_______________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.562.
36
Trong khoảng thời gian từ năm 1921 đến năm 1927, Nguyễn Ái Quốc hoạt động chủ yếu ở ba nước Pháp, Liên Xô và Trung Quốc. Từ thực tiễn phong trào yêu nước Việt Nam, những tri thức có được qua việc gặp gỡ với các nhà hoạt động văn hóa chính trị cùng với quyết tâm, nỗ lực bảo vệ và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin về Việt Nam, có thể nói, phác đồ điều trị cho căn bệnh thực dân ở các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam đang dần được hình thành.
Không thể kể hết những tội ác mà thực dân đã gây ra dưới chế độ thuộc địa. Ở An Nam hay bất cứ một mảnh đất thuộc địa nào, công lý chỉ dành cho thực dân. Công lý đó đã thể hiện rõ bản chất thực sự của công bằng - bình đẳng - bác ái mà chúng rêu rao, nhưng đồng thời cũng cho thấy sự tha hóa khỏi bản chất người, khỏi quyền làm người của bè lũ thực dân cho dù pháp luật có công nhận nhân quyền cho riêng chúng. Nguyễn Ái Quốc viết: “Tất cả những điều mà người ta đã có thể nói ra vẫn còn ở dưới mức sự thật. Chưa có bao giờ, ở một nước nào mà người ta lại vi phạm mọi quyền làm người một cách dã man, độc ác, trắng trợn đến thế”1.
Tội ác của bè lũ thực dân với nhân dân các nước thuộc địa khiến người ta rùng mình và sợ hãi. Tội ác của con người đối với con người quá lớn, không một
_______________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.2, tr.121.
37
bản án cụ thể nào ngoài Bản án chế độ thực dân Pháp ở thuộc địa đủ để kết tội thực dân.
Tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc rời Pháp sang Liên Xô. Tham dự Đại hội V Quốc tế Cộng sản, khi phát biểu tại đây, một mặt Nguyễn Ái Quốc tố cáo những tội ác của chủ nghĩa thực dân, việc vi phạm quyền con người một cách trắng trợn, mặt khác, Người đã có những đề nghị chính thức với Quốc tế Cộng sản phải có những giải pháp đúng đắn trong việc giải quyết vấn đề thuộc địa, vấn đề quyền con người. Bên cạnh đó, Nguyễn Ái Quốc cũng đưa ra những biện pháp cụ thể đối với Quốc tế Cộng sản, như mở thêm một mục trên báo L’Humanité để một tuần ít nhất dành hai cột cho các
bài viết về vấn đề thuộc địa.
Dành sự quan tâm đặc biệt tới tình cảnh của người nông dân trong các nước thuộc địa, tại Hội nghị lần thứ nhất Quốc tế nông dân, tháng 10/1923, Nguyễn Ái Quốc được bầu vào Hội đồng quốc tế nông dân và được cử vào
đoàn Chủ tịch Hội đồng và chuẩn bị một số nội dung liên quan đến vấn đề thuộc địa. Trong bài phát biểu tại Hội nghị, Nguyễn Ái Quốc cũng đã tố cáo hành động của thực dân khi đưa nông dân vào đường cùng. Vậy là, dưới đế chế của thực dân, tất cả mọi người ở các nước thuộc địa, hoặc là bị chúng mua chuộc để trở thành
những kẻ tha hóa với bản chất của con người, hoặc là bị chúng tước hết quyền tự do, quyền sống. Nguyễn Ái Quốc nhấn mạnh, tất cả đều là lực lượng cách mạng.
38
Cách mạng không thể thắng lợi nếu không có sự tham gia của nông dân.
Tháng 11/1924, Nguyễn Ái Quốc đến Trung Quốc. Tại đây, Người đã mở các lớp đào tạo chiến sĩ cách mạng thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin, hiểu rõ tình cảnh trong nước, nắm được phương pháp cách mạng, lĩnh hội được tinh thần đoàn kết quốc tế và hướng họ
đi theo cách mạng Nga để đánh đuổi đế quốc, giành độc lập cho dân tộc, sau đó đánh đổ phong kiến tay sai đem lại ruộng đất cho nông dân. Sau đó Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
(tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam). Báo Thanh niên là cơ quan ngôn luận của Hội, đã thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin và thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga. Đây là tổ
chức rèn giũa nhiều đảng viên ưu tú sau này tham gia vào các tổ chức cộng sản trong nước, rồi hợp nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong khoảng thời gian từ năm 1927 đến năm 1929, Nguyễn Ái Quốc đã đến Liên Xô, Đức, Bỉ, Italia và Thái Lan để tham dự một số hội nghị về chống chiến tranh đế quốc. Tháng 5/1927, Nguyễn Ái Quốc rời Quảng
Châu, đến cuối năm 1929, Người trở lại Trung Quốc tổ chức Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930. Với chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản, trong Chánh cương vắn tắt
39
của Đảng, một số vấn đề về quyền con người đã được khẳng định:
“a) Dân chúng được tự do tổ chức
b) Nam nữ bình quyền, v.v..
c) Phổ thông giáo dục theo công nông hóa”1. Trong khoảng thời gian hơn 10 năm (1919-1930), hàng trăm bài viết của Nguyễn Ái Quốc đã lần lượt ra đời mà nội dung chủ yếu liên quan đến việc tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân ở các nước thuộc địa, từ đó đưa ra quan điểm khẳng định và bảo vệ những quyền cơ bản của con người. Cùng với việc cho xuất bản báo Người cùng khổ (Le Paria), với sứ mệnh là thực hiện sự nghiệp giải phóng con người, trong khoảng thời gian 1920-1925, nội dung tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp cũng từng bước được hình thành. Tác phẩm là sự lột tả đến cùng cực nỗi thống khổ của người dân thuộc địa, những người lao động dưới chế độ thống trị của thực dân Pháp, họ là nạn nhân của chế độ thực dân trong một xã hội mất chủ quyền, gánh chịu thân phận nô lệ của người dân mất nước và chính sách ngu dân. Tác phẩm đã ghi lại toàn bộ những tội ác vi phạm quyền con người mà thực dân ở các nước thuộc địa đã gây ra như cưỡng bức người dân đi lính; cưỡng bức, đầu độc người dân thuộc địa trở thành những con nghiện
_______________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.3, tr.1.
40
bằng rượu cồn và thuốc phiện; cưỡng bức cử tri phải bầu cử cho người Pháp; cưỡng bức, đánh, bắt, giết hại người vô tội ở thuộc địa1.
Từ năm 1941, khi Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam đến khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 nổ ra và giành thắng lợi chính là khoảng thời gian ghi dấu ấn rõ nét nhất về quá trình Người cùng với Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo toàn thể nhân dân chuẩn bị lực lượng tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền và từng bước thực hiện các quyền cơ bản của con người trên cả phương diện lý luận và thực tiễn.
Nhiều tác phẩm quan trọng ra đời trong giai đoạn này, trong đó đáng chú ý nhất là Chương trình Việt Minh, với tinh thần khoa học, cách mạng và nhân văn được truyền tải vào các nội dung như: chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, xã hội, ngoại giao đối với các tầng lớp nhân dân, v.v., văn bản này như một tuyên ngôn về quyền con người. Những tác phẩm, bài viết trên làm rõ hành động chà đạp lên quyền con người của thực dân Pháp và chủ nghĩa thực dân nói chung ở các nước thuộc địa trong đó có Việt Nam. Do đó, chỉ
khi giành được độc lập dân tộc thì quyền dân tộc tự quyết và bình đẳng mới được thực hiện, mỗi con người
_______________
1. Xem Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.2, tr.23-144.
41
và mỗi dân tộc mới được hưởng quyền tự do và quyền cơ bản của mỗi con người. Vì vậy, đấu tranh giành độc lập dân tộc là cơ sở và điều kiện tiên quyết bảo đảm quyền con người cho nhân dân, cho dân tộc Việt Nam.
Nghiên cứu quá trình phát sinh, hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người mới thấy hết được tầm cao trong tư duy chính trị của Người. Một mặt, Hồ Chí Minh lên án tội ác của chủ nghĩa thực dân và bè lũ tay sai, mặt khác, Người phân biệt rất rõ những người lao động Pháp, những người Pháp yêu chuộng hòa bình với thực dân Pháp. Trong bức thư gửi những người Pháp ở Đông Dương, Hồ Chí Minh bày tỏ thái độ tôn trọng của mình với dân tộc Pháp vì họ đã tuyên truyền tự do, bình đẳng, bác ái, họ đã cống hiến nhiều cho văn hóa, khoa học, đồng thời, Người cũng khẳng định rõ quan điểm lập trường của mình: “Sự chiến đấu của chúng tôi không nhằm đánh vào nước Pháp, cũng không nhằm đánh vào những người Pháp lương thiện, mà chỉ chống lại sự thống trị tàn bạo ở Đông Dương của chủ nghĩa thực dân Pháp”1. Hồ Chí Minh đã phân tích bản chất thực sự của chủ nghĩa thực dân mà thực chất là lợi dụng danh tiếng của nước Pháp xâm lược thuộc địa để mưu lợi cá nhân chứ không hề mang lại lợi ích cho
_______________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.75.
42
dân chúng Pháp. Do đó, người Pháp yêu chuộng hòa bình sẽ ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do, tức là giành lại quyền con người ở các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam. Nói đến nước Việt Nam độc lập, thì nhiều người hăng hái tán thành. Họ nói: “Giời sinh ra người, ai cũng có quyền tự do. Nước Pháp
muốn độc lập thì lẽ gì không để Việt Nam độc lập?”1. Tóm lại, giai đoạn 1920-1945 chính là giai đoạn định hình những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về quyền con người. Nếu giai đoạn này khởi đầu bằng việc Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin năm 1920, lựa chọn chủ nghĩa Mác - Lênin làm vũ khí lý luận cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam, và chính trên cơ sở vũ khí lý luận đó, Hồ Chí Minh đã xây dựng thành công những nội dung cơ bản nhất của một học thuyết cách mạng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người ở Việt Nam, thì kết thúc giai đoạn này chính là thành công của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, một thành tựu của quá trình hiện thực hóa con đường mà Hồ Chí Minh đã vạch ra, và cũng là một thành tựu đầu tiên của sự nghiệp giành lại và thực hiện quyền con người ở Việt Nam. Cũng giống như đối với tư tưởng về cách mạng Việt Nam nói chung, những quan điểm cơ bản về
_______________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.461.
43
quyền con người của Hồ Chí Minh đã được hình thành trong giai đoạn 1920-1945.
c) Phát triển và hiện thực hóa tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, vào lúc 14 giờ ngày 02/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Hồ Chí Minh đã công bố bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tuyên ngôn đánh dấu sự định hình của tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người sau một quá trình hình thành lâu dài. Rõ ràng về quan điểm, mạnh mẽ về lập trường, dứt khoát về thái độ, Tuyên ngôn có đoạn: “Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”1; “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”2. Những lời bất hủ ấy được Hồ Chí Minh trích dẫn từ Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của Mỹ, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp cuối thế kỷ XVIII và khi đưa vào bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thể hiện rõ quan điểm của Hồ Chí Minh:
_______________
1, 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.1.
44
một mặt, Người khẳng định sự bình quyền, bình đẳng đối với tất cả các dân tộc trên thế giới; mặt khác, là để cho thế giới biết rằng, dù ở Mỹ, Pháp, hay Việt Nam và các nước thuộc địa khác, thì sự bình đẳng - bình đẳng về quyền, quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc đều là khát vọng thiêng liêng, cần được lắng nghe, tôn trọng và thực hiện.
Giá trị của bản Tuyên ngôn độc lập mà Hồ Chí Minh soạn thảo vươn tầm thời đại ở điểm, Người muốn nhấn mạnh: Trước khi đi khai hóa cho các dân tộc khác thì Mỹ, Pháp phải tự khai hóa cho chính dân tộc của mình để những quyền ấy không còn là khẩu hiệu mà phải hiện hữu trong chính cuộc sống của người dân nước họ. Nếu bình đẳng, bình quyền là những chân lý
thì còn có rất nhiều người dân Pháp, Mỹ đang mong muốn được sống, suy nghĩ và hành động trong một xã hội mà chân lý đó được thực thi.
Tuyên ngôn độc lập là thành quả của cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm anh hùng, bất khuất của toàn thể dân tộc Việt Nam; là kết tinh những giá trị tinh thần cao quý, tư duy biện chứng sâu sắc, và đặc biệt trong đó lấp lánh những giá trị nhân văn khi đề cập tới những quyền của con người, tới thân phận con người bị chà đạp trong chế độ thuộc địa phản động, và sức mạnh vô địch của con người khi vùng lên giải phóng mình. Trong Tuyên ngôn, Hồ Chí Minh đã đi từ
45
quyền con người đến quyền dân tộc, và từ quyền dân tộc quay trở lại bảo đảm và hiện thực hóa quyền con người. Chính vì như thế, Tuyên ngôn ngày 02/9/1945 là tuyên ngôn độc lập song cũng là tuyên ngôn về quyền con người. Tuyên ngôn đánh dấu một sự phát triển mang tính bước ngoặt trong tư duy về quyền con người của Hồ Chí Minh.
Cuối năm 1945, đầu năm 1946, Hồ Chí Minh đã có một loạt bài nói, bài viết quan trọng, trong đó nêu ra một cách toàn diện, hệ thống các quyền con người và việc ghi nhận, bảo đảm, hiện thực hóa quyền con người trên phương diện đường lối, chính sách, pháp luật cũng như trên phương diện thực tiễn. Điển hình là bài phát biểu của Hồ Chí Minh tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 03/9/1945, trong đó Sáu nhiệm vụ cấp bách được Người nêu ra cũng chính là sáu nhiệm vụ nhằm thực hiện các quyền cơ bản của con người, từ quyền được sống, quyền kinh tế (chống giặc đói, giặc ngoại xâm), quyền chính trị (tổ chức càng sớm càng tốt cuộc Tổng tuyển cử theo
phương thức phổ thông đầu phiếu), quyền văn hóa (chống giặc dốt, giáo dục lại nhân dân ta bằng đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính), quyền tín ngưỡng tự do và lương giáo đoàn kết, v.v.; trong cuộc họp đầu tiên
của Ủy ban nghiên cứu kế hoạch kiến quốc, Hồ Chí Minh cũng bàn tới:
46
“1. Làm cho dân có ăn.
2. Làm cho dân có mặc.
3. Làm cho dân có chỗ ở.
4. Làm cho dân có học hành”1.
Đây chính là những quyền con người cơ bản. Ngoài ra, Hồ Chí Minh còn viết rất nhiều tác phẩm bàn đến quyền làm chủ, quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền được pháp luật bảo vệ, quyền đi lại, cư trú, quyền công dân, quyền hôn nhân và xây dựng gia đình, quyền sở
hữu tài sản, quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo, v.v..
Ngày 24/10/1945, Liên hợp quốc được thành lập. Ngày 10/12/1948, Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền. Sự ra đời của bản Tuyên ngôn, một cách gián tiếp, đã góp phần khẳng định sự đúng đắn và giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người: nhiều điều ghi trong Tuyên ngôn đã được Hồ Chí Minh phát biểu từ rất lâu trước đó.
Ngày 09/11/1946, trong Lời phát biểu tại phiên họp bế mạc kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hồ Chí Minh đã viết: “Sau khi nước nhà mới tự do được 14 tháng, đã làm thành được bản Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử nước nhà... Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới nước Việt Nam đã độc lập.
_______________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.175.
47
Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới biết dân tộc Việt Nam đã có đủ mọi quyền tự do”1. Sự ra đời của Hiến pháp năm 1946 đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử quyền con người ở Việt Nam. Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc (cũng như toàn châu Á), một bản Hiến pháp dân chủ đã ra đời, trong đó không chỉ ghi nhận, tuyên bố một hệ thống quyền con người, mà còn cung cấp cơ sở pháp lý để bảo đảm, bảo vệ các quyền đó trước mọi sự xâm phạm. Hiến pháp năm 1946 cũng chính là bản hiến pháp in đậm dấu ấn tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người. Hiến pháp năm 1946 thực sự là công cụ đặc biệt quan trọng và có hiệu lực nhất để bảo vệ nền độc lập dân tộc, bảo vệ chính quyền cách mạng và thực hiện quyền của nhân dân. Trong số bảy chương của Hiến pháp năm 1946 thì chương về “nghĩa vụ và quyền lợi của công dân” được xếp thứ hai, gồm 18 điều. Trong đó, có 16 điều trực tiếp quy định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam. Hiến pháp đặt nghĩa vụ trước quyền lợi. Chương II của Hiến pháp quy định các quyền tự do dân chủ của công dân trong các lĩnh vực chính trị, văn hóa, xã hội và tự do cá nhân. Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật được ghi nhận trong đạo luật của Nhà nước (Điều thứ 7). Hiến pháp quy định phụ nữ
_______________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.491.
48
được ngang quyền với nam giới về mọi phương diện. Nội dung tiến bộ, dân chủ và nhân đạo của Hiến pháp năm 1946 còn được thể hiện ở những quy định về các quyền cơ bản của công dân như quyền tham gia chính quyền và công cuộc kiến quốc (Điều thứ 7), quyền bầu cử và ứng cử (Điều thứ 18), quyền bãi miễn các đại biểu mình đã bầu ra (Điều thứ 20), quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia (Điều thứ 21), quyền tư hữu tài sản (Điều thứ 12), quyền học tập (Điều thứ 15), quyền tự do ngôn luận, tự
do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài (Điều thứ 10), quyền bất khả xâm phạm về nhà ở và thư tín (Điều thứ 11), quyền được Nhà nước ưu tiên chăm sóc giúp đỡ của công dân thuộc dân tộc thiểu số (Điều thứ 8), quyền của công dân già cả, tàn tật, trẻ em (Điều thứ 14), quyền của giới cần lao trí thức và chân tay (Điều thứ 13).
Hơn 10 năm sau, căn cứ vào thực tiễn trong nước và thế giới, trong kỳ họp thứ năm, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khóa I đã quyết định sửa đổi Hiến pháp năm 1946. Ban dự thảo Hiến pháp sửa đổi được thành lập. Ngày 18/12/1959, tại kỳ họp thứ mười Quốc hội khóa I, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc báo cáo về Dự
thảo Hiến pháp sửa đổi. Ngày 31/12/1959, Quốc hội đã nhất trí thông qua Hiến pháp sửa đổi. Ngày 01/01/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh công bố Hiến pháp
49
năm 1959. Hiến pháp năm 1959 bao gồm 10 chương, 112 điều, trong đó, quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định tại Chương III (thay vì Chương II như Hiến pháp năm 1946) bao gồm 21 điều (từ Điều 22 đến Điều 42). So với Hiến pháp năm 1946 thì Hiến pháp năm 1959 đã bổ sung những quy định mới về quyền con người như: quyền khiếu nại tố cáo với cơ quan Nhà nước (Điều 29), quyền làm việc (Điều 30), quyền nghỉ ngơi (Điều 31). Bên cạnh quy định quyền, Hiến pháp năm 1959 cũng quy định cụ thể những nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Năm 1969, trước khi qua đời, trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng toàn thế giới1. Những lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh càng chứng tỏ tầm nhìn xa trông rộng của Người về một Việt Nam độc lập, ngang hàng với tất cả các quốc gia trên thế giới và bình đẳng thực hiện quyền và nghĩa vụ góp phần vào sự vận động, phát triển của cả thế giới. Bản Di chúc kết tinh những tư tưởng, tình cảm lớn của Hồ Chí Minh, nhưng lấp lánh trong đó chính là tư tưởng, tình cảm đối với con người. Phần lớn nội dung của Di chúc được dùng để nói đến công việc đối với con người - mọi con người.
_______________
1. Xem Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.624.
50
Vì thế, đây quả thật là một văn kiện có giá trị thiêng liêng về quyền con người mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta.
Năm 1975, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi đã thống nhất đất nước, thu giang sơn về một mối. Ngày 20/9/1977, Việt Nam chính thức được công nhận là thành viên của Liên hợp quốc. Năm 2014, Việt Nam đảm nhiệm vai trò là thành viên Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014-2016. Ở cấp độ
khu vực, Việt Nam tham gia nghiêm túc vào quá trình xây dựng Tuyên bố nhân quyền ASEAN; ở cấp độ song phương, Việt Nam có cơ chế Đối thoại nhân quyền với nhiều đối tác như Mỹ, EU, Na Uy, Thụy Sỹ, v.v., và tham gia nhiều diễn đàn liên quan đến quyền con người. Những sự kiện đó đã minh chứng và khẳng định cho những thành công trong việc bảo đảm, thực hiện quyền con người ở Việt Nam, mà nền móng của những thành công đó, một phần quan trọng, không có gì khác hơn, chính là tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người. Giá trị và sức sống của tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người không chỉ được chứng thực bằng thực tiễn cách mạng Việt Nam, mà còn bằng thực tiễn Việt Nam tham gia vào sự nghiệp bảo vệ nhân quyền trên thế giới; không chỉ thấm sâu và lan tỏa trên đất nước Việt Nam, mà còn in dấu ấn vào lịch sử nhân loại. Nghiên cứu, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người, rõ ràng,
51
không chỉ là nhiệm vụ có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc, mà còn là trách nhiệm đáng tự hào của thế hệ kế tục sự nghiệp của Hồ Chí Minh.
3. Phương thức tiếp cận quyền con người của Hồ Chí Minh
a) Hồ Chí Minh tiếp cận quyền con người theo phương thức tổng hòa biện chứng các giá trị tư tưởng, văn hóa phương Đông và phương Tây, truyền thống và hiện đại
- Hồ Chí Minh tiếp cận quyền con người từ tinh hoa tư tưởng, văn hóa của phương Đông và phương Tây
Trước khi đến với văn minh phương Tây, trong hành trang của Hồ Chí Minh đã có vốn hiểu biết về lịch sử và truyền thống dân tộc. Dân tộc Việt Nam là một dân tộc có truyền thống nhân nghĩa, mà gốc là “Nhân”, là yêu thương con người, tôn trọng con người, phẫn nộ khi con người bị giày xéo và kiên quyết đấu tranh chống
lại những thế lực giày xéo con người, “Nhân” từ đó mà trở thành “Nghĩa”. Đạo lý lập quốc của dân tộc ta, đúng như Nguyễn Trãi khái quát: “Lấy đại nghĩa thắng hung tàn. Lấy chí nhân thay cường bạo”.
Vì con người nên kiên quyết đấu tranh chống ngoại xâm để hộ quốc, an dân.
Vì con người nên kiên cường đấu tranh chống thiên tai để bảo vệ thành quả lao động sản xuất và để sản xuất ra nhiều hơn của cải vật chất.
52
Vì con người nên kiên trì con đường giáo hóa dân chúng, làm cho con người được mở mang về trí tuệ, tu dưỡng về đạo đức.
Vì con người đã thiết lập chế độ, đặt pháp luật, định điển chương để xây nền văn hiến cho dân tộc, để bảo vệ con người.
Vì con người mà người cầm quyền luôn cố gắng “dĩ chúng tâm vi kỷ tâm”, để nghĩ điều người dân muốn nghĩ, nói điều người dân muốn nói, làm điều người dân muốn làm, qua đó sửa mình và tạo phúc cho thiên hạ,...
Xã hội Việt Nam truyền thống đặt ra vấn đề dân quyền, nhân quyền, nhưng mới dừng lại ở tư tưởng dân bản. Nhưng dân bản theo nghĩa đầy đủ, đích thực, thì nhiều nội dung cũng đã rất gần với dân quyền, dân chủ.
Bước vào thời cận đại, cùng với quá trình văn minh phương Tây xâm nhập vào Việt Nam, các nhà trí thức, văn hóa lớn của dân tộc cũng đã bước đầu chủ động tiếp biến các giá trị phương Tây, dung hòa với các giá trị bản địa để hình thành nên những giá trị mới. Với sự nỗ lực của các vị đó, chẳng hạn như Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu và nhiều nhân sĩ, trí thức lớn khác, mà tư tưởng dân quyền, nhân quyền đã xuất hiện và dần trở nên quen thuộc trong đời sống tư tưởng, văn hóa Việt Nam thời cận đại.
Hồ Chí Minh với sự am hiểu tư tưởng, văn hóa truyền thống, cùng với sự tôn trọng những đóng góp của
53
các bậc tiền bối, đã kế thừa di sản truyền thống của dân tộc và nâng lên một tầm cao mới. Tư tưởng về quyền con người của Hồ Chí Minh vừa rất hiện đại, mang tính nhân loại, nhưng cũng mang đậm tính truyền thống và chất dân tộc Việt Nam, vì thế phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của hiện thực xã hội Việt Nam.
Hồ Chí Minh còn có sự am hiểu sâu sắc phương Đông: học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân..., ưu điểm của chủ nghĩa Tôn Dật Tiên là chính sách của nó phù hợp với điều kiện của nước ta, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là đại từ đại bi, cứu khổ cứu nạn, v.v.. Từ sự nhận định ấy, Hồ Chí Minh đã nói rõ tâm nguyện của mình: Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy.
Tháng 12/1923, khi trả lời nhà báo Xôviết Ô. Manđenxtam, Hồ Chí Minh đã nói: “Tôi sinh ra trong một gia đình nhà nho An Nam. Những gia đình như thế ở nước chúng tôi không phải làm việc gì. Thanh niên trong những gia đình ấy học Khổng giáo, đồng chí chắc biết Khổng giáo không phải là
tôn giáo mà là một thứ khoa học về kinh nghiệm đạo đức và phép ứng xử. Và trên cơ sở đó người ta đưa ra khái niệm về “thế giới đại đồng””1. Rõ ràng, tư tưởng của Khổng Tử được Hồ Chí Minh nhìn nhận như một khoa học, gồm những tri thức được rút ra từ đời sống
_______________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.1, tr.461.
54
hiện thực, từ những sự trải nghiệm đúc kết nên những nguyên tắc chỉ đạo hoạt động của con người trong đời sống chính trị - xã hội, chứ không phải là sự phản ánh xuyên tạc, hủ bại về thế giới hiện thực.
Trong bài viết về phong trào Cộng sản Quốc tế - Đông Dương (5/1921), Hồ Chí Minh nhận định: Khổng Tử vĩ đại (551-479 tr.CN) khởi xướng thuyết đại đồng và truyền bá sự bình đẳng về tài sản. Ông từng nói: thiên hạ sẽ thái bình khi thế giới đại đồng. Người ta không sợ thiếu chỉ sợ có không đều. Bình đẳng sẽ xóa bỏ nghèo nàn, v.v.. Học trò của Khổng Tử là Mạnh Tử, tiếp tục tư tưởng của thầy và vạch ra một kế hoạch chi tiết để tổ chức sự sản xuất và tiêu thụ. Sự bảo vệ và phát triển lành mạnh của trẻ em, sự giáo dục và lao động cưỡng bức đối với người lớn, sự lên án nghiêm khắc thói ăn bám, sự nghỉ ngơi của người già, không có điều gì đề án của ông không đề cập tới. Việc thủ tiêu bất bình đẳng về hưởng thụ, hạnh phúc không phải cho một số đông mà cho tất cả mọi người, đấy là đường lối kinh tế của vị hiền triết. Trả lời một câu hỏi của vua, ông đã nói thẳng thắn: Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh1.
Xuất phát từ con người, mục đích hướng tới trong tư tưởng của Khổng Tử, Mạnh Tử cũng là vấn đề con
_______________
1. Xem Hồ Chí Minh:Toàn tập, Sđd, t.1, tr.47-48.
55
người làm chính trị (xã hội), điều này thể hiện rõ trong lôgíc tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ của Nho giáo. Nội dung chủ yếu trong tư tưởng của Khổng Tử, Mạnh Tử được Hồ Chí Minh nhắc đến là tư tưởng về thế giới đại đồng - xã hội lý tưởng, là xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người, là những vấn đề có liên quan đến cải tạo chính trị, cải tạo xã hội.
Hồ Chí Minh đã tiếp thu điểm tích cực trong triết lý chính trị của Khổng Tử, Mạnh Tử. Có điều, con người (mà ở đây là nhân dân) đã được Hồ Chí Minh đặt vào vị trí trung tâm của chính trị, quyền con người chính là mục đích, muốn đạt được thì nước nhà phải độc lập. Xuất phát từ lòng ham muốn tột bậc là nước nhà hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn tự do, ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành, để rồi cuối cùng, trong bản Di chúc thiêng liêng, Hồ Chí Minh vẫn nhấn mạnh “việc đầu tiên là đối với con người”. Để xây dựng một chế độ xã hội mới ở Việt Nam, trong bài nói tại lớp chỉnh Đảng năm 1953, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: ““Mình phải chính tâm tu thân”, nghĩa là việc gì cũng phải làm kiểu mẫu; có thế mới “trị quốc bình thiên hạ” được. Trị quốc bình thiên hạ đây tức là ta kháng chiến đánh Pháp, kiến quốc xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ hòa bình thế giới. Muốn cải tạo xã hội thì lòng mình phải cải tạo. Nếu lòng mình không cải tạo thì đừng nói đến cải tạo xã hội.
56
Lòng mình còn tham ô, lãng phí, muốn cải tạo xã hội làm sao được”1.
Tiếp thu, nhưng không phải là nguyên mẫu, một mặt Hồ Chí Minh đánh giá cao nhân cách, đạo đức của Khổng Tử, mặt khác, Người cũng nhận thức được hạn chế thể hiện lập trường giai cấp của Khổng Tử, Mạnh Tử. Người chỉ rõ, hạn chế ấy là do những điều kiện lịch sử quy định và Khổng Tử không thể vượt qua được thời đại của mình. Hồ Chí Minh viết: “Nhưng cách đây 20 thế kỷ, chưa có chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc và các dân tộc chưa bị áp bức như chúng ta ngày nay,
cho nên bộ óc của Khổng Tử không bao giờ bị khuấy động vì các học thuyết cách mạng. Đạo đức của ông là hoàn hảo, nhưng nó không thể dung hợp với các trào lưu tư tưởng hiện đại, giống như một cái nắp tròn làm thế nào để đậy kín được cái hộp vuông?”2. Tuy nhiên, với tinh thần kế thừa có chọn lọc, Hồ Chí Minh kết luận: “Tuy Khổng Tử là phong kiến và tuy học thuyết của Khổng Tử có nhiều điều không đúng song những điều hay trong đó thì chúng ta nên học”3.
Khoảng giữa thế kỷ XIX, chủ nghĩa thực dân xâm chiếm, thống trị và áp đặt chế độ nô dịch lên Trung Quốc và Việt Nam. Tôn Trung Sơn và Hồ Chí Minh đều
_______________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.8, tr.113.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.2, tr.562.
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr.356.
57
là những người sống cùng thời đại, tuy nhiên, mỗi người đều chọn cho dân tộc mình một con đường đấu tranh cách mạng để giành lại độc lập. Chủ nghĩa Tam dân do Tôn Trung Sơn sáng lập gồm ba nội dung cơ bản: Dân
tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc. Nội dung dân tộc độc lập chủ yếu đề cập tới việc phản đối chủ nghĩa đế quốc và quân phiệt cấu kết xâm lược, mưu cầu quyền bình đẳng dân tộc và quyền tự quyết dân tộc. Trong nội dung dân tộc độc lập, Tôn Trung Sơn đã nhấn mạnh đến “Cần giúp đỡ các dân tộc nhược tiểu chống lại các cường quốc trên thế giới”1. Nội dung dân quyền tự do, Tôn Trung Sơn cho rằng, cần thi hành chính sách dân chủ, ngăn cản sự lạm dụng chế độ hiện hành của Âu - Mỹ, nhân dân có quyền bầu cử, sáng tạo, trưng cầu dân ý để thông qua đó chọn ra các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Như vậy, dân chủ và tự do là mục đích chính của nội dung này, Tôn Trung Sơn nhấn mạnh rằng: “dân quyền chỉ đến sau khi đấu tranh cho tự do”2.
Bàn về bình đẳng, Tôn Trung Sơn cho rằng: người có nhiều năng lực thì phục vụ nhiều, người có ít năng lực thì phục vụ ít, ai cũng phục vụ mọi người, “Làm như thế, tuy trời sinh ra người không bình đẳng về sự thông
_______________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.1, tr.160.
2. Tôn Trung Sơn: Chủ nghĩa Tam dân, Viện Thông tin Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1995, tr.160.
58
minh tài đức, nhưng đạo đức phục vụ của người phát triển tất có thể tạo nên sự bình đẳng. Đó chính là tinh thần tinh túy của bình đẳng”1. Với bộ máy chính trị, Tôn Trung Sơn nhấn mạnh đến việc nhân dân có thể
trao quyền cho chính phủ và cũng có thể thu hồi lại quyền của mình. Quyền chính phủ làm việc ông gọi là trị quyền. Nhân dân được thực thi bốn loại quyền cụ thể mà ông gọi là chính quyền: quyền bầu cử, quyền bãi miễn, quyền lập pháp và quyền phúc quyết. “Dùng bốn chính quyền của nhân dân để quản lý trị quyền của chính phủ, như vậy mới xem là một cơ quan chính trị dân quyền hoàn hảo”2.
Nội dung dân sinh hạnh phúc, Tôn Trung Sơn đề cập tới quyền về đất đai của mỗi người dân và kiểm soát vốn, tư nhân không thể thao túng sinh kế quốc dân. Phương thức để thực hiện dân sinh, theo ông phải dùng đến hai biện pháp: bình quân địa quyền và tiết chế tư bản. Ông không tán thành với cách thức dùng cách mạng để giải quyết các vấn đề kinh tế. Theo Tôn Trung Sơn, cách mạng chỉ giải quyết được vấn đề
chính trị mà thôi.
Trong thời gian hoạt động ở Trung Quốc sau năm 1924, Nguyễn Ái Quốc đã có điều kiện để nghiên cứu tư tưởng của Tôn Trung Sơn, Người nhận thấy ở chủ nghĩa Tam dân: chính sách phù hợp với điều kiện ở
_______________
1, 2. Tôn Trung Sơn: Chủ nghĩa Tam dân, Sđd, tr.230, 308.
59
nước ta. Phù hợp trong thời điểm nào? Câu trả lời đã được Hồ Chí Minh nhấn mạnh sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945: “Chính phủ cố gắng làm theo đúng ba chính sách: Dân sinh, Dân quyền và Dân tộc”1. Trong Lời kêu gọi thi đua ái quốc tháng 6/1948, Hồ Chí Minh viết: “Trong cuộc Thi đua ái quốc, chúng ta: Vừa kháng chiến, Vừa kiến quốc. Kết quả đầu tiên của Thi đua ái quốc sẽ là: Toàn dân đủ ăn đủ mặc; toàn dân biết đọc, biết viết; Toàn bộ đội đầy đủ lương thực, khí giới để diệt ngoại xâm; Toàn quốc sẽ thống nhất độc lập hoàn toàn. Thế là chúng ta thực hiện: Dân tộc độc lập; Dân quyền tự do; Dân sinh hạnh phúc. Ba chủ nghĩa mà nhà cách mạng Tôn Văn đã nêu ra”2.
Ở Nhật Bản, từ năm 1868 đến năm 1912 là thời đại Minh Trị, thời đại đó diễn ra cuộc chiến tranh Nhật - Trung nhưng cũng không làm cho công cuộc duy tân của Minh Trị bị ảnh hưởng. Với việc thực thi hàng loạt các chính sách quan hệ quốc tế, đổi mới và phát triển đất nước, ban hành quyền bình đẳng trong nhân dân, xây dựng chính thể lập hiến. Một trong những tiêu chí quan trọng nhất mà Minh Trị thực hiện được đó là thực hành dân chủ về chính trị, làm thay đổi toàn diện bộ mặt của Nhật Bản, đưa Nhật Bản từ _______________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.491.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.556-557.
60
một nước nông nghiệp cũ kỹ trở thành một nước tư bản có nền công nghiệp phát triển cao. Với nước Nhật là quá trình canh tân, không bị trở thành thuộc địa giống như Trung Quốc và Việt Nam, nhưng rõ ràng cách
thức quản lý, xây dựng đất nước theo mô hình văn minh của Nhật mà ở đó quyền con người được bảo đảm, được phát triển và ngày càng hoàn thiện đã tác động đến tư duy Hồ Chí Minh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giành lại chủ quyền đất nước và quyền con người cho nhân dân Việt Nam.
Bôn ba khắp năm châu bốn bể, tiếp cận văn minh phương Tây, Hồ Chí Minh đặc biệt dành nhiều thời gian để nghiên cứu các mô hình cách mạng của các nước tiên tiến, trong đó có cách mạng Mỹ năm 1776, cách mạng Pháp năm 1789. Cách mạng Mỹ, đặc biệt là Tuyên ngôn độc lập năm 1776 đã nhấn mạnh: Tự
do là quyền tự nhiên của con người và quyền lực chính trị thuộc về nhân dân. Nghiên cứu cách mạng Pháp năm 1789 đã đưa Hồ Chí Minh đến gần hơn với G.G. Rútxô và S.Đ. Môngtexkiơ - những người tuyên truyền chủ nghĩa tự do, bình đẳng. S.Đ. Môngtexkiơ
định nghĩa: tự do là làm tất cả những điều mà pháp luật cho phép. “Tự do chính trị của công dân là sự yên tâm vì mỗi người nghĩ rằng mình được an ninh. Muốn bảo đảm tự do chính trị như vậy thì chính phủ phải làm thế nào để một công dân này không phải sợ một
61
công dân khác”1. Đến G.G. Rútxô, khẩu hiệu đấu tranh cho tự do của ông được hậu thế ca tụng, “Tự do là từ bản chất con người mà có”, vì vậy phải cứu lấy tự do, tìm ra biện pháp để hạn chế sự bất công trong xã hội.
Kế thừa những giá trị tư tưởng của S.Đ. Môngtexkiơ và G.G. Rútxô về tự do của nhân dân, tự do công dân, tự do của con người, Hồ Chí Minh đưa khái niệm nhân dân vào khái niệm dân tộc, do đó mà bản chất tự nhiên của quyền tự do bình đẳng nhân dân được Hồ Chí Minh phát triển thành bản chất tự nhiên của quyền tự do bình đẳng dân tộc.
- Hồ Chí Minh tiếp cận quyền con người theo quan điểm mácxít
Tháng 7/1920, Hồ Chí Minh được tiếp cận Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin. Đây chính là thời điểm đánh dấu sự tiếp nhận của Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác - Lênin. Hệ thống triết học, chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin đã đưa đến cho Hồ Chí Minh những giá trị về nhận thức luận duy vật và phương pháp làm việc biện chứng.
Về triết học: Lý luận nhận thức mà Hồ Chí Minh tiếp thu từ chủ nghĩa Mác - Lênin gắn liền với thực tiễn. Từ đó Người đã chỉ ra con đường biện chứng về lý luận cách
_______________
1. Môngtexkiơ: Bàn về tinh thần pháp luật, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội, 2006, tr.105.
62
mạng Việt Nam, đó là con đường cách mạng bắt đầu từ con người và mục đích cuối cùng là hướng tới giải phóng cho con người. Người đã lĩnh hội phương pháp làm việc biện chứng của chủ nghĩa Mác, phương pháp này cho phép con người sáng tạo, đổi mới chứ không giáo điều, rập khuôn. Phương pháp làm việc biện chứng của chủ nghĩa Mác đã giúp cho Hồ Chí Minh có cái nhìn toàn cảnh về
tình hình trong nước, Người đã phân tích các mâu thuẫn, chỉ ra mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn của dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp. Mâu thuẫn giữa chính sách nô dịch của thực dân với khẩu hiệu “khai hóa văn minh” mà thực dân Pháp thực thi đối với dân tộc Việt Nam.
Về chính trị: Trên cơ sở tiếp thu tư tưởng chính trị của chủ nghĩa Mác - Lênin, đặc biệt là tư tưởng chính trị của Lênin: chính trị trước hết là lĩnh vực quan hệ giữa người với người, không phải giữa các cá nhân mà giữa các tập đoàn người. Là sự tham gia vào những công việc của nhà nước; là mối quan hệ giữa các giai cấp, các tầng lớp người trong xã hội và là cuộc đấu tranh giữa họ để giành, giữ và thực thi quyền lực. Hồ Chí Minh đã lĩnh hội được tính biện chứng trong quan hệ giữa kinh tế và chính trị: “Chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế”1; “Chính trị tức là kinh tế được cô đọng lại”2;
_______________
1. V.I. Lênin: Toàn tập, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1980, t.42, tr.349.
2. V.I. Lênin: Toàn tập, Sđd, t.45, tr.147.
63
“Chừng nào người ta chưa biết phân biệt được lợi ích của giai cấp này hay giai cấp khác, ẩn đằng sau bất kỳ những câu nói, những lời tuyên bố và những lời hứa hẹn có tính chất đạo đức, tôn giáo, chính trị và xã hội, thì trước sau bao giờ người ta vẫn là kẻ ngốc nghếch bị người khác lừa bịp và tự lừa bịp mình về chính trị”1. Chính trị do kinh tế quyết định, nhưng chính trị không thụ động mà phải giữ vị trí ưu tiên trong việc xác định phương hướng phát triển của kinh tế. Từ lý luận của V.I. Lênin về chính trị, Hồ Chí Minh đã vận dụng vào thực tiễn Việt Nam, một nền chính trị bị xâm lược thì không thể phát triển kinh tế, phát triển con
người, vì chính trị thực chất là quan hệ giai cấp, là sinh mệnh của triệu triệu con người. Vấn đề trọng tâm của chính trị Mác - Lênin mà Hồ Chí Minh tiếp cận chính là vấn đề quyền lực nhà nước. Nhà nước mang bản chất giai cấp, giai cấp nào có quyền lực nhất về kinh tế, đồng thời cũng là giai cấp có quyền lực về chính trị. Thực tiễn Việt Nam lúc bấy giờ được quan tâm nhất là vấn đề chủ quyền, tức là vấn đề chính trị, Hồ Chí Minh đã giải bài toán chính trị bằng phương pháp cách mạng để giành lại độc lập dân tộc, tức là chủ quyền lãnh thổ, là quyền lực chính trị cho nhân dân - cơ sở để xây dựng và phát triển mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có phát triển kinh tế.
_______________
1. V.I. Lênin: Toàn tập, Sđd, t.23, tr.57.
64
Chủ nghĩa Mác - Lênin chính là cơ sở quan trọng hình thành nên phương pháp duy vật biện chứng của Hồ Chí Minh về quyền con người. Phương pháp Hồ Chí Minh lựa chọn để giải quyết vấn đề quyền con người trong bối cảnh Việt Nam mất chủ quyền dưới ách thống trị của thực dân Pháp hoàn toàn mang tính hiện thực. Từ chỗ xác định rõ mâu thuẫn dân tộc là mâu thuẫn cơ bản nhất trong xã hội lúc bấy giờ làm mất đi chủ quyền của người Việt Nam, Hồ Chí Minh không đổ lỗi cho thời cuộc, Người cũng không đổ lỗi cho mệnh trời. Nếu thực dân Pháp, đế quốc Mỹ là những kẻ bằng xương bằng thịt đã chà đạp lên nhân phẩm và quyền tự do của dân tộc, của loài người, thì con người - hiện thực (không phân biệt màu da, tôn giáo, dân tộc) sẽ tự mình và cùng với những người cùng khổ trên thế giới quyết đòi lại nhân phẩm và quyền làm người. Hiện thực ở các nước thuộc địa, các nước mà quyền con người bị xâm phạm chỉ có thể giải quyết bằng con đường hiện thực. Đây chính là quan điểm cách mạng mang tính duy vật, nói cách khác, Hồ Chí Minh đã đứng trên lập trường duy vật để giải quyết vấn đề quyền con người.
Cùng với lập trường duy vật, Hồ Chí Minh đã thể hiện lối tư duy biện chứng trong việc giải quyết mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, quyền con người, tức là quyền tự do của cá nhân, là trách nhiệm của nhà nước và công dân, là mối quan hệ giữa quyền, lợi ích của cá nhân với lợi ích của nhà nước và xã hội.
65
Người nhận định: “Không có chế độ nào tôn trọng con người, chú ý xem xét những lợi ích cá nhân đúng đắn và bảo đảm cho nó được thỏa mãn bằng chế độ xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa”1. “Cho nên lợi ích cá nhân là nằm trong lợi ích của tập thể, là một bộ phận của lợi ích tập thể. Lợi ích chung chung của tập thể được bảo đảm thì lợi ích riêng của cá nhân mới có điều kiện để được thỏa mãn”2. Nếu trong chế độ thuộc địa nửa phong kiến, quyền con người không được công nhận, thì cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng con người sẽ xóa bỏ chế độ cũ, đồng thời thiết lập một chế độ xã hội mới, như mong muốn của Hồ Chí Minh, xã hội mà ở đó quyền con người được bảo đảm. “Ngày nay, chúng ta đã xây dựng nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhưng nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng không có nghĩa lý gì”3. Tự do, bao gồm cả tự do tư tưởng và tự do thân thể là một trong những giá trị quan trọng nhất của quyền con người. Đó cũng là chân lý cốt lõi trong suốt quá trình đấu tranh giành quyền con người cho dân tộc Việt Nam.
Biện chứng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người còn được biểu hiện ở mối tương quan giữa quyền con người với quyền làm người. Để quyền con
_______________
1, 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11, tr.610.
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.64.
66
người được nâng tầm lên quyền làm người, Hồ Chí Minh đòi hỏi mỗi con người phải trau dồi đạo đức, lối suy nghĩ và tác phong làm việc. Người cũng chỉ ra mối liên hệ phổ biến giữa quyền và nghĩa vụ. Nếu chính quyền đã thuộc về cách mạng, dân chủ đã thuộc về
nhân dân thì tất cả mọi người đều phải có nghĩa vụ phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân. Quyền con người trong tính thống nhất của nó còn đối lập với
những thói tham ô, tham nhũng, lộng hành, lười biếng. - Hồ Chí Minh tiếp cận con người từ nhiều góc độ của Chính trị học hiện đại
Vấn đề quyền con người ở góc độ chính trị học trong các nước tư bản chủ nghĩa cho thấy, xuất phát điểm là vấn đề quyền con người để hướng tới mục đích là sự phát triển cao nhất quyền cá nhân, đặt quyền cá nhân cao hơn quyền dân tộc. Tiếp cận con người từ góc độ Chính trị học hiện đại, Hồ Chí Minh đặt mục tiêu cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam do Người khởi xướng và lãnh đạo, là giải phóng con người khỏi mọi nô dịch, áp bức, bóc lột, bất công; bảo đảm cho con người được hưởng dụng một cuộc sống xứng với phẩm giá cao quý của con người; tạo điều kiện để con người phát huy, phát triển đầy đủ, toàn diện tiềm năng, thực sự trở thành chủ thể tích cực của tiến bộ lịch sử. Trong tư tưởng và sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh, người ta thấy rõ một lôgíc phát triển nhất quán, từ giải phóng con người - dân tộc, đến giải phóng con người -
67
giai cấp và cao nhất là giải phóng con người - nhân loại, không chỉ đòi quyền sống, quyền tự do, quyền được học hành, v.v., cho cá nhân hay một đối tượng nhất định mà Người hướng tới số đông, hướng tới cả một dân tộc đang bị áp bức và lớn hơn nữa là những dân tộc bị áp bức.
Để giải phóng con người nhằm phát triển con người một cách toàn diện, Hồ Chí Minh không chỉ đòi quyền tự do, độc lập và dân chủ, từ những quyền rất thiết thực như quyền ăn, mặc, ở, học hành... cho nhân dân Việt Nam mà vượt ra phạm vi một nước thuộc địa, Hồ Chí
Minh đòi quyền con người cho nhân dân các nước thuộc địa, cho những “người cùng khổ” trên toàn thế giới. Tiếp cận từ góc độ Chính trị học hiện đại nên tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người phản ánh toàn diện các quyền như: quyền dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, quyền trẻ em, quyền phụ nữ, quyền của các dân tộc thiểu số, v.v..
Và quan trọng hơn cả, tiếp cận từ góc độ Chính trị học hiện đại nên Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng vấn đề pháp quyền. Trong bản diễn ca Yêu sách tám điểm của nhân dân An Nam (Việt Nam yêu cầu ca), điều thứ 7 đã nói rõ lý tưởng của Hồ Chí Minh về một chế độ xã hội trong đó tất cả mọi quyền của con người đều được đặt trên nền tảng pháp quyền: “Bảy xin hiến pháp ban hành/Trăm đều phải có thần linh pháp quyền”1. Có người cho rằng,
_______________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.1, tr.473.
68
Hồ Chí Minh theo chủ nghĩa lập hiến - một dòng mạch của lý thuyết Chính trị học hiện đại. Điều đó có thể cần bàn thêm, nhưng điều chắc chắn là Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng việc xây dựng hiến pháp, làm cho hiến pháp thật sự là đạo luật cao nhất của quốc gia và trong đó, các quyền con người được trịnh trọng tuyên bố.
Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có hiến pháp. Nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ”1.
Bản Hiến pháp năm 1946 là bản Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam. Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam, các quyền tự do dân chủ của con người được đạo luật cơ bản ghi nhận và bảo đảm, cũng là lần đầu tiên người dân lao động Việt Nam được xác nhận có tư
cách công dân của một nước độc lập có chủ quyền. Nội dung của quyền và nghĩa vụ pháp lý cơ bản của công dân nhằm mục tiêu bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ. Ba nguyên tắc xây dựng Hiến pháp năm 1946 là đoàn kết toàn dân, bảo đảm các quyền tự do dân chủ và thực
_______________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.7.
69
hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân. Trong số bảy chương thì chương về “Nghĩa vụ và quyền lợi công dân” được xếp thứ hai, gồm 18 điều. Trong đó có 16 điều trực tiếp quy định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam. Hiến pháp đặt nghĩa vụ trước quyền lợi, trong đó có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc (Điều thứ 4) và nghĩa vụ đi lính (Điều thứ 5) là hoàn toàn phù hợp với nhiệm vụ quan trọng và cấp bách lúc bấy giờ là bảo vệ nền độc lập dân tộc và chính quyền cách mạng của nhân dân. Ngoài ra, công dân còn có nghĩa vụ tôn trọng Hiến pháp và tuân theo pháp luật (Điều thứ 4). Các điều còn lại của Chương II quy định các quyền tự do dân chủ của công dân trong các lĩnh vực chính trị, văn hóa, xã hội và tự do cá nhân. Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật được ghi nhận trong đạo luật của Nhà nước (Điều thứ 7). Và cũng lần đầu tiên ở nước ta, Hiến pháp quy định phụ nữ được ngang quyền với nam giới về mọi phương diện (Điều thứ 9). Nội dung tiến bộ, dân chủ và nhân đạo của Hiến pháp năm 1946 còn được thể hiện ở những quy định về các quyền cơ bản của công dân như quyền tham gia chính quyền và công cuộc kiến quốc (Điều thứ 7), quyền bầu cử và ứng cử (Điều thứ 18), quyền bãi miễn các đại biểu mình đã bầu ra (Điều thứ 20), quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia (Điều thứ 21), quyền tư hữu tài sản (Điều thứ 12), quyền học tập (Điều thứ 15),
70
quyền tự do ngôn luận, xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài (Điều thứ 10), quyền bất khả xâm phạm về nhà ở và thư tín (Điều thứ 11), quyền được Nhà nước ưu tiên chăm sóc giúp đỡ của công dân thuộc dân tộc thiểu số (Điều thứ 8), quyền của công dân già cả, tàn tật, trẻ em (Điều thứ 14), quyền của giới cần lao trí thức và chân tay (Điều thứ 13).
Trong Hiến pháp năm 1959, quyền cơ bản của con người được quy định tại Chương 3: “Quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của công dân”. Công dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đều bình đẳng trước pháp luật (Điều 22). Công dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, không phân biệt dân tộc, nòi giống, nam nữ, thành phần xã hội,
tôn giáo, tín ngưỡng, tình trạng tài sản, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, từ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử, từ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử, trừ những người bị mất trí hoặc những người bị Tòa án hoặc pháp luật tước quyền ứng cử và bầu cử. Công dân đang ở trong quân đội có quyền bầu cử và ứng cử. Công nhận quyền bầu cử và quyền ứng cử là quyền thiêng liêng và cơ bản của công dân (Điều 23). Quyền bình đẳng nam nữ (Điều 24). Quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội và biểu tình của công dân (Điều 25). Ghi nhận quyền tự do tín ngưỡng của công dân (Điều 26). Ghi nhận quyền bất khả xâm phạm về thân thể, nhà ở và thư tín (Điều 27, 28). Bảo đảm quyền khiếu nại và tố
71
cáo của công dân (Điều 29). Quy định công dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có quyền làm việc (Điều 30). Ghi nhận công dân có quyền học tập (Điều 33).
Như vậy, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp đầu tiên của thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội đã quy định cụ thể, chi tiết hơn về quyền con người. Tiếp tục kế thừa và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Hiến pháp vì quyền con người, Hiến pháp năm 1959 đã bổ sung những quy định mới về quyền con người của công dân như: Quyền khiếu nại tố cáo đối với bất cứ cơ quan nhà nước nào (Điều 29), quyền làm việc (Điều 30), quyền nghỉ ngơi (Điều 31), quyền học tập (Điều 33), quyền tự do nghiên cứu khoa học, sáng tác văn học, nghệ thuật và tiến hành hoạt động văn hóa khác (Điều 34).
Hiến pháp, một hệ thống quy định những nguyên tắc chính trị căn bản và thiết lập thủ tục, quyền hạn và trách nhiệm của một chính quyền, trong đó quyền con người, quyền công dân Việt Nam đã được ghi nhận. Tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người nói riêng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hệ thống quyền con người ở nước ta đã ngày càng được mở rộng và quán triệt đầy đủ vào đường lối, chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước, được cụ thể hóa vào các bản hiến pháp các năm 1982, 1992. Đặc biệt là Hiến pháp năm 2013, đã dành 36 điều ở Chương II trên tổng số 120 điều của Hiến pháp cho việc chế định
72
trực tiếp các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Ngoài ra, Hiến pháp năm 2013 còn dành một số điều chế định sự bảo hộ hay bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp về tài sản hợp pháp, sử dụng đất, lao động và việc làm (Điều 51, 54, 57). Việc sắp xếp quyền con người phù hợp với việc sắp xếp các nhóm quyền của luật nhân quyền quốc tế là quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa.
b) Hồ Chí Minh tiếp cận quyền con người với quan điểm riêng, sáng tạo, độc đáo
Hồ Chí Minh đã cụ thể hóa quyền con người vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của mỗi quốc gia, giai cấp, dân tộc. Người đã thấy được mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng để đưa đến cái chung chính là quyền con người.
Năm 1925, trong bản dịch Quốc tế ca có đoạn: “Việc ta ta phải gắng lo,
Chẳng nhờ trời phật chẳng nhờ thần linh.
Công nông mình cứu lấy mình,
Sửa sang thế đạo kinh dinh nhân quyền.
Muốn cho đánh đổ cường quyền,
Tự do, bình đẳng vẹn tuyền cả hai.
Thụt thò ta phải ra tay,
Sắt kia đang nóng đập ngay mà dùng!”1.
_______________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.2, tr.502.
73
Trong bài Tập đoàn kẻ cướp (Đông Dương), nhân quyền còn được Hồ Chí Minh giải thích là quyền làm người: “Chưa có bao giờ ở một thời đại nào, ở một nước nào, người ta lại vi phạm quyền làm người một cách độc ác trơ tráo đến thế”1. Chế độ thực dân thực sự là “chế độ đã hạ con người xuống hàng con vật và làm ô nhục cho
cái thế giới gọi là văn minh”2.
Trên thực tế, Hồ Chí Minh bàn về quyền con người không chỉ bao hàm quyền sống thuần túy, đối với dân tộc Việt Nam, đó còn là quyền làm người. Quyền làm người ở đây có thể hiểu ở hai góc độ.
Thứ nhất, là đối với các dân tộc thuộc địa trong đó có Việt Nam, đặc điểm chung của tất cả các dân tộc thuộc địa là đều bị nô dịch bởi đế quốc, thực dân. Người dân đều bị tước mất quyền con người. Con người không
chỉ có nhu cầu ăn, mặc, ở, đi lại, không chỉ duy trì sự tồn tại mà điểm khác biệt cơ bản với thế giới loài vật là năng lực sáng tạo do bộ óc phát triển, con người phải phát minh, phải thúc đẩy lịch sử phát triển. Muốn vậy, con người cần phải được tự do học hành, được tham gia hoạt động trong các tổ chức chính trị - xã hội, được giải trí về tinh thần, được tự do cá nhân trong khuôn khổ pháp luật hiện hành. Điều đó chỉ có thể được hiện thực
_______________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.1, tr.406.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.2, tr.124.
74
hóa khi đất nước tự do, dân tộc được độc lập, con người được giải phóng thoát khỏi ách nô lệ, quyền con người đến được với con người. Vậy là, con đường đi tìm độc lập dân tộc, tự do cho nhân dân cũng chính là hành trình giành lại quyền cho con người. Đó chính là điều kiện để
phát triển và hoàn thiện quyền con người một cách thực chất nhất.
Thứ hai, thực dân Pháp (sau này là đế quốc Mỹ) là kẻ nô dịch, áp bức người Việt Nam. Tuy nhiên, khi thực hiện các hành vi nô dịch, áp bức phi nhân tính đối với người dân thuộc địa, chính họ đang bị phần “Con” trong họ thống trị, và vì vậy, quá trình giành độc lập, tự do và chủ quyền lãnh thổ của dân tộc Việt Nam cũng chính là quá trình giải phóng, không chỉ người dân bản xứ, mà còn là để giải phóng cái phần “Người” trong những kẻ đi bóc lột, là đòi lại quyền làm người cho chính những kẻ tưởng chừng là kẻ mạnh.
Có thể thấy, Hồ Chí Minh đã có những cách tiếp cận và luận giải rất riêng, rất độc đáo và sâu sắc về con người và quyền con người. Và những cách tiếp cận riêng, độc đáo đó không biệt lập, mà hoàn thành một chỉnh thể cùng với cách tiếp cận từ truyền thống đến hiện đại, từ dân tộc đến nhân loại, từ phương Đông đến phương Tây để hình thành nên cách tiếp cận mang tính tổng hòa biện chứng. Với cách tiếp cận như thế, Hồ Chí Minh có điều kiện nhìn sâu vào vấn đề quyền con người,
75
từ đó đưa ra những quan niệm về quyền con người sâu sắc, toàn diện. Quyền con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh được xem xét trên cả hai cấp độ là quyền con người nói chung: quyền sống, quyền sung sướng, hạnh phúc và quyền con người - công dân thể hiện ở các quyền dân sự - chính trị, quyền kinh tế, văn hóa, xã hội, quyền ở một số nhóm người cần được quan tâm đặc biệt trong xã hội như phụ nữ, trẻ em, người dân tộc thiểu số, v.v.. Dù được xem xét ở cấp độ nào, tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người đều hướng tới một mục đích đó là giải phóng và hướng đến phát triển con người một cách toàn diện.
Từ bối cảnh dân tộc và thời đại đã hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người. Về đại thể, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người chia làm ba giai đoạn: giai đoạn hình thành các quan niệm đầu tiên về quyền con người; giai đoạn định hình những nhận thức mang tính khoa học, cách mạng và nhân văn về quyền con người; giai đoạn phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người. Hồ Chí Minh nhận thức về quyền con người ở ba giai đoạn đều có sự nhất quán, thể hiện lối tư duy phát triển phù hợp với thực tiễn nhân quyền ở Việt Nam và thế giới. Tiếp cận vấn đề quyền con người từ phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, của chính trị học, dưới lăng kính tổng thể, kế thừa có chọn lọc tinh
76
hoa văn hóa của phương Đông và phương Tây đã cho thấy tính sáng tạo của tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người. Hồ Chí Minh đã cụ thể hóa quyền con người vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của mỗi quốc gia, giai cấp, dân tộc. Người đã thấy được mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng để đưa đến cái chung chính là quyền con người. Nhân quyền ở Hồ Chí Minh trong bối cảnh cách mạng Việt Nam không chỉ bao hàm quyền sống thuần túy, đó còn là thực hiện quyền làm người, và cùng với đó là cải tạo sự phi nhân tính của thực dân, để họ được trở về với bản tính người vốn có của con người. Quá trình hình thành, phát triển và phương thức tiếp cận tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người chính là cơ sở lý luận khoa học cho những nội dung tư tưởng Hồ
Chí Minh về quyền con người.
77
Chương II
NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ QUYỀN CON NGƯỜI
1. Nội dung tư tưởng về quyền con người nói chung
a) Quyền sống
Quyền sống (quyền được sống, quyền sinh sống) là quyền cơ bản và quan trọng nhất của con người. Trước hết và trên hết, con người phải có quyền sống. Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người mà trước hết là quyền sống khẳng định sự tồn tại của một cá nhân, lớn hơn nữa là một dân tộc, cộng đồng người. Con người sinh ra vốn đã có quyền sống, điều này được khẳng định trong Tuyên ngôn độc lập của Mỹ: “Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có
thể xâm phạm được, trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền được tự do và quyền được mưu cầu hạnh phúc”. Quyền sống hay quyền được sống, quyền sinh sống nghĩa là con người hoàn toàn được quyền có
78