🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Truyện Đọc Lịch Sử Việt Nam Tập 3 Ebooks Nhóm Zalo Héi ®ång chØ ®¹o xuÊt b¶n Chñ tÞch Héi ®ång pgs.TS. PHẠM VĂN LINH Phã Chñ tÞch Héi ®ång PHẠM CHÍ THÀNH Thμnh viªn trÇn quèc d©n TS. NguyÔn §øC TμI TS. NGUYÔN AN TI£M NguyÔn Vò Thanh H¶o Đ LỜI NÓI ĐẦU ể giúp các em học sinh ở các bậc học phổ thông và sinh viên các trường đại học, cũng như các bạn đọc xa gần muốn tìm hiểu lịch sử Việt Nam một cách dễ dàng, dễ nhớ, chúng tôi biên soạn bộ sách Truyện đọc Lịch sử Việt Nam. Các truyện đọc trong bộ sách được sưu tầm và biên soạn dựa trên nhiều nguồn tư liệu khác nhau. Bộ sách sẽ đem đến cho các em học sinh, sinh viên và bạn đọc nhiều điều thú vị và bổ ích. Nội dung các truyện đọc không chỉ cung cấp cho bạn đọc những kiến thức về lịch sử Việt Nam, mà còn cung cấp những câu chuyện có tính nhân văn và tính giáo dục về các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử, các thành tựu kinh tế, văn hoá tiêu biểu của dân tộc theo dòng thời gian của lịch sử Việt Nam từ triều đại nhà Nguyễn cho đến ngày nay. Bộ sách gồm 3 tập: Tập 1: Giới thiệu các truyện về triều đại nhà Nguyễn thời độc lập tự chủ. 5 Tập 2: Viết về các truyện từ khi thực dân Pháp xâm chiếm nước ta cuối thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng Tám thành công. Tập 3: Là các truyện về giai đoạn lịch sử từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay. Ở đầu mỗi tập truyện đọc, chúng tôi đều giới thiệu một cách khái quát nội dung lịch sử của giai đoạn mà các truyện đọc sẽ phản ánh để bạn đọc tiện theo dõi. Các tác giả cố gắng biên soạn theo nguyên tắc ngắn gọn, rõ ràng và dễ hiểu; chỗ nào có thuật ngữ khó hoặc có địa danh cổ, chúng tôi đều có chú thích và giải nghĩa ở cuối trang. Nhân tập 2 của bộ sách ra đời, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với các soạn giả các tài liệu được sưu tầm, chọn dẫn và các tác giả có tranh, ảnh được minh hoạ trong sách. Mặc dù đã rất cố gắng, song cuốn sách chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của bạn đọc xa gần để sách được tốt hơn trong những lần tái bản sau. Nhóm tác giả 6 KHÁI QUÁT LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM ĐẾN NAY S au Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đứng trước những khó khăn thử thách tưởng chừng không thể vượt qua nổi. Nhưng Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã dũng cảm, khôn khéo đấu tranh với thù trong, giặc ngoài, bảo vệ chính quyền cách mạng còn non trẻ; đồng thời tranh thủ thời gian hòa hoãn xây dựng chính quyền mới, chuẩn bị những điều kiện căn bản cho cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954). Trong những năm kháng chiến chổng Pháp, nhân dân Việt Nam vừa kháng chiến vừa kiến quốc. Nhiệm vụ kiến quốc tuy tiến hành trong điều kiện kháng chiến, nhưng nhân dân ta đã từng bước xây dựng, củng cố chế độ xã hội mới về mọi mặt. Chính quyền dân chủ nhân dân được giữ vững, không những tạo nên thắng lợi của cuộc kháng chiến mà còn tạo cơ sở cho việc 7 xây dựng chế độ xã hội mới trong những giai đoạn sau. Năm 1954, sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ được ký kết, cuộc kháng chiến đã kết thúc thắng lợi. Miền Bắc được giải phóng, bước vào thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ (1954-1975), nhân dân miền Bắc ra sức khôi phục kinh tế và xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội, đồng thời đưa miền Bắc trở thành hậu phuơng lớn, chi viện sức người, sức cứa cho tiền tuyến và trực tiếp chiến đấu chống lại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỳ. Nhân dân miền Nam tiếp tục tiến hành cách mạng dân tộc dân chù trong điều kiện Mỹ thi hành chính sách thực dân mới ở miền Nam, đã từng bước đánh bại bốn chiến lược quân sự của Mỹ và chính quyền Sài Gòn (Chiến tranh đơn phương, Chiến tranh đặc biệt, Chiến tranh cục bộ và Việt Nam hoá chiến tranh). Đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam khỏi sự thống tiị của đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai. Đó là kết quả và là đỉnh cao của 30 năm chiến đấu vô cùng anh dũng của quân và dân ta do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Thắng lợi năm 1975 đã mở ra một thời kỳ mới: đất nước hòa bình, thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội. 8 Năm 1976, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội diễn ra trên cả nước. Song trong 10 năm đầu (1975-1985), do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, đất nước ta rơi vào tình trạng khủng hoảng, đời sống của nhân dân vô cùng khó khăn. Trước tình hình đó, Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (1986) đã đề ra dường loi đổi mới đất nước, trọng tâm là đổi mới về kinh tế. Qua hai kế hoạch 5 năm (1986-1990) và (1991-1995), đất nước về cơ bản đã thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân được nâng lên. Trong quá trình đấu tranh bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước, người dân Việt Nam đã được rèn luyện, đã hun đúc nên tinh thần hy sinh anh dũng, truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, tính thích nghi và hội nhập, lối ứng xử mềm mỏng, tính hiếu học, trọng nghĩa khí, lòng nhân ái khoan dung. Trong hoàn cảnh lịch sử đó, trên đất nước ta đã xuất hiện biết bao những tấm gương, những người con sẵn sàng hy sinh vì nền độc tập, tự do của Tố quốc, những nhà khoa học, những trí thức lớn đã làm việc không biết mệt mỏi, đem hết tài trí của mình phục vụ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, cũng như đem lại cuộc sống ấm no và niềm hạnh phúc cho nhân dân. Đó chính là sức mạnh tiềm tàng, 9 là nguồn nội lực để nhân dân ta tiếp tục xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, hội nhập với sự phát triển của khu vực và thế giới. 10 T QUỸ ĐỘC LẬP TUẦN LỄ VÀNG rước tình hình nguy ngập về tài chính, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiên quyết cắt giảm các khoản chi tiêu chưa thật cần thiết và kêu gọi sự đóng góp của nhân dân. Ngày 4-9-1945, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp Ông Trịnh Văn Bô (ngirời đầu tiên từ trái qua) và ông Phạm Văn Đồng (người thứ tư từ trái qua) trước thềm Nhà hát Lớn tại Tuần lễ Vàng năm 1945 11 thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký Sắc lệnh số 4 thành lập “Quỹ Độc lập”. Tiếp đó, trong khuôn khổ “Quỹ Độc lập” Chính phủ đã đề ra chương trình tổ chức “Tuần lễ Vàng” từ ngày 17 - 24/9/1945. Nhiều người góp cả những vật kỷ niệm thân thiết như đôi khuyên tai của một bà cụ đã sắm từ ngày còn là con gái, hai chiếc nhẫn cưới của một cặp vợ chồng; một cụ bà 80 tuổi mang tới một gói lụa điều, bên trong là một nén vàng gia bảo nặng mười bảy lạng; có gia đình quyên góp toàn bộ tư trang của những người trong nhà. Đặc biệt, gia đình ông bà Trịnh Văn Bô đã ủng hộ Quỹ Độc lập 20 vạn đồng tiền Đông Dương - tương đương 500 cây vàng. Trong Tuần lễ Vàng, gia đình ông bà đã đóng góp 117 cây vàng và vận động người khác ủng hộ thêm 1.000 cây vàng nữa. Chỉ trong một thời gian ngắn, các tầng lớp nhân dân đã đóng góp được hơn 20 triệu đồng và 370 kg vàng. Vàng thu góp được đã dùng vào việc quốc phòng. Những chiến sĩ ngoài chiến trường nguyện hy sinh đến giọt máu cuối cùng, còn những người dân thì đóng góp vàng bạc, châu báu cho Tổ quốc. Vì thế, Tuần lễ Vàng không chỉ có ý nghĩa về “tài chính quốc phòng”, mà còn có ý nghĩa chính trị quan trọng. Các đoàn thể cứu quốc thường xuyên tổ 12 chức các cuộc lạc quyên ủng hộ bộ đội. Chỉ trong “Ngày Len, vái, sợi” do Hội Phụ nữ cứu quốc Hà Nội tổ chức đã quyên được 5.842 m vải, 149 kg len, hàng nghìn bộ quần áo, chăn màn, giày dép cho bộ đội. Những đóng góp trên đã giúp Chính phủ giải quyết được những khó khăn gay gắt trước mắt, nhất là việc nuôi dưỡng, trang bị các đơn vị Vệ quốc quân để chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến. 13 CHỐNG “GIẶC DỐT” N gày 3-9-1945, trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Nạn dốt là một trong những phương pháp thâm độc mà bọn thực dân dùng để cai trị chúng ta... Một dân tộc dốt là một dãn tộc yếu. Vì vậy, tôi đề nghị mở một chiến dịch chống nạn mù chữ”. Tiếp đó, ngày 8-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành sắc lệnh 17/SL quyết định thành lập Nha Bình dân học vụ; sắc lệnh 19/SL quy định các địa phương phải mở các lớp học Bình dân học vụ chậm nhất trong thời gian 6 tháng và sắc lệnh 29/SL thi hành cưỡng bức việc học chữ Quốc ngữ không mất tiền. Toàn dân đã sôi nổi hưởng ứng các sắc lệnh trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khắp nơi từ thành phố đến nông thôn, nhiều lớp Bình dân học vụ đã được mở, lôi cuốn từ các em nhỏ đến cụ già. Khẩu hiệu “Đi học là kháng chiến”, “Mỗi lớp học là một tổ tuyên truyền kháng chiến” xuất hiện ở khắp các đường phố, xóm làng. Sau hơn một năm thục hiện chiến dịch 14 chống “giặc dốt” cả nước đã có 2,5 triệu người thoát nạn mù chữ. Hệ thống giáo dục phổ thông và đại học cũng được xây dựng và từng bước phát triển theo ba nguyên tắc: dân tộc, khoa học và đại chủng. Tiếng Việt được dùng trong các văn bản chính thức của Nhà nước và trong việc học tập, giảng dạy ở các trường học. Thắng lợi của cuộc đấu tranh chống “giặc dốt” ngoài ý nghĩa to lớn về văn hoá, còn là một thắng lợi lớn về chính trị; tạo điều kiện để nhân dân tham gia quản lý nhà nước và phát huy quyền làm chủ của mình trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 15 S CẢ NƯỚC CỨU ĐÓI ản xuất lương thực để cứu đói và nuôi dưỡng quân đội là công việc bức thiết mà chính quyền cách mạng phải quan tâm lãnh đạo nhân dân thực hiện. Ngày 3-9-1945, trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động một phong trào “Tăng gia sản xuất để chống nạn đóf , thực hiện “tấc đất tấc vàng”. Người kêu gọi đồng bào cả nước nhường cơm sẻ áo cho nhau, lập “hũ gạo tiết kiệm”. Mười ngày một lần, tất cả đồng bào nhịn ăn một bữa, gạo tiết kiệm được sẽ phát cho người nghèo. Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu gương thực hiện đầu tiên. Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh được nhân dân cả nước hưởng ứng. Mọi người nô nức tăng gia sản xuất, chống đói như chống giặc ngoại xâm. Tính đến cuối năm 1945, nhân dân ta đã bỏ ra hơn 4 triệu ngày công, đào đắp 2,72 triệu m3 đất bổ trợ cho đê điều, đẩy lùi nạn lụt. Diện tích trồng lúa được mở rộng gấp 16 rưỡi, diện tích trồng khoai lang tăng gấp ba, số khoai lang thu hoạch tăng gấp bốn lần so với năm 1943. Nhờ sự nỗ lực vượt bậc của toàn dân, giá gạo ở Bắc bộ hạ từ 700 đồng xuống 200 đồng 1 tạ. Cách mạng đã chiến thắng nạn đói ngay từ những ngày đầu của chế độ mới. Kết quả đó không những chỉ bồi dưỡng sức dân mà còn góp phần quyết định vào việc xây dựng và bảo vệ vững chắc chính quyền cách mạng. Thắng lợi trên mặt trận chống “giặc đói” vì vậy có ý nghĩa chính trị to lớn, làm nổi bật tính ưu việt của chính quyền cách mạng. Nhân dân càng thêm tin tưởng và gắn bó với chế độ mới. 17 B THỰC DÂN PHÁP TRỞ LẠI XÂM LƯỢC NAM BỘ a tuần lễ sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (1945), thực dân Pháp - kẻ đã đầu hàng phát xít Nhật ở Đông Dương trước đây, nay núp dưới bóng quân Anh trở lại xâm lược nước ta. Lợi dụng thời cơ Nhật đầu hàng Đồng minh, Pháp đặt ngay kế hoạch chiếm lại Đông Dương. Ngay từ ngày 2-9-1945, giữa lúc 50 vạn nhân dân Sài Gòn họp mít tinh mừng Ngày Độc lập, một số tên lính Pháp nấp trong nhà thờ Đức Bà xả súng bắn ra làm 47 người chết, nhiều người bị thương. Đây là một hành động khiêu khích hết sức nghiêm trọng. Dựa vào thế lực quân Anh và 5.000 lính Nhật, đêm 22 rạng sáng ngày 23-9-1945 thực dân Pháp nổ súng tiến công Sài Gòn, rồi mở rộng chiến tranh ra toàn Nam bộ, Nam Trung bộ. Ngày 26-9-1945, qua Đài phát thanh, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi đồng bào Nam bộ 18 anh dũng kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Chính phủ đã ra huấn lệnh cho quân và dân Nam bộ, đồng thời kêu gọi nhân dân cả nước chi viện sức người, sức của cho cuộc kháng chiến ở miền Nam; quyết định thành lập lực lượng Nam tiến, đưa ngay vào tham gia chiến đấu ở miền Nam. Phụ nữ Đồng Tháp Mười đang đào hào làm chướng ngại vật kháng chiến Ngày 17-10-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư cách là Chủ tịch Chính phủ Lâm thòi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã gửi điện văn tới Tông thống Mỹ H.Truman khẳng định địa vị pháp lý của Việt Nam trong các quan hệ quốc 19 tế, trong việc giải quyết các vấn đề của Việt Nam và khu vực; trong Công điện gửi Tướng Đò Gôn (Charles de Gaulle), người đứng đầu Chính phủ Pháp; điện văn gửi Chủ tịch Quốc hôi Pháp; điện văn gửi Hội nghị liên Phi; các điện văn gửi Thống chế Tưởng Giới Thạch; thư gửi Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ... và trong các cuộc trả lời phỏng vấn của báo chí trong, ngoài nước vào các tháng 9, 10-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn khẳng định chủ quyền của Việt Nam, xác định rõ vị trí pháp lý của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trên trường quốc tế. Người yêu cầu các quốc gia tôn trọng thực tế lịch sử hiển nhiên đó. 20 N GỬI ĐỒNG BÀO NAM BỘ gày 26-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng bào Nam bộ kháng chiến: “Hỡi đồng bào Nam bộ! Nước ta vừa tranh quyền độc lập, thì đã gặp nạn ngoại xâm. Khi còn chiến tranh với Nhật, thì bọn thực dân Pháp hoặc đầu hàng hoặc chạy trốn. Nay vừa hết chiến tranh thì bọn thực dân Pháp hoặc bí mật hoặc công khai mò lại. Trong bốn năm, họ đã bán nước ta hai lần. Nay họ lại muốn thống trị dân ta lần nữa. Tôi chắc và đồng bào cả nước đều chắc vào lòng kiên quyết ái quốc của đồng bào Nam bộ. Chúng ta nên nhớ lời nói oanh liệt của một nhà đại cách mạng Pháp: “Thà chết tự do hơn sống nô lệ”. Tôi chắc và đồng bào Nam bộ cũng chắc rằng Chính phủ và toàn quốc đồng bào sẽ hết sức giúp những chiến sĩ và nhân dân hiện đang hy sinh đấu tranh để giữ vững nền độc lập của nước nhà. 21 Tôi chắc và tất cả đồng bào đều chắc rằng những người và những dân tộc yêu chuộng bình đẳng, tự do trên thế giới đều đồng tình với chúng ta. Chúng ta nhất định thắng lợi vì chúng ta có lực lượng đoàn kết của cả quốc dân. Chúng ta nhất định thắng lợi vì cuộc tranh đấu của chúng ta là chính đáng. Ban Chỉ huy quân sự cùa ủy ban kháng chiến hành chỉnh Nam bộ, tháng 10-1945 Tôi chỉ muốn dặn đồng bào Nam bộ một lời: “Đối với những người Pháp bị bắt trong lúc chiến tranh, ta phải canh phòng cho cẩn thận, nhưng phải đối đãi với họ cho khoan hồng. 22 Phải làm cho thế giới, trước hết làm cho dân Pháp biết rằng: “Chúng ta là quang minh chính đại. Chúng ta chỉ đòi quyền độc lập, tự do, chứ chúng ta không vì tư thù, tư oán; làm cho thế giới biết rằng chúng ta là một dân tộc văn minh, văn minh hon bọn đi giết người cướp nước. Nước Nam độc lập m uôn năm ì Đồng bào Nam bộ muôn năm ì ” 23 T CẢ NƯỚC HƯỚNG VỀ NAM BỘ rước hành động gây chiến trắng trợn, tàn bạo của thực dân Pháp, Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi đồng bào cả nước dốc sức ủng hộ cuộc kháng chiến của đồng bào miền Nam. Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng và Bác HÒ, phong trào ủng hộ kháng chiến miền Nam diễn ra sôi nổi khắp nơi. Lời ca: “Tiếng súng vang sông núi miền Nam. Ta muốn băng mình tới phương Nam giết hết quân tham tàn...” ngày đêm thôi thúc, giục giã mọi người lên đường cứu nước. Hầu hết các tỉnh Trung bộ và Bắc Trung bộ lập “Phòng Nam bộ ” ghi tên những người vào Nam giết giặc. Các đơn vị Nam tiến được tổ chức, xây dựng theo nguyên tắc tổ chức biên chế chặt chẽ, lựa chọn trong số những người hăng hái tình nguyện đã được huấn luyện quân sự hoặc đã có ít nhiều kinh nghiệm chiến đấu, được trang bị các loại vũ khí tốt nhất, có đủ phụ tùng thay 24 Đoàn quân "Nam tiến ” lên đường vào Nam chiến đẩu (Ảnh: Nguyễn Bá Khoản) thế và đạn dược bổ sung; cán bộ chỉ huy phải là những người đã tham gia chiến đấu, được thử thách, có kỷ luật, đoàn kết chặt chẽ với đội viên. Việc bảo vệ mọi mặt cho bộ đội Nam tiến do địa phương phụ trách; việc điều động, sử dụng thuộc quyền các bộ chỉ huy các mặt trận, tuỳ theo khả năng nhân tài, vật lục của từng địa phương mà tổ chức nhiều hay ít đơn vị Nam tiến. Rất nhiều thanh niên, phụ nữ, thiếu niên bao gồm công nhân, nông dân, thợ thủ công, học sinh, sinh viên, thầy thuốc, kỹ sư, nhà văn, nhà giáo, viên chức..., cả một số nhà sư cũng cởi áo cà sa tình nguyện lên đường chiến đấu với khí thế sục sôi của những ngày Tổng khởi nghĩa tháng Tám. Có cả những Việt kiều mới về nước 25 cũng xin tòng quân Nam tiến... Những chuyến xe lửa hối hả liên tiếp đưa các đoàn quân Nam tiến ra trận. Ba ngày sau khi Pháp khởi hấn ở Sài Gòn, đơn vị Nam tiến đầu tiên đáp tàu rời Hà Nội. Trong đoàn quân Nam tiến những đợt đầu có nhiều đơn vị thuộc các chi đội Giải phóng quân từ Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, chiến khu Đông Triều, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình... Trong số đó, có các cán bộ của Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân như Hoàng Đình Giong, Thu Sơn, Hoàng Thơ, Vy Dân, Nam Long... Suốt dọc đường Nam tiến, nhân dân mang cờ, biểu ngữ, quà bánh đón chào bộ đội, gửi gắm những tình cảm thân thương nhất đến miền Nam. Chỉ trong một thời gian ngắn, các tỉnh Bắc bộ và Bắc Trung bộ đã tổ chức ở mỗi tỉnh từ một đến hai chi đội (tương đương từ một đến hai trung đoàn) Nam tiến. Lực lượng Nam tiến vào chiến trường đã góp phần quan trọng làm tăng thêm sức mạnh chiến đấu cho miền Nam. Nhiều chiến sĩ Nam tiến qua chiến đấu, rèn luyện đã trở thành cán bộ chỉ huy, lãnh đạo các lực lượng vũ trang Nam bộ và Nam Trung bộ. Đi đôi với việc đóng góp sức người, nhân dân cả nước còn tự nguyện góp tiền bạc mua 26 sắm vũ khí, quyên góp chăn màn, quần áo gửi tới các chiến sĩ miền Nam. Các địa phương thành lập ủy ban ủng hộ chiến sĩ Nam bộ, lập Ouỹ Nam bộ. 27 S THÙ TRONG, GIẶC NGOẢI au Cách mạng tháng Tám, việc quân Đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật đã là một khó khăn lớn cho Đảng và nhân dân ta. Ở miền Bắc, Tưởng Giới Thạch lại đưa một số quân lớn vào nước ta để lật đổ chính quyền cách mạng. Chính quyền cách mạng vừa mới thành lập cần có thời gian để củng cố và xây dựng lực lượng, vì vậy ta đề ra khẩu hiệu: “Hoa - Việt thăn thiện”. Sau khi Nhật đầu hàng, Hà ứng Khâm - Tổng tham mưu trưởng quân đội Quốc dân đảng, một tên tướng chống Cộng khét tiếng, đã thúc tướng Lư Hán điều quân vào miền Bắc nước ta thật nhanh. Kế hoạch “Hoa quăn nhập Việt” đã được chuẩn bị từ lâu, bọn chúng tin rằng đây là một thời cơ thuận lợi để có thể đặt được một chính quyền tay sai từ vĩ tuyến 16 trở ra. Đi theo chúng là những tên tay sai người Việt ở Trung Hoa như Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam. Bọn này thuộc hai tổ chức Việt Nam Cách mệnh Đồng 28 minh Hội (Việt Cách) và Việt Nam Quốc dân Đảng (Việt Quốc). Chúng tự nhận là những người Việt Nam yêu nước theo chủ nghĩa quốc gia, nhưng thực ra là bọn phản động dựa vào Tưởng Giới Thạch. Quân Tưởng tiến vào Việt Nam theo hai đường. Tướng Lư Hán chỉ huy đi dọc theo sông Hồng vào Lào Cai, rồi về Hà Nội. Tướng Tiêu Văn đi từ Quảng Tây vào Lạng Sơn, rồi xuống Hà Nội. Hai quân đoàn khác, một của Trung ương, một của Vân Nam, chia nhau xuống Hải Phòng, vào Vinh và Đà Nang. Tổng số quân Tưởng vào miền Bắc là 18 vạn người. Nguyễn Hải Thần theo quân Tưởng vào Lạng Sơn thì nghe tin Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra mắt trước một triệu đồng bào Thủ đô Hà Nội. Những tên chỉ huy của cánh quân này đòi tước vũ khí của bộ đội ta ở Lạng Sơn, Cao Bằng, bộ đội ta không chịu. Chúng đem quân tới chiếm các doanh trại của Quân Giải phóng. Bọn Việt Cách núp sau lưỡi lê quân Tưởng, xông vào trụ sở của ủy ban hành chính tỉnh. Chúng đi lùng khắp nơi không kiếm ra đủ số người để làm cuộc mít tinh nhỏ cho Nguyễn Hải Thần ra mắt. Chúng đành in một số truyền đơn phản đối Việt Minh thành lập Chính phủ Lâm thời và nêu lên 13 điều thảo phạt Chính 29 phủ Hồ Chí Minh. Không có người để phân phát truyền đơn vì nhân dân đã thực hiện “vườn không nhà trống”, chúng đem truyền đơn rải khắp đường ngang, ngõ tắt. Bọn Việt Quốc do Vũ Hồng Khanh và Nguyễn Tường Tam cầm đầu đi theo đoàn Vân Nam, cũng dựa vào mũi súng quân Tưởng, tới đâu chúng cũng tìm cách lật đổ chính quyền của nhân dân ta. Chúng tập hợp bọn phản động ở địa phương, quấy nhiễu, phá phách, cướp của, giết người. Ngày 11-9, tướng Lư Hán đến Hà Nội, mấy ngày sau các bản bố cáo được dán khắp nơi. Quân Tưởng coi như chúng đang ở nơi không có chính quyền, tự cho mình quyền giữ gìn trật tự trị an trong thành phố. Chúng quy định giá trị của tiền Quan kim, Quốc tệ - những thứ tiền từ lâu đã trở thành mớ giấy lộn. Chúng đề ra cả những quy định để kiểm soát xe cộ đi lại trong thành phố. 30 SÁCH LƯỢC HÒA HOÃN VỚI QUÂN TƯỞNG H ơn ai hết Bác Hồ thấy rõ mối nguy cho cách mạng Việt Nam khi quân Tưởng tràn vào miền Bắc. Chúng là những tên chống Cộng cực kỳ tàn bạo. Trong khi để giải giáp gần ba vạn tên Nhật ở miền Nam, chỉ cần đến dăm ngàn quân Anh, cũng với việc ấy ở miền Bắc, bọn Tưởng đã đưa vào 18 vạn quân. Dã tâm của bọn Tưởng đã quá rõ ràng. Chúng muốn tiêu diệt chính quyền cách mạng, muốn thôn tính nuớc ta. Sách luợc của ta lúc này là phải hòa hoãn với Tuởng đê chĩa mũi nhọn vào thực dân Pháp, nhưng điều đó không phải dễ. Bác Hồ nhiều lần đã dặn cán bộ là phải hết sức tránh khiêu khích, không để xảy ra xung đột với quân Tưởng. Nếu có, phải biến xung đột lớn thành nhỏ, nhỏ thành không có. Một số cán bộ chưa nắm vững được sách lược này nên đã có những vụ va chạm đáng lẽ không xảy ra, làm cho ta gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết. Bác Hồ đã nghiêm 31 khắc với những tư tưởng sai lầm, chỉ thấy bộ phận mà không thấy toàn cục. Một mặt ta cố tìm mọi cách hòa hoãn, hạn chế những hoạt động phá hoại của Tưởng, mặt khác phát hiện những mâu thuẫn, rạn nứt dù rất nhỏ trong hàng ngũ của chúng để lợi dụng. Bọn tướng lĩnh của Tưởng Giới Thạch vào miền Bắc nước ta thuộc nhiều phe cánh khác nhau. Có những tên thuộc tập đoàn Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, có tên thuộc tập đoàn Trùng Khánh. Chúng giống nhau là đều chống Cộng, nhưng bên trong có mâu thuẫn, nên thái độ phản động của chúng đối với cách mạng Việt Nam cũng có ít nhiều khác nhau. Ngoài ý định can thiệp vào Việt Nam, tập đoàn Trùng Khánh còn muốn nhân dịp này thanh toán một số tên quân phiệt ở Tây Nam và Hoa Nam. Ngay từ khi Lư Hán kéo quân sang nước ta, Bác Hồ đã nói: “Đây là kế hoạch điệu hổ ly sơn của Tưởng Giới Thạch. Nội bộ chúng không ổn định là điều ta có thể lợi dụng”. Chỉ sau đôi lần gặp Bác, Lư Hán đã tỏ ra cảm phục. Y ngạc nhiên về sự hiểu biết sâu rộng của Bác khi trao đổi với y về tình hình chính trị ở Việt Nam, Trung Hoa và trên thế giới. Bác làm cho y hiểu cuộc đấu tranh giành độc lập và chủ trương Hoa - Việt thân thiện của ta. Đôi lúc Bác cũng cho y biết phần nào những 32 hoạt động xấu xa của bọn Việt Cách và Việt Quốc. Lư Hán đã gọi Bác một cách trân trọng là Hồ Chủ tịch. Nghe tin Bác tới, y đã ra cửa đón. Khi Bác về, y tiễn chân ra tận cửa. Tiêu Văn là Chủ nhiệm chính trị của Chiến khu thứ tư do tướng Trương Phát Khuê chỉ huy. Y giữ vị trí chủ chốt trong Phòng chỉ đạo cách mạng Việt Nam do Trương lập ra. Tưởng Giới Thạch không ưa Trương và phe cánh của y, nhưng vẫn phải dùng Tiêu Văn vì Tiêu Văn theo dõi tình hình Việt Nam từ lâu và đang nắm tên tay sai Nguyễn Hải Thần. Tiêu Văn đến Hà Nội, chính quyền cách mạng đã được thành lập, y thấy mình bị đặt trước việc đã rồi, nên rất bực tức. Bác Hồ đã bảo anh em chọn cho Tiêu Văn một ngôi nhà sang trọng, nhưng y không chịu tới mà cùng bọn tay sai đến ở phố Cửa Đông. Thấy Bác định đi thăm Tiẻu Văn, nhiều cán bộ can ngăn, sợ y mới đến chưa biết thái độ ra sao. Bác nói: “Nó vừa tới, chưa rõ tình hình, ta đến cũng có cái hay”. Bác chỉ định mấy đồng chí cùng đi, không được đi dép, mà phải thay giày. Bác nói: “Khi nào gặp người ta, tôi ăn mặc thế nào, cứ mặc tôi, nhưng các chú thì phải cho chỉnh tề”. Đến phố Cửa Đông nơi Tiêu Văn ở, Bác bảo hai đồng chí đứng ở bên ngoài, rồi cùng hai 33 đồng chí khác đi vào. Nhìn qua hàng rào, mọi người thấy ngoài lính Tưởng còn có mấy tên tay sai Việt Quốc, đeo súng ra vào, vẻ mặt lầm lì. Tiêu Văn đang ở nhà trong nghe báo có Hồ Chủ tịch đến, y lật đật đi ra. Chỉ sau vài câu thăm hỏi của Bác, y đã tỏ ra vui vẻ, niềm nở như một người bạn thân quen từ lâu. Thái độ kính nể của Tiêu Văn làm cho mấy tên tay sai Việt Quốc ngạc nhiên. Bác nhắc lại những chuyện ở Liễu Châu, rồi bảo Tiêu Văn hãy bỏ qua những hiểu lầm trước đây, hợp tác với ta để giải quyết mọi vấn đề trong quan hệ Hoa - Việt. Tiêu Văn hứa sẽ đặt quan hệ với Chính phủ ta. Sau lần gặp này, Tiêu Văn đã dọn đến ở ngôi nhà ta đã dành cho y ở gần hồ Bảy Mầu. Bác đã dùng y đẽ giải quyết một phần nào những va chạm, mắc míu với quân Tưởng. 34 N TỔNG TUYỂN CỬ ĐẦU TIÊN Ở NƯỚC TA gày 6 -1-1946, diễn ra cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên trên đất nước Việt Nam. Lần đầu tiên trong lịch sử, mọi người dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt nam, nữ đều đuợc hưởng quyền bầu cử và ứng cử. Hơn 90% tổng Nhân dân lao động Thủ đô cồ động ngày Tồng tuyển cử 6-1-1946 35 số cử tri đã đi bỏ phiếu. Nhân dân cả nước đã bầu 333 đại biểu vào Quốc hội của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chủ tịch Hồ Chí Minh ứng cử ở Hà Nội và đã trúng cử với số phiếu cao nhất là 98,4%. Ngày 2-3-1946, Ouốc hội khoá I đã tiến hành kỳ họp thứ nhất tại Thủ đô Hà Nội. Quốc hội đã thông qua danh sách 70 đại biểu của Việt Nam Quốc dân đảng và Việt Nam cách mạng đồng minh hội, để bổ sung vào Quốc hội. Quốc hội đã nhất trí bầu cụ Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Chính phủ liên hiệp kháng chiến. Quốc hội cũng bầu Tiểu ban dụ thảo Hiến pháp, Kháng chiến ủy viên hội và đoàn cố vấn tối cao. “Quốc hội trao cho Chính phủ Liên hiệp kháng chiến nhiệm vụ thục hiện triệt để sự thống nhất các lực lượng quốc dân về phương diện quân sự, tuyên truyền, hành chính, tư pháp”, tổng động viên nhân lực và tài sản của quốc gia theo nhu cầu của tình thế để đưa kháng chiến đến thắng lợi và nước nhà đến độc lập hoàn toàn. 36 CHỦ TỊCH NƯỚC CŨNG KHÔNG CÓ ĐẶC QUYÊN Đ ầu năm 1946, cả nước tiến hành Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên. Gần đến ngày bầu cử, Hà Nội - là nơi Bác Hồ ra ứng cử, có 118 Chủ tịch ủy ban hành chính và đại biểu các giới của các xã đã công bố một bản đề nghị: “Yêu cầu cụ Hồ Chí Minh không phải ứng cử trong cuộc Tổng tuyển cử sắp tới. Chúng tôi suy tôn và ủng hộ vĩnh viễn cụ Hồ Chí Minh là Chủ tịch của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Từ nhiều nơi trong nước, viết thư đề nghị Bác không cần ra ứng cử ở một tỉnh nào, nhân dân cả nước đồng thanh nhất trí cử Bác vào Quốc hội. Trước tình cảm tin yêu đó của nhân dân, Bác viết một bức thư ngắn cảm tạ đồng bào và đề nghị đồng bào để Bác thực hiện quyền công dân của mình: uTôi là một công dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nên không thể vượt qua thể lệ Tổng tuyên 37 cử đã định. Tôi đã ứng cử ở thành phố Hà Nội, nên không thể ra ứng cử ở nơi nào khác nữa..”. Sau ngày hòa bình lập lại, có lần Bác đi thăm một ngôi chùa cổ, vị sư trụ trì ra đón và khẩn khoản xin Bác đừng cởi dép khi vào trong chùa. Bác không đồng ý và lặng lẽ làm đúng những quy định như khách thập phương đến lễ chùa. Trên đường từ chùa về, khi vào đến thành phố, xe Bác đến một ngã tư thì vừa lúc đèn đỏ bật. Sợ phố đông, xe dừng lâu, đồng chí bảo vệ định chạy lại đề nghị đồng chí công an giao thông bật đèn xanh để xe Bác đi. Bác hiểu ý, ngăn lại: “Các chú không được làm thế, phải tôn trọng và gương mẫu chấp hành luật lệ giao thông. Không được bắt luật pháp dành quyền riêng cho mình”. 38 S BÀI QUốC CA RA ĐỜI au cuộc triển lãm năm 1944, nhạc sĩ Văn Cao trở về căn gác hẹp ở phố Nguyễn Thượng Hiền, Hà Nội. Ba bức tranh sơn dầu của ông được trưng bày ở nhà Khai trí Tiến Đức và được nhiều báo chí lúc ấy ca ngợi, nhưng vẫn không bán nổi. Thế là chẳng hy vọng gì về nghề hội hoạ. Còn các bản nhạc của ông lúc ấy tuy được trình diễn ở nhiều nơi, nhưng cũng không hề nhận được tiền nhuận bút. Thơ và truyện ngắn của ông cũng vậy. Nhưng đối với một cây bút trẻ như ông hồi ấy, sáng tác được báo chí đăng cũng là sướng lắm rồi. Tác giả thường cố gắng mua nhiều số có đăng tác phẩm của mình để tặng bạn bè và người thân. Ông phải nhờ mấy ông bạn thân là hoạ sĩ nuôi ăn và giúp đỡ phương tiện để làm việc. Cuộc sống vất vưởng đó không thể kéo dài. Hà Nội năm 1944 đang đầy người thất nghiệp và đói... Giữa lúc ấy, ông được đồng chí Vũ Quý - là người theo dõi về hoạt động nghệ thuật của 39 Mặt trận Việt Minh, luôn khuyến khích ông sáng tác những bài hát yêu nước như Đống Đa, Thăng Long hành khúc ca, Tiếng rừng... Vũ Quý chính thức giao công việc cho ông và nói: “Hiện nay trên chiến khu Việt Bắc thiếu bài hát, phái dùng những bài hát hướng đạo. Khoá quân chính kháng Nhật sắp mở. Văn Cao phải soạn một bài hát cho quân đội cách mạng chúng ta nhé!”. Văn Cao vô cùng vui sướng, nhưng cũng rất lo. Chiều hôm ấy ông đi bộ dọc theo phố Hàng Lọng (nay là đường Lê Duẩn), vòng sang phố Hàng Bông tới Bờ Hồ và suy nghĩ rất lâu. Ông cố tìm âm thanh cho bài hát, nhưng khung cảnh Hà Nội lúc ấy không vang lên được một âm thanh gì, ngoài những âm thanh buồn bã của cuộc sống hằng ngày... Ông lại đi tiếp tới lúc đèn điện trên các phố đã bật sáng Bên một gốc cây thấp thoáng bóng mấy người gầy đói, áo quần không có. Họ đang đun một thứ gì bên trong ống sữa bò, ngọn lửa tím sẫm bập bùng trong những hố mắt sâu hoắm. Có một bé gái chừng ba tuổi, có đôi mắt giống như mắt con mèo con, trên người không một mảnh vải, đang khắc khoải chờ chết. Ông bỗng trào nước mắt, không dám nhìn nó. Đêm ấy trở về căn gác nhỏ ở phố Nguyễn Thượng Hiền, ông đã viết được nốt nhạc đầu tiên của bài Tiến quân ca. 40 Bao nhiêu đêm ông mất ngủ vì đói rét, vì tiếng đánh chửi nhau om sòm của một gia đình viên chức nghèo khổ luôn thiếu ăn, vọng qua khe hở của căn gác. Ở đó, ông đã hiểu thêm nhiều chuyện đời, ở đó, đêm đêm đã có không biết bao nhiêu tiếng gõ cửa, để rồi không bao giờ có tiếng đáp lại... Ông chưa hề gặp các chiến sĩ cách mạng trong khoá quân chính đầu tiên ấy, để biết họ sẽ hát như thế nào? Ông chỉ biết viết hết cảm xúc của mình sao cho thật giản dị, ai cũng có thể hát được. Ông bắt đầu bài hát bằng hình ảnh đoàn quân trùng điệp: “Đoàn quân Việt Minh đi, Chung lòng cứu quốc, Bước chăn dồn vang trên đường gập ghềnh xa... ” Và lá cờ đỏ sao vàng tung bay giữa trời xanh của núi rừng cùng nhịp điệu ngân dài của bài hát, mở đầu cho tiếng vọng của non sông: uĐoàn quân Việt Minh đi, Sao vàng phấp phới, Dắt giong nòi, quê huxmg qua nơi lầm than... ” Tiếng bài hát và lời ca là sự tiếp nối từ bài Thăng Long hành khúc ca. Trên mặt bàn làm việc của ông, tờ báo Cờ Giải phóng đã đăng những tin tức đầu tiên về chiến thắng ở Võ Nhai. Trước mắt ông, mảnh trời xám và lùm cây Hà Nội không còn nữa. 41 Ông tưởng mình đang sống ở một khu rừng nào đó trên chiến khu Việt Bắc. Lòng ông tràn ngập niềm vui và hy vọng. Quốc hội khoá I (1946) của nước ta đã quyết định lấy bài Tiến quân ca do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác làm Quốc ca Việt Nam. Trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1946), Điều 3 ghi rõ: “Quốc ca là bài Tiến quân ca”. Kỳ họp thứ năm Quốc hội khoá I (1955) đã quyết định sửa một số chồ về lời của bài Quốc ca và tác giả cùng đóng góp việc sửa lời. 42 D LỄ KÝ HIỆP ĐỊNH SƠ BỘ o tình thế đặc biệt cấp bách về ngoại giao, nhất là sau khi Hiệp ước Pháp - Hoa được ký kết (28-2-1946), Chính phủ đã quyết định cử các ông Hồ Chí Minh, Nguyễn Tường Tam, Phan Anh, Võ Nguyên Giáp và Vũ Hồng Khanh giải quyết công việc đàm phán. Đối với Pháp, Chính phủ Việt Nam chủ trương “hòa để tiến”, tránh tình thế một lúc phải chiến đấu với nhiều kẻ thù, tranh thủ thêm thời gian hòa bình để củng cố thêm lực lượng. Vì vậy, đầu năm 1946 Chính phủ ta quyết định ký với Pháp Hiệp định sơ bộ. Lễ ký kết được cử hành vào 4 giờ chiều ngày 6-3-1946 tại nhà số 2 phố Lê Lai - Hà Nội. Những người thay mặt cho nước Pháp, những người đứng đầu Bộ tư lệnh quân đội Tưởng ở miền Bắc Đông Dương, đại diện Phái bộ Mỹ, Lãnh sự Anh, lục tục kéo đến ngôi biệt thự ở cách Bắc bộ phủ một khu vườn hoa Gian phòng nhỏ bài trí đơn giản, không có 43 cờ. Chủ khách đều đứng quanh một chiếc bàn lớn Mọi người đều hướng về phía Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người nhìn lướt các điều khoản của Hiệp định. Với cương vị là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký đầu tiên. Sau đó, Người chuyển bản Hiệp định cho Vũ Hồng Khanh đứng gần đấy. Trước áp lực của quan thầy Tưởng, Vũ Hồng Khanh ngậm bồ hòn làm ngọt, ký tiếp theo với danh nghĩa người đại diện đặc biệt của Hội đồng Chính phủ. Xanhtơni, người được ủy quyền thay mặt Chính phủ nước Cộng hòa Pháp, ký sau cùng. Nội dung tóm tắt của Hiệp định là: Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một nước tự do, có Chính phủ, Nghị viện, quân đội, tài chính của mình, ở trong Liên bang Đông Dương và Khối Liên hiệp Pháp. - Pháp cam đoan thừa nhận kết quả của việc trưng cầu dân ý về thống nhất ba kỳ. Việt Nam thoả thuận để 15.000 quân Pháp ra Bắc Việt Nam thay thế quân Tưởng, và sẽ rút đi sau một thời gian quy định. Đình chiến để đàm phán chính thức. Lễ ký kết xong. Đại diện nước Pháp nâng cốc chúc mừng Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngỏ ý vui mừng vì đã đẩy lùi được bóng ma của một 44 cuộc xung đột vũ trang. Bằng một giọng điềm đạm và kiên quyết, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Chúng tôi không thỏa mãn vì chưa giành được hoàn toàn độc lập nhưng rồi chúng tôi sẽ giành được độc lập hoàn toàn”. 45 T ĐÀM PHÁN Ở ĐÀ LẠT VÀ PHÔNGTENNƠBLÔ ừ ngày 14-4 đến ngày 11-5-1946, đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam do Nguyễn Tường Tam làm trưởng đoàn và đoàn đại biểu Pháp do Mắc Ăngđơrê làm trưởng đoàn đã họp Hội nghị trù bị ở Đà Lạt. Trong suốt ba tuần lễ, phía Pháp vẫn giữ lập trường chia cắt nước ta, lập Liên bang Đông Dương, không chịu ngừng bắn, âm mưu tách Nam bộ ra khỏi Việt Nam. Ta kiên quyết phản đối. Thực dân Pháp cố tình phá hoại hiệp định nên Hội nghị không đi đến kết quả. Nhận lời mời của Chính phủ Cộng hòa Pháp, ngày 31-5 Chủ tịch Hồ Chí Minh lên đường sang thăm Pháp với tư cách là thượng khách của nước Pháp. Đoàn đại biểu của Chính phủ do đồng chí Phạm Văn Đồng làm trưởng đoàn tham dự cuộc đàm phán chính thức ở Pari. Trước khi lên đường, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng bào Nam bộ. Người khẳng định: 46 “Đồng bào Nam bộ là dân nước Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi”. Ngày 6-7-1946, cuộc đàm phán Việt - Pháp được khai mạc tại lâu đài Phôngtennơblô. Phái đoàn Pháp ngoan cố giữ lập trường hiếu chiến xâm lược. Sau ba tuần lễ, Hội nghị vẫn giẫm chân tại chỗ. Đến chiều ngày 10-9, Hội nghị được nối lại. Song thực dân Pháp đưa ra bản dự thảo Hiệp định với những điều khoản không thể chấp nhận được. Hội nghị tan vỡ. Ngày 13-9, phái đoàn Chính phủ ta lên đường về nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Tạm ước 14-9-1946 Cuộc đàm phán ở Phôngtennơblô không đi đến kết quả, chứng tỏ Chính phủ Pháp đã dứt 47 khoát chọn con dường vũ trang xâm lược toàn bộ nước ta. Tuy vậy, để có thêm thời gian chuẩn bị lực lượng kháng chiến và làm cho nhân dân Pháp hiểu rõ thiện chí hòa bình của ta, ngày 14- 9-1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký với Chính phủ Pháp bản Tạm ước quy định: Hai bên đình chỉ mọi xung đột. Phía Pháp cam kết thi hành các quyền tự do dân chủ ở Nam bộ và thả những người yêu nước bị bắt giam. Chính phủ Việt Nam bảo đảm cho Pháp một số quyền lợi kinh tế và văn hoá ở Việt Nam. Cuộc đàm phán giữa hai bên sẽ tiếp tục vào tháng 1-1947. Những vấn đề chủ yếu liên quan đến vận mệnh Tổ quốc chưa được giải quyết, nhưng việc ký Tạm ước 14-9 là một thắng lợi lớn về mặt sách lược đấu tranh ngoại giao của ta. Nó có tác dụng kéo dài thời gian hòa hoãn để nhân dân ta chuẩn bị lực lượng, sẵn sàng đập tan mọi hành động xâm lược của kẻ thù. Đặc biệt, chuyến đi thăm Pháp của Chủ tịch Hồ Chí Minh sau khi đất nước ta giành được chính quyền đã thu được thắng lợi to lớn: Đem Quốc kỳ Việt Nam tói nước Pháp, được nhân dân Pháp và nhân dân thế giới trọng thị. Làm cho nhân dân Pháp và bè bạn quốc tế hiểu rõ lập trường và thiện chí của ta. 48 Gây được mối cảm tình giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Pháp. Nhiều tổ chức, đoàn thể của Việt Nam được thế giới công nhận. 49 N KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC BÙNG NỔ gày 6-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi Quốc hội và Chính phủ Pháp ra lệnh cho quân viễn chinh trở về các vị trí trước ngày 20-11-1946. Nhà cầm quyền Pháp không trả lời. Thực dân Pháp ở Đông Dưong càng hung hãn hon. Ngày 7-12, Xanhtơni tuyên bố: "Đã đến lúc giải quyết thời cuộc bằng quân sự. Quân đội Pháp sẵn sàng hành động”. Y trắng trợn nói: “Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nang là lãnh thổ của nước Pháp”. Thực dân Pháp ngoan cố đã chọn con đường mở rộng chiến tranh, hòng lập lại chế độ thuộc địa cũ. Ngày 15, 16-12, quân Pháp liên tiếp khiêu khích, nổ súng, ném lựu đạn nhiều nơi ở Hà Nội làm chết nhiều thuờng dân, nhiều chiến sĩ công an và bộ đội ta. Sáng 16, Valuy từ Sài Gòn ra Hải Dương triệu tập Moocliê, Xanhtơni, Đebơ phổ biến kế hoạch đánh chiếm Hà Nội và khu vực phía bắc vĩ tuyến 16. 50 Trưa ngày 17, Pháp cho xe phá các công sự của ta ở phố Lò Đúc, Hà Nội, đồng thời gây ra vụ tàn sát đẫm máu ở phố Hàng Bún và phố Yên Ninh. Chấp hành nghiêm mệnh lệnh trên, bộ đội ta chưa nổ súng. Trưa ngày 18, Pháp gửi tối hậu thư đòi chiếm Sở Tài chính, Sở Giao thông, đòi ta phá bỏ công sự và chướng ngại vật trên đường phố. Chiều ngày 18, Pháp lại gửi tối hậu thư đòi làm nhiệm vụ trị an ở Hà Nội và đe dọa “đến sáng ngày 20-12, nếu những điều đó không được chấp nhận thì quân Pháp sẽ chuyên sang hành động”. Những lời lẽ láo xược của thực dân Pháp gây căm phẫn tột độ trong nhân dân ta. Toàn quân, toàn dân nóng lòng chờ đợi mệnh lệnh của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Không khí kháng chiến tràn ngập khắp nơi. Trước tình hình nghiêm trọng đó, Thường vụ Trung ương Đảng chỉ thị kiểm tra công tác chuẩn bị chiến đấu lần cuối. Đồng chí Hoàng Văn Thái, Tông Tham mưu trưởng, báo cáo tình hình sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng vũ trang. Trong hai ngày 18 và 19-12, Thường vụ Trung ương Đảng họp hội nghị mở rộng ở làng Vạn Phúc, Hà Đông (Hà Nội) dưới sự chủ toạ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hội nghị quyết định phải phát động cuộc 51 kháng chiến chống thực dân Pháp trên quy mô cả nước và vạch ra những vấn đề cơ bản về đường lối kháng chiến. Đây là một quyết định sáng suốt và kịp thời của Đảng ta. Sáng ngày 19-12-1946, thực dân Pháp gửi tiếp cho ta một tối hậu thư đòi tước vũ khí của Tự vệ, đòi ta phải đình chỉ mọi hoạt động chuẩn bị kháng chiến và để cho chúng giữ trật tự trong thành phố. Bộ đội xây dựng chiến lũy quyết chiến với giặc Pháp Trưa ngày 19, Thường vụ Trung ương Đảng điện cho các chiến khu và tỉnh ủy: “Giặc Pháp đã hạ tối hậu thư đòi tước khí giới của quân đội, tự vệ, công an ta. Chính phủ đã bác bỏ tối hậu thư ấy. Như vậy, chỉ trong 2 giờ là cùng, 52 chắc chắn giặc Pháp sẽ nổ súng. Trung ương ra chỉ thị Tất cả hãy sẵn sáng’ C h i ề u ngày 19-12- 1946, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra mật lệnh cho toàn thể lực lượng vũ trang. Bộ Tổng tham mưu nhanh chóng chuyển mật lệnh đến các đơn vị. Nội dung bản mật lệnh: “Chuyển hàng đến lúc 18 giờ ngày 21- 12. Hàng mang mã hiệu A cộng hai, B trừ hai. Chú ý theo dõi đón hàng đúng giờ”. Ta quy ước “chuyển hàng đến” có nghĩa là tổng tiến công bắt đầu. A là giờ cộng thêm hai, B là ngày trừ đi hai. Tức là: “Cuộc tổng tiến công bắt đầu lúc 20 giờ ngày 19-12”. Mật lệnh này được chuyển tới các chiến khu, đon vị. Ngoài ra, để đảm bảo các nơi có thể kịp thời nhận lệnh, ta quy ước khi Đài Tiếng nói Việt Nam phát câu: “Đồng bào chú ý! đồng bào chú ý! Xin trân trọng mời đồng bào cả nước nghe lời Hồ Chủ tịch”. Đó là tín hiệu tổng tiến công. Đúng 20 giờ ngày 19-12, Đài Tiếng nói Việt Nam phát tín hiệu trên. Tiếp đó, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng chỉ huy ra mệnh lệnh chiến đấu: Tổ quốc lâm nguy! Giờ chiến đẩu đã đến! Hy sinh chiến đẩu đến giọt máu cuối cùng! Tiêu diệt thực dân Pháp! Quyết chiến! 53 Chấp hành mệnh lệnh chiến đấu, quân dân Thủ đô Hà Nội cùng cả nước nhất tề đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. 54 11 ĐƯỜNG DÂY TIẾP TẾ VŨ KHÍ giờ trưa ngày 19-12-1946, đơn vị anh Chiến nhận được bức điện Mệnh lệnh Toàn quốc kháng chiến của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Họ cùng nhau dịch xong, báo cáo cho đồng chí Vương Thừa Vũ. Ban Chỉ huy Khu họp cấp tốc và lệnh cho đơn vị di chuyển vị trí điện báo về làng Nhân Chính, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Mấy ngày sau, đơn vị lại di chuyển về Đình Thôn, xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm. Hà Nội đã nổ súng được mấy ngày, khắp các mặt trận ngày nào chiến sự cũng bùng nô Đúng lúc ấy, đồng chí Hoàng Văn Khánh - Tham mưu trưởng Ban Chỉ huy Khu gọi anh Chiến lên, bảo: Chiến (tên thật là Nguyễn Đăng Doanh - người đã cùng với đồng chí Tùng Anh dịch mật mã bức điện Mệnh lệnh Toàn quốc kháng chiến) này, các đơn vị chiến đấu rất cần đạn. Mình muốn tổ chức một đường dây tiếp tế vũ khí cho các Liền khu. Cậu là người Hà Nội, thông thạo mọi ngõ ngách đường đi lối lại. 55 Mình muốn giao việc này cho Chiến. Có làm được không? Dạ, được ạ. Anh Chiến vui vẻ nhận nhiệm vụ và bắt tay vào công việc ngay. Buổi đầu tiên, đội tiếp tế vũ khí của chúng tôi có 6 người, đến nhận vũ khí ở làng Hạ Yên Quyết (phường Yên Hòa bây giờ). Chúng tôi nhét đầy ba lô lựu đạn lọ mực và đạn súng trường do xưởng vũ khí Phan Đình Phùng của ta sản xuất, ai cũng cố gắng mang thật nhiều, chuyển đến trận địa của Tiểu đoàn 532 do anh An Giao làm Tiểu đoàn trưởng, ở khu vực Nhà máy Tóc, thuộc Liên khu III. Mười ngày sau, đội chuyển sang tiếp tế vũ khí cho Liên khu I (nay thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Chặng đường dài và khó khăn hơn nhiều. Mỗi chuyến các anh khởi hành từ Hạ Yên Quyết qua Nhật Tân, Tứ Tổng, Tứ Liên, Yên Phụ, bãi An Dương, đến Phúc Xá thì bắt liên lạc với tự vệ ở đó, nắm quy luật tuần tra canh gác của địch, rồi luồn qua gầm cầu Long Biên, vượt qua sân bóng, bãi ngô, khoai, qua đê sông Hồng, nhanh chóng chạy qua cột Đồng Hồ và ngõ Phất Lộc vào trụ sở của Liên khu I đóng ở hiệu vàng Trần Hưng phố Hàng Bạc. Gần hai tháng ròng, cứ từ 2 giờ chiều các anh xuất phát từ làng Hạ Yên Quyết đến bãi 56 Phúc Xá là nhá nhem tối, nắm tình hình địch rồi vượt qua. Cũng có hôm chúng tuần tra trái quy luật, các anh bò dưới gầm cầu mà giày đinh chúng nện đều trên cầu từng bước, lính cho chó bécsiê đi cùng, hai bên đầu cầu đèn pha liên tục rọi chiếu. Thỉnh thoảng có chiếc xe Zeep chạy qua, đèn quét loang loáng. Các anh phải ngụy trang cẩn thận, luồn từng ngách tiến vào. Nhiều đêm, sương mù dày đặc, lạnh thấu xương, các anh vẫn cứ tiếp tế đều đặn. Đội của các anh còn có nhiệm vụ khi trở ra, dẫn độ chục người dân ra theo. Chuyến cuối cùng là đêm 15-2-1947, đồng chí Hoàng Văn Khánh đến tận nơi gặp anh Chiến, nói nhẹ nhàng, nhưng rất quan trọng: Chiến ạ, cậu chọn lấy 6 anh em thật dũng cảm, gan dạ. Chuyến này rất quan trọng. Các cậu được trang bị vũ khí để tự vệ dọc đường, nhưng từ bãi Phúc Xá vào đến Liên khu I, trên quãng đường đó dù ai có bị bắt hay bị bắn chết, cũng nhất quyết không được bắn lại. Nhớ nhé! Vâng ạ! Anh Chiến đáp gọn. Vào đến Liên khu I, anh Chiến được các đồng chí Hoàng Phương, Lê Trung Toản mời cơm trên gác 2 nhà Ngọc Xuân (phố Hàng Bạc). Bữa cơm hôm đó khá tươm tất, có lạp xường, trứng muối, măng, miến và cả rau tươi của các anh mang vào. Đang ăn, thấy anh Chiến mang 57 khẩu súng trường Nhật ngắn nòng, anh Hoàng Phương bảo: Tặng cho Chiến một khẩu súng ngắn. Trong này súng thì nhiều, chỉ thiếu đạn thôi. Lát nữa Hoàng Phú đưa Chiến xuống kho, thích khẳu nào, tặng khẩu ấy. Thích quá, anh Chiến ăn nhanh rồi xuống kho, Phú đưa cho anh chục khẳu để chọn. Anh chọn khẩu cônbát vì thấy còn 2 viên đạn. Đêm ấy các anh rút ra ngay. Sau này anh Chiến mới biết chuyến đi của 6 anh em họ khi ấy là quyết tử và giữ bí mật con đường rút quân vào đêm 17 rạng ngày 18-2-1947 lịch sử. Cả 6 anh đều được tặng Huy hiệu Ouyết tử quân, lúc đó anh Chiến mới tròn 19 tuổi. 58 N TRẬN CHIẾN ĐẤU ĐẦU TIÊN Ở HÀ NỘI gày 17-12-1946, quân Pháp đã chiếm được phố Hàng Bún - Hà Nội và khống chế vườn hoa Hàng Đậu. Đêm 19-12, khi điện thành phố Hà Nội vừa tắt, trận chiến đấu trên phố Hàng Đậu bắt đầu. Đây là con đường huyết mạch dẫn ra cầu Long Biên, chúng quyết tâm mở đường máu chiếm lại đầu cầu Long Biên để sang sân bay Gia Lâm. Đầu tiên chúng vấp phải lực lượng Công an xung phong do đồng chí Trung đội trưởng Trương Từ Thức chỉ huy. Trung đội chiến đấu kiên cường, bảo vệ Ban Chỉ huy Quận 2. Địch huy động quân tập trung đánh ra phố Hàng Đậu, vấp phải lực lượng Tự vệ chiến đấu đường phố do đồng chí Nguyễn Lộc chỉ huy. Ba đồng chí Phạm Thứ Chương, Vũ Tá Lâm và Vũ Đức Vân phục kích ở số nhà 21 bắn cháy một chiếc xe Zeep, một chiếc xe tăng vấp phải mìn, đứt xích nằm chềnh ềnh ngay trước xưởng Trần Xuân Đề số nhà 49. 59 Cay cú, địch dùng xe bọc thép, chở quân tiến ra ngã ba Hồng Phúc thì vấp phải chướng ngại vật bằng cọc đường ray do tự vệ bố trí từ trước. Chiếc xe khựng lại, từ trên tầng nhà cao số 31, khẩu trung liên do hai anh em Phạm Văn Luận và Hoàng Xuân Phương đảm nhiệm liên tiếp nhả đạn. Hàng chục tên trúng đạn lộn nhào từ trên xe xuống phố. Sau cung, dich dung xe tang co gan phao 37 mm ban sap ngoi nha 2 tang so 31 ay. May man, hai anh em ong Luan da kip rut ra an toan. Qua duqc bot, tien len doc Hang Dau, quan Phap lai gap Trung doi Ve quoc doan do d6ng chi Nguyen Hung chi huy. Hai ben giang co mai den gan sang chung mdi chiem duqc dau cau Long Bien va pho Hang Dau. Luc lugng Tu ve duqc lenh rut len Tu Tong. Luc luqng Cong an va Ve quoc doan rut ve gam cau pho Hang Giay. Va, cuoc chien 60 ngay dem trong vong vay quan dich cua chien si quyet tu Lien khu I bat dau. 60 N TRUNG ĐOÀN THỦ ĐÔ RÚT KHỎI HÀ NỘI gay 15-2-1947, de bao toan luc luqng khang chien lau dai, theo chi thi cua Chu tich Ho Chi Minh, Bo Tong chi huy ra lenh cho cac luc luqng vu trang Lien khu I rut ra khoi Ha Noi. Luc nay, xung quanh Lien khu I, dich bo tri day dac. Co nhieu noi chung tap trung quan co dong lqn, nhu khu vuc Thanh va khu vuc Don Thuy (nay la khu vuc Benh vien Trung uong Quan doi 108). Cac true duang co the di duqc ra ngoai deu co dich canh giu. Con duang tir Nhat Tan, Yen Phu, doc theo ngoai de song Hong den Cot Dong ho ma trude day ta van dung de tiep te cho Lien khu I la tuyen duong dich rat chu y. 0 dau cau Long Bien, thudng xuyen co mot trung doi le duemg canh gac. Den pha cue manh cua vong gac quet doc bb song suot dem, xe co gibi di tuan tir dau no sang dau kia lien tiep. Biet viec rut ra khoi Ha Noi rat kho khan, Bo Tong chi huy chi thi phai to chuc het sue 61 chu dao, tuyet doi giu bi mat, lam cho dich không thể phán đoán được ý định và kế hoạch rút quân của ta. Phải nghi binh lừa địch, đặc biệt phải mở cuộc tiến công vào nhiều nơi ở nội thành để thu hút sự chú ý của chúng, yểm hộ cho các cuộc rút lui được hoàn toàn thắng lợi. Qua nghiên cứu, phân tích, Trung đoàn Thủ đô quyết định rút qua cầu Long Biên, đến bãi giữa, vượt qua lạch bên kia sông Hồng sang vùng tự do Đông Anh, Phúc Yên. Thời gian Trung đoàn Thủ đô rút khỏi Hà Nội là đêm 17-2-1947. Quân Pháp tìm mọi cách điều tra, thăm dò tình hình ta, nhất là ý định, khả năng cố thủ ở Liên khu I và dự trữ lương thực. Ngày 16-2, viên Lãnh sự Trung Hoa xin gặp ta, đề nghị ta tiếp tế cho Hoa kiều còn lại trong Liên khu I và tổ chức cho Hoa kiều tản cư vào ngày 17 hoặc 18-2. Đây là thủ đoạn của Pháp nhằm thăm dò ta và để rảnh tay oanh tạc khu vực trấn giữ của Trung đoàn Thủ đô. Tương kế, tựu kế, ta đồng ý tiếp tế cho Hoa kiều một ít lương thực và đồng ý tổ chức cho họ tản cư vào ngày 18-2 hoặc nếu cần có thời gian cho Hoa kiều chuẩn bị thì có thể lùi đến ngày sau nữa. Theo đúng kế hoạch, 18 giờ ngày 17-2 các tiểu đoàn lần lượt lên đường. Từ đình Phất Lộc, lực lượng ta hành quân ra Cột Đồng hồ, 62 vượt đê sông Hồng qua gầm cầu Long Biên, đi về hướng bắc. Cùng lúc đó, một lực lượng nhỏ do Tham mưu trưởng trung đoàn chỉ huy được giao nhiệm vụ ở lại quấy rối, nghi binh thu hút sự chú ý của địch, rồi rút quân sau. Đến 24 giờ, những chiến sĩ cuối cùng của trung đoàn rời khỏi khu cố thủ, vượt qua gầm cầu Long Biên. 5 giờ sáng ngày 18-2, trung đoàn lần lượt qua sông. Đồng bào ven sông Hồng đã tổ chức được một đội thuyền 20 chiếc đưa các chiến sĩ qua bên kia sông Hồng. Khoảng 8 giờ sáng ngày 18-2, chuyến thuyền cuối cùng chở bộ đội sang sông. Do thòi tiết nhiều sương mù nên bọn địch canh gác không hề hay biết cuộc hành quân vượt sông của cả một đội hình khá lớn. Mãi đến 9 giờ sáng hôm ấy, khi toàn bộ lực lượng của ta đã vưọt sông an toàn, địch mới phát hiện được ta đã rút khỏi Liên khu I. Chúng vội vã cho xe tăng từ Gia Lâm sục lên làng Cơ Xá và một đội ca nô ngược sông Hồng để tìm kiếm. Lúc này, tiểu đội du kích Hồng Hà của đồng chí Nguyễn Ngọc Nại vẫn còn ở bãi giữa làm nhiệm vụ thu hút địch. Cuộc chiến đấu diễn ra suốt buổi sáng. Cả tiểu đội và Nguyễn Ngọc Nại anh dũng hy sinh sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. 63 Ngày 18-2-1947, Trung đoàn Thủ đô có mặt đông đủ trên đất Phúc Yên. Các chiến sĩ của Trung đoàn phấn khởi, xúc động đón nhận thư khen của đồng chí Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tổng chỉ huy. 64 N ĐỐI XỬ NHÂN ĐẠO guyễn Hải Thần, tên thật là Vũ Hải Thu, người làng Đại Từ, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Thủ đô Hà Nội). Khi có phong trào Đông Du (1905), Nguyễn Hải Thần theo Phan Bội Châu sang Trung Quốc; còn khi Phan Bội Châu sang Nhật Bản thì y ở lại học trường Võ bị Hoàng Phố của Quốc dân đảng Trung Quốc. Tốt nghiệp, y được giữ lại dạy chính trị tại trường. Năm 1927, Nguyễn Hải Thần tích cực giúp Quốc dân đảng Tưởng Giới Thạch đàn áp các chiến sĩ Công xã Quảng Châu nên được chúng tin dùng. Năm 1931, Nguyễn Hải Thần sống ở Quảng Châu bằng nghề xem số tử vi. Một thời gian sau được Quốc dân đảng giúp đỡ, y cùng với Trương Bội Công lập ra Việt Nam Độc lập Đồng minh hội. Chủ trương cứu nước bằng ám sát, bạo động không thành, Nguyễn Hải Thần cùng Việt Nam Độc lập Đồng minh hội dựa vào thế lực của Quốc dân đảng Tưởng Giới Thạch để tồn tại. 65 Tháng 9-1945, khi quân Tưởng vào giải giáp quân đội Nhật ở miền Bắc Việt Nam, Nguyễn Hải Thần cùng theo về Hà Nội. Theo sách lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh là chủ trương hòa hoãn với quân đội Tưởng, ngày 1-1-1946, Nguyễn Hải Thần được giữ chức Phó Chủ tịch lâm thời và sau đó được bổ sung vào Quốc hội không qua bầu cử, giữ chức Phó Chủ tịch Liên hiệp chính thức (tức Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa). Sau khi ta đồng ý cho Nguyễn Hải Thần giữ chức Phó Chủ tịch Chính phủ, nhiều cán bộ không đồng ý. Có người đến nêu thắc mắc với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người không giải thích dài dòng mà chỉ hỏi một câu: - Phân có dơ không? Nhưng dùng bón lúa tốt thì có dùng không? Người còn dặn tìm cho ông ta một ngôi nhà thật tốt và nhường luôn cho ông ta cả chiếc xe ô tô mà Người thường dùng. Đến khi quân Tưởng rút về, Nguyễn Hải Thần cùng một lũ tay sai phản động bám theo chân chúng, bỏ nước ra đi. Khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập (1949), Nguyễn Hải Thần ở Quảng Châu, đã già và bị mù lòa. Đại sứ quán ta ở Bắc Kinh báo về: Chính phủ Trung Quốc hỏi ý kiến ta về việc xử lý đối với người đã núp bóng quân 66 Tưởng, gây khó khăn cho Chính phủ ta và giết hại nhiều đồng bào ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh thông báo việc này trong một phiên họp Hội đồng Chính phủ và nói: đề nghị các cụ và các chú cho ý kiến xem nên phúc đáp Chính phủ Trung Quốc thế nào? Hội nghị thảo luận rất sôi nối, cuối cùng có hai ý kiến khác nhau. Một là đưa Nguyễn Hải Thần về nước, xét xử trước tòa để làm sáng tỏ pháp luật của Nhà nước ta, làm gương cho bọn trùm phản động khác. Một ý nữa là khoan hồng cho Nguyễn Hải Thần, vì ông ta đã già và mù lòa. Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu cuối cùng: “Hội nghị ta có hai ý kiến, tôi xin tóm tắt thế này nếu các cụ, các chú đồng ý thì ta điện phúc đáp cho Chính phủ Trung Quốc: Đúng Nguyễn Hải Thần là một kẻ phản quốc lớn, có tội với nhân dân. Nhưng ông ta đã già và mù lòa, dù có tư tưởng phản cách mạng cũng không có khả năng thực hiện được. Nay đề nghị Chính phủ Trung Quốc giúp ông ta có kế sinh nhai và giáo dục ông ta trở thành người tốt, biết tuân theo pháp luật Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”. Hội nghị Chính phủ biểu quyết nhất trí cao với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ít lâu sau, Người lại thông báo với Hội đồng Chính phủ: “Thể theo ý kiến của ta, chính 67 quyền Quảng Châu đã được lệnh của Chính phủ Trung Quốc hằng tháng cấp cho gia đình Nguyễn Hải Thần hai tạ gạo, một số tiền và giúp ông ta cải tạo. Nay vợ con ông ta đều đã có dấu hiệu tiến bộ”. 68 GIẶC PHÁP TIẾN CÔNG VIỆT BẮC T heo kế hoạch của quân Pháp, quân dù thiện chiến sẽ nhảy dù thẳng xuống Bắc Kạn, nơi chúng nghi có cơ quan đầu não của ta, hòng “bắt gọn Chính phủ kháng chiến”. Cuộc họp của Hội đồng Chính phủ ở Việt Bắc năm 1947 do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì Đồng thời, thực dân Pháp bố trí hai gọng 69 kìm lớn từ hai hướng Đông và Tây tiến hành bao vây chặt vùng rừng núi Việt Bắc. Hướng Đông, thọc một mũi dùi bằng cơ giới từ Lạng Sơn lên Cao Bằng theo Đường số 4, chiếm các cứ điểm dọc đường, thực hiện việc phong tỏa đoạn biên giới này; một bộ phận tiếp tục tiến xuống Bắc Kạn hỗ trợ binh đoàn dù. Hướng này sẽ tạo thành một gọng kìm dài hơn 420 km, kẹp toàn bộ mặt sau Việt Bắc. Hướng Tây, thủy đội xuất phát từ Hà Nội, qua Việt Trì lên Tuyên Quang, Chiêm Hoá theo sông Hồng, sông Lô và sông Gâm, tạo gọng kìm phía Tây dài 250 km. Khoảng trung tuần tháng 10-1947, hai gọng kìm sẽ khép lại ở Đài Tỵ. Từ cuối tháng 9-1947, địch đưa quân đánh Hòa Bình, Sơn Tây, Yên Bái, Lào Cai nhằm phối hợp với hướng chính (Việt Bắc) kiềm chế lực lượng và làm sai lạc phán đoán của ta. Do chỉ huy động được 12.000 quân thay cho dự kiến lúc đầu định sử dụng 20.000 quân trong vòng sáu tháng, Bộ chỉ huy Pháp phải rút thời hạn mở cuộc hành quân xuống còn ba tháng. Tuy nhiên, chúng vẫn xem đây là một kế hoạch hoàn hảo, có khả năng đi đến kết thúc chiến tranh. Valuy dự định sẽ “choi ván bài cuối cùng” và phải thắng ván bài đó trong thời hạn dự định. Còn Xalăng khẳng định: “Chỉ cần ba tuần lễ để đập tan đầu não của Việt Minh”. 70 Tàu chiến giặc bị quân dân ta đánh đắm ở sông Lô trong chiến dịch Việt Bắc Ngày 7-10-1947, Pháp nhảy dù xuống Bắc Kạn, Chợ Mới - bắt đầu tiến công Việt Bắc. Đồng bào các dân tộc Việt Bắc cùng với bộ đội chủ lực đoàn kết thành một khối, anh dũng chiến đấu, lập công xuất sắc và đúng một năm sau ngày toàn quốc kháng chiến (19-12-1947), đại bộ phận quân Pháp nhục nhã rút khỏi Việt Bắc, đánh dấu một thất bại chiến lược đầu tiên trong cuộc chiến tranh xâm lược của chúng. 71 V VỊ ĐẠI TƯỚNG 37 TUỔI ào một buổi chiều ngày 25 tháng 1 năm 1948, ở Việt Bắc, Võ Nguyên Giáp vinh dự được dự lễ phong quân hàm cấp tướng. Dưới vòm lá xum xuê của cây rừng, ven dòng suối nhỏ, một hội trường mới được dựng lên, trên lợp bằng phên nứa. Trong hội trường, hai bên tường là hai hàng khẩu hiệu cắt bằng giấy: “Trường kỳ kháng chiến nhất định thẳng lợi; thong nhất độc lập nhất định thành công”. Dưới lá cờ đỏ sao vàng, là bàn thờ Tổ quốc. Bác Hồ và Trưởng ban Thường trực Quốc hội Bùi Bằng Đoàn đứng hai bên. Hàng ghế trên cùng là các vị trong Hội đồng Chính phủ, phía sau là các đại biểu quân, dân, chính, Đảng. Bác Hồ đọc sắc lệnh 111/ SL, ngày 20 tháng 1 năm 1948, phong quân hàm cấp Đại tướng cho đồng chí Võ Nguyên Giáp khi đó giữ chức Tổng tư lệnh Quân đội quốc gia và nhiều đồng chí khác như: phong quân hàm Trung tướng cho đồng chí Nguyễn Bình - Khu trưởng chiến khu 7, kiêm ủy viên quân sự Nam bộ; 72 phong quân hàm Thiếu tướng cho các đồng chí Hoàng Văn Thái - Tổng tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia Việt Nam, Nguyễn Sơn - Khu trưởng khu 4, Huỳnh Phan Hộ - Khu trưởng chiến khu 9, Trần Tử Bình - Trưởng phòng Kiểm tra cán bộ, Văn Tiến Dũng - Cục trưởng Cục Chính trị, Lê Hiến Mai - Chính trị viên chiến khu 2, Trần Đại Nghĩa - Cục trưởng Cục Quân giới, truy phong Thiếu tướng cho đồng chí Dương Văn Dương - Khu phó chiến khu 7 hy sinh năm 1946. Võ Nguyên Giáp được mời lên nhận sắc lệnh. Bằng một giọng trang nghiồm, Bác nói: Hôm nay, thay mặt Chính phủ và nhân dân, nhân danh Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bác trao cho chú quân hàm Đại tướng để chú điều khiển binh sĩ làm tròn nhiệm vụ mà quốc dân phó thác cho. Đồng chí Phan Anh, thay mặt Hội đồng Chính phủ phát biểu lời chúc mừng. Đồng chí Tạ Quang Bửu, thay mặt Bộ Quốc phòng bày tỏ lời chúc mừng và đọc lời hứa của toàn thẻ bộ đội nêu cao tinh thần chiến đấu anh dũng dưới sụ lãnh đạo của Đại tướng. Đại tướng Võ Nguyên Giáp không thẻ diễn tả hết nỗi xúc động của lòng mình lúc bấy giờ, ông đã phát biểu cảm tưởng với những ý nghĩ chân thành tận đáy lòng thương tiếc, biết ơn các liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc, biết ơn sụ dìu dắt 73 của Bác, sự quan tâm của Đảng, Quốc hội và Chính phủ. Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói: Nhận trọng trách lớn lao mà Đảng, Bác giao cho, tôi hứa sẽ đem hết tinh thần, nghị lực làm tròn nhiệm vụ phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, đóng góp cống hiến nhỏ của mình vào sự nghiệp cách mạng vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân, vì lý tưởng xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Sau buổi lễ, vị Đại tướng trẻ đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và mọi người ngồi quây quần quanh Bác. Bác nhìn tướng Giáp căn dặn: Việc phong tướng cho chú Giáp và các chú khác hôm nay là kết quả biết bao hy sinh chiến đấu của đồng bào, đồng chí.... Các thế hệ đi trước chiến đấu cho độc lập mà sự nghiệp không thành, nhắm mắt mà còn chưa thấy độc lập, tự do. Chúng ta ngày nay may mắn hơn, nhưng trước mắt còn nhiều khó khăn. Nghĩ tới hàng nghìn, hàng vạn người ngã xuống cho ngày hôm nay, chúng ta càng phải cố gắng giành cho được độc lập, tự do để thoả mãn vong linh những người đã khuất. Với vị Đại tướng 37 tuổi, những lời nói tuy mộc mạc của Bác như người cha đối với những đứa con, ông luôn luôn ghi nhớ từng lời căn dặn của Người. 74 CHUYẾN ĐI MỞ ĐƯỜNG LIÊN LẠC VỚI THẾ GIỚI N gày 1-10-1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập. Sự kiện này rất có lợi cho cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta, vì con đường liên lạc với thế giới sẽ mở ra đối với nước ta. Đảng và Chính phủ ta tìm cách mở rộng ngoại giao để các nước công nhận về pháp lý nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc bấy giờ đã 60 tuổi vẫn đảm nhiệm chuyến đi ngoại giao sang Trung Quốc và Liên Xô. Tuy nhiên, chuyến đi sẽ rất nguy hiểm vì trên đất nước ta, giặc Pháp còn đang chiếm đóng và quyết khoá chặt biên giới, không cho bất cứ một người Việt Nam nào qua biên giới để sang Trung Quốc. Còn con đường sang Liên Xô thì quá xa. Thêm vào đó, còn có khó khăn do Đảng và Chính phủ ta chưa nối được liên lạc với các Đảng bạn và phong trào cộng sản của các nước. Mặc dù vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh 75 vẫn quyết tâm ra đi, vì chỉ có Người mới có đủ tư cách và tài năng để hoàn thành trọng trách ngoại giao này vào lúc cả dân tộc đang chuẩn bị bước vào giai đoạn đấu tranh quyết liệt của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đầu tháng 1 năm 1950, từ căn cứ ở chiến khu Việt Bắc, một nhóm người lặng lẽ xuyên rừng trong đêm tối để đến biên giới Việt - Trung. Đi đầu là mấy chiến sĩ trẻ cưỡi ngựa mặc quần áo dân tộc Nùng, tiếp đến là một ông già, dáng người mảnh khảnh cưỡi ngựa hồng, đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đi sau cùng là vài người nữa mang vũ khí. Đường đi nhiều chỗ gập ghềnh, khúc khủyu, một bên là vách núi, một bên là vực sâu, chỉ so suất một chút là cả người và ngựa có thể rơi xuống khe núi. Chuyến đi của Chủ tịch Hồ Chí Minh phải giữ bí mật tuyệt đối, vì vậy không có tổ chức tiễn đưa công khai, đề phòng biệt kích Pháp lùng sục. Hơn nữa, lúc bấy giờ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chưa công nhận nhau về mặt ngoại giao nên lại càng phải hết sức bí mật. Vượt qua biên giới, đoàn đến Nam Ninh, thủ phủ của tỉnh Quảng Tây, rồi đi tàu tới Bắc Kinh. Một buổi sáng mùa đông giá lạnh, tàu đến Bắc Kinh. Người bạn cũ năm xưa của Chủ tịch 76 Hồ Chí Minh là Thủ tướng Chu Ân Lai ra đón Người. Thủ tướng ôm chầm lấy Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cả hai người đều bồi hồi xúc động vì đã lâu, có lẽ đến chục năm không gặp nhau. Thủ tướng Chu Ân Lai ngồi cùng ô tô với Chủ tịch Hồ Chí Minh và đưa Người về nhà nghỉ dành riêng cho Người ở Bắc Kinh. Trong thời gian ở Trung Quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhiều cuộc họp với các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước Trung Quốc. Người đã thông báo cho nước bạn biết nước ta đã làm Cách mạng tháng Tám thành công và đang tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi. Kết quả là nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định công nhận lẫn nhau Trung Quốc trở thành một trong những nước đầu tiên công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước ta. Sau cuộc viếng thăm Trung Quốc thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục sang Liên Xô. Do thời tiết xấu, băng giá, nên không đi được bằng máy bay. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Chu Ân Lai sang Liên Xô bằng tàu hỏa. Tất nhiên chuyến đi cũng phải giữ bí mật hoàn toàn, vì vậy trước vài giờ xuất phát mới báo cho phía Liên Xô biết. Đoàn tàu đi tới lãnh thổ của Liên Xô thì Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Chu Ân Lai đi máy bay đến 77 Mátxcơva vào giữa tháng 2-1950. Hai vị lãnh tụ được các vị lãnh đạo Liên Xô đón tiếp rất thân tình tuy vẫn phải giữ bí mật. Trong các buổi hội đàm với các nhà lãnh đạo Liên Xô, Chủ tịch Hồ Chí Minh giới thiệu với các nhà lãnh đạo Xô viết cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam cho độc lập tụ do của mình. Người cũng đề nghị Liên Xô giúp Việt Nam vũ khí, đạn dược, thuốc men và công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chính phủ Liên Xô đã đồng ý và ngay sau đó gửi thuốc men và ra tuyên bố công nhận nước ta. Chuyến đi công tác ngoại giao bí mật của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thành công. Sau Trung Quốc, Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa khác lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước ta. Địa vị và uy tín của nước ta được nâng lên cao trên trường quốc tế. 78