" Tranh Chấp Biển Đông - Luật Pháp, Địa Chính Trị và Hợp Tác Quốc Tế 🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Tranh Chấp Biển Đông - Luật Pháp, Địa Chính Trị và Hợp Tác Quốc Tế Ebooks Nhóm Zalo TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG: LUẬT PHÁP, ĐỊA CHÍNH TRỊ VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ 2 Đặng Đình Quý (Chủ biên) TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG: LUẬT PHÁP, ĐỊA CHÍNH TRỊ VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ    3 ISBN: 9786047705641 Các bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả chứ không phản ánh quan điểm của các cơ quan, tổ chức nơi tác giả đang công tác, cũng như quan điểm của chủ biên và nhà xuất bản. 4 MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU ................................................................................................... 9 Đặng Đình Quý Giám đốc Học viện Ngoại giao Phần I: TẦM QUAN TRỌNG CỦA BIỂN ĐÔNG ĐỐI VỚI THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC ............................................................................................................... 17 1. THỬ NHIỆT TẦM QUAN TRỌNG TOÀN CẦU CỦA TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG ............................................................................. 19 GS. Geoffrey Till 2. CÁC VẤN ĐỀ VÀ LỢI ÍCH TẠI BIỂN ĐÔNG................................................. 41 ĐS. Rodolfo C. Severino 3. MỸ “QUAY TRỞ LẠI” CHÂU Á VÀ VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG........................ 51 TS. Bronson Percival Phần II: LỢI ÍCH CỦA CÁC BÊN TRONG VÀ NGOÀI KHU VỰC Ở BIỂN ĐÔNG ...................................................................................................... 63 4. TÓM TẮT VỀ RỦI RO CỦA VIỆC ÁP DỤNG CHÍNH TRỊ THỰC TIỄN TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG: HỆ LỤY ĐỐI VỚI AN NINH KHU VỰC ........................................................ 65 TS. Renato Cruz De Castro 5. TẠI SAO TRUNG QUỐC NHẤT ĐỊNH CẦN BIỂN ĐÔNG CHO RIÊNG MÌNH: MỘT QUAN ĐIỂM DỰ ĐOÁN VÀ ĐỘC LẬP TỪ BÊN NGOÀI ................................................................................ 83 Tướng (nghỉ hưu) Daniel Shaeffer 6. ASEAN VÀ TRANH CHẤP Ở BIỂN ĐÔNG ................................................... 95 NCS. Hà Anh Tuấn 7. LỢI ÍCH CỦA ẤN ĐỘ Ở BIỂN ĐÔNG .......................................................... 109 TS. Vijay Sakhuja 8. NGA VÀ VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG: ĐI TÌM MỘT CÁCH TIẾP CẬN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ....................................................................................... 121 GS. Evgeny A.Kanaev 5 Mục lục Phần III: NHỮNG DIỄN BIẾN GẦN ĐÂY Ở BIỂN ĐÔNG .................................... 133 9. TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG: TÁC ĐỘNG CỦA NHỮNG DIỄN BIẾN GẦN ĐÂY VÀ TRIỂN VỌNG CHO TƯƠNG LAI ....................................... 135 TS. Trần Trường Thủy 10. CĂNG THẲNG GIA TĂNG TẠI BIỂN ĐÔNG: NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP............................................................................................................ 151 TS. S. D. Pradhan 11. NHỮNG SỰ KIỆN GẦN ĐÂY Ở BIỂN ĐÔNG VÀ QUAN HỆ VIỆT NAM – TRUNG QUỐC: PHÂN TÍCH QUA LĂNG KÍNH CỦA TRUYỀN THÔNG TRUNG QUỐC VÀ CÁC BÁO CÁO CHÍNH THỨC.................................. 161 Li Jianwei và Chen Pingping 12. TRUNG QUỐC, VIỆT NAM VÀ TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC SỰ KIỆN THÁNG 5 – 6 NĂM 2011 .................................................................................. 175 GS. Ramses Amer 13. NHỮNG VẬN ĐỘNG TRONG NỘI KHỐI ASEAN VÀ TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG: TÁC ĐỘNG VỚI TIẾN TRÌNH DOC/COC VÀ ĐỀ XUẤT ZOPFFC....................................................................................... 195 TS. Ian Storey 14. BẢN HƯỚNG DẪN THỰC THI DOC CÓ LÀM DỊU CĂNG THẲNG Ở BIỂN ĐÔNG? ĐÁNH GIÁ NHỮNG DIỄN BIẾN VÀ SAU KHI KÝ KẾT........................................................................................ 209 GS. Carlyle A. Thayer 15. BIỂN ĐÔNG: SỰ TRỖI DẬY CỦA TRUNG QUỐC VÀ NHỮNG HỆ LỤY ĐỐI VỚI HỢP TÁC AN NINH ...................................... 237 GS. Koichi Sato Phần IV: TRANH CHẤP Ở BIỂN ĐÔNG: NHỮNG KHÍA CẠNH PHÁP LÝ QUỐC TẾ........................................................................................... 253 16. LUẬT PHÁP QUỐC TẾ Ở BIỂN ĐÔNG: LIỆU ĐẨY MẠNH HAY GÓP PHẦN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP? ..... 255 GS. Stein Tønnesson 17. VÙNG ĐẶC QUYỀN KINH TẾ TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG VÀ TẠP CHÍ CHUYÊN NGÀNH LỚN NĂM 2010: BIỂN ĐÔNG VÀ CÁC VÙNG BIỂN KHÁC .................................................. 275 TS. Koh Choong Suk và TS. Yearn Hong Choi 18. NHỮNG PHÁT TRIỂN GẦN ĐÂY VỀ LUẬT ĐƯỜNG CƠ SỞ CỦA PHILIPPIN ................................................................................................. 293 GS. TS. Raul C. Pangalangan 19. ĐƯỜNG CƠ SỞ THẲNG BAO QUANH CÁC ĐẢO 6 Mục lục KHÔNG CẤU THÀNH MỘT QUỐC GIA QUẦN ĐẢO ............................ 301 GS. Erik Franckx và Marco Benatar 20. CÔNG ƯỚC LUẬT BIỂN NĂM 1982 CỦA LIÊN HỢP QUỐC VÀ AN NINH HÀNG HẢI Ở BIỂN ĐÔNG .......................................................... 313 TS. Nguyễn Thị Lan Anh Phần V: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ QUẢN LÝ XUNG ĐỘT Ở BIỂN ĐÔNG .................................................................................................... 327 21. CÁC KHU VỰC TRANH CHẤP Ở BIỂN ĐÔNG: TRIỂN VỌNG GIẢI QUYẾT BẰNG TRỌNG TÀI HOẶC Ý KIẾN TƯ VẤN ..................... 329 GS. Robert Beckman và Leonardo Bernard 22. VAI TRÒ CỦA QUỐC TẾ HÓA BIỂN ĐÔNG TRONG QUẢN LÝ VÀ NGĂN NGỪA XUNG ĐỘT .............................................................................. 347 GS. Leszek Buszynski 23. BIỂN ĐÔNG: HỢP TÁC VÌ AN NINH VÀ PHÁT TRIỂN Ở KHU VỰC 365 ĐS. Hasjim Djalal Phần VI: PHƯƠNG CÁCH VÀ BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HỢP TÁC Ở BIỂN ĐÔNG .................................................................................................. 373 24. GIẢI PHÁP CHO TRANH CHẤP NGHỀ CÁ Ở BIỂN ĐÔNG THÔNG QUA HỢP TÁC VÀ QUẢN LÝ KHU VỰC ................................... 375 GS. Kuan-hsiung Dustin Wang 25. HỢP TÁC KHU VỰC Ở BIỂN ĐÔNG ........................................................... 389 GS. Jon Van Dyke 26. MẠNG LƯỚI SONG PHƯƠNG CÁC KHU BẢO TỒN BIỂN GIỮA TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM: GIẢI PHÁP THAY THẾ CHO LỆNH CẤM ĐÁNH BẮT CÁ ĐƠN PHƯƠNG CỦA TRUNG QUỐC TRÊN BIỂN ĐÔNG?........................................................................................... 397 NCS. Vũ Hải Đăng Phụ lục: Tiểu sử các tác giả................................................................................................ 431 7 8 LỜI GIỚI THIỆU Đặng Đình Quý Giám đốc Học viện Ngoại giao Thời gian qua, cộng đồng khu vực và thế giới ngày càng quan tâm nhiều hơn tới Biển Đông bởi ý nghĩa quan trọng của vùng biển này đối với hòa bình, ổn định và phát triển, không chỉ của khu vực Đông Á mà của toàn Châu Á - Thái Bình Dương. Trong 3-5 năm trở lại đây, tình hình Biển Đông cơ bản vẫn giữ được hòa bình, ổn định nhưng cũng có lúc nguy cơ xung đột “nóng” đã hiện hữu. Sau nhiều năm bàn thảo, ASEAN và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận về các Nguyên tắc triển khai Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông. Giữa các nước liên quan trực tiếp tới tranh chấp, nhất là giữa Việt Nam, Philippin và Trung Quốc cũng đã có rất nhiều nỗ lực ngoại giao. Trên các hội nghị, diễn đàn chính thức của ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác, Biển Đông và việc duy trì hòa bình, ổn định và phát triển ở Biển Đông đã trở thành chủ đề quan trọng được quan tâm và thảo luận với tinh thần xây dựng. Từ một chủ đề bị coi là “nhạy cảm”, Biển Đông đã được bàn thảo chính thức trên tinh thần tôn trọng luật pháp, công khai, minh bạch vì lợi ích của các bên liên quan và lợi ích chung của cả cộng đồng quốc tế. Đồng hành cùng với những diễn biến tích cực trên, Biển Đông vẫn tiềm ẩn những bất ổn mà nếu không có sự kiềm chế của các bên liên quan, sự tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và những nỗ lực có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế thì xung đột có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Biển Đông là một trong những khu vực có tranh chấp phức tạp nhất trên thế giới. Sự phức tạp ấy đang gia tăng gấp bội do những biến chuyển của tình hình kinh tế, chính trị, quân sự và an ninh ở khu vực. Bên cạnh những vấn đề an ninh truyền thống như tranh chấp đảo, tranh chấp vùng biển, các vấn đề an ninh phi truyền thống như cướp biển, cướp có vũ trang trên biển, ô nhiễm môi trường biển, sự cạn kiệt của các nguồn tài nguyên sinh vật biển, sự suy giảm đa dạng sinh học biển, biến đổi khí hậu… đang ngày càng trở nên nghiêm trọng. Chính vì vậy, việc công bố các công trình nghiên cứu về Biển Đông đóng góp rất thiết thực cho việc giữ gìn hòa bình, ổn định và phát triển ở Biển Đông. Chính những hoạt động nghiên cứu và thảo luận này đã góp phần đưa Biển Đông vào “ra-đa” kiểm 9 Đặng Đình Quý soát của cộng đồng quốc tế; bản chất của tranh chấp trên Biển Đông cũng như các vụ việc xảy ra trên Biển Đông được phân tích, đánh giá trên tinh thần khoa học, khách quan để dư luận trong nội bộ từng bên liên quan đến tranh chấp và dư luận quốc tế có thông tin đầy đủ và nhiều chiều hơn. Những nỗ lực hợp tác trên đây mới chỉ là bước đầu trên một con đường vô cùng lâu dài và gian khổ để các bên liên quan đến tranh chấp, trực tiếp và không trực tiếp, hành động vì lợi ích của mình và tính đến lợi ích của các bên liên quan khác và của cả cộng đồng quốc tế, hướng đến mục tiêu cuối cùng là biến Biển Đông từ khu vực tranh chấp phức tạp, thực sự trở thành một khu vực hòa bình, hợp tác và phát triển. Trên tinh thần đó, Học viện Ngoại giao phối hợp với Hội Luật gia Việt Nam tiếp tục tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ ba với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực”. Nội dung của Hội thảo tập trung vào sáu nhóm chủ đề chính sau: (i) Tầm quan trọng của Biển Đông đối với thế giới và khu vực; (ii) Lợi ích của các nước trong và ngoài khu vực Biển Đông; (iii) Những diễn biến gần đây tại Biển Đông; (iv) Những khía cạnh pháp lý quốc tế của tranh chấp Biển Đông; (iv) Vấn đề giải quyết tranh chấp và quản lý xung đột ở Biển Đông; (vi) Phương cách và biện pháp thúc đẩy hợp tác ở Biển Đông. Cuốn sách này tập hợp phần lớn tham luận của các học giả trong nước và quốc tế tham gia Hội thảo theo các nhóm chủ đề trên. Phần thứ nhất tập trung đánh giá tầm quan trọng của Biển Đông đối với thế giới và khu vực. GS. Geoffrey Till (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Biển, Đại học King, Luân-đôn, Anh) cho rằng mặc dù Trung Quốc luôn khẳng định cần coi tranh chấp Biển Đông là vấn đề hoàn toàn của các quốc gia liên quan và của khu vực, trên thực tế Biển Đông ngày càng được xem là vấn đề toàn cầu. Tầm quan trọng chiến lược của tranh chấp này được minh họa rõ ràng nhất bởi mối quan tâm từ Mỹ và các quốc gia khác về các tác động có thể xảy ra của tranh chấp đối với tự do hàng hải, bởi mức độ, tính chất và hệ quả của các chương trình hiện đại hóa hải quân của các bên tranh chấp. Tác giả rút ra kết luận rằng khi những nguy cơ hiện hữu ở Biển Đông đang tăng nhiệt, cần có sự minh bạch và những cái đầu lạnh ở cả trong và ngoài khu vực. Bài viết của Ðại sứ Rodolfo C. Severino (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ASEAN thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore) tập trung vào phân tích những bất đồng còn tồn tại xung quanh tranh chấp Biển Đông, đặc biệt là tuyên bố đường lưỡi bò và tuyên bố ưu tiên đàm phán song phương với các quốc gia tranh chấp của Trung Quốc. Tác giả chỉ ra cần phải nghiên cứu sự khác biệt, nếu có, giữa tính khả thi của Bộ Quy tắc ứng xử và một tuyên bố chính trị và phân tích các hệ quả trong trường hợp xảy ra xung đột giữa các quy định của luật mà một quốc gia cam kết với những gì mà họ xem là lợi ích thiết yếu, cốt lõi, lợi ích dân tộc hay lợi ích của chế độ. TS. Bronson Percival (Nhà nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm Đông-Tây kiêm Cố vấn cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược tại Viện Chiến lược Hải quân, Mỹ) trong bài tham luận của mình khẳng định Biển Đông sẽ vẫn là một vấn đề quan trọng trong chính sách đối ngoại của Mỹ trong tương lai gần vì những lợi ích hàng hải của Mỹ tại đây và sự liên hệ mật thiết của Biển Đông với chính sách “xoay trục” Châu Á - 10 Lời giới thiệu Thái Bình Dương của Mỹ thời kỳ hậu-Afghanistan. Tuy nhiên, một trong những vấn đề thách thức nhất hiện nay là cách để Mỹ hợp tác với Trung Quốc và các nước ASEAN nhằm khuyến khích Trung Quốc sửa đổi các yêu sách phù hợp hơn với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế. Phần thứ hai phân tích lợi ích của các nước trong và ngoài khu vực Biển Đông. TS. Renato Cruz De Castro (Khoa Nghiên cứu quốc tế, Đại học De La Salle, Manila, Philippin) phân tích tác động của cách tiếp cận “chính trị thực tiễn” (realpolitik) mà Trung Quốc đang áp dụng trong yêu sách lãnh thổ ở Biển Đông đối với an ninh khu vực. Các chiến thuật mà Trung Quốc sử dụng bao gồm: (i) trích dẫn yêu sách lịch sử; (ii) áp dụng cách tiếp cận song phương để làm suy yếu ASEAN; (iii) dựa vào kế sách “chia để trị” nhằm đối phó riêng từng nước thành viên ASEAN và tạo sự chia rẽ giữa ASEAN và Mỹ; (iv) tăng cường sức mạnh hải quân cho phép Trung Quốc giải quyết tranh chấp lãnh thổ theo cách riêng của mình. Kết luận, tác giả cho rằng việc Trung Quốc sử dụng cách tiếp cận chính trị thực tiễn trong việc giải quyết tranh chấp Biển Đông sẽ khiến cho Đông Á trong tương lai sẽ giống như Châu Âu trong quá khứ. Về nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự hiếu chiến của Trung Quốc gần đây, Tướng (nghỉ hưu) Daniel Schaeffer (Nhà nghiên cứu cao cấp, Viện Chính sách Châu Á 21, Pháp) nhận định sự quả quyết này không chỉ dựa trên những lý do về kinh tế (như dầu, khí, đánh bắt cá, bảo vệ môi trường…) mà còn liên quan đến bố trận quốc phòng của Trung Quốc để chống lại với những gì mà Trung Quốc coi là “chính sách ngăn chặn” của Mỹ. Với tính toán như vậy, Biển Đông trở thành một quân cờ - một quân cờ quan trọng trong kế hoạch phòng thủ tổng thể Trung Quốc đang xây dựng nhằm hạn chế “mối đe dọa Mỹ”. Đối với ASEAN, học giả Hà Anh Tuấn (Nghiên cứu sinh Tiến sĩ về Chính trị và Quan hệ quốc tế tại Đại học New South Wales, Australia) cho rằng tuy được xem là một trong những tổ chức khu vực thành công nhất trên thế giới nhưng ASEAN lại chưa thực sự đóng vai trò đáng kể trong việc làm dịu những tranh cãi nóng bỏng ở Biển Đông. Không kể tới sự khác biệt về lợi ích của các thành viên ASEAN và những ràng buộc theo “Phương cách ASEAN”, vai trò hạn chế của ASEAN trong những tranh chấp này một phần do những nỗ lực của Trung Quốc nhằm duy trì các đàm phán trong khuôn khổ song phương. Vì ASEAN đang trên con đường hiện thực hóa ước mơ xây dựng Cộng đồng nên những kết quả đó thấp hơn rất nhiều so với kỳ vọng của các nước thành viên khi đương đầu với một mối lo ngại an ninh chung của khu vực. Chính vì vậy, ASEAN có lợi ích, trách nhiệm, và khả năng để tham gia tích cực hơn trong vấn đề tranh chấp tại Biển Đông và đóng góp vào quá trình giải quyết tranh chấp. Bài viết của TS. Vijay Sakhuja (Giám đốc Nghiên cứu của Hội đồng Nghiên cứu Các Vấn đề thế giới, Ấn Độ) tập trung phân tích các lợi ích của Ấn Độ ở Biển Đông. Mặc dù không phải là một bên tranh chấp ở Biển Đông, nhưng các diễn biến tại Biển Đông cũng tác động đến Ấn Độ trên nhiều phương diện. Ấn Độ có lợi ích thương mại hàng hải ở khu vực, lợi ích trong việc khai thác dầu mỏ, khí đốt và đã tiến hành kinh doanh năng lượng với Việt Nam kể từ cuối thập niên 1980. Ấn Độ cũng có những lo ngại mới bắt nguồn từ cách Trung Quốc diễn giải “lợi ích cốt lõi”, theo đó Trung Quốc có thể mở rộng lợi ích bao gồm cả khu vực tranh chấp ở biên giới với Ấn Độ. 11 Đặng Đình Quý Trong bối cảnh các cách tiếp cận đa phương nhằm giải quyết tranh chấp Biển Đông đang bộc lộ mức độ hiệu quả khá hạn chế, nghiên cứu của GS. Evgeny Kanaev (Nhà nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Châu Á Thái Bình Dương, Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế, Viện Hàn lâm Khoa học Nga và Giáo sư Khoa Chính trị Thế giới, Trường Kinh tế Cao cấp, Matxcơva, Nga) đưa ra những phân tích sâu sắc về các lựa chọn chính sách của Nga đối với vấn đề Biển Đông và lập luận rằng cách tiếp cận thực dụng hướng đến giải quyết vấn đề có thể đóng góp tích cực cho việc giảm thiểu khả năng xung đột tại đây. Phần thứ ba bao gồm những nghiên cứu xoay quanh những diễn biến gần đây ở Biển Đông. TS. Trần Trường Thủy (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Biển Đông, Học viện Ngoại giao Việt Nam) tổng hợp các diễn biến ở Biển Đông trong những năm vừa qua, đặc biệt là tình hình hai năm trở lại đây và phân tích những tác động của nó đối với an ninh, hợp tác và viễn cảnh của khu vực trong tương lai gần. Tác giả kết luận rằng Trung Quốc và ASEAN cần hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử COC khu vực mang tính ràng buộc về pháp lý - điều đó sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ đe dọa đối với các bên liên quan và cho phép họ tự tin hơn để tiến hành các hoạt động hợp tác sâu rộng hơn ở Biển Đông. TS. S. D. Pradhan (Cựu Phó cố vấn An ninh quốc gia và Giáo sư Khoa Lịch Sử và Quốc phòng, Trường Đại học Punjabi, Patiala, Ấn Độ) phân tích những nguyên nhân chính khiến căng thẳng gia tăng ở Biển Đông trong thời gian gần đây và đánh giá vai trò của Trung Quốc với tư cách là bên tranh chấp chính. Bài viết xem xét về cách nhìn nhận của Trung Quốc cũng như các quốc gia khác có liên quan đến tranh chấp. Ngoài ra, tác giả còn lưu ý đến những diễn biến tích cực gần đây trong đó bao gồm nỗ lực thúc đẩy Tuyên bố ứng xử của các bên, tiến tới Bộ Quy tắc ứng xử cũng như những cố gắng để giải quyết vấn đề thông qua đàm phán. Cuối cùng, bài viết đưa ra những đề xuất thiết thực nhằm xoa dịu tình hình ngay lập tức, hướng đến giải quyết vấn đề trên tinh thần thực sự hợp tác. Bài viết của Li Jianwei (Giám đốc Trung tâm nghiên cứu khoa học biển thuộc Viện nghiên cứu quốc gia Nam Hải, Hải Nam, Trung Quốc) và Chen Pingping (Nghiên cứu viên tại Trung tâm nghiên cứu kinh tế biển thuộc Viện nghiên cứu quốc gia Nam Hải, Trung Quốc) đi sâu nghiên cứu các vụ việc gần đây ở Biển Đông và tác động của chúng đối với quan hệ Việt – Trung thông qua lăng kính của truyền thông và các báo cáo chính thức của chính quyền trung ương Trung Quốc. Các tác giả cho rằng truyền thông đóng một vai trò quan trọng trong thông tin đại chúng. Họ có khả năng truyền tải các sự kiện mới xảy ra với tốc độ khá nhanh nhưng cũng có thể góp phần định hướng luồng nhận thức tốt, xấu của dân chúng trước các vụ việc. Vì vậy, chính phủ hai nước cần thận trọng trong việc công bố thông tin, cả thời điểm lẫn nội dung và cần thúc đẩy hơn nữa hợp tác giữa truyền thông hai nước để thiết lập kênh thông tin hiệu quả hướng đến củng cố mối quan hệ hữu nghị Việt – Trung, tạo môi trường thuận lợi cho việc quản lý tranh chấp và hợp tác ở Biển Đông. Trong khi đó, tham luận của GS. Ramses Amer (Giáo sư tại Viện nghiên cứu Hòa bình và Xung đột và Nhà nghiên cứu cao cấp, Khoa Ngôn ngữ phương Đông, Đại học 12 Lời giới thiệu Stockholm, Thụy Điển) tập trung cụ thể vào những sự kiện cắt cáp thăm dò dầu khí xảy ra vào cuối tháng 5 và đầu tháng 6/2011 giữa Việt Nam và Trung Quốc và cách thức hai nước đối phó với những căng thẳng liên quan đến tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông. Phân tích này được đặt trong bối cảnh rộng hơn về cách tiếp cận của Việt Nam – Trung Quốc đối với quản lý tranh chấp biên giới trong giai đoạn kể từ khi bình thường hóa quan hệ cuối năm 1991, nhằm đánh giá tổng thể những thách thức, tác động và bài học rút ra từ các sự kiện tháng 5-6/2011. Về vai trò của ASEAN trong tranh chấp Biển Đông, TS. Ian Storey (Nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore) cho rằng ngoài sự không khoan nhượng từ phía Trung Quốc, việc quản lý xung đột và giải quyết tranh chấp tại Biển Đông đang bị chính những vấn đề trong nội khối ASEAN cản trở, đặc biệt là vấn đề đồng thuận. Trong khi các nước ASEAN tỏ ra ủng hộ một Bộ Quy tắc ứng xử (COC) trên Biển Đông, thì Trung Quốc khá miễn cưỡng và ngần ngại trong đàm phán. Đề xuất của Philippin về việc biến Biển Đông thành một khu vực Hòa bình, Tự do, Hữu nghị và Hợp tác (ZOPFFC) cũng là vấn đề gây nhiều bàn cãi do sự phản đối từ Trung Quốc, và cũng bởi đề xuất đó đòi hỏi ASEAN phải tỏ rõ thái độ trước yêu sách mở rộng của Trung Quốc. Tóm lại, triển vọng hiện thực hóa COC và ZOPFFC là không mấy khả thi. GS. Carlyle A. Thayer (Trường Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học New South Wales, Australia) xem xét những diễn biến tác động đến an ninh ở Biển Đông trước và sau khi thông qua Bản Hướng dẫn thực thi tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông ngày 20/7/2011. Ông kết luận rằng những thỏa thuận song phương giữa Trung Quốc và các bên yêu sách khác là cần thiết nhưng chưa phải là điều kiện đủ để duy trì an ninh ở Biển Đông khi nào Trung Quốc vẫn tiếp tục khẳng định “chủ quyền không thể tranh cãi” đối với các khu vực hàng hải. Tham luận của GS. Koichi Sato (Đại học Tổng hợp J. F. Oberlin, Tokyo, Nhật Bản) tập trung phân tích những thách thức trên biển, đồng thời đánh giá tác động đối với hợp tác an ninh giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng (bao gồm cả Nhật Bản và Mỹ) trong bối cảnh các nhà ngoại giao Trung Quốc khẳng định với quan chức chính quyền Obama rằng Trung Quốc sẽ không chấp nhận bất kỳ hành động can thiệp nào tại Biển Đông, khu vực mà Trung Quốc hiện coi là một phần “lợi ích cốt lõi” thuộc chủ quyền của mình. Hải quân Quân giải phóng nhân dân và các cơ quan an ninh hàng hải Trung Quốc đã bắt đầu triển khai tàu chiến và tàu tuần tra tại Biển Đông và căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng Đông Nam Á đang có xu hướng gia tăng. Phần bốn thảo luận những khía cạnh pháp lý quốc tế của tranh chấp Biển Đông. Trong bài viết của mình, GS. Stein Tønnesson (Viện Nghiên cứu Hòa bình Oslo (PRIO), Na Uy) tìm hiểu mối tác động qua lại giữa sức mạnh và luật pháp ở Biển Đông. Liệu luật pháp quốc tế có làm trầm trọng thêm các tranh chấp bằng cách khuyến khích các yêu sách mâu thuẫn nhau? Hay nó góp phần thiết lập các nguyên tắc và đưa ra những biện pháp giúp xử lý và giải quyết xung đột? Tác giả trả lời câu hỏi bằng cách xem xét sự phát triển của luật pháp quốc tế đã ảnh hưởng như thế nào đến các xung đột ở Biển Đông và chứng minh tính đan xen song song trong lịch sử giữa các giai đoạn 13 Đặng Đình Quý xung đột và lắng dịu và sự phát triển pháp lý, cả trong luật pháp quốc tế dựa trên tập quán và điều ước. Nghiên cứu của TS. Koh Choong Suk (Chủ tịch Hội Nghiên cứu Ieodo, Hàn Quốc) và Yearn Hong Choi (Nhà nghiên cứu cao cấp tại Hội Nghiên cứu Ieodo) phân tích vùng đặc quyền kinh tế qua góc nhìn của các phương tiện truyền thông lớn và các tạp chí học thuật năm 2010, tập trung vào Biển Đông và so sánh với một số vùng biển khác. GS.TS. Raul C. Pangalangan (Đại học Philippin) bàn về Luật Đường cơ sở mới được thông qua gần đây của Philippin. Luật này được hy vọng cuối cùng sẽ giải quyết được tình thế khó xử của Philippin về bề rộng vùng đặc quyền kinh tế của nước này. Tuy nhiên hy vọng đó đã không trở thành hiện thực. GS. Erik Franckx (Thành viên Tòa trọng tài thường trực và Trưởng khoa Luật Quốc tế và Luật Châu Âu, Đại học Vrije, Brussel, Bỉ) và Marco Benatar (Đại học Vrije) tập trung vào vấn đề áp dụng đường cơ sở quần đảo đối với các quần đảo ở giữa biển - đó là những quần đảo thuộc về một quốc gia mà do một hay nhiều lý do không thể được xem như là quốc gia quần đảo theo Luật Biển Quốc tế 1982. Bài tham luận xem xét các lập luận pháp lý đã được dùng để hỗ trợ cho khả năng vẽ đường cơ sở thẳng xung quanh các quần đảo nằm ở xa đất liền trong luật pháp quốc tế, cũng như các cuộc tranh luận và các dự thảo đề xuất đã được thảo luận sôi nổi tại các cuộc họp của Hội nghị lần thứ 3 của Liên Hợp Quốc về Luật Biển. Trên cơ sở đó, tác giả rà soát thực tiễn hoạt động của các nước để làm rõ liệu các nước không phải là quốc gia quần đảo theo Công ước 1982 có thể có quyền theo luật pháp hiện thời để vẽ một hệ thống các đường cơ sở thẳng xung quanh các quần đảo ở giữa đại dương, theo cơ sở của Điều 47 (về các đường cơ sở quần đảo) hơn là theo cơ sở của Điều 7 (về các đường cơ sở thẳng) của Công ước này hay không. Tác giả đi đến kết luận rằng các quốc gia nên tránh vẽ đường cơ sở thẳng xung quanh các quần đảo xa đất liền bởi nó đi ngược lại với tinh thần và văn bản của Công ước 1982. TS. Nguyễn Thị Lan Anh (Phó Trưởng khoa Luật Quốc tế, Học viện Ngoại giao Việt Nam) cho rằng dưới góc độ an ninh truyền thống, những xung đột về yêu sách lãnh thổ và vùng biển ngày càng gay gắt sẽ khiến cho xung đột vũ trang có thể xảy ra tại khu vực Biển Đông. Việc xuống cấp của môi trường đa dạng sinh học biển, khai thác quá mức các nguồn tài nguyên biển, đe dọa tự do, an toàn hàng hải và các chuyến bay cũng như sự bất ổn định của đời sống người dân ven biển đang là những nguy cơ trong thời điểm hiện tại. Tất cả những điều này đặt an ninh của Biển Đông ở mức báo động cao. Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc là một khuôn khổ pháp lý đa phương và toàn diện nhằm giúp các quốc gia sử dụng và quản lý biển một cách hòa bình, công bằng và bền vững trên cơ sở tôn trọng chủ quyền lẫn nhau. Tuy nhiên, để áp dụng hiệu quả các quy định của Công ước vào bối cảnh đặc thù của Biển Đông, các quốc gia cần cụ thể hóa các quy định của Công ước để xây dựng một bộ luật ứng xử có hiệu lực ràng buộc trong khu vực. Phần năm tìm hiểu các biện pháp quản lý xung đột và giải quyết tranh chấp ở Biển Đông. Bài viết của GS. Robert Beckman (Giám đốc Trung tâm Luật Quốc tế, Đại học Quốc gia Singapore) và Leonardo Bernard (Trung tâm Luật Quốc tế) nghiên cứu những cản 14 Lời giới thiệu trở chính đối với việc xác định các khu vực tranh chấp tại Biển Đông và các nghĩa vụ theo luật quốc tế của các quốc gia yêu sách liên quan đến các khu vực tranh chấp, trong đó bao gồm giới hạn của luật đối với những hành động đơn phương mà quốc gia được phép thực hiện trong các khu vực tranh chấp. Tác giả cho rằng trước khi các cuộc thương thảo nghiêm túc về các thỏa thuận khai thác chung có thể được bắt đầu, các quốc gia liên quan phải nhất trí về một hoặc nhiều các khu vực tranh chấp mà tại đó sẽ tuân thủ theo các thỏa thuận khai thác. Điều này sẽ khó khăn vì Trung Quốc vẫn chưa làm rõ các cơ sở yêu sách của nước này tại các vùng biển ở Biển Đông và do đó, các khu vực có yêu sách chồng lấn trở nên không rõ ràng. Các khu vực có tranh chấp cũng không được làm rõ vì không có sự đồng thuận về tình trạng của các đảo tranh chấp. GS. Leszek Buszynski (Nhà nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng, Đại học Quốc gia Australia) nhận định quá trình phát triển của tranh chấp Biển Đông liên quan tới các vấn đề chiến lược rộng lớn hơn: một mặt là chiến lược hải quân của Trung Quốc khi nước này tăng cường năng lực hải quân, mặt khác là sự hiện diện của Mỹ ở phía Tây Thái Bình Dương và những mối quan hệ đồng minh của Mỹ trong khu vực. Vì thế, một thỏa thuận ngăn ngừa xung đột là cần thiết để tránh gây leo thang những vụ việc nhỏ trở thành xung đột, từ đó cản trở quá trình giải quyết các yêu sách chồng lấn. Thỏa thuận này nên tính tới hai cường quốc gia quan trọng, Mỹ và Trung Quốc, đồng thời bao gồm các bên yêu sách của ASEAN. Trong tham luận của mình, Đại sứ Hasjim Djalal (Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á, Indonesia) bàn về những cách tiếp cận chính thức và không chính thức nhằm quản lý tranh chấp Biển Đông và tăng cường hợp tác vì an ninh và phát triển lâu dài của khu vực. Tác giả nhấn mạnh cách tiếp cận không chính thức về Biển Đông không nhằm mục đích giải quyết tranh chấp lãnh thổ giữa các bên yêu sách khác nhau, nhưng giúp đạt được ba điều: (i) đưa ra các chương trình hợp tác, trong đó tất cả các bên đều tham gia; (ii) thúc đẩy đối thoại giữa các bên có lợi ích trực tiếp, để họ có thể tìm ra giải pháp cho vấn đề; và (iii) thúc đẩy tiến trình xây dựng lòng tin để các bên tin tưởng lẫn nhau. Phần sáu viết về các phương cách và biện pháp thúc đẩy hợp tác ở Biển Đông. GS. Kuan-hsiung Dustin Wang (Viện Khoa học Chính trị, Đại học Quốc gia Đài Loan) cho rằng để giải quyết tranh chấp và thúc đẩy hợp tác tại khu vực Biển Đông, việc bảo tồn và quản lý nguồn cá có thể được xem là điểm khởi đầu. Các chính sách bảo vệ và quản lý nguồn cá cần phải được thực thi trong một cơ chế tổng thể, ở các cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế, để có thể hoàn thành được mục tiêu chính sách. Tác giả đi đến kết luận rằng các tổ chức quản lý nghề cá khu vực là cần thiết để bảo tồn và quản lý nguồn cá ở Biển Đông và tiến tới giải quyết tranh chấp tại Biển Đông. Theo GS. Jon Van Dyke (Trường Luật William S. Richardson, Đại học Hawaii, Mỹ), Biển Đông là biển nửa kín được điều chỉnh theo Phần 9 của Công ước Luật Biển; do đó, Điều 123 quy định các quốc gia kề cận với biển kín/nửa kín “hợp tác với nhau để thực hiện các quyền và nghĩa vụ quy định trong Công ước” để quản lý, bảo tồn, thăm dò và khai thác các tài nguyên sinh vật biển, đồng thời phối hợp thực hiện các hoạt động bảo vệ và gìn giữ môi trường biển. Tuy nhiên, các nước quanh Biển Đông đã thất 15 Đặng Đình Quý bại trong việc thành lập một tổ chức khu vực hiệu quả, và hình thức hợp tác “trực tiếp” nhìn chung cũng không thành công. Chưa có một tổ chức về quản lý nghề cá chung hiệu quả được thành lập. Tổ chức điều phối các nước Biển Đông Á (COBSEA) gần như không có hoạt động và Tổ chức đối tác về quản lý môi trường các quốc gia Biển Đông Á (PEMSEA) chỉ đạt được một số thành tựu khiêm tốn. Học giả Vũ Hải Đăng (Nghiên cứu sinh Tiến sĩ về Luật môi trường Biển tại Trường Luật Schulich, Đại học Dalhousie, Canada) ủng hộ việc thành lập một mạng lưới quản lý các khu vực bảo tồn biển song phương giữa Trung Quốc và Việt Nam tại khu vực phía Đông Bắc Biển Đông, với tư cách là một giải pháp thay thế cho lệnh cấm đánh cá hàng năm của Trung Quốc tại khu vực. Tác giả cũng phân tích một số triển vọng về cách thức thiết lập mạng lưới cũng như cách thức quản lý các thành tố của mạng lưới, đồng thời xem xét các yêu sách chồng lấn tại khu vực dựa trên việc phân biệt yếu tố địa lý và sinh học. Tóm lại, phần lớn các ý kiến tập trung đánh giá các tác động tiêu cực của chiến lược Trung Quốc trên Biển Đông, cho rằng sự hung hăng trên thực địa và thái độ mập mờ về yêu sách của Bắc Kinh có thể là nguyên nhân chủ yếu khiến căng thẳng leo thang và khả năng xung đột luôn bị đẩy ở mức cao. Là bên tranh chấp chính ở Biển Đông và là cường quốc quan trọng ở khu vực, Trung Quốc cần có những hành xử đúng mực để duy trì môi trường hòa bình ổn định, khôi phục niềm tin của các nước láng giềng bởi đây cũng là lợi ích phát triển của Trung Quốc. Dựa trên kinh nghiệm giải quyết các tranh chấp biển của nhiều nước trên thế giới, các đại biểu và học giả đã đề xuất một số biện pháp thúc đẩy hợp tác ở Biển Đông, trong đó đáng chú ý là các sáng kiến về xây dựng một cơ chế quản lý nghề cá ở cấp khu vực và kiểm soát ô nhiễm biển thực sự hiệu quả, thiết lập một mạng lưới các khu bảo tồn biển song phương hoặc đa phương như một giải pháp thay thế cho lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương hiện nay... Các học giả cũng nhất trí rằng để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông một cách hòa bình, trong thời gian tới các bên liên quan cần kiên trì đàm phán, tăng cường đối thoại trên tinh thần hợp tác và tôn trọng luật pháp quốc tế, kiềm chế các hành động bạo lực, cũng như cần minh bạch hóa các yêu sách chủ quyền về biển đảo. Nhiều học giả kêu gọi các bên trong khi hợp tác thực thi DOC cần xây dựng một Bộ Quy tắc ứng xử (COC) mang tính ràng buộc hơn nhằm giúp xây dựng lòng tin giữa các nước để tạo môi trường hòa bình, ổn định, và khuyến khích các bên hợp tác quản lý và khai thác các nguồn tài nguyên ở Biển Đông một cách hòa bình. Hội thảo tiếp tục nhận được sự quan tâm của đông đảo học giả trong và ngoài nước, xem đây là một diễn đàn tích cực góp phần vào việc đưa ra các sáng kiến giúp quản lý tranh chấp ở Biển Đông, tăng cường an ninh, hợp tác và phát triển ở khu vực. 16 Phần I TẦM QUAN TRỌNG CỦA BIỂN ĐÔNG ĐỐI VỚI THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC 18 1 THỬ NHIỆT TẦM QUAN TRỌNG TOÀN CẦU CỦA TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG GS. Geoffrey Till Giám đốc Trung tâm Corbett về Nghiên cứu Chính sách Biển, Đại học King, Luân Đôn, Anh Tóm tắt Mặc dù Trung Quốc luôn khẳng định cần coi tranh chấp Biển Đông là vấn đề hoàn toàn của các quốc gia liên quan và của khu vực, trên thực tế nó ngày càng được xem là vấn đề toàn cầu. Điều này là bởi vấn đề Biển Đông đang là thước đo để đánh giá vai trò và chính sách của Trung Quốc trong tương lai – một vấn đề ngày càng làm đau đầu đối với Hoa Kỳ và một số nước ngoài khu vực. Tầm quan trọng chiến lược của tranh chấp này được minh họa rõ ràng nhất bởi các mối quan tâm bên ngoài về tác động có thể xảy ra của tranh chấp đối với tự do hàng hải và bởi mức độ, tính chất và hậu quả của chương trình hiện đại hóa hải quân của các bên tranh chấp. Vì những nguy cơ đang hiện hữu khi Biển Đông tăng nhiệt, cần có sự rõ ràng và những cái đầu lạnh ở cả trong và ngoài khu vực. Giới thiệu: Vấn đề toàn cầu hay khu vực? Hai cách tiếp cận khác nhau đối với vấn đề Biển Đông vốn đã phức tạp và khó khăn giờ đã sáng tỏ. Cách nhìn thứ nhất, được Trung Quốc thể hiện một cách kiên định và mạnh mẽ, là vấn đề này nên được nhìn nhận như một vấn đề khu vực chứ không phải là vấn đề toàn cầu. Bắc Kinh đã phản ứng mạnh với bài phát biểu của bà Hillary Clinton trong đó nêu lợi ích của Mỹ ở Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN Việt Nam tháng 7 năm 2010.1 Trên website chính thức của mình, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì liên tục cảnh cáo việc Mỹ dính líu sâu hơn vào vấn đề Biển Đông, cho rằng điều này sẽ 1. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là rất nhiều điểm trong diễn văn của bà Clinton có thể đã xuất hiện trong một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 10/05/1995. Vì thế, bài diễn văn này không thực sự gây bất ngờ. 19 GS. Geoffrey Till làm gia tăng căng thẳng trong khu vực. “Nếu vấn đề này bị biến thành một vấn đề quốc tế hoặc đa phương thì hậu quả sẽ như thế nào? Điều này chỉ làm vấn đề càng xấu đi và khó đạt được giải pháp… Tốt nhất là nên đạt được sự đồng thuận rằng các tranh chấp sẽ được giải quyết hòa bình thông qua các cuộc tham vấn thiện chí vì hòa bình, ổn định ở Biển Đông và những mối quan hệ láng giềng hữu hảo.”2 Vấn đề Biển Đông là một vấn đề khu vực, và nó chỉ có thể được giải quyết bởi các nước trong khu vực. Vấn đề đã đủ căng thẳng và nhạy cảm khi có quá nhiều quốc gia yêu sách ở Biển Đông và sự chồng lấn về quyền tài phán cần giải quyết, thế thì, tại sao lại phải làm cho mọi việc xấu hơn bằng cách lôi kéo thêm các nước không có yêu sách chủ quyền ở khu vực vào tranh chấp? Ngược lại, nhà chiến lược đầu thế kỷ 20 Halford Mackinder từ nhiều năm trước đã đưa ra luận điểm sau này được nhiều người nhìn nhận là một luận điểm quan trọng: “Sự thống nhất của đại dương là yếu tố tự nhiên đơn giản giúp xác định giá trị vượt trội của sức mạnh biển trong thế giới hiện đại.”3 Do biển kết nối tất cả các quốc gia với nhau, các nước bên ngoài khu vực cũng có lợi ích lớn trong việc quản lý xung đột và kết quả của tranh chấp, đặc biệt khi họ là các quốc gia biển, do đó việc họ muốn thể hiện lợi ích của mình trong các vấn đề này là dễ hiểu. Vì vậy, tranh chấp Biển Đông nên được xem như một vấn đề toàn cầu và cộng đồng quốc tế có lợi ích trong việc quản lý hòa bình các tranh chấp này với hy vọng một ngày nào đó sẽ tìm ra một giải pháp. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho rằng, “Cách thức để đo sức mạnh của một cộng đồng các quốc gia là xem xét cộng đồng đó phản ứng lại những mối đe dọa đối với các quốc gia thành viên, láng giềng, và khu vực như thế nào.”4 Bên cạnh đó, tại cuộc Đối thoại Shangri-La tháng 6/2011, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates cũng đã tiếp tục nhấn mạnh quan điểm rằng tranh chấp Biển Đông là một vấn đề toàn cầu với tầm quan trọng và những hệ lụy mang tính toàn cầu của nó. Theo đó, các vai trò và hệ lụy có tính toàn cầu của tranh chấp đã giúp biện minh cho Mỹ và các nước bên ngoài khác trong nỗ lực duy trì vai trò đảm bảo các lợi ích rộng lớn của những nước này tại khu vực. Ông Gates thậm chí còn sẵn sàng đặt cược 100 đô-la Mỹ rằng, “Trong vòng 5 năm tới, ảnh hưởng của nước Mỹ ở khu vực [sẽ] mạnh mẽ hơn hoặc ít nhất là cũng giữ nguyên như hiện nay.”5 Vì vậy, câu hỏi được đặt ra là, tại sao Mỹ và các quốc gia ngoài khu vực lại có lợi ích như vậy ở vấn đề Biển Đông và hệ quả của việc này là gì? Vài lý do có thể được đưa ra như sau: An ninh – Vấn đề chung và không thể chia cắt Trước hết, có quan điểm cho rằng trong thời kỳ toàn cầu hóa, vấn đề an ninh quốc tế không thể bị chia nhỏ theo các khu vực địa lý rời rạc. Theo đó, các quốc gia bên ngoài một khu vực ngày càng quan ngại hơn về việc thỉnh thoảng tranh chấp trong khu vực lại nóng lên, không chỉ bởi vì những sự bất ổn này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các nước đó. Kinh tế của thế giới bên ngoài bị ảnh hưởng rất lớn vào những sự kiện diễn ra xung 2. ‘China Warns US to Stay Out of Islands Dispute’, New York Times, 26/7/2010. 3. Halford Mackinder, Britain and the British Seas (London: D. Appleton & Co Ltd., 1914) tr. 12. 4. ‘US takes on Maritime Spats’, Wall Street Journal, 24/7/2010 5. ‘Not Littorally Shangri-La’, The Economist, 9/6/2011. 20 Thử nhiệt tầm quan trọng toàn cầu của tranh chấp Biển Đông quanh và ngay tại khu vực Đông Nam Á vì đây là một thị trường quan trọng, một nguồn hàng hóa, dịch vụ, và là điểm thu hút chủ yếu của ngành du lịch. Cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu Á những năm 90 ảnh hưởng tới Châu Âu, cũng như tình hình suy thoái kinh tế thế giới hiện tại đều chứng minh một điều rằng toàn bộ nền kinh tế thế giới là không thể bị chia cắt. Vì những lý do này, toàn bộ các quốc gia khác trên thế giới có lợi ích lớn trong việc ổn định và thịnh vượng trong khu vực được tiếp tục duy trì, và do đó, như người ta thường nói: lá cờ đi sau thương mại (thương mại chi phối các chính sách về quan hệ quốc tế). Những cân nhắc chính trị và chiến lược cũng cho thấy điều này. Những nhận định bên ngoài về việc tăng sức nóng ở khu vực Nhìn từ bên ngoài, dù chính xác hay không, chính sách của Trung Quốc nửa đầu năm 2011 dường như trở lại với phong cách quyết đoán đầu năm 2010 với việc can thiệp vào các tàu thăm dò hoạt động phục vụ lợi ích của Việt Nam và Philippin trong các khu vực tranh chấp ở Biển Đông. Tháng 6/2011, một tàu chiến Trung Quốc đã nổ súng vào ba tàu đánh cá của Philippin gần bãi san hô Jackson.6 Trong Thông điệp Liên Bang cuối tháng 7, Tổng thống Philippin Benigno Aquino đã nói: “Chúng tôi không muốn căng thẳng thêm với bất cứ quốc gia nào, nhưng chúng tôi phải để thế giới biết rằng chúng thôi luôn sẵn sàng bảo vệ những thứ thuộc về chúng tôi.” Vì lý do này, tàu Rajah Humabon hàng đầu của Hải quân Philippin đã được phái đến nơi mà một số người ở Manila giờ đây gọi là “Biển Tây Philippin.”’7 Người ta cũng chưa chắc liệu Mỹ có coi nhóm đảo Kalayaan (KIG) là một đối tượng được đặt trong Hiệp ước Tương hỗ An ninh Mỹ – Philippin ký năm 1951, trước khi yêu sách chủ quyền của Philippin về nhóm đảo này được bàn thảo, song ít nhất, Mỹ sẽ rất quan tâm đến những bước phát triển mới này. Vào thời điểm sự việc cắt dây cáp của Việt Nam ngày 26/05/2011 diễn ra, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga đã cảnh báo: “Hải quân Việt Nam sẽ làm mọi thứ cần thiết để bảo vệ vững chắc hòa bình, độc lập, chủ quyền, và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.”8 Sau đó, vụ cắt cáp diễn ra, tàu tuần tra Việt Nam đã quay lại khu vực, được hộ tống bởi 8 tàu khác. Đỉnh điểm của vụ việc này là lệnh đơn phương cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở các vùng nước tranh chấp và việc rất nhiều thuyền đánh cá Trung Quốc xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã làm tình huống xấu thêm.9 Những sự việc như vậy đã khuấy động tinh thần dân tộc trong các tầng lớp dân cư, đặc biệt khi các tường thuật của giới truyền thông khiến cộng đồng mạng thấy được tầm quan trọng phương tiện truyền thông của thế kỷ 21 này, thì chính quyền không thể xem nhẹ. Trên thực tế, một số “cuộc tấn công mạng” sau đó có thể khiến bầu không khí càng trở nên căng thẳng hơn.10 6. ‘Behind recent gunboat diplomacy in the South China Sea’, IISS Strategic Comments, 8/2011. 7. ‘Navy Flagship to patrol PH waters only, says Palace, Philippine Daily Inquirer, 21/6/2011. 8. ‘Vietnam demands China stop sovereignty violations’, Thanh Nien Daily, 30/5/2011. 9. ‘Chinese fishing boats violate Vietnam waters: gov’t mulls patrol boats’ Thanh Nien Daily, 29/5/2011. 10. Đây là vấn đề chung của cả khu vực. ‘Japan targeted by cyber attacks “from China”’, The Telegraph, 20/9/2011. Việc các cuộc tấn công vào các nhà thầu vũ khí của tập đoàn công nghệ nặng IHI và Mitsubishi trùng với ngày kỷ niệm của sự kiện Mãn Châu năm 1931, khiến cho các phương tiện truyền thông đổ thêm dầu vào lửa rằng các tin 21 GS. Geoffrey Till Theo sau việc gia tăng căng thẳng này, các nhà quan sát đã chú ý đến mức độ liên kết và hợp tác ngày càng tăng giữa các quốc gia thành viên ASEAN, không chỉ ở các cuộc họp của ASEAN ở Việt Nam, nơi những đánh giá của bà Hillary Clinton nhận được sự ủng hộ của một số quốc gia nhất định trong khu vực. Cuộc gặp chính thức đầu tiên của tất cả những người đứng đầu hải quân các quốc gia ASEAN đã được tổ chức bên lề hội nghị này. Các bên đã đồng ý thiết lập đường dây nóng để trao đổi thông tin và cùng nhau bàn bạc về các hoạt động phối hợp.11 Tháng này, Việt Nam và Indonesia đã đồng ý tổ chức những cuộc tuần tra chung ở phần phía Nam Biển Đông.12 Việc hiện đại hóa và các hoạt động của hải quân trong khu vực Thật khó tin rằng việc gia tăng căng thẳng dần dần trong khu vực hoàn toàn không liên quan đến các chương trình hiện đại hóa hải quân đang được thực hiện. Rất nhiều người sẽ tranh luận rằng trên thực tế đây là một trong các cách phản ứng cơ bản của khu vực đối với vấn đề Biển Đông. Hầu hết các bên yêu sách đều đang nâng cấp những căn cứ quân sự mà họ duy trì ở các đảo trên Biển Đông do họ chiếm đóng, bao gồm đường băng và nhiều loại công trình khác nhau: Trung Quốc (trên đảo Subi, Nam Johnson và Bãi đá chữ thập), Đài Loan (trên đảo Itu Aba/đảo Đài Bình).13 Căng thẳng gia tăng ở khu vực đã đẩy mạnh việc triển khai quân sự, cũng như việc tăng cường một lực lượng cảnh vệ biển và đáng lo ngại hơn là cả lực lượng không quân và hải quân. Tháng 7 và tháng 8/2010 (ngay sau những nhận xét của bà Clinton ở ASEAN), Trung Quốc tiến hành cuộc diễn tập lớn mang tên “Tiên phong 2010” bao gồm việc bắn những tên lửa dẫn đường và thử nghiệm hệ thống không quân bảo vệ chống tên lửa ở Biển Đông. Sau đó vào tháng 11/2010, Trung Quốc thực hiện một cuộc tập trận lớn cả trên cạn và dưới nước với gần 100 tàu chiến, tàu ngầm và máy bay tham gia. Về việc này, Thời báo Hoàn Cầu đưa tin: “Đây cơ bản là một cuộc diễn tập quân sự thường kỳ, nhưng nó cũng dựa trên tình hình chiến đấu hiện nay ở Biển Đông.” Báo này dẫn lời nhà phân tích Bắc Kinh, Li Jie khi ông nhận xét rằng “Đây không phải là một tín hiệu đặc biệt nhưng chúng tôi đã chọn một sân khấu để thể hiện khả năng và sức mạnh hải quân của chúng tôi.” Ảnh hưởng của các lực lượng thủy bộ hỗn hợp đối với tình hình Biển Đông được đặc biệt lưu ý. Việt Nam cũng đã tổ chức một cuộc diễn tập trực tiếp ở ngoài khơi Biển Đông, trên đảo Hòn Ong, cách tỉnh Quảng Nam 20 dặm vào ngày 13/06/2011.14 Việc mở rộng dần dần tham vọng hoạt động và bành trướng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (Hải quân) (PLA[N]) trong vài năm gần đây được người ta chú ý tặc Trung Quốc chính là người thực hiện chuyện này. Chính phủ Trung Quốc phủ nhận việc dính líu này, chỉ ra rằng chính nước này cũng là mục tiêu của rất nhiều vụ tấn công mạng. 11. ‘ASEAN Navy Chiefs to Set up hotline amid maritime territory dispute’ Bangkok Post, 5/8/2011. 12. ‘Indonesia/Vietnam Agree Joint maritime Patrols’, AFP, 15/9/2011. 13. Christian Le Miere, Waves of Concern: Southeast Asian States Plan Naval Defences, Jane’s Intelligence Review, 5/2011, tr. 8-13; ABC Asia Pacific News, ‘China criticizes Vietnam’s decision to renovate airstrip on Spratlys.’ 14. ‘Cbina launches more large-scale military exercises’ AFP 3/8/2010; ‘Chinese military holds naval drills in South China Sea’, The Straits Times, 4/11/2010; ‘Tensions rise in South China Sea’, Jane’s Defence Weekly, 22/6/2011. 22 Thử nhiệt tầm quan trọng toàn cầu của tranh chấp Biển Đông nhiều (chí ít là Mỹ) và gần đây càng được nhấn mạnh ngay sau chuyến khởi hành đầu tiên của chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc Shi Lang. PLA[N] nhìn chung vẫn kém Hải quân Mỹ rõ rệt, nhưng khoảng cách về khả năng chiến đấu giữa nó và Hạm đội 7 [với 60- 70 tàu và tàu ngầm, khoảng 250 máy bay có thể hạ cánh trên biển và trên đất liền, và 40,000 người] đang được thu hẹp một cách đáng kể. Trong một số lĩnh vực, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản nhỉnh hơn PLA[N] về mặt công nghệ, nhưng khoảng cách này cũng dần được thu hẹp. Thêm vào đó, việc mở rộng các cơ sở vật chất như đã được dự đoán của Trung Quốc ở Tam Á, để bao gồm khả năng đặt lực lượng tàu sân bay ở đây, cũng dường như đang tăng lợi thế quân sự cho Trung Quốc so với các nước láng giềng phía Nam. Người ta bắt đầu kháo nhau rằng Trung Quốc có ý định triển khai DF-21D ASBMs ở căn cứ tên lửa Shaoguan ở tỉnh Quảng Châu, với tầm bắn có thể vươn tới Biển Đông. Trung Quốc triển khai chiếc tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo (SSBN) thế hệ Jin và một vài chiếc tàu ngầm hạt nhân (SSN) thế hệ Han và Shang ở Tam Á cùng với nhiều tàu ngầm chạy diesel hiện đại (SSK) như Kilo và Song, như một phần trong số 21 chiếc tàu ngầm ở Hạm đội Nam hải của nước này. Về phần mình, các nước ASEAN dường như đặc biệt quan tâm đến việc đầu tư vào SSK; chi phí và tham vọng của dự án này có thể được biện minh bởi giá trị rõ ràng của chúng trong chiến lược phong tỏa biển (sea denial) để chống lại việc triển khai tàu trên mặt nước của kẻ địch mạnh hơn vào khu vực họ có lợi ích. Ở đây, ý định của Việt Nam khi mua 6 tàu ngầm tinh vi Kilo 636 từ phía Nga và 2 SSKs Scorpene từ Pháp đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới phân tích. Singapore, Thái Lan, và Indonesia cũng đã hoàn thành hoặc đang xem xét kế hoạch mua tàu ngầm.15 Một vài nước trong khu vực dường như cũng đang mở rộng và hiện đại hóa các hạm đội tàu chiến trên mặt nước, tàu hộ tống nhỏ và máy bay tuần tra ngoài khơi. Ví dụ, Việt Nam với lực lượng hải quân nhỏ và cũ kỹ từ những năm 60, 70 từ thế kỷ trước đã tăng cường hạm đội nhỏ hạng Petya với 2 tàu chiến hạng Gepard. Việt Nam rất nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ bờ biển.16 Các quốc gia ASEAN tổng cộng đã triển khai 40 tàu chiến so với 20 tàu chiến (và 8 tàu khu trục) ở Hạm đội Nam hải của PLAN. Thêm vào đó, các lực lượng không quân khu vực cũng đang được hiện đại hóa. Việt Nam đang mua các máy bay chiến đấu Sukhoi SU-30. Đài Loan liên tục xem xét việc mua một thế hệ các máy bay tấn công nhanh để bảo vệ đảo Ba Bình, và đã đặt mua 4 tàu khu trục hạng Keelung trong những năm gần đây. Brunei đã có 2 chiếc tàu lớn tuần tra ngoài khơi (OPV) và đang đặt thêm 1 chiếc nữa. Tương tự, Philippin cũng đã mua một chiếc tàu lớn hạng Hamilton và đang xem xét việc mở rộng cơ sở vật chất của lực lượng quốc phòng nước này.17 Làn sóng hiện đại hóa hải quân trong khu vực hiện nay vẫn chưa đến mức để được xem là một cuộc chạy đua vũ trang truyền thống. Thay vào đó, người ta có thể tranh 15. Christian Le Miere, Waves of Concern: Southeast Asian States Plan Naval Defences, Jane’s Intelligence Review, 5/2011, tr. 8-13. Tuy nhiên, khát vọng của Hải quân Thái Lan theo hướng này đã bị kéo chậm trở lại. ‘Submarine plan torpedoed,’ Bangkok Post, 20/9/2011. 16. ‘Vietnam looks to expand coastal defence assets’ Jane’s Defence Weekly 24/8/2011. 17. ‘Phillippines to boost S. China Sea Defences’ Straits Times, 8/9/2011. 23 GS. Geoffrey Till luận rằng việc hiện đại hóa hải quân này là một biểu hiện của khát vọng hoàn toàn “bình thường” của các quốc gia biển đang ngày càng thịnh vượng hơn nhằm tăng cường sức mạnh toàn diện và xây dựng ngành công nghiệp quốc phòng của quốc gia mình. Thêm vào đó, thực ra tiến trình này tự nó diễn ra không quá nhanh, và trong một số trường hợp còn có sự dính líu của Trung Quốc khi nước này đề nghị bán 2 chiếc SSK hạng Song cho Thái Lan. Tuy vậy, những diễn biến này có thể trở nên không kiểm soát được, đặc biệt nếu chúng dẫn đến những sự việc ngoài ý muốn có khả năng leo thang nhanh trên biển. Từ đó, chúng có thể làm nảy sinh một cuộc chạy đua vũ trang hải quân quy mô lớn với những hệ quả bất lợi cho sự ổn định quốc tế vốn có mối quan hệ mật thiết đến các cuộc chạy đua vũ trang nói chung. Trên lý thuyết, việc tăng cường lực lượng bảo vệ bờ biển song song với các cơ quan dân sự thực thi luật hàng hải khác nên được coi là những hành động không mang tính khiêu khích hay cần lo ngại. Trong lĩnh vực này, Trung Quốc đang thực sự dẫn đầu, điều này cũng nhất quán với sự tái khẳng định về tầm quan trọng của lĩnh vực hàng hải trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 tháng 3/2011. Lực lượng Hải giám Trung Quốc (CMS), mới được thành lập năm 1998, trực thuộc Cục Đại dương Quốc gia, đã bắt đầu xây dựng 36 tàu thanh tra, 54 xuồng máy, và định hướng đến năm 2015 sẽ có 15.000 nhân lực, 16 máy bay, và 350 tàu tuần tra lớn.18 Việc máy bay trực thăng loại 3000 tấn mới chuyên chở tàu tuần tra Haixun 31 thực hiện chuyến hành trình qua Biển Đông đến Singapore được công bố rộng rãi đã thu hút rất nhiều sự quan tâm.19 Thêm vào đó, Bộ Chỉ huy Thực thi Luật đánh bắt cá và Cục An toàn Hàng hải cũng đang xây dựng lực lượng tuần tra riêng của mình. Những nước khác trong khu vực đang theo gót trong phạm vi nguồn lực sẵn có của mình. Ví dụ, Việt Nam liên tục xem xét việc mở rộng khả năng thành lập Lực lượng Kiểm ngư để bảo vệ tàu đánh cá của Việt Nam và ngăn chặn tàu lớn của Trung Quốc hoạt động trong vùng đánh cá của nước này.20 Cơ quan Thực thi luật Hàng hải Malaysia (MMEA) được thành lập tháng 6 năm 2005, với việc chuyển nhượng lại 17 tàu lớn từ Hải quân Hoàng gia Malaysia mặc dù an ninh của 5 thực thể trên Biển Đông vẫn được giao cho Hải quân, và với 2 trong số các tàu Corvette hạng Kedah của nước này đang được triển khai trong khu vực (Khu vực Hải quân II). Dù những tàu này về chức năng thì rõ ràng là ít mang tính khiêu khích hơn tàu chiến, nhưng trên thực tế lại phụ thuộc phần lớn vào cách thức chúng được sử dụng. Nhớ lại, chúng ta có thể thấy rằng sự kiện Impeccable là do thuyền đánh cá và tàu loại này gây ra. Một vài nhà phân tích nhận định rằng, vì những lý do mang tính thể chế hơn là lý do dân tộc chủ nghĩa mà những cơ quan này cảm thấy cần phải “biện minh” cho ngân sách của họ thông qua các hành động quyết đoán hơn. Việc kêu gọi bên ngoài nhập cuộc – để phản ứng lại với những sự mất cân bằng trong khu vực? Phản ứng thứ hai của khu vực đối với những căng thẳng ngày càng lên cao ở Biển Đông là việc kêu gọi các nước ngoài khu vực can dự vào tình hình đang tiến triển ở Biển 18. Yang Fang, China’s new marine Interests: Implications for Southeast Asia, RSIS Commentary, 6/2011. 19. ‘Chinese marine patrol ship Haixun 31 arrives in Singapore for visit’, Xinhuanet 19/6/2011. 20. ‘Chinese fishing boats violate Vietnam waters: gov’t mulls patrol boats’, Thanh Nien Daily, 29/5/2011. 24 Thử nhiệt tầm quan trọng toàn cầu của tranh chấp Biển Đông Đông. Ví dụ, Việt Nam đã thể hiện xu hướng kêu gọi sự ủng hộ về mặt chính trị từ các quốc gia bên ngoài Đông Nam Á như một cách thức để kiềm chế sự tự do hành động của Trung Quốc, cường quốc lớn nhất khu vực. Tháng 11/2010 việc Việt Nam cho phép các lực lượng hải quân bên ngoài sử dụng các cơ sở vật chất ở Vịnh Cam Ranh (được nâng cấp với sự giúp đỡ chủ yếu của Nga) đã thu hút rất nhiều sự quan tâm, và dường như đã dẫn đến tăng cường sự hiện diện của Nga, Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, và Hàn Quốc ở khu vực.21 Lực lượng Đặc nhiệm số 5 của Nga có vai trò mở rộng Hạm đội Viễn Đông vẫn duy trì lợi ích liên tục ở Biển Đông. Cũng đã có biểu hiện của sự xích lại gần nhau giữa Việt Nam và Mỹ thông qua những chuyến thăm của các quan chức hải quân cấp cao của Mỹ đến Việt Nam; giữa Việt Nam và Ấn Độ, nước mà bởi một số lý do riêng, luôn sẵn sàng giữ vai trò lớn hơn trong khu vực, có lẽ là do những lo lắng của họ về vai trò ngày càng tăng lên của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương. Trong bối cảnh này, vụ đồn đại rằng tàu tấn công đổ bộ INS Airavat của Ấn Độ đã bị thách thức trên hành trình về nước sau chuyến thăm Việt Nam tháng 7/2011 có thể cho thấy những quan ngại của Bắc Kinh về sự hiện diện “bất hợp pháp/không chính danh” của tàu chiến nước ngoài ở khu vực mà nước này coi như phần lãnh thổ của mình tại Biển Đông.22 Mặc dù vậy, các lực lượng hải quân nước ngoài vẫn tiếp tục duy trì sự hiện diện quan trọng trong khu vực. Thông qua các cuộc tập trận COBRA GOLD, CARAT và chương trình tập trận Seacat, Hải quân Mỹ thường xuyên tổ chức rất nhiều cuộc diễn tập với các quốc gia Đông Nam Á.23 Gần đây nhất là việc phái một chiếc SSN đến tập trận với Hải quân Malaysia, được cho là để giới thiệu tàu ngầm với Hải quân Hoàng gia Malaysia. Quan hệ hải quân đang được cải thiện ổn định giữa Việt Nam và Mỹ đã đem lại rất nhiều sự quan tâm.24 Cuộc diễn tập ba bên lần thứ tư giữa Mỹ, Nhật và Úc cũng được thực hiện ở Biển Đông ngoài khơi Brunei.25 Bằng các biện pháp như vậy, Mỹ đã thể hiện rằng mình sẵn lòng thay đổi bất cứ ấn tượng nào của bên ngoài về việc nước này có thể xem xét việc giảm vai trò của mình ở Tây Thái Bình Dương, dù là do sự xao nhãng chiến lược hay những điểm yếu rõ ràng trong nền kinh tế Mỹ. Phản ứng như vậy đã được thể hiện qua việc Mỹ cho tàu quay lại chính xác địa điểm nơi xảy ra cuộc chạm trán của tàu Impeccable một tuần sau sự kiện, lần này với sự hộ tống của tàu sân bay DDG USS Chung Hoon. Việc Mỹ tái nhấn mạnh vào châu Á – Thái Bình Dương phần nào cũng là kết quả các nhận định riêng của Mỹ về các biến chuyển gần đây trong chính sách của Trung Quốc cũng như những quan ngại về tác động của nó đối với lợi ích dài hạn của Mỹ ở khu vực. 21. “Twist of fate sees old foes as allies in power tussle”, Financial Times, 15/6/2011. 22. “China confronted Indian warship of Vietnam” Financial Times, 1/9/2011. Mặc dù còn chưa rõ ràng [do trên con tàu không tìm thấy nguồn phát tín hiệu radio] song đây cũng là một sự kiện quan trọng. Vì con tàu (của Ấn Độ) này dường như đang trên đường di chuyển và chưa thực hiện cuộc diễn tập nào, hay thu thập các thông tin quân sự, hoặc đang trong bất kỳ dạng chiến dịch nào, điều này này gây hoài nghi cho các tuyên bố trước đây của Trung Quốc rằng nước này sẽ “tôn trọng sự tự do đi lại của tàu thuyền hoặc máy bay từ các nước liên quan, miễn là điều này phù hợp với luật pháp quốc tế.” Ben Blanchard, “China says Will Respect South Seas Navigation Freedom”, Reuters, 31/7/2010. 23. “US Joins Naval Drill in Southeast Asia”, Xinhuanet, 17/6/2011. 24. “US Vietnam in Exercises Amid Tensions with China”, Wall Street Journal, 16/7/2011. 25. “Joint Drills to be held in S China Sea”, The Yomiuri Shimbun, 9/7/2011. 25 GS. Geoffrey Till Ở hội nghị ASEAN năm 2010 tại Việt Nam, các nước ASEAN đã chuẩn bị để đưa vấn đề Biển Đông ra song song với những nhận xét được trích dẫn rất nhiều của bà Clinton, bỏ ngoài tai những yêu cầu của Bắc Kinh. Sự đồng lòng rõ ràng với Mỹ trong vấn đề này sẽ có thể khiến Trung Quốc mất tinh thần – thậm chí còn gióng hồi chuông cảnh báo cho nước này rằng Bắc Kinh cần nhận thấy Mỹ đã rời bỏ vị trí trung lập trong quá khứ về vấn đề quyền tài phán.26 Tuy nhiên, đây cũng là điều mà các nước ASEAN đều nhận thức được, đó là vấn đề biển trong mối quan hệ đôi khi căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ chỉ là một phần nhỏ trong bức tranh tổng thể và không nhất thiết là sẽ chiếm vị trí chủ yếu trong mối quan hệ Trung-Mỹ. Quan hệ thương mại, nhân quyền, việc bán vũ khí cho Đài Loan, hay cuộc cạnh tranh chiến lược giữa hai nước này mới thực sự quan trọng và là những nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến chính sách của Washington, đến mức các căng thẳng ở Biển Đông có thể chỉ là hệ quả chứ không phải nguyên nhân của mối quan hệ xấu đi giữa hai nước. Vì vậy, một số nước ASEAN tỏ ra lo lắng khi bị cuốn vào một tranh chấp chiến lược không phải do họ gây ra, rằng tranh chấp này không thực sự tập trung vào Biển Đông nhưng lại có thể gây ra hậu quả bất lợi cho nền hòa bình và ổn định của các nước này. Điều này lại càng đúng với các nước ASEAN không có lợi ích trực tiếp trong tranh chấp quyền tài phán ở Biển Đông, như Campuchia, Lào, Thái Lan, và Myanmar. Một vài nước lo lắng rằng Washington có chương trình nghị sự riêng cho sự trở lại của họ ở Biển Đông. Họ lo lắng rằng mục đích của Mỹ là để cạnh tranh với đối thủ lớn nhất là Trung Quốc hơn là xuất phát từ quan ngại cho lợi ích của các quốc gia khu vực, đồng thời họ cũng lo ngại rằng cam kết mang tính ý thức hệ vì nền dân chủ và nhân quyền kiểu Mỹ đôi khi hoàn toàn không phù hợp với tình hình ở một vài quốc gia khu vực. Đánh giá phản ứng của các cường quốc bên ngoài khu vực trong tranh chấp Biển Đông Vậy câu hỏi lại được đặt ra là – tại sao các cường quốc bên ngoài khu vực có xu hướng chấp nhận quan điểm rằng họ nên đóng một vai trò nào đó trong tranh chấp Biển Đông? Có ít nhất 3 lý do cho vấn đề này: 1. Tầm quan trọng về mặt chính trị của tranh chấp Bởi an ninh là một vấn đề chung và không thể chia cắt, việc giải quyết tranh chấp được xem là quan trọng do kết quả của nó có thể ảnh hưởng đến cấu trúc an ninh tương lai của thế giới, và ít nhất ảnh hưởng đến vai trò tương lai của một nước Trung Quốc hùng mạnh hơn trong các vấn đề quốc tế. Dù đúng hay sai, chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông được theo dõi cẩn thận bởi qua đó các nhà quan sát sẽ nắm bắt được nhận thức của Trung Quốc về chính mình và những ý định sắp tới ở khu vực. Tất nhiên, đây chỉ là một trong rất nhiều yếu tố nhưng lại là yếu tố có khả năng định hướng các quan 26. Mark Valencia trong bài viết của mình ở Hội nghị năm 2010 đã chỉ ra tầm quan trọng của cụm từ trong tuyên bố của Clinton: “Những yêu sách chủ quyền hợp pháp ở Biển Đông chỉ nên đến từ các tuyên bố chủ quyền hợp pháp đối với các đảo đất” như là minh chứng cho điều này. ‘The South China Sea: Back to the Future.” “Obama Administration Takes a Tougher Tone with China”, Washington Post, 30/7/2010. 26 Thử nhiệt tầm quan trọng toàn cầu của tranh chấp Biển Đông niệm không chỉ của các quốc gia láng giềng mà còn có xu hướng củng cố lợi ích của các cường quốc ngoài khu vực. Do đó, Ngoại trưởng Nhật Bản Matsumoto tháng 9/2011 đã phát biểu rằng: Nhật có lợi ích lớn ở các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông bởi chúng có tác động đến hòa bình và an ninh của khu vực châu Á – Thái Bình Dương, và chúng cũng liên quan mật thiết với việc bảo đảm an ninh hàng hải của khu vực.27 Bởi so với nhiều quốc gia khác, Trung Quốc bị rất nhiều nước coi là thiếu minh bạch trong chính sách đối ngoại, nên người ta tập trung rất nhiều vào hành động của Trung Quốc hơn là chú ý vào điều nước này nói. Tuy vậy, ít nhất là với người ngoài, giọng điệu khá diều hâu của Thời báo Hoàn Cầu lại rất khác với những nhận xét công khai mang tính xoa dịu của lãnh đạo nước này và thường được dẫn chứng minh họa cho những phân tích về trường hợp xấu nhất của những hành động đó. Việc quản lý tranh chấp cũng được xem như một biện pháp giúp nhận rõ quá trình ra quyết định ở Trung Quốc, đặc biệt là chính sách an ninh. Trong thời đại công dân mạng internet – netizen – ngày càng có ảnh hưởng, chính quyền không thể phớt lờ chủ nghĩa dân tộc đang trỗi dậy trong dân chúng. Người dân Trung Quốc coi chiến dịch bảo vệ cái mà họ coi là đảo của họ và quyền tài phán của những vùng nước này chính là tiêu chí để đánh giá chính phủ đang quản lý mọi việc như thế nào. Do đó, những hoạt động bất hợp pháp của nước ngoài trong vùng nước được coi là lãnh thổ quốc gia sẽ vấp phải sự phản đối mạnh mẽ.28 Điều này có lẽ là nhân tố chính trong vụ Impeccable.29 Gần đây khi được phóng viên báo Asahai Shimbun hỏi tại sao Trung Quốc lại lo lắng nhiều như vậy về Biển Đông, Đô đốc Ngô Thắng Lợi, Tổng Tư lệnh PLA[N] trả lời: “Bạn sẽ cảm thấy như thế nào nếu tôi cắt cánh tay và chân ra khỏi cơ thể bạn? Đó là cách mà Trung Quốc cảm thấy về Biển Đông.”30 Sự nhạy cảm với các hành động của Trung Quốc càng tăng lên bởi nhận thức chung rằng một sự thay đổi chiến lược lớn trong quan hệ quốc tế đang diễn ra. Do vậy, sự thách thức của Trung Quốc đối với các khái niệm tự do biển cả của Mỹ trở thành vấn đề khá đau đầu với Mỹ, vì nó dường như là dấu hiệu cho sự chuyển dịch quyền lực chiến lược kể từ thời điểm cách đây 15 năm khi Mỹ vẫn còn có thể thoải mái trong vai trò “không thể thiếu” của mình và khả năng “chỉ huy” hệ thống quốc tế.31 Kể từ đó, tấn công khủng bố, các cuộc chiến tranh trên bộ kéo dài ở Iraq và Afghanistan và cuộc “Đại suy thoái” đã xói mòn sự tự tin của nước Mỹ. Hiện nay, thậm chí ngay cả sự thống trị lâu dài của nước này ở Thái Bình Dương dường như cũng đang bị thách thức khi một đối thủ 27. Quoted in ‘South China Sea Dispute: Harbinger of regional Strategic Shift?”, Asahi Shimbun, 10/9/2011. 28. ‘China warns US to Stay Out of Islands Dispute’ New York Times 28/7/2010. Tất nhiên, “Hiệu ứng Netizen” cũng tác động đến các nước yêu sách khác trong tranh chấp Biển Đông. Với Việt Nam, những thay đổi trong các sự kiện đầu năm 2011 đã chứng tỏ điều này. Thomas J. Christensen, “Posing Problems without Catching Up: China’s Rise and Challenges for US Security Policy” International Security, Spring 2011, tr. 5-40. 29. Mastro, op cit, tr. 225. Li Mingjiang, China’s new security posture: Non-confrontational assertiveness, The Straits Times, 19/5/2011. 30. Quoted in William Choong, “Mistrust hurts naval cooperation in region”, The Straits Times, 27/5/2011. 31. Charkles Krauthammer, “America Rules: Thank God” and James Chace, “A Sunlit America Summer”, both in Time, 4/8/1997. 27 GS. Geoffrey Till mới đã xuất hiện trên trận địa. Trong mắt Mỹ, Trung Quốc chỉ là một cường quốc lục địa [và là một cường quốc khá lạc hậu], đang sử dụng sức mạnh biển cả và công nghiệp để tiến vào nơi mà Mỹ đã quen coi là sân sau và từ đó làm giảm ưu thế tuyệt đối trên biển của Mỹ ở Thái Bình Dương. Vấn đề càng trở nên nghiêm trọng khi Trung Quốc có thể lợi dụng những điểm yếu trên biển của Mỹ tốt hơn là Mỹ có thể lợi dụng các điểm yếu của Trung Quốc trên lãnh thổ của họ. Do đó, sự quyết đoán của Trung Quốc trong những vùng biển gần có thể dễ dàng được coi như biểu tượng của quá trình chuyển đổi quan trọng trong quan hệ giữa các cường quốc và dẫn đến những hành động quá đà. Với Mỹ, khi đó, rất nhiều lợi ích đang và sẽ gặp rủi ro, ít nhất là khả năng duy trì sự thống trị các nguồn lợi chung toàn cầu, điều mà Andrew Hart và Bruce Jones gần đây đã nhắc tới như là… “một yếu tố quan trọng tạo ra vị trí độc tôn cho quân đội Mỹ và bảo đảm vai trò kinh tế Mỹ cũng như của các đồng minh, đồng thời giúp Washington giảm thiểu ảnh hưởng của những thế lực đối lập.”32 Ở Mỹ, người ta tập trung quan ngại này vào khái niệm “Hiện diện tích cực” một vấn đề mà tầm quan trọng của nó liên tục được tái khẳng định trong các văn kiện chính thức của Mỹ. 2. Việc duy trì các mối quan hệ Năm 2009, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã đưa ra một luận điểm quan trọng, rằng có những giới hạn có thể làm suy yếu mạng lưới đồng minh và đối tác gắn với ảnh hưởng của Mỹ ở đây: Khi xem xét các chương trình hiện đại hóa quân đội của những quốc gia như Trung Quốc, chúng ta nên ít chú ý đến khả năng thách thức sức mạnh Mỹ một cách ngang tầm – như máy bay chiến đấu với máy bay chiến đấu, hoặc tàu với tàu – mà nên quan tâm nhiều hơn đến khả năng họ có thể gây cản trở việc tự do đi lại và làm giảm các lựa chọn chiến lược của chúng ta. Đầu tư của họ vào vũ khí chống tàu và tên lửa đạn đạo có thể đe dọa cách Mỹ triển khai sức mạnh và giúp đỡ các đồng minh ở Thái Bình Dương – đặc biệt là các căn cứ không quân và những nhóm tàu sân bay.33 Tầm quan trọng của việc tự do đi lại và sự hiện diện tích cực trong mối quan hệ chính trị của Mỹ với các đồng minh và đối tác trong khu vực là lý do nước này đầu tư vào chiến lược Không-Hải quân [được nói đến sau đây] khá tốn kém và yêu cầu công nghệ cao, mặc dù biết rằng một kế hoạch chiến lược-quân sự rẻ hơn và hiệu quả hơn đối với thách thức từ Trung Quốc vẫn có thể được sử dụng để tạo áp lực cho những tuyến đường giao thông hàng hải và liên lạc của nước này. Nhóm lý do thứ hai giải thích tại sao Mỹ cảm thấy tự do hàng hải quan trọng thì chung chung hơn và ít quen thuộc hơn. Mỹ nhận ra rằng nước này sẽ ngày càng bị thôi thúc trong việc tự mình giải quyết một loạt các nguy cơ khác nhau đối với hệ thống thương mại toàn cầu. Vấn đề rõ ràng nhất của Hải quân Mỹ là sự giảm dần về số lượng tàu chiến mà nước này có thể triển khai ở bất cứ thời điểm nào. Dù sức mạnh quân sự nói riêng có gia tăng, các tàu chiến vẫn chỉ đặt ở một địa điểm tại một thời điểm. Điều 32. Andrew F. Hart and Bruce D. Jones, “How Do Rising Powers Rise?” Survival 12/2010-1/2011. 33. “Race on for next generation of anti-ship missiles” The Straits Times 11/1/2011. 28 Thử nhiệt tầm quan trọng toàn cầu của tranh chấp Biển Đông này làm giảm mức độ bao quát hằng ngày và đặt ra một vấn đề thực sự về khoảng cách thời gian trong việc đưa tàu đến các khu vực cần thiết, đặc biệt là khi có thông báo gấp. Đô đốc Mike Mullen cũng đưa ra luận điểm cung cấp tương tự vào năm 2005. Thực tiễn ngày nay là các dàn xếp và mô thức an ninh trong quá khứ không còn đủ cho tương lai. Và những thách thức ngày nay quá đa dạng để có thể giải quyết một mình; chúng cần đến nhiều khả năng và nguồn lực hơn mức mà bất cứ quốc gia đơn lẻ nào có thể đáp ứng.34 Bởi lẽ đại dương trên thế giới, nói theo thuật ngữ của Nga, thì rất rộng lớn. Việc bảo vệ “những tài nguyên chung” chống lại những nguy cơ này đòi hỏi sự hợp tác của các lực lượng hàng hải [cả hải quân và lực lượng bảo vệ bờ biển] trên toàn thế giới: An ninh biển toàn cầu chỉ có thể đạt được thông qua sự hội nhập giữa hợp tác, nhận thức và các sáng kiến ứng phó trên biển ở cấp độ quốc gia và khu vực.35 Do đó, trong những năm gần đây, áp lực ngày càng lớn đối với Mỹ là làm sao để thuyết phục các đối tác và đồng minh cho phép sử dụng tàu và căn cứ quân sự, điều có thể giúp tăng cường vị thế của Mỹ. Các hạn chế về ngân sách mà Hải quân Mỹ đang phải trải qua hiện nay có thể dẫn đến việc Mỹ sẽ coi trọng quan hệ với các cường quốc biển đang trỗi dậy khác ở Châu Á – Thái Bình Dương hơn là các cường quốc đã có vị thế trong Chiến lược hợp tác của nước này năm 2007.36 Cùng lúc đó, ở Trung Quốc cũng đã có sự ghi nhận vai trò của Hải quân Mỹ và Lực lượng Bảo vệ bờ biển trong việc duy trì ổn định toàn cầu, bao gồm khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nơi sự hiện diện của Mỹ có thể được coi là đem đến một số lợi ích cho Trung Quốc, ít nhất là làm giảm khả năng bành trướng của các cường quốc hải quân khác trong khu vực, và đóng góp vật chất cho việc quản lý trật tự trên biển như: chống cướp biển, buôn bán thuốc phiện và người, và ô nhiễm biển.37 Sự hiện diện của Mỹ ở các vùng biển gần Trung Quốc không phải lúc nào cũng bị coi là một trò chơi một mất một còn. Giống như vậy, dù ở mức độ thấp hơn, nhưng chúng ta có thể rút ra rằng các chủ thể khác bên ngoài khu vực như thành viên của Liên minh Châu Âu, Ấn Độ, và Nhật Bản đều có các gói động cơ kinh tế, chính trị và chiến lược để phát triển và duy trì quan hệ của họ với các quốc gia trong khu vực. 3. Yếu tố hàng hải mang tính chiến lược Vấn đề Biển Đông có yếu tố chiến lược rất lớn bởi ngay từ đầu đây là cuộc tranh chấp về quyền tài phán trên biển và khu vực này cũng là tuyến đường lưu thông quan trọng của các tàu buôn, một bộ phận không thể thiếu trong hệ hống thương mại thế 34. Admiral Mike Mullen, in John B. Hattendorf, Seventeenth Annual Seapower Symposium: Report of Proceedings [Newport: Naval war College Press, 2005] tr. 5. 35. NOC2010, tldd, tr.. 36 36. Address of Admiral Jonathan W Greenert to the 20th International Seapower Symposium, 19/10/2011. 37. Wu Xinbo ‘The End of the Silver Lining: A Chinese View of the US-Japanese Alliance, The Washington Quarterly 29, no 1 2005- 06 29 GS. Geoffrey Till giới. Theo bà Clinton thì “Mỹ có lợi ích quốc gia đối với tự do hàng hải, tự do tiếp cận các tài nguyên biển chung ở Châu Á và tôn trọng luật quốc tế ở Biển Đông.”38 Điều này tóm lại thành hai vấn đề cụ thể. Vấn đề thứ nhất liên quan đến tuyến đường lưu thông không bị cản trở của các tàu thương mại mà cả hệ thống thương mại thế giới hoàn toàn phụ thuộc vào. Ngoài ra, đối với Mỹ, cũng như các nước khác, khái niệm tự do ở các vùng biển còn có khía cạnh văn hóa. Trước đây, tư tưởng này đã thâm nhập vào đến chính sách Mỹ kể từ khi thành lập nền Cộng hòa, thậm chí nhiều khi dẫn đến xung đột. Sự tự do trên biển có thể được mô tả bằng thuật ngữ rất văn hoa như sau: Tại đây bạn có thể mở rộng không giới hạn và không có rào cản, tại đây bạn có cả đại dương rộng mở, điều hiện nay là một phương thức liên lạc tuyệt vời của thiên nhiên. Không có các ngọn núi khó vượt qua, không có các sa mạc nóng như lửa đốt, con đường rộng mở… sau đó hãy tưởng tượng ra một con đường dẫn đến mọi nơi và bạn sẽ biết ý nghĩa của những điều tuyệt vời này, giao thông trên biển… An toàn trong thời bình trước mọi mối đe dọa, trừ các hiểm họa thiên nhiên từ biển, sự tự do này, các đường giao thông lớn nhất, đông nhất, rộng mở cho tất cả, được tất cả mọi người sử dụng, có ý nghĩa sống còn đối với xu hướng hiện đại của nền văn minh, là điều mà không ai có thể thách thức.39 Trọng tâm của vấn đề này là khi sự tự do của tuyến đường lưu thông thương mại trên biển bị cản trở, cộng đồng thương thuyền quốc tế chắc chắn sẽ ngay lập tức trở nên lo ngại. Tuy nhiên, có lẽ ở khu vực này tự do hàng hải sẽ không bị cản trở bởi Trung Quốc đã liên tục tìm cách nói rõ rằng sự di chuyển tự do của tàu bè thương mại ở Biển Đông không phải là vấn đề gây tranh cãi. Tướng Trần Bỉnh Đức đã cho rằng: Ở Biển Đông, tự do di chuyển chưa bao giờ là một vấn đề. Nó chỉ là cái cớ làm nhạy cảm thêm vấn đề.40 Trên thực tế, Trung Quốc hiện nay có nhiều lợi ích trong việc đảm bảo di chuyển an toàn cho hơn 74.000 tàu thuyền thương mại qua lại ở eo Malacca và qua Biển Đông mỗi năm. Do đó mối lo ngại quốc tế về sự quan tâm lớn hơn và có tính mâu thuẫn của Trung Quốc đối với các hoạt động thăm dò thương mại của Việt Nam và Philipin trở nên rõ ràng hơn vào khoảng thời gian đầu năm 2011.41 Vào ngày 2/3/2011, 2 thuyền tuần tra của Trung Quốc đã đối đầu với tàu thăm dò MV Veritas Voyager của Philipin (Tàu của Pháp, được đăng ký ở Singapore và được tập đoàn năng lượng Forum Enegy PLC vận hành) ở khu vực Bãi Cỏ Rong (Reed Bank) và yêu cầu tàu này rời đi. Ngày 26/5 và 8/6/2011, tàu của Trung Quốc đã cắt và phá hủy các dây cáp địa chấn mà tàu thăm dò của PetroVietnam đang kéo đi trong khu vực Việt Nam coi là vùng đặc quyền kinh tế của mình.42 Mỹ cũng không đồng tình việc ép các công ty dầu khí phương 38. “Walker’s World: US draws line in sea” United Press International, 26/7/2010. 39. Dixon, W. MacNeile, The Fleets Behind the Fleet (London: Hodder & Stoughton, ?1917) tr. 94-5. 40. “China warns US to stay out of South China sea dispute” Jane’s Defence Weekly, 20/7/2011. 41. Carlyle A. Thayer, China’s New Wave of Aggressive Assertiveness in the South China Sea - Bài nghiên cứu trong hội nghị về an ninh hàng hải ở Biển Đông, CSIS, Washington DC 20-21/6/2011. 42. “Tensions rise in South China Sea” Jane’s Defence Weekly, 22/6/2011; Luận điểm này được nhắc lại trong cuộc đối thoại năm 2011. Một trong ba vụ việc trên do đại tướng Phùng Quang Thanh báo cáo, vụ việc xảy ra “trong vùng 30 Thử nhiệt tầm quan trọng toàn cầu của tranh chấp Biển Đông Tây như BP và ExxonMobil không được tham gia vào các dự án khai thác với Việt Nam.43 Các tranh chấp trong khu vực như vậy cũng có một số tác động nhất định đối với người ngoài cuộc, nhất là các công ty nước ngoài có liên quan. Ví dụ, tàu thăm dò Viking-2, có liên quan trong việc cắt dây cáp lần 2 trong tháng 6/2011 theo báo cáo được đăng ký ở Na-uy.44 Thêm một minh chứng nữa, một công ty của Canada là Talisman Energy và công ty của Pháp CGG Veritas cùng với Forum Energy có trụ sở ở Anh đều là đối tác trong các dự án khai thác của PetroVietnam. Hơn nữa, Ấn Độ cũng ngày càng liên quan nhiều hơn đến việc khai thác dầu trong các khu vực nhạy cảm ở Biển Đông.45 Rõ ràng chính việc quốc tế hóa thăm dò khai thác dầu khí đã biến vấn đề ở Biển Đông thành vấn đề toàn cầu. Bất chấp điều này, vấn đề bất đồng thực sự nằm ở khía cạnh thứ hai của tự do hàng hải, đó là việc di chuyển và hoạt động của các tàu chiến. Bảo vệ điều này rõ ràng là vấn đề ưu tiên chiến lược đối với Mỹ. Đô đốc hải quân Mike Mullen nói “Chúng ta phải tiếp tục có khả năng phản ứng nhanh trong các cuộc khủng hoảng nhân đạo và quyết liệt trong những lúc xảy ra xung đột.”46 Hình thức hiện diện tích cực phụ thuộc vào điều kiện của từng khu vực cụ thể. “Các lực lượng hoạt động theo sứ mệnh, phân bổ trên toàn cầu” được hình thành nhằm đối phó với hàng loạt các nhiệm vụ có yêu cầu thấp hơn, góp phần “duy trì sự ổn định, ngăn chặn khủng hoảng, và chống lại chủ nghĩa khủng bố.” Mặt khác, “các lực lượng chiến đấu tinh nhuệ tập trung theo khu vực” được yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ “khó khăn” hơn như bảo vệ lợi ích sống còn của Mỹ, bảo vệ đồng minh; “… và để cản trở, ngăn chặn và nếu cần thiết thì đánh bại các kẻ thù tiềm ẩn.”47 Tuy nhiên, điểm chung của hai loại sứ mệnh này là sự cần thiết phải hoạt động ở các vùng duyên hải. Tầm quan trọng của khái niệm này trong tư duy chiến lược hải quân của Mỹ lý giải tại sao trước đây Mỹ tham gia nhiều diễn tập tự do hàng hải với “thái độ cương quyết” trong quá khứ như các cuộc tuần tra ở Vịnh Sirte vào giữa những năm 1980 và vụ va chạm có liên quan tới USS Caron với tàu chiến của Liên Xô ở Biển Đen năm 1988.48 Những cuộc tranh chấp giữa Mỹ và Liên Xô ở Biển Đen, với Lybia ở khu vực “đường tử thần” vào những năm 1980, hay với Indonesia về cách hiểu của nước này liên quan đến đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam.” Nhận xét tại cuộc đối thoại Shangri-La của IISS ngày 5 /6/2011 Vụ việc được báo cáo xảy ra cách bờ biển Việt Nam 120 hải lí. 43. Alluded to in Robert Gates’ statement at the Shangri-la Dialogue of 2008. See Clive Schofield and Ian Storey “The South China Sea Dispute: Increasing Stakes and Rising Tensions”, Jamestown Foundation, tháng 11 năm 2009, tr. 39. Luận điểm này được nhắc lại trong cuộc đối thoại năm 2011. Mức độ áp lực của Trung Quốc lên các công ty dầu khí nước ngoài, được báo cáo càng ngày càng rõ trong thời gian gần đây. Wikileaks cho hay. “Beijing pressure intense in South China Sea row”, South China Morning Post, 23/9/2011. 44. “Vietnam accuses China of harassing another boat”, Reuters, 9/6/2011. 45. “India, Vietnam Explore Waters Claimed by China”, Defense News, 10/10/2011. 46. “What I believe: Eight Tenets That Guide my vision for the 21st Century”, Proceedings of the USNI, 1/2006, tr. 14. 47. NOC2010, op cit, tr. 32. 48. Vấn đề này sau đó đã được giải quyết thông qua Hiệp định Xô- Mỹ được ký ngày 23/9/1989 tại Jackson Hole, Wyoming trong đó Liên Xô đồng ý về quyền của Tàu chiến nước ngoài được qua lại “vô hại” những vùng nước có chủ quyền và đổi lại Mỹ đã đồng ý không tham gia thêm nữa vào các hoạt động tự do hàng hải như vậy nữa. Vấn đề gây tranh cãi ở đây là quyền của nước ngoài trong vùng Biển có chủ quyền không phải vùng đặc quyền kinh tế. 31 GS. Geoffrey Till quyền của các quốc gia quần đảo đều là các cuộc tranh chấp về tự do hàng hải, song cũng đồng thời là sự xung đột giữa cách nhìn của khu vực và quốc tế về vai trò của các cường quốc biển. Sự khẳng định về những quyền mà Mỹ cho là của mình được người Mỹ đồng tình bởi thực tế biển cả đều “kết nối” với nhau và chấp nhận hạn chế tự do hàng hải ở một khu vực sẽ tạo tiền lệ khiến nguyên tắc này bị suy yếu đáng kể ở các khu vực khác. Luận điểm tương tự cũng có thể áp dụng cho “không phận quốc tế.”49 Theo đó, tự do hàng hải đã và đang trở thành vấn đề đau đầu giữa Trung Quốc và Mỹ. Theo cách Trung Quốc hiểu về các điều khoản trong UNCLOS, nước này cho rằng tự do hàng hải trong vùng đặc quyền kinh tế của nước khác thì bị hạn chế và có điều kiện hơn so với cách hiểu của Mỹ, đặc biệt là khi các tàu chiến tìm cách sử dụng quyền đó. Các sự kiện gần đây cũng cho thấy rằng Trung Quốc cũng có những điểm yếu như các nước khác, nhất là đối với các hoạt động trái phép của Vệ binh Cách mạng Iran ở vùng Vịnh, sự cướp bóc của các hải tặc Xômali hay như sự mất ổn định và trật tự ở các vùng biển ngoài khơi khác. Là một cường quốc hàng hải đang lớn mạnh với các lợi ích quốc gia ngày càng mở rộng và cộng đồng người Hoa kiều ngày càng phát triển, Trung Quốc đang có mối quan tâm ngày càng lớn đối với tự do hàng hải, đại dương của thế giới như một “nguồn tài nguyên vô hạn” trong việc “bảo vệ hệ thống” toàn cầu. Theo đó, trong cuộc họp ARF vào tháng 7 năm 2011, các quan chức Trung Quốc đề xuất được chủ trì cuộc hội thảo về tự do hàng hải. Tuy nhiên, Bắc Kinh lại tỏ ra lo ngại về tự do hàng hải của các tàu chiến, đặc biệt là trong vùng Đặc quyền Kinh tế.50 Do đó, Thiếu tướng PLA Luo Yuan đã phát biểu: “Cái gọi là sự hiện diện tích cực thực của Mỹ chất có nghĩa là Mỹ được quyền gửi các tàu chiến của nước này đến mọi ngóc ngách của thế giới… Theo cách này, Mỹ thậm chí có thể tuyên bố rằng Hoàng Hải và Biển Đông đều nằm trong ranh giới an ninh của nước này.”51 Trung Quốc chỉ ra rằng tàu sân bay USS George Washington đã chạy trên Hoàng Hải, và máy bay của tàu này có thể vươn tới Bắc Kinh. Nếu tính thêm yếu tố văn hóa chiến lược đặc trưng của Trung Quốc, một quốc gia trong lịch sử dễ bị tổn thương trước các nguy cơ từ biển, không chỉ riêng ở khu vực này và xét đến các hệ quả nghiêm trọng cho Trung Quốc nếu các hoạt động như thế này không bị ngăn chặn, thì sự nhạy cảm của người Trung Quốc đối với các hoạt động và sự xuất hiện trái phép trong “các khu vực biển của Trung Quốc” là điều hoàn toàn có thể hiểu được. 49. “Chinese jets cannot chase spy planes away says US admiral”, The Independent, 27/7/2011. 50. Michael Parkinson, “Collision Course: China and US make waves in South China Sea” Jane’s Intelligence Review 5/2009. ‘China navy criticizes dispatch of US destroyers: state media’ AFP electronic report accessed in http:// www.spacewar.com/reports 16/3/ 2009. For a balanced review of this complex issue see Klein, Natalie, Maritime Security and the Law of the Sea (Oxford: OUP, 2011) tr. 217-224. Klein argues that intelligence gathering in the EEZ is legal, but wonders whether this is desirable (tr. 221). This was also the 2005 view of the regional experts who reviewed the issue in 2005. See Sam Bateman’s introduction to “Prospective Guidelines for Navigation and Overflight in the Exclusive Economic Zone”, 144 Maritime Studies, tr.17, 23. 51. Luyo Yuan, “PLA General: US engaging in gunboat diplomacy”, People’s daily, 12/8/2010. Trích nguồn tại Mani com, op cit. 32 Thử nhiệt tầm quan trọng toàn cầu của tranh chấp Biển Đông Những sự khác biệt đó đã dẫn đến vụ va chạm USNS Impeccable vào tháng 3 năm 2009 và những phản ứng dữ dội từ phía Bắc Kinh trong thời gian gần đây đối với các hoạt động được cho là của các tàu chiến Mỹ trong khu vực đặc biệt được lưu tâm như Hoàng Hải. Sự nhạy cảm của Trung Quốc được thể hiện qua phản ứng của Bắc Kinh đối với sự xuất hiện của tàu sân bay USS George Washington ngay sau tàu chiến ROKS Cheonan mất tích, mặc dù Mỹ đã cố gắng làm rõ rằng khi đó Bắc Triều Tiên là mục tiêu của cuộc thao diễn chứ không phải Trung Quốc. Cùng với sự phản kháng mạnh mẽ về chính trị, PLA theo dõi vụ việc với nhiều hoạt động phòng vệ vùng duyên hải có sự tham gia của tàu tấn công tên lửa tầm cao Houbei của nước này. Trung Quốc vẫn cho rằng hoạt động hàng hải trái phép của các nước khác trong vùng đặc quyền kinh thế của nước này, kể cả cái mà nước Anh gọi là “thu thập dữ liệu quân sự” đều là các hành vi chuẩn bị cho chiến tranh, và sẽ gây tổn hại đến an ninh của Trung Quốc.52 Trung Quốc cho rằng, điều này vi phạm Điều 301 UNCLOS, yêu cầu các bên kiềm chế việc đe dọa đến chủ quyền của bất kì nước nào khi thực hiện các quyền của nước đó trên biển. Việc PLA mở thêm căn cứ tàu ngầm mới ở Tam Á, cùng với khả năng tiếp cận vùng nước sâu, rõ ràng đã củng cố thêm luồng nhận định này. Nếu Trung Quốc đang từ từ phát triển một “pháo đài” nhằm triển khai SSBNs của nước này trong tương lai, tương tự như Liên bang Xô-viết đã làm ở vùng Biển Barents và Biển Okhotsk trước đây, sự nhạy cảm đối với các hành động thu thập dữ liệu đó rõ ràng ngày càng tăng lên53. Nói cho cùng, sự cố tàu Impeccable đã xảy ra chỉ cách 75 hải lý so với căn cứ Hải quân Tam Á.54 Tuy nhiên, điểm mấu chốt trong cuộc tranh cãi nói trên, đó là xét về góc độ tự do hàng hải, người Mỹ cảm thấy họ bị ảnh hưởng lớn từ kết quả của các sự kiện diễn ra trên Biển Đông. Rốt cuộc, nếu như những yêu sách về tất cả các điểm đảo ở Biển Hoa Đông và Biển Đông của người Trung Quốc được chấp nhận, nếu những điểm đảo này được phép tạo ra vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, gần tương tự như “đường 9 đoạn”, và nếu cách hiểu của Trung Quốc về những hoạt động quân sự nước ngoài được cho phép trong vùng đặc quyền kinh tế được chấp thuận, thì các hoạt động hải quân của Mỹ trong toàn bộ vùng này sẽ bị hạn chế tối đa. Khi đó, một phần lớn ở phía Tây Thái Bình Dương sẽ là khu vực cấm Hải quân Mỹ xâm phạm ít nhất là theo cách nhìn của người Trung Quốc. Nếu Trung Quốc thống nhất với Đài Loan viễn cảnh này càng trầm trọng thêm. Tóm lại, đối với Hải quân Mỹ các nhu cầu về can dự hải quân đa quốc gia, nhận diện phạm vi hàng hải và sự hiện diện tích cực đều phụ thuộc rất nhiều vào tự do hàng hải. Tự do hàng hải là khái niệm cốt yếu trong cách hiểu của phương Tây về sức mạnh hàng hải và vai trò của lực lượng hải quân. Do đó, Hải quân Mỹ cực kỳ nhạy cảm đối với bất kỳ vấn đề nào có thể giới hạn sự tự do đó, cho dù nó bắt nguồn từ cách giải thích không 52. Ren Xiaofeng và Cheng Xizhong, “A Chinese Perspective” Marine Policy 29, số 2, 2005, tr. 139-146. 53. Tetsuo Kotani, “What China Wants South China Sea”, The Diplomat, 18/7/2011. 54. Oriana Skylar Mastro, “Signalling and Military Provocation in Chinese National Security Strategy”, Journal of Stra tegic Studies, 4/2011, tr. 219-244. Tr. 220. Mark Valencia, “the Impeccable Incident: truth and Consequences”. China Security, Spring 2009. 33 GS. Geoffrey Till như ý về luật hàng hải quốc tế,55 hay sự xuất hiện của một môi trường không-cho-phép cũng như các chiến lược ngăn chặn tiếp cận, cấm tiếp cận mà Mỹ cho là PLA đang chuẩn bị.56 Cũng vì lí do này, Mỹ gần đây đã thay đổi chính sách, nhấn mạnh rằng việc duy trì các lợi ích an ninh của Mỹ ở khu vực châu Á vẫn là ưu tiên hàng đầu. Vì vậy, Tư lệnh tác chiến của lực lượng Hải quân, Đô Đốc Jonathan Greenert đã khẳng định rằng mặc dù Hải quân Mỹ có thể phải cắt giảm 450 tỷ đô la trong thập kỷ tới, việc tăng cường lực lượng ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương sẽ vẫn được tiếp tục. Hiện nay, luôn có một tàu sân bay có mặt suốt hơn 70% thời gian ở khu vực này, và các lực lượng Hải quân đã được tăng cường ở Guam và Nhật Bản. Không khó để nhận ra rằng đây rõ ràng là phản ứng của Mỹ trước hành động của Trung Quốc.57 Ví dụ, thái độ khó chịu bất ngờ từ phía Trung Quốc đối với sự hiện diện của tàu sân bay US George Washington trong một cuộc diễn tập với Hải quân Hàn Quốc được lên kế hoạch, nhưng sau đó đã bị hủy, thể hiện qua một số bài xã luận sau đó trên trang thời báo Toàn cầu, bản tiếng Anh của tờ Nhân dân Nhật báo chính thức, không nghi ngờ gì. Bản tiếng Anh này viết rằng: Trung Quốc cần phải nâng cao năng lực chống tàu sân bay thật hiệu quả... Trung Quốc không chỉ cần một tên lửa đạn đạo chống tàu, mà còn cần nhiều cách thức chống tàu sân bay khác... Vì nhóm tàu sân bay tham chiến của Mỹ ở Thái Bình Dương đã tạo nên vật cản đối với các lợi ích chiến lược của Trung Quốc, nên Trung Quốc phải sở hữu khả năng đối trọng với lực lượng đó của Mỹ.58 Trong bối cảnh đó Trung Quốc dường như đang bắt đầu tiến hành chiến dịch phát triển các khả năng đẩy lực lượng của Mỹ vào tình thế nguy hiểm nếu tiến vào các vùng biển gần theo cách mà Trung Quốc không đồng tình. “Chiến lược chống tiếp cận và phong tỏa khu vực” [A2/AD], như được đặt tên bởi các mục tiêu tương lai của chiến lược này là một chiến lược chống can thiệp biển xây dựng dựa trên một hệ thống phức tạp, chiến lược này sử dụng các thiết bị C4ISR tinh vi và bền bỉ để phát hiện và nhắm tới mục tiêu là các tàu nổi của đối phương, đe dọa các tàu này bằng hàng loạt tên lửa đạn đạo và tên lửa chống tàu tuần tra trên biển, được bắn ra từ các cứ điểm trên đất liền, các chiến hạm có cứ điểm trên đất liền, các tàu ngầm, và các lực lượng chiến đấu trên mặt đất cỡ nhỏ và vừa; tất cả kết hợp với một cuộc tấn công mạng sẽ làm suy yếu các năng lực điện tử của hải quân và không quân Mỹ, nhằm bảo vệ Trung Quốc đồng thời duy 55. Ủng hộ một tuyên bố mạnh mẽ vị trí của Mỹ về vấn đề này liên quan đến USNS Impeccable, xem James Kraska, “Sovereignty at sea” Survival Vol 51, số 3, tháng 6-7/ 2009, tr. 13-18. 56. Office of the Secretary of Defense, Military Power of the People’s Republic of China, 2009 (Washington D.C.:Department of Defense, 2009) tr. 20-24. Xem thêm Andrew S Erickson and David D Yang, “Using the Land to Control the Sea? Chinese Analysts Consider the Antiship Ballistic Missile’ in US Naval War College Review, Autumn 2009, tr. 37-86. Bài viết này mô tả tầm quan trọng của một số bài viết của Đại học Quốc phòng Trung Quốc. Eric Hagt and Mathew Durnin, China’s Anti-ship Ballistic Missiles, US Naval War College Review, Autumn 2009, tr. 87-115. Tr. 91. 57. “For US Navy, Asia is crucial priority: admiral”, AFP ngày 19/10/2011. 58. Staff Writers AFP Beijing, 7 Sep 2010 “China Needs “carrier-killer missile: press’ citing”, Global Times 6/9/ 2010. Sự việc này khá bất ngờ bởi Trung Quốc đã không phản đối sự hiện diện của tàu George Washington ở Hoàng Hải năm 2009. 34 Thử nhiệt tầm quan trọng toàn cầu của tranh chấp Biển Đông trì khả năng tấn công. Mỹ có vẻ ngạc nhiên trước tốc độ xuất hiện quá nhanh của các thành phần cốt lõi của chiến lược này, như khả năng chống vệ tinh được công bố vào năm 2009, khả năng hoạt động ban đầu của tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D và máy bay chiến đấu thế hệ 5J-20 xuất hiện vào tháng 3 năm 2011. Vấn đề là những tiến bộ kỹ thuật quan trọng này đều được công bố vào thời gian trùng hợp với các chuyến thăm viếng quan trọng của Mỹ tới Bắc Kinh, gây sự chú ý đối với các nhà quan sát, bởi chúng càng mang tính đối đầu hơn rất nhiều. Để “đáp trả” lại chiến lược A2/AD, hiện nay Lầu Năm Góc đang xây dựng khái niệm “hải-không chiến” nhằm đưa ra một giải pháp có tính hệ thống đối với hàng loạt thách thức công nghệ đặt ra từ chiến lược của Trung Quốc. Nước này đã gia tăng tỷ lệ lực lượng hải quân ở Thái Bình Dương, và tham gia vào một số hoạt động cần thiết nhằm nâng cao thanh thế của lực lượng quân sự và sự tín nhiệm vào khả năng ngăn chặn của nó. Sự xuất hiện công khai đồng thời 3 tàu SSGNs hạng Ohio vào tháng 7 năm 2010 đã làm rõ điều này.59 Các vụ va chạm đáng tiếc này cũng cho thấy tác động bất ổn tiềm tàng của những quan điểm khác biệt. Đặc biệt vấn đề này có thể sẽ rất rắc rối trong các khu vực phía Tây và Đông Biển Đông nơi mà vấn đề pháp lý và sự phân định ranh giới ở các vùng đặc quyền kinh tế đang bị tranh chấp hiện nay vẫn chưa được giải quyết. It nhất, sự mập mờ về địa vị pháp lý của các khu vực biển gần giữa Trung Quốc và Mỹ có thể sẽ dẫn đến sự đánh giá thấp mức độ lợi ích của mỗi bên, hoặc có thể là lợi ích của cả hai bên trong việc tìm ra giải pháp cho tranh chấp Biển Đông. Điều này cũng có thể gây nên các căng thẳng không mong muốn trong hoạt động thương mại bình thường trên biển ở những nơi khác. Nếu tính thêm một loạt những bất đồng khác trong quan hệ Mỹ - Trung như vấn đề bán vũ khí cho Đài Loan, người đoạt giải Nobel và vấn đề nhân quyền, việc định giá đồng nhân dân tệ, khoáng sản đất hiếm... thì rõ ràng cần phải có một sự thấu hiểu lẫn nhau sâu sắc hơn chứ không phải tiếp tục gây khoảng cách giữa hai nước.60 Trong bối cảnh này, dễ nhận thấy vấn đề Biển Đông nhìn một cách toàn diện có thể trở nên xấu hơn như thế nào (trong tính toán của Mỹ-Trung – ND) và gây tổn hại đến lợi ích của tất cả các nước trong khu vực. Tầm quan trọng chiến lược của các vùng biển hẹp nói chung và của Biển Đông nói riêng có thể định hình chính sách của hai nước đối với khu vực bị tranh chấp, gây ra phản ứng từ bên còn lại, điều này sẽ khiến tình hình trở nên nghiêm trọng hơn. Tất cả các diễn tiến này cần được các nhà quan sát trong hay ngoài khu vực xem là không có ích đối với việc quản lý hòa bình tranh chấp Biển Đông, chứ chưa nói đến việc tìm ra giải pháp cuối cùng cho vấn đề nguy hiểm tiềm tàng đối với an ninh và thịnh vượng của khu vực và toàn thế giới như thế nào. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý đó là các quốc gia bên ngoài khu vực cũng như Mỹ, đang phát triển các lợi ích chiến lược tại đây. Việc dịch chuyển lực lượng và triển khai quân sự xuống phía Nam của Nhật Bản trong những năm gần đây rất đáng quan tâm, và thể hiện rõ nhất gần đây là việc ký hiệp định Đối tác Chiến lược với Philippin.61 59. “Missiles Deployed near China Send a Message”, Time magazine, 8/7/2008. 60. “Washington adds China to Clinton’s Asia-Pacific Tour”, Global Times, 28/10/2010. 61. Japan, Philippines agree “strategic” ties, Jane’s Defence Weekly, 5/10/2011. 35 GS. Geoffrey Till Tương tự, mối quan tâm của Ấn Độ đối với khu vực này cũng tăng lên đáng kể trong những năm gần đây như một phần của chiến lược “Hướng Đông” chiến lược mà nhiều nhà phân tích cho rằng là một phần kết quả của sự hiện diện của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương. Ấn Độ đã và đang xây dựng những mối liên kết quan trọng với Việt Nam và việc gần đây nhất tàu INS Airavat bị thách thức có thể cho thấy Trung Quốc đang rất nhạy cảm đối với bước tiến này trong quan hệ giữa hai nước. Tất cả những điều này cùng với những diễn biến gần đây trong chính sách hàng hải của Úc thực sự cho thấy rằng vì nhiều các lý do khác nhau, Biển Đông đang ngày càng trở thành trọng tâm chiến lược của các cường quốc bên ngoài cho dù là các cường quốc trong khu vực có thích điều đó hay không, và điều này khó lòng giúp giải quyết hay quản lý tình hình ở Biển Đông. Kết luận: Người trong cuộc và người ngoài cuộc: Cần phải làm gì? Tuy nhiên, một loạt các bài viết khác mang tính tích cực hơn sẽ bổ sung cho những lập luận còn bi quan của bài viết này. Những hệ quả xấu đối với việc quản lý và giải quyết các tranh chấp Biển Đông sẽ được trung hòa thông qua các biện pháp chính sách sau: Duy trì một quan niệm có chừng mực. Rõ ràng, vai trò của Trung Quốc trong bối cảnh toàn cầu là một trong những vấn đề lớn mà các nhà lãnh đạo thế giới phải đối diện.62 Dù đúng hay sai, chính sách của Trung Quốc đối với Biển Đông được xem như là một dẫn chiếu về việc vai trò đó sẽ thể hiện như thế nào. Đối với thế giới bên ngoài, mặc dù họ không tuyên bố chủ quyền đối với vùng biển bị tranh chấp, họ vẫn có nhiều lợi ích trong vấn đề này. Nhưng cũng vì vậy mà vấn đề ở Biển Đông nên được đặt trong bối cảnh quốc tế lớn hơn. Vấn đề này không hoàn toàn chi phối tư duy của Trung Quốc hay của Mỹ mà chỉ là một khía cạnh của một loạt các mối lo ngại phức tạp chồng chéo nhau. Nhiều mối quan tâm lớn hơn, đặc biệt là các mối liên kết về kinh tế giữa hai nước này, đã khuyến khích việc cân nhắc khả năng trở thành đối tác của nhau thay vì trở thành đối thủ, do vậy góp phần hòa dịu cho những quan điểm khác biệt của họ trên Biển Đông. Vì một mục đích chung tốt đẹp hơn, các bên cần phải duy trì sự việc theo hướng này.63 Điều này cũng đúng đối với những quốc gia bên ngoài trong “vở diễn” Biển Đông hiện nay. Nhật Bản, Ấn Độ, Úc và Liên minh châu Âu rõ ràng cũng có nhiều lợi ích quan trọng đang có nguy cơ bị đe dọa trong tranh chấp tại đây. Tuy nhiên, họ cũng có lợi ích quan trọng trong việc duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc, không chỉ trong lĩnh vực thương mại. Nhật Bản, Ấn Độ và Úc – các đồng minh chiến lược của Mỹ - đều có quan hệ kinh tế thân thiết với Trung Quốc và do đó có lợi ích rất lớn trong việc gìn giữ cho các lợi ích đó không bị ảnh hưởng. Theo cách nhìn của những người ngoài cuộc, Biển Đông là một vấn đề nhưng không phải là lợi ích trung tâm chiến lược. Ví dụ, Ấn Độ vẫn có vấn đề trong quan hệ với Trung Quốc song nhìn chung vẫn xem 62. Timothy Garton Ash, “Europe’s crisis is China’s opportunity. No wonder nice Mr Wen is on his way” The Guard ian, 23/6/2011. 63. “Panetta praises China’s response to Taiwan arms sale.” AFP 23/10/2011. 36 Thử nhiệt tầm quan trọng toàn cầu của tranh chấp Biển Đông quan hệ kinh tế và các quan hệ khác giữa hai nước là “khá tốt.”64 Tương tự như vậy, Úc có lý do xác đáng để nghĩ rằng mình là “một người bạn với cả hai siêu cường.”65 Tóm lại, vấn đề Biển Đông là một phần trong tổng thể quan hệ rộng lớn của các bên và chưa hẳn tạo nên toàn bộ bức tranh về mối quan hệ đó. Những mối quan hệ rộng lớn này càng trở nên tốt hơn, thì vấn đề Biển Đông càng ít có khả năng trở thành nguyên nhân gây bất ổn. Tham gia tranh luận thực sự về tự do hàng hải Vấn đề tự do hàng hải cũng không bất biến và luôn thay đổi như bản chất của những vùng biển. Trong những năm qua, cuộc tranh luận về tự do hàng hải đã thay đổi về mặt nội dung để thích nghi với hoàn cảnh quốc tế đang thay đổi, và có lẽ sẽ tiếp tục như vậy. Nhìn lại lịch sử hải quân, chúng ta có thể thấy thái độ của Mỹ về vai trò toàn cầu của mình đã thay đổi trong những năm qua. Một mặt, các cuộc khai thác xa bờ của John Paul Jones ngoài khơi Anh trong chiến tranh độc lập Mỹ hay các chiến dịch chống lại cướp biển Bắc Phi đầu thế kỷ 19 là một phần trong lịch sử hải quân Mỹ. Tuy nhiên, cách tiếp cận của Washington đối với các vùng biển gần của mình trong thời học thuyết Monroe cũng không khác mấy cách tiếp cận của Trung Quốc ngày nay. Dường như mọi chuyện đã thay đổi rất nhiều! Trong khi đó, vẫn cần sự minh bạch và ý chí lớn hơn để giải quyết, xác định và làm rõ các cách hiểu khác nhau về các quy định của UNCLOS về vùng đặc quyền kinh tế cũng như tuân thủ mang tính sách lược đối với các quy trình an toàn trên biển, đặc biệt trong các cuộc đụng độ gần đây như vụ Impeccable, để giúp cải thiện bầu không khí. Nhiều người cho rằng việc Trung Quốc minh bạch hơn về các vấn đề pháp lý như đường chín đoạn sẽ làm sáng tỏ vấn đề và giảm các phân tích về tình huống xấu nhất đối với động cơ và ý định của Trung Quốc. Người ta ít để ý rằng, sự thiếu minh bạch trong các tuyên bố và chính sách của Trung Quốc về các vấn đề tự do hàng hải sẽ báo động Mỹ và góp phần tạo nên quyết tâm bảo vệ một cách cứng rắn các lợi ích của nước này. Ví dụ, khi cố gắng xoa dịu các cuộc tranh cãi vào mùa hè năm 2010, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Đại tá Geng Yansheng phát biểu rằng: “Chúng tôi sẽ tôn trọng sự tự do đi lại của tàu thuyền hoặc máy bay của những nước liên quan phù hợp với yêu cầu của luật pháp quốc tế, với điều kiện các nước này cũng tôn trọng luật pháp quốc tế.”66 Điều này trên thực tế rất mơ hồ và không rõ ràng. Tuyên bố này có bao gồm tàu và máy bay quân sự hay không? Từ “qua lại” (passage) có nghĩa là gì? Liệu điều này có nghĩa rằng Trung Quốc bảo lưu quyền xem xét hành vi của các tàu thuyền có phù hợp với các diễn giải về luật quốc tế của Trung Quốc không? Các nước liên quan (relevant countries) nghĩa là gì? v.v và v.v... Tất nhiên, đây có thể là vấn đề dịch thuật, hoặc do cách viết của báo chí, sự thiếu thống nhất và hợp tác giữa các cơ quan khác nhau của chính phủ Trung Quốc hơn là một kế hoạch có tính toán nào đó để hưởng lợi từ sự mập mờ, nhầm lẫn mà người tiếp nhận thông điệp gặp phải. Tuy nhiên, điều này không giúp giải quyết vấn đề. Nhu cầu minh bạch hóa là lợi ích của tất cả các bên liên 64. “India PM concedes problems in China relations” AFP 20/10/2011. 65. “Malcolm Turnbull, “A friend to two giants”, The Guardian, 6/10/2011. 66. Được trích trong Ben Blanchard, “China says Will Respect South Seas Navigation Freedom”, Reuters, 3/7/ 2010. 37 GS. Geoffrey Till quan, bao gồm cả Trung Quốc. Sự rõ ràng sẽ cho phép các nước tranh chấp nói chuyện với nhau, chứ không phải nói chuyện qua mặt nhau về vấn đề nan giải này. Một cách tiếp cận khác đối với Trung Quốc là nên nên xét lại sự ưu tiên quan điểm của nước này về “các vùng biển gần” (cụm từ tất nhiên không được tìm thấy ở trong Công ước Luật Biển của Liên Hợp Quốc) như “nguồn lưu thông” trong đó sự hiện diện của các chủ thể bên ngoài là hiển nhiên, thậm chí được chào đón, thay vì “nguồn giữ lại” trong đó tàu thuyền nước ngoài không được hoan nghênh. Điều này trên thực tế sẽ là lợi ích của chính Trung Quốc khi muốn là một cường quốc đang lên. Tóm lại, là một cường quốc biển đang lên nhanh, Trung Quốc có thể ngày càng muốn các tàu chiến của nước này càng được tự do hoạt động càng tốt. Không phản ứng thái quá đối với việc hiện đại hóa hải quân trong khu vực Một điểm nữa là, thế giới hoặc ít nhất là các quốc gia khu vực không nên phản ứng thái quá về những chương trình hiện đại hóa hải quân của các bên tranh chấp ở Biển Đông. Theo nhiều cách khác nhau, những chương trình này là bước phát triển tự nhiên của các nước đang tăng trưởng kinh tế tốt và nhận thức được tầm quan trọng của việc tự bảo vệ và duy trì hòa bình, thịnh vượng của chính quốc gia mình. Thêm vào đó, tốc độ hiện đại hóa hải quân dường như không nhanh như các chuẩn mực trong lịch sử - so sánh với việc hiện đại hóa hải quân của Đức đầu thế kỷ trước hoặc của Nhật và Mỹ. Ngoại trừ Trung Quốc và Mỹ, tốc độ chi tiêu quốc phòng so với tỉ lệ tăng trưởng GNP của các nước khu vực là khá thấp, và thực tế còn giảm đi đối với nhiều trường hợp. Ví dụ, tỉ lệ của Malaysia giảm từ 3.3% năm 1991 xuống còn 2.1% năm 2007. Khi tuyên bố công khai, các chính trị gia và lãnh đạo hải quân đã bỏ đi quan điểm và giọng điệu bài ngoại vốn thường đi liền với các đợt mua sắm hải quân trước đây. Họ dường như thực sự mong muốn phát triển khả năng hải quân mạnh để thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, hơn là để răn đe một vài quốc gia nào đó trong khu vực. Mặc dù thế, các mối nguy hiểm vẫn còn đó và vì thế việc tăng cường tập trung vào hợp tác hải quân đa quốc gia là cần thiết, điều trên thực tế cũng đang dần phát triển, dù còn có những căng thẳng. Ví dụ, ở Đối thoại Shangri-La tháng 6/2011, Tướng Phùng Quang Thanh đã chỉ ra thành công của cách tiếp cận đa phương với vấn đề ở Eo Malacca và nói: Tương tự như vậy, Hải quân Việt Nam cũng đã tăng cường các hoạt động hợp tác thông qua các cuộc tuần tra chung, thiết lập đường dây nóng với hải quân Trung Quốc, Thái Lan, và Campuchia cũng như các cuộc tuần tra phối hợp dự kiến với Malaysia và Indonesia.67 Trong khi đó, nhiệm vụ của các bên là cố gắng tìm kiếm giải pháp hạ nhiệt, và trong bối cảnh đó, việc thiết lập “đường dây nóng” giữa Việt Nam và Trung Quốc, tổ chức các cuộc tuần tra hải quân chung giữa Việt Nam và Trung Quốc, nối lại các đoàn trao đổi quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc và các chuyến thăm đa dạng gần đây của Bộ trưởng Gates, Đô đốc Mike Mullen đến Bắc Kinh nên được xem là những diễn biến đầy hứa hẹn.68 Nếu xem xét đến những tác động có thể có của quan hệ đối đầu chiến lược 67. Phát biểu tại Đối thoại IISS Shangri-La, 5/6/2011. 68. Hotline to ease Vietnam-China tensions, Jane’s Defence Weekly, 7/9/2011; “Vietnam Holds navy Drill Amid Chi na Spat”, Washington Post, 20/6/2011; “China, US Agree on navy Drills, Dispute over South China Sea”, Beijing 38 Thử nhiệt tầm quan trọng toàn cầu của tranh chấp Biển Đông Trung-Mỹ trong tranh chấp Biển Đông, việc cải thiện quan hệ giữa hai quốc gia này và đặc biệt là mối quan hệ hợp tác quân đội hai nước thông qua các thể chế như Hiệp định Tham vấn Quân sự Biển cần được coi trọng hơn nữa. Review 12/7/2011. 39 40 2 CÁC VẤN ĐỀ VÀ LỢI ÍCH TẠI BIỂN ĐÔNG ĐS. Rodolfo C. Severino Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore Tóm tắt Biển Đông vẫn còn tồn tại rất nhiều vấn đề như việc phân biệt giữa vùng đất và nước, giữa đảo và đá theo quy định tại Điều 121 của UNCLOS 1982. Một vấn đề khác là làm thế nào để điều chỉnh tuyên bố về “chủ quyền không thể tranh cãi” của Trung Quốc ở Biển Đông bới bản chất gây tranh cãi của nó. “Đường chín đoạn” trên bản đồ Trung Quốc cần được định nghĩa và làm rõ. Việc Trung Quốc tuyên bố ưu tiên các cuộc đàm phán song phương với các bên tranh chấp và phản đối “đa phương hóa” hoặc “quốc tế hóa” vấn đề Biển Đông vẫn là một trong những nguyên nhân gây nên bất đồng. Cần phải nghiên cứu sự khác biệt (nếu có) giữa tính khả thi của Bộ Quy tắc Ứng xử và một tuyên bố chính trị. Cuối cùng, một vấn đề cần được đặt ra là: điều gì sẽ xảy ra nếu như một quốc gia trong tranh chấp nhận ra rằng các quy định của luật mà họ đã cam kết đi ngược lại với những gì mà họ coi là lợi ích thiết yếu, cốt lõi, lợi ích dân tộc hay lợi ích của chế độ? Những vấn đề có liên quan đến các tranh chấp và mâu thuẫn lợi ích tại khu vực Biển Đông là vô cùng phức tạp. Chúng bao gồm những cân nhắc tính toán từ các góc độ luật pháp, kỹ thuật, chính trị nội bộ, chính trị quốc tế, chiến lược và kinh tế. Thật không may rằng do cố gắng làm cho mọi thứ trở nên dễ hiểu đối với công chúng, do thiếu hiểu biết, hay vì cả hai lý do trên mà các phương tiện thông tin đại chúng đã góp phần làm rối rắm thêm tình hình, chủ yếu bằng cách đơn giản hoá quá mức các vấn đề vốn đã rất phức tạp. Sự rối rắm này lại bị làm phức tạp thêm bởi các quan chức, những người lẽ ra phải hiểu rõ vấn đề hơn ai hết, và do những tuyên bố của họ dù có thể sai lạc nhưng vẫn được các phương tiện thông tin đại chúng ghi lại, v.v. 41 ĐS. Rodolfo C. Severino Vấn đề đầu tiên là cần phải phân biệt giữa đất liền và biển, giữa các tuyên bố chủ quyền đối với các điểm có đất liền ở Biển Đông và những yêu sách đối với các vùng biển mà những điểm đảo đó có thể tạo ra hoặc không. Ở đây, cần nhớ rằng đất liền sẽ sinh ra các quyền tài phán trên biển chứ không phải là ngược lại. Có những tranh chấp thực sự về chủ quyền đối với các điểm đảo tại khu vực Biển Đông giữa Trung Quốc/Đài Loan với Việt Nam về quần đảo Hoàng Sa, giữa Trung Quốc/Đài Loan với Việt Nam, phần nào đó có cả Philippin và Malaysia, đối với quần đảo Trường Sa. Theo như tôi được biết, Brunei không tuyên bố chủ quyền đối với bất kỳ điểm đảo nào ở Biển Đông mà tuyên bố chủ quyền đối với vùng biển mở rộng, xem đó như là vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và vùng đánh cá nhô ra từ lãnh thổ của Brunei, nhưng vùng mở rộng đó lại chồng lấn với những vùng mà các nước khác đã tuyên bố chủ quyền. Tuy nhiên, không nước nào xác định được giới hạn của các vùng biển mà nước đó tuyên bố chủ quyền. Đồng thời, việc khẳng định “chủ quyền không thể tranh cãi” đối với Biển Đông, điều mà Bắc Kinh đang làm hiện nay, mâu thuẫn với một thực tế rằng các vùng biển lớn cũng như là rất nhiều các điểm đảo trong khu vực này đều đang bị tranh chấp. Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 là một bộ luật về các đại dương, và không đề cập gì đến các tranh chấp về quyền tài phán đối với các điểm đảo. Các tranh chấp đã và đang diễn ra trên thế giới hầu hết, nếu không muốn nói là tất cả, là tranh chấp giữa hai bên, do đó có thể giải quyết được thông qua đàm phán song phương hay đưa tranh chấp đó ra toà án quốc tế, mặc dù trong một số trường hợp có thể gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, Công ước Luật Biển có đề cập đến các vùng nước được tạo ra bởi các điểm đảo mà không thông qua các phán quyết về các tuyên bố chủ quyền còn đang tranh cãi. Điều này đưa chúng ta đến với một vấn đề khác gắn liền với Biển Đông, vấn đề về đảo và đá. Điều 121 của Công ước Luật Biển quy định “Đảo là vùng đất hình thành tự nhiên, được bao bọc bởi nước và nằm cao hơn nước khi thuỷ triều lên”. Nó cho thấy rằng một hòn đảo được định nghĩa như vậy có thể tạo ra lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giống như bất kỳ lãnh thổ đất liền nào khác. Mặt khác, cũng theo điều 121 thì “Đá, nơi không thể duy trì sự sống của con người hay có đời sống kinh tế riêng, không có vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa”. Dựa vào điểm này, có thể thấy rằng không nước nào có tuyên bố chủ quyền đối với các điểm đất liền ở khu vực Biển Đông từng chỉ rõ những điểm đó là đảo hay là đá như được định nghĩa tại điều 121 Công ước Luật Biển, mà có lẽ đều muốn giữ cho mình một sự “mơ hồ chiến lược”. Sự rắc rối nảy sinh từ sự thất bại, bất khả, từ chối hay miễn cưỡng phân biệt giữa đảo và đá, giữa đất liền và nước là do xu hướng đồng nhất “lãnh thổ” với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Công ước Luật Biển trao các quyền và nghĩa vụ cụ thể khác nhau cho các quốc gia ven biển và các nước khác đối với từng quyền tài phán này. Tuy nhiên, các phương tiện thông tin đại chúng hay thậm chí là các quan chức, nhằm phục vụ lợi ích của bản thân hay do thiếu hiểu biết, đã không có được những sự phân biệt hết sức quan trọng này. 42 Các vấn đề và lợi ích tại Biển Đông Pháp quyền và khu vực Biển Đông Tất cả các nước tuyên bố chủ quyền đối với các điểm đất liền ở Biển Đông và “các vùng biển tiếp giáp” đều là thành viên của Công ước Luật Biển. Tất cả các văn bản ký kết trong phạm vi Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á, hay ASEAN, về Biển Đông đều kêu gọi các bên tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển. Những văn bản này bao gồm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002 mà Trung Quốc và tất cả các nước ASEAN đều đã ký kết. Bản Tuyên bố đã hai lần nhắc đến “các nguyên tắc được công nhận rộng rãi của luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển”. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu một quốc gia thấy rằng các quy định của luật pháp quốc tế không phù hợp với lợi ích sống còn hoặc “cốt lõi” của mình hay không có lợi cho các sách lược mà quốc gia đó đã lựa chọn? Một ví dụ cho trường hợp này là đường yêu sách chín đoạn gần như ôm trọn lấy Biển Đông trên những bản đồ chính thức của Trung Quốc. Một tấm bản đồ như vậy được chính quyền Trung Hoa Dân Quốc lúc đó đang nắm quyền lãnh đạo Trung Quốc, đưa ra lần đầu tiên vào năm 1947 và chính thức được trình lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hợp Quốc bởi Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa năm 2009. Bất chấp những câu hỏi mà các nước ASEAN đặt ra, bao gồm cả những nước tuyên bố chủ quyền và không tuyên bố chủ quyền, Bắc Kinh luôn từ chối cho biết chính xác đường chín đoạn có ý nghĩa gì. Liệu nó có nghĩa rằng Trung Quốc/Đài Loan tuyên bố chủ quyền đối với tất cả các vùng biển nằm trong đường chín đoạn? Hay chỉ đối với các điểm đảo nằm trong nó và các vùng biển tạo ra bởi các điểm đó một cách hợp pháp? Cả Trung Quốc và Đài Loan đều không trả lời được các câu hỏi trên. Thực sự thì đường chín đoạn, chạy từ khoảng giữa Đài Loan và đảo Luzon, dọc theo sát bờ biển phía Tây đảo Luzon, Palawan và Đông Malaysia, rồi ngược lên dọc theo bờ biển phía Đông của Việt Nam, không được định vị chính xác bằng hệ tọa độ và do đó chỉ đơn thuần là một đường vẽ trên bản đồ mà không có bất kỳ cơ sở pháp lý nào. Liệu việc từ chối xác định vị trí chính xác của đường chín đoạn cũng như chỉ rõ các vùng mà đường này bao quanh có phải là một nỗ lực nhằm giữ “sự mơ hồ chiến lược” hay là dấu hiện cho thấy rằng các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh – và Đài Bắc – chưa đạt được sự nhất trí về vấn đề này, hay là cả hai? Trong bất cứ trường hợp nào thì sự không rõ ràng đối với ý nghĩa của đường chín đoạn trong tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc/Đài Loan vẫn để ngỏ những câu hỏi về cái gì đang bị tranh chấp và cái gì không ở Biển Đông, đâu là khu vực để phát triển chung, v.v. Mặt khác, tôi được hiểu là Bãi Cỏ Rong (Reed Bank), hay Bãi Recto (Recto Bank) theo như cách gọi của Philippin, luôn chìm dưới nước và do đó nó là một phần thềm lục địa phía Tây của Philippin. Công ước Luật Biển đã định nghĩa khá chính xác về giới hạn của lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa cũng như về quyền và nghĩa vụ của các quốc gia ven biển và các quốc gia khác đối với lãnh hải, vùng nước quần đảo, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Theo các định nghĩa này thì Bãi Recto không có quy chế như nhau về mặt luật pháp quốc tế với Đại lộ Recto, một con đường lớn ở thủ đô Manila. 43 ĐS. Rodolfo C. Severino Bãi cạn Scarborough, mà Philippin đặt tên là Panatag còn Trung Quốc gọi là Đảo Hoàng Nham (Huangyan Dao), thực chất là một nhóm các điểm đất liền mà cả Trung Quốc và Philippin đều tuyên bố chủ quyền. Trong cuốn sách của tôi, “Philippin nằm ở đâu trên Thế giới?” (Singapore: Viện nghiên cứu Đông Nam Á, 2011, trang 72-73), tôi có viết về tuyên bố chủ quyền của Philippin đối với Bãi cạn Scarborough như sau: Mặc dù Bãi cạn Scarborough nằm ngoài giới hạn đặt ra bởi Hiệp định Paris và các thỏa thuận quốc tế khác quy định về lãnh thổ của Philippin, nhưng Philippin vẫn coi Bãi cạn Scarborough – một nhóm các đảo, rặng và đá ở Biển Đông cách vịnh Subic của đảo Luzon 200 km về phía Tây – là một phần của quần đảo Philippin. Nó đã trở thành bối cảnh chung trong các hoạt động của nước này. Trong nhiều thế kỷ qua, ngư dân Philippin đã đánh cá trong các vùng nước và cư ngụ ở các phá của bãi cạn này. Khi còn nắm quyền kiểm soát các căn cứ quân sự lớn ở Philippin, không quân Mỹ và Philippin đã dùng Scarborough làm mục tiêu để luyện tập. Giới truyền thông cho rằng Philippin đã xây dựng một ngọn hải đăng và kéo quốc kỳ lên đó tại bãi cạn vào những năm 1960. Hải quân Philippin đã hoạt động trong khu vực này và đôi lúc bắt giữ hoặc xua đuổi các tàu cá nước ngoài, đặc biệt là những tàu cá sử dụng phương pháp đánh bắt trái phép. Tên chính thức của Bãi cạn Scarborough theo cách gọi của Philippin là Bajo de Masinloc, trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là “Bên dưới Masinloc”, tức nói đến thị trấn Masinloc thuộc tỉnh Zambales. Rõ ràng tên tiếng Tây Ban Nha của Scarborough có từ thời kỳ đô hộ của Tây Ban Nha. Rất nhiều học giả và nhà hoạch định chính sách đã kêu gọi hợp tác “phát triển chung” để làm giảm căng thẳng và xây dựng lòng tin tại khu vực Biển Đông, và để phát triển cho đến khi có cách giải quyết các tranh chấp về chủ quyền và quyền tại phán ở khu vực này. Tuy nhiên, những lời kêu gọi này không hề nhắc đến việc “phát triển chung” sẽ diễn ra ở đâu và theo luật pháp của nước nào. Không ai có thể trả lời những câu hỏi này và do đó việc “phát triển chung” cũng không thể thực hiện được cho đến khi bản chất và phạm vi của các tuyên bố chủ quyền được làm rõ hơn. Gần đây, các nước yêu sách Đông Nam Á đã đưa các tuyên bố của họ đến gần sát hơn với những quy định của Công ước Luật Biển. Tháng 3 năm 2009, Philippin đã thông qua bộ luật điều chỉnh đường cơ sở quần đảo của mình cho phù hợp với Công ước và trích dẫn rõ điều 121 của Công ước, khẳng định “Quy chế đảo” dành cho các điểm đảo ở Biển Đông. Đệ trình chung của Việt Nam và Malaysia tháng 5 năm 2009 về thềm lục địa mở rộng lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hợp Quốc đã ước định thềm lục địa của họ từ bờ biển trên đất liền chứ không phải từ các điểm đất liền mà hai nước tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Brunei và Malaysia dường như đã dàn xếp ổn thoả các tuyên bố chủ quyền chồng lấn đối với một phần của Biển Đông. Mặc dù chi tiết của bản thoả thuận không được công bố nhưng vào tháng 5 năm 2010 ông Abdulah Ahmad Badawi đã khẳng định sự tồn tại của bản thoả thuận đó và cũng thừa nhận rằng ông đã ký bản thoả thuận hồi tháng 3 năm 2009 khi ông là Thủ tướng Malaysia. Mặc khác, cả Bắc Kinh và Đài Bắc đều không có bất kỳ động thái nào để làm rõ, chưa nói đến sửa đổi, đường chín đoạn trên bản đồ của mình và các tuyên bố chủ quyền khác trái ngược với Công ước Luật Biển. 44 Các vấn đề và lợi ích tại Biển Đông Song phương hay đa phương? Bắc Kinh đã liên tục cho thấy mong muốn đàm phán song phương để xử lý tình hình tại Biển Đông và phản đối “đa phương hóa” hay “quốc tế hóa” tình hình. Điều này có thể được hiểu rằng Bắc Kinh muốn cùng lúc giải quyết tranh chấp với các đối thủ yêu sách chủ quyền một cách đơn lẻ hơn là với tập thể ASEAN, chống lại nỗ lực của ASEAN nhằm đưa vấn đề ra các cơ quan như Liên Hợp Quốc hay Phong trào Không liên kết, và có lẽ quan trọng nhất, đó là cách để giữ cho Mỹ, cường quốc duy nhất có thể thách thức Trung Quốc về mặt quân sự, đứng ngoài vấn đề. Thực sự thì các vấn đề chủ quyền và quyền tài phán có thể và nên được giải quyết chỉ bởi chính các nước tuyên bố chủ quyền. Trên thực tế, chỉ ở quần đảo Hoàng Sa mới có hai bên tranh chấp, còn phần lớn khu vực quần đảo Trường Sa có nhiều bên cùng tuyên bố chủ quyền. Vậy “song phương” giữa các bên đó là gì? Các nước phụ thuộc về thương mại hay có quan hệ thương mại rộng rãi với khu vực Đông Á – như Hàn Quốc, Nhật Bản, hầu hết các nước Đông Nam Á, Mỹ, các nước xuất khẩu dầu mỏ Trung Đông, Đài Loan, Hồng Kông, và bản thân khu vực bờ biển phía Đông và Nam Trung Quốc – tất cả đều có lợi ích trong vấn đề hòa bình và ổn định tại khu vực Biển Đông cũng như trong vấn đề tự do hàng hải và hàng không qua đây. Do đó tất cả các nước này, bao gồm cả những nước không tuyên bố chủ quyền, cần phải có tiếng nói đối với tình hình liên quan đến các lợi ích trên tại Biển Đông. Hơn nữa, toàn thể cộng động quốc tế cũng có lợi ích khi thấy rằng việc sử dụng thuốc nổ, cyanua và các cách đánh bắt tàn phá khác cùng với việc buôn lậu các loài quý hiếm, vốn tràn lan ở Biển Đông, bị đình chỉ hoặc giảm thiểu. Bắc Kinh đã luôn phản đối việc tham vấn giữa các nước ASEAN tuyên bố chủ quyền trước khi thảo luận với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Mặc dù “bản hướng dẫn” (thực hiện DOC – ND) dường như được thông qua nhanh chóng bởi Bộ trưởng và quan chức cấp cao ASEAN và Trung Quốc hồi tháng 7 năm 2011 không đề cập đến việc tham vấn như vậy, nhưng không có gì ngăn cản các nước ASEAN, với tư cách một nhóm hay một vài nước thành viên, tham vấn về bất cứ chủ đề gì mà họ muốn. Sau cùng, các đoàn đại biểu châu Á tới tham gia Diễn đàn Á- Âu (ASEM) trong đó có Trung Quốc, đã có các cuộc tham vấn không chính thức trước khi gặp gỡ những người đồng cấp châu Âu. Trong phạm vi ASEAN, việc tham vấn đều đặn được thực hiện bởi Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam về các vấn đề gắn liền với họ như là về các thành viên mới hay các quốc gia nằm trên khu vực đất liền Đông Nam Á. Về vấn đề Biển Đông, Ngoại trưởng các nước ASEAN đã ra Tuyên bố ASEAN về Biển Đông năm 1992. Biển Đông cũng là chủ đề thường xuyên xuất hiện trong các cuộc đối thoại cấp Bộ trưởng ASEAN – Trung Quốc và các cuộc đối thoại khác. Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002 đã được đàm phán bởi tất cả các nước ASEAN, cả các nước tuyên bố chủ quyền hoặc không, trước là giữa các nước ASEAN và sau là với Trung Quốc. Tuyên bố này được đưa ra nhân Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN – Trung Quốc năm 2002. Việc thực hiện Tuyên bố luôn xuất hiện trong các cuộc thảo luận giữa các quan chức ASEAN đến từ cả các nước tuyên bố chủ quyền và không tuyên bố chủ quyền, và với cả người đồng cấp Trung Quốc của họ. Bản 45 ĐS. Rodolfo C. Severino thân bản “hướng dẫn thực hiện DOC” gần đây được hoàn toàn dựa trên dự thảo của ASEAN và được ngoại trưởng các nước ASEAN và Trung Quốc thông qua tại Hội nghị sau Bộ trưởng ASEAN – Trung Quốc tháng 7 năm 2011 theo đề xuất của các quan chức cấp cao các bên. Bài phát biểu của chủ toạ trong Hội nghị sau Bộ trưởng ASEAN – Trung Quốc tháng 7 năm 2011 có đoạn nói: Hội nghị đã tái khẳng định tầm quan trọng của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), thể hiện cam kết chung của các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc trong việc thúc đẩy hòa bình, ổn định và tin tưởng lẫn nhau và đảm bảo giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông một cách hòa bình. Về điểm này, Hội nghị hoan nghênh các tiến triển trong việc thực hiện DOC và chính thức tán thành các Đường lối chỉ đạo về việc thực hiện DOC như Hội nghị các Quan chức cấp cao ASEAN – Trung Quốc về DOC đã đề xuất và nhất trí ngày 20 tháng 7 năm 2011 tại Bali, (Indonesia). Hội nghị cũng cho rằng đây là một kết quả quan trọng và bước tiến trong việc thực hiện DOC, đóng góp nhiều hơn vào việc thúc đẩy hoà bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực, đặc biệt nhân dịp kỷ niệm 20 năm thiết lập Quan hệ đối thoại ASEAN – Trung Quốc. “Hướng dẫn thực hiện DOC” Bản “Hướng dẫn thực hiện DOC” được ca ngợi như một bước đột phá, một cột mốc, quan trọng và/hoặc đầy ý nghĩa. Tôi tin tưởng rằng tầm quan trọng của nó không nằm ở nội dung văn bản chỉ gồm một trang và vốn rất mơ hồ và chung chung thậm chí hơn cả bản thân Tuyên bố, mà nằm ở một thực tế rằng cuối cùng nó đã được đưa ra gần chín năm sau khi có Tuyên bố năm 2002. Việc đưa ra các hướng dẫn này cho thấy những tiến bộ nhất định và do đó có thể đóng vai trò làm giảm căng thẳng từ các tranh chấp và tuyên bố chủ quyền chống lấn, đó dường như là mục tiêu của tất cả mọi người. Và vẫn còn phải chờ xem liệu nó có thực sự làm được như vậy hay không. Rất nhiều người trong các nhóm chính sách, cả trong ASEAN, đã kêu gọi ASEAN và Trung Quốc tiến xa hơn Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông 2002 để đi đến Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) cho đến khi có phương án giải quyết dứt điểm các tranh chấp. Đối với tôi, sự khác biệt giữa một tuyên bố chính trị và một bộ quy tắc được cho là “ràng buộc về mặt pháp lý” xét theo khả năng thực thi chưa bao giờ rõ ràng. Và cũng chưa có giải thích rõ ràng về việc các bên tham gia vào bộ quy tắc này có thể vượt qua nhân tố đó – cụ thể là phạm vi áp dụng không rõ ràng của nó – điều mà đã làm giảm ý nghĩa ban đầu của một bộ quy tắc ràng buộc về mặt pháp lý xuống chỉ còn là một tuyên bố chính trị “đơn thuần”. Nên chăng thời gian và công sức để kêu gọi đưa ra một bộ quy tắc ứng xử chúng ta nên dành cho việc xây dựng khái niệm “kiềm chế”, mà Tuyên bố ASEAN về Biển Đông năm 1992, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông 2002 và các tuyên bố khác đã kêu gọi tất cả các bên kiềm chế không tăng cường hoặc củng cố cơ sở vật chất đã xây dựng trên các điểm đất liền đang được sở hữu? 46 Các vấn đề và lợi ích tại Biển Đông Lợi ích quốc gia và khu vực Biển Đông Hầu hết các quốc gia đều có lợi ích trong vấn đề pháp quyền và sự mở rộng của nó vì nó có thể làm tăng sự chắc chắn trong quan hệ giữa các quốc gia, điều vốn có lợi cho hoà bình, ổn định, phát triển kinh tế và thương mại. Tuy nhiên, một số quốc gia, lúc này hay lúc khác, thấy rằng hoặc vờ thấy rằng họ có những lợi ích quốc gia ngang bằng hay lớn hơn cả việc tuân thủ luật pháp quốc tế. Nhưng trong mọi trường hợp họ lại viện dẫn luật pháp quốc tế để thúc đẩy những gì họ coi hoặc vờ coi là lợi ích quốc gia. Câu hỏi đặt ra là: liệu những quốc gia đó có dùng vũ lực hay đi ngược lại luật pháp quốc tế và rất nhiều các cam kết khác để theo đuổi lợi ích quốc gia mà họ đã tuyên bố hay không? Trong bất cứ trường hợp nào, việc theo đuổi các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông sẽ động chạm đến lợi ích quốc gia cũng như luật pháp quốc tế. Ví dụ, trong Chiến tranh Thái Bình Dương, Philippin bị Nhật Bản xâm lược từ các căn cứ quân sự ở Biển Đông và do đó nhất định kiểm soát cánh phía Tây nhằm giảm khả năng bị tấn công từ phía này. Hơn nữa, người ta cho rằng có các nguồn hydrocarbon dưới đáy Biển Đông mà Philippin nỗ lực tìm kiếm để thoát khỏi sự phụ thuộc vào nguồn dầu nhập khẩu lâu nay và tình trạng thâm hụt lớn trong cán cân thanh toán của nước này. Có những đội tàu đánh cá của Philippin sục sạo khắp các vùng nước ở Biển Đông tìm những mẻ cá để nuôi sống những người dân Philippin vốn quen ăn cá và cả những chính trị gia mà ngư dân và hoặc những người thích ăn cá đã bầu ra. Cũng có cả những trách nhiệm mà các tổ chức môi trường đang hoạt động ngày càng mạnh mẽ đặt ra cho Chính phủ Philippin về việc bảo vệ môi trường, trong đó có những nguồn cá, khỏi sự tàn phá do đánh bắt cá bằng thuốc nổ, cyanua hay các cách hủy diệt khác, và bảo vệ các loài quý hiếm như rùa khỏi nạn săn bắt trộm ở các vùng đặc quyền kinh tế mà Philippin tuyên bố chủ quyền và thậm chí là ở các vùng nội thủy, lãnh hải hay quần đảo không bị tranh chấp của nước này. Có một phần của Biển Đông không chỉ chia cách Đông và Tây Malaysia và còn nối cả hai bờ của nước này. Do đó có thể hiểu được tại sao Malaysia cố gắng kiểm soát phần mở rộng của Biển Đông giữa hai bờ Đông và Tây bằng cách giữ chắc tuyên bố chủ quyền của mình tại khu vực này, mặc dù những tuyên bố chủ quyền đó có thể chồng lấn với yêu sách của Philippin, Việt Nam, Trung Quốc/Đài Loan và Brunei. Mặc dù Brunei không công khai tuyên bố chủ quyền đối với bất kỳ điểm đảo nào ở Biển Đông, nhưng nước này có lợi ích trong việc ước định tính toán vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và “vùng đánh cá” từ bờ biển của mình, và thực tế Brunei đã làm như vậy. Tại khu vực Biển Đông, Trung Quốc cũng có những lợi ích quốc gia “cốt lõi”, một thuật ngữ được cho là của các quan chức cấp cao nước này. Bắc Kinh dường như cố gắng đảm bảo rằng Trung Quốc sẽ không bị tấn công hay xâm lược từ Biển Đông một lần nữa như các cường quốc Châu Âu đã từng làm hồi thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Tuyên bố “chủ quyền không thể tranh cãi” của Trung Quốc đối với tất cả hoặc một phần của Biển Đông có lẽ cũng là một phần trong quyết tâm làm giảm, nếu không phải là xóa bỏ, sự thống trị các vùng biển Châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ, mà các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc cho rằng đang cố gắng cản trở sự “trỗi dậy một cách hòa bình” của nước này và bao vây, “kìm hãm” điều đó. Bất cứ động thái nào nhằm thỏa hiệp về 47 ĐS. Rodolfo C. Severino phạm vi của các tuyên bố chủ quyền cũng có thể làm lung lay tính chính đáng về sự lãnh đạo ở Trung Quốc và Đài Loan. Ít nhất thì các nhà cầm quyền ở Đài Bắc, những người đầu tiên đưa ra tấm bản đồ Trung Quốc có vẽ đường chín đoạn và có cùng lập trường với Trung Quốc đối với các vấn đề lãnh thổ, không thể chịu được việc bị nhìn nhận, đặc biệt là bởi người dân Đài Loan, là kém tích cực hơn Bắc Kinh trong việc theo đuổi các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ và biển. Cần nhắc lại rằng quân đội (miền Nam) Việt Nam đã nắm giữ một nửa quần đảo Hoàng Sa, và Trung Quốc, trước là Dân quốc và sau là Cộng sản, nắm giữ một nửa còn lại cho đến khi Trung Quốc dưới chế độ Cộng sản đánh bật quân Việt Nam ra khỏi Hoàng Sa đầu năm 1974. Sự kiện này xảy ra ngay trước ngày Việt Nam thống nhất dưới chế độ Cộng sản ở Miền Bắc và tại thời điểm đó đồng minh Mỹ của miền Nam Việt Nam đã quyết định rút khỏi vũng lầy Đông Dương. Quân đội miền Nam Việt Nam rút khỏi quần đảo Trường Sa. Tháng 4 năm 1975, Miền Bắc tiếp quản các điểm đảo ở khu vực quần đảo Trường Sa vốn do miền Nam nắm giữ, trước cả khi Sài Gòn sụp đổ và Việt Nam thống nhất. Tháng 3 năm 1988, Trung Quốc gây chiến với Việt Nam trong trận hải chiến gần Bãi đá Gạc Ma (Johnson Reef) thuộc quần đảo Trường Sa, làm chết hơn 70 lính hải quân Việt Nam, chìm một tàu và làm hư hỏng hai tàu khác của Việt Nam. Đây là lần đầu tiên chiến thắng của Trung Quốc trực tiếp dẫn đến việc Bắc Kinh chiếm giữ các điểm đảo ở khu vực Trường Sa. (Quân đội Đài Loan trước đó đang nắm giữ đảo lớn nhất – Itu Aba hay Ba Bình) Mặc dù Bắc Kinh và Hà Nội đã ký kết các hiệp định về biên giới trên đất liền tháng 12 năm 1999 và biên giới trên biển khu vực Vịnh Tonkin (Beibuwan trong tiếng Trung và Vịnh Bắc Bộ trong tiếng Việt) tháng 12 năm 2000, hai nước vẫn chưa đạt được thỏa thuận về các điểm đảo và các vùng nước, cả của quần đảo Hoàng Sa hay Trường Sa ở Biển Đông, và có lẽ cũng chưa thể thực hiện được việc đó trong tương lai gần. Trong bất cứ trường hợp nào, trừ khi Trung Quốc điều chỉnh các tuyên bố chủ quyền của mình cho phù hợp với Công ước Luật Biển, Việt Nam sẽ không chỉ bị ám ảnh bởi ký ức về thất bại quân sự trước Trung Quốc mà còn hoàn toàn bị bao quanh bởi đất liền và các vùng nước của Trung Quốc hoặc của các khu vực mà Trung Quốc yêu sách, một điều mà không Chính phủ Việt Nam nào có thể cho phép khi quyền lợi hợp pháp của mình bị xâm hại, và do đó cũng sẽ không có bất cứ nhượng bộ nào về chủ quyền trong khu vực mà Việt Nam gọi là Biển Đông. Va chạm lợi ích giữa Trung Quốc và Mỹ Xét trong bối cảnh lớn hơn về sự đối đầu giữa Trung Quốc và Mỹ để tranh giành vị trí bá chủ trong khu vực, nếu không muốn nói là thế giới, thì va chạm lợi ích giữa Trung Quốc và Mỹ, ẩn dưới sự khác biệt trong cách hiểu về luật pháp quốc tế, là một trong các nhân tố để có thể xem Biển Đông như là một điểm nóng xung đột. Đầu tháng 4 năm 2001, một chiếc EP3 –máy bay “do thám tín hiệu” của Mỹ - khi bay cách đảo Hải Nam 70 dặm đã va chạm với một chiếc máy bay chiến đấu J-8 của Trung 48 Các vấn đề và lợi ích tại Biển Đông Quốc, vốn là một trong hai chiếc máy bay của Trung Quốc đã cất cánh để ngăn chặn nó. Vụ va chạm làm một phi công Trung Quốc thiệt mạng và khiến chiếc EP3 phải hạ cánh khẩn cấp lên đảo Hải Nam. Phi hành đoàn 24 người của Mỹ đã được thả sau đó và chiếc máy bay bị hư hỏng cũng được trả lại. Tháng 3 năm 2009, tàu hải quân “giám sát đại dương” Impeccable của Mỹ bị “theo dõi” – “quấy nhiễu” theo cách nói của Lầu Năm Góc – bởi năm tàu dân sự của Trung Quốc khi cách đảo Hải Nam 75 dặm về phía Nam và bị xua đuổi, dẫn đến sự tranh cãi gay gắt giữa chính phủ Mỹ và Trung Quốc. Hai sự kiện trên diễn ra ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc, và phía Mỹ cũng không phủ nhận chi tiết đó. Hai sự kiện đó bắt nguồn từ sự khác biệt trong cách hiểu về Công ước Luật Biển. Điều 58 nói rằng “tất cả các quốc gia … được hưởng … quyền tự do … hàng hải và hàng không”, nhưng “các quốc gia phải tính đến các quyền và các nghĩa vụ của quốc gia ven biển và tuân thủ các luật và quy định mà quốc gia ven biển đã ban hành theo đúng các quy định của Công ước và các quy định khác của pháp luật quốc tế trong chừng mực mà các luật và quy định đó không mâu thuẫn với phần này” (Phần V). Trung Quốc đã hiểu điều khoản này là chỉ cho phép các nước khác “qua lại vô hại” và cho phép quốc gia ven biển cấm các hoạt động quân sự trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. Trái lại, Mỹ cho rằng Công ước cho phép tự do hàng hải đối với máy bay và tàu của tất cả các nước, kể cả phương tiện quân sự, trên biển bao gồm cả vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia ven biển. Căn bản hơn, Mỹ cảm thấy cần phải triển khai các máy bay và tàu do thám, như trong sự kiện EP3 và tàu Impeccable, gần bờ biển đảo Hải Nam nơi có căn cứ tàu ngầm lớn của Trung Quốc, một phần do Mỹ vin cớ có sự thiếu minh bạch trong các hoạt động quân sự của Trung Quốc. Mặt khác, Trung Quốc khăng khăng cho rằng họ có quyền bảo vệ hoạt động quân sự của mình khỏi sự nhòm ngó của nước ngoài. Thế lưỡng nan trong quan hệ Trung Quốc – Đông Nam Á Các tuyên bố chủ quyền đối với các điểm đảo và các vùng nước ở Biển Đông và các xung đột giữa chúng cũng đồng thời đẩy các nước Đông Nam Á và Trung Quốc/Đài Loan vào một số các tình thế tiến thoái lưỡng nan. Trung Quốc đã trở thành một đối tác thương mại hàng đầu của hầu hết các nước Đông Nam Á và nổi tiếng là một nguồn đầu tư và viện trợ chính thức lớn đối với một số nước trong khu vực này. Có một thực tế là rất nhiều hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang các nước phát triển có các thành phần cấu thành được sản xuất ở Đông Nam Á. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của cả khối ASEAN, tiêu thụ rất nhiều hàng hóa của khu vực này. Do đó, tất cả các thành viên ASEAN đều có lợi ích thiết yếu đối với sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc. Đồng thời, do có sự gần gũi về vị trí địa lý, Trung Quốc luôn duy trì sự hiện diện của mình tại khu vực. Các nước Đông Nam Á ý thức rõ về sức mạnh quân sự và tiềm lực kinh tế của Trung Quốc. Ít nhất họ cũng quan ngại về khả năng bá quyền của nước này tại khu vực. Họ không chấp nhận và cũng rất cảnh giác trước việc có thể bị thôn tính bởi các cường quốc khác, trong đó có Trung Quốc. 49 ĐS. Rodolfo C. Severino Trong bất cứ hoàn cảnh nào, khi nói về sự đối đầu giữa Trung Quốc và Mỹ, trên phạm vi khu vực hay thế giới, các quốc gia Đông Nam Á đã công khai tuyên bố rằng họ mong muốn tránh việc phải lựa chọn giữa hai bên. Trên thực tế, tại tất cả các cơ chế khu vực lấy ASEAN làm trọng tâm về vấn đề an ninh – Diễn đàn khu vực ASEAN, ASEAN+3, Hội nghị thượng đỉnh Đông Á, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở rộng – thì ASEAN, theo đúng tinh thần làm bạn với tất cả các nước và không thù địch với nước nào, đã luôn cố gắng để Trung Quốc đóng vai trò là bên đối thoại không thể thiếu trong các vấn đề an ninh khu vực, ngay cả khi một số nước thành viên ASEAN vẫn mong muốn tìm kiếm sự đảm bảo rằng Mỹ vẫn duy trì sự hiện diện quân sự của mình tại Đông Nam Á. Mặt khác, Trung Quốc luôn coi các nước Đông Nam Á là láng giềng của mình, và do đó cố gắng duy trì mối quan hệ tốt với các nước này. Ngoại trừ ảnh hưởng xấu của các tranh chấp ở Biển Đông, những mối quan hệ này nhìn chung là tốt. Thách thức dành cho Bắc Kinh là làm thế nào để cân bằng giữa tham vọng và sự cần thiết duy trì mối quan hệ tốt với Đông Nam Á cùng những lợi ích ở Biển Đông mà Trung Quốc nhìn nhận từ lập trường của mình. Việc Đài Bắc được xếp ở đâu và nhìn nhận như thế nào trong tất cả những tính toán này vẫn rất mờ mịt. Tổng kết Các vấn đề gắn liền với Biển Đông còn rất nhiều, bao gồm việc phân biệt giữa các điểm đảo và các vùng nước, giữa đảo và đá như được định nghĩa tại Điều 121 Công ước Luật Biển. Một vấn đề nữa là làm thế nào để điều chỉnh tuyên bố “chủ quyền không thể tranh cãi” của Trung Quốc đối với Biển Đông cho phù hợp với thực tế rằng bản thân tuyên bố đó vẫn còn đang gây tranh cãi. Bên cạnh đó, đường chín đoạn trên các bản đồ Trung Quốc cũng cần được định nghĩa và làm rõ. Vẫn còn nhiều bất đồng đối với việc Trung Quốc tuyên bố muốn tiến hành đàm phán song phương với từng đối thủ tuyên bố chủ quyền của họ và phản đối việc “đa phương hóa” hay “quốc tế hóa” các vấn đề ở Biển Đông. Sự khác biệt, nếu có, trong khả năng thực thi một Bộ quy tắc ứng xử và tuyên bố chính trị cần được thẩm tra lại. Cuối cùng, câu hỏi nên được đặt ra là: Điều gì xảy ra nếu một nước tuyên bố chủ quyền thấy rằng quy định pháp luật mà tất cả các nước đã cam kết mâu thuẫn với lợi ích quốc gia hoặc chế độ mà nước đó coi là sống còn – hoặc “cốt lõi”? 50 3 MỸ “QUAY TRỞ LẠI” CHÂU Á VÀ VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG TS. Bronson Percival Viện Chiến lược Hải quân và Trung tâm Đông Tây, Hoa Kỳ Tóm tắt Biển Đông sẽ vẫn là một vấn đề quan trọng trong chính sách đối ngoại của Mỹ trong tương lai gần. Các lợi ích của Mỹ đều hội tụ ở Biển Đông, từ việc ủng hộ tự do hàng hải và các tiêu chuẩn quốc tế, phản đối cách hành xử thô bạo trong giải quyết các tranh chấp, ủng hộ sự gắn kết của ASEAN và phân bổ lực lượng bền vững, dàn đều về mặt địa lý khắp Châu Á. Ngoại trưởng Clinton đã nhiều lần gắn Biển Đông với chính sách xoay trục sang “Châu Á – Thái Bình Dương” của Mỹ thời kì hậu-Afghanistan, kéo dài từ Ấn Độ cho đến Thái Bình Dương. Trong “bản đồ ý tưởng” mới này của Mỹ, Biển Đông là chiếc bản lề liên kết Đông và Nam Á. Nhìn lại, chính bởi hai sự kiện không thể dự đoán trước – cuộc tấn công khủng bố năm 2001 vào nước Mỹ và quyết định của Trung Quốc một thập kỷ trước tạm thời gác qua một bên vấn đề tranh chấp Biển Đông để “ve vãn” Đông Nam Á - đã khiến Mỹ xao nhãng sự chú ý đối với tuyến đường thương mại quan trọng này. Một trong những vấn đề thách thức nhất hiện nay là làm sao hợp tác với Trung Quốc và các nước ASEAN để khuyến khích Trung Quốc sửa đổi các yêu sách hiện tại phù hợp hơn với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế. Giới thiệu Trung Quốc đã mang lại cho Mỹ cơ hội vàng để tái khẳng định lập trường nguyên tắc của Mỹ về các vấn đề Biển Đông và do đó củng cố các mối quan hệ đồng minh và đối tác với các quốc gia khác ở Châu Á. Yêu sách bành trướng của Bắc Kinh và cách hành xử cứng rắn của các cơ quan hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông đã gây hoang mang cho chính phủ các nước còn lại ở Châu Á. Ở Biển Đông, Bắc Kinh đang đùa giỡn trực 51 TS. Bronson Percival tiếp với sức mạnh, sự ủng hộ tự do hàng hải và năng lực hải quân áp đảo của Mỹ ở châu Á. Mỹ đang tận dụng những sai lầm của Trung Quốc. Trong một thập kỷ qua, Biển Đông đã là một vấn đề an ninh có tầm quan trọng tiềm tàng và sẽ đóng vai trò hàng đầu trong tính toán của các nhà hoạch định chính sách Mỹ. Sau va chạm giữa một máy bay chiến đấu của Trung Quốc và một máy bay trinh sát của Mỹ tháng 4/2001 và trước sự cố Trung Quốc đe dọa tàu Hải quân Mỹ USNS Impeccable vào tháng 3/2009, Biển Đông hầu như biến mất khỏi chương trình nghị sự chính sách của chính phủ và cộng đồng chính sách Mỹ. Các hành động của Trung Quốc đã làm trỗi dậy lợi ích của Mỹ và kích thích sự tái khẳng định về chính sách của Mỹ. Các vấn đề Biển Đông nổi lên cùng thời điểm khi chính quyền hiện thời của Mỹ tuyên bố quay lại khu vực Châu Á. Các vấn đề này đã trở thành một yếu tố quan trọng trong chính sách của Mỹ ở Châu Á. Trong vòng 2 năm qua, Ngoại trưởng Mỹ Clinton và Cựu Bộ trưởng Quốc phòng đã liên tục tuyên bố rằng Mỹ có “lợi ích quốc gia” đối với tự do hàng hải và hòa bình giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông. Trong một bài viết gần đây về chính sách đối ngoại của Mỹ, Ngoại trưởng Clinton đã vạch ra kế hoạch lấy Châu Á làm trọng tâm khi Mỹ bắt đầu rút quân khỏi Afghanistan. Bà tranh luận rằng Châu Á – Thái Bình Dương đang trở thành động lực chính của nền chính trị toàn cầu và vạch ra một chiến lược khu vực mới của Mỹ. Tuy nhiên, với tư cách là một cường quốc toàn cầu, Mỹ cũng lo ngại một vài ưu tiên chính sách khác ngoài khu vực Châu Á, bao gồm cả cách thức phản ứng với các cuộc nổi dậy của “Mùa xuân Arab” ở Trung Đông. Tuy nhiên, đối với Mỹ, các diễn biến trên Biển Đông rõ ràng bây giờ đang xếp ngang hàng với các vấn đề truyền thống như Bắc Triều Tiên, Afghanistan, Pakistan và Iran trong các thoả luận giữa Ngoại trưởng Clinton và các đồng sự Trung Quốc của bà. Cuộc tranh luận nội bộ đầu tiên về mức độ lợi ích của Mỹ ở Biển Đông và tác động tiềm tàng của các chính sách của Mỹ ở Biển Đông lên quan hệ Trung – Mỹ nói chung có vẻ như đã được giải quyết, ít nhất là tạm thời. Ngoại giao đã đi đầu trong việc thực hiện chính sách của Mỹ, mặc dù Mỹ cũng đang tìm cách để đẩy mạnh năng lực quân sự của một số quốc gia Đông Nam Á và thay đổi tình thế của quân đội Mỹ ở khu vực này. Mục đích không phải nhằm kiềm chế Trung Quốc mà để định hình cách ứng xử của Trung Quốc ở Biển Đông hay rộng hơn là ở Châu Á. Đồng thời, Mỹ có lợi ích trong việc phát triển quan hệ với các quốc gia Châu Á, các nước cũng đang quan ngại về những ảnh hưởng và sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc. Biển Đông dường như vẫn sẽ là một vấn đề chính sách đối ngoại quan trọng của Mỹ trong tương lai gần. Sự trở lại của Mỹ ở Châu Á Chủ đề được nhắc lại nhiều lần của Chính quyền Tổng thống Obama là cam kết trở lại khu vực Châu Á. Phá vỡ tiền lệ, chuyến thăm chính thức đầu tiên của Ngoại 52 Mỹ “quay trở lại” Châu Á và vấn đề Biển Đông trưởng Mỹ Clinton là đến Châu Á. Mỹ đã tiếp tục thắt chặt các mối quan hệ với các đồng minh quan trọng và tăng cường quan hệ đối tác chiến lược và toàn diện với các quốc gia Châu Á đang lên như Ấn Độ và Indonesia. Washington đã đánh cuộc vào New Delhi. Hai nước đã tăng cường đối thoại song phương trước đây vốn rất hời hợt về một loạt các vấn đề ở Châu Á, và bây giờ đang có kế hoạch đưa cả Nhật Bản vào tiến trình này. Hiệp định thương mại tự do Hàn – Mỹ sắp được Quốc hội Mỹ thông qua. Hiệp định thương mại đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang tiến triển, và một vài quốc gia Đông Nam Á đã có ý muốn tham gia vào mối quan hệ đối tác này. Mỹ đã đảo ngược quan điểm thờ ơ và đôi khi đối kháng của Mỹ đối với các tổ chức đa phương khu vực. Sự trở lại này đòi hỏi một sự tương tác trên diện rộng hơn nữa với Trung Quốc. Như Ngoại trưởng Clinton gần đây có viết “Trung Quốc là một trong những mối quan hệ song phương mang lại nhiều thử thách và hệ lụy nhất mà Mỹ đã từng phải đối phó.”1 Sau sự xấu đi ban đầu trong quan hệ hai nước sau khi Tổng thống Obama nhậm chức, quan hệ Trung – Mỹ lại khởi sắc. Chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào vào đầu năm 2011 đã diễn ra thành công. Đối thoại Kinh tế và Chiến lược mới với Trung Quốc đã được tổ chức. Liên quan đến Đông Nam Á, Washington đã ký Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác của ASEAN. Chính quyền Obama đã tuyên bố rằng Washington xem ASEAN là “đầu mối” (fulcrum) cho các vấn đề khu vực và đã bổ nhiệm một Đại sứ ở ASEAN. Tháng 11 này, Tổng thống Obama sẽ lần đầu tiên tham gia vào Hội nghị Cấp cao Đông Á. Hơn nữa, các mối quan hệ song phương ngày càng được tăng cường với Indonesia, Malaysia, Philippin, Singapore và Việt Nam. Cam kết của Chính quyền Obama về sự hiện diện quân sự “phân bố đều về mặt địa lý, kiên trì trong hoạt động và bền vững về mặt chính trị” ở Châu Á đòi hỏi Washington phải đánh giá “làm cách nào chúng ta có thể tăng cường sự tiếp cận hoạt động ở Đông Nam Á và khu vực Ấn Độ Dương và thắt chặt quan hệ với các đồng minh và đối tác.”2 Trong một bài báo có tên “Thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ”, Ngoại trưởng Clinton quay trở lại với huyền thoại Mỹ thời hậu chiến tranh thế giới thứ 2 với các mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương và so sánh các sáng kiến thành công của Mỹ vào thời đó như NATO, với các cơ hội hiện thời ở Châu Á. Bà tin rằng “đã đến lúc Mỹ cần phải thực hiện sự đầu tư tương tự với tư cách là một cường quốc Thái Bình Dương.” Ngoại trưởng Clinton liên tục nhắc đến Biển Đông như là một vấn đề có tầm quan trọng ngang với các vấn đề tâm điểm như là bán đảo Triều Tiên, vấn đề trực tiếp thể hiện các lợi ích cốt lõi của Mỹ cả về mặt pháp lý lẫn chiến lược. Bà viết rằng “Về mặt chiến lược, duy trì hoà bình và an ninh trên toàn Châu Á – Thái Bình Dương đang ngày càng quan trọng đối với tiến trình toàn cầu, dù thông qua việc bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông, chống các nỗ lực phổ biến vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên, hay đảm bảo minh bạch trong các hoạt động quân sự của các nước lớn ở khu vực.” 1. Clinton, Hilary, Foreign Policy, Tháng 11/2011, www.foreignpolicy.com/articles/2011/10/.../americas_pacific_ centur. 2. Như trên. 53 TS. Bronson Percival Một vấn đề nổi bật của bài viết đó là tuyên bố rằng “chúng ta đã nỗ lực trong việc bảo vệ các lợi ích chủ yếu của chúng ta đối với ổn định và tự do hàng hải và đã dọn đường cho ngoại giao đa phương bền vững giữa các bên yêu sách ở Biển Đông, kiếm tìm giải pháp đảm bảo các tranh chấp được giải quyết một cách hoà bình và tuân thủ các nguyên tắc được quy định của luật quốc tế.” Vào cuối tháng 10 ở Bali, trong một cuộc gặp của các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN, Bộ trưởng Quốc phòng mới của Mỹ Panetta đã phát biểu “ngay cả với hạn chế ngân sách mà chúng tôi đang đối mặt ở Mỹ” không có “nghi ngờ gì rằng Thái Bình Dương sẽ là một ưu tiên” nhằm… “bảo vệ các quyền quốc tế có thể đi qua các đại dương một cách tự do.”3 Tuy nhiên, việc Mỹ ngả sang Châu Á – Thái Bình Dương còn phụ thuộc vào khả năng quân đội Mỹ có thể thoát khỏi Afghanistan, đối phó với mối quan hệ khó khăn với Pakistan, và duy trì đủ sức mạnh ở Trung Đông để kiềm chế chủ nghĩa phiêu lưu của Iran. Thêm vào đó, Mỹ đã tiêu tốn ít nhất 700 tỷ đôla cho quá trình can thiệp vào Iraq và một thập kỷ xây dựng quân đội và năng lực cho nước này để chống lại các lực lượng nổi dậy. Bây giờ, Mỹ cần phải vượt qua các thử thách về mặt hành chính nhằm chấn chỉnh lại quân đội và ngân sách nhằm đối phó với các thử thách truyền thống và chủ yếu về mặt hải quân ở Châu Á. Các lợi ích của Mỹ ở Biển Đông Một vài nhà bình luận Mỹ đã chất vấn ưu tiên mà chính sách đối ngoại Mỹ hiện dành cho tự do hàng hải qua vùng biển có sự hiện diện của rất nhiều các đảo nhỏ, đá và san hô đang tranh chấp giữa các quốc gia yêu sách. Một lập luận đưa ra đó là các tranh chấp biển Trung – Nhật đối với đảo Điếu Ngư/Senkaku có vai trò quan trọng hơn vì các nghĩa vụ hiệp ước của Mỹ đối với Nhật Bản. Một số khác lại cho rằng việc đặt trọng tâm mới vào Biển Đông là cường điệu, nhất là so với các nghĩa vụ hiệp ước của Mỹ ở Châu Á và các cam kết đã tồn tại hàng thập niên của Mỹ liên quan đến các vấn đề eo biển Đài Loan và Bắc Triều Tiên. Mặt khác, một tác giả có tiếng lập luận rằng “Đông Á có thể được chia làm hai khu vực tổng quát: Đông Bắc Á nổi bật với vấn đề Bán đảo Triều Tiên, và Đông Nam Á là vấn đề Biển Đông.”4 Ông tiếp tục bằng cách đưa ra trường hợp rằng cuộc chiến giành bá quyền ở Tây Thái Bình Dương sẽ tiếp tục thống trị chính sách an ninh quốc gia Mỹ trong thập niên tới. Tầm quan trọng tương đối của các điểm nóng cụ thể có thể gây tranh cãi, nhưng kết luận Mỹ có một số lợi ích quan trọng ở Biển Đông thì không. Mỹ có vẻ đang ở vị trí thắng thế về mặt ngoại giao. Trong cuộc đua hiện thời tranh giành ảnh hưởng ở Châu Á với Trung Quốc, Washington chỉ có thể có lợi từ việc duy trì các nguyên tắc tự do hàng hải và giải quyết hòa bình các tranh chấp. Trung Quốc đang ở một vị thế đáng xấu hổ, với một yêu sách không thể biện hộ được dưới góc độ luật quốc tế. Miễn là các sự cố trên Biển Đông không đe doạ leo thang ngoài tầm kiểm 3. Bumiller, Elizabeth, “U.S. to Sustain Military Power in the Pacific, Panetta Says,” The New York Times, 23/10/2011. 4. Kaplan, Robert D., “The South China Sea is the Future of Conflict”, Foreign Policy, 9-10/2011, tr. 76-85. 54 Mỹ “quay trở lại” Châu Á và vấn đề Biển Đông soát, chính sách đối ngoại, an ninh quốc gia và các lợi ích kinh tế của Mỹ được đảm bảo trong chính sách hiện thời. Liên quan đến chính sách đối ngoại, tranh chấp Biển Đông mang đến cho Mỹ một đòn bẩy trong việc thảo luận và đàm phán với Trung Quốc. Do các tranh chấp leo thang ở Biển Đông gây ra vấn đề an ninh khó giải quyết nhất trong quan hệ Trung Quốc – Đông Nam Á, sự ủng hộ của Mỹ đối với các nguyên tắc cơ bản và tấm lá chắn an ninh Mỹ đã tạo ra lý do đủ để các quốc gia Đông Nam Á tìm cách cải thiện quan hệ song phương với Mỹ. Vai trò của Mỹ cũng được xem là ủng hộ cho sự đoàn kết nội bộ của ASEAN. Liên quan đến an ninh, Mỹ dựa vào quyền tự do qua lại các vùng biển và vùng trời của Biển Đông nhằm triển khai quân đội giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Mỹ cũng muốn theo dõi sự triển khai của hải quân Trung Quốc. Mặc dù khả năng phát triển sức mạnh của hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLAN) vẫn đang hạn chế, Trung Quốc đang xây dựng một căn cứ hải quân mới ở Đảo Hải Nam. Căn cứ này tăng cường khả năng của hải quân Trung Quốc có thể triển khai các lực lượng hải quân trên Biển Đông. Sự điều chỉnh hoạt động quân sự của Mỹ không chỉ giới hạn ở Biển Đông, mà Mỹ đã triển khai hoặc đang lên kế hoạch cho một vài hoạt động nhằm bảo vệ lợi ích của Mỹ ở khu vực. Cuối cùng, Mỹ có lợi ích kinh tế quan trọng ở Đông Nam Á và Biển Đông. Hơn một nửa tải trọng tàu thương mại hàng năm của thế giới và khoảng 1/3 thương mại hàng hải toàn cầu đi qua Biển Đông. Khoảng 80% nhập khẩu dầu thô ở Trung Quốc, 66% của Hàn Quốc và 60% của Nhật Bản đi qua Biển Đông, cũng như một số lượng lớn nhập khẩu Khí Tự nhiên Hoá lỏng của các quốc gia này. Đáy biển cũng có thể trở thành một nguồn cung năng lượng lớn quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế ở Đông Á, mặc dù ước tính của Mỹ về dự trữ năng lượng tiềm năng ít hơn nhiều so với ước tính của Trung Quốc.5 Mỹ cũng gắn bó sâu sắc với Đông Nam Á, là nơi nhận 160 tỷ đôla đầu tư của các công ty Mỹ và là đối tác thương mại lớn thứ 5 của Mỹ. Chính sách của Mỹ Chính sách của Mỹ liên quan đến Biển Đông là nhất quán kể từ khi được tuyên bố chính thức vào năm 1995, nhưng lợi ích của Mỹ ở khu vực này suy yếu khi Trung Quốc và một vài quốc gia ASEAN gác các yêu sách tranh chấp ở Biển Đông trong khi Bắc Kinh ve vãn các nước láng giềng phía Nam. Khi tình hình chiến lược phát triển, Mỹ đã phản ứng một cách thực dụng, và tuân thủ với chính sách lâu dài của mình. Hai yếu tố trong chính sách của Mỹ ở Biển Đông là rõ ràng. Hai yếu tố này không nên bị đánh đồng thành một. Hai yếu tố này là: a) Mỹ “không ủng hộ yêu sách chủ quyền nào” ở Biển Đông. 5. Các công ty năng lượng Trung Quốc thu được hơn 90% lợi nhuận của các doanh nghiệp Nhà nước Trung Quốc, được cho là đã tác động lên chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông. Các công ty này muốn tham gia vào khảo sát và khai thác nguồn năng lượng ở Biển Đông. 55 TS. Bronson Percival b) Duy trì tự do hàng hải là lợi ích quốc gia cơ bản của Mỹ. Mỹ yêu cầu các quốc gia không hạn chế các hoạt động khảo sát quân sự trong vùng Đặc quyền kinh tế của các quốc gia đó.6 Trong khi nhất quán với chính sách tuyên bố năm 1995, khi căng thẳng gia tăng trong vòng hai năm qua, Mỹ đã bổ sung quan điểm phản ánh sự can thiệp sâu hơn của Mỹ vào vấn đề này. Mỹ đã phê bình yêu sách của Trung Quốc bởi vì yêu sách này dựa trước tiên trên cơ sở về sự hiện diện lịch sử ở Biển Đông hơn là luật tập quán quốc tế. Mỹ cũng thể hiện sự sẵn sàng khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho đàm phán giữa các bên yêu sách ở Biển Đông. Bắt đầu vào năm 2008, chính sách đối đầu của Trung Quốc ở Biển Đông đã châm ngòi cho phản ứng của Mỹ và dần dần leo thang khi Trung Quốc tiến hành các hoạt động được hiểu một cách rộng rãi là một chiến dịch cưỡng ép các bên có lợi ích liên quan khác. Ban đầu, Mỹ có vẻ do dự để đưa Biển Đông vào chương trình nghị sự của Mỹ với Trung Quốc hoặc các quốc gia Đông Nam Á, nhưng dần dần trở nên báo động trong một vài năm qua do các căng thẳng phát sinh trong một khu vực nơi mà Mỹ có các lợi ích an ninh và chính sách đối ngoại quan trọng. Năm 2009, Giám đốc Cục Tình báo Quốc gia Mỹ, Đô đốc Dennis Blair đã gọi việc Trung Quốc de doạ Tàu hải quân Mỹ USNS Impeccable, trong khi đang tiến hành khảo sát quân sự cách xa đảo Hải Nam là một tranh chấp quân sự nghiêm trọng nhất giữa Trung Quốc và Mỹ kể từ năm 2001.7 Mặt khác, mô hình và tần suất thích hợp của các hoạt động khảo sát quân sự của Mỹ ở khu vực này dường như là chủ đề gây tranh cãi trong nội bộ các hội đồng ở Mỹ. Một chuyên gia cao cấp gần đây nhận xét, “có quyền hợp pháp để làm điều gì đó không có nghĩa là khôn ngoan khi cản trở những người khác.8 Tại Diễn đàn Khu vực Châu Á (ARF) tháng 7/2010, Mỹ và 11 quốc gia khác đã chỉ trích các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông đã dẫn đến một cuộc chiến ngoại giao với Trung Quốc. Sau đó, Clinton đã phát biểu với báo giới rằng Mỹ có lợi ích quốc gia đối với tự do hàng hải, tiếp cận tự do với các khu vực biển chung của Châu Á và tôn trọng luật quốc tế ở Biển Đông. Clinton cũng đề xuất việc hỗ trợ thương lượng nhằm đạt được Bộ Quy tắc Ứng xử giữa các bên yêu sách ở Biển Đông. 6. Khoảng 25/164 quốc gia ký UNCLOS không hoàn toàn công nhận quyền tiến hành các hoạt động khảo sát quân sự không bị giới hạn đối với vùng đặc quyền kinh tế của họ, bao gồm Ấn Độ, Malaysia, Myanmar, và Thái Lan. 7. “Trung Quốc và Mỹ có những cách giải thích khác nhau căn bản về UNCLOS. Một sự khác biệt cơ bản đó là đối với việc liệu các hoạt động có được cho phép trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của một quốc gia và loại hoạt động nào thì được phép. Lợi ích quốc gia của và sự tự tin ngày càng tăng của Trung Quốc đã dẫn đến một quan điểm rộng đối với vùng đặc quyền kinh tế và một quan điểm hẹp về các hoạt động quân sự của nước ngoài được phép hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế. Các hoạt động đó phải hoà bình và các nhà dân tộc chủ nghĩa không xem việc thu thập thông tin tình báo thậm chí của các tàu không phải tàu chiến là hòa bình. Mặt khác, Mỹ lại không chỉ cho rằng hoạt động thu thập thông tin đó hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế, mà còn cho rằng Mỹ có nghĩa vụ thử định kỳ các vùng biển nhằm duy trì cái mà Mỹ cho là lợi ích chung toàn cầu của việc tự do biển cả.” How China, US See Each Other at Sea, The Diplomat, Patrick Cronin, 29/5/2011. 8. Đại sứ Chas Freeman, phát biểu tại Hội thảo thường niên Viện nghiên cứu Hàng hải, Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ, Newport, Rhode Island, 10/5/2011. 56 Mỹ “quay trở lại” Châu Á và vấn đề Biển Đông Sau đó, Trung Quốc dường như phản ứng bằng cách nỗ lực lần nữa để trấn an các quốc gia Đông Nam Á, thông qua các chuyến thăm của Thủ tướng Ôn Gia Bảo và các lãnh đạo khác của Trung Quốc đến khu vực này, và bằng cách tự kiềm chế ở Biển Đông. Trong vòng 8 tháng, không có bất kỳ sự cố đáng kể nào xảy ra ở Biển Đông. Trung Quốc đồng ý gặp Nhóm Công tác Chung ASEAN – Trung Quốc nhằm thực hiện Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), mặc dù những cuộc gặp này cũng không hiệu quả hơn các cuộc gặp trước là mấy. Mỹ cũng “rút chân khỏi bộ máy gia tốc” về các vấn đề Biển Đông. Tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN+ (ADMM+) lần đầu tiên được tổ chức vào tháng 10/2010 tại Hà Nội, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Gates “đã nhắc lại những tuyên bố gần đây của Ngoại trưởng Clinton rằng Mỹ sẽ không ủng hộ bên yêu sách nào, nhưng sẽ kiên trì tiếp cận tự do đối với các vùng biển quốc tế và các tuyến đường hàng hải … nhưng cũng tuyên bố rằng ông không hề trực tiếp nhắc đến vấn đề Biển Đông hay các tranh chấp biển khác với (Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc) Lương Quang Liệt”9 Gates đã chấp nhận lời mời thăm Bắc Kinh vào tháng 1/2011. Báo chí Mỹ đã bình luận rằng mức độ tranh cãi Trung – Mỹ đối với vấn đề Biển Đông đã được làm dịu đi. Cuối tháng đó, tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á ở Hà Nội, cả Clinton và Thủ tướng Ôn Gia Bảo dường như đã “mềm dẻo hơn trong lập trường,” mặc dù Ngoại trưởng Mỹ tái khẳng định các lập trường của Mỹ về Biển Đông.10 Vào thời điểm Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào thăm Washington vào tháng 1/2011, căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh đã dịu đi và quan hệ song phương được cải thiện. Tuyên bố chung không hề nhắc trực tiếp đến Biển Đông. Sau đó, các quan chức Mỹ đã công khai nhấn mạnh các quan hệ hợp tác. Mỹ cũng cẩn trọng trong việc không “khiêu khích” trong các vấn đề Biển Đông. Tuy nhiên, vào tháng 5/2011, các hành động của Trung Quốc lại làm phát sinh các lo ngại mới. Tuy nhiên, Gates tập trung vào các cam kết lâu dài của Mỹ ở Châu Á trong bài phát biểu của ông tại hội nghị Shangri-la tháng 6/2011 tại Singapore. Ông nhắc lại lập trường của Mỹ đối với vấn đề Biển Đông: “Chúng tôi có lợi ích quốc gia đối với tự do hàng hải, phát triển kinh tế và thương mại không bị cản trở, và tuân thủ luật quốc tế. Chúng tôi cũng tin rằng luật tập quán quốc tế, như được quy định trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển đã quy định hướng dẫn rõ ràng về cách thức sử dụng phù hợp các vùng biển và quyền được tiếp cận các vùng biển đó.” Tuy nhiên, Biển Đông không phải là tâm điểm trong bài phát biểu của ông như đã từng một năm trước tại đối thoại Shangri-la 2010. Gates tuyên bố rằng “Các tàu chiến ven biển” của Mỹ sẽ được triển khai đến Singapore và cam kết ủng hộ tăng cường xây dựng năng lực biển cho các quốc gia trong khu vực này. Trả lời một câu hỏi cụ thể liên quan đến những hành động gần đây của Trung Quốc đã dẫn đến các phản đối từ Hà Nội và Manila, Gates đã nhấn mạnh sự cần thiết phải 9. Whitlock, Craig, “The U.S. has “national interest” in Asian Sea Disputes,” The Washington Post, 12/10/2010. 10. Abdul Khalik, “US, China Soften Stances While RI Takes Regional Leadership,” The Jakarta Post, 31/10/2010. 57 TS. Bronson Percival tìm ra một cơ chế để giải quyết tranh chấp, điều “cần phải được giải quyết một cách hoà bình và trong khuôn khổ luật pháp quốc tế.”11 Kể từ đối thoại Shangri-la, Clinton đã tán thành thỏa thuận giữa Trung Quốc và ASEAN về thực hiện bản hướng dẫn thực hiện DOC, văn bản tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các biện pháp xây dựng lòng tin ở Biển Đông. Tại Diễn đàn Khu vực ASEAN vào tháng 7, Bà đã “kêu gọi tất cả các bên làm rõ yêu sách của mình ở Biển Đông,” đồng thời tái khẳng định quan điểm của Mỹ rằng “các yêu sách đối với các vùng biển ở Biển Đông chỉ nên dựa vào các yêu sách hợp pháp đối với các cấu tạo địa chất.”12 Bước tiếp theo ASEAN và Trung Quốc cần phải đàm phán xây dựng một Bộ Quy tắc ràng buộc điều chỉnh cách ứng xử ở Biển Đông. Đến thời điểm này, Trung Quốc đã sử dụng chiến thuật trì hoãn bằng cách thông báo với ASEAN rằng Trung Quốc sẽ làm việc về Bộ Quy tắc “vào một thời điểm thích hợp.”13 Khác nhau về lợi ích nhưng chung nhau về lập trường Đối với Mỹ, Biển Đông là một thử thách an ninh và ngoại giao phức tạp. Các thành phần khác nhau của chính phủ và cộng đồng thương mại Mỹ có lợi ích khác nhau, nhưng không có bằng chứng cho thấy về sự đồng lòng phản đối chính sách hiện thời của Mỹ. Những bất đồng về ưu tiên chính sách tương đối đối với Biển Đông trong số một loạt các vấn đề trong quan hệ Mỹ - Trung dường như nổi lên tranh luận về việc liệu Trung Quốc có xem Biển Đông là “lợi ích cốt lõi” không. Theo như báo chí của Mỹ và Nhật Bản, vào tháng 3/2010, các quan chức Trung Quốc đã phát biểu với các quan chức cấp cao Mỹ rằng Trung Quốc đã nâng vấn đề Biển Đông lên thành một “lợi ích cốt lõi” về chủ quyền và sẽ không chấp nhận các can thiệp từ bên ngoài. Theo nguồn tin này, “Trung Quốc đã phát biểu chính sách mới này với Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ James Steinberg và Jeffrey Bader, giám đốc cao cấp phụ trách các vấn đề Châu Á của Hội đồng An Ninh Quốc gia đang thăm Trung Quốc vào đầu tháng 3.” Hai quan chức Mỹ đã có cuộc gặp với Ủy viên quốc vụ Đới Bỉnh Quốc, Ngoại trưởng Dương Khiết Trì và Thứ trưởng Thôi Thiên Khải ở Bắc Kinh, và ông Đới được cho là đã tiếp tục nhắc lại chính sách này cho phía Mỹ.”14 Vì thiếu một tuyên bố chính thức và công khai từ phía Trung Quốc khẳng định Trung Quốc đã nâng vấn đề Biển Đông thành “lợi ích cốt lõi” ngang hàng với Đài Loan và Tây Tạng, rất nhiều chuyên gia Mỹ bắt đầu nghi ngờ về việc xác định được cho là của Trung Quốc về Biển Đông như “lợi ích cốt lõi”. Một vài quan chức và học giả Trung Quốc sau đó đã giải thích rằng lập trường của Trung Quốc đã bị hiểu nhầm và tìm cách phủ nhận lập trường của Trung Quốc liệu Biển Đông có cấu thành “lợi ích cốt lõi” hay không. 11. Nguyên văn của “First Plenary Session - Dr. Robert Gates” và “First Plenary Session – Question and Answer Ses sion,” http://www.iiss.org/conferences/the-shangri-la-dialogue/shangri-la-dialogue-2011/speeche… 12. “U.S. calls for more clarity on S. China Sea Claims,” Reuters, 23/7/2011. 13. Wain, Barry, “China Faces New Wave of Dispute,” The Straits Times, 17/10/2011. 14. “China Tells U.S. that S. China Sea is ‘core interest’ in new policy,” Kyodo News Service, 3/7/2010. 58 Mỹ “quay trở lại” Châu Á và vấn đề Biển Đông Khi tranh luận này trong nội bộ các cơ quan hoạch định chính sách của Mỹ lắng xuống, một điều trở nên rõ ràng rằng ưu tiên chính sách dành cho Biển Đông trong một loạt các vấn đề trong quan hệ Trung – Mỹ sẽ thay đổi phụ thuộc vào các xem xét chiến lược. Tuy nhiên không có bằng chứng tin cậy về việc vận động trong chính phủ Mỹ nhằm nỗ lực coi nhẹ vấn đề Biển Đông. Hơn nữa, sự ủng hộ cho chính sách của Mỹ dường như rất chắc chắn giữa các đảng ở trong Thượng viện và Hạ viện Mỹ. Các quan chức Mỹ khác tập trung vào Biển Đông như là một nhân tố trong quan hệ của Mỹ với các nước ASEAN, và nhấn mạnh giá trị của việc được các đồng minh và bạn bè của Mỹ ở Đông Nam Á xem là đáng tin cậy và sẵn sàng hỗ trợ. Quyết tâm của Chính quyền Obama nhằm xây dựng lại quan hệ với Đông Nam Á, mối quan hệ đã bị hao mòn trong suốt thời kỳ chính quyền Bush đã làm gia tăng tầm quan trọng tương đối của vấn đề Biển Đông và lợi ích của Mỹ trong việc ủng hộ các đồng minh và đối tác ở Đông Nam Á. Hơn nữa, “bản đồ lý tưởng” mới của Mỹ về một Châu Á – Thái Bình Dương trải dài từ Ấn Độ đến các bờ biển Thái Bình Dương của Mỹ (cũng thường gọi là khu vực Ấn Thái Bình Dương) đã trao cho Biển Đông vai trò là bản lề chủ yếu trong toàn bộ cấu trúc an ninh của Mỹ ở châu Á khi các phân biệt giữa Đông và Nam Á được xem như là không liên quan nhiều. Một nhà bình luận đã gọi Biển Đông là “trung tâm của hàng hải Âu-Á.”15 Biển Đông liên tục thu hút sự chú ý của cộng đồng quan ngại về sự thống nhất trong lập trường của Mỹ về các vấn đề pháp lý quốc tế. Cộng đồng pháp lý liên quan ủng hộ chính sách của Mỹ, và trên thực tế một bộ phận lớn lập luận ủng hộ việc tái khẳng định định kỳ về lập trường của Mỹ đối với các khảo sát quân sự trong vùng Đặc quyền Kinh tế của Trung Quốc. Các lợi ích thương mại của Mỹ ủng hộ việc các công ty năng lượng Mỹ nỗ lực cạnh tranh trên cơ sở công bằng để thăm dò và khai thác năng lượng và các nguồn tài nguyên khoáng sản khác ở Biển Đông. Việc quay trở lại với lợi ích của Mỹ ở Biển Đông bắt đầu với nỗ lực của các cơ quan của chính phủ Trung Quốc gây áp lực đối với các công ty năng lượng đang hoạt động ở cả Trung Quốc và Biển Đông. Một quan chức cấp cao gần đây đã lưu ý rằng, “các nước thực sự lớn sẽ làm bất kỳ điều gì họ muốn” và các nước nhỏ hơn không có gan để tác động lên chính sách của Mỹ. Không có cuộc vận động năng lượng nào ở Mỹ kêu gọi một chính sách ủng hộ các quan điểm của Trung Quốc về các vấn đề Biển Đông. Tóm lại, ý kiến của các nhà hoạch định chính sách là thống nhất. Chính sách của Mỹ về các vấn đề Biển Đông không hề gây tranh cãi ở Mỹ. Các công cụ chính sách Công cụ đầu tiên của chính sách của Mỹ ở Biển Đông là ngoại giao. Ngoại trưởng Clinton đã đi đầu trong nỗ lực định hình và điều phối chính sách Mỹ. Tập trung được 15. Kaplan, Robert D., “The South China Sea is the Future of Conflict,” Foreign Policy, 9 -10/2011, tr. 80. 59 TS. Bronson Percival dành cho việc định hướng sự quan ngại quốc tế rộng rãi đối với các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông nhằm hình thành liên minh các quốc gia có chung quan điểm. Một mục tiêu là nhằm thuyết phục Bắc Kinh, vì lợi ích của chính Trung Quốc, xem xét lại các chiến thuật và mục tiêu của Trung Quốc. Tuy nhiên, Mỹ cũng có các công cụ khác để hỗ trợ chính sách của Mỹ. Mỹ đã phối hợp đặc biệt mật thiết với Philippin và Việt Nam. Hiệp ước Tương trợ Quốc phòng Mỹ - Philippin 1951 quy định Mỹ có nghĩa vụ hành động để đáp ứng các mối đe dọa chung trong việc tấn công vào lãnh thổ của Philippin hay “quân đội, tàu hay máy bay công cộng của Philippin ở Thái Bình Dương.” Tính có thể áp dụng của hiệp ước này trong trường hợp có xung đột vũ trang liên quan đến Philippin ở Biển Đông là không rõ ràng. Theo như hiệp ước này, các bên buộc phải tham vấn trong trường hợp có tấn công vào lãnh thổ của Philippin vào thời điểm năm 1951 vốn không hề bao gồm các yêu sách của Manila ở Biển Đông mà mới chỉ được phát triển vài năm sau đó. Một chuyên gia tin rằng “liên quan cụ thể đến Quân đội của Philippin (AFP), hiệp ước quy định rõ ràng. Trong suốt thời gian xem xét Hiệp định về Thăm viếng Quân sự 1999 (VFA), Đại sứ Thomas Hubbard chính thức phát biểu với Philippin rằng Hiệp ước có thể áp dụng đối với bất kỳ tấn công nào đối với Quân đội Philippin, nhắc lại đảm bảo mà Ngoại trưởng Cyrus Vance đưa ra năm1977.”16 Mỹ sẽ không cam kết đối với những hành động cụ thể dựa trên những tình huống giả định, mặc dù rất nhiều quốc gia Đông Nam Á sẽ mong đợi phản ứng của Mỹ đối với một tấn công rõ ràng vào AFP. Mỹ đã phản ứng đối với quyết tâm rõ ràng của Chính phủ Philippin nhằm “bảo vệ” đất nước dưới chính quyền Aquino và cam kết hỗ trợ và cung cấp ít nhất một tàu chiến được tân trang lại nhằm tăng khả năng của Philippin để quản lý và bảo vệ các vùng biển yêu sách của mình. Hơn nữa, hợp tác Mỹ - Phi để chống khủng bố ở phía Nam Philippin đã thúc đẩy một sự liên kết mật thiết hơn giữa quân đội Mỹ và một phần AFP. Mối quan hệ này có thể được xem là một mô hình cải thiện sức mạnh của hải quân Philippin. Tập trận chung và các chuyến thăm cập cảng cũng có thể được điều chỉnh để nhấn mạnh các cam kết của Mỹ. Tuy nhiên, chính sách của Mỹ phải tiếp tục mang cân bằng và mơ hồ, bởi vì Mỹ không ủng hộ yêu sách của bên nào ở Biển Đông và bởi vì sự nhạy cảm của Philippin về sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Philippin. Mặc dù không phải là một đồng minh hiệp ước, Mỹ cũng đang trong quá trình xây dựng một mối quan hệ quân sự gần gũi hơn nữa với quân đội Việt Nam, cụ thể là hải quân nước này. Mỹ đang chuẩn bị để tiến tới một mức độ mà Việt Nam cảm thấy thoải mái, đồng thời có tính đến tất cả các vấn đề khác trong quan hệ Mỹ - Việt. Đối với cả khu vực nói chung, Mỹ có một vài lựa chọn. Mỹ có thể xây dựng một chương trình xây dựng năng lực vốn đã rất phát triển và tập trận với một số nước ASEAN nhất định, trong đó nhiều nước đã cho thấy nguồn ngân sách quốc phòng tăng nhanh trong một vài năm qua. Mỹ cũng có thể chia sẽ các thông tin bổ sung nhằm tăng cường nhận thức về các vùng biển giữa các quốc gia ASEAN. 16. Lohman, Walter, “Sorting American Priorities in the South China Sea,” Web Memo Published by The Heritage Foundation, Số 3297, 20/6/2011. 60 Mỹ “quay trở lại” Châu Á và vấn đề Biển Đông Khi nhậm chức, chính quyền Obama đã nhận ra rằng vai trò quân sự của Mỹ ở Châu Á là “mất cân đối”. Mỹ sau đó đã tiến đến mục tiêu xây dựng các lực lượng phân bố đều về mặt địa lý và bền vững về mặt chính trị. Điều đó nói lên rằng vai trò quân sự của Mỹ ở Đông Nam Á và các nước lân cận không chỉ giới hạn bởi các quan ngại về Biển Đông. Tuy nhiên, Mỹ có thể tăng cường sự hiện diện ở Biển Đông. Mỹ cũng có thể công khai các tuyến đường truyền thống và liên tục của Hải quân Hoa Kỳ ở Biển Đông và các yếu tố khác liên quan đến sự hiện diện của Mỹ. Như đã lưu ý ở trên, hai tàu chiến ven biển của Mỹ sẽ đến thăm Singapore. Thêm vào đó, các cuộc hội đàm cũng đang được triển khai để xây dựng căn cứ biển của Mỹ ở Bắc Australia, với khả năng triển khai một vài lực lượng này đến giúp các nước Đông Nam Á nhất định nhằm tăng cường sức mạnh của các nước này thông qua các cuộc tập trận và huấn luyện chung. Viễn cảnh Việc quay trở lại Châu Á của Mỹ là không thể tránh khỏi, mặc dù có lẽ sẽ không được suôn sẻ như dự đoán của Ngoại trưởng Clinton. Tuy nhiên, thời đại các can thiệp quân sự tốn kém của Mỹ nhằm theo đuổi các lực lượng khủng bố cuối cùng đã kết thúc. Đã có ánh sáng le lói ở cuối đường hầm. Khi Mỹ chuyển sang tập trung vào không gian địa lý giữa Ấn Độ và Nhật Bản, hay vùng Châu Á – Thái Bình Dương mới được định hình, Đông Nam Á và Biển Đông có lẽ không trở thành “trung tâm của toàn cầu” (“cockpit of the globe”), nhưng khu vực này sẽ lại nhận được ưu tiên lớn hơn từ trong chính sách của Mỹ. Biển Đông có lẽ không phải là “phép thử quỳ tím” về các ý đồ của Trung Quốc hay sự nhất quán của Mỹ ở Châu Á. Tuy nhiên, đây là một vấn đề tốt cho Mỹ. Việc Mỹ ủng hộ tự do hàng hải, và hoà bình giải quyết các tranh chấp đã làm rõ các yêu sách bành trướng đáng xấu hổ và các chiến thuật cưỡng ép của Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời vấn đề này sẽ giúp tăng cường các mối quan hệ đồng minh và đối tác của Mỹ với các quốc gia khác ở Châu Á. Hơn nữa, mô hình hiện thời của các sự cố thỉnh thoảng xảy ra ở Biển Đông có vẻ như vẫn có khả năng tiếp tục. Chừng nào các cuộc va chạm trên biển này không leo thang thành các xung đột nghiêm trọng, cái giá đối với Mỹ vẫn rất thấp. Không hề có phản đối nội bộ nào đối với chính sách hiện thời của Mỹ. Vì những lý do này, Biển Đông tiếp tục là một vấn đề quan trọng. Chỉ có thoả thuận giữa ASEAN và Trung Quốc về một Bộ Quy tắc Ứng xử có thể thực thi được hoặc một sự điều chỉnh căn bản đối với yêu sách đường chín đoạn của Trung Quốc mới có thể đưa vấn đề Biển Đông vào cuối bản danh sách các vấn đề quan tâm của các nhà hoạch định chính sách Mỹ. Nếu Trung Quốc kiên quyết đi theo con đường của “chủ nghĩa đế quốc vụ lợi” (“incremental imperialism”) trên các vùng biển, Biển Đông có khả năng cao vẫn trở thành vấn đề quan trọng trong chương trình nghị sự của Mỹ ở Châu Á. 61 62 Phần II LỢI ÍCH CỦA CÁC BÊN TRONG VÀ NGOÀI KHU VỰC Ở BIỂN ĐÔNG 64 4 TÓM TẮT VỀ RỦI RO CỦA VIỆC ÁP DỤNG CHÍNH TRỊ THỰC TIỄN TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG: HỆ LỤY ĐỐI VỚI AN NINH KHU VỰC TS. Renato Cruz De Castro Khoa Nghiên cứu Quốc tế, Đại học De La Salle, Manila, Philippin Tóm tắt Bài viết nghiên cứu hệ luỵ đối với an ninh khu vực của cách tiếp cận “chính trị thực tiễn” (realpolitik) mà Trung Quốc áp dụng trong yêu sách lãnh thổ ở Biển Đông. Bài viết cho thấy Trung Quốc đang sử dụng các chiến thuật chính trị cường quyền liên quan đến các yêu sách lãnh thổ bao gồm: a) trích dẫn yêu sách lịch sử; b) áp dụng cách tiếp cận song phương để làm suy yếu ASEAN; c) dựa vào kế sách chia để trị trong đối phó với từng nước thành viên ASEAN và tạo ra sự chia rẽ giữa ASEAN và Mỹ; và d) củng cố sức mạnh hải quân giúp Trung Quốc giải quyết tranh chấp lãnh thổ theo cách của mình. Bài viết kết luận rằng việc Trung Quốc sử dụng cách tiếp cận chính trị thực tiễn trong giải quyết tranh chấp Biển Đông sẽ khiến cho tương lai của Đông Á trở thành quá khứ của Châu Âu. Nằm ở trung tâm của Đông Nam Á, Biển Đông là một biển nửa kín bao quanh là Trung Quốc và một vài nước nhỏ và yếu hơn như Philippin, Việt Nam, Malaysia, và Brunei. Từ giữa những năm 1970, các quốc gia ven biển này đã rơi vào cuộc tranh chấp kéo dài khi mỗi quốc gia đều muốn mở rộng các yêu sách chủ quyền và quyền tài phán đối với hơn một trăm các đảo nhỏ, bãi đá ngầm và đá cũng như các vùng biển xung quanh. Trung Quốc là quốc gia yêu sách nhiều nhất và thể hiện thiên hướng sử dụng ngoại giao cưỡng ép và ngay cả vũ lực thực sự để theo đuổi yêu sách lãnh thổ của mình. Năm 1974, quân đội Trung Quốc đã đánh đuổi Nam Việt Nam ra khỏi quần đảo Hoàng Sa, nằm ở phía Bắc quần đảo Trường Sa. Sau đó năm 1988, quân đội Trung Quốc đánh đuổi quân Việt Nam ra khỏi Đá Gạc Ma, sau khi đánh chìm ba tàu cá Việt Nam gần Bãi 65 TS. Renato Cruz De Castro Chữ Thập. Việc Trung Quốc ban hành luật lãnh hải yêu sách phần lớn Biển Đông vào năm 1992 và việc Manila phát hiện các công trình quân sự của Trung Quốc trên đảo Vành Khăn năm 1995 đã dấy lên cuộc chiến ngoại giao nghiêm trọng giữa Philippin và Trung Quốc vào giữa thập kỷ 90. Tuy nhiên, tranh chấp ở Biển Đông tạm lắng xuống vào cuối những năm 1990 và đầu thế kỷ 21 sau khi Trung Quốc và Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ký Tuyên bố về Ứng xử của các Bên trên Biển Đông năm 2002 (DOC). Sau đó Trung Quốc tiến hành chiến dịch chiếm cảm tình của Đông Nam Á bằng cách khéo léo sử dụng sức mạnh kinh tế để ràng buộc hơn nữa các quốc gia thành viên ASEAN. Điều thú vị là một bài viết của Mỹ đã nhận xét một cách thận trọng rằng “lịch sử của ngoại giao Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông là một hình thức tuyên bố hợp tác, tiếp sau đó là các hành vi đơn phương thay đổi nguyên trạng tranh chấp và tiếp sau nữa sẽ là các tuyên bố hợp tác mới.” Nhận xét này đã được chứng tỏ là đúng khi tranh chấp lại bùng phát năm 2009 khi Trung Quốc có lập trường kiên quyết hơn và bắt đầu thực hiện các yêu sách tài phán ở Biển Đông bằng việc mở rộng tầm hoạt động của quân đội và theo đuổi ngoại giao cưỡng ép đối với các quốc gia yêu sách khác. Từ năm 2008, Trung Quốc đã tăng cường tuần tra hải quân (sử dụng tàu ngầm, tàu khảo sát và tàu chiến trên mặt nước) trong vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) và lãnh hải của Nhật Bản, đe doạ các công ty dầu khí nước ngoài cố gắng hoạt động ở Biển Đông. Vào ngày 2/3/2011, hai tàu hải giám Trung Quốc đã đe doạ và yêu cầu một tàu khảo sát của Philippin rời khỏi Bãi Cỏ Rong (còn được gọi là Bãi Recto), nằm cách đảo Palawan ở Tây Philippin 80 km. Bộ Ngoại giao Philippin đã gửi công hàm ngoại giao phản đối cho Đại sứ quán Trung Quốc ở Manila vào ngày 5/3, và cho biết tính đến thời điểm đó Trung Quốc đã tiến hành 5 đến 7 lần gây hấn ở Biển Đông. Việt Nam cũng phản đối các hoạt động của Trung Quốc trong vùng EEZ của mình và buộc tội các tàu tuần tra của Trung Quốc đe doạ một tàu thăm dò dầu khí đang tiến hành khảo sát địa chấn cách bờ biển Việt Nam 120km (80 hải lý). Vào ngày 28/5 và ngày 9/6/2011, các tàu tuần tra của Trung Quốc đã cắt cáp các tàu thăm dò của Việt Nam. Việt Nam cho rằng hai sự cố xảy ra trong vùng EEZ của mình và đã gửi công hàm ngoại giao phản đối Trung Quốc. Trước các phản đối ngoại giao của hai quốc gia ASEAN này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã ngạo mạn tuyên bố rằng “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo ở Biển Đông và vùng biển xung quanh.” Các hành động đơn phương này của Trung Quốc được xem như là phép thử đối với quyết tâm của các quốc gia yêu sách khác trong tranh chấp Biển Đông. Hậu quả là các hành động này đã gây thêm căng thẳng ở khu vực và đặt Trung Quốc vào mối xung đột với hai quốc gia thành viên ASEAN này. Bài viết này nghiên cứu hệ lụy do cách tiếp cận “chính trị thực tiễn” của Trung Quốc trong việc giải quyết tranh chấp Biển Đông mang lại cho an ninh và ổn định của khu vực. Cụ thể bài viết đặt ra câu hỏi – hệ luỵ của cách tiếp cận “chính trị thực tiễn” của Trung Quốc trong việc giải quyết tranh chấp Biển Đông đối với một tổ hợp khu vực Đông Á đang phát triển là gì? Bài viết cũng trả lời các câu hỏi hệ quả sau: Cơ sở pháp lý của yêu sách chủ quyền ở Biển Đông của Trung Quốc là gì? Chiến thuật chính trị thực 66 Tóm tắt về rủi ro của việc áp dụng chính trị thực tiễn trong giải quyết tranh chấp Biển Đông: Hệ lụy... tiễn mà Trung Quốc đang áp dụng trong việc theo đuổi các yêu sách lãnh thổ ở Biển Đông ra sao? Các quốc gia yêu sách khác phản ứng thế nào đối với cách tiếp cận chính trị thực tiễn của Trung Quốc? Và đâu sẽ là hệ lụy lâu dài của cách tiếp cận chính trị thực tiễn của Trung Quốc trong giải quyết tranh chấp Biển Đông? Tranh chấp lãnh thổ, Chính trị thực tiễn và xung đột Các tranh chấp lãnh thổ đã trở thành hiện tượng thường xuyên trong quan hệ quốc tế, và mang lại một hệ quả tất yếu là xung đột giữa các quốc gia. Tranh chấp lãnh thổ thường diễn ra trong hai trường hợp: a) hai quốc gia bất đồng trong việc phân định lãnh thổ hoặc đường biên giới; và b) một quốc gia phản đối quyền của các quốc gia khác trong việc thực hiện các quyền chủ quyền đối với một số hay tất cả lãnh thổ của mình hoặc lãnh thổ thuộc địa hay trên biển. Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp, hai hay nhiều quốc gia mong muốn kiểm soát và có chủ quyền đối với cùng một lãnh thổ. Các tranh chấp lãnh thổ không tự động dẫn đến chiến tranh mà thay vào đó, các tranh chấp này tạo điều kiện cần, chứ không phải đủ, để dẫn đến xung đột vũ trang giữa các quốc gia. Các tranh chấp này tạo ra điều kiện cần vì hai lý do: a) Thay vì trở thành ngòi nổ thực sự của xung đột vũ trang, các tranh chấp lãnh thổ tạo ra một loạt các sự kiện có thể hoặc không thể dẫn đến chiến tranh. Các tranh chấp này sẽ dẫn đến chiến tranh nếu các quốc gia yêu sách áp dụng chiến thuật chính trị thực tiễn làm gia tăng nguy cơ bùng phát các xung đột vũ trang. Chính trị cường quyền hay chính trị thực tiễn không phải là cách duy nhất giải quyết tranh chấp lãnh thổ, và nếu tránh cách tiếp cận này, chiến tranh không phải là không thể tránh được. Và b) nếu các yêu sách đối với vùng lãnh thổ tranh chấp được giải quyết một cách hòa bình vào một thời điểm nào đó trong lịch sử của các quốc gia yêu sách, sẽ không có khả năng nổ ra xung đột vũ trang giữa hai quốc gia tiếp giáp nhau bất chấp các vấn đề khác có thể phát sinh trong tương lai. Điều này có nghĩa là các tranh chấp lãnh thổ có tầm quan trọng nhân quả, tức là sự tồn tại của các tranh chấp này biến xung đột vũ trang thành một khả năng chứ không phải là một tình huống có thể xảy ra. Như một nghiên cứu lưu ý rằng: “(các tranh chấp) lãnh thổ và đường biên giới không gây ra chiến tranh, mà ít nhất tạo ra một cấu trúc rủi ro và cơ hội mà trong đó các hành vi xung đột rõ ràng có khả năng xảy ra.” Một điều kiện đủ có thể gây ra các xung đột quân sự là các quốc gia tranh chấp áp dụng chiến thuật chính trị thực tiễn hay chính trị cường quyền trong giải quyết tranh chấp của mình. Chính sách chính trị thực tiễn hay chính trị cường quyền được định nghĩa là các hành vi chính sách đối ngoại dựa trên bối cảnh một thế giới không an toàn và vô chính phủ, dẫn đến sự mất tin cậy, đấu tranh giành quyền lực, đặt lợi ích quốc gia lên trên các quy chuẩn, quy tắc và lợi ích tập thể, sử dụng chiến thuật xảo quyệt, cưỡng ép, nỗ lực cân bằng quyền lực, dựa vào phương thức tự cứu lấy mình, và sử dụng vũ lực và chiến tranh như là lựa chọn cuối cùng (ultimo ratio) trong quan hệ quốc tế. Theo đó, bất kỳ quốc gia yêu sách nào áp dụng chính trị thực tiễn có thể dẫn đến việc các tranh chấp lãnh thổ trở thành các xung đột vũ trang bởi vì chính sách này tạo ra điều kiện khiến các quốc gia tranh chấp tham gia vào một cuộc đối đầu, 67 TS. Renato Cruz De Castro mặc dù nếu xét trên thực tiễn thì cách hành xử đó không nhất thiết phải là tự nhiên hay cố hữu. Chính trị cường quyền trở thành kim chỉ nam định hướng cho các nhà hoạch định chính sách (và xã hội của họ) đến cách hành xử hợp lý trong một tình huống – như tranh chấp lãnh thổ - và trong thực tiễn của quan hệ quốc tế. Cách tiếp cận chính trị thực tiễn đối với tranh chấp lãnh thổ bao gồm việc dựa vào thử nghiệm quyền lực – thông qua hình thức xâm chiếm, cưỡng ép phục tùng hay cản trở các bên yêu sách khác. Đây cũng được xem là một hình thức chính sách của chủ nghĩa đặc thù dựa trên các hành vi đơn phương tạo ra sự đối đầu giữa các quốc gia tranh chấp và hậu quả là xung đột vũ trang. Tuy nhiên, chính sách chính trị thực tiễn chỉ là một trong các phương thức giải quyết tranh chấp. Một cách tiếp cận khác là thông qua thoả hiệp, hoà giải của bên thứ ba, trọng tài hoặc một vài phương thức phân xử khác. Nói chung, các phương thức này có thể được gọi là cách tiếp cận thể chế - tự do. Cách tiếp cận thể chế - tự do nhấn mạnh giải quyết xung đột thông qua đàm phán, thương lượng và tranh luận cuối cùng dẫn đến giải quyết vấn đề hơn là tranh chấp. Theo đó, áp dụng chính sách này có thể đối phó hiệu quả với các khủng hoảng và/hoặc có thể giảm căng thẳng trong các tranh chấp. Hơn nữa, chính sách này cũng giúp tạo ra các quy tắc và quy chuẩn dẫn đến những trông đợi của các bên về tiêu chuẩn hành xử chung, không những giúp kiểm soát sự leo thang nếu xung đột gia tăng mà còn thúc đẩy các quốc gia đối phó với các tranh chấp bằng cách khiến họ thử thực hiện một số hành vi nào đó trước khi tiến đến các hành vi mạnh mẽ hơn như cách tiếp cận chính trị thực tiễn. Chính sách này nỗ lực giảm thiểu và xoá bỏ một số loại chính sách hay cách hành xử của quốc gia, cụ thể là các hành vi đơn phương hay chính trị thực tiễn, đồng thời tạo ra một số phương thức quản lý hay giải quyết xung đột tốt hơn. Cách tiếp cận này được xem là một cách tác động làm giảm nguy cơ chiến tranh, ngay cả khi có sự xuất hiện của xung đột. Chính sách Chính trị thực tiễn của Trung Quốc Là quốc gia lớn nhất và mạnh nhất trong số các quốc gia ven biển và là quốc gia duy nhất quản lý các đảo quan trọng nhất (Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa) ở Biển Đông, Trung Quốc đã tuyên bố rằng Trung Quốc có chủ quyền đầy đủ đối với toàn bộ vùng biển như bản đồ chính thức của Trung Quốc thể hiện đường ranh giới gồm có 9 đường đứt đoạn tiến xa xuống phía Nam giáp với phần phía Bắc bờ biển của Malaysia và Brunei. Trung Quốc cũng yêu sách hai quần đảo chính, Hoàng Sa và Trường Sa mặc dù bản thân các các quần đảo này nhỏ và không phù hợp cho đời sống con người. Tuy nhiên, hai quần đảo này được cho là có giá trị nhờ vào tiềm năng dầu và khí đốt nằm bên dưới và cũng bởi vì hai quần đảo này nằm dọc các tuyến đường giao thông hàng hải quan trọng. Do đó, từ quan điểm của Trung Quốc, vấn đề thống nhất yêu sách đối với Biển Đông là việc tăng cường sự thống nhất lãnh thổ và an ninh quốc gia. Tuy nhiên, từ quan điểm của các quốc gia Đông Nam Á nhỏ bé hơn, đây là một hình thức của chủ nghĩa bành trướng đáng lo ngại của Trung Quốc trong một khu vực có vị trí và các nguồn tài nguyên kinh tế chiến lược. 68 Tóm tắt về rủi ro của việc áp dụng chính trị thực tiễn trong giải quyết tranh chấp Biển Đông: Hệ lụy... Yêu sách lịch sử Vào đầu những năm 1990, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã tuyên bố rằng toàn bộ Biển Đông là vùng lãnh thổ của mình khi Trung Quốc phát triển tiềm lực để củng cố các yêu sách biển mở rộng. Trong khi hầu hết các quốc gia yêu sách lập luận các yêu sách lãnh thổ tương ứng của mình trên cơ sở giải thích các điều khoản của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), yêu sách của Trung Quốc đi ngược hoàn toàn với số còn lại. Trung Quốc sử dụng tập hợp các yêu sách lãnh thổ rộng lớn bao gồm cả các thành tố kinh tế, chính trị và quân sự; một lập trường ngoại giao không thoả hiệp đi kèm với các hành vi đơn phương và áp đặt đã lộ rõ; và một yêu sách lịch sử dựa trên ý tưởng rằng Biển Đông và các đảo nằm trong đó đã thuộc về Trung Quốc trong hàng thế kỷ tính từ Triều Hán vào thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên. Trung Quốc lập luận rằng quyền chủ quyền của Trung Quốc đối với Biển Đông đã có từ hàng ngàn năm trước. Chính phủ Trung Quốc thường xuyên cho in các bản đồ trong các báo và sách giáo khoa vẽ đường biên giới biển mở rộng như hình vây cá ngược tiến đến hầu như các bờ biển của đảo Borneo và Singapore. Trung Quốc còn biện minh cho yêu sách của mình bằng cách tạo nên một bảng niên giám lịch sử trích dẫn hành trình của các nhà hàng hải và ngư dân Trung Quốc đi vào và qua Biển Đông. Và trên cơ sở niên giám này, các quan chức Trung Quốc lập luận rằng yêu sách rộng lớn của Trung Quốc đối với hầu hết Biển Đông dựa trên các dữ kiện lịch sử. Bài viết gần đây “Sự hình thành chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo ở Biển Đông, nguồn gốc của các vấn đề Biển Đông,” trên trang điện tử Quishi đưa ra những biện minh gần đây nhất đối với yêu sách lịch sử của Trung Quốc. Bài báo do Li Guoqiang viết trích dẫn hai bản ghi chép lịch sử của Trung Quốc kể về các hải trình của các nhà hàng hải triều Hán và Minh ở Biển Đông. Dựa trên hai bản ghi chép lịch sử này, Li lập luận rằng người Trung Quốc đã khám phá ra và phát triển các đảo này trước tiên. Và kết quả là, chủ quyền của Trung Quốc đối với Biển Đông dần dần được hình thành dựa trên cơ sở quản lý liên tục của các chính phủ Trung Quốc trong các triều đại nối tiếp nhau bất chấp việc các đảo này là đảo nhỏ, cằn cỗi và không thích hợp cho con người sinh sống. Sau đó, ông cho rằng bởi vì người dân của các quốc gia yêu sách khác không thể đưa ra bất kỳ ghi chép nào liên quan đến việc tổ tiên của họ tìm thấy và đặt tên cho các đảo đó, Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Trường Sa. Bài viết thể hiện chính sách của Trung Quốc trong việc gây áp lực lên các quốc gia yêu sách khác rằng Biển Đông là lãnh thổ của Trung Quốc trên cơ sở các ghi chép lịch sử mà Trung Quốc có được và từ chối thương lượng với các quốc gia đó trừ phi họ chấp nhận chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc dựa trên niên giám lịch sử về các hoạt động khai thác biển tại các vùng biển đã nêu ở trên. Gần đây, một nhà bình luận Trung Quốc đã cố tình làm giảm vai trò pháp lý của UNCLOS bằng cách lập luận rằng đây “chỉ là một luật biển quốc tế, không phải là luật biển duy nhất, và do đó (các quốc gia yêu sách khác) nên ngừng thắc mắc về tính pháp lý của đường lưỡi bò của Trung Quốc.” Tuy nhiên, bằng chứng lịch sử của Trung Quốc không nhất thiết loại bỏ yêu sách của các quốc gia khác ở Đông Nam Á. Không có gì nghi ngờ rằng các nhà hàng hải và ngư dân Trung Quốc đã đi qua Biển Đông trong hai nghìn năm qua. Tuy nhiên, cũng 69 TS. Renato Cruz De Castro có nhiều bằng chứng rằng tổ tiên của các quốc gia Đông Nam Á ngày nay cũng đã đi qua và đánh cá ở các đảo đó rất lâu trước bất kỳ ghi chép nào của Trung Quốc. Xét quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cằn cỗi và không thích hợp cho con người sinh sống, dân cư thời tiền sử của các quốc gia Đông Nam Á đã đánh cá và khai thác kinh tế các nguồn tài nguyên ở Biển Đông thậm chí trước cả triều Hán và triều Minh. Các quốc gia ven Biển Đông (như Philippin, Indonesia, và cả Đài Loan) đều được định hình từ những dân cư đi biển, những người đã đến những vùng đất này qua một số làn sóng nhập cư từ rất xưa khoảng 25.000 năm trước. Không có gì nghi ngờ rằng những người đi biển này đã đi qua và đánh cá ở Biển Đông, giống như những gì mà con cháu họ đang làm hiện nay. Do đó, bình luận về bằng chứng lịch sử của Trung Quốc về chủ quyền đối với Biển Đông, một chuyên gia Hoa Kỳ về các vấn đề hàng hải đương đại lưu ý rằng: …không có bằng chứng nào chỉ ra lợi ích kinh tế độc nhất của Trung Quốc hay bất kỳ quốc gia nào khác đối với các đảo hay khu vực xung quanh các đảo ở Biển Đông. Thay vào đó, bằng chứng chỉ cho thấy điều ngược lại – rằng các vùng biển ở Biển Đông và các đảo nằm rải rác ở đó… từ bao thế kỷ nay đã trở thành khu vực đánh cá và các tuyến đường thương mại chung của các cư dân trong khu vực. Thực sự, việc sử dụng chung lâu đời này cho thấy Biển Đông đã phát triển như một vùng biển khu vực chung, ở đó các bên theo đuổi các lợi ích của mình mà không phải lo sợ bị chính quyền của các quốc gia khác làm phiền. Nhấn mạnh cách Tiếp cận song phương Tiềm lực ngày càng tăng của Trung Quốc và bản chất đặc thù của yêu sách lãnh thổ của nước này (xét phạm vi rất rộng và cơ sở lịch sử của nó) đã biến Trung Quốc ngay lập tức trở thành quốc gia yêu sách quan trọng nhất trong việc hoặc giải quyết tranh chấp lãnh thổ hoặc biến tranh chấp này thành xung đột vũ trang. Điều thú vị là Bắc Kinh lại tự cho mình là một quốc gia cam kết giải quyết hoà bình các tranh chấp lãnh thổ thông qua các biện pháp ngoại giao. Theo quan điểm của Trung Quốc, Trung Quốc luôn luôn giữ lập trường kiềm chế, bình tĩnh và mang tính xây dựng và luôn tích cực kiếm tìm giải pháp để giải quyết tranh chấp Biển Đông. Thực sự là Trung Quốc đã tích cực kiếm tìm giải pháp để giải quyết tranh chấp lãnh thổ, nhưng luôn luôn theo điều kiện của Trung Quốc – chủ nghĩa song phương. Mặc dù Trung Quốc tham gia ký tuyên bố chung với ASEAN trong việc duy trì nguyên trạng ở Biển Đông, ý đồ ngoại giao của Trung Quốc thực ra là muốn lôi kéo các quốc gia yêu sách khác vào bàn đàm phán song phương và ngăn chặn bất kỳ hình thức giải quyết có sự tham gia của bên thứ 3 nào thông qua các thủ tục của UNCLOS hay bất kỳ tổ chức quốc tế nào khác. Điều này rõ ràng được thể hiện qua phản ứng tức thì và gây tranh cãi của Trung Quốc trước phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tháng 7/2010 tuyên bố lợi ích quốc gia của Mỹ ở Biển Đông và đề xuất vai trò hỗ trợ của Washington trong việc giải quyết tranh chấp. Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì ngay lập tức bác bỏ đề xuất của Ngoại trưởng Clinton, cho rằng Mỹ không nên quốc tế hoá tranh chấp này. Ông tuyên bố mạnh mẽ rằng bất kỳ tranh chấp lãnh thổ nào liên quan đến Biển Đông nên được giải quyết song phương và không nên có sự tham gia của cộng đồng quốc tế. Ông còn lập luận rằng tranh chấp Biển Đông nên được giải quyết qua đàm phán song phương giữa Trung Quốc và các 70 Tóm tắt về rủi ro của việc áp dụng chính trị thực tiễn trong giải quyết tranh chấp Biển Đông: Hệ lụy... quốc gia láng giềng, hơn là giữa Trung Quốc và ASEAN. Ông tuyên bố “Biến một vấn đề song phương thành một vấn đề quốc tế hay đa phương sẽ chỉ làm xấu đi tình hình và gây thêm nhiều khó khăn cho vấn đề (hay tranh chấp).” Theo đó, ưu tiên tiếp cận song phương hơn là đa phương của Trung Quốc trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông bắt nguồn từ các vấn đề sau: a) sự coi thường của Trung Quốc đối với các chuẩn mực, quy tắc hàng hải và luật quốc tế đã được chấp nhận rộng rãi; và b) sẽ dễ dàng hơn khi một cường quốc như Trung Quốc bắt nạt và lừa phỉnh các quốc gia yêu sách nhỏ và yếu hơn để Trung Quốc có thể một mình nắm lấy các đảo san hô, các tuyến đường biển và tài nguyên thiên nhiên. Xét về tự lực thì các quốc gia nhỏ như Việt Nam, Philippin, và Malaysia không thể đương đầu một cách hiệu quả với một cường quốc đang lên và quyết đoán như Trung Quốc. Áp dụng chiến thuật Chia và Trị Một chiến thuật chính trị thực tiễn khác mà Trung Quốc áp dụng chống lại các quốc gia láng giếng bé nhỏ là tạo ra sự chia rẽ trong nội bộ ASEAN bằng cách lần lượt chia nhỏ các quốc gia thành viên. Được một học giả Mỹ gọi là chiến thuật Salami, chiến thuật này bao gồm việc đề xuất một dự án khai thác chung như là một biện pháp giải quyết tranh chấp ở Biển Đông. Đây là một phần quan trọng trong chiến lược ngoại giao “gác tranh chấp, cùng khai thác” của Trung Quốc với một quốc gia yêu sách vùng biển đang tranh chấp mà theo quan điểm của Trung Quốc là thực sự thuộc về Trung Quốc. Trung Quốc đã thực hiện được chiến thuật này khi thuyết phục được Việt Nam và Philippin tham gia vào Thoả thuận Khảo sát Địa chấn Biển Chung (JMSU) ở Biển Đông. Tuy nhiên, bằng việc tham gia JMSU, Philippin và Việt Nam đã trở nên đồng lõa với chiến thuật Salami của Trung Quốc bởi 2 lý do: a) thoả thuận phớt lờ lập trường của hai quốc gia thành viên ASEAN khác—Malaysia và Brunei— bởi nó đã ngầm trao hiệu lực cho các yêu sách quá trớn của Trung Quốc đối với các đảo và các vùng biển ở Biển Đông; và b) bằng việc ký thỏa thuận ba bên, Philippin và Việt Nam đã làm suy giảm sự đoàn kết mà ASEAN đã tạo dựng được trong việc đối phó với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Theo đó, việc ký thỏa thuận song phương với Trung Quốc mà không thực hiện bất kỳ tham vấn nào với các quốc gia thành viên ASEAN có thể được xem như một sự vi phạm tinh thần của Tuyên bố về Ứng xử của các Bên trên Biển Đông giữa Trung Quốc và ASEAN năm 2002 (DOC). Theo như ý kiến của một nhà phân tích Australia: “…chính phủ Philippin đã rời bỏ đội ngũ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, vốn đang giải quyết vấn đề Biển Đông với Trung Quốc với tư cách là một khối… Qua hành động của mình, Manila đã trao tính hợp pháp cho “yêu sách lịch sử” không có cơ sở pháp lý đối với hầu hết Biển Đông của Trung Quốc.” Sau bài phát biểu của Ngoại trưởng Clinton ở Hà Nội tháng 7/2010 về vấn đề Biển Đông, Bắc Kinh đã áp dụng chiến thuật Salami này chống lại Washington và các quốc gia ASEAN. Trong suốt Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - ASEAN lần thứ 2 vào ngày 24/9/2010 ở New York, Tổng thống Obama đã gặp 8 nguyên thủ quốc gia ASEAN để ký tuyên bố chung kêu gọi cách tiếp cận đa phương để giải quyết tranh chấp Biển Đông. Mỹ mong muốn rằng ASEAN sẽ giữ vai trò tích cực trong vấn đề này và thúc đẩy giải quyết hoà bình các tranh chấp. Một điều được mong đợi đó là Tổng thống Obama và các Lãnh 71 TS. Renato Cruz De Castro đạo ASEAN sẽ đưa ra tuyên bố tái khẳng định tự do hàng hải ở Biển Đông và phản đối việc sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực bởi bất kỳ bên yêu sách nào. Cách thể hiện của tuyên bố chung được xem là quan trọng bởi vì tuyên bố này được coi là được xây dựng dựa trên nền tảng tuyên bố trước đó về vấn đề Biển Đông của Ngoại trưởng Clinton trong suốt hội nghị ARF năm 2010 tại Hà Nội. Tuy nhiên, Washington vẫn thất vọng. Lo ngại tuyên bố như vậy sẽ làm Trung Quốc tức giận, các quốc gia thành viên ASEAN đã phản đối một tuyên bố chung đề cập đến tranh chấp Biển Đông và việc sử dụng vũ lực. Ba ngày trước khi diễn ra hội nghị Lãnh đạo Mỹ - ASEAN, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã cảnh báo các quốc gia ASEAN rằng Trung Quốc “lo ngại về bất kỳ tuyên bố nào có thể được Mỹ và ASEAN đưa ra về vấn đề Biển Đông” và rằng “Trung Quốc phản đối bất kỳ quốc gia nào không liên quan đến Biển Đông tham gia vào tranh chấp này.” Do đó, Trung Quốc đã phủ đầu hội nghị cấp cao bằng việc phản đối bất kỳ đề xuất nào mà Mỹ đưa ra về vấn đề Biển Đông. Tương tự như vậy, một số quốc gia thành viên nghĩ rằng ASEAN không nên chọc giận Trung Quốc sau Tuyên bố Hà Nội năm 2010. Với các mối quan hệ kinh tế cùng có lợi với Trung Quốc, các nước ASEAN cảm thấy rằng họ không thể đơn giản tham gia vào việc chỉ trích Trung Quốc và tạo ra một ấn tượng rằng họ sẵn sàng làm bất kỳ những gì mà Washington bảo. Đối với các quốc gia bé nhỏ này, Trung Quốc không chỉ là một quốc gia láng giềng, một đối tác thương mại quan trọng nhất, là các nhà đầu tư mà còn là một đồng minh chính trị thường xuyên chống lại chính nước Mỹ. Xây dựng Vũ trang hải quân Với nền kinh tế bùng nổ của mình, Trung Quốc đã dần dần phát triển lực lượng hải quân không chỉ tập trung vào việc chống lại sự can thiệp của Mỹ vào khủng hoảng Eo biển Đài Loan mà còn tìm cách từ chối sự tiếp cận của hải quân Mỹ vào Biển Hoa Đông và Biển Đông hoặc vào trong khu vực được gọi là Chuỗi đảo thứ nhất chạy từ Nhật Bản-Okinawa-Đài Loan và xuống Philippin. Hàng năm, Trung Quốc gia tăng chi tiêu quốc phòng lên 2 con số kể từ năm 2006. Kết quả là, trong vài năm qua, Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLAN) đã có được một hạm đội ngày càng tăng về số lượng các tàu ngầm hạng Kilo sử dụng điện năng và diesel do Nga sản xuất và các tàu khu trục hạng Sovremmeny, cùng với một số tàu khu trục, tàu khu trục nhỏ và các tàu chiến ngầm sử dụng năng lượng hạt nhân được đóng trong nước. Hải quân Trung Quốc cũng gia tăng khả năng hoạt động xuyên qua các khu vực biển quanh Đài Loan và đã triển khai hai loại tàu ngầm và tàu xung kích mới. Không bị hạn chế bởi tập trung chiến lược vào Đài Loan, Trung Quốc đã phát triển sức mạnh hải quân, tạo ra căng thẳng ở khu vực bằng cách phản đối các yêu sách biển của các quốc gia láng giềng nhỏ hơn và cuối cùng, thay đổi cấu trúc chiến lược ở Đông Á và Tây Thái Bình Dương nơi mà Hải quân Mỹ sẽ bị đẩy ra khỏi các khu vực biển chung này. Điều thú vị là, một vài nhà bình luận báo chí và phân tích Trung Quốc đã nhấn mạnh vai trò của việc gia tăng sức mạnh hải quân của quốc gia mình và nhu cầu cấp thiết phải bảo vệ yêu sách biển mở rộng của họ ở Biển Đông. Quan sát sự nổi lên của hình thức chủ nghĩa dân tộc theo kiểu Mahan (lý thuyết gia về sức mạnh biển người Mỹ-ND) trong xã hội Trung Hoa, một học giả Nhật Bản đã viết: 72 Tóm tắt về rủi ro của việc áp dụng chính trị thực tiễn trong giải quyết tranh chấp Biển Đông: Hệ lụy... …Trung Quốc công nhận rằng lợi ích quốc gia của mình đang ngày càng mở rộng ra ngoài biên giới lãnh thổ, đến đại dương, không gian vũ trụ và không gian mạng. Trung Quốc cho rằng bảo vệ các lợi ích quốc gia mở rộng này là nhiệm vụ mới của PLA. Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi tuyên bố rằng trong phát triển lực lượng hải quân của mình, Trung Quốc đang gia tăng phạm vi năng lực của mình để xây dựng sức mạnh tác chiến trong bối cảnh các vùng lãnh thổ thuộc lợi ích quốc gia đang ngày càng mở rộng, và Trung Quốc đang tiến tới những khả năng cốt lõi trong việc xây dựng sức mạnh tác chiến trong bối cảnh những mối đe dọa đối với lợi ích (đang mở rộng) của quốc gia này đang nổi lên. Với sức mạnh hải quân của mình, Trung Quốc đang trở nên ngày càng quyết đoán hơn ở Biển Đông. Tháng 3/2009, các tàu hải quân và tàu cá Trung Quốc đã đe doạ tàu hải quân Mỹ U.S.S. Impeccable khi tàu này đang tiến hành các hoạt động khảo sát ở Biển Đông. Ngay năm sau, Trung Quốc cảnh báo Mỹ tôn trọng các yêu sách biển mở rộng của Trung Quốc. Tháng 3/2010, các quan chức Trung Quốc đã nói với hai quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Mỹ rằng Trung Quốc sẽ không khoan nhượng đối với bất kỳ sự can thiệp nào của Mỹ bởi Biển Đông bây giờ là một phần của các “lợi ích cốt lõi” về chủ quyền của Trung Quốc, ngang hàng với các vấn đề Đài Loan và Tây Tạng. Gần đây, chính phủ Trung Quốc tuyên bố gia tăng ngân sách quốc phòng lên 13% và nâng cao năng lực của Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) nhằm đạt được một số nhiệm vụ quân đội bao gồm “chiến thắng chiến tranh cục bộ trong điều kiện thời đại thông tin.” Sự tiết lộ này đã gây ra lo ngại ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippin, và Việt Nam, các quốc gia đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Dựa trên cách hành xử gần đây của nước này liên quan đến các tranh chấp ở vùng Biển Đông và Hoa Đông, sự quyết đoán của Trung Quốc về các yêu sách đối với các vùng biển này đã gia tăng cùng với quy mô ngày càng tăng của hải quân và các dịch vụ hàng hải của họ. Với sức mạnh hải quân gia tăng, Trung Quốc đã thể hiện ý định mở rộng yêu sách biển bằng việc tiến hành rất nhiều các cuộc diễn tập quân sự có sự tham gia của các tàu chiến trên mặt nước hiện đại hơn và thậm chí là cả tàu ngầm. Mục đích của các cuộc diễn tập hải quân khác nhau này là để thể hiện sự quyết tâm của Trung Quốc muốn việc giải quyết đơn phương và bằng quân sự các tranh chấp lãnh thổ khác nhau thông qua việc phô trương sức mạnh hải quân đang gia tăng của mình, và cũng để gây ấn tượng với các quốc gia yêu sách khác về sự sở hữu “trên thực tế” (“de facto”) đối với các vùng lãnh thổ tranh chấp. Vào cuối năm 2010, không hài lòng với việc gây áp lực ngoại giao lên các quốc gia ASEAN trước Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - ASEAN, Hải quân Trung Quốc đã tiến hành tập trận hải quân lần thứ 4 trên Biển Đông. Được tiến hành cùng một lúc, 4 cuộc tập trận vào năm 2010 nhằm chứng minh rằng Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với Biển Đông và rằng Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng khả năng duy trì việc triển khai lực lượng hải quân vào sâu trong các vùng biển. Điều này đã khiến một nhà phân tích Australia nhận xét rằng: Việc biểu dương lực lượng nhằm mục đích nhắc đi nhắc lại thông điệp rằng Trung Quốc cho rằng Mỹ không có quyền can thiệp vào khu vực, nơi mà Trung Quốc, Đài Loan, và 4 nước ASEAN đang vướng vào mạng lưới các yêu sách lãnh thổ và quyền tài phán. Nhưng rất có khả năng điều này sẽ được hiểu một cách tiêu cực ở khu vực. Phần 73 TS. Renato Cruz De Castro lớn các nước Đông Nam Á vốn đang trở nên ngày càng lo ngại đối với cách hành xử khá quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông, sẽ xem việc biểu dương lực lượng đó như là một ví dụ khác cho sự hống hách của Bắc Kinh. Về lâu dài, sức mạnh hải quân ngày càng gia tăng của Trung Quốc sẽ được định hướng không chỉ giúp mở rộng các vùng biển mà còn tham gia vào cái mà các nhà phân tích hải quân Mỹ gọi là các hoạt động chống-tiếp cận/chống-xâm nhập, nghĩa là các hoạt động bao gồm việc từ chối sự tiếp cận của hải quân nước ngoài – đặc biệt là của Mỹ - đối với vùng biển Hoa Đông và Biển Đông, đồng thời đạt được khả năng hạn chế sự tiếp cận đối với khu vực Tây Thái Bình Dương ngoài khu vực được gọi là Chuỗi Đảo thứ nhất (Nhật Bản – Đại lục – Okinawa – Đài Loan – Philippin). Vì thế, một nhà phân tích đã nhắc đến sự cảnh giác đang ngày càng gia tăng ở khu vực đối với năng lực hải quân đang ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc: Trong khi chưa chắc chắn về hệ lụy của điều này trên thực tế, nhưng những gì chúng ta đã biết về yêu sách của Trung Quốc hiện đã đủ để đặt hồi chuông báo động không chỉ giữa các quốc gia yêu sách ở ASEAN mà còn đối với các quốc gia không yêu sách, bao gồm Indonesia, Singapore, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Các quốc gia này đều phụ thuộc vào giao thông hàng hải không bị cản trở qua Biển Đông vì mục đích thương mại, nguồn cung cấp năng lượng và sự di chuyển của tàu quân sự, và không muốn nhìn thấy Trung Quốc ở một vị thế mạnh hơn để áp đặt sự kiểm soát đối với các tuyến đường địa chiến lược giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Trung Quốc cũng đã đầu tư nhiều nguồn lực hơn để xây dựng hải quân ở Biển Đông. Hải quân Trung Quốc đã xây dựng một căn cứ tàu ngầm rộng lớn ở đảo Hải Nam như cảng nội địa giúp Hạm đội Nam Hải ở vị trí gần hơn với các vùng biển tranh chấp ở Biển Đông. Tháng 7/2011, Trung Quốc chính thức thừa nhận đang xây dựng lại một tàu sân bay và sẽ triển khai thử tàu sân bay này vào tháng 8/2011. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc thừa nhận rằng Trung Quốc đang tập trung nghiên cứu phát triển tàu sân bay và sẽ sử dụng tàu sân bay đầu tiên (tàu sân bay Varyag của Xô Viết cũ) của mình như là nơi để thực hiện tân trang lại cho mục đích huấn luyện và nghiên cứu khoa học.” Bình luận của người phát ngôn này dường như để chỉ ra rằng Trung Quốc chưa có kế hoạch triển khai tàu sân bay đầu tiên của mình cho việc tác chiến, nhưng ông thừa nhận rằng Trung Quốc sẽ sử dụng tàu này như là một hình mẫu cho các tàu sân bay do Trung Quốc chế tạo. Luận điểm này đã được hai báo cáo ủng hộ, cho rằng Trung Quốc đang xây dựng hai tàu sân bay tự tạo Jiangnan Shipward ở Thượng Hải như là một phần của chương trình hiện đại hóa quân sự sâu rộng của Hải quân Trung Quốc. Tuyên bố này được đưa ra vào thời điểm các quốc gia láng giềng của Trung Quốc vẫn đang còn choáng váng từ một loạt các cuộc đối đầu với các tàu của Trung Quốc ở các vùng biển tranh chấp trên Biển Đông. Các nhà phân tích hải quân gần đây đã dự đoán các tàu sân bay tương lai của Hải quân Trung Quốc sẽ được triển khai ở Biển Đông nơi mà các tàu này có thể được sử dụng như là một phần của các cuộc tấn công 3 chiều trong chiến dịch công kích vào các đảo san hô chống lại các quốc gia yêu sách khác. Hải quân Trung Quốc thực sự tin rằng việc phát triển sức mạnh hải quân sẽ giúp Trung Quốc giải quyết tranh chấp lãnh thổ với các quốc gia yêu sách bé hơn theo cách của Trung Quốc, và buộc Hải quân Mỹ ra khỏi Biển Đông và các vùng biển tranh chấp 74 Tóm tắt về rủi ro của việc áp dụng chính trị thực tiễn trong giải quyết tranh chấp Biển Đông: Hệ lụy... khác xung quanh Trung Quốc. Việc xây dựng hải quân, cùng với các chiến thuật chính trị thực tiễn khác của Trung Quốc đã gây ra sự gia tăng căng thẳng ở khu vực. Cách tiếp cận quyết đoán dựa trên sức mạnh của Trung Quốc nhằm áp đặt các yêu sách của mình trên Biển Đông đã dẫn đến việc Mỹ thay đổi quan tâm và lợi ích chiến lược đối với tranh chấp lãnh thổ này. Hệ lụy của chính sách Chính trị thực tiễn của Trung Quốc Là quốc gia yêu sách lớn nhất và mạnh nhất, Trung Quốc đang ở vị thế rất đặc thù, hoặc là trở thành người chơi quan trọng nhất trong việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, hoặc là trở ngại lớn nhất đối với việc giải quyết này. Tuy nhiên, bằng việc áp dụng chính sách chính trị thực tiễn, Trung Quốc đã biến Biển Đông thành khu vực bất ổn nguy hiểm nhất ở Đông Á và là nơi xung đột vũ trang có nguy cơ bùng phát cao. Yêu sách biển mở rộng của Trung Quốc dựa trên niên giám lịch sử chiếm khoảng 80% Biển Đông và theo hướng Nam tiến xuống các vùng biển ven đảo Natuna của Indonesia và Đông Malaysia. Yêu sách biển bành trướng này sẽ mang lại hệ luỵ trực tiếp đối với các quốc gia ven biển, đối với tự do hàng hải và đối với hoạt động hải quân. Nếu Trung Quốc có thể thực hiện được yêu sách đối với Biển Đông, điều này sẽ ngay lập tức biến Trung Quốc thành láng giềng của các quốc gia Indonesia, Malaysia, Philippin và Brunei. Kết quả là, các quốc gia Đông Nam Á này sẽ phải trở nên nhạy cảm đối với lợi ích địa chiến lược lâu dài của Trung Quốc muốn đẩy lực lượng của Mỹ ra khỏi biên giới biển của mình cũng như yêu sách quyền chủ quyền đối với toàn bộ vùng Biển Đông và Biển Hoa Đông trong quá trình thực thi chính sách đối ngoại của họ. Hơn nữa, các hạm đội thương mại và tàu cá của các quốc gia này cũng sẽ phải tuân thủ luật và quy định của Trung Quốc, cũng như bất kỳ hạn chế nào mà Trung Quốc mong muốn áp đặt trong tương lai. Cuối cùng, hải quân của các quốc gia ven biển này cũng sẽ bị tác động bởi yêu sách biển bành trướng của Trung Quốc do các tàu chiến của các quốc gia này khi đi qua Biển Đông sẽ phải đối mặt với những hạn chế rất chặt chẽ của Trung Quốc. Điều này là do chính sách hiện thời của Trung Quốc rằng tàu chiến của các quốc gia qua Biển Đông phải có được sự cho phép của Trung Quốc. Do đó, bình luận về yêu sách biển bành trướng của Trung Quốc dựa trên niên giám lịch sử, một nhà phân tích người Mỹ đã đưa ra một câu ví thú vị sau: Đối với các quốc gia ven Biển Đông, các yêu sách của Trung Quốc tương tự như việc một trong những người hàng xóm của bạn tuyên bố rằng toàn bộ con đường ở trước nhà bạn là tài sản riêng của anh ta. Hơn nữa, anh ta cũng tuyên bố rằng, vỉa hè, đường lái xe vào nhà bạn và cả sân trước nhà bạn cũng thuộc về anh ta… Nếu bạn hay các hàng xóm khác phản đối, anh ta chối bỏ hiệu lực danh nghĩa mà bạn có và từ chối việc ra tòa giải quyết. Trong việc theo đuổi yêu sách bành trướng của mình, các quan chức Trung Quốc khẳng định rằng bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến Biển Đông chỉ có thể được giải quyết song phương và không nên quốc tế hóa hay đa phương hóa. Điều này đã chia rẽ ASEAN khi Trung Quốc đề xuất nghiên cứu địa chấn chung ở các khu vực ở Biển Đông 75 TS. Renato Cruz De Castro với hai quốc gia thành viên ASEAN khác, các yêu sách pháp lý của tất cả các quốc gia Đông Nam Á bị giảm giá trị và chia rẽ tổ chức khu vực này. Hiện nay, Trung Quốc đang khéo léo sử dụng viện trợ kinh tế để thắt chặt và mở rộng hơn nữa quan hệ với các nước láng giềng Đông Nam Á. Bắc Kinh cũng đã thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, quân sự và chính trị ngay cả với các quốc gia ASEAN cũng như với tổ chức khu vực này. Sự mê hoặc khéo léo này của Trung Quốc đã gây ra 3 hệ quả trong ASEAN, làm sâu sắc hơn sự chia rẽ giữa các quốc gia thành viên và gây ra sự tê liệt nghiêm trọng đối với tổ chức khu vực này: a) Tạo ra một khuynh hướng giữa các quốc gia ASEAN (đặc biệt là các quốc gia có lợi ích từ thương mại và đầu tư của Trung Quốc) tăng cường hơn nữa khía cạnh hợp tác trong các mối quan hệ giữa hiệp hội với Trung Quốc, đồng thời làm giảm nhẹ bất đồng giữa họ; b) Tạo ra sự chia rẽ giữa các quốc gia có tranh chấp lãnh thổ trực tiếp (Việt Nam và Philippin), các quốc gia có tranh chấp gián tiếp (Brunei và Malaysia) và các quốc gia không có tranh chấp gì với Trung Quốc (Thái Lan, Indonesia, Campuchia, Lào, và Myanmar); và c) tận dụng sự chia rẽ này, Trung Quốc đã ngăn không cho ASEAN đưa ra một lập trường thống nhất tập thể đối với tranh chấp Biển Đông. Trung Quốc đã có được một số thành công trong việc chia rẽ ASEAN và Mỹ, ngăn chặn hai bên hình thành một mặt trận thống nhất chống lại tham vọng lãnh thổ của Bắc Kinh ở Biển Đông. Trung Quốc đã phản ứng tiêu cực đối với tuyên bố của Ngoại trưởng Clinton rằng Washington muốn đóng vai trò hỗ trợ các quốc gia trong việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ kéo dài giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng nhỏ hơn. Trung Quốc đang cảnh báo Mỹ không được can thiệp vào xung đột này lập luận rằng điều đó sẽ chỉ gia tăng căng thẳng khu vực. Bắc Kinh coi nỗ lực của Washington muốn đóng một vai trò hỗ trợ các bên giải quyết tranh chấp là hành vi kích động và làm nỗ lực của các quốc gia ASEAN yếu hơn (đặc biệt là Việt Nam và ở một mức độ nào đó là Philippin) nhằm quốc tế hóa và đa phương hóa tranh chấp này. Các quan chức ngoại giao Trung Quốc liên tục khẳng định rằng tranh chấp Biển Đông chỉ nên được giải quyết song phương giữa Trung Quốc và các quốc gia ASEAN yếu hơn – một thủ đoạn rõ ràng có lợi cho một quốc gia yêu sách mạnh hơn. Gần đây, Trung Quốc đã thành công trong việc tạo ra rạn nứt trong quan hệ giữa Mỹ và các quốc gia ASEAN nhỏ hơn. Vài ngày trước thềm hội nghị thường niên ARF 2011 ở Jakarta, Trung Quốc và ASEAN đã ký được thỏa thuận về bản hướng dẫn với ngôn từ rất mơ hồ nhằm mục đích thực hiện Tuyên bố về Ứng xử của các bên trên Biển Đông 2002. Các quan chức ASEAN cho biết các hướng dẫn này sử dụng cho các dự án chung mà hai bên sẽ theo đuổi ở Biển Đông. Các hướng dẫn này bao gồm các vấn đề đối phó với sự suy thoái về môi trường và môi trường biển, cứu trợ và cứu nạn trên biển, tội phạm xuyên quốc gia, hàng hải và đa dạng sinh học. Tuy nhiên, thỏa thuận này chỉ là một phần của DOC năm 2002 bởi lẽ nó không thể đứng một mình. Hơn nữa, thỏa thuận này không có bất kỳ điều khoản nào liên quan đến việc quản lý hay giải quyết tranh chấp như các quy định về sự tham gia sẽ điều chỉnh cách thức các tàu chiến của các quốc gia yêu sách nên hoạt động trên các vùng biển tranh chấp ở Trường Sa, và xa hơn là một thỏa thuận khung mang tính ngoại giao để có thể trực tiếp giải quyết tranh chấp lãnh thổ này. Rõ ràng rằng động cơ của Trung Quốc trong việc tiến đến những hướng dẫn này với ASEAN là do cái lợi 76 Tóm tắt về rủi ro của việc áp dụng chính trị thực tiễn trong giải quyết tranh chấp Biển Đông: Hệ lụy... trước mắt của việc xoa dịu các quốc gia thành viên của Hiệp hội từ đó các nước này sẽ loại bỏ vấn đề Biển Đông ra khỏi chương trình nghị sự của ARF trước khi Ngoại trưởng Clinton đến Bali, Indonesia. Điều này đã dẫn đến nước cờ ngoại giao đó là tạo ra sự rạn nứt giữa các quốc gia ASEAN và Mỹ, điều sẽ giúp ngăn chặn hai bên đạt được một tiếng nói chung chống lại kế hoạch đòi lại lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông. Một nhà báo người Australia đã thấy được âm mưu này khi ông cho rằng: Bắc Kinh hầu như chắc chắn đồng ý với bản hướng dẫn vì cái lợi trước mắt, bởi Trung Quốc muốn làm yên lòng ASEAN sau khi tàu của Trung Quốc liên tục có các hoạt động nguy hiểm và công khai rộng rãi trong vùng biển của Việt Nam và Philippin trong năm nay. Việc không đồng ý sẽ đặt Trung Quốc vào tình thế bất lợi về ngoại giao. Cũng có thể đoán được rằng Trung Quốc không muốn các thành viên ASEAN khuyến khích người Mỹ can thiệp thêm lần nữa. Mặc dù Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì tuyên bố rằng Trung Quốc sẵn sàng ký Bộ Quy tắc Ứng xử vào một thời điểm thích hợp, các quan chức Đông Nam Á vẫn nghi ngờ về điều đó. Đông Nam Á đơn giản không tin là Bắc Kinh đã có sự thay đổi về thực chất. Tuy nhiên, chiến thuật chính trị thực tiễn cứng rắn nhất và đáng báo động nhất của Trung Quốc đó là việc xây dựng hải quân ở Biển Đông. Bên cạnh việc Trung Quốc đạt được tàu ngầm và tàu khu trục mặt nước mới cũng như phát triển không lực trên biển, Hải quân Trung Quốc đã xây dựng một căn cứ ngầm rộng lớn ở đảo Hải Nam được xem là cảng nội địa giúp Hạm đội Nam Hải ở vị trí gần hơn với các vùng biển tranh chấp ở Biển Đông. Rõ ràng PLAN tin rằng việc phát triển sức mạnh hải quân sẽ thúc đẩy việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ với các quốc gia yêu sách nhỏ hơn theo cách của Trung Quốc, và buộc Hải quân Mỹ ra khỏi Biển Đông và các khu vực biển tranh chấp khác xung quanh Trung Quốc. Việc xây dựng hải quân này cùng với các chiến thuật chính trị thực tiễn khác của Trung Quốc đã gây thêm căng thẳng cho khu vực. Chính sách dựa trên sức mạnh ngày càng quyết đoán của Trung Quốc trong nỗ lực áp đặt yêu sách đối với Biển Đông đã thu hút sự chú ý và quan tâm mới của Mỹ đối với tranh chấp lãnh thổ này. Tiến đến một cân bằng quyền lực ở Châu Á? Trung Quốc hiện tự tin để trở thành người thay đổi luật chơi ở Đông Á. Các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc nhận thức được rằng đất nước họ đã trở thành cường quốc về thương mại và đầu tư trong một nền kinh tế toàn cầu vẫn đang quay cuồng do hệ quả của khủng hoảng tài chính năm 2008 ở Mỹ. Các quan chức này cũng nhận thức rõ rằng Trung Quốc là một người mua lớn đối với trái phiếu của Bộ Tài chính Mỹ và là người mua lớn đối với hàng hóa toàn cầu. Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc cũng lưu ý rằng bất chấp sự suy thoái của nền kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Trung Quốc vẫn đang phát triển nhanh, không chịu tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và vượt qua nền kinh tế Nhật Bản với tư cách là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Khi nền kinh tế phát triển, Quân đội giải phóng Nhân dân Trung Hoa cũng đang hiện đại hóa hải quân và không quân. Hiện tại, khả năng Trung Quốc 77 TS. Renato Cruz De Castro tiến hành các hoạt động tác chiến trên diện rộng, tinh vi, cường độ/công nghệ cao dọc phạm vi các vùng biển của Trung Quốc đã được cải thiện đáng kể trong những năm gần đây. Do đó, các nhà hoạch định chính sách cao cấp của Trung Quốc đã từ bỏ các chính sách ôn hoà và xoa dịu như trước đây và thay vào đó trở nên quyết đoán và mang tính dân tộc chủ nghĩa hơn khi tuyên bố vị thế đang nổi lên của Trung Quốc, sự suy giảm vai trò của Mỹ, và yêu sách “không thể tranh cãi” của họ đối với vùng Biển Đông và Biển Hoa Đông. Bất chấp việc châm ngòi cho căng thẳng khu vực do yêu sách công khai, bành trướng và quyết đoán đối với hơn 80% Biển Đông, các quan chức Trung Quốc vẫn tự cho mình là nạn nhân đang phản ứng và tự vệ khi phải đối mặt với sự lấn chiếm ngày càng tăng các vùng biển của Trung Quốc từ hai quốc gia nhỏ hơn là Việt Nam và Philippin—và trước cái mà Trung Quốc cho là sự can thiệp của Mỹ đối với các nỗ lực của Trung Quốc trong việc bảo vệ lợi ích cốt lõi của mình. Sức mạnh hải quân ngày càng tăng của Trung Quốc đã hỗ trợ cho yêu sách chính thức rằng Biển Đông là lãnh hải của Trung Quốc bởi các tàu khảo sát của Việt Nam và Philippin đã bị các tàu tuần tra của Trung Quốc đe dọa và tàu cá của hai nước này bị các lực lượng của Trung Quốc bắt giữ hay bị máy bay tuần tra của Trung Quốc tấn công. Các sự cố trên biển này đi theo một mô hình thực tiễn của Trung Quốc đó là việc sử dụng sức mạnh hải quân ưu việt hơn và ngoại giao cưỡng ép nhằm gây áp lực và buộc các quốc gia yêu sách khác tránh xa các vùng biển tranh chấp với Trung Quốc. Thực ra, sức mạnh, tuyên bố cũng như các hành động của Trung Quốc cho thấy Trung Quốc đã chiếm vị trí đứng đầu trong trật tự phức tạp ở khu vực và đạt tất cả các yêu cầu (sức mạnh kinh tế và quân sự, sức mạnh và ý chí ngoại giao để áp đảo các quốc gia bé hơn) của một cường quốc tự tin như truyền thống xưa nay và quyết tâm thay đổi trò chơi quyền lực ở Đông Á. Đối mặt với sức mạnh hải quân đang ngày càng gia tăng của Trung Quốc, các quốc gia ven biển, ở cả Đông Bắc và Đông Nam Á đều nhận thức được rằng Trung Quốc có thể lấy một số đảo đang tranh chấp ở Biển Đông và Biển Hoa Đông do nguồn dự trữ năng lượng tiềm năng của các đảo này và vai trò quan trọng của chúng với tư cách là các tuyến đường giao thông biển (SLOCs). Tháng 6/2011, Việt Nam, Philippin và Nhật Bản đã thể hiện quan ngại hay đã đưa ra các phản đối chính thức đối với các hoạt động trên biển của Trung Quốc ở các vùng biển tranh chấp ở Biển Đông. Rất nhiều nhà phân tích và quan sát đồng tình rằng Trung Quốc đã tạo ra các căng thẳng nghiêm trọng ở khu vực và đã đặt chính mình vào thế xung đột trực tiếp với các quốc gia yêu sách khác. Như một nhà phân tích lưu ý: Áp đặt chủ quyền của Trung Quốc đối với các vùng tranh chấp – khắp nơi từ Tây Tạng đến Đài Loan cho đến Biển Đông – từ lâu đã trở thành vấn đề nghị sự hàng đầu của các nhà dân tộc chủ nghĩa Trung Quốc, một nỗi ám ảnh làm phức tạp tất cả các mối quan ngại khác. Nhưng điều này làm phức tạp thêm nỗ lực của Trung Quốc nhằm chứng minh sự trỗi dậy của mình như một điều may mắn cho cả khu vực và tạo ra sự chia rẽ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng. Bất chấp sự quan ngại đang ngày càng gia tăng đối với sự quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông, các quốc gia này cũng không thể hy vọng cân bằng sức mạnh quân 78 Tóm tắt về rủi ro của việc áp dụng chính trị thực tiễn trong giải quyết tranh chấp Biển Đông: Hệ lụy... sự với Trung Quốc. Họ có thể thỉnh thoảng triển khai tàu hay máy bay đến các vùng biển tranh chấp một cách riêng lẻ. Tuy nhiên, các quốc gia bé nhỏ này ở Đông Nam Á không thể dễ dàng vượt qua sức mạnh quân sự đang ngày càng gia tăng của Trung Quốc ngay cả nếu các nước này kết hợp nhân lực, thiết bị và cả chi tiêu quốc phòng. Điều này còn phức tạp hơn khi các quốc gia bé nhỏ này ít quan tâm đến việc tập trung các nguồn lực và tạo nên một sức mạnh phòng vệ tập thể có thể đối phó với Trung Quốc. Điều này xuất phát từ các mối quan hệ kinh tế và chính trị mà các nước này có với Trung Quốc và vì họ không muốn gây ảnh hưởng đến lợi ích thu được và đối đầu trực tiếp với Trung Quốc bằng việc xây dựng quân đội hay hình thành một liên minh an ninh khu vực trực tiếp chống lại cường quốc đang lên ở khu vực. Điều tốt nhất mà các quốc gia này có thể hy vọng đó là Mỹ đóng vai trò là một quốc gia cân bằng ngoài khu vực ở Đông Á. Do đó, trong bối cảnh chủ nghĩa dân tộc sục sôi ở Trung Quốc và các hành vi đơn phương ở Biển Đông, một số quốc gia ở Đông Nam Á, cùng với Hàn Quốc và Nhật Bản, đang ngả dần về phía Mỹ do các nhu cầu an ninh của họ. Thay vì kéo Trung Quốc vào chạy đua vũ trang, các quốc gia nhỏ ở Đông Nam Á thiên về việc cân bằng quyền lực ở khu vực nơi mà các nước này bảo đảm rằng Mỹ tiếp tục là một cường quốc Thái Bình Dương và đóng vai trò trọng yếu trên con đường cân bằng khu vực tiến vào thế kỷ 21. Trong viễn cảnh đó, các quốc gia Đông Nam Á sẽ xem sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Đông Á là nhân tố quyết định, có thể là quan trọng nhất không chỉ đảm bảo các tuyến đường giao thông và thương mại mà còn nhằm cân bằng lại sự bành trướng của hải quân và sự quyết đoán của Trung Quốc. Về phần mình, Mỹ cũng có lợi ích trong việc ủng hộ các quốc gia này ở trò chơi cân bằng trong bối cảnh các nỗ lực của Trung Quốc nhằm thay đổi các quy chuẩn quốc tế liên quan đến tự do hàng hải vì mục đích quân sự và nhằm quay trở lại sự cân bằng của các quốc gia ven biển, và các quyền quốc tế của các quốc gia ven biển như đã được thương lượng trong quá trình hình thành UNCLOS. Đề xuất một viễn cảnh cân bằng quyền lực ở Đông Á, Học viện Lowy có trụ sở ở Australia cho rằng: Cân bằng quyền lực có thể mang lại lợi ích cho Washington thông qua việc cho phép khéo léo sử dụng sức mạnh quốc gia của Mỹ và tập trung các nguồn lực đang ngày càng hạn hẹp vào nơi có thể sử dụng hiệu quả nhất... Trong một chiến trường mà biển đang chiếm ưu thế, Mỹ có thể tiếp tục sử dụng sức mạnh biển của mình, dựa vào khả năng trinh sát và tấn công tầm xa nhằm duy trì quân đội trên diện rộng và mở rộng hơn nữa sức mạnh nếu cân bằng khu vực rơi vào trạng thái mất ổn định. Trong phân tích cuối cùng, điều nguy hiểm không phải là sự kiểm soát của Trung Quốc đối với các vùng biển rộng lớn kết nối Đông Á với Trung Đông và Châu Âu, và được coi là các tuyến đường biển tấp nập nhất trên thế giới. Điều thực sự nguy hiểm đó là tương lai của Đông Á. Việc Trung Quốc khẳng định yêu sách biển của mình sử dụng các chiến thuật chính trị thực tiễn sẽ biến khu vực Đông Á thành một vũ đài địa chính trị nơi sự cân bằng quyền lực sẽ là tên gọi của trò chơi. Do đó, điều này sẽ minh chứng cho dự đoán của Giáo sư Aaron L. Freidberg năm 1993-94 “rằng quá khứ của Châu Âu có thể là tương lai của Châu Á.” Mô tả viễn cảnh có thể xảy ra này đối với Đông Á, Viện Lowy dự đoán: 79 """