"
Trang Phục Truyền Thống Của Các Dân Tộc Việt Nam
🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Trang Phục Truyền Thống Của Các Dân Tộc Việt Nam
Ebooks
Nhóm Zalo
TRANG PtílỊE TRUYỀN TtíỐNE CỦA CÁC DÁN TỘC VIỆT NAM
Bi6n mục trSn xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt Nam Đăng Trường
Trang phục truyền thống của các dân tộc Việt Nam / B.S.: Đăng Trường, Hoài Thu. - H. : Văn hoá Thông tin, 2013. - 312tr. : ảnh ; 21cm
1. Trang phục truyền thống 2. Dân tộc 3. Việt Nam
391.009597 - dc14
ŨJ VTK0024P-CIP
Nhừng thư viện mua sách của Nhà sách Thăng Long được biên mục chuẩn Marc 21 miễn phí.
'^Dừ liệu được Nhà sách Thăng Long chép vào đĩa mềm, hoặc gửi emaỉl đến thư viện, hoặc dovvnload từ trang web:thanglong.com.vn
ĐĂNG TRƯỜNG - HOÀI THU
CỦA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA - THÔNG TIN
bẽl N0I ĐẦU
Việt Nam nồm trong vùng Đông Nam Á, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm - gió mùa, lại chạy dài suốt từ Bắc tới Nam, địa hình đa dạng gồm núi, biển, đòng bằng, vì thế ảnh hưởng của địa lý, của khí hậu khiến trang phục của các nhóm tộc người ở Việt Nam rất đa dạng, phong phú.
Qua trang phục truyền thống của các nhóm dân tộc ở Việt Nam, có thể thấy được những biểu hiện quan trọng của văn hóa gắn với điều kiện tự nhiên, xã hội, lịch sử, môi trường, phong tục, tập quán, trình độ nghệ thuật và thị hiếu thẩm mỹ. Vi thế, tìm hiểu trang phục truyền thống của các dân tộc là một vấn đề rất cân thiết, giúp ích cho việc nghiên cứu văn hóa, đồng thời giúp cho sự hiểu biết lẫn nhau giữa các cộng đòng trên đất Việt Nam.
Trang phục truyền thống của mỗi dân tộc (tộc người) ở Việt Nam đều có những nét đặc trưng riêng do hoàn cảnh, điều kiện sống lâu đời quy định. Tuy nhiên, những trang phục của các nhóm tộc người này lại có nhiều điểm chung, thể hiện ở chỗ, trang phục truyền thống của họ mang tính thực tiễn cao, chú ý tới giá trị sử dụng sao cho thích hợp với
môi trường, với điều kiện tự nhiên, gắn với kỹ thuật thủ công truyền thống, sự cần cù, óc sáng tạo, sự khéo léo và trong quá trình phát triền, chúng không tồn tại hiệt lập mà tiếp xúc, đan xen với nhau, tiếp thu những nét tinh túy nhưng vẫn bảo lưu truyền thống. Ngoài ra, trang phục truyền thống của các nhóm dân tộc luôn nối bật ở sắc màu sặc sỡ, kết hợp nhiều gam màu mạnh, nóng, tạo nên sự thú vị và bất ngờ của văn hóa Việt Nam.
Trong cuốn sách này, chúng tôi chỉ tuyển chọn giới thiệu trang phục của 46 tộc người trong cộng đòng các dân tộc Việt Nam, bởi chúng mang những yếu tố đặc trưng và bản sắc riêng độc đáo nên không bị lẫn với trang phục của các tộc người khác. Hy vọng cuốn sách sê giúp độc giả, trong một mức độ nào dó, hiểu thêm về sự đa dạng của văn hóa truyền thống Việt Nam.
NHÓM BIÊN SOẠN
m m MÈN - K-HŨME
1. TRANG PHỤC CỦA NGƯỜI BA NA
o Vài nét v'ê trang phục
Trang phục Ba Na là trang phục độc đáo về họa tiết, ấn tượng về màu sắc và tạo sự ngạc nhiên qua ý nghĩa của từng đường nét.
Từ thuở xưa, người Ba Na đã biết trồng bông và dệt những tấm vải với hoa văn thổ cẩm bền đẹp. Bông sau khi thu hoạch được đem về phơi nắng khoảng 3 ngày rồi đem vào quay cho sợi bông tơi ra, khi ấy sợi bông sẽ mềm hơn. Đặc biệt, những người phụ nữ Ba Na lấy sáp ong để bôi trơn và tạo độ bền chắc cho sợ vải, khiến những bộ trang phục sau khi dệt có màu sắc và mùi hương rất đặc trưng.
Họa tiết trên vải của người Ba Na khác biệt và độc đáo so với các dân tộc khác, nhưng mẫu hoa văn được sử dụng lại rất đơn giản, hầu hết là những hình khối đối xứng, mang tính biểu tượng cao. Các họa tiết đối xứng này phản ánh quan niệm về vũ trụ, trời - đất, âm - dương và thiên nhiên. Hoa văn thổ cẩm trên vải của người Ba Na còn phản ánh nét văn hóa truyền thống và đời sống sinh hoạt hàng
ngày. Mỗi tấm vải là một bức tranh thiên nhiên thu nhỏ từ những nét cách điệu hình học đến cách chọn và phối màu. Các họa tiết chủ yếu chạy dọc theo tấm vải. Điểm nhấn cho bộ trang phục chính là các đường kẻ sọc. Những đường sọc ngang đỏ, trắng ở gấu áo của nam giới thể hiện sự mạnh mẽ của người đàn ông. Những sọc ở khuỷu tay, cổ, ngang ngực, gấu áo, sọc trên váy và gấu váy thể hiện sự nhẹ nhàng, duyên dáng của người phụ nữ.
Kỹ thuật nhuộm được người Ba Na rất chú trọng. Màu nhuộm được chiết ra từ các loại cây rưng. Mỗi màu sắc đều có một ý nghĩa, một tiếng nói riêng.
Màu đen được nhuộm bằng lá cây chàm, cây mô, thường dùng làm màu nền của tấm vải, biểu hiện cho đất đai, cho sự nảy mầm của cây cối, độ che phủ của rừng mà suốt cả cuộc đời con người phải gắn chặt với nó, kể cả khi họ trút hơi thở cuối cùng. Với sắc đen là màu chủ đạo, trang phục của người Ba Na gây ấn tượng mạnh mẽ về phong cách.
Màu đỏ nhuộm bằng nhựa cây kxang, kơ bai, biểu hiện cho màu của lửa, của máu, tượng trưng cho sức sống, sự khát vọng và niềm đam mê.
Màu vàng biểu hiện cho ánh sáng mặt trời, sự kết hợp hài hòa giữa con người và tự nhiên, được nhuộm bằng củ nghệ hay màu của cây kmếch.
Màu xanh biểu hiện cho màu da trời, màu của cây lá được nhuộm bằng nhựa cây truông nhây, cây kpai... Khung dệt của người Ba Na là loại thủ công đơn giản. Tuy vậy, nhưng qua sự khéo léo của các cô gái miền sơn
cước, tấm vải được dệt xong trông thật đẹp mắt vì các hoa văn rõ nét nổi bật trên nền vải với những sợi dọc sợi ngang đan vào nhau thật sắc sảo. Trong quá trình dệt, bắt hoa văn là khó nhất, phải làm rất tỉ mỉ và khéo léo. Hoa văn trên một bộ váy áo làm nhanh nhất cũng phải mất một tuần. Vào ngày lễ hội truyền thống của làng, cô gái nào có bộ váy áo đẹp sặc sỡ sẽ được đánh giá là người chăm chỉ, giỏi giang.
Đặc biệt, với người Ba Na, phụ kiện là một phần không thể thiếu, nhằm tô điểm cho các bộ trang phục và có vai trò trừ tà ma. Các phụ kiện gồm hoa tai, lược cài tóc, nhẫn đeo ở hai, ba ngón tay... Tục lệ đeo nhẫn bắt nguồn từ quan niệm: mỗi ngón tay đều mang một sức mạnh. Ví như ngón cái tượng trưng cho cha, ngón giữa tượng trưng cho sức mạnh, quyền lực, ngón đeo nhẫn tượng trưng cho sức mạnh của tình yêu. Đặc biệt, đeo nhiều nhẫn ở các ngón tay chính là thể hiện sức mạnh tối cao.
Trải qua thời gian, nghệ thuật trang trí của người Ba Na vẫn được giữ gìn và phát huy, góp phần tạo nên một bản sắc văn hóa đặc thù. Ngày nay, đến với buôn làng của người Ba Na, có thể thấy nghệ thuật trang trí thể hiện rất rõ nét qua trang phục, đồ đan. Đáng chú ý là các sản phẩm thổ cẩm đã trở thành hàng hóa thời mở cửa và được nhiều người ưa thích.
ô Trang phục phụ nữ Ba Na
Phụ nữ thường mặc áo bố cục dải băng theo chiều ngang thân người, giữa thân áo trang trí một đường viền màu đỏ, dưới gấu váy là đường kẻ màu trắng. Diện tích hoa văn đôi khi có thể chiếm đến hơn một nửa diện tích áo, hai
Thieu nữ Ba Na trong trang phục ngày thường
10
ống tay đều trang trí hoa văn. Người Ba Na dùng ba màu chủ đạo' là đỏ, trắng và đen cho hầu hết các trang phục. Áo của phụ nũ' chủ yếu là loại chui đầu, ngắn thân, cộc tay hoặc dài tay. Váy là loại váy hớ, ngắn ngang bắp chân.
Phụ nữ Ba Na thường ngày ưa đê tóc ngang vai, còn khi búi họ cài lưọ'c hoặc cắm lông chim. Một sổ nơi phụ nữ dùng trâm cài đầu bằng đồng hoặc thiếc. Tuy nhiên, cách để tóc này không phổ biến ờ tất cả các nhóm Ba Na. Có nhóm không búi, không chít khăn mà chỉ quấn bằng dây vải hay vòng cườm, chẳng hạn như nhóm ử An Khê (Sông Bé), Mang Giang hoặc một số nơi khác thường chít khăn trùm kín đàu hoặc khăn chàm quấn gọn trên đầu.
Xưa kia, trong sinh hoạt hàng ngày, phụ nữ đội nón hình vuông iioặc tròn trên có xoa sáp ong để khỏi ngấm nước mưa, đôi khi cùn có áo tơi vừa mặc vừa che đầu. Họ thường đeo chuỗi hạt cưừm ở c6, vòng tay bằng đồng xoắn ốc dài đến tận khuỷu (theo kiêu hình nón cụt). Nhẫn được dùng phổ biến và thường được đeo ở hai, ba ngón tay. Tục "xả tai" vừa mang ý nghĩa trang sức vừa mang ý nghĩa tín ngưỡng. Hoa tai có thể là kim loại, có thể là tre, gỗ. Tục cà răng mang quan niệm triết lý của cộng đồng hơn là trang sức. Đặc biệt, các thiếu nữ Ba Na còn có khăn đội đầu để làm duyên. Chiếc khăn có những hàng cúc trắng, chuỗi cườm, cúc bạc lung linh thể hiện tình yêu thủy chung và niềm ước mơ hạnh phúc.
Phụ nữ Ba Na ngoài những bộ áo, váy mặc hàng ngày còn có bộ trang phục sặc sỡ hơn, chuyên dùng trong những dịp cưới hỏi, lễ hội. Đặc biệt, trong những dịp này, ngoài mặc váy, áo mới, họ còn buộc dây cuốn đầu, thiếu nữ chưa
chồng thường khoác tấm choàng (khan vay) được làm bằng vải sợi bông màu đen, dài l,96m - rộng l,19m, trên đó dệt hoa văn bằng sợi màu đỏ, xanh, vàng hình mắt võng.
Dây cuốn đầu được dệt bằng sợi bông có trang trí hoa văn, dài 75cm - 80cm, rộng 4cm, hai đầu có những tua chỉ. Hai đầu của dải dây này dệt bằng sợi màu đen, khoảng giữa dệt sợi màu đỏ, vàng và tím tạo hoa văn hình quả trám trong có dấu nhân. Chính giữa, người ta dệt trang trí một đường chỉ màu xanh nhỏ chạy suốt chiều dài của dây. Dải dây này chỉ dùng trong những dịp cưới hỏi, lễ hội, ngày thường ít khi sử dụng.
Đồ trang sức của phụ nữ Ba Na thường là chuỗi cườm xanh, đỏ, tím đeo cổ, vòng đeo tay bằng đồng, nhôm, bạc. Vòng của người Ba Na phần lớn được làm bằng chất liệu đồng. Vòng có đường kính khoảng 7cm, thiết diện tròn trung bình 0,8cm, hai đầu không ráp mối mà để hở, thuận tiện khi đeo.
Ngoài các chuỗi cườm đeo cổ, đeo thắt lưng hoặc dọc theo 2 rìa mép váy, người ta còn gắn thêm một số lục lạc nhỏ, khi đánh trống, chiêng, múa tập thể, lục lạc tạo nên những âm thanh vui nhộn làm cho không khí lễ hội càng sôi động. Lục lạc là nhạc cụ rung lắc, đồng thời là vật trang điểm trong lễ hội của người Ba Na, là một dây dài từ 75 đến llScm , tuỳ từng loại được gắn trên một sợi da trâu với rất nhiều quả chuông bằng đồng sát nhau, bên trong có hạt cứng khi lắc phát ra âm thanh. Hai đầu dây được nối với nhau bằng khoá. Ngày lễ hội, người Ba Na đeo lục lạc bên hông để biểu diễn, tạo âm thanh. Lục lạc được dùng cho cả trang phục của nam và nữ.
© Trang phục nam giới Ba Na
Trang phục thường ngày của nam giới Ba Na gồm áo và khố. Áo (ao krõng) được may bằng vải màu xanh chàm, kiểu chui đầu (pon cho), thân áo rộng thoải mái, cổ áo (cho quây ao) được tạo bằng cách rạch một đoạn đủ chui đầu rồi khâu viền bằng vải màu đỏ. Thân trước áo trang trí 3 bông hoa và các đường chỉ đỏ, trắng chạy dọc theo thân áo ở cả đằng trước và đằng sau, kết hợp các màu đỏ và trắng xen kẽ.
Vạt áo trước còn được trang trí bằng những đường chỉ típ hình sóng nước. Gấu áo viền một nẹp vải đỏ. Vạt áo trang trí hình mắt võng nối tiếp nhau, trên cùng là nhành hoa, nhành giữa có 5 bông, một bông màu đỏ và 4 bông màu vàng, hai nhành hai bên cũng có một bông màu đỏ ở trên và mỗi bên có một bông màu vàng. Nhành hoa màu xanh kế tiếp là những cây lúa, tất cả đều nổi bật trên nền áo màu xanh chàm.
Khố của đàn ông thường quấn quanh bụng để che phần dưới cơ thể, hai đầu khố buông dài cả phía trước và phía sau. Đầu khố (cơpân) có tua (prai), để nguyên những sợi chỉ thả dài ra để trang trí. Giáp với lớp tua trang trí là một hàng cây màu trắng [một loại cây nhỏ, thân cứng có lỗ ở giữa), tiếp theo là một đoạn vải được dệt hai lần ép vào nhau theo chiều ngang của tấm khố (vây), trên phần vải này thêu các hoa văn hình móc, hình tam giác, hình chữ thập, hình thoi. Hai bên rìa theo chiều dài khố dệt xen kẽ 4 đường chỉ đen, đỏ, trắng, vàng chạy song song với nhau.
Trang phục nam giới mặc trong các lễ hội thường là trang phục mới, gồm áo và khố trang trí hoa văn đẹp. Nam giới thường búi tóc giữa đỉnh đầu, trên cắm một chiếc lông
13
chim [trong lễ bỏ mả) hoặc đê tóc xõa. Nếu dùng khăn thì buộc theo kiểu "đầu rìu". Dây vải đôi khi được dùng để buộc trên đẳu và đây cũng được xem là khăn của nam giới. Khăn buộc đầu (kơn) rộng khoáng 3cm, dài Im, được buộc qua trán, thắt nút ở phía sau, hai đầu khăn buông xuống vai.
Áo (ao, hơ p'ruông) được may bằng vải nền màu đen hoặc xanh chàm, kiểu chui đầu (pon cho), cổ xẻ, cộc tay. Thân áo trang trí sọc đỏ chạy ngang và sọc trắng chạy dọc theo thân và gấu áo. Nếu trời lạnh, họ sẽ khoác thêm tấm choàng rộng khoảng 0,8m, dài từ 3 - 4m bên ngoài.
Khố (h 'đông, k'pena) làm bằng vải sợi bông màu đen hoặc màu chàm, rộng khoảng 25 - 30cm, dài trên 4m. Dọc theo thân và 2 đuôi khố là những dải hoa văn bằng chỉ màu đỏ, trắng hoặc hạt cườm trang trí thành những băng ngang. Khi mặc, khố được quấn theo kiểu chữ T, cuốn ngang dưới bụng, luồn qua háng để che một phần mông. Hai đầu đuôi khố buông dài trước và sau.
Đồ trang sức của nam giới thường dùng là vòng đeo tay bằng đồng.
Đàn ông và phụ nữ Ba Na thường đeo một hay nhiều chiếc vòng nhằm cầu mong sự may mắn. Vòng còn được coi là kỷ vật của tình yêu đôi lứa hay đánh dấu nghi lễ trưởng thành của con người.
2. TRANG PHỤC CỦA NGƯỜI BRU - VÂN KÍÊU
Vài nét về trang phục
Người Bru - Vân Kiều phần lớn sinh sống tại miền tây 14
tỉnh Quảng Trị. Do ít có điều kiện quan hệ và giao lưu vời các dân tộc khác nên trang phục của họ còn nguyên sơ, đơn giản với một số nét riêng khá độc đáo.
Người Vân Kiều thường chọn sợi bông, sợi lanh, sợi gai... đê dệt vải, nhuộm bằng màu tự nhiên. Giống nhiều dân tộc vùng Trường Sơn - Tây Nguyên, thổ cẩm của người Vân Kiều có hai màu chủ đạo: đen và đỏ. Màu đen tượng trưng cho đất đai và sự sống. Màu đỏ là biểu tượng cho sức mạnh của con người. Hai sắc màu ấy được bố trí hợp lý trên tấm thổ cẩm, thể hiện rõ quan niệm về sức mạnh con người trong mối tương quan với thiên nhiên, vũ trụ.
Nói đến trang phục Bru - Vân Kiều, cần nhắc đến một số trang phục đặc biệt như Xân, áo Ada, khăn Đam. Người Bru - Vân Kiều sử dụng Xân, Ada, khăn Đam trong ngày lễ tết, ma chay, cưới hỏi và trong cả đời sống sinh hoạt hằng ngày.
Khăn Đam là trang phục truyền thống của tộc người này, được quấn thành nhiều vòng trên đầu rồi thả sau gáy. Khăn được dệt bằng vải có dải ngang, hai đầu có xúc tua, dài khoảng gần 1 mét, thường có màu sắc sặc sỡ.
Từ xưa, trước khi có vải dệt bằng sợi bông, người Bru - Vân Kiều đã biết dùng vỏ cây sui (a mừng) làm vải mặc. Đây là loại cây mọc trong rừng, ven suối, thân gỗ tương đối thẳng, vỏ mốc trắng có hai lớp, lớp ngoài cứng dày khoảng 0,3cm, lớp trong dày khoảng 6cm, có nhiều sợi xơ nhỏ đan nhau, tạo thành một màng sợi dày, liên kết ngang, dọc khá bền. Người Bru - Vân Kiều tách lấy vỏ cây khi còn tươi, sau đó trải xuống đập mạnh, đều và nhiều lần, lớp vỏ cứng sẽ bong ra để lại lớp màng sợi dày và xốp, họ dùng để may trang phục. Trong điều kiện khí hậu giá lạnh của rừng núi,
trang phục bằng loại vỏ cây này giúp họ chống rét trong mùa đông, chống côn trùng cắn vào mùa hè... Vải vỏ cây sui cũng dễ giặt, nhanh sạch, mau khô. Loại trang phục này có đặc điểm giống nhau, cấu tạo gồm 3 thân: hai thân trước nối với thân sau qua cầu vai, thân sau gồm hai mảnh, cổ tròn, không cài nút, tay ngắn.
Ngoài ra, trang phục đàn ông còn được làm từ vỏ cây pi, một loại cây thân mộc, có lớp vỏ dày từ 4-5cm. Do mủ của cây rất độc nên người Bru - Vân Kiều thường lấy về tẩm vào cung tên để săn thú rừng. Loại cây này rất hiếm, có khi cả một khu rừng rộng chỉ có một cây, do vậy trang phục may từ cây pi rất ít.
Các công đoạn lấy vỏ cây pi khá phức tạp, do vỏ cây chắc và khó bóc tách. Đê không tốn thời gian trong quá trình lấy vỏ, họ dự tính trước chiều dài của chiếc áo định may, sau đó đo ngay trên thân cây để tính khổ vỏ cây [chiều dài gấp đôi áo định may]. Sau đó, họ đánh dấu và lấy rìu chặt khoanh tròn quanh thân cây. Thông thường, họ sẽ chặt từ gốc lên trên. Chặt xong, họ phải bắc giàn để đứng rồi dùng gậy gỗ đập mạnh cho đến khi nào vỏ cây dập nát, bong ra thì tháo mang về.
Có vỏ cây rồi, trước tiên phải khử tính độc rồi mới làm được các công đoạn tiếp theo. Họ đun sôi một nồi nước gồm các loại lá sả, lá mía, củ gừng giã nhỏ, sau đó bỏ vỏ cây vào nồi nước ngâm trong 10 ngày. Tiếp đó, đem vỏ cây ra phơi nắng, phơi sương trong 1 tuần. Hoàn tất các công đoạn đó, vỏ cây vẫn chưa được dùng để khâu áo ngay. Họ chỉ được khâu áo vào ngày 14 âm lịch, để tránh cho người khâu lẫn người mặc khỏi bị nhiễm độc và thần cây pi quở
trách. Thời gian khâu áo cũng rất ngắn, bắt đâu từ 6 giờ sáng và phải làm xong trong ngày. Chỉ khâu được làm từ sợi mây vót. Khâu xong 3 ngày sau mới được mặc.
Áo, khố vỏ cây thường được mặc khi đi săn trong rừng, phát nương làm rẫy chứ không dùng đê mặc thường ngày và trong lễ hội.
ô Trang phục phụ nữ Bru - Vân Kiều
Trước đây, phụ nữ B'ru - Vân Kiều thường ở trần, mặc váy. Có nhóm mặc áo chui đầu, không tay, cổ khoét hình tròn hoặc vuông. Có nhóm đội khăn vải quấn thành nhiều vòng trên đầu rồi thả sau gáy, cổ đeo hạt cườm, mặc áo cánh xẻ ngực, dài tay màu chàm, cổ và hai nẹp trước áo đính các đồng bạc nhỏ màu sáng, nổi bật trên nền chàm đen. Theo tục lệ, các cô gái búi tóc v'ê bên trái, sau khi lấy chồng búi tóc trên đỉnh đâu. Sau này họ đội khăn vuông trắng, hai đầu khăn thít lại, có nhóm hai đầu khăn vểnh lên như hai cái tai (nhóm Khua).
Nhìn chung, một bộ trang phục đầy đủ của phụ nữ Bru - Vân Kiều gồm: khăn, áo, váy, thắt lưng.
Khăn (ta loong) làm bằng vải sợi bông dệt hoa văn ca rô nhiều màu trắng, đen đỏ; kích thước trung bình dài lóOcm, rộng 46cm.
Áo: Có nhiều loại tên khác nhau căn cứ trên hoa văn của áo: a dở chò he ta pang, a dở chò he khép, a dở sa mun, a do xu he...
Áo a do xu he làm từ vải sợi bông nhuộm chàm màu xanh đen, dài 88cm, rộng 54cm. Áo tương tự áo bà ba nhưng không xẻ tà, thân trước và thân sau nối với nhau
17
bằng đường móc chỉ màu. Cổ áo (ta coong a do) may dựng, cao khoảng 3cm. Gấu áo trang trí nhiều loại hoa văn hình tam giác, cây lá, xương cá, hoa văn gạch (póc) vuông (salăm), hoa văn trắng (cìoóc). Tay áo (atyado) thường dài 40cm, rộng 18cm, cổ tay trang trí một dải hoa văn rộng 7cm, mô tip chủ yếu là hoa văn hình xương cá, sóng nước, cây lá... những người có điều kiện kinh tế khá giả còn đính kim loại bạc tròn ở mép cổ và hai bên nẹp áo.
Áo a dở là loại mặc thường ngày, được may bằng vải
sợi bông nhuộm màu, cắt khâu bằng tay theo kiểu a dâ chò he ta pang, dài 59cm, rộng 40cm, tay dài 39cm. cổ áo (ta coong) và nẹp áo (lạp a dở) được táp thêm dải hoa văn bên ngoài. Ống tay áo được khâu nối ở nách áo (ta păng). Chỗ nối giữa thân áo và ống tay được khâu theo hình xương rắn (sa). Hai vạt áo phía trước (ga mặt) trang trí mô típ hoa văn quả trám to bên ngoài, bên trong là hoa văn ngôi sao tám cánh. Vạt áo phía sau (ga cloong) trang trí mô típ hoa văn hình quả trám đóng khung, bên trong là hoa văn hình chữ s hay móc câu và biểu tượng cây nun (xa nun). Giữa thân áo trước và thân áo sau là đường khâu nối bằng chỉ màu đỏ và xanh lá cây theo hình xương cá chạy suốt từ nách áo đến chỗ xẻ tà.
Váy của phụ nữ Bru - Vân Kiều có nhiều loại với những tên gọi khác nhau như: Sâu tà mục, sâu tơ gua, kờ loóc, sâu tà cỏ. Tương tự như tên gọi của áo, tên gọi từng loại váy căn cứ chủ yếu vào số lượng và hình dáng hoa văn trang trí.
Váy Sâu tà mục được may bằng vải sợi bông nhuộm chàm, dạng hình ống trên dưới bằng nhau. Váy dài 84cm,
rộng 62cm, cạp cao 12cm. Phần thân váy (thiu] người ta dùng 5 loại chỉ màu trắng, đỏ nâu, vàng, xanh lá cây, đỏ tươi dệt tạo thành dải hoa văn ngang. Các hoa văn này đêu có mô típ giống nhau, đó là mô típ hoa văn quả trám (drăng) trong là hình vuông nhỏ,
Váy sâu tơ qua được làm bằng vải sợi bông, cắt may theo kiểu ống trụ, dài 80,3cm, rộng 67cm. Cạp váy bằng vải bông, màu trắng, cao 9cm. Thân váy có 4 mảng hoa văn giống nhau, mỗi mảng hoa văn lại có 5 dải hoa văn nằm ngang với 5 màu khác nhau. Song ở đây, các mô típ hoa văn đều cùng là mố típ hình quả trám, bên trong quả trám là nốt chân chó. Kiểu trang trí này gọi là tơ qua.
Váy kờ loóc là loại váy bằng vải sợi bông, có hình ống trên dưới bằng nhau. Váy dài 88cm, rộng 76cm, cạp cao 12cm bằng vải trắng. Thân váy có 3 mảng hoa văn, mỗi mảng có 5 màu khác nhau (trắng, cam, xanh lá cây, vàng cam, đỏ tươi). Hoa văn trang trí theo mô típ hình răng cưa (ca rọ).
Váy sâu tà cỏ là loại váy rộng 90cm, dài 140cm. Cạp váy màu trắng, cao 15cm; thân váy là một mảng hoa văn trang trí dày đặc, bao gồm các ô trám (aráchỳvằ sóng nước xen lẫn các sọc màu đỏ.
Thắt lưng của phụ nữ Bru - Vân kiều được làm bằng thép mạ, dài 96cm, gồm nhiều mắt xích nối với nhau. Loại thắt lưng này mới du nhập từ nước Lào sang và được chị em Bru - Vân Kiều rẩt ưa chuộng.
Vòng cổ truyền thống là một chuỗi hạt dài 70cm làm bằng 11 hạt mã não hình quả trám màu mận chín xen lẫn các hạt cườm nhỏ màu trắng.
Vòng đeo tay (coong) là một trong những đồ trang sức không thể thiếu của phụ nữ Bru - Vân Kiều. Họ đeo vòng tay hàng ngày, đi ngủ cũng không tháo ra. Đặc biệt, vòng tay còn được dùng làm của hồi môn về nhà chồng. Những vòng tay dùng trong nghi lễ thường được đúc bằng bạc,
20
gần đây bằng nhôm. Vòng của người Bru - Vân Kiều hình tròn không khít để tiện trong việc đeo vào, tháo ra. Chuỗi cườm (chúc) là một trong những đồ trang sức truyền thống của phụ nữ Bru - Vân Kiều, gồm 20 hạt hình quả trám màu hồng sẫm. Người giàu có thể đeo vài ba chuỗi cườm, người nghèo thì một chuỗi. Chuỗi cườm còn là đồ sính lễ trong ngày cưới của các cô gái Bru - Vân Kiểu do chú rể tự tay đeo vào cổ cô dâu.
o Trang phục nam giới Bru - Vân Kiều
Trang phục nam giới không có gì đặc biệt. Nam để tóc dài, búi tóc, ở trần, đóng khố và quấn khăn. Trong vài chục năm gần đây, họ mặc quần áo như người Kinh.
Khố: được may bằng một tấm vải khổ rộng 40cm, trên trang trí nhiều hoa văn Theo chiều dọc của khố, người ta dệt 3 dải hoa văn bằng chỉ khác màu như đỏ, trắng, vàng...; các mô típ hoa văn hình thoi kép chạy liên tiếp ở giữa, hình chân chim, mũi lao... Hai đầu khố có ba dải hoa văn ngang và tua rua ngắn để tiện trong sinh hoạt thường ngày.
Khăn pa hum xla cơ tao dệt bằng sợi tơ tằm, nên khăn màu tím (đấu châu) hai đầu khăn dài 47cm, hai mép của khăn có hai dọc màu xanh lá cây (ra muông) tạo thành đường viền với hai dãy hoa văn hình quả trám nối nhau liên tiếp chạy dọc theo chiều khăn (cơ tao - lá mía).
Ngoài ra, chiếc khăn dam dùng quấn thành nhiều vòng trên đầu rồi thả sau gáy cũng là trang phục truyền thống của đồng bào. Khăn được dệt bằng vải có dải ngang, hai đầu có xúc tua, dài khoảng gần 1 mét, thường có màu sắc sặc sỡ.
3. TRANG PHỤC CỦA NGƯỜI BRÂU
o Vài nét về trang phục
Brâu là một trong nhũmg tộc người có số dân ít. Sống trong cảnh nghèo nàn, lạc hậu lại tách biệt với các tộc khác nên việc giao lưu, học hỏi kinh nghiệm trong lao động sản xuất của họ bị hạn chế. Đây là nhóm tộc người có hoạt động kinh tế đơn thuần, chỉ chú trọng làm nương rẫy trồng lúa, bắp, không có thêm ngành nghề gì khác nên từ xưa, trang phục của người Brâu hoàn toàn nhờ vào thành quả nghề dệt của các tộc người lân cận như Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai.
Ngày nay, giao lưu kinh tế phát triển, văn hoá người Kinh hầu như đã chi phối người Brâu, đặc biệt trên lĩnh vực trang phục: đàn ông Brâu mặc trang phục như người Kinh, phụ nữ mặc váy người Lào, áo người Kinh.
Phụ nữ Brâu
22
Đê khẳng định tuổi trưởng thành, cộng đồng Brâu thường tổ chức lễ cà răng [nốt pưng), căng tai [sớp tiờu). Việc cả răng [đối với cả nam và nũ'), căng tai (đối với riêng nữ] được coi là một chuẩn mực về cái đẹp của người Brâu. Đây là dấu tích của nghi lễ thành đinh nguyên thuỷ. Chỉ khi nào được cà răng, căng tai thì mới được coi là trưởng thành và được tự do kiếm bạn tình. Nếu trai gái không cà răng, căng tai thì bị chê cười và không lấy được vợ, được chồng. Người Brâu cũng cho rằng, những người không cà răng, căng tai khi chết đi linh hồn không về được với tổ tiên. Có thể đây là ý niệm về hình ảnh vật tổ - tô tem trâu hoặc bò trong tín ngưỡng nguyên thuỷ của họ.
o Trang phục phụ nữ Brâu
Phụ nữ Brâu xưa thường ở trần, mặc váy, mùa lạnh mặc thêm áo ở trên. Trang sức thường dùng có vòng cổ [dụk)j vòng tay [coong sỉình), vòng chân [coong răn).
Váy [kìa) là loại trang phục cổ truyền của phụ nữ Brâu, do chính họ khâu. Nhìn chung hoàn toàn giống váy của người Ba Na từ chất liệu, hoa văn đến kiểu cách, duy chỉ có tên gọi là khác. Váy được làm từ một mảnh vải khổ rộng, gấp đôi, khâu hai mép lại với nhau thành hình trụ. Khi mặc, người ta lồng từ trên đầu xuống rồi cuốn phần cạp lại cho chặt.
Áo (ao) của phụ nữ Brâu là kiểu áo chui đầu [pon cho) được cắt khâu rất đơn giản. Áo dài 54cm, rộng 41cm được ghép từ hai mảnh vải, không khoét cổ ở chính giữa phần trên mà chừa một khoảng không khâu để chui đầu, hai bên nách chừa một khoảng không khâu để xỏ tay. Thân áo phía
23
mặt trước và sau được xử lý mỹ thuật cũng theo nguyên tắc như váy.
Phong cách làm đẹp của người Brâu giống như nhiều tộc người ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên. Ngay từ lúc một, hai tuổi, bé gái đã phải xâu lỗ ở hai dái tai để đeo đoạn chỉ. Lớn lên, khi lỗ tai được mở rộng thì đeo bông tai bằng ngà voi mô phỏng hình cối giã gạo.
Phụ nữ Brâu không có trang phục đặc trưng cho những dịp lễ hội, tuy nhiên vào dịp cưới hỏi, sự khác biệt được đánh dấu qua ý nghĩa của những chiếc vòng tay.
Vòng cầu hôn dành cho phụ nữ Brâu có 4 chiếc: Vòng đeo tay (coong mắt] được làm bằng đồng, theo phương pháp thủ công (rèn). Vòng là sợi dây đồng có đường kính khoảng 0,5cm - Icm, được khoanh tròn theo những kích cỡ khác nhau, mặt ngoài trang trí hoa văn răng cưa cách đều nhau.
Vòng đeo tay loại xoắn (coong slình] được làm bằng dây đồng nhỏ, cuốn thành nhiều vòng như chiếc lò xo hình phễu, dài 30cm, khi đeo vào tay, phẫn to của hình phễu lên tận phía trên khuỷu tay.
Vòng đeo chân (coong rân) không phải là vòng tròn khép kín, nó được cuộn lại như hình chữ c. Khi đeo, người ta có thể nới rộng ra, sau đó bóp lại cho vừa cổ chân từng người.
Vòng đeo cổ (dụk) là chuỗi vòng bằng đồng bạc hoặc hạt quả rừng, nay làm bằng hạt nhựa nhiều màu sắc, người ta thường đeo rất nhiều vòng chứ không đeo một chiếc. Toàn bộ số vòng trên, người con trai Brâu phải chuẩn bị đủ để trao cho cô gái trong lễ cầu hôn.
ô Trang phục nam giới Brâu
Trước đây, trang phục thường ngày của nam giới Brâu gồm có áo và khố, giống như trang phục nam giới một số tộc người như Giẻ Triêng, Ba Na trong khu vực.
Ngày nay, nam giới Brâu mặc trang phục mua ở chợ, cắt may theo kiểu hiện đại.
Vào dịp lễ hội, đàn ông Brâu mặc bộ quần áo mới nhất của mình, cắm một chiếc lông chim trên tóc hoặc có thể dùng dây vải để buộc trên đầu.
4. TRANG PHỤC NGƯỜI CHƠ RO
o Vài nét về trang phục
Người Chơ Ro xưa thường tự trồng bông, kéo sợi, dệt vải làm khố, váy, áo và chăn. Đôi khi, họ dùng lúa, gạo, lợn, gà... để đổi y phục từ các dân tộc khác. Việc dệt vải thường do nữ giới đảm nhiệm, tuy nhiên, nam giới cũng góp sức vào công việc này qua các công đoạn làm khung dệt, các dụng cụ cán bông, quay sợi, nhuộm sợi... Người Chơ Ro dệt bằng tay với dụng cụ thô sơ, đơn giản, gồm nhiều bộ phận rời nhau và chỉ khi dệt chúng mới liên kết với nhau thành một hệ thống do người thợ dệt thao tác.
Một bộ khung dệt theo cách gọi của người Chơ Ro gồm: Panâr lo vut (phần gỗ đeo vào lưng người dệt), Nsga (cây lật), Răng calon vrai (cây giữ chỉ cho đều), Panăq (dao chặt xếp chỉ), Răng yơq vrai (cây chặn chỉ), Chhơ lun (cây đảo chỉ), Tânh (cây đè, đưa chỉ lên xuống), Răng paubăn (cây xoay), Chhơ ndong (cây chịu lực). Khi dệt,
25
người ta ngồi thẳng chân, chân đạp lên một thanh gỗ ngang để tuỳ lúc mà kéo căng hay thả chùng mặt sợi khung dệt. Một đầu của giàn sợi được buộc vào cột nhà, luồn từng sợi vải qua các răng cùa go [răng calon vrai), sau đó mắc vào các giá nằm ngang [Răng yơq vrai, Răng yơq lun]. Một đầu được nối với miếng gỗ buộc vòng ra phía sau lưng người dệt [Panâr lo vut]. Người dệt dùng chân và lưng căng giàn sợi, một tay đập go, một tay luồn thoi sợi. Với kiểu khung dệt này, người ta có thể tạo ra nhiều khổ vải kích thước khác nhau, tùy theo ý muốn và nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên, khổ vải rộng nhất thường chỉ được hơn 1 mét. Nếu cần khổ vải rộng hơn, người dân phải khâu ghép các tấm vải lại với nhau.
Việc nhuộm sợi được tiến hành trước khi dệt. Sợi lấy từ quả cây bông bao giờ cũng là màu trắng [canang], các màu sắc khác: đen [ui], đỏ [paghơ], vàng [gamít]... được tạo ra theo kinh nghiệm của người Chơ Ro. Cũng như nhiều dân tộc khác, họ có kỹ thuật tạo màu nhuộm từ các sản phẩm trong thiên nhiên.
Để có màu chàm, đồng bào lấy cành và lá cây trum, ngâm (hoặc đun] trong nước cùng sợi trắng tự nhiên. Để tạo màu tím và màu đen, người Chơ Ro nhúng sợi vải vào nước nóng đun từ cây mockđoi và cây sơ vut nhoi, sau đó cho sợi vải vào hỗn hợp sáp ong và nước cháo để nguội sẽ được sợi màu tím. Tiếp theo, để tạo màu đen, người ta cho sợi tím mới nhuộm như trên ngâm bùn từ 3 đến 5 ngày. Màu xanh được tạo ra từ vỏ cây sơ tơ nâng ngâm trong nước rồi đun sôi. Màu vàng được lấy từ củ nghệ vàng giã nhuyễn, lọc lấy nước nhuộm. Màu đỏ với nhiều cấp độ đậm
26
nhạt khác nhau được nhuộm bằng các loại cây rừng đập dập đun sôi: cây luk, cây chà ràng, cây râng...
Người Chơ Ro không thêu hoa văn và cũng không tạo trang trí bằng cách đáp vải như một số dân tộc thiểu số phía Bắc, mà họ dệt hoa văn. Việc thao tác tạo hoa văn diễn ra ngay từ bước khởi đầu và kéo dài suốt quá trình dệt. Người dệt sắp xếp trật tự các sợi dài của tẩm vải tương lai một cách có chủ ý, nhằm phân bố màu sắc đúng vào vị trí cần thiết. Sau đó, bằng kỹ thuật gài sợi khéo léo, họ đan các sợi ngang theo màu sắc đã định để kết hợp với sợi dọc đã giăng cố định, thít sợi ngang cho chặt vào sợi dọc và các hoa văn sẽ lần lượt hiện lên trên tấm vải. Tuỳ theo từng sản phẩm (váy, khố, áo, chăn...) mà người dệt bố trí màu cho thích hợp.
Các hoa văn (panôq) chính trên vải của người Chơ Ro thường dệt là: tong yih (đầu chà gạc), tong têch (đường viền), kinhiah ti (móng tay), mat ncau (mắt cú mèo), khiya (khung quay sợi), ncogatơp (cổ con chim cu), dicanh (hoa văn giống của người Mạ)...
Người Chơ Ro giặt đồ ở suối. Họ dùng cây tanh (se cenh) làm chất tẩy như xà phòng hiện nay. Loại cây này được lấy trong rừng, là loại dây bò, khi cần dùng họ xé dọc một bên thân dây để dây tiết ra chất tẩy sạch, nếu chặt hay xé cả hai bên thân dây thì cây sẽ bị chết, không mọc lại. Khi giặt, người Chơ Ro đập dập đoạn thân cây tanh, chà vào quần áo, sau đó giũ sạch bằng nước suối và phơi trên các cành tre ngả thấp gần nhà. Trường hợp quần áo bẩn nhiều, ngả màu, người Chơ Ro ở Phú Lý lấy bã rượu cần (rượu ịt), ngâm cùng với quần áo một đêm, sau đó giũ lại nước suối, quần áo sẽ trắng sạch hơn nhiều.
27
Xưa kia người Chơ Ro thường đi chân đất. Những gia đình khá giả thì lấy da con trâu, con nai phơi khô rồi cắt theo kích thước của chân làm đế dép; họ dùng da đuôi con voọc xuyên qua đế làm quai.
Hiện nay, hầu hết người Chơ Ro đều không biết nghề dệt vải truyền thống. Họ phải mua vài của các dân tộc khác để may trang phục, do vậy, họ sử dụng y phục hoàn toàn giống như người Việt ở địa phương. Tuy nhiên, sở thích đeo đồ trang sức bằng hạt cườm và các loại vòng bạc, vòng đồng, vòng nhôm vẫn được lưu giữ. Trẻ em Chơ Ro thường được ông bà, cha mẹ cho đeo lục lạc bằng đồng ở chân, với ý nghĩa bảo vệ đứa trẻ khỏi tà ma và cho trẻ đeo vuốt cọp, răng cọp để xua đuổi các loại thú dữ.
ử Trang phục phụ nữ Chơ Ro
Phụ nữ Chơ Ro xưa kia thường mặc váy quấn (xipút), ngực để trần. Khi thời tiết lạnh họ quấn thêm chăn (su) bên ngoài. Áo được may theo kiểu chui đầu, chiều dài khá ngắn và không có tay. Váy thường dệt trang trí hoa văn chà gạc (tong yih), đường viền (tong tech), hoa văn móng tay (kinhiah)... Mép váy khâu viền dải hoa văn khung quay sợi (khiya].
Chăn cho nữ giới thường chỉ dệt hoa văn viền mép. Ngoài ra, một mép của chăn khâu đính dải hoa văn khác nhằm mục đích phân biệt đầu và chân của tấm chăn. Chăn thường trang trí hoa văn cổ chim cu (ncogatơp], mắt cú mèo (mat cau) và một vài hoa văn bắt chước từ người Mạ (dicanh).
28
Thiếu nữ Chơ Ro
o Trang phục nam giới Chơ Ro
Đàn ông Chơ Ro mặc rất đơn giản, thông thường cũng ở trần và đóng khố. Giống như phụ nữ, khi lạnh họ cũng sẽ quấn thêm một chiếc chăn ở bên ngoài.
29
Cô dâu và chú rê không có trang phục cưới riêng, họ chỉ mặc những bộ quần áo ngày thường mới nhất của mình, giống với những bộ họ vẫn mặc trong dịp lễ tết. Có khác một chút là cô dâu và chú rê đeo nhiều vòng đồng và vòng cườm hơn thường ngày. Những đô trang sức trong đám cưới được mượn của già làng, khi già làng này mất đi, già làng khác lên thay sẽ có trách nhiệm giữ và bảo quản các đồ trang sức đó.
Người Chơ Ro trước đây không trang điểm. Theo quan niệm của họ, nếu trang điểm sẽ bị thần rừng quở trách, bắt đem đi. Để tạo hương thơm cho cơ thể, người Chơ Ro lấy cây tầm biêng trong rừng, đập dập rồi phơi khô, sau đó chà vào đầu và người khi tắm gội sẽ sạch sẽ và lưu lại hương thơm dễ chịu.
Đồ trang sức bằng kim loại được người Chơ Ro đổi từ dân tộc khác bằng thóc, lúa, gà, trâu bò... Các loại dây đeo, vòng tay, hoa tai thường được tự làm từ hạt mù u hay từ nhựa của một vài loại cây rừng. Người ta khoét lỗ trên thân cây để lấy nhựa. Nhựa chảy ra được hứng vào thân cành trúc nhỏ, ở giữa có gài dây để khi nhựa khô tạo thành lỗ sâu dây đeo.
Các đồ trang sức bằng kim loại để lâu ngày sẽ bị đen xỉn. Đế bảo quản, người Chơ Ro dùng lá hốt chà lên mặt các đồ vật này để tạo lại độ sáng bóng. Các đồ trang sức thường được chôn theo người chết. Đó cũng là lý do tại sao hiện nay đồ trang sức của người Chơ Ro không còn lưu lại nhiều.
30
5. TRANG PHỤC CỦA NGƯỜI cơ HO
o Vài nét về trang phục
Dân tộc Cơ Ho xưa kia không có nghề trồng bông dệt vải, nhưng qua trao đổi mua bán với các dân tộc khác trong vùng, họ mua sợi để dệt và cắt may những bộ y phục truyền thống. Khi không thể trao đổi vải, người Cơ Ho đã dùng vỏ cây rừng đập dập, ngâm xuống suối cho hết nhựa, gập đôi lại và lấy dây mây để khâu trang phục, thường là những kiểu áo chui đầu được khoét thủng tay, đàn bà Chơ Ro mặc váy.
Sau này, điều kiện sinh hoạt khá hơn, họ đã tự dệt vải để phục vụ nhu cầu mặc trong cộng đồng. Tuy nhiên nhìn chung, nghề dệt vải của người Cơ Ho chỉ dừng ở mức không chuyên và chỉ làm trong thời gian rảnh rỗi. Đấy cũng là một nghề mang tính phân công lao động theo giới tính và là điều kiện bắt buộc khi các cô gái chuẩn bị kết hôn.
Nguyên liệu dệt vải chủ yếu là sợi bông hoặc từ các loại cây phụ liệu khác được lấy từ núi rừng, ruộng rẫy. Cây bông được trồng ở vườn hoặc ven suối. Bông thu hái đem về phơi nắng cho cánh bung ra hết. Để làm bông tơi, sạch, người Cơ Ho tách hột, tiếp đến dùng đũa xe bông thành từng lọn nhỏ. Lọn bông kéo ra một đầu nối vào trục xa quay để kéo sợi (lambong), giống như công cụ kéo sợi của người Việt. Kéo xong sợi, người ta đem ngâm vào nồi cháo gạo nếp đã nấu nhừ, mục đích làm cho sợi dệt được bền chắc, không đứt giữa chừng. Sợi ngâm xong được lấy ra phơi khô, sau đó quấn vào cây quay để quấn lại thành cuộn chỉ lớn.
Màu nhuộm vải thường được lấy từ các loại củ, quả, lá 31
cây trong rừng. Màu xanh lấy lá cây tơrung vò nát, ngâm trong ché khoảng một tuần, sau đó lấy ra nghiên mịn. Nước lá đông lại thành cục nhỏ, đồng bào mang phơi thật khô, lúc nhuộm lấy chẩt keo đó bỏ vào chậu, đổ nước vào hoà tan và ngâm sợi trong hai ngày. Màu xanh dương lấy từ lá cây chát (chàm be), màu đỏ lấy loại cỏ họ dền, phơi khô, nấu, lọc rồi nhuộm sợi, màu vàng lấy củ nghệ dại không giống với nghệ thường ăn, hạt quả cari còn gọi là quả nho để chế màu cam... Để màu nhuộm được bền, người ta hòa thêm bột vỏ sò và tro củ chuối vào dung dịch nhuộm.
Khi dệt, người phụ nữ ngồi duỗi thẳng chân trên sàn, hai chân đạp và giữ chặt một thanh chủ của khung dệt [gọi là đưng-pong) và một thanh chủ khác được dùng dây móc vào lưng người dệt để cổ định và kéo căng khung sợi. Các thanh khác tùy theo chức năng của chúng mà luồn rất khéo vào giữa giàn sợi...
Nhìn chung, y phục truyền thống ở các nhóm Cơ Ho khá thống nhất. Tính thống nhất này thể hiện trên nhiều bình diện, từ kiểu cách cắt may, chất liệu vải... cho đến bố cục và các mô-tip hoa văn trang trí. Trên những tấm vải thổ cẩm của dân tộc Cơ Ho, nét độc đáo nhất chính là những họa tiết, hoa văn sinh động được người dệt gửi gắm bằng tất cả tâm hồn, tình cảm cũng như sự cảm nhận về thế giới tự nhiên, con người của mình. Đó có thể là các loại hoa văn kỷ hà, hình người, các loài muông thú và các vật dụng quen thuộc, gần gũi trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của bà con như: cầu thang nhà sàn, cổ nỏ, tua cây nêu, cán xà gạt, con thuyên, mắt chim công, vầng trăng, con bọ chè, cườm chim cu...
32
Trang phục truyền thống được các cô gái trong làng tự dệt và khâu. Sau này, người Cơ Ho không còn lưu giữ nghề trồng bông nữa mà họ mua sợi để dệt vải.
Nhìn chung, sự khác biệt trong trang phục truyền thống Cơ Ho chỉ dừng lại ở những đặc trưng phân biệt giới tính (nam, nữ), chưa có sự phân biệt trang phục người lớn và trẻ em, có chăng chỉ là sự khác biệt về kích cỡ, chưa có sự phân biệt trang phục mùa đông với mùa hè, trang phục thường nhật với lễ phục. Mặc dù giữa các nhóm Cơ Ho đã có sự phân hóa giàu nghèo ở một mức độ nhất định, song điều này chưa thể hiện qua trang phục, hay nói chính xác hơn, là chưa biểu hiện thông qua chất liệu vải và kiểu dáng y phục.
Người Cơ Ho có những quan niệm về vẻ đẹp rất giản dị, mộc mạc: Nam giới phải có thân hình vạm vỡ, chắc khỏe, màu da ngăm đen. Phụ nữ cũng phải toát lên nét khỏe khoắn như đôi tay khỏe và nhanh nhẹn, bắp chân to săn chắc, gò má cao, môi dày... nhưng đồng thời cũng thể hiện sự mềm dẻo, nữ tính như mắt to, lông mi cong, đen, tóc dài, cứng, một số ít có tóc xoăn.
Một tiêu chí đẹp theo quan niệm truyền thống của người Cơ Ho phải kề đến đó là hàm răng mài nhẵn đến tận lợi, kèm theo đó là lỗ tai được căng ra đến nỗi dái tai đứt ra thành 2 phần. Người nào trong buôn làng làm được điều đó đều được bà con tổ chức ăn mừng và được mọi người yêu mến, kính trọng, nếu là thanh niên nam nữ thì được nhiều người lựa chọn làm bạn tình. Cũng chính vì thế mà dù có đau đớn đến mấy họ cũng tự nguyện cà răng, căng tai cho phù hợp với quan niệm đẹp của dân tộc mình. Tới
33
nay, tục "cà răng căng tai" không còn hiện diện trong cộng đồng người Cơ Ho nữa.
© Trang phục phụ nữ Cơ Ho
Trang phục phụ nữ Cơ Ho gồm: áo, váy, tấm choàng. Áo (kroh): Dệt bằng vải sợi bông màu trắng, dài khoảng 80 cm, rộng 40 cm, viền cổ tròn, áo hình chữ nhật trên dưới bằng nhau, vạt trước ngắn hơn vạt sau. Hoa văn trang trí chủ yếu hình quả trám, ở giữa là hình cối giã gạo. Váy (ùi bân): Là loại váy cuốn dài khoảng ISOcm, rộng 90cm, hình chữ nhật, màu xanh chàm hoặc màu đen, bố cục hình dải màu trắng viền dọc tấm vải. Hai bên mép dệt hoa văn với các màu trắng, vàng, xanh, khoảng cách dải hoa văn thường là 20cm, hai đầu váy thường để tua. Hoa văn trang trí chủ yếu là các đường kẻ song song, chấm trắng, đường kẻ ngang, ô chấm, dây cột trâu, lá nón, hoa văn trên ống đựng tên, ché rượu cần, gốc cây tre làm chà gạc... Khi mặc váy, họ thường bắt đầu quấn một vòng từ phía hông trái qua phải, phần thừa gấp lại và gài vào bên hông phải. Cách đây chưa lâu, ở một số vùng người Cơ Ho, ngoài việc quấn váy, người phụ nữ còn thắt thêm "thắt lưng" bằng vải, đuôi vải buông xuống phía sau như đuôi khố. Tấm choàng (ùi nguếch): Dài khoảng 140cm, rộng khoảng 94cm. Tấm choàng là một bộ phận quan trọng trong trang phục của phụ nữ Cơ Ho, thường dùng trong các dịp lễ tết, cúng thần hoặc những ngày tiết trời giá lạnh. Tấm choàng có hình chữ nhật, nền màu xanh chàm, mỗi tấm có khoảng 26 đường thêu chỉ màu trắng chạy theo chiều dọc. Hai mép dọc và hai mép ngang trang trí hoa văn
34
các màu trắng, xanh. Hai đầu tấm choàng có tua, hoa văn trang trí là hình choé rượu cần, lá nón, hoa trên ống đựng tên... Toàn bộ hoa văn trên tấm choàng của phụ nữ Cơ Ho là hoa văn được tạo bởi kỹ thuật dệt.
Khi sử dụng, tấm choàng được mở to quàng toàn bộ vào lưng, hai đầu bắt chéo về phía trước, tấm choàng sẽ phủ kín phần lưng và ngực của người sử dụng.
o Trang phục nam giới Cơ Ho
Đàn ông Cơ Ho cùng đóng một loại khố và mặc một loại áo giống nhau.
Khố (tròh) dài từ 1,5 đến 2m, rộng hơn một gang và có hoa văn theo dải dọc, quấn vòng quanh bụng, luồn qua háng, để cho hai đầu khố thòng phía trước và phía sau mông.
Áo là những tấm vải trắng có hoa văn ở toàn bộ thân trước và sau. Mảnh vải dệt rộng từ 40-45cm được gấp lại, khâu đường thẳng ở hai bên sườn, chừa lỗ để xỏ tay và khoét một lỗ phía trên để làm cổ áo.
o Trang sức của người Cơ Ho
Trang sức mà người Cơ Ho ưa thích nhất là vòng đồng, được dùng làm lễ vật để trao duyên, hứa hôn hoặc kết nghĩa bạn bè. Vòng đồng là loại trang sức phổ biến nhất không chỉ với phụ nữ mà với cả đàn ông và trẻ em. Đàn ông có vợ thường đeo vòng đồng ở cổ tay. Ngoài vòng trang sức bằng đồng còn có lục lạc, đó là chuỗi dây có hạt đồng ở giữa, người ta thường đeo lục lạc để vừa đi vừa rung theo nhịp chân nghe rất vui tai.
Ngoài những đồ trang sức bằng kim loại, phụ nữ Cơ Ho 35
còn sử dụng đồ trang sức bằng nhựa, thường là những hạt màu da cam, vàng, xanh được xâu lại thành chuỗi (nhong ka long) dài 98cm, được họ sử dụng trong những ngày lễ hội. Riêng thiếu nữ chưa chồng có thêm vòng đồng đeo ở cổ tay, cổ chân đến 25 chiếc, đến khi lấy chồng thì tháo bớt ra. Một người phụ nữ có thể đeo 11 chuỗi hạt lớn nhỏ khác nhau, có chuỗi hạt nhỏ li ti bằng hạt tấm, trong khi có chuỗi hạt lớn hình ô van đường kính từ 1 đến 2cm.
6. TRANG PHỤC CỦA NGƯỜI cơ TU
ô Vài nét về trang phục
Trước kia, để có các vật dụng che thân như tấm choàng, váy, áo, tấm đắp, chiếu... vào mùa mưa để chống lại cái lạnh giá của núi rừng, người Cơ Tu chọn lựa một vài loại vỏ cây sẵn có tại rừng núi dùng làm trang phục. Ban đầu, họ dùng loại vỏ cây có kích thước lớiị, đập mỏng, phơi khô rồi lấy nguyên một miếng lớn khoét giữa thân đủ để
chui đầu. Áo bằng vỏ cây giúp chống giá rét hoặc côn trùng cắn rất hữu hiệu khi đi săn bắt trong rừng sâu. về sau, họ lấy vỏ của cây hơ mớt, hơ mon, hơjoong, chrơ đangơ duông, ta đuých... để làm váy - áo mặc che thân. Người Cơ Tu chọn những thân cây có kích cỡ lớn, đường kính khoảng 3 đến 4 gang tay, cắt thành từng khúc theo kích thước phù hợp với yêu cầu của mỗi người trong gia đình rồi lột vỏ thành từng mảng để làm đồ mặc. Để tấm vỏ cây được mềm mại và dẻo, sau khi hơ lửa cho nóng đều, người ta dùng một khúc cây đã khắc rãnh lồi lõm để đập dập. Đập xong, lột bớt lớp vỏ ngoài, chỉ để lại xơ bên
36
trong, sau đó ép thẳng, cắt xén, khoét lỗ, chắp nối, khâu lại thành váy, áo...
Để chắp nối các mảnh vỏ cây, người ta dùng dây gai, cây bhơ nương - loại cây rất dẻo và chắc làm chỉ khâu. Nếu có tấm vỏ cây lớn, người ta chỉ cần khoét lỗ làm thành cổ áo, rồi gài thêm các sợi dây vào bên mép áo để khi mặc thì thắt lại với nhau thay cho nút áo. Những tấm chăn, chiếu cũng được làm bằng vỏ cây này, người Cơ Tu dùng dây kết lại thành tấm lớn hơn. Đôi khi họ còn lấy loại mây rục vót thật mỏng, đan thành hoa văn trên váy - áo. Có nơi, họ xẻ tấm áo vỏ cây thành từng ô nhỏ để khi mặc vừa mát, vừa đẹp. Dưới các mép váy - áo, người Cơ Tu còn cắt thành hình răng cưa để trang trí.
Khi nghề dệt phát triển, cây bông vải được trồng phổ biến, thì trang phục bằng vỏ cây ít khi được người Cơ Tu sử dụng. Chỉ số ít những người đàn ông nghèo khổ, sống độc thân hoặc nhà nào đó không có khả năng trồng bông - dệt vải, không có gì để đổi lẩy bông, vải thì mới phải mặc trang phục làm từ vỏ cây.
Để có được những bộ trang phục đẹp mang bản sắc văn hoá riêng, phụ nữ Cơ Tu trồng bông, đay lấy sợi rồi tách hạt, tách bông, cán bông, vấn bông, se sợi... Trong quá trình dệt, người ta thường làm hoa văn cho vải bằng cách luồn hạt cườm vào các sợi chỉ dệt, từ đó tạo ra các hoa văn trên nền vải như: hình hoa ablơm (hoa tình yêu), hình lá atút (hình chiếc chong chóng), hình đàn ông Cơ Tu múa tung tung (múa nam), hình thiếu nữ Cơ Tu múa dadá (múa nữ), lá trầu (a bá), dây buộc nhà gươl (hơma cating), hình hoa rừng (hơma tơbang), trang sức (mã não)...
37
Khâu nhuộm vải cũng không kém phần quan trọng, họ lấy màu chàm từ cú nâu, màu chàm từ cây tà râm, màu vàng từ củ ma rớt... Do vậy, để hoàn tất một tấm vải phải mất nhiều thời gian, đòi hỏi sự tỉ mỉ, công phu và sự khéo léo của người phụ nữ.
Trang phục của người Cơ Tu đơn giản, không cầu kỳ về màu sắc. Hầu hết các hoa văn phản ánh nhân sinh quan, thế giới quan của người Cơ Tu về vũ trụ, trời đất, vạn vật cũng như phong tục, tập quán, sinh hoạt cộng đồng... Màu chủ đạo trong trang phục của người Cơ Tu là màu chàm đen, đây cũng là màu nền của trang phục. Người Cơ Tu quan niệm: Màu chàm đen là màu của đất [Abhuyh-Catiếc), màu đỏ là màu của mặt trời [Abhuyh-plêếng) - hai vật thiêng không thể thiếu trong đời sổng của người Cơ Tu. Vì vậy, trang phục của họ không thể thiếu hai màu nói trên. Màu vàng trên trang phục được người Cơ Tu dùng rất ít, chỉ là những nét mảnh để tạo nên những họa tiết, những đường nét hoa văn tinh tế.
& Trang phục phụ nữ Cơ Tu
Trước kia, phụ nữ Cơ Tu thường ở trần, chỉ buộc một miếng vải như chiếc yếm che ngực, mặc váy ống ngắn đến đầu gối, mùa lạnh khoác thêm tấm chăn. Sau này, trang phục thường ngày của phụ nữ Cơ Tu đã thay đổi, họ mặc áo và váy với màu sắc chủ yếu là màu đen, trên có thêu hoa văn bằng chỉ và hạt cườm trắng.
Áo (a jooh) được làm từ vải dệt bằng sợi bông. Từ một
tấm vải rộng, gập đôi chiều dài lại thành thân trước và thân sau. cổ áo khoét thành hình chữ V dài 25cm trước
38
ngực. Áo chỉ khâu ở hai bên sườn và viền nẹp cổ, được trang trí hoa văn ở vai, ngực, sườn, gấu với các màu đỏ, trắng trên nền chàm. Hoa văn dệt trên vạt áo thân trước và vạt áo thân sau giống nhau. Những đường dệt chỉ màu đỏ, xanh, vàng chạy dọc thân áo gọi là arâng amýt
Những hạt cườm đính dọc ngực áo là hạt mã não (klát malao). Hoa văn dệt dưới gấu áo là gai cây song rừng [cơrai adương), hoa văn cây thô lộ (pơrơtây), hoa văn hình sao 4 cánh (ăn tắc rơ riu), hoa văn chạm khắc ở cây nêu đâm trâu (sơ nanh).
Váy có hai loại:
Váy dài (cơđơ ớch): Từ tấm vải dài khoảng 6m, người ta khâu lại thành hai lớp, dài khoảng 3m rộng từ l,5m đến l,7m [tuỳ chiều cao cao mỗi người). Các họa tiết hoa văn phần thân váy thường là ablơm [hoa tình yêu), lá trầu, dây buộc nhà gươl, múa dadá... màu sắc đơn giản, được thể hiện dưới dạng hình học hoá.
Váy ngắn (o réch): Chiều dài từ 80cm đến Im, rộng từ 70 đến 80cm được khâu lại bằng chỉ, tạo cho váy có hình ống. Tương tự như váy dài, họa tiết của váy ngắn cũng tập trung chủ yếu ở thân váy, thường đứng riêng lẻ với các vạch sọc, bố cục thành từng ô hài hoà, cân đối dưới dạng hình học, dây leo, lá rừng. Khi mặc váy, thân trên ở tầm ngang bụng và để khỏi bị tuột, họ bẻ xoắn lại rồi dùng dây buộc.
Ngày lễ hội, phụ nữ dùng thắt lưng màu trắng mộc, bên ngoài khoác tấm vải lớn. Tấm khoác này còn dùng để quấn và đắp khi trời se lạnh, tóc búi sau gáy hoặc thả buông.
Hoa văn trong trang phục lễ hội là các họa tiết thành từng dải, từng mảng và độ chênh lệch cần thiết giữa các dải
39
hoa văn với cấc màu tương phản trên nền chàm đen của trang phục khiến màu đỏ, vàng, trắng luôn trầm lắng, không rực rỡ mà rất nền nã.
o Trang phục nam giới Cơ Tu
Đàn ông thường ngày đóng khố và ở trần. Ngày nay, họ đã mặc thêm áo cộc. Hầu hết trang phục đàn ông đều có các họa tiết hoa văn thành từng mảng nhưng không đơn điệu.
Áo cộc tay (a doót) của nam giới Cơ Tu trang trí những dãy hoa văn đối xứng, với những vạch sọc có khoảng cách đều nhau, được dệt bởi ba màu: vàng, đỏ và trắng, trông nổi bật trên nền vải chàm đen.
Khố (cha lon) có chiều rộng khoảng 45cm, chiều dài từ 3m đến 8m, vạt trước dài, vạt sau ngắn, trang trí các họa tiết, đường nét hoa văn thành từng mảng lớn.
Vào ngày lễ hội, đàn ông Cơ Tu thường mặc những bộ y phục mới nhất và khoác thêm tấm choàng (a duông) lên vai. Tấm choàng cũng được dệt trên nền chàm đen có nhiều màu trắng, đỏ, vàng.
Nhìn chung, trang phục lễ hội của người Cơ Tu hấp dẫn nhờ ở lối bố cuc các họa tiết hoa văn thành từng dải, từng mảng, có độ chênh cần thiết giữa các dải hoa văn với các màu tương phản trên nền chàm đen khiến màu đỏ, vàng, trắng luôn trầm lắng, không rực rỡ sắc màu cũng không chói chang, tạo được độ sâu và sự nền nã trong trang phục.
ô Trang sức
Người Cơ Tu đặc biệt ưa dùng các chuỗi vòng cổ làm bằng mã não. Đối với những người đứng tuổi, vòng đeo cổ
40
là một loại trang sức chủ đạo, không thể thiếu trong trang phục hằng ngày cũng như vào dịp tết, cưới hỏi, lễ hội... Những chuỗi trang sức làm (c'rôn) bằng những hạt mã não nhỏ hình tròn hay bầu dục, xen kẽ giữa các hạt mã não là những chiếc nanh heo rừng, lông gáy heo rừng, vuốt gấu,
41
hình nhân làm bằng gỗ quý... là biểu tượng của sức mạnh, quyền lực, địa vị của những người đàn ông Cc/ Tu cao tuổi.
7. TRANG PHỤC CỦA NGƯỜI GIẺ TRIÊNG
© Vài nét về trang phục
Người Giẻ Triêng có cá tính riêng trong tạo hình và cách ăn vận. Từ xưa, họ đã biết trồng bông, dệt vải. Sản phẩm vải của người Giẻ Triêng khá phong phú, gồm váy, khố, địu trẻ em, tấm dồ, tấm khoác... Không chỉ phục vụ cuộc sống của cư dân mà sản phẩm vải của người Giẻ Triêng còn là mặt hàng có giá trị dùng để trao đối với các dân tộc khác.
Người Giẻ Triêng từ xưa đã biết trồng bông dệt vải. Tuy nhiên, hiện nay đa số không còn trồng cây bông nữa mà đã dùng len, chỉ màu và các loại sợi tổng hợp để thay thế khi dệt.
Màu sắc phổ biến trên trang phục của người Giẻ Triêng là chàm đen và đỏ, đây là hai màu chủ đạo không thể thiếu, thứ đến là màu vàng và màu trắng. Để có những màu sắc ưng ý, người Giẻ Triêng dùng lá cây trum, vỏ ốc (pa-chau),
củ nâu, vỏ của cây tàvạt, củ nghệ, cây chơ hong... giã nhỏ, ngâm trong nước và chế biến thành thuốc nhuộm. Các sản phẩm dệt của người Giẻ Triêng được làm hoàn toàn bằng phương pháp thủ công. Các họa tiết hoa văn trang trí phần lớn đơn giản trên nền chàm đen, thường chỉ có đường sọc màu đơn hoặc xen kẽ trên nền chàm với các màu tiêu biểu: vàng, đỏ hoặc trắng. Người Giẻ Triêng rẩt
42
chú trọng tới việc ghép hai mảnh vải lại với nhau tạo nên sự đối xứng. Hoa văn trang trí trên trang phục thường được sử dụng ở hai rìa của tấm vải.
Trang phục lễ hội của người Giẻ Triêng còn chứa đựng cả yêu tố tâm linh, nên việc mặc chúng được mọi người rất coi trọng. Những ngày diễn ra lễ hội cộng đồng như đâm trâu mừng nhà rông mới, lễ cưới..., người ta mặc đồ mới hoặc đồ sử dụng không thường xuyên. Cả đàn ông và phụ nữ đều đeo trang sức như vòng tay, vòng cổ vòng cườm.... để làm đẹp và hấp dẫn hơn trong mắt mọi người.
Người Giẻ Triêng từ trẻ tới già, ai cũng cố gắng mặc cho đẹp. Những gia đình giàu có, ngoài trang phục có nhiều màu sắc, đồ trang sức của phụ nữ nhất thiết phải có các chuỗi cườm, vòng cổ, bông tai. Đàn ông thì đeo vòng tay. Thanh niên ăn mặc khác người già, khố trang trí hoa vãn màu đỏ, trắng, vàng ở vạt trước và vạt sau. Người già mặc khố toàn màu đen và khoác tấm choàng màu đỏ (lăng la xút).
Trong cuộc sống cộng đồng, trang phục là một trong những yếu tố thể hiện sự phân biệt đẳng cấp rõ nét. Những gia đình khá giả phải có nhiều tấm dồ màu đỏ (ra moong xút, ra moong tem) bên cạnh tài sản gồm nhiều trâu, bò, heo, chiêng nỉ (bộ 03 cái), chiêng ba [bộ 03 cái), chiêng ngô (bộ 03 cái), ché đổi một trâu, ché đổi hai trâu... Chủ làng trong ngày hội thường khoác những tấm dồ và đóng khổ có nhiều màu đỏ, đeo nhiều đồ trang sức. Những người có điều kiện kinh tế mặc trang phục nhiều màu, còn người nghèo mặc trang phục màu đen, khố khổ hẹp, hai đầu không có tua, thân và các mép khố không được viền và trang trí hoa văn. Trong lễ hội, nam giới cũng đeo vòng cổ,
giắt ngoài khố chuỗi hạt. Ngoài ra, họ mang thêm tấm choàng rộng màu chàm có trang trí các sọc màu.
ô Trang phục phụ nữ Giẻ Triêng
Phụ nữ Giẻ Triêng để tóc dài quấn sau gáy. Họ không mặc áo mà mặc loại váy dài cao sát nách, quấn ngang thân. Váy được may thành hình ồng, tương đối dài rộng. Đầu váy, giữa thân và gấu váy trang trí các sọc hoa văn màu đỏ trên nền chàm. Họ quấn mép ra giữa thân trước, đầu váy còn thừa (váy loại này thường dài và cao gấp rưỡi váy bình thường) lộn ngược ra phía trước hoặc quấn thành nhiều nếp gấp ra xung quanh trông như một chiếc áo ngắn thực sự độc đáo. Phụ nữ Giẻ Triêng có nhiều loại váy với tên gọi khác nhau:
Váy k!e may bằng vải sợi bông tự dệt, màu đen, dài l,2m và rộng 0,55m. Cạp và gầu váy có mảng hoa văn cao 7cm, được dệt trang trí bằng chỉ màu vàng, đỏ, trắng, đen. Cách phần trang trí này khoảng 30cm có hai mảng trang trí như nhau rộng 5cm, với hai đường chỉ màu vàng ở hai bên, tiếp đến là hai đường màu đỏ, mỗi đường rộng 2cm và ở giữa là một đường nhỏ kết hợp cả ba màu trắng, đỏ, đen xen nhau.
Váy kai (k'tu, kle, túc) - tùy từng vùng mà có tên gọi khác nhau: Người Giẻ Triêng ở vùng Đăk Plô- Đăk Giây gọi váy là k'tu, túc; ở vùng Ngok Hồi gọi là kai. Đây là loại váy phụ nữ các lứa tuổi đều mặc trong các dịp lễ hội như: đâm trâu, mừng nhà rông mới, đám cưới, lễ mừng sức khỏe. Họ còn mặc cho cả người chết khi sang thế giới bên kia. Loại váy này thường dài từ 1,2 đến l,4m; rộng 55cm - 65cm tuỳ
44
theo kích cỡ của từng người. Đặc biệt, người Giẻ Triêng ở Ngok Hòi chia váy thành các loại khác nhau, dành cho từng lứa tuổi.
Váy peng joon (kai peng joon), váy peng voong (kai peng xoong), váy peng hâl (kai peng hâl) là những loại váy đẹp trang trí nhiều hoa văn, dùng cho các cô gái từ 18 đến 20 tuổi, mặc cả trong lễ hội và ngày thường.
Váy ha mân (kơi ha mân) dùng cho người thấp, hoặc những người có con nhỏ.
Váy ling (kai Ung) dùng cho phụ nữ trung niên mặc khi lao động.
Váy ha mừt (kai ha mừt) dùng cho phụ nữ từ 30 đến 40 tuổi, nếu con gái người thợ dệt mặc loại váy này sẽ bị bà con trong làng chê cười cho là vụng về không biết dệt vải. Đặc điểm của váy là được dệt toàn bộ bằng chỉ bông màu đen, có chiều dài l,2m, rộng l,6m, trang trí hai băng hoa văn ở cạp và chân váy, hai băng chỉ màu (đỏ, trắng, vàng) ở giữa thân váy. Váy được tạo thành bằng hai mảnh vải tự dệt khổ trung bình.
Loại váy xút (kaỉ xút) và váy nương (kai nương) được dệt và trang trí đặc biệt hơn, màu đỏ chiếm toàn bộ trên các phần trang trí của váy, chỉ dùng cho những người già hoặc đàn ông lớn tuổi mặc khi thổi đinh trong lễ hội cộng đồng. Những người già khi chết cũng được mặc váy này để về thế giới bên kia. Cách may và sử dụng loại váy này cũng giống như các loại váy ở trên.
Phụ nữ Giẻ Triêng rất thích đeo đồ trang sức như chuỗi cườm (ở thắt lưng), vòng tay, vòng cổ, vòng chân, khuyên tai làm bằng kim loại, hạt nhựa hoặc hạt cây rừng.
45
Những loại trang sức này không chỉ thể hiện điều kiện kinh tế của họ mà còn giúp họ đẹp hơn, tự tin hơn khi giao tiếp với xã hội.
Váy dùng trong cưới hỏi, lễ hội của phụ nữ Giẻ Triêng cũng có nhiều loại với các tên gọi khác nhau:
Váy kai (hay k'tu, kle): là loại váy đẹp và quý, trên váy có các đường chỉ màu để phân cách các băng màu đối chọi với nhau như: đen, vàng, đỏ, trắng... Thân váy có hai băng hoa văn màu đỏ, trắng trang trí ở cạp và gấu, gọi là poók
voong, voong. Hoa văn này tượng trưng cho mũi tên độc để săn bắn thú rừng và tiêu diệt kẻ thù.
Váy pang (kai pang) và váy xút pang (kai xút pang] là loại váy màu đen, xen kẽ các băng màu đỏ. Có một băng hoa văn trang trí cách chân váy khoảng 5cm được gọi là pang hoốc r ’pang. Tên gọi này có ý nghĩa tượng trưng cho những hạt gạo hoặc đưòmg đi cõng hạt gạo của người Giẻ Triêng. Hoa văn dệt bằng chỉ trắng xen kẽ đường chỉ đen và chỉ đỏ.
Ngoài hoa văn dệt như trên, trước đây váy pang còn được đính những hạt cườm, nên váy còn có ý nghĩa là hạt cườm (nhúc).
Tấm dồ là đồ khoác không thể thiếu của phụ nữ Giẻ Triêng trong các dịp cưới hỏi, lễ hội. Tấm dồ có nhiều loại với cách trang trí hoa văn khác nhau:
Tấm dồ xút paga (ra mo ong xút paga) có màu đỏ, hoa văn trang trí chính trên tấm dồ có tên là paga, được cách điệu từ mạng nhện với ý nghĩa tượng trưng cho sự đoàn kết của các thành viên trong cộng đồng. Hoa văn paga bao
46
giờ cũng được trang trí ở chính giữa băng chỉ màu đỏ nên nó còn có ý nghĩa tượng trưng cho trái tim.
Một loại hoa văn nữa trên tấm dồ này gọi là lân, hoổc coong nhoong, tượng trưng cho hạt bắp, cả băng hoa văn này tượng trưng cho đường lớn đi cõng hạt bắp.
Tấm dồ xút (ra moong xút) là tấm dồ màu đỏ thêm nhiều đường chỉ vàng. Hoa văn chính ở đây là hai băng hoa văn màu trắng gọi là pang, tượng trưng cho hạt gạo.
Tấm dồ tem (ra mo ong tem) có màu đỏ xen kẽ các đường chỉ màu đen và màu trắng. Trên tấm dồ có hoa văn poóc thông, hoa văn grai v.v...
ô Trang phục nam giới Giẻ Triêng
Nam giới để tóc ngắn hoặc đội khăn chàm theo lối chữ nhất trên đầu. Thân ở trần hoặc khoác tấm áo ngoài chéo qua vai, màu chàm có các sọc trang trí. Họ mang khố khổ hẹp, dài, không có tua, thân và các mép khố được viền và trang trí hoa văn ở hai đầu trên nền chàm. Nam giới cũng đeo vòng cổ, vòng ngoài khố đính chuỗi hạt cườm. Các phong tục xăm mặt, xăm mình, cưa răng, đàn ông búi tóc sau gáy ngày nay đã không còn tồn tại.
Khố của người Giẻ Triêng được phân ra nhiều loại cho nhiều lứa tuổi sử dụng:
Khố k’nhùc (klai k'nhùc) là loại dành cho người cao tuổi. Khổ teng jun (klai teng jun) là loại phổ biến, được nhiều người sử dụng.
Khố teng nọk (klai teng nọk) cả người trẻ và người già đều có thể mặc.
47
Khố teng treo (klai teng treo), đàn ông khi đi săn bắn và sản xuất thường mặc loại khố này.
Khố ling (klai Ung), khố tênh (klai tênh) là loại khố của những người đàn ông nghèo khổ, độc thân.
Kích thước trung bình của các loại khố: dài 3,5m - 4m, rộng 25 - 30cm. Khố mặc thường ngày phần lớn không trang trí hoa văn và ít màu sắc.
Tấm choàng (lăng la): làm bằng vải tự dệt màu chàm,
dài ba sải tay, được dệt trang trí hoa văn theo bố cục dải băng truyền thống với các màu trắng, đỏ, xanh, về mùa rét, đàn ông Giẻ Triêng khoác thêm tấm choàng cho khỏi lạnh. Tấm choàng còn được khoác phủ lên vai thay cho chiếc áo trong dịp hội hè để tham gia múa tập thể có sử dụng nhạc cụ cổ truyền.
Có nhiều cách mang tấm choàng: hoặc là quấn chéo qua vai trái xuống nách phải và hông thành vài vòng rồi buông thõng xuống trùm quá gối. Với lối khoác này, tay và nách phải ở trên, tay và vai trái ở dưới. Người ta cũng có thể quấn tẩm choàng thành vòng rộng từ cổ xuống bụng; hoặc theo kiểu dấu nhân trước ngực vòng ra thân sau. Tấm choàng dùng cho đàn ông thường dài sát chân, tấm choàng dùng cho phụ nữ thường ngắn đến ngang lưng. Cả hai loại tấm choàng này không có hoa văn, chỉ có phần trang trí được phân biệt bằng các băng chỉ màu đỏ, vàng, trắng phân ra làm hai phần: phần trên gọi là joốc, phần dưới là chì. Joốc và chi trang trí trên tấm choàng có tác dụng để khi dùng người ta dễ dàng phân biệt phần trên và phần dưới của tấm choàng.
Trong cưới hỏi, lễ hội, nam giới Giẻ Triêng thường 48
khoác tấm choàng đẹp và mới. Tẩm choàng có nhiều loại với các tên gọi khác nhau. Mỗi tấm sử dụng theo lứa tuổi riêng: tấm choàng xút paga (lăng la xút paga) dùng cho người già. Tấm choàng chi (lăng la chi) dùng cho thanh niên, trung niên khoác trong lễ hội, nếu cũ được mang ra mặc ngày thường khi đi lao động sản xuất. Tẩm choàng na na chủ yếu màu đen, dài l,3m, rộng Im. Hai đầu theo chiều ngang của tấm choàng có một khoảng 4cm được dệt trang trí những đường nhỏ màu vàng, đỏ và trắng. Hai đường màu vàng chạy song song hai bên, tiếp đến là hai đường màu đỏ, ở giữa là đường màu trắng.
Hiện nay, tấm choàng không còn được sử dụng rộng rãi nữa, thay vào đó là những chiếc áo khoác may theo kiểu hiện đại.
Tấm dồ: Trước kia, trong mùa lạnh, khi tham gia lễ hội cộng đồng, cả nam và nữ người Giẻ Triêng đều khoác hai loại tấm dồ, đó là dồ đơn và dồ đôi khi nhảy múa. Trong cộng đồng, tuỳ từng thứ bậc, lứa tuổi khác nhau mà họ dệt và sử dụng những loại dồ khác nhau;
Tấm dồ đơn (a coọc hoốc a day) được dệt hoàn toàn bằng sợi bông màu đen, rộng từ l,2-l,4m, dài l,6-2m. Trên tấm dồ đơn trang trí 4 băng chỉ đỏ chạy theo chiều dài, 2 băng lớn nằm ở 2 mép có kích thước 4cm, 2 băng nhỏ nằm ở giữa tấm dồ có kích thước 2 cm.
Tấm dồ đôi (ra moong xút) được dệt hoàn toàn bằng sợi chỉ bông màu đen, rộng khoảng l,2-l,4m , dài từ 3,4-3,8m. Cách trang trí trên tấm dồ đôi cũng giống như trang trí trên tấm dồ đơn. Loại này dành cho người cao tuổi sử dụng.
Dồ đôi và dồ đơn được sử dụng cho cả đàn ông và phụ 49
nữ, dồ đơn sử dụng cho một người, dồ đôi khoác cho hai người - thường là một cặp thân thiết cùng múa tập thể và uống rượu cần trong lễ hội cộng đồng.
Tấm dồ xan [ra moong xan) dùng cho thanh niên, người trung niên.
o Trang sức
Nam, nữ Giẻ Triêng đều thích đeo vòng đồng, các chuỗi hạt cườm, vòng kiềng, dây lục lạc, vòng đồng móc xoắn tròn... ở cổ, tay, chân, thắt lưng, lỗ tai. ở những gia đình khá giả, con gái thường đeo bông tai bằng những khoanh ngà voi hoặc bạc, vàng... Ngoài ra, phụ nữ còn đeo xâu chuỗi hạt cườm đủ màu sắc trên người đế tăng thêm vẻ quyến rũ. Xâu chuỗi được xâu kế thứ tự từng màu, mỗi đoạn xâu 34 hạt cườm, cứ thế nối dài 7cm, có khi xâu cùng một màu. Đây cũng là một nghệ thuật làm đẹp ở những người phụ nữ. Họ rất nâng niu quý trọng những xâu chuỗi hạt cườm tự tay mình tạo ra.
8. TRANG PHỤC CỦA NGƯỜI HRÊ
ô Vài nét về trang phục
Người Hrê có nghề dệt vải từ rất sớm theo cách thức cổ truyền Inđônêdiêng. Bộ dụng cụ dệt gồm que, thanh, ống rời nhau, đều làm bằng gỗ hoặc tre. Chỉ khi giăng thảm sợi để dệt, chúng mới liên kết với nhau thành một hệ thống. Vừa dệt, họ vừa lựa các canh chỉ màu để tạo hoa văn trên vải. Trước kia, nguyên liệu để dệt thổ cẩm thường được lấy từ quả bông. Người ta mang quả bông về phơi
50
nắng cho cánh nở bung, sau đó đánh cho tơi xốp rồi kéo thành sợi.
Để cho bộ váy áo của mình đẹp hơn, người ta thường trang trí ở gấu váy, rìa tay áo bằng sợi chỉ màu, hoặc kết bằng cườm nhỏ màu trắng và màu đỏ. Sự độc đáo của hoa văn trên thổ cẩm của người Hrê còn ở chỗ nó được dệt cài, chứ không phải là những đường thêu bằng chỉ màu trên nền vải như vẫn thường thấy. Để dệt một tấm thổ cẩm hoàn chỉnh, tuỳ theo từng loại và kích thước mà thời gian là một tuần hoặc cả tháng mới xong.
Hoa văn được thể hiện trên những tấm thổ cẩm của người Hrê cũng rất đa dạng và phong phú, thường là cảnh núi rừng, sông suối, trời mây, nương rẫy... Những hoa văn đó được thể hiện ở dạng hình quả trám, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông... tạo thành những ô nối tiếp nhau, hoặc hoa văn đường thẳng, đường lượn tạo nên hình dáng cách điệu như con sông, con suối, hay hoa văn có hình giống các loài vật như mỏ gà, mũi tên, tổ ong, da rắn, da trăn, lá cây...
Ngày nay, người Hrê mặc quần áo như người Kinh, riêng cách quấn khăn, trùm khăn vải vẫn như xưa. Phần lớn nữ giới vẫn mặc váy, nhưng may bằng chất vải tổng hợp. Bên cạnh những bộ trang phục truyền thống, người Hrê còn thích đeo trang sức bằng đồng, bạc, hạt cườm; nam nữ đều đeo vòng cổ, vòng tay, nữ có thêm vòng chân và hoa tai.
ô Trang phục phụ nữ Hrê
Phụ nữ Hrê thường ngày rất thích mặc váy áo được dệt bằng vải đen có trang trí hoa văn thổ cẩm, họ quan niệm màu đen là màu kín đáo, dịu dàng và mạnh mẽ...
51
Bộ váy áo vải thường gọi là Ca tuư iu găm (găm tức là màu đen). Tuy nhiên, chỉ có váy nhất thiết phải là màu đen, còn áo thì tùy thích, người ta có thể mặc áo nhiều màu khác nhau.
Váy vải thường có ba loại:
Váy một lớp, gấu váy dài dưới đầu gối khoảng 20cm hoặc dài tới mắt cá chân, gọi là ca tuư li.
Váy hai lớp, một lớp gấu váy dài dưới đầu gối khoảng 20cm [lớp ngoài), một lớp dài tới mắt cá chân (lớp trong), gọi là ca tuư mọiq li, moiq hchon.
Váy có hai lớp bằng nhau, dài tới mắt cá chân, gọi là ca tuư hjup.
Váy thổ cẩm chỉ có một loại, thường người ta may một lớp, dài tới mắt cá chân.
Phụ nữ Hrê thích đeo trang sức ở cổ, tai, cổ tay. Đồ trang sức thường làm bằng đồng, bằng bạc... rất phong phú, đa dạng. Chiếc khăn đội đầu, choàng cố của các chàng trai, cô gái góp phần tô điểm sự duyên dáng, vẻ đẹp huyền ảo khi tham dự lễ hội hay trong sinh hoạt thường ngày của người Hrê xưa.
© Trang phục nam giới Hrê
Đàn ông Hrê xưa thường đóng khố (kpen/ hpen), ở trần, quấn khăn hoặc mặc bộ quần áo vải thường (may kiểu bà ba). Nam, nữ đều búi tóc cài trâm hoặc lông chim. Khố có hai loại:
Loại nhỏ gọi là hpen dham, dành cho thanh niên và trung niên. Chiều rộng của khố khoảng 18cm, chiều dài
52
í ? -
ĩ- 3 rf|('Ĩ J. - z A I
^ - ỉ r í i .* , 'H \ ầ j r ■ •
khoảng 4,5m - 5m, họa tiết hoa văn đơn giản, nhẹ nhàng. Thân khố màu đen, có ba đường sọc: màu trắng chính giữa, hai đường sọc màu đỏ hai bên; hai đầu chiếc khố có năm đường hoa văn, nhưng không rõ nét như hoa văn của áo, có tua khoảng 15cm.
Loại lớn gọi là hpen vroang dành cho người già được kính trọng và những người khá giả về kinh tế. Chiều rộng của khố khoảng 20cm, chiều dài khoảng 5m - 5,5m; thân khố màu đen, có ba đường sọc: màu trắng chính giữa, hai đường sọc màu đỏ hai viền như hpen dham nhưng lớn hơn; hai đầu khố có 7 đường hoa văn sặc sỡ, tua dài khoảng 20cm.
Bộ quần áo vải thường của đàn ông Hrê có màu chủ đạo là màu đen, áo cổ tròn, dài tay, có hai túi ở phía trước. Quần thường dài tới mắt cá chân và không có túi.
53
Để cho bộ trang phục của mình đẹp hơn, nam giới Hrê thích trang trí ở những đường rìa quần áo bằng sợi chỉ màu hoặc vải màu đỏ, kết hợp với những hạt cườm màu trắng hoặc đỏ, tạo thành hoa văn đặc sắc.
9. TRANG PHỤC CỦA NGƯỜI KHƠME
ô Vài nét về trang phục
Dân tộc Khơme sống tập trung tại các tỉnh Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang. Trang phục cổ truyền của người Khơme đặc sắc ở lối mặc váy và gắn với tín ngưỡng đạo Phật.
Người Khơme có kỹ thuật nhuộm truyền thống là "tkat" và "ba-tik" khiến vải vóc, tơ lụa bóng mịn và màu sắc không phai. Trước khi nhuộm vải, người thợ dệt phải định hình sẵn trong đâu những mẫu họa tiết hoa văn định làm, rồi mới mắc những lọn tơ thành mành để phân phối màu. Muốn nhuộm bao nhiêu màu thì phải đánh dấu bấy nhiêu đoạn sợi. Nhuộm xong màu nào, họ lấy nilon bó đoạn đó lại và tiếp tục mở đoạn khác ra để nhuộm màu khác. Công đoạn nhuộm màu cho mỗi một tấm vải thổ cẩm có khi phải mất cả tháng trời mới hoàn tất.
Quy trình nhuộm tơ phức tạp như vậy, song quy trình dệt còn rắc rối hơn nhiều. Dệt lụa thổ cẩm để làm xà rông hoặc khăn choàng, người Khơme thường sử dụng kỹ thuật dệt 3 lớp sợi tơ với 3 màu khác nhau. Loại thổ cẩm này nếu nhìn thẳng sẽ thấy màu xanh, nhìn nghiêng bên trái thấy màu cam, nghiêng bên phải thấy màu đỏ. Còn loại thổ cẩm
54
làm thành bức họa hoặc khăn trải bàn thì mẫu hoa văn thường phỏng theo các tích truyện cổ (tuồng cổ) nên kỹ thuật dệt vô cùng phức tạp, tỉ mỉ, không phải ai biết nghề cũng có thể dệt được. Người giỏi nghề cũng phải làm cả năm trời mới hoàn thành được tấm thổ cẩm có cốt truyện sinh động...
& Trang phục phụ nữ Khơme
Phụ nữ Khơme thường mặc váy, áo [tàm vông chor phum) dệt bằng tơ tằm, sợi bông hay chỉ kim tuyến với các loại hoa văn khác nhau. Điểm nổi bật trên trang phục truyền thống của họ là bao giờ cũng đính hạt cườm hay kim sa sáng lấp lánh, kết hợp với hoa văn tinh xảo, màu sắc sặc sỡ... Trên váy, họa tiết trái trám là hoa văn chủ đạo, kích thước rộng khoảng Im , dài 3,5 m; khi mặc cuốn lại che nửa người phía dưới... Phụ nữ Khơme giáp vùng biên giới Việt Nam - Camphuchia như Hòn Đất, Hà Tiên thường mua các loại váy áo tầm-vông vấn khăn (krama) in hoa lá sặc sỡ từ Camphuchia. Ngày nay, để giản tiện trong sinh hoạt, nhiều phụ nữ Khơme ăn mặc giống như người Kinh trong ngày thường. Song, tất cả những điều này không có nghĩa là ý thức về bản sắc trang phục truyền thống đã phai nhạt trong suy nghĩ của họ.
Vào mỗi dịp lễ tết, lên chùa lễ Phật, vẻ đẹp của trang phục và đồ trang sức càng rực rỡ hơn. Họ mặc xà-rông có đính chuỗi hạt cườm ở cạp. Áo tầm-vông với các loại hoa văn màu trắng hoặc vàng là màu chủ đạo. Màu vàng được ưa dùng vì nó gợi không khí hội hè, cũng là những sắc màu trong trang trí kiến trúc tôn giáo truyền thống thường gặp
55
tại các ngôi chùa Phật giáo. Để tôn thêm nét dịu dàng, uyển chuyển đầy nữ tính, trong bộ lễ phục này không thể thiếu "sbay" - một loại khăn lụa màu xanh mềm mại, cuốn chéo từ vai trái xuống bên sườn phải.
Người Khơme quan niệm, để được khoẻ mạnh, cần đeo vào cổ, tay hoặc thắt lưng một sợi dây bùa gắn một mảnh xương hay nanh vuốt của thú dữ như hổ, cá sấu, heo rừng,... để ngăn trừ gió độc và tà ma. Đối với người Khơme, trang sức của họ ẩn chứa một khát vọng lớn lao cầu mong niềm vui và sức khoẻ. Phụ nữ đeo bông tai to như những trái cây chín mọng, gợi cảm giác họ là người chăm chỉ và khoẻ mạnh. Từ người già đến trẻ em, ai ai cũng đều đeo một loại trang sức nào đó.
Với người Khơme, trang sức là vật không thể thiếu trong đời sống của họ. Những món đồ trang sức là của hồi môn có thể truyền qua nhiều đời. Những chiếc vòng cổ, lắc tay thường có mô-típ đa dạng như hình trăng lưỡi liềm, hình thoi, trái cây, hình chim, thú w ...
Ngày thường, phụ nữ Khơme chỉ đeo một đôi hoa tai, đeo vòng cườm, nhưng vào ngày lễ tết, họ thích đeo nhiều hơn. Sau những ngày tháng lo công việc đồng áng vất vả, vào mùa xuân, họ dành thời gian cho những buổi họp mặt, vui chơi và tổ chức các đám cưới. Vào dịp này, các cô gái Khơme đều xúng xính trong những bộ váy áo mới, trang sức lộng lẫy, tạo nên bức tranh đầy màu sắc.
Do đặc điểm khí hậu Nam Bộ thường xuyên nắng nóng, phụ nữ Khơme thường chọn chất liệu vải mềm, mỏng để may y phục. Trước đây, phụ nữ Khơme mặc váy (xà rông), áo bà ba đen và quàng khăn rằn.
56
Trang phục lễ hội của phụ nữ Khơme
Áo (ao) của phụ nữ Khơme có hai kiểu thông dụng là kiểu áo dài và kiểu áo ngắn.
Áo dài (ao quyện, ao giây): Đây là kiểu áo dài chui đầu, may bít tà, không xẻ nách, không cài cúc ở thân áo. Từ cổ đến gấu áo dài trung bình lOOcm, tay áo dài khoảng 50cm. Áo thường may bằng vải hoa màu đen, gọi là vải xăng đầm. Áo có các bộ phận: tay áo (đay ao), cổ áo (co ao), thân áo (thân kuỏn ao), bông hoa trên tà áo (pha ka), nút buộc (âu
ao). Đây là loại áo cổ truyền của đồng bào Khơme vùng Trà Vinh. Loại áo này khi sử dụng trong ngày thường được gọi là ao giây, khi sử dụng trong đám cưới và lễ hội gọi là ao quyện. Trên áo thường có các dạng hoa văn cỏ cây, hoa quả như hình bông sen, bắp ngô, cành hoa,...
Áo ngắn được cắt may bằng vải phin, cộc tay cổ vuông, rộng. Áo may chít nách và hơi xoè rộng gấu áo.
57
Váy (xà rông) thường là một mảnh vải thổ cẩm rộng 100 - 350cm. Nền vải màu in nhiều họa tiết hoa văn đẹp với mô típ hình thoi (léc côm) là chủ đạo, cạp và gấu váy có các dải hoa văn chạy theo hàng ngang với 9 chữ thập đối xứng nhau, tượng trưng cho các ngôi sao trên trời (pcài).
Thân váy trang trí 4 dải hoa văn chạy theo lối băng ngang, cách đều nhau 16cm với mô típ hoa văn kiêu chân đèn và các vì sao cách điệu. Gấu váy [chirn xà rông) có mô típ hoa văn chân đèn cách điệu (chỉn chong kiêng) chạy xung quanh. Bên cạnh chân đèn là các họa tiết hình sao. Cạp váy (ta voi) trang trí ô hình tam giác (ca lac bak), hình tháp nhọn màu đen (kha bach bâu nội). Kiểu váy này được mặc trong các ngày lễ hội và cưới hỏi, ngày thường người Khơme rất hiếm khi mặc.
Khăn (khân seng) được làm từ vải sợi bông, dài trung bình IBOcm, rộng 75-80cm. Khăn có nhiều kiểu khác nhau, nhưng phổ biến có hai loại: loại không có hoa văn thường màu trắng (eo) và có hoa văn (là các đường kẻ dọc và ngang với màu sắc khá đa dạng như đen, trắng). Đãu khăn (để day) dệt kẻ ô vuông [caỉ buôi chơ rung).
Khác với các tộc người khác cùng cư trú, khăn của người Khơme ít dùng để cuốn trên đầu mà thường là vắt xuôi hoặc vắt chéo ở vai. Khi vắt chéo vai, khăn được quấn từ nách phải vát lên vai trái rồi luồn qua nách phải, một đầu khăn được cuốn lên phía trước ngực và một đầu khăn được thả sau lưng bên trái.
Trong những dịp lễ hội, phụ nữ thường mặc váy, áo dệt bằng sợi tơ tằm hay sợi bông, có dệt xen chỉ kim tuyến cùng các loại hoa văn khác nhau. Điếm nổi bật trên trang
58
phục lễ hội truyền thống của phụ nữ Khơme là những mô típ trang trí đính hạt cườm kim sa sáng lấp loáng kết hợp với hoa văn tinh xảo. Thêm vào đó là gam màu khá sặc sỡ làm tăng thêm vẻ đẹp cho người mặc.
Tuỳ vào khung cảnh, lễ tết, lên chùa lễ Phật hay về nhà chồng, trang phục của người phụ nữ Khơme cũng khác nhau. Trong dịp tết cổ truyền năm mới (chôI chnãm thmầy), diễn ra từ ngày 12 đến ngày 14 tháng Tư (dương lịch) hay vào dịp tết Nguyên Đán của người Kinh, các cô gái Khơme bao giờ cũng mặc những bộ váy áo đẹp nhất, kèm theo rất nhiều đồ trang sức để lên chùa lễ Phật, hay tập trung ở sân bãi nào đó trong phum, sóc để hẹn hò, tìm hiểu.
Hiện nay, thường ngày phụ nữ Khơme mặc áo dài, quấn xà rông. Để giản tiện trong sinh hoạt, nhiều phụ nữ Khơme ngày thường mặc giống như người Kinh Nam Bộ. Có thể nói, trang phục tộc người Khơme chịu ảnh hưởng từ nhiều luồng giao thoa văn hoá, dẫn tới sự biến đổi trong trang phục tộc người.
Cô dâu Khơme trong trang phục cưới cổ truyền rất lộng lẫy. Cô dâu mặc chiếc xăm pốt bằng sợi kim tuyến hay tơ tằm màu đỏ sậm hoặc hồng cánh sen sậm, dài đến cổ chân, có hoa văn, cùng chiếc áo ngắn tay bó chẽn hoặc để hở một bên vai (xa bây). Áo và xăm pốt được giữ chặt và gọn ghẽ bằng chiếc thắt lưng kim loại (xai krò bách). Một tẩm sronko có dạng như cái yếm hình bán nguyệt quàng phía trước quanh chân cổ, che phủ hết phần trên của ngực áo. Tấm sronko có màu đỏ, trang trí bằng những hạt cườm sặc sỡ, chung quanh kết tua diềm diêm dúa.
Cô dâu còn quàng xéo ngang ngực một chiếc khăn dài 59'
hình chữ nhật (khăn òn kon đây) dệt bằng sợi kim tuyến. Sau cùng là cái mũ cưới quý phái hình tháp nhọn ba tầng kết hoa lộng lẫy [kà păng hoặc còn gọi là kpâl plôp) làm bằng kim loại hoặc giấy bồi cứng. Người ta bới tóc cao cho cô dâu trước khi đội mũ cưới (mkot) kiểu dân dã. Chiếc mũ này cũng màu đỏ, được trang trí sặc sỡ bởi các hạt ngọc trai, hạt xoàn nhân tạo, thêu hoa cườm... Ngoài ra, trên mũ cắm tua tủa các cây trâm (sniêk sok) gắn hoa tròn đủ màu như một rừng hoa khoe sắc. Nơi chân mũ gắn hai chuỗi hạt ngọc rủ dài xuống hai bên tai cô dâu.
Thời gian gần đây, trang phục của cô dâu Khơme đã có sự cải biên rất nhiều. Sự cải biên này xuất phát từ điều kiện nguyên vật liệu sẵn có và sự thay đổi về quan niệm tộc người theo xu thế mới. Một bộ trang phục cô dâu đã giản tiện chỉ có 3 thứ: áo, váy, khăn quàng vai.
Áo (ao) được cắt may bằng vải màu đỏ theo kiểu áo yếm. Áo chỉ che kín từ ngực trở xuống. Áo có 2 dây (cose hot) dài 24cm, rộng 3,5cm. Phần thân áo dài 25cm đính dầy đặc các chuỗi kim sa (tô bôn) với những kiểu trang trí khác nhau, phần ngực áo được đính các hàng kim sa chạy dọc, ở phần bụng các chuỗi hạt kim sa hình hoa được đính thành một dải hình chữ nhật. Gấu áo (ch héch) được cắt lượn sóng theo hình đuôi tôm, phần gấu không trang trí kim sa mà chỉ là hoa văn của vải. Phần vạt sau không trang trí hoa văn. Khi mặc, luồn áo qua đầu và kéo khoá phía sau, áo chỉ che đến cạp váy.
Váy (xà rông) dài 105-1 lOcm, được ghép bởi hai tấm vải liền mảnh, đường ghép ở hai bên sườn. Riêng mặt trước của váy, vải được xếp gấp lại thành một dải dài chạy suốt từ
cạp đến gấu váy. ở dải vải này, trên nền đỏ, ngoài các dạng hoa văn in sẵn như hình thoi (lẻc côm] và hoa văn hình cây, còn đính những chuỗi kim sa thành hình cây hoa (rác chna ro ka). Toàn bộ mặt trước váy được đính kín các hạt kim sa
tạo thành các họa tiết lộng lẫy trong ô hình chữ nhật. Khăn quàng vai (so bây) dài 172cm, rộng 20cm được may bằng hai lớp vải. Lớp dưới bằng sa tanh đỏ, lớp trên bằng vải bông đỏ in hoa. Toàn bộ phần giữa chiếc khăn được gắn 7 hàng hạt kim sa màu vàng tạo thành những bông hoa. Hai bên mép khăn cũng được gắn chuỗi kim sa tạo thành những dây hoa. ở hai đầu khăn được gắn kim sa kiểu đứng và một bông hoa to, ngoài cùng là những tua hạt cườm nhỏ màu vàng dài 6cm. Toàn bộ quá trình gắn các chuỗi hạt kim sa và hạt cườm đều làm bằng tay. Kỹ thuật ghép các dây hoa thẳng hàng và các dây hoa ở hai mép khăn chứng tỏ trình độ cao hay thấp của người thợ thủ công. Đây là loại khăn dùng để trang điểm sau khi mặc áo, váy. Khi sử dụng, người ta vắt khăn trên vai trái sang nách phải rồi đính lại ở đó.
Ũ Trang phục nam giới Khơme
Trong lao động sản xuất và trong sinh hoạt, nam giới Khơme thường mặc áo, quần dài, đi chân đất hoặc đi dép cao su.
Áo (ao) màu đen hoặc xanh, được cắt theo kiểu chui đầu, ngắn tay, cổ thấp tròn, xẻ ngực và cài cúc. Quần được cắt may bằng vải phin màu, theo kiểu chân què; cạp, đũng, ống quần may rộng giống như quần của người Kinh.
Loại áo, quần kiểu truyền thống hiện chỉ còn thấy ở người già vùng nông thôn, lớp trẻ ngày nay mặc trang phục hiện đại.
Bộ y phục chú rể người Khơme gồm có áo và váy. Áo được may theo kiểu bà ba, cổ hình lá sen ta, áo được cắt nối ở gần cầu vai, nút áo được làm bằng các mảnh vải đỏ nhỏ bó lại. Đây là kiểu áo chú rể truyền thống của người Khơme.
Gần đây, người Khơme đã có kiểu áo cách tân cắt may bằng vải ka tê, kiểu áo đại cán bốn túi. Áo dài khoảng 70- 80cm, rộng 50cm. Vạt trước trang trí 4 túi giả (thực ra chỉ làm nắp túi và được cài cúc giả) gồm 2 túi trên nhỏ, 2 túi dưới to hơn . ở hai cầu vai, mỗi bên dài 12cm có một cúc giả. Tay áo dài khoảng 40cm rộng khoảng 15-18cm, phần tay áo không trang trí hoa văn. Vạt sau được cắt như kiểu áo đại cán.
Trong xã hội xưa của người Khơme, trang phục truyền thống nam giới (đặc biệt là tầng lớp quý tộc) nhất thiết phải có váy, là thành tố rất quan trọng bởi nó thể hiện đẳng cấp của người sử dụng. Hiện nay, trong cưới hỏi và các lễ hội, nam giới Khơme vẫn mặc váy theo văn hóa truyền thống.
Váy của chú rể Khơme là loại xà rông bằng vải lụa, in hoa, dài khoảng ISOcm, rộng lOOcm. Đây là một tấm vải dệt khổ rộng được gập đôi và khâu lại. Váy không có sự phân biệt cạp và gấu. Hoa văn trên thân váy có hai dạng cơ bản: hoa văn hình tháp và hoa văn hình cây.
Nhìn chung, ngoài đồ trang sức và trang phục, người Khơme còn có tục đeo bùa để trừ gió độc, tà ma. Bùa có ba loại: dây cột tay gọi là kfse day (là sợi chỉ hồng-đỏ, thường
62
đeo trong đám cưới), dây đeo cổ gọi là k'se co và dây thắt lưng gọi là k'se chonkes. Hiện nay, tục đeo bừa còn khá phổ biến nhất, là ở vùng biên giới giáp Campuchia.
10. TRANG PHỤC CỦA NGƯỜI KHƠ MÚ
o Vài nét về trang phục
Người Khơ Mú không phát triển nghề dệt vải, họ thường mua quần áo, váy của người Thái để mặc. Nhìn vào trang phục của người Khơ Mú, hầu như không nhận thấy nét riêng biệt của dân tộc này. Riêng đồ trang sức có đôi điểm khác biệt thể hiện qua cách trang trí những hàng tiền bạc và vỏ ốc ở thân áo của phụ nữ. Tuy nhiên, nét khác biệt này không nhiều, hiện chỉ còn thấy trong trang phục của những người cao tuổi. Ngày nay, phần lớn người Khơ Mú, nhất là nam giới đều ăn mặc theo người Kinh.
& Trang phục phụ nữ Khơ Mú
Trang phục thường ngày của phụ nữ Khơ Mú gồm khăn đội đầu, áo, yếm, thắt lưng, váy, xà cạp.
Khăn đội đầu (hưm pông) thường ngày gần giống chiếc khăn piêu của người Thái, được may bằng vải mộc hoặc nhuộm chàm, không trang trí hoa văn. Khăn dài khoảng 2m, rộng 38- 40cm tuỳ theo khổ vải dệt. Khăn quấn đi lễ hội là loại khăn thêu hoa văn một mặt rất đẹp. Người ta khéo léo quấn vòng quanh đầu để phô phần hoa văn ra ngoài.
Áo của phụ nữ Khơ Mú mặc thường ngày chủ yếu là áo ngắn màu chàm, xanh thẫm hoặc xanh lá mạ... Nẹp cổ liền
63
với nẹp ngực nhưng chỉ dài ngang ngực. Phía dưới hai nẹp ngực nối thêm những băng vải nhỏ màu đỏ, xanh, vàng... Áo thường có hai lớp vải, lớp trong là vải chéo xanh hoặc phin, lớp ngoài là vải dệt thô nhuộm chàm. Còn áo mặc trong những dịp lễ hội, cưới hỏi thường là áo dài. Khi mặc, áo dài sẽ trùm kín cạp váy khoảng 20cm. Với những phụ nữ khá giả, áo có sọc dọc theo nẹp ngực, dưới gấu thêu hoa văn, sau lưng đính hai dải chỉ màu có các tua dài sặc sỡ. Gấu tay áo nối những băng vải nhỏ màu xanh, đỏ, vàng. Với phụ nữ nghèo, áo không thêu thùa cầu kỳ mà chỉ trang trí mấy băng vải nhỏ trên nẹp ngực.
Váy: Thường là màu xanh lá cây, có hoa văn trang trí nhiều màu. Thông thường, các loại váy này được may bằng vải dệt thủ công màu xanh sẫm hoặc màu nâu chàm. Trên
64
váy thêu các họa tiết như mặt trời, hươu, nai, sóc, mèo... hay hình các loài hoa [cúc, mai...).
Yếm (ươm]: Yếm được may bằng vải trắng hoặc hồng. Đầu yếm cắt lượn tròn, thêu hoa văn trang trí, đính hai dây vải để buộc vào cố. Thân yếm đính hai dải vải dài hơn để buộc ra sau lưng dài 2m, rộng 20 cm. Khi dùng, họ gấp làm ba theo chiều dọc rồi quấn vòng quanh eo và dắt lại. Loại thắt lưng được làm bằng vải đỏ hoặc xanh, xâu vào một dây xà tích bằng vỏ ốc nhỏ, nay rất hiếm nên ít người dùng.
Xà cạp: Được phụ nữ Khơ Mú mặc hằng ngày, làm bằng vải màu chàm, dài khoảng Im , rộng 40cm, gấp chéo theo chiều dọc. Khi dùng xà cạp phải quấn hai bên chân ngược chiều để đối xứng nhau.
Vào những dịp lễ, tết, phụ nữ Khơ Mú thường mặc những chiếc váy đẹp nhất. Họ có hai loại váy: một loại may bằng vải tơ tằm pha sợi bông (còn khôm, còn như), một loại may bằng lụa tơ tằm (còn nhang). Hoa văn trang trí trên váy rất đa dạng gồm hình mặt trời, mặt trăng, hươu, nai, rồng, chim công, gà lôi, các loại hoa thược dược, hoa ban, phong lan... Cũng trong dịp này, phụ nữ Khơ Mú còn dùng một loại khăn khác là khăn nối (một nửa là vải thô nhuộm chàm, một nửa dệt hoa văn) kết hợp với trang phục. Thắt lưng của những phụ nữ khá giả đeo trong dịp lễ, tết là loại thắt lưng đính nhiều mảnh bạc nhỏ hình tròn nối tiếp nhau. Cùng với những bộ y phục trên, trong dịp cưới hỏi, lễ hội, phụ nữ Khơ Mú còn đeo vòng đeo tay và vòng cổ bằng bạc để trang điểm cho thêm phần lộng lẫy, bắt mắt.
65
ô Trang phục nam giới Khơ Mú
Xưa kia, đàn ông Khơ Mú để tóc dài, búi sau gáy, đội ra ngoài khăn vải chàm. Trang phục của đàn ông Khơ Mú gồm quần, áo ngắn và áo dài, khăn, túi vải...
Quần may kiểu chân què, cạp lá toạ, chất liệu là vải bông nhuộm chàm.
Áo: Đàn ông Khơ Mú mặc áo cánh ngắn tương tự như áo người Thái. Tuy nhiên, những lúc trang trọng họ cũng mặc thêm áo dài, được may hơi thắt phía eo, hai vạt xoè rộng, gấu lượn vòng cung.
Túi vải cũng là thứ trang phục tuỳ thân của đàn ông Khơ Mú, khi ra ngoài họ thường mang theo. Túi may từ vải tự dệt, trên mặt và quai túi trang trí hoa văn nhiều màu sắc.
Đàn ông Khơ Mú không có trang phục đặc trưng riêng biệt dành cho những ngày lễ hội, họ thường mặc những bộ y phục mới nhất trong dịp này.
ô Trang sức
Trước kia, người Khơ Mú thường dùng vỏ ốc để trang sức, nhưng thời gian gần đây, họ đã sử dụng đồ trang sức bằng bạc, phổ biến gồm hoa tai, vòng cổ, vòng tay. Vòng cổ làm bằng bạc, có thể được trang trí bằng hoa văn quấn thừng, đường kính của vòng từ 18 - 20cm. Vòng được để hở khoảng 5,5cm, hai đàu được làm thành hình lưỡi mác. Ngoài ra còn có một loại vòng cổ khác được làm từ các đồng xu bạc, hình tròn. Người Khơ Mú đục lỗ qua các đồng xu, sau đó dùng dây xuyên thành một chuỗi để tạo thành vòng đeo cổ. Loại vòng này hiện nay rất phổ biến ở người
66
Khơ Mú Thanh Hóa, đặc biệt, nó thường được trẻ em và các thiếu nữ đeo.
11. TRANG PHỤC CỦA NGƯỜI Mạ
ô Vài nét vê trang phục
Người Mạ sống tập trung chủ yếu ở Lâm Đồng, nổi tiếng với nghề dệt vải, đặc biệt là người Mạ vùng lưu vực tả ngạn sông Đạ Dơng. Bông vải được trồng trên rẫy lúa. Người ta hái quả bông, phơi khô rồi đem cán và kéo thành sợi bằng những dụng cụ thô sơ, sau đó đem nhuộm bằng các loại vỏ cây, lá cây để tạo màu.
Thổ cẩm Mạ không những độc đáo về đường nét hoa văn mà còn tinh tế, hấp dẫn bởi các sắc màu được thể hiện nổi bật qua bàn tay khéo léo của người phụ nữ. Nói đến thổ cẩm cao nguyên, không thể không nói đến sự độc đáo, pha trộn hài hoà của màu sắc trên váy áo cổ truyền của người Mạ. Màu sắc hài hoà trên tấm vải của người Mạ khiến không một ai tin rằng nó được chiết suất từ vỏ và lá cây rừng.
Thổ cẩm Mạ gôm bốn màu chính: đỏ, vàng, đen, trắng. Màu trắng chính là màu của sợi bông vải. Màu đen được chiết suất từ lá cây ndêr mọc trong rừng sâu, lá có đường kính 2-3cm. Lá ndêr ngâm trong nước khoảng 7 ngày sẽ mủn ra rồi phân huỷ thành màu đen. Người ta lấy loại nước đen này trộn với tro của cây tre rồi cho sợi vào ngâm khoảng 3- 4 ngày, sau đó, vớt sợi ra phơi khô, sợi sẽ có màu đen bóng. Màu đỏ lấy từ vỏ cây vơsi và vỏ cây rơyôl -
67^
giống cây leo, lá có nhiều lông, màu xanh lục. Hai loại vỏ cây này được đem cắt khúc, nấu khoảng nửa ngày sẽ ra nước màu đỏ đậm, sau đó người ta cho sợi vào ngâm khoảng 3 đêm rồi phơi khô, sợi sẽ có màu đỏ thẫm. Màu vàng được lấy từ củ nghệ rừng giã thật nát bỏ vào nước cùng với sợi, sau đó đem nấu khoảng 3 giờ, vớt ra phơi khô là được.
Có được màu sợi ưng ý nhưng chưa đủ. Tấm vải thổ cẩm đẹp hay không phần nhiều phụ thuộc vào công sức của người dệt vải. Người dệt ngồi dưới mặt đất, duỗi thẳng hai chân để trải khung dệt [bơnơ bơsa) ra. Khung dệt gồm những thanh gỗ đặt nằm ngang trên chân người dệt để mắc sợi. Tay người dệt cầm một cái suốt nhỏ luồn sợi chỉ ngang qua giống như động tác dệt chiếu theo lối thủ công của người Việt. Dụng cụ dệt thô sơ, tốc độ chậm nhưng sản phẩm dệt rất đẹp và được nhiều dân tộc ưa thích.
Toàn bộ các sản phẩm dệt được xử lý một cách tinh tế, hài hoà như một tác phẩm nghệ thuật, trong đó màu sắc và đường nét hoa văn hoà quyện trông rất đẹp mắt.
Với các sản phẩm như váy, áo, tấm đắp, khố... hai màu đen trắng được người Mạ sử dụng nhiều nhất, hầu như để làm màu nền cho các hoa văn trang trí.
Nếu tấm vải có nền màu trắng, các màu trang trí thường là màu sáng như vàng, đỏ, đôi khi chen vào đó ít màu đen và đà (màu xanh], làm cho họa tiết khoẻ khoắn, thể hiện những đường nét hoa văn, những khối hình vững chắc. Các đường viền màu chạy theo chiều dài tấm vải thường xen kẽ các màu đỏ, vàng-trắng, đỏ-đen, hay đỏ
đen-trắng, còn các họa tiết hoa văn hình khối được tạo nên 68
bởi một màu như đỏ, xanh hoặc đen. Có khi hoa văn hình khối được được tạo bởi các màu sắc khác nhau như xanh đỏ, đỏ-đen, đỏ-xanh-trắng...
Nhìn chung, với loại vải cổ truyền màu trắng dùng làm áo, tấm đắp, người Mạ phối màu khá hợp lý, mạnh bạo nên nhìn rất khoẻ khoắn, sống động.
Với tấm vải nền đen, việc đặt màu sắc phải tính toán thận trọng và hợp lý vì màu đen rất khó đẩy các sắc độ lên. Để hạn chế điều đó và át đi một phần tối của màu đen, người Mạ thường sử dụng màu đỏ, vàng, trắng đi cạnh nhau. Đôi khi họ còn kết hợp cả màu đen với màu xanh
trắng để tạo ra đồ án hình học trên nền đỏ, gây hiệu quả thị giác, đó là khi nhìn các dải màu chạy trên nền đen của tấm vải thì màu đỏ như nổi bật lên. Việc đặt màu đỏ trên nền đen không phát huy độ cực nóng của màu đỏ, trái lại, còn hút một phần chất rực rỡ của màu đỏ vào lòng sâu của bóng tối, nhưng chính nhờ đó, sự rực rỡ lại trở nên sâu lắng, không bùng lên chói mắt mà đậm đà hơn, tạo một sức ấn tượng về mong muốn vươn lên, thoát khỏi bóng tối.
Nhằm tiếp sức cho màu đỏ, người Mạ còn dùng màu trắng và màu vàng làm nền bên cạnh màu đỏ đối chọi với màu đen. Cả mảng sáng này đã phát huy tác dụng, tạo thế vững chãi, lúc ẩn lúc hiện trong bóng tối của nền đen.
Một điều đáng chú ý là khi tạo trang phục, người Mạ không tách biệt việc dệt các tấm vải với việc cắt may. Thậm chí, họ còn kết hợp việc dệt vải và tạo hoa văn cùng một lúc. Vì thế, khi tấm vải hoàn tất, luôn có hoa văn theo sở thích của người dệt. Trên một mảnh vải lớn, họ cắt vải thành từng mảnh vừa với chiều dài của y phục,sau đó gấp
đôi lại thành thân trước và thân sau rồi khâu nối cạnh sườn và khoét cổ là mặc được.
Ngoài việc tạo trang phục, người Mạ còn đeo nhiều đồ trang sức nhằm tạo hiệu quả thẩm mỹ như đôi vòng hoa tai cỡ lớn bằng đồng, kền, ngà voi, gỗ hay những khoanh nứa (kar) vàng. Người Mạ thích mang nhiều vòng đồng ở cổ tay có những ngấn khắc chìm, dấu hiệu ghi nhận các lễ hiến sinh tế thần linh cầu may mắn, phụ nữ còn mang vòng chân bằng đồng với nhiều vòng xoắn.
Hiện nay, việc đeo các đôi hoa tai cỡ lớn không còn tôn tại trong cộng đồng Mạ nhưng quan niệm về cái đẹp này vẫn còn lưu lại vết tích ở nhiều người già, thể hiện qua
70
vành tai rất rộng do họ đã từng đeo những vòng to bằng gỗ hay ngà voi ở lỗ tai.
Nhìn chung, y phục của người Mạ tới nay có nhiều thay đổi, khi lao động, nam giới thường mặc quần đùi, chỉ một số người già còn đóng khổ. Nữ giới tuy vẫn còn mặc váy quấn nhưng nhiều cô gái đã ưa mặc váy tân thời (váy ống), khi đi xa, nam giới nhiều người mặc quần âu và áo sơ mi, phụ nữ thường mặc áo may sẵn ở các cửa hàng tạp hóa.
ô Trang phục phụ nữ Mạ
Xưa phụ nữ Mạ ở trần, mặc váy, tóc dài búi sau gáy. Một số nhóm địa phương như Mạ Xốp, Mạ Tô mặc áo chui đầu. Áo mặc vừa sát thân, dài tới thắt lưng, không xẻ tà, vạt trước và sau bằng nhau, cổ áo tròn thấp. Nhìn tổng thể, áo hình chữ nhật, màu trắng. Nửa thân dưới phía trước và sau lưng trang trí hoa văn hình học đỏ, xanh kết hợp các dải băng ngang thân. Dọc hai mép áo dệt viền các sọc màu trang trí. Áo có nhiều loại, mỗi loại có tên gọi khác nhau, căn cứ vào mô típ hoa văn trang trí trên áo.
Áo ao kroh dài 55cm, rộng 44cm, vạt trước và sau đều nhau, may giáp hai đường sườn từ gấu đến nách (kín tà) bằng chỉ khác màu (xanh, đỏ), phía nách chừa một khoảng 15 - 20cm để xỏ tay. Cổ áo khoét hình bán nguyệt, viền chỉ màu xanh, đỏ, đen. Hoa văn trên thân áo thể hiện tài khéo léo của phụ nữ Mạ cũng như óc thẩm mỹ của họ trong cách dệt vải. Thân trước áo trang trí hoa văn từ cổ xuống đến gấu với những mô típ diễn tả thiên nhiên cùng những sinh hoạt trong đời sống thường nhật của họ như hoa cây bông, lá bí, con vượn, con hổ, chà gạc, cối giã gạo, mũi tên, ché rượu... Ngoài
71
mô típ hoa văn cổ truyền, ngày nay trên áo phụ nữ Mạ còn có những hoa văn diễn tả cuộc sống hiện đại như hình máy bay, hình người (kon cau), các loại phù hiệu... Thân trước áo là mảng hoa văn rộng khoảng 27cm. Hoa văn ở mảng này được dệt bằng chỉ màu đỏ, đen, xanh... theo hàng ngang với các hình chân quạ, hình bán nguyệt (nhai srăt), hình răng cưa (dăl dhah). Thân sau áo trang trí mảng hoa văn rộng đến 54cm, chủ yếu là hình động vật như chân quạ, chim, hươu (sếm pút), vượn (kxvain). Hai bên sườn áo có dải hoa văn vảy thằn lằn chạy suốt từ vai xuống gấu. Gấu áo viền một đường chỉ màu trang trí, khi mặc áo vừa sát thân.
Váy (ôi mbơn) của phụ nữ Mạ là loại váy cuốn dài lóOcm, rộng 90cm. Váy như một tấm chăn hình chữ nhật, được ghép từ ba tấm vải, hai tấm hai bên và một tấm ở giữa. Trên váy trang trí những mảng hoa văn lớn màu xanh, đỏ, hồng, tím, vàng trên nền vải chàm sẫm. Hoa văn trên cạp váy được dệt, trang trí suốt chiều rộng của váy, với nhiều loại chỉ và len màu xanh đậm, chủ yếu là hình ốc sên, vảy bụng thằn lằn và hình zích zắc. Thân váy có mảng hoa văn lớn, thường là hoa văn hình học, hình thoi, cánh bướm... dệt ngang thân bằng chỉ vàng xanh, đỏ, tím. ở phần cạp và gấu váy có mảng hoa văn là những đường chỉ màu song song xen kẽ với hàng hoa văn màu trắng và đen tượng trưng cho cối giã gạo (npal). Hai mép váy là hoa văn vẩy bụng thằn lằn. Mảng giữa váy trang trí hoa văn hình thoi to, nhỏ lồng nhau (garplarpung) và những chấm đen trắng tượng trưng cho hạt dưa (graprpung). Một mép váy có tua chỉ màu dài 3cm, mép kia đính những tuýp len xanh, đỏ, tím, vàng gọi là bố hau (bó hoa).
72
Nói chung, hoa văn dệt trên váy phụ nữ Mạ rất đa dạng, bố cục hoa văn phụ thuộc vào kỹ thuật dệt và khiếu thẩm mỹ của từng người.
Váy ôi mbơn là loại váy đẹp, dệt công phu nên được nhiều người ưa chuộng. Khi mặc, họ quấn một vòng quanh thân, khép mép không có tuýp len vào trong phía hông trái, mép có tuýp len sang phải để tuýp len lộ ra ngoài và chạy dọc theo chân bên sườn phải.
ô Trang phục nam giới Mạ
Đàn ông Mạ trước kia thường để tóc dài búi sau gáy, ở trần, đóng khố. Riêng thủ lĩnh Mạ búi tóc cắm lông chim, kèm theo là bộ khiên giáo.Ngày nay, nhiều nam giới để tóc ngắn hoặc đội khăn chàm kiểu chữ nhất nhưng đa số vẫn đóng đóng khố ở trần hoặc khoác tấm áo màu chàm với các sọc trang trí chéo qua vai.
Nhìn chung, trang phục nam giới Mạ gồm:
Khố có nhiều loại khác nhau về kích thước và hoa văn trang trí. Loại khố sang trọng có đính hạt cườm, tua dài. Khăn vắt vai (úi còn) của nam giới người Mạ không chỉ có giá trị sử dụng mà còn thể hiện giá trị nghệ thuật. Khăn vắt vai là một mảnh vải dài 186cm, rộng 33cm hai đầu có tua (n dieng) dài 7cm. Khăn màu đen trang trí nhiều hoa văn bằng chỉ màu xanh, trắng, vàng, hồng. Hiện nay, nam giới người Mạ chỉ sử dụng khăn vắt vai trong các lễ hội cổ truyền, còn thường ngày họ không sử dụng.
Áo đàn ông Mạ là loại chui đầu, có nhiều loại với những tên gọi khác nhau căn cứ vào kiểu dáng hoa văn trang trí. Áo có các loại: dài tay, ngắn tay và cộc tay.
73
Áo kroh làm bằng vải sợi bông, chui đầu, không tay, cổ áo hình bán nguyệt, cách cắt may đơn giản như áo nữ nhưng áo nam thường rộng hơn, hở tà, vạt sau dài hơn vạt trước, thêm tua dài ở vạt sau che kín mông khi mặc. Áo thường dài trên 70cm, với một tấm vải khổ rộng 46cm được cài go, đan sợi từ trong khung dệt. Nói đúng hơn là dệt áo. Tất cả các quy trình và bố cục hoa văn đều được thực hiện từ khâu dệt. Sau khi vải dệt xong, người ta chỉ cần gập đôi tấm vải, khoét cổ rồi khâu hai bên sườn là xong.
Các loại áo kroh của nam giới người Mạ ở cả thân trước và thân sau đều trang trí nổi bật hoa văn, những mảng hoa văn này chiếm 2/3 thân áo. Hoa văn chủ yếu là hình quả trám nằm ngang, hình sóng nước, hình bụng thằn lằn bằng chỉ xanh, đỏ trên nền vải trắng. Gấu áo, cổ áo viền chỉ màu đen.
Áo kroh kon cau: có cổ hình tim (ngô kroh plai nus), vạt trước là các hoa văn hình mũi tên (dap kon na), hình cái lược (kút), người cưỡi ngựa (di aseh), con gà (kon rar), hoa cây gạo (bo kau big fong), phù hiệu... Nhìn tổng quát, cả mặt trước và mặt sau áo còn dệt phối hợp chỉ màu xanh, đỏ trên nền trắng tạo thành hoa văn vẩy con trăn (kac klan). Đây là loại áo cổ truyền, được nam giới Mạ sử dụng phổ biến trong các ngày hội lễ lớn trong năm của dân tộc.
Áo kró được làm từ một mảnh vải tự dệt màu trắng, dài 140cm, rộng 60cm. Người ta gập đôi chiều dài miếng vải để làm thân trước và thân sau, khoét cổ rồi khâu nối hai cạnh sườn. Áo không có tay, cổ áo, gấu áo thường để tua, cổ áo hình bán nguyệt, quanh cổ viền một đường chỉ màu đen.
ô Trang sức
Vòng tay [kòng]: Không chỉ là đồ trang sức của phụ nữ mà nam giới người Mạ cũng có thói quen đeo vòng tay. Số lượng một hay nhiều vòng là tuỳ sở thích mỗi người. Vòng tay thường có đường kính 7-8cm.
Vòng vừa là đồ trang sức vừa là vật mang ý nghĩa tín ngưỡng, bởi người Mạ quan niệm đeo vòng có thể loại trừ được những điều xấu có hại đến con người. Ngoài ra, vòng tay còn là vật thể hiện một sự giao ước, một dấu ấn khi con người trở thành thành viên chính thức của buôn làng.
Người Mạ đeo vòng cho nhau trong những cuộc gặp gỡ bạn bè thân thiết hay gặp khách quý. Trong lễ cưới, lễ kết nghĩa anh em, người ta đeo vòng cho nhau để cầu mong sức khoẻ và mọi sự tốt đẹp. Khi đeo vòng cho nhau, người Mạ có một nghi lễ nhỏ: Đặt vòng lên chai rượu rồi nói chuyện với nhau, nếu đồng ý kết bạn thì rót rượu ra uống sau đó đeo vòng cho nhau, và từ đó họ coi nhau như anh em ruột thịt.
Trường hợp hai người cho nhau vay trâu bò thì khắc vào vòng của nhau, mỗi con là một vạch ngang... Trên những chiếc vòng chân của người Mạ đều có những nét khắc chìm, đó là ký hiệu ghi nhận các lễ hiến sinh, tế thần linh cầu mong điều tốt lành.
12. TRANG PHỤC CỦA NGƯỜI MNÔNG
o Vài nét về trang phục
Dệt thổ cẩm là một trong những nghề truyền thống có từ lâu đời của người Mnông. Từ xưa, họ vẫn dùng loại
75
khung dệt bằng tre, giữ bằng chân, dệt bằng tay để tạo ra các loại sản phẩm thổ cẩm. Nói chung, một gia đình Mnông bao giờ cũng có máy quay làm bằng gỗ dùng để cán lọc bông vải; máy đánh bông cho nhừ làm bằng cật tre và lát dây mây; khúc cây tre cuốn bông; xa kéo sợi làm bằng gỗ và đặc biệt là khung dệt vải.
Phụ nữ Mnông tranh thủ mọi nơi, mọi lúc để làm ra vải vóc, áo váy, khố chăn. Sáng sớm, họ vừa thổi cơm vừa cặm cụi cuốn bông, kéo chỉ. Buổi tối, cơm nước xong, họ tranh thủ kéo sợi cho đến khuya mới đi ngủ. Người Mnông đánh giá tài năng, vẻ đẹp và đức hạnh của người phụ nữ qua tấm vải dệt được thể hiện trên những bộ trang phục mà họ mặc trong ngày hội. Các chàng trai kén vợ cũng dựa vào trang phục của các cô gái để lựa chọn. Chỉ cần nhìn vào cuộn sợi của bất cứ cô gái nào là có thể biết cô gái ấy có giỏi giang, chăm chỉ hay không. Một cô gái chăm chỉ, biết dệt vải, thêu thùa khéo tay là tiêu chuẩn hàng đầu để các chàng trai tìm đến.
Những bộ váy đẹp nhất được người Mnông dành cho những ngày lễ hội, cưới xin, khi dân làng tụ họp vui vẻ trong tiếng cồng chiêng. Nhìn chung, trang phục truyền thống của đồng bào Mnông vô cùng độc đáo. Đặc biệt, trong lễ hội, người Mnông có quy định về cách trang phục theo thứ bậc trong buôn, chẳng hạn, già làng, chủ lễ, thầy cúng mặc khố hoa, ngực quấn mền thay áo; nhóm đánh chiêng mặc khố hoa, ở trần; người đến dự mặc khố (đối với nam), mặc váy áo (đối với nữ); còn những phụ nữ tham gia lễ hội mặc váy hoa, áo cộc để tiện đánh chiêng, múa hát, tiếp khách...
76
M í
Thời gian trước đây, nghề dệt thổ cẩm đem lại nhiều lợi ích cho người Mnông vì họ có thể tận dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ, có việc làm trong thời gian nhàn rỗi và tạo thu nhập cho gia đình, nhưng đáng tiếc là những năm gần đây, do nhiều nguyên nhân, nghề dệt thổ cẩm của người Mnông đã mai một dần.
o Trang phục phụ nữ Mnông
Trang phục của phụ nữ Mnông gồm áo ngắn (ao ur) và váy quấn (ôi m'bon) hay subăn, hoặc ôi pnô... tùy theo tên gọi của từng địa phương.
Áo của phụ nữ Mnông lấ loại áo chui đầu, không có tay hay là tay lửng, dài quá khuỷu một chút, thân áo hầu như để nguyên, không trang trí gì. Xưa phụ nữ Mnông cũng ít khi mặc áo, họ ở trần, nhất là với những cô gái chưa chông và có bộ ngực đẹp. Áo có nhiều loại: áo dếch có đường thêu
hoa văn đẹp, có loại dài tay và áo ngắn tay; áo dài tay (ao nah) có trang trí đường hoa văn ở gấu và ống tay. Váy là y phục nổi bật trong trang phục của người Mnông. Váy mặc trong lao động có màu đen tuyền gọi là ôi ếch, còn các loại khác ít nhiều đều thêu dệt hoa văn. Váy thêu có các loại: ôi m’bon, Rno, Rơnh, ôi m’bon hô, Rơ tiêng. Những dải hoa văn trang trí trên thân váy rất càu kỳ và có màu sắc rực rỡ. Váy của phụ nữ Mnông thường có chiều dài cuốn quanh thân là 1,4 - l,8m , chiều cao từ 0,7 đến 0,9m, khi mặc, gấu váy còn cách mắt cá chân lOcm. Vào ngày lễ, ngày hội, phụ nữ Mnông thường mặc áo ngắn tay [ao lieh toi hay ao krek), hoa văn được trang trí ở thân áo. Có nơi dùng mền hoặc khăn quấn trước ngực (quàng từ sau lưng đến trước ngực) thay cho áo. Có nhiều loại váy được dùng trong lễ hội như: Váy hoa (ao mbon hô) sử dụng trong lễ hội là loại váy hoa văn sặc sỡ ở thân váy và gấu váy kết hợp với áo ngắn tay (ao liêh toi) màu trắng, hoa văn sặc sỡ.
Váy ôi m’bon hô có đường hoa văn khoảng giữa thân váy, điểm những chùm tua chỉ bằng sợi bông màu đỏ. Váy rơ tiêng tuy chất lượng hoa văn kém hơn váy ao mbon hô, nhưng cũng là váy khá thông dụng trong lễ hội của phụ nữ Mnông.
Ũ Trang phục nam giới Mnông
Phần lớn trang phục đàn ông Mnông là khố và áo dài che qua mông. Trong thời kỳ xảy ra giao tranh giữa các nhóm Mnông, những chiến binh Mnông còn khoác lên người tấm mền gọi là su nhap.
78
Khổ của đàn ông Mnông dài từ 5 -7m (gọi là ôi t’rônh]. Trên khố trang trí hoa văn chạy theo chiều dài với màu sắc sặc sỡ như đỏ, xanh, vàng...
Áo: Đặc điểm chung của áo nam giới Mnông là cổ tròn, thân bằng vai và mở xuống một đoạn trước ngực, được đính khuy và khuyết. Áo có nhiều loại với nhiều tên gọi khác nhau:
Áo hở tà, vạt sau dài hơn vạt trước một chút. Áo mặc hơi chùng, ống tay áo vừa sát. Các dải hoa văn trang trí cũng nằm trên đường biên áo.
Bình thường đàn ông M'nông thường mặc áo biyang hàng ngày ở nhà, ở trong buôn hay khi đi làm nương rẫy. Áo ndrõng là áo có tay dài, mở bụng, đồng thời cũng là một loại áo của người sang trọng trong xã hội. Áo liên toi là áo cộc tay mặc khi lao động.
Áo kroh là áo mặc mát, chỉ có hai thân trước và sau. Áo dir là áo được kết bằng vỏ cây lanh, che hai thân trước và sau. Áo này chỉ tồn tại đến khoảng giữa thế kỷ XX và là áo của người nghèo dùng khi trời trở lạnh, còn nhìn chung, đàn ông Mnông thường choàng tấm mền ở ngoài để giữ ấm.
Ngày xưa, trong các ngày lễ hội, đàn ông Mnông chủ yếu mặc khố, quấn gọn gàng ngang thắt lưng, phần tua dải trước và sau [dài từ 30-50 cm) vừa đủ che phần trước và phần sau của bụng, mông. Phần ngực quấn một cái khăn chéo từ lưng đến bụng, đầu quấn một dải vải đỏ, trên cắm một chiếc lông công, hai lỗ tai đeo hai khúc ngà voi.
Hiện nay, trong những ngày lễ hội, đàn ông M'nông mặc những loại áo riêng, gồm:
Áo nah kier: Áo dài tay, ngực áo kết những sợi chỉ đỏ thành mảng trang trí. Áo này chỉ dùng những khi có sinh hoạt long trọng trong cộng đồng và chỉ những người khá giả, có địa vị mới mặc.
Áo pal tô: Áo đẹp để mặc trong ngày hội của nhóm Prâng. Ngoài ra, trong trang phục của những người đàn ông tuổi hơn 50, có thế lực trong buôn còn có thêm khăn chít nhiều lớp quanh đầu gọi là kưn ktêh, kưn tăn với nhiều dải, hai dải buông thõng ra sau lưng.
ô Trang sức
Phụ nữ và đàn ông Mnông rất thích đeo trang sức. Họ làm hoa tai trang sức bằng ngà voi, cục gỗ nhẹ hay một đoạn nứa (kar). Theo quan niệm của người Mnông, dái tai càng xệ xuống thì càng đẹp. Vì thế, trong cộng đồng Mnông đã lưu truyền những câu nói về tục đeo trang sức khá hay như:
Tai không xỏ không sà xuống được
Răng không cà ló ra cửa mồm
Hay:
Nơi tay phải có vòng tẻ
Nơi cổ phải đeo xâu hạt cườm
13. TRANG PHỤC CỦA NGƯỜI Rơ MĂM
ô Vài nét về trang phục
Trước kia, nghề dệt phát triển khá mạnh trong cộng đồng người Rơ Măm, họ có đủ khả năng và kỹ thuật trông cây bông vải trên rẫy, cung cấp cho nhu cầu may mặc của
80
"""