"
Trại Mùa Xuân
🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Trại Mùa Xuân
Ebooks
Nhóm Zalo
NHÀ XUẤT BẢN KIM ĐỒNG
Tet
KIM ĐÔNG
Trần Tùng Chinh
-Leen
TRAL MUAXXUÂN
VĂN HỌC
Trần Tùng Chinh
TRAI MÙA XUÂN
NHÀ XUẤT BẢN KIM ĐỒNG
Facebook thầy văn
Пи
ựu trường vài tuần nhưng Nhi vẫn chưa biết tên thầy dạy văn của mình. Một bữa, thằng Xuân Quỳnh, tự xưng là Mít tơ Q., đăng status lên Facebook của nó: "Nhà thầy văn của mình nè tụi bây.” Rồi nó tag cho một hàng danh sách dài ngoẵng tụi Nhi vào, cái tụi mà dạo này nghiện Face còn hơn nghiện trà sữa.
Bữa đó, cũng khuya rồi, Nhi định log out sau khi đăng hình một thằng con nít hả họng
LO
5
Г
Trần Dũng Chinh
ra ngáp và chúc cả nhà ngon giấc, thì cái status của Mít tơ Q. nhảy vô, nằm chễm chệ giữa nhà
của Nhi.
Nhi click vào cái địa chỉ mà thằng Q. add vào, thì một trang cover của thầy hiện ra. Một hàng thư pháp đầy phóng khoáng tung tẩy trên cái nền bàng bạc của một bức tranh thủy mặc, ghi là "Thầy văn”.
Nhi mới nhớ lại buổi sáng đầu năm hôm đó, khi thầy bước vào lớp. Kính cận gọng đen làm cho đôi mắt thầy hun hút sâu. Mái tóc bồng lơ thơ vài sợi bạc hất ngược về phía sau để phơi ra vầng trán cao. Nhi đã gặp khá nhiều ông thầy có cặp mắt kính như vậy, có mái tóc như vậy. Nói chung cũng không có ấn tượng gì đặc biệt cho đến khi thầy cất giọng nói.
Hình như là thầy không nói bình thường mà giọng bật ra từ đâu đó rất sâu trong lồng ngực. Cái giọng rất khó mô tả ấy làm cho bài Khái quát mở đầu chương trình văn học lớp mười hai dường như bớt khô khan hơn.
Và đến khi lớp Nhi học tiếp một loạt các bài học tiếp theo, thầy dùng cái giọng đó để đọc Tuyên ngôn Độc lập của Bác rồi Tây Tiến của Quang Dũng nữa thì môn văn dường như
6
Facebook thầy văn
được mặc một chiếc áo khác. Mới mẻ, cảm xúc và đầy hào hứng.
Nhi đậu vào lớp mười với số điểm tuyển môn văn mơ ước. Nhưng rồi, không biết vì lí do gì, giờ văn lớp mười, và sau đó là lớp mười một, thực sự làm cho Nhi rất chán. Sau nỗi nhớ da diết dành cho những tiết văn năm xưa làm cho bọn Nhi có thể khóc, có thể cười với cảm xúc bài học thì không chỉ Nhi mà cả lớp đâm ra vừa sợ hãi, vừa mệt mỏi, vừa chán ghét học văn.
Tuy nhiên, nỗi sợ, chán hay ghét gì đó cũng không nguy hiểm bằng sự thờ ơ, lạnh nhạt của Nhi và tụi bạn trong lớp. Ít ra là tụi Nhi đã làm điều đó với thầy trong mấy tuần liền.
Đầu tiên và nhảm nhất là thằng Wally Lê. Nó tên là Lê Công Cát Tường - một cái tên sặc mùi sơn nhà cửa, vậy mà nó cũng chịu khó đầu tư ra một cái nick nghe Tây dễ sợ. Nó là chúa phát biểu linh tinh, bất cứ cái gì nó cũng có thể nói cho méo mó. Chẳng hạn nó giả nai hỏi thầy "đoàn binh không mọc tóc chắc là toàn thầy chùa ra trận?” Hay "cầm tay nhau biết nói gì hôm nay có nên hiểu là bốn mắt nhìn nhau trào máu họng không thầy?
7
Trần Tùng Chinh
Đứng nhì là con Tú mắm (nick này là của lớp ưu ái trao cho bởi vóc dáng mình hạc xương mai có một không hai của nó). Hôm bữa học bài Luật thơ, thầy dạy cả lớp sáng tác thể lục bát theo luật gieo vần sáu tám và phối thanh bằng trắc, nó vụt đứng lên ứng khẩu:
Thân em như cái bánh bò
Chan thêm nước cốt cho vừa miệng ai.
Thầy chưa biết phản ứng sao thì nhỏ Quyên Địa, có ngoại hình tròn trịa nhất lớp, hay bị tụi nó ghẹo là thân hình bánh bò, đứng lên xỉa nhỏ Tú, nói mày dám cạnh khóe tao hả con mắm kia! Rồi cứ thế, lớp học như một lũ kiêu binh, rũ ra cười lăn lộn.
Có bữa thằng Tiến Ù còn ngoác mồm ra ngáp một cái rõ to, ngay tiết thứ năm. Hay thằng Khang giáo sư "gục học" (tức là chuyên gia ngủ gục) thì không nể nang gì, ườn cái lưng dài tốn vải vào bàn mà "khò” đến chảy nước miếng.
Nhiều khi Nhi tự hỏi, không biết sự kiên nhẫn và sức chịu đựng của thầy kéo dài đến đâu? Nghe cô chủ nhiệm của Nhi nói, thầy đang dạy bên trường đại học, năm nay lớp Sư phạm rút lại do tình trạng bão hòa, ít tiết dạy,
8
Facebook thầy văn
thầy xin sang trường Thực hành sư phạm của Nhi đứng lớp một năm để cập nhật chương trình phổ thông nhằm xây dựng lại chương trình đào tạo.
Nhi cũng nghe nói bên lớp chuyên ngành Ngữ văn thầy đang dạy, các anh chị sinh viên học hành tự giác và nghiêm túc lắm. Không lười như tụi Nhi đã đành, mà đặc biệt là cũng không bao giờ tranh thủ cơ hội mọi nơi mọi lúc mà rắp tâm thực hiện ý đồ tàn phá cảm xúc văn chương một cách thô bạo như cái lũ quả 12D này, tất nhiên là trong đó có cả Nhi.
Vậy mà chưa khi nào Nhi thấy thầy nổi giận.
Một cái gõ thước lên bàn như một hiệu lệnh nhằm vãn hồi trật tự, một câu hỏi vui đánh đố giữa giờ có tính chiêu dụ để cả bọn tập trung. Quá lắm là một cái nhíu mày thôi, còn lại chỉ là nụ cười mà hiếm khi Nhi bắt gặp ở các thầy
cô khác.
Có vẻ như công việc và cuộc sống ngày càng nhiều áp lực nên nụ cười trên môi thầy cô ngày càng khan hiếm. Vào lớp, các thầy cô chạy đua với chương trình mà bài nào bài nấy dài thậm thượt. Mặt mày ai cũng khó đăm đăm, không thì cũng lạnh lùng hình sự. Lớp
9
Från Tung Chinh
nào không ngoan, nhiều chuyện, quậy phá, thầy cô chỉ việc đưa họ và tên mấy đứa đầu sỏ lỡ mồm vạ miệng vào cuốn sổ đen mà lúc nào cũng mở toang ra trên bàn giáo viên chờ đợi.
Riêng thầy văn, cũng có dậm dọa hăm he, tuyệt nhiên chưa có một đứa nào lớp Nhi bị ghi tên vào sổ học sinh vi phạm trong giờ học của thầy.
Nhưng thầy lại ghi vào Facebook.
Thắc mắc về thầy làm cho Nhi tò mò lắm. Nhi muốn xem điều gì làm cho thầy có vẻ khoan dung với lũ quỉ lớp Nhi như vậy. Và câu trả lời chưa tìm ra thì Nhi đã thấy những dòng comment của thầy trên nhà của từng đứa.
Thầy vô nhà thằng Toàn hỏi nó: "Hôm làm bài viết về đại dịch chửi thề trong giới trẻ, em viết hay lắm mà sao lại văng tục trên Facebook?”. Thầy hỏi nhỏ Trà My "Sao đã đồng ý với thầy về bài học Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt mà lại viết tắt quá trời trên status làm sao thầy đọc được?" Thầy còn chỉ cho nhỏ Anna Lê cách chữa trị khi nó bị đau mắt đỏ, bày cách cho thằng Mít tơ Q. làm sao bớt viêm mũi dị ứng để vào lớp khỏi phải cầm cái khăn giấy mà sụt sùi suốt tiết.
10
Facebook thầy văn
Bài viết số 1, làm về nghị luận xã hội tư tưởng đạo lí, trùng với lễ Vu lan, thầy cho một cái đề mà tụi nó vừa khóc vừa viết về cha mẹ. Bài viết số 2, về hiện tượng đời sống, thầy cho lớp chọn một trong ba đề: Hoa hậu trong mắt công chúng. Đại dịch chửi thề trong giới trẻ và Mặt trái của mạng xã hội Facebook làm cả lớp xôn xao lựa chọn rồi cắm cúi ghi lại những ý nghĩ chân thật nhất của mình đến mức trống đánh hết tiết mà vẫn còn năn nỉ thầy cho thêm vài phút nữa.
Cứ thế, tụi Nhi bị cuốn hút vào môn văn của thầy lúc nào không hay.
Hôm thầy đưa lớp Nhi qua dạy thao giảng cho mấy anh chị sinh viên vào dự giờ rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, tụi Nhi học một giờ mà đứa nào cũng xuất thần, phát biểu trơn tru như miệng đứa nào cũng thoa mỡ. Ngay cả thằng Wally Lê nhảm nhí cũng dám cả gan xung phong lên thuyết trình nữa thì đúng là trời sắp có bão to.
Sau khi dự giờ, mấy anh chị sinh viên quây quanh tụi Nhi hỏi túi bụi. Nào là sao mấy cưng lên thuyết trình tỉnh bơ vậy, tụi chị có khi lên lớp trình bày mà run như đi thi vấn đáp. Nào
11
Från Tung Chinh
là tụi cưng thích học văn hông mà đọc thơ nghe diễn cảm ghê luôn.
Đứa nào cũng tự hào nói nhờ thầy em đó, thầy em hiền và dễ thương lắm. Ai dè, mấy anh chị cãi lại, thầy của tụi anh mà, thầy của tụi chị mà, cho mấy cưng mượn thầy của tụi anh tụi chị năm nay đó. Một năm thôi à nghen...
Hôm trước, chào cờ, ngay tuần sinh hoạt bộ môn vật lí, nhưng lớp 12D tại Nhi lại cài đặt môn văn của thầy vào phát minh của lớp.
Tụi thằng Phở Khoa, thằng Huy Sumo có ý tưởng sáng chế một hỏa tiễn để phóng lên cho mấy em khối lớp mười và mười một lé mắt chơi. Trên thân của chiếc hỏa tiễn xinh xinh bọc giấy bìa màu trắng, 38 đứa của lớp 12 Dê quậy phá đã nắn nót ghi tên mình lên đó. Phía trên là hai câu thơ chế lại từ bài Tây Tiến của Quang Dũng, được tô đậm như một lời tuyên thệ:
Tốt nghiệp, mười hai Dê hẹn trước Mùa thi, thử thách mọi thành viên Ai lên xin gửi lời nguyện ước
Đậu cao, cả lớp mở tiệc liền. ..
Bữa đó, thằng Wally Lê khai trương cái iPhone 6, chụp liền sáu bức ảnh chiếc hỏa tiễn đặc biệt này, xoay tròn đủ sáu lần để hiện lên
12
Facebook thầy văn
hết toàn bộ nickname của 38 đứa, kèm theo một status đầy quyết tâm "Lớp mình đậu tú tài một trăm phần trăm nhe mấy bạn!” rồi đăng lên Facebook, tag đủ một bầy quỉ sứ tụi Nhi.
Có hai bí mật xin được tiết lộ. Một là bốn câu thơ chế lại trên đây là của Nhi trong lúc cao hứng. Còn bí mật thứ hai là thầy văn là người bấm like đầu tiên kèm theo cái comment rất tình thương mến thương "12D yêu quí của thầy đăng kí đậu tốt nghiệp môn văn mấy điểm đây ta?.
Nhi đọc và trả lời ngay với thầy là thằng Wally Lê mười điểm, còn tụi em sơ sơ chín phẩy năm, thầy ạ.
Nghĩ đến lúc thầy lên Face, vào trang nhà Nhi và các bạn, Nhi tin thế nào cũng là một cái mặt cười hình tròn màu vàng thật là đáng yêu quá đi thôi.
13
Sao Hôm
Sao Hôm là tôi. Hoàng Thị Sao Hôm, cái
tên như báo hiệu màn đêm đen như mực. Má nói tôi sinh vào tháng mười. Trời tháng mười chưa cười đã tối sầm. Ra đời ban đêm, ấy vậy mà tôi lại cầm tinh con thỏ đế. Số là tôi sợ ma bẩm sinh. Nhưng kì lạ là tôi không bao giờ cưỡng lại được lòng ham thích nghe kể chuyện rùng rợn đêm khuya. Đánh hơi có mùi ma quái trong câu chuyện của bất kì ai, tôi đều chui vào giữa, căng hai lỗ tai lên lắng nghe.
14
Sao hôm
Để rồi sau đó, đi đứng trong ngôi nhà sàn quen thuộc của mình những lúc vắng vẻ, tôi đều hồi hộp muốn nín thở. Nhón chân bước tránh những kẽ ván, tôi tưởng như bất kì lúc nào cũng có thể từ dưới sàn, một bàn tay lông lá xồm xoàm móng dài nhọn hoắt, ngo ngoe thọt lên để khều lấy chân mình.
Vậy mà hôm thứ bảy tuần này, thầy chủ nhiệm của tôi ra một quyết định khủng khiếp: Đầu tiên, thầy đề ra "mục tiêu và nhiệm vụ” của năm cuối cấp. Sau đó, thầy điểm danh từng môn học một sẽ có mặt trong kì thi quốc gia vừa xét tốt nghiệp vừa tuyển đại học. Rồi thầy kết thúc bằng hàng loạt phương pháp học tập mà đối với lũ chúng tôi, nó còn lạ huơ lạ hoắc. Cuối cùng, để né buổi trưa, lũ học trò phải xoay như quạt gió để chạy "cua”, thầy "phán” một câu là lớp sẽ tổ chức học - nhóm - vào - buổi – tối.
Có thò tay cho cua kẹp tôi cũng không sợ bằng đi học buổi tối. Chẳng phải vì tôi lười học. Mà đơn giản chỉ vì Sao Hôm lại sợ sao... ma.
Bên cù lao chỗ xóm tôi, eo ơi, chưa có điện. Cứ chừng khoảng bảy, tám giờ tối là những ngọn đèn dầu tù mù tắt phụt. Những ngôi nhà
15
*
Sao hôm
như lùi sâu, nấp sau lưng mấy khu vườn và đóng cửa im lìm. Bọn trẻ sau khi đùa giỡn la hét khản giọng từ chiều đã mệt nhoài, chúng chui tọt vào nhà và lăn khoèo ra ngủ hết.
Con đường làng nằm giữa những cánh đồng đen thui nhấp nhô những ngôi mộ trăng trắng mập mờ. Những bụi tre um tùm vươn cành lá rủ rê mấy ngọn gió đêm lang thang về đùa giỡn kẽo cà kẽo kẹt. Mấy ụ rơm nằm lù lù một đống, giả vờ hiền lành nhưng là chỗ nấp lí tưởng cho những "cái quái” gì, có trời mới biết.
Tôi nhớ hoài buổi tối theo lũ trẻ hàng xóm đi coi cúng đình về. Đêm khuya, cả bọn ríu chân chen nhau đi giữa. Giành giựt một hồi, cả bọn ù té chạy trong tiếng la í ới. Tôi cũng chạy vắt giò lên cổ. Vắt thế nào không biết mà về đến nhà, đôi guốc gỗ của má một chiếc đứt quai, một chiếc lạc mất tiêu. Lần đó, má "giũa” tôi một trận te tua. Từ đó, hễ trời sập tối, nhà sập cửa thì y như rằng tôi cũng tót vào phòng sập mùng luôn.
Vậy mà bây giờ, chuyện khủng khiếp ấy sắp sửa xảy ra cho con nhỏ chúa thỏ đế này. Suốt giờ chủ nhiệm tôi ngồi làm thinh như củ
17
Från Tung Chinh
khoai, không hưởng ứng một tiếng, dù lũ bạn tôi - thật đáng ghét - chúng biểu quyết đồng ý bằng cách giơ tay nhọn cả lớp. Thầy lia hai tròng mắt kính trắng lóa xuống chỗ tôi:
-
Em Sao Hôm có vẻ thờ ơ vậy ta? Nào, có ý kiến gì không? Ba mẹ không cho tham gia à? Thầy đến nhà xin phép nghe!
Tôi hoảng hồn đứng lên lắp ba lắp bắp ráng xếp chữ thành câu:
-
Thưa thầy, em... nhà em ở bên kia
sông... em...
Thầy cười vỡ ra thành tiếng:
- Ồ tưởng gì? Em yên chí. Thầy đã sắp xếp theo địa bàn cả. Sáu em nhà ở cù lao sẽ đến nhà Trí học là thuận tiện nhất. Không ai đi đường quá xa. Nào, em có thắc mắc gì nữa không?
Tôi đang ú ớ thì Trí, tên bạn có ngôi nhà rộng rãi được thầy chọn là điểm học nhóm, ngâm nga lên câu thơ của Nguyễn Bính, nghe phát tức:
Bảo rằng cách trở đò ngang
Không sang thì chẳng đường sang đã đành Nhưng đây cách một đầu đình
Có xa xôi mấy mà tình... hí hí...
18
Sao hôm
Lũ bạn ở lớp bò ra mà cười. Tôi cũng méo miệng cười, một nụ cười chẳng tươi gì cho lắm.
Tôi đã "cúp” học nhóm đến buổi thứ ba. Buổi sáng, vừa vào lớp sớm hơn mọi ngày để trực nhật, chưa hết "say sóng” vì chuyến đò ngang, Trí trưởng nhóm xăm xăm đến trước mặt tôi, giọng của hắn nghe nhẹ tưng:
- Nè, ba bữa rồi, Sao Hôm trốn đâu mất tiêu! - Ơ... tui tui bận quá trời quá đất.
- Bận gì, Sao Hôm cứ nói. Bọn này giải quyết cho.
Tôi bắt đầu quanh co che giấu cái đuôi thỏ đế của mình:
- Bận đủ thứ hết trọi. Chiều nào cũng xắt hai, ba cây chuối bự chảng cho mấy lão trư ăn hết á.
Hắn trợn mắt nhìn tôi:
- Lão trư nào vậy?
- Thì mấy con heo ở nhà tui đó.
Thế là hắn ngoác mồm ra cười:
- Chỉ có vậy thôi sao?
- Đâu có. Còn hàng núi công chuyện. - Tôi bắt đầu gom góp công việc buổi chiều của mấy
19
Trần Tùng Chinh
chị em nhà tôi. - Ông không tưởng tượng ra đâu. Tui phải gánh nước tưới rau nè, cho heo ăn nè, lùa gà lên chuồng nữa. Rồi cửa nẻo, bếp núc... Ôi! Kinh khủng lắm.
Trí lè lưỡi giống như con thằn lằn đớp muỗi:
- Phải công nhận là Sao Hôm giỏi thiệt. - Hổng dám đâu!
Được khen bất ngờ, đang sợ mũi tôi nở to lên xấu hoắc thì hắn tằng hắng rất là trịnh trọng:
- Bọn này sẽ giúp bạn. Phe cù lao phải nâng đỡ nhau cùng tiến bộ chứ.
Tôi hoảng hồn chống chế:
- Mấy bạn định làm gì vậy? Thôi thôi... Tui sẽ cố thu xếp đi học được mà.
Nhưng không còn kịp nữa. Anh chàng trưởng nhóm đã biến đi với cái bông chùi bảng trên tay.
Ngày học nhóm thứ tư. Mặt trời lững thững phía chân trời một hồi rồi biến đi ngủ mất không quên tinh nghịch pha lại một sắc màu hồng sẫm. Ông trời hơi quá tay đổ thêm mấy lọ màu xanh dương. Thế là trời tím thẫm đi. Từng đàn chim xoải cánh bay về tổ. Khi xóm
20
Sao hôm
tôi in thành một dãy nhấp nhô màu đen thì đêm tối bưng ra một rổ sao đổ đầy trên bầu trời. Những ngôi sao bé xíu lấp lánh, lấp lánh.
Hôm nào tôi cũng tìm xem sao Hôm ở đâu, bên cạnh nó có những ngôi sao lạ nào khác xuất hiện? Nhưng hôm nay, tôi không còn lòng dạ nào nhìn ngắm nó nữa. Hồi trưa tan học, Trí rỉ tai cùng Huyền, Vân, Tú và Tám làm tôi đâm nghi. Phen này, Sao Hôm sẽ lộ nguyên hình là một con nhỏ thỏ đế nói xạo là cái chắc.
Mới chạy qua hàng xóm mượn cái cối xay bột cho má có một chút xíu, vậy mà lũ bạn đã "xâm nhập gia cư” tự lúc nào. Chị Hai tôi đang rối rít chạy theo Trí giành lại đòn gánh móc hai thùng thiếc. Anh Ba thì khoái chí nhìn Tú và Tám ngồi xắt chuối nhuyễn nhừ. Con nhỏ em út của tôi lại vỗ tay hoan hô Huyền và Vân lúc này đang xộc tay vào thau chén. Tôi chỉ còn biết kêu trời:
- Mấy bạn làm gì mà như bổn đạo đi làm công quả vậy?
Trí vui như ở xã sắp có cúng đình:
- Sao Hôm chuẩn bị tập vở đi. Chỉ một xíu là xong hết mà.
21
Från Tung Chinh
Tôi tranh thủ xuống nước thương lượng: - Hay là nhóm mình học ở nhà tui nghen! Hắn lập tức chối leo lẻo:
- Hổng được, hổng được. Như vậy thì Huyền và Vân đi xa lắm.
Tôi thở dài cái sượt:
1
Ông đúng là sung sướng một cách bất
hợp pháp!
Hắn cười hì hì:
- Bạn nói chuẩn không cần chỉnh.
Tôi đau lòng hỏi:
- Học đến mấy giờ?
- Chín giờ chứ mấy?
- Eo ơi... - Tôi vọt miệng.
Đôi mắt Trí đã sáng lên tinh quái:
- A! Sao Hôm sợ ma phải không?
Tôi chỉ muốn nghỉ chơi với ông trưởng nhóm này cho rồi. Nhưng chưa kịp kí quyết định "xù” thì giọng hắn nghe... dễ thương ác:
- Sao Hôm yên tâm đi học đi. Trí sẽ đưa Sao Hôm về tận nhà. Không có ma nào dám lè lưỡi với Trí đâu, bởi vì lưỡi Trí còn dài hơn lưỡi của nó nữa.
Nói xong, hắn lè lưỡi ra thấy ớn. Tôi nhắm tít mắt lại rồi quay ngoắt hướng lên bầu trời.
22
Sao hôm
Mở mắt ra, tôi thấy hàng ngàn ngôi sao lấp lánh. Sao Hôm trên cao đang mỉm cười nhìn ngôi Sao Hôm dưới đất.
Và hỏi, có ngôi sao lạ nào bên cạnh vậy ta?
23
Lúm đồng tiền
ههههه
Bi kịch của tôi, nổi niềm cay xẻ và đắng
nghét của tôi là khi cái lớp Văn năm thứ nhất này tụ tập chưa đầy một tuần, tôi đã bị các nam thanh nữ tú xinh mặt nhưng xấu mềm đặt cho mình một biệt danh nghe vừa gợi cảm vừa bí ẩn: chàng Ba mươi lăm. Cái biệt danh mà bất kì ai, từ nghiêm túc đến hài hước đều liên tưởng đến con giáp thứ tám trong mười hai con giáp. Mà tôi đâu có cầm tinh con Mùi hồi nào đâu!
24
Lúm đồng tiền
Tôi tên là Võ Quang Nam, cái tên mà tía đã ấp ủ từ khi má đi khám thai sáu tháng, phát hiện ra trong bụng má là một thằng cu kháu khỉnh (cái này là tía tôi nói). Kể từ khi chị Hai, rồi chị Ba, chị Tư tui lần lượt rủ rê nhau chào đời làm con tía má, thì hai đấng sinh thành, nhất là tía tôi, ước ao có một đứa con trai nối dõi tông đường. Ước mơ đó của tía đã thành sự thật.
Vậy nên, tía tôi quyết giành phần đặt tên: Nó là con trai, nên phải tên là Nam, nghe cho nam tính. Còn Võ Quang là họ và chữ lót của
tía tôi.
Ủa, vậy thì có liên quan gì đến ba mươi
lăm... con dê
Số là danh sách lớp, thầy chủ nhiệm cắc cớ đọc trước tập thể để điểm danh hôm sinh hoạt đầu năm. Số phận xui rủi, thầy đọc kèm theo số thứ tự, biểu mỗi người nhớ số của mình, mai mốt chia nhóm học theo tín chỉ cho dễ dàng thuận lợi.
Cứ thế, đùng một cái, số 35, Võ Quang Nam. Ôi, trời!
Tiếng thầy hào hùng như điểm quân ra trận, tôi nghe mà giật bắn người như điện xẹt,
25
Trần Tùng Chinh
tóc dựng ngược lên. Đã vậy, thầy còn tủm tỉm cười. Rồi đế thêm một câu giết người không gươm giáo: "Tên Quang Nam làm thầy nhớ quán Quang Đen bán lẩu dê. Chỗ đó, món dê đúng là đặc sản, hôm nào lớp mình kéo lên đó liên hoan một bữa làm quen nhé!”
Lớp cười cái rần. Hỏi tới tấp, đâu thầy, đâu thầy? Thầy nói, bên kia cầu Quay, tuốt ở phường Bình Khánh. Bọn ác kêu lên, không, không phải thầy ơi. Cái anh Quang Nam đó thầy, chàng ba mươi lăm đó thầy, ảnh đâu thầy?
Tội nghiệp cho cái thân tôi, thầy chủ nhiệm yêu cầu, Võ Quang Nam đâu, đợi gì nữa, đứng lên chào lớp cái coi. Tiếng vỗ tay thật to cổ vũ, tôi kéo cả người mình nặng nề đứng lên trong nỗi nghẹn ngào.
Tiêu đời trai của con rồi, thầy ơi!
Thế là chết danh.
Thầy đã tạo cơ hội ngàn vàng cho bọn ác gán cho tôi cái biệt danh mà chị em phụ nữ xinh đẹp lớp tôi phải dè chừng. Cái này mới thật là đau.
Không đau sao được, khi lớp tôi là một rừng hoa, chỉ có trên dưới chục thanh gươm lạc. Mà hoa nào cũng xinh, hoa nào cũng thơm... Tự
26
Lúm đồng tiền
dưng mang tiếng ba lăm, con số nhạy cảm hay đi chung với hình ảnh con dê xồm. Dù tôi đẹp trai cỡ nào, chị em nghe tới thằng Quang Nam ba mươi lăm là tự nhiên tránh đi cho nó lành. Dù cho chữ chàng có mĩ miều tới đâu, nhưng nghe số ba mươi lăm, phụ nữ nhà ta không dội ngược thủ thế mới là chuyện lạ.
Mà trong 40 bông hoa của lớp Văn, trớ trêu thay, tôi lại thầm để ý một nàng. Nói có 39 cô nàng còn lại không thèm làm chứng, là cô nàng của tôi mới là cô gái đẹp nhất. Ôi, ta nói, mắt không kẻ mà đen láy, má không đánh phấn mà cứ hồng hồng, tóc không hề duỗi mà suôn dài óng mượt. Đặc biệt, miệng mới chúm chím thôi, chưa kịp cười thì hai cái đồng tiền, mèn ơi, dễ thương không chịu nổi, đã lún sâu
hai bên má.
Ui chu choa, càng ngắm càng say, càng say càng đắm, càng đắm càng đuối!
Mà đúng là đuối thật!
Không dưng trở thành người nổi tiếng ngoài ý muốn, tôi mà có ý tiếp cận làm quen nàng, thế nào dư luận cũng khẳng định chắc như ăn bắp. Đó, rõ là con dê xồm, thấy gái đẹp là mon men tới. Mà thôi, dư luận thì cũng cho
27
Trần Tùng Chinh
qua đi. Nhưng còn nàng, nhỡ như nàng hiểu sai tình cảm trong sáng của tôi thì sao?
Rồi cơ hội cũng đến. Mà cũng chẳng biết có nên gọi là cơ hội không nữa?
Hôm đó, học môn chung, ba lớp dồn lại nên hết ghế. Nàng đến trễ. Cái dáng xinh xinh quảy ba lô cóc sau lưng loay hoay ngơ ngác tìm chỗ ngồi. Tôi nhanh nhảu đứng lên nhường ghế cho người đẹp. Nàng ngước đôi mắt nai cảnh giác:
- Ông nhường ghế cho tui á?
- Bạn ngồi ghế này đi, vì bạn, tui đứng học suốt buổi cũng được mà!
—
Xạo. Ông tính chơi khổ nhục kế để tui thấy tội nghiệp rồi cho ông ngồi ké chứ gì? Thôi, hổng dám làm số ba mươi bốn đâu!
1
- Là sao?
- Thì ba mươi bốn mới ngồi kế ba mươi lăm.
Nói xong cái câu làm tim tôi đau nhói, nàng của tôi ngoe nguẩy bước ra, hai chùm tóc dài như thủy thủ mặt trăng, lúc lắc qua lại sau lưng sao mà ghét...
Lần một kể như thua trắng. Cũng tại cái số
ba mươi lăm mà ra cả.
Lần hai, cũng một cơ hội ngàn năm có một.
28
Lúm đồng tiền
Đó là buổi tan trường. Quẹo cua cái rét, tôi giật bắn mình khi nhìn thấy cái dáng quen quen đang lúi húi sửa xích xe đạp. Tôi thắng xe cái phụp, nhào tới làm anh hùng cứu mĩ nhơn, sợ thằng nào chớp lấy thời cơ này chắc đời đời ôm hận.
Ngay lúc nàng ngước lên nhìn tôi, giọt mồ hôi lấm tấm, dán những tóc mai sợi vắn sợi dài vào hai bên thái dương, tôi biết đây sẽ là khoảnh khắc để đời của mình. Không để chậm trễ, tôi hớn hở:
- Bạn để tui giúp một tay nhe!
Người đẹp của tôi mở mắt to hơn bình thường: - Ủa, sao xe tui hư mà mặt ông sáng rỡ vậy? Y như là ông trù ẻo tui bị hư xe hay sao á?
Tôi ấp a ấp úng:
- Đâu có, ai mà kì cục? Làm vậy, giang hồ coi ra gì?
- Vậy sao người ta hư xe mà mắt ông vui thấy ớn, là sao?
Tôi cố gắng chống chế yếu ớt vì biết chắc một trăm phần trăm là nàng nói đúng. Gương mặt đang sung sướng của tôi nó phản tôi rồi...
- Ừ thì... tui cũng vui!
- Hå!?
29
Trần Tùng Chinh
1
Không, ý tui là... tui vui vì có cơ hội giúp được bạn bè ấy mà... Bạn đừng nghĩ vậy, tội nghiệp tui!
Mỗi mĩ nhơn nhoẻn một nụ cười làm cái lúm đồng tiền sâu hơn:
- Nói vậy thôi, xin lỗi ông nha, tại má tui nói ra đường có gặp sự cố gì thì nhờ mấy chú công
(1)
111
1111
ዞህ
p
712-
Dull J
ال الدرام
16 46
Ди
Lúm đồng tiền
an, đừng để tụi con trai nó nhân cơ hội... thả dê, nguy hiểm.
Rồi nàng buông một câu cũng tỉnh bơ không kém gì lần trước:
-
- Coi như hôm nay tui không nghe lời má dặn rồi... Nhưng bù lại, ông chỉ tập trung vô nhiệm vụ sửa xe thôi đó!
Gặp người khác coi như lòng tự ái tổn thương nghiêm trọng. Tuy nhiên, với nàng, bỗng dưng tôi trở nên vị tha và hào hiệp. Ừa, thì má nàng nói cũng đúng mà.
- Xin tuân lệnh lúm đồng tiền...
-
- Cái ông này, tiền bạc gì ở đây?
- Ơ, ý tui là... tui muốn nói... là bạn có cái lúm đồng tiền đẹp quá!
Nàng bặm môi lại, trợn mắt đe dọa tôi, rồi tằng hắng một cái. Dễ thương gì đâu! Bặm trợn vậy mà cũng lúm đồng tiền là sao?
Kết quả hôm đó là tôi sửa xe mãi... không xong. Chỉ còn một cách là nàng dắt xe đạp của tôi, còn tôi thì... ẵm xe đạp của nàng.
Tôi chỉ ước ông bụt nào đó xuất hiện, biến chiếc xe đạp của nàng thành chính chủ nhân của nó thì tôi mới tin cổ tích kết thúc có hậu.
Bạn có tin không, có ai vừa tán tỉnh người
31
Trần Tùng Chinh
đẹp mà vừa thở phì phò? Ai nói tôi giống con dê xồm? Trong tình huống kém trữ tình này, tôi tưởng tôi cầm tinh con trâu mới đúng!
Lần đó, coi như một đều. Người đẹp vẫn còn bị ám ảnh số ba mươi lăm của tôi nên mới trưng ra lời má dặn dò. Tuy nhiên, thành quả lớn mà tôi có là biết được nhà trọ của nàng. Bữa đó, tôi đem xe của nàng về nhà trọ của mình để sửa, bù lại xe tôi để lại chỗ của nàng cho nàng có phương tiện đi lại. Coi như hai đứa đã trao đổi "tín vật tình yêu”. Bước hai vậy là đã thành công.
Trời thương con giáp thứ tám nên cho tôi một cơ hội nữa với lúm đồng tiền. Lần này, thư viện trường trở thành không gian để tình yêu được tỏ bày.
Hôm đó, đang cặm cụi tìm sách trong kho, từng dãy, từng dãy sách xếp lớp nhưng vẫn còn những khoảng trống đủ để nhìn thấy người bên kia kệ sách. Vừa rút ra quyển Tuyển tập ca dao, tôi giật bắn người khi thấy lúm đồng tiền. Chưa kịp hoàn hồn thì lần này, người đẹp của tôi lên tiếng trước:
- Ông cũng thích đọc sách quá he! Nãy giờ tui dòm thấy ông chăm chú tìm sách như... dê tìm cỏ, hihi...
32
Lúm đồng tiền
Dùng hết sức lực và sự can đảm, tôi tung chưởng:
-
Đúng rồi, tui là tui mê sách nhứt đó, nhưng từ giờ, sách thành thứ hạng nhì rồi, tui còn mê cái khác hơn sách nữa...
Tôi xác nhận một trăm phần trăm là ngay lúc đó, cái lúm đồng tiền mỉm cười với tôi. Trong ánh nắng ấm áp của buổi sáng mùa xuân rọi vào những ô kính lung linh của thư viện, cái lúm đồng tiền ấy đang rất ngọt ngào...
Tôi nói lẹ:
-
Mỗi khi không gặp bạn, tui thấy... nhớ lắm, nhớ ơi là nhớ luôn. Mình làm bạn, hẹn hò với nhau đi nhé, lúm đồng tiền của tui!
Tôi nín thở, không biết mình có đang nghe nhầm không, khi bên kia kệ sách là lời thỏ thẻ hết sức dịu dàng.
- Tui... là tui đồng ý bình chọn cho ông đó, mã số ba mươi lăm ạ!
33
anh rể họ
ههه
Đạn bè bảo Phúc chơi thân với Sơn vì
Sơn có một người chị họ, bà con chú bác học cùng lớp, tên Lành.
Chúng nó độc mồm độc miệng bảo là Phúc muốn làm "anh rể” của Sơn nên đi theo dụ dỗ "thằng em họ" nhằm tiếp cận "bà chị”. Mỗi lần như thế, không tìm được ở đâu vài chai keo trét xuồng để trám miệng chúng nó lại, Phúc chỉ còn biết nóng gai cả tai, đỏ bừng cả mặt.
34
Anh rể họ
Nói như vậy thật oan cho Phúc.
Thực ra, Phúc đã thân với Sơn ngay từ khi không hề biết Lành là bà con họ hàng gì với Sơn cả. Đơn giản, ngay từ đầu năm lớp mười, hai đứa ngồi chung bàn. Thế là thân nhau.
Phúc khoái Sơn ở cái tài kể chuyện dóc tỉnh queo cũng cỡ con cháu bác Ba Phi, vào mỗi lần giờ chơi hay khi giả vờ ngoan ngoãn ngồi dưới sân cờ nghe sinh hoạt đầu tuần chẳng hạn. Không chỉ có Phúc mà lũ bạn cũng trố mắt, há mồm ra mà bị hút theo cái miệng lanh chanh đầy ngữ điệu nhưng rất có duyên của Sơn.
Đôi khi trong những lần đi vườn chơi, cao hứng nó còn kết thúc câu chuyện bằng vài ba câu vọng cổ. Giọng nó dường như thiếu hơi nhưng ngân nga thống thiết không khác gì mấy ông kép mùi trên truyền hình tối thứ bảy. Cũng "Điệp ơi, mai anh lên chốn thành đô nhà xe rực rỡ..., cũng " Võ Đông Sơ đành chia tay vĩnh viễn Bạch Thu Hà... nghe lâm li mùi mẫn. Có một thằng bạn ngồi kế bên như vậy, hổng khoái sao được?
Nhưng cũng phải thú nhận một điều là từ khi biết Lành là chị họ của Sơn, nhà Lành chỉ cách nhà Sơn có gần ba bước nhảy, một
35
Trần Tùng Chinh
khoảng sân, một tấm vách, một cái cửa sổ che màn bông tim tím, thì Phúc càng đâm ra khoái Sơn hơn. Hay nói cách khác là khoái "em Sơn của chị Lành hơn.
Đúng như cái tên, Lành là một cô gái thật hiền. Ngồi bên Châu - mà tụi bạn thường gọi là đài phát thanh của lớp 12C - hầu như không nghe tiếng của Lành. Một thanh âm trong trẻo, nhỏ nhe nhỏ nhẽ mà hiếm khi có ai đó
được nghe. Lành chỉ hơi nhoẻn miệng cười mỗi khi đáp lại câu nói nào đó của lũ bạn. Đôi
Anh rể họ
mắt nhút nhát tròn to ít khi nhìn thẳng người đối diện.
Sơn kể là ông bác, ngay từ khi Sơn và Lành còn nhỏ, đã xin cho hai chị em học chung lớp. Ổng biểu, con Lành nó khờ quá, sợ bị ăn hiếp. Lớn lên vô lớp sáu, rồi thi tuyển vào lớp mười, như một sự sắp xếp ngẫu nhiên mà thú vị, Sơn và Lành, hai chị em họ cũng vẫn học chung. Chỉ khác là từ năm lớp mười đến giờ có thêm một kẻ học chung nữa, thậm chí ngồi cạnh một bên "vệ sĩ” của Lành.
Đến khi biết nhà Sơn, và mấy buổi chiều thứ bảy, Phúc đạp chiếc xe đòn ngang màu hột gà của mình lên nhà Sơn chơi, thì tin tức chẳng biết từ đâu xì ra như bánh xe cán nhằm cây đinh nhọn hoắt. Tệ hơn nữa, như một quả bong bóng bơm hơi căng cứng, nó nổ cái bùm trong lớp, văng tứ phía.
Ai cũng biết là Phúc đang có ý đồ muốn làm
38
|
Trần Tùng Chinh
"anh rể họ” của Sơn. Hai cái tên trở thành miếng mồi ngon cho lũ bạn ghép đôi ầm ĩ, làm rung rinh cả bốn bức vách ván của lớp học.
Khi thì chúng ghi tên hai người lên bảng, chính giữa là dấu cộng to tướng, đằng sau dấu bằng là hai chữ "Lờ o lo, vờ e ve” to đùng. Lại còn khoanh lại một hình trái tim, mũi tên ghim vào nhìn thấy ớn. Khi thì nhỏ Châu giấu mấy quyển tập của Lành trong cặp Phúc, sau đó lại tri hô giữa bàn dân thiên hạ. Chưa hết, dép nón hai người chạy qua chạy lại như có ma, còn thư mạo danh chọc ghẹo thì bay tới bay lui như chuồn chuồn lúc chuyển mưa.
Nói thế nào bây giờ ta? Vừa mắc cỡ chết được, vừa khó che giấu một nỗi thích thú mơ hồ cựa quậy ở trong lòng. Tuy nhiên, dù thế nào, tình "huynh đệ” giữa "anh rể" và "em họ" vẫn không suy suyển.
Phúc và Lành là chả dám nhìn nhau, chả dám đụng mặt nhau. Suốt một năm lớp mười một trôi qua như thế. Mà thú thật, Phúc rất muốn thân hơn với Lành, nói chuyện nhiều hơn với Lành. Nhưng hễ nhớ tới cái miệng cười độc địa của nhỏ Châu, cái con mắt đầy tinh quái của Tuyết, thì chỉ còn có một cách
Anh rể họ
là từ bỏ cái ý định kia đi, cái ý định mà không hiểu sao có lúc nó len lỏi cả vào trong giấc mơ
của Phúc.
Không dám nhìn, không dám nói chuyện với Lành, nhưng đâu có ai làm cho Phúc không dám đạp xe lên nhà "em họ" chơi vào chiều thứ bảy đâu! Ngồi đánh cờ tướng với Sơn, lỡ có để mất một con xe vì cứ chút chút lại liếc sang bên nhà hàng xóm thì cũng đâu có đứa nào ở lớp đột ngột xuất hiện và la toáng lên đâu!
Không biết Lành núp ở đâu mà sao cứ mỗi lần bị Sơn ngốn mất một quân cờ, Phúc chả thấy bóng Lành đâu cả. Nhìn sang chỉ thấy một chục bao lúa chất trước hàng ba, một cái bàn đặt giữa nhà, trên đó có một cái bình trà, mà cô con gái châm trà đâu không thấy, chỉ thấy tía Lành ra ngồi rút chân lên ghế, hút thuốc, nhâm nhi chung trà, lâu lâu lại tằng hắng họ vài ba tiếng làm Phúc giật cả mình.
Vậy rồi, lần nào cũng thế, mãi đến khi Sơn thọc sĩ chiếu tướng, Phúc mới ỏn ẻn thu mình về thất thủ sau hồi treo hồn toòng ten lơ lửng mãi chỗ nảo chỗ nào.
Nhiều bàn thua như vậy, rất nhiều. Cho đến một chiều thứ bảy, hai đứa đụng mặt nhau ở
39
chân đứng Chinh
ngay cổng nhà Sơn. Lành, lúc đó, tóc cột đằng sau một chùm đong đưa, lòa xòa vài ba cọng trước trán lấm tấm mồ hôi, đang bưng sang nhà Sơn một rổ xoài. Ngực Phúc đập thình thịch còn hơn lúc bác Năm cầm dùi gõ trống tan trường. Cái xe đòn ngang ngày thường ngoan ngoãn là thế, giờ trở chứng té nhào xuống đất, va vào Lành. Chỉ chờ có vậy, cái rổ xoài trong tay Lành, hình như cũng đang run, rơi đánh phịch. Lũ xoài tung tăng ra tứ phía. May là xoài chưa kịp chín vàng.
Phúc vừa lượm lia lượm lịa vừa lắp bắp nói trống không:
- Có sao hông vậy?
Lành cũng nói trỏng trỏng, giọng rất nhỏ:
-
Hổng sao... Hổng có gì đâu.
Chỉ có vậy thôi mà về nhà Phúc tức cả buổi trời không ngủ được. Giận mình nói năng không chủ từ, chủ ngữ gì hết. Đâu phải lúc nào lũ bạn lộn xộn kia cũng không có mặt. Đâu phải lúc nào "thằng em họ” cũng ở trong nhà, không lù lù xuất hiện làm "vệ sĩ” cho bà chị.
Vậy mà cũng có khi "thằng em họ dễ
40
Anh rể họ
thương ác. Hôm hội diễn văn nghệ ở nhà văn hóa huyện, Sơn hỏi:
- Đi coi chị tao biểu diễn hông?
Phúc ngập ngừng:
- Tụi nó chọc chết. Sợ Lành mắc cỡ múa không được.
Sơn lại cắc cớ:
- Tức là muốn đi coi lắm mà sợ bị chọc chớ gì? Phúc gãi gãi đầu. Sơn nháy mắt:
- Thôi, đi với tao.
Hai đứa đèo nhau trên chiếc xe đòn ngang. Tưởng sao, cũng quẹo vô nhà văn hóa. Nó tỉnh bơ:
Mày sợ không coi thì giữ xe. Để tao lên ủng hộ chị tao. Với lại tao cũng muốn coi nhỏ Châu hát hò thế nào mà chê tao hát vọng như ễnh ương rên rỉ lúc trời mưa...
cổ
Nói là nói vậy thôi chớ nó te te đẩy chiếc đòn ngang vào nhà gửi xe rồi nắm tay lôi tuột Phúc vào hội trường. Sau một tiết mục hợp ca mở màn lọt xọt đàn một đường, hát một nẻo là tới tiết mục múa Nơi đảo xa của Lành và Tuyết.
Lành hóa trang thành một anh bộ đội hải quân. Cái vẻ nhút nhát thường ngày biến đi sau bộ quân phục mượn ở đâu chả biết, tóc bỏ gọn vào chiếc nón thủy thủ có viền màu xanh biển.
41
Trần Tùng Chinh
Hai người múa đẹp ơi là đẹp, dẻo ơi là dẻo. Bài múa kết thúc. Lành và Tuyết cúi chào. Phúc rất muốn chạy ào lên sân khấu tặng cho Lành một bó hoa thật đẹp như trên tivi người ta vẫn thường làm. Nhưng chắc là lũ bạn sẽ la lên chọc ghẹo. Lúc đó, chắc chỉ có nước hụp đầu xuống sông mà trốn. Không rõ Lành có biết như vậy không? Có biết là Phúc muốn tặng hoa cho Lành đến như thế nào không? Thôi thì, Phúc chỉ biết hòa vào đám đông vỗ rát đỏ cả tay.
Vậy đó, học kì này cứ rượt đuổi học kì khác. Hai người, chả đứa nào dám nói chuyện với đứa nào.
Cho đến học kì hai năm nay, thầy giáo dạy môn văn, cũng là thầy chủ nhiệm tụi Phúc, đang giảng say sưa bài thơ Sóng, một bài thơ tình của Xuân Quỳnh. Tình cờ thôi, thầy chỉ Phúc đứng lên phát biểu.
Thú thật, Phúc chỉ khoái nghe thầy thao thao bất tuyệt về đề tài muôn thuở này, chứ phát biểu cho thầy và cả lớp nghe thì Phúc chỉ làm được mỗi một việc là ấp a ấp úng, miệng mồm ngượng nghịu, chân tay lóng nga lóng ngóng. Vừa cho Phúc ngồi xuống, thầy lại quay
42
Anh rể họ
sang chỉ ngay bon Lành đứng lên nhận xét và bổ sung. Dường như chỉ chờ có vậy, cả lớp bụm miệng cười rúc ra rúc rích. Phúc và Lành, hai người chẳng hẹn mà cùng đỏ lựng cả mặt mày. Cái lớp quỉ quái càng làm già, cười rung cả bàn ghế. Nhất là nhỏ Châu. Phúc mà là thầy, Phúc sẽ cho mỗi đứa ngậm một cây thước, và Châu nhất định phải là cây thiết bảng của lão Tôn.
Thầy không cho ngậm thước. Thầy chỉ gõ tay lên bàn, đôi mày thầy chau lại nhưng cũng đủ để vãn hồi trật tự.
Thế là đến giờ chủ nhiệm, thầy giáo huấn cho cả lớp một bài học về chuyện ghép đôi. Thầy nói nhiều lắm. Lành thì Phúc chẳng biết, chứ Phúc, Phúc chỉ nhớ mỗi câu: "Sự đùa giỡn không ác ý thường làm cho lớp vui vẻ gắn bó hơn. Nhưng mà đùa giỡn, nhất là trò ghép đôi, vượt quá giới hạn sẽ làm cho các bạn trở nên ngại ngùng trong quan hệ bạn bè. Đến lúc ra trường, nhiều khi ta để vuột mất một tình bạn đẹp với những kỉ niệm dễ thương mà lẽ ra mình đã có.”
Dù lời thầy nói có hơi muộn, không đầy một học kì nữa thôi là cả bọn chia tay, nhưng cũng đủ cho Phúc có một tình bạn đẹp và nhiều kỉ niệm dễ thương.
43
Trần Tùng Chinh
Khi Phúc lên nhà Sơn, không phải để chơi cờ tướng, nghe tán dóc hay thưởng thức Sơn ca vọng cổ vì mùa thi đã gần kề, thì Lành ôm tập qua học bài chung. Không biết lũ bạn phá phách chuyên chọc ghẹo người khác có biết gì không? Có biết "anh rể họ", "chị họ" và "em họ” học nhóm chung rất ăn ý hay không? Khi thì đứa này làm thầy, lúc thì đứa kia đóng vai cô để truy bài nhau.
Phúc đã dám nói chuyện với Lành. Phúc ngồi ngoan ngoãn đọc vanh vách hết câu văn lê thê này đến bài sử dài ngoằng khác. Phúc cũng phát huy sở trường là một cây toán của lớp chỉ bài tập cho Lành, lúc này đang lắng nghe, tay chống cằm, mắt thì chớp chớp như
đom đóm.
Năm học sắp hết rồi, Phúc nhận ra bên cạnh mình không chỉ có thằng bạn rất thân là Sơn mà còn có cô bạn vô cùng dễ mến là
Lành nữa.
Đi đâu đó, như thăm thầy, như đi vườn táo, có thiếu xe thì Phúc tình nguyện chở Lành. Tất nhiên, Sơn chạy chiếc đòn ngang của Phúc. Tình chị em, nghĩa bạn bè thật là xúc động.
Chưa hết, cuối năm, ngoài cái chuyện đổi
44
Anh rể họ
hình với Lành dán vào sổ tay, Phúc còn được Lành kí tên lưu niệm trên ngực áo. Chữ kí mềm mại của Lành cùng với bao nhiêu chữ kí khác của bạn bè nằm trang trọng lên chiếc áo trắng, chiếc áo đã theo Phúc suốt cả năm học cuối cùng, nay trở thành báu vật thiêng liêng của một thời học trò trong sáng và đầy lãng mạn.
Lạ một điều, kể từ khi Phúc và Lành thân thiết với nhau hơn như bao nhiêu bạn bè cùng lớp thì cái trò ghép đôi kia kém đi phần thú vị. Bạn bè nếu có nhắc tới hai người thì đại loại như là thằng Sơn lớp mình không chỉ có một bà chị họ thật hiền mà còn có một ông "anh rể” thật dễ thương.
Anh rể họ?
Buồn cười thật. Nhưng trời ạ, nghe cũng hay đấy chứ!
45
Trai mùa xuân
seg duffel
врев
Cai tin trường tôi sẽ tổ chức cắm trại trước
Tết lan nhanh như điện. Nhưng chỉ đến hôm lễ chào cờ, thầy Hùng bí thư đoàn trường tằng hắng trịnh trọng trên micro chính thức công bố thì tôi mới vui sướng mà tin rằng đó là sự thật.
Không chỉ mình tôi, hết thảy mấy đứa tụi nó đều vỗ tay rào rào. Thậm chí có mấy đứa như xỏ chân vào hai cái lò xo, nhảy tưng tưng như khi thầy hiệu trưởng hào phóng cho nghỉ nguyên cả buổi để thầy cô đi họp hội đồng.
46
Trại mùa xuân
Thật ra mừng cũng phải vì ở đây, trong ngôi trường nhỏ xíu như cái nắm tay này, những dịp vui chơi giải trí rất hiếm hoi. Lũ học trò chúng tôi, ngoài cái chuyện ngày nào cũng đến trường è cổ ra ngốn hết môn này đến môn khác, hầu như chẳng có gì để giải trí cả. Trong khi đó chỉ cần một đêm hai ngày cắm trại là chúng tôi có đủ mọi trò hấp dẫn.
Lần này nhà trường lại chọn ngay bon những ngày giáp Tết, những ngày mà chúng tôi vừa thở cái khì nhẹ nhõm khi vừa thi xong học kì một, những ngày mà mấy giọt mồ hôi của một tuần học giáo dục quốc phòng rủ rê nhau làm ướt lưng áo cũng mới khô đi. Trời lại mát rượi vào buổi sáng, gió trong lành thổi nhè nhẹ qua. Ông mặt trời tỏ ra dễ thương hơn mọi khi, không quá rầu rĩ mà cũng chẳng cau có gay gắt đến khó chịu.
Chả bù năm ngoái, "rình” đúng lúc lều của các lớp vừa hoàn tất phần trang trí, từng tảng mây giống như mấy cục bông gòn khổng lồ thấm nước sông kéo ra đầy trời. Rồi thì gầm gừ vài ba tiếng, trời mưa cái ào như vãi chài. Mấy đứa con trai cười méo xẹo trong khi lũ con gái chỉ còn biết giậm chân rồi kéo nhau đi kể lể than thở với thầy cô chủ nhiệm.
47
Från Tung Chinh
Nhìn mấy căn lều công phu tỉ mỉ trang hoàng mới thật thảm hại. Gió giật tung dây ni lông dán cờ giấy đủ màu căng từ đỉnh lều bay tơi tả. Chưa hết, nước mưa còn nghịch ngợm làm nhòe nhoẹt những tấm bảng khẩu hiệu nắn nót bằng màu nước. Mấy tấm vải dù nặng trịch vì vừa thấm nước vừa phải cõng trên lưng lũ lá ham vui nhảy nhót lung tung. Xem chừng không còn trại nào nguyên vẹn, mây đen bỗng biến đi nhanh như lúc mới đến. Trời quang đãng. Nắng từ đâu ló mặt ra khúc khích cười nhìn bọn học trò đau khổ túa ra sân thu dọn "chiến trường”. Vậy mà một lát sau, thầy hiệu trưởng cũng dẫn các cô, các thầy cầm cuốn sổ trên tay, bước né mấy vũng nước ướt sũng, rũ sình đất bám vào giày dép để đi chấm điểm thi đua đúng theo kế hoạch. Nhưng thật ra là chấm sự miêu tả đầy tiếc nuối của chúng tôi về căn lều xinh đẹp trước khi "tai họa" xảy ra thì đúng hơn.
Những ngày giáp tết dễ chịu này, chúng tôi hoàn toàn có thể yên tâm về thời tiết, về bài vở vừa mới sơ kết học kì. Vì thế, sự háo hức nôn nao dường như được nhân lên rồi đem phân phát đều đặn cho mỗi đứa, ai cũng có phần.
48
Trại mùa xuân
Mở đầu cho sự háo hức đó là dựng trại.
Màn này do lũ con trai chúng tôi đảm nhiệm. Tên lớp trưởng lấy một cây tre cao nhòng đã được tuốt cành. Thằng Hiển khệ nệ ôm vô tấm dù to đùng đủ để trùm cả lớp. Trong khi lũ con gái dọn hết mấy cái bếp từ nhà đến trường với bao nhiêu chén đũa, nồi niêu, xoong chảo, đám con trai từ từ nâng chóp dù lên phía bầu trời.
Tôi khoái chí nhìn căn lều của lớp cao hơn hẳn hai căn lều bên cạnh. Cả bọn xúm lại đóng cọc và căng đều ra chung quanh. Bây giờ, Đức râu mới cõng tấm ni lông để dành phơi lúa của nhà nó vào trải trên khoảng đất gập ghềnh. Ngay lập tức thằng Hạnh ù ném cái thân hình sổ sữa của nó xuống với giọng lười biếng xưa nay
-
Chừng nào cơm chín, tụi bây kêu tao dậy nghen!
Tùng đen nhe hàm răng phản chủ:
- Ừa, nhưng mày phải nằm sấp lại cho tụi tao mượn cái lưng tấm thớt của mày để chơi bài quẹt lọ nghẹ mới được.
Nói thì nói vậy, chứ bọn nó đã hè nhau xuống cù lét làm thằng Hạnh cười rổn rảng như bánh tráng bể. Sợ nó cười quá mau đói bụng mắc công hao tốn thức ăn, tôi can:
49
Trần Tùng Chinh
Thôi, nó lăn bấy nhiêu cũng đủ làm cho lãnh thổ lớp mình bằng phẳng rồi, tha cho nó đi! Nhờ tôi mà thằng Hạnh được toàn mạng để nay lên sân khấu.
tối
Từ chiều, mấy anh ở nhà văn hóa huyện đã chất đầy hai chiếc xe lôi nhạc cụ, ì ạch chở vào trường. Sân khấu kê bởi mười mấy cái bục giảng được huy động từ tất cả các phòng học. Khi thầy Hùng căng tấm màn dán bông xanh đỏ lên thì sân khấu dã chiến ở sân trường trông cũng ra vẻ lắm.
Tranh thủ lúc thầy trò trang trí, Hạnh ù lồm cồm trèo lên sân khấu nhún nhún để kiểm tra. Xem chừng đã an toàn, nó hài lòng leo xuống trở về lều. Dầu sao thì Hạnh ù cũng là một ngôi sao văn nghệ sáng rực của lớp nên việc bọn tôi xem đi xét lại sự chắc chắn của sân khấu một lần nữa cũng không thừa tí nào.
Dù không có trong đội ngũ diễn viên biểu diễn tối nay nhưng tôi lại thích quanh quẩn ở hội trường. Ánh sáng mờ mờ xanh đỏ của những cây đèn dán giấy màu trông mới quyến rũ làm sao. Anh nhạc công chỉ "khều” nhẹ mấy phím organ mới cáu thì hai cái thùng loa to tướng đặt hai bên sân khấu đã phát ra những âm thanh kì diệu.
50
Trại mùa xuân
Tôi say mê đứng gần những đồ vật tuyệt vời đó, chen chúc với lũ con nít bên xóm lò gạch chui lỗ chó vào trường tự lúc nào. Có khi, lợi dụng không ai để ý, tụi nhỏ còn kê miệng vào cái micro, a lô, a lô, nghe phách lắm.
Năm ngoái, lợi dụng lúc thầy Hùng nhắn tin xong, vừa quay đi, tôi đã nhanh nhẹn ngoác miệng vào micro:
"Vũ Cận 11B, vợ nhắn về nhà gấp!”
Lần đó, thằng Vũ vừa giơ hai tay nắm chặt lấy gọng kính, vừa tăng hết tốc lực rượt tôi chạy có cờ. Chạy ra sau lưng trường, dựa lưng vào đống rơm cạnh ao cá, hồng hộc thở xì khói, tôi khoái chí đến tê người.
Lần này cũng vậy, còn lâu mới tới giờ biểu diễn mà tụi con nít ở đâu đã trèo qua hàng rào thấp lè tè quanh trường, bu kín cả sân khấu. Lát nữa thôi, tụi nó còn chen nhau che luôn chỗ bước ra biểu diễn. Có cả mấy đứa giở tấm phông màn đút đầu lố nhố trên sân khấu xem người ta hát múa từ phía sau lưng. Rồi thầy Thái giám thị sẽ cầm cây thước dài ngoằng đi lùa tụi nó ra...
Mà tụi nó khoái coi cũng phải. Ở đây, một năm chỉ có mấy dịp. Gánh cải lương về thì
51
Trần Tùng Chinh
chúng ra ngồi ở sân vận động ngay từ chiều để giữ chỗ. Còn cúng đình thì mạnh đứa nào đứa nấy đeo hai bên vách đình như thằn lằn để coi hát bội.
Xem hết tiết mục văn nghệ cuối cùng, tôi tiếc rẻ về lều. Tối nay bọn con gái chiêu đãi món cháo gỏi vịt trộn bắp chuối hột. Hôm bữa tụi nó đòi nấu chè, cô chủ nhiệm rùng mình. Hỏi ra, cô bảo năm nào cắm trại, đến khuya hết lớp này đến lớp khác đều rủ nhau kéo cho bằng được cô về lều. Sau đó, y như rằng, lớp nào cũng tha thiết mời, cô phải trợn ngược trợn xuôi nuốt vào bụng cho bằng hết chén chè đầy nhóc. Hết chè đậu đỏ ngọt gắt cổ đến chè đậu trắng nấu với nếp nhão nhoẹt. Hết chè thưng nhớt nhợt đến chè đậu xanh nở tè lè. Nghe cô nói, cả lớp rũ ra cười.
Rất nghiêm chỉnh, bọn con gái hứa sẽ chiêu đãi cô và cả lớp một món vô cùng đặc biệt. Té ra là món cháo vịt.
Món này, lần nào nhà có đám giỗ, má tôi đều nấu một nồi to tướng. Vậy mà, đêm khuya, trời đổ sương trên tàng cây còng rồi rớt xuống lều nghe lộp độp, cả lớp xoay một vòng, nồi cháo đã hết nhẵn. Trong những lần liên hoan
52
lớp từ trước tới giờ, chưa bao giờ tôi được ăn một bữa ngon lành và no nê đến thế.
Cô bảo: "Ăn no rồi, bây giờ mình vận động cho tiêu!” Mấy đứa ham ăn như tôi sờ tay lên bụng rồi nhìn nhau lè lưỡi. Cô vẫn tỉnh bơ bắt cả lớp tập hợp thành ba hàng cong queo ở trong lều rồi hắng giọng:
- Cô trò mình chơi trò kén rể nghen! Cô sẽ làm vua, kén rể cho công chúa...
- Thôi cô ơi, cô đẹp cô làm công chúa đi cô!
Lũ con trai thật là khéo ăn khéo nói. Mà
tôi cũng phải công nhận là cô chủ nhiệm lớp mình đẹp khỏi chê.
httct');
Trần Tùng Chinh
- Bắt đầu há cô!
Chỉ cần cô vừa truyền lệnh mang về một em bé, cả lớp túa ra như tổ ong bị chọc gậy. Đứa nào đứa nấy chạy lăng xăng. Tổ ba mang về trước một thằng nhỏ đen thui, đang sợ hãi mếu máo không biết chuyện gì xảy ra. Lần thứ hai, cô bảo tìm một cụ già mời về đây nhưng tổ nào làm cụ giận kể như thua cuộc.
Cả lũ chạy đổ ra ngoài rồi đứng sững lại vì yêu cầu hóc búa này. Tôi nhìn tổ trưởng cầu cứu. Nhỏ Xuân không những không thèm bối rối mà còn cười rất tinh quái. Nó gom cả tổ lại rồi ra giọng kẻ cả:
- Tại sao kén cho công chúa mà mắc mớ gì mình kiếm một cụ già?
1
- Ừ há. Nhưng mà ai? Hai ba đứa vọt miệng hỏi.
-
Trời ơi, mấy người bị đứt dây thần kinh thông minh rồi hay sao á. Thì tụi mình kiếm thầy cho cô. Tức là kiếm hoàng tử cho công
chúa đó...
Đợi có bấy nhiêu, cả bọn khoái chí cười và vỗ tay rần rần.
1
Suỵt! - Nhỏ Xuân nén lại nỗi vui mừng của cả bọn. - Vậy chứ mấy bạn biết thầy nào hông?
54
Trại mùa xuân
- Thầy nào?
- Thầy Thanh chứ thầy nào nữa? Tui gặp thầy cho cô quá giang đi dạy về mấy lần luôn!
Tụi tôi chỉ còn nước bái phục.
- Vậy... tụi mình bắt đầu nghen! Một...
Hai... Ba!
Cả lũ hét toáng lên rồi ù chạy đi săn lùng thầy dạy hóa vui tính mà đứa nào cũng thích. Tổ tôi là tổ đầu tiên tìm được "cụ già” cho cô. Thầy Thanh được bọn con trai trịnh trọng làm kiệu khiêng về lều. Đẩy thầy vào trại xong, cả lũ vỗ tay hoan hô muốn vỡ cả lều rồi xúm nhau chạy mất tiêu.
Tôi cũng chạy, nhưng chưa được bao xa, tôi đã ngoái cổ nhìn lại. "Công chúa" và "hoàng tử” đang trò chuyện với nhau. "Công chúa” thì mỉm cười.
Đêm trôi qua thật nhanh.
Cả lớp không đứa nào thèm đi ngủ. Chẳng còn thấy một thằng Tường và đầu rối tung lên trước một bài toán khó. Chẳng thấy một nhỏ Thúy vừa đi lên bảng trả bài vừa run xanh lè cả mặt. Chả thấy những giờ học căng thẳng mà tan trường mạnh đứa nào đứa nấy gò lưng dưới mặt trời gay gắt chạy thẳng một mạch về nhà.
55
Trần Tùng Chính
Hơn một ngày bên nhau, cả lớp gần nhau hơn bao giờ. Để giờ đây, trong buổi sáng mùa xuân còn sót lại lạc loài trên sân trường đẫm sương này, tôi chỉ thấy có ngọn lửa trại ấm áp đêm qua mà thôi.
Giữa vài ba tiếng trống múa lân, cả lớp hẹn nhau mùng hai Tết đi đến nhà của từng đứa, mùng ba Tết đạp xe xuống thị xã chúc tết thầy rồi kéo sang nhà cô. Thầy trò cùng với cô sẽ chụp vài ba tấm hình làm kỉ niệm.
Chúng tôi sẽ chơi đùa thật hết mình rồi sẽ sát cánh bên nhau vượt qua những kì thi gay go đang chờ phía trước. Bởi vì, chỉ còn một mùa xuân học trò cuối cùng này nữa mà thôi...
56
Hội diễn
Chuyện tưởng chừng chả có gì ầm ĩ vậy
mà lại không hề đơn giản một chút nào. Đó là trường phát động hội thi Văn nghệ mừng xuân.
Lớp có ba mươi tám thần dân vậy mà một "ngôi sao ca nhạc” cũng không có, một "tài năng trẻ” cũng tít mù, một "diễn viên triển vọng” cũng biệt vô âm tín.
Nói rằng không có lấy một "nhơn tài” nào để hát hò cũng không đúng. Thực ra thằng
57
Från Tung Chinh
Thiện là một cây cải lương tài tử. Thế nhưng nhát hít như con thỏ đế nên không khi nào nó hát trọn sáu câu vọng cổ. Năm lớp mười, trước áp lực mạnh mẽ của lớp, nó cũng xiêu lòng cho đăng kí một bài tân cổ giao duyên nhưng đến hôm thi thì nó chui đâu mất mặt, mặc cho lũ bạn ở lớp táo tác đi tìm.
Phong trào văn nghệ của lớp năm đó kể như tiêu. Gặp thầy Đông chủ nhiệm, cả bọn chỉ biết nhe răng cười trừ rồi lủi mất.
Sang năm lớp mười một, trường phá bỏ dãy cũ, xây lại mới. Sân ngổn ngang cát đá, một số lớp phải di tản sang trường khác mượn thêm phòng học. Tất nhiên là năm đó, hội diễn văn nghệ cũng "xù” luôn. Cả lớp thở phào nhẹ nhõm vì lí do hoàn toàn chính đáng đó. Nhưng đến năm nay, mọi việc xem ra phức tạp hơn nhiều.
Một sự kiện đầu năm mở màn không biết là may mắn hay xui xẻo. Đó là thầy văn chủ nhiệm.
Vấn đề không phải ở chỗ thầy cao ráo, đẹp trai, giảng bài dễ hiểu mà là ở đôi bàn tay chơi đàn điệu nghệ của thầy và đặc biệt là giọng hát. Một người yêu thích ca hát và hát khỏi chê như thầy dễ gì để yên cho lớp chủ nhiệm không tham gia văn nghệ.
58
Hội diễn
Không hiểu thầy có biết thà lớp không đăng kí dự thi còn hơn là kéo nhau ra sân khấu để rồi chắc chắn là sẽ rớt một cái "bịch” cho thầy mất mặt hay không? Nhưng chuyện đó có còn ý nghĩa gì nữa đâu khi bây giờ tiết sinh hoạt chủ nhiệm, thầy tuyên bố một câu chắc nịch: "Lớp này sẽ thi và phải thi văn nghệ.”
Người khổ sở nhất lớp có lẽ là Thu Trúc. Cứ tưởng tượng một lớp phó văn thể như nó ở một lớp bất tài vô dụng như lớp tôi đang thuyết phục dự thi một lũ "diễn viên” từ nào đến giờ chỉ biết vỗ tay hát "bé bé bằng bông” với lại "cháu lên ba” mà thôi.
"Ai đơn ca?” Tiếng thằng Nhơn: "Thì lớp phó văn thể." "Ai múa?” “Thì lớp phó văn thể - đơn múa!” Thu Trúc đổ quạu: "Thế còn tốp ca, song ca? Chả lẽ cũng tui?” Thêm thằng Tấn, thằng Tú dai nhách: "Thì tụi này lên đứng nhép miệng cho bạn hát.”
Tụi nó chỉ thực sự im lặng khi trống đánh tới giờ sinh hoạt một cái đùng, thầy vào lớp. Rất cứng rắn và kiên quyết, thầy rảo một vòng quanh lớp: "Lớp này không ai tự cho mình có khả năng văn nghệ được à? Được rồi, tôi sẽ là người phát hiện và lăng-xê cho xem.
"
59
Trần Tùng Chinh
Thầy dừng lại ở bàn nhất làm tôi muốn nín thở rồi cất giọng nói tỉnh queo trong khi tay chân tôi muốn rụng rời: "Quang đi đứng nhẹ nhàng, Thiện và Sĩ hoạt bát, sáng sủa, Tấn có nét tiếu lâm cho vào đội múa cùng bốn nữ là Tuyết Trân, Hà Nhung, Tuyết Sương và Ánh Nguyệt. Đội hát quốc ca hôm chào cờ chuẩn bị học thuộc bài Nối vòng tay lớn để hát tốp ca. Còn Thu Trúc đơn ca. Cơ bản là ba tiết mục này ở lại tiết năm, ngày thứ ba, tư, sáu để tập dợt. Không bàn cãi tranh luận gì thêm. Hết".
Tôi chỉ còn kịp nhìn thấy mặt mày thằng Thiện sáng rỡ, rồi sau đó hoa mắt, tai ù đi. Thôi chết thằng Quang này rồi thầy ơi.
Chỉ cần bắt nhãn là biết thằng Thiện đang hồi hộp và xúc động lắm đây. Một là nó không phải ca vọng cổ, hai là nó được có mặt trong đội múa, chung với Tuyết Trân. Chỉ vậy thôi cũng đủ cho nó nhận ra múa may quay cuồng hấp dẫn đến thế nào, mặc cho tôi đầy lo lắng khổ sở.
Bây giờ chỉ còn biết trông cậy vào tài đạo diễn của thầy.
Tiết năm, bụng đói meo, thèm thuồng nhìn các bạn và những lớp láng giềng đủng đa
60
Hội diễn
đủng đỉnh ra về, bọn chúng tôi - những diễn viên bất đắc dĩ – tiu nghỉu đưa mắt nhìn nhau rồi rầu rĩ dẹp bàn dọn ghế, bắt đầu tập dợt cho một cuộc thi hứa hẹn vinh quang thì ít mà dự báo cay đắng thì nhiều.
Chúng tôi sẽ múa bài dân ca Lý Cây Đa Nghe thầy bảo con trai sẽ mặc áo dài khăn đóng, vẽ râu, đeo mắt kiếng giả quấn bằng dây chì - thằng Thiện, thằng Sĩ nhảy cà tưng, cà tưng trông thật quái gở.
Ấy vậy thầy bảo động tác này rất hợp. Rằng đi hội trăng rằm gặp các cô nàng quan họ áo tứ thân, khăn mỏ quạ, nón quai thao, nhảy lưng tưng như vậy mới ra cái "thần" của bài múa. Tôi thì thấy chúng diễn không ra "ý đồ nghệ thuật” của thầy.
Và rồi đúng như mong ước, Thiện múa với Trân, Sĩ với Tuyết Sương, Tấn thì cùng Ánh Nguyệt.
Chỉ tội cái thân tôi. Từ nào đến giờ không dám nói chuyện với Hà Nhung lấy một câu. Bây giờ múa chung một cặp, mắc cỡ muốn biến thành con thằn lằn nấp sau tấm bảng mà trốn cho yên chuyện. Hà Nhung cũng chẳng hơn gì. Vì vậy mà cái màn chàng trai liền anh
61
Trần Tùng Chinh
trong quan họ che dù, cặp tay cô nàng Kinh Bắc tập hoài không đạt. Tôi thì lẩy bẩy bật dù không ra. Nhung thì chạm vào cánh tay tôi mà giật bắn cả người. Và thế là thầy chau mày bắt
tập đi tập lại.
Lúc đó, nhìn cặp Sĩ - Sương mà ứa gan. Cứ như là chờ đợi từ cha sinh mẹ đẻ đến giờ chưa được đi gần, nhập vai thấy mà ớn. Mắt thằng Sĩ cứ láo liên, một tay vừa cầm dù, một tay vừa quạt, cái đầu niểng niểng, lim dim nhìn nhỏ Sương, trông phát ghét. Rồi lại trách mình sao vụng về, múa mãi một động tác không xong để thầy phải nhắc tới nhắc lui hoài. Rầu muốn chết.
Tôi cầu cứu Thu Trúc.
Tội nghiệp, nó cũng đang lo, đêm quên ăn, ngày quên ngủ. Nhà nó gần nhà tôi, trưa nào hai đứa cũng về chung. Từ bữa thầy giao cho nó phụ trách tiết mục đơn ca, trên đường về nó không buồn trò chuyện với tôi nữa nhưng vẫn lẩm bẩm luôn mồm. Tưởng nó độc thoại nội tâm, tôi nhóng tai nghe. Ai dè là nó đang tập hát. Hát khi đang đạp xe.
Tôi cá rằng ở nhà rửa chén, giặt đồ hay tắm sông chắc nó cũng nghêu ngao luôn miệng.
62
Hội diễn
Tuy nhiên, khi nghe tôi thổ lộ chuyện tập múa, nó tỏ ra rất nhiệt tình: "Ông yên tâm đi, để tui rủ Hà Nhung tới nhà, tụi mình rút ra sau vườn, ở kế bên gò mả ông nội tui, mặc sức mà nhảy múa. Sẵn đó tui tập hát luôn.
"
Nghe nó nói chuyện đi hội trăng rằm Lý Cây Đa của "hai đứa” tụi tôi sau gò mả tỉnh rụi mà đỏ cả mặt. Thôi kệ, trước khi đi ra Bắc Ninh, "liền anh liền chị” chịu khó đi hội sau vườn bên gò mả cũng chả sao. Chỉ sợ Hà Nhung mắc cỡ thôi.
Nhưng té ra điều tôi đang trăn trở cũng là điều mà Nhung lo lắng. Khi nghe tôi và Thu Trúc đề nghị tập múa, Hà Nhung đồng ý một cách vui vẻ. Nó còn nói: "Chiều nào mình cũng tập để múa cho thật tốt, Quang há!”
Thế là ngay chiều hôm đó, ở bụi chuối sau hè, Thu Trúc ngồi bẹp xuống đám cỏ gà lẩm nhẩm hát cho hai đứa tôi tập múa. Sau không biết bao nhiêu là giọt mồ hôi, tôi bật dù lên đã nhuyễn hơn và phe phẩy quạt cho Nhung cũng không kém gì Sương và Sĩ. Nhất là cái đoạn tính tang tình rằng, hai đứa múa hay đến độ Thu Trúc phải vỗ tay bép bép. Lúc đó, dường như tôi thấy má cô nàng Kinh Bắc hơi ửng đỏ.
63
Trần Tùng Chinh
Thật lạ là những ngày qua, cực khổ luyện tập, Hà Nhung và tôi thân thiện với nhau hơn. Và tôi khám phá ra đằng sau cái vẻ ít nói thường ngày, Nhung là một cô bạn rất dễ thương. Tôi buột miệng nói: "Nhung có mệt không?" "Quang quạt hoài làm sao Nhung mệt được?”
Cho tới lúc ra trường và cả sau này nữa, tôi chắc là mình sẽ không quên cái lắc đầu rất nhẹ nhàng và nụ cười duyên dáng ấy của Nhung. Nụ cười làm cho trống ngực tôi đập thình thình như là đang mở hội tháng giêng.
Trong khi nhóm múa càng ngày càng làm thầy hài lòng thì tốp ca bi đát hơn nhiều. Thầy đánh đàn bắt nhịp mà luôn miệng kêu trời. Chúng nó tự ý ca bè lung tung lộn xộn. Xem chừng thầy nản chí lắm rồi. Mà không nản chí sao được khi sắp tết, trời đang nắng ấm, tụi nó như bầy ễnh ương kêu gào thảm thiết, không khéo trời lại đổ mưa.
Dù thế nào thì ngày hội cũng tới. Một cảnh tượng thật là hỗn độn. Chúng tôi bị dồn vào phòng, đóng cửa lại để cho tụi con gái trang điểm. Bên ngoài tiếng thầy Trương gào khản giọng để vãn hồi trật tự. Dàn nhạc của Nhà Văn hóa tấu khúc mở màn thật là xôm tụ.
64
Hội diễn
Và lời giới thiệu của cô Dung làm cả bọn muốn đứng tim. "Tốp ca Nối vòng tay lớn do lớp 12B biểu diễn...” Vậy là đội hợp ca lên đoạn đầu đài trước nhất. Chúng nó bỏ áo vào quần vô cùng lịch sự nhưng len lét, líu ríu bước thấp bước cao lên sân khấu.
Cũng may, ánh sáng đèn đỏ vàng chớp nhá, nếu không thế nào cũng thấy mặt mày đứa nào đứa nấy xanh lè. Và khi dàn nhạc chưa dạo xong khúc mở đầu, thằng Phú đã... đâm sầm vào hát trước. Đứa này trố mắt ngó đứa kia rồi mới luýnh quýnh cất giọng đuổi theo. Tiết mục kết thúc trong tiếng huýt sáo la ó chọc ghẹo của tụi lớp 12A. Xô nhau bước vào trong, chúng bắt đầu cãi nhau chí chóe.
Đến Thu Trúc ca cũng "êm” lắm. Nhưng mà sao nó cứ đứng ngẩn người ra như sợ gót giày lọt kẽ sân khấu vậy. Nhạc dứt, nó vẫn đứng im như tiếc rẻ cái chỗ biểu diễn của mình. Mãi đến khi mọi người vỗ tay, nó mới hoảng hồn chạy tọt vào, quên cả chào ban giám khảo. Tôi không dám nhìn thầy nữa, mà nhiều khi thầy hoảng quá chạy trốn mất rồi cũng nên. Giờ đây, mọi hi vọng chỉ còn dồn vào bài múa mà thôi.
Và thật kì diệu, mọi chuyện cứ như một
65
Trần Tùng Chinh
giấc mơ. Tôi chỉ còn nhớ tám đứa chúng tôi bước ra sân khấu trong tiếng vỗ tay tán thưởng không ngớt. Rồi cả bọn múa tuyệt vời như "lên đồng”, đều đặn và chính xác trong từng động tác, từng đường đi nước bước. Cái màn cặp kè, lũ con trai mỗi đứa một vẻ đi theo quạt cho các nàng được hoan hô nhiệt liệt.
Và cứ thế tiếng vỗ tay không dứt, khác với vài tiếng vỗ y như đập muỗi sau tiết mục tốp ca. Chúng tôi ra sân khấu chào đến hai lần. Lũ cổ động viên của lớp chạy ào lên tặng hoa mà mãi say sưa tôi không hề để ý là tụi nó ngắt toàn bông dại ở sau trường.
Rồi sau đó, cả đội văn nghệ cùng với lớp vừa thoải mái xem lớp khác lên thi vừa hồi hộp chờ kết quả. Đến hơn mười giờ đêm, thứ hạng mới được công bố. Chúng tôi len lỏi vào bu kín quanh sân khấu.
Chen chúc thế nào mà tôi phát hiện ra mình đứng kế bên Hà Nhung, vừa lúc Nhung nhoẻn miệng cười. Nụ cười lại làm tim tôi đánh trống như mở hội. Và khi cô Dung bước ra sân khấu tằng hắng đọc giải nhất múa thuộc về tập thể 12B thì chúng tôi không còn đủ bình tĩnh nữa. Thầy chắc là sẽ sung sướng lắm. Còn cả lớp thì
66
Hội diễn
khỏi phải nói, chúng reo hò như điên và nắm tay nhau nhảy lưng tưng để bày tỏ niềm vui.
Tôi cũng ngoác miệng ra thật to để reo mừng.
Mèn đéc ơi, khi nhảy lên hò hét, tôi và Nhung nắm chặt tay nhau mà không biết. Và có lẽ khi đã biết, chúng tôi vẫn cứ nắm chặt tay nhau để chia sẻ niềm vui cho nhau, chia sẻ niềm vui với mùa xuân mới, với ngày hội tháng giêng này.
67
dập học thủy cung
đó là một ngày mưa gió tơi bời, sấm
chớp nổi lên ào ạt.
Lớp 12A1 của Tím làm quen với thầy chủ nhiệm mới.
Mấy tuần trước đó, nước lũ về dâng trắng đồng. Ông nội của Tím đăm chiêu nhìn mấy công ruộng vụ ba, nói với tía: "Năm nay nước lớn cho bây coi. Dễ chừng hơn một chục năm rồi nước mới lớn như vậy đó. Mà coi bộ, năm
68
Lớp học thủy cung
Thìn sắp tới, nước cũng không hề kém cạnh đó. Không phải tự nhiên người ta nói năm Thìn bão lụt đâu à nghen.”
Nội nói linh thiệt đó. Nước dâng lên thấy rõ mỗi ngày. Năm Thìn chưa thấy tới, đã thấy người tuổi Thìn từ đâu tìm đến ngay bon lớp Tím. Nói thiệt bụng là Tím không khoái ông thầy mới từ trường huyện chuyển về này cho lắm. Đang ngẩn ngơ nhớ cô Hạnh, theo tụi Tím từ năm lớp mười, chủ nhiệm liền tù tì hai năm, mến tay mến chân, đùng một cái cô lấy chồng rồi chuyển về thành phố. Nên khi thầy chủ nhiệm mới lên lớp, tụi Tím còn "làm mặt lạnh” với thầy. Đứa nào đứa nấy thờ ơ dòm thầy một cái rồi thôi.
Mà "lạnh" nhất chắc là cái mặt thấy ghét của Tím rồi. Ngay khi tiếng thầy trầm ấm và vang, cất lên át cả tiếng mưa gió bên ngoài thì cả lớp im phăng phắc.
Thầy nói thầy tên Long. Tím vọt miệng nói leo liền. Nghe tên thầy là biết ngay thầy tuổi con gì. Mấy đứa con gái ngồi đầu bàn bắt đầu cười lên hí hí làm Tím khoái rơn trong bụng. Nghĩ, phen này chắc ông thầy mới sẽ đóng đinh cái mặt mình vào sổ đen cho xem.
69
Trần Tùng Chinh
Ai dè, chỉ sau cái trố mắt hơi ngạc nhiên một chút, thầy mỉm cười, rồi nhìn thẳng vào Tím, chiếu tướng.
—
- Em đoán đúng bon. Vậy em biết gì về con rồng nào?
Cả lớp Tím thì nhao nhao. Đứa thì bảo rồng giống như con rắn, đứa thì nói giống con... thằn lằn đất.
Ngay lúc Tím đang bối rối thì thầy tằng hắng rồi cất giọng tỉnh bơ:
-
Thực ra, thầy muốn hỏi các em biết gì về giáo viên chủ nhiệm mới của mình, là thầy thôi. Nhân đó thầy giới thiệu về mình đầy đủ và chi tiết. Thầy cũng hỏi tên từng đứa trong lớp để làm quen. Và tất nhiên, Tím là người thầy mời đứng lên xưng tên tuổi đầu tiên. Vậy là Tím thua 0-1 rồi. Thầy đợi đó nhe thầy.
Sau bữa lên lớp đầu tiên đó, thầy được lớp Tím ưu ái gọi là "Long vương". Tất nhiên là chỉ dám gọi như vậy ngoài giờ thôi. Thầy dạy môn văn, cũng "lên đồng" đầy cảm hứng, không hề kém cạnh cô Hạnh, nhưng Tím vẫn chưa "nhập tâm" giờ học của thầy. Có lẽ nỗi ấm ức bị thầy "xử quê” hôm trước vẫn còn đó. Và Tím luôn tìm cách để trả đũa.
70
Lớp học thủy cung
Một bữa lớp đi lao động. Trong lúc nhổ cỏ, thầy cũng ra tay rất hòa đồng cùng lớp, tụi nó vây quanh nịnh hót "Long vương”. Nhân lúc thấy thầy đang vô cùng thoải mái và gần gũi với lớp, Tím bắt đầu khiêu chiến:
- Thầy ơi, thầy tình nguyện làm người mẫu cho tụi con chơi game show nhe thầy. - Rồi không đợi thầy đồng ý, Tím quay qua nói với lớp. - Mấy bạn ơi, mình đố các bạn biết áo của thầy mặc gọi là gì?
Lũ bạn hơi ngớ người ra một chút. Rồi nhỏ Thanh hét lên:
- Long bào, long bào chứ gì? Tím cười nhe cả hàm răng khểnh:
- Đúng rồi, thế còn nón thầy đội?
- Long mão, ha ha, đúng không thầy? - Thế body của thầy?
- Là Long thể, ha ha, đố nữa đi!
Thầy cười, nhưng có vẻ đang tìm cách ngăn chặn làn sóng phấn khích do Tím bày ra vì không biết cô học trò nghịch ngợm này còn săm soi tới cái bộ phận nào của "Long vương” nữa đây. Tím thì thấy mình "hạ nốc ao” được rồi:
-
Vậy, mấy bạn biết thầy đi dạy trễ giờ gọi
là gì không?
71
Trần Tùng Chinh
Thầy cũng ngớ ra, nhìn Tím chờ đợi. Lũ bạn cứ nhao nhao mà không tìm được câu trả lời. Chỉ chờ có vậy, Tím cười tinh quái rồi nói to, trước khi bỏ chạy:
1
Là "Long kẻo”. Long kéo là leo cổng đó,
hihi...
Lần này thì gỡ hòa rồi, nghen thầy.
Bữa đó, nhỏ Ngọc kể lại với Tím là thầy cười và nói: "Nhỏ Tím này dám khi quân phạm thượng, chắc bị chém đầu quá!” Mà sau đó thầy đâu truy cứu tội Tím. Điều này làm Tím ngạc nhiên thiệt. Lẽ ra thầy phải nổi trận lôi đình, phun lửa thiêu cháy sự ngỗ nghịch của Tím mới phải chứ?
Ngày 20 tháng 11, thầy mời cả lớp về quê thầy tắm đồng.
Ái chà, lời đề nghị đầy hấp dẫn này làm cho nỗi nhớ cô Hạnh nguôi ngoai. Nhưng Tím lo lắm vì nội không cho phép. Ai dè, hay tin, thầy đã thân chinh tới tận nhà Tím, giáp mặt với ông nội Tím, cùng ngồi uống nước trà đối ẩm đủ chuyện.
Cuối cùng, nhờ uy tín của thầy mà nội vốn khó tính đã gật đầu đồng ý cái rụp. Đúng là "Long vương” có khác. Có điều, nép ở vách
72
Lớp học thủy cung
nhà nghe trộm, Tím nghe nội hỏi thầy tuổi gì, thầy nói dạ tuổi Thìn, nội bảo vậy chắc thầy bơi lội dưới nước vẫy vùng lắm, sẵn dịp đi chơi đồng, thầy dạy bơi cho con Tím nhà này, con nhỏ đó dân miền Tây mà tới giờ chưa biết lội.
Trời, nội tiết lộ điểm yếu của Tím, phen này đi chơi tắm đồng, nhớ tới mấy lần Tím phạm tội khi quân, "Long vương” mà nhận nước Tím có mà chết chắc.
Sáng chủ nhật, trời râm mát. Gió bấc non đã bắt đầu lao rao thổi về, mơn man trên mấy cái gò má con gái hây hây. Thầy dẫn đầu bằng xe máy, chạy thật chậm cho cả lớp rồng rắn phía sau. Đường về Núi Sập đang sửa chữa, thầy dắt đi đường tắt ngoằn ngoèo để tránh bụi. Nhờ vậy mà Tím biết được những con đường rợp bóng còng.
Đến đoạn rẽ vào kinh E thì con đường càng rượi mát không chỉ nhờ những bụi tre nối tiếp nhau trồng ven bờ cho đất đừng bị lở mà còn nhờ con kênh xanh thẳng tắp dịu dàng còn thơm mùi phù sa của một mùa nước lũ chưa kip qua.
Cả bọn vừa đèo nhau trên xe đạp vừa hát những bài hát được chế lại. Đoạn đường nhờ vậy mà ngắn lại.
73
Nhà thầy đơn giản. Chiều ngang dài hơn chiều dài. Phía trước ngó xuống kinh E nước lé đé vọt bờ. Phía sau day lưng ra đồng mùa này mênh mông nước.
Cả lũ con trai, con gái vồ lấy mấy chiếc xuồng, giành nhau chống ra đồng đi hái bông điên điển. Mấy đứa lớp Tím gặp nước thì y như cá về sông, trừ Tím. Thầy í ới gõ cửa mấy nhà trong xóm mượn thêm vài chiếc xuồng ba lá nữa.
Thực đơn đã được lên sẵn, món bánh xèo
74
điên điển đổ với thịt chuột đồng bằm nhuyễn xào với tép non. Bột khuấy để đó, các loại rau rửa sạch sẵn chờ cả bọn đi hái điên điển và tắm đồng trở về là nổi lửa.
Trời xui đất khiến, Tím đi cùng một xuồng với thầy. Tím không muốn để lộ ra cho thầy biết là mình sợ nước, mặc dù trong bụng đang đánh lô tô. Tím chắc chắn thể nào "Long vương” cũng đang ấp ủ mưu đồ muốn cho thần dân của mình hụp lặn lóp ngóp một trận trả thù.
75
Trần Tùng Chinh
Y như rằng ra đến giữa đồng, "Long vương" quẫy đuôi thế nào mà xuồng bị nước tràn vào rồi chìm nghỉm. Tím nhớ, lúc đó mình quậy muốn đục nước, vừa la hét cầu cứu. Thầy xuất hiện bên cạnh Tím, cùng một khúc chuối nổi lềnh bềnh. Thầy biểu bình tĩnh, ngậm miệng lại kẻo cá chui vô bụng, tập nín thở và tay bám vào phao chuối còn chân thì đập nước.
Tụi lớp Tím xoay quanh hò hét cổ vũ, cố lên, cố lên làm náo loạn cả một khoảnh đồng, rồi sóng nước đưa những âm thanh hỗn tạp mà trong đó có tiếng la léo nhéo của Tím, lan
ra xa...
Bữa đó, tất nhiên là Tím biết "bơi cùng khúc chuối” thôi, nhưng hình như Tím không
sợ nước nữa.
Ở ngoài mặt Tím rất giận nhưng trong bụng lại thầm cảm ơn thầy. Dù sao thì nhờ "Long vương” mà Tím có một bữa vẫy vùng đập nước thỏa thích. Buồn cười nhất là bơi một lúc, khúc chuối tuột ra khỏi tay, trôi lềnh bềnh. Đang chới với định gọi "Long vương" ơi, cứu con thì chân Tím chạm mặt ruộng. Lấy lại thăng bằng và đứng thẳng người thì nước chỉ tới hơn ngang hông Tím mà thôi.
חח
Lớp học thủy cung
Tự nhiên nhớ lại lúc lật xuồng, mình kêu la bài hải Tím thấy xấu hổ quá. May mà cái nắng dịu dàng của những ngày cuối mùa lũ làm cho mặt mày đứa nào cũng đỏ bừng bừng.
Sau bữa đi chơi đó, lớp 12A1 của Tím không chỉ yêu mến và gần gũi với "Long vương” nhiều hơn mà còn có một loạt những biệt danh độc chiêu làm các thần dân của lớp đường hoàng biến thành gia tộc thủy quái hết.
Này nhé, chỉ có chừng một tuần mà "Long vương” gần như nhớ hết các biệt danh, vậy mới ghê. Chẳng hạn như lớp trưởng chậm chạp là Nghiệp Rùa, nhóc Sơn hay mít ướt là Cá Sấu, nhỏ Dung thích khều móc là Bạch Tuộc, thằng Thắng mê đá banh là Cá Ngựa, con Hoa ú tự giác xưng mình là Cá Voi mắc cạn. Nhiều lắm.
Tất nhiên, Tím cũng bị tụi nó chọn cho mình biệt danh Tím Cua do cái tật hay làm đầu têu bày những trò nghịch ngợm, ngang bướng nhất lớp.
Mà Tím ngang như cua thật. Không chỉ giờ của thầy mà hầu như giờ học nào Tím cũng thích "phản biện” các thầy cô. Nhiều khi cũng bị trả giá đắt cho cái tật khó ưa, nhưng Tím
77
Trần Tùng Chinh
không sao bỏ được. Mấy lần con Ngọc trai, biệt danh của nhỏ Ngọc, khuyên răn, nó biểu bữa nào mày làm thầy nổi giận, ổng tung "vòi rồng” hút hết cả lớp đem quăng chỗ khác là mày không gánh hết trách nhiệm nổi đâu nha.
Nhiều khi Tím cũng băn khoăn như vậy. Nhưng Tím cũng không ngăn được những lần mình giơ tay lên phát biểu mà thực sự phải gọi là "cãi tay đôi” với thầy mới đúng. Thực ra, những lần đó Tím cũng biết mình không chỉ có cá tính mà còn do mình cố tình tạo ra cách nói sốc như vậy để "chọc giận thầy và làm nổi chơi cho giờ học của lớp bớt phẳng lặng. Tím cũng định xem khi "Long vương” mà nổi trận lôi đình thì chuyện gì sẽ xảy ra.
Nhưng hóa ra, thầy tuổi rồng nhưng không hề lấy vòi rồng mà cuốn cả lớp quăng đi. Và điều quan trọng là trong giờ văn, do cứ săm soi tìm kiếm ý tưởng để "bắt bẻ” thầy, Tím đã "nhập tâm" hơn.
Tết đến rồi mùa thi học kì hai qua nhanh như một cơn gió lốc. Những ngày cuối năm ào đến. 12 năm học qua nhanh như nước rút. Thầy lên lớp giờ chủ nhiệm cuối cùng.
Tím nhìn thầy, chợt hối hận khi từ đầu năm
78
Lớp học thủy cung
đến giờ, Tím hay phát biểu gây sốc, chắc là thầy buồn lắm mà thầy không nói. Những bài kiểm tra môn văn của Tím thì điểm cứ cao dần lên với những lời phê động viên và Tím luôn biết ơn thầy vì điều đó. Thầy đã cho Tím và cả lớp có thể mạnh dạn trình bày chính kiến của mình; mạnh dạn thể hiện cảm xúc của mình khi học văn. Tím cũng biết mình học môn này đã khá hơn rất nhiều và đang rất sẵn sàng cho mùa thi gay go sắp tới. Tím muốn có một dịp để mình đứng lên trước lớp, xin lỗi thầy và mong "Long vương” chắc sẽ rộng lòng mà từ
bi hỉ xả.
Bữa đó, một ngày cuối năm, cũng mưa gió tơi bời như ngày đầu tiên "Long vương” đến với lớp 12A1, Tím giơ tay xin phát biểu, không hổ danh Tím Cua, thích nói ngang nhưng thẳng và thật, chỉ có điều Tím nghe giọng mình run run
- Dạ thưa thầy, con thay mặt lớp và thay mặt cá nhân "con Cua" này, xin lỗi thầy. Trong suốt năm qua, thầy vất vả với lớp, đám thần dân tụi con, chắc không ít lần làm thầy buồn giận, muộn phiền, tất nhiên là trong đó có... con. Nay chúng con xin "Long vương”
79
Trần Tùng Chinh
xá tội. Bởi vì... chúng con yêu "Long vương" lắm lắm...
Vẫn nụ cười quen thuộc, vẫn giọng nói trầm ấm và vang át cả tiếng mưa, "Long vương" trìu mến nhìn bọn Tím:
Thầy rất vui và hãnh diện vì các em. Những cá tính khác biệt sẽ giúp các em mạnh dạn, tự tin và trưởng thành hơn khi bơi ra biển lớn. Hãy nhớ là đi đâu, làm gì, "Long vương" cũng đều dõi theo bước chân của từng thần dân "binh tôm tướng cá” của mình đó! Hãy sống thật tốt và luôn nhớ về 12A1 này, đồng Ý không?
Cả lớp rưng rưng, khỏi nói Sơn cá sấu có thừa nước mắt vắn nước mắt dài. Tạm biệt thầy, tạm biệt "Long vương” yêu quí của chúng con. Ơ kìa, sao "Long vương” không có vòi rồng phun nước mà lớp Tím mắt đứa nào cũng ướt mem hết vậy? Phen này, coi chừng lớp Tím ngập lụt đến tận năm Thìn cho coi.
80
đến lần tuổi Cọp
Jaffee
Mă
á tôi tuổi Dần. Năm 23 tuổi, má lấy chồng. Hơn chín tháng sau, cũng năm Dần, má đẻ ra tôi. Một con cọp con. Người ta nói hổ phụ sinh hổ tử. Hai má con tôi là hổ mẫu sinh hổ tử. Nhà có hai con cọp. Con cọp cái là má, mạnh mẽ, quyết đoán. Con cọp con là tôi, "hậu sinh khả úy”, ngang bướng và hung dữ - theo cách nói của thằng em trai tôi. Thằng quỉ đó nó tuổi Thìn, nhỏ hơn tôi hai tuổi.
Trần Tùng Chinh
Nhà có hai chị em. Năm thằng em tôi bốn tuổi, tía tôi đi lấy tiền bán cá, dọc đường, mấy thằng cha buôn lậu chạy nhanh ma rượt trên đường quốc lộ, đâm sầm vào xe đạp tía tôi. Tía qua đời tức tưởi, đột ngột. Người ta đi đám ma, chửi mấy đứa buôn lậu chạy ẩu thì ít mà rủa má tôi tuổi Dần làm tía tôi yểu mạng thì nhiều.
Thây kệ, má một nách hai đứa, nuôi tụi tôi khôn lớn. Một đứa con gái hơn sáu tuổi tóc tai ngắn cũn, hở ra một chút là chạy nhong nhong trong xóm bỏ ở nhà một đứa con trai chưa đầy bốn tuổi khóc nhèo nhẹo trên võng, mũi dãi lòng thòng.
Mấy lúc đó, má lăng xăng gánh bún trước nhà, gọi giựt ngược tôi về đưa em cho má. Tất nhiên là tôi chạy về, ham chơi nhưng sợ má một phép. Người ta nói hổ dữ không ăn thịt con, chứ tôi thấy lúc đó mà không chạy về vừa đưa võng cho em, thế nào má cũng ăn thịt tôi là cái chắc. Là nói vậy thôi, chứ hổng lẽ má tôi đem tôi hầm nhừ tử trong nồi nước chan bún?
Má dữ nhưng má đẹp lắm. Mới ngoài ba mươi nhưng hôm nào ở xóm có đám tiệc, xong việc bán buôn, bới lại mái tóc rối thức từ lúc hai, ba giờ sáng chưa chải kĩ, má mặc bộ đồ
82
"""