"Trả Lại Nụ Hôn 🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Trả Lại Nụ Hôn Ebooks Nhóm Zalo IIIIIIIIIIIIIIII 33.177 MNbì 5Š | định Michelle ]owuannaud Âu Đông Tác giá ở - Dương Thụy website: www.duongthuy.net email: duongthuypk(yahoo.com Dương Thụy sinh năm 1975 tại Sài Gòn. Tác giả của: Oxƒord thương yêu. Cáo già, gái già uà tiểu thuyết diễm tình. Venise uà những cuộc tình gondola. Nhắm mắt thấy Paris. (NXB Trẻ). và nhiều tập truyện khác: Bồ câu chưng mái uờm. Hành trình của những người trẻ. Hai người đến từ phương xa. Dầu lăng trong điệp khúc. Hè của cô bé mắt gốc. Nụ hôn ngược chiều thời giam ... Tranh bìa: Atelier de Fifi ch BIỂU GHI BIÊN MỤC TRƯỚC XUẤT BẢN ĐƯỢC THỰC HIỆN BỞI THƯ VIỆN KHTH TP.HCM Dương Thụy, 1975 Trả lại nụ hôn : [ký sự] / Dương Thụy. - Tái bản lần thứ 1 - T.P. Hồ Chí Minh : Trẻ, 2011. 248tr. ; 20cm. 1. Ký sự. 2. Văn học Việt Nam — Thế kỷ 21. 89592284_ dc22 |§BỀN 9z8-6O4-1-Oo2oa-2 Trả lại nụ hôn 4974” 106296 (Tái bản lần thứ nhất) NHÀ XUẤT BẢN TRẺ Digitized by the Internet Archive ¡n 2023 with funding from Kahle/Austin Foundation https://archive.org/details/tralainuhon0000dngt Lời nói đầu Sau “Wenise và những cuộc tình gondola', nhiêu độc giả khuyến khích tôi viết tiếp ê những chuyến đi của mình. Viết du ký, không phải như mọi người nghĩ, được di đây di đó, chỉ cân ngôi nhớ lại là có thể viết ra dễ dàng. Những cảm xúc còn tươi mới quá thì chưa đủ thấm đề viết, còn nếu chuyến đi đã qua lâu rồi, tôi cũng chẳng còn nhớ tên các địa danh. Ngoài ra, uê sau này khi đã có dịp đi nhiều nơi, cảm xúc trong tôi cũng chai” di. Các thành phố châu Âu ẳa phân đêu giống nhau, nơi nào cũng có các giáo đường, tháp chuông, một dòng sông lượn qua, những chiếc câu xinh xắn, hàng đèn đường lãng mạn... Còn châu Á tôi đi khá nhiều nhưng có lẽ vì cùng một dạng thời tiết, cùng nhìn một dạng người da Đàng mũi tẹf giống mình, tôi Tất hứng” Tôi không thể viết theo kiểu có sao kể uậy` như trong cuốn “Venise 0à những cuộc tình gondola', cũng không thể 'tô uẽ màu mè” gì ngoài sự thật đã trải qua. Vậy bạn sẽ đọc được gì mới mẻ hơn trong cuốn sách Äang cầm trên tay Tôi sẽ kể bạn nghe về.. những mùa trong năm. Đừng vội thất uọng, thời tiết đóng 0ai (rò rất quan trọng trong các chuyến ải. Nếu đang xuân nông, nhất định bạn sẽ dễ sỉ tình ai đó trong khung cảnh mới lạ. Nếu là mùa hè ấm áp, bạn nhận ra cuộc đời cân phải rong chơi. Nếu bạn đến châu Âu ào mùa thu, nhìn những chiếc lá đổi màu rôi dân rụng theo những cơn gió thoảng, bạn chợt đòi làm thơ. Nếu bạn đi xa nhà uào mùa đông giá lạnh, bạn phải suy tư øì đó dù bạn không thích làm triết gia tí nào. Bạn hãy cùng tôi lang thang khắp bốn mùa: Đến con đường tình Paris khi xuân vê! Ghé qua Luân Đôn vào mùa hạ mà nghe mọi người... nói tiếng Pháp! Đến Yuerdon-les-Bains vào dịp thu vàng lãng mạn! Và lắng lòng với những suy tư nếu đặt chân đến thung lãng sông Loire một ngày đông tàn. Thế giới này rộng lớn và tràn đây tình thân ái, hãy lên dường bạn nhé... Dương Thụy (Sài Gòn, Xuân 201 I) ® Con đường tình Paris ® Phải lòng Otwock e Trà thát tình yêu Insa-dong ® Làng tình yêu giữa Paris | e® Warsaw thối lại nụ hôn e Chuyện tình Wieliczka Mtàa..Xuâw Cơn đường tìuỨ, faris Con đường tình trên phim Paris không chỉ là thủ đô của ánh sáng, của nghệ thuật, của thời trang. Trên tất cả, Paris là nơi lý tưởng dành cho những người đang yêu. Quả thật thành phố này có rất nhiều nơi riêng dành cho “amoureux”. Đó chính là “con đường tình Paris”, nơi đi dạo lãng mạn nhất. Người Paris gọi đây là “La promenade plantée”; tức là con đường đi dạo có cây xanh bao phủ. Đạo diễn Richard Linklater của Hollywood đã chọn con đường tình Paris làm bối cảnh chính cho bộ phim cực kỳ lãng mạn Before Sunset. Thật ra tôi xem phim này trước khi phát hiện ra con đường tình dù đã đến Paris nhiều lần. Bộ phim có nội dung vô cùng đơn giản: một chàng trai Mỹ (do Ethan Hawke thủ vai) đến Pháp nghỉ hè, gặp và yêu cô gái Pháp Š Dương Thuy (do Julie Delpy thể hiện). Khi chia tay họ không lưu giữ địa chỉ mà hẹn nhau sẽ cùng quay lại chốn cũ. Nhưng rồi cô gái không quay lại vào ngày hẹn vì bà cô ốm nặng. Cô luôn áy náy không biết chàng trai có đến đó chờ mình không. Mười năm sau, chàng trai Mỹ là một nhà văn, đến Paris nhân dịp ra mắt cuốn tiểu thuyết mới. Cuốn sách nói về mối tình thoáng qua của anh, và cô gái Pháp xưa kia đã đọc được. Cô cũng có mặt trong buổi ra sách ở Paris. Hai người gặp nhau và họ chỉ có vài giờ để trò chuyện sau từng ấy năm trước khi chàng ra phi trường về lại Mỹ. Họ đã đi dạo lang thang ở Paris, nhớ về những xúc cảm cũ. Chuyện phim chỉ có thế, chẳng có sex, không có cả một “French kiss” đắm đuối. Nhưng phim thành công vì cặp trai gái đã đi dạo suốt con đường tình Paris, bối cảnh đẹp tự khác đã nói lên tất cả. Con đường tình nàm trên tường thành Mùa xuân 2009 tôi quay lại Paris và một người bạn Parisienne mời tôi đến nhà mới. Căn hộ nằm ở quận 12, sát bên ga “Gare de Lyon” vài bước. Khu vực này tôi đã đáo qua nhiều lần nhưng tôi ngạc nhiên vô cùng khi Nicole giúp tôi phát hiện ra “la promenade plantée” con đường tình xinh đẹp giữa trung tâm thủ đô. Con đường tình là một đoạn đường kéo dài đến 4,7km, nằm trên... bức tường thành. Bạn khó có thể hình dung nếu không tận mắt chứng kiến. Paris xưa kia được Mùa Xuân 9 Dây nhà gạch đỏ nằm bên đường tình bao bọc bằng những đoạn tường thành xinh đẹp và kiên cố, có bể ngang rộng khoảng 4 mét. Bức tường thành này có từ năm 1859 kéo dài từ vùng Vincennes đến vùng Bastille (khu vực có nhà tù Bastille nổi tiếng trong Cách mạng Pháp). Năm 1969 một đoạn tường thành được sử dụng làm đường cho xe điện ngầm đi ngang (tuy là xe điện ngầm nhưng có những đoạn xe lại trồi lên ngang hoặc cao hơn mặt đất). Đoạn còn lại bị bỏ hoang, không sử dụng cho bất kỳ mục đích gì. Mãi đến năm 1988, một nông dân tên Jacques Vergely và kiến trúc sư Philippe Mathieux mới có ý tưởng cải tạo lại đoạn tường thành hoang phế, biến nó thành con đường đi dạo phủ cây I0 Dương Thụy xanh tuyệt đẹp. Năm 1993, con đường tình chính thức được dân Paris đặt chân lên. Họ lập tức bị chỉnh phục bởi cây cỏ, hoa lá, những chiếc ghế dài và khung cảnh hữu tình của trung tâm Paris bên dưới. Các gallery nghệ thuật Bức tường thành cao khoảng mười mét, nằm trên đại lộ Daumesnil sầm uất. Muốn bước chân lên bức tường thành, bạn có thể dùng nhiều cầu thang nằm dọc theo đại lộ này. Con đường tình không chỉ có thế, bạn sẽ còn ngạc nhiên khi biết dân Paris tận dụng diện tích triệt để ra sao: bên trên là con đường tình với hoa rực rỡ và cây xanh phủ rợp, bên dưới bức tường thành là 7lvòng cung bằng gạch đỏ kéo dài. Mỗi vòng cung là một gallery nghệ thuật, trưng bày tranh, tượng, hiệu sách, shop thời trang cao cấp, những sản phẩm nghệ thuật làm bằng tay... Dân Paris gọi 71 vòng cung của bức tường thành là “những vòng cung nghệ thuật” Đại lộ Daumesnil sở hữu bức tường thành xem như may mắn vừa có con đường tình để dạo chơi, vừa có dãy vòng cung các gallery nghệ thuật. Xung quanh đó là nhà ga “Gare de Lyon” và nhiều trạm xe điện ngầm. Khỏi nói, bạn cũng hình dung được đây là vị trí đắc địa, ai có một căn hộ nằm ở đại lộ này đều phải rất khá giả. Bà bạn Nicole của tôi năm nay đã... gần bảy mươi mới có khả năng mua một căn hộ, sau khi đã dời nhà rất nhiều lần trong đời. Mùa Xuân lì Phố nhìn từ trên đường tình Đường tình không của riêng ai Từ đại lộ Daumesnil, có nhiều cầu thang cho dân Paris bước lên dạo chơi ở con đường tình. Và từ con đường tình, có những cầu thang đi vào hướng những căn hộ cao cấp. lôi đã được ở trong một căn hộ cao cấp ấy cùng 12 Dương Thụy bà bạn Nicole, nhìn qua các khung cửa kính, thấy mấy người yêu nhau tay trong tay tung tăng bước trên con đường tình, đi giữa những sắc màu hoa và cây xanh đủ loại. Có những đoạn tường thành “nở rộng”, con đường tình được trang trí như một khu vườn nhỏ, có ghế dài cho khách bộ hành nghỉ chân, có vòi nước cho những ai đang khát, và có cả những chú bướm đang lượn lờ. Không chỉ có những đôi bạn trẻ yêu nhau mới đến đây dạo bước, tôi chứng kiến nhiều cụ già chống gậy, chân run mà tay hình như vẫn còn khỏe, họ níu nhau thật chặt, chầm chậm vừa trò chuyện vừa dạo bước. Đúng như người Pháp quan niệm, còn thở là còn yêu... Đường tình không của riêng ai "Y2 Dy y8 Ai s3 ï W ch : Từ đường tình nhìn xuống phố Từ con đường tình trên cao, nhìn xuống Paris bên dưới, người ta có thể mục kích nhiều cảnh vui nhộn: những đôi trai gái “nắm níu” nhau, những nụ hôn đắm đuối... Nghe nói cũng tại Paris, mô hình con đường tình (thật ra dân Paris gọi là con đường đi dạo phủ cây xanh) còn có ở quận 1ó (giữa đoạn La porte dAuteuil và La Muette) và quận 17 (phố đi dạo Pereire). Những con đường này cũng được cải tạo trồng cây xanh từ những đoạn tường thành hoang phế. Lần sau có ghé qua, tôi sẽ kể bạn nghe... 14 Dương Thuy “Đñảt lò OkuockE Ga Otfwock Lời mời thăm Ba Lan Vì đã có dịp thăm thú nhiều nơi, tôi dân trở nên bớt nhiệt tình khi đến một thành phố lạ nào đó. Ở đâu thì cũng sẽ có nhà thờ, phố cổ, vườn hoa... Vì thế, dạo sau này khi đến một vùng miền mới, tôi không mấy chú ý đến những công trình kiến trúc mà thích giao lưu với người địa phương và tìm hiểu văn hóa của họ hơn. Ngoài ra, lòng hiếu khách luôn là một đặc điểm giúp tôi đánh giá cao nơi mình có địp đi qua. Trước kia tôi chưa từng đến Đông Âu và hình dung nơi đây hẳn nghèo nàn lắm. Những người tôi quen có gốc gác Đông Âu hiện sống ở Tây Âu cũng cho tôi thông tin này. Tuy vậy, họ luôn khuyến khích tôi nếu có dịp hãy đến thăm Đông Âu vì nơi đây “có những giá trị khác”. Thế rồi tôi đến Ba Lan theo lời mời của ông bạn Janusz, một bác sĩ gốc Ba Lan sống và làm việc ở Paris đã hai mươi năm nay. Ông sở hữu một căn nhà bằng gỗ tại Otwock và hàng năm đều quay về “home sweet home” vài tháng. Tôi ở lại Ba Lan mười ngày. Đọng lại trong tôi sau chuyến đi không chỉ là những ngôi giáo đường yên bình, công viên Chopin ngợp sắc hoa hồng hay những khu phố cổ muôn màu thú vị, mà còn là sự chân thành và tính thân thiện của người dân. Tôi nhận ra: Mình phải lòng người Ba Lan rồi! lố Dương Thụy Tiếng đàn accordéon Otwock là thành phố nhỏ thanh bình nằm sát bên thủ đô Warsaw. Otwock còn nổi tiếng là thành phố nằm giữa những cánh rừng trong lành. Có lẽ do thiên nhiên hoang sơ bao bọc, người dân Otwock có bản tính ung dung tự tại. Họ không thích vẻ chộn rộn, không ưa hào nhoáng, chẳng thèm ganh đua. Nhưng họ cũng không phải là những người thờ ơ với thế sự, lạnh lùng với khách phương xa. Người thứ nhất tôi “phải lòng” đi nhiên là ông bạn vong niên Janusz đã nhiệt tình dắt chúng tôi đi tham quan, tự tay nấu ăn rất ngon đãi khách, chu đáo lo cho chúng tôi từ bữa ăn sáng đến giấc ngủ trưa. Người thứ hai tôi rất yêu quý là anh trai của Janusz tên Tadeusz. Khi biết tôi thích nghe đàn accordéon, ông bèn đem đàn đến trổ tài chơi nhạc. Không khí rộn ràng vì những người khác nhảy nhót rất tự nhiên. Tadeusz thổ lộ đã gần mười lãm năm nay không có thời gian đụng đến cây đàn, nay vì quý khách ở xa đến nên ông mới lấy đàn ra đãi khách. Ngoài ra còn có những người hàng xóm thân thiện, họ sang cho khách ở phương xa một góc bánh ngọt mới làm xong, thăm hỏi tường tận và gọi điện chào tạm biệt khi ngày cuối họ không thể đưa tôi ra về. Tôi nhớ mãi hai mẹ con đang đi dạo ngoài phố với con chó lông xù đẹp lộng lẫy, khi nhận ra tôi muốn chụp hình con chó, họ bèn dừng lại ra lệnh cho con chó ngồi tạo dáng. Đi ngoài phố Mùa Xuân l7 mà chạm mặt nhau, dù không quen biết người Otwock cũng gật đầu nhoẻn miệng cười. Chợ... chát phác Một buổi sáng đẹp trời, Janusz dắt chúng tôi đi chợ. Chúng tôi vui vẻ đạp xe đến chợ với những chiếc giỏ mây treo lủng lắng. Chợ họp mỗi tuần bốn ngày, được bố trí tại một khoảnh đất trống ngay bìa rừng. Người bán hàng cũng chính là người đã làm ra sản phẩm. Họ là nông dân trồng rau củ, chăn nuôi gia súc, gia cầm và hái lượm trái rừng. Cả gia đình chất hàng lên xe hơi và mang đến chợ từ sáng sớm. Khi chợ tan lúc hai giờ chiều, cả nhà quay về trang trại của mình. Giá cả hàng hóa cũng thật rẻ do được bán trực tiếp từ người sản xuất, không phải thông qua trung gian. Chất lượng hàng thì khỏi phải chê vì được nuôi trồng theo kiểu trang trại, không có hóa chất can thiệp vào. Thật khó quên hình ảnh một gia đình đang quây quần bán cà chua, đậu ve, khoai tây, dưa leo, rồi một đôi vợ chồng đang hối hả bán cho khách những chiếc giỏ đầy những trái dâu chín đỏ mọng, một cậu bé đang phụ cha mẹ sắp đặt những chậu hoa rực rỡ được chính bàn tay cậu chăm sóc. Gương mặt cậu bé thật rạng rỡ, có lẽ vì cậu tự hào mình đã biết làm việc, góp sức vào gia đình nhỏ, vì mình đang sống hạnh phúc cùng những người thân. Tôi còn bắt gặp những cụ già trên 80 tuổi với nụ l8 Dương Thụy cười móm mém. Có cụ phụ con trai đứng bán thịt, có cụ ngồi một mình bán những chai sữa do chính mình vắt từ những con bò trong vườn nhà. Có cụ chỉ bán rổ trứng gà do bây gà mái trong vườn đẻ, có cụ chỉ bán trái dâu dại. Những cụ này đã bỏ ra hàng giờ đồng hồ rạp người trong rừng hái dâu. Hết phiên chợ, hẳn các cụ chỉ thu được vài đồng nhỏ đủ mua cho các cháu chút quà. Những người nông dân hiền lành chân chất này không biết nói thách, không biết làm “tiểu xảo” hóa trang cho hàng thêm đẹp như bơm nước vào gia cầm hay rải hóa chất cho nông sản được tươi. Đặc biệt họ chưa bao giờ biết nổi giận nếu khách có đến săm soi hàng mà cuối cùng lại bỏ sang quầy khác. Họ cười với tôi, ngại ngùng khi tôi muốn chụp hình và xin tôi ít giây để chải lại mái đầu. Tôi nhớ nhất là một bác rất thích chụp hình nhưng không dám cười vì... răng sún. Họ hồn hậu chúc tôi quay về Việt Nam bình yên dù chẳng biết đất nước này nằm ở đâu trên bản đồ thế giới. Tấm lòng của người dân Otwock quả rất hiếm trong thời buổi đầy bận rộn. Tôi ước rằng, thành phố nhỏ này sẽ không bao giờ bị mất đi những giá trị tốt đẹp của mình. Như khu rừng xanh vẫn bao đời nay ôm ấp những căn nhà gỗ thanh bình Otwock. Mùa Xuân I9 Trà thất tư yêu nsa-donø Tại đến Seoul:vào một ngày xuân, tự nhủ “May mà có hoa đào và... thời tiết lạnh!” Tôi đi công tác cùng nhóm đồng nghiệp trong công ty. Buổi sáng sớm chúng tôi mới “xúng xính” được áo manteau, đến khoảng chín giờ sáng trời ấm lên, đành vắt áo lên tay. Sau hàng loạt bức hình chụp với hoa đào, nhóm chúng tôi chẳng còn mấy hứng thú. Sunnie Kim - một đồng nghiệp người Seoul dặn qua . điện thoại “Nhớ tách đoàn ra, đến điểm hẹn một mình”. Ngày cuối ở Seoul, sau khi thăm cung Gyeongbokgung và ăn món gà hầm sâm chẳng ngon tí nào, tôi lẳng lặng trốn đoàn “ra riêng” Sunnie đón tôi trước công viên đối diện tòa thị chính Seoul. Chúng tôi tần bộ dưới trời xuân Seoul ấm áp, chẳng mấy chốc thì đến khu Insa-dong. Sunnie tươi tỉnh, khoác tay giới thiệu hào hứng “Đây 20 Dương Thụy Các tiệm bán đồ nội thất là phố đi bộ lãng mạn nhất Seoul, khách nước ngoài bỏ phiếu bầu chọn là nơi đáng đến nhất. Riêng tôi, một người Seoul chính hiệu thì, tôi yêu Insa-dong biết bao!” Tôi bật cười, nghĩ thầm cô nàng này trong công việc rất nghiêm túc, chưa bao giờ biết cười, thế mà giờ đây tình cảm quá! Mùa Xuân 2l Trà thát ở Insa-dong Hôm đó là ngày thứ bảy, khu Insa-dong tấp nập những dòng người. Họ đa phần là người Seoul và người nước ngoài sống tại thành phố này. Hiếm thấy khách đeo ba-lô theo kiểu du lịch tạt ngang qua. Trông ai cũng thong thả và vui vẻ. Khu Insa-dong vốn là một con phố chính gọi là Insa-dongzil, hẹp chừng bốn mét. Ngoài ra còn những hẻm nho nhỏ nằm cắt ngang. Dọc theo con phố chính là các cửa hàng xây theo kiến trúc Hàn Quốc cổ bằng gỗ và gốm, trước cửa có nhiều cây xanh duyên dáng. Những cửa hàng này bán đồ cổ, gốm sứ, tranh ảnh, hàng lưu Trà thất phong cách Hàn y8, niệm, thời trang thiết kế riêng. Đặc biệt, còn có những "trà thất” mà Sunnie dùng tiếng Anh là “tea house”. Cô cho biết người Seoul có một “văn hóa trà thất” rất thú VỊ. Họ thích vào những quán này uống trà (có cả trăm loại trà, vạn loại công thức phong phú). Trai gái thì hẹn hò, các đối tác thì gặp gỡ bàn việc kinh doanh. Vào trà thất, không khí thân mật nhưng không quá lố. Giới trẻ vốn ồn ào cũng biết “tiết chế, mọi người tận hưởng không khí yên tĩnh, nghe nhạc, và nhất là nhâm nhi ly trà nóng được pha theo những tiêu chuẩn cầu kỳ. Đứng trước một trà thất có thiết kế bên ngoài theo kiểu Ấn, tôi “cầm lòng không đậu” khi nhìn những khung cửa sổ màu tím lãng mạn, những giỏ hoa đỏ hồng đong đưa, bên trong lấp ló những cặp đôi trò chuyện thân ái. Sunnie cười gật đầu “Giờ chúng mình đi ăn trưa ở một nhà hàng rất hay”. Chúng tôi rảo bước vào một con hẻm nhỏ yên bình, đây là khu ẩm thực cao cấp của Seoul. Tôi không đói vì đã ăn “trối chết” một thố gà hầm sâm. Sunnie bảo cô rất thích ăn trong khu Insa-dong nhưng cuộc sống bận rộn, chẳng mấy khi đến đây, hôm nay có khách Việt Nam sang, nên tận dụng thưởng thức sự tinh tế của ẩm thực tại phố này. Cả tuần nay ăn đồ Hàn Quốc liên tục, tôi “kinh sợ” lắm rồi. Nhưng đứng trong khu Insa-dong, nhìn dãy phố có những nhà hàng được thiết kế theo lối cổ, ngoài cửa là các chậu bonsai hiền hòa, tôi “mềm lòng” rồi “đói lòng” luôn. Đến một nhà hàng be bé phủ toàn trúc xanh Mùa Xuân 23 bên ngoài, Sunnie kéo tay tôi vào. Bên trong nhà hàng khung cảnh thật sang trọng dù người thiết kế nội thất đã cố tình tối giản mọi thứ. Gỗ và tre trúc là vật liệu chính để trang trí. Chúng tôi ngồi ở một chỗ thật đẹp, nhìn qua khung cửa sổ có giò lan treo hờ hững và hàng trúc xanh yên bình. Phố nhỏ ngoài kia bỗng trở nên tĩnh lặng. Sunnie gọi miến xào hải sản và bánh xèo nấm. Dĩ nhiên là rất nhiều loại kim chi được tặng kèm. Miến Hàn Quốc đai dai, xào với các loại hải sản tươi ngọt, ăn kèm kim chỉ chua cay. Bánh xèo khá dày, gồm hỗn hợp vừa bột vừa trứng, bên trong là các loại nấm đa dạng, hành lá xanh rì phủ rợp lên trên. Bánh xèo để nguyên trong đĩa tròn, không gấp lại làm thành hình bán nguyệt như ở Việt Nam. Khỏi nói cũng biết tôi ăn nhiệt tình thế nào dù món gà hầm sâm vẫn còn trong bao tử. Những món này không phải là “đỉnh cao” của nền ẩm thực thế giới nhưng cách chế biến và bài trí rất tinh tế. Những người bán hàng lịch sự Ăn xong chúng tôi lại la cà khu Insa-dong, tôi muốn mua mấy món đồ sứ cho cô bạn thân. Bạn tôi có thú sưu tầm gốm sứ nên nhờ tôi mua sứ Hàn Quốc đem về. Sunnie từ tốn dắt tôi vào các shop bán đồ trang trí nội thất, đồ sứ, đồ gỗ, đồ da. Giá cả không quá đắt như tôi hình dung mà rất phải chăng, không chênh lệch nhiều so với hàng chợ bình dân khác. Sunnie giải thích vì Insa 24 Dương Thụy dong tuy sang trọng nhưng các chủ tiệm đặt hàng nhiều, họ được hưởng chiết khấu cao nên giá rẻ hơn ở chỗ khác. Sau một hồi chọn lựa chán chê, tôi cũng mua được ba món đồ sứ cho bạn. Các shop ở Insa-dong rất biết cách trưng bày cho hấp dẫn, ngoài ra, “trình độ” chìu khách của người bán đã đạt đến mức siêu đẳng. Họ lịch sự, nhã nhặn, tế nhị và rất “lợi hại” Sunnie tủm tỉm cười khi thấy tôi vào shop nào cũng mua ít nhất một món, dù chỉ là một book-mark (thẻ chặn sách) với giá chừng tám ngàn đồng Việt Nam. Tôi đặc biệt mê book-mark của Hàn Quốc, được làm bằng vật liệu hợp kim rất nhẹ, thiết kế xinh xắn hình các cô gái Hàn Quốc, những khóm hoa, cây trúc, ngọn núi phủ tuyết trắng... Khi cho hàng vào một phong bì nhỏ rồi thối tiền cho tôi, người bán cúi rạp đầu cảm ơn, chúc thăm thú vui vẻ và trân trọng hẹn có ngày gặp lại. Thật cảm động! Văn nghệ quản chúng Ngoài phố Insa-donggil vào lúc bốn giờ chiều chật ních khách bộ hành. Những nhóm người nước ngoài hồn nhiên đứng biểu diễn kịch câm, đàn và hát. Họ chỉ phục vụ cho vui, không thấy ai cho tiền. Sunnlie giải thích có rất nhiều người Âu Mỹ làm việc ở Seoul, họ thích đến Insa-dong để chia sẻ những đam mê văn nghệ. Bu quanh họ xem “văn nghệ quần chúng” là dân Seoul. Và ngược lại, người nước ngoài bu quanh những nhóm người bán Mùa Xuân 2S Một người nước ngoài trình diễn kịch câm hàng thủ công. Những người này là nghệ nhân lành nghề, họ đếo gọt những món đồ chơi bằng gỗ, vẽ tranh dân gian trên giấy dó, làm những chiếc trống Hàn Quốc để trang trí nhà cửa. Vừa bán hàng, vừa biểu diễn làm nghề nên khách nước ngoài mua ủng hộ rất nhiệt tình. Gần đó, một nhóm người vừa Hàn vừa Tây xếp hàng rồng rắn trước một quầy tủ, mùi vani tỏa ra ngạt ngào. Thì ra, đó là gian hàng bán bánh ngọt Hàn Quốc, nhìn giống bánh 26 Dương Thuy bao chỉ. Các chàng trai mặc đồng phục đầu bếp, nhào bột, hấp bánh, bán hàng và... cười tình với khách. Họ đẹp trai thật, hèn chỉ khách mua hàng toàn là nữ. Sunnie hỏi tôi có muốn ăn thử, ngại xếp hàng lâu, tôi lắc đầu. Chúng tôi quyết định vào một trà thất nghỉ chân. Hình mẫu phụ nữ Seoul hiện đại Tôi chọn một tách trà xanh đơn giản, Sunnie gọi một loại trà pha chế phức tạp nào đó. Chúng tôi tạm xa không khí náo nhiệt ngoài kia, nhâm nhi trà và trò chuyện thân mật hơn. Sunnie vốn rất kín đáo, thích lắng nghe nhiều hơn là thổ lộ. Thế mà trong khung cảnh yên tĩnh của trà thất, đột nhiên cô nhẹ nhàng tâm sự chuyện con cái. Sau hành trình gian khó cố gắng có mụn con bất thành, giờ cô đang theo một phương pháp nào đó rất hứa hẹn. Chúng tôi rời trà thất rồi nhanh chóng hòa vào dòng người ở Insa-dong để tìm bến xe điện ngầm. Sunnie ghé vào trung tâm mua sắm Lotte Mart. Người chồng doanh nhân của cô đang chờ vợ về nấu nướng rồi cùng ăn tối. Nhìn cô tất bật chọn trái cây, mua rau củ và thức ăn, tôi nhận ra phụ nữ Hàn Quốc hiện đại dù thành đạt bao nhiêu vẫn là một người vợ hiền. Cùng làm việc chung trong Tập đoàn với Sunnie sáu năm nay, tôi biết cô là một manager được các sếp nước ngoài khen tặng. Nếu họ nhìn thấy cảnh cô chăm sóc chồng và nỗ lực để được làm mẹ, hẳn họ dành cho cô nhiều thán phục hơn. Mùa Xuân 27 Tôi về Việt Nam, hài lòng khi thấy những món đồ gốm tôi mua ở Insa-dong được bạn tôi thích thú. Tôi hứa sẽ tìm mua thêm nếu có dịp trở lại Insa-dong. Và tôi ước, sẽ bồng trên tay thiên thần nhỏ của Sunnie. 285 Dương Thụy tàng tìh ôi giữa Paris Một Parisienne với ước mơ làng quê yên lành Những lần trước, khi đến Paris tôi lúc nào cũng bận rộn: nếu không phải là một chuyến công tác thì cũng là một cuộc họp ngắn ngày, hoặc đôi khi tôi chỉ kịp ghé qua Paris trước khi đến một thành phố châu Âu nào khác. Paris trong những lúc bận rộn đó được tôi ưu tiên dành trọn những giờ phút quý báu cho các thắng cảnh nổi tiếng. Và đương nhiên, những nơi nổi tiếng lúc nào cũng đông đúc khách du lịch. Paris trong tôi là những chiếc cầu xinh đẹp, là Khải Hoàn Môn nức tiếng, là đại lộ Champs-Élysées sang trọng, là hệ thống xe điện ngầm chen chúc. Thật khó hình dung Paris với chút bình yên 1. Parisienne: một quý bà người Paris. Mùa Xuân 29 vắng lặng nếu bạn không ở giữa những công viên hoặc khu vườn rộng lớn. Thế nhưng lần này, tôi có dịp ở Paris dài ngày hơn, và tôi lại may mắn quen biết một “thổ địa” chính gốc Parisienne. Ñicole Brousse là một “bà già gân” đã về hưu sáu năm nay. Hằng ngày bà đi bộ từ hai mươi đến ba mươi cây số khắp các hang cùng ngõ hẻm của kinh thành ánh sáng. Mục đích của chuyến đi rong ruổi đó chỉ vì Nicole muốn tập thể dục cho cơ thể “thêm phần tráng kiện” dù đã U70. Nhờ vậy, Nicole thuộc Paris như chính lòng bàn tay mình. Và bà đã tự hào giới thiệu với tôi một Paris rất khác, rất đặc biệt mà không phải Parisien nào cũng biết: Paris với những ngôi làng yên ả! Thật khó tin nếu không được tận mắt chứng kiến, những ngôi làng nhỏ xinh nằm lọt giữa trung tâm Paris, được người dân nâng niu và ao ước làm “dân làng”. Bản thân Nicole có một căn hộ sang trọng, đẹp như mơ với hai bức tường bằng kính trong suốt nằm ngay sát nhà ga Lyon thuộc quận 12. Thế mà Nicole không kìm được sự phấn khích thổ lộ giá trong đời bà sở hữu được một căn nhà be bé nằm trong những ngôi làng bình yên giữa lòng Paris kia. Ước mơ đó được xem là không thể thực hiện được, bởi những ngôi nhà làng giữa kinh thành hoa lệ ngày nay có giá cao không thua kém gì một lâu đài cổ của vùng sông Loire.0) 1. Vùng sông Loire nổi tiếng có nhiều lâu đài xinh dẹp nhất nước Pháp. 340 Dương Thụy Làng Saint Paul cô kính Ngôi làng nhỏ Saint Paul tọa lạc ngay trung tâm Paris thuộc quận 4. Làng nằm giữa đại lộ Rivoli sầm uất và bờ kè bao quanh sông Seine đông đúc ngựa xe. Thế nhưng một khi đã lọt vào khuôn viên của làng Saint Paul, tôi có cảm tưởng mình đang ở một làng quê yên bình nào đó tận miền Nam nước Pháp. Ngôi giáo đường Saint Paul bằng đá vững chãi, chiều chiều có những cậu thiếu niên cùng nhau chơi bóng. Một trường mẫu giáo vào giờ tan học có các bậc phụ huynh hân hoan tìm đón các thiên thần bé bỏng của mình. Những ngôi nhà gỗ cổ xưa theo lối kiến trúc “maison à colombages” viền đen. Thư viện Thánh đường St Paul - VILEROY DAL Forney nằm trong một dinh thự kiên cố chẳng khác chỉ một tòa lâu đài. Thư viện là món quà của quý ngài Aimé Samuel Forney dành tặng dân làng với ước mong tri thức sẽ là nền tảng vững chắc cho con người. Vào thế kỷ 18, người làng Saint Paul đã xem trọng sách vở và cho đến nay, như ước vọng của Aimé Samuel Forney, thư viện mang tên ông vẫn trường tồn với thời gian. Điều này được xem là vô cùng xa xỉ vì trong thời buổi tấc đất tấc vàng, tại Paris đắt đỏ vào hàng nhất thế giới, có một thư viện tĩnh lặng giữa trung tâm quả là một minh chứng cho tính hiếu học người Paris. Làng Saint Paul ngày nay còn nổi tiếng trong giới mê đồ cổ với những cửa hàng bán những món độc nhất vô nhị. Tôi không dám nhìn đến cái bảng giá sẽ làm mình “lên máu” dù không có bệnh sử về tim mạch. Bà bạn Nicole cho biết không chỉ dân Paris giàu sang mà khách quốc tế mê đồ xưa cũng tìm đến làng Saint Paul. Tôi không rành về cổ ngoạn, nhưng bù lại đứng ngắm những cửa hàng đồ cổ nằm trong một ngôi làng yên ả cũng tuyệt vời lắm thay! Bercy - ngôi làng giả Ngôi làng này cũng nằm giữa trung tâm Paris và thuộc quận 12, sát bên công viên Bercy và dòng sông Seine trải dài. Nếu làng Saint Paul được biết đến với những cửa hàng đồ cổ thì làng Bercy nổi tiếng với các hầm chứa 32 Dương Thụy ⁄ Nhà đây leo ở Bercy rượu và các loại rượu quý. Ngày nay làng còn được xem là khu ẩm thực thú vị với đông đúc thực khách ngồi tràn ra vỉa hè của các nhà hàng đặc sản. Nicole cho biết làng Bercy được mệnh danh là ngôi làng giả giữa lòng Paris. Nhưng tôi nhận ra Bercy không giả tí nào, ở đây có đầy đủ các hoạt động thiết yếu như bưu điện, nhà thờ, quán xá, tiệm sách... Đặc biệt, làng Bercy còn lưu lại đường ray xe lửa và một nhà ga nhỏ tuy rằng hiện tại chẳng có toa tàu nào chạy qua. Một biển hiệu đẩu ô-liu được đặt giữa đường làng, kế bên là một thùng dầu minh họa nằm kế bên. Vào thời buổi siêu thị “nọc” như nấm, tại trung tâm Paris vẫn còn một nơi bán dầu ô-liu theo kiểu nông thôn thật tưởng như đùa. Người dân Bercy phần lớn cho thuê Mùa Xuân 33 những căn nhà be bé của mình để làm các shop sang trọng: thời trang boutique, hiệu sách Fnac, nhà hàng đặc sản... nhưng họ vẫn sống ở tầng trên để giữ gìn tài sản và để được tự hào mình là dân làng Bercy. Công viên Bercy xanh rờn ngút mắt được xem là một phần “tài sản” của làng Bercy dù không biết trong giấy tờ sổ sách của thị trưởng Paris có công nhận điều này không. Đây là công viên hiện đại với nhiều loại cây cỏ mới trồng, các nhóm tượng điêu khắc mới và các công trình nhân tạo như hồ nước, ao thả cá, vườn hoa... Vào giờ cơm trưa, các nhân viên văn phòng quanh đó đổ xô vào công viên ngồi nghỉ ngơi. Họ đem theo bánh mì, cơm hộp, nước ngọt... rồi ngả người trên cỏ mềm mà thư giãn. Làng Crèmieux với những cửa sô xanh lơ Thật ra đây không phải là làng với tên gọi “village” như “village Saint Paul” và “village Bercy”, Crèmieux chỉ là một con đường nhỏ lát đá gần khu nhà ga Lyon sầm uất, thuộc quận 12. Chỉ với ba mươi lăm căn nhà có lối kiến trúc đặc trưng thường thấy ở miền Nam nước Pháp với những cánh cửa số gỗ màu xanh lơ, những chậu hoa hồng, hoa tú cầu và các bậc thềm lãng mạn, con đường này khiến tôi tưởng mình đang ở... nông thôn. Những chú bé ngồi trước cửa đang mút kem ngon lành, nhìn tôi cười ngây thơ và bắt đầu trêu ghẹo khi thấy tôi lấy máy ra chụp hình. Một bà nội trợ đem chăn bông ra bậu cửa 34 Dương Thuy Phố Crèmieux sổ giũ bụi ngó tôi cười thân thiện. Những ngôi nhà nhỏ xinh này có hai hoặc ba tầng lầu. Đôi khi có đến hai hoặc ba hộ gia đình cùng sống trong một nhà với một phòng khách dùng chung. Nicole cho rằng những gia đình này tuy phải sống chật chội nhưng họ vẫn thích không khí bình yên và lãng mạn của con đường Crémieux. Và chỉ cần vài bước chân là họ lọt ra với phố phường náo động của Paris đô hội. Còn gì thú vị bằng sau một ngày quần quật làm việc và đi lại bằng xe điện ngầm tăm tối, người ta được trở về với căn nhà ấm cúng nằm trong con phố yên ả và sang trọng. Paris hãy cứ sôi động đi, cứ ồn ả đi, phố nhỏ ngõ nhỏ, Crémieux ơi, nhà ta ở đó! Mùa Xuân 35 3Mareauu trả lân mu. hôn, Những đóa hòng bên tượng Chopin Trước khi đến Warsaw thủ đô Ba Lan, tôi lên kế hoạch sẽ nghe hòa nhạc dù tâm hồn tôi không được bao nhiêu nốt nhạc đọng lại. Warsaw là quê hương của Chopin và trước khi chết ông trăn trối hãy đem trái tim mình về với cố quốc. Thì ra trong suốt cuộc đời mình, dù thành danh ở Paris, trái tìm ông đã luôn thuộc về Warsaw thương nhớ. Thế nhưng khi đến Warsaw rồi, tôi lại dành rất nhiều thời gian ở công viên Royal Baths. Và dù không thể nghe hòa nhạc, tôi cũng ngắm trọn một Chopin u buồn. Tượng của ông được đặt trang trọng tại đây, nằm giữa những đóa hồng nhung rực rỡ. Xung quanh những luống hồng đẹp ấy là những băng ghế dài dành cho người ngồi nghe hòa nhạc. Sáng chủ nhật nào tại đây người ta cũng tổ chức hòa nhạc và khách được đến nghe miễn phí. Có 346 Dương Thụy ` Tượng Chopin trong công viên Chopin khi là nhạc của Chopin, có khi là nhạc của một nhạc sĩ đương đại còn vô danh nào đó. Người Warsaw nói riêng và người Ba Lan nói chung quả rất yêu âm nhạc và hầu như ai cũng biết chơi một nhạc cụ. Vì thế, một góc công viên Royal Baths được dành để tưởng nhớ Chopin và dành cho những buổi hòa nhạc mỗi sáng chủ nhật. Nơi đây cũng thường xuyên tổ chức những cuộc thi về âm nhạc. Tôi tự nhủ, ngồi giữa những luống hồng nghe nhạc thật là thích, nhưng đó là vào mùa xuân, còn nếu đang đông rét mướt, ngồi ngoài trời liệu có nghe nhạc nổi không? Ông bạn Ba Lan bật cười khẳng định “Âm nhạc Mùa Xuân 37 làm trái tim chúng ta ấm lại, mùa đông cũng chẳng thắng được những nốt nhạc diệu kỳ!” Royal Baths là công viên rộng nhất thủ đô Warsaw, chiếm trọn 76 hecta và nằm ngay giữa trung tâm sầm uất. Công viên này có tên Ba Lan là Lazienki vì được thiết kế bên hồ Lazienki và sông Lazienki. Nhưng đã từ lâu, người Warsaw quen gọi công viên này với cái tên thân thương là “công viên Chopin”. Với một khách nước ngoài như tôi, cái tên Lazienki rất khó phát âm và khó nhớ, vì thế, tôi cũng chỉ lưu trong tâm trí mình về một công viên Chopin đẹp tuyệt vời một buổi sáng mùa xuân. Cung điện trên nước và những chu công xòe đuôi Công viên Chopin không chỉ có... tượng Chopin, và không chỉ là một công viên thuần túy. Bên trong khuôn viên rộng 76 hecta này, tôi đã trầm trồ ngắm những tòa nhà, cung điện, vườn hoa, những con sóc lí lắc chuyền cành... Trái tim của công viên Chopin chính là “Cung điện trên nước”. Hẳn vì thế, tên tiếng Anh của công viên là Royal Baths. Lịch sử của công viên cũng rất buồn, được thiết kế và bắt đầu xây dựng từ thế kỷ 17, nhiều tòa nhà xinh đẹp bên trong công viên đã bị quân đội hai bên Đức - Ba Lan phá hỏng vào năm 1944 trong một trận chiến. Vài năm sau khi chiến tranh thế giới lần II kết thúc, công viên mới được cho trùng tu lại và giữ nguyên thiết kế ban đầu. Cung điện trên nước được xây trên một hòn đảo 3ð Dương Thuy nhân tạo, nằm trên hồ Lazienki, nối với đất liền bằng hai chiếc cầu xinh xắn. Tôi không có dịp vào bên trong cung điện mà chỉ ngắm từ bên ngoài, thông qua chiếc hồ tuyệt vời cùng những loại hoa xuân rực rỡ. Tôi chưa từng thấy một chiếc hồ nào quyến rũ đến vậy, các loại thực vật, cỏ cây, hoa lá được trồng xen kẽ rất đa dạng mà hài hòa. Công bằng mà nói, cung điện này nếu không nằm trên nước mà nằm trên đất, chắc rằng sẽ không thể lung linh bằng vô số những cung điện tôi đã từng ngắm ở châu Âu. Trên sảnh cung điện, những chú công kiêu hãnh xòe đuôi đi dạo và không hề sợ hãi khách du lịch. Những chú bồ câu nhảy xuống những vũng nước mưa tắm táp, cùng nhau rỉa cánh qua lại. Có cả Sóc nữa, chúng dạn dĩ nhảy đến tận chân khách vòi ăn. Chúng tôi lục túi tìm kẹo, tìm Khu cung điện ÁN ~y› đậu phộng và vài trái việt quất. Có bao nhiêu đưa ra cũng bị đám sóc tranh giành quyết liệt. Bỏ cung điện trên nước lại cùng những chú công xòe đuôi, chúng tôi đi dạo giữa những cây cổ thụ xanh mướt. Cây ở đây cao vút, cành xòe rậm rạp, được trồng thẳng hàng, tạo cảm giác bạn đang ở giữa rừng già được... quy hoạch gọn gàng. Tôi cứ thầm ước ao Sài Gòn mình cũng có được một công viên rộng rãi và được chăm sóc tốt như công viên Chopin. Bước chân vào giữa những tán cây xanh này, những mệt nhọc, những áp lực, những tham vọng đời thường sẽ nhanh chóng tan biến. Tôi muốn Du khách đến Warsaw nằm lại trên chiếc ghế dài, ngủ một giấc trong khung cảnh thanh bình, mặc kệ cuộc sống náo nhiệt ngoài kia. Nhưng cuối cùng tôi cũng phải đứng dậy, lời hứa được dẫn đến tham quan khu phố cổ của thủ đô Warsaw làm tôi cầm lòng không đậu. Trả lại một nụ hôn Tôi sẽ không tả cho bạn nghe khu phố cổ có gì đẹp. Khu phố cổ này cũng gần giống những khu phố cổ kñác ở Crakow, Tallinn, Gdansk. Nghĩa là cũng có những tòa giáo dường, những dãy nhà thấp, những ban-công hoa, những bức tường cổ... Đẹp thì cũng rất đẹp nhưng khó tả quá bạn à. Vậy nên tôi sẽ chỉ kể cho bạn một câu chuyện làm tôi vẫn còn cười hinh hích khi nhớ lại: Chiếc kính cận của tôi bị xiên vẹo thế nào mà tôi càng tự sửa thì nó càng tệ hại hơn, đeo vào bị chóng mặt, mắt lé, trợn ngược trợn xuôi, không đeo sướng hơn. Cuối cùng tôi ngắm công viên Chopin bằng... kính mát (có độ cận). Tôi tự cho rằng mình đeo kính cận sẽ đẹp hơn, làm mình trông sáng sủa, trí tuệ hơn, nên không có cặp kính cận trên mắt, tôi thấy bứt rứt lắm. Khi đến khu phố cổ, việc đầu tiên tôi làm là tìm một cửa hàng mắt kính, nhờ người _ sửa giùm kính cho mình. Tìm được cửa hàng mắt kính, định đẩy cửa bước vào thì một anh chàng to béo bước ra, anh cho hay phải đóng cửa tiệm đi ăn trưa, đã gần ba giờ rồi mà anh chưa kịp ăn gì cả. Tôi lục giỏ, lấy cặp mắt Mùa Xuân 4l kính xiêu vẹo của mình ra năn nỉ anh sửa giùm. Chỉ cần ngắm một giây, anh làm một động tác đơn giản duy nhất kéo gọng kính lại “Sửa rồi đó, cô đeo thử xem!” Tôi đeo ngay vào mắt và nhận ra kính đã được chỉnh sửa vô cùng chính xác. “Tôi phải trả anh bao nhiêu?”, tôi vui mừng hỏi. Anh chàng to béo chỉ tay vào má mình, tỉnh rụi nói “Một nụ hôn!” Tôi hôn anh ngay không cần nhiều lời, không chỉ một cái mà còn đủ cặp. “Tôi chỉ đòi tiền công một cái, cô hôn như vậy dư rồi, tôi phải thối trả lại cô thôi!” thế là không cần được cho phép, anh hôn tôi liền một cái lên tóc. Những người bạn vong niên đi chung với tôi cười nắc nẻ. Những cái hôn trên má ở cái xứ châu Âu này không có giá trị gì nhiều vì nó chỉ là thủ tục xã giao, nhưng cái kiểu đòi tiền công bằng một nụ hôn và còn thối lại vì bị hôn dư thì chỉ có anh chàng người Warsaw này mới dám làm. Sau này về lại Việt Nam, cặp kính đó lại bị xiêu vẹo, tôi không nhờ ai kéo lại giùm. Tôi quyết định vứt luôn cặp kính. Kính đã vứt rồi, nhưng kỷ niệm về một lần bị (hay được) trả lại nụ hôn ở Warsaw thì chắc là lâu lắm mới quên được. 4 Dương Thụy Cfuuyônu tìmft 3ieliczEa Chiếc nhẳn đánh rơi của công chúa Kinga Tính tôi rất thích những mối tình lãng mạn (chắc các bạn cũng biết rồi), nên khi nghe những người bạn Ba Lan kể về chuyện tình giữa công chúa Hungary Kinga và hoàng tử Ba Lan Boleslaw, tôi quyết chí phải đến Wieliczka. Vậy chuyện tình đó có gì gay cấn? Truyền thuyết kể rằng vào thế kỷ thứ 13, cô công chúa của Hungary tên là Kinga, đã nhận lời cầu hôn của hoàng tử Ba Lan tên Boleslaw. Nàng được chàng tặng một chiếc nhãn đính hôn tuyệt đẹp (tôi nghi chắc là nạm một viên kim cương mấy chục cara to bằng hạt đậu) nhưng vì bất cẩn, nàng đánh rơi chiếc nhẫn xuống giếng. Chiếc giếng này được khoan thông xuống một mỏ muối. Cha của công chúa, là vua Béla đã cho khánh thành mỏ Mùa Xuân 43 Tượng công chúa Kinga muối này để làm quà tặng đám cưới nàng. Thế rồi công chúa Kinga từ biệt quê hương Hungary, lên đường sang Ba Lan làm dâu. Trên đường đi, thời tiết khắc nghiệt, đoàn tùy tùng vất vả không còn đủ nước uống. Gần đến kinh đô Crakow của Ba Lan, mọi người khát lã. Công chúa Kinga ra lệnh đào một cái giếng lấy nước cho đoàn 44 Dương Thụy uống. Giếng đào tại làng Wieliczka, đào hoài không thấy nước mà nghe hương vị mặn của muối, thì ra đó là một mỏ muối vĩ đại. Về sau, khi đào sâu xuống mỏ, người ta thấy có nhiều phiến đá được kết tụ lại từ muối. Và bên trong một phiến đá muối, chiếc nhẫn kim cương (mấy chục cara) của công chúa Kinga lóe sáng rực rỡ. Nàng đã tìm lại được chiếc nhãn đính hôn tại quê hương Ba Lan của chồng. _ Chuyện tình Hungary - Ba Lan, suy cho cùng không có gì gay cấn ngoài việc nhờ trên đường đi sang quê chồng, nàng Kinga vô tình phát hiện ra mỏ muối đáng giá. Và về phía tôi, suy cho cùng, tôi cũng không phải đến Wieliczka để nghe kể chuyện tình quá đơn giản này, tôi đến với một hy vọng mong manh, có phần điên rồ, nhưng chính đáng: tìm cho mình một chiếc nhãn nào đó nạm một viên kim cương mấy chục cara. Biết đâu cái đám hoàng tộc kia đã làm rớt vài món nữ trang kim cương xuống giếng muối? Dưỡng đường trị liệu bằng muối Wieliczka là một thành phố nhỏ nằm cách cố đô Crakow chỉ vài phút đi xe hơi. Chúng tôi đến mỏ muối vào một buổi sáng mùa xuân tươi đẹp, nắng không vàng mà hồng rực, cây cỏ thơm lành, chim chóc hót ca vang trời. Vì trời đang đẹp nên mỏ muối đón quá nhiều khách đến thăm, có vài trăm khách từ khắp các quốc gia, những Mùa Xuân 4S em học sinh mặc đồng phục xanh, nhưng bà sơ già mặc áo choàng xám. Chúng tôi đăng ký chỗ và được biết gần hai tiếng sau mới đến lượt mình được xuống mỏ. Vậy cũng hay, chúng tôi có thời giờ đi dạo khắp thành phố nhỏ xinh này. Xung quanh khu mỏ là những dãy kiosque bán hàng lưu niệm, những nhà nguyện, những dưỡng đường, những vườn hoa. Tất cả đều được quy hoạch và chăm chút, có bảng chỉ đường cặn kế. Dưỡng đường trị bệnh dựa trên muối của Wieliczka là nơi duy nhất trên thế Hồ nước trong lòng mô muối giới dùng phương pháp trị liệu thủ công, chuyên trị các bệnh về phổi, tai, mũi và họng. Năm 1978, nơi đây đã được UNESCO phong tặng danh hiệu Di Sản Thế Giới. Tôi không hiểu lắm về phương pháp trị liệu bằng muối nhưng ông bạn bác sĩ Ba Lan đi chung cho rằng đó là một phương pháp cổ truyền rất hiệu quả. Giá nằm trị tại dưỡng đường Wieliczka là 550 đô Mỹ cho một đợt trị kéo dài 17 ngày. Hiện có rất nhiều bệnh nhân từ khắp nơi trên thế giới về đây trị bệnh. Tôi cũng bị viêm mũi mãn tính nhưng biết rằng dành 17 ngày cho trị liệu tại nơi đây là khá xa xỉ. Giá mà tôi được nằm trong dưỡng đường Wieliczka, tôi đã có thể kể với bạn mỗi ngày người ta cho tôi hít muối bao nhiêu lần, súc miệng bằng nước muối theo kiểu Ba Lan ra sao, hoặc anh bác sĩ ở đây có đẹp trai không. Muối cứng như đá Cuối cùng cũng tới giờ chúng tôi xuống thăm mỏ muối. Cô hướng dẫn người Ba Lan nói tiếng Pháp rất trôi chảy. Cô cho biết có đến 200 hướng dẫn viên làm việc tại mỏ muối này. Họ nói được các ngôn ngữ: Anh, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Nhật, Hoa. Chúng tôi sẽ xuống từng tầng, để đến tận đáy mỏ muối với độ sâu 327 mét và sẽ đi dạo khắp các công trình, với chiều dài là 300km. Tôi la sảng lên “300km? Xa vậy sao đi nổi chứ!”. Mọi người cười ồ. Cô hướng dẫn nói thật ra đó là diện Mùa Xuân 47 tích của mỏ muối, còn khách chỉ tham quan một phần nhỏ thôi, khoảng 3,5km. Mỏ muối được phát hiện vào thế kỷ 13 như truyền thuyết về chiếc nhãn của công chúa Kinga, và cho đến nay, mỏ này vẫn còn được tiếp tục khai thác. Wieliczka được xem là một trong những mỏ muối cổ xưa nhất còn tồn tại trên thế giới (mỏ cổ nhất cũng thuộc Ba Lan). Để xuống mỏ muối, chúng tôi được yêu cầu mặc thêm áo khoác vào vì nhiệt độ dưới này thấp hơn. Không như tôi tưởng tượng, mỏ muối là những ngọn núi muối bột nằm lung tung. Thật ra, tôi chẳng tìm thấy một nhúm muối trắng nào mà chỉ là những tảng đá cẩm thạch đen. “Đây mà là muối sao?”, tôi hồ nghi hỏi, “Tôi không thấy có vẻ gì là muối cả!” “Vậy muối thì phải thế nào?”, hướng dẫn viên hỏi lại, “Đặc tính quan trọng nhất của muối là gì?” “Muối thì phải mặn!” Tôi đáp. “Cô le lưỡi ra nếm thử xem”, hướng dẫn viên yêu cầu, “Cô sẽ thấy có phải muối không!” | Chúng tôi đang đứng trong một đường hầm, bề ngang chừng một mét, hai bên là hai bức tường bằng đá cẩm thạch đen, dưới chân cũng được lót bằng đá đen. Tôi phải le lưỡi ra liếm những bức tường đen này ư? Và tôi đã nếm, một vị mặn là lạ, thanh, không chát trên đầu lưỡi. Rồi tôi nhận ra: Muối! 48 Dương Thụy Những bức tượng muói Muối không nhất thiết phải như bột, phải màu trắng. Đó là điều tôi học được ở mỏ muối Wieliczka. Muối ở dưới này là những tảng đá đen, được người ta dựng thành vách tường, lót gạch dưới chân đen bóng, và còn được điêu khắc thành những bức tượng tinh xảo nữa. Thật kinh ngạc! Và chính những người thợ mỏ là những nhà điêu khắc trên muối. Những bức tượng to bằng người thật, bóng láng, trông không khác gì những bức tượng bằng cẩm thạch. Hướng dẫn viên cảnh cáo tôi “Đừng le lưỡi liếm thử nhé!” Chúng tôi lại được thăm thú một nhà nguyện nhỏ với mọi thứ đều bằng muối, từ tượng Đức Mẹ, đến bàn, ghế, những bức tranh khảm trên tường. Và tâm điểm của tour tham quan mỏ muối là giáo đường rộng lớn với mái vòm, các bức phù điêu tinh xảo... Tất cả đều là muối 100%. Tôi tự hỏi điêu khắc trên muối có khó bằng điêu khắc trên cẩm thạch không và cũng tự trả lời rằng chắc còn khó hơn. Những bức tranh và phù điêu này đều được khắc trong một niềm yêu kính Chúa, cũng vì thợ mỏ Ba Lan vốn rất mộ đạo, nên tranh đều có chủ đề liên quan đến Kinh Thánh. Ngoài giáo đường ấn tượng này, tôi cũng rất thích chiếc hồ nhỏ được thắp sáng lung linh, có nhạc Chopin vang lên lãng mạn. Nhưng trong khung cảnh thần tiên mơ mộng đó, tôi cũng được hướng dẫn viên nhắc lại về Mùa Xuân 49 Tác phẩm điêu khắc bằng muối cuộc đời những người khai thác mỏ, thật không thể vất vả hơn. Ngày nay người ta dùng máy móc để khai thác, dùng thang máy để đưa muối ra ngoài, nhưng những mô hình tả lại quá trình khai thác muối của những thế kỷ trước vẫn còn đó, với những chú ngựa, với xe thổ, và những người thợ mỏ còng lưng đau đớn! Và cũng đã có những thảm kịch sụp hầm, những con người bị bỏ lại trong mỏ sâu. Tôi đã xuống đến bậc thang thứ 378 để xuống mỏ muối với độ sâu 64 mét, giờ tôi dùng thang máy để đi lên. Có 36 người cùng dùng thang lên mỗi lần và chỉ 30 giây là lên đến mặt đất. Tôi cảm động khi lại nhìn thấy ánh mặt trời, quả là tôi có lo khi ở dưới lòng mỏ. 50 Dương Thụy Muối quý hơn vàng Hồi còn nhỏ, có lần tôi xem bộ phim “Muối quý hơn vàng”, vì còn nhỏ quá, tôi không nhớ rõ nội dung, chỉ nhớ kết luận lại người ta cho rằng muối rất quý, quý ghê lắm, không có muối thì không sống được. Còn vàng ư? Có thì làm nữ trang, không có thì đeo plastic! Sau chuyến thăm mỏ muối Wieliczka, tôi thấm thía vô cùng. Muối quý giá biết bao cho cuộc sống chúng ta, thử ăn một bữa ăn không nêm mặn, bạn sẽ hiểu rõ điều này. Rồi muối còn đóng vai trò trị liệu, sát trùng, bao nhiêu điều có ích. Thế mà trong cuộc sống, chúng ta chỉ chạy theo vàng, theo những øì lung linh tỏa sáng mà chưa bao giờ ca tụng những hạt muối nhỏ nhoi. Tôi xấu hổ quá vì mình cũng mê kim cương, lại còn hy vọng đến Wieliczka nhặt vài chiếc nhãn bị các công nương hoàng tử đánh rơi. Kim cương cũng... không tệ, nhưng không có kim cương chúng ta vẫn sống tốt. Tôi mua một lọ muối ở Wieliézka, để dành hít khi... bị xỉu, chắc sẽ quý-sờ-tộc giống mấy cô điệu điệu hay xỉiu trong những bộ phim về châu Âu cổ. Tôi vẫn hay nghĩ về nàng Kinga và chiếc nhãn tình cờ được tìm thấy của nàng. Chắc truyền thuyết đó không có thật, chỉ có mỏ muối Wieliczka với những công trình tuyệt đẹp còn lưu đến ngày nay là còn đó. Hãy chỉ tin vào những gì mình chứng kiến! Mùa Xuân SI - so g SỐ '.cc ¬—< =.. ¡ò‡ tết HINH CS hyyệt: - IP - —- : s Ktí đaNip tội KU xa: (h4 t5 tu bì và : rẻ đến quy chong gi An : ; " ` l+ mm “œt _. = ne dã pHE 2 tết véÃj 1-30 An Tá s ".... =..... `. so Đ, ...e hộ n2 g2 Ẫ - : ^”, “.- : \ ⁄ ` < c8 ÄmnÈ4 tátấu LÝ RÓi ng Snila Ís — 09 ái 1 guáv ssit | ly &up) bí nàx lối jodn òïÌn tầnru 1edi an tỉa gel - £3š2HÐi) W.nỀE Phê t v4 aó2 (al sqQW2 đi ¡trí j@raftiadiJgg `" :". bí Addich A.. CAI ( PRIẤO ¬Í :: I0 nên Sự ta guô3 Đà 2id nàda aàjd3 › lê Ăn, +, 3. jñìÓC C vi tHẩnG ñ 2/tb 'oVagbầ: ỏa? xanôđ 3 9 turịn 1 ảnôd., ;#t0o 8/rPV2 d tinh” tà tí luã trin3 Khái thà đói 215 L0) PB .. 96-4 hh hb ¿64sadsiVò.cbum gia) 4enseif vì sa s tvañi ¿3b ¡nà MỆ bc1Àbvguie-áih 1á:tu5% 2à(l2 dxiổ " Sĩ], m dàyJới. ¿0À Jàuâx má, brệguữHnisnggf -‹ ~. t†rnÉk of} Xa daЛ cán. öãpÍ2:&y eaal Đ> gunmáy ¿ mì (2 xảÊ(£: ‡.èz:paôdd ohb: fùyerl! gioi sêdOtgnk sgiản 4 2b >‡ðwrtdrh¿ gườo TNESADSSTSéC . tắn SG (ó 29990 : 8h Ía:v&NH: rùl tróna ¿Le táaa gà hò. lí t‡ vt trởi, q2 lá tôt có ¡o thầÍagbùểể ® Đi cà phê hè Paris ® Luân Đôn nói tiếng Pháp ® Nhà tôi ở Saint-Mandé ® Nhà gỗ Beauvais dưới nắng hè ® Quý báu Tallinn ® Hauterives lý tưởng ® Gảansk tràn đây sức sóng Mtùa Tứa i cạ/ó hè Parie Caƒé nhé! Dù đã đến Paris nhiều lần, tôi luôn có cảm giác ngạc nhiên mỗi khi quay lại. Paris quá rộng và sở hữu nhiều cảnh sắc đa dạng. Thủ đô không những giữ lại các công trình quá khứ tráng lệ mà còn luôn tự làm mới mình với những ý tưởng lạ. Hãy tin tôi, Paris là địa điểm mơ ước cho ai chưa từng đến, và thành phố này cũng đủ sức “lôi kéo” những ai đã ghé qua. Một trong các yếu tố lôi kéo đó là những quán café terace. Tôi không phải là người có thói quen “ngồi quán ngồi đình”, dù ở Việt Nam hay khi đi công tác ở nước ngoài. “Đi uống cà phê” là cụm động từ rất xa xỉ đối với tôi. Thế nhưng đến Paris lần này vào tiết trời cuối xuân đầu hè, dân tình kéo nhau ra quán cà phê đông như trẩy hội 594 Dương Thuy khiến lòng tôi cũng nôn nao. Thế là tôi quyết định nhín chút thời giờ để một lần đi uống café, được thư thả ngồi giữa lòng Paris, nhìn ngắm ngựa xe tấp nập lại qua, được mặc áo vải phong phanh cho nắng vàng tha hồ làm rám làn da châu Á. Những người bạn Parisiens của tôi lắc đầu ngoày ngoạy khi nghe tôi mời họ đi uống café tại một khu sang trọng nhất Paris. Lý do đơn giản chỉ là “Mác khiếp!” Thuyết phục mãi không được, tôi giận dõi bảo sẽ đi một mình. Cuối cùng, họ chấp nhận vì “đi café mà ngồi một mình thì lố bịch lắm!” và kèo nài sẽ cùng chia tiền với tôi. Những quán caƒé mang tàm vóc lịch sử Nhắc đến những quán café nổi tiếng nhất Paris, không thể không kể khu Latin (quartier Latin). Đây là khu phố sang trọng, lịch lãm, nơi hội tụ toàn giới văn nghệ sĩ trứ danh và luôn là một nơi rất “à la mode” để uống café. Và trong vô số những quán café của khu Latin thì “Les Deux Magots” và “Café de Flore” (nằm trên đường Saint Germain-des-Prés) là hai quán mang tầm vóc lịch sử. Hai quán này cách nhau chỉ vài bước chân và chúng tôi chọn “Les Deux Magots” vì quán còn chỗ. Được xem là quán sang nhưng khách vào tấp nập chẳng nề hà chuyện giá cả dù người Pháp nổi tiếng keo kiệt. Những ngày xuân hè ấm áp thế này nếu muốn có chõ, khách phải đặt trước qua điện thoại hoặc qua trang web riêng. Nói quán mang Mùa Hạ S5 Caƒé de Flore tầm vóc lịch sử vì quán được mở từ năm 1812 cùng với một tờ tạp chí. Về sau do quán trở nên quá nổi tiếng, “Les Deux Magots” được đời đến khu Latin và chính thức đặt “đại bản doanh” trên đường Saint-Germain-des-Prés vào năm 1873. Quán được mở rộng hơn, đón toàn giới văn nghệ sĩ nổi tiếng như Verlaine, Rimbaud, Elsa Triolet, André Gide, Jean Giraudoux, Picasso, Fernand Léger, Prévert, Hemingway, Sartre, Simone de Beauvoir... Ngày nay, chắc quán “Les Deux Magots” cũng còn đón nhiều nhân vật nổi tiếng nhưng tôi dáo dác nhìn S6 Dương Thụy xung quanh thấy toàn khách du lịch nói tiếng Anh. Biết làm sao được, mùa này khách du lịch tràn vào Paris như thác đổ. Thế nên tôi đành "ngậm ngùi, không chứng kiến được cảnh các nhà thơ ngồi đọc thơ cho nhau bằng tiếng Pháp, các nhà văn tranh luận Francois Sagan chỉ có mỗi cuốn “Buồn ơi chào mi” là được và các triết gia mơ màng phả khói thuốc. Nói vui thế thôi, tôi đang ngồi giữa những người bạn cũng triết lý ghẻ gớm lắm. Dân Pháp nói chung và dân Paris nói riêng mắc một căn bệnh trầm kha: nói nhiều. Họ nói về bất cứ đề tài gì, nói hăng hái, tranh luận sôi nổi và kết thúc bằng những câu triết lý xứng đáng... được tôi mở sổ tay chép lại. Đúng là đi café phải có bạn đi cùng. Ngoài việc uống hết ly café tôi còn biết làm gì nếu ngồi một mình chơ vơ? Giá một ly caƒé và tính tiết kiệm của “họ” Tiện thể bàn về chất lượng và giá cả của các thức uống trong “Les Deux Magots” Vì phải trả tiền khá mắc, nên tôi cũng không dại gì chê bai thức uống ở đây. Công bằng mà nói, uống một ly café kem giá 5,4 euros ngay giữa thủ đô Paris xem ra cũng chấp nhận được. Ông bạn tôi gọi thức uống có tên là “café Espresso + Cognac Moyet, Petite Champagne” với giá L1 euros. Bà bạn tôi gọi “Irish Cofee John Jameson” giá 12,Š euros. Họ cho rằng giá này là không mắc trong một quán nổi tiếng như “Les Deux Magots” nhưng quả là “quá đáng” nếu so với Mùa Hạ S7 những quán café vô danh khác. Một euro khoảng 30.000 đồng. Chầu café hôm đó tôi trả khoảng 1.000.000 đồng tính luôn tiền “pourboire” cho bồi. Chẳng mấy khi được ở Paris, lại là Paris ngày nắng ấm và bên cạnh những người bạn thân thương. Cái giá đó tôi cho là “không cần phải bận tâm gì” nhưng mấy người bạn cứ cảm ơn rối rít và rất áy náy vì để tôi trả một mình. Nhân đây lại bàn về tính tiết kiệm của dân Pháp nói chung và dân Paris nói riêng. Cho dù họ giàu có đến đâu, nếu phải chi thêm 1 euro bất hợp lý, họ sẽ thấy vô cùng khó chịu. Thế nên mới có cảnh khách du lịch từ Anh-Mỹ sang “chiếm” hết chỗ hàng quán sang trọng ở Paris. Caƒé văn chương Tuy không có thời giờ vào những quán café khác để nhâm nhi nhưng tôi cũng thang lang thăm nhiều quán nổi tiếng và nhìn khách thập phương đang thưởng thức café một cách an nhàn. Ví như quán “Café de Flore” sát bên “Les Deux Magots” cũng là nơi giới văn nghệ sĩ thường lui tới đàm đạo văn chương và nghệ thuật. Trong _ một hẻm nhỏ cũng thuộc khu Latin, chúng tôi đến với quán café cổ xưa nhất Paris có tên là “Le Procope”. Quán này tự hào là hàng café đầu tiên ở thủ đô, được mở từ năm 1686 và hân hạnh đón các văn sĩ nổi tiếng như Alembert, Voltaire, Jean-Jacque Rousseau, George Sand, Musset, Balzac, Théophile Gautier.. Một quán sŠ Dương Thụy Quán Les Deux Mangots nổi tiếng với các khách yêu văn chương café khác cũng trứ danh không kém là “Le Chat Noir” (Con Mèo Đen) nằm trong khu đồi Montmartre, trên đường Rochechouart. Không rõ quán có mặt từ đời nào nhưng bà bạn già Nicole Brousse của tôi đã gần bảy mươi tuổi lại thuộc lòng bài hát đồng dao có từ thời bà còn là một cô nhóc. Bài hát dễ thương “Fermer ses portes” nhắc đến quán bằng câu “Tôi đi tìm gia tài, xung quanh Con Mèo Đen, dưới ánh trăng sáng tỏ, đồi Montmartre đêm khuya”. Mùa Hạ S9 Nếu không có những quán café, Paris có lẽ sẽ rất vô vị. Người Paris có thể sẵn sàng để mất tháp Eiffel chứ tuyệt đối không bao giờ có thể sống thiếu những quán café. Riêng tôi, dù không mê lắm thú ngồi quán nhâm nhị, tôi vẫn thích ngắm Paris cùng những quán café duyên dáng. Và may thay, những quán café Paris luôn giữ được cho mình cái hồn riêng rất lạ. Dù là những quán cổ kính trong khu Latin, những quán đây khách du lịch trên đồi Montmartre, những quán sang trọng ở đại lộ Champs Élysées hay những quán vô danh nằm rải rác khắp nơi, café Paris muôn đời luôn làm say đắm lòng lữ khách. 60 Dương Thụy tuân ®2ôw nói tiếu Pfiáp Sợ nói tiếng Anh Năm 2006 khi còn làm cho công ty dược Sanof Aventis, tôi được gởi sang Anh tu nghiệp. Tôi từng muốn đi Anh khi còn du học ở châu Âu nhưng đã bỏ lỡ nhiều dịp vì vào Anh phải xin visa rất phức tạp. Lần này tôi được đi theo dạng 0wsiness tríp, rất dễ xin visa. Tôi rất phấn khích nhưng cũng khá hồi hộp. Lý do duy nhất: tôi e mình nói tiếng Anh dân Anh nghe không hiểu. Hồi học ở Bi, tôi học 50% các môn bằng tiếng Anh, làm luận văn bằng tiếng Anh. Các thầy là người Bỉ (vùng nói tiếng Pháp) dùng tiếng Anh để dạy. Cách phát âm tiếng Anh của họ hoàn toàn giống tiếng Pháp. Tôi nghe vì thế rất dễ dàng. Sau này về lại Việt Nam đi làm trong công ty của Pháp, tôi lại dùng tiếng Anh trong công việc. Mùa Hạ 6l Nhưng vẫn là nói tiếng Anh với người Pháp. Nhiều lần đi công tác, dự hội nghị toàn tập đoàn, chúng tôi dùng tiếng Anh, mỗi người một cách phát âm khác nhau, loạn xạ. Người Đức nói tiếng Anh nghe “mệt lỗ tai” nhất. Còn khi nghe dân châu Á cùng gốc Ấn Độ gồm Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh nói chuyện bằng tiếng Anh thì thật là... kinh hoàng. Dân gốc Hoa (Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Malaysia...) nói tiếng Anh nhiễm giọng Hoa. Cô bạn Hàn Quốc nói tiếng Anh giọng Hàn dù đã đi du học ở Mỹ mấy năm trời. Mấy đồng nghiệp Nhật nói tiếng Anh như chim hót, tôi nghe tiếng được tiếng mất. Và tôi chắc rằng khi nghe tôi nói tiếng Anh, mọi người cũng không lấy gì làm dễ chịu lắm! Đó là vắn đè của họ Với mặc cảm phát âm tiếng Anh không chuẩn, tôi lên đường sang xứ sương mù. Sếp người Pháp động viên “Đừng lo, mỗi khi tôi sang Anh, tôi nói tiếng Anh họ cũng không hiểu lắm. Nhưng đó là vấn để... của họ, đâu phải của mình!” Với triết lý “Hiểu hay không mặc bây, tiếng Anh ta cứ nói!” tôi đặt chân đến phi trường Heathrow. Đón tôi là một anh chàng khá bảnh. Vừa gặp mặt anh đã “Bonjour!” vì tôi đi chuyến bay từ Paris sang. Tôi phân bua mình người Việt Nam, nhưng nếu muốn giao tiếp bằng tiếng Pháp cũng được. Anh xua tay “Ổ không, tôi chỉ biết nói bonjour” rồi chuyển sang nói 62 Dương Thụy tiếng Anh. Chúng tôi trò chuyện vui vẻ suốt đoạn đường từ phi trường về tỉnh Guildford. Tôi mừng thầm vì thấy mình phát âm tiếng Anh chắc OK, anh hiểu hết không khó khăn øì. “Tôi nói tiếng Anh không vấn đề gì chứ?” “Không! Sao cô hỏi vậy?” “Tôi chưa từng đến Anh, tôi e ngại người Anh không hiểu tôi nói gì! May quá, tôi thấy anh hiểu hết!” “Tôi cũng đâu phải người Anh!” “Hả?” Thì ra anh chàng này là dân Ba Lan nhập cư. Anh làm nhân viên khách sạn, nhận nhiệm vụ đi rước khách hàng. Nghe có chuyến bay từ Paris sang, anh khấp khởi mong gặp được một cô Parisienne, ai ngờ là Việt Nam lùn tè. Còn tôi tưởng gặp được người Anh, hóa ra không phải. Hai chúng tôi cười xòa. Anh trấn an “Cô sợ phát âm tiếng Anh người Anh không hiểu) Tin tôi đi, ở nước Anh này còn khối người không biết nói tiếng Anh: cộng đồng Ấn Độ, cộng đồng Hoa, cộng đồng Đông Âu. Được như cô là tốt rồi. Người Anh sẽ tự thích nghỉ với cách phát âm của cô. Nếu họ không hiểu cô nói gì, đó là vấn đề của họ lộ Lại thêm một người khuyên tôi “Đó là vấn đề của họ”. Tôi vững tâm hơn. Ngay sáng hôm sau là lễ Phục Sinh, chưa phải đến văn phòng công ty làm việc, tôi tranh thủ Mùa Hạ 63 một mình đến Luân Đôn chơi. Từ Guildford đến Luân Đôn chỉ mất hai mươi phút tàu nhanh. Tôi bước xuống ga Waterloo lúc mới tám giờ sáng. Từ ga Waterloo đi bộ vài bước là tới London Eye. (bánh xe quay, ngồi trên đó bạn sẽ nhìn thấy London toàn cảnh). Đã có nhiều khách đứng xếp hàng chờ mua vé lên London Eye. Họ nói chuyện với nhau bằng đủ thứ tiếng, trừ tiếng Anh. Thì ra tôi đến London vào dịp lễ, thời điểm đẹp nhất trong năm để khách thập phương tham quan xứ sương mù. Trời tháng tư thật đẹp, nắng trong, trời xanh, cỏ hoa mượt mà. Hèn gì mà London chỉ toàn là khách du lịch. London Eye °400YEV/EPANENSWSVA) Những hướng dẫn viên kỳ lạ Tôi vượt qua hàng người đứng chờ lên London Eye, đến bến sông Thames. Bên kia là tòa nhà Quốc Hội trải dài, vô cùng ấn tượng. Tháp đồng hồ Big Ben trong hình dung của tôi rất cao, giờ tận mắt trông cũng khá khiêm tốn. Nhiều khách du lịch đến các quầy bán sách mua bản đồ và vé “Sightseeing Bus Tours of London” (dạo một vòng Luân Đôn bằng xe bus). Tôi cũng theo chân họ. Mua một cái vé với giá cắt cổ (24 bảng Anh = 720 ngàn đồng) tôi dự định sẽ ngồi lì trên bus đến tối mịt mới thôi. Băng qua chiếc cầu Westminster rất đẹp bắc ngang sông Thames, tôi đến bến xe bus. Có nhiều ngôn ngữ để chọn (Anh, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha), tôi leo lên chiếc bus nói tiếng Anh. Thật kinh ngạc, hướng dẫn viên trên chiếc bus này không phải là một người trẻ tuổi xinh đẹp như hầu hết hướng dẫn viên Việt Nam mình. Đó là một... bà già (lại còn xấu nữa). Nữ hướng dẫn viên Luân Đôn chắc cũng phải gần sáu mươi, mặt lạnh như tiền, không một nụ cười, không thèm chào hỏi. Bà ôm micro đều đều giọng giải thích từng địa điểm. Tôi không nghe được gì hết ngoài mấy từ “Bên trái bạn là, bên phải bạn là, đàng trước bạn là.... Không biết mấy người ngoại quốc khác có hiểu gì không. Họ nhìn Luân Đôn qua cửa kính xe bus, không buồn đặt câu hỏi hay thắc mắc gì. Đến Cầu Tháp Luân Đôn (Tower Bridge), tôi xuống xe chụp hình rồi đứng chờ chuyến xe bus tiếp theo. Lần này tôi chọn bus nói tiếng Pháp cho chắc ăn. Mùa Hạ 65 TP ì WSICZESTTVAL:CO,ÚK. Pháo đài Tháp Luân Đôn Kinh ngạc hơn cả lần trước, hướng dẫn viên nói tiếng Pháp của tôi là một... cái máy. Tôi đeo tai nghe vào, chọn ngôn ngữ “Pháp” rồi ngồi nhìn Luân Đôn với giọng thuyết minh vô cảm. Mấy người Ý, Đức khác sau một hồi nghe thuyết minh đã nhanh chóng bứt dây ra khỏi tai. Tôi cũng bắt chước họ. Khi bus chạy giáp một vòng Luân Đôn quay về cầu Westminster, mặt trời đã lên cao, dân chúng ra đường dạo chơi nhiều, nạn kẹt xe đã hoành hành. Tôi nhức đầu vô cùng, cổ khát khô, bụng cồn cào. Xuống xe rồi tôi còn tiếc 24 bảng của mình. Một cô nàng nói tiếng Pháp người Maroc cùng ngồi chung bus đến óố Dương Thuy bắt chuyện. Chúng tôi chê bai bus tour thậm tệ rồi cùng nhau vô một tiệm ăn gọi “fñsh and chips”. “Tưởng sang Luân Đôn kỳ này gặp được một chàng Anh đẹp trai như Hugh Grantt?” cô bạn Maroc mới quen bông đùa, “tôi sẽ tận dụng để thực tập nói tiếng Anh với chàng, dè đâu toàn nói tiếng Pháp với một người Việt Nam”. “Tôi cũng thất vọng không kém), tôi trả đũa, “tưởng được gặp Daniel Graig®) nói tiếng Anh cho thỏa, ngờ đâu sang Luân Đôn mà lại nói tiếng Pháp với một người Maroc”. Hai ngày cuối tuần với xe “hăng cải” Ngày hôm đó ở Luân Đôn xem như tôi chỉ nói tiếng Pháp nên hôm sau tôi lại nhảy xe lửa từ Guildford đến thủ đô. Lần này, tôi quyết không dùng xe bus để tham quan Luân Đôn mà dùng xe “hăng cải” (hai cẳng). Đi bộ cho chắc ăn, vừa tiết kiệm, vừa có cơ hội bắt chuyện với dân Anh. Kế hoạch này của tôi lại phá sản do Luân Đôn trong dịp lễ Phục Sinh và cuối tuần kéo dài thành một kỳ nghỉ ba ngày, đường phố chỉ toàn khách du lịch. Mọi 1. Hugh Grant: diễn viên nổi tiếng người Anh, từng đóng “Bốn đám cưới và một đám ma; “Notting HIlÏ, “Nhật ký tiểu thư Jones; vy.. 2. Daniel Craig: diễn viên Anh, nổi tiếng với loạt vai James Bond trong “Casino Royale” và “Quantum of Solace”. Mùa Hạ 67 người nói đủ thứ tiếng, trừ tiếng Anh. Các chủ shop bán đồ ăn và bán hàng lưu niệm cũng là dân nhập cư, người Anh tranh thủ nghỉ lễ ra nước ngoài chơi hết rồi. Tôi đi bộ hàng cây số từ nhà ga Waterloo, băng qua sông Thames bằng chiếc cầu xinh đẹp Westminster, chụp hình với Westminster Abbey rồi ghé qua căn nhà số 10 phố Downing thăm thủ tướng Anh. Căn nhà này chả có gì hấp dẫn ngoài việc chủ nhân của nó đứng đầu xứ sương mù. Vậy mà không hiểu sao khách du lịch nào cũng đến, đứng ngoài đường chỉ trỏ rồi cất bước ra đi mà chẳng được mời vào. Tôi tiếp tục hành trình “hăng cải” băng qua.công viên Saint James, đến cung điện Buckingham. Khách du lịch phần đông nói tiếng Pháp làm tôi càng Công viên Saint James thêm thèm một giọng English giữa Luân Đôn. Dân Pháp vốn không có vua chúa nên dắt díu nhau sang đứng chen chúc trước cửa cung điện mong gặp được Nữ Hoàng. Một cô bé Pháp hỏi mẹ “Chừng nào hoàng tử ra?” Mẹ nó bông đùa “Không mong gặp hoàng tử đâu Lọ Lem à, họa chăng gặp được thằng hầu của chàng thôi!” Ước mơ gặp thằng hầu cũng vô vọng, khách đu bám cổng cung điện chỉ mục kích cảnh hai anh lính gác đi tới đi lui bên trong. Tôi thấy khách du lịch dòm ngó tò mò chẳng khác gì đang ở... Sở Thú xem khi chuyền cành. Một cuộc xâm chiêm khác của hậu duệ Napoléon? Ngày hôm sau nữa là chủ nhật, tôi lại đáo lên Luân Đôn dù biết sẽ lại gặp dân nói tiếng Pháp. Quả thật, họ tràn qua eo biển Manche quá tiện lợi để “xâm chiếm” Luân Đôn vào ngày cuối tuần. Đường phố chỉ toàn nghe giọng hậu duệ của Napoléon Bonaparte mà thôi. Nghĩ cũng buồn cười, trong tiếng Pháp, nước Anh được gọi là “La Grande Bretagne”, tức là vùng Bretagne lớn. Người Pháp xem nước Anh chỉ là một vùng khác thuộc nước Pháp mà thôi. Thật ngạo mạn vô cùng, chả trách dân Anh không mấy cảm tình với con cháu của Jeanne đArc, Nhưng công bằng mà nói, những người bạn 1. ]eanne đArc: nữ anh hùng Pháp có công chống lại quân Anh trong cuộc chiến trăm năm giữa hai quốc gia này. Mùa Hạ 69 Pháp tôi quen biết lại không hề thấy người Anh cà chớn. Họ thích người Anh và khen dân Anh rất lịch sự. Hầu như người Pháp nào cũng thích đến Anh chơi và giới trẻ Pháp ngày nay đều nói tiếng Anh rất tốt. Sau đợt Phục Sinh và hai ngày cuối tuần kéo dài đó, sau này tôi cũng có dịp quay lại Luân Đôn thêm vài lần nữa. Những lần sau này tôi đi cùng đồng nghiệp Anh làm chung ở Sanof-Aventis, tôi không còn bị thất vọng vì chỉ phải nói toàn tiếng Pháp. Nhưng thật oái ăm, chính cái lần đầu tiên đơn độc đặt chân đến Luân Đôn mà không gặp được người nói tiếng Anh mới là một kỷ niệm khó quên về thủ đô xứ sương mù. Có bao giờ bạn nhận ra rằng, có những thời điểm buồn chán về sau lại là giai đoạn thú vị nhất trong đời? Luân Đôn của những ngày đầu hè ấm áp với dân Pháp đầy ngoài phố là một trường hợp như thế với tôi. 70 Dương Thuy. “N?hà. tôi ở Saint- Mandéó "Tài rất yêu Paris, nhưng cũng yêu “cô em họ” nhỏ xinh của thủ đô tráng lệ này. Đó là thành phố Saint-Mandé nằm nép mình bên cạnh Paris kiêu kỳ. Saint-.Mandé nằm giữa quận 12 của Paris và cổng vào kinh thành. Từ ngoại ô, thông qua “Porte Vincienne” nằm ngay Saint-Mandé, người ta mới vào được Paris bên trong. Thành phố nhỏ xinh này được dân Paris xem như vẫn thuộc về thủ đô vì Saint-Mandé nằm trong hệ thống xe điện ngầm Paris, không phải vùng ngoại ô phải mua thêm vé RER”. Mà nói như thế người dân Saint-Mandé không hản đã vừa lòng. Họ cho rằng thành phố của mình không việc gì phải phụ thuộc vào Paris, vì những gì thành phố đang sở hữu được dân trung tâm Paris luôn thèm thuồng. 1. Viết tắt của Reseau Express Régional. Hệ thống đường sắt công cộng, nối Paris và các vùng ngoại ô. Mũ atHiat 7Ì Rừng Vincienne Nhắc đến Saint-Mandé người ta nghĩ ngay đến khu rừng Vincienne xinh đẹp. Khu rừng trải dài từ lâu đài Vincienne cho đến tận khu dân cư sinh sống. Rừng rất lành, những con thú nhỏ đễ thương như sóc, thỏ, nhím... vẫn thình lình xuất hiện trước con người. Những con chim sẻ, qua, bồ câu... thì luôn bạo dạn tìm kiếm thức ăn khi thấy người dân đi ngang. Trong rừng Vincienne có một chiếc hồ nhỏ lãng mạn. Mọc ven hồ là những cây thông xanh rì thẳng đứng, những hàng liễu rũ bóng mơ mộng, những cây sậy khiêm tốn nép mình. Trong hồ là đàn thủy cầm tung tăng đùa giốn: một gia đình vịt nâu đầm ấm tìm mồi, một đôi thiên nga chung tình đang sánh vai thong thả, những chú vịt xám xao xác tranh ăn... Người dân Saint-Mandé rất yêu khu rừng của mình và yêu luôn những sinh vật bé bỏng bên trong. Từ những chung cư ven rừng, các cụ già ngày ngày đem bánh mì khô, các lá rau tươi rói, những miếng cá nhỏ để làm quà cho các con thú dễ thương. Lần nào ra hồ dạo chơi tôi cũng bắt gặp những cụ già thân thiện này. Họ bắt chuyện với tôi, huyện thuyên về một giống vịt nào đó hay say sưa nói về cách thức rừng thay lá vào mùa đông. Không chỉ có các cụ già, giới trẻ cũng thích vào rừng chạy bộ, đạp xe, tập thể dục. Những ngày nắng ấm không chỉ có dân Saint-Mandé mà dân trong Paris cũng chạy xe hơi đến tận hưởng thiên nhiên trong lành. 72 Dương Thụy Dân Paris chạy xe hơi đến tập thể dục Những bông hoa hièn hòa Ở Saint-Mandé tôi vẫn thường bất ngờ rơi vào một khoảnh đất trồng toàn hoa đại bé li tí. Nói rằng bất ngờ vì nhiều lúc đang đi giữa những khu phố sang trọng, đang nghe tiếng xe hơi chạy qua, bỗng dưng những bông cúc trắng bé bỏng xuất hiện làm tôi chỉ muốn sà xuống ôm hoa vào lòng. Có lần từ tiệm bánh mì bước ra, tôi choáng ngợp khi rơi vào một khoảnh đất toàn Mỹ Nhân. Mỹ Nhân (coquelicot) là một loại hoa dại nhưng nhan sắc không thua kém gì những loại hoa được chăm nom khác. Hoa có thân mềm ẻo lả, những chiếc cánh đơn giản màu đỏ, một cái nhụy sẫm màu bên trong. Dân Mùa Hạ 73 Pháp rất mê hoa Mỹ Nhân và thường dùng hoa này như một biểu tượng của cái đẹp. Nhiều nhà tạo mẫu cũng lấy cảm hứng từ hoa Mỹ Nhân (như Kenzo) và đặt nhiều bài hát nhắc đến loài hoa này. Riêng tôi, hồi nhỏ khi đi học tôi vẫn thường hát câu “J'ai descendu dans mon jJardin/ Pour y cueillir du romarin/ Gentil coquelicot, Mesdames/ Gentil coquelicot nouveau” (Tạm dịch “Tôi bước xuống khu vườn của mình để hái cây hương thảo. Hoa Mỹ Nhân thân thương, quý bà ơi, hoa Mỹ Nhân thân thương nè”). Giai điệu của nó rất thánh thót, bay bổng. Tôi tưởng tượng hoa Mỹ Nhân chắc kiêu sa lắm. Ai ngờ hoa giản đị mọc bên vệ đường thế này. Thành phố Saint-.Mandé cũng vậy, đây là khu trú ngụ của giới giàu có, quý tộc. Thế nhưng ngoài những ngôi nhà kiên cố là thiên nhiên hiền lành bao bọc xung quanh. Ở Saint Mandé tôi luôn thấy lòng bình yên và được che chở. Những chú ngựa oai phong Mỗi lần đến Saint-Mandé tôi đều may mắn được thấy . đội diễu hành bằng ngựa dạo qua. Khi thì những chú ngựa được đưa ra ngoài “tập thể dục” sau một mùa đông lạnh giá, khi thì thành phố đang chuẩn bị diễn tập cho ngày Quốc Khánh Pháp, lúc khác tôi lại thấy những em bé xinh tươi cưỡi trên những chú ngựa lùn pony. Saint Mandé nhờ có đường phố yên tĩnh, rộng rãi và khu rừng xanh mượt Vincienne nên được Paris giao trọng trách 74 Dương Thụy huấn luyện những chú ngựa oai phong. Một buổi sáng đẹp trời khi đi dạo gần khu vực lâu đài Vincienne, tôi bất ngờ thấy đoàn diễu hành xuất quân và bắt đầu diễn tập. Các anh lính đẹp trai cao lớn ngồi trên những con tuấn mã. Họ tập đi vòng tròn, tách nhỏm, nhập nhóm, phi nhịp nhàng và cuối cùng là nhạc trỗi lên từ những chiếc kèn xinh xắn. Một ông cảnh sát đứng giữ trật tự rất tự hào khoe với tôi đội diễu hành đã trình diễn ở điện Champs-Élysées. Ông còn thuyết giảng một hồi về cách chọn ngựa, cách chăm sóc và tập luyện với ngựa. Và kết luận, ông khuyên tôi nên đến thăm trại huấn luyện ngựa. Trường học đua ngựa cũng nằm gần đó nên tôi có ghé Đội ky binh diễu hành trước lâu đài Vincienne qua. Những phụ huynh đang đưa con mình đến tập cưỡi ngựa. Họ là dân tại Saint-Mandé, Paris và cả những vùng lân cận. Nhìn họ vuốt ve, nựng nịu, âu yếm những chú ngựa, tôi nhận ra cuộc sống đô thị không làm họ mất đi tình yêu thiên nhiên và thú vật. Ngược lại, họ rất trân trọng khu rừng Vincienne và cho biết sẽ bảo vệ đến cùng thiên nhiên hiền lành còn sót lại. Lâu đài Vincienne Năm ngay trong khu dân cư sang trọng và thấp thoáng sau những tán cây rừng là lâu đài Vincienne vững chãi. Không thuộc hàng đẹp nhất về mặt kiến trúc nếu so sánh với những tòa lâu đài tráng lệ khác nằm rải rác khắp nước Pháp nhưng lâu đài Vincienne vẫn xứng đáng là niềm tự hào của người dân Saint-Mandé. Ngày trước vua chúa cho xây lâu đài này nhằm tiện cho việc săn bắn trong rừng Vincienne. Ngày nay lâu đài dành cho các hoạt động văn hóa và thể thao của thành phố Saint-Mandé. Tuy là nơi công cộng nhưng bạn chỉ có thể dạo ngoài sân, còn muốn vào bên trong, bạn phải mua vé. Tiền bán vé sẽ dùng vào việc trùng tu lâu đài hàng năm. Tôi đến Saint Mandé nhiều lần, và lần nào đến cũng muốn vào thăm lâu đài Vincienne. Tôi mê Vincienne không chỉ đẹp vì vẻ cổ kính mà còn vì những hình ảnh cuộc sống đời thường tại đây. Chẳng hạn, tôi hay bắt gặp các đôi uyên ương vào lâu đài này để chụp hình lưu niệm. Những cô dâu và 76 Dương Thụy Lâu đài Vincienne chú rể rạng ngời hạnh phúc đứng tạo dáng trong sân lâu đài luôn làm tôi thấy xúc động. Mới đây tôi gặp một cặp khác màu da. Cô dâu trắng ngần duyên dáng bên chú rể đen bóng vạm vỡ. Khi thấy tôi muốn chụp hình, họ vui vẻ đồng ý và còn nói rằng bức hình này xứng đáng đoạt giải hòa bình vì có đủ ba màu da. Tôi cầu chúc cho họ bên nhau mãi mãi rồi lững thững rời lâu đài quay về nhà. Mùa Hạ 77 Nhà tôi ở Saint-Mandé Nhà tôi nằm rất gần chiếc hồ lãng mạn, mở cửa sổ là trông thấy cây rừng, giữa đêm vắng tôi nghe những con chim chao chác gọi nhau. Tôi thích đi bộ đến tiệm bánh mì, mua một chiếc baguette thơm lừng, chưa kịp về đến nhà thì đã bẻ ăn dọc đường. Bánh mì giòn rụm, tan trên đầu lưỡi, để lại cái hậu ngòn ngọt của những hạt lúa mì. Tôi cũng thường đi ra hồ, gọi những con thiên nga đến ăn vụn bánh mì và thích thú ngắm chúng nghễnh cái cổ thanh tú ra như muốn cảm ơn. Đặc biệt, tôi thích cảm giác trở về nhà sau khi đi bộ “rã” chân, ngước nhìn ban-công nhà mình mọc xum xuê những bông hoa xinh đẹp. Đó là một căn hộ ấm cúng, của một người mà tôi rất thương, nơi bà mẹ tỉnh thần Michelle Jouannaud của tôi đã trú ngụ từ mấy chục năm qua. Bà từng sang Việt Nam du lịch nhiều lần, thích đạp xe thong thả giữa phố phường Sài Gòn, mê món phở gà, khoái trang trí nhà cửa theo phong cách thuần Việt. Michelle Jouannaud người gốc miền Nam nước Pháp nhưng đã sinh sống và làm - việc ở Paris trong suốt thời tuổi trẻ. Bà định cư ở Saint Mandé từ hơn mười năm nay. Dù bà đã đi du lịch nhiều nơi trên thế giới, khắp năm châu đều có dấu chân của bà, nhưng nơi chốn bà yêu quý nhất vẫn là Saint-Mandé duyên dáng và yên lành. Bà cho rằng không nơi nào có thể mở cửa sổ ra đã gặp rừng, đi vài bước đã là hồ và cách vài mét đã là hầm xe điện dẫn đến Paris phồn hoa. Tôi 78 Dương Thụy """