" Tổ Ấm Nơi Tận Cùng Thế Giới PDF EPUB 🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Tổ Ấm Nơi Tận Cùng Thế Giới PDF EPUB Ebooks Nhóm Zalo Mục lục Chương 1+1: Cuốn Sách Này Dành Cho Kent Corbett Chương 1+2 Chương 1+3 Chương 1+4 Chương 1+5 Chương 1+6 Chương 1+7 Chương 1+8 Chương 1+9 Chương 1+10 Chương 1+11 Chương 1+12 Chương 1+13 Chương 2+1 Chương 2+2 Chương 2+3 Chương 2+4 Chương 2+5 Chương 2+6 Chương 2+7 Chương 2+8 Chương 2+9 Chương 2+10 Chương 2+11 Chương 2+12 Chương 2+13 Chương 2+14 Chương 2+15 Chương 2+16 Chương 2+17 Chương 3+1 Chương 3+2 Chương 3+3 Chương 3+4 Chương 3+5 Chương 3+6 Chương 3+7 Chương 3+8 Chương 3+9 Chương 3+10 TỔ ẤM NƠI TẬN CÙNG THẾ GIỚI Michael Cunningham www.dtv-ebook.com Chương 1+1: Cuốn Sách Này Dành Cho Kent Corbett Bài thơ thế chỗ một ngọn núi Nó kìa, từng từ nối tiếp nhau, Bài thơ thế chỗ một ngọn núi. Chàng hít thở không khí trong nó, Ngay cả khi cuốn sách nằm lật từng trang trong lớp bụi trên bàn. Nó nhắc chàng đã cần biết bao Một điểm đến trên hướng đi của mình, Chàng đã bố trí lại những cây thông như thế nào, Đã dời những vách núi và rẽ lối giữa những đám mây ra sao, Để tìm được quang cảnh thích hợp, Nơi chàng sẽ hoàn thiện mình trọn vẹn: Chính ngọn núi đó, nơi sự thiếu chính xác của chàng, Cuối cùng sẽ khám phá ra quang cảnh mà họ đã len lỏi đến, Nơi chàng có thể nằm và, nhìn xuống biển, Nhận ra tổ ấm vô song hiu quanh của chàng. - Wallace Stevens TỔ ẤM NƠI TẬN CÙNG THẾ GIỚI Michael Cunningham www.dtv-ebook.com Chương 1+2 BOBBY Một hôm, bố tôi mua một chiếc xe mui trần. Đừng hỏi tôi. Tôi mới năm tuổi. Ông ngẫu hứng mua và lái nó về nhà như thể ông mang về một hộp kem sô-cô-la hạnh nhân vậy. Hãy hình dung sự ngạc nhiên của mẹ tôi. Bà hay buộc dây chun trên tay nắm cửa. Bà thường giặt túi bóng cũ và treo chúng trên dây phơi để hong khô, một chuỗi sứa nhuốm màu tằn tiện uể oải phất phơ trong ánh mặt trời. Hãy tưởng tượng cảnh bà đang tẩy mùi pho mát ở một cái túi bóng, trong lần quay vòng thứ ba hay thứ tư của nó, khi bố tôi đỗ chiếc Chevy mui trần lại. Tuy là xe cũ nhưng nó vẫn là một kì quan di động – với những thanh hãm xung bằng chrome và phần thân trông như một thực thể sống màu bạc đồ sộ. Ông đã thấy nó được đỗ trên phố kèm theo tấm biển đề ĐỂ BÁN, và quyết định biến mình thành kiểu người mua xe theo ý thích nhất thời. Chúng tôi có thể nhận ra khi ông dừng xe, niềm hứng khởi trong ông đã bắt đầu phai nhạt. Chiếc xe quả là một vật đáng xấu hổ. Ông đi chầm chậm vào lối xe chạy với nụ cười gượng gạo trông y như cái lưới sắt bảo vệ bộ tản nhiệt của chiếc Chevy. Dĩ nhiên chiếc xe phải được vận hành. Mẹ tôi không bao giờ đặt chân lên xe. Anh Carlton của tôi và tôi được đưa đi một vòng. Carlton rất phấn khích. Tôi thì hoài nghi. Một khi bố tôi đã mua xe trên đường phố, ông còn có thể làm những gì nữa? Điều này sẽ biến ông thành người như thế nào? Ông đưa chúng tôi về miền quê. Các quán hàng ven đường bày cơ man nào là táo. Đám bí ngô tỏa sáng lên bãi cỏ quanh những căn nhà chính ở nông trai. Carlton, đầy khích động, đứng bật dậy từ băng ghế trước và bị kéo trở lại. Tôi giúp bố một tay. Bố tôi túm lấy một bên thắt lưng cao bồi đính hạt của Carlton còn tôi túm lấy bên kia. Tôi thích làm thế. Tôi thấy mình có ích khi giúp bố kéo Carlton xuống. Chúng tôi đi qua một trang trai lớn. Những căn nhà phụ của nó neo trên một biển lúa mì dập dờn, và những tấm ván ốp tường màu trắng đang tan vào ánh nắng nhạt nhòa của buổi chiều muộn. Ba người chúng tôi, ngay cả Carlton, đều im lặng. Nơi đây mang vẻ gì đó thật thân thuộc. Những đàn bò gặm cỏ, những đám cây mùa thu đổ bóng dài. Tôi tự nhủ rằng chúng tôi là nông dân, và bằng cách nào đó vẫn đủ giàu để lái một chiếc mui trần. Trên đời này thiếu gì những khả năng như thế. Khi tôi đi trên một chiếc ô tô vào ban đêm, tôi tin rằng mặt trăng cũng đang đi theo tôi. “Về đến nhà rồi,” tôi hét tướng lên khi chúng tôi đi qua trang trại. Tôi không biết mình đang nói gì. Đó là do sự kết hợp của gió và tốc độ tác động lên não tôi. Nhưng cả Carlton lẫn bố tôi đều không hề thắc mắc. Chúng tôi băng qua một sự im lặng sống động. Vào lúc đó, tôi chắc chắn rằng chúng tôi đều có chung một giấc mơ. Tôi ngẩng lên để thấy mặt trăng, trong trẻo và gắn trên một bầu trời xanh nhờ nhờ, đang thực sự đi theo chúng tôi. Không lâu sau Carlton lại bật dậy, hét vào luồng không khí trước mặt, và tôi cùng bố lại kéo anh xuống, về đúng chỗ ngồi của anh. JONATHAN Lúc hoàng hôn, chúng tôi tập trung trên bãi cỏ đang dần thẫm màu. Tôi mới năm tuổi. Không khí thoảng mùi cỏ mới cắt, và những hố cát đang lấp lánh. Bố tôi kiệu tôi trên vai. Tôi vừa là phi công vừa là tù nhân của dáng vẻ to lớn của ông. Đôi chân trần của tôi run rẩy chạm vào hai bên má ông ram ráp, và tôi bám vào tai ông, cặp vỏ sò lớn mềm mại bao phủ bởi lớp lông tơ nhỏ li ti. Son môi và những chiếc móng tay màu đỏ của mẹ tôi trông sẫm đi trong ánh chiều nhập nhoạng. Bà đang mang thai, bụng mới chỉ nhú lên, và đám đông rẽ ra nhường đường phố cho bà. Chúng tôi dựng lều trên đường lăn bóng số hai, cùng với hai cái ghế nhôm gấp. Đám đông đang tập trung cho buổi lễ. Khói bốc lên từ những chiếc bếp nướng di động làm không khí thêm ngột ngạt. Tôi ngồi yên trong lòng bố tôi và được ông cho hớp một ngụm bia. Mẹ tôi ngồi tự quạt cho mình bằng tờ Biếm họa Chủ nhật. Những con muỗi lượn lờ quanh đầu chúng tôi dưới vòm trời tím biếc. Ngày mồng Bốn tháng Bảy[1] đó, thành phố Cleveland đã thuê hai anh em nổi tiếng người Mexico đến đốt pháo hoa trên sân golf thành phố. Hai anh em này đã biểu diễn khắp thế giới, ở các sự kiện tôn giáo hoặc các sự kiện quốc gia. Họ đến từ sâu trong Mexico, nơi bánh mì được làm thành hình những chiếc đầu lâu và gái đồng trinh, còn pháo hoa được coi là hình thức biểu diễn nghệ thuật cao cấp nhất của con người. [1] Ngày lễ Độc lập của Mỹ. (Các chú thích trong cuốn sách là của người dịch.) Màn trình diễn bắt đầu trước khi ngôi sao đầu tiên xuất hiện. Nó mở đầu khá nhạt nhẽo. Hai anh em họ đang trêu đùa khán giả, bắn lên vài kiểu đơn giản: từng chùm hoa theo bộ đôi và bộ ba thông thường, những cú pháo thăng thiên xoắn ốc, những chùm tia sặc sỡ tạo nên những bông phong lan bằng khói màu tẻ nhạt. Thứ tầm thường. Rồi, sau một lúc ngừng, họ bắt đầu nghiêm túc. Một quả pháo thăng thiên vọt lên, kéo theo sợi ánh sáng màu bạc trong lằn khói, và ở đầu mũi tên của nó bung ra một bông huệ tây năm nhánh rực màu tía, mỗi cánh lại nở ra một bông hoa riêng. Đám đông xuýt xoa khen ngợi. Bố tôi ôm lấy bụng tôi bằng bàn tay lớn rám nắng, và hỏi tôi có thích màn trình diễn hay không. Tôi gật đầu. Bên dưới họng ông, một đám lông vàng sẫm trồi lên, cố thoát ra khỏi cổ chiếc áo sơ mi madras. Thêm nhiều bông huệ tây nở bung ra, màu vàng pha đỏ và màu hoa cà, với những cái cuống màu bạc nấn ná bên dưới chúng. Rồi đến những con rắn, rực màu cam, được bắn phụt lên một tá một lần. Những thân hình cong cong to lớn đỏ cứ tha thẩn giao nhau, quyện vào rồi lại tách ra, tạo nên những tiếng kêu xèo xèo không ngớt. Tiếp nối chúng là những bông hoa tuyết vô thanh khổng lồ, những vật thể trong suốt như pha lên mang thứ màu trắng tinh khiết nhất, và kế đến là một chòm sao trong hình dạng Nữ thần Tự do, với đôi mắt xanh và làn môi hồng ngọc. Hàng nghìn người há hốc miệng và vỗ tay hoan hô. Tôi vẫn nhớ cái cổ họng lốm đốm máu khô của bố tôi, một cơ quan gồ ghề đồ sộ dùng để nốc bia được bao bọc lỏng lẻo bởi làn da xù xì. Mỗi khi tôi rên rỉ trước những tiếng nổ lớn thỉnh thoảng phát ra, hay trước những chùm than hồng rực rỡ như sắp gieo thẳng xuống đầu chúng tôi, ông lại trấn an tôi rằng chúng tôi không việc gì phải sợ cả. Tôi có thể cảm thấy giọng nói ồm ồm của ông trong bụng và chân tôi. Đôi cánh tay chắc nịch của ông, mỗi cánh tay được chia đôi bởi một tĩnh mạch, mạnh mẽ giữ chặt lấy tôi. Tôi muốn nói về vẻ đẹp của bố tôi. Tôi biết đó không phải là chủ đề thường dành cho đàn ông – khi chúng ta nói về bố mình, chúng ta thường có xu hướng kể những câu chuyện về lòng can đảm hay cơn thịnh nộ dữ dội của họ, thậm chí cả sự hiền từ. Nhưng tôi muốn nói về vẻ đẹp cương trực, hoàn hảo của bố tôi: Ông có đôi cánh tay cân đối, rắn chắc, với nước da sáng và cơ bắp dẻo dai như thể chúng được tạc nên từ tro thô, cùng dáng đi thanh lịch, nhịp nhàng và khoan thai. Ông là người đàn ông lực lưỡng, cân đối; ông chủ một rạp chiếu phim có đôi mắt sẫm màu, lặng lẽ yêu thích những bộ phim điện ảnh. Mẹ tôi thường bị đau đầu và hay nói bóng gió mỉa mai, còn bố tôi luôn vui vẻ, luôn tất bật, luôn tin chắc rằng mọi thứ sẽ đâu vào đấy. Khi bố tôi đi làm, chỉ còn lại hai mẹ con tôi ở nhà với nhau. Bà thường nghĩ ra những trò chơi trong nhà cho chúng tôi chơi, hoặc cùng tôi làm bánh quy. Bà không thích ra ngoài, đặc biệt là vào mùa đông, vì cái lạnh khiến bà đau đầu. Bà là con gái miền New Orleans, nhỏ nhắn và tỉ mỉ trong từng động tác. Bà lấy chồng từ rất sớm. Thi thoảng, bà dỗ tôi đến ngồi cạnh bà bên cửa sổ, nhìn ra phố, chờ đợi một khoảnh khắc khi khung cảnh băng giá có thể chuyển mình thành thứ gì đó bình thường mà bà mong đợi, bình thản như những bà mẹ Ohio sôi nổi, cứng rắn vẫn hay lái những chiếc xe khổng lồ chở thực phẩm, trẻ con cùng những người thân lớn tuổi. Những chiếc xe hơi kiểu station wagon[2] chạy ầm ầm trên con phố của chúng tôi, như những chiếc xe tăng được trang hoàng đang ăn mừng chiến thắng trong những cuộc chiến tranh ngoại quốc. [2] Kiểu xe có phần đuôi được thiết kế để tăng thể tích chứa bên trong, ghế sau có thể tháo ra hoặc gập lại để tăng diện tích chất hành lý, và có cửa sau. “Jonathan,” bà thì thầm. “Con trai ơi. Con đang nghĩ gì vậy?” Đó là câu mà bà hay hỏi. “Con không biết,” tôi nói. “Kể cho mẹ chuyện gì đó đi,” bà nói. “Hãy kể mẹ nghe một câu chuyện nào.” Tôi thấy mình cần phải nói. “Mấy anh kia đang mang xe trượt tuyết của họ ra sông mẹ ạ,” tôi bảo bà, khi hai anh chàng hàng xóm đang đội những cái mũ lưỡi trai sọc vuông – những người mà tôi vừa ngưỡng mộ vừa sợ - đi qua nhà tôi, kéo theo một cái xe trượt mòn vẹt. “Họ sẽ dùng cái ván đó để trượt băng. Nhưng họ phải để ý đến những cái hố. Có đứa từng bị ngã xuống đó và chết đuối rồi đấy.” Nó không giống một câu chuyện lắm. Tôi chỉ nghĩ được đến thế trong khoảnh khắc quan sát ngắn ngủi. “Làm sao con biết?” Bà hỏi. Tôi nhún vai. Tôi nghĩ rằng mình đã bịa chuyện. Đôi khi thật khó để phân biệt điều gì đã thực sự xảy ra với điều gì tưởng như đã xảy ra. “Chuyện đó có làm con sợ không?” Bà hỏi. “Không ạ,” tôi bảo bà. Tôi tự hình dung ra cảnh mình đang lướt trên một khoảng băng rộng, khéo léo tránh những cái hố lồi lõm, nơi những đứa trẻ đáng thương khác đã ngã xuống với một tiếng “tõm” sầu thảm. “Ở đây con sẽ được an toàn,” bà nói, vuốt ve tóc tôi. “Đừng lo con ạ. Ở đây mẹ con mình hoàn toàn bình an vô sự mà.” Tôi gật đầu, dù có thể cảm thấy cái vẻ không chắc chắn trong giọng nói của mẹ tôi. Khuôn mặt với cái mũi nhỏ và hàm nở rộng của bà thu lấy thứ ánh sáng mùa đông lạnh lẽo được hắt lên từ mặt phố đóng băng và nẩy thia lia từ phòng này sang phòng khác, len lỏi vào đám đồ bạc trong tủ kính, tạo cảm giác như chiếc đèn bàn nho nhỏ hình lăng trụ đang chiếu sáng. “Sao không kể một câu chuyện vui?” Bà nói. “Có lẽ lúc này mẹ con mình nên nghe một câu chuyện hài hước.” “Vâng,” tôi nói, dù tôi không biết câu chuyện vui nào. Hài hước là một bí ẩn với tôi… tôi chỉ có thể thuật lại những gì mình đã thấy. Bên ngoài cửa sổ, bà Heidegger, bà lão hàng xóm không chồng, đang từ trong nhà bước ra, khoác trên mình chiếc áo choàng có vẻ như được làm từ da chuột. Bà nhặt một tờ báo được ném vào sân nhà bà và đi cà nhắc trở lại bên trong. Tôi biết, từ những lời bình phẩm riêng tư của cha mẹ tôi, rằng bà Heidegger rất buồn cười. Bà buồn cười vì luôn giữ cho nhà cửa vườn tược của mình được sạch như lau như ly, và khăng khăng kết tội những người Cộng sản, vốn đang điều hành trường học, công ty điện thoại, và nhà thờ của những người theo thuyết Luther. Bố tôi thường nói với giọng eo éo: “Những người Cộng sản đó lại gửi hóa đơn tiền điện cho chúng ta rồi. Hãy nghe tôi, họ đang cố tống chúng ta ra khỏi nhà đấy.” Khi ông nói kiểu đó mẹ tôi luôn cười, ngay cả lúc trả tiền hóa đơn, khi mà nỗi lo lắng khắc nét rõ ràng nhất quanh khóe miệng và mắt bà. Ngày hôm đó, ngồi bên cửa sổ, tôi cố giả làm bà Heidegger. Trong một giọng run rẩy the thé không hoàn toàn khác biệt với giọng thường ngày của tôi, tôi nói: “Ôi, những người Cộng sản tồi tệ đó đã quẳng tờ báo vào thẳng sân nhà tôi.” Tôi đứng dậy và đi cà nhắc đến giữa phòng khách, nhặt tờ tạp chí Time trên bàn uống cà phê lên và vẫy vẫy trên đầu. “Những người Cộng sản kia,” tôi rền rĩ thốt lên. “Các người hãy tránh xa khỏi đây ngay. Đừng cố tống bọn ta ra khỏi nhà nữa.” Mẹ tôi cười thích thú. “Con thật tinh quái,” bà nói. Tôi đi đến chỗ bà, và bà trìu mến gãi đầu tôi. Ánh nắng từ ngoài phố làm sáng bừng lên những tấm rèm sa mỏng và rót đầy đĩa kẹo xanh sẫm trên chiếc bàn kê sát tường. Chúng tôi thực sự an toàn. Bố tôi làm việc cả ngày, về nhà ăn tối, rồi quay lại rạp vào buổi đêm. Đến tận lúc này, tôi không biết ông làm những gì vào khoảng thời gian đó – theo như tôi hiểu, hoạt động của một rạp chiếu phim đơn lẻ, không mấy thành công, không nhất thiết cần đến sự có mặt của người chủ suốt từ sáng sớm đến tận đêm khuya như thế. Dù vậy, bố tôi vẫn làm việc từng đấy giờ đồng hồ, và cả mẹ lẫn tôi đều không hề thắc mắc. Ông đang kiếm tiền, duy trì ngôi nhà vốn vẫn che chở cho chúng tôi khỏi những mùa đông của Cleveland. Đó là tất cả những gì chúng tôi cần biết. Khi bố tôi về nhà ăn tối, một mùi băng giá còn lưu lại trên áo choàng của ông. Ông to lớn và vững chãi như một cái cây. Khi ông cởi áo choàng ra, đám đông nhỏ xíu trên cẳng tay ông lập tức dựng đứng lên trong không khí ấm cúng dịu dàng của ngôi nhà. Mẹ tôi dọn bữa tối mà bà đã nấu. Bố tôi vỗ nhẹ lên bụng bà, lúc đó nó đã tròn căng như một quả bóng rổ. “Dễ sinh ba lắm đây,” ông nói. “Chúng ta sẽ cần một ngôi nhà lớn hơn. Hai phòng ngủ thì không thể nào đủ nữa.” “Nên bận tâm về hóa đơn tiền dầu cái đã,” bà nói. “Một năm nữa thôi,” ông nói. “Sang năm chúng ta có thể tìm kiếm một căn nhà khác.” Bố tôi hay nhắc đến sự thay đổi địa vị của chúng tôi. Nếu chúng tôi tự thu xếp theo một cách nào đó, những điều tốt đẹp sẽ xảy ra. Chúng tôi phải lưu ý về việc chúng tôi có vị trí thế nào, chúng tôi mong đợi những gì. “Mẹ con em sẽ chờ xem,” mẹ tôi nói, giọng nhỏ nhẹ. Ông đứng dậy và xoa bóp vai bà. Đôi bàn tay ông che lấp hoàn toàn vai bà. Ông gần như có thể bao quanh cổ bà bằng ngón cái và ngón giữa. “Em chỉ cần chú tâm vào đứa bé,” ông nói. “Hãy giữ cho mình được khỏe mạnh. Anh sẽ lo phần còn lại.” Mẹ tôi quy thuận những cái vuốt ve của ông, nhưng không hứng thú gì với chúng. Tôi có thể nhận thấy điều đó trên khuôn mặt bà. Khi bố tôi ở nhà, bà mang ánh nhìn thận trọng tương tự như khi chúng tôi quan sát đường phố. Sự hiện diện của ông khiến bà lo lắng, như thể vài thành phần nào đó từ bên ngoài đã đột nhập vào. Bố tôi chờ mẹ tôi nói, để dẫn dắt chúng tôi theo cuộc trò chuyện đang bỏ dở về cuộc sống của gia đình mình. Nhưng bà vẫn ngồi im bên bàn, vai căng lên dưới sự săn sóc của ông. “Ôi, bố nghĩ đã đến lúc bố phải quay lại làm việc rồi,” cuối cùng ông nói. “Khá lâu đấy, chàng trai. Hãy trông nhà nhé.” “Vâng,” tôi nói. Ông vỗ nhẹ vào lưng tôi và hôn thật kêu lên má tôi. Mẹ tôi đứng dậy và bắt đầu rửa bát đĩa. Tôi ngồi ngắm bố tôi khi ông giấu đôi cánh tay cơ bắp trong tay áo choàng và quay trở ra nhà. Đêm đó, sau khi tôi đã được đặt lên giường để đi ngủ, mẹ tôi thì đang ngồi xem ti vi dưới nhà, tôi lén vào phòng bà và thử tô son của bà lên môi tôi. Ngay cả trong bóng tối, tôi cũng có thể nhận ra rằng nó khiến tôi có vẻ khôi hài hơn là quyến rũ. Tuy nhiên, nó vãn làm thay đổi ngoại hình của tôi. Tôi lấy phấn hồng của bà để bôi lên má và kẻ chì đen lên đôi lông mày hoe vàng của mình. Tôi nhón chân bước vào phòng tắm. Tiếng cười và tiếng nhạc tinh tang bay bổng qua thanh lan can cầu thang. Tôi đặt chiếc ghế đẩu ở phòng tắm vào chỗ bố tôi thường đứng cạo râu buổi sáng, và leo lên đó để có thể soi mình trong gương. Đôi môi tô son của tôi trông thật bự và không ra hình thù gì, những đốm phấn hồng đỏ thẫm bị bôi toe toét. Tôi không đẹp, nhưng tôi tin là tôi mang vẻ đẹp tiềm ẩn bên trong. Tôi sẽ phải lưu ý về vị trí cùng những suy nghĩ của mình. Cẩn thận với cái bản lề cọt kẹt, tôi từ từ mở tủ thuốc và lấy ra lọ bọt cạo râu sọc vằn hiệu Barbasol của bố tôi. Tôi biết mình phải làm gì: lắc cái lọ thật mạnh, xịt một đống bọt trắng lên lòng bàn tay trái và xoa bừa vào hàm và cổ. Trang điểm đòi hỏi tất cả sự tỉ mỉ mà người ta có thể có khi tháo ngòi nổ một quả bom; còn cạo râu là một hành động hấp tấp và thiếu chính xác, nó tạo ra những vết máu đỏ tươi và để lại từng mảng vụn râu – đã mất hết sức sống như da rắn lột – trong bồn rửa mặt. Sau khi đã xoa bọt lên mặt, tôi nhìn thật lâu vào trong gương, xem xét kết quả. Đôi mắt được bôi đen của tôi long lanh như những con nhện trên lớp bọt trắng um tùm. Tôi không giống phụ nữ, cũng chẳng ra đàn ông. Tôi là một thứ gì đó hoàn toàn khác. Có rất nhiều cách khác nhau để trở thành một người đẹp. TỔ ẤM NƠI TẬN CÙNG THẾ GIỚI Michael Cunningham www.dtv-ebook.com Chương 1+3 Bụng mẹ tôi ngày càng to ra. Trong một lần đi mua sắm, tôi đã đòi và có được một con búp bê nhựa màu hồng có đôi môi mỏng đỏ thẫm và đôi mắt xanh đậm mà mỗi khi nhắm lại, những lúc nó được đặt nằm ngửa, sẽ tạo nên tiếng lách cách dứt khoát như thể chúng là những ô cửa sổ thu nhỏ. Tôi ngờ rằng bố mẹ tôi đã bàn luận về con búp bê. Tôi ngờ rằng họ cho là nó sẽ giúp tôi đương đầu với cảm giác bị ra rìa của tôi. Mẹ tôi dạy tôi cách quấn tã và tắm cho nó trong bồn rửa bát. Ngay cả bố tôi cũng tỏ ra thích thú với vẻ hồng hào của nó. Một hôm ông hỏi tôi ngay trước bữa tối: “Đứa bé thế nào?,” tôi nhấc thân hình cứng ngắc của nó ra khỏi bồn. “Ổn ạ,” tôi nói. Nước rỉ ra từ những khớp nối của con búp bê. Mái tóc màu lưu huỳnh của nó, mọc lên từ mạng lưới những cái lỗ được đục vào da đầu, tỏa ra mùi của một cái áo len ướt. “Đứa bé ngoan thế,” bố tôi nói, và lấy một ngón tay lớn vỗ vỗ vào bên má cao su rắn chắc của nó. Tôi thấy xúc động. Thì ra ông cũng yêu nó. “Vâng,” tôi nói, quấn vật vô tri đó trong một cái khăn trắng dày dặn. Bố tôi ngồi bệt xuống, phát ra một làn gió nhẹ quyện lẫn với mùi của ông. “Jonathan này?” Ông nói. “Dạ.” “Con biết là con trai thường không chơi búp bê, đúng không?” “Dạ, vâng ạ.” “Đây là em bé của con,” ông nói, “và con chơi với nó ở nhà thì được. Nhưng nếu con khoe nó với những đứa con trai khác, chúng có thể không hiểu. Vì vậy con chỉ nên chơi với nó ở đây thôi. Nghe không?” “Vâng.” “Tốt.” Ông vỗ vỗ lên tay tôi. “Nhớ chưa? Chỉ chơi với nó trong nhà thôi nhé!” “Vâng,” tôi đáp. Khi tôi đứng đó, nhỏ bé trước ông, ôm con búp bê được quấn tã, tôi cảm thấy nỗi nhục nhã thực sự đầu tiên của mình. Tôi nhận ra một khuyết điểm sâu sắc trong mình, sự ngu ngốc. Tất nhiên tôi biết con búp bê chỉ là một thứ đồ chơi, và là một thứ đồ chơi đáng xấu hổ. Một thứ đồ chơi không thích hợp. Vậy sao tôi lại để cho bản thân có khuynh hướng tin vào những điều ngược lại? “Con không sao chứ?” Ông hỏi. “Vâng ạ.” “Tốt. Thôi, bố phải đi đây. Con trông nhà nhé.” “Bố ơi?” “Gì vậy?” “Mẹ không muốn có em bé đâu,” tôi nói. “Chắc chắn là mẹ muốn chứ.” “Không. Mẹ bảo con thế mà.” “Jonathan, con yêu, mẹ và bố đều rất vui khi có em bé. Còn con không vui sao?” “Mẹ không thích có em bé,” tôi nói. “Mẹ đã bảo con thế mà. Mẹ nói bố muốn có nó, nhưng mẹ thì không.” Tôi nhìn vào khuôn mặt khổng lồ của ông, và có thể thấy lời tôi nói đã phần nào tác động đến ông. Đôi mắt ông sáng lên, đám mao mạch trải trên mũi và má ông nổi đỏ và rõ nét hơn trên nước da hơi tái. “Không đúng đâu, con trai ạ,” ông nói. “Đôi khi mẹ nói những điều mà mẹ không định nói. Tin bố đi, mẹ cũng vui vì có em bé như bố và con vậy.” Tôi không nói gì. “Thôi, bố muộn rồi,” ông nói. “Hãy tin bố. Con sẽ có một em gái hoặc một em trai, và chúng ta đều yêu quý cô bé đó. Hay cậu bé đó. Con sẽ là một người anh cả. Mọi chuyện sẽ rất tuyệt đấy.” Một lúc sau, ông nói thêm: “Hãy để ý mọi chuyện khi bố vắng nhà, nghe không?” Ông giơ ngón tay cái hình thìa lên vuốt ve má tôi, rồi đi. Đêm đó tôi tỉnh giấc vì tiếng cãi cọ văng vẳng phát ra đằng sau cánh cửa phòng ngủ của họ ở cuối hành lang. Giọng họ rít lên. Tôi nằm chờ đợi – điều gì cũng không rõ nữa? Tôi nhanh chóng chìm vào giấc ngủ, và đến tận bây giờ vẫn không biết liệu có phải tôi đã mơ thấy tiếng cãi cọ đó hay không. Đôi khi vẫn thật khó để phân biệt chuyện gì đã thực sự xảy ra với chuyện gì tưởng như đã xảy ra. Khi mẹ tôi sinh em bé vào một tối tháng Mười hai, tôi phải ở lại nhà với bà Heidegger, bà lão hàng xóm. Bà là một bà lão đa nghi, có đôi mắt mờ đục và luôn lo rằng tóc mình sẽ biến thành một mảng muối tiêu xác xơ, thưa thớt, qua đó người ta có thể nhìn thấy cả lớp da đầu hồng hồng. Khi tôi nhìn bố mẹ cùng nhau lái xe đi, bà Heidegger đứng sau tôi, người bà thoang thoảng mùi nước hoa hồng héo. Khi chiếc xe đi khuất, tôi bảo bà: “Thật ra mẹ cháu sẽ không sinh em bé đâu.” “Không à?” Bà dịu dàng hỏi lại, không biết phải nói chuyện với trẻ con như thế nào khi chúng bất chợt phát ngôn ra những điều kì lạ. “Mẹ cháu không muốn,” tôi nói. “Ôi, thôi nào, rồi cháu sẽ yêu em bé thôi, cháu yêu ạ,” bà Heidegger nói. “Hãy chờ xem. Khi bố mẹ cháu mang nó về, cháu sẽ thấy. Nó sẽ là đứa bé đáng yêu nhất mà cháu có thể tưởng tượng ra.” “Mẹ cháu không thích có em bé,” tôi nói. “Chúng cháu không muốn có nó.” Lúc đó, mặt bà Heidegger tội nghiệp tím tái lại, và bà bỏ vào bếp để lo liệu bữa tối với một âm thanh như tiếng giấy lụa sột soạt. Bà nấu món gì đó thật mềm và nhừ, món mà một đứa trẻ thích đồ ăn thanh đạm như tôi cực kì thích. Bố tôi gọi về từ bệnh viện lúc quá nửa đêm. Bà Heidegger và tôi cùng với lấy cái điện thoại một lúc. Bà trả lời và đứng thẳng trong chiếc áo choàng tắm màu xanh, gật gật cái đầu già nua. Tôi có thể nhận ra điều gì đó không ổn qua đôi mắt bà, lúc đó rưng rưng và long lanh như băng đóng trên sông ngay trước khi tan hết, khi nó chỉ còn đang nấn ná thêm một vài khoảnh khắc trên làn nước màu nâu lấp lánh. Đứa bé sẽ được tả lại cho tôi như là một tấm vé bị hủy, hay một chiếc bánh bị lấy ra khỏi lò quá sớm. Chỉ khi trưởng thành tôi mới lắp ghép lại được sự thực về việc đứa bé bị nhau thai quấn quanh cổ và mẹ tôi bị mất nhiều máu vì biến chứng khi sinh. Mẹ tôi chết ngất đi trong gần một phút, và thật kì diệu là bà đã tỉnh lại. Phần lớn dạ con của bà đã bị nạo. Đứa bé, là con gái, chỉ kịp kêu lên oe oe một lần dưới ánh đèn huỳnh quang trong phòng hộ sinh. Tôi cho rằng bố tôi không có tâm trạng nào để nói chuyện với tôi. Ông đã kể chuyện đó với bà Heidegger. Bà đặt điện thoại xuống và đứng trước tôi với một vẻ bối rối, sợ hãi khiến tôi tưởng như chính chúng tôi đang phải đón chào cái chết. Tôi biết điều gì đó kinh khủng đã xảy ra. Bà nói lí nhí: “Ôi, những con người tội nghiệp. Ôi, cháu là một cậu bé tội nghiệp.” Dù tôi không biết đích xác chuyện gì đã xảy ra, nhưng tôi biết đây là một dịp phải tỏ ra đau buồn. Tôi thử mang cảm giác buồn khôn nguôi, nhưng thực sự tôi thấy hào hứng và khá hài lòng vì có cơ hội diễn rất đạt trong một tình huống xấu như thế này. “Thôi nào, đừng buồn nữa, cháu yêu,” bà Heidegger nói. Giọng bà mang vẻ khiếp sợ thực sự, run rẩy và lúng búng như đang súc đầy miệng nước. Tôi thử dẫn bà đến một cái ghế và ngạc nhiên khi thấy bà tuân theo tôi. Tôi chạy vào bếp và lấy cho bà một cốc nước, vì tôi nghĩ rằng đó là thứ mà người ta thường đưa cho ai đó đang trong trạng thái xúc động. “Cháu đừng lo, bà sẽ ở bên cháu,” bà nói khi tôi bưng ra khay nước và đặt lên mép bàn. Bà định kéo tôi vào lòng nhưng tôi không thích ngồi ở đó. Tôi vẫn đứng bên chân bà. Bà vuốt ve tóc tôi, còn tôi xoa những khớp xương đầu gối gầy gò ẩn dưới lớp vải flannel của bà. Bà thẫn thờ nói, gần như nghi ngờ: “Ôi, cô ấy rất khỏe mạnh cơ mà. Trông cô ấy hoàn toàn khỏe mạnh cơ mà.” Tôi bạo gan nắm lấy bàn tay già nua, khẳng khiu, yếu ớt của bà. “Ôi, thằng bé tội nghiệp,” bà nói. “Cháu đừng lo gì cả, có bà đây rồi.” Tôi vẫn đứng bên chân bà, nắm lấy bàn tay xương xẩu của bà. Bà mỉm cười với tôi. Trong nụ cười đó có chút vui vẻ nào không? Có lẽ là không, tôi ngờ rằng mình đã tưởng tượng ra nó. Tôi nhẹ nhàng xoa tay bà. Chúng tôi giữ nguyên tư thế đó trong một lúc, đầu cúi xuống, bất động và hơi thỏa mãn, như một cặp phụ nữ lỡ thì đã biết cách tìm kiếm sự khuây khỏa trong nỗi sầu khổ sâu sắc của cõi đời này. Hơn một tuần sau mẹ tôi về nhà, dè dặt và khá nhút nhát. Cả bà và bố tôi đều nhìn quanh căn nhà như thể nó là mới với họ, như thể họ đã được hứa hẹn một thứ gì đó lớn hơn. Khi mẹ tôi vắng nhà, bà Heidegger đã tạo ra một mùi riêng của bà, thứ mùi trộn lẫn giữa mùi hoa hồng ướt đẫm và mùi thức ăn không quen thuộc. Bà siết chặt tay bố mẹ tôi rồi lịch thiệp và vội vã rời đi. Có lẽ bà đã được ngầm báo rằng, vào bất cứ lúc nào ngôi nhà cũng có thể bốc cháy. Sau khi bà đi, bố mẹ tôi đều quỳ xuống và ôm lấy tôi. Họ vây quanh tôi, gần như che lấp tôi bằng cơ thể và thứ mùi trong lành quen thuộc của họ. Bố tôi khóc. Trước đây ông chưa bao giờ nhỏ một giọt nước mắt trước mặt tôi, vậy mà giờ đây ông òa lên nức nở, họng bật lên những tiếng nấc nghẹn ngào như thanh âm phát ra từ cây đàn ống. Tôi thử đặt tay lên cẳng tay ông. Ông không hất nó ra, cũng không mắng tôi. Đám lông hoe vàng của ông dựng lên lộn xộn giữa những ngón tay tôi. “Không sao đâu,” tôi thì thầm, dù tôi không cho rằng ông có thể nghe thấy lời tôi qua tiếng khóc của ông. “Không sao đâu,” tôi lặp lại, giọng lớn hơn. Ông không nhận được bất cứ sự an ủi rõ rệt nào từ những lời trấn an của tôi. Tôi liếc sang mẹ tôi. Bà không khóc. Khuôn mặt bà trắng bệch và vô cảm. Có lẽ bà là một thể xác trống rỗng, đang chết lặng chờ đợi được thổi hồn vào. Nhưng khi cảm thấy ánh mắt tôi đang nhìn mình, bà đã gắng sức kéo tôi vào lòng, với vẻ mộng du. Cái ôm của bà khiến tôi bất ngờ, và tôi tuột tay khỏi người bố tôi. Khi mẹ tôi ấn mặt tôi sát vào những nếp gấp trên chiếc áo choàng của bà, tôi hoàn toàn không còn nhìn thấy bố tôi nữa. Tôi thấy mình bị kéo vào sâu trong chiếc áo choàng của mẹ tôi. Nó che kín mũi và tai tôi. Tiếng khóc của bố tôi trở nên nghèn nghẹn và xa vắng khi tôi bị ép sát hơn vào người mẹ tôi, xuyên qua lớp vỏ ngoài lạnh lẽo tiến vào cõi lòng thoảng hương quen thuộc. Tôi kháng cự một lúc, cố quay lại bên bố tôi, nhưng bà quá mạnh mẽ. Tôi biến mất. Tôi rời bỏ bố tôi và dấn thân vào nỗi sầu muộn dữ dội hơn của mẹ tôi. Sau đó, mẹ tôi ít khi muốn ra khỏi nhà hơn bao giờ hết. Đôi lúc vào buổi sáng, bà cho tôi lên giường nằm với bà và giữ tôi lại đó, để đọc sách hay xem ti vi, cho đến tận giữa buổi chiều. Chúng tôi cùng kể chuyện và chơi trò chơi. Tôi tin rằng tôi biết chúng tôi đang cùng nhau làm gì trong suốt những ngày dài ru rú trong nhà đó. Chúng tôi đang tập luyện cho thời điểm khi bố tôi không còn ở với chúng tôi nữa, khi chỉ còn lại mỗi hai mẹ con tôi. Để làm cho mẹ tôi cười, tôi thường bắt chước người khác, dù tôi không thích đóng giả làm bà Heidegger nữa. Tôi quyết định giả làm mẹ mình, và đôi khi khiến bà cười phá lên. Tôi thường quàng khăn và đội mũ của bà, nhái theo ngữ điệu vùng New Orleans trong giọng nói của bà, nó đã bị tôi biến đổi thành một chất giọng nửa miền Nam, nửa quận Bronx[3]. “Con đang nghĩ gì thế?” Tôi dài giọng. “Con yêu, kể chuyện cho mẹ nghe đi.” [3] Một trong năm quận của thành phố New York. Bà luôn cười đến chảy cả nước mắt. “Con yêu,” bà thường nói, “con thật có năng khiếu. Con nghĩ sao nếu bố mẹ đưa con lên sân khấu, để con có thể chăm sóc bà mẹ già cả của con khi bà lú lẫn?” Cuối cùng chúng tôi cũng dậy, bà vội vã mặc quần áo, chuẩn bị nấu nướng và lau dọn với sự nghiêm túc của một nghệ sĩ. Bố tôi không còn xoa bóp vai bà khi ông về nhà vào buổi tối. Ông không còn đặt những nụ hôn thật kêu và cường điệu lên trán hay đầu mũi bà. Ông không thể. Một tấm lá chắn đã mọc lên quanh bà, trong suốt và rắn như thủy tinh. Tôi có thể nhận thấy nó dựng lên khi ông về nhà, những thứ mùi của thế giới bên ngoài vẫn bám đầy trên áo choàng của ông. Khi lá chắn được dựng lên, trông mẹ tôi không có gì khác – khuôn mặt bà vẫn lanh lợi và hơi xúc động, những động tác của bà vẫn chính xác như một bác sĩ phẫu thuật khi bà dọn bữa tối hoàn hảo mà bà đã nấu – nhưng không ai chạm được vào bà. Chúng tôi biết thế, cả bố tôi và tôi, với cảm giác hoàn toàn chắc chắn không sao giải thích nổi. Mẹ tôi có năng lực đặc biệt. Chúng tôi ăn tối (tay nghề nấu nướng của mẹ ngày càng được nâng cao, bà đã đạt tới những tầm cao mới phức tạp hơn), nói chuyện phiếm, và bố tôi gửi một nụ hôn gió về phía chúng tôi khi ông lại sắp sửa ra ngoài làm việc. Một đêm cuối xuân, tôi bị đánh thức bởi một trận cãi cọ thực sự. Bố mẹ tôi ở dưới nhà. Ngay cả khi tức giận họ vẫn có nói nhỏ, vì thế chỉ có vài từ hoặc cụm từ rời rạc văng vẳng vọng lên phòng tôi. Kết quả là nghe tiếng hai người như đang gào thét bên trong một cái bao tải lớn. Tôi nghe thấy bố tôi nói, “sự trừng phạt,” và, gần một phút sau, mẹ tôi đáp lại, “thứ mà anh muốn… thứ đó… ích kỉ.” Tôi nằm trong bóng tối, lắng nghe. Ngay sau đó, tôi nghe tiếng bước chân, - của bố tôi – leo lên gác. Tôi cho rằng ông sẽ đi vào phòng tôi, và tôi giả vờ đã ngủ thật ngoan, đầu tôi đặt giữa gối và đôi môi tôi hé mở. Nhưng bố tôi không đến với tôi. Ông vào phòng của họ. Tôi chỉ nghe thấy tiếng ông đi vào đó, rồi chẳng nghe được gì nữa. Nhiều phút trôi qua. Mẹ tôi không đi theo ông. Ngôi nhà thật tĩnh mịch, ngập tràn một sự thinh lặng lạnh lẽo, giá buốt, ngay cả khi đám lá cây tử đinh hương và sơn thù du khẽ cọ vào những ô kính cửa sổ. Tôi cẩn thận nằm trên giường, không chắc mình nên và được phép làm gì vào một đêm như thế này. Tôi nghĩ tôi sẽ ngủ tiếp, nhưng không tài nào chợp mắt được. Cuối cùng, tôi ra khỏi giường và đi dọc hành lang đến phòng bố mẹ tôi. Cửa mở he hé. Ánh đèn ngủ của họ - thứ ánh sáng nửa vàng nửa hồng được nhuộm màu bởi chao đèn bằng giấy da – lơ lửng trong cảnh tranh tối tranh sáng của hành lang. Tôi có thể nghe tiếng mẹ tôi bóc vỏ quả hồ đào trong phòng bếp, một chuỗi những tiếng răng rắc nhịp nhàng vang lên rõ rệt. Bố tôi nằm chếch trên chiếc giường đôi, trong một vẻ buông xuôi lịch sự, gần như trang nghiêm. Ông quay mặt vào tường, trên đó treo bức tranh vẽ một con phố Paris màu ngọc lam, không có người, được lồng trong khung bằng bạc. Một cánh tay vắt ra ngoài mép đệm, những ngón tay lớn đung đưa với vẻ quái gở. Lồng ngực ông nhô lên hạ xuống theo nhịp đều đặn của giấc ngủ. Tôi đứng ở cửa một lúc suy ngẫm về vị thế của mình. Tôi đã mong ông nghe thấy tôi, ngẩng lên và chợt lo lắng về việc đã làm tôi thức giấc. Khi ông vẫn giữ nguyên tư thế trên giường, tôi lặng lẽ bước vào phòng. Đó là lúc tôi phải nói, nhưng tôi không biết nói gì. Tôi nghĩ chỉ riêng sự xuất hiện của tôi cũng đã là động lực cho một điều gì đó xảy ra tiếp theo. Tôi nhìn quanh phòng. Đồ trang điểm và nước hoa của mẹ tôi được xếp trên một cái khay xà cừ, và được đặt trên một cái tủ com-mốt. Một chiếc gương hình họa tiết hình hoa trên giấy dán tường phía đối diện. Tay không, chẳng có món lễ vật nào, tôi mò đến bên giường và thận trọng chạm vào khuỷu tay bố tôi. Ông ngẩng đầu lên và nhìn tôi như thể ông không nhận ra; tôi như thể chúng tôi đã từng gặp nhau một lần, lâu lắm rồi, và giờ ông đang cố nhớ tên tôi. Khuôn mặt ông suýt nữa làm tim tôi ngừng đập. Trong một thoáng, có vẻ như cuối cùng ông đã rời bỏ chúng tôi; người cha trong ông đã rút lui và thay thế cho nó chỉ là một người đàn ông, to lớn như một chiếc ô tô nhưng ngây dại và ngô nghê như một đứa trẻ, dám làm bất cứ điều gì. Tôi đột nhiên đứng ngây ra trước sự xa lạ mới mẻ của ông, mỉm cười ngượng nghịu trong bộ pyjama màu vàng. Rồi ông sực tỉnh. Ông lấy lại vẻ mặt bình thường và nhẹ nhàng đặt tay lên vai tôi. “Này,” ông khẽ nói. “Con đang làm gì thế?” Tôi nhún vai. Thậm chí cho đến nay, khi đã là người lớn, tôi cũng không thể nhớ nổi có khi nào mình không ngừng lại và cân nhắc trước khi nói ra sự thật không. Đáng lẽ ông nên nhấc tôi lên giường cùng ông. Động tác đó có thể đã cứu thoát cả hai chúng tôi, ít nhất là trong thời điểm đó. Tôi nhức nhối vì nó. Tôi sẽ cho đi tất cả mọi thứ mà tôi nghĩ là mình có, trong những tưởng tượng phong phú nhất của mình, để được kéo lên giường cùng ông và được ông ôm, như lúc bầu trời nổ tung trên đầu chúng tôi vào ngày mồng Bốn tháng Bảy. Nhưng có lẽ ông đã xấu hổ vì bị bắt gặp khi đang cãi cọ. Giờ đây ông là người đàn ông đã làm con trai tỉnh giấc vì quát mắng vợ, và rồi thả mình nằm vắt chéo trên giường như một cô thiếu nữ đang đau khổ. Có thể ông còn khoác lên mình những hình ảnh khác nữa, nhưng hình ảnh này vẫn sẽ mãi gắn liền với ông. “Đi ngủ tiếp đi,” ông nói, giọng cáu kỉnh hơn ông định. Tôi cho rằng ông đã hi vọng là tình huống này vẫn có thể được tháo gỡ. Nếu ông hành động đủ mạnh mẽ, chúng tôi có thể quay ngược về thời điểm trước đó và dệt lại giấc ngủ của tôi. Sáng hôm sau tôi sẽ thức dậy với những giấc mơ không nhớ rõ. Tôi không nghe lời ông. Tôi chỉ muốn được an ủi ông. Bố tôi yêu cầu tôi quay trở lại giường và tôi trở nên bướng bỉnh và bực tức. Tôi chực khóc, khiến sự kiên nhẫn của ông bị kéo căng ra. Tôi muốn ông cần đến sự có mặt của tôi. Tôi cần biết rằng nhờ sự tốt bụng và kiên nhẫn của tôi, tôi sẽ chiến thắng trong cuộc thi đấu dai dẳng để có được tình yêu của ông. “Jonathan,” ông nói. “Jonathan, đi thôi.” TỔ ẤM NƠI TẬN CÙNG THẾ GIỚI Michael Cunningham www.dtv-ebook.com Chương 1+4 Tôi để ông dẫn trở lại phòng. Tôi không được lựa chọn. Ông bế tôi lên và lần đầu tiên tôi không hoan hỉ khi được ông chạm vào, hay thấy vui thích trước thứ mùi nồng nồng và vầng trán rộng sáng bóng của ông. Lúc đó, tôi bỗng hiểu được sự trầm lặng của mẹ tôi cùng cảm giác xa cách mong manh của bà. Tôi đã tập đóng giả bà và giờ đây, trong lúc cấp bách, tôi không thể làm gì khác. Nếu bố tôi xoa bóp bờ vai mệt mỏi của tôi, tôi sẽ trở nên căng thẳng; nếu ông bước vào từ ngoài trời tuyết, tôi sẽ lo lắng nghĩ đến việc món trứng trộn rau bina chiên phồng của tôi có thể bị hỏng. Ông nhẹ nhàng đặt tôi lên giường. Ông đắp chăn cho tôi, bảo tôi ngủ. Ông làm không tệ. Tuy nhiên, do đang tức tối, tôi tuột xuống giường và chạy ngang qua căn phòng đến bên rương đựng đồ chơi của mình. Những cảm giác xa lạ náo động trong tai tôi, khiến tôi choáng váng. “Jonathan,” bố tôi nghiêm khắc nói. Ông chạy theo tôi, nhưng tôi quá nhanh so với ông. Tôi thọc tay xuống đáy rương, biết mình sẽ chạm đến chỗ nào. Tôi túm lấy cái chân cao su bóng nhoáng của con búp bê và lôi ra rồi ôm ghì nó trong tay. Ông do dự, đang lửng lơ trên cái gường nhỏ của tôi. Trên đầu giường, một con thỏ hoạt hình đang tung tăng nhảy múa trên cánh đồng hoa bốn cánh màu hồng. “Nó là của con,” tôi nói, giọng khăng khăng gần như khích động. Sàn phòng ngủ dường như chao đảo dưới chân tôi, và tôi bám lấy con búp bê như thể riêng mình nó có thể giúp tôi khỏi bị mất thăng bằng và ngã nhào. Bố tôi lắc đầu. Theo như tôi còn nhớ, đó là lần duy nhất sự điềm đạm trong ông bị tàn lụi. Ông mong muốn quá nhiều, mà thế giới thì đang thu nhỏ lại. Vợ ông xa lánh ông, công việc không thành công, còn đứa con trai độc nhất – ông sẽ không có đứa con nào khác nữa – lại thích chơi búp bê và những trò chơi trong nhà lặng lẽ. “Chúa ơi, Jonathan,” ông quát lên. “Chúa ơi. Con bị cái quái gì thế hả? Sao thế hả?” Tôi đứng nín thinh. Tôi không đáp lại câu hỏi đó, dù tôi biết ông muốn nghe một câu trả lời. “Nó là của con” là tất cả những gì tôi có thể đáp. Tôi ghì con búp bê quá chặt vào ngực đến mức hàng mi cứng ngắc của nó đâm vào tôi qua lớp áo pyjama. “Được thôi,” ông dịu đi, trong một giọng thua cuộc. “Được thôi. Nó là của con.” Rồi ông bỏ đi. Tôi nghe tiếng ông xuống gác, lấy áo khoác từ cái tủ kê ở hành lang. Tôi nghe thấy mẹ tôi không nói được một lời từ trong bếp. Tôi nghe thấy ông đóng cửa trước, với một sự thận trọng và cân nhắc ám chỉ đó sẽ là hành động cuối cùng. Ông trở lại vào buổi sáng, sau khi đã ngủ trên đi văng trong văn phòng của mình ở rạp chiếu phim. Sau một thời gian khó khăn, chúng tôi đã lấy lại được cuộc sống gia đình bình thường của mình, lại tìm thấy được niềm vui. Bố mẹ tôi đã tạo ra một mối quan hệ thân mật, vui vẻ mà không có những nụ hôn hay những trận cãi vã. Họ bắt đầu sống bên nhau với mối thân tình giản dị, thoải mái của những người anh chị em đã trưởng thành. Ông không đặt ra cho tôi những câu hỏi không thể trả lời nữa, dù câu hỏi duy nhất đó của ông vẫn tiếp tục kêu lách tách sau gáy tôi như một đường nối điện bị lỗi. Tài nấu ăn của mẹ tôi đã trở nên nổi tiếng. Năm 1968, gia đình chúng tôi được chụp ảnh trên phụ bản Chủ nhật của tờ Bưu điện của Cleveland: mẹ tôi đang làm món tôm hầm trong khi bố tôi cùng tôi đứng nhìn, đầy hãnh diện và hi vọng, trong những bộ đồ thật bảnh. BOBBY Hồi đó chúng tôi sống tại Cleveland, ở một nơi đồng không mông quạnh. Đó là những năm sáu mươi – radio của chúng tôi suốt ngày ra rả những bản tình ca. Tất nhiên nó đã là quá khứ. Nó xảy ra trước khi thành phố Cleveland bị ảnh hưởng bởi suy thoái, trước khi dòng sông của nó bốc cháy[4]. Chúng tôi có bốn người. Bố mẹ tôi, Carlton và tôi. Carlton vừa tròn mười sáu khi tôi lên chín. Giữa chúng tôi còn vài anh chị nữa, họ là những ngọn lửa leo lét đã tắt dần trong dạ con của mẹ tôi. Gia đình tôi không phải là một cái cây có nhiều nhánh hay sai quả. Họ của chúng tôi là Morrow. [4] Sông Cuyahoga chảy qua Cleveland, đã bị cháy vài lần do tia lửa của đèn hàn bắn xuống và đốt cháy dầu mỡ loang trên sông, đến năm 1969 nó mới thu hút được sự chú ý của báo chí và từ đó dấy lên phong trào bảo vệ môi trường. Bố tôi là giáo viên dạy nhạc của một trường trung học. Mẹ tôi dạy những đứa trẻ được gọi là “đặc biệt,” những đứa có thể nói được ngày Giáng sinh của năm 2000 sẽ rơi vào ngày nào, nhưng không nhớ là phải tụt quần ra khi đi tiểu. Chúng tôi sống trong một khu gọi là Woodlawn – nơi những ngôi nhà một hay hai tầng xinh xắn được sơn những màu lạc quan. Khu chúng tôi tiếp giáp với một nghĩa địa. Phía sau sân sau nhà tôi là một con mương bị lấp kín bởi những bụi cây, và xa hơn là cánh đồng đầy những bia mộ nhẵn bóng. Tôi lớn lên với nghĩa địa và không bận tâm lắm về nó. Có thể nó còn đẹp hơn trong mắt tôi nữa là khác. Phía gần nhà chúng tôi có một bức tượng thiên thần bằng đá, ngực nhỏ và cương nghị, nhô lên giữa những bia mộ vừa phải. Xa hơn, trong một khu giàu có, những thánh đường Hồi giáo và những ngôi đền Parthenon thu nhỏ lặng lẽ kể với Cleveland về những thành tựu bền bỉ của nhân loại. Carlton và tôi thường chơi trong nghĩa địa lúc còn nhỏ và, khi lớn hơn một chút, hút cần sa và uống Southern Comfort[5] ở đó. Nhờ Carlton, tôi đã là một đứa chín tuổi học lớp bốn tệ nạn nhất. Tôi đang thành công trên con đường hư hỏng của mình. Tôi không làm được gì mà không hỏi ý kiến anh ấy. [5] Một loại rượu mùi. Đây là Carlton vài tháng trước khi anh chết, trong một thời khắc tuyết rơi nhiều đến mức đất trời đều như trắng xóa một màu. Anh di chuyển chậm chạm giữa những tấm bia mộ và tôi đi sau, buốt nhói vì tuyết, hướng theo chiếc mũ len đỏ rực của anh. Tóc Carlton được buộc túm ra sau theo kiểu đuôi ngựa, thật gọn gàng và giản dị. Anh tằn tiện, theo kiểu rieng của mình. Chúng tôi đã dùng ma túy tổng hợp với nước qua trong bữa sáng. Hay đúng hơn, Carlton dùng một viên và tôi, do còn nhỏ, chỉ được phép dùng một nửa. Thứ ma túy này được gọi là “ô kính cửa sổ.” Nó khiến ta nhìn rõ hơn, giống như thuốc nhỏ mũi Vicks có tác dụng làm thông mũi vậy. Bố mẹ tôi đang đi làm, kiếm miếng ăn hằng ngày. Do chúng tôi đã ra ngoài trời lạnh nên khi quay về, ngôi nhà sẽ khiến chúng tôi bị sốc trước sự ấm áp và chính trực của nó. Carlton thường tin vào những cú sốc. “Em nghĩ nó đang có tác dụng,” tôi gọi to. Carlton đang mặc cái áo khoác da hoẵng, đã sờn hết độ bóng. Đằng sau lưng áo, ngang qua chỗ xương dẹt ở vai, bạn gái anh đã thêu vào đó một con mắt màu xanh tia chớp. Khi chúng tôi bước đi, tôi nói với con mắt đó. “Em nghĩ em cảm thấy điều gì đó,” tôi nói. “Còn quá sớm mà,” Carlton nói với lại. “Thoải mái đi, Frisco. Mày sẽ biết khi nào thì đến lúc.” Tôi vừa thích thú vừa sợ hãi. Chúng tôi đang làm một việc hệ trọng. Carlton đã dùng ma túy vài lần trước đây, nhưng tôi thì chưa bao giờ. Chúng tôi đã cho những viên ma túy vào miệng lúc ăn sáng, khi mẹ tôi đi lấy món thịt lợn muối xông khói. Carlton thường thích làm những trò liều lĩnh. Tuyết đọng lại trong những chữ chạm khắc trên bia mộ. Tôi nghiêng mình trong gió, cố tìm hiểu xem liệu mọi thứ quanh tôi có vẻ xa lạ vì tôi dùng ma túy, hay chỉ vì mọi thứ thực sự xa lạ. Ba tuần trước, một gia đình ở bên kia thành phố đang ngồi xem ti vi ở nhà thì một cái máy bay một động cơ đã rơi xuống nhà họ. Tuyết quay cuồng quanh chúng tôi, có vẻ như nó vừa rơi từ trên trời xuống vừa hất ngược từ dưới đất lên. Carlton dẫn đường đến tụ điểm của chúng tôi, đó là lối vào có hàng cột trụ của một ngôi mộ thượng lưu. Ngôi mộ này là một cung điện. Những vị thần tình ái bằng đá túm tụm phía trên nóc cao nhất, với những đôi cánh băng giá còi cọc và những khuôn mặt trinh nguyên. Bên dưới mái che là một cái hiên, phía trong là những cánh cửa bằng gang dẫn vào ngôi nhà đích thực của người chết. Vào mùa hè, cái hiên này rất mát. Vào mùa đông, nó là nơi tránh gió. Chúng tôi cất một chai Southern Comfort ở đó. Carlton tìm cái chai, mở nắp và nốc một hơi dài ra trò. Người anh được nạm đầy tuyết. Anh đưa cho tôi cái chai và tôi uống một ngụm dè dặt hơn. Ngay cả trong mùa đông, ngôi mộ cũng tỏa ra mùi rên mốc như một cái giếng. Những đám lá khô và một cái vỏ kẹo M&M, bị gió khuấy tung, kêu lạo xạo trên sàn đá cẩm thạch. “Mày sợ à?” Carlton hỏi tôi. Tôi gật đầu. Tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc nói dối anh ấy. “Đừng sợ, nhóc,” anh nói. “Sợ hãi sẽ làm cho mày rối tung lên. Nếu mày không thấy sợ thì ma túy chẳng thể làm mày đau được.” Tôi gật đầu. Chúng tôi đứng trú trong đó, chuyền nhau cái chai. Tôi dựa vào sự chắc chắn của Carlton như thể nó tỏa nhiệt. “Chúng ta có thể dùng ma túy suốt ngày ở Woodstock[6],” tôi nói. [6] Tên của thị trấn nằm ở phía đông nam New York, nơi diễn ra đại hội nhạc rock lớn nhất thế giới năm 1969. “Đúng vậy. Quốc gia Woodstock. Chà chà.” “Người ta có thực sự sống ở đó không?” Tôi hỏi. “Trời ơi, mày đừng hỏi câu đó nữa. Đại nhạc hội đã kết thúc, nhưng người ta vẫn còn ở đó. Đó là quốc gia mới. Hãy hi vọng đi.” Tôi lại gật đầu, hài lòng. Có một đất nước khác dành cho chúng tôi. Tôi đã là một con người mới, với cái tên mới là Frisco. Tên cũ của tôi là Robert. “Chúng ta sẽ dùng ma túy suốt ngày,” tôi nói. “Mày nên tin như thế.” Khuôn mặt Carlton, vây quanh bởi tuyết và cẩm thạch, ngời lên. Đôi mắt anh sáng như ánh đèn neon. Thứ gì đó trong chúng cho tôi biết anh có thẻ nhìn thấy tương lai, một hồn ma lượn trên đầu mọi người. Trong tương lai của Carlton, chúng tôi đều được giải thoát khỏi công việc và học hành. Đang chờ đợi chúng tôi, sớm thôi, là một sự an nhàn tươi sáng, lý tưởng. Một cuộc sống giữa những hàng cây bên bờ sông. “Mày cảm thấy thế nào, hả nhóc?” Anh hỏi tôi. “Tuyệt,” tôi bảo anh, và đúng là thế thật. Những con bồ câu vỗ cánh phành phạch bay lên từ một cái cây trơ trụi và ngay lập tức biến đổi, chuyển mình từ thép sang bạc trong ánh tuyết lấp lánh bay. Vào lúc đó tôi biết ma túy đang có tác dụng. Mọi thứ trước mắt tôi đột nhiên trở nên rực rỡ. Làm sao mà Carlton lại biết điều này sẽ xảy ra? “Ôi,” tôi thì thào. Tay anh đặt trên vai tôi. “Thoải mái đi, Frisco,” anh nói. “Trong thế giới tươi đẹp này chẳng có gì đáng sợ cả. Có tao ở đây mà.” Tôi không sợ. Tôi chỉ đang ngạc nhiên. Cho đến lúc này tôi mới nhận ra rằng mọi thứ quả là thực. Một cành con này nằm trên sàn cẩm thạch dưới chân tôi, mang trên mình một chùm dâu tím thẫm. Đầu bị gãy của nó trầy xước, trắng bệch, trông như những thớ thịt. Những cái cây đều là vật thể sống. “Tao đây,” Carlton lặp lại, và quả thực là anh đang ở đây. Vài giờ sau, chúng tôi đã nằm ườn trên cái sofa trước ti vi, bình thường như Wally và Beav[7]. Mẹ tôi đang nấu bữa tối trong bếp. Một cái nắp vung kêu leng keng. Chúng tôi là những điệp viên. Tôi đang cố che giấu sự ngạc nhiên của mình. [7] Tên hai nhân vật chính trong bộ phim hài kịch tình huống Leave it to Beaver (Hãy để Beaver ra tay). Bố tôi đang chế tạo một cái đồng hồ quả lắc với bộ đồ nghề của ông. Ông muốn có gì đó để lại cho chúng tôi, một thứ mà chúng tôi có thể truyền lại cho nhau. Chúng tôi có thể nghe thấy tiếng ông cưa và gõ thình thịch trong tầng hầm. Tôi biết ông đang bày thứ gì trên giá cưa của mình – một hộp gỗ thô dài, trên đó ông gắn những cái gờ trang trí. Một giọt mồ hôi vương trên trán ông khi ông làm việc. Tối nay tôi đã khám phá ra khả năng có thể nhìn khắp các phòng trong cùng một lúc của mình, để biết từng chuyện đang diễn ra. Một con chuột đang gặm nhấm bên trong bức tường. Những đường dây điên cuộn lại sau lớp vữa xây, ẩn mình và kiên nhẫn như những con rắn. “Suỵt,” tôi nói với Carlton, dù anh không hề nói gì cả. Anh đang xem ti vi qua những kẽ ngón tay. Những phát súng bay vèo vèo. Những viên đạn làm bụi bốc lên mù mịt trên một bức tường bê tông. Tôi không biết bọn tôi đang xem cái gì. “Các con ơi?” Mẹ tôi gọi từ trong bếp. Tôi có thể, bằng đôi tai mới của mình, nghe tiếng bà đang dằn những khoanh thịt cho bẹt ra. “Hãy dọn bàn ăn như những công dân tốt nào,” bà gọi. “Vâng, thưa mẹ,” Carlton đáp, giả giọng hệt như lúc đang bình thường. Bố tôi đang nện búa dưới tầng hầm. Tôi có thể cảm thấy trái tim Carlton kêu tích tắc. Anh vỗ vỗ tay tôi, để đảm bảo với tôi rằng mọi thứ đều hoàn hảo. Chúng tôi dọn bàn ăn, bày biện dao thìa dĩa, gấp khăn giấy thành hình tam giác đặt một bên. Chúng tôi rất thành thạo việc này. Sau khi làm xong, tôi ngừng lại để ngắm lớp giấy dán tường trong phòng ăn: một trang trại màu hoàng kim bị chặn phía sau bởi những ngọn núi. Những đàn bò gặm cỏ, những đám mây mùa thu đổ bóng vàng. Khung cảnh này lặp lại ba lần, trên ba bức tường. “Vụt,” Carlton thì thào. “Vù… ù… ù… ù…” “Bọn mình làm có đúng không?” Tôi hỏi anh. “Bọn mình làm mọi thứ thật hoàn hảo, nhóc ạ. Mà trong đầu mày cảm thấy thế nào?” Anh gõ nhẹ lên đầu tôi. “Tuyệt vời, em nghĩ thế.” Tôi nhìn vào lớp giấy dán tường, như thể tôi đang nghĩ đến việc bước vào chúng. “Mày nghĩ thế. Mày nghĩ thế à? Mày và tao sẽ đến những hành tinh khác, nhóc ạ. Lại đây nào.” “Đến đâu?” “Đây. Lại đây.” Anh dẫn tôi đến bên cửa sổ. Bên ngoài tuyết là là bay, lấp lánh và óng ánh bạc, bên dưới những ngọn đèn đường. Những ngôi nhà trệt tích trữ sự ấm áp, tỏa ánh đèn lên lớp tuyết đọng. Đây là một con phố ở Cleveland. Đây là con phố của chúng tôi. “Mày và tao sẽ bay, nhóc ạ,” Carlton thì thầm, sát bên tai tôi. Anh mở cửa sổ. Tuyết ùa vào, lấp lánh trên thảm. “Bay nào,” anh nói, và chúng tôi bay thật. Trong một thoáng, chúng tôi vươn người về phía trước, làn gió đêm u tối phả vào mặt chúng tôi – chúng tôi nhấc thân mình lên khỏi tấm thảm len polyester màu ca cao phủ đầy tuyết khoảng hai phân rưỡi. Bí quyết để bay là đây – bạn phải hành động ngay lập tức, trước khi cơ thể bạn nhận ra rằng nó đang chống lại các định luật. Đến tận bây giờ tôi vẫn dám chắc với bạn về điều đó. Chúng tôi đều biết rằng mình đã tạm thời rời khỏi mặt đất. Điều đó không làm chúng tôi ngạc nhiên cho lắm, không hơn việc máy bay thi thoảng rơi từ trên trời xuống, hay việc chúng tôi đã luôn sống trong những căn phòng này và sẽ sớm rời chúng. Chúng tôi hạ mình xuống. Carlton chạm vào vai tôi. “Chờ đấy, Frisco,” anh nói. “Những điều kì diệu đang xảy ra. Những điều vô cùng kì diệu.” Tôi gật đầu. Anh kéo cửa sổ xuống, và nó đóng sập lại với một tiếng “xạch.” Khuôn mặt chúng tôi nhìn lại chính mình từ lớp kính tối đen, lạnh lẽo. Đằng sau chúng tôi, mẹ tôi đang thả những khoanh thịt vào chảo rán, nó phát ra tiếng kêu xèo xèo. Bố tôi đang cắm cúi với chúng tôi của ông dưới một chiếc bóng đèn có chao hình nón, sửa soạn cái hộp dài nơi ông sẽ đặt vào đó bộ máy đồng hồ, quả lắc và một cái mặt. Một chiếc máy bay kêu ù ù trên đầu chúng tôi, ẩn mình trong những đám mây. Tôi lo lắng liếc sang Carlton. Anh cười trấn an và bóp nhẹ gáy tôi. Tháng Ba. Sau mùa tuyết tan. Tôi đang đi qua nghĩa địa, nghĩ về cuộc sống vĩnh hằng của mình. Một trong những điều thú vị khi sống ở Cleveland là bất cứ hướng đi nào cũng có vẻ như dài bất tận. Tôi đã ghi nhớ bản đồ. Theo tính toán của tôi thì chúng tôi đang cách Woodstock, New York gần ba trăm năm mươi dặm. Trong một ngày mới tinh khôi như thế này, tôi đang đi về phía đông, đến nơi Carlton và tôi cất cái chai. Tôi sẽ uống trước một hớp rượu, để chúc mừng tương lai tươi sáng của mình. Khi đến nơi, tôi nghe thấy những tiếng rên khe khẽ phát ra từ sau ngôi mộ. Tôi đứng yên, cân nhắc xem mình nên làm gì. Âm thanh đó là một tiếng rên rỉ kéo dài, vút lên ở cuối, một nốt đố cao, kiểu như là “ooooooow.” Một tiếng sói hú dội ngược lại. Điều thôi thúc tôi tìm hiểu thay vì bỏ chạy chính là nhu cầu kể chuyện. Trong những câu chuyện mà anh tôi thích nhất, người ta luôn làm những việc mạo hiểm, ngốc nghếch. Tôi nhận thấy tôi có thể đi tới quyết định bằng cách nghĩ mình là nhân vật trong một câu chuyện mà Carlton đã kể. Tôi rón rén quanh sườn ngôi mộ, thận trọng như một con lửng, nép sát vào một bức tượng cẩm thạch. Tôi nhòm qua bờ vai nõn nà của bức tượng tiểu thiên sứ đó. Điều mà tôi trông thấy là hình ảnh Carlton đang nằm trên mặt đất cùng với bạn gái anh, trong một mớ hỗn độn của quần áo và da thịt trần trụi. Chiếc áo khoác có thêu hình con mắt của Carlton được vắt trên bia mộ, cứ chăm chú nhìn. Tôi khom mình đằng sau bức tượng. Tôi có thể thấy đôi cánh tay trần của cô gái và lằn xương sống quen thuộc của Carlton. Hai người họ đang cùng nhau rên rỉ trên bãi cỏ mùa đông xơ xác. Dù không nhìn rõ vẻ mặt của cô gái, nhưng tôi thấy mặt Carlton nhăn nhó và rúm ró, những đường gân cổ căng lên. Tôi chưa bao giờ nghĩ việc này lại đau đớn đến thế. Tôi cứ nhìn, cố học hỏi. Tôi bám vào đôi cánh lạnh lẽo của tiểu thiên sứ. Không lâu sau, Carlton nhìn thấy tôi. Mắt anh ngước vội lên đầy kích động, và thứ mà chúng tôi bắt gặp là cái đầu nhỏ bé của em trai anh, đang nhô lên bên cạnh đầu của một tiểu thiên sứ. Mắt chúng tôi giao nhau và mất một thoáng để cùng quyết định. Cô gái vẫn bám chặt tấm lưng gầy gò của Carlton. Anh quyết định mỉm cười với tôi. Anh quyết định nháy mắt. Tôi chạy khỏi đó nhanh đến mức làm xới tung cả những mảng đất còn dính cỏ. Tôi luồn lách giữa những tấm bia mộ, vọt qua con mương, nhảy qua hàng rào vào địa phận của mảnh sân sau nhà tôi, nơi đặt cái bàn ngoài trời và cái ghế đu. Trong cái nháy mắt ấy ẩn chứa điều gì đó. Tim tôi đập nhanh như tim của một con chim sẻ. Tôi vào bếp và thấy mẹ tôi đang rửa hoa quả. Bà hỏi tôi có chuyện gì thế. Tôi bảo bà là không có chuyện gì cả. Chẳng có gì hết. Bà thở dài phía trên quả táo đang rửa dở. Những tấm rèm khoe họa tiết hình những ấm trà màu xanh dương. Mẹ tôi cọ quả táo bằng một cái bàn chải. Bà tin rằng vỏ của chúng phủ toàn chất độc. “Carlton đâu?” Bà hỏi. “Con không biết,” tôi đáp. “Bobby?” “Sao ạ?” “Thực sự thì có chuyện gì thế?” “Chẳng có gì,” tôi nói. Tim tôi đập với tốc độ như của một con chim ruồi, thình thịch hơn mức bình thường. “Mẹ nghĩ là có chuyện gì đó đấy. Trả lời mẹ một câu nhé?” “Vâng.” “Anh con đang nghiện ma túy à?” Tôi thấy nhẹ nhõm đôi chút. Chỉ là ma túy thôi. Tôi biết vì sao bà lại hỏi thế. Gần đây những chiếc xe cảnh sát cứ lượn lờ quanh nhà chúng tôi như lũ cá mập. Họ dừng lại, ghi chép rồi lướt đi. Họ đang đàn áp thẳng tay quanh khu. Mà trong vùng này thì Carlton lại vô cùng nổi tiếng. “Không đâu,” tôi bảo bà. Bà quay mặt về phía tôi, một tay cầm bàn chải, tay kia cầm quả táo. “Con sẽ không nói dối mẹ chứ?” Bà biết có chuyện gì đó đang xảy ra. Bà rất nhạy cảm với những vấn đề trong nhà. Bà có thể cảm thấy bụi bám trên mặt bàn và sữa bắt đầu chua trong tủ lạnh. “Không ạ,” tôi nói. “Có chuyện gì đó mà,” bà thở dài. Bà là một phụ nữ nhỏ bé, tháo vát, lúc nào cũng nheo mắt khi nhìn vào mọi vật. Bà lớn lên trong một trang trại ở Wisconsin, trải qua thời hoa niên với việc chăm chút những luống đậu và lo lắng về tiết trời mưa nắng. Bà vẫn đang cố gắng vượt qua thói quen hay trông đợi những điều nhỏ nhặt của mình. Tôi ra khỏi bếp, vờ như đột nhiên quan tâm đến con mèo. Mẹ tôi theo sau, vẫn cầm cái bàn chải. Bà định cọ sự thật ra từ người tôi. Tôi đi theo con mèo, sau cái đuôi màu đen dựng đứng và lỗ hậu môn hồng hồng của nó. “Đừng có bỏ đi khi mẹ đang nói chuyện với con,” mẹ tôi nói. Tôi vẫn tiếp tục bước, để xem mình có thể đi được bao xa, miệng gọi: “Miu miu miu.” Ở hành lang trước, cái đồng hồ tự làm của bố tôi điểm nửa tiếng. Tôi đi về phía chiếc đồng hồ. Khi tôi bước đến chỗ cây đa búp đỏ thì bà túm được tôi. “Mẹ đã bảo là con không được bỏ đi,” bà nói và dùng cái bàn chải đập cho tôi một phát đau điếng. Bà nắm lấy tai tôi và véo nó. Con mèo chuồn đi nhanh như một nốt nhạc đen. Tôi đứng lại một phút, để bà biết là tôi đã nghe thấy lời bà. Rồi tôi tiếp tục bước. Bà lại đánh tôi, lần này là vào sau đầu, đủ mạnh để khiến mắt tôi hoa lên. “Mày có dừng lại không?” Bà quát lên. Tuy nhiên, tôi vẫn cứ đi. Ngôi nhà của chúng tôi chạy từ tây sang đông. Với mỗi bước đi, tôi tiến đến gần trang trại Yasgur[8] hơn. [8] Nơi diễn ra đại học hội Woodstock. Carlton huýt sáo khi về nhà. Mẹ tôi coi anh như một vị khách trọ ở quá lâu. Anh không để ý. Anh đang đắm chìm trong sự lạc quan. Anh vỗ vỗ má bà và gọi bà là “Giáo sư.” Anh coi bà như một người hiền lành, và quả thực là thế. Bà không bao giờ đánh Carlton. Bà chịu đựng anh như kiểu những cô gái ở nông trại chịu đựng một con quạ đạo chích, với sự miễn cưỡng quá lâu và vô tận đến mức nó gần giống như là sự tôn sùng. Bà đưa anh một quả táo đã được cọ rửa, và bảo anh bà sẽ làm gì nếu anh để lại vết bẩn trên thảm. Tôi đang đợi trong phòng chúng tôi. Anh mang về cả mùi nghĩa địa, lớp tuyết cũ và những nhành lá thông ướt đẫm. Anh đảo mắt về phía tôi, miệng gặm một miếng táo, “Có chuyện gì sao, hả Frisco?” Anh hỏi. Tôi nằm vắt vẻo trên giường, cố thổi chiếc kèn harmonica theo một điệu nhạc của Dylan[9]. Tôi vẫn luôn cho rằng mình có thể tỏ ra khôn ngoan. Tôi trao cho Carlton một cái gật đầu hình thức. [9] Bob Dylan (sinh ngày 24 tháng 5 năm 1941): ca sĩ, nhạc sĩ người Mỹ có tầm ảnh hưởng lớn tới âm nhạc đại chúng trong năm thập kỉ qua, nổi tiếng với những bài hát chống chiến tranh và ủng hộ nhân quyền. Anh thả người xuống giường của anh. Tôi có thể thấy một bông nghệ tây nát bấy, bông đầu tiên trong năm, đang dính ở đế giày cao su màu đen của anh. “Chà, Frisco,” anh nói. “Hôm nay mày quả thực là một người đàn ông.” Tôi lại gật đầu. Tất cả chỉ có thế thôi sao? “Chà,” Carlton nói. Anh cười, hài lòng với bản thân và vạn vật trên đời. “Điều đó thật tuyệt.” Tôi thổi một đoạn mà mình thạo trong bài Blowin’ in the wind. Carlton nói: “Mày biết không, khi tao thấy mày ở đó rình mò bọn tao, tao đã thầm nghĩ, phải. Giờ mình đang thực sự ở đây. Mày hiểu tao nói gì không?” Anh vung vẩy cái lõi táo. “Có,” tôi nói. “Frisco ạ, đây là lần đầu tiên tao và con bé làm chuyện đó. Ý tao là, bọn tao đã nói chuyện. Nhưng cuối cùng khi bọn tao bắt đầu làm thế thì mày xuất hiện. Em trai tao. Như mày đã biết đấy.” Tôi gật đầu, và lần này là thật. Chuyện đã xảy ra là một cuộc phiêu lưu mà chúng tôi có cùng nhau. Đúng vậy. Câu chuyện đang bắt đầu có ý nghĩa. “Ôi, Frisco,” Carlton nói. “Tao cũng sẽ kiếm cho mày một con bé. Mày cũng lên chín rồi. Mày trong trắng cũng khá lâu rồi đấy.” “Thật không?” Tôi hỏi. “Nhóc ạ. Bọn tao sẽ kiếm cho mày một con bé lớp sáu, một đứa có ít nhiều kinh nghiệm. Chúng ta sẽ cùng phê ma túy và làm chuyện đó dưới những gốc cây trong nghĩa địa. Tao muốn có mặt trong lần đầu tiên của mày, nhóc ạ. Mày sẽ cần một người anh trai ở đó.” Tôi định hỏi, làm ra vẻ ngẫu nhiên nhất có thể, về mối liên hệ giữa tình yêu và nỗi đau thể xác, thì giọng mẹ tôi vang lên trong căn phòng. “Biết ngay mày sẽ làm thế mà,” bà thét lên. “Mày để dây hết bùn lên thảm rồi kia kìa.” Tiếp theo là một rắc rối gia đình. Mẹ tôi bắt bố tôi, người cùng đến và đứng ơ cửa với bà, nhìn những vết tích trên sàn. Trước đây ông là một người đàn ông điển trai. Đến nay khuôn mặt ông đã trở nên mệt mỏi do phải chịu đựng quá nhiều. Gần đây ông đang thích làm đỏm – với một chòm râu dê và đôi giày da dê. Mẹ tôi chỉ những vết bùn hình bán nguyệt dây suốt từ cửa đến tận giường Carlton. Thủ phạm đang đung đưa phía trên chân giường, lấm bùn với vẻ khiêu khích, đôi bàn chân tội lỗi của Carlton vẫn xỏ trong chúng. “Anh thấy không?” Bà nói. “Anh có thấy nó coi em ra gì không?” TỔ ẤM NƠI TẬN CÙNG THẾ GIỚI Michael Cunningham www.dtv-ebook.com Chương 1+5 Bố tôi, một người biết điều, bảo Carlton nên lau nó đi. Mẹ tôi thấy hành động đó là không đủ. Bà muốn Carlton ngay từ đầu đã không làm thế. “Em đã không đòi hỏi gì nhiều,” bà nói. “Em không hỏi xem nó đi đâu. Em không hỏi tại sao cảnh sát lại đột nhiên để ý đến ngôi nhà của chúng ta. Em chỉ yêu cầu nó đừng làm dây bùn lên sàn nhà. Chỉ thế thôi.” Bà gườm gườm nhìn chúng tôi, ánh mắt giận dữ đầy phẫn nộ. “Con nên lau nó ngay đi,” bố tôi bảo Carlton. “Và chỉ thế thôi sao?” Mẹ tôi nói. “Nó lau dọn chỗ bẩn đó, rồi được tha thứ à?” “Thế em muốn nó làm gì nào? Liếm chỗ bẩn đó hả?” “Em muốn nó phải biết để ý,” bà nói, bất lực quay sang tôi. “Đó là những gì em muốn.” Tôi nhún vai, bối rối. Tôi thông cảm với mẹ tôi, nhưng không đứng về phía bà. “Được rồi,” bà nói. “Từ nay tôi sẽ không bận tâm đến việc lau dọn nhà cửa nữa. Tôi sẽ để lũ đàn ông các người làm việc đó. Tôi sẽ ngồi xem ti vi và quăng vỏ kẹo xuống sàn nhà.” Bà đùng đùng bỏ đi, lướt qua không khí như một lưỡi dao. Trên đường ra khỏi phòng, bà cầm cái lọ đựng bút chì lên, ngắm nghía nó rồi ném hết đống bút chì lên sàn. Chúng rơi xuống như những quẻ bói, theo từng cặp và từng mẫu chéo nhau. Bố tôi theo sau, gọi tên bà. Tên bà là Isabel. Chúng tôi có thể nghe thấy họ đi về phía bên kia căn nhà, bố tôi gọi: “Isabel, Isabel, Isabel,” trong khi mẹ tôi, thỏa mãn với hình ảnh của những cái bút chì quăng thêm vài thứ khác xuống sàn nhà. “Em hi vọng mẹ sẽ không đập ti vi,” tôi nói. “Mẹ sẽ làm những gì mẹ cần làm,” Carlton bảo tôi. “Em ghét mẹ,” tôi nói. Tôi không chắc mình có thật sự ghét mẹ không. Tôi chỉ muốn thử xem âm thanh của ba từ đó được phát ra như thế nào, để xem liệu có đúng là thế không. “Mẹ liều lĩnh hơn bất cứ ai trong nhà mình đấy, Frisco ạ,” anh nói. “Mày nên cẩn thận khi nói gì đó về mẹ.” Tôi im lặng. Rồi tôi nhanh chóng nhổm dậy và bắt đầu thu nhặt bút chì, vì tôi thích làm thế hơn là nằm một chỗ, cố gắng theo kịp sự thay đổi của lòng trung thành. Carlton đi lấy một miếng bọt biển và kì cọ những vết bùn. “Mày làm bẩn thảm thì mày phải lau nó,” anh nói. “Đơn giản thế thôi.” Thời điểm dành cho tất cả những câu hỏi của tôi về tình yêu đã trôi qua, và tôi không ngớ ngẩn đến mức cố khơi lại chủ đề ấy. Tôi biết rồi thời điểm đó sẽ lại xuất hiện. Tôi buộc bút chì thành một bó gọn gàng. Mẹ tôi vẫn đang nổi cơn thịnh nộ khắp nhà. Sau đó, khi bà đã ném chán đồ đạc và ba người chúng tôi đều nhặt lên hết, tôi nằm trên giường ngẫm nghĩ. Carlton đang nói chuyện điện thoại với bạn gái, thì thà thì thào. Mẹ tôi, đã bình tĩnh lại nhưng vẫn còn nguy hiểm, đang nấu bữa tối. Bà hát trong khi nấu ăn, vài điệu nhạc buồn tẻ hồi những năm bốn mươi chắc đã phổ biến ở khắp các phòng trà khi chiếc máy bay chở người chồng đầu tiên của bà rơi xuống Thái Bình Dương. Bố tôi thổi kèn clarinet dưới tầng hầm. Đó là nơi ông đến để luyện tập, giữa đống đồ nghề làm mộc của mình, với những cái búa và dùi được treo gọn gàng và hắt ra những cái bóng quá cỡ nhờ ánh sáng phát ra từ chiếc bóng đèn duy nhất. Nếu tôi áp tai xuống sàn, tôi có thể nghe thấy tiếng ông thổi kèn, một âm thanh trầm trầm kéo dài như tiếng rên của mèo đực. Tôi thấy thoải mái kì lạ khi áp tai lên thảm và nghe tiếng nhạc của bố tôi len lỏi qua những tấm ván lát sàn. Nằm áp tai trên sàn, tôi hòa theo với tiếng harmonica của mình. Mùa xuân đó, bố mẹ tôi tổ chức một bữa tiệc để chào mừng mặt trời quay trở lại. Chúng tôi đã trải qua một mùa đông dài khắc nghiệt và giờ đây những bông cúc dại đầu tiên đang nhú lên trên những thảm cỏ và giữa những ngôi mộ. Những bữa tiệc của bố mẹ tôi là những dịp trang trọng. Bạn bè họ, tất cả đều là giáo viên trung học, mang đến những bình rượu và những cây guitar. Họ là những người tân tiến ở Ohio. Dù họ đang có việc làm và trả tiền nợ thế chấp đúng hạn, nhưng họ vẫn coi mình là những con người hoạt động độc lập trong một nhiệm vụ gián điệp. Họ đồng ý đóng giả các giáo viên cho đến khi nào họ bắt tay vào việc viết tiểu thuyết, hoàn thành những bài luận văn, hoặc tiết kiệm đủ tiền để được tự do. Carlton và tôi là những người phục vụ. Chúng tôi cầm áo khoác cho họ, mang đồ uống đến. Chúng tôi vẫn làm thế tại mỗi buổi tiệc từ khi chúng tôi còn nhỏ, với vai trò của một người đồng sự, do sự phát triển sớm của chúng tôi. Chúng tôi làm việc này rất thành thạo. Một phụ nữ tô son đẫy đà, người đã cống hiến tuổi xuân của mình cho môn Toán lớp chín, đã gọi tôi là Chàng trai lý tưởng. Một trợ lý phó hiệu trưởng đội chiếc mũ lông Nga hỏi chúng tôi liệu chúng tôi định bầu cho Đảng Dân chủ hay Đảng Xã hội. Do đã lén hớp mấy ngụm rượu nên tôi cũng ngà ngà say. Tuy nhiên, độ ổn định của buổi tối đã bị phá vỡ khi bữa tiệc mới đi được một nửa, vì vài người bạn của Carlton. Họ gõ cửa và tôi đến mở, hồi hộp như một chuyên gia cải trang, chờ xem ai sẽ bước lên tiếp theo và tin sái cổ rằng tôi là một đứa trẻ chín tuổi ngoan ngoãn, tỉnh táo. Tôi cứ ngỡ sẽ bắt gặp những anh chàng còn non nớt, nhưng hóa ra tôi chỉ thấy một đám thanh niên ngoài vòng pháp luật, đi giày khủng bố và đầu tóc rối bù. Bạn gái của Carlton đứng đằng trước, trong một bộ đồ gần như được làm hoàn toàn bằng lụa. “Chào, Bobby,” chị tự tin nói. Chị là người New York và khôn ngoan hơn hẳn người địa phương. “Chào,” tôi nói. Tôi để họ vào hết dù có một sự thôi thúc trái ngược là khóa cửa lại và gọi cho cảnh sát. Có ba nữ và bốn nam. Họ đi qua tôi trong quầng khói ma túy và đưa ra những lời chào ranh mãnh. Những gì họ làm là xâm nhập vào buổi tiệc. Carlton đang đứng ở phía bên kia căn phòng huyên náo, chọn đĩa nhạc tiếp theo, và bạn gái anh rẽ đám đông đi thẳng về phía anh. Chị có vóc người và dáng đi lả lướt uyển chuyển mà vài người cho là đẹp. Chị đi qua căn phòng đó như thể chị được cử đến để dạy cho toàn bữa tiệc một bài học. Khuôn mặt Carlton gợi cho tôi biết rằng chuyện này đã được tính toán trước. Mẹ tôi hỏi xem chuyện gì đang diễn ra. Bà đang mặc cái váy dài hở vai màu đỏ sẫm. Khi bà chưng diện, bạn có thể thấy bà đẹp như thế nào, hay đúng hơn là bà đã từng đẹp đến mức nào. Carlton được thừa hưởng vẻ đẹp đó của bà. Còn tôi lại mang khuôn mặt của bố tôi. Carlton nói qua loa gì đó. Dù mẹ tôi không đồng tình lắm, nhưng những kẻ xâm nhập vẫn được phép ở lại. Một người trong số họ, một anh chàng có kiểu tóc và mặc đồ da rất giống Eddie Haskell[10], bảo bà rằng trông bà rất đẹp. Bà rất vui khi nghe thấy thế. [10] Tên một nhân vật trong phim Leave it to Beaver, một cậu bé mồm mép. Vì vậy những kẻ ngoài vòng pháp luật, được gia chủ cho phép, bắt đầu trà trộn vào. Tôi đến bên Carlton, phía không có bạn gái anh. Tôi muốn nói điều gì đó châm biếm và láu lỉnh, điều gì đó sẽ tách tôi và Carlton ra khỏi những người khác trong phòng. Tôi có thể cảm thấy lời bình luận đó hình thành trong đầu mình, nhưng vì chỉ là một đứa trẻ chín tuổi ngà ngà say, tôi không thể thốt ra được. Điều mà tôi nói lại là: “Ôi, chết tiệt.” Bạn gái Carlton cười nhạo tôi. Chị coi việc một cậu bé nói từ “chết tiệt” thật buồn cười. Tôi muốn bảo chị rằng tôi đã phát hiện ra điều gì ở chị, nhưng tôi mới chín tuổi và đã uống ba phần tư ly cocktail Tom Collins. Ngay cả khi không say, tôi cũng chỉ có thể mơ tưởng đến tài ăn nói sắc sảo. “Chờ chút, Frisco,” Carlton bảo tôi. “Nó sẽ biến thành một bữa tiệc thực sự cho mà xem.” Qua ánh sáng ngời lên trong mắt anh, tôi có thể thấy được chuyện gì đang diễn ra. Anh đã sắp xếp một cuộc xem mặt giữa bạn bè của bố mẹ tôi và các bạn của anh ấy. Đó là một bước tiến của Woodstock – anh đang mưu đồ một tương lai mà ở đó người lớn và thanh niên bằng vai phải lứa với nhau. Tôi đồng ý chờ và đi vào bếp, hi vọng có thể lén nhấp mấy ngụm gin. Tôi thấy bố tôi đang dựa vào tủ lạnh. Một hàng nam châm hình bươm bướm dập dờn quanh đầu ông. “Con có thích bữa tiệc này không?” Ông hỏi, vuốt ve chòm râu dê. Ông vẫn quen với việc mình là một người đàn ông để râu. “Có ạ.” “Bố cũng thế,” ông buồn bã nói. Ông không bao giờ muốn làm giáo viên dạy nhạc ở trường trung học. Vấn đề tiền bạc đã buộc ông phải làm thế. “Con nghĩ loại nhạc này thế nào?” Ông hỏi. Carlton đã đặt đĩa của Stone[11] vào máy quay đĩa. Mick Jagger[12]đang hát 19th nervous breakdown. Bố tôi dang rộng đôi tay, như thể bao gồm cả căn phòng, bữa tiệc và toàn bộ ngôi nhà – bất cứ thứ gì mà âm nhạc lan tỏa đến. [11] Tên gọi tắt của The Rolling Stones, ban nhạc rock nổi tiếng của Anh thành lập năm 1962. [12] Mick Jagger (sinh ngày 26 tháng 7 năm 1943): ca sĩ chính của the Rolling Stones. “Con thích nó,” tôi nói. “Bố cũng thế.” Ông lấy ngón tay khuấy khuấy ly rượu rồi đưa lên miệng mút. “Con rất thích nó,” tôi nói, to hơn mức bình thường. Ở bố tôi có vẻ gì đó khiến tôi phải cao giọng. Tôi muốn túm lấy một nắm âm nhạc trong không khí và nhét vào mồm mình. “Bố không chắc mình có thể nói là rất thích nó không,” ông nói. “Bố không dám chắc. Bố chỉ muốn nói là bố thích cái hướng đi của nó. Bố muốn nói rằng nếu âm nhạc phát triển theo hướng này, bố sẽ không cản trở nó.” “Vâng,” tôi nói. Tôi bồn chồn muốn quay lại bữa tiệc, nhưng không muốn làm tổn thương cảm giác của bố tôi. Nếu ông cảm thấy mình đang bị né tránh, ông có thể đưa ra một loạt những lời biện bạch còn khủng khiếp hơn cả cơn thịnh nộ của mẹ tôi. “Bố nghĩ có thể bố đã quá khắc nghiệt với học sinh của bố,” bố tôi nói. “Có lẽ qua mùa hè các con có thể dạy bố chút gì đó về loại nhạc mà mọi người đang nghe ngày nay.” “Chắc chắn rồi,” tôi nói lớn. Chúng tôi mất một phút mới nói tiếp được. “Các con vui chứ?” Ông hỏi. “Các con có thích bữa tiệc này không?” “Chúng con rất vui,” tôi nói. “Bố nghĩ các con đều vui. Bố cũng thế.” Lúc đó tôi chỉ còn cách cửa một bước nhảy. Tôi hét tướng lên: “Thôi, tạm biệt bố,” và quay trở lại bữa tiệc. Chuyện gì đó đã xảy ra khi tôi tạm thời vắng mặt. Bữa tiệc đã bắt đầu sôi nổi. Hãy gọi nó là một biến cố của lịch sử và thời tiết. Bạn bè của Carlton đang cư xử đúng mực, và bạn bè của bố mẹ tôi đã quyết định từ bỏ vài nghi lễ truyền thống với rượu vang và nhạc dân gian của họ, để xem họ có thể học được gì mới. Carlton đang khiêu vũ với vợ của một phó hiệu trưởng. Còn anh bạn Frank của Carlton, với khuôn mặt già trước tuổi và chỉ số IQ dưới mức sáu mươi, thì khiêu vũ với mẹ tôi. Tôi nhận thấy bố tôi đã theo tôi ra khỏi bếp. Tôi mời bà giáo dạy môn Toán có đôi môi màu hoa vân anh nhảy. Bà quá đỗi vui sướng. Bà to lớn và duyên dáng như một cái xe diễu hành, và tôi dễ dàng lèo lái bà vào giữa. Mẹ tôi, người nổi tiếng ở trường vì kỉ luật Sicily, nhảy với vẻ phóng túng khiến tất cả mọi người đều ngạc nhiên. Không ai có thể bàn cãi gì về vẻ đẹp của bà. Đêm càng lúc càng khuya. Một sự cuồng nhiệt bắt đầu. Carlton đưa thêm nhiều đĩa nhạc mới vào máy quay đĩa – Janis Joplin[13] the Doors[14], the Dead[15]. Tương lai tươi sáng đang trải ra trước mắt mọi người, với vô vàn cơ hội có thêm nhiều đêm nữa y hệt như thế này. Ngay cả bố tôi cũng bị ép phải khiêu vũ, động tác của ông trông như một con chim không biết bay, vỗ vỗ cánh tay và cái bụng phệ. Tuy nhiên, dù gì thì ông cũng đã nhảy. Mẹ tôi tặng cho ông một nụ hôn. [13] Janis Joplin (1943-1970): nữ ca sĩ, nhạc sĩ người Mỹ, nổi tiếng trong thập niên 1960. [14] Ban nhạc rock của Mỹ thành lập năm 1965 tại Los Angeles, California. [15] Tên gọi tắt của Greatful Dead, ban nhạc rock của Mỹ thành lập năm 1965, nổi tiếng với phong cách độc đáo. Cuối cùng, tôi ngủ gật trên sofa, sảng khoái dưới tác dụng của rượu. Tôi đang mơ thấy mình bay lượn thì mẹ tôi đến và chạm vào tôi. Tôi mỉm cười trước khuôn mặt hoan hỉ đỏ bừng của bà. “Đã quá giờ ngủ của con rồi đấy,” bà nói, rất dịu dàng. Tôi gật đầu. Tôi không thể chối bỏ sự thật. Bà vẫn cứ đẩy vai tôi. Phải mất một lúc tôi mới hiểu ra rằng bà thực sự muốn tôi rời khỏi bữa tiệc và đi ngủ. “Không đâu,” tôi bảo bà. “Có đấy,” bà cười. “Không,” tôi thân mật nói, thăm dò. Người mẹ mới mẻ này biết khiêu vũ và tán tỉnh. Ai biết bà còn có thể cho phép những gì? “Có.” Giọng bà không còn nhẹ nhàng nữa. Bà thực sự nghiêm túc, như lúc bình thường. Tôi đi khỏi đó và lần này không nói năng gì. Tôi vừa tròn chín tuổi và trốn tránh giờ đi ngủ như thể trốn tránh cái chết. Tôi chạy về phía Carlton để mong được che chở. Anh đang cười với bạn gái, một lọn tóc cong cong ướt đẫm mồ hôi dính trên trán anh. Tôi lao về phía anh, mạnh đến nỗi suýt nữa làm anh ngã nhào. “Chao ôi, Frisco,” anh nói. Anh xốc nách tôi lên và quay tôi nửa vòng. Mẹ tôi túm lấy gáy tôi theo kiểu nhà nông thứ thiệt, giằng tôi ra khỏi tay anh và đặt tôi xuống. “Chúc mọi người ngủ ngon đi, Bobby,” bà nói. Rồi bà thêm vào, vì sự có mặt của bạn gái Carlton. “Đáng lẽ nó phải ngủ trừ trước khi bữa tiệc bắt đầu cơ.” “Không,” tôi hét lên. Tôi vùng vẫy cố thoát ra, tay mẹ tôi kẹp tôi chặt đến nỗi bà có thể làm vỡ được vỏ quả hồ đào. Bạn gái Carlton hất tóc và nói: “Chúc ngủ ngon, nhóc.” Chị nở một nụ cười đắc thắng. Chị vuốt lại lọn tóc lòa xòa vương trên trán Carlton. “Không,” tôi lại thét lên. Cái cách chị chạm vào tóc anh ẩn chứa điều gì đó. Mẹ tôi gọi bố tôi đến, ông xốc tôi lên và mang tôi ra khỏi phòng, giữ tôi như thể tôi là một quả bom chưa nổ. Trước khi tôi bị mang đi, mắt tôi bắt gặp mắt Carlton. Anh nhún vai và nói: “Chúc ngủ ngon, nhóc.” Bố tôi đẩy tôi ra, tôi gan lì cưỡng lại. Rồi tôi vùng vằng bỏ đi, tức đến nỗi không khóc nổi, miệng lòng thòng một sợi nước dãi nhơ nhớp như của những đứa trẻ hư. Sau đó tôi nằm một mình trên chiếc giường chật hẹp, cảm thấy tiếng nhạc ngân nga trong những chiếc lò xo xoắn của tấm đệm. Cuộc sống đang hé mở ngay ngoài kia, trong căn nhà của chúng tôi. Mọi người đang thay đổi. Đến ngày mai, sẽ không còn ai giống hệt như trước nữa. Sao họ nỡ để tôi bỏ lỡ nó? Tôi nghĩ về việc trả đũa bố mẹ tôi, đặc biệt là Carlton. Anh là người có thể cứu tôi lúc đó. Đáng lẽ anh phải đứng về phía tôi. Điều mà tôi không thể tha thứ là cái nhún vai của anh, và ánh mắt bình thản khi nói: “Chúc ngủ ngon, nhóc.” Anh đã gia nhập vào thế giới người lớn. Anh đã biến mình thành lớn hơn, và tạo thêm khoảng cách với tôi. Khi the Doors thình lình chơi bản Strange days, tôi mong sẽ có điều gì đó khủng khiếp xảy ra với anh. Tôi tự nhủ với bản thân mình như thế. Khoảng nửa đêm, Frank ngốc nghếch tuyên bố anh ta vừa trông thấy một cái đĩa bay lượn lờ phía trên sân sau. Tôi có thể nghe thấy giọng nói trầm trầm thích thú của anh ta lan khắp phòng tôi. Anh ta nói nó như một đám mây rực rỡ lấp lánh. Tôi nghe tiếng một nửa số người trong bữa tiệc chen lấn xô đẩy nhau qua cánh cửa kính trượt. Lúc đó mọi người đều quá cuồng nhiệt đến mức họ tin là sẽ nhìn thấy một chiếc đĩa may thật. Một bữa tiệc náo nhiệt như thế theo logic sẽ thu hút được một niềm hân hoan đáp lại từ phía bên kia những vì sao. Tôi ra khỏi giường và rón rén đi trên hành lang. Tôi sẽ không để lỡ vị khách ngoài hành tinh nào, bất chấp cái giá là sự phẫn nộ của mẹ tôi hay sự thất vọng của bố tôi. Tuy nhiên, tôi dừng lại phía cuối hành lang, xấu hổ trong bộ đồ pyjama. Nếu thực sự có người ngoài hành tinh, họ sẽ nghĩ tôi là người kém cỏi nhất trong ngôi nhà này. Khi tôi đang do dự không biết có nên quay lại phòng để thay đồ không khi mọi người lục tục trở vào trong nhà, nói rằng họ đã bị đánh lừa bởi sương mù và một chiếc máy bay. Mọi người lại tiếp tục nhảy nhót. Chắc Carlton đã nhảy qua hàng rào phía sau. Có lẽ anh muốn ở đó một mình, đơn độc, phòng khi họ quyết định mang ai đó theo họ. Một vài đêm sau đó, tôi thường đi ra ngoài và đứng tại nơi mà có lẽ anh đã đứng. Phía bên kia con mương, nước sông đang dâng lên vì tuyết tan, nghĩa địa lập lòe như một thành phố chết. Mặt trăng tròn vành vạnh. Tôi đi loanh quanh như Carlton có lẽ đã từng, bị thôi miên bởi thứ ánh sáng bàng bạc trên những tấm bia mộ, bức tượng thiên thần màu trắng đang giơ tay lên phía bên kia con sông. Theo bố mẹ tôi, điều khó hiểu là tại sao anh lại chạy trở vào nhà nhanh hết sức như vậy. Có lẽ thứ gì đó ở nghĩa địa đã làm anh hoảng sợ, chắc là anh cần phải thoát khỏi bùa phép của nó. Nhưng tôi nghĩ có lẽ đúng hơn là sau khi lấy lại được bình tĩnh, anh đã nôn nóng quay lại với mọi người và âm nhạc, với sự sôi động, náo nhiệt của cuộc sống đang tiếp diễn. Ai đó đã đóng cánh cửa kính trượt. Bạn gái của Carlton thờ ơ nhìn ra ngoài, tiếp xúc với bóng phản chiếu của chính mình. Tôi cũng nhìn. Carlton đang chạy về phía ngôi nhà. Tôi do dự. Rồi tôi nhận thấy anh có thể sẽ bị vỡ mũi. Nó sẽ là một trò hay với anh. Tôi cứ để anh chạy tới. Bạn gái anh thấy anh qua hình ảnh phản chiếu của chị, bắt đầu thét lên lời cảnh báo ngay khi Carlton va vào kính. Đó là một tiếng nổ. Những mảnh kính lấp lánh văng khắp phòng. Tôi nghĩ nó khiến anh thấy ngạc nhiên hơn là đau đớn, như thể lao mình từ trên cao xuống nước vậy. Anh đứng chớp chớp mắt một lúc. Bữa tiệc ngừng hẳn lại, ai cũng nhìn chằm chằm, xác định xem chuyện gì đang xảy ra. Bob Dylan đang hát Just like a woman. Carlton tò mò giơ tay lên để nhổ một mảnh kính vỡ đang găm vào cổ, và lúc đó máu bắt đầu tứa ra. Nó tuôn xối xả. Mẹ tôi hét lên. Carton bước về phía vòng tay của bạn gái anh và hai người họ cùng ngã xuống. Mẹ tôi lao tới, phủ phục lên hai người. Mọi người hét lên những kinh nghiệm xử lý tai nạn của họ. Đừng nhấc thằng bé lên. Hãy gọi xe cứu thương. Tôi đứng ở hành lang quan sát. Máu của Carlton tứa ra, thấm xuống thảm, bắn lên quần áo của mọi người. Bố mẹ tôi đều cố dùng tay bịt vết thương của anh, nhưng máu vẫn rỉ ra qua các kẽ tay. Carlton trông ngơ ngác hơn bao giờ hết, như thể anh không theo kịp diễn biến của sự việc này. “Sẽ ổn thôi,” bố tôi bảo anh, cố cầm máu cho anh. “Sẽ ổn thôi, đừng cử động, sẽ ổn thôi.” Carlton gật đầu và nắm lấy tay bố tôi. Mắt anh lóe lên một tia kinh ngạc. Mẹ tôi hét lên: “Không ai làm gì sao?” Máu chảy ra từ người Carlton trở nên thẫm hơn, gần như đen sì. Tôi đứng nhìn. Bố tôi cố giữ lấy cổ Carlton trong khi anh vẫn cố nắm tay ông. Tóc mẹ tôi nhuốm máu. Máu chảy xuống mặt bà. Bạn gái Carlton ôm anh vào lòng, vuốt ve tóc anh, thì thầm vào tai anh. Anh mất khi xe cấp cứu vừa tới. Bạn có thể thấy sự sống cạn kiệt dần trong anh. Khi khuôn mặt anh ngày càng nhợt nhạt, mẹ tôi đã khóc ầm lên. Một phần linh hồn bà bay đi, than khóc khắp căn nhà, nơi nó sẽ mãi mãi thét gào và cuồng nộ. Tôi cảm thấy mẹ tôi đi qua tôi trên đường bà ra ngoài. Bà che chở thi thể Carlton bằng chính tấm thân mình. Anh được chôn ở nghĩa địa sau nhà. Nhiều năm trôi qua – chúng tôi đang sống ở tương lai, và hóa ra nó rất khác so với những gì chúng tôi đã dự định. Mẹ tôi đã tạo nên một cuộc sống tách biệt của riêng bà đằng sau cánh cửa phòng khách. Bố tôi khe khẽ gửi lời chào về phía cửa mỗi khi ông đi qua đó. Một đêm tháng Tư, gần một năm sau ngày xảy ra tai nạn của Carlton, tôi nghe tiếng những bước chân thận trọng đang di chuyển trên sàn phòng khách lúc đã quá nửa đêm. Tôi hăm hở chạy ra, nghĩ đến những hồn ma, nhưng chỉ thấy bố tôi trong bộ pyjama màu bướm đêm. Ông do dự nhìn vào khoảng không tối đen trước mặt. “Bố ơi,” tôi gọi từ ngưỡng cửa. Ông nhìn về phía tôi. “Ơi?” “Là con. Bobby đây.” “Ồ, Bobby à,” ông nói. “Con đang làm gì thế, hả con trai?” “Con chẳng làm gì cả,” tôi bảo ông. “Bố ơi?” “Sao vậy con trai?” “Có lẽ bố nên đi ngủ đi. Được không ạ?” “Có lẽ thế,” ông nói. “Bố chỉ định ra ngoài này để uống nước thôi, nhưng có vẻ bố đã đi loanh quanh trong bóng tối. Đúng, có lẽ bố nên làm theo lời con bảo.” Tôi cầm tay ông và dẫn ông đi dọc hành lang về phòng ông. Chiếc đồng hồ quả lắc điểm mười lăm phút. “Xin lỗi,” bố tôi nói. Tôi đưa ông lên giường. “Thế,” tôi nói. “Được chưa ạ?” “Tuyệt. Không thể tốt hơn.” “Vâng. Chúc bố ngủ ngon.” “Chúc con ngủ ngon. Bobby này?” “Dạ?” “Con ở lại một phút được không?” Ông nói. “Bố con mình có thể nói chuyện. Con thấy thế nào?” “Được ạ,” tôi nói. Tôi ngồi bên mép đệm. Chiếc đồng hồ cạnh giường ông kêu tích tắc từng phút. Tôi có thể nghe thấy tiếng thở khó nhọc của ông. Quanh căn nhà, màn đêm Ohio rộn lên tiếng côn trùng râm ran, rả rích. Ngón tay màu xám nhỏ bé trên bia mộ của Carlton nhô lên giữa những ngôi mộ khác, trong tầm nhìn của đôi mắt trắng trống rỗng của bức tượng thiên thần. Phía trên đầu chúng tôi, những chiếc máy bay và vệ tinh cứ nhấp nha nhấp nháy. Ngay cả giờ này người ta cũng đang bay đến New York hoặc California, để tiếp tục cuộc sống liều lĩnh và sáng tạo. Tôi ở lại cho đến khi bố tôi thiêm thiếp ngủ. Bạn gái của Carlton đã chuyển đến Denver cùng gia đình một tháng trước. Tôi không bao giờ biết được chị đã thì thầm những gì với anh. Dù chị vẫn giữ được bình tĩnh một cách đáng phục trong suốt vụ tai nạn, nhưng chị đã suy sụp ngay sau đó. Chị đã khóc lóc rất thảm thiết tại đám tang của anh đến nỗi mẹ chị - một phiên bản già hơn và có mái tóc đỏ hơn của chị - phải đưa chị đi. Chị bắt đầu đến gặp bác sĩ tâm lý ba lần một tuần. Mọi người, bao gồm cả bố mẹ tôi, nói rằng việc ôm một chàng trai chết trong tay ở độ tuổi đó là quá nặng nề với chị. Tôi biết ơn chị vì chị đã ôm anh trai tôi khi anh chết, nhưng tôi chưa bao giờ nghe thấy chị nhắc đến việc: dù chị đã phải trải qua một chuyện tồi tệ, nhưng ít ra chị vẫn sống và tiếp tục con đường của mình. Ít ra chị cũng bớt dằn vặt vì đã cố cảnh báo anh. Tôi có thể hiểu được nỗi đau phức tạp của chị. Nhưng chừng nào chị còn ở Cleveland, tôi không bao giờ nhìn thẳng vào mặt chị được. Tôi không thể nói đến những vết thương mà chị phải chịu đựng. Tôi thậm chí còn không thể viết nổi tên chị. TỔ ẤM NƠI TẬN CÙNG THẾ GIỚI Michael Cunningham www.dtv-ebook.com Chương 1+6 JONATHAN Tháng Chín đó, học sinh lớp bảy chúng tôi được chuyển từ những trường cấp một rải rác đến ngôi trường cấp hai duy nhất, một tòa nhà khổng lồ xây bằng gạch màu vàng nhạt, tên trường được treo trên cổng chính với những chữ cái bằng nhôm cỡ gần một mét, trông sơ sài và lạnh lùng như những nỗi lo sâu kín của tôi về sự quản thúc ở bên trong đó. Tôi đã nghe những lời đồi bại: bốn tiếng làm bài tập về nhà mỗi tối, có những tiết phải học hoàn toàn bằng tiếng Pháp, những trận đánh nhau bằng dao cạo trong nhà vệ sinh. Đó là lúc tuổi thơ kết thúc. Vào giờ ăn trưa của ngày đầu tiên, một cậu bạn với mái tóc sẫm, dài gần đến vai đứng sau tôi và bạn tôi, Adam, trong hàng người đang xếp hàng ở căng tin. Cậu ta trông thật rách rưới và có vẻ lêu lổng: một vật sinh ra từ trong lòng nguy hiểm của chính ngôi trường. “Chào,” cậu nói. Tôi không chắc liệu cậu đang nói với tôi, với Adam hay với ai khác gần đó. Mắt cậu, hơi đỏ và ươn ướt, có vẻ như đang tập trung vào thứ gì đó hơi đáng ngạc nhiên đang lượn lờ gần chân chúng tôi. Tôi gật đầu. Có vẻ đó là biểu hiện cho một thái độ cân bằng vừa phải, không quá hợm hĩnh mà cũng không có hăm hở. Tôi đã tự lập ra vài quyết tâm liên quan đến lối sống mới. Adam, cậu bạn tròn ủng, nghiêm chỉnh mà tôi quen từ hồi lớp hai, phủi phủi một vết bẩn vô hình trên chiếc áo sơ mi kẻ ô hồ cứng của cậu. Cậu là con trai của một người nhồi thú bông, và có cái tính ngờ vực quá già dặn đối với những người lạ. Chúng tôi chậm chạp tiến dần lên trong hàng, tay cầm cái khay nhựa màu trắng. “Quả là một nơi khủng khiếp nhỉ?” Cậu nói. “Ý mình là, ờ, các cậu ở đây bao lâu rồi?” Câu này nhất định là nói với chúng tôi, dù ánh mắt cậu vẫn chưa ngước lên. Giờ tôi có cớ để nhìn vào cậu. Cậu có khuôn mặt vuông vắn điển trai, với cái mũi thon hơi chẻ ở đầu và một cái hàm bạnh đủ để gợi đến dòng máu Da đỏ. Môi và cằm cậu lún phún những sợi râu vàng hoe. “Cả đời,” tôi nói. Cậu trầm ngâm gật đầu, như thể tôi đã nói gì đó khó hiểu và đáng suy nghĩ. Một thoáng trôi qua. Adam đã kết thúc cuộc đối thoại bằng cách lịch sự giả điếc. Tôi cố ra vẻ hờ hững. Sự im lặng ập đến và trải ra – một trong những sự im lặng dễ chịu, kéo dài, mở ra trong những cuộc đối thoại bất ngờ với người lạ và cho phép tất cả các thành viên quay lại, nguyên vẹn, với cuộc sống quen thuộc của họ. Adam rõ ràng đã chuyển sự chú ý về phía trước hàng người, như thể điều gì đó thú vị và chưa từng có đang diễn ra ở đó. Nhưng rồi, quên mất cái quyết tâm của mình, tôi lại rơi vào một thói quen từ lối sống cũ, một trong những khuyết điểm của bản thân mà tôi đã thề là phải từ bỏ. Tôi bắt đầu huyên thiên. “Ý mình là, nơi đây quả thực khủng khiếp, cậu có nghĩ thế không?” Tôi nói. “Cho đến giờ mọi chuyện vẫn khá là dễ dàng, ý mình là vì bọn mình là trẻ con. Mình không biết trước đây cậu học trường nào, nhưng ở trường Fillmore, bọn mình vẫn có giờ giải lao, nghĩa là những giờ nghỉ để ăn nhẹ ấy, còn bây giờ, ừm, ở đây có những kẻ có thể tóm gọn đầu mình trong lòng bàn tay. Mình vẫn chưa vào nhà vệ sinh, nhưng mình nghe nói có những đứa lớp tám đang chờ sẵn trong đó để đợi bọn lớp bảy vào, và nếu tóm được đứa nào chúng sẽ dốc ngược chân nó lên và ấn đầu nó vào bồn cầu. Cậu đã nghe về điều đó chưa?” Adam sốt ruột bứt một sợi xơ vải khỏi cổ áo. Tai tôi nóng lên. “Ồ, chưa hề,” một lúc sau, người lạ nói. “Mình chưa nghe thấy điều gì như thế cả. Mình đã hút một điếu cần sa trong phòng vệ sinh trước tiết ba, và mình chẳng bị làm sao cả.” Giọng cậu không có vẻ gì là giễu cợt. Lúc đó chúng tôi đã tới bàn chia đồ ăn, nơi một phụ nữ mặt đỏ gay đang chia món mỳ ống hầm bằng một cái muỗng múc kem. “Vậy thì có lẽ lời đồn đó không đúng đâu,” tôi nói. “Nhưng cậu biết đấy, đây là một nơi lộn xộn. Năm ngoái ở đây có một đứa trẻ bị giết đấy.” Adam nhìn tôi sốt ruột, như thể tôi là một vết bẩn mới không hiểu sao lại xuất hiện trên mặt trước chiếc áo sơ mi của cậu. Tôi đã từ bỏ quyết tâm thứ hai của mình. Tôi không chỉ huyên thiên mà còn đang bắt đầu bịa chuyện. “Vậy sao?” Người lạ nói. Có vẻ cậu thấy lời khẳng định của tôi là thú vị nhưng không đặc biệt lắm. Cậu mặc cái áo công nhân màu xanh đã bạc màu và một cái áo khoác da màu nâu, tay áo thõng xuống những cái tua bẩn thỉu. “Đúng vậy,” tôi nói. “Một học sinh mới, lớp bảy. Chuyện đó đã được đăng trên tất cả các báo. Cậu ta, ờ, hơi béo. Và hơi ngốc. Cậu ta xách một cái ca táp, và có một sợi dây đeo kính bằng chun màu đen. Đại khái là, cậu ta xuất hiện ở đây và nhóm học sinh lớp tám bắt đầu chọc ghẹo cậu ta. Ban đầu nó chỉ là, cậu biết đấy, sự trêu chọc thông thường, và có lẽ chúng sẽ chán và để cậu ta yên nếu cậu ta đủ thông minh để biết đường im miệng lại. Nhưng cậu ta lại quá nóng tính. Và chúng càng trêu chọc thì cậu ta càng tức điên lên.” Chúng tôi di chuyển theo hàng, chất lên khay những cái bát nhỏ đựng ngô hạt, những hộp sữa và những miếng bánh màu vàng nhạt phủ lớp kem màu vàng. Chúng tôi tự động ngồi xuống cùng nhau, không cần thỏa thuận trước, đơn giản vì câu chuyện về cậu bé bị giết vẫn chưa kết thúc. Tôi kéo dài câu chuyện hầu như suốt giờ ăn trưa. Tôi không bỏ qua chi tiết nào về những trò bắt nạt ngày càng tăng của nhóm học sinh lớp tám đó – chúng đã lấy cắp kính, bỏ những quả pháo anh đào[16] vào ngăn tủ để đồ, và nhét con mèo chết vào ca táp của cậu – hay sự tức giận đầy bất lực và ngày càng gia tăng của cậu bé bất hạnh. Adam lúc thì nghe tôi lúc lại nhìn chằm chằm vào những người ngồi ở bàn khác, với sự thẳng thừng không e ngại của một người tin rằng sự quan trọng của mình đã biến mình thành vô tình. Chúng tôi đã ăn xong món mỳ ống và món ngô, bắt đầu ăn bánh trước khi nạn nhân trả thù, với hình thức là một sợi dây được căng ra gần như vô hình, cao đến cổ, ngang qua con đường mòn mà những học sinh lớp trên hay bắt nạt cậu thường cưỡi những chiếc xe đạp bẩn thỉu qua. Chúng tôi ăn xong món tráng miệng vào lúc cậu làm hỏng việc – cậu đã không buộc chặt sợi dây vào những gốc cây – và trên đường về lớp để học tiết tiếp theo trước khi cảnh sát tìm thấy cậu nổi lềnh phềnh trong một cái giếng, trên cặp kính mới của cậu vẫn còn chiếc dây chun màu đen. [16] Một loại pháo hình tròn, màu đỏ, đường kính khoảng từ 2 cm đến 4 cm, khi nổ phát ra tiếng động lớn. Ba người chúng tôi đi cùng nhau đến lớp học môn Toán của Adam và tôi. Cậu và tôi đã bàn trước với nhau là sẽ học chung càng nhiều môn càng tốt. Tôi kết thúc câu chuyện ở của lớp. “Này, cậu,” người lạ nói. Cậu lắc đầu, và không nói gì nữa. “Tên mình là Jonathan Glover,” tôi nói. “Mình là, ừm, Bobby Morrow.” Sau một thoáng, Adam nói: “Adam Bialo?” như thể không chắc liệu một cái tên như thế có thể tin nổi không. Từ nãy tới giờ, đây là lần đầu tiên cậu mở miệng. “Thôi gặp cậu sau nhé,” tôi nói. “Ừ. Mình sẽ gặp cậu sau.” Cho đến khi cậu bước đi tôi mới thấy con mắt màu xanh đã bạc màu được thêu trên lưng áo khoác của cậu. “Kì cục,” Adam nói. “Ừ.” “Mình nghĩ cậu đừng nói dối thêm nữa,” cậu nói. “Mình nghĩ cậu đã thề rồi cơ mà.” Thực ra thì chúng tôi đã cùng thề với nhau. Tôi sẽ từ bỏ việc bịa chuyện, còn cậu phải ngừng việc kiểm tra những gì chưa hoàn chỉnh trên quần áo. “Đó là một câu chuyện kể thôi mà. Đó không hẳn là nói dối.” “Kì cục,” cậu nói. “Cậu sắp kì cục như cậu ta rồi đấy.” “Ờ,” tôi đáp, với một sự thỏa mãn nào đó. “Mình nghĩ có lẽ đúng là thế đấy.” “Mình cho là thế,” cậu nói. “Không nghi ngờ gì nữa.” Chúng tôi đứng đó một lúc, dõi theo con mắt thêu trên áo của người lạ lùi xa dần tển hành lang màu bánh quy. “Kì cục,” Adam lặp lại, giọng cậu có vẻ căm phẫn thực sự, một sự kiên quyết khó lay chuyển trong cái trách nhiệm xã hội bền bỉ là phải luôn tuân thủ những quy tắc về sự sạch sẽ và tính khiêm tốn. Một trong những sức hút của Adam chính là cái phẩm chất của một người bạn tri kỉ tuy phiền phức nhưng về cơ bản là có thiện ý đấy. Lối sống thờ ơ, lảng tránh của cậu khiến tôi có vẻ kì lạ hơn bình thường; khi làm bạn với cậu, tôi có thể là một đứa liều lĩnh. Khi tôi ghi chép những cuộc phiêu lưu nhẹ nhàng của chúng tôi trong đầu, tôi cho Adam đóng vai một người lai giữa Becky Thatcher[17] và Sancho Panza[18], trong khi tôi là Huck, Tom và Nancy Drew[19] kết hợp với nhau. Adam coi một cuộc đi “tắm truồng” hay một thanh kẹo ăn cắp là những thứ đã chạm đến giới hạn, những giới hạn mà tôi sẽ quá đỗi vui sướng khi vượt qua. Cậu đã giúp tôi nhận ra lý tưởng lãng mạn của chính tôi, dù gần đây tôi bắt đầu nghi ngờ rằng những hành động phiêu lưu tội lỗi của chúng tôi là hết sức tầm thường, và rằng Adam sẽ không còn cùng tôi kề vai sát cánh thêm nữa. [17] Nhân vật trong truyện Những cuộc phiêu lưu của T om Sawyer của Mark Twain, người được Tom thầm thương trộm nhớ ngay từ cái nhìn đầu tiên. [18] Nhân vật trong truyện Don Quixote của Cervantes, là người bạn đồng hành đã nhiều lần cứu Don Quixote khỏi hậu quả của những hành động điên rồ trong chuyến phiêu lưu của ông ta. [19] Tên các nhân vật chính trong các tiểu thuyết phiêu lưu, ly kì dành cho thanh thiếu niên. Ngày hôm sau, Bobby đã chờ sẵn chúng tôi vào giờ ăn trưa. Hay, đúng hơn là, cậu đã tìm được cách xuất hiện cạnh chúng tôi trong hàng một lần nữa. Cậu đặc biệt có tài trong việc truyền tính ngẫu hứng vào trong những hành động của mình – cuộc đời cậu, nhìn từ xa, có vẻ không hơn gì một chuỗi những sự trùng hợp ngẫu nhiên. Cậu không tỏ ra có một ý định rõ ràng nào. Tuy vậy, không hiểu sao, cậu lại tiếp tục đứng trong cùng một hàng với chúng tôi. “Chào,” cậu nói. Hôm nay mắt cậu thậm chí còn đó hơn, lơ đãng và ướt át hơn. “Chào,” tôi nói. Adam cúi xuống để bứt một sợi chỉ bị sứt khỏi gấu quần nhung kẻ sọc. “Ngày thứ hai rồi đấy,” Bobby nói. “Chỉ còn phải trải qua một nghìn năm trăm ngày nữa thôi. Ái chà.” “Có thực là chúng ta chỉ còn một nghìn năm trăm ngày đi học nữa thôi không?” Tôi hỏi. “Ý mình là, có phải cậu đã tính toán hẳn hoi không?” “Đúng,” cậu nói. “Mà du di đi một chút.” “Tổng cộng là thế, đúng không? Hai năm ở đây, bốn năm cấp ba và bốn năm đại học. Chúa ơi. Một nghìn năm trăm ngày.” “Mình không tính đại học đâu cậu ơi.” Cậu cười, như thể ý nghĩ về đại học là to tát và hơi kì cục – như một ảo tưởng của tên thực dân về những bộ đồ uống trà bằng bạc lấp lánh trong rừng rậm. “Ờ, đúng thế,” tôi nói. Một lần nữa, sự im lặng lại bao trùm. Một lần nữa, bất chấp sự tập trung mãnh liệt của Adam về phía trước hàng người – nơi người phụ nữ mặt đỏ gay đang múc vài thứ hình tam giác màu nâu trong nước xốt cũng màu nâu nốt – tôi bắt đầu kể một câu chuyện. Ngày hôm nay, tôi kể về một loại trường đại học thực nghiệm mới, trường dạy sinh viên những điều họ cần biết để tồn tại trên đời này: cách để đi lại mà không tốn nhiều tiền, cách để chơi những điệu nhạc blue bằng dương cầm và nhận ra tình yêu đích thực. Đó không hẳn là một câu chuyện – tôi chỉ là một kẻ nói dối vừa đủ, không phải là một kẻ xuất sắc. Kĩ thuật thêu dệt của tôi liên quan nhiều đến tính kiên trì hơn là cảm hứng. Tôi bịa chuyện theo cách Groucho Marx[20] kể chuyện tiếu lâm, chồng chất từng chuyện lên nhau với hi vọng rằng chỉ riêng sự kéo dài đó sẽ làm cho toàn bộ câu chuyện trở nên đáng tin hơn. [20] Groucho Marx (1890-1977): ngôi sao điện ảnh và hài kịch người Mỹ, nổi tiếng với tài hóm hỉnh. Bobby say mê lắng nghe, không một lời thắc mắc. Cậu không khăng khăng bóc mẽ sự khác biệt giữa những gì có thể tin nổi và những gì vô lý. Qua thái độ của cậu, tôi nhận thấy rằng tôi coi bất kì tiết lộ nào của tôi – từ những nửa quả đào nhúng xi rô ở căng tin đến câu chuyện tôi kể về một trường đại học yêu cầu các sinh viên của mình phải sống một tuần ở thành phố New York mà không có đồng nào trong người – điều kì lạ và thú vị như nhau. Vào lúc đó, tôi hoàn toàn không biết gì về những ảnh hưởng của việc hú hơn bốn điều cần sa một ngày. Tất cả những gì cậu làm là lắng nghe, cười mơ hồ và thỉnh thoảng lại chêm vào “À” hay “Chà”. Một lần nữa, cậu lại ngồi ăn cùng chúng tôi. Một lần nữa, cậu lại đi cùng chúng tôi đến lớp học Toán. Khi cậu đi khuất, Adam nói: “Ngày hôm qua mình đã nhầm. Cậu còn kì cục hơn cả cậu ta nữa kìa.” Adam và tôi mất chưa đến một tháng để nhận ra rằng tình bạn của chúng tôi giờ chỉ còn là một ký ức thời thơ ấu. Chúng tôi đã cố gắng lôi kéo tình bạn đó theo vào tương lai cùng mình, bởi vì chúng tôi tuy xung khắc với nhau nhưng cũng thật sự yêu quý nhau. Chúng tôi đã kể cho nhau nghe những bí mật, cùng nhau thề thốt. Tuy nhiên, đã đến lúc chúng tôi tách nhau ra. Một buổi chiều, khi tôi gợi ý rằng chúng tôi nên ăn cắp đĩa hát mới của Neil Young[21] ở cửa hàng băng đĩa, cậu nhìn tôi với vẻ coi thường của một nhân viên kế toán thuế, không hẳn vì sự không trung thực của tôi lúc đó mà vì toàn bộ cuộc sống bừa bãi, tùy tiện mà tôi đã tự tạo ra cho mình. “Cậu thậm chí còn chưa bao giờ ngheNeil Young mà,” cậu nói. “Ôi dào,” tôi nói và rời bỏ tầm ảnh hưởng của những thói quen thận trọng, trật tự của cậu để đến gần một nhóm học sinh cấp ba tóc dài đang nói chuyện về Jimi Hendrix[22], người tôi chưa bao giờ nghe tới. Tôi đã ăn cắp đĩa Electric Ladyland sau khi Adam, với một tiếng thở dài ngao ngán, bước ra khỏi cửa hàng. [21] Neil Young (sinh ngày 12 tháng 11 năm 1945): ca sĩ, nhạc sĩ người Canada, được coi là một trong những nhạc sĩ có ảnh hưởng nhất trong thế hệ của ông. [22] Jimi Hendrix (1942-1970): ca sĩ, nhạc sĩ người Mỹ. Ông được coi là tay guitar điện tử vĩ đại nhất trong lịch sử nhạc rock và có sức ảnh hưởng lớn tới nhiều thế hệ công chúng yêu nhạc. Chúng tôi không tách nhau hoàn toàn mà không có sự ghen ghét hay buộc tội lẫn nhau. Tôi có ngay một người bạn mới còn cậu thì không. Cuộc nói chuyện cuối cùng của chúng tôi diễn ra ở bến xe buýt trước khi đến trường vào một buổi sáng tháng Mười ấm áp. Nắng thu tỏa xuống từ trên vòm trời xanh ngát, đây đó lơ lửng một đám mây trông mập mạp và dày đặc như thể nó chứa đầy sữa. Tôi ra hiệu cho Adam tách ra khỏi đám trẻ khác đang đợi xe buýt và cho cậu xem tôi đã mang theo cái gì: hai viên thuốc màu vàng nhạt tôi lấy trộm trong tủ thuốc của mẹ tôi. “Chúng là cái gì thế?” Cậu hỏi. “Trên nhãn của cái chai ghi là Valium.” “Đó là gì?” “Mình không biết,” tôi nói. “Mình nghĩ đó là một loại thuốc an thần. Đây. Hãy thử một viên và xem nó có tác dụng ra sao nào.” Cậu nhìn tôi với vẻ khó hiểu. “Uống viên thuốc này à?” Cậu nói. “Uống luôn bây giờ á?” “Này, này,” tôi thì thào. “Nói nhỏ thôi.” “Uống một viên rồi đến trường à?” Cậu hỏi, cao giọng hơn. “Đúng,” tôi nói. “Uống đi.” “Bọn mình còn không biết nó sẽ có tác dụng như thế nào cơ mà.” “Đây là một cách để tìm hiểu đấy. Nào. Mẹ mình vẫn uống chúng mà, làm sao mà chúng có hại được?” “Nhưng mẹ cậu bị bệnh,” cậu nói. “Mẹ mình chẳng bệnh tật gì hơn ai cả,” tôi bảo cậu. Những viên thuốc màu vàng, có hình đĩa với kích cỡ bằng đầu móng tay, nằm yên trong lòng bàn tay tôi, phản chiếu ánh sáng ngoại ô. Để kết thúc cuộc tranh cãi, tôi nhón lấy một viên và nuốt chửng. “Kì cục,” Adam buồn bã nói. “Kì cục.” Cậu quay đi và đến đứng với những người khác đang chờ xe buýt. Lần tiếp theo chúng tôi nói chuyện với nhau là mười hai năm sau, khi cậu xuất hiện cùng vợ trong ánh đèn đỏ lờ mờ của quán bar trong một khách sạn ở New York. Cậu đã kể cho tôi nghe về nghề giặt tẩy của cậu, chuyên về những công việc khó nhất: những chiếc váy cưới, đăng ten cổ và những tấm thảm gần như đã chung sống với bụi bặm trong suốt mười thập kỉ. Thực sự thì cậu có vẻ khá mãn nguyện. Tôi nhét viên thuốc thứ hai trở lại túi và trải qua buổi sáng trong một cảm giác lâng lâng mơ màng hợp với thời tiết khi đó. Tôi thấy Bobby trong giờ ăn trưa, chúng tôi cười và chào nhau. Tôi đưa viên thuốc lẽ ra là của Adam cho cậu. Cậu nhận nó, nhét vào mồm với vẻ cảm kích giản đơn, không hề thắc mắc. Ngày hôm đó tôi không kể chuyện gì cả, tôi hầu như không nói gì. Tôi nhận ra rằng khi ngồi yên lặng bên cạnh tôi, Bobby cũng thấy thú vị như lúc cậu nghe tôi nói chuyện vậy. TỔ ẤM NƠI TẬN CÙNG THẾ GIỚI Michael Cunningham www.dtv-ebook.com Chương 1+7 “Mình thích đôi giày đó,” tôi nói trong lần đầu cậu ngồi trên sàn phòng ngủ của tôi, tay cuốn một điếu cần sa. “Cậu kiếm chúng ở đâu thế? Hay là, chờ chút, mình không nên hỏi thế, đúng không? Dù sao đi nữa, mình nghĩ đôi giày của cậu rất tuyệt.” “Cảm ơn,” cậu nói, thành thạo dùng lưỡi nhấp nước bọt để gắn điếu cần sa. Trước đây tôi chưa bao giờ hút cần sa, nhưng tôi tuyên bố rằng tôi vẫn dùng nó đều đặn từ hồi mười một tuổi. “Có vẻ là loại ngon nhỉ,” tôi nói về cái túi bóng đựng đầy cần sa nửa vàng nửa xanh mà cậu đã cuốn, được nhét trong túi áo khoác của cậu. “Ờ, nó… cậu biết đấy… cũng được,” cậu vừa nói vừa châm thuốc. Trong những câu nói ngắc ngứ ấy không hề có chút coi thường nào, chỉ là một vẻ ngập ngừng và bối rối. Ở cậu có vẻ dè dặt của một người bị mất trí nhớ đang cố gắng hồi tưởng lại điều gì. “Mình thích mùi này,” tôi nói. “Mình nghĩ mình nên mở cửa sổ. Phòng khi mẹ mình vào.” Tôi tự nhiên cho rằng chúng tôi cần những kẻ địch chung trong hình dạng của chính phủ Mỹ, trường học và bố mẹ tôi. “Mẹ cậu tốt nhỉ,” cậu nói. “Mẹ mình cũng được.” Cậu đưa điếu cần sa cho tôi. Dĩ nhiên tôi cố hút nó với vẻ chuyên nghiệp, thanh nhã. Nhưng ngay hơi đầu tiên tôi đã ọe khan quá mạnh đến nỗi gần như nôn mửa. “Nó khá nặng đấy,” cậu nói. Cậu lấy lại điếu cần sa, rít một hơi duyên dáng và trao lại cho tôi mà không bình luận gì thêm. Tôi lại bị nghẹt thở, và sau khi đã hồi phục, điếu thuốc lại được chuyển sang cho tôi lần thứ ba, như thể tôi thành thạo hệt như tôi đã giả vờ. Lần thứ ba tôi làm khá hơn một chút. Và thế là, không nhận ra sự thiếu kinh nghiệm của tôi, Bobby đã bắt đầu dạy tôi thói quen nghiện ngập ở độ tuổi đó. Chúng tôi ở bên nhau suốt ngày. Đó là kiểu tình bạn hấp tấp, vội vàng thường gặp ở những người còn trẻ, cô đơn và tham vọng. Dần dần, từng chút một, Bobby mang đến những đĩa hát, áp phích và quần áo của cậu. Chúng tôi chỉ về nhà cậu trong chốc lát, đủ để tôi biết cậu đang trốn tránh khỏi thứ gì: một mùi chua chua thiu thiu của đồ vải bẩn chưa giặt và thức ăn để lâu, một ông bố bò từ phòng này sang phòng khác với sự thận trọng quá mức do say xỉn. Bobby ngủ trong một cái túi ngủ trên sàn phòng tôi. Trong bóng tối, tôi nằm nghe tiếng cậu thở. Thi thoảng cậu ú ớ rên rỉ trong những giấc mơ. Khi thức dậy vào buổi sáng, cậu thường nhìn quanh với vẻ ngạc nhiên, rồi nhận ra mình đang ở đâu và mỉm cười. Ánh nắng xiên vào ô cửa sổ biến chòm lông trên ngực cậu từ màu hoàng kim sang màu đồng. Tôi mua cho mình một đôi giày giống của cậu. Tôi bắt đầu để tóc dài. Dần dần, cậu bắt đầu nói năng trôi chảy hơn. “Mình thích ngôi nhà này,” cậu nói vào một buổi tối mùa đông khi chúng tôi đang ngồi nhàn rỗi trong phòng tôi, hút ma túy và nghe nhạc của the Doors. Những bông tuyết táp vào ô cửa kính, quay cuồng trên con phố vắng yên tĩnh. The Doors đang hát bài L.A.Woman. “Một ngôi nhà như thế này có giá bao nhiêu nhỉ?” Cậu hỏi. “Chắc là không đắt lắm đâu,” tôi nói. “Nhà mình cũng chẳng giàu có gì mà.” “Mình muốn mai sau sẽ có một ngôi nhà như thế này,” cậu nói, khi đưa tôi điếu cần sa. “Không phải chứ,” tôi bảo cậu. Trong đầu tôi đang nghĩ đến những điều khác. “Thật đấy,” cậu nói. “Mình muốn thế mà. Mình thích nơi này.” “Cậu đâu thực sự muốn,” tôi nói. “Cậu chỉ nghĩ thế vì cậu đang phê thôi.” Cậu rít một hơi cần sa. Cậu có một kiểu hút ma túy thanh lịch gần như yểu điệu, kẹp điếu cần sa bằng ngón cái và ngón giữa. “Vậy thì mình sẽ phê suốt ngày,” cậu nói khi nhả khói ra. “Rồi mình sẽ luôn thích ngôi nhà này cũng như Cleveland và tất cả mọi thứ, như chính bản thân nó bây giờ.” “Chà, đó cũng là một cách sống,” tôi đáp. “Cậu không thích ngôi nhà này sao?” Cậu hỏi. “Cậu nên thích nó mới phải. Cậu không biết cậu có gì ở đây đâu.” “Những gì mà mình có ở đây,” tôi nói, “là một người mẹ hỏi mình câu đầu tiên vào buổi sáng là mình muốn ăn gì vào bữa tối, và một người cha hiếm khi rời bỏ rạp chiếu phim của ông.” “Đúng vậy, anh bạn,” cậu nhe răng cười. Cẳng tay cậu, với cổ tay to và bao phủ bởi lớp lông màu vàng, đặt ngẫu hứng lên đầu gối. Nó chỉ nằm đó, như thể nó chẳng có gì đặc biệt. Tôi tin rằng tôi biết thời điểm khi sự quan tâm của tôi chuyển thành tình yêu. Một đêm đầu xuân, Bobby và tôi đang ngồi trong phòng tôi, nghe nhạc của the Grateful Dead. Đó là một đêm bình thường trong cuộc đời đầy biến động của tôi. Bobby đưa cho tôi điếu cần sa, và sau khi tôi nhận nó, cậu rụt tay lại và nhìn vào một cái nốt ruồi màu nâu đỏ bên dưới cổ tay trái của cậu. Mặt cậu hơi lộ vẻ hoài nghi - ở tuổi mười ba cậu đã biết rõ về cơ thể mình, rõ ràng cậu đã bỏ sót cái nốt ruồi đặc biệt đó dù tôi đã thấy nó nhiều lần, một sự rối loạn sắc tố hơi lệch tâm nằm trên một cái chạc tĩnh mạch. Cái nốt ruồi đó khiến cậu ngạc nhiên. Tôi ngờ rằng cậu thấy hơi sợ khi nhận ra cơ thể mình có gì kì lạ. cậu sờ vào cái nốt ruồi, tò mò, bằng ngón trỏ của bàn tay phải, và mặt cậu cáu kỉnh thấy rõ, như một đứa bé. Khi cậu lo lắng về cái khiếm khuyết nhỏ đó, tôi nhận thấy rằng cậu sống trong cơ thể cậu một cách trọn vẹn, đầy ngạc nhiên pha lẫn bối rối giống hệt như cách tôi cảm nhận về bản thân mình. Trước đó tôi vẫn tin rằng – dù tôi chưa bao giờ thú nhận điều này, ngay cả với chính tôi – tất cả những người khác đều không thực bằng tôi; cuộc đời họ là một giấc mơ tạo nên từ những hình ảnh và cảm xúc tương tự như những bức ảnh: riêng biệt và rõ ràng, hiển nhiên, đơn điệu. Cậu nhẹ nhàng sờ vào cái nốt ruồi trên cổ tay, với đôi chút sợ hãi. Đó là một cử chỉ nhỏ. Quan sát cử chỉ đó giống như là trông thấy ai đó đang kiểm tra đồng hồ và biểu lộ sự ngạc nhiên trước giờ giấc. Nhưng trong khoảnh khắc, tôi đã nhìn thấy Bobby. Tôi có thể trông thấy cậu – cậu đang ở bên trong cơ thể đó. Cậu bước vào thế giới này với tâm trạng hoang mang, cảm thấy sợ hãi và kinh ngạc khi vẫn còn sống ở đây, ngay tại nơi này, trong một căn phòng ngủ có tường ốp bằng gỗ ván thông. Rồi khoảnh khắc đó qua đi và tôi phải đối mặt với một thứ gì đó. Sau đêm đó – một đêm thứ Ba – tôi không thể, ngay cả khi tôi mong muốn, quay lại với cái trạng thái không phải nghĩ và mơ về Bobby. Ý thức về tính thực tại trong mọi phẩm chất của Bobby ngày càng lớn dần lên trong tôi, và tôi không thể ngừng băn khoăn, từng giờ từng phút, cảm giác thật sự khi ở bên trong da thịt cậu là như thế nào. Đêm này qua đêm khác, chúng tôi lang thang trên phố như những điệp viên. Chúng tôi kết bạn với một gã lang thang tên là Louis, kẻ sống trong một cái thùng dương cầm và mua cho chúng tôi những chai rượu vang đỏ để đổi lấy thức ăn mùa chúng tôi lấy trộm từ bếp của mẹ tôi. Chúng tôi trèo lên những nóc nhà ở khu trung tâm qua lối thoát hiểm vì cảm giác mới lạ khi được đứng trên một điểm cao. Chúng tôi dùng ma túy tổng hợp và đi lang thang hàng giờ qua một bãi phế thải, nó lấp lánh như một mỏ kim cương, với vô số những hang động, những ánh sáng kì lạ và những cao nguyên lung linh ánh trăng bàng bạc mà tôi cố hứng bằng tay. Chúng tôi đi nhờ xe đến Cincinnati để xem liệu chúng tôi có thể đến đó và quay trở về trước khi bố mẹ nhận ra rằng chúng tôi mất tích không. Một lần, vào một đêm thứ Năm, Bobby dẫn tôi đến nghĩa địa nơi anh trai và mẹ cậu được chôn cất. Chúng tôi ngồi trên mộ họ, chuyền tay nhau một điếu cần sa. “Cậu biết không,” cậu nói, “mình không sợ nghĩa địa đâu. Người chết nghĩa là, những người từng muốn những thứ mà cậu và mình cũng muốn thôi.” “Bọn mình muốn gì nhỉ?” Tôi mơ hồ hỏi. “Ôi, Chúa ơi, cậu biết đấy,” cậu nói. “Bọn mình muốn, ờ, những thứ tương tự như những người ở đây đã muốn.” “Đó là gì?” Cậu nhún vai. “Muốn sống, mình nghĩ vậy,” cậu nói. Cậu miết những ngón tay lên đám cỏ. Cậu đưa tôi điếu cần sa đã bị ướt vì nước dãi của cả hai chúng tôi, và tôi phả một luồng khói trắng lên trời, nơi cụm sao Thất Nữ đang lung linh, nhấp nháy. Cleveland tỏa lên thứ ánh sáng nhỏ nhoi của nó – được phát ra từ những chiếc ti vi và đèn chụp. Một chiếc ô tô phóng qua, để lại trong màn đêm lạnh lẽo vài nhịp của bài Helter Skelter. Tháng Tư đến. Đó chưa phải là mùa đi bơi, nhưng tôi cứ đòi đến mỏ đá ngay khi những mảng tuyết đọng đã biến mất không còn dấu vết. Tôi biết chúng tôi sẽ đi bơi mà không mặc gì cả. Tôi không thể chờ đợi thêm nữa. Đó là một ngày xuân bất chợt hiện ra từ tiết đông giá kéo dài, với bầu trời trong như tuyết tan. Những bông hoa cuống dày và chịu được rét đầu tiên đã nhú lên khỏi mặt đất. Mỏ đá, nằm cách thành phố chúng tôi ba dặm, phản chiếu bầu trời trên một bề mặt tối sẫm và bất động như đá vỏ chai. Ngoài một con bò màu nâu nhạt lững thững từ trên đồng cỏ xuống uống nước ở chỗ nông, Bobby và tôi là những thực thể sống duy nhất ơ đó. Có vẻ như chúng tôi đã đi nhờ xe đến một cái hồ băng cheo leo trên dãy Himalaya. “Đẹp thật,” cậu nói. Chúng tôi chuyền tay nhau điếu cần sa. Một con chim giẻ cùi màu xanh ló ra, với tiếng kêu chói tai đầy nghi vấn, từ một cây tần bì vẫn đang nảy lộc. “Bọn mình phải bơi thôi,” tôi nói. “Bơi đi.” “Vẫn còn lạnh lắm,” cậu nói. “Ôi tời, nước vẫn còn đóng băng kia mà.” “Dù sao thì chúng ta vẫn phải bơi. Đi nào. Đây là lần đi bơi chính thức đầu tiên của mùa hè này. Nếu bọn mình không bơi ngày hôm nay, ngày mai trời sẽ đổ tuyết tiếp đấy.” “Ai bảo cậu thế?” “Tất cả mọi người đều biết điều đó. Đi thôi nào.” “Có lẽ thế,” cậu nói. “Nhưng mà vẫn lạnh khiếp đi được.” Lúc đó chúng tôi đã đến bờ sỏi, chỗ được coi là bãi tắm, nơi con bò, nghiêm nghị đứng ở mép nước, nhìn chúng tôi chằm chằm với đôi mắt đen nhánh. Mỏ đá này có hình móng ngựa gồ ghề, với những vách đá vôi lởm chởm nhô ra theo hình bán nguyệt và rồi thụt lại về phía bãi tắm. “Ít ra thì trời cũng không quá lạnh,” tôi nói với Bobby. “Giống như là đang ở Bermuda vào thời điểm này trong năm vậy. Xem mình này.” Bị thôi thúc bởi mối e ngại của tôi rằng ngày hôm đó chúng tôi sẽ không làm gì ngoài việc hút cần sa, vẫn mặc nguyên quần áo, bên cạnh một vùng nước thẫm, tôi bắt đầu leo lên con dốc trải đá phiến sét dẫn đến rìa vách đá cao nhất. Những vách đá gần hơn cao chưa tới sáu mét, và vào mùa hè những người đi bơi liều lĩnh thường lao từ trên đó xuống làn nước sâu. Tôi thậm chí còn chưa bao giờ nghĩ đến việc lao mình từ trên một vách đá xuống. Tôi không hề can đảm chút nào. Nhưng hôm đó, với đôi giày cao bồi vẫn còn bó chặt vào chân, tôi bò lên con dốc dẫn đến thềm đá vôi nứt nẻ, đây đó nhú lên những bông nghệ tây màu vàng nhạt. “Trên này là mùa hè đấy,” tôi hét lên với Bobby, người đang đứng một mình trên bãi, tay khum khum cầm điếu cần sa. “Lại đây,” tôi hét to. “Đừng lấy ngón tay thử nước nữa, hãy lên đây và bọn mình sẽ lao xuống. Bọn mình phải làm thế.” “Không đâu, Jon,” cậu gọi. “Quay lại đi.” Lúc đó, tôi bắt đầu cởi quần áo trong một trạng thái hồ hởi, khích động quá mức. Đây là một Jonathan liều lĩnh, can đảm hơn, đứng cheo leo trên một vách đá ấm áp, thoát y trước cái nhìn ngơ ngác của một con bò đang uống nước. “Jon,” Bobby gọi, khẩn trương hơn. Khi cởi áo rồi đến giày và tất, tôi cảm thấy một sự tự do mới mẻ mà trước đây tôi chưa bao giờ biết đến. Cảm giác đó lớn dần khi từng mảng da thịt được tiếp xúc với ánh nắng và khí trời rực rỡ, mát mẻ. Tôi có thể cảm thấy người mình nhẹ bẫng, hụt hẫng, với mỗi mảnh vải mà tôi trút bỏ. Tôi hấp tấp cởi quần jean và quần đùi, rồi đứng đó một lúc, gầy nhẳng lõa lồ, phóng túng, bao bọc trong ánh dương giá lạnh. “Xem đây,” tôi hét lên. Bobby, ở phía xa bên dưới, nói: “Này, cậu, không…” Và vì Bobby, vì cuộc đời mới của tôi, tôi lao người xuống. Một mảnh băng vẫn còn nổi trên mặt nước, không hơn gì một tấm màng mỏng, vô hình, cho đến khi tôi va vào nó. Tôi nghe thấy tiếng lắc rắc khe khẽ, cảm thấy băng vỡ ra khi quanh mình, và rồi thân thể bị quăng vào cái lạnh không ngờ, lạnh đến mức khiến tôi ngừng thở và có vẻ, trong một lúc lâu, còn làm tim tôi ngừng đập nữa. Da thịt tôi đột ngột co rúm lại, dính sát vào tận xương trong nỗi hốt hoảng bản năng, và tôi nghĩ, với một sự rõ ràng tuyệt đối, rằng tôi đã chết. Chết là như thế này đây. Rồi tôi thấy mình nổi lên trên mặt nước, va vào băng lần thứ hai. Sự tỉnh táo dần dần trôi tuột khỏi cơ thể, nổi lên, và khi hồi tưởng lại tôi có một ấn tượng rõ rệt về việc thấy mình đang bơi vào bờ, thở hổn hển, phổi siết chặt như nắm đấm, mảnh băng vỡ tan với mỗi cú khoát tay, bắn những mảnh vụn lóng lánh như kim cương lên không trung. Bobby lội xuống tới đùi để kéo tôi lên. Tôi vẫn nhớ hình ảnh chiếc quần jean ướt sũng dính chặt vào ống chân cậu. Tôi còn nhớ mình đã nghĩ rằng giày của cậu sẽ bị hỏng. Phải mất một lúc nữa đầu óc tôi mới tỉnh táo để nhận ra cậu đang mắng tôi, ngay cả khi cậu giúp tôi lên khỏi mặt nước. “Chết tiệt,” cậu thét lên, và miệng cậu kề sát tai tôi. “Ôi, đồ chết tiệt. Chết tiệt.” Tôi còn mải thở hồng hộc, không đáp nổi lời nào. Cậu dìu tôi lên bờ sỏi trước khi thả tôi ra và chửi rủa tôi không tiếc lời. Điều tốt nhất tôi có thể làm là đứng đó, thở hổn hển và run lập cập, khi cậu quát tháo. Ban đầu cậu cứ đi đi lại lại theo đúng một kiểu, như thể chạm đến hai điểm mốc vô hình cách nhau ba mét, thét lên: “Đồ khốn kiếp, đồ ngu ngốc khốn kiếp.” Khi cậu quát mắng, khoảng cách giữa hai điểm mốc cứ rút ngắn dần lại, cho đến khi cậu chỉ còn luẩn quẩn trong những vòng nhỏ hẹp, theo mẫu của một cái lò xo xoắn. Mặt cậu đỏ gay. Cuối cùng cậu dừng bước, nhưng vẫn xoay người, ba lần, như thể cái lò xo vẫn đang xoắn lại bên trong cậu. Lúc đó cậu chưa ngừng quát tháo. Cậu thôi không gọi tôi là đồ khốn kiếp nữa, mà chuyển sang những ngôn từ tôi không hiểu nổi, một chuỗi những lời lải nhải cáu kỉnh có vẻ không nhắm vào tôi mà là vào bầu trời, những vách đá và những cái cây vô tri. Tôi cứ ngẩn ra nhìn. Trước đây tôi chưa bao giờ thấy một sự phẫn nộ nào như thế, tôi không biết là nó lại xảy ra trong cuộc sống thường ngày. Tôi chẳng biết làm gì ngoài chờ đợi, và hi vọng nó kết thúc. Một lúc sau, không nói là mình sẽ làm gì, Bobby chạy đi lấy quần áo của tôi từ trên rìa vách đá. Dù cơn giận của cậu đã phần nào lắng dịu, nó vẫn chưa hề tắt hẳn. Tôi đứng trần truồng trên lớp sỏi, đợi cậu. Khi cậu mang quần áo và giày của tôi lại, cậu trút nó thành đống dưới chân tôi, nói: “Mặc nhanh vào đi,” với giọng vô cùng trách cứ. Tôi làm theo lời cậu bảo. Khi tôi đã mặc xong quần áo, cậu choàng chiếc áo khoác của cậu lên người tôi, phủ lên chiếc áo khoác của tôi. “Không, cậu cần nó mà,” tôi nói. “Quần cậu ướt hết rồi…” “Im đi,” cậu bảo tôi, và tôi nghe theo. Chúng tôi quay lại đường cao tốc, nơi chúng tôi sẽ đi nhờ xe về thành phố. Trên đường đi, Bobby choàng tay qua vai tôi và giữ tôi kề sát bên cậu. “Đồ khốn kiếp ngu ngốc,” cậu lẩm bẩm. “Ngu ngốc, ngu ngốc. Ngu ngốc.” Cậu cứ ôm tôi khi chúng tôi đứng bên đường, giơ ngón cái ra để vẫy xe và vẫn ôm tôi trong băng ghế sau của chiếc Volkswagen của hai sinh viên trường Oberlin, những người đã cho chúng tôi đi nhờ. Cậu choàng tay ôm tôi suốt quãng đường về nhà, miệng vẫn lải nhải. Khi đã về tới nhà, cậu mở vòi tắm nước nóng. Cậu gần như cởi quần áo cho tôi và bắt tôi vào trong. Chỉ sau khi tôi đã tắm xong, quấn người trong chiếc khăn tắm, cậu mới cởi quần áo ướt của mình ra và bước tới chỗ vòi hoa sen. Làn da trần của cậu hồng rực lên trong phòng tắm đầy hơi nước. Khi cậu ló ra, lấp lánh và lấm tấm những giọt nước, chòm lông nhạt màu dính chặt vào ngực cậu. Chúng tôi về phòng tôi, bật đĩa Jimi Hendrix và cuốn một điếu cần sa. Chúng tôi ngồi khi vẫn quấn khăn quanh mình, hút thuốc. “Ngu ngốc,” cậu nói nhỏ. “Cậu có thể đã tự sát rồi đấy. Cậu biết mình sẽ cảm thấy thế nào nếu cậu bị như thế không hả?” “Không,” tôi nói. “Mình sẽ cảm thấy… mình không biết nữa.” Và rồi cậu nhìn tôi buồn bã. Tôi đặt điếu cần sa xuống cái gạt tàn và, với một hành động bạo gan vượt xa việc nhảy từ trên vách đá xuống làn nước băng đá – vốn đã vượt quá tất cả những hành động """