🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Tình Bút Mực Ebooks Nhóm Zalo Chịu trách nhiệm xuất bản GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP PGS.TS. PHẠM MINH TUẤN Chịu trách nhiệm nội dung PHÓ GIÁM ĐỐC - PHÓ TỔNG BIÊN TẬP ThS. PHẠM THỊ THINH Biên tập nội dung: ThS. PHẠM THỊ NGỌC BÍCH ThS. NGUYỄN THỊ HẢI BÌNH NGUYỄN THỊ HƯƠNG ThS. NGUYỄN VIỆT HÀ Trình bày bìa: ĐƯỜNG HỒNG MAI Chế bản vi tính: PHẠM NGUYỆT NGA Đọc sách mẫu: NGUYỄN HƯƠNG BÍCH LIỄU Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 2266-2021/CXBIPH/19-23/CTQG. Số quyết định xuất bản: 431-QĐ/NXBCTQG, ngày 29/6/2021. Nộp lưu chiểu: tháng 7 năm 2021. Mã ISBN: 978-604-57-6904-1. Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt Nam Hữu Thọ Tình bút mực / Hữu Thọ. - H. : Chính trị Quốc gia, 2021. - 372tr. ; 21cm ISBN 9786045766934 1. Báo chí 2. Nghề báo 3. Bài viết 4. Việt Nam 079.597 - dc23 CTF0552p-CIP H LỜI NHj XUẤT BẢN ữu Thọ là một cây bút lão luyện trong làng báo chí Việt Nam. Ông viết rất khỏe, với nhiều thể loại khác nhau. Trong thời kỳ đầu khi đất nước đổi mới, ông là một trong những cây bút đi đầu ủng hộ khoán sản phẩm trong nông nghiệp. Và từ đó đến nay, ông luôn kiên trì cho quan điểm đổi mới đúng đắn, chỉ ra những tích cực và tiêu cực của kinh tế thị trường, đặc biệt là đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu. Chính thực tiễn cuộc sống, chất lý tưởng, tài năng và tình yêu nghề đã giúp ông trở thành một cây bút chiến đấu đáng trân trọng trong làng báo chí nước ta. Hữu Thọ là một nhà báo luôn trăn trở suy ngẫm, luận lý, đúc kết những kinh nghiệm nghề nghiệp. Điều đó trở thành yếu tố tác động để nâng tầm những tác phẩm của ông về ý nghĩa xã hội, tạo ra bản sắc riêng không lẫn với ai khác. Những suy ngẫm, đúc kết của ông đã được tập hợp thành nhiều ấn phẩm báo chí, được xuất bản trong nhiều năm, gây dấu ấn lớn với các thế hệ độc giả khác nhau, như: Công việc của người viết báo; Nghĩ về nghề báo; 5 Mắt sáng, lòng trong, bút sắc; Bản lĩnh Việt Nam; Chuyện khoán, chuyện thầu; Sông đỏ, sông đen; Đèn xanh, đèn đỏ; Đối thoại; Chia sẻ, v.v.. Đáp ứng yêu cầu của độc giả, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tái bản ấn phẩm Tình bút mực. Đây là tác phẩm nhà báo Hữu Thọ viết về các bậc tiền bối, những người đã tiếp thêm sức mạnh và lòng nhiệt huyết cho sự nghiệp báo chí của ông và viết về những người bạn tri ân, tri kỷ, đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi, những con người cùng chí hướng, cùng chung vai, sát cánh trên con đường bảo vệ chân lý, bảo vệ sự nghiệp của dân tộc và của Đảng. Qua đây ông cũng muốn lưu lại những tình cảm tốt đẹp mà bạn bè và đồng nghiệp đã dành cho ông như biệt danh “Người hay cãi”, “Người gai góc nhưng chịu được”, “Một người tử tế”, “Một cây bút sắc sảo”... Qua những chia sẻ của ông, chúng ta có thể thấy ở cuốn sách những nhận thức và kinh nghiệm rất bổ ích đối với nghề báo. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. Tháng 4 năm 2021 NHj XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT 6 Phần thứ nhất ƠN THẦY, NHỚ BẠN 7 8 THÁNG 6, NHỚ LỜI BÁC DẶN - P hóng viên: tháng 6 đến rồi, xin hỏi nhà báo lão thành Hữu Thọ nghĩ gì trong những ngày này Đã đến tháng 6, những người làm báo chúng tôi lại nhớ tới ngày 21, tức ngày 21/6 hằng năm là Ngày báo chí cách mạng Việt Nam, lấy ngày phát hành số đầu báo Thanh niên cách đây 87 năm (21/6/1925 - 21/6/2012) do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và biên tập là tờ báo của Hội Thanh niên cách mạng tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam, làm mốc khởi đầu. Lúc này lại nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh với các tên gọi khác nhau, theo tài liệu của giới sử học, Người đã khởi xướng, tham gia lãnh đạo nhiều tờ báo như Người cùng khổ, Quốc tế nông dân, Thanh niên, Công nông, Lính cách mạng, Việt Nam tiền phong, Thân Ái, Đỏ, Việt Nam độc lập. Lúc này lại nhớ Người thầy báo chí cách mạng Việt Nam viết báo trong thời kỳ hoạt động 9 bí mật cũng như khi đã là lãnh tụ dân tộc (có 50 năm cầm bút) với bài báo đầu tiên có tựa đề “Vấn đề bản xứ” đăng trên báo Nhân đạo của Đảng Cộng sản Pháp (ngày 02/8/1919) nói về thân phận của dân nước thuộc địa và bài báo cuối cùng là bài Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân như một Di chúc về giáo dục đạo đức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng cầm quyền, đăng trên báo Nhân dân của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 03/02/1969 chỉ cách mấy tháng trước lúc Người đi xa. - Phóng viên: Nhắc lại đầu đề bài báo đầu tiên và bài báo cuối cùng của Người thầy báo chí cách mạng Việt Nam đã đem lại cho ông cảm nghĩ gì? Bác Hồ không chỉ viết báo, lãnh đạo báo chí mà còn rất quan tâm dặn dò về đạo đức đối với người làm báo. Chỉ đọc hai đầu đề của bài báo đầu tiên và bài báo cuối cùng cũng đã thấy tư tưởng xuyên suốt và tôn chỉ nhất quán của ngòi bút bậc thầy là vì nước vì dân, tất cả vì độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, ấm no và hạnh phúc của nhân dân. Đó là bài học sâu sắc cho các thế hệ nhà báo Việt Nam hôm nay kế tục sự nghiệp của Người với đề tài 10 bao quát nhất là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đó cũng là đạo đức lớn nhất gắn với lý tưởng, mục tiêu của những người viết báo Việt Nam. Đất nước phát triển, sự nghiệp báo chí cũng phát triển đặc biệt phát triển vượt bậc trong thời kỳ đổi mới. Đến nay đã có 720 cơ quan báo chí với 1.084 ấn phẩm báo in; 74 báo, tạp chí điện tử, 336 trang mạng xã hội, 1.274 trang thông tin điện tử tổng hợp, 67 đài phát thanh, truyền hình trung ương và địa phương... với 17.000 nhà báo được phát thẻ hành nghề. Sự nghiệp báo chí phát triển bao gồm nhiều loại hình, đội ngũ đông đảo trong quá trình hội nhập quốc tế với nhiệm vụ mới mở ra chân trời mới đầy thuận lợi, nhưng cũng lắm thử thách. Trong tình hình đó, tiếp tục tư tưởng Hồ Chí Minh, quyết tâm “Phò chính, trừ tà” theo lời Bác Hồ dặn, Cương lĩnh năm 2011 nêu rõ phương hướng phát triển thông tin đại chúng đồng bộ, hiện đại, bảo đảm thông tin chân thực, đa dạng, kịp thời phục vụ có hiệu quả sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 11 - Phóng viên: Đúng là những định hướng rất quan trọng, những cách hiểu? - Theo tôi hiểu: Thông tin chân thật là thông tin tới bản chất sự thật, chỉ viết và nói khi đã “điều tra, nghiên cứu, hiểu rõ” các sự kiện như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dặn. Thông tin đa dạng như cuộc sống rất đa dạng và phong phú, không một chiều, “rập khuôn” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng phê phán, tuy đa dạng nhưng cùng hướng tới mục tiêu chung của đất nước. Thông tin kịp thời là bảo đảm nhanh nhạy, không chậm trễ nhưng lại phải chính xác, phù hợp với bối cảnh để tạo nên lòng tin cậy của nhân dân. Đất nước phát triển, bên cạnh những mặt tốt lại xuất hiện những mặt không tốt thậm chí xấu, có lúc có nơi mặt xấu lấn át. Lúc này lại nhớ trách nhiệm “Phò chính, trừ tà” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao cho những ngòi bút có trách nhiệm. Nghĩa là ngòi bút cần nhiệt thành cổ vũ những gì tốt đẹp, mới mẻ sáng tạo, phê phán nghiêm khắc những gì xấu độc, lạc hậu, bảo thủ. Mọi người đều biết Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng việc cổ vũ những tấm gương tốt 12 ngay từ năm 1924 khi Người nói đại ý: một tấm gương tốt có giá trị hơn hàng trăm bài diễn thuyết. Tuy nhiên, Người rất nghiêm khắc với những khuyết điểm, đặc biệt căm ghét những kẻ tham ô, lãng phí, quan liêu, do đó, Người dặn các nhà báo: “Viết để nêu cái hay, cái tốt của dân ta, của bộ đội ta, của cán bộ ta. Đồng thời cũng phải phê bình những khuyết điểm của chúng ta, của cán bộ, của nhân dân, của bộ đội. Không nên chỉ viết cái tốt mà giấu cái xấu”. - Phóng viên: Đúng là công việc khen chê luôn luôn là việc rất hệ trọng. Bác Hồ cũng đã từng nhắc tới thái độ khen chê Nhưng Người lại dặn kỹ về thái độ khen chê của ngòi bút có trách nhiệm: Khen phải chính xác, không “thổi phồng”, “phóng đại” bóp méo sự thật, lừa dối xã hội, làm hư hỏng con người. Còn Chê thì phải “thật thà”, “chân thành”, “chừng mực”. Thật thà là không thêm thắt bịa đặt. Chân thành là với thái độ người trong cuộc, không ngoa ngoắt, chửi bới. Chừng mực là lỗi tới đâu nói tới đó, lỗi của ai thì nói người đó, không vơ đũa cả nắm. 13 Thái độ trung thực và trách nhiệm xã hội của ngòi bút nêu trong các văn kiện của Đảng là tiếp tục tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc đánh giá các sự kiện. - Phóng viên: Ông đánh giá như thế nào về hoạt động báo chí hiện nay? Hoạt động nghề nghiệp trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế có rất nhiều thuận lợi nhưng cũng có nhiều thử thách, thậm chí cạm bẫy. Báo chí chúng ta đã tăng lượng thông tin, bám sát các hoạt động của đất nước, là nguồn thông tin bổ sung có tính chất phát hiện, dự báo quan trọng mà các cấp lãnh đạo hết sức quan tâm. Tuy nhiên là người cầm bút, tôi hết sức lo lắng khi thấy gần đây có nhiều thông tin sai, thêm thắt, thậm chí bịa đặt rất đáng xấu hổ. Có thông tin sai lạc làm hủy hoại một ngành hàng, làm lao đao một số doanh nghiệp, hủy hoại danh dự cá nhân, thậm chí một dòng họ. Lại có những thông tin sai lạc gây hỗn loạn tâm lý xã hội ảnh hưởng tới quản lý vĩ mô nền kinh tế trong hoàn cảnh rất phức tạp hiện nay. Chúng ta đang làm báo trong hoàn cảnh mới của tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong đó 14 các mạng xã hội rất phát triển. Ai cũng thấy thông tin đến với mọi người rất phong phú, đa dạng, nhiều chiều nhưng phong phú đến hỗn độn. Với mạng xã hội, đặc biệt với không ít trang nhật ký điện tử, có người thường xuyên vào các trang mạng nhật ký cá nhân đã nêu ý kiến nhận xét tham khảo: “Ở đó 50% là sai; 40% là “xạo” (không đáng tin cậy) và 10% thật giả lẫn lộn”. Không ai phản bác các thông tin trên mạng xã hội vì có những thông tin rất bổ ích nhưng dù sao những thông tin đó cũng chỉ để tham khảo vì không có căn cứ pháp lý nhưng có nhà báo đã dựa hoàn toàn vào những thông tin đó rồi coi như thông tin chính thống gây rối loạn tâm lý xã hội rất nguy hiểm. Ở nhiều trường hợp sai sót trên các báo chí chính thống, tôi nghĩ chủ yếu với động cơ thương mại để bán báo, nhận quảng cáo nhưng có khi lại gây hậu quả không tốt về tâm lý chính trị xã hội... Nhân dịp kỷ niệm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam, ghi lại mấy dòng suy nghĩ cũng để tự răn mình khi còn tiếp tục viết báo cũng như tiếp nhận thông tin trên báo chí. Tạp chí Trí thức và Thời đại, tháng 6/2012 15 ẤN TƯỢNG SÂU SẮC VỀ MỘT CUỘC ĐỜI TRONG SÁNG, TRUNG THỰC V ề chủ đề “Người lãnh đạo”, xin phép được có một số nhận xét cá nhân về cố Tổng Bí thư Trường Chinh, một bản lĩnh lớn, một nhân cách lớn. ... Đồng chí Trường Chinh là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng và Nhà nước ta, gắn liền tên tuổi với sự lãnh đạo thắng lợi cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, cây chính luận bậc thầy của báo chí cách mạng Việt Nam. Tôi chỉ là bậc hậu sinh thuộc lớp con em, người đảng viên thế hệ sau không thể nói gì hơn. Trong cuộc đời hoạt động của mình, tôi không có dịp làm việc nhiều với đồng chí, là nhà báo tôi chỉ hai lần được công tác theo đồng chí khi đồng chí dự Đại hội Đảng bộ tỉnh 16 Nam Hà (sáp nhập hai tỉnh Nam Định, Hà Nam) và khi đồng chí thăm Nhà máy điện Yên Phụ vừa bị máy bay Mỹ bắn phá trong chiến tranh phá hoại miền Bắc, mỗi lần đều có những kỷ niệm nhưng chưa đủ để lại ấn tượng. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về cuộc đời hoạt động của đồng chí, lại thêm có những ấn tượng sâu sắc về tấm lòng trong sáng vì nước vì dân và sự trung thực trong nhân cách của anh. Trong cuộc đời hoạt động đầy thử thách không ai tránh khỏi sai lầm, vấn đề quan trọng là đứng dậy và sửa sai. Bên cạnh những thành công to lớn thì sai lầm về cải cách ruộng đất là một sai lầm của sự lãnh đạo trong đó có trách nhiệm của anh. Kiểm điểm sai lầm này, đồng chí đã thẳng thắn nhận khuyết điểm, nghiêm khắc tự phê bình và xin từ chức Tổng Bí thư với trách nhiệm người đứng đầu (năm 1956). Với người bình thường, sự va vấp lớn đó sẽ tiếp tục đà đi xuống của sự nghiệp nhưng với anh thì không phải như vậy. Thật kỳ lạ, đúng 30 năm sau (năm 1986), anh lại sáng chói khởi xướng sự nghiệp đổi mới đất nước tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng. Tư duy của người lãnh đạo chính trị có ảnh hưởng và có tầm quan trọng đặc 17 biệt tới đường lối chính trị của Đảng. Chính tư duy đổi mới của Anh đã làm thay đổi nhận thức và tư duy của nhiều cán bộ lãnh đạo lúc bấy giờ. Đó là sự kiện đặc biệt mà tôi luôn nhớ như một bài học lớn về sự trung thực của con người, của người lãnh đạo trước phong ba bão táp cuộc đời. Những người hoạt động thuộc thế hệ chúng tôi đều nhớ tới “khoán hộ” của anh Kim Ngọc ở Vĩnh Phú năm 1966 hé mở tư duy và cách làm đổi mới trong nông nghiệp. Cũng lại nhớ bài báo phê phán nghiêm khắc của đồng chí Trường Chinh dập tắt sáng kiến đó. Rồi 15 năm sau, sự nghiệp nông nghiệp lại bùng lên với “khoán chui” của Hải Phòng và một số tỉnh; chúng tôi lại hồi hộp theo dõi những chuyến đi khảo sát thực tế của anh ở Nam Định, Hải Phòng, Hưng Yên vì vẫn nhớ tới bài phát biểu phê phán của anh với sáng kiến của anh Kim Ngọc và Tỉnh ủy ở Vĩnh Phú. Nhưng rồi thấy anh không tỏ ý phản đối. Có lần, đồng chí trợ lý của anh hỏi: “Sao chuyện anh Kim Ngọc lúc đó anh găng thế?”. Anh cũng trung thực trả lời: “Lúc đó nhận thức của mình không theo kịp tình hình và cả việc nhận các báo cáo không khách quan”. 18 Người lãnh đạo luôn luôn gắn với cơ chế, do đó, từ bỏ cơ chế lại là việc không thể dễ dàng. Nhiều người nói tới các cuộc gặp mặt ở Đà Lạt và đợt khảo sát của anh ở Thành phố Hồ Chí Minh, một thành phố năng động đã giúp anh thay đổi nhận thức về quản lý kinh tế và giúp anh chỉ đạo việc thảo luận ba vấn đề lớn về kinh tế là tiền đề cho việc viết lại Báo cáo chính trị trình bày đường lối đổi mới tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng. Nhận xét về anh, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã nói: “Điều thú vị là chủ biên của đổi mới lại là đồng chí Trường Chinh vốn là người rất “cứng”“. Nhưng vì sao? Theo thiển nghĩ của tôi, chính là tấm lòng trong sáng và sự trung thực của người lãnh đạo. Trong sáng và trung thực thì có thể chân thành lắng nghe những ý kiến nhiều chiều cho dù trái ý kiến của mình và của tập thể do mình lãnh đạo, và việc khảo sát nghiêm túc, trung thực thì sẽ tìm ra câu trả lời chính xác từ thực tiễn, từ nhân dân, do đó dám thay đổi ý kiến của mình, không mắc bệnh “cố chấp” của những người có quyền hành mà Bác Hồ đã phê phán. 19 Nghĩ về anh Trường Chinh, anh Năm thân yêu, tôi trộm phép được góp nội dung này, cũng là tâm đắc của tôi. (Phát biểu tại Tọa đàm về “Người lãnh đạo” do Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, tháng 10/2001) 20 “TÌNH THƯƠNG Vj LẼ PHẢI” K hi làm báo chuyên nghiệp, tôi được phân công theo dõi, phản ánh lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, có thời gian được phân công vào chiến trường phản ánh cuộc chiến đấu chống Mỹ, cứu nước, do đó phải tập trung nghiên cứu lĩnh vực được phân công. Tuy nhiên tôi rất quan tâm tới văn hóa bởi lẽ tư tưởng - văn hóa là một trong “ba cuộc cách mạng” trong đường lối của Đảng lúc đó. Đến khi được trao chuyên trách lĩnh vực tư tưởng - văn hóa, đặc biệt khi được phân công tham gia chuẩn bị Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” thì phải tập trung nghiên cứu lĩnh vực này, tìm đọc kỹ các văn kiện của Đảng, các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh tụ của Đảng đồng thời cũng là những nhà văn hóa lớn của nước nhà thời hiện đại. 21 Văn hóa là lĩnh vực rất quan trọng trong đời sống tinh thần của con người, của mỗi dân tộc như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”, nhưng nội dung của văn hóa là gì và cách bồi dưỡng về mặt văn hóa cho con người có nội dung gì thì có nhiều cách lý giải, nhiều ý kiến khác nhau. Về văn hóa Hồ Chí Minh, tôi đã có bài nghiên cứu ngắn được trao Giải thưởng báo chí quốc gia năm 2009. Trong bài này tôi xin đề cập sự tiếp thụ của mình về một số quan điểm của đồng chí Lê Duẩn (tên gọi thân mật là anh Ba) với nội dung quan trọng này. Ngay từ thời làm báo tôi đã nghe với sự thích thú lời truyền miệng ý kiến của đồng chí Lê Duẩn về Tình thương và Lẽ phải. Sau này khi được phân công chuyên trách công tác tư tưởng - văn hóa, có điều kiện tìm hiểu từ trong văn bản để thấy đầy đủ ý kiến của anh Ba: “Yêu lao động, giàu tình thương, trọng lẽ phải, đó là phẩm chất cơ bản cần phải được bồi dưỡng và hoàn thiện để con người có thể làm chủ thiên nhiên, làm chủ bản thân, tiếp cận và chiếm lĩnh được cái Đúng, cái Tốt, cái Đẹp của cuộc sống”1. __________________ 1. Lê Duẩn: Nội dung cơ bản của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1986, tr.112. 22 Khi nói về văn hóa, theo tôi hiểu thì cả phương Đông và phương Tây đều nói tới mục tiêu Chân, Thiện, Mỹ (tức là cái Đúng, cái Tốt, cái Đẹp như anh Ba nói theo ngôn ngữ thuần Việt) nhưng tiếp cận tới đó thì có nhiều con đường, theo đồng chí Lê Duẩn chính là Lao động, Tình thương và Lẽ phải. Nói tới văn hóa, theo anh Ba trước hết phải nói tới lao động và như anh nói: Có lao động mới có con người, có con người mới có văn hóa, và ngày nay trong thời kỳ đổi mới Đảng ta đề ra các chính sách cũng trước hết là nhằm giải phóng sức lao động sáng tạo của con người Việt Nam hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Cùng với lao động, theo anh là ra sức bồi dưỡng tình thương và lẽ phải. Nói tới tình thương và lẽ phải là nói tới tình cảm và lý trí là hai yếu tố quan trọng nhất trong con người cách mạng vì như anh nói: Làm cách mạng có hai điều quan trọng nhất là tình cảm cách mạng sôi nổi, say sưa, có hiểu biết dồi dào về khoa học cách mạng. Trước hết, anh nói tới tình thương với tình yêu đất nước, yêu nhân dân, yêu thương con người đặc biệt với những người nghèo khổ, thiệt thòi, kế tục truyền thống tốt đẹp của dân tộc là thương nước, thương nhà, 23 thương người, thương mình, “thương người như thể thương thân”, và lòng nhân ái, tình thương bao la của Bác Hồ. Con người cách mạng là con người hành động vì chân lý, lẽ phải, và theo anh Ba thì: Con người yêu lao động, giàu tình thương là con người biết trọng lẽ phải, nhận thức được chân lý. Sự giác ngộ cách mạng trong nhiều trường hợp trước hết không từ lý luận sách vở mà trước hết từ sự thông cảm, từ tình thương yêu con người, nhất là con người sống trong nghèo khổ, bị áp bức để dấn thân vào cuộc đấu tranh giải phóng con người. Trong thực tế cuộc sống nhiều khi tình cảm dẫn dắt lý trí đi đúng hướng tới chân lý. Đồng chí Lê Duẩn luôn nhắc tới cội nguồn dân tộc, rất quan tâm tới phát huy giá trị truyền thống văn hóa dân tộc trong quá trình phát triển. Còn nhớ, có tác giả kể lại về phát biểu của anh Ba, đại ý, sau này xã hội phát triển, tiến lên nhưng trong lòng người dân Việt Nam đều nhớ tới những câu ca dao và cánh cò vỗ cánh trên cánh đồng. Câu đó rất hay, tôi đã ghi lại nhưng khi tra cứu trong tác phẩm của anh thì không thấy câu đó; có thể do người nghe ghi chép lại và truyền đạt, nhưng đó là ý tưởng của anh, luôn nghĩ về cội nguồn. Có dịp đi công tác với anh ở một số tỉnh miền Nam 24 thấy anh khuyên lãnh đạo tỉnh Phú Thọ nên về thăm Đất Tổ Phong Châu và xây tháp cao ở núi Nghĩa Lĩnh, để từ đất Đền Hùng có thể nhìn rộng, nhìn xa ra đất nước. Với con người, ngày nay, chúng ta tôn vinh rất xứng đáng các “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, lại nhớ tới tư tưởng của đồng chí Lê Duẩn về vai trò đặc biệt của các Bà mẹ trong bồi dưỡng tình thương và lưu truyền văn hóa dân tộc. Anh đã viết những dòng rất xúc động lòng người về các Bà mẹ Việt Nam: “Ngoài nghĩa cả đối với Tổ quốc, đối với cách mạng, có tình cảm nào thiêng liêng bằng tình mẹ con, có sự hy sinh nào bằng sự hy sinh tận tụy của người mẹ với con”, “Dạy con biết nói, biết cười, ru con bằng những điệu hát đầy ý nghĩa, khuyên bảo con những lẽ phải, điều hay, v.v. chính bằng cách đó, người mẹ đã góp phần giữ gìn và lưu truyền văn hóa dân tộc từ đời này sang đời khác”. Đã có lần anh nói, cho dù sau này phát triển đến đâu, thì những câu ca dao Việt Nam vẫn làm rung động lòng người Việt Nam nhất. Mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân, cái Chung và Riêng luôn luôn là những vấn đề quan trọng trong công tác tư tưởng - văn hóa... Chúng ta hết sức quan tâm đến việc giáo dục 25 chủ nghĩa yêu nước, ý thức cộng đồng, tinh thần tập thể, nhưng lại không bao giờ được coi nhẹ các cá nhân. Ai cũng biết anh Ba rất quan tâm xây dựng chế độ làm chủ tập thể nhưng anh lại rất quan tâm tới cái riêng của từng con người. Anh nói: “Đã là con người thì phải có cái riêng của con người. Không thể có con người siêu hình, không thể phá vỡ đơn vị con người. Không còn cái riêng của con người nữa thì xã hội sẽ hết ý nghĩa”. Công tác tư tưởng, văn hóa, theo anh Ba là thuyết phục, không dùng lối áp đặt, bạo lực, là công tác với con người, do đó chỉ dẫn của anh Ba về mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể, giữa cái Chung và cái Riêng đã giúp chúng tôi trên cơ sở quan tâm bồi dưỡng tinh thần tập thể, đồng thời, hết sức tôn trọng cái riêng của từng cá nhân, không thể lấy các cuộc họp thay cho các tiếp xúc, vận động từng người, đối thoại, thuyết phục, khơi gợi sức sáng tạo của từng người vì nói cho cùng thì sự sáng tạo bao giờ cũng bắt đầu từ những cá nhân tài năng và tâm huyết. Văn học nghệ thuật là một bộ phận trọng yếu của tư tưởng - văn hóa nhưng lại có những đặc thù, cần có cách tiếp cận riêng để tìm hiểu quy luật hoạt động và có cách đánh giá, hướng dẫn phù hợp như Đảng ta đã từng 26 chỉ rõ. Với hoạt động này, anh Ba cho rằng: “Nói đến nghệ thuật là nói tới quy luật riêng của tình cảm” và anh nêu rõ “phải bảo đảm một phạm vi rộng lớn hơn cho sáng kiến cá nhân, cho những khuynh hướng cá nhân, đảm bảo một phạm vi rộng lớn hơn cho tư tưởng và sức tưởng tượng, cho hình thức và nội dung”. Phát biểu của đồng chí Lê Duẩn giúp chúng ta hiểu thêm đặc thù quá trình sáng tác của văn nghệ sĩ là quá trình phản ánh hiện thực cuộc sống không dừng lại ở quá trình nhận thức mà nó rút ra sự ẩn chứa từ trái tim rung cảm của người nghệ sĩ. Do đó cần hiểu rõ quy luật sáng tạo của các nghệ sĩ, tôn trọng tính đặc thù, sự sáng tạo cá nhân trong quá trình thẩm định, đánh giá tác phẩm, tác giả, không mang nhận thức chính trị để đánh giá áp đặt... Tôi không bao giờ cho mình là người nghiên cứu kỹ tư tưởng của đồng chí Lê Duẩn về tư tưởng - văn hóa, chỉ nói những tiếp thụ của người được phân công làm công tác tư tưởng - văn hóa để tìm hiểu tư tưởng của anh Ba trong quá trình vận dụng vào công tác của mình,... Vì nghĩ rằng đến nay còn có tính thời sự. Tạp chí Tuyên giáo, năm 2010 27 ANH LINH XUỐNG CƠ SỞ NGHE DÂN S au Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, Tòa soạn báo Nhân Dân cử tôi lúc đó là Phó Tổng Biên tập, là Đặc phái viên bám sát hoạt động của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh. Trong cuộc đời làm báo Đảng, thỉnh thoảng tôi được cử viết tường thuật một số chuyến công tác của Bác Hồ, của đồng chí Trường Chinh, nhưng chưa bao giờ được cử là Đặc phái viên thường xuyên bám sát hoạt động của đồng chí lãnh đạo Đảng. Do đó tôi may mắn có điều kiện tiếp xúc làm việc thường xuyên với đồng chí Nguyễn Văn Linh theo nhiệm vụ được giao. Cũng cần nói rằng, trên cơ sở chức trách được giao, dù là cán bộ cao cấp nhưng tôi cũng không được phép dự mọi hoạt động của đồng chí, vì có những việc bí mật tôi chưa được phép tiếp cận. Chủ yếu là bám sát hoạt động của Tổng Bí thư khi đồng chí làm việc với địa phương, với cơ sở, 28 tiếp xúc với các giới để thông tin công khai cho đồng chí, đồng bào cùng biết. Nhưng chỉ chừng ấy thôi cũng đủ giúp tôi hiểu được phần nào tư tưởng phong cách của đồng chí Tổng Bí thư trong từng thời kỳ. Đồng chí Nguyễn Văn Linh được Đảng giao trọng trách cùng Ban Chấp hành Trung ương triển khai thực hiện đường lối đổi mới của Đảng đã được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng xác định. Đồng chí thường nói với chúng tôi: Để đưa đường lối của Đảng vào cuộc sống, vấn đề quan trọng nhất, là phải xác định được mô hình và chính sách cụ thể, do đó phải đi khảo sát thực tiễn, lắng nghe ý kiến nhân dân, cơ sở. Cũng phải trung thực mà nói rằng, không phải chuyến đi cơ sở nào của đồng chí cũng có ý nghĩa khảo sát vì với cương vị của đồng chí, địa phương nào cũng muốn đồng chí tới thăm, động viên, nhưng cũng phải thấy nhiều chuyến đi công tác địa phương của đồng chí có tính chất khảo sát, có những ý kiến chỉ đạo rất quan trọng trong việc triển khai đường lối đổi mới của Đảng, mà tôi chỉ xin phép được kể hai trường hợp cụ thể. ... Giải phóng mọi năng lực sản xuất xã hội là một tư tưởng lớn của thời kỳ đổi mới, trong những năm đầu tập trung thực hiện ba 29 mục tiêu (lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu) để đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Nhưng đổi mới là một cuộc cách mạng, không thể làm theo cách cũ, cho nên phải vừa kiên định vừa sáng tạo, phải quyết đáp trong khi chưa có sẵn mô hình, do đó “phải dò dẫm, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm” như đồng chí thường nói. Bây giờ, các nhà viết sử kinh tế thường nhắc tới Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về nông nghiệp ra ngày 05/4/1988 như một đòn bẩy quan trọng thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trước hết là sản xuất lương thực phát triển, chỉ sau một năm từ chỗ thiếu ăn đã có thể xuất khẩu hàng triệu tấn gạo, là sự phát triển mới so với Chỉ thị 100 của Ban Bí thư tháng 01/1981. Chuẩn bị dự thảo Nghị quyết 10, Bộ Chính trị đã phân công các đồng chí Võ Chí Công, Lê Phước Thọ, Nguyễn Ngọc Trìu, Vũ Oanh... nhưng chúng tôi cũng được theo đồng chí Tổng Bí thư trực tiếp đi khảo sát ở các địa phương Long An, Tiền Giang, Bình Định, Hải Phòng, Hà Bắc,...; đến địa phương nào đồng chí cũng về tận xã, thôn, ấp hỏi chuyện cán bộ, nhân dân chứ không chỉ nghe lãnh đạo tỉnh, huyện báo cáo. 30 Nghị quyết 10 có nhiều nội dung rất mới mà tôi đã có nhiều dịp trình bày trong các cuộc hội thảo chuyên đề, nhưng các nhà nghiên cứu chắc còn nhớ một chi tiết rất quan trọng về chủ trương “khoán gọn” thay cho “năm khâu, ba khâu” của Chỉ thị 100 vì liên quan tới quyết sách trao quyền tự chủ cho gia đình xã viên, thật ra là qua sự khảo sát kinh nghiệm “khoán theo đơn giá” của Hợp tác xã Thiên Hương (Kiến Thụy, Hải Phòng) và “khoán gọn” của Hợp tác xã Ngọc Thành (Hiệp Hòa, Hà Bắc) của đồng chí Nguyễn Văn Linh. Đây là một Nghị quyết chuẩn bị rất công phu, Bộ Chính trị thảo luận nhiều lần, nghe ý kiến của các đồng chí lãnh đạo địa phương và chuyên gia trong Nam ngoài Bắc và theo chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Văn Linh, đưa dự thảo Nghị quyết xuống các địa phương làm thử trong chín tháng và sau đó mời 611 đại biểu dự Đại hội đại biểu Hội Nông dân toàn quốc góp ý kiến vào văn bản trước khi Tổng Bí thư ký ban hành. Nghị quyết 10 đã có những quan điểm, phương hướng chính sách rất quan trọng nhưng khi triển khai, hiệu quả thực tế thế nào? Sau khi Nghị quyết ban hành, đồng chí Tổng Bí thư lại đi một số địa phương, xuống xã hỏi tập trung mấy vấn đề: “Sản lượng có tăng không?”, 31 “Phần chia cho xã viên có được 40% sản lượng hay không?”, “Thực hiện chính sách mới thì gia đình có công, gia đình neo đơn có ảnh hưởng gì không?”, “Bộ máy quản lý giảm được bao nhiêu?”... Thực ra đó là những vấn đề cốt tử trong kinh tế và xã hội khi thực hiện chính sách mới. Việc thực hiện tư tưởng trong Nghị quyết lại đòi hỏi những mô hình rất sáng tạo của cơ sở. Đọc trên báo thấy có ba bài điều tra về bán máy kéo cho xã viên, thực hiện khoán thầu, ai giỏi nghề gì làm nghề đó hé mở tư duy hệ thống các trang trại ngay giữa đồng bằng... Đồng chí tổ chức chuyến đi về ngay hai xã Tứ Trưng và Vạn Xuân của huyện Vĩnh Lạc, tỉnh Vĩnh Phú nơi bài báo phản ánh, chỉ hỏi nông dân hai điều: “Bài báo viết có đúng hay không?”, “Bà con có tán thành cách làm đó hay không?”. Cùng với việc xác định mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp, đồng chí đặc biệt quan tâm khảo sát tình hình phát triển các thành phần kinh tế để sản xuất bung ra như quan điểm đổi mới của Đảng. Tôi còn nhớ khi theo đồng chí về nghiên cứu tình hình ở cơ sở sản xuất công nghiệp BEMEX ở Hà Nội, tháng 02/1989. Đây là cơ sở sản xuất tấm lợp phoócmica do đồng chí Bạch Minh Sơn, một 32 đảng viên là cán bộ khoa học trẻ làm giám đốc, mới 42 tuổi, xin “nghỉ mất sức”, huy động vốn của 50 người bạn đều là cán bộ khoa học với 2 tỉ đồng là số tiền rất lớn lúc đó, thành lập công ty, thuê 40 công nhân, dự định phát triển thu hút từ 100 đến 200 công nhân. Tổng Bí thư hỏi đồng chí Sơn: “Công việc của anh có khó khăn gì không?”. Anh Sơn thẳng thắn trả lời: “Tư duy của Đảng, Nhà nước rất thoáng nhưng nhiều cơ quan còn bó lắm. Dân còn nhiều vốn nhưng chưa tin, còn bỏ ra nhỏ giọt vì không biết Nhà nước có cho làm ăn lâu dài hay không?...”. Qua các lần đối thoại với anh Sơn, tôi thấy Tổng Bí thư rất băn khoăn. Anh mời các đồng chí lãnh đạo Hà Nội lúc đó là các anh Phạm Thế Duyệt, Trần Tấn, Trần Lưu Vỵ tới trao đổi ý kiến. Đồng chí nói: “Vốn trong dân còn nhiều lắm, ngay ở Hà Nội này cũng tới hàng nghìn tỉ đồng. Bây giờ làm sao huy động được mọi năng lực, mọi nguồn vốn đưa vào sản xuất. Nhưng trong lòng nhiều người còn nghi ngại sợ ta “vỗ béo rồi làm thịt”. Cho nên cần nói cho dân rõ là chính sách kinh tế nhiều thành phần là lâu dài và phải khẳng định bằng lời nói, việc làm cho mọi người tin. Thành phố cần nghiên cứu xem xét các cơ sở vướng mắc gì thì gỡ cho anh em, cốt làm sao 33 cho các thành phần kinh tế bung ra mạnh hơn nữa”. Trả lời câu hỏi của lãnh đạo Hà Nội, đồng chí Tổng Bí thư nói: “Cứ nên để đồng chí Sơn ở trong Đảng nếu đồng chí đó tự nguyện”. Tất cả những dòng chữ trong ngoặc kép là ý kiến của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, đã đăng công khai trên báo Đảng. Nhiều ý kiến của đồng chí trong quá trình khảo sát cơ sở, trao đổi ý kiến với các đồng chí lãnh đạo địa phương sau đấy trở thành nghị quyết của Đảng, luật, nghị định của Nhà nước. Có ý kiến chỉ đạo của đồng chí phải 17 năm sau mới trở thành nghị quyết của Đảng như ý kiến của đồng chí về đảng viên làm kinh tế tư bản tư nhân ở cơ sở BEMEX. Còn có thể kể thêm nhiều trường hợp nữa để nhấn mạnh phong cách luôn luôn gắn với nhân dân, với cơ sở, khảo sát thực tiễn, tổng kết thực tiễn (chứ không chỉ thăm hỏi, động viên) của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước như đồng chí Nguyễn Văn Linh, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện, đã góp phần khẳng định các mô hình và chính sách để nhanh chóng đưa đường lối vào cuộc sống. Báo Nhân Dân, tháng 7/2010 34 ANH TÔ DẶN DÒ N hớ lại, cuối tháng Chạp năm 1980, mấy anh em nhà báo chúng tôi sau mấy ngày công tác ở cơ sở, rời Đoàn Xá (Hải Phòng), về thành phố, trong lòng bức xúc chuyện cán bộ xã và hợp tác xã đang bị đe dọa kỷ luật. Về đến nơi, được biết Thủ tướng Phạm Văn Đồng (mà chúng tôi hay gọi thân mật là anh Tô) đang có mặt ở đây. Lê Điền và tôi cùng một số nhà báo ngỏ ý muốn đến thăm anh, trong thâm tâm nếu thuận lợi sẽ trình bày với anh tình hình cán bộ cơ sở bị đe dọa kỷ luật về tội “phá rào” khoán nông nghiệp, mong anh tháo gỡ. Thật ra gặp Thủ tướng không dễ tuy rằng biết anh rất quý các nhà văn, nhà báo nhưng dù sao cũng hy vọng cho dù mong manh. Nhưng chỉ một lúc sau Văn phòng Thành ủy báo tin anh Tô mời đến chơi. Từ “mời” chắc là lời nói thường rất lịch sự của nhà văn hóa Phạm Văn Đồng mà anh văn phòng truyền đạt lại với mấy anh nhà báo “tép riu” chúng tôi. 35 Ăn cơm chiều ở nhà khách thành phố xong, chúng tôi đạp xe đến Nhà khách số 2 Bến Bính nơi anh hẹn gặp. Khi gặp chắc anh không biết hết chúng tôi cho nên từng người tự giới thiệu tên và cơ quan công tác. Nghe xong, anh nói: “Đọc báo Nhân Dân và Đại đoàn kết thấy các đồng chí đều là những nhà báo xông xáo. Nhưng các đồng chí đang làm gì?”. Anh Lê Điền thưa: “Báo cáo đồng chí chúng tôi đi thực tế”. Anh cười thoải mái rồi nói: “Nhà báo phải dùng từ cho chính xác, tôi sửa một từ được không. Các đồng chí thường nói “đi thực tế”, nhưng nên nói đi vào đời sống đúng hơn. Cũng không hoàn toàn đúng, vì phải sống trong thực tiễn để hiểu đầy đủ thực tiễn, đời sống mà viết! “đi” là từ ngoài vào, còn “sống” là ở trong lòng đời sống mà quan sát”. Nghe anh nói thế, chúng tôi lại nhớ đến cuốn sách Xây dựng nền văn hóa văn nghệ ngang tầm vóc dân tộc ta, thời đại ta của anh xuất bản cách đây vài năm mà chúng tôi đã đọc rất kỹ. Trong đó, anh nhắc các nhà văn, nhà báo phải có vốn sống phong phú, coi “vốn sống như cơm bữa” do đó, phải được bồi đắp hằng ngày. Vốn sống của mỗi người là sự cảm thụ trực tiếp với con người và xã hội khi sống 36 trong thực tiễn và anh dặn “phải sống sâu sắc một cuộc sống nào đó” để viết, từ lời khuyên của anh Tố Hữu “với nghề báo, cần có ba bằng đại học: đại học chính trị, đại học văn hóa và đặc biệt là đại học đường đời do cuộc sống cấp bằng”, và chúng tôi luôn tìm vốn sống trong thực tiễn, và nhân bài học từ anh, tôi tự tổng kết đời làm báo của mình với “ba bằng đại học” và năm chữ “S” nghĩa là phải “Sống sâu sắc, say sưa” với sự nghiệp của đất nước và nhân dân để viết. Trong câu chuyện tối hôm đó, anh còn hỏi: “Các đồng chí vừa đi đâu về?”. Tôi thưa với anh: “Chúng em vừa từ Đoàn Xá nơi “khoán chui” về”. Cũng định trình bày với anh tình hình ở đây như dự kiến ban đầu nhưng cũng không dám nói vì sợ làm phiền anh, nhưng có vẻ anh cũng đã biết. Anh lại nói với chúng tôi về ý kiến của Gớt, đại văn hào Đức nhấn mạnh “... Cây đời mãi xanh tươi” nhưng muốn tới cái mới, sự xanh tươi phải từ cuộc sống. Rồi anh nói: “Thấy được cái mới là điều khó. Vì cái mới rất mới, có cái đương hiện ra, chưa hình thành, mới chỉ là cái nụ; có khi chỉ là cái mầm non, nhưng dồi dào nhựa sống và sức mạnh, nhất định sẽ vươn lên và chiến thắng”. Nghe anh nói thế 37 chúng tôi cảm thấy như anh biết rõ chuyện ở Đoàn Xá và ý muốn cổ vũ chúng tôi ủng hộ “cái nụ, cái mầm” Đoàn Xá. Và chúng tôi đã làm theo ý anh, ủng hộ các nhân tố mới thực hiện đổi mới trong nông nghiệp vào đầu những năm 80 của thế kỷ trước. Trong cuộc đời làm báo và công tác, tôi còn có dịp nhiều lần gặp anh. Khi tôi là Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, có lần anh gọi đến báo cáo và trao đổi ý kiến mấy tiếng đồng hồ về xây dựng Đảng mà anh rất quan tâm khi mắt anh không còn nhìn thấy gì, có buổi ở Tam Đảo, có buổi tại nhà anh ở Phủ Chủ tịch. Tôi biết rằng anh còn gặp một số đồng chí khác để nghe và trao đổi ý kiến về vấn đề hệ trọng này, sau đó anh gửi thư góp ý rất tâm huyết và sâu sắc với Hội nghị Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII về những vấn đề cấp bách và cơ bản trong xây dựng Đảng mà tôi lúc đó là Ủy viên Trung ương Đảng nên được đọc. Sau đó vào dịp kỷ niệm Ngày sinh của Bác Hồ (ngày 19/5/1999), anh công khai một phần trên báo Nhân Dân trong đó có những nhận xét rất thẳng thắn như: “Nhiều người trong hệ thống tổ chức của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể quần chúng hư 38 hỏng quá, thoái hóa biến chất, chạy theo chức quyền, tiền và danh lợi. Những người đó đang làm cho một bộ phận không nhỏ trong nhân dân ngày càng giảm lòng tin vào Đảng ta, đưa đến tình hình nguy kịch, không thể coi thường là sự hội nhập của “bốn nguy cơ” tác động lẫn nhau và phá ta, có thể đưa đến sự mất còn của chế độ và sự nghiệp cách mạng của chúng ta”. Bây giờ đọc lại những dòng này thấy rõ sự cảnh báo của đồng chí Phạm Văn Đồng rất sớm về tình trạng văn hóa chính trị xuống cấp nghiêm trọng là những nguy cơ rất lớn. Sự nghiệp về văn hóa của Nhà văn hóa Phạm Văn Đồng có nhiều mặt, tôi chỉ xin kể một số kỷ niệm sâu sắc những gì chứng kiến coi như bài học lớn trong cuộc đời hoạt động cách mạng và viết báo của mình. Báo Nhân dân hằng tháng, tháng 4/2014 39 NHỚ NHỮNG LẦN ĐƯỢC ANH VĂN NHẮC NHỞ, KHUYẾN KHÍCH Đ ại tướng Võ Nguyên Giáp - anh Văn kính yêu của chúng ta đã về với Bác Hồ ở tuổi đại thượng thọ. Nhân dân ta và bạn bè thế giới ca ngợi anh là vị tướng thiên tài ngang hàng các tướng lĩnh nổi tiếng hàng đầu trong lịch sử quân sự thế giới. Nhưng anh Văn của chúng ta còn là người cộng sản kiên trung từ những năm 27 của thế kỷ trước trong tổ chức tiền thân của Đảng, là người học trò xuất sắc, gần gũi của Bác Hồ. Do đó, cùng với việc lãnh đạo, chỉ huy quân đội, anh luôn luôn quan tâm tới công tác xây dựng Đảng, vì sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong đó có sự lãnh đạo lực lượng vũ trang nhân dân như anh đã từng viết khi tổng kết tư tưởng Hồ Chí Minh. Đã có nhiều sách và những bài báo quy mô lớn của các nhà lãnh đạo, các tướng lĩnh, 40 các nhà khoa học viết về sự cống hiến to lớn của anh trên nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực xây dựng đảng. Trong phạm vi công tác nhỏ hẹp của mình, nhân dịp này xin kể lại một vài kỷ niệm với anh trong công tác của mình có quan hệ tới công tác xây dựng Đảng. * * * Theo quyết định điều động của Ban Thường vụ Khu ủy Tả ngạn, tôi rời bộ phận lãnh đạo tiếp quản thị xã Hải Dương cũng là rời quân ngũ năm 1957 lên công tác ở báo Nhân Dân, cơ quan trung ương của Đảng. Thời kỳ làm báo tôi cũng đã được vài lần gặp anh Văn, chủ yếu trong thời gian giải lao các cuộc họp mà anh có mặt. Biết tôi làm báo Đảng lại là đã từng là bộ đội, anh hay gặp hỏi han, trao đổi ý kiến mà tôi cho đó là những lời dặn dò, nhắc nhở của người làm báo bậc thầy vì tôi biết anh đã từng viết sách, viết báo trong thời kỳ Mặt trận dân chủ, đã từng được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội báo giới Bắc Kỳ năm 1937. Với nghề báo, tôi còn nhớ anh tâm sự: Thuở các anh làm báo thời Mặt trận dân chủ, những bài bình luận thường đăng trong mục “Thời đàm”. Các bài luận thường tỏ rõ quan điểm, chính kiến của người viết, của tờ báo nhưng cùng 41 đàm luận về thời sự trong mục “Thời đàm” nghe thoải mái hơn, không có không khí áp đặt. Rồi làm báo lúc đó thường có những cuộc “bút chiến”. Đấu tranh bảo vệ chân lý nhưng qua tranh luận thì cũng thoải mái hơn và bắt buộc người viết phải dùng luận điểm, thực tiễn để thuyết phục... Đến khi tôi được điều động lên công tác trên Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, tuy anh không còn ở cơ quan lãnh đạo của Đảng nhưng lại được gặp anh nhiều hơn khi trong các cuộc họp, khi tại nhà riêng của anh, khi qua điện thoại, chủ yếu nghe anh dặn dò công tác xây dựng Đảng. Còn nhớ, vào năm 1998, tôi được Bộ Chính trị cử vào tiểu ban chuẩn bị văn kiện của Hội nghị Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII về “Mấy vấn đề cơ bản và cấp bách trong xây dựng Đảng hiện nay”, được phân công cùng một số đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng tham gia một đoàn khảo sát của Bộ Chính trị ở Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh miền Đông Nam Bộ do đồng chí Nguyễn Minh Triết (Sáu Phong), Ủy viên Bộ Chính trị làm trưởng đoàn. Ở Thành phố Hồ Chí Minh, đoàn chúng tôi được làm việc với lãnh đạo địa phương và một số đồng chí lão thành cách mạng do đồng chí Bí thư Thành ủy Trương Tấn Sang chủ trì. 42 Sau cuộc họp hai ngày thấy nhiều đồng chí còn muốn nói thêm, đồng chí trưởng đoàn phân công tôi gặp riêng các đồng chí: Mai Chí Thọ, Lê Toàn Thư, Nguyễn Thọ Chân là những đồng chí đã từng ở cơ quan lãnh đạo của Đảng và đã công tác nhiều năm ở miền Nam, đồng thời, gặp một số trí thức như giáo sư Lý Chánh Trung, luật sư Trương Thị Hòa và một số thanh niên ở Quận 3. Các đồng chí lão thành cách mạng yêu cầu được gặp riêng từng người, cuộc gặp nào cũng kéo dài một buổi. Trong các cuộc gặp đó, đồng chí trưởng đoàn dặn: chỉ ghi chép trung thực, có thể gợi ý, hỏi thêm, nhưng không tranh luận để ý kiến được phản ảnh khách quan. Biết có những đoàn công tác của Bộ Chính trị đi khảo sát tình hình, anh cho gọi tôi lên hỏi (chắc rằng không chỉ có mình tôi) để anh chuẩn bị góp ý kiến với Trung ương. Tôi đến 30 Hoàng Diệu, nhà riêng của anh để làm việc. Buổi làm việc đó, không thấy đồng chí thư ký riêng rất tin cậy của anh cùng dự chắc để tôi có thể thoải mái báo cáo. Tôi thưa với anh cách làm việc của Đoàn và công việc được phân công. Anh nói: Muốn nghe ý kiến cụ thể của từng người, sợ chỉ nghe báo cáo tổng hợp sẽ mất đi những ý kiến 43 cụ thể sinh động, có khi những ý kiến tưởng nhỏ nhưng lại đặt ra vấn đề rất lớn. Cũng có thể coi đó như lời dặn dò nhắc nhở với những người được trao công việc tham mưu với lãnh đạo. Và tôi đã báo cáo theo ý của anh. Đặc biệt nhấn mạnh những ý kiến rất bức xúc thậm chí gay gắt của các đồng chí lão thành cách mạng về trí tuệ của cơ quan lãnh đạo không ngang tầm và những dư luận khá phổ biến về tình hình lãng phí, phô trương, tham nhũng của cán bộ, công chức trong đó có một số cán bộ cao cấp, sự suy giảm nghiêm trọng niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước... Nghe xong anh lại hỏi: “Thế còn ý kiến của các nhà trí thức?”. Tôi lại tiếp tục báo cáo ý kiến của luật sư Hòa và giáo sư Trung. Tôi cũng lần lượt nói lại ý kiến từng người, nhấn mạnh ý kiến anh Lý Chánh Trung. Giáo sư Lý Chánh Trung theo đạo Thiên chúa, dạy triết học ở Sài Gòn; khi Bác Hồ qua đời, tháng 10/1969, giáo sư đã viết trên báo Đất nước công khai ca ngợi Bác Hồ, giáo sư nói: “Trong thế kỷ này và thế kỷ sau chưa thấy có lực lượng chính trị nào có thể so sánh với Đảng Cộng sản nhưng nếu để tham nhũng kéo dài, kinh tế trì trệ, niềm tin trong dân giảm sút, đặc biệt xảy ra mất đoàn kết trong Đảng thì 44 sẽ là một thảm họa cho đất nước”. Nghe đến đấy, anh nói: “Đồng chí nói lại ý kiến anh Trung?”. Vì đây cũng là ý kiến tôi cho là chân thành, sâu sắc đã ghi chép cẩn thận cho nên nhắc lại không có gì khó khăn. Sau khi nghe tôi báo cáo, anh hỏi: “Thế các đồng chí xử lý tài liệu khảo sát thế nào?”. Tôi thưa: “Theo ý kiến chỉ đạo của anh Sáu Phong thì báo cáo tổng hợp đã có bộ phận thư ký lo, nhưng mỗi đồng chí có báo cáo riêng, ghi rõ ý kiến từng người gửi về bộ phận thường trực của Tiểu ban gồm ba đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị... Riêng báo cáo của tôi dài gần 30 trang cũng đã gửi kèm theo báo cáo của Đoàn. Nghe thế, anh nói: “Làm như thế là tốt, cần để các đồng chí lãnh đạo biết cụ thể dân tình”. Thế rồi trong công tác của mình, kế tục truyền thống vẻ vang và kinh nghiệm phong phú của Ban Tuyên huấn, Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương nhưng trong tình hình mới của thời kỳ đổi mới, tập thể lãnh đạo Ban thấy cần phải bổ sung phương thức công tác cho phù hợp. Nhưng thay đổi không dễ, có khi còn bị hiểu lầm. Tuy vậy cũng cần thay đổi, bổ sung, Lãnh đạo Ban kiến nghị phương thức công tác tư tưởng trong tình hình mới, nói gọn là “Hướng về cơ sở, tăng cường thông tin và 45 đối thoại”. Cũng không hoàn toàn mới nhưng cũng có điểm mới theo hướng dân chủ, sát cuộc sống hơn trong công tác tư tưởng. Nhưng để nói rõ ý kiến của lãnh đạo Ban, tôi viết bài giải thích trên tạp chí Công tác tư tưởng số tháng 6/1998, sau đó lại viết tiếp một bài đăng số tháng 02/2000. Hai bài này đều đăng ở tạp chí phát hành nội bộ (thường gọi là tạp chí bìa trắng), nhưng lại có số phát hành cao hơn tạp chí công khai. * * * Tôi còn nhớ, khi chuẩn bị ăn cơm tối cùng gia đình một ngày tháng 3/2000 thì có chuông điện thoại. Tôi đến cầm máy thì nghe “đồng chí Thọ đấy à. Văn đây”. Đúng là tiếng nói của anh Văn, nhưng không biết có chuyện gì vậy!. Anh nói: “Tôi đã đọc bài báo của đồng chí. Bài trước tôi cũng đã đọc. Tôi hoan nghênh. Công tác tuyên huấn bây giờ chủ yếu phải qua thông tin, đối thoại, không thể áp đặt. Các đồng chí cố gắng làm theo hướng đó!”. Tôi trả lời: “Thưa anh, chúng tôi xin cố gắng nhưng cũng báo cáo thật với anh là làm không dễ đâu ạ”. Anh lại cười trên máy rồi động viên: “Đổi mới không dễ nhưng khó khăn mới cần những người cách mạng!...”. 46 Đúng là không dễ. Hướng là đúng nhưng muốn làm được phải đổi mới tư duy và phong cách, phải chuẩn bị một đội ngũ dám đối thoại và đủ bản lĩnh, trí tuệ để đối thoại. Nhớ đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp - anh Văn kính yêu, vào những ngày tiễn anh về với thế giới Người Hiền, nhắc lại vài kỷ niệm nhỏ để ghi lại sự quan tâm của anh, đặc biệt vấn đề dân chủ trong công tác xây dựng Đảng đang là vấn đề bức xúc hiện nay và cũng xin tự phê bình với anh vì chúng tôi đã không làm được bao nhiêu trong nhiệm kỳ công tác của mình như anh mong muốn! Tạp chí Tuyên giáo và báo Nhân Dân điện tử, tháng 10/2013 47 NHỚ ANH “BÁM ĐỘI, LỘI ĐỒNG” S au chiến thắng Điện Biên Phủ, đang là chính trị viên đại đội Trung đoàn 50, tôi được Bộ Tư lệnh Tả ngạn sông Hồng điều động về công tác tại Phòng Chính trị Bộ Tư lệnh, sau đó Khu ủy điều động sang bộ phận quản lý Khu tập kết 300 ngày theo Hiệp định Giơnevơ, rồi tham gia Ban Thường vụ Thị ủy Hải Dương tiếp quản thị xã lớn thứ tư miền Bắc mới giải phóng. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, lại được điều động lên công tác ở báo Nhân dân, cơ quan trung ương của Đảng. Về đây tôi được phân công theo dõi, viết bài về nông nghiệp, có bài viết thất bại, có bài thành công nhưng ai cũng thấy sự xông xáo của cây bút 25 tuổi là phóng viên trẻ của tòa soạn lúc đó. Khi đồng chí Nguyễn Chí Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Đại tướng quân đội nhân dân được điều động sang phụ trách nông nghiệp là mặt trận kinh tế hàng đầu lúc đó, tôi hay 48 được theo anh đi các cơ sở nghiên cứu tình hình. Anh Phan Quang và tôi là hai nhà báo được giúp việc anh; anh Phan Quang đã từng làm việc với anh từ thời kỳ ở Bình Trị Thiên, Khu 4, còn tôi là người mới được tiếp xúc với anh nhưng đã có ấn tượng sâu sắc về anh ngay từ khi còn là chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Hoạt động ở vùng sau lưng địch, lại chỉ là cán bộ sơ cấp, không có điều kiện hiểu tình hình cả nước nhưng chúng tôi luôn luôn hướng về Việt Bắc nơi có Bác Hồ, Trung ương Đảng, Chính phủ, Tổng hành dinh của Bộ Tổng Tư lệnh, muốn biết về mảnh đất thần thánh căn cứ địa và những chuyện sinh hoạt của Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo. Do đó, có cán bộ nào từ Trung ương, Liên khu vào công tác đều tìm cách khai thác, bắt các anh chị kể cho nghe chuyện và những buổi tụ tập nghe chuyện đó thực sự là những buổi sinh hoạt rất lý thú. Có nhiều chuyện được nghe kể lại, trong số đó có đồng chí đã kể cho nghe chuyện Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đi chiến dịch Hoàng Hoa Thám, với bộ quần áo lính, chiếc áo trấn thủ may ô quả trám chống rét. Đại tướng đi kiểm tra trận địa như một cán bộ bình thường. Khi đi ngang qua con suối 49 rộng, đầy rêu trơn có đồng chí cán bộ đi giày đinh chiến lợi phẩm dáng bộ sĩ quan, sợ ướt giầy, nói: “Có cậu nào giúp cõng tôi qua suối”, thế là Đại tướng ghé vai cõng đồng chí đó. Đi nửa chừng biết người cõng mình là một cán bộ cấp cao ở Tổng cục Chính trị, đồng chí đó sợ hãi xin xuống nhưng Đại tướng vẫn bình tĩnh cõng anh bạn qua suối, sau đó bình thản như không có chuyện gì xảy ra trong việc giúp đồng đội. Chuyện đó tôi nghe kể ở sân một nhà dân gần bốt Chợ Cổng, huyện Thái Ninh, tỉnh Thái Bình, đã để lại cho tôi ấn tượng về một đồng chí lãnh đạo, chỉ huy gần dân, gần lính, thương dân thương lính. Chúng tôi hay được gọi đến nhà anh ở 34 Lý Nam Đế (sau khi anh mất gia đình đã trả lại nhà cho Bộ, nay là trụ sở Hội Cựu chiến binh). Đó là ngôi biệt thự xây từ thời Pháp thuộc, có sân rộng, ở sân có cây phượng vĩ tỏa bóng mát trên ghế đá mà thỉnh thoảng anh cùng chúng tôi vẫn ngồi nói chuyện khi chuẩn bị đi công tác hoặc chuẩn bị thảo luận về một đề tài nông nghiệp do anh nêu ra. Đối với chúng tôi, Ủy viên Bộ Chính trị, rồi Đại tướng là vị trí rất to trong Đảng và Quân đội cho nên tiếp xúc lúc đầu không thoải mái nhưng anh thường khơi gợi để chúng tôi cũng như 50 cán bộ anh mời đến mạnh dạn nêu ý kiến thảo luận. Anh nói: “Các cậu cứ tranh cãi thoải mái, mình xuất thân từ nông dân, suốt đời trận mạc, nay được giao phụ trách nông nghiệp có nhiều điều chưa biết, cho nên sẽ cùng tham gia tranh cãi, khi tranh luận có ý đúng có ý chưa đúng là việc bình thường, còn nếu cậu nào nói đúng một nửa cũng đã giữ 50% chân lý, rất “oách” rồi còn gì!”. Trong không khí thoải mái đó chúng tôi cũng hăng hái có ý kiến có lúc “quá mạnh bạo”, nói xong rồi mới thấy run. Chẳng hạn, lúc đó Đoàn cố vấn về Thủy lợi của Trung Quốc do bà Bộ trưởng Tiền Chính Anh dẫn đầu sang đã góp ý kiến về phương châm “ba chính” trong công tác thủy lợi: giữ nước là chính; thủy lợi nhỏ là chính; nhân dân làm là chính. Lúc bấy giờ ý kiến của các đoàn cố vấn Trung Quốc có sức nặng ghê gớm, nhưng nghe phổ biến, một số cán bộ của ta băn khoăn nhưng cũng chỉ to nhỏ với nhau. Tôi mạnh dạn thưa với anh: “Ở ta có vùng hạn vùng úng mà chống úng xem ra khó hơn, nhưng nhất loạt “giữ nước là chính” để chống hạn thì không bao quát tình hình; rồi cần làm nhiều thủy lợi nhỏ nhưng phải làm thủy lợi vừa và lớn mới có nguồn để chủ động cấp nước và tiêu nước, cho nên chỉ “thủy lợi nhỏ là 51 chính” mà chưa có công trình vừa và lớn thì e chống hạn và chống úng đều không hiệu quả”. Thực ra tôi thưa với anh cũng chỉ là nói lại ý kiến của một số cán bộ mà tôi nghe được, nhưng lại động chạm tới ý kiến của cố vấn là chuyện to, buột miệng nói ra rồi chờ nghe phê phán. Nhưng anh ôn tồn nói: “Ta cứ khiêm tốn lắng nghe ý kiến cố vấn nhưng khi làm thì điều chỉnh cho phù hợp với tình hình cụ thể của cả nước và từng vùng”. Lại nhớ, khi chuẩn bị Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 năm 1960 về nông nghiệp mà bây giờ ai cũng nhớ những khẩu hiệu nổi tiếng như: “Phá xiềng ba sào”, “Đuổi kịp mức sông trung nông” và “Phong trào làm thủy lợi hai năm”... anh cũng cho tôi đi theo xuống Đồ Sơn ở trong nhà nghỉ của quân đội, tạo điều kiện tốt cho các chuyên gia để có không khí thoải mái khi làm việc lúc đó còn lợp mái tranh. Anh mời các chuyên gia đến báo cáo, nêu vấn đề, góp ý cho Đề cương. Lúc đó có một cán bộ kỹ thuật rất nổi tiếng được mời đến phát biểu về kỹ thuật đối với cây lúa. Chắc vì thấy anh là Ủy viên Bộ Chính trị cho nên đồng chí nói một hồi đến gần nửa tiếng quan điểm của Mác - Lênin và các nhà kinh điển về sản xuất; xem ra anh rất sốt ruột vì 52 muốn nghe kỹ thuật thì đồng chí đó lại thao thao về chính trị cho nên ghé tai tôi nói: “Cậu ta nói dông dài về Các Mác thực ra “khác Mác”“. Tôi muốn cười mà không dám cười vì biết tính anh muốn nghe những chuyện thực tế, chứ không phải lúc nói lập trường, quan điểm chung chung. Được làm việc với anh thật thoải mái vì anh cho phép thế. Nhớ một lần đi công tác miền Trung, đến Khe Nước Lạnh, ở vùng nam Thanh, bắc Nghệ, đã quá trưa, anh rủ ngồi dưới gốc cây gạo dở cơm nắm ra ăn rồi nghỉ ngơi. Trong lúc nghỉ cái máu nhà báo liều mạng của tôi xin phép hỏi anh: “Được biết anh được Bác Hồ và Thường vụ Trung ương giới thiệu để bầu bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương ở Hội nghị Tân Trào, là người lãnh đạo nhưng vốn xuất phát từ nông dân, anh nhớ câu ca dao nào nhất?”. Sở dĩ hỏi anh câu đó vì khi được giao phụ trách nông nghiệp, tôi phải tìm hiểu cuộc sống của nông dân trong đó có học qua ca dao, tục ngữ mà tôi đang đọc sách của các ông Nguyễn Văn Ngọc, Vũ Ngọc Phan. Thấy tôi hỏi, đồng chí Chắt, đại úy bảo vệ ra hiệu, ý nói “nên để anh nghỉ” nhưng anh nghĩ một lúc rồi nói: “Mình nhớ nhất câu: Rồi mùa thóc rã, rơm khô//Bạn về 53 quê bạn biết xứ mô mà tìm”, gặt xong thì thóc của nhà chủ vào bồ, rơm lên đống mà mình mất luôn tình bạn của những kẻ làm thuê”. Cái máu đậm tình nghĩa bạn bè thuở hàn vi cứ đeo đẳng cái tính cách người lãnh đạo ở anh luôn nặng lòng với những người nghèo khổ. Anh là người lãnh đạo thích đi cơ sở, thích nói chuyện tâm tình với dân. Xuống xã là ở đêm với dân như đã từng ở Trai Tráng (Hưng Yên), Đồng Tâm (Phú Thọ...). Nhớ những ngày theo anh về hợp tác xã Đại Phong, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình để nghiên cứu tình hình, tổng kết công tác “đuổi kịp trung nông” theo gợi ý trong bài báo của Bác Hồ, anh cũng ngủ tại xã chứ không nghỉ tại nhà khách huyện. Với bộ quần áo bộ đội bạc màu, anh ngồi trò chuyện với cán bộ xã và nông dân ở ven bờ sông Kiến Giang. Nhiều bà con nhất là các cựu chiến binh biết tiếng Đại tướng nhưng chưa hề biết mặt cứ trầm trồ hỏi anh em trong đoàn “Đại tướng mô?”. Anh sợ phiền bà con và mất thời giờ cho nên chỉ anh Dương Quốc Cẩm lúc đó là vụ trưởng của Ban Nông nghiệp Trung ương, nói: “Cứ hỏi ông này”. Thấy dáng anh Cẩm cao to, trắng trẻo, đi đứng bệ vệ nhiều người cứ tưởng anh Cẩm là đại tướng rồi biết tính anh cho nên anh Cẩm cũng ậm ừ, không dám 54 cải chính... Làm việc xong, anh nói: “Cậu Thọ tối nay đi cấy với bà con, tâm tình xem bà con đánh giá chủ nhiệm Ánh thế nào?”. Ở đây có thủy triều nước lên xuống cho nên bà con phải cấy “lấn nước” ra đồng từ nửa đêm vừa cấy vừa hò vui vẻ. Sáng ra đã thấy anh đứng ở đầu bờ thăm bà con... Ở Đại Phong, anh muốn đến tận nơi khai hoang Bến Tiến, ngồi đò đi dọc sông Kiến Giang có lúc anh thay tay cầm chèo rồi cùng hò câu hò Lệ Thủy mà anh mới học được như người nông dân Đại Phong chính hiệu. Khi tổng kết công tác, anh thường nêu những khẩu hiệu cổ vũ phong trào rất dễ nhớ, dễ thuộc. Với công tác nông nghiệp, ai cũng nhớ câu “bám đội lội đồng” nêu tác phong sát dân, sát đồng ruộng của người lãnh đạo, quản lý. Nếu tôi nhớ không nhầm thì đó chính là câu trả lời của chủ nhiệm Nguyễn Ngọc Ánh với anh mà rút ra thành chuẩn mực tác phong của người lãnh đạo nông nghiệp. Sau này khi được nghe anh nêu phương châm đánh Mỹ ở miền Nam “nắm thắt lưng địch mà đánh” vừa tỏ rõ khí phách vừa chỉ rõ phương pháp, chiến thuật, nghe nói lại là anh tổng kết phương châm đánh địch của một đại đội ở Núi Thành - Quảng Nam... Để hiểu thêm về phẩm chất 55 của người lãnh đạo là sát dân, sát lính, không phải là một kiểu mỵ dân mà ở sự đồng cảm, chân thành, tôn trọng dân, học dân, tổng kết sáng tạo của dân để nâng tầm lãnh đạo... Đó thực sự là phong cách của Hồ Chí Minh mà anh là người học trò xuất sắc. Những công việc quan trọng nhất trong sự nghiệp của anh tôi không có dịp chứng kiến chỉ xin kể lại chút kỷ niệm nhỏ về anh để nhớ người cán bộ hết lòng vì dân, bao dung, lắng nghe, sát cơ sở, sát đồng bào theo phong cách Hồ Chí Minh. Khi Đài báo tin anh mất tháng 7/1967, tôi đang theo bộ đội hành quân vào Khe Sanh, nghe nói sẽ gặp lại để tâm sự với Thượng tá Mai Quang Ca, thư ký của anh, đang là Phó Chủ nhiệm chính trị Mặt trận, người đã từng cùng nhau phục vụ để anh hoàn thành tác phẩm nổi tiếng “Hoan nghênh Hợp tác xã Đại Phong”. Viết tới đây, tôi lại nhớ, vào dịp giáp Tết, khi cùng Mai Quang Ca và anh thảo luận về dàn bài cuốn sách đó thì có một người đưa đến một tập thơ đã đánh máy, anh hỏi: “cái gì thế này?”. Đồng chí đó trả lời: “Đây là những bài thơ của anh viết thời kỳ hoạt động cách mạng, chúng tôi sưu tầm lại để in ở Nhà xuất bản Phổ thông, các anh ở Bộ Văn hóa, 56 Hội Nhà văn và anh Tố Hữu đã xem, đến xin chữ ký của anh. Anh giở qua tập đánh máy, rồi nói: “Đúng là thơ của mình. Anh em chúng mình làm thơ để tỏ rõ ý chí, khí tiết mà tự động viên nhau tiếp tục chiến đấu, chứ có giá trị văn học gì đâu mà in thành sách. Đồng chí về nói tôi cám ơn Bộ và Hội nhưng không nên in, để giấy in những bài thơ hay!”. Thế là tôi lại hiểu thêm về anh, con người luôn hiểu rõ giá trị thực chất những việc mình làm. Xem ra nịnh được những con người như anh thật không dễ. Sau chuyến công tác ở Khe Sanh, trên đường về Quảng Bình, tôi đạp xe về Lệ Thủy, nhờ các đồng chí giúp đỡ lên Bến Tiến để nhớ những kỷ niệm về anh. Rồi hai năm sau, vào ngày mồng Một Tết Kỷ Dậu - 1969, theo Bác Hồ đi trồng cây trong Tết trồng cây lần thứ mười và cũng là Tết trồng cây lần cuối cùng của Người trên đồi Đồng Váng, Sơn Tây tôi được phép ngồi quây quần dưới bóng cây bạch đàn dự buổi nói chuyện của Bác với nông dân và chợt nhận ra chị Đỗ Thị Soạn, một trong mười cô gái Đại Phong ở Tòng Lệnh, ven sông Đà, mà anh từng chỉ thị cho chúng tôi nêu gương những người trẻ tuổi “Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt” làm nên 57 phong trào Đại Phong trong nông nghiệp sôi nổi. Chị Soạn đã trưởng thành và trở thành bí thư chi bộ Đảng đang chăm chú nghe Bác Hồ dặn dò phải hết lòng vì dân, phải thực sự dân chủ, không để hợp tác xã chi tiêu lãng phí tiền thóc của dân, tôi lại nhớ lời dặn của anh về chăm lo bồi dưỡng cán bộ trẻ trở thành lớp người kế nghiệp theo tấm gương hết lòng vì nước vì dân của Bác Hồ khi anh góp ý cho chúng tôi cổ vũ phong trào “Trai, gái Đại Phong” trong phong trào Đại Phong. Báo An ninh thế giới cuối tháng, 1999 58 NHỚ THẦY TÙNG - NHj BÁO HOjNG TÙNG S au khi viếng nhà thơ Thợ Rèn tôi vào bệnh viện quân đội thăm anh Hoàng Tùng thì anh đã rất mệt, không còn nói được nhưng vẫn nhận ra người đến thăm. Cũng biết rằng vào tuổi của anh, sức khỏe mỗi ngày một khác nhưng cũng không ngờ anh yếu nhanh đến thế. Vì cũng như mọi năm, Tết Nhâm Tý chúng tôi đến chúc Tết anh thấy tuy đã yếu nhưng anh còn nói hăng hái và cho tới tháng 7/2008 tuy biết anh đã rất yếu nhưng đọc trên Thời báo kinh tế Việt Nam số cuối tuần vẫn thấy bài của anh tuy ngắn nhưng vẫn giữ phong thái cây bình luận sắc sảo. Nhưng bây giờ thì khác lắm rồi. Thế rồi bỗng nhiên như có phép lạ, anh hồi phục dần và được bệnh viện cho về nhà vui Tết. Thăm anh ngày đầu năm Kỷ Sửu, anh rất yếu nhưng vẫn nói say sưa về sự biến đổi to lớn của thế giới, về tư tưởng Hồ Chí Minh, về Đảng, 59 về dân chủ và nói về cuốn sách Từ tư duy truyền thống đến tư tưởng Hồ Chí Minh là cuốn sách anh đã tặng tôi mà tôi rất thích với cách suy nghĩ mạnh bạo về Đất nước và Bác Hồ. Nhưng rồi chuyện gì đến cũng phải đến của một người đã ngoài 90 tuổi đời, 60 năm tuổi Đảng, bị tiêu hao sức lực trong nhà ngục của thực dân... anh đã từ biệt chúng tôi. Biết là chuyện sẽ xảy ra nhưng khi xảy ra vẫn cứ thấy bâng khuâng. Nhớ anh, với riêng tôi như nhớ về người thầy thực sự trong nghề làm báo của mình. Trong cuộc đời, ai cũng có những người thầy, khi là thầy dạy chữ, khi là thầy dạy nghề. Khi đi học, thông thường chúng tôi đều thích những thầy thoải mái, dễ dãi; nhưng khi có một chút sự nghiệp, ngồi ngẫm lại mới thấy những thầy giáo nghiêm khắc mới là những người thầy thật sự rèn học trò nên người. Rèn nghề báo cho tôi - và có thể nói thế hệ chúng tôi, anh Hoàng Tùng là người thầy như thế. Anh Hoàng Tùng là cán bộ lão thành cách mạng mà chúng tôi rất kính trọng, là đảng viên từ đầu những năm 40 của thế kỷ trước, đã từng là Bí thư Thành ủy Hà Nội sau Cách mạng Tháng Tám, là Ủy viên Xứ ủy Bắc Kỳ, 60 Phó Bí thư Liên khu ủy 3, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đã từng viết báo Suối Reo trong Nhà tù Sơn La khi bị giam cầm trước khi về phụ trách tờ báo Đảng. Khi tôi chuyển từ cấp ủy đảng địa phương lên làm ở báo Nhân Dân (năm 1957), anh Hoàng Tùng đã là Tổng Biên tập báo Nhân dân từ lâu rồi và là Tổng biên tập suốt 30 năm, người phụ trách lâu đời nhất của tờ báo Đảng. Ở cơ quan báo, tôi không được nghe anh giảng những bài nhập môn như tính chất, chức năng, nhiệm vụ, thể loại... việc đó đã có các anh: Quang Đạm, Xuân Trường, Thép Mới, những người làm báo lâu năm và có nhiều kinh nghiệm. Học nghề ở anh Hoàng Tùng chủ yếu là quan sát trong việc chữa bài cho tôi và chỉ đạo tòa báo theo nhiệm vụ của anh; và theo tôi đó là những bài học quan trọng nhất vì ai đó đã nói học không qua trường lớp, không qua bài giảng là sự học thiết thực. Có thể nói, Hoàng Tùng là cây bút bình luận chính trị hàng đầu nước ta, theo anh thường nói với chúng tôi là học phong cách và phương pháp làm báo của Bác Hồ và đồng chí Trường Chinh. Ngoài việc viết những bài bình luận quan trọng, anh là Tổng Biên tập rất 61 nhạy cảm, có nhiều sáng kiến và có tinh thần trách nhiệm cao chỉ đạo nội dung tờ báo, và đó là điều quan trọng nhất với người phụ trách. Tôi là lớp cán bộ thứ hai của báo Nhân Dân, cho nên những việc trước đó trong thời kỳ đầu và trong kháng chiến ở Việt Bắc tôi không hề biết. Nhưng chúng tôi đã chứng kiến anh chỉ đạo tờ báo lĩnh xướng trong dàn đồng ca báo chí nước nhà cổ vũ phong trào “Ba sẵn sàng”, “Ba đảm đang”; rồi kiên trì đeo đuổi phong trào “Đại Phong” trong nông nghiệp, “Duyên Hải” trong công nghiệp, “Ba Nhất” trong quân đội với những sáng kiến rất phong phú như phong trào “Sống như anh” nhân sự kiện hy sinh của anh Nguyễn Văn Trỗi, phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” xuất phát từ phong trào tình nguyện lên đường kháng chiến khởi đầu ở huyện Ứng Hòa và kiên trì theo đuổi phong trào chuyển vụ lúa chiêm sang vụ lúa xuân ở Thái Bình. Đặc biệt anh chỉ đạo tờ báo kiên quyết ủng hộ phong trào khoán sản phẩm trong nông nghiệp, coi như khởi điểm mô hình đổi mới ở nước ta... Tìm trong thực tiễn những điển hình để kiên trì cổ vũ ý tưởng mới, phong trào mới là bài học nhớ đời đối với người lãnh đạo, quản lý báo chí. Bên cạnh việc tích cực ủng hộ nhân tố mới, 62 anh cũng chỉ đạo để báo mở chuyên mục “Chuyện lớn, chuyện nhỏ” từ năm 1955 trao cho các anh Như Phong, Thợ Rèn phụ trách nhằm phê phán các thói hư tật xấu, những suy nghĩ bảo thủ, cứng nhắc của cán bộ để làm cho bộ máy và xã hội trong sạch hơn... Thông thường những việc như thế là rất mới, trong dư luận còn có những ý kiến khác nhau ngay cả trong các đồng chí lãnh đạo cao cấp cho nên không chỉ đòi hỏi sự sắc sảo mà còn đòi hỏi bản lĩnh và tinh thần dám chịu trách nhiệm của người phụ trách tờ báo. Công việc của đồng chí Tổng Biên tập có rất nhiều và khẩn trương, đó là chưa kể những việc Ban Bí thư phân công anh làm, nhưng anh vẫn trực tiếp viết nhiều bài bình luận quan trọng, trực tiếp chữa các bài bình luận, xã luận và phóng sự điều tra, ký duyệt makét từng trang một rồi mới ra khỏi cơ quan thường vào khoảng hơn 10 giờ đêm để về nhà ăn cơm tối. Anh chữa bài rất nghiêm khắc nhưng cũng rất chu đáo. Có không ít bài bắt viết lại. Có bài dập xóa cả đoạn dài kèm theo lời phê rất thẳng thắn ở góc bài. Nộp bài cho anh và chờ anh chữa bài là thời gian hồi hộp nhất. Người viết nào cũng quý từng dòng, từng chữ như con đẻ, nhưng được anh chữa bài bao giờ cũng 63 thấy bài viết được nâng lên. Trong thời gian đầu, có lẽ tôi là người viết bình luận kém so với những bạn cùng lứa cho nên hay bị anh chữa nhiều kèm theo lời góp ý nhưng thấy bài viết được gọn gàng, sắc sảo hơn lại thấy công lao của người chữa bài cho nên chỉ coi đó như những bài học tự rút kinh nghiệm mà vươn lên. Có thể nói, anh là thầy nghề sắc sảo và nghiêm khắc. Dưới thời anh làm Tổng Biên tập, báo Nhân Dân có nhiều cây bút sắc sảo có dấu ấn trong lòng bạn đọc, có người trở thành chuyên gia trong lĩnh vực mình phụ trách. Khắc nghiệt, đòi hỏi cao ở cây bút là để rèn cây bút. Cho nên có người lãnh đạo vững vàng, sắc sảo sẽ tạo nên những cây bút tài năng, tờ báo Đảng đã trở thành người lĩnh xướng cho báo chí cả nước. Công lao lớn của anh với báo Nhân Dân là định hướng chính trị đúng, xác định trọng tâm chủ đề trúng cho tờ báo và đào tạo được nhiều cây bút có thẩm quyền. Uy tín của anh trong xã hội cũng như trong giới báo chí rất cao. Khi nghỉ, anh lại sống cuộc sống bình thường, thăm thú bạn bè, tham gia các câu lạc bộ, v.v.. Và anh vẫn tiếp tục viết bài cho báo Đảng. 64 Bây giờ thì anh đã xa chúng tôi nhưng tôi vẫn nhớ tới anh như người thầy dạy nghề trong sự nghiệp báo chí và cả tấm gương sống hòa nhập của một người đã ở tuổi nghỉ. Báo Nhân Dân 65 N BỖNG NHỚ ANH NGUYỄN KHẮC VIỆN hà báo, nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Khắc Viện là một người yêu nước nồng nàn, một nhà văn hóa nổi tiếng ở nước ta. Ông là người lãnh đạo Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp nhiệt tình ủng hộ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Khi bị Chính phủ Pháp trục xuất về nước, ông đề xuất và phụ trách bộ sách Nghiên cứu Việt Nam bằng tiếng Anh và tiếng Pháp, làm Giám đốc Nhà xuất bản Thế giới và là người có công trong việc quảng bá hình ảnh Việt Nam với thế giới. Ông vốn là người rất coi trọng vấn đề dân chủ, ngẫm lại thì nhiều phát biểu của ông rất bổ ích nhưng với thái độ thẳng thắn của một trí thức nhiệt tình, cương trực, có lúc ông cũng bị hiểu lầm. Tuy nhiên, Đảng và Nhà nước ta rất công bằng trao tặng ông Huân chương Độc lập hạng Nhất mà anh 66 Nguyễn Khoa Điềm, lúc là Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin và tôi là Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương được ủy quyền đến nhà anh ở ngõ Nguyễn Chế Nghĩa trao phần thưởng cao quý của Nhà nước tới anh. Tác phẩm Việt Nam, một thiên lịch sử của anh được Chủ tịch nước truy tặng Giải thưởng Nhà nước. Tôi biết anh và cũng có một số lần làm việc với anh. Anh thỉnh thoảng hỏi tôi về tình hình nông nghiệp, nông dân thời đổi mới là lĩnh vực tôi theo dõi và tôi cũng hay hỏi anh về văn hóa là lĩnh vực tôi muốn hiểu biết thêm. Nhưng cũng có lúc bàn luận sôi nổi khi có việc lớn xảy ra và cùng quan tâm. Nhớ lại năm 1982, sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng thẳng thắn nêu lên sự trì trệ trong sản xuất và những bức xúc trong nhân dân, đặc biệt trong báo cáo về xây dựng Đảng của đồng chí Lê Đức Thọ tại Đại hội đã nêu những tiêu cực nghiêm trọng của một số cán bộ đương chức thì tôi và anh hay gặp nhau bàn luận. Lúc đó anh đã nêu vấn đề khủng hoảng kinh tế - xã hội. Anh nhắc tới báo cáo của anh Lê Đức Thọ nêu lên và phê phán những tiêu cực nghiêm trọng của cán bộ, đảng viên mà 67 anh cho rằng nhận xét như thế là sát thực tế. Nhưng còn đạo đức xã hội thì sao và anh nêu dấu hiệu khủng hoảng về văn hóa và đó là nội dung hết sức hệ trọng vì trên đời này mọi cái sẽ mất đi chỉ còn lại văn hóa. Anh nói đại ý, để xảy ra khủng hoảng về kinh tế thì sau khi nhận ra thực trạng có thể có giải pháp khắc phục trong vài năm, nhưng để khủng hoảng về văn hóa, suy thoái đạo đức xã hội thì phải sửa chữa vài thế hệ. Trường học có thể đào tạo cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ, những nhà nghiên cứu văn hóa nhưng không thể đào tạo được Nhà văn hóa. Nghe anh nói thế, lúc bấy giờ tôi chưa hiểu, cho rằng anh quan tâm văn hóa cho nên cường điệu vấn đề! Cho đến khi được tham gia tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” và đặc biệt liên hệ tinh thần tư tưởng, đạo đức cán bộ, đảng viên, đạo đức xã hội xuống cấp, bằng cấp cao thì nhiều nhưng thiếu những nhà khoa học đầu đàn, những lớp trí thức tinh hoa; vẫn có những nhà lãnh đạo, quản lý văn hóa nhưng vắng bóng những Nhà văn hóa... tôi bỗng nhớ tới phát biểu của anh Viện 31 năm trước. 68 Phát biểu tại Ban Tuyên giáo Trung ương hoặc tham gia ý kiến với một số đồng chí lãnh đạo Hà Nội về “khôi phục văn hóa Tràng An”, tôi đã dẫn lại ý kiến của anh mà tôi tán thành. Với quan điểm đó, tôi cho rằng việc xây dựng văn hóa không thể bằng vài chỉ thị, quy chế hành chính mà phải bắt đầu từ văn hóa gia đình, văn hóa học đường và đặc biệt là văn hóa công đường trong quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với Dân, thực sự dân chủ, “lấy Dân làm gốc”. Báo Nhân Dân hằng tháng, tháng 5/2014 69 THÉP MỚI, CÂY BÚT PHÓNG SỰ CHÍNH TRỊ HjNG ĐẦU N hớ lại, ngày 21/8/1991, ở Hà Nội chúng tôi rất sửng sốt nghe tin Thép Mới từ trần. Sửng sốt, thương xót và nuối tiếc. Sửng sốt vì thấy anh đang còn khỏe mạnh, đang viết sung sức, không thấy đau ốm gì mà tự nhiên từ biệt chúng tôi. Thương xót vì Thép Mới sống rất có tình với mọi người. Ở báo Nhân Dân, tôi là lớp nhà báo thứ hai trong khi anh là lớp nhà báo đầu đàn gắn với thời báo xuất bản số đầu, nhưng anh luôn chan hòa, hỏi han, thảo luận, bảo ban nghề nghiệp với người mới vào nghề như tôi. Và đặc biệt là nuối tiếc. Vào tuổi 60, anh viết đơn xin Ban Bí thư cho nghỉ quản lý. Tuy là đúng chế độ nhưng xem ra mọi người rất phân vân vì sức khỏe và sức viết của anh còn rất tốt. Nhưng vì lý do “muốn có thời gian để viết những gì mà lâu nay bận công tác quản lý 70 nên chưa viết được” cho nên Ban Bí thư đồng ý và hy vọng trong thời gian nghỉ quản lý anh sẽ viết được nhiều bài báo, cuốn sách vì anh là một kho tư liệu sống với tư cách nhà văn, nhà báo, là nhân chứng một số thời kỳ quan trọng của cách mạng. Cơ quan đã thu dọn một buồng đủ tiện nghi ở cơ quan thường trú tại Thành phố Hồ Chí Minh để anh yên tâm ngồi viết. Thế mà đùng một cái anh từ biệt chúng tôi. Lúc đó, chúng tôi thảo luận với gia đình cho phép mượn lại những tài liệu của anh để làm kỷ niệm vừa để xem có thể khai thác được gì cho công tác báo chí, nhưng soạn cả tháng trời cũng chỉ thu được mấy chục cuốn sổ tay ghi chép gạch đầu dòng mà không ai đọc được. Chúng tôi biết rằng Thép Mới có sức nhớ kỳ lạ, chỉ mấy cái gạch đầu dòng đủ để gợi nhớ cả những kho chuyện có thể viết ra mà chỉ có anh mới biết và bây giờ thì không ai có thể nhớ thay và viết thay anh được. Chỉ còn lại hai bài báo đã viết sẵn, một bài viết về Cách mạng Tháng Tám mà sau đấy đăng vào dịp kỷ niệm cách mạng gần ngày giỗ đầu anh, một bài viết sẵn lời tiễn đưa đạo diễn Phạm Văn Khoa, người bạn rất thân của anh nhưng lúc đó anh Khoa chưa mất... Nghĩa là rất tiếc. 71 Trong những ngày tang lễ ở Thành phố Hồ Chí Minh, tôi được túc trực bên linh cữu anh. Bạn bè đến tiễn đưa anh rất đông, bạn văn, bạn báo, bạn ở chiến khu Việt Bắc, bạn ở Hà Nội, bạn ở Trung ương Cục miền Nam, bạn ở Sài Gòn giải phóng... Có hai chị phụ nữ, một người đã đứng tuổi, một người còn trẻ khiêng vòng hoa viếng trên băng đề: “Vô cùng thương tiếc tác giả Cây tre Việt Nam”. Một ông tóc đã hoa râm ngồi trên xe lăn mang vòng hoa đề trên băng hàng chữ “Kính viếng tác giả “Hiên ngang Cuba”. “Cây tre Việt Nam” là lời bình cho cuốn phim tài liệu nghệ thuật của Ba Lan chiếu rộng rãi vào năm 1955 ở nước ta và thế giới sau này đưa vào sách giáo khoa mà nhiều thế hệ thầy cô giáo và học sinh đều nhớ lời bình tha thiết: “Cây tre xanh vừa cứng cỏi, vừa dẻo dai, nhã nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm. Cây tre mang những đức tính cao quý của dân tộc Việt Nam”. Còn “Hiên ngang Cuba” là cuốn sách xuất bản năm 1963 sau chuyến anh đi thăm Cuba, ca ngợi dáng hiên ngang của một dân tộc trước sức mạnh của kẻ thù như cây cọ cao vút, hiên ngang trước bão gió, cũng là cuốn sách thu hút người đọc lúc đó. Đứng bên cạnh anh mà tôi cứ nghĩ mãi về nghiệp. Khi anh mất, anh là Phó Tổng 72 Biên tập báo Nhân Dân, từng là Tổng Biên tập báo Giải phóng của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam... Chức vụ hành chính đó dù còn thấp xa so với những gì anh cống hiến cho cách mạng và nền báo chí cách mạng nước ta nhưng dù sao cũng là chức vụ khá cao trong xã hội. Thực ra người ta sẽ không nhớ cái chức vụ Tổng Biên tập hay Phó Tổng Biên tập của anh mà chỉ nhớ nhà báo Thép Mới với những tác phẩm ghi lại dấu ấn trong lòng bạn đọc. Thép Mới sống mãi trong lòng bạn đọc, chiến sĩ, đồng bào và cả những người lãnh đạo, quản lý không phải vì chức vụ của anh mà vì những cống hiến của anh bằng những tác phẩm báo để đời. Những ấn tượng đó đã giúp tôi luôn luôn tìm cách giữ nghề, giữ vững ngòi bút; ngay cả khi phải nhận trách nhiệm quản lý này nọ cũng phải khắc phục mọi khó khăn, dành thời gian mà viết, cố gắng rút kinh nghiệm để viết những bài không phụ lòng mong muốn, đòi hỏi của bạn đọc. Có thể nói, bài báo nào của Thép Mới tôi cũng đọc. Nhưng khi đọc lại hơn 1.300 trang sách tập hợp chọn lọc những bài báo của anh tôi lại có cảm giác mới lạ, đầy kính phục. Qua các bài viết thì thấy Thép Mới có mặt ở các thời điểm và địa điểm quan trọng nhất 73 của cách mạng Việt Nam suốt mấy chục năm từ lúc có chính quyền. Ngòi bút của anh đã phản ánh không khí ngày hội lớn của dân tộc trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, thời điểm “ngàn cân treo sợi tóc” vào những ngày đầu cách mạng phải đối phó với thù trong, giặc ngoài; những ngày chiến đấu gian khổ, chiến thắng vẻ vang trên chiến dịch đường số 4 biên giới Cao - Bắc - Lạng, Chiến dịch Điện Biên Phủ nổi tiếng, rồi vượt Trường Sơn vào Nam chiến đấu rất sớm, lại phải phản ánh cuộc chiến đấu “Điện Biên Phủ trên không” với B52 trên bầu trời Hà Nội... Còn phải nhắc tới một loạt phóng sự in thành sách viết về sự năng động của thành phố mang tên Bác, nơi khởi nguồn nhiều ý tưởng đổi mới trong thực tế... Có thể nói, nơi nguy hiểm nhất anh đều có mặt, nơi khởi nguồn những sự kiện có ý nghĩa bước ngoặt của cách mạng anh đều có mặt. Chợt nhớ tới lời nhận xét về những nhà báo tài năng trong đó có một điều kiện là “có mặt ở nơi cần có mặt”, rất phù hợp với hoạt động báo chí của anh. Nơi cần có mặt chính là mũi nhọn của cuộc sống và chiến đấu của dân tộc với các bài viết thể hiện ước vọng của dân tộc. Đọc các tác phẩm của Thép Mới thấy anh đáp ứng được 74 cả hai yêu cầu đó. Đó là lý do người đọc trong đó có tôi say sưa tìm đọc Thép Mới. Cho đến bây giờ tôi vẫn cho Thép Mới là cây bút bút ký chính trị - văn học hàng đầu của nước ta từ Cách mạng Tháng Tám đến nay, để lại những kinh nghiệm quý báu trong hoạt động nghề nghiệp của mình vượt qua thời gian. Anh là nhà báo nhưng tác phẩm của anh chủ yếu là ở dạng tùy bút chính trị - văn học. Chất chính trị trong các bài viết của anh rất rõ, thể hiện ở thái độ chính trị rõ ràng vì đất nước, vì nhân dân của anh... Nhưng cái chất tùy bút văn học lại rất đậm đà những suy nghĩ chủ quan, cũng có lúc quá đà, nhưng lại phải thông cảm với người làm báo có “máu” văn nghệ. Tôi không thể theo được anh, cố tìm con đường đi riêng như anh từng trao đổi ý kiến, nhưng luôn đọc anh, và mỗi lần đọc bài của anh không những hiểu biết thêm mà còn thấy tâm hồn được nâng lên chính vì cái “chất văn” và thái độ “dấn thân” trong các bài viết của anh. Báo Nhân Dân, và tạp chí Người làm báo, tháng 6/2007 75 NHj BÁO HỌC GIẢ TRƯỞNG THjNH TỪ BÁO TƯỜNG K hi tôi được điều động từ Thường vụ Thị ủy thị xã Hải Dương mới giải phóng về làm báo chuyên nghiệp ở báo Nhân Dân thì anh Quang Đạm đã là Ủy viên Ban Biên tập báo phụ trách Phòng Thư ký mà ngày nay thường gọi là Thư ký Tòa soạn, người đã làm báo chuyên nghiệp trước tôi 10 năm suốt trong thời gian kháng chiến chống thực dân Pháp và trở lại Thủ đô giải phóng tiếp tục làm báo Đảng. Có nhà báo đã gọi anh một cách chính xác là “Nhà báo học giả”. Nhưng tôi muốn nhắc tới anh ở một khía cạnh nổi bật khác. Làm báo, đọc báo trong thời kỳ đổi mới lúc này, bên cạnh những bước tiến rõ rệt, nhanh nhạy hơn, nhiều màu sắc hơn, thì có những lời phàn nàn về tính cẩn trọng trong việc thu thập, biên tập thông tin, văn phong tùy tiện... làm cho tôi lại nhớ tới những ngày được làm việc với anh cũng như 76 với anh Hoàng Tùng đã rèn cho tôi tinh thần tự học, tác phong cẩn trọng và đặc biệt việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trên báo chí. * * * Anh vốn giỏi tiếng Pháp và chữ Nho nhưng anh tự học thêm tiếng Nga và tiếng Đức và trở thành người biết nhiều ngoại ngữ, lại thêm cái tính ham đọc sách, ham tìm hiểu cho nên anh trở thành một nhà báo uyên bác, biết nhiều, hiểu rộng. Ở cơ quan báo Nhân Dân lúc đó, có hai người mà chúng tôi coi là “cuốn từ điển sống” là anh Quang Đạm và anh Phan Đăng Tài. Những sự kiện mà chúng tôi không biết hoặc không rõ về triết học, chính trị, lịch sử liên quan tới bài viết của mình, chúng tôi thường tới hỏi hai anh. Hỏi chuyện gì, anh biết thì trả lời ngay, nhưng cũng có những việc anh chưa thể trả lời ngay thì hẹn đến khi tìm hiểu kỹ mới trả lời, có lúc còn nói: Nếu muốn hiểu kỹ hơn thì tìm đọc sách nào, có thể mượn ở đâu. Anh rất cẩn thận và có trách nhiệm trong việc trả lời các câu hỏi cũng như sửa chữa bài của phóng viên. Vì anh “gác cổng” ở Phòng Thư ký cho nên cũng rèn cho lớp phóng viên trẻ chúng tôi tác phong cẩn trọng. Thời anh Hoàng Tùng làm Tổng 77 Biên tập và anh phụ trách Tòa soạn, báo Nhân Dân có một thời vào cuối tuần lại dán lên các bài báo hay và những bài báo không hay, viết cẩu thả để mọi người cùng rút kinh nghiệm. Cho nên đã có thời văn phong trên báo Nhân Dân được các nhà ngôn ngữ học coi như một thứ văn phong mẫu mực. Khi được điều động về làm báo tôi đã có quá trình tham gia kháng chiến 9 năm trên nhiều lĩnh vực nhưng làm báo là rất mới, cho nên rất tự ty, có lúc hoang mang khi viết một số bài đầu tay không thành công. Cùng với Thép Mới, anh đã động viên tôi. Anh nói: “Các cậu cũng sướng thật, vào nghề là đến ngay tờ báo in quan trọng có số phát hành lớn. Chẳng bù với mình bắt đầu nghề báo từ những bài trên báo liếp, báo tường (tức là những tờ báo nội bộ cơ quan, viết tay dán trên liếp nứa hoặc trên tường để mọi người cùng xem), rồi tự học, học thầy Hồ Chí Minh, học thầy Trường Chinh, học bạn mà thành nghề...”. Nghe anh nói thế tôi cũng biết vậy, nghĩ rằng anh ấy nói để động viên mình, nhưng cũng không tiện hỏi lại chuyện này. Cho đến lúc anh nghỉ hưu, lúc rỗi rãi anh ghi lại cuộc đời làm báo của mình, kể lại bài báo đầu tiên anh viết là một bài báo viết tay dán trên liếp của 78