🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Tìm Em Nơi Anh Ebooks Nhóm Zalo André Aciman Sinh ngày 2 tháng 1 năm 1951) là một nhà văn người Mỹ. Sinh ra và lớn lên ở Alexandria, Ai Cập, ông hiện là giáo sư nổi tiếng tại Đại học Trung tâm Đại học Thành phố New York, nơi ông dạy lịch sử của các lý thuyết văn học và các tác phẩm của Marcel Proust.Aciman trước đây đã từng dạy viết văn bản sáng tạo tại Đại học New York và văn học Pháp tại Princeton và Bard College. Năm 2009, ông là nhà văn đặc biệt tại Đại học Wesley. Ông là tác giả của một số tiểu thuyết, bao gồm cả Call Me by Your Name (chiến thắng trong hạng mục Gay Fiction tại Lambda Literary Award 2007) và một hồi ký năm 1995, Out of Egypt, đoạt giải Whiting Award. Mặc dù ông được biết đến nhiều nhất với tác phẩm Call Me by Your Name, nhưng Aciman đã tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2019, cuốn sách hay nhất của ông là cuốn tiểu thuyết Eight White Nights. Dành tặng ba người con của tôi TEMPO Sao cau có vậy? Tôi nhìn em lên tàu ở ga Florence. Em mở cửa và, khi đã vào trong khoang tàu, nhìn quanh một vòng, ném chiếc ba lô vào chỗ ngồi còn trống cạnh tôi. Em cởi chiếc áo khoác da, đặt xuống quyển sách bìa mềm đang đọc dở, cất một chiếc hộp vuông màu trắng lên học hành lý rồi ngồi phịch xuống chỗ ngồi chéo với tôi, vẻ bồn chồn cáu kỉnh. Dáng vẻ ấy như thể em vừa mới cãi nhau nảy lửa vài phút trước khi rời đi và vẫn giận dỗi bởi những lời lẽ đắng cay mà chính em hoặc người kia thốt ra trước khi cúp máy. Chú cún của em, bị kẹp giữa hai mắt cá chân cùng một sợi dây buộc đỏ quấn quanh tay chủ, dường như cũng bồn chồn chẳng kém. “Buona, ngoan nào bé,” cuối cùng em lên tiếng, mong làm nó bình tĩnh, “buona, ngoan,” nó vẫn ngọ nguậy cố chui ra khỏi vòng kìm kẹp. Sự hiện diện của nó khiến tôi thấy phiền, và bất giác tôi khước từ chuyện bỏ chân xuống hoặc nhích ra để nhường chỗ cho nó. Nhưng em có vẻ chẳng bận tâm tới tôi hay cử chỉ từ chối ấy. Thay vì vậy, em lục tìm trong ba lô ra một chiếc túi nhựa mỏng, lấy ra hai cái bánh nhỏ xíu hình xương cho chú cún, đặt lên lòng bàn tay và xem nó liếm hết. “Brava, giỏi lắm.” Con chó dịu xuống trong chốc lát, em hơi nhổm người lên để chỉnh áo, sửa thế ngồi một hai lần, rồi rơi vào một kiểu ngẩn ngơ buồn bã, nhìn chằm chằm ra khung cảnh Florence khi tàu bắt đầu rời khỏi ga Santa Maria Novella. Em vẫn giận, và có lẽ trong vô thức, em lắc đầu, một lần, hai lần, rõ ràng đang rủa cái người khiến em bực tức trước khi đi. Trong thoáng chốc em mang vẻ tuyệt vọng đến cùng cực đến nỗi dù đang chú mục vào quyển sách trước mặt, tôi bắt gặp bản thân mình đang cố nghĩ ra điều gì đó để gợi chuyện, để giá có thể giúp dịu lại cơn bão đang chực chờ dâng trào trong cái góc nhỏ bé tít gần cuối toa này. Rồi tôi lại đổi ý. Nên để người ta yên và quay lại việc đọc của mình thì hơn. Nhưng khi tôi bắt gặp em cũng đang nhìn mình, chẳng ngừng được, tôi buột hỏi: “Sao cau có vậy?” Chỉ đến khi nói ra rồi tôi mới nhận ra câu hỏi ấy hoàn toàn không phù hợp để hỏi người lạ trên tàu, nhất là một người có vẻ sẵn sàng bốc hỏa trước sự trêu ngươi nhỏ nhất. Em nhìn tôi với vẻ lúng túng và hằn học hiện lên trong mắt, báo hiệu trang ngôn từ sắp xổ ra nhắc tôi nhớ lấy vị trí của mình. Lo thân mình đi lão già. Hoặc: Liên quan tới ông sao? Hoặc bĩu môi: Đồ khốn! “Không, không cau có, chỉ nghĩ ngợi thôi,” em bảo. Tôi giật mình bởi sự nhẹ nhàng, gần như hối tiếc trong giọng điệu em nói, nếu em bảo tôi cút xéo đi thì tôi còn thấy ít bất ngờ hơn. “Chắc là nghĩ ngợi khiến tôi trông thế.” “Kể cả khi cô nghĩ điều vui à?” “Không, khi vui thì khác,” em trả lời. Tôi mỉm cười nhưng không nói gì thêm, cảm thấy hối hận với câu đùa nông cạn và hợm hĩnh vừa rồi. “Nhưng chắc dù sao cũng vẫn hay cau có,” em nói thêm, chấp nhận với một điệu cười đầu hàng. Tôi tỏ lời xin lỗi vì nói năng khiếm nhã. “Không sao,” em bảo, nhìn ngắm phong cảnh miền quê bắt đầu trải ra bên ngoài cửa sổ. Vậy cô là người Mỹ đúng chứ, tôi hỏi. Đúng là thế. “Tôi cũng vậy,” tôi nói. “Nghe giọng ông là tôi nhận ra ngay,” em mỉm cười. Tôi giải thích rằng mình đã sống ở Italy gần ba mươi năm rồi, nhưng chắc có cả đời cũng chẳng thể mất đi giọng bản xứ. Rồi tôi hỏi, em bảo đã chuyển tới đây cùng cha mẹ từ khi mười hai. Chúng tôi đều đang đi Rome. “Công việc à?” tôi hỏi. “Không, không phải công việc. Thăm cha tôi. Ông không khỏe.” Rồi, ngước mắt lên nhìn tôi: “Nên mới cau có, chắc vậy.” “Nghiêm trọng không?” “Tôi nghĩ là có.” “Tôi rất tiếc,” tôi bảo. Em chỉ nhún vai. “Đời mà!” Và rồi, đổi tông giọng: “Thế còn ông? Công việc là hay đi thăm thú?” Tôi cười bởi câu hỏi nhại và nói tôi được mời đến để làm buổi đọc sách cho sinh viên đại học. Nhưng tôi cũng ghé thăm con trai mình, nó sống ở Rome và lát sẽ đón tôi ở ga. “Hẳn là một cậu bé ngoan.” Tôi nhận ra em đang đùa. Nhưng tôi thích dáng vẻ thoải mái, không câu nệ, lướt từ rầu rĩ tới vui tươi của em, chắc em cũng nghĩ tôi như vậy. Giọng điệu em ăn khớp với kiểu quần áo thoải mái: giày leo núi đã sờn, quần bò, không son phấn, chiếc áo ca rô đỏ phai màu, cúc cổ mở sâu, bên trong là áo phông đen. Nhưng dù vẻ ngoài cẩu thả, đôi mắt em xanh dưới hàng chân mày sẫm màu. Em biết, tôi tự nhủ, em biết. Biết vì sao tôi đưa ra lời bình ngờ nghệch đến vậy về sự cau có của em. Chắc hẳn những gã trai lạ luôn cố tìm lấy cớ này cớ nọ để được trò chuyện cùng em. Có lẽ đây là lý do vì sao đi đâu em cũng khoác cái vẻ hằn học cảnh báo đừng có mà đong đưa. Sau câu mỉa mai về con trai tôi, chẳng bất ngờ khi cuộc trò chuyện của chúng tôi chững lại. Đến lúc lui về đọc sách thôi. Nhưng bỗng em quay sang thẳng thắn hỏi: “Ông có hồi hộp mong gặp cậu ấy không?” Lại nữa, tôi nghĩ, em lại đang trêu đùa mình đây, nhưng em có vẻ nghiêm túc. Có gì đó thật duyên dáng và xoa dịu trong cách em làm thân rồi gạt phăng những rào cản giữa hai người lạ trên tàu với nhau. Tôi thích điều đó. Có lẽ em tò mò xem một ông già gần gấp đôi tuổi mình cảm thấy sao khi sắp gặp con. Hoặc có lẽ em chỉ đang chán đọc sách. Em chờ tôi trả lời. “Vậy, chắc ông thấy hạnh phúc? Hoặc thấp thỏm?” “Không hẳn là thấp thỏm, có lẽ một chút thôi.” Tôi bảo. “Bậc cha mẹ luôn sợ sẽ trở thành áp đặt, nói năng chán ngắt mà.” “Ông nghĩ mình nhàm chán ư?” Tôi thích thấy em ngạc nhiên bởi điều tôi vừa nói. “Chắc là vậy. Nhưng chấp nhận thôi, ai chẳng thế.” “Tôi không nghĩ cho mình nhàm chán.” Tôi có lỡ làm em mất lòng không? “Vậy tôi xin rút lại điều mình nói.” Em nhìn tôi, cười. “Đừng nhanh vậy chứ.” Em sẽ lấn tới, rồi xoáy thẳng vào lòng ta. Điển này, em giống con trai tôi – em già dặn hơn một tí, nhưng có cùng thứ năng lực lật tẩy những hớ hênh và mánh khóe sâu kín nhất, khiến tôi lúng túng sau khi tranh cãi rồi lại men đến để làm lành. Em là loại người gì khi người ta hiểu rõ em? Tôi muốn hỏi. Em có hài bước, vui vẻ, ham vui, có hay không trong máu em một thứ huyết dịch của buồn cáu và giận dữ che mờ đi nét đẹp và làm bặt câm tiếng cười thoải mái đầy hứa hẹn từ nét môi và cặp mắt xanh ấy? Tôi muốn biết – bởi tôi chẳng thể đoán được. Tôi định khen em vì có thể đọc vị người khác nhanh đến vậy, thì điện thoại em đổ chuông. Một người tình, tất nhiên rồi! Chứ gì nữa. Tôi đã quen dần với sự chen ngang liên miên của điện thoại, đến mức chẳng còn có thể trò chuyện cùng sinh viên hoặc đồng nghiệp, thậm chí cùng con trai tôi mà không có tiếng chuông chen vào. Thoát nhờ tiếng chuông, lặng đi nhờ tiếng chuông, chuyển hướng câu chuyện nhờ tiếng chuông. “Cha, con đây,” em nói ngay khi bắt máy. Tôi đã nghĩ em bắt máy vội để tiếng chuông reo to không phiền những hành khách khác trên tàu. Nhưng tôi ngạc nhiên nghe em hét vào máy. “Là vì con tàu chết tiệt. Nó dừng rồi, con chẳng biết mất bao lâu đâu, nhưng chắc không tới hai giờ. Mong sớm gặp cha.” Cho em hỏi gì đó. “Tất nhiên rồi, ông già ơi là ông già, sao mà con quên được chứ.” Ông lại hỏi gì đó tiếp. “Cái đó cũng rồi.” Im lặng. “Con cũng vậy. Nhiều nhiều nhiều.” Em tắt máy rồi ném vào ba lô, như thể có ý: Ta sẽ không bị làm phiền nữa đâu. Em cười với tôi, gượng gạo. “Phụ huynh,” cuối cùng em bảo, nghĩa là cha mẹ nào cũng thế, đúng không? Nhưng rồi em giải thích. “Tôi tới thăm ông mỗi cuối tuần – tôi chuyên trách dịp cuối tuần – anh chị em và người trông nom chăm sóc ông trong tuần.” Trước khi cho tôi cơ hội nói gì đó, em hỏi luôn, “Vậy, ông làm đỏm cho sự kiện tối nay đó hả?” Nghe cô ấy tả bề ngoài của tôi kìa! “Liệu nhìn tôi có giống đã làm đỏm không?” Tôi đáp, đùa cợt lia lại từng từ về phía em để khỏi mang cái vẻ muốn được tán dương. “Chà, khăn giắt túi, áo là phẳng phiu, không cà vạt, nhưng cài cả khuy măng sét ư? Phải nói là ông có để tâm đến vẻ ngoài, hơi lỗi thời, nhưng chỉn chu.” Chúng tôi cùng cười. “Thực ra, tôi còn có cái này,” tôi bảo, kéo ra chiếc cà vạt màu mè từ túi áo khoác rồi nhét nó lại. Tôi muốn em thấy mình cũng đủ hài hước để tự giễu. “Đúng như tôi nghĩ,” em nói. “Đỏm dáng! Không phải kiểu ông giáo về hưu diện đồ ngày Chủ nhật, nhưng cũng gần như thế. Vậy, hai cha con tính sẽ làm gì ở Rome?” Em sẽ hỏi tới cùng có phải không? Liệu có phải tôi đã nhen nhóm gì đó với câu hỏi đầu tiên rồi khiến em nghĩ chúng tôi có thể suồng sã thoải mái như vậy? “Cứ dăm sáu tuần chúng tôi lại gặp. Thằng bé đã ổn định ở Rome nhưng sẽ sớm chuyển tới Paris. Chưa gì tôi đã thấy nhớ nó rồi. Tôi chỉ muốn dành thời gian với nó; chẳng làm gì, thật đấy, chủ yếu là đi dạo loanh quanh, dù cuối cùng vẫn chỉ có một lộ trình: Rome của thằng bé, nghĩa là quanh nhạc viện, Rome của tôi, khi mà tôi vẫn còn là một thầy giáo trẻ. Cuối cùng thì ăn trưa ở Armando. Thằng bé chịu đựng hay tận hưởng khoảng thời gian ấy, tôi vẫn không biết được, hoặc có lẽ cả hai, nhưng tất cả đã thành nghi thức khi dạo qua những nơi này: Via Vittoria, Via Belsiana, Via del Babuino. Thỉnh thoảng chúng tôi lang thang tận Nghĩa trang Tin lành. Tất cả như những điểm mốc trong cuộc đời hai cha con. Chúng tôi gọi đó là những lễ vọng, cũng như dân ngoan đạo dừng chân ở những madonnelle - ban thờ trên phố – để tỏ lòng thành kính với Nàng Madonna của đường phố. Chúng tôi đều không quên: ăn trưa, đi dạo, lễ vọng. Tôi thấy mình may mắn. Chỉ riêng chuyện đi dạo thành Rome với thằng bé chính là một nghi lễ rồi. Ở bất cứ chỗ rẽ nào cũng có thể vấp vào ký ức được – ký ức riêng mình, hoặc của ai đó khác, hoặc của thành phố này. Tôi thích Rome lúc rạng đông, thằng bé thì thích lúc chiều tà, và đã có những khi chúng tôi cùng uống trà chiều đâu đó chỉ để kéo dài thời gian một chút cho đến đêm rồi lại cùng nhau đi làm vài ly nữa.” “Chỉ vậy thôi ư?” “Chỉ vậy thôi. Chúng tôi sẽ đi qua phố Via Margutta, vì tôi, rồi phố Via Belsiana, vì thằng bé - với hai cha con thì đó đều là tình xưa nghĩa cũ.” “Lễ vọng của những lễ vọng xưa cũ nhỉ?” Cô đùa. “Cậu ấy kết hôn chưa?” “Chưa.” “Đang có ai không?” “Tôi không rõ. Chắc là phải có chứ. Nhưng tôi thấy lo. Xưa thằng bé có quen một người, cũng lâu rồi, và bây giờ khi tôi hỏi thăm, thằng bé chỉ lắc đầu và bảo, Đừng hỏi, cha ạ, đừng. Nghĩa là không có ai hoặc có rất nhiều, tôi chẳng biết điều nào thì tệ hơn. Thằng bé từng chia sẻ với tôi mọi chuyện.” “Tôi nghĩ cậu ấy đang thành thật với ông đấy chứ.” “Ừ, một cách nào đó.” “Tôi thích cậu ta,” cô gái ngồi chéo góc với tôi bảo. “Có lẽ vì tính tôi cũng giống vậy. Nhiều khi tôi bị trách cứ vì quá cởi mở, quá thẳng thừng, và rồi lại có lúc quá phòng thủ và xa lánh.” “Tôi không nghĩ thằng bé xa lánh người khác. Nhưng tôi nghĩ nó không thực sự hạnh phúc.” “Tôi biết cảm giác đó.” “Vậy không phải là cô cũng có ai đó rồi ư?” “Giá mà ông biết.” “Sao?” tôi hỏi. Câu từ bật ra từ tôi nghe như một tiếng thở dài ngạc nhiên ai oán. Ý em là gì – chẳng có ai cả, hay là quá nhiều, hay người tình của cuộc đời em đã rời đi và bỏ em lại suy sụp, chẳng còn gì ngoài nỗi thôi thúc muốn trút mọi căm hận lên chính mình hoặc người nhân tình kế tiếp? Hay chỉ đơn giản là người ta cứ đến và đi, đến và đi, như điều tôi luôn sợ cũng sẽ xảy ra với con trai mình – hay em chính là kiểu người sẽ lướt qua đời kẻ khác mà chẳng màng để lại gì dù là một dấu vết hay kỷ niệm “Tôi không chắc tôi có thích được ai không, chứ chưa nói đến yêu đương người ta.” Tôi thấy điểm chung nơi con trai tôi và cô gái này: trái tim cay đắng, dửng dưng và thương tổn. “Là cô không thích họ, hay cô dần thấy mệt mỏi và chẳng thể nhớ được tại sao lúc đầu lại thấy họ thú vị nữa?” Em chợt im bặt, có vẻ rúng động và không đáp lời. Em nhìn thẳng vào tôi. Tôi lại làm em mất lòng ư: “Sao ông lại biết điều này?” Cuối cùng em lên tiếng. Lần đầu tiên tôi thấy em chợt nghiêm túc và giận dữ như vậy. Có vẻ em đang mài giũa những từ ngữ sắc lẻm để cắt phăng sự can thiệp quá trớn của tôi vào đời tư mình. Đáng lẽ tôi nên im lặng. “Chúng ta gặp chưa đầy mười lăm phút, vậy mà ông đã nhìn thấu tôi rồi! Sao ông lại biết được điều này chứ?” Rồi em tiếp: “Một giờ ông lấy giá thế nào?” “Miễn phí cho cô. Nhưng thực sự nếu tôi nói đúng chuyện gì, thì là vì tôi nghĩ chúng ta đều vậy cả. Còn nữa, cô còn trẻ và đẹp, hẳn là đàn ông xúm quanh cô suốt ngày, nên hẳn là cô không thiếu người hò hẹn.” Liệu có phải tôi lại vừa nói điều không nên và đi quá giới hạn không? Để quay lại với lời khen, tôi nói thêm, “Chỉ là sự hấp dẫn của một người mới mẻ không bao giờ kéo dài đủ lâu. Ta chỉ muốn người mình không có được thôi. Người mà ta đánh mất hoặc chẳng hề biết là ta tồn tại mới khắc dấu ghi lòng. Những người khác mấy khi được tưởng vọng đâu.” “Quý Cô ở đường Margutta cũng vậy sao?” em hỏi. Cô gái này chẳng để lỡ cái gì bao giờ, tôi nghĩ. Tôi thích cái cách gọi quý cô Margutta. Nó cô đúc tất cả những gì tồn tại nhiều năm về trước giữa chúng tôi vào một trạng thái dịu dàng, dễ nắm bắt, gần như là tức cười. “Tôi không thực sự chắc. Chúng tôi bên nhau không lâu và mọi chuyện xảy ra quá nhanh.” “Cách đây lâu không?” Tôi thoáng nghĩ một lúc. “Nói ra thì ngại lắm.” “Ồ, nói đi!” “Ít nhất cũng hai thập kỷ. Ừm, gần ba thập kỷ rồi.” “Và?” “Chúng tôi gặp nhau tại một bữa tiệc khi tôi còn dạy học tại Rome. Nàng đi cùng một người khác, tôi cũng vậy, tình cờ chúng tôi trò chuyện, và chẳng ai muốn ngừng lại. Cuối cùng nàng rời đi cùng bạn trai, không lâu sau cặp chúng tôi cũng về. Không lấy số điện thoại của nhau. Nhưng tôi chẳng thể quên được nàng. Nên sau đó tôi xin số nàng qua người bạn đã tổ chức bữa tiệc. Và đây mới buồn cười này. Một ngày trước đó nàng cũng gọi và xin số của tôi. Người ta bảo em đang tìm anh, tôi nói khi gọi cho nàng. Đáng ra tôi nên giới thiệu mình trước, nhưng tôi không thực sự nghĩ gì cả, chỉ thấy hồi hộp thôi. “Nàng nhận ra giọng tôi ngay, hoặc có lẽ người bạn kia đã báo cho nàng biết. “Em định gọi anh, nàng bảo. Nhưng em không gọi, tôi đáp. Vâng, em không gọi. Ấy chính là lúc nàng đã nói điều chứng tỏ nàng có nhiều can đảm hơn tôi và điều ấy khiến tôi phấn khích, vì tôi không hề ngờ tới và sẽ vĩnh viễn không bao giờ quên. Vậy, ta sẽ làm như nào?” nàng hỏi. Ta sẽ làm như nào? Với chỉ một câu nói đó, tôi hiểu cuộc đời mình từ giờ sẽ bị đẩy ra khỏi quỹ đạo vốn có của nó. Trước đó tôi chưa từng gặp ai hướng những từ vừa thành thực, lại gần như hoang dại đến vậy về phía mình.” “Tôi thích cô ấy.” “Sao không thích được chứ. Thẳng thừng và trực diện, và quá đúng trong-tâm đến mức tôi cũng phải đưa ra quyết định ngay. Vậy ta ăn trưa đi, tôi bảo. Vì ăn tối thì khó hơn, nhỉ?” Tôi yêu cái táo bạo, giễu cợt ẩn ý trong điều nàng nói. Vậy ta ăn trưa – hôm nay luôn đi, tôi trả lời. Vậy hôm nay luôn. Chúng tôi cùng cười vì mọi chuyện diễn ra nhanh quá. Ăn trưa, bấy giờ, chỉ cách tầm một tiếng nữa.” “Ông không lấn cấn chuyện cô ấy sẽ lừa dối bạn trai mình sao?” “Không. Như tôi cũng không lấn cấn khi mình sắp sửa làm điều tương tự. Bữa trưa đó kéo dài khá lâu. Tôi tiễn nàng về nhà ở Via Margutta, rồi chúng tôi lại lang thang đến chỗ vừa ăn, và rồi lại tiễn nàng về nhà lần nữa. “Mai nhé?” tôi hỏi, vẫn ngờ ngợ mình có chậm chạp quá không. Đương nhiên chứ, mai gặp. Lúc ấy chỉ còn cách Giáng sinh một tuần thôi. Vào chiều thứ Ba chúng tôi đã làm một chuyện gần như mất trí: mua hai vé bay tới London.” “Lãng mạn thật!” “Mọi thứ đều nhanh và rất tự nhiên, đến mức chẳng ai nghĩ xem có cần nói với người tình kia của mình hoặc suy nghĩ lại về mối quan hệ không. Chúng tôi đơn giản là gạt bỏ hết mọi rào cản. Thời ấy chúng tôi vẫn còn nhiều rào cản.” “Ý ông là bây giờ thì không?” “Tôi không biết nữa.” “Vâng, tôi chắc là ông không biết.” Lời chế nhạo của em khiến tôi hiểu đáng ra mình nên bực. Tôi cười. Em cũng cười, là cách em ra dấu rằng em biết tôi đang không thành thực. “Về chuyện đã xảy ra, nó kết thúc ngay. Nàng về với người ta, tôi cũng thế. Chúng tôi còn không duy trì mức bạn bè. Nhưng tôi có đến dự đám cưới, và cuối cùng thì tôi cũng mời họ đến đám cưới của mình. Họ vẫn hạnh phúc. Bên tôi thì không. Voila, vậy đấy.” “Sao ông lại để cô ấy quay về với người kia?” “Sao ư? Có lẽ vì tôi chưa bao giờ chắc chắn về cảm xúc của mình. Tôi chỉ không cố để níu lấy nàng, mà nàng cũng biết tôi sẽ chẳng làm thế. Có lẽ tôi chỉ muốn yêu và sợ rằng tôi chưa yêu bao giờ và tôi thích tận hưởng chốn ảo mộng nhỏ bé của chúng tôi ở London hơn là phải thừa nhận điều tôi đã lỡ mất ở nàng. Có lẽ tôi chọn hoài nghi hơn là nhìn thấu nó. Thế một giờ Cô lấy giá thế nào?” “Touché, hay đấy!” Lần cuối tôi trò chuyện với ai đó như thế này là bao giờ? “Vậy nói tôi nghe về người ấy trong cuộc đời của cô đi,” tôi bảo. “Tôi chắc là phải có ai đó đặc biệt lúc này chứ?” “Ai đó à, có.” “Bao lâu rồi?” Rồi tôi tự ngắt lời. “Nếu tôi được phép hỏi.” CG “Ông được phép. Gần bốn tháng.” Em nhún vai: “Chẳng có gì đáng nói.” “Cô thích cậu ấy không?” “Có thích. Chúng tôi hợp nhau. Và có nhiều điểm chung. Nhưng sau cuối thì cũng chỉ là hai người bạn chung phòng đang đóng kịch rằng sẽ sống cùng nhau một cuộc đời. Nhưng không đâu.” “Cách diễn đạt thật là. Hai người bạn chung phòng đang đóng kịch rằng sẽ sống cùng nhau một cuộc đời. Đáng buồn.” “Buồn thật. Một điều cũng buồn nữa là, một lát cạnh ông thế này, tôi gần như đã chia sẻ nhiều hơn một tuần bên cạnh anh ấy.” “Có lẽ cô không phải người hay mở lòng với người khác.” “Nhưng tôi đang làm vậy với ông.” “Tôi là một người lạ, và với người lạ thì mở lòng dễ dàng hơn.” “Những người duy nhất tôi có thể tâm sự thật lòng là cha tôi và Pavlova, chú cún này, và cả hai đều sẽ không ở lại bên tôi lâu nữa. Và lại, cha tôi ghét anh bạn trai hiện giờ.” “Các ông bố thường đều thế mà.” “Thế nhưng ông lại rất quý người bạn trai trước của tôi.” “Cô có thể không?” Em mỉm cười, dự trước rằng em sẽ bông đùa cho qua: “Không, không hề.” Rồi em nghĩ một chốc. “Anh ấy muốn kết hôn. Tôi bảo không. Tôi thấy nhẹ cả người vì anh không làm ầm lên sau khi chúng tôi chia tay. Rồi chưa đầy sáu tháng sau, tôi nghe tin anh sắp cưới. Tôi tím cả ruột. Nếu có lúc tôi từng tổn thương và khóc lóc vì tình thì chính là ngày tôi nghe chuyện anh sẽ cưới cái cô mà chúng tôi suốt ngày lôi ra giễu cợt khi còn bên nhau.” Im lặng. “Ghen dù chẳng yêu chút nào... khó cho Cô thật,” tôi lên tiếng. Em nhìn tôi bằng ánh mắt vừa che đậy sự quở trách vì dám nói thế với em cũng vừa ngơ ngác tò mò muốn biết thêm. “Chưa đầy một giờ trên tàu. Nhưng ông lại hoàn toàn hiểu tôi rồi. Tôi thích điều này. Nhưng tôi còn có thể kể thêm nữa kia, một khuyết điểm khủng khiếp khác.” “Lại gì nữa?” Chúng tôi cười. “Tôi chưa bao giờ gần gũi được với những người mình hẹn hò. Họ đều sợ quá gắn bó sẽ không còn đường lui. Tôi thì lại thường tự đạp đổ hết mọi đường lui của chính mình – có lẽ vì tôi cũng không có chi nhiều. Đôi lúc tôi bỏ lại cả đồ riêng ở chỗ họ và cứ thế biến mất thôi. Tôi ghét quá trình lê thê khi xếp đồ và dọn ra rồi những thoáng nghĩ lại không thể tránh được mà sau đó sẽ biến thành những níu kéo sướt mướt; trên hết tôi ghét sự vờ vịt bấu víu lại của một gánh nặng sau khi ta chẳng muốn được chạm vào bởi kẻ ta còn không nhớ nổi lúc trước từng muốn chung chăn. Ông đúng: Tôi không muốn biết tại sao mình bắt đầu. Sự phiền phức cùng cực của một mối quan hệ mới. Thêm vào đó là những thói quen hàng ngày mà tôi cần chịu đựng. Mùi từ những lồng chim của anh. Cách anh xếp chồng dĩa CD. Âm thanh của bộ tản nhiệt cổ lỗ sĩ lúc nửa đêm chỉ đánh thức tội dậy chứ không phải anh. Anh muốn khép cửa sổ. Tôi muốn mở hé. Tôi ném quần áo lung tung mọi nơi, anh muốn khăn tắm được gấp và cất gọn. Anh bảo tuýp kem đánh răng phải bóp cẩn thận từ dưới cuối lên; tôi thì bóp đâu chẳng quan trọng và toàn làm rơi mất cái nắp, rồi anh sẽ phải tìm đâu đó dưới sàn nhà tắm. Điều khiển cũng phải ở đúng chỗ, sữa phải xếp ở ngăn gần ngăn đá, nhưng không được quá gần, đồ lót và tất để ở ngăn này chứ không phải là ngăn kia. “Vậy đó, nhưng tôi không khó khăn gì. Tôi thực sự là không tệ, dù hơi cứng đầu. Nhưng ấy là một chuyện. Tôi chịu đựng mọi người và mọi thứ. Ít nhất là trong một thời gian. Rồi một ngày chuyện đó cứ thế ập đến: Tôi không muốn ở cạnh anh ta, không muốn anh ta gần mình, cần phải rời đi thôi. Tôi vật lộn với cảm giác này. Nhưng một khi anh nhận ra, anh sẽ bám chặt lấy tôi bằng đôi mắt cún con tuyệt vọng. Ngay khi tôi bắt gặp ánh nhìn ấy thì, tôi phải rời đi ngay và lập tức tìm lấy một người khác. “Đàn ông!” cuối cùng em thốt lên, như thể cụm từ đó tổng kết tất cả những khuyết điểm mà hầu hết phụ nữ sẵn sàng bỏ qua rồi học cách chịu đựng và cuối cùng là tha thứ cho người đàn ông họ hy vọng sẽ yêu cho tới cuối đời mình ngay cả khi họ biết là họ sẽ không làm được. “Tôi ghét phải thấy người ta tổn thương.” Một thoáng mơ màng bao trùm lên nét mặt em. Tôi ước có thể nhẹ nhàng chạm lên đó. Em thấy tôi đang nhìn, tôi hạ mắt xuống. Một lần nữa, tôi để ý đôi giày của em. Hoang dã, chưa được thuần hóa, như thể chúng đã bị kéo lê trên những đoạn đường lởm chởm, gồ ghề đến nỗi nhìn cũ rỉn, sờn rách, vậy nghĩa là em tin tưởng chúng. Em thích đồ của mình cũ kỹ và thân thuộc. Em thích thoải mái. Chiếc tất len dày màu navy của em là tất nam, chắc hẳn được vợ lấy từ ngăn kéo tủ của người đàn ông em bảo mình đã hết yêu. Nhưng chiếc áo khoác da có vẻ đắt tiền. Prada, chắc vậy. Có phải em đã vụt chạy ra khỏi nơi đó, và vì vội, lấy bừa món đồ đầu tiên trong tầm tay cùng câu chào gấp gáp. Em tới chỗ cha đây, tối gọi sau nhé: Em đeo đồng hồ nam. Cũng của cậu ta sao? Hay chỉ là em thích đồng hồ nam thôi? Mọi thứ về em đều cứng cỏi, xù xì, dang dở. Và rồi tôi chợt thấy một khoảng da giữa tất và gấu quần em – em có đôi mắt cá chân thật mịn màng. “Kể tôi nghe về cha cô đi,” tôi bảo. “Cha tôi ư? Ông không khỏe, và chúng tôi sắp mất ông rồi.” Rồi em cũng tự nói thêm vào: “Ông vẫn tính giá theo giờ đấy chứ?” “Như tôi đã nói, tâm sự sẽ dễ dàng hơn giữa những người lạ không bao giờ gặp lại cả.” “Ông nghĩ vậy à?” “Gì, tâm sự trên tàu á?” “Không, rằng ta sẽ không gặp lại?” “Có cơ hội sao?” “Đúng, ông nói đúng.” Chúng tôi mỉm cười. “Vậy kể tiếp về cha cô đi.” “Tôi đã luôn nghĩ ngợi. Tình yêu của tôi dành cho ông ấy không còn như trước. Đó không còn là một tình cảm tự phát, mà là thứ yêu thương rầu rĩ, cẩn trọng của một người có trách nhiệm phải chăm nom. Nhưng đó không thực sự là vấn đề. Chúng tôi vẫn cởi mở với nhau, chẳng có gì tôi giấu ông cả. Mẹ tôi bỏ lại chúng tôi gần hai mươi năm rồi, từ đó chỉ còn hai cha con. Ông cũng từng gặp gỡ người khác, nhưng giờ thì sống một mình. Hàng ngày sẽ có người đến chăm sóc ông, nấu nướng, giặt giũ và dọn dẹp mọi thứ. Hôm nay là sinh nhật thứ bảy mươi sáu của ông. Nên mới có chiếc bánh,” em nói, chỉ lên chiếc hộp trắng trên hộc để đồ. Em có vẻ hơi ngượng, nên khẽ cười khi chỉ cho tôi. “Ông bảo đã mời hai người bạn đến ăn trưa, nhưng chưa ai hồi âm, và tôi đoán họ sẽ không tới, thời buổi bây giờ ai cũng ngại. Anh chị em tôi cũng không. Ông thích bánh su kem từ một tiệm bánh cũ cách chỗ tôi sống không xa. Nó gợi nhắc cho ông về những ngày tươi đẹp khi ông còn dạy học ở Florence. Tuy không nên để ông ăn đồ ngọt, nhưng mà...” Chẳng cần phải nói hết câu. Im lặng kéo dài một chốc. Một lần nữa tôi lại mở sách, nghĩ rằng trò chuyện thế là đủ rồi. Lát sau, với trang sách trước mặt, tôi ngó ra ngắm thắng cảnh miền thôn quê Tuscan và tâm trí dần trôi dạt. Một ý nghĩ kỳ lạ và vô định về việc em sẽ đổi chỗ sang cạnh tôi thoáng hiện lên trong đầu. Tôi biết mình sắp ngủ gật. “Ông không đọc,” em bảo. Rồi, thấy có khi em đang phiền tôi, em nói thêm, “Tôi cũng không đọc được.” “Phát mệt rồi,” tôi nói, “chẳng thể tập trung.” “Hay không?” em hỏi, nhìn vào bìa sách của tôi. “Không tệ. Dù đọc lại Dostoyevsky sau chừng ấy năm có hơi thất vọng một chút.” “Vâng. Tôi cũng thích ông ấy khi tôi mười lăm.” “Tôi cũng vậy. Tầm nhìn của ông về cuộc đời là điều mà một người trẻ có thể hiểu ngay: giằng xé, đây trái ngang, đắng cay, kịch độc, nhục nhã, yêu, tiếc, buồn, và cả hận, cả những hành động bạo lực nhất của tình thương và hy sinh – tất cả hỗn loạn đan cài. Với tôi mà nói thì khi còn trẻ, Dostoyevsky là sự khởi đầu của xung đột tâm tính. Tôi cứ nghĩ đời mình đã lộn xộn lắm rồi – thế nhưng nhân vật trong thế giới của ông cũng chẳng kém rối ren. Cảm giác thân thuộc như được về nhà. Ý thức tôi có được chính là nhờ học hỏi từ lớp mặt nạ nham nhở của tâm thức con người từ Dostoyevsky hơn là từ Freud, hay bất cứ nhà phân tâm học nào khác.” Lại im lặng. “Ra là một nhà trị liệu,” em bảo, cùng với sự chống trả gần như rành rọt trong giọng điệu. Có phải tôi lại vừa lỡ hắt hủi em không? “Cô cũng vậy,” tôi đáp, có lẽ để rút lại cái cảm giác như vừa vô ý làm em mất lòng. Chúng tôi nhìn nhau. Tôi thích nụ cười ấm áp đầy tin tưởng ấy; nó gợi nhắc tới một thứ gì dịu dàng và chân thành, có phần yếu mềm nữa. Chẳng trách những chàng trai ấy cứ đắm chìm vào em. Họ biết rằng mình sẽ bỏ lỡ điều gì ngay khoảnh khắc em quay đi. Lỡ mất nụ cười, hay lỡ nét uể oải lúc em đặt ra một câu hỏi từ-tận-đáp-tim trong khi nhìn thẳng người ta bằng đôi mắt xanh sắc sảo chẳng bao giờ chịu từ bỏ kia, lỡ sự tha thiết thân mật bị ánh nhìn của em vạch trần ngay khi tình cờ chạm mắt em giữa đám đông và thế là ta biết, ta đã lỡ cả cuộc đời mình. Em đang làm vậy ngay lúc này. Em khiến khao khát gần gũi muốn nảy nở và trở nên dễ dàng, như thể từ lâu nó đã luôn chất chứa sâu trong ta và thèm muốn lan tỏa ra, nhưng để rồi hiểu rằng ta sẽ chẳng vươn tới được cảm xúc ấy trừ phi là với em, kề bên em. Tôi muốn ôm lấy em, chạm vào tay, để những ngón tay lướt dọc vầng trán ấy. “Thế sao lại là nhà trị liệu?” em hỏi, như thể sau khi nghĩ kỹ về điều này, em nhận ra nó rất mơ hồ. “Nếu tôi được phép hỏi, em nói thêm, cười khẽ khi nhại lại lời tôi. Rõ ràng là em không quen với kiểu tiếp cận dịu dàng, ôn hòa hơn khi trò chuyện với một người lạ. Tôi hỏi em sao lại ngạc nhiên nếu tôi thực sự là một bác sĩ trị liệu. “Vì ông nhìn rất ôn hòa, rất... đỏm dáng.” “Khó nói lắm. Có lẽ là vì những trống rỗng của tuổi trẻ khi tôi khám phá ra Dostoyevsky chưa bao giờ được lấp đầy. Đã có lúc tôi tin đã ổn; giờ thì tôi không chắc liệu mình từng thật sự được lấp đầy hay chưa. Tuy vậy, tôi vẫn muốn hiểu. Có những người không thể cứ thế mà bước sang một chương mới của cuộc đời được. Ta mất dấu đích đến của mình và vì thế, kẹt lại ở ngay điểm xuất phát.” “Vậy nên ông đang đọc lại Dostoyevsky?” Tôi mỉm cười vì câu hỏi đúng chỗ. “Chắc là vì tôi luôn cố gắng lần mò lại từng bước đi của mình ngược tới cái điểm mà đáng ra tôi phải nhảy lên chuyến phà đi đến bến bờ mang tên cuộc đời nhưng lại lạc vào nhầm bến hoặc, cứ coi như tôi không may, đi nhầm luôn vào một chuyến phà khác. Tất cả đáng ra phải để khi ta chín chắn hơn, cô hiểu mà.” “Ông không trông giống một người lên nhầm phà lắm. Phải không?” Em đang trêu chọc tôi ư? “Tôi đã nghĩ về điều này khi lên chuyến tàu Ở Genoa sáng nay, vì tôi nhận ra biết đâu rằng đã từng có một hoặc hai chuyến và đáng ra tôi phải đi thay vì chuyện này và lại không bao giờ đi cả.” “Sao lại không?” Tôi lắc đầu rồi nhún vai ý rằng tôi không biết hoặc không muốn nói ra. “Chẳng phải đấy là kịch bản tệ nhất sao: những điều đã có thể nhưng lại không xảy đến và biết đâu vẫn sẽ chực chờ ập tới dù ta đã thôi đặt hy vọng vào chúng nữa rồi.” Tôi nhìn em bối rối. “Cô học đâu cách nghĩ thế này vậy?” “Tôi đọc nhiều mà.” Rồi ngượng ngùng liếc nhìn tôi: “Tôi thích nói chuyện với ông.” Em dừng lại một chốc. “Thế, có phải cuộc hôn nhân của ông là chuyến phà lên nhầm không?” Một người phụ nữ tuyệt vời. Và em rất đẹp. Và cách em nghĩ thì quanh co, uốn khúc, giống tôi đôi lúc. “Lúc đầu thì không,” tôi đáp, “hay ít ra tôi không muốn coi nó như thế. Nhưng sau khi con trai tôi đi Mỹ thì giữa chúng tôi chẳng còn lại gì nhiều và cảm giác như toàn bộ tuổi thơ của thằng bé chẳng là gì hơn cuộc diễn tập cho sự chia tách không thể tránh được. Chúng tôi ít hẳn trò chuyện và nếu có thì như thể không còn nói cùng một thứ ngôn ngữ. Hai người đều hết mực chân thành và tử tế, nhưng kể cả khi ở cùng một phòng thì cả hai cũng chỉ thấy cô đơn cùng nhau. Chúng tôi ngồi cùng một bàn, nhưng không ăn cùng nhau, ngủ cùng giường nhưng không cùng nhau, xem cùng chương trình tivi, du lịch cùng chỗ, cùng học một nơi dạy yoga, cùng cười bởi một câu đùa nhưng không bao giờ là cùng nhau, và ngồi sát cạnh trong một rạp phim kín người, nhưng không bao giờ chạm khuỷu tay. Từng có một thời điểm tôi bắt gặp những tình nhân ôm hôn trên đường và tôi chẳng hiểu nổi sao họ lại làm thế. Chúng tôi cô đơn cùng nhau – cho đến một ngày một người quyết đập VỠ đĩa dưa muối.” “Đĩa dưa muối?” “À, kiểu ví von trong tác phẩm của Edith Wharton. Nàng bỏ tôi theo người từng là bạn thân nhất của tôi, và giờ vẫn là bạn với tôi. Mỉa mai ở chỗ là tôi còn chẳng thấy hối tiếc gì khi nàng đến bên người khác.” “Có lẽ vì chuyện ấy cho phép ông được tìm tới người khác.” “Tôi không tìm. Chúng tôi vẫn làm bạn với nhau, và tôi biết là nàng lo cho tôi.” “Nên lo không?” “Không. Thế, sao lại là nhà trị liệu?” tôi hỏi, cố chuyển chủ đề. “Tôi á Cô đơn. Tôi không chịu đựng được một mình trong khi cũng lại không thể đợi để được một mình. Nhìn tôi đi. Tôi đang một mình trên tàu, hạnh phúc với một quyển sách, cách xa khỏi người đàn ông tôi không hề yêu, nhưng tôi lại thà nói chuyện với một người lạ. Không có ý gì đâu.” Tôi cười lại: Không sao. “Dạo này tôi thường sẽ trò chuyện với tất cả mọi người, tôi bắt chuyện với người đưa thư chỉ để tán gẫu, nhưng chẳng bao giờ nói với bạn trai mình đang cảm thấy gì, đang đọc gì, đang muốn và ghét gì. Dù sao thì anh cũng không nghe, chứ chưa nói đến hiểu. Anh không hề hài hước. Tôi luôn phải chỉ cho anh hiểu câu đùa này chỗ nào tức cười.” Chúng tôi cứ thế trò chuyện tiếp tới lúc có người đến soát vé. Cậu ta nhìn con cún, than phiền rằng động vật không được mang lên tàu khi không có lồng nhốt. “Nhưng mà tôi biết làm sao?”, em cãi. “Ném nó xuống đường? Giả mù? Hay xuống ngay ga này và lỡ luôn tiệc sinh nhật bảy mươi sáu của cha tôi, dịp mà chắc chắn không phải là tiệc vì đây là lần cuối của ông khi mọi người đều biết rằng ông sắp chết? Anh nói xem.” Người soát vé chúc Cô một ngày tốt lành. “Ancbe a Lei, anh cũng thế,” em lầm bầm. Rồi, quay sang chú cún: “Đừng gây chú ý nữa!” Điện thoại tôi đổ chuông. Tôi định đứng dậy và nghe ở chỗ trống giữa toa, nhưng lại thôi. Chú cún, chồm lên vì tiếng chuông giờ đang nhìn tôi chăm chú bằng đôi mắt ngơ ngác, khó hiểu như thế, Ông cũng lại như vậy với cái máy đấy à? Con trai tôi, tôi ra dấu, em cười lại và rồi không hỏi nhờ mà ra dấu rằng mình cần đi vệ sinh. Em đưa tôi đầu dây xích và thì thầm, “Nó không gây phiền hà gì đâu.” ور Tôi nhìn em khi em đứng lên và, lần đầu tiên, nhận ra rằng vẻ ngoài bụi phủi của em cũng không đến nỗi xuề xòa như ấn tượng ban đầu, và thực ra em, khi đã đứng thẳng, càng hấp dẫn hơn. Có phải lúc đầu tôi đã để ý rồi nhưng cố phớt lờ đi không? Hay thực ra tôi là kẻ mù lòa? Không gì có thể tuyệt hơn nếu con trai tôi thấy tôi bước xuống tàu cạnh em. Tôi biết em sẽ là điều tôi nhắc đến mãi khi cùng thằng bé dạo tới Armando. Tôi còn hình dung được cách nó sẽ mở đầu câu chuyện thế này: Vậy kể con nghe về cô người mẫu đi cùng cha khác ở ga đi... Đúng lúc tôi đang mơ màng về phản ứng của thằng bé, thì cuộc điện thoại thay đổi tất cả. Nó gọi để báo không thể tới gặp tôi được. Tôi chỉ biết than rằng Tại sao? Con phải thay cho một người chơi dương cầm bị ốm và lại còn cả một buổi diễn ở Naples cùng ngày. Khi nào thì cậu kia quay lại? Mai cơ, thằng bé đáp. Tôi yêu giọng nói của nó biết bao. Cậu ta chơi gì đấy? Mozart, toàn Mozart thôi. Lúc ấy thì người bạn đồng hành của tôi quay lại và em âm thầm trở lại chỗ cũ, vươn người ra trước, nghĩa là muốn nói chuyện tiếp sau khi tôi cúp máy. Tôi nhìn em chăm chú hơn, một phần vì tôi đang bận nghe điện, nên khiến ánh nhìn của tôi trở nên vu vơ Vô định, không chủ đích, nhưng cũng nhờ đó tôi được ngắm nhìn đôi mắt đã quá quen và ưa thích lối đối mặt trực diện, và em sẽ chẳng bao giờ biết rằng nếu tôi đủ can đảm để đáp lại ánh nhìn ấy thật mạnh mẽ như chính cách em nhìn ngay lúc này thì cũng là vì, khi chăm chú vào em, tôi dần ấp ủ cái ấn tượng rằng trong mắt em thì mắt tôi cũng thật đẹp. Quả là ảo mộng của một lão già. Cuộc trò chuyện của tôi với thằng bé bị ngắt quãng. “Nhưng ta chỉ mong được gặp và đi dạo dài cùng con. Thế nên mới bắt chuyến tàu sớm. Ta đi vì con, chứ không phải vì buổi đọc sách vớ vẩn.” Tôi thấy thất vọng nhưng cũng vẫn biết là em đang nghe, và có lẽ tôi cũng hơi làm quá lên một chút để em thấy. Rồi, nhận ra mình đi quá xa với lời phàn nàn, tôi đành bảo: “Nhưng ta hiểu mà. Thật đấy.” Em hướng ánh nhìn cùng sự lo lắng về phía tôi. Rồi em nhún vai, không phải để thể hiện nỗi lãnh đạm, mà muốn nói rằng, hoặc do tôi hiểu vậy, hãy để cậu bé tội nghiệp được yên – Đừng khiến cậu ấy thấy tội lỗi. Cùng cái nhún vai, em vẫy tay trái lên để ra hiệu rằng tôi nên cho qua thôi, hãy vượt qua điều này. “Vậy mai nhé?” tôi hỏi. Liệu nó có đến và đón tôi ở khách sạn không? Tầm giữa giờ chiều, thằng bé đáp – bốn giờ nhé? “Bốn giờ,” tôi bảo. “Lễ vọng, nó bảo. “Lễ vọng,” tôi đáp. “Cô nghe nó rồi đấy,” cuối cùng tôi quay sang em. “Tôi nghe ông mà.” Em lại đang trêu đùa tôi. Và em đang cười. Một phần trong tôi nghĩ em sẽ ngả người hơn về phía mình, tính chuyện đứng dậy đổi chỗ sang cạnh tôi rồi đặt hai tay vào tay tôi. Liệu ý tưởng này đã lướt qua tâm trí em bao giờ chưa và liệu tôi có đang cảm thấy thôi thúc nơi em, hay tất cả chỉ là do tôi tự nghĩ ra bởi tôi mới là kẻ đang khao khát điều ấy? “Tôi rất mong chờ bữa trưa của hai cha con. Tôi chỉ muốn cười thoải mái với thằng bé và nghe nó kể về cuộc đời mình, về những buổi diễn, về công việc. Tôi còn mong rằng sẽ tìm thấy nó trên ga trước khi nó tìm ra tôi và thằng bé sẽ có một lúc để gặp cô.” “Đâu phải là hỏng hết rồi đâu. Mai ông sẽ gặp cậu ấy mà, bốn giờ nhé?” Lần nữa, tôi nhận thấy sự đùa cợt khi em nói. Và tôi yêu nó. “Mia mai thay...” tôi định nói thêm, nhưng lại đổi ý. “Mia mai thay?” em dò hỏi. Nàng không cho qua đâu, phải không, tôi nghĩ. Tôi im lặng một lúc. “Mia mai thay tôi cũng không thấy tiếc lắm khi thằng bé không tới. Tôi có kha khá việc cần làm trước khi buổi đọc diễn ra và có thể tôi sẽ tranh thủ lúc ở khách sạn thay vì đi dạo quanh thành phố như mọi khi.” “Sao điều ấy lại đáng ngạc nhiên chứ? Hai người sống những cuộc đời riêng, bất kể chúng có giao với nhau bằng bao nhiêu lễ vọng đi nữa.” Tôi thích điều em vừa nói. Nó không tiết lộ điều gì mà tôi không hay biết, nhưng lại thể hiện một mối quan tâm và chu đáo khiến tôi bất ngờ và chẳng có vẻ gì hợp với người đã cáu giận lúc nãy khi lên tàu. “Sao cô lại biết nhiều vậy?” tôi hỏi, thấy phấn chấn và nhìn em chăm chú. Em cười. “Trích lời một người tôi từng gặp trên tàu: “Ta đều vậy cả thôi.” Em thích chuyện này cũng nhiều như tôi. Khi chúng tôi gần đến ga ở Rome, con tàu dần chậm lại. Vài phút sau, nó tiếp tục lăn bánh. “Tôi sẽ bắt taxi khi ta đến nơi,” em bảo. “Tôi cũng vậy.” Hóa ra nhà cha em chỉ cách khách sạn của tôi vài phút đi bộ. Ông sống dọc đường Lungotevere còn tôi thì ở Via Garibaldi, cách vài bước nơi tôi từng sống rất lâu về trước. “Thế ta đi chung, em nói. Chúng tôi lắng nghe thông báo từ sân ga Rome, và khi con tàu dần đỗ lại, chúng tôi ngắm nhìn từng hàng những tòa nhà cao tầng và những kho lớn ốp đá travertine, đâu đâu cũng treo những biển hiệu quảng cáo cũ và bạc màu, bẩn thỉu. Không phải Rome mà tôi đã yêu. Cảnh tượng ấy làm tôi bối rối và mơ hồ về buổi đọc lần này cũng như việc trở lại nơi chứa đựng quá nhiều hồi ức, một vài vui vẻ, nhưng đa số là buồn. Bỗng nhiên, tôi quyết rằng mình sẽ thực hiện buổi đọc vào tối nay, làm vài ly xã giao với đồng nghiệp cũ, rồi tìm cách chuồn khỏi những lời mời dùng bữa thường tình, và nghĩ ra gì đó để làm một mình, có thể là xem phim, và ở lì trong phòng đến hôm sau chờ thằng bé đến đón lúc bốn giờ. “Ít ra thì tôi mong họ đặt một căn phòng với bao lơn rộng và có thể nhìn hết các mái nhà bên dưới,” tôi bảo. Tôi muốn thể hiện rằng, dẫu cho cuộc gọi lúc nãy, tôi vẫn là người có thể nhìn về mặt tích cực. “Tôi sẽ nhận phòng, rửa tay, tìm một chỗ tốt để ăn, rồi đi nghỉ.” “Sao? Ông không thích ăn bánh à?” em hỏi. “Có chứ. Cô biết chỗ nào ăn trưa ngon không?” “Có.” “Ở đâu?” “Nhà cha tôi. Đến cùng đi. Nhà chúng tôi cũng quanh khu đó.” Tôi cười, cảm động vì lời mời tự phát. Em đang thấy thương cho tôi. “Cô thật tử tế. Nhưng tôi nghĩ mình không nên. Cha cô đang trân trọng từng khoảnh khắc với người ông yêu thương nhất mà cô lại muốn tôi chen ngang sao? Còn nữa, với ông thì tôi là một người xa lạ.” “Nhưng tôi quen ông mà,” em nói, như thể điều ấy sẽ khiến tôi đổi ý. “Cô còn không biết tên tôi.” “Tưởng ông bảo ông là Người Xa Lạ?” Chúng tôi cùng cười. “Samuel.” “Đến đi mà. Mọi thứ rất đơn giản và thoải mái, tôi hứa.” Dẫu vậy, tôi không thể nhận lời được. “Cứ nói đồng ý đi.” “Tôi không thể.” Con tàu dừng hẳn. Em vợ lấy áo khoác và sách, đeo cặp lên vai, quấn dây xích chó vào tay, và lấy từ ngăn hành lý xuống chiếc hộp trắng. “Đây là chiếc bánh sinh nhật,” em bảo. “Thôi mà, nhận lời đi.” Tôi lắc đầu để thể hiện một lời từ chối vừa lịch sự mà dứt khoát. “Thế này nhé. Tôi sẽ đi chọn cá và rau củ ở chợ Campo de' Fiori – tôi luôn mua cá, nấu và ăn chúng và trước cả khi ông nhận ra, tôi sẽ bày biện một bữa trưa thịnh soạn không quá hai mươi phút. Ông ấy cũng sẽ vui lòng nếu có một người bạn mới tới chơi.” “Sao cô lại nghĩ chúng tôi sẽ có gì để trò chuyện cùng nhau? Mọi thứ sẽ ngại ngùng kinh khủng. Không chỉ thế, cô nghĩ ông ấy sẽ nghĩ gì chứ?” Mất một lúc để em hiểu điều vừa rồi. “Ông ấy không nghĩ gì đâu,” rồi em nói. Rõ ràng, em chưa từng nghĩ về chuyện đó. “Còn nữa,” em nói thêm, “Tôi lớn rồi, ông ấy cũng đủ lớn để nghĩ gì cũng được.” Một lúc im lặng lướt qua khi chúng tôi xuống ga và tiến vào chỗ sân đông đúc. Tôi không kìm được mà âm thầm nhìn lướt xung quanh. Có lẽ thằng bé đổi ý và định khiến tôi bất ngờ. Nhưng không có ai quanh đấy đợi tôi cả. “Nghe này” – tôi phải nói ra – “và tôi còn chưa biết tên cô...” “Miranda.” Cái tên khiến tôi khựng lại. “Nghe này, Miranda, Cô thật tử tế khi mời tôi, nhưng mà...” “Chúng ta là người lạ trên tàu, Sami, và tôi biết nói thôi thì chỉ là vô nghĩa,” em bảo, chưa gì đã đặt cho tôi một cái tên, “nhưng tôi đã mở lòng và ông cũng vậy. Tôi không nghĩ ai trong chúng ta biết nhiều người mà ta có thể thoải mái chân thành thế này. Hãy đừng biến đây trở thành một dịp điển hình xảy ra khi đi tàu rồi trôi đi luôn cùng chuyến tàu như một chiếc ô hay đôi găng tay để quên đâu đó. Tôi biết chắc mình sẽ hối tiếc. Và không chỉ vậy, điều này sẽ khiến tôi, Miranda, rất hạnh phúc.” Tôi yêu cách em nói những lời ấy. Rồi lại một thoáng yên lặng. Tôi không chần chừ, nhưng tôi đoán ngay em đã nghĩ sự yên lặng của tôi là đồng ý. Trước khi nhấc máy gọi cho cha, em hỏi tôi không định điện cho ai sao, biết đâu? Cái biết đâu của em chạm đến tôi, nhưng tôi không chắc vì sao hay chính xác nó đang gợi ý điều gì, và tôi cũng không định suy đoán về nó rồi bị chứng minh mình sai. Cô gái này có thể nghĩ về mọi thứ, tôi nghĩ. Tôi lắc đầu. Không có ai để gọi cả. “Cha. Ta sẽ có khách,” em hét lên vào máy. Chắc ông không thể nghe ra. “Một người khách,” em lặp lại. Rồi, cố giữ chú cún không nhảy chồm lên tôi: “Sao cha lại hỏi khách kiểu gì? Thì là khách. Ông ấy là giáo sư. Giống cha ý.” Em quay sang tôi để chắc là em truyền đạt đúng. Tôi gật. Rồi lại trả lời vào máy: “Không, cha sai bét. Con sẽ mang cá tới. Hai mươi phút là hết cỡ, hứa đấy. “Nói vậy sẽ cho ông ấy thời gian để ăn vận tươm tất,” em đùa. Em có bao giờ ngờ tới rằng nếu tôi có hủy bữa tối với đồng nghiệp thì chính là vì, mà có lẽ tôi cũng sẽ không dám thừa nhận, phải chăng tôi đã tự ôm ấp cái ước mong xa xăm về việc được hẹn em tối nay? Liệu điều đó sẽ xảy đến thế nào? Khi chúng tôi rẽ đến góc cầu Ponte Sisto, tôi bảo tài xế dừng xe. “Sao không để tôi cất hành lý lên phòng đã rồi chạy đến chỗ cha cô – tầm mười phút nhé.” Nhưng em ôm lấy tay tôi khi xe chuẩn bị dừng. “Hoàn toàn không được. Nếu ông cũng giống tôi thì ông sẽ vào nhận phòng, cất đồ đạc, rửa tay, như ông đã nói mình đang rất muốn làm, và rồi sau mười lăm phút vừa vặn trôi qua, ông sẽ gọi và bảo mình đổi ý và quyết định rằng mình không thể đến được. Hoặc có thể ông sẽ chẳng thèm gọi. Có lẽ, nếu ông cũng giống tôi, ông sẽ còn chúc cha tôi sinh nhật an lành và còn chân thành là khác. Ông không giống tôi sao?” Thật khiến tôi lung lay quá. “Có lẽ.” “Vậy nếu ông thật sự giống tôi thì chắc ông cũng thích bị lật tẩy, thừa nhận đi.” “Còn nếu cô cũng giống tôi thì chắc hẳn cô đang nghĩ Tại sao tôi lại đi mời tên này chứ?” “Vậy thì tôi không giống ông rồi.” Chúng tôi cười với nhau . Có phải em cũng hiểu điều ấy không? Lần cuối là lúc nào vậy? “Gì cơ?” em hỏi. “Không có gì.” “Phải rồi!” Khi ra khỏi xe, chúng tôi chạy vội tới chợ Campo de? Fiori, nơi có hàng cá của em. Trước khi vào mua, em nhờ tôi cầm dây xích. Tôi còn lưỡng lự đứng cạnh chú cún, nhưng ở đó mọi người biết em, và em bảo không sao cả. “Ông thích cá gì?” “Loại dễ nấu nhất,” tôi trả lời. “Sò điệp thì sao, hôm nay có vẻ bán nhiều – mẻ mới hôm nay à?” em hỏi. “Ngay bình minh,” người bán hàng trả lời. “Anh chắc chứ?” “Đương nhiên rồi.” Họ đã mua bán thế này hàng năm trời. Khi em chọn mấy con sò, tôi nhìn từ sau lưng em. Điều gì đó hối thúc tôi đặt tay quàng eo em, ôm đôi vai, và hôn em lên cổ và má. Tôi quay đi và nhìn về hàng rượu đối diện. “Cha cô có thích một chai vang không ngọt từ Friuli không?” “Ông ấy không được uống rượu, nhưng tôi thì thích vang không ngọt từ bất cứ đâu.” “Tôi sẽ lấy một chai Sancerre nữa.” “Ông không định giết cha tôi đấy chứ?” Khi người ta gọi lại cá và sò, em nhớ ra cần mua rau. Khi dạo tới quầy kế tiếp, tôi không ngừng được: “Sao lại là tôi?” “Sao lại là tôi gì?” “Sao cô lại mời tôi?” “Vì ông thích đi tàu, vì hôm nay ông bị cho leo cây, vì ông hỏi nhiều quá, vì tôi muốn biết ông rõ hơn. Như vậy khó lắm sao?” em bảo. Tôi không ép em giải thích. Có lẽ tôi không muốn nghe rằng em thích tôi cũng như việc em thích cá và rau, không hơn không kém. Em chọn rau chân vịt, tôi nhặt một quả hồng nhỏ, chạm, rồi ngửi, và thấy rằng chúng đã chín. Đây là, tôi bảo, lần đầu tiên trong năm nay tôi ăn hồng. “Thế thì ông phải ước.” “Là sao cơ?” Em và cáu. “Mỗi lần ông ăn quả gì lần đầu trong năm thì ông phải ước. Thật lạ ông lại không biết.” Tôi nghĩ một chốc. “Tôi chẳng nghĩ ra gì để ước.” “Thật là một cuộc đời,” em bảo, nghĩa là hoặc đời tôi quá đỗi đẹp đẽ khi nhìn lại đến mức chẳng có gì phải ước mong – hoặc rằng nó nghèo nàn niềm vui thú đến mức tuyệt vọng mà dẫu có ước ao một điều gì xa hơn thì cũng chẳng đáng để nghĩ. “Ông phải ước. Nghĩ kĩ đi.” “Tôi nhượng điều ước cho Cô được không? “Tôi đã có rồi.” לל “Khi nào?” “Lúc trên taxi.” “Là gì?” “Sao lại nhanh quên thế: là có ông đến cùng ăn trưa.” “Cô phí cả một điều ước để tôi đến ăn thôi sao?” “Đúng rồi. Và đừng khiến tôi hối hận.” Tôi không nói gì cả. Em siết cánh tay tôi khi rẽ vào hàng rượu. Tôi quyết định rẽ ngang qua hàng hoa gần đấy. “Ông ấy sẽ thích hoa.” “Bao năm rồi tôi chưa mua hoa.” Em gật đầu một cái chiếu lệ. “Chúng không chỉ dành tặng ông ấy,” tôi bảo. “Tôi biết,” em đáp lại nhẹ nhàng, gần như vờ rằng không để ý điều tôi nói. Nhà cha em là căn hộ trên tầng cao nhất, nhìn ra bờ Tiber. Ông đã nghe thấy tiếng thang máy đi lên và đứng chờ sẵn trước cửa. Chỉ một bên cửa để mở, nên khó mà vừa cho chú cún, chiếc bánh, cá, sò, và rau, hai chai rượu, túi đồ của tôi, ba lô của em, túi hồng, và cả hoa – tất cả đều như muốn chen lên trước cùng một lúc. Cha em cố giúp với mấy túi đô. Nhưng rồi em đưa cho ông chú cún, nó biết ông từ trước và lập tức chồm lên rồi dụi đầu vào ông. “Ông ấy yêu con cún hơn cả tôi,” em bảo. “Ta không yêu nó hơn con. Nhưng mà nó thì dễ yêu hơn.” “Quá tế nhị cho con, cha ạ,” nói rồi, lập tức không chỉ hôn ông, mà em để nguyên tay quàng đầy những túi, lao vào người ông và hôn ông lên hai má. Đây chính là, tôi nghĩ, cách mà em yêu: mãnh liệt, không chút rào cản. Khi vào trong, em cất túi, lấy áo khoác của tôi, và đặt nó phẳng phiu lên tay ghế sofa trong phòng khách. Em cất túi tôi chỗ tấm thảm trải gần sofa rồi đập phồng tấm nệm sofa còn hằn dấu đầu người vừa nằm vài phút trước. Khi vào bếp, em cũng tiện chỉnh thẳng lại hai bức tranh treo xô lệch trên tường, rồi, mở hai cái cửa chớp hướng ra sân hiên ngập nắng, than rằng phòng khách quá ngột ngạt vào một ngày thu tuyệt đẹp thế này. Trong bếp, em cắt bớt cuống hoa, tìm một cái bình, và cắm chúng vào đó. “Tôi thích hoa lay ơn,” em bảo. “Vậy ông chắc là người khách” người cha nói với tôi như một cách chào mừng. “Piacere, hân hạnh,” ông nói, trước khi trở lại nói tiếng Anh. Chúng tôi bắt tay, lưỡng lự ngoài bếp, và rồi cùng nhìn em soạn ra cá, sò, và rau. Em lục tìm quanh chạn, tìm được gia vị, và châm lò bằng một cái bật lửa. “Chúng ta sẽ uống chút rượu, nhưng, cha, cha phải quyết xem muốn uống ngay hay để tí uống cùng với cá.” Ông cân nhắc một hồi. “Cả bây giờ và với cá.” “Vậy là ta đã bắt đầu rồi đấy,” em nói giọng như trách. Vờ như bị phật ý, ông không nói gì rồi làm bộ bực bội, “Con gái! Con làm gì được ta nào.” Đúng là cha nào con nấy. Ông dẫn tôi xuống một hành lang treo những khung tranh thành viên gia đình từ trước tới nay, tất cả đều đóng bộ trang nghiêm đến nỗi tôi chẳng nhận ra Miranda trong số họ. Người cha đeo một chiếc cà vạt ascot sặc sỡ, dưới một chiếc áo sọc hồng rất chóe; quần jean xanh của ông có những nếp gấp còn mới và như thể chỉ vừa được mặc một phút trước. Mái tóc bạc dài được vuốt ngược ra sau khiến ông vẻ ngoài cổ tích như một ngôi sao điện ảnh già. Nhưng ông đi một đôi dép cũ và rõ ràng chưa kịp cạo râu. Con gái ông thật chu đáo khi đã báo có khách tới. Phòng khách được bài trí thanh đạm trang nhã theo mốt Đan Mạch đã lỗi thời vài thế kỷ trước nhưng sắp sửa thịnh hành một lần nữa. Cái lò sưởi cổ xưa đã được trùng tu để hợp với đồ đạc xung quanh nhưng vẫn như tàn tích quá cố đọng lại từ thời xưa cũ trong cuộc đời căn hộ này. Bức tường trắng bóng treo một bức tranh trừu tượng nhỏ của Nicolas de Stael. “Tôi thích bức này,” cuối cùng tôi lên tiếng, CỐ gắng bắt chuyện khi ngắm nhìn cảnh biển ngày đông. “Bức này là vợ tôi tặng mấy năm trước. Lúc đầu tôi không thích nó lắm; nhưng giờ thì hóa ra đây là thứ đẹp nhất tôi từng có.” Người đàn ông tội nghiệp, tôi nhận ra, chưa từng dịu đi nỗi đau sau lần ly dị. “Bà nhà khi trước cũng có gu khá đấy,” tôi nói, vừa dứt lời đã thấy hối hận vì dùng thì quá khứ mà chẳng để ý liệu mình có lạc vào một chủ đề dễ tổn thương. “Và cả những bức này nữa,” tôi bảo, nhìn sang mấy bức tông nâu đỏ về cuộc sống thời La Mã đầu thế kỷ mười chín, “nhìn giống tranh Pinellis, phải không?” “Chúng chính là tranh Pinellis,” người cha nói đầy tự hào mà có lẽ cũng vì nghĩ nhận xét của tôi có phần coi thường. Tôi đã định bảo là tranh chép theo kiểu Pinellis nhưng kịp ngăn bản thân lại. “Tôi mua nó để tặng vợ nhưng bà ấy chẳng màng tới. Nên chúng phải ở lại cùng tôi. Sau cùng thì, ai mà biết được. Có lẽ một ngày bà ấy sẽ đến lấy chúng. Bà ấy có một phòng tranh thành công tại Venice.” “Nhờ cha mà có chứ.” “Không, nhờ bà ấy và chỉ mình bà ấy thôi.” Tôi định không để ông biết rằng tôi biết về chuyện hai người. Nhưng rồi chắc hẳn ông đoán rằng Miranda đã kể với tôi. “Chúng tôi vẫn là bạn,” ông nói thêm như thể làm rõ mọi chuyện, “có khi bạn tốt là khác.” “Và họ,” Miranda nói, đưa cho mỗi người chúng tôi một ly vang trắng, “Có một đứa con gái toàn bị lôi kéo sang bên nọ bên kia giữa hai người. Con rót cho cha ít rượu hơn khách của chúng ta, cha ạ, em nói khi đưa cho ông ly vang. “Ta biết rồi, ta biết rồi, người cha đáp, đặt tay lên má em bằng một cử chỉ nói lên tất cả tình yêu thương trên thế gian này. Chẳng có gì bàn cãi. Em thật dễ được yêu. “Và sao hai người lại biết nhau?” ông hỏi, quay sang tôi. “Thực ra thì, tôi không thật sự biết cô ấy,” tôi đáp. “Chúng tôi vừa gặp nhau trên tàu hôm nay, chưa đầy ba giờ trước.” Ông có vẻ lúng túng và vụng về cố che giấu cảm xúc. “Và thế...” “Và thế là chẳng có gì, cha ạ. Ông ấy bị hủy hẹn với con trai và con thấy thương nên nghĩ rằng sẽ nấu một chút cá, cho ông ấy ăn một chút rau, có thể thêm vào ít rau diếp puntarelle còn trong tủ lạnh, và cho ông ấy về khách sạn vì ông chỉ mong đi ngủ và không dây dưa gì tới cha con mình nữa.” Ba chúng tôi cùng bật cười. “Con bé kiểu này đấy. Cứ như tôi phải chịu đựng một con nhím gai xù lông nhất thế gian ngay trước mặt mình.” “Điều tuyệt vời nhất cho từng làm đấy ông lão ạ. Nhưng cha phải thấy mặt Sami khi ông ấy nhận ra mình bị cho leo cây.” “Tôi nhìn tệ đến thế sao?” tôi hỏi. “Con bé thích phóng đại, như mọi khi,” ông nói. “Ông ấy dỗi suốt từ lúc con lên tàu ở Florence.” “Tôi đâu có dỗi suốt từ lúc cô lên tàu ở Florence,” tôi nhại lại từng lời. “Ồ, ông dỗi quá đi chứ. Trước cả khi ta trò chuyện. Ông còn không thèm nhường lối cho con cún của tôi. Tưởng tôi không biết à?” Một lần nữa chúng tôi cười lớn. “Đừng để ý nó. Con bé luôn châm chọc mọi người. Cách khởi động của nó đấy.” Em dán mắt vào tôi. Tôi thích cách em cố đọc phản ứng của tôi sau điều cha em nói. Hoặc chỉ là em muốn nhìn tôi, và tôi cũng thích điều ấy. Thực sự thì lần cuối là khi nào vậy? Một bức tường khác trong căn phòng treo đầy những khung ảnh đen trắng về những bức tượng cổ, tất cả đều là gam mạnh của đen, xám, trắng, và bạc. Và rồi tôi quay ra nhìn em, cả cha và con cùng thấy cái liếc nhìn ấy. “Chúng đều là của Miranda. Con bé chụp đấy.” “Vậy đây là việc cô làm à?” “Đây là việc tôi làm,” em biện hộ, gần như nói rằng, đây là tất cả những gì tôi biết làm. Tôi hối hận cách mình nhấn giọng trong câu hỏi. “Chỉ đen và trắng. Không bao giờ có màu,” cha em nói. “Con bé du lịch khắp nơi - nó đến Cambodia, Việt Nam, rồi Lào và Thái Lan, những nơi mà nó rất yêu, nhưng chưa bao giờ hạnh phúc với công việc của mình.” Tôi không kìm được. “Có người hạnh phúc với Công việc của mình sao?” Miranda cười với tôi bằng sự biết ơn vì đã nói đỡ cho em. Nhưng cái nhìn ấy cũng có thể mang nghĩa Khá đấy, nhưng tôi không cần ai cứu mình đâu. “Tôi không hề nghĩ cô là nhiếp ảnh gia. Chúng rất tuyệt.” Rồi, thấy em không đáp lại, tôi nói thêm, “Đẹp lắm đó.” “Tôi bảo gì nào? Không bao giờ hạnh phúc với bản thân mình. Ông có ba hoa mãi thì con bé vẫn sẽ không chấp nhận lời khen đâu. Nó được mời tới làm việc cho những chỗ lớn...” “...nơi mà con bé sẽ không nhận lời,” em nói. “Chúng ta sẽ không bàn về việc này đâu cha.” “Tại sao?” ông hỏi. “Vì Miranda yêu Florence,” em bảo. “Chúng ta đều biết lý do của con bé chẳng liên quan gì tới Florence,” người cha nói, làm vẻ khôi hài nhưng nhìn con gái ông một cách nghiêm túc rồi nhìn sang tôi. “mà liên quan đến cha nó,” ông nói. “Cha thật ngớ ngẩn, cha ạ, rằng cha tin mình là trung tâm của vũ trụ và rằng với lời cầu ước của mình thì tất cả những vì sao đêm trên thiên đàng sẽ lụi tàn và hóa tro bụi,” em nói. “Chà, ông già ngớ ngẩn này cần thêm chút vang trước khi lão hóa tro bụi – điều mà, nhớ đấy Mira, lão đã nhấn mạnh trong di chúc.” “Không nhanh thế đâu,” em bảo, đẩy chai rượu ra khỏi tầm với của ông. “Điều mà con bé không hiểu – vì nó còn trẻ, tôi nghĩ – chính là khi đã quá một ngưỡng nhất định thì việc ăn kiêng và việc cứ săm soi món mình ăn...” “...hoặc uống...” “- chẳng được gì và thực ra còn hại hơn là lành. Tôi nghĩ những người tuổi ta nên được cho phép sống như cách họ muốn. Tước đoạt điều ta muốn trong khi Thần Chết ngay trước mắt rồi thì có vẻ vô nghĩa, nếu không muốn nói là ác độc, ông thấy phải không?” “Tôi nghĩ một người nên được làm điều mình muốn,” tôi bảo, bị lôi kéo về phe lý lẽ của người cha. “Ý kiến của người biết chính xác mình muốn gì, phải không?” là lời đáp trả mỉa mai từ người con gái, em vẫn chưa quên những gì chúng tôi nói trên tàu. “Sao cô biết là tôi biết hay không điều mình muốn?” tôi đáp lại. Em không trả lời. Em chỉ nhìn tôi mãi không ngừng. Em không chơi trò mèo-vờn-chuột với tôi nữa. “Vì chính tôi cũng vậy,” cuối cùng em bảo. Em đã nhìn thấu tôi. Và em biết là tôi biết. Điều có lẽ em không ngờ chính là tôi cũng yêu trò đối đầu vui vẻ này và cô không cho qua bất cứ điều gì nếu là đến từ tôi. Nó khiến tôi thấy mình quan trọng kỳ lạ, như thể chúng tôi đã luôn quen biết và sự thân quen này không làm giảm bớt sự quan tâm nhau. Tôi cần phải vuốt ve em, cần quàng tay mình quanh em. “Tuổi trẻ ngày nay quá sáng dạ so với chúng ta.” người cha cắt ngang. “Không ai trong hai người biết gì về tuổi trẻ ngày nay cả” em lập tức đáp. Lại một lần nữa tôi bị quy vào thế giới của nhà dưỡng lão sớm hơn so với tuổi của mình chăng? “Chà, vậy thì đây là một ly nữa cho cha. Vì con yêu cha. Và một ly cho ông nữa, Ngài S.” “Họ không cho uống ở chỗ ta sắp tới, con yêu, trắng hay đỏ, thậm chí cả vang hồng, và thực lòng ta muốn nốc càng nhiều càng tốt trước khi người ta đẩy cáng đi. Rồi ta sẽ lén mang một hai chai vào dưới tấm vải liệm để dành cho lúc được gặp Người, cha sẽ bảo, Nhìn này, xem tôi đem gì từ trần thế hỗn loạn của Người này.” Em không đáp gì mà trở lại bếp rồi mang bữa trưa vào phòng ăn. Nhưng rồi em đổi ý và bảo trời này đủ ấm để ba chúng tôi ngồi ăn ngoài hiên. Chúng tôi cầm ly và dao nĩa bạc ra ngoài sân. Lúc ấy, em bày món branzina, cá vược châu Âu đã được nướng trong chảo đá, lọc bỏ xương, và bày vào những đĩa khác nhau rau chân vịt và puntarelle còn trong tủ lạnh, ngay khi chúng tôi ngồi vào thì em rưới dầu olive và nạo pho mát lên đĩa. “Vậy kể tôi nghe về ông đi,” người cha bảo, quay sang tôi. Tôi nói rằng mình vừa hoàn thành viết một cuốn sách và sẽ sớm trở lại Liguria, nơi tôi sống. Tôi vạch cho họ những nét qua loa của sự nghiệp giáo sư môn văn minh cổ điển và dự án hiện tại về bi kịch sụp đổ của thành Constantinople năm 1453. Tôi kể một chút về cuộc đời mình, về người vợ cũ hiện sống ở Milan, về cậu con trai là nghệ sĩ dương cầm đang trên đà thành công, và rồi kể rằng tôi nhung nhớ việc mỗi sáng thức dậy cạnh bờ biển nhiều thế nào. Sự sụp đổ của thành Constantinople khiến người cha tò mò. “Người dân bấy giờ có biết thành phố của họ sắp thất thủ không?” “Họ biết.” “Sao phần lớn họ không chạy trốn trước khi thành phố bị tấn công?” “Cái đó phải hỏi người Do Thái Đức!” Một thoáng im lặng. “Ý ông là hỏi cha mẹ ông bà tôi và hầu hết những anh em mà tôi sẽ sớm gặp lại Ở Cổng trời ư?” Tôi không biết liệu cha Miranda vừa hết cho tôi một gáo nước lạnh sau điều tôi vừa nói, hoặc chỉ là một cách để cập không-che-đậy về sức khỏe đang giảm sút của ông. Dù thế nào, tôi cũng vừa mất điểm. “Biết rằng kết thúc gần kề là một chuyện,” tôi nói thêm, cố hướng câu chuyện thật lịch sự ra khỏi vùng nước cạn, “nhưng tin vào nó lại là một chuyện khác. Ném cả cuộc đời lên một chuyến tàu để bắt đầu lại Ở một miền xa lạ có thể là một hành động anh hùng nhưng hoàn toàn liều lĩnh. Không nhiều người có thể làm vậy. Ta làm gì khi bị kẹt trong thế lưỡng nan, khi không có lối thoát và ngôi nhà thì đang cháy, và cửa sổ thì tận trên tầng năm, nên nhảy xuống không hẳn là một lựa chọn? Không có bờ để quay lại. Một vài người chọn cách tự vẫn. Nhưng hầu hết, tuy vậy, lại chọn kệ mặc tất cả và sống nhờ hy vọng. Đường phố của Constantinople ngập trong máu của hy vọng khi quân Thổ Nhĩ Kỳ tràn vào cướp phá tất cả. Nhưng tôi thì quan tâm tới những người dân Constantinople đã sợ kết cục ấy và chạy trốn, đa số họ đến Venice.” “Liệu ông có trốn khỏi Berlin nếu ông ở đó những năm 1936 không?” “Tôi không biết. Nhưng sẽ có người thúc giục hoặc dọa sẽ bỏ tôi lại nếu tôi không sẵn sàng chạy trốn. Nhắc tôi nhớ về một người nghệ sĩ vĩ cầm trốn trong nhà mình tại Marais ở Paris vì sợ cảnh sát sẽ tới tìm mình một đêm nọ. Và đêm ấy họ đã tới thật. Ông ta còn kịp thuyết phục để được mang theo cây vĩ cầm, và họ đã cho. Nhưng đó cũng là thứ đầu tiên họ tước đi của ông. Rồi ông bị giết, nhưng không phải trong hầm ga. Mà ở trong trại, họ đánh ông ấy tới chết.” “Vậy buổi đọc tối này là về Constantinople hả?” em hỏi, gần như với một thay đổi hoài nghi trong giọng điệu khiến em nghe như thất vọng. Tôi không rõ em đang cố tầm thường hóa công việc của tôi như cách tôi đã vô tình hỏi về em hay em đang thực lòng thấy ngưỡng mộ, nghĩa là Công việc đời ông mới tuyệt làm sao? Nên tôi đành trả lời bằng một vẻ nhu mì và lảng tránh. “Đúng rồi. Nhưng cũng có ngày công việc với tôi cũng chỉ là công việc thôi: bàn giấy, lại bàn giấy. Tôi không phải lúc nào cũng tự hào về nó.” “Vậy cuộc đời ông không phải là lang thang qua quần đảo Aeolian, định cư đâu đó tại Panarea, đi bơi lúc bình minh, viết lách suốt ngày, ăn đồ biển, uống vang Sicily vào đêm muộn với một nàng bằng nửa tuổi mình sao.” Ý tưởng này từ đâu ra vậy? Và em luôn trêu đùa về điều mà bất cứ người đàn ông ở tuổi tôi đều mơ ước sao? Miranda đặt nĩa xuống và châm một điếu thuốc. Tôi nhìn em vẩy mạnh que diêm với cử chỉ dứt khoát trước khi thả nó vào gạt tàn. Bỗng em nhìn thật mạnh mẽ và cứng cỏi. Em đang thể hiện một mặt khác của mình, một mặt sẽ phê phán mọi người và đưa ra những buộc tội vội vàng, rồi khiến họ câm lặng và không bao giờ để họ trở lại trừ lúc mà em yếu lòng, chỉ để lại dùng nó để chống lại họ như em đã từng làm. Đàn ông cũng như diêm: họ bén lửa và bị vẩy tắt rồi thả vào cái gạt tàn đầu tiên đập vào mắt em. Tôi ngắm em nhả hơi đầu. Phải, cố ý và dứt khoát. Hút thuốc rồi quay đầu khỏi chúng tôi khiến em nhìn thật xa cách và vô cảm. Kiểu người sẽ luôn đạt được cái mình muốn. Không phải cô bé tốt bụng không muốn thấy người khác tổn thương. Tôi thích ngắm em hút thuốc. Em thật đẹp và không thể chạm vào, và một lần nữa tôi cố kìm không quảng tay qua em và đặt môi tôi lên má, lên cổ, lên sau tai em. Em có nhận ra rằng ước mong được ôm lấy em khiến tôi vừa rung động và vừa kinh hãi, vì tôi biết sẽ chẳng có chỗ nào cho tôi trong thế giới của em không? Em mời tôi đến chỉ là vì cha mình. Điều gì đã khiến em hút thuốc vậy? Ngắm em cầm điếu thuốc, tôi không thể không CG nói ra: “Một nhà thơ Pháp từng nói, có người hút thuốc để đưa nicotine vào máu, vài người khác lại là để nhả ra những đám mây ngắn họ với xung quanh.” Nhưng rồi nghĩ rằng em sẽ coi đó là một câu chỉ trích châm chọc, tôi liền xoay câu chuyện về mình. Chúng ta đều có cách riêng để đặt ra những màn ngăn để giữ cuộc sống yên ổn. Tôi thì dùng giấy.” “Ông nghĩ tôi giữ cuộc sống mình yên ổn sao?”Lời em là câu truy vấn thẳng thừng và vội vã, không phải lời châm chọc khơi mào cãi vặt. “Tôi không biết. Có lẽ trải qua những ngày thường với những vui thú và buồn đau tầm thường chính là cách chắc chắn nhất để giữ cuộc đời yên ổn.” “Vậy có lẽ không có thứ gì gọi là cuộc đời cả. Chỉ có những vụng về, vụn vặt, ngày-qua-ngày thôi – có phải ông nghĩ thế không?” Tôi không trả lời. “Tôi chỉ mong có nhiều hơn là những ngày-qua-ngày. Nhưng tôi không bao giờ tìm được, có lẽ là vì kiếm tìm nó khiến tôi sợ hãi.” Tôi cũng không trả lời câu này. “Tôi chưa từng nói chuyện với ai về điều này.” “Tôi tự hỏi sao chúng ta không nói.” “Tôi cũng chưa,” tôi đáp. Cô gái trên tàu nói. Thẳng thắn và xác đáng nhưng lại rất bâng khuâng. Chúng tôi cười nhạt với nhau. Rồi, nhận thấy cuộc trò chuyện đang rẽ một lối xa lạ và ngượng ngùng: “Ông ấy cũng thích chuyện bàn giấy,” em thêm vào và ra dấu cho người cha. Ông nhận lấy gợi ý ngay. Phối hợp ăn ý lắm. “Tôi có thích công việc bàn giấy. Tôi là một giáo sư giỏi đấy. Rồi tám năm trước, tôi nghỉ hưu. Tôi vẫn giúp mấy nhà văn và học giả trẻ. Chúng đưa mấy bài luận văn, và tôi sẽ sửa hộ cho. Công việc dẫu cô đơn nhưng dễ chịu và yên bình lắm. Và tôi luôn học hỏi được thêm nhiều. Tôi tiêu phần lớn thời gian như vậy, có lúc từ bình minh đến đêm. Rồi tối muộn thì xem TV để thư giãn một lúc.” “Vấn đề là ông ấy không bao giờ lấy tiền cả.” “Đúng, nhưng chúng quý ta và ta cũng đã dần yêu quý từng đứa một, giờ thì ai cũng gửi email. Và thực lòng thì, ta không làm vì tiền.” “Rõ ràng!” cô con gái vặn lại. “Hiện giờ ông đang làm về gì?” tôi hỏi. “Một bài luận khá trừu tượng về thời gian. Mở đầu bằng một câu chuyện, hay là một ví dụ như cậu ta gọi, về một phi công Mỹ trẻ tuổi trong Thế chiến II. Cậu đã kết hôn với người yêu từ thời trung học trong thị trấn nhỏ họ cùng lớn lên. Họ dành gần hai tuần cùng nhau tại nhà cha mẹ cô bé trước khi cậu phải đi đầu quân. Một năm lẻ một ngày sau, phi cơ của cậu bị bắn hạ tại không phận Đức. Người vợ trẻ phải nhận thư báo tử của chồng. Nhưng lúc ấy không có thi thể hoặc mảnh vỡ phi cơ nào được tìm thấy. Không lâu sau đó, cô bé đăng ký vào một trường đại học và gặp một cựu binh nhìn rất giống chồng mình. Họ đã kết hôn và có với nhau năm đứa con gái. Khoảng một thập kỷ sau thì cô mất. Vài năm sau cái chết, người ta khoanh vùng được chỗ máy bay rơi và tìm thấy thẻ bài quân nhân của người chồng đầu tiên và phần thi thể cuối cùng cũng được xác minh DNA thông qua một người họ hàng rất xa mà thậm chí không hay biết về cậu hoặc người vợ của cậu. Nhưng dẫu vậy, người họ hàng đó vẫn đồng thuận để xét nghiệm. Điều đáng buồn là khi phần thi thể của cậu được gửi về quê nhà để mai táng, thì vợ cậu, cả cha mẹ cô, và cha mẹ của cậu cùng tất cả các anh chị em đều đã qua đời. Cậu chẳng còn lại ai, không có gia đình để được nhớ tới, chứ chưa nói là khóc thương. Chính người vợ của cậu cũng chưa từng nhắc tới người chồng tử trận với các con. Mọi chuyện như thể cậu chưa hề tồn tại. Trừ một lần người vợ lấy xuống một hộp những đồ lưu niệm cũ, giữa những thứ đó, chiếc ví của người phi công được tìm thấy. Khi mấy cô con gái hỏi thứ ấy thuộc về ai, người mẹ chỉ chạy vào phòng khách và gỡ xuống tấm ảnh đóng khung của người chồng thứ hai và để lộ ra một bức ảnh cũ giấu ngay bên cạnh. Bức ảnh đây là gương mặt của người phi công nọ. Mấy đứa con không hề hay chuyện mẹ chúng đã từng kết hôn một lần. Chính cô cũng không bao giờ nhắc lại về cậu. “Với tôi thì chuyện này chứng tỏ thời gian và cuộc đời không hề đồng bộ. Như thể thời gian đã phạm sai lầm và cuộc đời người vợ đã sống trên một bến bờ sai hoặc, tệ hơn, trên cả hai bờ của dòng sông, mà chẳng có bên nào đúng cả. Không ai trong chúng ta muốn một cuộc đời tách ra thành hai bờ khác nhau, một trong số đó lại được giấu bên dưới hoặc nằm ngay cạnh cuộc đời kia. Có những cuộc đời muốn được đến lượt chúng để sống vì chúng chưa từng được sống một chút nào, trong khi những Số khác lại chết ngay khi chúng được phép sống lượt của mình, và lại có một vài đợi chờ mòn mỏi để được tái sinh một lần nữa bởi vì chúng chưa hề được sống đủ. Về cơ bản, chúng ta không biết nghĩ sao về thời gian, vì chính thời gian cũng không hiểu thời gian như cách ta hiểu nó, vì thời gian cũng không quan tâm tới cách ta nghĩ về nó, bởi vì thời gian chi là một phép ẩn dụ mơ hồ, phỉnh phờ về cách ta nghĩ về cuộc đời. Bởi vì sau cùng thì thời gian không phải điều sai lầm với chúng ta, cũng như ta không phải sai lầm với thời gian. Có thể cuộc đời chính bản thân nó đã là một sai lầm.” “Sao cha lại nói thế?” em hỏi. “Bởi vì tồn tại cái chết. Vì cái chết, ngược lại với điều người ta vẫn nói, không phải là một phần của cuộc đời. Cái chết chính là một sai lầm của Người, và hoàng hôn cùng bình minh chính là cách Người xấu hổ ngượng ngùng mong được ta tha thứ mỗi ngày. Tôi cũng biết đôi chút về chủ đề này.” Ông trầm ngâm một hồi. “Tôi yêu bài luận văn này,” Cuối cùng ông lên tiếng. “Cha đã nói về nó hàng tháng trời rồi, cha. Cha có biết anh ta sẽ làm gì với bài luận này không?” “Chà, ta nghĩ chàng trai trẻ ấy sẽ vật lộn với nó, một phần vì cậu ta không biết đi tới kết luận thế nào. Thế nên cậu ấy tiếp tục nghĩ ra thêm những ví dụ mới. Có một câu chuyện nữa về một cặp vợ chồng rơi vào một khe nứt của một con sông băng vào năm 1942 và chết cứng. Thi thể họ được đưa về bảy mươi lăm năm sau, cùng với giày, một quyển sách, một chiếc đồng hồ bỏ túi, một chiếc ba lô, và một chai nước. Họ đã có bảy người con, tới nay thì năm người vẫn còn sống. Thảm kịch mất tích của cả cha lẫn mẹ phủ lên cuộc đời họ một bức màn đen tối, nhiễu loạn. Hàng năm, vào ngày cha mẹ họ mất tích, những người con lại leo lên những tầng bằng và cầu nguyện. Đứa con út mới bốn tuổi khi mọi chuyện xảy ra. Xét nghiệm DNA đã xác minh danh tính cha mẹ họ và mọi chuyện xem như khép lại.” “Con ghét từ này: khép lại,” Miranda bảo. “Chắc là vì đi tới đâu con cũng để cửa mở toang hoang,” người cha vặc lại. Ông lườm em cùng vẻ đùa cợt, nghĩa là, Con biết ý ta là gì mà. Em không đáp lại. Thoáng im lặng không thoải mái trôi qua giữa họ. Tôi vờ phớt lờ đi. “Một câu chuyện khác trong bài luận,” cho em tiếp tục, “về một người lính Italy sau khi kết hôn được mười hai ngày thì phải ra tiền tuyến tại Nga, nơi anh ta sau đó đã biến mất và bị cho vào danh sách mất tích. Tại Nga, dẫu vậy, anh ta không chết mà được một người phụ nữ cứu và nuôi nấng như con đẻ. Sau nhiều năm, anh trở lại Italy và thấy lạc lõng tại quê hương mà anh ta hầu như không nhận ra vì đã được nuôi nấng bởi nước Nga, bởi vậy mà cuối cùng anh đã quay về đây để được thấy như về nhà. Ông thấy đấy, hai cuộc đời, hai bên bờ, hai khoảng thời gian, mà chẳng có cái nào là đúng đắn cả. “Có một câu chuyện khác về một người đàn ông bốn mươi tuổi lần đầu tiên về thăm mộ người cha hy sinh trong chiến tranh chỉ vài ngày sau khi ông được sinh ra. Điều khiến ông giật mình khi đứng thinh lặng trước mộ cha mình chính là tháng năm ghi trên mộ cho biết người lính hy sinh khi vừa chớm hai mươi – bằng nửa tuổi ông bấy giờ – và vậy nghĩa là người con giờ đã đủ tuổi để trở thành cha của cha mình. Lạ Ở chỗ, ông không thể định xem mình đang đau buồn vì cha ông chưa từng được thấy mặt con, hay là vì chính bản thân ông chưa hề được gặp cha mình, hay bởi vì ông đang đứng cạnh mộ phần của một hình hài tưởng như là của một người con hơn là một người cha.” Không ai trong chúng tôi định bình thêm gì về câu chuyện. Người cha nói, “Tôi thấy những câu chuyện đó thực sự buồn lòng, nhưng tôi lại không giải thích nổi vì sao, trừ việc tôi cho rằng, dẫu cho bề ngoài là thế, cuộc đời và thời gian không được định sẵn mà sở hữu những lộ trình tách biệt. Miranda nói đúng. Sự khép lại, nếu như nó thực sự tồn tại, thì chỉ dành cho hoặc là thế giới bên kia hoặc cho những kẻ Ở lại. Cuối cùng thì, chính là cuộc đời sẽ kết thúc đời tôi, chứ không phải tôi. Ta chuyển giao lại bản ngã đen tối của mình và giao phó những gì ta đã học, đã sống, và được biết đến cho hậu thế. Ta còn gì hơn để để lại cho những người ta thương yêu ngoài một tấm ảnh cũ khi ta còn là đứa trẻ và chưa lớn lên để trở thành người cha mà đời chúng biết đến. Tôi muốn những người sống lâu hơn mình sống tiếp cuộc đời này, chứ không phải chỉ tưởng nhớ nó.” Thấy hai chúng tôi đều yên lặng, ông bỗng thốt lên, “Mang cái bánh ra đây. Ngay lúc này ta muốn có một cái bánh đặt giữa bản thân và điều đang chờ đợi phía trước. Có lẽ Người cũng sẽ thích một ít bánh, đúng không?” “Con mua bánh nhỏ vì con biết cha sẽ ăn hết một cái to trước cả khi con rời đi hôm Chủ nhật.” “Ông thấy đấy, con bé cứ muốn tôi sống. Để vì cái gì, tôi cũng chẳng hiểu.” “Nếu không phải vì cha, thì là vì con, ông lão ạ. Còn nữa, đừng giả vờ: con vẫn thấy cha ngắm mấy cô nàng khi ta dắt con cún đi dạo đấy.” “Đúng thôi, ta vẫn phải ngoái lại khi bắt gặp một cặp chân đẹp. Nhưng thật lòng mà nói, ta cũng chẳng nhớ tại sao lại thế.” Chúng tôi cùng cười. “Con chắc là mấy cô y tá đến chăm nom sẽ khiến cha nhớ thôi.” “Có khi ta cũng chẳng muốn nhớ đến cái ta đã đánh mất.” “Con nghe bảo cha phải uống thuốc đấy.” Tôi chứng kiến những gây sự móc máy nhau của cha và con gái. Em rời bàn rồi vào bếp lấy thêm dao nia bac. “Con có nghĩ liệu sức khỏe của ta chịu được một tách cà phê nhỏ không?” ông nói vọng ra để em nghe. “Có lẽ một tách cho khách của ta nữa?” “Hai tay cha, hai tay,” em vờ càu nhàu, và một lúc sau mang ra chiếc bánh cùng ba chiếc đĩa nhỏ đặt trên chiếc ghế đẩu rồi lại quay vào bếp. Chúng tôi ngồi nghe em chỉnh lại máy pha cà phê rồi đổ hết chỗ bã cà phê từ sáng vào bồn rửa. “Đừng đổ vào bồn rửa chứ,” ông làu bàu . “Muộn rồi,” em đáp. Chúng tôi nhìn nhau và cười. Tôi không thể ngừng: “Cô ấy yêu ông lắm, phải không?” “Đúng vậy. Nhưng con bé không nên thế. Như thế tôi lại may. Dẫu rằng, tôi nghĩ như vậy chẳng tốt đẹp gì ở tuổi nó.” “Tại sao?” “Sao ư? Bởi vì tôi biết sẽ rất khó khăn cho con bé. Thêm nữa là chẳng cần phải là thiên tài để nhận ra tôi đang cản bước nó.” Chẳng có gì để đáp lại cả. Chúng tôi nghe em đặt những đĩa bẩn vào bồn rửa. “Hai người đang thầm thì về cái gì đấy?” em nói khi bước ra hiên cùng cà phê. “Không có gì,” cha em đáp. “Đừng nói dối.” “Chúng tôi nói về CÔ,” tôi bảo. “Biết ngay mà. Ông ấy muốn có cháu ngoại chứ gì?” em hỏi. “Ta muốn con hạnh phúc. Ít nhất là hạnh phúc hơn và với người mà con yêu,” cha em chen vào. “Và vâng, ta muốn có cháu. Thời gian chết tiệt. Lại một ví dụ nữa về cuộc đời và thời gian không song hành. Và đừng nói với ta con không hiểu.” Em cười, nghĩa là em hiểu. “Ta đang gõ cửa của thần chết, con biết mà.” “Thế đã ai ra mở chưa?” em hỏi. “Chưa. Nhưng ta có nghe thấy vị quản gia già đang lê thê gào ra “Tới ngay đây!” và khi ta gõ lần nữa, lão ta sẽ cáu lên, đã bảo là đang tới rồi còn gì?” Trước lúc họ mở cửa và đón ta vào, làm ơn ít nhất hãy tìm ai đó để yêu thương.” “Tôi đã nói không có ai cả, nhưng ông ấy không tin,” em bảo, quay sang tôi, như thể tôi là bên trung gian của cuộc nói chuyện ấy. “Sao lại không có ai được chứ?” ông đáp, cũng quay sang tôi. “Luôn luôn có ai đó. Mỗi lần tôi gọi đều có ai đó.” “Và nhưng cũng không có ai cả. Cha tôi không hiểu đâu,” em nói, nhận thấy tôi sẽ muốn về phe em hơn. “Những người đó luôn cho tôi những thứ tôi đã có rồi. Và tất cả những gì họ muốn có thì họ lại không xứng đáng, hoặc tôi lại không có để mà trao cho. Đang buồn là vậy.” “Lạ lùng thật,” tôi bảo. “Lạ gì?” Em ngồi cạnh tôi, đối diện phía cha mình. “Vì với tôi thì ngược lại. Tôi có rất ít thứ mà người ta muốn có lúc này và, về cái mà tôi muốn, tôi còn chẳng biết chúng là gì. Nhưng chuyện này thì cô đã hiểu hết rồi.” Một lúc ấy em chỉ nhìn tôi. “Có lẽ tôi hiểu hoặc có lẽ không.” Nghĩa là: Tôi không chơi trò này với ông đâu. Em biết, biết tôi sẽ làm gì trước cả khi tôi biết tôi định làm. “Có lẽ ta hiểu hoặc có lẽ không,” cho em nhắc lại. “Con thật giỏi tìm ra những nghịch lý, và khi con vớt chúng ra từ trong túi những ý tưởng dễ dàng của mình thì lại nghĩ mình đã có câu trả lời. Nhưng nghịch lý thì không bao giờ là một câu trả lời, chỉ là một sự thật sứt mẻ, một đống những khái niệm chẳng dẫn tới đâu. Nhưng ta chắc rằng khách của ta không đến để nghe mình cãi cọ. Thứ lỗi cho kiểu cãi nhau cha với con của chúng tôi.” Chúng tôi theo dõi em lật ngược cái ấm và bịt miệng vòi bằng một cái khăn để cà phê không tràn ra. Cả hai cha con đều không uống cà phê với đường, nhưng em bỗng nhận ra tôi có thể muốn một ít, nên chẳng hỏi, vội vào bếp và mang một bát đường ra. Thường tôi cũng không uống với đường, nhưng cảm kích vì hành động của em nên cũng bỏ vào một thìa. Rồi tôi tự hỏi sao mình lại làm vậy khi có thể từ chối dễ dàng. Chúng tôi yên lặng uống cà phê. Khi xong rồi tôi đứng dậy: “Có lẽ đến lúc tôi về khách sạn và xem lại mấy ghi chú về buổi đọc tối nay rồi.” Em không ngừng được. “Ông có thực sự cần xem lại chúng không? Chẳng phải lần nào cũng là đọc một bài giống nhau sao?” “Tôi luôn sợ mình sẽ bị rối.” “Tôi không thể tưởng tượng được khi ông bị rối, Sami a.” “Giá mà cô thấy những điều trong tâm trí tôi.” “Chà, nói xem,” em bảo, không quên thêm một chút mưu mẹo tinh nghịch, khiến tôi ngạc nhiên. “Tôi đang tính sẽ tới buổi đọc của ông hôm nay nếu như được, tất nhiên rồi.” “Tất nhiên tôi sẽ mời cô chứ, cả cha cô nữa.” “Ông ấy ư?”em hỏi. “Hiếm khi nào ông ấy ra ngoài.” “Ta có ra ngoài đấy,” cho em nói. “Sao con biết ta làm gì lúc con không ở đây.” Em không đợi để trả lời và quay lại bếp và mang ra đĩa đựng quả hồng cắt làm tư. Hai quả kia chưa chín lắm, em bảo. Rồi em rời hiên và lại mang ra một bát hạt óc chó. Có lẽ đây là cách em níu tôi lại lâu hơn. Cha em với lấy một hạt. Em cũng vậy và tìm thấy cái kẹp hạt dẻ bên dưới đống hạt. Ông không dùng nó, mà lại dùng tay mình để tách hạt. “Con ghét khi cha làm thế,” em nói. “Gì – đây á?” Và ông lại tách một hạt khác, bóc bỏ vỏ và đưa tôi phần hạt. Tôi bối rối. “Ông làm thế nào vậy?” tôi hỏi. “Dễ thôi,” ông đáp. “Không dùng cả nắm tay, chỉ ngón trỏ thôi, đặt vào kẽ hạt ở hai bên, thế này, và tay kia thì gõ mạnh vào. Voila!” ông nói, như đưa ra một cuộc thi cho con gái mình. “Thử đi,” ông bảo, đưa tôi một hạt mới. Và như mong đợi, tôi tách vỏ ra đúng cách ông đã làm. “Ông sống và học hỏi.” Ông cười. “Tôi cần trở về với anh chàng phi công thôi,” nói thêm, ông đứng dậy đẩy ghế lại vào bàn và rời hiên. “Nhà vệ sinh,” em giải thích. Em cũng đứng dậy và chạy vào bếp. Tôi rời chỗ và đi theo, không chắc liệu mình có muốn thế. Nên tôi đứng ở cửa và nhìn em dọn đĩa, từng cái một, xếp chúng vội vàng cạnh bồn rửa trước khi nhờ tôi cất vào máy rửa bát. Em đổ nước nóng và muối thô vào chiếc chảo đá rồi chà sạch nó, chà mạnh như thể giận dữ chống trả mảnh da cá cháy đang bám trên chảo và không gào lên với miếng giẻ rửa chén kim loại. Em đang buồn bực sao? Khi rửa đến mấy ly thủy tinh, dẫu vậy, em dịu tay hơn, nhẹ nhàng, như thể có thứ gì đó về tuổi thọ và dáng hình của chúng làm hài lòng và êm dịu lại, mong em phải nâng niu chăm chút. Vậy rốt cuộc em không giận. Việc lau rửa mất vài phút. Khi em xong, tôi để ý trên lòng bàn tay và những ngón tay em ửng hồng, gần như tím tái. Em có đôi tay đẹp. Em nhìn tôi khi lau tay vào chiếc khăn nhỏ treo trên tay nắm tủ lạnh, cũng chiếc khăn em đã dùng để bịt vòi ấm cho cà phê khỏi tràn ra. Em không nói gì cả. Rồi em lấy một ít kem dưỡng gần bồn rửa xoa lên tay. “Cô có đôi tay đẹp.” Em không nói gì. Tất cả những gì em đáp lại sau một thoáng im lặng là “Tôi có một đôi tay đẹp,” vọng lại lời tôi để chế giễu hoặc dò hỏi xem mục đích của chúng là gì. “Cô không làm móng,” tôi nói thêm. “Tôi biết.” Một lần nữa, tôi không thể đoán em đang thấy tiếc vì không làm móng hay em đang muốn nói tôi đi mà tự lo lấy chuyện của mình. Tôi định nói rằng em thật khác với rất nhiều phụ nữ cùng tuổi đang sơn đủ thứ màu mè lên móng họ. Nhưng chắc chính em cũng biết điều đó, chẳng cần nhắc lại. Vụng, tôi lại ăn nói vụng. Khi em đã xong việc với căn bếp, em trở lại phòng ăn rồi tới phòng khách để lấy áo khoác của chúng tôi. Tôi đi theo em, và em hỏi tôi về buổi đọc lúc tối. “Về Photius,” tôi bảo, “một Tổ phụ Đại kết giữ một danh sách quý giá về những cuốn sách ông đã đọc gọi là Myriobiblion, nghĩa là mười ngàn cuốn sách. Nếu không có danh sách ấy ta sẽ chẳng thể biết được sự tồn tại của chúng - vì phần lớn chúng đã thất lạc hoàn toàn.” Tôi có đang làm em chán không? Có lẽ em còn chẳng nghe tôi nói vì đang mải lướt qua mấy lá thư trên bàn. “Vậy đây là điều ông ngăn giữa mình và cuộc đời xung quanh à – mười ngàn cuốn sách?” Tôi thích kiểu đùa mỉa mai của em, nhất là khi nó nói ra từ một người, dù có vẻ mệt mỏi từng trải khi còn trên tàu lửa, có thể hóa ra lại thích nhiếp ảnh, lái mô tô, áo da, lướt ván, và những chàng trai rắn rỏi làm tình ít nhất ba lần mỗi đêm. “Tôi ngăn cách bản thân và cuộc đời bằng rất nhiều thứ, cô không biết được đâu,” tôi nói. “Nhưng chắc những chuyện đó cô sẽ không hiểu.” “Không, không phải. Tôi có hiểu một chút.” “Ồ: Như nào?” “Như là... ông thực sự muốn biết chứ?” em hỏi. “Tất nhiên tôi muốn.” “Như là tôi không chắc ông hạnh phúc. Nhưng như vậy ông cũng có nét giống tôi: những người có trái tim vỡ vụn không phải vì họ từng bị tổn thương mà rằng họ chưa từng tìm thấy một ai đủ quan trọng để tổn thương họ.” Rồi, thoáng nghĩ một giây, có lẽ em cảm thấy mình đã đi quá xa: “Coi như đó là một nghịch lý khác tôi vớt ra từ túi ý tưởng chất đây của mình đi. Người ta có thể tan nát trái tim mà chẳng hay biết. Có khi ông sẽ không bao giờ biết được mình đang đớn đau vì nó. Điều này khiến tôi nhớ đến những gì họ nói về một thai nhi đã ăn chính người anh em song sinh cùng mình trước khi được sinh ra. Có khi sẽ chẳng còn lại dấu vết gì về một sinh mạng biến mất, nhưng đứa bé đó sẽ lớn lên trong cảm nhận thiếu vắng suốt cuộc đời mình - thiếu vắng tình yêu thương. Trừ cha tôi và những gì ông đã kể về cậu con trai, dường như đã có rất ít yêu thương hoặc gần gũi trong cuộc đời hai chúng ta. Nhưng tôi thì biết gì chứ.” Em lưỡng lự một chút, và, có lẽ sợ rằng tôi sẽ phản kháng lại hoặc quá coi những điều em nói là nghiêm túc, nên thêm vào, “Tôi thấy, dẫu vậy, rằng một phần trong ông sẽ không thích bị nói rằng mình không hạnh phúc.” Tôi cố gật thật lịch sự, có nghĩa, Tôi sẽ chỉ xuôi theo những điều em nói và không tranh cãi gì. “Nhưng tốt ở chỗ là...” em nói thêm, rồi lại dừng lại lần nữa. “Tốt ở chỗ là?” tôi hỏi. “Tốt ở chỗ tôi nghĩ ông chưa chấp nhận kết cục và ngừng kiếm tìm. Hạnh phúc ý. Tôi thích điều này ở ông.” Tôi không nói gì – và có khi sự im lặng chính là câu trả lời. “Thôi được rồi,” em thốt lên khi đưa lại áo khoác cho tôi, tôi mặc nó. Và em lại đột ngột chuyển chủ đề: “Cổ áo ông,” em nói, hướng về áo tôi. Tôi không hiểu em có ý gì. “Đây, để tôi,” em bảo, đứng trước tôi vào chỉnh lại cổ áo cho tôi. Chẳng nghĩ gì cả, tôi nắm lấy tay em khi chúng đặt trên ve áo trước ngực mình. Tôi chẳng biết làm gì mà chỉ để kệ bản thân và chạm lên trán em bằng lòng bàn tay mình. Tôi rất ít khi bốc đồng đến vậy và để em thấy tôi không có ý vượt quá giới hạn, tôi đành bắt đầu cài áo khoác của mình lại. “Ông không cần phải đi ngay,” đột nhiên em nói. “Nhưng tôi nên vậy. Ghi chú của tôi, buổi đọc nhỏ, lão Photius già, tấm màn ngăn mong manh tôi đặt giữa mình và thế giới thực, chúng đang đợi, em biết mà.” “Điều này thật đặc biệt. Thật đấy.” “Điều này ư?” tôi hỏi, dù tôi không chắc rằng mình biết ý em là gì. Tôi cố rút đi nhưng rồi vuốt ve trán em một lần cuối. Rồi hôn lên đó. Lần này tôi nhìn thẳng vào em, em không né tránh. Và bằng một cử chỉ khiến tôi cũng không ngờ và có vẻ là đến từ ai đó rất lâu về trước, tôi đặt đầu ngón tay lên cằm em, nhẹ nhàng, như cách một người lớn nâng niu cằm một đứa trẻ giữa ngón cái và ngón trỏ của mình để nó ngừng khóc, rồi nhận ra, và chắc em cũng vậy, rằng, nếu em đứng yên, thì cái vuốt ve này chính là khúc dạo đầu cho điều tôi sắp làm, khi tôi để ngón tay mình lướt xuống môi em – thật nhẹ nhàng. Em không quay đi mà cứ thế nhìn tôi. Tôi cũng chẳng thể nhận ra liệu có phải tôi đã khơi gợi em bằng cách nựng nịu trán em thế này, hay rằng, vì ngạc nhiên, em vẫn đang cân nhắc xem nên phản ứng thế nào. Và em vẫn cứ nhìn, cứng cỏi và không né tránh. Cuối cùng tôi đành xin lỗi. “Không sao,” em bảo, với điệu bộ như cố nhịn cười. Em đã, tôi cho là vậy, nhìn ra mọi chuyện và tiếp nhận như một người chững chạc. Tất cả những gì em làm sau đó là quay đi và, không nói gì cả, nhặt áo khoác của mình trên sofa. Cử chỉ của em lỗ mãng và dứt khoát đến nỗi tôi tưởng rằng mình đã làm em giận. “Tôi sẽ cùng ông đến hội trường.” Điều ấy khiến tôi ngỡ ngàng. Tôi đã nghĩ rằng giờ em chẳng thiết tha gì tôi nữa sau chuyện vừa rồi. “Bây giờ?” “Chứ sao?” Rồi, chắc là vì muốn dịu lại sự đường đột vừa rồi, em nói thêm, “Vì nếu tôi không để mắt tới và theo ông khắp nơi thì tôi biết ta sẽ chẳng gặp lại nhau nữa.” “Cô không tin tôi.” “Tôi không dám chắc.” Rồi em quay lại với người cha đang ngồi trong phòng khách: “Cha, con đi nghe buổi đọc của ông ấy nhé.” Ông bất ngờ và chắc chắn còn cả thất vọng vì em rời đi sớm vậy. “Nhưng con chỉ vừa tới. Con sẽ không đọc sách cho ta sao?” “Mai con đọc. Hứa.” Dạo này em đang đọc cho ông cuốn Hồi ký của Chateaubriand. Ông thường đọc cuốn đó cho em khi em còn thiếu niên; giờ thì đến lượt em, em nói. “Ông ấy không hài lòng đâu,” tôi bảo khi chúng tôi chuẩn bị rời đi. Em khép mấy cánh cửa sổ chớp. Căn phòng bỗng tối mịt, và bóng tối nhanh chóng đúc thành một khoảng không u ám phản chiếu những nét thu cuối mùa cùng tâm trạng của cha em. “Ông ấy không hài lòng. Nhưng cũng chẳng khác gì. Ông sẽ vờ là đi làm việc nhưng thực ra dạo này ông ngủ nhiều hơn. Dù sao, khi ông ngủ tôi sẽ thường đi mua sắm những thứ ông thích để chất vào tủ lạnh. Mai tôi sẽ mua. Mấy người chăm nom sẽ lo mấy thứ còn lại. Chiều nay sẽ có người đến và sẽ cho cún đi dạo, nấu ăn, xem TV cùng ông, cho ông đi ngủ.” Khi chúng tôi đã xuống dưới và ra khỏi tòa nhà rồi rẽ ra đại lộ Lungotevere, em đột ngột đứng lại và hít một hơi thật sâu không khí tươi mát cuối tháng Mười. Tôi ngạc nhiên. “Để làm gì vậy?” tôi hỏi, ám chỉ rõ ràng đến âm thanh bị ai thoát ra từ cách em thở. “Tôi làm vậy mỗi khi rời đi. Một cái thở phào nặng nề. Như thể tôi đã bị bóp nghẹt bởi bầu không khí trong đó. Một ngày, sớm thôi, tôi biết, tôi sẽ nhớ nhung những lần viếng thăm này. Tôi chỉ mong mình sẽ không thấy tội lỗi hoặc quên mất tại sao mình lại cần rời đi và khép lại cánh cửa ấy đến vậy.” “Nhiều lúc tôi cũng thắc mắc liệu con trai mình cũng cảm thấy thế không khi thằng bé rời đi.” Em không nói gì. Chỉ đi tiếp. “Tôi cần một ít cà phê.” “Không phải cô vừa uống sao?” tôi hỏi. “Đấy là cà phê đã khử cafein,” em nói. “Tôi mua loại đấy cho cha, và coi rằng đấy cà phê thường.” “Ông ấy có tin không?” “Vừa đủ. Trừ phi ông ấy ra ngoài và tự mua cà phê thật mà không bảo tôi. Nhưng tôi không nghĩ thế đâu. Như tôi đã bảo, tôi tới đây mỗi cuối tuần. Nhiều khi, nếu có hôm rồi, tôi sẽ lên tàu và ngủ một tối tại đây rồi quay về vào sáng hôm sau.” “Cô có thích tới đây không?” “Từng là vậy.” Rồi tôi đã hỏi một điều mà tôi không nghĩ mình lại dám hỏi vậy. “Cô yêu ông ấy không?” “Khó nói lắm.” “Dù vậy, cô vẫn là một người con tuyệt vời. Tôi đã thấy điều đó tận mắt.” Em không đáp lại. Một nụ cười khó chịu có vẻ muốn bảo rằng ông không biết một tí gì đâu lơ lửng trên nét mặt em. “Tôi nghĩ tình yêu tôi từng có đã trải qua phần của nó rồi. Thứ còn lại giờ chỉ là một giả dược của tình thương, dễ khiến ta nhầm với yêu thương chân thành. Tuổi già, ốm đau, có thể cả sự khởi đầu của chứng sa sút trí tuệ sẽ dẫn đến điều này. Chăm sóc ông, lo lắng cho ông và gọi điện cho ông mọi lúc khi tôi không ở đó chỉ để chắc rằng ông không thiếu thứ gì – tất cả như bòn rút mọi thứ tôi có để trao đi. Ta không coi đây là tình yêu. Không ai coi là thế cả. Ông ấy cũng không.” Rồi, như em đã làm trước đó, em tự ngắt lời mình: “Miranda cần cà phê!” Và bỗng em bước nhanh hơn. “Tôi biết một chỗ gần đây.” Khi chúng tôi trên đường đến quán cà phê của em, tôi hỏi liệu em có muốn tạt nhanh qua cầu tới chỗ này với tôi không. “Tôi muốn đưa cô tới một nơi.” Em không hỏi ở đâu hoặc sao lại thế mà chỉ bước theo. “Ông chắc mình có thời gian chứ? Ông cần cất độ, rửa tay, xem ghi chú, ai mà biết rồi gì nữa,” em nói cùng một cái cười thầm. “Kịp mà. Có thể tôi đã nói quá lên lúc nãy “Chứ gì nữa! Tôi biết ngay là vậy mà.” Chúng tôi cùng cười. Rồi, bỗng nhiên: “Ông ấy ốm rất nặng, ông biết đấy. Và tệ nhất là, ông ấy biết điều đó, dù cho không muốn nói về nó. Tôi chẳng biết là vì ông quá sợ khi nhắc tới hay chỉ đang cố không khiến tôi sợ. Chúng tôi đều khăng khăng rằng làm vậy để bảo vệ nhau, nhưng tôi nghĩ chúng tôi chưa thể cùng nói chuyện về nó và sẽ trì hoãn việc phải đối mặt cho tới khi quá muộn. Nên không ai đặt nặng cả, và chỉ đùa về chuyện đó thôi. Con mang bánh không? Con mang. Một ít rượu nữa cho ta chứ?” Vâng, nhưng một ít thôi cha ạ.” Đã có một lúc ông ấy không thể thở, nên nếu ung thư không giết ông, viêm phổi sẽ làm việc đó. Chưa nói gì về chỗ morphine ông đang dùng mà cuối cùng sẽ gây thêm những tác hại ta đều biết. Có thể tôi sẽ phải chuyển vào sống cùng ông nếu không anh chị .” em nào làm điều ấy. Chúng tôi đều bảo sẽ lần lượt chăm sóc ông, nhưng ai mà biết cớ gì họ sẽ nghĩ ra khi tới lượt mình.” Chúng tôi rẽ đường vòng và tới khách sạn của tôi. Tôi bảo sẽ vào gửi túi ở quầy tiếp tân. Người tiếp tân, đang xem dở TV, nói rằng cậu sẽ cho người mang lên phòng tôi. Miranda không vào sảnh mà ngó nghiêng nhà nguyện nhỏ trong khách sạn. Khi tôi ra thì em đang dùng mũi chân hất lên một viên gạch lát có vẻ khiến em hứng thú. “Hai phút nữa thôi và cô sẽ thấy tôi định cho CÔ xem cái gì,” tôi bảo, nhận thấy sự cáu kỉnh của em. Tôi muốn nói gì đó về cha em, hoặc ít ra là kết thúc chủ đề đó bằng vài lời an ủi. Nhưng tôi không muốn nói ra những điều vô vị và mừng thầm khi em không nhắc đến chuyện đó nữa. “Tốt nhất là nên xứng đáng đấy, em nói. “Rất đáng với tôi.” Vài phút sau chúng tôi đến bên một tòa nhà ở góc phố. Tôi dừng trước lại và đứng lặng. “Đừng nói là... lễ vọng!” Em nhớ ra. “Trên kia. Tầng ba, cửa sổ lớn.” “Những ký ức hạnh phúc à?” “Không hẳn. Chỉ là tôi từng sống ở đây.” “Và?” “Nếu tôi có quay lại khách sạn kia mỗi lần tới Rome thì là bởi vì nơi đó cách tòa nhà này không xa.” Tôi bảo, chỉ lên cửa sổ bên trên mà chắc hẳn chưa được lau rửa hoặc thay mới hàng thập kỷ rồi. “Tôi thích lang thang quanh đây. Và rồi như thể tôi vẫn đang ở trên tầng, vẫn đọc về Hy Lạp CỔ, vẫn đang chấm bài cho sinh viên. Tôi đã học nấu ăn tại đó. Tôi thậm chí còn học tự đính nút áo. Học tự làm sữa chua, tự nướng bánh mì. Học Kinh Dịch. Có thú nuôi đầu tiên vì bà người Pháp tầng dưới không muốn nuôi mèo nữa, và nó thì thích tôi. Tôi ghen tị với chàng trai trẻ trên lầu, dù anh ta không hề hạnh phúc. Tôi thích quay lại đây lúc tối trời chỉ để ngắm nhìn nơi này. Và rồi nếu như có một ít ánh sáng bật lên tại khung cửa sổ cũ ấy, trái tim tôi sẽ như lạc nhịp.” “Tại sao?” “Tại vì một phần trong tôi vẫn chưa từ bỏ mong muốn được quay ngược lại thời gian. Hoặc chưa hoàn toàn chấp nhận rằng tôi đã bước tiếp – nếu như tôi thực sự đã bước tiếp. Có lẽ tất cả những gì tôi thực lòng muốn là được nối lại với con người cũ mà mình đã đánh mất hoặc đơn giản là từ chối việc đổi thay. Có thể tôi sẽ không bao giờ muốn trở lại làm con người tôi ngày ấy, nhưng tôi rất muốn được gặp anh ta, chỉ vài phút thôi để tìm ra anh ta thực sự là ai khi chưa bỏ người vợ mình chưa gặp, chưa hề biết một ngày mình sẽ được làm cha. Chàng trai trẻ lầu trên không hề biết, một phần trong tôi muốn cập nhật cho anh và để anh hay tôi vẫn còn sống, rằng tôi chưa hề thay đổi, và rằng tôi vẫn đang đứng ngay dưới này...” “...cùng tôi,” em xen vào. “Có khi ta nên lên trên và chào một tiếng. Tôi sẵn lòng gặp anh ấy ngay bây giờ.” Tôi không phân biệt nổi em đang nâng tầm những câu đùa của mình hay đang nghiêm túc hiếm có. “Tôi chắc rằng anh ta sẽ chẳng muốn gì hơn khi mở cửa và thấy cô đang đứng đợi,” tôi nói. “Lúc ấy ông sẽ để tôi vào chứ?” em hỏi. ” “Cô biết câu trả lời mà! Em đợi để tôi nói thêm gì đó, có lẽ muốn tôi nói rõ hơn. Nhưng tôi không nói. “Tôi cũng cho là vậy.” “Liệu bấy giờ cô có vào không?” cuối cùng tôi lên tiếng. Em nghĩ một chốc. “Không, em đáp. “Tại sao?” “Tôi thích ông bây giờ hơn.” Đột nhiên lặng yên bao trùm lên chúng tôi. “Một câu đáp khác hay hơn ư?” em hỏi, vuốt lên cánh tay tôi bằng cử chỉ dễ thấy rằng dù chỉ thoáng chốc, đã có một mối tri kỷ thiêng liêng và đáng tin hiện hữu giữa chúng tôi. “Tôi già hơn em rất nhiều, Miranda,” tôi bảo. “Tuổi tác là con số. Được chứ?” em đáp khi tôi đang nói dở. “Được.” tôi cười. “Vậy, ông đã từng bước vào trong hoặc lên trên gác chưa?” em đang đổi chủ đề. Những bóng hình, tôi nghĩ. “Chưa, chưa từng.” “Sao vậy?” “Tôi không biết.” “Quý cô Margutta khiến ông tổn thương đến vậy sao?” “Tôi không nghĩ thế. Tòa nhà không hẳn liên quan đến nàng. Cũng có những cô khác đã tới đây, dẫu vậy.” “Ông thích họ không?” “Tôi thích họ vừa đủ. Tôi nhớ một hôm bị ốm và phải hủy tất cả các lớp và bài giảng. Hôm ấy là ngày hạnh phúc nhất của tôi ở đây. Một Cô bé là sinh viên của tôi biết tôi bệnh và mang cho tôi ba trái cam, Ở lại một lúc, cuối cùng thì chúng tôi âu yếm nhau, rồi em về. Lát sau một cô khác mang cho tôi súp gà, cô thứ ba ghé qua và pha rất nhiều rượu brandy vào món toddy cho cả ba chúng tôi đến nỗi tôi đã nghĩ mình là kẻ đau ốm hạnh phúc nhất. Một trong hai nàng cuối cùng đến sống với tôi một thời gian.” “Và thế, lúc này, tôi lại là cô đứng đây cùng ông. Điều đó đã xảy ra bao giờ chưa?” Có gì đó nhói lên trong cách em nói, tôi không biết tại sao. Tôi tưởng chúng tôi vẫn đang tâm sự về quá khứ, như lúc còn trên tàu. Rồi tôi bật cười với em mà tôi biết nghe hơi ép buộc. “Có gì buồn cười?” “Không có gì, chỉ là em còn chưa được sinh ra khi tôi ở đây.” Không ai hỏi chuyện gì đã xảy ra. Em lấy ra chiếc máy ảnh nhỏ trong túi. “Tôi sẽ nhờ ai đó chụp ảnh chúng ta, để ông biết rằng tôi tồn tại và không bị phai nhòa đi theo những ký ức thoáng qua như cô gái cùng ba trái cam mà tên, họ hay tên đệm của mình cả đời ông sẽ để trong quên lãng.” Đây có phải là cơn phù phiếm điên cuồng của phụ nữ không? Em không phải kiểu người đó. Em gọi một cặp du khách Mỹ đi ra từ cửa hàng gần đó và, đưa họ máy ảnh, nhờ cô gái tóc vàng chụp ảnh chúng tôi đứng trước tòa nhà. “Không phải thế này, em nói. “Quàng tay ông qua đây. Và đưa tay kia đây. Không chết đâu mà lo.” Em nhắc Cô gái chụp một tấm khác thật đẹp. Sau khi nhìn cô gái chụp một lúc, em cảm ơn và nhận lại máy. “Tôi sẽ sớm gửi ông ảnh để ông không quên Miranda. Hứa chứ?” Tôi hứa . “Miranda có thực sự quan tâm đến vậy không?” “Ông vẫn chưa hiểu, phải không? Lần cuối ông ở cạnh một cô nàng CỠ tuổi tôi, không xấu xí lắm và thực lòng đang cố nói ông hay một điều đúng ra rất rõ ràng rồi là khi nào?” Tôi đã nghĩ em sẽ nhắc đến chuyện này, vậy tại sao điều em nói lại khiến tôi giật mình và ước rằng mình đã hiểu lầm? Nói rõ ra, Miranda, hoặc hãy nói lại. Nhưng chẳng phải đã rất rõ rồi ư? Vật hãy nói một lần nữa. Thứ ngôn từ chúng tôi thốt ra vừa đủ mơ hồ khiến người kia không hiểu hoặc khiến chính chúng tôi cũng không hiểu bản thân đang nói gì, dẫu cả hai đều nhận ra ngay, mà không biết tại sao, rằng chúng tôi đều hiểu ngụ ý chính xác của nhau bởi vì chúng không được nói thành lời. Rồi tôi nảy ra một ý tưởng tuyệt vời. Tôi lấy điện thoại ra và hỏi liệu em có bận gì hai ba tiếng tiếp theo không. “Tôi rảnh,” em đáp, “nhưng không phải ông có việc phải làm, ghi chú phải đọc, đồ phải cất, và chưa kể tới đôi tay cần phải rửa kia sao?” Tôi không có thời gian giải thích và lập tức gọi cho một người bạn là nhà khảo cổ nổi danh ở Rome. Khi ông ấy nhấc máy, tôi bảo, “Tôi cần nhờ một chuyện, và tôi cần nhờ ngay.” “Tôi cũng rất khỏe, cảm ơn đã hỏi thăm,” ông trả lời cùng sự hài hước như mọi khi. “Thế tôi giúp gì được?” “Tôi cần sự cho phép cho hai người vào thăm Villa Albani.” Ông ấy chần chừ một lúc. “Cô nàng đẹp không?” ông hỏi. “Vô cùng.” “Tôi chưa vào Villa Albani bao giờ,” em nói. “Họ không cho ai vào cả.” “Em sẽ thấy.” Rồi, khi đợi người bạn gọi lại: “Cardinal Albani xây dựng ngôi biệt thự đó vào thế kỷ mười tám và sở hữu một bộ sưu tập những tượng điêu khắc La Mã dưới sự chăm nom của Winckelmann, và tôi muốn em thấy chúng.” “Tại sao?” “Chà, em cho tôi ăn cá và rau, và em thích điều khắc, nên tôi sẽ cho em thấy bức phù điêu đẹp nhất em từng được chiêm ngưỡng. Đó là chàng Antinois, nhân tình của hoàng đế Hadrianus. Rồi tôi sẽ cho em xem bức tôi thích nhất - Apollo giết con thằn lằn, tạc bởi Praxiteles, và có lẽ là nhà điêu khắc vĩ đại nhất từ trước tới giờ.” “Thế cà phê thì sao?” “Chúng ta có nhiều thời gian mà.” Điện thoại tôi đổ chuông. Liệu hai người đến đấy trong vòng một giờ được không? Cuộc tham quan không được lâu hơn một tiếng vì người bảo vệ phải về sớm. “Thứ Sáu mà,” bạn tôi giải thích. Chúng tôi vẫy một chiếc taxi đỗ gần cầu và tới thẳng căn biệt thự. Em quay sang tôi lúc trên xe. “Sao ông lại muốn làm chuyện này?” “Cách để cho thấy rằng tôi hạnh phúc khi lắng nghe em.” “Dẫu cho ông càu nhàu?” “Dẫu cho tôi càu nhàu.” Em không nói gì cả, nhìn ra ngoài một thoáng, rồi quay lại với tôi. “Ông khiến tôi bất ngờ.” “Vì sao?” “Vì có gì đó chu đáo, điềm tĩnh, thư thái ở ông.” “Ý em là nhàm chán.” “Không hẳn. Mọi người tin tưởng ông và sẵn sàng mở lòng, có lẽ họ thích bản thân mình khi được Ở cạnh ông - như ngay trên xe lúc này.” Tôi với tới, nắm tay em, rồi thả ra. Chưa đầy hai mươi phút sau chúng tôi tới nơi. Người bảo vệ đã được báo về chuyến thăm viếng và đứng khoanh tay đợi sẵn ở bên cổng nhỏ, đây vẻ. cưỡng bách và chống đối. Cuối cùng cậu ta nhận ra tôi và thái độ hoài nghi lúc đầu ấy liền đổi thành niềm tôn trọng. Chúng tôi đi vào trong và lên tầng rồi đi qua loạt căn phòng cho đến khi đến trước bức tượng Apollo. “Tên nó là Sauroktonos, kẻ diệt rắn. Ta sẽ đi qua chỗ bảo tàng và, nếu kịp, sẽ đi xem về khu văn minh Etrusca.” Em nhìn chằm chú, nói rằng em đã từng xem một bản sao của bức tượng trước kia, nhưng không phải bức này. Chúng tôi lướt vội qua những bức còn lại rồi tới chỗ Antinois. Và em như ngỡ ngàng trước vẻ đẹp đó. “Thật kinh ngạc.” “Tôi đã nói gì nào?” “Sono senza parole,” em nói. Không thốt nên lời. Cả hai chúng tôi đều vậy. Em quàng tay qua tôi, ngắm nhìn, rồi xoa nhẹ lưng tôi. Rồi chúng tôi bước tiếp. Một lát sau đó tôi quay sang em và, chỉ vào bức tượng bán thân nhỏ gù lưng, thì thầm với em rằng hãy chụp lén vài tấm bằng cái máy nhỏ khi tôi cố gắng đánh lạc hướng người bảo vệ, vì ở đó không có ai được phép chụp ảnh. Tôi nhớ một lần cậu ấy đã nói về chuyện mẹ mình đang yếu dần, nên khi kéo cậu ấy ra, tôi hỏi mẹ cậu thế nào sau cuộc phẫu thuật. Câu hỏi cũng hàm ý delicatezza – tinh tế vì tôi hạ thấp giọng hết mức rõ để Miranda không nghe thấy. Cậu trân trọng sự tinh ý đó và bảo rằng purtroppo era mancata – tiếc thay bà đã qua đời. Tôi nói rằng mình đồng cảm với cậu và để giữ chân cậu lâu hơn, chắc rằng cậu đang quay lưng về Miranda, nói rằng mẹ tôi cũng mất rồi. “Ta chỉ được ban cho một lần,” cậu bảo. Chúng tôi gật đầu và chia buồn với nhau. Trở lại ngắm Sauroktonos lần cuối, tôi giải thích rằng có hai bức thế này nữa ở Bảo tàng Vatican và Louvre, nhưng chỉ bức này và một bức ở Cleveland là được đúc bằng đồng. “Tuy vậy bức này không phải kích thước người thật,” người bảo vệ nói. “Bức ở Cleveland bằng Cỡ thật, tôi được biết, nó còn đẹp hơn.” “Đúng vậy,” tôi đáp. Rồi cậu bảo chúng tôi đi tiếp đến khu vườn kiểu Italy dẫn tới một khu khác trưng bày tượng. Đi tới đoạn giữa vườn, chúng tôi quay lại để chiêm ngưỡng mặt tiền và lối của tò vò tuyệt mỹ của một cung điện Tân cổ điển to lớn, nơi từng được coi và công trình đẹp nhất vào thời hoàng kim của nó. “Tôi không nghĩ ta đủ thời gian để qua khu người Etruscan, cậu nói, “nhưng bù lại thì quý cô đây có thể chụp vài tấm những bức tượng này, cậu cười với vẻ tinh nghịch, “cô ấy có vẻ thích chụp ảnh.” Chúng tôi cùng nhìn nhau và cười. Cậu dẫn chúng tôi qua khu vườn rồi đến cổng ra, chỉ vào bảy cây thông mà cậu nói rằng là cổ kính nhất ở Rome này. Khi nhấn mở cánh cổng điện, một ông lão đứng bên vỉa hè nhìn chúng tôi chăm chú và không thể không nói với người bảo vệ, “Gia đình ta đã sống ở Rome bảy thế hệ, và chưa có một ai được vào thăm căn biệt thự bao giờ.” Cậu ta lại khoác lên vẻ lãnh đạm và bảo với ông rằng nơi này bị vietato, cấm, cho bất cứ ai vào. Rồi cánh cửa đóng lại phía sau chúng tôi. Trước khi vẫy taxi, em bảo muốn chụp một bức tôi đứng cạnh cổng. “Tại sao?” tôi hỏi. “Chẳng sao cả.” Rồi, thấy tôi tạo dáng thật ảo não, “Ông đừng cau có nữa được không?” em nói. Nhưng rồi khi tôi cười: “Đừng cười kiểu Hollywood cứng nhắc – làm ơn!” Em chụp vài tấm. Nhưng không hài lòng. “Sao ông nhăn mặt thế?” Tôi không biết mình làm vậy, tôi bảo. Nhưng tôi biết. “Thế mà sáng nay ông là người bảo tôi cau có đấy!” Chúng tôi bật cười. Em không có vẻ muốn tôi nói gì thêm. Tôi cũng chẳng gọi thêm để em giải thích. Nhưng khi em tiếp tục chụp, một ý thức rối ren bắt đầu bám lấy tôi: ngày nào đó, đây sẽ lại là một lễ vọng và nó sẽ tên là Đừng cau có nữa! Có gì đó ấm áp, hiền đời ta, dịu và gần gũi mỗi lần em thôi thúc tôi thế này. Em khiến tôi nghĩ đến một người sẽ xông vào cuộc như lúc em làm với phòng khách nhà cha mình, lập tức lật gối ta lên, mở tung cửa sổ, chỉnh thẳng lại hai bức tranh cũ ta đã thôi không ngắm nhìn dù chúng chưa từng nhúc nhích khỏi bệ treo hàng năm trời, và bằng sự khéo léo của bàn chân sẽ đẩy phẳng lại những nhăn nhúm trên tấm thảm cũ kỹ, chỉ để nhắc ta nhớ rằng, một khi em đã thêm hoa vào chiếc bình đã rỗng từ rất lâu rồi để phòng khi ta vẫn cố chối bỏ sự hiện diện của em, ta vẫn sẽ chẳng dám nài nỉ thêm một tuần, một ngày hay một giờ nữa. Tôi đã tới gần một ai đó chân thật tới vậy, tôi nghĩ. Thật gần. Có phải đã quá muộn không? Có phải tôi đã tới muộn không? “Đừng nghĩ nữa,” em nói. Tôi với tôi và nắm lấy tay em. Trong quán Caffe Trilussa đông đúc, trang trọng mà em thích, chúng tôi tìm được một chiếc bàn nhỏ, cũ kỹ và ngồi đối diện nhau. Phía sau em là một chiếc điều hòa sưởi đang chạy hết công suất. Em thích hơi ấm, em nói, rằng thật lạ làm sao khi chỉ vài giờ trước trời còn ấm áp đến nỗi có thể ăn ngoài hiên. Giờ thì em cần uống đồ nóng. Khi phục vụ tới, em gọi hai ly Americano đúp. Americano là gì, tôi định hỏi, nhưng kìm lại và không nói. Mất một lúc để tôi nhận ra vì sao mình không hỏi. “Một ly Americano là khi ta thêm nước sôi vào một shot espresso. Một ly đúp là khi cho nước sôi vào hai shot espresso.” Em hạ mắt và nhìn xuống bàn để cố không cười. “Sao em biết tôi không biết Americano là gì?” “Chỉ biết thôi.” “Chỉ biết thôi,” tôi lặp lại. Tôi yêu thế này. Tôi nghĩ cả hai đều vậy. “Vì cha em không biết, nên em nghĩ tôi cũng vậy ư?” “Sai rồi!” em nói, đoán ra ngay sao tôi lại hỏi vậy. “Đây không phải lý do, thưa ngài. Tôi đã nói với ông rồi.” “Thế vì sao?” Đột nhiên, nụ cười bỡn cợt trên gương mặt em tắt hẳn. “Tôi biết ông, Sami, vậy đấy. Tôi nhìn vào ông lúc này, và cảm tưởng như tôi đã biết ông từ rất lâu rồi. Và còn một chuyện nữa, vì ta đang nói đến chuyện này và tôi là người duy nhất nói ra.” Em định dẫn tôi tới đâu? “Tôi không muốn ngừng biết ông. Đại loại là vậy.” Tôi nhìn em một lần nữa, vẫn không chắc tất cả sẽ đi tới đâu. Đừng khiến tôi hy vọng, Miranda, đừng. Tôi còn không muốn nhắc tới chuyện ấy với em vì đó cũng chính là hy vọng. Phục vụ mang đồ uống tới. “Một ly Americano,” em nói, trở lại giọng điệu vui thú lúc trước, “là dành cho những người muốn uống espresso nhưng lại thích cà phê Mỹ. Hoặc chỉ là nếu ta muốn một ly espresso đọng lại lâu hơn...” “Trở lại chuyện em vừa nói đi,” tôi xen ngang. “Tôi đang nói gì cơ?” Em giễu cợt. “Rằng tôi đã biết ông từ rất lâu rồi á? Hay là về chuyện tôi không muốn ngừng biết ông? Hai cái đó gắn với nhau.” Chuyện xảy ra khi nào? Lúc trên tàu, trên taxi, hiên nhà cha em, ở bếp, phòng khách, bên ngoài Villa Albani, khi ta nói về quý cô Margutta, hay là khi ta đi qua nơi tôi từng sống? Tại sao tôi lại cảm thấy em đang ném tôi đi sai hướng trong khi một phần trong tôi biết rằng em không hề làm vậy? Chắc chắn em biết tôi cảm thấy thế nào; tất cả đúng ra đã rất rõ ràng ngay từ đầu mà một đứa bé cũng sẽ hiểu. Nhưng với Miranda, thì là khi nào? Một vài khoảnh khắc vui vẻ trước liệu có thể sẽ dễ dàng úa tàn ngay khi tôi nhầm lẫn chúng với niềm chân thực? Và rồi ý nghĩ ập tới một lần nữa. Rất lâu về trước, trong một tòa nhà không xa chỗ này, tôi đang đọc về những học giả Đông La Mã, lạc lối giữa thế giới tiền Hồi giáo Constantinople, và phôi thai nhỏ nhoi của Miranda còn chưa thành hình. Tôi ngắm em. Em cười với sự gượng gạo, khác thường chẳng giống với cô gái vui vẻ, cứng đầu, thẳng thắn, biết mọi thứ về những ly Americano. Tôi có thể hỏi em, Sao vậy? Nhưng tôi không nói. Tất cả những gì em bảo sau khoảng yên lặng không thoải mái khi không ai trong chúng tôi chịu nói gì chỉ là một cái lắc đầu, như thể bất đồng với chính mình và gạt đi ý nghĩ viển vông rằng em khôn ngoan hơn để không nói hết ra. Tôi đã thấy em làm vậy từ lúc em ngồi chéo tôi trên tàu. Giờ thì em nhìn xuống Cốc cà phê. Sự yên lặng ấy khiến tôi bồn chồn. Chúng tôi nhìn nhau, và chẳng ai thốt lên một lời. Tôi biết bất cứ một lời tôi nói ra tiếp theo sẽ phá vỡ những mê đắm này, nên chúng tôi chỉ ngồi đấy, thinh lặng và ngắm nhìn, thinh lặng và ngắm nhìn, như thể chính em cũng chẳng muốn hóa giải thứ bùa mê ấy. Tôi muốn hỏi, Em sẽ làm gì với cuộc đời mình? Và những người quá trẻ trung và xinh đẹp có thực sự tồn tại không? Liệu họ có thật bên ngoài màn ảnh và sách báo không Và đột nhiên một từ Hy Lạp cổ ở Opsico, lướt qua tâm trí tôi. Tôi cố không nói ra, nhưng lại không thể ngăn chính mình. Tôi bảo rằng opsico nghĩa là muộn một buổi tiệc, hoặc lỡ mất lượt gọi đồ cuối, hoặc để ăn mừng hôm nay bằng sức nặng của tất cả những tháng năm phí hoài. “Và ý ông muốn nói là?” “Không gì cả.” “Chính xác.” Em như thúc nhẹ tôi, nghĩa là Đừng nói ra! Rồi em chỉ sang một người phụ nữ ngồi một mình ở bàn khác. “Cô kia cứ nhìn ông mãi.” Tôi không tin em nhưng tôi thích ý nghĩ ấy. Một người khác đang vật lộn với trò giải ô chữ. “Cô ta không làm tốt lắm,” Miranda nói. “Có lẽ tôi nên đưa Cô ấy một gợi ý; tôi vừa hoàn thành trò đó sáng nay lúc Ở ga. Nhân tiện, cô kia lại liếc ông, hướng bốn giờ, bên phải ấy.” “Sao tôi chẳng bao giờ để ý những điều này nhỉ?” “Có lẽ là vì ông không phải người sống trong hiện tại. Lúc này, chẳng hạn, là hiện tại,” em nói, với tới và hôn lên môi tôi. Đấy không phải một nụ hôn sâu, nhưng nán lại mãi và lưỡi em chạm vào môi tôi. “Và ông rất thơm,” em bảo. Được rồi, giờ thì ta là một đứa thiếu niên, tôi nghĩ. Sau đấy, trong khi nêu ra những miêu tả thương đau về sự cướp bóc ở Constantinople do quân Ottoman, tôi nhớ về cách em cầm tay tôi khi chúng tôi lách qua những con phố chật hẹp ở khu Trastevere, như thể em sợ sẽ lạc mất tôi vào đám đông ấy, trong khi chính tôi mới là người sợ rằng em sẽ thả tay ra và biến mất. Và nghĩ về em vùi vào vòng tay tôi khi cuối cùng tôi cũng ôm em lúc chúng tôi rời Caffe Trilussa và cách em đặt hai tay lên ngực tôi như thể cố đối phó lại cái ôm ấy và đẩy tôi đi rồi tôi nhận ra đấy chỉ là cách em nép vào lòng tôi trước khi tôi để mặc bản thân và hôn em lần nữa. Tôi chưa từng hôn một người phụ nữ thật lâu, và chắc chắn không nhiều đam mê thế này và khi tôi định nói cho em hay, em chỉ bảo, “Giữ em đi, giữ em đi Sami, và hôn em.” Ôi người phụ nữ này. Và khi tôi vẫn đang nói tiếp và tiếp nữa về mất mát không thể tưởng tượng nổi về những tác phẩm được nhắc trong danh sách của Photius, tôi đã để dành phần hay nhất cho chúng tôi vào cuối cùng. “Tôi biết một điều,” tôi bảo em. “Sao?” “Tới sống với tôi. Tôi có một ngôi nhà bên bờ biển.” Ý nghĩ ấy chỉ vừa nảy ra khi chúng tôi đang nói chuyện và tôi nói với em ngay chẳng lưỡng lự. Tôi chưa từng nói điều gì xa xăm như vậy trong cuộc đời mình. Nhưng em đáp lại giật mình và ngơ ngác hơn điều tôi nói. “Các bạn em sẽ thấy chuyện ấy thật điên rồ và nghĩ, rằng Miranda mất trí rồi.” “Tôi biết. Nhưng em có muốn không?” “Có.” Rồi, em bỗng nói như thể đang suy nghĩ lại: “Trong bao lâu?” Và điều này tôi cũng chưa từng nói ra bao giờ nhưng chân thành với từng từ một: “Bao lâu em muốn, bao lâu em còn sống cũng được.” Chúng tôi cười. Cười vì không ai tin người kia đang nghiêm túc. Cười vì tôi biết mình không đùa. Và rồi, không để lỡ mất mạch suy nghĩ khi tôi tiếp tục nhấn mạnh cho thính giả của mình về những cuốn sách nhân loại đã đánh mất mãi mãi, tôi tưởng tượng em sẽ ra sao khi đỏ mặt và, với đội đầu gối trần trụi dang rộng, cách em sẽ dẫn dắt tôi bằng chính đôi tay tôi đã cầm và một ngày sớm thôi sẽ nếm vị mặn sau khi bơi ở biển Tyrrhenus lúc gần trưa mỗi ngày. “Đây là điều ta sẽ làm,” em bảo khi chúng tôi đi tới Via Garibaldi. “Em sẽ ngồi đâu đó khuất dưới chỗ người nghe và em sẽ đợi, vì em chắc người ta sẽ muốn nói chuyện với ông và hỏi về buổi đọc và những cuốn sách, và rồi mình sẽ lẻn ra và đi ăn tối ở đâu đó có rượu vang, vì tối nay em rất muốn uống. Rồi, khi ăn xong, ta sẽ làm vài ly nữa ở chỗ này em biết và ông sẽ kể cho em tất cả mọi thứ mà ông đã kể, về tất cả mọi người trong đời mình và em sẽ kể ông nghe mọi thứ ông muốn biết về em và sau đó em sẽ tiễn ông về khách sạn hoặc hãy tiễn em về chỗ cha, và có thể sẽ bảo ông rằng: lần đầu em tệ lắm.” Tôi thấy phục em vì dám nói ra những điều mà hầu hết mọi người sẽ chẳng dám bàn tới. “Có ai không tệ vào lần đầu đâu?” “Sao ông biết được?” Chuyện ấy khiến chúng tôi cùng bật cười. “Sao em lại tệ?” tôi hỏi. “Em phải mất một thời gian để quen với ai đó. Có thể vì lo lắng, dẫu em không lo lắng khi ở cạnh ông - vậy mà lại khiến em thấy càng lo hơn. Nhưng em không muốn lo lắng gì cả.” “Miranda,” tôi nói, khi chúng tôi dừng ở đài tưởng niệm Tempietto nhỏ của San Pietro ở Montorio và tôi ôm lấy em khi cả hai chiêm ngưỡng kiệt tác của Bramante. “Có chút gì là chân thành không?” “Ông nói em nghe đi, nhưng hãy nói ngay lúc này. Em không cần bằng chứng, và ông cũng thế. Nhưng em không muốn bị bất ngờ. Và không muốn tổn thương.” “Được,” tôi nói. Và chúng tôi cười với nhau. “Vậy là ta ổn rồi.” Chúng tôi đến sảnh, và bị chen ngang bởi người giám đốc, ông muốn đưa tôi đến phòng chờ trước khi buổi nói diễn ra. Chúng tôi chia tay vội vàng. Em ra hiệu sẽ đợi tôi bên ngoài. Chuyện xảy ra ngay sau khi tôi cất giấy tờ vào tập tài liệu da. Tôi bắt tay mấy người khách, rồi các giáo sư, rồi lại các giáo sư khác, và với tất cả những chuyên gia, đồng nghiệp, và những học sinh sau đó tiến lên bục giảng. Nhưng cử chỉ của tôi luôn thể hiện sự ra vội vàng. Một người bạn già, nhận ra tôi đang muốn rời đi gấp, mở đường để tiễn tôi ra nhưng cuối cùng lại dồn tôi vào góc cửa và hỏi liệu tôi đã đọc bản thảo cuốn sách của ông về cuộc thám hiểm của Alcibiades và người Sicily hay chưa. Chủ đề này bỗng khó nói hơn mọi khi, ông ta bảo. “Ông không biết được những quan tâm của ta giống nhau thế nào,” ông nói tiếp. Tôi có thể giới thiệu biên tập viên của mình cho ông ấy không? Đương nhiên rồi, tôi nói. Ngay khi vừa thoát khỏi ông thì tôi lại bị kéo lại bởi một người phụ nữ đứng tuổi nói rằng bà đã đọc tất cả sách tôi viết. Tôi cần đếm từng phút cũng như khoảng cách giữa hai người, bởi bà ta có thói vùng nước bọt ghê sợ khi nói chuyện. Cuối cùng, tôi rời được khỏi khán phòng và chạy tới chỗ Miranda nơi em đợi. Nhưng khi tôi đến thì em không ở đấy. Tôi vội xuống chỗ cầu thang chính nhưng em cũng không ở tiền sảnh, nên tôi lại leo lên tầng hai và đi một vòng xung quanh sảnh chờ của khán phòng. Không một bóng người. Chúng tôi còn không lấy số nhau. Sao lại không cơ chứ? Tôi mở cánh cửa nặng nề đi vào chính phòng. Vẫn còn một vài sinh viên nán lại ở cửa, tất cả đều đang chuẩn bị rời đi, trong khi hai lao công đang nhặt Cốc giấy và rác ở lối đi. Cạnh cửa có một người lao công khác cầm một chùm chìa khóa lớn với vẻ mất bình tĩnh vì phải đợi cho tất cả mọi người, kể cả vị trưởng khoa, rời hết để các nhân viên có thể dọn dẹp. Quay lại sảnh chờ và không thấy ai đợi, tôi thậm chí còn mở cửa nhà vệ sinh nữ và gọi tên em. Không ai đáp lại. Liệu em có xuống nhà vệ sinh dưới tầng hầm không? Nhưng tầng hầm lúc ấy tối mịt. Khi tôi rời tòa nhà, tôi thấy hàng người đang đợi ngoài một quán cà phê góc phố. Chắc hẳn em ở trong đấy. Nhưng không. Tôi muốn rủa những người đồng nghiệp phiền nhiễu và người phụ nữ kiêu kỳ văng nước bọt và lải nhải vào tôi tới chết đi. Tôi đã bảo Miranda mình sẽ rời đi trong mười phút là lâu nhất. Tôi đã tính toán sai hết sao? Hay là tại tôi không thể từ chối những người hỏi xin chữ ký? Tôi gặp lại người lao công lúc nãy đang soạn chùm chìa khóa để khóa một lối cửa ra. Tôi định ra hỏi anh ta xem có thấy một cô gái trẻ quanh đây không - nhưng tôi nên nói mình là ai? - cha em sao? Tôi có nên tới nhà cha em để tìm không? Rồi cuối cùng thì nhận thức ấy ập tới. Sao tôi không nghĩ ra sớm hơn chứ? Em đã biến mất. Đổi ý, bỏ đi. Chẳng khác gì lúc em thú nhận sẽ trốn khỏi người ta mà chẳng có dấu hiệu hay cảnh báo gì. Chà, như lời em tự nói, em đi rồi! Tất cả mọi thứ đều là ảo mộng. Tôi tự tạo ra hết. Chuyến tàu, cá, bữa trưa, Tempietto của Bramante, người phi công trẻ tuổi, cặp vợ chồng Thụy Sĩ ngã xuống kẽ bằng và biến mất mãi cho tới khi con cái họ già hơn họ, những người Hy Lạp thấy trước sự tận diệt của Đông La Mã và chạy trốn tới Venice và truyền tiếp chất Hy Lạp của họ cho hậu thế tới khi không một ai nhớ rằng tại sao lại có những từ tiếng Hy Lạp du nhập vào ngôn ngữ Veneto như vậy – tất cả, tất cả đều là ảo mộng. Thật ngu ngốc! Từ ấy lướt qua của miệng tôi và tôi nghe chính mình thốt ra. Nó khiến tôi muốn bật cười. Và tôi nhắc lại lần nữa. Ít tức cười hơn khi nhắc lại lần hai, và ít hơn nữa vào lần thứ ba. Cha đã nghĩ cái gì vậy? Tôi có thể nghe thằng bé nói thế khi gặp ngày mai và nghe tôi kể một cô gái trên tàu tên Miranda, người dẫn tôi về thăm cha cô ấy và khiến tôi ao ước những điều mà tôi tưởng đã vĩnh viễn đánh mất trong đời mình. Trời dần tối và tôi dạo xuống con đường duy nhất tôi biết dọc tới Gianicolo và cuối cùng đi qua tòa nhà cũ của mình, như thể nó sẽ đặt lại bộ dạng tôi về như cũ và đưa tôi trở xuống mặt đất rồi nhắc nhớ rằng tôi là ai. Tòa nhà đứng đó, hiện ra sớm hơn tôi định, già cỗi và nghiêng ngả với thời gian, như chính tôi và những lễ vọng viển vông khác. Điều này cũng khiến tôi muốn bật cười. Bấy nhiêu năm và mi vẫn chưa rút ra được điều gì, phải không, vẫn hy vọng một ngày nàng tới trước cửa và nói, Em Ở đây, thuộc về người. Ee-jit. Ngu ngốc. Tất nhiên là em đã chạy trốn. Trong hai năm tới khi họ lại mời tôi trở lại đây, tôi sẽ đi qua nơi này và cười nhạo vào kẻ tôi đã ước mong được trở thành, vào cuộc đời tôi khát khao sẽ chia ngôi nhà bên bờ biển. Hiện tại chỉ còn là những lễ vọng. Một thoáng lướt qua tôi đã định bảo em, Ta sẵn lòng vứt bỏ mọi thứ. Ta không cần biết nơi đâu, khi nào, hoặc bao lâu em muốn. Ta không cần biết. Tại đây, tối nay, tôi trở nên thiếu thốn. Tôi còn không thấy giận, giận em hay chính mình. Thay vì đó là sự căm phẫn. Căm phẫn không phải vì em đã dối lừa, hay trêu đùa tôi, hay để những ảo ảnh đẹp đẽ của em làm xáo trộn lên, lao bổ vào những ảo tưởng của tôi, nhưng rồi em đổi ý – và ai lại trách em vì làm vậy được? Căm phẫn vì tôi trao em sự tin tưởng, và chẳng hề nhận một chút niềm tin từ em. Em đã nghiền nát và ném trả nó lại mà chẳng ban cho lòng tin ấy hay chính bản thân tôi một phút nghĩ lại. Tôi muốn đòi lại tôi của sáng nay lúc trên tàu, và tôi muốn xóa hết tất cả - chưa có gì từng xảy ra. Ngu ngốc. Tất nhiên là chưa có gì xảy ra cả. Sau chuyện này, tôi cứ suy nghĩ, ta sẽ tắt hết điện, khóa trái cửa, buông rèm xuống, và học cách không bao giờ hy vọng lần nữa. Không phải trong cuộc đời này. Tôi không cần qua cầu. Tôi chỉ cần nhìn lên tầng trên cùng nơi cha em ở để thấy tất cả đèn đã tắt. Không có nhà. Những hình bóng. Em biết có khi tôi sẽ tới và đã cố tình không về. Nên tôi trở lại khách sạn. Trước khi bước vào tôi nhận ra kế hoạch cũ của mình cũng không quá tệ. Tìm gì đó bỏ bụng, xem một bộ phim, uống gì đó, rồi đi ngủ – và rời Rome ngay sau khi gặp con trai mình. Và rồi để lại mọi thứ đằng sau. Nhưng vậy đấy! Mọi chuyện lại trở nên sầu thảm như vậy. Tôi định bảo nhân viên khách sạn hãy gọi tôi dậy vào bảy rưỡi sáng mai thì tôi trông thấy Miranda. Em đang ngồi ở dãy bàn trà dọc hành lang sảnh khách sạn, lật giở mấy trang tạp chí. “Em thoáng nghĩ rằng có thể ông định sẽ bỏ trốn. Nên em đợi. Không bao giờ em để ông rời khỏi tầm mắt mình nữa đâu.” Thay vì nói gì đó, tôi chỉ ôm em vào lòng. “Tôi cứ tưởng...” “Ngớ ngẩn!” em bảo. Rồi, dịu giọng lại: “Nhưng ông đã tìm ra em.” Tôi đưa cho nhân viên khách sạn tập tài liệu và chúng tôi bước ra. Ông có hứa ta sẽ đi ăn.” “Vậy thì đi.” “Ông thường ăn ở đâu sau buổi đọc?” Tôi nói tên nơi ấy. Em biết chỗ. Họ xếp cho chúng tôi một bàn yên ắng trong góc, và rượu vang rót hào phóng, dẫu không phải hảo hạng, nhưng chúng tôi uống hết cả chai. Sau đó, chúng tôi lại đi qua tòa nhà cũ ấy. Khi nhìn lên, tôi thấy ánh đèn trên tầng ba. “Tổn thương sao?” em hỏi. “Không.” “Sao không?” Tôi nhìn em ra ý em đang moi móc và cười. Em lấy ra chiếc máy ảnh lớn và bắt đầu chụp tòa nhà, chụp nơi cửa sổ của tôi đang sáng đèn. “Ông nghĩ anh ấy đang làm gì trên đó?” “Ồ, tôi không biết.” Nhưng thực lòng tôi nghĩ: Chàng trai trẻ trên ấy đang đợi, vẫn đợi. Nhiều năm trước làm sao anh ta biết nổi rằng em còn chưa sinh ra? Vào những đêm mùa đông khi tôi nấu ăn trên tầng và thỉnh thoảng sẽ khóa cửa sổ bếp lại, tôi đã đợi, nhưng sẽ luôn là ai đó khác gõ cửa. Những buổi hội thảo, khi tôi châm một điếu thuốc – và những năm đó có thể em... tôi đã đợi em tới mở cửa. Trong một rạp phim đông đúc, trong những quán rượu với bạn bè, bất cứ đâu, tôi đã đợi. Nhưng tôi không thể tìm ra, và em không bao giờ tới. Tôi cứ mong sẽ va vào em tại rất nhiều buổi tiệc, và nhiều khi tôi tưởng chuyện ấy đã xảy ra, nhưng đó mãi chẳng phải em, em chỉ mới hai tuổi lúc ấy, và khi chúng tôi gọi đồ uống lần thứ hai, cha mẹ em đang đọc em nghe câu chuyện trước lúc ngủ thứ hai. Và luôn luôn, như mọi khi, thời gian cứ trôi. Cuối cùng, tôi ngừng đợi, vì tôi ngừng tin rằng em sẽ lạc vào đời tôi và vì tôi không tin vào sự tồn tại của em nữa. Mọi thứ khác xảy đến - quý Cô Margutta, hôn nhân, nước Ý, con trai tôi, sự nghiệp tôi, sách của tôi – nhưng em thì không. Tôi ngừng đợi và học cách sống không có em. “Nhưng năm ấy ông đã khao khát điều gì nhất?” “Một ai đó hiểu tôi thật rõ, ai đó như tôi trong em, đại loại vậy.” “Vào thôi,” em nói. Một thoáng tôi tưởng em bảo chúng tôi lên gác và chạm mặt người chủ nhà phiền toái hiện tại. “Thôi đừng.” “Ý em là vào trong sảnh.” Em không đợi tôi trả lời mà mở cánh cửa lớn bằng kính. Tôi bảo em rằng nơi đây vẫn có mùi y như nó đã từng, gần ba thập kỷ trước, trộn lẫn giữa mùi phân mèo, mùi mốc meo và những tấm ván gỗ đang mục dần. “Những sảnh đợi không bao giờ già đi, ông không biết sao? Lại đây,” em bảo, chụp thêm ảnh tôi đứng ở sảnh. Khi em lùi ra sau để căn tôi vào khung, tôi thấy như lại gần em hơn. “Ông động đậy mất rồi.” “Miranda,” cuối cùng tôi nói. “Chưa có gì như thế này từng xảy ra với tôi. Và đây là chuyện điên rồ.” “Lần này sao?” “Tôi đã có thể lỡ mất chuyến tàu và chẳng bao giờ hay cuộc đời mình trước nay cằn cỗi đến thế nào.” “Ông chỉ sợ thôi.” “Vậy, sợ gì?” “Rằng ngày mai mọi chuyện sẽ tan biến đi. Nhưng không cần phải như vậy.” Và lần này, đứng tại sảnh đợi cũ mang mùi hương tôi đã quá quen, tôi muốn nói với em rằng thật lạ khi trở lại đây và cảm tưởng như tháng năm qua chỉ là một vùng hoang vắng của những vui thú bé nhỏ, tầm thường, tất cả làm hoen gỉ cả đời tôi. Ta muốn chà sạch chúng đi, bắt đầu lại, và làm lại tất cả mọi thứ cùng em. Nhưng tôi không nói ra mà chỉ đứng đó. “Gì vậy?” em hỏi. Tôi lắc đầu. Thay vì vậy, tôi trích lời Goethe: “Mọi thứ trong đời ta chỉ là màn dạo đầu cho tới lúc này, chỉ là trì hoãn, chỉ là tiêu khiển, chỉ là phí phạm thì giờ cho tới khi ta gặp được người.” Em hạ máy ảnh xuống và tôi tiến lại gần. Em biết tôi định hôn em, nên em tựa lưng vào tường. “Hôn em, hãy hôn em.” Tôi áp hai tay lên má em và đặt môi lên môi em, hôn em nhẹ nhàng, rồi với tất cả đam mê và khát khao tôi đã cố kìm lại từ ban trưa, từ khi nhìn em rửa đĩa, từ khi em vươn người ra nói chuyện với ông bán cá và khiến tôi muốn hôn lên khuôn mặt em, cổ em, vai em. Tôi tưởng tôi sẽ nhớ lại cô gái mình hơn nhiều năm về trước cũng tại nơi này, nhưng tất cả những gì tôi nhớ chỉ là mùi ẩm thấp từ tấm thảm mốc meo mỗi nán lại đây. Sảnh đợi không bao giờ già đi. Chúng ta cũng không, tôi nghĩ. Ồ, nhưng ta có già đi. Ta không lớn nữa. “Em biết sẽ thế này mà” em nói. “Thế này là thế nào em?” “Em không rõ.” Rồi, lát sau, “Lại đi,” em nói. Và bởi vì tôi không phản ứng kịp, em kéo tôi lại vòng tay mình, và chẳng giữ lại gì, hôn tôi với khuôn miệng rộng mở và khiến tôi mê mị. Tay em đặt lên hai bên má tôi rồi đột ngột hạ một tay ôm ấp chỗ tôi đang cương. “Em biết anh ta sẽ thích em mà.” Chúng tôi rời tòa nhà cũ, dạo xuống dọc hàng dài những hàng quán bên đường dường như không lúc nào ngơi nghỉ. Những con hẻm xôn xao, tôi thích đám đông nhộn nhịp cùng những nhà hàng kín người và các enoteche – quầy rượu, nơi đâu cũng gắn những đèn sưởi hồng ngoại. “Em yêu những con hẻm nhỏ về đêm,” em bảo. “Em lớn lên ở đây.” Tôi nắm hai bàn tay em và hôn em lần nữa. Tôi yêu việc biết về cuộc đời em. Tôi bảo tôi muốn biết tất cả. “Em cũng vậy,” em nói. Rồi, một thoáng sau, “Nhưng có những chuyện ông sẽ không muốn nghe - về em, vậy đấy,” em nói thêm. Những lời em nói như bịt lại niềm vui và hơi ấm trong một chốc. Ý em là gì? “Em không nên nói ra nhưng em phải nói điều mà em chưa từng cho bất cứ ai biết vì em chưa từng gặp người muốn em vì chính em hoặc, đúng hơn, vì con người em đã trở thành. Và em muốn ông biết về nó sớm, vì em sẽ buộc phải che giấu, thậm chí giấu ông, nếu bây giờ em không dám nói. Sau bí mật này, em chẳng còn gì che đậy. Ông không có những bí mật như vậy, bí mật bị chôn vùi đến mức nó hóa thành bức tường thành không thể đạp đổ ư? Em muốn dỡ bức tường ấy của mình trước khi ta làm tình,” em nói. “Tất nhiên tôi có bí mật. Ta đều vậy,” tôi bảo. “Mỗi chúng ta giống như một tinh cầu chỉ hướng một vài khía cạnh của nó đến trái đất, chứ không phải toàn bộ. Hầu hết ta sẽ chẳng gặp được người sẽ hiểu ta trọn vẹn. Tôi chỉ cho người ta thấy những mảnh về mình mà tôi nghĩ họ sẽ thấu hiểu. Tôi lại cho những người khác thấy những mảnh khác. Nhưng sẽ luôn có những mặt tối giữ cho riêng mình.” “Em muốn biết mặt tối ấy, nói với em đi. Ông nói trước, vì của em tồi tệ hơn rất nhiều bất cứ thứ gì ông từng biết.” Có lẽ thật tốt vì lúc ấy trời đã tối, và chúng tôi đang bước gần tới Vương cung thánh đường Santa Maria Trastevere, tôi kể em nghe về quý cô Margutta. “Thế này, lần đầu tiên và duy nhất của chúng tôi là trong một khách sạn tồi tàn, lụp xụp ở London. Chúng tôi cởi đồ ngay khi được người chủ dẫn lên phòng. Lúc ấy tầm xế chiều. Chúng tôi ôm ấp, hôn, rồi lại ôm nữa, và phải có quá nhiều, nhưng chúng tôi cứ bất chấp, tưởng rằng nếu dục vọng có lẩn trốn chúng tôi, thì cũng chỉ trong chốc lát và sẽ trở lại ngay. Nhưng không. Tôi còn trẻ và sung mãn, nên khi đó tôi hoang mang và nàng cũng vậy. Nàng thử làm rất nhiều kiểu nhưng đều cảm thấy không đúng, và tôi cũng có, nhưng cũng không thể khơi gợi được nàng. Có thứ gì đó lạc nhịp, và dù chúng tôi đã cùng thảo luận để tìm ra đó là gì, nhưng không ai phát hiện ra vấn đề cả. Đến tối thì chúng tôi mặc đồ lại và lang thang xuống phố Bloomsbury như hai bóng ma lạc lối, vờ rằng mình đều đang đói và cần tìm một nơi để ăn. Thay vào đó cả hai uống rất nhiều. Khi chúng tôi trở lại phòng, mọi chuyện vẫn như cũ. Cuối cùng thì chúng tôi cũng làm, nhưng đó là tình dục vì cố chấp mà có, chứ không phải đam mê, và đỉnh điểm của mọi chuyện, vào khoảnh khắc bùng nổ cưỡng ép tới cùng cực, tôi đã gọi nàng bằng tên người phụ nữ khác. Tôi chắc rằng cả hai đều thấy nhẹ người khi được trở về Rome hai hôm sau đó. Nàng đã cố, rất cố để làm bạn với tôi nhưng tôi trốn tránh nàng, một cách máu lạnh, có lẽ bởi vì tôi không thể đối mặt với việc đã khiến nàng thất vọng, hoặc có lẽ tôi hiểu mình đã vấy bẩn tình bạn với nàng cũng như người đàn ông sẽ trở thành chồng nàng. Nhiều năm sau, khi nàng ốm đau và rõ ràng đang chết dần, nàng đã cố liên lạc với tôi vài lần, nhưng tôi vẫn né tránh nàng và không bao giờ trả lời. Tôi sẽ không bao giờ, không bao giờ quên điều đó.” Em lắng nghe nhưng không nói gì. “Muốn ăn kem không?” tôi hỏi.