🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Thường Thức Về Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam Quyển 1: Đảng Cộng Sản Việt Nam Ra Đời
Ebooks
Nhóm Zalo
HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO XUẤT BẢN
SÁCH XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
THƯỜNG THỨC VỀ LỊCH SỬ
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
QUYỂN 1
Đảng Cộng sản
Việt Nam
ra đời
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT
THƯỜNG THỨC VỀ LỊCH SỬ
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
QUYỂN 1
Đảng Cộng sản Việt Nam
ra đời
HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO XUẤT BẢN
Chủ tịch Hội đồng
Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương TRẦN THANH LÂM
Phó Chủ tịch Hội đồng
Giám đốc - Tổng biên tập
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật PHẠM MINH TUẤN
Thành viên
NGUYỄN HOÀI ANH
PHẠM THỊ THINH
NGUYỄN ĐỨC TÀI
TỐNG VĂN THANH
2
Tủ sách
THƯỜNG THỨC CHÍNH TRỊ
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
THƯỜNG THỨC VỀ
LỊCH SỬ
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
QUYỂN 1
Đảng Cộng sản
Việt Nam
ra đời
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT
BAN CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN
BỘ SÁCH LÝ LUẬN PHỔ THÔNG TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN RỘNG RÃI CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH, ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC
TRƯỞNG BAN
GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng
Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,
Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương
CÁC THÀNH VIÊN
PGS.TS. Nguyễn Duy Bắc Phó Trưởng ban PGS.TS. Lê Văn Lợi Thành viên PGS.TS. Dương Trung Ý Thành viên GS.TS. Trần Văn Phòng Thành viên PGS.TS. Trần Minh Trưởng Thành viên
BAN BIÊN SOẠN
GS.TS. Mạch Quang Thắng (Chủ biên)
PGS.TS. Trịnh Thị Hồng Hạnh
TS. Dương Minh Huệ
4
Đ
LỜI GIỚI THIỆU
ại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (6/1991) khẳng định “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”. Từ đó đến nay, Đảng luôn luôn nhấn mạnh “Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định “kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”.
Cùng với khẳng định vai trò, giá trị to lớn của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tư cách là học thuyết cách mạng và khoa học, là vũ khí tinh thần của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc, Đảng ta thường xuyên quan tâm, coi trọng tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 09/10/2014 của Bộ Chính trị về “Công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030” đã xác định một trong những hướng
5
nghiên cứu chủ yếu là “Tiếp tục khẳng định và cụ thể hóa những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các giá trị bền vững phù hợp với thực tiễn Việt Nam; chỉ rõ vấn đề cần bổ sung, phát triển. Tiếp tục nghiên cứu có hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, làm rõ sự bổ sung, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin của Hồ Chí Minh”.
Thực hiện Nghị quyết của Đảng, trong thời gian qua công tác lý luận đã đạt được những kết quả quan trọng. Tư duy lý luận tiếp tục có bước phát triển. Công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, tuyên truyền, phổ biến chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được đổi mới cả về nội dung và hình thức, đã góp phần quan trọng vào những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới đất nước.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc giáo dục, tuyên truyền, phổ biến chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vẫn còn những hạn chế, bất cập nhất định. Nội dung, phương pháp tuyên truyền còn đơn giản; tài liệu tuyên truyền chưa đa dạng; thiếu những bộ tài liệu mang tính cẩm nang, thường thức chính trị, ngắn gọn, súc tích, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ, phù hợp với trình độ và đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, học tập của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Hiệu quả tuyên truyền, phổ biến chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chưa cao.
6
Một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chưa thật sâu sắc, toàn diện, hệ thống.
Chính vì vậy, Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng tuyên truyền, giáo dục, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Quán triệt và thực hiện các nghị quyết của Đảng, với vai trò là trung tâm quốc gia về đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trung, cao cấp của hệ thống chính trị, trung tâm quốc gia nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, từ năm 2020, dưới sự chỉ đạo của GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, nhóm tác giả, các nhà khoa học ở các viện chuyên ngành thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã biên soạn bộ sách lý luận phổ thông về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới đất nước. Bộ sách gồm nhiều quyển, tập trung nghiên cứu 10 nhóm vấn đề:
1. Thường thức về triết học Mác - Lênin.
2. Thường thức về kinh tế chính trị Mác - Lênin. 3. Thường thức về chủ nghĩa xã hội khoa học. 4. Thường thức về tư tưởng Hồ Chí Minh. 5. Thường thức về lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
7
6. Thường thức về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam. 7. Thường thức về hệ thống chính trị Việt Nam. 8. Thường thức về nhà nước và pháp luật. 9. Thường thức về văn hóa.
10. Thường thức về dân tộc, tôn giáo.
Bộ sách được biên soạn công phu, khoa học, nội dung súc tích, bảo đảm tính cơ bản, hệ thống, cập nhật về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới đất nước nhằm đáp ứng yêu cầu công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến lý luận rộng rãi cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trong bối cảnh mới.
Mặc dù đã rất cố gắng trong công tác biên soạn, biên tập, nhưng đây là những cuốn sách thường thức, phổ thông đòi hỏi phải có cách thức tiếp cận và thể hiện phù hợp, nên chắc chắn khó tránh khỏi hạn chế, thiếu sót. Ban Biên soạn và Nhà xuất bản mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để bộ sách được hoàn thiện hơn về nội dung trong những lần xuất bản sau.
Xin trân trọng giới thiệu bộ sách quý với bạn đọc.
Tháng 9 năm 2022
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT
8
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày 03/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo sự nghiệp cách mạng với mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Việt Nam hiện nay đang đẩy mạnh công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, đặc biệt là tiến hành công cuộc đổi mới nhằm thực hiện “điều mong muốn cuối cùng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Di chúc: “Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”1.
Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Sức mạnh của Đảng được tổng hợp từ nguồn sức mạnh của toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại. Sức mạnh đó còn bắt __________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.15, tr.624.
9
nguồn từ quá trình lịch sử ra đời và phát triển của Đảng, khởi đầu từ năm 1930. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, như Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, là kết quả của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Ngày 03/2/1930 còn là mốc đánh dấu sự khởi đầu xây dựng nền móng vững chắc cho truyền thống đoàn kết, trí tuệ, kỷ cương của Đảng.
Ra đời từ đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức bước vào đội ngũ hùng hậu các đảng cộng sản trên thế giới, hòa cùng phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, góp phần tích cực vào sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Quyển 1 - Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời trong bộ sách Thường thức về Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam là kết quả của việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học trọng điểm năm 2020 của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: “Nghiên cứu, tổ chức biên soạn bộ sách phổ thông về tuyên truyền, phổ biến rộng rãi chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối đổi mới đất nước”. Tập sách trình bày khái quát quá trình thành lập Đảng với bối cảnh lịch sử của quá trình đó. Các sự kiện lịch sử được trình bày tiếp nối theo lôgíc nhất định, phản ánh bản chất sự vận động tất yếu của lịch sử Việt Nam từ
10
giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX; nêu lên bối cảnh lịch sử của đất nước Việt Nam trong thời gian này; quá trình chuyển biến của xã hội Việt Nam dẫn đến sự ra đời các tổ chức tiền thân của Đảng, các tổ chức cộng sản Việt Nam cuối những năm 20 của thế kỷ XX và cuối cùng là Hội nghị tại Hương Cảng1 (Trung Quốc) đầu năm 1930 hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một chính đảng duy nhất - Đảng Cộng sản Việt Nam. Cuốn sách cũng phản ánh vai trò to lớn của Nguyễn Ái Quốc (tức Chủ tịch Hồ Chí Minh)2 trong quá trình vận động thành lập Đảng.
Tập sách được biên soạn dưới dạng thường thức, phổ thông, theo từng cụm vấn đề, sự kiện lịch sử. Hy vọng tập sách cung cấp cho người đọc những tri thức cơ bản nhất về quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
__________
1. Tên tiếng Anh là Hong Kong.
2. Trong cuộc đời của mình, Hồ Chí Minh mang rất nhiều tên và bút danh. Khai sinh, Người mang tên là Nguyễn Sinh Cung, thời niên thiếu đặt là Nguyễn Tất Thành. Năm 1911, khi rời Tổ quốc lên đường sang phương Tây, Người mang tên là Văn Ba và nhiều tên, bút danh khác. Từ năm 1919, Người mang tên là Nguyễn Ái Quốc và nhiều tên, bút danh nữa. Từ đầu những năm 1940, Người mang tên là Hồ Chí Minh. Trong tập sách này, chúng tôi phần lớn dùng hai tên gọi phổ biến nhất là Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh.
11
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình biên soạn, nhưng tập sách không tránh khỏi hạn chế, thiếu sót. Mong bạn đọc góp ý để chúng tôi sửa chữa, bổ sung, hoàn thiện cho những lần xuất bản sau.
BAN BIÊN SOẠN
12
Phần thứ nhất
BỐI CẢNH LỊCH SỬ THẾ GIỚI VÀ LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ GIỮA THẾ KỶ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XX
I- THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC
VÀ THIẾT LẬP CHẾ ĐỘ THUỘC ĐỊA Ở VIỆT NAM
1. Tình hình thế giới từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX
a) Hệ thống thuộc địa hình thành
Từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Sự phát triển của các nước phương Tây đã dẫn đến sự đua tranh để chiếm đoạt thị trường hàng hóa, bóc lột sức lao động của công nhân làm thuê. Nhiều nước ráo riết chạy đua vũ trang, tiến hành xâm lược một số nước ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh.
Năm 1914, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc hình thành. Các nước đế quốc vừa tăng cường bóc lột sức lao động của giai cấp công nhân
13
trong nước, vừa tăng cường xâm lược, bóc lột nhân dân các dân tộc thuộc địa làm cho đời sống của nhân dân lao động vô cùng khổ cực.
b) Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) Sự tăng cường xâm lược và thống trị thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc dẫn đến nhiều mâu thuẫn, nhất là sau cuộc khủng hoảng kinh tế ở châu Âu cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX làm cho mâu thuẫn đó càng thêm gay gắt. Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ có quy mô lớn nhất trong lịch sử nhân loại lúc đó, lôi kéo hàng chục nước tham gia, để lại những hậu quả nặng nề.
Sau chiến tranh, mâu thuẫn cơ bản giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản, mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với nhau, mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa đế quốc ngày càng gay gắt. Nước Pháp tuy thắng trận nhưng chịu tổn thất nặng nề và tìm cách trút gánh nặng lên các nước thuộc địa.
c) Sự phát triển của chủ nghĩa Mác - Lênin, thắng lợi của Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917 và sự ra đời của Quốc tế Cộng sản
Đây là những yếu tố quan trọng chi phối hoàn cảnh lịch sử thế giới và có ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển của Việt Nam đầu thế kỷ XX. Đặc biệt là năm 1917, Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga (từ đây, gọi tắt là Cách mạng Tháng Mười) thắng lợi, mở ra một thời đại mới -
14
thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Cách mạng Tháng Mười đã đập tan ách thống trị của giai cấp tư sản Nga, thiết lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xôviết - Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới. Cuộc cách mạng này tác động mạnh mẽ đến phong trào giải phóng dân tộc thuộc địa ở các nước phương Đông.
Tháng 3/1919, theo sáng kiến của V.I. Lênin, Quốc tế III (Quốc tế Cộng sản) được thành lập. Cương lĩnh của Quốc tế Cộng sản vạch rõ mục tiêu và con đường cách mạng ở các nước tư bản chủ nghĩa là tiến hành cách mạng vô sản; ở các nước thuộc địa là tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, thiết lập chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa.
Cùng với các yếu tố trên thì ảnh hưởng của phong trào cách mạng ở các nước phương Đông như công cuộc Duy tân ở Nhật Bản, cách mạng Tân Hợi (năm 1911) ở Trung Quốc, phong trào cách mạng ở Ấn Độ, v.v. đã tác động mạnh mẽ đến phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở Đông Dương và nhận thức của nhiều nhà yêu nước Việt Nam.
2. Tình hình Việt Nam trước khi thực dân Pháp xâm lược
Trước khi thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam là một quốc gia độc lập, thống nhất dưới quyền
15
cai quản của triều đình phong kiến nhà Nguyễn. Dưới sự cai quản mang nặng tính quan liêu, độc đoán, quân chủ chuyên chế của nhà Nguyễn, xã hội Việt Nam nói chung trì trệ, nông nghiệp bị đình đốn, công nghiệp yếu ớt. Chính sách trọng nông ức thương của triều đình nhà Nguyễn làm cho thương nghiệp bị kìm hãm, sút kém. Mặc dù ở vị trí giao lưu quốc tế thuận lợi, nhưng ngoại thương Việt Nam bị nhà Nguyễn bế quan tỏa cảng, chỉ mở cửa nhỏ giọt cho một số tàu thuyền nước ngoài đến buôn bán.
Với những chính sách không phù hợp của triều đình phong kiến nhà Nguyễn, nước Việt Nam bị suy yếu về mọi mặt. Chế độ phong kiến Việt Nam tiếp tục bị khủng hoảng, xã hội trì trệ, không đáp ứng được yêu cầu phát triển. Việt Nam trở thành “miếng mồi ngon” đối với các nước tư bản phương Tây.
Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến Việt Nam nằm trong bối cảnh các nước đế quốc không ngừng chuẩn bị thực hiện mưu đồ cạnh tranh, giành giật các nước thuộc địa và khu vực ảnh hưởng. Thực dân Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, v.v. “thò những cái vòi bạch tuộc” tới những dân tộc nhược tiểu ở châu Á, châu Phi và nhiều vùng khác để biến các nước này thành thuộc địa, nơi cung cấp cho “chính quốc” tài nguyên, nguồn nhân công, thậm chí cả lính đánh thuê cho chúng trong các cuộc chiến tranh lớn
16
nhỏ, nơi trở thành nguồn lực tăng cường cho sự phát triển của bọn tư bản “cá mập”. Việt Nam trở thành một trong những đối tượng trọng điểm nằm trong mưu đồ xâm lược của thực dân Pháp trong cuộc chạy đua với nhiều đế quốc khác ở khu vực châu Á.
3. Thực dân Pháp xâm lược và thống trị Việt Nam
Ngày 01/9/1858, thực dân Pháp nổ súng ở Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Sau nhiều năm chống lại thực dân Pháp không thành công, triều đình nhà Nguyễn từng bước ký các hiệp ước với đại diện Chính phủ Pháp: Hiệp ước năm 1862; Hiệp ước năm 1874; Hòa ước năm 1883, còn gọi là Hòa ước Hácmăng (tên của Tổng ủy Pháp Harmand); Hòa ước năm 1884, còn gọi là Hòa ước Patơnốt (tên của đại diện Chính phủ Pháp Jules Patenôtre). Tinh thần chung của các hiệp ước này là thỏa hiệp và đi đến đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp. Các hiệp ước trên đây, đặc biệt là Hòa ước Hácmăng năm 1883 và Hòa ước Patơnốt năm 1884, đã đánh dấu sự mất hẳn tính độc lập của nhà nước phong kiến và sự đầu hàng của triều Nguyễn trước thực dân Pháp1.
__________
1. Xem Đinh Xuân Lâm (Chủ biên), Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Đình Lê: Đại cương lịch sử Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1998, t.II, tr.53-61.
17
Năm 1887, thực dân Pháp thành lập Liên bang Đông Dương bao gồm Nam Kỳ, Trung Kỳ và Bắc Kỳ của Việt Nam và Campuchia, trực thuộc Bộ Hải quân và Thuộc địa. Ngày 19/4/1899, Tổng thống nước Cộng hòa Pháp ra sắc lệnh sáp nhập Lào vào Liên bang Đông Dương. Chính thức từ đó, ba kỳ của Việt Nam (Nam Kỳ, Trung Kỳ, Bắc Kỳ), Lào, Campuchia trở thành năm xứ thuộc Pháp với tên gọi Liên bang Đông Dương1. Từ đây, Việt Nam chính thức bị mất nước và mất tên trên bản đồ thế giới.
a) Chính sách cai trị về chính trị
Thực dân Pháp tiến hành xây dựng hệ thống chính quyền thuộc địa, đồng thời vẫn duy trì chính quyền phong kiến bản xứ làm tay sai với __________
1. Ngoài ra, còn có Quảng Châu Loan, vùng đất rộng 1.300km2 ven bờ Đông bán đảo Lôi Châu thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Từ tháng 5 đến tháng 7/1898, Quảng Châu Loan là thuộc địa của Pháp. Từ tháng 11/1898, theo thỏa thuận giữa Chính phủ Pháp với triều đình nhà Thanh, Trung Quốc, Quảng Châu Loan chuyển thành đất nhượng địa của Pháp với thời hạn 99 năm (thủ phủ là Fort-Bayard), trực thuộc Thống sứ Bắc Kỳ nhưng hưởng quy chế riêng, có một ủy viên người Pháp (Commissaire) quản lý. Đến năm 1946, theo thỏa thuận giữa Chính phủ Pháp và Chính phủ Trung Hoa Dân quốc, Pháp trả lại Quảng Châu Loan cho Trung Hoa Dân quốc.
18
chế độ chính trị ở Việt Nam lúc này là thuộc địa và phong kiến1. Nói về chính sách cai trị chính trị của thực dân Pháp, Nguyễn Ái Quốc vạch rõ: “Chủ nghĩa thực dân Pháp không hề thay đổi cái châm ngôn “chia để trị” của nó. Chính vì thế mà nước An Nam, một nước có chung một dân tộc, chung một dòng máu, chung một phong tục, chung một lịch sử, chung một truyền thống, chung một tiếng nói, đã bị chia năm sẻ bảy. Lợi dụng một cách xảo trá sự chia cắt ấy, người ta hy vọng làm nguội được tình đoàn kết, nghĩa đồng bào trong lòng người An Nam và tạo ra những mối xung khắc giữa anh em ruột thịt với nhau. Sau khi đẩy họ chống lại nhau, người ta lại ghép một cách giả tạo các thành phần ấy lại, lập nên một “Liên bang” gọi là Liên bang Đông Dương”2.
__________
1. Hiện nay, có nhiều cách diễn đạt về tên gọi xã hội Việt Nam khi thực dân Pháp thiết lập Liên bang Đông Dương thuộc Pháp: xã hội thuộc địa, xã hội thuộc địa nửa phong kiến, xã hội thuộc địa và phong kiến. Gọi “xã hội thuộc địa và phong kiến” là theo cách gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tác phẩm Thường thức chính trị, ký tên Đ.X. đăng trên báo Cứu quốc từ ngày 16/01 đến ngày 23/9/1953 (Xem Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.8, tr.254, 260).
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.2, tr.125.
19
b) Chính sách bóc lột về kinh tế
Chính sách bóc lột về kinh tế của thực dân Pháp chủ yếu thông qua hai cuộc khai thác thuộc địa với quy mô lớn, cùng với đó là đưa phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa Pháp vào Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng, bên cạnh đó chế độ phong kiến vẫn duy trì bóc lột địa tô.
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914): Pháp thiết lập nền tài chính - ngân hàng, hệ thống thiết chế kinh tế, tăng cường khai thác tài nguyên, đầu tư vào công nghiệp nhẹ và cơ khí sửa chữa, chiếm đoạt ruộng đất để lập đồn điền và độc quyền xuất khẩu, ngoại thương. Tư bản Pháp tập trung đầu tư vào khai thác mỏ vì muốn vơ vét và bòn rút ngày càng nhiều nguyên liệu cho công nghiệp “chính quốc” hoặc trực tiếp xuất khẩu thu lợi nhuận. Từ năm 1883, tư bản Pháp lập nhiều công ty khai thác như: than ở Quảng Ninh, sắt ở Thái Nguyên, thiếc ở Cao Bằng, kẽm ở Bắc Kạn, vàng ở Cao Bằng, Quảng Nam,... Nhằm độc quyền về thương mại, tài chính, năm 1875, Pháp lập ra Ngân hàng Đông Dương. Ngày 01/5/1900, Pháp ra nghị định xóa bỏ chế độ ruộng đất phong kiến, cho phép tư bản và người giàu có được tự do mua bán, lấn chiếm ruộng đất, lập đồn điền. Thực dân Pháp đặt ra nhiều thứ thuế như thuế trực thu gồm thuế đinh và thuế ruộng; thuế gián
20
thu gồm thuế rượu, diêm, muối, v.v.. Thuế đinh còn gọi là thuế thân, hết sức tàn nhẫn, đánh vào nam giới từ 18 đến 60 tuổi.
c) Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 - 1929) Sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) kết thúc, kinh tế nước Pháp bị giảm sút nghiêm trọng. Do đó, tư bản Pháp tăng cường bóc lột trong nước và tăng tốc độ, quy mô đầu tư, khai thác thuộc địa. Đối với Đông Dương, tư bản Pháp tập trung đầu tư vào nông nghiệp, khai thác mỏ, tài chính, thương nghiệp và giao thông vận tải. Thực dân Pháp mở rộng việc cho phép mua bán, cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền cao su, cà phê, bông, mía, dừa, đẩy mạnh công nghiệp khai thác mỏ, xuất khẩu nguyên liệu thô và nhập thành phẩm. Sau năm 1919, thực dân Pháp xây dựng thêm 250km đường sắt Vinh - Đông Hà; Đồng Đăng - Na Sầm; xây dựng thêm các cảng như Hòn Gai, Cẩm Phả, Bến Thủy, Đà Nẵng;... Thực dân Pháp tiếp tục thực hiện chính sách độc quyền ngoại thương, bảo hộ thuế hoặc miễn thuế hàng hóa của Pháp vào Việt Nam; độc quyền nắm tín dụng và phát hành giấy bạc; mở rộng thêm
ngân hàng nông nghiệp để cho vay nặng lãi. d) Chính sách nô dịch về văn hóa
Thực dân Pháp thực hiện chính sách ngu dân để dễ bề cai trị, làm cho người Việt Nam có tâm lý tự ti, vong bản; làm mai một và đánh mất bản sắc
21
dân tộc; khuyến khích các hủ tục mê tín, dị đoan; khuyến khích dùng rượu cồn và thuốc phiện; tuyên truyền lối sống ăn chơi hưởng lạc và nhiều chính sách chia rẽ dân tộc, tôn giáo, làm nhụt ý chí đấu tranh của nhân dân Việt Nam. Thực dân Pháp tiến hành cấm đoán, đàn áp các hoạt động yêu nước, cách mạng; tìm mọi biện pháp ngăn chặn các văn hóa tiến bộ của nước ngoài du nhập vào Việt Nam.
Thực dân Pháp thi hành chính sách giáo dục nô dịch, chủ yếu là đào tạo tay sai và những người phục vụ cho chế độ thuộc địa. Việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân Việt Nam không được thực dân Pháp quan tâm.
Hậu quả của chính sách nô dịch về văn hóa của thực dân Pháp là làm cho khoảng hơn 90% dân số Việt Nam mù chữ, tệ nạn xã hội phát triển, văn hóa truyền thống bị mai một, sức khỏe người dân bị giảm sút, đời sống xã hội ngày càng ngột ngạt, bức bối.
4. Sự phân hóa xã hội Việt Nam từ khi thực dân Pháp xâm lược
Chính sách xâm lược, cai trị và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp dẫn đến những biến đổi về các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam.
Giai cấp nông dân Việt Nam là lực lượng đông đảo nhất, chiếm khoảng 90% dân số, nhưng chỉ có
22
40% diện tích đất canh tác. Do chính sách chiếm đoạt ruộng đất để lập đồn điền qua hai cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, nên có tới 2,2 triệu hộ nông dân trong số 4 triệu hộ nông dân Việt Nam không có đất canh tác.
Nông dân Việt Nam không chỉ bị bần cùng hóa bởi địa tô và cho vay nặng lãi của địa chủ, mà còn bị sưu cao, thuế nặng của nhà nước thực dân và phong kiến. Đời sống nông dân Việt Nam vì thế ngày càng thêm điêu đứng. Ngoài mâu thuẫn vốn có với giai cấp địa chủ, giai cấp nông dân Việt Nam có mâu thuẫn dân tộc sâu sắc, có tinh thần yêu nước, cách mạng, sẵn sàng vùng dậy chống lại ách thống trị của thực dân và phong kiến.
Giai cấp địa chủ Việt Nam được thực dân Pháp duy trì và khuyến khích phát triển. Sau hai cuộc khai thác thuộc địa, địa chủ Việt Nam tăng lên về số lượng. Năm 1919, địa chủ Việt Nam chiếm 7% dân cư nông thôn, 9% số chủ ruộng đất và 50% diện tích đất canh tác. Một số ít địa chủ có quyền lợi gắn chặt với tư bản Pháp nên ra sức chống lại cách mạng, còn lại là địa chủ vừa và nhỏ bị chèn ép, cho nên ngoài mâu thuẫn giai cấp với nông dân, số địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần dân tộc, muốn thoát khỏi sự thống trị của thực dân Pháp.
Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Năm 1914, công
23
nhân cả nước có khoảng 100.000 người, đến năm 1929 tăng lên 220.000 người, sống tập trung ở các thành phố lớn và các vùng mỏ. Ra đời trong xã hội thuộc địa và phong kiến, ngoài những tính chất của giai cấp công nhân quốc tế, giai cấp công nhân Việt Nam có những đặc điểm như: sự ra đời của giai cấp này là kết quả của quá trình thực dân Pháp áp dụng phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào Việt Nam; ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc; được kế thừa truyền thống yêu nước, bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc; bị ba tầng áp bức là đế quốc, phong kiến, tư sản. Bên cạnh đó, tuyệt đại đa số công nhân Việt Nam xuất thân trực tiếp từ nông dân, do vậy họ có mối liên hệ tự nhiên, bền chặt với nông dân, đây là điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển khối liên minh công - nông trong quá trình đấu tranh cách mạng.
Giai cấp tư sản Việt Nam được hình thành và phát triển trong quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Một bộ phận nhỏ của giai cấp tư sản Việt Nam gắn liền lợi ích với tư bản Pháp, tham gia và gắn chặt vào đời sống chính trị, kinh tế của chính quyền thực dân Pháp (thường được gọi là tư sản mại bản). Còn một bộ phận khác là giai cấp tư sản dân tộc có mâu thuẫn với tư bản Pháp, với triều đình phong kiến, nhưng thế lực kinh tế yếu, thế lực chính trị hầu như không có gì.
24
Ngoài mâu thuẫn giai cấp, bộ phận giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam còn có tinh thần yêu nước, chống đế quốc và phong kiến.
Tiểu tư sản Việt Nam1 gồm nhiều thành phần như giáo viên, học sinh, sinh viên, viên chức, người buôn bán nhỏ, người làm nghề thủ công, dân nghèo thành thị, người làm nghề tự do,... phát triển khá nhanh trong quá trình thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa. Đến cuối những năm 20 thế kỷ XX, tiểu tư sản Việt Nam chiếm 10% dân số, tập trung ở các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn,... Họ rất nhạy bén với thời cuộc và các trào lưu tư tưởng tiến bộ; có tinh thần yêu nước và cách mạng, sẵn sàng đứng lên cùng các lực lượng yêu nước khác đấu tranh giành độc lập, tự do cho đất nước.
Chính sách cai trị của thực dân Pháp làm nổi rõ mâu thuẫn trong xã hội. Ngoài mâu thuẫn tồn tại lâu đời trong xã hội phong kiến Việt Nam là mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam, trước hết là nông dân với giai cấp địa chủ, còn xuất hiện mâu thuẫn mới là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược. Mâu thuẫn này ngày càng gay gắt và trở thành mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam.
__________
1. Trong một số tài liệu, tiểu tư sản Việt Nam được gọi là “tầng lớp” hoặc “giai cấp”.
25
II- CÁC PHONG TRÀO YÊU NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG Ở VIỆT NAM (1885 - 1930)
Ngay từ khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam năm 1858, các phong trào yêu nước, chống Pháp của người Việt Nam liên tiếp nổ ra. Có thể chia các phong trào yêu nước Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1930 theo ba khuynh hướng: một là, theo tư tưởng phong kiến; hai là, theo tư tưởng tư sản; ba là, theo tư tưởng vô sản.
1. Phong trào yêu nước theo tư tưởng phong kiến
Trái với thái độ do dự của triều đình nhà Nguyễn trước những hành động xâm lược của thực dân Pháp, từ năm 1858, các văn thân, sĩ phu yêu nước phong kiến ở ba kỳ đã tổ chức nhân dân đứng lên chống Pháp xâm lược1.
Với việc ký Hiệp ước Patơnốt năm 1884 đầu hàng thực dân Pháp, giai cấp phong kiến Việt Nam không còn đóng vai trò tích cực trong việc
__________
1. Ngoài ra, còn có phong trào nông dân Yên Thế (1884 - 1913) do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo. Tuy không hẳn là nằm trong tư tưởng phong kiến, nhưng về mặt nào đó mà xét thì nó mang “cốt cách phong kiến” (theo tác giả Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2015, tr.15).
26
lãnh đạo nhân dân đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc. Tuy vậy, trong triều đình nhà Nguyễn vẫn còn có ba ông vua là Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân cùng với một số quan lại, văn thân, sĩ phu đã lãnh đạo nhân dân đứng lên đấu tranh vũ trang chống thực dân Pháp xâm lược.
Đó là các phong trào: Cần Vương (1885 - 1896) mà tiêu biểu là khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình Phùng (1885 - 1896); khởi nghĩa của Nguyễn Văn Giáp ở Sơn Tây và Tây Bắc (1883 - 1887); phong trào Nghĩa hội Quảng Nam của Nguyễn Duy Hiệu; khởi nghĩa của Nguyễn Xuân Ôn ở Nghệ An; khởi nghĩa Ba Đình của Đinh Công Tráng, Phạm Bành ở Nga Sơn, Thanh Hóa (1886 - 1887); khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng ở Bình Định; khởi nghĩa của Lê Thành Phương ở Phú Yên (1885 - 1887); khởi nghĩa Hùng Lĩnh của Tống Duy Tân ở Bá Thước và Quảng Xương, Thanh Hóa (1885 - 1892); khởi nghĩa Bãi Sậy của Nguyễn Thiện Thuật ở Hưng Yên (1885 -1892); phong trào kháng chiến ở Thái Bình - Nam Định của Tạ Hiện và Phạm Quang Huy; khởi nghĩa Hưng Hóa của Nguyễn Quang Bích ở Phú Thọ và Yên Bái; khởi nghĩa Thanh Sơn của Đốc Ngữ (Nguyễn Đức Ngữ) ở Hòa Bình (1886 - 1892); khởi nghĩa của Trịnh Phong ở Khánh Hòa (1885 -1886); khởi nghĩa của Lê Trực và Nguyễn Phạm Tuân ở Quảng Bình; khởi nghĩa của Hoàng Đình Kinh
27
ở vùng Lạng Sơn, Bắc Giang; khởi nghĩa của Lê Trung Đình, Nguyễn Tự Tân ở Quảng Ngãi; khởi nghĩa của Trương Đình Hội, Nguyễn Tự Như ở Quảng Trị; khởi nghĩa của Cù Hoàng Địch ở Nghệ - Tĩnh,...
Các phong trào khởi nghĩa vũ trang chống Pháp theo tư tưởng phong kiến diễn ra rộng khắp ở nhiều vùng, miền khác nhau, từ đồng bằng, rừng núi đến nông thôn, từ đồng bào Kinh đến các đồng bào dân tộc thiểu số. Phong trào diễn ra liên tục, kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất chống xâm lược của nhân dân Việt Nam, thể hiện tình đoàn kết của các dân tộc Việt Nam kiên quyết chống xâm lược. Phong trào thể hiện sự sáng tạo của các sĩ phu yêu nước phong kiến trong việc tập hợp lực lượng rộng rãi, biết dựa vào địa thế, địa hình của từng vùng, miền để xây dựng căn cứ địa vững chắc; biết tạo vũ khí, huấn luyện du kích, tổ chức lực lượng đông và mạnh để chống Pháp.
Nhưng khi Pháp xâm lược Việt Nam, ngọn cờ phong kiến không còn là ngọn cờ tiêu biểu để tập hợp một cách rộng rãi các tầng lớp nhân dân, không có khả năng liên kết các trung tâm chống thực dân Pháp trên toàn quốc nữa. Thất bại của phong trào yêu nước ở Việt Nam theo tư tưởng phong kiến từ giữa đến cuối thế kỷ XIX là do chế độ phong kiến không còn đáp ứng xu thế phát
28
triển của dân tộc. Hơn nữa, phong trào đó thiếu đường lối cứu nước đúng đắn; khởi nghĩa nổ ra lẻ tẻ ở nhiều nơi, lực lượng bị phân tán, vũ khí thô sơ; lãnh đạo phong trào là các quan lại, sĩ phu yêu nước còn mang nặng tư tưởng phong kiến, không có khả năng tổ chức, tập hợp, đoàn kết lực lượng. Thất bại của các phong trào đấu tranh vũ trang yêu nước giữa thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX nói lên sự bất lực hoàn toàn của phong trào giải phóng dân tộc theo tư tưởng phong kiến.
2. Phong trào yêu nước theo tư tưởng tư sản
Phong trào yêu nước theo tư tưởng tư sản ở Việt Nam có nhiều, tiêu biểu nhất là: phong trào với xu hướng bạo động do Phan Bội Châu đứng đầu; phong trào với xu hướng cải cách do Phan Châu Trinh lãnh đạo; phong trào yêu nước của Việt Nam Quốc dân Đảng.
Tất cả các phong trào nói trên đều có mục tiêu xây dựng chế độ dân chủ tư sản ở Việt Nam, nhưng với nhiều phương pháp đấu tranh khác nhau.
Phong trào với xu hướng bạo động do Phan Bội Châu lãnh đạo bắt đầu nổi lên từ tháng 5/1904 với mục đích là xây dựng chế độ quân chủ lập hiến. Tháng 6/1925, Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt ở Thượng Hải, Trung Quốc và bị kết án tù khổ sai chung thân. Trước áp lực phong trào đấu tranh của nhân dân đòi ân xá Phan Bội Châu,
29
thực dân Pháp phải đưa ông về quản thúc ở Huế cho đến khi ông mất năm 1940.
Phong trào với xu hướng cải cách do Phan Châu Trinh lãnh đạo khởi đầu từ những năm đầu thế kỷ XX, với phương pháp “bất bạo động, bạo động tắc tử”; đề ra chủ trương “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”; cải cách kinh tế, văn hóa - xã hội bằng con đường cải cách ôn hòa đi đến xóa bỏ chế độ phong kiến, xây dựng xã hội dân chủ tư sản. Tháng 3/1908, các cuộc đấu tranh chống sưu thuế ở Trung Kỳ nổ ra, Phan Châu Trinh cùng nhiều thành viên của phong trào Duy Tân bị bắt. Ngày 04/4/1908, Phan Châu Trinh bị thực dân Pháp kết án và đày đi Côn Đảo1. Trước sức ép của dư luận trong nước và sự vận động của Hội Nhân quyền Pháp, Phan Châu Trinh được trả tự do vào tháng 8/1910. Năm 1911, Phan Châu Trinh sang Pháp. Tại đây, ông gửi cho Hội Nhân quyền Pháp bản điều trần về vụ trấn áp những người chống sưu thuế tại Trung Kỳ năm 1908 và những tài liệu tố cáo tình trạng các tù nhân ở Côn Đảo bị đối xử tàn bạo. Tháng 9/1914, Phan Châu Trinh bị bắt giam tại Pháp. Đến tháng 8/1915, ông được trả tự do. Ngày 29/5/1925, ông về nước tiếp tục hoạt động yêu nước và qua đời ngày 24/3/1926 tại Sài Gòn.
__________
1. Còn được gọi là Côn Lôn, Côn Sơn.
30
Ngày 25/12/1927, Việt Nam Quốc dân Đảng tuyên bố thành lập do Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài đứng đầu. Mục tiêu của Đảng là: làm cách mạng quốc gia, dùng vũ lực đánh đổ chế độ thực dân và phong kiến, lập nên một nước Việt Nam độc lập cộng hòa. Tháng 02/1929, Việt Nam Quốc dân Đảng tổ chức ám sát tên trùm mộ phu người Pháp Badanh (Alfred François Bazin) tại Hà Nội. Sau đó, Đảng bị thực dân Pháp khủng bố, bắt và sát hại 225 đảng viên, làm cho nhiều cơ sở của Đảng tan vỡ. Ngày 17/9/1929, Đảng tổ chức cuộc họp tại Lạc Đạo, Văn Lâm, Hưng Yên quyết định tổ chức khởi nghĩa đồng loạt ở các thành phố lớn là trung tâm quân sự của Pháp; lực lượng khởi nghĩa là các binh sĩ Việt Nam trong quân đội Pháp và có sự phối hợp hưởng ứng của nhân dân; thời điểm khởi nghĩa dự kiến vào đêm 09/02/1930; các lãnh tụ của Đảng được phân công cụ thể về chuẩn bị lực lượng, chế tạo vũ khí, may cờ, rải truyền đơn tại các tỉnh lân cận. Với chủ trương “Không thành công cũng thành nhân”, Việt Nam Quốc dân Đảng đã đứng lên khởi nghĩa ngày 09/02/1930 ở nhiều nơi, mạnh nhất ở tỉnh Yên Bái. Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng bị thất bại. Nguyễn Thái Học và nhiều lãnh tụ của Việt Nam Quốc dân Đảng bị địch bắt và bị đưa đến Yên Bái giết hại.
31
Như vậy, khi ngọn cờ yêu nước theo tư tưởng phong kiến bị gãy gục thì đầu thế kỷ XX Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi các tư tưởng tư sản trên thế giới, đặc biệt là từ tư tưởng tư sản Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ. Phong trào đã phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam, huy động nhiều giai cấp, tầng lớp nhân dân tham gia, đặc biệt là tầng lớp trí thức yêu nước. Mục tiêu đấu tranh không phải là duy trì chế độ phong kiến mà xây dựng ở Việt Nam một chế độ tư sản (hoặc quân chủ, hoặc cộng hòa). Hình thức đấu tranh của các tầng lớp nhân dân theo tư tưởng tư sản rất phong phú, bao gồm cả đấu tranh vũ trang và nhiều biện pháp cải cách; cả hợp tác với lực lượng bên ngoài nước. Phong trào yêu nước theo tư tưởng tư sản tiếp tục thể hiện khát vọng cháy bỏng của dân tộc Việt Nam về độc lập, tự do, tự cường, phát triển.
Tuy nhiên, phong trào yêu nước theo tư tưởng tư sản đầu thế kỷ XX bị thất bại nhanh chóng do những nguyên nhân sau đây:
- Tư tưởng tư sản ở Việt Nam lúc này là mới, nhưng trên thế giới, nhất là ở châu Âu, giai cấp tiêu biểu cho sự phát triển của xã hội không phải là giai cấp tư sản nữa, mà đứng ở trung tâm thời đại là giai cấp công nhân. Do vậy, tư tưởng tư sản không phải là xu hướng phát triển của dân tộc Việt Nam ngay từ đầu thế kỷ XX.
32
- Các phong trào yêu nước theo tư tưởng tư sản thiếu đường lối đúng đắn, thiếu phương pháp hành động phù hợp. Ở một nước nông nghiệp, thuộc địa và phong kiến như Việt Nam, lực lượng nông dân chiếm đa số dân cư, cộng với lực lượng công nhân mới ra đời, nhưng trong lực lượng đấu tranh của các phong trào yêu nước theo tư tưởng tư sản đều thiếu vắng hai lực lượng cơ bản này. Bên cạnh đó, khi tiến hành phương pháp bạo động vũ trang, lực lượng lãnh đạo lại chú ý vào việc ám sát mà không có một tổ chức chặt chẽ, phương pháp tác chiến đơn giản, cơ sở vật chất và vũ khí cho vũ trang bạo động rất thô sơ. Việc tìm kiếm sự hợp tác, giúp đỡ từ bên ngoài, chủ yếu là từ Nhật Bản, Pháp, Trung Quốc, do nhiều lý do, không có hiệu quả.
- Thiếu giai cấp đủ năng lực và điều kiện lãnh đạo. Giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam không đủ năng lực lãnh đạo các phong trào yêu nước đạt mục tiêu chuyển xã hội Việt Nam từ xã hội thuộc địa và phong kiến lên xã hội dân chủ tư sản.
Tuy không thành công, nhưng các phong trào yêu nước theo tư tưởng tư sản đã để lại nhiều kinh nghiệm quý báu cho cách mạng Việt Nam sau này. Đó là sự cần thiết phải có giai cấp công nhân lãnh đạo với đường lối giải phóng dân tộc đúng đắn; có phương pháp cách mạng phù hợp; xây dựng được khối đại đoàn kết toàn dân tộc do
33
liên minh công nhân - nông dân - trí thức làm nòng cốt; có sự kết hợp của phong trào giải phóng dân tộc ở trong nước với sự giúp đỡ, hợp tác có hiệu quả của các lực lượng tiến bộ trên thế giới.
3. Phong trào yêu nước theo tư tưởng vô sản
Phong trào yêu nước Việt Nam theo tư tưởng vô sản được phản ánh rõ nét qua phong trào công nhân. Đầu thế kỷ XX, giai cấp công nhân Việt Nam ra đời với nguồn gốc xuất thân từ nông dân, thợ thủ công, dân nghèo thành thị và một số ít là thợ kỹ thuật Hoa kiều.
Phong trào công nhân trước năm 1925: Từ năm 1919 đến năm 1924, khi thực dân Pháp đẩy mạnh cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai với quy mô và cường độ đầu tư cao hơn gấp nhiều lần so với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất thì nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ, đồn điền cũng xuất hiện ngày càng nhiều và cùng với đó là sự gia tăng nhanh chóng của đội ngũ công nhân.
Bị áp bức, bóc lột, giai cấp công nhân Việt Nam đã vùng dậy đấu tranh. Hình thức đấu tranh ngày càng phong phú; số lượng các cuộc đấu tranh tăng lên; đấu tranh từ lẻ tẻ bỏ việc đến phá giao kèo: “Từ năm 1919 đến năm 1922 có 2.219 vụ công nhân bỏ việc, phá giao kèo, trung bình mỗi năm có 555 vụ... Tính chung trong vòng 7 năm (1919 - 1925) số vụ công nhân bỏ việc, phá
34
giao kèo nhiều gấp hai lần so với công nhân hết hạn trở về làng”1. Hình thức đấu tranh cao hơn nữa là công nhân tiến hành bãi công: mùa hè năm 1922, công nhân, viên chức ở các sở thương nghiệp và đồn điền tư nhân Bắc Kỳ bãi công đòi nghỉ ngày chủ nhật như công nhân, viên chức Nam Kỳ. Tháng 11/1922, 600 thợ nhuộm ở Chợ Lớn vì bị bớt lương đã bãi công với sự hưởng ứng của công nhân hàng chục cơ sở nhuộm khác. Năm 1923, bãi công nổ ra ở Nhà máy Xi măng Hải Phòng, rồi đến hàng loạt các cuộc bãi công nổ ra ở nhiều trung tâm công nghiệp và đô thị lớn như Cẩm Phả, Hải Dương, Hà Nội, Nam Định, Biên Hòa.
Từ năm 1919 đến năm 1925, giai cấp công nhân Việt Nam do bị bóc lột nặng nề, đời sống khó khăn nên đã vùng lên đấu tranh. Mặc dù hình thức đấu tranh còn tự phát, quy mô nhỏ, đòi những quyền lợi hằng ngày như tăng lương, giảm giờ làm, chống đánh đập,... nhưng đã thể hiện sự phản kháng mạnh mẽ của công nhân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rằng: “Đây là lần đầu tiên, một phong trào như thế nhóm lên ở thuộc địa,... hãy ghi lấy dấu hiệu đó của thời đại”2.
__________
1. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam: Lịch sử phong trào công nhân và Công đoàn Việt Nam (cuối thế kỷ XIX - 1954), Nxb. Lao động, Hà Nội, 2003, tr.75.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.2, tr.123.
35
Phong trào công nhân từ năm 1925 đến năm 1930: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 - 1929), thực dân Pháp đầu tư vào các ngành kinh tế Việt Nam với tốc độ nhanh hơn và quy mô rộng hơn so với lần thứ nhất: “Nếu như trong vòng 40 năm, từ năm 1888 đến năm 1928, tổng số vốn đầu tư của thực dân Pháp vào Đông Dương là gần 1 tỷ phơrăng, thì chỉ trong 5 năm (1924 - 1929), riêng tư bản tư nhân Pháp đã đem thêm qua nước ta khoảng 3 - 4 tỷ phơrăng”1.
Kéo theo sự đầu tư vốn của thực dân Pháp, đến năm 1929 kể cả các doanh nghiệp cũ và mới, thực dân Pháp có 50 công ty nông nghiệp, 46 công ty công nghiệp, 19 công ty mỏ, 31 công ty thương nghiệp ở Việt Nam2. Do số lượng nhà máy, xí nghiệp của thực dân Pháp tăng lên, nên số lượng công nhân được tuyển dụng lao động cũng tăng lên: “Nếu như trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất, đội ngũ công nhân Việt Nam mới có khoảng 10 vạn người thì đến đầu năm 1929, số công nhân thường xuyên làm trong các doanh nghiệp của tư bản Pháp là 221.052 người”3.
__________
1, 3. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam: Lịch sử phong trào công nhân và Công đoàn Việt Nam (cuối thế kỷ XIX - 1954), Sđd, tr.51, 54.
2. Xem P. Isoart: Le Phénomène national Vietnamine: De l’indépendence unitaire à l’indépendence fractionnée, Paris, 1961, tr.182.
36
Công nhân Việt Nam làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ, đồn điền của Pháp bị bóc lột, thân phận làm thuê, không có bất cứ quyền tự do, dân chủ nào. Họ thường phải làm việc 10 giờ một ngày, cá biệt 12, 14 đến 16 giờ một ngày với tiền công rẻ mạt, lại thường xuyên bị đốc công, cai đánh đập tàn nhẫn. Do bị áp bức dã man nên giai cấp công nhân Việt Nam luôn có tinh thần đoàn kết, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Sống và lao động tập trung, gắn liền với sự phân công chuyên môn hóa trong dây chuyền sản xuất công nghiệp đã rèn luyện cho công nhân ý thức tổ chức, kỷ luật và tinh thần đoàn kết cao.
Trong thời gian này, phong trào công nhân Việt Nam chịu ảnh hưởng tích cực từ thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười và của Quốc tế Cộng sản, đồng thời chịu ảnh hưởng từ hoạt động của các tổ chức cách mạng có xu hướng vô sản, đặc biệt là từ tổ chức của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Phong trào công nhân thời kỳ này còn được ảnh hưởng tích cực từ quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam. Tại nhiều đô thị, các trung tâm công nghiệp, các chi bộ của tổ chức Thanh niên đã lập các tổ chức công hội, thúc đẩy phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân làm cho phong trào công nhân có nhiều chuyển biến tích cực.
37
Tháng 8/1925, 1.000 công nhân xưởng Ba Son, Sài Gòn dưới sự lãnh đạo của Công hội Sài Gòn - Chợ Lớn đã tiến hành bãi công với yêu sách tăng lương cho công nhân lên 20%; bỏ lệ làm bù ngày lĩnh lương hai kỳ trong tháng; phải gọi các công nhân bị đuổi việc trong cuộc đình công tháng 7 trở lại làm việc. Bị chủ nhà máy hăm dọa, dụ dỗ, mua chuộc, nhưng được sự ủng hộ, cổ vũ của công nhân các sở, xưởng ở Sài Gòn nên công nhân Ba Son kiên trì đấu tranh. Đến ngày 12/8/1925, chủ xưởng phải nhượng bộ và chấp nhận tăng lương 10% cho công nhân, bỏ lệnh cắt 15 phút làm bù ngày lĩnh lương. Cuộc bãi công giành thắng lợi. Sau đó, công nhân Ba Son tiếp tục đấu tranh bằng hình thức lãn công, kéo dài việc sửa chữa tàu Misơlê (Michelet), làm cho kế hoạch sử dụng chiến hạm Misơlê đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân Trung Quốc không thực hiện được.
Cuộc bãi công của công nhân Ba Son đã giành được thắng lợi hoàn toàn sau gần 4 tháng đấu tranh kiên trì, kiên quyết và sáng tạo. Cuộc bãi công có ý nghĩa to lớn, cổ vũ công nhân trong nước đấu tranh, đồng thời mang ý nghĩa quốc tế thiết thực hỗ trợ cho cuộc đấu tranh của công nhân và thủy thủ Trung Quốc. Từ sau cuộc bãi công của công nhân Ba Son, trong hai năm 1926 - 1927, cả
38
nước có 17 cuộc bãi công của công nhân đòi tăng lương và ngày làm 8 giờ như: cuộc đấu tranh của công nhân Xí nghiệp Đầu máy xe lửa Dĩ An (tháng 4/1926), công nhân Nhà máy Cao su Sài Gòn (tháng 5/1926), công nhân đồn điền Cam Tiên (tháng 12/1926)...
Từ tháng 9/1928, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên chủ trương “vô sản hóa”, đưa hội viên chủ yếu là trí thức, tiểu tư sản vào các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ cùng lao động, sinh hoạt với công nhân để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, giác ngộ và tổ chức công nhân đấu tranh. Do đó, năm 1928, phong trào đấu tranh của công nhân diễn ra dồn dập, điển hình là các cuộc đấu tranh của công nhân mỏ than Mạo Khê, Nhà máy Nước đá Luy Lâu, Sài Gòn, Nhà máy Xay Chợ Lớn, Đồn điền cao su Lộc Ninh, Nhà máy Cưa Bến Thủy, Nhà máy Xe lửa Tràng Thi, Nhà máy Dệt Nam Định, Xưởng sửa chữa ôtô Avia Hà Nội...
Ngày 28/7/1929, Công hội Đỏ Bắc Kỳ được thành lập có ý nghĩa quan trọng, chứng tỏ giai cấp công nhân đã trưởng thành, có tổ chức đoàn kết đấu tranh. Sau khi Công hội Đỏ ra đời, phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam có nhiều biến chuyển, trưởng thành nhanh chóng về chất lượng, cổ vũ hàng vạn công nhân
39
vùng lên đấu tranh đòi các quyền lợi dân sinh, dân chủ.
Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời và ngày càng trưởng thành nhanh chóng với ý thức đấu tranh chống áp bức giai cấp và áp bức dân tộc. Sở dĩ như vậy là vì giai cấp công nhân Việt Nam có những đặc điểm của giai cấp công nhân quốc tế như: cùng gắn với phương thức sản xuất công nghiệp tiến bộ nhất nên giai cấp công nhân có tính chất tiên tiến; là người lao động bị áp bức, bóc lột, sống tập trung ở các trung tâm kinh tế, có điều kiện tiếp thu tư tưởng mới nên giai cấp công nhân có tinh thần cách mạng triệt để và có tính kỷ luật cao. Thực dân Pháp là kẻ thù của dân tộc Việt Nam đồng thời cũng là kẻ thù của giai cấp công nhân Việt Nam. Giai cấp công nhân Việt Nam còn mang những đặc tính: bị áp bức, bóc lột của thực dân, phong kiến và giai cấp tư sản nên công nhân Việt Nam có tinh thần cách mạng triệt để; giai cấp công nhân Việt Nam có nguồn gốc xã hội từ nông dân, có mối quan hệ mật thiết và tự nhiên với nông dân, là cơ sở khách quan thuận lợi cho khối liên minh công - nông - trí thức vững chắc; đội ngũ công nhân Việt Nam có lợi ích thống nhất với lợi ích của dân tộc và lợi ích của nông dân, trí thức và các tầng lớp yêu nước khác, tạo ra sự đồng
40
thuận, đoàn kết trong đấu tranh cách mạng. Trong xu thế mới của thời đại, giai cấp công nhân Việt Nam phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng, tiếp thu những tư tưởng tiến bộ, nhất là từ sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga, nên có tinh thần đoàn kết quốc tế và đi theo con đường cách mạng vô sản.
41
Phần thứ hai
NGUYỄN ÁI QUỐC CHUẨN BỊ
các ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
I- HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC TỪ NĂM 1911 ĐẾN NĂM 1929
1. Nguyễn Ái Quốc đi tìm đường cứu nước
Khi đất nước Việt Nam bị thực dân Pháp xâm lược, giải phóng dân tộc là yêu cầu cấp thiết, điều đó đã tác động đến việc ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc.
Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước từ lâu đời. Việt Nam là quốc gia thường xuyên phải đương đầu với những thế lực xâm lược lớn mạnh. Chính vì vậy, các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc diễn ra liên tục trong suốt chiều dài lịch sử nước ta. Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam không chỉ bị bóc lột về kinh tế, nô dịch về văn hóa, mà còn phải chịu nỗi nhục của người dân mất nước. Độc lập, tự do là khát vọng của toàn
42
thể dân tộc Việt Nam. Nhiệm vụ cứu nước, vì thế, được đặt ra vô cùng cấp thiết. Hoàn cảnh đó đặt ra cho mọi người Việt Nam yêu nước phải đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của các thế lực ngoại bang.
Cuối thế kỷ XIX, nhiều phong trào đấu tranh chống Pháp bị thất bại, tình hình đất nước “đen tối như không có đường ra”1. Nguyễn Ái Quốc sinh ra và lớn lên khi đất nước Việt Nam đã trở thành thuộc địa của thực dân Pháp, nhân dân phải chịu cảnh lầm than. Người tận mắt chứng kiến các phong trào yêu nước của cha anh và nhận thấy những hạn chế của họ. Vì thế, mặc dù rất khâm phục tinh thần yêu nước của các thế hệ đi trước, nhưng Nguyễn Ái Quốc không tán thành con đường cứu nước của họ mà quyết tâm ra đi tìm con đường cứu nước mới.
Nguyễn Ái Quốc sớm hình thành ý chí “đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào”. Năm 1923, Nguyễn Ái Quốc kể lại với nhà báo - nhà thơ Liên Xô Ôxíp Manđenxtam (Osip Mandelstam): “Tôi sinh ra trong một gia đình nhà nho An Nam… Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác ái… Và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn đằng sau những chữ ấy. __________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.401.
43
Nhưng trong những trường học cho người bản xứ, bọn Pháp dạy người như dạy con vẹt. Chúng giấu không cho người nước tôi xem sách báo. Không phải chỉ sách của các nhà văn mới, mà cả Rútxô và Môngtexkiơ cũng bị cấm. Vậy thì phải làm thế nào bây giờ? Tôi quyết định tìm cách đi ra nước ngoài”1, “xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta”2.
Đi nước ngoài theo hướng nào? “Cụ Phan Bội Châu muốn đưa anh và một số thanh niên sang Nhật. Nhưng anh không đi”3. Nguyễn Ái Quốc quyết định đi sang Pháp rồi từ đó đi nhiều nước khác ở châu Âu, châu Phi, châu Mỹ, châu Á. Sự lựa chọn con đường xuất dương là kết quả phản ánh tư duy phê phán sắc bén, đúng đắn của một thanh niên trẻ tuổi như Nguyễn Ái Quốc lúc bấy giờ.
Như vậy, theo Nguyễn Ái Quốc, muốn tìm được con đường cứu nước thì trước hết phải hiểu về những kẻ đang cướp nước mình. Muốn đánh đổ được chủ nghĩa thực dân để giải phóng cho đồng bào thì trước hết phải hiểu được gốc rễ, bản chất của chủ nghĩa thực dân. Sự khác biệt của
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.1, tr.461.
2, 3. Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Sđd, tr.16, 15.
44
Nguyễn Ái Quốc so với nhiều người Việt Nam đi sang nước Pháp lúc bấy giờ chính là ở nhận thức đó.
Từ chỗ xác định rõ động cơ, mục đích, hướng đi, Nguyễn Ái Quốc đã chọn một cách đi riêng cho mình. Ngày 05/6/1911, Người rời bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) ra đi tìm đường cứu nước, mở ra chiều hướng giải quyết cuộc khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo và đường lối cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam. Đây được coi là quyết định táo bạo, thể hiện tư duy đúng đắn của Nguyễn Ái Quốc.
2. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1920
Tháng 7/1911, Nguyễn Ái Quốc tới thành phố Mácxây (Marseille), Pháp. Từ năm 1911 đến năm 1917, Người đi qua nhiều nước châu Âu, châu Phi và châu Mỹ. Đặc biệt, Người dừng chân khá lâu ở ba nước đế quốc lớn nhất thời đó là Mỹ, Anh, Pháp, làm nhiều nghề khác nhau để vừa kiếm sống, vừa tự học văn hóa, quan sát thực tế xã hội. Người đã rút ra một kết luận quan trọng: “dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột”1.
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.1, tr.287.
45
Nguyễn Ái Quốc đã quan sát tìm hiểu về chủ nghĩa tư bản, chính sách thực dân ở các nước thuộc địa, chứng kiến cảnh sống cơ cực của nhân dân các thuộc địa và người lao động ở các nước tư bản. Người đã nghiên cứu một số cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu. Nguyễn Ái Quốc nhận thấy trong bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng tư sản Pháp những giá trị chân chính, những nhân tố tích cực, tiến bộ của cách mạng dân chủ tư sản như: tư tưởng “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”, giải phóng con người khỏi ách thống trị của chế độ phong kiến. Người nhận thấy rằng, Tuyên ngôn độc lập của Mỹ đã nêu lên quyền bình đẳng, quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của con người… Nhưng những cuộc cách mạng này không triệt để, ở đó vẫn tồn tại chế độ người bóc lột người, đại bộ phận người dân lao động không có cuộc sống tự do, bình đẳng, hạnh phúc.
Do được đi, được sống gần gũi với những người lao động ở nhiều châu lục, chủ động học hỏi, khảo sát, nghiên cứu thực tế, Nguyễn Ái Quốc đã hiểu rõ sự tàn bạo của thực dân, đế quốc và nguyện vọng, khao khát muốn độc lập, tự do của các dân tộc bị áp bức. Đây chính là cơ sở đầu tiên giúp Nguyễn Ái Quốc tiếp thu quan điểm đúng đắn về dân tộc, giai cấp, về giải phóng dân
46
tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người của chủ nghĩa Mác - Lênin sau này.
Cuối năm 1917, Nguyễn Ái Quốc trở lại Pháp, nơi được gọi là “chính quốc” của các dân tộc thuộc địa Đông Dương, Bắc Phi. Tại đây, Nguyễn Ái Quốc hăng hái hoạt động trong phong trào yêu nước của Việt kiều và phong trào đấu tranh của công nhân Pháp. Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc gia nhập Đảng Xã hội Pháp, vì theo cách nhìn nhận của Người thì “đây là tổ chức duy nhất ở Pháp bênh vực nước tôi, là tổ chức duy nhất theo đuổi tư tưởng cao quý của Đại Cách mạng Pháp”1. Nguyễn Ái Quốc có dịp tiếp xúc với nhiều nhà hoạt động chính trị nổi tiếng ở Pháp, tìm hiểu và hoạt động trong phong trào công nhân, trong Nhóm Những người yêu nước An Nam. Người nghiên cứu lý luận, viết báo, truyền đơn, tranh thủ các diễn đàn, các buổi mít tinh tố cáo thực dân và tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam. Người còn tham gia đấu tranh đòi quyền cho binh lính và công nhân An Nam được hồi hương.
Sống và làm việc trong phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng Tháng
__________
1. Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Sđd, tr.61.
47
Mười Nga, tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc có những biến chuyển theo xu hướng cách mạng vô sản. Tháng 6/1919, nhân dịp các nước đế quốc thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất họp hội nghị ở Vécxây (Versailles), Nguyễn Ái Quốc đã thay mặt Nhóm Những người yêu nước An Nam tại Pháp gửi tới Hội nghị bản Yêu sách của nhân dân An Nam gồm 8 điểm, đòi Chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và tự quyết cho dân tộc Việt Nam. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 đã ảnh hưởng sâu sắc tới phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, tác động tích cực tới nhận thức của Nguyễn Ái Quốc. Người thực sự ngưỡng mộ cuộc cách mạng vĩ đại đó, kính phục V.I. Lênin và tham gia nhiều cuộc vận động ủng hộ nhân dân Nga bảo vệ thành quả cách mạng. Tháng 3/1919, Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) ra đời, khẳng định con đường cách mạng vô sản thế giới, phê phán con đường cải lương của Quốc tế II. Trong Đảng Xã hội Pháp cũng diễn ra sự phân hóa và đấu tranh giữa hai con đường đó. Tháng 7/1920, lần đầu tiên Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin (đăng trên báo Nhân đạo (l’Humanité) của Đảng Xã hội Pháp trong hai số ngày 16 và ngày 17/7/1920),
48
tìm thấy ở đó tư tưởng và con đường giải phóng dân tộc Việt Nam.
Tháng 12/1920, tham dự Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp, bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên. Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “Đệ tam Quốc tế rất chú ý đến vấn đề giải phóng thuộc địa. Đệ tam Quốc tế nói sẽ giúp đỡ các dân tộc bị áp bức giành lại tự do và độc lập của họ... Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn; đấy là tất cả những điều tôi hiểu”1.
Trong quá trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc không chỉ đến một quốc gia mà Người còn tiến hành khảo sát ở nhiều quốc gia trên thế giới, gồm cả các nước tư bản và thuộc địa, nhất là các nước tư bản phát triển, nơi hội tụ nhiều trào lưu tư tưởng. Ở đâu Nguyễn Ái Quốc cũng kết hợp tìm hiểu, nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn, thấy được cách mạng tư sản là “cách mạng chưa đến nơi” vì quần chúng lao động vẫn đói khổ. Trong quá trình tìm chân lý, Nguyễn Ái Quốc đã phát hiện trong Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa __________
1. Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Sđd, tr.65.
49
của V.I. Lênin một phương lược cứu nước mới. Nguyễn Ái Quốc tin tưởng và quyết định lựa chọn con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam theo xu hướng cách mạng vô sản.
3. Nguyễn Ái Quốc với bản Yêu sách của nhân dân An Nam (năm 1919)
Tháng 01/1918, Tổng thống thứ 28 của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ U. Uynxơn (Thomas Woodrow Wilson, 1856 - 1924) công bố “Chương trình 14 điểm”, trong đó có điểm thứ 5 hứa hẹn ủng hộ “quyền tự quyết của các dân tộc”, “giải quyết một cách rộng rãi, vô tư quyền tự do và các yêu sách về vấn đề thuộc địa”. Sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, từ ngày 18/6/1919 đến ngày 21/6/1919, đại biểu các nước đế quốc tham gia chiến tranh đã họp Hội nghị ở Vécxây, Pháp. Tại Hội nghị Vécxây năm 1919, Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Uynxơn tiếp tục tuyên bố theo tinh thần “Chương trình 14 điểm” mà ông đã nêu từ năm 1918. Thực ra, tâm điểm của Chương trình này là nhằm thiết lập vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ đối với thế giới, đồng thời chống lại nước Nga Xôviết vừa mới ra đời. Tổng thống Hoa Kỳ đã đưa ra những lời rất mỹ miều về quyền dân tộc tự quyết, về quyền dân chủ. Nhân dân các dân tộc thuộc địa đều hy vọng rằng, với những gì Tổng thống Uynxơn tuyên bố, nhất định quyền
50
dân tộc tự quyết, những yêu cầu về độc lập, tự do của các dân tộc sẽ được thực hiện. Có thể nói rằng, Tổng thống Hoa Kỳ Uynxơn đã chạm trúng tâm lý khát khao cháy bỏng về các chủ đề đó trong những người yêu nước của các dân tộc thuộc địa trên thế giới, trong đó có những người Việt Nam yêu nước đang có mặt tại Pháp năm 1919, mà tiêu biểu là những nhân vật chủ chốt: Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh.
Ngày 18/6/1919, Nguyễn Tất Thành lấy tên là Nguyễn Ái Quốc “thay mặt nhóm những người yêu nước An Nam”1 (với địa chỉ số 56, phố Mơxiơ Lơ Pranhxơ, Pari), gửi thư kèm theo bản Yêu sách của nhân dân An Nam tới Tổng thống Hoa Kỳ Uynxơn và trưởng đoàn đại biểu các nước Đồng minh thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất họp tại Vécxây2.
Đây là lần đầu tiên tên gọi Nguyễn Ái Quốc xuất hiện, cũng là điểm khởi đầu của một hành trình đấu tranh cách mạng. Bản Yêu sách được viết bằng ba ngôn ngữ Pháp, Việt, Hán và được Nguyễn Ái Quốc diễn đạt qua thể thơ lục bát và song thất lục bát với tên gọi An Nam yêu cầu ca.
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.1, tr.470.
2. Xem Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.1, tr.469-470.51
Bản Yêu sách của nhân dân An Nam với 8 nội dung cơ bản là:
1. Tổng ân xá cho tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị;
2. Cải cách nền pháp lý ở Đông Dương bằng cách cho người bản xứ cũng được quyền hưởng những bảo đảm về mặt pháp luật như người châu Âu; xóa bỏ hoàn toàn các tòa án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân An Nam;
3. Tự do báo chí và tự do ngôn luận;
4. Tự do lập hội và tự do hội họp;
5. Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương; 6. Tự do học tập, thành lập các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh cho người bản xứ;
7. Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật;
8. Đoàn đại biểu thường trực của người bản xứ, do người bản xứ bầu ra, tại Nghị viện Pháp để giúp cho Nghị viện biết được những nguyện vọng của người bản xứ1.
Với bản Yêu sách này, Nguyễn Ái Quốc và nhóm những người yêu nước An Nam tại Pháp đã dũng cảm đưa vấn đề chính trị của một nước thuộc địa ra quốc tế; đòi cho nhân dân Việt Nam có __________
1. Xem Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.1, tr.440-441.
52
những quyền cơ bản, chính đáng, cụ thể ngay giữa vòng vây của kẻ thù. Bản Yêu sách chỉ là những điều “khiêm tốn” đặt trong bối cảnh lúc bấy giờ. Nguyễn Ái Quốc nhận thức rõ rằng, bản chất của Hội nghị Vécxây là hội nghị chia phần của các nước đế quốc thắng trận sau Chiến tranh thế giới thứ nhất; tuyên bố về quyền dân tộc tự quyết của Tổng thống Hoa Kỳ Uynxơn tại Hội nghị Vécxây năm 1919 không có một chút giá trị thực tế nào. Sau này, trong bài Cuộc kháng chiến của tổ hợp những bài viết với tiêu đề chung là Đông Dương năm 1923 - 1924, Nguyễn Ái Quốc cho rằng: ““Chủ nghĩa Uynxơn” chỉ là một trò bịp bợm lớn”1.
Mặc dù không đạt được yêu cầu, song việc gửi bản Yêu sách đến một hội nghị quốc tế - hình thức đấu tranh trực diện của Nguyễn Ái Quốc và những người cùng Nhóm Người yêu nước An Nam tại Pháp, sào huyệt của chủ nghĩa thực dân, cùng những nội dung của bản Yêu sách đã có tác động lớn, làm kích thích thêm tinh thần yêu nước của nhân dân thuộc địa Đông Dương. Những yêu sách đó làm chấn động dư luận nước Pháp, khiến cho nhân dân Pháp hiểu rõ hơn về Việt Nam. Người Việt Nam cho đó là “tiếng sấm” không chỉ thức tỉnh tinh thần đấu tranh của nhân dân Việt Nam mà còn tác động lớn đến tinh thần yêu nước, __________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.1, tr.441.
53
niềm tin của nhân dân kể từ sau thất bại của các phong trào đấu tranh yêu nước cuối thế kỷ XIX đến khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời; đồng thời đánh thức sự thờ ơ của dư luận quốc tế đối với vấn đề thuộc địa, với chính sách cai trị hà khắc ở thuộc địa của Pháp nói chung và thuộc địa Đông Dương, Việt Nam nói riêng.
4. Nguyễn Ái Quốc với bản Luận cương của V.I. Lênin (năm 1920)
Từ năm 1911 đến năm 1917, Nguyễn Ái Quốc đi nhiều nước châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ. Đây là quá trình khảo nghiệm thực tiễn, là điều kiện cần thiết để sau đó Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm ra con đường đúng đắn cho cách mạng Việt Nam.
Năm 1917, Nguyễn Ái Quốc trở lại Pháp. Tại đây, Người chủ động hòa mình vào cuộc sống của những người dân lao động, đến dự các buổi sinh hoạt chính trị, các buổi mít tinh, nói chuyện ở các đường phố, gặp những người bạn Pháp đấu tranh trong phong trào công nhân. Cũng trong năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi, mở ra thời đại mới cho lịch sử thế giới. Người đã rút ra kết luận rằng, lần đầu tiên trong lịch sử thế giới, ở nước Nga, những người lao động đã nắm được chính quyền. Thực dân Pháp cố tình bưng bít thông tin về cuộc cách mạng này, nhưng
54
Nguyễn Ái Quốc vẫn kiên trì tìm mọi cách để tìm hiểu rõ hơn về Cách mạng Tháng Mười Nga. Sống và làm việc trong phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga, tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc có những biến chuyển mạnh mẽ. Nguyễn Ái Quốc liên tục theo dõi các sự kiện chính trị - xã hội trên các báo ra hằng ngày, đặc biệt quan tâm tin tức về Cách mạng Tháng Mười Nga.
Chính vì thế, khi báo Nhân đạo trong hai ngày 16 và 17/7/1920 đăng Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin (gọi tắt là Luận cương Lênin) đã thu hút sự chú ý của Nguyễn Ái Quốc. Tên bài báo có liên quan đến vấn đề thuộc địa - một vấn đề mà Người đang quan tâm một cách đặc biệt. Trước đó, Người đã học tập, quan sát, nghiên cứu thực tế nhiều nước châu Âu, châu Mỹ, châu Phi và nhất là ở Anh, Pháp với không khí chính trị sôi động đầu thế kỷ XX. Nguyễn Ái Quốc vào Đảng Xã hội Pháp từ năm 1918 chính là cơ sở cho sự mở mang tri thức và mài sắc thêm tư duy chính trị. Về sau này, tháng 4/1960, trong bài viết cho tạp chí Các vấn đề phương Đông (Liên Xô) nhân Kỷ niệm lần thứ 90 Ngày sinh của V.I. Lênin, Người kể lại rằng, ngay sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Người ủng hộ Cách mạng Tháng Mười Nga là theo cảm tính tự nhiên: Khi tôi nêu câu hỏi:
55
“Ai khẳng định rõ ràng là mình đoàn kết với các dân tộc bị chủ nghĩa thực dân áp bức?” thì người ta trả lời: Quốc tế thứ ba. Rồi một đồng chí đưa cho tôi đọc Luận cương về các vấn đề thuộc địa và dân tộc của Lênin vừa đăng trên báo Nhân đạo... Từ đó tôi đã có một sự lựa chọn: tán thành Quốc tế thứ ba và hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba1.
Luận cương được V.I. Lênin viết ngày 05/6/1920, đăng trên tạp chí Quốc tế Cộng sản, số 11, ngày 14/7/1920 để lấy ý kiến sửa chữa, bổ sung, điều chỉnh2; báo l'Humanité của Đảng Xã hội Pháp đăng lại vào tháng 7/1920.
Trong Luận cương, V.I. Lênin chỉ ra những nhiệm vụ cơ bản của các đảng cộng sản và cho rằng: “Điều quan trọng nhất trong chính sách của Quốc tế Cộng sản về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa phải là làm cho vô sản và quần chúng lao động của tất cả các dân tộc và tất cả các nước gần gũi nhau để tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng chung nhằm lật đổ bọn địa chủ và giai cấp tư sản. Bởi vì chỉ có sự gần gũi ấy mới bảo đảm việc chiến thắng chủ nghĩa tư bản, nếu không có chiến thắng đó thì không thể thủ tiêu
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.562.
2. Xem V.I. Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1977, t.41, tr.197-206.
56
được ách áp bức dân tộc và tình trạng bất bình đẳng”1. V.I. Lênin nêu rõ sự cần thiết phải “thực hiện trước hết sự đoàn kết tất cả những người vô sản, rồi đến toàn thể quần chúng những người lao động, trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản... Tất cả các đảng cộng sản phải trực tiếp ủng hộ các phong trào cách mạng của những dân tộc phụ thuộc... Nếu không... thì cuộc đấu tranh của những dân tộc phụ thuộc và của các thuộc địa chống áp bức... chỉ là những chiêu bài dối trá”2.
Đối với các nước có tính chất phong kiến, V.I. Lênin cho rằng, “nhất thiết phải có sự giúp đỡ của tất cả các đảng cộng sản đối với phong trào giải phóng dân chủ tư sản của những nước ấy; công nhân của một nước đang thống trị một dân tộc chậm tiến về mặt thuộc địa... phải có nhiệm vụ trước tiên ủng hộ tích cực nhất phong trào giải phóng của dân tộc ấy”3; “nhất thiết phải đặc biệt ủng hộ phong trào nông dân ở các nước chậm tiến... thực hiện sự liên minh chặt chẽ nhất giữa giai cấp vô sản cộng sản Tây Âu với phong trào cách mạng nông dân ở các nước phương Đông”4. Kết thúc bản Luận cương, V.I. Lênin viết: “Không có sự cố gắng tự nguyện tiến tới sự liên minh và sự thống nhất của giai cấp vô sản, rồi sau nữa,
__________
1, 2, 3, 4. V.I. Lênin: Toàn tập, Sđd, t.41, tr.199, 202, 203, 204.
57
của toàn thể quần chúng cần lao thuộc tất cả các nước và các dân tộc trên toàn thế giới, thì không thể chiến thắng hoàn toàn chủ nghĩa tư bản được”1.
Khi đọc Luận cương, Nguyễn Ái Quốc “rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!””2. Dần dần, Người rút ra kết luận: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”3.
Những luận điểm của V.I. Lênin về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa đã giải đáp những vấn đề cơ bản và chỉ dẫn con đường phát triển sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc mà sau gần __________
1. V.I. Lênin: Toàn tập, Sđd, t.41, tr.206. Với tư tưởng của V.I. Lênin thể hiện trong Luận cương cũng như các văn kiện của Đại hội II, Đại hội các dân tộc phương Đông họp từ ngày 01/9/1920 đến ngày 07/9/1920 tại Bacu (Adécbaigian) đã quyết định thành lập Ban Tuyên truyền và hành động của các dân tộc phương Đông, xuất bản tạp chí Những dân tộc phương Đông bằng các thứ tiếng Nga, Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, Arập, nêu lên khẩu hiệu: Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại!
2, 3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.562, 30.
58
10 năm tìm kiếm (1911 - 1920), Nguyễn Ái Quốc mới bắt gặp. Cũng từ đây, chủ nghĩa Mác - Lênin đã giúp Nguyễn Ái Quốc nhận thức thêm nhiều vấn đề lý luận, thực tiễn về cách mạng Việt Nam và hình thành con đường cách mạng Việt Nam.
Như vậy, cùng với ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga, sự tiếp nhận tư tưởng của V.I. Lênin đã dẫn đến sự chuyển biến về chất trong nhận thức cũng như trong hành động, quyết định việc Nguyễn Ái Quốc đứng về phía V.I. Lênin và Quốc tế Cộng sản. Nguyễn Ái Quốc trở thành người Việt Nam đầu tiên tiếp nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, giải quyết sự khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc.
5. Nguyễn Ái Quốc trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên
Lý luận của V.I. Lênin và lập trường đúng đắn của Quốc tế Cộng sản về cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa, nhất là sự ảnh hưởng trực tiếp từ quan điểm của V.I. Lênin trong Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa, là cơ sở để Nguyễn Ái Quốc quyết định thái độ ủng hộ việc gia nhập Quốc tế Cộng sản và trở thành người cộng sản.
Từ ngày 25 đến ngày 30/12/1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội toàn quốc lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp họp tại thành phố Tua (Tours),
59
Pháp với tư cách đại biểu Đông Dương. Lần đầu tiên có một người Việt Nam tham gia đại hội của một chính đảng Pháp. Nguyễn Ái Quốc là người bản xứ thuộc địa duy nhất có mặt tại Đại hội.
Phát biểu tại Đại hội, Nguyễn Ái Quốc lên án chủ nghĩa đế quốc Pháp bằng những lời lẽ đanh thép và nói rằng: “Đảng Xã hội cần phải hoạt động một cách thiết thực để ủng hộ những người bản xứ bị áp bức... Đảng phải tuyên truyền chủ nghĩa xã hội trong tất cả các nước thuộc địa..., đánh giá đúng tầm quan trọng của vấn đề thuộc địa”1.
Ngày 29/12/1920, Đại hội tiến hành bỏ phiếu quyết định việc Đảng ở lại Quốc tế II hay gia nhập Quốc tế III. Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành tham gia Quốc tế III, vì Người hiểu rằng, Quốc tế III rất chú ý đến vấn đề giải phóng các dân tộc thuộc địa.
Ngày 30/12/1920, Nguyễn Ái Quốc cùng những người vừa mới bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế III đứng ra tuyên bố thành lập Phân bộ Pháp của Quốc tế Cộng sản (Section Francaise de l'Internationale Communiste, viết tắt là S.F.I.C. - sau này được gọi là Đảng Cộng sản Pháp). Như vậy, Nguyễn Ái Quốc là một trong những người
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.1, tr.35.
60
sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, đồng thời cũng là người cộng sản Việt Nam đầu tiên.
Hoạt động với khoảng thời gian hai năm rưỡi trong Đảng Cộng sản Pháp, ở bất cứ cuộc họp, tiếp xúc nào, Nguyễn Ái Quốc cũng đề cập vấn đề thuộc địa. Nội dung trên các bài báo, các tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc đều dẫn dắt người đọc trở về với vấn đề các dân tộc bị áp bức. Bằng những hoạt động đó, Nguyễn Ái Quốc đã đấu tranh kiên cường cho quyền lợi của các dân tộc thuộc địa.
Việc bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Pháp đã đánh dấu bước ngoặt quyết định trong cuộc đời và sự nghiệp đi theo con đường cách mạng vô sản của Nguyễn Ái Quốc. Đây cũng là sự khởi đầu một bước ngoặt căn bản trong lịch sử và sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam.
6. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Pháp và Liên Xô từ năm 1921 đến năm 1924
Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng một số người yêu nước của Angiêri, Marốc, Tuynidi... lập ra Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari nhằm tập hợp những người dân thuộc địa sống trên đất Pháp, liên minh với giai cấp vô sản “chính quốc” cùng
61
đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. Đây là tổ chức liên minh của các dân tộc bị chủ nghĩa đế quốc áp bức lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử đấu tranh giải phóng của mình. Nguyễn Ái Quốc góp phần rất quan trọng vào việc xây dựng, phát triển Hội. Cơ quan ngôn luận của Hội là báo Người cùng khổ (Le Paria) do Nguyễn Ái Quốc là Chủ nhiệm kiêm Chủ bút. Người còn viết nhiều bài cho các báo Nhân đạo (l’Humanité - sau khi Đảng Cộng sản Pháp được thành lập, trở thành báo của Đảng Cộng sản Pháp), Đời sống công nhân (La vie Ouvrière) của Tổng Liên đoàn Lao động Pháp... và đặc biệt là viết tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (xuất bản bằng tiếng Pháp tại Pari năm 1925).
Tháng 6/1923, theo sự giới thiệu của đại diện Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc từ Pháp sang Liên Xô. Tại Liên Xô, Người có điều kiện trực tiếp nghiên cứu, học tập sâu sắc hơn về chủ nghĩa Mác - Lênin, về kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Mười Nga và chế độ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước Xôviết. Từ đó, Nguyễn Ái Quốc mong muốn trở về nước để đoàn kết, huấn luyện, đưa nhân dân vào cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do.
Tháng 10/1923, Nguyễn Ái Quốc dự Hội nghị Quốc tế Nông dân và được bầu làm Ủy viên Đoàn Chủ tịch của Hội đồng Quốc tế Nông dân.
62
Đầu tháng 12/1923, Nguyễn Ái Quốc sinh hoạt trong Ban Phương Đông của Quốc tế Cộng sản. Người viết bài cho báo Sự thật, tạp chí Thư tín quốc tế.
Tại Đại hội V Quốc tế Cộng sản (diễn ra từ ngày 17/6 đến ngày 08/7/1924), Nguyễn Ái Quốc phát biểu ba lần tại: Phiên họp lần thứ 8 ngày 23/6/1924, Phiên họp lần thứ 22 ngày 01/7/1924, Phiên họp lần thứ 25 ngày 03/7/1924. Nguyễn Ái Quốc thể hiện rõ lập trường quan điểm của mình về chiến lược cách mạng các nước thuộc địa, về mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa, về vai trò và sức mạnh to lớn của giai cấp nông dân ở các nước thuộc địa.
Phát biểu tại Phiên họp lần thứ 8 của Đại hội, Người đặc biệt lưu ý Đại hội quan tâm đến vấn đề thuộc địa. Người nói: “Tôi đến đây để không ngừng lưu ý Quốc tế Cộng sản đến một sự thật là: Thuộc địa vẫn đang tồn tại, và vạch ra để Quốc tế Cộng sản thấy rằng: Cách mạng, ngoài vấn đề tương lai của các thuộc địa, còn có cả nguy cơ của các thuộc địa. Song, tôi thấy rằng hình như, các đồng chí chưa hoàn toàn thấm nhuần tư tưởng cho rằng vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh của giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận
63
mệnh của giai cấp vô sản bị áp bức ở các thuộc địa. Vì vậy, tôi sẽ tận dụng mọi cơ hội có được, sẽ gợi ra những vấn đề và nếu cần tôi sẽ thức tỉnh các đồng chí về vấn đề thuộc địa”1. Nguyễn Ái Quốc nhấn mạnh: “Hiện nay, nọc độc và sức sống của con rắn độc tư bản chủ nghĩa đang tập trung ở các thuộc địa hơn là ở chính quốc... Chính vì thế, tôi hết sức kêu gọi các đồng chí: Hãy chú ý!”2.
Phát biểu trong Phiên họp lần thứ 22 của Đại hội, Nguyễn Ái Quốc đề nghị Đảng Cộng sản Pháp:
1. Mở trên báo Nhân đạo một mục để đăng đều đặn hằng tuần ít nhất hai cột các bài về vấn đề thuộc địa.
2. Tăng cường tuyên truyền trong những người bản xứ ở những nước thuộc địa đã có phân bộ cộng sản và kết nạp họ vào tổ chức cộng sản.
3. Gửi những người bản xứ vào học ở Trường Đại học Cộng sản Phương Đông ở Liên Xô. 4. Thỏa thuận với Tổng Liên đoàn Lao động thống nhất để tổ chức những người lao động của các thuộc địa làm việc ở Pháp.
5. Đề ra nhiệm vụ cho các đảng viên của Đảng phải quan tâm hơn nữa đến vấn đề thuộc địa. Tại Phiên họp lần thứ 25 của Đại hội, sau khi nêu một cách cụ thể tội ác của chế độ thực dân, __________
1, 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.1, tr.295, 296-297.
64
Nguyễn Ái Quốc nói: “Trong tất cả các thuộc địa của Pháp, nạn nghèo đói đều tăng, sự phẫn uất ngày càng lên cao. Sự nổi dậy của nông dân bản xứ đã chín muồi. Trong nhiều nước thuộc địa, họ đã vài lần nổi dậy, nhưng lần nào cũng bị dìm trong máu. Nếu hiện nay nông dân vẫn còn ở trong tình trạng tiêu cực, thì nguyên nhân là vì họ còn thiếu tổ chức, thiếu người lãnh đạo. Quốc tế Cộng sản cần phải giúp đỡ họ tổ chức lại, cần phải cung cấp cán bộ lãnh đạo cho họ và chỉ cho họ con đường đi tới cách mạng và giải phóng”1.
Những hoạt động tích cực của Nguyễn Ái Quốc trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, trong đó có nước Pháp; những tham luận của Người tại Đại hội V Quốc tế Cộng sản năm 1924; những tác phẩm và bài báo của Người trong những năm 20 thế kỷ XX đã hình thành hệ thống quan điểm lý luận về cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản, theo chủ nghĩa Mác - Lênin. Tư tưởng này của Nguyễn Ái Quốc được truyền bá vào Việt Nam, thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc phát triển theo xu hướng cách mạng vô sản.
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.1, tr.311.
65
7. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc từ năm 1924 đến năm 1927
Từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào cách mạng ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ, trong đó tiêu biểu là các cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân, tư sản dân tộc, tiểu tư sản. Mặc dù chưa giành được thắng lợi nhưng đã tạo tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức cách mạng.
Trong những năm 1923 - 1927, Quảng Châu là trung tâm cách mạng của đất nước Trung Hoa, nơi có nhiều nhà cách mạng trên thế giới đến hoạt động. Đây cũng là nơi gặp gỡ của nhiều thế hệ những người yêu nước Việt Nam như Phan Bội Châu cùng với các đồng chí của ông và lớp thanh niên trí thức yêu nước mới xuất dương sang, tập hợp trong tổ chức yêu nước Tâm tâm xã.
Để theo dõi phong trào cách mạng của các nước phương Đông và chỉ đạo phong trào cách mạng Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đề nghị Quốc tế Cộng sản sắp xếp cho Người đi Quảng Châu, Trung Quốc. Tháng 11/1924, với sự đồng ý của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc (lúc này lấy tên là Lý Thụy), được bố trí làm việc trong Phái đoàn cố vấn của Chính phủ Liên Xô, đến Quảng Châu. Tại đây, Nguyễn Ái Quốc mở lớp huấn luyện cho những thanh niên Việt Nam yêu nước về con đường cứu nước, giải phóng dân tộc theo
66
quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, sau đó cử họ về nước tuyên truyền cách mạng. Nguyễn Ái Quốc tích cực chuẩn bị lập tổ chức cách mạng của thanh niên, chuẩn bị hạt nhân tiến tới thành lập một chính đảng vô sản ở Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc có điều kiện để tìm hiểu và tiếp xúc với những người Việt Nam yêu nước đang hoạt động tại đây. Người chọn một số thanh niên tích cực trong tổ chức Tâm tâm xã, tổ chức tuyên truyền, giác ngộ họ, trên cơ sở đó thành lập nhóm Thanh niên Cộng sản đoàn (tháng 2/1925).
Tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tại Quảng Châu. Đây là một tổ chức yêu nước có xu hướng vô sản, một bước chuẩn bị có ý nghĩa quyết định về tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngày 21/6/1925, Nguyễn Ái Quốc sáng lập báo Thanh niên với mục đích, tôn chỉ, nhiệm vụ là tuyên truyền tư tưởng cách mạng theo xu hướng vô sản cho quần chúng. Ngày 21/6/1925, số đầu tiên của báo Thanh niên ra mắt người đọc1.
__________
1. Theo Quyết định số 52-QĐ/TW, ngày 05/02/1985 của Ban Bí thư, ngày 21/6 hằng năm là Ngày Báo chí Việt Nam. Ngày 21/6/2000, theo đề nghị của Hội Nhà báo Việt Nam, Bộ Chính trị khóa VIII đồng ý gọi Ngày Báo chí Việt Nam là Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam.
67
Tại Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc đã mở nhiều lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ cách mạng. Từ năm 1925 đến tháng 4/1927, Nguyễn Ái Quốc đã trực tiếp huấn luyện 75 học viên. Nhiều cán bộ đã được huấn luyện, đào tạo, trở về nước xây dựng và phát triển phong trào cách mạng. Trong số cán bộ được đào tạo ở Quảng Châu, có nhiều người được chọn đi học ở Trường Đại học Cộng sản của những người lao động phương Đông tại Thủ đô Mátxcơva của Liên Xô (gọi tắt là Trường Đại học Cộng sản Phương Đông) như Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập..., và Trường Quân chính Hoàng Phố, Trung Quốc.
Trong thời gian hoạt động ở Quảng Châu, ngày 09/7/1925, Nguyễn Ái Quốc cùng một số nhà yêu nước Trung Quốc, Triều Tiên, Inđônêxia, Xiêm (từ năm 1939 được gọi là Thái Lan), Ấn Độ, Miến Điện (nay gọi là Mianma)... lập ra Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức, nhằm tập hợp và đoàn kết các lực lượng cách mạng ở châu Á chống đế quốc. Tôn chỉ của Hội là liên lạc với các dân tộc bị áp bức để cùng làm cách mạng đánh đổ đế quốc.
Đầu năm 1927, cuốn sách Đường kách mệnh tập hợp những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc trong các lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ ở Quảng Châu được Bộ Tuyên truyền của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức xuất bản càng có tác dụng tích cực hơn nữa trong việc tuyên truyền về
68
những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam theo xu hướng cách mạng vô sản.
8. Nguyễn Ái Quốc tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
Đầu năm 1925, trên cơ sở những hội viên trung kiên của Tâm tâm xã, Nguyễn Ái Quốc thành lập một nhóm bí mật. Tháng 6/1925, tại Quảng Châu, Trung Quốc, từ những nòng cốt của nhóm bí mật đó, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, thông qua Chính cương, Điều lệ và Chương trình hành động của Hội.
Tôn chỉ của Hội là hy sinh tính mệnh, quyền lợi, tư tưởng để làm cuộc cách mạng dân tộc (đánh đổ ách thống trị của thực dân Pháp, giành lại độc lập cho xứ sở) rồi sau đó làm cách mạng thế giới lật đổ chủ nghĩa đế quốc và thực hiện chủ nghĩa cộng sản.
Về tên gọi, lúc đầu Hội có hai tên: bên trong gọi là Hội Việt Nam Cách mạng đồng chí, bên ngoài gọi là Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Sau này, khi phát triển thì chỉ gọi một tên là Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Về điều kiện gia nhập, Điều lệ của Hội ghi rõ: Người Việt Nam nào từ 17 tuổi trở lên, không phân biệt nam nữ, tán thành mục đích, chương trình và kỷ luật của Hội và được hai hội viên giới
69
thiệu, thì được gia nhập Hội sau khi được chi bộ đồng ý1.
Về nguyên tắc tổ chức, Hội tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
Hệ thống tổ chức gồm 5 cấp: trung ương bộ, kỳ bộ, tỉnh bộ hay thành bộ, huyện bộ và chi bộ. Chi bộ là đơn vị tổ chức cơ sở. Tổng bộ là cơ quan lãnh đạo cao nhất giữa hai kỳ Đại hội. Tổng bộ đầu tiên gồm Nguyễn Ái Quốc, Lâm Đức Thụ, Lê Hồng Sơn,... Trụ sở của Tổng bộ đặt tại Quảng Châu, Trung Quốc.
Ban lãnh đạo Trung ương của Hội (lúc này được gọi là Hội Trung ương chấp ủy) tổ chức các lớp huấn luyện chính trị do Nguyễn Ái Quốc trực tiếp phụ trách, phái người về nước vận động, lựa chọn và đưa một số thanh niên tích cực sang Quảng Châu để đào tạo, huấn luyện.
Từ giữa năm 1925 đến trước tháng 4/1927, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tổ chức trên 10 lớp huấn luyện, đào tạo được khoảng 250 - 300 hội viên. Năm 1927, các kỳ bộ lần lượt được thành lập, sau đó nhiều tỉnh, thành đã lập được tỉnh bộ, thành bộ.
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên có vai trò quan trọng trong phong trào cách mạng Việt Nam,
__________
1. Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.1, tr.118-125.
70
là hạt nhân lãnh đạo phong trào đấu tranh chống Pháp của các tầng lớp nhân dân. Hội là tổ chức chính trị đầu tiên ở Việt Nam được tổ chức chặt chẽ theo xu hướng vô sản, góp phần đào tạo, rèn luyện đội ngũ cán bộ cách mạng đầu tiên cho cách mạng Việt Nam, nhất là đội ngũ cán bộ cốt cán như Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Ngô Gia Tự, Nguyễn Phong Sắc,... Vai trò của Hội gắn liền với công lao to lớn của Nguyễn Ái Quốc, người sáng lập, rèn luyện Hội hoàn thành sứ mệnh lịch sử đưa chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước, chuẩn bị cho sự ra đời của một chính đảng kiểu mới của giai cấp công nhân. Từ sau tháng 6/1925, hoạt động mạnh mẽ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã làm cho phong trào yêu nước ở nước ta chuyển biến mạnh mẽ, tạo ra những điều kiện căn bản cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 1930.
Năm 1927, các kỳ bộ của Hội ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ lần lượt được thành lập. Sau đó, nhiều tỉnh, thành lập được tỉnh bộ, thành bộ. Đến năm 1929, số lượng lên tới 1.700 hội viên. Hội đã xây dựng tổ chức cơ sở ở khắp cả nước. Hội còn xây dựng cơ sở trong Việt kiều ở Xiêm. Năm 1926, cơ sở đầu tiên của Hội được xây dựng ở tỉnh Phì Chịt, sau đó phát triển đến các tỉnh Uđon Thani, Xacôn Nakhon, Nakhon Phanôm... Phần
71
lớn hội viên sau khi học xong đã bí mật về nước hoạt động, truyền bá lý luận giải phóng dân tộc; một số người được cử đi học tại Trường Đại học Cộng sản Phương Đông ở Liên Xô hoặc Trường Quân chính Hoàng Phố, Trung Quốc.
Cuối năm 1928, sau khi có chủ trương “vô sản hóa” của Kỳ bộ Thanh niên Bắc Kỳ, nhiều cán bộ của Hội đã đi sâu vào các nhà máy, xí nghiệp, đồn điền... cùng lao động, cùng sống với công nhân để tuyên truyền và vận động cách mạng, đồng thời rèn luyện về phẩm chất cách mạng. Phong trào quần chúng phát triển mạnh mẽ.
Hoạt động của Hội đã tạo điều kiện quan trọng cho sự phát triển và trưởng thành của phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Chính sự phát triển đó đã vượt quá tầm lãnh đạo của Hội, đòi hỏi phải thành lập một chính đảng cộng sản để tiếp tục lãnh đạo phong trào chung. Năm 1929 đã diễn ra cuộc đấu tranh trong nội bộ Hội xung quanh vấn đề thành lập đảng cộng sản ở Việt Nam.
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên chưa phải là chính đảng cộng sản, nhưng chương trình hành động đã thể hiện quan điểm lập trường của giai cấp công nhân, là tổ chức tiền thân dẫn tới sự ra đời các tổ chức cộng sản ở Việt Nam. Hội là tổ chức trực tiếp truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào trong nước và cũng là sự chuẩn bị quan trọng
72
về tổ chức để tiến tới thành lập chính đảng của giai cấp vô sản ở Việt Nam. Những hoạt động của Hội có ảnh hưởng và thúc đẩy mạnh mẽ sự chuyển biến của phong trào công nhân, phong trào yêu nước Việt Nam những năm 1928, 1929 theo xu hướng cách mạng vô sản.
9. Sự ra đời và hoạt động của báo Thanh niên
Thực tế khách quan của cách mạng Việt Nam những năm 1925 - 1927 đòi hỏi cần có một tờ báo cách mạng giữ vai trò tổ chức và hướng dẫn phong trào. Báo Thanh niên, tờ báo bí mật đầu tiên của cách mạng Việt Nam được viết bằng chữ quốc ngữ, do Trung ương chấp ủy của Tổng bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên lập ra trong bối cảnh đó. Ngoài Nguyễn Ái Quốc, người sáng lập và là linh hồn của tờ báo, những người tham gia sáng lập và đồng hành là Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Lê Duy Điếm, Trương Vân Lĩnh...
Nhiệm vụ của báo Thanh niên là tuyên truyền tôn chỉ, mục đích của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, trình bày một số vấn đề cơ bản về đường lối chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam, về lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Báo Thanh niên được viết bằng chữ quốc ngữ, ra hằng tuần, mỗi số in khoảng 100 bản. Ngày 21/6/1925, số báo đầu tiên ra mắt độc giả tại số
73
nhà 13A - 13B (nay là số nhà 248 - 250) đường Văn Minh, Quảng Châu, Trung Quốc. Đây cũng là trụ sở của Tổng bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Từ đây, báo được chuyển về nước bằng nhiều con đường bí mật và được phổ biến trong nhân dân, tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam. Từ số 89 trở đi, trụ sở báo chuyển đến thành phố Thượng Hải, Trung Quốc.
Ban đầu, báo dự định xuất bản hằng tuần, nhưng do khó khăn khách quan nên báo không ra đều kỳ được. Từ ngày phát hành số báo đầu tiên đến tháng 4/1927, tờ báo do Nguyễn Ái Quốc trực tiếp phụ trách và ra được 88 số. Sau khi Nguyễn Ái Quốc rời Quảng Châu đi Liên Xô, tờ báo tiếp tục được xuất bản cho đến tháng 02/1930 với 202 số1.
Báo Thanh niên được viết bằng bút sắt nhọn trên giấy sáp và in rônêô. Cách in này chỉ cho phép in được 100 bản rõ nét. Thông thường, mỗi số có 2 trang hoặc 4 trang, khổ giấy 18cm x 24cm, loại khổ giấy thông dụng lúc bấy giờ ở Quảng Châu, có thể mua được một cách dễ dàng. Về hình thức, phía trên trang nhất trong khung chữ nhật có tên báo bằng chữ quốc ngữ và chữ Hán. __________
1. Xem Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Lịch sử biên niên Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, t.I, tr.137.
74
Bên trái có hình ngôi sao 5 cánh, ở giữa có ghi số báo, phía dưới tên báo ghi ngày, tháng, năm ra báo. Mỗi kỳ báo in khoảng 100 bản tại Quảng Châu. In xong, Nguyễn Ái Quốc cho chuyển đến thành phố Thượng Hải hoặc Hồng Kông để từ đó nhờ vào hệ thống giao thông liên lạc trên các tàu thủy, báo Thanh niên được bí mật chuyển về nước.
Các chuyên mục và thể loại chủ yếu của báo là xã luận, bình luận, tân văn (tin tức), phụ nữ đàn (diễn đàn dành cho nữ giới), vấn đáp (phỏng vấn), trả lời bạn đọc. Ngoài ra còn có tranh minh họa, tranh châm biếm, khẩu hiệu hành động, thơ ca, từ điển cách mạng, nghiên cứu lý luận...
Báo Thanh niên tập trung tuyên truyền về lòng yêu nước, khơi sâu chí căm thù của nhân dân ta đối với đế quốc và phong kiến tay sai, giới thiệu Cách mạng Tháng Mười và nước Nga Xôviết; những nguyên lý cơ bản về xây dựng đảng chân chính cách mạng, về nhu cầu phải thành lập chính đảng cộng sản ở Việt Nam, về phương hướng phát triển của cuộc vận động giải phóng dân tộc Việt Nam.
Một số lượng lớn báo Thanh niên được bí mật đưa về nước cũng như tới các trung tâm phong trào yêu nước của người Việt Nam ở nước ngoài. Với nội dung ngắn gọn, thể loại đa dạng, lời văn
75
giản dị, trong sáng, báo đã góp phần giáo dục đạo đức cách mạng, tinh thần hy sinh cho cách mạng và tư tưởng cách mạng triệt để của giai cấp công nhân.
Đây là tờ báo đầu tiên bằng chữ quốc ngữ do người Việt Nam viết để phục vụ sự nghiệp giải phóng của người Việt Nam, nói lên ý chí và nguyện vọng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể dân tộc Việt Nam. Báo giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, vạch rõ con đường cứu nước của dân tộc Việt Nam. Báo Thanh niên vừa tuyên truyền, cổ động, vừa tham gia tổ chức, góp phần quan trọng vào việc chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Báo Thanh niên - tờ báo đặt nền móng cho báo chí cách mạng Việt Nam, đã thể hiện sâu sắc các nguyên tắc căn bản của báo chí cách mạng. Ðó là báo chí đứng vững trên nền tảng tư tưởng - chính trị của giai cấp vô sản; việc thông tin, ngôn luận xuất phát từ thực tiễn cách mạng để chỉ đạo, hướng dẫn, cổ vũ phong trào cách mạng; là báo chí hướng tới người đọc, vì người đọc là đông đảo nhân dân lao động; là báo chí thể hiện cốt cách văn hóa dân tộc, giữ gìn và phát triển tiếng Việt.
76
10. Nguyễn Ái Quốc tổ chức các lớp huấn luyện thanh niên Việt Nam yêu nước tại Quảng Châu, Trung Quốc
Nguyễn Ái Quốc tiến hành tổ chức các lớp huấn luyện thanh niên Việt Nam yêu nước tại Quảng Châu, Trung Quốc ngay sau khi tiếp xúc với một số hội viên của Tâm tâm xã. Người đã lựa chọn những thanh niên có đủ tiêu chuẩn, cử về nước tuyên truyền và tổ chức những đoàn xuất dương sang học tập tại Quảng Châu.
Nguyễn Ái Quốc dành hầu hết thời gian cho lớp huấn luyện, từ giảng bài đến việc dự nghe học viên thảo luận, thực hiện chương trình ngoại khóa. Người đã tổ chức cho học viên tham quan, thâm nhập thực tế tại Quảng Châu, Trung Quốc. Hồ Tùng Mậu và Lê Hồng Sơn tham gia với tư cách là phụ giảng. Các lớp huấn luyện nhận được sự quan tâm đặc biệt của M.M. Bôrôđin (đại diện Phái bộ của Liên Xô tại Quảng Châu, Trung Quốc). Nguyễn Ái Quốc còn mời một số nhà cách mạng Trung Quốc như Chu Ân Lai, Trương Thái Lôi, Trần Diên Niên, Lý Phú Xuân, Bành Bái và các giáo viên Liên Xô ở Trường Quân chính Hoàng Phố như V.K. Bliukhe, B.A. Páplốp, V. Quybưsép, V.M. Primacốp đến giảng bài cho các lớp huấn luyện. Trong bài giảng của mình, Nguyễn Ái Quốc thường lấy những ví dụ cụ thể,
77
thiết thực để chứng minh và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận phức tạp.
Chương trình học tập của các lớp huấn luyện khá rộng, bao gồm cả học lý thuyết lẫn học thực hành. Học viên được trang bị cả về lý luận cách mạng vô sản và phương pháp cách mạng. Trong các khóa học, học viên được nghiên cứu tình hình quốc tế, lịch sử tiến hóa của nhân loại, nhấn mạnh thời kỳ chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc, phong trào giải phóng dân tộc ở Triều Tiên, Trung Quốc và Việt Nam, nghiên cứu chủ nghĩa Tam dân của Tôn Dật Tiên, nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, liên hệ với Cách mạng Tháng Mười Nga. Học viên cũng được nghe giảng về lịch sử và tổ chức Quốc tế I, Quốc tế II, Quốc tế III và các tổ chức quần chúng của Quốc tế Cộng sản như Thanh niên Cộng sản quốc tế, Quốc tế Nông dân, Quốc tế Công hội Đỏ, Quốc tế Cứu tế Đỏ. Phần cuối cùng của chương trình huấn luyện gắn chặt với thực tiễn hoạt động cách mạng. Đó là những vấn đề về vận động và tổ chức quần chúng như công hội, nông hội... Học viên không chỉ được trang bị về lý luận mà còn được trang bị về kỹ năng thực hành các công việc cách mạng như làm báo, diễn thuyết, v.v.. Theo chương trình học tập, học viên được trang bị những vấn đề rất cơ bản về học thuyết Mác - Lênin, về những nguyên tắc
78