🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Thời Tôi Sống
Ebooks
Nhóm Zalo
Chịu trách nhiệm xuất bản:
Q. GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP
PHẠM CHÍ THÀNH
Chịu trách nhiệm nội dung:
ỦY VIÊN HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP – XUẤT BẢN TS. VÕ VĂN BÉ
Biên tập nội dung:
Trình bày bìa: Chế bản vi tính: Đọc sách mẫu:
ThS. PHẠM NGỌC BÍCH TS. HOÀNG MẠNH THẮNG ThS. NGUYỄN THỊ THÚY TRẦN PHAN BÍCH LIỄU PHÙNG MINH TRANG LÂM THỊ HƯƠNG
NGUYỄN THỊ THÚY BÙI BỘI THU
Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 892-2020/CXBIPH/6-295/CTQG. Số quyết định xuất bản: 4871-QĐ/NXBCTQG, ngày 16/04/2020. Nộp lưu chiểu: tháng 5 năm 2020.
Mã ISBN: 978-604-57-5548-8.
Biªn môc trªn xuÊt b¶n phÈm cña Th viÖn Quèc gia ViÖt Nam
TrÇn Mai H¹nh
Thêi t«i sèng / TrÇn Mai H¹nh. - H. : ChÝnh trÞ Quèc gia, 2018. - 316tr. ; 24cm
1. V¨n häc hiÖn ®¹i 2. Bót kÝ 3. KÝ sù 4. TruyÖn ng¾n 5. ViÖt Nam 895.92283403 - dc23
CTM0253p-CIP
Tác giả giữ bản quyền
Lời giới thiệu
H
ơn 40 năm đã trôi qua kể từ Đại thắng mùa Xuân năm 1975, đề tài về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vẫn như
một dòng chảy không ngừng trong đời sống văn học nước nhà. Vì sao dân tộc Việt Nam đã dám đánh và đã đánh thắng một kẻ địch có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh nhất phe đế quốc, quân đông, vũ khí, trang bị kỹ thuật hơn mình gấp nhiều lần? Rất nhiều công trình khoa học, tác phẩm văn học, nghệ thuật, điện ảnh, trong đó có những tác phẩm của những người đã trực tiếp chứng kiến và tham gia cuộc chiến đã nghiên cứu, tái hiện, luận giải các chiều cạnh của cuộc kháng chiến đầy hy sinh, gian khổ, kết thúc thắng lợi vẻ vang của dân tộc Việt Nam ta. Và Thời tôi sống của nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh đã góp thêm một lời giải cho câu hỏi đó.
Sau khi tốt nghiệp Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Quốc gia Hà Nội), năm 1966 - 1967, Trần Mai Hạnh trở thành phóng viên chiến tranh của Thông tấn xã Việt Nam thường trú tại Hải Phòng, thành phố cảng bị máy bay Mỹ dội bom, đánh phá ác liệt nhất. Hai năm 1968 - 1969, ông là phóng viên thường trú của Thông tấn xã Việt Nam tại Quảng Đà (Bắc Quảng Nam - Đà Nẵng), một trong những chiến trường vô cùng ác liệt. Thời gian này có ý nghĩa quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp của Trần Mai Hạnh. Ông đã được kết nạp Đảng tại mặt trận. Phần lớn thời gian ông sống với bộ đội, với bà con tại các xã thuộc huyện Điện Bàn, Duy Xuyên và Hòa Vang - nơi các lực lượng vũ trang của ta đứng chân
Trần Mai Hạnh 5
mở các cuộc tấn công vào các căn cứ liên hiệp quân sự của Mỹ, ngụy và chư hầu tại Đà Nẵng. Đặc biệt ông đã hai lần phải cùng với các chiến sĩ và đồng đội chiến đấu trong vòng vây dày đặc của quân thù. Gần 60 ngày đêm cận kề với cái chết, tận mắt chứng kiến tinh thần chiến đấu anh dũng, sự hy sinh quả cảm của người lính "Bộ đội Cụ Hồ" đã giúp ông thấu hiểu các cung bậc tàn khốc của chiến tranh và khát vọng chiến thắng, thống nhất đất nước. Trong bức thư gửi cho người yêu, Trần Mai Hạnh đã bộc bạch: “Mặt trận và những trận chiến đấu khốc liệt đã đón anh ngay từ những ngày đầu. Anh đi chiến dịch, lăn lộn với các chiến sĩ, lấy tài liệu, suy nghĩ, viết lách được rất nhiều và trong lòng lúc nào cũng cháy bỏng những khát vọng về cuộc sống, sự nghiệp và cả những con đường đi. Anh thấy mình trưởng thành lên rất nhiều. Một cuộc sống thật nghiêm khắc, rèn giũa con người chẳng khác gì một cuộc lột xác” (Dẫu giọt sương rơi…).
Cuối năm 1969, ông được điều ra Hà Nội chữa bệnh và nhận công tác mới.
Đầu năm 1975, Trần Mai Hạnh được cử làm phóng viên đặc biệt của Thông tấn xã Việt Nam tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Bám sát các đoàn quân tiến vào giải phóng hầu hết các thành phố, thị xã suốt từ Huế tới Sài Gòn và may mắn có mặt, chứng kiến những giờ phút lịch sử trưa ngày 30-4-1975 tại Dinh Độc Lập, Trần Mai Hạnh cảm nhận được đầy đủ khí thế tiến công và chiến thắng của dân tộc. Cũng chính trong thời gian này, ông có cơ may được tiếp cận với kho tư liệu quý của chính quyền Sài Gòn sau ngày sụp đổ, gặp gỡ tìm hiểu về những nhân chứng lịch sử. Đây là chất liệu vô giá làm nên những trang viết sống động về những năm tháng hào hùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, mang đến cho người đọc cảm nhận về sức nóng và hơi thở phập phồng của những sự kiện lịch sử mà ông đã dày công tái hiện, phục dựng.
6 Thời tôi sống
Cùng sự “lên ngôi” của dòng văn học tư liệu, mấy năm vừa qua, Trần Mai Hạnh đã cho ra mắt độc giả hai cuốn tiểu thuyết tư liệu lịch sử Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75 và Lời tựa một tình yêu, được bạn đọc đón nhận nồng nhiệt. Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75 được trao Giải thưởng Văn học của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2014, Giải thưởng Văn học ASEAN năm 2015. Trong các tác phẩm viết về chiến tranh khi ở chiến trường của Trần Mai Hạnh, có những tác phẩm đã được công bố hoặc được công bố một phần và cũng có những tác phẩm vẫn nằm trong các tập bản thảo. Thời tôi sống ra mắt bạn đọc lần này gồm 16 tác phẩm là truyện ngắn, truyện vừa, bút ký, nhật ký ghi chép về chiến tranh, trong đó 12 tác phẩm viết ở chiến trường Quảng Đà những năm 1968 - 1969, 4 tác phẩm viết trong giai đoạn 1970 - 1975.
Dười ngòi bút của Trần Mai Hạnh, chiến tranh hiện lên ác liệt, tàn khốc đến tột cùng, thách thức mọi giới hạn của sức chịu đựng mà con người có được. Chiến trường Quảng Đà đêm ngày bị bom đạn Mỹ cày xới, chất độc hóa học hủy diệt sự sống rải xuống khắp nơi. Ở đây, đói rét, bệnh tật, thương vong, cái chết… là chuyện thường ngày. Ranh giới giữa sự sống và cái chết mong manh như một hơi thở. Không khí chết chóc bao trùm. “Ban đêm cũng như ban ngày, không gian chật ních tiếng các loại tàu rà, trực thăng bay sát rạt ngọn cây, chật ních tiếng đạn pháo, tiếng bom bi” (Những mảnh trời xao xuyến). Cái nhịp điệu của chiến tranh như pháo dập, bom vùi, đạn réo, súng nổ, máu chảy, chết chóc,… cứ lặp đi, lặp lại qua các tác phẩm trong Thời tôi sống làm thời gian căng ra như một sợi dây đàn.
Bằng thủ pháp tương phản, tác giả đã khắc họa tính điển hình của cuộc đọ sức giữa cái chết và sự sống; giữa vũ khí hiện đại và tinh thần kiên cường, mưu trí; giữa tội ác hủy diệt và sức chịu đựng vô bờ bến;… Trên cái phông nền chiến tranh khốc liệt, tác giả đã làm nổi bật sức mạnh vô song của những con người chiến đấu vì khát vọng
Trần Mai Hạnh 7
hòa bình, thống nhất đất nước. Những con người chân chất, mộc mạc, bình dị như anh Đấu trong truyện ngắn Anh Đấu, chị Nắng trong Nắng Thu Bồn, mẹ Tư trong Như thể là tình yêu, chị Sao trong Sao Bắc Đẩu, chị Hoa trong Trời sáng trong mưa, chị Nguyễn Thị Châu và anh Lê Hồng Tư trong Côn Đảo một ngày tháng Bảy, anh Miêng trong Câu chuyện về một bản hợp xướng… sinh ra không phải để làm anh hùng nhưng khi đối mặt với quân thù họ lại có “sức mạnh Phù Đổng” phi thường khiến kẻ thù khiếp sợ. Cuộc chiến không chỉ diễn ra giữa ta với địch, mà còn âm thầm bên trong mỗi con người. Ông viết: “Cái chết rình rập, giăng bẫy khắp nơi nhưng con người vẫn tự tin đi tới. Hơn ở đâu hết, con người được giao phó đến cao độ vận mệnh của chính mình. Những giây phút trung tâm của cuộc sống mình anh phải tự quyết định lấy tất cả - tiến lên hay lùi lại, can đảm hay hèn nhát, sống hay chết, trung thành hay phản bội…” (Những mảnh trời xao xuyến).
Tinh thần lạc quan, niềm tin tất thắng là ánh sáng xuyên suốt các câu chuyện trong Thời tôi sống. Chiến tranh có tàn khốc bao nhiêu cũng không thể vùi dập được sức sống mãnh liệt. Tác giả viết: “Nhiều vùng rộng lớn bị B52, chất độc hóa học và xe ủi biến thành vùng trắng. Không còn một cái nhà, một tấm tranh nào không bị đốt cháy. Tất cả mọi sinh hoạt ăn ở, nấu nướng, hội họp, yêu nhau đều ở dưới hầm. Một cuộc sống đi sâu vào lòng đất, từ lòng đất và lúc nào cũng sôi nổi đến mức mãnh liệt, phi thường. Những thôn xóm anh đi qua, những làng mạc anh đã sống, những vùng đất anh đã chiến đấu... đâu đâu cũng ngời ngợi một sức sống mới, đâu đâu cũng xanh lên, vang lên tiếng gọi thật thiết tha đối với cuộc sống của Tổ quốc chúng ta...” (Dẫu giọt sương rơi…).
Cũng chính trong bom rơi đạn nổ đó, tình đồng chí, đồng đội, đồng bào; tình yêu nam nữ ấm áp đã tiếp thêm nghị lực để vượt qua muôn vàn gian khó. Tình yêu giữa Đấu và Nhàn (Anh Đấu), Hà và
8 Thời tôi sống
Hải (Suối đầu mùa), Trung và Sao (Sao Bắc Đẩu), Lâm và Hoa (Trời sáng trong mưa), Châu và Tư (Côn Đảo một ngày tháng Bảy),… làm người đọc xúc động mạnh mẽ. Mỗi tình yêu là một câu chuyện, nhưng họ đều có điểm chung đó là tình yêu của những người cùng chiến tuyến, cùng chung lý tưởng, đều đặt tình yêu riêng vào trong tình yêu rộng lớn với quê hương, đất nước.
Cũng giống như Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75 và Lời tựa một tình yêu, những tác phẩm trong Thời tôi sống không có sự phân biệt rạch ròi về thể loại. Ở đây, văn chương và báo chí đan quyện với nhau một cách hài hòa và nhuần nhuyễn. Hiện thực chiến tranh được tác giả dựng lại chân thực như một cuốn phim tài liệu. Không hư cấu, hoặc rất ít hư cấu, nhưng những tình tiết trong từng tác phẩm vẫn hiện lên đầy sức lôi cuốn người đọc. Hiện thực hấp dẫn như vốn nó đã có. Điều làm nên sự hấp dẫn của những câu chuyện trong Thời tôi sống có lẽ bắt nguồn từ chính hiện thực của cuộc sống, từ khả năng phát hiện vấn đề, lựa chọn góc nhìn, sự cảm nhận và cách kể chuyện tinh tế của Trần Mai Hạnh.
Trong Lời tác giả, Trần Mai Hạnh bày tỏ sự “hàm ơn sâu sắc khi bạn đọc dành chút thời gian cho Thời tôi sống”. Nhưng chắc chắn rằng, sau khi đọc xong tác phẩm này, bạn đọc cũng sẽ cảm ơn ông, bằng tâm huyết, tài năng, vốn sống và sức lao động không mệt mỏi đã viết nên những trang văn rung động sâu xa và đầy ám ảnh về một thời đạn bom hào hùng, thấm đẫm nước mắt và sự hy sinh hằn sâu trong ký ức của dân tộc.
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Tháng 6 năm 2018
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT
Trần Mai Hạnh 9
10 Thời tôi sống
Lời tác giả
B
ạn đọc kính mến!
Tôi thật sự hạnh phúc và hàm ơn sâu sắc khi bạn đọc
dành chút thời gian cho Thời tôi sống.
Tôi say mê văn chương từ nhỏ, là học sinh giỏi văn và là sinh viên Văn khoa Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Nhưng cuộc sống và thời cuộc đã không cho phép tôi theo đuổi con đường viết văn chuyên nghiệp. Năm 1965 tốt nghiệp đại học, tôi được phân về Thông tấn xã Việt Nam và suốt mười năm thời chiến tranh (1965 - 1975) tôi là phóng viên của Thông tấn xã Việt Nam trên các mặt trận, chiến trường, trong Nam, ngoài Bắc.
Hơn nửa thế kỷ làm báo, kể từ khi rời mái trường đại học, tư duy báo chí đã ăn sâu vào tiềm thức tôi. Ngay cả khi viết văn, tôi cũng không có được khả năng tưởng tượng phong phú và hư cấu ra mọi chuyện như các nhà văn khác. Sự kiện, cảnh ngộ, tình huống các nhân vật trong tác phẩm đều là những chuyện xảy ra trong đời thực tôi đã may mắn được chứng kiến, tiếp xúc. Thói quen ghi chép và viết nhật ký hằng ngày đã giúp tôi lưu lại được những khoảnh khắc đáng nhớ của cuộc sống đã đi qua cuộc đời mình.
Trần Mai Hạnh 11
Những ghi chép với bút pháp văn học đó, khi chỉnh lý, biên soạn và hoàn chỉnh, tôi thấy có tác phẩm dừng ở thể loại bút ký, ký sự, có tác phẩm đã là truyện ngắn, truyện vừa. Trong Thời tôi sống, nhiều câu chuyện là người thật, việc thật được giữ nguyên tên thật như: Nhà báo, nhà thơ - liệt sĩ Nguyễn Trọng Định trong "Bài thơ tình đẫm máu", nhạc sĩ Phan Miêng trong “Câu chuyện về một bản hợp xướng”, phóng viên nhiếp ảnh Lâm Hồng Long trong "Trời sáng trong mưa", ông Lê Hồng Tư và bà Nguyễn Thị Châu trong "Côn Đảo, một ngày tháng Bảy", các cán bộ, chiến sĩ và nhà báo trong "Danh dự người lính" và "Thần chết, thần khổ ải" - hai tập nhật ký được viết tại trận trong hai cuộc chiến đấu trong vòng vây; nhiều nhân vật và câu chuyện khác cũng là người thật việc thật, nhưng vì những lý do riêng tôi không để tên thật.
Vì điều thưa với bạn đọc trên đây, tôi không ghi thể loại của cuốn Thời tôi sống và các tác phẩm in trong đó là ghi chép, bút ký, truyện ngắn hay truyện vừa. Xác định thể loại một tác phẩm là cần thiết, nhưng quan trọng hơn, tôi nghĩ, tác phẩm đó có mang lại được cảm xúc gì không với độc giả. Một tác phẩm chạm được tới trái tim bạn đọc, thể hiện được khát vọng hòa bình, tin yêu cuộc sống, theo tôi đó mới là tác phẩm có giá trị.
Cũng từ những trang ghi chép, và trên cơ sở sự thật của những sự kiện, con người, tình huống, cảnh ngộ được chứng kiến, tiếp xúc trong cuộc đời làm báo, mới đây hai cuốn tiểu thuyết Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75 và Lời tựa một tình yêu tôi
12 Thời tôi sống
xây dựng đã được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành. Và hôm nay, tiếp nối là Thời tôi sống.
Tôi xin trân trọng biết ơn những ý kiến đóng góp, phê bình của bạn đọc.
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
TRẦN MAI HẠNH
Trần Mai Hạnh 13
Huyện Điện Bàn là mảnh đất ác liệt nhất tại chiến trường Quảng Đà (Bắc Quảng Nam - Đà Nẵng) trong chiến tranh chống Mỹ, cứu nước. Đây là mảnh đất tôi và Nguyễn Trọng Định, phóng viên Báo Nhân Dân đặt chân tới đầu tiên trong những ngày làm phóng viên chiến tranh tại chiến trường này. Mới hơn một tháng xuống mặt trận, tôi đã phải chứng kiến sự hy sinh của Nguyễn Trọng Định và cái chết của bao đồng chí, đồng đội khác. Những trang ghi chép tại trận về người thật, việc thật nóng bỏng lửa đạn của mảnh đất này đã làm nên bút ký "Đất mùa xuân" và "Anh Đấu", sáng tác đầu tay tôi gửi ra miền Bắc được đăng trên Báo Văn Nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam, trong đó "Anh Đấu" được Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn Báo Văn Nghệ năm 1970-1971...
14 Thời tôi sống
Đất mùa xuân
G
ò kia! - Theo tay anh Ba Lường, tôi nhìn thấy phía trước mình một vùng đất trắng hiện ra mờ mờ dưới ánh sáng nhạt của bầu trời đang rạng. Một vài chiếc đèn dù vàng úa, lợt lạt đang còn treo lơ lửng.
Gò Nổi đấy. Dải đất hình lá tre giống hệt những con bơn ở miền Bắc nổi lên giữa hai nhánh của dòng sông Thu Bồn như hai chiếc khăn voan xanh dịu tha thướt quàng hai bên. Mảnh đất mơn mởn một màu xanh với những làng Bảo An, Thi Lai, Phú Bông, Hà Mật, nức tiếng nghề canh cửi, bây giờ sau những trận càn trắng, cày ủi, sau những trận bom dữ dội của B52, B57, và sau hàng chục lớp chất độc hóa học, chỉ còn lại một vùng đất phơi nhào quạnh một màu đỏ. Hàng nghìn quân Mỹ - ngụy và chư hầu đã càn quét Gò Nổi ròng rã 61 ngày. Sáu mươi mốt ngày đêm không lúc nào im tiếng súng, tiếng xe tăng, xe ủi đất, ca nông và tàu rà. Ngay từ những ngày đầu, cả Gò đã không còn một cái nhà, một cái cây nào nguyên vẹn. Cả làng bói không ra một cây tre để chẻ lạt, một bẻo lá chuối để đậy cơm. Những biển dâu xanh kít, những hàng dâm bụt xén vuông vức lúc nào cũng có những bông hoa đỏ sắc cờ, những hàng tre và cây ăn quả sum suê bọc lấy những con đường lát đá... tất cả đã bị tàn phá đến trơ trụi. Những giếng nước trong mát như gương cũng bị lũ quỷ khát máu phá sạch. Dường như bọn giặc
Trần Mai Hạnh 15
sợ từng lá cây, ngọn cỏ, sợ màu xanh diệp lục, càn đi quét lại xong, chúng lại đem xe ủi đất đến cày và rải chất độc hóa học hết lớp này đến lớp khác. Có cô gái sau cuộc càn trở về, đứng ngay trên khu đất cũ mà không sao nhận ra ngõ nhà mình nữa. Bọn giặc định dùng sắt thép bẻ gập cái làng này xuống, biến cuộc sống ở đây trở về thời kỳ “hỗn mang chi sơ’’. Nhưng cái làng lớn - cái làng gồm sáu xã mà lịch sử đã phong tên “Gò Nổi” vẫn còn đó. Hai nghìn tên Mỹ đã phải đền tội trên mảnh đất này. Tên trúng mìn tan xác, tên trúng đạn, trúng chông đổ ụp xuống đất như một thân cây đổ. ‘’Gò Nổi’’ đã đi vào lịch sử bằng những chiến công diệt Mỹ lẫy lừng.
- Thôi ta đi hỉ, tàu rà sắp lên rồi đó! - Nói rồi anh Ba xốc lại gùi. Anh mặc áo bà ba đen, quần đùi trắng xệ quá đầu gối. Anh Ba đi trước, lưng gù gù, vóc người to như một con gấu xám. Nhìn anh thật mà khó hình dung được đấy là một chỉ huy du kích khét tiếng. 61 ngày đêm địch tiến hành ‘’bình định’’, anh và đội du kích đã trụ lại Gò làm thằng địch mất ăn mất ngủ. Khi anh dùng mìn hất nhào xe tăng, xe ủi đất, khi anh làm cả lũ sâu đo (loại máy bay chở quân hai chong chóng) sa vào bãi bom bi tan xác, khi anh làm những thằng Mỹ to bự mắc câu treo lơ lửng trên cành tre... Cứ mỗi lần thấy anh xách khẩu garăng đi, bà con lại kháo nhau: ‘’Thằng Ba đã xách súng đi rồi đó, liệu làm mỳ khao hắn đi’’’. Nhìn anh Ba, tôi lại nhớ câu chuyện hồi chưa phá kềm.
Kỳ đó, rình bắt được anh đang nghe Đài Tiếng nói Việt Nam, bọn liên gia, ấp trưởng trói gô anh lại rồi đem ra hội đồng cắt đi một tai. Chúng nói: ‘’Cái tai này hay nghe đài, nghe cán bộ tuyên truyền, tao cắt trớt cha’’. Cắt xong anh thản nhiên nói: ‘’Cắt vành, tai rộng thế này nghe càng rõ lắm”.
16 Thời tôi sống
Lúc ấy là tháng chín, lúa vừa trĩu hạt, ngả uốn câu sắp theo một chiều gió thổi...
Anh Ba cười và làm nhiều hơn nói. Người nông dân Việt Nam vốn chất phác, thật thà. Ở anh Ba, đức tính này càng rõ. Tên chính của anh là Lường, nhưng đứng hàng thứ ba, nên gọi là Ba Lường. Anh làm bạn với chị Ba đến nay vừa trọn hai mươi năm. Suốt hai mươi năm qua vợ chồng anh kiên cường trụ bám ở cái nhà này. Giặc đốt đi, anh làm lại, và đến nay đã mấy chục lần cắt tranh lợp lên trên cái nền nhà cháy đen này, chính anh cũng không nhớ nữa. Anh thường nói với bà con trong xóm: ‘’Đội bom, đội đạn chín mười năm nay còn được. Chừ đến ngày độc lập, tội gì mà dinh cái thân vào khu tập trung cho ba cái thằng hội đồng nó đè đầu cưỡi cổ mình”. Cuộc sống kham khổ, thiếu thốn, ác liệt đến hết mức, nhưng không bao giờ bà con xóm làng thấy vợ chồng anh to tiếng. Anh thì cứ rù rù lo phần việc của xã, còn chị thì đảm đang công việc đồng áng và lo cho anh từ lon gạo đến ít lương khô để chống càn. ‘’Ấy có hồi đổ cáu, mụ ấy nói bầy bậy chứ mụ ấy cừ lắm đấy’’. Cứ mỗi lần nói về vợ và gia đình anh, là anh Ba lại nhắc câu này.
Chúng tôi đang đi và cảm thấy mình đi trên một mảnh đất khác lạ, với những cảm xúc rất trong lành. Gò Nổi thiết tha trong màu xanh của những vết thương vừa gắn miệng. Một cơ thể dồi dào sức sống và màu xanh bất tận đang thức dậy trên mảnh đất màu mỡ miền nhiệt đới. Những con đường mà trước kia tôi từng đặt bước chân, nay không còn nữa. Những hố bom mới to như cái ao chồng lên hố cũ làm lộn nhào tất cả. Những hàng cây ăn quả sum suê hai bên đường bị bom napan đốt trụi hết, cỏ tranh lút đầu người, phủ kín những mẩu đường còn sót lại. Lội băng qua những bãi cỏ tranh ướt đẫm sương đêm,
Trần Mai Hạnh 17
chúng tôi lại gặp và đi trên những con đường mới, nhưng đã nhẵn lì vì hàng triệu bước chân của dân công hỏa tuyến đêm ngày chuyển đạn ra chiến trường. Những con đường xuyên qua những bãi tranh rậm rạp, những bụi tre đực cháy trụi, vắt qua các hố bom và các làng mạc, xóm thôn bị tàn phá. Những con đường không hề có tên, không có biển chỉ đường, không được đánh dấu trên bản đồ, nhưng được ghi sâu trong trí nhớ của những người giao liên, những chiến sĩ trinh sát... Chúng ta đã nhắm hướng soi đường và mỗi người tự đặt tên cho con đường của chính mình. Tôi bỗng nhớ đến câu nói nổi tiếng một đại văn hào: ‘’... Kỳ thật trên mặt đất làm gì có đường. Chẳng qua người ta đi nhiều thì thành đường đó thôi...’’.
Qua dốc Kiên Cường, theo trục đường chính chúng tôi vào thôn một - Điện Hồng. Chiếc xe bọc thép như con tê giác khổng lồ bị anh Ba đoạt trắng hồi cuối năm ngoái vẫn còn nằm phủ phục ngay cạnh bầu nước đầu thôn, bên những hố bom sâu hoắm. Nghe kể kỳ đó càn mấy xã vùng dưới xong, bọn Mỹ kéo về đồn Bồ Bồ. Bọn bộ binh đi ngõ đường cái Mới, hơn chục chiếc tăng băng tắt cánh đồng Điện Hồng về đồn. Chẳng dè vừa tới bầu nước đầu làng, chiếc xe đi sau đốc chứng chết sững lại. Cũng gần đến đồn nên bọn Mỹ chủ quan chỉ để một chiếc M.141 ở lại đợi chiếc hỏng còn bao nhiêu chạy tuốt về. Cũng lúc ấy anh Ba đi bám địch chợt về qua. Nhìn khẩu đại liên bắc ngay trên nóc xe anh Ba thèm có nước muốn nhảy ra mà vồ. Được khẩu đó đánh càn ngon biết mấy. Lâu nay đội du kích của anh vẫn ước một khẩu như vậy.
- Xung phong!
Thế rồi anh Ba vọt ra thật. Anh vọt đúng lúc quả thủ pháo nổ tung trên nóc xe làm tan xác mấy thằng Mỹ đang ôm súng
18 Thời tôi sống
cảnh giới và giữa lúc bọn dưới đất đang chui vào gầm xe tháo chữa kỳ cà kỳ cạch như mở bễ lò rèn. Bất thần nghe lựu đạn nổ, tiếng thét xung phong rồi lại thấy một người to lớn như hộ pháp ở bụi cây sát rạt đó nhảy xổ ra, bọn Mỹ hồn vía thăng thiên tháo chạy thục mạng. Thằng đầu cuống quýt nhảy đại xuống bầu nước rồi chìm luôn. Mấy thằng sau quặt vội sang phải chẳng dè đạp trúng bãi bom bi của du kích, gây ra cả chuỗi tiếng nổ dữ dội làm anh Ba cũng suýt lãnh phải mảnh. Bọn Mỹ bên kia hồ nước hồn vía lên mây, nhảy đại vào xe rồ máy chạy tuốt về đồn. Chiều đó, vác khẩu đại liên về xóm, gặp bà con anh Ba cứ xuýt xoa mãi: ‘’Uổng công tui và anh em cách chi. Cái bãi bom nớ lượm ngon ít cũng phải một trung đội hắn. Ba cái thằng chết dịch thiếu chi đàng chạy lại đâm quàng vô đó. Hắn chết tan xác đã đành phần hắn. Nhưng uổng cái công bày binh bố trận ngon như rứa của mình chớ!’’.
Từ ngày cướp được khẩu đại liên đến nay, không trận nào anh Ba chịu rời nó. Khẩu súng cả đế lẫn nòng nặng hơn 40 kg mà anh vác chạy băng băng. Cũng từ sau cái trận đánh kỳ hiểm chỉ với quả thủ pháo đã diệt gọn cả tiểu đội Mỹ, cướp không cả xe lẫn súng đó, anh Ba Lường nổi tiếng khắp vùng. Còn chiếc xe bọc thép thì vẫn cứ ‘’nằm vạ’’ ở đó; nó là cái mốc để chỉ đường và là chỗ treo võng nghỉ tạm của cán bộ đi công tác bị lỡ độ đường.
Chúng tôi vào thôn trong tiếng gà xáo xác. Cây đa trụi trơ cành lá như người lính sau trận tử chiến vẫn đứng trấn trên gò Văn Ly - địa đầu của Gò Nổi. Bà con đã cơm nước xong, và đang nườm nượp ra đồng. Đàn bà con nít và cả sắp thanh niên du kích (lực lượng bất hợp pháp) cũng áo trắng ‘’hợp pháp’’
Trần Mai Hạnh 19
đi làm. Chưa bao giờ Điện Hồng ra quân sôi nổi như những ngày chiến tranh vô cùng ác liệt này. Mỗi người một chiếc cuốc, một con rựa và một biđông nước. Xóm Biền (xóm ở sát triền sông Thu Bồn) - cái túi đựng bom và pháo, không còn một nóc nhà nào, ngược lại cũng không có một tấc đất nào bỏ hóa. Hàng trăm người đã cày cuốc suốt từ mờ sáng đến tối mịt, mặc cho tàu rà, tàu gáo nghiêng ngó, mặc cho phản lực gầm rít dội bom bắn phá. Bọn giặc bắn rốckét và đạn 20 ly uy hiếp, đồng bào nhảy xuống hầm dã chiến tránh mảnh rồi lại bật dậy lao vào công việc. Vừa làm vừa cười nói. Khi ngoài đồng không phải chỉ có một mà hàng nghìn chiếc cuốc, không phải chỉ có những hố bom lở lói, những bãi đất bị xe ủi cày trắng mà còn có cả những vạt đỗ xanh kít, những cây lúa no nước đang lên thơi thới và lúc nào cũng râm ran tiếng nói cười, thì con người ta không hề cảm thấy cô độc và sợ hãi. Chúng tôi đi qua những thửa ruộng mới gặt còn trơ gốc rạ, không thể không ngạc nhiên và kính phục.
Trên mảnh đất này, cuộc chiến đấu giữa một bên là sự tàn phá dã man ghê tởm của kẻ thù, một bên là lòng dũng cảm, trí thông minh của những người nông dân được giải phóng lúc nào cũng tin tưởng mãnh liệt ở chiến thắng cuối cùng, đã diễn ra không phải từng ngày mà từng giờ, từng phút. Như dòng sông Thu Bồn không bao giờ cạn nước, bốn mùa một màu xanh thẳm, người dân Gò Nổi vẫn sống, thủy chung với cách mạng. Ngày đêm, từng giờ phút họ bám đồng ruộng, bám xóm làng sản xuất, chiến đấu không mệt mỏi ‘’một tấc không đi, một ly không rời’’. Ngô lúa trên đồng ruộng Gò Nổi vẫn bám đất lên xanh và đến mùa vẫn trổ ra những bông vàng trĩu hạt. Hạt lúa ở đây có giá trị như những giọt máu.
20 Thời tôi sống
- Ruộng nhà lão Hoạch đấy - anh Ba nói với tôi, vụ này bà con phải gánh phần ruộng cho lão ấy. Chú tính mười người chết chín, còn mình lão ấy, hôm rồi đang cày ruộng, lại bị HU.1A bắn chết. Thế là hết.
Tôi đứng lặng hồi lâu. Biết bao người đã ngã xuống trên mảnh đất tôi đang đứng đây và cả những người đang sống nữa cũng đang góp sức để tiến mau đến thắng lợi của dân tộc. Muốn nói về sự hy sinh vô bờ bến của người Việt Nam, muốn nói đến những thử thách, hy sinh trăm cay ngàn đắng mà mỗi người dân Việt Nam phải trải qua trong những tháng năm của cuộc chiến tranh yêu nước vĩ đại, tưởng chỉ cần một mảnh đất này đã đủ. Mảnh đất sẫm màu hơn trước vì không phải chỉ thấm mồ hôi mà còn thấm cả máu nữa.
Từ chỗ tôi đang đứng đến cái đồn Kiểm Lâm của bọn lính thủy đánh bộ Mỹ trên quả đồi phía trước, có thể gọi là gần sát. Trời đang rạng mà cũng nhìn rõ cái lô cốt, những tên lính gác đứng như trời trồng và những chiếc xe GMC màu xám xịt bò trên con đường đất đỏ vắt qua cửa đồn. Những cánh đồng mang màu xanh đậm chạy ràn rạt đến sát chân đồn. Vài vạt lúa sát rào thép gai mới cấy còn thưa và loáng nước. Cạnh đấy, vài thửa ruộng cấy sớm bị chất độc hóa học rải hôm trước, lá lúa xờ xạc. Những chiếc nón trắng nhấp nhô rải khắp cánh đồng chạy đến sát đồn, - nơi những tên lính Mỹ, người đỏ như đầu gà chọi, ngồi lô nhô trên nóc lô cốt chĩa ống nhòm soi mói xuống đồng ruộng. Chúng nhìn rõ mồn một từng bờ ruộng chằng chịt như ô cờ. Đại bác cực nhanh của chúng có thể bất thần lia đúng bất cứ điểm đen nào đang di động trên đồng ruộng mà chúng nghi là cán bộ "hợp pháp" trà trộn vào dân để đi qua đồn. Nhưng cán bộ vẫn xắccốt trên vai, súng lục ngang hông băng
Trần Mai Hạnh 21
đồng lúa mà đi. Cùng với những cánh đồng lúa mới cấy là những vạt đỗ xanh và đồng bắp. Màu xanh lấn dần trên những vùng đất đỏ bị cày xới. Trên những cánh đồng ở triền sông, đã có những cô gái lúi húi cào cỏ gấu ở các gốc dâu. Mùa xuân về, những biển dâu lâu ngày bị tàn lụi bỗng thức dậy một màu xanh. Có phải nghề canh cửi sắp trở về với mảnh đất màu mỡ thiết tha này. Tiếng xa quay và những làn điệu dân ca tình tứ lại vang lên trên những xóm thôn yêu dấu. Mỗi bước đi sáng nay đâu đâu tôi cũng thấy ngời ngợi một sức sống mới và cái nét tươi sáng lúc nào cũng xanh lên, vang lên một tiếng gọi thiết tha đối với cuộc sống của Tổ quốc chúng ta. Đất nước đang chuyển mình. Những đỉnh núi cao còn vương mây trắng, những sợi mây ở phương đông chưa ửng hết màu hồng và dòng sông Thu Bồn thiết tha trong chiếc áo khoác màu thiên thanh và cỏ cây trên mảnh đất tôi đang đứng đây, cũng đang lên xanh mướt. Buổi sáng mờ sương thật thanh bình, không tiếng đại bác, không tiếng o o của tàu rà, tiếng lạch phạch của máy bay chở quân... Chỉ có tiếng cá quẫy nhẹ trong các hục bom thả rau muống xanh ngắt, tiếng lảnh lót của con chim nhỏ vút lên từ một đọt tre, tiếng ca hát của các đồng bắp và tiếng rì rầm của dòng Thu Bồn đang miệt mài xuôi về cửa biển...
*
* *
Bom đạn nổ suốt đêm ngày. Hầu như không lúc nào Gò Nổi vắng tiếng máy bay và tiếng nổ chát chúa, dữ dội của pháo, của bom tấn.
- Tọa độ lên đấy hỉ!
- Đầu đen lên đấy hỉ!
Chốc chốc xóm thôn lại vang tiếng loan báo. Chiếc B57 22 Thời tôi sống
chuyên thả bom tọa độ, đầu đen chùi chũi từ phía núi bên kia bay đến và cứ mỗi lần nghiêng cánh là bom lại trút xuống. Có hồi nó quăng cả loạt 24 quả. Bom nổ dữ dội liên tục như B52. Cứ vừa ngớt bom là người từ dưới các hầm sâu lại vọt lên, xóm thôn lại vang tiếng gọi hỏi nhau: ‘’Có ai hề chi không rứa hởi?’’. Không ai hề chi, lập tức nắp hầm đậy lại và một loạt bom khác lại giội xuống. Những chiếc hầm bị bom phá sập được dựng lại làm chỗ ngủ. Người ta ngủ ngay trên miệng các hố bom sâu hoắm. Một chiếc hầm ngủ xung quanh ít nhất cũng phải năm, sáu hố bom sâu như cái ao. Nhà bây giờ chỉ là hai tấm tranh dựa vào nhau còn bốn bề thông thống. Những túp lều lúp xúp giống như quán nước ven gốc đa miền Bắc, cứ vừa động mưa là ướt như chuột, thường chỉ dùng làm chỗ nấu ăn và nơi dừng nghỉ tạm cho khách qua đường. Còn tất cả mọi người đều sống dưới hầm. Ăn ở, hội họp, đời sống gia đình... tất cả đều ở dưới lòng đất, từ lòng đất mà ra và lúc nào cũng sôi lên đến mức mãnh liệt phi thường. Ngày Tết mà bọn giặc Mỹ ngoan cố cũng không chịu ngừng bắn. Trời vừa tan sương, bốn chiếc ‘’tàu rà gông’’ đã đến quần trên vùng trời Gò Nổi. Chúng bay sát rạt, nghiêng ngó, chao đảo trông ngang ngược đến phát bực. Vừa thoáng bóng người là chúng đã lao đến ngay trên đầu kiểm soát. Chúng làm cứ như mảnh đất, vùng trời này là của chúng. Phát hiện được hầm nào có ‘’Việt cộng’’ là chúng lao xuống phóng rốc két, gọi phản lực đến giội bom, rồi cứ quần như thế mà chỉnh "tọa độ" cho pháo từ hạm đội Bảy rót vào. Trong lúc đó thì phản lực lồng lộn khoanh hình số tám trút bom xuống. M.34 lạch phạch chở quân từ đồn này qua đồn khác.
Sa mù - dấu hiệu của những ngày nắng đã biến mất. Trời nắng đỏ hoe. Có lẽ đến tận giờ, trưa mồng ba Tết tôi mới được
Trần Mai Hạnh 23
hưởng một chút ‘’hương vị’’ của Tết. Trên bàn thờ nhà anh Ba, gọi là bàn thờ chớ thực ra là cái bàn gỗ lim cháy dở, đen xạm mà đại bác đã phạt cụt một chân, đã thấy bày lên những phong oản bọc trong giấy bóng xanh, những tập giấy vàng đủ các dấu ấn phù chú thường dùng vào các buổi lễ hóa vàng chiều mùng ba Tết. Mấy nén nhang cắm trên cái lon cá cháy gần hết, khói lên nghi ngút, tàn rơi lả tả vào chén nước lạnh. Cạnh đấy, mấy đòn bánh tét để trơ chỏng, mấy chiếc lạt đã bung, lá gói đã khô queo. Người đến mỗi lúc mỗi đông, mảnh đất mà chúng tôi đang nghỉ lại đây bỗng rộn rã hẳn lên. Người ra vào, lời thăm hỏi chúc tụng, tiếng nói cười hoan hỉ, bếp lửa nổ lép bép... Trong phút chốc, người ta sống thật thoải mái và phớt cả chiếc ‘’gọng bừa’’ đang quần những vòng rộng trên đầu và cả những tên Mỹ người đỏ như gà chọi đứng trên nóc lô cốt chĩa ống nhòm soi mói xuống. Những cánh áo hồng, áo tím, áo trắng vừa là ‘’hợp pháp’’ với đồn Kiểm Lâm, vừa mang theo hương vị của ngày Tết thấp thoáng trên những con đường mòn vắt qua các hố bom rồi từ gò này sang gò khác. Một em gái nhỏ mặc áo hoa, tóc bím ngang vai (có lẽ đây là điều thu hút tôi nhất) đang chơi lò cò một mình trên mảnh sân nhỏ, gạch ngói đổ lộn xộn.
- Qua đây với chú, cháu! Tôi gọi.
Em dừng chơi và ngước sang gò bên này, ý chừng hỏi ý mẹ em.
- Qua chơi với chú nghe con! Bà mẹ âu yếm nói.
Em chạy sang chỗ tôi, nhưng trước khi sang còn ngước mắt dè chừng thằng ‘’tàu rà’’ đang lượn trên đầu. Ngày Tết mà bước chân vui nhảy của em ta cũng phải đắn đo, dè dặt!
Chúng tôi gần như đủ cả tiểu đoàn bộ quây quần trong chiếc hầm của anh Ba. Người đến thăm và mang quà cho bộ đội
24 Thời tôi sống
thành từng đoàn, gồng gánh tấp nập. Mãi đến hôm nay, chiều mùng ba Tết, bộ đội mới thực hiện được cái gọi là phong tục ‘’tắm một cái tất niên’’ để mà ‘’tống cựu nghênh tân’’.
... Đã gần năm nay, dân vùng này toàn ăn nước các hố bom. Bao nhiêu giếng xây mát lạnh đều bị bom Mỹ và mìn của lính Sài Gòn phá sạch. Hố bom trở thành cái ao và những mảnh bom bi hoặc những quả bom không nổ được rinh về bắc cầu ao. Trời nắng to, nắng gắt như một ngày hạ. Hố bom hơi kín một chút ở bụi tre sau nhà đông nghịt. Suốt cả tuần lăn lộn dưới chiến hào, hôm nay được nới ra một chút, lính ta khoái chí lắm, vừa tắm vừa trêu chọc mấy o gánh nước, cười rúc ra rúc rích...
Người đến thăm và mang quà cho bộ đội lúc mỗi đông. Xóm làng rộn rã, thơi thới cái không khí của những ngày trẩy hội mùa. Người đến sau cùng là chị Mười, một thiếu phụ có nhan sắc vừa tròn 30 tuổi, chồng con mất sớm. Băng cánh đồng trống, vượt bụi điền thanh, chị bước vào nhà với dáng điệu ‘’xăm xăm đè nẻo Lam Kiều’’. Chiếc áo trắng nhạt màu bó khít thân người. Chị mang đến ít đòn bánh tét, hơn chục chiếc bánh tráng, bánh ú, một biđông rượu, mấy phong kẹo đậu phụng và đặc biệt có cả gói ô mai gửi mua tận Đà Nẵng gọi là để anh em bộ đội ngậm trong chiến đấu cho đỡ ho. Lúc này nhìn chị tươi rói. Chị nói, cặp mắt đen láy, sắc sảo, cái miệng chúm chím và đôi má thì ửng rựng lên. Mọi động tác ở chị đều rất khỏe và dứt khoát. Ngoài những tình cảm quân dân thắm thiết, với tiểu đoàn, chị còn có những gắn bó riêng tư. Những tháng dài dừng chân ở đây, tiểu đoàn bộ đặt ở nhà chị. Chị thương Tiểu đoàn trưởng Khôi vì anh đã ngoại 40 mà vẫn chưa có vợ; cuộc đời những chỉ lo đánh giặc; áo rách không ai vá, ốm đau không ai nâng giấc... Còn anh thương chị hay không chính anh cũng không rõ. Nhưng dẫu sao cũng không thể không cảm thấy ấm
Trần Mai Hạnh 25
áp khi lần đầu tiên trong đời nhận được sự chăm sóc ấm áp của một người con gái.
... Cơm đã chín, anh Ba Lường quát con gái lớn trải tấm vải nhựa ra giữa nhà rồi trịnh trọng bê mâm cơm cúng trên bàn thờ xuống. Bữa cơm tương đối thịnh soạn, có đủ món nhắm. Vừa rót rượu từ chiếc bình tông bẹp dúm dó vào những chiếc bát sứ mới toanh anh vừa nói: "Cái bộ bát đĩa này tôi phải cho vào thùng đạn đại liên chôn sâu tới hai thước đất mới còn đây. Ba cái thằng Mỹ - ngụy nó phá quá đi". Sáng nay vừa ở Xuyên Trường về đã thấy anh Ba hì hụi khui cái hòm đựng bát đĩa và chiếc lư đồng với hai con hạc lên, rồi cũng lại mình anh lụi hụi lấy tro đánh bóng tất cả. Anh xoa xoa tay vào nhau: "Nào, xin mời các anh trong tiểu đoàn. Gọi là có ít món nhắm. Ấy cũng phải tranh thủ để chiều bà con còn ra đồng rồi tối còn chuyển đạn cho tiền phương". Thế rồi tiếng bát đũa va vào nhau lách cách, tiếng nói cười thăm hỏi lại rộn lên... Mùi rượu mạnh bắt đầu đưa cay nồng nàn. Ngoài sân, nắng vẫn đỏ hoe, thấp thoáng những cánh áo hồng, áo tím. Chiều đi vào những luồng khói nhang nghi ngút, những chuyện tưởng không bao giờ có kết thúc và cả những lời nói cười hoan hỉ. Trên mảnh đất hằn sâu vết tích chiến tranh này, hương vị Tết đã bừng lên trong những cảm xúc thật không bao giờ quên được...
*
* *
Trời sập tối thật nhanh. Hoàng hôn cuốn vội những chiếc chiếu vàng rực vừa trải trên bầu trời phương Tây. Những ráng chiều cuối cùng vương trên đồng lúa cũng thu ngắn dần. Trên bờ Thu Bồn, người đổ ra lúc mỗi đông. Có thể nói, cả Gò đêm nay có mặt ở bến sông này. Già có, trẻ có, phụ nữ có, thanh niên có, mỗi người một quả đạn nghễu nghện trên lưng. Hàng chục
26 Thời tôi sống
chiếc thuyền của tiền phương tấp nập qua lại. ‘’Nào, bà con chúng ta khẩn trương lên nào. Ca nông trên Kiểm Lâm nó sắp căn rồi đấy’’, tiếng anh Ba Lường oang oang trên bến sông. Cùng với cả Gò, đêm nay cả gia đình anh Ba có mặt ở bến sông này. Anh lãnh trách nhiệm chỉ huy vượt sông, còn chị Ba và đứa con gái lớn đã vác đạn qua sông từ sớm, chừ chắc tới vành đai rồi.
Màn đêm xuống. Bầu trời và dòng sông những lúc giao thời giữa hoàng hôn và bóng tối sao mà bâng khuâng và trầm ngâm đến thế. Những mảng mây xám trĩu nặng trên bầu trời bên kia sông. Những vạt tre còn sót đứng im lìm đổ bóng đen đặc xuống lòng sông. Cầu Kỳ Lam bị gãy hiện ra mờ mờ trong ánh pháo sáng. Trên trời, chiếc HU.1A cuối cùng về căn cứ. Đèn hiệu xanh đỏ lập lòe rồi mất hút trong màn đêm. Pháo bắt đầu bắn cầm canh. Con đường, với tính chất là một hành lang chiến lược, mỗi đêm phải đội không biết bao nhiêu quả pháo. Đứng đây nghe rõ tiếng ‘’đề pa’’, tiếng quả đạn chiu chíu, tiếng gọi nhau, tiếng mái chèo khua nước, tiếng dòng sông đang căng mình trang nghiêm chảy xuôi... Đêm đến, cái Gò và bến sông chẳng khác gì một dòng thác lớn đến chỗ quật đổ, cứ sôi réo ầm ầm, miết cho đến sáng. Bây giờ thì bạn hãy lắng nghe có phải con gà trống trên đầu gò Văn Ly đã cong cổ cất tiếng gáy không? Tiếng gáy trầm đục rất khỏe, có cả cái dáng dấp oai vệ của một vị tướng ấy, báo hiệu một ngày chiến đấu mới của Gò bắt đầu.
Gò Nổi - Quảng Nam
Tháng 1-1969
Trần Mai Hạnh 27
Anh Đấu
T
ôi đến xã Đ lúc chú gà trống sống sót sau trận càn chưa vươn cánh. Làng xóm mờ hiện dưới màn sương trắng đục. Bếp nhiều nhà đã đỏ lửa. Trâu lục cục ra đồng. Đội du kích của xã đi bám địch đã trở về, súng trên vai, lựu đạn ngang hông...
Sau khi xét kỹ giấy tờ, cô Nhàn, Xã đội phó nói với tôi: “Chừ răng đây! Anh đến muộn quá, hội nghị chỉ còn buổi sáng ni. Nhưng thôi, ăn cơm đã, anh hỉ!’’. Vừa với tay lấy cái vá xúc cơm, cô vừa nói: ‘’Chắc anh mới vô chưa quen. Ở đây phải ăn cơm sớm để chống càn’’. Cơm xong tôi sang hội trường. Gọi hội trường chứ thực ra là một cái lều trống hoác giống như giàn mướp. Mái lợp bằng lá chuối vẫn còn xanh.
Ngồi chưa nóng chỗ đã có tin địch mở cuộc càn lớn vào xã. Hai tiểu đoàn Mỹ, ngụy với 60 xe bọc thép từ Bồ Bồ kéo xuống, cách Bàu Lác chừng bốn trăm mét đường chim bay. Nghe rõ tiếng chúng la ré, tiếng xe tăng rồ máy rầm rầm. Các đại biểu vẫn bình tĩnh nghe đồng chí Bí thư tổng kết hội nghị. Hải, cán bộ tuyên huấn, quay lại nói với tôi: “Không hề chi anh, công sự sát sạt đây thôi!’’.
Buổi sáng trước trận càn mà không khí cảnh sắc vẫn trong lành một cách lạ kỳ. Nạm vàng bình minh đã sáng ở chân trời phương đông. Nắng bắt đầu xuyên qua mái nhà, vẽ hoa loang
28 Thời tôi sống
loáng trên mặt đất. Những bông hoa dâm bụt trước hiên nhà đỏ thắm một màu. Đôi chim cu trên gò Sen đang gù nhau. Con gà mái mơ đỏm dáng bên hàng xóm đang gọi trống. Tận cuối thôn, một tiếng gà trống vẳng lại.
‘’Ùng... oàng’’, ca nông trên đồn Bồ Bồ rót xuống, nổ chát chúa ngay sau nhà họp. Sau khi đẩy tôi vào chiếc hầm tránh đại bác, Nhàn xách súng chạy đi. Chiếc hầm nửa nổi nửa chìm to bằng gian nhà, chật ních người. Đại bác nổ dữ làm đất cát trên nóc hầm đổ xuống rào rào.
- Ông nội thằng Mỹ không lòi gan sổ ruột cho rồi. Cái ảng đựng nước tôi điều từ chợ Cồn về mà hắn lia vỡ rồi đây nè. - Vừa chìa mảnh ảng bị đại bác bắn vỡ văng vào cửa hầm, chị Sáu vừa phân trần - Chừ mà có thằng Đấu thì phải biết, nó đập nát cái đồn Bồ Bồ ra.
- Thì hôm tê nó vừa kê súng vào tận cửa bắn một phát đạn gì đó làm mất tang cái lô cốt chính giữa Bồ Bồ là gì? - Cụ già râu tóc bạc trắng ngồi ở giữa hầm nói.
- Người đâu cứ như cục đất - Bà già ngồi cạnh chị Sáu suốt nãy chỉ độc chép miệng, bây giờ mới lên tiếng - Đời thuở hắn bắn hơn chục thằng Mỹ chết như rạ ở Bàu Lác mà về cứ lùi lũi xách súng đi trớt. Thấy hắn cứ cung cúc đi, tôi phải đánh tiếng trước: ‘’Đấu nè! Mỹ chết nhiều ít mi?’’. Lúc ấy hắn mới nhe răng cười: ‘’Cũng chừng chừng thôi bà ạ! Năm ba thằng chi rứa!’’.
Căn hầm bỗng ồn ào, sôi nổi hẳn. Phút chốc mọi người bị cuốn vào câu chuyện.
- Nói thì bà con lại cho là là cái... cái thằng Sâm này nói phét chứ cái hôm...
Trần Mai Hạnh 29
- Cái hôm Đấu nó rủ ông ra Bàu Lác chứ gì? - Cụ già râu tóc bạc trắng ngồi giữa hầm chưa nói hết bà con đã nhao nhao hỏi - Chuyện ấy thì xuân thu nhị kỳ, bao giờ ông chả kể.
- Cái... cái hôm rằm tháng Năm vừa rồi, tôi định sang nhà mụ Tư Quý nhấp chén rượu...
Mặc mọi người trêu đùa, ông Sâm vẫn kể. Ông là một ông già vui tính, hóm hỉnh, tóc đã bạc trắng nhưng cặp mắt lại tròn xoe như mắt thỏ, trông tinh nghịch một cách lạ kỳ. Bộ râu mất trật tự đâm tóa ra hai bên bọc lấy cái miệng móm mém trông vừa buồn cười vừa có duyên. Nói thì lắp bắp nhưng cứ mỗi câu ông lại lắc lư cái đầu ra vẻ đắc chí lắm. Cả làng này ai cũng quý mến ông, mặc dầu đôi khi ông có những sự to tiếng đến là vô cớ. Ông miệng hùm nhưng gan thỏ; đã nhát nhưng lại thích nghe và thích bàn đến chuyện gươm đao. Mỗi khi tranh luận đến vấn đề này là ông lại đứng bật dậy cao lênh khênh giữa nhà huơ tay huơ chân nói: ‘’Cái... cái thằng Sâm này đã nói là y... y... thật là...’’.
Dầu đã nghe ông kể nhiều lần đến thuộc lòng cả câu chuyện, nhưng mọi người vẫn chăm chú nghe. Giọng nói lắp bắp, dáng điệu tức cười của ông già Sâm làm câu chuyện thêm đậm đà, rôm rả. Người nghe thỉnh thoảng lại ré lên cười thích thú.
... Thằng Đấu vác súng lùi lũi qua ngõ mụ Tư Quý thì gặp tôi, nó biểu: ‘’Ông ơi! Mỹ nó kéo cả đàn xuống Bàu Lác, ông đi với con ra coi thử một chập’’. Đấy! cái chuyện binh đao gươm lửa chứ bỡn đâu mà nó cứ thủng thẳng như gõ trống chầu ấy. Nghe nó ăn nói trậm trợt, tôi đổ cáu, biểu nó: ‘’Mi nói lạ cách chi. Mỹ nó ở đầy trên Bồ Bồ đấy, đứng ở ngõ mụ Tư Quý này
30 Thời tôi sống
ngó đã tỏ một. Còn như xem Mỹ chết thì trận nào trực thăng nó chả chở xác kìn kìn ra đấy. Bây giờ mi biểu tao ra xáp Mỹ, có chuyện chi thì mần răng, mi như thằng tinh, mi thoát, còn tao già tao sảng, tao chết à?’’.
Nhưng rồi tôi lại nghĩ không đi thì nó kêu lão Sâm này nhát gan nhát ruột nên mới biểu nó: ‘’Thôi được, tao đi với mi. Tao già tao chết cũng được nhưng mi phải để tao vận bộ quần áo mới đã’’. Tưởng nói giỡn chứ nó biểu tôi thay quần áo thiệt, rồi lôi miết ra tận Bàu Lác. Mỹ lố nha lố nhố bên kia bàu, tôi sợ chỉ chực té ngửa mà hắn vẫn lôi tới. Thằng Mỹ đi đầu cao lênh khênh, mặt đỏ như đầu gà chọi, đứng bên kia bàu nước, lấc láo ngó sang. Hắn biểu tôi:
- Ông coi! Con cho nó sống thêm sáu phút nữa để nó ngó cái bàu nước...
- Mi nói phét! Có trúng cái con...! Thôi để tao chạy trớt. Vừa nói xong thì đã nghe hắn làm đánh đoàng một cái. Thằng Mỹ bị trúng đạn chỉ kịp ré lên một tiếng “Vixi’’ rồi ngã ùm xuống bàu nước. Bọn đi sau hoảng hốt rùng rùng kéo chạy.
- Nhưng hôm ấy nghe nói nó kéo cả xe bọc thép xuống. Ông rúc kỹ dưới công sự, có biểu thằng Đấu ngồi trên hắn đếm giùm bao nhiêu chiếc không?
- Thì cái xe bọc thép chứ sao, tôi đếm rành rành 5 chiếc. Cái... cái thằng Sâm này đã nói là y... y... thật là - Thấy có người chất vấn, ông già Sâm hăng máu chồm dậy, đầu đội vào nóc hầm đau điếng.
Nghĩ lại buổi sáng hôm ấy bà con lại được phen cười nôn ruột. Trời vừa hửng sáng đã nghe tiếng ông già Sâm oang
Trần Mai Hạnh 31
oang ở đầu làng. Đấu lùi lũi vác mấy khẩu súng lấy được của Mỹ đi sau, còn ông già Sâm thì xơn xớn chạy trước, quần ống thấp ống cao, áo sống ướt như chuột lột. Vừa chạy ông vừa huơ tay nói với bà con làng xóm cái việc mà ông vừa được "thực mục sở thị": "Này bà ơi, mụ ơi! Ra mà xem thằng Đấu nó bắn năm thằng Mỹ chết bỏ xác ở Bàu Lác đây nè. Xe có cả đống mà cũng "hoàn bất ngũ thể" rùng rùng kéo chạy".
- Thế còn cái hôm Đấu nó "bắt tay" Mỹ thì ra răng ông? - Chuyện ấy thì phải hỏi mụ Tư Quý kia, mụ ấy ở gần được "thực mục sở thị". Tôi chỉ "phách quan" thôi!
Thế là mọi người lại quay về bà Tư Quý: "Kể chuyện Đấu hắn "bắt tay" Mỹ đi bà Quý, kể đi bà".
- Cái hôm ấy thì thằng Đấu nó đang ốm... - Bà Tư Quý bắt đầu kể. Ông già Sâm nói năng hăng hái bao nhiêu thì bà Tư Quý lại rụt rè bấy nhiêu. Bà nói yếu, giọng có vẻ kể lể, thành thử không khí trong hầm đang sôi nổi bỗng lắng lại. Bây giờ thì chỉ còn tiếng nói yếu yếu nhỏ nhẹ của bà...
- Tôi sang chơi thấy hắn đang đắp chiếu rên hừ hừ. Đời thuở cái giường dài thế mà hắn nằm vẫn còn thừa hai cẳng chân. Mẹ hắn kêu với tôi là hắn ốm nặng, suốt đêm mê sảng, không chịu ăn. Hắn biểu: ‘’Người con to lớn ri đây, cái dạ dày bằng cả cái ang gạo thì húp vài hụm cháo ích chi”. Quả thật hắn to lớn như con gấu ấy.
Đang rên hừ hừ mà nghe nói Mỹ lội xuống Giáng La là hắn vùng ngay dậy, vơ lấy súng. Mẹ hắn phải chặn hắn lại: ‘’Đấu! Tao lạy mi, mi đánh Mỹ tao không ngăn nhưng mi đang ốm, đang rên...’’. Nghe mẹ rầy hắn lại nằm xuống; hắn chẳng bao giờ làm trái ý mẹ. Nhưng khi mẹ hắn vừa sang
32 Thời tôi sống
hàng xóm thì hắn đã xách súng chạy trớt. Hắn vừa vọt ra cửa vừa biểu tôi: ‘’Bà đừng nói gì với mẹ con nghen’’. Hắn ốm mà lúc ấy cứ nhẹn như con mèo. Thằng Kiệm là bác họ hắn chạy theo. Hai bác cháu kéo nhau lên Giáng La, đánh nhau một chập giết được sáu tên Mỹ, rồi lại xách súng chạy về. Thằng Đấu cắp súng đi cà sính cà sình, vừa đi vừa nghêu ngao hát. Chẳng dè Mỹ nó luồn hướng dưới vô đầy xóm. Vừa đến cây xoài trước cửa nhà thằng Kiệm thì bọn Mỹ cũng lới xới kéo đến. Thằng Đấu vừa nhảy qua cái hào giao thông thì chạm trán luôn thằng Mỹ ở cây xoài bước ra, sát đến nỗi có thể ‘’bắt tay’’ mà thằng Đấu vẫn không hay biết. Thằng Mỹ đi đầu thấy thằng Đấu to lớn như hộ pháp lừng lững vác súng đến, liền thất kinh ré lên ‘’Vixi’’. Thằng Đấu giật mình tưởng du kích đóng giả Mỹ hù hắn, hắn cáu, quát tướng lên: ‘’Chứ làm cái chi lạ rứa!’’.
Nghe tiếng quát như sấm như sét, thằng Mỹ hết vía té ngửa, khẩu súng trong tay nó cướp cò nổ luôn một tràng. Lúc bấy giờ mới biết đích thị là Mỹ. Đấu ta hoảng tổ nội lùi lại hẫng chân té xuống cái hào. Bọn Mỹ ở phía sau ùa lên đuổi bắt. Thằng Đấu vừa ở dưới hào đội lên thì một thằng Mỹ nhảy tới giẫm luôn lên lưng nó. Nó ré lên, hất nhào thằng Mỹ xuống rồi tuôn chạy. Thằng Đấu chạy trước, hơn trăm thằng Mỹ chạy sau, đuổi nhau huỳnh huỵch làm náo động cả làng xóm.
... Bữa ấy Mỹ rút, tôi với mẹ hắn ở Ái Mỹ về đã thấy hắn đắp chiếu rên hừ hừ. Nhìn chân hắn toàn những bùn là bùn, mẹ hắn la: ‘’Chừ Đấu! Mi làm răng mà chân tay như ma chôn ma vùi rứa?’’. Hắn vừa rên hừ hừ vừa biểu:
Trần Mai Hạnh 33
‘’Hồi nãy con dậy pha miếng nước uống, giẫm phải cái ang nước chứ răng’’!
- Chui cha cái thằng Đấu! Nghe sướng đời chửa! Những tiếng cười sảng khoái rộn lên. Mọi người đang sôi nổi kể những câu chuyện về Đấu; tôi cũng đang say sưa theo dõi, thì nghe tiếng chân huỳnh huỵch và tiếng cô Nhàn gọi giật giọng: "Anh Phương! Rúc vô công sự thôi anh. Mỹ vô!". Mải câu chuyện, pháo thôi bắn từ lúc nào không biết. Bọn Mỹ có ngụy dẫn đường đã kéo tới thôn trên. Tôi bung chạy theo Nhàn. Gần đến công sự như sực nhớ điều gì, Nhàn bỗng quặt trở lại. Cô kéo tôi đến cái bàn kê ở góc một nền nhà đã đổ nát mà sau khi định thần tôi mới nhìn ra đấy là một cái bàn thờ. - Anh Phương! Em mượn cái thùng diêm, mau lên anh! Vừa rút mấy nén nhang, Nhàn vừa nói gấp. Rõ ràng là cô rất vội. Còn tôi thì vừa vội vừa bực. Bực vì cái lý là địch đã xáp ngay cạnh, đạn chúng bắn xèn xẹt trên đầu mà cô vẫn còn hương lửa cúng bái.
Cắm xong mấy nén hương cô kéo tay tôi tuôn chạy... - Thôi ổn rồi anh ạ! Công sự ni chắc lắm. Anh lại gần lỗ thông hơi cho thoáng!
Dựng súng, tháo lựu đạn xong cô ngồi dựa vào vách hầm nghỉ. Nghĩ đến chuyện vừa rồi tôi hỏi cô: “Sao lúc nãy địch rượt chạy đuối hơi mà chị còn thắp hương cúng ai thế chị Nhàn?".
- Chỉ mấy cái thằng ngụy ranh ấy. Dượt vài bước nữa, trúng mìn bọn em giăng là chừng lại cả thôi. Ngừng một lát cô nói, giọng buồn buồn... Răng mà không thắp cho anh Đấu mấy nén nhang được. Mới một tuần thôi anh.
34 Thời tôi sống
- Ủa, Đấu nào? Đấu hy sinh rồi sao chị?...
Nghe tin Đấu chết tôi sững người. Những câu chuyện vừa nghe trong chiếc hầm đại bác đang còn là những ấn tượng rất sâu sắc trong tôi. Lúc nãy tôi đã có ý định sẽ tìm hiểu kỹ về Đấu, tôi chắc anh là một trong những du kích điển hình của xã đã trở thành nhân vật anh hùng của quần chúng.
- Đấu hy sinh cách đây chưa đầy tuần anh ạ!... - Như dòng suối lâu ngày bị chắn, bây giờ bung ra ào ào chảy, Nhàn bắt đầu kể - Buổi sáng ấy em và Đấu đang đốt than để chạy máy lấy nước tưới lúa thì nghe tin bọn Mỹ trên Bồ Bồ kéo xuống. Chúng xuống sớm, ý chừng phản ứng việc đêm trước mình đột nhập vào diệt gọn cái lô cốt chính giữa đồn Bồ Bồ.
- Có phải cái trận Đấu kề súng vào tận lỗ châu mai bắn không? - Tôi hỏi.
- Răng tài hung rứa? Anh mới vô đã biết rồi. Hôm ấy mới nghe tin Đấu xin đi bọn em đã ngăn vì cái đồn ấy nó bố phòng nghiêm ngặt lắm. Đồn ở trên ngọn quả đồi rất cao, xung quanh là hàng rào thép gai dày đặc, bên ngoài lại được con sông Bình Phước bao bọc thành thử muốn lọt vô rất khó. Ngoài bãi mìn ở ngoài, ba hàng rào thép gai bùng nhùng ở trong cũng gắn mìn và pháo sáng, cứ vừa động là nổ và đèn bật sáng trưng. Nhiều đêm, bọn Mỹ lại cho một trung đội ra phục ở sát hàng rào ngoài cùng. Cái đồn ni nó tác oai tác quái ghê lắm. Ban ngày những thằng Mỹ ngồi ngất ngưởng trên nóc lô cốt chĩa ống nhòm soi mói xuống đồng ruộng; cứ vừa thoáng bóng người là chúng bắn ngay.
Đêm ấy, bọn em liên hoan đưa tiễn Đấu. Bắt tay từng người, Đấu vừa cười vừa nói: ‘’Đúng 12 giờ đêm ni tớ về!
Trần Mai Hạnh 35
Các cậu nhớ để phần sắn luộc đấy!". Đấu đi, mặc độc một chiếc quần đùi. Đến bờ sông Bình Phước, Đấu bắt em quay về. Em nói thế nào cũng không lại. Năm năm ở trong đội du kích, chỉ một trận nầy em không được cùng dự với Đấu. Ôm khẩu súng bơi đến giữa sông, Đấu còn ngoái lại gọi: ‘’Nhàn! Về đi, quãng ấy nó hay căn ca nông đấy". Tiếng Đấu vang trong tiếng nổ dữ dội của đạn pháo địch. Em ở lại bên này sông thao thức chờ nghe tiếng súng nổ. Bóng Đấu mất hút trong những hàng rào kẽm gai dày đặc. Đêm ấy đúng ngày 20-7, sợ bị đánh, bọn địch thắp đèn dù và dội pháo như mưa. 9 giờ tối, Đấu đã theo mương nước bò qua bãi mìn, qua cả ba hàng rào kẽm gai, đến sát cạnh cái lô cốt chính giữa đồn Bồ Bồ. Mấy thằng Mỹ đi tuần buồn ngủ, ngồi gục ngay cạnh Đấu mà không biết. Đã lắp đạn, kê súng vào tận cửa nhưng Đấu vẫn chưa bắn. Một giờ sáng, không thấy động tĩnh gì, bọn Mỹ đi tuần và mấy thằng ngồi hóng mát trên nóc lô cốt chui vào ngủ hết. Đấu bóp mạnh cò súng. ‘’Rầm". Sau tiếng nổ dữ dội, lửa tỏa như chớp giật trùm lấy cái lô cốt. Bọn Mỹ ở trong không thằng nào thoát chết, xác chúng bung ra trộn lẫn với những tảng xi măng cốt sắt. Đêm ấy súng địch nổ dữ dội. Đại bác từ đồn Trảng Bàng, từ các trận địa pháo ngã tư Nông Sơn, Kiểm Lâm, Ái Nghĩa, Bình Long bắn về tới tấp. Pháo sáng địch thả rực cả một vùng trời, đèn pha quét loang loáng. Mãi không thấy Đấu về, em băng sông sang. Đến nơi thấy Đấu đang ngồi hút thuốc dưới mương nước sát hàng rào kẽm gai thứ nhất. Dưới ánh sáng của những ngọn đèn dù, cái lô cốt xi măng cốt sắt như con cóc khổng lồ phủ phục trên núi Bồ Bồ chỉ còn trơ lại bốn cái trụ sắt chầng ngầng.
36 Thời tôi sống
Vừa thoáng thấy em, Đấu đã kêu: "Tức cách chi Nhàn ơi! Chúng chết hết trơn rồi, mà chỉ lấy được ngần ni súng, pháo bắn viện dữ quá".
Bốn giờ sáng hôm ấy, vác 5 khẩu súng trường của Mỹ về cho xã đội xong, Đấu lại đi đốt than chạy máy nước... Căn hầm thật lặng, không một tiếng động. Qua lỗ thông hơi, vòm trời hiện ra xanh dịu, cả cái dáng cong mềm mại của ngọn tre và cái yếm đỏ của con chim chào mào đang nhún nhảy. Nắng sớm dọi qua lỗ thông hơi đọng trên gương mặt Nhàn một mảng sáng rực rỡ. Những giọt nhựa trắng như sữa từ chiếc rễ cây bị xén đứt trên nóc hầm nhỏ xuống từng giọt, từng giọt. Tôi nhìn rõ cặp mắt Nhàn, cặp mắt thật đẹp, thẫm một màu đen, đằm thắm. Nhàn vẫn nói, tiếng nói từ trong lồng ngực âm vang như tiếng thì thầm của mặt đất, của dòng sông lớn mênh mang chảy giữa những bãi ngô, biển dâu xanh mướt; tiếng nói sôi nổi, dạt dào, cuồn cuộn như tiếng dội của dòng suối từ trên thác đá cao ngợp đổ xuống.
... Ở cùng ngõ, mò cua bắt ốc với nhau từ nhỏ, em biết tính Đấu lắm. Đấu đã nói là làm bằng được. Mười lăm tuổi đã nằng nặc xin vô du kích, chẳng trận nào chịu vắng mặt. Trận nào cũng quyết diệt được Mỹ, thu được súng mới về. Trưa ấy, vừa xách súng ra Bàu Lác thì bọn Mỹ ập đến; chúng lăm le định lội qua hồ nước. Nhìn thằng ngụy đi đầu mặt đỏ lựng như tắc kè say nắng, cởi trần trùng trục, mặc quần đùi đen, lấc láo ngó sang chỉ đường cho bọn Mỹ, Đấu vừa xiết chặt cò súng vừa rít lên: “Trời, thằng Lạng".
Trần Mai Hạnh 37
Thằng Lạng ác ôn thì cả làng em ai cũng biết. Nó chính tên là Trần Văn Lạng nhưng dưới thời Diệm, nó đổi tên là Ngô Đình Lạng. Chính nó đã khui hầm bí mật, mổ bụng cha Đấu, phơi xác ở cánh đồng Bàu Lác và chặt đầu hàng chục cán bộ, du kích. Năm 1963, Diệm đổ, cả xã nổi dậy xách dao, mã tấu vào tận Đà Nẵng truy thằng Lạng. Đến tháng 12-1965, Mỹ vào đưa thằng Lạng về làm "đoàn trưởng bình định" khu A. B. Điện Bàn. Nó đàn áp phong trào rất dã man. Ngày nào cũng có người bị chặt đầu, moi gan, thả xác trôi lềnh bềnh trên sông Thu Bồn. Vết sẹo bên mắt trái của nó là vết chém hụt của dân làng trong ngày nổi dậy phá kềm, diệt ác ôn. Hắn thoát chết trốn biệt tích, nhưng vừa rồi lại đột nhiên xuất hiện ở vọng gác trên đường cái Mới. Bà con trong xã đi mua gạo ở chợ Miếu Bông về gặp hắn đứng chắn ở giữa đường:
- Này đi mua gạo tiếp tế cho mấy ông nội giải phóng đấy phải không? Có biết thằng Lạng này không? Vừa nói hắn vừa vung tít cái batoong.
- Dạ có! - Mấy bà đi gạo tốp trước trả lời. - Ai chứ ông Lạng thì chúng tôi biết.
- Rứa hả? - Thế là nó rút tờ giấy 20 đồng mới tinh chìa ra - Này trả tiền thuê ôtô vô Đà Nẵng truy tao hồi Diệm đổ đây. Rồi nó hô lính ùa vào cướp hết gạo, đánh mỗi người mấy báng súng rồi tha về. Bà mẹ Đấu đi sau đã cụp nón che mặt, chẳng dè nó vẫn nhận ra.
- À, mụ Lộc. Lâu lắm mới gặp. Nghe nói thằng Đấu con mụ, dạo ni thành dũng sĩ diệt Mỹ rồi phải không? Cha Việt Minh, con du kích, còn mụ bây giờ... - Vừa nói, nó vừa nhảy
38 Thời tôi sống
xổ đến, ấn mạnh tay vào họng bà. Đêm ấy nó tra tấn, đánh đập, hãm hiếp bà chết đi sống lại. Bà về đã một tháng nay vẫn ốm liệt. Từ ngày chồng chết, bà ở vậy nuôi con, những mong con khôn lớn trả thù cho chồng. Thù riêng chưa trả thì lại bị thằng Lạng làm nhục. Nghe tin mẹ, Đấu lồng lên xách súng định chạy tuốt ra Đà Nẵng giết thằng Lạng. Bọn em phải ngăn mãi mới được. Hôm nay thằng Lạng nó lại liều lĩnh dẫn Mỹ về làng.
- Lạng!
Đấu quát như sấm như sét làm em cũng giật bắn người. Đang lấc láo bên kia hồ nước, nghe quát tên mình, lại thấy một người to lớn như hộ pháp ôm súng vọt lên, thằng Lạng hết vía cắm đầu chạy. Viên đạn đầu tiên Đấu bắn hụt. Thật tiếc, không hiểu sao lại thế. Năm năm ở du kích, Đấu bắn không trượt phát nào: 298 viên đạn đã bắn 298 thằng giặc chết.
- Chết! Trượt rồi Nhàn ơi!
Vừa nói, Đấu vừa vác khẩu súng trường lội băng qua hồ nước đuổi theo. Thấy thằng Lạng đột nhiên bỏ chạy, cả trung đội Mỹ cũng hết vía cắm đầu chạy tuốt. Em cũng xách súng bung qua hồ nước, chạy theo Đấu.
- Lạng! Đứng lại! Đứng lại!
Đấu chạy vượt lên trên cả bọn Mỹ, vừa đuổi thằng Lạng vừa quát. Bọn Mỹ cắm đầu chạy tuốt về đồn, còn thằng Lạng vỡ mật bay hồn vấp ngã nhào xuống ruộng. Đấu xông tới, đâm thẳng lưỡi dao vào ngực nó. Đấy là tên giặc thứ 299 bị Đấu giết. Giết thằng Lạng xong, Đấu thu khẩu súng của nó rồi kéo em chạy về. Ngờ đâu còn một thằng Mỹ hồi nãy chạy không kịp rớt lại, lủi vào bụi chuối lúp xúp ven đường. Em và Đấu
Trần Mai Hạnh 39
chạy qua, nó quạt trộm một băng. Đấu chạy trước bị trúng đạn. Đấu kêu em: "Nhàn! Bợ lấy súng, đạn lên rồi đó!". Em vừa bợ được khẩu súng thì Đấu ngã xuống tắt thở...
Lúc ấy đúng mười hai giờ trưa. Bầu trời cao lộng, xanh thẳm đột nhiên tối sầm lại. Ánh nắng chan hòa trên đồng ruộng biến rất mau. Trời nổi dông lớn. Những đám mây đen kịt từ phương đông kéo tới phủ kín bầu trời. Những đôi chim cu trên gò Sen cũng thôi không gù nhau nữa. Con gà trống ở cuối thôn Tây cũng quên không gáy chào mặt trời đứng bóng. Gió mỗi lúc một to. Mưa đổ như trút. Nước sông Thu Bồn dâng lên ngập cả những bãi khoai đồng bắp ở triền sông. Đồng ruộng như chao nghiêng trước những cơn lốc lớn. Những cây tre đội mưa bão đâm xiên lên trời. Những cây dứa dại lá to như lưỡi mác chọc tóa ra hai bên. Mưa to gió lớn là thế, mà cũng không dập tắt nổi những đám cháy dữ dội. Cũng như những lần trước, bọn Mỹ lại điên cuồng trả thù, chúng dội bom phá, bom xăng và dập đại bác dữ dội vào xã. Bà con xã Đ. đã đội bom, đội lửa, đội mưa dông đưa người con ưu tú của mình đến nơi yên nghỉ. Cả làng chít khăn tang, nhiều người khóc nức nở...
Đêm ấy ông già Sâm không ngủ. Ông lần đi khắp xóm. "Nè bà ơi, mụ ơi! Đấu hắn chết mất rồi...". Ông mếu máo khóc. Thật tội. Có lẽ, chỉ duy nhất đêm ấy ông quên không nhắc lại cái điệp khúc muôn thuở: “Cái... cái... cái thằng già Sâm này đã nói là y... y... thật là...".
*
* *
40 Thời tôi sống
Chiều hôm sau bọn Mỹ hốt hoảng rút chạy về Bồ Bồ. Đêm trước du kích xã đã tập kích dữ dội, dồn chúng vào bãi mìn giăng trên Bàu Lác diệt gọn hơn 100 tên. Chiều ấy ở dưới công sự lên, tôi đến thăm bà mẹ Đấu. Đã năm giờ chiều mà nắng vẫn còn gắt. Cái nắng khô rang khó chịu vô cùng. Khói bom, khói đạn, khói từ những bụi tre cháy dở bốc lên khét lẹt. Trên nền nhà cháy rụi trơ lại mấy chiếc cột đen xám, bà mẹ Đấu đang ngồi rang muối dự phòng thức ăn cho trận càn mới. Tiếng muối nổ lép bép. Nắng trên trời đổ xuống, ở dưới bốc lên hầm hập mà không có một tấm liếp tấm tranh nào che. Tôi vừa bước lên nền nhà chưa kịp cất tiếng chào thì Nhàn đã kéo tôi cúi xuống.
- Cúi xuống anh! Đứng ngời ngời thế Bồ Bồ hắn ngó tỏ một! Đồn Bồ Bồ lù lù trước mặt, chỉ cách nền nhà tôi đứng một cánh đồng nhỏ và con sông Bình Phước. Đứng ở đây nhìn rõ mồn một cái họng lô cốt đen xì, những tên Mỹ đi lại lăng xăng và cả những chiếc xe quân sự quét nước sơn xám xịt bò trên những con đường đất đỏ bụi ngầu vắt qua trước đồn. Lá cờ “Huê kỳ" và cờ "ba que" bạc phếch bay phe phẩy như lá phướn trong những đám tang. Bây giờ tôi mới quan sát được kỹ cái bàn thờ mà hôm trước Nhàn đã dẫn tôi đến. Gọi là bàn thờ chứ thực ra nó là một cái bàn gỗ lim cháy dở, đen xạm mà đại bác đã phạt cụt một chân. Trên bàn đặt một bình hương sứt mẻ với ngọn nến. Giặc đốt phá quá, không còn lấy một tấm tranh, anh em du kích phải lấy gạch và những tảng vữa xếp tạm một cái chái che mưa nắng. Đêm nào ngọn nến trên bàn thờ cũng cháy, khói nhang nghi ngút.
Trần Mai Hạnh 41
- Đây, nhà Đấu đây. Lúc hắn còn thì anh không đến, chừ mới... Bà mẹ nói. Cặp mắt im lìm bỗng rực lên những tia sáng dữ dội. Bà vừa khóc vừa kể lại những kỷ niệm thân thiết về đứa con trai duy nhất của mình. Bà lấy cuốc đào ở mảnh vườn sau nhà lấy lên những kỷ vật của Đấu còn để lại.
- Chỉ chừng nớ thôi anh, mà cũng phải chôn phải giấu, không bom đạn nó lại điều đi. - Bà vừa đưa cho tôi vừa nói. Tất cả kỷ vật để trong cái hòm đạn đại liên màu xám. Bên trên xếp gọn ghẽ bộ quần áo Đấu thường mặc rồi đến quyển nhật ký và một quyển lịch nhỏ ghi các trận đánh. Quyển nhật ký đóng bằng giấy pơluya trắng. Trang đầu dán một tấm ảnh Bác Hồ và chép lại lá đơn xin gia nhập Đảng mà Đấu đã đọc hôm kết nạp. Những trang sau chép lại một số thơ văn; trong đó có bài thơ Núi Đôi và một đoạn khá dài trong tác phẩm Sống như Anh kể lại những giờ phút cuối cùng của anh Trỗi trước mũi súng quân thù. Cuối cùng là một cái ví màu đen giản dị, xinh xắn thường bán ở các chợ. Tôi thận trọng mở từng ngăn ví, lật xem từng lá thư, từng mẩu giấy viết vội vàng còn lưu lại. Tận đáy ví là chiếc khăn tay trắng muốt gấp gọn ghẽ, mép thêu rua trắng. Chiếc khăn tay còn thoảng mùi nước hoa mát dịu. Vừa giở chiếc khăn tay tôi bỗng giật thót người. Ở một góc khăn, nổi lên những dòng chữ thêu bằng chỉ đỏ rất cẩn thận: "Ngày mai thống nhất nước nhà
Bắc Nam sum họp tình ta vẹn tròn.
Em
Nguyễn Thị Nhàn".
Nắng tắt hẳn. Bầu trời thẫm rất nhanh. Những đám mây vẩy cá màu đồng hun xếp lên nhau trầm tĩnh trên bầu trời
42 Thời tôi sống
phương Tây như những tấm áo giáp. Những dãy núi giáp ranh giăng hàng theo hình gợn sóng, mờ dần dưới màn sương chiều đang xuống. Những "con sâu đo" chao đảo như chiếc diều đứt dây chệnh choạng hạ xuống cứ điểm Bồ Bồ...
- Ta về đi anh! Đêm nay bọn em phải nổ súng phối hợp chiến trường. - Nhàn xốc lại súng nói với tôi. Giọng cô rắn rỏi. Một cái gì thật nghẹn ngào đã được nén chặt tận đáy lòng. Có những cái rất bình thường ở cô mà những ngày qua tôi ít chú ý đến, giờ bỗng dội lên trong tôi với biết bao màu sắc khác lạ...
Nhàn khoác súng đi trước; bóng cô, bóng khẩu súng của người đã mất ngả dài trên đồng lúa...
Quảng Đà, một ngày mưa lớn...
Tháng 9-1968
Trần Mai Hạnh 43
Bài thơ tình đẫm máu
"Lúc ấy là tháng Tám. Lá đã bắt đầu rụng"
(Goócky - "Kiếm sống")
Nhà báo, nhà thơ - liệt sĩ Nguyễn Trọng Định, phóng viên Báo Nhân Dân hy sinh tại chiến trường Quảng Đà ngày 26-8-1968. Cùng là bạn học thời sinh viên (tôi học sau anh Định một lớp), cùng trong tổ phóng viên chiến trường, cùng vượt Trường Sơn, cùng xuống mặt trận đồng bằng Quảng Đà, có mặt lúc anh hy sinh, tôi đã mang chiếc ba lô kỷ vật của anh về giao lại tận tay gia đình và viết tường trình cụ thể về địa điểm và hoàn cảnh hy sinh của anh để Báo Nhân Dân làm thủ tục đề nghị Nhà nước xét công nhận danh hiệu liệt sĩ cho anh. Những trang bản thảo cuối cùng của Nguyễn Trọng Định nằm trong chiếc ba lô đẫm máu đã được xuất bản trong tập thơ đầu tiên Sắc cầu vồng của anh do Nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 1993, 25 năm sau ngày anh hy sinh. Nhưng cuộc đời của Nguyễn Trọng Định không phải chỉ có thi ca. Trong trang đầu cuốn nhật ký duy nhất để lại cho đời mà người yêu của anh, một nữ phóng viên Báo Nhân Dân lưu giữ hơn 40 năm chưa từng công bố, là chữ ký và bút tích phóng khoáng của anh chép lại tuyên ngôn nổi tiếng của thi hào Pêtôphi:
"Tự do và ái tình
Vì các ngươi ta sống".
44 Thời tôi sống
Hình ảnh tập thơ Sắc cầu vồng của nhà báo, nhà thơ - liệt sĩ
Nguyễn Trọng Định do Nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 1993; bút tích của Nguyễn Trọng Định trong cuốn nhật ký duy nhất để lại với đời do người yêu của anh, một nữ phóng viên Báo Nhân Dân gìn giữ.
Trần Mai Hạnh 45
I
T
rọng Định chết.
Cái tin đột ngột làm mình chết sững cả người. Trời nắng chang chang mà bỗng ớn lạnh, rùng mình. Cái chết đến nhanh quá, bất ngờ quá, tàn nhẫn quá. Mới chiều qua Định ở bờ bên kia, theo giao liên Quận ủy Quận 2 vượt sông La Thọ - một nhánh nhỏ của sông Thu Bồn, sang thăm mình. Định mặc bộ đồ bà ba đen rộng thùng thình, nhào đến ôm lấy mình. Mình sững người khi thấy Định đi chân đất. - "Rủi quá! Tao chạy càn mất cả hai chiếc dép. Chân đất đạp lên mảnh gai, mảnh pháo chịu hết nổi. Mày đi với lính, kiếm được dép thì hú cho tao một tiếng, tao tới liền". Mình mang gói kẹo đậu phụng và bao Ruby quân tiếp vụ ra chiêu đãi. Quên luôn chuyện mất dép, hai thằng cao đàm khoát luận về những cuộc chạy càn bất đắc kỳ tử, về những biến cố trong hai tuần xa nhau và dự định cả cái ngày thượng sơn trở lại với "mảnh rừng chiến khu xao xuyến". Định lôi trong xắccốt ra bản thảo bài "Thăm quê hương anh hùng Nguyễn Văn Trỗi" - "Tao đọc cho mày nghe nhé. Tao vừa đi Điện Thắng, quê anh Trỗi về. Đây là bài đầu tiên tao viết tại chiến trường. Tao vừa gửi bài lên núi cho anh Trọng Quyền, tổ trưởng tổ phóng viên Thông tấn xã của mày, nhờ điện đài chuyển cho Báo Nhân Dân ở Hà Nội. Gửi bài xong là tao qua chơi với mày”.
Bài báo Định viết về cuộc sống chiến đấu cực kỳ ác liệt nhưng rất đỗi lạc quan của người dân xã Điện Thắng, huyện
46 Thời tôi sống
Điện Bàn - quê hương anh Trỗi. Bài đầu tiên và cũng là bài báo duy nhất của Định ở chiến trường cũng có một số phận đặc biệt. Hơn một tuần sau, anh Trọng Quyền, tổ trưởng tổ phóng viên Việt Nam Thông tấn xã tại Quảng Đà nhận được bài báo này cùng với tin Trọng Định đã hy sinh. Lúc điện bài về tổng xã, điện báo viên Ngọc Thạch không kìm được xúc động đã lưu ý dưới bài: "Chuyển giúp ngay Báo Nhân Dân. Người viết bài này đã hy sinh". Ngay lập tức bài được đăng trang trọng trên Báo Nhân Dân, được phát trên Đài Tiếng nói Việt Nam nhiều lần. Và cũng ngay lập tức ở Hà Nội âm ỉ truyền lan tin Trọng Định hy sinh...
Bữa đó Định chợt hỏi tôi có nhớ nhà không, rồi nói: ”Cứ chiều tà im tiếng súng, ngồi bờ sông hóng gió, nhìn về núi Chúa là tao lại nhớ mẹ, nhớ Kim, nhớ Hà Nội ghê lắm”. Rồi Định lại quay qua chuyện thơ phú: "Tao không thích thơ lục bát, tao thích kiểu thơ 5 chữ, 7 chữ, ví như: "... Chị ấy năm nay còn gánh thóc/Dọc bờ sông trắng nắng chang chang...” của Hàn Mặc Tử. Đọc lên nó ám ảnh ghê lắm”. Cùng học Tổng hợp Văn nhưng tôi không am hiểu lắm về thơ nên chỉ ầm ừ phụ họa. Rồi để chứng minh, Định đọc cho tôi mấy bài thơ vừa phác họa. Có những câu tôi nhớ, đại loại:
...
Chiều tạm ngưng bom đạn
Anh nhớ em làm sao
Phía trước núi xanh cao
Phía sau là sông biếc
Anh yêu em tha thiết
Xa anh em có biết
Phía trước núi xanh cao
Trần Mai Hạnh 47
Phía sau là sông biếc...
Rồi:
...
Trời biên giới mù sương
Sau mỏm núi kia là đất mẹ
Ta đứng bên này
Ngực thở đất trời bên đó
...
Tại một ngã ba ngã bảy
Quanh một lối mòn
mẹ ta đứng vẫy
Nước mắt mẹ rưng rưng
Và cửa sổ người yêu thương mở
những buổi chiều
Em có dõi nhìn bóng hình anh
trên con đường trải nhựa...
Định hỏi tôi có biết Kim, người yêu của Định không. Tôi nói có thoáng gặp hai lần. Lần đầu là ở phố Nguyễn Chế Nghĩa. Kỳ đó, ít ngày trước khi lên đường Định đưa Kim tới nhà anh Đinh Văn Đức, bạn thân cùng lớp Tổng hợp Văn. Bữa đó tôi cũng có việc ghé nhà anh Đức. Lần hai là ở cổng trụ sở Việt Nam Thông tấn xã, buổi tôi và Định lên xe vào chiến trường, Kim tới tiễn. Tôi nhớ đó là một cô gái xinh xắn, nhẹ nhõm, cao dong dỏng, có nước da trắng và cặp mắt đen láy.
”Đây, ảnh tao với Kim đây!”- Định lấy ở túi áo ngực trái ra tấm ảnh đen trắng, khổ lớn gần một bàn tay. Bức ảnh chụp chân dung hai người, Kim âu yếm ngả đầu vào vai Định. Thú thực lúc ấy tôi phục Định sát đất. Tôi yêu Thùy Mai, mối tình đầu mà cũng chưa dám chụp chung ảnh lần nào, tặng nhau ảnh
48 Thời tôi sống
chân dung bé tẹo mà cũng phải giấu giấu diếm diếm. "Nếu tao hy sinh, mày còn sống trở về thì tìm gặp Kim. Mày nói tao yêu cô ấy, không lúc nào tao không nghĩ đến cô ấy”. Tôi gạt phắt đi, mắng Định là gở mồm gở miệng. Nhưng trong thâm tâm lúc ấy, tôi cũng không khỏi ngạc nhiên vì sao lần đầu nói với tôi chuyện riêng mà Định lại mở lòng đến thế. Lại còn dặn dò chuyện sau này nữa. Mà Định vốn là người kín đáo, kiệm lời. Định muốn ở lại bên Quận đội cùng tôi ít ngày, tiện thể lấy tài liệu viết bài. Nhưng các anh Tuyên huấn Quận đội khước từ với lý do phóng viên báo Đảng trên cử xuống đã được Quận ủy tiếp nhận, bảo vệ, lo mọi chuyện rồi. Cuối buổi chiều tôi tiễn Định ra bờ sông La Thọ để về Quận ủy bên kia sông. Nhánh sông nhỏ, đang mùa nước cạn có thể dễ dàng lội bộ qua.
Không hiểu sao ôm chặt nhau chia tay, đã bước chân xuống nước rồi Định lại nhảy lên bờ kéo tôi lại:
- Tao có bài thơ tặng riêng Kim rất hay. Mấy hôm trước tao nằm mơ thấy cảnh đưa Kim về quê thưa chuyện với bố mẹ xin phép được yêu nhau, tao xúc động làm bài thơ này. Lúc nãy tao quên, giờ thì mày lấy sổ ra chép, về đọc rồi có gì nói lại với tao. Chiến tranh chẳng biết thế nào. Nói dại, nếu tao hy sinh, mày còn sống thì tìm gặp chuyển cho Kim bài thơ này. Coi đây là những dòng cuối cùng tao gửi lại với đời, gửi lại cho cô ấy. Cô ấy phải là người đầu tiên đọc bài thơ này, mày nhớ đấy.
Nghe Định dặn dò mà tôi cứ gai cả người. Trong ánh hoàng hôn của chiến trường, không hiểu điềm gì và cũng không hiểu linh tính điều gì mà Định cứ nhất mực đọc cẩn thận từng vần thơ bắt tôi chép lại. Bài thơ có nhan đề “Gửi em” nói về thân phận TÌNH YÊU và CHIẾN TRANH. Qua sông, mặc lại quần xong, Định vẫy chào tôi. Hình ảnh Định mặc bộ bà ba đen,
Trần Mai Hạnh 49
đi chân đất, vai đeo xắccốt, lưng đeo ba lô tất tả trong hoàng hôn chạng vạng chiến trường ám ảnh tôi mãi. Đó là hình ảnh cuối cùng về Định trên cõi nhân gian này...
Nhận tin Định chết giữa 12 giờ trưa. Mặt trời vừa đứng bóng. Nắng như đổ lửa. Cái nắng khô ong vắt kiệt sức người, hút cạn những giọt mồ hôi cuối cùng. Vừa đặt chân vào nhà ông Hữu, nơi Tuyên huấn Quận đội đặt trụ sở thì Kề - cần vụ của anh Bân, Trưởng ban địch vận vừa đung đưa võng vừa thủng thẳng nói: ”A, anh Hạnh. Xin báo anh biết, anh gì vừa tới thăm anh chiều qua vừa chết, xác chôn ở gò đất đầu nhà bà Dưa ấy!”. Cái tin làm mình chết sững cả người mà cậu ta nói với cái giọng thủng thẳng, bình thản không chút xúc động. Một sự bình thản, bằng lặng, nhẫn tâm đến không thể hiểu. Trong chiến tranh cái chết đến nhanh quá, nhiều quá, ngày nào cũng có người chết và người ta đã nhìn nó với con mắt bình lặng. Chết không phải là động từ nữa, mà là một danh từ chỉ những gì diễn ra như cơm bữa. Ai chết thì chôn, ai sống cứ làm việc, cứ chiến đấu. Cuộc sống ngày lại ngày trôi qua với cái nhịp điệu như thế - cái nhịp điệu không bao giờ có sự chùng dịu, căng như sợi dây đàn.
Nhớ lại hình ảnh Định mất dép, chân đất sang thăm chiều qua tôi không sao cầm nổi nước mắt. Thương Định nhưng mình cũng không thể cởi dép đưa Định, mình sẽ đi bằng gì? Vừa xin ở lại cùng mình một đêm để lấy tài liệu viết bài đã bị từ chối, Định sững người, không mở lời về chuyện mất dép nữa. Chiến tranh ác liệt, khẩn trương đến hết mức làm con người ta có lúc co lại, thế thủ để tồn tại. Không ai muốn vướng bận vào mình. Một chỗ rúc khi gặp càn, một chỗ trú trong hầm để tránh pháo, một bánh lương khô... Chẳng là gì
50 Thời tôi sống
cả nhưng lại là tất cả. Và vì lẽ đó, con người muốn tồn tại phải chiến đấu với tất cả.
Nhận được tin, cứ ba lô trên vai quay ra cửa đi luôn. Đi một mình, vừa đi vừa hỏi đường. Những con đường mòn chỉ vừa bước chân người, nát bươm vì bom đạn cày đi xới lại. Những hố bom hố pháo chồng lên nhau. Những hàng tre xơ xác, trụi trơ. Làng xóm vắng ngắt. Không gian im ắng đáng gờm. Nắng đổ xuống hầm hập. Nhìn đâu cũng chói chang ánh nắng. Cả một vùng đất trắng băng, khô rang bốc nóng hầm hập. Vừa đi vừa chạy, ẩn núp tàu rà, pháo điểm đến đứt hơi. Tới nơi thì có lệnh địch càn, Tuyên huấn Quận ủy Quận 2 đã chạy khỏi đây từ sáng. Còn đang lớ ngớ không biết hỏi ai thì một bà má ở dưới hầm nhô lên vẫy gọi. Bà kể sáng sớm nay có chú “nghĩa vụ” người Bắc trú gần hầm nhà bà bị ca nông chụp chết, xác chôn ở gò đất đầu nhà bà Dưa. Sau khi biết đấy là một nhà báo trẻ mới ở Hà Nội vào, bà má khóc. Địch càn đến nơi, làng xóm lặng vắng bóng người. Bà má tất tả dẫn tôi ra thăm mộ Định. Đứng lặng trước ngôi mộ còn nguyên màu đất mới. Đất cát sẫm màu đỏ vừa mới xới lên đắp mộ còn đang xả hơi ngùn ngụt. Mấy nén nhang cắm ở đầu mộ xộc xệch, cái nghiêng phía trước, cái ngả phía sau. Không bát cơm, bình hương, quả trứng. Giữa từng loạt đạn pháo địch bắn mở đường cho cuộc càn, trước khi rút chạy mọi người vội vã chôn cất Định. Cái chết đến thật bất ngờ và ác nghiệt. Trước khi vĩnh biệt cuộc đời, cảnh sắc rười rượi, khát khao với những nạm vàng của rạng đông tươi sáng trên sông Thu Bồn đã ập vào cặp mắt thật sáng, thật thông minh, láu lỉnh của Định - Cặp mắt ngời ngợi ý thức, niềm tin của một con người vào giá trị của mình trong cuộc sống.
Trần Mai Hạnh 51
Nhìn đâu cũng thấy nắng. Nắng trên trời đổ xuống, nắng dưới đất bốc lên đan chéo nhau, dày đặc như thảm. Nắng chan hòa trên đồng ruộng, trên mặt sông, trên những con đường mòn đất đỏ. Nắng phủ dày trên những gò mả, bờ tre, bụi chuối, phủ dày trên phần mộ của người vừa khuất. Nhớ làm sao câu thơ của Hàn Mặc Tử mà Định vừa ngâm ngợi chiều qua: ”Chị ấy năm nay còn gánh thóc/Dọc bờ sông trắng nắng chang chang...”.
Định ơi! Địch càn đến nơi rồi, mọi người đã chạy hết và mình cũng chẳng thể nấn ná thêm được nữa. Chiến tranh tàn khốc quá. Mình cúi xuống viếng hương hồn của Định. Mình không khóc nhưng lòng mình nấc từng cơn, bàng hoàng, sờ sững cả người. Thật tiếc, cậu chết quá sớm, chết khi còn biết bao khát vọng cháy bỏng trong lòng chưa thực hiện được. Bài báo đầu tiên ”Thăm quê hương anh hùng Nguyễn Văn Trỗi” của cậu đang trên đường chuyển ra Hà Nội. Bài thơ ”Chiếc võng” của cậu đang in, bài thơ ”Tiến về Đà Nẵng” và trường ca ”Sông Thu Bồn” mới dang dở những dòng phác thảo...
Định ơi! Nếu còn sống chắc chắn cậu sẽ được chứng kiến ngày các đơn vị chủ lực của ta tiến về giải phóng Đà Nẵng - cái thành phố mà những tháng ngày rong ruổi trên Trường Sơn mình và cậu đã mơ đến ngày đi dạo trên các đường phố ở đó, uống với nhau một tách cà phê thật đặc cho bớt nhớ những hương vị của Hà Nội. Ước mơ ngày chiến thắng trở về gặp lại Kim của cậu cũng không còn xa nữa. Ngày ấy, nếu còn sống mình sẽ tìm gặp Kim, mình sẽ nói với cô ấy rằng cho đến lúc vĩnh biệt cuộc đời này hình ảnh của chị vẫn mặn nồng trong
52 Thời tôi sống
trái tim anh ấy, tình yêu thủy chung, trong sáng lấp lánh trong từng vần thơ anh ấy viết. Những năm tháng đợi chờ của một người thiếu nữ đã kết thúc - kết thúc quá sớm bởi sự ra đi không một lời nhắn gửi của người mình yêu dấu...
Định ơi, trưa nay trên cả một vùng đất trắng băng, khô rang chỉ có một mình mình và nắng. Không một ngọn gió. Dòng sông như ngưng đọng, hóa nắng. Những hàng tre im phắc. Những đôi chim cu trên gò đất đầu nhà bà Dưa, nơi chôn cậu cũng không gù nhau nữa. Cái nắng chói chang trưa nay khắc sâu vào ký ức mình đến suốt đời. Cái nắng mãi mãi dội lên trong lòng mình, làm nhức nhối, tấy buốt những kỷ niệm về cậu.
Cầu mong cho bom đạn tội lỗi của kẻ thù đừng một lần nữa giày xéo lên phần mộ của cậu. Sẽ rất ít có dịp hương đỏ trên mộ cậu, nhưng cậu hãy tin rằng những người đang sống không bao giờ quên cậu.
Thôi cậu yên nghỉ, mình đi - Đi trong những mất mát nhìn không sao thấy được.
Một chiều cuối ngày sau đó, những kỷ vật của Định được các anh bên Tuyên huấn Quận ủy 2 Đà Nẵng chuyển đến. Mảnh giấy bàn giao ghi vắn tắt: 1 balô, 1 bộ quân phục, 1 cái đài bán dẫn của Trung Quốc, 1 sổ tay phóng viên, 1 bức ảnh. Gia tài Định để lại chỉ có thế. Đáng kể nhất là bức ảnh. Đó là tấm ảnh khổ 9 x 12cm chụp hình Định và Kim âu yếm ngả đầu vào nhau. Đấy chính là bức ảnh mới chiều hôm trước qua thăm, Định đã rút trong túi áo ngực trái ra khoe với mình. Bức ảnh bị thủng một chỗ ở ngay nơi ngực trái của Định, vệt máu đỏ loang ở đó. Nghe kể, năm giờ sáng có tin địch mở cuộc càn lớn,
Trần Mai Hạnh 53
mọi người được lệnh rời địa bàn đứng chân ngay lập tức. Định khoác ba lô ra khỏi hầm, vừa vươn vai hít thở không khí buổi sáng thì một trái đạn pháo chụp tới. Một mảnh đạn sắc nhọn từ phía sau đâm thủng ba lô, xuyên thẳng vào tim. Định đổ ập xuống, không kịp kêu một tiếng. Máu từ tim nối dòng chảy theo đường đạn vào đầy ba lô. Chiếc võng sũng máu sau đó được dùng để quấn xác Định khi mai táng. Tôi bồi hồi lần giở cuốn sổ phóng viên chiến trường. Trong những bút tích và di cảo còn lại, không hiểu sao phác thảo bài thơ “Gửi em” lại thấm đẫm máu nhà thơ. Không một con chữ, nét chữ nào của phác thảo bài thơ này là không nhòa đẫm máu. Không thể nào đoán đọc được, dù chỉ một câu của bài thơ. Nhưng nhờ những ám ảnh kỳ lạ về sự sống và cái chết trong chiến tranh, phút chia tay trong hoàng hôn chạng vạng chiến trường Định đã đọc và bắt tôi chép lại từng câu, mà bài thơ đó vẫn còn lại với đời. Nếu như kho tàng âm nhạc của nhân loại có bài hát nổi tiếng “Lịch sử một tình yêu”, thì với riêng tôi, tôi cũng có “Gửi em” - một trong những bài thơ tình với tôi là hay nhất. Bài thơ tình đẫm máu này có một số phận rất kỳ lạ...
Còn đây là những dòng cuối cùng trong nhật ký với nét bút vội vã, nguệch ngoạc còn đoán đọc được: “... Em thương yêu! Anh đã xuống đồng bằng và ra mặt trận. Đã hiến thân cho cách mạng thì anh cũng đã hiểu rõ tất cả những gì cần thiết mà mình phải làm trong trận đánh quyết liệt này. Mong em Kim của anh trên đường đời luôn hạnh phúc. Và luôn trong sáng, đẹp đẽ như mối tình giữa đôi ta. Nếu anh có không may... nhưng chắc chẳng bao giờ có chuyện đó đâu phải không em thân yêu. Nhưng dù anh có hy sinh thì em hãy coi đó là niềm vinh dự, tự hào. Bởi lẽ
54 Thời tôi sống
anh thương yêu của em đã sống trọn vẹn với trách nhiệm một người con của Đảng. Hôn em. Anh ra mặt trận đây!”. Tôi gói chiếc ba lô đã khô vết máu cùng những kỷ vật của Định cất cẩn thận dưới đáy ba lô của tôi và mang bên mình trong suốt những tháng năm ở mặt trận. Những dòng cuối cùng trong nhật ký, nét chữ của Định nguệch ngoạc ghi lại vội vàng ý thơ chợt đến trong một bài thơ có tên “Những ngôi sao đưa tin”, nhức nhối một nỗi niềm, cứ ám ảnh tôi mãi: ...
Xe chúng tôi đi về phương Nam
Thành xe xanh như hai hàng cây mới mọc
Súng ôm chặt trong lòng
Xe chúng tôi đi về phương Nam
...
Xe chúng tôi đi về phương Nam
Tháng năm vàng
Sao trên trời lấp lánh
Trên xe nhìn
Triệu nghìn ngôi sao như có cánh
Ôi những ngôi sao bay về đâu?
...
Chiều chạng vạng. Dưới ánh sáng của những ngọn đèn dù thả sớm lơ lửng trên trời, những nét chữ cuối cùng của Định như những ngôi sao nhấp nhóa, rưng rưng trước mắt tôi. ”Ôi những ngôi sao bay về đâu?” - Nghe như tiếng cảm thán của Định đâu đây - Với tôi, Định là ngôi sao đẹp nhất. Trong ký ức tôi, ngôi sao đó không tắt, không bao giờ tắt.
Trần Mai Hạnh 55
Nhưng không biết giờ này nó đang còn mải miết về đâu tận miền xa thẳm cuối trời...
II
Hai năm sau, tại một bệnh viện điều dưỡng của Ban Thống nhất Trung ương dành cho cán bộ ở chiến trường miền Nam ra Bắc chữa bệnh, tôi đã gặp lại Kim. Kỳ đó, vừa ở chiến trường ra, một trong những việc làm đầu tiên của tôi là viết thư báo tin cho Kim biết người yêu của chị đã hy sinh và những kỷ vật của anh tôi vẫn đang gìn giữ. Bức thư đó tôi có chép lại trong cuốn nhật ký “Trên những nẻo đường chiến tranh” của tôi, cùng bài thơ “Gửi em” của Trọng Định, và được lưu giữ đến tận giờ. Tôi gửi thư theo đường bưu điện tới Báo Nhân Dân, và gần như lập tức, hai hôm sau Kim đến gặp tôi. Đó là một buổi sáng ngay sau Tết Nguyên đán, trời giá lạnh như chưa bao giờ giá lạnh đến thế. Kim vừa xuất hiện ở cửa phòng, tôi nhận ra ngay. Chị mặc áo bông, choàng chiếc khăn voan màu đen, gương mặt nhẹ nhàng, thanh thoát nhưng ửng đỏ vì căng thẳng, hồi hộp. Tôi bị tràn dịch màng phổi, lại vừa qua cơn sốt rét ác tính, gần như kiệt sức trên giường bệnh. Khi nhận chiếc ba lô đẫm khô vết máu cùng những kỷ vật của Định, chị run bắn người, bật khóc. Những năm tháng đợi chờ đã kết thúc với mất mát, tổn thất không gì bù đắp được. Tôi không đủ dũng cảm để kể lại những phút cuối của Định, và chị dường như cũng không đủ bình tĩnh để hỏi kỹ tôi. Tôi giao lại đầy đủ kỷ vật, nhưng không hiểu sao lúc đó lại giữ lại bức ảnh chụp chị và Trọng Định âu yếm ngả đầu vào nhau, bức ảnh đã bị mảnh pháo xuyên thủng và bài thơ “Gửi em” của Định tôi chép trong sổ tay.
56 Thời tôi sống
Phải mười năm sau tôi mới gặp lại chị. Số là, năm 1981, do hàng xóm dùng xăng bất cẩn nên nhà tôi ở khu tập thể Thông tấn xã Việt Nam bị cháy sạch. Những trang nhật ký chiến trường tôi ghi chép về Nguyễn Trọng Định, và cả lời điếu mà đã có lần hành quân tôi dừng lại đọc bên mộ Định, cùng bức ảnh chụp với người yêu thấm máu của anh tôi lưu giữ bấy lâu cũng bị cháy xém, loang lổ. Vì vậy tôi đã nhắn cần gặp, và như mười năm trước Kim tới ngay. Lúc này chị đã có gia đình. Tôi để chị yên tĩnh một mình trong phòng làm việc riêng của tôi ở Thông tấn xã Việt Nam với những trang nhật ký chiến trường và cả lời điếu tôi đã đọc bên mộ Định. Rất lâu sau tôi quay lại, chị vẫn ngồi thẫn thờ, mắt đỏ hoe, những giọt nước mắt lặng lẽ rơi thấm ướt những trang nhật ký tôi ghi chép về ngày Định hy sinh. Chị cám ơn và ngỏ lời xin lại tôi bức ảnh chị chụp với Định bị thủng vì mảnh pháo và thấm máu của anh. Tôi có nhớ, nhưng không hiểu sao lúc đó lại không thể kể và đọc cho chị nghe bài thơ “Gửi em” mà Định một ngày trước khi hy sinh đã đọc cho tôi chép và dặn đi dặn lại tôi là nếu còn sống thì nhất định phải chuyển tận tay chị...
25 năm sau ngày Định hy sinh, năm 1993, tập thơ đầu tiên Sắc cầu vồng của Định mới ra mắt bạn đọc. Lúc ấy tôi mới biết, tất cả kỷ vật, trong đó có những trang nhật ký, ghi chép và những bài thơ Định làm ở chiến trường, tôi mang ra đều được chị chuyển giao đầy đủ cho gia đình Trọng Định. Trong lời nói đầu tập thơ Sắc cầu vồng, nhà thơ Lữ Huy Nguyên, Giám đốc Nhà xuất bản Văn học khi đó cám ơn gia đình, bạn bè đã gửi tới Nhà xuất bản những trang bản thảo của Định mà mỗi người với những cơ duyên khác nhau còn lưu giữ được. Ông đặc biệt trân trọng “... những trang bản thảo cuối cùng của Nguyễn Trọng Định
Trần Mai Hạnh 57
nằm trong chiếc ba lô đẫm máu đã được nhà văn Trần Mai Hạnh (cùng là bạn học dưới Định một lớp) cùng nhóm phóng viên chiến trường lúc ấy mang ra, giao tận tay gia đình, lẫn cả với chiếc áo khoác sờn rách nắng mưa mà cụ thân sinh Định đã choàng cho con khi Định cầm bút vào chiến trường...“.
III
Chiến tranh kết thúc, nhưng cuộc sống với biết bao trách nhiệm, nghĩa vụ và lo toan vẫn cất bước. Người còn sống và cả người đã ra đi vẫn hằng ngày hiện diện trong cuộc sống hôm nay. Nhưng trước hết hãy bắt đầu từ bức ảnh hiếm hoi được chụp tại chiến trường từ gần nửa thế kỷ trước. Đó là bức ảnh duy nhất tập hợp đông đủ các nhà báo có mặt tại mặt trận Quảng Đà khi ấy, trong đó có tôi và Nguyễn Trọng Định. Bức ảnh được chụp vào chiều ngày 14-7-1968 tại Bộ phận tiền phương Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy Quảng Đà. Tám nhà báo trong bức ảnh thì 4 đã là Liệt sĩ (gồm Nguyễn Trọng Định, phóng viên Báo Nhân Dân; Trần Văn Anh, Tổng biên tập và Hoàng Kim Tùng, Phó Tổng biên tập Báo Quảng Đà; Trịnh Xuân Hy, phóng viên nhiếp ảnh Ban Tuyên huấn Quảng Đà) và 1 người là thương binh nặng 2/4 (Đinh Trọng Quyền, tổ trưởng tổ phóng viên Thông tấn xã Việt Nam tại Quảng Đà). Phải gần 40 năm sau ngày giải phóng, việc truy tìm, bốc cất hài cốt ba liệt sĩ Trần Văn Anh, Hoàng Kim Tùng và Trịnh Xuân Hy về nghĩa trang quê hương mới hoàn tất. Chỉ còn nhà báo, nhà thơ - liệt sĩ Nguyễn Trọng Định là đến tận giờ vẫn chưa tìm được hài cốt, mặc dầu Báo Nhân Dân và gia đình đã bao năm tìm kiếm. Hài cốt của anh đã hòa tan trong đất Điện Bàn - Quảng Nam,
58 Thời tôi sống
nơi anh nguyện nhận là quê hương dù không cất tiếng chào đời, nơi sinh ra Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi - mảnh đất anh đã đến tận nơi rồi đổi cả sinh mạng mình cho bài viết, nơi đã cho anh những rung cảm sâu sắc để gửi lại đời những vần thơ thật hay về đất nước, về tình yêu, trong đó có bài thơ cuối cùng "Gửi em" anh đọc cho tôi chép trong ánh hoàng hôn của chiến trường 47 năm trước. Anh vẫn hiện diện trong cuộc sống hôm nay, trong các tập thơ được xuất bản, trong các bài thơ của anh được in trên báo và vang trong các buổi tiếng thơ của Đài Tiếng nói Việt Nam, trong hội thảo, trong hồi ức bạn bè, đồng nghiệp và cả trong nhắc nhớ của những người thân yêu...
Còn bài thơ "Gửi em", vì lý do riêng, mãi 42 năm sau tôi mới chuyển được tận tay người yêu của anh cùng những lời dặn dò cuối cùng, khi một chiều nhân dịp kỷ niệm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21-6) chị đến thăm tôi. Khi đó chị đã về nghỉ hưu sau nhiều năm đảm trách cương vị vụ trưởng một vụ quan trọng của Báo Nhân Dân, còn tôi cũng đã về nghỉ hưu sau những năm tháng sóng gió thăng trầm của đời làm báo. Tôi và chị có dịp hiếm hoi ngồi với nhau để nhớ về Trọng Định, nhớ về những kỷ niệm mối tình đầu của chị. Đó là một chiều Hà Nội vần vũ cơn giông và mưa rất to. Chị nói:
- Em và anh Định yêu nhau chưa được một năm thì anh ấy vào chiến trường và hy sinh. Đấy là mối tình đầu của em. Ngày được tin anh ấy hy sinh em khóc hết nước mắt, những tưởng gục ngã, không đứng lên được nữa. Nhưng rồi con người ta cũng phải sống, đúng không anh. Rồi em lấy chồng và chăm nom cho mái ấm gia đình mình đến giờ. Đời em chỉ có hai người đàn ông vậy thôi. Với anh Định, thời gian yêu nhau chưa đầy một năm, anh ấy đã vĩnh viễn ra đi. Dẫu con số tháng năm
Trần Mai Hạnh 59
không bao nhiêu, nhưng nào đâu có thể thiếu được trong toàn bộ đời sống tâm hồn của một con người, phải không anh. Tình yêu của chúng em hết sức bình thường, giản dị như tất cả các đôi lứa yêu nhau, chờ đợi, hy sinh trong chiến tranh. Chẳng có gì đặc biệt cần viết cả. Nhưng nếu viết về anh Định mà anh thấy cần nhắc đến tình yêu của chúng em thì anh cứ viết. Chỉ có điều bức ảnh chụp hai chúng em thấm máu anh Định lúc anh ấy hy sinh thì xin anh không công bố. Con người ta, không phải vì hoàn cảnh đâu, mà cái chính em nghĩ vẫn có những điều cần giữ cho riêng mình...
Trước lúc chia tay, chị nói: "Không biết có lúc nào nữa không, em với anh ngồi với nhau và nhắc nhớ nhiều tới anh Định. Còn bài thơ “Gửi em” anh Định đọc cho anh chép từ buổi chia tay lần cuối hơn bốn mươi năm trước, anh vẫn giữ, thì giờ anh đọc cho em nghe đi. Em cám ơn anh rất nhiều. Nhưng anh không phải chép lại cho em đâu. Anh đọc cho em rồi anh công bố như lời dặn dò của anh Định. Như thế, em nghĩ, ở thế giới bên kia, nếu như có thế giới đó, chắc anh Định sẽ hài lòng. Anh ấy sẽ phù hộ cho em và cả cho anh mọi sự tốt lành trong thế giới bên này anh ạ!".
Trong căn phòng ngưng đọng kỷ niệm, lặng lẽ đối lập với thế giới mưa gió bên ngoài, tôi xúc động đọc những vần thơ cuối cùng Định gửi lại với đời:
GỬI EM
Đừng hỏi anh từ đây đến em
Qua mấy bến phà
Sông Lam hay sông Mã,
Đừng hỏi anh từ đây đến em
60 Thời tôi sống
Qua bao vùng bom nổ
Hà Tĩnh, Nghệ An.
Bởi có gì đâu hỡi em yêu
Chuyến phà anh sang là chuyến phà đêm ấy
Chúng mình về quê ngoại
Có một giọng hò lảnh lót ngang sông.
Bởi nằm dưới chùm pháo sáng cuồng điên
Anh vẫn nhớ vầng trăng công viên tháng Bảy
Trên vai em
Ánh trăng xanh như một tàu lá chuối
Sau dịu ngọt cơn mưa
Bởi không gian chẳng làm xa cách tình yêu
Bởi anh vẫn chuyện trò với em
những lúc đạn bom
những khi vắng vẻ
Bởi nếu mặt trời kia chưa vỡ ra từng mảnh
Thì làm sao anh có thể xa em.
Những giọt nước mắt lặng lẽ rơi trên gương mặt chị Kim. Tôi cũng cay khóe mắt. Không hiểu sao lúc ấy tôi chợt nghĩ, ước gì có một bài bình thật hay, thật sâu sắc về bài thơ tình đẫm máu này, và ước gì có nhạc sĩ danh tiếng nào đó phổ nhạc bài thơ này... Và thế rồi, như rất nhiều lần trong những năm tháng đã qua, trong tâm trí tôi lại hiện lên hình ảnh Định mặc bộ đồ bà ba đen, đi chân đất, vai đeo xắccốt, lưng đeo ba lô tất tả chia tay tôi trong hoàng hôn chạng vạng của chiến trường 47 năm trước. Đấy là hình ảnh cuối cùng của tôi về Định trong cõi nhân gian này.
Hà Nội, tháng 6-2015
Trần Mai Hạnh 61
Những mảnh trời
xao xuyến
Bức ảnh bên là bức ảnh hiếm hoi duy nhất có mặt đông đủ các nhà báo tại chiến trường Bắc Quảng Nam - Đà Nẵng được chụp vào chiều 14-7-1968 tại bộ phận tiền phương Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy Quảng Đà. Tám nhà báo có mặt trong bức ảnh thì 4 người đã là liệt sĩ, 1 người là thương binh nặng, 3 người còn lại đã sống sót sau bao trận bom pháo dập vùi. Anh Trần Văn Anh, Tổng biên tập Báo Giải phóng Quảng Đà - người đón tôi và Nguyễn Trọng Định ngày đầu xuống mặt trận, đã trao cho tôi bức ảnh này, khi tôi sau chuyến công tác đầu tiên tới chào tạm biệt anh để trở về với mảnh rừng chiến khu, nơi đứng chân của tổ phóng viên Việt Nam Thông tấn xã biệt phái tại Quảng Đà ngày ấy...
62 Thời tôi sống
Ảnh từ trái qua: 1- Liệt sĩ Nguyễn Trọng Định, Báo Nhân Dân; 2- Liệt sĩ Trần Văn Anh, Tổng biên tập Báo Giải phóng Quảng Đà; 3- Đinh Trọng Quyền, thương binh 2/4, tổ trưởng phóng viên Việt Nam Thông tấn xã tại Quảng Đà; 4- Hải Học, phóng viên Báo Giải phóng
Quảng Đà; 5- Liệt sĩ Trịnh Xuân Hy, phóng viên ảnh Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy Quảng Đà, 6- Liệt sĩ Hoàng Kim Tùng, phóng viên Báo Giải phóng Quảng Đà, 7+8- Trần Mai Hạnh và Nguyễn Quốc Toản, phóng viên Việt Nam Thông tấn xã tại Quảng Đà.
Trần Mai Hạnh 63
K
ết thúc chuyến công tác đầu tiên, tạm biệt Ban chỉ huy Quận đội 2 Đà Nẵng, tôi tới Bộ phận tiền phương Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy Quảng Đà đang ở Điện Thọ để theo giao liên trở về nơi đứng chân trên núi của tổ phóng viên Thông tấn xã Việt Nam biệt phái tại Quảng Đà. Vì chiều tối hôm sau mới có giao liên nên tôi tới thăm anh Trần Văn Anh, Tổng biên tập và các anh ở Báo Giải phóng Quảng Đà cũng đang đứng chân ở đó.
Hơn hai tháng, kể từ buổi sum họp đầu tiên vào chiều 14-7-1968 ở Xuyên Thanh, tôi mới gặp lại anh. Anh ân cần hỏi han mọi chuyện và đưa tôi bức ảnh chụp hôm đón đoàn chúng tôi từ miền Bắc vào. Đây là bức ảnh hiếm hoi duy nhất tập hợp đông đủ các nhà báo có mặt tại mặt trận Quảng Đà lúc đó. Hơn hai tháng mà đã có bao biến cố xảy ra. Tôi lặng người trước gương mặt điềm tĩnh, ngời sáng của tám nhà báo có mặt trong bức ảnh. Người nhiều tuổi nhất chính là anh Trần Văn Anh, năm đó anh 38 tuổi. Người đứng đầu tiên trong bức ảnh (từ trái sang) là nhà báo, nhà thơ Nguyễn Trọng Định, phóng viên Báo Nhân Dân đã không còn nữa. Tôi kể lại trường hợp hy sinh của Trọng Định. Anh Trần Văn Anh xúc động xem những trang bản thảo đẫm khô vết máu của Định và những dòng cuối cùng trong nhật ký Định viết cho người yêu. Lặng một lúc anh nói với tôi, Trọng Định chưa được kết nạp Đảng, nhưng suy nghĩ và trái tim của Trọng Định là suy nghĩ và trái tim của một người cộng sản. Rồi anh thông báo, vì tổ phóng viên bao gồm
64 Thời tôi sống
cả tin, ảnh, điện báo viên và kỹ thuật viên thu phát ảnh vô tuyến Thông tấn xã Việt Nam cử vào mặt trận Quảng Đà chỉ có một đảng viên là anh Đinh Trọng Quyền, nên với cương vị là Ủy viên Ban Tuyên huấn anh đã đề nghị Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy Quảng Đà cử hai đảng viên biệt phái sang sinh hoạt cùng với tổ để thành lập chi bộ. Đó là anh Trịnh Xuân Hy, phóng viên ảnh và anh Nguyễn Vĩnh Luân, phóng viên tin. “Rứa là thuận lợi hỉ. Mai Hạnh phấn đấu để sớm trở thành đảng viên của Đảng”, anh nói rồi vỗ vỗ vai tôi như động viên, nhắc nhở. Anh cho biết anh Hy và anh Luân vừa lên núi cùng anh Quyền chuẩn bị lễ công bố thành lập chi bộ đảng tổ phóng viên Thông tấn xã Việt Nam tại Quảng Đà.
Đó là một buổi sáng Chủ nhật thật hiếm hoi vừa yên tĩnh vừa thư thái của chiến trường. Phải đợi tới chiều tối hôm sau, nếu đường lên núi sơ khoáng, giao liên Bộ phận tiền phương của Ban Tuyên huấn mới dẫn tôi tới bàn giao cho trạm giao liên của tỉnh ở Điện Thái để vượt sông Thu Bồn sang Gò Nổi, rồi từ đó băng qua những ổ phục kích và chốt chặn của địch ở Đại Lộc, kịp vào ranh trước khi trời sáng. Muốn đi sớm cũng không được, vì phải chờ chạng vạng mới vượt sông Thu Bồn, nếu không sẽ rất dễ hy sinh vì trực thăng vũ trang và máy bay trinh sát OV10 có thể thình lình xuất hiện, săn đuổi bất cứ lúc nào. Anh Văn Anh trò chuyện với tôi rất thân tình. Tôi được biết anh sinh trong một gia đình nông dân ở xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Anh mồ côi cả cha lẫn mẹ, được chú thím nuôi cho ăn học và học rất thông minh, tiến bộ. Anh tham gia cách mạng từ năm 1948 trong Ban An ninh huyện Điện Bàn, khi vừa tròn 18 tuổi. Anh được kết nạp Đảng từ rất sớm. Năm 1953 anh gia nhập bộ đội, công tác trong
Trần Mai Hạnh 65
Ban chính trị Trung đoàn 93 của tỉnh. Sau Hiệp định Giơnevơ, cùng đơn vị anh tập kết ra Bắc, rồi chuyển ngành làm phóng viên Báo Đường sắt Việt Nam. Năm 1963 tốt nghiệp Khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội, anh được cử về làm giảng viên chính trị Trường Thể dục Thể thao Trung ương. Mặc dầu mắt cận thị rất nặng nhưng anh vẫn tình nguyện đi B. Cuối tháng 4 năm 1966, anh đã vượt được dãy Trường Sơn về đến quê hương. Không nghỉ một ngày, anh bắt tay ngay vào việc tiếp tục xây dựng và phát triển cùng lúc hai tờ báo - Báo Giải phóng (dành cho nông thôn) và Báo Cờ Giải phóng (dành cho đô thị) của Đặc khu Quảng Đà (mặt trận Bắc Quảng Nam - Đà Nẵng). Anh vừa là Ủy viên Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy, vừa là Tổng biên tập cũng đồng thời là phóng viên trực tiếp viết bài cho cả hai tờ báo này...
*
* *
Đêm cuối cùng ở đồng bằng, chiều tối mai sẽ trở về núi tôi cứ thao thức mãi. Hơn hai tháng trời lăn lộn với đồng bằng đỏ lửa bom đạn suốt đêm ngày, biết bao kỷ niệm, có cả những kỷ niệm bằng máu. Hơn hai tháng cũng là quãng thời gian tôi ròng rã đi bộ vượt Trường Sơn vào với chiến trường Quảng Đà. Tôi nhớ buổi trưa hôm đó, chúng tôi đến được Trạm ông Thiện - trạm giao liên đầu mối của Đặc khu Quảng Đà. Chúng tôi kết thúc hai tháng trời hành quân vượt Trường Sơn với bữa cơm nhão nhoét bằng gạo do trạm cho vay và một nồi canh rau tàu bay nấu với nước "suýt vượn" do anh Trọng Quyền xin của Trạm Z1 (cách từ hai trạm trước) gói trong ni lông mang theo. Trạm đón tiếp lạnh nhạt, cau có khi cho mượn mấy lon gạo - "Sao gạo phát ăn hết nhanh vậy? Cách mạng miền Nam gian
66 Thời tôi sống
khổ, ngày không được lon gạo, mấy anh ăn dữ vậy mần răng làm cách mạng?". Nghẹn họng. Đói mà nuốt không trôi. Trưa hôm sau, giao liên Văn phòng Tỉnh ủy ra đón vào nơi đóng quân. Gặp Đoàn văn công quân giải phóng Quân khu 5 được thành lập ngoài Bắc vừa vào trước ít lâu, đa số là dân Hà Nội. Các em ríu rít nói cười hỏi han. Rõ là tươi mát và tôi bỗng nghĩ đến những cái duyên dáng bẩm sinh. Chiến tranh ác liệt mà cũng có những phút giây lấp lánh, xao động. Chiều ăn cơm xong, đang rửa bát ở suối thì Hàn Giang, cô văn công trẻ nhất đoàn lại cất tiếng hỏi: "Đồng chí mới ở Hà Nội vào à? Tình hình Hà Nội có gì lạ không đồng chí?".
Hỏi thăm chưa thấy Thế Trung và Ngọc Thạch vào đến nơi. Hai người được tổ phân công theo xe áp tải điện đài, máy móc. Không hiểu dọc đường bom đạn thế này, điện đài còn hay mất? Những ngày tới sẽ ra sao? Sẽ làm việc thế nào?
Mấy hôm sau, vào một buổi sáng, đang lúi húi sắp balô chuẩn bị cho chuyến đi đầu tiên xuống đồng bằng thì Hàn Giang, diễn viên múa của đoàn văn công lên chơi. Hàn Giang người Hà Nội, mới mười tám tuổi. Ngồi nói chuyện với Giang và với cả những hoa nắng trên võng. Nắng chan hòa, rực rỡ trên mảnh rừng chiến khu, nắng len lỏi qua kẽ hở của lá rừng, đọng lại một khoảng sáng trên gương mặt trái xoan, nhỏ nhắn với cặp mắt rất đẹp và thông minh của Giang. Cũng chỉ mới thoáng gặp nhau thôi mà bỗng trở nên thân thiết. Giang rất lễ phép và duyên dáng, đặc biệt duyên dáng trong mỗi bước đi của một diễn viên múa.
- Anh Hạnh, sáng mai anh ra mặt trận phải không? - Sao Giang biết?
- Em lên thăm một chút thế này, có phiền cho anh lắm không? Trần Mai Hạnh 67
Tự nhiên thấy tràn ngập xúc động trên con đường đang đi. Niềm vui gợi lên từ những nốt nhạc của bài "Đàn ghi ta" và "Đêm kinh thành" mà Giang vừa đung đưa trên võng vừa khe khẽ hát. Dòng suối mảnh ở dưới kia, mình trên lưng sườn núi này, thấp một chút là khu nhà của văn công. Giang đã phải trèo cả trăm bậc dốc lên đây.
- Ngày mai anh ra mặt trận, chẳng biết bom rơi đạn nổ thế nào? Em cứ suy nghĩ vớ vẩn mãi và tự thấy là phải lên thăm anh... - Hàn Giang vừa đung đưa võng vừa nói, và chẳng nhìn vào tôi.
Một ngày trôi qua với biết bao điều đáng ghi nhớ, nhưng việc chuẩn bị vội vã, tất bật của chuyến đi đã thu hút hết tâm trí tôi. Những lúc này đây cần phải sắt lại, giá lạnh cả trong suy nghĩ và hành động. Đã qua rồi cái thuở dàn trải tấm lòng mình, cái thuở cứ để tình cảm kéo đi trượt miết mà không tự mình làm chủ được mình. Nói chuyện với nhau buổi đầu mà hơi buồn buồn. Tự dưng cảm thấy tất cả cái nghĩa của sự chia tay. Giang cũng buồn, cái buồn chợt thoáng trong cách xưng hô và giọng nói. Ngày mai - phải ngay sáng mai thôi tôi đã phải tạm biệt cái mảnh rừng chiến khu yên tĩnh này để ra mặt trận phía trước, còn Giang sau đợt biểu diễn cũng lại tạm biệt Quảng Đà để về trên Khu. Có thể còn và có thể sẽ chẳng bao giờ gặp lại nhau nữa. Chiến tranh khiến con người ta dễ nhích lại với nhau hơn. Cuộc sống xa gia đình mang theo biết bao nhiêu thiếu thốn, nhớ nhung. Tôi đã tự nguyện cất bước, và sự ra đi đó tự thân đã là tạm biệt tất cả.
Hàn Giang không đẹp, nhưng rất xinh và đặc biệt thông minh. Ở Giang toát ra những gì trẻ trung, dịu dàng mà nhí nhảnh, dạt dào sức sống. Cuộc sống ở rừng thiếu thốn, đói khát
68 Thời tôi sống
mà cũng có những tích tắc, hoa lá, xao động. Ôi cuộc sống, ta nôn nao trước mỗi bước đi của người. Trong vẻ ngoài bằng lặng, lạnh lùng, ngọn lửa vẫn âm ỉ, nung nấu, nhức nhối. Thời gian trôi trong ớn lạnh và những điều xúc động thì vẫn nằm lại nghẹn ngào tận đáy lòng...
Đã chín tuần trôi qua từ cái buổi chiều xa Hà Nội. Cuộc sống mải miết cất bước với sự bận bịu của bao màu sắc khác lạ. Mọi con đường dù cũ mấy nhưng khi trở lại, chú ý quan sát vẫn thấy những nét mới của nó. Huống hồ những ngày này. Biết bao sự việc đã xảy ra trong chín tuần lễ đã qua ấy. Tôi khát khao một sự dịu dàng, thân thương: một lá thư, một cuộc gặp gỡ, một tin tức từ nơi xa xôi nào, một tiến độ của sự xúc động. Một thoáng thôi - Phải, chỉ một thoáng thôi nhưng sao thèm khát đến thế.
Nhớ nhà, nhớ quê hương, nhớ những kỷ niệm đã qua vô cùng. Kỷ niệm như một thùng xăng sẵn sàng bén lửa. Phải dựng một bức tường cao ngăn hẳn quá khứ với hiện tại, phải quay dồn tập trung tất cả sức lực và tâm trí cho chặng đường trước mặt. Nghĩ đến quá khứ lúc này chỉ làm ta thêm yếu lòng. Nó chỉ là cái bóng của sức mạnh. Những ngày chờ đợi vừa qua lao vào viết lách. Tất cả vì sự sống của những trang sách. Tôi đang viết và nhất định sẽ đi đến với tác phẩm của tôi.
- Em về đây! Sáng mai anh xuống mặt trận, đi sớm mấy cũng phải chào em. Em không nằm trong hầm mà mắc võng bên ngoài, ngay trên đường anh đi qua để xuống trạm giao liên. Anh không phải nói gì, cứ chạm khẽ vào võng em là được. Mà em dậy sớm chờ anh đấy. Em dậy sớm từ lúc ngôi sao mai còn thao thức chưa lặn kia. - Giang ra lệnh như vậy, rồi bắt tay tôi.
Trần Mai Hạnh 69
Sáng đó Giang về, rừng cây tắt nắng và gió lạnh đâu như dưới thung lũng thổi về xao xác. Những chiếc lá vàng rơi nhẹ trên những trang bản thảo còn dang dở.
Hẹn hò như vậy, nhưng mờ sáng hôm sau xuống đồng bằng, đi ngang ngay sát võng Giang nằm, tôi cũng có dám chạm tay đánh thức Giang đâu...
Đêm cuối cùng ở mảnh rừng chiến khu thao thức không sao ngủ được. Ra cửa hầm mắc võng, trên tay điếu Batsto trắng muốt. Ghếch đầu lên mép võng nhả từng sợi khói dưới ánh trăng sáng bạc. Tim đập thoi thót. Cảm giác nhớ nhung lạ lùng chưa từng thấy trong những năm đã sống cứ dâng lên, dâng lên. Thật tội nghiệp khi thoáng nghĩ những gì đã qua chỉ là một giấc mơ, giấc mơ để hiện tại sẽ về. Rồi chiến tranh khốc liệt sẽ dạy tôi, sẽ lôi kéo tôi vào những sợi dây tình cảm đang căng ra trước mặt. Muốn hay không thì cũng phải nghĩ tới, đi tới. Tất cả đang chờ phía trước. Hãy sống ngày hôm nay với cả tấm lòng mình.
Thôi, tạm biệt tất cả, tạm biệt cả cô văn công nhỏ nhắn, xinh xắn mà tôi mới quen, tạm biệt "mảnh rừng chiến khu" - cái góc nhỏ ấm cúng của tâm hồn tôi, tạm biệt tất cả vì chẳng thể mang theo, cuộc chiến ác liệt phía trước đang chờ tôi...
*
* *
Trở lại mảnh rừng chiến khu vào những ngày cuối của mùa thu. Nắng thật đẹp trên những cánh rừng và đồng bằng quánh mật. Những bắp ngô vàng trái và những cánh đồng màu mật ong. Dọc các đường trạm ven sông Thu Bồn đã thấy các mẹ mang ra những bắp ngô nướng rất thơm.
Trời đang nắng như đổ lửa, bỗng đám mây chì kéo tới và mưa. Nước mưa làm mát dịu không khí oi ả nồng nặc tiếng máy bay.
70 Thời tôi sống
Bà chủ nhà rang ngô cho chúng tôi ăn. Tiếng ngô nổ nghe vui và ấm áp. Ngoài trời mưa vẫn dìu dặt với cây lá, nghe thanh bình làm sao. Cái nhìn nồng ấm của cô giao liên và cũng là con gái của bà chủ làm tôi tự dưng xao xuyến lãng quên đi chiến tranh, lãng quên đi cả mặt trời. Trên đường đưa tôi về chiến khu, cô ghé thăm nhà. Trong lúc bà mẹ rang ngô, cô mời tôi ra vườn. Chúng tôi đứng dưới gốc cây mít rất to bị mảnh bom phạt ngang thân. Cạnh gốc mít là một vườn ổi. Cô hái cho tôi một trái ổi - “Quê anh có thứ ni không?”. Chưa bao giờ tôi được ăn một trái ổi ngon đến thế. Biết bao ngày tháng rồi trái ổi chát nhưng ngọt. Một trái ổi ở chiến trường này thật quý. Bom đạn và sự tàn phá dã man của kẻ thù đã biến những vùng đất rộng lớn của chúng ta thành bãi trống. Ôi những xóm làng xanh tươi, người mất đi và lòng ta máu chảy. Có phải một mối tình nào đó đã bắt đầu từ gốc mít kia. Cái hơi ấm của nắm tay trao duyên có còn giữ nhựa trong từng thớ gỗ. Chắc trước kia cành lá nó xum xuê, nhưng giờ chỉ còn lại một tấm thân héo hon đồ sộ.
- Đi cẩn thận nghe hai con!
Bà má ôm chặt tôi, dặn dò lúc chia tay. Và con gái bà đưa tôi đi. Chiều tắt nắng, tới trạm khách gần chợ Phú Thuận, huyện Đại Lộc thì chia tay. Tôi theo giao liên khác dẫn vượt qua các ổ phục kích của địch ở giáp ranh để về lại núi.
- Chừ anh đi, không biết bao giờ mới gặp lại! - Cô gái nói rồi cúi xuống thẫn thờ vê vạt áo mỏng. Cặp mắt thật đẹp của cô bỗng tối thẫm lại. Đi một quãng, tôi quay lại vẫy chào. Bóng dáng nhỏ nhắn của cô giao liên xa dần. Nhớ thương làm vàng cả những buổi chiều. Những con đường mòn màu da lươn xuyên qua những cánh đồng đang nức nở trước gió kéo bước chân tôi về phía trước. Tôi đi, phía sau tôi là mái lá của những ngôi nhà nắng chưa kịp nhuộm hết màu xanh giữa hoang tàn,
Trần Mai Hạnh 71
đổ nát. Tôi đi, phía sau tôi là gốc mít héo hon, đồ sộ, là những bắp ngô vàng trái, là những cánh đồng màu mật ong, là vị chát ngọt của những trái ổi xanh còn sót lại, là cô giao liên bé nhỏ với cái nhìn xao xuyến của thuở ban đầu. Tôi xốc mạnh ba lô. Không phải một mà là hai ba lô nặng trĩu trên vai tôi. Ba lô đẫm khô vết máu - kỷ vật của Trọng Định nằm gọn dưới đáy ba lô của tôi. Trong tôi bỗng vang lên những câu thơ phác thảo cuối cùng mà Trọng Định để lại cuộc đời này:
...
Vượt khỏi ranh - nơi tiếp giáp giữa những dãy núi trùng điệp với huyện Đại Lộc, đặt chân vào cửa rừng tôi đã gặp nhiều đoàn cán bộ của tỉnh, của khu xuống đồng bằng tải lương thực về. Người thì gùi bao gạo nặng tới ba bốn mươi cân, người thì gùi cả thùng mắm cái trên lưng. Những cành lá ngụy trang đã được vứt bỏ. Ai nấy mồ hôi đẫm áo, lặng lẽ bước nhanh tìm chỗ an toàn để nghỉ lại đêm nay. Chiều đang xuống rất nhanh, chẳng mấy chốc pháo địch sẽ lại bắn cầm canh. Từ sườn quả đồi cuối cùng của đường ranh, tôi quay lại tạm biệt đồng bằng. Trước mắt tôi là những xóm làng đang vào chiều với những làn khói bâng khuâng trên các mái tranh. Vẳng lại những tiếng chim cu xa vắng của đồng bằng. Đập Vĩnh Trinh ngay trước mắt tôi. Tôi đã từng tắm trên những dòng kênh, con mương dẫn nước từ đấy về. Phía bên trái tôi là quả đồi lở loét vì đạn pháo. Đồn lính thủy Mỹ đóng ở đấy. Những khẩu pháo luôn chĩa nòng về phía chúng tôi. Chỉ cần thoáng dấu hiệu khả nghi là đạn pháo đã dập vô hồi kỳ trận. Người bạn đồng nghiệp thân thiết của tôi đã chết vì một mảnh đạn bắn ra từ đấy. Cái chết rình rập, giăng bẫy khắp nơi nhưng con người vẫn tự tin đi tới. Hơn ở đâu hết, con người được giao phó đến cao độ vận mệnh của chính mình. Những giây phút trung tâm của cuộc sống mình anh phải tự
72 Thời tôi sống
quyết định lấy tất cả - tiến lên hay lùi lại, can đảm hay hèn nhát, sống hay chết, trung thành hay phản bội...
Dòng suối cũ đây rồi. Nơi mà tiếng nước chảy róc rách suốt ngày lúc nào cũng như vang lên câu chào hỏi ban đầu: ”Đồng chí mới ở Hà Nội vào phải không? Tình hình Hà Nội có gì đặc biệt không đồng chí?”. Những cây gỗ dập dềnh bắc ngang dòng suối vẫn còn đó với bước đi nhún nhảy của một bóng dáng. Cuộc sống lại có những xao động đến lạ kỳ. Mảnh rừng chiến khu, cái góc nhỏ ấm cúng của tâm hồn tôi đây rồi. Nhưng cô bạn gái nhỏ nhắn mới quen thì đã lại xa xôi. Cách nhau chỉ một cái dốc thoai thoải mà rồi cuối cùng cũng không gặp lại được. Anh Trọng Quyền, Thế Trung, Ngọc Thạch, Quốc Toản, Đức Mẫn cùng anh Trịnh Xuân Hy và anh Nguyễn Vĩnh Luân vừa lên núi trước tôi ít ngày, ùa ra đón. Cả bọn ôm nhau mừng mừng tủi tủi. Ba người xuống đồng bằng cùng chuyến với tôi, Trọng Định hy sinh còn Trung và Toản đi Hội An cũng vừa về.
- “Hạnh và Định xuống đồng bằng cùng nhau. Định hy sinh. Hàng tháng sau không có tin tức gì và cũng không thấy Hạnh gửi bài về, mình sợ Hạnh cũng bị rồi. Còn gặp được nhau thế này là mừng lắm!” - Anh Trọng Quyền vừa ôm chặt tôi vừa nói. Anh kể anh nhận được bài “Thăm quê hương anh hùng Nguyễn Văn Trỗi“ của Trọng Định do giao liên Văn phòng Tỉnh ủy chuyển qua cùng với tin Định đã hy sinh. Tôi kể cho anh và anh em trong tổ nghe tường tận về chuyện Định hy sinh, về chiếc ba lô cùng kỷ vật của Định để lại mà tôi đang gìn giữ. Cả tổ lặng người trước bức ảnh chụp với người yêu bị mảnh đạn pháo xuyên thủng và loang vết máu của Định. Anh
Trần Mai Hạnh 73
Trọng Quyền cầm chiếc đài bán dẫn Mẫu Đơn của Định để lại trong chiếc ba lô kỷ vật, bật công tắc. Thật bất ngờ, lúc đó đúng chương trình ca nhạc bảy rưỡi tối của Đài Tiếng nói Việt Nam. Khi giọng phát thanh viên vang lên giới thiệu ca sĩ Bạch Kim trình bày tiếp bài "Niềm vui anh địa chất", tôi đã giật bắn người. Đấy chính là chị ruột Trọng Định và đấy cũng chính là bài hát mà tôi và Định đã nghe khi mắc võng bên nhau đêm nào trên đỉnh Trường Sơn. Cuộc sống có những linh nghiệm lạ lùng như thế. Không hiểu sao lúc đó cảm giác ớn lạnh, bàng hoàng hôm viếng mộ Định trong cảnh tất bật chạy càn lại bỗng thức dậy trong tôi. Tôi thảng thốt lắng nghe giọng hát của chị gái Định, mà như lời kể của Định thì hai chị em rất thương nhau. Chuyện tình yêu với Kim, Định đã kể hết với chị Bạch Kim. Chị cũng đã gặp cô em dâu tương lai với mong muốn tác thành cho đôi lứa. Giờ thì đã hai ngả âm dương cách biệt. Định nằm lại trong lòng đất chiến trường. Giọng hát chị Kim vẫn thánh thót trên làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam. Kim thì vẫn lặng lẽ sống với kỷ niệm của mối tình đầu. Và cuộc sống vẫn ngày ngày hối hả, bận bịu cất bước. Anh Quyền cứ ân hận mãi vì lúc ấy không sao có được một nén hương để thắp lên tưởng nhớ Trọng Định. Cả tổ đứng nghiêm một phút mặc niệm Định...
Rừng đêm thâm u. Tiếng suối chảy nghe xa vời trong xào xạc lá đổ và tiếng vặn mình trong gió lạnh của cây rừng. Đêm đó cả tổ xì xụp với nồi chè đường. Bát đường đen và gạo nếp mình mang ở đồng bằng lên, còn gừng thì anh Trọng Quyền cất giữ từ bao giờ.
- Cô văn công của Hạnh về khu rồi. - Lúc ăn xong, ngồi uống nước trà Liên Thái mình mang ở đồng bằng lên, anh
74 Thời tôi sống
Trọng Quyền bỗng đột ngột nói - Trước hôm cùng đoàn về khu, cô ấy có sang chào tổ. Cô ấy có hỏi tin Hạnh, nhưng không thấy cô ấy nhắn gì.
Thế Trung, phóng viên nhiếp ảnh như chợt nhớ ra: - Có đấy. Hôm mình xuống đồng bằng cô ấy có gửi thư và dặn phải đưa tận tay Hạnh. Nhưng không ngờ phút cuối mình lại được cử đi Hội An, không xuống Điện Bàn nên không gặp được Hạnh. Thư vẫn còn dán kín và mình vẫn giữ đây. Đêm thao thức. Những dòng thư Hàn Giang viết như ánh lân tinh lấp lánh trong màn đêm đen dày. ”... Đồng bằng nơi anh sống ác liệt lắm phải không anh? Em mong anh được an toàn và mong sớm có ngày gặp lại. Còn em vẫn sống ở mảnh rừng chiến khu này. Em nhớ anh, nhớ cả những hoa nắng lấp lóa trên võng anh sáng nào em tới thăm anh. Nhưng cũng như thư anh viết, trong những năm tháng chiến tranh này, một bước đi của cuộc đời nào đâu em đã nghĩ tới...”.
Rừng trùng điệp. Nhưng gốc cổ thụ nguyên sinh cắm sâu trong lòng đất. Những tảng đá hộc được nước suối gột rửa láng bóng một màu. Dòng suối từ trên cao đổ xuống, như có ai để vương tấm khăn voan trắng mảnh trên sườn đá cheo leo. Những bụi cây nhỏ không tên bật nở những chùm hoa vàng xếp cánh. Những cánh bướm sặc sỡ sắc màu chao liệng trong loáng nắng rọi qua các tán lá cổ thụ. Những chùm quả đỏ tối trĩu trịt chen giữa màu xanh của cây lá. Tiếng chim họa mi hót. Tiếng những đàn khỉ, đàn vượn hú dài vào các buổi sáng. Nhưng sự tìm kiếm của tôi không dừng lại ở mảnh rừng chiến khu này nữa. Luồng hơi nóng từ đồng bằng, từ thành phố cứ tràn về, phả vào, lấn chiếm tâm hồn tôi. Qua kẽ lá, tôi nhìn mãi qua thung lũng về phía tít xa, nơi khoảng trời trắng mây chắn
Trần Mai Hạnh 75
ngự đang lóe lên trong ánh nắng chói chang của miền Trung. Và tận xa kia, dòng Thu Bồn đang thiết tha, mải miết về biển. Nơi đó là đồng bằng đỏ lửa. Nơi đó là những bãi B52 hoang tàn, là cây cối ngổn ngang tướp xác vì pháo bầy. Ban đêm cũng như ban ngày, không gian chật ních tiếng các loại tàu rà, trực thăng bay sát rạt ngọn cây, chật ních tiếng đạn pháo, tiếng bom bi. Nơi đó, người bạn đồng nghiệp thân yêu của tôi đã vĩnh viễn nằm lại vì một mảnh đạn pháo sắc cạnh xuyên trúng tim. Trong tâm hồn tôi giờ đây chứa đầy những cảm xúc đan chéo nhau, va chạm nhau, xung khắc nhau. Và bao trùm lên tất cả là niềm say mê sống, chiến đấu và viết, và đồng bằng, thành phố nơi gọng kìm của quân ta đang siết lại. Cuộc sống nóng bỏng đạn bom ào vào tâm hồn tôi như người ta quăng đá hộc vào khúc đê vỡ. Khúc đê cứ cuốn hút, nước lũ cứ trào dâng và mảnh đất vốn phì nhiêu cây trái không còn cái nhà nào nguyên vẹn. Và đồng bằng đỏ lửa, lùng bùng những hàng rào kẽm gai chạy miết tới tận cửa ngõ Đà Nẵng, Vĩnh Điện, Hội An. Và cái bầu trời nắng chang chang rất xanh - xanh trong toàn bộ câu chuyện tôi đang kể lại đây, lúc nào cũng thấp thoáng bóng tàu gáo, tàu rọ. Và dưới lòng đất là cả một thế giới kỳ lạ. Ăn ở, hội họp, sinh hoạt, yêu nhau, sinh nở... Một cuộc sống trong lòng đất, từ lòng đất lúc nào cũng sôi nổi, mãnh liệt trong kham khổ, thiếu thốn phi thường.
Những ngày về lại núi với bộn bề công việc và kỷ niệm. Những bài báo được cặm cụi viết ra sau chuyến đi thực tế mặt trận. Những giọt mồ hôi nối dòng khi hàng giờ cởi trần quay máy phát điện để điện báo viên chuyển bài về Hà Nội. Những ngày xuyên qua sự phong tỏa của địch, nhẫn nại tới oằn lưng gùi gạo và mắm cái từ chợ Phú Thuận ở Đại Lộc về kho lương
76 Thời tôi sống
ở núi. Những đêm hạnh phúc được nghe bài viết của mình vang lên trên làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam. Những phút lắng đọng hiếm hoi với tiếng nói thầm thì của kỷ niệm cùng chợt hiện xao xuyến của một bóng dáng. Những ngày nắng về thật đẹp trên các cánh rừng trước khi mùa mưa tới. Dòng suối trắng mảnh tung bọt trắng xóa như thủy tinh. Màu trắng xiết bao trong sáng, duyên dáng, thân thương. Màu trắng của hàm răng thật đều và tiếng cười ròn tan như thủy tinh vang lên lao xao trong tiềm thức...
Ôi những ngày cuối của mùa thu đầu tiên trên mảnh rừng chiến khu xao xuyến!
Rừng Quảng Đà, tháng 9-1968
Trần Mai Hạnh 77
Suối đầu mùa
M
ặt trời tròn trịa như cái nia vừa đỏ ối vùng trời phía trước mà giờ đã vụt tăm tích. Chỉ chân trời đằng tây là vẫn rực lên như bộ cánh của một chú gà trống đỏ tía và không gian vẫn đục một lớp bụi đồng bao phủ. Trận tiến công của bọn Mỹ diễn ra dữ và nhanh như một cơn lốc. Hồi sáng, vạt rừng phía trước chiến hào còn rợp bóng, cây cối xanh im lìm mà bây giờ bị cày xới hết cả. Những lớp lá khô mục bị bom xăng tưới cháy khói bốc khét lẹt. Vừa giơ tay quệt mảng mồ hôi đẫm trán, Vũ bỗng giật thót người. Anh chợt nhớ đến vết thương và mảng bông to tướng, hoen máu đang táp trên trán mình. Những giọt mồ hôi chập lại nối dòng trên khuôn mặt bết bùn đất và đen khói súng. Sáng nay, sau trận bắn phá dữ dội, bọn Mỹ chụp quân càn vào bệnh xá. Vết thương mới mổ, Vũ cũng phải gượng dậy lãnh trách nhiệm chỉ huy chiến đấu. Tuyến phòng thủ tiền duyên có 21 người thì 20 người là chị em hộ lý, y tá, cấp dưỡng. Từ sáng đến giờ họ đã chịu hơn chục đợt
phản công của một đại đội lính thủy đánh bộ Mỹ... - O Hà mang cơm kia rồi!
- Chui cha, thiếu chút nữa đói lả nghe Hà!
Mang gùi cơm vắt trên tay, vừa đi dọc chiến hào chia cơm, Hà vừa đếm: “1, 2... 5, 7... 13, 17..., 20, 2...".
78 Thời tôi sống