🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Thoái Hóa Cột Sống Những Điều Cần Biết Để Phòng Và Điều Trị
Ebooks
Nhóm Zalo
Bác sĩ vũ MINH TRƯỜNG ĩlỊọái
hóa
Những điều cần biết để phòng và điều trị
NHÀ XUẤT BẢN PHỤ NỮ
ĩlỊOềÌ
hóã
/01 sốríg
Những điều càn biềt để phong và điều trị
Bác sĩ VŨ MINH TRƯỜNG TlỊOáỉ
iọ t
SỔIÌQ
Những điều cần biết
để phòng và điều trị
(In lần thứ ha)
NHÀ XUẤT BẢN PHỤ Nữ
^ ^ ỳ m i ẩ ầ A l /
Bệnh lí xương khớp là căn bệnh rất phổ biến trong xã hội ngày nay, đặc biệt thường gặp ở lứa tuổi trung niên và người già.Trong số đó bệnh thoái hóa cột sống chiếm một tỉ lệ lớn, rất hay gặp trên lâm sàng.Thoái hóa cột sống là bệnh mà rất nhiều người trong chúng ta sẽ phải đối mặt với nó ở mọi lứa tuổi. Bệnh gây cho chúng ta rất nhiểu phiền toái, đau đớn hoặc có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Vi vậy tốt nhất bạn nên tìm hiểu nó, biết cách phòng ngừa, tránh để bệnh xuất hiện sớm; nắm được những phương pháp hữu hiệu nhằm hạn chế những biến chứng, khó chịu mà bệnh gây ra.
Biểu hiện của bệnh thoái hóa cột sống rất đa dạng và phức tạp.Tuy nhiên, trong cuốn sách này, chúng
tòi muốn giới thiệu đến bạn đọc những thông tin thiết thực và bổ ích nhất về cách phát hiện, chẩn đoán một số hội chứng, bệnh thường gặp có nguyên nhân do cột sống bị thoái hóa, cũng như phương pháp điểu trị, luyện tập và phòng tránh bệnh bằng cả y học hiện đại và y học cổ truyền.
Qua thực tiễn điều trị, chúng tôi nhận thấy việc kết hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền để điểu trị bệnh thoái hóa cột sống là thực sự cẩn thiết, mang lại hiệu quả cao hơn, lâu dài hơn cho người bệnh.
Hy vọng cuốn sách sẽ mang lại cho bạn đọc nhiều kiến thức thực tiễn và bổ ích để có thể tự nhận biết, điều trị và phòng tránh bệnh cho chính mình và những người thân.
TAC giả
QUAN ĐIỂM CỦA Y HỌC HIỆN ĐẠI TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIEU TRỊ BỆNH THOÁI HÓA CỘT SỐNG
TÌM HIỂU CHƯNG
VỀ BỆNH THOÁI HÓA CỘT SốNG
z> Bệnh thoái hóa cột sống là gì?
Thoái hóa cột sống là một bệnh mãn tính của cột sống, bệnh còn có tên gọi klaác là hư khớp cột sống hay bệnh cột sống do thoái hóa.
Cột sống là khung đỡ toàn bộ cơ thể. Do ảnh hưởng bởi các yếu tố từ môi trường, chế độ sinh hoạt, ăn uống, chế độ luyện tập, tư thế vận động, tuổi tác... mà theo năm tháng, khung đỡ ấy dần bị lão hóa và yếu đi. Đây không phải là bệnh khớp có viêm nhiễm mà nguyên nhân gây bệnh là do quá trình lão hóa và tình trạng chịu áp lực quá tải kéo
dài của sụn khớp, dẫn đến tổn thương sụn khớp, đĩa đệm ở cột sống, lâu ngày dẫn đến biến đổi xương dưới sụn khớp và màng hoạt dịch, gây đau và biến dạng khớp cột sống.
o Những người nào d ễ mắc bệnh thoai hóa cột sống?
Bệnh thoái hóa cột sống thường gặp ở người trung niên hoặc lớn tuổi, nhiều nghiên cứu trên thế giới đã khẳng định, có sự liên quan chặt chẽ giữa tuổi tác và bệnh thoái hóa cột sống. Thường thì sau 35-40 tuổi trở đi, tuổi càng cao bệnh càng dễ xảy ra và ngày càng nặng hơn. Theo nghiên cứu ở nước Mỹ, có trên 80% người trên 55 tuổi mắc bệnh thoái hóa khớp, trong đó thoái hóa cột sống chiếm hơn 50%.
Bệnh gặp ở cả hai giới và ở mọi thành phần trong xã hội, từ người lao động nặng nhọc, làm ruộng... điều kiện kinh tế khó khăn đến người có kinh tế khá giả, làm công việc nhẹ nhàng. Đặc biệt, bệnh rất hay gặp ở nhóm người làm việc văn phòng ngồi sai tư thế, ngồi liên tục nhiều giờ; công nhân may phải làm việc quá lâu trong tư thế ngồi, cúi cổ; những người phải làm việc, lao động nặng nhọc từ quá sớm, khi mà khung xương đang trong quá trình phát triển, phải sống trong điều kiện quá khó khăn, ăn uống
không đủ chất; những người thường xuyên mang vác, đẩy, kéo vật nặng sai tư thế; những người chơi thể thao quá độ, luyện tập quá sức, sai tư thế; những vận động viên chuyên nghiệp phải vận động với cường độ cao... Ngoài ra, nữ giới dễ bị mắc bệnh hơn do ảnh hưởng từ quá trình mang thai và sinh nở bị thiếu hụt canxi mà không được bù đắp kịp thời.
o Nguyên nhãn dẫn đến bệnh thoái hóa cột sống
Nguyên nhân dẫn đến bệnh thoái hóa là do hai quá trình: Sự lão hóa (sự thoái hóa sinh học theo độ tuổi) và thoái hóa do bệnh lí mắc phải (do chấn thương, tư thế lao động, nghề nghiệp đặc thù...).
❖ Sự lão hóa
Các tế bào sụn trong cơ thể con người theo thời gian sẽ già đi, khả năng tổng hợp các chất collagen và mucopolysacarit sẽ giảm sút và rối loạn dẫn đến tính đàn hồi và chịu lực ở tế bào sụn giảm dần, hơn nữa các tế bào này không có khả năng sinh sản và tái tạo. về mặt vi thể, các tế bào sụn sẽ thưa thớt dần, các sợi collagen bị đứt gãy, nhiều chỗ sắp xếp lộn xộn, các bè xương bị gãy tạo ra các hốc nhỏ, phần diềm xương và sụn bị canxi hóa mọc lên những gai xương.
^ yếu tố mắc phải
- Chấn thương: Khi bạn bị chấn thương gây tổn thương xương, sụn cột sống dẫn đến thay đổi hình thái tương quan của cột sống, tạo ra những điểm tì đè mới, gây tăng lực nén bất thường lên một vị trí, lúc đó bệnh thoái hóa cột sống sẽ đến sớm hơn và tiến triển nhanh quá trình thoái hóa.
- Vi chấn thương: Do tư thế lao động nghề nghiệp đặc thù, ví dụ tài xế lái xe, công nhân may, nhân viên vãn phòng, vận động viên thể thao... hoặc do thường xuyên vận động sai tư thế trong quá trình sinh hoạt hàng ngày.
- Dị dạng bẩm sinh: Gây thay đổi điểm tì đè của cột sống.
- Rối loạn nội tiết và chuyển hóa: Thường gặp ở những người bị bệnh đái tháo đường, loãng xương...
- Di truyền: Cơ địa bị lão hóa sớm.
- Bệnh lí tự miễn.
z> Một s ố nét cơ bản về cấu trúc cột sông
Cột sống giống như một cây cột nâng đỡ cơ thể. Tất cả các bộ phận trong cơ thể con người đều được
10
gắn với cột sống một cách trực tiếp hay gián tiếp. Cột sống người có hình chữ s, bao gồm 33 đốt sống, được chia thành từng đoạn dựa trên cơ sở cấu tạo giải phẫu và chức năng sinh lí.
- Đoạn cổ: Gồm 7 đốt, cong ra trước, di động nhiều nên dễ bị tổn thương.
- Đoạn lưng; Gồm 12 đốt cong ra sau; đoạn từ đốt thứ nhất đến đốt thứ 10, ít di động nên bền vững; đoạn từ đốt thứ 11 đến đốt thứ 12 dễ di chuyển nên dễ bị tổn thương.
- Đoạn thắt lưng: Gồm 5 đốt, cong ra trước, có chức năng vận động bản lề nên rất dễ bị tổn thương, mắc bệnh.
- Đoạn cùng gồm 5 đốt cong ra sau.
- Đoạn cụt gồm 4 đốt.
- Khớp đốt sống là khớp thực thụ, có diện khớp là sụn, bao hoạt dịch và bao khớp.
- Đĩa đệm hình thấu kính lồi hai mặt gồm nhân nhầy vòng sợi và mâm sụn.
Mỗi đốt sống được ghép với nhau bởi một đĩa đệm có khả năng đàn hồi, biến dạng mỗi khi chúng ta vận động xương cột sống.
Lỗ gian đốt sống thường nằm ngang mức với đĩa đệm, trong lỗ gian đốt sống có thần kinh sống chạy
11
qua. Những biến đổi của diện khớp và tư thế của khớp đốt sống, đĩa đệm bị lồi hoặc thoát vị về phía bên dễ gây chèn ép vào dây thần kũìh sống và gây đau.
Bên trong đĩa đệm là tổ chức các dây chằng và tủy sống.
Đốt đội |C,>
Đốt ừyc (CJ
Các đốt
sống cỗ
► Các đốt
sồng thắt lưng
Nliin trưdc Nhìn bèH trái
Xưong cựt Xương cụt 12
o Những vùng nào của cột sống d ễ bị thoái hóa?
Do cấu tạo đặc biệt để phù hợp với chức năng vận động và chịu lực của cột sống, trên lâm sàng ta hay gặp các trường hợp thoái hóa ở đoạn cột sống cổ và cột sống thắt lưng. Đây là hai vùng dễ bị tổn thương nhất của cột sống. Theo nghiên cứu của khoa Cơ Xương-Khớp Bệnh viện Bạch Mai, trong các bệnh về thoái hóa khớp thì thoái hóa cột sống thắt lưng chiếm tỉ lệ cao nhất là 31%, thoái hóa cột sống cổ chiếm 14%, thoái hóa các đoạn cột sống khác chiếm 7%.
o Phăn toại bệnh thoái hóa cột sống
Người ta phân loại bệnh thoái hóa cột sống dựa theo nguyên nhân gây bệnh, bệnh phần lớn là do nguyên phát.
- Thoái hóa cột sống nguyên phát: Là do quá trình lão hóa gây nên, thường xuất hiện ở người trên 45 tuổi, bệnh tăng dần theo độ tuổi, mức độ bệnh thường không nặng, người bệnh có thể khắc phục thông qua việc luyện tập hàng ngày, chế độ ăn uống và uống thuốc theo đơn của bác sĩ.
- Thoái hóa cột sống thứ phát; Gặp phần nhiều do các nguyên nhân cơ giới, chấn thương, vi
13
chấn thương... bệnh hay gặp ở người trẻ dưới 40 tuổi, khu trú ở một vài vị trí, bệnh nặng và hến triển nhanh.
z> Các g ia i đoạn tiến triển của bệnh th oái hóa cột sống
Có thể chia thoái hóa cột sống thành ba giai đoạn:
Tiền lâm sàng (giai đoạn không có triệu chứng lâm sàng)
Giai đoạn này, người bệnh có tổn thương thoái hóa về mặt sinh hóa và giải phẫu bệnh nhưng phần lớn người bệnh không có biểu hiện trên lâm sàng như đau đớn hay hạn chế vận động. Thậm chí ngay cả khi có hình ảnh thoái hóa điển hình trên phim chụp X-quang, người bệnh cũng chưa có biểu hiện trên lâm sàng.
❖ Lãm sàng (giai đoạn có triệu chứng)
Giai đoạn này, người bệnh sẽ có triệu chứng đau và hạn chế vận động; nếu để lâu có thể dẫn đến những biến dạng như gù, vẹo ở cột sống, có hình ảnh X-quang điển hình, hoặc nặng hơn, có thể thấy rõ hình ảnh lún, xẹp, mất đường cong sinh lí của cột sống trên phim chụp X-quang.
14
❖ Tiến triển bệnh
Thoái hóa cột sống là bệnh mãn tính, tiến triển suốt đời người, diễn biến thành từng đợt, nặng dần lên theo thời gian. Xen kẽ những đợt tiến triển bệnh có thể có những giai đoạn ổn định hoàn toàn, không có triệu chứng hoặc có ít triệu chứng với những biểu hiện nhẹ nhàng.
o Có th ể chữa khỏi hoàn toàn bệnh thoái hóa cột sống không?
Như chúng ta đã biết, thoái hóa cột sống là bệnh mãn tính tiến triển suốt đời mà nguyên nhân của nó là do quá trình thoái hóa lâu ngày dẫn đến tổn thương sụn khớp, đĩa đệm và các tổ chức quanh khớp. Hơn nữa khi về già, quá trình tái tạo xương diễn ra chậm hơn nhiều so với quá trình hủy xương, các tế bào sụn cũng không có khả năng tái tạo và sinh sản thêm, vì vậy không thể chữa khỏi hoàn toàn được bệnh. Tất cả những loại thuốc trên thế giới hiện tại cũng như các phương pháp khác chi nhằm giải quyết triệu chứng giúp giảm đau, phục hồi chức năng cột sống. Bạn không nên cố chấp đòi hỏi bác sĩ phải chữa khỏi bệnh tận gốc cho mình.
15
Tuy nhiên người bệnh không nên bi quan bởi gần như 100% dân số khi về già đều bị thoái hóa xương khớp, nếu như được chữa trị sớm và dự phòng tích cực, bạn hoàn toàn có thể hết đau và bệnh tình sẽ không tiến triển nặng. Ngược lại nếu không có kế hoạch điều trị sớm, kết quả tất yếu của bệnh sẽ là thoái hóa biến dạng khớp, gây rất nhiều đau đớn, phiền toái, thậm chí tàn phế hoặc tử vong do biến chứng.
16
BỆNH THOÁI HÓA CỘT SốNG cổ
BIỂU HIỆN CỦA BỆNH THOÁI HÓA CỘT SốNG c ổ
o Biểu hiện tâm sàng
Biểu hiện lâm sàng của thoái hóa cột sống cổ rất đa dạng và phức tạp, người bệnh có thể bị đau vùng vai gáy cấp tính (vẹo cổ cấp), hoặc đau vai gáy mãn tính, đau đầu, đau lan xuống cả vai, cánh tay một hoặc hai bên...
17
^ Đau vùng vai gáy mãn tính
Triệu chứng đau vùng vai gáy mãn tính thường hay gặp ở những người ở độ tuổi trung niên và lớn tuổi, có tiền sử đau nhiều năm trước đó. Biểu hiện của bệnh là đau mỏi cột sống cổ, vai một hoặc hai bên, đau có tính chất âm ỉ (thỉnh thoảng có cơn đau cấp) đau tăng lên khi vận động và giảm đau khi nghỉ ngơi về đêm, đau ê ẩm sau khi ngủ dậy.
Cơn đau diễn biến thành từng đợt ngắn, hết đợt có thể hết đau hoàn toàn, sau đó lại tái phát đợt khác; không có viêm sưng nóng đỏ; có điểm đau (xác định được qua thăm khám); người bệnh thường phải nghiêng đầu về bên đau và vai bên đau nâng cao hơn bên lành.
Bệnh tiến triển lâu ngày, cột sống bị thoái hóa có thể dẫn đến hạn chế các động tác vận động như quay, cúi, ngửa cổ.
❖ Đau vùng vai gáy cấp tính (vẹo cổ cấp)
Trên lâm sàng, bệnh thường hay gặp ở người trẻ tuổi (dưới 40 tuổi), hoặc người đã có tiền sử đau mãn tính trước đó. Cơn đau thường xuất hiện sau khi ngủ dậy, vận động sai tư thế, quay cúi cổ đột ngột, ngã, mang vác nặng hoặc gặp lạnh...
18
Người bệnh xuất hiện đau một bên vai gáy, đau có thể lan lên vùng chẩm, đỉnh đầu, lan xuống bả vai, cẳng tay, cánh tay cùng bên. Đầu ngoẹo về một bên, không quay hay cúi cổ được. Vùng cơ vai gáy bên bệnh co cứng, đầu hơi nghiêng về bên bệnh, vai bên bệnh có xu hướng nâng cao hơn bên lành.
Bệnh cấp tính gây khó chịu cho người bệnh nhưng thường khỏi nhanh sau vài ngày điều trị. Tuy nhiên nếu không có phương pháp điều trị, rèn luyện, giữ gìn cột sống một cách hợp lí, bệnh rất dễ tái phát lại nhiều lần.
^ Hội chứng động mạch đốt sống (Hội chứng giao cảm cổ)
Với hội chứng động mạch đốt sống, người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng: Đau đầu vùng chẩm từng cơn, đau lan đến vùng đỉnh, thái dương; hoặc lan đến hốc mắt, trán, cơn đau thường xuất hiện vào buổi sáng. Đau từng cơn có thể kèm theo buồn nôn.
Cơ chế đau: Tình trạng thoái hóa cột sống cổ gây ra thiếu máu ở động mạch đốt sống, trong đó có nhánh cung cấp máu cho màng não hố sọ sau. Màng não bị thiếu máu gây kích thích các thụ thể của dây
19
thần kinh số 10 và số 5 gây ra triệu chứng đau như trên hoặc buồn nôn.
Người bệnh cũng có thể xuất hiện hiện tượng loạn cảm thành sau họng, dị cảm ở hầu, nuốt đau, nuốt vướng.
Chóng mặt cũng là triệu chứng thường gặp ở hội chứng động mạch đốt sống. Người bệnh cảm thấy chóng mặt từng cơn ngắn, xuất hiện do quay cúi đầu đột ngột, khi đứng lên, ngồi xuống. Trong cơn đau đầu chóng mặt có thể xuất hiện kèm theo ù tai, cơ chế gây ù tai là do rối loạn tuần hoàn tai trong. Ngoài ra, người bệnh có thể có hiện tượng bị mờ mắt, giảm thị lực thoáng qua (tối sầm mặt), thường hay kết hợp với đau đầu vùng trán, đau ở hốc mắt.
Xuất hiện cơn ngã khuỵu: Đột nhiên người bệnh khuỵu chân xuống, ngã nhưng không mất ý thức, không chóng mặt, sau vài giây có thể trở lại bình thường; không bao giờ kèm theo bị liệt, nói khó hoặc mất ý thức ngay sau đó. Tuy nhiên, triệu chứng này rất ít gặp trên lâm sàng.
Hội chứng rễ thần kinh cổ
Hội chứng rễ thần kinh cổ rất hay gặp trên lâm sàng bệnh thoái hóa cột sống cổ. Nguyên nhân
20
thường gặp là do rễ thần kinh cổ bị chèn ép do thoát vị đĩa đệm hoặc do một số nguyên nhân khác. Triệu chứng: Người bệnh có biểu hiện đau vùng gáy, đau đột ngột sau một chấn thương hoặc đau sau nhiều năm diễn biến của chứng đau vai gáy mãn tính. Thường đau nhiều ở vùng vai gáy, có thể lan xuống bả vai, cánh tay, cẳng tay, bàn tay, thậm chí đến tận ngón tay một hoặc hai bên. Cảm giác đau, nhức nhối khó chịu sâu trong xương, có thể có kèm theo dị cảm, rối loạn cảm giác vùng da bị bệnh dọc theo vùng chi phối của dây thần kinh bị chèn ép: Cảm giác tê bì, kiến bò, bỏng rát...
Đau tăng lên khi vận động và giảm đau khi nghỉ ngơi và về đêm (đau có tính chất cơ học). Đau có kèm theo hạn chế vận động cột sống cổ, hoặc hạn chế vận động khớp vai, lâu dài có thể gây viêm quanh khớp vai do thoái hóa cột sống cổ.
Nếu nguyên nhân đau do thoát vị đĩa đệm chèn ép vào rễ thần kinh có thể có teo cơ chi trên, giảm phản xạ gân xương chi trên.
ở một số người bệnh bị thoát vị đĩa đệm cổ có thể xác định được dấu hiệu bấm chuông. Đây là dấu hiệu đặc trưng của bệnh thoát vị đĩa đệm; Có thể xác định dấu hiệu bấm chuông bằng cách: Ấn điểm
21
cạnh sống cổ tương ứng với lỗ gian đốt sống, cảm giác đau xuất hiện từ cổ, lan dọc xuống vai và tay theo sự phân bố của rễ bị chèn ép.
- Tiến triển bệnh: Bệnh tiến triển thành từng đợt, đợt sau thường nặng hơn, mức độ đau và vị trí đau lan xa hơn về phía ngọn chi.
^ Hội chứng nội tạng
Hội chứng tim do thoái hóa cột sống cổ: Người bệnh có cảm giác đau như đè nén, khoan dùi ở vùng tim, đau tăng khi vận động đầu mạnh, có thể thấy trống ngực, tim đập nhanh trong khi đau.
Nguyên nhân là do những thay đổi bệnh lý của hạch giao cảm cổ gây ảnh hưởng đến sự phân bố của dây thần kinh tim.
Hội chứng tim do thoái hóa cột sống cổ cần được chẩn đoán, phân biệt rõ ràng với các bệnh lí tim mạch cụ thể. Thường thì khi làm điện tim, siêu âm tim cho kết quả bình thường.
o Biểu hiện cận tâm sàng
❖ Hình ảnh X-quang
Hình ảnh X-quang điển hình của thoái hóa: - Hẹp khe khớp: Hẹp không đồng đều, bờ sụn
22
đồng đều, chiều cao của đĩa đệm giảm. Hẹp khe khớp nhưng không kèm theo dính khớp. - Đặc xương dưới sụn.
- Mọc gai xương cổ.
- Mất đường cong sinh lí ở cột sống cổ.
- Giảm chiều cao của thân đốt sống.
Ỷ Chụp CT Scaner, MRI
Phương pháp này giúp chẩn đoán chính xác vị trí cũng như mức độ tổn thương cột sống cổ, giúp bác sĩ dễ dàng hơn trong việc điều trị và tiên lượng bệnh. Tuy nhiên phương pháp này khá tốn kém, không phải người bệnh nào cũng có đủ điều kiện kinh tế để thực hiện.
23
+ Các xét nghiệm khác
- Công thức máu và sừih hóa máu thuờng không có gì thay đổi, hoặc nếu có thay đổi thì cũng là biểu hiện của bệnh lí khác, không phải biểu hiện của bệnh thoái hóa cột sống cổ đơn thuần.
- Các xét nghiệm dịch khớp, nội soi khớp sinh thiết màng hoạt dịch chỉ sử dụng để chẩn đoán, phân biệt khi dấu hiệu X-quang và chẩn đoán lâm sàng không rõ ràng.
ĐIỀU TRỊ BỆNH THOÁI HÓA CỘT SốNG c ổ
o Điều tn nội khoa
❖ Thuốc chống viêm không steroid
Thuốc chống viêm không steroid là nhóm thuốc có hoạt tính chống viêm và không chứa nhân steroid. Nhóm thuốc này bao gồm rất nhiều chất dẫn có thành phần hóa học khác nhau, song các tác dụng của chúng gần giống nhau. Đa số thuốc trong nhóm này có tác dụng giảm đau và hạ nhiệt.
Cần lưu ý các loại thuốc trong nhóm này chỉ làm giảm triệu chứng chứ không loại trừ được nguyên nhân gây thoái hóa cột sống cổ. Liều dùng và thời
24
gian dùng thuốc phải tùy thuộc vào tình trạng bệnh tật và khả năng đáp ứng với thuốc điều trị của người bệnh.
Một số thuốc chống viêm không steroid được dùng để điều trị bệnh thoái hóa cột sống cổ:
- Aspirin: Biệt dược
Aspirin PH8 viên
SOOmg, Aspegic gói
SOOmg, gói lOOmg.
Liều 70-320mg, có tác
dụng chống ngưng tập
tiểu cầu.
Thuốc được hấp
thu qua đường tiêu
hóa có nồng độ tối đa trong máu sau 2 giờ, duy trì tác dụng điều trị khoảng 4 giờ; có tác dụng chống viêm khi dùng liều từ 3-5 gram mỗi ngày.
Thuốc có tác dụng giảm đau nhẹ và vừa, tác dụng tốt đặc biệt đối với chứng đau do viêm. Thuốc không có tác dụng giảm đau mạnh, không giảm đau nội tạng, không ức chế cơ hô hấp.
Không được dùng thuốc với những người mẫn cảm với các thành phần của thuốc; những người bị loét dạ dày, tá tràng, xuất huyết tiêu hóa; rối loạn
25
đông máu; thiếu máu G6 PD; sốt xuất huyết; hen phế quản; suy gan, suy thận mãn; phụ nữ có thai trong ba tháng cuối của thai kì.
Thận trọng khi dùng đồng thời thuốc này với các thuốc chống đông máu, hoặc có nguy cơ gây chảy máu. Tác dụng phụ: Khi uống thuốc, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, loét dạ dày - tá tràng, mệt mỏi, ban đỏ, mày đay, thiếu máu, yếu cơ, khó thở.
- Dicloỷenac: Biệt dược Diclotenac viên 50mg, Diclotenac ống 75mg, Voltaren viên 50mg,- Voltaren SR75. Liều dùng cho người lớn từ 50-150mg mỗi ngày. Thuốc có tác dụng chống viêm, giảm đau, hạ sốt mạnh. Có thể được chỉ định để điều trị dài ngày trong bệnh lý thoái hóa cột sống.
Thuốc không được sử dụng đối với những trường hợp mẫn cảm với các thành phần của thuốc; những người bị loét dạ dày, tá tràng; hen hay co thắt phế quản; người bị bệnh tim mạch, suy thận hoặc suy gan mãn; người đang sử dụng thuốc chống đông Coumarin.
Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây rối loạn tiêu hóa, nhức đầu hoa mắt, mờ mắt, chóng mặt, tăng men gan thoáng qua.
26
- Indometacin (Meko Indocin viên 25mg hoặc viên 50mg); liều dùng 75-150mg một ngày, chia 3 lần; điều trị viêm thấp khớp, viêm cứng
INDOMETACIN 50 mg i i
khớp sống, viêm xương khớp từ trung bình đến trầm trọng, vai đau nhức cấp tính.
Thuốc không được dùng với những trường hợp người bệnh bị dị ứng với các thành phần của thuốc; loét dạ dày tá tràng; suy gan, thận trầm trọng; phụ nữ có thai và cho con bú.
Tác dụng phụ: Khi uống thuốc, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, nôn, chán ăn, đau bụng, táo bón, tiêu chảy, loét dạ dày - tá tràng, thủng hay xuất huyết dạ dày.
- Ibuproỷen (Bruíen 400mg; Ibuproíen viên 400mg). Liều thấp: Điều trị đau cơ, hạ sốt. Liều cao trên 120mg: Dùng để điều trị dài hạn chứng viêm xương, thấp khớp mãn tính, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp.
+ Giảm đau, hạ sốt: Liều khởi đầu 200-4ũ0mg, lặp lại sau 4 -6 giờ nếu cần thiết; lưu ý không uống vượt quá 1200mg/ngày.
27
+ Thấp khớp: Liều tấn công: 2400mg/ngày; liều duy trì; 1200 - 1600mg/ngày.
Ngoài ra, thuốc còn dùng để điều trị ngắn hạn các triệu chứng xảy
a^400 6 l*iS ì,
ra ở thời kì cấp tính của bệnh viêm quanh khớp vai, viêm gân, đau lưng, viêm rễ thần kinh.
Không được dùng thuốc với trường hợp người bệnh mẫn cảm với các thành phần của thuốc; những người bị xuất huyết dạ dày tiến triển; người bị suy gan, suy thận nặng. Không sử dụng thuốc cho trẻ dưới 12 tuổi, phụ nữ có thai 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của kì thai, phụ nữ đang cho con bú.
Tác dụng phụ: Khi uống thuốc, người bệnh có thể xuất hiện cảm giác buồn nôn, nôn, đau dạ dày, phát ban, ngứa, sẩn phù, đau đầu, chóng mặt.
- Ketoproỷen (Proíenid viên 50mg, Kepropain injection ống 2ml, 3ml, 4ml), dùng để điều trị các cơn kịch phát trên
khớp, thoái hóa khớp,
f h x > f e Ế ^
đau lưng, đau rễ thần
UK>»ơqfto ,
aHoprcHeno
kinh. Liều tấn công; 6 28
0)N TÌM ; 24 CÁPSLRAS
sanoíl av«otís
viên/ngày, chia 3 lần. Liều duy trì: 3 viên/ngày, chia 3 lần, uống trong bữa ăn.
Thuốc không được dùng trong các trường hợp người bệnh dị ứng với các thành phần của thuốc; những người bị loét dạ dày, tá tràng tiến triển; những người bị suy gan, thận nặng; phụ nữ có thai và cho con bú; trẻ dưới 15 tuổi.
Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây đau dạ dày, buồn nôn, tiêu chảy, nhức đầu, dị ứng da, xuất huyết tiêu hóa.
- Piroxicam (Peldene viên 20mg, hoặc ống 20mg/lml; Piroxicam 20mg, Penxicam 20mg); dùng điều trị viêm xương khớp, thoái hóa khớp; chấn thương xương khớp
I
30<«>
khi chơi thể thao. Liều lượng: Đau nặng: 40mg/ngày; đau vừa: 20mg/ngày, uống sau ăn no. Thuốc không được dùng với những trường hợp người bệnh quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc; những người có hền sử bệnh viêm mũi; loét đường tiêu hóa; phụ nữ có thai và cho con bú; trẻ dưới 14 tuổi.
29
Tác dụng phụ: Khi uống thuốc, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng: Xuất huyết, loét dạ dày, tăng men gan, rối loạn thị giác, phù, dị ứng. - Tenoxicam (Tilcotil
viên 20mg, Tenoxicam 20mg, bột đông khô pha tiêm 20mg); được chỉ định như là thuốc kháng viêm, giảm đau, trong điều trị viêm khớp dạng thấp, viêm
T E N O X IC A M Sũm g
to Cupsulas
cột sống dính khớp, gút cấp, đau sau chấn thương, viêm gân, bao hoạt dịch. Liều dùng; 20mg/ngày. Thuốc chống chỉ định với những người bệnh bị loét dạ dày, tá tràng tiến triển; xuất huyết dạ dày, ruột; rối loạn chức năng gan, thận nặng; mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
Tác dụng phụ: Thuốc có tác dụng trên dạ dày, ruột (gặp ở 7% người bệnh); có thể gây đau thượng vị, buồn nôn, khó tiêu, chóng mặt, nhức đầu, hoa mắt, tăng men gan tạm thời; gây ức chế ngưng tập tiểu cầu, kéo dài thời gian chảy máu. cần xem xét kĩ lưỡng với người bệnh có can thiệp phẫu thuật.
-Meloxicam (Mobic viên 7,5mg hoặc viên 15mg; Meloxicam 7,5mg). Liều dùng 7,5mg/ngày, liều tối
30
đa là 15mg/ngày; điều trị triệu chứng của viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp và các tình trạng viêm đau khác.
Thuốc chống chỉ định với những người bệnh
•®oxi«i» ~
mẫn cảm với các thành phần của thuốc; có tiền sử hen phế quản, phù mạch mề đay khi dùng Aspirin; suy gan thận nặng; phụ nữ có thai và cho con bú; trẻ dưới 15 tuổi.
Tác dụng phụ: Khi dùng thuốc, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng khó tiêu, buồn nôn, đau bụng, táo bón, đầy hơi, tiêu chảy. Hiếm gặp hơn là các triệu chứng: Viêm thực quản, loét dạ dày, tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, viêm ruột kết.
- Celecoxib (Celebrex viên lOOmg, hoặc viên 200mg; Celecoxib viên 200mg): Liều 200mg/ngày, uống sau bữa ăn. Dùng để điều trị bệnh xương khớp ở người lớn.
Không được
dùng thuốc với
những trường
hợp người bệnh
31
quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc; những người bị loét dạ dày tiến triển, xuất huyết dạ dày, suy gan thận; trẻ dưới 12 tuổi.
Tác dụng phụ: Khi uống thuốc, người bệnh có thể bắt gặp các triệu chứng nhức đầu, rối loạn tiêu hóa, choáng váng, viêm ruột, táo bón, viêm dạ dày, dị ứng, thiếu máu, viêm phế quản, viêm gan, vàng da. Hiếm gặp; Phù mạch, sốc phản vệ.
❖ Thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh lý thoái hóa cột sống, nhất là trong các đợt cấp tính của bệnh. Tuy nhiên, thuốc giảm đau chỉ nên sử dụng ngắn ngày (khoảng 7-10 ngày), tối đa có thể sử dụng trong 3 tuần. Khi sử dụng cần theo dõi chặt chẽ tác dụng phụ của thuốc.
Thuốc nên uống sau bữa ăn để hạn chế tác dụng phụ như đau dạ dày - tá tràng. Dùng loại thuốc nào, đường dùng dạng uống hay dạng tiêm, liều bao nhiêu là tùy thuộc vào mức độ đau và sự đáp ứng với thuốc của từng người bệnh.
- Cách dùng thuốc giảm đau: Dùng theo sơ đồ bậc thang 3 bậc của Tổ chức Y tế Thế giới như sau: -I- Bậc 1: Đau nhẹ, vừa: Dùng thuốc giảm đau
32
đơn thuần một hoạt chất, không gây nghiện như: Paracetamol, Dicloíenac.
+ Bậc 2: Đau nhiều: Dùng thuốc giảm đau kết hợp, có hai hoặc nhiều hoạt chất như Etíeralgan codein 4-6 viên/ngày; Di-antalvic 4-6 viên/ngày.
+ Bậc 3; Đau nhức tột bậc: Dùng thuốc giảm đau có thành phần Morphin, là loại thuốc giảm đau trung ương mạnh.
Trong điều trị bệnh thoái hóa cột sống cổ người bệnh thường được dùng thuốc giảm đau bậc 1 hoặc bậc 2 vì vừa có hiệu quả tốt, vừa ít có tác dụng phụ.
* Cortỉcoid (Prednisolone, Medrol, Prednisolut...). Không có chi định dùng Corticoid bằng ctường toàn thân trong điều trị bệnh thoái hóa cột sống cổ mặc dù có thể cải thiện triệu chứng nhanh hơn bởi các thuốc này có rất nhiều tác dụng phụ gây nguy hiểm cho người bệnh, dù đã dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn và khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới. Sử dụng Corticoid đường nội khớp: có hiệu quả kliá tốt đối với bệnh thoái hóa khớp ở giai đoạn sớm. Tuy nhiên cần làm thủ thuật với điều kiện vô trùng tuyệt đối, không tiêm quá hai đợt mỗi năm. Phương pháp này có rất nhiều ưu điểm song cũng có thể gây ra khá nhiều biến chứng, vì vậy khi cần thiết phải
33
làm thủ thuật, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín, đủ khả năng để thực hiện.
Một số chế phẩm thường dùng:
+ Hydrocortison acetate: Mỗi đợt 2-3 mũi, tiêm cách nhau 5-7 ngày, không vượt quá 4 mũi tiêm/đợt.
-I- Depomedrol; Mỗi đợt 1-2 mũi, cách nhau 6-8 tuần.
Các tác dụng phụ khi sử dụng Corticoid:
-1- Đối với hệ tiêu hóa: Có thể xảy ra tình trạng loét, chảy máu dạ dày, thủng dạ dày - tá tràng, viêm tụy.
-t- Mắt: Có thể xảy ra hiện tượng đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp.
+ Da: Xuất hiện trứng cá, teo da, ban và tụ máu, đỏ mặt, chậm liền sẹo và vết rạn da.
+ Hệ nội tiết: Người bệnh có thể bị mắc hội chứng Cushing do thuốc.
4- Chuyển hóa: Tăng đường máu, tiểu đường thứ phát (các biến chứng, nhiễm toan, hôn mê, tăng áp lực thẩm thấu), giữ nước, mất kali.
-I- Hệ tim mạch: Người bệnh có thể bị tăng huyết áp, suy tim mất bù.
34
+ Thần kinh - tâm thần: Người bệnh bị kích thích tâm thần hoặc trầm cảm.
+ Nhiễm khuẩn và giảm miễn dịch: Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
-I- Cơ quan vận động: Người bệnh có thể bị loãng xương, hoại tử đầu xương, xuất hiện các bệnh lí về cơ (yếu cơ, nhược cơ).
+ Tai biến do ngừng thuốc: Suy thượng thận cấp; tái phát đợt tiến triển của bệnh khớp do dùng thuốc giảm liều, hoặc ngừng thuốc không đúng cách.
^ Thuốc giãn cơ
Thuốc giãn cơ được sử dụng khi có co cơ cạnh cột sống gây đau nhức nhiều, vẹo cột sống. Tiêu chuẩn sử dụng thuốc giãn cơ trong điều trị bệnh thoái hóa cột sống:
+ Có tác dụng làm giãn cơ bị co nhưng không làm quá yếu trương lực cơ.
+ Không ức chế hoạt động của thần kinh trung ương, người dùng thuốc vẫn tỉnh táo.
+ Không ảnh hưởng đến hệ thần kinh thực vật, không gây tụt huyết áp.
+ ít độc với gan thận và hệ tạo máu.
35
+ Có tác dụng giảnn đau thì càng tốt vì đau sẽ làm tăng co cơ và co cơ thì gây đau tăng. - Một số loại thuốc giãn cơ thường dùng: + Diazepam (Seduxen) viên 5mg, ngày 1-3 viên. Dùng lâu có thể gây thất điều, mơ màng, giảm khả năng và ham muốn tình dục.
-I- Tetrazepam (Mydolastan viên 50mg): Là dẫn xuất của Diazepam, dùng từ 1/2 - 2 viên/ngày. -I- Tolperison (Mydocalm viên 50mg): uống 2-4 viên/ngày.
4- Eperisone (Myonal viên 50mg), uống 1-3 viên/ngày, chia 3 lần sau bửa ăn.
MYDOCALM MYDOCALM dcxtHdiat à» lolparỉO
■ 3 0 mg
1cornprimate lilmale Ị SO mg
1 comprimate filmole 30 eomprimata hlmate
^ Thuốc vitamin nhóm B liều cao
Nhóm này có tác dụng chống thoái hóa thần kinh, giảm đau. Sử dụng mỗi đợt từ 7-10 ngày. Một số thuốc được sử dụng trên lâm sàng: Neurobion 500UI, Trivit B,
Neuritis 2ml... tiêm bắp
mỗi ngày 1 ống; Methy- ” cobal viên SOOmg, uống 3
viên/ngày.
36
^ Glucosamin Siilỷat (Viartril - s viên 250m<Ị, gói t5g)
Thuốc có tác dụng lên cơ chế bệnh sinh của thoái hóa khớp và có tác dụng giảm đau, hiện nay thuốc đang được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam.
Cơ chế: Glucosamin Sulíat là chất cần thiết cho quá trình sinh tổng hợp và kích thích tế bào sụn sản xuất ra proteoglycan có cấu trúc bình thường. Chất này còn có thể ức chế interleukin và ức chế các enzym hủy sụn khớp như collagenese và phospholipase A2 , ức chế sinh ra các gốc superoxid hủy tế bào.
Thuốc không gây ảnh hưởng đến dạ dày và rất ít có tác dụng phụ nên có chỉ định rộng rãi trên lâm sàng.
Liều lượng và cách dùng thuốc:
Thuốc được uống 15 phút trước bữa ăn. + Hội chứng thoái hóa khớp nhẹ và trung bình:
37
u ố n g ngày 1 lần X 500mg. Thời gian sử dụng: 4-12 tuần hoặc lâu hơn tùy tình trạng bệnh. Có thể nhắc lại 2 - 3 đợt điều trị trong 1 năm.
-I- Bệnh nặng: u ố n g ngày 3 lần X SOOmg trong 2 tuần đầu, sau đ ó duy trì 500mg/lần X 2 lần/ngày trong 6 tuần tiếp theo.
-I- Điều trị duy trì: Trong vòng 3 -4 tháng sau: uống 500mg/lần X 2 lần/ngày.
Trên thế giới đã có nhiều công trình đánh giá về tác dụng của Glucosamin Sulíat trong điều trị bệnh lí thoái hóa khớp. Kết quả cho thấy mức độ cải thiện triệu chứng và tác dụng điều trị kéo dài thực sự có ý nghĩa.
o Vật tí trị liệu
Nhiệt trị liệu: Là phương pháp điều trị của vật lý trị liệu, trong đó sử dụng các tác nhân gây nhiệt để mang lại hiệu quả điều trị. Tùy theo nhiệt độ của tác nhân gây nhiệt, người ta chia phương pháp nhiệt trị liệu thành 2 dạng: Nhiệt nóng (có nhiệt độ từ trên 37°c đến khoảng 50°C) và nhiệt lạnh (thường dưới 15°C).
Phương pháp này có tác dụng giảm đau, chống co cứng cơ, giãn mạch và tăng cường chuyển hóa dinh dưỡng tại chỗ đau.
38
Phương pháp nhiệt trị liệu có thể dùng các cách như: đắp nến (bó paratin), chiếu đèn hồng ngoại, tắm nước nóng, chườm đá, ngâm lạnh.
❖ Điện liệu pháp:
Điều trị bằng sóng ngắn: Là phương pháp sử dụng các bức xạ điện từ có bước sóng tính băng mét, hiện nay phần lớn các máy sóng ngắn đều sử dụng bước sóng 11,2 mét. Phương pháp này có tác dụng tạo nhiệt sâu, tăng cường chuyển hóa, chống viêm, giảm đau.
Điện xung: Là phương pháp dùng các xung điện có tần số thấp và trung bình, có tác dụng kích thích thần kinh cơ, chống đau, tăng cường chuyển hóa tổ chức.
Điện phân dẫn thuốc: Là phương pháp dùng dòng điện một chiều để di chuyển một số ion thuốc có tác dụng chữa bệnh vào cơ thể hoặc lấy các ion thuốc có hại ra khỏi cơ thể.
Nguyên lý của phương pháp này là: Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau. Một dung dịch mà trong đó chất hòa tan có thể phân li thành các ion (gọi là dung dịch điện li), khi được đưa vào một điện cực và cho dòng điện một chiều chạy qua thì các ion cùng dấu với điện cực đó
39
sẽ bị đẩy ra khỏi điện cực để đi vào cơ thể. Ngược lại nếu muốn lấy một ion có hại (ví dụ ion Ca^^) ra khỏi cơ thể thì ta đặt điện cực trái dấu vào vùng da nhiễm ion, điện cực đó sẽ hút các ion này ra khỏi cơ thể về phía nó.
Tác dụng của phương pháp điện phân dẫn thuốc gồm tác dụng do dòng điện một chiều đều và tác dụng do ion thuốc tạo ra.
+ Tác dụng của dòng điện 1 chiều;
Tác dụng giãn mạch; Tại vùng da đặt điện cực có vải đệm sẽ có hiện tượng đỏ da do giãn mạch và hiện tượng này có thể kéo dài hàng giờ. Tác dụng giãn mạch sẽ làm tăng cường tuần hoàn và dinh dưỡng, tăng chuyển hóa, chống viêm. Cơ chế do dòng điện tác dụng trực tiếp lên hệ thần kinh vận mạch.
Tác dụng lên hệ thần kinh: Tại cực dương có tác dụng giảm đau, giảm co thắt, giảm trương lực cơ. Tại cực âm có tác dụng kích thích, làm tăng trương lực cơ.
+ Tác dụng của ion thuốc: Các ion thuốc được đưa vào bằng điện di đã được chứng minh là có hiệu lực tăng lên gấp nhiều lần so với các đường khác. Một số ion thuốc thường dùng là:
40
D u n g d ịc h th u ố c lo n tá c d ụ n g Cực T á c d ụ n g đ iề u trị
K a li-N a tri iod u re (IN a lK ) 5 %
N a tri c loru a
(N a C I) 5 %
K a li-N a tri b ro m iia (B rN a -B rK )
1 - L àm m ềm tổ chứ c sẹo
Cl - T ạo p h ả n xạ chống v iê m khớp
B r “ An th ầ n
N a tri s a lic y la t 5 % S a lic y la t - C hống viêm g iả m đ au
N o v o c a in 5 % N o v o c a in ^ + G iảm đau
H yd roco rtison a c e ta t
H yd ro c o rtis o n + + C hống v iêm
N iv a lin M iv a lin + + T ă n g cường dẫn truyền th ầ n kinh
❖ Laser điều trị:
Trị liệu laser là sử dụng tia laser để soi lên các vùng chấn thương hoặc vết thương nhằm cải thiện tình trạng vết thương và chữa lành các mô mềm, điều trị những vùng đau cấp tính và mãn tính.
Phương pháp trị liệu laser sử dụng các tia laser để thay thế nguồn ánh sáng, nhằm thâm nhập vào làn da, thúc đẩy năng lượng chữa trị vào các mô. Tác dụng trị liệu chính của những tia laser này là kích
41
thích quá trình chữa trị và điều trị của vùng chấn thuơng hay vết thuơng. Nó cũng thể hiện khả năng thúc đẩy mạnh mẽ sức đề kháng của cơ thể và có tác dụng giảm đau, chống viêm. Tác dụng của nó có tính quang hóa (giống như sự quang hợp trong thực vật). Tia laser hỗ trỢ sự sản sinh ATẸ từ đó cung cấp năng lượng nhiều hơn cho tế bào hoạt động, kích thích tái tạo tổ chức tổn thương. Nói cách khác, tế bào sẽ có điều kiện thuận lợi để tham gia quá trình điều trị tự nhiên.
❖ Kéo giãn cột sống cổ:
Kéo giãn cột sống cổ là phương pháp dùng lực cơ học tác động theo chiều dọc của cột sống cổ nhằm đem lại tác dụng điều trị.
Chỉ định: Phương pháp này được áp dụng điều trị trong các trường hợp bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống cổ mà không có hội chứng chèn ép tủy, gây đau cổ, vai, cánh tay; thoái hóa đĩa đệm cột sống cổ; sai khớp đốt sống nhẹ.
Chống chỉ định: Liệu pháp này chống chỉ định đối với các trường hợp người bệnh thoát vị đĩa đệm có hội chứng chèn ép tủy; có cầu xương; loãng xương nặng; lao cột sống cổ; u ác tính cột sống cổ; đang có bệnh cấp tính hoặc bệnh nội khoa nặng.
42
Tác dụng: Liệu pháp kéo giãn đốt sống cổ đem lại những tác động tích cực cho người bệnh như sau: - Làm giãn cơ tích cực: Trong bệnh lí đau cột sống, sự kích thích rễ thần kinh và triệu chứng đau làm cơ co cứng phản xạ, sự co cứng có tác động trở lại làm cho đau càiag trầm trọng hơn. Khi kéo giãn cột sống, trước tiên lực sẽ tác động lên cơ gây giãn cơ thụ động, giảm co cứng cơ và cắt đứt vòng xoáy bệnh lí đau. Tuy nhiên khi kéo, nếu tăng giảm lực quá nhanh có thể gây kích thích làm tăng co cơ, do đó cần tăng giảm lực từ từ, đặc biệt là trong bệnh lí đau cấp.
- Làm giảm áp lực nội đĩa đệm: Lực kéo giãn dọc theo cột sống sẽ tác động vào nhiều điểm khác nhau của đoạn cột sống làm các khoang đốt được giãn rộng và có thể cao thêm trung bình 1 , 1 milimét trên mỗi đĩa đệm. Quá trình làm giảm áp lực nội đĩa đệm đem lại hiệu quả:
+ Làm tăng thẩm thấu nuôi dưỡng đĩa đệm, giúp nhân nhày và đĩa đệm căng phồng trở lại, tăng dinh dưỡng cho đĩa đệm, do đó làm giảm quá trình thoái hóa của đĩa đệm.
+ Có thể giúp thu nhỏ thể tích đĩa đệm bị lồi hoặc thoát vị nếu khối thoát vị chưa bị xơ
43
hóa. Tuy nhiên cần chú ý nếu kéo với lực quá lớn, thời gian quá dài làm áp lực nội đĩa đệm giảm quá nhiều dẫn đến tăng thẩm thấu dịch vào đĩa đệm có thể gây phù nề đĩa đệm, làm đau tăng.
- Điều chỉnh sai lệch của khớp đốt sống và cột sống: Trong thoái hóa hoặc thoát vị đĩa đệm, do chiều cao khoang gian đốt giảm làm di lệch diện khớp đốt sống. Sự di lệch này tuy nhỏ nhưng nó sẽ thúc đẩy quá trình thoái hóa và kích thích gây đau tăng lên. Kéo giãn cột sống làm điều chỉnh di lệch, tăng tính linh hoạt của khớp đốt sống và giải phóng sự khóa cứng của các khớp đốt sống.
- Giải phóng sự chèn ép lên các rễ và dây thần kinh cột sống: Do làm tăng kích thước lỗ tiếp hợp, giảm thể tích khối thoát vị... từ đó làm giảm kích thích rễ và giảm đau.
Kéo giãn cột sống cổ là phương pháp điều trị bệnh sinh của bệnh thoát vị đĩa đệm và thoái hóa đĩa đệm vì nó làm giảm mạnh áp lực bên trong đĩa đệm, giảm áp lực lên cột sống cổ, tạo điều kiện cho khối thoát vị trở lại vị trí củ và tăng cường các chất chuyển hóa ra vào trong đĩa đệm.
Việc lựa chọn trọng lượng kéo giãn phải phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể và sức chịu đựng của
44
người bệnh. Trọng lượng kéo cần tăng từ từ, từ 3 đến 6 kilôgam (Thông thường bằng khoảng 1 / 1 0 trọng lượng của cơ thể). Mỗi lần kéo từ 15 đến 20 phút, ngày kéo 1 đến 2 lần, mỗi liệu trình từ 10 đến 20 ngày. Sau khi được điều trị kéo giãn cột sống cổ,
9
người bệnh cần nằm nghỉ 15-20 phút tại giường trước khi đi lại.
Koa bóp, bấm huyệt, tác động cột sống, châm cứu (Xin xem phần Y học cổ tnn/ền điều trị bệnh thoái hóa cột sốìig cổ).
c Phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật được chỉ định đối với bệnh nhân trong các trường hợp: Hội chứng tủy cổ; hội chứng rễ - tủy; thoát vị đĩa đệm cột sống cổ gây hội chứng rễ nặng, liên tục, dai dẳng, điều trị nội khoa hơn 6 tuần không đỡ, bệnh tiến triển nặng dần.
45
Chống chỉ định: Phương pháp này không được áp dụng trong các trường hợp:
+ Người bệnh mới bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, chưa được điều trị nội khoa tích cực. + Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có tổn thương thần kinh nặng nề sẽ không có khả năng phục hồi sau phẫu thuật.
+ Tình trạng sức khỏe của người bệnh không cho phép (bệnh tim nặng, tăng huyết áp khó kiểm soát, rối loạn tâm thần...).
Biến chứng: Phẫu thuật điều trị bệnh thoái hóa cột sống cổ có thể xảy ra những biến chứng khá nặng nề như:
+ Chấn thương tủy sống, rễ thần kinh cổ hoặc dây thần kinh quặt ngược.
+ Mổ nhầm đĩa đệm do xác định sai vị trí đĩa đệm. 46
BỆNH THOÁI HÓA
CỘT SỐNG THẮT LƯNG
Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh lí rất hay gặp trên lâm sàng và trong đời sống hàng ngày, đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau vùng thắt lưng.
Cơ chế gây đau: Do đĩa đệm của cột sống thắt lưng bị thoái hóa gây co kéo, đè ép lên dây chằng dọc sau dây thần kinh tủy sống, đặc biệt, đĩa đệm thoát vị đã đè ép vào lỗ gian đốt sống. Hoặc có thể do klìớp đốt sống bị thoái hóa, mọc gai thân đốt sống, chèn ép vào các rễ thần kinh đi từ ống tủy ra ngoài qua các lỗ gian đốt sống.
47
BIÊU HIỆN CỦA BỆNH THOÁI HÓA CỘT SÔNG THẮT LƯNG
o Biểu hiện lâm sàng
Tùy thuộc vào mức độ thoái hóa, trên lâm sàng, người bệnh có thể có những biểu hiện rất khác nhau như; Đau thắt lưng cấp, đau thắt lưng mãn tính, đau thần kinh tọa...
❖ Đau thắt lưng cấp
Biểu hiện đau thắt lưng cấp thường hay gặp ở những người trẻ dưới 40 tuổi, hoặc người đã có tiền sử đau lưng mãn tính trước đó. Bệnh thường khởi phát đột ngột sau chấn thương, do vận động cột sống quá mức, sai tư thế; bê, mang các vật nặng, vặn người đột ngột... Người bệnh thường xuất hiện các cảm giác: Đau tại cột sống, ít khi lan xa ra các vùng khác, đau với cường độ cao, hạn chế vận động, đau nhiều khiến người bệnh phải nằm nghỉ. Khi nghỉ ngơi cũng như khi di chuyển, người bệnh phải tự tìm một tư thế nghiêng người thích hợp để chống đau. Bệnh thường khỏi sau một vài tuần nghỉ ngơi và điều trị tích cực.
Bệnh cũng có thể tái phát và thường tiến triển dần thành đau thắt lưng mãn tính do cấu trúc cột
48
sống, đĩa đệm thắt lưng bị tổn thương gây thoái hóa thứ phát.
❖ Đau thắt lĩtng mãn tính
Biểu hiện đau thắt lưng mãn tính thường hay gặp ở người trên 40 tuổi. Người bệnh sau khi đau thắt lưng cấp tính sẽ có thể diễn biến thành đau thắt lưng mãn tính hoặc khởi phát từ từ do thoái hóa cột sống thắt lưng và đĩa đệm. Cơn đau diễn ra âm ỉ vùng thắt lưng, đau tăng lên khi vận động nhiều, vận động mạnh đột ngột, hoặc đứng lâu, ngồi lâu; đau giảm khi người bệnh nằm nghỉ ngơi. Bệnh này ít khi gây hạn chế vận động cột sống trừ khi bệnh tiến triển lâu năm gây thoát vị đĩa đệm; lún xẹp, thay đổi cấu trúc của cột sống.
Bệnh tiến triển liên tục hầu như suốt đời, xen kẽ những đợt đau nặng có thể có những khoảng thời gian giảm đau, hết đau, vận động bình thường. Nhưng nếu không có kế hoạch, phương pháp luyện tập, thói quen sinh hoạt tích cực đúng cách, bệnh thường tiến triển nhanh dẫn đến các biến chứng nặng hơn, khó điều trị.
4« Đau thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa rất hay gặp trên lâm sàng, trên nền tảng người bệnh có tiền sử đau lưng mãn tính.
49
Bệnh thường khởi phát đột ngột sau một động tác vận động cột sống thắt lưng quá mức, sai tư thế, mang vác nặng. Người bệnh sẽ thấy xuất hiện hiện tượng đau thắt lưng kèm theo đau chân một bên hoặc cả hai bên chân, cùng với các biểu hiện:
+ Đau theo kiểu rễ thần kinh L5 : Đau thắt lưng lan xuống vùng mông, mặt trước ngoài của đùi, xuống mặt trước ngoài của cẳng chân qua mặt mu bàn chân và lan sang ngón chân cái.
+ Đau theo kiểu rễ thần kinh Sp Đau ngang thắt lưng lan xuống mặt sau đùi, qua mặt sau cẳng chân, xuống gót chân, đến gan bàn chân và lan đến ngón chân út hoặc ngón thứ 2, thứ 3.
+ Có thể có giảm cảm giác, mất cảm giác, rối loạn cảm giác: Tê bì, kiến bò, nóng rát như bỏng dọc theo vùng chi phối của dây L5 hoặc Sị .
+ Co cơ cạnh sống, mất đường cong sinh lí: Bệnh lâu ngày không điều trị tích cực có thể gây teo cơ vùng chân, giảm phản xạ gân xương bên chân bị bệnh.
+ Hạn chế vận động vùng thắt lưng, khó khăn khi vận động, khi đi lại hoặc quay, cúi người. Người bệnh không thực hiện được một số nghiệm pháp:
50
Nghiệm pháp tay đất trên 20 centimet:
Cách làm: Người bệnh đứng thẳng, từ từ cúi xuống phía trước, khớp gối giữ thẳng. Bình thường bàn tay chạm đất, khi đau thần kinh tọa, người bệnh không cúi được, tay không sát đất. Có thể đo khoảng cách giữa đầu ngón tay và đất để đánh giá mức độ nặng nhẹ của tổn thương.
Đo độ giãn thắt lưng (Nghiệm pháp Schober):
Cách làm: Người bệnh đứng thẳng, dùng bút vạch một đường ngang qua đốt sống thắt lưng 5 (Ngang hai mào chậu); đo ngược lên trên 1 0 centimet, vạch đường ngang thứ 2 ; yêu cầu người bệnh cúi xuống tối đa, chân và đầu gối vẫn giữ thẳng. Đo lại khoảng cách giữa hai vạch; khoảng cách bình thường sẽ là 14-16 centimet, tức là độ giãn thắt lưng bình thường khoảng 4-6 centimet. Nếu bị đau thần kinh tọa, độ giãn thắt lưng sẽ là dưới 4 centimet.
+ Dấu hiệu tổn thương rễ thần kinh:
Dấu hiệu Lassegue: Người bệnh nằm ngửa, bác sĩ khám từng phần một, khám từ chân không đau đến chỗ đau; một tay đỡ gót chân, một tay giữ đầu gối người bệnh cho chân thẳng, sau đó từ từ nâng chân lên, bình thường người bệnh có thể nâng
51
được đến 90“. Lassegue dương tính khi góc nâng nhỏ hơn 75“.
Khi làm chân nào, chân ấy bị đau thì đó gọi là dấu hiệu Lassegue. Khi làm chân nọ, đau chân kia thì gọi là dấu hiệu Lassegue chéo.
+ Hệ thống điểm VVeleix (+), gồm 5 điểm đau từ trên xuống dưới là:
© Điểm giữa ụ gối và mấu chuyển lớn.
© Điểm giữa nếp lằn mông.
© Điểm giữa mặt sau đùi.
© Điểm giữa trám kheo.
© Điểm giữa nhóm cơ cẳng chân sau.
+ Dâu hiệu bầm chuông ( + ); An diễm cạnh sống (tương ứng với lỗ gian đốt sống L4 - S4 ), người bệnh xuất hiện đau từ thắt lưng lan xuống mông, đùi, căng chân bên tổn thương dọc theo đường đi của dây thần kinh. Đây là dấu hiệu khá đặc trưng của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
o Biểu hiện cận tâm SMíg
❖ Hình ảnh X-quang
Hình ảnh X-quang biểu hiện bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng được đặc trưng bởi các dấu hiệu:
52
- Hẹp khe khớp: Hẹp không đồng đều, biểu hiện bằng chiều cao của đệm giảm hay khoảng cách giữa các thân đốt sống giảm, hẹp nhưng không dính khớp.
- Đặc xương dưới sụn.
- Gai xương: ở rìa ngoài thân đốt sống, đặc biệt những gai xương ở gần lỗ gian đốt sống dễ chèn ép vào dây thần kinh gây đau.
- Một số trường hợp có thể thấy hình lún xẹp đốt sống, trượt đốt sống.
Hình ảnh trượt đốt sống
Hình ảnh thoái hóa
thắt lưng L4 ra trước
cột sống thắt lưng
53
❖ Chụp CT scanner, M Rl
Muốn biết rõ tình
trạng thoái hóa và thoát vỊ đĩa đệm, hiện nay người ta có thể dùng phương pháp chụp CT scanner, MRI. Phương pháp này có rất nhiều ưu điểm giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác cũng như tiên lượng điều trị để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp cho từng người bệnh.
Các xét nghiệm
huyết học, sinh hóa
Thoát vị đĩa đệm L4-L5
máu, nước tiểu toàn phần: Thường không có gì thay đổi và không có giá trị để chẩn đoán bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng.
54
ĐIỀU TRỊ BỆNH THOÁI HÓA CỘT SốNG THẮT LƯNG
z> Nguyên tắc chung trong điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng
- Khi đau nhiều cần nằm bất động, hạn chế di chuyển.
- Dùng thuốc giảm đau; thuốc giãn cơ. - Kết hợp dùng vật lý trị hệu, châm cứu, bấm huyệt. - Phong bế ngoài màng cứng.
- Phẫu thuật một số trường hợp khi có chỉ định.
z> Điều trị bảo tồn
Điều trị bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng cũng dùng các đơn thuốc giống như trong điều trị bệnh thoái hóa cột sống cổ:
- Thuốc chống viêm.
- Thuốc giảm đau.
- Thuốc điều trị đặc hiệu theo cơ chế bệnh sinh (Glucosamin Sulíat).
- Vitamin nhóm B liều cao.
- Lý liệu pháp.
- Xoa bóp, bấm huyệt có tác dụng rất tốt và hiệu quả.
I 55
o Kéo giãn cột sông thắt tung
Kéo giãn cột sống thắt lưng là phương pháp cần thiết để điều trị bệnh thoái hóa đĩa đệm và thoát vị đĩa đệm. Nó làm giảm mạnh áp lực ở đĩa đệm, tạo điều kiện cho đĩa đệm chuyển dịch về vị trí bình thường cũng như tăng cường chuyển hóa trong đĩa đệm.
Phương pháp kéo giãn cột sống thắt lưng được áp dụng trong các trường hợp đau thắt lưng cấp, bán cấp hoặc mãn tính do thoát vị đĩa đệm thắt lưng, thoái hóa đĩa đệm.
Chống chỉ định: Phương pháp này không được áp dụng trong các trường hợp bệnh nhân có hội chứng đuôi ngựa; có cầu xương giữa các đốt sống; u ác tính tại đốt sống; đang có bệnh cấp tính hoặc nội khoa nặng.
Tác dụng: Với liệu pháp kéo giãn cột sống thắt lưng, người bệnh cũng có được hiệu quả giống như liệu pháp kéo giãn cột sống cổ.
Dụng cụ kéo giãn:
Hiện có rất nhiều loại máy kéo giãn cột sống thắt lưng được sử dụng để điều trị bệnh. Lực kéo sử dụng phải tùy thuộc vào trọng lượng và mức độ chịu đựng của người bệnh. Mỗi lần kéo giãn
56
khoảng 2 0 phút, mỗi liệu trình khoảng 1 0 - 2 0 ngày. Khi kéo giãn xong, người bệnh phải nằm nghỉ tại giường khoảng 30 phút hoặc nên đeo đai lưng sau đó vài giờ.
o Điều tri phẫu thuật
Phẫu thuật đĩa đệm:
Phương pháp này nhằm lấy bỏ đĩa đệm thoát vị, giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép. Phẫu thuật đĩa đệm được chi định tuyệt đối trong trường hợp thoát vị đĩa đệm gây ra các hội chứng: Chèn ép đuôi ngựa, liệt cấp tính các cơ từ đầu đùi, cơ nâng bàn chân. Chỉ định tương đối trong trường hợp thoát vị đĩa đệm chèn ép thần kinh đã điều trị nội khoa tích cực không có kết quả.
Tránh phẫu thuật quá sớm khi chưa điều trị bảo tồn tích cực.
Phẫu thuật làm cứng cột sống
Phẫu thuật làm cứng cột sống thường được chi định trong các trường hợp người bệnh: Sau mổ thoát vị đĩa đệm mà người bệnh còn đau nhiều dai dẳng; đau do đoạn vận động mất vững; thoái hóa đốt sống kèm theo đau nhiều mà điều trị nội khoa không đỡ.
57
Tai biến do phẫu thuật: Phẫu thuật điều trị bệnh thoái hóa cột sống có thể gây ra các tai biến như sau: + Tổn thương rễ thần kinh.
+ Tổn thương đuôi ngựa gây liệt hai chi dưới. + Tổn thương màng cứng gây thoát vị màng cứng. + Viêm chít các rễ thần kinh trong ống sống. + Thông các mạch máu lớn sau phúc mạc.
58
QUAN ĐIẾM CỦA Y HỌC cổ TRUYỀN TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH THOÁI HÓA CỘT SỐNG
Thoái hóa cột sống và thoái hóa khớp nói chung đều nằm trong phạm vi chứng tý của Y học cổ truyền (tý có nghĩa là bế tắc).
Nguyên nhân do vệ khí của cơ thể không đầy đủ, công năng của các tạng phủ bị suy yếu, không chống đỡ được ngoại tà; phong hàn, thấp xâm nhập vào gân, cơ, xương, khớp dẫn đến kinh lạc bị vít nghẽn, khí huyết vận hành không thông, phát sinh chứng tý.
Phong tý thắng gọi là hành tý, hàn thắng gọi là thống tý, thấp khí thắng gọi là trước tý (trước nghĩa là co kéo, rút xuống).
Tùy thuộc vào vị trí xâm phạm của tà khí, loại tà khí cũng như tạng phủ bị suy yếu trên lâm sàng mà bệnh biểu hiện ra khá phong phú.
Bệnh thoái hóa cột sống nói chung nên dùng 59
phương pháp "Công bổ kiêm trị". Vừa dùng thuốc khư tà vừa dùng thuốc bồi bổ cơ thể để nâng cao hiệu quả điều trị. Trên lâm sàng, tùy thuộc vào vị trí, tính chất và trạng thái của bệnh mà ta chọn lựa những bài thuốc, cách chữa trị thích hỢp.
60
Y HỌC cổ TRUYỀN Đ lỀy TRỊ
BỆNH THOÁI HÓA CỘT SốNG cổ
ĐAU VAI GÁY CẤP
Khi điều trị bệnh đau vai gáy cấp, ngoài việc công trục ngoại tà, cần quan tâm nhiều hơn đến việc bồi bổ cơ thể, nâng cao chính khí, giúp cơ thể khỏe mạnh để chống đỡ được với ngoại tà, phòng chống bệnh tái phát.
z> Đau vai g á y cấp do tạnh (do ngoại cảm phong hàn)
Triệu chứng: Sau khi ngủ dậy, gặp lạnh đột nhiên vai gáy cứng đau, vận động cổ khó khăn, cơ vùng vai gáy bên bệnh co cứng và nhô cao hơn bên lành, người bệnh cảm thấy đau đầu, sợ lạnh, sỢ gió, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù khẩn hoặc phù hoãn.
Nguyên nhân: Do phong hàn xâm nhập vào da cơ, kinh mạch, khiến cho khí huyết bị ngưng trệ, kinh lạc bế tắc, hàn tà làm cho gân mạch bị co cứng.
61
Phương pháp điều trị: Khu phong tán hàn thông kinh hoạt lạc (ôn thông kinh lạc).
Bài thuốc: Cát căn thang (thương hàn luận). Cát căn 16 gram
Ma hoàng 1 2 gram
Quế chi 8 gram
Bạch thược 8 gram
Cam thảo 8 gram
Gừng tươi 6 gram
Đai táo 3 quả
Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Chủ trị: Ngoại cảm phong hàn, đau đầu, vai gáy cứng đau, sợ lạnh, không có mồ hôi.
Nếu vai gáy cứng đờ, có đổ mồ hôi mà sợ gió, ta vẫn có thể dùng phương thuốc trên, nhưng bỏ đi vị ma hoàng.
Ngoài ra có thể dùng ngải cứu sao với muối hoặc rượu, chườm tại chỗ đau.
o Đau vai gáy cấp do ngoại cảm phong thấp
Triệu chứng: Bệnh nhân thấy đau, cứng vùng vai gáy, khó quay, cúi cổ. Bên cạnh đó còn có những đặc điểm của thấp tà như: Tay chân mệt mỏi, nặng nề.
62
váng đầu, nặng đầu, chóng mặt nhiều, có thể có nôn mửa, lưỡi nhớt, mạch phù hoạt.
Nguyên nhẫn: Do phong thấp xâm phạm, tắc ứ kinh lạc gây ra bệnh.
Phương pháp điều trị:
B ài thuốc: Khương hoạt thắng thấp thang (nội ngoại thương biện luận).
Khương hoạt 4 gram
Độc hoạt 4 gram
Cao bản 2 gram
Cam thảo 2 gram
Phòng phong 2 gram
Xuyên khung 2 gram
Mạn kinh tử 1 gram.
Cách dùng: Giã giập các vỊ thuốc, làm một Liều uống, nước 2 bát, sắc lấy một bát, lọc bỏ bã uống ấm lúc đói. Tác dụng: Phát hãn trừ thấp.
Dùng khương hoạt, độc hoạt để trừ phong thấp, thông lợi các khớp. Phòng phong, cao bản để sơ thông cơ biểu mà phát hãn; gia thêm xuyên khung, mạn kinh tử để thanh lợi đầu mắt, cam thảo để điều hòa trung tiêu.
63
- Điện châm hoặc ôn điện châm trong trường hợp phong hàn xâm phạm.
Châm tả: Vào các huyệt Phong trì, Kiên tỉnh, Đại chùy, Thiên tông, Dương trì, Phong môn, Dương lăng tuyền cùng bên.
- Châm loa tai (Nhĩ châm); Châm huyệt vùng vai gáy. - Xoa bóp, bấm huyệt; Dùng các thủ thuật xoa, xát, lăn, day, bóp, bấm, vận động cột sống cổ và vùng vai gáy bị đau.
- Thủy châm; Đưa vitamin Bj, Bg, Bị 2 "'^ào các huyệt vùng vai gáy, mỗi huyệt 0,5-1 mililít. Ví dụ đưa vào các huyệt: Phong trì, Kiên tỉnh, Thiên tông.
o Đau vai gáy câp do chăn thương, vận động sai tư th ế - Huyết ứ
Đau vai gáy cấp có thể xảy ra khi mang vác nặng, quay cúi cổ đột ngột hoặc bị ngã, khiến cho cơ bắp vùng cổ, gáy bị tổn thương, khí huyết không lưu thông. Hay khi ngủ gối đầu quá cao hoặc quá thấp, không cân xứng, khiến cho cơ thịt cổ gáy bị co kéo lệch vị trí, mạch lạc không lưu thông.
Triệu chứng: Đau vùng vai gáy cấp lan tới vùng vai lưng bên tổn thương, khi vận động đau tăng, mach hoat.
64
Phương pháp chữa bệnh: Hoạt huyết tiêu ứ, thư cân hoạt lạc.
B ài thuốc: Tứ vật đào hồng thang.
Thục địa
Đương quy Xuyên khung Bạch thược Đào nhân
Hồng hoa
1 2 gram 1 2 gram 16 gram 1 2 gram 1 2 gram 1 0 gram
Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
- Điện châm, nhĩ châm, thủy châm, xoa bóp, bấm huyệt giống như trong thể phong thấp.
o Đau vai g á y mãn tính
Thê khí huyết bất túc
Triệu chứng: Người bệnh bị đau vùng cổ gáy, có thể lan xuống vai, cánh tay một hoặc cả hai bên, cảm giác mỏi, tê bại là chủ yếu; cơ thể mệt mỏi, yếu sức, tay chân không có lực, da dẻ không tươi nhuận, cơ nhục có thể mềm nhẽo hay teo cơ, lưỡi nhợt, rêu lưỡi mỏng, mạch tế nhược.
Nguyên nhân: Thường do thể trạng hư ốm lâu ngày 65
hoặc xảy ra ở người cao tuổi, cơ thể bị lão hóa. ở những người này, tỳ vị bị hư tổn, nguồn sinh hóa khí huyết không đầy đủ nên không cung cấp đủ dinh dưỡng nuôi gân cơ, xương khớp vùng cổ gáy, khí huyết trong kinh mạch cũng thiếu hụt, công năng chống chọi với ngoại tà bị giảm sút nghiêm trọng, dễ bị các tà khí: phong, hàn, thấp xâm phạm gây ra bệnh.
Phương pháp điều trị: Nên dùng pháp công bổ kiêm trị, phù chính khư tà: Bổ khí, dưỡng huyết thông kinh hoạt lạc. Khu phong, tán hàn, trừ thấp (nếu có).
Bài thuốc: Bát trân thang gia vị.
Đảng sâm 1 2 gram
Bạch linh 1 2 gram
Bạch truật 1 2 gram
Thục địa 1 2 gram
Bạch thược 1 2 gram
Đương quy 1 2 gram
Xuyên khung 1 2 gram
Cam thảo 1 2 gram
Nếu có vỊ phong hàn thấp gia thêm các vị: Khương hoạt 12 gram
Phòng phong 12 gram
66
Bạch chỉ 8 gram
Kê huyết đằng 16 gram
Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
- Điện châm: Châm tả các huyệt Phong trì, Bách lao, Đại chùy, Phong môn, Kiên tỉnh, Thiên tông. Nếu đau xuống vai, tay, châm thêm Kiên ngung, Khúc trì, Thủ tam lý, Hợp cốc hai bên.
- Xoa bóp, thủy châm, nhĩ châm giống như đau vai gáy cấp thể phong thấp.
>í‘ Tỉíê can thận âm hư
Triệu chứng: Vai gáy đau mỏi, cảm giác ê ẩm, có khi đau lan lên đầu; có cảm giác hoa mắt chóng mặt, gò má đỏ, mồ hôi trộm, miệng khô; có thể kèm theo đau lưng mỏi gối, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch tế sác.
Nguyên nhân: Do người già, cơ thể bị lão hóa can thận hư hoặc do lao động mệt mỏi quá độ, phòng lao phóng khoáng (hoạt động tình dục quá mức) làm tổn thương đến can thận gây ra bệnh.
Phương pháp điều trị: Tư bổ can thận, thông kinh hoạt lạc.
B ài thuốc: Hổ tiềm hoàn.
Ngưu tất 12 gram
Thục địa 12 gram
67
Đan sâm 12 gram
Quy đầu 12 gram
Bạch thược 10 gram
Tỏa dương 10 gram
Tri mẫu 10 gram
Hoàng bá 10 gram
Quy bản 10 gram
Thỏ ty tử 10 gram
Kê huyết đằng 10 gram.
Gia thêm; uy linh tiên 12 gram
Cát căn 1 2 gram
Tần giao 12 gram
Cốt toái bổ 12 gram
Tục đoạn 12 gram.
Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Nếu người bệnh thấy hoa mắt, chóng mặt có thể cho thêm: Gia câu đằng 12 gram, Thiên ma 12 gram vào thang thuốc để sắc uống.
- Điện châm, thủy châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, điều trị giống như đau vai gáy cấp tính thể phong hàn.
68
Y HỌC CỔ TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH THOÁI HÓA CỘT SỐNG THẮT LƯNG
Trong y học cổ truyền, bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng nằm trong các phạm trù chứng tý: Bối thống đau cả mảng lưng, yêu thống (đau lưng), yêu cước thống (đau thần kinh tọa)...
ĐAU LƯNG CẤP
z> Đau lung cấp do phong hàn (do lạnh)
Triệu chứng: Người bệnh vốn bị đau lưng âm i trước đó, vì phạm phải phong hàn nên cột sống thắt lưng đau, co cứng cơ cạnh sống, quay trở mình khó khăn, có thể kèm theo cổ, vai gáy đau cứng, phát sốt, sợ lạnh, không có mồ hôi; gặp lạnh thì đau tăng, thích chườm ấm, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù khẩn.
Nguyên nhân: Do phong hàn xâm phạm vào kinh túc thái dương bàng quang và đốc mạch gây bệnh. Phương pháp điều trị: Tân ổn giải biểu, hành khí hoạt huyết.
69
Bài thuốc 1: Can khương thương truật thang. Khương hoạt 12 gram
Tang khí sinh 12 gram
Quế chi 8 gram
Thương truật 8 gram
Can khương 6 gram
Phục linh 10 gram
Ngưu tất 12 gram
Cẩu tích 12 gram.
Neu đau nhiều có thể gia thêm:
Phụ tử chế 8 gram
Te tân 4 gram.
Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Bài thuốc 2: Cửu vị khương hoạt thang. Khương hoạt 1 2 gram
Phòng phong 1 2 gram
Thương truật 1 0 gram
Tế tân 4 gram
Xuyên khung 1 0 gram
Bạch chỉ 8 gram
Sinh địa 1 2 gram
70
Hoàng cầm 12 gram
Cam thảo 8 gram.
Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
- Châm cứu: ôn điện châm các huyệt: A thị, Thận du, Đại trường du, Giáp tích L2 - L5 , Chí thất, ủy trung hai bên.
Nếu kèm đau vai gáy thì châm thêm các huyệt: Phong trì, Phong môn, Kiên tình, Thiên tông, Côn lôn. - Thủy châm: Đưa vitamin nhóm B vào các huyệt: Thận du, Đại trường du; mỗi huyệt 0,5-lml; liệu trình 7-10 ngày.
- Nhĩ châm: Vùng thắt lưng.
- Xoa bóp: Dùng các động tác xoa, xát, day, lăn, bóp, ấn, điểm và vận động vùng thắt lưng.
o Đau lưng cấp do huyết ứ
Triệu chứng: Người bệnh thường ở tuổi trung niên hoặc đã lớn tuổi. Sau khi bê vật nặng, hoặc vận động mạnh đột ngột, cúi sai tư thế... thì xuất hiện đau thắt lưng dữ dội, có điểm đau cố định. Khi vận động xuất hiện đau tăng, không cúi, ngửa hay đi lại được; cơ cạnh sống co cứng thường là một bên, có thể đau lan xuống chân dọc theo mặt ngoài hoặc mặt sau chân. Đau tăng lên khi ho, hắt hơi (gặp
71
trong thoát vị đĩa đệm), lưỡi đỏ, có điểm ứ huyết, mạch sáp hoặc tế sác.
Phương pháp điều trị: Hoạt huyết khứ ứ, hành khí chỉ thống, bổ thận.
Bài thuốc: Tứ vật đào hồng thang.
Thục địa 12 gram
Xuyên khung 12 gram
Quy vĩ 12 gram
Bạch thược 12 gram
Đào nhân 12 gram
Hồng hoa 12 gram
Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
- Điện châm:
Châm tả vào các huỵệt: Đại trường du, Giáp tích L2-L5, ủy trung, Huyết hải.
Nếu có đau thần kinh tọa thì châm thêm các huyệt: Thể L5: Hoàn khiêu, Phong thị, Dương lãng tuyền, Phong long, Giải khê.
Thể Sp Hoàn khiêu, Thừa phù, Ân môn, Thừa sơn, Côn lôn, Túc lâm khấp.
Châm bổ vào các huyệt: Thận du, Túc tam lý, Thái khê hai bên.
72
- Xoa bóp: Dùng các động tác xoa, xát, day, lăn, bóp, ấn, điểm và vận động vùng thắt lưng và vùng chân đau.
- Thủy châm, nhĩ châm: Được làm giống như bệnh đau lưng cấp thể phong hàn.
ĐAU LƯNG MÃN TÍNH
o Thể phong hàn thấp tý
Triệu chứng: Người bệnh có cảm giác đau vùng thắt lưng; thường đau âm ỉ, lâu ngày dai dẳng; hay tái phát; có thể đau lan xuống chân một bên hoặc hai bên. Khi thay đổi thời tiết xuất hiện đau tăng, ăn kém, ngủ ít, tai ù, mắt hoa, gối mỏi, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch tế sác.
Bệnh lâu ngày có thể dẫn đến cơ nhục, nhẽo, teo cơ.
N<ịuyên nhân: Do người mắc bệnh lâu ngày, chính khí suy giảm, hoặc do tuổi già, can thận không mạnh, không nuôi dưỡng được gân cơ, xương khớp, lại kèm theo phong hàn, thấp thừa cơ xâm nhập mà gây ra bệnh.
Phương pháp điều trị: Khu phong tán hàn trừ thấp; bổ can thận, hành khí hoạt huyết; bổ khí huyết nếu có teo cơ.
73
Bài thuốc: Độc hoạt tang ký sinh thang. ĐỘC hoạt 1 2 gram
Phòng phong 1 0 gram
Tang kí sinh 1 2 gram
Tế tân 6 gram
Quế chi 6 gram
Ngưu tất 1 2 gram
Đỗ trọng 8 gram
Đảng sâm 1 2 gram
Phục linh 1 2 gram
Cam thảo 8 gram
Bạch thược 1 2 gram
Đương quy 1 2 gram
Thục địa 1 2 gram
Đại táo 1 2 gram
teo cơ, gia thêm các vị sau:
Đảng sâm 1 2 gram
Bạch truật 1 2 gram
Hà thủ ô 1 1 gram
Long nhãn 8 gram.
- Điện châm:
Châm bổ: Vào các huyệt Thận du, Đại trường du, Can du, Tam âm giao, Túc tam lý.
74
Châm tả: Giáp tích L2 - L5 , Hoàn khiêu, Trật biên, Thừa phù, ủy trung, Phong thị, Thừa sơn, Dương lăng tuyền, Giải khê, Côn lôn.
- Thủy châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt giống như điều trị thể phong hàn.
o Thể khí huyết ngưng trệ (Đau tưng mạn tỉnh)
Triệu chứng: Người bệnh có cảm giác đau mỏi nhiều vùng thắt lưng, đau ê ẩm ở cả hai bên thắt lưng, cảm giác tê bại, thường đau nhiều sau khi ngủ dậy, khi hoạt động nhẹ nhàng thấy giảm đau; ăn ngủ kém, mệt mỏi, đoản hơi, lưỡi nhạt màu, mạch trầm tế. Triệu chứng có thể đau lan xuống vùng xương cùng.
Nguyên nhân: Do người già, ốm lâu ngày, khí huyết hư tổn, khí trệ không đẩy được huyết để lưu thông, khí trệ huyết ngưng, kinh lạc bế tắc; gân, cơ, xương, khớp không được nuôi dưỡng gầy ra bệnh.
Phương pháp điều trị: ích khí dưỡng huyết, thông kinh hoạt lạc, khu phong trừ thấp tán hàn (nếu có).
Bài thuốc: Bát trân thang.
Đảng sâm 12 gram
Bạch linh 12 gram
Bạch truật 12 gram
I
Cam thảo 8 gram
Thục địa 1 2 gram
Bạch thược 1 2 gram
Đương quy 1 2 gram
Xuyên khung 1 2 gram
im cả phong thấp gia thêm
Khương hoạt 1 2 gram
Khương hoàng 1 2 gram
Ngưu tất 1 2 gram
Độc hoạt 1 2 gram
Phòng phong 1 0 gram
Thiên niên kiện 1 2 gram
sắc uống mỗi ngày 1 thang.
- Điện châm;
Châm hô vào các huyệt: Thận du, Đại trường du, Chí thất, Giáp tích L2 - L5, Bát liêu, ủy trung, Huyết hải, Túc tam lí hai bên.
- Thủy châm, nhĩ châm: Giống như điều trị thể phong hàn.
z> Đau lung do lao tổn
Hay gặp ở người trẻ tuổi, do lao động nặng, tư thế làm việc không đúng, ngồi lâu hoặc đứng lâu.
76
Triệu chứng: Người bệnh thấy đau mỏi vùng thắt lưng, đau cố định, ít di chuyển. Khi lao động nặng hoặc mệt mỏi, bệnh tăng lên. Nếu vận động nhẹ nhàng có thể đỡ đau nhưng triệu chứng toàn thân không thay đổi.
Nguỵên nhân: Lưng là phủ của thận, các kinh mạch của kinh thận đều đi qua vùng lưng. Khi đứng lâu, ngồi lâu hoặc lao động nặng, mệt nhọc sẽ gây ảnh hưởng đến gân, cơ, xương cốt và kinh lạc vùng thắt lưng. Nếu lưng phải chịu gánh nặng kéo dài như vậy dễ dẫn đến tổn thương thận khí mà gây ra bệnh. Cứ tiếp tục như vậy mà không có phương pháp nghỉ ngơi, tập luyện, thay đổi công việc, lâu dần gây ra thận hư bất túc, bệnh khá nặng và khó trị.
Phương pháp điều trị: Trong trường hỢp này, cách tốt nhất để điều trị bệnh là người bệnh nên thay đổi tư thế làm việc, tránh ngồi lâu hoặc đứng lâu một vị trí, kết hợp với luyện tập vận động, tập thể dục cho vùng cột sống, cơ cạnh sống, thay đổi những công việc nặng nhọc (nếu có thể).
Ngoài ra, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp tự xoa bóp, đi bộ, bơi lội, tập yoga, thái cực quyền... Đây đều là những hoạt động có tác dụng rất tốt trong điều trị và dự phòng tái phát bệnh.
I ”
o Đau tưng do thận hư
Triệu chứng: Người bệnh thấy đau mỏi vùng thắt lưng, khó chịu liên miên, âm ỉ không dứt. Khi lao động mệt nhọc, sẽ bị đau tăng, kèm theo lưng gối không có lực, không có sức; có cảm giác tai ù, mắt hoa, răng rụng, đàn ông có thể bị di tinh, liệt dương, yếu sinh lý.
Nếu thận âm hư sẽ có thêm triệu chứng: Ngũ tâm phiền nhiệt (lồng ngực, hai lòng bàn tay, hai lòng bàn chân nóng), khô miệng, gò má đỏ, đi tiểu ngắn, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch trầm tế sác.
Nếu do thận khí, thận dương bất túc, có thêm các triệu chứng; Tay chân mềm yếu, không có sức, mệt mỏi, sợ lạnh, sắc mặt trắng bệch, đoản hơi, tiểu trong dài, tiểu đêm, đi ngoài phân nát, ngủ canh tả, lưỡi nhạt bệu, mạch trầm trì, bộ xích hai bên yếu.
Nguyên nhân: Do lao tổn lâu ngày làm tổn thương thận khí, hoặc do phòng dục quá độ (quan hệ tình dục tùy tiện, quá sức), làm suy kiệt mất tinh, hao tán chân khí; hoặc do tuổi cao, thận khí không còn mà gây ra các triệu chứng trên.
Phương pháp điều trị:
- Tư âm bổ thận, hành khí chỉ thống (nếu là thận âm hư tổn).
78
Bài thuốc 1: Lục vỊ địa hoàng hoàn
Thục địa 320 gram
Sơn thù 160 gram
Hoài sơn 160 gram
Đan bì 1 2 0 gram
Trạch tả 1 2 0 gram
Phục linh 1 2 0 gram.
Tán bột, luyện với mật, viên bằng hạt ngô đồng, lúc đói uống 1 2 - 16g.
Chủ trị: Can thận âm hư, lưng gối mềm yếu, hoa mắt, chóng mặt, tai ù, mồ hôi trộm, di tinh, ngủ tâm phiền nhiệt, gò má đỏ hư hỏa bốc lên.
Bài tìniốc 2: Tả quy ẩm (Cảnh nhạc toàn thư). Thục địa 12 gram
Hoài sơn 8 gram
Phục linh 8 gram
Kỷ tử 8 gram
Sơn thù 8 gram
Chích cam thảo 4 gram.
Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Chủ trị: Thận âm bất túc, hư nhiệt lúc có lúc không, mồ hôi trộm, lưng đùi đau mỏi.
79
- Bổ thận nạp khí, ích tinh chỉ thống (nếu do thận dương, thận khí bất túc).
Bài thuốc 1: Hữu quy ẩm (Cảnh nhạc toàn thư). Thục địa 1 2 gram
Hoài sơn 8 gram
Kỷ tử 8 gram
Sơn thù 4 gram
Chích cam thảo 8 gram
Đỗ trọng 8 gram
Phụ tử chế 4-8 gram
Nhục quế 4-8 gram
Sắc uống mỗi ngày 1 thang, uống xa bữa ăn Chủ trị: Thận dương bất túc, hnh thần mỏi mệt, sợ lạnh, tay chân lạnh, liệt dương, hoạt tinh, lưng gối mềm yếu, mất sức, mạch tế.
Bài thuốc 2: Thận khí hoàn (Kim quy yếu lược). Thục địa 320 gram
Hoài sơn 160 gram
Sơn thù 160 gram
Trạch tả 1 2 0 gram
80 1
Phục linh 120 gram
Đan bì 120 gram
Tán bột, luyện với mật, viên bằng hạt ngô đồng, uống 1 2 - 16 gram với nước muối nhạt.
Chủ trị: Thận dương không đủ, lưng đau, gối mềm, lạnh bụng, tiểu không thông lợi, tiểu đêm nhiều lần, mạch xích yếu nhỏ.
81