🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Thơ Chúc Tết Mừng Xuân Của Bác Hồ Và Lời Bình
Ebooks
Nhóm Zalo
THƠ CHÚC TẾT MỪNG XUÂN của BÁC HỒ
VÀ LỜI BÌNH
Biªn môc trªn xuÊt b¶n phÈm
cña Th− viÖn Quèc gia ViÖt Nam
Lª Xu©n §øc
Th¬ chóc TÕt - mõng Xu©n cña B¸c Hå vµ lêi b×nh / Lª Xu©n §øc. - H. : ChÝnh trÞ Quèc gia, 2015. - 208tr. ; 15cm
1. Hå ChÝ Minh, L·nh tô C¸ch m¹ng, chÝnh trÞ gia, 1890-1969, ViÖt Nam 2. Nghiªn cøu v¨n häc 3. B×nh luËn v¨n häc 4. Th¬
895.922132 - dc23
CTF0159p-CIP
2
LÊ XUÂN ĐỨC
THƠ CHÚC TẾT
MỪNG XUÂN
của BÁC HỒ
VÀ LỜI BÌNH
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT HÀ NỘI - 2015
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Trong rất nhiều niềm vui mà mùa xuân đem đến có niềm vui không thể thiếu được đối với đồng bào, chiến sĩ cả nước là được nghe, được đọc thơ chúc Tết của Bác Hồ. 22 bài thơ
chúc Tết - mừng Xuân vừa làm lòng người ấm áp, phấn khởi bởi tình cảm mênh mông, trìu mến của Bác đem lại, vừa làm mọi người tăng thêm tinh thần, dũng khí, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ lớn lao, vẻ vang mà Đảng - Bác đã đề ra.
Mỗi bài thơ chúc Tết - mừng Xuân của Bác là một hồi kèn xung trận, là khẩu hiệu hành động, “vừa là lời kêu gọi vừa là mừng xuân”, là lời hịch của cha ông và của Đảng hòa vào
5
tiếng nói, tiếng thơ của một con người thời đại, một lãnh tụ vĩ đại. Đó không chỉ là thơ, là Tết, là xuân, mà là truyền thống của dân tộc, là tình cảm, là tấm lòng, là món quà đầu năm mới Người gửi tặng đồng bào và chiến sĩ cả nước, là những định hướng chiến lược, là những lời đúc kết, đánh giá những thắng lợi trong năm qua và đề ra phương hướng, nhiệm vụ của năm tới, là những lời động viên, cổ vũ toàn dân tộc cùng nhau đoàn kết một lòng, vững bước tiến lên trong đấu tranh cách mạng, trong lao động và sáng tạo để xây dựng quê hương, đất nước.
Với mong muốn giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về sự giản dị nhưng hết sức độc đáo và tinh tế trong mỗi bài thơ chúc Tết - mừng Xuân của Bác, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật xuất bản cuốn sách Thơ chúc Tết - mừng Xuân của Bác Hồ và lời bình của tác giả
6
Lê Xuân Đức. Cuốn sách sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị và hữu ích cho những đọc giả yêu thơ Bác.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.
Tháng 1 năm 2015
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - SỰ THẬT
7
8
MỤC LỤC
Trang
Lời Nhà xuất bản 5 Vừa là kêu gọi vừa là mừng xuân 11 Chúc Tết Nhâm Ngọ - 1942 32 Chúc Tết Bính Tuất - 1946 42 Chúc Tết Đinh Hợi - 1947 51 Chúc Tết Mậu Tý - 1948 63 Chúc Tết Kỷ Sửu - 1949 69 Chúc Tết Canh Dần - 1950 79 Chúc Tết Tân Mão - 1951 87 Chúc Tết Nhâm Thìn - 1952 93 Chúc Tết Quý Tỵ - 1953 99 Chúc Tết Giáp Ngọ - 1954 108
9
Chúc Tết Bính Thân - 1956 116 Chúc Tết Kỷ Hợi - 1959 122 Chúc Tết Canh Tý - 1960 131 Chúc Tết Tân Sửu - 1961 139 Chúc Tết Nhâm Dần - 1962 150 Chúc Tết Quý Mão - 1963 156 Chúc Tết Giáp Thìn - 1964 162 Chúc Tết Ất Tỵ - 1965 166 Chúc Tết Bính Ngọ - 1966 174 Chúc Tết Đinh Mùi - 1967 182 Chúc Tết Mậu Thân - 1968 188 Chúc Tết Kỷ Dậu - 1969 198
10
VỪA LÀ KÊU GỌI
VỪA LÀ MỪNG XUÂN
Trên thế giới hiếm có vị đứng đầu nhà nước nào như Chủ tịch Hồ Chí Minh, mỗi khi năm mới tới - Tết đến xuân về đều có thơ chúc Tết - mừng Xuân đồng bào, chiến sĩ cả nước và bầu bạn khắp năm châu, trở
thành nét đẹp văn hóa của Bác và của dân tộc.
Sinh thời của Bác, cứ đến thời khắc giao thừa thiêng liêng của đất trời và lòng người, nhân dân ta hồi hộp, xúc động đón nghe tiếng nói ấm áp, hiền từ, âm vang của Bác Chúc mừng năm mới, Mừng xuân
11
mới, Mừng Việt Nam, Mừng thế giới. Bác để lại cho chúng ta 22 bài thơ Chúc Tết - mừng Xuân, đó là những bài thơ Vừa là kêu gọi, vừa là mừng xuân bất hủ trong gia tài thơ xuân của dân tộc.
Đọc thơ xuân, làm thơ chúc Tết đã là một sinh hoạt truyền thống trong đời sống cũng như trong văn học của dân tộc chúng ta. Song, có một điều khác hẳn là, thơ chúc Tết - mừng Xuân của Bác Hồ
không phải là thơ chúc tụng thường tình. Thơ chúc Tết - mừng Xuân của Bác trước hết là tình cảm rộng lớn vĩ đại, chân thành, trung hậu của Bác đối với nhân dân, đối với dân tộc, đối với con người. Đọc thơ Bác và qua những biểu hiện thực tế trong cuộc sống hằng ngày của Bác, ta thấy Bác rất yêu thương con người, quan tâm chăm sóc đến mọi người, động viên
12
mọi người vươn lên cùng đồng tâm hiệp lực trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do. Hình ảnh Bác khắc sâu trong mỗi người dân đất Việt. Như
chúng ta biết, trong thời khắc giao thừa linh thiêng và những ngày mồng một đầu năm mới, Bác thường đến thăm những gia đình nghèo khó ở một số ngõ phố của nhân dân lao động Thủ đô, hoặc về
ăn Tết với đồng bào Hà Bắc; khi thì đến tận mâm pháo chúc mừng một đơn vị bộ đội, khi thì cùng đi trồng cây với cán bộ và nhân dân trên đồi Vật Lại (Hà Tây)... Sự quan tâm của Bác đối với con người thật là sâu sắc, và cái tình của Bác thật mênh mông. Ở Bác đã quy tụ những tình cảm của nhân dân ta từ ngàn xưa hoà hợp với tâm hồn của người cách mạng vĩ đại.
13
Trong 22 bài thơ chúc Tết - mừng Xuân của Bác, Bác dùng tới 20 chữ Chúc, 25 chữ Mừng, 18 chữ Xuân, 4 chữ Tết giàu sắc thái biểu cảm và ý nghĩa khác nhau. Trong nhiều bài thơ, đầu các câu thơ là lời Mừng, lời Chúc:
...
Mừng năm Thìn vừa qua,
Mừng Xuân Tỵ đã tới.
Mừng phát động nông dân,
Mừng hậu phương phấn khởi.
Mừng tiền tuyến toàn quân
Thi đua chiến thắng mới.
Mừng toàn dân kết đoàn,
Mừng kháng chiến thắng lợi.
Mừng năm mới, nhiệm vụ mới,
Lực lượng mới, thành công mới.
14
Mừng toàn thể chiến sĩ và đồng bào, Mừng phe dân chủ hòa bình thế giới. (Chúc Tết Quý Tỵ - 1953)1
...
Chúc miền Bắc hăng hái thi đua! Chúc miền Nam đoàn kết tiến tới! Chúc hòa bình thống nhất thành công! Chúc chủ nghĩa xã hội thắng lợi! (Chúc Tết Tân Sửu - 1961)2
Mùa xuân năm 1942, sau một năm về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng, Bác viết bài thơ chúc Tết đầu tiên - bài Mừng xuân 1942 giữa lúc chiến tranh thế giới đang ở thời kỳ ác liệt, dân ta tuy còn dưới ách áp bức bạo tàn của phát xít Nhật và thực dân Pháp, nhưng cách mạng đã có ________
1, 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, t.8, tr.65; t.13, tr.40.
15
đường hướng và lực lượng, dân tộc đã đứng trước ngưỡng của thời kỳ độc lập dân tộc, bài thơ như một sự báo hiệu một mùa xuân cách mạng đang tới. Những lời chúc chân tình xuất phát từ tình hình thực tế của đất nước và thế giới bằng cái nhìn lạc quan, hướng về tương lai mà thành thơ:
...
Năm cũ qua rồi chúc năm mới:
Chúc phe xâm lược sẽ diệt vong! Chúc phe dân chủ sẽ thắng lợi;
Chúc đồng bào ta đoàn kết mau! Chúc Việt Minh ta càng tấn tới! Chúc toàn quốc ta trong năm này, Cờ đỏ ngôi sao bay phất phới!1...
Những lời chúc, lời mừng đầu năm của Bác gói ghém xiết bao tình cảm yêu nước, ________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.3, tr.249.
16
yêu dân, lòng hữu ái giai cấp, tinh thần quốc tế vô sản cao cả. Tình cảm ấy thấm sâu vào lòng người một cách thiết tha, đầm ấm mà cũng xao xuyến, rạo rực bật ra sức mạnh tiềm tàng của truyền thống, của hiện tại và của cả tương lai.
Thơ chúc Tết - mừng Xuân của Bác là một hiện tượng rất dân tộc, độc đáo, và độc đáo hơn nữa trong Thơ chúc Tết - mừng Xuân ấy lại là đường lối cách mạng cụ thể của một năm, một giai đoạn. Nếu tổng hợp toàn bộ những bài thơ chúc Tết - mừng Xuân của Bác theo trật tự thời gian, thì một hiện tượng hết sức diệu kỳ hiện ra, đó là đường lối cách mạng của Đảng, của Bác qua những chặng đường cụ thể, của hai cuộc kháng chiến oanh liệt với những chiến thắng, những chiến công
17
tiếp nối chiến công được thể hiện bằng một hình thức giản dị, nôm na, dễ hiểu. Cho nên giá trị to lớn của Thơ chúc Tết - mừng Xuân của Bác không có gì so sánh được, - những bài thơ ấy đã đi vào quần chúng, làm cho quần chúng nhận thức được đường lối cách mạng, mục tiêu cách mạng và ý thức được nhiệm vụ của mình một cách rõ ràng với một quyết tâm cao.
Trong thơ Bác, cái tình và đường lối cách mạng thẩm thấu, quyện chặt vào nhau, cũng như nhà tư tưởng, nhà chính trị và nhà thơ thống nhất làm một. Đường lối nâng cái tình lên mức cao quý thiêng liêng, cái tình đưa đường lối đi vào quần chúng nhẹ nhàng, cơ động.
Thơ chúc Tết - mừng Xuân của Bác còn là hồi kèn xung trận, là khẩu hiệu
18
hành động, là lời kêu gọi, lời hịch của cha ông và của Đảng hoà vào tiếng nói, tiếng thơ của một con người thời đại, một lãnh tụ vĩ đại. Lời Chúc năm mới của Bác vào thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, mồng một Tháng Giêng năm Đinh Hợi - 1947 là phát súng lệnh, là Tiếng kèn kháng chiến vang dậy non sông:
...
Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến,
Chí ta đã quyết, lòng ta đã đồng. Tiến lên chiến sĩ! Tiến lên đồng bào! Sức ta đã mạnh, người ta đã đông. Trường kỳ kháng chiến, nhất định thắng lợi!
19
Thống nhất độc lập, nhất định thành công!
(Chúc Tết Đinh Hợi - 1947)1
Khi cuộc kháng chiến đến giai đoạn quyết liệt, Bác kêu gọi:
Xuân này kháng chiến đã năm xuân, Nhiều xuân thắng lợi càng gần thành công
Toàn dân hăng hái một lòng
Thi đua chuẩn bị, tổng phản công kịp thời.
(Chúc Tết Tân Mão - 1951)2
Ta thắng, thực dân Pháp thua. Cuộc kháng chiến trường kỳ chín năm kết thúc.
________
1, 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.20; t.7, tr.2.
20
Miền Bắc bước vào mùa xuân tươi đẹp, mùa xuân của chủ nghĩa xã hội Đường lên hạnh phúc rộng thênh thênh; miền Nam giữ vững thành đồng Đấu tranh tiến tới với sức triệu người hơn sóng biển Đông, quyết giành bằng được Hoà bình thống nhất.
Đế quốc Mỹ điên cuồng ồ ạt đem quân xâm lược miền Nam, trắng trợn leo thang đánh phá dã man miền Bắc. Toàn dân tộc ta Nam - Bắc thi đua đánh giặc Mỹ. Bài thơ cuối cùng của Bác Chúc Tết Kỷ Dậu - 1969 trở thành lời kêu gọi cứu nước khẩn thiết của Tổ quốc, là lời hịch của cha ông ta vang vọng từ ngàn xưa, là nghĩa vụ thiêng liêng của chúng ta đối với muôn đời con cháu:
21
Năm qua thắng lợi vẻ vang,
Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to. Vì độc lập, vì tự do,
Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào. Tiến lên! Chiến sĩ, đồng bào,
Bắc - Nam sum họp, Xuân nào vui hơn! (Chúc Tết Kỷ Dậu - 1969)1
Đồng chí Xuân Thuỷ đã nói đúng cảm xúc và suy nghĩ của chúng ta về thơ chúc Tết - mừng Xuân của Bác:
Mỗi vần thơ chúc Tết tối ba mươi Như pháo nổ, như hoa cười, như truyền hịch
(Đinh ninh lời thề)
________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.531-532.
22
Những lời chúc, lời mừng chân thành nhất xuất phát từ một tâm hồn nhân hậu, cao cả, một tầm tư tưởng lớn của thời đại khi nói, khi viết là thành thơ. Thơ ấy thân ái nôm na mà không rơi vào tầm thường chút nào, rất giản dị mà không dễ dãi, tiếng nói thông thường nhưng lại là tiếng nói của thơ. Thơ ấy sống và sống mãi.
Sức sống của thơ Bác là nói một cách dễ hiểu, sâu sắc, hàm súc về những vấn đề trung tâm của cách mạng đáp ứng sự chờ đón, khát khao của quần chúng, giải đáp những câu hỏi của thời đại. Bất cứ bài thơ chúc Tết - mừng Xuân nào của Bác cũng xuất phát từ yêu cầu, từ nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Chẳng hạn như Bác chúc Tết đồng bào năm 1954:
23
Năm mới, quân dân ta có hai nhiệm vụ rành rành:
- Đẩy mạnh kháng chiến để giành độc lập tự do,
- Cải cách ruộng đất là công việc rất to. Dần dần làm cho người cày có ruộng, khỏi lo nghèo nàn.
Quân và dân ta nhất trí kết đoàn, Kháng chiến, kiến quốc nhất định hoàn toàn thành công.
Hoà bình dân chủ thế giới khắp Nam Bắc Tây Đông,
Năm mới, thắng lợi mới, thành công càng nhiều.
(Chúc Tết Giáp Ngọ - 1954)1
________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.8, tr.400.
24
Chất liệu của thơ Bác là chất liệu của hiện thực, hiện thực được ánh sáng lý tưởng soi rọi nên vừa chân thật, vừa bay bổng. Tất cả đều hài hoà trong cái nhìn toàn diện, thấu đáo:
Năm Dần, mừng xuân thế giới,
Cả năm châu phấp phới cờ hồng. Chúc miền Bắc thi đua phấn khởi, Bốn mùa hoa Duyên Hải, Đại Phong. Chúc miền Nam đấu tranh tiến tới, Sức triệu người hơn sóng biển Đông. ...
(Chúc Tết Nhâm Dần - 1962)1
hoặc:
Mừng miền Nam rực rỡ chiến công,
________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.13, tr.335.
25
Nhiều Dầu Tiếng, Bàu Bàng, Plâyme, Đà Nẵng...
Mừng miền Bắc chiến đấu anh hùng, Giặc Mỹ leo thang ngày càng thua nặng
(Chúc Tết Bính Ngọ - 1966)1
Thơ Bác rất linh hoạt, đa dạng, không bị câu thúc bởi niêm luật hoặc sự gò bó của thể loại. Thơ Bác luôn luôn phù hợp, bám sát yêu cầu của lời mừng, lời chúc hằng năm. Bác sử dụng nhiều thể thơ: đường luật, tứ tuyệt, lục bát... và cả thể
thơ tự do nữa.
Đây là những vần thơ lục bát thiết tha: Bắc Nam như cội với cành
Anh em ruột thịt, đấu tranh một lòng.
________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.1.
26
Rồi đây thống nhất thành công
Bắc Nam ta lại vui chung một nhà. ...
(Chúc Tết Giáp Thìn - 1964)1
Những bài thơ tứ tuyệt như một bài ca:
Xuân về xin có một bài ca,
Gửi chúc đồng bào cả nước ta:
Chống Mỹ hai miền đều đánh giỏi, Tin mừng thắng trận nở như hoa!
(Chúc Tết Đinh Mùi - 1967)2
Trong các bài thơ chúc Tết - mừng Xuân của Bác có nhiều bài nghiễm nhiên gia nhập thơ ca dân gian, nhiều bài đã là
________
1, 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.14, tr.224; t.15, tr.257.
27
đề tài cho sáng tác âm nhạc. Gần đây, các nhạc sĩ đang cố gắng từ những bài thơ của Bác sáng tạo và làm phong phú thể hát chúc, hát mừng của nền âm nhạc dân tộc.
Bác và Đảng đã mở ra cho dân tộc ta một mùa xuân mới, chúng ta kiên quyết giữ gìn lấy. Bác rất yêu mùa xuân. Thơ chúc Tết của Bác bao giờ cũng gắn với mừng xuân. Mùa xuân là của Bác, của Đảng, của toàn dân tộc ta. Không phải ngẫu nhiên mà Bác viết nhiều về mùa xuân, về Tết, có những câu Bác nói đến ba lần xuân:
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên, Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên. (Nguyên Tiêu)1
________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.467.
28
(Đêm nay, rằm tháng Giêng, trăng vừa tròn,
Sông xuân, nước xuân liền với trời xuân).
Xuân trong thơ Bác khoáng đạt, tươi vui. Xuân trong thơ Bác là xuân của đất nước, của dân tộc. Đất nước đang vào xuân, cảnh đông tàn đang qua cảnh huy hoàng ngày xuân đã đến và đang đến. Đã bao nhiêu năm chiến đấu và xây dựng đất nước, đã bao nhiêu năm Tết trồng cây làm theo lời Bác, đang thực sự làm cho đất nước càng ngày càng xuân làm cho Nhất
niên tứ quý đổ xuân thiên (Một năm là cả bốn mùa xuân).
Bác - Đảng - Mùa Xuân là một. Mỗi khi đất nước sang xuân, mỗi lần Tết đến, chúng ta lại khám phá thêm được cái hay, cái đẹp của thơ chúc Tết - mừng Xuân
29
của Bác. Từ ngày Bác đi xa, quân và dân hai miền Nam - Bắc đã thực hiện lời Bác dạy. Đế quốc Mỹ đã cút, ngụy đã nhào, non sông thu về một dải, Bắc - Nam sum họp một nhà, Tổ quốc hoàn toàn độc lập, tự do, nhưng khi giây phút thiêng liêng giao thừa đến không còn được nghe tiếng nói hiền từ, ấm áp vang xa của Bác chúc Tết, mừng Xuân đồng bào, chiến sĩ và bầu bạn quốc tế. Dẫu vậy, những bài thơ chúc Tết - mừng Xuân của Bác vẫn đi cùng năm tháng, vẫn âm vang trong lòng mọi người mỗi khi Tết đến xuân về. Bác sống trong sự nghiệp cách mạng của chúng ta. Vẫn muốn mượn mấy câu thơ của nhà thơ Tố Hữu làm lời kết luận:
Bác ơi!
Tết đến giao thừa đó
30
Vẫn đón nghe thơ Bác mọi lần Ríu rít đàn em vui pháo nổ
Tưởng nghìn tay Bác vỗ sang xuân. (Theo chân Bác)
31
CHÚC TẾT NHÂM NGỌ - 19421
Tháng ngày thấm thoát chóng như thoi, Năm cũ qua rồi, chúc năm mới:
________
1. Về bài thơ chúc Tết đầu tiên năm 1942 Báo Việt Nam độc lập số 141 ra ngày 1-1-1942 với đầu đề Chúc năm mới, sau này các nhà làm sách về thơ Bác đổi thành Mừng xuân 1942. Từ năm 1946 đến ngày Bác đi xa, Bác đều có thơ chúc Tết (ngoại trừ năm 1955, 1957, 1958). Trong các bài thơ chúc Tết này, có bài Bác ghi đầu đề Chúc Tết năm..., có bài ghi Chúc mừng năm mới, có bài ghi Mừng xuân năm mới, có bài ghi chúc năm mới dương lịch, có bài ghi chúc Tết năm âm lịch, có bài chung cho cả năm dương lịch và năm âm lịch. Trong tập sách này, chúng tôi xin được ghi chung cho cả chúc Tết dương lịch và âm lịch, như Chúc Tết Nhâm Ngọ - 1942, Chúc Tết Bính Tuất - 1946.
32
Chúc phe xâm lược sẽ diệt vong! Chúc phe dân chủ sẽ thắng lợi;
Chúc đồng bào ta đoàn kết mau! Chúc Việt Minh ta càng tấn tới! Chúc toàn quốc ta trong năm này, Cờ đỏ sao vàng bay phất phới!
Năm nay là năm rất vẻ vang,
Cách mệnh thành công khắp thế giới.
NĂM CŨ QUA RỒI CHÚC NĂM MỚI
Sau ba mươi năm bôn ba tìm đường cách mạng, Bác Hồ về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Từ núi rừng Việt Bắc, những chủ trương, những chỉ
thị của Đảng, của Bác đã truyền đi khắp cả nước. Phong trào cách mạng dâng cao. Mặt trận Việt minh thành lập. Các tổ chức Hội cứu quốc (Công nhân cứu quốc,
33
Nông dân cứu quốc, Thanh niên cứu quốc, Phụ lão cứu quốc...) phát triển nhanh chóng. Tuy công việc cách mạng bộn bề, khẩn trương, Bác vẫn làm thơ và làm nhiều thơ. Thời gian này - năm 1941, 1942, Bác làm 22 bài thơ, trong đó có ba bài thơ
cảm hứng: Pác Bó hùng vĩ, Tức cảnh Pác Bó và Thướng sơn, còn 19 bài là thơ kêu gọi, tuyên truyền vận động cách mạng: Mười chính sách của Việt Minh, Ca dân cày, Ca công nhân, Ca phụ nữ, Ca binh lính, Bài ca du kích, Kêu gọi thiếu nhi, Nhóm lửa... Bài thơ Chúc Tết Nhâm Ngọ - 1942 là bài thơ chúc Tết đầu tiên của Bác:
Tháng ngày thấm thoát chóng như thoi, Năm cũ qua rồi, chúc năm mới:
Chúc phe xâm lược sẽ diệt vong! Chúc phe dân chủ sẽ thắng lợi;
Chúc đồng bào ta đoàn kết mau!
34
Chúc Việt Minh ta càng tấn tới! Chúc toàn quốc ta trong năm này, Cờ đỏ sao vàng bay phất phới!
Năm nay là năm rất vẻ vang,
Cách mạng thành công khắp thế giới.
Viết bài thơ chúc Tết, mừng Xuân này, mục đích của Bác là, nhân năm mới giải thích, tuyên truyền tình hình chuyển biến của cách mạng và kêu gọi làm nhiệm vụ
mới. Lúc này cách mạng vô sản chỉ mới thành công ở Liên Xô, cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai đang diễn ra ác liệt, cách mạng Việt Nam đang tiến vào thời kỳ cao trào. Thắng lợi đang ở thế khả
năng, đòi hỏi phải làm chủ tình hình. Năm mới 1942 đến, Bác chúc: Chúc phe dân chủ, chúc đồng bào, chúc Việt Minh, chúc toàn quốc. Bác chúc cả kẻ thù:
35
Chúc phe xâm lược sẽ diệt vong
mà lời chúc phe xâm lược lại là lời chúc đầu tiên. Tầm nhìn của Bác bao quát mà sâu, tư duy sáng và khoa học. Hơn lúc nào hết, cách mạng thế giới và cách mạng trong nước đang đứng trước thử thách gay gắt. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ từ năm 1939 chủ yếu giữa hai tập đoàn đế quốc chủ nghĩa, đến tháng 6-1941 phát xít Đức bội ước, tiến công Liên Xô thì tính chất chiến tranh thế giới thay đổi hẳn, chuyển thành chiến tranh giữa các lực lượng dân chủ và chủ nghĩa phát xít quốc tế. Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng là tiêu diệt phát xít xâm lược và làm cho chúng chóng diệt vong. Trong một đoạn hồi ký cách mạng Ánh sáng mới từ Pác Bó, đồng chí Hoàng Quốc Việt kể: “Tháng 5 - 1940 chiến tranh Xô - Đức
36
chưa xảy ra, Bác đã nhận định thế nào rồi phát xít cũng tiến công Liên Xô. Nếu chúng đánh Liên Xô thì Liên Xô sớm muộn thế nào cũng tiêu diệt chúng, nhờ đó cách mạng nhiều nước có thể thành công”, “Chúng ta sẽ có lợi. - Bác nói. - Không phải chỉ có một Liên Xô mà nhiều nước xã hội chủ nghĩa khác sẽ ra đời. Viễn cảnh chính trị của thế giới sẽ hình thành sau đêm tối của chiến tranh, hiện lên như một bình minh rạng rỡ, làm ai không phấn khởi”. Cho nên không phải ngẫu nhiên lời chúc đầu tiên lại là:
Chúc phe xâm lược sẽ diệt vong, Chúc phe dân chủ sẽ thắng lợi;
Quả nhiên, tình hình diễn ra đúng như thế. Nhìn xa trông rộng, nắm vững quy luật, đoán định cái tất yếu xảy ra,
37
cảm quan chính trị, cảm quan lịch sử của Bác là vậy. Tiếp theo đó, Bác chúc: Chúc đồng bào ta đoàn kết mau! Chúc Việt Minh ta càng tấn tới! Chúc toàn quốc ta trong năm này, Cờ đỏ sao vàng bay phất phới!
Mỗi lời chúc gắn với một nhiệm vụ cụ thể và thực hiện nhiệm vụ đó một cách khẩn trương, mạnh mẽ: đồng bào ta đoàn kết mau, Việt Minh ta càng tấn tới, cờ Tổ quốc bay phất phới. Mặt trận Việt Minh ra đời (19-5-1941) với nhiệm vụ đoàn kết toàn dân hành động cách mạng. Bác đã từng giới thiệu Mười chính sách của Việt Minh bằng thể thơ lục bát dễ hiểu, dễ thuộc. Bác đã viết một loạt bài ca để tuyên truyền đường lối, chính sách của Mặt trận Việt Minh, kêu gọi các tầng lớp gia nhập các tổ chức của Mặt trận Việt Minh:
38
Hỡi ai con cháu Hồng Bàng,
Chúng ta phải biết kết đoàn mau mau. Yêu nhau xin nhớ lời nhau,
Việt Minh hội ấy mau mau phải vào. (Ca sợi chỉ)1
cho nên lời chúc:
Chúc đồng bào ta đoàn kết mau, Chúc Việt Minh ta càng tấn tới!
là tư tưởng nhất quán, là quán triệt nhiệm vụ chiến lược của Mặt trận. Đoàn kết dưới lá cờ của Mặt trận là hành động cụ thể của mỗi người dân yêu nước, giác ngộ cách mạng. Lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện lần đầu tiên ở cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, giờ đây Mặt trận Việt Minh đang giương cao, và nó đã trở thành biểu tượng
________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.3, tr.268-269.
39
thiêng liêng của đất nước. Chẳng bao lâu nữa, cả đất nước ta là một rừng cờ tung bay trước gió trong ngày hội tưng bừng của độc lập, tự do. Viễn kiến chính trị của Bác rất chính xác. Chúc Tết Nhâm Ngọ - 1942, Bác chúc:
Năm nay là năm rất vẻ vang,
Cách mạng thành công khắp thế giới.
Kết thúc tập diễn ca Lịch sử nước ta, ngay từ năm 1941 Bác viết:
Chúng ta có Hội Việt Minh
Đủ tài lãnh đạo chúng mình đấu tranh. Mai sau sự nghiệp hoàn thành...1. Năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Hồng quân Liên Xô quét sạch quân phát xít Đức ra khỏi lãnh thổ của ________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.3, tr.266.
40
mình và tiến như vũ bão về phía Béclin, sào huyệt cuối cùng của Đức quốc xã. Sau đó, cùng với cách mạng các nước, đã tiến hành giải phóng một loạt nước Đông Âu, thiết lập các nhà nước vô sản, hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa. Ở Việt Nam, Cách mạng Tháng Tám quật đổ bọn thực dân xâm lược, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời - nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á:
Cờ đỏ sao vàng bay phất phới.
Bài thơ Chúc Tết Nhâm Ngọ - 1942 - bài thơ chúc Tết - mừng Xuân đầu tiên của Bác, rõ là bài thơ báo hiệu một mùa xuân cách mạng. Bài thơ là những lời chúc chân tình mà thành thơ.
41
CHÚC TẾT BÍNH TUẤT-19461
Hỡi các chiến sĩ yêu quý:
Bao giờ kháng chiến thành công Chúng ta cùng uống một chung rượu đào Tết này ta tạm xa nhau
Chắc rằng ta sẽ Tết sau vui vầy. Chúc đồng bào:
Trong năm Bính Tuất mới
Muôn việc đều tiến tới.
Kiến quốc chóng thành công
Kháng chiến mau thắng lợi.
________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1984, t.4, tr.98-99.
42
MUÔN VIỆC ĐỀU TIẾN TỚI
Tết Nhâm Ngọ - 1942, lời đầu tiên Bác có thơ chúc Tết - mừng Xuân đồng bào, chiến sĩ sau khi về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Tết Quý Mùi -
1943, Bác đang bị chính quyền Trung Hoa dân quốc giam giữ ở Quảng Tây, Trung Quốc. Cuối tháng 9-1944, Bác mới về nước. Tháng 2-1945, Bác lại sang Trung Quốc để tranh thủ sự đoàn kết quốc tế cho cuộc cách mạng của Việt Nam. Vì vậy, các Tết Quý Mùi - 1943, Giáp Thân -
1944, Ất Dậu - 1945, Bác không có thơ chúc Tết đồng bào, chiến sĩ.
Tết Bính Tuất - 1946, Tết độc lập đầu tiên, sau những năm dài nô lệ, Bác gửi các chiến sĩ và đồng bào nhân dịp Tết Bính Tuất: “Hôm nay là mồng một Tết
43
năm Bính Tuất. Ngày Tết đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tôi thay mặt Chính phủ chúc đồng bào năm mới muôn sự tốt lành. Tôi riêng chúc các gia quyến của các chiến sĩ thân yêu, năm mới vui vẻ. Năm mới, đồng bào ta sẽ phấn đấu cho một đời sống mới, ai cũng góp sức vào cuộc kháng chiến lâu dài, để làm cho nước ta được hoàn toàn tự do độc lập”1. Trong thư Bác Gửi các chiến sĩ và đồng bào nhân dịp Tết Bính Tuất có hai đoạn thơ chúc chiến sĩ và chúc đồng bào:
1. Thơ chúc chiến sĩ:
Bao giờ kháng chiến thành công Chúng ta cùng uống một chung rượu đào
________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, t.4, tr.196.
44
Tết này ta tạm xa nhau
Chắc rằng ta sẽ Tết sau vui vầy Tết Bính Tuất - 1946 đến trong bối cảnh miền Nam đang phải đương đầu với cuộc xâm lược lần thứ hai của thực dân Pháp. Lúc này, cuộc kháng chiến ở Nam Bộ đã trải qua hơn 100 ngày thử thách. Đây là cuộc đọ sức đầu tiên sau Cách mạng Tháng Tám, thể hiện khí phách của một dân tộc anh hùng, bằng vũ khí thô sơ, gậy tầm vông vót nhọn, bàn chông, súng kíp, súng trường, lựu đạn nhưng với tinh thần dũng cảm, chiến đấu ngoan cường, quân và dân Nam Bộ đã chặn đứng âm mưu xâm lược muốn cướp Nam Bộ trong chớp nhoáng. Cảm thông, thấu hiểu các chiến sĩ đang xông pha chiến đấu ở tiền tuyến, trong Thư Chúc mừng năm mới nhân dịp Tết Bính Tuất Bác
45
dành tình cảm thắm thiết, thân thương, động viên, cổ vũ các chiến sĩ. “Trong khi đồng bào ở hậu phương đốt hương trầm để thờ phụng Tổ tiên, thì các chiến sĩ ở tiền phương dùng súng đạn để giữ gìn Tổ quốc. Trong khi đồng bào ở hậu phương rót rượu mừng xuân, thì các chiến sĩ ở tiền phương tuốt gươm giết giặc. Các chiến sĩ hăng hái chống địch, để cho đồng bào được an toàn mừng xuân. Trong mấy ngày Tết, đồng bào ở hậu phương ai cũng đoàn tụ sum vầy chung quanh những bình hoa, mâm bánh. Mà các chiến sĩ thì ăn gió nằm mưa, lạnh lùng ở chốn sa trường. Song, hình dung các bạn thì ấm áp trong lòng thân ái của mỗi một quốc dân”1. Trong thư là như thế, còn trong thơ, cũng với những
________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.4, tr.197.
46
lời thơ thắm thiết, chứa chan tình cảm và một tinh thần lạc quan hướng về tương lai tất thắng làm phấn khích và ấm lòng chiến sĩ:
Bao giờ kháng chiến thành công Chúng ta cùng uống một chung rượu đào
Hai chữ chúng ta, Bác đã hoà cùng các chiến sĩ, hoà vào đoàn quân, hoàn toàn không còn khoảng cách giữa lãnh tụ và chiến sĩ với một lời hẹn, một biểu cảm chân tình, thân ái:
Tết này ta tạm xa nhau
Chắc rằng ta sẽ Tết sau sum vầy
Trong thơ chúc của Bác có một hình ảnh quen mà lạ, đó là rượu: “Chúng ta cùng uống một chung rượu đào”. Rượu cũng đã xuất hiện trong thư chúc Tết: “Trong khi đồng bào ở hậu phương rót rượu
47
mừng xuân, thì các chiến sĩ ở tiền phương tuốt gươm giết giặc”. Sau này, rượu còn xuất hiện trong 5 bài thơ khác, khi dân tộc tiến hành hai cuộc kháng chiến oanh liệt: Độc lập đầy vơi ba cốc rượu (Mừng báo Quốc gia), Du kích về thôn rượu chửa vơi (Đêm thu),... Đây là những chén rượu mừng chiến thắng rất truyền thống mà cũng rất hiện đại.
2. Thơ chúc đồng bào:
Trong năm Bính Tuất mới
Muôn việc đều tiến tới.
Kiến quốc chóng thành công,
Kháng chiến mau thắng lợi.
Nội dung lời thơ chúc rất rõ, đó là đường lối, là mục tiêu cách mạng của Bác, của Đảng: Kháng chiến mau thắng lợi, Kiến quốc chóng thành công. Hai nhiệm vụ này
48
cùng song hành, cùng tiến tới. Thấm nhuần hai nhiệm vụ chiến lược, toàn dân, toàn quân ta một lòng một dạ, quyết tâm thực hiện lời chúc của Bác: Muôn việc đều tiến tới, quyết kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng và quyết xây dựng đất nước phồn vinh, ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Cùng với Thư chúc mừng năm mới gửi các chiến sĩ và đồng bào nhân dịp Tết Bính Tuất, Bác còn có: Thư chúc Tết Việt kiều ở Lào, Xiêm; Gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc nhân dịp Tết sắp đến; Thư gửi phụ nữ Việt Nam nhân dịp xuân Bính Tuất; Mừng báo Quốc gia, Lời cảm ơn đồng bào... Trong tất cả các bức thư và thơ chúc của Bác tràn đầy niềm vui đất nước giành được độc lập, tự do.
Cũng nhân dịp Tết, các chiến sĩ cảnh vệ, cán bộ giúp việc Bác xin Bác một câu
49
đối Tết theo hình thức cổ truyền, Bác cho hai vế đối:
Rượu Hoà Bình, hoa Bình Đẳng, mừng xuân độc lập
Bánh tự do, giò Bác Ái, ăn Tết Dân Quyền
Có thể nói: độc lập, tự do là niềm vui nhất của dân tộc và việc quyết tâm bảo vệ độc lập, tự do là tư tưởng và hành động xuyên suốt trong cả thư và thơ chúc Tết Bính Tuất - 1946 của Bác.
50
CHÚC TẾT ĐINH HỢI - 1947
Cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió, Tiếng kèn kháng chiến vang dậy non sông.
Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến,
Chí ta đã quyết, lòng ta đã đồng. Tiến lên chiến sĩ! Tiến lên đồng bào! Sức ta đã mạnh, người ta đã đông. Trường kỳ kháng chiến, nhất định thắng lợi!
Thống nhất độc lập, nhất định thành công!
51
TIẾNG KÈN KHÁNG CHIẾN
VANG DẬY NON SÔNG
Ngày 19-12-1946, Bác Hồ ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, ngày 20-1- 1947, giữa phút giao thừa Tết Đinh Hợi, từ chùa Trầm (Hà Tây), Đài Tiếng nói Việt Nam phát đi tiếng nói của Bác Hồ:
Cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió, Tiếng kèn kháng chiến vang dậy non sông.
Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến,
Chí ta đã quyết, lòng ta đã đồng. Tiến lên chiến sĩ! Tiến lên đồng bào! Sức ta đã mạnh, người ta đã đông. Trường kỳ kháng chiến, nhất định thắng lợi!
Thống nhất độc lập, nhất định thành công!
52
Lời thơ Chúc Tết Đinh Hợi - 1947 của Bác thể hiện tinh thần chủ đạo của Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
Cái thấy được (cờ đỏ sao vàng), nghe được (tiếng kèn kháng chiến) trong thế tung bay, vang dậy. Lá cờ đỏ tung bay như lòng người náo nức bước vào cuộc trường kỳ kháng chiến; âm thanh của tiếng kèn hùng tráng như khí thế bừng bừng của toàn dân. Tất cả vang trời dậy đất, giục giã lòng người, cổ động non sông của cuộc biểu dương cách mạng.
Hai câu thơ mở đầu bài thơ rất đúng với quang cảnh đầu xuân 1947 của đất nước ta. Màu sắc và âm thanh của một mùa xuân mới - mùa xuân đầu tiên của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đây là màu sắc và âm thanh của một cuộc ra quân lớn có ý nghĩa lịch sử.
53
Hai câu thơ nhập đề đồng thời cũng làm tiền đề cho những lời kêu gọi, những khẩu hiệu lớn của cuộc kháng chiến:
- Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến,
- Tiến lên chiến sĩ! Tiến lên đồng bào! Bài thơ chúc cũng đồng thời là bài thơ kêu gọi. Đây là một cảm hứng độc đáo trong thơ chúc Tết - mừng Xuân của Bác. Là kêu gọi nên Bác trình bày đường lối kháng chiến rất tự nhiên:
Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến
Toàn dân, toàn diện là đường lối tập hợp lực lượng, động viên sức mạnh của Bác dưới lá cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của Tổ quốc. Đường lối này quán triệt trong toàn bộ cuộc kháng chiến, đường lối bảo đảm chiến thắng. Toàn dân kháng chiến,
54
toàn diện kháng chiến là điểm sáng của cả bài thơ.
Ngày xưa, trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, Lê Lợi và Nguyễn Trãi cũng đã giương cao lá cờ tụ nghĩa với một đường lối kháng chiến đúng đắn:
Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới;
Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào.
(Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi)
Nay trong thơ Bác:
Cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió, Tiếng kèn kháng chiến vang dậy non sông.
Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến,
Trong bài Cáo của Nguyễn Trãi, ta thấy
55
Nhân dân bốn cõi một nhà, thấy Tướng sĩ một lòng phụ tử. Phải sau 500 năm, phải là cách mạng vô sản, phải là Bác Hồ mới có toàn diện, mới có sự san bằng khoảng cách giữa người lãnh đạo và lực lượng kháng chiến:
Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến,
Chí ta đã quyết, lòng ta đã đồng. Hai câu tiếp theo, cùng một kiểu kết cấu như hai câu thơ trên, vừa bổ sung vừa làm rõ:
Tiến lên chiến sĩ! Tiến lên đồng bào! Sức ta đã mạnh, người ta đã đông.
Nhịp điệu đoạn thơ khỏe, liền mạch đi liền một hồi rất nhanh, náo nức, phấn khởi và tin tưởng. Đó chính là khí thế mùa xuân, khí thế lao vào cuộc trường kỳ
56
kháng chiến của dân tộc ta. Nhịp thơ cuồn cuộn đẩy tới, chủ yếu là ở cấu trúc từ ngữ trong từng câu thơ, trong đoạn thơ. Rất vững vàng, quyết tâm, mạnh mẽ tự hào bằng cả chí ta, lòng ta, sức ta, người ta cùng với sự láy lại bốn từ đã thể hiện sự chủ động hoàn toàn đã quyết, đã đồng, đã mạnh, đã đông. Chủ động tiến công xốc tới với tất cả sức mạnh của chí căm thù và lòng yêu nước khi đã quyết, đã đồng... Đó là những đòn sấm sét giáng vào đầu tên cáo già thực dân Pháp trong Chiến dịch thu đông Việt Bắc 1947 và những trận đánh tơi bời khác. Ý chí chiến đấu, sự đồng lòng nhất trí của cả dân tộc ta là: đánh. Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến. Chúng ta đánh kẻ thù bằng sức mạnh tổng hợp. Chúng ta dựa vào sức mình là chính mà tiến công địch,
57
đúng như tình hình nước ta và cục diện thế giới năm 1947.
Sự hạn định số lượng từ của thể thơ rất khó cho người làm thơ muốn biểu đạt những vấn đề lớn. Thế mà Bác đã viết một cách thoải mái. Bác sử dụng một số từ nhất định và điệp lại mà hiệu quả rất cao. Trong 32 từ của bốn câu thơ thì có 5 lần điệp các từ: toàn, kháng chiến, ta, đã, tiến lên, chiếm tỷ lệ 18/32 thật là lạ mà cũng rất hợp lý, bật lên ý nghĩa. Cách chuyển hóa lời nói vào thơ thật tài tình bởi chính tư tưởng và tâm hồn người làm thơ cao sáng, tự nhiên. Ví như hai từ tiến lên trong câu thơ - kêu gọi, câu năm:
Tiến lên chiến sĩ! Tiến lên đồng bào! nhịp thơ cao vút, như làn sóng cách mạng không ngừng dâng lên. Cùng một câu thơ mà có sức mạnh phía trước, phía
58
sau, có tất cả. Những câu chữ cứ sát vào nhau chặt chẽ như một khối đoàn kết toàn dân, như thế đi lên của dân tộc.
Bốn câu thơ được cấu trúc cân đối bằng hai vế. Câu nào cũng tám tiếng và mỗi vế chia đều bốn tiếng. Ý rõ ràng, mạnh, điệu thơ khỏe, âm hưởng vang dội và hùng tráng là thế.
Bài thơ kết thúc bằng hai câu khẩu hiệu, khẳng định:
Trường kỳ kháng chiến, nhất định thắng lợi!
Thống nhất độc lập, nhất định thành công!
Không giống những bài thơ khác, những câu kết thường làm nền, làm đế cho toàn bài, ý chủ đạo dồn vào đó. Ở đây, toàn bộ dựa vào cái nền từ những ý thơ
trên, bây giờ nó tỏa ra và chốt lại, không
59
còn là tính động viên mà là lời khẳng định dứt khoát và mãnh liệt. Lúc thực dân Pháp trở mặt, muốn đè bẹp chúng ta, Bác khẳng định trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến: “Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta!
Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm!
Kháng chiến thắng lợi muôn năm!” 1
Những lời kêu gọi - những khẩu hiệu đã thực sự biến thành sức mạnh vật chất làm nên những chiến công. Năm 1960, nhìn lại chặng đường dân tộc ta đã đi qua, nhà thơ Chính Hữu đã viết bài thơ
Khẩu hiệu nói lên sức mạnh của khẩu hiệu: ________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.534.
60
Khẩu hiệu: “Kháng chiến trường kỳ nhất định thắng lợi!”
đưa ta đi
Vượt nghìn con sông, vượt nghìn quả núi Ta nhớ những ngày sôi nổi,
Quê hương ta vườn trống nhà không, Khẩu hiệu trong lòng,
đinh ninh
mải miết.
...
Chúng ta đói, chúng ta rét
ta đánh giặc
bằng hai tay không
cầm khẩu hiệu
làm vũ khí
tiến công”
(Khẩu hiệu)
61
Chúc Tết Đinh Hợi - 1947 - bài thơ chúc, bài thơ kêu gọi, bài thơ khẩu hiệu đầy sức mạnh, bài thơ kháng chiến có ý nghĩa lịch sử lớn. Cảm hứng lịch sử, cảm hứng anh hùng, cảm hứng chiến thắng vẫn còn nguyên vẹn. Bài thơ động viên chính trị mà không khô khan, tập trung vào nhiệm vụ cứu nước trước mắt với một tinh thần chủ động, phơi phới lạc quan
khẳng định thắng lợi của cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện. Đúng như nhà phê bình Hoài Thanh nhận xét: “Cả bài thơ phơi phới như buồm căng thẳng gió. Nó là lời của một lòng tin vững chắc, của một người đang chiến thắng”. Và chúng ta “hãy thử đọc lại cả bài. Nghe như có thế chuyển động của cả lịch sử, núi sông trong ấy” (Chế Lan Viên).
62
CHÚC TẾT MẬU TÝ - 19481
Năm Hợi đã đi qua,
Năm Tý vừa bước tới.
Gửi lời chúc đồng bào,
Kháng chiến được thắng lợi;
Toàn dân đại đoàn kết,
Cả nước dốc một lòng;
Thống nhất chắc chắn được,
Độc lập quyết thành công.
________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.419.
63
CẢ NƯỚC DỐC MỘT LÒNG
Tết Mậu Tý - 1948, cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc ta bước sang năm thứ hai.
Cuối tháng 12 - 1947 với chiến thắng Việt Bắc, quân và dân ta đã anh dũng phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp theo đúng chỉ thị của Bác và Trung ương Đảng là bảo vệ an toàn cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến, đập tan chiến lược đánh nhanh thắng nhanh, buộc giặc Pháp phải theo cách đánh lâu dài của ta, hoàn toàn bất lợi cho chúng trong chiến tranh xâm lược.
Chiến thắng Việt Bắc cùng với thắng lợi trên các chiến trường khác trong thu đông 1947 đã đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân ta chuyển sang giai đoạn mới.
64
Trong khí thế chiến thắng, Bác chúc Tết Mậu Tý - 1948:
Năm Hợi đã đi qua,
Năm Tý vừa bước tới.
Gửi lời chúc đồng bào,
Kháng chiến được thắng lợi;
Lời thơ bình dị đi qua, bước tới, gửi lời, lời nói thông thường hằng ngày vào thơ gần gũi, chân tình, thấm đượm biết bao. Thơ Bác vốn giản dị là vậy.
Cuộc kháng chiến sẽ còn lâu dài, gian khổ còn nhiều, gian nan còn lắm, con đường phía trước biết bao thử thách, phải vượt qua, phải chủ động tiến công và tiến công, quyết giành thắng lợi hoàn toàn, cho nên Bác dùng chữ được trong lời thơ: Kháng chiến được thắng lợi.
Hẳn là câu chữ, lời chúc được chọn lọc,
65
cân nhắc hàm chứa thực tế cùng với kết quả của nó.
Bác chỉ rõ: Toàn dân đại đoàn kết/Cả nước dốc một lòng. Hai nhân tố này là một trong những nét đặc trưng của dân tộc ta. Mỗi khi Tổ quốc lâm nguy, thì toàn dân tộc kết thành một khối thống nhất, một lòng một dạ, cùng chung một chí hướng đánh đuổi quân xâm lược, quyết tâm bảo vệ Tổ quốc đến cùng.
Trước ngày Bác chúc Tết đồng bào và chiến sĩ, ngày 28 tháng Chạp, Mậu Tý (tức ngày 7-2-1948) Bác mời đại biểu Ban Thường trực Quốc hội, Hội đồng Chính phủ, Thường vụ Trung ương Đảng, Bộ
Tổng chỉ huy quân sự dự bữa cơm liên hoan tất niên và đón mừng năm mới. Trong không khí đầm ấm, để cả nước dốc một lòng, bảo đảm cho cuộc kháng chiến
66
thắng lợi, Bác nói: “Trường kỳ kháng chiến thì phải trường kỳ động viên. Động viên tinh thần, động viên vật chất, động viên sức người, sức của để thực hiện toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến, vừa kháng chiến kiến quốc, làm cho thế và lực của ta mau chuyển biến”. Lời Bác nói chính là phương pháp lãnh đạo của Đảng và Nhà nước trong bối cảnh của lịch sử, động viên mọi người dân cùng nhau thực hiện mục tiêu đã định. Bác tin tưởng và dựa vào sức mạnh toàn Đảng, toàn dân nên kết lời Chúc Tết Mậu Tý - 1948, Bác khẳng định:
Thống nhất chắc chắn được,
Độc lập quyết thành công.
Thống nhất ở đây mang nhiều nghĩa: lãnh đạo thống nhất, toàn quân thống
67
nhất, toàn dân thống nhất. Tất cả thành một khối thống nhất và đất nước sẽ thống nhất, đó là điều chắc chắn được. Chữ được trong thơ chúc được nhấn mạnh hai lần: Kháng chiến được thắng lợi; Thống nhất chắc chắn được vừa là chỉ ra, vừa là dự
báo, vừa là khẳng định kháng chiến thắng lợi, độc lập thành công.
Thơ chúc Tết của Bác đúng là tình cảm chân thành, trung hậu của Bác đối với mọi người, đối với dân tộc, đồng thời chỉ rõ nhiệm vụ cụ thể của một năm và chiến lược của cả một giai đoạn lịch sử
phía trước.
68
CHÚC TẾT KỶ SỬU - 19491
Kháng chiến lại thêm một năm mới, Thi đua ái quốc thêm tiến tới.
Động viên lực lượng và tinh thần. Kháng chiến càng thêm mau thắng lợi. Người người thi đua.
Ngành ngành thi đua.
Ngày ngày thi đua.
Ta nhất định thắng.
Địch nhất định thua.
________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr.23.
69
NGƯỜI NGƯỜI THI ĐUA,
NGÀNH NGÀNH THI ĐUA
Sáu tháng sau ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi Thi đua ái quốc (11-6-1948), Tết Kỷ Sửu - 1949, Bác chúc Tết đồng bào, chiến sĩ cả nước:
Kháng chiến lại thêm một năm mới, Thi đua ái quốc thêm tiến tới.
Động viên lực lượng và tinh thần. Kháng chiến càng thêm mau thắng lợi. Người người thi đua.
Ngành ngành thi đua.
Ngày ngày thi đua.
Ta nhất định thắng.
Địch nhất định thua.
Bài thơ Chúc Tết Kỷ Sửu - 1949 là sự tiếp nối tinh thần Lời kêu gọi Thi đua ái quốc 1948. Bài thơ có hai đoạn.
70
Đoạn một có 4 câu, mỗi câu 7 chữ (thất ngôn) trang trọng, rõ ràng. Lời thơ chúc Tết, chúc năm mới của Bác chỉ tập trung cho một chủ đề, cho phong trào thi đua yêu nước đang sôi nổi và rộng khắp: Thi đua ái quốc thêm tiến tới. Lời chúc động viên, khích lệ, nhấn mạnh tầm quan trọng và hiệu quả của thi đua yêu nước: Động viên lực lượng và tinh thần/Kháng chiến càng thêm mau thắng lợi.
Cuộc kháng chiến trường kỳ đang ở giai đoạn cầm cự, khó khăn còn chồng chất, cuộc sống của nhân dân còn nhiều thiếu thốn và gian khổ, thắng lợi còn ở phía trước, phải phấn đấu. Bác nói đúng tình hình, chuẩn xác khi dùng từ thêm: Kháng chiến lại thêm một năm mới; Thi đua ái quốc thêm tiến tới; Kháng chiến càng thêm mau thắng lợi. Ba từ thêm đặt
71
giữa ba câu (câu 1, câu 2, câu 4) ở ba vị trí khác nhau nên ý nghĩa khác nhau, điểm nhấn khác nhau: thêm thử thách mới, thêm bước tiến mới, thêm kết quả mới.
Đoạn hai thể hiện rõ nhất tư tưởng chủ đề của bài thơ, đó là phong trào thi đua yêu nước rộng khắp:
Người người thi đua.
Ngành ngành thi đua.
Ngày ngày thi đua.
Và, kết thúc bằng lời khẳng định:
Ta nhất định thắng.
Địch nhất định thua.
Lời thơ đoạn hai khác với đoạn một, thơ 4 chữ ngắn gọn, mau, gấp, rõ ràng, rành mạch, mạnh mẽ. Chỉ cần 9 từ: Người, ngành, ngày, thi đua,... được lặp lại, sắp
72
đặt từ một tư tưởng lớn để thể hiện một nội dung lớn của phong trào quần chúng rộng lớn xuyên suốt trong cuộc kháng chiến và kiến quốc sẽ đem đến những thắng lợi mà thành thơ. Thơ nôm na, giản dị chứa đựng chân lý, dễ nhớ, dễ thuộc. Những từ
Bác dùng, những câu thơ Bác viết đều là ngôn từ đời thường của cuộc sống hằng ngày. Những điệp từ, điệp ngữ, nhịp điệu, số câu, số chữ cứ như một dòng chảy tự
nhiên vừa mở ra một không gian tinh thần vừa đẩy nhanh hành động: Người người thi đua/Ngành ngành thi đua/Ngày ngày thi đua.
Thi đua được Bác nêu thật toàn diện, từ mỗi người đến mọi người (người người), đến các ngành, các hội đoàn, các tầng lớp (ngành ngành) và liên tục hằng ngày, xuyên suốt thời gian (ngày ngày). Người người
73
thi đua/Ngành ngành thi đua/Ngày ngày thi đua chính là xuất phát từ lời kêu gọi mỗi người dân Việt Nam: “... bất kỳ sĩ, nông, công, thương, binh; bất kỳ làm việc gì, đều cần phải thi đua nhau... Các cụ
phụ lão thi đua đốc thúc con cháu hăng hái tham gia mọi công việc, Các cháu nhi đồng thi đua học hành và giúp việc người lớn, Đồng bào phú hào thi đua mở mang doanh nghiệp, Đồng bào công nông thi đua sản xuất, Đồng bào trí thức và chuyên môn thi đua sáng tác và phát minh, Nhân viên Chính phủ thi đua tận tụy làm việc, phụng sự nhân dân, Bộ đội và dân quân thi đua giết cho nhiều giặc, đoạt cho nhiều súng”1,... Khi sơ kết nửa năm phong trào thi đua, Bác chỉ rõ khuyết điểm
________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.556-557.
74
về nhận thức và thực hành thi đua: “Còn nhiều nơi nhân dân, mà trước hết là cán bộ, chưa hiểu thật rõ ràng ý nghĩa của phong trào Thi đua ái quốc... Tưởng lầm rằng thi đua là một việc khác với những công việc làm hằng ngày. Thật ra, công việc hằng ngày chính là nền tảng thi đua”1, Bác đã khơi dậy đúng lúc, chủ trương đúng lúc, hành động đúng lúc, phát huy đúng lúc nguồn sức mạnh vạn năng của mỗi người, của tổ chức, của toàn dân.
Là người đề xướng, là kiến trúc sư của phong trào thi đua ái quốc và đưa phong trào vào quần chúng sâu rộng, Bác chăm lo, theo dõi, lãnh đạo, chỉ đạo, động viên, tổng kết phong trào theo từng thời kỳ,
________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr.169.
75
kịp thời biểu dương, uốn nắn, điều chỉnh. Từ năm 1948 đến ngày Bác đi xa, Bác đã viết đến 45 bài về thi đua yêu nước. Hệ thống lại ta thấy đầy đủ mục đích, ý nghĩa, nội dung, hình thức tổ chức, biện pháp thực hiện, kết quả, ưu khuyết điểm của phong trào Thi đua ái quốc. Còn sau bài thơ Chúc Tết Kỷ Sửu - 1949, gần như hầu hết những bài thơ chúc Tết các năm tiếp theo, cùng một số bài thơ khác, Bác đều chúc thi đua, nhấn mạnh vấn đề thi đua, 19 chữ thi đua hiện diện trong các bài thơ
như: Kính chúc đồng bào năm mới/Mọi người càng thêm phấn khởi/Toàn dân xung phong thi đua (Xuân Canh Dần - 1950), Toàn dân ta hăng hái một lòng/Thi đua chuẩn bị phản công kịp thời (Chúc Tết Tân Mão - 1951) Chiến sĩ thi giết giặc/ Đồng bào thi tăng gia/Năm mới thi đua
76
mới/Thắng lợi ắt về ta (Chúc Tết Nhâm Thìn - 1952) Thi đua học hành/Tiến bộ mau lẹ (Thư gửi thiếu nhi)... chứng tỏ thi đua ái quốc thường trực trong Bác như thế nào. Thi đua ái quốc là tư tưởng lớn của Bác: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua. Và những người thi đua là những người yêu nước nhất”1. Một khi lòng yêu nước của mỗi người được khơi dậy đúng lúc thì chính nhân dân là nhân tố, là nguồn sức mạnh tạo nên những thắng lợi to lớn cho dù hoàn cảnh, điều kiện lịch sử khó khăn đến mấy.
Thi đua ái quốc là bài học lớn, là một động lực, một quy luật tất yếu để giành những thắng lợi. Những lời dạy của Bác về thi đua và vấn đề thi đua vẫn giữ nguyên
________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.407.
77
tính thời sự và giá trị thực tiễn. Người người thi đua/Ngành ngành thi đua/Ngày ngày thi đua. Thi đua thực chất, hiệu quả cao, kiên quyết bài trừ đến tận cùng “bệnh hình thức”, “bệnh thành tích” trong thi đua, làm đúng như lời Bác dạy: Trong một quốc gia độc lập, bất luận ở đâu, vấn đề thưởng phạt phải luôn phân minh, có thế dân mới yên, kháng chiến mới thắng lợi,
kiến quốc mới thành công.
78