🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Thiết Kế - Thi Công Giám Sát Công Trình Hầm Giao Thông
Ebooks
Nhóm Zalo
GS. TS. NGUYỄN VIẾT TRUNG - ThS. TRẦN THU HẰNG
THIẾT KẾ ■ THI CÔNG GIÁM SẮT CÔNG TRÌNH HẨM GIAO THÔNG
NHÀ XUẤT BẢN XẢY DỰNG
LỜI GIỚI THIỆU
Công trinh hầm có m ặt ở khắp mọi nơi, trong nhiều lĩnh vực của đời sống xà hội rthư trong các hầm mò, nhà m áy thủy điện, khu vực quân sự, hệ thống thu gom và dẩn nước, m ạng lưới giao thòng, cơ sở hạ tầng kỹ th u ật của các kha đỏ thị. Ở Việt Nam, trong một thời gian khá dàiy việc lựa chọn phương án hầm khi quy hoạch, thiết k ế và thi công m ạng lưới giao thông ở rtước ta là khá dè d ặ t do gặp ph ải những nhược điểm lớn về giá thành công trình, trinh độ công nghệ, tiến độ thi công, những yêu cầu cao về công tác thiết kế, thi công công trình, đòi hỏi m áy móc thi công chuyên dụng.
Chỉ đến đầu những năm 2000, sự thành công của công trình hầm đường bộ H ải Văn với sự giúp đỡ về kỹ thuật và công nghệ từ N h ậ t Bản đã m ở đường cho việc áp dụng hầm rộng rãi hơn trong m ạng lưới giao thông ở nước ta trên đường bộ, đường thủy và trong các khu đô thị lớn. Đ ây là sự khởi sắc đán g mừng cho ngành giạo thông nói chung và cho lĩnh vực thiết k ế - thi công hầm giao thông nói riêng.
Đê đáp ứng cho yêu cầu học tập, nghiên cứu và tham khảo trong lĩnh vực này, N hà X u ất Bản Xảy dựng trăn trọng giới thiệu tới bạn đọc cuốn sách “Thiết kê - thi công - giám sá t công trình hầm giao th ôn g99 do các tác giả: GS.TS. Nguyễn Viết Trung và ThS. Trần Thu H ằng biên soạn.
Đối tượng chính của cuốn sách này là sinh viên ngành X ây dựng c ầ u Đường dùng đ ể học tập, làm đồ án môn học và đồ án tốt nghiệp. N goài ra, sách còn dùng cho các kỹ sư trong thiết k ế - thi công công trinh hầm giao thông, làm tài liệu tham khảo cho những người quan tâm đến lĩnh vực này.
N hà X u ất Bản X ây dựng xin trăn trọng cảm ơn bạn đọc và mong nhận được những nhận xét, góp ý, phê bình tài liệu. Mọi ý kiến xin gửi về: N hà X u ất Bản X ây dựng 37 Lê Đ ại H ành, H à Nội - Điện thoại: 04.39760216.
Nhà Xuất Bản Xây dựng
3
Chương I
N H Ũ N G KHÁI NIỆM C H U N G
1.1. ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI CÔNG TRÌNH HAM
1.1.1. Định nghĩa
Có rất nhiều lựa chọn trong công tác thiết kế một công trình vượt chướng ngại trên tuyến đường giao thông. Đó là:
- Cầu: vượt lên trên chướng ngại,
- Đường: đi vòng qua chướng ngại,
- Hầm: đi xuyên qua chướng ngại,
- Các công trình thoất iìUỚC nhỏ gồm dường tràn, cẩu tràn, công
- Tường chắn, kè, v.v...
Hầm giao thông là một kết cấu kín dùng phục vụ mục đích giao thông đi xuyên qua một chướng ngại vật như:
-N úi,
- Sông, hồ,
- Công trình xây dựng,
- Khu vực phát triển kinh tế, v.v...
Công trình hầm là công trình nhân tạo nằm trong lòng đất và có ít nhất một lối thông với mặt đất, có nhiều mục đích sử dụng khác nhau, có thể nằm ngang, nằm nghiêng hoặc thẳng đứng. Hầm giao thông là công trinh giao thông được thiết kế có cao độ thấp hơn nhiều so với cao độ mật đất tự nhiên. Theo tiêu chuẩn cho hầm xuyên núi của Nhật Bản thì đuờng hầm là một công trình ngầm dưới đất có chiều dài lớn hơn mặt cắt khai đào hoặc mặt cắt trong và độ dốc dọc nhỏ hơn 15%. Có rất nhiều dạng công trình hầm khác nhau.
Hiện nay, các hầm đỏ thị (hầm chui đường bộ, hầm chui dân sinh) tại các nút giao thông khác mức thường được coi như một kết cấu cống chôn vùi trong đất thi công theo công nghệ đào hờ (đào và lấp) và sử dụng tiêu chuẩn thiết kế cầu để tính toán thiết kế công trình. Đây là một hướng mới giúp cho việc tính toán thiết kế cũng như thi công công trình hầm đơn giản hơn, tạo điều kiện cho sự xuất hiện ngày càng nhiều hơn của hầm trong việc lựa chọn phương án tuyến khi quy hoạch và xây dựng mạng lưới giao thông trong các khu vực đô thị.
5
Ngày nay, hầm được sử dụng khá phổ bi.ến trong nhiều lĩnh vực khác nhau cùa nền kinh tế quốc dân. Khi cao độ tuyến đường thấp hơn nhiều so với cao độ mặt đất tự nhiên, có thể xây dựng hầm xuyên qua núi. Khi tuyến đường men theo sườn núi có mái dốc lớn, địa chất quá xấu như có đá lăn, đất trượt. ngưỜL ta dịch tuyến đường vào núi và xây dựng đường hầm. Khi vượt qua các sông lớn, các eo biển sâu, việc xây dựng trụ cầu khó khăn hoặc cầu quá cao thì có thể xây dựng hầm qua sôrng hoặc qua eo biển. Trong các thành phố đêmg dân cư, để đảm bảo giao thông nhanh chóng, có thể xây dựng các hầm trong lòng đấit cho người, xe cộ hoặc tàu điện đi qua.
Sự có mặt của các dạng công trình hổm khác nlìau trong thành p h ố
Ở nước ta, trước đây có một số các côn g trình hầm phục vụ giao thông do Pháp xây dựng nằm dọc trên các tuyến đường sắt, tro'ng các ngành công nghiệp khai khoáng, quân sự. Ngày nay, việc xây dựng các công trìrnh hầm đã tưcmg đối phát triển ớ nước ta với rất nhiều những thuỷ điện, các công trình h im phục vụ mục đích quân sự, khai thác mỏ... Hầm đường bộ Hải Vân, hầm Đèo Ngang dược thi cóng theo phưcmg pháp đào hầm mới kiểu Áo (New Austrian Tunelling Method) đã chính thức đưa vào sử dụng trong năm 2005. Dự án xây dựng hệ thốnơ tàu điện ngầm tại trung tâin thành phố Hồ Chí Minh cũng đã được lên kế hoạch. Công ty Tư vấn và Khảo sát thiết kế xây dựng (Bộ Quốc Phòng) vừa hoàn thành báo cáo nghiên cứu tiền khả thi xây dựng hầm đường bộ xuyên đèo Cả nối tỉnh Phú Yên với Khánh Hoà là một trong những đèo quan trọng trên trục đường Bắc - Nam.
1.1.2. Phản loại
Hầm có rất nhiều công dụng, cấu tạo, đặc điểm kết cấu được phân loại theo các tiêu chí sau đây:
1.1.2.1. Theo mục đích sử dụng
a) Hầm giao thông: là công trình hầm phục vụ mục đích giao thông, bao gồm các loại hầm cho đường sắt, tàu điện naầm (metro), ôtỏ, người đi bộ, hầm vượt sông, hám vượt biển...
Theo mục đích sử dụng, có thê phán loại công trình hầm giao thông thành 3 loại cc bản sau:
- Hầm đường sắt: Hầm được xây dựng trên tuyến đường sắt khổ ray tiêu chuẩr; lOOOmm, 1435mm, đường đơn và đường đôi, không hạn chế tốc độ chạy tàu và loại hình phương tiện (điện khí hóa và không điện khí hóa).
6
- Hầm đường ô tô: Hầm dược xây dựng trên tuyến đường ô tô và đường ô tô cao tốc.
- Hầm giao thông đỏ thị: Hẩm đường sắt, hầm đường ô tô, tàu điện ngầm được xây dưng trong đô thị, hầm cho xe thô sơ, hầm cho người đi bộ và người tàn tật.
b) Hầm thuỷ lợi: bao gồm các loại hầm phục vụ công tác cấp thoát nước, công tác nóng nghiệp (hầm thuý nông), hầm thuỷ điện...
c) Hâm bô trí các hệ thống kỹ thuật: bao gồm hầm cấp thoát nước, hầm bố trí các mạng lưới thông tin liên lạc, mạng điện, các hệ thống ống cung cấp hơi, cấp n h iệt... d) Hâm mỏ: là những loại hầm phục vụ cho công nghiệp khai khoáng gồm hầm giao thông, hầm thông gió, hầm thoát nước...
e) Hầm có ỷ nghĩa dặc biệt: là những công trình hẩm phục vụ cho các lĩnh vực trọng yếu, có ý nghĩa quan trọng của nền kinh tế quốc dân như hầm phục vụ công tác quốc phòng, hầm cho các nhà máy điện nguyên tử, nhà máy quốc phòng, phục vụ cho nhu cầu dán sinh trong các thành phố hiện đại...
1.1.2.2. Theo điêu kiện địa chất của khu vực xáy dựng công trình
- Hầm trong đá.
- Hầm trong đất:
+ Hầm trong đất cứng;
+ Hầm trong đất mềm.
- Hầm vượt sông.
- Hẩm vượt biển.
1.1.2.3. Theo vị trí so vói mặt đớt
Có ba dạng công trình cơ bản phân loại theo vị trí so với mặt đất:
- Hầm nằm ngang: bao gồm các loại hẩm xuyên núi, các hang động, kho tàng, hầm giao thông, hầm nông nghiệp...
- Hầm đứng: còn được gọi là giếng, là một bộ phận trọng yếu của công trình ngầm. Hầm đứng phục vụ công tác thông gió, cung cấp không khí, ánh sáng, đặt thiết bị vận chuyển người và thiết bị lên xuống vào công trình ngầm. Trong thời kỳ xây dựng, nó còn có tác dụng để mớ rộng khu vực thi công công trình. Đóng vai trò quan trọng trong hệ thống công trình ngầm phục vụ công nghiệp khai khoáng, chủ yếu để vận chuyển khoáng sản, phục vụ đi lại, thông gió, cung cấp khí sạch...
- Hầm nghiêng: cũng giỏng như hầm đứng, trong giai đoạn xây dựng công trình nó có tác dụng chủ yếu để mở rộng khu vực làm việc, trong giai đoạn sử dụng nó được dùng để phục vụ công tác thõng gió, chiếu sáng tự nhiên, cung cấp khí sạch, đường cho người đi lại... Là bộ phận kết nối giữa cửa vào trên mặt đất với nhà ga ngầm trong công trình đường sắt ngầm.
7
Ngoài ra, có thể phân loại theo độ sâu của công trình hầm so với mặt đất:
- Hầm đặt nông: ỉà công trình hầm được xây dựng có chiều dầy tầng phủ trên đỉnh hầm không lớn hơn 2,5D. Chỉ giới xây dựng công trình hầm đặt nông là không gian ngầm được phép xây dựng công trình hầm có diện tích giới hạn trên mặt đất được đào xuống đến độ sâu cho phép với mái dốc thẳng đứng.
- Hầm đặt sâu: là công trình hầm được xây dựng có chiều dầy tầng phủ lớn hem 2,5D hoặc vùng ảnh hưởng tương hỗ không trồi lên trên mặt đất. Chỉ giới xây dựng công trình hầm đặt sâu là không gian ngầm được phép xây dựng công trình hầm mà khi xây dựng vùng ảnh hưởng tương hỗ không vượt ra ngoài chỉ giới kiểm soát an toàn hầm.
1.1.2.4. Theo kích thước tiết diện công trình
- Hầm có tiết diện nhỏ: bề ngang sử dụng của công trình nhỏ hơn 4m. - Hẩm có tiết diện trung bình: bề ngang sử dụng của công trình từ 4 đến lOm.
- Hầm có tiết diện lớn: bề ngang sử dụng của công trình lớn hơn 10 m và có diện tích tiết diện lớn hơn 100 m 2.
Ngoài ra có thể phân loại theo hình dạng vỏ hầm, phương pháp thi công... 1.1.2.5. Theo chiều dài công trình
Để phân loại công trình hầm giao thông, dựa trên chiều dài công trình L (m):
TT Cấp công trình Loại công trình Chiều dài hầm L (m) Hầm đường ô tô tối thiểu 2 làn xe
Hẩm đường sắt đường đồi 5.000
Hầm giao thông đô thị 3.000
Hầm mêtro, tàu điện ngầm Các loại
Hầm đường ô tô tối thiểu 2 làn xe
Hẩm đường sắt đơn hoặc đường đồi3.000 đến < 5.000m
Hầm giao thông đô thị 1.000 đến < 3.000m
Hầm đường ô tô tối thiểu 2 làn xe
Hầm đường sắt đơn hoặc đường đôi 1.000 đến < 3.000m
Hầm giao thông đô thị L=100 đến < l.OOOm
Hầm đường ô tô tối thiểu 2 làn xe
Hầm đường sắt đơn hoặc đường đôiL=100 đến < l.OOOm
Hầm giao thồng đô thị L < lOOm
Hầm đường ồ tô tối thiểu 1 làn xe
Hầm đường sắt đơn hoặc đường đôi L< lOOm
Hầm cho xe thô sơ và người đi bộ Các loại
8
1 Đặc biệt
2 I 3 II 4 III 5 IV
Đối với các công trình có tầm quan trọng đặc biệt, các công trinh được xây dựng trong các điều kiện hiện trường đặc biệt bất lợi sẽ được nâng lên 1 cấp.
1.1.2.6. Theo chiều dài công trình
Tuổi thọ của công trình hầm thường rất lớn, thậm chí được coi là vĩnh cửu phụ thuộc vào cấp, loại, mục đích sử dụng và tầm quan trọng của công trình
Đối với các công trình hầm giao thông đô thị tại các nút giao thông khác mức thường được coi như một kết cấu cống chôn vùi và sử dụng tiêu chuẩn thiết kế cầu để tính toán thiết kế thì tuổi thọ còng trình hầm được quy định như đối với công trình cầu được quy định trong tiêu chuẩn thiết kế.
1.1.2.7. Theo công nghệ thi công
Có rất nhiều công nghệ thi công đã được áp dụng cho các công trình hầm.
- Hầm thi công bằng công nghệ đào trần (công nghệ đào và lấp): hầm được thi công bằng cách đào hố móng từ mặt đất (đào đắp thông thường, đào đắp trong tường khung vây cọc ván thép, đào đắp trong tường cọc BTCT, v.v...) rồi thi công kết cấu vỏ hầm tại chỗ hoặc lắp ghép. Thường gặp ở các hầm được xây dựng trong các khu vực đô thị, hầm đặt nông so với mặt đất.
- Hầm dìm: gồm các đốt vỏ hầm bằng BTCT thường hay BTCT dự ứng lực đúc sẵn trên bờ rồi được được đặt vào rãnh (đã được đào trước) ở dưới đáy sông hay đáy biển. Thường gặp ở các hầm được xây dựng ở sông, biển.
- Hầm thi công bằng công nghệ đào kín: hầm được thi công gần giống như quá trình đào hầm lò khai thác mỏ và khoáng sản đào trong lòng đất cùng với việc chống đỡ vách hang đào và thi công vỏ hầm.
- Hầm thi công bằng công nghệ TBM: hầm được thi công bằng một thiết bị đào hầm và thi công chuyên dụng với vỏ chống đỡ bằng thép có thể thực hiện toàn bộ hoặc một phần công việc thi công công trình hầm. Thường gặp ở các công trình hầm đặt sâu hoặc hầm đặt nông xây dựng bên dưới đường ô tô.
- Hầm thi công bằng công nghệ NATM: đất đá xung quanh hầm trở thành một bộ phận kết hợp với hệ thống chống đỡ toàn bộ của hầm. Hầm sử dụng hệ thống kết cấu chống đỡ kết hợp cùng môi trường đá núi xung quanh hầm đảm bảo khả năng tự chống đờ. Thường gặp ở các hầm được xây dựng qua núi.
1.2. UtJ NHUỢC Đ Ể M CỦA HAM t r o n g v iệ c LựA CHỌN CÁC PHUƠNG ÁN TUYÊN
1.2.1. Ưu điểm
Hầm là một phương tiện có hiệu quả để mở rộng khả năng vạch tuyến khi gặp chướng ngại trong những điều kiện khó khăn. Chướng ngại có thể là các vùng đồi núi, đỉnh phân thuỷ, các dòng sông, kênh rạch, vùng biển, các công trinh, khu vực đã xây dựng hoặc
9
các vùng có đặc điểm địa hình, địa chất không đảm bảo cho công tác thiết kế tuyến hoặc nằm trong các khu vực trọng yếu, các di tích lịch sử, các vùng sinh thái đặc biệt...
Phương án hầm được sử dụng trong các trường hợp gặp chướng ngại vật như núi cao, sông lớn, eo biển,... mà các giải pháp khác như làm đường vòng tránh hay làm cầu vượt đều khó khăn. Khi gặp các chướng ngại, tuyến đường phải đi vòng, kéo theo việc táng chiều dài tuyến, thay đổi độ dốc hoặc bố trí các công trình vượt qua. Điều này làm xấu đi điều kiện khai thác của tuyến, làm tãng chi phí, thậm chí có thể không thực hiện được, Vượt chướng ngại bằng hầm cho phép rút ngắn tuyến một cách đáng kể, giảm độ dốc. Điều đó cho phép tãng tải trọng tiêu chuẩn và tốc độ xe chạy, tải thiện các điều kiện kỹ thuật cũng như khai thác cho tuyến. Ngoài ra phương án hầm còn giúp tiết kiệm mặt bằng, giảm được gánh nặng của công tác giải phóng mặt bằng phục vụ xây dưng công trình giao thông, giảm ảnh hướng tới mỏi trường trong quá trình thi công và khai thác công trình. Đây là một vấn đề mà tất cả các dự án xây dựng công trình giao thòng ớ Việt Nam và trên thế giới đều phải cân nhắc, đặc biệt khi xây dựng công trình trong 'Ác thành phố lớn.
Việc lựa chọn phương án xây dựng hầm là khả thi khi:
- Đi qua các khu vực đô thị mà chi phí giải phóng mặt bằng ở đó quá cao và khổ thực hiện được công tác giải toả.
- Vượt qua núi phải lên dốc nhiều và có chiều dài lớn.
- Vượt qua sông, hồ nước hay biển có mật độ tàu bè đi lại lớn, yêu cầu thông thuỷ phức tạp.
- Đi qua những khu vực bào tổn, bảo tàng hay khu vực có môi trường nhạy cảm. - Khi có yêu cầu về tĩnh không dưới cầu cao hoặc sử dụng quá nhiều đất. - Chiều sâu của nền đường đào từ 15m trở lên.
Khi vượt các chướng ngại là nước, có thể chọn lựa cầu hoặc hầm. So với vượt báng cầu, việc vượt tuyến bằng hầm có những ưu điểm sau:
- Không phải bố trí khổ thống thuyền với sông thông thuyền, không ảnh hưởng tớ) sự lưu thông của tàu thuyền khi mật độ giao thông tăng lên theo thời gian.
- Chiều dài giao nhau với chướng ngại ngắn hơn, nhất là trong trường hợp khổ thóng thuyền cao, bãi sông rộng.
- Xây dựng đường dẫn thuận tiện hơn khi gặp các điểm giao nhau với khu vực dân :ư, khu vực xây dựng dày đặc, các khu vực trọng yếu.
- Tránh được các ảnh hướng do gió. mưa, bão, sóng... gây ra.
- Không làm xáo trộn khung cánh thiên nhiên tại khu vực bố trí công trình. - Quá trình thi công ít chịu ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu.
Hiện nay, trên thế giới đã tiến hành xây dựng các công trình hầm vượt biển, nổi tiếng nhất là hầm vượt biển Măngsơ nối liền hai nước Pháp và Anh.
10
Đế tăng khả năng thông xe của đường phố, giải quyết những điểm giao thông xung đột tại các khu vực dân cư đỏng đúc, địa bàn chật hẹp, có thể giải quyết bằng cách xây dựng các công trình nút giao lập thể (cầu vượt) hoặc các đường hầm. Hoặc người ta tách liêng một loại phương tiện giao thông (tàu điện, người đi bộ, xe cộ...) để giảm thiểu xung đột với các loại phương tiện giao thông khác bằng cách tách làn đưa lên cầu vượt hoặc đưa vào hầm. Phương án hầm thể hiện những ưu điểm lớn, đó là:
- Không làm phá hoại cảnh quan môi trường xung quanh.
- Hạn chế được ảnh hưởng do quá trình lưu thông của các phương tiện giao thông gây ra như khí thải, tiếng ồn, ánh sáng của đèn pha... đến môi trường xung quanh.
Riêng với loại hình giao thông đường sắt, việc tách riêng đường sắt và đưa xuống hầm, tổ chức dưới dạng xe điện ngầm (mêtrô), tàu ngầm... là hình thức phổ biến hơn hẳn so với phương án đưa đường sắt lên cao còn nhiều mới mẻ.
Để so sánh giữa phương án hầm dìm và cầu để vượt qua chướng ngại là nước (sông, biển), có thể căn cứ vào các tiêu chí như giá thành công trình, thời gian thi công, đặc điểm địa chất tại khu vực xây dựng, đặc điểm phương án và các yếu tố khác được so sánh cụ thể như sau:
Tiêu chí so sánh Hầm dìm Cầu
Giá thành
Thời gian thi cồng
Giá thành xây dựng ÍI thay đổi, tãng tỉ lệ với chiều đài, song nhìn chung chi phí lớn.
Nhìn chung thời gian thi công ngắn hơn do việc chế tạo các đốt và đào hào dìm được tiến hành đổng thời.
Phụ thuộc vào chiều dài nhịp, chiểu cao của trụ, điều kiện địa chất. Theo đó giá thành xây dựng có thể biến đổi trong một phạm vi rất lớn
Thời gian xây dựng bị chi phối bởi thi công kết cấu phần dưới và đường dản. Tuỳ theo đặc điểm địa chất và chiều dài nhịp.
Tác động nhiểu vào chi phí xây
Địa chất Phụ thuộc ít vào điều kiện địa chất
Do chiều sâu thông thuyền yêu cầu
nhỏ hơn nhiều so với tĩnh không
đựng. Khó khắc phục lún đường đầu cầu
Dài hơn và dốc hơn do phải bảo đảo thông thuyền.
Chiều dài, chiều cao và độ dốc
thông thuyền nên chiều dài ngắn.
Không làm ảnh hưởng đến không gian phía trên trong quá trình khai thác
Chiều cao quá lớn của một số bộ phận cầu như tháp cầu dây văng, cầu treo có thể cản trở việc sử dụng không gian phía trên (đường bay)
Vận hành Yêu cầu có các hệ thống vận hành và bảo đảm giao thông. Không yêu cầu
Các vấn đề khác
Nằm trong mồi trường ổn định, ít bị ảnh hưởng bởi các điều kiện khí hậu tự nhiên.
Điều kiện khí hậu tự nhiên ảnh hưởng nhiều đến xây dựng, khai thác
11
1.2.2. Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm đã trình bày ở trên, phương án xây dựng hầm có khá nhiều nhược điểm như sau:
- Giá thành công trình xây dựng thường cao hơn do phải thực hiện khối lượng công tác đất khá lớn.
- Phải đảm bảo thoát nước, thông gió, cung cấp khí sạch cho công trình. - Thời gian thi cống kéo dài do diện thi công chật hẹp.
- Công tác thi công yêu cầu trình độ kỹ thuật cao, còn tương đối mới mẻ ở nước ta. Hiện nay, hầm là kết cấu có giá thành tính theo đơn vị diện tích mặt đường là cao nhất. Giá thành của một hẩm có thể gấp 10 lần giá thành của một cầu ở cùng vị trí (kể cả giá khai thác bảo trì) vì vậy hầm chỉ sử dụng khi có những lý do xác đáng. Tuy nhiên, nếu tính tổng chi phí của dự án (bao gồm cả chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng, chi phí cơ hội bị mất đi do quá trình chiếm dụng mặt bằng phục vụ thi công công trình, v.v...) thì sự chênh lệch quá lớn này được rút xuống khá nhiều, chỉ còn khoảng 2 - 3 lần.
1.2.3. Những cân cứ để đánh giá sự phù hợp của hầm trong việc lựa chọn phương án tuyến
Để đánh giá mức độ phù hợp của hầm trong việc lụâ chộn plìưỡng ấn tuyến vơi 2 mức độ đánh giá là trực tiếp và gián tiếp, hiệp hội Đường bộ quốc tế (PIARC) đưa ra những tiêu chí sau đây :
- Giá thành công tác quy hoach và thiết kê:
+ Thăm dò khảo sát hiện trường bao gồm cả khảo sát địa kỹ thuật,
+ Tham khảo ý kiến của cộng đồng bao gồm mô hình và trưng bày, + Báo cáo quy hoạch và mổi trường,
+ Giá thành thiết kế bao gồm bản vẽ, thuyết minh và dự toán.
- Chi phí đền bù để giải phóng mặt bằng:
+ Tiền đất trả cho cá nhân, cho thương mại và công nghiệp,
+ Chi phí tái định cư,
+ Chi phí các tiện ích công cộng.
- Giá thành xây dựng:
+ Giá thành công trình thưc tế,
+ Giá thành của các thiết bị trong hầm,
+ Giá thành các công trình hạ tầng có liên quan và cần phải thay thế để tạo diều kiện phát huy hiệu quả của hầm đến mạng lưới giao thông,
+ Giá thành xử lý cách âm và chống ồn.
12
- G iá thành khai thác:
+ Thông gió và chiếu sáng,
+ Dịch vụ phòng chữa cháy,
+ Hệ thống truyền hình nội bộ,
+ Công tác kiểm tra định kỳ,
+ Huấn luyện nhàn viên cấp cứu,
+ Kiểm tra và điều khiển giao thông.
- G iá thành bảo trì cho các hạng mục:
+ Mặt đường,
+ Vệ sinh,
+ Các thiết bị phục vụ khai thác công trình
+ Các công trình phục vụ có liên quan.
- Lợi ích người sử dụng:
+ Giảm thời gian và chiểu dài đi lại (xe khách và xe hàng) bù lại bằng tiền thu phí (nếu có),
+ Giảm sô lượng tai nạn,
+ Giảm lun lượng xe trên các đường khác.
- Những thay đổi về giá trị đất đai, tài sản và lợi tức:
+ Thay đổi giá trị đất đai và tài sản, lợi tức cho các khu vực xung quanh công trình cũng như trên diện tích có liên quan.
+ Khả năng thu hồi lại mặt bằng sau khi xây dựng xong.
- Hiệu quả gián tiếp:
+ Sự phát triển trong tương lai của mạng lưới giao thông trên mặt đất,
+ Sự thay đổi tuyến vận chuyển hàng hoá và hành khách do hiệu quả của sự thay đổi chi phí sử dụng của khách hàng
- Các yếu tố liên quan đến việc bảo vệ môi trường và hiệu quả xã hội: thường không thể đánh giá bằng tiền bạc hoặc định lượng đầy đủ. Hiệu quả xã hội của việc xây dựng hầm đem lại một tuyến vận chuyển mới có thể mang đến lợi ích cho một số nhóm trong cộng đồng và làm thiệt hại cho một số khác. Đó là:
+ Sự thay đổi mối quan hệ cộng đồng do sự ly tán hay do con đường mới xây dựng. + Giá trị mỹ quan của dự án đối với người sử dụng và cộng đồng.
+ Sư linh hoạt trong tãng trưởng năng lực vận tải của tuyến đường trong tương lai (khoảng 20 năm).
13
+ Những nhược điểm và khiếm khuyết tạm thời trong quá trình xây dựng ảnh hưởng đến công việc thương mại và cộng đồng.
+ Tác động đến sự sinh sống của động vật và thực vật.
- Các yếu tố có thể đo được: có thể xác định được nhưng khó có thể đánh giá bàng tiền bạc. Chúng rất cần trong việc quyết định giải pháp xây dụng hầm và cũng là r.hững cơ sở để kiến nghị. Đó là:
+ Tiếng ồn: Hầm có thể gây ra tiếng ổn trong khu vực tuy không lớn như '.uyến đường lộ thiên. Vì vậy vẫn cần phải bảo đảm mức độ tiếng ồn cho phép ớ cửa hầm hay các lỗ thông hơi. Việc giảm tiếng ồn cũng là một lý do để quyết định xây dựng hầm.
+ Ô nhiễm không khí: Độ ô nhiễm không khí từ đường và các vùng phụ cận có thể đo được cũng là một yếu tố để xác định phương án kiến nghị.
+ Tầm nhìn: Tầm nhìn trên đường là một nguyên nhán gây trở ngại cho rrột số người. Việc xác định hiệu quả của tầm nhìn là rất khó định lượng.
+ Ảnh hưởng rung động từ hầm tới nhà cửa và các kết cấu xung quanh trong cả giai đoạn xây dựng và khai thác công trình.
- Mức độ dịch vụ: hiệp hội Dường bộ quốc tế (PLARC) mô tả mức độ dịch vụ u yếu tố làm cho người sử dụng cảm thấy dễ chịu khi lái xe mà không bị những cản txỏf rối loạn. Trên toàn thế giói khái niệm mức độ dịch vụ được quan tâm nhiều, thậm d í còn ảnh hưởng đến việc quyết định các yếu tố hình học của tuyến đường.
14
Chương II
N H Ũ N G N G U Y Ê N TẮC THIẾT K Ê
C Ô N G TRÌNH H Ầ M GIAO T H Ô N G
2.1. NHŨNG NGUYÊN TÁC THIẾT KẾ CHUNG
Hầm giao thông là một bộ phận của tuyến đường. Vì thế, bình đổ và trắc dọc của hầm cùng phải được thiết kế theo những tiêu chuẩn chung của tuyến đường có xét đến các đặc điểm khi đi ngầm. Còng trình phải đảm bảo giao thông an toàn, liên tục và tốn ít cống duy tu, bảo dưỡng trong quá trình sử dụng. Tuổi thọ của công trình hầm phải thoả mãn quy định của tiêu chuẩn kỹ thuật được sử dụng để thiết kế hầm:
- Tiêu chuẩn TCVN 4527:1988: Hầm đường sắt và hầm đường ồtô được thiết kế theo tiêu chuẩn vĩnh cửu, có độ bền cấp I.
- Quy chuẩn thiết kê hầm (đang được đề nghị ban hành): phải đảm bảo tối thiểu là 100 năm cho các công trình từ cấp III trở lên và công trình cấp IV có quy mô vĩnh cửu. Riêng công trình cấp IV bán vĩnh cửu, tuổi thọ công trình tối thiểu 50 năm.
- Tiêu chuẩn 22TCN272-05: hầm được thiết kế như một kết cấu cống chôn vùi trong đất có tuổi thọ 100 nôm hoặc theo yêu cầu cụ thể của Chủ đầu tư.
Khi thiết kế hầm phải căn cứ vào luận chứng kinh tế - kỹ thuật của tuyến đường và luận chứng kinh tế - kỹ thuật riêng của công trình hầm đã được phê duyệt, có xét đến yêu cầu của quốc phòng. Trong quy hoạch xây dựng công trình ngầm, cần xem xét rất nhiều các điều kiện, yếu tố cụ thể khác nhau của vị trí xây dựng nhưng việc lựa chọn cấu tạo và hình thái hợp lý của công trình là công việc cơ bản và quan trọng nhất. Khi thiết kế công trình hầm phải căn cứ vào tài liệu đo đạc, khảo sát địa chất công trình và địa chất thuỷ văn. Vị trí đặt công trình nên chọn nơi có địa hình ổn định, địa chất tốt, tránh các vùng đang có trượt lở, hoặc sắp trượt lở, những vùng có hang động cac-tơ. Nếu bắt buộc phải đi qua những khu vực đó thì cần có các biện pháp ngăn ngừa, gia cố kết cấu hầm nhằm đảm bảo khả năng làm việc và ổn định.
Vị trí của hầm được chọn lựa theo các tiêu chuẩn: kinh tế - kỹ thuật, địa chất và địa chất thuỷ vãn, địa hình, điều kiện thông gió, phù hợp với yêu cầu quốc phòng, đồng thời phải kết hợp chặt chẽ với thiết kế tổng thể của tuyến đường vể mặt bằng và mặt cắt dọc.
Ngoài các yếu tố kể trên trong quá trình thiết kế tuyến hầm phải chú ý đặc biệt đến các vấn đề sau:
15
- Tiêu chuẩn thiết kế và phương pháp xây dựng phù hợp, có hiệu quả. - Mặt cắt ngang hầm phải bảo đảm có thể bố trí toàn bộ thiết bị và phương tiện. - Lường trước và hạn chế sự cố trong việc quản lý trước, trong và sau khi xây dựng. - Đảm bảo an toàn cho người sử dụng trong khi khai thác và bảo trì. Hầm giao thông có một số đặc điểm nổi bật so với các dạng phương án tuyến khác (cầu, đường) như sau:
- Không có các điểm nối, bãi dừng đỗ xe, điểm quay đầu xe.
- Là một con đường kín có tĩnh không hạn chế theo chiều đứng và chiều ngang. - Chiếu sáng và thông gió nhân tạo.
Khi vào và ra khỏi hầm hay vào - ra liên tiếp các hầm liền nhau, người tài x ế có thể căng thẳng, không thoải mái và có thể đánh giá sai độ dốc thực tế. Vì vậy để hạn chế tối đa khả năng xảy ra tai nạn trong hầm, cần chú ý đặc biệt hơn khi thiết kế các yếu tố của tuyến.
2.1.1. Các yêu cầu cơ bản về sử dụng không gian ngầm và chỉ giới xây dựng cóng trình hầm giao thông
2.1.1.1. Yêu cầu vê sử dụng không gian ngầm
Khi thiết kế và xây dựng công trình hầm giao thông phải sử dụng không gian ngầm tiết kiệm, chi phí xây dựng thấp và khai thác công trình đạt hiệu quả cao.
a) Đối với hầm đường ô tô và hầm đường sắt
Không gian trong hầm được bố trí đủ yêu cầu khổ giới hạn thông xe trên tuyến cũng như xét đến nhu cầu mở rộng trong tương lai, bố trí hệ thống thiết bị phụ trợ và hệ thống vận hành bảo dưỡng hầm. Việc mở rộng không gian trong hầm kết hợp với mục tiêu khác phải được cấp quyết định đầu tư chấp thuận.
b) Đối với hầm giao thông đô thị
Khi khống có yêu cầu đặc biệt, không gian trong hầm đường sắt và hầm đường ố tô trong đô thị phải tuân thủ các yêu cầu nêu tại mục a). Hầm cho người đi bộ ngoài các yêu cầu nêu trên, khi thiết kế và xây dựng nên xem xét đến việc sử dụng không gian trong hầm cho các mục tiêu khác kết hợp và phải được cấp quyết định đầu tư chấp thuận.
2.1.1.2. Yêu cầu vê chỉ giới xây dựng công trình hầm
a) Yêu cẩu chung
Khi thiết kế và xây dựng công trình hầm giao thông không được vượt ra ngoài phạm vi chỉ giới xây dựng công trình hầm đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Chỉ giới xây diừig hầm qua núi
Khi xây dựng hầm đường ô tô và hầm đường sắt qua núi, chỉ giới xây dựng được xác định bao 'gồm:
16
- Chỉ giới xây dựng công trình hầm đặt nông cho khu vực cửa hầm và đoạn hầm đặt nông (bao gồm hầm chính, hầm lánh nạn, hầm phụ trợ k h ác) được xây dựng theo công nghệ thi công đào hở.
- Chi giới xây dựng công trình hầm đặt sâu cho khu vực hầm và hệ thống công trình phụ trợ ngầm trong lòng núi dược xây dựng theo cổng nghệ thi công NATM hoặc công nghệ thi công hầm bằng máy TBM.
- Chi °iới xây dựng hầm eiao thôns dô thị.
Khi xây dựng hầm đường giao thòng đô thị, chỉ giới xây dựng được xác định bao gồm:
- Chỉ giới giới xây dựng công trình hầm đặt nông cho hệ thõng công trình hầm (bao gồm hầm giao thông, hầm phụ trợ và cửa hầm) được xây đựng theo công nghệ thi công đào hờ.
- Chỉ giới xây dựng công trình hầm dặt sâu cho hầm và hệ thống công trình phụ trợ ngầm được xây dựng theo công nghệ thi công hầm bằn° máy TBM.
- Đối với hầm qua sông được xây dựng theo công nghệ thi công hầm dìm, chỉ giới xây dựng công trình hầm đặt nông được áp dụng và mặt đất được tính từ đáy sông.
2.1.1.3. Yêu cấu ré xây dựng liên quan đến chỉ giói xây dựtĩg
a) Đối với các hầm ýiiíì lliâìíỊ í/lì,! núi
Không cho phép xây dựng hất cứ công trình trên mặt đất hoặc công trình ngầm vi phạm hành lang bảo vệ công trình ngẩm. Trong trường hợp cần thiết phải có các giải pháp kỹ thuật đặc biệt đảm bảo an toàn cho cóng trình hầm đã xây dựng.
b) Đ ỏi với các liổm íỊÌao thông dỏ thị dặt nồng.
- Có thể xây dựng đường giao thông, các công trình công cộng như công viên, bãi đỗ xe và các công trình cộng cộng khác trên mặt đất trong phạm vi hành lang bảo vệ công trình hầm nhưng không cho phép xây dựng kết cấu móng có tải trọng tập trung gây ảnh hưởng đến công trình hầm bên dưới.
- Khi xây dựng các công trình bén cạnh hành lang bảo vệ công trình ngầm có móng đặt sâu phái xét đến các ảnh hường tương hỗ giữa các công trình đó.
c) Đối với các hẩm giao thông dô thị đặt sâu.
- Khi thiết kế và xây dựng hầin oịao thông đô thị phải xác định chỉ giới kiểm soát an toàn hầm khòng vi phạm nền móng các cóng trình đã xâv dựng trước đó. Trường hợp vi phạm trong giới hạn cho phép (không phạm chí giới xâv dựng cống trình hầm đặt sâu) có thể thực hiện được nhưng phải có các giải pháp kv thuật đặc biệt nhằm không ảnh hướng đến công trình đã xây dựng.
- Không được xây dưng hầm giao thông đô thị cắt qua các hành lang bảo vệ công trình ngầm phục vụ quốc phòng hoặc các công trình đặc biệt quan trọng khác. Trong trường hợp cần phải cắt qua phải được Thủ tướng chính phủ cho phép.
- Khi xây dựng các công trình trên mặt đất, nền móng các công trình không được vi phạm chỉ giới kiểm soát an toàn hầm và phải xét đến các ảnh hưởng tương hỗ giữa các công trình đó.
2.1.2. Những yêu cầu về vật liệu thi công công trình hầm
2.1.2.1. Yêu cầu chung
Việc lựa chọn vật liệu xây dựng công trinh hầm giao thông ngoài những yêu cầu chung, vật liệu xây dựng phải phù hợp với công nghệ xây dựng hầm và các yêu cầu khác nhằm tạo ra hệ thống kết cấu công trình bền vững và đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Ưu tiên sử dụng vật liệu xây dựng sẵn có trong nước, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và hiệu quả kinh tế.
- Vật liệu không gây độc hại, ô nhiềm môi trường trong suốt thời gian xây dựng và khai thác công trình, hạn chế gây ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm.
- Phế thải trong xây dựng phải tính đến hậu quả kinh tế và phương pháp xử lý.
- Vật liệu xây dựng đảm bảo yêu cầu chống ồn và bụi ảnh hưởng đến cư dân ở phạm vi xây dựng.
- Toàn bộ các phần lộ ra trong hầm phải sử dụng vật liệu chống cháy nổ.
- Tuổi thọ của vật liệu xây dựng dùng trong công trình hầm giao thông ít nhất phải bàng tuổi thọ công trình.
2.1.2.2. Yêu cầu về vật liệu thông thường
Vật liệu thông thường bao gồm kết cấu thép, neo thép, bê tông phun, bê tông và bê tông cốt thép, kết cấu chống đỡ bằng gang, vữa xi măng và phụ gia cho bê tông...được chọn sử dụng trong xây dựng công trình hầm giao thông, đặc biệt hầm giao thông đô thị được xây dựng trong vùng có địa chất yếu, mực nước ngầm cao, vật liệu xây dựng phải
đảm bảo các yêu cầu sau:
- Nên chọn vật liệu bê tông mác không thấp hơn 28MPa có độ chống thấm cao để xây dựng kết cấu vỏ hầm.
- Kết cấu mặt đường bê tông xi măng được sử dụng trong hầm đường ô tô, với hầm đường sắt phải dùng tà vẹt bê tông cốt thép hoặc kết cấu ray đặt trực tiếp, không được dùng tà vẹt gỗ hoặc vật liệu dễ cháy.
- Hệ thống kết cấu phụ trợ trong hầm phải chọn loại vật liệu có khả năng chống cháy nổ cao.
2.1.2.3. Yêu cầu vé vật liệu đặc chủng
Vật liệu đặc chủng bao gồm bê tông tự chống thấm, vật liệu phòng nước, vật liệu khe nối cho kết cấu vỏ hầm, vật liệu gia cố đất trong quá trình đào hầm. Khi sử dụng vật liệu đặc chủng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
18
- Phụ gia dừng cho bẽ tông và vữa xi măng phải chọn loại không gây tác dụng có hại đối với môi trường.
- Vữa hoặc hóa chất sử dụng gia cố nền đất khi đào hầm và bơm sau vỏ hầm phải chọn loại không độc hại với môi trường nước ngầm, đặc biệt khi xây dựng hầm giao thông trong đô thị.
- Hạn chế sử dụng tấm chì chèn khe nối trong kết cấu vỏ hầm lắp ghép. Trong trường hợp có yêu cầu sử dụng, không được để mối nối thi công có tấm chì chèn khe lộ ra bẽn trong hầm.
- Vật liệu PVC hoặc các loại vật liệu khác làm lớp phòng nước chỉ được lắp đặt sau kết cấu bê tông vỏ hầm.
- Vật liệu cao su, tấm chận nước (Waterstop) bằng vật liệu PVC lắp đặt trong khe nối kết cấu BTCT vỏ hầm lắp ghép, hoặc các khớp nối các đoạn hầm dìm phải thiết kế cấu tạo đảm bảo chống cháy.
2.1.3. Các yêu cầu cơ bản khi thiết kê và thi công công trình hầm giao thông
- Khi lựa chọn vị trí tuyến hầm phải xem xét đến các điểu kiện địa hình, địa kỹ thuật, khí tượng thủy văn và phù hợp vớị quy hoạch tống thể khu vục, tổng thể tuyến đường, quy hoạch mạng lưới giao thông đã được cấp quyết định đầu tư phê duyệt.
- Hầm giao thông phải đảm bảo các yôu cầu về kỹ thuật, khai thác sử dụng, vệ sinh công nghiệp, phòng chống cháy nổ, an loàn giao thông, chi phí thấp cho công tác duy tu bảo dưỡng trong suốt quá trình sử dụng.
- Khi lập thiết kế phải đưa ra giải pháp phù hợp cũng như giải pháp công nghệ thi công nhằm hạn chế thấp nhất các khó khán gặp phải khi đào hầm cũng như kiểm soát chất lượng công trình và giá thành xây dựng.
- Hầm giao thông được xây dựng phải đảm bảo luôn khô ráo, phải thiết lập các giải pháp như lớp phòng nước, kết cấu ngăn cách nước hoặc các giải pháp kỹ thuật đặc biệt khác, trong mọi trường hợp không cho nước thấm chảy vào hầm.
- Bề mặt bê tông trong hầm phải đảm bảo phảng nhẩn, trong mọi trường hợp đều không cho phép dùng vữa trát hoàn thiện. Khi có yêu cầu bề mặt bê tông trong hầm được sơn bằng loại sơn chịu nước.
2.2. THIẾT KẾ MẶT BẰNG CÔNG TRÌNH
Mặt bằng của công trình hầm có thể bô trí thẳng, cong hoặc xen kẽ các đoạn thẳng và đoạn cong, v ể nguyên tắc, khi quy hoạch các tuyến hầm, cần cố gắng bô' trí tuyến là đường thẳng thì chiều dài công trình là ngắn nhất, kích thước tiết diện nhỏ nhất, thi công
19
dễ và vận hành thuận tiện. Tuy nhiên, trong thực tế, không phải lúc nào cũng đạt được điều này. Nếu trong hầm bắt buộc có đường cong thì các đường cong đó nên bố trí gần các cửa hầm.
Những yêu cầu cơ bản về mặt bằng tuyến và hầm như sau:
- Hướng tuyến thẳng hoặc đường cong bán kính lớn được ưu tiên sử dụng. Hầm đường ô tỏ trên đường cong, bán kính đường cong nằm tối thiểu ngoài yêu cầu về cấp dường phải thỏa mãn tầm nhìn 2 chiều cho xe với tốc độ thiết kế.
- Khi phải xây dựng hai hầm gần nhau hoặc xây dựng hầm gần các công trình khác, phải xem xét các ảnh hưởng tương hổ giữa các công trình đó.
- Đối với hầm cho người đi bộ, không gian trong hầm ngoài yêu cầu đảm bảo giao thông, nên xem xét đến các yêu cầu khai thác các dịch vụ khác kết hợp như khu bán hàng, trưng bày sản phẩm... nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng của hầm cũng như đảm bảo môi trường và an toàn giao thông.
Có rất nhiều dạng sơ đồ mạng lưới tuyến hầm trên bình đồ:
- Dạng vòng xuyến xuyên tâm: bao gồm nhiều tuyến thẳng có hoặc không giao cắt nhau, bố trí cục bộ trong một khu vực hay chạy xuyên qua khu vực trung tâm. Một tuyến dài nhất dạng hình vòng xuyến cắt qua tất cả các tuyến đường thẳng còn lại với mục đích đảm bảo sự trung chuyển giữa các tuyến, giữa các vùng khác nhau trên bình đồ.
Hình 2.1. Mặt bằng mạng lưới tuyến tàu điện ngầm ở Matxc(f\'a - Nga
Đây là dạng sơ đồ bố trí tuyến trên mặt bằng được áp dụng nhiều nhất cho mạng lưới đường tàu điện ngầm, mêtrỏ ở nhiều thành phố lớn trên thế giới như Matxcơva - Nga, Tokyo - Nhật Bản, Bắc Kinh - Trung Quốc.
20
- Dạng mạng đường song song: bao gồm nhiều tuyến thing chạy song song với nhau cùng cắt qua khu vực trung tâm tạo thành mạng lưới đường song song dạng bàn cờ.
Hình 2.2. Mặt hằng mạng lưới tuyến tàu diện ngầm ỞPari - Pháp
- Dạng tự do: các tuyên dương hám được bô trí tuân theo đặc điểm tự nhiên (sông, núi, eo biển, v.v...) hoặc theo đặc (liêm phân bô' dân cư của jkhu vực.
Đây là dạng sơ đồ bố trí mạng lưới tàu điện ngầm có vẻ khõng logic, rắc rối nhưng lại đặc biệt phù hợp với đặc điểm của khu vực. đáp ứng được nhu cầu đi lại hành khách trong khu vực. Dang sơ đồ này được áp dụng ở thành phò' London - Anh và New York - Mỹ.
Cấu tạo mặt bằng của một công trình hầm có thể gồm có một hoặc nhiều hầm và đảm nhiệm các chức năng khác nhau. Công trình có thể chỉ gồm một hầm chính phục vụ cho
21
phương tiện đi lại và các buồng kỹ thuật để phục vụ cho cô n g tác vận hành, duy tu, sửa chữa côn g trình hoặc có thêm các hầm phụ, hầm lánh nạn, hầm n g a n g ...
2.2.1. Hầm đường sát và mêtro
V iệc bố trí mật bằng hầm được xác định theo thiết k ế của tuyến bên ngoài nối lién với hầm và phải thoả mãn những yêu cầu quy định về kỹ thuật trong quá trình sử dụng. Mặt bằng của tuyến được xác định trên cơ sở quy hoạch chung của toàn bộ m ạng lưới giao thông tại khu vực.
Trong thành phố, mặt bằng hầm phụ thuộc vào vị trí của các ga và m ạng lưới giao thông trên mặt đất. Khi côn g trình đặt nông, nó thường được bố trí dọc theo các đường trục chính của giao thông đô thị. Khi côn g trình đặt sâu, hướng tuyến phụ thuộc chủ yếu vào vị trí các ga. Hầm nối giữa các ga thường đi theo hướng ngắn nhất giữa các ga.
Hình 2.4. Mặt bằng b ố trí hệ thống tàu điện ngầm ỞTokyo - Nhật Bản
Mặt bằng của hầm đường sắt lấy theo T C V N 4 1 1 7 :1 9 8 5 với bán kính cong nhỏ nhất bằng 600m . Trị số bán kính con g R bị hạn ch ế bởi các điều kiện khai thác tuyến, dạng đầu m áy sử dụng trên tuyến. Bán kính cong càng nhỏ thì điều kiện khai thác tuyến càng bất lợi, gây khó chịu cho hành khách khi tàu chạy trên các đoạn co n g và ch ỗ quay đầu.
Đ ể đảm bảo tàu chạy êm thuận hơn, người ta còn sử dụng các đoạn đường cong chuyển tiếp từ đoạn thẳng vào đoạn con g của hầm . T heo quy trình của Ljên X ô thì với bán kính con g nhỏ hơn hoặc bằng 12 0 0m , bắt buộc phải đưa vào các đoạn đường con g chuyển tiếp.
V ới những đoạn hầm trên đường cong, cần chú ý các đặc điểm sau:
- Phải m ở rộng khổ hầm trên đoạn đường con g, do đó làm tăng khối lượng đào hầm và xây vỏ;
22
- Khi bán kính cong nhỏ, ray mòn nhanh, làm xấu đi điều kiện thông gió, đặc biệt đối với những hầm thông gió tự nhiên.
Mặt bằng công trình hầm đường sắt thường chỉ gồm m ột hầm chính và các buồng kỹ thuật, có hoặc không bố trí các hầm tránh, hầm thoát hiểm phụ d ọc theo tuyến. N ếu bố trí hang tránh xe và hang tránh người thì cần bố trí ờ cả 2 phía và đảm bảo các yêu cầu của luật giao thông đường sắt. Tại các vị trí nhà ga ngầm trung tâm , côn g trình có thể được m ớ rộng trớ thành một tổ hợp công trinh ngầm thực hiện các dịch vụ phục vụ cho hành khách đi tàu và còng tác quản lý, vận hành, khai thác tuyến ngầm .
2 .2.2. H ầm đường bộ
Mặt bằng của hầm đường bộ cũng cần thoả mãn các yèu cầu chung của tuyến lộ thiên và có thêm m ột số các bổ sung đặc biệt.
H ầm nên cố gắng bố trí trên đường thẳng. Nếu không tránh khỏi những đoạn cong thì cần chú ý một số đặc điểm tại các đoạn cong:
- D o tường đứng chắn mà tầm nhìn xa bị thu hẹp so với những đoạn con g lộ thiên. - Bể rộng của đường cần tăng lên, chiều dài đường hầm tăng
- Đ iểu kiện thông gió bất lợi.
- Giá thành xây dựng tăng, côíìg tấc cấiìì tuyến, iỉìi công plìức tạp.
Bán kính của những đoạn cong trong hám được xác định theo điều kiện an toàn về tầm nhìn cần thiết, điều kiện an toàn để đảm bảo xe không bị trượí. Bán kính con g trên mặt bằng của hầm đường bộ không nhỏ hơn 250m , trường hợp địa hình đặc biệt khó khăn cũng không nhỏ hơn ]50m . Đ ê đảm bảo an toàn trong trường hợp bất lợi nhất, chọn bán kính cong nhỏ nhất là trị số lớn nhất từ hai trị số được xác định như sau:
- Theo điều kiện an toàn về tầm nhìn:
s 2
R = — —
mm 8b,
Với: R min- bán kính cong nhó nhất của đoạn cong trong hầm (m);
s - khoảng cách nhìn thấy an toàn (m);
bị - khoảng cách đến tường hầm gần nhất (m ).
- Theo điều kiện an toàn của xe ớ khu vực đườnơ cong:
_ "'I
R - v
mm g(u = i)
Với: V - tốc độ (m/s);
g - gia tốc trọng trường (m /s2);
ụ. - hệ số trượt phụ thuộc vào loại kết cấu mặt đường;
i - độ dốc ngang của đường.
23
N goài hầm chính phục vụ cho phương tiện giao thông, cần thiết k ế các hang tránh cho người và cho xe trong hầm. H ang tránh được b ố trí so le nhau ở hai bên tường hầm với khoảng cách giữa các hang ở m ỗi bên là 300m với hang tránh ch o xe và 6 0m với hang tránh cho người.
^trá n h
Hầm chính
-trânh XX Hám tránh
Hình 2.5. Bố trí hang tránh cho người và xe trong liầm
Khi hầm đường bộ nằm trên tuyến giao thông quan trọng, cần thiết k ế hầm thoát hiểm chạy song song với hầm chính đảm nhiệm chức năng lố i thoát hiểm ch o người và phương tiện. Trong trường hợp xảy ra sự c ố bên trong côn g trình hầm , người đi bộ và các phương tiện sẽ đi qua các hầm ngang sang hầm thoát hiểm để thoát ra bên ngoài.
Hầm ngang cho ôtô Hám ngang cho người đi bộ Hầm thoát hiếm
Hầm chính Hầm loc bui Buổng kỹ thuật
Hình 2.6. Mặt bằng của một công trình hầm đường bộ
Đ ối với hầm đường ô tô phục vụ giao thông đô thị từ cấp I trở lên, cần phải xây dựng hầm thoát hiểm cho người và xe ô tô dưới 12 chỗ. Trường hợp xây dựng 2 hầm trên tuyến không yêu cầu xây dựng hầm thoát hiểm (hầm này làm chức năng thoát hiểm cho hầm kia). N gách ngang nối từ hầm chính sang hầm thoát hiểm được xây dựng với khoảng cách tối đa 4 0 0 m cho người và tối đa 1600m ch o x e ô tô. Khi có yêu cầu cần thiết, hầm đường ô tô và hầm giao thông đô thị cấp II có thể xây dựng côn g trình thoát hiểm nhưng phải được cấp quyết định đầu tư chấp thuận.
N goài ra, cần bố trí điểm đỗ và tránh xe trong hầm khi cần thiết:
- Đ ối với hầm đường ô tô phải xây dựng điểm đỗ x e khẩn cấp với khoảng cách tối đa 4 00m cho m ỗi chiều x e chạy. Hầm trên đường ô tô cao tốc không cần bố trí điểm đỗ x e khẩn cấp khi dải an toàn mặt đường trong hầm không bị thu hẹp.
2 4
- Hầm giao thông đô thị ngoài các yêu cầu nêu trên, có thể b ố trí điểm đỗ xe với các yêu cầu riêng và được cấp quyết định đầu tư chấp thuận.
- Khi có yêu cầu cần thiết, hầm đường ô tô cấp đặc biệt c ó thể xây dựng điểm quay xe trong hầm và phải được cấp quyết định đầu tư chấp thuán.
Hầm đi bộ với chức năng như chính tên gọi của nó được xây dựng ngang qua đường tại các khu vực tập trung đông dân cư. các khu thương m ại, giao dịch lớ n ,... Hầm đi bộ được bố trí cắt ngang qua đường, nằm dưới các nút giao thông trong thành phố nhằm m ục đích đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân tại khu vực mà không làm ảnh hưởng tới giao thông cơ giới trên mặt đất, trong hầm đường bộ hoặc trên các cầu vượt. Cấu tạo mặt bằng của hầm đi bộ không quá phức tạp:
- N ếu chỉ đơn thuần phục vụ mục đích đi lại thì mặt bằng hầm bố trí thẳng, đơn giản ngang qua đường và chỉ có một hầm chính có chiều dài bàng bề rộng đường và hai đầu có cửa lên xuống đặt trên vỉa hè.
- N ếu hầm kiêm chức nãng là các trung tâm thương m ại, dịch vụ dưới lòng đất thì mặt bằng hầm có thể phức tạp, nhiều đường nhánh, giao cắt khác nhau được thiết k ế nhằm phục vụ mục đích thương mại kết hợp với m ục đích đi qua đường của người đi bộ.
2.3. TH IẾT K Ế M ẶT CẮT DỌC C Ô N G TRÌNH
V ị trí của hầm trên trắc dọc được lựa chọn trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật giữa làm đường đào và đường hầm . Đ ể đảm bảo sự ổn định hiện tại và lâu dài của taluy đường đào và taluy đỉnh hầm, đổng thời đảm bảo chiều d ày tối thiểu của tầng đất trên đỉnh hầm để không xảy ra hiện tượng sạt lở khi thi côn g và lựa chọn, chiều dày vỏ hầm hợp lý. Đ ộ dốc dọc trong hầm giao thông được lựa chọn phụ thuộc vào tiêu chuẩn kỹ thuật tuyến đường. Hầm có độ dốc càng nhỏ càng tốt nhung không được cản trở sự thoát nước tự nhiên (với yêu cầu tối thiểu 0,1 %).
M ặt cắt dọc của hầm có thể chia làm 3 loại chính sau:
25
- Bằng phẳng:
- M ột hướng dốc.
- Hai hướng dốc.
V ề nguyên tắc, không bố trí mặt cắt dọc bằng phẳng vì làm bất lợi cho điều kiện thoát nước. Phương án này chỉ áp dụng trong các trường hợp tuyến đường sắt ngầm , tuyến đường ôtô ngầm hoặc côn g trình ngầm có nhiệm vụ đặc biệt. Khi đó, phải thiết kế hệ thống thoát nước riêng để đảm bảo tốt cho cô n g tác này.
Hình 2.8. M ặt cắt dọc hầm dạng bằng phảng
Phương án m ột hướng dốc thường gặp ở những hầm đường sắt, hầm đường bộ có chiểu dài không lớn lắm , hầm phục vụ nhiệm vụ đặc biệt, hầm thủy lợi.
Hình 2.9. M ặt cắt dọc hầm dạng m ột hướng dốc
Phương án dốc hai hướng có thể là dốc từ giữa hầm ra hai cửa, hoặc ngược lại, hoặc có đoạn hầm bằng phẳng nối giữa hai hướng dốc. Thường gặp ở những hầm đường sắt, hầm đường bộ có chiều dài lớn, hầm vượt sôn g, vượt qua các e o biển, khu vực nhà ga ngầm của tuyến đường sắt, chỗ giao nhau của những tuyến đường xây dựng ngầm trong đô thị, khi gặp những cô n g trình ngầm khác.
Hình 2.10. M ặt cất dọc hầm dạng dốc hai hướng
N goài ra còn có những dạng mặt cắt dọc trung gian giữa các dạng trên.
2.3.1. H ầm đường sát và mêtro
T heo quy định của tiêu chuẩn TCVN 4527:1988, mặt cất dọc của hầm đường sắt cần thiết k ế có độ dốc. có thể là dạng một hướng dốc hoặc hai hướng d ốc.
D ạng mặt cắt dọc một hướng dốc được áp dụng khi chiều dài hầm nhỏ hơn lOOOm cần tận dụng độ dốc để đưa tuyến đường lên cao.
Dạng mặt cắt dọc hai hướng dốc được áp dụng khi chiều dài hầm từ lOOOm trở lên.
Có thể được bố trí đoạn hầm dạng bằng phẳng trong phạm vi 2 0 0 đến 400m nhằm tác dựng chuyến đổi độ dốc. Khi đó, độ sâu của rãnh thoát nước được phân chia từ giữa hầm và dốc về hai phía cửa hầm với độ dốc dọc của rãnh cũng phải đảm bảo yêu cầu về độ dốc dọc tối thiểu trong hầm. Chiều dài đoạn hầm bằng phẳng lớn nhất của hầm được xác định từ điều kiện thoát nước bên trong hầm theo công thức sau:
Ị= 2(h2 - h 1)
i
Với: / - chiều dài đoạn hầm bằng phẳng (m);
hị - chiều sâu rãnh thoát của đoạn hầm bằng phang ở giữa hầm (m); h7 - chiều sâu rãnh thoát của đoạn hầm bằng phảng ở hai đầu của hầm (m); i - độ dốc dọc của rãnh thoát nước.
Đ ộ dốc dọc nhỏ nhất của hầm không nhỏ hơn 3%0 , trong trường hợp đặc biệt cũng không lấy nhỏ hơn 2%0.
+20
0
-20
-40
-60
0 1 2 3 4 5 6
H ình 2.11. Mặt cắt dọc của hám dường sắt vượt biển nói giũa Đan Mạch và Thuy Điển
Đ ộ dốc dọc lớn nhất trong hầm đường sắt căn cứ vào độ dốc ch o phép của tuyến đường sắt và chiều dài hầm:
- K hi L < 300m: Imax = ip
- K hi L > 300m : imax = m.ip
- Trên những đoạn cong trong hầm: imax = m.ip - ir
27
Với: L - chiều dài hầm (m );
imax - độ dốc lớn nhất trong hầm trên đoạn thẳng (%o);
i'max - độ dốc lớn nhất trong hầm trên đoạn cong (%o);
ip - độ dốc cho phép của tuyến đường sắt (%o);
ir - độ dốc do lực cản của đường con g gây ra (%o);
m - hệ số giảm độ dốc trong hầm , phụ thuộc vào chiều dài hầm , lấy theo bảng sau đây:
Chiều dài hầm L (m) Hệ số giảm độ dốc
300 4- 1000 0,90
1000 + 3000 0,85
3000 4- 5000 0,80
> 5 0 0 0 0,75
Đ ộ dốc dọc lớn nhất trong hầm đường sắt lấy nhỏ hon độ dốc dọc đường sắt bên ngoài hầm vì các lý do:
- Trong hầm độ ẩm cao, nước đọng trên mặt ray nhiều làm cho lực ma sát giữa ray và bánh xe giảm , làm giảm lực kéo đoàn tàu.
- Sức cản của không khí đối với sự vận chuyển của đoàn tàu lớn, đặc biệt là đối với trường hợp dốc về 2 phía cửa hầm.
- Trường hợp yêu cầu tăng lượng hàng hoá vận chuyển, rất khó khăn trong việc thay đổi làm giảm độ dốc dọc đã có.
- Đ ặc biệt khi sử dụng đầu m áy hơi nước, nếu độ dốc dọc của hầm lớn sẽ làm tăng lượng khí độc hại của đầu m áy không những ảnh hưởng đến sức khỏe của hành khách và côn g nhân đường sắt m à còn gây tác dụng ăn m òn phá hoại vỏ hầm .
ở khu vực cửa hầm , cần bố trí đoạn giảm độ dốc với chiểu dài bằng chiều dài tính toán của đoàn tàu.
2.3.2. Hầm đường bộ
M ặt cắt dọc của hầm đường bộ phải thiết k ế có độ dốc, có thể là dạng m ột hướng dốc hoặc hai hướng dốc. M ặt cắt dọc của hầm đường bộ phụ thuộc vào vị trí xây dựng côn g trình và chiều dài hầm.
- Dạng một hướng dốc chỉ được áp dụng khi chiều dài hầm nhỏ hơn 300m và cho đoạn giao nhau giữa tuyến ngầm và tuyến lộ thiên trong đô thị.
- Dạng hai hướng dốc được áp dụng khi chiều dài hầm từ 300m trở lên. - D ạng bằng phẳng chỉ được bố trí trên những đoạn hầm xem kẽ giữa những đoạn hầm có độ dốc thay đổi với chiểu dài lớn hơn lOOm.
2 8
Đ ộ d ốc của đoạn hầm đi dưới lòng sôn g cần chọn sao cho phù hợp với điều kiện thoát nước, đảm bảo độ dày cần thiết của tầng đất trên vỏ hầm và ch iều dài đoạn tuyến là ngắn nhất.
Đ ộ dốc nhỏ nhất trong hầm đường bộ là 4%0, trường hợp đặc biệt cũng không nhỏ hơn 3%0. Đ ộ dốc nhỏ nhất được chọn tuỳ theo chiều dài của hầm , hình thái lớp phủ mặt đường, phương pháp thoát nước. Tại những vị trí giao nhau với đường phố, độ dốc dọc của đoạn tuyến giảm đi vì nếu độ dốc này lớn thì chiều sâu đào về m ột phía cửa hầm sẽ lớn và chiều dài của đoạn nối tiếp giữa hai tuyến đường dài ra. Đ ộ dốc lớn nhất trong hầm đường bộ là 40%o, trường hợp đặc biệt cũng không quá 60%o.
Trên mặt cắt dọc, bán kính đường cong lồi không nhỏ hơn 6 0 .0 0 0 m và bán kính đường cong lõm không nhò hơn 8.000m . Hầm xây dựng trên đường cong đứng (lõm hoặc lồ i), bán kính đường cong tối thiểu ngoài yêu cầu về cấp đường phải thỏa m ãn tầm nhìn 2 chiều cho xe với tốc độ thiết kế.
2.4. TH IẾT K Ế M ẶT C Ắ T NG A N G
2.4.1. Các dạng mặt cắt ngang CƯ bản cua công trình hiìm giao thông
Mặt cắt ngang của hám có rất nhiều dạng khác nhau tuỳ thuộc vào m ục đích, nhiệm vụ của còn g trình ngẩm , điểu kiện dịa chất - thuỳ vần của nơi xây dựng côn g trình, phương pháp thiết kế và thi công hầm. Kích thước mặt cắt ngang bên trong hầm giao thông được lựa chọn trên cơ sờ khổ giới hạn kiến trúc hầm trong đó bao gồm khổ giới hạn khai thác, không gian đặt các thiết bị thông gió, chiếu sáng, cấp cứu, biển báo, V.V.. và sai s ố thi công cho phép. Hình dạng và kích thước mặt cắt ngang hầm phải được lựa chọn hợp lý khi trẽn cơ sớ ổn định kết cấu và thuận lợi trong xây dựng.
Hình tròn Hình móng ngựa Tường dứng có vòm
Hình clìữ nhật Hình elip
Hình 2.12. Các dạng mặt cắt ngang cơ bản cùa hầm giao thông
29
về cơ bản có các dạng mặt cắt ngang sau đây:
- Dạng hình tròn sử dụng thích hợp đối với những hầm được xây dựng trong những địa tầng đất yếu có áp lực lớn, ở những nơi có chiều sâu tầng đấĩ mỏng, những công trinh có áp lực nước tác dụng ở bên trong hoặc bên ngoài lớn, công trinh được thi công bằng máy đào hầm TBM.
Hình 2.13. Mặt cắt ngang hẩm trên tuyến dường sắt nhẹ hm ir - Thổ Nhĩ Kỳ
Có thể áp dụng dạng mật cắt ngang hình tròn kép tại khu vực nhà ga ngầm, vị trí giao cắt của các tuyến đường sất hoặc tàu điện ngầm hoặc cho các hầm kỹ thuật lớn.
Hình 2.14. Mặt cắt ngang hầm kỹ thuật ỏ thành phô'Waterfront
1- cáp điện; 2- tuyến thu chất thải lỏng đặc; 3- cáp viễn thông; 4- cáp thông tin; 5- gas; 6- cấp nước trung tính; 7- cấp nước sạch; 8- thoát nước thải; 9- hệ thống đun nóng và điều hòa
- Dạng hình móng ngựa sử dụng thích hợp trong những trường hợp có áp lực ngang là chủ yếu, được dùng nhiều trong xây dựng những tuyến đường sắt ngầm.
30
Hình 2.15. Mặt cắt ngang hầm Vereina Nam trên tuyến đường sắt Ratische Bahn - Đức
- D ạng tường đứng có vòm được dùng rộng rãi nhất, phổ biến trong trường hợp xây dựng ở những tầng đất, đá rắn áp lực tác dụng không lớn. G ặp nhiều trong xây dựng tuyến đường sắt ngầm và các loại các công trình ngầm có nhiẽm vụ đặc biệt.
- D ạng hình chữ nhật đuợc sử dụng thích hợp chủ yếu trong xây dựng những côn g trình có tầng đất m ỏng. Là dạng mặt cắt ngang thường được áp dụng ch o các hầm kỹ thuật, khu vực giao nhau giữa tuyến hầm với đường thành phố, những tuyến đường sắt ngầm có lóp đất phủ m ỏng. Đây cũng là dạng mặt cắt ngang thường gặp nhất của các cô n g trình hầm vượt sông, biển thi công bằng phương pháp hầm dìm .
Hình 2.16. Hẩm kỹ thuật Hình 2.17. Một đoạn vỏ hầm dìm đúc trên cạn ở Singapore của hẩm Preveza - Hy Lạp
- D ạng hình elip sử dụng chủ yếu cho xây dựng công trình ngầm ở nơi tầng đất yếu áp lực đất tác dụng lớn. Thường gặp trong xây dựng những nhà ga đường sắt ngầm , công trình vận tải thuỷ ngầm.
31
K ích thước mặt cắt ngang của hầm phụ thuộc vào luận chứng kinh tế - kỹ thuật, trạng thái áp lực địa tầng, phương pháp thi công công trình và các yêu cầu khác của địa phương.
K hông gian bên trong hầm giao thông phải đủ để phương tiện giao thông và người qua lại, đủ bố trí các trang thiết bị đầy đủ. V ì thế, mặt cắt ngang của hầm phải thoả mãn khổ giới hạn quy định với từng loại hình giao thông.
K hổ giới hạn của hầm là m ột đường biên không ch o phép bất cứ bộ phận nào của công trinh vĩnh cửu xâm nhập vào bên trong nó kể cả những sai lệch do đào hang và xây vỏ.
N hững đoạn hầm nằm trên đường cong phải có b ố trí siêu cao và m ở rộng hầm. 2.4.2. Thiết kẽ mặt cát ngang hầm đường sát và mêtro
Hình 2.17. Mặt cắt ngang của một hầm đường sắt
Mặt cắt ngang của hầm đường sắt phải có diện tích nhỏ nhất với điều kiện thoả mãn khổ giới hạn quy định cho hầm đường sắt:
Hình 2.18. Khổ giới hạn Hình 2.19. Khổ giới hạn cho dường sắt khổ 1435 cho đường sắt khổ 1000
32
Đ ối với hầm đường sắt, khi hầm nằm trên đường cong thì phải b ố trí siêu cao, do đó phải m ở rộng khổ hầm. Tuỳ theo tốc độ ch ạy tàu, bán kính co n g , đ ộ siêu cao của đoạn hầm cong có thể xác định theo công thức sau:
s V 2
AH = - ^ Ọ -
R-g
Với: AH - độ siêu cao của hầm trẽn đoạn cong (m);
s - khoảng cách giữa tim hai ray (in);
V - tốc độ của đoàn tàu (m/s);
R - bán kính cong của đường (m);
g - gia tốc trọng trường (m /s2);
Thường giá trị siêu cao AH không lớn hơn 160m m .
Trị số m ở rộng mặt cắt ngang của hầm đường sắt trên đoạn cong được tính toán như sau: - Cho đường sắt tuyến đơn:
+ M ở rộng về phía bụng đường cong (m m ):
+ M ở rộng về phía lưng đường cong (m m ): + Đ ộ m ở rộng toàn mặt cắt (mm):
. . . _ 4 0 5 0 H , w, = - .h R 1500
4 4 0 0 0
=: ~ —
2 R
w = Wj + w 2
1Ẵ
+ Đ ộ lệch giữa tim hầm và tim tuyên đường sắt (mm ): d = —(W j - W2 ). “2*
Ilình 2,19. Bố trí siêu cao của đoạn hầm dường sắĩ có nhặt cất ngang hình tròn 33
- Cho đường sắt tuvến đôi:
+ M ở rộng về phía lưng đường cong (mm):
■h
w2 =4 4 0 0 0
R
+ M ở rộng giữa hai tuyên:
À =
8 4 5 0 0 R
+ Đ ộ m ở rộng toàn mặt cắt (min):
w = w, + w 2 + A 1
+ Độ lệch giữa tiin hầm và tim tuyến đường sắt 1 (m m ): d = 20 0 — — (Wị - W2 - A)
+ Đ ộ lệch giữa tim hầm và tim tuyến đường sắt 2 (m m ): d = 20 0 + — (Wj - W2 + A)
Với: R - bán kính đường cong (m);
h - siêu cao ray ngoài (ram);
H - ch iều cao từ đỉnh ray đến cao độ tính toán (m m ).
K hi siêu cao ray ngoài của tuyên đường sắt 1 lớn hơn siêu cao ray ngoài của tuyến
đường sắt 2 thì giá trị À phải cộng ihèm trị số H 1 5 0 0
h (m m ).
2.4.3. Thiết kê mặt cát ngang hầm đường bộ và hầm chui đô thị
D ạng mặt cắt ngang của hầm đường bộ phụ thuộc vào đặc điểm khu vực, côn g nghệ thiết k ế và thi cô n g hầm . Đối với các hầm chui trong thành phố, hầm thường có dạng hình hộp đơn hoặc kép.
34
21000
1000_____________ 9250____________ 500___________ 9250 1001)
I
Hình 2.20, Câu tạo mặt cắt ngang hầm đường bộ nút giao thông Kim Liên - Hà Nội
K ích thước mặt cắt ngang của hầm đường bộ phụ thuộc vào cấp đường và s ố làn xe với điều kiện thoả mãn khổ giới hạn quy định cho hầm đường bộ:
u R - 1 J
I----------- -------------Ị
Hình 2.21. Khổ giới hạn cho dường bộ
Đ ổ i với hầm đường bộ, tuỳ thuộc vào cấp đường, số làn xe chạy trong hầm , giá trị R được lấy theo bảng sau:
Cấp đường õtô Số lần xe chạy trong hầm R (mm) 1 4 16000 + c
1 3 12000
1 2 8000
II 2 8000
III 2 7000
IV 2 7000
35
V ới c là chiều rộng của dải phân cách giữa ha.i liuồng khi bố trí 2 làn đ i và 2 làn về, ỉấy không nhỏ hơn 12 0 i0mm.
V ề cả hai phía củ a đỉường xe chạy đều c ó dải bảo vệ rộng 25cm , cao 2 5 cm để loại trù khả nãng va chạm thùng xe vào tường của vỏ hầm. v ề một phía của phần x e chạy c ó bố trí đường ch o người đi rông lm có thể phục vụ cho 1.000 người đi bộ trong m ột giờ. Khi m ật độ người đi bộ lớn hơn thì phải bố trí đường đi bộ ở cả hai phía với bề rộng lm .
Bề rộng m ặt đường xe chạv trong hầm điường ô tô) được thiết k ế và xây dựng phù hợp tiêu chuẩn chuyên ngàinh rahưng không nê'n thu hẹp mặt đường trên tuyến. Hầm trên đường ô tô xây dựng quia núi m ỗi hầm khômg nên vưcợt quá 3 làn xe, đường có nhiều làn x e nên xây dựng 2 hầm riêng biệt cho m ỗi chiều xe clhạy. Hầm giao thông đ ô thị nên cấu tạo mặt cắt ngang hình hộp> kép, m ỗi chiều xe chạy bố trí tối đa 4 làn xe. Bề rộng mặt đường x e ch ạy trong hẩm đ ường ô tô có 1 Hàn xe tối thiểu là 6m . Phạm vi các thông tin sau đây là các giá trị tham khảo với các quy định phẩn đường xe chạy ch o cá c hầm giao thông đường bộ tại c á c nước châu Âu, hầrn giao thiông đường bộ tại V iệt N am , chiều rộng làn x e và chiều rộ'ng v;ai đường theo T C V N tươing ứng với đường cao tốc và đường ô tô thông thường.
Bảng 2.1. Chiều rộng phần đường xe chạy chio đường hầm thành phô (m)
Dự kiến tốc độ dến 5ỉ0krtĩi/h Đến Okm/h
m ở rộng Khổng có iđưcờng) dải đỗ xe khẩn cấp Cốj đường dải đỗ xe khẩn cấp M ức tải <0,5 1 0„5-0,7 0,7-1,0 <<0,5 0,5-0,7 0,7-1,0 1 làn xe 3,50m :! 3i(5ơm ...... 11 ' 3,50m 3,25 3,50m 3,50m
2 làn xe 2 chiêu
2 làn xe 1 chiéu
3 làn xe 1 chiéu
4 và nhiều
6,50m
(2x3,25)
6,00m
(2x3,00)
9,00
(3x3,00+3,25)
7 ,00m
(29x3,50)
6,,50m
(2x3.25)
9„25m
(3,00+2x3,25)
7,00m
(2x3,50))
6,75m
(2x3,50))
9,50m
(3x3,00))
6,50rm (2\3,25)
6.00rm
(2x3,00)
9,00rm
(3x3,00)
6,50m
(2x3,25)
6,00m
(2x3,00)
9,00m
(3x,00)
6,50m
(2x3,25)
6,00m
(2x3,00)
9,25m
(2x3+3,25)
0,25m
0,25m
0,50m
mỗí 2 chiều
ỉàn xe -__Mỗi làn xe 3,00m
0,50m
Hầm đi bộ thường có mặtt cắt ngang dạng; hộp kín chữ nhật hoặc dạng hộp c ó tấm nắp vòm cong. Tĩnh không hầirn theo phương đứng không nhỏ hơn 2,3m còn theo phương ngang tuỳ thuộc vào m ức độ) sử dụng nhưng không nhỏ hơn 3,Om. Trong hầm phải bố trí đầy đủ các hệ thống phục viụ khai thác như chiếu sáng, thoát nước, thông g ió , các biện pháp an toàn như phòng chống cháy, nổ. Tromg các trường hợp đặc biệt còn phải xem xét bố trí cả các đường thoát hiểm . Cầu thang xuống hầm bố trí với độ dốc không lớn hơn 1 : 2. Phần cửa hầm tromg điều kiện mưa nhiều như nước ta nên có m ái che. C hiểu cao đất đắp trên đỉnh hầm cớ thể thay đổi nhưng không nhỏ hơn l , 0m.
36
2.5. TH IẾT K Ế KẾT CẤU v ỏ HAM
2 .5 .1 . N g u y ên lý chung
Đ ể b ố trí cóng trình trong lòng đất, người ta đào sâu vào lòng đất, tạo nên không gian ngầm g ọ i ỉà hang. Tuỳ theo chức năng và nhiệm vụ của công trình, điều kiện địa chất của vị trí xây dựng công trình mà hang có thể được sử dụng với điều kiện c ó hoặc không có biện pháp gia cường. Những hang được bố trí với mục đích để vận hành đều có gia cường bằng cấu tạo lớp vỏ, gọi là vỏ hầm.
Cũng giống như mặt cắt ngang của hầm, vỏ hầm cũng có các loại hình tròn, hình m óng ngựa, vòm có tường đỉnh, hình chữ nhật, hình elip. V iệc lựa ch ọ n hình thái vỏ hầm phải đảm bảo khổ hầm, chiều dày và tiết diện của vỏ phải nhỏ nhất nhưng đ ồn g thời phải đảm bảo yêu cầu chịu, đảm bảo đầy đủ không gian của côn g trình theo yêu cầu. V iệc ỉựa chọn cũng phải xét đến điều kiện thuận lợi cho quá trình thi cô n g cô n g trình. Hình thái tiết diện vỏ hầm chủ yếu phụ thuộc vào nhiệm vụ của công trình, tính chất, độ lớn của áp lực đất, điều kiện địa chất - thuỷ văn, phương pháp thi cô n g . N g o à i ra, các yếu tố khác cũng có ảnh hưởng đến việc lựa chọn cấu tạo vỏ hầm như:
- G iá thành của kết cấu vỏ,
- Loại vật liệu sử dụng,
- K inh nghiêm thiết kế và thi công,
- Đ ặc trưng của môi trường xung quanh.
Thiết k ế vỏ hầm không thể không xét đến phương pháp thi cóng và loại vì ch ốn g tạm . V ỏ hầm được coi là một bộ phận của hầm phải bảo đảm đẩy đủ các yêu cầu sau:
- G iữ ổn định trong quá trình thi công,
- G iới hạn nền đất chuyển dịch,
- G iữ kích thước và hình dạng,
- G iữ ổn định và độ bền lâu dài,
- Bảo đảm không thấm nước.
V ỏ hầm nên có hình dạng giống nhau trên suốt chiều dài hầm để thuận lợi ch o cô n g tác ván khuôn, các thiết bị thi công. Có thể bố trí hình dáng vỏ hầm thay đ ổ i khi gặp phải m ột số trường hợp sau:
- Á p lực địa tầng hoặc điểu kiện địa chất - thuỷ văn thay đổi đột ngột, - G ặp phải các đới phá hoại kiến tạo hoặc các vùng trượt lở lớn.
H ình dáng bên trong của vỏ hầm được quyết định từ điều kiện địa chất - thuỷ văn của khu vực đặt hầm, từ các yêu cầu về khổ hầm, điều kiện thi côn g, khai thác và kinh tế. Ngoài ra, nó còn phải hợp lý về phương diện chịu lực, phù hợp với những đặc điểm của vật liệu dùng để xây vỏ và phương pháp thi công.
37
Khuôn trong của vỏ hầm được lựa chọn có xét đến các yêu cầu bố trí hệ thống chiếu sáng, thông tin, tín hiệu, hệ thống cáp điện, bố trí các đường dẫn g i ó ... Trong hầm c ó bố trí các buồng kho, buồng chứa các thiết bị phục vụ cho côn g tác vận hành, bảo dưỡng côn g trình.
V iệc lựa chọn khuôn trong của vỏ hầm phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản sau: - Trục của vỏ hầm phải là đường cong trơn.
- Khi tải trọng thẳng đứng ch iếm ưu thế, vòm đỉnh phải đủ cao và có dạng gần với đường parabol bậc hai, phần đỉnh vòm phải c ó độ co n g lớn hơn phần dưới.
- Khi vỏ chịu áp lực bên thì tường cũng nên có dạng cong hướng về phía địa tầng.
V iệc thiết k ế vỏ hầm phải xét đến điều kiện đất không chắc chắn và biến đổi, quá trình xây dựng và cách xử lý đất khi xây dựng. N hững sự không chắc chắn đó không phù hợp với sự phân tích toán học chính xác về ứng suất trong vành kết cấu đàn hồi. Đ ể bảo đảm đủ độ tin cậy khi Ihiết k ế hợp lý vỏ hầm có thể dựa theo kinh nghiệm khi xây dựng những vỏ hầm trong nền đất tương tự.
2.5.2. Cấu tạo vỏ hầm
Trong m ọi loại hầm trong đất hay đá đểu phải có kết cấu vỏ hầm . v ỏ hầm là kết cấu chịu lực chính của hầm , có thể làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau:
- Bê tông cường độ thấp không có cốt thép hay có cốt thép: là loại vật liệu sử dụng lương đối phổ biến vì tính linh hoạt (có thể sử dụng cho các đốt vỏ hầm lắp ghép hay đúc tại chỗ) và giá thành tương đối thấp. Cốt thép thường là các lưới bố trí một hay hai lớp để bảo đảm đốt hầm có thể chịu được bất kỳ tải trọng tác dụng. B êtông bảo đảm chiều dày kết cấu đủ để chịu lực nén đúng tâm do tác dụng của đất.
- Bê tông phun: rất thích hợp để làm lớp vỏ bên trong (ban đầu). Bêtông được phun c ó áp lực lên chu vi của hang đào hoặc kết cấu ch ốn g đỡ đã lắp dựng, v ỏ hầm bằng bê tông phun (còn gọi là lớp bêtông phun - lớp shortcrete) có tính cơ động và có thể thay đổi tiết diện dễ dàng.
+ Đ ể tăng tính an toàn, bên trong thường bô' trí lưới thép hay các khung thép hình (để hạn c h ế đất rơi).
+ Bê tông phun có thể có thêm cốt sợi sẽ nàng cao khả năng chịu uốn của vỏ và giảm bớt giá thành do v iệc sử dụng sườn và lưới thép.
4- Thường bố trí các loại neo (n eo thường, neo dự ứng lực) để đảm bảo lớp bêtông gắn kết với địa tầng, hạn c h ế khả năng rơi của các tảng đá và vỏ hầm.
+ Khi côn g trình nằm trong địa tầng kiên cố , ổn định, khó phong hoá và khỏ ráo, c ó thể cần phun m ột lớp bêtông lên mặt của gương đào để tạo bằng phẳng và chống đá rơi. Tuy nhiên, dù hầm nằm trong địa tầng nào thì hai đầu của hầm đều phải làm m ột đoạn vỏ hầm có chiều dài ít nhất là 6m.
38
Lơp tìêtõng phun (lớp shortcreíe)
Lơp vỏ hầm ngoài (lớp lining)
Máng chống thấm
Neo
Vài điia kỹ thuật bọc đấu neo
Hình 2.23. vỏ hầm nhiều lóp của công trình hẩm Hải Vân
- H ỗn hợp: Trong trường hợp đất yếu, gương đào lớn thì phải dùng khung thép phối hợp với bê tông phun thành m ột kết cấu để tham gia làm v iệc với vỏ hầm lâu dài rồ i dùng bê tông lớp ngoài cùng để tham gia chịu lực cùng và tạo pihẳng.
- Gang: áp dụng cho vỏ hầm lắp ghép phân đốt. Tuy nhiên, g iá thành đắt gấp 3 lần vỏ bê tông và khả năng dễ bị ảnh hưởng của m ôi trường.
V ỏ hầm bao kín xung quanh chu vi gương đào, phân chia thành 3 khu vực: - Ở phần vòm đỉnh,
- Ở phần tường,
- Ở phần bàn đáy (vòm ngược).
vỏ hầm ờ phấn vòm đình
Vò hấm ờ phần bản đáy (vòm ngươc)
39
Có nhiều phương pháp để thi công vỏ hầm:
- Thi côn g lắp ghép: v ỏ hầm được lắp dựng từ những đốt hầm (chubin) đúc sẵn bằng bêtông cốt thép hoặc gang
- Thi côn g tại chỗ: v ỏ hầm được thi côn g thành 2 giai đoạn: lớp bêtông phun (lớp shortcrete) có tác dụng như m ột vì chống ban đầu và lớp bêtông bên ngoài (lớp lining) ngoài chức nãng bao phủ quanh hầm , tạo lớp mặt bằng phẳng cho kết cấụ thì thường phải có chiều dày đủ để chịu được áp lực đẩy vào của đất nền. K ẹp giữa hai lớp bêtông là m ột lớp phòng nước.
2.6. CAO ĐỘ VÀ VỊ TRÍ CỬA HAM
2.6.1. Xác định cao độ của hầm
Khi lựa chọn cao độ của hầm cần so sánh các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật giữa phương án cao độ thấp và cao độ cao, có xét đến hệ thống đường dẫn dốc vào hầm. N hững yếu tô ảnh hưởng đến việc lựa chọn cao độ là:
- Đ ịa hình khu vực.
- Đ iều kiện địa chất - thuỷ văn.
- Loại hình giao thông.
- Y ếu tố kinh tế của phương án tuyến.
Thông thường, càng lên cao thì độ dốc sườn núi càng tăng. Ở dưới chân núi, khi nâng cao độ hầm lên không lớn nhưng chiều dài hầm có thể rút ngắn khá nhiều còn ở phần giữa núi thì điều này thể hiện không rõ rệt. Càng lên cao, độ dốc sườn núi càng lớn gây khó khãn cho việc vạch tuyến và xây dựng những đường dãn vào hầm , chiều dài đường dẫn cũng tăng m ột cách đáng kể. N goài ra, các yếu tố thời tiết, khí hậu cũng thay đổi, ảnh hưởng lớn đến v iệc thông g ió tự nhiên trong hầm , đến những giải pháp phụ để bảo vệ dường dẫn vào hầm.
Các yếu tố địa chất - thủy văn như các hiện tượng trượt, karst, đất phú, hiện tượng sói m òn đường, độ ổn định của sườn dốc có ý nghĩa quyết định với việc lựa chọn cao độ cửa hầm. Khi xuất hiện các hiện tượng trên, cần có những giải pháp đặc biệt để bảo vệ tuyến. Tuvến càng lên ca o thì hiện tượng sói m òn đường càng tăng.
Loại hình giao thông cũng ảnh hưởng quyêì định đến cao độ hầm . Ảnh hưởng này thể hiện ở độ dốc và bán kính cong cho phép đối với từng loại giao thông. Cao độ hầm trẽn đường ôtô có thể cao hơn so với hầm đường sắt. Đ ối với hầm đường sắt, dùng đầu m áy điện thì hầm có thể cao hơn đầu m áy nhiệt.
Yếu tố kinh tế cũng là m ột trong những nhân tố quyết định đến việc xác định cao độ cửa hầm vì nó liên quan đến chiều dài hầm , độ dốc trong hầm , chiều dài toàn tuyến, yêu cầu thiêt bị, trình độ cô n g nghệ thi công.
4 0
Đ ố i với hầm đặt trong đất, chiều dầy tầng đất phủ nhỏ nhất trên đỉnh hầm thường yêu cầu lớn hơn 4,5 feet hoặc từ 1 - 1,5 lần kích thước lớn nhất của hầm (đường kính ngoài) nếu không có quy định cụ thể.
2.6.2. Lựa chọn vị trí cửa hầm
V ị trí cử a hầm được xác định trên cơ sở điểu kiện địa chất, điều kiện kinh tế - kỹ thuật, q u y hoạch m ạng lưới giao thông của khu vực, đảm bảo thuận lợi khi sử dụng. N goài ra còn phải xét đến sự thuận lợi cho công tác xây dựng cô n g trình, việc vận chuyển xử lý đất, đá, nguồn nước, vật liệu trong khi xâ y dựng.
Hình 2.24. cửa hầm đường sắt xuyên núi Macdonald - Canada
(hầm đường sắt xuyên dá cứng dai nhất Bắc Mỹ)
K h ôn g được đặt cửa hầm trên vùng sạt lở, vùng c ó mực nước ngầm cao hay giữa khe tụ nước. Cửa hầm phải đặt tránh những chướng ngại cản g ió , hướng cửa hầm được đặt về phía hướng gió chủ yếu để làm tãng khả nãng thông gió tự nhiên của hầm . Lớp phủ trước hầm thường phải đủ dày khoảng 1 - 2 lần đường kính hầm . Lớp phủ này sẽ là cửa hầm. K hi xây dựng trước hết tiến hành đào hở, khi xây xong lại lấp lại như cũ.
a) Cửa phía Bắc b) của phía Nam
Hình 2.25. cửa hầm đường bộ Đèo Ngang
Đ ể lựa chọn vị trí cửa hầm hợp lý, cần xét đến các tình huống có thể xảy ra khi xây dựng cửa hầm như sau:
- Khi xây dựng hầm trong đá thì đá ở cửa hiầm sẽ dễ bị phong hoá hơn đá gốc trong hầm chính.
- Cửa hầm phải thiết k ế bảo đảm ổn định c ủai lớp phủ vì ở chân lớp khi không có tải.
- Cửa hầm được đào khi bắt đầu xây dựng hẩm trước khi những người thực hiện c ó tổ chức chặt chẽ và c ó kinh nghiệm.
- Lớp phủ phải được thiết kế để kiểm tra kỉhôíìg tải và biến dạng lưu.
- Ở cửa hầm phải có đủ diện tích và bố trí diện tích dự phòng bên cạnh để để phòng trong quá trình khai thác có thể có những hậu quả không ổn định.
V iệc thiết k ế tăng cường cho cửa hầm tuv thuộc địa kiện địa chất, địa chất thuỷ văn của khu vực. C ó thể sử dụng phương pháp ổn định nền đá để thiết kế, trừ khi lớp đá bị phong hoá hay khi có lớp đất dày quá nặng phía trên hầm . Trong trường hợp phân tích ổn định của lớp đất thì phải coi đất là một loại vật liệu. T hông thường tồn tại cả hai loại vật liệu này nên phải tiến hành phân tích hổn hợp. Các biện pháp xử lý cửa hầm của hầm trong đá bao gồm :
- Khi nền đá tốt, cửa hầm không cần chống đỡ.
- Khi cửa hầm có mái che (cửa hầm lổi) đế phòng đá rơi
- N ền đá được tăng cường bằng neo, lưới thép, bê tông phun và các sườn ô vuông - Đ á được gia cường và có mái che trong trường hợp xấu.
- Hầm được tăng cường tốt hơn trong đoạn sát cửa, trừ trường hợp v iệc đào cửa hầm không vào nhiều trong phạm vi hầm.
Hình 2.25. Khu vực cửa hẩm xuyên lìúi có bô'trí tường chắn
Tường chắn là m ột dạng công trình tăng cường cho cửa hầm thường gặp nhất. Tường chắn cửa hầm thường làm bằng bêtỏng toàn khối hoặc lắp ghép từ các tấm bêtông, đôi khi cũng xây dựng bằng đá tự nhiên. Tường chắn được bố trí vuông g ó c với trạc hầm . Tường chắn này c ó nhiệm vụ:
- Đ ảm bảo ổn định của tầng đất có trên cửa hầm,
- N găn khôn g ch o nước mưa trần vào hầm.
4 2
X ét riêng về chí tiêu kinh tế. cửa hầm nên được bố trí ớ nơi chi phí xây dựng cho lm cửa hầm và phí xây dụng lm tường chắn là như nhau.
Cửa hầm thường làm nhô ra 1.5m từ mặt dốc địa tầng trên hầm và trên bề mặt phần vỏ hầm nhô ra thường lấp đất đầm chặt và trên đó có bố trí rãnh thoát nước. V iệc tăng chiều sâu đường đào trước cửa hầm sẽ làm tăng giá thành của cửa hầm , bạt dốc đỉnh hầm và gia cố chúnR. Bạt dốc đỉnh hầm cao cũng thường làm phá hoại sự ổn định của đất đá ở phần gần cửa và đòi hỏi tiến hành khối lượng khá lớn công tác đất đá ở trên
H ình 2.26. v ỏ hầm kéo dài tại vị trí cửa hầm đường sắt cao tốc M iaoli - Đài Loan trong giai đoạn thi công
cao. Đ iều đ ó làm xấu đi điều kiện cơ giới hoá công tác này.
N goài ra, chiều sâu đường đào lại bị hạn ch ế bởi chính tính chất của đá m à đường đào xây trong chúng. Trong điều kiện bất lợi, việc tạo nên đường đào sâu thường liên quan đến các hiện tượng trượt và sụt lò. Xét về mặt đảm bảo thông xe an toàn thì đ ó là nhân tố bất lợi.
T h eo kinh nghiệm , trong đá sét, chiều sáu đường đào trước cửa không vượt quá 12 -r I5m . Trong đá cứng, có thể đạt tới 20 i 25m . Chiều sâu tối thiểu của đường đào trước cửa trong đá cứng quyết định sao cho bên trên vòng vỏ hầm đầu tiên c ó lớp đá dày (thường là 2 3m ).
Đ ố i với các hầm dành cho người đi bộ trong, kết cấu cửa hầm có cấu tạo đơn giản, chỉ là vị trí giao cắt của lối lên xuống hầm với mặt đất, có thể có hoặc k h ôn g có mái che, hai đầu có cửa lèn xuống đặt trên vỉa hè. Vị trí cửa hầm được lựa chọn phụ thuộc vào quy hoạch m ạng lưới tuyến, đặt tại các vị trí thuận tiện cho người sử dụng khi chuyển đ ổi giữa cá c loại hình giao thông trên mặt đất và đi ngầm.
/ t ề
?
H ìn h 2 2 7 . cử a hám đi bộ ở một ngả ỈU đường tại Nam Ninh - Trung Quốc
Hình 2.28. cử a hầm không có m ái che xuống một ga tàu điện ngầm ở Pari - Pháp
43
Đ ố i với các hầm xu yên núi, có thể thiết k ế cửa hầm thành các kết cấu có tính m ỹ học đặc biệt nhằm tạo điểm nhấn về m ặt kiến trúc ch o côn g trình.
Hình 2.29. Mặt bằng của hầm của một công trình hầm xuyên núi
2.7. B Ố TRÍ T U Y Ế N G IA O T H Ô N G T R O N G H A M
V iệc b ố trí giao thông, số lượng hướng tuyến trong hầm được căn cứ vào luận chứng kinh tế - kỹ thuật, quy hoạch phát triển m ạng lưới giao thông của khu vực, tuyến lộ thiên tiếp nối với tuyến hầm ...
N ó i chung giao thông trong hầm thường an toàn hơn trên đường lộ thiên nhưng nếu xảy ra tai nạn như cháy và sập thì hậu quả sẽ lớn hơn trên đường lộ thiên. V ì vậy yêu cầu về phương tiện và thiết bị an toàn trong hầm phải cao hơn. V iệc xác định tiêu chuẩn và thiết bị tuỳ thuộc vào cấp độ an toàn và chủ yếu là chiều dài và s ố làn xe.
Hỉnh 2.30. Phôi cảnh bô trí giao thông của hầm Thủ Thiêm -TP. HCM
Trong hầm ít khi bô' trí đường x e đạp, trừ trường hợp hầm dành riêng ch o xe đạp. N ếu bố trí thì phải có giải phân cách với các đường x e cơ giớ i và phải có rào chắn. Trong trường hợp không có giải phân cách thì x e đạp ch ỉ được đi vào ban đêm khi vắng xe. Bề rộng đường dành ch o người đi bộ trong hầm đường bộ không nhỏ hơn lm và cao ngang
4 4
tẩm đá vỉa. N goài ra đường cho người đi bộ còn phục vụ cho công tác bảo trì hầm và trong trường hợp khẩn cấp. Khi đó, đường người đi bộ được dùng làm nơi dừng đỗ và làm lối thoát cho xe cộ.
V iệ c bố trí giao thống trong hầm có thể là cù n g mức hoặc khác mức, cùng chung m ột loại hình vận tải hoặc hỗn hợp, c ó thể kết hợp giữa hầm giao thông và hầm kỹ thuật.
V ới hầm đường sắt, khi hầm có chiều dài lớn, cần phải tiến hành so sánh hai phương án: m ột hầm có tuyến đôi và hai hầm son g song có tuyến đơn. Với hầm có chiều dài trên 300m sử dụng đầu máy hơi
Hình 2.31. Bô'tri giao thông kliác mức trong hầm kết lụrp với các khoang hầm phục vụ mục đích kỹ thuật
nước thì nên thiết kế hầm có tuyến đơn để làm tăng khả năng thông g ió nhờ hiện tượng pit-tông của đoàn tàu.
H ầm đường bộ được thiết kế ít nhất cho 2 làn xe. Nêu số làn xe chạy lớn hơn 2 thì xây dựng hai hầm, m ỗi hầm 2 làn xe riéng rẽ cho m ỗi chiểu x e chạy. Chỉ trong điều kiện địa hình khó khăn để xây dựng đường dẫn vào hầm mới cho phép xây dựng hầm 4 làn xe, với dải phân cách giữa các làn xe ngược chiều phải rộng ít nhất là 1200m m . V ì lý do an toàn tốc độ lớn nhất cho phép trong hám hai chiều là 6 0 và 8 0 km /h. Trong hầm m ột ch iều , tốc độ giới hạn là 80 và 100 km/h. Đ ối với hầm dài thì c ó thể lấy tốc độ cao hơn.
V iệ c xây dựng hai hầm tuyến đơn có những ưu điểm sau:
- Khi khoảng cách giữa hai hầm đủ lớn (từ 15 -ỉ- 20m ) thì trị s ố áp lực địa tầng sẽ được xác định tuỳ thuộc vào nhịp của từng hang riêng rẽ, như vậy là chỉ bằng m ột nửa áp lực tác dụng lên hầm tuyến đôi. Vì thể, vỏ hầm và vì chống sẽ có kết cấu giảm nhẹ hơn.
- C ó thể đế thông gió tự nhiên nếu đảm bảo.
- Chi phí đầu tư ban đầu để thông xe tuyến đường giảm đáng kể.
- K hối lượng công việc và giá thành chung tãng khoảng 30% .
V iệ c bố trí giao thông trong hầm có ảnh hưởng lớn tới côn g tác quản lý vận hành hầm sau khi đưa công trình vào khai thác. Cụ thể, công tác này phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- H ầm giao thông phải được sử dụng đúng mục đích và yêu cầu thiết kế, không cho phép cá c phương tiện giao thông không đúng chủng loại thiết k ế vào hầm . - H ầm giao thông các cấp phải được quản lý vận hành đảm bảo các yêu cầu về giao thông thuận lợi và an toàn, nếu cầu phải có bố trí trạm gác và lực lượng bảo vệ tại vị trí 2 cửa hầm .
4 5
- Đ ố i với hầm đường ô tô trên các tuyến đường và trong đô thị, không ch o phép cá: phương tiện tham gia giao thông ch ở chất nổ hoặc các chất dễ gây cháy nổ qua hầrr.. Trong trường hợp cần thiết, các xe nêu trên c ó thể được lưu thông qua hầm nếu đ ủ ciềa kiện an toàn, được kiểm soát chặt chẽ và có người bảo vệ hầm đi cùng. Các phươrug :iện tham gia giao thông m à khí thải vượt quá yêu cầu cho phép nên cho lưu thông qua lầ n vào các giờ không cao điểm .
2.8. TH IẾT K Ế V Ề C Ả N H Q U A N M ÔI TR Ư Ờ N G
2.8.1. Bảo vệ cảnh quan môi trường trong giai đoạn thiết kê
Trong giai đoạn chọn tuyến và thiết k ế côn g trình hầm giao thông phải lập phươnị áa đánh giá tác động m ôi trường của dự án bao g ồ m các nội dung sau:
- K hảo sát đánh giá m ôi trường tự nhiên trước khi x ây dựng
- Tác động của côn g trình đối với m òi trường trong x ây dựng và khai thác - Các biện pháp giảm thiểu tác động xấu của m ôi trường
- Các biện pháp phòng chống cháy nổ
- K iến trúc cảnh quan khu vực cửa hầm phù hợp với khôn g gian, đặc biệt hầnn ;iao thông đô thị.
2.8.2. Bảo vệ cảnh quan môi trường trong giai đoạn xây dựng hầm
Trong giai đoạn xây dựng côn g trình hầm g ia o thông phải c ó các giải pháp bả< vệ m ôi trường cần chú ý các yêu cầu sau:
- Phương án xây dựng và đảm bảo giao thông
- V ật liệu thải và phương án xử lý
- Bảo vệ tài nguyên nguồn nước ngầm , nước m ặt trong khu vực xây dựng.
- Các giải pháp hạn c h ế bụi, tiếng ồn và các tác nhân gây ảnh hưởng m ôi trường S)ng của con người trong khu vực xây dựng.
2.8.3. Bảo vệ cảnh quan môi trường trong giai đoạn vận hành khai thác
G iai đoạn vận hành khai thác hầm giao thống phải chú ý đến cô n g tác bảo v ệ nôi trường trong hầm và khu vực ngoài hầm.
- Công tác duy tu bảo dưỡng vận hành hầm đúng quy định.
- V ật liệu thải rắn phải được đổ đúng nơi quy định, nước thải từ hầm phải được xr lý trước khi chảy vào m ôi trường.
N goài các yêu cầu nêu trên, khu vực cửa hầm còn là cảnh quan, là điểm nhấn liến trúc đặc biệt hầm giao thông đô thị, cần bảo vệ giữ gìn và từng bước cải th iện nôi tiường cảnh quan khu vực.
4 6
Chưomg III
THẢM DÒ, KHẢO SÁT, NGHIÊN c ứ u ĐỊA CHÂT CÔNG TRÌNH PHỤC vụ THIẾT KÊ VÀ THI CÔNG HẨM
3.1. M Ụ C ĐÍCH , NHIỆM v ụ VÀ CÁC Y Ế U C À U c ơ B Ả N C Ủ A C Ô N G TÁ C
3.1.1. Mục đích và nhiệm vụ
H ầm được xây dựng trong lòng đất, khác với công trình x â y dựng trên mặt đất, điều kiện tự nhiên của tầng đất nơi xây dựng cốmg trình ngầm c ó ảnh hưởng đến thiết bị xây dựng, thời hạn xây dựng, phương pháp xây dựng, hình thái cấu tạo vỏ cô n g trình. Từ đó, ta thấy được mức độ phức tạp cúa còn g lác thãm dò, điéu tra, n gh iên cứu địa chất cô n g trình trong thiết kế và xây dựng hầm. Chính vì thế, cần phải điểu tra kỹ trạng thái của địa tầng nơi xây dựng còng trình và công tác này là yếu tố cơ bản nhất đảm bảo cho v iệc xây dựng hiệu quá, là một công việc trọng yếu trong các cô n g việc trọng yếu. Q uá trình khảo sát, thi công và khai thác công trình hầm g ia o thông thường đối mặt với nh iều vấn đề phức tạp cúa địa tầng đặt côn g trình như ổn định của địa tầng, các hiện tượng địa kỹ thuật bất thường, biến đổi của áp lực địa tầng, ứng suất địa tĩnh bất thường, tháo khô và chống thấm phức tạp, ảnh hưởng của k h í ch áy và khí đ ộc. Chính vì thế, cô n g tác quy hoạch, thiết kế, thi công công trình hấm giao thông đòi hỏi phải được thực hiện một cách tỷ mỷ, chặt chẽ, có đ ộ tin cậy và đ ộ chính xác cao đi kèm theo đó côn g tác thăm dò, nghiên cứu, khảo sát địa chất c ô n g trình cũng phải đặc biệt hơn so với những dạng cống trình giao thông khác.
N g o à i ra, vấn đề đặc biệt quan trọng đối với xây dựng c ô n g trình hầm giao thông là còn phải chú ý đến ảnh hướng của quá trình thi cô n g đối với địa tầng khu vực. M ôi trường địa chất và m ôi trường đất - đá thường rất khôn g đ ổn g nhất và không đẳng hướng, khi chịu tác động của vếu tố khách quan tác động trong quá trình thi cô n g cô n g trình thì địa tầng sẽ bị biến đổi và thể hiện sự biến đổi đó thông qua các hiện tượng mất ổn định. Kết quả khảo sát bao g iờ cũng dựa trẽn những dữ liệu hạn c h ế để đưa ra những đánh giá dự báo. Vì vậy mức độ chác chắn của những dự báo đó là c ó hạn, cần phải được kiểm chứng bằng những thăm dò dư báo trước thi cô n g . V ì vậy ngoài việc phải tiến hành khảo sát địa chất cống trình để phục vụ thi cô n g cô n g trình là điều phải làm , đối với xây dựng công trình ngầm còn phải tiến hành khảo sát trước thi côn g nhằm kiểm chứng những đánh giá dự báo được nêu ra trong khảo sát ở giai đoạn trước,
47
đ ồng thời còn dự báo những vấn đề có thể x ảy ra trong quá trình thi cô n g và nlững biện pháp phòng tránh hoặc hạn c h ế những rủi ro sinh ra.
M ục đích của việc điều tra địa chất với khu vực xây dựng hầm là nhằm những nội dung như sau:
- Lựa chọn đúng vị trí đặt hầm cả trên mặt bằng cũng như trên mặt cắt dọc (tu\ến - cao độ đặt hầm ).
- Lựa chọn hình dáng mặt cắt hang, chọn kết cấu vỏ hầm hợp lý.
- Chọn phương án thi côn g phù hợp.
- X ác định thời hạn xây dựng và giá thành côn g trình.
Đ ể có được những s ố liệu đầy đủ về địa tầng đặt côn g trình hầm, côn g tác thãrr dò, khảo sát và nghiên cứu địa chất côn g trình cần đảm bảo những nhiệm vụ sau:
- X ác định độ ổn định của khối địa tầng m à hầm cắt qua.
- Phân tích các tính chất cơ lý của đất đá bao quanh hầm.
- Đ ặc điểm của nước ngầm trong vùng xây dựng hầm.
- Đ ặc điểm của khí ngầm .
- X ác định nhiệt độ trong hầm .
- Đ ặc điểm của áp lực địa tầng.
Đ ể phục vụ cho v iệ c thiết k ế và thi cồn g hầm chui đô thị được tính toán như m ộ kết cấu cốn g chôn vùi trong đất, phải tiến hành thăm dò dưới m ặt đất để xác định sự nện diện và ảnh hưởng củ a các đ iều k iện địa chất và m ôi trường đến sự làm việc củi kết cấu vùi. V ới kết cấu vùi tựa trên m ón g và với kết cấu hầm c ó m ật cất ngang hình 'òm ống và hầm có đường kính lớn cần tiến hành khảo sát m óng để đánh giá khả nãngcủa vật liệu m óng chịu tác động của tải trọng và thỏa m ãn những đòi hỏi dịch ch u yển củ a kết cấu.
- Đ ố i với đất nền: Cần xem xét loại đất và thuộc tính của đất nền đối với sự ổn (ịnh của nền và lún dưới tác dụng của tải trọng.
- Đ ối với đất lấp quanh: L oại đất, tỷ trọng sau đầm nén và các đặc tính cường độcủa đất bao quanh kết cấu vùi phải được xác định.
V iệc n gh iên cứu tỷ m ỷ tất cả những tài liệu về địa chất khu vực, những số liệi đã nghiên cứu trước đây là v iệc làm hết sức cần thiết và có ích ch o việc nghiên cứu tiyến hầm . Càng nghiên cứu kỹ cá c vấn đề địa chất khu vực, những kết luận của rứững nghiên cứu sau này càn g chính xác hơn. Từ các số liệu n g h iên cứu sơ bộ để có ihái niệm chung về cấu tạo địa chất khu vực, đề xuất chương trình và phương pháp ngiiên cứu tỷ m ỷ tiếp theo.
V iệc khảo sát địa chất chung thường không đủ để giải quyết vấn đề chọn tuyến lầm hợp lý. C ông tác thiết k ế và xây dựng hầm đ òi hỏi những sổ liệu tỷ m ỷ và chính x á v ề
4 8
độ sâu củ a thế nằm, chiểu dày và tính chất của các lớp địa tầng. Đ ể có được những số liệu này phải nghiên cứu sâu vào trong lòng khối địa tầng.
3 .1 .2 . C á c yêu cầu cơ bản
3.1.2.1. Yêu cầu chung
Đ iểu kiện địa chất là một trong những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự ổn định của công trình ngầm. Quy hoạch chọn địa điểm , thiết k ế và thi công cô n g trinh ngầm phải dựa trén cơ sở dánh giá định tính sự ổn định của công trình. Trong quá trình khảo sál địa chất cô n g trình điều quan trọng chủ yếu là phải dự báo đánh giá sự ổn định của đá vây quanh cô n g trình sau khi đã xây dựng xong, nhằm mục đích cung cấp dữ liệu cho thiết k ế và thi công công trình. Có 2 yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự ổn định của côn g trình, yếu tô' địa chất và yếu tố xây dựng gồm thiết kế và thi công. Đ ố i với yếu tố địa chất chú ý đến đặc trưng kết cấu của thể đá nguyèn trạng, cường độ chịu lực của thể đá nguyên trạng và hoạt động của nước ngầm.
K hi lập phương án xây dựng hầm phải xem xét đến các yêu cầu về công năng của đường hầm , các điều kiện đất đá, các điều kiện vị trí và địa điểm xây dựng, an toàn xây dựng, tác động đối với môi trường xung quanh, hiệu quả kinh tế trong xây dựng và sau khi đưa hầm vào khai thác. Nội dung khảo sát thu thập sô liệu bao gồm : điều kiện địa hình, địa chất, khí hậu thuỷ vãn, tình hình kinh tế xã hội... có ảnh hưởng lớn đến thiết k ế và xây dựng đường hầm.
C ôn g tác khảo sát địa chất phục vụ việc xây dựng cóng trình hầm được phân chia phù họp với tiến độ quy định hoặc theo các giai đoạn:
- Phần nghiên cứu tiền khả thi: trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi (TKT), việc nghiên cứu vị trí dự án và những vấn đề liên quan về quy hoạch, những vấn đề của đường hầm , khả năng thực hiện Dự án trên cơ sở các hổ sơ có sẩn.
- G iai đoạn thiết k ế chung (tổng thể): để việc tuyển chọn phương án thiết k ế chặt chẽ, phải n gh iên cứu chính xác hơn các điều kiện điạ lý - địa chất - cơ học.
- G iai đoạn thiết kế chi tiết: để lập thiết k ế chi tiết, phải nắm chắc tình hình địa chất - cơ học cũng như các hồ sơ miêu tả có thể có (Xem điểm 1.3.2 của o N O R M D .2 2 0 3 -
cơ sở địa chất công trình).
- G iai đoạn xây dựng: việc đo đạc hệ thông kết cấu chõng đỡ và đo cấu tạo đất đá bên trong được tiến hành trong khi đang xây dựng trên cơ sở những đo đạc địa chất cơ học và những khảo sát khác. Theo đó thì quá trình thực hiện và các biện pháp chống đỡ luôn luôn thích ứng với những điều kiện hiện hành. Cần chú ý các điều kiện địa chất - kỹ thuật trong thiết kế xây dựng. Khi tiến hành xây dựng phải đưa lại những hiệu quả sau đây theo yêu cầu.
Trong từng giai đoạn lập Dự án, những vấn đề sau cần được xử lý:
49
- Đ ịa chất;
- Đ ịa chất, cơ học, những thông số về vùng đất và phân loại vùng đất; - Đ o đạc những biện pháp làm cơ sở;
- Đ o đạc vị trí có tính chất địa chất cơ học.
3.1.2.2. Yêu cầu chi tiết
a) Công tác thu thập sô'liệu và khảo sát địa hình
C ông tác thu thập s ố liệu, khảo sát địa hình khu vực được thực hiện theo tiêu chuẩn chuyên ngành và phải đảm bảo các yêu cầu được nêu dưới đây:
- Thu thập bản đồ địa hình khu vực, bình đồ và các tài liệu khảo sát địa hình các công trình xây dựng lân cận đủ phạm vi nghiên cứu thiết kế.
- Phải xác lập lưới khống c h ế mặt bằng hệ V N 2 0 0 0 , cao độ quốc gia, số lượng điểm trong lưới tùy quy m ô cấp côn g trình để lựa chọn phù hợp.
- Tùy quy m ô côn g trình, cần thiết lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10.000 đến 1:5000 phục vụ cho nghiên cứu lập D ự án đầu tư xây dựng và tỷ lệ 1:2.000 đến 1:500 phục vụ cho giai đoạn thiết k ế chi tiết và giai đoạn xây dựng côn g trình.
- Tùy yêu cầu cụ thể có thể lập bình đồ địa hình khu vực cửa hầm với tỷ lệ lớn hơn và phải được Chủ đầu tư chấp thuận.
b) Công lác thư thập s ố liệu, khảo sát địa kỹ thuật
Công tác thu thập số liệu, khảo sát địa kỹ thuật khu vực được thực hiện theo tiêu chuẩn chuyên ngành và phải đảm bảo các yêu cầu được nêu dưới đây:
- Thu thập bản đồ địa chất khu vực, bình đồ và các tài liệu khảo sát địa kỹ thuật bao gồm địa chất công trình và địa chất thủy vãn các công trình làn cận đủ phạm vi nghiên cứu thiết kế.
- Tùy quy m ô côn g trình, cần thiết lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1:10.000 đến 1:5000 phục vụ cho nghiên cứu lập Dự án đầu tư xây dựng và tỷ lệ 1:2.000 đến 1:500 phục vụ cho giai đoạn thiết k ế chi tiết và giai đoạn xây dựng công trình.
- Các phương pháp khảo sát địa kỹ thuật có thể đo địa chấn, khoan thăm dò địa chất, số lượng và yêu cầu khoan phải phù hợp yêu cầu từng giai đoạn nghiên cứu thiết kế và phải được Chủ đầu tư chấp thuận.
- Các tài liệu thu thập và khảo sát địa kỹ thuật cho các giai đoạn thực hiện dự án phải đủ điều kiện lập được mặt cấu tạo địa chất, m ực nước ngầm dọc tuyến cũng như các điểu kiện địa kỹ thuật đặc biệt như đứt gẫy, khu vực đất đá yếu, kh í độc trong lòng đất, túi nước ngầm , áp lực nước ngầm , các điều kiện đặc biệt khác khi xây dựng hầm qua sông, hầm dưới đáy b iể n ... Đ ộ chính xác của báo cá o địa kỹ thuật phụ thuộc vào yêu cầu cá c giai đoan thực hiện dự án.
5 0
c) Công tác thu thập số liệu, khảo sát khí tượng thủy văn
C ông tác thu thập số liệu, khảo sát khí tượng thủy văn được thực hiện theo tiêu chuẩn chuyên ngành và phải đảm bảo các yêu cầu được nêu dưới đây:
- D ự báo mực nước mặt, nước ngầm khả năng và lượng nước chảy vào hầm trong quá trình xây dựng, xem xét và đánh giá các vấn để kế tiếp trong thiết kế, xây dựng và tác động đến m ôi trường xung quanh.
Đ ố i với hẩm xây dựng qua núi, phải đánh giá được m ức độ ảnh hưởng của sương mù đối với đường dẫn vào hầm và khu vực cửa hầm.
- Các ảnh hường tác động đến môi trường không khí, nguồn nước bị nhiễm bẩn, lún sụt do mất nước ngầm trong quá trình xây dựng hầm cũng như giai đoạn hoàn thành và đưa hầm vào khai thác.
d) Công tác khảo sát các điều kiện mỏi trường tự nhiên và xã hội
C ông tác thu thập số liệu, khảo sát điều kiện tự nhiên và m ôi trường xã hội được thực hiện theo tiêu chuẩn chuyên ngành và phải đảm bảo các yêu cầu được nêu dưới đây:
- K hảo sát các điều kiện cơ bản liên quan đến m ôi trường tự nhiên, m ôi trường xã hội, m ôi trường sống của con ngư ời... trong khu vực có thể bị ảnh hưởng do việc xây dựng hầm giao thông.
- K hảo sát tìm giải pháp hạn chế các ảnh hưởng có hại đối với m ôi trường, đánh giá tác động m ỏi trường theo luật bảo vệ môi trường.
- Phạm vi chiếm dụng đất, công tác đền bù giải tỏa, di dân tái định c ư .... - V ật liệu thải và các tác động của nó đến rnôi trư ờng...
3.1.2.3. Yêu cầu của công tác khảo sút phục vụ cho các phương pháp thỉ công hầm khác nhau
N goài những yêu cầu cơ bản và chi tiết đã nêu ở trên, m ỗi phương pháp thi công hầm lại có những yêu cầu đặc biệt đối với công tác khảo sát được trình bày trong bảng sau:
P hư ơn g ph á p xảy dựng N hừng yêu cầu đặc b iệ t
Khoan và nổ mìn Số liệu cắn thiết để dự toán đúng kích thước và phương hướng của hẳm Số liệu yêu cắu để xác định knả năng đào cắt và mức độ tiến triển. Số liệu cắn thiết để
Khoan đào trong đả
Đất thích hợp
với m áy TBM kín
TBM ép lên gương đào
dự toán khả năng sử dụng mếy hở có phù hạp không hay cần thiết phải dùng m áy kín. Nước thấm vào cũng rất quan trọng.
Thời hạn là rất quan trọng đối VỚI sự ổn định của gương đào và nhu cắu phải chống đỡ gương đào cũng như xác định nhu cẩu lấp lỗ hổng, c ấ n xác định đầy đủ những điéu kiện của tất cả những tiém năng của gương đào hỏn hợp.
Phải xác định áp lực nước, cường độ và khả nãng thấm của đất. Cần d ự đoán kích thước, sự phân bố và số lirợng m ảy đào. Phải xác định rõ những điều kiện của gương đào hỗn hợp.
51
Phương pháp xảy dựng Những yêu cầu đặc biệt
Máy đào hẩm Road header
Hầm dìm
Phải có số liệu vé mối nối nếu Road header có thể đánh gây m ốc nối và nát dá. Số liệu vé độ cứng của đá có phù hợp với cắt và ấn vào.
Phải cố số liệu vế đất để có thể tạo rãnh và đặt được ống hắm. Phải thí nghiệm xác định Module đàn hổi và cố kết các thông sô' vé cường độ đất. Độ rỗng xốp cùa đất xác định cường độ đất cho các lớp và lớp tựa. Phải lám rõ cấu trúc nến, xác định rõ các chỉ tiêu cơ học và mỗi loại đất déu phải được đánh giá đầy đủ.
Dào kín Phải yêu cáu tính toán giá cả hợp lý và so sánh các phương pháp khác với phương pháp này.
Xây dựng giếng đứng Giếng đứng thẳng phải dùng phương pháp khoan.
Hầm thông gió Phải đủ số liệu để thiết kế vỏ hầm iâu dài và kiểm tra nước ngầm . Đối với giếng đứng phải khoan được.
Hầm khí ép Phải quan tâm các lỗ min có thể lọt khí. Nếu có thì phải bơm vừa lấp kín. Phải xác định vị trí cửa để cửa hầm có giá hợp lý.
Xây dựng cửa hẩm NATM
Phải đủ số liệu để thiết kế kết cấu tạm thời và lâu dài cửa hầm nằm lộ ra ngoài, đất đá có thể bị phong hoá và đôi khi nằm trong vùng có chuyển vị.
Phải có đủ số liệu địa chất chi tiết và phải phân loại đất đá theo cấp. Thiết kế hầm và vi chống theo các cấp này.
3.2. C Á C PHƯƠNG PH Á P N G H IÊ N c ú ư Đ ỊA CHẤT
C ông tác khảo sát địa chất côn g trình phục vụ xây dựng cô n g trình hầm giao thông phải có những m ục đích và yêu cầu riêng biệt khác với các cô n g trình giao thông khác như cầu, đường, v .v ... v ề phương pháp, thường áp dụng đầy đủ các phương pháp như đ o vẽ thực địa, khoan đào, thăm dò địa vật lý, thí nghiệm trong phòng và hiện trường, kể cả phương pháp quan trắc hiện trường.
Có nhiều phương pháp khảo sát và nghiên cứu địa chất phục vụ ch o côn g tác x ã y dựng hầm được m ô tả sơ lược như sau:
3.2.1. Hô đào
Đ ây là m ột trong những phương pháp cổ điển và đơn giản để khảo sát, nghiên cứu đ ịa chất công trình.
Phương pháp này có ưu điểm là thấy được trực tiếp loại đá đào qua và thế nằm củ a nó. Từ đó đo vẽ thực địa trực tiếp để nghiên cứu các bề mặt kết cấu, cá c tổ chức khe nứt, vị trí thế nằm các đứt gãy, kích thước và trạng thái gắn kết và m ức độ chứa nước của đứt gãy, của khe nứt, nghiên cứu các đặc trưng địa m ạo và các hiện tượng địa chất ngoiại sinh, hình thái và sự ổn định của địa hình.
5 2
N hược điếm là chiều sâu hố đào hạn ch ế (chỉ vài chục m ét) do đó nó chỉ bao quát được cá c lớp đất đá bên trên.
3.2.2. Giếng khảo sát
Đ ây là bước phát triển tiếp theo của phương pháp hô đào. G iến g có chiều sâu lớn (có khi lên tới hàng trăm mét).
Phương pháp này có ưu điểm là cho những số liệu đáng tin cậy và cụ thể, ch o phép đo vẽ thực địa trực tiếp để nghiên cứu các nội dung cần quan tâm giố n g như phương pháp hố đào. Nhược điểm là yêu cầu nhiều thời gian và chi phí khá tốn kém .
3.2.3. Hang khảo sát
Phương pháp này thường ấp dụng khi hầm đật trẽn sườn núi, tuy nhiên trong trường hợp này, hang thường đặt chéo với trục hầm m ột góc.
Phương pháp này cũng cho những sô liệu tin cậy nhưna đào hang cũng đòi hỏi chi phí lớn. Trong m ột số trường hợp hang đặt dọc tuyến hầm và sử dụng làm hang dẫn sau này.
3.2.4. Khoan
K hoan, chủ yếu là dùng máy, là phương pháp phổ biến nhanh và kinh tế, có khả năng xâm nhập sâu vào khối địa tầng ớ chiều sâu lớn. Đường kính lỗ khoan không nhỏ hơn 75m m . Có thể dùng các loại đường kính lố khoan sau đây:
Chiều sâu khảo sát (m) Đường kính lổ khoan (mm)
•1.
cn
õ
1 0 0 -1 5 0 o o
150 + 200 200 4- 250
200 -r 400 250 Ý 300
K hoan cho kết quả kém chính xác hơn so với hang khảo sát nhung cũng cho phép nhận được kết quả gần với thực tế.
3.2.5. Các phương pháp khác
N g o à i các phương pháp nêu trên, trong những nãm gần đày còn sử dụng các phương
pháp địa vật lý, các phương pháp siêu âm, carota... Tuv nhién các phương pháp này cũng thường phải dùng hỗn hợp với các phương pháp khác. Đ ổ i với các hầm nằm rất sâu (lớn hơn 6 0 0 m ) các phương pháp xâm nhập trực tiếp hoặc là khống thể được, hoặc là cực kỳ khó khăn đòi hỏi chi phí quá tôn kém thì các phương pháp địa vật lý trở thành phương pháp gần như là duy nhất cho ta những sc liệu bổ sung vào các tài liệu nghiên cứu khác đổ dự báo địa chất công trình.
V iệ c lựa chọn phương pháp nghiên cứu và khối lượng côn g tác chủ yếu phụ thuộc vào chiều sâu đặt hầm và chiều dài của nó. N goài ra, mức đố xâm nhập của khu công trình áp dụn g phụ thuộc vào chiều sàu đặt hầm.
53
Chiều sâu đặt hầm Phương pháp khảo sát, nghiên cứu địa chất CT Hầm đặt nông < 75 m Đào hố, giếng và hang, khoan lỗ thăm dò Hấm đặt sâu trung bỉnh từ 75 -f- 300 m Đào giếng, hang, khoan thăm dò, địa vật lý Hắm đặt sâu từ 300 -r 600 m Đào hang, khoan thăm dò và địa vật lý Hẩm đặt rất sâu > 600 m Đào hang và địa vặt lý
Phương pháp khoan đào kết hợp địa vật lý nghiên cứu đặc trưng địa tầng, sự phân bố của địa tầng và m ôi trường đất - đá, bề dày của tầng phủ và đới phong hóa, xác ninh quy luật của các đút gãy, các tổ hợp khe nứt, các lớp kẹp m ềm yếu và các hang động
Đ ặc biệt, m ọi côn g trình hầm giao thông cần phải thực hiện cùng lúc thí ngìiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường để đạt được các số liệu khảo sát tin cậy, chính xác làm cơ sở so sánh với những tính toán lý thuyết:
- Phương pháp thí nghiệm trong phòng nghiên cứu các tính chất cơ - lý của đất VI đá, những tính chất đặc trưng riêng như hệ số hóa m ềm của đá, tính chất ăn m òn tạo lang động, tính trương nở, tính lún ướt.
- Phương pháp thí nghiệm hiện trường nghiên cứu các đặc trưng cơ học của ứ ể đá nguyên trạng và của các bề mặt kết cấu, n gh iên cứu phạm vi phát triển của đới xáo iộng trong đá vây quanh và trạng thái ứng suất tự nhiên, các đặc trưng sóng đàn hồi củi thê đá nguyên trạng, nghiên cứu địa nhiệt và khả năng chứa khí cháy và khí độc trong m ôi trường đất - đá.
N goài ra, yêu cầu quan trắc theo dõi sự ổn định của địa tầng trong giai đoạn khải sát, thiết kế, đặc biệt là trong suốt quá trình thi cô n g và cả trong quá trình khai thác cần iược thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ và chính xác. C ông tác này đòi hỏi sự quan trắc the« dõi diễn biến lâu dài của các hiện tượng biến dạng và ứng suất trong đất - đá vây quam, áp lực đất - đá và hoạt động của nước ngầm , sự xuất hiện của khí cháy và khí độc.
3.3. NỘI DUNG ĐIỀU TRA KHU v ự c XÂY DỤNG CÔNG TRÌNH HAM
Đ ể phục vụ công tác quy hoạch, thiết kế, thi cô n g và khai thác cô n g trình hầm giao thông, các nhân tố địa chất đóng vai trò quyết định trong nhiều vấn đề lớn từ việc xác định tính khả thi của phương án đến tổng giá thành cô n g trình. K hác với các loại :ông trình khác, trong cô n g trình hầm giao thông, đất không chỉ chịu tải trọng mà còn là m ôi trường bảo vệ côn g trình. N gay cả khi thiết k ế gia cường, cường độ của đất cũng iược tính toán tham gia chịu tải trọng cho côn g trình. Đ ịa tầng đặt côn g trình hầm giao tiông có thể được coi như m ột dạng vật liệu xây dựng tương tự như sắt thép, bê tông tron; các dạng côn g trình khác.
C ông tác khảo sát Đ K T phục vụ ch o cô n g trình hầm giao thông có những khác biệt cơ bản so với các dạng côn g trình giao thông khác. Đ ó là:
5 4
- Các vấn đề địa chất khu vực cần thiết phải được hiểu toàn diện và đầy đủ theo cả ba chiều, không chỉ dọc theo các tuyến công trình mà cò n phải cả theo các mặt cắt ngang công trình để giúp đánh giá đúng đắn cấu tạo địa chất tại các khu vực khổng hoặc chưa khảo sát, ch ế độ địa chất thuỷ văn, phán đoán khả năng phân bố theo diện và theo chiều sâu các yếu tô địa chất, địa chất thuỷ vãn bất lợi.
- Sự thay đổi các tính chất xây dựng của môi trường địa chất phải được dự báo trong một khoảng rộng, đa dạng các điều kiện như theo mùa, theo thời gian, theo tốc độ và hướng đặt tải trọng cũng nhu rnộí số các điều kiện khác như nhiệt độ, độ ẩm , v.v... Đ ôi khi các thay đổi này là bất ngờ và gây ra những thiệt hại lớn khỏng chỉ ch o công tác thi còng côn g trình.
- Sự biến đổi của nước dưới đất phải được dự báo cẩn trọng vì đây là yếu tố gây nhiều khó khăn nhất trong quá trình thi công.
- Tính phức tạp, bất định trong suy đoán các số liệu địa kv thuật trong khảo sát cho công trình hầm giao thông là cao hơn và thường xuyên hơn. N hiều khi các suy đoán chỉ được dựa trên kinh nghiệm của người khảo sát. Các suy đoán này sẽ được kiểm chứng ngay trong quá trình khai đào thi công và thậm chí cả trong quá trình theo dõi, đo đạc khi khai thác công trình.
Do vậy, các sô' liệu địa kỹ thuật, đục biệt II cắc dữ liệu đĩa chất khu vực là các yếu tố quyết định, xác định công nghệ thi cổng, giá thành va các vấn đề bảo dưỡng lâu dài của còn g trình. Các hiểu biết cặn kẽ về địa chất công trình của khu vực xây dựng côn g trình hẩm giao thông cẩn trọng, càng sớm, càng có nhiều khả năng tiết kiệm kinh phí, nhân vật lực. N ộ i dung nghiên cứu, khảo sát cán được thực hiện trên nhiều mặt cắt địa chất cô n g trình cắt qua nhiều phân doạn cóng trình nhầm phản ánh chi tiết cấu tạo đất - đá và các tính chất cơ - lý của chúng, điều kiện địa chất thủy văn. K hoảng cách giữa các hố khoan khảo sát 100 - 200 mét, nhưng sẽ phái đan dày hơn nếu tuyến côn g trình đi qua sôn g, kênh rạch, đứt gãy nhằm làm rõ những nơi địa táng kém ổn định và đề ra những giải pháp gia cố. Những nội dung cơ bản cần đạt được trong quá trình thãm dò, nghiên cứu, khảo sát địa kỹ thuật của địa tầng gồm m ột số nội dung cơ bản như sau:
3.3.1. Tính chất cơ học, vật lý của đất, đá
Tính chất của đất, đá và những điều kiện về thế nằm của chúng tại vị trí xây dựng cô n g trình hầm có ý nghĩa quan trọng đối với việc thiết kê câu tạo vỏ côn g trình ngầm và lựa chọn phương pháp thi công. Việc giải quyết các vấn đề về áp lực địa tầng, các phương pháp đào, dạng kết cấu và tiết diện vỏ chỉ có thể tiến hành trên cơ sở hiểu biết cặn kẽ về tính chất cơ lý của địa tầng.
Tính chất cơ học, vật lý của đất, đá bao gồm: tỷ trọng, dung trọng, đ ộ rỗng, độ ẩm, tính nở, tĩnh nén chặt, đặc tính về nhiệt độ, độ bền chịu kéo, nén, cắt, uốn...
Đ ố i với các tầng đất, ngoài những tính chất trên ra. còn cần điều tra để biết hệ số m a sát trong, góc nghiêng tự nhiên của địa tầng.
5 5
3.3.2. Điều kiện cấu tạo địa chất, địa hình
Chịu tác dụng địa chất trong thời gian lâu nên địa tầng bị phá hoại, biến dạng với nhiều mức độ khác nhau. Trong cô n g tác xây dựng hầm , việc điều tra chính xác cấu tao địa chất của địa tầng nơi xây dựng côn g trình là rất quan trọng. Trong v iệc điều tra cấu tạo địa chất, phải đặc biệt chú ý đến các hiện tượng uốn tầng, đoạn tầng, góc nghiêng và hướng chủ yếu của địa tầng. Bởi vì tuỳ thuộc vào quan hệ của tuyến hầm với trục uốn tầng, góc nghiêng, hướng của địa tầng m à đ ộ lớn, phương tác dụng của áp lực đất, lưcmg nước ngầm chảy vào hầm sẽ khác nhau.
Cần điều tra kỹ càng có hay không có hiện tượng đoạn tầng ở nơi xây dựng công trình hầm , hướng chính, g ó c n gh iên g, bề đày của khu vực bị đoạn tầng. Đ ộ lớn, hướng, góc nghiêng của vết nứt cần được đ o đạc, xác định trực tiếp trong các hầm đào điều tra.
K hảo sát địa chất côn g trình ch o xây dựng cô n g trình ngầm cần đặc biệt chú ý nghién cứu địa m ạo, tức là nghiên cứu các đặc trưng hình thái của địa hlnh và quá trình động lực làm biến đổi địa hình. Bởi vì các đặc trưng địa m ạo sẽ chi phối việc quy hoạch chọn nơi đặt cửa vào và đường trục của côn g trình ngầm , cao độ của nó, tiết diện và ch iều dài của côn g trình. Ở trong m ôi trường đá cửa vào thường được chọn nơi địa tầng có lớp đá dày và đá có cường độ cao, đ ộ d ốc địa hình cao, không nhỏ hon 45°, không được chọn những nơi có vách đá cao dễ sạt lở, có hiện tượng trượt, đá đổ, lũ đá. N hững nơi ứng suất kiến tạo cao thì đường trục cô n g trình phải chọn theo hướng song song VỚI phương của ứng suất chính trên mặt phẳng nằm ngang. Đ ường trục cô n g trình phải giao cắt nhau với đường phương của địa tầng hoặc đường phương của đứt gãy thành m ột góc lớn không nhỏ hơn 4 0°, đồng thời b ố trí dọc theo đường đỉnh của khối núi, không được bô' trí cắt qua vùng trũng thấp hoặc các khe hẻm . Trường hợp bất khả kháng phải bố trí đường trực côn g trình đi qua những đơn n guyên địa m ạo kém ổn định thì bắt buộc phải có biện pháp gia cố, thoát nước hoặc thiết k ế kết cấu ch ốn g đỡ.
3.3.3. Điều kiện thuỷ vãn
C ông tác điều tra địa chất thuỷ vãn ở vị trí xây dựng cô n g trình hầm cũng rất quan trọng vì m uốn có biện pháp thoát nước trong quá trình sử dụng, biện pháp phòng chống ẩm , biện pháp thi côn g vỏ hầm tốt cần phải biết được lưu lượng nước chảy và tính chất hoá học của nước. C ông tác này càng quan trọng khi xây dựng cô n g trình dưới khu vực có nước, khi xây dựng các hầm đứng, hầm nghiêng.
N ộ i dung của cốn g tác điều tra thuỷ văn bao gồm :
- Lưu lượng, nguồn nước, mực nước, thành phần hoá học của nước ngầm . - Q uy m ô, ảnh hưởng của những nguồn nước ở gần vị trí xây dựng cô n g trình. - Tính thẩm thấu, trạng thái vết nứt của đá.
Sự biến đổi của nước dưới đất được quan tâm đặc biệt trong cô n g tác nghiên cứu, khảo sát địa chất côn g trình phục vụ xây dựng hầm giao thông, nhất là các có n g trình
5 6
trong thành phô vì đâv là nguyên nhân gây nhiều khó khăn nhất trong quá trình thi cồng và sự c ố xảy có thể xảy ra không lường trước được trong quá trình thi cô n g , thậm ch í cả quá trình khai thác công trình.
3.3.4. Điều kiện khí tượng
M ục đích của công tác điều tra khí tượng đối với khu vực x â y dựng côn g trình hầm là để c ó đủ cơ sở đánh giá điều kiện thuận lợi và khó khãn trong v iệc lựa chọn vị trí xây dựng, lựa chọn thiết bị thi công xây dựng công trình. Yếu tô này cũng tham gia vào tổ hợp tải trọng trọng quá trinh tính toán thiết kế còng trình (tải trọng bãng đá, bãng tan, v .v ...) và ảnh hưởng lớn tới tiến độ thi công công trình, sức khỏe của cô n g nhân trong quá trình thi công. N goài ra, nó còn ảnh hưởng tới ch ế độ khai thác cổ n g trình và sự đáp ứng trong quá trình đưa vào khai thác.
3.4. Đ Ặ C Đ IỂM K H Ả O SÁ T TRONG Đ lỀ U K IỆN THÀNH PH Ố
N guyên tắc chung
K hi thiết k ế tuyến hầm trong điéu kiện thành phố, xây dựng theo phương pháp đào lộ thiên, cần phải có các khảo sát bổ sung khác. Khi chiều rộng h ố đào lớn hon 20m thì chỉ có m ột mặt cắt địa chất then trục hầm lù chưạ đủ vì đáy hầm c ó thể cấu tạo từ các lớp đất đá c ó mật độ khác nhau ihco chiều ngang. Điều này cần được chú ý khi chọn hệ vách c h ố n g và kết cấu hầm. Cần thiết phái khoan bổ sung để xác định và sau đó vẽ mặt cắt địa chất dọc theo hai mép hố đào. Các mặt cắt ngang cách nhau 25m .
N ếu hầm đi qua đất đá yếu, kém ổn định và bão hoà nước, cần khảo sát kỹ lưỡng địa chất và địa chất thúy văn trong phạm vi hố dào bằng cách đào h ố đến lớp địa chất không thấm nước cách nhau trên 50m . Chiều sâu của mặt cắt địa chất d ọ c theo tuyến hầm cần phải đủ để xác định lớp địa chất không thấm nước.
N hững số liệu đo khảo sát ngoài hiện trường và trong phòng thí nghiệm là cơ sở để xác định các đặc trưng cơ lý của các lớp đất đá khác nhau nằm thấp hơn nền của công trinh hầm và ngoài phạm vi vì chống hô đào theo chiều đứng. N hững s ố liệu này là căn cứ để tính toán sức kháng của môi trường đất đá. Trong quá trình khảo sát cần thiết phải xác định quv hoạch bằng và đứng của mặt đất bên trên trong tương lai, ở mức độ nào đó c ó ảnh hưởng tới tuyến và kết cấu vỏ hầm cũng như chỗ giao cắt với các đường hầm khác đã có trong thành phố: nước, hơi nhiệt, điện... Các loại đường hầm này thường nằm ở đ ộ sâu 0,5 H- 10 m.
N ếu côn g trình ngẩm nào đó nằm trong phạm vi mặt cắt của hầm , cần thiết phải ch u yển công trình, dẫn tới thiệt hại về kinh tế và thời gian.
N ếu có công trinh ngầm (loại lớn) nào đó nằm thấp hơn dưới đ áy của đường hầm , cần c ó các giải pháp kết cấu tránh làm hư hại cho các công trình ngầm khác, ví dụ như đặt c ó n g trình trong hộp thép. Hầm BTCT cho người đi bộ có giến g cần đặt cách tường của
57
hầm chính ít nhất 10 15m. N ếu có đường hầm nào đó nàm phía trên nóc côn g trình tthì cần có các biện pháp ch ốn g đỡ kiểu treo.
Khu vực quy hoạch được sắp xếp cho địa chất vùng, những thông tin địa chất đư<ợc rút ra từ những hồ sơ c ó sẵn (bản đồ địa chất, trắc diện địa chất, kết quả bản đồ, khai thác...) đặc biệt như sau:
- Khu vực địa chất;
- Ảnh hưởng kiến tạo học (như khe nứt, sụp đất...);
- Đất đá xốp, thay đổi;
- Đ ất bồi cũ và m ới (như vùng cát, đá..);
- Ả nh hưởng con người (đào đổ đất đá..);
- Cấu tạo do sức m ạnh thiên nhiên (cát, sỏi..);
- K hông ổn định vị trí (sụp đất, giải đất treo...).
Đ ối với quy hoạch chung còn phải rút ra những kết luận tiêu chuẩn. Trong quy hoạch ghi ra trên giấy, còn phải nêu thêm những thông tin địa chất của những kết luận liên quan đến dự án.
3.5. ĐẬC ĐIỂM ĐỊA CHẤT CỦA CÁC ĐÔ THỊ LỚN ở VIỆT NAM
Các đô thị của V iệt N am hầu hết nằm trong vùng đồng bằng, các vùng duyên hải c ó đặc điểm địa chất là đồng bằng, trong đó hai đổng bằng lớn nhất là đổng bằng Bắc Bộ và đồng bằng sông Cửu L ong. Căn cứ vào nguồn g ố c và điều kiện hình thành các đồng bằng, đồng thời dựa vào các tài liệu thăm dò địa chất cô n g trình, sơ bộ có thể nhận x ét vể đặc điểm chung của các tầng đất yếu V iệt N am như sau:
- Đ ồn g bằng Bắc Bộ: chủ yếu là loại trầm tích tam giác châu cũ và tam giác châu thổ của đồng bằng sông H ồng, sông Thái bình và các chi lưu của chúng. M iền này có diện tích rất rộng (khoảng 15 OOOkm2) và ít đồi núi sót. V ùng phù sa sông H ồng chiếm diện tích rộng nhất trong m iền này. X ét về mặt địa hình địa m ạo thì đây là m iền đồng bằng thuộc loại bồi tụ. D o các điều kiện địa chất, địa hình như vậy nên chiều dày tầng trầm tích kỉ thứ tư này rất dày, từ vài m ét đến hơn lOOm.
- Đ ồn g bằng Thanh N gh ệ Tĩnh: có những khu vực bổi tụ, m ài m òn xen kẽ nhau. So với đồng bằng Bắc Bộ, tầng trầm tích không dày lắm. Các trầm tích ở đây cũng rất đa dạng: có trầm tích bồi tụ tam giác châu, có loại trầm tích bồi tụ ven biển.
- Đ ồn g bằng ven biển Trung Bộ: là đổng bằng mài m òn bồi tụ điển hình. Trầm tích kỉ thứ tư ở đây thường thấy ở vùng thung lũng các sồn g và thường là loại phù sa bồi tích. V ùng duyên hải thuộc loại trầm tích phát triển trên các đầm phá cạn dần, bồi tích trong điều kiện lắng đọng tĩnh.
5 8
- Đ ồn g bằng Nam Bộ: có thể chia thành ba khu vực theo ch iều dày lớp đất yếu:
+ Khu vực có dày lớp đất yếu: dày từ 1 - 30m , bao gồm cá c vùng ven thành phố H ồ Chí M inh, thượng nguồn sông Vàm c ỏ Táy, Vàm c ỏ Đ ôn g, phía tây Đ ồ n g Tháp M ười, rìa quanh vùng Bảy Núi cho tới vùng ven biển Hà Tiên, R ạch G iá, rìa đông bắc đồng bằng từ V ũng Tàu đến Biên Hoà.
+ Khu vực có lớp đất yếu dày 5 - 30m phân bố k ế cận khu vực trên và ch iếm đại bộ phận vùng đồng bằng và khu trung tâm Đ ồ n g Tháp Mười.
+ Khu vực có lớp đất yếu dày 15 - lOOin chủ yếu thuộc các tỉnh V ĩnh L ong, Trà V inh, Bến Tre tới vùng duyên hải tỉnh M inh Hải, Tiền G iang, Cần Thơ, Sóc Trăng.
N gu ồn gốc của các tầng đất yếu là loại trầm tích châu thổ (sôn g, bãi bồi, tam giác châu), trầm tích bờ, vũng vịnh và đều thuộc vào trầm tích kỉ thứ tư. N g o à i ra còn gặp các loại đất lầy, đất mặn sú vẹt ở ven biển, than bùn ở m iền rừng ngập m ặn ... v ề đặc điểm cấu tạo thì các đất yếu thường gồm nhiều lớp đất tạo thành và không đ ồn g nhất, ở m iền đ ổng bàng, cấu tạo của vỉa đất yếu khá phức tạp. Các lớp đất yếu thường nằm xen kẽ nhau hoặc xen kẽ giữa các lớp đất có khà nãng chịu lực tối hơn. Sô' lượng các lớp đất yếu trong vỉa đất có ít nhất ba lớp, chiều dày vỉa đất rất lớn, có thể hơn 4 0 m hoặc lớn hơn. ở các vùng dồng bàng ven biển và các vùng đồng bằng có nhiều đổi núi sót thì cấu tạo các vỉa đất yếu đưn giản hơn, số lượng các lơp đất yếu thường không quá ba lớp.
N hìn chung, các đô thị lớn ở nước ta đều có địa tầng đất yếu với m ật độ dân cư dày đặc không thuận lợi cho công tác khảo sát, thiết kế, thi công cỡng trình hầm giao thông.
3.5.1. Đặc điểm địa tầng của thành phô Hà Nội
Thành phô' Hà Nội nằm gần trung tâm vùng trũng đóng bằng m iền Bắc, được cấu tạo từ các trầm tích m ềm rời hệ thứ Tư có bề dàv khá lớn phủ bất chỉnh hợp trên các đá gốc cát kết, sét kết, cuội kết của N cogen. Bé dày của lớp phủ trầm tích hệ thứ Tư trong khu vực TP Hà N ội thay đổi trong khoảng từ 80-90m đến 1 3 0 -1 5 0 m . Trong lát cắt của các trầm tích m ềm rời hệ thứ Tư, trầm tích sôn g Pleixtoxen thuộc tầng H à N ộ i bao gồm cát hạt từ trung đến thô lẫn dăm sạn và cuội, sỏi phân b ố phía dưới cùng của lát cắt và phủ trực tiếp trên các đá gốc N eogen chiếm một tỷ trọng đáng kể với bề dày bằng gần m ột nửa bề dày của trầm tích toàn hệ. Phần phía trên của lát cắt với bề dày 3 5 -4 5 -5 0 m được cấu thành bởi các đất mềm rời có nguồn g ố c, thành phần, tính chất rất khác nhau, phân bố theo diện và chiều sâu rất phức tạp.
3.5.1.1. Quy luật phán bô cơ ban của các phức hệ trầm tích
V ể cơ bản. trầm tích hệ thứ Tư vùng Hà N ội cấu tạo từ các trầm tích m ềm rời của tác dụng bồi tích của hệ thống các sông trong khu vực trong hai thời kỳ P leixtoxen sớm - trung và H oloxen hiện đại. Xen giữa hai thời kỳ này là các trầm tích của các đợt biển tiến P leixtoxen m uộn và H oloxen trung. Dựa trên thành phần, nguồn g ố c và đặc tính cơ lý của các trầm tích, có thể phân biệt các phức hệ trầm tích với các quy luật phân bố chúng như sau:
59
a) Phần dưới
- Phức hệ trầm tích sôn g P leixtoxen dưới và giữa aQI-II, tầng Hà N ội: Các trầm tích của phức hệ này phủ trực tiếp lên m óng cứng của vùng trũng và phân bố dều khắp toàn vùng, tạo nên lớp đáy của khu vực. Đ ây là các trầm tích sông với thành phần chủ yếu là cát cuội sỏi có thành phần hạt, thành phần khoáng vật khác nhau tuỳ theo đặc điểm cổ địa lý, điều kiện trầm tích. Bề mặt nóc của trầm tích này nằm ở độ sâu trong khoảng 35- 50m với bể dày chừng 4 0 -7 0 m . Đ ây là tầng chứa nước đặc biệt phong phú và là nguồn cấp nước cho toàn khu vực đồng bằng. Tất cả các giến g khai thác nước trong TP Hà N ội đều bơm hút từ tầng chứa nước này.
b) Phẩn trên
- Phức hệ trầm tích sôn g - biển P leixtoxen trên a, m QIII, tầng V ĩnh Phú:
+ Các trầm tích này có thành phần chủ yếu từ các đất m ềm dính. Tại khu vực nội thành, phía nam Từ L iêm , Thanh Trì, phía nam Đ ôn g A nh phần tiếp giáp sông Đ uống, chúng chìm xuống tạo thành m ột bề mặt trũng gồ ghề được lấp đầy bằng các trầm tích trẻ hơn. Đ ộ sâu phân bố nóc của tầng thay đổi từ 5m đến 2 0 -3 0 m , tăng dần từ Bắc xuống N am , từ Tây sang Đ ôn g. Tại các khu vực Đ ô n g Anh và Từ L iêm , các trầm tích này lộ trên mặt với bể dày đáng kể tới 30m .
+ Các trầm tích loại sét này c ó cấu tạo đồng nhất, độ sệt nhỏ, thường trong trang thái cứng, nửa cứng, thấm nước kém do vậy tạo thành mái cách nước ch o tầng chứa nước cát cuội sỏi phía dưới.
- Phức hệ trầm tích sông hồ - lầy ven biển H oloxen trung a,bm Q IV 2, tầng Hải Hưng:
+ Các trầm tích này lấp đầy các vùng trũng trên các trầm tích P leixtoxen giữa và san bằng bể mật địa hình. Cao độ nóc của tầng bình ổn trong khoảng -4m đến -2m với bể dày của toàn bộ mặt cắt là từ 5-7m đến 2 0 -3 0 m và dày lên theo hướng Bắc - Nam , Tây Đ ỏn g. Các trầm tích này phân b ố thành từng các khoảnh nhỏ trong toàn khu vực do bị chia cắt bởi hoạt động bào m òn của dòng chảy hiện đại. K hoảnh lớn nhất phán bố tại Thanh Trì, N am N ội thành và vài khoảnh khác tại phía T ây G ia Lâm , N am Đ ỏn g A nh,...
+ Các trầm tích này có mức độ thành đá yếu, chưa c ố kết, tính chất cơ lý thuộc loại đất yếu nên thường bị biến dạng nhiều dưới tác dụng của các lực ngoài (tải trọng công trình, ..)• Đ ây là nguồn gây lún chủ yếu ch o toàn khu vực dới tác dụng của quá trình bơm hút khai thác tầng chứa nước nằm dưới nó. N gh iên cứu đặc điểm phân bố và tính chất cơ lý của tầng đất này cho phép ta dự báo nguy cơ gây lún bề mặt đất trong vùng Hà N ội.
- Phức hệ trầm tích sôn g H oloxen trên aQ IV 3, tầng Thái Bình:
+ Trầm tích này hình thành do tác dụng bồi lắng của m ạng sô n g hiện đại. Chúng phủ trực tiếp lên hoặc là các trầm tích yếu H o lo x en trung hoặc là P leix to x en trên với cấu tạo m ặt cắt điển hình cho các trầm tích sôn g phía trên là các đất dính (sét, sét pha,.) và phía dưới thô dần chu yến sang các đất cát. C ác trầm tích này phân bố trên
6 0
khu vực nam Đ ôn g Anh phía trên sông Đ uống, toàn bộ Gia L âm , nội thành và phía Nam Từ L iêm với bề dày trong khoảng 10-20m . Tại các khu vự c khác bề dày nhỏ hơn cỡ 5m như Thanh Trì, Từ Liêm .
+ Trầm tích sông hiện đại tuy không yếu như các trầm tích hồ lầy biển H oloxen nữa nhưng có kết cấu chưa bền vững và cũng là nguồn gây lún cấn chú ý khi tính toán dự báo nguy cơ lún bể mặt của vùng Hà Nội dưới tải trọng khai thác nước dưới đất.
3.5.1.2. Cấu trúc nền tự nhiên Thành ph ố Hà Nội
Loại nén Dạng nén Các đặc trưng cơ bản Diện phân bô'
A - Đơn lớp đồng nhất
A1 Đất loại sét, tắng Vinh Phúc, nguồn gốc sông - biển, tuổi Pleixtoxen, đồng nhất vé thành phán và tính chất.
Sức mang tải tiêu chuẩn: R0= 0,25 - 0,3 MPa
Môdun biến dạng: E = 10MPa
A2 Đất loại sét, tầng Thái Binh, nguồn gốc sõng, tuổi Hohoxen, kém đổng nhất vế thành phán và tính chất.
Sức mang tải tiêu chuẩn R0= 0 ,0 8 -0 ,1 0 MPa
Môdun biến dạng E = 0,5 - 0,8 MPa
Tây nam T ừ Liêm, Đông Anh
Nội thành Hà Nội
B - Hai lớp B1 Lớp 1: Đất loai sét, tầng Vinh Phúc, dày 10m; Lớp 2: Đất cát, tầng Vinh Phúc, chặt trung binh, dàv tới 2(3 m
B2 Lớp 1: Đất loại sét, tâng Thái Bỉnh, dày 5-10m;
Lớp 2: Đất cát, tầng Thái Binh, chặt trung binh, dây tới 20 m
Bắc Đông Anh
Nam Đông Anh, Thanh trí, Gia Lâm
c - Lớp
đất yếu
1 ---------
C1 Lớp 1: Đất loại sét, tắng Vĩnh Phúc, dày tới 10m; Lớp 2: Dất hữu cơ, tầng Vĩnh Phúc, dày tới 10 m, R0= 0 ,0 5 -0 .0 7 MPa.
E = 0.3 - 0,5 MPa
Lớp thứ 3: Cát, tầng Vĩnh Phúc
C2 Lớp 1: Đất loai sét, tầng Thái Bình, dày 5-1 Om; Lớp 2: Đất hữu cơ, tắng Hải Hưng, dầy tới 10m R0 = 0,05 MPa,
E = 0,3 MPa
Lớp 3: Đất sét (cát), tầng Vĩnh Phúc
C3 Lớp 1: Đất loại sét, táng Thái Binh, dày 5-10m; Lớp 2: Đất bùn hữu cơ, táng Hải Hưng, dày tới 5-3Ũm R0 < 0,05 MPa
E < 0,3 MPa
Lớp 3: Đất sét (cát), tẩng Vĩnh Phúc
Bắc Đông Anh
Đông Anh, Gia Lâm (khoảnh nhỏ)
Thanh Trì,
nam T ừ Liêm
61
Phần trên của lát cắt địa chất của vùng Hà N ộ i chính là đối tượng nghiên cứu, Uiáo sát phục vụ cho xây dựng các loại côn g trình khác nhau, đặc biệt là các côn g trình ngầm. Dựa trên đặc điểm phân bố theo diện và theo chiều sâu của các loại đất có mặt trong khu vực Hà N ội, các đặc tính cơ lý của chúng, c ó thể phân biệt ba dạng nền tự nhiên d ín h trong phần trên của lát cắt đang xét. Đ ó là dạng nền tự nhiên đồng nhất, dạng nền không đồng nhất có hai lớp và dạng nền đa lớp có đất yếu. D ạng nền đồng nhất có cấu Uo từ chỉ m ột loại đất cùng tên g ọ i, cùng nguồn g ố c và tất nhiên có cùng các tính chất C1 lý. D ạng nền hai lớp cấu tạo từ hai lóp đất khác loại và khác hẳn nhau về thành phần, tính chất. D ạng nền đa lớp cấu tạo từ nhiều lóp đất khác loại, nhưng có mặt m ột lớp đít có thành phần, tính chất đặc biệt.
3.5.2. Đặc điểm địa tầng của Thành phô Hồ Chí M inh
3 .5 .2 .1 . Q u y lu ậ t p h â n b ô c ơ b ả n c á c p h ứ c h ệ tr ầ m tíc h
Đ ịa tầng thành phố H ồ Chí M inh được cấu tạo bởi các trầm tích kainozoi (N eogĩn - đệ tứ), sắp xếp trên m óng cứng M ezozoi. T huộc K ainozoi có các trầm tích Neo^en, P leixtoxen , H oloxen. Các trầm tích N eo g en chủ yếu hạt rời gồm 2 tầng: tầng Nhà 3è - Bình Trưng (am N 32 - N 12); tầng Bà M iêu (am N 22).
- Tầng N hà Bè - Bình Trưng phân bô ớ độ sâu từ 80m ớ N am Thủ Đ ức đến 130-H 0m ở trung tâm thành phố và tới 2 12m ở Tây N am Bình Chánh v ó i thành phần vụn thô chiếm ưưu thế hơn các lớp hạt m ịn xen lẫn nhau theo nhịp, dày m ỗi nhịp 4 0 -60m , (hứa nưước phong phú.
- Tầng Bà M iêu phân bố ở độ sâu từ 10 đến 30m ở Thủ Đ ứ c, nội thành và chim sâu tới 75m ở Bình Chánh, phân nhịp với chiều dày nhịp từ 50 đến 70m . Phần dưới của ìhịp là cát lẫn sạn, sỏi m àu xám trắng, trong đó cát hạt trung chiếm ưu thế, phần trên lì cát bụi, bụi, sét màu xám xanh, xám vàng nhạt với chiều dày các lớp sét biến đổi từ vài mét đến 10 - 20m, trên cùng bị phong hoá m ạnh tạo nên lớp laterit sét - sắt khá dày.
Trầm tích P leixtoxen có thể phàn chia thành các tầng: Trảng Bom (aQI), Thủ Dức (am QII - III), Củ Chi (am QIII).
- Tầng Trảng Bom , không xuất lộ trên bề m ặt, chiều dày biến đổi trung bình tr 10 đến 30m , nằm sâu 3 - lOm (Bắc Thủ Đ ứ c, Củ Chi, H óc M ôn, nội thành) và sâu hơi tại các khu vực khác. Có thể phân biệt 3 lớp: dưới cùng là cuội sỏ i, giữa là cát sạn, rên cùng là sét pha, sét. Đ ây là tầng chịu tải chính của các côn g trình bể mặt và cũng là ầng bị đào bởi chính khi xây dựng côn g trình ngầm .
- Tầng Thủ Đ ức xuất lộ trên bể mặt thềm bậc 3 của thành phô' từ độ cao 15 - 35 n tại các khu vực Bắc Thủ Đ ức và Đ ô n g Bắc Củ Chi với thành phần chủ yếu là sét pha - se c ó chiều dày từ 0,5 đến 7,5m , nằm trong vùng ảnh hưởng của tải trọng cô n g trình từ bể nặt và bị khai đào khi xây dựng các cô n g trình ngầm đô thị.
62
- T ầng Củ Chi có thành phần tương đối đồng nhất, trên mặt là sét, phía dưới có m ột lớp m ỏn g cát sạn sỏi, phân bố trên bể mặt các bậc thềm bậc 2 ICÓ cao độ 5 - 15m ở tây Nam Cú Chi, Hóc M ôn, trung tâm thành phố, dày 1,5 - 5m. Đ ây là nền bền vững cho các công trình bề mặt và tầng cách nước tương đối tốt.
Các thành tạo H oloxen phân bố rộng rãi trong phạm vi thành phố và bao gồ m ba tầng chủ y ếu là: tầng Bình Chánh am Q IV1-2, tầng Cần G iờ am b Q IV 1-2, tầng trầm tích H oloxen trên amb Q ĨV3.
- Tầng Bình Chánh xuất lộ trên bề mặt nội thành thành phố, N am Củ Chi và N am Thủ Đ ứ c với thành phần là sét pha - sét có ít sạn phía dưới, c h iề u dày của tầng nhỏ: 0,5 - 3 ,lm , khả năng chịu tải 2 - 2,5 kg/cm 2.
- T ầng Cần G iờ có chiều dày trung bình 10 - 30m , thành phần chủ yếu là sét chảy, d ẻo ch ảy chứa than bùn và thực vật phân huỷ thuộc loại đất v ếu (b iến dạng m ạnh, kém bền) với m ô đun biến dạng E = 12,5 kg/cm 2.
- Trầm tích H oloxen trên có thành phần là bùn sét - sét pha - cát pha chứa tàn tích thực vật phân huỷ thuộc loại đất yếu (c = 0,1 - 0,12 kg/cm 2, j = 5 - 20°).
3.5.2.2. Cấu trúc nền thành phô Hồ Chí Minh
Cấu trúc địa tầng thành thổ thành phô Hổ Chí Minh tương đối phức tạp, đặc biệt là ở phẩn trên của mặt cắt. Dựã trên đặc điếm phân bố không gi an và thành phần có thể chia lát cắt của trầm tích khu vực thành phố Hồ Chí Minh thành hai phần. Phần trên cấu tạo chù yếu từ các trầm tích mềm dính với bổ dày IQ-30m và phần dưới cấu tạo từ các trầm tích m ềm rời phân bố hắt đầu từ độ sâu ]0-30m . Bảng B3 tóm tắt cấu trúc mặt cắt trầm tích khu vực thành phố Hồ Chí Minh.
Các trầm tích có tuổi, nguồn gốc, thành phần vật chất vả trạng thái khác nhau, phân bố ở những điều kiện khác nhau, vì thế ảnh hưưởng của chúng tới ổn định cô n g trình và cô n g nghệ thi công công trình cũng rất khác nhau. Các công, trình ngầm đô thị thành phố H ổ C hí M inh theo quy hoạch ở giai đoạn đầu sẽ phát triển tới đ ộ sâu 30m . Như vậy trong vùng ảnh hướng của chúng sẽ có mặt chủ yếu đất đá của các táng Trảng Bom , Thủ Đ ứ c, Củ Chi, Bình Chánh, Cần Giờ và các trầm tích H oloxen trên.
63
I
Chương IV
TÍNH TOÁN THIẾT KÊ KẾT CÂU
4.1. TẢI TR Ọ N G V À T ổ HỢP TẢI T R Ọ N G TÁ C D Ụ N G L Ê N C Ô N G TRÌNH H Ầ M GIAO THÔNG
4.1.1. Khái niệm chung
K ết cấu hầm giao thông chịu tác dụng của các tải trọng ngoài khác nhau có đặc trưng phân bố và cường độ phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố: chiều sâu đặt hầm , các điều kiện địa chất côn g trình, đặc trưng xây dựng trên mặt đất, sự chuyển động của giao thông trên mặt đất, côn g nghệ thi c ô n g ...
Các tải trọng tác dụng ỉên côn g trình c ó thể là tải trọng thường xuyên, tải trọng tạm thời hay tải trọng đặc biệt. Các tải trọng này tác dụng lên kết cấu hầm cùng một lúc hoặc vào những thời điểm khác nhau, do đó những tổ hợp tải trọng c ó thể khác nhau sẽ gây ra trong kết cấu hầm những trạng thái ứng suất khác nhau. Đ ể tính toán kết cấu hầm cần phải xác định những tổ hợp tải trọng bất lợi nhất và chúng sẽ gây ra nội lực lớn nhất trong kết cấu.
Thông thường, kết cấu hầm được tính theo trạng thái giới hạn theo các quy trình hiện hành. Những kết cấu cô n g trình có chiều dài lớn, đặt trong m ôi trường đồng nhất được tính trong những điều kiện biến dạng phẳng. Tuy nhiên, nếu như kích thước tiết diện ngang là đáng kể so với chiều dài côn g trình, tải trọng ngoài thay đổi lớn theo chiều dài hoặc độ lún của nền thể hiện không đồng đều thì nên giải bài toán không gian.
4.1.2. Các tải trọng và tổ hợp tác dụng lên công trình hầm xuyên núi 4.1.2.1. Các tải trọng tác dụng
Có thể phân chia các tải trọng tác dụng lên côn g trình hầm giao thông thành ba dạng cơ bản sau đây:
a) Tải trọng thường xuyên
Tải trọng thường xuyên tác dụng lên kết cấu hầm gồm có những tải trọng chính sau:
- Á p lực đất đá: là tải trọng quan trọng nhất trong các tải trọng tác dụng lên kết cấu vỏ hầm . N ó được xác định theo các lý thuyết khác nhau tuỳ thuộc vào chiều sâu đặt hầm và tính chất của địa tầng bao quanh.
6 4
- Trọng lượng bản thân của kết cấu: được lấy phân bố đểu trên n óc cô n g trình. Trọng lượng bản thân của các bộ phận kết cấu tương ứng với các thông s ố hình học thiết k ế và trọng lượng riêng của vật liệu. Nếu trọng lượng bản thân cùa kết cấu nhỏ hơn 5% áp lực đất đá tính toán thì có thể bỏ qua.
- Trọng lượng các công trình đặt trên mặt đất (với những đoạn hầm đặt nông) - Trọng lượng các trang thiết bị kỹ thuật ngầm sử dụng trong quá trình khai thác - Á p íực nước n g ầ m ...
b )T ả i trọng tạm thời
Tải trọng tạm thời tác dụng lên kết cấu hầm gồm có những tải trọng chính sau:
- Tải trọng tạm thời trong quá trình thi công cống trình hầm: áp lực phun của vữa bêtông vào phía sau vỏ hầm, lực co ngót khi bêtông đông cứng, áp lực của kích khi sử dụng khiên đào, lực lệch tâm khi đào phá hoặc lấp các khối lớn (khi thi côn g theo phương pháp đào trần), vật liệu để tạm trên mật đất khi thi công
- Tải trọng tạm thời trong quá trình khai thác: tải trọng dio các phương tiện giao thông qua lại trong hầm, ở mặt đất phía trên công trình
c) Tải trọng đặc biệt
Tải trọng đặc biệt tác dụng lên kết cấu hầm là những: tải trọng c ó tính chất ngẫu nhiên, x ả y ra bất ngờ hoặc do sự cố như: tải trọng d o động đất, do hiện tượng sụt lở cục bộ của vỏ hầm , áp lực nước do các túi nước trong đất bị võ*, các sự c ố tai biến trong quá trình thi cô n g và khai thác công trình.
4.1.2.2. T ổ hợp tải trọng
Các tải trọng tác dụng lên công trình hầm giao thông cùng lúc hoặc tác dụng độc lập. Đ ể tính toán kết cấu hầm, cần xác định nhóm tải trọng tác dụng gây ra nội lực lớn nhất trong kết cấu. Có thể chia các tải trọng này thành 3 tổ hợp tải trọng tác dụng:
- T ổ hợp tải trọng cơ bản: bao gồm các tác động và tải trọng tĩnh (trọng lượng bản thân vỏ hầm , áp lực đất đá thẳng đứng và nám ngang, áp lự0 sánh. V iệc kiểm tra tuỳ thuộc vào tính chất côn g trình để từ đó lựa chọn trạng thái giới hạn để tính toán. Thường với hầm giao thông, việc tính toán được tiến hành đối với tirạig thái giới hạn thứ nhất.
4.1.3. Các tải trọng và tổ hợp tải trọng tác dụng lên công trình hầm chui đỏ tlhị 4.1.3.1. Các tải trọng tác dụng
V ới các hầm chui trong đô thị được thi cô n g theo cô n g nghệ đào hở nếu được coi như m ột kết cấu cốn g chôn vùi trong đất và áp dụng tiêu chuẩn thiết k ế cầu để tính toán tthìết k ế thì phải được thiết k ế đủ để chịu các tải trọng hiện tại và các tải trọng có thể xuất Ihién trong suốt quá trình khai thác hầm như là sự thay đổi của m ực nước ngầm , của áp lự c đất hay của sự đào bới sau này dọc theo thân hầm .
a) Áp dụng Quy trình thiết k ế theo các trạng thái giới hạn 22TC N 18-79 đ ể tính Poứn kết cấu:
K ết cấu hầm cần phải chịu sự tác động của các tải trọng cơ bản sau đây: - Trọng lượng bản thân kết cấu hầm và các kết cấu phụ trợ;
- Á p lực đất đắp nằm ngang
- Á p lực thẳng đứng do có hoạt tải phía trong và phía trên kết cấu;
- Áp lực ngang do c ó hoạt tải phía trên kết cấu;
- Á p lực dòng chảy của nước ngầm ;
- Á p lực nước thủy tĩnh.
b) Áp dụng Quy trình thiết k ế cầu 22TCN272-05 đ ể tính toán kết cấu: K ết cấu hầm cần phải chịu sự tác dụng của các tải trọng sau đây:
- Tĩnh tải (D C ) gồm c ó tĩnh tải bản thần kết cấu, tĩnh tải các thiết bị phục vụ trong khai thác, lực kéo dự ứng lực,
- Trọng lượng đất phía trên hầm (D D )
- Á p lực đất theo phương thẳng đứng (E V ),
- Á p lực đất đắp gia tải (ES),
- Á p lực đất ngang (EH):
- Á p lực thẳng đứng do hoạt tải trên mặt đường (LS),
- Lực đẩy nổi (W A ),
- H oạt tải (H L 93) trên mặt đường phía trên hầm: hoạt tải trên mặt đường tác dụng theo phương đứng được xem xét thông qua sự phân b ố của tải trọng bánh x e qua lớp đất đắp:
6 6
+ K hi chiều dầy lớp đất đắp nhỏ hơn 600m m thì có thể bỏ qua ảnh hưởng phân b ố tải trọng của đất đắp mà tính kết cấu như đật trực tiếp bánh xe.
+ K hi chiều dầy lớp đất đắp lớn hơn 600m m thì tải trọng bánh x e được xem phân bố đồng nhất trên m ột diện tích hình chữ nhật có các cạnh bầng ỉkích thước của diện tích tiếp xú c của bánh xe và tăng thêm 1,15 lần chiều dầy lớp đất đắp nếu đắp bằng vật liệu dạng hạt hoặc bằng 1 lần nếu đắp bằng vật liệu khác.
+ Tại các vùng tải trọng bánh xe phân bố chổng lén nhau thì tải trọng sẽ được cộng lại. Á nh hường của hoạt tải có thể bỏ qua đối với hầm m ộ’t thân nếu chiều dầy lóp đất đắp lớn hơn 2400m m và lớn hơn chiều dài nhịp bản. còn đôi vỡi hầm c ó từ hai thân trở lên nếu chiều dầy lớp đất đắp lớn hơn khoảng cách giữa các tường hai đầu hầm.
Kết cấu hầm còn có thể phải chịu các tải trọng vượt quá do siự phát triển của tải trọng tương lai như trục các xe chở máy biến thế, chở đầu m áy xe lửa, ch ở các kết cấu lớn, v .v ... D o vậy mà hầm sẽ được thiết kế với m ột tải trọng tối thiểu bằng 24 0 0 m m đất đối với bất kỳ chiểu dầy lớp phủ hiện tại nào.
- H oạt tải (H L 93) trong hầm,
- Tải trọng người đi bộ (PL) trong hầm và phía trên hầm,
- Lực hãm Xe (BR),
- Lực xung kích (IM ),
- Lực đẩy nổi (B),
- Đ ộ n g đất (EQ ),
- Lực co dãn do ảnh hưởng của nhiệt độ (TƯ), co ngót (S-H) và từ biến (CR). c) Căn cứ trên công nghệ thi công công trình
K hi lập thiết k ế xây dựng công trình hầm giao thông, các thành phần tải trọng sau đây phải được xem xét tính toán phù hợp với đặc thù của công nghệ thi cô n g đã lựa chọn:
- Đ ố i với hầm giao thông qua núi xây dựng theo phương pháp N A T M :
+ Tác động do tĩnh tải và các tác động khác: Kết cấu c h ố n g đỡ, vỏ hầm và kết cấu phụ trợ khác; trọng lượng cột đất đá trên đỉnh hầm đốii với đoạn hầm đặt nông; các tác động do biến dạng của đá núi xung quanh hầm; ápi lực nước ngầm .
+ Tác động do hoạt tải và các tác động khác: Các phương tiện tham gia giao thông trong hầm và tải trọng thi công,
+ Tác động động đất.
- Đ ố i với hầm giao thông đô thị xây dựng theo phương pháp d à o đắp:
+ Tác động do tĩnh tải và các tác động khác: K ết cấu c hổng đỡ, v ỏ hầm và kết cấu phụ trợ khác; trọng lượng cột đất trên đỉnh hầm; áp lưc đất nền (giai đoạn xây dựng và giai đoạn khai thác); áp lưc nước ngầm và đẩy n ổ i.
67
+ Tác động do hoạt tải và các tác động khác: Các phương tiện tham gia giao thông trong hầm và tải trọng thi công.
+ Tác động động đất.
- Đ ố i với hầm giao thông đố thị xây dựng theo phương pháp đào hầm bằng TBM:
+ Tác động do tĩnh tải và các tác động khác: K ết cấu chống đỡ, vỏ hầm và kết cấu phụ trợ khấc; áp lực đất nền (giai đoạn xây dựng và giai đoạn khai thác); áp lực nước ngầm và đẩy nổi.
+ Tác động do hoạt tải và các tác động khác: Các phương tiện tham gia giao thông trong hầm và tải trọng thi công.
+ Tác động động đất.
- Đ ố i với hầm giao thông đô thị xây dựng theo phương pháp hầm dìm:
+ Tác động do tĩnh tải và các tác động khác: K ết cấu chống đỡ, vỏ hầm và kết cấu phụ trợ khác; áp lực đất nền (giai đoạn xây dựng và giai đoạn khai thác); áp lục nước ngầm và đẩy nổi.
+ Tác động do hoạt tải và các tác động khác: Các phương tiện tham gia giao thông trong hầm và tải trọng thi công.
+ Tác động động đất.
4.1.3.2. Tổ hợp tải trọng tác dụng
N goài các trường hợp tải trọng đặc biệt như đ ộn g đất, mất cân bằng áp lực do có đường hầm đào song song bên cạnh hay các tải trọng phục vụ thi côn g khác thì kết cấu hầm tối thiểu cần phải xem xét chịu được các tổ hợp tải trọng sau:
- Tổ hợp 1: Bao gồm toàn bộ tải trọng đứng và tải trọng ngang xét trong điều kiện lâu dài.
- Tổ hợp 2: Bao gồm toàn bộ tải trọng đứng. Tải trọng ngang xét trong điều kiện lâu dài ở m ột phía còn phía kia là tải trọng ngắn hạn. D o chịu tải trọng ngang không cân bằng như vậy nên khi tính toán đối với kết cấu hộp cần xét tới hai trường hợp ch o tấm đỉnh hầm là có liên kết chống chuyển v ị ngang và trường hợp không có.
- Tổ hợp 3: Bao gồm toàn bộ tải trọng đứng, áp lực đất ngang xét trong điều kiện ngắn hạn, không xét nước ngầm .
- T ổ hợp 4: Bao gồm chỉ trọng lượng đất đắp theo phương đứng, áp lực đất ngang trong điều kiện lâu dài có xét nước ngầm .
4.1.4. Các tổ hợp tải trọng tác dụng lên công trình hầm vượt sông, biển 4.1.4.1. Các tải trọng tác dụng
Tải trọng tác dụng lên côn g trình hầm vượt chướng ngại nước (sông, biển, kênh đào, v .v ...) được chia thành hai nhóm chính nhu sau:
6 8
a) C ác tái trọng cơ bản:
- Trọng lượng bản thân kết cấu hầm dìm và lớp bê tông dằn: Tải trọng bản thân của kết cấu hầm và lớp bê tông dằn được xác định theo kích thước thực tế và thí nghiệm trọng lượng đơn vị. Tải trọng này yêu cầu được xác định có độ c hính xác cao, giá trị nhỏ hơn thực tế có thể làm hầm bị chìm khi lai dắt, giá trị lớn hơn thực tế c ó thể dẫn đến hầm bị đẩy nổi lên. Trong bước thiết k ế sơ bộ có thể tham khảo các chỉ dẫn sau. Tải trọng này tồn tại trong suốt quá trình khai thác hầm:
+ T rọng ỉượng đơn vị của bê tỏng: Yb = 23.50 K N /m 1
+ Trọng lượng đơn vị của thép: ys = 77.00 K N /nr
+ H àm lượng cốt thép: = 2401300 Kg/rtr
- Trọng lượng của các trang thiết bị và bê tông mặt đường: Đ â y là tĩnh tải không thường xuyên, do vậy không được xét khi tính chống đẩy nổi. Khi tính toán tải trọng này có thể tham khảo các thông số sau:
- Á p lực thẳng đứng cúa ỉớp đá hộc bào vệ: Tuỳ theo yêu cẩu của chủ đầu tư m à tải trọng này có thể là tĩnh tải thường xuyên hay không thường x u y ên . Trong trường hợp thông thường nên xét đây là tĩnh tải không thường xuyên. D u n g trọng đẩy nổi được đưa vào tính toán. Có thể lấy giá trị trong khoáng ps = 14 r lố K N /n i.
- Á p lực thẳng đứng của lớp đất lấp và bồi lắng: Tải trọng được xác định theo các trường hợp có thể có của lớp đất bồi lắng và xói lở phía trẽn hầm . V ì tính chất phân b ố không đều nên thông thường đây là tải trọng chính gây ra nội lực trong kết cấu hầm theo phương dọc.
+ T h eo phương ngang, tải trọng này được xác định thieo c ô n g thức. (X ét đến ảnh hưởng lân cận xem trong A A SH TO ).
+ T h eo phương dọc, giá trị tải phán bố trên ch iều dài đư ợc tính th eo c ô n g thức: ch iều rộng đỉnh X chiều ngang.
- Á p lực ngang của vật liệu chèn lấp hai bên dốt hầm: V ì k ế t cấu hầm không biến dạng hay chuyển vị ngang nên hệ số áp lực tĩnh của đất được dùng đ ể tính áp lực ngang của đất hay vật liệu chèn lấp khác hai bên vỏ hầm. Khả năng có thể thay đổi của tải trọng này phải được xem xét vào trong các trường hợp tải trọng. K hi tính sơ bộ có thể lấy: K0 = 0 ,5 .
- Áp lực nước theo chiều sâu: Áp lực nước có giá trị bằng dung trọng riêng. D ung trọng lớn nhất được dùng đế tính chống đẩy nổi và tính vỏ hầjm. D u ng trong nhỏ nhất được dùng để tính chở nổi đốt hầm. Các giá trị này thu được từ các phương pháp thí nghiệm xác định dung trọng đơn vị.
+ Khi tính vỏ hầm theo phương ngang, cần xác định áp Lực phân b ố lên bản trên, bản đáy, đỉnh và đáy vách tường ngoài ứng với giá trị lớn nhất của dung trọng riêng của nước.
69
+ K hi tính toán đẩy nổi trong giai đoạn thi côn g, lực đẩy nổi đặt tại trọng tâm cúa phần chim dưới nước. C ó giá trị bằng tích thể tích chìm và dung trọng riêng nhỏ nhất của nước.
+ Tính toán kết cấu hầm theo phương dọc trong giai đoạn khai thác, lực phân bố theo chiều dài bằng tích của thể tích bao ngoài vỏ hầm với dung trọng riêng nhỏ nhất.
- Hoạt tải phương tiện giao thông: Hoạt tải chỉ được x em xét trong các trường hợp tính toán cục bộ cụ thể. Thông thường tải trọng này không tồn tại trong các tổ hợp tải trọng. V ì sự có mặt của hoạt tải làm tăng độ an toàn khi tính đẩy nổi, làm giảm nội lực bản đáy khi thiết k ế vỏ hầm . Hoạt tải này nên tham khảo các tiêu chuẩn thiết k ế cầu và mặt đường tương ứng của dự án.
b) Các tải trọng khác:
- N h iệt độ thay đổi đều: N h iệt độ thay đ ổi đều được x ét đến khi tính toán m ối nối và ứng suất kéo phát sinh theo phương dọc hầm . V ì hiện chưa c ó các số liệu khảo sát đo đạc, kiến nghị lấy AT bằng 50% giá trị sử dụng trong thiết k ế cầu bê tô n g ở cùng địa điểm .
- G radient nhiệt độ: Tuỳ theo m ùa mà gradient nhiệt độ gây k éo hay nén thớ ngoài, tương ứng là nén hay kéo thớ trong. K iến nghị tham khảo gradient nhiệt theo quy chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn thiết k ế cầu tương ứng.
- Lún lệch: G iá trị lún lệch được xác định căn cứ vào kết quả tính lún và cấu tạo kết cấu cụ thể. Có thể giả thiết: T heo phương ngang, hệ số nền giảm đi 50% trên chiều dài bằng m ột nửa bê rộng đốt hầm , theo phương dọc, mất hoàn toàn nền trên 10 m.
- Các tải trọng đặc biệt: Tần xuất xuất hiện thiết k ế của các tải trọng này thường lớn hơn thời gian khai thác thiết k ế của hầm . Có thể lấy p = 0.01% như là số liệu tham khảo.
- Tải trọng tàu đắm: Tải trọng được tính như lực phân b ố trên m ột diện tích g iớ i hạn phía trên hầm . Tải trọng này cần được nghiên cứu cho từng trường hợp cụ thể. Tham khảo hầm thuộc dự án Great Belt (Đ an M ạch), tải trọng đắm tàu lấy bằng 100k N /m 2 trôn diện tích 2 5 0 m 2.
- Tải trọng kéo thả neo: T heo khu vực đường thuỷ mà đánh giá tải trọng này để thiết k ế lóp phủ bảo vệ hợp lý. Cho trường hợp tàu biển tải trọng lớn, tải trọng kéo neo được biết đến là lực ngang 3 0 0 0 kN , tác động theo phương ngang 4m thấp hơn bản đỉnh.
- N gập hầm: T heo m ột số nguồn tài liệu, đã có xảy ra trường hợp hầm bị ngập. D o vậy nên xem xét tình huống này trong thiết kế. Trong trường hợp này, khả năng lún tăng cường đoạn bị ngập cần được tính toán.
- N ổ bên trong: Khả năng cháy nổ bên trong xảy ra nhiều trên các hầm giao thông, nhất là trên những tuyến có xe vận chuyển các chất dễ cháy nổ. V í dụ hầm L iefen sh oek - Bỉ nằm cạnh khu côn g nghiệp được thiết k ế chịu được áp suất nổ là 4 bar.
7 0
£.1.4.2. Tổ hợp tải trọng
Hiện tồn tại cả hai triết lý thiết kế: ứng suất cho phép vả th eo cường độ sức chịu tải. Dươi đây là tham khảo các hệ số ứng suất ch o phép và hiệ số tải trọng đã được dùng trorg thiết k ế một số hầm dìm tại các quốc gia có nhiều hầm dìm .
Q iuốc gia
Tải trọng
Mỹ Nhật Hà Lan
A. rổ hợp cơ bản: 1.00 1.00 1.50
t. Tĩnh tải
l. Đất đắp
3. Các loại hoạt tải
1 Áp lực đất ngang
5. Áp lực cột nước trung binh hoặc thấp
B. Tổ hợp cơ bản với một trong số:
\. Cột nước cao nhất 1.25 - 1.15* ì. Kéo hoặc thả neo 1.25 -
3. Đắm tàu 1.25 -
ị. Nhiệt độ thay đổi - -
5. Lún lệch - 1.00 - 3. Lún lệch, cột nước cao nhất - 1.30
ĩ. Nhiệt độ thay dổi và lún lệch - 1.15 - 3. Cháy nổ bên trong hắm - 1.0 3 . Đ ộ n g đ ấ t , lú n lệ c h - 1.50 - 10, Động đất, lún lệch, thay đổi nhiệt đõ - 1.65 - 11. Sai số chế tạo - 1.30
Có thể nghiên cứu một số tổ hợp dựa trên sự phân tích đánh g iá từng trường hợp tải trọr.g cho dự án cụ thê vì hiện nay, ngay các quốc gia trên cũrag chưa ban hành bộ tiêu chuẩn chính thức cho thiết kế hầm dìm .
4 .2 ÁP LỰC ĐẤT Đ Á TÁC D Ụ N G L Ê N C Ô N G TR ÌN H H A M
Áp lực đất đá là tải trọng quan trọng nhất trong các tải trọng tác dụng lên công trình hầm. Khi đào hầm, trong các lớp đất đá ở xung quanh đường hầm có sự phân b ố lại ứng suấ:. D o đ ó, đất đá ở xung quanh đường hầm có ổn định hoặc không an toàn là bởi áp lực đất đá tác dụng vào vật liệu gia cường đường hầm. V ì t.hế, v iệ c khảo sát và xác định đúrg phương và độ lớn của áp lực đất đá là côn g việc quan trong khôn g chỉ trong tính toán thiết k ế mà còn cả trong thi công và quá trình khai thác c ô n g trình. H iện nay, việc tính toán áp lực đất đá còn phức tạp. chưa hoàn thiện, có thể tiến hành theo nhiều phuơng pháp khác nhau dựa trẽn các lý thuyết khác nhau do loại tải trọng này phụ thuộc
71
vào nhiều yếu tố phức tạp. Đ ó là đặc điểm tính chất cơ lý của đất đá, độ sâu củ a công trình hầm , thế nằm của vỉa đá, hình dáng và kích thước tiết diện của đường hầm , đặc điểm cấu tạo của vỏ hầm và hệ thống chống đỡ, phương pháp thi côn g hầm , thời gian thi công, ảnh hưởng của cá c côn g trình lân c ậ n ...
Có nhiều cách để phân loại áp lực đất đá tác dụng lên cô n g trình hầm giao thông:
- Phân loại theo phương tác dụng: áp lực thẳng đứng, áp lực nằm ngang, áp lực ngược (áp lực từ đáy hầm ngược lên).
- Phân loại theo trạng thái phân bố: áp lực đối xứng và không đối xứng. Đ ể đơn giản, trong tính toán thiết k ế thường quy về dạng áp lực đối xứng. T uy nhiên, trong thực tế do điều kiện cấu tạo địa chất phức tạp, các vỉa đá nằm nghiêng hoặc có cấu tạo đứt g ãy, cấu tạo nếp u ố n ... thì buộc phải chọn dạng áp lực phân bố khôn g đ ối xứng.
- Phân loại theo tính chất tác dụng:
+ Á p lực đất chủ động: dưới tác dụng của đất phía sau, tường bị ch uyển dịch hoặc bị quay về phía trước nhằm giảm bớt áp lực dẫn tới hình thành m ột nêm đất trượt dọc mặt sau tường, tạo ra m ột sự cân bằng m ới. Chính khối đất này đã tạo ra m ột áp lực ngang sau lưng tường và được g ọ i là áp lực đất chủ động.
+ Á p lực đất tĩnh: dưới tác dụng của đất phía sau nhưng do tường quá vững chắc nẽn nó không bị dịch ch uyển hay bị quay và vẫn tạo được sự cân bằng. Á p lực đất tác dụng nên tường khi đó được gọi là áp lực đất tĩnh. N hư vậy áp lực đất tĩnh lớn hơn áp lực đất chủ động.
Có nhiều phương pháp nghiên cứu áp lực đất đá:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: chủ yếu dựa vào lý thuyết đàn h ồi, xem đất đá là m ột m ỏi trường đàn hồi đẳng hướng để khảo sát trạng thái phân bố ứng suất ở xung quanh tiết diện đường hầm .
- Phương pháp thực nghiệm : tiến hành các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm , hiện nay vẫn chưa giải thích thoả đáng được hiện tượng áp lực đất đá trong thực tế.
- Phương pháp nghiên cứu ở điều kiện thực địa: tiến hành n ghiên cứu, quan trắc hiện tượng áp lực đất đá trực tiếp tại hiện trường.
Đ ố i với các côn g trình hầm quan trọng và phức tạp, cần kết hợp cả ba phương pháp để có phương án thiết k ế và thi côn g an toàn, hợp lý và kinh tế nhất.
4.2.1. Trạng thái phân bô ứng suất của đất đá
4.2.1.1. Trạng thái phân bô' ứng suất của đất đá trong tự nhiên (trước khi đào hầm)
Trạng thái phân b ố ứng suất của đất đá trong tự nhiên (trước khi đào hầm ) là trạng thái ứng suất gây ra bởi trọng lượng bản thân đất đá, còn g ọ i là trạng thái ứng suất nguyên sinh.
7 2
Coi mặt đất là mặt phảng, xem xét trạng thái ứng suất của m ột phân tố đất đá cơ bản hình lập phương ớ độ sâu H. Chọn hệ toạ độ O xyz có trục O z hướng xu ốn g như hình vẽ. Phân tố chịu tác dụng của 3 tlhành phần ứng suất nén theo 3 trục ở trạng thái cân bằng.
ỵ \
ơy — ỊT
1 i
ơz ĩ
ứ n g suất lớn nhất ơ z bằng chính tổng trọng lượng đất đá nằm bên trên phân tố:
ơ z = Y-H = X yì.H ì
i = l
Với: y, H - dung trọng và chiều dày các lớp đất ở trên;
Ỵ , Hị - dung trọng và chiều dày cùa lớp đất thứ i.
Đ ể cân bằng VỚI áp lực thẳng đứng, áp lực theo hai trục còn lại có độ lớn bằng nhau. Phân tố cơ bản ở trạng thái cân băng nên khỏng sinh ra biến dạng ngang:
ơ 7 ơ y ơ x Ex =GV = ~ ^ ụ . + — |a - — = 0
x y E E E
D o đó: ơx = ơ y = ^.ơz
a) Nêu xem đất đá là môi trường đàn hồi thì áp dụng l V thuyết đàn hồi, ta cố:
M
ì - ụ
V ới: ệ - hệ số áp [ực ngang (còn gọi là hệ số nở hỏng) củ a đất đá;
|i - hệ s ố P)ison.
D o tính chất lưu biến của đấi đá trong tự nhiên nên không thể xem đất đá là đàn hồi lý tưởng. V ì thế, hỉ số áp lực ngang cần phải được xác định bằng thực nghiệm có xét tới yếu tố thời gian, lây theo bảng sau:
Loại đất đá Giới hạn độ bển chịu nén (KG/cm2) ị ngắn hạn ị dài hạn Sét 15,0 70.0 0,67 * 0,95 0,70 ^ 0,98 Diệp thạch sét 170,0 - 240,0 0,70 + 0,89 0,72 * 0,92 Diệp thạch cát 450,0 580,0 0,36 + 0,53 0,36 4- 0,55 Sa thạch cát nhẹ 150,0 0,39 0,45
73
b) Nếu xem đấí đá là rời rạc thì áp dụng lý thuyết vật rắn rời rạc của Couỉomb, ta có: í ^
^=tg 2
1 4 5 ° - —
l 2
/
Với: 9 - góc m a sát trong của đất.
Ta thấy, ứng suất tỷ lệ với độ sâu. Tại độ sâu H nào đó, ứng suất trong đất đá sẽ phát triển và vượt quá cường độ giới hạn của nó và làm ch o đất đá bị phá hoại hoặc ch u yển từ biến dạng đàn hồi sang biến dạng dẻo - nhớt và ứng suất treo 3 trục đều bằng nhau.
4.2.1.2. Trạng thái phân bô ứng suất của đất đá xung quanh hầm (sau khi đào hầm)
Khi đào hầm, trạng thái cân bằng tự nhiên của đất đá xung quanh hầm bị phá vỡ. M ột trạng thái ứng suất m ới được hình thành do sự phân bố lại tải trọng trong đất đá, thoả mãn điều kiện cân bằng m ới. Trạng thái này được g ọ i là trạng thái phân b ố ứng suất trong đất đá sau khi đào hầm hay cò n g ọ i là trạng thái ứng suất thứ sinh. Bằng phương pháp thí nghiệm m ô hình hoặc theo ỉý thuyết, ta xác định được đường con g phân b ố ứng suất thể hiện trạng thái ứng suất trong đất đá. Đ ộ lớn của ứng suất phát sinh trong đất xung quanh hầm bằng tổng ứng suất tương ứng của địa tầng tự nhiên với hệ số gia tãng so với ứng suất ban đầu:
ơ| = Kiơ°i
Với: ơị - ứng suất tại điểm i trong đất xung quanh hầm , K G /cm 2;
Kị - hệ số ứng suất tập trung tại điểm i;
ơ ° - ứng suất của đất đá tự nhiên tại điểm i, K G /cm 2-
H ệ s ố Kj phụ thuộc chủ yếu vào hình dáng, độ lớn m ặt cắt ngang hầm và vị trí đ iểm i.
Tại vị trí trần và đáy hầm c ó hiện tượng tập trung ứng suất kéo, ở vách hầm có hiện tượng tập trung ứng suất nén, C àng xa đường hầm , các loại ứng suất chuyển dần về trạng thái ứng suất tự nhiên của đất đá. ú n g suất và biến dạng này c ó vượt quá giới hạn hay không sẽ quyết định trạng thái an toàn của cô n g trình. Có thể kết luận độ an toàn của hầm có thiết diện chữ nhất dựa vào công thức sau:
ƠK = K 1ƠX = K lT^ - y H < a !
ì-ịx
ơn=K 2a z = K 2YH < ơ nn
Với: ƠK - ứng suất k éo sinh ra ở trần hầm;
ơ n - ứng suất nén sinh ra ở vách hầm;
Kj - hệ s ố tập trung ứng suất ở trần hầm;
K2 - hệ sô' tập trung ứng suất ở vách hầm;
ơỊỊ - cường độ giới hạn kéo của địa tầng theo 2 trục;
7 4
ơỊ! - cường độ giới hạn nén của địa tầng theo 2 trục;
y - dung trọng trung bình của đất đá;
H - độ sâu đặt hầm.
T rong cô n g thức trên, giá trị cúa ơỊj trong vách hầm phải chọn nhỏ hơn giá trị thu được khi thí nghiệm do kết quả này chỉ đối với một lớp đất đá và diễn ra trong thời gian ngắn. V ì thế, s ố liệu thí nghiệm phải được hiệu chỉnh như sau:
K 2C7Z = K 2y H < 0 T i ơ “
V ớ i: T|, 9 - hệ số theo điều kiện địa tầng, phụ thuộc vào biện pháp thi côn g, độ dốc địa tầng, cấu tạo, độ ẩm, thành phần vật chất của địa tầng. M ỗi trường hợp phải xác định theo thí nghiệm . Theo kinh n gh iệm và kết quả nghiên cứu có thể lấy giá trị gần đúng:
Điểu kiện địa tầng 0 Tl
Đá nứt nẻ ít (Granit, cát kết thạch anh...) 1,0+ 0,7 Đá nứt nẻ mạnh, biến dạng dẻo nhớt (đá phiến chứa cát, phiến sét, dá v ô i...) 0,7 + 0,5
Địa tầng nằm ngang cố chiều dày lớp đá m > 1/3 chiéu cao đường hầm h.
chiẽu sâu khe nứt I < m0,8 H-1,0 Địa tầng nứt nẻ, khoảng cách min giữa các khe nứt thuộc phạm vi h/10 < K < h/3 0,5 - 0,8 Địa táng nứt nẻ manh, h/20 < m < h/10 0,3 4- 0,5 Địa íắng nứt nẻ mãnh liệt, hoặc nghiêng dốc, hoặc h/50 < tn < h/20 hoặc h/50 < ! < h/2 0,1 +0,3
s.au khi đào hầm , vùng đất đá xung quanh hầm có trạng thái ứng suất thay đổi phụ thưộic vào cô n g nghệ xây dựng hầm. Hầm xây dựng theo công nghệ truyền thống có ứng suất xung quanh hầm rất lớn, cấu trúc đất sát vỏ hầm hầu như bị phá hoại hoàn toàn. H ầm được xây dựng theo côn g nghệ N A TM hoặc theo công nghệ thi côn g đào kín bằng máy đào hầm TBM, trạng thái ứng suất đất xung quanh hầm biến đổi ít hơn.
T rạng thái ứng suất đất đá xung quanh hầm sau khi đào sẽ thay đổi và hình thành v ù n g biến dạng đàn hồi dẻo và vùng biến dạng đàn hồi.
- V ù ng biến dạng đàn hồi dẻo phụ thuộc nhiều vào điều kiện địa chất, kích thước hầm đào và phương pháp côn g nghệ xây dựng hầm. Trong điểu kiện tiêu chuẩn, vùng biến d ạn g đàn hổi d ẻo có giới hạn R = l,5a.
- Giới hạn vùng biến dạng đàn hồi dẻo càng tãn g khi kích thước hầm đào càng lớn và phương pháp công nghệ gây xáo trộn lớn cấu trúc đất đá xung quanh hầm . Phương pháp c ô n g nghệ truyền thống là ví dụ điển hình làm phá vỡ cấu trúc đất đá xung quanh hầm và diẫn đến chi phí cao ặho hệ thống kết cấu chống đỡ và vỏ hầm .
75
Hình 4.1. Biểu đồ mô tả trạng thái ứng suất đất đá xung quanh hầm
- V ùng càng xa, cấu trúc đất đá và trạng thái ứng suất đất đá xung quanh hầm càng giảm . Trần hầm có dạng cung tròn làm giảm ứng suất tập trung so với hầm tiết diện hình tứ giác và có độ an toàn ca o hơn. Chiều ngang giới hạn /0 của tiết diện hầm dạng cung vòm có thể đảm bảo an toàn được xác định gần đúng theo cô n g thức:
L0 = 10.—
y
Với: Lo - chiều ngang giới hạn của tiết diện;
y - dung trọng trung bình của đất đá;
fkp - hệ số độ cứng của đất đá theo Protodiakonop;
4.2.2. Xác định tải trọng do áp lực đất đá gây ra
Có nhiều cách phân loại áp lực đất đá tác dụng
lên kết cấu hầm . N ếu phân loại theo phương tác dụng của tải trọng, áp lực đất đá g ồm có:
- Á p lực thẳng đứng: tác dụng theo phương thẳng đứng từ trên xu ốn g, thường ký hiệu là q nếu coi như là phân bố đều.
- Á p lực hông: tác dụng theo phương nằm ngang, có thể co i ià phân bố với quy luật phân bố hình thang hoặc hình tam giác.
- Á p lực nền: tác theo theo phương thẳng đứng từ dưới lên, ký hiệu là qn nếu co i là phân b ố đều.
7 6
Aq
q
í 1
J
&ữ2ZZZZZZZZZZZ&
m m In
Hình 4.2. Tải trọng do áp lực đất đá tác dụng lẻn kết cấu công trình hầm
N ếu phân loại theo phương nguyên nhân gây ra của tải trọng, áp lực đất đá gồm có: - Á p lực đất ngang,
- Á p lực đất do có hoạt tải trên mật đường phía trên hầm,
- Á p lực đất do có lớp kết cấu (đá balát, đất đầm chặt, lóp gia tải) phía trên hầm, - T rọng lượng bản thân của đất đáp.
_ Giới hạn tối thiểu của
Đất đáp đường thõng
đầm nénGiới han tối thiểu của lớp kết cấu hat
thường dươc
dươc lựa chon có đấm nén
■ 2400mmL. Lớp đáp đường thòng thường
min I trén lớp phủ tối thiểu
đát đẩp đường
thường dươc dám nén
-Q JZ
Hình 4.3. Phần bao đất lấp kết cấu hầm và phạm vi vùng ảnh liưởng của kết cấu
4.2.2.1. Lý thuyết cột đất dá
K hi cô n g trình hầm được xây dựng nông, hầm sẽ chịu ảnh hưởng của trọng lượng bản thân cột đất đá phủ phía trên cóng trình. Ảnh hường này phụ thuộc vào điều kiện địa chất và chiều sâu đặt công trình. Khi đất đá có hệ số độ cứ ng fkp < 0 ,8 thì H < 5aj hoặc H < (1,5 2 ).h | khi fkp > 0,8.
Với: H - chiều sâu đào hầm có thể nhận ảnh hưởng từ các lóp đất đá bên trên, m;
h| - chiều cao trung bình vòm biến dạng của
đất đá tự nhiên, m;
aj - m ột nửa chiều rộng của vòm , m.
C ông trình hầm chịu ảnh hường của toàn bộ cột
đất đá bên trẽn khi có chiều sâu đặt hầm H thoả
m ãn hai cô n g thức trên.
Tải trọng tập trung thẳng đứng tác dụng lên hầm là:
Q = 2.a.b.H .y (KN)Hình 4.4. Mô hình cột đất đá
Tai trọng thang đưng phan bô đeu: /ác dụng lên công trình hầm 7 7
Với: H - chiều sâu đặt cô n g trình, m.
2 a - chiều rộng tiết diện ngang hầm , m.
y - dung trọng trung bình của đất đá, K N /m \
Ỵj - dung trọng của lớp đất đá thứ i, K N /m l
b - chiều dài đoạn hầm đang xét, lấy bằng lm .
hj - chiều dày của lớp đất đá thứ i, m.
L ý thuyết này được T uale đề xuất vào năm 1838 và A .H eim đề cập lại vào năm 1905. C ông thức này chỉ áp dụng ch o trường hợp côn g trình ngầm nằm trong đất đá rời rạc, ngậm nước, yếu, không ổn định và luôn luôn đứng ch o phương pháp thi cô n g đào trần.
4.2.2.2. Lý thuyết một phần trọng lượng của cột đất đá (dựa trên quy luật cân bằng của vật th ể rời)
N h óm tác giả, trong đó có Birbaum er thấy rằng cột đất đá chỉ gây ra áp lực lên vỏ hầm tới m ột độ sâu nhất định nào đ ó và chiều sâu đó là nhỏ. K hi chiều sâu tăng lên, lực cản ch ốn g tụt cột đất đá xu ốn g cũng tăng lên. D o đó, vỏ hầm chỉ chịu m ột phần nào đó từ trọng lượng của toàn bộ cột. L ý thuyết này được x â y dựng trên giả thiết sau: ở gần hàm đã đào trong khối địa tầng tạo thành hai mặt trượt A M và B N nghiêng với phương
M G H N
2a
2a
Hình 4.5. Sơ đồ phát sinh áp lực đất đá theo lý thuyết một phần trọng lượng của cột đất đá
Trọng lượng cột đất phía trên c ô n g trình IKH G bị giản yếu bởi các lực m a sát xung quanh cột đất:
Q' = Q - 2F
78
V ớ i Q là trọng lượng toàn bộ cột đất IKHG: Q = 2.a|.b.H .y
Lực m a sát xung quanh cột đất: Với:
F = D .f
V ớ i D là áp lực hông tác dụng lên các mặt bẽn của cột, tính toán th eo lý thuyết tường chắn:
K hi đó: Với:
(K N ) (m)
V ì thế: (K N /m 2)
K hi bên trên côn g trình có nhiều lớp đất đá thì:
Á p lực hông tác dụng lên hầm:
e = q 4 (K N /m 2)
Với: H - ch iều sâu đặt công trình, m.
2 a - chiểu rộng tiết diện ngang hầm, m.
y - dung trọng trung bình của đất đá, KN/rrv.
Yj - dung trọng của lớp đất đá thứ i, K N/m
b - ch iều dài đoạn hầm đang xét, lấy bằng lm .
h| - chiều dày của lớp đất đá thứ i, m.
ọ - góc ma sát trong của đất, độ.
Hạn c h ế của lý thuyết này là chỉ áp dụng cho các công trình đặt rất sâu trong đất đá rời c ó 0,8 và H < (2-e-2,5)hj hoặc fkp < 0,8 và H < 5aj thì cũng áp dụng lý thuyết này.
4.2.2.3. Lý thuyết vòm áp lực (vòm Protodiakonop)
T ác giả Protodiakonop đã tiến hành khảo sát sự càn bằng của vòm áp lực dạng parabol và đưa ra vào khái niệm hệ số độ cứng của địa tầng. H ệ s ố đ ộ cứng fkp là hệ số
79
ma sát quy ước, là tang của góc nội m a sát quy ước (ị) xác định có xét đến lực dính c giữa các hạt đất đá. H ệ sô' ma sát quy ước bằng tỷ s ố giữa ứng suất tiếp và ứng suất pháp tại điểm tiếp xúc giữa các hạt đất đá vào thời đ iểm cân bằng giới hạn: - r T , c
fkp = tg ộ = f = tgộ + -5
ơ ơ
V ới cp là góc m a sát trong của địa tầng. Từ biểu thức này, ta thấy trong đất đá rời
(C = 0) thì f trùng với tg(p.
Trong đất đá cứng, lực dính thực c được thay
bằng lực dính phân tử. Protodiakonop đế nghị hệ
số độ cứng của địa tầng phụ thuộc vào độ bển lập
phương khi ép vỡ (R, K G /cm 2):
R
f =100
Trên cơ sở quan sát thực tế, Protodiakonop
thấy rằng đất đá bị sụt lở theo đường con g A O B.
Phần vòm A O B chịu tác dụng của toàn bộ tải
trọng đất đá phía trên. Phần vòm A O B chịu tác
dụng của toàn bộ tải trọng đất đá bên trên. V ùng đất đá dưới vòm bị phá hoại.
Chiểu rộng của vòm A O B được xác định qua côn g thức:
2a, = 2[a + hKtg(45° - cp/2)]
Cắt ra phân tố O A của vòm . Các lực tác dụng lên vòm :
- Thành phần lực thẳng đứng:
v = q.a, =y.H.a,
- Thành phần lực nằm ngang:
Hình
4.6. Mô hình vòm áp lục
H = V .f = V .f kp = y .H .a1.fkp
K ết cấu ở trạng thái cân bằng phiếm định khi lực x ô T = H. Đ ể ổn định và thiên về an toàn, Protodiakonop thêm vào m ột thành phần lực phân bố theo phương nằm ngang X (tức là dự trữ cho độ ổn định của chân vòm một lượng là A = T.hị) sao cho:
T + T.hị = H
X ét tại m ột điểm bất kỳ có toạ độ D (x ,y ), điều kiện làm việc ổn định của vòm nén đúng tâm là:
8 0
I > D= 2 Ì - T . y = 0
• - Q -*2 từ đó suy ra: y = -L—r
2.T
Như vậy phương trình đường cong của vòm là một hàm parabol bậc II. Tại vị trí chân vòm, ta có:
T = = yHa, - H - T _ u '
h i V “ 1
Xác định giá trị Xmax (trường hợp an toàn nhất với lượng dự trữ là cực đại):
dT = 0
dh ị
Từ đó, ta có: h, = -7^-
^kp
Như vậy, AOB được gọi là vòm áp lực (vòm P) có chiều cao tính từ đỉnh kết cấu lên trên là h|, chiều rộng là 2aị( vòm dạng parabol bậc II.
Thay giá trị của h| vào biểu thức tíllll lực xỏ T, tá có:
y _ ^kp
_ 2
Tải trọng tập trung trên một đơn vị chiều dài hầm:
p = 4.r .a,:h L = 4 r Ạ
3 3
Tải trọng phân bố đều: q = y.h| (K N /m 2;
Trị số áp lực đất đá thẳng đứng theo lý thuyết của Protodiakonov được xác định bằng tích của trọng lượng riêng của địa tầng với tung độ tương ứng của parabol bậc II:
qx = Ỵ.(hị - y) (K N /m 2)
Với: H - chiều sâu đặt công trình, m;
2 a - chiều rộng tiết diện ngang hầm, m;
y - dung trọng trung bình của đất đá, K N /m ';
Yj - dung trọng của lớp đất đá thứ i, K N/m ';
b - chiều dài đoạn hầm đang xét, lầy bằng lm ;
h| - chiều dày của lớp đất đá thứ i, m;
cp - góc ma sát trong của đất. độ;
fkp - hệ số độ cứng theo Protodiakonop,
Lý thuyết này được áp dụng cho địa tầng đồng nhất, không phân lớp, chiều dày vòm chịu lực tính từ mặt đất hay từ đáy của lớp đất yếu nằm trên đỉnh vòm áp lực là lớn hơn hoặc bằng chiểu cao vòm áp lực. H oặc khi hầm nằm trong đất đá c ó fkp > 0 ,8 và H > ( 1,5^2 ,0)11, hoặc fkp < 0 ,8 và H > 5aj thì cũng áp dụng lý thuyết này.
Đối với đất đá cứng, kết quả tính toán theo lý thuyết này lớn hơn so với thực tế. Nhưng trong thực tế, do thiên về an toàn vẫn có thể sử dụng các cô n g thức trên để tính toán.
4.2.2.4. Tính toán áp lực hông
Áp lực hông tác dụng theo phương nằm ngang lên kết cấu công trình hầm là do sự chuyển dịch của đất đá vào phía trong hầm gây ra. Đ ể xác định áp lực hôn g, có thể xem tường hầm như tường chắn.
- Trong đất đá rời rạc:
+ Tại vị trí đỉnh hầm: = q.Ễ, = q.tg2(4 5 ° - (p/2)
+ Tại vị trí chân hầm: e 2 = (q + hk.Ỵ).tg2(4 5 ° - cp/2)
+ Tại vị trí bất kỳ: eị = (q + y.Ỵ).tg2(4 5 ° - (p/2)
- Trong đất đá cứng (đất đá đàn hồi):
+ Tai vi trí đỉnh hầm: ej = q .ệ = q. —1 -
ỉ-ịi
+ Tai vi trí chân hầm: e 2 = (q + hk.y). — -
l-ịx
+ Tai vi trí bất kỳ: e 2 = (q + y.y). —
l-ịi
Với: q - áp lực đất đá thẳng đứng, K N /m 2;
cp - góc ma sát trong của đất, độ;
ỊJ. - hệ số Poatxong.
Á p lực hông có ảnh hưởng không lớn và thường có lợi ch o sự làm v iệc của kết cấu. V ì thế, trong một số trường hợp để đơn giản và thiên về an toàn, có thể bỏ qua sự có mặt của loại tải trọng này.
4.2.2.5. Tính toán áp lực nền ịáp lực bàn đáy)
Trong địa tầng yếu, ngoài áp lực thẳng đứng, áp lực h ôn g, còn c ó thêm áp lực đẩy từ dưới lên ở đáy hầm. Tại đáy móng của tường, kết cấu chịu tác dụng của áp lực đất thẳng đứng truyền từ vòm và trọng lượng của vỏ hầm, áp lực đất chủ động ec và áp lực đất bị đông eb vào đường thẳng kéo dài đi qua mặt phía trong của vách hầm. Áp lực nền truyền
82