🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Thế Giới 5000 Năm Những Điều Bí Ẩn
Ebooks
Nhóm Zalo
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Phần I
NHỮNG BÍ ẨN CỦA LỊCH SỬ
Chương I
Bí mật cung đình
Chương II
Đâu chỉ là quyền lực vô biên
Chương III
Các Sự kiện chính trị
Phần II
NHỮNG BÍ ẨN VỀ DANH NHÂN
Chương I
Vinh hoa và cay đắng
Chương II
Bi kịch của những người nổi tiếng
Phần III
BẢO TÀNG VĂN HÓA CỦA NHÂN LOẠI
Chương I
Văn học
Chương II
Âm nhạc
Chương III
Mỹ thuật
1
Phần IV
CỘI NGUỒN CÁC DÂN TỘC - TÔN GIÁO
Chương I: Cội nguồn các Dân tộc
Chương II: Tôn giáo và các truyền thuyết thần thánh
Phần V
THEO DẤU CHÂN CÁC NHÀ THÁM HIỂM
Chương I: Tìm đến các vùng đất cổ xưa
Chương II: Khảo chứng các quốc gia cổ đại
Phần VI
DẤU CŨ… THÀNH XƯA
Chương I: Những danh thắng bị vùi sâu
Chương II: Những di tích của nền văn minh tiền sử
Phần VII
VÉN TẤM MÀN BÍ ẨN CỦA QUÁ KHỨ
Chương I: Phong tục ngàn xưa
Chương II: Truyền thuyết về nguồn gốc loài người
Phần VIII
BÍ MẬT CHIẾN TRANH
Chương I: Nguyên nhân thành bại trong chiến trận
Chương II: Tinh thần thượng võ
Phần IX
NHỮNG DẤU HỎI CÒN CHƯA ĐƯỢC GIẢI MÃ
Chương I: Con đường du nhập văn minh nhân loại
Chương II: Nghề nông khởi nguồn từ đâu
Chương III: Đi tìm kho báu
Chương IV: Dân tộc nào có chữ viết đầu tiên?
Chương V: Ông tổ của những cuốn sách là ai?
2
Lời nói đầu
Lịch sử phát triển của xã hội loài người từ mông muội tới văn minh, đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm tới vô vàn biến cố cùng những huyền thoại bí ẩn trôi theo dòng chảy của thời gian năm tháng. Từ vương quốc cổ đại đầu tiên bên bờ sông Nin tới nay, lịch sử thế giới đã có 5000 năm tồn tại, phát triển và mang trong nó biết bao điều bí ẩn thuộc các lĩnh vực: văn hóa, nghệ thuật kiến trúc, chính trị, xã hội, tôn giáo, chiến tranh, quyền lực, dân tộc, danh nhân v.v…Con người ở mọi thời đại luôn quan tâm tìm hiểu, lý giải những bí ẩn của tự nhiên, xã hội và đời sống của con người trong quá khứ để hướng tới tương lai tốt đẹp hơn.
Đáp ứng nhu cầu của đông đảo bạn đọc trong cả nước, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin cho ấn hành cuốn “Thế giới 5000 năm những điều bí ẩn” do tập thể tác giả biên dịch, soạn thảo từ nhiều nguồn tư liệu Đông Tây kim cổ và đặc biệt là các tài liệu của Trung Quốc đương đại.Đây là cuốn sách được soạn thảo công phu, trình bày hệ thống, giàu tính thông tin, khoa học, mang giá trị thực tiễn, hấp dẫn và lý thú.Hy vọng tập sách sẽ làm vui lòng bạn đọc gần xa.
3
Phần I
NHỮNG BÍ ẨN CỦA LỊCH SỬ
4
Chương I: Bí mật cung đình
Pharaông Tutan Khamôn tại sao lại bị chết sớm?
Pharaông Tutan Khamôn là con rể của Pharaông Akhenatôn và Hoàng hậu Nigurtiti nổi tiếng ở Ai Cập. Akhenatôn chấp chính được 20 năm thì qua đời, Tutan Khamôn kế thừa ngôi báu. Khi lên ngôi, Khamôn mới lên 9 tuổi, đã lấy một người vợ tên là Ankasun Batđôn hơn Khamôn ba, bốn tuổi, sau đó tiếp tục lấy con gái thứ ba của Akhenatôn. Tutan Khamôn chấp chính được khoảng 10 năm thì mất, khi ấy Khamôn mới 18, 19 tuổi. Ông chết đúng độ tuổi trưởng thành, khiến cả nước Ai Cập bàn tán xôn xao, song trong sách sử lại ghi chép rất ít về Khamôn, lăng tẩm của Khamôn vẫn chìm trong lớp đất dầy, không ai hay biết ở đâu.
Năm 1922, nhờ sự cố gắng không mệt mỏi của các nhà khảo cổ học, lăng tẩm của Khamôn mới được khai quật. Ngôi mộ được kiến trúc rất hoàn chỉnh và xa hoa lộng lẫy đã làm chấn động giới khảo cổ, một Pharaông Tutan Khamôn tĩnh lặng trong lòng đất bỗng chốc được giới học giả chú ý đến, đặc biệt là cái chết của Khamôn đã được rất nhiều học giả nghiên cứu phỏng đoán nguyên do.Việc phát hiện ra lăng mộ Khamôn là cực kỳ vất vả và tốn kém. Nguyên do là vì, bắt đầu từ vương triều thứ 18 ở Ai Cập, để tránh bị “bọn trộm” hậu thế đào bới, các đời Pharaông bắt đầu tách riêng thành hai khu: khu cung điện và khu lăng mộ. Tại thủ đô Cairô, đối diện với bờ sông Nin, tức là trong thành Vong Linh, họ xây dựng cung điện cho riêng mình để ăn chơi hưởng lạc. Còn khu lăng mộ được xây dựng ở một hẻm núi hoang vu nằm ở phía bắc thành Vong Linh (Wangling), được giữ bí mật không ai biết. Lúc bấy giờ vào khoảng năm 1500 trước công nguyên, đến khoảng 500 năm sau có 30 Pharaông được chôn cất tại đây. Song nơi đây cũng không tránh khỏi bọn trộm đào bới, có không ít di hài của các Pharaông bị lật tung. Đến vương triều thứ 21, đại bộ phận số lăng mộ ở đây đều bị đào bới. Lúc bấy giờ, trong cơn tức giận, có một Pharaông đã qui tập 13 di hài Pharaông đã bị lột áo quan, hợp táng vào trong khu lăng mộ của Amen Hôtơpu đệ nhị; sau đó lại chuyển tiếp các bộ di hài khác chuyển táng tại khu mộ hoàng hậu AstenHaipu. Toàn bộ số lăng mộ này nằm im dưới lòng đất ba ngàn năm. Mãi về sau, một nông dân nghèo người ả Rập Xêut ngẫu nhiên phát hiện ra khu lăng mộ chôn cất hoàng hậu Asten Haipu, thế là khắp nơi dấy lên phong trào khai quật lăng mộ cổ, tiếp theo phát hiện ra 13 bộ di hài Pharaông được chôn cạnh khu lăng mộ Amen Hôtơpu đệ nhị. Đến năm 1902, một tỷ phú người Mỹ tên là Đauýt tài trợ kinh phí cho các nhà khảo cổ tiến hành khai quật khu lăng mộ này. Đến năm 1905 lại phát hiện ra khu lăng mộ Pharaông Aken Nateng và Halimu
5
Hatbo. Tại một hang động gần đó, phát hiện thấy một số đồ vật có khắc tên Tutan Khamôn và tên hoàng hậu. Đến nay, các nhà khảo cổ nhận định, toàn bộ lăng mộ ở đây đã được phát hiện, trong đó có cả lăng mộ của Tutan Khamôn.
Song nhà khảo cổ học người Anh là H. Katơ lại không cho là như vậy, ông cho rằng lăng mộ của Tutan Khamôn vẫn chưa bị phát hiện, bởi vì các mảnh vỡ có khắc tên Tutan Khamôn và hoàng hậu tìm thấy trong hang động còn quá nhỏ nhặt tầm thường, không tương xứng với lăng mộ của Pharaông, hơn nữa vẫn chưa tìm thấy quan quách lưu giữ thi hài Pharaông Tutan Khamôn. Thế là đến năm 1917, được bá tước Kânpen tài trợ, H. Katơ bắt tay vào tìm kiếm lăng mộ Tutan Khamôn. Ông khảo sát một cách rất hệ thống toàn bộ khu lăng mộ, duy chỉ có một khu bãi đá là không khai quật, bởi vì trên bãi đá này có dựng một số nhà ở tạm cho số công nhân do H. Katơ thuê tìm kiếm lăng mộ khu này chưa được đào bới, chỉ đào bới ở xung quanh, vất vả trong 6 năm liền mà không thu được kết quả gì. Đúng trong lúc tuyệt vọng, lan truyền tới một tin khiến ai nấy đều phấn chấn: qua giám định các đồ vật đã được khai quật từ năm 1907, các học giả đã xác định, các đồ vật đó chính là đồ vật sinh thời Tutan Khamôn đã dùng. Trước khi tổ chức lễ an táng trọng thể, các đồ vật này đã được ban tổ chức tang lễ đem ra dùng, điều đó chứng tỏ, lăng mộ của Tutan Khamôn cách khu vực phát hiện được đồ vật không xa. Thế là họ lại bắt tay vào khai quật khu vực dựng lều. Chính nơi đây họ đã tìm thấy lăng mộ của Tutan Khamôn. Tuy “bọn trộm” trước đây đã thò tay tới đây, đã phá hỏng một số cấu trúc ở khu mặt tiền lăng mộ, song toàn bộ quan quách bảo quản thi hài vẫn còn nguyên vẹn. Tới đây mới thực sự coi công việc khai quật đã hoàn tất, lăng mộ Tutan Khamôn thực sự đã gây một tiếng vang lớn trong giới khảo cổ học.
Di hài Tutan Khamôn được bảo quản trong một quan tài có rất nhiều lớp gỗ, lớp gỗ ngoài cùng sơn son thếp vàng, lớp gỗ trong cùng được dát một lớp vàng ròng. Khi lớp vải phủ mặt Tutan Khamôn được vén lên, mọi người đều kinh ngạc khi nhìn thấy phía dưới vành tai trái của Khamôn có một vết thương chí mạng, chính vết thương này có liên quan đến cái chết trẻ của Khamôn, liệu có phải Khamôn bị mưu sát? Ai là hung thủ?
Trong sách sử không có ghi chép gì, chúng ta chỉ biết rằng, Khamôn kế vị còn rất trẻ, đã được lão thần của Akhenatôn là Ayi giúp đỡ cùng chấp chính. Năm 1954, Canơkhơ phát hiện thấy trên một tấm bia đá có viết Ayi cùng tham gia chấp chính với Tutan Khamôn. Sau đó lại phát hiện trên một chiếc vòng trang sức có khắc tên của Ayi và tên của Ankasun Batđôn. Ankasun Batđôn là người vợ thứ hai của Khamôn ở vậy không đi bước nữa, các nhà lịch sử học dựa vào đây suy đoán Ayi đã lấy người vợ đầu của Khamôn, song thực tế thế nào, không ai rõ. Ngoài ra, theo thứ bậc dòng họ mà sách sử đã ghi chép, ta
6
mới biết được có một hoàng hậu Ai Cập - khả năng đó là quả phụ của Khamôn, hoàng hậu từng gửi một bức thư cho quốc vương của dòng họ Hơthi, thỉnh cầu được kết hôn với một trong số con trai của quốc vương, đồng thời còn nói rằng bà ta sẽ cố gắng giúp con trai của quốc vương Hơthi trở thành một Pharaông Ai Cập. Quốc vương Hơthi thận trọng trả lời, hỏi rằng con trai của mình sẽ được làm Pharaông ở khu vực nào. Hoàng hậu Ai Cập viết tiếp một bức thư nữa, nói rằng quốc vương Ai Cập không có con trai, yêu cầu Hơthi cho con trai của mình tới, song con trai của quốc vương Hơthi bị quân đội của Ai Cập phục kích ở Syrie giết chết. Cuối cùng lão thần Ayi kế thừa vương vị, chứ không phải là một người trong vương thất kế ngôi. Vậy thì, cái chết của Khamôn liệu có phải có liên quan tới lão thần Ayi?
Khốn nỗi chúng ta không có đủ tư liệu cần thiết để giải đáp cho sự suy đoán này, vì thế cái chết của Tutan Khamôn vẫn để treo lơ lửng đến tận bây giờ, có lẽ, đến một ngày nào đó, thế hệ các nhà khảo cổ mới sẽ khai quật được một cái gì đó có thể giải đáp bí ẩn này.
Có phải nữ hoàng Ai Cập Clêopatre bị rắn độc cắn chết?
Năm 31 trước công nguyên, Clêopatre - nữ hoàng cuối cùng thuộc vương triều Pơtôlênu Ai Cập, trong một trận chiến ven biển Alêcxanđria, nữ hoàng thua trận, bà đem theo 60 chiến thuyền giương buồm tháo chạy.
Cuối cùng nữ hoàng bị chết ở đâu? Xung quanh cái chết của nữ hoàng, các nhà sử học trong và ngoài nước đã đưa ra rất nhiều dự đoán, đến nay vẫn là một bí ẩn. Có người đoán, trong lúc nữ hoàng vô vọng, có một người nông dân mang đến một làn hoa quả, trong làn giấu một con rắn nhỏ có tên là “Atpu”, rắn độc cắn vào cánh tay, nữ hoàng hôn mê rồi chết; có người nói, con rắn độc để trong lọ đựng hoa, nữ hoàng lấy cây trâm vàng cài đầu đâm rắn bị thương, rắn tức giận, vươn đầu lên cắn vào cánh tay nữ hoàng; có người lại bảo, nữ hoàng dùng một cái rìu sắt rỗng ruột tự đâm vào đầu mình. Cũng có người không đồng ý với những suy đoán trên, nói rằng trên di hài nữ hoàng không hề phát hiện thấy một vết thương tích nào, trong lăng mộ của nữ hoàng không tìm thấy rắn độc. Có người cho rằng, lăng mộ được xây dựng trên bãi cát gần biển, lăng mộ có trổ một cửa sổ mở hướng ra ngoài biển. Có người lại nói, trên cánh tay của nữ hoàng phát hiện thấy hai vết thương mờ.
Sau khi nữ hoàng tháo chạy về tới một ngôi thành lớn trên núi Yaly, biết mình sắp chết, bà cho người thu thập các loại có độc để chọn cách tự sát. Bà muốn chọn cho mình một cái chết ít đau đớn nhất, liền lệnh cho bề tôi đem một tử tù vào thành làm thí nghiệm, sau khi tử tù uống độc dược, cái chết đến rất nhanh, song trước khi chết lại quằn quại tỏ ra rất đau đớn. Bà tiếp tục thử nghiệm người khác bằng một loại động vật có nọc độc. Qua nhiều lần thử nghiệm, nữ hoàng đã rút ra kết luận, không có loại độc nào lý tưởng bằng rắn độc, bởi trước khi chết không thấy quằn quại la hét, mà chỉ hôn mê rồi chết.
7
Cùng trong thời gian này, nữ hoàng sai đại sứ đi gặp Ôctaviút. Nữ hoàng khẩn cầu Ôctaviut không sát hại Antonius. Song Ôctaviut không đồng ý tha chết cho Antonius, Ôctaviut trả lời nữ hoàng như sau: “Nếu như nữ hoàng muốn được tha thứ, thì một là tự tay nữ hoàng giết chết Antonius, hai là đuổi tôi ra khỏi đất nước Ai Cập”.
Sau khi nhận được thư trả lời của Ôctaviut, nữ vương bắt đầu chuẩn bị cho chuyển toàn bộ vàng bạc châu báu vào tòa lăng mộ đã chuẩn bị cho mình. Ôctaviut lo rằng, trong cơn tuyệt vọng rất có thể nữ hoàng sẽ cho thiêu hủy toàn bộ số của cải này. Thế là Ôctaviut đem quân xông vào thành Yaly, ý đồ cứu vãn tình thế và tạo cho nữ hoàng một niềm tin mới, tiến tới tạo mối thiện cảm.
Ôctaviut đóng quân ở Hơbo Cơlumu, Antonius liều chết dẫn quân tập kích Ôctaviut. Cánh quân trên bộ đã giành được thắng lợi nhỏ ban đầu, đến tối mới thu quân trở về doanh trại. Rạng sáng hôm sau, Antonius lệnh cho bộ binh ra khỏi thành, nhanh chóng chiếm lĩnh đỉnh cao trên núi, đứng ở trên cao quan sát, nhìn thấy hạm đội chiến thuyền của mình sắp sửa tiếp cận quân địch, tất cả thủy quân giơ mái chèo lên cao huơ tròn, reo hò chào Ôctaviut. Thấy vậy, Antonius vô cùng bực tức, lòng chán chường, than thở: “Mất hết rồi! Dân Ai Cập thật là vô liêm sỉ, toàn bộ hạm đội đã đầu hàng quân địch”. Chỉ ít lâu sau, quân kỵ binh cũng bỏ chạy, sang nhập vào đội quân của Ôctaviut. Quân bộ binh bị đánh bại, Antonius chạy vào thành, réo to tên nữ hoàng là đã bán đứng mình. Nữ hoàng chạy vào lăng mộ, lệnh cho quân lính đóng chặt cửa lại. Bà lệnh cho quan truyền tin Matiân ra báo cho Antonius biết, nói là nữ hoàng đã chết. Antonius tin là thực, kêu to: “Clêopatre chết rồi, ta nhục nhã ê chề như thế này chả lẽ lại ham sống sợ chết sao?” Antonius bước vào phòng, cởi bỏ mũ giáp áo giáp, rút kiếm tự vẫn.
Ôctaviut sai thuộc hạ thân tín Pulu Xitlit vào trong tòa lăng mộ cố gắng an ủi nữ hoàng Clêopatre, để tránh cho nữ hoàng làm việc dại dột, bởi vì Ôctaviut lo cho số của cải lớn đó bị thiêu hủy. Pulu Xitlit bắc thang trèo lên cửa sổ tòa lăng mộ, nhìn vào trong thấy hai nữ tỳ đang khiêng thi thể Antonius vào trong. Pulu Xitlit xuống thang rồi đi thẳng vào cửa, gặp nữ hoàng. Một trong hai người đàn bà đi đến giữa lăng mộ, đứng nghiêm nói to: “Đáng thương cho nữ hoàng Clêopatre, nữ hoàng đã trở thành tù binh rồi!” Nữ hoàng đang chuẩn bị rút đoản kiếm trong người ra để tự kết liễu đời mình, thấy vậy Pulu Xitlit chạy tới, vung hai tay ra ôm chặt lấy nữ hoàng. “Thật là xấu hổ”! Xitlit nói, “Clêopatre, nữ hoàng sai rồi, Ôctaviut chỉ muốn tốt cho nữ hoàng thôi, việc làm này đã tỏ rõ sự hiền từ của ông ấy”. Giật đoản kiếm từ tay nữ hoàng ra, Xitlit tiếp tục lật vạt áo của nữ hoàng lên xem bên trong có giấu loại độc dược nào không. Sau sự kiện này, Ôctaviut lệnh áp dụng biện pháp canh chừng nghiêm ngặt nhằm bảo toàn tính mạng cho nữ hoàng.
8
Cùng trong thời điểm này, Ôctaviut lệnh tấn công vào thành Yaly. Clêopatre tổ chức lễ an táng cho Antonius theo nghi thức tang lễ quốc vương cực kỳ long trọng. Trong tâm trạng vô cùng bi ai này, nữ hoàng bị sốt nặng, bà lợi dụng cớ đang ốm nặng để tuyệt thực, qua đó để tránh bị người khác quấy rầy, yên lặng chết đi cho xong. Thái y riêng của nữ hoàng tên là Olimpus được bà kể lại toàn bộ sự thật cho nghe và yêu cầu thái y giúp mình nhanh chóng kết thúc cuộc đời.
Mấy ngày sau, Ôctaviut đích thân tới thăm và an ủi nữ hoàng. Nữ hoàng vội phủ phục dưới chân Ôctaviut, đưa đồ vật quí báu của mình cho Ôctaviut. Lúc bấy giờ quản gia của bà là Saisukhit chỉ vào một số hòm chứa của quí đã bị người khác lấy mất. Bà đột nhiên bực tức vùng lên túm chặt lấy Saisukhit, cào cấu mạnh vào mặt mũi tay quản gia. Ôctaviut mỉm cười song chỉ đứng im không can. Nữ hoàng nói: “Việc này cũng dễ hiểu thôi, khi thu dọn, có một số đồ trang sức nhỏ của phụ nữ đã bị mấy con hầu gái lấy đi mất rồi, tất nhiên việc này ta không biết. Ta vẫn còn một số lễ vật tặng ông, mong nhận lại lòng nhân từ của ông”. Nghe đến đây, Ôctaviut mỉm cười, nói: “Vốn dĩ tôi không nghĩ tới và cũng không có ý định thu tài sản của nữ hoàng, nếu như nữ hoàng tình nguyện, thì xin tùy ý nữ hoàng xử lý số tài sản của mình”. Ôctaviut vui vẻ đi ra ngoài, tin tưởng mình đã giành được thắng lợi.
Một trong số thuộc tướng của Ôctaviut là Lapâyla, nói cho nữ hoàng biết, khi Ôctaviut đi qua Syrie trở về Rôma, đã có ý định bắt nữ hoàng và con cái của bà. Nghe xong tin này, nữ hoàng ra lệnh chuẩn bị nước cho bà tắm rửa. Tắm xong, bà một mình ăn bữa cơm thịnh soạn. Đúng lúc này, một người nông dân mang vào một làn hoa quả, bị vệ binh ngăn lại hỏi, người nông dân bảo làn đựng hoa quả. Vệ binh nhìn thấy một làn hoa quả chín mọng ngon lành, người nông dân lấy ra một ít biếu các vệ binh. Vệ binh cảm ơn và từ chối, không còn nghi ngờ gì nữa cho vào trong. Dùng bữa xong, bà sai người chuyển cho Ôctaviut một bức thư. Bà đuổi tất cả mọi người ra ngoài, chỉ giữ ở lại cạnh mình hai hầu gái.
Ôctaviut mở thư ra xem, đó là một lời cầu xin đầy nước mắt, xin được an táng cùng con trai Antonius. Ôctaviut mường tượng ra ngay tính nghiêm trọng của sự việc, lập tức sai gọi quan truyền lệnh cùng chạy vào, mở cửa nhìn vào trong, nữ hoàng đã tắt thở, bình thản nằm trên chiếc giường vàng. Hầu gái Ylasư gục chết dưới chân bà, người hầu kia là Chamiân đang từ trên bước xuống…
“Một con rắn độc đã được mang vào trong, đặt ở trong làn đựng hoa quả, đó là do nữ hoàng Clêopatre tự chuẩn bị trước cho mình. Khi bà tiếp nhận làn hoa quả, biết trong làn đã có rắn, liền nói: “Có đây rồi!” Bà thò tay vào trong cho rắn độc cắn. Tuy có người còn nghi ngờ nữ hoàng bị rắn độc cắn chết, song dựa vào câu nói của thái y riêng của nữ hoàng: “Trên cánh tay của nữ
9
hoàng còn lưu lại hai vết răng rắn cắn mờ mờ”. Về điểm này, đối với cái chết của nữ hoàng, Ôctaviut rất thất vọng, song không thể không khâm phục sự dũng cảm phi thường của Clêopatre, liền ra lệnh an táng nữ hoàng cạnh Antonius. Clêopatre mất năm 39 tuổi, làm quốc vương 22 năm. Khâm phục trước sự quả cảm vĩ đại của bà, Sathubia đã viết một vở kịch gồm 5 chương, để lại cho hậu thế nhiều ấn tượng sâu sắc.
Nữ vương Sưba là nữ vương ở phương nào?
Trong chương 10 thuộc quyển một “Liệt vương ký” của “Thánh kinh Cựu ước” có ghi chép nữ vương Sưba rất ngưỡng mộ danh vọng của quốc vương Ixraen - Sôlômông, từng đích thân đi gặp Sôlômông. Để tỏ rõ lòng kính trọng của mình đối với Sôlômông, nữ vương Sưba mang theo rất nhiều vàng bạc, đá quí, hương liệu biếu Sôlômông. Theo tục lệ, Sôlômông cũng đáp lễ rất hậu. Thời quốc vương Sôlômông lên ngôi vào khoảng từ năm 960 - 930 trước công nguyên, qua mốc này giúp ta biết được nữ vương Sưba lên ngôi vào thế kỷ thứ 10 trước công nguyên, cách ngày nay 3.000 năm.
Về sự kiện Sưba đi thăm Sôlômông được ghi chép khá rõ trong chương 9 quyển hai “Lịch đại chí” thuộc “Thánh kinh Cựu ước”. Trong chương 27 “Kinh Côran” cũng có ghi chép về sự kiện này. Trong cả hai tác phẩm tuy đều có ghi chép, song chỉ ghi chép được vài dòng, ngôn từ lại không tỉ mỉ rõ ràng, không nói rõ họ tên, quê quán ở đâu, trải qua 3.000 năm đến nay vẫn còn là điều bí ẩn. Rất may, ngoài những điều đã được ghi chép trong “Thánh kinh” và “Kinh Côran” ra, ta còn được biết một số truyền thuyết hay, rung động lòng người nói về nữ vương Sưba.
Các nhà sử học dựa vào tư liệu hữu quan, suy đoán Sưba là nữ vương ở phía nam bán đảo ả Rập cổ đại, tức là quốc gia Sưba. Các nhà sử học cho rằng Sưba có lẽ chính là Sưba được đề cập trong “Cựu ước”, quốc gia này tồn tại từ năm 950 - 115 TCN. Nơi đây mưa gió thuận hòa, đất đai màu mỡ, sản vật dồi dào, có nhiều mỏ vàng, đá quí, hương liệu, giao thông thủy bộ phát triển, thương nghiệp hưng thịnh, tài nguyên phong phú. Chương 27 trong “Thánh kinh Cựu ước” có viết: Quốc vương Sưba nhờ vào việc buôn bán hương liệu, vàng, đá quí mà trở thành nổi tiếng. Bản đồ thời kỳ đầu thuộc vùng Yêmen hiện nay, thời kỳ hưng thịnh khống chế toàn bộ bán đảo ả Rập, có quan hệ buôn bán mậu dịch với các nước thuộc vùng biển đỏ như Ixraen, Ai Cập, Sudan, v.v…
Có học giả cho rằng, nếu như sự kiện nữ vương Sưba tặng báu vật cho Sôlômông là sự thực, thì đại bản doanh của nữ vương Sưba không đặt ở Yêmen, mà được xây dựng ở cạnh một đồn lính nằm trên trục đường buôn bán thuộc phía bắc Sưba. Có một số học giả khác lại cho rằng, thời cổ đại Yêmen là một quốc gia văn minh và phát triển nhất khu vực này, người Minai và người Sưba thay nhau thống trị toàn vùng. Kế sau người Minai và Sưba,
10
một chi nhánh của dòng họ Ximu tiếp tục thống trị, xây dựng kinh đô ở Daphan (nay thuộc Sana). Quốc vương của người Ximu kéo dài vài trăm năm, có quan hệ mật thiết với Êthiôpia ở châu Phi. Hiện này ở gần Sana còn giữ lại một cung điện cổ, cung điện này là của ai, ở triều đại nào, đến nay vẫn chưa có ý kiến thống nhất. Có người nói là của nữ vương Sưba. Có học giả lại cho rằng thủ đô của vương quốc Sưba nằm ở phía đông thành phố Malibu thuộc nước cộng hòa Yêmen. Tại vùng ngoại ô Malibu đã phát hiện ra một khu di chỉ kiến trúc có thiết kế cực kỳ tinh xảo, các nhà khảo cổ đã xác nhận đây là “nguyệt thần miếu” (miếu thờ thần mặt trăng) được xây dựng vào thế kỷ thứ 4 sau công nguyên, dân địa phương gọi là “hậu cung Bichiec”.
Theo truyền thuyết, nữ vương Sưba tên gọi là Makhơta, dung nhan xinh đẹp và rất thông minh. Cung điện của bà cực kỳ nguy nga tráng lệ, khí thế oai phong, trang trí toàn bằng ngọc ngà châu báu vàng bạc sáng long lanh. Makhơta là một nữ vương của một quốc gia giàu có, song vẫn chưa tìm được một lang quân vừa ý. Bà biết tin ở Ixraen có một quốc vương là Sôlômông thông minh mẫn tiệp, liền quyết định đi gặp Sôlômông, đồng thời tổ chức một đoàn du lịch sang Ixraen. Đoàn đi của bà rất đông, tất cả lạc đà, la, lừa đều chở đầy lễ vật. Sau khi đến kinh đô Ixraen, bà được Sôlômông thịnh tình tiếp đón. Mục đích chuyến đi lần này của nữ vương là thử tài thông minh của Sôlômông, cho nên khi gặp nhau, bà liền đưa ra nhiều câu hỏi hóc búa để hỏi Sôlômông, kết quả bà đã nhận được tất cả các câu trả lời vô cùng mĩ mãn. Nữ vương Sưba ca ngợi Sôlômông hết lời, đem toàn bộ lễ vật tặng cho Sôlômông. Sau 6 ngày ở thăm Ixraen, bà quyết định trở về nước. Sôlômông mở tiệc long trọng chiêu đãi, trong bữa tiệc, Sôlômông thề trước mặt nữ vương rằng: “Nữ vương xuất thân cao quí, nếu như nữ vương cho phép, khi nữ vương trở về nước không được mang bất cứ thứ gì của ta về nước, thì ta quyết sẽ không chiếm đoạt sự trinh trắng của nữ vương”. Trong bữa tiệc Sôlômông cố ý mời nữ vương ăn thật nhiều thực phẩm có hương liệu. Tan tiệc, Sôlômông ngủ trong một trướng, nữ vương Sưba ngủ ở trướng bên cạnh. Vừa ngủ được một lát, nữ vương cảm thấy rất khát nước liền tỉnh ngủ. Trong trướng, Sôlômông đã chuẩn bị trước một bình nước, nữ vương lén uống trộm nước trong bình. Dựa vào điểm này, Sôlômông bảo nữ vương không giữ lời hứa, tự ý hủy bỏ lời thề trước đó, chiếm đoạt luôn thể xác nữ vương. Rạng sáng hôm sau, lúc ngủ dậy Sôlômông đưa cho nữ vương Sưba một chiếc nhẫn vàng rồi nói: “Nếu như nàng sinh con trai, thì tặng chiếc nhẫn này cho con, để con cầm chiếc nhẫn này đến gặp ta”. Nữ vương trở về nước, 10 tháng sau sinh được một bé trai, đặt tên con là Aibuna Hachimu (nghĩa là đứa con thông minh), về sau được kế thừa ngôi báu, đổi tên là Mâni Likhơ. Đến tuổi trưởng thành, chàng có nguyện vọng đi gặp cha. Nữ vương đưa nhẫn cho con, cử một đoàn người khá đông tháp tùng. Bà dặn đoàn tháp tùng, cầu xin Sôlômông phong con trai lên làm vua, bà còn nói: “Từ nay về sau chỉ có con cháu của
11
chúng ta mới được kế thừa ngôi báu”. Hachimu đi một mạch đến kinh đô Ixraen, đoàn tháp tùng truyền lại khẩu dụ của nữ vương Sưba cho quốc vương Ixraen nghe. Sôlômông lại có tính toán khác, vì Hachimu là con trưởng, nên muốn giữ Hachimu ở lại làm quốc vương Ixraen. Thế là từ đó trở đi hậu duệ của Hachimu được kế thừa ngôi báu.
Một số sách sử cổ xác định truyền thuyết này là có thực, điều đó chứng tỏ nữ vương Sưba và nữ vương Makhơta chỉ là một.
Có người nói rằng, truyền thuyết nữ vương Sưba đã được dịch sang tiếng Latinh, trước năm 325 đã tìm thấy ở trong nhà thờ ở Xôphia, đến thế kỷ 14 thì được viết thành câu chuyện trên.
Có phải Cyruơ bị chết trận?
Cyruơ là người sáng lập ra vương quốc Ba Tư (Iran) cổ đại. Ông từng lãnh đạo nhân dân Ba Tư chống lại ách thống trị của bọn quí tộc Mêđia, lật đổ vương quốc Mêđia, chinh phục các vùng đất bao la ở Tây á và Trung á, trở thành một đại đế quốc chiếm giữ ba châu á, Phi, Âu, đầu tiên trên thế giới, làm nền móng sáng lập nên đế quốc Ba Tư sau này.
Cyruơ giữ ngôi 29 năm (vào khoảng từ năm 558 đến năm 529 trước công nguyên), cái chết của ông đến nay vẫn còn chưa rõ. Theo ghi chép của nhà sử học Hy Lạp Xilúttuati, sau khi Cyruơ chiếm được Babylone, liền chuyển quân sang hướng tây bắc, ý đồ bắt các bộ tộc du mục ở Trung á hàng phục. Ông dẫn quân vượt qua sông Ơphơrat, giao chiến với bộ lạc Masaghetai. Quân Ba Tư giành đại thắng. Con trai của nữ vương Masaghetai bị bắt làm tù binh tự sát.
Bộ lạc Masaghetai là một bộ lạc dũng cảm thiện chiến, nữ vương Tusmilit tập hợp toàn bộ quân đội của mình lại, nhử quân Ba Tư vào sâu lãnh địa, đánh cho quân Ba Tư đại bại. Theo Xilúttuati, “đây là cuộc chiến tranh dữ dội nhất do quân “man di” (không phải quân Hy Lạp) tiến hành”, phần lớn quân Ba Tư bị chết trận, trong đó có Cyruơ. Trận chiến kết thúc, để trả thù cho con trai, Tusmilit dùng túi da chứa đầy máu người, sau đó tìm thấy thi thể của Cyruơ trong đám thi thể quân Ba Tư, cắt lấy thủ cấp bỏ vào túi đựng đầy máu, phẫn nộ nói: “Ném thủ cấp của mi vào túi máu, để cho mi uống thỏa thích máu người!” Nhà sử học Hy Lạp cho rằng, cái chết của Cyruơ có rất nhiều nguồn tin khác nhau, có lẽ nguồn tin trên là “tin cậy hơn cả”. Về sau có khá nhiều học giả cổ điển đều cho là như vậy.
Có một nguồn tin khác, cũng đồng ý là Cyruơ bị chết trận, song đối tượng tác chiến không phải là bộ lạc Schiphen (nghĩa là kẻ cướp). Trong “Tạp chí Ba Tư” của tác giả người Hy Lạp Kh. Chiaxi thì lại cho rằng, trận chiến đấu cuối cùng của Cyruơ chống lại người của bộ lạc Tơbike và ấn Độ khi xâm nhập biên giới. Kh. Chiaxi nói rằng, quốc vương của người Tơbike liên kết với
12
người ấn Độ, đem theo cả voi ra trận. Trong trận chiến đấu này, một người ấn Độ đã dùng trường mâu đâm trúng vào bụng Cyruơ. Ba ngày sau, vết thương quá nặng, Cyruơ đã chết trong đại bản doanh của quân Ba Tư. Lúc bấy giờ bộ lạc Amuechi đứng về phía quân Ba Tư. Quốc vương của bộ lạc này là A.Moocge nghe tin dẫn hai vạn quân kị binh tới cứu viện. Sau cuộc chiến đấu ngoan cường, cuối cùng quân Ba Tư đã chiến thắng bộ lạc Tơbike.
Lại có một truyền thuyết nữa nói rằng, Cyruơ không bị chết trận. Trong tác phẩm “Giáo dục tinh thần Cyruơ”, Xưnuaphen có viết: “Trong những ngày cuối đời, ông thanh thản ra đi ở thủ đô của nước mình”.
Ngoài ra, theo ghi chép của một số học giả cổ điển cho biết, thủ đô sớm nhất của vương triều A. Haymânit Ba Tư cổ đại là Baxơrat. Nơi đây có lăng mộ của Cyruơ. Kh. Chiaxi cũng đã nói, thi hài của Cyruơ được con trai của ông là Canbixit cử đại thần Bakapat chuyển về mai táng ở Ba Tư.
Các học giả thời cận đại có miêu tả lại cuộc xuất chinh cuối cùng của Cyruơ và cái chết của ông, trong chừng mực nào đó vẫn còn tỏ ra nghi ngờ, bởi “tính chân thật của nó còn một số nghi ngờ”.
Trong tác phẩm “Thời kỳ đầu của vương quốc Ba Tư cổ đại”, một học giả của Liên Xô trước đây thì ngả theo giả thuyết của Xilúttuati. Còn các học giả của Trung Quốc thì đồng ý với nhận định của Xilúttuati và Kh. Chiaxi, cho rằng trong một trận Cyruơ kịch chiến với Masaghetai, “người bị thương nặng, ba ngày sau thì chết ở trong doanh trại”.
Rốt cuộc Cyruơ bị chết trận ở biên giới, hay là chết thanh thản ở quê hương? Nếu như nói là chết trận, thì chết trận khi chiến đấu với ai? Xem ra, vấn đề này lịch sử vẫn để ngỏ.
Có phải Canbixit “tự sát”?
Năm 522 TCN, quốc vương Ba Tư Canbixit trên đường từ Ai Cập trở về Ba Tư đột nhiên “tự chết”. Liệu có phải Canbixit “tự sát” ? Tại sao lại “đột tử”? Chết ở đâu? Đến nay vẫn chưa sáng tỏ.
Người Ai Cập cổ nói rằng, vì Canbixit đã đâm chết thần ngưu “Apit” của Ai Cập, nên bị thần “báo thù” mới bị chết.
Người Ai Cập cổ đại rất sùng bái các vị thần, họ cho rằng tẫn ngưu (bò cái) là thần ngưu “Apit”. Trong tâm khảm của nông dân Ai Cập, Apit là một nữ thần vĩ đại nhất. Mỗi khi tổ chức tế lễ, thường được tổ chức rất long trọng, họ dùng một cặp bò (bò mẹ và bò con) đã được tắm rửa sạch sẽ làm vật hy sinh tế thần Apit. Khi Canbixit từ Tibit trở về Mânbây, đúng lúc gặp dân Ai Cập đang tổ chức tế lễ.
Tương truyền cứ cách một thời gian rất lâu, thần Apit lại xuất hiện một lần, 13
hôm nay đúng là ngày Người “hiển hiện” trước mặt dân chúng. Canbixit đang trên đường thất bại ê chề, lòng buồn đau, qua Ai Cập thấy dân chúng đang vui mừng chào đón sự hiện diện của thần Apit, Canbixit cho rằng đó là một sự sỉ nhục kẻ bất hạnh, thế là trong cơn tức giận đã giết chết mấy nhà quí tộc đứng đầu Ai Cập, đồng thời hách dịch ra lệnh những người Ai Cập đang tế lễ cho gọi thần Apit hiện ngay ra. Vốn dĩ “Apit” là một con bò cái không bao giờ sinh được bê con. Theo truyền thuyết của người Ai Cập, bò cái được ánh sáng mặt trời chiếu rọi sau đó mới có chửa, rồi sinh ra Apit, thân màu đen, dưới cổ có bốn chấm trắng hình vuông, trên sống lưng gồ lên như hình một con chim ưng, lông đuôi mọc song song. Khi chủ tế dắt “Apit” đến, Canbixit lập tức rút đoản kiếm ra đâm vào bụng bò, nhưng lại đâm trúng vào đùi. Tiếp theo hạ lệnh phá tan đài tế, giết chết một số người đang tế lễ. “Apit” nằm ở trong miếu thần, đùi bị vết thương quá nặng nên đã chết.
Người Ai Cập nói rằng, việc làm của Canbixit là sai lầm, nên đã bị điên khùng, phạm phải tội ác tày trời, ví như đã giết chết anh em ruột, sát hại chị em gái ruột, chôn sống các nhà quí tộc nổi tiếng của Ai Cập, v.v… Sau đó, Canbixit từ Ai Cập đi tới Xuyê, ý đồ cướp đoạt buổi tế lễ kế thừa vương vị Ba Tư của người Mêđia (tức Caomota), song dọc đường đi, sau mấy lần lên xuống ngựa, cúc ở bao kiếm bị bật tung, đoản đao bật ra đâm trúng đùi, giống như Canbixit đâm trúng đùi bò thần. Kết quả vết đâm chạm xương, đùi bị hoại thư, rồi chết.
Sự kiện này được ghi chép trong bộ sách “Lịch sử” của nhà sử học Hy Lạp cổ Xilúttuati, ngoài ra cũng có một số học giả cổ cũng nói như vậy. Từ thời cận đại trở lại đây, có rất nhiều nhà sử học cũng miêu tả lại cái chết của Canbixit, họ đều dựa vào bộ sách “lịch sử” của Xilúttuati, song có lược bớt yếu tố báo ứng không phù hợp với lý luận khoa học.
Thời cổ đại, ngoài cách nói của người Ai Cập ra, tại vương quốc Ba Tư, trên vách núi ở Bâyxiscua có khắc dòng chữ nói về cái chết của Canbixit, nét chữ rất giản lược, trong đó có một đoạn viết chữ Ba Tư cổ: “U và ma rssi yus amiariyatà”. Câu này có nghĩa gì? Giới học thuật có ba cách lý giải và được dịch như sau:
Cách dịch thứ nhất: là “tự sát”. Cách dịch này xuất hiện ở cuối thế kỷ trước. Các học giả cho rằng, sau khi Canbixit biết tin đã có người khác kế vị ngai vàng (tức là Caomota), trong lúc tuyệt vọng đã tự sát kết liễu đời mình.
Cách dịch thứ hai: là “chết đột tử”. Cách dịch này là của một học giả người Đức Suecxi dịch năm 1912. Trong một tác phẩm chuyên đề “Bàn về cái chết của Canbixit”, ông dựa vào 20 loại thành ngữ ấn - Âu để dịch, sau đó đưa ra kết luận Canbixit “chết đột tử”.
Cách dịch thứ ba: là “tự chết”. Là khảo dị tổng hợp hai loại trên, kết hợp tham 14
khảo các loại văn tự Ba Tư cổ khác, để đưa ra cách dịch “chết do tự chết”, chứ không thể dịch là “tự sát”. Câu nói trên cũng không thể dịch là “tự nhiên chết”. Các học giả cho rằng, dịch là “tự chết” thì sẽ phù hợp với cách nói của Xilúttuati hơn. Điều này đã phản ảnh một quan niệm truyền thống của người Ba Tư cổ đại, ca ngợi Cyruơ, chê bai và đánh giá thấp Canbixit. Cái chết của Canbixit là không tránh khỏi sự trừng phạt của các vị thần đối với kẻ cơ hội.
Về địa điểm Canbixit chết cũng có nhiều cách nói khác nhau. Theo ghi chép của Xilúttuati, trước khi chết Canbixit có hỏi mọi người xung quanh mình đang ở thành phố nào, mọi người bảo là đang ở Acưaba Tanna. Canbixit than rằng: “Canbixit - con trai của Cyruơ dự định sẽ chết ở đây!” Xilúttuati chỉ rõ: “Đây là sự thật, đây là nơi mà Canbixit sẽ bị chết, điều này đã được thần dự báo trước”. Song đến thời cận đại, có người cho rằng, thời Syrie cổ không có tên thành phố này, từ đó có thể suy đoán, Canbixit bị chết ở một làng mạc nào đó ở Syrie, mà Xilúttuati không biết tên địa danh này.
Các học giả cổ đại còn cho rằng, Canbixit ngẫu nhiên bị đoản kiếm đâm vào đùi bị chết ở Babylone. Theo “Tự nhiên sử” của Pulini, Canbixit bị chết ở Mêđia.
Minus là ai?
Trong thần thoại Hy Lạp, tên Minus rất ít khi xuất hiện. Từ khi nhà khảo cổ học A. Uânsư dùng tên gọi này để đánh dấu thời kỳ văn minh đồ đồng trên đảo Créte, thì danh từ Minus mới được dùng nhiều hơn.
Minus ra đời từ trong phần cuối của ca khúc lãng mạn. Thiên thần của vũ trụ này đã đem lòng yêu công chúa Ơrôba. Minus biến thành một con bò mộng, đi lẫn vào một đàn bò. Bò cõng công chúa trên lưng chậm rãi bước trên đồng cỏ, dần dần tách khỏi đàn bò, bò bỗng nhiên bay lên trời, vượt qua biển Agian đưa công chúa đến đảo Créte. Minus cùng với một người anh em trai của mình là Yussi kết duyên với công chúa Ơrôba. Từ đó về sau, Ơrôba trở thành con dâu mới của một vị quốc vương Crète. Con cái của bà sau này nhờ vậy mà được kế thừa ngôi báu. Từ câu chuyện này đẻ ra rất nhiều truyền thuyết:
Minus muốn đoạt lại ngôi vua, cầu thần biển Bosaitung cho một con bò để làm lễ hiến tế. Pôxêiđôn vô tư giúp đỡ, cho một con bò đến. Con bò được mang đến rất đẹp, Minus không nỡ giết. Pôxêiđôn rất tức giận trước sự kiện này, liền tỏ rõ thần uy của mình, buộc ái phi của Minus phải lấy con bò đó làm chồng. Đáng thương thay cho ái phi, nàng như điên như dại, nàng liền nhờ đến sự giúp đỡ của một người thợ mộc tài ba là Taitalút, chế tạo ra một con bò bằng gỗ, ngoài bọc da bò như thật. ái phi chui vào bụng bò, sau đó lệnh cho người hầu đưa ra đồng cỏ. ái phi ở chung với bò, sinh được một quái vật thân người đầu bò tên là Asthơlui, còn được gọi là bò của Minus. Buộc phải tuân theo lệnh thần biển, Minus lại nhờ thợ mộc Taitalút xây dựng một
15
tòa mê cung, đưa Asthơlui vào nuôi dưỡng ở trong đó. Trong cơn phẫn nộ, Minus bắt thợ mộc Taitalút vào mê cung ở chung với Asthơlui.
Taitalút cùng với Asthơlui dùng sáp nặn thành đôi cánh bay ra khỏi mê cung. Asthơlui mải vui quên tất cả, bay đến gần mặt trời, sức nóng của mặt trời làm tan chảy sáp, hai cánh tan rữa, rơi xuống biển. Taitalút bay tới Xixin, được quốc vương Xixin che chở. Các con gái của quốc vương rất yêu quí người thợ mộc tài ba này. Lần theo dấu vết, Minus cũng bay đến Xixin. Các con gái của quốc vương Xixin giả bộ nhiệt tình khoản đãi Minus. Lợi dụng cơ hội lúc Minus tắm, họ đổ nước đang sôi vào người Minus, Minus chết bỏng. Sau khi Minus chết biến thành một pháp quan của Âm phủ.
Các tình tiết được nói trong truyền thuyết thần thoại này, độ tin cậy của nó thật đáng nghi ngờ, song đa số học giả lại không hoàn toàn phủ nhận. Câu chuyện của công chúa Ơrôba là một nhân tố có khả năng phản ánh trong nền văn minh Minus cổ châu á, người Hy Lạp lúc bấy giờ thống trị toàn bộ châu lục này. Vì thế, Minus liệu có phải là chỉ người Hy Lạp? Đây cũng là một vấn đề cần nghiên cứu.
Phutikhơ chỉ rõ, trong sử thi Homère, Minus là tổ phụ của Y.Tung Maniut. Nếu như tự xưng là Minus, vậy thì sẽ là người được kế thừa danh hiệu và vinh dự của vương triều Crète trước đó, cho nên Minus chỉ là tên gọi của một vương triều. Trong truyền thuyết Hy Lạp có rất nhiều chỗ tự mâu thuẫn với nhau, ngay đến trong các tư liệu cổ và văn hiến cổ cũng có nhiều điểm mâu thuẫn. Ví dụ, chương 171 trong quyển 1 “Lịch sử” của Xilúttuati viết: “Thời cổ xưa, người Kalia xưng thần đối với Minus. Họ sống trên các đảo, khi nào Minus cần thì họ ghi tên làm thủy thủ trên thuyền. Còn trong chương 4 quyển 1 “Lịch sử chiến tranh” Bolút Bâniche lại ghi rằng: “Minus là người đầu tiên sáng lập ra hải quân, trở thành bá chủ trên biển đầu tiên của Hy Lạp, khống chế toàn bộ quần đảo Dikelati. Tại đây xây dựng một khu thuộc địa mới, đánh đuổi người Kalia, bổ nhiệm con cái của họ thống trị ở đây. Họ ra sức tiêu diệt hải tặc nhằm bảo vệ cho quyền lợi của mình. Qua hai sự kiện khác nhau trên, nhà biên soạn biên niên sử Parôtxi cho rằng: như vậy sẽ có hai vị vua tên là Minus. Còn Phutikhơ lại cho rằng, bá chủ toàn vùng Créte từ năm 1600 TCN kéo dài đến năm 1400 TCN, trong một thời gian dài như vậy (200 năm) không thể chỉ có một đời quốc vương. Tổ phụ của Y.Tung Maniut, hưng thịnh vào khoảng 1250 TCN, đã đánh đuổi người Kalia.
Khi A. Yuânsư phát hiện ra nền văn minh Crète, sau gọi là nền văn minh Minus, cho rằng Minus là tên của vương triều, cũng là tên gọi của người thống trị, có khả năng tương đương như cách gọi Pharaông của Ai Cập. A. Yuânsư chỉ rõ, chức trách của Minus có thể chỉ ngang bằng chức “chủ tế” của một trung tâm tôn giáo. Minus đại biểu cho thần có quyền uy phi phàm. Nisơn cũng đồng ý với ý kiến của A. Yuânsư. Có không ít người cho rằng tấm
16
bích họa “tế tư vương” (quan chủ tế) nổi tiếng vẽ cảnh vương tại ngôi ở thế kỷ 15 trước công nguyên.
Ngoài ra, có một số học giả không tán đồng quan chủ tế là nam giới, cho rằng về vấn đề quan chủ tế là nam hay là nữ cần nghiên cứu kỹ. H. Ruit cho rằng, thần linh hiển thị trên ngai vàng ở trong vương cung Kh. Nusut là nữ thần, nên quan chủ tế là nữ. S.Huti kiên quyết cho rằng, ngai vàng là biểu tượng của quyền uy, người ngồi vào đây là nữ thần.
Các tác giả bàn về danh từ Minus trong tác phẩm “Ngưu tân cổ điển từ thư” cho rằng, vợ của Minus là con gái của mặt trời, ý tên chữ của nàng “Mãn Nguyệt” (trăng tròn đầy). Điều này có nghĩa là, trong vương quốc của Minus, vua và hậu đều được kính trọng tôn là thần của ánh sáng, thần của biến hóa.
N.Ebola cũng cho rằng, tên mẫu thân của Minus có nghĩa là “Trăng non mờ ảo”; tên vợ có nghĩa là “Trăng tròn đầy”; tên con gái có nghĩa là “Băng tuyết trong, ngọc tinh khiết”, tất cả ngầm chỉ rằng nữ vương và công chúa chiếm địa vị rất cao trong hoạt động tôn giáo. Những tên gọi này được dịch thành ngôn ngữ Hy Lạp. Song, vẫn chưa có cơ sở nào để nói rằng nữ vương hơn nam vương, hoặc là ngang bằng nhau. Đương nhiên, người kế thừa ngôi báu còn quá nhỏ, thì nữ vương có thể điều hành thay nam vương (mẹ nhiếp chính thay con).
Năm 1947, H. Oáthao qui nạp các luận điểm trên lại đồng thời bổ sung thêm, cho rằng hậu kỳ thời văn minh Minus, ở trước giai đoạn thứ hai có nói tới một chức vương (“có thể” được gọi là “tế tư vương”), thật là chưa đủ chứng cứ. Truyền thuyết Minus và truyền thuyết bá chiếm trên biển được nói trong chuyện thần thoại Hy Lạp là miêu tả lại tình hình vương cung Kh. Nusut bị hủy diệt trước đó không lâu. Kết cấu xã hội thuộc nền văn minh Minus là tự hình thành một thể, tức là không phân ra thành các khu vực khác nhau, chỉ tồn tại một đại lục Hy Lạp.
Mãi đến gần đây, R.F. Uâylai Cren cho rằng, khái niệm “tế tư vương” của A. Yuân-sư chưa chắc đã phù hợp với toàn bộ quá trình phát triển của nền văn minh Minus.
Thơdơt có phải là nhân vật lịch sử?
Trong tác phẩm văn học Athikha Hy Lạp cổ đại, Thơdơt là nhân vật chỉ thỉnh thoảng xuất hiện. Mọi người vẫn còn nhớ ông được sinh ra một cách ngẫu nhiên như thế nào; năm 16 tuổi lại được phụ thân trao lại tín vật một cách dễ dàng ra sao, trải qua bao hiểm nguy trở ngại, san bằng “lục hại” (6 hại) để đến được Aten. Dân chúng Aten vui mừng đón tiếp ông, bởi họ đang phải chịu sự đè nén của người Crète, ông thật dũng cảm biết bao, ông tự nguyện gia nhập vào đội ngũ “cống phẩm”. Điều khiến mọi người tự hào là đại trí đại dũng của ông khi ở vương quốc Créte. Được sự giúp đỡ của công chúa Créte là
17
Aliactơnia, ông tấn công mê cung, giết chết quái vật thân người đầu bò, cứu được đồng bào của mình, thắng lợi trở về nước. Mọi người vì quá vui mừng và cũng quá vội vàng nên quên mất việc thay cánh buồm trắng biểu thị khải hoàn, thật là bất hạnh, người cha hiểu lầm tưởng thua trận, quá đau buồn ngã lăn xuống biển. Truyền thuyết nói về Thơdơt rất nhiều, những ai thích đọc chuyện thần thoại Hy Lạp không ai là không biết câu chuyện này.
Điều các nhà sử học quan tâm, là thành tích về mặt chính trị của Thơdơt. Căn cứ vào ghi chép của các nhà sử học cổ điển, Thơdơt là người thuộc thời đại Maixini, ông kế thừa ngôi báu của vua cha làm vua Aten. Trong thời gian ông trị vì, đất nước đã thống nhất được Atika, lấy Aten làm tên nước, thực hiện nền chính trị quốc tộc. Rốt cuộc, Thơdơt là anh hùng trong thần thoại Hy Lạp hay là nhà chính trị của thế giới hiện thực? Vấn đề này không chỉ có các nhà sử học từ cổ chí kim say mê tìm tòi, mà khi đương thời cả Mác và Ăng ghen đều đặc biệt chú ý.
Đọc truyền thuyết thần thoại, xem các lý giải của các nhà sử học cổ điển, nghiên cứu các tư liệu khảo cổ khai quật được, tĩnh tâm suy nghĩ, liệu có phải Thơdơt là nhân vật lịch sử?
Trong thời đại văn minh Maixini, cơ bản là nói về thân thế, sự nghiệp, công tích của các bậc đế vương. Đây có thể là phẩm chất ưu tú của một cá nhân hay của một dòng họ, hoặc là các bậc đế vương đem lại hạnh phúc cho nền kinh tế quốc dân, hoặc là cả hai, hơn thế nữa họ đều là những người có tài năng siêu quần. Trước khi tới Aten, hành động anh hùng của Thơdơt đã nổi tiếng khắp nơi rồi. Công tích ở Crète, là chiến tích mới khi ông đã ở Aten, làm thay đổi địa vị của Aten, không phải quì gối làm nô lệ cho vương quốc Minus, hai bên sống bình đẳng với nhau. Thơdơt một mặt cứu dân thoát khỏi cảnh nước sôi lửa bỏng, mặt khác nhờ có công danh trác việt đã được nhân dân trong nước tin cậy, thêm vào đó, ông lại là con trai trưởng của tiên vương, về tình và lý ông xứng đáng ngồi ở ngôi vua. Câu truyện trên cũng được khảo chứng trong các tư liệu khảo cổ, trước đó dân chúng Aten đã phải chịu sự sai khiến của người Crète, sau đó có truyền thuyết Thơdơt lần lượt trước sau lấy hai người con gái của Minus làm vợ, điều này chứng tỏ, về mặt chính trị hai bên đã tạo nên mối quan hệ hôn nhân, người Créte không thể coi thường người Aten như trước nữa.
Dưới ngòi bút đáng tin cậy của nhà sử học Xiuxitidit, Thơdơt thông minh mẫn tiệp, oai vũ hiên ngang, là một người chỉ huy thông minh quả cảm. Ông dẹp tan cuộc tranh giành ở Atika, phế bỏ các khu hành chính nhỏ tồn tại trước đó, thống nhất đất nước, xây dựng thị chính công cộng và xây dựng dinh nghị sự mới, đặt tên nước là Aten. Ông qui định, hàng năm tổ chức mừng quốc khánh, gọi là “Tết thống nhất”. Ngày tết này, trong thời đại cổ xưa, hàng năm đều có hoạt động chào mừng. Xiuxitidit ca ngợi công đức của Thơdơt đã xây dựng
18
được một quốc gia vĩ đại cho hậu thế. Thơdơt phân chia dân chúng Aten thành ba giai cấp: quí tộc, nông phu (nông dân) và thủ công nghiệp. Thành lập các chức sắc của tôn giáo, lựa chọn quan lại, giáo dục pháp luật và truyền bá các vấn đề về thần thánh. Mọi việc ông đều ủy thác cho các nhà quí tộc làm, quí tộc có được vinh dự, nông dân có được lợi ích, thủ công nghiệp chiếm ưu thế trong xã hội, quyền lực của vua đã bị giảm thiểu. Vì vậy trong sử thi Homère gọi người Aten là “nhân dân”. Trong “chế độ chính trị ở Aten” Aritxtốt chỉ rõ, Thơdơt là người đầu tiên đi theo hướng “nhân dân đại chúng”, ông phế bỏ thể chế một người thống trị. Bất hạnh thay, có thể vì sự cải cách này, nên ông đã bị chết ở xứ người.
Trong thời đại Maixini cũng có viết danh từ “Thơdơt”. Mặc dù danh từ này xuất hiện ở thời đại Maixini, Thơdơt cũng không phải là nhà chính trị của Aten, không còn nghi ngờ gì nữa đây chỉ là danh từ thuộc thời đại Maixini. Qua kết quả nghiên cứu của D.L. Pâychi chứng tỏ, Thơdơt (Theseuv) danh từ này phần cuối là eus, mà eus lại là chữ chỉ riêng thời đại Maixini mới có. Qua đây chứng tỏ Thơdơt là người thuộc thời đại Maixini.
Năm 476 TCN, dân Aten làm theo chỉ bảo của thần, đã chuyển hài cốt của Thơdơt về an táng tại Aten. Tổ tông không thể nhận bừa bãi. An táng lại hài cốt của Thơdơt ở vào thế kỷ thứ V TCN, đã được ghi chép rất rõ trên đồ đồng ở Aten. Họ không nghi ngờ ở sự tồn tại của Thơdơt, họ càng tin hơn khi khai quật tìm thấy các tư liệu lịch sử có nói về Thơdơt.
Về góc độ tư liệu khảo cổ xem xét, Thơdơt thuộc thời đại Maixini, thành phố Aten là một thị trấn cũ của Atika, là một điểm dân cư đông đúc, là một trung tâm kinh tế. Đây là một thời kỳ hòa bình, tiến bộ và phồn vinh, tạo điều kiện thuận lợi cho Thơdơt cải cách thống nhất đất nước. C.G. Thômat thậm chí khẳng định rằng: “Tôi không nghi ngờ gì về mốc thời gian và địa điểm sự kiện thống nhất của Atika và truyền thuyết về Thơdơt”. C.G. Thômát cho rằng, sự kiện này xảy ra từ cuối thế kỷ XIII TCN đến đầu thế kỷ XII TCN.
Ăngghen ca ngợi cuộc cải cách của Thơdơt như sau: “Đây là bước đi đầu tiên lật đổ chế độ thị tộc” (“Nguồn gốc của gia đình, chế độ tư hữu và quốc gia”), Mác cũng đã từng cho rằng: “Dường như Thơdơt ở vào cuối thế kỷ XIII TCN. Cụm danh từ này nên coi đó là tên gọi của một thời đại, hoặc là tên gọi của một loạt sự kiện lịch sử”. (Trích trong “xã hội cổ đại” của Moocgan).
Rốt cuộc Thơdơt có phải là nhân vật lịch sử?
Có người chỉ ra rằng, nếu như nói Thơdơt thống nhất Atika, thì sẽ giải thích như thế nào về việc Alaiphuxit mãi đến thế kỷ thứ VII TCN mới thuộc về Aten? Có một số người Boli đã đặt ra câu hỏi như vậy.
Cũng có không ít người nói rằng, về văn tự của Aten trong sử thi Homère là do hậu thế biên soạn ra, thật không thể tin, một điểm nữa là, thần thoại, truyền
19
thuyết cũng không phải là lịch sử.
Sẽ càng có nhiều người đặt câu hỏi, trong thời đại văn minh Maixini, Thơdơt thống nhất Aten, lấy Aten làm thủ đô, thì làm sao lại không giống như các thành phố khác trong thời đại Maixini đã khai quật được rất nhiều di tích văn tự ghi trên đất nung?
Cũng có người sẽ nghĩ rằng, trong thời đại Maixini, Thơdơt đã lập nên nước Aten, đến thời đại đen tối nước Aten như thế nào? Đến thời kỳ nào mới thực sự trở thành liên bang? Cho dù Thơdơt là nhân vật lịch sử, thì cũng không thể sớm như vậy. Vậy thì ông ta sẽ là người thuộc thế kỷ thứ VIII TCN.
Về vấn đề này, đến nay vẫn chưa có câu trả lời mỹ mãn nhất. Quốc gia Sbata cổ đã có lập pháp?
Từ thế kỷ thứ VIII TCN đến thế kỷ thứ VI TCN, Hy Lạp cổ đại lần lượt hình thành hơn 200 quốc gia thuộc chế độ nô lệ, Sbata là một quốc gia tương đối mạnh và đóng vai trò quan trọng trong số đó.
Sbata nằm ở phía đông nam bán đảo Pêlôpônêxê, vào cuối năm 200 TCN, một bộ phận của người Đôlia từ phía bắc di cư xuống phía nam, đến thế kỷ thứ VIII TCN, đầu tiên chiếm Laghenia ở bán đảo Pêlôpônêxê, sau đó chiếm Mâysainia, thành lập nên nhà nước Sbata.
Quốc gia Sbata thực hiện chế độ chính trị, xã hội và giáo dục có khác chút ít so với các quốc gia nô lệ khác ở Hy Lạp lúc bấy giờ. Rất nhiều nhà sử học cổ đại như Xilúttuati, Xiuxitidit,… đều xác định các chế độ mới của Sbata là do Laikugu lập pháp. Người ghi chép tỷ mỉ nhất về đời tư và hoạt động lập pháp của Laikugu là Pulútakhơ. Trong tác phẩm “Hy Lạp danh nhân truyện” của Laikugu. Pulútakhơ miêu tả như sau:
Laikugu là vương tử của Sbata, cha ông bị bọn quấy rối sát hại, anh trai của ông kế thừa ngôi báu, được ít lâu sau anh trai cũng chết nốt. Laikugu dìu dắt cháu (con anh trai) làm quốc vương, bản thân ông nhiếp chính. Song có một số nhà quí tộc lại rất ghen ghét ông, buộc ông phải dời khỏi Sbata, sống lưu vong ở nước ngoài. Đầu tiên ông tá túc ở đảo Khơlit, chế độ chính trị và cuộc sống ở đây rất tốt, đã ảnh hưởng rất lớn cho sự nghiệp cải cách chính trị của ông sau này khi về nước. ít lâu sau ông lại chuyển sang bờ biển phía tây Axia, du lịch các thành phố ở khu thuộc địa Aiunia, ông cho rằng dân cư ở đây ăn chơi xa xỉ hơn ở Khơlit. Điều ông thu hoạch được ở Axia lớn nhất là lần đầu tiên được nhìn thấy bản chép tay bộ sử thi Homère. Ông phát hiện thấy trong tác phẩm này tràn đầy giáo huấn chính trị và quy tắc đạo đức nghiêm khắc, thế là ông bắt tay vào việc chỉnh lý và biên soạn, cho rằng bộ sử thi này rất hữu ích cho sự nghiệp trị vì quốc gia. Tiếp sau đó ông viễn du sang Ai Cập. Ông rất có cảm tình với chế độ phân biệt rõ ràng quân nhân với các tầng lớp
20
nhân dân khác ở Ai Cập, không cho thợ thuyền tham gia các hoạt động chính trị. Điểm đến tiếp theo là Lybia, Tây Ban Nha và cuối cùng là ấn Độ, ở ấn Độ ông gặp và tiếp xúc với rất nhiều nhà sư khổ hạnh.
Trong thời kỳ Laikugu xuất ngoại, nhân dân Sbata luôn nhớ tới ông, cho rằng ông là bậc thiên tài khiến mọi người phải khâm phục, vì thế ai nấy đều mong ông sớm về nước. Quốc vương cho rằng, Laikugu về nước sẽ xóa đi được sự khinh thường của nhân dân đối với mình. Đứng trước tình hình cả nước mong ông trở về như vậy, ông quyết chí trở lại Sbata để thực hiện công cuộc cải cách thể chế chính trị, lập nên hiến pháp mới. Đầu tiên ông tới miếu thần Tecbây cầu xin chỉ dụ của thần. Thần phán rằng: “Ta chấp nhận lời thỉnh cầu của con, cho phép con thực thi chế độ pháp luật tốt đẹp, mong con làm được một bộ luật pháp tốt nhất trên thế giới này”. Thế là ông dẫn 30 võ sĩ tiến thẳng vào trung tâm buôn bán thương nghiệp ở Sbata, sau đó thực hiện công cuộc cải cách, lập ra chế độ chính trị mới.
Trước tiên và quan trọng nhất là thành lập Viện Nguyên lão. Viện này gồm có hai quốc vương và 28 trưởng lão, thành một tổ chức gồm 30 người, đại hội công xã nhân dân có quyền biểu quyết.
Công việc lập pháp thứ hai là xóa bỏ ranh giới giàu nghèo, phân chia lại ruộng đất. Chia Sbata thành 100 ô đất, mỗi ô tương đương một phần chia, để chia cho 900 công dân Sbata. Đất được chia do nô lệ cấy trồng, chia đất vùng Lagheria thành 30.000 phần, chia cho người Piliaxi (dân vùng biên, hộ sản xuất nhỏ có nhân thân tự do). Để tránh mắc phải hiện tượng phân chia không đều, không công bằng, Laikugu còn hủy bỏ chế độ lưu thông bằng bạc và vàng, quy định chỉ được dùng tiền sắt trọng lượng nhẹ. Ông còn cấm dân chúng Sbata kinh doanh hàng thủ công nghiệp và thương nghiệp.
Biện pháp lập pháp thứ ba là đánh vào ảo vọng của bọn muốn làm giàu ăn chơi xa xỉ, thực hiện chế độ ăn uống công cộng. Chiểu theo qui định này, nam giới đến tuổi trưởng thành, cứ 15 người lập thành một tổ, mỗi người mỗi tháng được một thùng bột mì, một số lượng nhất định như rượu, hoa quả và một ít tiền để mua cá thịt, tổ chức ăn uống tập thể, do vậy việc ăn uống chưa thể nói là tốt.
Ngoài ba điều lập pháp trên, Laikugu còn xây dựng một chế độ giáo dục tinh thần thượng võ cho toàn dân, thực hiện chế độ quân sự “toàn dân vi binh”. Lập pháp ban bố và thực hiện quy củ đâu đấy xong, Laikugu lại đi du lịch sang các nước khác, cuộc đi lần này ông không trở về nữa. Tương truyền ông tuyệt thực đến chết. Tuy ông đã chết, song những gì ông để lại tồn tại trong hơn 500 năm không hề thay đổi. Ngoài ra, dựa vào ghi chép của Pulútakhơ trong “Truyện Achit”, đến thế kỷ thứ III TCN, trong nội bộ dân chúng Sbata đã xảy ra sự kiện phân hóa tài sản rất lớn, quốc vương Sbata lúc bấy giờ là
21
Achit đệ tứ có ý đồ một lần nữa phân chia lại ruộng đất, nhằm khôi phục lại chế độ cũ trước đây của Laikugu, song không thành công.
Pulútakhơ tuy đã ghi chép lại cuộc đời và sự nghiệp của Laikugu, song ông vẫn cho rằng các ghi chép của ông chưa hoàn toàn đáng tin cậy. Trong “Truyện Laikugu”, mở đầu tác phẩm này, ông đã nhấn mạnh: “Về sự kiện Laikugu tác giả của lập pháp, có thể nói rằng không có chi tiết nào là không đem ra tranh luận, bởi vì, ghi chép về lai lịch, xuất ngoại và cái chết của ông, đặc biệt là sự nghiệp chính trị của ông còn có nhiều điểm khác nhau”. Sự thực đã minh chứng những gì mà Pulútakhơ đã nói, các học giả cổ đại mỗi người có một cách nói riêng về Laikugu.
Ví dụ như Alisutuati cho rằng Laikugu lập pháp vào thời điểm đại hội Ôlimpic lần thứ nhất (tức năm 776 TCN), còn Xilúttuati và một số người khác cho rằng lập pháp diễn ra vào trước thời kỳ diễn ra đại hội Ôlimpic lần thứ nhất. Về địa điểm Laikugu qua đời, cũng có nhiều cách nói khác nhau, có người bảo ông chết ở Ilis, có người lại bảo ông chết ở Créte. Nói về sự kiện Laikugu thực hiện cải cách thể chế cũng có nhiều điểm khác nhau. Có học giả cổ đại cho rằng, đã có hai Laikugu, trong đó chỉ có một Laikugu là nổi tiếng, như vậy thành tích của hai người qui cho một người.
Đối với thân thế và sự nghiệp của Laikugu, các học giả cổ đại mỗi người có cách giải thích khác nhau, rất khó xác định đâu là chuẩn, đến thời cận đại không thể nói là đã hoàn toàn nhất trí. Có nhà nghiên cứu cho rằng, Laikugu chỉ là một nhân vật hư cấu, là tượng trưng cho lý tưởng chính nghĩa của quốc gia Sbata thời thượng cổ, Laikugu chỉ là tên gọi của một vị thần đã được nhân dân sùng kính. Nhà sử học nước Anh chỉ rõ: Hiện tượng phân chia tài sản ruộng đất ở Sbata vẫn còn tồn tại phân chia không đều, cái gọi là “Laikugu phân chia đều ruộng đất là chuyện hư cấu lịch sử thuộc thời đại Achit ở vào thế kỷ thứ III TCN. Một số học giả gần đây như Siung cho rằng, chuyện phân chia đều ruộng đất cho công dân Sbata đều là giả thuyết được đề xuất sau thế kỷ thứ 4 TCN. Nhà sử học Liên Xô trước đây Dakhônôp hoàn toàn phủ nhận các quan điểm không thừa nhận sự kiện Laikugu lập pháp. Sakhônôp cho rằng, sự kiện Laikugu mặc dù được ẩn mình trong màn sương phủ mông lung trong truyền thuyết, song ta vẫn dễ dàng nhìn thấy sự kiện lập pháp là có tính hiện thực của nó. Chế độ nô lệ bị giải thể, bắt đầu hình thành các quốc gia, nhân vật lịch sử như Laikugu xuất hiện là rất có khả năng.
Sự thật về sự kiện Philip đệ nhị bị đâm chết ra sao?
Những ai đã đọc “Lịch sử Thế giới”, chắc đều nhớ tới Alêcxanđơ vĩ đại, bởi vì cả cuộc đời của ông, ông đã lập nên rất nhiều chiến công kỳ vĩ, thu hút rất nhiều học giả từ cổ chí kim nghiên cứu, viết nên nhiều tác phẩm chuyên đề nổi tiếng.
22
Cha đẻ của ông là Philip đệ nhị, tuy cũng lập nên nhiều công tích phi phàm, song lại không được mọi người chú ý tới, mà chỉ quan tâm tới sự thật về cái chết của ông, cho đến nay tấm màn bí mật này vẫn chưa được vén lên. Philip đệ nhị (từ năm 382 TCN - năm 336 TCN), là quốc vương của vương quốc Maxtơn, gia nhập vào Tibit từ rất sớm, nên đã chịu ảnh hưởng của nền giáo dục và tư tưởng dân chủ tươi đẹp của Hy Lạp. Sau khi lên ngôi, ông thực hiện hàng loạt cuộc cải cách, đã biến vương quốc Maxtơn từ một nước nghèo nàn lạc hậu trở thành một quốc gia cường thịnh, gây chấn động toàn Hy Lạp. Từ năm 352 TCN, ông bắt đầu mở rộng lãnh thổ sang phía Hy Lạp, đến năm 338 TCN, sau trận chiến Kelútnia, đánh bại liên quân của Hy Lạp và các nước lân bang. Năm sau, Philip đệ nhị đứng ra tổ chức hội nghị toàn Hy Lạp ở Kh.Lins (Sbtata không tham dự). Hội nghị đã thành công và đưa ra một số hiệp ước chung. Trong bầu không khí “tấn công Ba Tư để rửa nhục”, hội nghị quyết định cử Philip làm tổng chỉ huy quân đồng minh Hy Lạp, thống lĩnh liên quân Hy Lạp khai chiến với Ba Tư.
Năm 336 TCN, Philip đệ nhị đã lên xong kế hoạch viễn chinh sang Ba - Tư. Song vào đúng mùa hè năm đó, Philip đột ngột bị đâm chết trong buổi tiệc mừng ngày hôn lễ của con gái. Nguyên nhân nào dẫn tới việc Philip đệ nhị bị đâm chết, trên diễn đàn sử học còn tồn tại nhiều ý kiến khác nhau, mỗi người mỗi phách, không biết ai đúng ai sai. ý kiến loại một cho rằng, lên kế hoạch đâm chết Philip đệ nhị là âm mưu của bọn quí tộc thị tộc ở Maxtơn, bởi vì, cuộc cải cách của ông đã làm tổn hại tới lợi ích của họ; loại ý kiến khác lại cho rằng, đâm chết Philip đệ nhị là hành động trả thù của người vợ đã ly dị của ông, bởi vì cuộc ly hôn này đã uy hiếp tới việc kế thừa ngôi báu của Alêcxanđơ.
Sự thật về cái chết của ông là gì?
Diễn biến câu chuyện như sau:
Lễ cưới của con gái Philip (nàng Clêopatre) được tổ chức cực kỳ long trọng, địa điểm tại thủ đô cũ của vương quốc (ở Bô-la), nàng lấy người cậu của mình là quốc vương của Êpirut. Lễ cưới cực kỳ xa hoa và náo nhiệt. Philip đệ nhị mặc bộ áo bào trắng, không mang vũ khí bên mình, vây quanh ông là rất nhiều khách quý được mời đến dự, ông mặt mày rạng rỡ bước vào lễ đường. Khi Philip đến cửa, một người đóng giả làm lính gác, đột ngột lao vào phía ông, hắn rút dao găm đâm thẳng vào ngực ông từ phía trước, quốc vương không kịp tránh, đổ vật xuống vũng máu. Sự kiện ám sát đột ngột này bỗng chốc làm cho cả lễ đường hỗn loạn, còn hung thủ nhảy lên ngựa đã được chuẩn bị trước chạy trốn, khi chạy chân sau ngựa vấp vào dây mây dại ven đường, hung thủ bị ngã từ trên lưng ngựa xuống, thế là bị những người đuổi theo giết chết y ngay tại chỗ.
23
Hung thủ tên là Baxaniat, là một thanh niên quí tộc. Tương truyền y đã từng bị tên quí tộc Atalat làm nhục, y đã tố cáo lên Philip, song vì Atalat là quốc cữu lúc bấy giờ, nên Philip không để ý đến vụ kiện này, Baxaniat tức giận quyết tâm tìm cơ hội sát hại Philip. Đương nhiên rằng, đây chỉ là bề ngoài của truyền thuyết, bối cảnh của nó ra sao? Sự thật thế nào? Về vấn đề này, đã được một số nhà sử học hé mở?
Học giả người Mỹ Phulơ trong cuốn sách “Truyện mới về Alêcxanđơ” viết rằng:
“Người vợ cả của Philip tên là Ôlimpiat có tính rất đa nghi và đố kỵ. Bà ta có một đứa cháu là cháu của Atalat xinh đẹp mê hồn. Philip quyết định phế Ôlimpiat lập hoàng hậu mới, việc này sẽ ảnh hưởng tới quyền kế thừa ngôi báu của Alêcxanđơ. Chính vì việc này đã xảy ra cãi nhau to trong nội bộ gia đình. Theo tình cảnh trên phán đoán, trong lòng Ôlimpiat tất nảy sinh tính đố kỵ ghen ghét, song liệu có phải bà là chủ mưu hay không, thật khó đoán định”.
Tulan Uâylơ trong tác phẩm của mình cũng cho rằng:
“Vận mệnh của Philip đệ nhị không phải là bị quyết định ở chiến trường, mà quyết định ở mối quan hệ vợ chồng”. Trong cuốn sách này Uâylơ còn nói lên chi tiết “có người hoài nghi Ôlimpiat mua chuộc Baxaniat ám sát Philip”. Ngoài ra còn có rất nhiều học giả có khuynh hướng lí giải theo giả thiết này.
Nhà sử học cổ đại Pulútakhơ trong “Truyện danh nhân Rôm - Hy Lạp” thì nghi ngờ âm mưu ám sát này có liên quan trực tiếp đến Alêcxanđơ. Tác giả đã liệt kê ra nhiều câu chuyện khá lí thú. Một lần, trong một buổi hôn lễ, có mặt Philip và cháu gái của Atalat, Atalat đến chúc rượu cầu mong cho người vợ mới của Philip (tức là cháu gái của Atalat) sinh được cậu ấm - người kế thừa dòng máu chính thống của Maxtơn. Alêcxanđơ nghe xong phẫn nộ: “Chẳng lẽ ta không phải là người kế thừa hợp pháp?” Nói xong ném chén rượu vào người Atalat. Philip thấy vậy đứng lên, rút kiếm đi đến trước mặt Alêcxanđơ, sơ ý trượt chân ngã xuống đất. Alêcxanđơ cười to, hạ nhục cha đẻ của mình, “Nhìn kìa!” Alêcxanđơ nói: “đây là một vị tướng quân chuẩn bị xuất ngoại sang châu Âu rồi đến châu á! Ông ta đi từ chỗ ngồi này đến chỗ ngồi khác, bốn vó đều chổng lên trời!” Nói xong Alêcxanđơ cùng với mẹ đẻ của mình bỏ ra ngoài. Ôlimpiat quay trở về nhà mẹ đẻ của mình ở Êpirut, còn Alêcxanđơ thì đi Italia. Một lần khác, tổng đốc Ba Tư đến cầu hôn với Alitiut con của Philip, tức là người anh em với Alêcxanđơ. Alêcxanđơ chịu ảnh hưởng ở mẹ đẻ mình, cho rằng cuộc hôn nhân thuộc dòng dõi quí tộc cao quý này, là có ý truyền ngôi cho người anh em Alitiut, liền cho người lập tức đến ngay Kalia (nơi ở của tổng đốc Ba Tư), khuyên tổng đốc hủy bỏ hôn ước với Alitiut, nói Alitiut là con thứ của vua cha, trí lực đều bất tài, đồng thời còn thỉnh cầu tổng đốc liên kết với Alêcxanđơ. Sự kiện này khiến cho Philip vô cùng tức giận,
24
mắng nhiếc Alêcxanđơ thậm tệ trước đông người. Sau đó ít lâu, Philip đệ nhị trong buổi lễ cưới con gái mình thì bị nạn. Pulútakhơ chỉ rõ: Hành vi gây ra tội ác này là do Ôlimpiat chủ mưu, người nghi ngờ đầu tiên gây ra án mạng phải là Alêcxanđơ. Tương truyền, khi Baxaniat bị làm nhục có đến nhờ Alêcxanđơ rửa nhục giúp, Alêcxanđơ có ngâm bài thơ “Miti-a” có ý ngầm ra hiệu, cổ vũ Baxaniat. Trong cuốn “Alêcxanđơ” của một học giả Nhật Bản có đoạn viết: “Baxaniat sát hại Philip, đây chỉ là lý do thứ yếu”. Còn trên thực tế, chủ mưu là ai, mọi người không tiện nói ra, nói là đúng ngay. Xin mượn câu nói của nhà sử học Hy Lạp cổ đại Bulatát: “Người chỉ huy đứng sau rèm, chắc ai cũng đã rõ. Người có tính đố kỵ ghen ghét ghê gớm chính là Ôlimpiat, bà ta đã bị phế ngôi hoàng hậu, đồng thời còn lo cho đứa con trai của mình gặp phải trở ngại trên con đường kế tục ngai vàng. Còn nữa, sau khi Alêcxanđơ kế vị, Ôlimpiat đã đặt đồ hàng mã mũ áo, kim tiền lên mộ của Baxaniat, tỏ ý hậu táng”.
Ôlimpiat muốn chuyển hướng nghi ngờ từ phía Alêcxanđơ sang mình, khiến cho mọi ánh mắt nghi ngờ của mọi người đều đổ dồn vào bà. Chẳng lẽ Alêcxanđơ không có liên quan gì đến vụ án mưu sát này? Chắc mọi người ai cũng rõ”.
Bulatat còn chỉ rõ: “Sau khi Alêcxanđơ kế vị liền lập tức tuyên bố vụ mưu sát này là âm mưu quốc tế xuất phát từ Ba Tư, nguyên do là vì họ muốn ngăn cản việc Philip mở cuộc viễn chinh sang phía đông, buộc họ phải dùng thủ đoạn này. Song, sự giải thích nguyên nhân này của một người “mũ cao áo dài” khó lòng được mọi người tiếp nhận. Còn có một khả năng nữa, tin tức do Atalat tung ra, hoàn toàn là do Alêcxanđơ nhào nặn, mục đích là che đậy động cơ chính của mình”. Học giả người Mỹ H.Uây cũng có cách nhìn như vậy.
Cho dù mọi người có mọi cách giải thích khác nhau, song chưa ai tìm ra được chứng cứ xác đáng nhất. Mấy năm gần đây, các nhà khảo cổ học Hy Lạp đã tìm thấy lăng mộ của Philip đệ nhị, nhưng không tìm thấy bất kỳ một tài liệu nào có liên quan tới cái chết của ông.
Theo đà phát triển của ngành khảo cổ học và sử học, các nhà khảo cổ học và sử học tiến lên một bước nữa nghiên cứu sâu thêm về Philip đệ nhị, cái chết của ông cuối cùng nhất định sẽ được phơi bày.
Alêcxanđơ đại đế tại sao lại chết?
Đại đế Alêcxanđơ thét gió gọi mưa, hiển hách một thời trong thế giới cổ đại, từng dẫn liên quân Hy Lạp phát động cuộc chiến tranh kéo dài 10 năm ròng chinh phạt đế quốc Ba Tư, chinh phục một khu vực rộng lớn ở phía đông, xây dựng nên đại đế quốc gồm ba châu: á, Phi, Âu.
Mùa hè năm 323 TCN, Alêcxanđơ đột nhiên mắc bệnh qua đời tại Babylone. Rốt cuộc bị mắc bệnh gì, đến nay vẫn chưa có lời giải.
25
Alêcxanđơ đại đế (từ năm 356 TCN - 323TCN) sinh ở Piraôt-thủ đô của vương quốc Maxtơn, xuất thân trong một gia đình hoàng tộc, là con trai của Philip đệ nhị. Thuở nhỏ, được nhà triết học nổi tiếng Aritxtốt dạy học, được tiếp thu một nền giáo dục văn hóa tốt đẹp của Hy Lạp. Năm 16 tuổi theo cha xuất chinh, ông đã học được rất nhiều tri thức quân sự. Năm 336 TCN, sau khi kế vị, ông lần lượt dẹp tan cuộc phản loạn trong cung đình, chinh phục được các bộ tộc ở phía bắc, trấn áp được phong trào chống người Maxtơn của các bang ở Hy Lạp. Đến mùa xuân năm 334 TCN, thống lĩnh liên quân Hy Lạp vượt qua vịnh Pécxích, thực hiện cuộc viễn chinh đánh Ba Tư. Năm 333 TCN, ông cầm quân đánh trận đầu tiên với quân Ba Tư ở gần thành phố Xiat Yatisu, đánh bại Talưusu đệ tam, bắt mẹ, vợ và hai người con của Talưusu. Năm 332 TCN, ông đánh xuống phía nam, chiếm một số thành phố quan trọng của Syrie, tiếp theo tiến đánh Ai Cập. Khi ở trong một miếu thần ông được phong là “con của A-mông” trở thành người kế thừa Pharaông Ai Cập. Năm 331 TCN, Alêcxanđơ tiến đến lưu vực Lưỡng Hà, tiếp tục đánh bại quân Ba Tư ở gần làng Niniuây, Talưusu đệ tam chạy trốn đến Mêđia. Sau đó Alêcxanđơ đánh mạnh xuống phía đông, chiếm Babylone, Su-sa, đoạt được rất nhiều vàng bạc châu báu, thiêu hủy hoàng cung. Năm 329 TCN, Alêcxanđơ tiến quân vào Trung á, bị nhân dân các nước Trung á ngoan cường chống cự. Mùa hè năm 327 TCN, lợi dụng mâu thuẫn trong các bang của ấn Độ, ông chiếm một vùng đất rộng lớn ở phía tây bắc ấn Độ. Vì bị dân bản xứ chống lại kịch liệt, kết hợp với binh sĩ chán ghét cảnh chiến tranh, thời tiết khắc nghiệt, bệnh ôn dịch hoành hành, nên ông buộc phải lui quân. Năm 324 TCN, đại quân của Alêcxanđơ chia theo hai đường thủy bộ trở về Babylone. Thế là chấm dứt cuộc viễn chinh gần 10 năm.
Mùa hè năm 323, trong lúc đang lên kế hoạch cho cuộc viễn chinh mới, Alêcxanđơ đột ngột mắc bệnh qua đời. Rốt cuộc Alêcxanđơ chết vì bệnh gì, các nhà sử học cổ kim vẫn chưa tìm ra lời giải.
Loại lý giải thứ nhất, trong tác phẩm “Lịch sử Hy Lạp cổ đại” của một học giả Liên Xô cho rằng: “Alêcxanđơ chết vì bệnh sốt rét ác tính”. Các học giả Mỹ trong cuốn “Lịch sử văn minh Thế giới” viết: “Năm 323 TCN, Alêcxanđơ bị nhiễm bệnh sốt rét ở Babylone, thọ 32 tuổi”. Ngoài ra học giả Fulit mang quân hàm tướng trong cuốn “Truyện mới về Alêcxanđơ nhấn mạnh thêm rằng: “Rất có khả năng, Alêcxanđơ sống lâu năm ở các đầm lầy và rừng rậm, nên đã mắc bệnh sốt rét, hoàng hôn ngày 13 tháng 6, ông đã vĩnh biệt cõi trần. Ông không có di chúc, cũng không chọn người kế vị…”. Nhà sử học Trung Quốc, giáo sư Ngô Vu Cẩn cũng ủng hộ giả thiết này.
Loại lý giải khác, nhà sử học nổi tiếng nước Anh H.Uây trong “Thế giới sử cương” cho rằng: “Alêcxanđơ khi uống rượu say ở Babylone, đột nhiên bị sốt cao, ngã bệnh rồi chết”. Trong “Bách khoa toàn thư của vương quốc Anh”
26
cũng có ý kiến tương tự. “Trong một bữa tiệc kéo dài, Alêcxanđơ đột nhiên ngã bệnh, 10 ngày sau, tức ngày 13 tháng 6 năm 323 TCN thì qua đời”. Trong “Lịch sử văn minh Thế giới” của học giả Mỹ có viết: “Sau khi về đến Babylone, Alêcxanđơ ngày ngày đắm chìm trong tiệc rượu. Trong một buổi tiệc chiêu đãi, ông đã uống hết một bình rượu to. Tối hôm sau lại uống rất nhiều. Ngay đêm hôm đó, thời tiết đột nhiên trở lạnh, ông bị cảm, đổ bệnh nằm liệt trên giường, mười một ngày sau thì chết”. Học giả Nhật Bản căn cứ vào các ghi chép của các nhà sử học Hy Lạp trong “Alêcxanđơ”, đã tìm thấy mục “Nhật ký cung đình” ghi chép khá tỉ mỉ tình hình sau khi Alêcxanđơ đại đế lâm bệnh: “Đêm đã tàn canh, rượu say vẫn đượm, Alêcxanđơ lúc chuẩn bị đi vào phòng ngủ còn yêu cầu Mitiat tiếp tục uống nữa. Ông uống thâu đêm, uống đến sáng hôm sau, thế là tròn cả một ngày uống rượu. Đến ngày 1 tháng 6, ông cảm thấy người mình nóng ran… Alêcxanđơ được đưa đến một cung đình ở bờ sông đối diện, sốt vẫn chưa thuyên giảm, kéo dài đến ngày thứ 8, bệnh càng trầm trọng hơn, lúc này Alêcxanđơ không thể nói năng được nữa, binh lính ra vào tấp nập, đi lại bên giường bệnh, ông chỉ biết đưa ánh mắt nhìn biểu lộ sự cảm kích, ông im lặng cho tới lúc lìa trần!”.
Ngoài ra, còn loại lí giải khác nữa, nhà sử học cổ đại Hy Lạp Alian trong tác phẩm “Nhật ký viễn chinh của Alêcxanđơ”, Alian có viết: “Ông suốt ngày uống rượu với Mitiat, lấy việc uống rượu làm thú vui”. Ngoài việc miêu tả lại bị sốt cao rồi chết ra, ông còn miêu tả một số tình tiết, thuộc tướng của Alêcxanđơ có đưa cho ông một toa thuốc, uống xong toa thuốc thì bị chết. Còn nói rằng toa thuốc này là do Alisutuati điều chế xong rồi đưa cho thuộc tướng Anthipat. Em trai của Kasantơ là Aiâulat là người hầu hạ bên cạnh Alêcxanđơ, trước đó không lâu ông đã mắng oan anh ta, khiến cho Aiâulat tức giận. Có người còn nói, trong sự việc này có bàn tay của Mitiat, cuộc uống rượu thâu đêm là do y đề xướng. Alêcxanđơ uống xong cốc rượu to, liền cảm thấy đau bụng ghê gớm, đây chính là nguyên nhân dẫn tới cái chết của ông. Nhà sử học Hy Lạp cổ đại Pulútakhơ đại loại cũng cho là như vậy: “Alêcxanđơ cũng có nghi ngờ chiến hữu của mình. Ông lo nhất là Anthipat và con cái của y (Aiâulat và Kasantơ). Trước đây, khi Kasantơ nhìn thấy một số bộ lạc man di triều cống, do không nhìn được đã bật cười thành tiếng rất to, khiến cho ông vô cùng tức giận, ông liền túm chặt lấy đầu Kasantơ đập mạnh vào tường. Một lần khác, để bênh vực cho Anthipat, Kasantơ đã chỉ trích những người tố cáo Anthipat, đã bị Alêcxanđơ quát mắng một trận tơi bời. Hai ấn tượng không hay này luôn ở trong đầu Kasantơ. Mãi đến sau này, mỗi khi Kasantơ đến vương quốc Maxtơn, nhìn thấy tượng thờ Alêcxanđơ ở trong miếu, đều cảm thấy vô cùng kinh hãi, toàn thân run rẩy, đầu óc quay cuồng, phải một thời gian lâu sau mới hoàn hồn trở lại. Pulútakhơ còn nói, lúc bấy giờ không có ai nghi ngờ Alêcxanđơ bị hạ độc, song qua các tình tiết của 6 năm sau, có người cho rằng ông bị chết bởi bàn tay của Anthipat. Thuốc độc
27
đã được chúng cất ở trong vùng núi đá Nuana Khơlit. Đa số người lại cho rằng đây là câu chuyện đã được hư cấu.
Về nguyên nhân cái chết của Alêcxanđơ đại đế, các học giả từ xa xưa đến nay đã dày công truytìm dấu vết, có nhiều cách lí giải khác nhau, song rốt cuộc là do nguyên nhân nào, xin chờ hậu thế.
Thời Rôma cổ đại có người có tên là Sai-rơuây?
Theo ghi chép của các nhà văn học cổ đại, trong lịch sử Rôma cổ, có Secviút Tuliút là quốc vương thứ 6 trong “thời đại vương chính”. Secviút là con trai của người phụ nữ quí tộc có tên là Âuxithixia sống ở thành phố Latin. Trong cuộc chiến tranh giữa Rôma và Latin, Âuxithixia bị bắt làm nô lệ, bà được đưa vào cung để hầu hạ quốc vương Rôma Laota. Vào cung được ít lâu, bà sinh ra Secviút. Một hôm, trong lúc Secviút đang ngủ ngon, rất nhiều người nhìn thấy trán của Secviút đột nhiên bốc cháy. Hiện tượng này khiến cho quốc vương và hoàng hậu càng yêu quí Secviút gấp bội, hết lòng nuôi dưỡng. Đến tuổi trưởng thành, quốc vương đã gả con gái mình cho Secviút, đưa Secviút vào hàng ngũ các vị nguyên lão quí tộc. Việc làm này đã khiến cho con cái của quốc vương Ankhut tức giận. Thế là, họ đã bí mật lập kế hoạch âm mưu lật đổ quốc vương Laota. Họ sai hai người thân tín cầm rìu đến trước hoàng cung giả vờ đánh cãi nhau, nhờ quốc vương giải quyết giúp. Khi hai tên này được đưa đến trước mặt quốc vương, một tên thao thao bất tuyệt kể lể, nhằm thu hút mọi sự chú ý của quốc vương vào y, tên còn lại thừa cơ vung rìu chém chết quốc vương. Sau khi sự việc xảy ra, hoàng hậu lặng lẽ cho lính canh đóng chặt cửa lại, sai người mau chóng đi tìm thuốc quí cứu chữa, làm ra vẻ như đang cứu chữa quốc vương, để cho mọi người lầm tưởng quốc vương vẫn còn sống. Cùng trong lúc này, bà cho người gọi Secviút đến bàn bạc, quyết định tạm để Secviút lên kế ngôi, chờ các con trai của quốc vương khi nào lớn lên sẽ trao lại quyền hành. Sau đó bà cho mời văn võ bá quan đại thần lại, bà nói rằng: “Vết thương của quốc vương không nặng lắm, để vết thương của quốc vương mau chóng bình phục, nên để người tĩnh dưỡng, quốc sự tạm thời để cho Secviút lo liệu gánh vác”. Secviút được mặc bộ phục trang của quốc vương, được các quan tháp tùng an tọa trên ngai vàng điều hành đất nước. Secviút còn cố tìm cách để khiến cho mọi người tin rằng, những điều mình nói ra đều là ý chỉ của quốc vương Laota. Với danh nghĩa là người thay thế quốc vương cai trị đất nước, chỉ vài ngày sau, thực lực của Secviút dần dần mạnh lên, địa vị đã được củng cố. Đến lúc này ông mới cho công bố trước bàn dân thiên hạ biết quốc vương đã chết. Ván đã đóng thuyền, các vị nguyên lão đồng loạt nhất trí trao vương quyền cho Secviút. Thế là, con trai của người phụ nữ quí tộc Latin lên ngôi, được ngồi vào ngai vàng của vương quốc Rôma.
Secviút là một quốc vương tài giỏi. Trong thời kỳ tại ngôi báu, ông đã tiến 28
hành cải cách rất mạnh xã hội Rôma. Đầu tiên, ông phân cư dân trong thành Rôma thành 5 loại đẳng cấp theo thực lực tài sản của họ. Loại 1, tài sản thấp nhất là 10 vạn lia; loại 2 là 7,5 vạn lia; loại 3, loại 4, loại 5 lần lượt là 5 vạn, 2,5 vạn và 1,1 vạn lia. Thấp hơn loại thứ 5 thì gọi là “người vô sản” (người không có tài sản), chứ không xếp thành loại thứ 6. Mỗi một loại theo qui định phải cung cấp một đội quân có số lượng người khác nhau, dùng chế độ đội quân trăm người thay thế cho đại hội nhân dân trước đây. Bước tiếp theo, ông chia ba bộ lạc thị tộc trước kia thành bốn bộ lạc khu vực, qua đó phá bỏ chế độ xã hội cũ lấy quan hệ huyết thống làm nền tảng, cơ bản hoàn thành thời kỳ quá độ từ chế độ thị tộc Rôma lên chế độ quốc gia. Ngoài ra, Secviút còn khuyến khích quyền công dân của tầng lớp công thương nghiệp đến cư trú và buôn bán ở Rôma. Xây dựng thành trì kiên cố, dùng Rôma để gây ảnh hưởng tới quê mẹ ở Latin, đồng thời ông lên tiếng cùng nhau chung sống hòa bình, v.v… qua đây ta thấy được công lao của ông to lớn và hiển hách nhường nào!
Đây là những ghi chép của Lý Duy, Tanalat và của một số người khác, được khá nhiều người tán đồng. Các nhà sử học hiện đại cũng cho rằng, Secviút là người Latin. Song cũng có không ít các nhà sử học lại đưa ra ý kiến ngược lại. Họ cho rằng, Secviút không phải là người Latin, mà là người Italia, tên gọi là Mastarra. Ông ta bị đuổi khỏi Italia, phải di cư đến ở Rôma. Tại đây, ông ta đoạt được ngôi báu, đổi tên thành Secviút. Căn cứ đưa ra luận điểm này của họ là: vào năm 48 sau công nguyên, hoàng đế đế quốc Rôma trong một buổi diễn thuyết, có nhắc tới câu chuyện này được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân Italia vào giữa thế kỷ 19, Phulăngsoa sau khi khai quật được bức bích họa trong ngôi mộ cổ từ thế kỷ thứ 3 TCN ở Vuecxi đã minh chứng được tính chân thực của luận điểm này. Bức bích họa đã phản ánh: vào thế kỷ thứ 6 TCN, Mastarra được hai người bạn đồng niên giúp đỡ, đã liên kết được khối liên minh giữa Italia với Latin, sát cánh bên nhau chiến đấu. Các nhà sử học hiện đại đã dựa vào các lí giải trong văn hiến Latin Hy Lạp cũng thiên về nhận định này.
Sự kiện liệu có thực Secviút tồn tại trong “thời đại vương chính” Rôma cổ đại hay không, đã trở thành một đề tài lớn để các học giả tranh luận kịch liệt. Về góc độ của dân chúng Rôma cổ, người Rôma đều cho rằng Secviút là người Latin, họ rất sùng bái Secviút, thậm chí có người hàng tháng đều thờ cúng Secviút để tưởng nhớ ông. Còn người ở Italia thì cho rằng Secviút là người Italia. Thật là, ai ai cũng yêu quí anh hùng, người người chuộng nhân tài.
Có một số nhà sử học rất tin ở sự tồn tại của Secviút trong lịch sử Rôma cổ đại, đồng thời cũng có không ít nhà sử học vẫn còn chưa nhất trí. Họ cho rằng Secviút là nhân vật được các tác giả soạn biên niên sử hư cấu, họ chỉ có lòng yêu nước hạn hẹp, chứ không muốn mọi thành tựu trong công cuộc cải cách ở thời đại vua chúa của nước mình chia đều cho các vua chúa của các nước
29
đương thời.
Vì thế, trong lịch sử liệu có tồn tại Secviút thực hay không, nếu như là có thực, thì ông thuộc người Latin hay là người Rôma, cho đến ngày nay vẫn chưa có lời giải đáp mĩ mãn. Nếu như giải quyết được nghi ngờ mang tính lịch sử này, thì sẽ giúp cho chúng ta hiểu được vấn đề lớn về nguồn gốc của Rôma.
Thời Rôma cổ đại, tại sao hoàng đế Tiberiút lại tự nguyện trục xuất mình lâu dài ra khỏi đất nước?
“Trục xuất” còn gọi là “lưu vong”, là áp giải tội phạm tới một vùng hẻo lánh hoang vu, là một loại trừng phạt của cơ quan quyền lực quốc gia cưỡng chế phạm nhân ra khỏi lãnh thổ quốc gia vô thời hạn. Loại hình phạt này có thể được bắt nguồn từ thời cổ đại. Thời Hy Lạp cổ áp dụng biện pháp trục xuất tội phạm giết người và tội phạm chính trị ra khỏi nước, Rôma cổ cũng áp dụng hình phạt này. Đương thời, nhìn chung biện pháp trục xuất chỉ áp dụng với giai cấp thượng tầng, còn cưỡng chế lao động chỉ áp dụng với tầng lớp dưới. Về sau, luật pháp nước Anh cũng thực hiện biện pháp trục xuất thay cho tra tấn cực hình, thời cận đại các nước châu Âu đều trục xuất tội phạm tới một số vùng ở châu Mĩ và châu úc. Tóm lại, đối tượng bị trục xuất đều là phạm nhân, song một vấn đề chúng tôi muốn đề cập ở đây lại là một vị hoàng đế tự nguyện trục xuất mình, khiến cho không ít người không sao hiểu nổi nguyên do.
Vào một ngày hè năm 26 sau công nguyên, hoàng đế Tiberiut bước ra khỏi thủ đô Rôma, tự nguyện đi đày ở một vùng vô cùng xa xôi và hoang vu rồi chết ở đó, thời gian ở đó khoảng 11 năm, thế là cả nước ai nấy đều đoán nọ đoán kia.
Trên thực tế, bắt đầu từ năm 21, hoàng đế Tiberiút thường xuyên ra khỏi thủ đô sống cuộc sống ẩn dật. Trong thời gian ở ẩn hoàng đế sống ở trong một ngôi nhà vách đất bỏ hoang ở gần bờ biển Ađriatich, rồi ở Ami Khơlai (nay là Xan Marinô của Italia) thời gian sống lâu nhất trên đảo Kapuliai ở vùng biển Tiphe Nam. Nơi đây lưu đầy rất đông tội phạm. Đảo Kapuliai có mấy đặc trưng sau:
Vị trí địa lý ưu việt, giao thông thuận lợi.
Phong cảnh đẹp tuyệt trần, khí hậu tốt.
Người bên ngoài rất khó tiếp cận đảo, yên tĩnh và an toàn.
Trong thời kỳ ở ẩn, hoàng đế thông qua thư tín từ Rôma gửi đến để điều hành quốc gia đại sự. Theo Tôniuýt, hoàng đế trong thời gian tự đày, chỉ có hai lần định trở về Rôma. Một lần có một chiếc thuyền cập mạn cạnh hoa viên bên hồ nhân tạo ở gần bờ sông Tibơ, nơi đây là vọng gác đầu tiên của cảnh binh được
30
thiết lập để phòng người từ bên ngoài vào gặp phạm nhân (thời gian vào năm 32 sau công nguyên). Một lần khác là trên đại lộ từ Rôma đi Naplơ, cách Rôma chưa đầy 4 dặm Anh (thời gian năm 33 sau công nguyên), song hoàng đế chỉ đứng từ xa đưa mắt nhìn về phía thành Rôma, chứ không quay về gần Rôma. Lần đầu dự định về không rõ vì nguyên nhân gì, còn lần thứ hai là sự hoảng sợ do một quẻ bói gây ra. Năm 34 SCN, Tiberiút đã về tới gần Rôma, song quyết không vào thành Rôma. Ngoài ra, hoàng đế đứng bên bờ sông TiBơ đưa mắt nhìn về phía thành Rôma. Có lần đến sát dưới chân thành Rôma, song quyết không vào thành. Trong thời gian dài sống cô độc trên đảo, ông chết trong nỗi cô đơn.
Hoàng đế ở ẩn, cách biệt với thế giới bên ngoài, nên hoạt động sống của Tiberiút như ăn, ở, đi lại và các mặt khác đã được khoác lên một tấm màn thần bí. Các nhà sử học Rôma cổ cho rằng, hoàng đế tự nguyện lưu đày ở ẩn có hai nguyên nhân chính:
Nguyên nhân thứ nhất, là âm mưu của Xiêanut (tên một viên tướng là thuộc hạ của Tiberiút). Nguyên nhân này chưa phải là sự thật, bởi vì sau khi Xiêanut bị xử tội chết, hoàng đế vẫn sống ẩn hơn 6 năm nữa.
Nguyên nhân thứ hai, có lẽ xuất phát từ chủ ý của hoàng đế. Tiberiút muốn mượn việc ở ẩn này để che đậy hành động dã man và hoang dâm vô độ của mình trước đó. Sự tính toán đã được cân nhắc kỹ càng trước khi thực hiện.
Tôniuýt thì cho rằng, hoàng đế tự nguyện lưu đày là vì phải chịu sự bất hạnh do các con mình bị chết ở Syrie và Rôma, hoàng đế muốn được an tĩnh một mình.
Tiớt thì không nói gì nhiều, cách nhìn nhận của Tiớt là: Khi hoàng đế ở tuổi đã về già, ông ta rất mẫn cảm về diện mạo của mình. Dáng người cao gầy, hai vai luôn rũ xuống trông thật thảm hại. Tóc trên đầu đã rụng hết, mặt nổi đầy mụn nhọt, luôn dán đầy cao, ông ta không muốn gặp mặt ai.
Còn một cách lý giải khác nữa không giống các cách lý giải trên. Tiberiút phải bỏ đi là do tính cách ngang tàng của mẹ ông gây ra. Bởi ông không chịu mẹ ông cùng với ông nắm mọi quyền hành trong triều, ông lại không nỡ trừ khử mẹ mình, nên ông đành phải để mọi quyền hành lọt vào tay mẹ. Cách lí giải này còn tồn tại một hiện tượng rất khó lý giải. Mẫu thân của hoàng đế chết năm 29 SCN. Đây là thời điểm ông đã ẩn cư được ba năm, thế còn 8 năm nữa thì là nguyên do tại sao?
Tóm lại, người cổ đại đều tập trung ở quan điểm: hoàng đế tự nguyện lưu đầy là nằm ở phạm trù đạo đức luân lý và sai lầm, còn các nhà sử học cận, hiện đại thì lại thiên về suy xét tới lĩnh vực chính trị và xã hội.
Nhà sử học Liên Xô Khơvanôp cho rằng: “Trước năm 26 SCN, mọi người 31
căm ghét hoàng đế bệnh hoạn kết hợp với lời khuyên của viên tướng Xiêanut, Tiberiút đành phải rời khỏi Rôma”. Tiya Khơphu cũng có đồng quan điểm này, ông cho rằng: “Hoàng đế luôn trong trạng thái hoảng loạn, nên không thể lưu lại trong thành Rôm thêm ngày nào được nữa”. Aitơhoat đưa ra quan điểm mới: “Mục đích tự đi ở ẩn của Tiberiút có khả năng là: một là làm bài học kinh nghiệm cho người kế vị, hai là thoát khỏi âm mưu của phái Nguyên lão cộng hòa và công kích của nhân thân. Hoàng đế tự nguyện đi đầy là ông ta đã suy nghĩ tới sự an toàn của mình, đây là một nhân tố không thể không xét tới. Bản thân hoàng đế lại rất thích phong cảnh tuyệt đẹp trên đảo Kapuliai. Tương truyền, chỉ có một đường đi duy nhất lên đảo, xung quanh núi đá vách cao dựng đứng. Cho dù đã ẩn cư trên đảo, song trong lòng ông ta luôn thấp thỏm lo lắng. Sự kiện này đã được ông viết trong bức thư gửi cho Viện Nguyên lão vào năm 30 SCN.
Các cách lí giải trên chẳng qua chỉ là suy đoán mà thôi. Vậy thì, tại sao hoàng đế lại tự nguyên lưu đầy dài ngày như vậy? Tại sao trong lòng luôn ở trong trạng thái hoảng sợ? Trong văn hiến cổ không thấy có ghi chép ông bị ám sát, hoặc đại loại gì đó. Hoàng đế mắc bệnh hoạn gì mà phải xa lánh mọi người. Sự kiện lịch sử này đang chờ các nhà sử học trong và ngoài nước giải quyết.
Bí ẩn về Hoàng đế Rôma cổ Claudius là người đần độn?
Hoàng đế Claudius (từ năm thứ 10 TCN - năm 54 SCN), là một vị hoàng đế nổi tiếng duy nhất là đần độn trong lịch sử Rôma cổ đại. Phụ thân của ông là tổng đốc Luân, tên là Tơlútut. Từ nhỏ đến tuổi thiếu niên, Claudius luôn ốm đau bệnh tật, bệnh tật đã huỷ hoại sức khỏe và diện mạo, đồng thời cũng ảnh hưởng đến sự phát triển tư duy, trí tuệ của ông. Mọi người sống quanh ông thường coi thường khinh bỉ, lạnh nhạt với ông, ngay đến mẹ đẻ cũng không yêu ông. Khi mắng chửi một ai đó là ngu đần, mẹ ông thường mở miệng ra là nói: Ngu đần hơn cả Claudius con ta!” Một “ông già ngu đần” bị mọi người ghẻ lạnh trong 51 mùa thu, lại được ngồi trên ngai vàng hoàng đế Rôma.
Ngày 24 tháng 1 năm 41, trong phòng nghị sự của Viện Nguyên lão Rôma đèn thắp sáng trưng, mọi người bàn tán sôi nổi trong suốt hai ngày liền. Đột nhiên, nghe thấy bên ngoài tiếng hò reo, quân cận vệ của hoàng đế xúm đen xúm đỏ quanh chú của hoàng đế Caligula đã bị sát hại vừa mấy hôm trước, đó là Claudius có biệt hiệu là “đần độn” toàn thành Rôma ai cũng biết, đi vào doanh trại quân đội, đoàn quân dài dằng dặc đi sau hô to: “Claudius! Claudius!” Trong phòng nghị sự bỗng im phăng phắc, các vị nguyên lão đưa mắt nhìn nhau, một lúc lâu sau chợt như bừng tỉnh, họ tranh nhau, quì gối khom lưng trao trả lại quyền lực và ấn tín cho Claudius. Claudius là vị hoàng đế đầu tiên được quân đội ủng hộ lên làm hoàng đế. Trong thời gian chấp chính, hoàng đế “ngu đần” rất nhiều lần phát động chiến tranh đánh các nước láng giềng, ông từng đánh chiếm nước Đức, Syrie và miền bắc Châu Phi, tạo
32
nền móng cho việc xây dựng cơ cấu đế quốc Rôma sau này. Ông thống trị toàn bộ vùng Địa Trung Hải, bá chủ ba châu á, Âu, Phi. Rốt cuộc hoàng đế là người như thế nào? Là “đần độn” thật hay là giả? Hay là “thông minh” giả làm “ngu đần”?
Thời cổ đại, đánh giá của các học giả về Claudius là thông minh mẫn tiệp hay ngu đần dốt nát là rất khác nhau.
Nhà triết học nổi tiếng Rôma là Sainiêka đánh giá về Claudius trước sau còn nhiều điểm mâu thuẫn, chính từ đây sinh ra các trào lưu tranh luận nhằm lý giải cho sự bí ẩn này. Trong một bức thư được viết trong năm 41 hoặc năm 42 SCN, Sainiêka ca ngợi Claudius là “người có tấm lòng nhân hậu nhất”, song trong một bài phê phán sau đó, ông ta lại đả kích Claudius là bạo chúa, là ngu đần, còn nói là đến tận lúc chết Claudius cũng không thể biến thành thần, mà biến thành một quả bí đỏ. Sự miêu tả này, đương thời là những danh từ tượng trưng cho kẻ ngu đần, ý nói Claudius là kẻ vô liêm sỉ, có đến chết cũng không được lên thiên đàng. Hai cách nói của Sainiêka là hoàn toàn trái ngược nhau. Ngay sau đó có một số nhà sử học ở Rôma cũng lên tiếng, một mặt ca ngợi thời kỳ đầu Claudius nhân từ trong trị quốc, vì lợi ích của Italia mà làm việc quên mình, điều hành đất nước quy củ đâu ra đấy, rất được binh sĩ và nhân dân yêu quí; mặt khác thì chê bai ông ta là một “thằng ngu”, là một “cái đầu rỗng tuếch”, những điều mà ông ta giải quyết không bằng phần nhỏ của vợ ông ta xử lý, chẳng qua ông ta chỉ làm những gì ông ta muốn và có lợi cho ông ta mà thôi. Có người còn khắc họa hình tượng và địa vị của Claudius đóng không phải là quốc vương, mà là một người hầu.
Tóm lại, họ thiên về phủ nhận Claudius và đều cho rằng đích thực ông ta là một người đần độn.
Thời cổ đại, duy nhất chỉ có một mình Papunuxit Maila, người sống cùng thời với Claudius, ca ngợi rằng: “Là hoàng đế vĩ đại nhất trong các hoàng đế”. Quả thật, không biết ai đúng ai sai.
Vào năm 1920 hoặc 1921, ngành khảo cổ học khai quật được một bức thư của Claudius. Trong thư có đề cập đến một vấn đề phức tạp về tổ chức hội nghị của Alêcxanđơ và mối quan hệ tốt đẹp giữa người Do Thái với người Hy Lạp. Qua đây ta thấy được tri thức của Claudius phong phú như thế nào. Những điều ông đề cập đến, không xuất phát từ mặt lí luận, mà là qua thực tế để tìm hiểu toàn cục, chứng tỏ ông ta là người có trí tuệ phi thường, chứ không thể nói là ông ta núp sau lưng vợ hay là người hầu được.
Trong văn hiến cổ cũng có một số ghi chép: “Trong thời gian Claudius giữ ngôi, mọi việc làm và kế hoạch của ông là nền tảng cho việc xác lập cơ cấu tổ chức đế chế sau này, có ý nghĩa và ảnh hưởng sâu sắc trong lịch sử thành Rôm. Ông nhìn xa trông rộng, có trí tuệ và sách lược phi phàm, có tài năng
33
quản lí điều hành giỏi, có rất nhiều sự kiện mà một người ngu đần không thể giải quyết nổi. Do đó, ở đầu thế kỷ này, các nước ở phương Tây nổi lên cao trào nghiên cứu và đánh giá lại tính cách đặc trưng và công lao của Claudius. Năm 1940, Skhơla xuất bản cuốn sách “Hoàng đế Claudius”, phủ nhận Claudius là hoàng đế đần độn. Tác giả cho rằng, thời Claudius chấp chính, đã thể hiện rõ tài năng của ông. Các nhà sử học Liên Xô cũng cho rằng, “về cuối đời, trí thông minh của Claudius đã giảm sút, nên mới bị người thân và cận thần thao túng, mới bị các nghị sĩ trong Viện nguyên lão nói quá lên, chứ đâu phải sự thật”.
Về vấn đề này, chúng tôi cho rằng, để đánh giá đúng về Claudius, cần chú ý hai vấn đề:
Thứ nhất, thuở thiếu thời Claudius ốm đau liên miên là điều không cần bàn cãi gì nữa, song rốt cuộc là mắc bệnh gì? Liệu có ảnh hưởng tới trí thông minh không? Đây là điểm mấu chốt để đánh giá Claudius là hoàng đế ngu đần hay thông minh mẫn tiệp. Về mặt này, không ít học giả đã suy đoán: Lekesi cho rằng hoàng đế mắc bệnh viêm màng não; Kancơbi cho rằng hoàng đế mắc bệnh thiểu năng; Bôe thì cho rằng hoàng đế mắc bệnh Ây-dê-mơ (bệnh mất trí nhớ), đa số học giả đều nhất trí với ý kiến của Kancơbi.
Thứ hai, trong các tư liệu văn hiến và khảo cổ vẫn còn nhiều điểm mâu thuẫn nhau. Thời niên thiếu, Claudius bị bệnh tật, nhất định sẽ để lại di chứng, song không phải lúc nào cũng như ngây như dại. Phần lớn thời gian là ở trong trạng thái tỉnh táo, sáng suốt, song vẫn phải vờ như kẻ nửa tỉnh nửa mê. Bởi vì, hồi còn nhỏ tuổi ông luôn bị ốm đau, tâm hồn luôn ở trong trạng thái sợ hãi khi sống giữa các đại thần. Trong tình hình như vậy, hoàng đế giả ngu giả điếc là phù hợp hơn cả. Sự thật này đã được chính hoàng đế thừa nhận với Viện Nguyên lão. Claudius thường phải giả vờ ngu đần cùng chấp chính với vợ. Việc ông đã giết chết các nhà quí tộc thuộc phải cộng hòa, trừng phạt 30 vị Nguyên lão và trừng trị 300 kỵ sĩ càng nói rõ cho luận điểm này.
Tóm lại, Claudius giả vờ ngây ngô hay là sự thật vẫn chưa có lời giải đáp cuối cùng, để vén được tấm màn che khuôn mặt Claudius không cần quá nhiều thời gian, một khi có được tư liệu mới, có được kết quả nghiên cứu mới, thì ta sẽ biết được bộ mặt thật của vị hoàng đế này.
Ai là người phóng hoả thiêu cháy thành Rôm?
Nêrôn sinh năm 37 là hoàng đế cuối cùng của vương triều Claudius trong thời đại đế quốc Rôma cổ đại. Năm 54, Nêrôn chưa đầy 17 tuổi đã được lên ngôi hoàng đế, giữ ngôi 68 năm. Vì trong những năm tháng cuối đời ăn chơi xa xỉ, hoang dâm vô độ, thống trị tàn bạo, nên ông bị coi là bạo chúa khét tiếng trong lịch sử Rôma cổ.
34
Lửa cháy thành Rôm xảy ra vào thời Nêrôn chấp chính. Đó là ngày 18 tháng 7 năm 64 SCN, trong thành Rôm lửa đột nhiên bốc cháy, lửa cháy lan thành một đám hỏa hoạn lớn. Gặp đúng lúc gió to, lửa càng cháy mạnh, lan rộng khắp thành. Lửa cháy rần rật suốt 9 ngày đêm liền, dân chúng thành Rôm gọi trận hỏa hoạn này là trận hỏa hoạn có một không hai trong lịch sử Rôma. Trận đại hỏa hoạn thiêu trụi toàn bộ của cải và hàng vạn người trong thành, nhiều cung điện nguy nga tráng lệ, đến miếu thờ linh thiêng và các công trình kiến trúc công cộng bị thiêu thành tro bụi. Biết bao báu vật, văn hiến cổ mà người Rôma đoạt được trong chiến tranh đã tan thành mây khói. Toàn thành có 14 khu phố, chỉ còn lại 4 khu. Trong 4 khu, có 3 khu chỉ còn trơ lại đất đá, ngói vụn, trông thật điêu tàn.
Ai là người phóng hỏa? Các học giã từ cổ xưa đến nay luôn quan tâm đến sự kiện này.
Lúc bấy giờ ở Rôma lan truyền tin đồn, Nêrôn là một hoàng đế tàn ác khét tiếng đã mất lòng tin của dân chúng, mọi người cho rằng Nêrôn đã ra lệnh phóng hỏa. Từ mọi hành vi của thái hậu và sự tác oai tác quái của Nêrôn từ sau khi đăng quang ngôi vị hoàng đế, kết hợp với mọi biểu hiện của Nêrôn trong thời điểm lửa cháy thành Rôm, mọi người mới đưa ra được nhận định đáng tin cậy trên.
Nêrôn mồ côi cha từ nhỏ, được người mẹ tên là Acơlipinua nuôi dưỡng trưởng thành.
Acơlipinua là người đàn bà có quyền thế, tâm địa cực kỳ nham hiểm độc ác. Bà ta có dã tâm leo cao hưởng hư vinh, đã hạ độc sát hại người chồng thứ hai, rồi lấy người cậu của mình là hoàng đế Kelaoti tuổi tác đã cao, nghiễm nhiên bà ta trở thành hoàng hậu. Sau đó ít lâu, bà ta lại dựa vào sự ủng hộ của quân cấm vệ, ép Kelaoti phế con đẻ của mình là Buliêtani, lập Nêrôn lên ngôi hoàng đế. Nêrôn “đần độn”, cộng thêm tuổi còn nhỏ lại mới lên ngôi nên phải dựa vào quyền thế của mẫu hậu Acơlipinua, thời gian lâu dần, lòng căm ghét mẫu hậu ngày càng tăng lên, mâu thuẫn giữa hai mẹ con ngày càng gay gắt. Năm thái tử Buliêtani bị phế truất đột nhiên bị chết. Mọi người cho rằng chính Nêrôn hạ độc giết chết Buliêtani. Năm 58, Nêrôn kết hôn với con gái của một nhà quí tộc bậc nhất ở Rôma là Sabina, đó là một người đàn bà ngông cuồng và độc ác. Taxithua gọi Sabina là “người đàn bà cái gì cũng có”: xinh đẹp, thông minh, giàu có, cái gì cũng tài, song chỉ thiếu có một trái tim nhân hậu. Sự hiện diện của người đàn bà này, buộc Nêrôn phải ly hôn với người vợ trước đó là Âuketauây (con gái của Kelaoti). Năm 59, Nêrôn sai người hạ độc sát hại mẹ đẻ mình (mẫu hậu Acơlipinua). Từ đó về sau, chính quyền do Nêrôn chấp chính ngày càng hủ bại, hai quan đại thần phò tá Nêrôn khi mới lên ngôi là quan cấm vệ Buluxit và người thầy của mình là Sainiêka phải sống dở chết dở rồi bỏ đi. Các quan lại tài giỏi có kinh nghiệm liên tục bị
35
đè nén, cách chức, thay vào vị trí là những bề tôi gian nịnh. Họ trở thành công cụ tay sai đắc lực của Nêrôn. Suốt ngày Nêrôn không màng tới chính sự, chỉ ham chơi hưởng lạc, tiêu tiền như rác, làm cho ngân khố ở Rôma cạn kiệt. Để cứu vãn tình hình tài chính thâm hụt, Nêrôn lệnh tăng thuế, đặt ra điều nọ khoản kia để vơ vét tài sản của nhân dân, khiến cho các giai tầng trong xã hội phải điêu đứng, khắp nơi dấy lên phong trào chống lại.
Biểu hiện của Nêrôn khi ngọn lửa đã bốc cháy khiến mọi người cho rằng Nêrôn là đối tượng khả nghi nhất về vụ phóng hỏa này. Tương truyền, Nêrôn ngồi im không cho cứu, khi toàn thành Rôm cháy trụi, ông ta vẫn nghễu nghện trèo lên tháp lầu trong hoa viên, vừa nghe nhạc đàn tấu ca, vừa thưởng ngoạn lửa cháy, không những thế ông ta còn cao giọng ngâm bài thơ cổ Hy Lạp. Sau hỏa hoạn, Nêrôn dạo bước trên đống tro tàn, sau đó lệnh xây dựng cho riêng mình “lầu son gác tía” ở dưới chân núi Pailatin. Nội thất trong khu cung điện mới xây dựng được trang hoàng cực kỳ xa hoa lộng lẫy, cấu trúc chẳng khác gì cung đình trước đó, ngoài ra còn cho xây dựng vườn thượng uyển, điền viên, bể tắm, hòn non bộ,… Trong ngoài cung điện bố trí hài hòa, thiết bị đầy đủ toàn của đắt tiền. Nêrôn cảm thấy vô cùng mãn nguyện, ông từng thốt lên rằng: “Đây mới là cuộc sống chứ!”
Căn cứ vào mọi hành vi của Nêrôn trước, trong và sau trận đại hỏa hoạn và ca thán của dân chúng, một số nhà sử học cổ đại cho rằng: “Nêrôn là thủ phạm phóng hỏa thiêu trụi thành Rôm”. Nhà sử học Rôma cổ đại Taxithua viết: “Nêrôn đốt cháy thành Rôm cũ để xây cho riêng mình cung điện mới”. Taxithua còn miêu tả: “Khi lưỡi lửa nuốt chửng thành Rôm, không có ai dám đến dập lửa, bởi vì nếu ai đến dập lửa sẽ bị thuộc hạ của Nêrôn uy hiếp, không những thế còn có rất nhiều người lại nhen cho ngọn lửa lan rộng thêm. Họ nói rằng, họ làm theo lệnh trên. Có nhà sử học còn ghi chép tỷ mỉ: “Ông ta (ám chỉ Nêrôn) không muốn lấy cớ cung đình đã cũ nát, đường phố chật hẹp để hủy thành, mà đã công khai phóng hỏa đốt thành. Ngay đến các quan đại thần thấy chân tay của Nêrôn phóng hỏa, cũng không dám ngăn lại.
Có rất nhiều nhà sử học sau này cùng có quan điểm với Taxithua, ví như một học giả người Mỹ Tulan Uây đã thừa nhận: “Taxithua, Diaxiat đều nói Nêrôn đốt thành cũ để xây cung điện mới”.
Tuy nhiên cũng còn có nhiều ý kiến bất đồng. Nhà sử học Liên Xô không đồng ý với cách lí giải trên, cho rằng: “Trong dân gian đều truyền miệng Nêrôn là người đưa ra chủ ý thiêu hủy thành cũ. Dường như ông ta không muốn ở trong cung điện cũ, nên đã phóng hỏa đốt bỏ, để xây thành Rôma mới. Mặt khác, đốt bỏ thành cũ buộc các vị đứng đầu triều đình phải nhất trí xây cung điện mới, qua đó khích lệ tính sáng tạo xây dựng nên cung điện mới vĩ đại hơn”. Quả thực hai cách lí giải trên là phù hợp với thực tế.
Ngoài ra, sau khi xảy ra trận hỏa hoạn, để làm lắng dịu sự bất mãn của dân 36
chúng, Nêrôn từng ra lệnh lùng bắt kẻ nào nghi là can phạm phóng hỏa. Theo ghi chép của Taxithua, những ai đã gây ra tội ác bị mọi người căm ghét thì đều được coi là tín đồ của đạo Cơ Đốc. Loại “tội phạm” này đã bị Nêrôn xử cực hình, thả “tội phạm” ra cho chó cắn xé, hoặc đóng đinh treo lên giá chữ thập, chờ đến tối thì thiêu sống. Tương truyền tốp “tội phạm” đầu tiên bị sát hại là tín đồ Cơ Đốc giáo. Cho dù người bị bức chết có liên quan gì tới trận hỏa hoạn hay không, thì hành vi tàn bạo của Nêrôn đáng phải lên án. Dân không tin tín đồ Cơ Đốc giáo phóng hỏa, mọi nghi ngờ đều đổ dồn vào Nêrôn.
Tuy vậy, sự kiện hỏa hoạn thiêu hủy thành Rôm bắt nguồn từ đâu, là do thiên tai hay là nhân họa? Đa số các học giả Trung Quốc đều cho rằng Nêrôn muốn xây cung điện mới nên đã phóng hỏa đốt cung điện cũ. Thực chất thế nào, các học giả đều không khẳng định và cũng không phủ định, có lẽ sự kiện này vẫn là một điều bí ẩn, nếu như sau này tìm ra chứng cứ mới, biết đâu sẽ tìm ra sự thật!
Đại đế Saclơ được trao vương miện như thế nào?
Ngày 25 tháng 12 năm 800, thành Rôm của Italia đã xảy ra một sự kiện gây chấn động toàn thế giới, ảnh hưởng rất sâu xa tới toàn cục, dẫn tới sự kiện lớn làm biến đổi cục diện chính trị châu Âu: một quốc vương của người “man di” đã được Giáo hoàng Rôma trao cho vương miện kim hoàng (mũ hoàng đế bằng vàng) tôn là “hoàng đế của người Rôma”. Người độc nhất vô nhị được lộc “trời” ban này chính là “đại đế Saclơ” nổi tiếng trong lịch sử châu Âu.
Năm 742, Saclơ được sinh ra trong một gia đình quí tộc nổi tiếng ở vương quốc Frăngcơ. Tổ phụ Saclơmanhơ là viên tướng cao cấp nắm thực quyền trong vương triều Môrôvanhgiêng, đã đánh bại quân ả Rập, tiến hành cuộc đại cải cách thái ấp thành công, trở nên người nổi tiếng. Phụ thân “đâu có kém cạnh”, năm 751 câu kết với Giáo hoàng, phế truất mạt đại hoàng đế của vương triều Môrôvanhgiêng, lập nên vương triều Carôlanhgiêng, trở thành quốc vương đầu tiên của vương triều này. Trở thành vương tử, Saclơ từ nhỏ luôn ở bên cạnh cha đẻ, hoặc là ra vào cung, hoặc là đi tuần thú khắp nước, hoặc cưỡi ngựa đi săn, hoặc theo cha ra trận, Saclơ không rời xa cha nửa bước, nên Saclơ đã được tôi luyện cả về mặt chính trị và quân sự. Saclơ có thân thể cao to, cường tráng, hai mắt to sáng. Saclơ tinh thông võ nghệ, gan dạ thiện chiến, đã sớm bộc lộ tài năng về lĩnh vực quân sự.
Năm 768, cha đẻ của Saclơ qua đời, Saclơ kế vị vào đúng dịp châu Âu đang trong quá trình chuyển hóa mạnh sang chế độ phong kiến. Theo đà phát triển của chế độ phong kiến, các nhà quí tộc phong kiến bức thiết yêu cầu mở rộng cương thổ, cướp đoạt đất đai và của cải. Vì thế, sau khi kế vị, Saclơ lập tức bắt tay vào cuộc chiến tranh chinh phục các nước khác với quy mô lớn. Trong 46 năm tại ngôi, Saclơ đã phát động hơn 50 cuộc chiến tranh chinh phục các
37
vương quốc khác. Năm 774 ông thôn tính vương quốc Luýchxămbua; năm 778 và năm 801 hai lần tấn công Tây Ban Nha. Từ năm 772 đến năm 804, trong hơn 30 năm, ông đã phát động 18 chiến dịch, chinh phục một loạt nước ở châu Âu. Thông qua hàng loạt cuộc chinh phạt bằng quân sự nam chinh bắc chiến, Saclơ đã buộc các bộ lạc và bộ tộc phải cúi đầu xưng thần, mở rộng bản đồ của Frăngcơ (thủy tổ của France, nước Pháp ngày nay), trở thành một đại đế quốc phong kiến hùng cứ tây Âu. Thế lực quốc gia ngày càng cường thịnh đã khiến cho Saclơ không bằng lòng với tên gọi cũ (quốc vương của người man di), hiển nhiên rằng thanh thế của Saclơ không phù hợp với tên gọi cũ nữa, tên gọi “đại đế” chấn động bốn phương mới là tấm gương cho thiên hạ tôn sùng và noi theo. Thật là đúng lúc, cuộc đấu tranh trong nội bộ giáo hội Rôma đã ngã ngũ, ngẫu nhiên tạo điều kiện cho Saclơ xưng đế. Năm 795, Giáo hoàng Alentin đệ nhất qua đời, bằng thủ đoạn và âm mưu, Liốt đệ tam đã ngồi vào ghế Giáo hoàng, xảy ra mâu thuẫn kịch liệt với các nhà đại quí tộc có thế lực đường thời, Giáo hoàng mới đã gặp phải sự chống đối kịch liệt, buộc phải cầu cứu bên ngoài. Ông ta đã gửi công hàm cho Saclơ, tỏ rõ lòng trung thành, nhằm tranh thủ được sự ủng hộ của Saclơ. Năm 796, Saclơ viết thư trả lời Giáo hoàng đệ tam: “Đúng như chúng tôi đã ký hiệp ước với người tiền nhiệm của quí ông, chúng tôi nguyện sẽ cùng quí ông xây dựng mối tình thân ái và tôn trọng tín ngưỡng bền vững không gì phá vỡ nổi… Thiên chức của tôi là dùng vũ lực để bảo vệ giáo hội, không để cho dị giáo (đạo giáo khác) công kích và chà đạp. Còn về phía Đức thánh cha, chức trách của Ngài là dùng lời cầu khấn để ủng hộ tôi dùng vũ lực.” Qua bức thư phúc đáp này ta đã thấy rõ mối quan hệ mật thiết giữa Saclơ và Giáo hoàng mới chặt chẽ đến thế nào. Song, các nhà quí tộc ở Rôma, từ trước đến nay họ rất khinh thường Saclơ. Vì thế, Liôt đệ tam gặp phải sự phản đối mạnh của giới quí tộc Rôma. Ngày 25 tháng 4 năm 799, giới thủ lĩnh quí tộc Rôma lấy cớ Giáo hoàng đi lại với người Frăngcơ, bắt Liôt giam vào ngục, đối xử bạc đãi, làm cho Liôt như câm như mù. Về sau được người Phrăngcơ giúp đỡ, Liôt tháo chạy khỏi ngục, bí mật rời thành Rôma chạy sang Phrăngcơ, gặp Saclơ. Saclơ vô cùng tức giận. Vào tháng 12 năm 800, Saclơ thân chinh dẫn đại quân hộ tống Liôt quay về Rôma, triệu tập tất cả các giáo sĩ, các vị chức sắc Rôma lại thương thuyết, giúp Liôt đệ tam. Liôt cảm kích trước sự giúp đỡ tận tình của Saclơ, coi như cha mẹ tái sinh ra mình, tìm mọi cơ hội để báo đáp ân điển của Saclơ. Ngày 25 tháng 12 là ngày lễ Nôen, khi Saclơ đang quì làm lễ thánh trong giáo đường, Liôt đệ tam liền đội vương miện lên đầu Saclơ, phong Saclơ là “hoàng đế của người Rôma”, còn ca ngợi rằng: “Thượng đế trao vương miện cho Saclơ, hoàng đế Saclơ là vị hoàng đế vĩ đại đã mang lại hòa bình cho dân chúng Rôma. Chúc hoàng đế vạn thọ vô cương, bách chiến bách thắng!” Như vậy đế quốc Rôma ở phía tây sau khi bị diệt vong, 300 năm sau, chính trên mảnh đất này lại sinh ra một “hoàng đế của người Rôma”. Từ đó trở đi vương quốc Phrăngcơ được gọi là “đế quốc Saclơ”, quốc vương Saclơ biến thành
38
“đại đế Saclơ”, còn gọi là “Saclơmanh”.
Khoác vương miện cho Saclơ là một sự kiện lớn có ý nghĩa trọng đại và ảnh hưởng sâu sắc tới lịch sử của thế giới, nó đã đặt nền móng cho tư tưởng thống trị của giáo quyền và vương quyền ở châu Âu. Song sự kiện Saclơ được “gắn vương miện” đã xảy ra tranh luận sôi nổi trong giới sử học. Theo truyện của Ai Inhat viết về Saclơ, Saclơ không hề biết tình tiết mình được “gắn vương miện”, bởi vì việc làm của Liôt là rất đột ngột. Trong tác phẩm “Truyện đại đế Saclơ”, Ai Inhat viết: “Saclơ rất không thích tên gọi này”, ông từng khẳng định, “giả dụ sớm biết trước ý đồ của Giáo hoàng, thì hôm đó tôi không đến nhà thờ, cho dù hôm đó trong nhà thờ có tổ chức một ngày lễ trọng đại”. Sự việc liệu có đúng như vậy không? Có rất nhiều nhà sử học phương Tây thời hiện đại nghi ngờ sự kiện này. Có người cho rằng, Saclơ đã có quyền lực tối cao, lại khống chế được toàn cục, thì quyết không thể đồng ý với những gì mà mình không thích. Còn hoàn cảnh thực tế của Liôt lúc bấy giờ, vị Giáo hoàng này đâu dám làm chuyện mạo hiểm.
Có sử gia thì nhấn mạnh rằng, năm 800 ở phía đông Rôma còn thiếu một vị hoàng đế, Saclơ đã từng bàn với hoàng hậu Ailin về việc liên kết hôn nhân, song sự việc không thành. Sự thực này chứng tỏ Saclơ rất thích khi mình được đội vương miện. Ngoài ra, khi Liôt đội vương miện lên đầu Saclơ xong, lập tức được giới quí tộc và giáo dân vây quanh hoan hô nhiệt liệt, hiển nhiên đây là một kế hoạch được tính toán rất kỹ càng. Cho nên theo cách lý giải trên của Ai Inhat, khó có thể tin được.
Song, cũng có một số nhà sử học phương Tây tin những gì mà Ai Inhat đã viết. Bởi vì học thức của người này rất xuất sắc, tài trí hơn người, năm Ai Inhat 20 tuổi đã được Saclơ mời vào cung làm quan. Dường như suốt cả cuộc đời ông luôn sống bên cạnh Saclơ, trông giữ mật thư, được tham dự bàn bạc quốc gia đại sự, đã vài lần theo lệnh của Saclơ đi sứ nước ngoài, rất được Saclơ sủng ái. Sau khi Saclơ chết, Ai Inhat vẫn lưu lại trong cung. Ông thể hiện rõ mình là người trung thành của hoàng tộc và vẫn được sủng ái như trước. Vì Ai Inhat có địa vị và thân phận ưu việt như vậy, nên ông nắm chắc nhất cử nhất động của Saclơ và nắm tình hình nội bộ cung đình rõ như bàn tay. Trong lời nói đầu của tác phẩm, Ai Inhat viết: “Tôi cho rằng không ai có thể hiểu rõ cuộc đời của Saclơ bằng tôi”. Ai Inhat, tác giả của “Truyện đại đế Saclơ” đã biên soạn tác phẩm của mình trên nền tảng của những sự việc mà ông đã kinh qua, nên rất có giá trị chân thực về lịch sử. Ông viết về sự kiện “gắn vương miện”, nên tin là thực mới phải, chứ không nên cho là nguỵ tạo. Trong sách giáo khoa lịch sử Trung Quốc cũng thiên về quan điểm này, Chu Hoàng chủ biên cuốn “Lịch sử thời trung cổ của Thế giới”, có miêu tả về sự kiện này như sau: “Hôm lễ Nôen, khi Saclơ quì gối làm lễ trong nhà thờ, thì đột nhiên Giáo hoàng Liôt đệ tam đặt vương miện bằng vàng lên đầu Saclơ”.
39
“Đột nhiên” tức là thể hiện tính ngẫu nhiên của sự kiện, như vậy là rất phù hợp với sự “Saclơ cảm thấy đột ngột”. Sự kiện này thực hư thế nào? Là ngẫu nhiên hay là bố trí trước? Đây vẫn là một bí ẩn cần nghiên cứu.
Liệu có P.Giôn thực và quốc gia đó có thực không?
Từ thế kỷ XII, trong lịch sử châu Âu lưu truyền một truyền thuyết về sự tồn tại của một nhân vật thần bí - đó là P.Giôn. Truyện bắt nguồn từ một bức thư. Năm 1170, giữa lúc xung đột giữa đạo Hồi và đạo Cơ Đốc đang diễn ra mạnh, thì hoàng đế của đế quốc Byzantine (1143 - 1180) đang ở trong hoàng cung nguy nga tráng lệ nhận được một bức thư có nội dung rất ly kỳ. Nội dung chính là bức thư như sau:
“Nếu như quí ngài thực sự muốn biết quốc gia vĩ đại của chúng tôi đang hiện diện ở đâu, thì xin ngài không nên hoài nghi mà nên tin tưởng tuyệt đối rằng: Tôi, P.Giôn, giàu có, đức hạnh, thượng đế ban tặng cho tôi tất cả những gì Người có, sức sáng tạo của tôi là hiếm có trên đời. Hiện có 72 thủ lĩnh của bộ tộc xưng thần cống nạp… Quyền lực thần linh của tôi thống soái các bang của ấn Độ, tiến tới chiếm trọn ấn Độ, bởi nơi đây là thánh địa, là nơi an nghỉ của tín đồ Cơ Đốc giáo Thômat. Sức mạnh thần linh của tôi lan tới tận các sa mạc xa xôi, tới tháp Babylone, tới tận chân trời phía Đông nơi mặt trời mọc.
Trong lãnh thổ của chúng tôi có voi, lạc đà và có đủ các loại thú quí… Đất nước tôi mật ong chảy như suối, sữa bò đâu đâu cũng tràn trề… Nếu như ngài có thể đếm được trên trời có bao nhiêu vì sao, ngoài biển có bao nhiêu hạt cát, thì ngài mới tạm có thể dự đoán được lãnh thổ của nước tôi bao la nhường nào!
Tôi là một giáo đồ của đạo Cơ Đốc cuồng tín, cho dù ở bất cứ nơi đâu thì tôi cũng quyết bảo vệ tín ngưỡng của đạo mình”.
Cuối bức thư ký tên P.Giôn.
P.Giôn là ai? Hoàng đế Byzantine chưa từng nghe tới cái tên này, nội dung nói trong bức thư lại càng ù ù cạc cạc. Thế là, hoàng đế sai sao bức thư này thành nhiều bản, gửi tới các quân chủ ở châu Âu, hy vọng sẽ vén được tấm màn bí ẩn P.Giôn. Song khốn nỗi quốc vương các nước, kể cả các bậc hào sĩ, học giả không một ai biết lai lịch và tên gọi P.Giôn. Tất cả những người được đọc bức thư này đều cảm thấy kỳ lạ. Đặc biệt là ba nội dung P.Giôn nói tới quốc gia mà P.Giôn đã cai trị; đất rộng mênh mông; cuộc sống giàu có và tín ngưỡng của đạo Cơ Đốc, đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng rất sâu sắc. Trong một thời gian khá dài, cái tên P.Giôn và vương quốc của ông ta trở thành tiêu đề để cho các bậc vương công đại thần bàn tán. Có không ít người bôn ba khắp nơi, tìm kiếm chứng cứ để lí giải bí ẩn này. Rốt cuộc vương quốc của Giôn (John) ở đâu? Từ thế kỷ XIII đến XV, người dân châu Âu đã bỏ ra một thời gian là 200 năm để tìm kiếm, nhưng đều vô hiệu.
40
Năm 1217, Giáo hoàng Rôma Alêcxanđơ đệ tam đích thân viết một bức thư phúc đáp P.Giôn, với danh nghĩa là một tín đồ trung thành của thế giới đạo Cơ Đốc châu Âu, xin gửi tới thần dân Cơ Đốc giáo của P.Giôn lời thăm hỏi chân thành và kính trọng. Trong thứ Giáo hoàng còn nói tới việc ông muốn xây dựng một tòa cung điện ở Rôm, nhằm để tỏ lòng thành tâm liên hợp đạo Cơ Đốc toàn thế giới lại. Bức thư viết xong, sai người theo khái quát địa lý lúc bấy giờ gửi tới Ai Cập – “miền đất giữa ấn Độ” (ngày nay là Êthiôpia). Song, ở đó không ai có cái tên là Giôn và vương quốc của Giôn, đương nhiên Giáo hoàng không nhận được thư phúc đáp của Giôn.
Năm 1220, khắp châu Âu lại lan truyền một tin giật gân: “Giôn muốn thống nhất đạo Cơ Đốc giáo trên toàn thế giới làm một, ông ta chuẩn bị tới châu Âu để bàn với Giáo hoàng Rôma và quân chủ phong kiến các nước. Không may gặp Thành Cát Tư Hãn tây chinh, trong cảnh hỗn loạn, Giôn đã gặp nạn. Rất nhiều người nghi ngờ về độ chính xác của tin này, họ đều cho rằng pháp lực vô biên như Giôn sao lại dễ dàng bị chết như vậy. Mọi người tiếp tục tìm kiếm, mong có được câu trả lời vừa ý. Đến thế kỷ 14 - 15, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đua nhau đi thám hiểm bằng hàng hải với mục đích chính là tìm ra vương quốc của Giôn. Năm 1520, người Bồ Đào Nha tranh nhau với người ả Rập, khống chế con đường thương mại ở biển Đỏ, nôn nóng tìm ra hậu duệ của Giôn ở Êthiôpia, với ý đồ tập hợp các chiến hữu là tín đồ đạo Cơ Đốc ở đây, cùng nhau đánh bại người ả Rập, nhằm đạt được mục đích của riêng quốc gia mình. Một đoàn thám hiểm sau nửa năm khảo sát, viết bản báo cáo có tiêu đề “Tìm thấy lều bạt và nhà mà trước đây Giôn đã từng ở”. Song từ hoàng đế đến thần dân Êthiôpia không ai từng nghe tới tên ông ta và vương quốc của ông ta. Do đó phát hiện của đoàn này là không đủ sự tin cậy. Năm 1558, có một nhà thám hiểm Bồ Đào Nha là T. Haman vẽ ra một tấm bản đồ, trên bản đồ vẽ Giôn đội vương miện, tay cầm vương trượng, oai phong lẫm liệt an tọa trên ngai vàng. Haman đặt bức ảnh này ở lục địa thuộc bờ phía nam của biển Đỏ, phía dưới có chú thích bằng chữ Êthiôpia. Haman cho rằng vương quốc của Giôn là ở Êthiôpia. Đây chỉ là suy đoán chủ quan của cá nhân, chứ không có chứng cứ.
Đoàn thám hiểm không tìm thấy vương quốc của Giôn, các nhà nghiên cứu vẫn chưa thống nhất được ý kiến. Qua một thời gian dài nghiên cứu, khảo sát, các học giả phương Tây tạm thời đưa ra một số kết luận sau:
(1) Thuyết Ethyopia.
Có học giả cho rằng, Ethiopia là vương quốc của Giôn bởi những lí do sau:
a) Từ thời Giáo hoàng Alêcxanđơ đến thời các nhà thám hiểm ở thế kỷ 15 đều nói như vậy.
b. Chữ Giôn (John) có khả năng là tên gọi của vương triều Êthiôpia, từ chữ 41
“Zan” biến âm thành chữ “John”.
c) Từ thế kỷ thứ 4, Êthiôpia tôn thờ Cơ Đốc giáo làm quốc giáo.
d) Đầu thế kỷ 20, một giáo sĩ Bồ Đào Nha, từ trong một khu mộ cổ ở Êthiôpia tìm thấy bảo kiếm và quốc kỳ mà các tín đồ Cơ Đốc giáo cổ đại đã dùng, cho rằng đây là văn vật trong thời Giôn trị vì. Sau có các nhà khảo cổ châu Âu tại Êthiôpia khai quật một khu di chỉ hoàng cung được xây dựng cực kỳ hào hoa tráng lệ, cho rằng đây là cung thất của Giôn. Song, mọi lời giải thích hãy còn khiên cưỡng, không có sức thuyết phục.
(2) Thuyết đông Âu.
Có học giả cho rằng, thế kỷ thứ 5, Byzantine hoàng đế đã khởi xướng một loại giáo lý mới, nên đã thu hút được rất nhiều tín đồ, tụ tập lại thành một phái, gọi là phái Byzantine. ở phía đông châu Âu có rất nhiều tín đồ Cơ Đốc giáo của nhiều nước đã dập theo nghi lễ tôn giáo của phái Byzantine. Vì thế, vương quốc của Giôn có khả năng là một quốc gia nào đó ở phía đông châu Âu. Năm 120, nhà biên soạn biên niên sử Kân-uây tuyên bố: “Giôn bị chết bởi bàn tay của người Mông Cổ, khi Mông Cổ xâm lược châu Âu. Năm 1298, Makebolua cũng từng đề xuất: “Khi Thành Cát Tư Hãn xâm lược phương Tây, đã giết chết một lãnh tụ thuộc phái Byzantine rất có thế lực. Có người đoán rằng, “lãnh tụ” bị sát hại có thể là Giôn, bởi hai học giả trên cùng có một nhận định như nhau.
(3) Thuyết ấn Độ
Có học giả cho rằng, Giôn tự xưng “thống trị ba bang của ấn Độ, tiến tới chiếm trọn ấn Độ”. Vương quốc mà Giôn trị vì có nhiều khả năng là ấn Độ. Do đó, sau chuyến viễn du bằng hàng hải, có rất nhiều nhà thám hiểm và học giả đã đến ấn Độ, hy vọng tìm ra dấu tích của Giôn. Song theo tin của các nhà khảo cổ học và tin lan truyền trong nhân dân ấn Độ, vẫn chưa tìm ra dấu vết của Giôn. Ngoài ra, Phật giáo và ấn Độ giáo rất thịnh hành ở ấn Độ, còn Cơ Đốc giáo mãi đến thế kỷ 17 chủ nghĩa thực dân Anh mới truyền vào ấn Độ. Như vậy, những điều nói trong thư của Giôn nói là cư dân ấn Độ rất sùng tín Cơ Đốc giáo là không phù hợp.
(4) Thuyết hư cấu
Có học giả cho rằng, cơ bản trên đời này không tồn tại một con người có tên là Giôn. Bức thư đề cập tới vương quốc mà Giôn chấp chính hoàn toàn chỉ là nguỵ tạo.
ý kiến thứ nhất cho rằng, bức thư này có khả năng là do một số tăng ni ở một quốc gia nào đó ở châu Âu tưởng tượng ra, mục đích là gây trò cười với đế quốc Byzantine.
42
ý kiến thứ hai lại khác hẳn, cho rằng bức thư này là do một người nào đó dưới trướng Byzantine bịa ra. Bởi vì thế lực của đế quốc Byzantine đã suy yếu hơn so với trước, ấy vậy mà hoàng đế Byzantine vẫn chưa từ bỏ ảo tưởng nắm quyền hành nước lớn, khôi phục đế quốc Rôma thống trị toàn thế giới. Để thống nhất phương Tây và phương Đông (châu á và châu Âu), ông ta đã trợ giúp Alêcxanđơ đệ tam đăng ngôi Giáo hoàng, đồng thời đề xuất với Giáo hoàng kế hoạch liên hợp các giáo hội và tiêu diệt giáo hội nào có ý định chia rẽ.
Bức thư đó là bức thư giả, rất có thể để đạt được kế hoạch chính trị của mình, về lĩnh vực ngoại giao, người viết bức thư đã thổi phồng quả bóng chính trị, để thăm dò thái độ chính trị của các bậc quân chủ ở châu Âu. Chi tiết này là chi tiết đáng để nghiên cứu.
Tất cả các cách nói trên, dường như ai cũng có lý, song ta vẫn cảm thấy còn điều gì đó chưa ổn. Liệu thật sự có Giôn thực và quốc gia đó thực không, rất cần các học giả khảo chứng kỹ càng hơn.
Henri IV là vật hy sinh của “âm mưu Tây Ban Nha”?
Henri IV là quốc vương đầu tiên của vương triều Valoa thuộc dòng họ Buôcbông nước Pháp, cũng là một ông vua rất năng động. Henri vốn là quận công vùng Navarơ ở miền nam nước Pháp, là thủ lĩnh của giáo phái Tin lành Huguênôt. Trong cuộc chiến tranh giữa hai giáo phái lớn ở Pháp((1) Thế kỷ XVI nước Pháp xảy ra nội chiến giữa hai giáo phái lớn là: Thiên chúa giáo
và đạo Tin lành Huguênôt.1), Henri một lần nữa biến các tín đồ của đạo Tin lành thành các chiến binh, còn mình thì làm thống soái. Quốc vương cuối cùng của vương triều Valoa là Henri III kêu gọi lật đổ thế lực Thiên chúa giáo cực đoan, đứng đầu là dòng họ Chit. Sau đó ông trốn khỏi Pari, liên kết với Henri Buôcbông công phá thủ đô. Trong đại bản doanh của quân đội, Henri III bị một tên tu sĩ đâm chết, ngôi vua truyền lại cho Henri Buôcbông, đó chính là Henri IV.
Năm 1594, dân chúng Pari nhất trí để Henri làm quốc vương, với điều kiện là phải thay đổi tín ngưỡng, thế là Henri IV trở thành tín đồ Thiên chúa giáo. Đúng như Henri từng nói: “Vì Pari, làm một tín đồ Thiên chúa giáo cũng đáng lắm thay!”
Sau khi lên ngôi chấp chính, Henri IV liền ban bố sắc lệnh đặc biệt (năm 1598), thừa nhận hai giáo phái được tự do tín ngưỡng, đồng thời buộc quân đội nước ngoài đang can dự vào nội chính nước Pháp phải rút khỏi thủ đô. Quốc vương còn gia tăng quyền lực chuyên chế cho riêng mình, trấn áp phản loạn, ra sức phát triển kinh tế. Trong thời gian Henri IV trị vì đất nước, sản xuất công nông nghiệp và buôn bán mậu dịch với nước ngoài của nước Pháp phát triển rất mạnh, tiềm lực quốc gia được củng cố và tăng cường, chiếm địa
43
vị cao trên trường quốc tế. Song, trong lòng Henri IV luôn canh cánh bên mình nỗi lo thế bao vây ba mặt của ba nước là Tây Ban Nha, áo và Bỉ. Đúng giữa lúc Henri đang chuẩn bị quyết một trận thư hùng, tức là trước đêm xuất quân (ngày 14-5-1610), khi Henri đang ngồi trên xe ngựa đi trong thủ đô Pari thì bị một tín đồ của Thiên chúa giáo đâm chết, gây ra kết cục chưa xuất trận đã hy sinh.
Suốt cuộc đời Henri IV hiển hách là những âm mưu tính toán nhiều không kể xiết, người mưu tính ám sát ông, ông mưu tính ám sát người. Có rất nhiều nhân vật cao cấp có kết cục giống Henri IV, ví như Đô đốc hải quân Kelinit, anh em công tước Chít, Henri III lần lượt trở thành vật hy sinh của các loại âm mưu, Henri IV cuối cùng cũng không thoát khỏi tai ách này.
Vì do Henri IV có mối thù không đội trời chung với vương triều Hapxbuốc, trước đêm xuất chinh lại bị đâm chết, nên mọi người đều cho rằng Henri IV trở thành vật hy sinh của “âm mưu Tây Ban Nha”. Song cũng có không ít người không tán thành nhận định này, họ cho rằng, từ miệng của hung thủ chưa khai ra được chứng cứ gì. Tên thích khách này tên là R. Laoaliake, vốn là một tín đồ Thiên chúa giáo cuồng tín từ thành phố Angulimu đến. Gã nói, gã rất căm thù giáo phái Tin lành Huguênôt, đã nhiều lần gã cầu kiến quốc vương Henri IV nhưng đều bị từ chối, nên đành phải dùng dao găm để nói chuyện. Sau đó, mặc dù đã dùng nhiều biện pháp để tra khảo, hung thủ vẫn không khai ra kẻ chủ mưu. Dụ dỗ kết hợp với đe dọa để gã khai ra kẻ đứng sau vụ ám sát, gã vẫn một mực khai chỉ một mình hắn làm, không liên quan tới ai cả. Mọi người cho rằng, một tín đồ Thiên chúa giáo cuồng tín như gã, những lời nói trước khi chết ta có thể tin được, bởi vì hắn tin rằng, hắn được tha chết hay không, có liên quan tới lời cung khai thật hay giả của gã.
Song cũng không thể chỉ dựa vào lời khai của hắn để xác định việc ám sát do mình hắn làm. Có người đã đưa ra rất nhiều hiện tượng khả nghi. Ví dụ: khi xe ngựa chở Henri IV đi đến đầu một phố hẹp ở Pari, thì từ phía trước mặt đột nhiên xuất hiện mấy chiếc xe ngựa bốn bánh chặn ngang đường. Hắn là một tên giỏi võ, người lại cao to, ra tay rất dễ dàng, xem ra vụ này có người khác phối hợp. Lại có một số người dứt khoát cho rằng hắn bị điên. Điên mà lại ra tay đâm chết một quân vương năng động từng đã gây thù gây oán với nhiều người. Điên mà lại biết động thủ đêm trước ngày xuất binh, xem ra lí giải như vậy là không phù hợp.
Vấn đề này vẫn phải tiếp tục bàn cãi. Nếu như nói rằng hắn có kẻ đứng sau, thì kẻ đứng sau đó là ai? Có rất nhiều người đã qua điều tra khảo sát, đưa ra câu hỏi này. Họ cho rằng họ nghi ngờ nhất, chủ mưu là vương triều Hapxbuốc. Qua điều tra họ phát hiện, từ cuối tháng tư đến đầu tháng sáu năm 1610, một tài liệu quan trọng trong tập hồ sơ lưu trữ của Tây Ban Nha bị “mất trộm”. Không còn nghi ngờ gì nữa, tài liệu này có liên quan đến cái chết của
44
Henri IV. Họ đã tìm được người làm chứng. Cô ta là người hầu của hầu tước phu nhân T.Uâyrini được Henri IV sủng ái. Cô ta còn biết được cả quan hệ bí mật của cung đình Mađrit với nhóm âm mưu bạo động. Một người khác là đại uý Latơn cũng nói rằng, đây là âm mưu của vương thất Tây Ban Nha, chính họ đã lên kế hoạch sát hại Henri IV. Viên đại uý còn nói, ông ta đã cảnh báo dấu hiệu nguy hiểm cho Henri IV, đáng tiếc vị Henri đáng kính lại không chú ý đề phòng.
Cũng có người cho rằng chứng cứ do người hầu gái đưa ra là không đáng tin cậy, bởi vì sau đó ả với tội danh là đưa ra chứng cứ giả đã bị tù chung thân, còn viên đại uý, những gì mà ông ta đã viết trong hồi ký chỉ là nói xằng viết bậy mà thôi.
Nói gì thì nói, cũng nên nói điều này, Henri IV là kẻ thù số một của vương triều Hapxbuốc, do đó Henri IV bị chết bởi “âm mưu của Tây Ban Nha” là hoàn toàn hợp với logic.
Cuối cùng vẫn còn một điểm nữa khiến mọi người cảm thấy kỳ lạ. Theo tin điều tra cho hay, một tội ác giết vua to tày trời như vậy, thế mà ngành tư pháp thượng hạng của nước Pháp lại không làm rõ sự thật chân tướng đó. Tại sao? Có người cho rằng các pháp quan có tính đố kỵ, không muốn làm rõ sự thật, còn nói hàm hồ rằng: “Không biết ma dẫn lối quỉ đưa đường nào khiến tên thích khách R. Laoaliake kia lại giết Henri IV”. Tại sao các pháp quan lại không tích cực điều tra, có người cho rằng tất cả là tại hoàng hậu Mari Mâyti, bởi vì hoàng hậu không có tình cảm với quân vương, thậm chí còn mong Henri sớm chết quách đi cho rồi. Té ra, Henri IV là người đam mê nữ sắc, khi đã đăng quang ngôi báu rồi mà Henri IV vẫn theo đuổi vương phi Salôta Mânmôlaxi trẻ, ly hôn truất ngôi hoàng hậu, hoặc là suốt ngày mê mẩn bên người đẹp Mânmôlaxi. Bất luận thế nào, dù có chi tiết này hay không, thì hoàng hậu cũng bị mất đi ảnh hưởng và địa vị của mình trong hoàng cung. Henri IV đã xuống suối vàng, vương phi thì thay con trai Lui chín tuổi chấp chính chờ con trưởng thành.
Henri IV rốt cuộc có phải là vật hy sinh của “âm mưu” Tây Ban Nha hay không, đã 480 năm trôi qua, đến nay vẫn chưa rõ.
Lui 17 chết trong ngục?
Cuộc đại cách mạng tư sản Pháp ở thế kỷ 18 đã lật đổ chế độ thống trị của vương triều Buôcbông. Ngày 22 tháng 9 năm 1792, hội nghị quốc dân Pháp chính thức phế truất quốc vương Lui 16, tuyên bố nước Pháp là nước Cộng hòa. Từ đó về sau, cả nhà quốc vương đều bị giam vào ngục tối. Ngày 21 tháng 1 năm 1793, Lui mắc tội câu kết với kẻ địch ở nước ngoài để phá hoại cách mạng, bị đưa lên máy chém. Hoàng hậu Mari Ăngtoalét và thái tử (Lui) bị giam trong ngục. Ngày 16 tháng 10, hoàng hậu bị kết tội tư thông với địch
45
và xử tội chết. Lúc đó Lui mới bảy, tám tuổi. Chính phủ cách mạng giao cho Simông là một đảng viên Acơbi trung kiên làm nghề thợ giầy ở Pari nuôi dưỡng, với mục đích là nuôi dưỡng và giáo dục con trai của “phế vương” trở thành một thành viên hữu ích cho xã hội ủng hộ chế độ Cộng hòa. Còn đảng Bảo hoàng của Pháp đang sống lưu vong ở nước ngoài thì lại tuyên bố, tôn Lui đang còn bé nuôi ở trong nhà Simông làm quốc vương mới, vương hiệu là Lui 17.
Chính biến vào năm 1794 lật đổ chính quyền của Đảng Acơbi, Simông bị xử tội chết. Chính phủ của người khai sáng lo Lui sẽ bị người của Đảng Bảo hoàng bắt đi. Nếu như Lui xuất cảnh, thì sẽ trở thành ngọn cờ tập hợp lực lượng các nhà quí tộc lưu vong, thế là đành phải đưa Lui vào trại giam Tanmupua. Theo tài liệu lưu trữ của trại giam, đáng thương cho Lui đã bị ốm chết trong nhà giam ngày 8 tháng 6 năm 1795, ở tuổi lên mười. Nếu như ghi chép này tin cậy, thì một Lui 17 chưa từng được làm vua ngày nào đã phải từ giã cõi trần.
Năm 1815, triều đại Buôcbông được khôi phục lại, mọi người mới đổ xô nhau đi tìm hài cốt của thái tử, song không tìm thấy. Thế là ai nấy đều không tin thái tử đã chết. Họ cho rằng, thái tử đã được ai đó cứu sống, hiện không biết cư ngụ ở đâu. ít lâu sau, bỗng nhiên lại xuất hiện Lui 17, không phải là một người, theo thống kê có tới 40 người nhận mình là Lui 17.
Trong suốt 200 năm về sau, xung quanh chuyện sống chết của Lui vẫn là điều bí ẩn. Biết bao cuộc hội thảo của Chính phủ, tòa án, của các bài viết đăng trên báo chí, nhiều không đếm xuể, song cuối cùng cũng không kết quả.
Ta có thể đoán định, sự xuất hiện của các Lui 17 sau này đều là mạo nhận, bởi vì sau khi vương triều Buôcbông khôi phục lại, em trai của Lui 17 là Lui 18 kế vị. Nếu như Lui 17 còn sống trên trần gian, thì người ngồi trên ngai vàng phải là Lui 17, vì thế mới có hiện tượng rất nhiều người tự nhận mình là Lui 17 để được hưởng vinh hạnh đó. Triều đại Buôcbông đương nhiên là không tiếc tiền của và sức lực để phá tan sự mạo nhận này. Có rất nhiều người sau điều tra rõ ràng đã bị giam vào ngục. Cũng có người tự xưng mình là Lui 17 được cứu vượt ngục đã được nhiều đảng phái ở nước Pháp lúc bấy giờ thừa nhận, trong đó có một người rất khó phân biệt thật giả là Naông Ooctêphu.
Khi mọi người mới quen biết Naông Ooctêphu, anh ta là một thợ sửa chữa đồng hồ ở Beclin. Năm 1834, trong cuốn hồi ký của mình, anh ta đã tự trần thuật lai lịch của mình, anh ta nói rằng, anh ta là thái tử từng bị giam trong ngục Tamupua, năm đó có một người lừa cai ngục đưa một đứa trẻ vào đánh tráo rồi đưa anh ta ra. Sau khi ra khỏi ngục anh ta lưu bạt ở một số nước châu Âu. Năm 1810, anh ta gặp cục trưởng cục cảnh sát Beclin, liền giao toàn bộ giấy tờ có liên quan chứng minh mình là thái tử của nước Pháp. Quốc vương nước Phổ biết tin, ra khẩu dụ cấp cho anh ta giấy chứng minh mang tên
46
Naông Ooctêphu. Sau đó với tội danh giả mạo thân phận, tòa án bắt anh ta phạt tù 3 năm. Năm 1833, Naông Ooctêphu quay trở lại Pháp, lúc này triều đại trước đó đã bị vương triều Tháng Bảy thay thế, song gia tộc của họ Buôcbông rất có khả năng đăng quang, nếu vậy Lui 17 còn sống tất sẽ leo lên vũ đài chính trị.
Lúc bấy giờ có rất nhiều người cung cấp tài liệu chứng minh Naông Ooctêphu là Lui 17. Nhà đương cục cử ngành hữu quan tham gia xét nghiệm thi thể thái tử trong ngục năm 1795, trong biên bản ghi rất rõ ràng, xác chết đó không phải là thái tử. Bác sĩ khám bệnh cho thái tử và cai ngục đều nói rằng thái tử đã bị đánh tráo. Còn nữa, năm 1834 ngay sau khi Naông Ooctêphu đến Pari, quan đại thần tư pháp của Lui 17 và gia đình của thái tử, cô giáo của thái tử lập tức nhận ra Naông Ooctêphu là thái tử.
Năm 1845, Naông Ooctêphu chết, hậu duệ của anh ta đã nhiều lần khởi kiện, yêu cầu công nhận tiền bối của mình là Lui 17. Quốc vương Hà Lan cũng thừa nhận Naông Ooctêphu là người của dòng họ Buôcbông hiển hách. Một nhà quí tộc Đức khẳng định, vương tử nước Phổ từng nói rằng trong hồ sơ lưu trữ của Nhà nước Đức còn lưu lại văn kiện chứng minh Naông Ooctêphu là người kế thừa ngôi báu. Về sau, và do hy vọng khôi phục lại vương triều Buôcbông tương lai mờ mịt, nên sự kiện này dần dần đi vào quên lãng. Song đến năm 1947, nhà sử học Pháp Acatơlôt viết một cuốn sách gây chấn động mạnh tới dư luận. Acatơlôt viết rằng, theo giám định của pháp y, tóc của Naông Ooctêphu cùng gen với tóc của Lui 17. Tiếp theo, hơn 200 đầu sách được xuất bản bàn về bí mật này. Sau đó ít lâu, một tài liệu tiếp tục đưa ra thông tin rằng chị ruột của Lui là nữ công tước Anguliêmugu không tin em trai mình bị chết trong ngục năm 1795, đồng thời không tin Naông Ooctêphu là Lui 17. Ngoài ra, tài liệu còn liệt kê rất nhiều chứng cứ có tính thuyết phục. Song vẫn chưa có chứng cứ trực tiếp về người đã cứu Lui 17 trốn khỏi ngục, chỉ có bản lý lịch do Naông Ooctêphu tự biên soạn. Lui nói 10 tuổi ra ngoài đời gặp bao gian truân vất vả, thì thử hỏi làm sao có thể giữ được các giấy tờ liên quan đến thân phận của mình? Hơn nữa, nước Phổ vẫn chưa công khai các tài liệu hữu quan. Năm 1834, Naông Ooctêphu đến Pari, mọi người nhận ra anh ta chính là Lui 40 năm về trước liệu có dám chắc không có nhầm lẫn không? Còn có một tư liệu nữa mới được phát hiện, đêm trước ngày Lui mất có hai quan chức thị chính tới ngục tận mắt xem xét, cả hai đều quả quyết người chết đích thị là thái tử. Ngành tư pháp nước Pháp rất tích cực trong việc thẩm tra lại những lời khiếu kiện của hậu duệ Naông Ooctêphu, cuối cùng không đủ chứng cứ đã bác bỏ yêu sách của nguyên cáo. Ngay đến nhà sử học A. Kattơlôt về sau cũng đã tự đính chính lại những gì ông đã viết. Tác phẩm mới của ông đã viết rằng, qua giám định pháp y đó là tóc của hai người.
Xin được bổ sung một điều, hai tay thái tử đều có hình xăm, còn Naông 47
Ooctêphu chỉ xăm có một tay. Như vậy sẽ tồn tại một vấn đề; vậy thì rốt cuộc Naông Ooctêphu là ai? Có học giả đã qua nhiều năm đối chiếu, nghiên cứu các hồ sơ lưu trữ hữu quan ở Đức cho rằng, rất có thể Naông Ooctêphu là một tên lính đào ngũ trong quân đội nước Phổ, tên thật của gã là Oátgơ.
Liệu có phải Lui 17 được cứu thoát ra khỏi ngục? Naông Ooctêphu liệu có phải là Lui 17? Vấn đề này vốn đã được làm rõ từ năm 1834 khi Naông Ooctêphu tới Pari, đến năm 1845 (tức là Lui 17 đã chết được hơn 10 năm), song vì do ai nấy đều xuất phát từ mục đích lợi ích về chính trị, nên có người tán thành, có người phản đối, chưa có ý kiến thống nhất, khiến cho sự kiện này vẫn chưa sáng tỏ.
Napôlêông bị mưu sát?
Hoàng hôn ngày 5 tháng 5 năm 1821, một trận bão lớn trên Đại Tây Dương tràn qua đảo Xanh Hêlen, cây cối to trên đảo bật tung gốc, một số ngôi nhà nhỏ bị gió cuốn phăng ra biển, cơn bão gây chấn động toàn đảo, chấn động tới hoàng đế đế quốc bị lưu đầy ở đây đang trong cơn mê sảng, “quân đội… thống soái…”, câu cuối cùng của hoàng đế chỉ có người hầu đứng rất gần giường mới nghe rõ… Mưa to bão lớn đã tan, tia nắng vàng vọt yếu ớt chiếu xiên xuống đảo, ít phút sau hòn đảo Xanh Hêlen tràn ngập nắng trong đại dương mênh mông. 17h49 phút, Napôlêông lẫy lừng một thời trút hơi thở cuối cùng. Một hoàng đế Pháp đã làm cho những người đứng đầu các nước châu Âu chỉ nghe thấy tên đã kinh hoàng. Tại sao ông ta lại chết? Tại sao một con người đang ở độ chín của tuổi 52, tinh thần và sức lực dồi dào lại chết nhanh như vậy? Hơn 100 năm qua, cái chết của Napôlêông được cả thế giới bàn tán, ông ta chết vì bệnh tật hay là chết bởi nguyên nhân nào đó, đến nay vẫn là điều bí ẩn.
Tương truyền, Napôlêông nghi ngờ sẽ có ai đó ngầm sát hại mình, trước khi lâm chung 7 ngày, Napôlêông đã viết cho bác sĩ riêng của mình một bức thư: “Sau khi ta chết, ta biết chắc ngày ta chết đã sắp cận kề… Ta muốn khanh giải phẫu cơ thể ta… Ta uỷ thác cho khanh kiểm tra tất cả các bộ phận trên cơ thể ta, quyết không được để sót bộ phận nào…” 2 giờ chiều ngày 6 tháng 5, tuân theo di chúc, An Thômat tiến hành giải phẫu thi thể Napôlêông. Những người có mặt trong buổi giải phẫu gồm: Sĩ quan cận vệ của Napôlêông, 10 vị quan chức nước Anh đang ở trên đảo, 6 bác sĩ người Anh. Cuộc giải phẫu kết thúc, các bác sĩ chưa thống nhất với nhau về nguyên nhân gây ra cái chết, trong 7 bác sĩ thì có 4 loại ý kiến khác nhau, chỉ có một điểm chung duy nhất là, xác nhận gần khu vực dạ dày bị hoại tử. An Thômat cho rằng, đó là “khối u đã bị hoại tử”, còn các bác sĩ người Anh thì cho đó là hiện tượng “từ khối u xơ cứng phát triển thành u ác tính”. Một bác sĩ có tên là Sute phát hiện gan sưng to, đã xuất hiện hiện tượng hoại thư, song toàn quyền nước Anh cai quản trên đảo là Hatơ Sunlua yêu cầu bác sĩ Sute không được ghi chép hiện tượng này
48
vào biên bản giải phẫu, bởi vì người Anh sợ bị thế giới chỉ trích họ đã đầy Napôlêông tới một vùng khí hậu khắc nghiệt, dẫn đến mắc bệnh sơ gan. Trước đây cha đẻ của Napôlêông cũng chết vì mắc bệnh ung thư môn vị, cho nên mọi người cũng đều tin rằng ông chết vì căn bệnh di truyền này. Đương nhiên, cũng có một số người không tin vào báo cáo giải phẫu cơ thể Napôlêông, họ cho rằng Napôlêông chết vì “khí hậu khắc nghiệt”.
Đến đầu thế kỷ 20, trên tờ tạp chí y học của Pháp và Đức có đăng bài, “Bàn về nguyên nhân dẫn đến bệnh tật và cái chết của Napôlêông”. Có người cho rằng Napôlêông không phải chết vì bị bệnh ung thư, mà là mắc bệnh của vùng nhiệt đới, ông đã mắc bệnh từ năm 1798 khi viễn chinh tới Ai Cập và Syrie. Khi ông bị lưu đầy tới đảo ở vùng nhiệt đới, bệnh cũ tái phát ngày càng nặng, rồi không gượng dậy nổi nữa.
Mùa thu năm 1955, bác sĩ nha khoa và nghiên cứu về ngộ độc của Thụy Điển là Stan Phusuplotơ đã phát hiện một tài liệu lịch sử liên quan tới cái chết của Napôlêông, bệnh tình của Napôlêông trong những tháng cuối đời như sau:
“Thường xuyên mắc bệnh mất ngủ, hai chân tê phù, lông chân lông tay rụng, cơ thể béo phì, răng sụt lợi, không giống triệu chứng lâm sàng mắc bệnh ung thư, mà lại giống như hiện tượng bị trúng độc”. Thế là bác sĩ bắt tay vào điều tra bí ẩn này. Qua nhiều năm sưu tầm chứng cứ, nghiên cứu tỉ mỉ ông phát hiện Napôlêông trúng độc nguyên tố AS, năm 1960 bác sĩ đưa ra giả thiết làm thế nào để xác định được hàm lượng As trong tóc của Napôlêông, vấn đề cần giải quyết là, tìm được mẫu tóc của Napôlêông? Thật trời không phụ công người, bác sĩ đã đến gặp giám đốc nhà bảo tàng quân sự Pari, gặp nhà nghiên cứu Lasucơ chuyên nghiên cứu về Napôlêông, gặp thương nhân Thụy Sĩ Phulai, cuối cùng đã sưu tầm được vài sợi tóc của Napôlêông. Được sự giúp đỡ của giáo sư Smit ở khoa pháp y thuộc trường đại học Xcốtlen, bác sĩ dùng biện pháp kích hoạt hạt để đo nồng độ nguyên tố As, kết quả phát hiện hàm lượng As trong tóc của Napôlêông cao gấp 13 lần người bình thường. Sau đó kết hợp với các tài liệu hiện có, tháng 10 năm 1840 tiến hành khai quật mộ, di thể vẫn còn nguyên vẹn, đặc biệt là sắc mặt không thay đổi nhiều so với lúc mai táng. Họ cho rằng chính nguyên tố As đã gây nên cái chết cho Napôlêông và giữ cho di thể Napôlêông còn nguyên vẹn. Qua dày công nghiên cứu, cuối cùng ông đã xác định Napôlêông bị hạ độc bằng nguyên tố As. Vậy thì hung thủ là ai? Qua phân tích, sàng lọc những nhân viên luôn ở bên cạnh Napôlêông, xác định sĩ quan tùy tùng và tâm phúc nhất của Napôlêông là bá tước Môngthơlung là thủ phạm. Người này đi theo Napôlêông từ hồi còn rất trẻ, năm 1814 lần đầu tiên Napôlêông bị hạ bệ, y đã từng quay giáo đầu hàng vương triều Buôcbông. Năm 1815 sau khi Napôlêông đại bại trong trận chiến ở Oateclô (Bỉ), quan quân tan tác, chỉ có Môngthơlung lại quay lại với Napôlêông. Tại sao y lại cam tâm tình nguyện xa rời vợ con để đi theo
49
Napôlêông lưu đầy trên đảo Xanh Hêlen, sống thiếu thốn khổ cực? Mục đích chính là tạo lòng tin với Napôlêông, được Napôlêông trao cho chức tổng quản của “trường lâm” (gọi chung cho những người lưu đầy). Qua nghiên cứu một số tư liệu lịch sử, người ta phát hiện thực chất là y làm theo lời sai bảo của Lui 18 thuộc triều đại Buôcbông (kế vị năm 1824, gọi là Saclơ X). Y có nhiệm vụ hàng ngày bỏ một lượng nhỏ thạch tín vào rượu nho cho Napôlêông uống, để cho Napôlêông nhiễm độc từ từ rồi chết. Năm 1981, Phusuplotơ cùng với một chuyên gia nghiên cứu về Napôlêông của Canađa là Oattơ hợp tác viết chung một luận đề “Vụ án giết người trên đảo Xanh Hêlen”. Năm 1982, Oattơ lại hợp tác với Hypugut người Mỹ, dựa vào phân tích của Phusuplotơ viết cuốn sách “Vụ án mưu sát Napôlêông”, năm đó cuốn sách này bán rất chạy, thế là hiện tượng Napôlêông bị hạ độc lan truyền khắp thế giới.
Song, cũng có không ít các nhà khoa học và sử học không tán thành nhận định này, họ đã đưa ra các loại kiến giải khác nhau. Ví như bác sĩ Rôbớtơ người Mỹ cho rằng, Napôlêông bị chết bởi sự trở ngại nghiêm trọng của hoạt kích tố nam giới ở giai đoạn cuối, dẫn đến công năng mạnh bị tổn hại nghiêm trọng. Nhà sử học Đavit Quyn ở trường đại học Anh thì cho rằng, cái chết của Napôlêông là do trúng độc nguyên tố As, song nguồn gốc của nguyên tố As rất có khả năng là bắt nguồn từ bức tường giấy dán trong phòng ở của Napôlêông, bởi vì lúc bấy giờ trong phòng ngủ rất thịnh hành dùng nguyên liệu giấy màu xanh có hàm lượng nguyên tố As khá cao, hiện tượng hít phải khí As dẫn đến nhiễm độc chết không phải là ít gặp. Hai nữa điều kiện sống lúc bấy giờ rất khó khăn, cho nên việc lý giải nguyên nhân dẫn đến cái chết là rất khó. Đavit-Quyn đã từng kiểm tra giấy dán tường trong phòng ngủ Napôlêông, quả nhiên phát hiện hàm lượng nguyên tố As là rất cao. Còn nhà khoa học Canađa đã dùng biện pháp kích hoạt hạt để kiểm tra nồng độ As trong tóc của Napôlêông, phát hiện nồng độ As trong tóc không thật cao, ngược lại hàm lượng nguyên tố Sti-bi (ký hiệu Sb) tương đối lớn. Họ cho rằng, trước đó mấy năm Napôlêông đã uống một số biệt dược có hàm lượng Sb cao, song với hàm lượng Sb như vậy không đủ gây ra cái chết. Biện pháp kích tố Sb gây nhiễm, vì As và Sb là nguyên tố hóa học có cùng một nhóm. Vì thế càng tin rằng Napôlêông chết vì bệnh ung thư.
Liệu có phải Napôlêông bị mưu sát? Xem ra không thể dùng phương pháp khoa học để xác định được, hoặc không thể suy đoán lung tung để lý giải bí ẩn lịch sử này. Đúng như nhà sử học nổi tiếng của Pháp đã nói: “Trong lịch sử, phía sau danh từ Napôlêông nên đặt một dấu hỏi lớn!”.
Vì sao Napôlêông III là “Patincai”?
Noi gương người bác ruột của mình, cháu trai của Napôlêông I đã biến nền Cộng hòa thứ hai thành đế chế thứ hai, bản thân Lui Napôlêông thành
50
Napôlêông III, được người đương thời gắn cho biệt danh có ý châm chọc: “Patincai”. Lúc bấy giờ biệt danh này lan truyền khắp nước Pháp, ai ai cũng biết, đặc biệt là các nước đế quốc khác rất thích thú khi gọi Napôlêông III là “Patincai”. Song không ai hiểu được nguồn gốc và ý nghĩa của tên gọi này. Biệt danh ra đời trong thời gian nào? ở đâu? Tại sao lại gắn cho Napôlêông “cao quí” biệt danh đó? Thật khó lí giải. Có một số người hiếu kỳ, liền bắt tay vào tìm hiểu ý nghĩa nguồn gốc của biệt danh. ít lâu sau xuất hiện rất nhiều cách lý giải khác nhau, trong đó có học giả Balôman Đu đã thu thập rất nhiều truyền thuyết hữu quan, ông tiến hành phân tích, ý đồ tìm ra đáp án bí ẩn này.
Có người cho rằng Lui Napôlêông đã tư tình với một người đàn bà Trung Quốc làm nghề vú nuôi là Patincai, nên mới được mang biệt danh “nho nhã” này. Song, qua điều tra, trong đám di cư người Hán không có ai tên là Patincai.
Truyền thuyết khác cho rằng, vào thời kỳ đầu đế chế thứ hai, có một người thợ gốm chế ra một chiếc tẩu bằng sứ, trên tẩu khắc họa một đầu người giống như khuôn mặt của Napôlêông III, dưới đầu người khắc ba chữ “Patincai”, thế là từ đó về sau hoàng đế mang biệt danh là “Patincai” lan truyền khắp nơi. Người chế tạo ra chiếc tẩu sứ tại sao lại vẽ ảnh của hoàng đế, gọi hoàng đế là “Patincai”? Xem ra, gặp trực tiếp người thợ gốm này thì mới có thể làm rõ bí ẩn lý thú này. Khốn nỗi, qua rất nhiều lần tìm kiếm, không tìm thấy tác giả và cái tẩu sứ đó đâu cả.
Có một số nhà ngôn ngữ học thậm chí còn thông qua lĩnh vực ngôn ngữ để làm rõ hàm nghĩa của từ “Patincai”. Họ cho rằng, từ “Patincai” được bắt nguồn từ động từ “Patincai” thuộc ngôn ngữ Bakhati, ý nghĩa là “du thủ du thực, rỗi hơi không có việc gì làm”. Dùng ẩn ý của từ này để phê phán sự khiếm khuyết của hoàng đế về nhân cách thì thật không có từ nào đắt hơn, thế là mọi người khoác cho hoàng đế biệt hiệu trên. Có người còn muốn chứng thực cho lời giải nghĩa của các nhà ngôn ngữ học là đúng, họ chú tâm vào tra cứu đối chiếu các loại từ điển cổ kim, thổ ngữ của các tộc người, đáng tiếc không tìm ra từ “Patincai”. Xem ra quan điểm này không đứng vững.
Năm 1848 tại Pháp có diễn vở ca kịch “Đảo hỗn độn”, vai chính của vở kịch thật khéo trùng hợp cũng có tên gọi là “Patincai”, là một tên địa chủ có đầu óc nông cạn. Tình tiết vở kịch và tính cách nhân vật tương tự như tính cách của Napôlêông III. Biệt danh của Lui-Napôlêông liệu có phải bắt nguồn từ đây? Câu trả lời của Paolô Manđu là không phải. Ông cho rằng vở kịch diễn vào năm 1848, còn biệt hiệu “Patincai” xuất hiện vào năm 1853, tức là sau khi Napôlêông III xưng đế, cũng chính là trong 5 năm (1848 - 1853), thậm chí trong thời kỳ Napôlêông III giữ chức tổng thống Cộng hòa Pháp, chưa có bất kỳ người nào gọi ông ta biệt hiệu này. Do đó, nhân vật Patincai trong vở kịch không liên quan gì tới biệt danh của hoàng đế.
51
Tại sao Paolô Manđu lại khẳng định biệt danh “Patincai” mới xuất hiện ở đầu năm 1853? Nguyên do là có chi tiết nhỏ. Năm đó (tức năm 1853) Napôlêông III kết hôn với hoàng hậu Orenni, có người ngẫu nhiên liên tưởng tới bức biếm họa năm 1840. Đứng trước bức biếm họa, một học sinh y khoa chỉ tay vào người đàn bà vẽ trong bức họa treo trên tường dí dỏm nói với người bạn gái đang đứng bên cạnh: “Bà ta là Orenni, là tình nhân của “Patincai”, một người đàn bà tóc vàng tuyệt đẹp!…” Khi họa sĩ vẽ bức tranh này, tác giả không thể biết rằng 13 năm sau, Lui Napôlêông lên làm hoàng đế, càng không thể biết được ông ta lấy Orenni làm hoàng hậu, bởi lúc bấy giờ vẫn chưa có ý châm chọc Napôlêông III. Song, Paolô Manđu cho rằng nếu như “Orenni” trong bức biếm họa trùng hợp với tên của hoàng hậu, thì đem cái tên “Patincai” liên hệ với hoàng đế thì ta có thể lý giải được. Vấn đề là ở chỗ biệt hiệu “Patincai” có nghĩa gì? Tại sao tác giả lại đặt tên cho nhân vật của bức hoạ là “Patincai”? Dùng biệt hiệu này để gắn cho Napôlêông III là có ý gì, thì Paolô Manđu không nói rõ.
Ngoài ra, biệt hiệu này có một truyền thuyết khá hoang đường. Tương truyền năm 1848 tại Bâysangsong có một công ty chuyên quét dọn phân rác, biển hiệu của công ty là “Patincai”. Một hôm Napôlêông III đến thành phố này, khi đi trên phố, thì gặp một đoàn xe chuyên chở phân của công ty, công nhân có người nhận ra Napôlêông, liên hô to: “Nhìn kìa, vị kia là hoàng đế của triều đình, hoàng đế muôn năm!” Thế là từ đó trở đi cái biệt hiệu “Patincai” không cánh mà bay, lan truyền khắp nước. Qua điều tra xác minh tính chân thực của tin tức này, kết luận như sau:
“Lúc bấy giờ, tại Bâysangsong không có công ty nào có tên gọi là “Patincai”. Hơn nữa năm 1848, Lui Napôlêông vẫn chưa xưng đế, sao lại có người tung hô “hoàng đế muôn năm” được? Đem câu chuyện khôi hài này để giải thích biệt danh của hoàng đế xem ra có phần khiên cưỡng.
Bản thân Napôlêông III liệu có biết mọi người không kính trọng mình không? Theo lời kể của người vợ được ông yêu quí nhất, nói rằng ông có biết, song ông không thèm để ý, mà còn vui vẻ nhận biệt hiệu đó, thậm chí còn cho rằng “Patincai” là một người dũng cảm, từng giúp ông thoát hiểm. Chuyện rằng, năm 1840 khi Napôlêông bị mắc nạn ở Hanmu, được người thợ nề có tên gọi là “Patincai” giúp đỡ, người thợ nề cởi bộ quần áo dính đầy vôi vữa cho ông mặc, ông đã tự xưng mình là thợ nề Patincai, vượt qua vọng gác của kẻ thù, thoát khỏi cửa ải Hanmu. Nếu như quả đúng như vậy, thì người cung cấp chi tiết này là rất đáng tin cậy. Song, điều tra của tòa án và các cơ quan hữu quan ở Hanmu cho biết, chưa phát hiện ra người thợ nề nào có tên là “Patincai”, cũng không có ai cởi quần áo của mình ra để cho Napôlêông mặc. Bộ trang phục khi Napôlêông vượt ngục là do một người y tá có tên gọi là Khơnua mua cho.
52
Tóm lại, lúc bấy giờ có rất nhiều cách lí giải về biệt hiệu của Napôlêông, song không ai có thể nói rõ nguồn gốc của biệt hiệu “Patincai” từ đâu ra.
Pali là hung thủ mưu sát Êlidabet?
Giữa thập kỷ 80 của thế kỷ XVI, khắp nước Anh xôn xao bàn tán sự kiện Pali mưu sát nữ hoàng Êlidabet, lời bàn tán này kéo dài một thời gian rất lâu.
Năm 1558 sau khi nữ hoàng Mari chết (lên ngôi 1553, chết năm 1558), Ilira lên ngôi (1558 - 1603). Sau khi bà lên ngôi, trong cung đình luôn xảy ra các cuộc thanh trừ lẫn nhau về chính trị, tôn giáo và quyền thừa tự, Êlidabet là con gái của Henri VIII (1509 - 1547) và hoàng hậu Anna Bôlin, là người kế thừa ngôi vị hợp pháp. Song, vì do Giáo hoàng chưa đồng ý việc Henri VIII li hôn với hoàng hậu đầu tiên để cưới Anna Bôlin, phong Anna Bôlin làm hoàng hậu nên sau đó Anna Bôlin bị khép vào tội “thất tiết” rồi xử tội chết, cuộc hôn nhân của Henri với Anna trở thành phi pháp. Lợi dụng cơ hội này, các nước chống lại nước Anh đã phản đối việc Êlidabet kế thừa ngôi báu.
Đầu tiên, em gái họ của nữ hoàng Ailen Mari I tuân theo lệnh của nữ hoàng Ailen, cầu kiến vua nước Anh, nói rằng mình là người kế thừa ngôi vị hợp pháp của Ailen. Sau đó còn câu kết với Pháp và Tây Ban Nha chống lại Êlidabet. Ngoài ra quốc vương Tây Ban Nha Phecđinăng II trước đó đã từng nổ ra cuộc chiến tranh tranh giành trên biển với nước Anh cũng tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh giành ngôi vị cho Ailen, ra sức ủng hộ cho Mari lên làm nữ hoàng nước Anh, Giáo hoàng Rôma rất lấy làm tức giận thấy việc Êlidabet lên làm nữ hoàng. Sau khi lên làm nữ hoàng, Êlidabet đã hủy bỏ đạo Thiên chúa mà Mari I đã khôi phục, Êlidabet coi đạo Cơ đốc là quốc giáo của nước Anh. Với tư cách là Giáo hoàng thành Rôm, Giáo hoàng tuyên bố trừng trị, “lệnh đóng cửa” đối với Êlidabet, đuổi Êlidabet ra khỏi giáo đường, đồng thời ủng hộ một số nước châu Âu theo đạo Thiên chúa giáo chống lại giáo phái mới (Cơ đốc giáo) của nước Anh. Thế là, Ailen, Tây Ban Nha, Pháp và Rôma liên kết thành một mắt xích, họ nhiều lần tổ chức các cuộc mưu sát Êlidabet. Đứng trước bối cảnh quốc tế nguy kịch này, nước Anh đã tổ chức cuộc đấu tranh mạnh mẽ chống lại các nước thù địch.
Trong rất nhiều âm mưu chống lại nước Anh, âm mưu của Pali là lợi hại hơn cả. Pali tự xưng mình là hậu duệ của quí tộc, nhưng qua điều tra của chính phủ, y chỉ là con của một chủ tiệm ăn nhỏ. Song, cũng có một điểm có thể tin, y là một tên du đãng khét tiếng. Y từng hai lần kết hôn với hai quả phụ giàu có, trong một thời gian ngắn, y không chỉ phá tan tài sản kếch sù của vợ, mà còn nợ rất nhiều cổ phiếu. Để chạy nợ, y gia nhập vào tổ chức gián điệp nước Anh do huân tước Bâyrơlit lãnh đạo, nhiều lần đi lại các nước châu Âu, thu thập tin tức tình báo ở các giáo sĩ của Thiên chúa giáo có tư tưởng chống lại nước Anh. Y chỉ liên lạc bí mật với một mình Bâyrơlit. Mùa thu năm 1558 y trở về nước Anh, lập tức bị các chủ nợ vây quanh. Y đã có ý định giết chết
53
chủ nợ, cướp tài sản của cải để thoát khỏi cảnh túng bấn, song sự việc bại lộ, y bị bắt, khép vào tội chết. Y đã được nữ hoàng Êlidabet ân xá. Năm 1581 y ra khỏi nhà tù, hai vai y lại mang trọng trách bí mật đi khắp châu Âu một lần nữa. Từ Pari y lần lượt đến Milan, thông qua Giáo chủ đang điều hành ở đây để liên hệ với hồng y giáo chủ và tòa thánh Rôma. Y biểu thị quyết tâm chống nữ hoàng nước Anh đến cùng, cố gắng hoàn thành nhiệm vụ Giáo chủ giao cho. Để gây lòng tin với Giáo hoàng, y tuyên bố: “Nhiệm vụ của Giáo hoàng giao cho, chỉ có y và Giáo chủ biết kế hoạch mật này, quyết giáng cho nữ hoàng một đòn đích đáng”. Y nói với hồng y giáo chủ Kemo, y đã đến Rôma gặp Giáo hoàng. Giáo hoàng đã đồng ý. Song thực chất y không dám đến Rôma, y sợ thân phận của mình bị bại lộ, phải vào tù một lần nữa. Tiếp theo đó y sang nước Pháp, gặp huân tước Bâyrơlit, y thề rằng: “Vì lợi ích của nữ hoàng, thề không tiếc tính mạng của mình, quyết tâm làm thất bại âm mưu của giáo hội”. Sau đó y quay lại Pari, gặp nữ hoàng Ailen Mari, bí mật cùng nhau lên kế hoạch ám sát Êlidabet. Đêm ngày 10-12-1583, y cải trang thành tín đồ Thiên chúa giáo, cùng với Moócgân đến ở nhờ trong tư dinh của giáo chủ đang hành lễ ở Pari. Y nhờ giáo chủ chuyển giúp y hai lá thư tới tận tay hồng y giáo chủ Kêmo và Giáo hoàng Rôma, trong thư một lần nữa y biểu thị sự tận tâm với công việc, đồng thời hứa sẽ hợp tác với giáo hội Thiên chúa và nữ hoàng Ailen, khi gặp thời cơ thuận lợi sẽ hành động.
Cùng trong thời điểm này, đại sư Pháp tại nước Anh trình quốc thư lên nữ hoàng Anh, nói rằng Uyliam Pali sắp về nước (tức trở về Anh) cần trình báo tin tức tình báo quan trọng. Viên đại sứ này còn nói nên thưởng công cho Pali. Tháng 1 năm 1584, Pali về tới nước Anh. Một mình nữ hoàng ngồi trong phòng kín tiếp hắn. Y tâu rằng: “Thần được Giáo hoàng và giáo hội Thiên chúa giao trọng trách ám sát bệ hạ”. ít lâu sau, Pali nhận được hai lá thư của Giáo hoàng và Kêmo từ Pari chuyển tới, yêu cầu y “thực hiện ý nguyện thiêng liêng và cao cả của mình, y sẽ được trả thù lao hậu hĩnh ở thiên quốc”. Hắn lập tức dâng cả hai lá thư này lên nữ hoàng. Qua sự việc này hắn đã được nữ hoàng trọng thưởng. Tháng 11 năm 1584, hắn được bầu làm nghị sĩ quận Kente. Kể từ hôm đó trở đi, nữ hoàng còn rất nhiều lần triệu kiến y.
Đúng lúc hắn được nữ vương sủng ái, chức tước thăng như diều gặp gió, thì hắn lại làm một việc không ai có thể ngờ tới:
- Việc thứ nhất: hắn nói với A. Nây uây - gián điệp của Anh đang công cán ở Pháp rằng, hắn đã vạch kế hoạch ám sát nữ hoàng.
- Việc thứ hai: tháng 12 hắn được bầu làm nghị sĩ, thượng nghị viện xứ Uên. Trong một buổi nghị sự, hắn ngang nhiên công khai đả kích chính phủ đã chống lại luật pháp mới của Thiên chúa giáo, làm cho mọi người dự họp vô cùng phẫn nộ. Thượng nghị viện yêu cầu bắt giam hắn, sau đó được nữ hoàng can thiệp kết hợp với lời xin lỗi của hắn, hắn mới được tha thứ. Chuyện này
54
lắng xuống được ít lâu, hắn lại đề xuất kế hoạch ám sát nữ hoàng với Bâyrơlit. Bâyrơlit sợ hãi vội mật báo lên đại thần đứng đầu triều đình.
Pali tại sao lại làm như vậy? Là tiếp tục lừa gạt Giáo hoàng thành Rôm, hay có ý định thực ám sát nữ hoàng? Thật khó lí giải!
ít lâu sau, Uyliam Pali bị bắt, hắn được đưa sang tòa án. Dù cho hắn ra sức biện minh trong “tờ khai hối cải”, nào là hắn không hề có ý định ám sát nữ hoàng, nào là hắn nêu kế hoạch ám sát nữ hoàng với Bâyrơlit chỉ là kế hoạch suông, song tòa án Anh vẫn cho rằng hắn là tay sai của Giáo hoàng Rôma và Giáo hoàng Rôma cử hắn tới Luân Đôn để ám sát nữ hoàng, hắn mắc vào tội phản quốc, ghép vào tội chết. Ngày 2/3/1585, Pali bị đưa lên máy chém. Việc hành quyết này đối với Pali là oan hay là đúng người đúng tội? Thật khó phân giải. Kẻ chủ mưu là ai? Rốt cuộc Pali là gián điệp của ai, cũng không ai rõ.
Nói hắn là gián điệp của nước Anh, thì tại sao lại tin vào những lời hắn nói khi hắn hoạt động ở nước ngoài? Đây chẳng qua chỉ là một thủ đoạn lấy lòng tin và che đậy thân phận thực của hắn mà thôi. Vậy thì, tại sao khi hắn thu thập được tin tức tình báo kế hoạch ám sát nữ hoàng, sau khi được nữ hoàng trọng thưởng, lại bị đưa lên máy chém?
Nếu như nói y bị Giáo hoàng mua chuộc, trở thành một thành viên của giáo hội Thiên chúa chống lại nước Anh, được đánh trở lại nước Anh để ám sát nữ hoàng, thì tại sao hắn lại không ra tay?
Còn nếu như nói hắn là gián điệp hai mang, vậy thì khi hắn đã công thành danh toại, thì tội gì phải mạo hiểm làm theo các thế lực quốc tế chống nước Anh, để đến nỗi phải mang danh phản bội Tổ quốc. Hơn nữa, lời nói và hoạt động của hắn liệu có được giáo hội tin cậy? Động cơ của hắn muốn trở thành gián điệp hai mang là gì? Tất cả các vấn đề trên đến nay vẫn chưa sáng tỏ.
Quốc vương nước Anh Etuôt VIII tại sao “không yêu quí ngai vàng?”
Ngày 11 tháng 12 năm 1936, trong lịch sử nước Anh lần đầu tiên xuất hiện hiện tượng quốc vương Etuôt VIII tự nguyện rời bỏ ngai vàng, để rồi sau đó kết hôn với một người đàn bà bình dân đã qua hai đời chồng, gây xôn xao dư luận.
Nước Anh ở trong những năm đầu của thế kỷ XX, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đứng trước nguy cơ bị suy thoái nặng nề, lần đầu tiên trong lịch sử nước Anh, buôn bán mậu dịch với nước ngoài bị giảm thiểu, thua lỗ, tiếp ngay sau đó đã ảnh hưởng tới chính trị và tài chính quốc gia. Chính phủ Anh kêu gọi dân chúng “thắt lưng buộc bụng” vượt qua cửa ải khó khăn này. Đúng lúc nguy cơ kinh tế đã được vãn hồi, thì quốc vương đệ ngũ của nước Anh qua đời, Etuôt được kế thừa ngôi vị, xưng là Etuôt VIII. Trước khi lên ngôi, kiên quyết đòi kết hôn với một người đàn bà Mỹ đã qua hai lần ly hôn - đó là
55
phu nhân Xinphulin. Sự kiện tày trời này làm dấy lên “nguy cơ cung đình”.
Xinphulin đâu phải là người có dung nhan xinh đẹp, tài hoa siêu phàm gì, làm sao sánh bằng sắc đẹp của rất, rất nhiều mỹ nữ là con cái của các vương tôn công tử. ấy thế mà vào tháng 11 năm 1931, khi lần đầu tiên gặp một người đàn bà đã sắp tứ tuần ra dáng vẻ e thẹn kín đáo, cử chỉ khoan thai, thông hiểu sự đời Etuôt đã bị đánh gục. Hai bên giáp mặt là say nhau liền, hận rằng gặp nhau quá muộn. Etuôt nhanh chóng coi Xinphulin là bạn tri âm tri kỷ, cùng nhau dạo chơi, dính chặt vào nhau như nhựa, như thể vợ chồng. Việc làm này của Etuôt đã bị cha mẹ, dòng họ, nội các và tất cả quan chức to nhỏ trong chính phủ lên án. Quốc vương đệ ngũ đang ốm nặng lo lắng nói với thủ tướng chính phủ: “Sau khi ta chết, thằng bé này (chỉ Etuôt) chỉ sau vài tháng sẽ tự hủy hoại thanh danh của mình!”
Quốc vương V qua đời, thái tử Etuôt lên ngôi, liền tuyên bố kết hôn với Xinphulin. Thủ tướng Anh nói rằng: “Lập người đàn bà đã qua hai đời chồng làm hoàng hậu, thật là hoang đường!” Còn các mưu thần thì khuyên tân quốc vương nên lấy quốc gia làm trọng, chặt đứt dây tình với Xinphulin, song Etuôt không nghe theo: “Trách nhiệm tối cao của ta lúc này là suy nghĩ việc kết hôn với Xinphulin, hạnh phúc lớn nhất của ta từ nay về sau là được chung sống với người đó”. Sau đó, tân quốc vương còn tỏ rõ thái độ, nếu hôn lễ không thành, thì sẽ thoái vị. Thái hậu Mari - mẹ đẻ của Etuôt bực bội nói rằng: “Con không muốn làm quốc vương, thì em trai của quốc vương đệ ngũ sẽ lên thay, thế cũng tốt!”
Ngày 3 tháng 12 năm 1936 tin tân quốc vương đính hôn với Xinphulin lan truyền khắp vương quốc Anh, dư luận khắp nước bàn tán xôn xao.
Ngai vàng hay là “người đẹp”, vấn đề nghiêm túc này đặt trước mặt tân quốc vương, buộc Etuôt phải chọn một. Tân quốc vương dứt khoát chọn “người đẹp”, rồi nói với thủ tướng Bao Oen: “Bất luận ta là quốc vương hay không phải là quốc vương, ta cũng kết hôn, để đạt được mục đích này, ta sẽ thoái vị”.
Đứng trước cơn bão táp chính trị chuẩn bị giáng xuống, với tính cách mạnh mẽ của “nhà thám hiểm Mỹ” - Xinphulin, đã bị dư luận lên án, chửi rủa thậm tệ là đàn bà có dã tâm mồi chài quốc vương để được làm hoàng hậu đành phải bỏ đi, không muốn sự hiện hữu của mình làm tổn thương tới danh giá hoàng tộc của Etuôt. Rời khỏi nước Anh, bà viết cho tân quốc vương một lá thư, nói mình tự nguyện làm vật hy sinh, khuyên quốc vương nên cắt đứt mối tình. Song Etuôt VIII lại viết thư trả lời, nói rằng: “Dù cho ta cô độc mà được sống chung với nàng, thì ta còn cảm thấy vui sướng hơn khi đội vương miện ngồi trên ngai vàng mà không có nàng!”. Lời thề nguyền của tình yêu cao hơn hết thảy này khiến Xinphulin được an ủi rất nhiều.
56
Ngày 11 tháng 12, tại ngôi chưa đầy 10 tháng, Etuôt tuyên bố thoái vị. Trong bài diễn thuyết trước quốc dân đồng bào, với lời lẽ đầy tình cảm dồn nén: “Hỡi các bạn của ta, ta không được một ai giúp đỡ và ủng hộ mối tình của ta, ta cảm thấy mình không thể gánh vác trọng trách này”. Sau vài tiếng đồng hồ diễn thuyết, Etuôt lên một chiếc khu trục hạm của hoàng gia rời khỏi đại vương quốc Anh để đi tìm “mối tình” ở miền đất hứa.
Năm 1937, em trai của quốc vương đệ ngũ lên thay, là quốc vương VI, phong Etuôt là công tước danh dự. Etuôt kết hôn với Xinphulin ở Pháp. Hai người sống một cuộc sống đầy ngọt ngào trong 35 năm. Cuộc sống đầy hạnh phúc của họ, cho dù trong suốt cuộc đời của Xinphulin chưa từng được hưởng niềm vinh dự là “công tước phu nhân” của hoàng tộc nước Anh, chưa được mẹ chồng nhận làm con dâu, chưa được chú ruột là quốc vương đệ lục (VI) nhận làm cháu dâu, song bà luôn cảm thấy mình vô cùng hạnh phúc khi sống bên cạnh công tước, bà không hề nuối tiếc những gì đã qua. Trong những năm cuối đời, bà thường nói với bạn bè: “Một người phụ nữ như tôi, tôi làm sao có thể báo đáp được những gì mà ông ấy (chỉ Etuôt) đã từ bỏ tất cả để dành cho riêng tôi”. Còn về Etuôt, ông đã từ bỏ vương miện và quyền lực tối cao, lại còn bị dân chúng dị nghị đủ điều. Mối tình của ông, bà mãi mãi không quên. Năm 1972 công tước danh dự ốm nặng rồi qua đời, thọ 78 tuổi. Trong niềm cảm thương vô bờ, bà Xinphulin sống thêm 14 năm nữa, bà suốt ngày lau chùi các di vật của chồng để lại, xếp đặt đồ vật y nguyên như thời ông còn sống. Trong những ngày cuối đời, bà luôn đắm chìm trong hồi ức xa xưa, đắm chìm trong bản nhạc du dương mà sinh thời ông yêu thích.
Ngày 24 tháng 4 năm 1986, bà mắc bệnh viêm phổi rồi qua đời, thọ 90 tuổi, câu chuyện tình cảm động này đã khép lại. Chuyện tình của hai người trở thành một câu chuyện tình vĩ đại trong lịch sử nhân loại.
Từ ngày 2 đến ngày mùng 3 tháng 4 năm 1987, hơn 200 di vật của ông bà để lại đã được đem bán đấu giá, giá bán cao gấp 6 lần so với giá khởi đầu. Tuân theo di chúc của bà, đại bộ phận đồ trang sức của bà tặng lại cho nước Pháp, nhằm biểu thị lòng biết ơn của ông bà trong những ngày sống vất vả ở Pháp. 95 hiện vật còn lại bán đấu giá thu được 75.000.000 Frăng Thụy Sĩ hiến tặng cho Viện nghiên cứu Paxtơ Pari. Viện nghiên cứu này quyết định dùng số tiền lớn này vào việc nghiên cứu thuốc chữa bệnh ung thư và AIDS, tạo phúc cho nhân loại.
Do ảnh hưởng của hư vinh thế tục, gò bó của lễ giáo, nên Xinphulin không dám công khai biện minh cho hành động của chồng, đồng thời cũng không dám thanh minh để gột rửa những lời ong tiếng ve chụp lên đầu bà.
Có phải trong cơn giận dữ của mình, Ivan bạo chúa đã giết con đẻ của mình? “Ivan bạo chúa giết con” là một trong những bức tranh nổi tiếng của nước
57
Nga. Toàn cảnh bức tranh là một màu xám huyền ảo, Ivan trong cơn hoảng loạn đã ôm chặt đứa con của mình vào lòng, một cánh tay gầy guộc, xanh xao của ông ôm chặt lấy con người của Ivan đã lả đi, cánh tay còn lại bịt chặt lấy vết thương đang rỉ máu, với ý định lấy lại sức sống cho con, song hoàng thái tử Ivan người rũ xuống, toàn thân gục xuống tấm thảm, hoàng thái tử đã chết, bóng đen của sự chết chóc bao phủ lên Ivan bạo chúa. Hai mắt của Ivan như ngây như dại, còn đôi mắt của thái tử đầy vẻ tuyệt vọng, tạo thành một sự đối nghịch mãnh liệt. Toàn bộ bức tranh, thông qua nghệ thuật bút pháp của họa sỹ, không cần nói một lời nào, cũng có thể lột tả được chủ ý của tác giả, có sức lôi cuốn người xem, đây chính là một truyền thuyết trong lịch sử nước Nga.
Nước Nga thời Sa hoàng, Ivan IV trong cơn phẫn nộ, đã dùng chiếc gậy quyền uy đầu bịt sắt của mình đâm thẳng vào huyệt thái dương của thái tử Ivan, sau đó Ivan đã chết. Trong các tác phẩm và các truyền thuyết lịch sử ghi chép lại sự kiện này lại rất khác nhau.
Ivan IV là Sa hoàng đầu tiên trong lịch sử nước Nga - Ivan IV (giữ ngôi từ năm 1533-1584). Năm 1553 phụ vương của Ivan qua đời, lúc đó Ivan mới 3 tuổi đã được kế thừa ngôi báu, từ khi lên ngôi đến năm 17 tuổi được mẫu thân và thái hậu nhiếp chính. Thái hậu Nhêlena trọng dụng các đại thần, chuyên quyền độc đoán, kéo bè kết cánh, việc làm của thái hậu đã bị các giai tầng trong xã hội lên án. Năm 1538, thái hậu đột ngột qua đời, không rõ nguyên nhân tại sao lại chết. Thế lực của các nhà đại quí tộc trong cung đình được dịp trỗi dậy mạnh mẽ. Trong lúc kỷ cương phép tắc của triều đình đang trong cơn rối loạn, lúc đó Ivan mới lên 8 tuổi, các nhà quí tộc chỉ mải tranh giành quyền lực lẫn nhau, không hề để ý đến Ivan nhỏ tuổi. Từ trong cuộc rối ren về chính trị này, Ivan giả như ngây dại, dần dần lớn lên, tận mắt Ivan nhìn thấy bộ mặt xấu xa và đen tối của xã hội cung đình. Trong một thời gian dài, hoàng thúc nắm giữ triều chính, mượn danh Ivan tuyên bố pháp lệnh lung tung. Từ trong trái tim non nớt của Ivan đã ngầm nuôi mầm mống của sự trả thù, đồng thời hình thành tính cách của người vô tình tàn bạo. Ivan thường dùng dao sắc, mỗi một nhát dao là giết chết một con chim non, hoặc là đứng trên tường cao, đập chết chó con ở dưới, để hả giận nỗi bực tức trong lòng. Năm 13 tuổi, Ivan hạ lệnh cho thuộc hạ thả chó cho chó cắn chết hoàng thúc (chú ruột của Ivan), vứt xác ra ngoài cung điện. Đến năm 1547, Ivan IV 17 tuổi, được sự ủng hộ của một số đại thần trong triều, tuyên bố mình chính thức nhiếp chính. Trong buổi lễ đội vương miện (ngày 16 tháng 1), đại giáo chủ Makhalit đã trao vương miện cho Ivan IV, thế là Ivan trở thành “Sa hoàng thần thánh của toàn nước Nga”. Ivan IV quyết tâm thực hiện cải cách nước Nga ngu muội và lạc hậu, thành một đại đế quốc. Đầu tiên Ivan IV tuyên chiến với các nhà đại quí tộc nhằm thâu tóm quyền hành vào tay mình. Ivan tuyên bố: “Hai chữ quân chủ có nghĩa là chính quyền Sa hoàng không phải chịu bất kỳ một sự gò bó áp
58
đặt nào”, “trẫm sinh trong hoàng gia, lớn lên trong cung, hiểu rõ trong cung và thiên hạ, quân chủ Ruxi từ cổ tới nay đều do một người nhiếp chính, các đại thần quí tộc không được can dự”. Ivan thành lập hội các nghị sĩ tức Đuma quốc gia Nga chiếm địa vị đặc quyền, phế bỏ quyền tư pháp, quyền thu thuế và quyền hành chính của các nhà quí tộc địa chủ; phế bỏ quan lại cũ, trong tầng lớp dân thường bầu chọn ra các cấp quan lại mới; hạn chế các tăng ni giáo hội can dự triều chính; tịch thu các lãnh địa của quí tộc, lưu đầy các quí tộc nổi tiếng trước đó ra biên ải. Bắt đầu từ năm 1565, áp dụng triệt để chế độ quản lý phân theo địa hạt, xây dựng đặc khu trực thuộc Sa hoàng, thực hiện chính sách đàn áp mạnh trên phạm vi toàn quốc, trừng trị các nhà đại quí tộc thân hoàng thúc. Quân đội của Sa hoàng mặc áo bào đen, cưỡi ngựa ô, trên đầu ngựa treo hình đầu chó, tượng trưng cho sứ mệnh: Cắn chết kẻ thù của Sa hoàng, quét sạch chúng ra khỏi thủ đô. Trong suốt 7 năm, Ivan IV đã sát hại rất nhiều các nhà quí tộc và dân thường vô tội bằng cực hình như mổ bụng moi gan, rút gân… khiến ai ai cũng phải khiếp sợ. Trong 7 năm có hàng vạn người bị chết. Vì thế dân chúng gọi Ivan IV là “bạo chúa”, nghĩa là “Ivan Sa hoàng khủng bố”. Hàng loạt chính sách cải cách của Ivan đã đánh mạnh vào thế lực phong kiến, củng cố và tăng cường quyền thống trị của vương triều Sa hoàng. Sự độc tài, tàn bạo của Sa hoàng đã bị quảng đại nhân dân đứng lên chống lại. Đến cuối đời, tính tình Ivan càng tệ hại hơn, vui giận thất thường, đa nghi đố kỵ, chém giết lung tung.
Trong tác phẩm “Đại bạo chúa Ivan” của tác giả Henri Teluaya người Pháp có viết: “Ivan là con trai trưởng của Ivan bạo chúa, là người kế thừa vương vị trong tương lai, suốt ngày đêm luôn ở cạnh Ivan bạo chúa. Song bắt đầu từ năm 1581 trở đi, Ivan bạo chúa nảy sinh nghi ngờ Ivan có ý đồ chiếm đoạt ngôi báu, thế là quan hệ cha con trở nên căng thẳng. Ngày 15 tháng 11, Ivan bạo chúa nhìn thấy vợ của Ivan chỉ mặc một chiếc váy mỏng đi lại trong cung, vi phạm qui định phụ nữ Nga phải mặc ít nhất ba quần, trong cơn tức giận đã dang tay tát con dâu, làm cho con dâu đang mang thai bị xảy thai. Sau khi thái tử Ivan biết tin, Ivan làm ầm lên khiến cho Ivan bạo chúa càng tức giận hơn. Ivan lôi đế hét lên: “Đồ nghịch tử vô liêm sỉ!” Thế là lấy quyền trượng đầu bịt sắt vung về phía con trai, đâm đúng vào huyệt thái dương của Ivan, đây chính là tấn bi kịch “Ivan bạo chúa giết con”. Sau đó ít lâu vì vết thương quá nặng, Ivan đã không qua khỏi. Đây chẳng qua chỉ là một cách giải thích “nguyên nhân dẫn đến cái chết của Ivan” mà thôi. Tác giả cho rằng, ngày 15 tháng 11 năm 1581, cha con Ivan tuy xảy ra tranh cãi gay gắt, song người cha chỉ gõ nhẹ mấy cái lên đầu Ivan, không gây vết thương nặng. Thái tử Ivan cơ bản là do đau lòng vì mất con (vợ xảy thai) và hận cha dẫn đến tổn thương về mặt tâm lý, ngã bệnh rồi chết. Bằng chứng là dựa vào bức thư ngày 9 tháng 11 năm 1581 của Ivan bạo chúa có viết: “Ivan ngã bệnh đến hôm nay vẫn chưa khỏi”. Như vậy, Ivan bị ốm chết, chứ không phải là người cha sát
59
hại.
Rốt cuộc đâu đúng đâu sai, đến nay vẫn chưa ngã ngũ, hy vọng một ngày nào đó sự thật sẽ được sáng tỏ.
Nguyên nhân nào khiến Ivan bạo chúa đột tử?
Ngày 18 tháng 3 năm 1584. Ivan IV đột tử trong lúc chơi cờ, thọ 53 tuổi. Ivan IV là Sa hoàng đầu tiên trong lịch sử nước Nga. Tính tình của Ivan rất hung bạo và đa nghi, độc đoán chuyên quyền, vì thế được gắn biệt danh “bạo chúa”. Cái chết đột ngột của Ivan IV gây xôn xao dân chúng trong các tầng lớp xã hội. Để trấn an dư luận, triều đình chính thức công bố trước dư luận nguyên nhân cái chết. Hai tháng sau, con trai của Ivan IV là Ivan Rômanôp kế ngôi, trịnh trọng tuyên bố: “Tuân theo ý chỉ của thượng đế, phụ vương của ta - Sa hoàng vĩ đại đã tạ thế, người đã trở về thiên quốc, trao quyền cho con trai của Người”.
Nguyên nhân dẫn đến cái chết của Ivan IV chưa được giải thích rõ ràng, đến năm 1630, trong “Biên niên sử mới” đại giáo chủ Phâylalit viết: “Khi Ivan IV nhìn lên trời thấy sao chiếu bản mệnh đã mờ biết điềm báo mình sắp chết, thế là ít lâu sau mang bệnh nặng. Khi sắp lâm chung, ông bảo đại giáo chủ cạo trọc đầu làm tăng ni, lấy tên là Gioócna, rồi trao công quốc Matxcơva cho con trai… ngày 18 tháng 3 bay lên thiên đàng”.
Đây là cách lý giải Ivan bạo chúa tự nhiên bị chết. Cách giải thích này được rất nhiều người viện dẫn, có không ít các nhà sử học nhất trí với cách lý giải này. Hơn 300 năm sau, năm 1963 một chuyên gia nghiên cứu về Ivan IV đưa ra cách lí giải khác. Trong cuốn “Nghiên cứu về lịch sử thời phân chia địa hạt”, W. Sênôpxki có viết trong chương I với tiêu đề “Truyền thuyết đáng nghi ngờ”, cho rằng Ivan IV bị cận thần sát hại.
Trong mấy năm gần đây, các tư liệu lịch sử mới thu thập được ngày càng nhiều. Các nhà sử học từ trong cuốn “Biên niên sử Matxcơva” có viết: “Ivan Sa hoàng chết rất nhanh”, “Cận thần của Sa hoàng cho Người ăn thức ăn đã tẩm độc”. Một thương nhân tên là I. Ma-sa người Hà Lan miêu tả như sau: “Ivan IV còn chết sớm hơn so với thời gian mà các tư liệu khác đã ghi chép. Ông ta mang bệnh trong người, sức khỏe ngày càng tồi tệ, song vẫn chưa biểu hiện rõ cái chết đã cận kề. Tương truyền, một nhà quí tộc được Ivan IV sủng ái có đưa cho Ivan IV một đồ uống do Giôn Ainơphu pha chế, trong đồ uống có tẩm thuốc độc, Sa hoàng uống xong cái chết đến rất nhanh”. Về cái chết của Sa hoàng cũng được ghi chép trong một số tư liệu của vương quốc Ruxi. Đương thời, trong cuốn “Hồi ký”, Nôphuxki có viết: “Hắn ta (chỉ tên quí tộc được Sa hoàng sủng ái có mua thuốc chữa bệnh của một dược sĩ người Anh là Giôn Ainơphu), từ sau đợt mua thuốc này, y mới nảy sinh ý định hạ độc Ivan IV. Bởi y biết rằng nếu như không hạ độc Sa hoàng, thì sau này số phận của y
60
cũng sẽ bị xử tội như những nhà quí tộc khác. Những người thuộc hạ bị xử tội chết, trong con mắt của Ivan IV là rất bình thường, bởi vì Sa hoàng là một bạo chúa chưa từng có trong giai đoạn lịch sử trước đó”. Đây là những tư liệu viết về cái chết của Ivan IV, đã khiến cho các nhà sử học phải chú ý nghiên cứu lại nguyên nhân dẫn đến cái chết của Sa hoàng.
Trong số tài liệu thu thập được, đáng chú ý nhất là cuốn “Hồi ký” của Gie Cácxê là một nhân vật được phép ra vào cung đình, cũng là một trong một số người phát hiện ra Ivan IV đột tử. Hồi ký của Cácxê có độ tin cậy khá cao. Một số nhà nghiên cứu dựa vào hồi ký của Cácxê đã miêu tả rất sinh động quãng thời gian trước khi Ivan IV chết vài giờ: “Buổi trưa, hoàng đế đem bản di chúc của mình ra xem lại một lần nữa, song không ngờ người lại chết (vì trước đó Người đã được rất nhiều người tiến hành pháp thuật((1) Pháp thuật: cúng tế xua đuổi tà ma.1), sau mỗi lần pháp thuật dường như đã cứu sống người). Người luôn dặn dò ngự y của mình và dược sĩ Giôn Ainơphu chuẩn bị đầy đủ các loại thuốc cho mình, chuẩn bị cả nước để Sa hoàng tắm. Người còn sai thân tín đi tìm nữ chiêm tinh, để hỏi điềm báo ngôi sao chiếu mệnh Người, báo điềm gì…. Đến khoảng 3 giờ chiều, Sa hoàng đi tắm, vừa tắm Người còn vừa hát những bài hát ngày thường Người thích hát. Đến khoảng 7 giờ tối, Người ngồi trên long sàng, sai một thân tín khác là Biechin mang cờ đến. Đứng bên cạnh Người còn một số người hầu và cận thần thân tín khác nữa. Sa hoàng mặc một chiếc áo bào rộng, bên trong mặc một chiếc áo mỏng thường mặc vào mùa hè, dưới chân đi một đôi tất dài. Đột nhiên, toàn thân người mềm nhũn, ngã sấp mặt xuống đất. Những người đứng xung quanh bỗng nhốn nháo hẳn lên: người thì vực Sa hoàng ngồi dậy, người thì đi lấy thuốc và nước hoa hồng, có người vội đi gọi bác sĩ và mục sư… Lúc này Sa hoàng đã ngừng thở, cơ thể đã dần cứng lại”. Cuối cùng Cacxê kết luận: “Sa hoàng chết vì ngạt”.
Các nhà nghiên cứu thấy rằng, miêu tả của Cacxê không có gì mâu thuẫn với cách lí giải Sa hoàng bị hạ độc. Trước tiên, do bị hạ độc nên Sa hoàng ngã xuống đất, trong lúc rối loạn nhiều người vây quanh, dẫn đến Sa hoàng bị ngạt thở. Để chứng tỏ cách lí giải của mình là đúng, các nhà nghiên cứu còn dẫn ra rất nhiều chi tiết trong hồi ký của Cacxê.
Khi bước vào tuổi ngũ tuần, Ivan IV luôn ốm đau, Người lại còn cầu hôn với cháu gái của nữ hoàng Anh Êlidabet. Việc này có nguy cơ uy hiếp tới Catunốp và gia quyến. Bởi vì, thông gia với nữ hoàng Anh, tức là càng tăng thêm quyền lợi kế thừa ngai vàng của hậu duệ cháu gái nữ hoàng, như vậy sẽ bất lợi cho chồng của Êlinna là Catunốp. Vì thế các nhà quí tộc và công khanh thân với Êlinna cảm thấy rất oán hận và ghen ghét. Họ mật bàn với nhau, lập ra kế hoạch để phá hủy sự liên minh này.
Sa hoàng thẳng tay trừng trị những ai ngăn cản. Catunốp xin hộ cho họ, cũng 61
bị Sa hoàng không hề nể nang nện cho một trận đòn khá đau, đến nỗi Catunốp phải mời bác sĩ đến chữa trị tại nhà, một thời gian dài không đi lại được. Chính vì sự vắng mặt này của Catunốp khiến cho Sa hoàng sinh nghi. Ngoài ra, Sa hoàng còn thường xuyên bày trò rêu rao con dâu mình loạn luân, cũng khiến cho Catunốp phản bác lại.
Trong cuốn sách của mình, Cacxê đã viết lên một số nguyên nhân dẫn đến Biayxki quay lưng với Sa hoàng. Về cuối đời, Sa hoàng rất sợ phải sám hối, không đến nhà thờ rửa tội mà chỉ ở trong hoàng cung. Sa hoàng liền cho triệu 60 nhà chiêm tinh, bói toán, thầy bói, do đội ngũ cận vệ hoàng gia cai quản. Hàng ngày Sa hoàng lệnh cho Biayxki tìm hiểu những lời tiên đoán của thầy bói. Tương truyền, có một nhà chiêm tinh đã nói với Biayxki như thế này: “Các thiên thần tinh tú trên thiên đường đều cực lực phản đối Sa hoàng”. Thậm chí nhà chiêm tinh còn tiên liệu cả ngày chết của Sa hoàng, song tất cả sự việc này Biayxki không báo cáo lại cho Sa hoàng, nên Sa hoàng không hề hay biết gì cả. Sa hoàng tức giận quát to: “Ngay trong ngày hôm nay thiêu chết tất cả các nhà chiêm tinh, bói toán, nhằm che đậy lời tiên đoán, đồng thời chém đầu Biayxki để bịt mọi rò rỉ”. Sau đó ít lâu, những lời tiên đoán của nhà chiêm tinh đã trở thành hiện thực. Ngày đáng lẽ ra tất cả bọn họ bị hành quyết, trở thành ngày tận thế của Sa hoàng.
Tóm lại, cái chết của Sa hoàng vẫn là một điều bí ẩn. Cho đến nay tồn tại hai loại lý giải. Loại thứ nhất, đa số cho rằng Sa hoàng chết là hiện tượng xảy ra tự nhiên. Loại thứ hai, cho rằng Sa hoàng bị hạ độc. Cách lý giải của loại thứ hai, xem ra có vẻ huyền bí hơn. Nhờ có giám định của khoa học hiện đại, đưa ra một chứng cứ rất mạnh: Năm 1963, tại một nhà thờ ở Matxcơva, các nhà khoa học đã khai quật lăng mộ của Ivan IV và một số ngôi mộ khác. Dùng phương pháp phân tích hóa học trên di thể Ivan IV. Kết quả phân tích đã tìm thấy hàm lượng thủy ngân rất lớn trong cơ thể Ivan IV, căn cứ vào ý kiến của pháp y, “không thể loại trừ khả năng Ivan IV bị hạ sát bằng độc dược mạnh, hoặc bằng cách hạ độc từ từ”.
Nguyên nhân cái chết của sa hoàng Pie III?
Ngày 24 tháng 6 năm 1762, cung đình nước Nga xảy ra đảo chính, người bị lật đổ là Pie III, người phát động cuộc đảo chính chính là vợ của Pie, hoàng hậu Catơrin. Ngày 18 tháng 7, Pie III bị giam trong ngục đột nhiên bị chết. Nguyên nhân nào dẫn đến cái chết bất đắc kỳ tử của Pie? Cái chết của Pie có liên quan gì tới Catơrin hay không?
Đại đế Pie I hùng tài thao lược băng hà năm 1725, từ đó về sau nước Nga chìm ngập trong chiến tranh loạn lạc liên miên. Trong khoảng thời gian 37 năm (từ năm 1725 - 1762) thay đổi ba đời Sa hoàng, ba nữ hoàng. Năm 1741 Êlidabet kế vị, một nữ hoàng tầm thường trị quốc vô đạo, lại chỉ mải vui chơi hưởng lạc, hoang dâm vô độ. Năm 1742, nữ hoàng chọn con trai của em gái
62
ruột mình là Anna, là người kế thừa ngôi báu. Pie (Pie là con trai của Anna) từ nhỏ sống ở Đức, là người sùng bái cuồng nhiệt nền văn hóa Đức và chế độ quân sự Phổ, còn đối với Tổ quốc mình thì không hề có cảm tình gì. Sau khi trở về nước Nga, Pie công khai tuyên bố Nga là một nước đáng ghét nhất, nên không có hứng thú trị vì quốc gia này.
Catơrin tên thật là Sôphia, sinh ở Đức, là một cô công chúa nhỏ trong một gia đình đã phá sản. Khi biết tin mình sẽ được làm hoàng hậu trong tương lai (bởi Catơrin là vợ chưa cưới của Pie III, hoàng đế tương lai của nước Nga), Catơrin vô cùng phấn khởi, nàng được mẹ tháp tùng, mang theo một số nữ trang tồi tàn: hai ba bộ quần áo, một tá áo lót, một tá bít tất và khăn tay, vượt qua một cuộc hành trình dài tới thủ đô của nước Nga. Để tương xứng với danh hiệu hoàng hậu trong tương lai, nàng vùi đầu học tiếng Nga, thay đổi tín ngưỡng từ Thiên chúa giáo sang Cơ đốc giáo chính thống. Nàng đã dùng tiếng Nga khá chuẩn của mình đọc các lời thề của kinh thánh Cơ đốc giáo, khiến cho đại giáo chủ và các tín đồ ngồi nghe cảm động rơi lệ. Tháng 8 năm 1745, Pie III kết hôn với Catơrin. Sau buổi kết hôn, Catơrin mới phát hiện thấy chồng của mình rất không chung thủy, thường ngang nhiên đưa gái lạ về nhà, tỏ ý răn đe nàng. Về phía Êlidabet, bà cảm thấy không yên lòng khi thấy Catơrin từ nước khác đến, nên đã thường xuyên cho người giám sát Catơrin chặt chẽ, chặt đến nỗi khiến cho phu nhân trẻ tuổi, từ trong tâm khảm đã xuất hiện mầm mống của sự trả thù. Catơrin càng ra sức học tập, đọc sách để nắm bằng được phương sách trị quốc. Trong thư gửi cho mẹ, Catơrin đã viết: “Con không lúc nào rời quyển sách, lúc nào con cũng cảm thấy đau khổ, không bao giờ được vui vẻ”. Trong giới chính trị và quân sự, Catơrin tìm mọi cách lôi kéo bè cánh thân tín, bố trí các tình nhân của mình vào các vị trí trọng yếu của triều đình, tích cực chuẩn bị kế hoạch đoạt quyền. Catơrin đã hạ quyết tâm trong nhật ký của mình như sau: “Sớm muộn gì ta cũng phải đạt bằng được mục đích, ta phải là nữ hoàng của nước Nga!”
Năm 1761 nữ hoàng Êlidabet qua đời, Pie kế vị, là Pie đệ tam (Pie III). Vì do cục diện chính trị quốc gia trong một thời gian dài ở trong tình trạng rối ren, nên lòng người trong các giai tầng xã hội vẫn chưa ổn định. Pie III mới lên ngôi, lại thường xuyên tự gây tiếng xấu cho mình, tự ý thay đổi chế độ và pháp luật hiện hành, ban hành hàng loạt chính sách gây tổn hại tới lợi ích của giáo hội và quí tộc, vấp phải sự phản đối của tầng lớp thượng lưu. Đặc biệt là chính sách đối ngoại, ông làm cho lợi ích của nước Nga sắp đến tay, bỗng chốc tan thành mây khói. Được sự ủng hộ của Phrêđơrich Đại đế II, Pie III đã đoạn tuyệt quan hệ với hai đồng minh cũ là Pháp và Tây Ban Nha, đồng thời xuất binh giúp Phổ tấn công áo. Trong ngày quốc tang nữ hoàng, Pie bỏ mặc, công khai miệt thị lời văn tế vô vị nhạt nhẽo. Còn hoàng hậu Catơrin toàn thân mặc áo tang, lòng nặng trĩu đau buồn, nhất nhất tuân theo nghi thức tế lễ của nhà thờ. Sự dịu dàng đôn hậu, độ lượng của Catơrin đã được rất nhiều
63
người yêu quí, còn sự thô bạo của Pie III thì bị rất nhiều người khinh thường. Cùng trong thời gian này, tình nhân của Catơrin, đứng đầu là anh em nhà Âurơnuaphu chỉ huy quân cấm vệ, đang mật bàn kế hoạch lật đổ Pie III. Lúc bấy giờ đại sứ Pháp ở Nga là bá tước Maiexi, gửi về Pháp một bức công hàm: “Cuộc cách mạng trong cung đình sẽ là niềm hạnh phúc của nước Nga, đặc biệt sẽ là hạnh phúc của các nước đồng minh”.
Ngày 24 tháng 6 năm 1762, Pie III rời thủ đô đến Xanh Pêtecbua để chuẩn bị cho cuộc phát động chiến tranh tấn công Đan Mạch. Pie III để Catơrin ở lại thủ đô. 5 giờ sáng ngày 9 tháng 7, hai anh em nhà Âurơnuaphu đến phòng ngủ của hoàng hậu, đánh thức Catơrin dậy, nói vẻn vẹn một câu: “Dậy đi! Mọi công tác chuẩn bị cho nàng lên ngôi đã hoàn tất rồi!” Hoàng hậu vội vàng mặc quần áo, không kịp cả chải đầu và trang điểm, leo lên một chiếc xe ngựa kéo tồi tàn, nhanh chóng đến đại bản doanh của quân cấm vệ. Trong tiếng tung hô vang trời “nữ hoàng vạn tuế” của binh sĩ, Catơrin tuyên bố mình là nữ hoàng mới của nước Nga. Các sĩ quan cấm vệ không cùng vây cánh, không hề phản kháng gì, tất thảy đều qui phục theo Catơrin. Tân nữ hoàng mặc quần áo nhung, dẫn đầu bốn ngàn quân cấm vệ tiến thẳng vào thành. Pie hay tin vội trở về thủ đô, Catơrin đã khống chế được toàn cục. Nữ hoàng mới từ chối lời đề nghị phân chia quyền lực với Pie, Pie III nhu nhược bất tài đành phải tuyên bố thoái vị, Catơrin chính thức tuyên bố đăng quang nữ hoàng, sách sử gọi là Catơrin II. Ngày Catơrin tuyên bố đăng quang cũng chính là ngày Pie III bị chết đột ngột trong nhà giam.
Nguyên nhân nào dẫn đến cái chết của Pie III? Có người cho rằng Pie III bị hạ độc, trong hồ sơ của bộ Ngoại giao Pháp ghi chép: “Môi của Pie III bị sưng lên”. Có người cho rằng, Pie III uống rượu say, sau cuộc rượu xảy ra ẩu đả, ai đó đã lỡ tay đánh chết Pie III. Cũng có người lại cho rằng, để trừ hậu họa, nữ hoàng đã mật lệnh sai người sát hại Pie III.
Trong cung đình phong kiến của nước Nga cổ, luôn xảy ra các cuộc tranh giành quyền bính, âm mưu lừa gạt, đảo chính trong cung đình và chuyên chế độc tài có thể nói là anh em sinh đôi, mà trong đó Pie III là vật hy sinh của chuyên chế độc tài. Cái chết của Pie III vẫn còn là một ẩn số, có rất nhiều cách lý giải khác nhau, tựu chung ta có thể khẳng định ở hai điểm sau:
Một là, Pie III chết là do bị mưu sát.
Hai là, Catơrin hoặc là trực tiếp, hoặc là gián tiếp có liên quan đến cái chết của Pie III.
Sa hoàng Ivan bị giam giữ chết bởi bàn tay của ai?
Đêm khuya của một ngày mùa thu năm 1756, tin tức về một tù nhân 16 tuổi lan truyền khắp nước Nga, lính coi ngục không biết họ tên là gì, chỉ gọi là “tù nhân số 1”. Người đó là ai? Thân phận của người đó là Sa hoàng thứ VIII
64
thuộc vương triều Rômamôp - tức là Ivan VI.
Ivan VI là do Anna - cháu gái của Pie I sinh ra, bố là thân vương A.D.Uốclixi người Đức. Tháng 10 năm 1740, khi Ivan đang còn nằm trong tã lót đã trở thành Sa hoàng của nước Nga. Vì Ivan VI lúc đó mới 3 tháng tuổi, nên được mẹ đẻ Anna nhiếp chính, trông coi mọi việc. Dựa vào danh nghĩa của đứa trẻ đang bú, (họ Anna và những người thân cận) ban bố các sắc lệnh: bổ nhiệm và bãi miễn các đại thần, phát động chiến tranh, gây cảnh nồi da nấu thịt, dân chúng ai oán. Chỉ khi nào vào ngày quốc khánh hoặc các đại sứ trình quốc thư, họ mới bế Ivan tới tiếp kiến. Ngày 24 tháng 11 năm 1741, cung đình nước Nga lại xảy ra đảo chính, Êlidabet - con gái của Pie I được hoàng tộc và quân cấm vệ ủng hộ, bắt giam Ivan VI và bắt giam cả bố mẹ Ivan, tự lập mình lên ngôi nữ hoàng, thế là Ivan VI nhỏ tuổi lên ngôi vừa được 13 tháng đã bị rời khỏi vũ đài chính trị để vào nhà giam. Để đề phòng có người mượn danh nghĩa của Ivan VI làm phản, nữ hoàng Êlidabet hạ lệnh tách Ivan VI đang thơ dại ra khỏi bố mẹ, giam riêng một nơi khác. Từ đó trở đi, Ivan VI phải xa cha mẹ, làm bạn với cai ngục. Từ nhỏ đến tuổi thiếu niên, Ivan VI chưa từng nhìn thấy mặt trời, cũng chưa từng được nghe tiếng chim hót, tiếng côn trùng kêu, ngoài số cai ngục được tiếp xúc với Ivan VI ra, không ai được phép đến gần. Năm 1756, Ivan VI vừa tròn 16 tuổi, bị bỏ vào một túi kín, bí mật áp giải đến Shilisebao, với biệt danh là “tù nhân số 1”, giam riêng một phòng, không ai biết được thân phận, và họ tên của Ivan VI. Hai sĩ quan quân cấm vệ phụng mệnh Êlidabet giam giữ Ivan VI đã tuyên thệ: Cứ nửa tháng viết một báo cáo về tình hình “tù nhân số 1”, bí mật gửi về thủ đô. Phòng giam Ivan VI rất kín không thông gió, không nhìn thấy mặt trời, trong phòng giam tối tăm, ẩm thấp, nhớp nháp bẩn thỉu, thi thoảng Ivan VI được nghe lời rửa tội của linh mục, còn không được nghe lời nói của ai nữa. Mỗi khi lao công vào phòng quét dọn, Ivan VI đều phải trốn vào sau tấm bình phong. Ivan dù đang ốm nặng, cũng không cho thầy thuốc vào cứu chữa, mà chỉ được phép ngồi sau tấm bình phong nghe linh mục rửa tội. Sống lâu trong phòng giam tối đã ảnh hưởng rất lớn tới thể chất, tâm lí và tính cách của Ivan VI. Đầu tóc Ivan rối bù, da trắng bệch, mắc nhiều bệnh, đôi mắt đờ đẫn mờ đục. Hàng ngày Ivan ngoài thời gian đọc “Thánh kinh” và “truyện lịch sử” ra, tất cả thời gian còn lại ở trong trạng thái trầm tư. Ivan VI nhiều lần đau khổ, tuyệt vọng gào to: “Ta là ai? Ta từ đâu tới đây?” Lính cai ngục ngoài việc nói Ivan VI tên là “Cli Cao ki” ra, không hề nói gì nữa. Cứ như thế, như thế, Ivan VI lớn lên trong tù, không hề biết tình hình xã hội bên ngoài đang thay đổi, không biết nữ hoàng Êlidabet đã chết, không biết Pie III và Catơrin II lên ngôi Sa hoàng. Trong thời gian Pie III và Catơrin chấp chính từng bí mật tới Shilisebao thăm Ivan VI, song luôn phải ngồi sau bức bình phong, Ivan VI làm sao có thể biết được thân phận của người đến thăm mình. Năm 1762, Catơrin II bước qua xác chồng leo lên ngai vàng. Sau khi Pie III chết, Catơrin II lo sợ nguy cơ có
65
người suy tôn Ivan VI lên ngôi Sa hoàng, liền ra chỉ dụ, lệnh cho hai quan cai ngục Phulasôp và Chechin: “Bất kỳ ai khi chưa có chỉ dụ của nữ hoàng, hoặc mệnh lệnh của Viện cơ mật (trung ương) mà có ý đồ vào phòng giam tù nhân số 1, thì tiền trảm hậu tấu. Còn nếu như có kẻ nào đó định cướp tù, thì giết ngay Ivan VI”. Tối ngày 5 tháng 7 năm 1764, mọi người mới phát hiện trên người Ivan VI bị đâm nhiều nhát kiếm, chết gục trên vũng máu. Thế là Ivan VI mới 24 tuổi đầu, 23 năm sống trong chấn song sắt, trở thành vật hy sinh của cung đình Nga. Bốn ngày sau, Catơrin II khi biết tin này, mừng rỡ nói: “ý trời thật là thần kỳ, không ai có thể biết trước!” Ngày 17 tháng 8, Viện cơ mật tuyên bố: “Nguyên Sa hoàng Ivan VI vì bệnh nặng đã qua đời”.
Nguyên nhân nào khiến Ivan VI bị chết? Ivan bị chết bởi bàn tay của hung thủ, trong rất nhiều sách sử đều viết như vậy. Song chết bởi bàn tay của ai? Chết trong trường hợp nào? Còn rất nhiều điều phải bàn cãi. Một loại ý kiến lưu hành khá rộng rãi trong dư luận cho rằng, hai quan cai ngục Phulasôp và Chechin đã ra tay. Lý do là: từ năm 1756 Ivan VI bị áp giải tới Shilisebao, hai người này phụng mệnh giam giữ Ivan VI. Theo lệnh cấp trên, hai người này ở trong một ngôi nhà nhỏ ngay cạnh phòng giam, không được thông tin với người khác, không được rời phòng giam nửa bước, không được gặp gỡ bạn bè, người quen, cũng không được vào phố vui chơi du ngoạn, vì thế hai người này chẳng khác gì can phạm bị tù chung thân, “tù nhân số 1” ngày nào còn chưa chết, thì họ còn ngày đó mất tự do. Họ đã nhiều lần đệ đơn lên cấp trên yêu cầu cho thay người khác, song cấp trên ngoài việc liên tục thăng chức quan và tăng lương cho họ ra, còn tất cả các yêu cầu khác cấp trên không duyệt. Vì thế họ bị “giam cầm” trong 8 năm cuối cùng họ không thể chịu được nữa, liền giết chết Ivan VI để tự giải thoát cho mình.
Một loại ý kiến khác, rất nhiều người cho rằng, thiếu uý Milô Uâyxi ủng hộ Ivan VI làm Sa hoàng, đang lúc chuẩn bị phát động cuộc đảo chính, quan cai ngục vì quá bức bách đành phải sát hại Ivan VI. Milô Uâyxi là một sĩ quan cấp hàm thiếu uý đồn trú ở cạnh Shilisebao, sau khi biết rõ thân phận và họ tên thật của “tù nhân số 1”, liền lên kế hoạch chuẩn bị lật đổ Catơrin II, đưa Ivan VI lên làm hoàng đế. Tối ngày 5 tháng 7, thiếu uý dẫn quân xông thẳng vào phòng giam Ivan VI, Phulasôp và Chechin tuân theo chỉ dụ của Catơrin II, dùng kiếm đâm chết Ivan VI.
Là thật là giả, thật khó kết luận, rất cần các nhà nghiên cứu sử học lý giải.
Có phải Alêchxanđrơ I giết cha đoạt ngôi báu?
Alêchxanđrơ I((1) Alêchxanđrơ I nắm quyền từ năm 1801 1825.1) là Sa hoàng thứ 13 thuộc vương triều Rômanôp, người đời sau gọi là “Sa hoàng thần bí”. Thời gian nắm quyền tuy không dài, song đã để lại cho hậu thế rất nhiều điều bí ẩn. Alêchxanđrơ I rốt cuộc có phải là người giết cha đoạt ngôi
66
hay không, đến nay vẫn là một bí ẩn. Paolô là phụ thân của Alêchxanđrơ, cũng là con trai của Catơrin II, là sản phẩm của cuộc tình mây mưa giữa nữ hoàng với người tình Sanhi Tikhanôp. Ngay sau khi Paolô được sinh ra, Catơrin II đã rất lạnh nhạt với đứa con không nên được sinh ra này, thậm chí chưa từng một lần âu yếm đứa con do chính mình đẻ ra. Sau khi Paolô đến tuổi trưởng thành, quan hệ giữa hai mẹ con càng trở nên căng thẳng. Paolô oán trách mẫu thân đã đẻ ra mình là một người “không đàng hoàng”, hận mẫu thân giữ ngôi quá lâu, khiến cho mình không thể trở thành một Sa hoàng hiển hách, vì thế suốt ngày buồn bã trầm tư, không màng đến chính sự, chỉ chú tâm vào việc thao luyện quân đội. Quan hệ mẹ con trong thời gian dài xảy ra “chiến tranh lạnh”, cả hai đều tránh gặp mặt nhau. Sau khi cháu nội ra đời, bản tính của người mẹ trong lòng Catơrin II đã thức tỉnh, bà đã quyết định chọn Paolô là người kế vị ngai vàng, đồng thời đích thân bà đặt tên cháu mình là Alêchxanđrơ, kỳ vọng sau này cũng có được tính cách và công lao như Alêchxan của vương quốc Anh.
Bà toàn tâm toàn ý vào việc dạy dỗ cháu nội, dù bận trăm công ngàn việc, bà vẫn bỏ ra không ít thời gian lên kế hoạch dạy dỗ cháu. Alêchxanđrơ dần lớn lên theo năm tháng, đồng thời cũng dần dần hiểu được bản thân mình đang sống trong một môi trường hư vinh, bề ngoài thì hào hoa tráng lệ, đầy ắp lời hát tiếng cười, còn thực tế bên trong tiềm ẩn một cuộc tranh giành, lừa gạt quyết liệt. Alêchxanđrơ cũng dần dần biết được sự bất hòa nghiêm trọng giữa cha mình và bà nội, buộc Alêchxanđrơ phải vào cuộc. Alêchxanđrơ tuy chưa đến tuổi thành niên, song cũng hiểu được rằng, bà nội đầu đội vương miện có thể cho mình tất cả, còn người cha thì không được coi trọng. Mặc dù phụ thân luôn cố quan tâm tới thân mẫu đã ngoại lục tuần (hơn 60 tuổi), đi lại đã khó nhọc, song vẫn không được bà yêu quí. Paolô vẫn cố lấy lòng Catơrin, cố ý tỏ rõ mình là người thông minh bác ái để được thân mẫu khen, dường như không có ngày nào là không viết cho nữ hoàng một bức thư, “thân mẫu yêu quí nhất của con, con đã thấu hiểu được lòng yêu quí sâu sắc của thân mẫu đối với con, con cũng kính yêu thân mẫu sâu sắc như vậy…”, sống trong cuộc sống cung đình thời niên thiếu và sống trong hoàn cảnh đặc biệt này đã tạo cho Alêchxanđrơ tính cách đa nghi và mẫn cảm.
Catơrin đã đến tuổi chiều tà xế bóng, coi việc chọn người kế vị là đại sự quốc gia. Vì bà thất vọng và ghét Paolô, nên đã lập Alêchxanđrơ là người kế thừa ngôi báu của mình. Bà bí mật thảo một bản chiếu thư, tuyên bố phế Paolô kế thừa ngôi báu, lập Alêchxanđrơ làm Sa hoàng mới trong tương lai. Bà chuẩn bị đến ngày 24 tháng 11 năm 1796, tức là ngày thánh của Catơrin, chính thức công khai tuyên bố bản chiếu thư này trước bàn dân thiên hạ. Trong cung bà công khai nói rõ: “Chỉ có cháu Alêchxanđrơ mới có thể đảm đương được triều chính”. Sau khi Alêchxanđrơ biết được tin này, lập tức viết thư cho tổ mẫu: “Nữ hoàng bệ hạ đức cao ân rộng, bệ hạ đã viết chiếu thư, đọc lên cháu đã
67
hiểu nhiều điều. Hậu ái của bệ hạ, long ân của bệ hạ, dù cho phơi bày hết cả gan ruột của mình ra, cháu cũng chỉ báo đáp được một phần rất nhỏ của ơn sâu ấy. Cháu sẽ cố gắng cai trị đất nước, quyết không phụ kỳ vọng của bệ hạ”. Alêchxanđrơ cũng viết thư gửi cho phụ thân Paolô, đầu bức thư gọi Paolô là “hoàng đế bệ hạ”, biểu thị truyền ngôi trong nội bộ cung đình, thực chất là nói bóng nói gió, “nhi thần vô ý kế thừa ngôi báu”.
Một sự việc bất ngờ xảy ra đã khiến cho hy vọng của Alêchxanđrơ trở thành số không. Catơrin II 67 tuổi hoang dâm vô đạo, ngày 4 tháng 11 năm 1796 đột nhiên bị trúng gió, ngự y sau khi chẩn đoán, nói rằng Catơrin II chỉ sống được ngày một ngày hai nữa thôi, Alêchxanđrơ lo lắng, lòng như thiêu như đốt, suốt ngày túc trực bên cạnh tổ mẫu. Paolô biết tin cũng vội vã vào cung, song không phải là vào thăm mẫu thân, mà là để dò la tin tức chiếu thư phế truất mình kế thừa ngôi báu đã lan truyền trong cung từ trước đó ra sao, cuối cùng đã tìm thấy bản chiếu thư để trên giá trang điểm, Paolô lập tức phi tang. Ngày 6 tháng 11, nữ hoàng Catơrin II hiển hách một thời đã trút hơi thở cuối cùng. Một nhà thờ nhỏ trong cung đình đã bày biện trước ngai vàng dùng cho hoàng đế đăng quang tuyên thệ, Paolô khốn khổ chờ đợi suốt 34 năm ròng, cuối cùng đã được ngồi vào ngai vàng của hoàng đế. Paolô sau khi lên ngôi liền đi ngược lại chính sách của Catơrin II, tước bớt địa vị và lợi ích của quân nhân, tăng cường kiểm tra sách báo, thực hiện biện pháp đàn áp khủng bố mạnh, khiến cho các giai tầng trong xã hội oán ghét. Trong chế độ chuyên chế phong kiến, nếu như người thống trị tối cao gây nhiều thù oán, nhưng không chịu nhượng bộ, thì chỉ còn biện pháp duy nhất là bí mật đảo chính, huống hồ là ở trong cung đình nước Nga đã có tiền lệ. Thế là hình thành một tập đoàn các nhà quí tộc trong cung đình, các đại sứ nước ngoài ở Nga, do một sĩ quan cấm vệ cầm đầu bàn kế hoạch chống lại Paolô I. Ngày 11 tháng 3 năm 1801, nhóm phản đối cho rằng, sự việc đã đến nước này không được chậm trễ, cần phải ra tay ngay, đến 11 giờ đêm, họ xông thẳng vào tẩm cung của hoàng đế. Đối mặt với đông người mặt đầy sát khí, Paolô I sợ hãi hỏi: “Các khanh định làm gì trẫm? Tại sao đêm khuya lại xông vào đây?” Bânicơlin dẫn đầu đám thân tín tuyên bố: “Bệ hạ bất tài không thể đảm đương gánh vác đại sự quốc gia, khiến cho mọi sinh linh phải điêu đứng, yêu cầu ký vào bản thoái vị!” Paolô I liều chết từ chối, trong lúc mọi người xô đẩy, ngọn nến phụt tắt, trong đêm tối, có người luồn dây vào cổ Paolô thít chặt, vài phút sau Paolô đã về cõi chết. Ngay trong đêm đó, Alêchxanđrơ đứng trước bá quan, với giọng vừa khóc vừa tuyên bố: “Phụ thân của ta không may bị trúng gió độc đã qua đời. Dưới quyền cai trị của ta, tất cả đều sẽ được làm theo phương sách của tổ mẫu đáng kính”. Nước Nga bắt đầu bước vào thời kỳ cai trị của Alêchxanđrơ.
Việc Paolô I bị chết là hai năm rõ mười, song liệu Alêchxanđrơ có can dự vào hoạt động này không, có rất nhiều ý kiến khác nhau. Chủ yếu phân thành ba loại lý giải:
68
Loại 1, Alêchxanđrơ trực tiếp nhúng tay vào việc bàn mưu kế hoạch này, thậm chí em trai của Alêchxanđrơ đích thân vào cuộc sát hại Paolô I trong đêm ngày 11 tháng 3.
Loại 2, cho rằng Alêchxanđrơ đã biết trước kế hoạch mật này, tể tướng Pan ning đã úp úp mở mở tiết lộ kế hoạch này cho Alêchxanđrơ, khi thấy Paolô từ chối thoái vị, không lộ diện ngăn cản, mà đứng ở ngoài xem hướng phát triển của sự việc.
Loại 3, cho rằng, về mặt luân thường đạo lý, tình cảm cha con, Alêchxanđrơ không thể can dự vào hoạt động bí mật này. Bởi vì tình cảm cha con của họ từ trước đến nay đều rất tốt. Paolô kế vị, sau đó sẽ truyền ngôi cho con trai trưởng là hợp pháp, vì thế Alêchxanđrơ không có lý do gì phải vi phạm qui luật này.
Alêchxanđrơ I rốt cuộc có phải là người giết cha đoạt ngôi báu hay không, đến nay vẫn chưa sáng tỏ.
Alêchxanđrơ đệ nhất có tình ái với em gái ruột của mình không?
Cả cuộc đời của Saclơ Alêchxanđrơ có rất nhiều điều bí ẩn, mà trong đó có một bí ẩn, liệu quan hệ của Alêchxanđrơ với người em gái ruột của mình là Catơrin chỉ đơn thuần là tình cảm giữa anh trai và em gái, hay là mối tình loạn luân mất hết nhân tính?
Paolô I và hoàng hậu Maria Phâyđôlôpna cả thảy sinh ra được 3 trai 3 gái. Trưởng nam là Alêchxanđrơ, trưởng nữ là Catơrin. Có lẽ là do bị ảnh hưởng bởi cuộc sống phóng đãng của nữ hoàng Catơrin II, ảnh hưởng của cuộc sống ăn chơi trác táng trong cung đình, ngay từ tuổi thiếu thời, Alêchxanđrơ đã mắc vào chuyện tình ái nam nữ. Dưới sự bao che của bà nội, ngày 28 tháng 9 năm 1793, hoàng thái tử của nước Nga 16 tuổi đã kết hôn với công chúa Lui (sau này đổi tên là Êlidabet) của vương quốc Ba-den. Alêchxanđrơ suốt ngày chìm đắm trong sự dịu dàng và sắc đẹp của vợ. Song chỉ ít lâu sau, Alêchxanđrơ bắt đầu tìm chọn hoa thơm cỏ lạ, đặc biệt là sau khi được kế thừa ngôi báu, chuyện này tiếp diễn ngày càng mãnh liệt hơn. Do Alêchxanđrơ ở địa vị tối cao, nên đương nhiên xung quanh ông có rất nhiều người đẹp. Ông đã từng chung chăn gối với các phu nhân của giới thượng lưu ở thủ đô, chung chạ với ca sĩ Phaylit của nước Pháp, thậm chí trong một lần đi thăm nước Phổ, đã liếc mắt đưa tình với hoàng hậu Phổ, khiến cho trái tim của hoàng hậu phải xao xuyến. Song Saclơ đã biết cách tự điều chỉnh trong tình ái, nhìn chung chỉ bó gọn trong phạm vi tỏ tình yêu đương thuần khiết, do đó mà một thân tín của ông đã nói: “Người đẹp nào đã được Alêchxanđrơ yêu, thì người đó không phải lo tới thanh danh của mình, đồng thời không phải lo nguy hiểm tới tính mạng”. Ngoài ra, phu quân của các quí phu nhân, họ không cảm thấy nhục nhã khi biết vợ mình đã chung chăn gối với
69
Alêchxanđrơ, ngược lại họ cho đó là niềm vinh dự, thậm chí họ còn muốn cuộc tình đó được duy trì lâu hơn nữa. Tất cả bề trên, kẻ dưới trong cung đình, đối với sự phong tình của Saclơ, từ lâu đã quen, cho là lẽ thường tình, họ chỉ ngấm ngầm bàn tán quan hệ bí mật giữa Alêchxanđrơ với em gái ruột là Catơrin.
Catơrin có dung nhan tuyệt đẹp, một nhà sử học đương thời ca ngợi sắc đẹp của Catơrin như sau: “Mắt rực sáng như lửa, lưng eo như nữ thần”, phu nhân thân vương Lioen ca ngợi Catơrin “có làn da trắng mịn mỡ màng, có bộ tóc tuyệt vời”. Mọi người đều công nhận Catơrin có sắc đẹp mê hồn, tài hoa xuất chúng, song có tính kiêu ngạo, tự phụ, cử chỉ dung tục, có khi cử chỉ nói năng quá quắt, khiến mọi người xa lánh. Quan hệ của Alêchxanđrơ với em gái Catơrin là rất không bình thường, họ thường ngồi riêng với nhau rất lâu, chuyện trò với nhau đến khuya, có lúc họ có động tác thân mật thái quá, bị những người trong cung nhìn thấy. Anh em trong gia đình thường yêu thương, gắn bó với nhau, song sự thân thiết trong quan hệ của hai anh em Alêchxanđrơ quả thực khiến mọi người rất đỗi nghi ngờ. Hai người ở chung trong một hoàng cung, sớm tối luôn gần nhau, thế mà cứ vài ngày lại viết thư cho nhau, nếu như Alêchxanđrơ bận đi tuần thú hoặc đi thăm nước ngoài, thì thư từ qua lại càng nhiều hơn. Trong thư Alêchxanđrơ gửi cho em gái thường viết những câu: “Tạm biệt nguồn sáng trong mắt anh, thần yêu của tim anh, sắc đẹp thế kỷ của anh, vật báu của thế giới tự nhiên”, normal “cái mũi nhỏ (là biệt hiệu của Catơrin) của anh hiện đang làm gì? Anh muôn hôn vào cái mũi nhỏ của em xiết bao!…”; “nếu như em là một người điên, chí ít là một người điên đáng yêu có một không hai trên đời này, thì anh cũng nguyện mình trở thành một người điên…”; “Biết mình được em yêu, đó là nguồn nước mát tưới cho hạnh phúc của anh”; “Bởi vì em là báu vật hoàn mĩ nhất trên thế giới này!”; “Anh yêu em điên cuồng!… mỗi khi nhìn thấy em, anh vui mừng như phát điên lên, anh như một con quỉ, chạy lung tung khắp nơi, hy vọng được ngả vào lòng em, để được thưởng thức ngọt ngào”; “Đáng tiếc, anh không thể như những ngày đã qua (là đôi chân của em, em có biết không?), không thể vào phòng em hôn em những cái hôn nồng cháy”. Những câu “từ ngữ êm tai” này rốt cuộc là sự biểu lộ của tình cảm anh trai em gái tinh khiết, hay là sự hỗn tạp loạn luân của hai thái cực đang yêu nhau say đắm? Sau khi Alêchxanđrơ biết tin Maria Nalichin, một người tình chung sống với nhau trong một thời gian dài mang thai hoàng tử, người đầu tiên được báo tin này là Catơrin, trong thư viết: “Anh đang ở nhà viết thư cho em, con của người bạn anh đã có lời hỏi thăm em… hạnh phúc của một gia đình nhỏ của anh và tình cảm sâu sắc của em dành cho anh, đều là lực hấp dẫn của riêng anh trong cuộc sống”. Năm 1808 hoàng đế uy vũ lẫy lừng châu Âu Napôlêông đột nhiên cầu hôn với Catơrin của nước Nga, khiến cho Alêchxanđrơ rất không vui. Alêchxanđrơ quyết không chịu gả em gái yêu của
70
mình cho tên “quái vật ăn thịt người” của nước Pháp. Nén bực tức trong lòng, Alêchxanđrơ uyển chuyển từ chối: “Nếu như chỉ có một mình ta đứng ra làm chủ, thì ta rất lấy làm bằng lòng. Song ta không thể đứng ra làm chủ một mình được, mẹ ta đối với con gái của mình, bà cũng có quyền quyết định, nên ta không được phép trái ý bà. Để ta lựa lời khuyên giải bà ấy xuôi lòng. Có khả năng bà ấy đồng ý, song việc này ta không dám chắc”. Phản ứng của Catơrin về việc này lại khác hẳn, một mặt nàng tỏ ý không muốn rời xa “anh trai yêu dấu” để sang nước khác, một mặt nàng lại trách huynh trưởng đã vội vàng từ chối. Alêchxanđrơ sợ Napôlêông lại gây khó dễ, liền vội vàng gả em cho một công tước người Đức tướng mạo bình thường, địa vị tầm tầm, tính khí cục cằn. Đến tháng 1 năm 1809, tổ chức hôn lễ cho em gái, sau lễ cưới, Catơrin thường xuyên ở trong nhà thánh Pie. Đáng thương cho công tước người Đức, năm 1812 ngã bệnh rồi vội vã ra đi, tình cảm giữa anh trai và em gái trở lại như xưa.
Rốt cuộc, quan hệ giữa Alêchxanđrơ và em gái Catơrin thuộc loại quan hệ nào? Là quan hệ loạn luân? xem ra có vẻ có lý, bởi vì lời lẽ trong thư quá thân mật. Xưng hô trong thư đều viết là “anh” chứ không viết là “ngài”. Trong tiếng Nga, chữ “anh” là dùng để chỉ người thân cận nhất, chủ yếu dùng trong trường hợp hai người yêu nhau, mặt khác Alêchxanđrơ đã từ chối lời cầu hôn của Napôlêông, điều đó chứng tỏ ít nhiều cũng không muốn mất vị ngọt của yêu. Xét theo khía cách khác, những điều đã nói ở trên xem ra có điều chưa được thỏa đáng. Nếu như là loạn luân, thì hai anh em phải hòa làm một. Catơrin vừa là em gái vừa là một thiếu nữ, không thể không biết quan hệ tình ái với anh trai là vi phạm luân thường đạo lí, sẽ bị người đời phỉ báng, chí ít Catơrin cũng hiểu được đó là điều cấm kỵ. Còn đối với Alêchxanđrơ, gái đẹp vây quanh nhiều vô kể, hà cớ gì lại phạm vào điều đại kỵ để sa vào vòng tình ái nguy hiểm chết người?
Vấn đề này để nhường lại cho hậu thế phân xử?
Alêchxanđrơ đệ nhất lui về ở ẩn ở tuổi trung niên?
Alêchxanđrơ đệ nhất được mọi người gọi là “Sa hoàng thần bí”, ngày 19 tháng 11 năm 1825 bị ốm chết tại một thị trấn nhỏ
Tacanlocơ hẻo lánh cạnh bờ biển Baren, hưởng thọ 47 tuổi 11 tháng, đã để lại một chuỗi bí ẩn.
Trước tiên là các ghi chép về bệnh tình của Alêchxanđrơ I có rất nhiều mẫu thuẫn. Ví dụ, một ngự y ghi chép lại rằng, Sa hoàng đã qua “một đêm yên tĩnh”, một ngự y khác lại ghi chép “Sa hoàng ngủ không ngon giấc, bệnh tình không hề thuyên giảm”. Qua xét nghiệm di thể, xác định trong cơ thể có độc tố. Năm 1824, đùi trái của Sa hoàng có dị vật, song qua xét nghiệm của các bác sĩ, phát hiện thấy đùi phải có vết sẹo. Tuy thi hài đã được ướp thuốc
71
chống thối rữa, song bộ phận mặt lại bị biến dạng rất nhanh. Ngoài ra, Alêchxanđrơ cùng với Êlidabet về sống ở thị trấn Tacanlocơ, làm bạn với cỏ cây sỏi cát ở đây, đồng thời phải sống trong bầu không khí xú uế, trước đó không lâu lại có một toán tội phạm bị lưu đày tới thị trấn hẻo lánh này. Trước khi hoàng hậu tới, Alêchxanđrơ làm tất cả công việc nặng nhọc, với phương châm là “tập làm quen với cuộc sống nơi thôn dã”. Tại sao Sa hoàng lại chọn một vùng đất khí hậu khắc nghiệt để nghỉ ngơi dưỡng già? Cái gọi là sống cuộc sống mới có hàm ý gì? Còn một điều nữa khiến mọi người khó lí giải là, trong nhật ký của hoàng hậu, trong thời gian Sa hoàng ốm nặng bị đứt quãng mất 8 ngày; Nhicôlai I leo lên vũ đài chính trị đã ra lệnh huỷ bỏ phần lớn các văn kiện có liên quan tới Alêchxanđrơ trong những năm cuối đời.
Tất cả các điểm trên đã làm cho mọi người nghi ngờ bệnh tình của Sa hoàng, cho đó là một trò lừa bịp, người nằm trong quan tài là một người khác, còn Sa hoàng rất có khả năng từ bỏ ngôi báu, đến một nơi hẻo lánh nào đó mai danh ẩn tích, sống cuộc đời ẩn dật.
10 năm sau ngày Alêchxanđrơ mất, tại một bản làng ở vùng núi Vulanhit đột nhiên xuất hiện một trưởng lão phong thái chững chạc, cử chỉ khoan thai. Ông ta tự giới thiệu mình tên là Kudơmic, không có một loại giấy tờ tùy thân nào, không nhớ về quá khứ, nhưng lại hiểu rất rõ nhiều sự kiện chính trị trọng đại, thường hay nói tới Đại giáo chủ, các tu sĩ ở Matxcơva, hoặc là nói tới công lao của nguyên soái Lisu Khutuphu, hoặc là bàn luận chế độ đồn điền quân sự v.v… Có người cho rằng vị trưởng giả này có tướng mạo giống Alêchxanđrơ I, dáng người cao to, vai nở, ngực rộng, mắt sáng màu xanh nhạt, duy nhất chỉ có một điểm không giống là dáng đi của người này khập khiễng. Cử chỉ cũng rất giống Alêchxanđrơ I, thích đút ngón tay cái vào trong thắt lưng da. Con trai của Alêchxanđrơ và em trai còn nhỏ tuổi của Alêchxanđrơ III trước đây đã từng gặp vị trưởng lão này. Một đoàn binh sĩ tháp tùng sau Kudơmic hô to khản cả giọng: “Đây là Sa hoàng của chúng ta!”
Kudơmic tạ thế vào ngày 20 tháng 1 năm 1864, thọ 87 tuổi. Tương truyền Saclơ từng treo ảnh Kudơmic trong văn phòng của mình. Còn Nhicôlai thái tử thường xuyên đến mộ Kudơmic thăm viếng. Một bác sĩ từng điều trị bệnh cho Alêchxanđrơ, chưa một lần tham dự nghi thức tang lễ của các Sa hoàng được tổ chức vào ngày 19 tháng 11 hàng năm, ấy thế mà lần đó bác sĩ dẫn đầu người thân đã đứng trước linh cữu của Alêchxanđrơ I mặc niệm. Năm 1891, xuất bản cuốn truyện ký của Kudơmic, trong sách không ghi chép lại tình hình năm 1836 khi ông ta đã đến Xibêri. Năm 1894 tái bản cuốn truyện ký lần thứ ba, có bổ sung ảnh và bút tích của hai người, qua giám định bút tích, nét chữ rất giống nét chữ của Alêchxanđrơ I. Theo đà thời gian trôi đi, có không ít người cho rằng Alêchxanđrơ đã hóa thân thành Kudơmic thoái vị lui về ở
72
ẩn. Cũng có rất nhiều người không tán đồng cách lí giải trên. Họ cho rằng, lúc bấy giờ hoàng hậu Êlidabet đang mắc bệnh phổi nặng, đã cận kề cái chết, Alêchxanđrơ I đã tái hòa hợp với bà, đối với bà tỏ ra sâu nặng ân tình, chứ đâu phải chỉ là phút rung động nhất thời. Nếu như sự ra đi của Alêchxanđrơ là đi hẳn, thì tại sao trước khi ra đi lại không giải quyết xong vấn đề người thừa kế? Số người có cách lý giải này còn cho rằng, lúc bấy giờ Sa hoàng ở Tacanlocơ nếu như Sa hoàng dùng thuật chôn xác giả, tức là chọn người chết có ngoại hình giống mình thay thế, thì nhất định phải có nhiều người trợ giúp. Trong đó sẽ có các sĩ quan, ngự y, cận vệ riêng và cả bản thân hoàng hậu nữa. Song trước lúc Alêchxanđrơ lâm chung, hoàng hậu không rời giường bệnh dù chỉ là một phút. Sau khi Sa hoàng đã chết, hoàng hậu viết thư về báo cho mẫu hậu và hoàng thái hậu, nội dung viết trong thư với những lời lẽ bi ai tuyệt vọng, đọc lên ai ai cũng rơi lệ. Hoàng hậu không đủ sức để vào một vai diễn đau khổ đến thế, đồng thời cũng không thể chỉ vì muốn đánh lừa người khác, suốt ngày chìm trong đau khổ, khóc lóc đến nỗi lả đi. Hơn nữa, cháu của Alêchxanđrơ là Nhicôlai thái tử sau khi xem xét kỹ càng các hồ sơ mật của hoàng gia xong, đã quả quyết nói rằng Alêchxanđrơ I đã mất ở Tacanlocơ. Thái tử cho rằng, dựa vào đặc điểm tính cách của Alêchxanđrơ I, Người sẽ không có hứng thú để dựng lên màn kịch đó. Lúc bấy giờ Sa hoàng đã ở tuổi trung niên, hà cớ gì phải tự chuốc lấy khổ hạnh, thực tế không phù hợp với tính cách của Người.
Nếu như quả quyết cho rằng đây không phải là thuật đánh tráo, vậy thì cần phải làm rõ người tự xưng mình là Kudơmic rốt cuộc là ai? Thái tử Nhicôlai đã từng nghiên cứu tới chi tiết này. theo thái tử, vị trưởng lão này chính là con riêng của Paolô I, là một viên sĩ quan hải quân dưới trướng tướng Simông Uâylixki.
Song có một số người cho rằng, vị trưởng lão này chính là Uoanôp, sĩ quan kỵ binh thuộc đội quân cấm vệ. Tương truyền, năm 1827 Uoanôp rời quê hương, bỏ đi đâu không ai rõ. Cũng có người cho rằng, vị trưởng lão kia chẳng qua chỉ là một nhà quí tộc Nga muốn thay đổi không khí đã bỏ quê đi du ngoạn khắp nơi mà thôi.
Liệu có phải Alêchxanđrơ I ở tuổi trung niên đã đi ở ẩn? Người nằm trong linh cữu không phải là Sa hoàng mà là người khác thay thế? Đây là một câu đố xin nhờ hậu thế phân giải.
Nguyên nhân cái chết đột ngột của hoàng đế Triều Tiên Lý Hy
Ngày 22 tháng 1 năm 1919, Lý Hy thuộc đời vua thứ 26 của triều Lý ở Triều Tiên đột nhiên qua đời, sự kiện này đã trực tiếp nổ ra cuộc khởi nghĩa “mùng 1 tháng 3” ở Triều Tiên, gây chấn động toàn thế giới. Cái chết của Lý Hy đã trở thành một bí ẩn.
73
Lý Hy sinh năm 1852, là con trai thứ hai của Lý Thị ứng – vị vua của đại viện Hưng Tuyên, lên ngôi năm 12 tuổi, hiệu Lý Hy. Thuở nhỏ, Lý Hy sống trong vinh hoa phú quí, song số phận lại không được may mắn, khi đến tuổi trưởng thành, nắm quyền hành, thì trong nội bộ triều đình luôn xảy ra cảnh tranh quyền đoạt lợi, đất nước ngày một suy yếu, do đó đế quốc Nhật và Nga thừa cơ xâm lược. Thế là từ đó trở đi, Lý Hy luôn phải sống trong cảnh khốn khổ và nhục nhã.
Ngày 21 tháng 6 năm 1894, công sứ Nhật đóng ở Triều Tiên (sứ quán), không thèm đếm xỉa đến tôn nghiêm của vương triều, ngang nhiên đem quân xông thẳng vào hoàng cung giết người cướp của, toàn bộ số của cải của vương triều Lý trong 500 năm vất vả tích cóp đã bị cướp sạch trơn. Đứng trước cảnh thế lực Nhật mạnh, Lý Hy sợ hãi, mặt biến sắc, chân tay run rẩy.
Tháng 10 năm 1895, công sứ Nhật và quân đội Nhật đóng ở Xơun do viên đội trưởng hiến binh Nhật lên kế hoạch, lại bao vây hoàng cung một lần nữa, phóng hỏa đốt hoàng cung, hơn 40 lính Nhật gươm tuốt khỏi vỏ xông vào nội cung, hoàng hậu, đại thần và cung nữ đều bị sát hại. Nhìn thấy cảnh tượng này, Lý Hy hồn siêu phách lạc.
Công sứ Nhật còn bắt Lý Hy phải ra lệnh bắt thần dân của mình phải cắt tóc. Người Nhật cưỡng chế nhân dân Triều Tiên phải từ bỏ thói quen truyền thống của mình, cấm không được để tóc trên đầu.
Công sứ Nhật ban bố lệnh: “Để tóc thì mất đầu, muốn giữ được đầu thì phải cắt tóc!” Dưới sự đe dọa đó, quốc vương không còn cách nào khác, đành phải cùng với thái tử cắt bỏ tóc. Quốc vương chịu mọi điều khổ nhục, cảm thấy người Nhật thật là quá quắt, trong lòng muốn dựa vào sự giúp đỡ của người Nga để dân mình được dễ thở hơn. Rạng sáng ngày 11 tháng 2 năm 1896, quốc vương bí mật ngồi lên kiệu hoa của cung nữ, đi ra khỏi cung vào đại sứ quán Nga ở Triều Tiên. Song người Nga cũng chẳng tốt gì, họ cũng kẹp chặt quốc vương, đè đầu cưỡi cổ thần dân của họ và tác oai tác quái. Quốc vương tỉnh ngộ, thoát khỏi miệng hổ thì lại sa vào miệng sói. Cuối cùng Lý Hy lại phải quay trở về hoàng cung, người Nga thấy quốc vương không nghe theo mình liền lén lút bỏ đi, lệnh cho một tên gian thần nhân ngày mừng thọ quốc vương (ngày 12 tháng 9 năm 1898), bỏ thuốc độc vào chén trà chúc thọ, Lý Hy khi chuẩn bị uống trà đưa mũi ngửi cảm thấy có mùi gì đó rất khó chịu, không uống, thái tử nếm thử một tý, lập tức bị choáng váng ngã lăn xuống đất, qua cấp cứu khẩn trương mới may mắn thoát hiểm. Thật là nguy hiểm, quốc vương đã bị kẻ khác có âm mưu sát hại.
Trong cảnh khốn cùng, không còn con đường nào khác, để bảo vệ độc lập tự do của Tổ Quốc, năm 1907 quốc vương sai sứ thần đến Hai-i-a tham gia “hội nghị hòa bình các quốc gia”, nhờ hội nghị giúp đỡ Triều Tiên, phế bỏ hiệp ước bảo hộ của Nhật, song sự việc không những không thành, lại còn bị
74
người Nhật căm ghét hơn. Năm 1907 đế quốc Nhật buộc Lý Hy thoái vị, đồng thời giam Lý Hy vào trong cung Đức Thọ, đưa con trai của Lý Hy là Lý Thạch leo lên vũ đài chính trị, hiệu là Thuần Tông, đây cũng là hoàng đế phong kiến cuối cùng ở Triều Tiên. Thuần Tông lên ngôi, chính phủ Triều Tiên trên danh nghĩa là còn tồn tại, thực tế đã tiêu vong. Nhật là chúa tể tối cao thống trị toàn bộ Triều Tiên. Năm 1910, Nhật công khai hủy bỏ “Điều ước sáp nhập Nhật - Hàn”, Lý Hy đổi tên thành Lý Thái vương, độc lập trên danh nghĩa của Triều Tiên cũng mất nốt. Từ đó về sau cha con Lý Hy trở thành thần dân đặc biệt của Thiên hoàng Nhật Bản, bị giam lỏng trong hoàng cung cũ nát, sống trong tối tăm, âm thầm và oán giận. Năm 1917, Lý Hy khi biết tin con trai thứ tư của mình kết hôn với một cô gái Nhật, buồn giận lẫn lộn rồi ngã bệnh. Đến ngày 20 tháng 1 năm 1919 Lý Hy đột nhiên bị chết, thọ 67 tuổi. Đối với cái chết của quốc vương, dân chúng Triều Tiên bàn tán xôn xao, tin từ trong cung truyền ra, Lý Hy bị hạ độc. Nghe nói người Nhật sai tên gian thần Hàn Tương Hạc bỏ thuốc độc vào thức ăn của Lý Hy, Lý Hy ăn xong, thuốc độc phát tác ngay lập tức, trong lúc thân thể đau đớn đến cực điểm, Lý Hy gắng gượng nói: “Ta ăn phải cái gì mà khó chịu thế!” Đến 3 giờ sáng thì qua đời. Sau khi chết hai mắt của Lý Hy đỏ lên, toàn thân nổi lên các mụn đỏ, thịt đã bị hoại tử, đó không phải là cái chết do bị bệnh nặng. Để bưng tai bịt mắt dư luận, đế quốc Nhật công bố, Lý Hy bị bệnh xuất huyết não nên ra đi đột ngột, song lại không công bố tỷ mỉ bệnh tình của Lý Hy. Dân chúng Triều Tiên luôn coi quốc vương Lý Hy là đại biểu của quốc gia, là thần tượng tôn kính của thần dân. Sự kiện này đã dấy lên một làn sóng căm thù của dân chúng. Già trẻ gái trai toàn quốc mặc áo tang tiến về thủ đô để tang quốc vương suốt 7 ngày 7 đêm liền. Nhân dân Triều Tiên chuẩn bị biến quốc tang thành một cuộc khởi nghĩa dân tộc lớn chống lại thực dân Nhật.
Ngày mùng 1 tháng 7, chủ nghĩa dân tộc của giai cấp tư sản mà bọn Tôn Bỉnh Hy là đại biểu, không dám tham gia mít tinh cùng quần chúng, cả bọn lén lút chuồn đến một tiệm cơm nhỏ, đọc qua quít “Bản tuyên ngôn độc lập”. Còn quảng đại quần chúng nhân dân miệng vừa hát quốc ca “Tổ quốc lại tươi sáng”, vừa rầm rộ tiến vào công viên Ta-tung ở Hán Thành (Xơun). Sau khi đọc xong “Bản tuyên ngôn độc lập”, trên mọi ngả đường lập tức nhộn nhịp hẳn lên, mọi người giương cao vẫy mạnh những lá quốc kỳ nhỏ, phân phát “Bản tuyên ngôn độc lập” cho mọi người, khắp nơi vang lên tiếng hô: “Triều Tiên độc lập muôn năm!” Tiếp theo, dòng người lũ lượt kéo đến trước cung Đức Thọ, nơi đặt linh cữu quốc vương Lý Hy, hô vang: “Triều Tiên là của người Triều Tiên!”; “Người Nhật và quân đội Nhật cút đi!” Tế linh cữu quốc vương xong, đoàn người chia làm hai đường phía đông và phía tây, rầm rộ đi vào 8 khu nội thành tràn đầy khí thế. Quân đội Nhật vung gươm giáo xông về phía đoàn người biểu tình tay không, Mặc! Đoàn người vẫn cứ ào ạt xông thẳng vào quân xâm lược Nhật Bản. Cuộc đấu tranh chống Nhật như ngọn lửa
75
bùng cháy bỗng chốc lan truyền toàn bộ bán đảo Triều Tiên. Cái chết của quốc vương Lý Hy trở thành ngòi nổ, nổ ra cuộc khởi nghĩa to lớn của nhân dân trong ngày mùng một tháng 3.
Rốt cuộc hoàng đế Lý Hy chết vì mắc phải bệnh gì? Hay bị hạ độc? Đến nay vẫn chưa sáng tỏ.
Quốc vương Mali và đội thuyền thám hiểm của ngài trôi dạt nơi đâu?
Giữa thế kỷ XIII, đại lục châu Phi nổi lên một đế quốc Mali hùng mạnh, kinh tế phát đạt, văn hóa phồn vinh. Các đời hoàng đế Mali đều tấn công các nước xung quanh, mở rộng lãnh thổ. Sau đó Abubakhali kế thừa ngôi vị, Abubakhali từ bỏ chính sách mở rộng lãnh thổ nước mình sang các nước lân bang, chuyển hướng ra đại dương rộng lớn ở phía tây. Quốc vương ra lệnh thu thập thợ đóng thuyền trong cả nước có đến vài trăm người, tập trung đóng thuyền trong vài năm trời đã xây dựng được một đoàn thuyền thám hiểm mạnh, có nhiệm vụ khảo sát Đại Tây Dương.
Năm 1310, đoàn thuyền thám hiểm của đế quốc Mali rầm rộ xuất phát. Trước khi xuất phát, Abubakhali lệnh cho đoàn thuyền phải vượt qua Đại Tây Dương sang được bờ biển phía đối diện, chỉ cần trên thuyền tích lũy đầy đủ lương thảo, thì các thủy thủ sẽ không quay thuyền trở về. Vài tháng sau, một trong số rất nhiều thuyền trưởng quay trở về lên bờ, bẩm báo với quốc vương Abubakhali: “Toàn bộ số thuyền thám hiểm đã bị sóng biển của Đại Tây Dương cuốn đi đâu không rõ”. Từ đó về sau, mọi người không hề nghe được bất kỳ một tin tức nào của đoàn thám hiểm. Thế là, quốc vương lại quyết định tổ chức đoàn thuyền thám hiểm thứ hai, đích thân quốc vương thống soái cuộc viễn du. Năm 1311, Abubakhali giao lại chính quyền trong nước cho em trai của mình chấp chính, hùng dũng dẫn đoàn thuyền thám hiểm hòa vào Đại Tây Dương mênh mông.
Ai ngờ, đoàn thuyền thám hiểm do quốc vương chỉ huy cũng bặt vô âm tín, không một ai sống sót trở về quê cũ châu Phi. Đến tận ngày nay, cũng không hay biết vị quốc vương dũng cảm và thủy thủ đoàn trôi dạt nơi đâu.
Các nhà sử học cho rằng: không còn nghi ngờ gì nữa quốc vương Abubakhali và đội thám hiểm, tất cả đã an nghỉ giữa lòng đại dương cuộn sóng. Bởi vì kỹ thuật hàng hải và khả năng vận tải lúc bấy giờ còn rất hạn chế, nên họ không thể tới được bờ Đại Tây Dương đối diện, cũng không thể quay trở về cố hương châu Phi.
Song cũng có một số chuyên gia mạnh dạn đưa ra một cách kiến giải khác: quốc vương Mali và đoàn thám hiểm đã tới được bờ biển đối diện, tức là đã
76
đặt chân lên châu Mỹ. Họ cho rằng, trước thời điểm Côlômbô đặt chân lên châu Mỹ, hơn 200 năm về trước đã có đoàn người da đen châu Phi dũng cảm đặt chân lên đại lục châu Mỹ rồi, dấu tích của chuyến đi đó để lại đã minh chứng cho nhận định này.
Các nhà hàng hải khi tới châu Mỹ, họ đã tìm được một số bằng chứng chứng tỏ quốc vương Abubakhali và đoàn thám hiểm đã đến được đại lục châu Mỹ. Năm 1492, khi Côlômbô đặt chân lên châu Mỹ, người dân bản địa nói rằng, trước đây họ đã từng buôn bán hàng mậu dịch với người da đen, người da đen đã bán cho họ một số giáo búp đa cán dài. Côlômbô đã tìm cách để có một vài chiếc giáo, sau đó mang về Tây Ban Nha. Bằng phương pháp phân tích hóa học giáo búp đa nhiều lần, thành phần hợp kim của giáo giống hệt các công cụ hợp kim đã được sử dụng ở vùng duyên hải Ghinê châu Phi, mà trước đó, chính nơi đây là điểm quốc vương và đoàn thám hiểm xuất phát. Năm 1513, nhà hàng hải Tây Ban Nha lần đầu tiên tới Panama ở trung Mỹ, trong tác phẩm “Nhật ký hàng hải”, Paecpua đã đề cập: một bộ lạc dân bản địa phát hiện người Inđian đã giam giữ một nhóm người da đen. Ngay đến người Indian cũng không biết nhóm người da đen này từ đâu tới, mà họ chỉ nói là, số người da đen này họ bắt được trong các cuộc giao chiến. Sau này có không ít học giả cho rằng, nhóm người da đen mà nhà hàng hải Paecpua đề cập tới, rất có thể là hậu duệ của quốc vương Mali và các thành viên trong đoàn thám hiểm.
Cũng trong thời gian này, trên bờ biển châu Mỹ còn phát hiện ra rất nhiều tượng điêu khắc bằng đá của người da đen châu Phi, khai quật được nhiều hộp xương sọ người da đen. Năm 1939, nhà khảo cổ học Mêxicô Stơlin dẫn một đoàn các nhà nghiên cứu khảo sát rừng nguyên sinh ở vùng duyên hải, phát hiện thấy rất nhiều tượng đá đầu người của người xưa để lại. Qua giám định của các nhà khảo cổ, số tượng đá đầu người đã có trước đây hơn 3000 năm. Trong mấy ngàn năm trước, người dân nơi đây vẫn chưa biết dùng xe kéo hoặc ngựa thồ, nên họ không thể chuyển được nhiều hòn đá to nặng được. Điều khiến ta phải kinh ngạc là, tượng đá hình đầu người khắc rất tinh xảo, đường nét tinh tế sống động trông như thật. Tượng đá hình đầu người rất giống người da đen, mũi to, môi dầy, cằm nhô mang đặc trưng nổi bật của người da đen châu Phi, đặc biệt là tóc giống hệt người da đen châu Phi.
Học giả Uâyrơsinxki người Ba Lan nghiên cứu rất kỹ cấu tạo hộp sọ của người châu Phi cổ được khai quật trong các ngôi mộ, ông đã phát hiện thấy các hộp sọ này hội đủ các đặc trưng diện mạo của người da đen châu Phi. Bằng phương pháp xác định nhân chủng học hiện đại, giám định các hộp sọ khai quật được trong các ngôi mộ cổ, có khoảng 13,5% hộp sọ có đặc trưng cơ bản của người da đen châu Phi truyền thống. Sau đó khảo sát tiếp một số ngôi mộ cổ có niên đại muộn hơn, thì có 4,5% mang đặc trưng ngoại hình của
77
người da đen châu Phi. Điều này chứng tỏ, quốc vương Mali và các thủy thủ trong đoàn thám hiểm Mali là sứ giả đầu tiên của nền văn minh châu Phi cổ, ngay sau khi họ đặt chân lên đại lục châu Mỹ, họ liền định cư ngay, dòng giống phát triển nhanh chóng, bằng chứng là họ đã để lại rất nhiều tượng đá đầu người điêu khắc rất tinh xảo.
Quốc vương Abubakhali và thám hiểm đoàn Mali quả thực đã tới được đại lục châu Mỹ? Hay là họ đã bị trôi dạt đến đâu? Hy vọng đến một ngày nào đó bí ẩn này sẽ sáng tỏ.
Cái chết của Quốc vương Anh Gioocgi V và hoàng hậu Mari?
Ngày 20 tháng 3 năm 1936, quốc vương nước Anh - Gioocgi V đột nhiên bị chết ở tuổi 71. Ngay ngày hôm sau, trên các tờ báo nổi tiếng ở Anh đều đăng tít lớn: “Quốc vương tạ thế - Người sống bình thản đến tận phút cuối đời”. Cái chết của quốc vương dường như không có ai hoài nghi. 50 năm sau, nhà viết sử Uốtkin đã tiết lộ cho dân chúng một bí ẩn lớn: “Quốc vương Gioocgi V chết bởi bàn tay của ngự y hoàng gia đã tiêm vào người quốc vương một lượng moóc phin và hêrôin. Trước đó không lâu, hai học giả Cutum Uântơ và Giôn Yanmút trong cuốn “Bí mật trong vương thất”, tuyên bố rằng, Gioocgi V và hoàng hậu Mari đã bị mưu sát, chứ không phải là chết thông thường. Lý giải của họ là: “Trước lúc quốc vương lâm chung, viên ngự y là huân tước Đasun đã tiêm cho quốc vương một mũi tiêm, khiến cho quốc vương phải chết trong một khoảng thời gian tương ứng với liều thuốc. Tin này được ban ra, gây chấn động trên toàn thế giới, báo chí ở Anh và Mỹ liên tiếp đăng tải các nguồn tin còn đang ở trong tình trạng tranh luận gay gắt.
Một số học giả nổi tiếng ở Anh chỉ trích gay gắt hành vi của huân tước Đasun. Hội bác sĩ Anh cho rằng Đasun đã phạm “tội ác”, còn người chuyên viết lịch sử truyền ký của quốc vương là Rô-xít nói Đasun đã tham dự vào vụ “mưu sát” này. Đáng tiếc, Đasun chết năm 1945, nếu không sẽ gây rất nhiều phiền phức.
Có học giả lại khẳng định: “Quốc vương chết là do có bệnh, chứ không phải là do “mưu sát”. Trong “Nhật ký sổ bệnh của đức vua” có ghi: “Từ cuối năm 1928 quốc vương Gioocgiơ V đã mắc bệnh”.
Trước khi chết, qua một thời gian dài sức khỏe không được tốt, ông mắc bệnh mãn tính viêm đường hô hấp và suy tim, ủ bệnh dẫn đến cái chết. Song, Côtum Uântơ và một số người khác lại cho rằng quốc vương đã bị người khác đẩy xuống mồ, vụ “mưu sát” của Đasun là nằm trong kế hoạch và có sự trợ giúp của hoàng hậu Mari, trong hồi ký của Đasun cũng có viết chi tiết này. Cách lý giải của trường phái này thì, Đasun thuật lại sự tình “để cho quốc vương từ từ đi đến cái chết” cho hoàng hậu và hoàng thái tử nghe, hai mẹ con hoàng hậu cho đó là “thuật về trời, để khi quốc vương lên gặp thượng đế
78
không bị đau đớn bởi thể xác”. Đasun đã lĩnh hội tinh thần này, biết chắc mình không thể cứu vãn được tính mạng của quốc vương nữa, liền lệnh cho nữ y tá tiêm thuốc độc vào người quốc vương đang mắc bệnh tim ở giai đoạn cuối, song nữ y tá đã từ chối, thế là, đích thân Đasun tiêm hai mũi tiêm moóc phin có hàm lượng 0,0648 gam vào tĩnh mạch cổ của quốc vương, 40 phút sau quốc vương trút hơi thở cuối cùng.
Trong cuốn hồi ký của mình, Đasun còn viết hai lý do sau:
1) Ông (tức Đasun) không muốn nhìn thấy cảnh vị quốc vương tôn kính phải đau đớn về thể xác, hoàng hậu và hoàng thái tử cũng có suy nghĩ như vậy.
2) Cả ông và vương thất đều lo lắng tờ “Tin tức buổi tối” chộp được tin cái chết của quốc vương đưa lên mặt báo.
Tác giả của cuốn sách “Bí mật trong vương thất” còn nói: “Hoàng hậu Mari cũng bị chết bởi “mưu sát”, mà chính bà là đạo diễn của tấn bi kịch này. Sách viết rằng:
“Khi hoàng thái hậu Mari mất, “trùng” đúng vào ngày lễ đăng quang của Etuốt VIII. Suốt cuộc đời hoàng thái hậu chỉ sống trong cung thất, bà đã hiểu rõ tất cả, nên bà đã đưa ra lời cầu khẩn đặc biệt: hãy để cho bà tự chết sớm đi, kết quả; hoàng thái hậu chết đúng vào ngày 22 tháng 3.
Một điều khiến ta cảm thấy thú vị là, sau hơn 50 năm tranh cãi, một lần nữa lại dấy lên cuộc tranh cãi gay gắt về “cái chết nhẹ nhàng” trong giới học thuật và y học, đó là tán thành và phản đối cách lý giải về cái chết của quốc vương và hoàng hậu. Cái gọi là “để tránh cho cái chết bị đau đớn”, là một phạm trù rất lớn trong thảo luận nghiên cứu luân lý học về sự sống và cái chết. Quan điểm tán thành “để tránh cho cái chết bị đau đớn” cho rằng: “Đây là biện pháp giảm bớt thời gian sống của bệnh nhân đau đớn bị giày vò về thể xác, là vì bệnh nhân, giúp cho bệnh nhân chết trong “êm ái” mà không bị đau đớn, đặc biệt là khi bệnh nhân có yêu cầu”. Về quan điểm này, có không ít học giả và chuyên gia cho rằng hành động của Đasun và hoàng hậu là nhân từ. Con người ta ai cũng phải chết, chết êm ái, không bị đau đớn, đó là phúc đức. Vả lại, nói là “mưu sát”, thì mưu sát phải có động cơ, song ta không tìm thấy ở hoàng hậu và hoàng thái tử có động cơ đen tối nào, còn hai lý do mà Đasun đưa ra là không có sức thuyết phục. Hai tháng sau cái chết của Gioocgiơ V, hoàng hậu Mari xuất phát từ lợi ích của nước Anh, bà đã tự nguyện chết, còn hoàng thái tử Etuôt VIII lên ngôi chưa đầy 10 tháng đã thoái vị để lấy một người đàn bà bình dân người Mỹ đã ly hôn làm vợ, bất chấp sự phản đối kịch liệt của hoàng gia. Đây chính là một sự kiện động trời “không yêu ngai vàng chỉ yêu người đẹp”.
Đương nhiên cũng có không ít người không tán thành quan điểm trên, đã là người thầy thuốc phải cố hết sức cứu chữa người bệnh, bởi đó là chức trách
79