"
Thành Công Vượt Trội – Kiến Thức Khoa Học Về Sự Giàu Có Và Hạnh Phúc
🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Thành Công Vượt Trội – Kiến Thức Khoa Học Về Sự Giàu Có Và Hạnh Phúc
Ebooks
Nhóm Zalo
Table of Contents
THÀNH CÔNG VƯỢT TRỘI
PHẦN I. BẢY QUY LUẬT PHỔ QUÁT CỦA THÀNH CÔNG 1. QUY LUẬT HIỂN THỊ
2. QUY LUẬT HẤP DẪN
3. QUY LUẬT ƯỚC MUỐN THUẦN KHIẾT
4. QUY LUẬT Ý ĐỊNH NGƯỢC ĐỜI
5. QUY LUẬT HÀI HÒA
6. QUY LUẬT HÀNH ĐỘNG ĐÚNG
7. QUY LUẬT MỞ RỘNG TẦM ẢNH HƯỞNG PHẦN II. SÁU NĂNG LỰC CÁ NHÂN ĐỂ THÀNH CÔNG 8. NĂNG LỰC LOẠI BỎ
9. NĂNG LỰC NHẬN THỨC
10. SỨC MẠNH CỦA NGHỊ LỰC
11. SỨC MẠNH CỦA MỤC ĐÍCH
12. SỨC MẠNH CỦA LỰA CHỌN
13. SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU
PHẦN III. NĂM SỨC HÚT LÔI CUỐN THÀNH CÔNG 14. SỨC MẠNH CỦA SỰ TỰ TIN
15. SỨC MẠNH CỦA SỰ LẠC QUAN
16. SỨC MẠNH CỦA MỤC ĐÍCH
17. SỨC MẠNH CỦA HIỆN TẠI
18. SỨC MẠNH CỦA LỜI KHEN
PHẦN IV. BỐN BƯỚC ĐI TỚI THÀNH CÔNG 19. HẾT LÒNG VÌ MỤC TIÊU
20. TẠO RA MỘT KẾ HOẠCH CHI TIẾT
21. HÀNH ĐỘNG MỖI NGÀY
22. LOẠI BỎ SỰ RÀNG BUỘC MÀ KHÔNG DỪNG HÀNH ĐỘNG PHẦN V. HAI SỰ TRỢ GIÚP VÔ HÌNH ĐỂ THÀNH CÔNG 23. PHẦN SIÊU BẢN NGÃ CỦA BẠN
24. SỰ HIỆN DIỆN SIÊU PHÀM
PHẦN VI. HAI TRỞ NGẠI CỦA THÀNH CÔNG
25. MANG NHỮNG NIỀM TIN TIÊU CỰC
27. ĐẦU HÀNG QUÁ SỚM
PHẦN VII. CON ĐƯỜNG ĐẾN VỚI THÀNH CÔNG 28. SỐNG VỚI Ý THỨC VỀ NIỀM VUI VÀ THÀNH CÔNG
PHẦN I. BẢY QUY LUẬT PHỔ QUÁT CỦA THÀNH CÔNG
Bạn đang sống trong một thế giới huyền diệu. Những điều kỳ thú thật sự đang diễn ra quanh bạn, và bạn có thể đưa chúng vào mọi việc bạn làm, vào mọi thứ bạn muốn. Nếu bạn cảm thấy đến tận bây giờ vẫn chưa hoàn thành được ước mơ của mình thì bạn nên biết rằng có nhiều sức mạnh nội lực đang sẵn sàng giúp bạn biến ước mơ đó thành hiện thực.
Những gì tưởng như ma thuật thực ra là cơ chế vận hành của năng lượng, những gì tưởng như huyền bí thực ra là kết quả của những khuôn mẫu mang tính khoa học. Ý thức và nghị lực luôn vận động không ngừng, bên trong và xung quanh bạn, theo một chu kỳ nhân - quả bất tận. Phần “kỳ diệu” nhất của quá trình này không thể nhìn thấy bằng mắt thường, nhưng sức mạnh vô hình của Vũ trụ không còn là điều bí ẩn nữa. Nó đã được khoa học chứng minh.
Đó cũng là bản chất của thế giới lượng tử, vận động bằng những lực lượng và khả năng bất tận. Chính bạn là một lực lượng vận hành thế giới này, bạn là một ý thức sáng tạo dẫn dắt số phận của bạn, và bạn còn tham gia dẫn dắt số phận của toàn nhân loại nữa. Ngay tại thời điểm này, bạn đang tham gia một hành động tinh tế trong quá trình sáng tạo của cá nhân bạn cũng như của toàn nhân loại. Một khi đã kiểm soát được năng lượng vũ trụ trong bản thân bạn đã gắn mình với Những Quy luật Phổ quát, một nguồn lực cho phép bạn tạo ra nền tảng cho hạnh phúc, thành công và những giá trị cao hơn cả niềm tin.
1. QUY LUẬT HIỂN THỊ
Quy luật thành công thứ nhất
“… nguyên nhân chủ yếu nằm ở nhận thức. Mọi việc đều phải bắt đầu từ một ý tưởng. Mỗi sự kiện, hoàn cảnh, sự việc trước hết đều phải là một ý tưởng trong tâm trí…”
- Robert Collier -
Những nghiên cứu về cơ chế của tư duy cho ta thấy những điều vô cùng lý thú. Tư duy không chỉ có khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp và tiếp nhận thông tin mới, mà còn có khả năng vượt ra ngoài những lôgíc thông thường để tiến vào lĩnh vực sáng tạo vật chất. Đây chính là sức mạnh của ý thức, và là nguồn gốc tạo nên số phận của bạn.
Quy luật thành công đầu tiên, Quy luật hiển thị, lý giải mọi vật được hình thành như thế nào. Trong vật lý lượng tử, ý thức tạo ra thực tại – và điều này cũng đúng với thế giới của riêng bạn.
Trong khoa học hiện đại, có nhiều học thuyết nói về ý thức tạo ra thực tại. Vũ trụ học lý giải vũ trụ đã được hình thành như thế nào? Theo học thuyết này, thế giới của chúng ta đạt tới sự phát triển tinh vi như ngày nay không chỉ đơn thuần thông qua những sự kiện trùng hợp ngẫu nhiên, mà là kết quả của những chủ định có ý thức. Một học thuyết khác giải thích thực tại vật chất được tạo dựng từ những nguyên liệu thô của vũ trụ như thế nào, và một học thuyết khác nữa lại nghiên cứu ý thức cá nhân lựa chọn một trong những khả năng vô hạn mà chúng ta sẵn có tại mỗi thời điểm ra sao. Thậm chí, học thuyết về thực tại do người quan sát tạo ra, nghiên cứu việc đo lường các hạt và các sóng, cũng phát biểu rằng chủ định và ý thức là những nguồn năng lượng có thực.
Khoa học phía sau những học thuyết vật lý lượng tử này thật ly kỳ và hấp dẫn, nhưng ở đây, chúng ta chỉ nghiên cứu thực tại cá nhân của bạn. Ứng dụng riêng lý thuyết sáng tạo do quan sát cho thấy, những gì bạn nhận thức về bản thân đều trở thành thực tại. Hãy thử nghĩ xem: Xu hướng nhận thức về bản thân của bạn như thế nào? Những gì mà bạn tự quan sát được là tích cực hay tiêu cực? Dựa trên đó, thực tại mà bạn phát hiện ra như thế nào?
Đây là những câu hỏi quan trọng, và sẽ thật hữu ích nếu trả lời từng câu rồi ghi vào nhật ký của bạn. Nhưng đây chỉ là sự khởi đầu cho việc hiển thị số phận của bạn, bởi vì số phận của bạn sẽ do chính ý thức của bạn tạo ra. Để hiểu được nguyên lý sáng tạo số phận này, điều quan trọng là bạn phải hiểu rõ “ý thức” của bạn là gì, và nó đóng vai trò là sức mạnh sáng tạo trong cuộc đời của bạn như thế nào.
Nếu bạn muốn thấy sức mạnh này, tất cả những việc bạn phải làm là hãy nhìn quanh. Hãy bỏ qua các tranh luận về việc thực tại là do Đấng tối cao sáng tạo nên cùng những gì bạn nhìn thấy trong thế giới tự nhiên, bạn sẽ dễ dàng nhận ra sức mạnh này và sự hiện diện của ý thức cá nhân trong cuộc sống hàng ngày của bạn. Ngay lúc này đây, tôi đang thấy nó hiển hiện ở khắp nơi: Tôi thấy được tinh thần của một họa sĩ đường phố Saint Peterbourg ở nước Nga trong bức tranh treo trên tường nhà tôi; Tôi thấy được ý thức của Moza qua bản nhạc phát từ đĩa CD; thấy nghị lực của Charle Dicken từ những cuốn sách tôi thường đọc buổi tối trước khi đi ngủ; và nguồn cảm hứng của một nghệ sĩ vẽ tranh trên kính và của người bạn thân như suối nguồn
ánh sáng tuôn chảy thông qua những tác phẩm của cô. Tôi cảm nhận được ý thức của người đóng đồ nội thất đang nâng đỡ tôi, của người thợ xây căn nhà đang bảo vệ tôi. Bằng những cách này và hàng triệu cách khác, mỗi ngày, tôi đều nhận được ảnh hưởng từ sức mạnh sáng tạo của những người khác, và tôi là một chứng nhân cho những gì con người có thể sáng tạo ra.
Khi chúng ta hòa mình vào thế giới tự nhiên và chân thành mở rộng lòng mình với thực tại được tạo ra từ ý thức với mọi ý nghĩa của nó, thì chúng ta sẽ có thể thấy được vẻ đẹp và sức mạnh của nó ở mọi nơi. Từ những viên sỏi nhỏ nhất trên một con đường lầy lội đến sự trải rộng của bầu trời đêm, từ một chiếc máy bay giấy của một đứa trẻ đến một mạng lưới điện được vi tính hóa trên phạm vi toàn quốc, tất cả đều bắt đầu bằng sức mạnh của tư duy. Đây chính là thực tại căn bản của sự hiển thị: Vạn vật đều tồn tại trước tiên trong ý thức. Và mặc dù không phải toàn bộ ý thức tạo nên lợi ích nhưng một vài phần của ý thức vẫn tạo ra một cái gì đó. Ý thức của con người tạo ra Trung tâm Thương mại Thế giới và cũng chính ý thức đã phá hủy nó.
Xét về cuộc sống cá nhân, sự thành công – hay thiếu thành công – của bạn đều được hiển thị trước tiên trong ý thức của bạn. Nếu bạn nhìn quanh mình và nhìn thấy sự thất bại và khó khăn, đó chính là sản phẩm của ý thức của bạn. Nếu bạn thấy sự giàu có và thành đạt, đó cũng là một sức mạnh của chính bạn. Mọi thứ mà bạn hiển thị đều nằm trong cái rốn năng lượng nhận thức của bạn, nhào nặn nên cái mà bạn gọi là cuộc đời mình. Quy luật biểu thị rất rõ ràng: Nếu ý thức của bạn tạo ra thực tại của bạn thì đơn giản là bạn sẽ không thể biểu thị bất kỳ điều gì nếu nó chưa có hình hài đầy đủ bên trong bạn trước đó. Bạn không thể có được thành công nếu trước hết, bạn không biết được chắc chắn cái mà mình muốn đạt được ấy là gì và như thế nào.
Lúc này, ý thức của bạn đang tạo ra điều gì?
Câu phương ngôn “Ý thức tạo nên số phận” có thể được giải nghĩa là “Bạn tạo nên số phận của mình một cách có ý thức”. Sự thực là đa phần chúng ta đều hoàn toàn không nhận thức được chúng ta đang ở trong hoàn cảnh nào. Hầu hết mọi người đều không biết rằng chính mình đã tạo ra hoàn cảnh của mình. Họ nhìn nhận cuộc sống như một chuỗi những sự kiện ngẫu nhiên mà phần lớn trong số đó không phải do họ tạo ra. Hầu như rất ít người nhận thức được rằng, những gì họ trải nghiệm chính là thứ mà họ tạo ra.
Vì lý do đó, một trong các yêu cầu đầu tiên của Quy luật biểu thị là phải tìm hiểu chính xác xem bạn đang đặt trọng tâm vào cái gì. Những câu hỏi dưới đây được thiết kế để giúp bạn tiếp cận khía cạnh quan trọng này trong quá trình tạo ra số phận của bạn. Bạn sẽ khám phá ra nhiều cách thức hiển thị trong chương tiếp theo. Bài tập này giúp bạn làm quen hơn với định hướng nhận thức của chính bạn.
SỬ DỤNG NHẬT KÝ THÀNH CÔNG
Trả lời các câu hỏi dưới đây và viết vào cuốn Nhật ký thành công của bạn. Tthường xuyên xem lại chúng và khám phá sức sáng tạo về nhận thức của bạn.
Nói chung, bạn nhận thức rõ nhất về những gì? – nghĩa là, bạn thường nghĩ đến điều gì nhiều nhất? Bạn có nhận thức được rõ hơn về những gì mà bạn có hay những gì mà bạn còn thiếu không?
Mục tiêu sự nghiệp quan trọng nhất của bạn là gì? Mỗi ngày bạn dành bao nhiêu thời gian liên tục để tập trung một cách có ý thức cho sự thành công của sự nghiệp đó?
Những thói quen, khuôn mẫu, hay thậm chí là sự say mê phổ biến nhất trong cuộc sống của bạn là gì? Mỗi ngày bạn dành bao nhiêu thời gian cho những điều đó? Khi không thực hiện những điều đó bạn nhận thức về chúng
như thế nào?
Hàng ngày, bạn thường tập trung hơn vào những điểm tích cực hay những vấn đề nảy sinh? Quá trình suy nghĩ của bạn thường tiêu cực hay tích cực?
Câu trả lời cho những câu hỏi này là những biểu hiện quan trọng cho định hướng nhận thức của bạn. Trong con người bạn có sức mạnh để tạo ra số mệnh của mình theo cách bạn muốn; bạn đang tạo ra nó ngay lúc này. Nhưng cũng giống như một kiến trúc sư không thể thiết kế được một tòa nhà đẹp khi nhắm mắt, bạn cũng sẽ không thể trở thành kiến trúc sư cho những giấc mơ của mình nếu bạn không nhìn thẳng vào những lựa chọn của mình.
Cần có ý thức
Bạn đã bao giờ ngừng lại và để ý đến những gì mình đang suy nghĩ hay không? Bạn có thường xuyên thật sự cân nhắc về hậu quả từ những lựa chọn của bạn trước khi quyết định hay không? Có nhiều người không hề quan tâm đến lý do tại sao họ làm những việc nào đó – hoặc thậm chí ý nghĩa của những việc đó. Họ đã sống qua nhiều thập kỷ, nhưng phản ứng với cuộc sống một cách vô thức và hầu như không cân nhắc. Họ là những người mà tôi gọi là “những thây ma có nhận thức”, sống lay lắt ngày qua ngày trong trạng thái vô thức. Họ tuân theo những thói quen, và phản ứng với cuộc sống mà không có cảm xúc, chỉ làm những việc được người khác yêu cầu. Nhưng nếu từ trước tới nay bạn tiếp cận cuộc sống theo cách này thì cũng đừng quá lo lắng. Bạn có đủ sức mạnh để rời bỏ hàng ngũ “những thây ma có nhận thức” ấy. Bạn có thể chọn lựa một ý thức khác, cao hơn, sáng sủa hơn, và tiến tới một cuộc sống tốt đẹp hơn, thậm chí một cuộc sống có thể còn tốt hơn cả cuộc sống mà bạn từng mơ ước.
Ý thức luôn là một lựa chọn. Nó là sự lựa chọn đưa nhận thức của bạn đến thời điểm hiện tại, đến quyết định xem xét và xác định ưu tiên cho những gì thực sự quan trọng, cho những gì thực sự đáng trân trọng và nâng cao giá trị trong cuộc sống của bạn. Câu hỏi thường trực của bạn phải là: “Lúc này ta đang tập trung ý thức về điều gì?” Và câu hỏi tiếp theo sẽ là: “Ý thức này tạo ra điều gì cho ta?”
*
Tôi có một khách hàng sẵn lòng thừa nhận rằng, suốt ngày cô ấy chỉ nghĩ đến việc ăn uống. Điều đáng ngạc nhiên là cô chỉ hơi mập một chút, nhưng cô rất thành thật kể về nỗi ám ảnh của mình: luôn băn khoăn tự hỏi mỗi ngày cô sẽ ăn gì, khi nào và bao nhiêu. Vì đấu tranh để kiểm soát số cân nặng của mình, cô luyện tập rất đều đặn nên chưa bao giờ bị béo phì. Nhưng dù không quá béo, cô vẫn không cảm thấy thực sự vui vẻ.
Đối với công việc, cô cũng có cảm giác tương tự khi chỉ kiếm đủ tiền để sống qua ngày bằng những công việc tẻ nhạt, tạm bợ và dành chút thời gian viết lách tự do. Cô đã không nhận ra rằng, vấn đề về cân nặng và công việc của cô sẽ không thay đổi cho đến khi cô bắt đầu tập trung một cách có ý thức đến công việc nhiều hơn là thức ăn.
Chúng tôi đã cùng thảo luận để giúp cô loại bỏ nỗi ám ảnh và tạo ra một cách tiếp cận lành mạnh với việc ăn uống. Cô bắt đầu khẳng định tự chấp nhận bất kỳ mức trọng lượng nào, và cũng nâng cao nhận thức về các ưu tiên trong công việc. Tôi đã nói với cô ấy rằng, mỗi lần nghĩ về việc ăn uống, cô nên suy nghĩ tích cực hay hành động cụ thể nào đó có liên quan đến công việc của cô. Điều này đã làm thay đổi cả sự tập trung và động lực của cô, và nó đúng là những gì cô cần để đạt được kết quả. Lúc này, cô không chỉ giảm cân mà nghề viết tự do của cô còn trở
nên thành công đến mức cô có thể bỏ việc cũ, kiếm được nhiều tiền gấp đôi và làm những việc mà cô thích.
Bạn cũng có thể kiểm soát được việc hiển thị số mệnh của chính mình. Để nâng cao quá trình sáng tạo ra ý thức, bạn cần phải có nhận thức về sự tích cực nhiều hơn tiêu cực – và về giá trị cùng những ưu tiên của bạn. Hãy chọn cách tập trung suy nghĩ vào những điều tốt đẹp mà bạn đã có, cũng như những điều mà bạn muốn có. Hãy luôn hành động thận trọng theo hướng mục đích của bạn thay vì bị cuốn vào những phản ứng vô thức và những điều vặt vãnh.
Trong chương tiếp theo, chúng ta sẽ bàn về các kỹ năng cụ thể giúp bạn thay đổi hoàn toàn nhận thức, nhưng bạn có thể bắt đầu nhận thức về những lựa chọn của mình ngay lúc này. Hãy nhớ rằng, nếu bạn không thích những gì mình đang tạo ra thì bạn phải thay đổi những gì mà bạn nhận thức về chúng. Khi bạn thấy mình tập trung vào những điều tiêu cực, bạn cần phải biết rằng tâm trí của bạn đang tạo ra những kết quả tiêu cực. Hãy thay đổi ngay sự tập trung đó cho dù điều gì xảy ra, và bạn sẽ sớm thấy được kết quả tích cực và mạnh mẽ mà một ý thức thực sự lạc quan có thể tạo ra.
KHẲNG ĐỊNH ĐỂ CẢI THIỆN SỨC HIỂN THỊ
Mỗi ngày, tôi càng nhận thức rõ hơn về những gì tôi ưu tiên và những gì tôi định tập trung vào. Tôi ưu tiên cho các mục đích của mình. Tôi tập trung vào tất cả những gì mình thấy có giá trị.
Tôi đang lựa chọn để trở nên có ý thức rõ ràng hơn về cái mà tôi phải trân trọng trong cuộc sống.
Tôi có ý thức về tài tháo vát, khả năng sáng tạo và sức mạnh của mình để tạo ra một số phận lớn.
Tôi biết rằng ý thức của mình tạo ra thực tại của mình. Tôi luôn chọn một nếp suy nghĩ lạc quan.
Tôi lựa chọn một cách có ý thức sự hy vọng, niềm vui và sự thanh bình trong cuộc sống hàng ngày của tôi.
2. QUY LUẬT HẤP DẪN
Quy luật thành công thứ hai
“Mỗi người đều được bao bọc bởi một trường suy nghĩ… Thông qua sức mạnh này, chúng ta hoặc là hút hoặc là đẩy. Cùng dấu thì đẩy nhau và… chúng ta chỉ hút những gì xuất hiện trong tâm trí của chúng ta.”
- Ernest Holmes -
Quy luật Thành công thứ nhất nói về những gì bạn tạo ra, còn Quy luật thứ hai, Quy luật Hấp dẫn lại nói đến cái bạn hút vào. Hai nguồn sức mạnh này kết hợp với nhau sẽ có tác động rất lớn nhất đến số phận của bạn. Quy luật thứ nhất liên quan đến ý thức của bạn; còn Quy luật thứ hai liên quan đến nghị lực.
Có nhiều khuôn mẫu nghị lực vận động trong thế giới ngày nay. Những sức mạnh vô cùng hùng hậu nhưng vô hình này có kết quả rất thực tế và có thể đoán được. Ví dụ, nếu bạn nhập vào điện thoại di động của mình một số điện thoại và sau đó ấn nút “gọi”, một vệ tinh ở cách bạn hàng nghìn dặm sẽ định hướng chuỗi sự kiện xảy ra sau đó tới đúng người bạn muốn gọi. Chiếc điện thoại của người đó đổ chuông, và năng lượng giọng nói của bạn sẽ được truyền qua truyền lại, cho phép bạn có một cuộc đối thoại rõ ràng ngay cả khi bạn ở cách người kia rất xa. Nếu bạn ấn một nút trên chiếc điều khiển từ xa, một tín hiệu sẽ được gửi tới chiếc TV ở góc phòng và hình ảnh truyền hình sẽ xuất hiện – cùng với âm thanh – mà các tín hiệu này lại được truyền từ một nguồn rất xa tới. Những máy quét hình CAT1 và máy MRI2 hiện đại sử dụng năng lượng để tạo ra các hình ảnh của cơ thể. Sóng cực ngắn nấu chín thức ăn, các thiết bị cảm ứng đảm bảo an ninh, và các tia laser loại bỏ đi những khối u.
Có thể liệt kê vô vàn cách thức con người hiện đại khai thác, điều khiển và sử dụng năng lượng. Tất cả các hiện tượng trên – và vô số các hiện tượng khác – có kết quả vật chất rất quan trọng, và những ảnh hưởng của chúng không chỉ giới hạn trong lĩnh vực y học, truyền thông và thiết bị kỹ thuật. Sự vận hành năng lượng của vũ trụ tác động lên mỗi chúng ta theo những cách mà hầu hết mọi người đều chưa bao giờ biết đến – thậm chí tác động đến cả những trải nghiệm cá nhân về hạnh phúc và thành công.
Quy luật Hấp dẫn phát biểu rằng chúng ta chỉ có thể hút cùng loại năng lượng mà chúng ta phát ra về chính chúng ta. Nó dựa trên nguyên tắc vật lý lượng tử mà mọi thứ – bao gồm cả con người – phát xạ ra sức mạnh này. Trên thực tế, Vũ trụ được điền đầy bởi những rung động mà các nhà khoa học gọi là “chuỗi” năng lượng. Nó luôn luôn vận động bên trong chúng ta, xuất phát từ chúng ta, và tất cả bao quanh chúng ta theo đúng nghĩa đen. Dù chúng ta có nhận biết được nó hay không thì mỗi chúng ta vẫn là một phần của một quá trình trao đổi và mở rộng cực lớn của lực này xảy ra trong vũ trụ từng ngày, từng giờ, từng phút.
Năng lượng cá nhân của chúng ta chuyển động từ chúng ta hướng ra ngoài và kết nối với những nguồn năng lượng khác có cùng nhịp cộng hưởng, quyết định cả những người và vật mà chúng ta sẽ thu hút trong cuộc sống. Mỗi chúng ta đều giống một trạm phát thanh nhỏ, liên tục truyền đi các tín hiệu về chúng ta và cuộc sống của chúng ta. Những cá nhân và hoàn cảnh phù hợp với những tín hiệu này sẽ bắt đúng sóng của chúng ta và được đưa vào những trải nghiệm sống của chúng ta. Trên thực tế, cái mà chúng ta vẫn gọi là hóa học – dù có lãng mạn hoặc chuyên nghiệp hay không – thực sự có ý nghĩa nhiều hơn sự cộng hưởng, là việc làm cho các tín
hiệu và rung động cá nhân trở nên phù hợp với nhau. Vì vậy, nếu sự thành công là điều mà bạn đang theo đuổi thì điều quan trọng là bạn phải hiểu năng lượng của mình được tạo ra như thế nào – và nó có thể truyền đi những gì về bạn ngay lúc này.
Tấm thẻ truyền năng lượng của bạn
Trong thời Nữ hoàng Victoria, những tấm danh thiếp được sử dụng để thông báo việc một người bạn hay một người khách đến thăm, những lá thư giới thiệu được gửi trước để mở đường và giúp một người mới kết nối với những người khác trong cùng giới. Đó là một quá trình chính thống giúp nhận biết rằng người gửi danh thiếp đó đã được kết nối và có quan hệ với xã hội.
Sự cộng hưởng cá nhân của bạn cũng thường làm tương tự như thế. Từ rất lâu trước khi bạn có được một trải nghiệm trong cuộc sống, năng lượng của bạn đã gửi đi những thông điệp về bạn tới những người mà bạn sẽ tương tác. Nó thông báo về bạn cho tất cả mọi người, tiết lộ rằng phần nào đó trong con người bạn liên quan đến những người khác ở một mức độ vô thức nhưng rất thuyết phục: bản chất năng lượng của bạn. Vì vậy, nếu bạn không thích cái xã hội hay những hoàn cảnh mà bạn đã thu hút hoặc nếu bạn thấy khó tìm được thành công như mong muốn thì bạn sẽ cần thay đổi những gì bạn đã lưu dấu trên tấm thẻ truyền năng lượng của mình.
May thay, vì tần số này do chính bạn tạo ra nên bạn cũng có thể thay đổi nó. Một khi bạn đã tìm ra điều gì tạo nên sự cộng hưởng rung động của mình, dễ dàng có thể tiến hành những bước chủ động để cải thiện tần số hấp dẫn và thay đổi những gì mà bạn thu hút.
Có 3 cách chính tạo ra sự cộng hưởng cá nhân của bạn, đó là:
1. Thông qua năng lượng cảm xúc của bạn hay những rung động tình cảm;
2. Thông qua năng lượng nhận thức của bạn hay những rung động trong suy nghĩ;
3. Thông qua năng lượng vật chất của bạn hay những rung động của cơ thể.
Hãy xem xét kỹ hơn 2 phương pháp đầu trong danh sách này.
TRUYỀN CẢM XÚC
Sự cộng hưởng cảm xúc là biểu hiện mạnh mẽ nhất về bạn. Cảm xúc hàng ngày của bạn truyền đi những tín hiệu rõ ràng về việc bạn là ai và bạn mong đợi điều gì ở thế giới này. Chẳng hạn, nếu bạn luôn luôn cảm thấy sợ hãi, bạn thể hiện điều đó ra ngoài và sẽ thu về ngày càng nhiều tình huống khiến bạn cảm thấy sợ hãi thêm. Nếu sự giận dữ nổi lên, bạn sẽ gửi đi tín hiệu rằng bạn đang trông chờ sự thù địch – và đó cũng chính là điều mà bạn sẽ nhận được.
Nhưng nếu bạn chọn thái độ nhẹ nhàng và vui vẻ hơn, bạn sẽ truyền đi thông điệp rằng bạn mong chờ thế giới là một nơi vui vẻ, và cả năng lượng cũng như sự trông đợi của bạn sẽ mang lại cho bạn nhiều hơn thế. Nếu bạn có những cảm xúc tự tin và yên bình về bản thân, bạn sẽ truyền đi một rung động hấp dẫn, thu hút mọi người và những trải nghiệm mang lại một cảm giác sâu sắc thậm chí còn hơn cả sự thanh thản trong tâm hồn. Đây là thực tại cộng hưởng của bạn; những gì bạn gửi đi chắc chắn sẽ quay về với bạn.
Những cảm xúc chiếm ưu thế của bạn sẽ tiếp thêm nghị lực cho quá trình tạo ra số phận do những cảm xúc này hoạt động mạnh mẽ trong trái tim và khối óc của bạn. Một trải nghiệm hay một vấn đề càng nhiều cảm xúc thì sức mạnh mà nó tạo ra càng lớn. Vì vậy, sự chuyển đổi sang những cảm nghĩ tích cực hơn là yêu cầu cơ bản của Quy luật Hấp dẫn. Có một chân lý năng lượng là: chất lượng đời sống tình cảm của bạn sẽ quyết định phẩm chất cuộc sống của bạn. Trong vấn đề này, có một quy luật rất khắt khe: Vũ trụ sẽ trả lại cho bạn niềm vui, tình yêu thương và hạnh phúc của chính bạn; và cũng sẽ trả lại bạn nỗi sợ hãi, sự giận dữ và cả nỗi bất hạnh.
Nhưng những cảm xúc bắt nguồn từ đâu? Đâu là nguồn gốc của những năng lượng mạnh mẽ luôn gắn kết với bạn này? Dưới mỗi một trải nghiệm cảm xúc đơn nhất là một nguồn kích thích. Dù cảm xúc là giận dữ hay yêu thương, đau khổ hay vui sướng, chán chường hay sôi nổi, buồn tẻ hay thích thú, mỗi triển vọng hay khó khăn – mỗi bông hoa hay cái gai – của cảm xúc đều nảy mầm từ một hạt giống – và hạt giống đó chính là suy nghĩ.
SUY NGHĨ VÔ CÙNG QUAN TRỌNG
Cách thứ hai giúp bạn truyền năng lượng của mình vào thế giới là thông qua sức mạnh nhận thức. Suy nghĩ của bạn hiếm khi ngừng lại, vì vậy chúng liên tục khuấy động những thông điệp dao động trong trường năng lượng của bạn. Và vì chúng cũng là nguồn gốc năng lượng cảm xúc của bạn nên tầm quan trọng của suy nghĩ sẽ nhân lên gấp đôi khi bạn theo đuổi thành công.
Suy nghĩ về sự tự tin sẽ mang lại cảm giác hy vọng, và ngược lại, những suy nghĩ không thỏa đáng sẽ mang lại cảm giác thất vọng. Những suy nghĩ nào sẽ có khả năng thu hút những kết quả tuyệt vời đến với bạn? Các kết quả tích cực mà bạn đang tìm kiếm chỉ có thể xuất phát từ những cảm xúc thanh bình và những suy nghĩ tích cực.
Với đa số mọi người, quá trình suy nghĩ có vẻ như ngẫu nhiên và tự phát, là một cái gì đó mà bạn vừa trải nghiệm hơn là vừa quyết định. Bạn có thể chưa bao giờ được dạy cách suy nghĩ tích cực, hay có lẽ chiều hướng suy nghĩ của bạn phụ thuộc vào hoàn cảnh hay những người mà bạn tiếp xúc. Có một điều chắc chắn rằng, nếu bạn đang nhìn quanh để tìm kiếm một cuộc sống mà bạn mong muốn thì Vũ trụ sẽ bảo bạn hãy kiểm soát những suy nghĩ của mình.
Hầu hết những suy nghĩ tiêu cực đều dựa trên một trong ba nỗi sợ hãi sau: 1. Sợ tương lai
2. Sợ bị từ chối
3. Sợ thất bại
Nỗi sợ tương lai có thể bao gồm từ những lo lắng thóang qua, lo sợ là có điều gì đó bất ổn, đến trạng thái đề phòng tự nhiên về những thảm họa xảy đến với mình, gồm những suy nghĩ như: Điều gì sẽ xảy ra nếu cuộc họp không sôn sẻ? Điều gì sẽ xảy ra nếu mình mất tài khoản này? Điều gì sẽ xảy ra nếu mình bị ốm hay chết?
Nỗi sợ bị từ chối trải qua các cung bậc từ nỗi lo rằng mình sẽ bị phán xử cho đến nỗi sợ hãi về việc bị bỏ rơi. Những người có kiểu suy nghĩ này thường tự chỉ trích hay thậm chí còn tự chán ghét mình. Những suy nghĩ kiểu như Mình không đủ tốt đẹp, Mình không có khả năng, và Mình
không xứng đáng đều luôn dẫn đến những nỗi sợ hãi như Điều gì sẽ xảy ra nếu vợ/chồng mình bỏ mình? Hay Điều gì sẽ xảy ra nếu mình bị đuổi việc?
Tất cả các loại sợ hãi đều rất độc hại đối với nghị lực để thành đạt, vì vậy một điều không thể tránh khỏi là nỗi sợ thất bại sẽ tạo ra nghị lực của một lời tiên đoán về việc hoàn thành ước nguyện của mình; những người tự thấy mình là không thành công sẽ chỉ có thể thu hút sự thất bại. Những suy nghĩ tiêu cực là những trở ngại lớn nhất trên con đường đạt đến hạnh phúc đích thực. Chúng phá hủy sự lạc quan và làm tăng nỗi lo lắng và thất vọng, hai dao động tiêu cực sẽ hấp dẫn những kết quả tiêu cực. Người ta thường nói rằng cuộc sống của bạn vận động theo hướng của suy nghĩ chiếm ưu thế, và nghị lực của bạn chính là lý do.
*
Một khách hàng của tôi, tên là David, đã luôn sống trong cảm giác sợ hãi. Anh ta luôn lo lắng về những gì người khác nghĩ, phán xét bản thân và cho rằng những người khác cũng làm như thế. Mặc dù anh có thể làm việc rất tốt, đủ để giữ công việc của mình, nỗi sợ hãi của anh luôn ngăn anh tiến lên phía trước. Anh rất thông minh và sáng tạo, và anh thường có những ý tưởng hay nhưng chưa bao giờ đủ tự tin để trình bày những ý tưởng này. Sau 20 năm làm một loại công việc, anh thấy rằng mình có thể kiếm đủ tiền để sống – nhưng nếu không tạo ra một số thay đổi nào đó thì anh ta sẽ không bao giờ có thể kiếm được nhiều hơn thế.
David biết rằng anh phải làm gì đó. Nỗi sợ hãi là cảm xúc ngự trị trong anh, và những lo lắng về việc bị phán xét và từ chối là những suy nghĩ chủ đạo của anh. Năng lượng nhận thức/tình cảm của anh liên tục khuấy động những tín hiệu u ám và bất hạnh, khiến anh chỉ hấp dẫn thêm những kết quả như vậy. Mặc dù đã sống như vậy rất lâu, nhưng anh đã kiên quyết không sống theo kiểu này nữa.
Anh lập ra một danh sách những điều mà anh lo lắng và một danh sách tương ứng những lựa chọn tích cực sẽ làm thay đổi cảm xúc cũng như nghị lực của anh. Anh kiên trì không nghĩ đến những lo lắng cũ và chọn lựa, một cách có ý thức, thay thế những lo lắng đó bằng những kết luận tự tin, tin tưởng và yên bình.
Dần dần, David trở nên ít sợ hãi hơn và cảm thấy thoải mái hơn nhiều. Anh bắt đầu cảm nhận được những cảm xúc tích cực mà nhiều năm qua anh đã không cảm nhận được, những cảm xúc như sự yên bình, niềm hy vọng và thậm chí cả niềm hạnh phúc. Quá trình thay đổi những suy nghĩ nhằm làm dịu lại những cảm xúc của anh đã diễn ra trong một thời gian, cuối cùng anh cũng đã có thể thực sự cảm nhận được sự thay đổi nghị lực cá nhân của mình. Anh trở nên tự tin, làm việc năng suất hơn và mong muốn đối mặt với những thách thức lớn hơn – và sếp của anh bắt đầu chú ý tới điều này.
Trong vòng 18 tháng tìm hiểu về những động lực của quá trình tạo ra nghị lực, David đã có được sự thăng tiến đầu tiên. Vài năm sau, tôi nhận được một vài tấm hình và một bức thư ngắn của anh. Phần tiêu đề thư có tên công ty của anh cho thấy giờ đây anh đã là phó chủ tịch, và những bức hình anh gửi là hình chụp căn nhà nghỉ mới tậu được của anh trên đồi Hilton Head, Nam Carolina.
Chưa đầy 4 năm, anh đã đảo ngược hoàn toàn tình thế trì trệ về nghị lực đã tồn tại hàng thập
kỷ. Và từ việc mong muốn thay đổi sự cộng hưởng giữa suy nghĩ và cảm xúc của mình, cuối cùng anh đã có được phong cách sống mà từ lâu anh hằng mong ước.
Phương trình SCN dành cho bạn
Dù tình trạng cuộc sống của bạn như thế nào thì bạn cũng không cần giữ nguyên những điều xưa cũ. Giờ là thời điểm để bạn tìm hiểu sự kết nối Suy nghĩ/Cảm xúc/Năng lượng của chính mình. Tôi gọi đó là Phương trình SCN. Phương trình SCN thể hiện mức độ năng lượng đầu tiên của bạn được tạo ra như thế nào, và đây là công thức:
Suy nghĩ + Cảm xúc = Năng lượng
Sức mạnh của những suy nghĩ có sức chi phối lớn nhất cộng thêm lực từ những cảm xúc mãnh liệt và thường xuyên nhất sẽ bằng sự cộng hưởng của trường năng lượng cá nhân của bạn. Đây là các xung dao động truyền đi tín hiệu cá nhân của bạn và quyết định mọi thứ mà bạn sẽ thu hút về cho cuộc sống của mình. Nếu bạn không hài lòng với những gì mà bạn nhận được – cả cá nhân và công việc chung - bạn phải tiếp tục thay đổi năng lượng của mình. Các sinh viên học toán sơ đẳng cũng biết một điều là không thể thay đổi vế phải của phương trình mà không thay đổi vế trái. Giống như bạn không thể cộng 2 với 2 mà lại có được một kết quả nào khác ngoài số 4, đơn giản là bạn sẽ không thể cộng các suy nghĩ tiêu cực với những cảm xúc tiêu cực và nhận được kết quả nào khác ngoài năng lượng tiêu cực – và cuối cùng là nhận được các kết quả tiêu cực.
SỬ DỤNG NHẬT KÝ THÀNH CÔNG
Để có thể vận dụng khía cạnh này trong quá trình tạo ra số phận của mình, bạn hãy ghi lại những kiểu suy nghĩ của mình vào nhật ký (Nếu cuốn nhật ký quá to không thể lúc nào cũng mang bên mình thì bạn chỉ cần một cuốn sổ tay nhỏ). Khi ghi lại các ý tưởng trải nghiệm chung nhất, bạn sẽ thấy mình thường có xu hướng nghĩ về cùng một vấn đề, lặp đi lặp lại cùng một kết luận đã cũ về vấn đề đó.
Sau khi đã viết ra những gì mình suy nghĩ, hãy miêu tả những cảm xúc được tạo ra. Nếu bạn thấy rằng, sự tiêu cực là năng lượng chủ đạo trong suy nghĩ và cảm xúc của mình thì hãy tạo ra một ý định, ít nhất là hãy đừng nghĩ đến chúng nữa. Khi thấy mình suy nghĩ về một điều gì đó tiêu cực, hãy khẳng định lại: Mình có thể bỏ qua điều này. Mình không phải nghĩ theo cách này nữa. Mình chọn cách giải thóat nỗi lo lắng và sự phán xét, thay vào đó mình chọn cách gắn kết với sự tin cậy.
Khi thấy không thoải mái, bạn hãy ngừng lại một chút để tìm hiểu những gì mà bạn suy nghĩ trước khi có cảm xúc đó. Sau đó, hãy tìm nguồn gốc của vấn đề bằng cách giải phóng các suy nghĩ. Bạn cũng có thể làm dịu sức mạnh của cảm xúc bằng các chuyển động cơ thể, hít thở sâu, vận động cơ bắp và hãy khẳng định: Giải thóat. Giải thóat. Giải thóat. Nếu có thể, hãy thử thay những suy nghĩ tiêu cực đó bằng những kết luận lạc quan hơn, nhưng ít nhất là hãy bỏ qua những suy nghĩ đó.
Điều quan trọng là phải biết được tần số năng lượng mà bạn phát đi mỗi ngày. Thay vì phản
ứng một cách vô thức, phát đi năng lượng cảm xúc và nhận thức mà bạn thật sự không muốn biểu lộ về mình trong thế giới năng lượng, bạn cần phải biết xác định rõ ràng những lựa chọn của mình trong suy nghĩ và cảm xúc. Lúc đầu, việc này có vẻ hơi khó thực hiện, nhưng đây là điểm mấu chốt để phát ra năng lượng thành công. Thật mạnh mẽ khi biết rằng, chính bạn đang truyền đi sóng thông tin để đưa ra định nghĩa về bạn với thế giới – và quyết định những gì mà bạn sẽ nhận lại được từ thế giới đó. Những dao động năng lượng này nằm bên trong sức mạnh của bạn để có thể thay thế bất kỳ lúc nào. Bằng cách chuyển đổi chỉ một suy nghĩ tiêu cực đang ngự trị, bạn sẽ tạo ra sự thay đổi chủ yếu trong năng lượng của mình. Và khi tiếp tục tạo ra những thay đổi này ở bên trong bạn, khi đó mọi thứ quanh bạn cũng sẽ bắt đầu thay đổi, bao gồm cả kết quả của những ước muốn của bạn.
NHữNG LỜI QUẢ QUYẾT ĐỂ CÓ SỨC HẤP DẪN NĂNG ĐỘNG
Tôi tiếp thêm sinh lực cho cuộc sống của mình bằng những suy nghĩ tích cực và những cảm xúc yên bình bất cứ khi nào có cơ hội. Đó là lựa chọn của tôi.
Tôi hiện đang chọn một thái độ lạc quan mới về bản thân, về cuộc sống và tương lai của tôi.
Tôi đang ngày càng có ý thức về kiểu năng lượng mà tôi tạo ra mỗi ngày. Tôi chọn năng lượng tích cực trong mọi suy nghĩ và việc làm của mình.
Thông qua năng lượng của chính tôi, tôi có sức mạnh để làm cho cuộc sống của mình trở nên tốt đẹp hơn bằng mọi cách. Tôi biết rằng khi tôi chọn cách tạo ra những suy nghĩ và cảm xúc hạnh phúc và lành mạnh hơn, là tôi sẽ thu hút thêm nhiều kết quả đáng mừng hơn.
Tôi biết rằng mình có đủ tài năng và các nguồn lực cần thiết để hút lấy tất cả những gì mà tôi muốn có.
3. QUY LUẬT ƯỚC MUỐN THUẦN KHIẾT Quy luật thành công thứ ba
“Ước muốn là khả năng tìm kiếm sự biểu lộ/ diễn đạt”
- Ralph Waldo Emerson -
Hai quy luật tiếp theo được vận hành bởi những ý định và động cơ của bạn. Bên dưới mỗi động lực và mỗi ước muốn là lý do thực sự cho mục đích mà bạn theo đuổi. Mặc dù bạn thậm chí có thể bạn không biết nó là cái gì, nhưng điều này sẽ thúc đẩy hoặc cản trở kết quả mong muốn của bạn thông qua bản chất năng lượng của nó.
Để bạn có thể gắn kết bản thân với những sức mạnh hùng hậu của Quy luật thứ ba này, ý định của bạn phải thuần khiết – không bị những mánh khóe lôi kéo, không dựa trên nỗi sợ hãi hay tuyệt vọng. Nói cách khác, những động cơ của bạn phải chân thực, lành mạnh, trân trọng bản thân và trân trọng người khác. Quy luật này và quy luật tiếp theo đều nói về lý do tại sao bạn lại theo đuổi các mục đích của mình trong cuộc sống. Vì vậy, nếu trước đây bạn chưa từng nghĩ đến nó thì bây giờ chính là lúc để bạn xem xét lý do tại sao bạn lại làm những việc này.
Quy luật Ước muốn thuần khiết phát biểu rằng khi bạn được dẫn dắt bởi một ý định thuần khiết – một ý định không sợ hãi, nghi ngờ hay thất vọng – bạn có thể chắc chắn về một kết quả mang lại lợi ích. Việc không sợ hãi sẽ làm thay đổi năng lượng động cơ của bạn từ những dao động tiêu cực, có sức ỳ thành những dao động tích cực và dễ lĩnh hội. Bạn sẽ đi từ những năng lượng của đợi chờ và thất vọng sang những năng lượng của sự hy vọng và mong đợi, hai thành tố quan trọng của quy luật này.
Động cơ được hình thành trong sự sợ hãi hay chất chứa sự nghi ngờ sẽ chỉ có thể tạo ra một năng lượng tối tăm xung quanh ước muốn của bạn. Những cảm xúc như thế thường xuất phát từ cảnh túng thiếu, phát ra những sóng năng lượng đẩy (chứ không phải năng lượng hút). Tín hiệu tiêu cực của nỗi sợ hãi là rất rõ ràng, và thông điệp là: Mình bất tài. Mình không xứng đáng. Mình thất bại. Với kiểu cộng hưởng này, thứ duy nhất mà bạn có thể thu hút được là những hoàn cảnh và những con người mang lại những dấu hiệu đau khổ, và những kết luận tiêu cực của bạn là có thật.
Các cảm xúc sợ hãi và nghi ngờ làm lu mờ tất cả những yếu tố hỗ trợ năng lượng tích cực mà bạn có thể phát ra, và phá huỷ những thành tố quan trọng mà Quy luật thứ ba này đòi hỏi. Động cơ của ước muốn thuần khiết được khởi động bởi một ý định trung thực và đáng trân trọng, nhưng nó lại được nuôi dưỡng bằng những năng lượng tích cực của niềm hy vọng, sự sôi nổi, lòng nhiệt thành và niềm tin. Sự mong chờ của bạn phải được bao bọc bởi những cảm xúc này khi nó sắp di chuyển tự do vào trong Vũ trụ.
Niềm hy vọng tạo cho bạn sức mạnh. Nó nâng đỡ tâm hồn và mở cửa trái tim, và nó là nguồn lực cho sự nhiệt thành và hào hứng của bạn. Nếu không có hy vọng, bạn sẽ không thể hào hứng với những ước muốn của mình hay giữ cho sự đam mê của mình đủ lớn để tiếp tục tiến bước khi phải đối mặt với những khó khăn, trở ngại.
Sự hào hứng và lòng nhiệt thành giống như những bộ khuếch đại trong một hệ thống âm thanh lập thể, tiếp thêm năng lượng cho quá trình ước muốn của bạn. Nhưng bạn sẽ không thể duy trì
được những cảm xúc mạnh mẽ này nếu không có niềm hy vọng đích thực và niềm tin thực sự rằng giấc mơ của bạn có thể và sẽ trở thành hiện thực. Ngoài ra, việc mất hy vọng có thể là một trong những nguyên nhân lớn nhất gây ra buồn chán và tuyệt vọng, hai năng lượng u tối mà không gì tươi sáng và tốt đẹp có thể vượt qua.
Đó là những gì đã xảy ra với Francine, khách hàng của tôi. Cô làm việc tại một cửa hàng hoa lớn do ba thế hệ trong cùng một gia đình quản lý. Làm việc cùng với những đứa cháu của hai người chủ, vốn là anh em trai – những người đã mở cửa hàng hoa này vài thập kỷ trước, Francine biết mọi điều cần biết về các loài hoa. Cô là người sắp xếp và trang trí cửa hàng, và cô phụ trách nhiều khách hàng quan trọng, trong đó có cả các ngôi sao điện ảnh và các chính trị gia. Cô là người “của công chúng” và có một danh sách dài các khách hàng giao thiệp trực tiếp với cô để yêu cầu cung cấp hoa tươi.
Khi mới bắt đầu làm việc chung với thế hệ chủ thứ hai, cô đã hy vọng sự xuất sắc trong việc bán hàng sẽ giúp mình thăng tiến trong công ty. Nhưng khi thế hệ thứ ba tiếp quản công việc kinh doanh của gia đình, cô đau đớn nhận ra rằng cô đang lâm vào ngõ cụt. Mặc dù thiếu kỹ năng và kinh nghiệm, cháu của những người sáng lập công ty nhanh chóng bắt đầu nhận được sự khen thưởng và thăng tiến, những thứ mà Francine vẫn chờ mong.
Mặc dù điều này không có gì đáng ngạc nhiên nhưng cô vẫn cảm thấy bị tổn thương nghiêm trọng và nhanh chóng mất hết hy vọng thăng tiến. Cô mất đi sự nhiệt tình trong công việc, và rồi thành tích và doanh số bán hàng của cô bắt đầu giảm sút. Sau đó không lâu, cô đã được cảnh báo rằng cô sẽ phải làm tốt hơn, nếu không cô sẽ phải thôi việc.
Khi đến gặp tôi, Francine tràn ngập nỗi chán chường. Tôi sớm phát hiện ra rằng, niềm hy vọng ban đầu của cô về sự thăng tiến đã mất, nên cô đã xây dựng niềm tin rằng cô không bao giờ tiến lên được nữa. Chúng tôi bắt tay ngay vào quá trình làm thay đổi năng lượng tiêu cực của cô, và tôi cũng giải thích cho cô biết cô đã tự trói mình vào cái mạng nhện bằng những ý định mâu thuẫn như thế nào.
Làm dịu đi những ý định mâu thuẫn
Việc mọi người có hai cảm xúc rất khác nhau về những ước muốn của họ cũng là điều bình thường. Một mặt, bạn có thể tự bảo mình rằng bạn muốn được thành công - đó là ý định dẫn dụ thứ nhất. Mặt khác, một ý định bị đánh gục hay một niềm tin bị giới hạn có thể khiến bạn tin rằng điều đó là không thể - và điều đó cũng trở thành một ý định năng lượng.
Trong trường hợp này, những ước muốn của bạn vừa quá thất vọng vừa tạp nham (hay ngược lại), và những ý định này mâu thuẫn với nhau trong lĩnh vực năng lượng. Về mặt trí tuệ, bạn thể hiện: Tôi muốn; tôi khao khát. Nhưng năng lượng xúc cảm của bạn lại gào lên: Điều đó là vô vọng! Điều đó không thể xảy ra! Vũ trụ sẽ phục vụ niềm tin nào đây?
Về mặt năng lượng, các cảm xúc tiêu cực có xu hướng được nạp vào bạn nhiều hơn, và do đó, chúng trở nên hấp dẫn hơn trong quá trình thu hút năng lượng của bạn. Bạn càng nản lòng và thất vọng thì Vũ trụ càng phải tôn trọng ý định của bạn và giữ lại những năng lượng khó khăn trong cuộc sống của bạn.
Đây chính là những gì đã xảy ra với Francine. Khi bắt đầu làm việc ở cửa hàng hoa, cô đã tin
tưởng vào bản thân và có hy vọng về tương lai. Nhưng qua thời gian, các yếu tố này hoàn toàn vượt khỏi tầm kiểm soát của cô và đã khiến những cảm xúc của cô thay đổi. Cô có cảm giác bị đánh bại và cảm giác tiêu cực về cảm xúc này đã thực sự trở thành ý định mới của cô.
Nhưng Francine không thể bị đánh bại. Cần phải làm một vài việc, và chúng tôi có thể cởi trói cho niềm tin vốn có trong cô – và trong những khả năng của cô. Chúng tôi còn tạo ra niềm hy vọng mới dưới dạng một mục tiêu mới: Cô nghĩ ra một kế hoạch để mở cửa hàng hoa của riêng mình. Ngoài số tiền ít ỏi mà cô kiếm được từ lương, cô còn tìm kiếm sự đầu tư từ một số khách hàng của mình. Mặc dù điều này lúc đầu có vẻ khó khăn nhưng Francine đã có thể lấy hết can đảm cần thiết bằng cách để mắt đến ước vọng của mình.
Với quyết tâm và sự kiên trì, cô đã chiến thắng. Giờ thì cô đã sở hữu ba cửa hàng hoa và danh sách các khách hàng uy tín vốn đã dài của cô nay lại dài hơn trước rất nhiều.
Nếu bạn cảm thấy bị đánh bại, bạn phải nhen nhóm lại niềm hy vọng và xác định lại những niềm tin của mình. Thiếu những mong đợi tích cực và tin tưởng vào thành công của mình thì bạn cũng sẽ bị vướng vào cái mạng nhện những ý định mâu thuẫn, bị mắc vào sức ì năng lượng và hoạt động chỉ có thể mang lại những kết quả trống rỗng. Đó không phải là một câu nói rập khuôn, mà đó còn là một sự thật mạnh mẽ: Dù ý định mong muốn của bạn có là gì đi nữa thì nếu bạn để cho mình cảm thấy bị đánh bại, thì bạn cũng sẽ bị đánh bại.
Từ ước vọng đến xứng đáng
Ước ao về điều gì đó thì chưa đủ; bạn còn cần phải biết rằng mình xứng đáng với điều đó. Đây là thành tố quan trọng tiếp theo của Quy luật Ước muốn thuần khiết. Để những ước muốn của bạn thuần khiết, bạn phải thật sự tin rằng bạn xứng đáng với những gì bạn muốn.
Cảm giác xứng đáng của bạn thường là một thứ gì đó mà bạn đã học được khi còn trẻ. Bạn được dạy điều đó thông qua cách bạn được đối xử (hoặc bị đối xử) trong phán xét hay khen ngợi. Về cơ bản, nó có liên quan đến sự tán thành và ảnh hưởng mà bạn nhận được khi bạn biết được mình là ai. Ngay cả lúc này, bạn đang có được những kết luận về những gì bạn cần phải có và lý do tại sao phải có, mà bạn đã rút ra; và những niềm tin đó là một phần có sức thuyết phục của quá trình hấp dẫn hiện tại của bạn.
SỬ DỤNG NHẬT KÝ THÀNH CÔNG
Để hiểu rõ hơn nguồn gốc thật sự của các cảm giác xứng đáng của mình, hãy trả lời những câu hỏi dưới đây và viết vào nhật ký của bạn:
Bạn bị cha mẹ hay những người khác nói là bạn không xứng đáng theo cách như thế nào?
Bạn có tin rằng ở một khía cạnh nào đó mình đúng là không xứng đáng – nghĩa là trong bạn còn thiếu cái gì đó không? Nếu có, đó là thứ gì?
Bạn có cảm thấy rằng mình phải làm một việc gì đó, chứng minh một điều gì đó, hay trở thành một thứ gì đó theo một cách khác để trở nên xứng đáng hay không? Nếu có, thì đó là gì?
Các câu trả lời sẽ tiết lộ những gì về bạn? Nếu những câu trả lời ấy cho thấy bạn không xứng đáng, bạn cần biết rằng chúng không thể hiện sự thật về bạn. Trên thực tế, cảm giác không xứng đáng của bạn xuất phát từ thực tại, nỗi sợ hãi hay nhu cầu có được sức mạnh của một
người khác. Và dù “người khác” ở đây là cha mẹ, thầy cô, bạn bè hay một ai đó thì bạn cũng không nhất thiết phải ôm mãi cách giải thích của họ về sự thật nữa. Sự xứng đáng thật sự của bạn không phụ thuộc vào những gì mà cha mẹ hay người nào khác nói với bạn. Sự xứng đáng của bạn không được quyết định bởi số tiền bạn có, bằng cấp, học vấn, tuổi tác hay cân nặng của bạn. Thay vào đó, nó xuất phát từ “di sản Thần thánh” của bạn.
Hãy luôn khẳng định rằng bạn xứng đáng có được những gì tốt nhất. Giá trị và sự xứng đáng của bạn là những món quà từ nguồn gốc của bạn. Chúng đến từ những di sản Thần thánh của bạn, năng lượng tình yêu vô điều kiện của cha mẹ bạn. Với nguồn gốc này, giá trị của bạn không bao giờ thay đổi và cũng không bao giờ mất đi; không có điều kiện nào cần đặt ra đối với việc thực hiện nó, bạn chẳng phải bắt buộc làm gì cả. Bạn luôn luôn đã, đang và sẽ thực sự xứng đáng với tất cả những thứ tuyệt vời mà Vũ trụ bao la có nghĩa vụ phải ban tặng cho bạn.
*
Mới đây tôi đã tư vấn cho một khách hàng gặp rắc rối trong công việc. Cô phải gánh vác quá nhiều trách nhiệm mà không có được sự thừa nhận hay đền đáp mà cô thấy là xứng đáng. Tôi gợi ý là cô nên bắt đầu lặp lại nhiều lần trong ngày một số lời quả quyết như: Mình đáng được tôn trọng; Mình đáng được hạnh phúc; Mình đáng được đối xử tử tế.
Vài tuần sau cô ấy gọi lại cho tôi, phấn khởi nói rằng cô đã cảm thấy tốt hơn nhiều. Ngoài ra, cô đã được đánh giá tốt trong công việc, nhận được một lá thư khen ngợi và được nâng lương.
Giờ đã đến lúc bạn định nghĩa lại bản thân – và giá trị của bạn – theo sự thật cơ bản về việc bạn thực sự là ai: một đứa con của Đấng tối cao. Hãy viết một số câu giải thóat vào nhật ký của mình để chống lại những giả định độc hại mà bạn đã khám phá ra bằng cách trả lời các câu hỏi lúc trước, và thêm vào một số lời quả quyết về sự xứng đáng một cách vô điều kiện. Hãy bỏ qua tất cả những điều kiện hoặc sự xuyên tạc cũ đã không hỗ trợ sự hiểu biết mới này, bởi vì những hạn chế này sẽ là nhà tù hạn chế những thành tích của bạn. Khi được giải phóng ra khỏi nhà tù đó, bạn sẽ tự do tiến những bước dài hơn – và có thể nhận được tất cả những gì bạn mong muốn.
Khi muốn có nó, hãy đừng nghĩ đến nó
Câu nói này có vẻ hơi sáo rỗng, nhưng không một nhu cầu hay sự tuyệt vọng nào có thể giúp bạn nắm giữ được một thứ gì. Nó chỉ tạo ra những giới hạn năng lượng rất xấu mà cuối cùng bạn sẽ phải được giải thóat. Việc giải thóat mình khỏi những niềm tin nghèo nàn và những giá trị xứng đáng có điều kiện là những bước đầu tiên để đạt được sự giải phóng lớn nhất: thóat khỏi sự ràng buộc, thành tố cuối cùng của Quy luật ước muốn thuần khiết, đạt được thông qua hành động đầu hàng.
Bằng cách đó, bạn không từ bỏ mục tiêu cũng như ước muốn của mình. Thay vào đó, bạn đang đầu hàng sự ràng buộc của mình – nhu cầu rất lớn mong muốn điều đó xảy ra. Sẽ không thể có một ước muốn thuần khiết khi bạn đang cảm thấy tuyệt vọng, bởi vì bạn bị thúc đẩy thóat khỏi nỗi sợ hãi hơn là niềm tin. Nhưng việc nới lỏng những ràng buộc của bạn là sự cam kết tối cao với niềm tin, cả niềm tin vào tương lai và niềm tin vào bản thân. Nó thừa nhận khả năng tạo ra hạnh phúc của bạn dù có điều gì xảy ra. Sự cần thiết thực sự của thái độ đầy tin tưởng này trở nên hết sức rõ ràng khi bạn tìm hiểu quy luật tiếp theo, quy luật cho ta thấy sự tuyệt vọng và nóng vội sẽ chỉ phá hủy ý định thành công của bạn mà thôi.
NHỮNG LỜI QUẢ QUYẾT ĐỂ CÓ ĐƯỢC ƯỚC MUỐN THUẦN KHIẾT
Tôi là một người xứng đáng và có giá trị, xứng đáng giàu có và thực sự hạnh phúc.
Tôi theo đuổi các mục tiêu của mình để nâng cao cuộc sống diệu kỳ, một cuộc sống mà sau mỗi ngày tôi sẽ cả thấy hạnh phúc hơn.
Tôi biết mình muốn gì. Tôi biết rằng nó sẵn có và tôi rất phấn khích với một tương lai tươi sáng mà tôi đang tạo ra cho bản thân ngay từ lúc này.
Tôi biết rằng tôi xứng đáng có những điều tốt đẹp và những trải nghiệm lớn.
Mỗi lần ngắm mình trong gương, tôi khẳng định và thừa nhận giá trị và sự xứng đáng của tôi.
4. QUY LUẬT Ý ĐỊNH NGƯỢC ĐỜI Quy luật thành công thứ tư
“Trường lượng tử chỉ là một tên gọi khác của trường ý thức thuần khiết hay tiềm năng thuần khiết. Và trường lượng tử này chịu ảnh hưởng của ý định và ước muốn.”
- Deepak Chopra -
Trong khi sự đầu hàng chỉ là một trong các thành tố của Quy luật Ước muốn thuần khiết thì ở Quy luật ý định ngược đời, nó lại là cái trục mạnh mẽ mà Quy luật thứ tư này xoay quanh. Nguyên tắc này cho thấy chính xác những gì diễn ra khi chúng ta để cho sự thúc bách và nhu cầu trở thành động lực chính. Khao khát thành công là một nỗ lực tự nhiên và lành mạnh, nhưng chính những cảm xúc xoay quanh lý do tại sao chúng ta mong muốn điều đó lại có tính quyết định đối với bản chất nghị lực của nó.
Sự tin cậy là một dạng dao động đơn giản, dễ thay đổi và đưa lại kết quả tốt; sự tuyệt vọng là một dạng dao động thất thường và dễ bị kích động. Khi theo đuổi sự thành công thì nỗi sợ hãi của chúng ta xuất phát từ đâu? Nó xuất phát từ sự bất mãn với những gì chúng ta có và việc chúng ta là ai. Chúng ta sống trong một xã hội “phải có”: Chúng ta thấy người ta quảng cáo cái gì đó và thế là chúng ta phải có được nó. Chúng ta thấy bạn bè có một đồ vật mới, vì thế chúng ta cũng phải có đồ vật đó. Chúng ta hoàn toàn bất mãn khi chúng ta không có được những gì mình muốn, và chúng ta sẵn sàng mắc nợ, đánh mất thời gian dành cho gia đình và làm việc không ngừng nghỉ để phải có được nhiều thứ nữa.
Nhưng điều gì xảy ra khi chúng ta đang ngóng chờ để có được những gì mình muốn? Chúng ta đang phát ra một năng lượng vô cùng khó chịu, bởi vì chúng ta không chỉ cảm thấy bất mãn mà còn cảm thấy thiếu thốn. Chúng ta luôn bị ám ảnh bởi những gì chúng ta còn thiếu – ám ảnh nhiều đến mức chúng ta trở nên ghen tỵ mỗi khi chúng ta thấy những người khác có “nhiều hơn” những cái mình đang mong có. Một người đang sở hữu căn nhà trị giá 100.000 đôla có thể bị hấp dẫn bởi một tài sản 300.000 đôla và cảm thấy mình nghèo khó, một người khá giả hơn anh ta sẽ mơ đến một căn nhà trị giá 600.000 đô-la và vẫn cảm thấy chưa hài lòng.
Quá trình đó tiếp tục diễn ra và đạt đến nấc thang “phải có”. Bạn thử nghĩ xem năng lượng mà những cảm xúc tiêu cực đó tạo ra như thế nào. Trường năng lượng cá nhân của bạn thường dao động với nỗi lo âu rõ ràng, niềm khao khát và sự thất vọng. Thông điệp bạn gửi đi có thể không ổn định và ít hấp dẫn nên Vũ trụ không thể đáp lại bằng những gì tích cực. Đây là thực tế khó thay đổi ở Quy luật thứ tư: Bạn chắc chắn đang đẩy chính thứ mà bạn đang khao khát có ra xa!
Quy luật Ý định ngược đời phản ánh Quy luật Hấp dẫn bằng cảnh báo rằng bạn sẽ chỉ nhận lại được năng lượng tiêu cực của mình. Nếu bạn hết sức mong muốn điều gì đó xảy ra thì dao động của lực đẩy sẽ đẩy nó ra xa, loại bỏ đi những người và hoàn cảnh có thể đưa lại kết quả bạn mong muốn. Do đó, sự tuyệt vọng của bạn tạo ra một nghịch lý – hay một điều ngược lại với ý định ban đầu của bạn, khiến bạn thất bại.
Vũ trụ muốn bạn đạt được tất cả những gì mà bạn muốn có, và khi bạn kết hợp bản thân với các Quy luật Thành công, nó sẽ làm mọi việc trong khả năng để giúp bạn tiến lên – nhưng nỗi thất vọng và sự thúc bách lại trở thành những yếu tố phá vỡ quá trình này. Không phải bởi vì
Vũ trụ muốn kéo dài lòng mong mỏi của bạn. Thực tế lại ngược lại: Nó muốn bạn tận hưởng cuộc sống và tham gia ngay vào một dao động khác cao hơn và đừng chờ đợi một hạnh phúc mơ hồ nào đó xuất hiện trong tương lai xa. Năng lực tốt nhất bộc lộ khi trong niềm tin của bạn không còn nỗi thất vọng và sự thúc bách, khi bạn giải thóat bản thân khỏi sự tuyệt vọng, thay vào đó, bạn lựa chọn trạng thái yên bình ở hiện tại.
Bạn sẽ hoàn toàn không thể hạnh phúc khi bạn sống trong sự bất mãn. Khi bạn bị ám ảnh bởi những thứ mà mình chưa có, nghĩa là bạn đang vẽ ra một sự thiếu thốn tệ hại hơn; bạn bỏ đi sự mãn nguyện ở hiện tại bằng cách lập ra một danh sách các mục tiêu để được hạnh phúc trong tương lai.
Thực tế là, khi bạn chưa có được những thứ đó thì bạn vẫn mang cảm giác dai dẳng là mình không hạnh phúc. Bạn thấy như còn thiếu một cái gì đó và bạn không thể bớt căng thẳng nếu bạn chưa lấp đầy chỗ trống đó. Thay vì tận hưởng cuộc sống và quý trọng những gì mình có, bạn lại mất thời gian để mong mỏi có được nhiều hơn và luôn phấn đấu để đạt được nó.
Đây là một sai lầm hết sức nghiêm trọng liên quan đến các Quy luật về nghị lực và ý thức. Khi bạn cho đi niềm hạnh phúc hiện có để ôm lấy sự khổ sở về những điều không chắc chắn trong tương lai tức là bạn đang chấm dứt những thiện ý được nhận. Bạn chuyển từ trạng thái tâm lý biết thưởng thức sang một trạng thái nhận thức về sự thiếu thốn và nhu cầu – và khi bạn lựa chọn điều đó là bạn đã đánh mất đi khả năng thành công.
Đây không phải là một vấn đề bình thường. Điều gì đã xảy ra khi bạn lọc bỏ mọi thứ bạn có thông qua việc mong muốn một thứ gì khác? Bạn đưa bản thân đến thất bại bằng cách phóng ra một năng lượng rất kém hấp dẫn, đó là sự khổ sở. Việc bạn “đứng núi này trông núi nọ” sẽ luôn khiến bạn tiếp nhận hoàn cảnh hiện tại với suy nghĩ rằng hoàn cảnh đó không tốt đẹp.
Hãy nghĩ đến những cảm giác xuất phát từ sự ám ảnh bởi những gì không ổn trong cuộc sống của bạn. Nỗi thất vọng, sự đau buồn và niềm khao khát là những cảm xúc bị buộc tội nhiều nhất. Chính năng lượng mài mòn này phá hủy sự thành công của bạn. Nó là một lực không thể cưỡng lại, và không thể tránh được. Nếu bạn phát ra một tín hiệu thất vọng thì những nỗ lực của bạn sẽ chỉ mang lại những hoàn cảnh tuyệt vọng và những cảm giác thất vọng nặng nề hơn.
Một thực tế không thể tránh được đó là tất cả những cảm xúc của bạn đều được bổ sung bằng những chuyển động tích cực hoặc tiêu cực. Những chuyển động tích cực mang lại những kết quả tuyệt vời trong chuyển động tiêu cực lại tạo ra trở ngại và những kết quả khó giải quyết. Nhưng bạn có thể thay đổi những cảm xúc của mình (và cả sự cộng hưởng) bằng cách thay đổi những gì bạn suy nghĩ và những gì mà bạn tập trung. Bạn phải bỏ qua sự thúc bách và tập trung vào những suy nghĩ lạc quan để mở ra những cánh cửa của sự lôi cuốn, hấp dẫn. Hãy chuyển sự tập trung của bạn từ những gì bạn còn thiếu sang tất cả những gì mà bạn phải trân trọng để tạo ra nhận thức về sự thành công.
Việc bị ám ảnh bởi những gì còn thiếu trong cuộc sống thực sự đã khiến bạn phải tốn thêm nhiều năng lượng. Và nếu bạn luôn phàn nàn về những gì không có, điều đó sẽ chỉ tạo ra thêm lý do để tiếp tục than vãn. Bạn cần đặt cảm xúc của mình vào quá trình trải nghiệm, điều muốn cảm nhận ngay tại thời điểm này sẽ có thể tạo thêm cảm giác đó trong tương lai. Điều này được gọi là chuyển động dây chuyền, và bắt buộc phải hài hòa với Quy luật này. Hãy nghĩ đến
việc đánh giá cao những thành quả mà bạn sẽ có được khi đạt mục tiêu và lựa chọn cách cảm nhận sự biết ơn những gì bạn có trong cuộc sống hiện tại.
Vượt qua nghịch lý
Nhiều người thấy khó khăn để không nghĩ đến sự thúc bách. Họ lo lắng liệu có thể xoay xở được không nếu ước mơ của họ không trở thành hiện thực; họ sợ mong muốn của họ nằm ngoài tầm với, và họ sẽ không bao giờ có thể chấp nhận được điều đó. Nhưng khi bạn vướng vào sức mạnh của Nghịch lý Dục vọng thì suy nghĩ cơ bản và nổi trội về mục tiêu của bạn chính là: Mình không thể hạnh phúc nếu không có được điều này. Và với suy nghĩ đó, khả năng không được hạnh phúc sẽ trở thành hiện thực.
Điều này đã xảy đến khi tôi đi tìm nhà xuất bản cho cuốn sách đầu tiên của mình, cuốn Những bí mật của sự hấp dẫn. Đã nhiều năm nay, tôi từng truyền đạt những nguyên tắc của vật lý lượng tử và sự hấp dẫn tình cảm cho những khách hàng đang tìm kiếm những mối quan hệ và việc này đã mang lại những kết quả đáng kinh ngạc. Cuối cùng, tôi bắt đầu truyền đạt những hiểu biết này tại các buổi hội nghị chuyên đề, và ở những nơi tôi đến, mọi người thường hỏi tôi là họ có thể tìm mua cuốn sách về chủ đề này ở đâu. Tôi biết là chưa có cuốn sách nào đề cập đến việc áp dụng các Quy luật tự nhiên vào các mối quan hệ tình cảm, vì thế tôi quyết định viết một cuốn sách của riêng mình.
Tôi tập hợp lại và tự xuất bản thành một cuốn sách nhỏ cho các khách hàng và bán tại các buổi hội nghị chuyên đề của mình, nhưng mọi người bắt đầu mua thêm cho bạn bè của mình và họ luôn hỏi cuốn sách có bán trên toàn quốc không. Khi nhu cầu tiếp tục tăng lên, tôi quyết định xem xét đến việc xuất bản cuốn sách đó.
Quyết định này đã làm nảy sinh trong tôi rất nhiều cảm xúc, đã kích thích một mong muốn có từ lâu. Sự thật là tôi đã muốn viết từ khi tôi mới khoảng 12 tuổi. Lúc đó, tôi đã đọc một cuốn sách về một chàng thanh niên sống ở Đông Berlin sau Chiến tranh Thế giới thứ II. Cuốn sách vô cùng cảm động và cũng đầy chất hài hước, nó đã khiến tôi vừa khóc vừa cười và những con chữ chưa bao giờ có tác động đến tôi như thế. Sau đó tôi đã quyết định là tôi muốn viết một cái gì đó mà có ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi người.
Vì lý do này, tôi đã rất phấn khích khi nghĩ đến việc xuất bản cuốn sách của mình, nhưng đó không phải là cảm xúc duy nhất. Tôi còn cảm thấy rất lo lắng và bị thôi thúc với việc xuất bản cuốn sách. Tôi đã viết và biên tập lại cuốn sách nhỏ mà tôi đã tự xuất bản và phác thảo thêm một vài chương nữa. Thực ra tôi không gặp khó khăn gì khi đi tìm người đại diện nhưng những người đại diện của tôi lại thực sự gặp khó khăn khi tìm kiếm nhà xuất bản.
Người đại diện đầu tiên của tôi rất năng động và hẳn là cô sẽ bán ngay được một lượng sách lớn. Cô gửi cuốn sách cho những nhà xuất bản lớn ở thành phố New York, và phản ứng của họ hầu như giống nhau. Cuốn sách bị từ chối như các cuốn sách viết về tình yêu khác. Lý do bị từ chối là vì “Trên thị trường đã có quá nhiều sách về các mối quan hệ”.
Điều này thực sự khiến tôi thất vọng bởi vì tôi biết rằng mặc dù có rất nhiều sách viết về tình yêu nhưng chưa có cuốn nào đề cập đến sự hấp dẫn dưới góc độ vật lý lượng tử. Hầu như mỗi tuần tôi lại nhận được một lời từ chối và tôi thấy mình ngày càng chìm sâu vào nỗi tuyệt vọng.
Sau khi bị từ chối khoảng chục lần, người đại diện đầu tiên của tôi nói rằng cô chẳng còn chỗ nào để đi nữa vì vậy tôi tìm một người khác. Người này cũng đã thử với khoảng nửa tá nhà xuất bản khác và cũng nhận được những kết quả tương tự. Chán nản, người này cũng bỏ cuộc.
Lúc đầu, điều này khiến tôi rơi vào trạng thái chán nản liên miên. Giấc mơ thời thơ ấu của tôi về việc xuất bản sách dường như đang thất bại. Tôi đã chìm trong cảm giác tự ti một thời gian, nhưng cuối cùng, tôi đã nhận ra rằng mình đang vướng vào những năng lượng của Nghịch lý Dục vọng. Mặc dù rất hy vọng nhưng tôi đã vô tình ôm lấy niềm tin là mình sẽ không thể nào hạnh phúc nếu không làm được việc đó. Tôi ở giữa những ý định trái ngược, vì vậy cuốn sách chẳng đi đến đâu và tôi thì ngày càng trở nên khổ sở. Tôi biết là mình phải làm gì đó để thay đổi điều này.
Mỗi ngày, tôi suy nghĩ về việc giải phóng những Nghịch lý Dục vọng của mình. Tôi phải cố gắng không nghĩ đến những nhu cầu đang thôi thúc mình, nhưng cứ mỗi khi tôi quả quyết là mọi việc vẫn sẽ ổn thỏa nếu sách không được xuất bản thì tôi lại bắt đầu khóc. Tôi nhận ra rằng, mình đang đau khổ khi ước mơ có nguy cơ không thể thực hiện được, nhưng tôi tuyệt đối phải quay trở lại tâm trạng hạnh phúc hiện tại. Vì vậy, tôi đã cho phép mình trôi theo sự dẫn dắt của quá trình này. Trong một vài tuần lễ, tôi đã nghiền ngẫm vấn đề của mình mỗi ngày, và tự cho phép mình than khóc và giải phóng nhu cầu.
Tôi đã có thể thực sự đầu hàng. Tôi đi đến kết luận là tôi vẫn sẽ tiếp tục tự mình gửi sách cho các nhà xuất bản nhưng nếu cuối cùng tôi vẫn chỉ có thể tự xuất bản và bán tại các hội nghị chuyên đề thì tôi vẫn làm việc đó rất vui vẻ và thấy được giá trị trong chính trải nghiệm này. Tôi vẫn theo đuổi ước mơ nhưng sống trong niềm hân hoan. Tôi không còn nhỏ một giọt nước mắt nào bởi vì tôi đã thật sự không còn nghĩ đến điều khiến tôi phiền lòng nữa.
Điều thú vị về Quy luật Nghịch lý của Dục vọng đó là khi không còn nghĩ đến nỗi tuyệt vọng thì lại có kết quả - và tôi cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Vài tháng sau, khi đã thật sự đầu hàng, tôi gặp một người và được gợi ý nên gửi sách cho Hay House. Lúc đầu, tôi đã bỏ qua khả năng này, chủ yếu bởi vì tôi nghĩ sách của mình đã từng được gửi đến đó rồi. Tôi bị mất phương hướng trong chuỗi ngày bị từ chối đáng thất vọng đó. Nhưng rồi tôi nhận ra rằng, ý tưởng này thật sự hấp dẫn, bởi vì Louise Hay đã có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đời tôi. Những cuốn sách của bà giúp tôi vượt qua nhiều giai đoạn khó khăn, vì thế tôi đã quyết định thử.
Quá trình này kéo dài trong vài tháng, nhưng vì tôi đã không tự thúc bách nên tôi không còn quá lo lắng như trước nữa. Thực tế là, tôi đã thoải mái đến mức hầu như quên mất là mình đã gửi bản thảo đi. Tuy vậy, vài tháng sau, khi biết sách của mình được chấp nhận, tôi đã vô cùng sung sướng.
Giấc mơ được xuất bản sách đã trở thành hiện thực, nhưng đó mới chỉ là sự khởi đầu. Lúc này tôi nhận ra rằng Hay House chính là công ty mà tôi cần hướng tới và cũng là công ty mà tôi cộng tác nhiều nhất. Cũng chán nản như khi nhận được những lời từ chối, tôi hiểu rằng mình đang được Vũ trụ bảo vệ. Trong những năm qua, tôi đã gặp một số người có sách được xuất bản ở những công ty khác, nhưng không có người nào trong số đó nhận được sự quan tâm cá nhân và giúp đỡ chân thành như Hay House đã dành cho tôi. Tôi được làm việc với những người tuyệt vời nhất, những người thực sự yêu thương và theo đuổi mục đích mang những thông điệp về sự hy vọng, mục đích và hòa bình cho thế giới. Tôi cảm thấy như mình có mối
quan hệ cá nhân với mỗi người ở đó.
Ngoài ra, Hay House còn xuất bản sách của tôi trên khắp thế giới. Tôi đã nhận được vô số thư và email từ khắp nước Mỹ, Úc, Anh, Ai Len, Singapore, Đức, Ấn Độ và thậm chí cả ở Nga và Albania – chúng đều là những bức thư gửi từ những người muốn kể cho tôi nghe cách những nguyên tắc này làm thay đổi cuộc đời họ. Những thông điệp đó vô cùng có ý nghĩa với tôi; chúng là biểu hiện của mong muốn mà tôi đã có từ khi mới 12 tuổi. Nhưng tôi tin chắc rằng sẽ chẳng có cảm giác kia nếu như lúc đầu tôi không bị những nhà xuất bản khác từ chối.
Quá trình gửi và bị từ chối diễn ra trong gần hai năm, và tôi đã rất đau khổ cho đến khi có thể không nghĩ đến nó nữa; nhưng giờ thì tôi biết ý nghĩ thực sự của cơ hội. Đôi khi, Vũ trụ không cho chúng ta những gì chúng ta muốn tại đúng thời điểm mà ta mong muốn, bởi vì thực ra còn có những thứ tốt đẹp hơn ở phía trước. Đó có thể là kết quả may mắn hơn, hay nó sẽ có thể hữu ích hơn với quá trình phát triển cá nhân của mình hay quá trình học cách tin tưởng và không nghĩ đến nó nữa.
Ở trường hợp của tôi, tất cả những lý do này đều đúng. Giờ thì tôi chắc rằng việc không được chọn ngay trong năm đầu tiên đã mang đến cho tôi một kết quả tốt hơn rất nhiều. Nhưng điều quan trọng hơn là việc đó đã tạo cho tôi cơ hội giải quyết các vấn đề của riêng mình, đó là các vấn đề về sự thúc bách và sự kiểm soát. Tôi đã phải đối mặt với Nghịch lý Dục vọng của chính mình, và tôi đã phải học cách sống trong tin tưởng và niềm vui của việc tự xuất bản. Việc đó hoàn toàn phù hợp với việc chọn một niềm vui ở hiện tại để mang lại các kết quả mà mình mong muốn - chứ không phải theo cách ngược lại.
Quy luật Nghịch lý của Dục vọng chỉ ra nghịch lý nằm phía sau thành tích cá nhân: Bạn có thể nhận được điều mình muốn bằng cách biết rằng mình không cần điều đó để có thể hạnh phúc. Nó buộc bạn phải chuyển sự tập trung của mình từ một ý định luôn bị thôi thúc sang một hoạt động thanh thản. Đừng bao giờ truyền đi năng lượng rằng bạn sẵn sàng chờ đợi để được hạnh phúc - chỉ truyền đi năng lượng mà bạn sẽ sẵn sàng chờ đợi để đạt được mục tiêu. Việc cần đạt được một thành tích cụ thể trước khi bạn có thể sống trong thanh thản và vui thích sẽ tạo ra năng lượng thôi thúc. Năng lượng này sẽ đầu độc quá trình thành công. Vì vậy hãy xác định rõ các ý định của mình và can đảm với những động cơ thúc đẩy của mình. Hãy theo đuổi các mục tiêu vì đạt được các mục tiêu sẽ giúp bạn củng cố thêm một cuộc sống vốn đã hạnh phúc, chứ không phải bởi vì bạn sẽ trở nên đau khổ nếu không có những mục tiêu đó.
Khi muốn sách của mình được xuất bản, tôi đã vô tình dựng lên một hệ thống các nhu cầu thôi thúc. Tôi đã đầu tư giá trị của mình để biến nó thành hiện thực, dựng lên một loạt kết quả thê thảm nếu không làm được như thế. Và khi thất bại, tôi đã coi nó như điểm kết thúc của ước mơ thời thơ ấu – và thậm chí coi như nguy cơ chấm dứt niềm hạnh phúc nghề nghiệp của mình. Tôi cảm thấy, mình sẽ không bao giờ có thể là một người viết sách nữa. Nhưng tất cả đều không đúng, bởi vì tôi đã là một nhà viết sách, đã tự ràng buộc với ước mơ thời thơ ấu, và tôi có thể chọn tâm trạng hạnh phúc trong khi vẫn hướng tới mục tiêu. Giá trị của tôi được bảo đảm và tôi chịu trách nhiệm với quá trình xác định bản thân của chính mình.
Tôi đã phải nhắc nhở mình rằng thành công không phụ thuộc vào một sự kiện nào. Tôi phải quay trở lại ý định ngay từ đầu: mong muốn được viết để chia sẻ những thông tin mà tôi hy vọng sẽ có ích trong cuộc sống của mọi người. Không có thứ gì khác được coi là quan trọng, và lúc này, ngay khi tôi không còn nghĩ đến chúng nữa cũng là lúc chúng được quan tâm.
SỬ DỤNG NHẬT KÝ ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC THÀNH CÔNG
Hãy sử dụng cuốn nhật ký của bạn để nghiên cứu kỹ danh sách những gì mà bạn muốn có. Hãy trả lời những câu hỏi dưới đây để tìm ra đâu là những ý định thực sự của bạn:
Đâu là những nhu cầu cơ bản có thể đầu độc quá trình của bạn? Nếu bạn bị ám ảnh bởi nhu cầu đạt mục tiêu nghĩa là bạn đang tập trung cả năng lực và nhận thức của mình vào những gì còn thiếu trong cuộc sống của bạn.
Bạn đang làm gì để khiến cho mục tiêu của bạn thực sự có ý nghĩa? Đừng bao giờ để mục tiêu của bạn hướng đến việc xác định hay cứu vãn bản thân hoặc làm cho bản thân được hạnh phúc. Hãy theo đuổi nó vì đúng mục đích của chính nó. Hãy lựa chọn để xác định và cứu vãn bản thân – và làm cho mình được hạnh phúc - tất cả tại thời điểm hiện tại.
Hãy kiên nhẫn, và tin tưởng ở thời điểm mọi việc xảy ra. Bạn sống trong một không gian Vũ trụ mà ở đó bức tranh số phận của bạn được dệt bằng năng lượng, sự nhận thức và ý định của bạn. Hãy để bản thân mình dệt nên tương lai với năng lượng tích cực; sự nhận thức sáng tạo và ý định trong sáng và không mâu thuẫn trong tất cả mọi việc. Đừng bao giờ bị ám ảnh bởi chỉ một lựa chọn hay một giải pháp, và hãy đừng tuyệt vọng. Khi mục tiêu chính của bạn là sống trong sự lạc quan và tin tưởng thì bạn sẽ đáp ứng được những mong muốn khác của mình.
NHỮNG KHẲNG ĐỊNH ĐỂ GIẢI PHÓNG Ý ĐỊNH NGƯỢC ĐỜI
Tôi biết rằng Vũ trụ rất phong phú; tất cả những gì tôi mong muốn đều sẵn có cho tôi.
Tôi chấm dứt sự tuyệt vọng. Tôi thư giãn và kiên nhẫn, bền bỉ và thanh thản trong tâm hồn.
Tôi không nghĩ đến sự thiếu thốn và từ bây giờ tôi chọn cách chỉ nhận thức giá trị và những điều hạnh phúc trong cuộc sống.
Tôi chấm dứt sự thúc bách và sống trong sự tin tưởng. Tôi biết rằng khi tôi không nghĩ đến nhu cầu là tôi đã hút những sự khao khát về phía mình.
Tôi đang luyện tập nghệ thuật đầu hàng. Tôi tin tưởng và thực sự không tự thúc bách mình nữa.
5. QUY LUẬT HÀI HÒA
Quy luật thành công thứ năm
“Hãy giữ cho những suy nghĩ và cảm xúc hài hòa với những hành động của bạn. Cách chắc chắn nhất để hiện thực hóa mục đích của bạn là loại bỏ bất kỳ mâu thuẫn hay sự bất hòa nào tồn tại giữa những gì bạn suy nghĩ, những gì bạn cảm nhận với phong cách sống của bạn”
- Ts. Wayne W. Dyer -
Trong vật lý lượng tử, định lý không định xứ của Bell giải thích rằng cách hành động của một phân tử có thể tác động đến hành động của phân tử khác ở cách đây rất xa. Định lý này cũng đúng đối với các cá nhân, bởi vì chúng ta sống trong một Vũ trụ mà ở đó mọi thứ đều nối kết với nhau. Năng lượng luôn không ngừng chuyển động bên trong và xung quanh chúng ta, nối kết chúng ta với nhau và với chuỗi sự kiện và dòng năng lượng liên tục của Vũ trụ. Khi chúng ta hài hòa,chúng ta bước vào dòng bất tận những điều may mắn và sự dư dả đang hoạt động trên khắp thế giới. Nhưng khi chúng ta không hài hòa,chúng ta tự tách mình ra khỏi luồng dồi dào này và lắng lại dưới lòng sông, nhìn những điều may mắn trôi qua.
Như vậy, năng lượng hài hòa của chúng ta là chìa khóa mở ra hiện tượng đồng bộ kỳ diệu, đó là nơi mà các nguồn năng lượng kết hợp hoàn hảo để mở ra một thế giới những khả năng vô cùng to lớn. Nó đưa đến việc pha trộn những sự trùng hợp đáng kinh ngạc tạo ra những kết quả thực sự. Khi điều này xảy ra, chúng ta sẽ thấy ngay những gì chúng ta muốn ở đúng vị trí, tại đúng thời điểm của nó. Những người có thể giúp đỡ chúng ta sẽ xuất hiện, thông tin được cung cấp cho chúng ta ngay khi chúng ta cần đến nó, và nguồn cảm hứng dường như xuất hiện hoàn toàn bất ngờ. Sự hài hòa là điểm giao của các dòng nơi mà ý định gặp gỡ kết quả trên hầu hết mọi con đường huyền bí. Nhưng đó không phải là một điều kỳ diệu cũng không phải là một sự ngẫu nhiên. Sự hài hòa là quá trình kết hợp – kết hợp các nguồn năng lượng, sự nhận thức và cả những ý định.
Quy luật Hài hòa phát biểu rằng khi bạn chủ ý chọn cách tạo sự cân bằng và tích hợp bản thân với Vũ trụ, ý định và năng lượng của bạn sẽ mở ra cánh cửa bước vào sự dồi dào của Vũ trụ, cho phép bạn tiếp cận với tất cả sự hiểu biết, sức mạnh và những cơ hội mà thế giới ban tặng. Để đạt đến trạng thái tuyệt vời này, năng lượng của bạn phải đồng điệu với tất cả những nguồn chuyển động bên trong và xung quanh bạn. Hãy tích hợp năng lượng của bạn với chính bản thân bạn, với những người khác và với dòng năng lượng của Vũ trụ.
Tự hài hoà
Tất cả các Quy luật – và tất cả các giải pháp – đều khởi đầu từ cái tôi. Bí quyết để tự hài hòa với chính mình là bạn hãy thiết lập sự cân bằng trong suy nghĩ, cảm xúc và hoạt động của bạn, điều này đạt được thông qua những lựa chọn hàng ngày của bạn. Cách bạn sống cuộc sống của mình – từ những suy nghĩ có vẻ thiếu logic đến những quyết định quan trọng nhất của bạn – sẽ quyết định mức độ hài hòa trong năng lượng cá nhân của bạn.
Những suy nghĩ cân bằng không mang tính rải rác hay lo lắng; chúng rất điềm tĩnh, tập trung và hội tụ ở công việc sắp tới. Trạng thái tinh thần này bắt đầu với sự tự chấp nhận và phát triển lên thành sự yên bình với những thất thường của cuộc sống. Điều này nghe có vẻ lạ nhưng kiểu cân bằng tạo ra sự hài hòa xuất phát từ việc lưu lại trạng thái tập trung với hai ý
định có vẻ trái ngược; hoàn toàn chịu trách nhiệm và không nghĩ đến sự kiểm soát.
Khả năng tự chịu trách nhiệm thực sự có nghĩa là bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm với chất lượng cuộc sống của mình. Bạn chịu trách nhiệm với những suy nghĩ, cảm xúc và những kết quả mà bạn tạo ra. Điều này có vẻ giống như một nhiệm vụ khó khăn, vì vậy điều quan trọng là bạn nhìn nhận nó không chỉ là một quá trình. Chúng ta luôn ở giữa quá trình sống, sáng tạo và hấp dẫn. Khi chúng ta tạo ra thêm các lựa chọn danh dự trong suy nghĩ và hành động của chúng ta thì tính thường xuyên của chúng ta tăng lên và sự nhận thức của chúng ta thay đổi. Thời gian trôi qua, những sự lựa chọn cao hơn của chúng ta trở nên tự nhiên hơn và tạo ra thêm nhiều sự hài hòa hơn.
Một trong những cách tốt nhất để khởi động quá trình hài hòa này là can thiệp vào sự tự chỉ trích của mình. Những suy nghĩ cân bằng chuyển động song hành với tình yêu – ngay cả nếu đối tượng của những suy nghĩ này là chính bạn. Khả năng tự chấp nhận là điểm quyết định cho một sự nhận thức cao hơn và nguồn năng lượng hấp dẫn hơn. Đừng do dự với việc chấm dứt sự tự chỉ trích; bạn không thể vừa sống trong sự hài hòa lại vừa chán ghét bản thân.
Bạn không thể hài hòa với những người khác trong thâm tâm, bạn tự nhủ phải lo sợ hay chế ngự họ. Điều này là hết sức quan trọng đối với cả sự nhận thức và những thay đổi trong năng lượng của bạn. Để sống trong sự thăng bằng với thế giới và chạm tới dòng chảy thần kỳ của sự dồi dào thì trước tiên bạn phải hòa hợp với bản thân.
NHỮNG SỰ ƯU TIÊN YÊN BÌNH
Hãy bắt đầu bằng cách tìm kiếm một trái tim và một tâm hồn yên bình bởi vì mọi cơ hội đều bắt nguồn từ đó. Đây không chỉ là lý thuyết “suy nghĩ tích cực” giản đơn; đó hoàn toàn là thực tế. Nếu trong suy nghĩ và cảm xúc của bạn có càng nhiều mâu thuẫn thì bạn sẽ thu hút vào thế giới bên ngoài của bạn càng nhiều mối bất hoà.
Những cảm xúc hài hòa – và thành công nhất – chính là tình yêu, sự thanh bình, sự chấp nhận và cả sự nhiệt thành với cuộc sống của chính mình. Nếu bạn không học được cách đặt những cảm xúc cốt lõi này ở những vị trí nổi bật trong cuộc sống hàng ngày của mình thì bạn sẽ liên tục phải phấn đấu đạt được rất ít kết quả. Để tránh điều này, bạn cần phải quay trở lại trạng thái cân bằng. Tâm điểm nhận thức của bạn phải là sự tự chấp nhận và trung tâm tình cảm của bạn phải là tình yêu bản thân.
Kiểu nền tảng yên bình này sẽ khiến việc cân bằng các hoạt động cá nhân của bạn trở nên dễ dàng hơn, cả về mặt thời gian và trật tự ưu tiên. Mặc dù cuộc sống thường đòi hỏi bạn phải tập trung vào nhiều lĩnh vực như sự nghiệp và gia đình nhưng có vẻ như bạn thường dành hầu như toàn bộ năng lượng của mình vào chỉ một vấn đề và đôi khi chẳng nghĩ gì đến những vấn đề khác.
Dù cho điều này có vẻ tự nhiên đến thế nào thì ở đây vẫn tồn tại một vấn đề cố hữu rất quan trọng, đó là sự không cân xứng trong trật tự ưu tiên, bởi vì bạn đang gửi đi những tín hiệu nói rằng bạn sẵn sàng từ bỏ một điều gì đó quan trọng đối với bạn. Những tín hiệu này là những thông điệp chuyển động rất rõ ràng và chúng chỉ thu hút đến bạn những con người và hoàn cảnh đòi hỏi bạn phải từ bỏ nhiều hơn. Và nếu bạn cứ luôn đặt bản thân ở cuối cùng thì bạn sẽ
chỉ thấy mình lại về cuối trong quá trình thực hiện những mong muốn của mình. Không có cái gọi là xoay xung quanh, Vũ trụ luôn trả lại cho bạn sự tự ưu tiên của chính bạn.
Sự hài hòa trong hành động thể hiện ở sự tôn trọng có lợi cho bản thân, cho những người thân yêu, cho công việc, và cho những mục đích cá nhân của riêng mình. Đó là một hành động cân bằng, chắc chắn là như thế, nhưng rất đáng để cố gắng. Để tạo ra khả năng cộng hưởng hài hòa lớn nhất, bạn cần phải có nhận thức thực sự về cách bạn sử dụng năng lượng tình cảm và vật chất của mình.
Nếu cuộc sống của bạn bị đè nặng với những công việc không bao giờ hết và bạn đang chạy quanh với hết cuộc hẹn này đến cuộc hẹn khác thì sự chuyển động của bạn sẽ bị khuấy động, và bạn sẽ hấp dẫn sự khó khăn và xáo trộn từ những người khác. Nếu hàng ngày bạn sống trong sự xáo trộn liên miên với những hoạt động mê mải và đầy đam mê, trạng thái tồn tại này có thể phá vỡ sự cộng hưởng hài hòa,ngăn trở chuyển động hướng tới ước mơ của bạn. Khi bạn mất cân bằng nghĩa là bạn không hài hòa và những chuyển động của bạn lạc nhịp với dòng chảy của Vũ trụ.
Sự lựa chọn hài hòa là một trong những dạng yên bình – nghĩa là sự yên bình trong xung đột, niềm tin trong nỗi sợ hãi và giá trị trong phán xét – và bạn luôn có cơ hội đưa ra quyết định này. Hãy giải phóng sự xáo trộn khỏi tâm trí bạn và hãy thôi nghĩ đến nỗi sự hãi trong tim mình. Thay vào đó, hãy để mình lựa chọn sự yên bình, niềm tin và giá trị. Hãy nhắm mắt lại, buông trôi, hít thở sâu… và cảm nhận sự thay đổi trong nhận thức mà điều này tạo ra.
SỬ DỤNG NHẬT KÝ ĐỂ THÀNH CÔNG
Hãy sử dụng cuốn nhật ký của bạn để giải phóng những suy nghĩ tiêu cực. Nếu bạn cảm thấy chán nản, hãy viết ra những gì bạn suy nghĩ, và sau đó viết ra những giả định tích cực hơn. Nếu bạn đang sợ hãi, hãy chắc chắn rằng bạn đang chuyển sang trạng thái có niềm tin; nếu bạn giận dữ, hãy sử dụng nhật ký của mình để viết về điều đó. Điều này sẽ giúp bạn có ý thức tạo ra một sự yên bình lớn hơn trong cảm xúc của mình. Hãy đưa ra năng lượng thô của bạn, sau đó giải phóng với Vũ trụ và thực sự đừng nghĩ đến nó nữa.
Hài hòa với những người khác
Dao động hài hòa khởi đầu từ cái tôi, sau đó hướng ra ngoài để nối kết với mọi sinh vật sống khác. Một bản giao hưởng rất hay của những chuyển động sẽ xuất hiện khi mọi người hài hòa với nhau. Bạn ở tâm điểm của bản nhạc đó và thông qua nó, bạn có thể tạo ra những nốt nhạc rất hay trong mỗi phần cuộc sống của bạn. Nhưng để trở thành một phần trong âm thanh thú vị đó – và không chỉ ngồi ở ghế khán giả – bạn phải kết hợp hài hòa những nguồn năng lượng của riêng mình với những nguồn năng lượng của những người khác.
Để đạt đến sự hài hòa thực sự, bạn phải đến được nơi có sự chấp nhận đồng đều cho bạn và những người khác, không phải tìm kiếm sự chấp thuận của những người khác và bản thân bạn cũng không được chối bỏ chúng. Điều này là hoàn toàn cần thiết nếu bạn muốn giải phóng bản thân khỏi những năng lượng tiêu cực gây mâu thuẫn. Bạn không thể tranh thủ sự giúp đỡ từ Vũ trụ nếu bạn chống lại nó, vì vậy, ý định của bạn phải là đi tìm kiếm sự thống nhất thay vì sự tách biệt và phải nhìn nhận sự tương đồng thay vì sự khác biệt. Đây không chỉ là một quan
điểm nhìn nhận thế giới lý tưởng; nó còn là một điều vô cùng cần thiết nếu bạn thực sự muốn tạo ra năng lượng để thành công.
Quan điểm của bạn đối với những người khác không thể được tách khỏi cách bạn nhìn nhận bản thân. Đây là phần chính trong quá trình nhận thức và hiện thực hóa cá nhân của bạn. Bạn không thể coi thế giới là vũ đài của sự cạnh tranh liên tục mà không phát triển một cách tiếp cận dựa trên sự sợ hãi để theo đuổi các mục đích của mình. Bạn càng duy trì quan điểm coi người khác là nguy cơ đe dọa hạnh phúc của mình thì bạn sẽ càng phải sống trong nỗi sợ hãi và hành động trong sự tuyệt vọng và thúc bách.
Nhưng khi bạn biết rằng bạn chính là điểm khởi đầu cho mọi giải pháp thì không ai có thể trở thành nỗi đe doạ đối với bạn. Việc sống trong những nguồn năng lượng cao hơn của tình yêu và sự chấp nhận sẽ hấp dẫn những người sẽ hỗ trợ bạn chứ không phải đe doạ bạn. Thực tế là khi bạn từ chối chấp nhận những người khác nghĩa là bạn đang thực sự trao sức mạnh của mình cho họ. Năng lượng của bạn nói lên rằng “Bạn có khả năng khiến tôi trở nên giận dữ hay sợ hãi; bạn có quyền lực đối với tôi”.
Nhưng khi bạn lựa chọn cách chấp nhận người khác là bạn đã dành lại sức mạnh của mình. Bạn kiểm soát được những cảm xúc và năng lượng của mình, tạo ra một sự nhận thức cao hơn và yên bình hơn, một sự nhận thức song hành với dòng ý định của Vũ trụ. Sự lựa chọn chấp nhận những người khác của bạn nói lên rằng hai người sẵn sàng làm việc cùng nhau để mang lại sự hài hòa cho bản thân mỗi người và cho thế giới – vì thế bạn càng chấp nhận thì bạn có ảnh hưởng càng lớn trong lĩnh vực năng lượng. Việc từ chối chấp nhận những người khác không chỉ làm giảm sức mạnh của bạn mà nó thực sự còn đưa đến những con người và hoàn cảnh thách thức bạn hơn.
Sự thù ghét tỏa ra năng lượng thù địch, một sự cộng hưởng có thể làm tổn thương những người khác nhưng không chỉ dừng lại ở đó. Những chuyển động tiêu cực đó còn cộng thêm cả những sự tiêu cực của Vũ trụ, tích tụ xung lượng và trả lại cho bạn sự thù địch còn lớn hơn nhiều. Ngay cả nếu bạn chỉ làm điều đó vì lợi ích riêng của bạn thì bạn vẫn phải bỏ qua sự phán xét và vượt qua nỗi sợ hãi, thay vào đó hãy lựa chọn tình yêu thương và sự chấp nhận.
Sự hài hòa thực sự sẽ có thể đạt được khi bạn nhìn nhận những người khác bằng sự cảm thông – nói cách khác, khi bạn đưa mình thóat ra khỏi trải nghiệm của chính mình và đặt mình vào trải nghiệm của những người đó. Càng nhiều người lựa chọn cách nhìn bao dung và sự cảm thông thì sự thấu cảm của họ sẽ mở rộng dòng hài hòa . Điều này tạo ra một sự thống nhất năng lượng sâu sắc và đầy hứng khởi, một sự hài hòa của những hiểu biết tạo ra chuyển động của chính bạn – và của những người có liên quan.
Hài hòa với Vũ trụ
Không có giới hạn về thời gian và địa điểm cho những chuyển động của các nguồn năng lượng của bạn; không có thời gian hay khoảng cách nào trong Vũ trụ này mà không cảm nhận được sự ảnh hưởng của bạn. Tất cả những việc bạn làm, nói và suy nghĩ đều từ bạn hướng ra ngoài với một tần suất có tên bạn trên đó. Lúc này nó sẽ hòa với những bước sóng tương tự khác, và những chuyển động tích tụ này sau đó sẽ chuyển thành màu đen. Dù bạn kéo về điều tốt hay điều xấu thì bạn cũng sẽ phải phụ thuộc vào loại năng lượng tương xứng với mình.
Sự hài hòa với Vũ trụ bắt đầu khi bạn nối kết với nguồn của chính Vũ trụ - Sự nhận thức lớn lao đó tạo ra toàn bộ thực tại. Nếu bạn thực sự muốn hòa hợp năng lượng của mình với mỗi chuyển động tích cực trên thế giới thì đây là tất cả những gì mà bạn phải làm: Nối kết với Sự nhận thức Thần thánh. Nó luôn hiện hữu và gần hơn bạn nghĩ.
Điều thú vị là cách mọi người muốn gạt bỏ hay thậm chí là kháng cự lại thế lực mạnh mẽ này khi đến lúc áp dụng nó cho những mưu cầu cá nhân. Có lẽ sự hiện diện Thần thánh là một khái niệm ngoại lai, gợi lên những ký ức sợ hãi, hoặc quá trừu tượng – hoặc giáo điều. Cho dù với lý do gì, nhiều cá nhân đã thực sự kháng cự lại việc này, và kết quả là họ tự cắt đi nguồn giải pháp chính của mình. Dù bạn muốn gọi sự nhận thức sáng tạo lớn lao này là Chúa trời, Nguồn yêu thương, Thế lực sáng tạo hay chỉ là Vũ trụ, điều đó tùy thuộc vào bạn. Vấn đề là sự nối kết không thể phủ nhận giữa bạn với nó.
Bạn là một trái tim và một tâm hồn thiêng liêng, tồn tại như một biểu hiện của Ý định Thần thánh. Khả năng hiểu biết cao hơn của toàn bộ sự sáng tạo luôn chuyển động bên trong và xung quanh bạn. Bạn càng gắn kết những nguồn năng lượng của riêng mình với nhịp đập đầy mạnh mẽ này thì bạn càng đưa mình bước vào dòng chảy những cơ hội của Vũ trụ. Bạn càng thành thật thừa nhận phần này trong nhân dạng của bạn – cả ở cấp độ năng lượng và nhận thức – thì bạn sẽ càng mang lại sự rõ ràng cho những việc bạn làm. Khi bạn sống trong sự hài hòa với ý định yêu thương của Vũ trụ, bạn sẽ nhìn nhận rất rõ ràng, có ý định rất trong sáng và hành động rất sáng tạo.
Hãy bắt đầu thừa nhận quyền năng này bằng cách xác nhận rằng: Tôi là một người có Nguồn yêu thương. Tôi nối kết với Sự hiện diện Thần thánh trong mọi việc; Tôi thừa nhận sự Thần thánh trong bản thân tôi và tất cả mọi người. Tôi thu hút những cơ hội vô tận từ Nguồn vô cùng yêu thương và mạnh mẽ này và tôi biết ơn vì điều đó.
THIỀN: SỰ NỐI KẾT LINH THIÊNG CỦA BẠN
Quá trình này sẽ giúp bạn hòa hợp những nguồn năng lượng của mình với Vũ trụ. Hãy làm việc này khi bạn đi ngủ, hay dành vài phút trong ngày để thư giãn và nhắc nhở bản thân về Thế lực đầy yêu thương này tồn tại bên trong cuộc sống của bạn. Nếu dễ hơn, bạn có thể đọc và ghi kịch bản vào băng cát-xét rồi sau đó bật lại khi bạn buồn ngủ. Hãy để mình tập trung vào những từ ngữ đó, và nếu tâm trí của bạn lơ lửng chốn nào đó thì hãy nhẹ nhàng đưa nó trở lại ý định cảm nhận sự nối kết Thần thánh nằm sâu trong trái tim bạn.
Hãy nhẹ nhàng hình dung ánh sáng mặt trời và sự ấm áp của nó trải khắp người bạn, khiến bạn cảm thấy thư thái và yên bình. Tận sâu bên trong, bạn bắt đầu nhận ra một sự hiện diện rất mạnh mẽ có một nguồn ánh sáng lấp lánh của riêng nó. Đây là dấu hiệu của tình yêu Thần thánh mang lại cho bạn một cảm giác an toàn, êm ả và lấp đầy trái tim bạn với sự tĩnh lặng tuyệt vời. Nơi này là một điểm tĩnh tại bên trong, sự nối kết, nơi mà tinh thần vô cùng yêu thương của Thần thánh bao quanh bạn trong ánh sáng của tình yêu thương hoàn toàn và vô điều kiện.
Hãy cảm nhận thứ ánh sáng này; hãy hít thở trong thứ ánh sáng này; hãy là thứ ánh sáng này. Hãy để bản thân được trải nghiệm cảm giác được lấp đầy bởi năng lượng tình yêu Thần thánh. Giống như một cái giếng bất diệt, một dòng suối vô tận những sự chiếu rọi lấp đầy bạn với sự thông thái và niềm vui. Mỗi giọt mang lại sự rõ ràng và êm ả, và mỗi chuyển động mang lại sự khích lệ và tình yêu thương.
Đây là sự nhận thức thiêng liêng về sự hiện diện của Thần thánh, một món quà hiện hữu từ Nguồn vĩnh hằng, lý tưởng. Chưa có lúc nào mà lại không thể cảm nhận thứ ánh sáng lý tưởng này hay không thể viện đến sự hiện diện và quyền năng của Chúa trời. Hãy để mình tương xứng với năng lượng rực rỡ đang chuyển động trong trái tim thiêng liêng của chính mình – trái tim Thần thánh, tình yêu Thần thánh và ý định Thần thánh. Đây là sự kết nối thiêng liêng của bạn … sẵn lòng, chờ đợi và luôn dành cho bạn, ở mọi nơi, cho mọi việc. Hãy cởi mở với nguồn năng lượng tuyệt vời của nó; biết rằng Sự hiện diện đầy yêu thương này ngày nào cũng ở bên bạn.
Việc bạn chọn cách hài hòa với bản thân, với người khác và với năng lượng yêu thương của Thần thánh sẽ gieo câu thần chú kỳ diệu lên mọi lĩnh vực trong cuộc sống của bạn. Nó là tâm điểm của sự đồng bộ, nguồn năng lượng thần diệu biến mâu thuẫn thành sự yên bình và biến khó khăn thành niềm hạnh phúc. Hãy quay trở lại sự yên bình này bất cứ khi nào bạn có cơ hội.
NHỮNG KHẲNG ĐỊNH ĐỂ SỐNG Hài hòa
Tôi luôn chịu trách nhiệm với những suy nghĩ, cảm xúc và chất lượng cuộc sống của mình
Tôi có một cuộc sống hạnh phúc và cân bằng. Lúc này tôi chọn sự hài hoà.
Tôi chấp nhận bản thân; tôi chấp nhận những người khác. Tôi thừa nhận ánh sáng Thần thánh bên trong tất cả chúng ta.
Sự giàu có và niềm hạnh phúc dồi dào luôn tự do tuôn chảy khắp Vũ trụ, và tôi xứng đáng được nhận tất cả những gì mà tôi mong muốn.
Tôi thuộc về Vũ trụ. Tôi cởi mở với lòng yêu thương và những cơ hội xung quanh mình.
6. QUY LUẬT HÀNH ĐỘNG ĐÚNG
Quy luật thành công thứ sáu
“Chúng ta phải là sự thay đổi mà chúng ta muốn thấy ở thế giới.”
- Mohandas K. Gandhi -
Quy luật Hành động đúng và Quy luật Hấp dẫn có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Chúng đều hoạt động trên nguyên tắc trao đổi năng lượng, nhưng có một số khác biệt nhỏ. Quy luật Hấp dẫn liên quan chủ yếu đến cách bạn đối xử với bản thân, trong khi nguyên tắc mà bạn sẽ khám phá trong chương này mở rộng ra cả việc cư xử với những người khác. Đây có thể là một điều thú vị bởi vì nhiều người tưởng nhầm rằng họ thực sự không thể dành sự ưu tiên cho cả hai. Họ nghĩ rằng để đối xử tốt với bản thân thì sẽ phải trở nên ích kỷ – hoặc để cư xử tử tế với những người khác thì bạn phải hy sinh bản thân mình. Nhưng Quy luật Hành động đúng lại phát biểu rằng điều này là sai lầm.
Những năng lượng mà bạn phát ra sẽ tích luỹ lại, và tất cả những năng lượng đó – dù là hướng đến bản thân bạn hay đến những người khác – đều tạo ra một loại “tài khoản” trong ngân hàng định mệnh. Mỗi suy nghĩ hay hành động mà bạn tham gia, mỗi sự tương tác với người khác – dù tốt dù xấu – đều trở thành một phần trong số vốn đầu tư của bạn. Nếu bạn chỉ mua vào sự tiêu cực thì đó cũng là những gì được trả ra. Điều này đúng với mọi hành động mà bạn thực hiện, dù nó liên quan đến bạn hay đến những người khác.
Quy luật Hành động đúng phát biểu rằng năng lượng của bạn tự duy trì trong thế giới. Giá trị, danh dự và nhân phẩm trong cuộc sống của bạn sẽ tăng lên tương ứng mức độ mà bạn phát triển nó trong môi trường xung quanh. Mặt khác, nếu bạn hành động để phá vỡ giá trị, danh dự và nhân phẩm của những người khác thì đến lúc sự phá huỷ đó cũng sẽ ứng vào bạn. Theo nguyên tắc này, có một câu hỏi cốt lõi mà bạn phải tự đặt ra cho bản thân đối với mỗi sự lựa chọn, đó là “Việc này có đem lại vinh dự cho mình và những người khác không?”
Đây là điểm then chốt cho tất cả những lựa chọn về năng lượng của bạn. Trong cuộc sống, bạn luôn phải đưa ra những sự lựa chọn hoặc sẽ củng cố thêm hoặc sẽ làm giảm đi danh dự của mình. Điều này đúng với những quyết định hàng ngày của bạn và những tương tác với người khác. Mỗi ngày bạn đều có những sự lựa chọn vô tận và những lựa chọn của bạn sẽ chịu trách nhiệm rất lớn trong việc định hướng số mệnh của bạn, hạnh phúc hoặc bất hạnh.
Năng lượng danh dự là một trong những tần số hấp dẫn và lôi cuốn nhất mà bạn có thể truyền đi. Khi bạn lựa chọn điều đó, bạn có thể cảm nhận nó trong con người và cảm xúc của mình; nhưng khi bạn chọn điều làm mất danh dự thì bạn có thể cảm thấy có gì đó không ổn. Ngay cả khi mọi việc tạm thời ổn thỏa thì nó vẫn có vẻ không đúng. Mặc dù không có những luật lệ cứng nhắc quy định sự khác biệt nhưng bạn sẽ cảm nhận được nó bằng trái tim mình. Mỗi khi bạn hướng đến một suy nghĩ, đưa ra một quyết định, phát ra một lời nói hay thực hiện một hành động thì từ trong sâu thẳm, bạn sẽ biết được là bạn có đang phát ra kiểu năng lượng danh dự ‒ kiểu năng lượng mang lại giá trị cho cuộc sống của bạn hay không.
Một lần tôi gặp một khách hàng tên là Casey. Cô làm quản lý cấp trung cho một công ty lập trình máy tính lớn. Có bảy nhân viên cấp dưới phải báo cáo với cô hàng ngày. Cô báo cáo lại những kết quả của nhóm mình với người giám sát của cô, người này sau đó tiếp tục báo cáo
lên ông chủ lớn. Casey, với tư cách là một trưởng nhóm, làm việc rất chăm chỉ, nhưng mục tiêu của cô là chuyển lên cấp quản lý cao hơn.
Không lâu sau khi cô nhận vị trí của mình, cô thấy rằng người giám sát đã thay đổi một số thông tin trong những báo cáo trước khi gửi chúng tới ông chủ lớn. Lúc đầu điều này có vẻ không quan trọng nhưng nó vẫn khiến Casey cảm thấy khó chịu, mặc dù cô do dự chưa muốn nói ra. Cô không thích sự đối đầu và người giám sát của cô lại thường rất hay chỉ trích và thể hiện sự không hài lòng với công việc của cô.
Nhưng cuối cùng Casey vẫn phải đối đầu với người giám sát, người này đã bảo cô không được chống đối. Đó chỉ là một vài thay đổi nhỏ và bà ta hứa là điều đó sẽ không bao giờ xảy ra nữa. Bà ta nói rằng lúc này mà đưa vấn đề ra thì chẳng có tác dụng gì.
Mọi việc ổn thỏa một thời gian, nhưng vài tháng sau Casey vẫn thấy người giám sát lại sửa lại thông tin, làm những việc giúp cho bà kiếm nhiều tiền hơn hoặc có được nhiều thời gian hơn – và bà lại thuyết phục Casey không nói ra chuyện này. Việc này diễn ra trong khoảng một năm, trong thời gian đó trong công ty đã có hai đợt đề bạt. Vị khách hàng của tôi đã hai lần xin đề bạt nhưng đều bị từ chối. Người giám sát của cô đã không tiến cử cô bởi vì bà ta muốn nắm quyền kiểm soát; bà biết rằng bà có thể thao túng Casey, vì thế bà giữ cô lại.
Casey đã trở nên hoàn toàn bất mãn với công việc của mình, cảm thấy oán giận với sự thiếu tôn trọng và thiếu trung thực của người giám sát, và không còn hy vọng được đề bạt. Cô phải đi trị liệu chứng trầm cảm, hậu quả của việc này, nhưng cô vẫn không nhận ra rằng việc đầu tiên mà cô phải nghĩ đến là việc bị mất danh dự. Nó hiện diện ở mọi khía cạnh trong trải nghiệm này, và đó là điểm khởi đầu của chứng trầm cảm.
Việc làm sai lầm đầu tiên của Casey là đã để cho người giám sát thiếu tôn trọng cô. Nhiều người rơi vào cái bẫy này bởi vì họ cảm thấy mình không thể đương đầu được với người có quyền hành, nhưng khó khăn là vẫn cần phải đề cập đến điều này. Năng lượng tự phủ nhận rất nặng nề và nó mang theo những hậu quả rất nghiêm trọng. Casey đã rất khổ sở, cô không thể phát triển được trong công ty, và điều quan trọng nhất là cô đã sẵn sàng hy sinh nhân phẩm và lòng tự trọng của mình bởi vì cô đã hành động với nỗi lo sợ bị đuổi việc. Cô tự làm mất đi danh dự của chính mình, của ông chủ lớn, của các khách hàng và của công việc kinh doanh của cô; và mặc dù lúc đầu có vẻ không phải như vậy nhưng cô còn làm mất cả danh dự của người giám sát, người đang ở tâm điểm của tất cả những chuyện này.
Sau khi chúng tôi thảo luận về những Quy luật của Vũ trụ và năng lượng của cô, Casey đã biết cô phải làm gì. Cô nói với người giám sát là mọi thứ sẽ phải thay đổi. Điều này rất khó khăn nhưng cô cần được tôn trọng hơn, và cô biết rằng cô xứng đáng được như vậy. Cô còn bảo với người giám sát rằng ông chủ lớn cần phải biết về những bản báo cáo đã được sửa đổi. Cô đề nghị họ cùng đi và nói về việc này. Trước sự ngạc nhiên của cô, người giám sát đã làm theo lời đề nghị của cô.
Danh dự của Casey đã được khôi phục. Ông chủ đã đánh giá cao sự dũng cảm và trung thực của cô, và ông còn tha thứ cho người giám sát, người đã gây ra tất cả những việc này, bởi vì bà đã cảm thấy bị dồn vào chân tường vì phải giám sát quá nhiều nhóm. Thực tế là ông chủ đã đưa ra ngay một giải pháp: Ông đề bạt Casey trở thành người giám sát ‒ với mức lương và thưởng
tương xứng – và còn giao cho cô một số nhóm thuộc quyền phụ trách của người giám sát cũ của cô.
Mọi việc trở nên tốt đẹp hơn với tất cả mọi người. Casey đã kiếm được nhiều tiền hơn và có được sự thừa nhận mà cô hằng mong đợi, và người giám sát trước của cô cũng ít bị căng thẳng hơn. Việc kinh doanh trở nên hiệu quả hơn và ông chủ lại thấy yên tâm khi mọi việc đều đi đúng hướng.
Trong trường hợp này, vấn đề danh dự là rất rõ ràng, nhưng có nhiều tình huống thật khó để tìm ra một giải pháp đúng đắn. Bạn phải lắng nghe con tim mình và tìm kiếm sự lựa chọn cộng hưởng với cảm giác về nhân phẩm của chính mình. Hành động đúng có thể không phải lúc nào cũng là việc dễ làm nhất, nhưng nó sẽ luôn là nguồn năng lượng tốt nhất cho tất cả mọi người có liên quan. Khi bạn nghi ngờ, hãy tham khảo những hướng dẫn dưới đây.
NHỮNG HƯỚNG DẪN ĐỂ THAM GIA QUY LUẬT HÀNH ĐỘNG ĐÚNG
Hãy luôn chịu trách nhiệm với chính bản thân mình, với những quyết định, những cảm xúc, năng lượng và những hành vi của mình.
Hãy đưa ra những lựa chọn giúp củng cố thêm cho sức khỏe tinh thần, vật chất và tình cảm của mình. Trong mọi hoàn cảnh, hãy đặt ra câu hỏi điều gì khiến bạn cảm thấy danh dự được bảo vệ.
Hãy tìm kiếm sự trao quyền đích thực từ bên trong, không phải là sự vận dụng hay kiểm soát từ bên ngoài. Hãy tôn trọng bản thân và yêu cầu người khác cũng làm như vậy.
Hãy tôn trọng người khác, giải phóng sự phán xét và sống bằng tình thương.
Hãy thành thật nhưng đừng tàn nhẫn.
Hãy luôn can đảm sống với nhân phẩm và khả năng thể hiện mình – không đổ lỗi, không viện lý do.
Khi bạn tham gia vào hành động đúng, bạn biết đến nó. Giá trị hát lên trong tim bạn và truyền đi giai điệu tuyệt đẹp của riêng bạn. Nó khởi đầu cho sự hài hòa và đưa hành động đúng đắn của Vũ trụ tới với bạn; nó là con đường của ý định yêu thương đích thực.
Ý định yêu thương
Ý định chính đằng sau hành động đúng là việc tạo ra giá trị và sự phát triển tình yêu thương. Trên thực tế, tình yêu thương là chất xúc tác năng lượng cho tất cả những sự biểu hiện sáng tạo thành công. Khi chúng ta gắn những suy nghĩ của mình với lực chuyển động là chúng ta đã nối kết tần số của chúng ta với sự nhận thức cao hơn, và chúng ta sẽ không thể kể ra sức mạnh nào lớn hơn trong quá trình theo đuổi giấc mơ của mình.
Ý định yêu thương khiến chúng ta cư xử theo những cách làm tăng giá trị trong cuộc sống của mình và của người khác. Khi chúng ta nói về việc làm điều gì đó “đúng” là chúng ta đang lựa chọn sự tôn trọng, giá trị và sự chu toàn. Bằng cách này, chúng ta có thể chọn cách tạo ra mỗi chuyển động trong mỗi lần tương tác và trải nghiệm. Chúng ta có thể chọn chấp nhận thay vì chỉ trích, hỗ trợ thay vì ngăn cản, ưu tiên thay vì gạt bỏ, và trao quyền thay vì kiểm soát. Mỗi ngày, chúng ta phải đối mặt với hàng tá những kiểu lựa chọn – dù dưới hình thức của một lời khen ngẫu nhiên hay một sự quan sát xét đoán. Cách bạn tương tác với những người khác là
một phần lớn những gì tạo nên con người bạn - gần như giống với cách bạn tương tác với bản thân. Khi bạn chọn tham gia hình thức cư xử lễ phép và trọng danh dự thì những năng lượng của bạn sẽ chuyển động với hành động đúng.
Chúng ta đều rất đặc biệt. Mỗi người trong chúng ta, bất kể dùng bằng chứng gì để chối bỏ nó, đều đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Rất nhiều người tin rằng sự đặc biệt của chúng ta được quyết định bởi những hành động lớn lao, sự tích luỹ của cải hoặc sự biểu hiện của vẻ đẹp hay tài năng phi thường. Nhưng cách thức hoạt động của Vũ trụ lại giống như cách thức làm việc của một chiếc đồng hồ lớn và phức tạp: Có thể có những chiếc chuông lớn, những nhân vật chuyển động rất đẹp, và những chiếc kim mạ vàng, nhưng còn có vô vàn những mảnh khác bề ngoài nhìn chẳng có vẻ gì là quan trọng cả. Nhưng ngay cả mảnh nhỏ nhất, có vẻ là mảnh ít quan trọng nhất, đều quan trọng và đặc biệt.
Cơ thể con người cũng là một mạng lưới rất phức tạp với nhiều chức năng khác nhau, nhưng tất cả đều được nối kết theo một cách khá quan trọng. Và dù chúng ta có biết điều này hay không thì mỗi chúng ta vẫn là một phần đặc biệt trong cơ chế phức tạp của Vũ trụ, đưa năng lượng duy nhất của chúng ta vào trải nghiệm rất lớn.
Nếu chúng ta chọn cách chối bỏ sự đặc biệt của mình và tham gia vào quá trình chống đối lại giá trị của mình hay của những người khác thì chúng ta sẽ tạo ra một lực kháng trong quá trình hoạt động trơn tru của chiếc đồng hồ mục đích toàn cầu của chúng ta. Nếu chúng ta học được cách trân trọng sự đặc biệt của bản thân và nhìn nhận tất cả những người khác – dù họ có ở trong hoàn cảnh nào – đều là những cơ chế rất quan trọng trong bộ máy đồng hồ Thần thánh, thì chúng ta sẽ có thể nhìn nhận Vũ trụ như một tổng thể, và lòng kính trọng của riêng chúng ta mở ra hành động đúng ở mọi phương diện.
Hành động đúng không chỉ đề cập đến khía cạnh đạo đức; nó còn đề cập đến nguyên nhân và kết quả. Trên thực tế, một số người gọi nó là Quy luật nhân quả. Theo cả hai cách này thì sự thật về năng lượng là không thể phủ nhận: Bạn sẽ nhận lại năng lượng giống như thứ bạn đã phát ra với những người khác. Nếu bạn đáng ghét thì cuối cùng bạn sẽ nhận được thái độ tương tự với cuộc sống của mình. Nếu bạn dối trá và không thành thực thì sau một thời gian mọi người cũng sẽ cư xử với bạn theo cách đó.
Quy luật Hấp dẫn phát biểu rằng sự trân trọng của bạn nên tập trung vào cách đối xử với bản thân, trong khi Quy luật Hành động đúng lại cho rằng nên tập trung vào những người khác. Điều này có vẻ mâu thuẫn nhưng nếu bạn sống trong sự cân bằng thì bạn có thể ưu tiên những người khác mà không phải hy sinh bản thân, và bạn có thể ưu tiên bản thân phần nào trong cuộc sống hàng ngày của mình.
Việc bạn trân trọng bản thân sẽ thúc đẩy cảm giác về nhân phẩm và tạo cho bạn sức mạnh đích thực. Bạn sẽ không còn cần phải tăng thêm quyền lực thông qua những năng lượng độc hại của tính kiêu ngạo và sự thù địch – hay thậm chí là nỗi sợ hãi. Khả năng cân nhắc những hậu quả to lớn từ những hành động của bạn sẽ đi rất xa để giúp bạn thực hiện điều này, và khi còn nghi ngờ, hãy suy nghĩ về lựa chọn yêu thương và trân trọng. Đây là tất cả những gì về hành động đúng, và đó là sự lựa chọn sẽ mang lại các kết quả đúng.
NHỮNG KHẲNG ĐỊNH ĐỂ CÓ HÀNH ĐỘNG ĐÚNG
Trong mọi việc tôi làm và trong mọi suy nghĩ của tôi, tôi chọn cách luôn trân trọng bản thân. Tôi ngày càng chọn cách tôn trọng người khác và ngừng phán xét. Tôi sống với lòng yêu thương. Tôi hiểu rằng hành động của tôi sẽ quay trở lại với chính mình. Tôi luôn chọn hành động đúng
Tôi không cạnh tranh và chọn cách nhìn nhận mọi người dưới một ánh sáng khác. Mọi người đều là những cơ hội cho tôi.
Tôi bắt đầu nhận thức rõ hơn về năng lượng của người khác. Từ bây giờ tôi chọn thái độ yêu thương và chấp nhận với những người khác.
7. QUY LUẬT MỞ RỘNG TẦM ẢNH HƯỞNG Quy luật thành công thứ bảy
“Có một thứ suy nghĩ mà từ đó tạo ra mọi vật, thứ mà ở trạng thái nguyên bản, nó sẽ lan tỏa, thâm nhập và lấp đầy những khoảng trống ở giữa vũ trụ.”
- W. D. Wattles -
Quy luật thứ bảy khám phá cách sự cộng hưởng của bạn ảnh hưởng đến những người khác – và cách sự cộng hưởng của những người đó tác động lên bạn. Toàn bộ cuộc sống là một cuộc trao đổi năng lượng, và năng lượng luôn chuyển động khắp nơi xung quanh chúng ta.
Đương nhiên cũng có một số hiện tượng vật lý lượng tử chứng minh cách quá trình này hoạt động. Sự ảnh hưởng đầu tiên được gọi là sự vướng mắc giai đoạn. Trong thế giới tự nhiên, các phần tử hội tụ và tách rời, nhưng thường khi hai trong số đó gặp nhau thì chúng lại lấy đi một phần của phần tử kia khi chúng tách rời nhau. Đây là bản chất của sự vướng mắc giai đoạn: Khi hai thực thể hội tụ, năng lượng của hai thực thể này sẽ gắn kết với nhau; mỗi thực thể lại để lại cái gì đó khi chúng đi tiếp.
Những trải nghiệm tình cảm của con người cũng có thể trở thành sự vướng mắc giai đoạn. Thực tế là điều đó diễn ra hàng ngày với mỗi người trong chúng ta. Chúng ta dính líu đến một người khác, và chúng ta mang năng lượng của họ đi với chúng ta – cũng giống như họ lại mang chuyển động của chúng ta theo họ. Ví dụ, khi chúng ta tranh luận với một thanh niên ủ rũ, bản thân chúng ta có thể trở nên dễ cáu kỉnh. Khi chúng ta tiếp xúc với một người chán nản chúng ta có thể thấy mình cũng có cảm giác tồi tệ, ngay cả khi chúng ta không còn tiếp xúc với họ. Và việc tiếp xúc với một người vui vẻ sẽ khiến bản thân chúng ta cũng mang theo niềm vui đó. Cảm xúc rất dễ lây truyền, và năng lượng của mỗi người rất có sức ảnh hưởng.
Đây là nguyên tắc vô cùng quan trọng trong quá trình theo đuổi sự thành công của chúng ta. Do có những ảnh hưởng về năng lượng phức tạp này nên chúng ta phải có nhận thức sâu sắc về các mối quan hệ mà chúng ta tạo dựng, không chỉ trong cuộc sống cá nhân mà còn cả trong cuộc sống xã hội và công việc. Tinh thần của người khác không chỉ ảnh hưởng đến những suy nghĩ, tâm trạng và hạnh phúc, sức khỏe của chúng ta mà còn hình thành nên những lựa chọn của chúng ta.
Bạn có thể thấy mô hình này trở thành một quá trình cân nhắc quan trọng trong quản lý một doanh nghiệp. Bạn sẽ không muốn có một người phát triển những năng lượng sao nhãng và lừa gạt tại nơi làm việc của mình. Cũng với lý do đó, có được nhân phẩm trong những giao dịch làm ăn của mình cũng rất quan trọng với bạn.
Có một câu châm ngôn cổ nói rằng “Vua thế nào thì thần dân thế ấy”. Điều này có nghĩa là thái độ và hành động cộng hưởng của người lãnh đạo sẽ được mọi người tiếp nhận và truyền bá. Nó là một thực tế mà chúng ta vẫn có thể thấy trong thế giới ngày nay. Đây là trường hợp của các quốc gia cũng như các cộng đồng, các công ty và các gia đình.
Quy luật Mở rộng Tầm ảnh hưởng thể hiện rằng năng lượng của chính bạn phát triển thế giới này và có ảnh
hưởng đến khu vực cá nhân của bạn trong thế giới rộng lớn. Bạn có thể – và chắc chắn – có tác động lên mọi thứ từ, năng suất trong công ty và sự hòahợp trong gia đình tới hòabình trên thế giới. Sức mạnh của cá nhân bạn trở nên bao trùm với ưu điểm của Quy luật này. Khi bạn chọn cách sống với lòng tôn trọng trong trái tim và hướng nó đến những người xung quanh bạn thì năng lượng tích cực sẽ phát triển ra khắp các vòng ảnh hưởng của bạn … và cuối cùng, ý định hài hòa của bạn phát triển trong sự nhận thức về mỗi con người.
Nếu bạn muốn cuộc sống gia đình mình được yên bình hơn, trước tiên bạn phải tạo ra ý định đó bên trong con người bạn. Nếu bạn muốn nhân viên của mình làm việc chăm chỉ hơn thì bạn phải bắt đầu phát ra năng lượng đó trong cuộc sống của riêng bạn. Mọi người cần phải hiểu sự ảnh hưởng và mức độ sức mạnh của họ. Trong quá trình theo đuổi thành công, cần có sự trung thực, nhiệt thành, khích lệ và hỗ trợ. Dù chúng ta đang nói về một công việc kinh doanh đang phát đạt hay một mối quan hệ hạnh phúc và yêu thương thì những yêu cầu này đều là những bước sóng cá nhân cần thiết để tạo ra các kết quả như mong muốn.
Phát triển hành động
Định lý không định xứ của Bell khám phá ra rằng những gì diễn ra tại một địa điểm sẽ có thể có ảnh hưởng đáng kể đến một nơi xa xôi. Điều này cũng đúng với cả hành động và năng lượng cá nhân của bạn. Trong Vũ trụ chứa đầy ngạc nhiên này của chúng ta, bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra ở bất cứ đâu, vào bất cứ thời điểm nào. Vì chúng ta đều chia sẻ những nối kết lượng tử, những hành động và ý định của chúng ta có thể mang lại những kết quả tức thì từ những người và những địa điểm không ngờ. Từ phần tử nhỏ bé nhất đến thực thể lớn nhất, Vũ trụ là một khu vực chuyển động của tiềm năng, một lĩnh vực dồi dào tất cả mọi khả năng. Vì có những cơ hội to lớn và sức mạnh không định xứ nên chúng ta cần luôn được khích lệ để tiếp tục hành động theo hướng các mục tiêu của mình. Các kết quả có thể sẽ không đến theo cách chúng ta mong đợi, nhưng với năng lượng chuẩn thì các kết quả đó sẽ đến đúng như ta mong muốn.
Một người bạn của tôi đã trải nghiệm hiện tượng này khi cô thử nhận nuôi một đứa trẻ. Cô đang tiến hành quá trình tìm con nuôi trong nước với một hãng môi giới. Hãng này tìm được những bà mẹ sắp sinh con, mỗi người được lựa chọn một vài cặp vợ chồng để gửi con mình.
Sau gần một năm cố gắng tìm nuôi một đứa trẻ thông qua môi giới, Megan đã sắp từ bỏ ý định đó. Luật sư của cô gợi ý là cô nên gửi thư cho các bác sĩ sản khoa và bác sĩ phụ khoa trong khu vực bởi vì những người này thường hay có những khách hàng có thai ngoài ý muốn và đang tìm nơi để cho con mình làm con nuôi. Thế là cô đã gửi đi hàng trăm lá thư và đã đến nhiều buổi gặp gỡ nhưng vẫn không có chút may mắn nào.
Trong thời gian này, cô thường gọi cho tôi để tâm sự về nỗi thất vọng của mình và tôi đã khuyên cô nên tiếp tục đi theo nhiều hướng. Cứ khi nào bạn gieo hạt ý định thì bạn sẽ không bao giờ biết được khi nào và ở đâu những hạt giống đó sẽ nở hoa. Cô tiếp tục các hoạt động của mình bằng mọi cách cô có thể, và vài tháng sau cô nhận được một cuộc điện thoại từ hãng môi giới mà cô đã bỏ qua từ lâu. Họ có một bà mẹ đang mang thai và sẽ sinh vào tháng giêng năm sau và bà mẹ này đã chọn Megan và chồng của cô là Sam làm một trong ba gia đình nhận nuôi sắp tới.
Megan và Sam lúc này sẽ phải trải qua một vài cuộc phỏng vấn với các cặp cha mẹ có con mới sinh để quyết định xem họ có được chọn hay không. Cô định sẽ từ bỏ việc gửi thư và ngừng liên hệ nhưng tôi khuyên cô ấy không nên làm thế. Tôi bảo cô ấy nên tiếp tục theo nhiều cách khác
nhau, nó sẽ giúp cô ấy đạt mục tiêu.
Những hành động được mở rộng – nghĩa là, xem xét mọi phương diện – sẽ giúp giảm sự thúc bách, tránh xa những ảnh hưởng tiêu cực của Nghịch lý Dục vọng. Megan đã trải qua điều này, bởi vì cô càng tiếp tục với những lựa chọn khác của mình thì cô càng cảm thấy ít bị tuyệt vọng với việc không được chọn. Cô đã vài lần không được chọn và cô cần phải từ bỏ sự liên hệ của mình với kết quả này để thu hút những kết quả tốt nhất. Tất cả mọi hoạt động đã giúp cô nhớ rằng điều cô muốn là một đứa trẻ – không nhất thiết phải là đứa trẻ này. Bằng cách tiếp tục xem xét những sự lựa chọn với mọi loại phương diện khác nhau, cô đã có thể không nghĩ đến sự thúc bách và ám ảnh, những điều có thể phá hoại các kết quả của cô.
Ngoài việc làm giảm sự thúc bách, hành động liên tục sẽ phát triển ý tưởng rất lớn. Bạn đảm nhận càng nhiều thì năng lượng bạn phát ra đối với ý định của mình cũng càng nhiều. Mỗi hành động đều giống như việc đặt một lệnh cho Vũ trụ và bạn sẽ không bao giờ biết được cách thức và thời điểm nó sẽ đáp lại. Bạn có thể gieo những hạt giống ở một khu vực nhưng cuối cùng lại chứng kiến kết quả ở một nơi hoàn toàn khác.
Đó là những gì đã xảy đến với Megan. Cô đã từ bỏ hy vọng vào hãng môi giới nhưng tất cả các hành động khác của cô đã đưa cô trở lại với họ. Sau đó, trong lúc trải qua những cuộc phỏng vấn với các cặp cha mẹ có con mới sinh, cô tiếp tục tác động trên nhiều phương diện. Việc đó không chỉ giúp cô giữ bình tĩnh mà còn giúp tái khẳng định ý định biến ước mơ thành hiện thực của cô.
Về dài hạn, tất cả những nỗ lực của cô đã được trả công xứng đáng. Chậm mà chắc, các cặp đôi tiềm năng khác đều bị loại và Megan và Sam đã được chọn làm cha mẹ nuôi của cậu bé sắp chào đời của người mẹ sắp sinh này. Giấc mơ của cô đã trở thành hiện thực – tất cả bởi vì cô đã không dừng hành động.
Sức mạnh năng lượng trong bản chất không định xứ của chúng ta hết sức hiệu quả. Mỗi suy nghĩ và hành động đều gieo những hạt giống trong khu vườn số mệnh của chúng ta. Chúng ta có thể không nhận ra ngay những tác động của nó, nhưng điều quan trọng là phải biết rằng quá trình hình thành ý định và ảnh hưởng không có hồi kết. Nó luôn mang lại những kết quả theo cách này hay cách khác, vì vậy chúng ta nên vừa đặt ra ý muốn có được điều tốt đẹp nhất vừa thực hiện hành động tích cực ở mọi phương diện. Bằng cách này, chúng ta sẽ không tự hạn chế mình với tất cả những lựa chọn mà Vũ trụ có thể có – thậm chí cả những sự lựa chọn bất ngờ nhất.
SỬ DỤNG NHẬT KÝ ĐỂ THÀNH CÔNG
Hãy sử dụng cuốn nhật ký của bạn để khám phá cách bạn có thể mở rộng những ý định cá nhân của mình ở thậm chí nhiều phương diện hơn. Hãy cân nhắc mỗi mục tiêu và mong muốn cụ thể, tìm hiểu một số cách khác - hoặc có thể thậm chí là không chính thống - để biến chúng thành hiện thực. Nếu cần thiết, hãy làm một vài nghiên cứu hoặc nhờ bạn bè giúp bạn vận dụng trí não để đưa ra các ý tưởng. Hãy ghi chép những ý tưởng đó lại và thêm vào những ý tưởng mới bất cứ khi nào chúng xuất hiện. Một khi bạn đã có những cách tiếp cận tươi mới hơn trong tâm trí của mình thì hãy đừng ngại thực hiện chúng. Đôi khi những kết quả tốt đẹp nhất có thể đến từ những khái niệm khác thường nhất.
Mở rộng ra toàn thế giới
Sự ảnh hưởng mà chúng tôi đề cập không chỉ giới hạn ở việc theo đuổi các mục tiêu của riêng cá nhân mình. Trên thực tế, đó chỉ là một phần nhỏ trong quá trình nhận thức. Dù chúng ta có nhận ra nó hay không thì tác động của chúng ta trải rộng, hướng ra ngoài để vươn tới thậm chí cả những góc xa nhất của thế giới. Quy luật Vũ trụ thứ bảy thể hiện rằng năng lượng của riêng bạn phát ra để gắn chặt với những năng lượng khác tương tự như nó. Những đám mây chuyển động gắn kết này trở thành những trường nhận thức tạo ra sự ảnh hưởng vô hạn đối với trải nghiệm của loài người chúng ta.
Những trường nhận thức rộng khắp này được gọi là các trường tạo hình hay gọi tắt là trường M. Cũng giống như các trường điện từ và trường hấp dẫn, các trường M là các lực có thể gây ảnh hưởng đến bản chất cuộc sống của chúng ta. Cảm xúc và thông tin là những năng lượng được xây dựng trong các trường này, tác động đến những thời kỳ chuyển tiếp quan trọng của loài người chúng ta. Những kho chứa vĩ đại của sự nhận thức chung này được nuôi dưỡng bởi năng lượng của mọi người – trong đó có cả năng lượng của bạn – và sau đó tích tụ lại thành những đợt sức mạnh tỏa ra và chạm tới những người khác.
Có hai trường nhận thức cảm xúc chính, đó là tình yêu thương và nỗi sợ hãi hay sự thù ghét. Là các cá nhân, tất cả những suy nghĩ, lòng tin, sự lựa chọn và các hành vi của chúng ta góp phần mở rộng trường này hoặc trường kia. Mỗi lần chúng ta đưa ra sự lựa chọn yêu thương, dù cho bản thân hay cho người nào khác, là lúc chúng ta nuôi dưỡng trường yêu thương. Nhưng mỗi khi chúng ta dính vào sự thù ghét hay phán xét – cũng lại bất chấp việc sự thù ghét hay phán xét đó hướng vào trong hay ra ngoài – là lúc chúng ta đang nuôi dưỡng trường sợ hãi.
Vì năng lượng tích tụ xây dựng nên mỗi lĩnh vực này nên sự cộng hưởng của năng lượng đặc biệt đó sẽ tăng lên trong Vũ trụ, và sự nhận thức về tình yêu thương hay sự thù ghét sẽ hướng ra ngoài và ảnh hưởng đến những sự lựa chọn và những trải nghiệm của những người khác. Cho dù được nuôi dưỡng bằng trường nào đi nữa thì trường nào có số lượng nhiều nhất sẽ có sức mạnh lớn nhất trong thế giới của chúng ta.
Đây là trách nhiệm cá nhân của chúng ta: lựa chọn tình yêu thương trong tâm trí và cuộc sống của mình, và trong cuộc sống của những người khác, nhờ đó thúc đẩy năng lượng quan tâm trên thế giới. Nếu chúng ta không làm như vậy thì sau đó sự thù ghét và nỗi sợ hãi sẽ thế chỗ. Đây không phải là một chức năng của các trường có ý định cụ thể nào, bởi vì chúng thật ra rất công bằng. Giống như lực hấp dẫn không có đầu tư về tình cảm với những thăng trầm phàm tục trong cuộc sống của chúng ta, các trường yêu thương và sợ hãi lại không thiên vị với cách chúng ta cư xử với sự ảnh hưởng của chúng trên thế giới.
Ý định của mỗi người quyết định chiều hướng nhân đạo; cảm xúc và hành động của mỗi cá nhân nuôi dưỡng năng lượng và sức mạnh mà bạn thấy ở khắp nơi. Vì vậy nếu bạn muốn có tình yêu thương - chứ không phải sự thù ghét - để mở rộng những mối quan hệ, công việc kinh doanh và thế giới của mình thì bạn phải tham gia nhiều hơn vào năng lượng quan tâm hướng tới bản thân và những người khác. Như bạn sẽ thấy ở chương tiếp theo, sức mạnh của tình yêu luôn do bạn toàn quyền sử dụng. Hãy mang nó lại với sự nhận thức, năng lượng và ý định của bạn và bạn sẽ không chỉ mang lại những lời chúc cho cuộc sống của riêng bạn mà tầm ảnh hưởng mở rộng của bạn sẽ còn đưa chúng đến với toàn thế giới.
NHỮNG KHẲNG ĐỊNH ĐỂ MỞ RỘNG TẦM ẢNH HƯỞNG
Tôi biết rằng năng lượng của mình trải rộng ra trong thế giới này. Tôi càng thực hiện nhiều hành động hướng tới các mục tiêu của mình thì ý định của tôi sẽ càng được Vũ trụ bao bọc.
Tôi di chuyển với một tốc độ thoải mái. Tôi làm mọi việc với một nhịp độ ung dung. Tôi rất thoải mái và tôi mang năng lượng bình thản và yên bình đó đến cho những người khác.
Tôi biết rằng năng lượng của chính tôi trải ra trong cuộc sống của tôi và trong cả Vũ trụ. Lúc này tôi lựa chọn năng lượng không mâu thuẫn. Với mỗi suy nghĩ thanh thản của tôi, năng lượng bình thản sẽ trải rộng.
Tôi tìm cách tăng những niềm vui tôi có thể mang lại cho người khác. Đó là một món quà có ích cho tôi. Tôi thấy được giá trị ở mọi người xung quanh. Chúng tôi cùng nhau chia sẻ năng lượng của thế giới.
Theo Những quy luật phổ quát của vũ trụ (The Universal Laws), sự thành công của bạn hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân bạn. Để biến những ước mơ thành hiện thực, bạn phải tìm cách phát huy các sức mạnh to lớn mà bạn có. Yêu cầu của những nguyên tắc này có thể khiến bạn phải thay đổi cách làm, cách nghĩ của mình, hoàn toàn không phải do duy tâm thuần tuý mà đây chính là bản chất cốt lõi của sự chuyển động vật chất trong chính con người bạn.
Mọi người đều mong muốn thay đổi nhưng lại hiếm khi làm gì để có thay đổi đó. Họ thường cho đó là sự kiện của tương lai và thường cho rằng “Khi nào ta có triển vọng mới hoặc nhiều tiền bạc thì mọi thứ sẽ ổn”. Đó là cách tiếp cận thụ động với số mệnh, và nó ít có khi mang lại kết quả tốt đẹp. Thay vì chờ đợi, bạn cần phải làm cho điều đó xảy ra!
Sự biến đổi không phải là một sự kiện của tương lai mà nó là hành động trong hiện tại thúc đẩy điều sẽ xảy ra. Thay đổi không phải là mục tiêu mà là một quá trình nhất quán dẫn đến điều bạn đang mong muốn. Chất lượng cuộc sống phụ thuộc vào chính bạn, nếu bạn không hài lòng với hiện tại thì hãy lựa chọn khác đi để đảm bảo một ngày mai tốt đẹp hơn. Nghĩa là bạn phải có khả năng lôi cuốn thành công.
Trên thực tế, bạn đang có tất cả các nguồn lực bạn cần. Sáu năng lực cá nhân thật sự cần thiết luôn luôn tồn tại và là một phần trong con người bạn. Bạn có thể sử dụng chúng một cách có ý thức để thay đổi bất cứ điều gì bạn quan tâm trong cuộc sống bởi vì cuối cùng thì thành công xuất phát từ việc biết nắm quyền kiểm soát. Chừng nào bạn bắt đầu biết sử dụng tài năng bẩm sinh hay tài năng bị lãng quên từ lâu thì khi đó bạn đã hoàn toàn đi theo một hướng mới.
Mỗi một năng lực cá nhân đều đòi hỏi sự nhận thức về bản thân và đôi khi cần có sự thay đổi lớn, nhưng xin đừng dè dặt. Hãy nhớ một câu ngạn ngữ: Nếu bạn không thay đổi mọi thứ thì mọi thứ cũng sẽ không thay đổi.
PHẦN II. SÁU NĂNG LỰC CÁ NHÂN ĐỂ THÀNH CÔNG
Theo Những quy luật phổ quát của vũ trụ (The Universal Laws), sự thành công của bạn hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân bạn. Để biến những ước mơ thành hiện thực, bạn phải tìm cách phát huy các sức mạnh to lớn mà bạn có. Yêu cầu của những nguyên tắc này có thể khiến bạn phải thay đổi cách làm, cách nghĩ của mình, hoàn toàn không phải do duy tâm thuần tuý mà đây chính là bản chất cốt lõi của sự chuyển động vật chất trong chính con người bạn.
Mọi người đều mong muốn thay đổi nhưng lại hiếm khi làm gì để có thay đổi đó. Họ thường cho đó là sự kiện của tương lai và thường cho rằng “Khi nào ta có triển vọng mới hoặc nhiều tiền bạc thì mọi thứ sẽ ổn”. Đó là cách tiếp cận thụ động với số mệnh, và nó ít có khi mang lại kết quả tốt đẹp. Thay vì chờ đợi, bạn cần phải làm cho điều đó xảy ra!
Sự biến đổi không phải là một sự kiện của tương lai mà nó là hành động trong hiện tại thúc đẩy điều sẽ xảy ra. Thay đổi không phải là mục tiêu mà là một quá trình nhất quán dẫn đến điều bạn đang mong muốn. Chất lượng cuộc sống phụ thuộc vào chính bạn, nếu bạn không hài lòng với hiện tại thì hãy lựa chọn khác đi để đảm bảo một ngày mai tốt đẹp hơn. Nghĩa là bạn phải có khả năng lôi cuốn thành công.
Trên thực tế, bạn đang có tất cả các nguồn lực bạn cần. Sáu năng lực cá nhân thật sự cần thiết luôn luôn tồn tại và là một phần trong con người bạn. Bạn có thể sử dụng chúng một cách có ý thức để thay đổi bất cứ điều gì bạn quan tâm trong cuộc sống bởi vì cuối cùng thì thành công xuất phát từ việc biết nắm quyền kiểm soát. Chừng nào bạn bắt đầu biết sử dụng tài năng bẩm sinh hay tài năng bị lãng quên từ lâu thì khi đó bạn đã hoàn toàn đi theo một hướng mới.
Mỗi một năng lực cá nhân đều đòi hỏi sự nhận thức về bản thân và đôi khi cần có sự thay đổi lớn, nhưng xin đừng dè dặt. Hãy nhớ một câu ngạn ngữ: Nếu bạn không thay đổi mọi thứ thì mọi thứ cũng sẽ không thay đổi.
8. NĂNG LỰC LOẠI BỎ
Năng lực thứ nhất để thành công
“Không có sự tiến bộ nếu không có thay đổi. Những ai không chịu thay đổi suy nghĩ của mình thì sẽ không thể thay đổi được điều gì.”
- George Bernard Shaw -
Loại bỏ là năng lực đầu tiên vì lẽ nó chính là bước đầu tiên cần thiết cho sự thay đổi. Việc tạo ra một số mệnh đẹp đẽ cũng giống như một cái vườn: Sẽ vô ích nếu bạn ươm những hạt giống của cây hoa khi khu vườn đang mọc đầy cỏ dại. Bạn phải nhổ bỏ cỏ dại nếu muốn cây nở hoa. Những hạt giống thành công cũng tương tự: Để có được nhận thức sáng tạo và sức lực mạnh mẽ thì bạn cần phải biết đào xới và loại bỏ những yếu tố không lành mạnh trong quá khứ. Đó là điều tiên quyết để thay đổi năng lượng cũng như ý thức của bạn. Nếu muốn có thành công thật sự thì chắc chắn có vài yếu tố cũ trong bạn sẽ không thể tiếp tục tồn tại được.
Có một vài cấp độ của việc loại bỏ mà đầu tiên và rõ ràng nhất là về thể chất. Trong chương này, chúng ta sẽ nghiên cứu sự giải phóng tinh thần, cảm xúc, hành vi cũng như cách gạt bỏ những đeo bám.
Giải tỏa về thể chất
Tham gia các bài tập thể dục, các hoạt động thường xuyên là cách để giải phóng năng lượng cũ và sản sinh năng lượng mới. Điều này rất quan trọng do nhiều lý do. Thứ nhất nó giúp xoá bỏ những tổn thương tình cảm từ những ký ức không vui đang đè nặng cơ thể. Hoạt động thể chất cộng với hít thở sâu sẽ giúp khai thông những năng lượng tích tụ trong cơ thể.
Ngoài ra tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn giải tỏa những căng thẳng kinh niên trong cuộc sống. Stress có thể coi là một thứ năng lượng tiêu cực, và nếu để lâu nó sẽ khiến tình trạng của bạn càng trở nên tồi tệ, làm bạn mất đi những người bạn. Điều tốt nhất mà bạn nên hướng đến đó là một tinh thần được thư giãn, bình yên và tự tin.
Để cơ thể được thư giãn thì bạn phải hít thở sâu và có những vận động cơ bắp đều đặn. Nằm dang rộng chân tay, mát-xa cũng rất tốt, nhưng đồng thời bạn cũng nên thư giãn đầu óc và tình cảm. Quá trình giải tỏa về tinh thần bắt đầu bằng việc loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực trong quá khứ sẽ giúp ích rất nhiều cho những thay đổi về thể lực và tình cảm vì toàn bộ con người là một thể thống nhất.
Giải tỏa về tinh thần
Trí lực cũng thường xuyên sản sinh năng lượng, phát tín hiệu về những niềm tin sâu thẳm nhất cũng như những ý nghĩ thường xuyên nhất. Tất cả những điều chúng ta làm và suy nghĩ đều có một hệ quả mạnh tức thì cho dù phải mất một khoảng thời gian để thể hiện trong thế giới thực. Những ý nghĩ thường trực của bạn dù xấu hay tốt đều tạo ra những hệ quả lớn bất kể bạn có muốn hay không.
Suy nghĩ có một lực rất mạnh vì nó có thể coi là khởi nguồn của những năng lượng tinh thần và tình cảm. Những tự thoại tiêu cực sẽ tạo ra tâm trạng khó khăn gây tổn hại cho bạn như chán nản hay sợ hãi. Những kết cục này cần được loại bỏ nếu bạn muốn tạo được cho mình một thành công vang dội.
Nhiều người trải qua thời gian dài, thậm chí có người cả cuộc đời mà không có nhận thức thực sự nào về ý nghĩ của mình là gì và những gì có tác động đến chúng. Tuy nhiên, để định hướng năng lượng và nhận thức của bản thân, bạn cần phải ý thức được nguyên nhân của những suy nghĩ tiêu cực.
Manh mối lớn nhất nằm trong chính tình cảm của bạn. Khi có cảm giác không thoải mái là lúc ẩn chứa trong bạn một ý nghĩ tiêu cực. Vì thế khi thấy mình có cảm giác sợ hãi hay chán nản, tội lỗi, lúng túng hay chỉ một chút căng thẳng, hãy tự hỏi bản thân Mình đang nghĩ gì vậy? Hãy xem xét kỹ để tìm được nguyên do khiến bạn chán nản. Bạn có khả năng làm thay đổi năng lượng bản thân bằng cách loại bỏ những suy nghĩ trong quá khứ, nhưng để làm được điều đó bạn cần phải có thông tin.
Hai dạng cơ bản của tư duy tiêu cực đó là sự chỉ trích và lo lắng. Hai trạng thái đó bạn cần phải hiểu rõ vì khi không hiểu được nguyên do của nguồn năng lượng tiêu cực thì bạn sẽ không thể thay đổi nó. Bạn phải hình dung và loại bỏ được những ý nghĩ độc hại hay quấy rối bạn nhất. Hãy hiểu rằng, cuộc sống của bạn đang được định hướng bởi những ý nghĩ thường trực mang tính chi phối và sự thực này là không thể phủ nhận. Nếu những tùy chọn của bạn lại là tiêu cực thì điều bạn phải chọn là loại bỏ chúng, nếu không bạn sẽ không thể đi theo hướng tích cực hơn.
Sự chỉ trích
Sự chỉ trích là một trong hai dạng cơ bản của tuy duy tiêu cực với ba hình thái cơ bản: tự chỉ trích, chỉ trích người khác và chỉ trích những trải nghiệm, tất cả đều rất độc hại cho năng lượng mà bạn đang hướng tới.
Sự chỉ trích bản thân thường là dấu hiệu của sự tự ti và tẩy chay thế giới bên ngoài. Và theo Quy luật hành động đúng đắn (Law of Right Action), tiếp đến sẽ là sự chỉ trích người khác, phát ra những năng lượng thù địch, góp phần cản trở việc theo đuổi thành công. Hơn nữa, nó còn có ảnh hưởng xấu ra bên ngoài chứ không cho riêng bạn.
Cuối cùng, khi bạn có ý chỉ trích những gì bạn trải qua trong cuộc sống, bạn sẽ cảm thấy không còn thích thú với những hoạt động của bản thân và mọi thứ dường như không đủ khiến bạn vui. Dần dần, nó sẽ trở thành một cái hố sâu nhấn chìm những năng lượng vui vẻ, né tránh những đam mê của bạn. Bạn có thể loại bỏ tâm trạng độc hại này bằng cách xem xét những phát biểu tiêu cực phổ biến theo từng dạng chỉ trích dưới đây. Hãy đánh dấu những phát biểu giống bạn nhất và hãy thành thật nhé!
1. Loại tự chỉ trích
_______Tôi rất thiếu kinh nghiệm (ít học …).
_______Tôi là một kẻ thất bại; và tôi sẽ luôn luôn thất bại.
_______Tôi chẳng làm được việc gì đúng cả. Tôi đang bị làm sao vậy?
_______Điều đó với tôi chỉ là một sự may mắn. Thực tế, tôi là kẻ thất bại.
_______Tôi đang già đi (xấu đi, béo ra, chậm chạp…).
_______Tôi là kẻ ngu đần (kém cỏi, không có năng lực).
2. Loại chỉ trích người khác
_______ Đúng là thằng ngu.
_______ Hắn là kẻ ngu đần (lười biếng, yếu đuối…), không xứng đáng được thăng tiến. _______ Tôi không thể tin được là cô ta lại mặc đồ cũ đến thế. Ngượng quá đi mất. _______ Cô ấy đang già đi (xấu đi, béo ra, chậm chạp…)
_______ Đó là những kẻ ngu đần của Đảng tự do (Đảng dân chủ, Đảng Cộng hòa,Đảng Bảo thủ, bọn da đen, da trắng,…)! Chúng chẳng biết mình đang nói gì nữa!
3. Loại chỉ trích những trải nghiệm
_______ Bộ phim đó thật tồi tệ, thật là lãng phí thời gian.
_______ Tôi không thể chịu được nơi này (thời tiết này, người này…).
_______ Công việc của tôi chẳng đi đến đâu cả.
_______ Bữa tiệc đó thật buồn tẻ.
_______ Tình huống đó thật tệ hại, chẳng có điều gì tốt đẹp cả.
_______ Tôi ghét phải làm việc nhà (làm vườn, việc bàn giấy ...).
Sự lo lắng
Dạng thứ hai của tư duy tiêu cực đó là sự lo lắng. Bạn có thể cảm thấy lo lắng về tương lai, về điều mọi người nghĩ và thậm chí về quá khứ. Lo lắng về những gì sắp xảy ra không phải là điều bất thường, và vì thế bạn tự hỏi: Điều đó có mang lại điều gì tốt đẹp không? Điều đó chỉ tạo ra năng lượng của sự lo lắng, xuất hiện như những đám mây u ám trên bầu trời, tạo ra một viễn cảnh bi quan.
Nài nỉ người khác cũng là một hoạt động vô nghĩa. Cố gắng để có được sự đồng ý của người khác chỉ nói lên một điều rằng bạn không còn tin vào bản thân và chắc chắn sẽ là một điều cản trở thành công
Cuối cùng, sự ủ ê nghiền ngẫm về quá khứ cũng tạo ra tác dụng tiêu cực làm tổn hại đến nguồn năng lượng hiện tại và tạo ra nỗi lo sợ về tương lai. Đã đến lúc phải loại bỏ sự lo sợ và lấy lại sức mạnh của mình. Đừng suy tính nhiều và hãy có niềm tin.
Hãy tích chọn những phát biểu nào dưới đây gần giống với suy nghĩ của bạn nhất. Tất cả điều
này đều làm tổn hại đến nguồn năng lượng của bạn và nếu thực sự bạn muốn có được thành công thì phải dừng ngay những suy nghĩ như vậy lại
1. Dạng lo lắng “Điều gì sẽ xảy ra nếu ...?”
_______ Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi không nhận được công việc đó?
_______ Điều gì xảy ra nếu tôi thất bại?
_______ Điều gì xảy ra nếu anh ta không thích tôi?
_______ Điều gì xảy ra nếu tôi nói không đúng (làm không đúng, ăn mặc không hợp…)? _______ Điều gì xảy ra nếu tôi bị thương hay bị ốm?
_______ Điều gì xảy ra nếu tôi không được đánh giá cao, hay nếu tôi bị đuổi việc? 2. Lo lắng xem người khác sẽ nghĩ gì.
_______ Anh ấy chưa bao giờ thích tôi, và tôi biết rằng anh ấy sẽ không mời tôi đi chơi. _______ Chắc là cô ấy sẽ nghĩ tôi là một kẻ ngây ngô.
_______ Họ sẽ không tin rằng tôi sẽ làm được việc này.
_______ Sếp hẳn sẽ nghĩ tôi là kẻ kém cỏi. Tôi có thể khẳng định rằng ông ta ghét tôi. _______ Nếu tôi lấy thêm miếng nữa chắc mọi người cho tôi là lợn mất.
_______ Họ sẽ không thích tôi nếu tôi không làm điều họ muốn.
3. Nghiền ngẫm ủ ê hay suy tính quá mức
_______ Không thể tin được là tôi lại có thể nói ra điều đó.
_______ Giá mà tôi đã không làm như vậy thì mọi việc đã ổn.
_______ Tôi phải giải quyết việc này nhưng không biết phải làm gì để sửa chữa sai lầm. _______ Sao điều đó cứ xảy ra với tôi? Thực sự không thể khác được sao?
_______ Tôi vẫn nhớ cảm giác bị đối xử tệ bạc, không hiểu tôi có thể vượt qua được điều này hay không?
_______ Sao tôi lại có thể quyết định như vậy chứ, thật là sai lầm!
Suy nghĩ nào giống bạn nhất? Bạn có xu hướng hay chỉ trích bản thân hay người khác không? Hay là bạn là người hay lo lắng, suy tính nhiều về tương lai, lo ngại về suy nghĩ của người khác về mình, hay là típ người hay phân trần trước khi làm việc gì hay bạn thuộc vào tất cả các loại trên? Cho dù bạn nhận ra mình ở típ người nào thì cũng phải tập cách loại bỏ chúng đi.
VIẾT NHẬT KÝ
Trong cuốn nhật ký, hãy ghi lại những suy nghĩ mà bạn đã chọn ở phần trên, rồi thay thế bằng những loại tích cực và lạc quan hơn. Ví dụ: Điều gì xảy ra nếu tôi không nhận được công việc đó? Có thể thay bằng: Điều gì xảy ra nếu tôi được nhận làm công việc đó? Hay “Nếu tôi không được ở vị trí đó thì sẽ có người khác, còn với tôi mọi chuyện vẫn tốt đẹp.” Bạn không nhất thiết phải quan tâm đến tính chân thực của tuyên bố trên, mà hãy cứ viết ra những lựa chọn của bạn để bắt đầu có được sự thay đổi.
Khi bạn đã bắt đầu biết khám phá những dạng nhận thức, hãy viết vào nhật ký những dạng tư duy tiêu cực khác và cả những dạng thay thế cho chúng nữa. Cứ tiếp tục tiến trình này cho đến khi bạn nhận thấy có những thay đổi thực sự trong tư duy, tình cảm và cả trong sự hứng thú của bạn.
Trong quá trình chuyển đổi đừng nên quá nôn nóng. Thay vì lên án bản thân vì những tư duy tiêu cực, hãy làm tăng thêm danh mục cần loại bỏ, hãy vị tha với bản thân và tái khẳng định mục tiêu hướng đến. Hãy nhìn nhận vấn đề nhẹ nhàng, êm ái. Và rồi một thái độ mới mạnh mẽ hơn sẽ trở thành lối sống của bạn.
Bạn thấy đó, sẽ không có chỗ cho sự lo lắng và chỉ trích trên con đường kiến tạo thành công. Bạn phải biết loại bỏ chúng và cho lựa chọn mới hướng tới nguồn năng lượng hoạt bát, tích cực. Dù khó khăn, bạn nhất định phải loại bỏ được những ý nghĩa tiêu cực và cởi mở với những điều tích cực trong suy nghĩ của chính mình.
Loại bỏ những tư duy tiêu cực cũng là một yêu cầu của Những Quy luật của vũ trụ (The Universal Laws) và là một trong những công cụ hữu hiệu nhằm thay đổi số mệnh của bạn. Hãy nhớ rằng, tư duy, tình cảm và đức tin là những nguồn năng lượng vô cùng quan trọng. Mỗi ý nghĩ phát ra từ bạn đều là các sóng cộng hưởng của thông tin.
Nếu bạn cho rằng mình không thể thành công thì điều đó được tạo ra bởi tiềm thức của bạn. Bạn chỉ cần cố gắng đừng để lặp lại những suy nghĩ tiêu cực như vậy. Hãy loại bỏ nó đi, hãy nói chuyện với chính bạn và mọi người bằng một thứ ngôn ngữ khác. Điều này sẽ giúp tạo được nhiều tình cảm tích cực ‒ thứ đòn đẩy mạnh mẽ dẫn đến thành công vô hạn.
Giải tỏa về tình cảm
Tình cảm thể hiện một dao động mạnh mẽ nào đó, mang theo các thông điệp rõ ràng. Dù bạn có nhận ra hay không thì nếu bạn không làm rõ tình cảm của mình thì các tín hiệu cũ về nỗi đau, sự tức tối, tẩy chay và các loại cảm giác tiêu cực khác lại xuất hiện trong bạn.
Nhiều người trải qua một khoảng thời gian khó khăn để xác định và giãi bày tình cảm của họ. Họ thường cảm thấy đau khổ và tuyệt vọng mà không thể nói lên thành lời, chúng tích tụ thành những đám mây u ám. Bạn sẽ mang theo suốt cuộc đời năng lượng tiêu cực này. Mọi người cảm nhận được thứ năng lượng này và sẽ bị đẩy lùi về phía sau.
Để xua tan những đám mây đen, bạn phải loại bỏ những tình cảm không thể diễn tả được trong quá khứ. Điều này cũng giống như bạn vứt bỏ những đồ tạp nham trong nhà và thay vào những đồ vật mới. Thực ra, bạn cần phải thanh lọc bớt những ký ức cũ cho dù chúng vừa mới xảy ra. Nếu bạn không thể loại bỏ chúng thì những ký ức từ xa xưa sẽ tạo ra các tín hiệu mạnh mẽ trong năng lượng của bạn ngăn cản bạn đạt được thành tích mới và gây cho bạn cảm giác đau
khổ.
Điều này không có nghĩa là bạn phải quay lại quá khứ và làm sống lại những cảm giác khó khăn, đau buồn. Hãy xác định những cảm xúc vẫn còn ám ảnh bạn, lấy nhật ký ra và bắt đầu viết về chúng. Hãy giãi bày tất cả những tình cảm mà bạn vẫn muốn nhắc đến, đừng bị chúng ám ảnh mà hãy bộc bạch thổ lộ.
Hãy đặc biệt quan tâm đến giả thiết rằng bạn đã rút ra được kinh nghiệm từ những trải nghiệm đáng buồn của mình. Ở cuối mỗi bài nhật ký, hãy đặt ra câu hỏi cho bản thân: Bạn đã rút ra kết luận gì từ điều này? Hãy viết ra các suy nghĩ tiêu cực của bạn và thay thế chúng bằng những điều tích cực hơn.
Ví dụ như với tình huống bạn bị sa thải và những tâm trạng của bạn như tức giận, lo sợ và tẩy chay, bạn đưa ra kết luận sau: Sẽ chẳng bao giờ mình được chấp nhận và thành công sẽ chẳng đến với mình. Hãy đảo lại như sau: Mình vẫn còn có khả năng để thành công, phải tin vào chính mình và đó là lựa chọn của mình. Bằng cách đó, hãy tiếp tục loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực, tin vào năng lực hiện tại của bản thân và tin vào một tương lai tươi sáng.
Ngoài việc loại bỏ những tâm trạng ưu phiền trong quá khứ, chúng ta cũng phải loại bỏ chúng trong hiện tại. Bạn cũng có thể làm được điều này bằng cách viết nhật ký. Vì đây không phải là công việc hàng ngày của bạn nhưng nếu bạn làm việc này thường xuyên, bạn sẽ cảm thấy dễ dàng thay đổi suy nghĩ và tình cảm của mình. Giữ những tình cảm tiêu cực như thù hận, tức giận hay sợ hãi có thể cản trở năng lượng cơ thể và ảnh hưởng không nhỏ tới thành quả của bạn. Rũ bỏ được chúng, tinh thần của bạn sẽ thanh thóat, cởi mở và sẵn sàng đón nhận bất cứ điều gì.
Giải tỏa về hành vi
Loại bỏ được những hành vi nghiện ngập có hại và không lành mạnh là yếu tố quan trọng để tạo ra nguồn năng lượng tốt. Mọi người có thể nghiện tất cả mọi thứ như rượu, thuốc lá, ma tuý, đồ ăn, ti-vi, thể dục, “buôn dưa lê”, sex, công việc, hay xem kịch. Khi chúng ta tìm đến chúng như một sự tiêu khiển hay trốn chạy, khi chúng ta uống rượu, ăn quá nhiều, dùng thuốc phiện, nó sẽ khiến ta cảm thấy dễ chịu hơn, ít nhất là trong giây phút đó. Khi bạn bật ti vi lên, bạn đưa mình vào một không gian riêng, còn khi bạn ăn khoai tây chiên hay bánh thì chắc hẳn bạn đang cảm thấy thích thú.
Những việc như dùng mánh khóe, lừa dối, sự bủn xỉn đều là những điều có vẻ hấp dẫn vì nó mang lại cho người thực hiện sự hài lòng vào thời điểm đó, nhưng đó là sự hài lòng giả tạo. Rốt cuộc những hành vi đó sẽ làm cho chúng ta cảm thấy tồi tệ hơn, có khi biến thành những thói quen về hành vi độc hại hơn.
Khi bạn thực hiện các hành vi đó thì bạn đang phải rời xa cái gì? Bạn đang gây cho chính mình những nỗi đau nào? Sâu xa hơn, bạn đang đến gần với sự trống rỗng vì đã quên đi những giá trị bản ngã thiêng liêng của bản thân. Dù bạn có nhận thấy điều đó hay không thì nó cũng là nguyên nhân khiến bạn không cảm thấy thanh thản.
Tuy nhiên, trong con người bạn luôn có bản chất thiện, nó luôn tồn tại trong từng tế bào cơ thể bạn. Dù bạn đã trải qua những khó khăn gì, những đau khổ thế nào, bạn đã tìm cách chạy trốn
bằng những hành vi không lành mạnh, thì bây giờ là lúc bạn phải chấn chỉnh lại, phải bộc lộ cảm xúc và định hình được các trạng thái tiêu cực để có thể chuyển thành các trạng thái mới lành mạnh hơn.
Đã đến lúc phải lấp đầy khoảng trống trong tâm hồn bạn bằng bản chất thiêng liêng của con người bạn. Đó là tất cả những gì bạn cần để nương tựa, là giải pháp mà bạn đang tìm kiếm. Hành vi chạy trốn, ham mê nghiện ngập chỉ càng làm cho lỗ hổng lớn hơn và khiến bạn ngày càng rời xa sức mạnh thực thụ. Chúng phá huỷ năng lượng của bạn bằng những đòi hỏi, lo sợ, ham mê, đẩy bạn lấn sâu vào tuyệt vọng, gây ra ngày càng nhiều kết cục tồi tệ.
Dù từ bỏ những thói quen đó khó khăn nhưng bạn hãy tập can thiệp vào, chỉ cần mỗi lần một phút. Tạo ra một loạt các hoạt động thay thế và nhớ viết vào nhật ký. Có thể nhờ đến sự giúp đỡ của người mà bạn tin cậy, thậm chí có thể là của các chuyên gia vì việc loại bỏ những thói quen đó thực sự quan trọng.
Bất cứ khi nào bạn tự dấn vào một hành vi nghiện ngập hay độc hại nào, hãy tự nhắc mình một chân lý rằng, năng lượng của bạn do chính sự lựa chọn của bạn tạo nên. Bạn có thực sự đang tìm kiếm sự chạy trốn không? Nếu câu trả lời là không thì hãy từ bỏ thói quen đó đi.
Một lần nữa, hãy cẩn thận đừng để mình bị mắc vào những trạng thái không lành mạnh, vì làm thế chỉ như đổ thêm dầu vào lửa, làm cho bạn thêm có cảm giác muốn chạy trốn.
Học cách giải tỏa là công việc cả đời. Mỗi ngày bạn phải củng cố quyết tâm để cho quá khứ trôi đi và xoá mọi lo âu. Điều đó giúp bạn dễ có được những lựa chọn đúng đắn, cho bạn tương lai sáng lạn hơn. Một khi bạn loại bỏ được thứ suy nghĩ, tình cảm và hành vi làm bạn trì trệ, đó là lúc bạn đón nhận nguồn năng lượng thiết yếu, tạo ra danh tiếng cho mọi người ngưỡng mộ.
Loại bỏ sự quyến luyến
Thứ cuối cùng bạn cần loại bỏ đó là sự quyến luyến. Nhìn xung quanh ta sẽ thấy những cái mà ta quyến luyến chẳng hạn như những bức tranh treo tường, đồ trang sức, đồ nội thất, chiếc ô tô, đó là những thứ ta đã tự hào khi sở hữu chúng. Nhưng cái giá cho việc sở hữu đó là sự quyến luyến và rất dễ làm chúng ta phải tốn kém quá nhiều vào chúng. Nói cách khác nó tiêu hao thứ năng lượng của sự đòi hỏi và tích trữ, chúng ta càng có nhiều đồ vật thì sự đòi hỏi càng nhiều.
Tôi không muốn nói là chúng ta không cần đến vật chất, mà chỉ cần chúng ta để ý đến sự lệ thuộc của chúng ta vào nó. Tôi đang muốn nói về những suy nghĩ như: Tôi cần thứ đó, nó khiến tôi vui, Tôi cần chiếc xe đó, đồ trang sức đó, tôi thấy hài lòng khi có những thứ đó bên mình. Đó là những ý nghĩ nguy hiểm với hai lý do sau:
Thứ nhất, nó làm chúng ta tin rằng vật chất mới đủ để làm chúng ta vui. Khi chúng ta nghĩ như vậy chúng ta sẽ tìm cách để thực hiện nó. Nó sẽ tạo ra một tiền lệ bắt chúng ta tiếp tục đấu tranh, đẩy chúng ta gần tới thứ năng lượng của sự tuyệt vọng. Khi chúng ta càng đòi hỏi nhiều thì chúng ta càng phải đấu tranh không có điểm kết thúc để đạt được nó.
Ý nghĩ rằng vật chất là yếu tố quyết định để có niềm vui sẽ đẩy ta vào một tình cảnh nguy hiểm. Điều gì sẽ xảy ra nếu ta không thể đạt được thứ ta đòi hỏi. Có lẽ nó sẽ mang lại cho ta một cảm giác lo lắng không yên. Ta đang phải sống giữa một dòng xoáy ngầm của sự sợ hãi, và chúng ta
luôn phải lo lắng về khả năng thất bại.
Cách loại bỏ sự quyến luyến
Để chấm dứt sự lệ thuộc, hãy nhìn vào các đồ vật quanh ta, hít thở sâu và tự khẳng định: Ta thích thứ này nhưng ta không cần có nó mới có được niềm vui. Lần lượt làm như vậy với những đồ trang sức, đồ đạc trong nhà, xe hơi, và thậm chí cả căn nhà của bạn. Mới đầu có thể bạn cảm thấy sợ nhưng rồi nó lại tạo cho ta cảm giác như được giải phóng. Và nó mang đến cho ta sự bình yên thay vì cảm giác đòi hỏi đầy bất an. Và hơn hết, bạn nhận ra rằng niềm vui đến từ sự bình yên của tâm trí chứ không phải là sự sở hữu vật chất.
Hãy thực hiện biện pháp này hàng ngày với những vật mà bạn có, bạn sẽ ngạc nhiên vì cảm giác tự do nó mang lại cho bạn. Nó còn giúp thanh lọc nguồn năng lượng trong bạn. Hơn nữa, việc loại bỏ mang lại cho bạn rất nhiều điều kỳ diệu. Học nghệ thuật nhượng bộ bằng cách cho đi những thứ bạn quý. Tặng chúng cho người khác với thái độ trang nhã, hào phóng và rất thoải mái. Thực hành các bài tập này sẽ giúp bạn rất nhiều theo như Quy luật Ý định ngược đời. Nghịch lý ở đây có nghĩa là bỏ đi những cái quyến luyến bạn thì bạn sẽ có mọi thứ.
NHỮNG KHẲNG ĐỊNH CHO SỰ LOẠI BỎ:
Tôi cảm thấy khá hơn khi thực hiện việc loại bỏ. Tôi để quá khứ và toàn bộ sự sợ hãi trôi đi. Tôi hoàn toàn tự do.
Tôi đã giải tỏa được những kiểu tư duy tiêu cực, tôi đã chọn được cho mình một nguồn năng lượng tốt hơn. Tôi đã bỏ được những thói quen xấu. Giờ tôi đã tạo cho mình một lối sống mới rất lành mạnh.
Tôi đã rời xa được những vướng bận. Tôi hiểu rằng chính thái độ của mình mang lại cho mình niềm vui, hạnh phúc chứ không phải thứ gì khác.
Tôi trân trọng sự bình yên, tôi đã rũ bỏ được sự lo âu, vội vã và ham muốn kiểm soát mọi thứ.
9. NĂNG LỰC NHẬN THỨC
Năng lực thứ hai để thành công
“Nhận thức là nhân tố sáng tạo của vũ trụ. Không có nó sẽ không có gì xuất hiện.” - Tiến sỹ Fred Alan Wolf -
Cách đây không lâu, hai từ “vật lý học” hay “nhận thức” không phải là những từ phổ biến mà được coi là của một nhóm nhất định. Một từ thì chỉ giới hạn trong giới khoa học, còn một từ thì mang tính trừu tượng chỉ dùng trong lĩnh vực tâm lý học và triết học. Ngày nay, các nhà khoa học trên thế giới đang nghiên cứu vật lý học về nhận thức và thừa nhận rộng rãi tính thực tế của nó.
Vật lý học là ngành khoa học về những khả năng có thể xảy ra, và sức mạnh của năng lực nhận thức là nguồn cội của ngành khoa học này. Tuy nhiên đâu là quá trình thể hiện? Bằng cách nào sự vật hiện tượng hiện hữu trên thế giới thực? Và điều quan trọng hơn là bằng cách nào mà nhận thức có thể định hình được số phận?
Nhờ có vật lý lượng tử, chúng ta biết được thế giới thực không thể tách khỏi những quan sát về nó, và điều này cũng đúng khi áp dụng cho cuộc đời của chúng ta. Những gì chúng ta trải nghiệm trong đời không thể tách khỏi sự nhận thức của chúng ta về điều đó. Nghiên cứu về cấu tạo sinh học cho thấy, bộ não của con người thậm chí còn không có khả năng phân biệt được sự khác nhau giữa thực tế và trí nhớ. Khi chúng ta nhìn thấy hay nhớ ra điều gì thì những nơ-ron thần kinh giống nhau sẽ phát tín hiệu.
Yếu tố chính tạo ra nhận thức là trực giác của bạn, những gì bạn lĩnh hội về chính bản thân và thế giới thực. Thực tế, điều này cũng tạo ra nhiều phản ứng hóa học và phản ứng tình cảm của cơ thể và trí tuệ. Đó là một quá trình liên tục về nhân quả: Trực giác tạo ra phản ứng, rồi phản ứng lại tăng cường thêm trực giác. Nhận thức không những có khả năng xác định được chất lượng cuộc sống về mặt tình cảm mà còn có thể khơi nguồn cho những phản ứng tâm lý quan trọng.
Tiến trình được bắt đầu khi một suy nghĩ hay tình cảm nào đó khơi mào cho một vùng não tiết những chất này chuyển đến các cơ quan thụ cảm và từ đây đưa vào các tế bào, tạo ra một phản ứng hóa học phù hợp với trạng thái tình cảm ban đầu. Dù tốt hay xấu thì những suy nghĩ tương tự như vậy sẽ sản sinh ra các loại dịch và tình cảm tương tự.
Cùng lúc đó, sự lặp lại của hình thái này sẽ làm tạm ngưng các cơ quan thu cảm dành cho các trạng thái tình cảm khác. Bằng cách này, trực giác của bạn sẽ trở nên ổn định, tuần hoàn tạo ra một chuỗi hóa sinh các sự kiện giúp duy trì các cảm giác cũ. Đó chính là cách mà những thói quen và ngay cả những hành vi nghiện ngập được hình thành. Nghe thì có vẻ phức tạp nhưng lại là một quá trình khá đơn giản và tự phát. Và nó còn có tác động rất lớn đến sự hình thành nhận thức và năng lượng do có sự liên quan hóa sinh, tình cảm và nhận thức.
Đây là một ví dụ về cách thức hoạt động của tiến trình: Bạn đã nhiều lần đi qua một ngôi nhà gần nhà bạn mà không có sự chú ý nào đặc biệt cả, chỉ biết nó hiện hữu ở đó. Một ngày khi bạn bắt đầu đi tìm việc thì bạn nhận thấy một tấm biển thông báo về một vị trí cần tuyển và cả số điện thoại liên hệ. Vậy là bạn thấy phấn khích, vùng não điều khiển tiết dịch phù hợp với trạng
thái của bạn. Khi về nhà, bạn gọi điện và hẹn phỏng vấn. Và rồi hàng ngày bạn đi qua ngôi nhà đó, hay thậm chí chỉ nghĩ về nó bạn đều có phản ứng sinh hóa tương tự đó là cảm thấy phấn khích. Bạn được nhận làm việc và trong vài tháng đầu, phản ứng như vậy vẫn còn được duy trì.
Theo thời gian, dần dần bạn sẽ trải nghiệm công việc theo một cách khác. Chẳng hạn có một ai đó hay một việc gì đó khiến bạn không hài lòng, bạn bắt đầu có ý niệm mang tính tiêu cực và cơ thể lại tiết loại dịch khác cho phù hợp với trạng thái tình cảm lúc này. Ngay cả khi bạn mới chuẩn bị làm việc hay mới nghĩ về nó thì ý niệm không vui đó lại kích thích tình cảm của bạn.
Điều này tiếp diễn trong vài năm, khi bạn nghe thông tin về một chỗ làm mới của một công ty mới mở ở đầu kia của thị trấn. Bạn đã nộp đơn và được nhận, lúc này bạn bắt đầu sản sinh chất làm bạn phấn khích trở lại, tuy nhiên điều đó chỉ kéo dài vài năm cho tới khi cơ quan đó chuyển sang Mexico.
Bây giờ bạn lại đang không có việc làm và nhu cầu tài chính một lần nữa làm thay đổi ý niệm của bạn. Mỗi khi bạn đi qua ngôi nhà đó hay mới nghĩ về nó, bạn lại ước gì mình vẫn làm việc trong đó. Dù công việc đó có tồn tại những vấn đề nhưng vẫn còn hơn là không có việc làm. Trong mối hoài niệm và sự khao khát, những suy nghĩ tình cảm và cả những phản ứng tâm lý hóa học của bạn đã tạo ra nhận thức về sự thất bại và hối tiếc mà sau này sẽ trở thành bộ lọc của sự biểu thị. Đó là một chu kỳ của tình huống và phản ứng. Trải nghiệm tạo ra tình cảm và tình cảm lại lưu lại trải nghiệm
Có vẻ như tiến trình này là một chuỗi tự nhiên của tình cảm và suy nghĩ, nhưng cũng cần nhớ rằng chính yếu tố hóa học là nguyên nhân khiến bạn vẫn bị kẹt trong những hình thái tình cảm đó. Phải đưa ra mục đích nhận thức để thay đổi kết luận, đánh giá và nhận thức của bạn nhằm loại bỏ những yếu tố mang tính huỷ hoại. Hóa học giúp thích nghi và duy trì những phản ứng tình cảm là yếu tố quan trọng trong việc định hướng năng lượng cho bạn. Còn nhận thức của bạn là nhân tố cho cả nguồn sinh học bên trong và chất lượng đời sống bên ngoài.
Có hai bước rõ ràng để bạn thay đổi những trạng thái tiêu cực và việc tiết dịch hệ thần kinh:
Khi bạn cảm nhận được một loại tình cảm tiêu cực đang hình thành, hãy dừng lại và thở sâu. Hãy khẳng định rằng: Cơ thể tôi đang tiết dịch thần kinh cho sự yên bình. Có một con sóng thanh bình và thảnh thơi đang chảy qua tôi.
Khi nào bạn thấy hay trải qua một điều gì làm nảy sinh phản ứng tiêu cực, hãy khẳng định: Tôi có khả năng loại bỏ nó đi. Tôi đang giải tỏa và cảm thấy thảnh thơi. Tôi cần sự yên bình.
Khi sự lựa chọn của bạn là những nhận thức tích cực, bạn sẽ tiết ra những dịch phù hợp với tâm trạng phấn khích, hy vọng và vui vẻ. Nó làm thay đổi suy, nghĩ tình cảm và cơ thể của bạn bằng những phản ứng hóa học và kết quả là năng lượng cho khả năng nhận thức cũng sẽ thay đổi. Và như vậy nhận thức là nguồn lực mạnh nhất để tạo ra số phận.
Nhận thức PIE
Có ba yếu tố chính kích hoạt năng lực nhận thức, đó là: sự lĩnh hội (perception), trí tưởng tượng (imagination) và hy vọng (expectation) được hiểu chung là nhận thức PIE. Đó vẫn là ba yếu tố chính trong quá trình tạo ra nhận thức. Chúng có liên hệ với nhau về mặt năng lượng trong quá trình giúp bạn kiểm soát những kết quả trong cuộc sống. Hãy nghiên cứu cách thức
từng yếu tố hoạt động.
Khả năng lĩnh hội
Bạn đã biết, sự lĩnh hội sẽ kích thích tiết hoócmôn để lưu lại những trải nghiệm cảm xúc. Khi bạn thấy điều gì đó tiêu cực, nó sẽ tạo ra một phản ứng hóa học để tăng cường trạng thái tình cảm này, và điều này cũng xảy ra tương tự với những trải nghiệm tích cực. Chỉ riêng điều này cũng đủ để khích lệ việc tiếp tục tạo ra một cách có ý thức ý niệm tích cực, tuy nhiên cũng cần xem xét cách thức mà sự lĩnh hội tác động đến năng lượng.
Cách thức bạn nhìn nhận mọi vật cũng được lọc qua trải nghiệm, và đủ sức để tạo ra tương lai của bạn. Và chính nó đã tạo ra con người bạn trên phương diện hiện thực tâm lý. Cách bạn nhìn nhận về bản thân, thế giới và tương lai là nền tảng cho tất cả các trạng thái cảm xúc của bạn. Các nghiên cứu cho thấy sự tự nhìn nhận bản thân và độc thoại có ảnh hưởng tới mức độ của các chất gây ức chế hay hưng phấn, tạo ra các cảm giác ức chế hay vui vẻ.
Loại nhận thức này có tác dụng rất mạnh và ảnh hưởng của nó không chỉ dừng ở đó. Nhiều tài liệu đã ghi lại các trường hợp rối loạn tính cách biểu hiện nhiều tình trạng khác nhau. Các bệnh như tiểu đường, thị lực trở thành các rắc rối trong tâm sinh lý khi một ai đó mắc phải. Ngay cả khi người ta không mắc chứng bệnh đó mà chỉ có trong ý niệm, nó cũng có thể trở thành một khó khăn thật sự.
Đó không phải là trường hợp duy nhất về việc nhận thức làm thay đổi tâm sinh lý. Người ta có thể bước trên những hòn than nóng bỏng là nhờ có khả năng thay đổi ý niệm. Bản thân tôi cũng đã trải nghiệm điều này cách đây nhiều năm. Tôi tham gia một khóa học đi trên lửa. Trong khóa học đó, mỗi học viên được dạy cách làm thay đổi tâm trí bằng cách hướng sự tập trung của mình vào một ký ức khác có thể làm khơi dậy cảm giác đang vận động và vui vẻ.
Tôi hình dung mình đang trượt tuyết trên một ngọn núi ở Colorado, vậy là tôi có cảm giác mình đang ở trên những ngọn núi tuyệt đẹp đó. Điều đó làm thay đổi sự tiết hoócmôn thần kinh và tâm sinh lý giúp tôi có thể bước được một bước trên những hòn than nóng đến vài trăm độ.
Tôi hoàn toàn không bị bỏng, tuy nhiên có nhiều người đã bị bỏng vì họ tự giam mình vào một sự hình dung nào đó. Họ nghĩ than nóng rất nguy hiểm và họ đã cảm thấy đúng như vậy. Như vậy, những người có khả năng thay đổi ý niệm thì cũng có thể thay đổi được thực tế thể chất.
Và đối với bạn cũng vậy, bạn hoàn toàn có thể làm thay đổi môi trường của mình. Cho dù có chuyện gì xảy ra, đừng cảm nhận thế giới một cách đơn điệu. Hãy sử dụng năng lực của mình để loại bỏ sự nhìn nhận hạn chế và cũ kỹ về thế giới này. Dù bạn trải qua chuyện gì thì hãy nhớ rằng bạn luôn có thể chọn cho mình cách nhìn nhận sự việc hoàn toàn khác.
Điều này là thành tố chủ chốt của thực tế tạo nhận thức: bạn sẽ tạo khuôn khổ cho mình bằng những điều mà bạn cho là đúng. Thay cho cách nhìn nhận cũ, hãy tiếp cận cuộc sống như một bức tranh hoàn toàn mới. Bạn có thể vẽ nên một bức tranh mới, nhìn nhận mọi thứ khác đi và tưởng tượng mọi thứ quanh bạn cũng theo một cách hoàn toàn mới. Đó thực tế là một yếu tố nữa của nhận thức PIE.
Hình tượng là tất cả
Khi bạn có thể thay đổi ý niệm của mình theo hướng tích cực, bạn sẽ cảm thấy việc thắp sáng trí tưởng tượng của mình ngày một dễ dàng. Tôi không nói về sự mơ mộng hão huyền hay ảo tưởng về tương lai của mình. Tôi đang đề cập đến khả năng tạo ra các hình ảnh trong đầu bạn, những hình ảnh sống động về những gì bạn mong muốn về tương lai. Đó là một kỹ năng hữu hiệu khi theo đuổi mục tiêu.
Khi xử lý những hình ảnh tưởng tượng, não chúng ta không thể phân biệt được đâu là hình ảnh của hiện tại và đâu là của quá khứ, cũng như không thể phân biệt được sự khác nhau giữa cái tưởng tượng ra và cái có trong thực tế. Thậm chí một số nhà vật lý còn không tin vào sự tồn tại của những vật thực sự hiện hữu. Thuyết đa thế giới (MWI) cho rằng nhiều thế giới cùng tồn tại trong cùng một thời điểm và theo nhiều nhà khoa học thì bạn có thể chọn cái nào bạn thích. Điều này nghe có vẻ giống như khoa học viễn tưởng, tuy nhiên nó có thể áp dụng để chỉ nhiều khả năng trong cuộc sống của bạn. Bạn cần phải tưởng tượng tất cả những gì bạn đã trải nghiệm, đừng tự giới hạn mình.
Khả năng tưởng tượng ra những hình ảnh sống động về sự thành công trước tiên sẽ tạo ra hiện thực trong năng lượng và nhận thức của bạn. Những gì bạn nhìn thấy trong tưởng tượng sẽ trở thành những gì bạn nhìn thấy. Nếu những hình ảnh trong đầu bạn không hợp với những điều mà bạn muốn về tương lai, thì bạn nên cố để tạo ra những hình ảnh mới. Để có được thành công, bạn phải tạo ra được những hình ảnh về sự thành công.
Sự tưởng tượng để tạo ra thành công có thể xảy ra ở hai cấp độ. Để tạo ra ý niệm về sự thành công, hãy thực hiện các bước sau đây.
1. Tự hình dung ra viễn cảnh thành công: Bạn phải vẽ được bức tranh: bạn muốn bạn sẽ trông như thế nào, hành động ra sao và cảm nghĩ thế nào trong tương lai. Tạo ra được hình ảnh sống động về toàn bộ những gì bạn mong muốn và giữ nó trong tâm trí bạn. Hãy xoay vần , thực hiện và cảm nhận nó. Hãy để bạn hình dung và trải nghiệm bức tranh đó nhiều lần, rồi nó sẽ thành hiện thực.
2. Hình dung về những mục tiêu cụ thể: Tạo ra những hình ảnh rõ ràng về những điều mình muốn. Hãy làm cho những hình ảnh thật sống động như bạn đang sống trong khung cảnh đó. Hãy tưởng tượng ra những kết cục tốt đẹp cho mỗi mục tiêu rồi chuyển những bức ảnh tưởng tượng đó vào trí nhớ của bạn. Coi đó là một thời khắc đáng nhớ trong cuốn Album mà bạn thường xem đi xem lại. Bằng cách đó bạn đã báo cho bộ não rằng hình ảnh về tương lai đó đã xảy ra. Hãy lục lại nó khi nào bạn muốn tạo ra một nhận thức rõ ràng về mục tiêu nào đó của bạn.
Một khi bạn đã tạo ra được những hình ảnh rõ ràng cho sự thành công, hãy chỉ hướng sự tập trung vào những hình ảnh đó. Cần phải loại bỏ những ý nghĩ trái ngược hay làm mờ đi những hình ảnh này. Khi bạn hình dung về một hình ảnh nào đó, bạn hãy phóng đại chúng lên. Hãy nhìn nó cho rõ, đừng đẩy nó ra xa hay qua trái qua phải vì nó sẽ làm thay đổi tính hiện thực hay sự chính xác của nó. Để hình ảnh đó ở chính giữa tâm trí bạn, nơi bạn có thể nhìn thấy nó toàn vẹn nhất. Làm cho nó thực tế thì nó sẽ trở thành hiện thực.
Bạn càng xem xét và trải nghiệm những hình ảnh đó cẩn thận bao nhiêu thì bộ não nhận thức của bạn càng chấp nhận nó như là hiện thực bấy nhiêu. Khi bạn tiếp tục tái tạo từng hình ảnh cận cảnh, rõ nét và chính diện trong suy nghĩ của bạn, bạn sẽ tạo ra ngày càng nhiều những tình cảm tích cực ‒ thứ sẽ sinh ra những năng lượng và nhận thức mang tính sáng tạo cao. Nó cũng sẽ giúp điều chỉnh ước vọng của bạn, loại hình thứ ba của nhận thức PIE.
Mong ước điều tốt đẹp nhất
Sẽ là vô ích nếu những hình ảnh đó nằm ngoài khả năng lĩnh hội của bạn. Có sự khác nhau rất lớn giữa điều mình muốn và điều mình mong chờ, vì dự đoán những điều tốt đẹp nhất là rất cần thiết. Để thực thi điều này, bạn cần hiểu được những mong ước của mình là gì.
Có vẻ như bạn có những giả thiết cho từng ngày, vì thế sẽ rất tự nhiên khi bạn hướng mình tới tương lai. Nhưng nếu bạn thường xuyên bất mãn với hiện tại thì thật khó tạo ra được những ước vọng tích cực cho tương lai.
Vậy, bạn nghĩ về cuộc sống hàng ngày của mình thế nào? Bạn có hy vọng được chấp nhận hay lại nghĩ là sẽ bị từ chối? Bạn có mong muốn thành công hay đang chờ đón sự thất bại? Bạn có ước có niềm vui hay tự đầu hàng trước sự buồn chán, khổ ải và thất vọng? Nếu bạn nghĩ hôm nay là khó khăn và thất bại thì ngày mai bạn cũng chỉ chờ những điều tương tự. Bạn cần phải tạo cho mình những mong ước và niềm tin hoàn toàn mới về khả năng của bản thân hôm nay, ngày mai và mãi mãi.
Trong cuộc chiến giữa ý thích và niềm mong chờ, vũ trụ này thường cho bạn những điều bạn mong chờ. Vì sao lại vậy? Ý thích là nơi bạn mơ ước còn niềm mong chờ là đức tin của bạn, và trong những điều tạo nên số mệnh thì điều quan trọng nhất lại là đức tin của bản thân.
Đức tin của bạn phải ủng hộ ước vọng tích cực, đó là một giả thuyết cơ bản về kết cục tốt đẹp. Bạn sẽ không thể tiếp tục thích điều tốt đẹp nhất nhưng lại mong chờ điều tồi tệ nhất vì đơn giản là vũ trụ không thể hòahợp sự bất đồng trong nhận thức này. Bạn phải tìm kiếm điều tốt đẹp nhất trong cả cuộc sống thường nhật lẫn trong những giấc mơ, bằng nhận thức rằng bạn có khả năng nhận thức tối đa và với thái độ vui vẻ nhất về những trải nghiệm của bản thân. Hãy sử dụng sức mạnh của mình và tạo ra một ý niệm về cuộc sống lý tưởng và tương lai lý tưởng cho bản thân. Phải biết được nó sẽ như thế nào và bạn sẽ có khả năng biến nó thành hiện thực.
Mơ ước hàng ngày sẽ thúc đẩy động lực trong bạn, vì thế bạn phải có cách nhìn tương tự đối với tương lai. Nếu muốn thành công, bạn không thể giới hạn, xếp xó hay vứt bỏ mơ ước của mình. Trái lại bạn phải xem xét nó rộng hơn. Những mong ước vô bờ sẽ tạo ra những thành công vô biên khi bạn đã nắm được toàn bộ phương thức tạo ra nhận thức cho thành công:
Cách nhìn nhận tích cực
Tưởng tượng sáng tạo và sống động
Mong ước lạc quan
Chỉ cần một thay đổi nhỏ của một trong những thái độ này cũng gây ra những thay đổi lớn trong hiện thực bởi lẽ nhận thức là một trong những năng lực lớn nhất của bạn. Cần phải có trạng thái tỉnh táo trong hiện tại, từ đó bạn có thể tự do chọn cho mình một sự nhìn nhận và mong ước về điều gì sẽ đến với bạn. Hãy lựa chọn!
NHỮNG KHẲNG ĐỊNH CHO NĂNG LỰC NHẬN THỨC
Tôi chọn cho mình sự nhìn nhận về bản thân: tôi là người mạnh mẽ và thành công. Tôi hoàn toàn có khả năng và xứng đáng như vậy.
Tôi hình dung bản thân như điều tôi hằng mong muốn. Tôi luôn thấy mình tự tin, sôi nổi và vui vẻ.
Tôi luôn mong ước điều tốt đẹp nhất. Trong cuộc sống thường nhật và cả tương lai, tôi luôn đón nhận sự xuất chúng.
Tôi sống có nhận thức. Tôi chọn cho mình lối tư duy và hình ảnh có thể giúp tạo ra hiện thực vĩ đại.
Tôi hình dung ra mục tiêu của mình bằng sự phấn khích và niềm tin. Và tôi đã nhận được những điều may mắn trong cuộc sống.
10. SỨC MẠNH CỦA NGHỊ LỰC
Năng lực thứ ba để thành công
“Thế giới như chiếc gương soi, khi soi vào ta sẽ nhìn thấy khuôn mặt của chính mình.” - William Makepeace Thackeray -
Sự sống của vũ trụ là nhờ năng lượng, không có gì tồn tại mà không có năng lượng. Tất cả mọi vật, từ những gì chúng ta có thể nhìn thấy, và hầu hết là những thứ ta không nhìn thấy đều có những loại sóng và sự dao động. Dù bạn đi đâu hay làm gì, bạn đều đang gửi và nhận năng lượng và chúng ta lúc nào cũng đang ở giữa sự hội tụ của các dải tần. Thực tế chúng ta đang bị bắn loạn xạ với những những sóng vô tuyến, sóng radio, sóng điện thoại, các tín hiệu vệ tinh. Cái bạn cần là một cái máy có cùng tần số để giải mã chúng.
Bạn giống như một trong những vệ tinh đó, nhận tín hiệu từ người khác chiếu vào những tín hiệu của mình. Bạn phát đi năng lượng xác định kết quả. Bạn được kết nối để thực hiện điều này, và dù bạn có nhận thấy hay không thì những kết quả bạn nhận được đều do những dao động ở những trường năng lượng của chính bạn. Có một điều thú vị là nếu bạn không hài lòng với kết quả nhận được, bạn có thể thay đổi tín hiệu phát ra.
Năng lượng là một trong những năng lực mạnh nhất của bạn và nó nằm trong những Quy luật chung. Nó kết hợp cùng với nhận thức để có thể tạo ra số mệnh. Bạn tạo cho mình một loại năng lượng mà bạn hướng tới, bạn cũng có thể xác định những kết quả mình có thể nhận được. Đó là một tiến trình đơn giản và liên tục.
Trong vật lý, sự kết hợp giữa các tần số tạo nên một hiện tượng gọi là cộng hưởng. Khi các tín hiệu giống nhau, gặp nhau chúng tạo ra các dao động gọi là cộng hưởng, và cái này cũng tạo ra lực hấp dẫn. Nguyên lý này đúng cho mọi lĩnh vực. Dù trong quan hệ xã hội, tình yêu, công việc hay cá nhân thì bạn đều có khuynh hướng nhận được những gì mà bạn cho đi. Vì thế để thay đổi những gì bạn quan tâm, cần phải hình dung ra được chính xác trường năng lượng mà bản thân tạo ra.
Những gã sản sinh năng lượng to béo
Các xung điện từ được gọi là sự cộng hưởng của năng lượng nhẹ, tần số của trí, tâm và hồn. Như bạn đã biết ở phần trước, yếu tố quan trọng nhất có thể tìm thấy trong tâm trí và cảm giác. Tuy nhiên từ đâu mà suy nghĩ và tình cảm của bạn được hình thành? Có phải nó được sinh ra từ hư vô? Điều gì khiến động cơ năng lượng của con người hoạt động?
Nền tảng của năng lực nhận thức và tình cảm được tạo ra từ những kết luận trọng tâm. Trong thực tế, tất cả những gì bạn thể hiện đều có nguồn cội. Đơn giản như đức tin của bạn được coi là một hệ thống các giả thiết rằng bạn đã chọn cho mình con đường như một hệ quả của quá trình dưỡng dục và trải nghiệm.
Cũng giống như cách ta ứng xử với các suy nghĩ, hầu hết mọi người không phán xét cái gì là đúng. Chúng ta sống với đức tin cũng mặc nhiên như với ngôn ngữ vậy: từ khi sinh ra đã có, vì
thế mà ta đều hiểu nó. Đó thực sự là khung chuẩn cho những gì ta trải qua và chúng ta đều quen thuộc với điều đó. Nhưng khi chúng ta sống mà không hề nhận thức về đức tin và sự tác động của nó đối với cuộc sống thì chúng ta đã bỏ đi năng lực thay đổi.
Dù ta được nuôi dưỡng, dạy dỗ và đối xử thế nào thì đức tin của ta vẫn là một lựa chọn. Với suy nghĩ của người trưởng thành, chúng ta có quyền lựa chọn để thay đổi. Chúng ta có thể lựa chọn những gì đại diện cho lẽ phải của chúng ta, rũ bỏ những gì gây nên sự sợ hãi, tiêu cực trong chính con người mình. Về mặt tạo ra nhận thức và năng lượng thì một niềm tin tốt đẹp là nhân tố thành công trong mọi lĩnh vực.
Cho dù bản chất của năng lượng biển hiện ở suy nghĩ và tình cảm là tích cực hay tiêu cực, đó cũng là đức tin cơ bản của ta. Rõ ràng là sự chỉ trích, ảo tưởng và những hành động tiêu cực khác cũng chỉ tạo ra những tình cảm tiêu cực, trái lại những hành động tích cực sẽ mang đến những cảm giác, ý tưởng mang tính xây dựng và khích lệ. Và đó hiển nhiên là dải tần mà chúng ta đang hướng tới vì nó sẽ mang lại những kết quả tuyệt vời như mong muốn.
Hãy xem xét cách thức liên kết của những yếu tố sản sinh năng lượng. Niềm tin của chúng ta là những kết luận mà từ đó phát sinh những giả thuyết và những suy nghĩ mông lung. Chúng ta có thể phát triển những niềm tin này trực tiếp qua những điều mà ta được học hoặc gián tiếp qua cách bố mẹ và những người khác đối xử với chúng ta. Cho dù những điều chúng ta được học là không đúng sự thực, là không lành mạnh hay thậm chí là có tính phá hoại, thì nguồn cội những ảnh hưởng lại hoàn toán đúng với chúng ta. Mỗi niềm tin tạo ra những suy nghĩ tương ứng dẫn đến những phản ứng tình cảm nào đó và tất cả những cái đó kết hợp tạo ra một thứ năng lượng nổi trội thể hiện xuyên suốt cuộc đời bạn.
Ví dụ bạn được giáo huấn rằng tiền bạc khẳng định giá trị của bạn. Đó là một đức tin chủ đạo dẫn đến một loạt các suy nghĩ và kết luận như: Tôi sẽ không chấp nhận bản thân chừng nào tôi có thể kiếm được nhiều tiền hơn nữa hay, Giờ tôi chỉ là kẻ thất bại. Những suy nghĩ độc hại này hình thành những cảm nhận tiêu cực như là sự sợ hãi, sự tuyệt vọng hay miễn cưỡng. Vậy đâu là những hệ quả thực sự của quá trình này? Hãy xem bảng sau:
Niềm tin chủ đạo: Thật khó để tạo ra được điều đó trong thực tế
Suy nghĩ Tình cảm Năng lượng Tôi không có điều cần có Xấu hổ, lo sợ Khinh ghét, chịu đựng Sẽ chẳng bao giờ có đủ tiền để đi chơi Thất vọng và tuyệt vọngNặng nề, tối tăm Sao người khác lại có được may mắn thế?Tức giận, ghen tức Kèn cựa và kích động
Đó chỉ là một ví dụ về tính suy diễn mà niềm tin tạo ra, nhưng bạn nhìn vào tiến trình thì sẽ thấy những giả thuyết về cuộc sống sẽ được tạo ra mạnh mẽ thế nào. Nhờ đó nó sẽ tạo ra năng lượng tình cảm làm nên những âm điệu của cuộc sống. Bạn phải tự tạo dựng bản thân để có thành công hay thất bại, niềm vui hay sự đau khổ – và chu trình của năng lượng hay những sự
kiện sẽ không thay đổi chừng nào bạn xác định được và nuôi dưỡng những niềm tin thực sự tôn vinh và thiết yếu đối với bạn.
Hãy sử dụng bộ ba – niềm tin, tình cảm và suy nghĩ
Nhiều người không chịu tạo cho mình những niềm tin mới tích cực hơn vì theo họ làm như thế sẽ là lừa dối bản thân, chối bỏ hiện thực để tạo ra ảo tưởng. Và một lý do sai lệch nữa khiến họ không chịu thay đổi niềm tin chính là do sự kỳ vọng thúc đẩy. Họ cho rằng một khi họ đã vướng vào những thái độ tuyệt vọng, nếu họ từ bỏ thì sẽ không còn có động cơ để trở thành người chiến thắng, nhưng họ không hiểu rằng điều ngược lại mới đúng.
Khi bạn thay đổi đức tin, tức là bạn đã thay đổi những tình cảm và suy nghĩ. Đó là sự liên kết bộ ba trong quá trình tạo năng lượng. Càng có niềm tin tích cực bao nhiêu thì bạn sẽ càng có sự nhiệt huyết và sức mạnh bấy nhiêu.
Còn khi bộ ba ‒ niềm tin, tình cảm và suy nghĩ ‒ trở nên tiêu cực, bạn sẽ bị đẩy vào sự thất bại và khó khăn. Nó sẽ dẫn đến điều gì? Bạn có thể sẽ mạo hiểm nguồn năng lượng của mình bằng việc thay đổi niềm tin tích cực hơn ít ra thì cũng còn có cơ hội. Còn nếu cứ trói buộc nó với sự tiêu cực thì chắc chắn sẽ không có chiến thắng. Thực tế là bộ ba đó luôn ở trong nhận thức của bạn nên trạng thái tâm lý tiêu cực đó sẽ tạo ra sự chờ đón những kết quả không tốt.
Ghi nhật ký
Để có thể kiểm soát được đức tin của mình, hãy trả lời những câu hỏi sau rồi ghi vào nhật ký của bạn. Hãy dành thời gian để suy nghĩ toàn diện và hãy quyết định rõ ràng về sự lựa chọn đức tin mới thay cho những cái cũ tiêu cực.
Bạn đã được dạy những gì để tin vào bản thân và giá trị của bản thân?
Những kết luận đó khiến bạn cảm thấy thế nào?
Bạn có thể thay đổi quan điểm thế nào để có thể trân trọng giá trị bản thân và tạo ra được năng lượng tốt hơn? Bạn được dạy những gì để tin nhận xét về người khác và mối quan hệ của bản thân với mọi người?
Những kết luận đó khiến bạn cảm thấy thế nào?
Bạn đang nuôi dưỡng kỳ vọng gì về mọi người và mối quan hệ của bạn với họ?
Bạn nhắc nhở bản thân những gì hàng ngày để có được những niềm tin mới?
Đừng bỏ qua bài tập đó. Hãy thành thật về những phản ứng của bạn để đạt tới những lựa chọn sáng tạo vì điều này cần thiết cho việc tạo năng lượng của bạn. Bài tập này chỉ có nghĩa khi đó là những lựa chọn tích cực.
Nếu thực sự muốn đặt cược cuộc sống của mình vào một điều gì đó, hãy đặt vào những niềm tin đẹp đẽ, những tình cảm vui vẻ và những suy nghĩ lạc quan. Khi bạn làm như vậy, vũ trụ này sẽ sẵn lòng để bạn là người chiến thắng.
Hãy kiểm tra AQ (Attraction Quotient – chỉ số đam mê) của bạn
Trường năng lượng của cơ thể được tạo ra từ các trạng thái tình cảm và tinh thần, niềm tin,
thái độ và ngay cả cách bạn đi đứng, nói năng. Đó là lực từ dẫn đến những sự kiện thành công của bạn. Bạn có thể nghĩ rằng để vươn lên được còn phụ thuộc vào ngoại hình, khả năng tài chính và cả chỉ số IQ của bạn. Nhưng rốt cuộc thì chẳng phải cái nào trong số đó, mà là chỉ số AQ ‒ chỉ số chỉ sự đam mê, tham vọng ‒ chỉ số này cho biết liệu bạn có đủ năng lượng đòi hỏi ở cả cấp độ cá nhân và công việc. Để biết được chỉ số này, hãy tham gia các câu hỏi dưới đây. Chỉ số AQ cho biết khả năng sinh năng lượng tích cực và những trạng thái dao động của sức hút của bạn. Hãy định kỳ thực hiện bài kiểm tra này để thấy được sự thay đổi của bản thân.
BÀI KIỂM TRA AQ
Hãy sắp xếp những câu hỏi sau đây theo cấp độ từ 1 đến 10. 1: chưa bao giờ, và 10: luôn luôn. Viết vào phần dòng kẻ bên trái và nhớ phải thành thực!
Bạn có …
______1….. tự tin với những điều mình làm?
______2….. cảm thấy là bạn xác định được mục tiêu của mình và đang đi đúng hướng? ______3 ….. chấp nhận ngoại hình của mình hiện nay?
______4….. cảm thấy vui trong hoàn cảnh hiện tại của bạn?
______5 ….. lạc quan về tương lai của mình?
______6 ….. ưu tiên hàng đầu cho mục đích và niềm vui?
______7 ….. sẵn sàng mạo hiểm?
______8 ….. thử suy nghĩ tích cực hơn khi bạn gặp khó khăn?
______9 ….. coi trọng những điều tốt đẹp hiện bạn đang có?
______10….. trân trọng cơ thể bằng việc ăn uống điều độ và tập thể dục?
______% (điền kết quả vào đây để có chỉ số AQ của bạn)
Đừng nản chí khi thấy điểm của mình thấp hơn mong đợi. Mức điểm thông thường nhất là từ 50-70%. Dù được thấp hơn hay cao hơn thì bạn vẫn nên sử dụng phần kiểm tra này như một cơ hội để nhận biết về sự thay đổi năng lượng bản thân cần thiết để thay đổi kết quả cuộc sống.
Để có thể tập trung vào những tín hiệu tích cực, hãy thay đổi những câu hỏi mà chỉ nhận được mức độ đánh giá là 7 bằng những ý định và khẳng định tích cực. Sử dụng chúng hàng ngày làm động lực thúc đẩy sản sinh năng lượng. Ví dụ, nếu ở câu thứ 5 bạn chỉ được đánh giá ở mức 5 thì hãy khẳng định rằng: Tôi ngày càng cảm thấy tự tin hơn vào tương lai của mình. Tôi hoàn toàn có khả năng tạo ra tương lai tốt đẹp hơn.
Viết những câu như vậy vào những tấm thẻ được đánh số để mang theo bên mình và thường xuyên đọc chúng. Đừng xem đây như một công việc bắt buộc nặng nhọc vì nếu thế, nó sẽ đẩy bạn vào một cách tiếp cận khác và làm thay đổi năng lượng của bạn. Bạn là và sẽ luôn là người
tạo ra thành công cho chính mình. Hãy lựa chọn thứ tình cảm sáng sủa hơn, bạn sẽ có những thành quả rực rỡ.
KHẲNG ĐỊNH NĂNG LƯỢNG CỦA SỰ ĐAM MÊ
Tôi đang chọn cho mình một đức tin mới lành mạnh và đầy kỳ vọng. Đó là quyền và tương lai của tôi. Tôi chỉ chọn những gì tôi cho là đúng. Từ giờ tôi sẽ loại bỏ bằng mọi cách những đức tin độc hại và hổ thẹn. Khi tôi suy nghĩ tích cực hơn, tôi sẽ phát ra những năng lượng tốt hơn và thu được kết quả tốt đẹp hơn.
Sức khỏe và năng lượng của tôi phụ thuộc vào chính tôi. Tôi đã quyết định tạo cho mình một tâm trạng yên bình.
Tôi chấp nhận bản thân, giá trị bản thân cũng như ngoại hình. Tôi đề cao sự tự tán thưởng bản thân.
11. SỨC MẠNH CỦA MỤC ĐÍCH
Năng lực thứ tư để thành công
“Hãy nghĩ về những điều mình muốn tạo ra. Phải luôn phù hợp với mục đích, và giữ lấy manh mối ấy để nghĩ những gì bạn tập trung từ trong nguồn sáng tạo sẽ đến trong cuộc đời bạn.”
- Tiến sỹ Wayne W.Dyer -
Mục đích được coi là chất xúc tác chủ chốt trong Quy luật về sự Khát khao và Dục vọng. Bạn không làm gì mà không có mục đích, dù bạn có nhận ra nó hay không. Khi bạn có một mục tiêu rõ ràng trong cuộc sống hay trong quá trình theo đuổi nó, bạn có thể sử dụng các lực tự nhiên trong Quy luật về sự Khát khao, và một lần nữa, nhận thức lại đóng vai trò quyết định. Bạn phải nhận thức được và kiểm soát được các mục tiêu của mình.
Mọi hành vi, quyết định, thái độ của bạn đều có các mục tiêu ẩn sau. Có thể cùng một hành vi, nhưng mục tiêu khác nhau sẽ làm thay đổi năng lượng, và vì thế kết quả nhận được trong thực tế cũng khác nhau.
Hãy lấy ví dụ ở nơi làm việc, bề ngoài thì mọi thành viên có vẻ tích cực như nhau, nhưng thực chất lại hoàn toàn phụ thuộc vào mục đích. Giả sử bạn khen cấp trên của mình. Nếu bạn biểu lộ những gì mà bạn đang thật sự nghĩ và muốn chia sẻ điều đó thì cả mục đích và hành động đều tích cực. Nó sẽ tạo nên sự cộng hưởng và kết quả tốt đẹp sẽ đến với bạn.
Nhưng nếu bạn chỉ muốn dùng lời khen đó để phỉnh nịnh và lấy lòng sếp, hy vọng nhận được sự ưu ái của sếp. Trong trường hợp này, mục đích của bạn là thu hút sự chú ý. Như vậy, năng lượng của bạn đã cộng hưởng với loại tình cảm lừa dối. Tất nhiên bạn vẫn có thể nhận được những lời khen ngợi hay đánh giá tốt, nhưng cuối cùng, bạn cũng sẽ nhận được những thứ giả dối hoặc bị người khác điều khiển.
Khi động cơ của bạn là cố gắng để được chấp thuận hay để chứng tỏ giá trị bản thân, bạn cần có sự đồng tình và lòng tự trọng. Những mục đích khiến bạn phải hạ mình chỉ có thể làm tổn hại đến năng lượng của bản thân và phát ra thông điệp rằng bạn không tin mình đáng được đề cao. Lời khen của bạn (hay những hành động tỏ vẻ quan tâm khác) có vẻ tốt nhưng lại tạo ra sự tuyệt vọng và làm đảo lộn năng lượng của bạn. Sức mạnh của mục đích có thể làm thay đổi những dao động của bạn và thay đổi kết quả cuộc sống.
Tất cả những điều bạn làm đều bị sức mạnh đó điều khiển. Dù ăn sáng hay lái xe đi làm, viết séc, hay đang làm việc thì tất cả những hành vi đó đều nói lên một ý nghĩa nào đó. Thậm chí một công việc nhàm chán nhất cũng mang một mục đích nào đó. Tất nhiên có mục đích rất tường minh, nhưng có cái chỉ có tính hàm ẩn mà bạn không nhận ra. Có thể bạn cho rằng việc lái xe đi làm chỉ là để đến nơi làm việc nhưng mục đích của việc này là gì? Bạn định sử dụng loại năng lượng nào? Đó chỉ là một buổi sáng đi làm nhưng cách thức bạn đi mới là quan trọng. Rõ ràng mục đích của việc viết séc là để thanh toán cho một khoản chi nào đó, nhưng nguyên do chính ẩn sau đó là gì? Bạn không chỉ xem xét những nguyên nhân bề nổi mà phải xem cả ý nghĩa hàm ẩn của nó.
Khi lái xe đi làm, có thể bạn chỉ tập trung vào việc lái xe, hoặc suốt quá trình đó, bạn lo lắng xem ngày hôm nay phải làm những gì. Khi viết séc, bạn quan tâm đến những gì bạn đang thanh toán hay lại lo lắng về việc còn quá ít tiền trong tài khoản. Tương tự, khi đang làm việc bạn thấy sảng khóai và quyết tâm làm việc ở mức tốt nhất, hay là bạn bực bội kéo lê qua ngày vì phải ở đó.
Khi thực hiện những hành vi đó, lựa chọn nào bạn cho là sẽ mang lại kết quả tốt đẹp nhất? Ý định trong đầu của bạn có một sức mạnh to lớn có thể định hướng việc tạo ra nhận thức của bạn. Hãy nghĩ xem bạn đã trải qua bao nhiêu việc mà ẩn chứa sau đó là những khó khăn, tiêu cực. Bạn có thể nghĩ thực ra cũng chẳng có gì ghê gớm lắm, nhưng cách sống đó đã tạo ra một cái vòng luẩn quẩn. Những nghĩ sợ hãi, bực bội, những hành vi tranh đấu sẽ tạo ra nỗi lo sợ, sự phiền muộn, đó là những năng lượng làm tăng nỗi bất hạnh cho bạn.
Vui vẻ có chủ định!
Đã đến lúc phải tham gia những hoạt động hành vi với một mục đích tích cực, nhìn nhận từng phần của hiện thực bằng lòng biết ơn và sự tin tưởng, thay vì nỗi lo lắng thường trực bao phủ lên nhiều người. Khi mà nỗi lo lắng và sợ hãi thống trị tình cảm của bạn, thì những năng lượng loại này sẽ thâm nhập vào động lực của bạn. Đó là điều xảy ra khi bạn thường nghĩ đến những thứ như “Điều gì xảy ra nếu tôi không thanh toán những hóa đơn này?” “Điều gì xảy ra nếu tôi không đạt được doanh thu?” “Tôi ghét công việc này! Tôi là một kẻ thất bại!” Cứ thế, những suy nghĩ tiêu cực này sẽ trở thành sự kỳ vọng của bạn.
Bạn có thể đã nghe đến cụm từ “những lời tiên tri tự thực hiện”. Dù bạn tin hay không thì cụm từ đó nghe cũng có vẻ thuộc khoa học viễn tưởng. Sự tập trung năng lượng sẽ chuyển hóa nỗi lo về sự cố trong tương lai vào kế hoạch trong tiềm thức và biến nó thành hiện thực. Bạn có thể xác định mục tiêu hướng tới của mình sẽ là sự thịnh vượng, nhưng nếu bạn sống trong nỗi khiếp sợ về sự nghèo khổ, nỗi lo đó sẽ trở thành mục tiêu trong bạn. Càng lo lắng về sự nghèo khó, thì càng có nhiều tình cảm tiêu cực xua đuổi sự giàu có của bạn. Đây chính là một phần của Quy luật Ý định ngược đời. Bạn phải thay đổi từ chán nản sang quyết tâm.
Bạn làm việc phải có mục tiêu nhưng cũng cần có niềm tin, hãy có kế hoạch để cuộc sống vui vẻ hơn. Dù bạn có đang ươm hạt trong vườn hay đang giặt là thì cũng cần phải loại bỏ những tư tưởng tiêu cực và hướng tới những dấu hiệu tiềm năng mang lại niềm vui trong từng công việc.
Điều này càng đúng khi ta theo đuổi những ước mơ. Mục tiêu hướng tới của bạn là sự thịnh vượng hay những điều tốt đẹp thì mục tiêu đó không được để vướng bận với nỗi lo sợ. Mọi người thường hỏi tôi làm cách nào để có thể tập trung cao vào những niềm khao khát của mình, mà không bị rơi vào những tình cảm khác. Hãy xem xét sự khác nhau về mặt năng lượng giữa sự tuyệt vọng và sự quyết tâm. Cái thứ nhất là những đòi hỏi có nền tảng là nỗi lo sợ cho những kết quả mong chờ. Trái lại, điều thứ hai lại là ý thức thực hiện hành động thanh thản và kiên trì hướng tới ước mơ.
Những trải nghiệm này thuộc hai thái cực khác nhau, bạn có thể cảm thấy sự khác biệt ngay khi mới nói lên hai từ này. Hãy để mục tiêu của bạn thóat khỏi sự thống khổ và chuyển tới sự quyết tâm bằng cách từ bỏ những ám ảnh sợ hãi. Khi bạn trở nên tuyệt vọng, bạn đã mất đi quá nhiều năng lượng. Nhưng bạn vẫn có thể lấy lại quyền kiểm soát bằng việc quay trở lại mục
tiêu thuần tuý. Để biết được bạn đang theo hướng tiếp cận nào, hãy xem những tuyên bố sau: Những mục đích mang tính tuyệt vọng
Mục tiêu của tôi(công việc, tiền bạc, quan hệ…) là những thứ thật sự khiến tôi vui vẻ.
Tôi biết rằng thành tựu này sẽ giúp tôi thành công.
Đạt được ước vọng của mình mới khiến tôi hài lòng.
Chỉ khi nào tiến lên phía trước, tôi mới cảm thấy an toàn.
Tôi phải khẩn trương thực hiện điều đó. Tôi không thể dừng lại cho tới khi mọi thứ đều ổn.
Những mục đích mang tính quyết tâm
Tôi có khả năng làm cho bản thân vui vẻ.
Có thể sau này tôi mới đạt được mục tiêu, nhưng bây giờ tôi cũng đã cảm thấy thành công rồi.
Tôi chấp nhận bản thân như hiện tại.
Tôi có đủ năng lực để cảm thấy an tâm ở hiện tại.
Tôi có năng lực tạo ra những tình cảm và thực tế tích cực. Tôi có thể tin tưởng và loại bỏ sự lo sợ.
Khi đọc những tuyên bố trên, bạn sẽ cảm nhận được những loại năng lượng khác nhau mà hai nhóm tạo ra. Loại bỏ được những nỗi sợ hãi bám theo những mục tiêu của bạn là điều vô cùng quan trọng trong quá trình chuyển đổi sang trạng thái tình cảm thanh thản và dễ chịu. Một nhận thức tích cực, một mục đích lạc quan sẽ tạo ra sự cộng hưởng từ giúp mang lại cho bạn những niềm khát khao. Bạn chỉ có thể đạt được niềm vui, sự thành công, sự chấp nhận hiện tại khi bạn ấp ủ những ý nghĩ tình cảm dành cho nó.
Đừng để bị ám ảnh bởi bất kỳ một hình thức để đạt được ước mơ nào, hãy mở rộng bản thân với tất cả những khả năng có thể. Khi bạn khắc khoải về một mục tiêu cụ thể nào đó, hãy lạc quan và hăng hái hình dung những kết quả mình mong muốn. Sau đó hãy quả quyết rằng: Tôi đang dần có được điều đó hay những điều tốt đẹp hơn trong đời. Điều này sẽ giúp bạn tiếp cận được nhiều lựa chọn hơn trong việc theo đuổi ước mơ. Hãy tin tưởng vào những kết quả rộng mở của những ước mơ. Không gì có nhiều năng lượng hấp dẫn như niềm tin và sự linh hoạt, và đó cũng là con đường rộng mở nhất để biến ước mơ thành hiện thực.
Ghi nhật ký
Hãy nhìn nhận kỹ những mục đích của bạn. Hãy tự chất vấn bản thân bằng những câu hỏi sau và ghi vào nhật ký:
Khi suy nghĩ về những ước mơ thì tình cảm của mình là gì? Lo lắng, sợ hãi hay lạc quan, hy vọng?
Những hệ quả về tình cảm (không phải về tài chính) mình muốn mục tiêu đó sẽ đem lại cho bản thân? Giờ mình phải làm gì, suy nghĩ gì để có được trạng thái đó?
Mục đích của mình bắt nguồn từ sự lo sợ hay sự lôi cuốn? Nó có làm tăng hay giảm nhân phẩm hay niềm tự hào của bản thân?
Ý định của mình có thực sự lạc quan không, không chỉ về tương lai mà ngay cả với hiện tại? Nếu không thì lý do gì? Ta có thể có lựa chọn gì khác thay thế?
Liệu những ý định của bản thân xoay quanh mục tiêu có xung đột với nhau không? Nếu có thì giờ nên tập trung năng lượng vào động lực nào?
Rộng mở, rõ ràng và không có xung đột
Ý định của bạn cần phải rất rõ ràng rành mạch, lạc quan. Việc không rõ ràng sẽ giống như đi vào nhà hàng mà chỉ biết nói với người phục vụ là “Tôi đói”. Bạn cần biết mình muốn cái gì và phải công bố rõ ràng điều đó. Bạn phải có nhận thức rành mạch và niềm tin mạnh mẽ, hãy tự nhủ: Mình có thể làm được, mình đang thực hiện và mình xứng đáng được thành công. Không có chỗ cho sự do dự và mâu thuẫn, chỉ có những ý định thẳng thắn và thuần tuý. Bạn không được làm rối tung cái trật tự vốn có bằng sự lưỡng lự và tiêu cực. Hãy tưởng tượng điều gì diễn ra nếu bạn vào một nhà hàng và nói với người phục vụ rằng: “Ờ, tôi thích một miếng bít tết, nhưng có lẽ tôi sẽ dùng một cái bánh hamburger, nhưng bít-tết cũng có vẻ ngon…” Người phục vụ sẽ hết kiên nhẫn và bỏ đi.
Nhưng có lẽ người phục vụ sẽ lại đến một lần nữa. Lần này bạn nói: “Tôi thật sự thích món Tom, nhưng tôi không được phép tiêu quá nhiều tiền. Có lẽ tôi sẽ dùng món bánh san-wich cá…. Nhưng tôi lại thật sự thích món Tom.” Lần này thì người phục vụ bỏ đi và không quay lại nữa.
Vũ trụ này cũng vậy, nếu bạn cứ thay đổi ý định, mong ước rồi lại thất vọng thì vũ trụ cũng chẳng biết nên ban cho bạn cái gì và bạn sẽ chẳng được gì cả. Bạn có lúc nghĩ: Tôi muốn có những mối quan hệ, rồi lại nghĩ: Nhưng đôi khi nó sẽ làm tôi bị tổn thương. Bạn hy vọng sẽ được thăng chức nhưng lại nghĩ người khác xứng đáng hơn. Các mâu thuẫn đó làm tổn hại đến năng lượng của bạn và làm lu mờ nhận thức, làm xoay vòng dòng chảy của vũ trụ. Để nhận được thành quả thì mục tiêu của bạn phải rõ ràng, không mâu thuẫn và không bị bó hẹp. Hãy nhận thức rõ ràng về mục tiêu và phát nó đi mạch lạc. Vũ trụ đang chờ để đáp ứng yêu cầu miễn là bạn biết cách thể hiện yêu cầu của mình.
Phải luôn tạo ra nhận thức về ý định của bản thân, không phải chỉ nhận thức về những mục tiêu lâu dài mà cả trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ, khi suy nghĩ về một ngày sắp đến, mục đích đầu tiên của bạn là phải tạo ra niềm vui và nhiều ý nghĩa với những việc ta sắp làm và tiếp tục chia sẻ năng lượng đó với mọi người. Khi ta bắt đầu một công việc mới, ta phải trù tính được tình cảm của mình. Vì lẽ, mỗi việc bạn làm đều có một trọng tâm định hướng quá trình sản sinh năng lượng. Bạn phải hoàn toàn nhận thức được động lực đích thực của mình, đặc biệt là những động lực mang lại thành công.
Những lời khuyên để có được ý định mạnh mẽ
Bạn có thể kiểm soát được sự sản sinh năng lượng nhiều hơn bằng cách thực hiện kết hợp những gợi ý sau mỗi ngày:
Mỗi buổi sáng, hãy dành vài phút để suy ngẫm hoặc viết ra những dự định cho ngày hôm đó. Hãy xem bản thân thực hiện những kế hoạch bằng sự nhận thức rõ ràng từng mục tiêu, rồi làm cho nó trở nên tích cực, lạc quan và hấp dẫn. Làm được như vậy là bạn đang hướng đến sự nhận thức sáng sủa hơn và làm cho ngày đó có vẻ vui vẻ và thành công.
Tập trung vào những dự định đó nhiều lần trong ngày. Nếu bạn đang ở vào thời kỳ khó khăn hay đang phải thực hiện một dự án đầy thử thách. Hãy nghỉ giải lao để có được sự cải thiện trong những giờ tiếp theo.
Hãy thử tìm niềm vui với những công việc bình thường nhất. Hãy xác định khuynh hướng rõ ràng khi bạn làm những việc như ăn cơm, lái xe hay làm việc nhà. Tìm thấy niềm vui khi thực hiện từng công việc và nó sẽ làm thay đổi bản chất năng lượng của bạn
Vào buổi tối, dự định việc tạo ra năng lượng cho buổi đêm. Tự nhủ: Tối nay mình sẽ ngủ thật ngon để khi thức dậy sẽ thật sảng khóai, nhanh nhẹn và sẵn sàng cho ngày mới.
Định kỳ đánh giá mục tiêu. Hãy tập trung, cởi mở và rõ ràng và thật lạc quan nhằm kiểm soát được những ước vọng của bạn.
Những dự kiến sẽ tạo nền tảng cho thành công trong tương lai, vì thế đừng để chúng bị rối ren với những hoài nghi, và sự mập mờ. Đừng bao giờ phủ nhận khả năng và giá trị của bản thân, và cũng đừng giảm thiểu những khả năng rộng lớn sẵn có. Bạn xứng đáng có được điều đó, vì thế hãy dự kiến nó.
NHỮNG KHẲNG ĐỊNH ĐỂ CÓ ĐƯỢC DỰ ĐỊNH THỰC SỰ VÀ MẠNH MẼ
Tôi đang bắt đầu xem xét kỹ hơn lý do của những việc tôi làm. Tôi hiểu rằng những dự định của tôi là những nguồn lực mạnh mẽ trong cuộc sống.
Tôi có khả năng khiến bản thân vui vẻ. Đây cũng là trách nhiệm và dự định hiện tại của tôi.
Tôi đã mở rộng những chọn lựa vốn có của mình. Có vô số cách để biến giấc mơ của tôi thành hiện thực.
Mỗi ngày qua đi, tôi càng ý thức được những dự định của bản thân. Tôi lựa chọn cho mình cuộc sống hàng ngày bằng niềm tin và tình yêu.
Tôi đã có được sự nhìn nhận rõ ràng và vui vẻ về những điều tôi làm, kể cả những công việc thường nhật.
12. SỨC MẠNH CỦA LỰA CHỌN
Năng lực thứ năm để thành công
“Bạn có thể tự do lựa chọn, nhưng thứ bạn chọn hôm nay sẽ quyết định những gì bạn sẽ đạt được trong tương lai”
- Zig Ziglar -
Năng lực cá nhân có khả năng liên kết các năng lực khác lại đó chính là năng lực lựa chọn. Tuy nhiên, bạn thường hay mắc kẹt ở những thói quen mà không biết rằng những lựa chọn khác vẫn rộng mở. Điều này đúng với những thứ có vẻ không quan trọng và thường nhật cho tới những quyết định tối quan trọng có thể làm thay đổi cuộc đời.
Đa phần chúng ta tự giới hạn bản thân với những tình huống nào đó. Bạn có suy nghĩ như: Tôi không thể bỏ việc vì tôi sẽ bị mất tiền đặt cọc. Chúng ta thường nghĩ là mình không thể rời bỏ công việc chỉ vì một quyết định cũ để theo đuổi công việc hiện tại. Chúng ta thường bị ép gắn bó với cùng một việc đơn giản là vì ta có kinh nghiệm.
Chúng ta cũng có thiên hướng giới hạn sự lựa chọn theo những dạng thức mà chúng ta đã được dạy dỗ. Chúng ta cho rằng ta sẽ không có được sự lựa chọn vì chúng ta chưa được tạo cơ hội. Ta sẽ tiếp tục làm việc để làm hài lòng người khác vì đó là cách mà ta thấy người khác làm. Chúng ta phụ thuộc vào những tập quán và lề lối xã hội, những cách thức thực hiện cũ, những cách ăn nói, giao tiếp học tập đã có từ lâu. Ngày qua ngày, chúng ta có hàng nghìn lựa chọn nhưng hiếm khi chúng ta làm việc gì khác đi.
Chúng ta đã từng nghe một câu chuyện cười về người phụ nữ nấu ăn rất ngon. Món thịt thật ngon như thể nó tan ngay khi mới đưa vào miệng. Cô đã học được từ mẹ của cô và cô cũng đã truyền lại cho con gái mình và nói rằng một trong những bí quyết cho món thịt sốt là phải cắt bỏ các đầu thừa trước khi cho vào lò. Cô con gái làm đúng theo những chỉ dẫn của mẹ và cũng rất tự tin để nấu được bữa ăn ngon.
Một ngày, khi đến thăm bà ngoại, người đầu tiên đã truyền lại phương thức chế biến món này, cô gái nói: “Cháu rất vui vì mẹ đã dạy cho cháu bí quyết. Mọi người đều công nhận cháu nấu món này ngon nhất thị trấn.”
Bà hỏi:“Bí quyết đó là gì?”
Cô gái trả lời: “Đương nhiên là việc cắt bỏ các đầu thừa của thịt rồi. Mẹ đã làm như vậy từ ngày đầu mẹ nấu món này, mẹ học theo bà mà và món này bà cũng đã nấu rất ngon”
Khi nghe đến đó, người bà cười phá lên. Vừa cười bà vừa nói với đứa cháu gái: “Cháu ạ, bà không cắt bỏ phần đuôi để làm món ăn ngon hơn, bà cắt bỏ chỉ vì lúc đó cái lò nướng của bà quá bé không thể đút vừa.”
Đó chỉ là một câu chuyện vui nhưng nó lại giải thích vì sao chúng ta lại thường xuyên có những lựa chọn giống nhau trong cuộc sống: Chúng đã trở thành thói quen mà chúng ta duy trì một
cách vô thức. Có thể có những lý giải hợp lý cho điều này, nhưng thực tế chúng ta có lợi gì khi tiếp tục thực hiện theo thói quen đó? Đó là một câu hỏi rất cần thiết vì rất nhiều trong số những quyết định mà chúng ta đưa ra đã ảnh hưởng đến năng lượng, thậm chí cả chất lượng cuộc sống của chúng ta.
Mỗi khi phải đối diện với một lựa chọn nào đó, chúng ta không chỉ quyết định cần phải làm gì mà cũng cần phải xác định điều cần phải nghĩ, phải tin, phải cảm nhận về những tình huống hiện tại. Về lâu dài, chính những lựa chọn hàng ngày sẽ giúp tạo ra sự tồn tại của chúng ta. Từng quyết định sẽ dệt nên bức tranh về con người hiện tại và tương lai của chúng ta. Đó là những thời khắc quyết định, và những quyết định nhỏ tiếp đó sẽ làm thay đổi năng lượng và hướng đi trong đời.
Liên quan đến các trạng thái của bạn, bạn phải biết bạn chưa từng có một quyết định nào và bạn sẽ phải ra quyết định vào lúc này. Bạn có thể đã quyết định hút thuốc khi còn ở tuổi thiếu niên, nhưng thực tế mỗi khi châm lửa một lần bạn đang có một quyết định trọng đại. Mỗi lần như vậy đều là một lựa chọn mới với bạn dù bạn có nhận thấy hay không. Nhưng việc nhận thấy hay không cũng không làm mất đi năng lực lựa chọn trong cuộc sống.
Chúng ta có vô vàn những quyết định vô thức và hàng trăm quyết định có ý thức, và những hành động không xác định của chúng ta cũng vậy. Trên thực tế, những quyết định theo thói quen đó còn có nhiều tác động hơn thế nữa. Nhưng khi chúng ta kiểm soát được tất cả những khả năng, chúng ta sẽ định hướng động lực cho cuộc sống. Năng lực đó cho phép chúng ta theo đuổi mục tiêu qua hai yếu tố cơ bản: Thái độ và hành động.
Thái độ và hành động
Lựa chọn của chúng ta luôn xoay quanh thái độ và hành động. Thái độ luôn có sự gắn kết với ý niệm và niềm tin, hai thành tố cơ bản của nhận thức và năng lượng. Theo đó, thái độ của bạn là chất xúc tác đối với cả điều cuốn hút bạn và điều bạn thể hiện. Đó là sự kết hợp tinh tế giữa tư duy và tình cảm trước một vấn đề cụ thể.
Chúng ta có thể nói rằng ta có một thái độ tốt (hay không tốt), tuy nhiên cần xem xét kỹ xem điều đó thực sự có ý nghĩa gì. Thường thì một thái độ tốt xuất phát từ những niềm tin tích cực, những tình cảm khích lệ, còn thái độ không tốt thường nảy sinh từ những kết luận bi quan có liên hệ với cảm giác sợ hãi và thù ghét. Có thể trong quá khứ bạn đã từng có những thái độ tiêu cực nhưng không nhất thiết phải duy trì chúng. Suy nghĩ có thể tạo nên thực tế và theo như Quy luật của thành công thì thái độ có thể là tất cả. Điều này là sự thực vì quan điểm của bạn sẽ thúc đẩy quá trình tạo nhận thức. Có lẽ điều đó chưa từng xảy ra với bạn nhưng bạn nên lựa chọn cách thức cho bạn từng ngày và thậm chí từng khắc. Ngay bây giờ, hãy chọn cho mình một thái độ tích cực.
Cũng cần phải xem xét xem những quyết định bạn đưa ra có liên quan đến những hành động của bạn không. Có ba tiến trình chính dẫn đến hành động mà bạn luôn theo đuổi và đó cũng là những hành vi nhất quán liên quan đến bản thân bạn, mọi người và cả những mục tiêu của bạn. Chúng có khả năng cải thiện hay phá hoại cuộc sống của bạn. Vậy nếu bạn đang đi lạc hướng thì đây là lúc cần thay đổi.
Viết nhật ký
Suy nghĩ về những thái độ và hành động của bạn có liên quan đến những vấn đề dưới đây, viết
câu trả lời vào nhật ký của bạn và xác định những lựa chọn tích cực đẻ áp dụng cho cuộc sống hàng ngày.
Những lựa chọn cho thái độ:
1. Thái độ của bạn về hoàn cảnh làm việc hiện tại gì?
Những suy nghĩ của bạn là gì? Chúng có vẻ tích cực hay tiêu cực?
Bạn cảm thấy thế nào về công việc? Bạn cảm thấy đó là công việc tốt hay không tốt?
Bạn có thể làm gì để thay đổi những suy nghĩ và niềm tin giúp cho cảm nhận và thái độ của bạn về công việc trở nên tích cực hơn.
2. Thái độ của bạn về vấn đề tiền bạc?
Những suy nghĩ và tình cảm của bạn về tiền bạc là gì?
Những điều đó có khiến bạn hài lòng, vui vẻ hay là thúc bách, đòi hỏi?
Làm thế nào để có thể thay đổi quan điểm về tiền bạc để tạo ra những cảm giác tốt đẹp hơn?
3. Thái độ của bạn về việc theo đuổi mục đích?
Hãy kể ra một vài suy nghĩ nổi bật của bạn liên quan đến từng mục tiêu.
Bạn nghĩ vì về những mục tiêu của mình? Bạn có thấy hy vọng, quyết tâm hay là hoài nghi và dè dặt? Viết ra những ý định, quyết định tích cực để thay đổi những cảm nhận tiêu cực.
Cần tạo ra những ý định chỉ liên quan đến những niềm tin và tình cảm thể hiện ý thức lành mạnh và năng lượng hấp dẫn. Hàng ngày nhắc nhở bản thân về những lựa chọn đó, và thường xuyên đọc lại những kết luận và tuyên bố khẳng định thái độ tích cực của mình.
Những lựa chọn cho hành động:
1. Hành động đối với bản thân.
Hàng ngày bạn có những hành vi nào có thể làm mất danh dự bản thân (bao gồm ăn, uống, tự thoại và cả cách bạn sử dụng quỹ thời gian của mình)?
Liệt kê một số lựa chọn mới nhằm tạo ra một lối sống lành mạnh hơn và năng lượng cao hơn để có được kết quả tốt đẹp hơn.
Bạn có thể làm gì để thực thi các lựa chọn đó thường xuyên? Viết ra những gợi ý và thường xuyên xem lại. Bạn thường có những hành vi gì được coi là tôn trọng bản thân và cách sống của bản thân?
Bạn làm gì để thường xuyên có những lựa chọn như vậy?
2. Hành động đối với người khác.
Tính từ nào dưới đây mô tả chính xác nhất những hành động thường xuyên của bạn đối với người khác. Khoanh tròn để chọn một tính từ trong mỗi cặp
Yêu mến Không yêu mến
Tin tưởng Lo ngại
Chấp nhận Phê bình
Linh hoạt Kiểm soát
Bao dung Làm tổn thương
Hòabình Thù địch
Do đâu bạn lại chọn những kiểu hành động đó?
Nếu lựa chọn ở cột bên phải, bạn cần có những thay đổi gì về cả niềm tin và hành vi để tạo ra sự hài hòa hơn nữa?
1. Những hành động hướng tới mục tiêu.
Bạn có thường có những hành động để tiến tới mục đích của mình?
Khi phải lựa chọn hành động vì ước mơ và hành động vì mục đích khác, bạn sẽ ưu tiên làm gì trước? Sự nhiệt tình của bạn đến đâu khi thực hiện những hành động hướng tới mục tiêu?
Bạn có thể làm gì để tăng tần suất và sức mạnh của những hành động hướng tới niềm khao khát?
Để những mục tiêu của mình thành công, bạn phải có những sự lựa chọn ưu tiên. Và đây là lúc kết hợp giữa năng lực lựa chọn và năng lực loại bỏ. Bạn cần phải từ bỏ những thói quen, những đam mê của mình để mục tiêu sẽ là ưu tiên cao nhất của bạn. Cho dù vấn đề đó là gì thì nếu bạn nhận thức được về cuộc sống của mình, bạn sẽ thấy rằng bạn đã nhiều lần áp dụng cả hai nguyên tắc này. Lựa chọn để loại bỏ được coi là những quyết định tự do nhất và uy lực nhất mà bạn có thể đưa ra.
Bạn có biết trong một ngày bạn có bao nhiêu lần nắm hay thả lỏng bàn tay? Cho dù đó chỉ là một thói quen tự nhiên hay thể hiện một trạng thái tình cảm nào đó, thì bạn đều có thể lựa chọn là giữ lại cho bạn hay vứt sang một bên. Tuy nhiên nhiều người vẫn cảm thấy phải giữ lại vì theo họ làm thế sẽ cho họ sức mạnh. Họ giữ lại vì thói quen của họ, vì người khác, vì tước danh, vì sở thích và ngay cả để sở hữu. Thực ra, giải phóng được những thứ đó sẽ đem lại cho bạn năng lực vô hạn?
Khi bạn quyết định loại bỏ, là bạn đã giải thoát được bản thân khỏi những sự ràng buộc, nỗi sợ hãi và nhu cầu được kiểm soát, và với mỗi quyết định như vậy bạn đang cho mình thêm sức mạnh. Cần phải đặc biệt loại bỏ những tâm trạng, thái độ và thói quen tiêu cực. Nếu chúng không theo kịp bạn, nghĩa là nó không còn tác dụng, hãy chọn những loại hình mới.
Lựa chọn hay nhận kết cục
Trong sự thăng trầm của cuộc sống, mỗi thời khắc là một sự lựa chọn và trong mỗi sự lựa chọn đều mang lại kết quả. Thực ra, mỗi sự lựa chọn đều mang lại hai loại kết quả: thực tế và năng lượng. Đôi khi những kết quả thực tế rất dễ nhận ra. Ví dụ ăn nhiều sẽ khiến bạn tăng cân. Đó là kết quả thực tế. Thế đâu là những kết quả về mặt năng lượng? Thái độ quá dễ dãi chính là sự tự hạ thấp mình, phát tín hiệu về sự tự đào thải, tự khinh ghét bản thân và càng lấn sâu vào môi trường làm gia tăng những cảm giác như vậy.
Trong nhiều trường hợp, những quyết định đưa ra không rõ ràng. Dù bạn đang gọi điện, gọi đồ
ăn hay tìm một cấp phó cho mình thì cũng cần phải xem xét cả hai hệ quả về thực tế và năng lượng từ những lựa chọn của bạn. Không phải lúc nào bạn cũng đoán trước được những kết quả, nhưng cũng cần phải cân nhắc và xem xét kỹ trước khi lựa chọn. Một lựa chọn đúng đắn, phải cộng hưởng với nhân phẩm, sự chân thực và lòng tự trọng.
Khi thực hiện một tiến trình của hành động nào dù lớn hay nhỏ, hai câu hỏi sau sẽ giúp hé mở bản chất về mặt năng lượng của kết quả: Sự lựa chọn này của bạn có tôn trọng bản thân? Nó có làm tăng nhận thức về nhân phẩm và sự liêm chính của bản thân bạn? Nếu bạn có thể trả lời là Có thì dù quyết định của bạn có là gì đi nữa, bạn cũng chắc rằng bạn đang có được sự lựa chọn tốt nhất có thể. Vũ trụ rất mong ban cho bạn năng lượng của sự tự tôn, vì thế hãy tin rằng tất cả những lựa chọn cùng mục đích như vậy sẽ mang lại cho bạn năng lực thực thụ và sự may mắn không ngừng.
CÁC KHẲNG ĐỊNH VỀ SỰ LỰA CHỌN MẠNH MẼ, VUI VẺ VÀ LÀNH MẠNH Tôi hiểu rằng hàng ngày tôi có vô số lựa chọn. Tôi luôn luôn nhận thức rõ về từng sự lựa chọn của mình.
Mọi lựa chọn hàng ngày đều phản ánh con người và năng lượng trong tôi. Tôi luôn lựa chọn vì tình yêu thương và tôn trọng trong suy nghĩ, lời nói và sâu thẳm tâm hồn tôi.
Tôi luôn lựa chọn thái độ tích cực về bản thân, mục tiêu và cả cuộc sống của mình.
Tôi luôn có những ý niệm yêu thương và chia sẻ về bản thân.
Tôi tự giải phóng mình khỏi những nỗi lo sợ, ghen tỵ và sự chỉ trích. Tôi đã quyết định loại bỏ và sống trong thanh bình.
13. SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU
Năng lực thứ sáu để thành công
“Tình yêu là yếu tố quan trọng để thành công. Không có tình yêu, cuộc sống sẽ trống rỗng. Có tình yêu, bạn sẽ cảm thấy sự ấm cúng và thỏa mãn.”
- Glenn Van Ekeren -
Khi tôi nói chuyện về sức mạnh của tình yêu với khách hàng của mình, họ thường làm tôi nản chí. Một người trong ban quản lý nói: “Cô đã đưa tôi đến vấn đề này. Khoa học về chúng rất hoàn hảo, nhưng khi cô nói chuyện về tình yêu thì cô thua tôi”.
Đó là một phản ứng rất bình thường. Khi mọi người hiểu được ứng dụng của vật lý lượng tử, họ đều hiểu nhận thức, năng lượng và ý định của họ có tác dụng lớn thế nào đối với các kết quả trong cuộc sống. Nhưng khi đã thành công, hầu hết mọi người đều muốn biết: “Tình yêu có vai trò gì trong đó?”
Tình yêu là sức mạnh thật sự đối với cả vũ trụ và từng cá thể. Đó là thứ năng lượng mà chúng ta có thể cảm nhận được rõ ràng, không chỉ trong lĩnh vực tình cảm. Sức sáng tạo, truyền cảm mạnh mẽ của nó có thể lan tỏa trong thế giới này. Khi chúng ta điều chỉnh năng lượng tình yêu của cá nhân cùng hướng với Vũ trụ thì chẳng có gì mà ta không thể đạt được.
Quyết định tham gia, nhìn nhận và khích lệ tình yêu mang lại cho bạn giá trị đích thực trong cuộc sống. Năng lượng này không những giúp gia tăng khả năng đạt được mục tiêu, mà còn tạo ra cảm giác vui vẻ thường trực trong cuộc sống của bạn. Khi bạn quyết định tiếp cận mọi việc bằng tình yêu, bạn sẽ khơi dậy ảnh hưởng với tất cả các mục trong Quy luật của thành công, vì thế hãy xem xét cách thức sử dụng năng lượng đó để có thể tận dụng sức mạnh của từng mục.
1. Quy luật Biểu hiện: Để thiết lập tình yêu thương, hãy chọn cho mình một sự nhìn nhận bình yên và quan tâm đối với bản thân và mọi người. Nó sẽ kích thích tạo ra niềm vui trong con người bạn. Hơn nữa khi bạn nhận thức được các dạng thức của tình yêu trong cuộc sống, cách nhìn nhận của bạn về tình yêu sẽ làm tăng những đáp trả từ vũ trụ, thể hiện những trải nghiệm tuyệt vời.
2. Quy luật Hấp dẫn: Tình yêu là năng lượng có sức hút mạnh nhất mà bạn hướng tới. Tuy vậy, nỗi sợ hãi và căm ghét cũng dễ khiến ta lạc lối. Khi theo đuổi thành công, các năng lượng tiêu cực này không bao giờ mang lại điều gì có giá trị. Nhưng bạn quyết định chọn thái độ yêu thương, bỏ đi những lo lắng và hoài nghi. Vì thế hãy hít thở sâu, gạt bỏ những lo lắng và tự nhủ: Tôi lựa chọn tình yêu. Năng lượng cá nhân sẽ có một sức thu hút mạnh mẽ.
3. Quy luật về khát khao thuần khiết: Một trái tim yêu thương sẽ chứa đầy những niềm hy vọng và sự phấn khích. Sự yêu mến thực sự đối với bản thân sẽ đảm bảo niềm tin vào tương lai và mục tiêu của bạn. Ngay từ bây giờ, nếu bạn lựa chọn nâng niu cuộc sống của mình, bạn càng có nhiều khả năng để rũ bỏ những điều vướng víu mục tiêu của mình vì thế khiến cho ước mơ của bạn trở nên thuần nhất và thúc giục đạt được thành quả.
4. Quy luật về Ý định ngược đời: Những dự định yêu thương không có nỗi lo sợ. Thay vì lo lắng, thì tin tưởng trở thành lối sống và năng lượng nổi bật của bạn. Bạn nên dành sự quan tâm đến tất cả những gì bạn làm dù là công việc, hay chơi, ăn uống, nói năng, suy nghĩ hay ngay cả hơi thở. Để làm được điều này, tất cả những điều bạn phải làm là nói từ yêu.
5. Quy luật về sự hài hoà: Yếu tố quyết định sự hài hòa là phải sống bằng sự tự tôn và yêu thương. Hãy loại bỏ sự chỉ trích và thù ghét kể cả với bản thân hay với mọi người. Hãy cởi mở lòng mình để rộng lượng, tha thứ và yêu
thương. Tất cả những điều đó sẽ làm cho bạn trở nên hài hòa với những quyền lực bí ẩn của sự đồng điệu cũng như khơi gợi những cơ hội.
6. Quy luật về hành động đúng: Mang đến cuộc sống sự đối xử yêu đương là một hành vi đúng đắn. Thế giới sẽ đáp trả những điều tương tự ở những dạng thức như sự giúp đỡ, ủng hộ, sự may mắn. Khi ở vào hoàn cảnh mà bạn không biết phải làm thế nào, hãy tự hỏi: Làm thế nào ta có thể mang tình yêu đến đây? Và hãy nghe theo lời mách bảo.
7. Quy luật mở rộng ảnh hưởng: Ý nghĩ của bạn về việc ban phát năng lượng yêu thương sẽ tăng những trải nghiệm tốt cũng như của mọi người quanh bạn trong cuộc sống. Trong đời sống gia đình, công việc, những suy nghĩ và hành động quan tâm sẽ làm tăng sự bình yên trong cuộc sống. Nó cũng đem lại cho bạn sự thanh thản và thịnh vượng hơn, từ đó bạn lại ban phát đi và chu trình cứ thế tiếp diễn.
Hãy để tình yêu lưu chuyển
Dù bạn có áp dụng quy luật nào, thì chắc chắn bạn không thể đi lạc lối khi bạn ban phát tình yêu trong cuộc sống. Nơi khởi điểm tốt nhất là với chính bản thân mình. Không có sự yêu mến bản thân, bạn chỉ có thể sống trong sợ hãi, lo lắng, chẳng có gì tích cực có thể xuất hiện trong đầu bạn được.
Đây là điểm trọng tâm: Yêu bản thân không phải là kiêu căng hay tự cao tự đại mà đó chính là khởi điểm của khả năng quý trọng mọi thứ và mọi người quanh bạn. Để có thể khơi dậy nguồn lực này, hãy đứng trước gương và khẳng định rằng bạn yêu thương, quý trọng và đánh giá cao bản thân. Đừng xoi mói sai sót mà hãy thừa nhận những giá trị của bản thân.
Tình yêu là cảm xúc rộn ràng mạnh mẽ. Nếu bạn không yêu mến bản thân, thì bạn sẽ đang phát ra năng lượng mâu thuẫn, đó kỵ khiến người khác cũng không thể quan tâm đến bạn được. Đừng mắc sai lầm vì nếu vậy bạn sẽ không thể có được sự thanh thản và thành công.
Ngoài việc tự nhủ, cũng nên làm những điều thú vị cho chính mình. Tạo ra một không khí ở nhà hay ở nơi làm việc có thể khiến bạn thấy phấn chấn. Trong ngày bạn nên thường xuyên có những khoảng thời gian thư giãn và sắp xếp lại; nên có những sự khích lệ và chúc mừng đối với những việc mình đã làm tốt. Để có thể nhận được sự quan tâm từ bên ngoài, bạn cần phải yêu theo đúng nghĩa của từ này và áp dụng đối với mọi điều. Hãy trân trọng từng ngày, từng đối tượng quanh bạn, từng công việc mà bạn làm. Tự khích lệ và đề cao cuộc sống sẽ giúp bạn có được tình cảm tốt đẹp từ mọi người và từ thế giới này.
Khi bạn đã tạo được cho mình năng lượng của sự yêu thương bản thân, hãy mở rộng nó ra, truyền đến trái tim của những người sống quanh bạn. Hãy nở nụ cười chân thật và gửi đến những người quanh bạn tình yêu thương qua ánh mắt, qua cái bắt tay, qua giọng nói và từng cử chỉ dù lớn hay nhỏ. Hãy tưởng tượng năng lượng đó đang chảy như một chiếc cầu vồng từ trái tim bạn sang trái tim mọi người.
Đôi khi, bạn thấy mình quá mệt mỏi hay giao tiếp với những người có vẻ gợi những tình cảm thấp kém hơn, bạn sẽ cảm thấy khó khăn để truyền cho họ thứ năng lượng yêu thương của bạn. Lúc đó, hãy tưởng tượng mình như một tình cảm của vũ trụ luôn hiện hữu, hãy xem mình như một cái phễu với những con sóng yêu thương thánh thiện đang dội vào bạn và chảy ra từ chính trái tim bạn. Khi làm như vậy bạn sẽ khiến mình trở thành hệ thống ống nối từ nguồn tình yêu này đến nguồn tình yêu khác, và bạn sẽ được đặt vào chính tâm của dòng chảy tình yêu huyền bí.
Quá trình phát đi tình yêu
Nếu bạn gặp một tình huống khó khăn hay một ai đó đang gửi cho bạn năng lượng theo hướng tiêu cực thì đó là giải pháp rất tốt. Hãy bắt đầu bằng việc nghĩ về những điều bạn đang giải quyết, sau đó thả lỏng người rồi từ từ mang đến năng lượng yêu thương. Loại bỏ tất cả những thứ tiêu cực như tức giận, sợ hãi rồi thay đó bằng từ Yêu.
Hãy hít thở sâu rồi lặp đi lặp lại nhiều lần từ “Yêu”. Bạn có thể thấy ngập ngừng nếu bạn phải tiếp xúc với người khó tính hay hoàn cảnh thực sự khó khăn, nhưng hãy cố đừng như vậy. Hãy hít thở sâu và thay vào đó là thế giới yêu thương, quan tâm.
Vẫn giữ nhịp thở sâu, tiếp tục nói từ “Yêu” và nói lên điều cầu mong về một giải pháp tốt đẹp nhất. Và hãy cảm nhận sự thay đổi trong tình cảm. Nếu bạn tiếp tục duy trì quá trình này thì bạn sẽ thấy tình huống cũng sẽ được thay đổi.
Tôi cũng đã áp dụng quy trình này trong nhiều tình huống khác nhau và đạt được những kết quả tuyệt vời. Ví dụ như trường hợp vài năm trước đây, khi tôi thuê một máy ghi âm của một cửa hàng để tham gia hội thảo. Tôi cần thiết bị này trong vòng hai tuần, vì vậy giá thuê cũng khá đắt. Vài ngày sau khi thuê thiết bị, chuẩn bị đi tham dự hội thảo, để đảm bảo mọi thứ đều ổn, tôi đã bỏ cái máy đó ra thử.
Không may là cái máy lại không hoạt động. Mỗi khi tôi ghi âm, nó phát ra tiếng động lớn từ băng từ, tôi đã gọi điện cho cửa hàng. Tôi đã nói cho họ sự cố của máy và nói rằng tôi sẽ trả lại máy. Mike, người chủ cửa hàng, nói là tôi có thể đem trả lại máy nhưng sẽ không được hoàn trả lại tiền. Anh ta nói rằng quy định là phải trả lại máy trong vòng 24 giờ sau khi thuê mới được hoàn lại tiền.
Tôi nài nỉ rằng mới có hai ngày và nếu có thể thì anh ta có thể trả lại tôi một phần thôi cũng được, nhưng anh ta rất cương quyết rằng: 24 giờ là quy định rồi, không thể thay đổi được. Chúng tôi đã có những quyết định nóng nảy và tôi nói với anh ta là tôi sẽ mang trả lại hết trong ngày. Câu cuối cùng của anh ta vẫn là: “Cô có thể mang trả nhưng cô sẽ không được trả lại tiền đâu.”
Tôi lái xe trong khi vẫn rất tức giận. Tôi cho rằng Mike thật vô lý. Nhưng rốt cuộc thì máy của anh ta bị hỏng cơ mà. Và khi lái xe tôi đã nghĩ lại. Tôi tự nhủ: Mình sẽ thử mang tình yêu đến với tình huống này để xem chuyện gì sẽ xảy ra.
Cửa hàng đó cách nhà tôi khoảng nửa giờ đi xe, và tôi đã dành trọn quãng thời gian đó để có những ý nghĩ thiện cảm về người chủ cửa hàng đó. Tôi tự hình dung mình đang phát đi những lời khen, ca tụng việc điều hành cửa hàng của anh ta và lặp lại từ “Yêu”.
Tôi tiếp tục suy nghĩ như vậy, kết hợp với hít thở sâu và chậm, và tôi đã cảm thấy bình tĩnh hơn. Khi đi được nửa chặng đường, tôi thấy hoàn toàn thanh thản và sẵn sàng chấp nhận bất cứ chuyện gì. Tôi không thể để số tiền đó làm mất đi sự thanh thản. Tôi vẫn tiếp tục tiến trình đó, tiếp tục nói từ “Yêu” đối với Mike và cửa hàng của anh ta dù tôi chẳng còn mấy quan tâm nữa. Mục đích của tôi giờ không còn là lấy lại tiền mà là làm sao có được sự hòa thuận giữa hai người vừa có mâu thuẫn.
Khi đến cửa hàng, tôi lôi cái máy ra và đề nghị gặp Mike. Khi anh ta đi ra và kiểm tra máy, hỏi tôi xem nó hỏng cái gì, tôi không còn hằn học, công kích hay ép buộc anh ta. Tôi chỉ mô tả cho anh ta xem lỗi ra sao với vẻ thiện cảm.
Và rồi anh ta nhìn tôi và nói “Tôi chưa làm thế này bao giờ nhưng tôi sẽ phá lệ với cô”. Lúc đó tôi đã nghĩ mình sẽ được trả lại một ít tiền nhưng anh ta còn tử tế hơn thế: Mike đã trả lại cho tôi toàn bộ số tiền thuê và cả cái băng từ không lấy tiền. Khi Mike cất máy vào trong, người đàn ông làm ở quầy thu đã nghe được cuộc nói chuyện của chúng tôi và nói: “Anh ấy chưa bao giờ làm thế đâu, tôi không biết cô đã nói gì mà có thể khiến anh ấy đổi ý”.
Điều tôi nói đó là từ Yêu, tôi đã lặp đi lặp lại trong suy nghĩ cũng như thốt ra lời. Đây chỉ là một trong số vô kể những lần tôi áp dụng điều này hữu hiệu. Tôi đã áp dụng trong cả công việc lẫn tình huống riêng tư và cả công việc tư vấn của tôi. Một lần khi tôi đang tư vấn hôn nhân cho một cặp mà họ đã làm cho nhau và bản thân tôi điên đầu. Người đàn ông thì bủn xỉn keo kiệt, còn người phụ nữ thì hoang phí. Tôi nói rằng họ đã quá quan trọng hóa chuyện tiền bạc nhưng điều tôi nói cũng chẳng khiến họ thôi cãi vã. Và cuối cùng tôi quyết định thử truyền cho họ tình yêu. Vào những dịp tôi gặp họ, trên đường đi làm và bất cứ khi nào nghĩ về họ tôi cũng biểu lộ tình cảm yêu thương.
Vài tuần sau, họ xuất hiện với một thái độ hoàn toàn khác. Họ nói rằng họ cần phải nói chuyện với nhau và cần coi trọng mối quan hệ tình cảm hơn tiền bạc. Sau nhiều tháng tranh cãi, họ đã nhận được thứ năng lượng tình yêu mà tôi truyền cho họ và họ cũng quyết định truyền cho nhau.
Tình yêu sẽ mang lại hòabình cho những mối thù địch và là giải pháp cho những khó khăn. Đó là một trong những sức mạnh mạnh mẽ nhất mà bạn có thể có và là hành động hữu hiệu nhất bạn có thể thực hiện. Hãy cảm nhận và để sự yêu thương trở thành thái độ của bạn. Bạn sẽ sớm nhận thấy cuộc sống của sự yêu thương thật tuyệt vời
Hãy thử vì chính bản thân bạn. Rồi có lúc có điều đến với bạn mà không thể tìm thấy câu trả lời, hãy cho nó tình yêu thương. Khi một ai đó gặp khó khăn, hãy gửi đến họ niềm yêu thương. Thậm chí khi mà chẳng có điều gì rõ ràng đang xảy đến, hãy dừng lại, nhắm mắt thì thào từ yêu và cảm nhận năng lượng của nó. Đó không chỉ là câu chuyện vui thóang qua mà thực sự đó là một sức mạnh. Tình yêu làm thay đổi nhận thức, tần số và cả tâm sinh lý của bạn. Nó làm dao động trái tim bạn và phủ đầy năng lượng tình cảm. Khi bạn khiến trái tim và ý chí cùng chung một mục đích thì dòng sông giàu có sẽ chảy ngay trước cửa nhà bạn.
NHỮNG KHẲNG ĐỊNH CHO CUỘC SỐNG TRONG TÌNH YÊU THƯƠNG
Cuộc sống của tôi luôn có nhận thức về tình yêu, tôi nhìn bản thân và cuộc sống bằng con mắt yêu thương. Tôi luôn chọn tình yêu trong thái độ với bản thân và mọi người.
Tôi loại bỏ sự chỉ trích và mâu thuẫn, tôi muốn bình yên.
Tôi truyền tình yêu tới bất cứ những gì tôi thấy. Mỗi ngày nhiều lần tôi nghĩ, cảm nhận và nói từ Yêu bằng sự chân thành.
Tôi luôn vui vẻ tìm cơ hội để giúp đỡ mọi người, thể hiện sự yêu thương và sẵn sàng giúp đỡ dù là chuyện lớn hay nhỏ.
Thành công không phải là việc ngẫu nhiên xảy ra và cũng chỉ có số ít là do may mắn, mà đó thực sự là quá trình tạo ra nhận thức do có sự liên kết giữa cá thể với các Quy luật của vũ trụ. Những cái được cho là cơ hội thực chất là đồng hóa về năng lượng, là quá trình lôi cuốn, hòa hợp sự rung cảm của bản thân với dòng chảy của vũ trụ. Những sự may mắn luôn luôn có trong dòng chảy của con sông hung dữ. Chỉ có một thứ duy nhất có thể chặn không cho nó chảy theo hướng của bạn đó chính là những tình cảm cộng hưởng trong bạn.
Đừng lo, dù bạn đã làm, những gì bạn đã tham gia, sẽ có những năng lượng đủ mạnh để giúp bạn liên kết trường năng lượng bản thân với những khả năng vô hạn. Khi bạn quyết định đưa những lực từ này vào trái tim và suy nghĩ của mình trong cuộc sống hàng ngày bạn sẽ tạo ra sự thay đổi lớn trong nhận thức và sức mạnh tinh thần hoàn toàn khác. Hình ảnh và tình cảm của bạn cũng sẽ thay đổi. Quan điểm của bạn về bản thân, về cuộc sống sẽ tiến lên một mức cao hơn về sự hiểu biết và thông cảm và bạn sẽ cởi mở để đón nhận những kết quả khơi dậy nỗi sợ hãi.
PHẦN III. NĂM SỨC HÚT LÔI CUỐN THÀNH CÔNG
Thành công không phải là việc ngẫu nhiên xảy ra và cũng chỉ có số ít là do may mắn, mà đó thực sự là quá trình tạo ra nhận thức do có sự liên kết giữa cá thể với các Quy luật của vũ trụ. Những cái được cho là cơ hội thực chất là đồng hóa về năng lượng, là quá trình lôi cuốn, hòa hợp sự rung cảm của bản thân với dòng chảy của vũ trụ. Những sự may mắn luôn luôn có trong dòng chảy của con sông hung dữ. Chỉ có một thứ duy nhất có thể chặn không cho nó chảy theo hướng của bạn đó chính là những tình cảm cộng hưởng trong bạn.
Đừng lo, dù bạn đã làm, những gì bạn đã tham gia, sẽ có những năng lượng đủ mạnh để giúp bạn liên kết trường năng lượng bản thân với những khả năng vô hạn. Khi bạn quyết định đưa những lực từ này vào trái tim và suy nghĩ của mình trong cuộc sống hàng ngày bạn sẽ tạo ra sự thay đổi lớn trong nhận thức và sức mạnh tinh thần hoàn toàn khác. Hình ảnh và tình cảm của bạn cũng sẽ thay đổi. Quan điểm của bạn về bản thân, về cuộc sống sẽ tiến lên một mức cao hơn về sự hiểu biết và thông cảm và bạn sẽ cởi mở để đón nhận những kết quả khơi dậy nỗi sợ hãi.
14. SỨC MẠNH CỦA SỰ TỰ TIN
Sức hút thứ nhất lôi cuốn thành công
“Chúng ta có thể thay đổi hoàn toàn cuộc sống của mình và thái độ của mọi người quanh ta đơn giản chỉ nhờ sự thay đổi chính bản thân ta.”
-Rudolf Dreikurs -
Khi bàn về thành công, sức hút đầu tiên chính là sự tự tin. Trên thực tế, thiếu tự tin chính là một trong những lý do lớn nhất khiến con người không thể thành công - không phải là họ không có khả năng mà là do họ không tin vào giá trị và năng lực của mình. Bạn thấy bản thân thế nào? Bạn có tin là mình xứng đáng và có khả năng? Đó chính là tất cả những gì mà năng lượng của sự tự tin đề cập đến.
Tuy nhiên, nếu bạn chưa bao giờ thật sự nghĩ như vậy, bạn vẫn có thể thay đổi. Dù bạn từng cảm thấy thế nào hay trong quá khứ bạn đã thể hiện thế nào, bây giờ bạn vẫn có khả năng tạo ra sự tự tin cần thiết. Không có dạng năng lượng nào là bạn không thể biến đổi miễn là bạn sẵn sàng dành cho nó thời gian và nỗ lực bạn có thể sử dụng những năng lực đã bàn trong phần hai để hoàn toàn biến đổi quan điểm của bạn về bản thân.
Đôi khi sự tự tin cũng mang tính lựa chọn. Ví dụ, bạn cảm thấy tự tin khi tham gia các hoạt động thể thao nhưng lại không an tâm khi tham gia giới kinh doanh. Bạn có thể thành thạo trong công việc xong lại thật vụng về trong tình yêu. Nói chung, chúng ta biết được liệu ta có đủ tự tin để thành công trong một lĩnh vực nào đó hay không.
Bạn nghĩ như thế nào đối với vấn đề này? Bạn có chắc chắn về khả năng thành công của mình không, hay vẫn đang phải đấu tranh tư tưởng nên còn e dè? Tự tin có vẻ là một điều khó nắm bắt, ít ai có thể hiểu và càng ít ai có thể tạo ra một cách có ý thức. Nhưng khi bạn nhìn vào cơ chế lượng tử của nó bạn sẽ nhận thấy điều đó hoàn toàn có thể thực hiện được và cũng vô cùng quan trọng
Nguồn cội của sự tự tin phần lớn là từ sự tự nhận thức về bản thân. Về bản chất, cách thức bạn nhìn nhận về bản thân sẽ được liên kết với điều bạn mong muốn. Nếu hình ảnh về bản thân không tốt, bạn sẽ cho rằng mình làm không tốt và thực tế xảy ra thường giống với điều bạn nghĩ. Trái lại, khi hình ảnh về bản thân bạn tốt đẹp, bạn sẽ mong đợi điều tốt đẹp nhất đến với mình và nhận nhức của bạn sẽ tạo ra điều đó trên thực tế. Về lĩnh vực tạo nhận thức, ý niệm về bản thân sẽ chuyển hóa ra ngoài để tạo ra các thành tựu cá nhân.
Giả sử trước đây bạn thường gặp khó khăn khi phát biểu trước đám đông. Trong một buổi học diễn thuyết ở phổ thông, bạn có một kỷ niệm không mấy vui vẻ khi đã run và lắp bắp trong bài diễn thuyết. Điều đó khiến bạn nghĩ, mình không có năng lực trong lĩnh vực này, và đến giờ bạn vẫn cho rằng, đó mãi mãi là điểm yếu của mình.
Nhiều năm sau, nếu ai đó yêu cầu bạn phải diễn thuyết về công việc, hình ảnh về sự thất bại trong quá khứ tự nhiên lại tái hiện. Thậm chí bạn không còn ở trong tình huống đó nữa, bạn vẫn ngay lập tức tiết dịch thần kinh phù hợp với cảm giác sợ hãi, không thoải mái của những gì đã xảy ra trong quá khứ. Điều này càng tô vẽ thêm hình ảnh tồi tệ về bản thân bạn trong lĩnh vực này.
Nghe có vẻ là một vòng luẩn quẩn không lối thóat? Thất bại tạo ra hình ảnh xấu và hình ảnh xấu đó lại dẫn đến thất bại. Đừng chán nản, nó là dấu hiệu tốt. Một lần cơ chế lượng tử của năng lượng cũng như sinh lý đã cho bạn sức mạnh để thay đổi mọi thứ từ bên trong. Dù điều gì đã xảy ra trong quá khứ thì bạn luôn có lựa chọn để tiếp cận hệ thống thần kinh theo một cách khác nhằm tạo ra một hình ảnh hoàn toàn mới và có thể nhìn nhận lại mình trong lĩnh vực đó.
Làm sao có thể như thế được? Nên nhớ là bộ não có thể phân biệt được hình ảnh của quá khứ và hình ảnh sống động mình vừa tưởng tượng ra. Nhãn quan chỉ phụ thuộc một phần vào những thứ ta thực sự nhìn thấy. Kho hình ảnh của ta là sự pha trộn của những gì ta nhớ lại trong quá khứ và những thông tin của những mơ ước. Nếu bạn thay đổi những cảnh trong ước mơ thì bạn cũng có thể thay đổi hiện thực có thể quan sát được cũng như là nhận thức của bạn.
Tôi đã áp dụng cách làm thay đổi hình ảnh và nhận thức đối với khách hàng của tôi, người đang có nỗi sợ khi nói trước đám đông. Tom đến gặp tôi ở độ tuổi 35 và anh ta đang gặp phải những khó khăn trong công việc. Anh đã có được sự thăng tiến rất tốt và đang được đề bạt ở cấp quốc gia. Chỉ có duy nhất một vấn đề là: Anh sẽ phải có những bài diễn thuyết ở những khán phòng lớn với rất nhiều người, chỉ mới nghĩ đến đó đã khiến anh phát hoảng.
Anh ấy thường sợ phải nói trước đám đông, nhưng cũng đã được cải thiện được ở mức là có thể chủ một cuộc họp nhỏ với khoảng từ 5 đến một người trong một phòng họp. Dù ban đầu rất khó khăn nhưng anh đã uống thuốc và đã cố gắng vượt qua. Còn giờ phải nói trước hàng trăm, có khi đến hàng ngàn người thì mới chỉ là suy nghĩ đã khiến anh hoảng mà thuốc cũng không giúp gì được.
Khi anh đến và kể cho tôi về sự kiện trong quá khứ với thái độ thất vọng và đầu hàng. Anh ta còn đã cho rằng tôi điên khi bảo với anh ta rằng; “Tom này, chúng ta sẽ thay đổi quá khứ của anh” và khi anh ta hỏi tôi làm cách nào và nhận được câu trả lời: “Đơn giản chỉ là thay đổi hình ảnh của bạn”
Đầu tiên tôi dạy anh một số kỹ thuật để thả lỏng, thư giãn cùng những câu nói giúp loại bỏ những nhận xét của anh về quá khứ và hình ảnh của bản thân mỗi khi những ý nghĩ cũ xuất hiện. Rồi tiếp đến chúng tôi học cách tạo ra những hình ảnh mới, cũng như những cảm giác mới mẻ.
Chúng tôi thực hiện điều này qua các buổi thôi miên, đầu tiên là sự giải tỏa, sau đến là hình dung ra những hình ảnh mới mẻ về thành công.
Chúng tôi sử dụng liệu pháp gọi là gây mê tinh thần, ở đó hình ảnh có thể thay đổi theo từng buổi với hình thức mở rộng của buổi trước và mỗi lần thêm mới một vài yếu tố.
Trong buổi đầu tiên, chúng tôi đã tạo ra cảnh Tông đang đứng trên sân khấu của khán phòng rộng lớn. Anh ta chỉ có một mình, không có khán giả nào cả. Vì khán phòng chẳng có ai nên anh ta vẫn cảm thấy tự tin thoải mái khi diễn thuyết.
Đến buổi tiếp theo, anh ta hình dung có một người là khán giả. Tôi gợi ý anh ta chọn ai đó có thể khích lệ và ủng hộ anh, và anh đã chọn vợ làm khán giả. Anh vẫn có thể diễn thuyết dễ dàng và trôi chảy. Trong trí tưởng tượng, anh thấy vợ cười với anh, cổ vũ và cười vui vẻ với những phần hài hước của anh và cuối cùng là vỗ tay hưởng ứng bài diễn thuyết tưởng tượng của
mình.
Chúng tôi đã lặp lại hai tình huống an toàn này trước khi chuyển tiếp, sau đó chúng tôi cho thêm người vào số khán giả đó: đầu tiên là các con anh, bạn bè anh và các anh em họ hàng và cả những đồng nghiệp đã rất ủng hộ anh. Với mỗi lần thử, anh thấy mình là người hùng biện thật tài tình, thoải mái và tập trung, với mỗi lần như vậy chúng tôi đã cho thêm vào những cảm giác thích thú và thoải mái. Sau vài buổi Tom đã có thể tưởng tượng mình đã có thể diễn thuyết trước rất nhiều người và anh ta thấy thật thú vì về điều đó.
Anh đã thực hiện bài tập đó ở văn phòng của tôi và tôi đã ghi âm lại để anh có thể nghe lại vào buổi tối ở nhà. Sau 6 tháng là thời điểm mà sự kiện phải diễn ra thực. Anh dự kiến sẽ phải diễn thuyết trước 700 người, đông gấp 70 lần so với những cuộc họp mà anh từng chủ trì. Anh rất lo lắng nhưng cũng rất phấn khích. Anh tiếp tục cười, thả lỏng cho bớt căng thẳng hít thở sâu và làm sống lại những hình ảnh mới tạo ra, kèm theo những tình cảm vui vẻ thoải mái và thành công. Anh chưa từng nhận ra nhưng thực tế anh đã tiếp cận được tới vùng mới của hệ thần kinh, sản sinh dịch thần kinh khác và đã thay đổi hoàn toàn cảm giác.
Bài diễn thuyết của anh đã thành công rực rỡ, anh đã rất thoải mái và hài hước mà thậm chí anh không cần đến thuốc như anh vẫn thường dùng với các cuộc họp nhỏ. Tom đã được đề bạt, và kèm đó là tăng lương và nhiều cơ hội đến với anh, rồi từ đó anh còn thành đạt cao hơn nữa. Giờ anh có thể chủ trì nhiều cuộc hội thảo lên tới hàng nghìn người. Những hình ảnh mới của anh đã tạo ra nhận thức mới, hóa sinh mới và cả thực tế mới.
Dù bạn có gặp khó khăn gì, hay dù bạn có bị ám ảnh bởi những hình ảnh xấu nào thì chúng đều có thể được thay đổi. Những hình ảnh mà hiện bạn đang giữ chỉ phản ánh được một phần nào quá khứ chứ không phải là thực tại, càng không phải là tương lai. Chúng có vẻ chính xác vì chúng có vẻ quen thuộc, chúng thậm chí còn có vẻ không thể thay đổi được là do những nội dung về tình cảm của chúng. Hãy đừng bị làm nhụt chí chỉ bởi những giả thuyết không đúng đó
Hãy sử dụng năng lực loại bỏ của bản thân để thóat khỏi những giới hạn và sử năng lực lựa chọn và năng lực của nhận thức để tạo ra những hình ảnh mới về bản thân. Kết quả điều tra dưới đây sẽ giúp bạn xác định và loại bỏ những nhìn nhận tiêu cực về bản thân. Tiếp tục tiến trình này chừng nào bạn tạo ra được những hình ảnh mới mẻ.
Thay đổi nhận thức về bản thân
Ban đầu hãy liệt kê những nhìn nhận của bạn về bản thân rồi đánh giá xem cái nào là tích cực, cái nào là tiêu cực (Ví dụ: một tay golf giỏi – tích cực; quá béo – tiêu cực; là người tốt- tích cực; kẻ nghiện rượu- tiêu cực). Thực hiện theo các bước sau đây:
Đối với mỗi hình ảnh tiêu cực mà bạn liệt kê, hãy viết ra những kết luận và niềm tin tương ứng (Ví dụ: Tôi quá béo, tôi không bao giờ có thể giảm cân. Chẳng ai thích người béo vì thế tối sẽ chẳng thể thành công)
Viết ra vài tuyên bố về sự loại bỏ liên quan tới từng kết luận (Ví dụ: Tôi bỏ đi hình ảnh và ác cảm về cân nặng của tôi. Tôi cần phải được chấp nhận như bản thân hiện có. Hình ảnh mới về bản thân là khỏe mạnh và hấp dẫn).
Viết ra những mô tả rõ ràng chi tiết và có màu sắc về mỗi hình ảnh tích cực (Ví dụ: Tôi thấy mình mặc thật đẹp và trông xinh hơn thường ngày.. Tôi mặc một bộ thật khuyến rũ, trông dáng thật chuẩn. Tôi luôn thấy mình cười tươi, vui vẻ và tự tin).
"""