🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Tại Sao Là Hồ Chí Minh? Ebooks Nhóm Zalo Chịu trách nhiệm xuất bản GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP PGS.TS. PHẠM MINH TUẤN Chịu trách nhiệm nội dung ỦY VIÊN HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP - XUẤT BẢN TS. VÕ VĂN BÉ Biên tập nội dung: Trình bày bìa: Chế bản vi tính: Đọc sách mẫu: TS. HOÀNG MẠNH THẮNG PHẠM NGỌC KHANG ThS. NGUYỄN VIỆT HÀ PHẠM THÚY LIỄU PHẠM NGUYỆT NGA VŨ HỒNG THỊNH VIỆT HÀ Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 427-2021/CXBIPH/15-365/CTQG. Số quyết định xuất bản: 18-QĐ/NXBCTQG, ngày 18/02/2021. Nộp lưu chiểu: tháng 4 năm 2021. Mã ISBN: 978-604-57-6503-6. MỤC LỤC Trang Lời Nhà xuất bản 9 Dành cho quý vị độc giả 13 Lịch sử phải gặp đạo lý 15 Chương I NHỮNG MẢNH GHÉP VIỆT NAM 37 1. Áo giáp sắt 37 2. Cái tên “Hồ Chí Minh” 40 3. Chủ nghĩa McCarthy và cách nghĩ suy diễn 42 4. Người bạn tên Việt 55 5. Nước mắt Việt Nam 60 Chương II LỊCH SỬ TỔ TIÊN ĐỂ LẠI THÀNH DI SẢN - LÒNG YÊU NƯỚC 65 1. Huyền thoại lập quốc 66 2. Sự thống trị của phong kiến phương Bắc và các cuộc kháng chiến 68 3. Độc lập - Trận chiến đấu trên sông Bạch Đằng 75 5 4. Kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên 78 5. Kháng chiến chống Minh và danh nhân Nguyễn Trãi 86 6. Yếu hèn 91 7. Đế quốc phương Tây tiến vào 96 8. Năm 1858 100 9. Phong trào Cần Vương của nông dân và trí thức 101 10. Phủ Toàn quyền Đông Dương 103 Chương III QUÊ HƯƠNG HỒ CHÍ MINH 107 1. Kim Liên, Nghệ An 107 2. Người chị đáng kính 118 3. Hướng đến một thế giới rộng lớn 127 4. Bí mật của linh hồn 133 Chương IV BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH 138 1. Lời tiên đoán của Hồ Chí Minh 138 2. Trung tâm nhà Bảo tàng 144 3. Đất nước Rồng Tiên, chúng ta là anh em một nhà 145 4. Con đường cứu dân tộc 148 5. Con đường chống Pháp 150 6. Con đường cách mạng - Nguyễn Ái Quốc xuất hiện 163 7. Luật sư Loseby 172 8. Nhật ký trong tù 181 9. Chiếc bàn nghiêng 189 6 Chương V PÁC BÓ, CAO BẰNG 193 1. Cao Bằng 193 2. Núi Các Mác, suối Lênin 196 3. Hang Cốc Pó 205 4. Lán Khuổi Nặm 207 5. Phong cảnh Pác Bó 213 Chương VI QUẢNG TRƯỜNG BA ĐÌNH - HÀ NỘI 217 1. Cách mạng Tháng Tám và Tuyên ngôn độc lập 217 2. Lăng Hồ Chí Minh 226 3. Phủ Chủ tịch 228 Chương VII BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM 233 1. Bảo tàng của những ký ức 233 2. Thống nhất đất nước 235 3. Kháng chiến 238 4. Võ Nguyên Giáp 240 5. Chiến tranh Việt Nam lần thứ nhất 250 6. Một mùa đông dài đợi mùa xuân sang 296 Chương VIII ĐIỆN BIÊN PHỦ 304 1. Chiến tranh nhân dân 304 2. Bảo tàng chiến thắng Điện Biên Phủ 308 7 3. Cao điểm A1 317 4. Tượng đài kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ 320 5. Phất cờ thắng lợi 324 6. Nghĩa trang liệt sĩ Điện Biên Phủ 330 7. Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam 333 8. Bộ Tư lệnh mặt trận Điện Biên Phủ 337 9. Chiến thắng đầy ý nghĩa 342 10. Một phong trào phản chiến làm thức tỉnh sự man rợ 347 Vĩ thanh 359 8 LỜI NHÀ XUẤT BẢN Phong trào “Thành thật xin lỗi Việt Nam” được hình thành tại Hàn Quốc vào những năm 1999 - 2000, sau loạt phóng sự của nữ nhà báo trẻ Ku Su-jeong đăng trên tờ nhật báo Hankyoreh 21, về những vụ thảm sát hàng nghìn người dân vô tội của quân đội Hàn Quốc tại Việt Nam cách đây hơn 50 năm. Phong trào gây nên tiếng vang lớn và thu hút sự quan tâm của nhiều tổ chức, đoàn thể xã hội Hàn Quốc, trong đó có Hội Y tế Hàn Quốc vì hòa bình Việt Nam mà Song Phil-kyung là một bác sĩ - nha sĩ làm Chủ tịch, người dành nhiều tình cảm cho Việt Nam. Ông có người anh trai vốn trước kia là lính Đại Hàn từng tham chiến tại Việt Nam. Những ký ức không thể quên ở chiến trường Việt Nam của người anh trai và những người bạn của anh cùng hình ảnh về dòng chữ “Hãy chiến đấu bằng niềm tin” được một vị giáo sư khả kính viết thật to và đậm trên bảng đen giảng đường vào đúng thời khắc chiến tranh Việt Nam kết thúc, thống nhất hai miền Nam - Bắc, ngày 30/4/1975, đã gây ấn tượng vô cùng mạnh mẽ đối với chàng sinh viên y khoa năm nhất Song Phil-kyung. 9 Hưởng ứng nhiệt tình phong trào “Thành thật xin lỗi Việt Nam”, ngay từ đầu những năm 2000, Song Phil-kyung đã đến Việt Nam để tham gia công tác y tế thiện nguyện. Từ đó đến nay, đã gần 30 lần đến Việt Nam, nhưng có vẻ “món nợ” với xứ sở này chưa hề vơi trong ông. Với ông, chính ở nơi đây, mới thấu cảm sự tàn nhẫn, ghê rợn, đau đớn, tội lỗi, vị tha... để rồi điều đọng lại cuối cùng là sự an yên ấm áp. Song Phil-kyung bảo ông sẽ còn tiếp tục đến đây để tạ lỗi. Cho đến khi nào Chính phủ Hàn Quốc chính thức xin lỗi đất nước và người dân Việt Nam... Sau một thời gian dài tham gia công tác y tế thiện nguyện tại Việt Nam, Song Phil-kyung đã có cơ hội nghiên cứu lịch sử của Việt Nam, hiểu rõ hơn, thêm yêu hơn đất nước Việt Nam, con người Việt Nam, và đặc biệt vô cùng kính trọng, ngưỡng mộ Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ tối cao, là linh hồn của sự nghiệp kháng chiến thần thánh kéo dài ba thập kỷ, thấm đậm tư tưởng nhân văn và đầy chất anh hùng ca, là ngọn cờ tất thắng của cách mạng Việt Nam. Từ đó, Song Phil-kyung đã viết một số sách về Việt Nam, và nổi bật trong số đó là cuốn Tại sao là Hồ Chí Minh?, được ông đầu tư thời gian viết trong nhiều năm. Theo Song Phil-kyung, Việt Nam và Hàn Quốc được gọi là những “nước đồng văn”, nghĩa là có nhiều nét tương đồng về văn hóa và lịch sử, đều nằm ở phía đông châu Á, cùng chịu ảnh hưởng Nho học Trung Quốc, cùng chịu sự thống trị của thế lực ngoại xâm. Năm 1945, Việt Nam và 10 Hàn Quốc thoát khỏi sự cai trị của chế độ thuộc địa, giành lại độc lập, thế nhưng, đất nước lại bị phân chia và rơi vào vòng xoáy chiến tranh của thời kỳ Chiến tranh lạnh. Năm 1950, Hàn Quốc đã lâm vào bi kịch của cuộc nội chiến, đất nước chia đôi. Thế nhưng tình hình sau đó thì lại hoàn toàn khác. Hàn Quốc hiện vẫn đang trong tình trạng bị chia cắt. Sau khi giành lại độc lập vào năm 1945, Việt Nam phải trải qua 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, sau đó lại tiếp tục kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược trong suốt hơn 20 năm, đến năm 1975, Việt Nam được hoàn toàn độc lập, đất nước thống nhất. Nhìn vào tấm gương Việt Nam, Song Phil-kyung ao ước Hàn Quốc có một nhà lãnh đạo vĩ đại, một nhân cách lớn được toàn thể nhân dân kính trọng, có thể đem lại hoà bình và thống nhất cho hai miền Triều Tiên như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thay vì đem lại những kiến thức mang tính lịch sử về Việt Nam, ông mong chờ ở đây sự phản tỉnh, tự kiểm tra tư tưởng và hành động trong quá khứ để nhận ra lỗi lầm tuy đau đớn của những người đã tham gia vào cuộc chiến tranh phi nghĩa do Mỹ gây ra, và muốn đem đến cái cảm nhận về công cuộc thống nhất đất nước vĩ đại mà Việt Nam đã làm nên trong cuộc đối đầu với đế quốc siêu cường. Cuốn sách Tại sao là Hồ Chí Minh? trình bày đại lược về lịch sử Việt Nam, những địa danh gắn liền với những sự kiện lịch sử đặc biệt của Việt Nam; về quê hương, gia thế, 11 sự nghiệp cách mạng, tư tưởng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh - “một biểu tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả một dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội...”. Cuốn sách không phải là một công trình nghiên cứu khoa học, mà là những ghi chép xuất phát từ tình cảm hết sức chân thật của tác giả qua thời gian làm việc và trải nghiệm trên đất nước Việt Nam. Do cách tiếp cận và nguồn tư liệu hạn chế nên một số nội dung về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuốn sách không trùng khớp với những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam. Nhân dịp kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2020), nhằm góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc đang phát triển rất tốt đẹp lên một tầm cao mới, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức lược dịch và xuất bản cuốn sách Tại sao là Hồ Chí Minh? của tác giả Song Phil-kyung. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. Tháng 8 năm 2020 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT 12 DÀNH CHO QUÝ VỊ ĐỘC GIẢ Có ba loại ý thức nội tâm của con người là lý tính thuần túy, lý tính thực hành và năng lực phán đoán đã được triết gia Kant phân tích tỉ mỉ trong chủ đề “Con người là gì?”. Giáo sư kiêm triết gia Hàn Quốc Kim Yong-ok đã giải thích đó là các lĩnh vực thuộc về hiểu biết (Knowledge), ham muốn (Desire) và cảm xúc (Feeling). Từ những dòng này thay vì đem lại những kiến thức mang tính lịch sử về Việt Nam, tôi mong chờ ở đây sự phản tỉnh (tự kiểm tra tư tưởng và hành động của mình trong quá khứ, đặc biệt để thấy ra lỗi lầm) tuy đau đớn của chúng ta - những người đã tham gia vào cuộc chiến tranh phi đạo đức do Mỹ gây ra - và, muốn đem đến cái cảm nhận về công cuộc thống nhất đất nước vĩ đại mà Việt Nam đã làm nên trong cuộc đối đầu với vũ khí tối tân của Mỹ. Xã hội chúng ta cho đến nay vẫn đánh giá thấp những người mà ta vẫn quen gọi là “Việt Cộng” tức “bọn Đỏ” hèn hạ khi chúng ta tham chiến từ năm 1964 đến năm 1973. Thực tế họ là những người dân chủ cao cả đã chiến đấu vì độc lập và tự do của dân tộc. 13 Nhân dân Việt Nam trải qua hơn 100 năm đấu tranh kiên cường, bất khuất chống thực dân Pháp, phát xít Nhật, đế quốc Mỹ, cuối cùng đã giành được nền độc lập, tự do cho đất nước. Mong muốn thực lòng của tôi là chúng ta - đất nước duy nhất còn bị chia cắt trên trái đất này - phải coi lịch sử thống nhất Việt Nam là một hình mẫu đáng xem trọng. Càng nhìn vào những tư liệu lịch sử Việt Nam đương đại, tôi càng cảm nhận được là: đức hy sinh của Hồ Chí Minh và của nhân dân Việt Nam vì độc lập và tự do của dân tộc phải được coi là đức hy sinh cao cả nhất trong lịch sử nhân loại. Nhà thiên văn học nổi tiếng người Ba Lan Copernicus không có lựa chọn nào khác ngoài việc công bố giả thuyết về nguyên lý (chuyển động quay) của các thiên thể do chính ông phát hiện ra. Còn học giả Lee Young-hee - giáo sư kiêm triết gia chí thành của thời đại chúng ta, nói rằng ông rất hài lòng vì giả thuyết “sự thật về chiến tranh Việt Nam” của mình trong thời điểm mà sự thật về cuộc chiến tranh ấy cần được làm sáng tỏ. Tôi biết trong xã hội chúng ta vẫn tồn tại lối suy nghĩ một cách tự hào về việc tham gia chiến tranh Việt Nam, đó là lòng yêu nước mù quáng. Nếu (ai đó) kết án sự hiểu biết của tôi là thành kiến bất kính thì tôi cũng đành chịu. Thế nên những ai đọc những dòng này mà không quá rạch ròi đúng, sai với những kiến thức còn thiếu sót của tôi thì tôi rất lấy làm biết ơn. 14 LỊCH SỬ PHẢI GẶP ĐẠO LÝ Hầu hết mọi người Việt Nam đều gọi Chủ tịch Hồ Chí Minh là “Bác Hồ” với tình cảm gần gũi. Đó là lời của anh phiên dịch (tên Việt) khi hướng dẫn chúng tôi tìm hiểu lịch sử Việt Nam. Có một giai thoại rằng có một vị tướng là chỉ huy có năng lực nhưng tính nóng nảy, hay mắng mỏ cấp dưới. Bác Hồ gọi vị ấy đến văn phòng, qua mấy ngày, ngày nào cũng như ngày nào, vị tướng ấy thấy cách xử lý những công việc phức tạp của đất nước qua sự chỉ đạo của Bác rất nhẹ nhàng và bình thản. Thế rồi, bỗng một hôm, Bác bất ngờ to tiếng với vị tướng, ông ta bối rối không hiểu vì sao. Bác hỏi “Bác to tiếng như vậy, tâm trạng chú thế nào?” rồi căn dặn nhẹ nhàng: “Trở về đơn vị đừng nặng lời mà hãy thương yêu cấp dưới”. Văn Lê - một nhà văn đa tài ở nhiều lĩnh vực thơ ca, tiểu thuyết, nhà đạo diễn phim, 17 tuổi vừa tốt nghiệp trung học, tình nguyện nhập ngũ. Buổi sáng ngày nhập ngũ, người mẹ vờ như không biết, dọn một mâm cơm thịnh soạn khác ngày thường. Nhìn con trai chậm chạp ăn không nói, người mẹ lặng lẽ dặn con: 15 “Con trai! Khi con cầm súng ra chiến trường, người bên kia họng súng gọi là kẻ địch. Nhưng khi thu súng về thì không còn địch, ta nữa. Chỉ còn là con người”. Còn đây là câu chuyện của tiến sĩ sử học Việt Nam Ku Su-jeong1, khi thăm Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ. Có những danh hiệu anh hùng chỉ Việt Nam mới có. Đó là danh hiệu Mẹ Việt Nam anh hùng. Trong chiến tranh Việt Nam có biết bao nhiêu bà mẹ có con là liệt sĩ. Nhà nước Việt Nam không chỉ đơn thuần phong tặng danh hiệu này cho các bà, các mẹ có nhiều cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, mà còn thực hiện các chế độ đãi ngộ, phụng dưỡng đối với các bà, các mẹ đến hết cuộc đời. Tôi sẽ kể về một bà mẹ anh hùng mà tôi đã từng gặp khi đến tỉnh Phú Yên gặp một nữ “Việt Cộng” để lấy tư liệu về “Việt Cộng”. Vị trưởng thôn nói với tôi: “Đây là bà mẹ anh hùng, người đã mất 132 người con”. ___________ 1. Ku Su-jeong (sinh năm 1966) là một nữ ký giả người Hàn Quốc. Bà là tiến sĩ ngành Lịch sử Việt Nam, Phó Chủ tịch thường trực của Quỹ hòa bình Hàn - Việt. Ku Su-jeong là người đã khởi xướng phong trào “Thành thật xin lỗi Việt Nam” của người Hàn Quốc vào năm 1999 tại Hàn Quốc sau khi bà cho công bố những bài viết của mình trên tạp chí Hankyoreh 21, một tờ tạp chí có uy tín ở Hàn Quốc, về các tội ác của quân đội Hàn Quốc khi tham chiến tại Việt Nam (B.T). 2. Ở đây tác giả có sự nhầm lẫn. Bà mẹ Việt Nam anh hùng có nhiều con hy sinh trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ nhất ở Việt Nam là mẹ Nguyễn Thị Thứ, quê ở huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Mẹ có 9 con trai, 1 con rể, 2 cháu ngoại hy sinh (B.T). 16 Từ thung lũng đi tìm nhà của bà rất khó khăn, nhưng đến nơi bà lại không có nhà nên phải đợi một lúc. Mặt trời lặn bà mới về. Hỏi bà đi đâu thì bà nói đang trên đường tìm hài cốt lính Mỹ về. Đó là một bà cụ tuổi đã ngoài 90 tuổi, lưng còng, bước đi vất vả. Thông thường, trực thăng Mỹ bị bắn rơi nằm ở rất sâu trong rừng. Và chỉ có “Việt Cộng” mới biết rõ máy bay rơi ở đâu, vị trí nào. Bà mẹ này đã cả ngày nay vào rừng giúp tìm hài cốt lính Mỹ. Hỏi bà: “Mẹ đã mất 13 người con là do đánh nhau với quân Pháp hay quân Mỹ?” thì bà bảo rằng, tất cả đều chết do đánh nhau với quân Mỹ. - Đánh nhau với Mỹ rồi chết mà bà không ghét quân Mỹ hay sao? Bà đâu còn trẻ, làm sao đã ngoài 90 mà còn đi tìm hài cốt lính Mỹ? - Trong số 13 đứa con thì 7 đứa không tìm thấy thi thể. Dù vậy, các con tôi vẫn nằm lại trên mảnh đất của chúng tôi. Nhưng lòng bà mẹ Mỹ thì có nghĩ thế không? Bà sẽ như thế nào khi không biết Việt Nam ở đâu, con được nằm ở nơi xa xôi nào. Cứ nghĩ vậy thì liệu tôi có thể không đi tìm được chăng?” Phải chăng qua sự việc này cho thấy tấm lòng bà mẹ là tấm lòng của hòa bình? Nhất định tôi phải cho nhiều người biết câu chuyện đầy tính nhân văn hơn bất kỳ ở đâu về Hồ Chí Minh - nhà lãnh đạo ghét bạo lực, và người Việt Nam tha thiết mong muốn tình yêu và hòa bình. 17 Tôi đặc biệt quan tâm đến chiến tranh Việt Nam, nhưng tôi chỉ là một bác sĩ nha khoa chứ không phải nhà sử học hay học giả nhân văn. Tôi lại càng không phải là nhà lý luận hay chiến sĩ của phong trào dân chủ. Chỉ là vì trong những năm 1970, nhờ có trải nghiệm trong một nền độc tài đen tối nên tôi có phần quan tâm đến lịch sử. Đặc biệt, khi hiểu chân sự thật về chiến tranh Việt Nam, ý thức xã hội của tôi có sự chuyển biến mang tính Copernicus (phát hiện). Tôi có người anh thứ ba là lính tham gia chiến tranh Việt Nam từ năm 1971 đến năm 1972. Năm 1974, sau phục viên, anh trở lại học Đại học Công nghiệp. Còn tôi, sau khi ôn thi, đến năm tiếp theo, vào học Nha khoa cùng trường với anh. Trong hai năm, tôi và anh sống tự túc ở một ngôi làng mới gần Seoul. Khi đó ở trường bên, những người bạn của anh từng tham chiến tại Việt Nam thường đến phòng tôi chơi, nhâm nhi và nói chuyện về chiến tranh. Chuyện quân ngũ của đàn ông phải chăng là thứ “đồ nhắm” còn thú vị hơn cả canh kim chi ăn kèm thịt ba chỉ? Nhưng anh ấy vẫn hay kể lại kinh nghiệm thực chiến luôn giáp mặt với cái chết ở chiến trường Việt Nam. Tôi nghe và học được nhiều điều. Trong số ấy tôi xin dẫn ra hai điều có ý nghĩa với tôi. Điều thứ nhất, người ta nói rằng, dân tộc Việt Nam là dân tộc có lòng tự trọng rất cao, căm ghét sự xâm lược của những thế lực ngoại bang, 18 thế nên cho dù Mỹ có sử dụng những vũ khí tối tân1 đến nhường nào cũng không thể khuất phục được họ. Một đất nước (cộng sản) diện tích nhỏ bé, lam lũ mà sức kháng cự bền bỉ vô song đến kinh ngạc, không lùi một bước trước kẻ thù. Điều thứ hai là, nhiều lính Hàn Quốc2 cảm thấy hoảng sợ trước năng lực chiến đấu xuất quỷ nhập thần của “Việt Cộng”, những con người luôn được sự chở che của quần chúng nhân dân để tổ chức chiến đấu. Nếu ban đêm nơi nào bị Việt Cộng tập kích thì nhất định sáng sớm hôm sau dân làng gần đó cũng sẽ bị thẳng tay ___________ 1. Người ta nói rằng, chỉ ba chiếc máy bay ném bom chiến lược B52 ném bom Seoul trong vòng một tuần thì sẽ san phẳng tất cả các tòa nhà. Cứ khi nào kể đến chuyện những chiếc máy bay lên thẳng được vũ trang hạng nặng hay còn được gọi là “Gunship” được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam - có thể giết người hàng loạt bằng bom thông minh gắn cảm biến hồng ngoại bắn phá ban đêm, thì các anh lại rơm rớm nước mắt. 2. Lính Hàn Quốc đại bộ phận là lính công binh và lính tham gia hoạt động công tác dân sự như lính nghĩa vụ, chỉ một số là lính chiến mới tham gia chiến đấu. Vì vậy, có nhiều lính trong số lính phải sang Việt Nam chưa một lần trông thấy Việt Cộng nên chưa bao giờ phải dùng đến súng. Bởi vậy có nhiều cựu chiến binh tham chiến tại Việt Nam đã không hiểu họ phải xin lỗi Việt Nam vì điều gì. Tôi không có ý viết những dòng này hạ thấp các anh mà ý muốn hỏi có phải nhân dân Việt Nam chiến đấu với quân đội Mỹ và lính Hàn Quốc là “bọn Đỏ” không? Nếu câu trả lời là “không” thì cần phải minh chứng họ là những người dân tộc chủ nghĩa cao cả. 19 đàn áp. Kể những câu chuyện đó các anh thường không giấu được những giọt nước mắt. Những câu chuyện này, giờ đây, trở nên quá đỗi thương tâm, nhưng trong thời kỳ Duy Tân1 thì không một ai dám nhắc đến ngay cả trong tâm thức. Dưới chế độ ấy nói lời trái tai đã phải chịu cực hình, nghe những sự thật “không tiện nói” thôi cũng đủ khiếp sợ. Park Chung-hee nói rằng, lính Hàn Quốc tham chiến ở Việt Nam là để đẩy lùi sự xâm lăng của “Việt Minh đỏ” (quân đội Bắc Việt) và “bảo vệ chế độ dân chủ Việt Nam tự do (Nam Việt Nam)”. Vì “cuộc thánh chiến chống cộng” rất “đáng giá” đó mà những chàng trai trẻ của chúng ta đã phải đổ những giọt máu đào cao quý! Và họ tuyên truyền: Cũng như Nhật Bản, kinh tế mạnh lên là nhờ cơ hội chiến tranh, Hàn Quốc tham gia chiến tranh Việt Nam là để tạo động lực cho kinh tế phát triển nhảy vọt. Cho đến khi là sinh viên cao đẳng, nghe chuyện của anh mình, tôi chỉ biết chắc hẳn chuyện là như vậy. Ở vào thời điểm lịch sử đó, trong nhận thức của mình, anh em đồng bào tôi - những con người chất phác - không nảy sinh bất kỳ mâu thuẫn xung đột nào giữa điều được học ___________ 1. Tháng 10/1972, Park Chung-hee khởi xướng một cuộc tự đảo chính để giải thể quốc hội và đình chỉ hiến pháp, dọn đường để thông qua bản Hiến pháp Duy Tân vào tháng 11 qua cuộc trưng cầu dân ý bị đánh giá là gian lận nặng nề, theo đó chấm dứt bầu cử trực tiếp và chính thức suy tôn Park Chung-hee làm “Tổng thống trọn đời”. 20 rằng chúng tôi là dân tộc yêu hòa bình, chưa bao giờ xâm lược nước khác với việc tham gia chiến tranh ở nước ngoài vì sự phát triển kinh tế - nói cách khác là đi (sang Việt Nam) để có thêm thu nhập. Lý Trác Ngô1, nhà tư tưởng phản kháng cuối triều Minh của Trung Quốc đã nói thế này: “Tôi từ nhỏ đã đọc sách chứa những lời dạy của người lớn, nhưng không hề biết lời dạy ấy là những gì. Tôi tôn trọng Khổng Tử nhưng cũng không biết Khổng Tử có cái gì đáng tôn trọng. Giống như tục ngữ nói rằng thằng lùn chui qua háng thằng cao xem pháp sư đuổi tà, cho đến trước tuổi ngũ tuần, quả thật, tôi giống một con chó. Con chó phía trước nhìn cái bóng mà sủa, tôi cũng chỉ “sủa” theo, chứ hỏi lý do vì sao mà sủa thì tôi cũng chỉ như thằng câm cười mà không nói được gì”. Khi ấy, nếu Park Chung-hee có đưa cờ thái cực (cờ của Hàn Quốc) cho học sinh và bảo hãy vẫy chào tiễn biệt các dũng sĩ đi sang Việt Nam, thì chắc tôi cũng xếp hàng ven đường mà vẫy cờ theo người ta sai khiến. Thế nhưng chỉ ___________ 1. Lý Chí (1527-1602) - danh nhân Trung Quốc, tự Trác Ngô, người Tấn Giang (Hạ Môn, Phúc Kiến). Thường xưng mình là “Nho gia phản đồ” (hay chất vấn, vạch ra chỗ tình chấp sai trái của các nhà Nho, phê phán Khổng Tử,...). Năm 1580, ông từ quan, xuống tóc và trở thành cư sĩ tại gia. Tuyệt giao với thế tục, chỉ chuyên chú trứ tác. Vì cách ăn nói quá khích nên bị buộc tội là đề xướng tà thuyết, năm 76 tuổi bị hạ ngục, tự sát (B.T). 21 đến khi được nghe kể những câu chuyện khác hẳn với những gì trước đó của những ông anh đã đi lính về thì tôi mới hiểu cái tư tưởng chống cộng1 mà Park Chung-hee đưa ra chỉ là thủ đoạn để hợp pháp hóa sự tham chiến ở Việt Nam mà thôi. Ngày 30/4/1975, khi tôi đang học năm thứ nhất đại học thì ở miền Nam Việt Nam, chính quyền Sài Gòn - một chính quyền thối nát, chuyên nhận viện trợ của Mỹ, chính thức sụp đổ. Việt Nam hoàn toàn thống nhất. Việc thống nhất đất nước do một dân tộc nhược tiểu làm nên bằng sức lực của mình là thành quả của sự hy sinh gian khổ, trường kỳ kháng chiến: 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp và 21 năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Thế nhưng Park Chung-hee lại quy chụp thắng lợi của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc mà nhân dân Việt Nam giành được là sự “bại vong Việt Nam”. Park Chung-hee khi đó đang thực thi chế độ độc tài như chính quyền Sài Gòn ở miền Nam Việt Nam, lo lắng trước sự thất bại của đồng minh, cuối cùng, đã sử dụng bạo lực để thực hiện cái gọi là “liệu pháp sốc” để rồi lao đầu vào con đường tự diệt vong. ___________ 1. Chống lại chủ nghĩa cộng sản có thể là những người ủng hộ chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa quốc gia, chủ nghĩa sôvanh, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa phát xít, chế độ phong kiến, các tổ chức tôn giáo... Nhưng chống cộng sản để che đậy và ủng hộ nền độc tài thối nát hoặc coi đó là lý do để xâm lược thì lại là kết quả bi kịch trong lịch sử nhân loại thế kỷ XX. 22 Giữa lúc nền thống trị Duy Tân tỏ ra cứng rắn thì tác phẩm Lôgíc của thời kỳ chuyển đổi của học giả Lee Young-hee ra đời. Tác phẩm bất hủ này luận chứng một cách rõ ràng rằng, cuộc chiến tranh Việt Nam dưới chiêu bài “Thánh chiến thập tự quân chống cộng” là cuộc chiến tranh xấu xa, bẩn thỉu mà người ta cố ý gây nên1. Những chân sự thật mà học giả Lee làm sáng tỏ một cách khéo léo đã vén lên bức màn ý thức hệ chống cộng. Ánh sáng chân lý này là ngọn đuốc soi đường từ con đường hầm Duy Tân đen tối dẫn đến sự thật. Ánh sáng đó trừng mắt giận dữ hướng vào những lương tâm trai trẻ và đối mặt với sự dối trá, ngụy tạo của Duy Tân. Nhà tư tưởng vĩ đại thời kỳ Khai sáng Voltaire đã nói và Émile Zola2 từng hô vang: Nếu sự thật đang lên đường thì không một ai có thể ngăn được con đường ấy. ___________ 1. Trong cuốn hồi ký của mình, Robert McNamara, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ (1961 - 1968), đồng thời là “kiến trúc sư trưởng” cuộc chiến xâm lược Việt Nam, đã phải thú nhận: “Chúng tôi đã sai lầm, sai lầm khủng khiếp. Chúng tôi mắc nợ các thế hệ tương lai trong việc giải thích tại sao lại sai lầm như vậy”. (Robert McNamara: Nhìn lại quá khứ - Tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 7) (B.T). 2. Émile Édouard Charles Antoine Zola (1840 - 1902), thường được biết đến với tên Émile Zola, là một nhà văn nổi tiếng của văn học Pháp trong thế kỷ XIX, người được coi là nhà văn tiên phong của chủ nghĩa tự nhiên (naturalism). Bên cạnh những tiểu thuyết nổi tiếng, Zola còn được biết tới như là một trong những nhân vật quan trọng dẫn tới việc xét xử lại vụ Dreyfus (B.T). 23 Lee Young-hee và những người có lương tâm bắt đầu thực hiện cuộc hành trình đi tìm sự thật, đấu tranh chống lại sự dối trá và cường quyền của Duy Tân. Được sự giúp đỡ chí thành của Lee, nhuệ khí của thế hệ những năm 1980 dâng cao ngút ngàn, dám đối đầu với chính quyền bạo lực của Jeon Du-hwan, kẻ nối gót Park Chung-hee. Tôi đã gìn giữ sâu tận đáy lòng dũng khí của lương tâm và chân sự thật mà Émile Zola đã chứng minh qua sự kiện Dreyfus1. Và Lee Young-hee đã chứng thực điều đó trong tác phẩm của mình. Thực tế về cuộc tham chiến ở Việt Nam nghe được từ những người anh cũng đọng lại một phần trong lòng tôi. Năm 1999, Ku Su-jeong khi theo học chuyên ngành Lịch sử Việt Nam hiện đại đã dày công thu thập tư liệu nhằm phơi bày tội ác man rợ của lính Hàn Quốc đối với dân thường trong chiến tranh Việt Nam thông qua loạt phóng sự đăng trên tuần báo Hankyoreh 21. Ở thời đại nào cũng vậy, bạo lực phản động thường sẽ “rượt đuổi” theo ___________ 1. Vụ Dreyfus là một cuộc xung đột chính trị - xã hội nghiêm trọng trong nền Đệ tam cộng hòa Pháp vào cuối thế kỷ XIX, xoay quanh cáo buộc tội phản quốc đối với Đại úy Alfred Dreyfus, một người Pháp gốc Alsace theo Do Thái giáo, người mà cuối cùng được tuyên bố vô tội. Nó đã khuấy đảo xã hội một cách sâu sắc trong suốt 12 năm (1895 - 1906), trong đó hầu như toàn thể các giới trong xã hội Pháp chia thành hai phe ủng hộ Dreyfus (dreyfusard) và chống Dreyfusard (anti - dreyfusard) và dẫn đến nhiều hệ lụy với nước Pháp về sau (B.T). 24 những ai dũng cảm đối mặt với thành kiến và bóc trần bê bối của mình. Một số cá nhân (cựu chiến binh), tổ chức tham chiến ở Việt Nam hay tự phụ rằng: hay dở thế nào dù sao họ cũng đã đóng góp một phần to lớn vào sự phát triển kinh tế của chúng ta. Nhiều người còn kéo đến các cơ quan báo chí đập phá, gây gổ, thể hiện sự thù hằn. Nhưng mặt khác cũng có những động thái mang tính lương tâm, coi việc đồng tình với chiến tranh xâm lược của Mỹ là những trang lịch sử đáng xấu hổ và nhận ra lỗi lầm rằng lần đầu tiên kể từ thời vua Đàn (Đàn Quân1) đã tự phát tham gia vào cuộc chiến do kẻ khác phát động. Mùa Xuân năm 2000, nhờ sự trợ giúp của Ku Su-jeong, một “Đoàn chăm sóc sức khỏe nha khoa vì hòa bình, hòa giải” đã được tổ chức với phương châm “Một xã hội kiện nha vì một cộng đồng khỏe mạnh”, lấy việc điều trị nha khoa làm trung gian hòa giải, hàn gắn nỗi đau quá khứ. Ngày 17/3/2001, với tư cách thành viên của đoàn, lần đầu tiên tôi đặt chân lên mảnh đất Việt Nam. Trong chiến tranh Việt Nam, lính Đại Hàn chủ yếu đồn trú tại địa phương các tỉnh miền Trung, nơi đó có nhiều dân thường bị tàn sát. Đoàn công tác đã đến các vùng đó, tổ chức thăm viếng, tưởng niệm những người đã khuất, khám chữa, điều trị cho người dân địa phương và nghe chuyện những ___________ 1. Đàn Quân là vị vua sáng lập ra nước Vương Kiệm Triều Tiên (vì thế nước này còn được gọi là Đàn Quân Triều Tiên), một quốc gia cổ đại được kể đến trong các huyền thoại của dân tộc Triều Tiên (B.T). 25 chứng nhân lịch sử. Gần nơi đoàn khám chữa là Nhà chứng tích Sơn Mỹ, nơi ghi lại tội ác chiến tranh, hay được ví như một lát cắt chiến tranh Việt Nam. Sau khi thăm nơi ấy, tối hôm đó rất nhiều người trong đoàn đã không ngủ được vì bị ám ảnh, ghê rợn bởi những cảnh tượng kinh hoàng mà người dân Việt Nam phải trải qua, nhưng cũng hết sức phẫn nộ trước những hành động man rợ của lính Mỹ. Sơn Mỹ là một làng quê yên bình ở tỉnh Quảng Ngãi, miền Trung Việt Nam cũng như bao làng quê ở tỉnh Julla của Hàn Quốc - lính Mỹ gọi tên làng này trong tác chiến là Mỹ Lai. Sáng 16/3/1968, tiết trời ấm áp, không mây. Mặt trời vừa lên thì hàng trăm lính Mỹ đã đổ bộ bằng trực thăng xuống bên ngoài làng Sơn Mỹ. Khi ấy, trong làng không hề thấy bóng dáng của quân du kích, chỉ toàn người già, phụ nữ và trẻ nhỏ. Lính Mỹ càn quét khắp làng, bắn bất cứ thứ gì chuyển động. Một số phụ nữ trẻ và thậm chí bé gái bị cưỡng bức. Chúng lùa dân làng ra ven đường thành những nhóm nhỏ và bắt đầu xả súng; phóng lửa đốt sạch cửa nhà. Ngay cả những tiếng kêu rên từ trong đống thi thể ven đường làng cũng bị chúng “giải quyết”. Người già chậm chạp cũng bị chúng túm gáy lôi ra khỏi nhà đẩy xuống giếng. Trong chưa đầy bốn giờ đồng hồ, lính Mỹ đã tàn sát 504 người, trong đó có 17 phụ nữ có thai và 173 em nhỏ. Theo thống kê, có 24 gia đình bị sát hại cả nhà. Ronald Haeberle, phóng viên nhiếp ảnh cho quân đội Mỹ, là người 26 đã ghi lại toàn bộ vụ thảm sát đẫm máu tại Mỹ Lai vào ngày 16/3/1968. Nhà báo Seymour Hersh của Tạp chí The New Yorker, người phơi bày cuộc thảm sát Mỹ Lai và sự che đậy về nó trong chiến tranh Việt Nam, đã được trao giải thưởng Pulitzer về tường thuật quốc tế năm 1970. Tường thuật của ông được minh họa bằng những bức hình Mỹ Lai 1968 của phóng viên ảnh Ronald Haeberle. Trong tường thuật về sự kiện Mỹ Lai của Seymour Hersh thì điều gây sốc nhất chính là sự mô tả hành vi tàn sát dân lành đầy thú tính của lính Mỹ1. Sự kiện Mỹ Lai chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trong vô số vụ tàn sát dân thường một cách có hệ thống trên mảnh đất Việt Nam. Viên Đại tá Oran K. Handerson là sĩ quan duy nhất phải ra tòa án binh về tội che giấu thông tin, đã thổ lộ với báo chí: “Mọi đơn vị quy mô cấp lữ đoàn đều muốn giấu nhẹm vụ Mỹ Lai”. Phía quân đội Mỹ cho đến lúc đó vẫn ra sức ngụy biện rằng những vụ bắn giết không có chứng cớ rõ ràng như vụ Mỹ Lai là vì những dân thường đã trợ giúp cho du kích. Nước Mỹ vẫn tự coi mình là tín đồ Thanh giáo, đi tiên phong về đạo lý và tự do dân chủ, vậy mà quân đội ấy lại ___________ 1. Ở Mỹ có cả kho sách, báo và luận án về đề tài thảm sát Mỹ Lai. Cuốn sách Bốn giờ ở Mỹ Lai mà tôi có được xem là một trong những công trình nghiên cứu lớn (430 trang). Nên học cái cách người Mỹ lưu giữ những chứng cứ và tư liệu có tính chất phê phán, cho dù đó là những trang sử đen tối, bi đát. 27 gây ra cuộc thảm sát nhẫn tâm, thảm khốc còn hơn cả bọn Nazi ở trại tập trung Auschwitz (lò giết người hàng loạt ở Ba Lan). Dưới đây là lời kể của một nhân chứng người Việt trong sự kiện Mỹ Lai: “Cứ mỗi lần chạm trán với quân du kích - những chiến sĩ quyết tử của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (Việt Cộng), binh lính Mỹ thường rơi vào trạng thái hoảng loạn cực độ. Khoảng giữa tháng 3/1968, lấy một trong những cái cớ về thương vong của binh sĩ Mỹ vì dính bẫy chông (trên địa bàn Quảng Ngãi), lục quân Mỹ lập tức quyết định mở một cuộc càn quét vào vùng an toàn1. Và kết quả của nó chính là tấn thảm kịch Mỹ Lai”. Những người lính chuyên nghiệp trực tiếp chiến đấu trên chiến trường chẳng mấy khi đặt ra câu hỏi “Ai dẫn dắt chiến tranh”, “Ai đúng”, “Mục đích và tính chất của chiến tranh là gì”. Một trong những thuộc tính của chiến tranh là nhằm thực hiện các hoạt động chức năng và duy trì sự tồn tại. Tuy nhiên, dù trong bất cứ tình huống nào, việc tước đoạt sinh mạng con người luôn bị coi là hành vi bạo ngược nhưng không dễ dàng quy kết. Nhà chứng tích Sơn Mỹ cho thấy, chiến tranh đã kích động lòng căm thù mù quáng đối với con người và hành động sát nhân ___________ 1. Vùng an toàn ở đây là “Ấp chiến lược”. Ấp chiến lược là một phát kiến nhằm cưỡng chế nhân dân nông thôn vào những khu đất rào quanh, cách ly họ khỏi lực lượng du kích. 28 thảm khốc, dẫn tới những hành động tội lỗi nhất trong số những hành vi của con người, hủy hoại nhân tính của chính kẻ gây ra1. Từ khi biết được sự thật quân đội Hàn Quốc tham chiến ở Việt Nam dù với bất cứ động cơ nào, tâm trí tôi luôn cảm thấy nặng nề; câu chuyện kinh nghiệm thực chiến và gương mặt đẫm nước mắt của người anh luôn đau đáu, trăn trở trong tôi. Ngày 21/3/2001, một ngày sau khi thăm Nhà chứng tích Sơn Mỹ, kết thúc đợt khám chữa bệnh, chúng tôi được nghe nhà thơ Thanh Thảo diễn thuyết - một người được công chúng mến mộ. Nhà thơ chân tập tễnh, đi lại khó khăn, cũng là hàng xóm chỗ tôi trọ, với nụ cười ấm áp cùng khóe mắt đa cảm. Nhà thơ là con một nên lẽ ra không phải ra tuyến đầu - nơi cái chết luôn chực chờ. Nhưng ông đã lén đi bộ đội, vượt Trường Sơn, nơi đường mòn Hồ Chí Minh ngày đêm mưa bom bão đạn, thực hiện sứ mệnh lịch sử... Vượt đường mòn Hồ Chí Minh đến địa đạo Củ Chi, ông lại trở về quê hương Quảng Ngãi. Vừa chiến đấu vừa làm báo và sáng tác văn học. ___________ 1. Người ta đã chứng minh cuộc chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh xấu xa, bẩn thỉu, phi nghĩa, khiến hàng trăm nghìn thanh niên Mỹ trốn lính và sa vào trào lưu Hippi, nghiện ngập ma túy... 29 Năm 1979, ông được nhận Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam với tập thơ Dấu chân qua trảng cỏ; năm 1995, nhận Giải thưởng (của Ban văn học Quốc phòng An ninh, Hội Nhà văn Việt Nam) với tập trường ca Những ngọn sóng mặt trời, trong đó bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ được đông đảo bạn đọc yêu thích. Nhà thơ nói chuyện rất thiện ý với chúng tôi và mở lời cho buổi diễn thuyết: “Vết thương chiến tranh vẫn còn đó. Vẫn còn những đứa trẻ phải cực chịu di chứng của chất độc da cam. Vết thương chiến tranh tuy hằn sâu nhưng xã hội Hàn Quốc đã nhận được sự chia sẻ, cảm thông bởi chính họ luôn đau xót, day dứt về lỗi lầm. Những người trẻ Việt Nam nên ghi nhận những hành động hối lỗi của những người trí thức mới Hàn Quốc về sai lầm của thế hệ cha anh”. Liền đấy, ông khẽ nhắm mắt lại và nói như thì thầm: “Những đồng đội đã ngã xuống đa phần là những người chưa một lần được hôn”. Năm 23 tuổi, sau khi tốt nghiệp Khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, ông vào chiến trường miền Nam. Phần lớn các chàng trai độ tuổi 17, 18, vừa học hết trung học là lên đường nhập ngũ. Khi chiến tranh ở vào giai đoạn khốc liệt, tỷ lệ thương vong khá cao. Tuổi thanh xuân nằm xuống mà chưa từng đa cảm, đắm say... Ngừng một thoáng, nhà thơ nói với giọng quả quyết: “Bởi vậy, chiến tranh là kẻ thù của tình yêu! Chiến tranh tước đoạt mọi thứ của con người”. 30 Trong lịch sử nhân loại, chưa có một ai kể cả những đại văn hào như Homer, Shakespeare hay Tolstoy,... có thể diễn tả được nỗi buồn chiến tranh da diết hơn cái đoản ngữ ba từ: “Chiến tranh - Tình yêu - Kẻ thù”. Nhà thơ còn đưa ra những lời sâu sắc về đất nước Hàn Quốc: “Tôi nghĩ rằng có hai điều để con người xứng đáng là con người. Thứ nhất là nhớ. Thứ hai là nhìn lại để sám hối”. Để tránh không nhắc lại lỗi lầm (của Hàn Quốc), nhà thơ đã coi tiêu chí để phân biệt con người với con vật là sự nhớ lại những sai lầm và có hay không cái lương tâm biết xấu hổ. Ông nhấn mạnh: Dù không thể quên được quá khứ nhưng cũng không thể giam nhốt mình mãi vào quá khứ. “Chiến tranh có hai hình thái: chiến tranh xâm lược và chiến tranh chống xâm lược. Không được phép xâm lược nước khác nhưng nhất thiết phải chống lại và chiến thắng chiến tranh xâm lược. Chúng tôi đã có kinh nghiệm để khuất phục xâm lược Mỹ”. Nhưng liền đó nhà thơ lại nói ngay: “Ở Việt Nam không có cái gọi là tư tưởng chống nước Mỹ. Lòng căm thù Mỹ chỉ thể hiện trong chiến tranh, chiến tranh kết thúc - ông gắng nói to - là khép lại”. Nói rằng trong suốt 20 năm mình phải chịu sự đau khổ, cùng cực mà (nay) không có cảm nhận chống Mỹ thì theo hiểu biết thông thường của tôi là hoàn toàn không thể nào 31 tin được. Nhưng nhà thơ cho rằng, nét đặc sắc của dân tộc Việt Nam chính là ở tấm lòng vị tha, nhân ái. Nếu tha thiết mong muốn không để xảy ra chiến tranh thì hãy nói chuyện một cách cởi mở và chân thành. Bài diễn thuyết dài của ông được kết thúc bằng lời kết như thế này: “Để tạo bầu không khí không còn dấu hận thù và chỉ còn lại tình thân ái Việt Nam và Hàn Quốc, bây giờ chẳng phải thuộc phận việc của bạn và tôi hay sao?”. Thanh âm của tâm hồn1 nhà thơ thì thầm thật tình cảm. “Đừng hận thù và hãy yêu nhau đi” như tiếng sét gào hướng thẳng trái tim tôi. Trong thoáng chốc, toàn thân tôi như run lên. Giọng nhà thơ trầm thấp nhưng thanh âm của tâm hồn đa cảm ấy vang vọng, oai hùng. Thật như lời dạy của Đức Phật: “Hãy từ bi”, thật như lời Chúa Jesus thét lên giữa cánh đồng hoang: “Hãy yêu kẻ thù”. Nhà thơ đã lay động tâm hồn tôi. Từ cái thanh âm của tâm hồn ấy tôi thốt nhiên nhận ra sai lầm của lịch sử và con đường hòa giải. Lịch sử phải là đạo lý. Trong lịch sử, muốn cụ thể một vấn đề đạo lý trước hết phải tự bộc lộ lịch sử đen tối của mình, phải cho thấy cái dũng khí dám thừa nhận. Không có sự thừa nhận thực tâm không thể có hòa giải chân thành. Sự chân thành chỉ có được khi ta khiêm tốn thừa nhận sự dối trá ___________ 1. Khi lần đầu gặp Goethe, Napoleon đã nói “đây là hình tượng của một con người chân chính”, nhưng tôi thì muốn dâng tặng những lời này cho nhà thơ Thanh Thảo. 32 của ta, sự sai trái của ta, sự giấu giếm của ta, sự nhầm lẫn của ta... Lối suy nghĩ “ta không biết ta có tàn bạo không, mà cứ cho kẻ khác là tàn bạo” là thái độ ngây thơ nhất của con người mà Chúa Jesus chẳng đã nghiêm trách khi ví với câu chuyện “Cái rác và cái xà”1 đó sao?... Khi nhìn lại những sai lầm của lịch sử, chúng ta muốn những người trẻ tuổi - tương lai của đất nước - trơ tráo, vô sỉ trước tội lỗi hay biết cúi mình sám hối? Sự thực là nếu chúng ta không nhận ra lỗi lầm đã tham gia chiến tranh Việt Nam thì chúng ta có tư cách gì để phê phán quan điểm lịch sử làm phai nhạt ký ức, hợp thức hóa tội ác... là nông cạn, là thiển cận? Liệu chúng ta có thể luận bàn về chính nghĩa và đạo lý trên vũ đài thế giới được không? Chúng ta cố nhắm mắt làm ngơ với quá khứ thì liệu chúng ta có thể nhìn thấy một tương lai xán lạn? Đạo lý lịch sử của thế hệ trẻ đang đứng trên lằn ranh giữa phát huy và suy đồi sẽ như thế nào còn tùy thuộc vào thái độ nhận thức quá khứ lịch sử (của chúng ta). Tại Nhà chứng tích Sơn Mỹ, tôi đã thấy nỗi buồn sâu sắc và nỗi đau khôn tả mà người Việt Nam đã trải qua. Trong bài diễn thuyết của nhà thơ Thanh Thảo, tôi đã thấy con đường đầy chông gai, gian nan phải trải qua để làm nên mốc son lịch sử - thống nhất đất nước - là như thế nào. ___________ 1. Xem thêm Kinh Thánh Tân ước: Lời Chúa cho mọi người, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, 2005, tr.56 (B.T). 33 Mốc son đó (thành tựu đó) là sức mạnh của lòng vị tha và khoan dung xuất phát từ dũng khí1 chân chính. Đó không phải là sự mạnh bạo xuất phát từ khí chất quá khích hay rung cảm mù quáng mà là cái dũng khí không bao giờ thay đổi vì đại nghĩa cho dù có bị kẻ khác làm hại cũng không báo thù. Xem ra thì có vẻ nhu nhược, nhưng lại không khuất phục trước bất kỳ áp bức bên ngoài nào. Sức mạnh khoan dung của người Việt Nam khởi nguồn từ quá trình đấu tranh và tự vệ để giải phóng khỏi áp bức của thực dân, đế quốc; khởi nguồn từ niềm tin tất thắng thông qua sự đoàn kết và tự hoàn thiện mình một cách thực chất... Trên thế giới, Việt Nam là đất nước có bối cảnh lịch sử, văn hóa tương đồng với chúng ta nhiều nhất: đều là nước láng giềng của Trung Quốc; trong quá khứ luôn bị các thế lực phong kiến Trung Hoa cai trị và xâm lược; tiếp nhận nền văn minh Trung Hoa là nền văn minh tiên tiến duy nhất; tôn sùng đạo Khổng (Nho học); từ cuối thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX đã trải qua sự thống trị tàn bạo của thực dân, đế quốc; sau Chiến tranh thế giới thứ hai ___________ 1. Nói chuyện với Tử Lộ, Đức Khổng Tử đã từng khen ngợi tính cách mạnh mẽ của người phương Nam. Ngài nói: “Khoan nhu dĩ giáo, bất báo vô đạo, Nam phương chi cường giã. Quân tử cử chi”. Nghĩa là: Lấy khoan dung mềm dẻo để dạy dỗ, không báo thù kẻ vô đạo, đó là sức mạnh của người phương Nam. Người quân tử sống với sức mạnh ấy. 34 (đối với Hàn Quốc) và trong thời kỳ Chiến tranh lạnh (đối với Việt Nam), đất nước bị chia cắt hai miền; kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (Việt Nam); chiến tranh Triều Tiên (đồng tộc tương tàn),... Tuy nhiên, quá trình từ chia cắt đến thống nhất đất nước lại không có được kết quả tương đồng. Không như Việt Nam, non sông thu về một mối, chúng ta (Hàn Quốc) và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên tuy cùng dòng máu nhưng vẫn đang chĩa súng vào nhau, vẫn chưa khi nào nguôi lòng thù hận. Nỗi xấu hổ và thất vọng này hẳn là có lý do rõ ràng của nó. Muốn khắc phục điều này, hơn lúc nào hết, cần phải tôn trọng lịch sử Việt Nam với bao biến cố, thăng trầm như chúng ta, giành được thống nhất và coi đó là thái độ tích cực đáng trân trọng. Tôi cảm nhận cuộc đấu tranh thống nhất dân tộc của Việt Nam là “Alpha và Oméga”1, là điều mà chúng ta phải học mỗi lần tôi đến thăm Việt Nam. Tôi tin là không thể có hòa giải chân thành nếu không biết rõ sự thật. Và nếu không biết được sự thật lịch sử xác tín thì không thể đạt đến cảnh giới của nhận thức. Bởi vậy ___________ 1. Hai chữ cái này đứng ở đầu và cuối bảng tự mẫu Hy Lạp. Chúng được xem như chiếc chìa khóa của hoàn vũ, toàn bộ vũ trụ như được cất giữ giữa hai cực ấy. “Alpha” và ”Oméga” vì thế tượng trưng cho tổng thể nhận thức, tổng thể sinh tồn, tổng thể không gian và thời gian. Hiểu một cách ngắn gọn: Là cái Đầu tiên và cái Cuối cùng, Khởi nguyên và Khánh chung (B.T). 35 mà tôi theo đuổi vấn đề đạo lý của việc chúng ta tham chiến ở Việt Nam đã hơn 10 năm qua. Việt Nam và những buồn, vui, sướng, khổ1 mà chúng ta đã nếm trải giờ đây nhất định phải trở thành một kiến thức. ___________ 1. “Buồn, vui, sướng, khổ” mà tôi nói đến chỉ mang ý nghĩa hạn hẹp trong việc thống nhất đất nước của Việt Nam và Hàn Quốc. Sự nghiệp thống nhất đất nước của Việt Nam là bài học cho chúng ta và sự chia cắt kéo dài đến nay nhất định phải được giải quyết. Theo ý của tôi, “buồn, vui, sướng, khổ” không có nghĩa là sự ưu liệt [Ưu: ưu điểm, điểm mạnh (tốt). Liệt: Điểm yếu, điểm liệt (xấu)] về tư chất dân tộc nói chung giữa hai nước. Người phương Tây từng chế giễu nền dân chủ mà xã hội ta tạo nên. Trong số tất cả các nước châu Á, tôi nghĩ chưa nước nào có chế độ dân chủ phát triển như chúng ta. Có được sự tiến bộ ấy là nhờ vào cuộc đấu tranh bền bỉ của quần chúng nhân dân qua hai lần đảo chính. 36 Chương I NHỮNG MẢNH GHÉP VIỆT NAM 1. Áo giáp sắt Tên trung sĩ Hartman hung tợn, đang hành hạ đám tân binh sẽ được gửi sang chiến trường Việt Nam trong trại huấn luyện thủy quân lục chiến Mỹ, vừa chạy bộ cùng đám binh sĩ vừa liên tục chửi thề. Khi tập điều lệnh hắn gào to: “Cỏ mọc tốt nhờ cái gì? Máu. Máu. Máu! Chúng ta làm gì để sống?... Giết. Giết. Giết”. Đó là cảnh mở đầu bộ phim “Áo giáp sắt” (Full Metal Jacket, 1987)1. Phần đầu bộ phim với các cảnh quay cho thấy quy trình huấn luyện 8 tuần rất tỉ mỉ, khắc nghiệt và bạo lực cốt để “tẩy não” những chàng trai măng tơ thiện lương trở thành vũ khí giết người ghê rợn. Trong phim có cảnh nhân vật chính di chuyển đến phân đội chiến đấu bằng trực thăng. Khi chiếc trực thăng bay là là trên cánh đồng, tên xạ thủ súng máy trực thăng ___________ 1. Ám chỉ một loại đạn (của súng tiểu liên M16) có sức sát thương lớn của lính thủy đánh bộ Mỹ. 37 bắt đầu xả đạn vào những người nông dân đang miệt mài lao động và gào to đầy kích động: - Ngon không? - Mày chết này! - Đoàng! Mày chết! Đoàng! Đoàng! Tên xạ thủ hướng sang nhân vật chính đang hồ nghi cái khung cảnh đó, huênh hoang: - Bất kỳ tên nào chạy đều là Việt Cộng! Tên nào đứng yên mới là Việt Cộng có kỷ luật tốt1. Tôi đã giết được 157 tên Việt Cộng. Với cả 50 con trâu nước nữa. Tất cả đều được xác nhận! Nhân vật chính hỏi: - Có phụ nữ hay trẻ em không? Cười tươi và trả lời: Đôi khi. - Sao anh có thể giết cả phụ nữ và trẻ em chứ? - Dễ mà! Chỉ cần không để họ sống lâu quá... Ha Ha Ha! Chiến tranh thật là khốn khiếp phải không? Hollywood đã làm rất nhiều phim về đề tài chiến tranh Việt Nam. Cũng có những bộ phim ảo tưởng, thiếu thực tế, kiểu Don Quijote, ca ngợi nước Mỹ bách chiến, bách thắng, như phim “Rambo” (1982) (Sylvester Stallone thủ vai chính), phim “Mũ nồi xanh” (The Green Berets, 1968) (John Wayne vai chính)... Nhưng tất thảy những tác phẩm điện ảnh gây được tiếng vang đó đều nói đến di chứng của chiến tranh ___________ 1. “Anyone who runs, is a VC. Anyone who stands still, is a well-disciplined VC!”. 38 Việt Nam hết sức bi thương, đã hối thúc sự phản tỉnh quá đỗi cay đắng. Nói cách khác, những bộ phim mà nội dung bao phủ không khí chiến tranh điên loạn, tả chân sự hủy diệt con người thảm khốc đã truyền đi một thông điệp phản chiến mạnh mẽ. Cũng phải nhắc tới những tác phẩm điện ảnh tiêu biểu xoay quanh chủ đề chiến tranh Việt Nam, như: “Thợ săn hươu” (The Deer Hunter, 1978), “Sách Khải huyền” (Apocalypse Now, 1979), “Trung đội” (Platoon, 1986), “Giấc mơ có thật” (Jacob's Ladder, 1990),... Bộ phim “Áo giáp sắt” công chiếu năm 1987 cũng nằm trong số những tác phẩm điện ảnh nổi tiếng1. Các nhà phê bình đã nhận xét bộ phim “Áo giáp sắt” là một kiệt tác điện ảnh thực thụ, đã tố cáo cái tổ chức quân đội quái thai, lấy lý do chiến tranh Việt Nam, để tạo ra “những cỗ máy giết người” bởi chính chúng ta. Cái tên Hồ Chí Minh ở Việt Nam là biểu trưng của tinh thần thời đại mà nhân dân muốn cụ thể hóa. Nhân dân Việt Nam tôn kính Người, nhưng dưới con mắt các chính quyền Mỹ, Hồ Chí Minh là đối tượng của sự phê phán vì đơn giản Người là cộng sản. Lính Mỹ không do ___________ 1. Năm 2001, Viện Phim ảnh Mỹ - America Film Institue (AFI) đã xếp hạng phim “Áo giáp sắt” đứng vị trí 95 trong danh sách 100 phim xuất sắc nhất trong 100 năm vừa qua (AFI’s 100 Years... 100 Thrills). Năm 2008, tạp chí Empire xếp hạng phim “Áo giáp sắt” đứng vị trí 457 trong số 500 phim hay nhất mọi thời đại. Kênh truyền hình Channel 4 của Anh xếp hạng phim đứng thứ 4 trong số những bộ phim hay nhất về đề tài chiến tranh (B.T). 39 dự xử những ai theo Hồ Chí Minh. Bởi vậy chúng mới tạo ra cái khẩu hiệu hoang đường, vô căn cứ “Bất kỳ tên nào chạy đều là Việt Cộng! Tên nào đứng yên mới là Việt Cộng có kỷ luật tốt”. Phương thức chiến tranh của quân Mỹ ở Việt Nam là giết người tùy tiện, ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào. Giám đốc sản xuất phim Stankey Kubrick được giới phê bình điện ảnh gọi là tài năng xuất chúng, qua bộ phim của ông đã lột tả những hình ảnh điên rồ của cuộc chiến tàn bạo mà quân đội Mỹ đã tiến hành ở Việt Nam. 2. Cái tên “Hồ Chí Minh” Sài Gòn 10 giờ 45 phút ngày 30/4/1975. Những chiếc xe tăng của Quân Giải phóng đã húc đổ cổng sắt của Dinh Độc lập. Với sự kiện này, Việt Nam đã kết thúc “trận cuối cùng” của cuộc trường chinh gian khổ, 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) và hơn 20 năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ (1954-1975), giành chiến thắng huy hoàng, thống nhất đất nước. Chính vào thời khắc Nam Bắc sum họp một nhà, tất cả các nhà lãnh đạo của Hà Nội (Bắc Việt) không phân biệt ai với ai, không ngăn được những giọt nước mắt, ngậm ngùi nhớ tới Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã mãi mãi đi xa từ sáu năm trước, năm 1969. Phạm Tuyên là một nhạc sĩ tài hoa. Cha ông là Phạm Quỳnh, một trí thức lớn. Tuy cha tham gia chính quyền Bảo Đại, là một quan đại thần triều Nguyễn, nhưng 40 Phạm Tuyên vẫn cùng chiến đấu và ủng hộ cách mạng. Ngay trước thềm ngày chiến thắng 30/4/1975, Phạm Tuyên, với cảm hứng dâng trào, sáng tác nên ca khúc ngợi ca Hồ Chí Minh: “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng, Lời Bác nay đã thành chiến thắng huy hoàng. Ba mươi năm đấu tranh giành toàn vẹn non sông, Ba mươi năm dân chủ cộng hòa kháng chiến đã thành công. Việt Nam Hồ Chí Minh! Việt Nam Hồ Chí Minh! Việt Nam Hồ Chí Minh! Việt Nam Hồ Chí Minh!”. Nguyễn Văn Trỗi (01/02/1940 - 15/10/1964) là người đã thực hiện cuộc đánh bom trên cầu Công Lý bất thành nhằm vào phái đoàn quân sự cao cấp do Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert McNamara dẫn đầu. Mười tám ngày sau khi kết hôn, đêm 09/5/1964, anh Trỗi bí mật nhận nhiệm vụ ám sát McNamara. Sự kiện này của Nguyễn Văn Trỗi được ví như sự kiện nhà cách mạng người Triều Tiên nổi tiếng An Jung-geun ám sát Itō Hirobumi - Thủ tướng đầu tiên của Nhật Bản. Suốt 6 tháng ở trong tù, chịu bao nhiêu cực hình tra tấn và dụ dỗ của địch, nhưng anh vẫn nhất quyết bảo vệ bí mật của đồng chí mình. Tòa án quân sự đã tuyên án tử hình công khai đối với anh. Sáng 15/10/1964, trước sự chứng kiến của 41 nhiều phóng viên nước ngoài tại trường bắn, chàng trai trẻ Nguyễn Văn Trỗi đã dõng dạc: - Quý vị là những nhà báo, đương nhiên quý vị hiểu. Kẻ xâm lược nước tôi, tàn sát nhân dân tôi là Mỹ. Kẻ lên mọi ý đồ để khuất phục Tổ quốc tôi chính là McNamara. Tôi muốn trừng phạt hắn vì đã phạm tội không thể kể xiết trên mảnh đất này. Hai cánh tay bị bẻ quặt cánh gà, trói chặt vào cột, khăn bịt mắt, anh bình thản đón nhận cái chết. “Mong muốn cuối cùng của tôi là được nhìn mảnh đất này, Tổ quốc thân yêu của tôi. Hãy bỏ bịt mắt”. Khăn bịt mắt vừa được cởi bỏ, anh đã hô vang: “Hãy nhớ lấy lời tôi! Đả đảo đế quốc Mỹ! Việt Nam muôn năm! Hồ Chí Minh muôn năm!”. Hồ Chí Minh đối với những người Việt Nam yêu nước đồng nghĩa với Tổ quốc Việt Nam tự hào. 3. Chủ nghĩa McCarthy và cách nghĩ suy diễn Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ nổi lên với vai trò là siêu cường số một thế giới, duy nhất, Liên Xô được xem là đối thủ tương xứng để đối đầu với Mỹ. Người ta gọi chính quyền Mỹ, nhân tố có thể thao túng nền chính trị, kinh tế thế giới, theo thuật ngữ báo chí là “Washington”. Hạt nhân quyền lực thực tế của “Washington” không phải là các chính trị gia ở Thủ đô nước Mỹ mà là các doanh nghiệp Mỹ. Vì nền tự do và sự bảo đảm cho các doanh nghiệp, “Washington” 42 vừa hỗ trợ thúc đẩy dân chủ, vừa tài trợ cho chính phủ độc tài nhiều quốc gia trên thế giới. Những doanh nghiệp này, về bản chất, hết sức lo ngại các phong trào xã hội, đặc biệt là phong trào công nhân. Trong khi đó, sức ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản1 Liên Xô ngày càng lớn mạnh, được xem là điều không thể chấp nhận, ngay cả trong tưởng tượng cũng là “cơn ác mộng”. Mỹ và Liên Xô trở thành đối trọng của nhau. Những năm 1950, cuồng phong chống cộng trong xã hội Mỹ nổi lên một cách cực đoan, nhưng cũng không thể chỉ đổ thừa cho cái tinh thần “anh hùng” phi lý của cá nhân một thượng nghị sĩ Joseph McCarthy2. Chủ nghĩa McCarthy là chủ nghĩa chống ___________ 1. Chủ nghĩa cộng sản không phải là của riêng C. Mác. Theo Mạnh Tử, bản năng của con người là “thực” và “sắc”. Kết quả của nỗ lực giải quyết cái “thực” (vấn đề kinh tế) mà Mạnh Tử nói đến là lý luận về chủ nghĩa tư bản của C. Mác. Sigmund Freud là người đã cố gắng làm sáng tỏ một cách chính thức bản chất của “sắc” (dục vọng). Gốc rễ của chủ nghĩa cộng sản đã có từ lâu. Khổng Tử đã giải thích về sự sở hữu công đối với tài sản. Khổng Tử nói: “Không sợ thiếu. Chỉ sợ không công bằng. Đã công bằng thì không nghèo”. Trong tác phẩm Chính trị luận, Aristotle cũng đã viết: “Đằng sau sự phản kháng ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào đều có mong ước về sự công bằng”. 2. Joseph McCarthy (1908-1957) là một chính trị gia người Mỹ, thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa bang Wisconsin từ năm 1947 cho đến khi qua đời năm 1957. Là người giữ chức vụ cao trong Chính phủ Mỹ, nhưng McCarthy đã có những hành động khởi tố, bắt giam vô căn cứ và vô trách nhiệm những người bị xem là cộng sản có âm mưu lật đổ chế độ, nhằm khủng bố một cách bừa bãi những người không hài lòng với chế độ. 43 cộng sản. “Washington” đã quan niệm rất ấu trĩ rằng nhân dân theo Hồ Chí Minh đánh đổ chính quyền Quốc gia Việt Nam bù nhìn của mình là tay sai của Moskva. Dù Hồ Chí Minh là ai, chừng nào còn là cộng sản, là điều mà “các doanh nghiệp” thù ghét, và với “Washington” vẫn là đối tượng cần phải loại bỏ. Hàn Quốc là quốc gia duy nhất trên trái đất này dù đã đi qua chiến tranh tương tàn, thê thảm (1950-1953), song vẫn còn nguyên sự căng thẳng và đối đầu của thời kỳ Chiến tranh lạnh. Lời mở đầu cuốn Lịch sử Hàn Quốc hiện đại của Bruce Cumings bắt đầu như thế này: “Mọi sự kiện, mọi sự thật, mọi ngôn từ trong lịch sử hiện đại Hàn Quốc đều được nhìn qua hai lăng kính nên đã bị “tật khúc xạ”. Hơn bất cứ quốc gia nào trên thế giới, Hàn Quốc sẽ phải chịu cú sốc về sự chia cắt, về ý thức hệ lâu hơn và khốc liệt hơn”. Sự lẩn thẩn của chủ nghĩa chống cộng cực đoan (chủ nghĩa McCarthy) đã làm tê liệt nhận thức và lý tính thông thường là “không hô hào chống cộng tức là bọn Đỏ”. Ngày nay, trong xã hội chúng ta, điều này vẫn còn tồn dư dai dẳng khắp nơi. Phái cực hữu McCarthy như con chó1 của Pavlov, cứ nghe tiếng chuông là tiết dịch vị, cứ nói đến Hồ Chí Minh là liên tưởng ngay đến “bọn Đỏ”. ___________ 1. Thí nghiệm nổi tiếng của Ivan Petrovich Pavlov - nhà sinh lý học, tâm lý học và thầy thuốc người Nga, về phản xạ có điều kiện (B.T). 44 Phái cực hữu đâu có quan tâm đến sự tiến bộ, ngay cả việc Việt Nam đánh đuổi xâm lược Mỹ và thống nhất đất nước, chúng hết sức thờ ơ. Có chăng thì cũng chỉ nghĩ được Hồ Chí Minh đơn giản là người tốt, chứ không nghĩ lịch sử thống nhất Việt Nam và Hồ Chí Minh, người lãnh đạo của quá trình đó phải được xem là mẫu mực. Chúng ta và Việt Nam có nhiều tương đồng. Vừa thoát khỏi ách thống trị thực dân thì liền ngay sau đó phải nếm trải bi kịch Bắc, Nam chia cắt và huynh đệ tương tàn (đối với Hàn Quốc) - cái “ách” của Chiến tranh lạnh. Chiến tranh Triều Tiên nổ ra năm 1950 là cuộc chiến tranh hủy diệt quy mô khó thống kê. Cuộc chiến kết thúc năm 1953 với quá nhiều tổn thất mà không giải quyết được bất cứ việc gì. Đến nay, đã qua hơn 60 năm, vấn đề muốn giải quyết vẫn còn đó trên bán đảo Triều Tiên. Chín năm kháng chiến chống Pháp (được Mỹ viện trợ), hơn 20 năm kháng chiến chống Mỹ và chính quyền tay sai, năm 1975, bằng sức lực của mình, Việt Nam đã giành được độc lập và thống nhất trọn vẹn. Vụ khủng bố ngày 11/9/2001 đã phá hủy Trung tâm thương mại New York, Bush tạo cớ, phát động chiến tranh xâm lược Irắc, nghiến răng vì dầu mỏ. Không một quốc gia Bắc Âu nào thường vẫn hay hô hào (ra vẻ) lương tâm, dám hé răng về Bush rằng “Ông là kẻ xâm lược”. 45 Tổng thống Roh Moo-hyun (1946-2009) từng nói nếu trúng cử sẽ không đi Mỹ, vậy mà cũng chẳng chần chừ thể hiện sự đồng tình với cuộc chiến tranh Irắc (gửi quân tới Irắc). Việt Nam tuy vẫn là nước nghèo, nguồn vốn một phần dựa nhiều vào đầu tư của Mỹ, nhưng là nước duy nhất mạnh mẽ phản đối sự can thiệp của Mỹ đối với Irắc. Cái dũng khí dám nói “Hoàng đế đang cởi truồng”1 chính là cội nguồn của sức mạnh làm nên lịch sử thắng Mỹ của Việt Nam mà chúng ta nên quỳ xuống mà học. Về lý, việc học sinh trung học và cao đẳng ở ta tập trung đốt nến biểu tình phản đối việc nhập thịt bò điên của Mỹ2 do một số phe nhóm phong trào phát động, được xem là chân chính, nhưng tôi thì ước chừng mức độ của phe tiến bộ ở ta vẫn chỉ loanh quanh ngoài rìa của sự chống Mỹ, liệu có đúng chăng? Tại sao phe tiến bộ ở ta không xem việc Việt Nam “đánh cho Mỹ cút”, thống nhất đất nước là một hình mẫu? Sở dĩ tôi đặt ra câu hỏi này là vì sau năm 1974, khi ra mắt cuốn sách kinh điển của thời đại chúng ta Lôgíc của thời kỳ chuyển đổi (The Logic of Transition Period) của Lee Young-hee thì hầu như không có cuốn sách nào tích cực minh chứng chân sự thật về chiến tranh Việt Nam. Chỉ có một số báo, tạp chí, ít cuốn sách, trong đó gồm cả những xuất bản phẩm của ___________ 1. Chuyện cổ tích Andersen “Bộ quần áo mới của hoàng đế” (B.T). 2. Xem “Biểu tình chống nhập khẩu thịt bò Mỹ ở Hàn Quốc”, http://www.nhandan.com.vn/thegioi/tin-tuc/item/10267902-.html (B.T). 46 nhà văn Bang Hyeon-seok1, trường Đại học Chung-Ang, là giúp chúng ta hiểu đúng về Việt Nam. Người ta nói, ở Mỹ sách và luận án đề cập chuyên sâu về chiến tranh Việt Nam và Hồ Chí Minh lên tới cả vạn cuốn. Ở ta, “sự nghèo nàn” về sách như thế nào thì chứng tỏ sự quan tâm, chú trọng của chúng ta cũng nghèo nàn như vậy. Tôi đã kể những chuyện tôi biết về Việt Nam và Hồ Chí Minh cho nhiều nhân sĩ tiến bộ, nhưng đa số họ tỏ thái độ xấc xược. Họ lý lẽ rằng chúng ta cũng có một Bắc Triều Tiên và Chủ tịch Kim Nhật Thành vĩ đại đáng tự hào không thua kém gì Việt Nam và Hồ Chí Minh. Lịch sử Triều Tiên cổ đại, Bách Tế (Hangul) chiến tranh với Tân La (Silla) hay lịch sử của Bắc Hàn hoặc ngay như lịch sử của chúng ta là những sự kiện đã diễn ra trong quá khứ. Việc Bắc Hàn triệt để thanh toán phái “thân Nhật” rõ ràng là lịch sử đáng tự hào, hoặc đường lối tự chủ, nhất quán cũng là điều đáng tôn trọng trong nền ngoại giao. Tuy nhiên, trong kiến giải của một số nhân sĩ tiến bộ cho rằng Bắc Hàn làm tốt hơn Việt Nam thì tôi cảm thấy ở đây có cái gì cố chấp, hẹp hòi của chủ nghĩa dân tộc cực đoan. ___________ 1. Bang Hyeon-seok (sinh năm 1961) thuộc thế hệ những nhà văn trẻ của Hàn Quốc, hiện là giáo sư trường Đại học Chung-Ang. Ngay từ khi còn là sinh viên, anh đã tham gia phong trào đấu tranh đòi dân chủ. Bang đặc biệt yêu mến Việt Nam, là Hội trưởng Hội các tác giả trẻ muốn tìm hiểu Việt Nam (B.T). 47 Cái cách suy nghĩ (phương thức tư duy) duy nhất mà tôi nói đến đó là khuynh hướng “chụp mũ” (thiên hạ) bằng “tiền đề suy diễn” (được hiểu là quan niệm như đóng đinh của chủ nghĩa kinh nghiệm). Học giả Kim Young-ok đã đưa ra nhận xét về cái “tiền đề suy diễn” đặc biệt chỉ chúng ta (Hàn Quốc) mới có như này: ““Triết học phương Đông ở nước ta vong vì Kinh dịch. Hàn y của ta vong vì Nội kinh”1. Lời nhận xét này, về hình thức, có vẻ kém tinh tế, nhưng thực chất là chê trách khuynh hướng mang tính ý niệm (bảo thủ, kinh nghiệm) của người Hàn, nói cách khác là nhìn nhận sự vật dưới tiền đề mang tính suy diễn. Người nước ta trước khi bình tâm quan sát2 những kinh nghiệm thường nhật xung quanh - những sự thật có tính quy nạp (kết luận) - hay lại vội vàng xác tín một nguyên lý hay một tiền đề có tính ý niệm (quan niệm) ___________ 1. Kinh Dịch là một trong năm quyển kinh điển trong văn học Trung Hoa (Ngũ Kinh) dùng làm nền tảng trong Nho giáo, nói về các tư tưởng triết học của người Trung Hoa cổ đại dựa trên các khái niệm âm dương, bát quái,... Nội Kinh là tác phẩm kinh điển lý luận hàng đầu của nền y học Đông phương. Từ xưa, các danh y nổi tiếng như: Hoa Đà, Biển Thước, Y Doãn, Hải Thượng Lãn Ông, Tuệ Tĩnh đều coi đây là cuốn sách gối đầu giường hỗ trợ đắc lực trong việc nghiên cứu chẩn trị, bổ tả, liệu dược bệnh nhân và truyền dạy cho môn sinh, đệ tử (B.T). 2. Người ta nói rằng, du học sinh Hàn Quốc sang Mỹ không biết hỏi “Why” (tại sao) và “How” (như thế nào, bằng cách nào). 48 xuyên suốt cả vũ trụ. Tôi không thể hiểu về mặt lịch sử “cái ham muốn” này được hình thành như thế nào, chỉ biết rằng khuynh hướng “đại khái” này (chỉ chú ý những cái chung, thiếu đi sâu vào những cái cụ thể) chắc chắn đóng vai trò chi phối1. Tóm lại, tùy theo cái “tiền đề suy diễn” mà người ta không ngần ngại quyết định mọi phương thức hành động. Trước khi bình tâm đọc tác phẩm Tư bản của C. Mác, trước khi ủng hộ cuộc vận động “ý thức hóa” nhằm hiểu được toàn bộ cấu trúc mang tính suy diễn của tư tưởng cộng sản chủ nghĩa2 và làm rõ bản chất của tư tưởng ấy, để cái cấu trúc mang tính suy diễn của tư tưởng cộng sản chủ nghĩa ẩn sâu vào trong suy nghĩ, thì con người ta phải không sợ hy sinh tính mạng. Khuynh hướng tin một cách mù quáng của đại bộ phận (cuồng tín) là căn bệnh sinh ra từ “ham muốn” tin chắc chắn, không chút nghi ngờ vào một số tiền đề mang ___________ 1. Việc “cha truyền con nối” (chế độ “thế tập”) quyền lực chính trị của Bắc Hàn liệu có thể khác so với “cha truyền con nối” quyền lực kinh tế, quyền lực giáo hội, quyền lực ngôn luận, quyền lực nghị viện của Nam Hàn hay không? 2. Liệu từ thời nguyên thủy đã có chủ nghĩa hay chưa? Chẳng phải chính sự bất mãn của con người đã tạo ra chủ nghĩa. Nếu đứng từ góc nhìn của chủ nghĩa quân chủ thì chủ nghĩa dân chủ ngày nay của chúng ta quả là chế độ bất kính. Dưới con mắt của chủ nghĩa tư bản, thì chủ nghĩa cộng sản cũng tương tự như vậy. Ai có thể khẳng định chủ nghĩa tư bản sẽ không diệt vong. 49 tính suy diễn. Cái đó là khuynh hướng mù quáng, cảm tính thay vì gọi là lôgíc”1. Cái tiền đề suy diễn này nói một cách nôm na, dễ hiểu như thể “nhìn cái biết ngay”. Nếu nhìn lướt từ đầu chí cuối rồi kết luận là đã biết hết rồi là một sai lầm về năng lực thấu thị. Ấy là do sự cả tin mơ hồ, tình trạng lúng túng bởi giả thức. Cái tiền đề ấy một khi “ăn” vào xương vào tủy thì lập tức (người ta) rơi vào tình trạng “chỉ có ta là duy nhất đúng” (duy ngã độc tôn) rất vô lý... Có những kẻ cuồng tín đeo trên lưng và ngực những dòng chữ như “Có Chúa là thiên đường, không có Chúa là địa ngục” rồi đi lại phía trước ga Seoul, hay những nhà nho của thời kỳ Joseon phải hứng chịu sự chỉ trích nếu như trót nhắc tới một vài câu nói của Lão Tử mà không phải là lời của Khổng Tử, Mạnh Tử2, hay hiện thực: Không biết bản chất của chủ nghĩa cộng sản là gì nhưng cứ lao đầu vào hai thứ cực đoan: Nếu không tung hô “lãnh tụ muôn năm” thì cũng “phản đối cộng sản xấu xa”. Tuy thời thế đã khác nhưng vẫn có thể dễ dàng nhận ra cái tiền đề suy diễn giống nhau đến ngạc nhiên ở những người này. ___________ 1. Trích trong Lời tựa của cuốn Hiểu về triết học White Head của Môn Chang-ok, Nxb. Tongnamu, 1999. 2. Những người bóp méo Nho giáo bằng những hành động đi ngược lại những giáo lý Nho giáo. 50 Ta nói rằng lời của Chúa Jesus, của Khổng Tử hay của C. Mác là chân lý cũng đúng thôi. Nhưng nếu cứ khăng khăng “chỉ lời nói của họ là duy nhất đúng” thì lại là sự áp đặt quá đáng. Dù cùng một hiện tượng nhưng rõ ràng vẫn có một hệ thống luận giải theo cách khác. Danh họa Picasso từng nói: “Nếu chỉ có một chân lý duy nhất, làm sao có thể vẽ hàng trăm bức tranh trên cùng một đề tài được”1. Nếu cứ khăng khăng cho rằng chủ nghĩa là đúng đắn và đe dọa chính trị nếu như chỉ cần sử dụng từ “cộng” của “cộng sản chủ nghĩa” thì cũng chẳng khác nào những kẻ cuồng tín tôn giáo cứ chạy vòng vòng khắp ga Seoul. Thái độ của cộng sản chủ nghĩa với tư bản chủ nghĩa cũng tương tự như vậy. Việc không nỗ lực để xem xét chi tiết những ưu nhược điểm của một tư tưởng cho dù nó có sức thu hút đến đâu cũng giống như phái cấp tiến. Chủ nghĩa cộng sản không chỉ ___________ 1. Chúa Jesus răn dạy: “Hãy yêu kẻ thù”, nhưng trong cuộc đời thực, điều này là chưa thể thực hiện. Giá trị của chủ nghĩa Mác - Lênin là về sự bình đẳng cũng chưa thể phát huy sức mạnh biến cải được hiện thực. Tôi coi việc Liên Xô (cộng sản) hay Mỹ (của Thanh giáo) can thiệp vào Afganistan đều là sự xâm lược xuất phát từ lợi ích của chủ nghĩa đế quốc. Nếu phái hữu có sự khoa trương và cuồng tín thì phái tả cũng vậy. Tính bảo thủ của chúng ta tồn tại dai dẳng ngay cả trong việc làm chứa đựng sự bình đẳng như việc cấp phát đồ ăn miễn phí, chúng ta cũng đem những tư tưởng phân biệt màu da vào đó. Ngay cả một bộ phận của phái tiến bộ cũng có thói xấu là cứ hễ ai phê phán chế độ Bắc Hàn, dù chỉ một chút thôi, cũng quy chụp họ là tay sai của chủ nghĩa đế quốc. 51 gây nổi loạn và đòi quyền tự do cho con người mà còn là hiện thực đàn áp bằng chế độ chuyên chính1. Kim Hwa-young2 - người viết Bức thư thép đã đưa ra “Tư tưởng chủ thể” và những kẻ gọi là “phái tư tưởng chủ thể” bị “tẩy não” vào những năm 1980 vẫn chưa thể nhận ra sự thật là bản thân mình chỉ là “ếch ngồi đáy giếng” - người ta thấy những hành động của mình là đúng dưới con mắt của chính mình. Để nhận ra bản thân mình là “ếch ngồi đáy giếng” thì chỉ có cách là thoát khỏi cái giếng. Dù sao đi nữa, cũng không còn gì buồn hơn việc phái cấp tiến cứ chìm trong cuộc tranh luận về việc phê phán khuynh hướng đánh giá tích cực đối với Đảng Lao động Triều Tiên của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên để rồi chia rẽ. Hồ Chí Minh nói: “Tất cả mọi người đều có quyền nghiên cứu một chủ nghĩa. Riêng tôi, tôi đã nghiên cứu chủ nghĩa Các Mác. Cách đây 2.000 năm, Đức Chúa Giêsu ___________ 1. Trích trong Chủ nghĩa cộng sản, xã hội không tưởng bị trì hoãn của Philippe Buton. Ông là một nhà văn người Pháp đã đề cập đến nhiều sự kiện và nhân vật của chủ nghĩa cộng sản vào thế kỷ XX nhưng không đề cập đến Hồ Chí Minh và chiến tranh Việt Nam. Không biết là vì cuộc chiến giữa Pháp và Việt Nam, hay là vì ông không thích chủ nghĩa cộng sản kiểu Hồ Chí Minh, nhưng dù sao thì Hồ Chí Minh cũng không được ưa thích bởi những người cộng sản theo kiểu Stalin. 2. Kim Hwan-young rơi vào trạng thái tự mãn và đấu tranh theo kiểu cưỡng chế tàn ác. Tự xưng mình là hậu bối của Jeon Tea-il, tham gia cuộc vận động lao động rồi trở thành nhà chính trị ham mê quyền lực. 52 đã nói là ta phải yêu mến các kẻ thù của ta. Điều đó đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được. Còn khi nào thì chủ nghĩa Các Mác thực hiện thì tôi không thể trả lời được. Muốn cho chủ nghĩa cộng sản thực hiện được, cần phải có kỹ nghệ, nông nghiệp và tất cả mọi người đều được phát triển hết khả năng của mình. Ở nước chúng tôi, những điều kiện ấy chưa có đủ”. Hồ Chí Minh đã chọn chủ nghĩa Mác - Lênin làm ý thức hệ (ý niệm) phù hợp để đương đầu với sự bóc lột thuộc địa hà khắc của đế quốc. Nhưng Người ý thức được rằng, dù tư tưởng hay tôn giáo vĩ đại đến đâu cũng có những giới hạn và cái khả năng con người có thể thực hiện lý tưởng trong thực tế là vô hạn. Hồ Chí Minh thấu hiểu cái hậu quả tai hại của việc “tự cho là đúng” do quá khuôn vào ý thức hệ và nặng về khái quát hóa. Nhân dân Việt Nam bị áp bức mong muốn độc lập và tự do. Nhận ra chân lý, Hồ Chí Minh nguyện hiến dâng cả cuộc đời vì độc lập và tự do của dân tộc. Đó chính là điều khiến nhân dân cảm động và kính phục Người. Cuộc đời Hồ Chí Minh là một cuộc đời thanh tao, không gợn chút riêng tư, luôn tôn trọng nguyên tắc, có niềm tin vào sự thật và chính nghĩa. Hồ Chí Minh hầu như không viết về cuộc đời mình, ngay cả khi Người trở thành nhân vật tầm cỡ thế giới. Người cũng không tạo ra hay tô vẽ bối cảnh trưởng thành của mình mà luôn trung thực đối diện thực tế khách quan. Hồ Chí Minh không muốn quần chúng thần thánh hóa 53 hay thần tượng hóa mình bởi đó là lòng tin mù quáng; Người là tấm gương chống sùng bái cá nhân, kiên quyết từ chối những danh xưng kiểu như “Vầng thái dương của dân tộc”, “Lãnh tụ kính yêu”1. Khác với bất kỳ nhà lãnh đạo nào, Hồ Chí Minh còn có một đức tính nổi bật đó là khiêm tốn, khiêm nhường, điều mà ngay cả đối phương cũng hết sức ấn tượng. Năng lực lãnh đạo của Hồ Chí Minh không phải là thần bí; sức hấp dẫn và thuyết phục của Hồ Chí Minh không phải bởi uy quyền. Nhân dân Việt Nam gọi Người là “Bác Hồ” - cách gọi trìu mến, có tính chất gia đình, biểu thị lòng yêu quý và lòng kính trọng. Đối với mỗi chiến sĩ, Bác Hồ như luôn đồng hành cùng với họ, động viên, thôi thúc họ... Hồ Chí Minh luôn dựa trên thực tiễn sinh động của cuộc sống, không áp dụng một cách máy móc, giáo điều. Phải chăng Hồ Chí Minh tiếp thu, chắt lọc lý luận cách mạng Mác - Lênin bằng tấm lòng nhân từ của Khổng Tử? Triết gia người Mỹ Ralph Waldo Emerson từng nói: “Người lãnh đạo vĩ đại chính là ở chỗ mở ra chân trời mới cho mọi nhân tính”. Điều đó cứ như thể là một dự báo về sự xuất hiện của Hồ Chí Minh. Liệu có nhà lãnh đạo chính trị nào trên thế giới vĩ đại hơn như thế? ___________ 1. Việc “thần thánh hóa” Kim Nhật Thành so với sự thật lịch sử, trong Lịch sử cuộc vận động độc lập ở Hàn Quốc dưới cái nhìn của Doul (EBS, 2005). 54 Khi được hỏi “Vì sao không xây dựng một tư tưởng hay lý luận mới”, Người chỉ trả lời: “Việc đó Mao Trạch Đông đã làm rồi”. Lý luận cách mạng của Hồ Chí Minh nếu không phải là “độc lập tự do của dân tộc” thì không còn ý nghĩa nào khác nữa. Tôi cho rằng mình phải có nghĩa vụ chứng minh bản tính mộc mạc, khiêm nhường và chân thật của Hồ Chí Minh còn vĩ đại hơn bất cứ những tư tưởng lớn nào1. Làm được như vậy thì những lời tôi phê phán cái quan điểm suy đồi của phe tiến bộ (của Hàn Quốc) mới có sức thuyết phục. 4. Người bạn tên Việt Tư Mã Thiên, người được suy tôn là Sử Thánh, cho rằng vấn đề lớn nhất gặp phải khi đọc sách là sự thiếu hiểu biết về phong tục và hoàn cảnh địa lý ở sự kiện lịch sử phát sinh (bằng chứng lịch sử). Bởi vậy, để viết nên tác phẩm Khổng Tử thế gia ông đã quyết thực hiện chuyến du hành hàng ngàn dặm từ Tràng An (tỉnh Thiểm Tây) đến Khúc Phụ (tỉnh Sơn Đông). Có một lúc nào đó tôi đã thề rằng mình sẽ thực hiện như Tư Mã Thiên. Chẳng biết ý thức hệ nào, tôi chỉ mơ ước đi theo dấu chân Hồ Chí Minh, người đã lãnh đạo dân tộc Việt Nam trường kỳ đối đầu với các cường quốc ___________ 1. Tư tưởng có thể giải thích hoặc phân tích những hành vi trong xã hội, cũng như tạo ra lịch sử, vì thế không thể phủ nhận tầm quan trọng của tư tưởng. 55 đế quốc mạnh nhất: Pháp, Nhật, Trung Hoa dân quốc, tạo nên huyền thoại bất tử. Khi học năm thứ ba khóa chính quy Đại học Nha khoa, tôi chơi với rất nhiều bạn năm dưới. Park Jung-geun, sinh viên mới nhập trường, là người tôi có cảm tình nhất trong những lần gặp mặt. Năm 1981, vì tham gia phong trào phản đối chính quyền Jeon Du-hwan, cậu bị bắt bỏ tù. Park Jung-geun đã dấn bước mạnh mẽ trên con đường đầy chông gai của phong trào công nhân. Đầu năm 2008, người ta nói rằng Park Jung-geun đang dành thời gian một năm để cải biến nhận thức của mình về phong trào công nhân. Đột nhiên, tôi nổi lên ý nghĩ sẽ phải cùng cậu ấy đi nghiên cứu Việt Nam. Tôi nghĩ thay vì đi hai người thì đi vài người sẽ hay hơn. Người đầu tiên tôi nghĩ tới là cậu em Kim Chan-su. Và nữa, Lee Jae-gap, tác giả tấm ảnh vạch trần sự thật trong sự kiện tàn sát ở mỏ Coban Kyung San xảy ra hồi chiến tranh Triều Tiên, cũng là bạn đồng hành tốt. Bởi vậy bốn người chúng tôi từ ngày 11/9/2008 đến ngày 27/9/2008 đã đi Việt Nam. Trong chuyến du khảo đó, trước tiên chúng tôi đề ra hành trình, cùng nhau lựa chọn điểm đến là các bảo tàng ở Thủ đô Hà Nội, quê hương Nghệ An của Hồ Chí Minh, căn cứ cách mạng Cao Bằng, Điện Biên Phủ, nơi chiến thắng lừng lẫy, cố đô Huế và Thành phố Hồ Chí Minh. Tiếp theo là phải chọn hướng dẫn viên. Điện thoại hỏi Tiến sĩ Ku Su-jeong, chuyên gia về lịch sử Việt Nam ở 56 Thành phố Hồ Chí Minh, thì bà mách nước, hãy liên hệ với Giáo sư Bang Hyeon-seok là Hội trưởng Hội các tác giả trẻ muốn tìm hiểu Việt Nam để tìm người bạn Việt Nam tên Việt ở Hà Nội. Để viết được cuốn sách này khi đi khắp Việt Nam, anh bạn Việt là người đã hướng dẫn, đồng hành cùng tôi đi các địa phương miền Bắc. Liên lạc với anh Việt, tôi phân bua mình đi khảo cứu chứ không phải là đi du lịch, Việt lên ngay kế hoạch lịch trình cho hợp với ý định của tôi. Trước khi xuất phát, tôi mở cuốn Sao mọc lên ở Hà Nội của Giáo sư Bang Hyeon-seok, xem kỹ lại phần nói về anh bạn tên Việt: “Việt là lưu học sinh Việt Nam du học năm 1965. Ngay trong thời gian diễn ra cuộc kháng chiến chống Mỹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có kế hoạch lựa chọn những người trẻ có năng lực gửi đi du học các nước trên thế giới. Việt là một trong số đó, lưu học sinh Việt Nam ở Triều Tiên. Khi đi, họ được phát một bộ quần áo, một đôi giày, một chiếc vali, và đó là toàn bộ. Không! Không chỉ có vậy, trong hành trang còn là những lời dặn dò thống thiết, đại ý: Chính phủ còn khó khăn, trong khi các em được gửi đi học, nhân dân cả nước vẫn đang ngày đêm phải đối mặt với bom đạn, gian khổ, hy sinh, mất mát. Nhất định các em phải gắng học tập thật tốt, xứng đáng với sự hy sinh của mọi người. Chiến tranh còn kéo dài, nhưng nhất định chúng ta sẽ giành thắng lợi. Khi đó, nhiệm vụ của các 57 em là kiến thiết lại nước nhà giàu mạnh. Học tập cũng là chiến đấu. Việc ăn, ở thì “Chính phủ Triều Tiên” đã đài thọ. Cái đáng lo ngại chính là mùa đông khắc nghiệt, trong khi ở ký túc xá lại không có lò sưởi. Sau chiến tranh, “Chính phủ Triều Tiên” gặp rất nhiều khó khăn do công cuộc tái thiết nên không thể dành sự quan tâm đặc biệt đối với những du học sinh đến từ xứ sở nhiệt đới. Từ khi sang đây, Việt đã sụt mất 4 kg do không hợp đồ ăn nước bạn. Nhưng phải cố gắng và cố gắng, không thể phụ lòng trông mong của mọi người. - Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh mất, anh vẫn còn ở Bắc Hàn sao? - Học xong 4 năm nhưng vẫn chưa được về nước, là do có chỉ thị vậy. Trong nước vẫn còn chiến tranh nên bây giờ về cũng chưa có việc gì để làm. Nên tiếp tục ở lại học thêm và thực hành thêm. Học xong không phải là để đưa ra mặt trận. - Làm thế nào biết tin Chủ tịch Hồ Chí Minh mất? - Sáng hôm đó, chúng tôi đang chuẩn bị đi học thì một bạn cùng học vừa khóc vừa chạy sang phòng tôi, không nói một lời chỉ khóc. Ban đầu nghĩ là anh của bạn ấy hy sinh ngoài mặt trận nên muốn an ủi, vì khi đó thỉnh thoảng vẫn nhận được tin người thân mất, hy sinh. Lần này cũng chính là tin đó. Nhưng đó là tin Chủ tịch Hồ Chí Minh mất. Chúng tôi chẳng ai đến trường, không học, không ăn, 58 suốt mấy ngày chỉ khóc. Giáo viên người Triều Tiên đến ký túc xá với thái độ nghiêm nghị: “Chủ tịch Hồ Chí Minh mà trông thấy bộ dạng các em thế này Người sẽ nghĩ gì?”. Vậy thế là chúng tôi lại trở lại trường học. Trong chuyến du khảo 10 ngày 9 đêm, trừ lịch trình ở Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi đều đi cùng Việt. Trong quá trình đi khảo cứu, tôi có một băn khoăn nên hỏi: - Khi đi du học, anh có được trực tiếp nghe “lời của Hồ Chí Minh” không? - Không! - Vậy ra anh đã không thể trực tiếp gặp Bác Hồ? “Tháng 8/1965, chúng tôi bắt đầu khởi hành, đi tàu chạy bằng dầu diesel nhưng cũng chẳng hơn tàu hỏa chạy than. 5 ngày 4 đêm qua lục địa Trung Quốc mới tới Triều Tiên. Quần áo chỉ có một bộ lại bị lấm lem cả. Vừa đến ký túc xá vội vàng giặt ngay, trên người chỉ bộ đồ lót, lạnh run cầm cập. Vậy mà phải xuống hội trường để dự lễ đón tiếp. Không thể lấy lý do không có quần áo mặc nên đành viện cớ đau bụng xin phép không đến dự được”. Giấu nước mắt tủi thân, Việt khẽ nhắm mắt lại. Ngày 05/6/2008, tôi đã được gặp Đại sứ Việt Nam Phạm Tiến Vân tại Hàn Quốc trong bữa tối, khi ông có buổi nói chuyện ở trường Đại học Young Nam. Thật ra thì tôi không được mời tham dự mà thông qua sự giới thiệu tích cực của Giáo sư Kim Tae-il của Khoa Chính trị trường Young Nam là đơn vị tổ chức. Ở đó, tôi xin được phỏng vấn 59 Đại sứ Phạm, ông đã vui vẻ hẹn trả lời phỏng vấn vào ngày 16/6 tại Đại sứ quán Việt Nam ở quận Samcheong-dong, Seoul. Tôi cùng mấy người em là Park Jang-geun, Tiến sĩ Chae Nam - jeon ở Hội hữu nghị Việt Nam tỉnh Daegu đã tới Đại sứ quán Việt Nam. Mặc dù lịch làm việc dày đặc, Đại sứ vẫn dành thời gian đón tiếp chúng tôi, kể nhiều chuyện và mời cơm tối thân mật tại một nhà hàng Việt Nam trên đường Daehakro. Đại sứ Phạm Tiến Vân cũng như anh Việt là những lưu học sinh du học Bắc Hàn. Ông sinh năm 1948, kém Việt 2 tuổi và sang Bắc Hàn năm 1967. Việt học Khoa Điện hóa, Đại học Hàm Hưng, còn Đại sứ Phạm Tiến Vân học Khoa Ngữ văn chuyên ngành Văn học cổ điển Triều Tiên, Đại học Kim Nhật Thành. Có phải vì thế mà ngài Đại sứ rất am hiểu tiếng Hàn, sử dụng từ ngữ uyển chuyển, tinh tế, hơn nhiều người Hàn Quốc. “Quê tôi là một làng quê cách Hà Nội hàng chục km. Hồi tôi học tiểu học, Bác Hồ đã có lần về thăm quê tôi. Khi đó tôi được thay mặt các bạn nhi đồng tặng hoa Người”. Là nhi đồng được thay mặt cho thiếu nhi cả vùng tặng hoa cho Người thì hẳn là đứa trẻ học hành giỏi giang, lanh lợi. 5. Nước mắt Việt Nam Khi kể những câu chuyện về Hồ Chí Minh, anh Việt hay nói “Bác của chúng tôi”, còn trong công việc thường gọi “Chủ tịch Hồ Chí Minh”. 60 Khi đi cùng đoàn chúng tôi, những lúc kể chuyện về mình thường thấy anh rất xúc động. Trong cuốn Sao mọc lên ở Hà Nội đã viết rằng cứ rời khỏi Lăng Bác trên Quảng trường Ba Đình lại thấy khóe mắt đỏ hoe của Việt. Mà công việc hướng dẫn viên đi viếng lăng đâu chỉ một, hai lần. Khi lên thăm nhà sàn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, dịch lại lời thuyết minh của hướng dẫn viên về bức điện chia buồn của Người khi người anh cả của Người mất, cũng thấy anh rưng rưng. Câu chuyện đó anh đã từng được nghe rất nhiều lần. Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, độ tuổi tham gia tòng quân từ 15 đến 45, trừ những ai được chọn đi du học mới tránh được vòng xoáy chiến tranh. Trong số các anh lính trẻ ra mặt trận, nhiều anh đã nằm lại nơi chiến trường. “Trước khi đi du học, chúng tôi học chính trị một tháng. Khi ấy nhiều bạn khóc rằng sẽ không đi du học. Bởi vì bạn bè ra chiến trường có thể chết, chỉ có chúng ta... làm thế nào?”. Việt không nói được hết câu, lại ngậm ngùi xúc động. Đại sứ Phạm Tiến Vân khá thận trọng và tỉ mỉ khi kể về mình. Năm 1964, khi Mỹ bắt đầu trực tiếp đưa quân tham chiến tại Việt Nam, ông là học sinh lớp 8 một trường phổ thông ở Hải Phòng. Chiến tranh nổ ra, trường ông học bị 61 bom Mỹ tàn phá nên phải đi sơ tán khỏi Hải Phòng 40 km, học trường làng. Cha ông là viên chức nên bố mẹ vẫn ở lại Hải Phòng công tác. Sơ tán xa nên rất nhớ bố mẹ. Học sinh từ thành phố về quê sơ tán và học sinh ở quê rất hòa thuận với nhau. Khi chuẩn bị tốt nghiệp cơ sở, một số ít học sinh sẽ được bố trí học lên đại học, còn lại đa số vào bộ đội. Tuy nhiên, họ không hề có ý phân biệt đối xử với nhau. Nói tới đây, vốn là người lý trí, vị đại sứ không khỏi ngậm ngùi. Lấy khăn mùi xoa, ông nghẹn ngào tiếp lời. “Phần lớn bạn bè thân đều đã hy sinh”. Primo Levi là một trong những tù nhân còn sống sót ở trại tập trung Auschwitz của phát xít Đức. Trong cuốn tự truyện Có được là người, ông mô tả những tháng ngày đau thương sống trong trại tập trung Đức quốc xã: “Giống như việc cái đói của chúng tôi không phải cái cảm giác bị nhịn một bữa ăn, cái lạnh của chúng tôi lẽ ra cũng phải có một cái tên khác. Chúng tôi nói “đói”, chúng tôi nói “mệt”, “sợ”, “đau”, chúng tôi nói “mùa đông” và những điều khác. Đó là những từ tự do, được những con người tự do tạo ra và sử dụng khi họ sống sung sướng hay đau khổ ở nhà mình. Nếu Lager (trại) tồn tại lâu hơn nữa thì chắc sẽ có một thứ ngôn ngữ chua xót hơn ra đời vì sẽ cần một thứ tiếng diễn đạt rõ hơn thế nào là vất vả cả ngày trong gió lạnh, nhiệt độ dưới không độ, trên người chỉ phong phanh áo, quần đùi, quần và áo khoác, trong người 62 chỉ có sự ốm yếu, đói khát và sự cảm nhận cái chết đang dần đến”1. Dải đất hình chữ S, nơi chất độc da cam rải và bom napan luôn chực chờ trút xuống đầu, đã bị hủy hoại không khác gì trại Auschwitz với những tiếng rên la đau đớn. Trong suốt thời gian tiến hành chiến tranh, Việt Nam đã phải “oằn mình” hứng chịu hàng triệu tấn bom do quân đội Mỹ thả xuống, mỗi người dân miền Bắc phải chịu đựng 45,5 kg bom. Những giọt nước mắt của những người còn ở lại như anh Việt hay Đại sứ Phạm Tiến Vân cũng cần có một cái tên đặc biệt. “Nước mắt” ở đây khác với “nước mắt” trong tác phẩm của Shakespeare, là bi kịch của bi kịch. Thậm chí ngay nước mắt của Shakespear đã quá nhiều lần được người ta nhắc đến nên mất đi sức sống văn học. Với nước mắt của một nước nhược tiểu đối đầu với một cường quốc thì không thể so sánh, việc tự giành lấy “độc lập và tự do cho dân tộc” cần một ngôn từ mang ý nghĩa khác. Đó không phải là ngôn từ văn học mà là ngôn từ hiện sinh. ___________ 1. Primo Levi (1919-1987) là người Italia gốc Do Thái. Ông là nhà hóa học, hoạt động trong phong trào chống phát xít “Công lý và Tự do”. Cuốn tự truyện Có được là người được đánh giá là một trong những tác phẩm văn học xuất sắc nhất của thế kỷ XX. (Xem Primo Levi: Có được là người, Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội, 2016, tr. 204 (B.T)). 63 Chừng nào còn chưa tìm ra được một ngôn từ thích hợp để biểu hiện được sắc thái của những giọt nước mắt - nước mắt của tinh thần mạnh hơn vũ khí, nước mắt của sự hy sinh vì hạnh phúc đời sau, nước mắt của nghĩa vụ đối với lịch sử - thì tôi còn muốn đi và đi nữa sang Việt Nam, nơi tôi đã từng đi. 64 Chương II LỊCH SỬ TỔ TIÊN ĐỂ LẠI THÀNH DI SẢN - LÒNG YÊU NƯỚC Trong phần này tôi muốn ghi lại những hoạt động của Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam chống lại sự man rợ của chủ nghĩa đế quốc được khắc ghi vào lịch sử thế kỷ XX. Chúng ta không thể lý giải được lòng yêu nước nồng nàn, sẵn sàng hy sinh của nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ... nếu không xem xét lịch sử lâu đời của Việt Nam. Những dòng phương ngôn và niềm tin không thể diễn tả hết bằng lời luôn hòa cùng dòng chảy hùng tráng của lịch sử Việt Nam. Tổ tiên người Việt Nam với các cuộc kháng chiến oanh liệt đã “nhuộm đỏ” giang sơn bằng máu đào và con cháu của thế kỷ XX không thể quên lịch sử hào hùng đó. Nếu có cái “gen” di truyền thể hiện đặc tính và phẩm chất của một dân tộc thì cái “gen” đặc trưng nhất của dân tộc Việt Nam là tinh thần yêu nước chống xâm lăng. Nó rất huyền bí và độc đáo. Một khi Tổ quốc bị xâm lăng, 65 người Việt Nam đoàn kết thành một khối bền chặt. Kháng chiến là hiện tượng rất tự nhiên trong lịch sử Việt Nam. Cái tinh thần “bất diệt” ấy càng trong những lúc đất nước gặp nguy biến nghiêm trọng càng phát huy uy lực, xứng đáng được gọi là kỳ tích. Để hiểu được Hồ Chí Minh, trước hết ta phải đi ngược dòng tìm hiểu lịch sử dân tộc Việt Nam; phải hiểu bối cảnh lịch sử đất nước này mới có thể hiểu được nguyên do mà con cháu của họ trong thế kỷ XX đã dũng cảm vô song đến nhường nào chống lại sự xâm lăng của Pháp, Nhật và Mỹ. “Độc lập và tự do của dân tộc” như là một quán tính lịch sử đặc hữu của Việt Nam chưa bao giờ dừng lại. 1. Huyền thoại lập quốc Theo kết quả phân tích các tư liệu khảo cổ học trên đất nước Việt Nam, con người đã sinh sống và canh tác lúa nước... từ hàng nghìn năm trước. Mọi dân tộc đều có huyền thoại hay truyền thuyết lập quốc chứa đựng lòng tự hào về nguồn gốc của mình. Thông qua việc lưu truyền của truyền thuyết lịch sử thì, một cách tự nhiên, sẽ thể hiện việc xác lập tính đồng nhất và tính chính thống của một dân tộc. Ý nghĩa của truyền thuyết là nhấn mạnh quan hệ (huyết thống) anh em cùng chung dòng máu và góp phần hình thành tính nhất thể và tính chủ thể của cộng đồng. Sự cần thiết của truyền thuyết càng thể hiện nổi bật khi có nỗi lo bên ngoài (“ngoại hoạn”) 66 hơn là mối lo bên trong (“nội ưu”). Cuốn Đại Việt sử ký1 biên soạn cuối thế kỷ XIII đã cổ xúy cho ý thức dân tộc, đánh lui quân xâm lược Mông - Nguyên - đế quốc thế giới lúc bấy giờ - lần đầu tiên đã ghi lại truyền thuyết lập nước bằng ghi chép lịch sử thay cho truyền miệng. Cùng sự kiện lịch sử Mông - Nguyên xâm lược nước Đại Việt thế kỷ XIII (Việt Nam ngày nay), xem xét ý đồ và thời gian biên soạn Lịch sử tam quốc chứa đựng truyền thuyết Dan Goon (Đàn Quân) của Hàn Quốc thì thấy chúng tương đồng đến kinh ngạc. Người Việt Nam coi thủy tổ của dân tộc là thần núi Âu Cơ và thần biển Lạc Long Quân. Họ kết hôn và đẻ ra một bọc 100 trứng, sau nở thành 100 người con. 100 người con tượng trưng cho 54 dân tộc rất đa dạng ở Việt Nam. Trưởng nam trị vì đất nước gọi là Hùng Vương, tên nước là Văn Lang. Lịch sử Việt Nam đã được bắt đầu như thế. Trong huyền thoại lập quốc, Lạc Long Quân tượng trưng cho thế lực biển cả, chịu ảnh hưởng của Ấn Độ, Âu Cơ là thế lực ở đất liền, chịu ảnh hưởng của Trung Quốc và như vậy, văn hóa Việt Nam là nền văn hóa kết hợp Phật giáo và Nho giáo mà khai hoa. Sau này, do phát hiện di tích trống đồng Đông Sơn thì huyền thoại lập quốc truyền miệng trải qua thời kỳ đồ đồng - giai đoạn phát triển rực rỡ của thế kỷ XVII trước ___________ 1. Sách Lĩnh Nam chích quái biên soạn cuối thế kỷ XIV và sách Đại Việt sử ký toàn thư ở cuối thế kỷ XV cũng có những ghi chép tương tự. 67 Công nguyên1 - đã được làm rõ, thần thoại mà không phải là thần thoại. 2. Sự thống trị của phong kiến phương Bắc và các cuộc kháng chiến Sự xâm lăng Việt Nam của phong kiến phương Bắc bắt đầu từ năm 218 trước Công lịch bởi Tần Thủy Hoàng. Sau khi diệt vương triều Joseon Vệ Mãn (Wiman Joseon) và lập nên Hán tứ quận2 ở Triều Tiên, năm 111 trước Công lịch, nhà Hán đã thôn tính nước Âu Lạc (Việt Nam ngày nay) và từ đó suốt 1.000 năm Việt Nam bị nhiều đế chế phong kiến Trung Hoa thống trị. Quốc gia mà sử dụng sức mạnh nhằm thôn tính các nước nhỏ hơn, người ta gọi là đế quốc3. Chủ nghĩa đế quốc có thuộc tính là thống trị các quốc gia yếu bằng ___________ 1. Tác giả có sự nhầm lẫn về thời gian. Nền văn hóa Đông Sơn kéo dài từ khoảng thế kỷ VIII - VII đến thế kỷ III trước Công nguyên (B.T). 2. Cụm từ chỉ các vùng đất của vương triều Vệ Mãn Joseon mà nhà Hán chinh phục được (B.T). 3. Người ta nói rằng, sự xuất hiện đầu tiên của đế quốc trong lịch sử thế giới có thể kể đến là nhà Tần của Tần Thủy Hoàng; ở Trung Đông là Persia; ở phương Tây là đế quốc La Mã. Quyền lực của chủ nghĩa đế quốc ở phương Đông nối tiếp với các vương triều Trung Quốc là Tần, Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh đến Nhật Bản;... Ngày nay, Mỹ độc chiếm địa vị đế quốc siêu cường duy nhất. 68 sức mạnh quân sự và khống chế bằng văn hóa. Chủ nghĩa đế quốc là hệ thống tư tưởng (ideology) thực tế đã chi phối hay thống trị lịch sử thế giới. Sự thống trị của chủ nghĩa đế quốc biểu hiện rất đa dạng, có thể thống trị hữu hình về mặt chính trị, cũng có thể thống trị vô hình về văn hóa nên không dễ nắm bắt được. Bởi vậy, phải có sự kết nối tổng thể, liền mạch chính trị, kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa mới làm lộ rõ hình hài thật của nó và không phải như ta thường nghĩ chỉ là hành vi xâm đoạt tư bản bằng súng và lưỡi lê. Chủ nghĩa đế quốc bằng kỹ thuật (công nghệ) và văn hóa “ưu tú hóa” che đậy trên bộ mặt khiến người ta khó mà nhận ra tâm địa của nó. Ấy là vì nó lại gần ta bằng bộ mặt hân hoan hay cảm giác đồng cảm và tình bạn thân thiết1. Dưới thời nhà Hán, nhân dân Việt Nam phải cống nạp các sản vật quý và nhiều thứ thuế cho hoàng đế Trung Hoa ___________ 1. Hấp lực mà “đế quốc tư bản chủ nghĩa hoan hỷ” Mỹ truyền bá ra không phải là ít. Trình độ tri thức, khoa học công nghệ vượt trội của Mỹ, chúng ta không thể không học theo. Nhưng nếu đã một lần “thưởng thức” sản phẩm của văn hóa Mỹ thì khó mà thoát ra. Những diễn viên màn bạc kiều diễm, các siêu mẫu mảnh mai, những bài hát nhạc pop (pop - song), đồ ăn McDonald, Coca Cola, cà phê Starbucks ngọt ngào,... các sản phẩm hấp dẫn và công nghệ máy tính tiện lợi đã chiếm một vị trí rất sâu trong cuộc sống chúng ta từ lúc nào. Cứ mỗi lần kỷ niệm ngày Quang phục (Quốc khánh - B.T) đất nước 15/8, tôi lại cảm thấy cái vĩ đại của nước Mỹ từ những gương mặt của người dân chân chất ra trước tòa thị chính tay vẫy cờ sao và vạch mà nước mắt chứa chan. 69 và rên xiết bởi các loại phu phen tạp dịch. Bằng chính sách đồng hóa văn hóa, nhà Hán giải thể xã hội truyền thống của Việt Nam lúc bấy giờ, phổ cập Hán tự và Nho giáo. Phản ứng của Việt Nam đối với sự thống trị này, thể hiện bằng hai dòng chảy: Một là, dòng chảy hòa theo văn minh và trật tự (nền nếp) Trung Hoa hoa lệ. Giống như bọn thanh niên trẻ nước ta (Hàn Quốc) hết thảy thấm đẫm không khí New York bước chân lên hành trình (Course) của giới tinh hoa (Elite). Cứ nhìn con cháu của giới thống trị Silla1 nghênh ngang trên đường phố Lạc Dương - kinh đô nhà Đường cũ, thì thấy ngay cách hấp thụ văn minh ngày trước hay bây giờ cũng rất giống nhau. Việt Nam cũng tương tự như thế. Hai là, dòng chảy phụ lưu cho rằng, tiếp nhận văn minh và trật tự Trung Hoa và sự lệ thuộc về chính trị2 là hai việc khác nhau. Sự lệ thuộc là gì? Là mất đi tính chủ thể, mất đi các trật tự tôn nghiêm của con người. Dòng chảy (thứ hai) thoát ra khỏi sự lệ thuộc, giữ lấy chủ thể thực tế đã dẫn lối lịch sử Việt Nam. Sự bóc lột, cai trị hà khắc của các triều đại phong kiến phương Bắc càng làm chứa chất nỗi thống khổ và bất bình ___________ 1. Ý tác giả nhắc tới vương triều Silla, tồn tại từ năm 57 trước Công nguyên đến khoảng năm 935, một trong ba vương triều Triều Tiên cổ đại (B.T). 2. Sự lệ thuộc chính trị là nói đến thái độ, ví dụ như lính Mỹ thải ra sông Hàn các loại chất độc cực hại nhưng ta thì chẳng dám hé miệng. 70 của dân chúng. Năm 40 sau Công nguyên, Trưng Trắc cùng em gái Trưng Nhị nổi dậy, các lực lượng hào trưởng bản địa theo gương dũng cảm của chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị tập hợp lại, trong một thoáng chốc đã chiếm được 65 thành trì. Trưng Trắc lên ngôi vương. Để trấn áp khởi nghĩa1, nhà Hán phái tướng Mã Viện sang chinh phạt. Nhiều trận chiến đấu diễn ra nhưng cuối năm 43 chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị bị Mã Viện đánh bại. Theo tục truyền, hai bà đã nhảy xuống sông Hát (Hát Môn, Hà Tây cũ) tự vẫn để bảo toàn khí tiết. Bắt đầu bằng cuộc kháng chiến của chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị, trong suốt cả ngàn năm, việc chống lại ách thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc (từ năm 111 trước Công nguyên đến năm 938 sau Công nguyên) chưa lúc nào ngừng nghỉ. Tuy thời gian cai trị ngắn ngủi chỉ trong ba năm, nhưng cuộc khởi nghĩa của chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị được coi là một trong những sự kiện ___________ 1. Trong sách lịch sử Việt Nam phát hành ở nước ta thuật lại là để “trấn áp phản loạn”, ở đây cần phải phân biệt rõ ràng “phản loạn” và “kháng chiến chống lại”. Phong trào độc lập của ta (Hàn Quốc) có phải là kẻ cướp? George Orwell đã nói: “Nếu tư duy làm suy đồi ngôn ngữ, thì ngôn ngữ cũng có thể làm suy đồi tư duy” (George Orwell, 1903- 1950, tiểu thuyết gia, nhà phê bình, bình luận văn hóa người Anh - B.T). Có rất nhiều người vô tâm hoặc cố ý gọi sai “cuộc kháng chiến Gwangju”, “cuộc đấu tranh dân chủ Gwangju” là “sự kiện Gwangju” (cuộc đấu tranh dân chủ Gwangju là tên gọi cuộc nổi dậy của dân chúng thành phố Gwangju, Hàn Quốc chống lại sự độc tài của chính quyền, diễn ra năm 1980 - B.T). 71 quan trọng nhất trong lịch sử Việt Nam. Đây là lần đầu tiên các hào trưởng bản địa đã liên kết với nhau để chống lại ách thống trị của một triều đại phong kiến phương Bắc. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng cho đến nay vẫn xem là cội nguồn tinh thần phản kháng của dân tộc. Ở Việt Nam ngày 06/02 Âm lịch - ngày chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị mất - là ngày lễ kỷ niệm của dân tộc, và hầu hết ở mọi tỉnh, thành Việt Nam đều có đường, phố mang tên Hai Bà1. Các triều đại phong kiến Trung Quốc đàn áp mọi sự phản kháng, diệt trừ tận gốc thể chế truyền thống của Việt Nam, di thực văn hóa và chế độ thống trị của nhà Hán, củng cố vững chãi chế độ thống trị áp đặt dù nhiều vương triều Trung Quốc đã đổi thay. Trên đường Võ Thị Sáu2, Thành phố Hồ Chí Minh, tọa lạc Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ. Đó là bảo tàng ca ngợi chiến công của những người phụ nữ yêu nước từ quá khứ xa xôi đến các cuộc chiến tranh thời hiện đại ở Việt Nam thế kỷ XX. ___________ 1. Hai Bà Trưng (chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị): Hầu như tất cả các đường phố Việt Nam đều đặt tên các anh hùng dân tộc hoặc địa danh lịch sử. Ở nước ta, chỉ có Trùng Vũ Lộ (đường Trùng Vũ), Thoái Kế Lộ, Thế Tông Lộ,... (tên các nhân vật lịch sử Hàn Quốc). 2. Võ Thị Sáu (1934 - 1957) sinh ở Sài Gòn (tác giả có sự nhầm lẫn, Võ Thị Sáu sinh năm 1933, mất năm 1952, quê ở huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - B.T), năm 16 tuổi hoạt động chống Mỹ và bị bắt, dù đang ở tuổi vị thành niên vẫn bị tuyên bố tử hình, chịu hành hình ở Nhà tù Côn Đảo khét tiếng. Ở Việt Nam, có nhiều đường phố và trường học mang tên Võ Thị Sáu. 72 Tôn trọng phụ nữ là sự hữu biệt của Việt Nam1. Tuy Nho giáo đã tác động mạnh mẽ đến văn hóa, nhưng Việt Nam lại coi tôn trọng phụ nữ là một tiêu chuẩn đạo đức, phụ nữ và người mẹ là tượng trưng cho Đất và Lúa, và họ tin rằng đó là cội nguồn của cuộc sống. Hơn bất cứ phụ nữ nước nào khác, phụ nữ Việt Nam dù bị ách áp bức ngoại xâm vẫn luôn kiên cường, bất khuất. Vẻ đẹp của phụ nữ là vẻ đẹp của đạo đức. Tục ngữ Việt Nam có câu “Cái nết đánh chết cái đẹp”, nghĩa là phẩm chất đạo đức tốt đẹp của người phụ nữ được đánh giá cao hơn vẻ đẹp bề ngoài của họ. Cội nguồn của tư tưởng này chính là phát xuất từ cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Theo một số nguồn dã sử, cuộc khởi nghĩa Trưng Vương có đến hơn 70 tướng lĩnh, trong số này có nhiều nữ tướng lĩnh. Ở Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, người ta đang giới thiệu các nữ tướng này. Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc ở thế kỷ XX, phụ nữ Việt Nam không phân biệt già trẻ cùng tham gia ___________ 1. Karen Armstrong (là tác giả nổi tiếng với các cuốn sách về tôn giáo so sánh) trong tác phẩm The Great Transform của Karl Polanyi (nhà kinh tế chính trị người Mỹ gốc Hungary) từng nói: “Có một thiếu sót lớn là thậm chí phần lớn những người hiền tài của nhân loại đều không quan tâm đến phụ nữ. Trong nhiều trường hợp sự tồn tại của phụ nữ không được họ để mắt đến. Khi họ nói về “những người vĩ đại” hoặc “những người hiểu biết” thì đó không phải là những từ chỉ chung cho cả nam và nữ. Hầu như chưa bao giờ người ta nghĩ sâu sắc về phụ nữ”. 73 vào cuộc đấu tranh vũ trang không thua kém nam giới là vì trong họ cũng mang một dòng máu quật cường của tổ tiên. Năm 248, Giao Châu (Việt Nam ngày nay) bị quân Đông Ngô xâm lược. Ở quận Cửu Chân, có một người con gái tên là Triệu Kiều (Triệu Thị Trinh) đã chiêu mộ nghĩa binh chống giặc, nổi tiếng với câu nói: “Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá trường kình ở Biển Đông, lấy lại giang sơn, dựng nền độc lập, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tỳ thiếp cho người”. Bà cưỡi voi, chỉ huy nghĩa quân đánh giặc. Sau nhiều tháng chiến đấu kịch liệt, cuộc khởi nghĩa của Triệu Thị Trinh thất bại, và bà đã tự vẫn. Lúc đó, bà mới 23 tuổi. Tên tuổi của bà sống mãi trong lòng nhân dân và được đặt tên cho một con phố của Hà Nội - phố Bà Triệu. Năm 542 đời nhà Lương ở Trung Quốc, Lý Bôn - một hào trưởng ở Giao Châu đã khởi nghĩa với quy mô lớn sau các cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, Bà Triệu, chống lại ách áp bức của quan lại phương Bắc. Các lực lượng địa phương hưởng ứng đông đảo và cuộc kháng chiến lan ra mạnh mẽ. Khởi nghĩa thành công, năm 544 Lý Bôn lên ngôi hoàng đế, xưng là Lý Nam Đế. Nhân dân Việt Nam đến nay vẫn thờ ông. Năm 545, nhà Lương phái quân đội sang xâm lược. Lý Bôn thua trận rút về vùng Tây Bắc1, dùng cách đánh du kích, ___________ 1. Tác giả có sự nhầm lẫn, Lý Bôn rút về vùng trung du Bắc Bộ (B.T). 74 ngày thì ẩn nấp, chỉ ban đêm mới xuất quân quấy rối quân nhà Lương. Năm 548, Lý Bôn bị bệnh mất. Các tướng sĩ dưới quyền noi gương ý chí kiên cường của ông, tiếp tục kháng chiến chống quân phương Bắc xâm lược trong nhiều năm. Giấc mơ độc lập của Lý Bôn không thành nhưng tinh thần ấy đã thức tỉnh ý thức bản ngã của người Việt Nam, trở thành nguồn gốc của ý chí quyết tâm giữ vững nền độc lập dân tộc. Ngoài ra còn có hàng trăm cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ tiếp diễn chưa lúc nào ngưng trong dòng chảy lịch sử dân tộc Việt Nam. 3. Độc lập - Trận chiến đấu trên sông Bạch Đằng Cuối đời nhà Đường từ loạn An Sử đến loạn Hoàng Sào1, nhiều cuộc biến loạn liên tục xảy ra, Trung Quốc rơi vào hỗn loạn, chịu cảnh “5 đời 10 nước”, các nước lớn nhỏ sinh ra như “nấm sau mưa”. Sự thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đã suy yếu và Việt Nam lúc này đã không bỏ lỡ cơ hội. Mùa thu năm 938, nhà Nam Hán xâm lược Việt Nam. Ngô Quyền với tài thao lược và lòng dũng cảm (trí lực và đảm lực), đã tập hợp lực lượng chống quân Nam Hán. Ông lập kế cho đem cọc lớn vạt nhọn, đầu bịt sắt đóng ngầm ở cửa sông Bạch Đằng. Khi thủy triều lên, ông sai người đem thuyền nhẹ ra khiêu chiến, giả thua chạy để dụ quân ___________ 1. Loạn An Sử (755 - 763), loạn Hoàng Sào (875 - 884) (B.T). 75 Nam Hán đuổi theo. Quả nhiên giặc trúng kế, tiến quân vào. Khi binh thuyền đã vào trong vùng cắm cọc, nước triều rút, cọc nhô lên, Ngô Quyền cho quân ra đánh, binh sĩ đều liều chết chiến đấu. Quân Nam Hán không kịp quay thuyền trong khi nước triều rút xuống rất gấp, thuyền đều mắc vào cọc mà lật úp, rối loạn tan vỡ, quân lính chết quá nửa. Với sự kiện năm 938, Ngô Quyền chiến thắng quân xâm lược phương Bắc, đã chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc hơn nghìn năm, từ đây, Việt Nam bước vào thời kỳ độc lập tự chủ. Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, xây dựng nhà nước tự chủ. Năm 944, Ngô Quyền mất, đất nước chuyển sang thời kỳ “quần hùng cát cứ” - mỗi anh hùng chiếm cứ một phương. Nhân vật đưa Việt Nam trở lại con đường thống nhất là Đinh Bộ Lĩnh. Ông là người có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn và trở thành hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau thời Bắc thuộc. Đại Cồ Việt1 là nhà nước mở đầu cho thời đại độc lập, tự chủ, xây dựng chế độ quân chủ tập quyền ở Việt Nam. Sau khi Đinh Bộ Lĩnh qua đời, chớp thời cơ nước Nam nội bộ rối ren, năm 980, Tống Thái Tông phát binh xâm lược Đại Cồ Việt. Tuy nhiên, quân Tống đã phải chuốc lấy kết cục thảm bại trước Lê Hoàn, người vừa lên ngôi hoàng đế. Năm 1067, ở Trung Quốc, Tống Thần Tông lên ngôi vua, cử Vương An Thạch làm tể tướng. Theo lời khuyên ___________ 1. Tên gọi của Việt Nam lúc bấy giờ (B.T). 76 của Vương An Thạch, Tống Thần Tông ráo riết chuẩn bị xâm lược nước Đại Việt, hiện thực hóa ý đồ mở rộng lãnh thổ xuống phương Nam. Năm 1076, nhà Tống cử tướng đem đại binh sang xâm lược Đại Việt. Quân đội nhà Lý dưới sự chỉ huy của danh tướng vĩ đại Lý Thường Kiệt đã đánh bại được đội quân nhà Tống tại trận tuyến trên sông Như Nguyệt. Trước khi bất ngờ tấn công quân Tống, để khích lệ tinh thần tướng sĩ chiến đấu, Lý Thường Kiệt đã cho người đọc to bài thơ Nam quốc sơn hà. “Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”. Điểm cần chú ý trong bài thơ này là từ “Nam đế” (vua nước Nam), nhà Tống là “Bắc quốc”, nước Nam là “Nam quốc” để tỏ rõ ý thức bình đẳng với nhà Tống. Thời kỳ này, những nước chư hầu của nhà Tống thường thực hiện việc triều cống và được hoàng đế Trung Quốc phong tước hiệu “vương”. Triều Tiên trong việc sắc phong này cũng không là ngoại lệ. Danh xưng “Đế” chỉ dùng cho hoàng đế Trung Hoa. Nhưng trong bài thơ này, vua nước Nam đã xưng là “Nam đế”, sánh vai với hoàng đế Trung Hoa. Bài thơ như một bản “tuyên ngôn độc lập” hùng tráng đầu tiên trong lịch sử dân tộc để cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân Đại Việt chống lại quân Tống lần thứ hai. 77 4. Kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên Đầu thế kỷ XIII, Thành Cát Tư Hãn đã tập hợp thành công các bộ lạc Mông Cổ, từ đó đế quốc Mông Cổ liên tục thực hiện nhiều cuộc chiến nhằm mở rộng đế quốc của mình. Năm 1257, quân Mông Cổ theo lưu vực Hoàng Hà tiến xuống phía nam, tràn vào lãnh thổ Đại Việt. Dự tính trước điều này, nhà Trần đã chủ động sơ tán người dân và của cải ra khỏi kinh đô từ trước. Quân Mông Cổ dù chiếm được Thăng Long, nhưng nhà Trần đã thực hiện “vườn không nhà trống”, đem đi hết lương thực trong thành khiến quân Mông Cổ gặp phải khó khăn về lương thực. Sau khi chúng rút khỏi Thăng Long, đích thân vua Trần lại dẫn quân phản công. Quân Mông Cổ bị thiệt hại nặng. Tình thế quân Mông Cổ lúc này cũng giống như năm 1812 khi Napoleon tấn công Nga, nhưng khi vào được Moskva thì toàn thể dân chúng thành Moskva đã di tản khỏi đây, quân đội Napoleon phải đối mặt với nạn đói, thời tiết giá lạnh và lực lượng quân đội của Nga đã chặn đường rút lui. Lev Tolstoy trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Chiến tranh và hòa bình đã viết: “Từ khi Smolensk bị đốt cháy đã bắt đầu một cuộc chiến tranh không hề phù hợp với bất cứ truyền thống nào trước đây. Việc thiêu hủy các thành phố và làng mạc, việc rút quân sau các trận đánh, cuộc chạm trán ở Borodino và cuộc rút lui sau trận này, việc đốt cháy Moskva, việc bắt 78