🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Tài Liệu Tập Huấn Dạy Học Theo Sách Giáo Khoa Mới Môn Tự Nhiên Và Xã Hội Lớp 1 Bộ Sách Cùng Học Để Phát Triển Năng Lực
Ebooks
Nhóm Zalo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM
PHAN DOÃN THOẠI – NGUYỄN PHƯƠNG ANH
NGUYỄN THỊ HẠNH – NGUYỄN THỊ MỸ LỘC
HUỲNH VĂN SƠN – NGUYỄN THANH HUÂN – PHAN THANH HÀ
1
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
trong tài liệu
Học sinh: HS
Giáo viên: GV
Sách giáo khoa: SGK
Sách giáo viên: SGV
Tiếng Việt 1: TV1
Vở bài tập: VBT
Ví dụ: VD
Hoạt động: HĐ
Năng lực: NL
Phương pháp dạy học: PPDH
Chương trình giáo dục phổ thông: CTGDPT
2
A – GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BỘ SÁCH GIÁO KHOA CÙNG HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
1. Nhữngvấn Đềcơ bản của sách giáo khoa phát triểnnăng lực 1.1. Quan niệm về sách giáo khoa
– Giáo dục phổ thông phụ thuộc vào chương trình, không phụ thuộc vào SGK;
– SGK cụ thể hoá chương trình; SGK là một trong những tài liệu hướng dẫn dạy học quan trọng;
– SGK cung cấp kiến thức nền tảng, làm cơ sở phát triển những phẩm chất và năng lực người học.
1.2. Trình bày trong sách giáo khoa
Trình bày các sự kiện, cung cấp các tình huống cụ thể, cân nhắc các quá trình học tập của HS.
1.3. Cấu trúc của một đơn vị kiến thức
Có nhiều cấu trúc đa dạng phụ thuộc vào các đặc trưng của các chủ đề được đưa ra. 1.4. Lựa chọn nội dung
– Các khái niệm quan trọng đều được liên hệ đến những kinh nghiệm của cuộc sống thực; – Nội dung dựa trên nền tảng kiến thức, thiết kế cho người học;
– Khi lựa chọn nội dung cần xem xét về tiện ích.
Dựa trên những đặc trưng cơ bản về SGK phát triển năng lực để định hướng phát triển SGK Cùng học để phát triển năng lực.
2. Định hướng phát triển BỘ sách giáo khoa Cùng học Để phát triển năng lực
2.1. Nguyên tắc cơ bản
– Thực hiện nhiệm vụ nêu trong Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể: Đổi mới chương trình và SGK theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực; đảm bảo tính thống nhất trong toàn quốc và phù hợp với đặc thù mỗi địa phương;
– SGK cần tuân thủ và cụ thể hoá Chương trình (Định hướng tiếp cận, Mục tiêu, Yêu cầu cần đạt, Đổi mới phương pháp dạy – học và Đánh giá);
– Đảm bảo kế thừa những yếu tố tích cực của SGK Việt Nam và vận dụng hợp lí kinh nghiệm quốc tế về phát triển SGK hiện đại: Sách giáo khoa là một kế hoạch cho những hoạt động học tập tích cực của HS, giúp phát triển năng lực chuyên môn, góp phần
3
hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực chung. SGK tạo điều kiện để HS tự học và chứng tỏ khả năng vận dụng sáng tạo. SGK góp phần đổi mới phương pháp dạy học, giúp GV tổ chức tốt các hoạt động học tập của HS.
2.2. Định hướng phát triển
Việc phát triển từ Chương trình đến SGK cần được nghiên cứu và thực hiện một cách bài bản, khoa học.
– SGK phải chứa đựng nội dung môn học giúp cho mỗi HS có thể phát triển năng lực đặc thù của môn học, góp phần phát triển năng lực chung;
– SGK phải thể hiện nội dung môn học sao cho có thể cải thiện hiệu quả việc học và vận dụng kiến thức môn học vào thực tiễn và các môn học khác;
– SGK phải dễ hiểu, hấp dẫn và thân thiện với HS;
– SGK cần linh hoạt theo cách mà GV có thể vận dụng tuỳ theo đặc điểm của trường học hoặc địa phương của họ. SGK không phải là tài liệu duy nhất cần tuân thủ mà được xem như một minh hoạ của quan điểm tích hợp của Chương trình;
– SGK và tài liệu tham khảo bổ trợ (sách và học liệu điện tử, thiết bị, đồ dùng dạy học,...) cần được xây dựng đồng bộ, hỗ trợ phát triển tốt nhất những năng lực cần có của HS.
3. Cấu trúc sách giáo khoa và tài liệu tham khảo bổ trợ 3.1. Mô hình cấu trúc sách giáo khoa là mô hình hoạt động
Nội dung mỗi bài trong SGK được thể hiện dưới dạng một hệ thống các hoạt động học. Theo đặc trưng mỗi môn học, cấp học, các tác giả nghiên cứu tìm ra các loại hình hoạt động học thích hợp; sử dụng các loại hình hoạt động đó để thể hiện nội dung mỗi đơn vị kiến thức một cách hợp lí.
SGV có cấu trúc hai trong một: Mỗi bài trong SGV có nhúng bài tương ứng thu nhỏ của SGK. Nội dung chính của mỗi bài tương ứng trong SGV là hướng dẫn tổ chức các HĐ học tập của HS. Có ba hình thức tổ chức HĐ học tập cơ bản: HĐ cá nhân, HĐ nhóm, HĐ cả lớp. SGV gợi ý lựa chọn loại hình tổ chức HĐ cho mỗi HĐ tương ứng trong SGK. Khi dạy học, tuỳ theo đối tượng cụ thể, GV thực hiện tổ chức HĐ học tập một cách linh hoạt, tạo một không khí học tập sôi nổi để HS cùng học, cùng trải nghiệm.
3.2. Hệ thống sách và tài liệu tham khảo bổ trợ
Bộ sách Cùng học để phát triển năng lực gồm 3 loại tài liệu:
(a) Sách in giấy: SGK, SGV, Vở hoặc sách bài tập.
(b) Thiết bị giáo dục. Mỗi môn học có đủ thiết bị, đồ dùng dạy học đi kèm. Về cơ bản, thiết bị, đồ dùng dạy học phù hợp Danh mục thiết bị tối thiểu của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Riêng với ba môn Toán, Tiếng Việt và Tự nhiên và Xã hội lớp 1 có bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp.
4
(c) Học liệu điện tử. Ở Tiểu học, mỗi môn học ở mỗi lớp có 3 học liệu điện tử: – Sách mềm – Vở bài tập. Chuyển thể từ VBT sang dạng tương tác.
– Sách mềm – Tự kiểm tra, đánh giá. Với mỗi bài trong SGK, có một số câu hỏi, bài tập để HS tự thực hiện, qua đó tự đánh giá về khả năng nắm vững nội dung cơ bản của bài.
– Tư liệu bài giảng dành cho GV. Phân loại các loại hình bài học trong SGK. Với mỗi loại bài học, thiết kế bài giảng mẫu, kèm theo các tư liệu bổ trợ để GV có thể sử dụng khi dạy học.
Ngoài ra, còn có những trang học liệu khác như: ngân hàng câu hỏi, tài liệu tập huấn giáo viên,... để GV, HS tham khảo.
4. Những Đặctrưngcủa bộ sách GIÁO KHOA Cùnghọc Để phát triển năng lực
Bộ sách Cùng học để phát triển năng lực đã được biên soạn ở lớp 1 có nhiều ưu điểm nổi bật:
4.1. Mức độ tiếp cận kiến thức hợp lí, vừa đáp ứng yêu cầu của Chương trình, vừa phù hợp với sức học của đại đa số HS ở tất cả các vùng miền, đảm bảo sự thân thiện, gần gũi với mọi HS, GV.
Ở mỗi môn học, sách đảm bảo sự hài hoà giữa các HĐ hình thành kiến thức, rèn kĩ năng với HĐ thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. 4.2. Sách dễ sử dụng, phù hợp cho việc tự học của HS, cho việc giảng dạy của GV và việc theo dõi, phối hợp của phụ huynh HS.
Việc phát triển từ Chương trình đến SGK được nghiên cứu và thực hiện một cách bài bản, khoa học để đảm bảo rằng SGK phải dễ sử dụng, hấp dẫn và phù hợp để HS tự học hiệu quả.
4.3. Sách có độ mở thích hợp, thuận tiện cho việc cập nhật thông tin và bổ sung kiến thức theo vùng miền.
Bộ sách được biên soạn giúp GV có thể vận dụng linh hoạt theo đặc điểm của từng trường học hoặc địa phương.
4.4. Bộ sách góp phần đổi mới phương pháp dạy và học; giúp HS thực hiện nhiệm vụ học hiệu quả, giúp GV tổ chức tốt các HĐ học tập cũng như các HĐ kiểm tra, đánh giá năng lực của HS.
Bộ sách được thiết kế theo mô hình HĐ. Trong đó, nội dung mỗi bài trong SGK được thể hiện qua các HĐ học; SGV hướng dẫn tổ chức các HĐ đó. Cách thiết kế này tạo điều kiện cho HS học tích cực, chủ động, GV dạy học linh hoạt và sáng tạo.
4.5. Bộ sách có một thiết kế mĩ thuật tổng thể, nhất quán và khoa học. Mỗi cuốn sách được thiết kế đẹp, hấp dẫn, hiện đại, giàu tiện ích và dễ dàng sử dụng cho mỗi HS, GV.
4.6. Bộ sách là một bộ tài liệu dạy học hoàn chỉnh, bao gồm: sách giấy (SGK, SGV, VBT); thiết bị, đồ dùng dạy học; sách mềm (sách điện tử). Hệ thống phần mềm và học liệu điện tử dành cho GV và HS sẽ hỗ trợ việc dạy – học, giúp nâng cao hiệu quả dạy – học, đáp ứng kì vọng của GV, HS và phụ huynh HS.
Trên đây là tóm tắt những vấn đề chung của bộ SGK Cùng học để phát triển năng lực. Với mỗi môn học, sẽ có phần trình bày cụ thể cho từng cuốn SGK của môn học đó.
5
TÀI LIỆU TẬP HUẤN
Môn tự nhiên và xã hội
PHẦN MỘT
HƯỚNG DẪN CHUNG
1. GIỚI THIỆU SÁCH GIÁO KHOA TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 1
1.1. Quan điểm biên soạn sách giáo khoa Tự nhiên và Xã hội 1 SGK Tự nhiên và Xã hội 1 là cụ thể hoá của chương trình Tự nhiên và Xã hội. Theo đó, SGK thể hiện những quan điểm, mục tiêu, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực, kế hoạch giáo dục và các định hướng về nội dung, phương pháp và đánh giá kết quả giáo dục được nêu trong chương trình.
Cụ thể:
1.1.1. Hình thành và phát triển tình yêu con người, thiên nhiên; đức tính chăm chỉ; ý thức bảo vệ sức khoẻ của bản thân, gia đình, cộng đồng; ý thức tiết kiệm, giữ gìn, bảo vệ tài sản; tinh thần trách nhiệm với môi trường sống.
1.1.2. Góp phần hình thành và phát triển năng lực khoa học, với yêu cầu cần đạt theo các thành phần năng lực sau:
– Nhận thức khoa học:
+ Nêu, nhận biết được ở mức độ đơn giản một số sự vật, hiện tượng, mối quan hệ thường gặp trong môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh như về sức khoẻ và sự an toàn trong cuộc sống, mối quan hệ của HS với gia đình, nhà trường, cộng đồng và thế giới tự nhiên,…
+ Mô tả được một số sự vật, hiện tượng tự nhiên và xã hội xung quanh bằng các hình thức biểu đạt như nói, viết, vẽ,…
+ Trình bày được một số đặc điểm, vai trò của một số sự vật, hiện tượng thường gặp trong môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh.
+ So sánh, lựa chọn, phân loại được các sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội theo một số tiêu chí.
– Tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:
+ Đặt được các câu hỏi đơn giản về một số sự vật, hiện tượng, mối quan hệ trong tự nhiên và xã hội xung quanh.
+ Quan sát, thực hành đơn giản để tìm hiểu được về sự vật, hiện tượng, mối quan hệ trong tự nhiên và xã hội xung quanh.
+ Nhận xét được về những đặc điểm bên ngoài, so sánh sự giống, khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng xung quanh và sự thay đổi của chúng theo thời gian một cách đơn giản thông qua kết quả quan sát, thực hành.
– Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
+ Giải thích được ở mức độ đơn giản một số sự vật, hiện tượng, mối quan hệ trong tự nhiên và xã hội xung quanh.
168
+ Phân tích được tình huống liên quan đến vấn đề an toàn, sức khoẻ của bản thân, người khác và môi trường sống xung quanh.
+ Giải quyết được vấn đề, đưa ra được cách ứng xử phù hợp trong các tình huống có liên quan (ở mức độ đơn giản); trao đổi, chia sẻ với những người xung quanh để cùng thực hiện; nhận xét được cách ứng xử trong mỗi tình huống.
1.1.3. Cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác góp phần hình thành, phát triển ở HS phẩm chất chủ yếu và năng lực chung.
Để thể hiện quan điểm dạy/ học cùng phát triển năng lực của bộ sách, quá trình biên soạn SGK Tự nhiên và Xã hội 1 quán triệt tư tưởng sau:
– Dạy học kiến tạo: Mỗi bài học thiết kế nhằm giúp HS tự kiến tạo tri thức, hình thành kĩ năng của mình. Quy trình thiết kế bài học theo chu trình nhận thức của HS, bao gồm bốn nhóm hoạt động:
+ Khởi động từ kinh nghiệm của HS.
+ Khám phá để hình thành kiến thức mới.
+ Luyện tập để củng cố kiến thức, hình thành kĩ năng.
+ Vận dụng nhằm sử dụng kiến thức, kĩ năng đã có vào tình huống thực tế. Trong chu trình quan tâm tới việc khuyến khích HS làm ra sản phẩm.
– Học qua trải nghiệm: HS được coi là một thành viên của cuốn sách. Trong mỗi bài học, HS được khuyến khích, khích lệ, trở thành một nhân vật của hoat động, là người tự khám phá, thực hiện các hoạt động trải nghiệm để hình thành nên kiến thức, luyện tập để giải quyết vấn đề và thể hiện theo cách phù hợp với riêng mình,…
Từ quan điểm tiếp cận trên, SGK Tự nhiên và Xã hội 1 được biên soạn với mục đích: Cung cấp kiến thức khoa học cốt lõi theo chương trình Giáo dục phổ thông; Xây dựng những phương pháp học tập cho HS; Hình thành cho HS những kĩ năng và thái độ thiết yếu phù hợp với lứa tuổi.
1.2. Những điểm mới của sách giáo khoa Tự nhiên và Xã hội 1
– SGK Tự nhiên và Xã hội 1 được cấu trúc khoa học, dễ tra cứu và sử dụng. SGK Tự nhiên và Xã hội 1 cấu trúc gồm ba phần: phần đầu, phần nội dung, phần thuật ngữ. Trong đó phần thuật ngữ được sắp xếp theo vần là điểm mới so với SGK hiện hành. Danh mục các từ chuyên môn trong phần thuật ngữ giúp GV có thể thuận tiện tra cứu và có ý thức sử dụng thuật ngữ chuyên môn đó trong quá trình tổ chức dạy học. Ví dụ: Phần thuật ngữ đề cập đến từ “an toàn” ở các trang 16, 45, 90, thì trong quá trình tổ chức dạy học ở các bài An toàn khi ở nhà, An toàn trên đường đi, Bảo vệ cơ thể an toàn, GV sử dụng nhiều lần từ “an toàn” trong câu, trong bối cảnh cụ thể của bài học,
đồng thời yêu cầu HS sử dụng từ “an toàn” khi trình bày trong các hoạt động của bài học sẽ giúp HS hình thành được biểu tượng thế nào là an toàn một cách bền vững hơn.
– Cấu trúc các bài trong SGK theo mô hình hoạt động giúp hình thành và phát triển năng lực người học. Các bài học là phần nội dung chính của cuốn sách. Nếu thiết kế các nội dung trong một bài học của SGK hiện hành đi theo mạch nội dung/kiến thức cơ bản thì
169
ở SGK Tự nhiên và Xã hội 1 mới, nội dung của bài học được thiết kế theo mô hình hoạt động gồm bốn nhóm hoạt động: khởi động → khám phá → luyện tập → vận dụng. Các bước thực hiện của mô hình hoạt động theo tiến trình nhận thức của HS nhằm tạo cho HS sự hứng thú, mong muốn tìm hiểu bài học; đưa ra hướng dẫn giúp HS tìm hiểu khám phá kiến thức mới; đưa ra yêu cầu HS thực hành, chia sẻ, thảo luận và củng cố kiến thức vừa có; khuyến khích HS tìm tòi mở rộng, tạo ra các sản phẩm của cá nhân, vận dụng những điều đã học vào đời sống thực tiễn. Cách thiết kế hoạt động theo tiến trình nhận thức sẽ hỗ trợ rất lớn HS trong việc hình thành và phát triển năng lực tự học, được cho là năng lực cơ bản làm tiền đề phát triển năng lực chung cũng như năng lực chuyên môn khác.
– Các nhiệm vụ học tập trong hoạt động ngầm định phương pháp dạy học, yêu cầu cần đạt của bài học.
Ví dụ: Bài 23. Giữ vệ sinh cơ thể.
Ở nhiệm vụ học tập số 2: Quan sát và nói về
việc làm của các bạn trong hình.
Khi tổ chức dạy học, GV sẽ sử dụng phương
pháp quan sát để tổ chức cho HS thực hiện
nhiệm vụ học tập. Tuỳ khả năng, HS có thể
quan sát cá nhân hoặc nhóm. HS sẽ sử
dụng lời nói để thể hiện những hiểu biết của
mình xung quanh các việc làm trong hình
(nội dung việc làm, lợi ích của việc làm, cách
thức thực hiện việc làm,…). Như vậy thông
qua hoạt động, HS sẽ hình thành năng lực
chuyên môn và năng lực chung như: kĩ năng
quan sát, giao tiếp, biểu đạt.
2. CẤU TRÚC SÁCH VÀCẤUTRÚC BÀIHỌC
2.1. Cấu trúc sách giáo khoa Tự nhiên và
Xã hội 1
Cấu trúc cuốn sách gồm ba phần:
– Phần đầu: giới thiệu tên sách, các tác giả biên soạn sách, mục lục, lời nói đầu và giới thiệu các kí hiệu được sử dụng trong sách.
170
– Phần nội dung được chia thành 6 chủ đề. Các chủ đề được sắp xếp theo thứ tự tương ứng với chương trình môn Tự nhiên và Xã hội 1. Trong mỗi chủ đề có nhiều bài. – Phần thuật ngữ nằm ở cuối SGK.
Danh mục thuật ngữ được sắp xếp theo vần, các từ chuyên môn được nhắc đến ở các trang giúp cho người đọc có thể tra cứu khi cần.
2.2. Cấu trúc phần, chủ đề, bài
2.2.1. Cấu trúc một phần
SGK chia làm ba phần lớn, ở mỗi phần tuỳ chức năng mà có những cấu trúc khác nhau:
– Cấu trúc phần đầu gồm: Giới thiệu tên sách, các tác giả biên soạn sách, mục lục giới thiệu danh mục các bài có trong sách; Lời nói đầu giới thiệu sơ lược về nội dung cuốn sách và các hoạt động tương tác mà HS có thể thực hiện theo những gợi ý trong sách; Giới thiệu các kí hiệu được sử dụng trong sách (Xem hình mục 2.1).
– Cấu trúc phần nội dung: Gồm trang chủ đề và các bài học trong chủ đề. Tuỳ theo nội dung chủ đề được quy định trong chương trình, mỗi chủ đề có từ 3 đến 6 bài và 1 bài ôn tập và đánh giá.
+ Ở trang chủ có tên chủ đề và các bài học trong chủ đề (Xem hình mục 2.1);
+ Ở các bài học có tên bài học, hoạt động của bài (gồm hình ảnh chứa đựng nội dung, các yêu cầu học tập), khung kiến thức cốt lõi của bài học (Xem hình mục 2.2.1).
171
Tên bài Hoạt động của bài
Khung kiến thức cốt lõi
– Cấu trúc phần Thuật ngữ: Gồm tên của phần Thuật ngữ và trang danh mục các từ chuyên môn xuất hiện trong các bài được xếp theo vần (Xem hình mục 2.1).
2.2.2. Cấu trúc một chủ đề
– Mở đầu là trang chủ đề: Trang chủ đề là một bức tranh mô tả nội dung, hoạt động chính diễn ra trong chủ đề và tên các bài học trong chủ đề (Xem hình mục 2.1).
– Tiếp theo, chiếm phần lớn chủ đề là các bài học hình thành kiến thức mới: Tuỳ nội dung kiến thức mà mỗi chủ đề có số lượng các bài học khác nhau. Chủ đề ít bài học nhất là chủ đề Trái Đất và bầu trời có 3 bài học; chủ đề nhiều bài học nhất là chủ đề Con người và sức khoẻ có 6 bài học.
– Cuối chủ đề là bài Ôn tập chủ đề: Bài Ôn tập chủ đề có các hoạt động để HS làm việc cá nhân nhằm hệ thống hoá các kiến thức của chủ đề; hoạt động xử lí tình huống nhằm giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để lựa chọn, hoặc đưa ra ý kiến cá nhân về cách xử lí tình huống giả định trong bài; hoạt động tự đánh giá nhằm nhìn lại các hoạt động HS đã thực hiện trong chủ đề và rút kinh nghiệm cho việc thực hiện các hoạt động học tập ở chủ đề tiếp theo.
2.2.3. Cấu trúc ba dạng bài của môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
– Dạng bài Hình thành kiến thức mới:
Được cấu trúc gồm bốn nhóm hoạt động:
+ Hoạt động khởi động: Thường thiết kế bởi một hoạt động, có thể thông qua một bài hát, một hoạt động vận động hoặc trả lời câu hỏi nhằm tạo hứng thú, kết nối kinh nghiệm với bài học mới.
172
+ Hoạt động khám phá: Thường thiết kế bởi các hoạt động tìm tòi, khám phá, quan sát, đọc và trả lời câu hỏi, thảo luận nhằm xây dựng kiến thức mới. Cuối hoạt động khám phá có khung kiến thức cốt lõi. GV có thể dựa vào nội dung cốt lõi triển khai hoạt động, đưa ra câu hỏi phù hợp nhằm đạt mục tiêu bài học. Ở một số hoạt động, tuỳ vào yêu cầu cần đạt của chương trình, có đưa ra câu hỏi yêu cầu “Liên hệ với hoạt động của bản thân”.
+ Hoạt động luyện tập: Thường thiết kế các bài tập thực hành cá nhân, chia sẻ nhóm và khuyến khích HS tạo ra sản phẩm. Sau một số hoạt động luyện tập có đưa ra “Lời nhắn nhủ của sách”.
+ Hoạt động vận dụng: Thường thiết kế các yêu cầu liên hệ, mở rộng phạm vi nhiệm vụ ra ngoài khuôn viên lớp học, ứng dụng ở gia đình, cộng đồng và cũng khuyến khích tạo sản phẩm.
Hoạt động
Hoạt động
khởi động.
Học sinh chia sẻ những hiểu biết của mình về các sự vật, hoạt động, sự việc được nêu trong bài học.
Hoạt động
luyện tập.
Với những tình huống cụ thể để củng cố kiến thức, hình thành kĩ năng.
khám phá.
Tìm hiểu kiến
thức thông qua
tình huống, thảo
luận nhóm.
Kiến thức cần nhớ
Hoạt động
vận dụng.
Giải quyết vấn đề
thực tế.
Lời nhắn nhủ của sách
173
– Dạng bài Thực hành quan sát:
Có một lượng nhỏ bài học trong sách thuộc dạng bài Thực hành quan sát. Bài Thực hành quan sát gồm ba hoạt động chính:
+ Chuẩn bị: Đưa ra yêu cầu quan sát, các đồ dùng cần thiết phục vụ hoạt động quan sát, các đồ dùng bảo hộ.
+ Thực hành quan sát: Đưa ra các nhiệm vụ, yêu cầu quan sát, các câu hỏi cần trả lời hoặc gợi ý thông tin cần quan sát được.
+ Báo cáo kết quả quan sát: Đưa ra gợi ý sản phẩm quan sát, hình thức tổ chức báo cáo sau quan sát.
Bên cạnh đó, ở một số bài học có nhiều khả năng dạy học trải nghiệm ngoài thực tế, GV cũng lưu ý tổ chức theo ba nhóm hoạt động như trên để đạt được hiệu quả dạy học. Ví dụ: Bài 3. Nơi gia đình chung sống; Bài 6. Trường học của chúng mình; Bài 11. Nơi chúng mình sống; Bài 12. Người dân trong cộng đồng; Bài 13. An toàn trên đường đi; Bài 16. Cây và con vật quanh ta; Bài 20. Chăm sóc, bảo vệ cây trồng và vật nuôi; Bài 29. Bầu trời ban ngày và ban đêm.
– Dạng bài Ôn tập chủ đề:
Cuối mỗi chủ đề đều có bài Ôn tập chủ đề. Bài Ôn tập chủ đề được cấu trúc gồm ba nhóm hoạt động chính:
+ Hệ thống những kiến thức HS đã học được từ chủ đề: Đưa ra gợi ý các nội dung chính của chủ đề dưới dạng sơ đồ nội dung.
+ Xử lí tình huống liên quan đến chủ đề: Đưa ra tình huống, tập trung vào nội dung của chủ đề và các phương án lựa chọn.
+ Đánh giá những việc HS đã thực hiện trong chủ đề: Đưa ra hình ảnh gợi ý về các nội dung HS cần thực hiện trong chủ đề, bao gồm cả sự tham gia vào các hoạt động học, vận dụng thực tiễn.
2.2.4. Cấu trúc mỗi bài học trong SGV
Tương ứng với mỗi bài học trong SGK, SGV thể hiện hướng dẫn tổ chức hoạt động học. Cấu trúc mỗi bài học trong SGV gồm:
– Tên bài học.
– Yêu cầu cần đạt của bài học.
– Đồ dùng dạy học cần thiết để tổ chức hoạt động dạy học, trong đó có phần chuẩn bị của GV và chuẩn bị của HS.
– Tổ chức các hoạt động dạy học: Gợi ý tổ chức dạy học theo bốn nhóm hoạt động tương ứng với các hoạt động của SGK. Các hoạt động được gợi ý theo tiến trình nhận thức, gồm chuỗi các hoạt động để giúp HS học tập tích cực, phù hợp với đặc điểm và trình độ.
– Phần nhúng SGK vào SGV. Đây là điểm mới của sách hướng dẫn dành cho GV.
174
Cấu trúc bài học trong SGV được viết theo gợi ý như một giáo án. Các hoạt động được viết theo tiến trình tổ chức dạy học của GV trên lớp. Ví dụ: Hướng dẫn bài học trong SGV Bài 24. Các giác quan của cơ thể.
Phần SGK nhúng vào SGV
Gợi ý tổ chức
Yêu cầu cần
đạt của bài
Chuẩn bị đồ
dùng dạy học
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
hoạt động dạy học
3.1. Các yêu cầu cơ bản về phương pháp dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
Dạy và học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 cũng như các môn học khác đều hướng đến phát triển năng lực HS, do đó, dạy học không chỉ chú ý tích cực hoá HS về hoạt động trí tuệ, mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ GV – HS theo hướng cộng tác có ý
nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Để thực hiện mục tiêu đó, GV cần:
– Dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, giúp HS tự khám phá những điều chưa biết chứ không thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn.
– Chú trọng rèn luyện cho HS biết khai thác SGK và các tài liệu học tập khác, biết cách liên hệ với những kiến thức đã có, suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới,... Định hướng cho HS cách tư duy như phân tích, tổng hợp, tìm ra những điểm tương tự,… để dần hình thành và phát triển tiềm năng sáng tạo.
– Tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác, lớp học trở thành môi trường giao tiếp GV - HS và HS - HS nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập chung.
– Chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến trình dạy học, thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập (đánh giá thường xuyên). Chú trọng phát triển kĩ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của HS với nhiều hình thức.
175
Phương pháp dạy học có mối quan hệ biện chứng với nội dung dạy học, việc sử dụng các phương pháp dạy học đặc trưng có vai trò quan trọng trong dạy học bộ môn. Dạy học theo hướng phát triển năng lực không có nghĩa là loại bỏ các phương pháp dạy học truyền thống quen thuộc mà cần bắt đầu bằng việc cải tiến để nâng cao hiệu quả và hạn chế nhược điểm của chúng, bên cạnh đó, có sự phối hợp sử dụng một cách hợp lí với các phương pháp dạy học hiện đại. Việc dạy và học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 không chỉ tiến hành trên lớp học mà còn có thể tiến hành ngoài lớp học.
Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một số phương pháp, kĩ thuật dạy học được sử dụng thường xuyên trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1.
3.1.1. Phương pháp quan sát
Quan sát là phương pháp dạy học mà GV tổ chức cho HS sử dụng các giác quan khác nhau để tri giác các sự vật, hiện tượng một cách có mục đích, có kế hoạch, có trọng tâm; qua đó rút ra những kết luận khoa học.
Đối với HS tiểu học, đặc biệt với HS lớp 1 thì tư duy trực quan, cụ thể chiếm ưu thế rất lớn trong việc lĩnh hội tri thức. Vì vậy, quan sát là phương pháp dạy học mang lại hiệu quả cao. Thông qua việc tổ chức cho HS quan sát, sẽ hình thành ở các em những khái niệm và biểu tượng sinh động, đầy đủ và chính xác về thế giới xung quanh. Quan sát và kết hợp với biểu đạt cũng hình thành ở HS năng lực tư duy và ngôn ngữ.
Đối tượng quan sát trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 là các hình ảnh, tranh vẽ, vật thật, cuộc sống hằng ngày xung quanh HS, hoặc các video, phim,... Qua đó, HS có thể tri giác và thu nhận kiến thức môn học một cách dễ dàng.
Các bước quan sát:
Bước 1. Lựa chọn đối tượng quan sát. Đối tượng quan sát có thể là hình ảnh, sơ đồ, mô hình, vật thật hoặc video clip,… căn cứ vào mục tiêu, nội dung của từng bài học mà GV lựa chọn đối tượng quan sát cho phù hợp.
Bước 2. Xác định mục đích quan sát. Tuỳ từng đối tượng mà mục đích quan sát có thể khác nhau. Vì vậy, sau khi xác định được đối tượng quan sát cần lưu ý việc quan sát phải đạt được mục đích nào.
Bước 3. Tổ chức và hướng dẫn quan sát theo nhóm, cá nhân hoặc cả lớp tuỳ thuộc vào số phương tiện dạy học có được. Các nhóm có thể cùng quan sát đối tượng để giải quyết chung một nhiệm vụ học tập, hoặc mỗi nhóm có một đối tượng quan sát riêng, giải quyết nhiệm vụ riêng.
Bước 4. Tổ chức cho HS báo cáo kết quả quan sát. Kết thúc quan sát, từng cá nhân hoặc đại diện các nhóm báo cáo kết quả quan sát, cả lớp lắng nghe và bổ sung ý kiến.
Bước 5. Hoàn thiện kết quả quan sát, rút ra kết luận chung. GV chính xác hoá kết quả quan sát, rút ra kết luận khoa học.
Hầu hết các bài học trong SGK Tự nhiên và Xã hội 1 đều yêu cầu sử dụng phương pháp quan sát (quan sát hình ảnh, quan sát video, quan sát vật thật,...). Khi quan sát, HS đều được chỉ rõ đối tượng quan sát và mục đích quan sát. Ví dụ: Hoạt động 2 (Bài 6. Trường học của chúng mình), đối tượng quan sát là các hình từ 2 đến 8; mục đích quan sát là
176
tìm ra những hoạt động của HS, GV ở trong mỗi hình. Khi tổ chức hoạt động, GV chỉ rõ các tranh HS cần quan sát và câu hỏi HS cần trả lời khi quan sát. Phương pháp quan sát thường kết hợp với phương pháp hỏi – trả lời hoặc thảo luận.
3.1.2. Phương pháp hỏi – trả lời
Hỏi – trả lời là phương pháp dạy học trong đó GV tổ chức cuộc đối thoại giữa GV với HS, giữa HS với nhau dựa trên hệ thống câu hỏi, nhằm dẫn dắt HS đi đến những kết luận khoa học, hoặc vận dụng vốn hiểu biết của mình để tìm hiểu những vấn đề về nội dung học tập, về cuộc sống xung quanh, hoặc thể hiện những hiểu biết và kinh nghiệm cá nhân.
Thông qua việc hỏi – trả lời, GV tạo và đáp ứng nhu cầu nhận thức cho HS và các em được tham gia giải quyết những vấn đề do bài học đặt ra. Bên cạnh đó, GV có thể dễ dàng nắm được năng lực học tập, trình độ nhận thức của HS, từ đó điều chỉnh hoạt động dạy để nâng cao hiệu quả dạy – học. Sử dụng phương pháp hỏi – trả lời tạo cho không khí học tập sôi nổi hơn, HS tích cực, hứng thú hơn, qua đó, góp phần phát triển năng lực tư duy độc lập của HS, thúc đẩy tính tích cực và năng lực diễn đạt bằng lời của các em. Đây cũng là phương pháp khiến HS có cơ hội chia sẻ hiểu biết và kinh nghiệm của mình với các bạn. Ví dụ: Trong hoạt động 3 (Bài 14. Tết và lễ hội năm mới), từng cặp HS hỏi và trả lời về một lễ hội năm mới với các câu hỏi gợi ý, hoặc HS có thể nêu thêm những câu hỏi khác:
+ Nói tên một lễ hội đầu năm mới mà bạn biết.
+ Lễ hội đó diễn ra ở đâu? Lễ hội đó diễn ra vào thời gian nào?
+ Mọi người thường làm gì trong lễ hội đó?
+ Bạn đã làm gì khi tham gia lễ hội đó?
+ Bạn thích hoạt động nào ở lễ hội đó?
GV có thể linh hoạt sử dụng các dạng câu hỏi, khuyến khích dạng câu hỏi tìm tòi khám phá. Đồng thời, GV cũng nên khuyến khích HS đưa ra những câu hỏi, thắc mắc của mình và dẫn dắt các em cách tự giải đáp. Đó là cách phát triển năng lực của HS.
3.1.3. Phương pháp thảo luận
Thảo luận là phương pháp dạy học mà GV tổ chức cuộc đối thoại, trao đổi ý kiến giữa GV với HS, giữa HS với nhau về một vấn đề học tập hoặc một vấn đề thực tiễn của cuộc sống, từ đó rút ra kết luận khoa học.
Phương pháp thảo luận phát huy cao độ vai trò chủ thể tích cực của HS trong học tập. Qua làm việc với các đối tượng học tập, qua bàn bạc, trao đổi ý kiến, quan điểm của mình với các bạn trong nhóm, trong lớp mà HS có thể chiếm lĩnh kiến thức của bài học bằng chính hoạt động của mình. Phương pháp thảo luận đề cao sự hợp tác tích cực của HS, rèn luyện kĩ năng giao tiếp, hợp tác và một số kĩ năng khác.
Thảo luận có thể phát triển thành tranh luận với những vấn đề HS có thể đưa ra những quan điểm trái chiều. Đặc điểm của thảo luận là HS giữ vai trò chính trong việc nêu câu hỏi và trả lời câu hỏi. Nếu vấn đề đưa ra được phân tích ở nhiều khía cạnh và có những ý kiến trái ngược nhau thì cần phải tranh luận sôi nổi để tìm ra kết luận đúng.
177
Có hai hình thức thảo luận: Thảo luận theo nhóm hoặc thảo luận cả lớp. – Thảo luận cả lớp:
+ Xác định chủ đề thảo luận. Chủ đề thảo luận có thể là chủ đề mở, có thể xem xét ở nhiều mặt, nhiều khía cạnh theo những quan điểm khác nhau. Tuyệt đối tránh những chủ đề thảo luận mà câu trả lời chỉ là “có” hoặc “không”.
+ Tổ chức thảo luận: GV khuyến khích HS đưa ra ý kiến của mình, kể cả những ý kiến trái ngược nhau, đồng thời theo dõi tiến trình của cuộc thảo luận, hướng ý kiến của các em theo định hướng dự kiến.
+ Tổng kết: Hoàn thiện kết quả thảo luận.
– Thảo luận nhóm:
+ Xác định chủ đề thảo luận: Tuỳ từng nội dung học tập, có thể cho các nhóm thảo luận cùng chủ đề hoặc mỗi nhóm một chủ đề. Tuy nhiên, nên cho ít nhất hai nhóm thảo luận một chủ đề để khi tổng kết nội dung thảo luận, các nhóm có thể bổ sung cho nhau.
+ Chia nhóm: Tuỳ vào số lượng HS trong lớp để chia thành các nhóm khác nhau; có thể chia theo vị trí bàn học. Thông thường mỗi nhóm từ 4 đến 6 HS.
+ Tổ chức thảo luận: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm. Dưới sự điều khiển của nhóm trưởng, các nhóm thảo luận và hoàn thành nhiệm vụ được giao. GV theo dõi và kịp thời giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
+ Báo cáo kết quả thảo luận: Kết thúc thời gian thảo luận, đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận; cả lớp lắng nghe và bổ sung.
+ Tổng kết: Trên cơ sở ý kiến của HS, GV tổng hợp và nhấn mạnh những nội dung trọng tâm của vấn đề thảo luận.
Ví dụ: Với hoạt động 4 (Bài 4. An toàn khi ở nhà), GV có thể sử dụng phương pháp thảo luận cặp đôi hoặc nhóm, HS sẽ quan sát hình và trao đổi về câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra với các bạn trong hình? Vì sao?
3.1.4. Phương pháp đóng vai
Phương pháp đóng vai là cách tổ chức cho HS tham gia giải quyết một tình huống của nội dung học tập gắn liền với thực tế cuộc sống bằng cách diễn xuất một cách ngẫu hứng, có thể không cần kịch bản hoặc luyện tập trước.
Phương pháp đóng vai làm thay đổi hình thức học tập, khiến không khí học tập thoải mái và hấp dẫn hơn, thực hiện yêu cầu “chơi mà học”, khai thác được kinh nghiệm sống của HS. Trong diễn xuất, HS cảm xúc với vai diễn nào đó, phát huy trí tưởng tượng và xâm nhập vào cuộc sống để tìm ra cách giải quyết, qua đó rèn kĩ năng giải quyết vấn đề
một cách tự nhiên và hợp lí, hoặc học tập tính cách của các nhân vật lịch sử. Đóng vai là phương pháp học tập mang tính sáng tạo. Thông qua vai diễn của mình, HS tiếp thu kiến thức một cách tự giác, tích cực, đồng thời HS thoải mái, nhanh nhẹn và cởi mở hơn.
178
Cách tiến hành:
Tổ chức cho HS đóng vai, có thể thực hiện qua các bước sau:
Bước 1. Lựa chọn tình huống.
Bước 2. Chọn người tham gia.
Bước 3. Chuẩn bị diễn xuất.
Bước 4. Thể hiện vai diễn.
Bước 5. Đánh giá kết quả.
Ở bước lựa chọn tình huống, không chỉ GV mà HS cũng tham gia. Tình huống lựa chọn sao cho các vai diễn dễ thể hiện hành động, cảm xúc, sắc thái, không nên gò ép hoặc quá cầu kì. Các tình huống lựa chọn nên có nhiều đối thoại để khai thác được vốn sống của HS, đồng thời qua vai diễn, HS thể hiện được những hiểu biết về kiến thức, kĩ năng và thái độ của mình. Phương pháp đóng vai rất phù hợp để sử dụng trong các bài ôn tập ở mỗi chủ đề với phần xử lí tình huống.
Ví dụ: Hoạt động 3 (Bài 27. Bảo vệ cơ thể an toàn), GV tổ chức cho HS đóng vai và đưa ra giải pháp xử lí tình huống của mình (GV có thể lựa chọn thêm một vài tình huống để các nhóm HS khác nhau đóng vai). Trước khi đóng vai, GV đọc kịch bản và phân vai hoặc HS lựa chọn vai diễn, sau đó, thực hành diễn ngay tại lớp. GV đánh giá kết quả xử lí tình huống thông qua vai diễn.
3.1.5. Phương pháp trò chơi
Trò chơi học tập là phương pháp dạy học thông qua việc tổ chức hoạt động chơi cho HS. Dưới sự hướng dẫn của GV, HS được hoạt động bằng cách tự chơi trò chơi, trong đó mục đích của trò chơi là chuyển tải mục tiêu của bài học. Luật chơi (cách chơi) thể hiện nội dung và phương pháp học, đặc biệt là phương pháp học tập có sự hợp tác và tự đánh giá.
Đối với HS tiểu học, học tập là hoạt động chủ đạo, tuy nhiên, vui chơi vẫn chiếm vị trí lớn trong hoạt động của các em. Theo tinh thần đổi mới của phương pháp dạy học ở tiểu học, trò chơi được xem là phương pháp nhằm gây hứng thú học tập, giảm sự căng thẳng cho HS, góp phần nâng cao chất lượng giờ học. Trò chơi học tập có tác dụng phát huy tính tích cực, phát triển năng lực HS, tăng cường tính hợp tác và sự sáng tạo của các em. Khi tham gia vào các trò chơi, HS sẽ được tưởng tượng và suy ngẫm, thử nghiệm các tình huống, cách lập luận để đạt kết quả cao.
Trong giờ học, GV có thể sử dụng phương pháp trò chơi ở bất cứ giai đoạn nào của tiết học. Các trò chơi không chỉ thực hiện ở giờ học chính khoá trong lớp mà có thể thực hiện trong những hoạt động học tập ngoài lớp và các hoạt động ngoại khoá. Trò chơi là một phương pháp rất thích hợp với loại bài ôn tập, tổng kết vì nó có thể tổng hợp kiến thức từ nhiều bài học khác nhau, đồng thời cũng tạo ra không khí sôi nổi, hấp dẫn cho HS trong quá trình học tập.
179
Trò chơi có thể tiến hành theo những bước sau:
Bước 1. Lựa chọn trò chơi: Trên cơ sở mục đích, nội dung và yêu cầu của bài học mà GV lựa chọn trò chơi cho phù hợp.
Bước 2. Giới thiệu và giải thích trò chơi: GV nêu tên trò chơi, giải thích rõ mục đích, yêu cầu, luật chơi và cách đánh giá cho người chơi/đội chơi. Phần giới thiệu và giải thích phải đơn giản, dễ hiểu để các em nắm vững và hiểu trò chơi, cách chơi.
Bước 3. Tổ chức chơi: Để trò chơi đạt kết quả tốt, sau khi hướng dẫn và giải thích xong, nên cho HS chơi thử, sau đó chơi thật.
GV (hoặc cử 1 HS) làm trọng tài theo dõi diễn
biến trò chơi để có những nhận xét, đánh giá
khách quan.
Bước 4. Nhận xét, đánh giá kết quả trò chơi:
Kết thúc trò chơi, GV nhận xét, đánh giá. Dựa
vào yêu cầu, nội dung, kết quả trò chơi, GV
đánh giá thật công bằng, khách quan và cần
tạo điều kiện cho HS tự nhận xét, đánh giá lẫn
nhau; cần biểu dương, khen ngợi những cá
nhân/đội chơi có kết quả tốt, hoạt động tích
cực, hợp tác.
Ví dụ: Hoạt động 4 (Bài 24. Các giác quan của
cơ thể), trước khi tổ chức trò chơi “Khám phá
chiếc hộp bí mật” GV giải thích cách chơi với
cả lớp.
Đây là trò chơi giúp HS biết rằng để nhận biết
chính xác một vật có thể sử dụng nhiều giác
quan. GV sử dụng ít nhất bốn đồ vật và lần lượt
bí mật đặt vào chiếc hộp kín để HS đoán.
– Phổ biến luật chơi và cách chơi:
+ HS nghe GV phổ biến luật chơi: Sử dụng một hoặc nhiều giác quan: tay, mũi, tai, mắt để đoán vật để trong hộp bí mật.
+ HS có thể chơi theo đội để thi đua hoặc chơi cả lớp.
– Thực hiện trò chơi:
+ HS tham gia trò chơi sử dụng các giác quan để nhận biết các đồ vật trong hộp kín.
+ HS được sử dụng từng giác quan của mình, có thể sử dụng nhiều giác quan đến khi nào nhận biết đúng, nói được đúng đồ vật trong hộp kín thì đến lượt HS khác. GV có thể gợi ý để HS đặt các câu hỏi giúp bạn sử dụng các giác quan phù hợp để đoán được các đồ vật một cách nhanh nhất.
+ HS tiếp tục chơi, GV sử dụng đồ vật khác cho vào hộp bí mật và tiếp tục tổ chức cho HS chơi.
180
– Kết thúc trò chơi, HS theo gợi ý của GV nhận xét được: Để nhận biết các đồ vật một cách chính xác, cần sử dụng nhiều giác quan. Các giác quan đều rất quan trọng.
Bên cạnh các phương pháp dạy học phổ biến trên, để phát triển năng lực HS, việc dạy và học Tự nhiên và Xã hội 1 cũng như nhiều môn học khác hướng đến tổ chức các hoạt động học tập hợp tác. Một số kĩ thuật dạy học hợp tác GV có thể tổ chức trong lớp học như:
* Nghe – Suy nghĩ – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp:
Bước 1. Nghe: HS nghe câu hỏi hoặc vấn đề do GV đưa ra.
Bước 2. Suy nghĩ: Từng HS suy nghĩ để đưa ra phương án trả lời với thời gian GV cho trước.
Bước 3. Chia sẻ cặp đôi: HS chia sẻ với bạn ngồi bên cạnh về câu trả lời của mình và thảo luận về câu trả lời.
Bước 4. Chia sẻ trước lớp: GV sẽ gọi một số HS đứng tại chỗ chia sẻ câu trả lời của mình với cả lớp. (Bước 4 cũng có thể thay thế bằng việc chia sẻ trong nhóm và thảo luận về câu trả lời của cả nhóm).
* Thảo luận nhóm đôi:
Bước 1. GV chia các HS thành các cặp đôi và thảo luận về một vấn đề đưa ra trong một vài phút.
Bước 2. Trong mỗi nhóm đôi sẽ thảo luận để đưa ra câu trả lời hoặc giải pháp tốt nhất. Bước 3. Các cặp đôi sẽ chia sẻ câu trả lời hoặc giải pháp của họ trước cả lớp. * Bàn tròn:
Bước 1. GV sẽ đưa ra câu hỏi có nhiều phương án trả lời.
Bước 2. Mỗi HS trong một nhóm sẽ ghi một câu trả lời vào một tờ giấy và sau đó chuyển tờ giấy cho bạn tiếp theo.
Bước 3. Khi tất cả các bạn trong bàn đều có câu trả lời, hoặc hết thời gian cho phép, quá trình này sẽ dừng lại.
Bước 4. GV sẽ lựa chọn nhóm có nhiều câu trả lời nhất. Trong kĩ thuật này, việc các HS cùng đưa ra ý tưởng hoặc câu trả lời rất quan trọng.
3.2. Hướng dẫn tổ chức các hoạt động học
SGK thiết kế bốn nhóm hoạt động chính với các mã màu khác nhau: Hoạt động khởi động, Hoạt động khám phá, Hoạt động luyện tập, Hoạt động vận dụng. Mỗi bài học sẽ có ít nhất ba nhóm hoạt động: Hoạt động khởi động, Hoạt động khám phá, và Hoạt động luyện tập hoặc/và Hoạt động vận dụng. Mỗi nhóm hoạt động sẽ được tổ chức theo các hình thức: Cá nhân, Nhóm đôi, Nhóm lớn (nhóm 4 hoặc 6), Cả lớp tuỳ theo nội dung của từng hoạt động. GV có thể thay đổi hình thức và phương pháp tổ chức dạy học phù hợp với điều kiện và đặc trưng của lớp học. Tuy nhiên, dù sử dụng hình thức, phương pháp hay kĩ thuật nào, GV cần chú ý tạo điều kiện để HS được tham gia vào quá trình chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng nhằm phát triển năng lực của mình.
181
Ví dụ: Bài 13. An toàn trên đường đi
Bài này bao gồm ba nhóm hoạt động: Khởi động, Khám phá và Luyện tập. Bài học này có thể được thực hiện trên lớp.
Trước khi tiến hành bài học, GV cần tìm hiểu về yêu cầu cần đạt và đồ dùng dạy học cần chuẩn bị trong bài, lưu ý những đồ dùng dạy học gắn với địa phương (Một số biển báo giao thông thường gặp ở địa phương).
Về tổ chức các hoạt động học, GV có thể triển khai như sau:
– Tổ chức hoạt động khởi động:
Hoạt động 1
Mục tiêu của hoạt động này là khai thác những kinh nghiệm của HS liên quan đến an toàn giao thông trên đường đi; đồng thời, gây hứng thú để HS chú ý vào bài học.
Với hoạt động này, GV có thể tổ chức cả lớp xem video hoặc nghe bài hát “An toàn giao thông” và trả lời một số câu hỏi gợi ý trong SGV.
Hoặc GV có thể sử dụng câu hỏi ở hoạt động 1. “Theo bạn, chúng mình nên đi bộ trên đường như thế nào cho an toàn?” và tổ chức hoạt động cả lớp hoặc theo nhóm.
Với hoạt động này, GV sử dụng phương pháp quan sát kết hợp với hỏi – trả lời. GV nêu câu hỏi và HS lần lượt trả lời. GV có thể yêu cầu mỗi HS chỉ nêu một ý kiến trả lời duy nhất. GV có thể kết hợp kĩ thuật Nghe – Suy nghĩ – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp trong hoạt động này.
– Tổ chức hoạt động khám phá:
Hoạt động 2
Mục tiêu của hoạt động này là HS nói được một số tình huống gây nguy hiểm trên đường đi và thảo luận về cách ứng xử trong một số tình huống nhằm giữ an toàn trên đường đi. Các tình huống tập trung vào các trường hợp đi bộ không an toàn.
Với hoạt động này, GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh kết hợp với nghe câu hỏi, suy nghĩ và trả lời.
GV sử dụng kết hợp các phương pháp: quan sát, hỏi – trả lời và thảo luận để tiến hành hoạt động này. GV có thể hướng dẫn để HS thảo luận trong nhóm theo kĩ thuật Bàn tròn để đề xuất các phương án nhằm đi bộ an toàn ở trên đường.
Ở hoạt động này, GV lưu ý sử dụng thêm các hình ảnh về tình huống gây nguy hiểm trên đường đi khác SGK để HS tìm hiểu.
Hoạt động 3
Mục tiêu của hoạt động này là HS nhận biết và nói được ý nghĩa của màu sắc đèn tín hiệu giao thông và một số biển báo giao thông (chủ yếu dành cho người đi bộ).
Với hoạt động này, GV yêu cầu HS quan sát các hình ảnh, nghe và trả lời câu hỏi. GV có thể sử dụng các hình ảnh không ghi ý nghĩa của các biển báo trước để HS suy nghĩ, thảo luận và trả lời. Sau đó, HS quan sát các hình ảnh trong SGK, với sự hướng dẫn của GV, HS chính xác hoá câu trả lời của mình.
182
GV sử dụng phương pháp quan sát, kết hợp với thảo luận cặp đôi để tiến hành hoạt động này.
Lưu ý: GV có thể tổ chức thành trò chơi “Ai nhanh ai đúng” nếu điều kiện cho phép. GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS gập SGK lại, chiếu từng hình ảnh trên màn chiếu (hoặc sử dụng các hình ảnh riêng rẽ) và yêu cầu các nhóm suy nghĩ và trả lời thật nhanh ý nghĩa màu sắc của đèn tín hiệu hoặc biển báo. Nếu nhóm nào trả lời nhanh và đúng nhiều nhất, nhóm đó sẽ chiến thắng. Sau đó, GV yêu cầu HS mở SGK, cùng quan sát các hình ảnh trong SGK và củng cố lại các câu trả lời.
– Tổ chức hoạt động luyện tập:
Hoạt động 4
Mục tiêu của hoạt động là thực hành đi bộ và tham gia giao thông trên đoạn đường theo sơ đồ: đoạn đường không có đèn tín hiệu giao thông và đoạn đường có đèn tín hiệu giao thông; nêu được một số quy tắc an toàn khi đi bộ.
Với hoạt động này, GV sử dụng phương pháp đóng vai, mỗi HS được chọn các đối tượng đóng vai (người đi bộ, xe máy, ô tô, taxi,…) và đeo các biển đã chuẩn bị sẵn trước ngực hoặc sau lưng. Lưu ý: GV nên để HS đổi các đối tượng với nhau (mỗi HS tham gia giao thông ở hoạt động này, có thể chuyển sang cầm biển báo ở hoạt động khác). Với hoạt động này, ngoài những biển báo đã được cung cấp theo bộ thiết bị, GV nên chuẩn bị thêm hình ảnh của một số biển báo thường gặp khi tham gia giao thông ở địa phương.
Sau khi hoàn thành hoạt động thực hành, GV sử dụng phương pháp hỏi – trả lời và thảo luận, nêu các câu hỏi liên quan đến nội dung thực hành thông qua quá trình ghi chép của GV. Ví dụ: Ai tham gia giao thông đúng? Vì sao? Ai tham gia giao thông không an toàn? Vì sao?
Sau đó, GV sử dụng phương pháp hỏi – trả lời, yêu cầu HS nêu được những quy tắc đi bộ an toàn trên đoạn đường có đèn tín hiệu giao thông và không có đèn tín hiệu giao thông.
4. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 1 4.1. Kiểm tra, đánh giá năng lực, phẩm chất
Kiểm tra, đánh giá là một khâu quan trọng trong quá trình dạy học để giúp GV theo dõi sự tiến bộ của HS về năng lực và phẩm chất. Bên cạnh đó, kiểm tra, đánh giá còn có ý nghĩa trong việc điều chỉnh quá trình dạy học của GV.
Định hướng đổi mới đánh giá HS phổ thông nói chung, HS tiểu học nói riêng được thể hiện thông qua một số văn bản chỉ đạo:
– Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã nêu: “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá kết quả
giáo dục, đào tạo”, “Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kì, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và xã hội”.
183
– Nghị quyết số 44/NQ-CP của Chính phủ ngày 09/6/2014 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 29 nêu: “Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục theo hướng đánh giá năng lực người học; kết hợp đánh giá cả quá trình với đánh giá cuối kì học, cuối năm học theo mô hình của các nước có nền giáo dục phát triển.”
– Quyết định số 2653/QĐ-BGDĐT ngày 25/7/2014 về Kế hoạch hành động của ngành giáo dục triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29: “Đổi mới mục tiêu, nội dung, hình thức kiểm tra, thi và đánh giá chất lượng GDĐT đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực, phẩm chất người học. Triển khai đổi mới phương pháp kiểm tra, thi, đánh giá người học ngay trong quá trình và kết quả từng giai đoạn giáo dục, đào tạo nhằm kịp thời điều chỉnh, nâng cao hiệu quả hoạt động dạy và học ở các cấp học và trình độ đào tạo.”
– Ngày 28/8/2014, Bộ trưởng Bộ GDĐT đã ban hành Thông tư 30 quy định đánh giá HS tiểu học. Tiếp đó, Bộ ban hành Thông tư 22 ngày 22/9/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều quy định đánh giá HS tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 30, Văn bản số 03/ VBHN-BGDĐT ngày 28/9/2016 hợp nhất Thông tư 22 và Thông tư 30 quy định đánh giá HS.
Nhìn chung, đánh giá chuyển từ chủ yếu đánh giá kết quả học tập cuối môn học, khoá học (đánh giá tổng kết) nhằm mục đích xếp hạng, phân loại sang sử dụng các loại hình thức đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì sau từng chủ đề, từng chương nhằm mục đích phản hồi điều chỉnh quá trình dạy học (đánh giá quá trình); từ chủ yếu đánh giá kiến thức, kĩ năng sang đánh giá năng lực của người học. Tức là chuyển trọng tâm đánh giá chủ yếu từ ghi nhớ, hiểu kiến thức,… sang đánh giá năng lực vận dụng, giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đặc biệt chú trọng đánh giá các năng lực tư duy bậc cao như tư duy sáng tạo; từ một hoạt động gần như độc lập với quá trình dạy học sang việc tích hợp đánh giá vào quá trình dạy học, xem đánh giá như là một phương pháp dạy học.
Đánh giá vì sự tiến bộ của HS; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của HS, đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan. Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì, giữa đánh giá của GV và tự đánh giá của HS. Thông qua kết quả kiểm tra, đánh giá, GV có thể nắm được tình hình học tập, mức độ phân hoá về trình độ học lực của HS trong lớp, từ đó có biện pháp giúp đỡ HS chưa đạt chuẩn về kiến thức, kĩ năng và qua đó hướng đến phát triển năng lực HS.
Đánh giá theo định hướng năng lực tập trung chủ yếu vào hai phương diện: việc thông hiểu các kiến thức cơ bản của HS và mức độ hình thành, phát triển năng lực môn học trong quá trình học tập, đặc biệt, cần tập trung đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, năng lực để giải quyết các vấn đề trong học tập và thực tiễn cuộc sống. Đánh giá theo định hướng năng lực chủ yếu là xem xét, đánh giá HS đã vận dụng các kiến thức đã học trong thực tế như thế nào, xác định mức độ năng lực đã hình thành của cá nhân người học so với mục tiêu đề ra của môn học.
184
Có thể tổng hợp một số dấu hiệu khác biệt cơ bản giữa đánh giá năng lực người học và đánh giá kiến thức, kĩ năng của người học như sau:
Tiêu chí
so sánh
Đánh giá năng lực
Đánh giá kiến thức, kĩ năng
Mục đích chủ yếu
nhất
− Đánh giá khả năng HS vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết vấn đề thực tiễn của cuộc sống.
− Vì sự tiến bộ của người học so với chính họ.
− Xác định việc đạt kiến thức, kĩ năng theo mục tiêu của chương trình giáo dục.
− Đánh giá, xếp hạng giữa những người học với nhau.
Ngữ cảnh đánh giá
Gắn với ngữ cảnh học tập và thực tiễn cuộc sống của HS.
Gắn với nội dung học tập (những kiến thức, kĩ năng, thái độ) được học trong nhà trường.
Nội dung đánh giá
− Những kiến thức, kĩ năng, thái độ ở nhiều môn học, nhiều hoạt động giáo dục và những trải nghiệm của bản thân HS trong cuộc sống xã hội (tập trung vào năng lực thực hiện).
− Quy chuẩn theo các mức độ phát triển năng lực của người học.
− Những kiến thức, kĩ năng, thái độ ở một môn học.
− Quy chuẩn theo việc người học có đạt được hay không một nội dung đã được học.
Công cụ
đánh giá
Nhiệm vụ, bài tập trong tình huống, bối cảnh thực.
Câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ trong tình huống hàn lâm hoặc tình huống thực.
Thời điểm đánh giá
Đánh giá mọi thời điểm của quá trình dạy học, chú trọng đến đánh giá trong khi học.
Thường diễn ra ở những thời điểm nhất định trong quá trình dạy học, đặc biệt là trước và sau khi dạy.
Kết quả
đánh giá
− Năng lực người học phụ thuộc vào độ khó của nhiệm vụ hoặc bài tập đã hoàn thành.
− Thực hiện được nhiệm vụ càng khó, càng phức tạp sẽ được coi là có năng lực cao hơn.
− Năng lực người học phụ thuộc vào số lượng câu hỏi, nhiệm vụ hay bài tập đã hoàn thành.
− Càng đạt được nhiều đơn vị kiến thức, kĩ năng thì càng được coi là có năng lực cao hơn.
4.2. Một số gợi ý về hình thức và phương pháp kiểm tra, đánh giá năng lực
Về cách thức kiểm tra, đánh giá, cần sử dụng phối hợp các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá khác nhau:
– Kết hợp giữa kiểm tra miệng, kiểm tra viết và bài tập thực hành.
– Kết hợp giữa hình thức đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan và tự luận nhằm phát huy những ưu điểm của mỗi hình thức đánh giá.
– Bên cạnh đó, GV có thể sử dụng các hình thức khác như thông qua đóng vai, thảo luận, phỏng vấn, phiếu ghi chép,...
185
Việc kiểm tra, đánh giá cần được tiến hành cùng với quá trình dạy học. Để kiểm tra, đánh giá, có thể sử dụng các câu hỏi, bài tập ở những mức độ khác nhau như: nhận biết (ghi nhớ, tái hiện trong các tình huống không thay đổi nhằm củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng cơ bản); thông hiểu (có khả năng tóm tắt, giải thích, lí giải các sự kiện, hiện tượng,…); vận dụng (so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá, vận dụng kiến thức vào những tình huống thay đổi, kết nối kiến thức thực tiễn với bài học), tạo cơ hội phát triển năng lực tự chủ, sáng tạo của HS.
Bảng dưới đây là những động từ có thể dùng để đặt câu hỏi, đưa ra nhiệm vụ trong quá trình dạy học và đánh giá (có thể sử dụng những động từ có nghĩa tương đương phù hợp với từng nhiệm vụ cụ thể).
Mức độ
Mô tả mức độ
Biết
nêu được (công việc của người dân trong cộng đồng và đóng góp của công việc đó cho xã hội,...); kể được (tên các hoạt động chính trong lớp học và trường học,...); nói được (tên trường, địa chỉ của trường; tên lớp, vị trí của lớp học trong trường,...).
nhận biết được (tên gọi, chức năng các bộ phận bên ngoài và các giác quan của cơ thể,...); xác định được (các hoạt động vận động và nghỉ ngơi có lợi cho sức khoẻ, một số tình huống nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra trong khi tham gia các hoạt động ở trường và cách phòng tránh,...).
Hiểu
mô tả được (một số hiện tượng thiên tai;...); vẽ được (đường thời gian theo thứ tự các sự kiện lớn, các mốc quan trọng đã xảy ra trong gia đình,...); giới thiệu được (một cách đơn giản về truyền thống nhà trường,...).
trình bày được (một số việc cần làm hoặc cần tránh để giữ gìn, bảo vệ các giác quan, bảo vệ cơ thể khi tiếp xúc với cây và con vật,...); nêu được ví dụ (về việc sử dụng thực vật và động vật trong đời sống hằng ngày,...).
so sánh được (đặc điểm cấu tạo của một số động vật khác nhau); phân loại được (thực vật dựa trên một số tiêu chí. Ví dụ: đặc điểm của thân, rễ, lá,...).
Vận
dụng
nhận xét được (sự thay đổi của gia đình theo thời gian qua một số ví dụ,...); đặt được câu hỏi (để tìm hiểu về truyền thống nhà trường: năm thành lập trường, thành tích dạy và học, các hoạt động khác,...).
giải thích được (một cách đơn giản tại sao cần phải giữ vệ sinh xung quanh nhà,...); thực hiện được (nhiệm vụ khảo sát về sự an toàn liên quan đến cơ sở vật chất của nhà trường hoặc khu vực xung quanh trường theo sự phân công của nhóm; đi, đứng, ngồi, mang cặp đúng tư thế để phòng tránh cong vẹo cột sống,...).
đưa ra được (cách xử lí tình huống khi HS hoặc người nhà bị ngộ độc; cách ứng xử phù hợp trong tình huống giả định có cháy xảy ra; nhận xét về những cách ứng xử đó,...); đề xuất được (cách sử dụng thực vật và động vật hợp lí,...).
186
Ví dụ một số câu hỏi/bài tập/hoạt động nhằm đánh giá năng lực đặc thù môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1:
Thành phần năng lực
Biểu hiện
Một số câu hỏi/ bài tập/ hoạt động đánh giá
Nhận thức
khoa học
− Nêu, nhận biết được ở mức độ đơn giản một số sự vật, hiện tượng, mối quan hệ thường gặp trong môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh như về
sức khoẻ và sự an toàn trong cuộc sống, mối quan hệ của HS với gia đình, nhà trường, cộng đồng và thế giới tự nhiên,...
− Mô tả được một số sự vật, hiện tượng tự nhiên và xã hội xung quanh bằng các hình thức biểu đạt như nói, viết, vẽ,...
− Nói tên những đồ dùng có thể gây nguy hiểm ở trong nhà (Bài 4. An toàn khi ở nhà); Nói về công việc của những người xung quanh bạn và lợi ích của những công việc đó (Bài 12. Người dân trong cộng đồng) (Mức độ biết)
− Nối biển báo giao thông với ý nghĩa của biển báo giao thông cho phù hợp (Bài 13. An toàn trên đường đi) (Mức độ biết)
− Hoạt động: Vẽ và nói với bạn về một cây hoặc con vật mà bạn đã quan sát (Bài 16. Cây và con vật quanh ta) (Mức độ hiểu)
Tìm hiểu
môi trường
tự nhiên và
xã hội xung quanh
− Đặt được các câu hỏi về một số sự vật, hiện tượng, mối quan hệ xã hội xung quanh.
− Quan sát, thực hành đơn giản để tìm hiểu sự vật, hiện tượng tự nhiên và xã hội xung quanh.
− Đặt câu hỏi về nhà ở của bạn (Bài 3. Nơi gia đình chung sống) (Mức độ vận dụng)
− Quan sát bầu trời và điền thông tin quan sát được vào phiếu quan sát (Bài 31. Thực hành quan sát bầu trời) (Mức độ hiểu)
187
Thành phần năng lực
Biểu hiện
Một số câu hỏi/ bài tập/ hoạt động đánh giá
Vận dụng
kiến thức, kĩ năng đã học
− Giải thích được ở mức độ đơn giản một số sự vật, hiện tượng, mối quan hệ trong tự nhiên và xã hội xung quanh.
− Giải quyết được vấn đề, đưa ra được cách ứng xử phù hợp trong các tình huống có liên quan (ở mức độ đơn giản).
− Trao đổi về ích lợi của việc giữ vệ sinh cơ thể hằng ngày. Ví dụ: Vì sao chúng mình phải chải răng? Vì sao chúng mình phải rửa tay bằng xà phòng? (Bài 23. Giữ vệ sinh cơ thể) (Mức độ vận dụng)
− Các hoạt động xử lí tình huống (Trong các bài ôn tập chủ đề và trong một số bài (Bài 4. An toàn khi ở nhà – hoạt động 5; Bài 27. Bảo vệ cơ thể an toàn – hoạt động 3).
5. Hướng dẫn khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên sách và các học liệu điện tử
5.1. Cam kết hỗ trợ giáo viên, cán bộ quản lí trong việc sử dụng nguồn tài nguyên sách và học liệu điện tử
Công ty CP Đầu tư và Phát triển Giáo dục Hà Nội (HEID) – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cam kết sẽ đồng hành cùng với các cơ sở giáo dục, thầy cô giáo, phụ huynh và HS trong quá trình sử dụng bộ SGK Cùng học để phát triển năng lực, thể hiện ở 6 nội dung sau: (1) Công ty cam kết thực hiện cơ chế hỗ trợ, phục vụ kịp thời, đầy đủ, đồng bộ SGK và tài liệu bổ trợ cho HS và GV.
(2) Cam kết tổ chức tập huấn miễn phí cho toàn bộ cán bộ quản lí giáo dục, GV sử dụng SGK theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến do các Tổng Chủ biên, Chủ biên và tác giả đảm nhiệm.
(3) Mỗi GV sẽ được cấp một tài khoản miễn phí để khai thác, sử dụng học liệu điện tử, bao gồm: sách điện tử, các bài giảng mẫu, thí nghiệm mô phỏng, hệ thống bài kiểm tra, đánh giá, kho tài liệu tham khảo,…
(4) Công ty cam kết giúp các cơ sở giáo dục xây dựng phần mềm quản lí học tập, kết nối giữa nhà trường với phụ huynh HS.
(5) Đặc biệt, hằng năm vào dịp hè, Công ty tổ chức mời GV cốt cán trong các môn có thực hành, thí nghiệm ở các địa phương về trung tâm thực nghiệm của Công ty để tập huấn về thực hành, thí nghiệm.
(6) Ngay từ khi bộ sách hoàn thiện, Công ty đã thành lập bộ phận thường trực xử lí các vướng mắc, hỗ trợ các cơ sở giáo dục, các nhà trường, thầy cô giáo trong hành trình sử dụng bộ SGK Cùng học để phát triển năng lực.
188
Thống kê các học liệu điện tử đi kèm bộ SGK lớp 1:
STT
Môn học
lớp 1
Học liệu điện tử
Sách
Mềm –
Vở bài
tập
Sách Mềm – Tự kiểm tra, đánh giá
Tư liệu
giảng dạy
(Powerpoint)
Video bài
giảng
Sách giáo viên
(bản điện tử)
Sách
Mềm –
Sách
giáo viên
Sách
Mềm –
Sách
học sinh
1
Tiếng Việt
x
x
x
x
x
x
x
2
Toán
x
x
x
x
x
x
x
3
TN và XH
x
x
x
x
x
x
x
4
Đạo đức
x
x
x
x
x
x
x
5
Mĩ thuật
x
x
x
x
x
x
6
Âm nhạc
x
x
x
x
x
x
7
Hoạt động trải nghiệm
x
x
x
x
x
X
8
Giáo dục
thể chất
x
x
x
x
189
5.2. Cách thức khai thác và hướng dẫn sử dụng nguồn tài nguyên sách trong dạy học
Hiện nay, tại trang Web sgk.sachmem.vn đã có những tài liệu về bộ SGK Cùng học để phát triển năng lực.
(a) Tài liệu về bộ SGK Cùng học để phát triển năng lực:
– Những điều cần biết về bộ SGK Cùng học để phát triển năng lực; – Các bài Giới thiệu SGK gồm bản PowerPoint và Video cho mỗi môn học; – Các bản Thuyết minh SGK cho mỗi môn học;
– SGK bản mềm cho mỗi môn học;
– Sách mềm – Vở bài tập (Chuyển thể từ VBT in sang dạng tương tác; đã có demo một số bài);
– Sách mềm – Tự kiểm tra đánh giá (đã có demo một số bài);
– SGV bản mềm cho mỗi môn học;
– SGV tương tác (bản demo sách mềm cho Toán 1, Tiếng Việt 1, Tự nhiên và Xã hội 1);
– PowerPoint hỗ trợ từng bài dạy (bản demo cho Toán 1, Tiếng Việt 1, Tự nhiên và Xã hội 1);
– Tài liệu tập huấn GV, kèm theo Một số video bài dạy mẫu gồm hai loại: không có PowerPoint hỗ trợ và có PowerPoint hỗ trợ, cho mỗi môn học.
Giáo viên, phụ huynh, học sinh có thể xem miễn phí các tài liệu trên trang Web đã nêu. Ngoài những tài liệu nêu trên, các tác giả sẽ cung cấp thêm những sản phẩm khác, nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu học tập tích cực của HS và giảng dạy hiệu quả của GV.
(b) Giáo viên, học sinh, phụ huynh sử dụng các tài nguyên này thế nào? Một số gợi ý để GV sử dụng hiệu quả:
– Để nắm được các thông tin đầy đủ về cả bộ sách nói chung và môn học nói riêng, GV có thể xem “Những điều cần biết về bộ SGK Cùng học để phát triển năng lực” và “Thuyết minh SGK môn học”.
– Để dạy học hiệu quả một môn học, GV nên:
+ Đầu tiên, xem SGK bản mềm và SGV bản mềm để tìm hiểu sơ bộ và bước đầu cảm nhận về sách.
+ Tiếp theo, xem bài Giới thiệu, Tài liệu tập huấn rồi đến các video và các học liệu hỗ trợ cho HS.
+ Với Sách mềm – Tự kiểm tra đánh giá, GV có thể dùng để đánh giá HS, xác định rõ mỗi HS đang ở mức độ nào sau khi học xong mỗi bài học, từ đó có kế hoạch hướng dẫn lại cho HS còn chưa vững hoặc bồi dưỡng thêm cho HS có năng khiếu, tư chất tốt để ươm mầm tài năng.
190
– Một số gợi ý cho HS và phụ huynh HS:
+ HS sử dụng Sách mềm – Vở bài tập tương tác sẽ thấy hấp dẫn hơn, hứng thú hơn VBT giấy. Hơn nữa sau khi thực hiện xong mỗi bài tập, HS được đánh giá ngay. Nếu HS quên kiến thức cơ bản thì đã có đường link tới video hướng dẫn lại kiến thức liên quan đến bài tập để HS ôn lại rồi tiếp tục làm bài tập.
+ HS sử dụng Sách mềm – Tự kiểm tra đánh giá để xem mình đã đạt mức độ nào (chưa đạt, thực hành cơ bản được, vận dụng đơn giản được, vận dụng sáng tạo) sau khi học xong mỗi bài học. Phụ huynh HS qua đó cũng biết rõ về tình hình của con em mình.
HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ
Kèm theo sách giáo khoa TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 1 Cùng học để phát triển năng lực
Truy cập trang mạng để xem minh hoạ trực tuyến: sgk.sachmem.vnGiới thiệu
Sách Mềm là một hệ thống phần mềm kèm theo các học liệu điện tử được xây dựng nhằm mục đích giúp nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập.
Học liệu điện tử kèm theo sách giáo khoa Tự nhiên và Xã hội 1 Cùng học để phát triển năng lực là một phần trong hệ thống Sách Mềm. Trong giai đoạn đầu, Học liệu điện tử này có 7 sản phẩm chính như sau:
1. Sách giáo viên (bản điện tử)
Là phiên bản điện tử của sách giáo viên được đưa lên mạng internet giúp giáo viên dễ dàng tiếp cận, sử dụng.
2. Tư liệu giảng dạy (Powerpoint)
Là hệ thống các bài soạn điện tử Powerpoint được xây dựng bám sát theo nội dung sách giáo viên, sách giáo khoa kèm theo các hình ảnh, âm thanh, video, hiệu ứng tương tác:
191
● Góp phần đổi mới phương pháp dạy
và học.
● Giúp giáo viên:
○ Giảm bớt thời gian, công sức
chuẩn bị tư liệu bài giảng;
○ Có thêm công cụ, tư liệu trực quan,
sinh động, hấp dẫn phục vụ việc
giảng dạy;
○ Ứng dụng hiệu quả công nghệ
thông tin vào giảng dạy.
● Giúp học sinh:
○ Hứng thú tiếp thu bài học;
○ Dễ tiếp thu bài học;
○ Nâng cao hiệu quả học tập.
3. Video tiết học (minh hoạ)
Một số tiết học thực tế được quay phim và dựng thành video để làm tư liệu cho giáo viên tham khảo.
4. Sách Mềm – Sách giáo viên
Là phần mềm bài soạn điện tử tương tác, được xây dựng bám sát theo nội dung sách giáo viên, sách giáo khoa kèm theo các hình ảnh, âm thanh, video, hiệu ứng tương tác, trực quan, sinh động.
● Góp phần đổi mới phương pháp dạy và học.
● Giúp giáo viên:
○ Giảm bớt thời gian, công
sức chuẩn bị tư liệu bài giảng;
○ Có thêm công cụ, tư liệu
trực quan, sinh động, hấp dẫn
phục vụ việc giảng dạy;
○ Ứng dụng hiệu quả công
nghệ thông tin vào giảng dạy.
192
● Giúp học sinh:
○ Hứng thú tiếp thu bài học;
○ Dễ tiếp thu bài học;
○ Nâng cao hiệu quả học tập.
5. Sách Mềm – Sách giáo khoa
Là phần mềm sách điện tử tương tác, được xây dựng bám sát theo nội dung sách giáo khoa kèm theo các hình ảnh, âm thanh, video, hiệu ứng tương tác, trực quan, sinh động.
6. Sách Mềm – Vở bài tập
Là phần mềm sách điện tử tương tác, được xây dựng bám sát theo nội dung Vở bài tập kèm theo các hình ảnh, âm thanh, video, hiệu ứng tương tác, trực quan, sinh động.
193
● Giúp giáo viên:
○ Giao bài tập, chữa bài trực tuyến chung cho cả lớp hoặc riêng cho mỗi học sinh; ○ Theo dõi thành tích của mỗi học sinh hoặc cả lớp;
○ Thống kê trực quan và dễ hiểu giúp giáo viên biết cần làm việc riêng biệt với học sinh nào về chủ đề nào.
● Giúp học sinh:
○ Hứng thú hơn khi ôn luyện và làm bài tập;
○ Tự ôn luyện, tự kiểm tra kết quả làm bài;
○ Được chấm điểm tự động, tức thì;
○ Được gợi ý, hướng dẫn làm bài.
7. Sách Mềm – Tự kiểm tra, đánh giá
Là học liệu điện tử tương tác, được chuyển thể từ các câu hỏi kiểm tra, đánh giá trọng tâm kiến thức bài học.
● Giúp học sinh tự kiểm tra, đánh giá lại kiến thức của mình sau mỗi bài học. ● Giúp giáo viên:
○ Theo dõi thành tích của mỗi học sinh hoặc cả lớp;
○ Thống kê trực quan và dễ hiểu giúp giáo viên biết cần làm việc riêng biệt với học sinh nào về chủ đề nào.
194
6. Khai thácthiết bịvà học liệutrong dạy học 6.1. Về thiết bị dạy học bộ SGK Cùng học để phát triển năng lực
Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Giáo dục Hà Nội (HEID) – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam có hai dòng sản phẩm, dòng sản phẩm thiết bị THỰC và dòng sản phẩm thiết bị ẢO. Đây là các sản phẩm bám sát và dùng riêng cho bộ SGK Cùng học để phát triển năng lực.
– Các thiết bị THỰC, bao gồm ba sản phẩm chính, đó là:
+ Bộ đồ dùng thực hành Toán và Tiếng Việt.
+ Bộ tranh dùng cho phân môn Kể chuyện (Tiếng Việt).
+ Bộ tranh Tự nhiên và Xã hội.
– Các thiết bị ẢO, bao gồm ba sản phẩm chính, đó là:
+ Tư liệu bài giảng dành cho GV.
+ Vở bài tập có tương tác.
+ Tự kiểm tra, đánh giá.
6.2. Về Bộ đồ dùng thực hành Toán và Tiếng Việt
Công ty HEID sản xuất đảm bảo đầy đủ các chi tiết bao trọn 5 bộ thiết bị trong Danh mục theo Thông tư 05/2019/TT-BGD&ĐT, đó là (1) Bộ thiết bị dạy chữ số và so sánh số; (2) Bộ thiết bị dạy phép tính; (3) Bộ thiết bị dạy hình phẳng và hình khối; (4) Mô hình đồng hồ; (5) Bộ thẻ chữ học vần thực hành. Ngoài ra, Công ty còn mạnh dạn tích hợp vào đây bộ sa bàn giao thông.
Thực sự đây là một ý tưởng có thể nói là táo bạo của Công ty HEID, nhưng rất hiệu quả. Trong Danh mục thiết bị tối thiểu môn Tự nhiên và Xã hội, có bộ sa bàn giáo dục giao thông. Mục đích để giúp HS hình thành năng lực tìm tòi khám phá kiến thức thông qua quan sát, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn giao thông. Nhiều công ty khác đã sản xuất những bộ sa bàn giao thông khá đẹp và thuận tiện sử dụng, tuy nhiên giá thành khá cao (khoảng hơn 200.000 VNĐ). Công ty HEID thấy rằng, để học 1 – 2 bài học mà giá thành cao sẽ có nhiều trường học khó có điều kiện đầu tư. Do vậy, Công ty HEID đã tích hợp nội dung này vào bộ đồ dùng thực hành Toán và Tiếng Việt, vẫn đảm bảo thực hiện được mục đích dạy học, mà giá thành lại giảm, chỉ tăng thêm vài chục ngàn đồng vào bộ đồ dùng thực hành Toán và Tiếng Việt.
6.3. Về bộ tranh dùng cho phân môn Kể chuyện (Tiếng Việt)
Bao gồm 29 tranh, là nội dung 29 câu chuyện được kể trong sách Tiếng Việt 1. HS được nghe kể chuyện, được trả lời các câu hỏi đặt ra sau khi nghe kể, và đặc biệt, được tự tay lựa chọn nhân vật (bóc dán sticker) để hoàn thành bức tranh diễn tả câu chuyện. Điều này kích thích hứng thú của HS, làm cho HS nhớ được nội dung câu chuyện một cách nhanh chóng, yêu thích những giờ nghe Kể chuyện.
195
Ví dụ, ở tiết Kể chuyện Gà mẹ và gà con (Bài 3E): Công ty HEID có một bức tranh nền, chưa hoàn thiện cùng một số sticker là các nhân vật trong câu chuyện. Trong lúc nghe cô giáo kể chuyện, HS sẽ tự tay lựa chọn, bóc và dán sticker vào tranh, sao cho đúng nội dung câu chuyện. Như vậy sau tiết học, mỗi HS đã có một bức tranh hoàn chỉnh về
câu chuyện.
6.4. Về bộ tranh Tự nhiên và Xã hội
Bao gồm 31 tranh, mỗi tranh được sử dụng để tổ chức một hoạt động học tập nào đó trong một bài học của SGK. Bộ tranh sử dụng việc bóc/dán các sticker để qua đó thực hiện các hoạt động tư duy, vận dụng kiến thức mới. Điều này rất hữu ích cho việc phát triển tư duy, rèn luyện kĩ năng và phát triển năng lực của trẻ. Tuỳ thuộc nội dung từng bài học, mỗi tranh sẽ thực hiện một hoạt động cụ thể trong bài.
Ví dụ, hoạt động vận dụng “Cùng chơi dọn nhà” trong bài học “Nơi gia đình chung sống”: Công ty HEID có một bức tranh nền là hình ảnh trong gia đình và có các sticker là các đồ vật thường dùng hằng ngày. HS sẽ bóc/dán các sticker sao cho các đồ vật ở đúng chỗ của chúng. Sau hoạt động, mỗi HS sẽ được một bức tranh hoàn chỉnh.
6.5. Về học liệu điện tử của bộ sách Cùng học để phát triển năng lực Học liệu điện tử kèm theo SGK gồm ba sản phẩm chính, đó là:
(1) Tư liệu bài giảng dành cho GV: Phân loại các loại hình bài học trong SGK. Với mỗi loại bài, thiết kế bài giảng mẫu, kèm theo các tư liệu bổ trợ để GV có thể sử dụng khi dạy học.
(2) Sách mềm – Vở bài tập: Chuyển thể từ VBT sang dạng tương tác.
(3) Sách mềm – Tự kiểm tra, đánh giá. Với mỗi bài trong SGK, có một vài câu hỏi, bài tập để HS tự thực hiện, qua đó tự đánh giá về khả năng nắm vững nội dung cơ bản của bài.
Xin các quý vị hãy tự thử trải nghiệm ở tài khoản demo trực tuyến sau: Truy cập website: https://sachmem.vn
Tài khoản đăng nhập:
+ Email: [email protected]
+ Mật khẩu: sachgiaokhoa
196
7. Một số lưu ý lẬp kẾ hoạch dạy họctheothôngtư 3866
Để hoạt động tổ chức dạy học trên lớp đạt được mục đích hình thành các năng lực của môn học cũng như các năng lực chung, các phẩm chất được quy định trong chương trình, GV cần lập kế hoạch tổ chức dạy học phù hợp với chính đối tượng HS của lớp mình, trường mình. Kế hoạch tổ chức dạy học môn Tự nhiên và Xã hội 1 có thể đi theo tiến trình hướng dẫn tổ chức các hoạt động học của SGV, tuy nhiên, để phù hợp với đối tượng, GV cần lưu ý một số điểm sau:
– Yêu cầu cần đạt: GV có thể diễn đạt lại rõ hơn các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ.
– Đồ dùng dạy học: GV ưu tiên chuẩn bị các đồ dùng thực tế, sẵn có hoặc thiết kế đồ dùng dạy học phù hợp với đối tượng. Có thể phát triển các vật liệu học tập đa dạng, phù hợp với văn hoá của địa phương.
– Tổ chức các hoạt động dạy học: Tuỳ theo trình độ của HS có thể phân bổ thời gian, trọng tâm cho các hoạt động; Xác định nội dung cần nhấn mạnh, khai thác các vật liệu học (hình ảnh SGK, kinh nghiệm của HS, vật thật,…) HS cần tương tác,… để có thể hình thành năng lực cho HS; Xác định các kĩ thuật dạy học và phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng HS hướng tới hình thành năng lực; Định hướng các kết luận/ chốt cho hoạt động.
– Xây dựng kế hoạch đánh giá: Xây dựng nội dung đánh giá ở mỗi bài học, đối tượng, hình thức và cách đánh giá trong các hoạt động học, hay kết thúc bài học.
− Rút kinh nghiệm sau các giờ lên lớp: GV đánh giá lại quá trình tổ chức dạy học, kết quả học tập của HS, xác định điều đã làm tốt, điều gì cần điều chỉnh và hướng điều chỉnh cho các tiết học sau.
197
PHẦN HAI
GỢI Ý, HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC DẠY HỌC
MỘT SỐ DẠNG BÀI
Môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 có ba dạng bài: Hình thành kiến thức mới; Thực hành quan sát và Ôn tập chủ đề.
1. HƯỚNG DẪN DẠNG BÀI HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Dạng bài này chiếm đa phần trong SGK, được cấu trúc bởi bốn nhóm hoạt động chính theo cấu trúc chung của bộ sách Cùng học để phát triển năng lực, gồm các hoạt động:
– Khởi động: Đây là hoạt động tạo hứng thú, kết nối những kiến thức, kinh nghiệm đã có của HS với kiến thức, kĩ năng mới cần hình thành. GV tổ chức các hoạt động như: hát, đọc thơ, chơi trò chơi, thực hiện hoạt động hoặc đàm thoại ngắn gọn giữa GV và HS.
Sản phẩm của hoạt động này là các ý kiến dự đoán, trả lời, giả thuyết liên quan đến bài học mới của HS.
– Khám phá: Đây là hoạt động giúp HS xây dựng kiến thức mới, thay đổi những quan niệm chưa đúng, bổ sung những quan niệm chưa đầy đủ. GV sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực (như quan sát, hỏi – trả lời, thảo luận nhóm,…), hướng dẫn HS tương tác với các đối tượng học tập (mô hình, vật thật, môi trường xung quanh, hình ảnh mô phỏng,…) để tạo điều kiện cho HS xây dựng kiến thức, kĩ năng mới của bài học.
Sản phẩm của hoạt động này là HS nêu ra được những nhận xét, trả lời câu hỏi, tự nêu được các giá trị đạo đức, nhân văn được rút ra trong bài học hoặc những tri thức khoa học của bài.
– Luyện tập: Đây là hoạt động củng cố kiến thức mới, hình thành kĩ năng, thái độ: GV giám sát, hỗ trợ HS thực hiện các nhiệm vụ học tập, thực hành kiến thức mới vào tình huống quen thuộc liên quan đến bài học, hình thành kĩ năng và thái độ. Thông qua việc trao đổi với bạn học; thực hành phân loại các sự vật, hiện tượng; tham gia các trò chơi; xử lí các tình huống, HS củng cố kiến thức, nhìn nhận, đánh giá lại kiến thức, kĩ năng vừa hình thành.
– Vận dụng: Áp dụng kiến thức, kĩ năng đã có vào bối cảnh mới: GV mở rộng nhiệm vụ học tập, đặt HS vào các tình huống liên quan đến thực tế trong đời sống hằng ngày để HS sử dụng kiến thức, kĩ năng đã có giải quyết tình huống trong bối cảnh mới.
Sản phẩm của hoạt động này là HS liên hệ được bản thân; lựa chọn, giải thích và đưa ra cách ứng xử, giải quyết vấn đề phù hợp; thực hành làm một số việc cụ thể trong cuộc sống hằng ngày có liên quan đến bài học.
Trong dạy học phát triển năng lực, nhiệm vụ của người GV là giúp người học tìm tòi và thể hiện được bản thân; HS không chỉ đạt được về kiến thức mà cả kĩ năng, thái độ,… được thể hiện qua hành động quan sát được như: nói, kể, trình bày, mô tả, nhận xét, đặt câu hỏi, đề xuất,… về sự vật, hiện tượng xung quanh; HS thể hiện sản phẩm trong quá trình học tập như là một minh chứng cho sự hình thành và phát triển năng lực của bản thân.
198
Ví dụ: Hướng dẫn dạy học Bài 3. Nơi gia đình chung sống
– Hoạt động khởi động: GV ưu tiên sử dụng hình ảnh các ngôi nhà phổ biến ở địa phương để gợi mở từ kinh nghiệm hằng ngày của HS với yêu cầu tìm hiểu các loại nhà trong bài học. Khi tổ chức hoạt động, GV lưu ý:
+ Khuyến khích HS vận động theo nhạc của bài hát để tạo hứng thú cho các em.
+ Đặt câu hỏi để khai thác hình ảnh các kiểu nhà phổ biến ở địa phương với chính ngôi nhà của HS. Từ đây kết nối vào câu hỏi của hoạt động khám phá.
– Hoạt động khám phá: Dựa trên những điều HS chia sẻ ở hoạt động khởi động, GV dẫn dắt HS trả lời câu hỏi để xây dựng kiến thức mới. Khám phá kiến thức mới gồm hoạt động 2 và hoạt động 3.
199
Quá trình tổ chức, GV lưu ý một số điểm sau:
+ Kiến thức cần khám phá gồm có hai nội dung riêng biệt: đặc điểm các loại nhà và các đồ dùng có trong nhà. Vì vậy GV cần chốt từng nội dung riêng biệt.
+ Tuỳ trình độ, trong mỗi nội dung của hoạt động khám phá, HS có thể làm việc cá nhân hoặc chia sẻ cặp đôi, nhóm để bổ sung kiến thức cho nhau; Quan sát và làm việc với hình ảnh trước và liên hệ các loại nhà của HS sau hoặc ngược lại.
+ GV gợi ý cho HS tương tác (quan sát) với hình ảnh để biết được nội dung câu trả lời của hai nhân vật trong hình. Tuỳ trình độ của HS, GV đặt thêm một số câu hỏi (trong nhóm hoặc cả lớp) để HS đạt được mục tiêu hoạt động.
+ GV tổ chức cho HS tương tác theo cặp và mở rộng dần nhóm lớn đến hoạt động cả lớp để tìm hiểu được về các loại nhà trong hình, nhà ở địa phương; các đồ dùng ở trong hình, các đồ dùng gia đình thường có ở địa phương.
+ GV gợi ý để HS nhận xét được việc sắp xếp các đồ dùng trong gia đình theo các khu vực hoặc phòng chức năng.
– Hoạt động luyện tập: Ở bài này, luyện tập mang tính thực hành, củng cố một phần kiến thức được hình thành ở hoạt động khám phá, đồng thời hình thành ý thức, kĩ năng tự phục vụ – sắp xếp đồ dùng cá nhân đúng chỗ.
200
Khi tổ chức hoạt động luyện tập mang tính thực hành, GV lưu ý một số điểm sau: + GV cần chuẩn bị hình ảnh di rời được của một số đồ vật có trong gia đình ở hoạt động 4.
+ Yêu cầu HS nhắc lại một số đồ dùng, thiết bị trong gia đình và vị trí thường có của chúng trong ngôi nhà.
+ Cho HS cùng nhận xét về hình ảnh căn phòng ở hoạt động 4.
+ Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm, chia sẻ cách sắp xếp các đồ dùng.
+ Tổ chức giữa các nhóm chia sẻ ý kiến về cách sắp xếp và lí do cần sắp xếp đồ dùng đúng chỗ.
+ Chia sẻ cảm xúc sau khi chơi trò chơi để giúp HS hình thành thái độ, ý thức tự phục vụ. + Yêu cầu HS vận dụng vào việc dọn dẹp đồ dùng cá nhân ở gia đình. 2. HƯỚNG DẪN DẠNG BÀI THỰC HÀNH QUAN SÁT
Dạng bài Thực hành quan sát gồm ba hoạt động chính:
– Chuẩn bị: Địa điểm quan sát, nội dung quan sát, các đồ dùng cần thiết phục vụ hoạt động thực hành, các đồ dùng bảo hộ.
201
– Thực hành quan sát: HS thực hiện theo các nhiệm vụ được phân công, làm việc theo nhóm, đảm bảo an toàn của bản thân khi hoạt động ngoài thực tế.
– Báo cáo kết quả quan sát: Các kết quả quan sát được thể hiện bằng sản phẩm cụ thể.
Đây là dạng bài hướng đến những năng lực của môn học đó là: quan sát, thu thập thông tin, trình bày kết quả thu thập được.
Các cấu phần của dạng bài này có thể có rải rác ở một số hoạt động trong các bài. Ví dụ: Hướng dẫn tổ chức dạy học Bài 31. Thực hành quan sát bầu trời
– Hoạt động chuẩn bị:
Ở bài này, GV cần lưu ý công tác chuẩn bị cho HS như sau:
+ Theo dõi thời tiết: Vì thực hành quan sát diễn ra ngoài trời nên GV cần theo dõi dự báo thời tiết, đảm bảo cho HS tham gia hoạt động trong điều kiện thời tiết tốt nhất. Ở bài này, thời tiết lí tưởng là nắng nhẹ, có mây.
202
+ Chuẩn bị địa điểm quan sát: GV cần tìm hiểu địa điểm trước khi dẫn HS đến quan sát, đảm bảo rằng nơi quan sát thuận lợi, có các đối tượng quan sát cần thiết. Ở bài này cần tìm khoảng trống để có thể nhìn thấy Mặt Trời ở hướng Đông.
+ Chuẩn bị các điều kiện để quan sát hiệu quả: GV chuẩn bị phiếu quan sát, trong đó có gợi ý nội dung quan sát; kính quan sát bầu trời (nếu có). Giúp HS làm quen với nội dung phiếu quan sát, đảm bảo HS biết được công việc của mình.
+ Nhắc nhở HS giữ an toàn khi hoạt động ngoài thực tế như: không đi ra khỏi khu vực được phân công, không gây mất trật tự; làm quen và sử dụng kính quan sát (nếu có).
– Hoạt động thực hành quan sát: HS thực hiện theo các nhiệm vụ được phân công theo nhóm.
203
Một trong những yêu cầu khi thực hiện quan sát là làm thế nào để HS không xao nhãng nhiệm vụ, GV cần lưu ý một số điều sau khi tổ chức:
+ Học ngoài lớp học thường học theo nhóm, lưu ý tổ chức học nhóm cho tốt, phân công rõ nhiệm vụ của nhóm trưởng và các thành viên. GV cần quản lí và bao quát hoạt động của HS. Ở bài này, yêu cầu HS trao đổi với bạn những gì quan sát được. Không yêu cầu đồng thời quan sát với việc viết, ghi chép mà chỉ nhớ và nói lại, mô tả lại.
+ Các kết quả quan sát để giúp HS củng cố rõ hơn các kiến thức đã học ở các Bài 29, 30 về đặc điểm của bầu trời, dấu hiệu của thời tiết. Vì vậy, trong quá trình quan sát, GV cần đưa thêm các câu hỏi gợi ý phù hợp với hiện tượng thực tế.
– Báo cáo kết quả quan sát: Các kết quả quan sát được thể hiện bằng sản phẩm cụ thể: phiếu quan sát và tranh vẽ.
204
GV lưu ý một số điểm khi tổ chức cho HS chia sẻ kết quả quan sát: + Có nội dung quan sát phong phú, đa dạng.
+ Tạo cơ hội, tính sáng tạo cho HS (Đáp ứng chương trình mới – năng lực sáng tạo). Sản phẩm mang tính mở. GV khuyến khích HS mô tả những gì mình quan sát được và tôn trọng các kết quả quan sát khác nhau.
+ Trong quá trình trình bày và báo cáo sản phẩm tạo cơ hội giao lưu (hỏi – trả lời) cơ hội trình bày nhằm giúp HS phát triển năng lực giao tiếp. GV có thể sử dụng kĩ thuật phòng tranh ở hoạt động này.
+ Lưu ý đến sự tương đồng giữa các hiện tượng thời tiết với đặc điểm của các yếu tố (màu mây, màu bầu trời,…) để HS có thể củng cố thêm về các dấu hiệu của thời tiết.
3. HƯỚNG DẪN DẠNG BÀI ÔN TẬP CHỦ ĐỀ
Mục đích bài Ôn tập chủ đề là tạo cơ hội cho HS hệ thống được những gì đã học được qua chủ đề và minh chứng bằng các sản phẩm HS đã làm.
Bài Ôn tập chủ đề cấu trúc gồm ba nhóm hoạt động chính:
– Giới thiệu những gì HS đã học được từ chủ đề dưới dạng sơ đồ nội dung: GV hệ thống kiến thức của chủ đề bằng sơ đồ nội dung. GV sử dụng sơ đồ nội dung để tổ chức cho HS trình bày các nội dung chính của chủ đề. Các hình thức tổ chức ở phần này rất đa dạng, tuỳ theo yêu cầu cần đạt gắn với nội dung của chủ đề và mức độ thành thạo kĩ năng, phát triển năng lực mà HS có thể trình bày bằng lời nói, hình ảnh, sản phẩm làm được ở chủ đề.
– Xử lí tình huống liên quan đến chủ đề: Các tình huống ở bài ôn tập chủ đề cao hơn tình huống trong các bài hình thành kiến thức, đòi hỏi huy động nhiều kiến thức, kĩ năng hơn vào xử lí tình huống (giải quyết vấn đề).
– Đánh giá những việc HS đã thực hiện trong chủ đề: bao gồm cả sự tham vào các hoạt động học và vận dụng thực tiễn.
Ví dụ: Hướng dẫn dạy học Bài 21. Ôn tập chủ đề Thực vật và động vật – Nhóm hoạt động thứ nhất: Hệ thống kiến thức của chủ đề.
205
+ Hoạt động 1 và 2 nhằm để hệ thống kiến thức của chủ đề. Bài 21
�n tậ� ch� đ�
Thực vật và động vật
<Ç8 &Ҫ8 &Ҫ1 ĈҤ7
7UuQK Ej\ Yj VҳS [ӃS ÿѭӧF Fk\ Yj FRQ YұW YjR Vѫ ÿӗ FKR VҹQ JLӟL WKLӋX ÿѭӧF YӅ PӝW Fk\ KRһF PӝW FRQ YұW PuQK ELӃW KRһF \rX WKtFK
ĈѭD UD ÿѭӧF FiFK [ӱ Ot WuQK KXӕQJ DQ WRjQ FKR EҧQ WKkQ
/jP ÿѭӧF PӝW VҧQ SKҭP YӅ FKӫ ÿӅ
WUD QK YӁ VѭX WұS YӅ Fk\ FRQ YұW KRҥW ÿӝQJ FKăP VyF EҧR YӋ Fk\ FRQ YұW «
1KұQ [pW ÿѭӧF QKӳQJ YLӋF ÿm OjP OLrQ TXDQ ÿӃQ WuP KLӇX FKăP VyF Fk\ FRQ YұW Yj Wӵ EҧR YӋ EҧQ WKkQ SKzQJ WUiQK FRQ YұW Jk\ QJX\ KLӇP
ĈӖ 'Ô1* 'Ҥ< +Ӑ&
&KX́Q Eͣ FͿD *9
WKҿ KuQK Fk\ FRQ YұW Fy tFK KRһF Jk\ QJX\ KLӇP
&KX́Q Eͣ FͿD +6
6ҧQ SKҭP Wӵ VѭX WҫP
WUDQK ҧQK WUDQK YӁ Fk\ FRQ YұW YӅ FKӫ ÿӅ
'k\ NҽS ÿӇ WUHR ÿtQK VҧQ SKҭP
WKHR QKyP
7Ә &+Ӭ& +2Ҥ7 ĈӜ1* .+Ӣ, ĈӜ1* +R̹W ÿͱQJ F̻ OͳS
+6 FQJ KiW EjL KiW YӅ Fk\ KRһF FRQ YұW /́X ê *9 Fy WKӇ FKӑQ WuQK KXӕQJ NKiF SK KӧS ÿӇ Wә FKӭF KRҥW ÿӝQJ NKӣL ÿӝQJ
Thực vật và động vật
7Ә &+Ӭ& +2Ҥ7 ĈӜ1* /8<ӊ1 7Ұ3
+Ĉ 7UѭQJ Ej\ Yj JLӟL WKLӋX VҧQ SKҭP YӅ FKӫ ÿӅ +R̹W ÿͱQJ QKyP
+6 OӵD FKӑQ PӝW VҧQ SKҭP PuQK WKtFK WURQJ Eӝ VѭX WұS FӫD Fi QKkQ ÿӇ JLӟL WKLӋX WURQJ QKyP
7ӯQJ QKyP +6 WҥR WKjQK PӝW VҧQ SKҭP FӫD QKyP 6ҧQ SKҭP FӫD QKyP ÿѭӧF VҳS [ӃS WKHR
+uQK ҧQK WKӵF YұW
+uQK ҧQK ÿӝQJ YұW
&iF VҧQ SKҭP ViQJ WҥR Wӵ YӁ KD\ FҳW GiQ
Sách giáo viên 77
+ GV lưu ý một số vấn đề khi hướng dẫn, tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: GV cần hướng dẫn HS thu thập được các sản phẩm trưng bày là sản phẩm của HS đã thực hiện trong các bài 16, 17, 18. Tuỳ khả năng HS có thể có một hay nhiều sản phẩm. GV khuyến khích HS thu thập từ các sản phẩm cá nhân hoặc có thể sử dụng sản phẩm nhóm để cùng trình bày, chia sẻ cảm nhận về các sản phẩm,…
* Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS sử dụng các thẻ từ, hình ảnh rời để HS sắp xếp vào hai nhóm phù hợp.
206
– Nhóm hoạt động thứ hai: Xử lí tình huống liên quan đến chủ đề.
GV có thể lựa chọn tình huống gợi ý của SGK hoặc tự xây dựng tình huống gần với thực tế ở địa phương. Khi tổ chức cho HS xử lí tình huống, cần lưu ý một số vấn đề sau:
+ Giúp HS phân tích tình huống (xác định vấn đề) bằng các câu hỏi gợi mở để HS nhận biết nội dung tình huống và biết nhiệm vụ cần làm gì.
+ GV để HS chủ động đưa ra phương án, hoặc lựa chọn phương án cho sẵn nhưng cần khuyến khích HS giải thích “tại sao”.
Qua hai nhóm hoạt động, GV có khả năng đánh giá HS thu nhận được những gì từ chủ đề và vận dụng kiến thức, kĩ năng đó như thế nào.
207
– Nhóm hoạt động thứ ba: Đánh giá những việc HS đã thực hiện trong chủ đề.
Hoạt động này giúp HS tự đánh giá việc đã làm và đánh giá cả sự tham gia thực hiện các nhiệm vụ học tập. GV cần lưu ý một số vấn đề khi tổ chức hoạt động:
+ GV giúp HS hiểu nội dung gợi ý của từng hình.
+ HS tự đánh giá việc thực hiện của bản thân. Không bắt buộc HS thực hiện hết các nội dung theo hình.
+ GV cùng HS phân tích việc HS thực hiện đã phù hợp chưa? Tìm hiểu lí do những việc HS chưa thực hiện được. Kết quả của đánh giá việc thực hiện có thể khác biệt giữa các HS.
208
PHẦN BA
CÁC NỘI DUNG KHÁC
1. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO VIÊN
1.1. Cấu trúc sách giáo viên
Cấu trúc SGV Tự nhiên và Xã hội 1 ngoài các phần thông thường của một cuốn sách như: Tên sách; mục lục; phần một. Giới thiệu chung; phần hai. Hướng dẫn tổ chức hoạt động học, SGV lần này bổ sung một số chi tiết mới, được thiết kế khoa học, đưa tới một cái nhìn tổng thể cho người sử dụng. Chi tiết mỗi phần như sau:
Phần một. Giới thiệu chung về môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
Trong phần này giới thiệu:
– Mục tiêu dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, trong đó đề cập tới các mục tiêu dạy học theo hướng phát triển năng lực. Đây là điểm mới của Hướng dẫn GV dạy học môn Tự nhiên và Xã hội 1 theo chương trình 2018.
– Chương trình môn học, yêu cầu cụ thể cần đạt của các chủ đề.
– SGK và các tài liệu bổ trợ môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1.
– Giới thiệu chung về phương pháp dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1. – Đánh giá trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1.
Phần hai. Hướng dẫn tổ chức hoạt động học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
Phần này được hướng dẫn theo 6 chủ đề tương ứng với 6 chủ đề trong SGK. Mỗi chủ đề có trang chủ đề và các gợi ý kế hoạch bài học. Cụ thể:
– Trang chủ đề SGV Tự nhiên và Xã hội 1 gồm có:
+ Tên chủ đề.
+ Thời gian; Tuần; Thời lượng chủ đề.
+ Mục tiêu chủ đề.
+ Năng lực hướng tới của chủ đề.
+ Thuật ngữ chuyên môn của chủ đề.
+ Bảng ma trận Kế hoạch dạy học của chủ đề.
Trang chủ đề trong đó đưa ra: các năng lực cần hướng tới của chủ đề, thuật ngữ chuyên môn và tư liệu dạy học, là những điểm mới của sách hướng dẫn GV.
209
Mục tiêu của chủ đề Kế hoạch dạy học các bài Năng lực hướng tới của chủ đề Thuật ngữ trong chủ đề
– Kế hoạch bài học:
Kế hoạch bài học được thiết kế cho từng bài, theo cách hướng dẫn tổ chức các hoạt động học tập tương ứng với hoạt động trong SGK. Mỗi kế hoạch bài học của SGV sẽ có phần nhúng SGK của bài học đó vào. Đây là điểm mới của Hướng dẫn dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 giúp GV thuận tiện tra cứu, so sánh, đối chiếu khi cụ thể hoá hoặc điều chỉnh từ kế hoạch bài học gợi ý trong sách thành kế hoạch bài học cho riêng đối tượng HS của lớp mình, trường mình. Mỗi kế hoạch bài học thường có các mục:
+ Yêu cầu cần đạt của bài học.
+ Đồ dùng dạy học.
+ Tổ chức các hoạt động dạy học, trong đó hướng dẫn tổ chức theo bốn nhóm hoạt động lớn: Tổ chức hoạt động khởi động; Tổ chức hoạt động khám phá; Tổ chức hoạt động luyện tập; Tổ chức hoạt động vận dụng: Phần này có thể để chung hoặc tách riêng với phần luyện tập tuỳ mỗi bài.
Mỗi hoạt động học thường có ba bước: mục tiêu; các bước tiến hành; kết quả. Đó là những gợi ý các hoạt động (cá nhân, cặp đôi, nhóm) của HS, xen kẽ là những gợi ý, dẫn dắt của GV.
210
Phần YCCĐ, chuẩn bị đồ dùng dạy học - viết cho GV
Phần gợi ý tổ chức các hoạt
động dạy học - viết cho GV Phần nhúng SGK
1.2. Những lưu ý khi sử dụng sách giáo viên
Để khai thác và sử dụng SGV hiệu quả nhất, GV cần lưu ý một số điểm sau: – Những nội dung trong SGV chỉ là gợi ý, không bắt buộc tất cả GV làm theo.
– Khi sử dụng các bài hướng dẫn cần nghiên cứu trang chủ đề để hình dung các nội dung của chủ đề, cách phân chia kiến thức trong từng bài, con đường hình thành kiến thức, kĩ năng và năng lực hướng tới của chủ đề.
– Phân phối lại kế hoạch dạy học của các chủ đề, hoặc trong mỗi chủ đề nếu cần thiết, để phù hợp với điều kiện tổ chức dạy học và trình độ HS của mình.
– Địa phương hoá những nội dung, vật liệu học tập được gợi ý trong chủ đề để đảm bảo kiến thức, nội dung bài học gần gũi, thiết thực với HS.
2. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCH BỔ TRỢ
2.1. Cấu trúc vở bài tập
Vở bài tập được cấu trúc gồm các phần sau:
– Phần đầu – Phần chung: Giới thiệu tên sách, hướng dẫn sử dụng sách, mục lục của sách. Mục đích là cung cấp cái nhìn tổng quát về các nội dung chính của sách, hướng dẫn cách làm một số dạng bài tập.
– Phần hai – Phần nội dung các bài tập: Các bài tập được cấu trúc tương ứng với các chủ đề, các bài học trong SGK. Trong mỗi bài có khoảng 2 đến 3 bài luyện tập, thực hành. Các bài tập được thiết kế ở các dạng khác nhau, có gợi ý ví dụ trước mỗi dạng bài để HS có thể tự học.
211
2.2. Hướng dẫn sử dụng vở bài tập
Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội 1 được biên soạn cùng với SGK Tự nhiên và Xã hội 1 nhằm giúp HS có cơ hội được củng cố, khắc sâu kiến thức, rèn luyện và thể hiện nhiều hơn các kĩ năng đã học được ở trường, hướng đến hình thành và phát triển năng lực của mình. Sách được dùng để HS tự học, tự đánh giá và học với sự giúp đỡ của người lớn.
Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội 1 được biên soạn theo các bài bám sát các chủ đề và bài học trong SGK. Mỗi bài thường có 2 đến 3 bài tập giúp HS thực hiện các hoạt động độc lập trong và sau giờ học ở trường.
Theo hướng dẫn của vở bài tập, với một số nội dung cho sẵn, HS có thể đánh dấu, nối, điền số, viết chữ để luyện tập, mở rộng thêm kiến thức đã học của mình. Với những nội dung mở, HS thực hiện các hoạt động thực hành, vẽ, cắt, dán,… để thoả sức sáng tạo, xây dựng sản phẩm, thể hiện các khả năng của mình.
Ví dụ 1: Bài tập yêu cầu HS “Đánh dấu × vào ô trống dưới những đồ dùng có trong lớp học”. HS sẽ quan sát những cơ sở vật chất thực tế có trong lớp học và đánh dấu phù hợp vào ô trống. Như vậy HS trong một lớp sẽ có kết quả tương đương nhau.
212
Ví dụ 2: Theo yêu cầu của bài tập, HS thể hiện các cây khác nhau, như vậy HS sẽ phát triển năng lực quan sát và sáng tạo.
Ví dụ 3: Theo yêu cầu của bài tập, khi HS thực hiện các hoạt động vệ sinh cá nhân hằng ngày, các em sẽ đánh dấu vào những việc mình đã thực hiện. Qua đó các em tự đánh giá được việc thực hành của mình, ý thức rèn luyện bản thân, chăm sóc sức khoẻ.
213
Vở bài tập thiết kế một số hoạt động để thầy, cô giáo và cha mẹ HS có thể đồng hành cùng các em. Từ đó hiểu thêm khả năng của con, em mình và có hỗ trợ phù hợp.
Ví dụ: Ở bài 17. Các bộ phận của cây, Bài tập số 2, cha mẹ HS sẽ cùng chuẩn bị một số vật liệu sẵn có trong tự nhiên như lá cây, cành cây khô và hướng dẫn HS tạo nên sản phẩm.
Lưu ý:
– Sách bổ trợ dành cho HS khi học tập môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 là vở bài tập. Tài liệu này được coi là phương tiện, giúp HS củng cố và thực hiện các hoạt động học tập ở trên lớp thông qua các dạng bài tập đa dạng.
– Vở bài tập chỉ là tài liệu tham khảo, gợi ý cho GV cách tổ chức các hoạt động tự học. Do đó, GV không nên coi vở bài tập là phương tiện duy nhất, cách tốt nhất để tổ chức hoạt động cho HS. Tuỳ theo điều kiện thực tế của từng trường, của địa phương, GV có thể thiết kế các mẫu phiếu cho HS sử dụng,…
214
3. HƯỚNG DẪN TÍCH HỢP TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG 3.1. Cấu trúc tài liệu giáo dục địa phương
Mỗi cuốn tài liệu giáo dục địa phương gồm 8 chủ đề, mỗi chủ đề có thời lượng 4 tiết. Nội dung mỗi chủ đề gồm 4 phần: (1) Giới thiệu; (2) Tìm hiểu; (3) Nhận biết; (4) Trải nghiệm. Mỗi chủ đề này được thiết kế dưới dạng các hoạt động dạy - học, nhằm đạt được các yêu cầu đề ra và phát triển năng lực của HS.
Mỗi lớp dành 3 tiết đánh giá trong mỗi năm học, tổng thời lượng cả năm là 35 tiết. Đề cương khung các chủ đề ở các cấp học:
Chủ đề
Cấp Tiểu học
Cấp THCS
Cấp THPT
1
Nghệ thuật/nghề
truyền thống.
Bảo tồn, phát huy giá trị di sản.
Nguồn lực trong phát triển kinh tế.
2
Món ăn đặc sắc.
Ẩm thực truyền thống.
Thế mạnh trong phát triển kinh tế địa phương.
3
Sản vật địa phương.
Danh lam thắng cảnh.
Nhu cầu nhân lực ở địa phương.
4
Cảnh sắc quê em.
Tài nguyên môi trường.
Nghề truyền thống.
5
Di tích lịch sử văn hóa.
Lịch sử phát triển của địa phương.
Ngành nghề địa phương có nhu cầu.
6
Tri thức bản địa.
Hệ sinh thái động – thực vật.
Những điều kiện cần thiết để tham gia lao động.
7
Những con người làm rạng danh vùng đất.
Cộng đồng dân cư.
Những điều kiện đảm bảo cho người lao động.
8
Văn hóa ứng xử.
Ứng xử với môi trường sống.
Những điều cần biết trong lựa chọn nghề phù hợp với bản thân.
215
3.2. Cơ hội tích hợp trong sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm
Tự nhiên và Xã hội là một môn học cung cấp cho HS những hiểu biết nền tảng khoa học ban đầu, cơ bản về tự nhiên và xã hội. Chính vì điều đó, môn học coi trọng việc tổ chức cho HS trải nghiệm thực tế, tạo cho HS cơ hội tìm hiểu, khám phá thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh, vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học vào thực tiễn, học cách ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội.
Trên cơ sở đó, SGK Tự nhiên và Xã hội 1 được biên soạn trên cơ sở tạo cho GV và HS những cơ hội để tích hợp với môn Hoạt động trải nghiệm 1. Những bài học ở từng chủ đề trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 có thể tích hợp với các chủ đề của môn Hoạt động trải nghiệm lớp 1 được trình bày trong bảng dưới đây:
Các chủ đề và bài học
Tự nhiên và Xã hội 1
Hoạt động trải nghiệm 1
Chủ đề
Bài học
Chủ đề
Yêu cầu cần đạt
Gia đình
Gia đình của em.
Hoạt động
khám phá bản thân.
Thể hiện được một số biểu hiện cảm xúc và hành vi yêu thương phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp thông thường.
Nơi gia đình chung sống.
Hoạt động
chăm sóc gia đình.
Biết tham gia sắp xếp nhà cửa gọn gàng.
Ở nhà an toàn.
Biết cách sử dụng một số dụng cụ gia đình một cách an toàn.
Nhà
trường
Thành viên trong trường học.
Hoạt động khi đến lớp.
Hoạt động
xây dựng nhà trường.
– Làm quen được với bạn mới, thể hiện sự thân thiện với bạn bè, thầy cô. – Nhận biết được những việc nên làm vào giờ học, những việc nên làm vào giờ chơi và thực hiện được những việc đó.
216
Các chủ đề và bài học
Tự nhiên và Xã hội 1
Hoạt động trải nghiệm 1
Chủ đề
Bài học
Chủ đề
Yêu cầu cần đạt
Cộng
đồng địa phương
Nơi chúng mình sinh sống. Người dân trong cộng đồng. Tết và lễ hội năm mới.
Hoạt động xây dựng cộng đồng.
Tham gia một số hoạt động xã hội phù hợp với lứa tuổi.
Nơi chúng mình sống.
Hoạt động tìm hiểu và bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.
Giới thiệu được với bạn bè, người thân về vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên nơi mình sinh sống.
Nơi chúng mình sống. Người dân trong cộng đồng.
Hoạt động tìm hiểu và bảo vệ môi trường.
Thực hiện được một số việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ môi trường xung quanh luôn sạch, đẹp.
Con
người
và sức
khoẻ
Giữ vệ sinh cơ thể.
Bảo vệ các giác quan.
Chăm sóc cơ thể khoẻ mạnh.
Bảo vệ cơ thể an toàn.
Hoạt động rèn luyện bản thân.
– Thực hiện được một số việc tự chăm sóc bản thân phù hợp với lứa tuổi. – Nêu được những hành động an toàn, không an toàn khi vui chơi và thực hiện được một số hành vi tự bảo vệ.
Trái Đất
và bầu
trời
Thời tiết.
Thực hiện được một số việc tự chăm sóc bản thân phù hợp với lứa tuổi.
217
MỤC LỤC
TÊN BÀI
Trang
A – GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BỘ SÁCH GIÁO KHOA CÙNG HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
3
1. Những vấn đề cơ bản của sách giáo khoa phát triển năng lực
3
2. Định hướng phát triển bộ sách giáo khoa Cùng học để phát triển năng lực
3
3. Cấu trúc sách giáo khoa và tài liệu tham khảo bổ trợ
4
4. Những đặc trưng của bộ sách giáo khoa Cùng học để phát triển năng lực
5
B – TÀI LIỆU TẬP HUẤN DẠY HỌC CÁC MÔN HỌC LỚP 1
6
TÀI LIỆU TẬP HUẤN
MÔN TOÁN
6
Phần một: HƯỚNG DẪN CHUNG
6
Phần hai: GỢI Ý, HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC DẠY HỌC MỘT SỐ DẠNG BÀI
43
Phần ba: CÁC NỘI DUNG KHÁC
53
TÀI LIỆU TẬP HUẤN
MÔN TIẾNG VIỆT
55
Phần một: HƯỚNG DẪN CHUNG
55
Phần hai: GỢI Ý, HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC DẠY HỌC MỘT SỐ DẠNG BÀI
118
Phần ba: CÁC NỘI DUNG KHÁC
126
218
TÀI LIỆU TẬP HUẤN
MÔN ĐẠO ĐỨC
128
Phần một: HƯỚNG DẪN CHUNG
128
Phần hai: GỢI Ý, HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC DẠY HỌC MỘT SỐ DẠNG BÀI
161
Phần ba: CÁC NỘI DUNG KHÁC
165
TÀI LIỆU TẬP HUẤN
MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
168
Phần một: HƯỚNG DẪN CHUNG
168
Phần hai: GỢI Ý, HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC DẠY HỌC MỘT SỐ DẠNG BÀI
198
Phần ba: CÁC NỘI DUNG KHÁC
209
219
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xin trân trọng cảm ơn
các tác giả có tác phẩm, tư liệu được sử dụng, trích dẫn
trong cuốn sách này.
Chịu trách nhiệm xuất bản:
Chủ tịch Hội đồng Thành viên NGUYỄN ĐỨC THÁI
Tổng Giám đốc HOÀNG LÊ BÁCH
Chịu trách nhiệm nội dung:
Tổng biên tập PHAN XUÂN THÀNH
Biên tập nội dung: NGUYỄN THỊ THANH - NGUYỄN THỊ NGỌC BẢO - PHẠM LAN ANH NGUYỄN THỊ MINH ĐỨC - NGUYỄN HỒNG ÁNH - ĐỖ THỊ BÍCH LIÊN Biên tập mĩ thuật: BÙI QUANGTUẤN
Thiết kế sách: NGUYỄN THỊ THU HÀ
Trình bày bìa: BÙI QUANG TUẤN
Sửa bản in: NGUYỄN THỊ THANH - NGUYỄN THỊ NGỌC BẢO - PHẠM LAN ANH NGUYỄN THỊ MINH ĐỨC - NGUYỄN HỒNG ÁNH - ĐỖ THỊ BÍCH LIÊN Chế bản: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC HÀ NỘI
Địa chỉ sách điện tử và tập huấn qua mạng:
- Sách điện tử: nxbgd.vn/sachdientu hoặc sgkphattriennangluc.vn - Tập huấn online: nxbgd.vn/taphuan hoặc sgkphattriennangluc.vn/taphuan
Bản quyền © (2019) thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Giáo dục Hà Nội.
Xuất bản phẩm đã đăng kí quyền tác giả. Tất cả các phần của nội dung cuốn sách này đều không được sao chép, lưu trữ, chuyển thể dưới bất kì hình thức nào khi chưa có sự cho phép bằng văn bản của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Giáo dục Hà Nội.
TÀI LIỆU TẬP HUẤN DẠY HỌC THEO SÁCH GIÁO KHOA MỚI CÁC MÔN TOÁN - TIẾNG VIỆT - ĐẠO ĐỨC - TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 1 BỘ SÁCH CÙNG HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
Mã số: 8I741A0
In .............. bản, (QĐ ....) khổ 19 x 26,5 cm.
Đơn vị in: ............... địa chỉ ......
Cơ sở in: ............... địa chỉ ......
Số ĐKXB: 228-2020/CXBIPH/4-48/GD.
Số QĐXB: /QĐ - GD - HN ngày ... tháng ... năm 2020
In xong và nộp lưu chiểu tháng ... năm 2020
Mã số ISBN: 978-604-0-20891-0