🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Tài Liệu Tập Huấn Dạy Học Theo Sách Giáo Khoa Mới Môn Tiếng Việt Lớp 1 Bộ Sách Cùng Học Để Phát Triển Năng Lực Ebooks Nhóm Zalo BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM PHAN DOÃN THOẠI – NGUYỄN PHƯƠNG ANH NGUYỄN THỊ HẠNH – NGUYỄN THỊ MỸ LỘC HUỲNH VĂN SƠN – NGUYỄN THANH HUÂN – PHAN THANH HÀ 1 CÁC CHỮ VIẾT TẮT trong tài liệu Học sinh: HS Giáo viên: GV Sách giáo khoa: SGK Sách giáo viên: SGV Tiếng Việt 1: TV1 Vở bài tập: VBT Ví dụ: VD Hoạt động: HĐ Năng lực: NL Phương pháp dạy học: PPDH Chương trình giáo dục phổ thông: CTGDPT 2 A – GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BỘ SÁCH GIÁO KHOA CÙNG HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 1. Nhữngvấn Đềcơ bản của sách giáo khoa phát triểnnăng lực 1.1. Quan niệm về sách giáo khoa – Giáo dục phổ thông phụ thuộc vào chương trình, không phụ thuộc vào SGK; – SGK cụ thể hoá chương trình; SGK là một trong những tài liệu hướng dẫn dạy học quan trọng; – SGK cung cấp kiến thức nền tảng, làm cơ sở phát triển những phẩm chất và năng lực người học. 1.2. Trình bày trong sách giáo khoa Trình bày các sự kiện, cung cấp các tình huống cụ thể, cân nhắc các quá trình học tập của HS. 1.3. Cấu trúc của một đơn vị kiến thức Có nhiều cấu trúc đa dạng phụ thuộc vào các đặc trưng của các chủ đề được đưa ra. 1.4. Lựa chọn nội dung – Các khái niệm quan trọng đều được liên hệ đến những kinh nghiệm của cuộc sống thực; – Nội dung dựa trên nền tảng kiến thức, thiết kế cho người học; – Khi lựa chọn nội dung cần xem xét về tiện ích. Dựa trên những đặc trưng cơ bản về SGK phát triển năng lực để định hướng phát triển SGK Cùng học để phát triển năng lực. 2. Định hướng phát triển BỘ sách giáo khoa Cùng học Để phát triển năng lực 2.1. Nguyên tắc cơ bản – Thực hiện nhiệm vụ nêu trong Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể: Đổi mới chương trình và SGK theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực; đảm bảo tính thống nhất trong toàn quốc và phù hợp với đặc thù mỗi địa phương; – SGK cần tuân thủ và cụ thể hoá Chương trình (Định hướng tiếp cận, Mục tiêu, Yêu cầu cần đạt, Đổi mới phương pháp dạy – học và Đánh giá); – Đảm bảo kế thừa những yếu tố tích cực của SGK Việt Nam và vận dụng hợp lí kinh nghiệm quốc tế về phát triển SGK hiện đại: Sách giáo khoa là một kế hoạch cho những hoạt động học tập tích cực của HS, giúp phát triển năng lực chuyên môn, góp phần 3 hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực chung. SGK tạo điều kiện để HS tự học và chứng tỏ khả năng vận dụng sáng tạo. SGK góp phần đổi mới phương pháp dạy học, giúp GV tổ chức tốt các hoạt động học tập của HS. 2.2. Định hướng phát triển Việc phát triển từ Chương trình đến SGK cần được nghiên cứu và thực hiện một cách bài bản, khoa học. – SGK phải chứa đựng nội dung môn học giúp cho mỗi HS có thể phát triển năng lực đặc thù của môn học, góp phần phát triển năng lực chung; – SGK phải thể hiện nội dung môn học sao cho có thể cải thiện hiệu quả việc học và vận dụng kiến thức môn học vào thực tiễn và các môn học khác; – SGK phải dễ hiểu, hấp dẫn và thân thiện với HS; – SGK cần linh hoạt theo cách mà GV có thể vận dụng tuỳ theo đặc điểm của trường học hoặc địa phương của họ. SGK không phải là tài liệu duy nhất cần tuân thủ mà được xem như một minh hoạ của quan điểm tích hợp của Chương trình; – SGK và tài liệu tham khảo bổ trợ (sách và học liệu điện tử, thiết bị, đồ dùng dạy học,...) cần được xây dựng đồng bộ, hỗ trợ phát triển tốt nhất những năng lực cần có của HS. 3. Cấu trúc sách giáo khoa và tài liệu tham khảo bổ trợ 3.1. Mô hình cấu trúc sách giáo khoa là mô hình hoạt động Nội dung mỗi bài trong SGK được thể hiện dưới dạng một hệ thống các hoạt động học. Theo đặc trưng mỗi môn học, cấp học, các tác giả nghiên cứu tìm ra các loại hình hoạt động học thích hợp; sử dụng các loại hình hoạt động đó để thể hiện nội dung mỗi đơn vị kiến thức một cách hợp lí. SGV có cấu trúc hai trong một: Mỗi bài trong SGV có nhúng bài tương ứng thu nhỏ của SGK. Nội dung chính của mỗi bài tương ứng trong SGV là hướng dẫn tổ chức các HĐ học tập của HS. Có ba hình thức tổ chức HĐ học tập cơ bản: HĐ cá nhân, HĐ nhóm, HĐ cả lớp. SGV gợi ý lựa chọn loại hình tổ chức HĐ cho mỗi HĐ tương ứng trong SGK. Khi dạy học, tuỳ theo đối tượng cụ thể, GV thực hiện tổ chức HĐ học tập một cách linh hoạt, tạo một không khí học tập sôi nổi để HS cùng học, cùng trải nghiệm. 3.2. Hệ thống sách và tài liệu tham khảo bổ trợ Bộ sách Cùng học để phát triển năng lực gồm 3 loại tài liệu: (a) Sách in giấy: SGK, SGV, Vở hoặc sách bài tập. (b) Thiết bị giáo dục. Mỗi môn học có đủ thiết bị, đồ dùng dạy học đi kèm. Về cơ bản, thiết bị, đồ dùng dạy học phù hợp Danh mục thiết bị tối thiểu của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Riêng với ba môn Toán, Tiếng Việt và Tự nhiên và Xã hội lớp 1 có bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp. 4 (c) Học liệu điện tử. Ở Tiểu học, mỗi môn học ở mỗi lớp có 3 học liệu điện tử: – Sách mềm – Vở bài tập. Chuyển thể từ VBT sang dạng tương tác. – Sách mềm – Tự kiểm tra, đánh giá. Với mỗi bài trong SGK, có một số câu hỏi, bài tập để HS tự thực hiện, qua đó tự đánh giá về khả năng nắm vững nội dung cơ bản của bài. – Tư liệu bài giảng dành cho GV. Phân loại các loại hình bài học trong SGK. Với mỗi loại bài học, thiết kế bài giảng mẫu, kèm theo các tư liệu bổ trợ để GV có thể sử dụng khi dạy học. Ngoài ra, còn có những trang học liệu khác như: ngân hàng câu hỏi, tài liệu tập huấn giáo viên,... để GV, HS tham khảo. 4. Những Đặctrưngcủa bộ sách GIÁO KHOA Cùnghọc Để phát triển năng lực Bộ sách Cùng học để phát triển năng lực đã được biên soạn ở lớp 1 có nhiều ưu điểm nổi bật: 4.1. Mức độ tiếp cận kiến thức hợp lí, vừa đáp ứng yêu cầu của Chương trình, vừa phù hợp với sức học của đại đa số HS ở tất cả các vùng miền, đảm bảo sự thân thiện, gần gũi với mọi HS, GV. Ở mỗi môn học, sách đảm bảo sự hài hoà giữa các HĐ hình thành kiến thức, rèn kĩ năng với HĐ thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. 4.2. Sách dễ sử dụng, phù hợp cho việc tự học của HS, cho việc giảng dạy của GV và việc theo dõi, phối hợp của phụ huynh HS. Việc phát triển từ Chương trình đến SGK được nghiên cứu và thực hiện một cách bài bản, khoa học để đảm bảo rằng SGK phải dễ sử dụng, hấp dẫn và phù hợp để HS tự học hiệu quả. 4.3. Sách có độ mở thích hợp, thuận tiện cho việc cập nhật thông tin và bổ sung kiến thức theo vùng miền. Bộ sách được biên soạn giúp GV có thể vận dụng linh hoạt theo đặc điểm của từng trường học hoặc địa phương. 4.4. Bộ sách góp phần đổi mới phương pháp dạy và học; giúp HS thực hiện nhiệm vụ học hiệu quả, giúp GV tổ chức tốt các HĐ học tập cũng như các HĐ kiểm tra, đánh giá năng lực của HS. Bộ sách được thiết kế theo mô hình HĐ. Trong đó, nội dung mỗi bài trong SGK được thể hiện qua các HĐ học; SGV hướng dẫn tổ chức các HĐ đó. Cách thiết kế này tạo điều kiện cho HS học tích cực, chủ động, GV dạy học linh hoạt và sáng tạo. 4.5. Bộ sách có một thiết kế mĩ thuật tổng thể, nhất quán và khoa học. Mỗi cuốn sách được thiết kế đẹp, hấp dẫn, hiện đại, giàu tiện ích và dễ dàng sử dụng cho mỗi HS, GV. 4.6. Bộ sách là một bộ tài liệu dạy học hoàn chỉnh, bao gồm: sách giấy (SGK, SGV, VBT); thiết bị, đồ dùng dạy học; sách mềm (sách điện tử). Hệ thống phần mềm và học liệu điện tử dành cho GV và HS sẽ hỗ trợ việc dạy – học, giúp nâng cao hiệu quả dạy – học, đáp ứng kì vọng của GV, HS và phụ huynh HS. Trên đây là tóm tắt những vấn đề chung của bộ SGK Cùng học để phát triển năng lực. Với mỗi môn học, sẽ có phần trình bày cụ thể cho từng cuốn SGK của môn học đó. 5 TÀI LIỆU TẬP HUẤN Môn Tiếng Việt PHẦN MỘT HƯỚNG DẪN CHUNG 1. Giới thiệu sách giáo khoa Tiếng Việt 1 1.1. Quan điểm biên soạn sách giáo khoa Tiếng Việt 1 Sách giáo khoa môn Tiếng Việt cấp Tiểu học nói chung (từ lớp 1 đến lớp 5) được biên soạn theo mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực cho HS, đáp ứng Chương trình môn Tiếng Việt cấp Tiểu học mới ban hành tháng 12/ 2018. Sách giáo khoa Tiếng Việt 1 là một trong những tài liệu học tập quan trọng của HS vì nó cung cấp những kiến thức, kĩ năng, thái độ nền tảng làm cơ sở phát triển những phẩm chất và năng lực người học theo yêu cầu của Chương trình môn Tiếng Việt lớp 1. SGK TV1 được biên soạn theo những quan điểm cụ thể sau: 1.1.1. Tuân thủ và cụ thể hoá Chương trình giáo dục phổ thông mới môn Tiếng Việt lớp 1 SGK TV1 tuân thủ mục tiêu của môn học Tiếng Việt là phát triển phẩm chất và năng lực cho HS. Cụ thể là: – Các bài học trong SGK TV1 bao gồm những văn bản theo các chủ điểm nhằm hình thành và phát triển ở HS những phẩm chất nêu trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể với các biểu hiện cụ thể như: tình yêu cái đẹp, cái thiện, tình yêu thiên nhiên, gia đình, quê hương; ý thức đối với cội nguồn; lòng nhân ái; đức tính trung thực và tinh thần trách nhiệm; tinh thần ham học, yêu lao động. – Những nhiệm vụ học tập trong từng bài học góp phần phát triển đồng thời các năng lực chung và năng lực đặc thù như: + Năng lực tự chủ và tự học. + Năng lực giao tiếp và hợp tác. + Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực ngôn ngữ (ngôn ngữ tiếng Việt). + Năng lực văn học cho học sinh (một bộ phận của năng lực thẩm mĩ). 1.1.2. Tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh Năng lực được bộc lộ qua hoạt động, do đó các bài học trong sách được thiết kế thành chuỗi hoạt động học theo đặc trưng của môn học, để đảm bảo rằng cuối mỗi bài học có thể kiểm chứng HS đã làm được những gì trong các hoạt động đọc, viết, nói và nghe. 55 Chuỗi hoạt động được thiết kế dựa trên 2 trục: trục hoạt động theo tiến trình học của HS (Khởi động, Khám phá, Luyện tập, Vận dụng) và trục hoạt động dựa trên nhiệm vụ phát triển phẩm chất, năng lực đặc thù của môn học thể hiện qua những hoạt động đọc, viết, nói và nghe. a) SGK TV1 thiết kế nhiều dạng hoạt động cho những hoạt động có cùng một chức năng nhằm: – Tăng hứng thú học cho HS do tránh được sự lặp lại dễ nhàm chán. – Phù hợp với phong cách học của những nhóm HS khác nhau: nhóm học tập thiên về vận động, nhóm học tập thiên về trực quan, nhóm học tập thiên về cảm xúc,… b) SGK TV1 thiết kế nhiều hình thức hoạt động học nhằm phát triển đồng thời các năng lực chung cho HS (năng lực tự học và tự chủ, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo) và các năng lực đặc thù (năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học). Các hình thức hoạt động học tập trong sách bao gồm: – Học theo lớp (học trong sự tương tác giữa GV và HS). – Học theo nhóm (học hợp tác trong nhóm theo hướng dẫn của GV). – Học cá nhân (tự học theo hướng dẫn của GV). HS thực hiện những hoạt động học tập trong sách đều cần sự hướng dẫn của GV. Cách hướng dẫn, tổ chức HS học của GV được nêu trong sách giáo viên Tiếng Việt 1. 1.1.3. Giáo dục tích hợp a) Tích hợp trong nội bộ môn Tiếng Việt – Mỗi bài học bao gồm các hoạt động đọc, viết, nói và nghe. – Trong một hoạt động cũng có sự tích hợp nhiều nhiệm vụ: trong học đọc hiểu có yêu cầu nói câu trả lời, nói theo vai; trong học viết có yêu cầu nói những điều định viết; trong học nói và nghe có yêu cầu viết câu nói về bức tranh, viết tiếp câu nói về nhân vật trong truyện đã nghe kể, … b) Tích hợp liên môn Là sự tích hợp những nội dung học tập ở các môn học khác vào những hoạt động học đọc, viết, nói và nghe của môn Tiếng Việt. Chẳng hạn, tích hợp hiểu biết về môi trường tự nhiên, hành vi ứng xử theo chuẩn mực với người thân và bạn bè ở môn Tự nhiên và Xã hội, môn Đạo đức,… vào các bài học Tiếng Việt thông qua các văn bản thuộc những chủ điểm Trường em, Em là búp măng non, Cuộc sống quanh em, Gia đình em. 1.1.4. Kế thừa và đổi mới SGK TV1 đảm bảo kế thừa những yếu tố tích cực của SGK TV1 trước đây và vận dụng hợp lí kinh nghiệm quốc tế về phát triển SGK hiện đại, đặc biệt là SGK môn ngôn ngữ quốc gia của những nước có nền giáo dục tiên tiến. 56 SGK TV1 kế thừa những điểm mạnh của SGK TV1 truyền thống, cụ thể là: – Tập trung dạy chữ trên cơ sở cảm thức về âm vị của HS bản ngữ dùng tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ, lấy việc học đọc làm cơ sở để học viết. Coi việc học các hoạt động đọc, viết, nói và nghe là mục tiêu cuối cùng, do vậy những kiến thức tiếng Việt sẽ có vai trò là nền tảng để phát triển năng lực tiếng Việt. – Dạy kiến thức, kĩ năng mới xen kẽ với ôn tập thường xuyên ở giai đoạn học chữ cái và vần (hết nhóm bài chữ cái, nhóm bài vần lại có bài ôn tập, không kể các tuần ôn tập giữa học kì và cuối học kì) để củng cố kĩ năng đọc cho HS. Để thực hiện nhiệm vụ của một tài liệu học nhằm phát triển năng lực cho HS, SGK TV1 đã được soạn theo quan điểm mới về SGK: Coi mỗi cuốn SGK là một bản kế hoạch hoạt động học tập tích cực của HS, góp phần hình thành và phát triển những năng lực chung, đặc biệt là những năng lực đặc thù của môn học. SGK TV1 tạo điều kiện để HS tự học và bộc lộ khả năng vận dụng sáng tạo. SGK TV1 góp phần đổi mới phương pháp dạy học và phương pháp đánh giá kết quả giáo dục, giúp GV tổ chức tốt các hoạt động học tập của HS. 1.2. Những điểm mới của sách giáo khoa Tiếng Việt 1 1.2.1. Cấu trúc bài học theo hoạt động Trong SGK TV1 mỗi bài học được thiết kế gồm các hoạt động học tập, những hoạt động này được sắp xếp theo tiến trình học của HS để hình thành và phát triển năng lực, cụ thể là: 1) Hoạt động Khởi động; 2) Hoạt động Khám phá; 3) Hoạt động Luyện tập; 4) Hoạt động Vận dụng. Hoạt động Khởi động là hoạt động HS chia sẻ những hiểu biết, kinh nghiệm của các em đã có về vấn đề nêu trong bài học, nhằm tạo hứng thú học tập cho HS, giúp HS học cái mới dựa trên cái đã biết. Hoạt động Khởi động có thể là: – Hoạt động nói và nghe + VD: Hoạt động 1, bài 7C 57 + VD: Hoạt động 1, bài 25A – Hoạt động chơi trò chơi, hát + VD: Hoạt động 1a, bài 6E + VD: Hoạt động 1, bài 31C 58 Hoạt động Khám phá là hoạt động HS tìm và hiểu kiến thức, kĩ năng, thái độ, giá trị mới trong bài học. – SGK TV1, tập một tập trung chủ yếu vào mục tiêu đọc thành tiếng từng tiếng hoặc từ, do đó hoạt động Khám phá là những hoạt động đọc như: đọc tiếng hoặc từ, tạo tiếng mới hoặc nhận biết vần mới trong tiếng, từ. + VD: Hoạt động 2a, bài 7C + VD: Hoạt động 2b, bài 12C 59 – SGK TV1, tập hai tập trung chủ yếu vào mục tiêu đọc văn bản, do đó hoạt động Khám phá là hoạt động đọc văn bản: nghe đọc và đọc thầm theo, đọc trơn, đọc hiểu. VD: Hoạt động 2, bài 31C Hoạt động Luyện tập là hoạt động HS sử dụng từng phần của kiến thức, kĩ năng, thái độ, giá trị mới vào giải quyết những vấn đề trong tình huống đơn giản gần với tình huống thực. – SGK TV1, tập một tập trung vào mục tiêu đọc thành tiếng nên việc đọc từ, đọc câu và hiểu nghĩa của từ, câu; viết chữ cái, viết tiếng hoặc từ chứa chữ, chứa vần mới là hoạt động luyện tập. Những hoạt động này nhằm giúp HS ghi nhớ chữ cái, ghi nhớ tổ hợp chữ cái ghi vần trong từ mới, ghi nhớ cách viết chữ cái và vần trong hoạt động viết chữ, vần, tiếng. 60 + VD: Hoạt động 2c và hoạt động 3, bài 8C + VD: Hoạt động 2c và hoạt động 3, bài 12E 61 – SGK TV1, tập hai tập trung vào mục tiêu đọc văn bản nên hoạt động Luyện tập bao gồm: chép lại văn bản, tập tô hay viết chữ hoa để chép đúng văn bản, nghe kể một câu chuyện để củng cố kĩ năng nghe hiểu câu chuyện cùng chủ điểm với văn bản đọc. + VD: Hoạt động 3a, bài 26B + VD: Hoạt động 3b, bài 26B 62 + VD: Hoạt động 4a, bài 26B 63 Hoạt động Vận dụng là hoạt động HS sử dụng những kiến thức, kĩ năng, thái độ, giá trị vào giải quyết tình huống có thực trong học tập, trong đời sống của chính các em. Hoạt động Vận dụng thường đặt HS trước nhiệm vụ giao tiếp cụ thể trong học tập hoặc trong đời sống để các em giải quyết nhiệm vụ đó bằng hoạt động đọc, viết, nói và nghe: – Hoạt động đọc một đoạn văn bản ở hoạt động 4 các bài học chữ cái/vần ở SGK TV1, tập một; đọc mở rộng một bài ở các bài D trong SGK TV1, tập hai. VD: Hoạt động 3, bài 20D – Hoạt động nói một câu về chủ điểm của bài, nói một câu kể về việc em làm. + VD: Hoạt động 4, bài 23A 64 + VD: Hoạt động 4, bài 30A 1.2.2. Đổi mới môi trường học tập của học sinh SGK TV1 mở rộng không gian học tập của HS từ lớp học ra trường học, về nơi HS sinh sống nhằm giúp HS không chỉ được học trên sách mà còn được học bằng trải nghiệm trong thực tế ở trường và ở cộng đồng (gia đình, địa phương). Điều đó làm cho HS ý thức được mối liên hệ giữa học tập với đời sống, giữa học và hành. – Nhiều hoạt động yêu cầu HS chia sẻ những trải nghiệm của mình về con người, con vật, cây cối, hoạt động ở ngoài trường. VD: Hoạt động 1, bài 29C – Nhiều hoạt động yêu cầu HS nói, viết về một người làm nghề tại nơi HS đang sống. VD: Hoạt động 2a, bài 28D 65 1.2.3. Thể hiện quan điểm đánh giá năng lực của học sinh SGK TV1 thực hiện nhiệm vụ đánh giá năng lực thông qua đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì. – Việc đánh giá thường xuyên được thực hiện trong từng bài học nhằm xác nhận sự tiến bộ của mỗi HS trong quá trình học. Các kĩ thuật đánh giá thường xuyên có trong sách gồm những hoạt động HS tự đánh giá (trò chơi, cuộc thi, nhận xét lẫn nhau) và những hoạt động GV đánh giá (đặt câu hỏi mở, câu hỏi trắc nghiệm khách quan, nhận xét bằng lời). + VD: Hoạt động 4, bài 14E ? 3 a) Đọc từng đoạn trong nhóm. b) Lúc đầu, bút nhận xét thế nào về thước kẻ? c) Em học tập được gì ở bút hoặc thước kẻ? Viết a) Chép đoạn văn sau: Lúc đầu, bút nghĩ rằng thước kẻ chẳng có ích gì. Về sau, bút + VD: Hoạt động 3b, bài 23A đã hiểu phải có thước kẻ thì bút mới gạch được đường thẳng. b) Chọn (1) hoặc (2). (1) Chơi trò chơi Câu cá: Chọn từ ngữ viết đúng ch hoặc tr. bút chì bút trì bức chanh cái chống cuộn chỉ bức tranh cái trống cuộn trỉ 4 66 43 Chép 3 từ ngữ viết đúng vào vở. (2) Đặt tên cho tranh. Viết 3 tên vào vở. Nghe – nói Nói một câu về cách giữ gìn đồ dùng học tập. – Việc đánh giá định kì được thực hiện vào cuối Học kì I và cuối Học kì II. SGK TV1 có soạn một số mẫu bài kiểm tra cuối Học kì để HS luyện tập bằng cách tự làm bài kiểm tra (HS làm bài ra giấy, không làm trực tiếp vào SGK). GV có thể tham khảo các mẫu bài này cho việc ra đề kiểm tra. PHIẾU KIỂM TRA CUốI HỌC Kì I A − BÀI KIỂM TRA ĐỌC, NGHE VÀ NÓI (15 phút) 1. Đọc các âm, vần. ơ d th ngh it ương ay inh 2. Đọc các tiếng. đa vượn tạch kính thú chùm chuột vương 3. Đọc đoạn đồng dao. Tiếng chim Tiếng con chim ri Gọi dì gọi cậu Tiếng con sáo sậu Gọi cậu gọi cô Tiếng con trích cồ Gọi cô gọi chú Tiếng con tu hú Gọi chú gọi dì Mau mau tỉnh dậy Mà đi ra đồng. 4. nói tên 2 loài chim có trong đoạn đồng dao. 5. nghe 1 trong 2 câu hỏi sau rồi trả lời. a) Nói tên 2 loài chim em biết. b) Em thích nhất loài chim nào? 178 67 B − BÀI KIỂM TRA VIẾT (Làm bài ra giấy trong 30 phút) 1. Đọc các tiếng. nối tiếng thành từ ngữ (theo mẫu). cầu Nam cánh trượt Việt chim xe đạp 2. Điền g hoặc gh vào chỗ trống. con ....ấu con .......ẹ 3. tìm từ điền vào chỗ trống để thành câu. Bạn ............ rau trong vườn. Các chú công nhân ......... nhà. 4. Viết tiếp để hoàn thành câu: Trăng tròn như quả bóng. 179 68 1.2.4. Sách giáo khoa Tiếng Việt 1 thể hiện tinh thần tôn trọng học sinh, khai phóng tiềm năng của mỗi cá nhân học sinh, tránh cách dạy áp đặt từ người lớn – Nhiều hoạt động trong các bài học tạo cơ hội cho HS được thể hiện mình: thể hiện cảm xúc, thể hiện mong muốn, thể hiện sở thích, thể hiện kinh nghiệm,… của cá nhân (nói câu nêu cảm xúc của em trong ngày đầu tiên đến trường, nói về trò chơi em thích, kể việc em làm cho ông bà,…). – Nhiều hoạt động trong các bài học khuyến khích HS độc lập suy nghĩ, đánh thức tiềm năng sáng tạo của mỗi em (đặt tên cho bức tranh, viết lời cho tranh, nói lời khuyên nhân vật trong bài đọc). – Hình ảnh, nội dung văn bản trong sách thể hiện sự tôn trọng đặc điểm về giới tính, về sắc tộc, về hoàn cảnh sống khác nhau của HS (coi trọng cả HS nam và HS nữ; thể hiện suy nghĩ việc làm của HS dân tộc Kinh và HS dân tộc thiểu số; thể hiện hoàn cảnh sống của HS nông thôn, HS thành thị và HS vùng núi,…). 2. Cấu trúc sách và cấu trúc bài học 2.1. Cấu trúc sách giáo khoa Tiếng Việt 1 2.1.1. Bộ sách Tiếng Việt 1 gồm 3 loại sách: – Sách giáo khoa Tiếng Việt 1 (dùng cho HS học đọc, viết, nghe, nói) gồm 2 tập dùng cho 2 học kì. – Vở Tập viết 1 (dùng cho HS luyện tập kĩ thuật viết chữ, từ, câu) gồm 2 tập dùng cho 2 học kì. – Sách giáo viên Tiếng Việt 1 (hướng dẫn giáo viên tổ chức dạy học theo sách học sinh) được thiết kế thành 1 tập dùng cho 2 học kì. 2.1.2. Cấu trúc sách giáo khoa Tiếng Việt 1 SGK TV1 gồm 2 phần: phần Học chữ cái và vần và phần Luyện tập tiếng Việt. a) Phần Học chữ cái và vần là nội dung của SGK TV1, tập một. Phần này có 18 bài, bao gồm những loại bài sau: 69 – Loại thứ nhất – Bài làm quen (1 bài): Bài này dành cho HS học khi mới tựu trường, chuẩn bị bước vào năm học. Nội dung của bài học chủ yếu dành cho các hoạt động HS làm quen với nhau, làm quen với thầy cô qua chào hỏi; hoạt động làm quen với việc đọc, việc viết. VD: Hoạt động 1, 2, 4 bài Làm quen Làm quen Chúng em chào cô ạ! chào hỏi, làm quen. Em đi học Vui vẻ, thân thiết Lớp 1A Cô chào các em! Nhạc: Bùi Anh Tú Thơ: Nguyễn Trọng Hoàn Hôm nay em tới lớp. Chào bạn! Chào thầy cô! Đàn chim non ríu rít. Ngỡ ngàng như trong mơ. 6 70 2 Làm quen với sách, tư thế và cách đọc sách. Bài 1A a b c 1 Nghe – nói Hỏi – đáp về người trong tranh. 3 Viết ba ba ba bà 2 Đọc a b bà \ b a 4 Nghe – nói Nói tiếng chứa a, tiếng chứa b. âm đầu vần th a bà 10 11 b anh tiếng ba âm đầu vần thanh tiếng b a b b a a / A a B b 4 tô, viết một số nét chữ (trong vở tập viết). 3 nghe kể câu chuyện Ngày đầu tiên đến trường. 1 2 3 5 7 Vỗ tay và hát. là lá la là lá la là lá la ... 71 – Loại thứ hai – Bài học chữ cái, tổ hợp chữ cái ghi âm (5 bài, từ tuần 1 – tuần 5). VD: Bài 4C 72 73 – Loại thứ ba – Bài học tổ hợp chữ cái ghi vần (11 bài, từ tuần 6 – tuần 17, không kể bài số 9 ôn tập giữa học kì). VD: Bài 10D 74 75 – Loại thứ tư – Bài ôn tập giữa học kì và cuối học kì (tuần 9 và 18) được thiết kế theo các hoạt động luyện tập đọc, viết, nghe và nói. VD: Bài 9B 76 77 78 79 b) Phần Luyện tập tiếng Việt là nội dung của SGK TV1, tập hai. Phần này có 17 bài, mỗi bài có một chủ điểm giao tiếp (Trường em, Em là búp măng non, Cuộc sống quanh em, Gia đình em), bao gồm những loại bài sau: – Loại thứ nhất – Bài luyện tập các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe (gồm 15 bài, từ tuần 19 – 34, không kể bài ôn tập số 27) VD: Bài 21A 21A Những thanh âm Bài diệu kì CHỦ ĐIỂM CUỘC SỐNG QUANH EM 1 2 24 Nghe – nói Chia sẻ với bạn những điều em biết về một loài chim. Đọc Giọng hót chim sơn ca 1. Sơn ca có giọng hót hay nhất khu rừng. Khi sơn ca hót, cỏ cây, hoa lá, dòng suối rì rào hoà theo. 2. Một hôm, các bạn chim cử sẻ đến hỏi sơn ca: – Bác mặt trời cho bạn giọng hót hay phải không? – Bác ấy chỉ cho tôi những tia nắng rực rỡ thôi. Cả bầy chim vẫn thắc mắc. Cô giáo hoạ mi bảo: – Các em đến nhà sơn ca sẽ rõ. 3. Sáng hôm sau, đến nhà sơn ca, các bạn thấy chú đang chuyền cành. Thỉnh thoảng, chú nghiêng đầu lắng nghe tiếng cây cối xào xạc, tiếng suối chảy róc rách. Nghe rất kĩ, rồi sơn ca mới bắt chước theo. Bầy chim đã hiểu vì sao sơn ca có giọng hót hay. 80 81 – Loại thứ hai – Bài ôn tập giữa học kì và cuối học kì (gồm 2 bài, tuần 27 và 35) VD: Hoạt động 1, 2, 3, 4, bài 27 82 2.2. Cấu trúc bài học 2.2.1. Cấu trúc bài học trong sách giáo khoa a) Cấu trúc bài học trong SGK Tiếng Việt 1, tập một – Loại bài Làm quen được thiết kế thành 8 hoạt động để GV có thể tổ chức cho HS thực hiện trong khoảng thời gian tối thiểu là 4 tiết (ở những nơi HS tựu trường trước khai giảng khoảng 1 – 2 tuần, GV có thể thực hiện một số hoạt động trong bài này nhiều lần hơn). – Loại bài Học chữ cái ghi âm và tổ hợp chữ cái ghi vần được thiết kế theo một cấu trúc thống nhất, bao gồm: + Mỗi bài học lớn học trong 1 tuần, gồm 5 bài học nhỏ (kí hiệu từ bài A đến bài E, VD: bài 2A, 2B,… 2E). Mỗi bài học nhỏ học trong khoảng 2 tiết. Ngoài ra còn có 2 tiết dành cho hoạt động tập viết theo vở Tập viết 1, tập một. + Mỗi bài học nhỏ gồm những hoạt động sau: * Hoạt động nghe nói hoặc trò chơi để khởi động (lô gô chữ số trong vòng tròn màu đỏ). * Hoạt động đọc tiếng từ ngữ, tạo tiếng mới để khám phá (lô gô chữ số trong vòng tròn màu cam). * Hoạt động đọc hiểu từ ngữ hoặc đọc hiểu câu, hoạt động viết chữ hoặc vần mới, viết từ khóa để luyện tập (lô gô chữ số trong vòng tròn màu xanh lá cây). (Sở dĩ lô gô chữ số 2 trong vòng tròn có một nửa màu cam và một nửa màu xanh lá cây là vì phần a và b trong hoạt động này là phần hoạt động Khám phá, còn phần c là phần hoạt động Luyện tập.) * Hoạt động đọc một đoạn văn hoặc đoạn thơ để vận dụng (vận dụng những chữ vần đã học và mới học để đọc văn bản) (lô gô chữ số trong vòng tròn màu xanh lơ). 83 VD: Bài 4D 84 85 – Loại bài Ôn tập giữa học kì, cuối học kì được thiết kế theo các hoạt động luyện tập đọc, viết, nói và nghe (lô gô chữ số trong vòng tròn màu xanh lá cây). VD: Hoạt động 1, 2, bài 18 86 b) Cấu trúc bài học trong SGK Tiếng Việt 1, tập hai Mỗi bài học được học trong 1 tuần, gồm 4 bài học nhỏ (kí hiệu từ bài A đến bài D, VD: 21A, 21B, 21C, 21D). Mỗi bài học nhỏ học trong khoảng 3 tiết. Các bài học này có mục đích phát triển tổng hợp phẩm chất và năng lực HS, bao gồm những phẩm chất và năng lực chung nêu trong chương trình tổng thể và những năng lực chuyên môn (năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học). Trong mỗi bài học, năng lực ngôn ngữ là trục chính; các phẩm chất và năng lực khác được tích hợp phát triển qua những hoạt động đọc, viết, nói và nghe để phát triển năng lực ngôn ngữ theo từng chủ điểm giao tiếp. Các chủ điểm giao tiếp trong SGK TV1, tập hai bao gồm: Trường em, Em là búp măng non, Cuộc sống quanh em, Gia đình em. Mỗi tuần học theo 1 chủ điểm, sau khi hết một vòng 4 chủ điểm thì các tuần tiếp theo sẽ quay lại vòng 4 chủ điểm đó. Nội dung mỗi bài học phát triển đủ các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe dựa trên những văn bản văn học (truyện, thơ) và những văn bản thông tin. Từng bài học nhỏ có những nội dung cụ thể là: – Bài A: Nói và nghe, Đọc (chính), Chính tả. – Bài B: Nói và nghe, Đọc (chính), Chính tả. – Bài C: Nói và nghe, Đọc (chính), Tập viết. – Bài D: Viết câu, đoạn ngắn theo gợi ý (chính), Chính tả, Đọc (mở rộng). 87 – VD: Bài 26A 26A Con không Bài còn bé nữa CHỦ ĐIỂM GIA ĐÌNH EM 1 Nghe – nói Kể cho bạn nghe những việc em làm được bố mẹ, người thân khen. 2 Đọc Sẻ con đáng yêu 1. Sẻ con sống cùng bố mẹ trong chiếc tổ đơn sơ. Hằng ngày, sẻ mẹ và sẻ bố đi kiếm mồi, mang về cho sẻ con. 2. Một hôm, mặt trời đã lặn mà sẻ bố và sẻ mẹ vẫn chưa về. Trời trở gió, sẻ con gài lại mấy chiếc lá sắp rơi khỏi tổ cho kín gió hơn. 3. Một lúc sau, sẻ bố và sẻ mẹ bay về tổ, người run lên vì lạnh. Sẻ con dang đôi cánh nhỏ ôm bố mẹ. 4. Khi đã khoẻ lại, sẻ bố và sẻ mẹ thấy tổ chắc chắn hơn thì rất ngạc nhiên. Sẻ mẹ ôm sẻ con vào lòng và không ngớt lời khen. (Theo Nguyễn Thanh Trang) 69 88 89 − VD: Bài 26B 26B Bữa cơm gia đình Bài 1 2 71 Nghe – nói Kể cho nhau nghe về một bữa cơm gia đình. Cháu mời ông bà ăn cơm ạ! ... Đọc Ăn thế nào cho đẹp? Ăn cơm cùng gia đình là một niềm vui. Để bữa cơm gia đình thêm vui và thêm ngon, cần ghi nhớ những điều dưới đây. 1. Những điều nên: – Đợi đủ mọi người mới ăn. – Ngồi ăn ngay ngắn. – Ăn chậm, nhai kĩ. 2. Những điều không nên: – Để tiếng động phát ra khi nhai. – Dùng đũa, thìa đảo bới thức ăn. – Ăn quá nhiều một món ăn ngon. – Vừa ăn vừa nói chuyện liên tục. – Để thức ăn bỏ đi bừa bãi ra mâm. 90 ? 3 a) Đọc từng đoạn trong nhóm. b) Nêu những điều nên hoặc không nên khi ăn. c) Theo em, còn điều gì nữa nên làm khi ăn? Viết a) Nghe – viết. Ăn thế nào cho đẹp? – Không để phát ra tiếng động khi nhai. – Không dùng đũa, thìa đảo bới thức ăn. – Không để thức ăn bừa bãi ra mâm. b) Thi tìm nhanh chữ viết sai. hoa cúc quả ổi tàu hoả con qoạ qoa sông xoá bảng Chép 3 từ ngữ viết đúng vào vở. 72 91 92 − VD: Bài 26C 93 94 − VD: Bài 26D 95 96 2.2.2. Cấu trúc bài học trong vở Tập viết Vở Tập viết 1 bao gồm hai cuốn: tập một và tập hai dùng cho 2 học kì. Bài học trong vở Tập viết được biên soạn theo tuần. Nội dung viết trong Vở Tập viết thống nhất với yêu cầu về Tập viết trong SGK TV1 trong từng tuần. – Vở Tập viết 1, tập một gồm 18 bài, mỗi bài học trong khoảng 2 tiết, yêu cầu viết trong mỗi bài là yêu cầu bắt buộc. VD: Bài 7 – Tập viết 1, tập một Tuần 7 1 . Viết vần 16 97 2. Viết từ ngữ 17 98 – Vở Tập viết 1, tập hai gồm 17 bài, mỗi bài học trong khoảng từ 1/2 tiết – 1 tiết. Bài học trong cuốn này được soạn theo hướng phân hoá: mỗi bài đều có phần viết bắt buộc và phần viết tự chọn để đáp ứng nhu cầu luyện viết của từng HS. 1/2 tiết là thời lượng dành cho phần viết bắt buộc, HS cần thực hiện ở lớp. Phần viết tự chọn HS thực hiện ngoài giờ học ở lớp. VD: Bài 25 – Tập viết 1, tập hai Tuần 25 1. Tô chữ hoa 1 2 4 1 3 2. Viết từ ngữ 14 99 3. Viết từ ngữ 4. Viết đoạn thơ 15 100 2.2.3. Cấu trúc bài trong sách giáo viên SGV TV1 có cấu trúc đồng dạng với cấu trúc của SGK TV1. SGV TV1 được thiết kế thành 1 tập dùng cho 2 học kì. Học kì I gồm 18 bài lớn tương ứng với 18 bài lớn trong SGK TV1, tập một. Mỗi bài lớn chia thành 5 bài nhỏ kí hiệu từ A đến E. Học kì II gồm 17 bài lớn tương ứng với 17 bài lớn trong SGK TV1, tập hai. Mỗi bài lớn cũng chia thành 4 bài nhỏ kí hiệu từ A đến D. Cấu trúc mỗi bài nhỏ trong SGV TV1 gồm những phần sau: a) Mục tiêu Phần này nêu mục tiêu của mỗi bài học. Mục tiêu mô tả những điều học sinh làm được (đọc, viết, nói và nghe) khi học xong bài học này để góp phần hình thành và phát triển các năng lực đặc thù, năng lực chung và phẩm chất cho HS. b) Gợi ý chuẩn bị đồ dùng dạy học Phần này đưa ra danh sách những đồ dùng dành cho GV, dành cho HS để dạy và học bài học. Danh sách này chỉ nêu tên những đồ dùng thiết yếu, cần thiết và tối thiểu. Ngoài danh sách này, GV có thể chuẩn bị thêm những đồ dùng dạy học khác để thực hiện bài dạy chất lượng hơn. c) Tổ chức hoạt động Khởi động Phần này chỉ ra hoạt động Khởi động trong bài học, nêu những gợi ý về cách thức tổ chức cho HS học trong hoạt động này. d) Tổ chức hoạt động Khám phá Phần này chỉ ra những hoạt động Khám phá trong bài học, nêu những gợi ý về cách thức tổ chức cho HS học từng hoạt động này. e) Tổ chức hoạt động Luyện tập Phần này chỉ ra những hoạt động Luyện tập trong bài học, nêu những gợi ý về cách thức tổ chức cho HS học từng hoạt động này. g) Tổ chức hoạt động Vận dụng Phần này chỉ ra hoạt động Vận dụng trong bài học, nêu những gợi ý về cách thức tổ chức cho HS học trong hoạt động này. * Ngoài ra, trong SGV TV1 còn có 18 bài hướng dẫn Tập viết Tuần, từ Tuần 1 đến Tuần 18 (Học kì I). 101 3. Phương pháp dạy học 3.1. Phương pháp dạy các bài ở sách giáo khoa Tiếng Việt 1, tập một Mục đích của các bài học ở SGK TV1, tập một là để HS biết đọc các tiếng có cấu trúc từ đơn giản đến phức tạp. Để đọc được một tiếng, học sinh phải biết mô hình ghép các âm và thanh thành tiếng: âm đầu + vần + thanh được ghi bằng các chữ cái, tổ hợp chữ cái ghi âm đầu, tổ hợp chữ cái ghi vần và dấu ghi thanh. Trình tự của các hoạt động trong các loại bài học ở tập một như sau: 3.1.1. Học sinh chia sẻ những hiểu biết của mình về các sự vật, hoạt động, tính chất có tên được ghi bằng các âm đầu hoặc vần, dấu thanh sẽ học trong bài. Đây là hoạt động Khởi động để học sinh chú ý vào những từ có chứa âm hoặc vần trong bài. Phương pháp, kĩ thuật dạy học thực hiện trong loại hoạt động này bao gồm: hỏi – đáp giữa giáo viên với học sinh hoặc hỏi – đáp giữa học sinh với nhau dựa trên hình ảnh trong sách, đóng vai người hoặc vật trong hình để nhắc lại lời của người hay vật mà trong lời nói có từ chứa âm, vần mới học trong bài. Hình thức hoạt động có thể học theo nhóm hoặc học theo lớp. 3.1.2. Học sinh khám phá cách đọc chữ ghi âm hoặc tổ hợp chữ ghi vần mới, cách ghép âm hoặc vần mới với những âm đầu, dấu thanh đã biết để tạo tiếng và đọc trơn tiếng. Đây là hoạt động Khám phá. Phương pháp dạy học trong hoạt động này là: – Rèn luyện theo mẫu bao gồm thao tác phân tích mẫu tiếng mẫu và ghép tiếng mẫu; tách tiếng mẫu thành âm đầu, vần, thanh rồi ghép tiếng mẫu từ âm đầu, vần, thanh. VD: Hoạt động 2a bài 7C: + Tách tiếng lều: l – êu – thanh huyền. + Ghép tiếng lều: lờ – êu – lêu – huyền – lều. – Thi tạo tiếng mới; đọc tiếng, từ ngữ chứa vần mới học. Hình thức hoạt động chủ yếu là học theo lớp, nhóm. VD: Hoạt động 2b bài 7C, HS thi tạo tiếng mới (ghép bằng các chữ và dấu thanh trong bộ đồ dùng chữ cái rời). VD: Hoạt động 2b, bài 10A, HS đọc tiếng, từ ngữ chứa vần mới học, tìm vần mới trong tiếng, từ ngữ. 102 3.1.3. Học sinh luyện tập để ghi nhớ âm đầu hoặc vần, dấu thanh mới học, vận dụng âm vần mới học để đọc từ, đọc câu có chứa âm hoặc vần mới, để hiểu nghĩa của từ và mở rộng vốn từ, hiểu ý nghĩa của câu. Đây là hoạt động Luyện tập. Phương pháp, kĩ thuật dạy học trong hoạt động luyện tập gồm: – Trò chơi truyền điện để ghép tiếng, tìm tiếng chứa vần mới, đọc từ ngữ, câu. VD: Hoạt động 2c bài 7C, HS đọc truyền điện trong nhóm, mỗi em đọc 1 từ: chú cừu, cây nêu, địu bé. – Viết theo mẫu. Hình thức chủ yếu của hoạt động luyện tập gồm: học cá nhân, học theo nhóm, học theo lớp. 3.1.4. Học sinh vận dụng tổng hợp cách đọc tiếng có chứa âm hoặc vần mới với việc hiểu nghĩa của từ và câu để đọc một đoạn, bài ngắn. Đây là hoạt động Vận dụng. Các hoạt động vận dụng có thể là: – Xem hình ảnh có trong sách rồi nói điều mình biết có trong hình ảnh (nói tên người, tên vật, tên hoạt động trong hình). VD: Hoạt động 4 bài 7C: Xem tranh, nói xem trong tranh có cảnh gì, có những ai? – Đọc từng câu, đọc cả đoạn, trả lời câu hỏi về nội dung đoạn. VD: Hoạt động 4 bài 7C, đọc nối tiếp từng câu trong nhóm. Trả lời câu hỏi: Hà và Thư đi trại hè ở đâu? Phương pháp dạy học trong hoạt động này có thể là: Học sinh hỏi – đáp theo tranh, đọc truyền điện, thảo luận để tìm câu trả lời cho câu hỏi,... Hình thức chủ yếu của hoạt động Vận dụng gồm: học cá nhân, học theo nhóm, theo lớp. 3.2. Phương pháp dạy học các bài ở sách giáo khoa Tiếng Việt 1, tập hai Mỗi bài học ở SGK TV1, tập hai (bài A, B, C, D) bao gồm những nhiệm vụ chủ yếu về phát triển các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. Dưới đây là một số chỉ dẫn về cách tổ chức hoạt động cho học sinh để phát triển những kĩ năng nói trên: 3.2.1. Tổ chức hoạt động đọc Trong hoạt động đọc, học sinh có 2 loại hoạt động chính: hoạt động đọc trơn (đọc thành tiếng) và hoạt động đọc hiểu. – Để dạy đọc thành tiếng, giáo viên cần sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học như: rèn luyện theo mẫu, đọc theo cặp và theo nhóm, thi đọc truyền điện, trò chơi bắt thăm đọc câu hoặc đọc đoạn. Hình thức học bao gồm: học cá nhân, học theo nhóm, học theo lớp. – Để dạy đọc hiểu, giáo viên cần sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học như: hỏi – đáp giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh và học sinh; thảo luận nhóm, đóng vai để nói hoặc diễn lại lời hoặc hành động của nhân vật; trình bày trong một phút để nêu ý kiến cá nhân về chi tiết hoặc nội dung tổng quát của bài đọc. Hình thức học chủ yếu là học theo nhóm và theo lớp. 103 3.2.2. Tổ chức hoạt động viết Trong hoạt động viết, học sinh có 3 loại hoạt động chính: hoạt động tập viết, hoạt động viết chính tả, hoạt động viết câu hoặc đoạn ngắn theo gợi ý. – Để dạy học sinh tập viết, giáo viên cần dùng các phương pháp và kĩ thuật dạy học sau: Rèn luyện theo mẫu, trò chơi bắt thăm đọc chữ cái hoặc tổ hợp chữ cái ghi âm, ghi vần, ghi tiếng trên thẻ chữ rồi viết chữ hoặc vần, tiếng đã đọc. Hình thức học chủ yếu: học cá nhân, học theo lớp. VD: Dạy HS viết các chữ ch, tr, x, y, ua, ưa, ia và các từ có những chữ cái này ở bài 5A, 5B, 5C: HS chơi trò bỏ thẻ để từng em nhặt thẻ và đọc đúng chữ trong thẻ, tiếp theo viết các chữ đã đọc đúng; viết các từ chứa các chữ đã đọc (chợ, trê, chợ quê, cá trê; xe, y, xe lu, nghề y; rùa, ngựa, mía). – Để dạy học sinh viết chính tả (bao gồm viết đúng các từ có hiện tượng chính tả cần học; viết đoạn văn theo nhìn – chép lại hoặc nghe – viết), giáo viên cần dùng các phương pháp, kĩ thuật dạy học sau: + Tổ chức các cuộc thi, trò chơi để học sinh thực hiện viết đúng các từ có hiện tượng chính tả cần học. Sau khi chơi hay thi, học sinh sẽ viết lại các từ đã xác định là viết đúng. VD: Hoạt động 2c viết đúng từ mở đầu bằng c, k trong bài 25D: Tổ chức cho HS thi tiếp sức trong nhóm (mỗi HS chọn thẻ từ c hoặc k đặt vào chỗ trống ở từ ngữ dưới tranh. Nhóm nào xong trước và đặt thẻ đúng nhất là nhóm thắng cuộc). Sau khi chơi, HS nghe GV chốt kết quả rồi mới ghi vào vở các từ đã điền đúng c hoặc k. + Thực hiện phương pháp rèn luyện theo mẫu giúp học sinh viết đúng các đoạn văn khi nhìn – chép hoặc nghe – viết và thực hiện phương pháp chia sẻ trong nhóm hoặc trong cặp đôi để hỗ trợ nhau soát và sửa lỗi của bài viết. + Để dạy học sinh viết câu (1 – 2 câu), giáo viên có thể dùng những phương pháp sau: • Phương pháp thảo luận theo nhóm và theo lớp về yêu cầu và gợi ý viết câu hoặc đoạn. VD: Hoạt động 2a, bài 26D yêu cầu viết 1 – 2 câu kể lại việc em đã làm cho ông bà: Đầu tiên dựa vào câu hỏi gợi ý, HS có thể hỏi – đáp theo cặp để trả lời câu hỏi (Em đã làm việc gì? Ông bà nói gì về việc em làm?). Trên cơ sở câu trả lời của mình, HS viết lại câu trả lời đó • Phương pháp quan sát hình ảnh gợi ý (tranh) để viết về điều đã quan sát. VD: Hoạt động 2a bài 25D viết 1 câu về việc làm của con quạ trong một bức tranh: Đầu tiên HS chọn bức tranh mình định viết, tiếp theo HS nói về việc làm của nhân vật trong tranh (quạ bỏ sỏi vào bình nước cao cổ/quạ uống nước khi nước trong bình đã dâng lên miệng bình), viết lại câu đã nói. + Khi học sinh viết xong, có thể dùng phương pháp học theo cặp, nhóm để học sinh chia sẻ bài viết cho nhau, góp ý hoặc học hỏi lẫn nhau. 104 3.2.3. Tổ chức hoạt động nói và nghe Hoạt động nói và hoạt động nghe luôn gắn với nhau như hai mặt của một tờ giấy. Do đó, học sinh học nói đồng thời với học nghe trong mối quan hệ tương tác. Mỗi em vừa là người nói đồng thời vừa là người nghe. Trong học nói và nghe, học sinh có 2 hoạt động chủ yếu: nghe và kể lại một đoạn câu chuyện, nói và nghe trong trao đổi về một chủ điểm giao tiếp học trong bài, trong tuần. Để dạy nghe và kể lại câu chuyện, giáo viên cần sử dụng: – Phương pháp rèn luyện theo mẫu, quan sát hình ảnh (tranh, video clip) để học sinh nghe lời kể mẫu, quan sát tranh và ghi nhớ từng sự việc của câu chuyện được thể hiện trong một đoạn và tranh minh hoạ cho đoạn đó; trả lời câu hỏi về đoạn. VD: Hoạt động 4a, bài 26B: HS nghe kể từng đoạn câu chuyện, kết hợp với nhìn tranh minh hoạ cho đoạn, tiếp theo trả lời câu hỏi về từng đoạn, qua đó mới hoàn thành việc nghe hiểu từng đoạn và nghe hiểu cả câu chuyện Cò mẹ dạy con tập bay. – Phương pháp học theo nhóm, tổ chức cuộc thi để học sinh tập kể một đoạn câu chuyện trong nhóm và thi kể chuyện giữa các nhóm. Giáo viên cũng có thể cho học sinh đóng vai nói lời của nhân vật trong đoạn và làm những động tác diễn tả hành động đơn giản của nhân vật trong từng đoạn câu chuyện. VD: Hoạt động 4b, bài 26B, HS kể một đoạn câu chuyện: Đầu tiên HS kể một đoạn trong nhóm (lần lượt em đầu kể đoạn thứ nhất cho đến em cuối kể đoạn cuối cùng) dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh; sau đó mỗi nhóm cử đại diện tham gia thi kể đoạn của câu chuyện trước lớp. Việc HS kể trong nhóm nếu có sử dụng đồ dùng hỗ trợ kể chuyện là tranh có dán sticker thì hoạt động của HS sẽ vui hơn và do đó HS sẽ nhớ câu chuyện hơn. 4. Kiểm tra, đánh giá kết quả HỌC TẬP MÔN Tiếng Việt LỚP 1 4.1. Mục tiêu đánh giá Đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt ở lớp 1 nhằm: – Cung cấp thông tin chính xác, kịp thời về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực và những tiến bộ của học sinh trong suốt quá trình học tập môn học. – Hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, bảo đảm từng học sinh có sự tiến bộ và nâng cao chất lượng giáo dục. 4.2. Căn cứ đánh giá Căn cứ đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt lớp 1 là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực đối với học sinh lớp 1 đã quy định trong chương trình. 105 4.3. Nội dung đánh giá Trong môn Tiếng Việt lớp 1, giáo viên đánh giá phẩm chất, năng lực chung, năng lực chuyên môn và sự tiến bộ của học sinh thông qua các hoạt động đọc, viết, nói và nghe. – Đánh giá hoạt động đọc: + Tập trung vào yêu cầu kĩ thuật đọc (đọc đúng từ, câu, đoạn, tốc độ đọc); + Tập trung vào đọc hiểu (trả lời câu hỏi về chi tiết, nội dung của văn bản; nhận biết được lời nói, hành động, ngoại hình của nhân vật trong văn bản truyện, nhận biết được ý chính của bài thơ và hiểu thông tin biểu đạt bằng hình ảnh trong văn bản); + Tập trung vào việc đọc mở rộng nhiều văn bản, học thuộc một số đoạn thơ theo yêu cầu của chương trình. – Đánh giá hoạt động viết: Tập trung vào yêu cầu viết đúng chữ cái, từ, câu, đoạn văn (khi nhìn – chép hoặc nghe – viết), viết 1 – 2 câu thể hiện ý tưởng có sự hỗ trợ của hình ảnh, câu hỏi, lời gợi ý. – Đánh giá hoạt động nói và nghe: + Đối với kĩ năng nói: Tập trung vào yêu cầu nói rõ ràng, thành câu. Đặt được câu hỏi đơn giản và trả lời đúng vào nội dung câu hỏi. Nói và đáp lại được lời chào hỏi, xin phép, cảm ơn, xin lỗi phù hợp với đối tượng người nghe. Nói để giới thiệu ngắn về bản thân, gia đình, đồ vật dựa trên gợi ý. Kể lại được một đoạn câu chuyện đơn giản đã đọc, xem (dựa vào các tranh minh hoạ và lời gợi ý dưới tranh). + Đối với kĩ năng nghe: Tập trung vào yêu cầu, thái độ chú ý nghe người khác nói; đặt câu hỏi đơn giản; hiểu các thông báo, hướng dẫn, yêu cầu, nội quy trong lớp học; nghe kể câu chuyện và trả lời được các câu hỏi: Ai? Cái gì? Làm gì? Khi nào? Ở đâu? + Đối với hoạt động nói nghe tương tác: Tập trung vào yêu cầu nói theo lượt lời trong đối thoại, biết trao đổi trong nhóm để chia sẻ những ý nghĩ và thông tin đơn giản. 4.4. Cách thức đánh giá Đánh giá trong môn Tiếng Việt lớp 1 thực hiện bằng hai cách: đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì. – Đánh giá thường xuyên được thực hiện liên tục trong các bài học, do giáo viên tổ chức. Hình thức đánh giá gồm: giáo viên đánh giá HS, HS đánh giá lẫn nhau, HS tự đánh giá. Để đánh giá thường xuyên, giáo viên dùng những cách sau: 106 + Quan sát và ghi chép hằng ngày về kết quả đọc, viết, nói và nghe của học sinh, học sinh trả lời câu hỏi, học sinh làm bài tập, phát biểu ý kiến. VD: GV lập trang ghi chép kết quả đọc của từng HS trong một học kì (GV có thể chọn ghi kết quả 3 lần đọc của mỗi HS theo các tiêu chí về kĩ thuật đọc, đọc hiểu) để qua đó biết được sự tiến bộ về đọc của HS trong quá trình một học kì. Kết quả đọc Học kì II Tên học sinh To, rõ ràng Đúng Ngắt nghỉ hơi Hiểu chi tiết quan trọng Liên hệ bài và thực tế Nhận xét chung 1. Lê Lan Anh 0 x x x x x 0 0 x 0 x x 0 0 x Có tiến bộ 2. … + Tổ chức cho học sinh nhận xét kết quả học của bạn, tự nêu những điểm tốt và chưa tốt trong kết quả đọc, viết, nói và nghe của bản thân. VD: Hoạt động 3a bài 26B: Sau khi HS nghe – viết xong đoạn văn, GV yêu cầu HS đổi bài cho bạn bên cạnh để đọc bài viết của bạn rồi nêu nhận xét: Bài của bạn có sạch không? Chữ viết có dễ đọc và đúng kiểu chữ không? Có chữ nào viết chưa đúng? Giúp bạn sửa những chữ viết chưa đúng. – Đánh giá định kì được thực hiện ở thời điểm gần cuối hoặc cuối một giai đoạn học tập (cuối học kì, cuối năm) do trường tổ chức thực hiện để phục vụ công tác quản lí hoạt động dạy học, đảm bảo chất lượng giáo dục. Đánh giá định kì thường thông qua các đề kiểm tra (kiểm tra miệng, kiểm tra viết). Trong việc đánh giá kết quả học tập cuối năm học, có đổi mới cách thức đánh giá (cấu trúc đề kiểm tra, cách nêu câu hỏi, phân giải độ khó,...); tránh dùng lại các văn bản ngữ liệu đã học trong đề kiểm tra để đánh giá được chính xác khả năng đọc. Dù đánh giá theo hình thức nào cũng đều phải đảm bảo nguyên tắc học sinh được bộc lộ, thể hiện phẩm chất, năng lực ngôn ngữ, năng lực hiểu văn bản văn học, những suy nghĩ và tình cảm của chính học sinh. 107 5. Hướng dẫn khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên sách và các học liệu điện tử 5.1. Cam kết hỗ trợ giáo viên, cán bộ quản lí trong việc sử dụng nguồn tài nguyên sách và học liệu điện tử Công ty CP Đầu tư và Phát triển Giáo dục Hà Nội (HEID) – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cam kết sẽ đồng hành cùng với các cơ sở giáo dục, thầy cô giáo, phụ huynh và HS trong quá trình sử dụng bộ SGK Cùng học để phát triển năng lực, thể hiện ở 6 nội dung sau: (1) Công ty cam kết thực hiện cơ chế hỗ trợ, phục vụ kịp thời, đầy đủ, đồng bộ SGK và tài liệu bổ trợ cho HS và GV. (2) Cam kết tổ chức tập huấn miễn phí cho toàn bộ cán bộ quản lí giáo dục, GV sử dụng SGK theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến do các Tổng Chủ biên, Chủ biên và tác giả đảm nhiệm. (3) Mỗi GV sẽ được cấp một tài khoản miễn phí để khai thác, sử dụng học liệu điện tử, bao gồm: sách điện tử, các bài giảng mẫu, thí nghiệm mô phỏng, hệ thống bài kiểm tra, đánh giá, kho tài liệu tham khảo,… (4) Công ty cam kết giúp các cơ sở giáo dục xây dựng phần mềm quản lí học tập, kết nối giữa nhà trường với phụ huynh HS. (5) Đặc biệt, hằng năm vào dịp hè, Công ty tổ chức mời GV cốt cán trong các môn có thực hành, thí nghiệm ở các địa phương về trung tâm thực nghiệm của Công ty để tập huấn về thực hành, thí nghiệm. (6) Ngay từ khi bộ sách hoàn thiện, Công ty đã thành lập bộ phận thường trực xử lí các vướng mắc, hỗ trợ các cơ sở giáo dục, các nhà trường, thầy cô giáo trong hành trình sử dụng bộ SGK Cùng học để phát triển năng lực. 108 Thống kê các học liệu điện tử đi kèm bộ SGK lớp 1: STT Môn học lớp 1 Học liệu điện tử Sách Mềm – Vở bài tập Sách Mềm – Tự kiểm tra, đánh giá Tư liệu giảng dạy (Powerpoint) Video bài giảng Sách giáo viên (bản điện tử) Sách Mềm – Sách giáo viên Sách Mềm – Sách học sinh 1 Tiếng Việt x x x x x x x 2 Toán x x x x x x x 3 TN và XH x x x x x x x 4 Đạo đức x x x x x x x 5 Mĩ thuật x x x x x x 6 Âm nhạc x x x x x x 7 Hoạt động trải nghiệm x x x x x X 8 Giáo dục thể chất x x x x 109 5.2. Cách thức khai thác và hướng dẫn sử dụng nguồn tài nguyên sách trong dạy học Hiện nay, tại trang Web sgk.sachmem.vn đã có những tài liệu về bộ SGK Cùng học để phát triển năng lực. (a) Tài liệu về bộ SGK Cùng học để phát triển năng lực: – Những điều cần biết về bộ SGK Cùng học để phát triển năng lực; – Các bài Giới thiệu SGK gồm bản PowerPoint và Video cho mỗi môn học; – Các bản Thuyết minh SGK cho mỗi môn học; – SGK bản mềm cho mỗi môn học; – Sách mềm – Vở bài tập (Chuyển thể từ VBT in sang dạng tương tác; đã có demo một số bài); – Sách mềm – Tự kiểm tra đánh giá (đã có demo một số bài); – SGV bản mềm cho mỗi môn học; – SGV tương tác (bản demo sách mềm cho Toán 1, Tiếng Việt 1, Tự nhiên và Xã hội 1); – PowerPoint hỗ trợ từng bài dạy (bản demo cho Toán 1, Tiếng Việt 1, Tự nhiên và Xã hội 1); – Tài liệu tập huấn GV, kèm theo Một số video bài dạy mẫu gồm hai loại: không có PowerPoint hỗ trợ và có PowerPoint hỗ trợ, cho mỗi môn học. Giáo viên, phụ huynh, học sinh có thể xem miễn phí các tài liệu trên trang Web đã nêu. Ngoài những tài liệu nêu trên, các tác giả sẽ cung cấp thêm những sản phẩm khác, nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu học tập tích cực của HS và giảng dạy hiệu quả của GV. (b) Giáo viên, học sinh, phụ huynh sử dụng các tài nguyên này thế nào? Một số gợi ý để GV sử dụng hiệu quả: – Để nắm được các thông tin đầy đủ về cả bộ sách nói chung và môn học nói riêng, GV có thể xem “Những điều cần biết về bộ SGK Cùng học để phát triển năng lực” và “Thuyết minh SGK môn học”. – Để dạy học hiệu quả một môn học, GV nên: + Đầu tiên, xem SGK bản mềm và SGV bản mềm để tìm hiểu sơ bộ và bước đầu cảm nhận về sách. + Tiếp theo, xem bài Giới thiệu, Tài liệu tập huấn rồi đến các video và các học liệu hỗ trợ cho HS. + Với Sách mềm – Tự kiểm tra đánh giá, GV có thể dùng để đánh giá HS, xác định rõ mỗi HS đang ở mức độ nào sau khi học xong mỗi bài học, từ đó có kế hoạch hướng dẫn lại cho HS còn chưa vững hoặc bồi dưỡng thêm cho HS có năng khiếu, tư chất tốt để ươm mầm tài năng. 110 – Một số gợi ý cho HS và phụ huynh HS: + HS sử dụng Sách mềm – Vở bài tập tương tác sẽ thấy hấp dẫn hơn, hứng thú hơn VBT giấy. Hơn nữa sau khi thực hiện xong mỗi bài tập, HS được đánh giá ngay. Nếu HS quên kiến thức cơ bản thì đã có đường link tới video hướng dẫn lại kiến thức liên quan đến bài tập để HS ôn lại rồi tiếp tục làm bài tập. + HS sử dụng Sách mềm – Tự kiểm tra đánh giá để xem mình đã đạt mức độ nào (chưa đạt, thực hành cơ bản được, vận dụng đơn giản được, vận dụng sáng tạo) sau khi học xong mỗi bài học. Phụ huynh HS qua đó cũng biết rõ về tình hình của con em mình. HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ Kèm theo sách giáo khoa TIẾNG VIỆT 1 Cùng học để phát triển năng lực Truy cập trang mạng để xem minh hoạ trực tuyến: sgk.sachmem.vnGiới thiệu Sách Mềm là một hệ thống phần mềm kèm theo các học liệu điện tử được xây dựng nhằm mục đích giúp nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập. Học liệu điện tử kèm theo sách giáo khoa Tiếng Việt 1 Cùng học để phát triển năng lực là một phần trong hệ thống Sách Mềm. Trong giai đoạn đầu, Học liệu điện tử này có 7 sản phẩm chính như sau: 1. Sách giáo viên (bản điện tử) Là phiên bản điện tử của sách giáo viên được đưa lên mạng internet giúp giáo viên dễ dàng tiếp cận, sử dụng. 111 2. Tư liệu giảng dạy (Powerpoint) Là hệ thống các bài soạn điện tử Powerpoint được xây dựng bám sát theo nội dung sách giáo viên, sách giáo khoa kèm theo các hình ảnh, âm thanh, video, hiệu ứng tương tác: ● Góp phần đổi mới phương pháp dạy và học. ● Giúp giáo viên: ○ Giảm bớt thời gian, công sức chuẩn bị tư liệu bài giảng; ○ Có thêm công cụ, tư liệu trực quan, sinh động, hấp dẫn phục vụ việc giảng dạy; ○ Ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào giảng dạy. ● Giúp học sinh: ○ Hứng thú tiếp thu bài học; ○ Dễ tiếp thu bài học; ○ Nâng cao hiệu quả học tập. 3. Video tiết học (minh hoạ) Một số tiết học thực tế được quay phim và dựng thành video để làm tư liệu cho giáo viên tham khảo. 4. Sách Mềm – Sách giáo viên Là phần mềm bài soạn điện tử tương tác, được xây dựng bám sát theo nội dung sách giáo viên, sách giáo khoa kèm theo các hình ảnh, âm thanh, video, hiệu ứng tương tác, trực quan, sinh động. ● Góp phần đổi mới phương pháp dạy và học. ● Giúp giáo viên: ○ Giảm bớt thời gian, công sức chuẩn bị tư liệu bài giảng; ○ Có thêm công cụ, tư liệu trực quan, sinh động, hấp dẫn phục vụ việc giảng dạy; ○ Ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào giảng dạy. 112 ● Giúp học sinh: ○ Hứng thú tiếp thu bài học; ○ Dễ tiếp thu bài học; ○ Nâng cao hiệu quả học tập. 5. Sách Mềm – Sách giáo khoa Là phần mềm sách điện tử tương tác, được xây dựng bám sát theo nội dung sách giáo khoa kèm theo các hình ảnh, âm thanh, video, hiệu ứng tương tác, trực quan, sinh động. 6. Sách Mềm – Vở bài tập Là phần mềm sách điện tử tương tác, được xây dựng bám sát theo nội dung Vở bài tập kèm theo các hình ảnh, âm thanh, video, hiệu ứng tương tác, trực quan, sinh động. ● Giúp giáo viên: ○ Giao bài tập, chữa bài trực tuyến chung cho cả lớp hoặc riêng cho mỗi học sinh; ○ Theo dõi thành tích của mỗi học sinh hoặc cả lớp; ○ Thống kê trực quan và dễ hiểu giúp giáo viên biết cần làm việc riêng biệt với học sinh nào về chủ điểm nào. 113 ● Giúp học sinh: ○ Hứng thú hơn khi ôn luyện và làm bài tập; ○ Tự ôn luyện, tự kiểm tra kết quả làm bài; ○ Được chấm điểm tự động, tức thì; ○ Được gợi ý, hướng dẫn làm bài. 7. Sách Mềm – Tự kiểm tra, đánh giá Là học liệu điện tử tương tác, được chuyển thể từ các câu hỏi kiểm tra, đánh giá trọng tâm kiến thức bài học. ● Giúp học sinh tự kiểm tra, đánh giá lại kiến thức của mình sau mỗi bài học. ● Giúp giáo viên: ○ Theo dõi thành tích của mỗi học sinh hoặc cả lớp; ○ Thống kê trực quan và dễ hiểu giúp giáo viên biết cần làm việc riêng biệt với học sinh nào về chủ điểm nào. 114 6. Khai thácthiết bịvà học liệutrong dạy học 6.1. Về thiết bị dạy học bộ SGK Cùng học để phát triển năng lực Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Giáo dục Hà Nội (HEID) – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam có hai dòng sản phẩm, dòng sản phẩm thiết bị THỰC và dòng sản phẩm thiết bị ẢO. Đây là các sản phẩm bám sát và dùng riêng cho bộ SGK Cùng học để phát triển năng lực. – Các thiết bị THỰC, bao gồm ba sản phẩm chính, đó là: + Bộ đồ dùng thực hành Toán và Tiếng Việt. + Bộ tranh dùng cho phân môn Kể chuyện (Tiếng Việt). + Bộ tranh Tự nhiên và Xã hội. – Các thiết bị ẢO, bao gồm ba sản phẩm chính, đó là: + Tư liệu bài giảng dành cho GV. + Vở bài tập có tương tác. + Tự kiểm tra, đánh giá. 6.2. Về Bộ đồ dùng thực hành Toán và Tiếng Việt Công ty HEID sản xuất đảm bảo đầy đủ các chi tiết bao trọn 5 bộ thiết bị trong Danh mục theo Thông tư 05/2019/TT-BGD&ĐT, đó là (1) Bộ thiết bị dạy chữ số và so sánh số; (2) Bộ thiết bị dạy phép tính; (3) Bộ thiết bị dạy hình phẳng và hình khối; (4) Mô hình đồng hồ; (5) Bộ thẻ chữ học vần thực hành. Ngoài ra, Công ty còn mạnh dạn tích hợp vào đây bộ sa bàn giao thông. Thực sự đây là một ý tưởng có thể nói là táo bạo của Công ty HEID, nhưng rất hiệu quả. Trong Danh mục thiết bị tối thiểu môn Tự nhiên và Xã hội, có bộ sa bàn giáo dục giao thông. Mục đích để giúp HS hình thành năng lực tìm tòi khám phá kiến thức thông qua quan sát, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn giao thông. Nhiều công ty khác đã sản xuất những bộ sa bàn giao thông khá đẹp và thuận tiện sử dụng, tuy nhiên giá thành khá cao (khoảng hơn 200.000 VNĐ). Công ty HEID thấy rằng, để học 1 – 2 bài học mà giá thành cao sẽ có nhiều trường học khó có điều kiện đầu tư. Do vậy, Công ty HEID đã tích hợp nội dung này vào bộ đồ dùng thực hành Toán và Tiếng Việt, vẫn đảm bảo thực hiện được mục đích dạy học, mà giá thành lại giảm, chỉ tăng thêm vài chục ngàn đồng vào bộ đồ dùng thực hành Toán và Tiếng Việt. 6.3. Về bộ tranh dùng cho phân môn Kể chuyện (Tiếng Việt) Bao gồm 29 tranh, là nội dung 29 câu chuyện được kể trong sách Tiếng Việt 1. HS được nghe kể chuyện, được trả lời các câu hỏi đặt ra sau khi nghe kể, và đặc biệt, được tự tay lựa chọn nhân vật (bóc dán sticker) để hoàn thành bức tranh diễn tả câu chuyện. 115 Điều này kích thích hứng thú của HS, làm cho HS nhớ được nội dung câu chuyện một cách nhanh chóng, yêu thích những giờ nghe Kể chuyện. Ví dụ, ở tiết Kể chuyện Gà mẹ và gà con (Bài 3E): Công ty HEID có một bức tranh nền, chưa hoàn thiện cùng một số sticker là các nhân vật trong câu chuyện. Trong lúc nghe cô giáo kể chuyện, HS sẽ tự tay lựa chọn, bóc và dán sticker vào tranh, sao cho đúng nội dung câu chuyện. Như vậy sau tiết học, mỗi HS đã có một bức tranh hoàn chỉnh về câu chuyện. 6.4. Về bộ tranh Tự nhiên và Xã hội Bao gồm 31 tranh, mỗi tranh được sử dụng để tổ chức một hoạt động học tập nào đó trong một bài học của SGK. Bộ tranh sử dụng việc bóc/dán các sticker để qua đó thực hiện các hoạt động tư duy, vận dụng kiến thức mới. Điều này rất hữu ích cho việc phát triển tư duy, rèn luyện kĩ năng và phát triển năng lực của trẻ. Tuỳ thuộc nội dung từng bài học, mỗi tranh sẽ thực hiện một hoạt động cụ thể trong bài. Ví dụ, hoạt động vận dụng “Cùng chơi dọn nhà” trong bài học “Nơi gia đình chung sống”: Công ty HEID có một bức tranh nền là hình ảnh trong gia đình và có các sticker là các đồ vật thường dùng hằng ngày. HS sẽ bóc/dán các sticker sao cho các đồ vật ở đúng chỗ của chúng. Sau hoạt động, mỗi HS sẽ được một bức tranh hoàn chỉnh. 6.5. Về học liệu điện tử của bộ sách Cùng học để phát triển năng lực Học liệu điện tử kèm theo SGK gồm ba sản phẩm chính, đó là: (1) Tư liệu bài giảng dành cho GV: Phân loại các loại hình bài học trong SGK. Với mỗi loại bài, thiết kế bài giảng mẫu, kèm theo các tư liệu bổ trợ để GV có thể sử dụng khi dạy học. (2) Sách mềm – Vở bài tập: Chuyển thể từ VBT sang dạng tương tác. (3) Sách mềm – Tự kiểm tra, đánh giá. Với mỗi bài trong SGK, có một vài câu hỏi, bài tập để HS tự thực hiện, qua đó tự đánh giá về khả năng nắm vững nội dung cơ bản của bài. Xin các quý vị hãy tự thử trải nghiệm ở tài khoản demo trực tuyến sau: Truy cập website: https://sachmem.vn Tài khoản đăng nhập: + Email: [email protected] + Mật khẩu: sachgiaokhoa 116 7. Một số lưu ý lẬp kẾ hoạch dạy họctheothôngtư 3866 Để hoạt động tổ chức dạy học trên lớp đạt được mục đích hình thành các năng lực của môn học cũng như các năng lực chung, các phẩm chất được quy định trong chương trình, GV cần lập kế hoạch tổ chức dạy học phù hợp với chính đối tượng HS của lớp mình, trường mình. Kế hoạch tổ chức dạy học môn Tự nhiên và Xã hội 1 có thể đi theo tiến trình hướng dẫn tổ chức các hoạt động học của SGV, tuy nhiên, để phù hợp với đối tượng, GV cần lưu ý một số điểm sau: – Yêu cầu cần đạt: GV có thể diễn đạt lại rõ hơn các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ. – Đồ dùng dạy học: GV ưu tiên chuẩn bị các đồ dùng thực tế, sẵn có hoặc thiết kế đồ dùng dạy học phù hợp với đối tượng. Có thể phát triển các vật liệu học tập đa dạng, phù hợp với văn hoá của địa phương. – Tổ chức các hoạt động dạy học: Tuỳ theo trình độ của HS có thể phân bổ thời gian, trọng tâm cho các hoạt động; Xác định nội dung cần nhấn mạnh, khai thác các vật liệu học (hình ảnh SGK, kinh nghiệm của HS, vật thật,…) HS cần tương tác,… để có thể hình thành năng lực cho HS; Xác định các kĩ thuật dạy học và phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng HS hướng tới hình thành năng lực; Định hướng các kết luận/ chốt cho hoạt động. – Xây dựng kế hoạch đánh giá: Xây dựng nội dung đánh giá ở mỗi bài học, đối tượng, hình thức và cách đánh giá trong các hoạt động học, hay kết thúc bài học. − Rút kinh nghiệm sau các giờ lên lớp: GV đánh giá lại quá trình tổ chức dạy học, kết quả học tập của HS, xác định điều đã làm tốt, điều gì cần điều chỉnh và hướng điều chỉnh cho các tiết học sau. 117 PHẦN HAI GỢI Ý, HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC DẠY HỌC MỘT SỐ DẠNG BÀI Trong sách Tiếng Việt 1, tập một có 2 nhóm bài chính: nhóm bài dạy chữ cái ghi âm, nhóm bài dạy chữ cái ghi vần. Trong sách Tiếng Việt 1, tập hai có 2 nhóm bài chính: nhóm bài A, B, C của từng bài lớn có yêu cầu đọc chính thức một văn bản, nhóm bài D của từng bài lớn có yêu cầu đọc rộng một văn bản. 1. Gợi ý dạy bài học chữ cái (chữ cái hoặc tổ hợp chữ cái ghi âm) Cấu trúc của nhóm bài này gồm 4 hoạt động: Khởi động, Khám phá, Luyện tập, Vận dụng. GGợi ý dạy bài 2D: k, kh ợ 1.1. Hoạt động Khởi động Hoạt động này thường là một hoạt động nghe – nói hoặc chơi trò chơi. Tranh minh hoạ ở hoạt động này có tác dụng hỗ trợ HS tìm ra các sự vật, hoạt động có tên chứa chữ cái mới học. Cách làm như sau: – GV có thể tổ chức hỏi – đáp trực tiếp giữa GV và HS theo câu hỏi trong SGK. – GV có thể hỏi – đáp trực tiếp với 1 HS, sau đó dùng mẫu đó để tổ chức cho từng cặp HS nhìn tranh và hỏi – đáp. – Sau khi HS hỏi – đáp, GV ghi bảng những từ chỉ thức ăn của con vật chứa chữ cái mới học trong bài này (kê, khế). 1.2. Hoạt động Khám phá Hoạt động này gồm 2 hoạt động nhỏ 2a và 2b. a) Hoạt động 2a là hoạt động đọc tiếng chứa chữ cái mới. Cách làm như sau: – GV đọc mẫu tiếng kê. – GV phân tích tiếng kê: âm đầu k, vần ê, thanh ngang (không có dấu). – GV đánh vần mẫu để HS làm theo: ca – ê – kê. – HS dùng các chữ cái rời ghép tiếng kê. – GV làm tương tự như trên với tiếng khế. – HS đọc trơn: kê, khế. 118 b) Hoạt động 2b là hoạt động tạo tiếng mới. Hoạt động này có nhiệm vụ giúp HS làm quen với việc đánh vần và ghép các tiếng có chữ cái mới học (k, kh). Có nhiều cách thực hiện hoạt động này: – Cách 1: Tổ chức HS làm việc nhóm theo bảng nhóm + Mỗi nhóm có 1 bảng ghi các tiếng cần tạo nêu trong hoạt động 2b của SGK. + Lần lượt từng HS trong nhóm, mỗi em tạo một tiếng rồi ghi kết quả vào bảng nhóm. + Cả nhóm cùng đọc những tiếng đã tạo trước lớp. – Cách 2: Tổ chức cuộc thi hoặc trò chơi + Mỗi nhóm cử một em tạo 1 tiếng, GV ghi kết quả ghép của từng em lên bảng lớp. + Những nhóm có bạn tạo tiếng đúng là những nhóm thắng cuộc. Hoạt động 2b có bài tập để HS viết những tiếng tạo được trong VBT. GV có thể cho HS làm bài tập này trong giờ (nếu còn thời gian), hoặc ngoài giờ học. 1.3. Hoạt động Luyện tập Hoạt động này gồm 2 hoạt động: hoạt động 2c và hoạt động 3. a) Hoạt động 2c là hoạt động đọc từ hoặc đọc câu chứa chữ cái mới học. Mỗi từ hoặc câu đều có tranh minh hoạ như lời giải nghĩa cho từ hoặc câu. Có nhiều cách thực hiện hoạt động này: – Cách 1: Tổ chức đọc theo nhóm, lớp + HS trong nhóm lần lượt đọc nối tiếp nhau từng từ (kẻ, kể, khỉ). + Đại diện mỗi nhóm đọc từ theo yêu cầu của GV. – Cách 2: Tổ chức trò chơi đọc cá nhân + GV đánh số 1, 2, 3, cho 3 từ. + GV phát thẻ ghi số 1, 2, 3 cho mỗi HS, em nào có thẻ số mấy thì đọc từ tương ứng. VD: thẻ số 1 đọc từ kẻ. b) Hoạt động 3 là hoạt động viết chữ cái, tiếng mới học. Cách làm như sau: – GV viết mẫu từng chữ cái k, kh và giới thiệu độ cao của mỗi chữ, cách nối từ chữ k sang chữ h trong chữ kh. – HS viết theo mẫu từng chữ cái k, kh vào bảng con. – HS viết các từ kê, khế vào bảng con (hoặc vở tập viết). 119 1.4. Hoạt động Vận dụng Hoạt động này là hoạt động đọc đoạn ngắn. Đoạn văn có tranh minh hoạ như lời giải nghĩa cho nội dung đoạn. Sau khi đã học chữ cái mới và học cả những chữ đã học trước đó, HS vận dụng vào nhiệm vụ đọc và hiểu một đoạn. Cách làm như sau: – GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh hoạ và tự hỏi – đáp những câu hỏi về đoạn để hiểu nội dung đoạn: Trong tranh có những ai? Bà làm gì? Cô làm gì? – GV đọc mẫu cả đoạn, HS chỉ vào chữ theo GV đọc. – HS đọc nối tiếp từng câu. – HS đọc cả đoạn gồm 2 câu, ngắt hơi ở dấu chấm câu. – HS đọc câu hỏi đọc hiểu và trả lời (2 – 3 HS trả lời câu hỏi). 2. Dạy bài học vần (tổ hợp chữ cái ghi vần) Cấu trúc của nhóm bài này gồm 4 hoạt động: Khởi động, Khám phá, Luyện tập, Vận dụng. Gợi ý dạy bài 10E: uôt, ươt 2.1. Hoạt động Khởi động (thực hiện tương tự như bài 2D) 2.2. Hoạt động Khám phá Hoạt động này gồm 2 hoạt động nhỏ: hoạt động 2a và hoạt động 2b. a) Hoạt động 2a là hoạt động đọc tiếng chứa vần mới. Cách làm như sau: – GV đọc mẫu tiếng chuột. – GV phân tích tiếng chuột: âm đầu ch, vần uôt, thanh nặng. – GV giới thiệu cách đọc vần uôt: uô – tờ – uôt. – GV đánh vần mẫu tiếng chuột để HS làm theo: chờ – uôt – chuốt – nặng – chuột. – HS dùng các chữ cái rời ghép tiếng chuột. – GV làm tương tự như trên với tiếng lướt. – HS đọc trơn: chuột nhắt, lướt ván. b) Hoạt động 2b là hoạt động đọc từ có tiếng chứa vần mới. Hoạt động này có nhiệm vụ giúp HS làm quen với việc đọc các tiếng có vần mới học (uôt, ươt). Cách thực hiện hoạt động này có thể là: – Cách 1: Tổ chức HS làm việc nhóm theo bảng nhóm + Mỗi nhóm có 1 bảng ghi các từ có tiếng chứa vần mới nêu trong hoạt động 2b của SGK (rượt đuổi, cầu trượt, buốt giá); mỗi nhóm 3 có bộ thẻ ghi vần uôt, ươt. 120 + Lần lượt từng HS trong nhóm; mỗi em đọc một từ rồi gắn thẻ từ mới vào dưới tiếng chứa vần mới trong từ đã đọc (VD: gắn thẻ uôt dưới từ buốt giá). + Cả nhóm cùng đọc những tiếng chứa vần mới trước lớp. – Cách 2: Tổ chức cuộc thi hoặc trò chơi + Mỗi nhóm cử một em đọc 1 từ và gắn thẻ ghi vần uôt hoặc thẻ ghi vần ươt vào dưới từ đã đọc ở trên bảng lớp. + Những nhóm có bạn đọc đúng và gắn đúng thẻ ghi vần là những nhóm thắng cuộc. Hoạt động 2b có bài tập để HS viết những tiếng mới tạo được trong VBT. GV có thể cho HS làm bài tập này trong giờ (nếu còn thời gian), hoặc ngoài giờ học. 2.3. Hoạt động Luyện tập Hoạt động này gồm 2 hoạt động nhỏ 2c và 3. Hoạt động 2c là hoạt động đọc từ hoặc đọc câu chứa vần mới học. Hoạt động 3 là hoạt động viết vần, tiếng mới học. Cách làm tương tự như thực hiện ở bài 2D. 2.4. Hoạt động Vận dụng Hoạt động này là hoạt động đọc đoạn ngắn. Đoạn văn có tranh minh hoạ như lời giải nghĩa cho nội dung đoạn. Sau khi đã học vần mới và học cả những vần đã học trước đó, HS vận dụng vào nhiệm vụ đọc và hiểu một đoạn. Cách làm tương tự như ở bài 2D. 3. Dạy học bài luyện tập tiếng Việt có bài Đọc chính Cấu trúc của nhóm bài này gồm 4 hoạt động: Khởi động, Khám phá, Luyện tập, Vận dụng. Gợi ý dạy bài 20A: Bạn bè tuổi thơ 3.1. Hoạt động Khởi động Hoạt động này thường là một hoạt động nghe – nói. Tranh minh hoạ ở hoạt động này có tác dụng gợi ý cho HS những nội dung các em có thể tự nói hoặc hỏi – đáp, trao đổi với nhau về chủ điểm của bài học. Cách làm như sau: – GV có thể tổ chức hỏi – đáp trực tiếp giữa GV và HS theo câu hỏi hoặc gợi ý trong SGK. – GV có thể hỏi – đáp trực tiếp với 1 HS, sau đó dùng mẫu đó để tổ chức cho từng cặp HS nhìn tranh và hỏi – đáp hoặc trao đổi, nêu ý kiến của cá nhân. 121 3.2. Hoạt động Khám phá Hoạt động Khám phá trong mỗi bài Luyện tập tiếng Việt là hoạt động đọc một bài mới. Hoạt động này bao gồm những hoạt động nhỏ với mục đích luyện đọc thành tiếng và luyện đọc hiểu. Cách tổ chức hoạt động Khám phá như sau: a) GV đọc toàn bài, HS nghe và chỉ vào bài theo lời đọc của GV. b) Luyện đọc đúng từ khó, câu dài: – Với từng vùng HS có những lỗi phát âm khác nhau mà GV chọn những từ HS dễ mắc lỗi trong bài để luyện cho HS đọc đúng. VD: Ở bài 20A (Bạn bè tuổi thơ), có thể luyện cho HS miền Bắc đọc đúng các từ: Linh, ra chơi; luyện cho HS miền Nam đọc đúng các từ: bạn thân, cả buổi, mãi,... – Với từng bài, GV có thể chọn một câu dài trong bài để luyện cho HS biết ngắt hơi ở chỗ có dấu phẩy, dấu hai chấm giữa câu. VD: Ở bài 20A, GV có thể luyện cho HS đọc ngắt hơi ở câu: Nhận quà của bạn, / Trang xúc động cảm ơn bạn. c) Luyện đọc trơn đoạn: GV có thể cho HS đọc trong nhóm. Mỗi HS đọc một đoạn, các em đọc nối tiếp cho đến hết bài theo chỉ định của nhóm trưởng hoặc bằng cách chơi đọc truyền điện. Sau khi đọc trong nhóm, đại diện các nhóm có thể tham gia cuộc thi đọc từng đoạn trước lớp. d) Luyện đọc hiểu: Mỗi bài đọc trong sách Tiếng Việt 1, tập hai chỉ có nhiều nhất là 2 câu hỏi hoặc yêu cầu đọc hiểu. GV cần tổ chức cho HS thực hiện lần lượt từng yêu cầu. Các yêu cầu đọc hiểu trong sách khá đa dạng nhằm phát huy các kĩ năng ngôn ngữ của HS trong việc thể hiện mức độ hiểu bài của mỗi em. Cách tổ chức để HS thực hiện mỗi dạng yêu cầu này có những điểm khác biệt. Với yêu cầu ở dạng câu hỏi: Với những câu hỏi chỉ có 1 câu trả lời đúng, GV có thể đọc câu hỏi, yêu cầu 2 – 3 HS trả lời rồi chốt câu trả lời đúng. Với những câu hỏi mở, có nhiều phương án trả lời được chấp nhận, GV cũng có thể cho HS đọc câu hỏi, thảo luận nhóm để tìm câu trả lời, rồi đại diện từng nhóm trả lời. VD: Trong bài 20A với câu hỏi b, GV nêu câu hỏi, HS quan sát tranh rồi 2 – 3 em trả lời; với câu hỏi c, GV cho HS đọc câu hỏi, để từng nhóm trao đổi tìm câu trả lời cho câu hỏi (Em học được tình thương yêu bạn của Linh, hoặc: Em học được tính biết quan tâm, chia sẻ với bạn khi bạn bị ốm của Linh,...). 122 3.3. Hoạt động Luyện tập Hoạt động Luyện tập trong mỗi bài A, B, C, D thường là hoạt động viết (tô chữ hoa, viết đúng từ ngữ, viết chính tả một đoạn văn hoặc đoạn thơ, viết câu theo gợi ý), nghe kể và kể chuyện. Cách tổ chức mỗi loại hoạt động trong luyện tập khác nhau do đặc trưng của mỗi kĩ năng viết, nghe và nói. a) Hoạt động tô chữ hoa (ở các bài C) cần tổ chức theo trình tự: – GV hướng dẫn tô chữ hoa: độ cao của chữ (cỡ chữ vừa, chữ hoa có độ cao 5 dòng kẻ li), tô nét nào trước, nét nào sau. VD: Tô chữ hoa B (bài 20C): Chữ B hoa cao 5 li, HS tô nét thứ nhất là nét gần giống nét móc ngược trái nhưng phía trên hơi lượn sang phải, đầu móc cong vào phía trong; nét thứ hai là kết hợp của nét cong trên và cong phải nối liền nhau, tạo vòng xoắn nhỏ giữa thân chữ. – HS thực hiện tô chữ hoa vào vở tập viết, VD: B,C. – GV hướng dẫn viết từ có chữ hoa mới học: tô chữ hoa mới, tạo nét nối từ chữ hoa sang chữ cái tiếp theo trong tiếng, khoảng cách giữa các tiếng trong một từ. VD: Cao Bằng. – Khi HS viết xong, GV có thể xem bài viết của một số HS rồi nhận xét các bài này trước lớp để thực hiện hoạt động đánh giá. Cần nêu những điểm đã làm tốt, sau đó mới nêu những điểm HS làm chưa tốt, cuối cùng đưa ra một số chỉ dẫn để HS viết đúng hơn. b) Hoạt động viết chính tả một đoạn văn có 2 kiểu: kiểu chép lại đoạn văn, kiểu nghe – viết đoạn văn – Với kiểu chép lại đoạn văn. GV cần làm như sau: + GV đọc cả đoạn văn, chép đoạn văn lên bảng lớp, có đánh dấu gạch chéo ở từng cụm từ để chỉ dẫn cho HS đọc từng cụm từ và chép từng cụm từ. VD: Bài 20A chép đoạn 1 lên bảng lớp như sau: Linh và Trang / là đôi bạn thân. / Giờ ra chơi, / Linh và Trang / thường chơi với nhau. + Cho HS viết ra bảng con hoặc ra vở nháp một số từ HS dễ mắc lỗi trong đoạn, VD: Bài 20A cần cho HS viết: Linh, Trang, ra chơi. + Hướng dẫn HS chép từng cụm từ theo chỉ dẫn ở đoạn văn GV chép trên bảng lớp. + GV đọc lại cả đoạn để HS soát lỗi. + Tổ chức HS đổi bài cho bạn để giúp nhau sửa lỗi. + GV nhận xét một số bài chép chính tả. – Với kiểu nghe – viết đoạn văn, GV cần làm như sau: + GV đọc cả đoạn văn. + Cho HS viết ra bảng con hoặc ra vở nháp một số từ HS dễ mắc lỗi trong đoạn. 123 + Hướng dẫn HS viết từng cụm từ theo lời GV đọc. + GV đọc lại cả đoạn để HS soát lỗi. + Tổ chức HS đổi bài cho bạn để giúp nhau sửa lỗi. + GV nhận xét một số bài viết chính tả. c) Hoạt động viết đúng từ là hoạt động HS luyện viết các từ có âm đầu hoặc vần, thanh điệu HS dễ viết sai, do chưa nắm vững quy tắc chính tả hoặc do bị ảnh hưởng của cách phát âm lệch chuẩn của tiếng địa phương. Để thực hiện hoạt động này, GV cần làm như sau: – Tổ chức cho HS chơi trò chơi hoặc tham gia cuộc thi chọn âm đầu hoặc vần, thanh điệu để viết đúng các từ theo yêu cầu của bài. Việc tổ chức chơi, thi làm cho HS hứng thú hơn trong học tập và nhớ lâu hơn các dạng viết đúng của từ. – Cho HS viết những từ đã chọn đúng vào vở. VD: Hoạt động 3b trong bài 20A cần cho HS dùng các thẻ chữ c, k để thi đặt thẻ chữ vào từng chỗ trống trong từ (cách thi có thể là thi tiếp sức theo nhóm, nhóm nào hoàn thành nhanh nhất và đúng nhất là nhóm thắng cuộc). d) Hoạt động viết câu theo gợi ý là hoạt động luyện cho HS làm quen với việc biểu đạt câu bằng chữ viết. Hoạt động này có nhiều dạng: tìm từ ngữ điền vào chỗ trống, viết câu nói về vật hoặc người trong tranh, viết câu theo một yêu cầu. Cách tổ chức hoạt động điền từ vào chỗ trống trong câu: – GV kể hoặc nhắc lại bài đọc hoặc câu chuyện HS đã đọc, đã nghe để HS nhớ lại nội dung bài hoặc câu chuyện, nhớ chi tiết được nêu trong câu còn trống từ. – Cho HS nói hoàn chỉnh câu có từ để trống rồi xác định những từ nào là những từ đã lấp vào chỗ trống trong câu. – Cho HS viết các từ lấp chỗ trống trong câu đã nói vào vở để hoàn thành câu. – HS đọc lại câu đã điền từ. VD: Hoạt động 3b bài 20C: – GV nhắc lại câu chuyện Vịt con đi học để HS nhớ có nhân vật vịt con, cô giáo, vịt con tự giới thiệu mình với cô giáo, những việc cô giáo dạy các bạn ở lớp vịt con. – HS lần lượt nói hoàn chỉnh các câu còn trống từ: Thưa cô: Em là vịt con. Em thích bơi lội. Sau giờ học, cô giáo dạy các bạn múa hát (hoặc: tập thể dục). – HS viết các từ đã nói trong câu vào chỗ trống để hoàn thành việc điền từ. – HS đọc câu đã điền đủ từ sau đó viết các từ đúng vào vở. 124 3.4. Hoạt động Vận dụng Hoạt động Vận dụng trong mỗi bài A, B, C, D thường là hoạt động nghe nói dưới nhiều dạng: kể việc em làm, nêu nhận xét của em về nhân vật trong bài đọc, nói lời khuyên nhân vật trong bài, nói lời chào,... Hoạt động vận dụng hướng HS đến việc học không chỉ ở trong lớp mà còn ở gia đình, cộng đồng nơi HS sống. Bản chất của hoạt động Vận dụng ở mỗi bài là yêu cầu HS đáp ứng một yêu cầu nói về một vấn đề mà HS đã có hiểu biết từ bài học, từ kinh nghiệm của bản thân. Đa số các hoạt động vận dụng đều có tính mở, tạo cơ hội để mỗi HS tự bộc lộ bản thân. – Với dạng hoạt động nói về một nhân vật, chi tiết trong bài đọc hoặc câu chuyện đã học, GV có thể gợi ý cho HS nhớ lại tính tình, việc làm của nhân vật để từ đó nêu ý kiến của mình. GV cần khuyến khích HS nêu ý kiến khác nhau, tránh rập khuôn máy móc theo ý kiến của một em; muốn vậy, GV cần chấp nhận những câu trả lời khác nhau nhưng đều có thể là một phương án trả lời. – Với dạng hoạt động kể việc làm của mình, GV gợi ý cho HS nhớ lại việc mình đã làm gần với yêu cầu của bài, sau đó cho HS kể lại, GV có thể yêu cầu HS kể bằng một hoặc một số câu, tuỳ khả năng của mỗi em. Trong một số trường hợp, hoạt động Vận dụng liên quan đến đời sống của HS ở nhà, GV có thể cho HS nói những yêu cầu của hoạt động này với người thân ở nhà. VD: Hoạt động 4 ở bài 20A, có thể làm như sau: – GV gợi ý để HS kể ra những việc được coi là việc làm giúp bạn (xếp sách vở cho bạn khi tan học, cho bạn mượn bút khi bạn quên bút,...). – Mỗi em nhớ lại một việc em đã làm giúp bạn. – Từng em kể việc em đã làm giúp bạn bằng 1 hoặc 2 câu (Em làm gì?, Em giúp bạn nào?). 4. Dạy học bài luyện tập tiếng Việt có bài Đọc mở rộng Trong các bài học A, B, C, D ở sách Tiếng Việt 1, tập hai, bài D là bài có yêu cầu đọc rộng văn bản. Việc thực hiện các hoạt động nghe – nói, viết trong các hoạt động Khởi động, Khám phá, Luyện tập được thực hiện ở bài D cần theo hướng dẫn đã nêu ở mục 3 (Dạy học bài Luyện tập tiếng Việt có bài đọc chính). Dưới đây là nội dung hướng dẫn hoạt động 3 đọc mở rộng ở các bài D: Hoạt động này yêu cầu HS tìm đọc một bài do các em chọn, không bắt buộc là bài có trong SGK. Mục đích của hoạt động này nhằm giúp HS dùng kĩ năng đọc đã được học để đọc một bài mới, giúp củng cố kĩ năng đọc của học sinh. Để thực hiện hoạt động này, GV cần làm: 125 a) Hướng dẫn HS chọn bài đọc: GV chỉ cho HS nguồn bài chọn là những câu chuyện, bài thơ, bài văn (văn bản thông tin) về chủ điểm của tuần (VD: Tuần 20 là chủ điểm Em là búp măng non). Những câu chuyện, bài thơ, bài văn này có ở trong những cuốn sách trong tủ sách của lớp, thư viện của trường, tủ sách của gia đình các em. Nếu HS không có sách để chọn, GV giới thiệu cho HS đọc bài gợi ý ở hoạt động 3 trong SGK. b) Hướng dẫn HS đọc bài đã chọn: ‒ Yêu cầu HS tự đọc cả bài. ‒ Yêu cầu HS nói với bạn bè hoặc người thân về điều mình thích hoặc điều mình chú ý, mình thấy mới mẻ trong bài đọc. Cần chú ý điều HS thích đôi khi là những câu thơ hay câu văn mà HS thấy hay, muốn đọc to lên. Hoạt động GV hướng dẫn HS cần được thực hiện trên lớp, còn hoạt động HS chọn bài đọc rồi đọc theo hướng dẫn được thực hiện có thể ở trong lớp, có thể ở ngoài lớp (ở nhà, ở thư viện). VD: Hoạt động 3 (vận dụng) trong bài 20D, cần tổ chức như sau: ‒ GV hướng dẫn HS chọn một câu chuyện hoặc bài thơ nói về trẻ em trong những cuốn sách ở tủ sách của lớp, GV có thể chỉ tên những cuốn sách có câu chuyện, bài thơ thuộc chủ điểm Em là búp măng non (VD: Tập thơ Góc sân và khoảng trời, truyện Đất rừng phương Nam,…). ‒ GV hướng dẫn vào giờ nghỉ, HS chọn sách và bài trong sách để có một câu chuyện, bài thơ theo yêu cầu của SGK. ‒ HS đọc bài đã chọn và nói điều mình thích ở bài đó cho bạn hoặc người thân nghe. PHẦN BA CÁC NỘI DUNG KHÁC 1. Hướng dẫn sỬ dụng sách giáo viên Sách giáo viên Tiếng Việt 1 đã chứa đựng cả sách học sinh, do đó khi dùng sách, GV đã có trong tay sách học sinh, GV không nhất thiết phải mang theo sách học sinh đến lớp. Khi dạy từng bài học, GV cần ghi nhớ mục tiêu của bài, tham khảo những gợi ý về chuẩn bị đồ dùng dạy học cho GV và HS đã được nêu trong SGV để thực hiện. Những hướng dẫn về phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức dạy học từng bài học cụ thể trong sách giáo viên là những định hướng, gợi ý để giáo viên thực hiện 126 nhằm đạt được mục tiêu của chương trình. Trong quá trình dùng sách, với tinh thần phát huy tính sáng tạo về phương pháp dạy học, mỗi giáo viên bằng những kinh nghiệm dạy học của cá nhân, có thể thay đổi, điều chỉnh những hướng dẫn nêu trong sách nhằm làm cho các hoạt động dạy học trở nên phù hợp hơn với học sinh lớp mình phụ trách mà vẫn đảm bảo đạt được mục tiêu của bài. 2. Hướng dẫn sỬ dụng SÁCH BỔ TRỢ Vở bài tập Tiếng Việt 1 là loại sách bổ trợ nhằm tạo cho HS nhiều cơ hội luyện tập để thành thạo hơn các kĩ năng ngôn ngữ, từ đó tăng cường năng lực ngôn ngữ cho HS. VBT TV1 có cấu trúc đồng dạng với cấu trúc của SGK TV1, mỗi bài học trong SGK TV1 có một bài tập kèm theo (VD: SGK TV1 có bài 20A thì VBT TV1 cũng có bài 20A với nội dung luyện tập kĩ năng nêu trong bài 20A của SGK TV1). VBT TV1 chủ yếu luyện tập kĩ năng đọc và kĩ năng viết. Những yêu cầu về viết, điền, nối,… nêu trong SGK TV1 sẽ được thực hiện trong VBT TV1. Do đó với những nhiệm vụ nêu trên, GV cần hướng dẫn cho HS viết vào VBT TV1 ngay trong giờ học. Tuy nhiên việc dùng VBT TV1 cũng cần rất linh hoạt: – GV có thể hướng dẫn HS viết vào VBT TV1 ngay trong giờ học. Với những HS chưa kịp làm vào VBT TV1 ở trong giờ học thì GV có thể cho các em tiếp tục hoàn thành những nhiệm vụ này ngoài giờ học. – Với những bài tập dành cho HS có năng lực ở mức cao hơn bình thường (bài tập có đánh dấu *), GV có thể hướng dẫn HS làm vào ngoài giờ học. Cần chú ý không yêu cầu tất cả HS trong lớp phải làm các bài tập có dấu *, chỉ khuyến khích một số HS trong lớp có năng lực và nhu cầu luyện tập thêm làm những bài tập này. Dù VBT TV1 là tài liệu giúp HS tự học, nhưng GV cũng cần có kế hoạch đọc các bài tập mà mỗi em đã làm (mỗi học kì nên đọc VBT TV1 của mỗi HS 2 lần) để nhận biết được sự tiến bộ của HS cũng như những tồn tại trong học tập môn Tiếng Việt mà HS chưa khắc phục được. Từ việc này, GV có thể lập kế hoạch giúp đỡ từng HS trong học tập. 3. Hướng dẫn tích hợp tài liệu giáo dục địa phương Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể có quy định các cơ quan quản lí giáo dục từng địa phương sẽ biên soạn tài liệu giáo dục địa phương cho từng địa bàn (tỉnh, thành phố). Khi dạy môn Tiếng Việt, GV có thể dùng tài liệu địa phương này trong những trường hợp sau: a) Thay thế một số hoạt động viết đúng từ ở một số bài mà HS địa phương ít mắc những lỗi này bằng hoạt động viết đúng từ mà HS địa phương mắc lỗi nhiều. VD: Thay hoạt động chọn c hoặc k HS ít mắc lỗi bằng hoạt động chọn vần iu hoặc vần iêu HS mắc lỗi nhiều. b) Hướng dẫn HS đọc rộng văn bản là những câu chuyện, bài thơ, bài thuyết minh về lịch sử, văn hoá, cuộc sống của nhân dân ở địa phương trong tài liệu địa phương (đây là nội dung của các bài D ở SGK TV1, tập hai). 127