🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Tài Liệu Tập Huấn Dạy Học Theo Sách Giáo Khoa Mới Môn Âm Nhạc Lớp 1 – Bộ Sách: Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống
Ebooks
Nhóm Zalo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
DẠY HỌCTHEO SÁCH GIÁO KHOA MỚI
NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM
TÀI LIỆU TẬP HUẤN
môn
Âm nhạc
1
LỚP
tri thức với cuộc sống
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM
TS. ĐỖ THỊ MINH CHÍNH
TÀI LIỆU TẬP HUẤN
DẠY HỌC THEO SÁCH GIÁO KHOA MỚI
môn
Âm nhạc 1 LỚP
Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống
NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM
1 TÀI LIỆU TẬP HUẤN DẠY HỌC THEO SÁCH GIÁO KHOA MỚIMÔN ÂM NHẠC LỚP 1
QUY ƯỚC VIẾT TẮT DÙNG TRONG SÁCH
CBQLGD cán bộ quản lí giáo dục CNTT − TT công nghệ thông tin − truyền thông GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
GV giáo viên
GVCC giáo viên cốt cán
HS học sinh
NXBGDVN Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam SBT sách bổ trợ
SGK sách giáo khoa
SGV sách giáo viên
STK sách tham khảo
2 BỘ SÁCH GIÁO KHOA KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
MỤC LỤCTrang
Phần một. HƯỚNG DẪN CHUNG ............................................................................................... 5 1. Giới thiệu sách giáo khoa ............................................................................ 5
1.1. Quan điểm biên soạn sách giáo khoa môn Âm nhạc ở cấp Tiểu học nói chung và lớp 1 nói riêng ....................................................................... 5
1.2. Những điểm mới của sách giáo khoa môn Âm nhạc lớp 1 ................... 6 2. Cấu trúc sách và cấu trúc bài học ............................................................ 12 2.1. Cấu trúc sách giáo khoa môn Âm nhạc lớp 1 ....................................... 12 2.2. Cấu trúc chủ đề sách giáo khoa môn Âm nhạc lớp 1 ........................... 14 3. Phương pháp dạy học ................................................................................. 16 3.1. Những yêu cầu cơ bản về phương pháp dạy học môn Âm nhạc lớp 1 ......16 3.2. Hướng dẫn và gợi ý phương pháp, hình thức tổ chức dạy học .......... 18
4. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ......................................................... 23 4.1. Kiểm tra, đánh giá năng lực, phẩm chất ................................................ 23
4.2. Một số gợi ý về hình thức và phương pháp kiểm tra, đánh giá năng lực trong môn Âm nhạc lớp 1 .......................................................... 24
5. Hệ thống công nghệ thông tin và truyền thông hỗ trợ người dùng bộ sách giáo khoa "Kết nối tri thức với cuộc sống" ................... 27
5.1. Giới thiệu về hệ thống tập huấn qua mạng – taphuan.nxbgd.vn ........ 27 5.2. Giới thiệu về hệ thống sách điện tử – hanhtrangso.nxbgd.vn ............. 29
3 TÀI LIỆU TẬP HUẤN DẠY HỌC THEO SÁCH GIÁO KHOA MỚIMÔN ÂM NHẠC LỚP 1
Phần hai. GỢI Ý, HƯỚNG DẪN DẠY HỌC
MỘT SỐ DẠNG BÀI/ HOẠT ĐỘNG ............................................................................33 1. Hát ................................................................................................................. 33 2. Đọc nhạc ....................................................................................................... 35 3. Nghe nhạc ..................................................................................................... 37 4. Nhạc cụ ......................................................................................................... 39 5. Thường thức âm nhạc ................................................................................ 40 6. Vận dụng − Sáng tạo ................................................................................... 42 7. Ôn tập và đánh giá kết quả học tập.......................................................... 43 7.1. Ôn tập ......................................................................................................... 43 7.2. Đánh giá kết quả học tập ......................................................................... 45
Phần ba. CÁC NỘI DUNG KHÁC.................................................................................................47 1. Hướng dẫn sử dụng sách giáo viên .......................................................... 47 1.1. Kết cấu sách giáo viên Âm nhạc 1............................................................ 47 1.2. Sử dụng sách giáo viên Âm nhạc 1 hiệu quả .......................................... 47 2. Giới thiệu và hướng dẫn sử dụng sách bổ trợ, sách tham khảo ......... 49 2.1. Cấu trúc sách bổ trợ, sách tham khảo..................................................... 49 2.2. Phân tích, hướng dẫn sử dụng sách bổ trợ, sách tham khảo ............... 49
PHỤ LỤC...............................................................................................................................................52
4 BỘ SÁCH GIÁO KHOA KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
PHẦN MỘT HƯỚNG DẪN CHUNG
1 GIỚI THIỆU SÁCH GIÁO KHOA
1.1. Quan điểm biên soạn sách giáo khoa môn Âm nhạc ở cấp Tiểu học nói chung và lớp 1 nói riêng
Âm nhạc 1 là cuốn sách nằm trong bộ SGK “Kết nối tri thức với cuộc sống” của NXBGDVN, được biên soạn đáp ứng các yêu cầu chung đối với SGK mới: − Tuân thủ định hướng đổi mới giáo dục phổ thông với trọng tâm là chuyển
giáo dục chú trọng truyền thụ kiến thức sang giúp HS hình thành, phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực.
− Bám sát các tiêu chuẩn SGK mới theo Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2017.
− Bám sát mục tiêu, yêu cầu cần đạt và các mạch nội dung theo Chương trình Giáo dục phổ thông môn Âm nhạc (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/ 2018/ TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Tư tưởng chủ đạo, xuyên suốt trong SGK các môn học của bộ sách này nói chung và SGK Âm nhạc 1 nói riêng thể hiện qua thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”. Với thông điệp này, các tác giả thể hiện quan điểm đổi mới SGK theo mô hình phát triển phẩm chất và năng lực của người học, nhưng không xem nhẹ vai trò của kiến thức. Kiến thức trong SGK không chỉ cần hiểu và ghi nhớ, mà phải là “chất liệu” quan trọng nhắm đến mục tiêu của giáo dục là giúp HS hình thành, phát triển các phẩm chất và năng lực mà các em cần có trong cuộc sống hiện tại và tương lai.
Theo cách tiếp cận đó, kiến thức được đưa vào sách đảm bảo: 1) phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí và trải nghiệm của người học; 2) phản ảnh những vấn đề của cuộc sống, trong đó chú ý cập nhật những thành tựu của khoa học và công nghệ, phù hợp nền tảng văn hoá thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của cuộc sống từ các cấp độ và phương diện khác nhau: cá nhân và xã hội, tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Việc biên soạn SGK bộ môn Âm nhạc nói chung và SGK Âm nhạc 1 nói riêng dựa trên những căn cứ về đặc điểm tâm sinh lí, khả năng tiếp thu và thực hành âm nhạc phù hợp với độ tuổi của HS lớp 1 ở các khu vực, vùng miền khác nhau, đồng thời cũng hướng đến sự đa dạng và phân hoá; đảm bảo cho các em đều
5 TÀI LIỆU TẬP HUẤN DẠY HỌC THEO SÁCH GIÁO KHOA MỚIMÔN ÂM NHẠC LỚP 1
được tiếp thu và thực hành âm nhạc theo những yêu cầu chung của môn học, song cũng luôn tôn trọng sự khác biệt về năng lực, sở trường âm nhạc riêng của mỗi cá nhân HS.
Để đáp ứng với mục tiêu phát triển năng lực cho người học theo nội dung chương trình giáo dục phổ thông và SGK mới, quá trình tổ chức các hoạt động dạy và học trong SGK Âm nhạc 1 được thiết kế linh hoạt tạo ra sự tương tác chủ động, tích cực của GV và HS trên cơ sở nội dung kiến thức cơ bản, cốt lõi của chương trình môn học và SGK. Những hiểu biết, kiến thức này đều được xây dựng từ những chất liệu như: tiết tấu, âm thanh, hình tượng âm nhạc,… trong đời sống.
Để tổ chức, thực hiện tốt các bước/ quy trình dạy học SGK Âm nhạc 1, GV đóng vai trò là người xây dựng các tình huống, kịch bản dạy học sáng tạo, hấp dẫn để tạo nên sự hứng thú, tích cực, chủ động giúp HS tham gia các hoạt động trải nghiệm, thực hành âm nhạc; để rồi chính các em sẽ là người tự rút ra những hiểu biết, kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm thực hành âm nhạc cho bản thân mình. GV vừa là người thiết kế, tổ chức; vừa là người điều khiển, điều chỉnh các hoạt động học và tự học của HS. HS càng trải nghiệm và thông qua được càng nhiều hoạt động, thực hành, vận dụng âm nhạc gắn với thực tiễn cuộc sống, thì việc tích luỹ các kiến thức, hiểu biết, kĩ năng và phẩm chất sẽ ngày càng được hình thành, củng cố và gia tăng theo cách thức: “Lấy cái đã biết để dạy cái chưa biết”, “Lấy người học làm trung tâm của quá trình dạy học” và “Học qua trải nghiệm, thực hành, vận dụng và sáng tạo” nhằm hướng tới mục đích “Kết nối tri thức với cuộc sống”. Đây cũng chính là điểm “căn cốt”, cho thấy sự khác biệt của bộ SGK âm nhạc nói chung và SGK Âm nhạc 1 nói riêng so với SGK hiện hành, nhằm đáp ứng mục tiêu về phát triển phẩm chất và năng lực cho HS; đáp ứng các nhiệm vụ giáo dục và dạy học ở bậc Tiểu học nói chung và môn Âm nhạc nói riêng trước những yêu cầu, đòi hỏi của ngành học và xã hội trong bối cảnh hội nhập của khu vực và thế giới.
1.2. Những điểm mới của sách giáo khoa môn Âm nhạc lớp 1 1.2.1. Kế thừa sách giáo khoa hiện hành
Trong quá trình biên soạn, các tác giả đã tìm hiểu và kế thừa những thành quả của SGK hiện hành như: một số bài hát, ngữ liệu phù hợp với các chủ đề trong SGK mới, các hình thức, phương pháp dạy học đặc thù của chuyên ngành sư phạm âm nhạc,...
1.2.2. Học hỏi kinh nghiệm quốc tế
Thông qua các tư liệu quốc tế, hoạt động tham quan, dự giờ quan sát trực tiếp hoạt động giáo dục âm nhạc ở cấp mầm non và tiểu học ở một số quốc gia như: Hàn Quốc, Xin-ga-po, Ấn Độ, Ô-xtrây-lia, Nhật Bản, I-ta-li-a, Đan Mạch,...
6 BỘ SÁCH GIÁO KHOA KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
nhóm tác giả đã tham khảo và học hỏi được một số quan điểm về xây dựng khung chương trình môn học, thiết kế nội dung môn học theo các chủ đề, phát triển các nội dung dạy học có tính “mở”, dạy học tích hợp, phương pháp và các kĩ thuật dạy học tích cực, thiết kế các hoạt động: nghe nhạc, học hát, trò chơi và vận động cơ thể theo nhịp điệu,... những điểm ưu việt trong triết lí giáo dục và phương pháp tiếp cận tiên tiến trên thế giới. Cụ thể như sau:
− Phương pháp Dalcroze Eurhythmics: sự tổng hợp của tâm trí, cơ thể và cảm xúc là nền tảng cho tất cả việc học nhạc có ý nghĩa. Trẻ em được nghe, cảm nhận và thể hiện các chuyển động cơ thể theo nhịp điệu, tiết tấu âm nhạc.
− Phương pháp Montessori: hướng tới việc tiếp cận âm nhạc qua các giác quan, đặc biệt việc giáo dục cho trẻ ở 6 – 12 tuổi vào hoạt động nhóm, phát triển trí tưởng tượng, sự giao tiếp và tình cảm xã hội cho trẻ.
− Phương pháp tiếp cận Reggio Emilia (của tác giả Loris Malaguzzi): cho rằng ở mỗi đứa trẻ đều giàu tiềm năng sáng tạo, nhất là với nghệ thuật. Thông qua quá trình khám phá học hỏi kích thích trí tò mò, khả năng tưởng tượng, từ đó những tiềm năng sáng tạo sẽ được giải phóng. Phương pháp này còn coi môi trường sống chính là người thầy thứ ba của trẻ.
− Công trình Học qua trò chơi và vận động của tác giả Ellen Booth Church đề cao việc trẻ học thông qua ngôn ngữ, nhịp điệu âm nhạc, trò chơi tương tác trong môi trường gia đình và trường học. Từ đó, giúp trẻ tự tin hơn khi giao tiếp và thể hiện âm nhạc.
− Công trình Lí luận dạy học hiện đại – Cơ sở đổi mới mục tiêu nội dung và phương pháp dạy học đề cập đến một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học của GS. Bernd Meier (nhà sư phạm người Đức) và TS. Nguyễn Văn Cường (chuyên gia đến từ University Potsdam, Đức).
Chúng tôi đã thu nhận và rút ra những kinh nghiệm về một số vấn đề lí luận dạy học phát triển năng lực như sau:
− Cách thiết kế, xây dựng nội dung môn học theo chủ đề;
− Các phương pháp dạy học tích cực;
− Xây dựng cấu trúc bài học thông qua các hoạt động căn cứ trên nhu cầu, khả năng của HS; tạo ra môi trường với nhiều cơ hội cho HS thể hiện và sáng tạo âm nhạc;
− Gắn việc giáo dục và dạy học với giáo dục môi trường (môi trường tự nhiên và xã hội);
− Đánh giá trong dạy học năng lực.
Bên cạnh đó, SGK Âm nhạc 1 vẫn đảm bảo phù hợp với đặc điểm đa số đối tượng HS tiểu học ở Việt Nam; trên cơ sở tôn trọng các đặc điểm về mặt bằng dân trí, trình độ của đội ngũ GV âm nhạc ở các địa phương, vùng miền.
7 TÀI LIỆU TẬP HUẤN DẠY HỌC THEO SÁCH GIÁO KHOA MỚIMÔN ÂM NHẠC LỚP 1
1.2.3. Những điểm mới của sách
SGK Âm nhạc 1 bám sát Chương trình Giáo dục phổ thông môn Âm nhạc được cấu trúc thành tám chủ đề, đảm bảo tính hệ thống của kiến thức và kĩ năng, các chủ đề cụ thể gắn với các mốc thời gian và sự kiện trong năm với tổng số tiết thực hiện là 35 tiết.
Về nội dung, SGK Âm nhạc 1 đã mở rộng so với SGK Âm nhạc hiện hành, bao gồm: Hát, Nghe nhạc, Đọc nhạc, Nhạc cụ, Thường thức âm nhạc, Vận dụng − Sáng tạo bảo đảm tỉ lệ cân đối, hài hoà giữa các phần nhằm khơi gợi hứng thú tìm tòi, khám phá, phát triển ngôn ngữ, tư duy cũng như bồi dưỡng khả năng tưởng tượng, sáng tạo của HS thông qua hình thức “học mà chơi – chơi mà học”. Sách đã lựa chọn các chất liệu, ngữ liệu, tác phẩm âm nhạc có giá trị nghệ thuật tiêu biểu, đồng thời cũng gần gũi, gắn bó với cuộc sống hằng ngày của lứa tuổi HS lớp 1.
Nội dung mỗi chủ đề được triển khai dưới dạng các hoạt động, bao gồm bốn phần, trong đó, Hát với vai trò luôn là phần “mở” để bắt đầu triển khai, lồng ghép gắn kết các mạch kiến thức; còn Vận dụng – Sáng tạo đưa ra các yêu cầu HS phải vận dụng những gì đã biết và được học để thực hiện, hoàn thành nhiệm vụ bài học và có chức năng là phần “đóng” – kết thúc chủ đề. Hai phần này luôn có sự kết nối hay tích hợp nội dung gắn kết với phần Đọc nhạc, Nhạc cụ, Nghe nhạc hay Thường thức âm nhạc để đảm bảo logic của nội dung và hình thức tuỳ theo kết cấu của chủ đề. Tuy nhiên, với quan điểm khuyến khích người dạy được chủ động, sáng tạo trong quá trình tổ chức dạy học, nên các GV được quyền lựa chọn và lồng ghép nội dung dạy học, trên cơ sở đảm bảo số tiết quy định ở mỗi chủ đề, đảm bảo các kiến thức cơ bản, cốt lõi, tính “mở” của SGK để hoạt động dạy học vừa đáp ứng yêu cầu chung vừa có tính phân hoá theo mức độ phát triển năng lực của các cá nhân.
Một trong những điểm nhấn tạo sự hấp dẫn của SGK Âm nhạc 1 đó là việc xây dựng tuyến nhân vật có tên gọi lấy từ chính tên các nốt nhạc: Đô, Rê, Mi (xuất hiện ở Chủ đề 1) và Pha, Son (xuất hiện ở Chủ đề 5). Ngay từ bài đầu tiên, các nhân vật Đô, Rê, Mi đã được xuất hiện trong bối cảnh câu chuyện âm nhạc Âm thanh kì diệu với các tình tiết để dẫn dắt vào nội dung và kiến thức của phần Thường thức âm nhạc. Và ba nhân vật Đô, Rê, Mi lại xuất hiện ở bài Đọc nhạc với tiêu đề mang tính hình tượng khá rõ: Bậc thang Đô – Rê – Mi (bài Đọc nhạc Chủ đề 1) trong bối cảnh đứng trên các bậc cầu thang cách điệu để giúp HS hình dung, nhớ được tên và độ cao của các nốt nhạc. Cách thức triển khai dạy đọc nhạc cho HS giống như một trò chơi với các nhân vật ngộ nghĩnh nên có sức truyền tải rất hấp dẫn. Nhờ đó, HS có thể tiếp thu bài học một cách tự nhiên và thoải mái nhất.
8 BỘ SÁCH GIÁO KHOA KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
Chủ đề 1, SGK Âm nhạc 1 Chủ đề 5, SGK Âm nhạc 1
Phần “đóng” ở Chủ đề 1 lại một lần
nữa có sự xuất hiện của ba nốt Đô,
Rê, Mi trong mục Vận dụng – Sáng
tạo với yêu cầu đọc và thể hiện to,
nhỏ theo ý thích là một nội dung làm
rõ yêu cầu dạy học phát triển năng
lực cho HS và cũng là một trong
những yếu tố cơ bản, đặc trưng của
âm nhạc. Cứ như vậy, các nhân vật
mang tên các nốt nhạc sẽ dần xuất
hiện ở các bài Đọc nhạc và dẫn dắt
mạch nội dung trong SGK Âm nhạc 1
với những yêu cầu cao hơn về kiến
thức một cách logic, tự nhiên.
Chủ đề 1, SGK Âm nhạc 1
9 TÀI LIỆU TẬP HUẤN DẠY HỌC THEO SÁCH GIÁO KHOA MỚIMÔN ÂM NHẠC LỚP 1
Một điểm mới ở trong nội dung hát của từng chủ đề là phía dưới mỗi lời ca có đưa thêm những bông hoa màu đỏ (tương ứng với phách mạnh), bông hoa màu vàng (tương ứng với phách nhẹ) giúp HS bước đầu thể hiện được sắc thái to − nhỏ, khi hát nhấn mạnh hơn vào phách mạnh và hát nhẹ hơn ở phách nhẹ. Việc sử dụng các bông hoa vừa tạo cho bản nhạc sự hấp dẫn vừa giúp HS dễ nhận biết và thực hành khi hát.
Chủ đề 1, SGK Âm nhạc 1
Việc khai thác và phát triển các nội dung, dạy học thông qua các kiến thức cốt lõi của chủ đề cũng là một điểm mới đáng kể của sách tạo được nhiều môi trường và cơ hội phát triển năng lực cho người học. Chẳng hạn với trò chơi: Ai hót dài hơn? (Chủ đề 5) và Hãy là chú gà trống siêng năng (Chủ đề 6), GV có thể tiếp tục phát triển nội dung trên cơ sở sẵn có trong SGK.
Việc cho HS tiếp cận các nội dung, hình ảnh có tính nhạc điệu thông qua các trò chơi, các nhân vật, hình ảnh, câu chuyện gần gũi trong cuộc sống hằng ngày đi vào nội dung dạy học môn Âm nhạc trong SGK Âm nhạc 1 đã giúp cho việc
10 BỘ SÁCH GIÁO KHOA KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
truyền tải các nội dung kiến thức âm nhạc trở nên hấp dẫn mà không bị sa vào lối trình bày kiến thức một cách “khô cứng”, áp đặt với HS.
Ngoài nội dung của môn Âm
nhạc, ở mỗi chủ đề đều có sự tích
hợp, lồng ghép ở mức độ ít nhiều
với các kiến thức, hiểu biết cơ
bản, đơn giản của một số môn
học khác như: Mĩ thuật, Tự nhiên
và Xã hội, Đạo đức, Tiếng Việt,...
Thông qua việc học các bài hát
cũng góp phần mở rộng cho HS
về vốn từ, phát triển ngôn ngữ
nói khi ứng xử, chia sẻ, giao tiếp,
hợp tác trong học tập, trong hoạt động nhóm. Những kiến thức, hiểu biết về tự nhiên, xã hội, ý
Tích hợp các mạch nội dung trong chủ đề
thức và hành động trong việc gìn giữ bảo vệ môi trường; hay việc cảm nhận vẻ đẹp qua quan sát màu sắc, hình ảnh, hành động, tình huống,... giúp các em có cảm xúc đa dạng trong cuộc sống, hướng đến điều tốt đẹp và nhân ái. Việc cùng nhau trải nghiệm và luyện tập sẽ giúp các em hình thành những thói quen tốt như: biết lắng nghe, chia sẻ, biết nỗ lực hơn trong luyện tập, điều chỉnh giọng hát, động tác,… để cùng nhau thực hiện các yêu cầu của bài học. Điều này sẽ ngày càng tăng cường sự gắn bó, đoàn kết giữa các thành viên trong lớp học.
Đổi mới phương pháp dạy và học thông qua việc thiết kế thành các hoạt động sử dụng các phương pháp dạy học tích cực kết hợp với phương tiện, thiết bị công nghệ,... đồng bộ là yêu cầu nhất thiết đối với GV để đáp ứng yêu cầu mới.
Như vậy, để thực hiện được các mục tiêu về giáo dục nghệ thuật, trong đó có âm nhạc cho HS tiểu học theo quan điểm phát triển năng lực, các nhà sư phạm cần: quan sát, tìm hiểu nhu cầu, mong muốn và hứng thú của HS để thiết kế các bài học/
11 TÀI LIỆU TẬP HUẤN DẠY HỌC THEO SÁCH GIÁO KHOA MỚIMÔN ÂM NHẠC LỚP 1
hoạt động/ dự án học tập tích hợp các nội dung, đảm bảo thống nhất trong sự đa dạng giúp HS yêu thích, hứng thú, đam mê, phát triển các phẩm chất và năng lực cá nhân trên cơ sở khai thác các hình ảnh, chất liệu, bối cảnh vốn có trong tự nhiên và đời sống xã hội để kiến tạo nên bài học/ hoạt động trải nghiệm. Mặt khác, giáo dục nghệ thuật lại chính là môi trường giúp các em có được những trải nghiệm, hiểu biết, kiến thức, kĩ năng ở một số lĩnh vực khác có nội dung liên quan đến chủ đề âm nhạc. Năng lực âm nhạc chính là một trong những phương tiện để HS thể hiện và khẳng định giá trị của bản thân, thể hiện trách nhiệm không chỉ với bản thân mình, mà còn là ý thức trách nhiệm với gia đình và cộng đồng xã hội ở từng mức độ phù hợp với độ tuổi.
2 CẤU TRÚC SÁCH VÀ CẤU TRÚC BÀI HỌC
2.1. Cấu trúc sách giáo khoa môn Âm nhạc lớp 1
Từ việc xác định mục tiêu, yêu cầu cần
đạt về năng lực, phẩm chất của HS lớp
1 được quy định trong Chương trình
giáo dục phổ thông môn Âm nhạc,
việc biên soạn SGK Âm nhạc 1 đảm
bảo cấu trúc như sau:
− Lời nói đầu.
− Hướng dẫn sử dụng sách: giới thiệu
các hình ảnh đặc trưng ở đầu các
chủ đề, các logo, câu lệnh, câu hỏi,...
giúp HS dễ nhớ và hiểu các yêu cầu
qua những hình ảnh trực quan.
Hướng dẫn sử dụng SGK Âm nhạc 1
− Các mạch nội dung: Hát, Nghe nhạc, Đọc nhạc, Nhạc cụ, Thường thức âm nhạc, Vận dụng – Sáng tạo trong hệ thống tám chủ đề.
12 BỘ SÁCH GIÁO KHOA KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
Thiết kế cấu trúc chủ đề
− Một số thuật ngữ dùng trong sách:
giải thích ngắn gọn, dễ hiểu các
thuật ngữ dùng trong sách để HS
bước đầu có khái niệm về thuật ngữ
trong âm nhạc.
Trên cơ sở các căn cứ về nội dung và
mục tiêu chung và mục tiêu cần đạt
với HS lớp 1 theo quy định của chương
trình, SGK Âm nhạc 1 đã chuyển hoá
thành các nội dung và yêu cầu ở từng
chủ đề trên cơ sở mục tiêu chung của
SGK giúp HS:
− Trải nghiệm và khám phá nghệ thuật
âm nhạc từ chất liệu tiết tấu, âm
thanh trong cuộc sống thông qua
nhiều hình thức hoạt động nhằm
phát triển cảm xúc, ngôn ngữ, năng
lực giao tiếp, hợp tác, hình thành niềm yêu thích với môn học;
Một số thuật ngữ dùng trong SGK Âm nhạc 1
− Cảm thụ được các yếu tố cơ bản, đơn giản của các âm thanh và hình tượng âm nhạc gần gũi trong cuộc sống;
− Thể hiện các bài hát/ đọc nhạc/ nhạc cụ/ câu chuyện âm nhạc,... và tạo ra được âm thanh, tiết tấu thông qua việc ứng dụng các kiến thức và kĩ năng âm nhạc cơ bản, bước đầu hình thành và phát triển năng lực tự chủ, tự học, phát triển khả năng cảm thụ và thưởng thức âm nhạc;
− Hứng thú tham gia các hoạt động âm nhạc, bước đầu thể hiện năng lực, sự sáng tạo khi thể hiện âm nhạc cá nhân và hoạt động trong nhóm, tập thể.
13 TÀI LIỆU TẬP HUẤN DẠY HỌC THEO SÁCH GIÁO KHOA MỚIMÔN ÂM NHẠC LỚP 1
2.2. Cấu trúc chủ đề sách giáo khoa môn Âm nhạc lớp 1
2.2.1. Đặc điểm của cấu trúc chủ đề bài học
SGK Âm nhạc 1 gồm hai nhóm:
− Chủ đề 1, 3, 5, 7 bao gồm các nội dung: Hát, Đọc nhạc, Nghe nhạc, Thường thức âm nhạc, Vận dụng – Sáng tạo.
− Chủ đề 2, 4, 6, 8 bao gồm các nội dung: Hát, Nhạc cụ, Nghe nhạc, Thường thức âm nhạc, Vận dụng – Sáng tạo. Trong đó, Chủ đề 4 và 8 bao gồm cả nội dung Ôn tập và đánh giá cuối học kì I, Ôn tập và đánh giá cuối năm.
Cấu trúc chủ đề bài học SGK Âm nhạc 1
Mỗi chủ đề trình bày theo một cấu trúc xác định với các nội dung có sự gắn kết logic thể hiện rõ các hoạt động, nhiệm vụ và yêu cầu cần đạt của HS. Theo cách này, HS có thể dùng sách để tự học, cha mẹ HS có thể giúp HS học tập và GV dễ dàng thực hiện hoạt động dạy học. Cùng với SGV, hoạt động giáo dục trong nhà trường được kiểm soát một cách chặt chẽ, sao cho HS nào cũng học được và đều có sản phẩm riêng của mình.
14 BỘ SÁCH GIÁO KHOA KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
2.2.2. Chủ đề đặc trưng
Trong phần này, chúng tôi sẽ trình bày cấu trúc của một chủ đề đặc trưng: Chủ đề 1 có tiêu đề là Âm thanh kì diệu, nội dung bao gồm:
− Hát:Vào rừng hoa
− Thường thức âm nhạc: Âm thanh kì diệu
− Đọc nhạc: Bậc thang Đô – Rê – Mi
− Vận dụng – Sáng tạo: To – Nhỏ
Như vậy, so với mục 2 của điều 7 trong Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT, cấu trúc bài học trong SGK đã bao gồm các thành phần cơ bản. Nội dung gồm ba mạch theo quy định của chương trình.
– Sự kết nối của cấu trúc bài học ở Chủ đề 1:
+ Mở đầu của chủ đề bài hát Vào rừng hoa có tính chất giai điệu vui tươi sôi nổi, có lời ca trong sáng và gần gũi, phù hợp với lứa tuổi HS lớp 1. Quá trình dạy HS hát thuộc bài hát, GV có thể lồng ghép việc nhắc nhở HS ý thức với môi trường khi tham quan khu rừng, vườn hoa, chăm sóc hay bảo vệ cây cối,…
+ Tiếp nối mạch nội dung của bài hát là câu chuyện Âm thanh kì diệu (Thường thức âm nhạc) có những điều thú vị với sự xuất hiện của ba nhân vật là các bạn Đô, Rê, Mi, cô giáo Khoá Son và chú bé thổi sáo trúc, tạo nên tình huống cho HS trải nghiệm, cảm thụ và thể hiện những âm thanh tự nhiên vang lên trong khu rừng và âm thanh âm nhạc qua tiếng sáo trúc.
+ Nối tiếp với nội dung hát là đọc nhạc Bậc thang Đô – Rê – Mi, với sự liên tưởng ba nhân vật Đô, Rê, Mi tương ứng với tên ba nốt nhạc đã được nhắc đến trong câu chuyện Âm thanh kì diệu, giúp HS dễ dàng nhớ tên nhân vật và khắc sâu kiến thức âm nhạc.
+ Mục Vận dụng – Sáng tạo: To – Nhỏ với mức 3 câu hỏi/ câu lệnh tương ứng với ba mức độ của khung đánh giá năng lực của chương trình SGK phổ thông môn âm nhạc là Biết; Hiểu; Vận dụng – Sáng tạo.
Như vậy, nội dung từ mở đầu đến kết thúc chủ đề Âm thanh kì diệu đã bám sát mục tiêu, yêu cầu bài đọc và thể hiện ba mức độ năng lực của HS. Qua việc HS thể hiện được bài hát, bài đọc nhạc với các yêu cầu ở hình thức cá nhân/ nhóm,
15 TÀI LIỆU TẬP HUẤN DẠY HỌC THEO SÁCH GIÁO KHOA MỚIMÔN ÂM NHẠC LỚP 1
những hoạt động cùng học và tập luyện tăng cường sự gắn bó, cùng thực hiện các nhiệm vụ của bài học; đồng thời cũng góp phần rèn luyện phẩm chất nhân ái, chăm chỉ; kĩ năng phối hợp nhóm,...
3 PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
3.1. Những yêu cầu cơ bản về phương pháp dạy học môn Âm nhạc lớp 1 − Phương pháp dạy học của môn Âm nhạc phải căn cứ vào nội dung, đối tượng, yêu cầu giai đoạn trong thực tế khi triển khai các chủ đề/ bài học. Trong một giờ học hay tổ chức các hoạt động, GV cần lựa chọn, sử dụng vừa đủ, phù hợp, linh hoạt, sáng tạo các phương pháp, biện pháp,... mới tạo nên sự hấp dẫn, thu hút HS.
Một số phương pháp dạy học âm nhạc chủ yếu là:
+ Sử dụng ngôn ngữ: giới thiệu, thuyết trình, đàm thoại, đặt câu hỏi,... + Trực quan/ Làm mẫu
+ Thực hành và luyện tập
+ Trò chơi: vận động theo nhịp điệu/ sắm vai
+ Dự án
+ Dạy học đa phương tiện,...
Cùng với việc lựa chọn các phương pháp, GV cần triển khai bài học theo trình tự: Khởi động − Trải nghiệm − Khám phá − Thực hành − Vận dụng − Sáng tạo. − Các phương pháp dạy học được sử dụng như: sử dụng ngôn ngữ (giới thiệu, thuyết trình, đặt câu hỏi, trao đổi,...); trực quan (giọng hát, tiếng đàn, tư liệu hình ảnh, âm thanh,...); thực hành luyện tập, trò chơi (vận động, sắm vai); làm việc nhóm, dự án (bước đầu biết trao đổi, thể hiện ý kiến trình bày ý tưởng, luyện tập và thể hiện một tiết mục hát/ đọc nhạc/ nhạc cụ,... theo yêu cầu của GV giao). Bên cạnh đó, GV cần tích cực khai thác, sử dụng các phương tiện, thiết bị công nghệ, các nguồn tư liệu, sách điện tử, nhạc cụ/ nhạc cụ tự chế trong quá trình dạy học để đảm bảo tôn trọng tính đặc thù của âm nhạc, song cũng luôn cập nhật với thực tiễn.
16 BỘ SÁCH GIÁO KHOA KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
− GV cần phải có nghiệp vụ sư phạm vững vàng để có thể chủ động trong việc sử dụng những phương pháp dạy học phù hợp, bên cạnh các phương pháp chuyên ngành còn sử dụng các phương pháp hỗ trợ khác như hỏi đáp, nêu tình huống, gợi vấn đề để HS tìm cách giải quyết,…
− GV cần xác định rõ mục đích, yêu cầu của từng bài học/ hoạt động đặt ra với HS để việc sử dụng kết hợp các phương pháp ở mức độ vừa phải, phù hợp và nhuần nhuyễn; luôn luôn bám sát nguyên tắc: đề cao các hoạt động trải nghiệm, thực hành; phát triển các thao tác của tư duy và khả năng thể hiện bản thân cho HS trong quá trình học, tự học hay trình diễn.
− GV cần khai thác các tình huống sinh động, hình ảnh gần gũi,... nhằm tạo cơ hội cho HS được tăng cường thể hiện ngôn ngữ nói kết hợp biểu cảm/ động tác gắn với nhịp điệu âm nhạc, ngay khi thực hiện một mình hoặc phối hợp cùng các bạn. Việc tạo nên những cảm xúc tinh tế cho HS khi nghe/ học và thực hành âm nhạc chính là những chất xúc tác quan trọng tạo cho HS hứng thú, tích cực chủ động trong hoạt động học, góp phần phát triển các chỉ số về trí tuệ cảm xúc và tương tác xã hội cho HS.
− Khi sử dụng kết hợp các phương pháp, GV cần đưa ra yêu cầu rõ ràng, thống nhất tiến trình thực hiện,... để lựa chọn phương án tối ưu nhất hoặc phương án HS yêu thích nhất mà vẫn phù hợp với nội dung và yêu cầu của bài học.
− Quá trình dạy học cần khai thác, sử dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học hấp dẫn, thu hút, đảm bảo tính vừa sức với HS song cũng luôn hàm chứa những yêu cầu hướng tới từng cá nhân theo định hướng phát triển năng lực.
− Cần linh hoạt khai thác và phát huy dạy học đa phương tiện sử dụng tư liệu dạy học, các tiện ích của phần mềm công nghệ, giáo án điện tử, kênh thông tin, tư liệu của chuyên ngành trong và ngoài nước. Tuy nhiên, khi lựa chọn kênh thông tin, tư liệu,... cần chú ý tới đặc điểm và điều kiện cơ sở vật chất của từng địa phương, vùng miền khác nhau. GV cần khai thác, sử dụng hợp lí các phương tiện, thiết bị hay các hiệu ứng âm thanh, hình ảnh để HS không bị phân tán tập trung vào nội dung bài học. Nếu GV có thế mạnh về kĩ năng thực hành âm nhạc như giọng hát, tay đàn thì cần phát huy việc hát
17 TÀI LIỆU TẬP HUẤN DẠY HỌC THEO SÁCH GIÁO KHOA MỚIMÔN ÂM NHẠC LỚP 1
mẫu, thị phạm nhiều hơn để giúp HS cảm nhận trực tiếp, các nội dung âm nhạc sẽ hấp dẫn, lôi cuốn hơn. Bên cạnh đó, hình ảnh và tài năng của các thầy/ cô cũng là tấm gương, tạo động lực cho các em trong khi học và thể hiện kĩ năng âm nhạc.
− Căn cứ theo mục tiêu, chương trình môn học và nội dung SGK Âm nhạc 1, thực tế, việc dạy học âm nhạc theo SGK định hướng phát triển năng lực được triển khai đối tượng đại trà trên toàn quốc, do đó, tuỳ theo điều kiện thực tiễn tại các nhà trường/ lớp học của từng địa phương mà GV hoàn toàn chủ động thiết kế nội dung, lựa chọn sử dụng các phương pháp sao cho phù hợp và hiệu quả.
Việc triển khai linh hoạt, sáng tạo các nội dung dạy học trong SGK Âm nhạc 1 cần phù hợp với tri thức và trải nghiệm của người học, kết nối những gì được học với những gì đã biết theo nguyên tắc sư phạm: đi từ quy trình (yêu cầu) gợi mở hướng dẫn, cho đến bước HS thực hành và có thể tự sáng tạo. GV có vai trò kiểm soát quá trình thực hành của cả lớp, cũng như hỗ trợ từng HS trên tinh thần thừa nhận, tôn trọng sự khác biệt của mỗi cá nhân.
3.2. Hướng dẫn và gợi ý phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
Việc đổi mới phương pháp dạy học âm nhạc trong bối cảnh hiện nay là một trong những giải pháp mang tính quyết định để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng dạy học môn Âm nhạc nói riêng. Trong đó, GV truyền đạt kiến thức, kĩ năng và hình thành nhân cách theo hướng giúp HS tích cực, chủ động tham gia quá trình làm chủ kiến thức – kĩ năng theo chuẩn kiến thức – kĩ năng quy định ở các cấp học. Tuy nhiên, chúng tôi xin nhấn mạnh rằng, việc đổi mới phương pháp dạy học âm nhạc không có nghĩa là gạt bỏ các phương pháp truyền thống, mà GV cần vận dụng một cách có hiệu quả các phương pháp dạy học hiện có theo quan điểm dạy học tích cực kết hợp với các phương pháp hiện đại. Việc đổi mới phương pháp dạy học âm nhạc cần hướng tới mục tiêu đa dạng trong cách giải quyết vấn đề mà bài học nêu ra.
Căn cứ vào đặc điểm nhận thức của HS, yêu cầu, nhiệm vụ và nội dung các chủ đề của SGK Âm nhạc 1, các bước tổ chức dạy học của từng mạch nội dung được tiến hành như sau:
18 BỘ SÁCH GIÁO KHOA KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
a) Hát
− Khởi động
− Giới thiệu và nghe hát mẫu
− Đọc lời ca
− Tập hát
− Hát với nhạc đệm
− Hát kết hợp vận động theo nhịp điệu/ động tác múa minh hoạ. Chủ đề 6, SGK Âm nhạc 1
Ngoài các bước dạy học cơ bản như đã nêu ở trên, trong quá trình dạy hát, GV cần lồng ghép các câu hỏi, tình huống, linh hoạt phát triển các nội dung, yêu cầu qua các trò chơi, dự án nhỏ, trên cơ sở nội dung, hình tượng, chất liệu âm nhạc của bài,… để khơi gợi và phát triển các thao tác của tư duy như: quan sát (các hình ảnh, động tác, tính cách, đặc điểm của nhân vật hay hình tượng âm nhạc); phát triển tai nghe qua nhận biết so sánh được độ dài – ngắn, cao – thấp; yêu cầu về sự thể hiện khác nhau giữa các câu hát, bài hát,... sự phản biện và đưa ra các ý kiến khác trong khi cảm thụ bài hát. Qua mức độ
19 TÀI LIỆU TẬP HUẤN DẠY HỌC THEO SÁCH GIÁO KHOA MỚIMÔN ÂM NHẠC LỚP 1
nhận thức của HS, GV sẽ có các thủ thuật, biện pháp rèn luyện khả năng quan sát, kích thích trí tưởng tượng, óc sáng tạo của HS trong học tập, tương tác với thầy/cô giáo và các bạn. GV cần khuyến khích HS về nhà kể chuyện, hát cho mọi người nghe,...
b) Đọc nhạc
− Khởi động
− Giới thiệu và nghe đọc mẫu
− Đọc tên nốt (đọc theo tiết tấu)/ Đọc lời
ca và tên nốt
− Tập đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay
− Đọc nhạc với nhạc đệm
− Đọc nhạc kết hợp vận động theo nhịp/
động tác múa minh hoạ.
Phương pháp và hình thức tổ chức dạy
đọc nhạc cho HS lớp 1 trong điều kiện
không yêu cầu HS nhận biết về vị trí các
nốt, tương quan giá trị trường độ các nốt (không học lí thuyết âm nhạc cơ bản của
Chủ đề 5, SGK Âm nhạc 1
Chương trình Giáo dục phổ thông môn Âm nhạc mà học qua cảm thụ trực tiếp), do đó GV phải thiết kế việc học thông qua các dạng hoạt động trải nghiệm và cảm thụ trực quan các âm thanh, tiết tấu. GV cần bắt đầu các hoạt động dạy đọc nhạc thông qua nghe, cảm thụ có sự gợi mở ở mức độ phù hợp với HS (qua câu hỏi, qua ví dụ, tình huống, trò chơi,...). Sau đó, GV hướng dẫn các em thực hành và tiến tới bước đầu có sự sáng tạo theo nhóm/ cá nhân.
c) Nghe nhạc
− Giới thiệu bài hát và tác giả
− Nghe nhạc: Nghe GV hát/ nghe CD/ DVD/ file âm thanh
− Cảm thụ và thể hiện (tuỳ theo chủ đề/ nội dung bài học).
Ở nội dung dạy nghe nhạc, GV cần tìm hiểu kĩ nội dung/ tính chất âm nhạc của tác phẩm/ bài hát được nghe để thiết kế phần khởi động/ giới thiệu hấp dẫn, thu
20 BỘ SÁCH GIÁO KHOA KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
hút sự tập trung chú ý của HS vào hoạt động nghe nhạc. Trong quá trình nghe, GV cần gợi ý hướng dẫn để HS cảm nhận chung về bài hát/ tác phẩm sau những lần nghe đầu. Sau đó, GV khai thác các nét nhạc tiêu biểu, đặc sắc, thể hiện tính hình tượng thông qua nội dung lời ca, tính chất âm nhạc để giúp HS cảm thụ rõ hơn về bài hát/ tác phẩm. GV cũng cần đưa ra các câu hỏi dạng nhận biết, so sánh, giúp HS liên tưởng về những điều có thể đã biết (việc này phải tuỳ theo tác phẩm và mức độ nhận thức của HS mà có các yêu cầu phù hợp) để dẫn dắt HS đến những cảm nhận/ hiểu biết mới sau khi nghe hát.
d) Nhạc cụ
− Giới thiệu nhạc cụ
− Gõ theo hình tiết tấu
− Gõ đệm cho bài hát/ bài đọc nhạc.
Ngoài việc thực hiện theo các bước ở trên, khi hướng dẫn HS học cách sử dụng/ gõ nhạc cụ tiết tấu, GV cần sử dụng phương pháp trực quan như: cho HS nghe gõ trên các chất liệu/ vị trí của nhạc cụ tạo ra các âm thanh có sắc thái khác nhau,... để khám phá, cảm nhận và so sánh. Sau đó GV hướng dẫn HS gõ theo các mẫu tiết tấu (thực chất đây chính là việc luyện tập trước khi gõ đệm kết hợp với hát). GV cần hướng dẫn HS kết hợp giữa gõ các mẫu tiết tấu đơn giản và
Chủ đề 3, SGK Âm nhạc 1
Chủ đề 2, SGK Âm nhạc 1
21 TÀI LIỆU TẬP HUẤN DẠY HỌC THEO SÁCH GIÁO KHOA MỚIMÔN ÂM NHẠC LỚP 1
thể hiện sắc thái to – nhỏ, tốc độ nhanh – chậm. GV nhắc nhở HS cùng lắng nghe để gõ đều, khớp nhịp với các bạn, có ý thức cất giữ, bảo quản nhạc cụ,... e) Thường thức âm nhạc
− Giới thiệu nhạc cụ
+ Giới thiệu tên và một vài đặc điểm cơ
bản của nhạc cụ
+ Trải nghiệm âm thanh nhạc cụ qua bài
hát/ đoạn nhạc/ hình tiết tấu
+ Cảm thụ và thể hiện cảm xúc/ điệu bộ/
động tác/ gõ đệm hình tiết tấu khi nghe
trình diễn nhạc cụ.
− Câu chuyện âm nhạc
+ Tìm hiểu nội dung câu chuyện
+ Thảo luận/ chia sẻ ý kiến
+ Thể hiện: mô phỏng các ý tưởng của
nhóm/ cá nhân (tuỳ theo chủ đề/ nội dung bài học), nhắc tên nhân vật yêu thích, kể lại câu chuyện theo tranh vẽ, hình ảnh, hay sự tưởng tượng của HS.
Với phần thường thức âm nhạc, ngoài các bước hướng dẫn chung nêu trên, khi giới thiệu nhạc cụ hay kể câu chuyện, GV cần khai thác gợi mở để HS tự khám phá qua SGK, tư liệu hình ảnh/ âm thanh/ các nhân vật, chia sẻ các kinh nghiệm đã có của HS,... để xâu chuỗi được gì đã quan sát/ trải nghiệm với những hiểu biết/ kiến thức mới của bài học,... Từ đó giúp HS hiểu, thực hành/ thể hiện theo yêu cầu chung của bài học và sau đó là sự vận dụng – sáng tạo (ở mức độ ít nhiều).
Chủ đề 6, SGK Âm nhạc 1 Chủ đề 5, SGK Âm nhạc 1
22 BỘ SÁCH GIÁO KHOA KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
4 KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
4.1. Kiểm tra, đánh giá năng lực, phẩm chất
Đánh giá trong hoạt động dạy học là một khâu quan trọng để kiểm định chất lượng dạy và học. Hoạt động đánh giá là một quá trình bao gồm việc HS tự đánh giá và GV đánh giá HS qua các hình thức đánh giá định tính (quan sát, nhận xét) và định lượng (đánh giá kết quả theo các mức).
− HS tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng:
Việc hướng dẫn HS tự đánh giá mình hay đánh giá các bạn trong giờ học/ các hoạt động/ trình bày,… là những hoạt động mà GV sẽ là người gợi mở và động viên, khuyến khích HS mạnh dạn thể hiện các ý kiến, tự nhận xét và đánh giá để dần hình thành được năng lực quan sát và phản biện của HS. Bắt đầu từ việc HS tự nhận xét về mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của bản thân, những điểm cần khắc phục qua từng động tác, từng câu hát, kĩ năng trong bài học hay chủ đề trong khi học. Tiếp đến là năng lực quan sát, và mạnh dạn đưa ra các ý kiến nhận xét, đánh giá, đề xuất các phương án mới cho hoạt động của nhóm bạn hay tập thể trong quá trình học.
− GV đánh giá HS:
Quy trình đánh giá của GV (bao gồm cả đánh giá đầu vào) là việc nắm bắt các thông tin kịp thời, khách quan mức độ tiếp thu ban đầu, và toàn bộ quá trình, kết quả hoàn thành từng nhiệm vụ học tập của HS. Đánh giá phản ánh sự tiến bộ của HS so với chính bản thân các em trong suốt quá trình học tập. Đây cũng là những thông tin hai chiều giúp GV điều chỉnh yêu cầu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học hay cách thức tác động đến HS để khắc phục hay nâng cao hiệu quả dạy học môn âm nhạc nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung.
Việc xây dựng các nội dung đánh giá phải bám sát mục tiêu, nội dung và yêu cầu cần đạt ở từng chủ đề/ giai đoạn, bao gồm đánh giá về phẩm chất và năng lực, nhất là năng lực âm nhạc. Hoạt động đánh giá phải được tiến hành trong suốt quá trình học tập của HS qua các khâu: đánh giá chẩn đoán, đánh giá thường xuyên và đánh giá cuối học kì, cuối năm học.
23 TÀI LIỆU TẬP HUẤN DẠY HỌC THEO SÁCH GIÁO KHOA MỚIMÔN ÂM NHẠC LỚP 1
4.2. Một số gợi ý về hình thức và phương pháp kiểm tra, đánh giá năng lực trong môn Âm nhạc lớp 1
4.2.1. Đánh giá chẩn đoán
Vào đầu giai đoạn dạy học, GV thu thập những thông tin về đặc điểm và khả năng học tập môn học của HS qua hình thức trao đổi và yêu cầu HS hát/ múa/ hát và vận động minh hoạ 1, 2 bài hát ở độ tuổi mầm non, nhi đồng,... để nắm được mức độ mặt bằng chung của HS cũng như nhu cầu, những điểm mạnh, hạn chế của HS để xây dựng kế hoạch, giáo án dạy học, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động dạy học thích hợp.
4.2.2. Đánh giá thường xuyên
Quá trình GV quan sát và kiểm tra HS thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ trong các hoạt động cá nhân, nhóm, tập thể trong các giờ học, theo từng giai đoạn và nội dung học tập (có ghi kí hiệu phân loại theo cách phù hợp) để nắm được đặc điểm, khả năng, ý thức học tập, mức độ tiếp thu khi thực hành âm nhạc và sự tiến bộ của HS.
Đánh giá thường xuyên trong quá trình dạy học là hoạt động rất quan trọng, giúp GV quan sát, phát hiện, phân tích các nguyên nhân tác động, kịp thời đưa ra các gợi ý cho HS về cách tự điều chỉnh, cách phối hợp hoặc hướng dẫn HS luyện tập để khắc phục các lỗi sai, các hạn chế trong luyện tập và phối hợp với các bạn khi cùng thể hiện âm nhạc. Khi đã nắm được mức độ, khả năng của HS, với GV cần có sự động viên, khuyến khích và tạo các cơ hội, môi trường,... để HS được tập luyện/ thể hiện khắc phục những điểm hạn chế, dần tạo cho các em sự tự tin khi thể hiện hiểu biết và năng lực thực hành của cá nhân.
Trong quá trình dạy học và đánh giá, GV cần coi trọng đánh giá thường xuyên. GV cần động viên, khuyến khích và tạo động lực cho HS để các em tự tin thể hiện các nội dung âm nhạc theo sở trường của từng cá nhân. Sau mỗi hoạt động của HS trong các chủ đề, GV khuyến khích, hướng dẫn và gợi mở để giúp HS biết tự nhận xét mức độ thực hành của bản thân/ của nhóm mình tham gia và các nhóm khác, rút kinh nghiệm để cùng điều chỉnh khi thực hành theo nhóm, thực hành cá nhân.
24 BỘ SÁCH GIÁO KHOA KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
4.2.3. Đánh giá cuối học kì/ cuối năm học
Việc đánh giá kết quả học tập của HS ở cuối học kì I hay cuối năm học sẽ phản ánh khá tổng quát sự tiến bộ về năng lực chung và năng lực chuyên môn của mỗi HS. Như yêu cầu đã nêu ở Chủ đề 4 và Chủ đề 8, HS được chủ động lựa chọn một trong những nội dung đã được ôn tập theo chương trình SGK mà các em thấy tự tin, yêu thích để thể hiện bài đánh giá học kì I hay cuối năm học, cụ thể như sau:
− Cảm xúc và mức độ tự tin khi thể hiện âm nhạc ở hình thức cá nhân hay cùng tập thể/ nhóm;
− Năng lực thực hành các kiến thức, hiểu biết ở các mạch nội dung trong chương trình môn học;
− Năng lực vận dụng – sáng tạo qua việc thể hiện các nội dung/ yêu cầu của bài học. − Sự chia sẻ, hợp tác trong khi thể hiện âm nhạc cùng nhóm/ tập thể (nếu có).
GV cần thiết kế các hình thức, nội dung, yêu cầu đánh giá năng lực của HS thông qua các nhiệm vụ có sự tích hợp, lồng ghép vừa bám sát nội dung môn học, vừa thể hiện được những phẩm chất, năng lực chung của HS. Đồng thời cũng tạo điều kiện để HS phát huy sự vận dụng, sáng tạo các hiểu biết và kiến thức đã được học. Tuy nhiên, việc đánh giá HS thể hiện trực tiếp các kĩ năng, thao tác,… nên cũng không thể tránh được yếu tố tâm lí (sự xúc động) tác động đến kết quả thể hiện của HS. Chính vì thế, GV cần xem xét cả quá trình về mức độ cố gắng và sự tiến bộ của mỗi HS so với chính bản thân mình trong quá trình đánh giá thường xuyên để đảm bảo khách quan, công bằng và tạo động lực, niềm vui, sự hứng thú học tập cho các em.
Lưu ý: Tuỳ theo nội dung và tính chất của hoạt động, GV có thể đánh giá kết quả luyện tập thực hành/ thể hiện âm nhạc của HS theo hình thức tốp ca/ song ca/ đơn ca và áp dụng trong đánh giá cuối học kì và cuối năm học.
4.2.4. Đánh giá, xếp loại theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT
Căn cứ vào ba mức độ yêu cầu cần đạt theo khung năng lực môn học âm nhạc, việc đánh giá kết quả học tập môn Âm nhạc của HS lớp 1 sẽ chia thành các mức độ phân loại như sau:
− Mức độ 1: Hoàn thành tốt (tương ứng với mức 3 của khung năng lực) − Mức độ 2: Hoàn thành (tương ứng với mức 2 khung năng lực)
25 TÀI LIỆU TẬP HUẤN DẠY HỌC THEO SÁCH GIÁO KHOA MỚIMÔN ÂM NHẠC LỚP 1
− Mức độ 3: Chưa hoàn thành (tương ứng với mức 1 của khung năng lực) Ví dụ: Nội dung đánh giá ở Chủ đề 1 được triển khai cụ thể như sau: Nội dung:
− HS có thể lựa chọn một trong những nội dung sau để đánh giá: + Trình bày bài hát Vào rừng hoa kết hợp với động tác minh hoạ hoặc vận động theo nhịp điệu.
+ Đọc bài đọc nhạc Bậc thang Đô – Rê – Mi theo kí hiệu bàn tay kết hợp nhạc đệm/ gõ đệm/ vận động theo nhịp của bài.
+ Thể hiện hoạt động thực hành theo nhóm/ cá nhân trong thực hành tập thể/ trò chơi âm nhạc với yếu tố to – nhỏ của âm thanh, câu chuyện âm nhạc Âm thanh kì diệu.
Đánh giá thường xuyên
− Mức độ 1: Biết
+ HS nhớ/ nhận ra, nêu được: Tên bài hát Vào rừng hoa; câu chuyện Âm thanh kì diệu với tên các nhân vật Đô, Rê, Mi và cô giáo Khóa Son; tên ba nốt nhạc Đô, Rê, Mi trong bài đọc nhạc.
+ Nhận biết và phân biệt được âm thanh tự nhiên và âm thanh âm nhạc. − Mức độ 2: Hiểu
+ Hát đúng lời ca, giai điệu bài hát Vào rừng hoa, thể hiện được cảm xúc vui tươi, hồn nhiên khi hát; Biết kết hợp vỗ tay theo nhịp, kết hợp với nhóm trong khi thực hiện;
+ Phân biệt được độ cao – thấp của ba nốt Đô, Rê, Mi; Biết vận động theo nhịp điệu (tay và chân) kết hợp hát;
+ Hiểu và nhắc lại các ý chính của các bức tranh thể hiện các âm thanh tự nhiên trong khu rừng kì diệu.
− Mức độ 3: Vận dụng – Sáng tạo
+ Bước đầu thể hiện được tính chất vui tươi, nhịp nhàng khi hát bài Vào rừng hoa; Biết kết hợp gõ đệm theo phách/ nhịp và vận động theo nhịp bài hát/ bài đọc nhạc.
+ Bước đầu thể hiện được các yêu cầu đọc to – đọc nhỏ trong hát, trò chơi, vận động theo nhạc với các ý tưởng phối hợp của nhóm/ đôi bạn/ cá nhân.
26 BỘ SÁCH GIÁO KHOA KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
5 HỆ THỐNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỖ TRỢ NGƯỜI DÙNG BỘ SÁCH GIÁO KHOA “KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG”
5.1. Giới thiệu về hệ thống tập huấn qua mạng − taphuan.nxbgd.vn
Việc tập huấn dạy học theo SGK mới lớp 1 của NXBGDVN được thực hiện theo phương thức kết hợp giữa qua mạng và trực tiếp (Blended training).
NXBGDVN phát triển hệ thống tập huấn qua mạng (taphuan.nxbgd.vn) nhằm đảm bảo cho tất cả GV, CBQLGD được tiếp cận trực tiếp bài giảng cũng như những giải đáp của chính Tổng Chủ biên, Chủ biên, tác giả SGK lớp 1 để tiếp nhận đầy đủ và có thể vận dụng sáng tạo ý tưởng, nội dung, phương pháp, cách tổ chức dạy học các môn theo SGK mới lớp 1 vào giảng dạy và quản lí giảng dạy tại địa phương.
Hệ thống tập huấn qua mạng hỗ trợ sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT, trường sử dụng bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” của NXBGDVN triển khai, quản lí công tác tập huấn tại địa phương.
Bên cạnh đó, các tính năng tương tác qua mạng như facebook, zalo, viber, email,... được phát triển để người học và người dạy có thể trao đổi, hỏi đáp, thảo luận với Tổng Chủ biên, Chủ biên, tác giả, biên tập viên, hoạ sĩ và đội ngũ hỗ trợ của NXBGDVN.
5.1.1. Mô hình, phương thức tổ chức tập huấn
Tập huấn triển khai dạy học bộ SGK
"Kết nối tri thức với cuộc sống" của NXBGDVN
Mô hình
Tổng Chủ biên, Chủ biên, tác giả, SGK tập huấn CBQLGD + GVCC
GVCC cấp sở tập huấn nhân rộng cho CBQLGD + GV của phòng GD&ĐT, nhà trường
Phương thức tổ chức
NXBGDVN + Sở GD&ĐT
Tập huấn trực tiếp + qua mạng
Sở GD&ĐT tổ chức tập huấn + NXBGDVN hỗ trợ: – Tập huấn qua mạng (kèm tài liệu điện tử) – Tác giả trao đổi qua mạng CNTT–TT
Sinh hoạt chuyên môn tại cụm trường, trường Tổng Chủ biên, Chủ biên, tác giả tham gia sinh hoạt chuyên môn qua mạng
27 TÀI LIỆU TẬP HUẤN DẠY HỌC THEO SÁCH GIÁO KHOA MỚIMÔN ÂM NHẠC LỚP 1
5.1.2. Các học liệu, tiện ích của hệ thống tập huấn qua mạng − Tài liệu tập huấn tổ chức thực hiện dạy học theo SGK mới;
− Các video tiết học minh hoạ;
− Video giới thiệu tổng quan bộ sách và các video giới thiệu những nét đặc trưng, nổi bật về cấu trúc sách, nội dung, phương pháp, cách tổ chức dạy học theo từng môn học, hoạt động giáo dục;
− Bộ câu hỏi thường gặp và giải đáp được tổng hợp, chắt lọc từ những đợt hội thảo, tập huấn GV, CBQLGD triển khai dạy học theo bộ SGK “Kết nối tri thức với cuộc sống” lớp 1 của NXBGDVN;
− Câu hỏi, bài tập kiểm tra, đánh giá kết quả tập huấn qua mạng; − Bộ các công cụ tiện ích để CBQLGD, GV trao đổi với Tổng Chủ biên, Chủ biên, tác giả, biên tập viên của NXBGDVN và trao đổi kinh nghiệm triển khai dạy học với đồng nghiệp trên toàn quốc;
− Hướng dẫn sử dụng hệ thống tập huấn qua mạng để tự học, tự bồi dưỡng và để tổ chức tập huấn GV của sở, phòng GD&ĐT, sinh hoạt chuyên môn tại cụm trường, trường.
5.1.3. Lợi ích cho cơ quan quản lí giáo dục, GV, CBQLGD
− Được chính Tổng Chủ biên, Chủ biên, tác giả tập huấn, hỗ trợ nên tránh được "Tam sao thất bản";
28 BỘ SÁCH GIÁO KHOA KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
− Thường xuyên cập nhật chuyên môn, nghiệp vụ do hệ thống luôn được cập nhật và hoạt động 24/7;
− Sau tập huấn triển khai SGK mới, các GV, CBQLGD được tuyển dụng mới có thể truy cập hệ thống tập huấn qua mạng để tự bồi dưỡng;
− Kết xuất các báo cáo, thống kê, phân tích kết quả tập huấn cho các cấp quản lí giáo dục sở, phòng GD&ĐT, trường.
5.2. Giới thiệu về hệ thống sách điện tử – hanhtrangso.nxbgd.vn
Đồng thời với việc xuất bản SGK giấy, nhằm mục đích hỗ trợ triển khai SGK mới, SGK điện tử là dịch vụ gia tăng dành cho đơn vị, cá nhân sử dụng SGK mới in trên giấy của NXBGDVN.
Trên nền tảng ứng dụng CNTT–TT, SGK điện tử của NXBGDVN mang lại những ưu việt sau:
5.2.1. Tích hợp và mở rộng
SGK điện tử lớp 1 trong bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” là phiên bản điện tử của SGK mới lớp 1 được tích hợp và mở rộng các nội dung liên quan: − Các học liệu kèm theo SGK như các tệp âm thanh, hình ảnh, clip, video,...; − Hướng dẫn sử dụng thiết bị dạy học cần thiết bị để dạy học theo SGK; − Sách bổ trợ, sách giáo viên;
− Hướng dẫn trả lời các câu hỏi, bài tập, hình ảnh, video, đề kiểm tra và đáp án, đánh giá kết quả trải nghiệm, thí nghiệm số hoá, bài elearning, giáo án, bài giảng;
− Hỏi đáp, tương tác với Tổng Chủ biên, Chủ biên, tác giả, biên tập viên của cuốn sách và các đơn vị, cá nhân liên quan của NXBGDVN;
− Trao đổi, thảo luận qua mạng với cộng đồng người dùng sách; − Tự học qua mạng (elearning).
29 TÀI LIỆU TẬP HUẤN DẠY HỌC THEO SÁCH GIÁO KHOA MỚIMÔN ÂM NHẠC LỚP 1
Ứng dụng phần mềm công nghệ trên window, smart phone: Ứng dụng phần mềm Chordpulse trên window vào dạy học âm nhạc
30 BỘ SÁCH GIÁO KHOA KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
Ứng dụng Sessionband trên smartphone vào dạy học âm nhạc
SGK điện tử được thực hiện tích hợp truyền thông đa phương tiện, liên thông nội dung SGK với các nguồn thông tin điện tử có liên quan. SGK điện tử "động hoá" được các thông tin từ kênh hình, các cơ chế, quá trình; kết hợp được kênh thông tin khác nhau như hình ảnh, âm thanh, chữ trong việc thể hiện nội dung kiến thức, trải nghiệm; linh hoạt trong việc bổ sung, hoàn thiện kiến thức, hình thành kinh nghiệm mới.
31 TÀI LIỆU TẬP HUẤN DẠY HỌC THEO SÁCH GIÁO KHOA MỚIMÔN ÂM NHẠC LỚP 1
5.2.2. Cập nhật, phát triển không ngừng
Nội dung SGK điện tử được cập nhật thường xuyên. Phiên bản điện tử của SGK luôn là phiên bản mới nhất:
− Không ngừng hoàn thiện, bổ sung, mở rộng những chức năng nâng cao của hệ thống;
− Không ngừng hoàn thiện, mở rộng, nâng cao nội dung sách, học liệu. 5.2.3. Công nghệ
− Hệ thống sách điện tử cho phép chạy trên nền web, sử dụng các trình duyệt phổ biến như IE, FireFox, Chrome; thiết bị sử dụng là PC, máy tính bảng và điện thoại thông minh;
− Hệ thống thân thiện, đơn giản, dễ dùng cho mọi GV, phụ huynh, HS ở các vùng miền có điều kiện khác nhau trên toàn quốc;
− Có giải pháp chạy offline cho những nơi chưa có hoặc hạn chế về internet. 5.2.4. Dịch vụ hỗ trợ 24/7
− Tổng hợp câu hỏi của người dùng để tạo thành tập hợp những câu hỏi/ trả lời thường xuyên (Q&A);
− Theo dõi quá trình học tập, sử dụng của người dùng trên hệ thống;
− Quản lí người dùng, kết xuất thống kê, báo cáo hỗ trợ công tác quản lí của các cơ quan quản lí giáo dục;
− Đội ngũ hỗ trợ, giải đáp thắc mắc, tư vấn cho người dùng GV, phụ huynh, HS.
32 BỘ SÁCH GIÁO KHOA KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
PHẦN HAI GỢI Ý, HƯỚNG DẪN DẠY HỌC
MỘT SỐ DẠNG BÀI/ HOẠT ĐỘNG
SGK Âm nhạc 1 được triển khai theo các mạch nội dung: Hát, Đọc nhạc, Nghe nhạc, Thường thức âm nhạc, Nhạc cụ và Vận dụng – Sáng tạo. Riêng Chủ đề 4 và 8, còn có nội dung Ôn tập, đánh giá cuối học kì I, Ôn tập và đánh giá cuối năm. Với mỗi dạng bài, GV sẽ có những cách phát triển nội dung và cách thức tổ chức dạy học khác nhau. Từ việc xác định mục tiêu cần đạt của từng chủ đề, sau đây là gợi ý cách tổ chức hoạt động dạy học các dạng bài cụ thể:
1 HÁT
Ví dụ: Chủ đề 8 − Hát: Ngôi sao lấp lánh
Chủ đề 8, SGK Âm nhạc 1
33 TÀI LIỆU TẬP HUẤN DẠY HỌC THEO SÁCH GIÁO KHOA MỚIMÔN ÂM NHẠC LỚP 1
1. Hát: Ngôi sao lấp lánh (35 phút)
a) Khởi động
GV có thể tổ chức cho HS nghe nhạc hoặc chơi trò chơi:
− Nghe bản nhạc khởi động, tạo không khí vui vẻ trước khi vào giờ học hát. − Trò chơi: Ngôi sao may mắn, với mục đích cho HS nghe các bạn hát to dần (khi đến gần đồ vật) hoặc nhỏ dần (khi cách xa đồ vật) để tìm ra đồ vật được giấu là một ngôi sao.
b) Giới thiệu và nghe hát mẫu
− Giới thiệu: Mô phỏng tiếng chuông (chọn tiếng chuông trên đàn phím điện tử đàn ba nốt C2, E2, G2,…) HS hình dung được sự long lanh, lung linh, huyền ảo như những vì sao trên trời.
− Nghe bài hát: Ngôi sao lấp lánh
+ GV đàn, hát.
+ GV đàn giai điệu bằng tiếng chuông.
+ GV cho HS nghe hát file âm thanh mẫu.
− HS cảm nhận về giai điệu thiết tha, nhịp điệu chậm rãi, nhẹ nhàng của bài hát. c) Đọc lời ca
− GV hướng dẫn HS nhìn lời ca trong SGK hoặc trình chiếu Power Point. − Đọc lời ca theo tiết tấu: từ mức độ chậm đến đúng tốc độ của bài. − GV gợi ý để giúp HS nhận ra cả bài có tiết tấu giống nhau.
− GV hướng dẫn HS thể hiện sắc thái nhịp nhàng của lời ca, cảm nhận những ngôi sao lấp lánh trong đêm hè (lưu ý đọc nhỏ hơn ở cuối câu). d) Tập hát
GV nhắc nhở HS phát âm mềm mại, thể hiện tính chất thiết tha, trong sáng của giai điệu. GV lưu ý sửa sai về lỗi phát âm, hát nhầm ca từ, cách mở khoang miệng và điều chỉnh hơi thở để giọng hát vang lên nhẹ nhàng, tự nhiên. − GV khuyến khích HS nói lên ý kiến của mình:
+ Cảm nhận về nhịp điệu bài hát;
− GV đưa ra câu hỏi SGK, trang 51: Hãy nói về điều ước của em. − GV có thể gợi mở thêm câu hỏi: Vì sao em nghĩ về điều ước ấy? (GV khơi gợi về những tâm tư để HS mạnh dạn trình bày điều ước của mình.) GV có thể
34 BỘ SÁCH GIÁO KHOA KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
tạo niềm tin cho HS về điều ước sẽ thành hiện thực nếu các em luôn cố gắng. GV cho vài HS hoặc cả lớp cùng nói về điều ước của mình.
− GV cho HS hát bài hát theo ý thích của mình: hát to, nhỏ, thì thầm; hát nhanh, chậm; hát kết hợp vận động minh hoạ.
e) Hát với nhạc đệm
− GV đệm đàn, HS hát; hát với nhạc mẫu; hát với gõ nhịp.
− GV yêu cầu HS thể hiện cách hát liền giọng, phát âm nhẹ nhàng, thể hiện sắc thái to nhỏ nhịp nhàng theo nhịp điệu của bài hát, lưu ý chỗ bắt đầu và kết thúc hát đúng nhịp.
g) Hát kết hợp vận động theo nhịp điệu
− GV thoả thuận với HS chia các nhóm, HS tự lựa chọn các động tác và thống nhất trong nhóm về cách minh hoạ, vận động hoặc đệm nhạc cụ trai-en-gô. − GV có thể góp ý hoặc giúp HS điều chỉnh động tác/ vận động, đệm nhạc cụ trai en-gô và động viên các nhóm tập động tác phần tay khi đứng tại chỗ hoặc lên bục giảng đệm nhạc cụ minh hoạ (với nhóm nhỏ). HS tập 2 − 3 lần. − GV cho HS nghe nhạc đệm và hướng dẫn các nhóm HS kết hợp: nhóm hát kết hợp nhóm đệm nhạc cụ trai-en-gô, nhóm hát kết hợp nhóm vận động minh hoạ (2 − 3 lần).
Lưu ý: GV sửa sai hoặc bắt nhịp hỗ trợ HS khi kết hợp theo nhóm. GV động viên các nhóm thực hành tốt trình bày cho các bạn cùng xem. GV khuyến khích HS cùng chia sẻ và góp ý cho các nhóm thực hiện chưa tốt để tiếp tục tự tập luyện. GV nhắc HS hát thể hiện tính chất nhịp nhàng của giai điệu và biểu lộ cảm xúc qua nét mặt, điệu bộ, động tác,... trong mỗi lần hát.
2 ĐỌC NHẠC
Ví dụ: Chủ đề 1 − Đọc nhạc: Bậc thang Đô − Rê − Mi
a) Khởi động
− GV có thể tổ chức cho HS chơi trò chơi: Cây cao, bóng thấp.
− GV hướng dẫn: Khi HS nghe GV đọc “cây cao” thì HS đứng lên, khi nghe GV đọc “bóng thấp” thì HS ngồi xuống (hoặc vận động giơ cao − thấp cánh tay và bàn tay).
35 TÀI LIỆU TẬP HUẤN DẠY HỌC THEO SÁCH GIÁO KHOA MỚIMÔN ÂM NHẠC LỚP 1
b) Đọc tên nốt
− GV đặt câu hỏi, gợi ý cho HS trả lời về hình ảnh ba bạn Đô, Rê, Mi đang bước trên các bậc cầu thang để HS hình dung về độ cao dần của các nốt nhạc.
− GV hướng dẫn HS đọc theo phần âm thanh mẫu tên ba nốt nhạc: Đô, Rê, Mi đàn phím điện tử/ ghi ta hay các nhạc cụ có ở địa phương. Nếu tại địa phương không có nhạc cụ, GV có thể sử dụng đũa gõ vào ba bát nước − nhạc nước (có mức nước khác nhau) tạo thành ba nốt Đô, Rê, Mi cho HS nghe và cảm nhận.
+ Tại sao khi gõ vào bát có nước lại vang lên âm thanh khác với gõ vào bát không có nước? GV có thể gợi ý để HS cùng trả lời.
Chủ đề 1, SGK Âm nhạc 1
+ HS quan sát và nhận xét các mức nước khác nhau sẽ tạo ra các âm thanh khác nhau.
− GV hướng dẫn HS đọc tên và cao độ ba nốt: Đô, Rê, Mi.
− GV đưa câu hỏi trong SGK, trang 10 và gợi ý trả lời: 1. Em hãy nhắc lại tên các nốt nhạc trong bài đọc nhạc trên. (gồm các nốt Đô, Rê, Mi); 2. Nốt nhạc nào được nhắc lại nhiều lần? (nốt Mi, Đô).
− Nghe GV đàn hoặc nghe file âm thanh/ hoặc gõ bằng nhạc nước: HS đọc tên nốt trong bài đọc nhạc Bậc thang Đô − Rê − Mi.
c) Tập đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay
− GV đọc mẫu tên ba nốt Đô − Rê − Mi kết hợp thực hiện kí hiệu bàn tay. − GV hướng dẫn HS đọc theo phần đọc mẫu tên ba nốt Đô − Rê − Mi đang bước trên bậc cầu thang kết hợp thực hiện kí hiệu bàn tay (3 − 4 lần). − GV yêu cầu: cả lớp thực hiện đọc tên nốt và thể hiện bằng kí hiệu bàn tay. − GV lưu ý sửa sai cho HS khi thể hiện kí hiệu bàn tay ứng với ba nốt: Đô, Rê, Mi. − GV đọc từng câu và yêu cầu HS đọc nhắc lại, mỗi câu (3 − 4 lần).
36 BỘ SÁCH GIÁO KHOA KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
− GV hướng dẫn HS đọc theo đàn/ giọng đọc mẫu của GV để có chỗ dựa cao độ chuẩn.
+ HS đọc từng nét nhạc ngắn: Đô Rê Mi / Mi Mi Mi; Mi Rê Đô/ Đô Đô Đô và kết hợp vỗ tay/ gõ ngón tay theo phách/ theo kí hiệu bàn tay.
d) Đọc nhạc với nhạc đệm
− GV bắt nhịp cho HS đọc cả bài kết hợp vỗ/ gõ theo phách.
− GV đàn/ cho HS nghe CD và đọc với nhạc đệm theo các hình thức: đồng ca/ tốp ca/ song ca/ đơn ca. GV nghe và sửa sai các lỗi (nếu có). GV chú ý nhắc HS lưu ý những chỗ bắt đầu và kết thúc bài đọc nhạc để khớp với nhạc đệm.
e) Đọc nhạc kết hợp vận động theo nhịp
GV hướng dẫn và gợi mở để HS trình bày ý tưởng sáng tạo các động tác/ điệu bộ mà mình sẽ thực hiện khi đọc nhạc. Sau đó, GV cho HS thể hiện theo hình thức đồng ca/ tốp ca/ song ca/ đơn ca.
❖ GV khuyến khích HS tự luyện tập thêm phần gõ tiết tấu đệm hát, phần đọc nhạc.
. 3 NGHE NHẠC
Ví dụ: Chủ đề 6 − Nghe nhạc: Bài hát Lí cây bông
NGHE NHẠC
BÀI HÁT LÍ CÂY BÔNG
Dân ca Nam Bộ
Bông xanh bông trắng rồi lại vàng bông ơ bạn ơ.
Bông lê cho bằng bông lựu ơ bạn ơ, là đố í a đố bạn.
Bông rồi lại mấy bông, là đố í a đố bạn.
Bông rồi lại mấy bông.
42
Chủ đề 6, SGK Âm nhạc 1
37 TÀI LIỆU TẬP HUẤN DẠY HỌC THEO SÁCH GIÁO KHOA MỚIMÔN ÂM NHẠC LỚP 1
a) Giới thiệu
− GV dùng tranh trong SGK giới thiệu về bài hát Lí cây bông và một số hình ảnh về vùng Nam Bộ.
− GV có thể giới thiệu một số bài hát dân ca Nam Bộ như: Lí cây xanh, Lí dĩa bánh bò,...
− GV có thể dùng tư liệu trên để dẫn dắt vào hoạt động nghe bài hát. b) Nghe bài hát
Lí cây bông
Dân ca Nam Bộ
,
,
− GV cho HS nghe bài hát Lí cây bông bằng CD hoặc GV hát và đệm đàn (2 − 3 lần).
c) Cảm thụ
− HS vận động theo nhịp điệu bài hát (nhún theo nhịp/ động tác minh hoạ). − GV hướng dẫn HS gõ thanh phách theo nhịp trong khi nghe. − Sau khi HS nghe và vận động theo bài hát, GV có thể gợi mở bằng một số câu hỏi để HS cảm nhận về nội dung của bài hát.
+ Trong bài hát có những bông hoa màu gì?
+ Em hãy kể tên những bông hoa có trong bài hát.
+ Em có thuộc câu hát nào trong bài hát này không? Nếu có thể hãy hát câu đó.
38 BỘ SÁCH GIÁO KHOA KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
4 NHẠC CỤ
Ví dụ: Chủ đề 8 − Nhạc cụ trai-en-gô (triangle)
Chủ đề 8, SGK Âm nhạc 1
a) Giới thiệu trai-en-gô (triangle)
− Cho HS xem nhạc cụ và đưa ra các câu hỏi tương tác.
− Hình dáng: hình tam giác khuyết một góc.
− Chất liệu: sắt, i-nốc.
− Cách chơi: dùng một thanh kim loại gõ vào một trong ba cạnh tạo ra âm thanh leng keng.
− Chức năng: gõ đệm, giữ nhịp khi hát và đọc nhạc.
b) Gõ đệm theo hình tiết tấu
− GV hướng dẫn HS nhìn SGK tập đọc, gõ theo hình tiết tấu:
39 TÀI LIỆU TẬP HUẤN DẠY HỌC THEO SÁCH GIÁO KHOA MỚIMÔN ÂM NHẠC LỚP 1
− HS quan sát GV làm mẫu (đọc và gõ trai-en-gô).
− HS thực hành theo các hình thức: nhóm nhỏ/ dãy/ tổ/ cả lớp. c) Gõ đệm cho bài hát Ngôi sao lấp lánh
− HS quan sát bài hát đệm trong SGK:
Này vì sao kia lấp lánh ơi,
sao tôi không biết tên của bạn!
− GV cho HS gõ đệm theo các hình thức: một nhóm dùng trai-en-gô đệm, cả lớp hát; dãy hát, dãy gõ đệm; cả lớp hát, kết hợp gõ đệm.
5 THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC
Ví dụ: Chủ đề 1 − Thường thức âm nhạc: Âm thanh kì diệu
Chủ đề 1, SGK Âm nhạc 1
40 BỘ SÁCH GIÁO KHOA KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
a) Khởi động
− GV yêu cầu HS tập trung lắng nghe. GV tạo các loại âm thanh sẵn có trong lớp học (gõ bàn, vò giấy, GV hát, chơi một nét nhạc ngắn trên đàn,…) và yêu cầu HS trả lời nhanh đó là âm thanh phát ra từ đâu.
− GV cho HS mô tả về màu sắc các âm thanh phát ra từ những chất liệu khác nhau để dẫn dắt vào nội dung câu chuyện Âm thanh kì diệu.
b) Tìm hiểu câu chuyện
− GV hướng dẫn HS quan sát bốn bức tranh, cùng trao đổi về nội dung câu chuyện. + Tranh 1: GV gợi ý để HS đếm số nhân vật trong bức tranh, sau đó GV giới thiệu tên ba bạn Đô, Rê, Mi và cô giáo Khoá Son.
+ Tranh 2: GV gợi ý để HS nhận xét cảnh vật trong bức tranh và con đường đi đến khu rừng kì diệu.
+ Tranh 3: Hình ảnh các bạn Đô, Rê, Mi khám phá, trải nghiệm nhiều âm thanh tự nhiên trong khu rừng. GV tương tác với HS khi cùng phát ra âm thanh của tiếng suối và các con vật.
+ Tranh 4: Âm thanh phát ra từ tiếng sáo trúc khiến các bạn Đô, Rê, Mi vô cùng thích thú. GV hướng dẫn HS quan sát nhân vật chú bé đang thổi sáo bằng nhạc cụ sáo trúc.
− GV cho HS nghe một đoạn nhạc ngắn tiếng sáo trúc hoặc chơi nét nhạc ngắn trên đàn phím điện tử chọn âm thanh tiếng sáo trúc. Sau đó, GV nêu ra những nhận xét kết hợp nghe âm thanh để HS cảm nhận về tiếng sáo trúc. − GV nhắc lại câu chốt bài trong SGK trang 9.
c) Cảm thụ và thể hiện
− GV hướng dẫn HS làm việc nhóm: HS tạo nhóm và thể hiện 2 − 3 âm thanh, có thể kết hợp để tạo thành bản hoà tấu âm thanh trong khu rừng kì diệu. − HS tập thể hiện các âm thanh to, nhỏ: suối chảy mạnh; “ào ào ào” − đọc to nhanh; suối chảy hiền hoà, chậm: “róc rách” − đọc nhỏ chậm; gió thổi nhẹ: “vi vu” − đọc nhỏ nhẹ; gió thổi mạnh: “húuuuuu” − đọc to rít mạnh; tiếng chim: “chíp chíp chíp”; tiếng ngựa: “hí hí hí” với âm sắc to − nhỏ. − GV đặt câu hỏi: Âm thanh tự nhiên trong cuộc sống khác với âm thanh âm nhạc như thế nào? (Gợi ý: nguồn phát ra âm thanh, độ vang sáng của âm thanh, nội dung thể hiện qua âm thanh.)
41 TÀI LIỆU TẬP HUẤN DẠY HỌC THEO SÁCH GIÁO KHOA MỚIMÔN ÂM NHẠC LỚP 1
6 VẬN DỤNG – SÁNG TẠO
Ví dụ: Chủ đề 1: Vận dụng − Sáng tạo: To − Nhỏ
a) Thể hiện giọng nói to − nhỏ
− GV điều khiển trò chơi, cho HS nhắc lại câu nói của gấu đen và thỏ nâu bằng âm lượng và giọng điệu phù hợp với nhân vật và tình huống.
− Thông qua việc thể hiện giọng nói to, nhỏ của hai nhân vật, GV lồng ghép việc cảm nhận âm thanh và phân biệt âm thanh to − nhỏ của giọng nói và giọng hát. b) Trò chơi: Đọc to − đọc nhỏ
− GV yêu cầu HS quan sát dòng nhạc và nêu nhận xét: Nốt nhạc nào hình to hơn, nốt nhạc nào hình nhỏ hơn? GV cho HS đọc và điều chỉnh giọng đọc to, nhỏ theo hình (cần nhắc nhở HS điều chỉnh khoang miệng và hơi thở, kết hợp vừa đọc vừa nghe để đọc được các âm to, nhỏ đúng với yêu cầu).
− GV khuyến khích HS đọc và thể hiện cảm xúc theo giai điệu. − GV khuyến khích HS cần luyện tập thêm phần thể hiện giọng to, nhỏ khi hát và đọc nhạc.
− GV trao đổi, đưa ra các tình huống để HS nhận biết, có ý thức điều chỉnh giọng nói to − nhỏ phù hợp với không gian và bối cảnh hoạt động. c) Đọc nhạc và thể hiện to − nhỏ theo ý thích
− GV trao đổi, hướng dẫn để HS tự thể hiện câu nhạc to − nhỏ theo ý thích.
Đô Rê Mi Mi Mi Mi
Mi Rê Đô Đô Đô Đô
− HS chủ động đọc to, nhỏ bài đọc nhạc theo ý thích (GV có thể gợi ý, hướng dẫn HS đếm các nốt, đánh dấu các nốt ở phách mạnh đọc to hơn các nốt còn lại). − Đọc to, rõ theo sự phân công/ thoả thuận của các nhóm, đôi bạn,...
42 BỘ SÁCH GIÁO KHOA KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
− GV khuyến khích HS suy nghĩ những ý tưởng mới và mạnh dạn trình bày bài hát, bài đọc nhạc cho mọi người cùng nghe.
7 ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
Ví dụ: Chủ đề 8 – Ôn tập và đánh giá cuối năm
Chủ đề 8, SGK Âm nhạc 1
7.1. Ôn tập
a) Gõ theo mẫu tiết tấu
− HS quan sát mẫu tiết tấu mẫu 1, mẫu 2 trong SGK, gõ theo hình nốt:
Mẫu 1:
Mẫu 2:
− Gọi nhóm/ tổ/ dãy/ cả lớp thực hiện từ chậm đến tăng tốc độ cần đạt.
43 TÀI LIỆU TẬP HUẤN DẠY HỌC THEO SÁCH GIÁO KHOA MỚIMÔN ÂM NHẠC LỚP 1
b) Ôn tập bài đọc nhạc: Hát cùng Đô – Rê – Mi – Pha – Son − HS quan sát SGK đọc yêu cầu bài học.
+ Dòng 1 đọc to;
+ Dòng 2 đọc nhỏ;
+ Đọc và thể hiện vận động theo hình
− GV nhắc nhở HS điều tiết hơi thở, âm thanh thể hiện đúng sắc thái to, nhỏ theo yêu cầu.
− GV đàn sắc thái to, nhỏ để HS thực hiện theo mẫu.
c) Xem tranh và kể lại tên bài hát ở các chủ đề đã học
GV cho HS xem tranh và nhắc tên bài hát phù hợp với tranh tương ứng: Xúc xắc xúc xẻ, Gà gáy, Cây gia đình, Ngôi sao lấp lánh.
− Trình chiếu/ quan sát tranh;
− Đưa đáp án tên bài hát tương ứng các bức tranh;
− Hát tập thể các bài đã học.
d) Trình diễn bài hát theo một trong các hình thức dưới đây Nhạc cụ đệm hát
− Nhạc cụ: thanh phách, trống con, trai-en-gô, nhạc cụ địa phương,... − Thực hành đệm hát: GV chia nhóm thực hành đệm hát: nhóm 1 − thanh phách, nhóm 2 – trai-en-gô, nhóm 3 − nhạc cụ tự chế hoặc hát. GV cho HS đệm hát bằng cách kết hợp theo nhóm.
Ví dụ: Bài hát Gà gáy
Con gà gáy le té le sáng rồi ai ơi! Gà gáy té le té le sáng rồi ai ơi! Lưu ý: GV có thể hướng dẫn HS kết hợp các loại nhạc cụ, các âm hình tiết tấu đã học để đệm cho bài hát khác,...
− GV gợi ý HS có thể lựa chọn một trong những nội dung đã luyện tập: + Hát với nhạc đệm/ vận động theo nhịp điệu;
+ Đọc nhạc kết hợp các hình thức vận động theo nhịp, vận động, nhạc cụ tự chế.
44 BỘ SÁCH GIÁO KHOA KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
Trình diễn bài hát
− HS lựa chọn hình thức trình bày: đơn ca/ tốp ca/ hát kết hợp gõ đệm/ hát kết hợp vận động bài hát mình yêu thích và tự tin nhất khi thể hiện.
− GV lưu ý HS hát khớp với nhạc đệm/ hát kết hợp gõ đệm/ hát kết hợp vận động minh hoạ và thể hiện đúng tính chất, sắc thái của bài hát. − GV khuyến khích HS thể hiện các ý tưởng cá nhân khác.
7.2. Đánh giá kết quả học tập
Ví dụ: Đánh giá cuối năm
a) Nội dung
HS có thể lựa chọn một trong những nội dung sau:
− Trình bày một trong bốn bài hát:
+ Xúc xắc xúc xẻ
+ Cây gia đình
+ Gà gáy
+ Ngôi sao lấp lánh
Yêu cầu: kết hợp với vỗ tay/ gõ đệm theo nhịp/ vận động minh hoạ theo nhịp điệu bài hát (khuyến khích tư vấn HS chuẩn bị đạo cụ)/ gõ đệm trống con,… dưới các hình thức: đơn ca/ song ca/ tốp ca,…
− Trình bày bài đọc nhạc Hát cùng Đô − Rê – Mi − Pha − Son.
Yêu cầu: Có sử dụng gõ đệm hoặc kết hợp đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay, vận động theo ý thích (HS có thể thay đổi nhạc cụ gõ, sắc thái to − nhỏ). b) Hình thức
Tuỳ theo mức độ nhận thức và khả năng của HS, GV có thể tiến hành kiểm tra theo các hình thức tốp ca/ song ca/ đơn ca,…
c) Đánh giá
− Mức độ 1: Biết
+ Nhớ, nhận ra, nói được tên bài hát, tên tác giả của bốn bài: Xúc xắc xúc xẻ, Cây gia đình, Gà gáy, Ngôi sao lấp lánh.
+ Đọc đúng tên nhạc cụ thanh phách, trai-en-gô.
45 TÀI LIỆU TẬP HUẤN DẠY HỌC THEO SÁCH GIÁO KHOA MỚIMÔN ÂM NHẠC LỚP 1
− Mức độ 2: Hiểu
+ Hiểu nội dung, hát được bốn bài (nêu trên) và thể hiện được theo tính chất âm nhạc của từng bài.
+ Cảm nhận được độ cao − thấp, dài − ngắn, to − nhỏ; biết vận dụng trong hát, đọc nhạc, trò chơi âm nhạc.
+ Đọc và thể hiện được sắc thái bài đọc nhạc: Hát cùng Đô − Rê − Mi – Pha − Son. + Thực hành gõ trống con/ thanh phách/ trai-en-gô vận động theo nhịp điệu bài hát/ đọc nhạc.
− Mức độ 3: Vận dụng − Sáng tạo
+ Thể hiện được tính chất âm nhạc và sắc thái của từng bài hát, khi trình bày có sáng tạo, biểu cảm nét mặt, động tác cơ thể.
+ Biết dùng nhạc cụ/ đạo cụ, vận động… thực hiện hỗ trợ để phần trình bày bài hát thêm sinh động, hiệu quả.
+ Đọc và thể hiện được tính chất âm nhạc bài đọc nhạc Hát cùng Đô − Rê − Mi − Pha − Son. Biết kết hợp gõ đệm dưới các hình thức: theo phách/ theo nhịp và vận động theo nhạc.
+ Biết diễn đạt để thể hiện các ý tưởng, có khả năng giao tiếp tự tin khi tương tác với GV và các bạn.
+ Biết phân công nhóm, hợp tác, giúp đỡ và chia sẻ với các bạn khi làm việc nhóm để cùng hoàn thành các nhiệm vụ chung.
46 BỘ SÁCH GIÁO KHOA KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
bài tập để HS luyện tập và thực hành ngay trong thời gian của tiết học khi triển PHẦN BACÁC NỘI DUNG KHÁC
khai các nội dung tương ứng ở SGK.
1 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO VIÊN
1.1. Kết cấu sách giáo viên Âm nhạc 1
SGV Âm nhạc 1 bao gồm hai phần:
Phần một − Hướng dẫn chung: Giới thiệu mục tiêu môn học, quan điểm biên soạn, cấu trúc nội dung; phương pháp, hoạt động tổ chức dạy − học đánh giá kết quả học tập theo nội dung SGK Âm nhạc 1.
Phần hai − Hướng dẫn dạy học các bài cụ thể: Những gợi ý, hướng dẫn để GV tổ chức các bài học, tiết học của tám chủ đề, bao gồm: sự kết hợp các mạch nội dung của bài học thể hiện qua các phương pháp, hình thức dạy học theo quan điểm học qua Trải nghiệm − Thực hành − Vận dụng − Sáng tạo. Trên cơ sở số tiết quy định ở mỗi chủ đề, SGV đã đưa ra các gợi ý về cấu trúc và nội dung của từng tiết, cùng với các bước và phương pháp tổ chức dạy học để GV tham khảo. Mỗi chủ đề có cấu trúc gồm các mục:
− Mục tiêu: có nội dung và cách thể hiện phù hợp với định hướng phát triển năng lực.
− Chuẩn bị: gồm những vật liệu, dụng cụ, tư liệu,… GV và HS cần chuẩn bị cho bài học.
− Hoạt động dạy học: bám sát cấu trúc trong mỗi chủ đề của SGK, thuận tiện trong việc tổ chức hoạt động dạy học; cũng như kết nối với SGK.
1.2. Sử dụng sách giáo viên hiệu quả Âm nhạc 1
Trước khi tiến hành soạn giáo án cho mỗi chủ đề, tiết học, GV cần xem xét, nghiên cứu các nội dung sau:
− Mục tiêu yêu cầu bài học đề ra ở SGV so với nội dung của SGK. − Từ cấu trúc gợi ý dạy học các chủ đề ở SGV so với mặt bằng của HS ở địa phương, GV cần linh hoạt xây dựng nội dung từng tiết và sử dụng các phương pháp kết hợp với các tư liệu âm thanh, hình ảnh hỗ trợ thông qua các hoạt động, trò chơi sinh động để giúp HS dễ nắm bắt được nội dung, yêu cầu của bài học. Nếu cần, GV chia nhỏ mục tiêu/ yêu cầu theo lộ trình của từng tiết, sao cho khi kết thúc thời gian quy định của một chủ đề GV triển khai đủ các nội dung.
47 TÀI LIỆU TẬP HUẤN DẠY HỌC THEO SÁCH GIÁO KHOA MỚIMÔN ÂM NHẠC LỚP 1
− Từ mức độ nhận thức của HS, GV cần quan sát, phát hiện những điểm mạnh nổi trội/ điểm yếu của HS; Phân loại nhóm năng lực của HS (giọng hát/ tai nghe âm nhạc/ cảm thụ và vận động) để đưa ra các yêu cầu, hình thức luyện tập phù hợp cho từng nhóm.
− GV có thể sử dụng toàn bộ theo gợi ý hướng dẫn của SGK nếu khả năng của HS và điều kiện cơ sở vật chất dạy và học đủ đáp ứng. Nếu điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhạc cụ,… ở địa phương còn hạn chế, GV khai thác linh hoạt các hình thức khác. GV có thể thay đổi, điều chỉnh sự kết nối các nội dung trong phạm vi của chủ đề căn cứ trên nhu cầu, hứng thú, khả năng tiếp nhận của HS.
− GV cần có những ý tưởng sáng tạo mới trên cơ sở nội dung cốt lõi của SGK song cũng phải đảm bảo các yêu cầu chung và sự phân hoá theo trình độ của HS để đưa ra các yêu cầu/ giao các nhiệm vụ học tập phù hợp,… kích thích sự hứng thú, sáng tạo của HS. Từ đó, mỗi bài học mang lại cho HS những cảm xúc tươi mới, những ấn tượng phong phú, đa dạng của thế giới âm thanh âm nhạc. GV lưu ý các nội dung dạy học phải phù hợp với điều kiện thực tiễn với mặt bằng của HS, song cũng cần quan tâm, phát hiện và tư vấn cho các HS có năng khiếu đặc biệt để bồi dưỡng tài năng âm nhạc.
PHẦN HAI
HƯỚNG DẪN DẠY HỌC CÁC BÀI CỤ THỂ
Chủ đề 1 ÂM THANH KÌ DIỆU
(4 tiết)
I MỤC TIÊU
Sau bài học, HS sẽ:
− Nhớ tên, hát rõ và thuộc lời ca đúng theo giai điệu của bài hát Vào rừng hoa (nhạc và lời: Việt Anh). Cảm nhận được âm thanh, cảnh đẹp và hình ảnh các bạn nhỏ cùng vui chơi trong rừng hoa.
− Biết hát kết hợp vỗ tay theo nhịp ở hình thức đồng ca/ tốp ca/ song ca/ đơn ca kết hợp với nhạc đệm.
− Nhận biết được âm thanh tự nhiên và âm thanh âm nhạc qua nhạc cụ sáo trúc; bước đầu biết quan sát, lắng nghe, mô tả và thể hiện được các âm thanh trong câu chuyện Âm thanh kì diệu.
− Nhớ tên các nốt nhạc và đọc được bài đọc nhạc Bậc thang Đô − Rê − Mi. − Phân biệt được yếu tố to − nhỏ, thể hiện được trong khi hát, đọc nhạc và chơi trò chơi âm nhạc.
− Có ý thức giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên, cây cối ở gia đình và nơi công cộng. II CHUẨN BỊ
− Tư liệu dạy học, nhạc cụ (theo điều kiện của địa phương), phương tiện, thiết bị công nghệ, file âm thanh, hình ảnh/ nhạc cụ tự chế (ba bát con, khoảng 500 ml nước và một đôi đũa tre/ gỗ).
− SGK, SGV Âm nhạc 1.
III HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Tiết 1 THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: ÂM THANH KÌ DIỆU
VẬN DỤNG − SÁNG TẠO: TO − NHỎ
HÁT: VÀO RỪNG HOA
1. Thường thức âm nhạc: Âm thanh kì diệu (10 phút)
a) Khởi động
− GV yêu cầu HS tập trung lắng nghe. GV tạo các loại âm thanh sẵn có trong lớp học (gõ bàn, vò giấy, GV hát, chơi một nét nhạc ngắn trên đàn,…) và yêu cầu HS trả lời nhanh đó là âm thanh phát ra từ đâu.
− GV cho HS mô tả về màu sắc các âm thanh phát ra từ những chất liệu khác nhau để dẫn dắt vào nội dung câu chuyện Âm thanh kì diệu.
b) Tìm hiểu câu chuyện
− GV hướng dẫn HS quan sát bốn bức tranh, cùng trao đổi về nội dung câu chuyện. + Tranh 1: GV gợi ý để HS đếm số nhân vật trong bức tranh, sau đó GV giới thiệu tên ba bạn Đô, Rê, Mi và cô giáo Khoá Son.
+ Tranh 2: GV gợi ý để HS nhận xét cảnh vật trong bức tranh và con đường đi đến khu rừng kì diệu.
+ Tranh 3: Hình ảnh các bạn Đô, Rê, Mi khám phá, trải nghiệm nhiều âm thanh tự nhiên trong khu rừng. GV tương tác với HS khi cùng phát ra âm thanh của tiếng suối và các con vật.
+ Tranh 4: Âm thanh phát ra từ tiếng sáo trúc khiến các bạn Đô, Rê, Mi vô cùng thích thú. GV hướng dẫn HS quan sát nhân vật chú bé đang thổi sáo bằng nhạc cụ sáo trúc.
− GV cho HS nghe một đoạn nhạc ngắn tiếng sáo trúc hoặc chơi nét nhạc ngắn trên đàn phím điện tử chọn âm thanh tiếng sáo trúc. Sau đó, GV nêu ra những nhận xét kết hợp nghe âm thanh để HS cảm nhận về tiếng sáo trúc.
− GV nhắc lại câu chốt bài trong SGK trang 9.
c) Cảm thụ và thể hiện
− GV hướng dẫn HS làm việc nhóm: HS tạo nhóm và thể hiện 2 − 3 âm thanh, có thể kết hợp để tạo thành bản hoà tấu âm thanh trong khu rừng kì diệu. − HS tập thể hiện các âm thanh to, nhỏ: suối chảy mạnh: “ào ào ào” − đọc to nhanh; suối chảy hiền hoà, chậm: “róc rách” − đọc nhỏ chậm; gió thổi nhẹ: “vi vu” − đọc nhỏ nhẹ; gió thổi mạnh: “húuuuuu” − đọc to, rít mạnh; mưa nhỏ − đọc “tí tách, tí tách” (âm lượng nhỏ); mưa to − đọc “rào rào, rào rào” (âm lượng to). − GV đặt câu hỏi: Âm thanh tự nhiên trong cuộc sống khác với âm thanh âm nhạc như thế nào? (Gợi ý: nguồn phát ra âm thanh, độ vang sáng của âm thanh, nội dung thể hiện qua âm thanh.)
2. Hát: Vào rừng hoa (25 phút)
a) Khởi động
GV tổ chức trò chơi: Thi hát âm “la”. Nghe GV đánh âm “la” bằng cao độ nốt Son (lần 1) nâng âm chủ lên 1C (lần 2) trên đàn phím điện tử/ nhạc cụ ở địa phương. HS nhắc lại lần lượt theo các tổ/ dãy bàn (2 − 3 lần).
b) Giới thiệu và nghe hát mẫu
− Giới thiệu: GV hướng dẫn HS quan sát bức tranh trong SGK gắn với nội dung bài hát và giới thiệu vào tên bài.
− Nghe hát mẫu: HS nghe GV hát/ nghe CD (yêu cầu hát chính xác và truyền cảm đúng theo tính chất âm nhạc).
18 19 Chủ đề 1, SGV Âm nhạc 1
48 BỘ SÁCH GIÁO KHOA KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
2 GIỚI THIỆU VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCH BỔ TRỢ, SÁCH THAM KHẢO
2.1. Cấu trúc sách bổ trợ, sách tham khảo
− Vở bài tập Âm nhạc 1 bao gồm các dạng bài tập, yêu cầu thực hành bám sát các mạch nội dung: Hát, Đọc nhạc, Nhạc cụ, Nghe nhạc, Thường thức âm nhạc, Vận dụng – Sáng tạo trong tám chủ đề của SGK Âm nhạc 1.
Hệ thống bài tập phù hợp với tiến trình và mức độ yêu cầu của bài học, có sự tích hợp về nội dung, hiểu biết và kiến thức liên quan với các môn học khác; có sự triển khai, bám sát theo yêu cầu khung năng lực trong chương trình môn học. Với vở bài tập, HS có thêm cơ hội được trải nghiệm, phát triển giao tiếp, hợp tác, từ đó sẽ tăng thêm sự tự tin thể hiện khả năng âm nhạc của mình.
− Vở thực hành Âm nhạc 1 bám sát nội dung tám chủ đề SGK Âm nhạc 1.
Mỗi chủ đề sẽ có từ 6 – 9 bài tập ở dạng bài tập đơn lẻ hay tích hợp nội dung: quan sát nối tranh, điền từ còn thiếu để hoàn chỉnh lời bài hát, tô màu, hát và vỗ tay theo nhịp, đếm và vỗ tay theo hình tiết tấu, mô tả và nói về cách gõ nhạc cụ, đọc nhạc và dùng nhạc cụ tự chế để gõ đệm theo hình,... HS được tô, vẽ, viết thể hiện hiểu biết, kĩ năng thực hành âm nhạc và cảm xúc của mình qua việc hoàn thành nội dung các bài tập.
2.2. Phân tích, hướng dẫn sử dụng sách bổ trợ, sách tham khảo
Cấu trúc các mạch nội dung trong Vở bài tập Âm nhạc 1 là sự chi tiết hoá các kĩ năng cụ thể ứng với nội dung của SGK Âm nhạc 1. Việc này sẽ giúp HS luyện tập được từng thao tác, kĩ năng âm nhạc; góp phần khắc sâu và củng cố kiến thức học tập một cách hiệu quả. GV có thể sử dụng các bài tập trong Vở bài tập Âm nhạc 1 để HS luyện tập và thực hành ngay trong thời gian của tiết học khi triển khai các nội dung tương ứng ở SGK.
49 TÀI LIỆU TẬP HUẤN DẠY HỌC THEO SÁCH GIÁO KHOA MỚIMÔN ÂM NHẠC LỚP 1
Ví dụ: Chủ đề 1
Bài tập 1: Khi GV yêu cầu HS thực hiện bài tập 1 sẽ giúp các em một lần nữa được thực hành rèn luyện kĩ năng hát, đồng thời cũng ghi nhớ và hiểu rõ hơn nội dung lời ca của bài hát. Nếu HS trả lời được chính xác yêu cầu của bài tập sẽ tăng thêm hào hứng, động lực trong học tập. Trường hợp còn lúng túng sai nhiều, GV sẽ nắm được mức độ tiếp thu của HS để tiếp tục hướng dẫn/ điều khiển HS luyện tập cho HS thuộc và hiểu được nội dung chính của bài. Ví dụ: Chủ đề 5
Chủ đề 1, Vở bài tập Âm nhạc 1
Bài tập 2: Thực chất đây là bài luyện tập gõ/ đệm nhạc cụ tự chế cho bài hát. Âm hình đệm không ghi bằng các hình nốt mà được thay thế bằng hình cốc giấy/ nhạc cụ tự chế. Với hình ảnh trực quan, sinh động sẽ tạo hứng thú giúp HS dễ dàng thực hành luyện tập.
Chủ đề 5, Vở bài tập Âm nhạc 1
Vở thực hành Âm nhạc 1 gồm hệ thống các bài tập theo mạch của chủ đề nhằm hướng tới phát triển khả năng nhận thức, khả năng thực hành âm nhạc của HS.
50 BỘ SÁCH GIÁO KHOA KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
Nội dung các bài tập được xây dựng gắn kết với các thao tác, kĩ năng giúp HS cảm nhận và học môn Âm nhạc một cách gần gũi, hấp dẫn.
Ví dụ: Chủ đề 3
− Bài tập 5: Với yêu cầu tô màu cho các nốt nhạc, HS sẽ được cảm nhận trực quan hình ảnh và liên tưởng đến độ cao − thấp của âm thanh trong các bài đọc nhạc đã học. Các nốt nhạc được thể hiện cách điệu bằng hình hạt đậu tạo nên sự ngộ nghĩnh, đáng yêu và ấn tượng cho HS.
− Bài tập 6: Bài tập giúp HS phát triển khả năng cảm thụ và vận động theo hai mẫu tiết tấu khác nhau. Cách trình bày hình vẽ bàn tay to − nhỏ vỗ vào nhau đặt ngay dưới các nốt nhạc, hình ảnh rất trực quan sẽ trợ giúp HS dễ dàng thực hiện đúng yêu cầu của bài tập.
5 Tô màu đỏ cho hạt đậu tương ứng với nốt nhạc cao và màu xanh tương ứng với nốt nhạc thấp
6 Vỗ tay to – nhỏ theo mẫu tiết tấu
15 Chủ đề 3, Vở thực hành Âm nhạc 1
Với các vấn đề và nội dung đặt ra của tài liệu, chúng tôi mong muốn trình bày những điểm cơ bản nhất về SGK Âm nhạc 1 bao gồm: quan điểm biên soạn, cách triển khai nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và đánh giá kết quả dạy học môn Âm nhạc lớp 1 theo định hướng phát triển năng lực.
Những thông tin về các nguồn tư liệu, cách triển khai SGV, SBT giúp hỗ trợ GV nắm bắt nhanh nhất các yêu cầu khi triển khai SGK mới, phục vụ cho quá trình dạy và học âm nhạc theo Chương trình mới đạt được hiệu quả như mong muốn.
Trong quá trình triển khai thực hiện, chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến phản hồi, trao đổi từ cơ sở để kịp thời hỗ trợ, tư vấn các cấp quản lí chuyên môn, các GV âm nhạc nhằm tiếp cận, triển khai bám sát các mục tiêu, yêu cầu của SGK mới trong lộ trình đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam.
51 TÀI LIỆU TẬP HUẤN DẠY HỌC THEO SÁCH GIÁO KHOA MỚIMÔN ÂM NHẠC LỚP 1
PHỤ LỤC
TT
Chủ đề
dạy học
Tên
thiết bị
Mục đích
sử dụng
Mô tả chi tiết về thiết bị
Đối tượng
sử dụng
Đơn
vị
tính
Số lượng
Ghi chú
GV
HS
1
Âm
thanh kì
diệu
- Đĩa CD
âm
thanh
bao
gồm 8
chủ đề
- Tư liệu
hình
ảnh,
âm
thanh
minh
hoạ
GV thực
hành, làm
mẫu,
giảng dạy; HS thực
hành
Hát: Vào rừng hoa
- Nhạc mẫu
- Nhạc đệm có giai điệu và không có giai điệu theo các tốc độ khác nhau (nhanh, chậm, vừa)
- Bản nhạc trình chiếu
Thường thức âm nhạc: Âm thanh kì diệu
- Nhạc mẫu
- Nhạc đệm, nhạc nền
- Tranh câu chuyện trình chiếu - Câu chuyện kể mẫu
Đọc nhạc: Bậc thang Đô – Rê – Mi - Nhạc mẫu
- Nhạc đệm có giai điệu và không có giai điệu
- Hình ảnh trình chiếu, bản nhạc Vận dụng – Sáng tạo: To – Nhỏ - Nhạc mẫu, nhạc đệm
x
x
Bộ
01 bộ/
GV.
08 - 10
bộ/ lớp
2
Việt
Nam
yêu
thương
- Đĩa CD
âm
thanh
bao
gồm 8
chủ đề
- Tư liệu
hình
ảnh,
âm
thanh
minh
hoạ
GV thực
hành, làm
mẫu,
giảng dạy; HS thực
hành
Hát: Tổ quốc ta
- Nhạc mẫu
- Nhạc đệm có giai điệu và không có giai điệu theo các tốc độ khác nhau (nhanh, chậm, vừa)
- Bản nhạc trình chiếu
Nhạc cụ: Trống con
- Nhạc mẫu tiết tấu
- Nhạc nền có giai điệu
Nghe nhạc: Bài hát Quốc ca
- Nhạc mẫu
- Video clip, hình ảnh tư liệu minh hoạ
Vận dụng – Sáng tạo:Cao – Thấp - Nhạc mẫu, nhạc đệm
x
x
Bộ
01 bộ/
GV.
08 - 10
bộ/ lớp
52 BỘ SÁCH GIÁO KHOA KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
3
Mái
trường
thân
yêu
- Đĩa CD
âm
thanh
bao
gồm 8
chủ đề
- Tư liệu
hình
ảnh,
âm
thanh
minh
hoạ
GV thực
hành, làm
mẫu,
giảng dạy; HS thực
hành
Hát: Lớp Một thân yêu
- Nhạc mẫu
- Nhạc đệm có giai điệu và không có giai điệu theo các tốc độ khác nhau (nhanh, chậm, vừa)
- Bản nhạc trình chiếu
Đọc nhạc: Ban nhạc Đô – Rê – Mi - Nhạc mẫu
- Nhạc đệm có giai điệu và không có giai điệu
- Hình ảnh trình chiếu, bản nhạc Nghe nhạc: Bài hát Những bông hoa những bài ca
- Nhạc mẫu
- Video clip, hình ảnh tư liệu minh hoạ
Vận dụng – Sáng tạo: To – Nhỏ, Cao – Thấp
- Nhạc mẫu, nhạc đệm
x
x
Bộ
01 bộ/
GV.
08 - 10
bộ/ lớp
4
Vòng
tay bè
bạn
- Đĩa CD
âm
thanh
bao
gồm 8
chủ đề
- Tư liệu
hình
ảnh,
âm
thanh
minh
hoạ
GV thực
hành, làm
mẫu,
giảng dạy; HS thực
hành
Hát: Chào người bạn mới đến - Nhạc mẫu
- Nhạc đệm có giai điệu và không có giai điệu theo các tốc độ khác nhau (nhanh, chậm, vừa)
- Bản nhạc trình chiếu
Nhạc cụ: Trống con
- Nhạc mẫu tiết tấu
- Nhạc nền giai điệu
Thường thức âm nhạc: Trống cái - Nhạc mẫu
- Nhạc đệm, nhạc nền
- Tranh câu chuyện trình chiếu - Câu chuyện kể mẫu
Nghe nhạc: Vũ khúc thiên nga (trích vở ba lê Hồ thiên nga) - Nhạc mẫu
- Video clip, hình ảnh tư liệu minh hoạ
x
x
Bộ
01 bộ/
GV.
08 - 10
bộ/ lớp
53 TÀI LIỆU TẬP HUẤN DẠY HỌC THEO SÁCH GIÁO KHOA MỚIMÔN ÂM NHẠC LỚP 1
5
Nhịp
điệu
mùa
xuân
- Đĩa CD
âm
thanh
bao
gồm 8
chủ đề
- Tư liệu
hình
ảnh,
âm
thanh
minh
hoạ
GV thực
hành, làm
mẫu,
giảng dạy; HS thực
hành
Hát: Xúc xắc xúc xẻ
- Nhạc mẫu
- Nhạc đệm có giai điệu và không có giai điệu theo các tốc độ khác nhau (nhanh, chậm, vừa)
- Bản nhạc trình chiếu
Đọc nhạc: Những người bạn của Đô – Rê – Mi
- Nhạc mẫu
- Nhạc đệm có giai điệu và không có giai điệu
- Hình ảnh trình chiếu, bản nhạc Thường thức âm nhạc: Nhạc sĩ Vôn-gang A-ma-đớt Mô-da
- Nhạc mẫu
- Nhạc đệm, nhạc nền
- Tranh câu chuyện trình chiếu - Câu chuyện kể mẫu
Vận dụng – Sáng tạo: Dài – Ngắn - Nhạc mẫu, nhạc đệm
x
x
Bộ
01 bộ/
GV.
08 - 10
bộ/ lớp
6
Về miền
dân ca
- Đĩa CD
âm
thanh
bao
gồm 8
chủ đề
- Tư liệu
hình
ảnh,
âm
thanh
minh
hoạ
GV thực
hành, làm
mẫu,
giảng dạy; HS thực
hành
Hát: Gà gáy
- Nhạc mẫu
- Nhạc đệm có giai điệu và không có giai điệu theo các tốc độ khác nhau (nhanh, chậm, vừa)
- Bản nhạc trình chiếu
Thường thức âm nhạc:Câu chuyện về thanh phách
- Nhạc mẫu
- Nhạc đệm, nhạc nền
- Tranh câu chuyện trình chiếu - Câu chuyện kể mẫu
Nhạc cụ: Thanh phách
- Nhạc mẫu tiết tấu
- Nhạc nền có giai điệu
Nghe nhạc: Bài hát Lí cây bông - Nhạc mẫu
- Video clip, hình ảnh tư liệu minh hoạ
Vận dụng – Sáng tạo: Dài – Ngắn - Nhạc mẫu, nhạc đệm
x
x
Bộ
01 bộ/
GV.
08 - 10
bộ/ lớp
54 BỘ SÁCH GIÁO KHOA KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
7
Gia đình
- Đĩa CD
âm
thanh
bao
gồm 8
chủ đề
- Tư liệu
hình
ảnh,
âm
thanh
minh
hoạ
GV thực
hành, làm
mẫu,
giảng dạy; HS thực
hành
Hát: Cây gia đình
- Nhạc mẫu
- Nhạc đệm có giai điệu và không có giai điệu theo các tốc độ khác nhau (nhanh, chậm, vừa)
- Bản nhạc trình chiếu
Đọc nhạc: Hát cùng Đô – Rê – Mi – Pha – Son
- Nhạc mẫu
- Nhạc đệm có giai điệu và không có giai điệu
- Hình ảnh trình chiếu, bản nhạc
Nghe nhạc: Bài hát Con chim vành khuyên
- Nhạc mẫu
- Video clip, hình ảnh tư liệu minh hoạ
Vận dụng – Sáng tạo: Góc âm nhạc - Nhạc mẫu, nhạc đệm
x
x
Bộ
01 bộ/
GV.
08 - 10
bộ/ lớp
8
Vui đón
hè
-Đĩa CD
âm
thanh
bao
gồm 8
chủ đề
- Tư liệu
hình
ảnh,
âm
thanh
minh
hoạ
GV thực
hành, làm
mẫu,
giảng dạy; HS thực
hành
Hát: Ngôi sao lấp lánh
- Nhạc mẫu
- Nhạc đệm có giai điệu và không có giai điệu theo các tốc độ khác nhau (nhanh, chậm, vừa)
- Bản nhạc trình chiếu
Nhạc cụ: Trai-en-gô (triangle) - Nhạc mẫu, tiết tấu
- Nhạc nền có giai điệu
x
x
Bộ
01 bộ/
GV.
08 - 10
bộ/ lớp
55 TÀI LIỆU TẬP HUẤN DẠY HỌC THEO SÁCH GIÁO KHOA MỚIMÔN ÂM NHẠC LỚP 1
Chịu trách nhiệm xuất bản:
Chủ tịch Hội đồng Thành viên NGUYỄN ĐỨC THÁI
Tổng Giám đốc HOÀNG LÊ BÁCH
Chịu trách nhiệm nội dung:
Tổng biên tập PHAN XUÂN THÀNH
Biên tập nội dung: PHẠM THỊ PHƯỢNG
Thiết kế sách: TRẦN NGỌC LÊ
Trình bày bìa: PHẠM VIỆT QUANG
Sửa bản in: NGUYỄN THỊ SÁNG
Chế bản: CTCP DỊCH VỤ XUẤT BẢN GIÁO DỤC HÀ NỘI
− Sách điện tử: nxbgd.vn/sachdientu
− Tập huấn online: nxbgd.vn/taphuan
Bản quyền thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
TÀI LIỆU TẬP HUẤN DẠY HỌC THEO SÁCH GIÁO KHOA MỚI MÔN ÂM NHẠC LỚP 1
BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
Mã số: 8I008H0 - DVB
In .......... bản (QĐ .............), khổ 19 x 26,5cm.
Đơn vị in ...................................................... Địa chỉ: ...................................................... Cơ sở in ....................................................... Địa chỉ: ...................................................... Số ĐKXB: 610-2020/CXBIPH/3-333/GD
Số QĐXB: ................. / QĐ-GD ngày ... tháng ... năm 20....
In xong và nộp lưu chiểu tháng ........ năm 20....
Mã số ISBN: 978-604-0-21912-1
56 BỘ SÁCH GIÁO KHOA KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG