🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Tài Liệu Những Điều Cần Biết Về Nghề Công Nghệ Thông Tin Ebooks Nhóm Zalo Tài liệu những điều cần biết VỀ NGHỀ Tháng 05/2020 MỤC LỤC 5 Các chữ viết tắt 7 Lời nói đầu PHẦN 1 PHẦN 2 PHẦN 3 PHẦN 4 9 Giới thiệu nhóm tác giả 13 Tổng quan về ngành CNTT Việt Nam 15 Xu hướng tuyển dụng và triển vọng ngành CNTT Việt Nam 19 Mô tả các nhóm nghề nghiệp ngành CNTT ở Việt Nam 19 A. Lĩnh vực phát triển phần mềm 20 • Lập trình viên – Kỹ sư phát triển phần mềm 23 • Kỹ sư thiết kế phần mềm 26 • Kiến trúc sư phần mềm 29 • Kỹ sư kiểm thử phần mềm 32 • Chuyên viên phân tích nghiệp vụ 35 • Kỹ sư cầu nối 38 • Quản lý dự án 3 41 B. Lĩnh vực mạng và an toàn thông tin mạng 42 • Kỹ sư quản trị mạng 45 • Kỹ sư an toàn thông tin 48 • Nhân viên hỗ trợ kỹ thuật 51 • Quản lý công nghệ thông tin 54 C. Lĩnh vực đa phương tiện 55 • Chuyên viên thiết kế đồ họa 57 • Chuyên viên truyền thông đa phương tiện 60 D. Lĩnh vực khác 61 • Kỹ sư thiết kế vi mạch 64 • Chuyên viên quản trị Website 67 • Kỹ sư hệ thống thông tin 70 • Chuyên viên nghiên cứu phát triển 73 • Giảng viên chuyên ngành CNTT 76 • Chuyên viên tư vấn CNTT 79 • Chuyên viên kinh doanh kỹ thuật 82 • Kỹ sư quản trị cơ sở dữ liệu Tài liệu những điều cần biết về nghề CNTT PHẦN 5 PHẦN 6 4 E. Các lĩnh vực công nghệ mới • SMAC • AI - Trí tuệ nhân tạo • IoT - Internet of Things • Blockchain Một số câu hỏi thường gặp Thông tin một số trường đào tạo CNTT 85 85 85 85 86 87 91 Tài liệu những điều cần biết về nghề CNTT CÁC CHỮ VIẾT TẮT Công nghệ thông tin Thành phố Hồ Chí Minh Đại học Cao đẳng Hội đồng quản trị Trung học phổ thông Trung cấp chuyên nghiệp Thông tin và Truyền thông CNTT TP. HCM ĐH CĐ HĐQT THPT TCCN TTTT 5 Tài liệu những điều cần biết về nghề CNTT LỜI NÓI ĐẦU Thân chào các bạn học sinh, sinh viên! Chúng ta đang sống trong thời kỳ của kỷ nguyên kỹ thuật số gắn liền với những đột phá về công nghệ, trong đó công nghệ thông tin (CNTT) đóng vai trò là công nghệ cốt lõi. CNTT không chỉ là một ngành kinh tế mà còn là động lực quan trọng để giúp các ngành khác phát triển. Trong tương lai, cách sống, làm việc, sản xuất của con người sẽ được thay đổi mạnh mẽ. Công nghệ mới sẽ sắp xếp lại thị trường lao động, nhiều việc làm truyền thống sẽ mất đi, nhiều công việc mới, cơ hội mới sẽ xuất hiện thay thế. Vậy cần phải chuẩn bị những gì để đáp ứng với những cơ hội và thử thách mới? Ai trong chúng ta cũng có ước mơ, hoài bão riêng. Để đạt được những mục tiêu ấy, bạn cần phải nỗ lực rất nhiều trên hành trình làm giàu vốn kiến thức của bản thân, để chọn ra một hướng đi đúng đắn nhất, hiện thực hóa ước mơ, hoài bão làm chủ công nghệ của CNTT Việt Nam. Thấu hiểu những trăn trở ấy, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng với các chuyên gia đầu ngành từ các trường Đại học, doanh nghiệp xây dựng “Tài liệu những điều cần biết về nghề CNTT”. Đây sẽ là cuốn sách gối đầu nằm, là kim chỉ nam cho những bạn trẻ có niềm đam mê bất tận dành cho lĩnh vực công nghệ, một sân chơi chỉ dành cho người dũng cảm. Cuốn Tài liệu sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về nghề CNTT bằng các mô tả chi tiết về công việc chuyên môn của từng vị trí cụ thể, những đòi hỏi về kiến thức, kỹ năng và những tố chất cá nhân tương ứng để nhanh chóng thành công trong công việc. Song song đó, Tài liệu những điều cần biết về nghề CNTT còn cập nhật những tiến bộ công nghệ trong xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như trí tuệ nhân tạo (AI), phân tích dữ liệu lớn (Big data), Internet vạn vật (IoT), thực tế ảo (VR/ AR), điện toán đám mây (cloud computing)… Qua đó, cuốn tài liệu sẽ giúp bạn tự tin vạch ra những bước đi đúng đắn, ra quyết định sáng suốt trước ngưỡng cửa lựa chọn nghề nghiệp của mình. Bộ Thông tin và Truyền thông cùng Nhóm tác giả hi vọng Tài liệu những điều cần biết về nghề CNTT sẽ không chỉ hữu ích cho bạn, mà còn cho các bạn trẻ yêu thích sự năng động, nhạy bén với những điều mới mẻ và luôn khao khát đón đầu xu hướng công nghệ của thời đại, nhưng vẫn còn đang phân vân trước rất 7 nhiều ngã rẽ trong cuộc sống. Cuối cùng, Bộ Thông tin và Truyền thông trân trọng cảm ơn các chuyên gia đến từ các Hiệp hội, doanh nghiệp và trường Đại học lĩnh vực CNTT đã tích cực đóng góp cho việc xây dựng, biên soạn và xuất bản tài liệu này. Trong thời gian tới, cuốn Tài liệu sẽ tiếp tục được cập nhật và cung cấp thông tin hữu ích tới các bạn. Bộ Thông tin và Truyền thông trân trọng lắng nghe ý kiến phản hồi, đóng góp để cuốn Tài liệu được hoàn thiện hơn. Thông tin phản hồi xin gửi về Vụ Công nghệ thông tin, Bộ thông tin và Truyền thông, 18 Nguyễn Du, Hà Nội. Chúc các bạn thật vui, thật may mắn và gặt hái được nhiều thành công trên con đường sẽ lựa chọn. Thân ái, Ban biên soạn Tài liệu những điều cần biết về nghề CNTT Phần 1 Giới thiệu nhóm tác giả Ông LÂM NGUYỄN HẢI LONG Giám đốc Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC) - Chủ tịch Hội tin học TP. HCM (HCA) Ông VŨ ANH TUẤN Tổng Thư ký Hội Tin học TP. HCM 9 Ông NGÔ VĂN TOÀN Giám đốc quốc gia - Hitachi Vantara Việt Nam Ông TRẦN PHÚC HỒNG Phó Tổng Giám đốc Công ty TMA Solutions Tài liệu những điều cần biết về nghề CNTT Ông MAI HOÀI AN Chủ tịch HĐQT Công ty IMT Solutions Ông VƯƠNG BẢO LONG Phó Tổng Giám đốc Công ty LogiGear Việt Nam 10 Ông Huỳnh Lê Tấn Tài Tổng Giám đốc Công ty Kyanon Digital Ông TRẦN TRỌNG ĐẠI Tổng Giám đốc Công ty KMS Technology Tài liệu những điều cần biết về nghề CNTT Bà NGUYỄN THỊ ANH THƯ Hiệu trưởng Trường SaigonTech Bà Nguyễn Phương Mai Giám đốc Điều hành, Navigos Search 11 Tài liệu những điều cần biết về nghề CNTT 12 bắt đầu hành trình Tài liệu những điều cần biết về nghề CNTT Phần 2 Tổng quan về ngành CNTT Việt Nam Trong khoảng ba năm trở lại đây, nhu cầu tuyển dụng các kỹ sư CNTT luôn nằm trong nhóm dẫn đầu các ngành nghề tuyển dụng (theo Navigos Search). 1. Một số thành tựu của ngành CNTT Việt Nam trong những năm gần đây Ngành CNTT Việt Nam đã trở thành một ngành kinh tế chủ lực, đóng vai trò hết sức quan trọng cho sự phát triển bền vững của kinh tế - xã hội. Ngành luôn duy trì tốc độ phát triển khá tốt, tăng trưởng ổn định và liên tiếp đạt được đánh giá cao của các tổ chức lớn trên thế giới. Toàn ngành hiện có khoảng 1 triệu lao động tại doanh nghiệp, hàng năm có trên 50.000 sinh viên tốt nghiệp đại học và cao đẳng mới. Ngoài ra còn có lực lượng lao động làm việc tại các đơn vị chuyên trách về CNTT tại các cơ quan nhà nước. 13 Việt Nam đã hình thành một số doanh nghiệp tiêu biểu được cộng đồng CNTT thế giới ghi nhận như: Viettel, VNPT, FPT, TMA, CMC, BKAV,… và một số startups Kyber Network, VP9, Elsa,… Mặc dù vậy, so với các nước trong khu vực và trên thế giới thì ngành CNTT ở Việt Nam vẫn đang ở quy mô nhỏ; công nghệ phần mềm, nội dung số mặc dù phát triển nhanh nhưng còn manh mún, thiếu tập trung nguồn lực; năng lực nghiên cứu và phát triển đội ngũ chưa cao, đội ngũ nhân lực còn thiếu về số lượng và yếu về kỹ năng chuyên sâu; công nghệ phần cứng, điện tử nặng về lắp ráp, sức cạnh tranh còn yếu. 2. Đánh giá của các tổ chức quốc tế về CNTT Việt Nam Trong thời gian qua, thứ hạng của Việt Nam trên bản đồ CNTT thế giới đã có nhiều bước tiến đáng kể. Năm 2016 Việt Nam đứng đầu về chỉ số kinh tế ứng dụng di động trong 6 nước phát triển khu vực ASEAN. Chỉ số phát triển chính phủ điện tử của Việt Nam năm 2018 được Liên hợp quốc xếp hạng thuộc nhóm phát triển cao, xếp thứ 88/193 quốc gia và đứng thứ 6 trong ASEAN. Theo báo cáo CNTT toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), chỉ số sẵn sàng kết nối của Việt Nam năm 2016 xếp thứ 79/139, tăng 6 bậc. Trong đánh giá này, xếp hạng về đánh giá khả năng tiếp cận các dịch vụ CNTT, Việt Nam được đánh giá rất cao, đứng thứ 3/139. Giá cước dịch vụ Internet băng rộng cố định tại Việt Nam ở mức thấp nhất thế giới. Theo báo cáo năm 2016 do Tholons – tổ chức quốc tế hàng đầu chuyên về tư vấn đánh giá xếp hạng về gia công phần mềm – TP. Hồ Chí Minh (hạng 18) và Hà Nội (hạng 20) đều lọt vào Top 100 địa điểm hấp dẫn hàng đầu về gia công xuất khẩu phần mềm (ITO). Tài liệu những điều cần biết về nghề CNTT Vào tháng 02 năm 2016, Tập đoàn Gartner đã công bố bản báo cáo: “Đánh giá các quốc gia về dịch vụ Gia công Công nghệ thông tin tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2016”, trong đó Việt Nam được xếp hạng 1 trong 6 địa điểm hàng đầu về chuyển giao công nghệ toàn cầu tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. 5 quốc gia còn lại là Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Philippines và Sri Lanka. Việt Nam cũng đã tiến 5 bậc để xếp vị trí thứ 6 về gia công phần mềm toàn cầu (2017 Global Services Location Index, GSLI) của hãng tư vấn AT Kearney, vượt cả Thái Lan ở vị trí thứ 8. Đây cũng là thứ hạng cao nhất mà Việt Nam đạt được trong Chỉ số GSLI mà hãng AT Kear ney công bố. Theo báo cáo của Cushman & Wakefield (C&W) trong các năm 2016 và 2017, Việt Nam đứng vị trí số 1 trong số các điểm đến hấp dẫn về dịch vụ gia công quy trình doanh nghiệp (BPO) trên toàn thế giới. Trong một cuộc khảo sát của Resorz Nhật Bản vào năm 2016, Việt Nam được đánh giá là điểm đến gia công CNTT yêu thích nhất của các công ty Nhật Bản. Nghiên cứu của WEF (2015) đã liệt kê Việt Nam trong Top 10 quốc gia có số lượng kỹ sư tốt nghiệp nhiều nhất. Tổ chức Chỉ số Thành thạo Anh ngữ (EPI) (2014) xếp Việt Nam trong Top 2 quốc gia trên thế giới có nguồn nhân lực CNTT thông thạo tiếng Anh nhất. 3. Nguồn nhân lực CNTT Việt Nam 14 Tại nhiều nước trên thế giới cũng như tại Việt Nam, để thúc đẩy phát triển, sản xuất và ứng dụng CNTT, ngoài các nhân tố như đầu tư, công nghệ, thị trường thì yếu tố gốc rễ là nhân lực CNTT. Phát triển nhân lực CNTT với các kiến thức, kỹ năng hướng chuẩn quốc tế đóng vai trò quyết định trong việc nghiên cứu - sản xuất và phát triển các sản phẩm, dịch vụ CNTT mang thương hiệu quốc gia và có tính cạnh tranh cao. Trong những năm gần đây, nhu cầu nhân lực cho ngành CNTT tăng đáng kể. Theo số liệu báo cáo từ các địa phương, số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phần mềm, nội dung số, phần cứng điện tử và dịch vụ CNTT năm 2018 là khoảng 40.000 doanh nghiệp, tăng 36,7% so với năm 2017). Thêm vào đó, Việt Nam đã và đang là điểm đến của các công ty đa quốc gia lớn như Samsung, LG, Intel... đây là yếu tố thúc đẩy nhu cầu về nhân lực CNTT. Cùng với đòi hỏi về phát triển các hệ thống giao thông thông minh, thành phố thông minh, an toàn thông tin mạng, yêu cầu đối với chuyển đổi số nhu cầu nhân lực CNTT sẽ tiếp tục tăng. Năm 2019, trong 236 trường Đại học trên cả nước, có 149 trường đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực CNTT với tổng số chỉ tiêu hơn 51.000 sinh viên, 412 trường Cao đẳng và trung cấp nghề trên cả nước có đào tạo CNTT. Hiện nay, ngành CNTT có số lượng chỉ tiêu tuyển sinh cao nhất trong các ngành tuyển sinh Đại học. Tuy đã có sự tăng đáng kể về số lượng trong những năm gần đây, nhưng nhu cầu nhân lực CNTT vẫn còn thiếu rất nhiều, đặc biệt là kỹ sư CNTT chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu thị trường. Thật dễ hiểu vì sao kỹ sư CNTT là “con cưng” của các nhà tuyển dụng đúng không! Tài liệu những điều cần biết về nghề CNTT Phần 3 Xu hướng tuyển dụng và triển vọng ngành CNTT ở Việt Nam 1. Kỹ sư CNTT cần gì để “cưa cẩm” nhà tuyển dụng 15 2. Lộ trình phát triển nghề nghiệp của các kỹ sư CNTT tại Việt Nam Có hai con đường mà các kỹ sư CNTT tại Việt Nam lựa chọn. Đó là việc trở thành một nhà quản lý hoặc trở thành các chuyên gia CNTT. Cả hai lựa chọn này đều rất hấp dẫn và có nhiều cơ hội để phát triển bản thân. Tài liệu những điều cần biết về nghề CNTT a. Đối với sự lựa chọn trở thành nhà quản lý, thì một kỹ sư CNTT có thâm niên từ 5 năm trở lên có thể phát triển theo lộ trình sau: Nhóm trưởng Giám đốc Quản lý dự án Giám đốc phụ trách dự án Quản lý cấp cao điều hành b. Đối với việc trở thành một chuyên gia, từ một kỹ sư có kinh nghiệm từ 5 năm trở lên, bạn có thể trở thành: 16 Tài liệu những điều cần biết về nghề CNTT 3. Chính sách đãi ngộ hấp dẫn (cập nhật tới tháng 01/2018) Về mức lương: Tùy thuộc vào kinh nghiệm và năng lực của ứng viên, mức lương khởi điểm trung bình đối với kỹ sư mới ra trường là từ 350-400USD. Các công ty thường có nhu cầu cao về tuyển dụng các kỹ sư ở trình độ này để họ đào tạo thêm nhằm phục vụ cho yêu cầu công việc. Ngoài ra chế độ lương và đãi ngộ còn phụ thuộc vào kết quả công việc và thành quả trong suốt quá trình làm việc của một kỹ sư CNTT. 17 350 - 400USD Về thưởng: - Tùy thuộc chế độ, chính sách công ty. - Các quyền lợi cơ bản như nghỉ phép năm, đi du lịch cùng công ty. - Đối với một số công ty áp dụng hình thức cử kỹ sư CNTT đi làm việc tại nước ngoài, mức chi phí được cấp hàng ngày có sự dao động từ 20-80USD tùy từng công ty. - Có một số công ty áp dụng chính sách thưởng hoàn thành dự án nhưng mức thưởng không nhiều so với tổng thu nhập năm. Công Ty * Thay đổi theo từng công ty Tài liệu những điều cần biết về nghề CNTT Phần 4 Mô tả các nhóm nghề CNTT ở Việt Nam A. Lĩnh vực phát triển phần mềm 19 Tổng quan quy trình phát triển một phần mềm Tài liệu những điều cần biết về nghề CNTT lập trình viên - 20 Kỹ sư Phát triển phần mềm I. Lập trình viên – Kỹ sư phát triển phần mềm (Software Programmer) Lập trình viên thường được gọi là “coder” hay “thợ coding”, vì sao thế? Lập trình viên là người thiết kế, xây dựng và bảo trì các chương trình (phần mềm). Bằng cách thao tác các đoạn mã (các ngôn ngữ lập trình) trên các công cụ lập trình, họ có thể tạo ra các chương trình mới, sửa lỗi hay nâng cấp chương trình đó để tăng tính hiệu quả của việc sử dụng máy tính, thiết bị di động,... Các lập trình viên có thể làm việc trên nhiều ngôn ngữ lập trình, trong đó phổ biến là Java, C++, C#, PHP, ASP.Net,… a. Các công việc của các Lập trình viên? Để làm ra một phần mềm, trước hết người ta phải tạo ra một “bản thiết kế” (framework), mỗi lập trình viên đảm nhiệm một phần việc, sau đó các phần việc này được kết nối lại tạo thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Lập trình viên được ví là những Thợ coding. b. Những yếu tố (tố chất/cá tính) phù hợp để trở thành lập trình viên? 21 quan sát Tài liệu những điều cần biết về nghề CNTT c. Để trở thành lập trình viên thì cần các kiến thức/kỹ năng nào? ● Kiến thức, kỹ năng về các ngôn ngữ lập trình ● Khả năng làm việc theo nhóm ● Khả năng độc lập và sắp xếp công việc ● Kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ, phân tích và dung hòa các luồng ý tưởng ● Kỹ năng tự học suốt đời (life-long 22 learning) Tài liệu những điều cần biết về nghề CNTT kỹ sư thiết kế 23 phần mềm II. Kỹ sư thiết kế phần mềm (Software Designer) Kỹ sư thiết kế phần mềm là người thiết kế ra các phần mềm ứng dụng cho máy tính, thiết bị di động, thiết bị điều khiển (Console), các trang web và thiết bị công nghệ khác. Ứng dụng (application) là các phần mềm có đủ mọi công dụng mà các bạn vẫn quen gọi đó là các “apps”. a. Công việc của kỹ sư thiết kế phần mềm là gì? app app 24 b. Những yếu tố (tố chất/cá tính) phù hợp để trở thành kỹ sư thiết kế phần mềm? Tài liệu những điều cần biết về nghề CNTT c. Để trở thành kỹ sư thiết kế phần mềm, cần có các kiến thức/kỹ năng nào?25 Tài liệu những điều cần biết về nghề CNTT 26 kiến trúc sư phần mềm III. Kiến trúc sư phần mềm (Software Architect) – “Thợ xây” công nghệ Kiến trúc sư phần mềm (gọi tắt là SA) là chuyên gia trong lĩnh vực phần mềm, có nhiệm vụ thiết kế, thẩm định và tạo ra những thiết kế kiến trúc tổng quát, cấp cao cho phần mềm hoặc hệ thống dựa trên những tiêu chuẩn kỹ thuật, đồng thời đáp ứng tốt các yêu cầu đề ra của khách hàng. Những tiêu chuẩn đó bao gồm tiêu chuẩn về lập trình phần mềm, các công cụ và cả nền tảng cho phần mềm đó vận hành. Tương tự như một kiến trúc sư xây dựng, phải hiểu về các phương pháp thi công, chất liệu thích hợp, sở thích của khách hàng và cách tận dụng triệt để diện tích nhà. Các kiến trúc sư phần mềm là những người có tầm nhìn và hiểu biết rất sâu sắc về hướng phát triển phần mềm của họ, từ cách hình thành hệ thống vận hành phần mềm, đến ngôn ngữ lập trình, các tiêu chuẩn viết code đến giao diện đáp ứng đúng yêu cầu sử dụng của khách hàng và làm sao các hệ thống thành phần giao tiếp hài hòa với nhau, làm sao để tạo ra một hệ thống đáng tin cậy và đạt được hiệu suất theo yêu cầu. b. Công việc của SA là gì? • “Đo ni đóng giày” toàn bộ tiêu chuẩn của một dự án phần mềm, ứng dụng 27 • Lên kế hoạch công việc bao quát và định hướng phát triển phần mềm, ứng dụng • Giám sát và nghiên cứu sâu lĩnh vực áp dụng phần mềm, ứng dụng của mình • Chia nhỏ ứng dụng trong một phần mềm lớn và quản lý chúng • Nắm rõ chức năng từng phần nhỏ của ứng dụng • Hiểu sâu các giai đoạn phát triển phần mềm và truyền đạt đến lập trình viên • Tạo ra những thiết kế tổng quát • Tạo ra các thiết kế thành phần • Đưa ra các tiêu chuẩn kỹ thuật chung • Tham gia thiết kế phần cứng • Tập trung định hướng phương pháp lập trình thích hợp • Sử dụng mô hình kiến trúc đa dạng để giao tiếp trong thiết kế phần mềm Tài liệu những điều cần biết về nghề CNTT b. Những yếu tố (tố chất/cá tính) phù hợp để trở thành SA SA SA 28 c. Để trở thành SA thì cần các kiến thức/kỹ năng nào? Tài liệu những điều cần biết về nghề CNTT KỸ SƯ KIỂM THỬ 29 PHẦN MỀM IV. Kỹ sư kiểm thử phần mềm (Software Test Engineer) – “Thợ làm vườn” tỉ mẩn • Kỹ sư kiểm thử phần mềm là người chạy thử (test) phần mềm hoặc ứng dụng để xác nhận rằng phần mềm/ứng dụng đó đáp ứng đúng các yêu cầu thiết kế, phát triển và vận hành. Nói cách khác, đó là người thực hiện quy trình chạy thử phần mềm/ứng dụng nhằm tìm ra lỗi (error/bugs) trong quá trình thiết kế, phát triển và vận hành thử. Thông thường, kiểm thử phần mềm là công đoạn cuối trong một quy trình phát triển phần mềm, trước khi sản phẩm được tung ra thị trường hoặc đưa vào sử dụng. • Kỹ sư kiểm thử phần mềm là thành viên không thể thiếu của bộ phận đảm bảo chất lượng (Quality Assurance – QA) trong một công ty phần mềm. Nghề này thường được gọi vui là nghề "vạch lá tìm sâu". a. Công việc của kỹ sư kiểm thử phần mềm? 30 1 2 3 4 5 Tìm hiểu dự án Lên kế hoạch kiểm thử (test plan) Phân công công việc (schedule) Đọc các mô tả chi tiết (specifications) và viết test case (test case design)* Viết báo cáo kiểm thử (test report) *Test case là kiểm thử những trường hợp phát sinh lỗi có thể xảy ra trong quá trình sử dụng phần mềm Tài liệu những điều cần biết về nghề CNTT Trong quá trình kiểm thử, nếu phát hiện lỗi kỹ sư kiểm thử phần mềm sẽ ghi lỗi đó vào chương trình quản lý lỗi. Khi đọc báo cáo lỗi thì lập trình viên có thể sửa hoặc không sửa lỗi. Nếu lỗi được sửa thì kỹ sư kiểm thử phần mềm phải kiểm thử lại. Nếu lỗi được sửa thành công thì kỹ sư, kiểm thử viên “đóng” lỗi trong chương trình quản lý lỗi. Nếu lỗi vẫn chưa được sửa thì đặt trạng thái “mở” và cứ tiếp tục như thế. b. Những yếu tố (tố chất/cá tính) phù hợp để trở thành kỹ sư kiểm thử phần mềm? 31 c. Kiến thức, kỹ năng, tố chất cần thiết để trở thành kỹ sư kiểm thử phần mềm giỏi? 06 01 05 PHÂN TÍCH TÌM SÂU” 04 03 TESTER 02 Tài liệu những điều cần biết về nghề CNTT 32 CHUYÊN VIÊN PHÂN TÍCH NGHIỆP VỤ V. Chuyên viên phân tích nghiệp vụ (System/Business Analyst) – Người “mai mối” khéo léo Chuyên viên phân tích nghiệp vụ có thể được ví như “chiếc cầu nối” giữa doanh nghiệp/ khách hàng và đơn vị phát triển phần mềm. Chuyên viên phân tích nghiệp vụ sẽ thường xuyên làm việc với lập trình viên, trưởng nhóm phát triển phần mềm, quản lý dự án và các nhân viên CNTT khác để triển khai các giải pháp dưới hình thức là hệ thống hóa thành các mô hình thích hợp. Vì vậy, chuyên viên phân tích nghiệp vụ còn là người giúp “điều hòa” không khí và là “chất keo” gắn kết các thành viên trong dự án. Đây có thể là lý do vì sao người ta gọi chuyên viên phân tích nghiệp vụ là người sống trong hai thế giới - thế giới kinh doanh và thế giới phát triển phần mềm. a. Công việc của các chuyên viên phân tích nghiệp vụ? 33 b. Những yếu tố (tố chất/cá tính) phù hợp để trở thành chuyên viên phân tích nghiệp vụ? Do phải linh hoạt trong giao tiếp, vừa hiểu biết về chuyên môn mà lại phải vừa dễ tiếp thu giữa doanh nghiệp và đơn vị phát triển phần mềm, những tố chất cho thấy bạn “tiềm ẩn” khả năng trở thành một chuyên viên phân tích nghiệp vụ là: Tài liệu những điều cần biết về nghề CNTT c. Để trở thành chuyên viên phân tích nghiệp vụ thì cần các kiến thức/kỹ năng nào? Óc phân tích ý 34 Tài liệu những điều cần biết về nghề CNTT 35 KỸ SƯ CẦU NỐI VI. Kỹ sư cầu nối (Bridge Software Engineer) – Kỹ sư giỏi cả CNTT lẫn ngoại ngữ Nếu phần lớn các kỹ sư CNTT có thể sử dụng tiếng Anh thì với các khách hàng sử dụng tiếng Nhật, Pháp, Hàn Quốc… số lượng kỹ sư CNTT Việt Nam thành thạo các ngôn ngữ này ít hơn nhiều nên cần các kỹ sư cầu nối, là những kỹ sư CNTT thành thạo ngoại ngữ, để kết nối giữa khách hàng và người làm kỹ thuật, đảm bảo các bên hiểu nhau dù có trở ngại về ngôn ngữ. a. Công việc của kỹ sư cầu nối? Công việc chính của các kỹ sư cầu nối là làm việc trực tiếp với khách hàng và truyền đạt yêu cầu của khách hàng cho những người làm kỹ thuật và ngược lại. Kỹ sư cầu nối cũng làm các công việc về kỹ thuật chứ không phải là phiên dịch. b. Những yếu tố (tố chất/cá tính) phù hợp để trở thành kỹ sư cầu nối? 36 YÊU THÍCH TÌM Tài liệu những điều cần biết về nghề CNTT c. Để trở thành kỹ sư cầu nối thì cần các kiến thức/kỹ năng nào? 37 Tài liệu những điều cần biết về nghề CNTT 38 QUẢN LÝ DỰ ÁN VII. Quản lý dự án (Project Manager) – “Mama tổng quản” tài năng Quản lý dự án là người chịu trách nhiệm lên kế hoạch cho dự án và xây dựng, quản lý nhóm để thực hiện dự án. a. Công việc của các quản lý dự án? 39 Tài liệu những điều cần biết về nghề CNTT b. Những yếu tố (tố chất/cá tính) phù hợp để trở thành quản lý dự án? c. Để trở thành quản lý dự án thì cần các kiến thức/kỹ năng nào? 40 quy trình phát Tài liệu những điều cần biết về nghề CNTT B. LĨNH VỰC MẠNG VÀ AN TOÀN THÔNG TIN MẠNG 41 Hệ thống mạng máy tính Tài liệu những điều cần biết về nghề CNTT 42 Kỹ sư quản trị mạng VIII. Kỹ sư quản trị mạng (Network Administrator) – “Người hùng thầm lặng” Từ khi các máy tính được nối mạng (LAN/WAN/Internet) thì cần những người quản trị mạng để đảm bảo hệ thống mạng máy tính luôn hoạt động thông suốt. Kỹ sư quản trị mạng ngoài việc đảm bảo cho kết nối mạng luôn ổn định thì còn phải quản lý chặt chẽ để thiết bị không bị tấn công, đánh cắp dữ liệu. a. Công việc của kỹ sư quản trị mạng là gì? 43 Tài liệu những điều cần biết về nghề CNTT b. Những yếu tố (tố chất/cá tính) phù hợp để trở thành kỹ sư quản trị mạng là gì? c. Để trở thành quản trị mạng thì cần các kiến thức/kỹ năng nào? 44 Tài liệu những điều cần biết về nghề CNTT kỹ sư an toàn 45 thông tin IX. Kỹ sư an toàn thông tin (IT Security Engineer) – “Vệ binh dải ngân hà” Kỹ sư an toàn thông tin là người tìm hiểu các điểm yếu của hệ thống thông tin, khả năng hệ thống hoặc dữ liệu bị hủy hoại hoặc đánh cắp do rủi ro hay bị tấn công có chủ đích. Từ đó xây dựng giải pháp an ninh để bảo vệ hệ thống, hoặc tái lập hệ thống khi sự cố an ninh xảy ra. Hay nói khác hơn kỹ sư an ninh là “vệ binh” của cả một hệ thống công nghệ. a. Công việc của các kỹ sư an toàn thông tin? thông tin công 46 thông tin toàn thông tin Tài liệu những điều cần biết về nghề CNTT b. Những yếu tố (tố chất/ cá tính) phù hợp để trở thành kỹ sư an toàn thông tin? c. Để trở thành kỹ sư an toàn thông tin thì cần các kiến thức/kỹ năng nào?47 Tài liệu những điều cần biết về nghề CNTT 48 NHÂN VIÊN HỖ TRỢ KỸ THUẬT X. Nhân viên hỗ trợ kỹ thuật (IT Supporter) – “Ong thợ” cần cù Tùy theo doanh nghiệp lớn nhỏ mà nhân viên hỗ trợ kỹ thuật có vai trò khác nhau. Trong doanh nghiệp, nhân viên hỗ trợ kỹ thuật thường nằm trong bộ phận vận hành và quản trị hệ thống. Nhân viên hỗ trợ kỹ thuật có thể làm việc công ty sản xuất máy tính, công ty phần mềm, công ty cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho khách hàng về một sản phẩm cụ thể, hay các doanh nghiệp lớn có nhiều hệ thống máy tính và phần mềm. a. Công việc của nhân viên hỗ trợ kỹ thuật Công việc chính của nhân viên hỗ trợ kỹ thuật là hỗ trợ cho người dùng về các vấn đề kỹ thuật. Cụ thể là: 49 IT supporter Tài liệu những điều cần biết về nghề CNTT b. Những yếu tố (tố chất/cá tính) phù hợp để trở thành nhân viên hỗ trợ kỹ thuật? NHÂN VIÊN logic c. Để trở thành nhân viên hỗ trợ kỹ thuật thì cần các kiến thức/kỹ năng nào? 50 Tài liệu những điều cần biết về nghề CNTT Quản lý 51 Công nghệ Thông tin XI. Quản lý công nghệ thông tin ( IT manager) - “Captain” IT toàn năng Quản lý công nghệ thông tin (IT manager) là cầu nối giữa bộ phận IT và ban quản lý doanh nghiệp, hay nói cách khác Quản lý công nghệ thông tin (IT manager) là người chuyển đổi ngôn ngữ kinh doanh sang ngôn ngữ kỹ thuật. Với một số doanh nghiệp nhỏ thì Quản lý công nghệ thông tin (IT manager) có thể cũng là một thành viên của đội ngũ IT để vận hành hệ thống. Quản lý công nghệ thông tin (IT manager) chính là người đặt nền tảng kiến trúc cho hạ tầng hệ thống CNTT trong doanh nghiệp. a. Công việc của IT Manager? Chăm sóc tất cả các vấn đề liên quan đến hệ thống CNTT trong doanh nghiệp như: 52 các phòng ban liên quan ngân sách, Tài liệu những điều cần biết về nghề CNTT b. Những yếu tố (tố chất/cá tính) phù hợp để trở thành IT Manager? Thích Phân tích khéo léo c. Để trở thành IT Manager thì cần các kiến thức/kỹ năng nào? logic 53 Tài liệu những điều cần biết về nghề CNTT C. Lĩnh vực ĐA PHƯƠNG TIỆN 54 GRAPHICS - MULTIMEDIA Tài liệu những điều cần biết về nghề CNTT Chuyên viên 55 thiết kế đồ họa XII. Chuyên viên thiết kế đồ họa (Graphics Designer/Web/GUI Designer) – Họa sỹ “không cọ” Đồ họa là sự kết hợp giữa nghệ thuật và thông tin, và thiết kế đồ họa là loại hình nghệ thuật ứng dụng, kết hợp hình ảnh chữ viết và ý tưởng một cách sáng tạo để truyền đạt thông tin hiệu quả và thú vị qua các ấn phẩm in ấn (báo, tờ rơi, poster,…) và trực tuyến (web, clip quảng cáo,…) a. Công việc của chuyên viên thiết kế đồ họa là gì? Công việc của chuyên viên thiết kế đồ họa là xác định bố cục, cách sắp đặt thông tin, kiểu chữ, màu chữ, hình ảnh, bảng biểu và các cách thể hiện trực quan khác nhau trên các sản phẩm cần thiết kế. Tùy vào từng thông điệp cần truyền tải và đối tượng mục tiêu mà họ sẽ đưa ra những thiết kế phù hợp khác nhau. Họ sẽ bắt đầu từ các bản phác thảo hoặc các mẫu bố cục trước và sau đó mới đưa ra sản phẩm thiết kế hoàn chỉnh. b. Những yếu tố (tố chất/cá tính) phù hợp để trở thành chuyên viên thiết kế đồ họa ? 56 TH NG XUYÊN C P NH T CÁC XU H NG M I GRAPHICS DESIGNER THÍCH H I H A, NGH THU T,V N HÓA c. Để trở thành chuyên viên thiết kế đồ họa cần các kiến thức/kỹ năng nào?Tài liệu những điều cần biết về nghề CNTT CHUYÊN VIÊN TRUYỀN THÔNG ĐA 57 PHƯƠNG TIỆN XIII. Chuyên viên truyền thông đa phương tiện – nghề “tắc kè hoa” Truyền thông đa phương tiện là việc ứng dụng CNTT trong sáng tạo, thiết kế những sản phẩm mỹ thuật mang tính ứng dụng trong các lĩnh vực truyền thông (truyền hình, quảng cáo, biên tập âm thanh, hình ảnh,…), giải trí (game, điện ảnh, hoạt hình 2D/3D,…), giáo dục (hướng nghiệp, minh họa trực quan,…), thiết kế giao diện website, điện thoại, máy tính bảng, PC, TV…và nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống. Đây cũng là ngành “hot” của lĩnh vực công nghệ đang được các bạn học sinh chọn học nhiều nhất trong các ngành Đại học. a. Công việc của chuyên viên truyền thông đa phương tiện? - Quản lý, biên tập, xây dựng các nội dung báo chí, ấn phẩm, bìa sách - Biên tập, xây dựng các chương trình truyền hình, xử lý âm thanh, hình ảnh trước khi phát sóng, thiết kế các nội dung truyền hình, hay làm các kỹ xảo điện ảnh. - Thiết kế, tư vấn quảng cáo, thiết kế bao bì, nhãn hiệu sản phẩm, thiết kế logo, làm phim quảng cáo,… hoặc một hệ thống nhận dạng thương hiệu. - Thiết kế giao diện và cách thức tương tác của các ứng dụng website, điện thoại, máy tính bảng, PC, TV… - Thiết kế đồ họa, mô phỏng, ứng dụng trong y học, công nghiệp, du lịch, dịch vụ, giáo dục Đây là ngành có môi trường làm việc phong phú nhất, bao gồm: 58 b. Những yếu tố (tố chất/cá tính) phù hợp để trở thành chuyên viên truyền thông đa phương tiện? #1 #2 Tài liệu những điều cần biết về nghề CNTT c. Để trở thành chuyên viên truyền thông đa phương tiện thì cần các kiến thức/kỹ năng nào?59 Tài liệu những điều cần biết về nghề CNTT 60 01 02 03 04 d. Lĩnh vực khác 05 06 07 08 09 Tài liệu những điều cần biết về nghề CNTT KỸ SƯ THIẾT KẾ 61 VI MẠCH XIV. Kỹ sư thiết kế vi mạch (Integrated Circuit Designer - ICD) – “Siêu nhân” kỹ thuật điện tử - công nghệ • “Vi mạch là phần “não bộ” của một thiết bị công nghệ”, điều khiển toàn bộ hoạt động thông qua ngôn ngữ lập trình được tích hợp mã hóa trong bảng vi mạch. Nếu như phần mềm điều khiển là phần “tư duy” của một thiết bị công nghệ, thì vi mạch là phần não bộ chứa toàn bộ phần tư duy đó để kết nối với các bộ phận khác và vận hành toàn bộ thiết bị. • Người thiết kế vi mạch sẽ tạo ra các mạch tích hợp, chẳng hạn bản mạch hoặc con chip, để phục vụ cho một mục đích cụ thể nào đó, ví dụ một chip (sản phẩm ASIC) được thiết kế để phục vụ cho mục đích thu thập dữ liệu âm thanh hoặc là xử lý hình ảnh. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của các công cụ thiết kế, một thiết kế chip có thể bao gồm bộ vi xử lý chính, bộ xử lý vùng nhớ và các khối xử lý khác. a. Công việc của kỹ sư thiết kế vi mạch? Có rất nhiều mức độ làm việc khác nhau trong lĩnh vực thiết kế vi mạch, về tổng quan thiết kế vi mạch thường chia ra làm 3 loại: • Thiết kế số (Digital IC design): Sử dụng ngôn ngữ thiết kế phần cứng để hiện thực các chức năng lô-gic của thiết kế. 62 • Thiết kế tương tự (Analog IC design): Phần lớn được thực hiện bởi con người (80%) và đòi hỏi nhiều kinh nghiệm cũng như hiểu biết về cấu trúc vật lý, tham số đặc trưng, công nghệ sản xuất của các linh kiện. • Thiết kế tín hiệu hỗn hợp (Mixed-signal design): Cho các chip có chức năng phức tạp và chứa đồng thời các khối tương tự (analog) và số (digital). Và dù là thiết kế loại nào thì quy trình thiết kế cũng gồm 2 giai đoạn chính: • Thiết kế luận lý (Logical design - Front End design) • Thiết kế vật lý (Physical design - Back End design) • Chip sau khi được thiết kế sẽ được đem đến nhà máy sản xuất. Các công ty có thể tự sản xuất chip của mình thiết kế, bán thiết kế cho các công ty khác, hoặc thuê các công ty khác sản xuất cho mình. Chip sau khi sản xuất sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi đến với người dùng. Tài liệu những điều cần biết về nghề CNTT b. Những yếu tố (tố chất/cá tính) phù hợp để trở thành kỹ sư thiết kế vi mạch? 1 2 3 4 5 6 c. Để trở thành kỹ sư thiết kế vi mạch thì cần các kiến thức/kỹ năng nào?63 Tài liệu những điều cần biết về nghề CNTT 64 CHUYÊN VIÊN QUẢN TRỊ WEBSITE XV. Chuyên viên quản trị Website (Webmaster/Web Administrator) – “Bá chủ” Website Quản trị Website là người chịu trách nhiệm một trang Web. Công việc của họ là đầu mối liên hệ các vấn đề liên quan đến website, chịu trách nhiệm chính cho hệ thống Website, là nhân tố quyết định về mặt nội dung và kỹ thuật. Trong một vài trường hợp công ty phân biệt rõ ràng về mặt kỹ thuật và nội dung, thì Webmaster và Web Administrator được phân ra thành hai người. a. Công việc của chuyên viên quản trị Website b. Những yếu tố (tố chất/cá tính) phù hợp để trở thành chuyên viên quản trị Website?65 Tài liệu những điều cần biết về nghề CNTT c. Để trở thành chuyên viên quản trị Website thi cần các kiến thức/kỹ năng nào?66 *SEO (Search Engine Optimization) là tập hợp những phương pháp tối ưu hóa để Website trở nên thân thiện với máy chủ tìm kiếm (Search Engine) từ đó nâng cao thứ hạng Website khi người dùng tìm kiếm với các từ khóa liên quan. Tài liệu những điều cần biết về nghề CNTT KỸ SƯ HỆ THỐNG 67 THÔNG TIN XVI. Kỹ sư hệ thống thông tin, kỹ sư tích hợp hệ thống (ERP/MIS/SI Engineer) – “Biệt đội đa năng” Kỹ sư hệ thống thông tin hoặc kỹ sư tích hợp hệ thống có công việc liên quan đến việc khảo sát, tư vấn, triển khai, phát triển, vận hành, bảo trì và nâng cấp, cải tiến các hệ thống liên quan đến MIS/ERP và SI*. *Chúng ta hãy cùng tìm hiểu các thuận ngữ “khó nhằn” trên nhé. - MIS (Management Information Systems) – Hệ thống thông tin quản lý – Là hệ thống cung cấp thông tin phục vụ cho việc quản lý vận hành một tổ chức. Hệ thống bao gồm con người, thiết bị và quy trình tích hợp với nhau. - ERP (Enterprise Resource Planning) - Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Hệ thống ERP điển hình bao hàm tất cả những chức năng cơ bản của một tổ chức. Thay vì phải sử dụng phần mềm kế toán, nhân sự, quản trị... song song, độc lập lẫn nhau thì ERP gồm tất cả vào chung 1 gói phần mềm duy nhất mà giữa các chức năng đó có sự liên thông với nhau. - SI (System Integration) – tích hợp hệ thống - bao gồm sự tham gia của các hệ thống nhỏ hay các thành phần để trở thành một hệ thống lớn hơn, phục phụ cho một mục đích cụ thể. a. Công việc của kỹ sư hệ thống thông tin, kỹ sư tích hợp hệ thống? Công việc của các chuyên gia, kỹ sư MIS/EPR và SI thường rất đa dạng, bao gồm một hoặc 68 nhiều các công việc sau: • Phân tích nghiệp vụ (Business Analyst) • Phân tích hệ thống (Systems Analyst) • Phân tích kinh doanh thông minh (Business Intelligence Analyst) • Phát triển ứng dụng (Business Application Developer/System Developer) • Tư vấn CNTT (IT Consultant) • Tư vấn ERP (ERP Consultant) • Chuyên viên phân tích, quản trị cơ sở dữ liệu (Database Analyst/Administrator) • Quản trị mạng (Network Administrator) • Chuyên gia Hỗ trợ kỹ thuật (Technical Support Specialist) • Quản lý dự án CNTT (IT Development Project Leader) • Quản lý Hệ thống thông tin (Information Systems Manager) • Giám đốc CNTT (CIO – Chief Information Officer) Tài liệu những điều cần biết về nghề CNTT b. Những yếu tố (tố chất/cá tính) phù hợp để trở thành kỹ sư hệ thống thông tin, kỹ sư tích hợp hệ thống? 69 c. Để trở thành kỹ sư hệ thống thông tin, kỹ sư tích hợp hệ thống thì cần các kiến thức/kỹ năng nào? ngành ERP/MIS/SI chuyên ngành sâu Tài liệu những điều cần biết về nghề CNTT 70 chuyên viên nghiên cứu phát triển XVII. Chuyên viên nghiên cứu phát triển CNTT (IT Researcher) – “Ong mật” ưa tìm tòi Chuyên viên nghiên cứu phát triển CNTT là chuyên gia về công nghệ, thành viên không thể thiếu của đội ngũ Nghiên cứu & Phát triển (Research & Development) trong một công ty CNTT. a. Công việc của chuyên viên nghiên cứu phát triển CNTT là gì? 01 02 71 03 04 Tài liệu những điều cần biết về nghề CNTT b. Những yếu tố (tố chất/cá tính) phù hợp để trở thành chuyên viên nghiên cứu phát triển CNTT? ÓC TÌM TÒI KHÁM PHÁ DUY LÔ-GIC VÀ 72 c. Để trở thành chuyên viên nghiên cứu phát triển CNTT thì cần các kiến thức/kỹ năng nào? ngành CNTT Tài liệu những điều cần biết về nghề CNTT GIẢNG VIÊN 73 CHUYÊN NGÀNH cntt XVIII. Giảng viên chuyên ngành CNTT (IT Teacher/Instructor) – “Nhà thông thái” thời công nghệ Chương trình giảng dạy CNTT giúp người học tìm hiểu và nghiên cứu về hệ thống máy tính cũng như phát triển phần mềm. Công nghệ phần mềm là một trong các chuyên ngành chính được giảng dạy trong ngành CNTT của các trường đại học kỹ thuật. Nội dung của chuyên ngành bao gồm những khái niệm cơ bản và các kiến thức nâng cao liên quan đến các phương pháp và công cụ trợ giúp phát triển phần mềm một cách hiệu quả, tin cậy và tiết kiệm. a. Công việc của giảng viên chuyên ngành CNTT là gì? Tùy vào vị trí của người giáo viên/giảng viên mà công việc sẽ có chút khác nhau, nhìn chung nhiệm vụ của giảng viên gồm có: 74 Tài liệu những điều cần biết về nghề CNTT b. Các tố chất phù hợp để trở thành giảng viên chuyên ngành CNTT? 75 c. Để trở thành giảng viên chuyên ngành CNTT, cần các kiến thức/kỹ năng nào? Tài liệu những điều cần biết về nghề CNTT 76 CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN cntt XIX. Chuyên viên tư vấn, chuyên gia CNTT (Consultant/Expert) – “Quân sư thông thái” không thể thiếu của thời đại công nghệ Tư vấn giải pháp CNTT là một nghề đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, tư duy hệ thống và có cái nhìn đa chiều. Đóng vai trò cầu nối, nhà tư vấn sẽ hỗ trợ thông tin để giúp doanh nghiệp thuê tư vấn tiếp cận và chọn ra những nhà cung cấp giải pháp thích hợp nhất. a. Công việc của các chuyên viên tư vấn, chuyên gia CNTT? khách hàng 77 b. Những yếu tố (tố chất/cá tính) phù hợp để trở thành chuyên viên tư vấn, chuyên gia CNTT? Tài liệu những điều cần biết về nghề CNTT c. Để trở thành chuyên viên tư vấn, chuyên gia CNTT thì cần các kiến thức/kỹ năng nào?78 Tài liệu những điều cần biết về nghề CNTT CHUYÊN VIÊN 79 KINH DOANH KỸ THUẬT XX. Chuyên viên kinh doanh kỹ thuật Sales & Marketing (Technical Sales & Marketing) – Team năng động, sáng tạo Chuyên viên kinh doanh kỹ thuật là một thành viên trong đội ngũ sales & marketing của công ty. Nghề này đòi hỏi kết hợp kiến thức kỹ thuật, CNTT, kỹ năng con người và hiểu biết về ngành kinh doanh của công ty để có thể thấu hiểu các nhu cầu của khách hàng và tư vấn giải pháp cho họ. a. Chuyên viên kinh doanh kỹ thuật làm gì? 80 b. Những yếu tố (tố chất/cá tính) phù hợp để trở thành chuyên viên kinh doanh kỹ thuật? Tài liệu những điều cần biết về nghề CNTT