🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Tài Liệu Hướng Dẫn Giáo Viên Môn Ngữ Văn Lớp 9 Ebooks Nhóm Zalo BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO VUÏGIAOÙ DUCÏ TRUNG HOCÏ CHÖÔNG TRÌNH PHATÙ TRIENÅ GIAOÙ DUCÏ TRUNG HOCÏ TAØI LIEÄU HÖÔÙNG DAÃN GIAÙO VIEÂN MOÂN NGÖÕ VAÊN LÔÙP 9 NHAØ XUAÁT BAÛN GIAÙO DUÏC VIEÄT NAM 2 MỞ ĐẦU Mô hình trường học mới (THM) thực hiện theo Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành. Nội dung các bài học theo mô hình THM được xây dựng trên nguyên tắc đảm bảo mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ của Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, đồng thời phù hợp với việc thực hiện các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực học sinh (HS). Tiến trình bài học trong mô hình THM được thiết kế thành các hoạt động học theo tiến trình sư phạm của các phương pháp dạy học tích cực như: dạy học giải quyết vấn đề, dạy học tìm tòi nghiên cứu, phương pháp “Bàn tay nặn bột” và các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn… Tuy có những điểm khác nhau nhưng tiến trình sư phạm của các phương pháp dạy học tích cực đều tuân theo con đường nhận thức chung là : từ vấn đề cần giải quyết – HS phải học kiến thức mới, kĩ năng mới để giải quyết vấn đề – vận dụng, mở rộng kiến thức, kĩ năng mới vào thực tiễn. Vì vậy, mỗi bài học trong mô hình THM đều được thiết kế theo 5 hoạt động: Khởi động, Hình thành kiến thức, Luyện tập, Vận dụng, Tìm tòi mở rộng. Giáo viên (GV) cần hiểu đúng bản chất của từng hoạt động trong mỗi bài học, trong đó hoạt động cốt lõi là “Hình thành kiến thức” và “Luyện tập” để đảm bảo cho tất cả HS phải học được kiến thức mới, luyện được kĩ năng mới theo mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành. Cụ thể như sau : Hoạt động khởi động nhằm tạo tâm thế học tập cho HS, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới. GV sẽ tạo tình huống học tập dựa trên việc huy động kiến thức, kinh nghiệm của bản thân HS có liên quan đến vấn đề xuất hiện trong sách Hướng dẫn học 3 Ngữ văn 9; làm bộc lộ “cái HS đã biết”, giúp HS bộc lộ quan niệm của mình về vấn đề sắp học để nhận ra “cái chưa biết và muốn biết”. Vì vậy, các câu hỏi/ nhiệm vụ trong Hoạt động khởi động là những câu hỏi/ vấn đề mở, không cần và không thể có câu trả lời hoàn chỉnh. Kết thúc hoạt động này, GV không chốt về nội dung kiến thức mà chỉ giúp HS phát biểu được vấn đề để HS chuyển sang các hoạt động tiếp theo nhằm bổ sung những kiến thức, kĩ năng mới, qua đó tiếp tục hoàn thiện câu trả lời hoặc giải quyết được vấn đề. Hoạt động hình thành kiến thức nhằm giúp HS chiếm lĩnh được kiến thức, kĩ năng mới thông qua việc nghiên cứu tài liệu ; tiến hành thí nghiệm, thực hành ; hoạt động trải nghiệm sáng tạo... Kết thúc hoạt động này, trên cơ sở kết quả hoạt động học của HS thể hiện ở các sản phẩm học tập mà học sinh/ nhóm học sinh hoàn thành, GV cần chốt kiến thức mới để HS ghi nhớ và vận dụng. Hoạt động luyện tập nhằm giúp HS củng cố, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng vừa lĩnh hội được thông qua yêu cầu áp dụng trực tiếp kiến thức vào giải quyết các câu hỏi/ bài tập/ tình huống/ vấn đề trong học tập. Kết thúc hoạt động này, nếu cần, GV có thể lựa chọn những vấn đề cơ bản về phương pháp, cách thức giải quyết các câu hỏi/ bài tập/ tình huống/ vấn đề để HS ghi nhớ và vận dụng, trước hết là vận dụng để hoàn chỉnh câu trả lời/ giải quyết vấn đề đặt ra trong Hoạt động khởi động. Hoạt động vận dụng nhằm giúp HS vận dụng được các kiến thức, kĩ năng đã học để phát hiện và giải quyết các tình huống/ vấn đề trong cuộc sống ở gia đình, địa phương. GV cần gợi ý HS về những hoạt động, sự vật, hiện tượng cần quan sát trong cuộc sống hằng ngày, mô tả yêu cầu về sản phẩm mà HS cần hoàn thành để HS quan tâm thực hiện. Hoạt động tìm tòi mở rộng nhằm tạo cho HS thói quen không bao giờ dừng lại với những gì đã học và hiểu rằng ngoài những kiến thức được học trong nhà trường còn rất nhiều điều có thể và cần phải tiếp tục học, ham mê học tập suốt đời. GV cần giúp HS tự đặt ra các tình huống có vấn đề nảy sinh từ nội dung bài học, từ thực tiễn cuộc sống, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết bằng những cách khác nhau. 4 Hoạt động vận dụng và Hoạt động tìm tòi mở rộng không cần tổ chức ở trên lớp và không đòi hỏi tất cả HS phải thực hiện như nhau. GV cần quan tâm, động viên để có thể thu hút nhiều HS tham gia một cách tự nguyện; khuyến khích những HS có sản phẩm chia sẻ với các bạn trong lớp. Mỗi hoạt động học của HS trong tiến trình trên phải được tổ chức một cách linh hoạt giữa hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm nhỏ và toàn lớp. Không nên bố trí HS ngồi theo các nhóm cố định mà phải chia nhóm theo yêu cầu của hoạt động học. Nghĩa là các nhóm học tập nói chung đều được hình thành một cách linh hoạt theo từng nội dung học tập. Nếu là hoạt động cá nhân, cặp đôi và toàn lớp thì không cần và không nên bố trí HS ngồi thành nhóm, nhất là trong điều kiện lớp học không cho phép. Các hình thức làm việc trong nhóm được thay đổi thường xuyên căn cứ vào yêu cầu của sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9 và việc thiết kế hoạt động của GV. Nhìn chung, quy trình tổ chức mỗi hoạt động học như sau : – Làm việc cá nhân : Trước khi tham gia phối hợp với bạn, cá nhân phải tự lĩnh hội kiến thức, chuẩn bị ý kiến tham gia thảo luận. Tần suất của các hoạt động cá nhân rất lớn và chiếm ưu thế hơn so với các hoạt động khác. – Làm việc theo cặp hoặc theo nhóm : Sau khi học cá nhân, HS cần được hướng dẫn thảo luận với bạn về nội dung học tập. Tuỳ điều kiện cụ thể của lớp học và nội dung học tập, GV quyết định giao cho HS thảo luận theo cặp hoặc theo nhóm để hoàn thành sản phẩm học tập được giao. Để hoạt động nhóm đạt hiệu quả, mỗi nhóm chỉ nên có 4 HS. – Làm việc cả lớp : Trong mỗi hoạt động học, sau khi HS làm việc cá nhân, cặp đôi, nhóm, GV tổ chức làm việc chung cả lớp để HS được trình bày, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập ; nhận xét, đánh giá về sản phẩm học tập của HS ; định hướng hoạt động học tiếp theo ; chốt kiến thức, kĩ năng mới để HS chính thức ghi nhận và vận dụng. Việc lựa chọn hình thức hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm hay toàn lớp phụ thuộc vào yêu cầu của các loại hình hoạt động và luyện tập. Sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9 chỉ là một gợi ý cho việc tổ chức các hình thức hợp tác này, GV không nên luôn tuân theo một cách máy móc thiết kế có sẵn của sách. Tuỳ vào tình hình thực tế, GV có thể điều chỉnh một cách linh hoạt, tạo hứng thú cho HS trên nguyên tắc đảm bảo mục tiêu bài học. 5 Khi tổ chức hoạt động học của HS, GV cần chú ý giao nhiệm vụ học tập cho các nhóm một cách cụ thể và rõ ràng ; đứng ở vị trí thuận lợi để dễ dàng quan sát các nhóm HS làm việc và có thể hỗ trợ kịp thời cho từng HS và cả nhóm ; hướng dẫn HS ghi tóm tắt kết quả hoạt động cá nhân và kết quả thảo luận nhóm vào vở ; không được đọc cho HS ghi bài, không yêu cầu HS chép lại toàn bộ nội dung bài học trong sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9. Khi giúp đỡ HS, cần gợi mở để HS tự lực hoàn thành nhiệm vụ ; khuyến khích để HS hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trong việc giải quyết nhiệm vụ học tập ; kết hợp nhận xét, đánh giá bằng lời nói ; trong mỗi giờ học cần tranh thủ ghi nhận xét, đánh giá và có thể cho điểm vào vở học của một số HS và luân phiên để mỗi HS được ghi từ 2 – 4 lần trong mỗi học kì thay cho việc kiểm tra miệng, 15 phút, 45 phút trước đây. 6 PHẦN THỨ NHẤT DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI 7 1. Về cấu trúc và nội dung tài liệu Hướng dẫn học Ngữ văn 9 Một trong những đặc điểm nổi bật của môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông là vừa có tính khoa học vừa có tính nghệ thuật. Nội dung dạy học của môn Ngữ văn đảm bảo chính xác, khách quan và hệ thống, phản ánh những thành tựu mới, những tiến bộ của khoa học xã hội và nhân văn, thể hiện được những giá trị nhân văn mà các thế hệ đi trước đã xác lập. Mặt khác, thông qua việc tiếp cận với tiếng Việt và những hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học, HS được phát triển khả năng tưởng tượng, làm giàu cảm xúc thẩm mĩ và định hướng thị hiếu lành mạnh nhằm hoàn thiện nhân cách của mình. Tài liệu Hướng dẫn học Ngữ văn 9 được biên soạn dựa trên nội dung chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn 9 hiện hành, đồng thời có sự điều chỉnh, sắp xếp và tổ chức theo hướng hình thành và phát triển các năng lực của HS, đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập để tăng cường tính chủ động, tích cực, sáng tạo của người học, nhằm thực hiện tốt nhất mục tiêu và đặc trưng của môn học. 1.1. Những điểm kế thừa, tiếp nối sách giáo khoa Ngữ văn 9 hiện hành Tài liệu Hướng dẫn học Ngữ văn 9 về cơ bản vẫn đảm bảo nội dung chương trình đã được thể hiện qua hệ thống các bài học của sách giáo khoa Ngữ văn 9. Cụ thể: – Tài liệu đảm bảo chuẩn kiến thức và kĩ năng của Chương trình giáo dục phổ thông (được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2006), đảm bảo mục tiêu trong mỗi bài học. Những bài học chính thức theo chương trình (CT) và sách giáo khoa (SGK) vẫn được xác định theo các yêu cầu về nội dung cơ bản và trọng tâm kiến thức, kĩ năng. Bên cạnh đó, theo yêu cầu giảm tải được quy định tại các văn bản hướng dẫn chỉ đạo của các cấp quản lý, các bài hướng dẫn tự học, đọc thêm,... được sắp xếp hợp lí trong tiến trình tổ chức hoạt động, tuỳ theo độ khó về nội dung yêu cầu của mỗi bài học. – Cấu trúc các bài học trong tài liệu nhìn chung dựa trên trình tự sắp xếp các bài học theo từng tuần học trong sách giáo khoa hiện hành. Tuy nhiên, do một số nội dung học tập được điều chỉnh theo tinh thần giảm tải như đã nói ở trên, nên một số bài học có sự thay đổi, sắp xếp lại so với SGK Ngữ văn 9 hiện hành. – Tài liệu vẫn đảm bảo tích hợp các phân môn Đọc hiểu, Tiếng Việt và Tập làm văn; nội dung của cả 3 phân môn đều được triển khai trong một bài học. Sự tích hợp này dựa trên 2 trục năng lực cơ bản là đọc hiểu (tiếp nhận văn bản) và tập làm văn (tạo lập văn bản). Đây vừa là sự kế thừa tính tích hợp đã có trong CT và SGK hiện hành, tuy nhiên, trong mô hình THM, tính tích hợp thể hiện cao hơn, cụ thể, các đơn vị nội dung của từng phân môn Đọc hiểu, Tiếng Việt và Tập làm văn không tách rời thành các bài học riêng như SGK hiện hành mà được gắn kết trong từng hoạt động của bài học, tránh sự trùng lặp trong một số nội dung dạy học, tạo điều kiện cho HS huy động tốt nhất các ngữ liệu để tiếp nhận kiến thức và rèn luyện kĩ năng. 8 1.2. Những điểm mới của tài liệu được biên soạn theo mô hình trường học mới Tài liệu Hướng dẫn học Ngữ văn 9 tiếp tục được biên soạn theo tinh thần đổi mới, nhằm đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của mô hình THM, đó là: tạo điều kiện để HS được chủ động học theo tốc độ của riêng mình, được tự quản lí, tự đánh giá quá trình học của cá nhân; GV tổ chức quá trình học tập của HS trên cơ sở trải nghiệm và kiến tạo, hướng tới dạy học phân hoá, cá thể hoá; nội dung và kế hoạch học tập được thực hiện linh hoạt; HS là chủ thể hoạt động trong môi trường học tập dân chủ và thân thiện; việc học tập của HS có sự hỗ trợ tích cực từ phía phụ huynh và cộng đồng. Những điểm mới của tài liệu được thể hiện cụ thể như sau: – Tài liệu thiết kế nội dung dạy học theo đơn vị bài học, mỗi bài học tích hợp nội dung của 3 phân môn (được sắp xếp trong một tuần học của chương trình hiện hành), được tổ chức theo 5 hoạt động: Khởi động – Hình thành kiến thức – Luyện tập – Vận dụng – Tìm tòi mở rộng, với thời lượng 5 tiết. Mạch nội dung bài học được cấu trúc dựa trên trục thể loại và kiểu văn bản, các kiến thức tiếng Việt và tập làm văn được dạy tích hợp với đọc hiểu. Cách sắp xếp này vừa thể hiện bước phát triển trong quan điểm dạy học tích hợp như đã nói ở trên, vừa hiện thực hoá lí thuyết kiến tạo theo quy luật của quá trình nhận thức và tiếp nhận tri thức đối với cá nhân người học, hỗ trợ việc tổ chức hoạt động học được lô gic và hiệu quả. – Nội dung bài học được triển khai theo các hoạt động học tập, giúp HS rèn luyện khả năng tự học, tăng cường chia sẻ, hợp tác trong quá trình học thông qua việc thực hiện hệ thống các bài tập hoặc nhiệm vụ học tập, với các hình thức tổ chức đa dạng (hoạt động cá nhân, hoạt động cặp đôi, hoạt động nhóm, hoạt động chung cả lớp, hoạt động với cộng đồng,…). Nội dung đọc hiểu, tiếng Việt, tập làm văn được kết nối trong từng hoạt động, vừa đảm bảo sự phối hợp của các kiến thức cơ bản, vừa tăng cường hoạt động luyện tập, vận dụng kiến thức vào quá trình giao tiếp và cảm thụ văn học của HS, từng bước nâng cao khả năng tự học và sự chủ động của HS trong học tập, đồng thời tăng cường các hoạt động trải nghiệm, hoạt động thực hành, vận dụng các kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn. – Các bài học được tổ chức theo định hướng phát triển năng lực cho HS. Định hướng này được thể hiện trong tất cả các khâu của quá trình dạy học, thông qua hệ thống mục tiêu bài học, triển khai nội dung và phương pháp đánh giá cũng như việc quan sát và góp ý giờ học của giáo viên. Với quan niệm năng lực là sự vận dụng tổng hợp những kiến thức, kĩ năng và thái độ, động cơ,… của người học vào việc giải quyết những tình huống đặt ra trong học tập và trong thực tiễn, năng lực phải được thể hiện qua những chỉ số hành vi (những gì HS thể hiện qua nói, viết, làm, tạo ra), trong mỗi bài học, việc xác định mục tiêu cho cả 3 nội dung đọc hiểu, tiếng Việt, tập làm văn được thể hiện bằng những động từ hành động, cho biết mức độ thực hiện các yêu cầu của từng nội dung, bám sát các yêu cầu và đặc trưng của từng phân môn, từng thể loại văn bản. Mặt khác, mục tiêu của các bài học trong nhóm chủ đề cũng được kiểm soát, tạo ra sự kết nối và phát triển. Như vậy, theo hệ thống mục tiêu của bài học, HS vừa thực hiện những hoạt động theo các mức độ và biểu hiện năng lực, vừa có sự kết nối để từng bước hình thành và phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên môn của môn học. 9 – Coi trọng kiểm tra, đánh giá theo định hướng năng lực. Thay vì đánh giá kiến thức và kĩ năng như trong dạy học hiện nay, quan điểm đánh giá theo mô hình THM là xem xét quá trình hình thành và phát triển các năng lực, phẩm chất của HS trong từng giai đoạn. Các năng lực và phẩm chất cần hình thành, phát triển cho HS qua mỗi bài học đã được xác định trong mục tiêu và triển khai trong toàn bộ nội dung bài học; đánh giá năng lực nhằm xác định mức độ hoàn thành của các mục tiêu đó. Để đánh giá năng lực, cần sử dụng các phương pháp đánh giá có hiệu quả như phỏng vấn, quan sát, tiểu luận, bài tập tình huống, kiểm tra,... khi tiến hành đánh giá không chỉ căn cứ vào kết quả mà cần chú ý đến quá trình đi đến kết quả; do vậy đánh giá quá trình cần được coi trọng, đó là quan điểm đánh giá dựa trên toàn bộ quá trình học tập của người học. Trong đánh giá quá trình, GV quan tâm đến sự tiến bộ của từng HS trong học tập bằng các phương pháp và hình thức đánh giá đa dạng như đã nói ở trên. Đặc biệt cần phối hợp giữa đánh giá của GV và tự đánh giá của HS, tạo nhiều cơ hội để HS đánh giá chính mình và phản hồi kết quả của mình để đạt tới các giá trị như tự tin, độc lập, có khả năng phê phán và thái độ tiếp nhận phê phán,... Điểm mới trong đánh giá theo mô hình THM chính là tạo điều kiện tốt hơn để HS tự đánh giá (cá nhân tự đánh giá, đánh giá nhóm, đánh giá lẫn nhau) và đưa các thành viên trong gia đình vào quá trình đánh giá, để cùng với GV có sự điều chỉnh cụ thể trong quá trình học tập của mỗi HS. – Tên của từng bài học trong tài liệu nhìn chung được lấy tên của bài đọc hiểu (do bài đọc hiểu thường là nội dung học tập chính của mỗi bài). Một số khái niệm ngôn ngữ học được giảm tải theo hướng không đi sâu vào tìm hiểu lí thuyết mà tăng cường luyện tập; mục Ghi nhớ trong SGK hiện hành được giản lược hoặc chuyển thành bài tập rèn luyện, củng cố. Một số kiến thức trùng lặp với cấp Tiểu học hoặc ít tính thiết thực cũng được giản lược. Tăng cường nội dung thực hành cho chương trình địa phương. Theo yêu cầu chung, chương trình Ngữ văn THCS theo mô hình THM giảm thời lượng năm học từ tối thiểu 35 tuần xuống còn 33 tuần (dành 2 tuần còn lại cho các trường chủ động thực hiện những nội dung theo điều kiện của từng trường). 2. Về tiến trình tổ chức hoạt động trong giờ học Ngữ văn Tài liệu Hướng dẫn học Ngữ văn 9 được biên soạn theo tinh thần coi HS là chủ thể trong việc tiếp thu kiến thức, hình thành kĩ năng và năng lực; GV là người tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học của HS. Các bài học được biên soạn theo các hoạt động, thể hiện rõ phương pháp và hình thức tổ chức dạy học dựa trên quan điểm dạy học kiến tạo. Mỗi bài học được tổ chức theo 5 hoạt động cơ bản: Khởi động – Hình thành kiến thức – Luyện tập – Vận dụng – Tìm tòi mở rộng. Mục tiêu, nội dung, cách thức tổ chức mỗi hoạt động trong chương trình Ngữ văn lớp 9 được mô tả như sau: 2.1. Hoạt động khởi động Hoạt động khởi động được tổ chức khi bắt đầu một bài học. Mục đích của hoạt động này nhằm giúp HS huy động vốn kiến thức và kĩ năng đã có để chuẩn bị tiếp nhận kiến thức và kĩ năng mới, dựa trên quan điểm rằng: việc tiếp thu kiến thức mới bao giờ cũng dựa trên những kinh nghiệm đã có trước đó của người học. Đồng thời, hoạt động này 10 cũng giúp GV tìm hiểu xem HS có hiểu biết như thế nào về những vấn đề trong cuộc sống có liên quan đến nội dung của bài học. Bên cạnh đó, hoạt động này còn nhằm tạo ra hứng thú và một tâm thế tích cực để HS bước vào bài học mới. Để tổ chức hoạt động này, có thể sử dụng một số nội dung và hình thức sau: – Câu hỏi, bài tập: Có thể nêu một tình huống, nhiệm vụ học tập; cung cấp thông tin có liên quan đến bài học, kết nối với bài học trước hoặc nhắc lại kiến thức đã học ở cấp/ lớp dưới, nhằm huy động những kinh nghiệm thực tiễn có liên quan đến nội dung bài học để tạo sự hứng thú và suy nghĩ tích cực cho người học. – Thi đọc, kể chuyện, hát…: Có thể yêu cầu HS đọc diễn cảm, ngâm thơ, kể chuyện hoặc hát về chủ đề liên quan đến bài học. Hoạt động này trong một số trường hợp được thiết kế thành các cuộc thi, nhằm tạo ra không khí sôi nổi, hứng thú trước khi tiến hành học bài mới. – Trò chơi: Một số trò chơi trong hoạt động khởi động giúp tạo ra hứng thú trước khi vào bài học mới. Các trò chơi này cũng có nội dung gắn với mỗi bài học. 2.2. Hoạt động hình thành kiến thức Mục đích của hoạt động này nhằm giúp HS tự chiếm lĩnh kiến thức mới thông qua hệ thống các bài tập/ nhiệm vụ. Nội dung tri thức ở hoạt động này thuộc các phân môn Đọc hiểu, Tiếng Việt và Tập làm văn. Với mỗi phân môn, HS sẽ được thu nhận những kiến thức của bài học để kết nối những gì đã biết với những gì chưa biết, điều chỉnh những quan niệm chưa chính xác, bổ sung những hiểu biết chưa đầy đủ, giải thích, chứng minh các tri thức khoa học,… Từng nội dung kiến thức của mỗi phân môn sẽ được tiến hành theo định hướng sau: a) Đọc hiểu văn bản Đọc là hoạt động quan trọng và là bước đi đầu tiên khi tiếp xúc với tác phẩm, cũng là khâu đầu tiên của quá trình đọc hiểu tác phẩm. Phương tiện biểu đạt của tác phẩm là ngôn ngữ, do vậy đọc văn bản chính là quá trình làm sống động thế giới ngôn từ của tác phẩm. Có hai hình thức đọc tác phẩm là đọc thầm và đọc thành tiếng. Đọc thầm là hình thức đọc bằng mắt, đọc cho cá nhân người tiếp nhận, quá trình tiếp nhận diễn ra ở bên trong người đọc; còn đọc thành tiếng là một cách đọc để thưởng thức, để chia sẻ những cảm nhận về văn bản trong một nhóm người đọc, biến câu chữ thành âm thanh, giai điệu. Hoạt động đọc được tiến hành đồng thời với hoạt động tìm hiểu văn bản. GV cần thiết kế những nhiệm vụ học tập cụ thể, hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản bằng việc sử dụng một số câu hỏi mang tính liên kết; thiết kế các bài tập trắc nghiệm kết hợp tự luận; các hoạt động kích thích khám phá giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản,… Đối với HS cấp THCS, khi hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản GV cần chú ý đến cách đọc văn bản theo đặc điểm thể loại và phương thức biểu đạt. Chẳng hạn, với những tác phẩm truyện dân gian, cần chú ý khai thác những đặc điểm thuộc về phương thức tồn tại của văn bản (tính truyền miệng, tính tập thể) và phương thức biểu đạt tự sự theo từng thể loại văn bản (truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, ngụ ngôn,…); với văn học trung đại, chú ý khai thác 11 một số đặc điểm của mỗi thể loại như nghệ thuật đối, tương phản, thủ pháp tả cảnh ngụ tình, cách sử dụng “nhãn tự” và “câu thần” trong thơ; cách xây dựng cốt truyện và nhân vật, ngôn ngữ trong tác phẩm tự sự (truyện, truyện thơ,…). Chú ý cách lựa chọn khai thác những nội dung phù hợp trong từng văn bản văn học và các văn bản nhật dụng sao cho phù hợp với đối tượng HS. b) Tích hợp kiến thức tiếng Việt Việc hình thành kiến thức tiếng Việt cần tích hợp với nhiệm vụ tìm hiểu văn bản. Các bài tập/ nhiệm vụ yêu cầu HS tìm hiểu kiến thức tiếng Việt theo hướng khai thác yếu tố ngôn ngữ gắn với việc đọc hiểu văn bản trước đó. Một số khái niệm lí thuyết ngôn ngữ được giản lược, chuyển hoá thành kĩ năng, giúp HS dễ tiếp nhận và thực hành hơn. c) Tích hợp kiến thức tập làm văn Kiến thức tập làm văn giúp HS chuyển hoá quá trình tiếp nhận văn bản sang quá trình tạo lập văn bản, biết cách thể hiện tốt nhất những gì mình đã được tiếp nhận. Các kiến thức tập làm văn cũng cần được tích hợp với đọc hiểu và tiếng Việt. Cũng như phần kiến thức tiếng Việt, nhiều nội dung lí thuyết tập làm văn được chuyển hoá thành kĩ năng, được chuyển tải tới HS dưới dạng các nhiệm vụ, bài tập để HS chủ động hình thành kiến thức cho mỗi cá nhân. 2.3. Hoạt động luyện tập Mục đích của hoạt động này là hình thành và rèn luyện các kĩ năng trên cơ sở các kiến thức vừa tiếp nhận được. Các bài tập/ nhiệm vụ trong hoạt động này tập trung đến việc thực hành tiếp nối để củng cố, khắc sâu kiến thức, hình thành phương pháp học tập. Do vậy cần chú ý đến sản phẩm học tập của HS và mức độ phân hoá người học, đó là các kiến thức, kĩ năng đã được chính xác hoá, được kết nối, mở rộng qua các câu trả lời cho các câu hỏi, bài tập định hướng giải quyết vấn đề nhận thức và thực tiễn. Các bài tập/ nhiệm vụ trong phần thực hành cũng theo trình tự: Đọc hiểu văn bản, Tiếng Việt và Tập làm văn. Quá trình HS thực hành để giải quyết các nhiệm vụ học tập cũng là quá trình HS kiến tạo tri thức đối với cá nhân. 2.4. Hoạt động vận dụng Mục đích của hoạt động này là giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế. “Thực tế” ở đây có thể được hiểu là thực tế trong nhà trường, trong sách vở, trong gia đình và trong cuộc sống của HS. Hoạt động này sẽ khuyến khích HS nghiên cứu, sáng tạo, tìm ra cái mới theo sự hiểu biết của mình; tìm phương pháp giải quyết vấn đề và đưa ra những cách giải quyết vấn đề khác nhau; góp phần hình thành năng lực học tập với gia đình và cộng đồng. Sản phẩm học tập là các câu trả lời, phiếu học tập, bài viết, bản trình chiếu… phản ánh kết quả vận dụng kiến thức, kĩ năng đã lĩnh hội vào tình huống mới. Nội dung và hình thức bài tập/ nhiệm vụ của hoạt động này trong tài liệu Hướng dẫn học Ngữ văn 9 là: – Vận dụng kiến thức đọc hiểu để giải thích, phân tích một hiện tượng văn học, văn hoá khác tương ứng. Ví dụ: giải thích câu tục ngữ có liên quan đến nội dung văn bản, phân 12 tích bài ca dao tương tự, nêu ý kiến về một hiện tượng văn hoá, vận dụng phương pháp đọc văn bản để tìm hiểu một văn bản tương đương,… – Vận dụng kiến thức, kĩ năng tiếng Việt để giải quyết một số vấn đề, như: giải nghĩa, tìm từ loại, xác định cấu tạo từ, phong cách ngôn ngữ,… trong các hiện tượng ngôn ngữ của cuộc sống. – Tiếp tục rèn luyện kĩ năng làm văn để nói, viết, trình bày,... tạo lập các văn bản với phương thức biểu đạt tương ứng với nội dung bài học. 2.5. Hoạt động tìm tòi mở rộng Mục đích của hoạt động này giúp HS tiếp tục mở rộng kiến thức, kĩ năng. Hoạt động này dựa trên lập luận cho rằng, quá trình nhận thức của HS là không ngừng, do vậy cần có sự định hướng để đáp ứng nhu cầu tiếp tục học tập, rèn luyện sau mỗi bài học cụ thể. Tăng cường ý thức tìm hiểu, ứng dụng kiến thức vào thực tế; hiểu giá trị của việc học, học tập suốt đời. Sản phẩm học tập là các tư liệu được sưu tầm, bản báo cáo, sản phẩm nghiên cứu khoa học… Nội dung và hình thức bài tập/ nhiệm vụ của hoạt động này là: – Đọc thêm các đoạn trích, văn bản có liên quan. – Trao đổi với người thân về nội dung bài học, như: kể cho người thân nghe về câu chuyện vừa học, hỏi về ý nghĩa của câu chuyện, trao đổi về một vấn đề thực tiễn,… – Tìm đọc trên sách báo, mạng in-tơ-nét… một số nội dung theo yêu cầu. Mô hình 5 hoạt động nêu trên thể hiện rõ quy trình tổ chức dạy học theo quan điểm kiến tạo, coi HS là chủ thể của quá trình nhận thức. Để tổ chức tốt các hoạt động học cho HS trong bài học, GV cần thực hiện tốt một số yêu cầu sau: – Nghiên cứu kĩ mục tiêu, xây dựng kịch bản cho từng bài học, dự kiến các tình huống có thể diễn ra trong giờ học và cách giải quyết. – Hướng dẫn HS cách đọc và tự học theo nội dung tài liệu, đặc biệt chú ý những bài học đầu tiên để hình thành thói quen cho HS. – Trong từng hoạt động, cần vận dụng tốt các hình thức tổ chức (học cá nhân, cặp đôi, nhóm, cả lớp; học trong lớp, học ở thư viện, gia đình, cộng đồng) phù hợp với tình huống, nhiệm vụ học tập, đối tượng HS và các điều kiện thực tiễn khác. – Ghi lại những tình huống phát sinh trên lớp và cách giải quyết của bản thân hoặc của đồng nghiệp (mô tả tình huống, khó khăn, kinh nghiệm khi giải quyết), suy nghĩ thêm về các vấn đề liên quan. – Trao đổi, nhận xét cụ thể và trực tiếp về kết quả hoạt động của từng nhóm và cá nhân HS trong từng hoạt động. GV cần tạo điều kiện sao cho mỗi HS đều được trả lời và lắng nghe sự trả lời của từng HS, đưa ra những nhận xét mang tính khuyến khích, tạo động lực và thái độ cởi mở của HS trong giờ học. Có thể thấy, để thực hiện tốt mục tiêu, khi tổ chức các hoạt động dạy học, GV cần chú ý đến những thành tố cơ bản của mô hình để đảm bảo các nguyên tắc cơ bản, đồng 13 thời cần có sự chủ động, linh hoạt trong từng giờ dạy, theo những điều kiện cụ thể của địa phương, nhà trường và đối tượng người học, đảm bảo những phương pháp học tập bộ môn và đặc thù môn học. GV có thể chủ động điều chỉnh tài liệu khi thấy cần thiết, chú ý tận dụng được kinh nghiệm, vốn sống của HS để điều chỉnh các hoạt động, nhất là Hoạt động khởi động. Có thể điều chỉnh một số câu hỏi/ lệnh hỏi; một số ngữ liệu (văn bản, tranh/ ảnh minh hoạ, thiết bị dạy học...); một số hoạt động trong tài liệu (nếu thấy cần thiết) để dễ thực hiện, giúp HS hình thành ý thức thường xuyên liên hệ kiến thức được học với thực tế đời sống của các em. Đồng thời, mỗi GV cũng cần có cơ hội làm việc nhóm để chia sẻ sáng kiến và kinh nghiệm, tự bồi dưỡng chuyên môn thông qua trải nghiệm, tăng cường giao lưu, học tập, trao đổi giữa các trường, các địa phương với nhau về kinh nghiệm và cách hướng dẫn HS tự học thông qua sử dụng tài liệu hướng dẫn học tập hoặc về các nội dung giáo dục liên quan đến địa phương; tích cực chia sẻ thông tin trên “trường học kết nối” đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo thiết lập trong thời gian qua. 14 PHẦN THỨ HAI HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THEO BÀI HỌC 15 Bài 1 PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ học sinh cần đạt được – Kiến thức: Hiểu được nội dung, ý nghĩa, giá trị nghệ thuật của văn bản Phong cách Hồ Chí Minh; hiểu hai phương châm hội thoại: phương châm về lượng, phương châm về chất; biết cách sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. – Kĩ năng: Chỉ ra và phân tích được một số chi tiết, hình ảnh tiêu biểu trong văn bản. Qua đó, thấy được những vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh để thêm kính yêu Bác; biết vận dụng phù hợp những phương châm hội thoại (về lượng, về chất) trong giao tiếp; biết sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong khi tạo lập văn bản thuyết minh. – Thái độ: Yêu quý, kính trọng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tôn trọng sự giản dị; có ý thức vận dụng phương châm về lượng, phương châm về chất để đạt được hiệu quả giao tiếp; có ý thức sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong khi tạo lập văn bản thuyết minh. 2. Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh – Năng lực tiếp nhận văn bản (thông qua đọc hiểu và trao đổi về văn bản Phong cách Hồ Chí Minh). – Năng lực tạo lập văn bản (thông qua thực hành nhận diện một số biện pháp nghệ thuật có trong văn bản thuyết minh và tập viết những đoạn văn thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật). – Năng lực sử dụng tiếng Việt và năng lực giao tiếp (thông qua thực hành về phương châm hội thoại; trình bày ý kiến, tham gia hoạt động nhóm,...). – Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (thông qua thực hành đọc hiểu giá trị của văn bản). II. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Hướng dẫn chung Phong cách Hồ Chí Minh là một văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập phát triển và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Qua đọc hiểu văn bản, hướng dẫn HS thấy được cốt lõi của phong cách Hồ Chí Minh là vẻ đẹp văn hoá với sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại. Đây là một nét rất mới, rất hiện đại trong phong cách Hồ Chí Minh. Trong khi dạy học, GV nên gợi ý HS đọc hiểu theo một trình tự để thực hiện yêu cầu cần đạt: cảm nhận và trình bày được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh, đó là sự kết 16 hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị. Những câu hỏi dạy học đọc hiểu tập trung vào một số yêu cầu: lí giải được những chi tiết tiêu biểu để hiểu về con người Hồ Chí Minh (vốn tri thức văn hoá sâu rộng, lối sống thanh cao, giản dị); bày tỏ quan điểm của bản thân về lối sống thanh cao, giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh; nhận diện và hiểu được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản (kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, nghị luận; dẫn chứng tiêu biểu, nghệ thuật đối lập). Một số bài tập vận dụng và mở rộng có thể hướng HS tới những yêu cầu vượt ra ngoài phạm vi văn bản, hoặc ứng dụng những điều đã đọc từ văn bản vào thực tế: rút ra bài học nhận thức cho bản thân về lối sống thanh cao, giản dị; mở rộng hiểu biết để bồi đắp tình cảm cao đẹp dành cho Bác Hồ. Nội dung dạy học Tiếng Việt trong bài học này là phương châm hội thoại (về lượng và chất). Đây là vấn đề hoàn toàn mới với HS, vì vậy khi thiết kế các hoạt động học, GV cần dẫn dắt từng bước để giúp HS đạt đến mục tiêu: hiểu các phương châm hội thoại, hiểu yêu cầu vận dụng phương châm hội thoại trong giao tiếp. Tiến trình phù hợp là từ tìm hiểu ngữ liệu, trao đổi những vấn đề có liên quan tới kiến thức mới (các phương châm hội thoại) và nhận xét, kết luận để rút ra kiến thức cần lưu ý, thực hành một số bài tập để củng cố về hai phương châm hội thoại này. Những bài tập nâng cao, mở rộng hướng đến việc nhận diện hoặc vận dụng các phương châm hội thoại trong thực tiễn để góp phần nâng cao kĩ năng giao tiếp cho HS. Ở nội dung dạy học Tập làm văn, GV nên chú ý tới mục tiêu nâng cao kĩ năng tạo lập văn bản thuyết minh cho HS. Vì văn bản thuyết minh đã được học ở lớp 8, nên trong bài học này cần nhấn mạnh vào việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật (so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, kể chuyện…) để tăng tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh. Khi luyện tập, GV có thể linh hoạt tích hợp với nội dung dạy đọc hiểu trong bài. 2. Hướng dẫn cụ thể cho mỗi hoạt động A Hoạt động khởi động – Ý tưởng thiết kế hoạt động: Để HS bộc lộ được những kiến thức, hiểu biết có liên quan đến việc tiếp nhận nội dung bài đọc, sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một gợi ý hoạt động khởi động bằng câu hỏi giải thích nghĩa của từ “phong cách” và nêu lên những suy nghĩ/ ấn tượng của bản thân về phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh. – Nội dung hoạt động: HS giải thích được nghĩa của từ “phong cách” theo mức độ hiểu của các em. “Phong cách” là lối sống của một người (hoặc một lớp người) với những biểu hiện cụ thể được lặp lại trong sinh hoạt hằng ngày, trong làm việc, trong ứng xử,… tạo nên những đặc điểm riêng, nổi bật, cho thấy quan điểm, tư tưởng của người (lớp người) đó. HS có thể chia sẻ một số suy nghĩ/ấn tượng của bản thân về phong cách của Bác Hồ: gần gũi, giản dị trong đời sống; khoa học trong làm việc; sâu sắc, thâm thuý trong văn chương. 17 – Phương pháp tổ chức dạy học: HS chia sẻ theo hình thức cặp đôi hoặc nhóm. GV yêu cầu một số HS đại diện cho cặp/nhóm phát biểu ý kiến trước lớp. Vấn đề cần đạt được sau hoạt động này là HS hiểu được nghĩa của từ “phong cách”, có những hiểu biết sơ bộ về phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau đó GV dẫn dắt tới bài đọc và nêu mục tiêu của bài đọc này. Phương án trong sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một cần hiểu là một ví dụ minh hoạ, GV có thể điều chỉnh, bổ sung, thay thế, hoặc đơn giản hoá… để phù hợp với thực tiễn dạy học. – Phương tiện dạy học: Có thể sử dụng một số tranh ảnh, phim tư liệu… thể hiện phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh. – Sản phẩm học tập của HS: Những câu trả lời của HS thể hiện suy nghĩ về nghĩa của từ “phong cách”, về phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh. B Hoạt động hình thành kiến thức 1. Tìm hiểu văn bản – Ý tưởng thiết kế hoạt động: 5 câu hỏi được xây dựng với mục đích giúp HS phát triển năng lực đọc hiểu theo các mức độ: hiểu nội dung văn bản (lí do mà Chủ tịch Hồ Chí Minh có được vốn tri thức văn hoá nhân loại vô cùng sâu rộng; vai trò tích cực, chủ động của Người khi tiếp nhận ảnh hưởng của các nền văn hoá đó) – câu (a); lối sống rất bình dị, rất phương Đông của Chủ tịch Hồ Chí Minh – câu (b); liên hệ so sánh ngoài văn bản (lí giải được nét nổi bật trong lối sống của Người đó là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao, một quan niệm thẩm mĩ mang ý nghĩa triết lí sâu sắc – câu (c); hiểu giá trị nghệ thuật của văn bản (câu d, e). Giải quyết những câu hỏi này nhằm hướng HS thực hiện mục tiêu đặt ra khi đọc hiểu văn bản Phong cách Hồ Chí Minh. – Nội dung hoạt động: HS giải quyết 5 câu hỏi dưới sự tổ chức hướng dẫn của GV để hiểu được vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, giữa thanh cao và giản dị. Qua những dẫn chứng cụ thể, xác thực với những bình luận sâu sắc, tác giả đã thể hiện sự ngưỡng mộ và quý trọng đặc biệt đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Văn bản khá hấp dẫn bởi có sự kết hợp hài hoà giữa tự sự và bình luận; chọn lọc những chi tiết tiêu biểu; sử dụng yếu tố biểu cảm (khi liên hệ đến những bậc tiền bối như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm); sử dụng nghệ thuật đối lập. Với từng câu hỏi, HS cần bám sát văn bản để tìm được các câu trả lời phù hợp. Ví dụ, phần đầu văn bản cho ta thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh có được vốn tri thức văn hoá nhân loại vô cùng sâu rộng là do trong cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian nan vất vả Bác đã đi rất nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá từ phương Đông tới phương Tây, có hiểu biết sâu rộng về văn hoá các nước châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ. Bản thân Bác lại thông thạo nhiều ngoại ngữ, làm qua nhiều nghề, luôn có tinh thần tìm hiểu, học 18 hỏi… Điều đáng khâm phục là Bác đã tiếp thu những ảnh hưởng từ các nền văn hoá đó trên nền tảng văn hoá dân tộc một cách chủ động, có chọn lọc, có phê phán. Điều đó đã tạo nên “một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại” ở Người. Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện rõ ở: – Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ: chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ có vài phòng, không chỉ là nơi Bác làm việc, nghỉ ngơi mà còn là nơi tiếp khách, họp Bộ Chính trị. – Trang phục của Bác vô cùng giản dị: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ, tư trang ít ỏi (một chiếc vali con, vài bộ quần áo, vài vật kỉ niệm). – Thói quen ăn uống rất đạm bạc: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa… Lối sống giản dị của Hồ Chí Minh, vị Chủ tịch nước, người anh hùng dân tộc chính là một huyền thoại đẹp, tác động sâu sắc đến mỗi con người. Hồ Chí Minh sống giản dị nhưng hết sức thanh cao, bởi đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong nghèo khó, cũng không phải là cách tự thần thánh hoá bản thân, làm cho bản thân khác đời, hơn đời, mà đây là lối sống thể hiện một quan niệm thẩm mĩ: cái đẹp là sự giản dị tự nhiên, thuần khiết và chân thực. Lối sống giản dị mà thanh cao của Hồ Chí Minh gợi cho tác giả nhớ đến lối sống của các bậc hiền triết trong lịch sử dân tộc như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Trãi, sự khơi gợi này gián tiếp khẳng định tính kết nối của tinh hoa văn hoá truyền thống được tỏa sáng bởi những con người vĩ đại. Văn bản có sự kết hợp hiệu quả giữa tự sự và bình luận một cách tự nhiên: “Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh”; “Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích”… Cách bình luận nhấn mạnh những ấn tượng sâu sắc, sự ngưỡng mộ đặc biệt của tác giả đối với Bác Hồ, đồng thời truyền cảm hứng đến người đọc, khiến người đọc càng thêm kính yêu Bác. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã chọn lọc những chi tiết tiêu biểu có sức gợi tả gợi cảm khi nói về đức tính giản dị mà thanh cao của Bác (nhà sàn, đôi dép lốp, bộ quần áo bà ba nâu, vài vật kỉ niệm của cuộc đời dài…). Nghệ thuật đối lập cũng được sử dụng rất hiệu quả, vừa thể hiện chính xác vừa tạo điểm nhấn trong phong cách của Bác Hồ: vĩ đại mà giản dị, am hiểu mọi nền văn hoá nhân loại mà vẫn rất Việt Nam. – Phương pháp tổ chức dạy học: Trước hết, GV cần hướng dẫn HS đọc văn bản: lưu ý tới những câu văn giàu sức thuyết phục, nhấn mạnh những từ ngữ mang sắc thái biểu cảm để thể hiện được thái độ, tư tưởng của tác giả (Ví dụ: Nhưng điều kì lạ là… rất hiện đại; Quả như một câu chuyện thần thoại… trong cổ tích; Bất giác ta nghĩ đến... hạ tắm ao”…; lưu ý những chú thích có trong sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một để thuận lợi trong việc tìm hiểu nội dung. Ngoài những chú thích trong văn bản, nếu HS còn gặp những từ khó, chưa rõ nghĩa, 19 GV cần có hướng hỗ trợ (mời HS đã biết giải thích cho bạn; yêu cầu chính HS chưa hiểu bài trình bày lại cách hiểu của mình, các bạn khác cùng GV bổ sung, làm rõ…). Với 5 câu hỏi, GV cần linh hoạt trong cách thức tổ chức các hoạt động cho HS. Chẳng hạn với câu (a), (b), (c), GV có thể tổ chức cho HS học cặp đôi hoặc nhóm. Sau khi GV chốt những vấn đề về giá trị nội dung sẽ chuyển sang làm việc cá nhân giải quyết các câu hỏi (d), (e) giúp HS có được những hiểu biết về giá trị nghệ thuật của văn bản. GV cần lựa chọn những điểm nhấn (ví dụ: Bác nói và viết thành thạo nhiều thứ tiếng, chiếc nhà sàn, bộ quần áo bà ba nâu, đôi dép lốp...) để bình luận hoặc mời một số HS khá, giỏi bình luận, nhằm tạo ấn tượng sâu đậm, bồi đắp ở các em niềm kính yêu đối với Bác, giúp các em nhận ra đức tính giản dị, thanh cao được thể hiện đa dạng, trọn vẹn trong Bác. – Phương tiện dạy học: GV linh hoạt để phù hợp với nội dung hoạt động dạy học và điều kiện thực tiễn (sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một, phiếu học tập, tài liệu tham khảo liên quan,...). – Sản phẩm học tập của HS: Câu trả lời của HS dưới dạng viết/nói. 2. Tìm hiểu về các phương châm hội thoại – Ý tưởng thiết kế hoạt động: Ở lớp 8, HS đã được học một số nội dung của ngữ dụng học như hành động nói, vai giao tiếp, lượt lời trong hội thoại. Tuy nhiên, phương châm hội thoại là vấn đề hoàn toàn mới với các em. Vì vậy sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một đưa ra những ví dụ là các câu chuyện với những đoạn hội thoại ngắn, trên cơ sở tìm hiểu nội dung các câu chuyện liên quan đến kiến thức đã học (mục đích của hành động nói, lượt lời), HS được dẫn dắt tới kiến thức mới là những quy tắc cần tuân thủ trong giao tiếp: phương châm về lượng, phương châm về chất. – Nội dung hoạt động: HS thực hiện các bài tập trong phần (a), xác định được mục đích mà nhà triết học muốn hỏi người nông dân là tên địa điểm của vùng nông thôn mà họ đang ở đó. Tuy nhiên, thông tin trong câu trả lời của người nông dân không đáp ứng được mong muốn của nhà triết học. Vì câu trả lời lại đề cập đến vị trí mà nhà triết học đang ngồi (trong xe ô tô), thông tin này không cần thiết với nhà triết học. Vấn đề cần rút ra sau khi phân tích ví dụ: Trong giao tiếp chỉ nên nói đủ thông tin cần thiết mà người nghe quan tâm (tuân thủ phương châm về lượng). HS thực hiện bài tập trong phần (b) xác định được câu chuyện phê phán tính nói khoác/bốc đồng. Nếu không vì đùa vui, trong giao tiếp phải nói đúng sự thật để đảm bảo những thông tin đưa ra là chính xác, có căn cứ giúp người nghe nhận thức đúng vấn đề. – Phương pháp tổ chức dạy học: GV có thể hướng dẫn HS làm việc theo nhóm với các bài tập trong mục (a) và (b). HS đọc hoặc kể lại những câu chuyện trên, chú ý nhấn mạnh những lượt lời quan trọng có tính định hướng cho các câu trả lời. Sau khi các nhóm đã có kết quả, mời một số HS đại diện trình bày, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét. GV chốt lại những kiến thức cần nắm vững về hai phương châm hội thoại: 20 + Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu không thừa. + Khi giao tiếp đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực. – Phương tiện dạy học: Sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một, phiếu học tập, giấy A0 ghi kết quả các bài tập… – Sản phẩm học tập của HS: câu trả lời, kết quả làm các bài tập, những kiến thức cơ bản được ghi chép lại. 3. Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn thuyết minh – Ý tưởng thiết kế hoạt động: Nội dung này được thực hiện với 4 bài tập. Bài tập (a) nhằm giúp HS nhớ lại khái niệm văn bản thuyết minh, đặc điểm chủ yếu của văn bản thuyết minh, những phương pháp thuyết minh thường được sử dụng. Đây là những kiến thức HS đã học ở lớp 8. Việc huy động những kiến thức này là cần thiết để các em tiếp tục học nâng cao về văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật. Bài tập (b) và (c) đưa ra những ngữ liệu cụ thể, yêu cầu HS đọc ngữ liệu, trả lời các câu hỏi liên quan đến kiến thức cũ và dẫn dắt tới kiến thức mới. Bài tập (d) chốt lại những kiến thức mới cần hình thành. – Nội dung hoạt động: HS thực hiện các bài tập dưới sự hướng dẫn của GV. Bài tập (a) ôn lại khái niệm văn bản thuyết minh: kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về các hiện tượng, sự vật… trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích. Đặc điểm chủ yếu của văn bản thuyết minh: cung cấp tri thức chính xác, khách quan, phổ thông hữu ích cho con người; ngôn ngữ đảm bảo tính khoa học, rõ ràng, cô đọng; diễn đạt chặt chẽ, sinh động. Một số phương pháp thuyết minh thường được sử dụng: nêu định nghĩa, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh đối chiếu, phân tích, phân loại… Với bài tập (b), HS cần đọc kĩ văn bản Hạ Long – Đá và Nước để xác định được: Văn bản này thuyết minh về sự kì lạ của đá, nước Hạ Long. Văn bản cung cấp được tri thức khách quan về đối tượng, đó là vẻ kì diệu nhưng đầy bí ẩn của đá, nước Hạ Long. Đặc điểm này không dễ thuyết minh bằng cách đo đếm, liệt kê mà chủ yếu tác động vào cảm nhận của mỗi người. Những phương pháp thuyết minh chủ yếu được sử dụng trong văn bản là nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê. Để văn bản thuyết minh được sinh động, tác giả đã vận dụng những biện pháp nghệ thuật như: liên tưởng, tưởng tượng (nước tạo nên sự di chuyển theo mọi cách: để mặc con thuyền tự bập bềnh lên xuống, có thể thả sức phóng nhanh hàng giờ, có thể như người bộ hành tuỳ hứng lúc đi, lúc dừng...), nhân hoá, so sánh (đá già đi, trẻ lại, trang nghiêm, nhí nhảnh, tinh nghịch; như một bậc tiên ông không còn có tuổi, cuộc tụ họp của thế giới người bằng đá sống động…). Những biện pháp nghệ thuật này đã khắc họa nổi bật sự kì diệu của đá và nước Hạ Long, làm cho thiên nhiên được miêu tả trở nên vô cùng sống động, có tình cảm, cảm xúc như con người, tạo sự hấp dẫn với người đọc. 21 Bài tập (c) nói về tập tính của chim cú dưới dạng một ngộ nhận/hiểu lầm của nhân vật “tôi” thời thơ ấu, sau khi đi học có được những kiến thức và sự hiểu biết, nhân vật “tôi” đã hiểu được bản chất của sự việc và biết tại sao chim cú thường tới bãi tha ma. Biện pháp nghệ thuật ở đây là tự thuật, lấy sự hiểu lầm thuở nhỏ để dẫn dắt vấn đề. Sử dụng biện pháp nghệ thuật này tạo cảm giác thú vị, có tác dụng lôi cuốn người đọc hướng tới nội dung thuyết minh. Từ những kết quả đã làm ở các bài tập trước, HS tổng kết lại và hoàn thành yêu cầu của bài tập (d): (1) Muốn cho văn bản thuyết minh được sinh động, hấp dẫn, người ta vận dụng thêm một số biện pháp nghệ thuật như: liên tưởng, so sánh, nhân hoá, tự thuật,… (2) Các biện pháp nghệ thuật cần được sử dụng thích hợp, góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc. – Phương pháp tổ chức dạy học: Bài tập (a), GV có thể hướng dẫn HS học theo hình thức cá nhân hoặc cặp đôi. Bài tập này cần làm nhanh vì chỉ cần huy động kiến thức đã học. Bài tập (b) và (c) có thể học theo hình thức cặp đôi hoặc nhóm. Những câu hỏi trong sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một nên vận dụng linh hoạt với từng đối tượng HS (có thể đưa thêm những câu hỏi phụ gợi ý rõ hơn, hoặc đưa thêm những yêu cầu nâng cao – tập trung vào tác dụng của các biện pháp nghệ thuật – để HS thảo luận). Với bài tập (d), nếu khả năng khái quát vấn đề của HS còn hạn chế, GV có thể đưa thêm những gợi ý các cụm từ cần điền, hoặc nhấn mạnh những cụm từ này ở các câu trả lời trong bài tập (b), (c) để định hướng trả lời cho HS. Sau khi HS hoàn thành các bài tập, GV nên tổ chức hoạt động chung cả lớp để nhấn mạnh kiến thức cần lưu ý về tên gọi và tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản thuyết minh ở bài học này. – Phương tiện dạy học: Sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một, phiếu học tập, tranh/ ảnh, bảng phụ ghi kết quả thảo luận nhóm… – Sản phẩm học tập của HS: Kết quả trả lời hoặc ghi chép của HS khi thực hiện nhiệm vụ học tập. C Hoạt động luyện tập 1. Luyện tập đọc hiểu văn bản – Ý tưởng thiết kế hoạt động: Để HS được rèn luyện thêm các kĩ năng đọc và viết, sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một đưa ra hai câu hỏi. Câu hỏi (a) rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản, yêu cầu HS xác định được giá trị cốt lõi và cao đẹp nhất trong phong cách Hồ Chí Minh. Thực chất yêu cầu này hướng HS tới việc so sánh nội dung vấn đề đặt ra trong văn bản và trải nghiệm của người đọc. Câu hỏi (b) yêu cầu HS viết đoạn văn phản hồi về một vấn đề đặt ra trong văn bản. 22 – Nội dung hoạt động: HS giải quyết các câu hỏi (a), (b) trong sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một dưới sự trợ giúp của GV. Ở câu (a) HS cần chỉ ra được giá trị cốt lõi và cao đẹp nhất của phong cách Hồ Chí Minh là vẻ đẹp văn hoá với sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, một nét rất mới, tạo nên sự vĩ đại và khác biệt của Hồ Chí Minh. Ở câu (b), HS viết đoạn văn thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của mình về vẻ đẹp thanh cao mà giản dị của Bác được gợi ra từ văn bản. – Phương pháp tổ chức dạy học: GV có thể hướng dẫn HS theo hình thức cặp đôi để giải quyết câu hỏi (a), cần chú ý tới cụm từ định hướng “giá trị cốt lõi và cao đẹp nhất” để tránh hiểu lệch sang khía cạnh: nếp sống thanh cao, giản dị. Vẻ đẹp của nếp sống thanh cao, giản dị cũng tỏa sáng ở các bậc hiền triết xưa, nhưng trong phong cách của Bác còn tỏa sáng vẻ đẹp của sự hài hoà giữa văn hoá dân tộc và văn hoá nhân loại, nó tạo nên sắc diện mới trong phong cách của Người. Với câu hỏi (b), GV nên kết hợp hình thức học cá nhân (khi viết) và hình thức cặp đôi (khi sửa bài). Sau khi giải quyết xong các yêu cầu của mỗi câu hỏi, một số HS trình bày kết quả trước lớp. Có thể chọn một số đoạn văn và yêu cầu các cá nhân/ nhóm đọc, nhận xét, góp ý hoàn thiện cho những đoạn văn đó. GV nhận xét, đánh giá chung kết quả làm việc của mỗi nhóm. – Phương tiện dạy học: Sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một, phiếu học tập (nếu có). – Sản phẩm học tập của HS: các câu trả lời, những ghi chép cần thiết liên quan đến việc viết hoặc sửa đoạn văn. 2. Luyện tập về phương châm hội thoại – Ý tưởng thiết kế hoạt động: Để HS nhận biết được các phương châm hội thoại không được tuân thủ, lí giải về những biểu hiện của sự không tuân thủ đó; có ý thức tuân thủ các phương châm hội thoại trong giao tiếp và biết thực hiện những phương châm hội thoại này trong một số tình huống cụ thể. – Nội dung hoạt động: HS làm các bài tập (a), (b), (c) dưới sự hướng dẫn của GV. Ở bài tập (a), hai truyện vui đều có sự vi phạm phương châm về lượng. HS căn cứ vào kiến thức đã học và tự lí giải. Bài tập (b), nghĩa của các thành ngữ đều chỉ cách nói không tuân thủ phương châm về chất (nói không đúng sự thực, không có căn cứ, thiếu lí lẽ, khoác lác,…). HS cần giải thích được nghĩa của các thành ngữ này. Bài tập (c) cung cấp một số tình huống thực tiễn để HS ý thức được việc tuân thủ phương châm về chất trong khi mình buộc phải nói những điều chưa chắc chắn có đúng không. Đó là lí do người nói phải dùng những cách diễn đạt như: Như tôi được biết, tôi tin rằng, nếu tôi không nhầm, tôi nghe nói, hình như là... để giúp người nghe biết mức độ chính xác của những thông tin này có tính chất chủ quan/tương đối. 23 – Phương pháp tổ chức dạy học: HS giải quyết các nhiệm vụ theo hình thức cặp đôi hoặc nhóm. Sau khi có kết quả, một số HS trình bày trước lớp, GV tổ chức hoạt động chung cả lớp để nhận xét và chốt lại kết quả đúng của từng bài. – Phương tiện dạy học: Sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một, phiếu học tập (nếu có)… – Sản phẩm học tập của HS: Hoàn thành các bài tập, phiếu học tập (nếu có), những ghi chép về kết quả thực hiện của cá nhân hoặc nhóm. 3. Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh – Ý tưởng thiết kế hoạt động: Những bài tập này rèn cho HS kĩ năng nhận diện những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản thuyết minh, chỉ ra được tác dụng của các biện pháp đó; luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong bài văn thuyết minh. – Nội dung hoạt động: HS giải quyết các bài tập (a), (b), (c) dưới sự hướng dẫn của GV. HS cần xác định được đoạn văn có tính chất thuyết minh, thể hiện ở những nội dung giới thiệu về Phủ Tây Hồ (địa điểm, tên gọi, lịch sử hình thành,…), nhằm giới thiệu cho người đọc những hiểu biết cơ bản về Phủ Tây Hồ. Tác giả sử dụng biện pháp tự sự kể lại một giai thoại nửa thực, nửa hư vừa để lí giải về nguyên nhân người dân lập đền thờ Mẫu Liễu Hạnh, vừa tạo tính hấp dẫn cho đoạn văn. Bài tập (b) HS cần lập được dàn ý chi tiết cho một đề bài tự chọn. Định hướng được biện pháp nghệ thuật sẽ sử dụng trong bài văn thuyết minh đó. Sau khi đã xây dựng được dàn ý, HS trao đổi kết quả với bạn để cùng nhận xét, tập trung trao đổi về một số biện pháp nghệ thuật đã được sử dụng (bài tập c). – Phương pháp tổ chức dạy học: Bài tập (a) GV có thể hướng dẫn HS kết hợp hình thức học cá nhân và cặp đôi. Sau khi cá nhân giải quyết được các yêu cầu sẽ chia sẻ quan điểm với bạn bên cạnh và thống nhất phương án trả lời. Với bài tập (b), HS giải quyết theo hình thức cá nhân, chọn một đối tượng thuyết minh để xây dựng dàn ý cho bài viết. HS cần lựa chọn được một số biện pháp nghệ thuật (kể chuyện, liên tưởng, so sánh, ẩn dụ…) trong khi triển khai dàn ý chi tiết. Không nên chọn nhiều biện pháp mà nên tập trung vào 1 – 2 biện pháp. GV có thể trao đổi thêm với HS để xem xét việc sử dụng các biện pháp đó có phù hợp không. Với bài tập (c), HS trao đổi theo cặp, chú ý nhận xét về nội dung thuyết minh và một số biện pháp nghệ thuật đã sử dụng. – Phương tiện dạy học: GV linh hoạt lựa chọn phương tiện (phiếu học tập, giấy A0 ghi kết quả thảo luận,...). – Sản phẩm học tập của HS: Hoàn thành các bài tập, phiếu học tập, những ghi chép về kết quả thực hiện của cá nhân hoặc nhóm. D Hoạt động vận dụng – Ý tưởng thiết kế hoạt động: Để HS có thể vận dụng được những kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết một số bài tập có sự kết nối với thực tiễn. 24 – Nội dung hoạt động: HS có thể chọn một trong các bài tập để làm hoặc làm tất cả các bài tập dưới sự hướng dẫn của GV. – Phương pháp tổ chức dạy học: Với bài tập (1), GV hướng dẫn HS suy nghĩ về những bài học có thể rút ra sau khi học văn bản Phong cách Hồ Chí Minh, không chỉ dừng lại ở bài học về đức tính giản dị mà còn là những bài học khác về tiếp thu có chọn lọc văn hoá nước ngoài, thái độ ứng xử với những nét đẹp của văn hoá dân tộc. Với bài tập (2), nếu có điều kiện HS ghi âm lại những đoạn hội thoại, nếu không các em có thể chép lại vào vở, chỉ rõ sự vi phạm phương châm hội thoại xuất hiện trong câu chuyện hoặc đoạn hội thoại mà em đã sưu tầm. Với bài tập (3), HS có thể sử dụng dàn ý chi tiết đã thực hiện ở Hoạt động luyện tập để tiếp tục triển khai. – Phương tiện dạy học: sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một, các tài liệu tham khảo liên quan… – Sản phẩm học tập của HS: Những bài viết, ghi chép, đoạn băng ghi âm (nếu có)... E Hoạt động tìm tòi mở rộng – Ý tưởng thiết kế hoạt động: Bài tập (1) giúp HS mở rộng hiểu biết về đức tính giản dị của Bác Hồ qua một số câu chuyện mà các em sưu tầm, đồng thời phát triển ở HS kĩ năng sử dụng ngôn ngữ nói. Bài tập (2) nhằm khuyến khích học sinh tự tìm đọc mở rộng, khắc sâu hiểu biết của bản thân về các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản thuyết minh. – Nội dung hoạt động: HS thực hiện các yêu cầu của bài tập (1), (2) dưới sự hướng dẫn của GV. – Phương pháp tổ chức dạy học: Khi thực hiện Bài tập (1), GV lưu ý HS việc kể lại có thể thực hiện ở nhà (với người thân) hoặc ở lớp (với bạn bè). Có thể tìm hiểu trên mạng in-tơ-nét, trên sách báo (Ví dụ một số cuốn sách: Gặp Bác, Nguyễn Huy Tưởng – Nguyễn Huy Thắng; NXB Kim Đồng, 2011; Kể chuyện Bác Hồ, Nguyễn Phúc Ngọc Lâm – Nguyễn Hoài Thanh, NXB Văn học, 2012; Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Trần Dân Tiên, NXB Chính trị Quốc gia, 2015,…). Với bài tập (2), HS có thể lựa chọn đoạn văn/văn bản giới thiệu về các di tích, danh lam thắng cảnh, khu du lịch, đặc sản địa phương… Nhưng cần lưu ý đó là những văn bản có sử dụng hiệu quả một số biện pháp nghệ thuật. Nên trao đổi với bạn về đoạn trích/văn bản mình tìm được, tập trung vào việc tìm hiểu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng. – Phương tiện dạy học: Sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một, tài liệu tham khảo có liên quan… – Sản phẩm học tập của HS: bài viết của cá nhân HS theo yêu cầu của nhiệm vụ.25 3. Hoạt động đánh giá Với bài học này, có thể đánh giá những năng lực sau của HS: – Năng lực tiếp nhận văn bản: Trả lời các câu hỏi khi đọc hiểu văn bản Phong cách Hồ Chí Minh; khi đọc hiểu một số đoạn ngữ liệu được sử dụng để hình thành kiến thức về các phương châm hội thoại (phương châm về lượng và phương châm về chất), sử dụng biện pháp nghệ thuật trong văn thuyết minh… – Năng lực tạo lập văn bản: Tạo lập đoạn văn thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật. – Năng lực sử dụng tiếng Việt: Sử dụng phù hợp các phương châm hội thoại (phương châm về lượng và phương châm về chất) trong giao tiếp. – Năng lực cảm thụ thẩm mĩ: Nhận ra được những vẻ đẹp thể hiện qua giá trị nội dung, nghệ thuật của các đoạn văn/ văn bản được đọc, được học. Bài 2 ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ học sinh cần đạt được – Kiến thức: Hiểu được nội dung, ý nghĩa, giá trị nghệ thuật của văn bản Đấu tranh cho một thế giới hoà bình; hiểu ba phương châm hội thoại: phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự; biết cách sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. – Kĩ năng: Chỉ ra và phân tích được một số chi tiết, hình ảnh tiêu biểu trong văn bản Đấu tranh cho một thế giới hoà bình, qua đó thấy được nguy cơ chiến tranh hạt nhân, cuộc chạy đua vũ trang đang đe doạ sự sống trên trái đất và nhiệm vụ của con người là ngăn chặn nguy cơ đó; nhận xét được về nghệ thuật nghị luận của tác giả: chứng cứ cụ thể, xác thực, cách so sánh giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ; biết vận dụng phù hợp ba phương châm hội thoại trong giao tiếp (phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự); biết sử dụng yếu tố miêu tả trong khi tạo lập văn bản thuyết minh. 26 – Thái độ: Yêu chuộng hoà bình, phản đối chiến tranh phi nghĩa; có ý thức vận dụng phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự để đạt được hiệu quả giao tiếp; có ý thức sử dụng yếu tố miêu tả trong khi tạo lập văn bản thuyết minh. 2. Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh – Năng lực tiếp nhận văn bản (thông qua đọc hiểu và trao đổi về văn bản Đấu tranh cho một thế giới hoà bình). – Năng lực tạo lập văn bản (thông qua thực hành nhận diện các yếu tố miêu tả có trong văn bản thuyết minh và tập viết những đoạn văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả). – Năng lực sử dụng tiếng Việt và năng lực giao tiếp (thông qua thực hành về phương châm hội thoại; trình bày ý kiến, tham gia hoạt động nhóm,...). – Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (thông qua thực hành đọc hiểu giá trị của văn bản). II. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Hướng dẫn chung Đấu tranh cho một thế giới hoà bình là một văn bản nhật dụng thuộc chủ đề bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh. Đây là chủ đề luôn nhận được sự quan tâm hàng đầu của nhân loại vì nó liên quan đến cuộc sống và sinh mệnh của hàng trăm triệu người. Trong thế kỉ XX, nhân loại đã phải trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới vô cùng khốc liệt và rất nhiều cuộc chiến tranh khác. Sang thế kỉ XXI, nguy cơ chiến tranh vẫn luôn tiềm ẩn. Hiện nay, xung đột và chiến tranh vẫn đang diễn ra ở một số nước như Sirya, Pakistan, Afghanistan…, chủ nghĩa khủng bố hoành hành ở nhiều nơi, lan rộng về quy mô, phức tạp và ngày càng khó kiểm soát (như Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS). Và đặc biệt, vũ khí hạt nhân phát triển mạnh đã trở thành hiểm hoạ khủng khiếp nhất đe doạ loài người và tất cả sự sống trên trái đất. Thế giới đã có những nỗ lực nhằm ngăn chặn việc sử dụng vũ khí hạt nhân và hoạt động thử nghiệm vũ khí hạt nhân. Ngày 7 tháng 7 năm 2017, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua hiệp ước toàn cầu cấm vũ khí hạt nhân. Việc làm này một lần nữa khẳng định quyết tâm cao của cộng đồng quốc tế “vì một thế giới không hạt nhân”. Nhận thức đúng về nguy cơ chiến tranh và tham gia vào cuộc đấu tranh cho hoà bình là yêu cầu đặt ra cho mỗi công dân, trong đó có các em HS – những công dân tương lai của đất nước. Văn bản Đấu tranh cho một thế giới hoà bình trích từ bài phát biểu của nhà văn Mác-két trong cuộc họp của nguyên thủ các nước Ấn Độ, Mê-hi-cô, Thuỵ Điển, Ác-hen-ti-na, Hi Lạp, Tan-da-ni-a. Văn bản đã nêu ra một cách rõ ràng và thuyết phục về mối hiểm hoạ hạt nhân đối với nhân loại, chỉ rõ sự tốn kém vô cùng phi lí của cuộc chạy đua vũ trang đi ngược lại lợi ích và sự phát triển của thế giới, từ đó thức tỉnh và kêu gọi mọi người phải hành động để ngăn chặn nguy cơ chiến tranh, đấu tranh cho một thế giới hoà bình. 27 Mục đích của việc học các văn bản nhật dụng là để HS tiếp xúc, hiểu được những vấn đề có tính cập nhật trong đời sống xã hội, nhà trường, gia đình, từ đó có nhận thức và thái độ đúng trước các vấn đề đó. Vì thế khi dạy học văn bản này, GV cần cập nhật những sự kiện thời sự có liên quan, đồng thời chú ý hình thành ở HS thói quen quan tâm đến các vấn đề của đời sống xã hội trong nước và quốc tế. Về thể loại, văn bản thuộc loại nghị luận, khi hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản, GV nên tổ chức khai thác các luận điểm chính, tìm hiểu nội dung của từng phần để nhận ra hệ thống luận cứ và các phép lập luận, từ đó thấy được đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của tác giả. Ở nội dung dạy học Tiếng Việt, HS tiếp tục học về ba phương châm hội thoại khác: phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự. Khi thiết kế các hoạt động dạy học, GV nên dẫn dắt từng bước để giúp HS đạt đến mục tiêu: hiểu các phương châm hội thoại, hiểu yêu cầu vận dụng phương châm hội thoại trong giao tiếp. Tiến trình phù hợp vẫn là tìm hiểu ngữ liệu, trao đổi những vấn đề có liên quan tới kiến thức mới (các phương châm hội thoại) và nhận xét, kết luận để rút ra kiến thức cần lưu ý, thực hành một số bài tập để củng cố về ba phương châm hội thoại này. Những bài tập nâng cao, mở rộng hướng đến việc nhận diện hoặc gợi ý cách vận dụng các phương châm hội thoại vào thực tiễn; hệ thống lại năm phương châm hội thoại đã học. Ở nội dung dạy học Tập làm văn, GV tiếp tục chú ý tới mục tiêu nâng cao kĩ năng tạo lập văn bản thuyết minh cho HS. Trong bài học này cần nhấn mạnh vào việc sử dụng các yếu tố miêu tả để tăng tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh. Khi luyện tập, GV có thể linh hoạt tích hợp với nội dung dạy đọc hiểu trong bài. 2. Hướng dẫn cụ thể cho mỗi hoạt động A Hoạt động khởi động – Ý tưởng thiết kế hoạt động: Để HS bộc lộ được những hiểu biết liên quan đến vấn đề đặt ra trong bài đọc – xung đột và chiến tranh trên thế giới, từ đó hình thành thói quen quan tâm đến những vấn đề có ý nghĩa thời sự, mở rộng vốn sống của các em. – Nội dung hoạt động: HS chia sẻ những hiểu biết tuỳ theo khả năng của mình. Ví dụ như chiến sự đang diễn ra ác liệt ở Sirya, Pakistan, xung đột khủng bố diễn ra ngay trong lòng châu Âu: Anh, Pháp, Bỉ… Các em nói lên mong muốn dành cho người dân ở nước đó, hay người dân trên toàn thế giới… – Phương pháp tổ chức dạy học: GV nên hướng dẫn, tổ chức cho HS trao đổi theo nhóm. Cũng có thể giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị ở nhà, sau đó một hoặc hai HS đại diện nhóm phát biểu trước lớp. Sau hoạt động này, HS biết được hằng ngày nhiều trẻ em và những người dân vô tội vẫn đang phải hứng chịu hậu quả đau lòng từ chiến tranh, từ các cuộc xung đột… Nghĩa là vấn đề mà nhà văn Mác-két nêu ra trong văn bản vẫn còn nguyên vẹn ý nghĩa thời sự. 28 – Phương tiện dạy học: GV có thể sử dụng một số tài liệu, tranh ảnh, đoạn phim… nói về xung đột và chiến tranh trên thế giới, khát vọng hoà bình của con người. – Sản phẩm học tập của HS: Những chia sẻ của HS về câu hỏi. B Hoạt động hình thành kiến thức 1. Tìm hiểu văn bản – Ý tưởng thiết kế hoạt động: 6 câu hỏi đọc hiểu văn bản được xây dựng với mục đích giúp HS khai thác văn bản dựa trên đặc trưng thể loại văn nghị luận. Bắt đầu bằng việc xác định bố cục và nội dung chính của từng phần (câu a). Tiếp theo là tìm hiểu cách lập luận và sử dụng dẫn chứng để thể hiện nội dung cụ thể trong văn bản (câu b, c, d). Từ đó khái quát vấn đề mà tác giả đặt ra (câu e) và nhận xét về nghệ thuật nghị luận của tác giả (câu g). – Nội dung hoạt động: HS giải quyết 6 câu hỏi dưới sự tổ chức hướng dẫn của GV để hiểu được: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn thể loài người và sự sống trên trái đất. Cuộc chạy đua vũ trang vô cùng tốn kém đã cướp đi của thế giới nhiều điều kiện để phát triển, để loại trừ nạn đói, nạn thất học và giảm nguy cơ mắc bệnh cho hàng trăm triệu người. Đấu tranh cho hoà bình, ngăn chặn và xoá bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ cấp bách của toàn nhân loại. Văn bản có sức thuyết phục bởi lập luận chặt chẽ, chứng cứ phong phú, xác thực, cụ thể, giàu sức thuyết phục. Với từng câu hỏi, HS cần bám sát văn bản để tìm được câu trả lời phù hợp. Về bố cục, văn bản có thể chia thành 4 phần. Phần 1: Các kho vũ khí hạt nhân đem đến nguy cơ huỷ diệt trái đất, đe doạ nghiêm trọng vận mệnh thế giới. Phần 2: Cuộc chạy đua vũ trang đã làm mất đi nhiều cơ hội cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho hàng tỉ người dân nghèo khổ trên thế giới. Phần 3: Chiến tranh hạt nhân không chỉ đi ngược lại lí trí của loài người mà còn đi ngược lại quy luật tự nhiên, phản lại sự tiến hoá. Phần 4: Mọi người cần phải ngăn chặn cuộc chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hoà bình. Khi nói về nguy cơ của chiến tranh hạt nhân đe doạ loài người và sự sống trên trái đất, tác giả đã sử dụng cách lập luận chứng minh với phương pháp dùng số liệu kết hợp với so sánh, đối chiếu. Mở đầu là một câu hỏi tu từ nhằm khẳng định vị trí mà con người đang tồn tại chứa đựng biết bao hiểm hoạ khó lường, sau đó là mốc thời gian cụ thể và những con số biết nói (hơn 50 nghìn đầu đạn hạt nhân, một thùng 4 tấn thuốc nổ, ngành công nghiệp ra đời cách đây 41 năm). Cách vào đề trực tiếp, cách lập luận chứng minh để làm rõ nguy cơ của chiến tranh hạt nhân, cách diễn đạt tăng tiến trong nhiều câu đã tạo ấn 29 tượng mạnh cho người đọc, khiến họ ý thức một cách sâu sắc tính chất hệ trọng của vấn đề được nêu lên trong văn bản. Thủ pháp so sánh, đối chiếu tiếp tục được sử dụng hiệu quả để nhấn mạnh tính chất phi lí, mức độ tốn kém của cuộc chạy đua vũ trang. Chính những cuộc chạy đua vũ trang này đã cướp đi rất nhiều cơ hội cải thiện cuộc sống trên các mặt y tế, giáo dục, cung cấp lương thực cho hàng tỉ người nghèo khổ trên thế giới. Chi phí cho cuộc chạy đua vũ trang Những việc có thể làm với chi phí đó Hơn 100 tỉ đô la được bỏ ra để phục vụ cho việc sản xuất 100 máy bay ném bom chiến lược B.1B của Mĩ và gần 7000 tên lửa vượt đại châu Thực hiện một chương trình cứu trợ giải quyết những vấn đề cấp bách cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ nhất trên thế giới Giá của 10 chiếc tàu sân bay mang vũ khí hạt nhân kiểu Ni-mit mà Hoa Kì dự định đóng Thực hiện một chương trình phòng bệnh trong 14 năm, bảo vệ cho hơn 1 tỉ người khỏi bệnh sốt rét, cứu hơn 14 triệu trẻ em châu Phi Giá của 149 tên lửa MX Giúp cho khoảng 575 triệu người thiếu dinh dưỡng Giá của hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân Giúp thực hiện xoá nạn mù chữ trên toàn thế giới Chiến tranh hạt nhân chẳng những đi ngược lại lí trí của con người mà còn phản lại sự tiến hoá của tự nhiên. Để làm rõ vấn đề này tác giả đã đưa ra những chứng cứ khoa học về nguồn gốc và quá trình tiến hoá của sự sống trên trái đất. Đó là một quá trình hết sức lâu dài của tự nhiên được tính bằng thời gian hàng triệu năm: “Từ khi mới nhen nhúm sự sống trên trái đất, đã phải trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay được, rồi 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở, chỉ để làm đẹp mà thôi… Cũng đã phải trải qua bốn kỉ địa chất, con người mới hát được hay hơn chim…”. Dựa trên những chứng cứ đáng tin cậy và đủ sức thuyết phục với mọi đối tượng, một suy luận chắc chắn được tác giả đưa ra: Nếu chiến tranh hạt nhân xảy ra, nó sẽ đẩy lùi sự tiến hoá trở về điểm xuất phát ban đầu, tiêu huỷ mọi thành quả của quá trình tiến hoá sự sống trong tự nhiên. Sau khi chỉ ra một cách rõ ràng về hiểm hoạ hạt nhân đang đe doạ loài người và sự sống trên trái đất, tác giả không dẫn người đọc tới sự lo âu mang tính bi quan về vận mệnh của nhân loại mà hướng tới một thái độ tích cực là đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, vì một thế giới hoà bình. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ cấp bách của toàn nhân loại. Cấp bách là vậy, cộng đồng thế giới cũng đã chung tay tìm cách giải quyết nhưng biết đâu, điều không mong muốn vẫn có thể xảy ra… Vì vậy, lời đề nghị của tác giả ở phần cuối của văn bản cho thấy một cách giải quyết vấn đề rất trọn vẹn, tính đến cả tình huống xấu nhất, để lịch sử có được chứng cứ mà lên án những thế lực hiếu chiến đẩy 30 nhân loại vào thảm hoạ diệt vong (cần lập ra một nhà băng lưu giữ trí nhớ tồn tại được cả sau thảm hoạ hạt nhân để nhân loại các thời đại sau biết đến cuộc sống của chúng ta đã từng tồn tại trên trái đất...). Bên cạnh thông điệp có ý nghĩa lớn lao, văn bản cũng thể hiện những giá trị nghệ thuật: cách lập luận chặt chẽ thể hiện ở luận điểm (nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ loài người) và hệ thống luận cứ toàn diện (như đã đề cập ở trên); những dẫn chứng phong phú, xác thực với các con số cụ thể (hơn 50 nghìn đầu đạn hạt nhân được bố trí khắp hành tinh, trung bình mỗi người trên trái đất đang ngồi trên một thùng chứa 4 tấn thuốc nổ…); cách thể hiện trực tiếp thái độ của tác giả có tác dụng tích cực trong việc truyền cảm xúc tới bạn đọc (Chúng ta đến đây để cố gắng chống lại việc đó... cuộc sống hoà bình, công bằng; Tôi rất khiêm tốn nhưng cũng rất kiên quyết đề nghị…). – Phương pháp tổ chức dạy học: Trước hết, GV cần hướng dẫn HS đọc văn bản và những chú thích có trong sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một để thuận lợi trong việc tìm hiểu nội dung. Trong khi đọc, cần lưu ý tới việc chia bố cục, xác định nội dung chính của từng phần, đánh dấu những từ ngữ khó hiểu nằm ngoài các chú thích trong văn bản. GV cần có biện pháp hỗ trợ nếu HS còn gặp những từ chưa rõ nghĩa (mời HS đã biết giải thích cho bạn; yêu cầu chính HS đó trình bày cách hiểu của mình, các bạn khác cùng GV bổ sung, làm rõ…). Với câu hỏi và bài tập, GV cần linh hoạt trong cách thức tổ chức các hoạt động cho HS. Chẳng hạn với câu (a), (b), (c), (d), GV có thể tổ chức cho HS học cặp đôi hoặc nhóm. Sau khi HS trình bày, GV chốt những nội dung cốt lõi, HS sẽ chuyển sang làm việc cá nhân giải quyết các câu hỏi (e), (g) để khắc sâu những hiểu biết của mình về thông điệp chính và giá trị nghệ thuật của văn bản. GV cần lựa chọn những điểm nhấn (ví dụ: câu hỏi tu từ mở đầu văn bản, những thông tin trong câu hỏi (c), hay lời đề nghị ở cuối văn bản,...) để bình luận/hoặc mời một số HS có năng lực bình luận, nhằm tạo ấn tượng sâu đậm đối với HS, giúp các em nhận ra nguy cơ của chiến tranh hạt nhân, sự tốn kém đến phi lí của cuộc chạy đua vũ trang, và lời đề nghị vừa cao cả vừa đau xót của một nhà văn luôn khắc khoải trước hệ luỵ của chiến tranh với thân phận con người… – Phương tiện dạy học: GV sử dụng linh hoạt để phù hợp với nội dung hoạt động dạy học và điều kiện thực tiễn (sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một, phiếu học tập, tài liệu tham khảo liên quan,...) – Sản phẩm học tập của HS: Câu trả lời của HS dưới dạng viết/nói. 2. Các phương châm hội thoại (tiếp theo) – Ý tưởng thiết kế hoạt động: Ở bài học trước HS được biết đến hai phương châm hội thoại (về lượng, về chất). Bài học này giới thiệu tiếp về ba phương châm hội thoại: quan hệ, cách thức, lịch sự. Sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một đưa ra những thành ngữ, tục ngữ, ca dao nói về lời ăn tiếng nói, về cách ứng xử của con người trong giao tiếp có 31 liên quan đến các phương châm hội thoại này như một sự dẫn dắt. Sau đó HS có thể tổng kết được những bài học, kinh nghiệm cần rút ra, cũng là những kiến thức mới về các phương châm hội thoại được học. – Nội dung hoạt động: HS thực hiện các bài tập dưới sự hướng dẫn của GV. Với bài tập (a), HS cần hiểu thành ngữ “ông nói gà, bà nói vịt” dùng chỉ một tình huống hội thoại mà người nói và người nghe không hiểu ý nhau nên các lượt lời giữa họ không khớp với nhau. Nếu xuất hiện những tình huống hội thoại như vậy mục đích giao tiếp sẽ không đạt được. Vấn đề cần rút ra là: Trong giao tiếp cần nói đúng vào đề tài, tránh nói lạc đề (phương châm quan hệ). HS thực hiện bài tập (b) cần chỉ ra được các thành ngữ: dây cà ra dây muống, vòng vo Tam Quốc, lúng búng như ngậm hột thị dùng để chỉ cách nói không rõ ràng, không dễ nắm bắt thông tin bởi sự dài dòng, quanh quẩn, ấp úng. Và những cách nói này khiến giao tiếp khó đạt kết quả như mong muốn vì người nghe không thuận lợi trong việc thu thập và xử lí các thông tin do người nói cung cấp. Từ đó, HS rút ra được bài học trong giao tiếp: Khi giao tiếp cần chú ý nói rõ ràng, ngắn gọn; tránh nói mơ hồ, dài dòng (phương châm cách thức). Thực hiện bài tập (c) HS cần chỉ ra được lời khuyên của ông cha ta qua một số câu như: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”; “Lời nói chẳng mất tiền mua – Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.”; “Vàng thì thử lửa thử than – Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời”. Đó là khi giao tiếp nên có thái độ lịch sự, tế nhị, dùng những lời nói dễ nghe, thể hiện được thiện chí của người nói. Bài học cần rút ra: Khi giao tiếp cần tế nhị, tôn trọng người khác; tránh cách nói thiếu lịch sự, coi thường người khác. – Phương pháp tổ chức dạy học: GV có thể hướng dẫn HS làm việc theo cá nhân kết hợp cặp đôi (sau khi cá nhân có câu trả lời sẽ chia sẻ với bạn và thống nhất ý kiến). Vì kiến thức này có thể khái quát rất nhanh từ kinh nghiệm thực tiễn nên với HS khá giỏi, GV có thể bổ sung thêm yêu cầu: từng cặp tạo hội thoại ngắn (một lời trao, một lời đáp) nhưng có những biểu hiện vi phạm các phương châm hội thoại trên. Sau khi các cặp đã có câu trả lời, mời một số HS đại diện trình bày, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét. GV chốt lại những kiến thức cần nắm vững về ba phương châm hội thoại. – Phương tiện dạy học: Sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một, phiếu học tập, giấy A0 ghi kết quả các bài tập… – Sản phẩm học tập của HS: câu trả lời, kết quả làm các bài tập, những kiến thức cơ bản được ghi chép lại. 3. Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh – Ý tưởng thiết kế hoạt động: Nội dung này được thực hiện với 3 bài tập. Bài tập (a), (b) cung cấp những ngữ liệu cụ thể, HS đọc ngữ liệu vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết một số yêu cầu liên quan đến việc tìm hiểu nội dung đoạn văn (nhan đề, tìm 32 và chỉ rõ những câu văn có yếu tố miêu tả), dẫn dắt tới kiến thức mới (tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh). Bài tập (c) chốt lại những kiến thức mới cần hình thành. – Nội dung hoạt động: HS giải quyết các bài tập dưới sự hướng dẫn của GV. Với bài tập (a), HS cần giải thích được nhan đề: Cây chuối trong đời sống Việt Nam nghĩa là cây chuối nói chung, không phải là một cây chuối cụ thể và nêu lên ý nghĩa của cây chuối trong đời sống Việt Nam. Tiếp theo, HS chỉ ra câu văn có yếu tố miêu tả. Ví dụ: Trong câu “Đi khắp Việt Nam, nơi đâu ta cũng gặp những cây chuối thân mềm vươn lên như những trụ cột nhẵn bóng, toả ra vòm tán lá xanh mướt che rợp từ vườn tược đến núi rừng”, có một số yếu tố miêu tả như: thân mềm vươn lên, trụ cột nhẵn bóng, tán lá xanh mướt,... Những yếu tố miêu tả có tác dụng làm cho hình ảnh cây chuối trở nên sinh động, lời văn có sức cuốn hút với người đọc, các đặc điểm của cây chuối thêm nổi bật, gây ấn tượng, giúp người đọc có thể tưởng tượng rõ về những cây chuối đầy sức sống. Với bài tập (b), HS cần đọc kĩ đoạn trích nói về cây so đũa, chỉ ra những yếu tố miêu tả được sử dụng. Ví dụ: lá so đũa hình bầu dục, thuôn dài xanh biếc quanh năm; những cánh hoa dài, mịn như nhung, mỏng manh thơm ngát, khum khum bao bọc nhụy hoa; dù kèm với món ăn nào hoa so đũa cũng dậy một mùi thơm thoảng nhẹ và dư vị hơi đăng đắng, ngòn ngọt của hoa cũng tạo nên những ấn tượng khó quên. Những yếu tố miêu tả này giúp người đọc hình dung được rõ hơn về một số đặc điểm của lá, hoa so đũa, thấy được rõ hơn vẻ đẹp của chúng. Bên cạnh những nội dung thông tin được cung cấp mang tính khách quan, chính xác (đặc điểm của văn thuyết minh), những yếu tố miêu tả giúp khơi gợi ở người đọc sự hào hứng, thích thú khi cảm nhận vẻ đẹp của đối tượng từ chính những đặc điểm đã được nói đến. Từ những kết quả đã làm ở hai bài tập (a), (b), HS khái quát lại và hoàn thành yêu cầu của bài tập (c): Văn bản thuyết minh có thể sử dụng yếu tố miêu tả, nhưng không nên sử dụng nhiều sẽ dễ lệch sang kiểu bài miêu tả. Nên chọn một số đặc điểm nổi bật để tả nhằm giúp cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn tượng với người đọc, giúp cho bài văn thuyết minh thêm cụ thể, sống động, hấp dẫn. – Phương pháp tổ chức dạy học: Bài tập (a) và (b) có thể học theo hình thức cặp đôi hoặc nhóm. Những câu hỏi trong sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một cần được vận dụng linh hoạt với từng đối tượng HS (có thể đưa thêm những câu hỏi phụ gợi ý rõ hơn, hoặc đưa thêm những yêu cầu nâng cao – tập trung vào tác dụng của yếu tố so sánh – để HS thảo luận). Với bài tập (c), HS có thể học theo hình thức cá nhân: tự viết câu trả lời. Sau đó một số HS trình bày câu trả lời trước lớp để các bạn và thầy/cô nhận xét. Khi HS hoàn thành mỗi bài tập, GV nên tổ chức hoạt động chung cả lớp để chính xác hoá kết quả bài tập, từ đó nhấn mạnh những kiến thức cần lưu ý về yếu tố miêu tả, tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh. – Phương tiện dạy học: Sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một, phiếu học tập, tranh/ ảnh, bảng phụ ghi kết quả thảo luận nhóm… – Sản phẩm học tập của HS: Kết quả trả lời hoặc ghi chép của HS khi thực hiện nhiệm vụ học tập. 33 C Hoạt động luyện tập 1. Luyện tập đọc hiểu văn bản – Ý tưởng thiết kế hoạt động: Để kết hợp rèn luyện kĩ năng nói, sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một đưa ra hai câu hỏi. Câu (a) yêu cầu HS sau khi đọc hiểu văn bản, xác định một vấn đề tâm đắc và trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề đó. Câu (b) yêu cầu HS khái quát nội dung bài học bằng cách vẽ sơ đồ thể hiện luận điểm và hệ thống luận cứ của văn bản. Qua đó HS vừa thấy rõ hơn tính lô gic chặt chẽ của cách triển khai vấn đề vừa phát triển tư duy lô gic, khái quát. – Nội dung hoạt động: HS giải quyết các câu hỏi (a), (b) trong sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một dưới sự trợ giúp của GV. Ở câu (a), HS có thể lựa chọn một trong số các vấn đề: nguy cơ của chiến tranh hạt nhân; cuộc chạy đua vũ trang đã tước đi cơ hội cải thiện cuộc sống của những người nghèo khổ nhất trên thế giới; nhiệm vụ của loài người trong cuộc đấu tranh ngăn chặn vũ khí hạt nhân… Câu trả lời cần dựa trên thông tin của từng vấn đề, làm rõ hơn bằng cách phân tích, bình luận, bày tỏ cảm xúc, thái độ, liên tưởng tới thực tiễn. Câu (b) tham khảo nội dung trả lời về bố cục của văn bản để vẽ sơ đồ tư duy. Trong sơ đồ cần chọn được những từ ngữ có ý nghĩa khái quát để thể hiện vừa đảm bảo tính chính xác của nội dung câu trả lời, vừa thuận tiện cho việc nắm bắt thông tin. HS cần trình bày được những nội dung đã thể hiện trên sơ đồ đó. – Phương pháp tổ chức dạy học: GV hướng dẫn HS học theo nhóm để giải quyết câu (a). Có thể định hướng để mỗi nhóm lựa chọn một vấn đề giúp cho việc tìm hiểu văn bản thấu đáo hơn. Vì là yêu cầu phát biểu suy nghĩ nên độ mở của câu trả lời khá rộng. Tuy nhiên, GV có thể đưa ra một số hướng dẫn HS như ở mục nội dung hoạt động đã nêu để các em xác định được phạm vi. Với câu (b), GV nên kết hợp hình thức học cá nhân (khi vẽ sơ đồ) và hình thức cặp đôi (khi góp ý, nhận xét để hoàn thiện sơ đồ). Sau khi giải quyết xong mỗi câu hỏi, một số HS trình bày kết quả trước lớp. GV có thể đưa ra một số tiêu chí đánh giá phần trình bày của mỗi nhóm (với câu a) để HS cùng tham gia đánh giá. Có thể chọn một, hai sơ đồ tiêu biểu (với câu b) đề nghị lớp có ý kiến hoàn thiện, sau đó ghim lại trên góc học tập. – Phương tiện dạy học: Sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một, phiếu học tập (nếu có). – Sản phẩm học tập của HS: các câu trả lời, những ghi chép cần thiết liên quan đến việc viết hoặc sửa đoạn văn. 2. Luyện tập về phương châm hội thoại – Ý tưởng thiết kế hoạt động: Để HS nhận biết được các phương châm hội thoại không được tuân thủ, lí giải về những biểu hiện của sự không tuân thủ đó; có ý thức tuân thủ các 34 phương châm hội thoại trong giao tiếp và biết cách xử lí trong một số tình huống cụ thể mà các phương châm hội thoại có thể bị vi phạm. – Nội dung hoạt động: HS làm các bài tập (a), (b), (c) dưới sự hướng dẫn của GV. Bài tập (a), ví dụ 1 có sự vi phạm về phương châm quan hệ (thằng bé nói không đúng vào đề tài – người khách hỏi về bố nhưng lại trả lời về tờ giấy bố để lại) ở đây còn có sự vi phạm về phương châm cách thức (không rành mạch giữa chuyện mẩu giấy và người cha nên nội dung truyền đạt được tiếp nhận không đúng). Ví dụ 2, phương châm lịch sự bị vi phạm. HS cần chỉ ra những từ ngữ thể hiện thái độ và hành động của cai lệ để thấy rõ điều này. Bài tập (b), HS cần giải thích được nghĩa của một số thành ngữ và chỉ ra mối liên quan của thành ngữ đó với phương châm hội thoại: nói băm nói bổ (nói bốp chát, thô bạo, không tế nhị – vi phạm phương châm lịch sự); nói như đấm vào tai (nói ngang ngược, khó chấp nhận, thể hiện sự vô lí – vi phạm phương châm lịch sự); nửa úp nửa mở (nói không hết thông tin, mập mờ – vi phạm phương châm cách thức); mồm loa mép giải (nói to, nói nhiều, lấn át người khác – vi phạm phương châm lịch sự); đánh trống lảng (nói sang đề tài khác, thể hiện không muốn tiếp tục vấn đề – vi phạm phương châm quan hệ). Bài tập (c), HS cần dựa vào những phương châm hội thoại đã học để lí giải nguyên nhân người nói đôi khi phải dùng những cách diễn đạt sau: Nhân tiện đây tôi xin được hỏi; tiện đây anh có thể cho tôi biết: thể hiện ý người nói không vi phạm phương châm quan hệ mặc dù vấn đề này không đúng với nội dung đang trao đổi. Cực chẳng đã tôi phải nói; tôi nói điều này có gì chưa phải chị bỏ qua cho: thể hiện ý người nói không vi phạm phương châm lịch sự vì đã có lí do. Tôi chỉ có thể nói với anh; tôi không thể nói nhiều hơn: thể hiện ý người nói không vi phạm phương châm cách thức mặc dù những thông tin được trao đổi có thể chưa đầy đủ. – Phương pháp tổ chức dạy học: HS giải quyết các nhiệm vụ theo hình thức cặp đôi hoặc nhóm. Sau khi có kết quả, một số HS trình bày trước lớp, GV tổ chức hoạt động chung cả lớp để nhận xét và chốt lại kết quả đúng của từng bài. – Phương tiện dạy học: Sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một, phiếu học tập (nếu có)… – Sản phẩm học tập của HS: Hoàn thành các bài tập, phiếu học tập (nếu có), những ghi chép về kết quả thực hiện của cá nhân hoặc nhóm. 3. Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh – Ý tưởng thiết kế hoạt động: Mục đích cuối cùng của những câu hỏi là rèn cho HS kĩ năng đưa yếu tố miêu tả vào bài văn thuyết minh. Mục đích này được thực hiện từ yêu cầu đơn giản (xác định đặc điểm của đối tượng thuyết minh) đến những yêu cầu phức tạp (viết và nhận xét về đoạn văn thuyết minh) và củng cố được cách đưa yếu tố miêu tả vào bài văn thuyết minh sau khi tìm hiểu, phân tích ngữ liệu và tạo lập đoạn văn. 35 – Nội dung hoạt động: HS giải quyết các câu hỏi (a), (b), (c), (d) dưới sự hướng dẫn của GV. Với câu (a), HS cần xác định được đối tượng thuyết minh là cây sen, vì vậy một số đặc điểm được trình bày ở đây là: chủng loại; môi trường sống; đặc điểm về thân, lá, hoa; giá trị sử dụng của cây sen. Từ những đặc điểm này, HS vận dụng để viết lại một đoạn văn thuyết minh (câu b) trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả. Ví dụ sử dụng yếu tố miêu tả lá: Lá sen xanh mịn như những hình tròn đủ kích cỡ dập dềnh trên mặt nước…hoặc cánh hoa: Cánh sen mỏng, mịn khum khum, nhiều lớp... Sau đó HS cùng nhau trao đổi về những yếu tố miêu tả được sử dụng trong đoạn văn, xem xét mức độ phù hợp, tác dụng của các yếu tố miêu tả: tả sơ lược hay cụ thể, có lựa chọn được hình ảnh tiêu biểu không, có dừng lại đúng lúc không, có thể hiện được khả năng quan sát kĩ lưỡng, khả năng tưởng tượng của người viết không?… Từ những trao đổi, nhận xét HS cần rút ra được một số lưu ý để đưa yếu tố miêu tả vào bài văn thuyết minh: lựa chọn yếu tố miêu tả phù hợp (đặc điểm và số lượng); tìm những từ ngữ gợi hình ảnh, màu sắc, đường nét (từ láy) để thể hiện đặc điểm của đối tượng; viết một hai câu văn chứa những từ ngữ, hình ảnh đã tìm… – Phương pháp tổ chức dạy học: Câu hỏi (a), (b), GV có thể hướng dẫn HS học theo hình thức cá nhân. Sau khi cá nhân viết xong đoạn văn có sử dụng yếu tố miêu tả sẽ trao đổi với bạn để hiểu về tác dụng của những yếu tố miêu tả đó (câu c). Viết đoạn văn là một nhiệm vụ mà nhiều HS rất ngại thực hiện. Vì vậy GV cần có hình thức khuyến khích với HS yếu kém. Ví dụ: có thể sử dụng một số câu nguyên văn trong ngữ liệu, một số câu cần có sự thay đổi về diễn đạt, cố gắng sử dụng được một yếu tố miêu tả trong đoạn văn. Việc rút ra những lưu ý nhằm mục đích khắc sâu cách đưa yếu tố miêu tả vào bài văn thuyết minh. GV nên cố gắng hệ thống thành các bước để những HS yếu có thể vận dụng được (căn cứ vào gợi ý ở nội dung hoạt động để thực hiện). – Phương tiện dạy học: GV linh hoạt lựa chọn phương tiện (phiếu học tập, giấy A0 ghi kết quả thảo luận,... ). – Sản phẩm học tập của HS: các câu trả lời, phiếu học tập, những ghi chép về kết quả thực hiện của cá nhân hoặc nhóm. D Hoạt động vận dụng – Ý tưởng thiết kế hoạt động: Để HS có thể vận dụng được những kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết một số bài tập có sự kết nối với thực tiễn, hệ thống lại những kiến thức tiếng Việt cần nắm vững. – Nội dung hoạt động: HS có thể chọn một trong các bài tập để làm hoặc làm tất cả các bài tập dưới sự hướng dẫn của GV. Với bài tập 1, HS cần tìm ít nhất một tài liệu là bài viết, tranh ảnh… trên báo, đài, tivi, mạng in-tơ-nét nói về tác hại của chiến tranh hoặc nguy cơ của chiến tranh hạt nhân; giới thiệu với bạn đó là cuộc chiến tranh nào, ở đâu, 36 hậu quả gây ra như thế nào, cảm xúc/suy nghĩ của bản thân… hoặc nguy cơ của chiến tranh hạt nhân thể hiện như thế nào, nó đe doạ loài người ra sao, cộng đồng đã có những hành động gì để ngăn chặn… Bài tập (2) giúp HS hệ thống lại kiến thức về các phương châm hội thoại một cách lô gic. Bài tập (3) yêu cầu HS tạo lập đoạn văn thuyết minh về con vật nuôi hữu ích, biết sử dụng yếu tố miêu tả phù hợp, hiệu quả. – Phương pháp tổ chức dạy học: GV hướng dẫn HS học theo hình thức cá nhân kết hợp với cặp đôi (trao đổi sau khi đã có kết quả). – Phương tiện dạy học: sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một, các tài liệu tham khảo liên quan… – Sản phẩm học tập của HS: bài viết của HS, ghi chép, đoạn băng ghi âm (nếu có)… E Hoạt động tìm tòi mở rộng – Ý tưởng thiết kế hoạt động: Bài tập (1) giúp HS mở rộng hiểu biết về nhà văn Mác-két, rèn kĩ năng đọc hiểu thu thập thông tin. Bài tập (2) giúp HS ý thức được việc vận dụng các phương châm hội thoại trong giao tiếp. – Nội dung hoạt động: HS thực hiện các yêu cầu của bài tập (1), (2) dưới sự hướng dẫn của GV. – Phương pháp tổ chức dạy học: GV có thể hướng dẫn HS thực hiện theo hình thức cá nhân. Để thực hiện bài tập (1), HS có thể tìm hiểu thông tin về nhà văn trên mạng in-tơ-nét hoặc sách báo. Khuyến khích HS trao đổi với bạn về những thông tin mình thu được. Với bài tập (2) nếu có điều kiện HS ghi âm lại những đoạn hội thoại, nếu không các em có thể chép lại đoạn hội thoại hoặc câu chuyện vào vở. – Phương tiện dạy học: Sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một, tài liệu tham khảo có liên quan… – Sản phẩm học tập của HS: bài viết của HS theo yêu cầu của nhiệm vụ. 3. Hoạt động đánh giá Với bài học này, có thể đánh giá những năng lực sau của HS: – Năng lực tiếp nhận văn bản: Trả lời các câu hỏi khi đọc hiểu văn bản Đấu tranh cho một thế giới hoà bình; đọc hiểu một số đoạn ngữ liệu được sử dụng để hình thành kiến thức về các phương châm hội thoại (quan hệ, cách thức, lịch sự), sử dụng yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh… 37 – Năng lực tạo lập văn bản: Tạo lập đoạn văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả. – Năng lực sử dụng tiếng Việt: Sử dụng phù hợp các phương châm hội thoại trong giao tiếp. – Năng lực cảm thụ thẩm mĩ: Nhận ra được những vẻ đẹp thể hiện qua giá trị nội dung, nghệ thuật của các đoạn văn, văn bản được đọc, được học. Bài 3 TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN, QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ học sinh cần đạt được – Kiến thức: Hiểu được nội dung ý nghĩa của văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em; hiểu về quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp, những tình huống giao tiếp không tuân thủ phương châm hội thoại; hiểu về từ xưng hô trong tiếng Việt. – Kĩ năng: Chỉ ra và phân tích được một số chi tiết tiêu biểu trong văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em, qua đó hiểu được một phần về cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay, tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em; thấy được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em; vận dụng được các phương châm hội thoại, các từ xưng hô phù hợp với tình huống giao tiếp; viết bài văn thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả. – Thái độ: Có ý thức về quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em; có ý thức vận dụng các phương châm hội thoại, từ ngữ xưng hô phù hợp để đạt hiệu quả khi giao tiếp; có ý thức sử dụng một số biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong khi tạo lập văn bản thuyết minh. 38 2. Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh – Năng lực tiếp nhận văn bản (thông qua đọc hiểu và trao đổi về văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em). – Năng lực tạo lập văn bản (thông qua thực hành viết bài văn thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả). – Năng lực sử dụng tiếng Việt và năng lực giao tiếp (thông qua thực hành về phương châm hội thoại; trình bày ý kiến, tham gia hoạt động nhóm,...). – Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (thông qua thực hành đọc hiểu giá trị của văn bản). II. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Hướng dẫn chung Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em là một văn bản nhật dụng thuộc chủ đề bảo vệ trẻ em. Văn bản trích dẫn không phải là toàn bộ lời Tuyên bố sau đó còn hai phần “Cam kết”, “Những bước tiếp theo” nhằm khẳng định quyết tâm và nêu ra một chương trình cụ thể cần thực hiện. Hưởng ứng Tuyên bố này, Hội đồng Bộ trưởng nước CH XHCH Việt Nam đã quyết định Chương trình hành động vì sự sống còn, quyền được phát triển của trẻ em Việt Nam từ năm 1991 đến năm 2000 và đặt thành một bộ phận của chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Khi hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản, GV cần gợi được một số điểm chính của bối cảnh thế giới cuối thế kỉ XX để tạo tâm thế cho HS (kinh tế tăng trưởng, khoa học kĩ thuật phát triển, tính cộng đồng các quốc gia được củng cố,…). Đây là những điều kiện thuận lợi để trẻ em có quyền sống và phát triển tốt hơn. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những khó khăn như sự phân hoá giàu nghèo, tình trạng chiến tranh và bạo lực, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị bóc lột và thất học có nguy cơ gia tăng… Vì văn bản khá dài, GV nên tập trung vào việc xác định bố cục, tìm nội dung chính của từng phần, đi sâu khai thác một số khía cạnh và sau đó khái quát nội dung, ý nghĩa của văn bản. Ở nội dung dạy học Tiếng Việt, HS tìm hiểu về quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp, về những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại, về cách xưng hô trong giao tiếp. Khi thiết kế các hoạt động, GV nên dẫn dắt từng bước để giúp HS đạt đến mục tiêu bài học. Tiến trình phù hợp vẫn là tìm hiểu ngữ liệu, trao đổi những vấn đề có liên quan tới kiến thức mới và nhận xét, kết luận để rút ra kiến thức mới, thực hành một số bài tập để củng cố kiến thức, kĩ năng. Một số bài tập nâng cao, mở rộng hướng đến việc nhận diện những tình huống giao tiếp trong thực tiễn không tuân thủ các phương châm hội thoại vì lí do khác nhau giúp HS hiểu rằng phương châm hội thoại không phải là những quy định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp. 39 2. Hướng dẫn cụ thể cho mỗi hoạt động A Hoạt động khởi động – Ý tưởng thiết kế hoạt động: Để HS bộc lộ được hiểu biết của bản thân về vấn đề đặt ra trong bài đọc (quyền trẻ em) và liên hệ với thực tiễn để những hiểu biết đó trở nên phong phú, sâu sắc hơn. – Nội dung hoạt động: HS chia sẻ những hiểu biết tuỳ theo khả năng của mình về quyền của trẻ em. Ví dụ: quyền được học tập, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, quyền được sống chung với cha mẹ, quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự… Sau đó, liên hệ với bản thân và các bạn để đưa ra những nhận xét xem các em đã được hưởng những quyền đó như thế nào (Các em được đi học, được bố mẹ, người thân nuôi dưỡng chăm sóc ra sao? Đến trường các em có được tôn trọng về danh dự, nhân phẩm, thân thể hay không?... ). – Phương pháp tổ chức dạy học: Sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một gợi ý hoạt động khởi động với hai yêu cầu. GV có thể hướng dẫn tổ chức cho HS thực hiện cá nhân, sau đó một số HS phát biểu trước lớp. Sau hoạt động này, HS biết thêm về quyền của trẻ em, về việc gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội đã thực thi những quyền đó như thế nào. GV khái quát những câu trả lời của HS sau đó dẫn dắt vào nội dung bài đọc. – Phương tiện dạy học: GV có thể sử dụng một số tài liệu, tranh ảnh,… nói về quyền của trẻ em, hay cuộc sống hạnh phúc hoặc những bất hạnh của trẻ em trên thế giới. – Sản phẩm học tập của HS: Những chia sẻ của HS về câu hỏi ở Hoạt động khởi động. B Hoạt động hình thành kiến thức 1. Tìm hiểu văn bản – Ý tưởng thiết kế hoạt động: 5 câu hỏi đọc hiểu được xây dựng với mục đích giúp HS khai thác nội dung văn bản. Bắt đầu bằng việc xác định bố cục và nội dung chính của từng phần (câu a, b). Tiếp theo là tìm hiểu nội dung cụ thể của mỗi phần đó (câu c, d, e). – Nội dung hoạt động: HS giải quyết 5 câu hỏi dưới sự tổ chức hướng dẫn của GV để hiểu một phần thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới, hiểu vấn đề bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là vô cùng quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa toàn cầu; vấn đề này đã nhận được sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế. Với từng câu hỏi, HS cần bám sát văn bản để tìm được câu trả lời phù hợp. Các mục 1 và 2 của văn bản khẳng định quyền được sống, được bảo vệ và phát triển của trẻ em. Các mục còn lại được chia thành 3 phần. 40 Phần 1: Sự thách thức (cuộc sống vô cùng khổ cực của nhiều trẻ em trên thế giới) Phần 2: Cơ hội (những điều kiện thuận lợi để cộng đồng quốc tế chung tay chăm sóc, bảo vệ trẻ em) Phần 3: Nhiệm vụ (những việc làm cấp bách mà mỗi quốc gia và cả cộng đồng quốc tế cần phải làm vì sự phát triển của trẻ em, vì tương lai của nhân loại). Trong mỗi phần, bản Tuyên bố đã triển khai nội dung rất cụ thể. Ở phần Thách thức, cuộc sống cực khổ của nhiều trẻ em được thể hiện qua những minh chứng rõ ràng và phép liệt kê: – Trẻ em trở thành nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, của sự phân biệt chủng tộc, của sự xâm chiếm, thôn tính bởi nước ngoài. – Mỗi ngày có hàng triệu trẻ em phải chịu thảm hoạ của đói nghèo, mù chữ, dịch bệnh, môi trường xuống cấp,... – Mỗi ngày có vài chục nghìn trẻ em chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật hoặc thiếu nước sạch, thiếu vệ sinh, do tác động của ma tuý… Nhưng không dừng lại ở những thách thức, bản Tuyên bố đã chỉ rõ những cơ hội để cộng đồng quốc tế có thể đẩy mạnh việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em, tuy những cơ hội này chưa nhiều. Trong đó sự hợp tác và đoàn kết quốc tế có ý nghĩa quan trọng để thúc đẩy sự phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, phát triển giáo dục và y tế. Đây là những tiền đề quan trọng, không thể thiếu được trong công cuộc đẩy mạnh việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em. Để giải quyết được vấn đề, bản Tuyên bố đã khẳng định cộng đồng quốc tế cần phải thực hiện 8 nhiệm vụ cụ thể, toàn diện trên nhiều mặt từ tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dưỡng đến phát triển giáo dục, y tế; từ bản thân trẻ em đến những vấn đề của gia đình, của mỗi quốc gia (đặc biệt là các nước đang phát triển). Đó là những nhiệm vụ vô cùng cần thiết và cũng rất nặng nề, trong khi thách thức không hề nhỏ, cơ hội không có nhiều. Song chúng ta hiểu rằng cộng đồng quốc tế đã, đang và sẽ rất nỗ lực để giải quyết những nhiệm vụ đặt ra vì sự phát triển của nhân loại trong tương lai. – Phương pháp tổ chức dạy học: Trước hết, GV cần hướng dẫn HS đọc văn bản và những chú thích có trong sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một để thuận lợi trong việc tìm hiểu nội dung. Trong khi đọc, cần lưu ý tới việc chia bố cục, xác định nội dung chính của từng phần, đánh dấu những từ ngữ khó hiểu nằm ngoài các chú thích trong văn bản. GV cần có biện pháp hỗ trợ nếu HS còn gặp những từ chưa rõ nghĩa (mời HS đã biết giải thích cho bạn; yêu cầu chính HS đó trình bày cách hiểu của mình, các bạn khác cùng GV bổ sung, làm rõ…). Với câu hỏi và bài tập, GV cần linh hoạt trong cách thức tổ chức các hoạt động cho HS. Chẳng hạn với câu (a), (b), GV có thể tổ chức cho HS học cá nhân. Sau khi 1 – 2 HS trình bày, GV chốt những vấn đề về bố cục, nội dung chính, HS chuyển sang làm việc cặp đôi hoặc làm 41 việc nhóm giải quyết các câu hỏi (c), (d), (e) để tìm hiểu sâu nội dung của từng phần. Lưu ý ở câu (d) bản Tuyên bố nêu lên hai cơ hội để cộng đồng quốc tế có thể đẩy mạnh việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em. HS có thể bày tỏ quan điểm của mình về điều kiện thuận lợi nhất và lí giải tại sao. GV cần quan tâm tới lập luận của HS khi lí giải, không áp đặt quan điểm của mình. – Phương tiện dạy học: GV linh hoạt để phù hợp với nội dung hoạt động dạy học và điều kiện thực tiễn (sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một, phiếu học tập, tài liệu tham khảo liên quan,...). – Sản phẩm học tập của HS: Câu trả lời của HS dưới dạng viết/nói. 2. Tìm hiểu về các phương châm hội thoại (tiếp theo) – Ý tưởng thiết kế hoạt động: Sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một đưa ra những ngữ liệu là các câu chuyện hoặc tình huống giao tiếp yêu cầu HS nhận diện những phương châm hội thoại bị vi phạm, tìm hiểu lí do, qua đó giúp HS hiểu rằng phương châm hội thoại có mối quan hệ chặt chẽ với tình huống giao tiếp và không phải mọi tình huống giao tiếp đều bắt buộc tuân thủ các phương châm hội thoại. – Nội dung hoạt động: HS thực hiện các bài tập dưới sự hướng dẫn của GV. Trong truyện cười Chào hỏi, nhân vật chàng rể đã tuân thủ đúng phương châm lịch sự vì nhìn thấy người ở đang chặt cành cây anh ta đã tìm cách chào thông qua câu hỏi. (Bác làm việc vất vả lắm phải không?). Tuy nhiên việc tuân thủ phương châm lịch sự trong tình huống này là không nên. Vì người kia đang ở trên cây cao, anh ra hiệu gọi xuống chỉ để nói một lời chào hỏi xã giao thì không cần thiết, mà còn làm mất thời gian, công sức của họ. Qua câu chuyện này, bài học rút ra là: Cần vận dụng các phương châm hội thoại phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp (Nói với ai? Nói khi nào? Nói ở đâu? Nói để làm gì?). Trong ví dụ 1, mục 3.2a, lượt lời cuối của bà cô vi phạm phương châm lịch sự (Mày mà không lấy thì cô cũng chỉ để cho lợn). Câu nói này khiến cho người nghe có thể chạnh lòng vì có cảm giác mình không được tôn trọng... Tuy nhiên, bà cô không cố ý khi nói như vậy. Người ở quê thường rất thật thà, họ không thích hoặc không biết nói khéo. Việc không tuân thủ phương châm lịch sự trong tình huống này là do sự vô tình của bà cô trong giao tiếp. Ở ví dụ 2, mục 3.2a, câu trả lời của Khanh chưa đáp ứng điều Mai muốn biết (xuất bản năm nào?). Trong tình huống này, phương châm về lượng không được tuân thủ (không cung cấp thông tin mà người hỏi mong muốn). Lí do người đáp không tuân thủ phương châm hội thoại này là do không biết chính xác năm xuất bản của tác phẩm. Nghĩa là để ưu tiên phương châm về chất (không nói điều chưa xác thực), người đáp phải trả lời chung chung (khoảng cuối thế kỉ XX). Với bài tập (b) khi bác sĩ nói với một người mắc bệnh nan y về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đó thì phương châm về chất có thể không được tuân thủ. Mục đích của bác sĩ khi làm như vậy là mong người bệnh đỡ suy sụp tinh thần. Điều đó là hoàn toàn chấp nhận được vì tính chất nhân đạo. 42 Với bài tập (c) khi xét về nghĩa đen thì câu “Tiền bạc chỉ là tiền bạc” có vi phạm phương châm về lượng. Nhưng xét nghĩa bóng thì câu này có ý là tiền bạc không phải là tất cả, con người đừng mải mê chạy theo tiền bạc, vì tiền bạc mà bỏ quên những thứ quan trọng khác trong cuộc sống. Từ kết quả của các câu hỏi, bài tập đã giải quyết, HS cần hệ thống lại: Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại có thể do người nói vô tình, vụng về, chưa chú ý tới văn hoá giao tiếp; người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại khác quan trọng hơn; người nói muốn nhấn mạnh để người nghe hiểu câu nói theo một ý nào đó. – Phương pháp tổ chức dạy học: Những bài tập này không phức tạp. Vì vậy GV có thể hướng dẫn HS làm việc theo hình thức cá nhân kết hợp cặp đôi (sau khi cá nhân có câu trả lời sẽ chia sẻ với bạn và thống nhất ý kiến). Sau khi các cặp đôi đã có câu trả lời, GV yêu cầu một số HS đại diện trình bày, các HS khác lắng nghe, nhận xét. GV chốt lại những kiến thức cần nắm vững về quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp và những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại. – Phương tiện dạy học: Sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một, phiếu học tập, giấy A0 ghi kết quả các bài tập… – Sản phẩm học tập của HS: Câu trả lời, kết quả làm các bài tập, những kiến thức cơ bản được ghi chép lại. 3. Tìm hiểu về xưng hô trong hội thoại – Ý tưởng thiết kế hoạt động: Sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một đưa ra 3 bài tập nhằm huy động những hiểu biết của HS về từ ngữ dùng để xưng hô, hoặc đọc ngữ liệu, tìm hiểu những nội dung liên quan đến từ xưng hô và dẫn dắt HS hệ thống được những lưu ý cần rút ra, cũng là những kiến thức mới về xưng hô trong hội thoại. – Nội dung hoạt động: HS thực hiện 3 bài tập dưới sự hướng dẫn của GV. Với bài tập (a) HS cần chỉ ra cách dùng của bốn từ ngữ xưng hô còn lại trong bảng và cho ví dụ cụ thể. Chẳng hạn các từ “ông” và “cháu” có thể đảm nhiệm từ xưng hô ở cả ba ngôi, số ít (Ví dụ ngôi thứ nhất: Đưa cho ông quyển sách nào!; ngôi thứ 2: Ông đi đường cẩn thận ạ!; ngôi thứ ba: Ông ấy năm nay đã tám mươi tuổi.). Từ “cháu” cũng tương tự như vậy. Với bài tập (b) HS cần xác định những từ ngữ xưng hô trong hai đoạn trích: – Đoạn 1: em – anh (Dế Choắt xưng với Dế Mèn); ta – chú mày (Dế Mèn xưng với Dế Choắt). – Đoạn 2: tôi – anh (Dế Mèn và Dế Choắt xưng hô với nhau). Ở đoạn 1, qua cách xưng hô của Dế Choắt với Dế Mèn, ta thấy Dế Choắt ở vị thế của một kẻ yếu, cảm thấy mình thấp hèn, phải nhờ vả, cầu cạnh Dế Mèn; còn Dế Mèn ở vị thế của kẻ mạnh nên có thái độ kiêu căng, hách dịch. Sang đoạn 2, cách xưng hô thay đổi, cả hai đều xưng là “tôi” gọi nhân vật kia là “anh”; thể hiện vị thế của mỗi nhân vật giao tiếp đã khác trước. Lúc này Dế Choắt không nhờ vả Dế Mèn nữa, mà còn nói cho Dế Mèn một 43 bài học sau khi gây tai hoạ cho Dế Choắt; còn Dế Mèn đang lo lắng, ăn năn trước hậu quả mình gây ra. Từ việc giải quyết các bài tập (a), (b), HS rút ra được những kiến thức về xưng hô trong hội thoại bằng cách thực hiện bài tập (c): nối đúng 1 với (b); 2 với (a). – Phương pháp tổ chức dạy học: GV có thể hướng dẫn HS làm việc theo hình thức cặp đôi hoặc nhóm ở bài tập (a), (b). Sau khi các cặp, nhóm đã có câu trả lời, mời một số HS đại diện trình bày, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét. GV chốt lại câu trả lời đúng và những kiến thức cần nắm vững về xưng hô trong hội thoại. – Phương tiện dạy học: Sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một, phiếu học tập, giấy A0 ghi kết quả các bài tập… – Sản phẩm học tập của HS: Câu trả lời, kết quả làm các bài tập, những kiến thức cơ bản được ghi chép lại. C Hoạt động luyện tập 1. Luyện tập đọc hiểu – Ý tưởng thiết kế hoạt động: Để rèn luyện kĩ năng đọc hiểu, đồng thời góp phần phát triển tư duy lô gic và tư duy phản biện của HS, sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một đưa ra hai câu hỏi. Câu (a) yêu cầu HS khái quát nội dung bài học bằng cách vẽ sơ đồ tư duy; câu (b) HS đưa ra nhận định của mình và tìm những luận cứ bảo vệ quan điểm đó. – Nội dung hoạt động: HS giải quyết các câu hỏi (a), (b) trong sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một dưới sự trợ giúp của GV. Ở câu (a) HS tham khảo nội dung trả lời về bố cục của văn bản (câu (a), (b) trong Hoạt động hình thành kiến thức) để vẽ sơ đồ tư duy. Các từ ngữ trong sơ đồ cần được chọn lọc đảm bảo sự cô đọng, chính xác. Ở câu (b) HS có thể chọn 1 trong 8 nhiệm vụ và đưa ra lí giải thuyết phục bằng lập luận và dẫn chứng. – Phương pháp tổ chức dạy học: Với câu hỏi (a), GV nên kết hợp hình thức học cá nhân (khi vẽ sơ đồ) và hình thức cặp đôi (khi góp ý, nhận xét để hoàn thiện sơ đồ). Với câu hỏi (b) HS thực hiện theo hình thức học cá nhân. Vì câu hỏi yêu cầu đưa ra quan điểm riêng (theo em) nên độ mở của câu trả lời khá rộng. GV cần chấp nhận những quan điểm khác nhau, chỉ lưu ý HS về cách lập luận và đưa dẫn chứng cho thuyết phục. Sau khi giải quyết xong mỗi câu hỏi, một số HS trình bày kết quả trước lớp. Với câu (a) có thể chọn một, hai sơ đồ tiêu biểu đề nghị lớp tham gia góp ý kiến hoàn thiện, sau đó ghim lại trên góc học tập. – Phương tiện dạy học: Sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một, phiếu học tập (nếu có). – Sản phẩm học tập của HS: các câu trả lời, những ghi chép cần thiết liên quan đến việc viết hoặc sửa đoạn văn. 44 2. Luyện tập về các phương châm hội thoại và xưng hô trong hội thoại – Ý tưởng thiết kế hoạt động: Để HS phân biệt được tình huống nào có thể chấp nhận sự vi phạm các phương châm hội thoại; nét văn hoá, sự tinh tế trong cách sử dụng từ ngữ xưng hô; từ đó có cách ứng xử phù hợp trong giao tiếp. – Nội dung hoạt động: HS làm các bài tập (a), (b), (c) (d) dưới sự hướng dẫn của GV. Bài tập (a), thái độ và lời nói của các nhân vật Chân, Tay, Tai, Mắt đã vi phạm phương châm lịch sự trong giao tiếp. Việc vi phạm phương châm lịch sự ở đây không có lí do chính đáng. Vì khi đến nhà lão Miệng, việc đầu tiên cần làm là họ phải chào hỏi chủ nhà, sau đó mới trình bày những gì muốn nói. Bài tập (b), cô gái người Anh đã có sự nhầm lẫn khi dùng từ xưng hô “chúng ta” ngôi thứ nhất số nhiều, kiểu ngôi gộp (bao gồm cả người nói); dùng đúng phải là “chúng tôi” ngôi thứ nhất số nhiều, kiểu ngôi trừ (không bao gồm người nghe). Có sự nhầm lẫn này là do sự khác biệt trong cách sử dụng từ xưng hô giữa tiếng Việt và tiếng Anh. Tiếng Anh chỉ có từ “we” để chỉ ngôi thứ nhất số nhiều, tuỳ tình huống có thể dịch là “chúng tôi” hoặc “chúng ta.” Bài tập (c), HS nhận ra được cách xưng hô của vị tướng với thầy giáo cũ của mình vẫn thể hiện rõ thái độ kính trọng, lễ phép. Qua đó cho thấy tình cảm và lòng biết ơn thầy giáo của vị tướng. Đó chính là nét đẹp văn hoá trong đời sống tinh thần của người Việt Nam (tôn sư trọng đạo). Bài tập (d), HS cần chỉ ra được ban đầu kiểu xưng hô của chị Dậu (người nông dân bị áp bức) thể hiện sự hạ mình, cam chịu trước tên cai lệ là kẻ có quyền thế (chị xưng cháu và gọi tên cai lệ là ông). Nhưng về sau cách xưng hô đã thay đổi thành tôi – ông và cuối đoạn trích là bà – mày. Sự thay đổi cách xưng hô đi liền với sự thay đổi thái độ, hành vi ứng xử của chị Dậu. Nó thể hiện sự phản kháng quyết liệt của người nông dân khốn khổ khi bị bọn cầm quyền trong xã hội phong kiến dồn vào đường cùng. – Phương pháp tổ chức dạy học: HS giải quyết các nhiệm vụ theo hình thức cá nhân hoặc cặp đôi. Sau khi có kết quả, một số HS trình bày trước lớp, GV tổ chức hoạt động chung cả lớp để nhận xét và chốt lại kết quả đúng của từng bài. – Phương tiện dạy học: Sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một, phiếu học tập (nếu có)… – Sản phẩm học tập của HS: Hoàn thành các bài tập, phiếu học tập (nếu có), những ghi chép về kết quả thực hiện của cá nhân, cặp đôi. 3. Luyện tập viết bài văn thuyết minh – Ý tưởng thiết kế hoạt động: Để HS thực hành viết bài theo một quy trình. Bắt đầu từ việc tìm hiểu đề, thu thập thông tin, xây dựng dàn ý, cuối cùng là viết bài. – Nội dung hoạt động: HS thực hiện các yêu cầu (a), (b), (c) dưới sự hướng dẫn của GV. Tuỳ theo đề bài HS lựa chọn các em sẽ lần lượt thực hiện theo gợi ý ở yêu cầu (b) để thu thập thông tin, lập dàn ý, sản phẩm cuối cùng là một bài viết hoàn chỉnh. 45 – Phương pháp tổ chức dạy học: Với câu (a), GV có thể tổ chức cho HS học theo nhóm. Mỗi nhóm cần lựa chọn một đề bài để tìm hiểu, trao đổi thông tin thu thập được và xây dựng dàn ý cho đề bài. Với nhiệm vụ thực hành tạo lập văn bản (câu b), tuỳ điều kiện thời gian, GV có thể yêu cầu HS làm ở lớp hoặc ở nhà theo hình thức cá nhân để rèn kĩ năng viết cho các em. GV cũng có thể điều chỉnh nội dung thực hành tạo lập văn bản cho phù hợp với yêu cầu học tập thực tế của HS, tuy nhiên cần lưu ý tới mục tiêu của hoạt động này là rèn kĩ năng tạo lập văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả. Câu (c) HS làm theo hình thức cá nhân. – Phương tiện dạy học: Sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một, phiếu bài tập (nếu có)... – Sản phẩm học tập của HS: Bài văn thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả. D Hoạt động vận dụng – Ý tưởng thiết kế hoạt động: Để HS có thể vận dụng được những kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết một số câu hỏi và bài tập có sự kết nối với thực tiễn. – Nội dung hoạt động: HS có thể làm một hoặc hai bài tập dưới sự hướng dẫn của GV. Với bài tập (1), HS cần trình bày được ý kiến của bản thân về sự quan tâm, chăm sóc của chính quyền, của các tổ chức xã hội ở địa phương đối với trẻ em. Ví dụ: chính quyền và các đoàn thể đã làm rất tốt việc quan tâm chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở địa phương, cần nêu được những dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu (đã quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của những trẻ em đó như thế nào; có các biện pháp lâu dài đối với việc này ra sao, sự phối hợp giữa các tổ chức đoàn thể, người dân địa phương để thực hiện nhiệm vụ này...). Với bài tập 2, HS cần sưu tầm một tình huống (hoặc cuộc trò chuyện) thể hiện sự không tuân thủ một trong các phương châm hội thoại do người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn. Để củng cố thêm hiểu biết của HS, GV có thể bổ sung yêu cầu chỉ ra và lí giải về sự vi phạm phương châm hội thoại trong ngữ liệu đó. – Phương pháp tổ chức dạy học: Với bài tập 1, GV có thể khuyến khích HS học theo nhóm. Mỗi nhóm bao gồm các em cùng ở trong một khu dân cư. Nếu có điều kiện, HS sẽ tổ chức tìm hiểu, phỏng vấn, ghi chép, xây dựng một báo cáo nhỏ để trình bày trước lớp trong thời gian phù hợp. Nếu không có điều kiện, các em có thể hỏi những người thân quen, thu thập thông tin và trình bày vấn đề vào vở. Với bài tập 2, HS có thể làm theo hình thức cá nhân; GV nên gợi ý cụ thể để các em thực hiện được thuận lợi (ví dụ: tìm đọc những câu chuyện và chú ý các đoạn đối thoại, xem phim nghe các nhân vật trò chuyện, hoặc nghe những đoạn đối thoại trong thực tiễn…). 46 – Phương tiện dạy học: sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một, các tài liệu tham khảo liên quan. – Sản phẩm học tập của HS: bài viết, ghi chép, đoạn băng ghi âm, ghi hình (nếu có)... E Hoạt động tìm tòi mở rộng – Ý tưởng thiết kế hoạt động: Bài tập (1) giúp HS kết nối vấn đề của bài đọc với thực tiễn để mở rộng hiểu biết. Bài tập (2), cung cấp ngữ liệu giúp HS có thể tìm hiểu thêm những kiến thức về từ ngữ xưng hô. – Nội dung hoạt động: HS thực hiện các yêu cầu của bài tập 1, 2 dưới sự hướng dẫn của GV. Với bài tập 1, HS cần tìm đọc và tóm tắt được một số thông tin về vấn đề xung quanh chúng ta còn khá nhiều trẻ em đang phải đối mặt với cuộc sống rất khó khăn, cần sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng. Những thông tin này cần cụ thể (ví dụ: Những trẻ em đó là ai? Các em đã gặp những khó khăn như thế nào? Các em cần cộng đồng giúp đỡ những gì?...). Với bài tập 2, HS cần tóm tắt được một số ý chính như: khái niệm về từ ngữ xưng hô; hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt; các nhân tố chi phối việc lựa chọn từ ngữ xưng hô. – Phương pháp tổ chức dạy học: GV có thể hướng dẫn HS thực hiện theo hình thức cá nhân. Để thực hiện bài tập 1, HS có thể tìm hiểu thông tin trên mạng in-tơ-nét hoặc sách báo. Khuyến khích HS trao đổi với bạn về những thông tin mình thu được. Với bài tập 2, HS làm vào vở. – Phương tiện dạy học: Sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một, tài liệu tham khảo có liên quan. – Sản phẩm học tập của HS: Bài viết của cá nhân HS theo yêu cầu của nhiệm vụ. 3. Hoạt động đánh giá Với bài học này, có thể đánh giá những năng lực sau của HS: – Năng lực tiếp nhận văn bản: Trả lời các câu hỏi đọc hiểu văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em; đọc hiểu một số đoạn ngữ liệu được sử dụng để hình thành kiến thức về các phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại... – Năng lực tạo lập văn bản: Viết bài văn thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả. – Năng lực sử dụng tiếng Việt: Vận dụng phù hợp các phương châm hội thoại trong tình huống giao tiếp, biết những trường hợp có thể không tuân thủ phương châm hội thoại để đạt một mục đích giao tiếp quan trọng hơn. – Năng lực cảm thụ thẩm mĩ: Nhận ra được những vẻ đẹp thể hiện qua giá trị nội dung, nghệ thuật của các đoạn văn, văn bản được đọc, được học. 47 Bài 4 CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ học sinh cần đạt được – Kiến thức: Hiểu được nội dung, ý nghĩa và giá trị nghệ thuật của văn bản Chuyện người con gái Nam Xương; biết được từ vựng của một ngôn ngữ luôn phát triển và một trong những cách phát triển đó là phát triển nghĩa của từ trên cơ sở nghĩa gốc với hai phương thức chủ yếu: ẩn dụ, hoán dụ; hiểu thế nào là dẫn trực tiếp và gián tiếp. – Kĩ năng: Chỉ ra và phân tích được một số chi tiết, hình ảnh tiêu biểu trong văn bản, qua đó thấy được vẻ đẹp truyền thống và số phận oan trái của nhân vật Vũ Nương nói riêng và của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến nói chung; nhận xét được về nghệ thuật của loại truyện truyền kì; nhận diện và giải thích được về nghĩa của từ, về phương thức phát triển nghĩa của từ; biết cách dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp lời của một người hay một nhân vật. – Thái độ: Trân trọng vẻ đẹp nhân cách của người phụ nữ và đồng cảm với những đau khổ của họ; có ý thức trích dẫn phù hợp trong khi viết; có ý thức đúng đắn góp phần vào sự phát triển từ vựng tiếng Việt. 2. Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh – Năng lực tiếp nhận văn bản (thông qua đọc hiểu và trao đổi về tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương). – Năng lực tạo lập văn bản (thông qua yêu cầu viết đoạn văn về những vấn đề liên quan đến văn bản, thực hành tóm tắt văn bản). – Năng lực sử dụng tiếng Việt và năng lực giao tiếp (thông qua thực hành, tìm hiểu về sự phát triển của từ vựng; trình bày ý kiến, tham gia hoạt động nhóm,...). – Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (thông qua thực hành đọc hiểu giá trị của văn bản). II. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Hướng dẫn chung Chuyện người con gái Nam Xương là một tác phẩm văn xuôi chữ Hán tương đối dài, nhiều tình tiết. GV nên chú ý hướng dẫn HS ghi nhớ cốt truyện, tóm tắt được văn bản sau khi đọc. Cốt truyện cần đảm bảo được những tình tiết chính sau đây: Vũ Nương là người con gái nết na xinh đẹp xuất thân từ một gia đình nghèo khó được Trương Sinh là con trai duy nhất của một gia đình giàu có cưới về. Sau đó, Trương Sinh 48 phải đi lính. Vũ Nương một mình ở nhà tận tình chăm sóc mẹ chồng, nuôi dạy con thơ. Bà mẹ đã già lại thêm nhớ con nên buồn rầu, ốm đau và qua đời. Vũ Nương đã lo liệu ma chay hết sức chu đáo cho bà. Trong khi dỗ dành con, Vũ Nương thường chỉ bóng mình trên vách bảo đó là cha của nó. Chiến tranh qua đi, Trương Sinh trở về. Lòng anh buồn khổ vì mẹ mất. Đứa con trai lại không nhận anh là cha. Gạn hỏi, thì nó bảo cha là một người khác. Trương Sinh nghi ngờ vợ, đánh đuổi Vũ Nương. Vũ Nương thanh minh nhưng chồng không tin nên đã nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Nàng được Linh Phi cứu mạng. Cùng làng với Vũ Nương có Phan Lang là ân nhân của Linh Phi. Trong một lần chạy loạn sắp chết đuối cũng được Linh Phi cứu đưa về động rùa. Ở đó Phan Lang tình cờ gặp Vũ Nương. Sau một hồi trò chuyện Vũ Nương đã gửi Phan Lang chiếc hoa vàng mang về trần gian cùng lời nhắn Trương Sinh. Biết vợ bị oan Trương Sinh đã lập đàn giải oan bên bến Hoàng Giang, Vũ Nương xuất hiện nói lời tạ từ với chồng nhưng nàng cũng không về trần gian nữa. Khi hướng dẫn HS đọc hiểu, GV nên hướng dẫn các em tìm hiểu một số nét chính về tác giả, tác phẩm (đã giới thiệu trong chú thích), xác định bố cục, tìm nội dung chính của từng phần, đi sâu tìm hiểu nhân vật Vũ Nương (tính cách, số phận) và khái quát về thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. Bên cạnh đó cũng cần hướng dẫn HS tìm hiểu về giá trị nghệ thuật của văn bản (nghệ thuật dựng truyện, xây dựng nhân vật, kết hợp những yếu tố kì ảo với tình tiết thực). Ở nội dung dạy học Tiếng Việt, HS tìm hiểu về sự phát triển của từ vựng trên cơ sở nghĩa gốc, hai phương thức ẩn dụ và hoán dụ được dùng chủ yếu để phát triển nghĩa của từ. Khi tổ chức các hoạt động học, GV hướng dẫn HS tìm hiểu ngữ liệu, trao đổi những vấn đề có liên quan tới sự phát triển của từ vựng và nhận xét, kết luận để rút ra kiến thức cần hình thành; thực hành một số bài tập để củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhận diện, giải thích được về nghĩa của từ, về phương thức phát triển nghĩa của từ. Ở nội dung dạy học Tập làm văn, HS tìm hiểu về hai cách dẫn lời nói hoặc ý nghĩ: dẫn trực tiếp, dẫn gián tiếp. Trong khi tổ chức hoạt động dạy học, GV nên dẫn dắt HS đi từ những ngữ liệu cụ thể để nhận biết dấu hiệu của mỗi cách dẫn và hệ thống lại những kiến thức mới, sau đó hướng dẫn HS thực hành hai cách dẫn. Nên tích hợp với nội dung dạy đọc hiểu Chuyện người con gái Nam Xương. 2. Hướng dẫn cụ thể cho mỗi hoạt động A Hoạt động khởi động – Ý tưởng thiết kế hoạt động: Nhằm khơi gợi ở HS những cảm xúc, những ấn tượng ban đầu về nhân vật, tạo tâm thế cuốn hút các em vào khám phá văn bản, sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một trích dẫn lời thoại của Vũ Nương sau khi bị chồng nghi oan và yêu cầu HS nêu những nhận xét về nhân vật. 49 – Nội dung hoạt động: HS nêu lên nhận xét về nhân vật dựa vào lời thoại được trích dẫn. Qua lời thoại này, người đọc có thể hình dung về nhân vật Vũ Nương: người phụ nữ bạc mệnh, bị chồng nghi oan. Nàng nói lời thề khẳng định nhân phẩm của mình trước khi tìm đến cái chết. – Phương pháp tổ chức dạy học: GV nên hướng dẫn, tổ chức cho HS thực hiện cá nhân, sau đó một số HS phát biểu trước lớp. Nhận xét của HS có thể đề cập đến nỗi bất hạnh, tính cách của nhân vật hay những cảm xúc, suy nghĩ của người đọc đối với nhân vật. – Phương tiện dạy học: Ngoài sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một, GV có thể sử dụng một số tài liệu, tranh ảnh, đoạn phim/kịch… liên quan tới câu chuyện. – Sản phẩm học tập của HS: Những chia sẻ của HS về câu hỏi khởi động. B Hoạt động hình thành kiến thức 1. Tìm hiểu văn bản – Ý tưởng thiết kế hoạt động: 5 câu hỏi đọc hiểu được xây dựng với mục đích giúp HS khai thác nội dung và nghệ thuật của văn bản. Bắt đầu bằng việc xác định bố cục và ý chính của từng phần (câu a). Tiếp theo là tìm hiểu về nhân vật chính của truyện, tập trung vào tính cách và nỗi oan khuất mà nhân vật phải chịu đựng (câu b, c). Từ cuộc đời của một người phụ nữ cụ thể, có tính chất đại diện, HS khái quát về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến (câu d). Bên cạnh giá trị nội dung, HS nhận xét những đóng góp về nghệ thuật của tác giả (câu e). – Nội dung hoạt động: HS giải quyết 5 câu hỏi dưới sự tổ chức, hướng dẫn của GV để thấy được niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ. Tác giả đã thành công về nghệ thuật dựng truyện, miêu tả nhân vật, kết hợp tự sự với trữ tình. Với từng câu hỏi, HS cần bám sát văn bản để tìm được câu trả lời phù hợp. Về bố cục, truyện có thể chia thành 3 phần với những nội dung chính như sau: Phần 1 (Từ đầu đến “cha mẹ đẻ mình”): Nghĩa tình son sắt của Vũ Nương đối với gia đình nhà chồng. Phần 2 (Từ “Qua năm sau” đến “việc trót đã qua rồi”): Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương. Phần 3 (Còn lại): Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa Vũ Nương và một người cùng làng ở động rùa thần, oan khuất được giải nhưng vợ chồng nàng không thể đoàn tụ. Ở mỗi phần, tính cách của Vũ Nương đều được khắc hoạ nổi bật: 50 – Phần 1: Vũ Nương là người vợ đức hạnh, luôn giữ gìn khuôn phép, hết lòng vun vén cho hạnh phúc gia đình (dù Trương Sinh có tính đa nghi, hay ghen nhưng nàng chưa từng để vợ chồng phải bất hoà, khi chồng phải đi chiến trận, nàng dặn dò chồng đầy ân tình…). Bên cạnh những đức tính tốt đẹp của một người vợ hiền một lòng một dạ thương yêu chồng, Vũ Nương còn là người con dâu nết na hiếu thảo (động viên, chăm sóc, lo toan cho mẹ chồng chẳng khác nào mẹ đẻ…). – Phần 2: Bị chồng nghi oan đánh đuổi, Vũ Nương vẫn thể hiện tình cảm son sắt thuỷ chung của mình, vẫn dịu dàng nhẫn nại thanh minh mong chồng hiểu tấm lòng trong sạch. Khi biết rằng không thể lay chuyển tình thế, nàng đau đớn chọn cái chết để khẳng định phẩm giá nhân cách của mình. – Phần 3: Vũ Nương là con người nhân hậu, vị tha (gặp lại người làng, trò chuyện về nỗi oan của mình nhưng Vũ Nương cũng không nửa lời oán trách Trương Sinh). Nàng vẫn rất nặng tình với gia đình của mình (nghe Phan Lang nói chuyện, Vũ Nương ứa nước mắt, có ý định trở về nếu oan xưa được giải…). Khi tìm hiểu về nỗi oan của Vũ Nương, HS cần tiếp cận ở các phương diện khác nhau: có nguyên nhân từ xã hội phong kiến với chiến tranh liên miên làm đảo lộn cuộc sống yên ấm của gia đình nàng; có nguyên nhân từ phía người chồng ít học, đa nghi, gia trưởng; có nguyên nhân từ chính bản thân nàng trong cách trò chuyện, dạy bảo con… Trong đó, nguyên nhân thứ nhất và thứ ba không có ý nghĩa quyết định bởi nó nằm ngoài tầm kiểm soát của cá nhân. Nguyên nhân quyết định là từ người chồng của Vũ Nương – một người chồng con nhà giàu có vốn đã ít học (thiếu hiểu biết), gia trưởng lại thêm tính đa nghi, ghen tuông mù quáng, vũ phu. Vì vậy khi nghe lời ngây thơ của con trẻ, anh ta chẳng có ý thức nghĩ trước nghĩ sau để tìm hiểu vấn đề, còn dửng dưng trước lời thanh minh của vợ, lời khuyên can của hàng xóm; giở thói vũ phu đánh đuổi vợ đi… Chính anh ta với cách cư xử độc đoán, không thấu tình đạt lí đã đẩy người vợ hiền thảo của mình vào đường cùng, phải chọn lấy cái chết. Từ bi kịch của Vũ Nương, chúng ta có thể nhận ra niềm cảm thương của tác giả dành cho người phụ nữ Việt Nam nói chung trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Họ là những người giàu đức hi sinh, hết lòng vì gia đình, đảm đang, nhẫn nhịn... nhưng rồi họ cũng không được hưởng một sống hạnh phúc, thậm chí còn rơi vào bi kịch đau lòng. Câu chuyện được dẫn dắt bởi những tình huống li kì, cuốn hút; những lời đối thoại và tự bạch của nhân vật xuất hiện rất đúng lúc tạo sự sinh động và làm nổi bật tính cách, tâm trạng của nhân vật; những yếu tố kì ảo hoang đường (Linh Phi là rùa thần; Phan Lang nằm mộng và thả rùa, sau được Linh Phi cứu đưa về động rùa thần; Vũ Nương được rùa thần cứu và đưa về sống trong động…) kết hợp với yếu tố thực là các địa danh (bến đò Hoàng Giang, ải Chi Lăng), các nhân vật và sự kiện lịch sử (Trần Thiêm Bình, quân Minh xâm lược nước ta) khiến cho thế giới trong truyện trở nên lung linh, nửa hư, nửa thực. 51 – Phương pháp tổ chức dạy học: Trước hết, GV cần hướng dẫn HS đọc, tóm tắt văn bản và tìm hiểu những chú thích có trong SGK để thuận lợi cho việc tiếp cận nội dung câu chuyện. Trong khi đọc, GV cần lưu ý HS việc chia bố cục, xác định nội dung chính của từng phần, đánh dấu những từ ngữ khó hiểu nằm ngoài các chú thích trong văn bản. GV có biện pháp hỗ trợ nếu HS còn gặp những từ chưa rõ nghĩa (mời HS đã biết giải thích cho bạn; yêu cầu chính HS đó trình bày cách hiểu của mình, các bạn khác cùng GV bổ sung, làm rõ…). Với câu hỏi và bài tập, GV nên linh hoạt trong cách thức tổ chức các hoạt động cho HS. Chẳng hạn với câu (a), (b), GV có thể tổ chức cho HS học cặp đôi hoặc học nhóm. Sau khi 1 – 2 HS đại diện trình bày, GV chốt những vấn đề về bố cục, nội dung chính của mỗi phần, những đặc điểm tính cách nổi bật của Vũ Nương. HS chuyển sang làm việc cá nhân (các câu c, d, e) để tìm hiểu về bi kịch, khái quát số phận bi kịch của nhân vật, giá trị nghệ thuật của văn bản. Với HS khá giỏi, GV có thể bổ sung thêm câu hỏi khai thác tác dụng của những biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng. – Phương tiện dạy học: GV linh hoạt để phù hợp với nội dung hoạt động dạy học và điều kiện thực tiễn (sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một, phiếu học tập, tài liệu tham khảo liên quan,...). – Sản phẩm học tập của HS: Câu trả lời của HS dưới dạng viết/nói. 2. Tìm hiểu về sự phát triển của từ vựng – Ý tưởng thiết kế hoạt động: Từ việc tìm hiểu nghĩa của một số từ (xuân, tay, nóng, ghế) trong các ví dụ cụ thể, HS được dẫn dắt để hiểu được cách phát triển nghĩa của từ. – Nội dung hoạt động: HS thực hiện bốn bài tập dưới sự hướng dẫn của GV. Với bài tập (a), (b), (c), HS cần xác định được nghĩa, phương thức chuyển nghĩa của các từ in đậm, cụ thể: + Từ xuân ở câu (1) có nghĩa là mùa đầu tiên trong một năm, thời gian này cây cối đâm chồi nảy lộc, hoa đua nở, thiên nhiên tươi đẹp (nghĩa gốc); từ xuân ở câu (2) có nghĩa chỉ thời tuổi trẻ của con người (nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ). + Từ tay ở câu (3) chỉ bộ phận phía trên cơ thể nối từ vai đến các ngón dùng để cầm nắm (nghĩa gốc) ; ở câu (4) từ tay chỉ người giỏi, hoặc thạo một lĩnh vực nào đó – ở đây là lĩnh vực văn nghệ – (nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ, lấy bộ phận chỉ toàn thể). + Từ nóng ở câu (5) chỉ đặc điểm của thời tiết có nhiệt độ cao gây cảm giác bức bối, khó chịu (nghĩa gốc); ở câu (6), từ nóng chỉ sự phấn khích, hào hứng của mọi người trong hội trường khi nghe ca sĩ hát. + Từ ghế ở câu (7) chỉ đồ dùng trong lớp học, cho HS ngồi (nghĩa gốc); ở câu (8), từ ghế có nghĩa chỉ chức vụ của người có quyền trong một tổ chức nào đó (nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ). Từ những kết quả đã thực hiện ở các bài tập trên, HS rút ra được một số kiến thức cần hình thành trong bài về sự phát triển của từ vựng (câu d). Dấu X đánh vào các phương án: (1), (2), (4). 52 – Phương pháp tổ chức dạy học: GV hướng dẫn HS tìm hiểu các ví dụ trong sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một theo cách quy nạp, huy động kiến thức, kĩ năng đã có (về nghĩa của từ, các phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ) để giải quyết yêu cầu của ba câu hỏi. GV dẫn dắt HS từng bước để chiếm lĩnh kiến thức mới. Khi giải quyết các câu hỏi (a), (b), (c), GV nên hướng dẫn HS theo hình thức cặp đôi hoặc nhóm. Câu (d) nên theo hình thức cá nhân để mỗi HS đều có thể hệ thống được những kiến thức vừa hình thành. Sau khi các cá nhân, cặp, nhóm đã có câu trả lời, GV mời một số HS trình bày, các HS khác lắng nghe, nhận xét. GV chốt lại câu trả lời đúng và những kiến thức cần nắm vững về sự phát triển của từ vựng. – Phương tiện dạy học: Sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một, phiếu học tập, giấy A0 ghi kết quả các bài tập. – Sản phẩm học tập của HS: Câu trả lời, kết quả làm các bài tập, những kiến thức cơ bản được ghi chép lại. 3. Tìm hiểu về cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp – Ý tưởng thiết kế hoạt động: Sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một đưa ra một đoạn trích có sử dụng cả hai cách dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp. Do HS chưa có khái niệm về cách dẫn này nên hệ thống câu hỏi dẫn dắt dựa trên việc tìm hiểu nội dung phần dẫn và hình thức phần dẫn, từ đó khái quát đặc điểm của mỗi cách dẫn để hình thành kiến thức mới cho HS. – Nội dung hoạt động: HS thực hiện các bài tập dưới sự hướng dẫn của GV. – Phương pháp tổ chức dạy học: Những câu hỏi/ bài tập này không khó. Vì vậy GV có thể hướng dẫn HS làm việc theo hình thức cá nhân kết hợp với hình thức cặp đôi để tìm hiểu trên những ngữ liệu cụ thể, nhận biết dấu hiệu mỗi cách dẫn, từ đó khái quát được thế nào là dẫn trực tiếp, thế nào là dẫn gián tiếp. Sau khi có câu trả lời, một số HS sẽ chia sẻ trước lớp. GV chốt lại những kiến thức cần nắm vững về cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. – Phương tiện dạy học: Sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một, phiếu học tập, giấy A0 ghi kết quả các bài tập… – Sản phẩm học tập của HS: Câu trả lời, kết quả làm các bài tập, những kiến thức cơ bản được ghi chép lại. C Hoạt động luyện tập 1. Luyện tập đọc hiểu – Ý tưởng thiết kế hoạt động: Để rèn luyện kĩ năng đọc hiểu, đồng thời góp phần phát triển kĩ năng viết, kĩ năng tư duy lô gic và tư duy phản biện của HS, sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một đưa ra 3 câu hỏi. Câu (a) yêu cầu HS kể tóm tắt Chuyện người con gái Nam Xương; câu (b) yêu cầu HS viết đoạn văn trình bày nhận xét của bản thân về một 53 trong hai nhân vật trong văn bản, HS có cơ hội lựa chọn những điều mình hứng thú hoặc quan tâm để viết; câu (c) yêu cầu HS nhận xét về đoạn văn đã viết ở câu (b) tạo cơ hội cho HS được đánh giá lẫn nhau. – Nội dung hoạt động: HS giải quyết các câu hỏi trong sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một dưới sự trợ giúp của GV. GV hướng dẫn HS xem lại nội dung trả lời về bố cục của văn bản (câu a) và bổ sung thêm những tình tiết quan trọng (tham khảo phần Hướng dẫn chung). Ở câu (b), HS có thể chọn 1 trong 2 gợi ý để viết đoạn văn. Nếu viết về mẹ Trương Sinh thì nên quan tâm tới hai lời thoại của bà. Đây là nhân vật phụ của truyện, xuất hiện không nhiều nhưng với tài năng xây dựng lời thoại của tác giả, người đọc cũng có thể hình dung về một người mẹ già vô cùng thương con, sống an phận (căn cứ vào lời dặn dò Trương Sinh trước khi ra đi), trọng tình nghĩa, yêu thương con dâu (căn cứ vào lời trăng trối dặn dò Vũ Nương). Nếu viết về Trương Sinh, có thể quan tâm ở hai phương diện là nguyên nhân có ý nghĩa quyết định đối với bi kịch của Vũ Nương hay bày tỏ một chút đồng cảm với Trương Sinh trước những lầm lỗi trong cuộc đời… – Phương pháp tổ chức dạy học: Với câu (a), GV hướng dẫn HS học theo hình thức cặp đôi. Với câu (b) HS thực hiện theo hình thức cá nhân. Câu (c) thực chất là nhận xét đánh giá sản phẩm của câu (b), HS cần được làm việc nhóm. Để cải thiện kĩ năng viết của HS, GV nên tập trung giải quyết tốt câu (c), khuyến khích nhóm có thể chọn đoạn văn của những HS còn yếu để cùng sửa với thái độ thiện chí, ghi nhận những cố gắng nhỏ nhất, giúp các em có niềm tin vào sự cố gắng của bản thân để cải thiện kết quả học tập. – Phương tiện dạy học: Sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một, phiếu học tập (nếu có). – Sản phẩm học tập của HS: Các câu trả lời, những ghi chép cần thiết liên quan đến việc viết hoặc sửa đoạn văn. 2. Luyện tập về sự phát triển của từ vựng – Ý tưởng thiết kế hoạt động: Để HS được củng cố về cách thức phát triển từ vựng dựa trên nghĩa gốc của từ, sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một thiết kế bốn câu hỏi với những nhiệm vụ khác nhau, tăng tiến từ dễ đến khó. Bắt đầu là nhận diện nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ trong các câu; sau đó là lí giải nghĩa mới của một số từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc và cuối cùng là phân biệt để tránh nhầm lẫn giữa hiện tượng phát triển nghĩa của từ và các phép tu từ tạo nghĩa lâm thời cho từ ngữ. – Nội dung hoạt động: HS làm các bài tập dưới sự hướng dẫn của GV. Bài tập (a), chỉ ở câu 4, từ mũi được dùng với nghĩa gốc; các câu còn lại từ mũi được dùng với nghĩa chuyển. Bài tập (b), câu 1 từ chân được dùng với nghĩa gốc; câu 2, từ chân dùng với nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ; câu 3 và 4 từ chân được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ. Bài tập (c) để lí giải các từ: ngân hàng, sốt, vua là những từ có sự phát triển về nghĩa dựa trên nghĩa gốc, HS cần chỉ ra được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của mỗi từ này. Ví dụ: + Ngân hàng: tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực và quản lí tiền tệ, tín dụng (nghĩa gốc); nghĩa chuyển: kho lưu trữ các dữ liệu, thành phần liên quan tới một lĩnh vực nào đó (ngân hàng máu; ngân hàng câu hỏi, ngân hàng đề thi…). 54 + Sốt: nhiệt độ cơ thể tăng hơn bình thường do nhiễm bệnh (nghĩa gốc); nghĩa chuyển: ở trạng thái tăng đột ngột về nhu cầu khiến hàng hoá trở nên khan hiếm, giá bị đẩy cao (sốt đất, sốt hàng điện tử). + Vua: người đứng đầu nhà nước phong kiến/quân chủ (nghĩa gốc); nghĩa chuyển: người được coi là giỏi nhất về một lĩnh vực (vua bóng đá, vua nhạc rock). Bài tập (d) từ mặt trời trong câu thơ thứ hai được sử dụng bởi phép tu từ ẩn dụ, chỉ Bác Hồ. Tác giả coi Bác là mặt trời dựa trên những đặc điểm gần gũi giữa mặt trời của tự nhiên mang ánh sáng đến muôn loài và Bác Hồ, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc mang ánh sáng của tự do, công lí đến cho người dân Việt Nam. Đây không phải là hiện tượng phát triển nghĩa của từ. Vì sự chuyển nghĩa của từ mặt trời chỉ có tính chất lâm thời (trong câu thơ này), tách khỏi câu thơ, từ mặt trời không có nghĩa là Bác Hồ. – Phương pháp tổ chức dạy học: HS giải quyết các nhiệm vụ (a), (b) theo hình thức cá nhân; các nhiệm vụ (c), (d) nên tổ chức theo hình thức nhóm. GV cần lưu ý với những bài tập giải nghĩa từ, nên tạo cho HS có thói quen sử dụng từ điển khi chuẩn bị bài. Khi phát biểu trước lớp, các em nên trình bày theo ý hiểu của bản thân, không nên cầm sách/vở đọc lại. Sau khi hoàn thành các bài tập, một số HS trình bày trước lớp, GV tổ chức hoạt động chung để nhận xét và chốt lại kết quả của từng bài. – Phương tiện dạy học: Sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một, phiếu học tập (nếu có)… – Sản phẩm học tập của HS: Hoàn thành các bài tập, phiếu học tập (nếu có), những ghi chép về kết quả thực hiện của cá nhân, cặp đôi, nhóm. 3. Luyện tập về cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp – Ý tưởng thiết kế hoạt động: Để HS rèn luyện kĩ năng ở các mức độ khác nhau (tăng dần về độ khó), sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một đưa ra 4 bài tập. Bài tập (a) yêu cầu nhận diện các cách trích dẫn; bài tập (b) yêu cầu HS thuật lại lời nhân vật theo cách dẫn gián tiếp; bài tập (c) HS cần viết đoạn văn (tích hợp với nội dung đọc hiểu văn bản) có sử dụng một trong hai cách dẫn; bài tập (d) yêu cầu HS nhận xét, đánh giá dựa trên kết quả thực hiện bài tập (c). – Nội dung hoạt động: HS làm các bài tập (a), (b), (c) (d) dưới sự hướng dẫn của GV. Bài tập (a), HS cần chỉ ra những lời dẫn trong các đoạn trích, xác định đó là lời nói hay ý nghĩ và cách dẫn trực tiếp hay gián tiếp. Ví dụ: câu (1) dẫn lời nói theo cách gián tiếp (Lão khuyên nó… mà sợ); câu (2) dẫn suy nghĩ theo cách trực tiếp – đây là suy nghĩ mà nhân vật gán cho con chó; câu (3) dẫn ý nghĩ theo cách trực tiếp (lão tự bảo). Bài tập (b), HS cần chuyển đổi được thành: (1) Vũ Nương nói với Phan Lang rằng ngày trước nàng không may bị vu oan, phải gieo mình xuống sông tự tử. Các nàng tiên trong cung nước thương Vũ Nương vô tội, rẽ một đường nước cứu sống cho nên nàng mới còn đến ngày hôm nay mà gặp lại Phan Lang. 55 (2) Vũ Nương dặn Phan Lang nói giúp với Trương Sinh rằng nếu Trương Sinh còn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ thì xin lập một đàn giải oan ở bên sông, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước, Vũ Nương sẽ trở về. Bài tập (c) HS có thể trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của yếu tố kì ảo làm tăng tính bi kịch của truyện. Khi Trương Sinh lập đàn giải oan, Vũ Nương được trở về nhưng chỉ xuất hiện thấp thoáng giữa dòng sông, nói lời tạ từ với chồng mà không quay lại cuộc sống nơi trần thế. Vũ Nương có một chút an ủi (chồng đã hiểu mình, còn thương xót mình) nhưng để có được hạnh phúc gia đình như thuở trước thì không thể. Một sự giằng đan đầy mâu thuẫn giữa thực và ảo: Nàng đã tự vẫn, dù tác giả có tưởng tượng về một điều thần kì để nàng vẫn được sống trong động rùa thần thì đấy vẫn là một thế giới khác, không phải thế giới của con người. Và nàng đã không còn thuộc về thế giới của con người nữa. Trương Sinh cũng phải trả giá cho hành động của mình, anh ta có hối hận cũng đã muộn, có lập đàn tràng ba ngày đêm để giải oan cho vợ thì vợ anh cũng chẳng thể trở về. Tính bi kịch của truyện vì thế càng tăng lên chứ không hề được giảm nhẹ. Trong đoạn văn, HS có thể dẫn trực tiếp bằng cách dùng nguyên vẹn câu nói của Vũ Nương với Trương Sinh hoặc dẫn gián tiếp bằng cách thuật lại có điều chỉnh từ ngữ xưng hô cho phù hợp. – Phương pháp tổ chức dạy học: HS giải quyết các bài tập (a), (b), (c) theo hình thức cá nhân; bài tập (d) thực hiện theo hình thức cặp đôi. Lưu ý, HS khi làm bài tập (a), muốn biết phần dẫn là lời nói hay ý nghĩ cần chú ý tới những từ xuất hiện trước phần dẫn (khuyên/nói; tự bảo/tự nhủ/nghĩ). Khi làm bài tập (b), cần phân biệt người nói và người nghe, có thể thêm vào một số từ ngữ để rõ ý của người nói, thay đổi từ xưng hô cho phù hợp (vì dẫn gián tiếp là thuật lại). Bài tập (c) là một bài tập khó, HS cần tóm tắt lại nội dung của phần kết, nhận xét xem phần kết có hấp dẫn không, vì sao; phần kết nói lên điều gì... Bài tập (d), HS cần đọc đoạn văn của bạn, góp ý về nội dung thể hiện (chủ đề đã rõ chưa); hình thức thể hiện (cách dẫn trực tiếp/gián tiếp, diễn đạt, dùng từ, viết câu…). Sau khi có kết quả, một số HS trình bày trước lớp, GV tổ chức hoạt động chung cả lớp để nhận xét và chốt lại kết quả của từng bài. – Phương tiện dạy học: Sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một, phiếu học tập (nếu có)… – Sản phẩm học tập của HS: Hoàn thành các bài tập, phiếu học tập (nếu có), những ghi chép về kết quả thực hiện của cá nhân, cặp đôi. D Hoạt động vận dụng – Ý tưởng thiết kế hoạt động: Để HS có thể vận dụng được những kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết một số câu hỏi có sự kết nối với thực tiễn. 56 – Nội dung hoạt động: HS có thể làm một hoặc hai bài tập dưới sự hướng dẫn của GV. Với bài tập 1, HS cần trình bày được quan điểm của bản thân về bi kịch của những người phụ nữ như Vũ Nương không chỉ xuất hiện trong thời phong kiến mà vẫn còn trong thời đại ngày nay. Đây là dạng câu hỏi mở, tạo điều kiện cho HS bộc lộ quan điểm cá nhân, phát triển tư duy phản biện nên các em có thể đồng ý hoặc không đồng ý. Điều quan trọng là những lập luận và minh chứng mà các em đưa ra để khẳng định quan điểm của mình. Với bài tập 2, HS cần thấy được cách dẫn trực tiếp đòi hỏi người viết phải trích nguyên văn. Vì vậy trong trường hợp không bắt buộc nếu người viết không nhớ được nội dung trích dẫn thì cần dùng cách dẫn gián tiếp (nội dung trích dẫn không cần chính xác hoàn toàn); trong trường hợp cần trích dẫn nguyên văn để tăng độ tin cậy, người viết phải nhớ chính xác nội dung trích dẫn và trích dẫn đầy đủ. – Phương pháp tổ chức dạy học: Với cả hai bài tập, GV nên hướng dẫn HS làm việc cá nhân. Đặc biệt ở bài tập (1), GV nên khuyến khích các em bày tỏ được quan điểm riêng, không bị ảnh hưởng bởi suy nghĩ của người khác. HS dựa trên sự tìm hiểu, đánh giá trước những thực tế liên quan ở địa phương để đưa ra được ý kiến thuyết phục. Câu trả lời cần viết thành đoạn văn/bài văn vào trong vở để có thể chia sẻ với các bạn. – Phương tiện dạy học: sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một, các tài liệu tham khảo liên quan. – Sản phẩm học tập của HS: Những sản phẩm của HS như bài viết, ghi chép, đoạn băng ghi âm, ghi hình (nếu có)… E Hoạt động tìm tòi mở rộng – Ý tưởng thiết kế hoạt động: Để HS vận dụng kĩ năng đọc hiểu vào những tác phẩm ngoài chương trình, đồng thời mở rộng hiểu biết của HS về Nguyễn Dữ, về chủ đề mang đậm chất nhân văn mà tác giả thể hiện. – Nội dung hoạt động: HS thực hiện các yêu cầu của bài tập dưới sự hướng dẫn của GV. Với bài tập này, HS cần tìm đọc và tóm tắt được 1 – 2 văn bản khác cùng viết về người phụ nữ của Nguyễn Dữ trong tác phẩm Truyền kì mạn lục. – Phương pháp tổ chức dạy học: GV hướng dẫn HS thực hiện theo hình thức cá nhân hoặc cặp đôi. HS có thể tìm đọc trên mạng in-tơ-nét, hoặc thư viện một số tác phẩm cùng đề tài như Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu, Chuyện Lệ Nương, Chuyện nàng Thuý Tiêu… Sau đó tóm tắt ngắn gọn nội dung chính những truyện trên. – Phương tiện dạy học: Sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một, tài liệu tham khảo có liên quan. – Sản phẩm học tập của HS: Bài viết của cá nhân HS theo yêu cầu của nhiệm vụ.57 3. Hoạt động đánh giá Với bài học này, có thể đánh giá những năng lực sau của HS: – Năng lực tiếp nhận văn bản: Trả lời các câu hỏi khi đọc hiểu văn bản Chuyện người con gái Nam Xương; khi đọc hiểu một số đoạn ngữ liệu được sử dụng để hình thành kiến thức về cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp, sự phát triển của từ vựng. – Năng lực tạo lập văn bản: Viết các đoạn văn về vấn đề đặt ra trong văn bản đọc hiểu Chuyện người con gái Nam Xương. – Năng lực sử dụng tiếng Việt: Biết cách sử dụng từ ngữ tinh tế dựa trên những hiểu biết về sự phát triển nghĩa của từ. – Năng lực cảm thụ thẩm mĩ: Nhận ra được giá trị nội dung, nghệ thuật của các đoạn văn, văn bản được đọc, được học. Bài 5 HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ – HỒI THỨ MƯỜI BỐN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ học sinh cần đạt được – Kiến thức: Hiểu được nội dung ý nghĩa của văn bản Hoàng Lê nhất thống chí – Hồi thứ mười bốn; biết được sự phát triển của từ vựng còn thể hiện ở việc tạo từ ngữ mới và mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài; biết nhận xét về bài làm văn thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả. – Kĩ năng: Chỉ ra và phân tích được một số chi tiết, hình ảnh thể hiện vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm bại của bọn cướp nước và phản nước; nhận xét được về đặc điểm của lối văn trần thuật kết hợp với miêu tả; nhận diện và giải thích được về nghĩa của từ ngữ mới và từ ngữ mượn của tiếng nước ngoài; nhận diện được ưu điểm và hạn chế của bài viết, biết khắc phục một số hạn chế. – Thái độ: Biết trân trọng và tự hào về người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ; có ý thức đúng đắn góp phần vào sự phát triển từ vựng tiếng Việt; nghiêm túc trong việc nhận xét, đánh giá bài làm văn của bản thân. 58 2. Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh – Năng lực tiếp nhận văn bản (thông qua đọc hiểu và trao đổi về văn bản Hoàng Lê nhất thông chí – Hồi thứ mười bốn). – Năng lực tạo lập văn bản (thông qua yêu cầu nhận xét về bài viết, thực hành viết đoạn văn về những vấn đề liên quan đến văn bản, tóm tắt văn bản). – Năng lực sử dụng tiếng Việt và năng lực giao tiếp (thông qua thực hành, tìm hiểu về sự phát triển của từ vựng; trình bày ý kiến, tham gia hoạt động nhóm,...). – Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (thông qua thực hành đọc hiểu giá trị của văn bản). II. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Hướng dẫn chung Hoàng Lê nhất thống chí – Hồi thứ mười bốn là một văn bản dài, nhiều tình tiết, diễn biến khá phức tạp. Khi hướng dẫn HS, GV cần bám sát trục tư tưởng chính, không sa đà vào các chi tiết, phân phối thời gian đọc hiểu hợp lí. Để hiểu rõ hơn đoạn trích trong sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một, GV có thể tóm tắt một số nội dung chính của hồi thứ mười hai, hồi thứ mười ba. Khi đó Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc lần thứ hai để bắt Vũ Văn Nhậm thì Lê Chiêu Thống sợ hãi bỏ kinh thành Thăng Long chạy lên phía bắc chiêu mộ quân để mưu tính sự nghiệp nhưng vẫn không đủ sức đối địch với quân Tây Sơn. Lê Chiêu Thống nghe theo quần thần, bí mật cử người sang Trung Quốc cầu viện triều đình Mãn Thanh, mà trước hết là Tổng đốc Lưỡng Quảng – Tôn Sĩ Nghị. Tôn Sĩ Nghị muốn nhân cơ hội này thôn tính nước ta đã xin và được triều đình đồng ý cho đưa quân sang đánh Tây Sơn với danh nghĩa phù Lê. Trước thế giặc mạnh, quân Tây Sơn rút về cố thủ ở Tam Điệp. Quân Tôn Sĩ Nghị kéo thẳng tới Thăng Long, không gặp bất kì sự kháng cự nào đã sinh kiêu căng, tự mãn. Lê Chiêu Thống cũng theo về nhận sắc phong An Nam Quốc Vương nhưng hầu như không quyết được việc gì, nhất nhất nghe theo Tôn Sĩ Nghị. Việc điểm qua một số nội dung chính ở các hồi trước, sẽ giúp cho HS kết nối được với hồi thứ mười bốn, có căn cứ để hiểu thêm về sự ngông cuồng của Tôn Sĩ Nghị và tình cảnh bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống lúc đó. Ở nội dung dạy học Tiếng Việt, HS được tiếp tục tìm hiểu về sự phát triển của từ vựng bằng cách tạo thêm từ ngữ mới, mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài. Việc tạo từ ngữ mới rất ít khi mang vỏ ngữ âm mới mà thường hình thành trên cơ sở những yếu tố đã có sẵn ghép lại với nhau. Việc mượn từ ngữ nước ngoài là cách thức tất yếu với mọi ngôn ngữ trên thế giới để phát triển từ vựng trong xu thế hội nhập hiện nay. Điều lưu ý là người dùng cần có ý thức chọn lọc, cân nhắc tránh lạm dụng từ ngữ mượn tiếng nước ngoài. Khi tổ chức hoạt động dạy học, GV nên hướng dẫn HS tiếp cận, xác định nghĩa của một số từ ngữ mới xuất hiện và từ ngữ mượn tiếng nước ngoài, sau đó khái quát hai cách phát triển 59 từ vựng. Một số bài tập nâng cao, mở rộng giúp HS có ý thức rõ hơn về sự phát triển tất yếu của từ vựng, cách sử dụng từ ngữ mượn tiếng nước ngoài, góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Ở nội dung dạy học Làm văn, HS được tự nhận xét, đánh giá và đánh giá lẫn nhau dựa trên sản phẩm là bài viết số 1. Trong khi tổ chức hoạt động dạy học, GV nên cụ thể hoá các yêu cầu, nhiệm vụ để thuận lợi cho HS khi thực hiện. Tránh những hoạt động tạo sự nặng nề đối với HS khi tự đánh giá và được đánh giá. 2. Hướng dẫn cụ thể cho mỗi hoạt động A Hoạt động khởi động – Ý tưởng thiết kế hoạt động: Nhằm khơi gợi ở HS những cảm xúc, ấn tượng về người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ, tạo tâm thế và lôi cuốn các em vào khám phá văn bản, sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một cung cấp một ý kiến xác đáng về cuộc tấn công đại phá quân Thanh và yêu cầu HS lựa chọn một số minh chứng tiêu biểu để khẳng định điều này, đồng thời nêu lên suy nghĩ của bản thân. – Nội dung hoạt động: HS nêu lên một số minh chứng (về thời gian tấn công, kết quả đạt được) để khẳng định tính chất “thần tốc” của cuộc tấn công, bày tỏ suy nghĩ của mình về tài cầm quân của Nguyễn Huệ, sự khâm phục đối với người anh hùng... – Phương pháp tổ chức dạy học: Thông thường, HS đã chuẩn bị bài ở nhà theo yêu cầu của GV, hơn thế các em cũng đã được học về sự kiện lịch sử này ở các lớp dưới nên GV có thể hướng dẫn tổ chức cho HS thực hiện cá nhân, sau đó một số HS phát biểu trước lớp. GV chốt lại vấn đề và dẫn dắt vào bài học. – Phương tiện dạy học: Ngoài sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một, GV có thể sử dụng một số tài liệu, tranh ảnh, đoạn phim/kịch… liên quan tới cuộc tấn công đại phá quân Thanh của vua Quang Trung. – Sản phẩm học tập của HS: Những chia sẻ của HS về câu hỏi khởi động. B Hoạt động hình thành kiến thức 1. Tìm hiểu văn bản – Ý tưởng thiết kế hoạt động: Bốn câu hỏi đọc hiểu được xây dựng với mục đích giúp HS khai thác nội dung và nghệ thuật của đoạn trích. Bắt đầu bằng việc xác định đại ý và bố cục của đoạn trích (câu a). Tiếp theo là tìm hiểu về hai tuyến nhân vật được khắc hoạ với các sự kiện nổi bật: vua Quang Trung và chiến thắng oanh liệt của nghĩa quân Tây Sơn (câu b, c); quân tướng nhà Thanh, vua tôi Lê Chiêu Thống và tình cảnh bi đát khi nếm trải 60 sự thất bại thảm hại (câu d). Những nét nổi bật về nghệ thuật được khai thác xen kẽ khi tìm hiểu giá trị nội dung của đoạn trích. – Nội dung hoạt động: HS giải quyết các câu hỏi dưới sự tổ chức, hướng dẫn của GV để thấy được giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản. Với từng câu hỏi, HS cần bám sát văn bản để tìm được câu trả lời phù hợp. Văn bản có thể chia thành 3 phần: Phần 1 (Từ đầu đến “năm Mậu Thân 1788”): Biết tin quân Thanh chiếm Thăng Long, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế và cầm quân dẹp giặc. Phần 2 (Từ “Vua Quang Trung tự mình…” đến “ rồi kéo vào thành”): Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung. Phần 3 (Từ “Lại nói, Tôn Sĩ Nghị…” đến “ cũng lấy làm xấu hổ”): Sự đại bại của quân tướng nhà Thanh và tình trạng thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống. Văn bản đã khắc hoạ nổi bật hình ảnh vua Quang Trung, một vị anh hùng tài năng kiệt xuất. Trước khi tiến ra Thăng Long, ông đã lo liệu nhiều việc lớn như tế cáo trời đất lên ngôi hoàng đế, đốc suất đại binh ra Bắc, tuyển mộ quân lính, mở cuộc duyệt binh ở Nghệ An, lên kế hoạch hành quân đánh giặc, kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau chiến thắng. Ông phân tích chính xác tình hình và thế tương quan chiến lược giữa ta và địch; khi động viên quân lính ở Nghệ An ông đã khẳng định chủ quyền của dân tộc ta và dã tâm xâm lược của kẻ thù (Trong khoảng vũ trụ… đuổi chúng), nhắc lại truyền thống đấu tranh chống giặc với niềm tự hào sâu sắc từ đó kêu gọi quân lính đồng tâm hiệp lực làm việc lớn… Ông sáng suốt trong dùng người, xử trí với các tướng sĩ thấu tình đạt lí. Vừa mới khởi binh, ông đã tính sẵn “phương lược tiến đánh” và kế hoạch ngoại giao sau khi kẻ thù đại bại, ông đã dự định sẽ tạm dẹp binh đao để mình “nuôi dưỡng lực lượng”. Những hành động, việc làm của vua Quang Trung chứng tỏ ông là con người hành động mạnh mẽ, quyết đoán, con người có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, có tầm nhìn xa trông rộng. Những hình ảnh, chi tiết tiêu biểu miêu tả chiến thắng của vua Quang Trung thể hiện rõ tài dùng binh như thần. Cuộc hành quân thần tốc do ông chỉ huy cho đến nay vẫn là một dấu son trong lịch sử quân sự được mọi người nhắc tới đầy ngưỡng mộ và kinh ngạc: ngày 25 tháng chạp bắt đầu xuất quân ở Phú Xuân (Huế), ngày 29 tháng chạp đã tới Nghệ An, ngày mùng 03 tháng giêng tới Hà Hồi (thuộc Thường Tín, Hà Tây cũ, nay là Hà Nội) và ngày 5 tháng giêng đã đại thắng quân Thanh ở Thăng Long (theo kế hoạch là ngày 7 tháng giêng sẽ vào Thăng Long mở tiệc ăn mừng, thực tế nghĩa quân Tây Sơn đã vào sớm 2 ngày). Đội quân của vua Quang Trung không phải toàn là lính thiện chiến (hơn một vạn quân mới tuyển ở Nghệ An khi ông hành quân qua đó ngày 29 tháng chạp), họ lại vừa trải qua một chặng đường rất dài với những cuộc hành quân cấp tốc. Vậy mà dưới sự lãnh đạo tài tình của vị tổng chỉ huy, họ đã thắng nhiều trận giòn giã. Nghĩa quân đi tới đâu, trấn thủ của quân Thanh tan vỡ đến đó. Đồn Hà Hồi bị tấn công bất ngờ “ai nấy rụng rời sợ hãi, liền xin 61 ra hàng”, đồn Ngọc Hồi bị công phá dồn dập bởi nhiều chiến thuật, khi đánh giáp lá cà với khí thế hừng hực (mười người khênh một bức ván lưng dắt dao tiến lên, phía sau là hai mươi người cầm binh khí dàn thành trận chữ “nhất”, quân Thanh bắn ra không trúng một ai, quân ta nhất tề xông tới…), khi nghi binh gióng trống mở cờ khiến quân Thanh càng thêm hoảng sợ bèn tìm lối tắt chạy trốn tán loạn…, khi bí mật bất ngờ khiến quân địch cảm thấy như “tướng ở trên trời xuống, quân chui dưới đất lên”… Chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung trong trận đại phá quân Thanh không chỉ thể hiện tài năng siêu việt của người chỉ huy mà còn thể hiện sức mạnh đoàn kết và quyết tâm sắt đá của quân và dân ta khi chiến đấu chống kẻ thù xâm lược. Đó là nghĩa khí của cả một dân tộc anh hùng, đã bùng cháy bởi tình yêu đất nước và khát vọng bảo vệ chủ quyền, giành độc lập. Đoạn văn trần thuật không chỉ nhằm ghi lại những sự kiện lịch sử diễn biến gấp gáp, khẩn trương qua từng mốc thời gian mà còn chú ý miêu tả cụ thể hành động, lời nói của nhân vật chính, từng trận đánh, chiến lược tiến đánh… Qua đó khắc hoạ nổi bật hình ảnh người anh hùng dân tộc với tính cách mạnh mẽ, quả cảm, với trí tuệ sắc bén và tài dùng binh như thần; là người tổ chức và là linh hồn của chiến công vĩ đại. Đây là đặc điểm cơ bản của thể loại tiểu thuyết lịch sử. Đối lập với chiến thắng vinh quang, hiển hách của nghĩa quân Tây Sơn là sự thất bại thảm hại của quân tướng nhà Thanh và tình cảnh bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống. Tôn Sĩ Nghị được triều đình Mãn Thanh đồng ý cho cầm quân sang đánh Thăng Long với danh nghĩa phù Lê nhưng mưu đồ là thôn tính nước ta. Khi kéo quân vào Thăng Long, thấy mọi sự dễ dàng đã không hề đề phòng dù được vua Lê nói cho biết về tài cầm quân của Nguyễn Huệ. Tết đến, quân Thanh chỉ chăm chú vào yến tiệc vui chơi. Bởi vậy, khi bị tấn công bất ngờ hai đồn đầu não thì “Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, dẫn bọn lính kị mã của mình chuồn trước qua cầu phao”; quân thì ai nấy đều sợ hãi rụng rời xin ra hàng hoặc bỏ chạy tán loạn, xéo lên nhau mà chết, khi qua cầu thì “tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau rơi xuống nước mà chết rất nhiều”… Vua Lê Chiêu Thống và những bề tôi trung thành của ông ta, vì lợi ích cá nhân mà huỷ hoại tiền đồ của dân tộc, cầu viện nước ngoài, rước hoạ xâm lăng, kết cục cũng chịu chung số phận với kẻ cướp nước. Khi biết tin vua Quang Trung đã kéo quân vào Thăng Long, thì dắt díu nhau chạy trốn. Đến bến sông, cầu bè đều không còn, phải cướp thuyền của dân để chèo sang bờ bên kia. Cuộc trốn chạy vừa khốn khổ, vừa nhục nhã. Cả đoàn đói mệt, may có người thổ hào cho ăn và chỉ đường lên cửa ải. Khi đuổi kịp Tôn Sĩ Nghị thì “cùng nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt”. Hai cuộc tháo chạy đều được miêu tả chân thực với những chi tiết cụ thể nhưng mang âm hưởng khác nhau. Những đoạn tái hiện cảnh trốn chạy của quân tướng nhà Thanh được trần thuật với nhịp điệu nhanh, mạnh, vội vàng, hối hả “ngựa không kịp đóng yên, 62 người không kịp mặc áo giáp…” mang âm hưởng hả hê, sung sướng khi chứng kiến cảnh thất bại thảm hại của bọn cướp nước. Những đoạn tái hiện cảnh trốn chạy của vua tôi Lê Chiêu Thống được trần thuật với nhịp điệu chậm hơn, mang âm hưởng ngậm ngùi, chua xót. Sở dĩ có cảm giác này vì các tác giả là những cựu thần của triều đình nhà Lê, họ không thể dửng dưng khi chứng kiến sự sụp đổ của vương triều mà bản thân họ đã từng gắn bó, tuy hiểu rằng kết cục đó là một tất yếu. – Phương pháp tổ chức dạy học: Trước hết, GV cần hướng dẫn HS đọc, tóm tắt văn bản và tìm hiểu những chú thích có trong sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một, tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm để thuận lợi cho việc tiếp cận, khai thác giá trị của văn bản. Trong khi đọc, cần lưu ý HS xem xét bố cục, đánh dấu những từ ngữ khó hiểu nằm ngoài các chú thích trong văn bản. GV có biện pháp hỗ trợ nếu HS còn gặp những từ chưa rõ nghĩa. Với 4 câu hỏi, GV nên linh hoạt trong cách thức tổ chức các hoạt động cho HS. Chẳng hạn với câu (a), GV có thể tổ chức cho HS học cặp đôi. Sau khi 1, 2 HS đại diện trình bày, GV chốt những vấn đề về bố cục, nội dung chính của mỗi phần. HS chuyển sang làm việc nhóm để giải quyết các câu (b), (c), (d). – Phương tiện dạy học: GV sử dụng linh hoạt các phương tiện dạy học để phù hợp với nội dung hoạt động dạy học và điều kiện thực tiễn (sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một, phiếu học tập, tài liệu tham khảo liên quan,...). – Sản phẩm học tập của HS: Câu trả lời của HS dưới dạng viết/nói. 2. Tìm hiểu về sự phát triển của từ vựng (tiếp theo) – Ý tưởng thiết kế hoạt động: Để HS có được những kiến thức về sự phát triển từ vựng theo hai cách tạo từ ngữ mới và mượn từ ngữ tiếng nước ngoài, sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một thiết kế những câu hỏi tìm hiểu về nghĩa của những nhóm từ ngữ có liên quan. Từ những dẫn dắt dựa trên việc tìm hiểu nghĩa của từ, HS hình thành kiến thức mới về hai cách phát triển từ vựng. – Nội dung hoạt động: HS thực hiện các bài tập dưới sự hướng dẫn của GV. Với câu (a) từ ngữ biểu thị (1) là chợ cóc, (2) là cháy hàng, (3) là chém gió, (4) là ném đá. Với câu (b) các từ ngữ mới được cấu tạo trên cơ sở những từ đã cho là: + Điện thoại di động: Điện thoại nhỏ, có thể mang theo người, được kết nối dựa trên sóng điện từ vào mạng viễn thông, theo hình thức kết nối không dây, có chức năng chính là trao đổi thông tin và tích hợp nhiều chức năng khác. + Kinh tế tri thức: Nền kinh tế dựa chủ yếu vào việc sản xuất, lưu thông, phân phối các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao. + Sở hữu trí tuệ: Quyền sở hữu đối với sản phẩm do hoạt động trí tuệ mang lại, được pháp luật bảo hộ như quyền tác giả, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp… + Đặc khu kinh tế: Khu vực dành riêng để thu hút vốn và công nghệ nước ngoài với những chính sách ưu đãi. 63 Câu (c), HS cần xác định được đó là cách tạo từ ngữ mới. Câu (d) HS tìm được những từ Hán Việt có nghĩa tương đương (Ví dụ: phu nhân, thi nhân, cố nhân, giang sơn…). Câu (e), HS chỉ ra được đó là các từ: AIDS, marketing, in-tơ-nét. Từ ví dụ d, e, HS khái quát được cách phát triển từ vựng bằng việc mượn từ ngữ tiếng nước ngoài (câu g). – Phương pháp tổ chức dạy học: GV có thể hướng dẫn HS làm việc theo hình thức cá nhân kết hợp với hình thức cặp đôi để tìm hiểu trên những ngữ liệu cụ thể, từ đó khái quát được hai cách phát triển từ vựng được giới thiệu ở bài này. Đối với những HS có hạn chế về tiếng Việt, nhất là sự tiếp cận với từ ngữ mới, GV nên có gợi ý hoặc giải thích thêm để tạo sự gắn kết giữa các ví dụ với kiến thức cần hình thành. Chẳng hạn, để hướng dẫn HS trả lời câu (c) một cách thuận lợi hơn, GV có thể gợi ý là: Những từ ngữ này đã xuất hiện lâu chưa hay là những từ mới? Nếu hỏi các cụ nhiều tuổi, mọi người có biết nghĩa của những từ này như chúng ta đã hiểu không?... Sau khi có câu trả lời, một số HS sẽ chia sẻ trước lớp. GV chốt lại những kiến thức cần nắm vững về hai cách phát triển từ vựng. – Phương tiện dạy học: Sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một, phiếu học tập, giấy A0 ghi kết quả các bài tập… – Sản phẩm học tập của HS: Câu trả lời, kết quả làm các bài tập, những kiến thức cơ bản được ghi chép lại. C Hoạt động luyện tập 1. Luyện tập đọc hiểu – Ý tưởng thiết kế hoạt động: Để rèn luyện kĩ năng đọc hiểu, đồng thời góp phần phát triển kĩ năng nói, kĩ năng hợp tác, sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một đưa ra hai câu hỏi. Câu (a) yêu cầu HS liên hệ với những tác phẩm đã học để thấy được sự tương đồng về quan điểm của các tác giả; câu (b) yêu cầu HS rút ra được những nhận xét để thể hiện hiểu biết sâu hơn về tư tưởng của tác giả. – Nội dung hoạt động: HS giải quyết các câu hỏi (a), (b) trong sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một dưới sự trợ giúp của GV. Với câu (a), HS cần chỉ ra được một số câu thơ trong bài thơ Nam quốc sơn hà hay Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi). Chỉ ra điểm chung mà các tác giả thể hiện là ý thức sâu sắc về cương vực lãnh thổ của đất nước, là nền độc lập tự cường được gây dựng qua các thời đại, là niềm tự hào về lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm để giữ gìn nền hoà bình… Đó là những quan điểm tư tưởng lớn, mang tầm vóc của thời đại. Ở câu (b), HS cần dựa vào những thông tin về tác giả, tác phẩm để tìm được câu trả lời phù hợp. Tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí viết về những sự kiện lịch sử, chịu ảnh hưởng của lối viết tiểu thuyết chương hồi (Trung Quốc). Tính xác thực của các sự kiện lịch sử là một nét đặc thù của văn học Việt Nam thời kì mà quan niệm văn 64 sử bất phân còn rất sâu đậm trong giới nho sĩ trí thức. Vì vậy, mặc dù các tác giả Ngô gia văn phái đều là những bậc cựu thần của nhà Lê nhưng họ không thể không mô tả chính xác những chiến công lẫy lừng của người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ – vị tổng chỉ huy tài năng kiệt xuất đã lãnh đạo quân Tây Sơn đánh bại quân Thanh, lật đổ triều đình nhà Lê khi vua Lê Chiêu Thống “cõng rắn cắn gà nhà”. – Phương pháp tổ chức dạy học: GV hướng dẫn HS theo hình thức học cá nhân kết hợp với hoạt động chung cả lớp. Để HS được rèn luyện kĩ năng nói, GV nên tạo cơ hội cho nhiều HS được chia sẻ quan điểm của mình trước lớp và các HS khác sẽ nhận xét về phần trình bày của bạn. – Phương tiện dạy học: Sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một, phiếu học tập (nếu có). – Sản phẩm học tập của HS: Các câu trả lời, những ghi chép cần thiết liên quan đến việc viết hoặc sửa đoạn văn. 2. Luyện tập về sự phát triển của từ vựng – Ý tưởng thiết kế hoạt động: Để HS được củng cố về hai cách phát triển từ vựng, sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một thiết kế ba câu hỏi với mức độ khó khác nhau từ nhận diện những từ ngữ mượn tiếng nước ngoài đến việc tạo từ theo một cấu trúc đã cho và cuối cùng là tìm những từ mới xuất hiện, giải thích nghĩa của chúng. – Nội dung hoạt động: HS làm các bài tập dưới sự hướng dẫn của GV. Câu (a), có một số từ mượn của tiếng Hán gồm: mãng xà, biên phòng, tham ô, tô thuế, phê bình, phê phán, ca sĩ, nô lệ. Những từ còn lại là mượn của ngôn ngữ châu Âu. Câu (b), những từ ngữ được tạo ra từ một số mô hình đã cho có thể là: lâm tặc, tin tặc, không tặc…; lão hoá, trẻ hoá, thương mại hoá,…; thương mại điện tử, chính phủ điện tử, giáo dục điện tử,… Câu (c), HS tìm một số từ ngữ mới được dùng phổ biến gần đây và giải thích nghĩa của những từ ngữ đó. Ví dụ: chảnh (có chút kiêu căng, tự cho rằng mình hơn nhiều người về những thứ mình đang có… “cô ta chảnh lắm, rất thờ ơ khi mình hỏi chuyện); phê (trạng thái say sưa, hưng phấn khi làm việc gì đó,… “hát rất phê”), anh hùng bàn phím (người chỉ giỏi thể hiện thái độ, hành động trong không gian ảo – máy tính, bàn phím – còn trong thực tế không được như vậy). – Phương pháp tổ chức dạy học: HS giải quyết các câu hỏi (a), (b), (c) theo hình thức cặp đôi hoặc nhóm. Với câu (b), GV có thể khuyến khích HS khá giỏi giải thích nghĩa của các từ này. Với câu (c), khuyến khích HS tìm những từ mới mà hiện nay các em đang sử dụng như một trào lưu, có thể bổ sung thêm câu hỏi để định hướng cho các em ý thức đúng đắn khi bản thân các em đang tham gia vào phát triển từ vựng tiếng Việt. Sau khi hoàn thành các bài tập, một số HS đại diện cặp/nhóm trình bày trước lớp, GV tổ chức hoạt động chung để nhận xét và chốt lại kết quả đúng của từng bài. – Phương tiện dạy học: Sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một, phiếu học tập (nếu có)… – Sản phẩm học tập của HS: Hoàn thành các bài tập, phiếu học tập (nếu có), những ghi chép về kết quả thực hiện của cá nhân, cặp đôi. 65 3. Đánh giá bài viết số 1 – Ý tưởng thiết kế hoạt động: Để HS được tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau dựa trên sản phẩm học tập là bài viết số 1, qua đó rèn luyện kĩ năng viết, kĩ năng hợp tác, tư duy phản biện. – Nội dung hoạt động: HS thực hiện các yêu cầu dưới sự hướng dẫn của GV. – Phương pháp tổ chức dạy học: GV cùng HS xây dựng những yêu cầu cần đạt của bài viết; sau đó hướng dẫn HS đọc lại bài viết của mình, xem kĩ những lời nhận xét của GV, đối chiếu với những yêu cầu cần đạt để tự đánh giá bài viết của mình. Nên yêu cầu HS viết ra những ưu điểm, hạn chế của bài viết, tìm lí do của những ưu điểm, hạn chế đó (giải quyết các câu a, b, c, d). Đọc và nhận xét bài của bạn, trao đổi với bạn những quan điểm của mình, viết lại những lưu ý để có thể phát huy những ưu điểm và khắc phục những hạn chế ở bài viết sau (giải quyết câu e, f). – Phương tiện dạy học: Sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một, bài viết của HS, phiếu học tập (nếu có)… – Sản phẩm học tập của HS: Hoàn thành các câu hỏi, phiếu học tập (nếu có), những ghi chép về kết quả thực hiện của cá nhân, cặp đôi. D Hoạt động vận dụng – Ý tưởng thiết kế hoạt động: Để HS có thể vận dụng được những kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết tình huống có sự kết nối với thực tiễn (câu 1) và phát triển năng lực khái quát, tư duy hệ thống (câu 2). – Nội dung hoạt động: HS có thể làm một hoặc hai câu hỏi dưới sự hướng dẫn của GV. Với câu 1, HS cần chuẩn bị được bài thuyết trình về chiến công thần tốc đại phá quân Thanh của vua Quang Trung từ tối 30 Tết đến ngày mùng 5 tháng giêng năm Kỉ Dậu (1789). Câu (2) cần vẽ sơ đồ thể hiện 3 cách phát triển từ vựng đã học; lí giải được kho từ vựng của một ngôn ngữ luôn thay đổi để đáp ứng nhu cầu giao tiếp và nhu cầu nhận thức của con người vì thế giới tự nhiên và xã hội cũng luôn thay đổi. – Phương pháp tổ chức dạy học: Với câu 1, GV nên hướng dẫn HS làm việc nhóm, câu 2 làm việc theo hình thức cá nhân. Để giải quyết câu 1, HS cần đọc kĩ những đoạn văn trần thuật về các trận đánh của vua Quang Trung (tham khảo từ tác phẩm hoàn chỉnh sẽ giúp các em có thêm thông tin vì sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một lược bớt một số chỗ). Các em có thể tìm hiểu thêm từ môn Lịch sử, chuẩn bị trên powerpoint, sử dụng kênh hình, kênh tiếng (nếu có điều kiện) để bài trình bày tăng sức thuyết phục. Với câu 2, HS dựa vào vở ghi chép, sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một để vẽ sơ đồ, chú ý lựa chọn những từ khoá quan trọng nhất để nắm chắc, nắm dễ dàng vấn đề đã thể hiện. Suy luận từ kiến thức đã học để có câu trả lời về sự phát triển mang tính tất yếu của từ vựng trong mỗi ngôn ngữ. 66 – Phương tiện dạy học: sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một, các tài liệu tham khảo liên quan… – Sản phẩm học tập của HS: Những sản phẩm của HS (bài viết, ghi chép, đoạn băng ghi âm, ghi hình (nếu có)…). E Hoạt động tìm tòi mở rộng – Ý tưởng thiết kế hoạt động: Để mở rộng hiểu biết của HS về tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí; có ý thức đúng đắn khi phát triển từ vựng bằng cách mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài, rèn kĩ năng đọc hiểu, hình thành thói quen tự học,… – Nội dung hoạt động: HS thực hiện các yêu cầu của bài tập dưới sự hướng dẫn của GV. – Phương pháp tổ chức dạy học: Với bài tập 1, GV hướng dẫn HS thực hiện theo hình thức cá nhân. Các em có thể tìm đọc trên mạng in-tơ-nét, trong thư viện, mượn của người thân, bạn bè… và tóm tắt lại tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí (bản dịch của Nguyễn Đức Vân, Kiều Thu Hoạch, NXB Văn học, 2010/ NXB Trẻ, 2015; bản dịch của Cát Thành, NXB Hội nhà văn, 2017...). Với bài tập 2, HS cần chia sẻ được với bạn những ý chính mà đoạn trích nói tới: 1) Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi bàn về việc mượn tiếng nước ngoài, đặc biệt là tiếng Hán; 2) Những bài học mà người viết rút ra được từ quan điểm của Bác Hồ. – Phương tiện dạy học: Sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một, tài liệu tham khảo có liên quan… – Sản phẩm học tập của HS: Bài viết của cá nhân HS theo yêu cầu của nhiệm vụ. 3. Hoạt động đánh giá Với bài học này, có thể đánh giá những năng lực sau của HS: – Năng lực tiếp nhận văn bản: Trả lời các câu hỏi khi đọc hiểu văn bản Hoàng Lê nhất thống chí – Hồi thứ mười bốn; khi đọc hiểu một số đoạn ngữ liệu liên quan đến sự phát triển của từ vựng. – Năng lực tạo lập văn bản: Viết các đoạn văn, chuẩn bị bài trình bày về vấn đề đặt ra trong văn bản đọc hiểu. – Năng lực sử dụng tiếng Việt: Biết cách sử dụng từ ngữ phù hợp dựa trên những hiểu biết về sự phát triển từ vựng – Năng lực cảm thụ thẩm mĩ: Nhận ra được những vẻ đẹp thể hiện qua giá trị nội dung, nghệ thuật của các đoạn văn, văn bản được đọc, được học. 67 Bài 6 TRUYỆN KIỀU – CHỊ EM THUÝ KIỀU I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ học sinh cần đạt được – Kiến thức: Biết một số nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Du; biết những giá trị cơ bản của Truyện Kiều; hiểu nội dung, ý nghĩa đoạn trích Chị em Thuý Kiều và thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du; hiểu khái niệm và những đặc điểm cơ bản của thuật ngữ; hiểu vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự. – Kĩ năng: Chỉ ra được những giá trị cơ bản của Truyện Kiều; phân tích được một số từ ngữ, hình ảnh khắc hoạ chân dung chị em Thuý Kiều thể hiện cảm hứng nhân văn của Nguyễn Du; nhận xét được về nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả; biết vận dụng yếu tố miêu tả khi viết bài văn tự sự; lí giải được tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự. – Thái độ: Biết trân trọng tài năng và những phẩm chất tốt đẹp của con người; biết quý trọng tác phẩm Truyện Kiều – tài sản vô giá của dân tộc Việt Nam; có ý thức sử dụng yếu tố miêu tả khi viết bài văn tự sự; có ý thức sử dụng thuật ngữ phù hợp trong khi viết/nói. 2. Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh – Năng lực tiếp nhận văn bản (thông qua đọc hiểu và trao đổi về Truyện Kiều của Nguyễn Du và đoạn trích Chị em Thuý Kiều). – Năng lực tạo lập văn bản (thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả, viết đoạn văn về những vấn đề liên quan đến văn bản, tóm tắt văn bản,...). – Năng lực sử dụng tiếng Việt và năng lực giao tiếp (thông qua thực hành, tìm hiểu về thuật ngữ; trình bày ý kiến, tham gia hoạt động nhóm,...). – Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (thông qua thực hành đọc hiểu giá trị của văn bản). II. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Hướng dẫn chung Đối với văn bản Truyện Kiều, khi hướng dẫn HS học về tác giả Nguyễn Du, GV chỉ nên yêu cầu các em nhớ được một số mốc thời gian, một số sự kiện tiêu biểu. Những nhận định trong bài nên làm rõ theo hướng minh hoạ qua các dẫn chứng, HS không cần thiết phải ghi nhớ. Đối với đoạn trích Chị em Thuý Kiều, GV cần thấy được tài năng nghệ thuật của Nguyễn Du trong việc khắc hoạ tính cách nhân vật. Tuy sử dụng bút pháp ước lệ, thiên về gợi mà không tả, dùng những hình tượng đẹp của thiên nhiên như trăng, hoa, ngọc, 68 tuyết… để nói về vẻ đẹp của con người nhưng chân dung chị em Thuý Kiều vẫn hiện lên sinh động, đa dạng, mỗi người một vẻ. Bên cạnh nghệ thuật miêu tả nhân vật, GV cần hướng dẫn HS nhận ra được cảm hứng nhân đạo của Truyện Kiều được thể hiện qua đoạn trích này. Ở nội dung dạy học Tiếng Việt, HS được tìm hiểu về thuật ngữ. Đó là lớp từ vựng đặc biệt của một ngôn ngữ, bao gồm các từ và ngữ cố định biểu thị các khái niệm khoa học và công nghệ, có ba đặc điểm cơ bản là tính chính xác, tính hệ thống, tính quốc tế. Với bài học này, GV không nên cung cấp nhiều kiến thức cho HS, mà chỉ tập trung làm rõ khái niệm thuật ngữ và đề cập đến tính chính xác của thuật ngữ. Khi tổ chức hoạt động dạy học, GV nên hướng dẫn HS tìm hiểu những ví dụ có sử dụng thuật ngữ khoa học nhưng dễ hiểu và gần gũi với HS, từ đó dẫn dắt đến khái niệm và đặc điểm của thuật ngữ. Ở nội dung dạy học Làm văn, HS được tìm hiểu về miêu tả trong văn bản tự sự. Khi tổ chức hoạt động dạy học, GV nên dẫn dắt HS đi từ những ngữ liệu cụ thể để nhận diện những yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự, chỉ ra tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự, sau đó thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả. Nên tích hợp với nội dung dạy đọc hiểu Chị em Thuý Kiều. 2. Hướng dẫn cụ thể cho mỗi hoạt động A Hoạt động khởi động – Ý tưởng thiết kế hoạt động: Sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một thiết kế hoạt động khởi động với yêu cầu HS đọc đoạn giới thiệu Thuý Kiều và Thuý Vân trong Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân sau đó nêu nhận xét về bức chân dung của hai chị em. Hoạt động này tạo hứng thú khám phá, tìm hiểu sự khác biệt giữa đoạn trích được đọc và đoạn trích sẽ học đồng thời mở rộng vốn hiểu biết của các em về Truyện Kiều nói chung và những vấn đề liên quan đến đoạn trích Chị em Thuý Kiều nói riêng. – Nội dung hoạt động: HS nêu lên những nhận xét của bản thân, ví dụ: Nguyễn Du giới thiệu kĩ về ngoại hình của hai chị em Thuý Kiều hơn so với Thanh Tâm Tài Nhân; thứ tự xuất hiện của hai chị em cũng khác nhau; Thuý Kiều của Nguyễn Du khác Thuý Vân rất nhiều, nhưng sự khác biệt này ở Kim Vân Kiều truyện là không nhiều;.... – Phương pháp tổ chức dạy học: Nội dung hoạt động thú vị nhưng cũng khá khó, nên GV có thể hướng dẫn tổ chức cho HS thực hiện theo nhóm, sau đó một số HS đại diện phát biểu trước lớp. GV chốt lại một số/ những khác biệt cơ bản và dẫn dắt vào bài học. – Phương tiện dạy học: Ngoài sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một, GV có thể sử dụng một số tài liệu, tranh ảnh,... liên quan đến nội dung văn bản đọc hiểu để giới thiệu với HS. – Sản phẩm học tập của HS: Những chia sẻ của HS về câu hỏi khởi động. 69 B Hoạt động hình thành kiến thức 1. Tìm hiểu văn bản – Ý tưởng thiết kế hoạt động: Bảy câu hỏi đọc hiểu được xây dựng với mục đích giúp HS có được những hiểu biết chung nhất về tác giả Nguyễn Du, tác phẩm Truyện Kiều (câu a, b); khai thác được những giá trị nổi bật về nội dung và nghệ thuật của văn bản (c, d, e, g, h). Từ việc nhận ra kết cấu chặt chẽ của đoạn thơ, đến khám phá bức chân dung của hai nhân vật, HS sẽ thấy được tấm lòng và tài năng của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du. – Nội dung hoạt động: HS giải quyết các câu hỏi dưới sự tổ chức, hướng dẫn của GV. Với từng câu hỏi, HS cần bám sát văn bản để tìm được câu trả lời phù hợp. Với câu a, HS cần nêu được một số nét chính về thời đại, gia đình, cuộc đời của Nguyễn Du đã có ảnh hưởng đến việc sáng tác Truyện Kiều: Thời đại có nhiều biến động dữ dội (xã hội phong kiến Việt Nam bước vào thời kì khủng hoảng sâu sắc; phong trào nông dân khởi nghĩa nổ ra liên tục mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn; khi Tây Sơn thất bại, triều Nguyễn được thiết lập); gia đình Nguyễn Du là một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan to trong triều, lại có truyền thống về văn học; nhưng Nguyễn Du lại sớm mồ côi cha mẹ, chịu những tổn thất to lớn về tinh thần; bản thân Nguyễn Du vừa là con người tinh tế, đa cảm, vô cùng nhân hậu, vừa là người hiểu biết sâu rộng, có vốn sống phong phú. Tất cả những yếu tố này đã ảnh hưởng sâu sắc đến việc sáng tác Truyện Kiều – kiệt tác của nền văn học Việt Nam. Với câu b, HS cần kể được tóm tắt Truyện Kiều theo ba phần mà sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một đã giới thiệu. Nên chú ý những tình tiết, sự việc chính. Về nội dung, lưu ý tới giá trị hiện thực (bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo, đồng tiền có sức mạnh vạn năng chi phối tất cả) và giá trị nhân đạo (tiếng nói cảm thương trước số phận bi kịch của con người, đề cao tài năng, nhân phẩm, khát vọng chân chính của con người…). Về nghệ thuật, lưu ý tới phương diện ngôn ngữ (khả năng gợi hình, gợi cảm, chất dân tộc…) và thể loại (thể thơ lục bát đạt tới đỉnh cao, nghệ thuật tự sự cuốn hút từ cách dẫn truyện, miêu tả thiên nhiên, miêu tả nội tâm nhân vật, khắc hoạ chân dung, tính cách nhân vật…). Đoạn trích Chị em Thuý Kiều được chia thành 4 phần: Bốn câu đầu giới thiệu khái quát hai chị em Thuý Kiều; bốn câu tiếp gợi tả vẻ đẹp của Thuý Vân; 12 câu tiếp gợi tả vẻ đẹp của Thuý Kiều; 4 câu cuối nhận xét chung về cuộc sống của hai chị em. Kết cấu này cho thấy sự trọn vẹn trong trình tự miêu tả của tác giả. Và điểm nhấn của đoạn trích là vẻ đẹp Thuý Kiều được thể hiện qua dung lượng câu thơ tác giả dành để miêu tả nhân vật này. Khi gợi tả vẻ đẹp của Thuý Vân, tác giả đã sử dụng những hình tượng nghệ thuật quen thuộc trong thơ ca cổ với bút pháp ước lệ tượng trưng: khuôn trăng, nét ngài, hoa, 70 ngọc, mây, tuyết. Nhưng dù là bút pháp ước lệ, chân dung của Thuý Vân vẫn khá cụ thể và dễ hình dung nhờ những tính từ gợi tả: trang trọng, đầy đặn, nở nang, đoan trang. Biện pháp ẩn dụ được sử dụng hiệu quả, tập trung thể hiện vẻ đẹp cao quý, đoan trang đầy nữ tính của Thuý Vân. Khi gợi tả vẻ đẹp của Thuý Kiều, tác giả vẫn sử dụng những hình tượng nghệ thuật ước lệ: thu thuỷ, xuân sơn, hoa, liễu, nhưng ngoại hình của Kiều không dễ hình dung cụ thể. Người đọc có một ấn tượng rất đậm về Kiều, đó là vẻ đẹp của một tuyệt thế giai nhân, khiến cho tạo hoá phải đố kị (Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh). Nếu khi gợi tả vẻ đẹp của Thuý Vân, tác giả tập trung vào nhan sắc, thì khi tả Kiều tác giả chỉ đưa ra một so sánh đẩy cao (So bề tài sắc lại là phần hơn) sau đó tập trung nói về tài năng của Kiều. Tài của Kiều đạt đến mức lí tưởng theo quan niệm của xã hội phong kiến. Kiều giỏi đủ cả cầm, kì, thi, hoạ, trong đó nổi bật nhất là tài đánh đàn, mà ấn tượng nhất lại là khúc đàn “Bạc mệnh”. Có thể thấy vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp mĩ mãn của cả sắc, tài và tâm. Trong khi đó, vẻ đẹp của Thuý Vân chủ yếu được gợi ra bởi sắc, tài và tâm hầu như tác giả không đề cập tới. Giá trị nhân đạo của đoạn thơ được thể hiện ở sự trân trọng của Nguyễn Du khi đề cao vẻ đẹp ngoại hình của con người, ngợi ca những giá trị phẩm chất, nhân cách của con người. Đoạn thơ thể hiện tài năng nghệ thuật của Nguyễn Du với bút pháp nghệ thuật ước lệ, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp của con người; khắc hoạ chân dung nhân vật tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm, vừa có những điểm chung, vừa có những dấu ấn rất riêng. – Phương pháp tổ chức dạy học: Với 7 câu hỏi, GV nên linh hoạt trong cách thức tổ chức các hoạt động cho HS. Chẳng hạn với câu (a), (b), GV có thể tổ chức cho HS học cặp đôi. Sau khi 1 – 2 HS đại diện trình bày, GV chốt những vấn đề về tác giả, tác phẩm. Sau đó HS chuyển sang làm việc cá nhân để giải quyết câu (c, d, e). Câu (g, h), HS có thể học nhóm. – Phương tiện dạy học: GV linh hoạt để phù hợp với nội dung hoạt động dạy học và điều kiện thực tiễn (sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một, phiếu học tập, tài liệu tham khảo liên quan,...). – Sản phẩm học tập của HS: Câu trả lời của HS dưới dạng viết/nói. 2. Tìm hiểu về thuật ngữ – Ý tưởng thiết kế hoạt động: Để HS biết được thế nào là thuật ngữ và nhận diện được một số đặc điểm của thuật ngữ, sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một thiết kế ba câu hỏi, bắt đầu là nhận diện những từ ngữ với cách sử dụng khác nhau (trong đó có trường hợp sử dụng với tư cách là thuật ngữ); tiếp theo là nhận diện những thuật ngữ quen thuộc trong các lĩnh vực học tập của HS. Từ những tìm hiểu này, HS rút ra khái niệm về thuật ngữ. – Nội dung hoạt động: HS làm các bài tập dưới sự hướng dẫn của GV. Với bài tập (a), HS cần chỉ ra được sự khác nhau trong cách giải thích về các từ muối và nước ở mỗi ví 71 dụ. Ví dụ 1 chỉ giải thích đặc điểm cơ bản của muối và nước dựa trên kinh nghiệm thực tiễn của mọi người. Vì vậy ai cũng có thể hiểu được những thông tin được cung cấp. Ví dụ 2 giải thích những đặc điểm, tính chất của nước và muối dựa trên kết quả nghiên cứu khoa học. Vì vậy những người có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực liên quan sẽ thấy dễ hiểu, những người khác sẽ cảm thấy khó hiểu với cách giải thích này. Với bài tập (b), HS cần chỉ ra được các khái niệm này xuất hiện lần lượt ở các môn học: Địa lí, Hoá học, Ngữ văn, Toán học. Những từ ngữ được định nghĩa (in đậm) chủ yếu được dùng trong loại văn bản khoa học. Chúng chỉ có một nghĩa duy nhất và không có tính biểu cảm. Từ kết quả bài tập (a), (b), HS hoàn thiện khái niệm về thuật ngữ (bài tập c): Thuật ngữ là những từ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ. Về nguyên tắc, trong một lĩnh vực khoa học công nghệ nhất định, mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ. Thuật ngữ không có tính biểu cảm. – Phương pháp tổ chức dạy học: HS giải quyết các câu hỏi a, b, c theo hình thức cặp đôi hoặc nhóm. Với câu b, GV có thể khuyến khích HS khá giỏi đưa thêm một số ví dụ khác và giải thích nghĩa. Sau khi hoàn thành các bài tập, một số HS đại diện cặp/nhóm trình bày trước lớp, GV tổ chức hoạt động chung để nhận xét và chốt lại kết quả đúng của từng bài. – Phương tiện dạy học: Sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một, phiếu học tập (nếu có)… – Sản phẩm học tập của HS: Hoàn thành các bài tập, phiếu học tập (nếu có), những ghi chép về kết quả thực hiện của cá nhân, cặp đôi. 3. Tìm hiểu về miêu tả trong văn bản tự sự – Ý tưởng thiết kế hoạt động: Để HS nhận diện được các yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự và rút ra được tác dụng của các yếu tố miêu tả đó, sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một cung cấp ngữ liệu là một đoạn trích đã học (theo tinh thần tích hợp) để HS thuận lợi trong việc khai thác ngữ liệu. Từ đó thiết kế những câu hỏi từng bước dẫn dắt HS để có được những hiểu biết về yếu tố miêu tả và tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn tự sự. – Nội dung hoạt động: HS thực hiện các bài tập dưới sự hướng dẫn của GV. Với bài tập (a), HS cần xác định được tự sự là phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Nội dung của đoạn trích kể về trận chiến đấu của nghĩa quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của vua Quang Trung tiến đánh đồn Ngọc Hồi. Quân Tây Sơn đại thắng, quân Thanh mất đồn thua chạy, tướng giặc là Sầm Nghi Đống phải tự vẫn. HS cần liệt kê được một số yếu tố miêu tả trong đoạn trích như: 10 người khênh một bức, lưng dắt dao ngắn, hai mươi người khác đều cầm binh khí theo sau, dàn thành trận chữ “nhất”; gấp rút sai đội khiêng ván vừa che vừa xông thẳng lên trước; gươm giáo chạm nhau, quăng ván xuống đất, cầm dao chém bừa, nhất tề xông tới mà đánh; quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết… Các yếu tố này nhằm thể hiện chiến thắng oanh liệt của nghĩa quân Tây Sơn và sự thất bại nhanh chóng của quân Thanh ở đồn Ngọc Hồi. Nếu chúng ta lược 72 bỏ những yếu tố miêu tả, trận đánh sẽ không còn cụ thể và sinh động, giảm đi sức cuốn hút với người đọc. Từ kết quả bài tập (a), HS rút ra được nhận xét: Trong văn bản tự sự, các yếu tố miêu tả cụ thể, chi tiết về cảnh vật, nhân vật và sự việc có tác dụng làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm, sinh động (câu b). – Phương pháp tổ chức dạy học: GV có thể hướng dẫn HS làm việc theo nhóm để tìm hiểu ngữ liệu (bài tập a). Sau đó HS làm việc cá nhân để khái quát kiến thức cần nắm vững. Nếu lớp có nhiều HS còn yếu, GV nhấn mạnh những từ ngữ cần điền ở bài tập (a) để HS tìm được sự kết nối cho câu trả lời của bài tập (b). Sau khi một số HS chia sẻ trước lớp về câu trả lời, GV chốt lại những kiến thức cần nắm vững về tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự. – Phương tiện dạy học: Sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một, phiếu học tập, giấy A0 ghi kết quả các bài tập. – Sản phẩm học tập của HS: Câu trả lời, kết quả làm các bài tập, những kiến thức cơ bản được ghi chép lại. C Hoạt động luyện tập 1. Luyện tập đọc hiểu – Ý tưởng thiết kế hoạt động: Để rèn luyện tư duy khái quát và năng lực thẩm mĩ, tư duy độc lập cho HS, sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một đưa ra hai câu hỏi. Câu (a) yêu cầu HS khái quát bằng sơ đồ những giá trị nổi bật của tác phẩm; câu (b) yêu cầu trình bày quan điểm của bản thân về một vấn đề đặt ra trong đoạn trích Chị em Thuý Kiều. – Nội dung hoạt động: HS giải quyết các câu hỏi (a), (b) trong sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một dưới sự trợ giúp của GV. Câu (a) trong hoạt động này thực chất đã được đề cập đến trong nội dung của hoạt động hình thành kiến thức. Tuy nhiên, đến đây HS cần khái quát được bằng sơ đồ để làm nổi rõ tính chất lô gic giữa giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Lựa chọn được những từ khoá quan trọng nhất để nắm vững vấn đề. Ví dụ: giá trị hiện thực (xã hội bất công, số phận bi kịch của những con người tài hoa, nghĩa khí; thế lực xấu xa, bỉ ổi); giá trị nhân đạo (ca ngợi vẻ đẹp con người, trân trọng những khát vọng chính đáng)… Với câu (b), HS có thể trình bày những quan điểm khác nhau nhưng câu trả lời cần thể hiện được đó là tài năng của Nguyễn Du – bậc thầy về ngôn ngữ tiếng Việt: bút pháp ước lệ, tượng trưng; nghiêng về gợi, tác động tới người đọc thông qua sự phán đoán, trí tưởng tượng chứ không miêu tả cụ thể, tỉ mỉ… Chân dung của Thuý Vân và Thuý Kiều đều thể hiện rõ tính cách và dự báo về số phận. Thuý Vân được tạo hoá thua, nhường nên dự báo cuộc đời của Vân sau này cũng yên ổn, êm đềm. Còn Thuý Kiều gặp sự đố kị của thiên nhiên, tạo hoá (ghen, hờn), lại thêm sự ám ảnh của bản đàn “Bạc mệnh” nên dự báo về một cuộc đời không phẳng lặng, bình yên. 73 – Phương pháp tổ chức dạy học: Với câu (a), GV hướng dẫn HS theo hình thức học cá nhân, câu (b) nên học theo nhóm, sau đó một số HS chia sẻ trước lớp. Để khuyến khích HS bộc lộ suy nghĩ cá nhân, với câu (b) GV nên chấp nhận những câu trả lời khác nhau, lưu ý HS cách sử dụng lập luận và dẫn chứng để tạo sự thuyết phục cho quan điểm của mình. – Phương tiện dạy học: Sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một, phiếu học tập (nếu có). – Sản phẩm học tập của HS: Các câu trả lời, những ghi chép cần thiết liên quan đến việc viết hoặc sửa đoạn văn. 2. Luyện tập về thuật ngữ – Ý tưởng thiết kế hoạt động: Để HS được củng cố những kiến thức về thuật ngữ, nhận diện được những đặc điểm của thuật ngữ và giải thích được một số thuật ngữ quen thuộc. – Nội dung hoạt động: HS thực hiện ba bài tập dưới sự hướng dẫn của GV. Với bài tập (a), các thuật ngữ cần tìm trong lĩnh vực tương ứng là: 2. xâm thực (địa lí); 3. hiện tượng hoá học (hoá học); 4. trường từ vựng (Ngữ văn); 5. di chỉ (lịch sử); 6. thụ phấn (sinh học); 7. lưu lượng (địa lí); 8. trọng lực (vật lí); 9. khí áp (địa lí); 10. đơn chất (hoá học); 11. thị tộc phụ hệ (lịch sử); 12. đường trung trực (toán). Với bài tập (b), HS cần chỉ ra được từ điểm tựa trong đoạn trích này không được dùng với ý nghĩa của một thuật ngữ trong lĩnh vực vật lí. Ở đây nghĩa của từ điểm tựa chỉ hiểu là chỗ dựa chính, thể hiện vai trò của cá nhân với lịch sử. Với bài tập (c), HS chỉ ra được 3 thuật ngữ trong đoạn trích là: không khí, khí quyển, hơi nước. Các em trao đổi, giải thích các thuật ngữ này và ghi lại ý nghĩa của chúng (ánh sáng mặt trời còn được gọi là ánh sáng trắng bao gồm nhiều ánh sáng đơn sắc biến thiên liên tục từ đỏ đến tím; khí quyển là các lớp chất khí bao quanh trái đất trong đó nitơ và oxi là chủ yếu – chiếm trên 90%; hơi nước là trạng thái khí của nước, sinh ra từ quá trình bay hơi hoặc khi nước sôi, hơi nước trong suốt, nhẹ hơn không khí và không nhìn thấy được...). – Phương pháp tổ chức dạy học: Bài tập (b) HS nên làm theo hình thức cá nhân, các bài tập (a, c) nên thực hiện theo hình thức cặp đôi hoặc nhóm. Tuỳ đối tượng HS, GV có thể sử dụng ngữ liệu khác quen thuộc hơn (ở bài tập c), dựa trên những kiến thức về vật lí, hoá học, lịch sử, địa lí mà HS đang học ở cùng thời điểm này. – Phương tiện dạy học: Sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một, phiếu học tập (nếu có)… – Sản phẩm học tập của HS: Hoàn thành các câu hỏi, phiếu học tập (nếu có), những ghi chép về kết quả thực hiện của cá nhân, cặp đôi. 3. Luyện tập về miêu tả trong văn bản tự sự – Ý tưởng thiết kế hoạt động: Để củng cố cho HS những kiến thức, kĩ năng liên quan đến việc tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự, sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một thiết kế bốn câu hỏi với mức độ khó khác nhau từ nhận diện yếu tố miêu tả trong đoạn 74 trích đã học (tích hợp với nội dung đọc hiểu văn bản), sau đó là viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và cuối cùng là nhận xét, đánh giá và hoàn thiện đoạn văn đã viết. – Nội dung hoạt động: HS làm các bài tập dưới sự hướng dẫn của GV. Với câu (a), HS cần chỉ ra được ở mỗi nhân vật, tác giả đã chú ý tả những gì (khuôn mặt, đôi mắt, miệng cười, làn da, mái tóc…), so sánh với những hình ảnh nào, tác dụng của những yếu tố miêu tả đó… (tham khảo nội dung hoạt động hình thành kiến thức của bài). Với câu (b), HS cần viết được một đoạn văn có sử dụng yếu tố miêu tả và tự đánh giá, nhận xét về những yếu tố miêu tả mà mình đã sử dụng để xem các yếu tố miêu tả được sử dụng đã phù hợp chưa, có giúp cho sự vật, hiện tượng được nói đến sinh động, gợi tả hơn hay không, nếu lược bỏ những yếu tố đó có làm giảm đi cái hay của đoạn văn vừa viết không... Khi bản thân đã có những nhận xét sơ bộ về chính sản phẩm của mình, các em sẽ đổi bài cho nhau để thực hiện đánh giá lẫn nhau (câu c) trên tinh thần góp ý, chỉnh sửa. Cuối cùng, trao đổi với bạn về những ý kiến nhận xét và cân nhắc chỉnh sửa, hoàn thiện đoạn văn (câu d). – Phương pháp tổ chức dạy học: Trừ câu (c) sử dụng hình thức cặp đôi, các câu còn lại HS giải quyết theo hình thức cá nhân. Sau khi hoàn thành các bài tập, một số HS trình bày đoạn văn đã sửa trước lớp, GV tổ chức hoạt động chung để nhận xét và chốt lại những lưu ý cần thiết khi đưa yếu tố miêu tả vào văn bản tự sự. – Phương tiện dạy học: Sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một, phiếu học tập (nếu có)… – Sản phẩm học tập của HS: Hoàn thành các bài tập, phiếu học tập (nếu có), những ghi chép về kết quả thực hiện của cá nhân, cặp đôi. D Hoạt động vận dụng – Ý tưởng thiết kế hoạt động: Để HS được phát triển năng lực viết dựa trên những hiểu biết mà các em có được từ việc đọc văn bản; phát triển năng lực nói và nghe dựa trên những hiểu biết từ thực tiễn, cần sử dụng kiến thức vừa học. – Nội dung hoạt động: HS có thể làm một hoặc hai bài tập dưới sự hướng dẫn của GV. Với bài 1, HS huy động những kiến thức, hiểu biết từ hoạt động khởi động để thực hành kĩ năng viết. Với bài 2, HS kể lại một sự việc vừa diễn ra ở địa phương (lễ hội, buổi biểu diễn văn nghệ, khánh thành một nhà máy,….) lời kể có sử dụng yếu tố miêu tả. – Phương pháp tổ chức dạy học: GV nên hướng dẫn HS làm việc theo hình thức cặp đôi ở bài tập 1, bài tập 2 có thể làm việc cá nhân. Với bài 1, HS cần đọc kĩ các đoạn trích sau đó so sánh trên một phương diện để khái quát được những điểm khác biệt. Ví dụ như thứ tự các nhân vật xuất hiện; mức độ đậm nhạt khi miêu tả từng nhân vật qua ngoại hình, tính cách, tài năng... Các em có thể cùng nhau trao đổi và đưa ra những nhận xét cá nhân, có lập luận và dẫn chứng thuyết phục. Sau đó lựa chọn một số nhận xét xác đáng nhất để 75 ghi lại vào vở. Với câu 2, GV khuyến khích HS kể lại một sự việc có thật, cân nhắc để đưa yếu tố miêu tả vào vị trí phù hợp (ví dụ: miêu tả tâm trạng, cảm xúc, nét mặt của những người xuất hiện trong sự kiện đó; miêu tả không gian, cảnh vật nơi diễn ra sự kiện...). – Phương tiện dạy học: sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một, các tài liệu tham khảo liên quan… – Sản phẩm học tập của HS: bài viết của HS, ghi chép, đoạn băng ghi âm, ghi hình (nếu có)… E Hoạt động tìm tòi mở rộng – Ý tưởng thiết kế: Để mở rộng hiểu biết của HS về tác phẩm Truyện Kiều, ý thức về việc Nguyễn Du đã sử dụng nhiều yếu tố miêu tả đặc sắc trong tác phẩm; rèn kĩ năng đọc hiểu thuật ngữ, hình thành thói quen tự học, thích khám phá… – Nội dung hoạt động: HS có thể thực hiện 1 – 2 bài tập dưới sự hướng dẫn của GV. – Phương pháp tổ chức dạy học: Những bài tập này có thể làm theo hình thức cá nhân hoặc cặp đôi. Với bài tập 1, tuỳ điều kiện cụ thể các em có thể tìm đọc Truyện Kiều của Nguyễn Du (NXB Văn học, 2008; NXB Trẻ, 2015); Truyện Kiều đối chiếu (Phạm Đan Quế, NXB Hà Nội, 1991), ... trên mạng in-tơ-nét, trong thư viện, mượn của người thân, bạn bè… và ghi lại những câu thơ hay có yếu tố miêu tả. Với bài tập 2, GV hướng dẫn HS tìm đọc các cuốn sách nói về các hiện tượng tự nhiên hoặc tìm đọc trên trang Bách khoa toàn thư mở Wikipedia... – Phương tiện dạy học: Sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một, tài liệu tham khảo có liên quan… – Sản phẩm học tập của HS: Bài viết của cá nhân HS theo yêu cầu của nhiệm vụ. 3. Hoạt động đánh giá Với bài học này, có thể đánh giá những năng lực sau của HS: – Năng lực tiếp nhận văn bản: Trả lời các câu hỏi khi đọc hiểu các đoạn trích Truyện Kiều – Chị em Thuý Kiều và một số đoạn ngữ liệu liên quan đến kiến thức về tiếng Việt (thuật ngữ), tập làm văn (các yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự). – Năng lực tạo lập văn bản: Viết các đoạn văn, chuẩn bị bài trình bày về vấn đề đặt ra trong văn bản đọc hiểu. – Năng lực sử dụng tiếng Việt: Biết cách sử dụng từ ngữ phù hợp dựa trên những hiểu biết về thuật ngữ. – Năng lực cảm thụ thẩm mĩ: Nhận ra được những vẻ đẹp thể hiện qua giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản, đoạn trích được đọc, được học. 76 Bài 7 CẢNH NGÀY XUÂN – KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ học sinh cần đạt được – Kiến thức: Hiểu được nội dung ý nghĩa và giá trị nghệ thuật của hai đoạn trích trong Truyện Kiều: Cảnh ngày xuân và Kiều ở lầu Ngưng Bích; nhận thức được vai trò quan trọng của việc trau dồi vốn từ, nắm được những định hướng chính trong việc trau dồi vốn từ. – Kĩ năng: Phân tích và trình bày được nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên, qua đó cảm nhận về vẻ đẹp của bức tranh xuân trong sáng, tươi đẹp trong đoạn trích Cảnh ngày xuân; nêu và trình bày được nghệ thuật khắc hoạ nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc, từ đó cảm nhận và trình bày tâm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của Thuý Kiều trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích; biết mở rộng vốn từ; viết được một bài văn tự sự hoàn chỉnh có sử dụng yếu tố miêu tả cảnh vật, con người và sự việc để làm cho bài viết thêm sinh động. – Thái độ: Bồi đắp tình yêu thiên nhiên; thấu hiểu, thương cảm và trân trọng Thuý Kiều – một con người hiếu nghĩa, thuỷ chung; có ý thức trau dồi vốn từ, tăng cường vốn từ mới cho bản thân để đáp ứng nhu cầu dùng từ trong học tập và giao tiếp. 2. Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh – Năng lực đọc hiểu một văn bản thơ trung đại (thể thơ lục bát và các thủ pháp nghệ thuật đặc trưng của thơ trung đại: tả kết hợp với gợi, tả cảnh ngụ tình, cách sử dụng từ ngữ; nghệ thuật khắc hoạ nội tâm nhân vật bằng ngôn ngữ độc thoại... từ đó cảm nhận và trình bày được vẻ đẹp của thiên nhiên và tâm trạng của nhân vật). – Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (qua việc cảm thụ vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ và hình tượng nghệ thuật...). – Năng lực sử dụng tiếng Việt và giao tiếp (thông qua việc thực hành sử dụng từ ngữ đúng ngữ nghĩa và văn cảnh; viết bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả, qua các hoạt động nhóm, thuyết trình...). – Năng lực tạo lập văn bản qua việc viết một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả. – Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (thông qua việc nhận ra vẻ đẹp về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản). 77 II. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Hướng dẫn chung Cảnh ngày xuân và Kiều ở lầu Ngưng Bích là hai trích đoạn trích từ Truyện Kiều của Nguyễn Du. Trước đó, các em đã được làm quen với tác phẩm này qua một bài học riêng về tác giả Nguyễn Du, Truyện Kiều và đoạn trích Chị em Thuý Kiều nên cần tận dụng kiến thức, kĩ năng đã học (cốt truyện, ngôn ngữ, đặc điểm của nhân vật...) để HS dễ dàng tìm hiểu và tiếp nhận tác phẩm Truyện Kiều. Bên cạnh đó, để giúp HS đọc hiểu tốt đoạn trích, GV cần lưu ý những điều sau đây: (1) Hướng dẫn HS tìm hiểu kĩ vị trí đoạn trích: Cuộc đời của nhân vật Thuý Kiều có nhiều sự kiện, biến cố, ở mỗi hoàn cảnh khác nhau Kiều có những nét tâm trạng riêng. Ngòi bút của Nguyễn Du rất tinh tế trong việc thể hiện sự thay đổi đó, từ cách kể chuyện, tả cảnh đến miêu tả nội tâm... Do đó, cần chú ý đến vị trí của đoạn thơ, những sự kiện xảy ra trước đó và sau đó để hiểu và cảm thụ tốt nhất tâm trạng và phẩm chất của nhân vật. (2) Hướng dẫn HS tìm hiểu kĩ chú thích: Cần lưu ý, văn học trung đại nói chung và thơ Nguyễn Du nói riêng có nhiều từ khó, điển tích, điển cố... nên GV cần hướng dẫn HS tìm hiểu kĩ phần chú thích để chắc chắn HS hiểu đúng và rõ về văn bản. Khi tìm hiểu hai đoạn trích này, GV cần chú ý gợi dẫn cho HS thấy được điểm khác nhau của hai đoạn trích trong việc miêu tả thiên nhiên cũng như thể hiện những nét tâm trạng khác nhau của nhân vật: trong Cảnh ngày xuân, Nguyễn Du trực tiếp miêu tả cảnh thiên nhiên, cảnh lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng, tươi mới. Đoạn này, đối tượng, mục đích miêu tả của tác giả là thiên nhiên, tức là tác giả miêu tả cảnh vật để phân biệt với mục đích miêu tả thiên nhiên trong trích đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích. Ngoài ra, đoạn trích Cảnh ngày xuân có liên quan trực tiếp đến lễ Thanh minh nên GV có thể huy động những hiểu biết của HS về lễ hội văn hoá truyền thống này của nhiều nước phương Đông. Bên cạnh đó, cần chú ý đến tính tích hợp trong việc triển khai các nội dung dạy học về trau dồi vốn từ, viết bài văn tự sự với nội dung đọc hiểu, ví dụ GV có thể lấy ngữ liệu trong hai đoạn trích trên để giúp HS mở rộng vốn từ. Về phần Tiếng Việt, trước đó, trong chương trình từ lớp 6 đến lớp 8, HS đã được làm quen với nhiều bài học có nội dung liên quan đến phát triển vốn từ, ví dụ nghĩa của từ (lớp 6); chữa lỗi dùng từ, chuẩn mực sử dụng từ, luyện tập sử dụng từ (lớp 7); trường từ vựng (lớp 8)… HS được học cách sử dụng từ trải đều các lớp THCS, bài học về trau dồi vốn từ tiếp tục củng cố những kiến thức và kĩ năng sử dụng từ trước đó của HS nhưng nên tập trung giúp HS thấy được tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ cũng như tìm ra những cách thức hiệu quả để tăng cường vốn từ mới. Đối với bài tập làm văn số 2 – văn tự sự, HS đã có những hiểu biết về vai trò của yếu tố miêu tả trong văn tự sự, về cách kết hợp thông qua việc phân tích những ví dụ và luyện tập trong bài học về miêu tả trong văn bản tự sự... Đến bài này, HS tự mình viết một bài văn tự sự có sử dụng kết hợp yếu tố miêu tả. 78 2. Hướng dẫn cụ thể cho mỗi hoạt động A Hoạt động khởi động – Ý tưởng thiết kế hoạt động: Để khơi gợi hứng thú và huy động những kiến thức đã có của HS về chủ đề của văn bản đọc hiểu, sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập một gợi ý hoạt động khởi động bằng việc GV yêu cầu HS kể tên những tác phẩm văn học về chủ đề mùa xuân, trao đổi với các bạn trong nhóm về các tác phẩm ấy. Từ kết quả trình bày của các nhóm, GV sẽ kết nối đến văn bản Cảnh ngày xuân, giúp HS chuẩn bị tâm thế đón nhận một trong những câu thơ hay nhất viết về cảnh sắc thiên nhiên mùa xuân. – Nội dung hoạt động: HS có thể kể tên hoặc đọc những đoạn thơ, đoạn văn miêu tả cảnh mùa xuân, sau đó trao đổi về cách khai thác chủ đề của các tác giả, bút pháp nghệ thuật riêng của mỗi tác giả… để thấy sự đa dạng, từ đó dẫn dắt đến việc tìm hiểu đoạn thơ. Một số ví dụ về các đoạn/ bài văn, thơ đã học trong chương trình GV có thể tham khảo: Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng) – Hồ Chí Minh, Mùa xuân của tôi – Vũ Bằng, Ông đồ (Vũ Đình Liên)... – Phương pháp tổ chức dạy học: GV giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị trước ở nhà, trên lớp tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm để cùng trao đổi, gợi nhớ, nhắc lại những tác phẩm đã học có nói đến mùa xuân và đặc điểm nội dung và nghệ thuật của những tác phẩm ấy. Nhờ việc trao đổi, HS có thể chia sẻ và thống kê được nhiều tác phẩm, có những khái quát, đánh giá sâu sắc hơn. GV cũng có thể để HS tự cảm nhận và miêu tả mùa xuân trong ấn tượng của mình kết hợp với bối cảnh lễ Thanh minh, GV yêu cầu một số HS đại diện các nhóm trình bày trước lớp về kết quả thảo luận của nhóm. Các nhóm nhận xét và bổ sung cho nhau. – Phương tiện dạy học: có thể sử dụng những tranh ảnh về mùa xuân, một số tranh ảnh về cảnh mùa xuân truyền thống với tiết Thanh minh, chiếu những đoạn phim về mùa xuân có liên quan đến những hình ảnh được đề cập đến trong Cảnh ngày xuân để khơi gợi ấn tượng và cảm xúc của HS. Những hình ảnh và đoạn phim này nên giới thiệu sau khi đại diện các nhóm trình bày ý kiến. – Sản phẩm học tập của HS: Các ý kiến trao đổi thảo luận được ghi lại. B Hoạt động hình thành kiến thức 1. Tìm hiểu văn bản – Ý tưởng thiết kế hoạt động: Các câu hỏi đọc hiểu văn bản được thiết kế theo quy trình đọc hiểu một văn bản truyện thơ trung đại: từ tìm hiểu khái quát về kết cấu sau đó tìm hiểu những vấn đề cụ thể như hình ảnh thơ, chi tiết, ngôn ngữ, các biện pháp, thủ pháp nghệ 79 thuật khác, cách sử dụng từ ngữ... trong từng phần để từ đó đưa đến những đánh giá tổng hợp về cảnh vật cũng như tâm trạng của nhân vật. Hoàn thành những câu hỏi này, HS sẽ chiếm lĩnh được những giá trị cơ bản nhất về nội dung, nghệ thuật của văn bản. – Nội dung hoạt động: tìm hiểu những giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Cảnh ngày xuân, qua đó cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên ngày xuân cùng nét tâm trạng của hai chị em Thuý Kiều. Để dễ dàng trong việc đọc cũng như tiếp nhận văn bản, GV nên để cho HS tìm hiểu vị trí của đoạn trích để xác định nội dung của đoạn: đoạn này nằm ở phần đầu của truyện, từ câu 39 đến câu 56, ngay sau đoạn miêu tả chân dung chị em Thuý Kiều. Đoạn này tả cảnh ngày xuân trong tiết Thanh minh và cảnh du xuân của ba chị em Kiều trong những ngày tháng êm đềm. Sau cảnh này, Thuý Kiều thắp hương mộ Đạm Tiên và gặp gỡ Kim Trọng. Đối với các câu hỏi đọc hiểu, HS cần bám sát ngôn ngữ, hình ảnh trong đoạn trích để tìm được các câu trả lời phù hợp với từng câu hỏi. Kết cấu đoạn thơ gồm bốn câu đầu tả khung cảnh thiên nhiên mùa xuân; 8 câu tiếp miêu tả khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh; những câu còn lại tả cảnh chị em Kiều đi chơi xuân trở về. HS nhận xét về tính hợp lí của kết cấu này, đó là tả cảnh thiên nhiên và sinh hoạt theo trình tự không gian và thời gian. Cách tổ chức kết cấu này đã cho phép người đọc nhận ra sự vận động của thiên nhiên và sự biến đổi trong tâm trạng của nhân vật. Cụ thể, cảnh trong những câu thơ mở đầu và khi chị em Kiều du xuân trở về có những đổi thay cùng với sự vận động trong tâm trạng nhân vật, qua đó thể hiện bút pháp tinh tế của Nguyễn Du. Khung cảnh thiên nhiên mùa xuân được miêu tả với thời gian đã bước vào tháng ba, tháng cuối của mùa xuân, không gian xuân trong sáng với chim én bay lượn, với gam màu chủ đạo là cỏ non xanh bát ngát chân trời, trên nền xanh ấy điểm vài bông lê trắng. Khung cảnh mùa xuân được miêu tả với bút pháp ước lệ cổ điển vừa gợi thời gian vừa gợi không gian mùa xuân (dùng chim én để nói đến mùa xuân), từ ngữ giàu chất tạo hình, bút pháp chấm phá (tả cảnh với vài nét đặc tả, chọn lọc), ngôn ngữ bình dị với việc đảo trật tự từ “trắng điểm” làm nổi bật màu trắng của hoa lê. Cảnh vật hài hoà, gợi vẻ đẹp của mùa xuân mới mẻ, tinh khôi, tràn trề sức sống (cỏ non), khoáng đạt, trong trẻo (xanh tận chân trời), nhẹ nhàng, thanh khiết (trắng điểm một vài bông hoa). Không khí lễ hội trong tiết Thanh minh được gợi lên bởi các từ gần xa, nô nức, dập dìu, sắm sửa, ngổn ngang…, những từ ngữ này gợi lên không khí rộn ràng, vui tươi. Đoạn thơ đã miêu tả tiết Thanh minh có lễ (tảo mộ), hội (đạp thanh): lễ tảo mộ là lễ đi viếng mộ, sửa sang, quét tước, chăm sóc mộ của người thân trong gia đình, dòng họ; hội đạp thanh là hội chơi xuân ở chốn đồng quê, giữa hai cảnh ấy, ngòi bút Nguyễn Du thiên về miêu tả cảnh “hội” hơn là “lễ”. Cảnh lễ hội được miêu tả trực tiếp trong 6 câu thơ: trong đó cảnh hội chiếm bốn câu, cảnh lễ hai câu. GV yêu cầu HS giải thích lí do (có thể vì sự nô nức “dập dìu tài tử giai nhân” trong cảnh hội tương hợp hơn với vẻ đẹp của mùa xuân, mặt khác 80