🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Tài Liệu Học Tiếng Hàn Dành Cho Người Mới Bắt Đầu Ebooks Nhóm Zalo Biên Soạn - Tổng Hợp: Nguyễn Thọ Chung LỜI NÓI ĐẦU Tài liệu này được biên soạn chủ yếu dựa trên “커리큘럼 (Giáo trình) Seoul” , Web dạy tiếng hàn của bạn Anna , Bài giảng của cô Hana, forum dạy tiếng hàn Songquanvcc , cẩm nang ngữ pháp tiếng hàn thực dụng , Tiếng Hàn Quốc, sachhoc.com… Chú Ý: để bảo vệ đôi mắt. các bạn nên in tài liệu này ra Trước tiên, xin nêu ra cách học tiếng hàn của mình: 1 Biên Soạn - Tổng Hợp: Nguyễn Thọ Chung Học theo cách xem phim, các chương trình game show có sub bằng tiếng hàn. Nghe nhạc ( trước tiên, chúng ta nên phiên âm lời bài hát gốc tiếng hàn sang phiên âm tiếng việt để dễ đọc, và học thuộc nó. Khi đã học thuộc rồi hãy vừa nghe bài hát đó vừa hát theo_ để luyện nói và luyện nghe. Sau cùng, hãy tự dịch bài hát đó sang tiếng việt bằng từ điển. đối chiếu với bài dịch của người khác xem đã đúng chưa? Trong lúc dịch đó chúng ta sẽ học được từ mới. cấu trúc ngữ pháp cũng rất quan trọng vậy nên hãy nắm thật vững cấu trúc các dạng câu, từ loại trong tiếng hàn. Tập viết nhật ký bằng chữ hàn để luyện nhớ cấu trúc, từ loại. để nhớ lâu được mặt chữ, nghĩa chữ không có cách nào khác là làm cho nó xuất hiện nhiều lần… khi viết một câu tiếng việt nào đó hãy dịch ngay sang chữ hàn ở bên cạnh câu đó. Để học tốt một ngôn ngữ nào đó. Trước tiên, các bạn phải hiểu rõ cách hình thành và phát triển của nó. Sau đây mình thiệu sơ qua về lịch sử tiếng hàn. sơ lược về Tiếng Hàn (요약 한국어) 2 Biên Soạn - Tổng Hợp: Nguyễn Thọ Chung Tất cả các dân tộc Hàn Quốc đều nói chung một ngôn ngữ, đây được coi là một yếu tổ quyết định trong việc tạo nên môt bản sắc dân tộc mạnh mẽ của người Hàn Quốc. Người Hàn Quốc đã từng lập ra một số ngôn ngữ khác với ngôn ngữ chuẩn đang được dùng tại Seoul hiện nay. Tuy nhiên, những ngôn ngữ địa phương này, trừ ngôn ngữ được dùng ở đảo Jeju-do, đều khá giống với ngôn ngữ chuẩn vì thể người nói tiếng bản địa có thể hiểu được không mấy khó khăn. Các nhà ngôn ngữ học và các nhà dân tộc học đã xếp tiếng Hàn Quốc thuộc loại ngôn ngữ An-tai, trong đó bao gồm cả Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, tiếng Mông Cổ và tiếng Tunus - Mãn Châu. Hangeul, bảng chữ cái tiếng Hàn Quốc đã được sáng minh bởi vua Sejong vào thế kỷ thứ 15. Trước khi bảng chữ cái được phát minh, chỉ một phần rất nhỏ dân số có thể hiểu được chữ Hàn vì nó quá khó. Trong những nỗ lực nhằm phát minh ra một hệ thống chữ viết của Hàn Quốc, vua Sejong đã nghiên cứu nhiều hệ thống chữ viết khác, được biết vào thời bấy giờ, trong đó có chữ Hán cổ, chữ Uighur và những hệ thống chữ viết của người Mông Cổ. Tuy nhiên, hệ thống mà họ đã quyết định lựa chọn chủ yếu được dựa trên ngữ âm học. Trên tất cả, hệ thống này được phát minh và sử dụng theo một nguyên lý sự phân chia ba phần âm tiết, bao gồm chữ cái đầu, chữ cái giữa và chữ cái đứng cuối, khác với sự phân chia làm hai của âm tiết trong ngữ âm học của chữ Hán cổ. 3 Biên Soạn - Tổng Hợp: Nguyễn Thọ Chung Dưới đây, mình xin được giới thiệu sơ qua về bảng chữ cái tiếng Hàn. Hangeul bao gồm 10 nguyên âm và 14 phụ âm cơ bản, có thể kết hợp thành vô vàn những nhóm âm tiết khác nhau. Nó vô cùng đơn giản, có hệ thống và dễ hiểu, đây được coi là một trong những hệ thống chữ viết khoa học nhất trên thế giới. Hangeul rất dễ học và dễ viết và đã có đóng góp hết sức to lớn đối với tỉ lệ biết chữ cao của Hàn Quốc và sự phát triển của ngành công nghiệp in ấn của Hàn Quốc. I - Hệ thống ký tự Hệ thống chữ Hàn bao gồm 40 ký tự, với 10 nguyên âm và 14 phụ âm cơ bản; trong 40 ký tự đó có 24 ký tự cơ bản và 16 ký tự kép được cấu trúc từ những ký tự cơ bản kia. 1. Nguyên âm ( 모음) Nguyên âm đơn gồm :ㅏ,ㅓ,ㅗ,ㅜ,ㅡ,ㅣ,ㅐ,ㅔ Nguyên âm đôi gồm :ㅑ,ㅕ,ㅛ,ㅠ,ㅖ,ㅒ,ㅘ,ㅙ,ㅝ,ㅞ,ㅚ,ㅟ Nhưng khi viết một nguyên âm không có phụ âm thì chúng ta luôn phải viết thêm phụ âm 'ㅇ'. Trong trường hợp này, 'ㅇ' chỉ là một âm câm và có vai trò chỉ rõ vị trí của các phụ âm khác khi kết hợp vào nguyên âm. Nên chúng ta có các viết các nguyên âm như sau : Nguyên âm đơn gồm : 아, 어, 오, 우, 으, 이, 애, 에 Nguyên âm đôi gồm :야, 여, 요, 유, 예, 얘, 와, 왜, 워, 웨 , 외, 위, 의 2. Phụ âm (자음) Trong tiếng Hàn phụ âm luôn luôn được phát âm cùng với một nguyên âm. Tuy nhiên mỗi phụ âm đều có tên riêng. Phụ âm đơn : ㄱ,ㄴ,ㄷ,ㄹ,ㅁ,ㅂ,ㅅ,ㅇ,ㅈ Phụ âm bật hơi : ㅋ,ㅌ,ㅍ,ㅊ,ㅎ Phụ âm căng : ㄲ,ㄸ,ㅃ,ㅆ,ㅉ II - Cấu trúc âm tiết - Âm tiết đơn giản nhất trong tiếng Hàn là một phụ âm (đen) ghép với một nguyên âm (xanh) : - Kiểu cấu trúc thứ hai là một phụ âm đứng đầu(đen), một nguyên âm (xanh) và một phụ âm kết thúc (tím): 4 Biên Soạn - Tổng Hợp: Nguyễn Thọ Chung - Kiểu cấu trúc thứ ba là một phụ âm đứng đầu(đen), một nguyên âm kép(xanh nhạt và xanh đậm) và một phụ âm kết thúc (tím): - Kiểu cấu trúc cuối cùng là một phụ âm đứng đầu (xanh), một nguyên âm (đen) và 2 phụ âm kết thúc (tím và đỏ): Các bạn có thể tham khảo thêm ở hình sau : 5 Biên Soạn - Tổng Hợp: Nguyễn Thọ Chung Các cấu trúc âm tiết khác sẽ được nói đến ở phần sau… III- Viết và gõ chữ Hàn 1. Cách viết và bỏ khoảng trắng đúng vị trí khi viết chữ Hàn - Khi viết tiếng Hàn cần tôn trọng quy tắc từ trên xuống dưới và từ trái sang phải. Các trợ từ khi bổ nghĩa cho từ nào thì gắn liền vào từ đó. Các âm tiết nhỏ trong từng cụm từ phải được viết liền nhau, các thành phần câu viết tách ra rõ ràng. Không viết tách rời từng âm tiết. Ví dụ : 아버지가방에들어가십니다. Viết dính liền thế này là sai nhưng nếu các bạn bỏ khoảng cách sai chỗ cũng dẫn đến câu văn sai nghĩa hoàn toàn Câu trên bỏ khoảng cách thế này: 아버지 가방에 들어가십니다 câu này có nghĩa : bố đi vào cái cặp xách Nhưng với cách bỏ khoảng cách thế này : 아버지가 방에 들어가십니다 thì có nghĩa là : bố đi vào phòng. 2. Bàn phím gõ tiếng Hàn 6 Biên Soạn - Tổng Hợp: Nguyễn Thọ Chung 한국어 ( học Tiếng Hàn) TIếng Hàn quốc SƠ LƯỢC VỀ NGỮ ÂM TIẾNG HÀN Các phụ âm và nguyên âm trong tiếng Hàn được gọi là “Hangeul”. Đây là hệ thống chữ viết do vua Sejong cùng một số học giả phát minh vào năm 1443 sau Công Nguyên. Trước Hangeul, người Hàn Quốc ko có hệ thống chữ viết riêng của mình và họ đã dùng các ký tự chữ Hoa và đã gây khó khăn cho người bình thường trong việc đọc và viết tiềng Hàn. Cho nên Hangeul được phát minh nhằm mục đích giúp mọi người ai cũng có thể học được tiếng Hàn Quốc. Ban đầu bộ chữ Hangeul gồm 17 nguyên âm và 11 phụ âm nhưng hiện nay chỉ còn sử dụng 14 phụ âm và 10 nguyên âm, tất cả gồm 24 chữ cái. CHỈ CẦN CÁC BẠN HỌC THUỘC BẢNG CHỮ CÁI NÀY THÌ BẠN CÓ THỂ ĐỌC VÀ VIẾT LƯU LOÁT CÁC CÂU CHỮ TIỀNG HÀN NHƯNG CHƯA THỂ HỂU ĐƯỢC GÌ HẾT. CÁCH VIẾT CHỮ HÀN QUỐC Chữ Hàn quốc được viết theo nguyên tắc: -Từ trái sang phải -Từ trên xuống dưới (모음: nguyên âm) I. Nguyên âm đơn : cách viết: 7 Biên Soạn - Tổng Hợp: Nguyễn Thọ Chung cách phát âm: 8 Biên Soạn - Tổng Hợp: Nguyễn Thọ Chung Nguyên âm đơn (단일 모음) Phát âm ㅏ/아 a ㅓ/어 ơ/o ㅗ/오 ô ㅜ/우 u ㅡ/으 ư ㅣ/이 i ㅐ/애 e ㅔ/에 ê 9 Biên Soạn - Tổng Hợp: Nguyễn Thọ Chung ㅏ: phát âm là “a” trong mọi trường hợp,kể cả khi ghép với nó là phụ âm “ch” nó cũng không bị biến dạng như tiếng Việt . Ví dụ:như trong tiếng Việt “a” ghép với “ch” thành “ach” nhưng trong tiếng Hàn “a” ghép với “ch” lại được đọc là “at” ㅓ: phát âm là “ơ” hoặc “o” tuỳ theo vùng địa lý , càng lên phía bắc thì phát âm là “o” càng rõ. Trong các từ có kết thúc bằng “ㅓ” thường được đọc là “o” hoặc “ơ” , còn trong các từ có kết thúc bằng 1 phụ âm cũng được đọc là “o” hoặc “ơ” nhưng đôi khi được phát âm gần giống “â” trong tiếng Việt. Ví dụ : 에서 = ê xơ 안녕 = an nyơng hoặc an nyâng ㅗ : phát âm là “ô” như trong tiếng Việt , nhưng nếu sau “ô” là “k” hoặc “ng” thì được kéo dài hơn một chút. Ví dụ : 소포 = xô p’ô 항공 = hang kôông ㅜ : phát âm là “u” như trong tiếng Việt , nhưng nếu sau “u” là “k” hoặc “ng” thì được kéo dài hơn một chút. Ví dụ : 장문 = chang mun 한국 = han kuuk. ㅡ : phát âm như “ư” trong tiếng Việt. ㅣ: phát âm như “i” trong tiếng Việt. ㅔ: phát âm như “ê” trong tiếng Việt nhưng mở hơn một chút. ㅐ: phát âm như “e” trong tiếng Việt nhưng mở hơn nhiều , gần như “a” mà cũng gần như “e”. II. Nguyên âm ghép : cách viết: 10 Biên Soạn - Tổng Hợp: Nguyễn Thọ Chung cách phát âm: Nguyên âm đôi (이중 모음) Phát âm ㅑ Ya ㅕ Yơ ㅛ Yô ㅠ Yu ㅒ Ye ㅖ Yê ㅘ Oa ㅙ Oe 11 Biên Soạn - Tổng Hợp: Nguyễn Thọ Chung ㅝ Ươ ㅟ Uy ㅞ Uê ㅢ Ưi/ ê/ i ㅚ Uê 1. Ghép với “i_” : ㅣ + ㅏ = ㅑ : ya ㅣ + ㅓ = ㅕ : yơ ㅣ + ㅗ = ㅛ : yô ㅣ+ ㅜ = ㅠ: yu ㅣ+ ㅔ = ㅖ : yê ㅣ + ㅐ = ㅒ : ye 2. Ghép với “u_/ô_” : ㅗ + ㅏ = ㅘ : oa ㅗ + ㅐ = ㅙ : oe ㅜ + ㅓ = ㅝ : uơ ㅜ + ㅣ = ㅟ : uy ㅜ + ㅔ = ㅞ : uê 3. Ghép với “_i” : ㅡ + ㅣ = ㅢ : ưi/ê/i ㅗ + ㅣ = ㅚ : uê Chú ý : - ㅢ : ưi được đọc là “ưi”khi nó đứng đầu tiên trong câu hoặc từ độc lập , được đọc là “ê” khi nó đứng ở giữa câu và được đọc là “i” khi nó đứng ở cuối câu hoặc cuối của 1 từ độc lập . - ㅚ : uê được đọc là “uê”cho dù cách viết là “oi”. - Các nguyên âm trong tiếng Hàn không thể đứng độc lập mà luôn có phụ âm không đọc “ㅇ” đứng trước nó khi đứng độc lập trong từ hoặc câu. Ví dụ : không viết ㅣ mà viết 이 : hai , số hai 12 Biên Soạn - Tổng Hợp: Nguyễn Thọ Chung không viết ㅗ mà viết 오 : số năm không viết ㅗ ㅣ mà viết 오 이 : dưa chuột Ta có bảng 21 chữ cái các nguyên âm tiếng Hàn quốc : 아 – 어 – 오 – 우 – 으 – 이 – 에 – 애 : a – ơ – ô – u – ư – i 야 – 여 – 요 – 유 – 예 – 얘 : ya – yơ – yô – yu – yê – ye 와 – 왜 – 워 – 위 – 웨 : oa – oe – uơ – uy – uê 의 – 외 : ưi/ê/i – uê (자음: Phụ âm) I. Phụ âm đơn : cách viết: 13 Biên Soạn - Tổng Hợp: Nguyễn Thọ Chung cách phát âm: 14 Biên Soạn - Tổng Hợp: Nguyễn Thọ Chung Phụ âm đơn (단일자음) Tên gọi phụ âm Phát âm 15 Biên Soạn - Tổng Hợp: Nguyễn Thọ Chung ㄱ 기역 (gi yơk) k/ g/ c ㄴ 니은 (ni ưn) N ㄷ 디귿 (di gưt) t/ d ㄹ 리을 (ri ưl) r/ l ㅁ 미음 (mi ưm) m ㅂ 비읍 (bi ưp) p/ b ㅅ 시옷 (si ột) s/ sh ㅇ 이응 (i ưng) ng/ không phát âm ㅈ 지읒 (chi ưt) j/ ch ㅊ 치읓 (ch`i ưt) ch’ ㅋ 키읔 (khi ưt) kh ㅌ 티읕 (thi ưt) th ㅍ 피읖 (phi ưp) ph/ p’ ㅎ 히읗 (hi ưt) h 1. Phụ âm không bật hơi, không căng : về cơ bản phát âm như tiếng Việt , sẽ có một số biến âm tuỳ từng trường hợp cụ thể sẽ được nêu ở bài sau. ㄱ : đọc là k/ g/c ㄴ : đọc là n ㄷ : đọc là t/ đ/ d ㅁ : đọc là m ㅂ : đọc là p/ b ㅅ : đọc là s/ sh ㅇ : âm không đọc / ng ㅈ : đọc là j/ ch. ㅎ : đọc là h 2. Phụ âm bật hơi : ㅊ : đọc là ch’ ㅋ : đọc là kh ㅌ : đọc là th ㅍ : đọc là ph/ p’ 16 Biên Soạn - Tổng Hợp: Nguyễn Thọ Chung II. Phụ âm ghép : cách viết: cách phát âm: Phụ âm ghép (이중 자음) Phát âm ㄲ kk ㄸ tt ㅃ pp ㅆ ss 17 Biên Soạn - Tổng Hợp: Nguyễn Thọ Chung ㅉ jj/ ch Phụ âm không bật hơi , phát âm căng : những phụ âm này được phát âm mạnh hơn , dài hơn và đặc biệt là căng hơn các phụ âm tạo ra nó ( ㄱ-ㄷ-ㅂ-ㅅ-ㅈ ). cách phát âm mạnh làm cho nguyên âm ngắn lại gây cảm giác hơi nghẹn họng nghe như có dấu nặng khi phát âm tiếng Việt. ㄲ : đọc là kk ㄸ : đọc là tt ㅃ : đọc là pp ㅆ : đọc là ss ㅉ : đọc là jj/ch Trên đây là cách phân loại phụ âm theo tiêu chuẩn phát âm , nhưng để sử dụng các phụ âm để tra từ điển thì ta cần phải sắp xếp lại các phụ âm cho hợp lý theo thứ tự như trong tự điển. Từ điển tiếng Hàn không sử dụng nguyên âm để tra từ vì các nguyên âm luôn có phụ âm “ㅇ” đứng trước nên tra theo nguyên âm chính là tra theo phụ âm nàỵ Ta có bảng 13 phụ âm lần lượt như sắp xếp trong từ điển . ㄱ-ㄴ-ㄷ-ㅁ-ㅂ-ㅅ-ㅇ-ㅈ-ㅊ-ㅋ-ㅌ-ㅍ-ㅎ (Cách Ghép Âm) Khi ghép âm (ghép nguyên âm với phụ âm) thành 1 từ (1 âm tiết) trong tiếng Hàn Quốc bao giờ cũng bắt đầu bằng 1 phụ âm. Ta có các cách ghép như sau : 1. Nguyên âm đứng một mình : Nguyên âm đứng 1 mình vẫn có nghĩa . Nhưng trước nguyên âm phải thêm phụ âm “ㅇ” nhưng khi đọc thì chỉ đọc nguyên âm , không đọc phụ âm này. Ví dụ : 아 , 오 , 우 , 어 , 여 , 야 , … 18 Biên Soạn - Tổng Hợp: Nguyễn Thọ Chung 2. Nguyên âm ghép với phụ âm dạng : Ví dụ : 시계 : si kyê đồng hồ , 가다 : đi 3. Nguyên âm ghép với phụ âm dạng : Ví dụ : 두부 : đậu phụ 구두 : giày da 4. Nguyên âm ghép với phụ âm dạng : Ví dụ : 뒤 : phía sau , đằng sau 쇠 : sắt , kim loại 5. Nguyên âm ghép với phụ âm dạng : 19 Biên Soạn - Tổng Hợp: Nguyễn Thọ Chung Ví dụ : 한식 : món ăn Hàn Quốc 인삼 : nhân sâm 6. Nguyên âm ghép với phụ âm dạng : Ví dụ : 꽃 : bông hoa 폭풍 : dông tố 7. Nguyên âm ghép với phụ âm dạng : Ví dụ : 원 : đồng Won Hàn Quốc 쉰 : 50 (số đếm thuần Hàn) * phụ âm đáy (patchim) Trong tiếng Hàn , phụ âm cuối cùng (phụ âm dưới cùng) được gọi là phụ âm đáy (받침). Có 2 dạng phụ âm đáy : phụ âm đáy đơn và kép cùng loại , phụ âm đáy kép khác loại. Cách đọc phụ âm đáy : - Từ có phụ âm đáy là : ㄱ,ㄲ,ㅋ - đọc là K/C : 박,밖,밬 - PAK - Từ có phụ âm đáy là : ㄴ - đọc là N : 한 -HAN - Từ có phụ âm đáy là : ㄷ,ㅅ,ㅈ,ㅊ,ㅌ,ㅎ,ㅆ đọc là T : 낟,낫,낮,낯,낱,낳,났 - NAT - Từ có phụ âm đáy là : ㄹ - đọc là L : 말 - MAL - Từ có phụ âm đáy là : ㅁ - đọc là M : 감 - KAM - Từ có phụ âm đáy là : ㅂ,ㅍ - đọc là P : 입,잎 - IP 20 Biên Soạn - Tổng Hợp: Nguyễn Thọ Chung - Từ có phụ âm đáy là : ㅇ - đọc là NG : 강 - KANG Loại phụ âm đáy gồm 2 phụ âm khác nhau như : ㄳ,ㄵ,ㄶ,ㄺ,ㄼ,ㄾ,ㅄ,ㄻ,ㄿ thì đọc phụ âm nào xếp trước trong bảng hệ thống thứ tự các phụ âm (bài 2) trừ ㄻ và ㄿ. - Từ có phụ âm đáy là : ㄳ - đọc là K/C : 삯 = 삭 - SAK hoặc SAC - Từ có phụ âm đáy là : ㄵ - đọc là N : 앉 = 안 - AN. - Từ có phụ âm đáy là : ㄶ - đọc là N : 많 = 만 - MAN. - Từ có phụ âm đáy là : ㄺ - đọc là K : 닭 = 닥 - TAK. - Từ có phụ âm đáy là : ㄼ - đọc là L : 갋 = 갈 - KAL. - Từ có phụ âm đáy là : ㄾ - đọc là L : 핥 = 할 - HAL. - Từ có phụ âm đáy là : ㅄ - đọc là P : 값 = 갑 - KAP. - Từ có phụ âm đáy là : ㄻ - đọc là M : 젊 = 점 - JƠM. - Từ có phụ âm đáy là : ㄿ - đọc là P : 읊 = 읍 - ƯP. CHÚ Ý : - Trên đây là cách đọc những từ đơn , còn khi đọc từ ghép hoặc trong cả câu thì phải áp dụng quy tắc biến âm và luyến âm (sẽ được trình bày ở phần sau). Luyện tập : Các bạn hãy luyện tập cách phát âm các phụ âm thường, căng, phụ âm bật hơi thường xuyên theo cách phân theo nhóm như sau : 21 Biên Soạn - Tổng Hợp: Nguyễn Thọ Chung 22 Biên Soạn - Tổng Hợp: Nguyễn Thọ Chung Một số từ vựng (단어) – cách đọc (읽기) – ý nghĩa (감각): Từ vựng (단어) Cách đọc (읽기) Ý nghĩa (감각) 한국 han kuk Hàn Quốc 친구 chin gu bạn 남자 nam cha người đàn ông 여자 yơ cha người phụ nữ 남자친구 nam cha chin gu bạn trai 여자친구 yơ cha chin gu bạn gái 안녕하십니까? an nyong ha sim ni kka xin chào 가죽 ka chuk gia đình 아버지 a bơ chi bố, ba, cha 어머니 ơ mơ ni mẹ, má 부모님 bu mô nim cha mẹ, ba má 언니 ơn ni chị gái: dùng khi em gái gọi… 누나 nu na chị gái: dùng khi em trai gọi… 어빠 ô ppa Anh trai: dùng khi em gái gọi… 형 Hyong Anh trai: dùng khi em trai gọi… 할아버지 ha ra bơ chi ông 할머니 hal mơ ni bà 동생 tông seng em 남동생 nam tông seng em trai 여동생 yơ tông seng em gái 사랑해요! sa rang he yô yêu 23 Biên Soạn - Tổng Hợp: Nguyễn Thọ Chung 사람 sa ram người 애인 yê in người yêu 배 Be quả lê 개 Ke con chó 카메라 kham mê ra máy ảnh, máy quay phim 선생님 sơn seng nim giáo viên 베트남 bê thư nam Việt Nam 나 Na tôi 나 는 베트남사람 입니다 nanưn bê thư nam sa ram im ni ta Tôi là người Việt Nam Luyện tập: Các bạn thử phiên âm cách đọc các “từ”, “câu” sau đây sang tiếng Việt. (Ví dụ: Tôi học tiếng Hàn ở trường Kanata – 나는_가나다어학당에서_한국어를_ 공부합니다 – nanưn_kanata ơ hak tang ê so_han ku kơ rưl_kông bu ham ni ta.) 1. Xin chào -안녕하세요! - ................................ 2. Bạn tên là gì? - 이름은 무엇입니까? -............................... 3. Người kia là ai vậy? - 그사람은 누구입니까? -.................. 4. Tiếng hàn - 한국어 -........................ 5. Anh ấy là người nước nào vậy? - 그남자는 어느 나라 사람입나까? -.......... 6. Anh ấy là người Việt Nam. - 그남자는 베트남사람입니다. -........................ 7. Cám ơn! - 감사합니다! -.......................... Muốn làm được những bài này Bạn phải HỌC THUỘC BẢNG CHỮ CÁI trước nhé! Nếu chưa thuộc thì bạn cứ lấy bảng chữ cái ra dò từng chữ cũng được… Đọc và Viết Khi viết cũng như khi đọc , trật tự các chữ cái là từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Ví dụ : 가 = ㄱ + ㅏ : KA 무 = ㅁ + ㅜ : MU 선 = ㅅ + ㅓ + ㄴ : SƠN 읽 = ㅇ + ㅣ + ㄹ + ㄱ : IK 1. Cách luyến âm : - Khi từ đứng trước kết thúc bằng 1 phụ âm mà từ đứng sau bắt đầu bằng nguyên âm thì ta phải đọc luyến , phụ âm cuối của từ đứng trước sẽ được ghép thành phụ âm đầu của âm sau. - Khi từ đứng trước kết thúc bằng 2 phụ âm (phụ âm kép) mà từ đứng sau bắt đầu bằng nguyên âm thì ta phải đọc luyến , phụ âm cuối thứ 2 của từ đứng trước sẽ được ghép thành phụ âm đầu 24 Biên Soạn - Tổng Hợp: Nguyễn Thọ Chung của âm sau. Ví dụ : 걱 악 에 = 거 가 게 벗어요 = 버 서 요 있어요 = 잇서요 읽어요 = 일 거 요 Lưu ý : một nguyên âm khi đứng độc lập luôn phải có phụ âm “ㅇ” nhưng đây là 1 phụ âm không đọc nên ta vẫn luyến phụ âm cuối của từ đứng trước với nguyên âm đầu của từ đứng sau . 2. Một số quy tắc biến âm khi đọc và nói tiếng Hàn : a. Khi một từ có phụ âm cuối (받침) là “ㅂ” mà từ sau nó bắt đầu bằng phụ âm “ㄴ” hoặc “ㅁ” thì “ㅂ” được đọc là “ㅁ”. Ví dụ : 입니다 = 임니다 하십니까 = 하심니까 입만 = 임만 b. Khi một từ có phụ âm cuối (받침) là “ㄱ” mà từ sau nó bắt đầu bằng phụ âm “ㄴ” hoặc “ㅁ” thì “ㄱ” được đọc là “ㅇ”. Ví dụ : 작년 = 장년 국물 = 궁물 c. Khi một từ có phụ âm cuối (받침) là “ㄷ” hoặc mà từ sau nó bắt đầu bằng phụ âm “ㄴ” hoặc “ㅁ” thì “ㄷ” được đọc là “ㄴ”. Ví dụ : 맏물 = 만 물 믿는다 = 민는다 첫눈 = 천눈 끝나다 = 끈나다 * Lưu ý : phụ âm cuối (phụ âm đáy) là ”ㄷ” là âm đại diện cho các âm được phát âm là “T” (ㄷ,ㅅ,ㅈ,ㅊ,ㅌ,ㅎ,ㅆ) vì vậy khi một từ có phụ âm đáy là “ㄷ” hay những từ có phụ âm đáy là “ㅅ,ㅈ,ㅊ,ㅌ,ㅎ,ㅆ” đều được đọc là “ㄴ”khi từ sau bắt đầu bằng phụ âm “ㄴ” hoặc “ㅁ” . Tham khảo cách đọc phụ âm đáy ở phần trên. d. Khi một từ có phụ âm cuối (받침) là “ㅇ” hoặc “ㅁ” mà từ sau nó bắt đầu bằng phụ âm “ㄹ” thì “ㅇ” hoặc “ㅁ” được đọc là “ㄴ”. Ví dụ : 금력 = 금녁 25 Biên Soạn - Tổng Hợp: Nguyễn Thọ Chung 경력 = 경녁 e. Khi một từ có phụ âm cuối (받침) là “ㄱ” mà từ sau nó bắt đầu bằng phụ âm “ㄹ” thì “ㄱ” được đọc là “ㅇ” và “ㄹ” được đọc là “ㄴ”. Ví dụ : 학력 = 항녁 f. Khi một từ có phụ âm cuối (받침) là “ㅂ” mà từ sau nó bắt đầu bằng phụ âm “ㄹ” thì “ㅂ” được đọc là “ㅁ” và “ㄹ” được đọc là “ㄴ”. Ví dụ : 급료 = 금뇨 g. Khi một từ có phụ âm cuối (받침) là “ㄴ” mà từ sau nó bắt đầu bằng phụ âm “ㄹ” thì “ㄴ” được đọc là “ㄹ” và “ㄹ” vẫn được đọc là “ㄹ”. Ví dụ : 신랑 = 실랑 h. Khi một từ có phụ âm cuối (받침) là “ㄹ” mà từ sau nó bắt đầu bằng phụ âm “ㄴ” thì “ㄹ” vẫn được đọc là “ㄹ” và “ㄴ” được đọc là “ㄹ” . Ví dụ : 설날 = 설랄 * Lưu ý :có một số từ có thể không theo quy tắc này (bất quy tắc). Ví dụ : 상견레 = 상견네 chứ không phải 상결레 i. Khi một từ có phụ âm cuối (받침) là “ㄷ” mà từ sau nó bắt đầu bằng nguyên âm “이” được đọc luyến âm là “지”. Ví dụ : 미닫이 =미다지 j. Khi một từ có phụ âm cuối (받침) là “ㄷ” mà từ sau nó bắt đầu bằng âm “히” được đọc luyến âm là “치”. Ví dụ : 굳히다 = 구치다 k. Khi một từ có phụ âm cuối (받침) là “ㅌ” mà từ sau nó bắt đầu bằng nguyên âm “이” được đọc luyến âm là “치”. Ví dụ : 밭일 = 바 칠 l. Khi một từ có phụ âm cuối (받침) là “ㄱ” mà từ sau nó bắt đầu bằng các phụ âm “ㄱ/ㄷ/ㅂ/ㅅ/ㅈ” thì “ㄱ/ㄷ/ㅂ/ㅅ/ㅈ” được đọc là “ㄲ/ㄸ/ㅃ/ㅆ/ㅉ”. 26 Biên Soạn - Tổng Hợp: Nguyễn Thọ Chung Ví dụ : 학교 = 학꾜 학동 = 학똥 학비 = 학 삐 학사 = 학싸 학점 = 학쩜 m. Khi một từ có phụ âm cuối (받침) là “ㄷ” mà từ sau nó bắt đầu bằng các phụ âm “ㄱ/ㄷ/ㅂ/ㅅ/ㅈ” thì “ㄱ/ㄷ/ㅂ/ㅅ/ㅈ” được đọc là “ㄲ/ㄸ/ㅃ/ㅆ/ㅉ”. Ví dụ : 듣기 = 듣끼 받다 = 받따 돋보기 = 돋뽀기 맏사위 = 맏싸위 걷자 = 걷짜 n. Khi một từ có phụ âm cuối (받침) là “ㅂ” mà từ sau nó bắt đầu bằng các phụ âm “ㄱ/ㄷ/ㅂ/ㅅ/ㅈ” thì “ㄱ/ㄷ/ㅂ/ㅅ/ㅈ” được đọc là “ㄲ/ㄸ/ㅃ/ㅆ/ㅉ”. Ví dụ : 입구 = 입꾸 입동 = 입똥 십분 = 십뿐 밥상 = 밥쌍 답장 = 답짱 o. Khi một từ có phụ âm cuối (받침) là “ㅅ” mà từ sau nó bắt đầu bằng các phụ âm “ㄱ/ㄷ/ㅂ/ㅅ/ㅈ” thì “ㄱ/ㄷ/ㅂ/ㅅ/ㅈ” được đọc là “ㄲ/ㄸ/ㅃ/ㅆ/ㅉ” và “ㅅ” được đọc là “ㄷ”. Ví dụ : 옷걸이 = 옷거리 다섯달 = 다섣딸 깃발 = 긷빨 덧신 = 덛씬 빗자루 = 빗짜루 (bất quy tắc) p. Khi một từ có phụ âm cuối (받침) là “ㅈ” mà từ sau nó bắt đầu bằng các phụ âm “ㄱ/ㄷ/ㅂ/ㅅ/ㅈ” thì “ㄱ/ㄷ/ㅂ/ㅅ/ㅈ” được đọc là “ㄲ/ㄸ/ㅃ/ㅆ/ㅉ” và “ㅈ” được đọc là “ㄷ”. Ví dụ : 늦가을 = 늣까을 낮도독 = 낟또독 27 Biên Soạn - Tổng Hợp: Nguyễn Thọ Chung 늦봄 = 늣뽐 맞선 = 맏썬 낮잠 = 낟짬 Đọc Một Số Từ Cơ Bản Từ vựng (단어) Cách đọc (읽기) Ý nghĩa (감각) 네 / 예 Ne/ Ye Đúng, Vâng 아니오 Anio không 여보세요 Yeoboseyo A lô ( khi nghe máy điện thoại) 안녕하세요 Annyeong-haseyo Xin chào 안녕히 계세요 Annyong-hi gyeseyo Tạm biệt ( chủ, khách) 어서 오세요 Eoseo oseyo Chào mừng, chào đón 고맙습니다 / 감사합니다 Gomapseumnida / Gamsahamnida Cảm ơn 천만에요 Cheonmaneyo Chào mừng ngài, chào đón ngài. 미안합니다 / 죄송합니다 Mianhamnida / Joesong hamnida Xin lỗi 괜찮습니다 / 괜찮아요 Gwaenchansseumnida / Gwaenchan a yô Tốt rồi 실례합니다 Sillyehamnida Xin lỗi khi làm phiền ai ( hỏi giờ, hỏi đường ) Luyện tập: Luyện đọc và viết lại các từ sau : - 베트남,한국,하노이,서울,하이퐁,울산 . - 안녕하십니까 ? - 아녕히 가십시오. - 아녕히 가십시오. - 동대문 시장. - 야음 시장. - 다낭 시. - 감사합니다. - 죄송합니다. - 고맙습니다. 28 Biên Soạn - Tổng Hợp: Nguyễn Thọ Chung - 괜찮습니다. - 미안합니다. - 기다-끼다-가다-까다-고리-꼬리-갈다-깔다. - 크다-끄다-공콩-기-키-끼. - 개다-캐다-깨다. - 다르다-따르다-도끼,토끼. - 달-탈-딸-당-탕-땅. - 달다-덜다-떨다-털다. - 둘-툴-뚤-탄차-딴차. - 바르다-빠르다-불-풀-뿔. - 부리-뿌리. - 부르다-푸르다-발-팔. - 팔다-빨다. - 불다-풀다-불리다-풀리다-배다-패다-빼다. - 살-쌀-상-쌍-시름-씨름-사다-싸다. - 솔다-쏠다-시원하다. - 자다-차다-짜다-잠-참-짬. - 종-총-재다-채다-째다. - 지르다-치르다-찌르다. - 거리-고리-서리-소리. - 거기-고기-걸다-골다. - 널다-놀다-절더-졸다. - 멀다-몰다-덜다-돌다. - 굴-글-둘-들-다루다-다르다. - 꿀-끌 - 전국-전극-축선-측선. - 배다-베다-새더-세다-개-게. - 내-네-매다-메다. - 해치다-헤치다. - 세다-쇠다-데다-되다. - 게오다-괴우다. - 시다-쉬다-기-귀. - 지다-뒤다. - 파괴-오뢰-모쇠. - 범쇠-퇴원 - 의사-이사-희망-띄다-띠다. - 이분이 선생님 입니다. - 김영수씨는 한국 사람 입니다. 29 Biên Soạn - Tổng Hợp: Nguyễn Thọ Chung - 그사람은 배트남 사람 아닙니다. - 돈이 있습니다. - 무엇을 잡수시겠습니까 ? - 그 책값이 너무 비쌉니다. - 바빴습니다. Tập viết lại những phiên âm sau sang tiếng Hàn quốc : - Sass ưp-ni-ta. - Kô-ki rưl mơk-chi-ma-sip-si-ô. - Kim-ch’i ka iss-ưp-ni-kka? - Ơ-nư na-ra ê-sơ oass-ưp-ni-kka ? - Hak-kyô ê kap-si-ta. - Mu-ơs ưl kông-pu-ha-si-chi-yô ? - Chơ nưn hak-seng-i a-nip-ni-ta . - I-kơs ưn ch’ek-sang im-ni-kka ? - Ne, kư-rơh-sưp-ni-ta. - Sơn-seng ưn il-pôn sa-ram im-ni-kka ? - A-ni-yô, chơ nưn han-kuk sa-ram ip-ni-ta. - Ơ-chê chip ê-sơ kông-pu hess-sưm-ni-kka ? - Kư-chơ-kkê ch’in-ku oa kath’-i mi-kuk te-sa-koan ê tưl-lơss-sưm-ni-kka ? - Pi ka mơcch-ư-myơn , ttơ-na-kêss-sưp-ni-kka ? - Ne-il nal-ssi ka na-ppư-myơn, chip ê iss-kêss-sưm-ni-ta. - Chơ pun ưn ơ-nư na-ra ê-sơ ô-syơss-sưm-ni-kka ? - Yơng-kuk ê-sơ oass-sưp-ni-ta. - Chơ pu-in nam-ph’yơn ưn mu-ơs ưl ha-sim-ni-kka ? - Kơ-ki ê-sơ nu-ku rưl pô-ass-sưp-ni-kka ? - Nu-ku rưl ch’ach-ư-sip-ni-kka ? - Ơ-ti rưl ch’ach-sưp-ni-kka ? - Han-kuk-mal sơn-seng-nim ưn nu-ku i-sip-ni-kka ? - Ơ-ti ê-sơ han-kuk-mal ưl pe-uơss-sưp-ni-kka ? - Ơ-nư sik-tang ê ka-si-kêss-sưp-ni-kka ? - Ơ-ti ê-sơ il-ha-sip-ni-kka ? - Ô-nưl mek-chu rưl myơch’ pyơng ma-syơss-sưp-ni-kka ? - Mu-ơs ưl pô-sip-ni-kka ? - Yô-chưm hak-kyô ê-sơ han-kuk-mal ưl pe-u-sip-ni-kka ? - Nu-ka han-kuk-mal ưl ka-rư-ch’i-sip-ni-kka ? - Mu-sưn yơng-hoa rưl pô-si-kêss-sưp-ni-kka ? - Mơl-chi-man , kơl-ơ-kap-si-ta . - Ơ-nư ka-kê ê-sơ kư kkôch’ ưl sa-syơss-sưp-ni-kka ? - Kim-sơn-seng ưl chôh-a-hess-sưp-ni-kka ? - Mi-ssư Kim ưn man-na-kô siph’-sưp-ni-kka ? - Nam-sơn-seng ưn han-kuk ưm-sik ưl mơk-kô si-phơ-ha-sip-ni-kka ? - I chip hoa-chang-sil ưn ơ-ti ê iss-sưp-ni-kka Một số thành ngữ thông dụng 30 Biên Soạn - Tổng Hợp: Nguyễn Thọ Chung Sau đây là một số thành ngữ thông dụng khi bắt đầu giao tiếp , chúng ta vừa luyện tập ghép âm vừa học thuộc các câu này để sử dụng cho quen dần với cách giao tiếp kiểu Hàn quốc . Khi đọc và nói tiếng Hàn , cũng giống như hầu hết các ngôn ngữ khác là sự lên xuống giọng ở cuối mỗi câu hỏi hay câu nói , cuối câu tiếng Hàn cũng sử dụng sự lên xuống giọng để biểu hiện ý mình . - Trong câu nói tiếng Hàn , phần đuôi câu cần phải xuống giọng : Ví dụ : ham ni tà , ha sê yô , ha si tà… - Trong câu hỏi tiếng Hàn , phần gần đuôi câu phải xuống giọng một chút còn từ để tỏ ý hỏi cuối cùng thì cần phải lên giọng. Ví dụ : hàm nì ká ? , hà sề yố , … - Người Hàn Quốc thường cúi đầu khi chào hỏi , cám ơn hay xin lỗi . Khi cám ơn thì đầu cúi , hai tay xuôi theo hai bên mình - còn khi xin lỗi thì đầu cúi nhưng hai tay chắp hay xoa vào nhau trước ngực. Một số thành ngữ thông dụng : 1. 안녕하십니까? Xin chào - với người cao tuổi hơn , cấp trên… 2. 안녕하세요? Xin chào - với bạn bè , đồng nghiệp… 3. 안녕: Xin chào - với người nhỏ tuổi hơn, cấp dưới… 4. 안녕히 가세요: Tạm biệt (Bạn đi nhé) - người ở lại nói. 5. 안녕히 계세요: Tạm biệt (Bạn ở lại nhé) - người đi nói. 6. 안녕히 주무세요: Chúc ngủ ngon. 7. 고맙습니다: Xin cảm ơn. 8. 감사합니다: Vô cùng cảm ơn. 9. 실례합니다: Xin lỗi (Xin cảm phiền) - khi hỏi đường , hỏi ý kiến… 10. 미안합니다: 31 Biên Soạn - Tổng Hợp: Nguyễn Thọ Chung Xin lỗi. 11. 죄송합니다: Rất xin lỗi. 12. 또만납시다 / 또만나요: Hẹn gặp lại. 13. 여보세요 ? A lô - khi trả lời điện thoại. 14. 여보세요 : Này - khi gọi phục vụ trong nhà hàng. 15. 서세요: Đứng lên. 16. 앉으세요: Ngồi xuống. 17. 좋아합나다: (Tôi) thích. 18. 싫어합니다: (Tôi) ghét. 19. 알아요 / 알았어요: Tôi biết / Tôi hiểu - trả lời 1 cách lịch sự. 20. 압니다: Tôi biết / Tôi hiểu - trả lời bình thường. 21. 알겠습니다: Tôi biết / Tôi hiểu - trả lời 1 cách tôn trọng. 22. 몰라요 / 몰랐어요: Tôi không biết - trả lời 1 cách lịch sự. 23. 모릅니다: Tôi không biết - trả lời 1 cách bình thường. 24. 모르겠습니다: Tôi không biết - trả lời 1 cách tôn trọng. 32 Biên Soạn - Tổng Hợp: Nguyễn Thọ Chung 25. 다시한번 말씀해주세요 ? Cái gì cơ ? - yêu cầu nhắc lại. 26. 잘지내셨어요? (Anh) Khoẻ / Tốt chứ ? - hỏi về sức khoẻ /công việc. 27. 잘지냈어요: (Tôi) Khoẻ / Tốt. - trả lời về sức khoẻ /công việc. 28. 건강합니까? (Anh) khoẻ chưa ? - hỏi người vừa ốm dậy. 29. 도와주세요: (Làm ơn) giúp tôi với . - thỉnh cầu giúp đỡ. 30. 괜찮아요: Không hề gì / Đừng bận tâm - đáp lại lời xin lỗi. 31. 전만에요: Có gì đâu / Đừng bận tâm - đáp lại lời cảm ơn. 32. 안녕히 주무세요: Chúc ngủ ngon - Chúng ta thường chúc ngủ ngon khi chia tay ngay ở trên đường về nhà vào ban đêm , nhưng thực ra câu “chúc ngủ ngon” được sử dụng khi người nói và người nghe cùng về ngủ ở 1 địa điểm chứ không ai đang đi trên đường mà chúc nhau ngủ ngon cả , đơn giản chỉ dùng “안녕히 가세요.” là được. Ngữ pháp chính trong tiếng hàn 1. Trợ từ: Cấu trúc: Chủ ngữ + động từ + tân ngữ + trạng ngữ Bổ ngữ + chủ ngữ + tân ngữ + động từ a. Trợ từ chủ ngữ: 가/이 : là trợ từ đứng sau danh từ để biểu thị danh từ đó là chủ ngữ trong câu 33 Biên Soạn - Tổng Hợp: Nguyễn Thọ Chung 이- đi với danh từ kết thúc tận cùng bằng phụ âm, hay còn gọi là có patchim VD: 학생이 있습니다 (có học sinh) 돈이 없습니다 (không có tiền) 가 - đi với danh từ kết thúc tận cùng bằng nguyên âm, hay còn gọi là không có patchim VD: 친구가 많습니다 (nhiều bạn) 비가 옵니다 (trời mưa) 은/는 : là trợ từ đứng sau danh từ để biểu thị danh từ đó là chủ ngữ trong câu. Được dùng chỉ chủ ngữ với ý nghĩa nhấn mạnh, hoặc so sánh với một chủ thể khác. 은 - được gắn sau những đại từ, danh từ có patchim VD: 이것은 연필 이에요 (Đây là cái bút chì) 는 – được gắn sau những đại từ, danh từ không có patchim VD: 저는 김준 이에요 (Tên tôi là Kim Jun) Lưu ý :khi giới thiệu tên nếu kết thúc bằng Patchim thì +이에요 Nếu không có Patchim thì +예요 . VD: 저는 민서예요 (Tôi là Minseo) b. Trợ từ tân ngữ: 을/를 : là trợ từ đứng sau danh từ để biểu thị danh từ đó là tân ngữ trong câu 을 - đi với danh từ kết thúc tận cùng bằng phụ âm, hay còn gọi là có patchim VD: 학생이 책을 읽습니다 (học sinh đọc sách) 를 - đi với danh từ kết thúc tận cùng bằng nguyên âm, hay còn gọi là không có patchim 34 Biên Soạn - Tổng Hợp: Nguyễn Thọ Chung VD: 동생이 숙제를 합니다 (em tôi làm bài tập) d. Trợ từ bổ ngữ: 에: Chỉ danh từ mà nó gắn vào là đích đến của động từ có hướng chuyển động VD: 도서관에 가요. (Đi đến thư viện) 서점에 가요. (Đi đến hiệu sách) 생일 잔치에 가요. (Đi đến tiệc sinh nhật) Chỉ danh từ mà nó gắn vào là nơi tồn tại, có mặt của chủ ngữ và thường được sử dụng với những động từ chỉ sự tồn tại. VD: 서점은 도서관 옆에 있어요. (Hiệu sách nằm cạnh thư viện) 우리집은 센츄럴에 있어요. (Nhà chúng tôi ở Central) 꽃가게 뒤에 있어요. (Nó nằm phía sau tiệm hoa) Nghĩa của 에 cho câu nói giá cả, thời gian: 저는 안나씨를 한 시에 만나요 ( Tôi. gặp Anna vào lúc 1 giờ) 저는 월요일에 등산을 가요 (Tôi đi leo núi vào ngày thứ hai) 그 책을 1,000 원에 샀어요 (Tôi đã mua quyển sách với giá 1000won) 이 사과 한 개에 얼마예요? (Táo này bao nhiêu (cho mỗi) một quả?) 에서: tại, ở, từ Được gắn vào sau một danh từ chỉ nơi chốn để chỉ nơi xuất phát của một chuyển động. VD: 안나는 호주에서 왔어요 (Anna đến từ nước Úc) LA 에서 New York 까지 멀어요? (Từ LA đến New York có xa không?) Dùng để chỉ ra nơi diễn ra một hành động, một sự việc nào đó. VD: 서강 대학교에서 공부해요 (Tôi học tại trường Đại học Sogang) 한국식당에서 한국 음식을 먹어요 (Tôi ăn thức ăn Hàn tại quán ăn Hàn Quốc) 까지: đến tận Được gắn vào sau danh từ nơi chốn hoặc thời gian để chỉ đích đến hoặc điểm thời gian của hành động. VD: 어디까지 가세요? (Anh đi đến đâu?) 시청까지 가요 (Tôi đi đến toà thị chính) 35 Biên Soạn - Tổng Hợp: Nguyễn Thọ Chung 아홉시까지 오세요 (Hãy đến đây lúc 9h nhé (tối đa 9h là phải có mặt)) 부터: từ (khi, dùng cho thời gian), từ một việc nào đó trước Dùng để chỉ điểm thời gian bắt đầu một hành động, hoặc để chỉ một sự việc được bắt đầu trước. 36 Biên Soạn - Tổng Hợp: Nguyễn Thọ Chung 한테: cho, đối với, với (một ai đó) Được gắn vào danh từ chỉ người để chỉ người đó là đối tượng được nhận một điều hoặc một món gì đó. VD: 누구한테 책을 주었어요? (Bạn đưa sách cho ai vậy?) 제 친구한테 주었습니다 (Tôi đưa sách cho bạn tôi) 누구한테 편지를 쓰세요? (Anh viết thư cho anh thế ạ?) 선생님한테 물어 보세요 (Hãy thử hỏi giáo viên xem) 한테서: từ (một ai đó) Được sử dung để chỉ đối tượng mà đã cho mình một hành động hoặc một cái gì đó. VD: 누구한테서 그 소식을 들었어요? (Bạn nghe tin đó từ ai vậy?) 어머니한테서 들었습니다 (Tôi nghe từ mẹ tôi) 누구한테서 편지가 왔어요? (Thư của ai gửi vậy?) 누구한테서 그 선물을 받았어요? (Bạn nhận quà (từ) của ai vậy?) 로,으로 : Dùng chỉ phương tiện vận chuyển, công cụ phương hướng . VD: 댁시로 가요 (Đi bằng Taxi) 젓가락로 먹어요 (Ăn bằng đũa) Trợ từ 도: cũng Thay thế các trợ từ chủ ngữ 은/는/이/가 hoặc 을/를 để thể hiện nghĩa "cũng" như thế VD: 맥주가 있어요 (Có một ít bia) 맥주도 있어요 (Cũng có một ít bia) 나는 가요 (Tôi đi đây) 2. Trạng từ: a. Trạng từ chỉ vị trí: 옆 + 에: bên cạnh 앞 + 에: phía trước 뒤 + 에: đàng sau 아래 + 에: ở dưới 밑 + 에: ở dưới 안 + 에: bên trong 37 Biên Soạn - Tổng Hợp: Nguyễn Thọ Chung 밖 + 에: bên ngoài cấu trúc: Danh từ + 은/는/이/가 Danh từ nơi chốn + từ chỉ vị trí + 있다/없다. VD: 고양이가 책상 옆에 있어요. (Con mèo ở bên cạnh cái bàn.) 고양이가 책상 앞에 있어요. (Con mèo ở đàng trước cái) 고양이가 책상 뒤에 있어요 bàn. . (Con mèo ở đàng sau cái bàn.) 고양이가 책상 위에 있어요. (Con mèo ở trên cái bàn.) b. 고양이가 책상 아래에 있어요. Trạng từ phủ định 안: không (Con mèo ở dưới cái bàn) Dùng để thể hiện nghĩa phủ định "không". Cấu trúc: 안 + Động Từ/ Tính từ VD: 학교에 안 가요. (Tôi không đến trường) 점심을 안 먹어요. (Tôi không ăn trưa) 공부를 안 해요. (Tôi không học bài) c. Trạng từ phủ định 못: không thể Dùng với động từ hành động, và có nghĩa " không thể thực hiện được" hoặc phủ nhận mạnh mẽ khả năng thực hiện hành động, "muốn nhưng hoàn cảnh không cho phép thực hiện". VD: 파티에 못 갔어요 (Tôi không thể tới dự tiệc được.) 형을 못 만났어요 (Tôi không thể gặp anh trai được.) 3. Định Từ: Cấu trúc: 이, 그, 저 + danh từ: (danh từ) này/đó/kia 분: người, vị ( kính ngữ của 사람) 이분: người này, vị này 그분: người đó 저분: người kia 4. Ngữ Động Từ: a. Bất quy tắc: 38 Biên Soạn - Tổng Hợp: Nguyễn Thọ Chung ㄷ: Patchim 드 ở âm kết thúc của một gốc động từ sẽ bị đổi thành ㄹ khi âm tiếp theo nó (tức âm đầu tiên của một đuôi từ) là một nguyên âm, nhưng nó sẽ không đổi nếu tiếp theo nó là một phụ âm. VD: 듣다 (nghe): 듣 + 어요 -> 들어요. 묻다 (hỏi): 묻 + 어 보다 -> 물어 보다. 걷다 (đi bộ ): 걷 + 었어요 -> 걸었어요. 저는 지금 음악을 들어요 ( Tôi đang nghe nhạc) 잘 모르면 저한테 물어 보세요 (Nếu bạn không rõ thì hỏi tôi nhé) 어제는 많이 걸었어요 (Tôi đã đi bộ nhiều vào hôm qua) 저한테 묻지 마세요 (Đừng hỏi tôi) Lưu ý: Tuy nhiên 닫다 (đóng), 받다 (nhận) và 믿다 (tin) không thuộc hệ thống bất quy tắc này. VD: 문을 닫아 주세요 (Làm ơn đóng cửa giùm) 어제 친구한테서 편지를 받았어요 (Tôi đã nhận được thư từ bạn tôi) ㅂ: Một vài động từ có gốc kết thúc bằng phụ âm ㅂ thuộc dạng bất quy tắc này. - Khi gốc động từ, tính từ kết thúc bằng ㅂ và theo sau nó là một nguyên âm thì ta lược bỏ ㅂ đi, thêm 우 vào gốc động từ đó. - Khi kết hợp gốc động từ đã được biến đổi như trên với đuôi 아/어/여, 아/어/여서 hoặc 아/어/여요 ta luôn kết hợp theo trường hợp 어, 어서, 어요 ngoại trừ một số động từ như 돕다 và 곱다. - Khi gốc động từ có ㅂ mà theo sau nó là một phụ âm thì giữ nguyên không biến đổi. VD: 즐겁다 (vui) 즐거우 + 어요 -> 즐거우어요 -> 즐거워요 (dạng rút gọn) 반갑다 (vui vẻ) 반가우 + 어요 -> 반가우어요 -> 반가워요. 춥다 (lạnh) 추우 + 었어요 -> 추우었어요 -> 추웠어요. 어렵다 (khó) 어려우 + ㄹ거예요 -> 어려울 거예요. 덥다 (nóng) 더우 + 어 보여요 -> 더우어 보여요 -> 더워 보여요. 39 Biên Soạn - Tổng Hợp: Nguyễn Thọ Chung 돕다 (giúp đỡ) 도우 + 아요 -> 도우아요 -> 도와요. 곱다 (đẹp, tốt, mịn, ân cần) 고우 + 아요 -> 고우아요 -> 고와요. 으 : - Hầu hết các gốc động từ có âm kết thúc 으 đều được sử dụng như một động từ bất quy tắc. +어요: VD: 쓰(다) + 어요: ㅆ+ㅓ요 => 써요: viết, đắng, đội (nón) 크(다) + 어요: ㅋ + ㅓ요 => 커요: to, cao 뜨(다): mọc lên, nổi lên 끄(다): tắt ( máy móc, diện, đèn) 저는 편지를 써요. (Tôi đang viết thư) 편지를 썼어요. (Tôi đã viết thư) 편지를 써야 해요. (Tôi phải viết thư) 동생은 키가 커요. (Em trai tôi to con) +아요: Được sử dụng với gốc động từ tính từ có âm cuối là nguyên âm 으 nếu âm trước nó 으 là ㅏ hoặc ㅗ , 어요 được sử dụng với gốc động từ tính từ có âm cuối là nguyên âm 으 nếu âm trước nó 으 những âm có các nguyên âm khác ngoại trừ 아 và 오. Bất quy tắc 으 + 아요 khi: VD: 바쁘(다) + -아요: 바ㅃ + ㅏ요 => 바빠요: bận rộn 배가 고프(다): đói bụng 나쁘(다): xấu (về tính chất) 잠그(다): khoá 아프(다): đau 저는 오늘 바빠요. (Hôm nay tôi bận.) 오늘 아침에 바빴어요. (Sáng nay tôi (đã) bận.) 바빠서 못 갔어요. (Tại vì tôi bận nên tôi đã không thể đi.) Bất quy tắc 으 + 어요 khi: VD: 예쁘(다) + -어요: 예ㅃ ㅓ요 => 예뻐요 (đẹp) 슬프(다): 슬ㅍ ㅓ요 => 슬프다 (buồn) 기쁘(다): vui 슬프(다): buồn 르 : - Đối với những động từ có gốc động từ kết thúc là 르 khi kết hợp với nguyên âm thì có cách chia như sau: - Nếu nguyên âm ở liền trước 르 là 아 hoặc 오, thì chữ 르 sẽ biến thành 라 đồng thời 40 Biên Soạn - Tổng Hợp: Nguyễn Thọ Chung thêm phụ âm ㄹ vào làm pachim của chữ liền trước VD: 모르다 ( không biết) --> 몰라요 빠르다 ( nhanh) --> 빨라요 다르다 ( khác) --> 달라요 저는 영어를 몰라요. (Tôi không biết tiếng Anh) 비행기는 빨라요 (Máy bay thì nhanh) 전화번호가 달라요. (Số điện thoại thì khác) - Nếu nguyên âm ở liền trước 르 là những nguyên âm khác ngoài 아 hoặc 오 , thì chữ 르 sẽ biến thành 러 đồng thời thêm phụ âm ㄹ vào làm pachim của chữ liền trước. VD: 부르다( hát) --> 불러요. 기르다( nuôi) --> 길러요. 누르다( nhấn, ấn) --> 눌러요. 노래를 불러요. ((Tôi) hát một bài hát.) 저는 어렸을 때, 강아지를 길렀습니다. (Hồi nhỏ tôi có nuôi một con chó con.) 문을 열고 싶어요? ((Anh) muốn mở cửa à?) 그러면, 여기를 눌러 주세요. (Nếu vậy, hãy nhấn vào đây.) ㄹ : - Khi âm kết thúc của gốc động từ có patchim ㄹ thì ㄹ sẽ được lược bỏ nếu kết hợp với các đuôi từ có ㄴ, ㅂ, ㅅ tiếp giáp với nó. VD: 살다(sống) --> 어디에서 사세요? (Bạn sống ở đâu? ) 알다(biết) --> 저는 그 사람을 잘 압니다. (tôi biết rõ về người đó.) 팔다(bán) --> 그 가게에서 무엇을 파니? (Họ bán gì trong cửa hàng đó vậy?) 말다(đừng) --> 들어오지 마세요. (Đừng vào) 5. Danh từ phụ thuộc 채: -Thể hiện trạng thái nào đó vẫn giữ nguyên không thay đổi. Cấu trúc: Động từ + (으)ㄴ채 (으)ㄴ 채 được gắn vào gốc động từ, thể hiện ý nghĩa giữ nguyên trạng thái động tác trước rồi thực hiện tiếp động tác sau. Có thể lược bỏ 로 phía sau danh từ phụ thuộc 채. VD: 옷을 입은 채로 물에 뛰어 들어갔지요. ( Mặc nguyên quần áo nhảy xuống nước) 입을 꼭 다문 채 아무 말도 하지 않았어요. (Nó ngậm chặt miệng không nói một lời nào) 텔레비전을 켜 놓은 채로 잠이 들었나봐요. (Có vẻ như nó mở tivi để đó rồi ngủ mất rồi) Chú ý: 41 Biên Soạn - Tổng Hợp: Nguyễn Thọ Chung (으)ㄴ 채로: Thể hiện sự không thay đổi một trạng thái liên tục hoặc dừng lại của một động tác nào đó VD: 고개를 숙인 채 말대답을 한다. (Tôi cúi đầu trả lời.) 는 대로: Thể hiện sự không thay đổi một trạng thái 'giống như hình ảnh động tác đang thực hiện' . VD: 내가 고개를 숙이는 대로 너희도 숙여 봐. (Các em hãy thử cúi đầu như tôi (tôi đang cúi đầu) xem. ) 3. CÁCH CHIA PHỦ ĐỊNH: a. Danh từ (이/가) 아니다 . Có nghĩa không phải,không là : (이) 아니다 Dùng khi danh từ có patchim (가) 아니다 Dùng khi danh từ không có patchim . VD: 사과가 아닙니다 (Không phải quả táo) 가방이 아니에요 (Không phải cặp sách) 한국 사람이 아니에요 (không phải người Hàn quốc ) 지금은 쉬는 시간이 아닙니다 (Không phải thời gian nghỉ ) . 그것은 비싼 물건이 아닙니다 (Cái đó không phải đồ đắt tiền) 이것은 사과가 아니라배이다 (Cái này không phải là táo mà là lê) b. Động từ /tính từ +지않다 hoặc 안+Động từ /tính từ: Có nghĩa là không , không phải . Cấu trúc : -Tân ngữ +안+ Động từ 없다 (không có) VD: 친구 를 안 만나요 (Không gặp bạn bè) 공부 하지 않아요 (Không học) 먹지 않아요 (Không ăn) Dùng 없다 khi không có một thứ gì đó : VD: 맥주가 없어요 (Không có bia ) 42 Biên Soạn - Tổng Hợp: Nguyễn Thọ Chung 한-베 사전이 없어요 (Không có từ điển Hàn-Việt) 기다릴 수없 습니다 (Không chờ đợi được) c. Động từ / Tính từ +지못 하다 Hoặc 못+Động từ Là phủ định của động từ và một số tính từ chỉ khả năng ,năng lực không đạt được . VD: 못마 십니다 (Không uống được) 못만들어요 (không làm được) 한국말로 펀지 를 쓰지 못합니다 (Không biết viết thư bằng tiếng Hàn) 도서관 에서 는 떠들지 못합니다 (Không làm ồn ở thư viện) 장학금 을 받은 적이 없습니다 (chưa bao giờ được nhận học bổng) 쓸줄 몰라요 (Không biết cách viết ) 컴퓨터 를 사용 할줄 몰라요 (Không biết dùng máy tính ) 43 Biên Soạn - Tổng Hợp: Nguyễn Thọ Chung 4. Cấu trúc câu: tiếng Hàn có 2 dạng cấu trúc câu cơ bản a. Chủ ngữ + Vị ngữ (Danh từ) (Động từ/tính từ) VD: 날씨가 좋습니다 비가 옵니다 꽃이 예쁩니다 b. Chủ ngữ + Tân ngữ + Vị ngữ (Danh từ) (Danh từ) (Động/tính từ) VD: 제가 책을 읽습니다 철수가 영화를 봅니다 우리가 사과를 삽니다 44 Biên Soạn - Tổng Hợp: Nguyễn Thọ Chung c . biểu hiện (표현) - Các từ ngữ, thành ngữ : 안녕하십니까 ? - Xin chào bạn (lần đầu gặp người khác các bạn phải dùng câu chào này, đây là bắt buộc) 안녕하세요 ? - Xin chào bạn (người được chào sẽ chào lại bằng câu này) 처음 뵙겠습니다 - Rất vui khi lần đầu được gặp bạn (người nói trước tiếp theo sẽ dùng câu này - bắt buộc) 만나서 반갑습니다 - Rất hân hạnh được gặp bạn 어느 나라 사람입니까 ? - Bạn là người nước nào ? 베트남 사람입니다 - Tôi là người Việt nam 잘 부탁합니다 - Rất mong được bạn giúp đỡ 이름이 모엇입니까 ? - Tên của bạn là gì ? 제 이름은 Thanh 입니다 - Tên của tôi là Thanh d. Từ (단어): 지우개: cục tẩy, cục gôm 인터넷을 하다: lướt web, lên mạng 창문: cửa sổ 가다: đi 침대: cái giường 학교: trường học 대학생: sinh viên 45 Biên Soạn - Tổng Hợp: Nguyễn Thọ Chung 유학생: du học sinh 여학생: học sinh nữ 대단히: vô cùng, hết sức 은행원: nhân viên ngân hàng 시: giờ 보다: xem, nhìn 고등학생: học sinh cấp 3 공책: quyển vở 연수생: nghiên cứu sinh e. Từ cùng nghĩa: 한국인 cùng nghĩa 한국 사람 베트남인 = 베트남 사람 중국인 = 중국 사람 미국인 = 미국 사람 일본인 = 일본 사람 5. CÁC THÌ TRONG TIẾNG HÀN a. thì hiên tại :đang cấu trúc: Động từ+은/는 은 Khi có patchim ở chủ ngữ 는 Khi không có patchim ở chủ ngữ 46 Biên Soạn - Tổng Hợp: Nguyễn Thọ Chung Thì hiện tai thường thêm một số phó từ làm cho nghĩa của câu rõ hơn là: 지금 (bây giờ) 오늘(Hôm nay)... VD: 한국말은 공부해요 (Học tiếng Hàn) 먹다-먹는다 (Đang ăn) 가다-간다 ( Đang đi) 김수아 는 은행 에 가요 (Kim Su A đang đi Ngân Hàng) 김준 은 한국 사람 이에요 (Kim Jun là người Hàn Quốc) 지구는 돈다 (Trái đất quay ) b. thì quá khứ:đã cấu trúc: ĐỘNG TỪ+ 았 (었 ,였) 다 VD: 베트남 에서 왔어요 (Tôi đến từ Việt Nam) 저는 서울 왔습니다 (Tôi đã đến Seoul) 저는 먹었어요 (Tôi đã ăn cơm) 저는 영화 를 봤어요 (Tôi đã xem phim) 공부 했어요 (Đã học) 갔어요 (Đã đi) 배 웠어요 (Đã học) 가르 쳤어요 (Đã dạy) 어머님이 외출하셨어요 (Mẹ đã đi ra ngoài rồi) 나는 어제 집에 있었어요 (Hôm qua tôi ở nhà) 나는 어제 하노이에 갔어요 (Tôi đã đi Hà nội hôm qua) 이제 담배를 끊었습니다 (Bây giờ tôi đã bỏ hút thuốc rồi) c. thì tương lai :sẽ cấu trúc: ĐỘNG TỪ+ 겠 다 Hoặc ĐỘNG TỪ +(으) ㄹ것 -ĐỘNG TỪ+ 겠 다 VD: 하 다 하 겠 다 (sẽ làm) 47 Biên Soạn - Tổng Hợp: Nguyễn Thọ Chung 기다리 다 기다리 겠 다 (sẽ đợi(sẽ chờ) ) -ĐỘNG TỪ +(으) ㄹ것 VD: 하다 할것이다 (sẽ làm) 기다 갈 것이다 (sẽ đi) Chú ý: -Khi chủ ngữ là ngôi thứ nhất thì 겠 thể hiện ý chí quyết tâm : 다시는 그사람을 만나지 않겠어요 (Tôi quyết không gặp lại người đó nữa) 나는 지금 숙제를 하겠어요 (Bây giờ tôi sẽ làm bài tập) 내일은 꼭 그 일을 끝내겠습니다 (Ngày mai nhất định tôi sẽ làm xong việc đó) 일이 있으면 집으로 연락하 겠습니다 ( Nếu có việc thì tôi sẽ liên lạc tới nhà) -Diễn tả sự suy đoán : 내일 비가 오 겠어요 ( Mai có lẽ trời mưa) 내가 말하는 것을 알겠어요? (Bạn hiểu ý tôi nói gì chứ? ) 김준 씨는 지금쯤 제주도에 도착했겠어요 (Bây giờ Kimjun có đã lẽ tới đảo JeJu rồi) d. thì hiện tại tiếp diễn cấu trúc: ĐỘNG TỪ+ 고 있 다 VD: 가 다 가 고 있 다 (đang đi) 48 Biên Soạn - Tổng Hợp: Nguyễn Thọ Chung 먹 다 먹 고 있 다 (đang ăn) 친구가 지금 기다리고 있어요 (Bây giờ bạn đang đợi đó ) 나는 손님과 이야기하고 계십니다 (Tôi đang nói chuyện với khách Hàng) 어제는 집에서 숙제하고 있었어요 (Hôm qua tôi đang làm bài tập ở nhà) 6. Đuôi từ kết thúc câu: a. Thì Hiện Tại: - câu khẳng định: ㅂ니다/습니다: (thể hiện sự trang trọng) là vĩ tố kết thúc câu dạng trần thuật -ㅂ니다: đi với động /tính từ kết thúc tận cùng bằng nguyên âm, hay còn gọi là không có patchim VD: 언니가 잡니다 (chị ngủ) -습니다: đi với động /tính từ kết thúc tận cùng bằng phụ âm, hay còn gọi là có patchim VD: 오빠가 사진을 찍습니다 (anh trai chụp hình) 아/어/여요 : (Bình Dân) -là một đuôi từ thân thiện hơn đuôi 습니다/습니까 nhưng vẫn giữ được ý nghĩa lịch sự, tôn kính. Khi ở dạng nghi vấn chỉ cần thêm dấu chấm hỏi (?) trong văn viết và lên giọng cuối câu trong văn nói là câu văn sẽ trở thành câu hỏi. - Những động từ kết hợp với đuôi 아요 : khi âm cuối của gốc động từ có nguyên âm ㅏ hoặc ㅗ 알다: biết 알 + 아요 --> 알아요 좋다: tốt 좋 + 아요 -->좋아요 가다: đi 가 + 아요 --> 가아요 --> 가요 (rút gọn khi gốc động từ không có patchim) 오다: đến 오 + 아요 --> 오아요 --> 와요 (rút gọn khi gốc động từ không có patchim) - Những động từ kết hợp với đuôi 어요 : khi âm cuối của gốc động từ có nguyên âm khác ㅏ , ㅗ và 하 : 있다: có 있 + 어요 --> 있어요 먹다: ăn 먹 + 어요 --> 먹어요 없다: không có 없 + 어요 --> 없어요 배우다: học 배우 + 어요 --> 배워요 49 Biên Soạn - Tổng Hợp: Nguyễn Thọ Chung 기다리다: chờ đợi 기다리 + 어요 --> 기다리어요 --> 기다려요. 기쁘다: vui 기쁘 + 어요 --> 기쁘어요 --> 기뻐요 Chú ý: 바쁘다: bận rộn 🡪 바빠요. - 아프다: đau 🡪 아파요. - Những động từ tính từ kết thúc với 하다 sẽ kết hợp với 여요 : - 공부하다: học 공부하 + 여요 --> 공부하여요 --> 공부해요(rút gọn) - 좋아하다: thích 좋아하 + 여요 --> 좋아하여요 --> 좋아해요(rút gọn) - 노래하다: hát 노래하 + 여요 --> 노래하여요 --> 노래해요(rút gọn) - Câu nghi vấn (câu hỏi): ㅂ니까/습니까? (trang trọng) là vĩ tố kết thúc câu nghi vấn (câu hỏi) - Khi âm cuối của gốc động từ tính từ không có patchim + ㅂ니까? - Khi âm cuối của gốc động từ tính từ có patchim + 습니까? Đây cũng là một đuôi từ kết thúc thể hiện sự tôn kính, trang trọng, khách sáo. VD: 얼마 (bao nhiêu) 🡪 이거 얼마예요? (Cái này giá bao nhiêu?) 몇 시 (mấy giờ) 🡪 지금 몇 시예요? (Bây giờ là mấy giờ?) 몇 개 (mấy cái) 🡪 몇 개 드릴까요? (Ông/bà muốn mấy cái ạ?) 며칠 (ngày mấy) 🡪 오늘 며칠이에요? (Hôm nay là ngày mấy? ) 몇 가지 (mấy loại) 🡪 몇 가지 색이 있어요? (Ông/ bà có bao nhiêu màu?) 아/어/여요 ? (bình dân) -là một đuôi từ thân thiện hơn đuôi 습니다/습니까 nhưng vẫn giữ được ý nghĩa lịch sự, tôn kính. Khi ở dạng nghi vấn chỉ cần thêm dấu chấm hỏi (?) trong văn viết và lên giọng cuối câu trong văn nói là câu văn sẽ trở thành câu hỏi. - Câu mệnh lệnh: 으세요/ 세요 (Hãy...) Gốc động từ không có patchim ở âm cuối +세요 VD: 가다 + 세요 --> 가세요 오다 + 세요 --> 오세요 Gốc động từ có patchim ở âm cuối +으세요 VD: 50 Biên Soạn - Tổng Hợp: Nguyễn Thọ Chung 먹다 (ăn) + 으세요 --> 먹으세요 잡다 ( nắm, bắt) + 으세요 --> 잡으세요 b. Thì tương lai: - Tương lai (으)ㄹ 거예요 Dùng với chủ ngữ ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ 2 để diễn tả một hành động trong tương lai. 을 거예요 nếu gốc động từ có patchim VD: 지금 점심 먹을 거예요? (Bây giờ bạn sẽ ăn trưa à? ) 아니오, 30 분 후에 먹을 거예요 (không, tôi sẽ ăn sau 30 phút nữa) Chú ý: Nếu chủ ngữ là đại từ ngôi thứ 3 thì đuôi từ này thể hiện nghĩa tiên đoán 1 việc có thể sẽ xảy ra. ㄹ 거예요 nếu gốc động từ không có patchim VD: 안나씨, 내일 뭐 할 거예요? (Anna, bạn sẽ làm gì vào ngày mai? ) 저는 내일 이사를 할 거예요 ( Ngày mai tôi sẽ chuyển nhà) - Tương lai gần (làm ngay) (으)ㄹ게요: Tôi sẽ.. Dùng khi người nói thể hiện 1 kế hoạch hoặc một lời hứa nào đó. Nó được dùng với động từ hành động và 있다, không dùng với tính từ. VD: 제가 할게요 (Tôi sẽ làm) 거기에서 기다릴게요 (Tôi sẽ chờ đàng kia). 내일 갈게요 (Tôi sẽ đi vào ngày mai) 제가 도와 드릴게요 (Tôi sẽ giúp bạn) c. Thì quá khứ: 았/었/였 았 khi âm cuối của gốc động từ có nguyên âm ㅏ,ㅗ VD: 많다: 많 + -았어요 -> 많았어요. 좋다: 좋 + 았어요 -> 좋았어요. 만나다: 만나 + 았어요 -> 만나았어요 -> 만났어요. (rút gọn) 오다: 오 + -> 오았어요 -> 왔어요. (rút gọn) 었 khi âm cuối của gốc động từ có nguyên âm ㅓ, ㅜ, ㅡ, ㅣ 51 Biên Soạn - Tổng Hợp: Nguyễn Thọ Chung VD: 먹다: 먹 + 었어요 -> 먹었어요. 읽다: 읽 + 었어요 -> 읽었어요. 가르치다: 가르치 +었어요 -> 가르치었어요. -> 가르쳤어요. (rút gọn) 찍다: 찍 + 었어요 -> 찍었어요. 였 khi động từ có đuôi 하다 VD: 산책하다: 산책하 + 였어요 -> 산책하였어요 -> 산책했어요 (rút gọn) 기뻐하다: 기뻐하 + 였어요. -> 기뻐하였어요 -> 기뻐했어요. (rút gọn) 공부하다: 공부하 + 였어요 -> 공부하였어요 -> 공부했어요 (rút gọn) d. Hỏi ý kiến (으)ㄹ까요? : - Khi diễn tả ý câu hỏi ý kiến người khác, về hành động sẽ thực hiện. Trong trường hợp này, chủ ngữ trong câu luôn luôn là ngôi thứ nhất số ít hoặc số nhiều. VD: 우리 거기에서 만날까요? (Chúng ta gặp nhau ở đó nhé?) 무엇을 할까요? (Tôi sẽ làm gì đây?) 늦었으니까 비행기로 갈까요? (Vì chúng ta trễ rồi nên chúng ta sẽ đi bằng máy bay nhé? ) - Khi được dùng với tính từ hoặc với 있다 (có, [theo nghĩa tồn tại]) hoặc 이다 (là), thì chủ ngữ trong câu là ngôi thứ 3, lúc này nó diễn tả một thắc mắc, hoài nghi về 1 việc nào đó. VD: 한국어가 가 재미있을까요? (Tiếng Hàn có thú vị không nhỉ?) 이게 더 나을까요? (Cái này có khá hơn không nhỉ?) 도서관이 저기에 있을까요? (Đằng kia có cái thư viện nào không nhỉ?0 (Nghĩa là "Bạn nghĩ đằng kia có cái thư viện nào không?") e. Có thể và không thể (으)ㄹ 수 있다/없다 : Dùng với động từ để diễn tả một khả năng, thể hiện tính khả thi, một sự cho phép hoặc không cho phép nào đấy. ㄹ 수 있다: được dùng khi gốc động từ không có patchim ở âm kết thúc VD: 가(다) 가 + -ㄹ 수 있다/없다 --> 갈 수 있어요/없어요 사(다) 사 + -ㄹ 수 있다/없다 --> 살 수 있어요/없어요 주(다) 주 + -ㄹ 수 있다/없다 --> 줄 수 있어요/없어요 을 수 있다: được dùng khi gốc động từ có patchim ở âm kết thúc VD: 52 Biên Soạn - Tổng Hợp: Nguyễn Thọ Chung 먹(다) 먹 + -을 수 있다/없다 --> 먹을 수 있어요/없어요 입(다) 입 + -을 수 있다/없다 --> 입을 수 있어요/없어요 잡(다) 잡 + -을 수 있다/없다 --> 잡을 수 있어요/없어요 Chú ý: -Thì quá khứ của đuôi từ này là kết hợp 았/었/였 vào 있다/없다 -Thì tương lai của đuôi từ này là kết hợp ㄹ/을 거에요 vào 있다/없다 VD: 갈 수 있었어요 먹을 수 있었어요 갈 수 있을 거에요 먹을 수 있을 거에요 f. Ngăn cấm 지 말다 : đừng... 말다 : dừng, thôi, thoát khỏi(một hành động). => dùng để diễn tả nghĩa "đừng làm một việc gì đấy. 지 말다 luôn được dùng như một câu phủ định và kết hợp với các đuôi từ kết thúc câu dạng cầu khiến. VD: 학교에 가지 마세요 (Đừng đến trường. 늦게 주무시지 마십시오 (Đừng ngủ dậy muộn) 지금 떠나지 마세요 (Đừng bỏ đi nhé) 울지 마세요 (Đừng khóc) 버스는 타지 맙시다 (Chúng ta đừng đi xe buýt) 오늘은 그분을 만나지 맙시다 (Chúng ta đừng gặp ông ấy hôm nay) g. Sẽ /chắc là 겠 : Tiếp vĩ ngữ 겠 được dùng để biểu hiện sự phán đoán của người nói đối với một sự việc nào đấy, hoặc biểu hiện thì tương lai. VD: 요즘 많이 바쁘겠어요 (Dạo này chắc bạn bận lắm nhỉ) 저 분은 예뻤겠어요 (Người kia chắc là đẹp lắm) 뭘 드시겠어요? (Anh sẽ dùng món gì ạ? ) h. Lối nói ngang hàng: Lối nói ngang hàng 반말 để sử dụng khi nói chuyện giữa những người bạn thân thiết thực sự, với trẻ con và với nhứng người mà chúng ta không cần phải thể hiện sự tôn kính. Có nhiều cách biểu hiện lối nói ngang hàng 53 Biên Soạn - Tổng Hợp: Nguyễn Thọ Chung - Cách đơn giản nhất là lược bỏ 요 trong đuôi từ 아/어/여요 hoặc 아/어/여 VD: 어디 가요? ---> 어디 가?? (ở đâu thế?) 학교에 가요. ---> 학교에 가. I'm going to school. (tôi đi đến trường) 빨리 가(세)요 ---> 빨리 가! Go quickly! (đi nhanh lên, nhanh lên, …) 갑시다! ---> 가! Let's go. (đi thôi) 54 Biên Soạn - Tổng Hợp: Nguyễn Thọ Chung - Cả 4 câu trên đều cùng một hình kết thúc câu nhưng ý nghĩa của nó sẽ khác đi qua ngữ điệu. Nếu vị ngữ có cấu trúc Danh từ + 이다 , thì ta sẽ sử dụng đuôi 야. VD: 이름이 뭐예요? ---> 이름이 뭐야? 저게 사탕입니까? ---> 저게 사탕이야? - Có 2 hình thức đuôi kết thúc câu có thể được sử dụng cho câu nghi vấn 니 và 아/어/여 VD: 어디 가? ----> 어디 가니? 밥 먹었어? ----> 밥 먹었니? 언제 갈 거예요? ----> 언제 갈 거니? - Trong dạng câu đề nghị, người ta thường sử dụng đuôi 자 hơn là đuôi 아/어/여. VD: 수영하러 가자! (Mình đi bơi đi) 이따가 12 시쯤에 만나자! (Lát nữa chúng ta gặp nhau vào khoảng 12 giờ nhé) 오늘 저녁에 만나자! (Tối nay gặp nhau nhé.) 술 한 잔 하러 가자! (Đi nhậu đi.) i. Có / không có 있다/없다 : VD: 동생 있어요? (Bạn có em không?) 네, 동생이 있어요. (Có, tôi có đứa em.) Hoặc 아니오, 동생이 없어요. 그런데 언니는 있어요. (Không, tôi không có em. Nhưng tôi có chị gái.) 나도 가요. (Tôi cũng đi.) j. Muốn làm gì đó … 고 싶다 : muốn - Đuôi từ 고 싶다 được sử dụng để thể hiện một mong muốn của chủ ngữ và được sử dụng với động từ hành động. Chủ ngữ ngôi thứ nhất sử dụng 고 싶다 trong câu trần thuật, chủ ngữ ngôi thứ hai sử dụng trong câu hỏi. VD: 사과를 사고 싶어요. (Tôi muốn mua táo.) 커피를 마시고 싶어요. (Tôi muốn uống cà phê.) 한국에 가고 싶어요. (Tôi muốn đi Hàn Quốc.) 안나씨를 만나고 싶어요? (Bạn muốn gặp Anna hả? ) 어디에 가고 싶으세요? (Ông/bà muốn đi đâu? ) - Đuôi từ biểu hiện thì hoặc phủ định sẽ được kết hợp với '싶다'. 55 Biên Soạn - Tổng Hợp: Nguyễn Thọ Chung VD: 피자를 먹고 싶어요. (Tôi muốn ăn pizza.) 피자를먹고 싶지 않아요. (Tôi không muốn ăn pizza) Chú ý: Chủ ngữ trong câu là ngôi thứ ba số ít thì ta dùng 고 싶어하다 k. Thử làm gì đó (yêu cầu) … 아(어/여) 보다 : 보다 :xem, nhìn thấy".' - Đuôi từ 아(어/여)보다 được dùng để chuyển tải ý nghĩa “thử làm một việc gì đó”. VD: 이 구두를 신어 보세요. (Hãy mang thử đôi giày này xem.) 전화해 보세요. (Hãy thử gọi điện thoại xem.) 여기서 기다려 보세요. (Hãy thử đợi ở đây xem.) - Khi dùng với thì quá khứ. nó có thể được dùng để diễn tả một kinh nghiệm nào đó VD: 저는 한국에 가 봤어요. (Tôi đã từng đến Hàn Quốc rồi.) 저는 멜라니를 만나 봤어요. (Tôi đã từng gặp Melanie rồi.) l. Có vẻ như …. 아/어/여 보이다: - Đuôi từ này thường đi với tính từ để diễn tả ý nghĩa "có vẻ như...". Thì quá khứ của đuôi từ này là 아/어/여 보였다. 아 보이다 được dùng sau gốc động từ có nguyên âm 아/오 VD: 옷이 작아 보여요. Cái áo trông hơi nhỏ. 어 보이다 được dùng sau gốc động từ có nguyên âm 어/우/으/이 VD: 한국음식이 맛있어 보여요. (Thức ăn Hàn trông có vẻ ngon) 여 보이다 được dùng sau động từ có đuôi 하다 VD: 그분이 행복해 보여요. (Anh ấy trông hạnh phúc quá.) m. Dự định làm việc gì đó (으)려고 하다: Dùng với động từ bao gồm cả 있다 . Mẫu câu này để diễn tả một dự định của chủ ngữ. Tuy nhiên, mẫu câu này được dùng giới hạn cho ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai. 려고 하다 kết hợp với gốc động từ không có patchim. 으려고 하다 kết hợp với gốc động từ có patchim. 56 Biên Soạn - Tổng Hợp: Nguyễn Thọ Chung VD: 저는 내일 극장에 가려고 해요. (Ngày mai tôi định đi đến rạp hát.) 1 달쯤 서울에 있으려고 해요. (Tôi định ở lại Seoul khoảng 1 tháng.) 1 시부터 공부하려고 해요. (Tôi định học bài từ một giờ). 불고기를 먹으려고 해요. (Tôi định ăn thịt nướng) Dạng phủ định sẽ được kết hợp với gốc động từ trước khi kết hợp với mẫu câu (으)려고 하다, không kết hợp phủ định với động từ 하다 trong mẫu câu. VD: 그 책을 안 사려고 해요. (Tôi không định mua quyển sách đó) ( 그 책을 사지 않으려고 해요.) Tuy nhiên, thì quá khứ thì lại không gắn vào gốc động từ mà kết hợp với động từ 하다 trong mẫu câu. VD: 그 책을 안 사려고 했어요. n. Sau khi …. (으)ㄴ 다음에 : 다음 : tiếp theo, sau đó. Dùng để diễn tả ý " sau khi làm một việc gì đó thì..." Mẫu câu này chỉ được dùng với động từ. Thì và dạng phủ định của động từ chính khi kết hợp với tiếp vĩ ngữ này. VD: 수업이 끝난 다음에 만납시다. (Chúng ta gặp nhau sau khi xong giờ học nhé.) 친구를 만난 다음에 그 일을 하겠어요. (Tôi sẽ làm việc đó sau khi tôi gặp bạn tôi xong.) 전화를 한 다음에 오세요. (Hãy đến sau khi gọi điện (gọi điện thoại trước khi đến nhé).) 저녁식사를 한 다음에 뭘 할까요? (Sau khi ăn tối xong chúng ta làm gì tiếp đây?) Tuy nhiên, nếu chủ ngữ của hai mệnh đề (mệnh đề chính và mệnh đề phụ thuộc trước và sau mẫu câu này) là như nhau, thì mệnh đề này không sử dụng với động từ 가다 (đi) / 오다 (đến) và chỉ dùng một chủ ngữ ở mệnh đề trước. 57 Biên Soạn - Tổng Hợp: Nguyễn Thọ Chung VD: 내가 집에 간 다음에 공부합니다. (câu lủng củng/không bao giờ dùng) 내가 학교에 온 다음에 친구를 만납니다. (câu lủng củng/không bao giờ dùng) o.Khi/Trongkhi... (으)ㄹ때: Dùng khi muốn diễn đạt một khoảng thời gian trong khi một việc nào đó đang tồn tại hoặc diễn ra. Khi hai hành động diễn ra cùng một thời điểm, ta không được dùng thì quá khứ. Nhưng nếu một hành động gắn với ㄹ 때 đã xảy ra trước khi hành động khác diễn ra ở mệnh đề sau, ta nên dùng thì quá khứ để diễn đạt hành động gắn với ㄹ때. Mẫu câu này được dùng với tất cả các động từ và tính từ nhưng với 이다 thì chỉ có thể dùng được với thì quá khứ. 을때 được dùng sau gốc động từ có patchim. ㄹ때 được dùng sau động từ không có patchim. VD: 그분이 떠날 때, 같이 갑시다. (Khi anh ấy rời khỏi đây, chúng ta hãy đi cùng anh ấy.) 날씨가 좋을 때, 여행을 가겠습니다. (Khi nào thời tiết tốt, tôi sẽ đi du lịch) 제가 한국에 갔을 때, 날씨가 아주 추웠어요. (Khi tôi (đã) đến HànQuốc, trời (đã) rất lạnh.) 제가 학교에 갔을 때, 김선생님은 안 계셨어요. (Khi tôi đến trường, thầy Kim đã không có ở đó) 내가 중학생이었을 때, 그곳에 갔어요. (Lúc tôi là một đứa học sinh cấp hai, tôi đã từng đến đó. Chúng ta có thể dùng các trợ từ 이/가, 을/를, 에, 도, 마다, 까지, 부터, ... để kết hợp với 을 때 để dùng mệnh đề trước như một cụm danh từ. VD: 학교에 갈 때가 되었어요. (Đã đến lúc (giờ) đến trường rồi. (Giờ mà chúng ta đi đến trường) đã đến) 한국에 올 때마다 한국 음식을 먹어요. (Mỗi khi đến Hàn Quốc tôi đều ăn thức ăn Hàn) 이 일은 시작할 때부터 끝날 때까지 기분이 좋았어요. (Từ lúc việc đó bắt đầu đến lúc nó kết thúc, tâm trạng tôi đã rất vui.) P. Dù.....cũng không sao / cũng tốt. 아/어/여도 되다/괜찮다/좋다: 58 Biên Soạn - Tổng Hợp: Nguyễn Thọ Chung - Trong mẫu câu trên 아/어/여도 được dùng để chỉ sự việc trước "dù..." thế nào thì sự việc sau "cũng sẽ..." xảy ra. Thử xem qua các ví dụ sau. VD: 제가 내일 바빠도, 파티에 꼭 갈게요. (Ngày mai dù tôi có bận rộn nhưng tôi cũng sẽ đến dự buổi tiệc) 한국말이 재미없어도 공부하겠어요. (Dù tiếng Hàn Quốc chẳng thú vị gì nhưng tôi cũng sẽ học) - Tuy nhiên, ở mẫu câu này 아/어/여도 được dùng với 좋다, 괜찮다, 되다 thay cho mệnh đề sau 도, mẫu câu này được dùng để hỏi một sự đồng ý, xin phép một việc gì đó. VD: 문을 열어도 괜찮아요? (Tôi mở cửa được không? (Dù tôi có mở của cũng không sao chứ?) 들어가도 괜찮아요/돼요/좋아요? (Tôi vào được không?) 네, 들어와도 괜찮아요/돼요/좋아요. (Vâng, anh vào đi, không sao đâu) 여기에서 담배 피워도 괜찮아요/돼요/좋아요? (Tôi hút thuốc ở đây được không?) 네, 피워도 괜찮아요/돼요/좋아요. (Vâng, anh hút thuốc ở đây cũng không sao.) - Để trả lời phủ định cho một câu hỏi xin phép dạng này, chúng ta sử dụng mẫu câu: (으)면 안 되다. 으면 안 되다 được dùng sau gốc động từ có patchim ngoại trừ ㄷ 면 안 되다 được dùng sau gốc động từ không có patchim và có patchim ㄷ. VD: 들어가도 괜찮아요? (Tôi vào được không?) 아니오, 들어오면 안 돼요. (Không, anh không được vào. (Anh không nên vào.)) 네, 들어와도 괜찮아요/돼요/좋아요. (Vâng, anh vào cũng không sao). 떠들면 안 돼요. (Các bạn không được ồn ào.) 지각하면 안 돼요. (Không được đến muộn. (Bạn không nên đến muộn.) Q. Bắt buộc: phải … 아/어/여)야 되다/하다: - Đuôi từ này dùng để biểu hiện những việc nên /phải làm. VD: 꼭 와야 됩니다/합니다. (Bạn nhất định phải đến đấy.) 지금은 공부를 해야 됩니다/합니다. (Bây giờ tôi phải học bài.) 지금 가야 됩니까?합니까? (Tôi phải đi ngay bây giờ sao? ) - Các tiếp vĩ ngữ biểu hiện "thời" (quá khứ, tương lai) luôn được gắn với 되다/하다. 59 Biên Soạn - Tổng Hợp: Nguyễn Thọ Chung VD: 집에 가야 했습니다. (Tôi đã phải đi về nhà.) - Tuy nhiên, tiếp vĩ ngữ phủ định "đừng" luôn được gắn với động từ chính, theo hình thức sau: 지 말아야 하다. R. Quyết định … 기로 하다. -Dùng để chỉ một quyết định nào đó của chủ ngữ câu, thực hiện sự chọn lựa giữa nhiều khả năng khác nhau, hoặc đạt đến một giải pháp nào đó. Vì vậy, mẫu câu này thường được dùng ở thì quá khứ. VD: 담배를 끊기로 했어요. (Tôi đã quyết định bỏ thuốc.) 술을 마시지 않기로 했어요. (Tôi đã quyết định không uống rượu.) 이번 주말에 여행을 가기로 했어요. (Tôi đã quyết định đi du lịch vào cuối tuần này.) - Ở dạng này, động từ 하다 có thể được thay bởi các động từ: 약속하다 (hứa), 결정하다 (quyết định), 결심하다 (quyết tâm), 작정하다 (dự định) v.v.... Xem các ví dụ sau: 담배를 끊기로 결정했어요. (Tôi quyết định sẽ bỏ thuốc. ) 담배를 끊기로 약속했어요. (Tôi hứa sẽ bỏ thuốc. ) 담배를 끊기로 결심했어요. (Tôi quyết tâm sẽ bỏ thuốc.) - Có hai cách để biểu hiện phủ định trong mẫu câu này. Thứ nhất là gắn phủ định vào động từ chính 지 않기로 하다, lúc này nó có nghĩa là 'Quyết định không làm cái gì đó'. Thứ hai là gắn phủ định vào mẫu câu 기로 하다 thành 기로 하지 않다, lúc này nó có nghĩa là 'Không quyết định làm việc gì đó'. VD: 먹지 않기로 했어요. (Tôi đã quyết định sẽ không ăn) 먹기로 하지 않았어요. (Tôi đã không quyết định sẽ ăn) S. ".....đã từng/chưa bao giờ làm một việc gì đó" (으)ㄴ 적(이) 있다/없다: Dùng để diễn tả một kinh nghiệm nào đấy trong quá khứ. VD: 한국음식을 먹어 본 적이 있으세요? (Anh đã từng ăn thử thức ăn Hàn Quốc chưa ạ?) 네, 먹어 본 적이 있어요 (Dạ rồi, tôi đã từng thử món Hàn) 아니오, 먹어 본 적이 없어요. (Không, Tôi chưa bao giờ ăn món Hàn Quốc cả) 저는 한국에 가 본 적이 없었어요. (Tôi chưa bao giờ đến Hàn Quốc cả.) t. Câu xác nhận …. (는/ㄴ)다니, (느/으)냐니, 자니, (으)라니, (이)라니? - còn có nghĩa tương đương với câu (는/ㄴ)다니 무슨말입니까? 60 Biên Soạn - Tổng Hợp: Nguyễn Thọ Chung Dùng để hỏi lại khi người nói có ý nghi ngờ hoặc không đồng ý với câu nói mình đang thuật lại. Chú ý: ㄴ/는다니: được dùng để thể hiện một động tác đang tiến hành. VD: 그는 회사 그만둔다니? (quyết định nghỉ và đang tiến hành) 다니: được dùng để thể hiện một sự thật đã xảy ra. VD: 그는 회사 그만두다니? (đã nghỉ rồi) Trường hợp hỏi là trường hợp 1, trường hợp 2 của cấu trúc này là khi nó nằm giữa câu. Thể hiện ý căn cứ vào sự việc trước( hành động được thuật lại) mà xảy ra hoặc dẫn đến sự việc sau. Lúc này -니 chính là đuôi từ liên kết câu "vì" (-니까) VD: 골목안 가게에서 싸게 판다니 거기서 사자 (Vì) Tớ nghe nói các cửa hàng trong hẻm bán rẻ nên chúng ta vào đó mua đi. 아침마다 운동장을 뛰라니 아이들이 힘들어 하지. (Vì sáng nào cũng bắt chạy trong sân vận động nên bọn nhỏ mệt là phải.) 7. Các cụm từ nối trong tiếng hàn a. 그리고 (Và ,với) : Dùng kết nối hai câu hoặc hai vế ngang hàng nhau hoặc chỉ thứ tự . VD: 눈이커요 .그리고 예뻐요 (Mắt to và đẹp) 형은 대학생입니다 .그리고 동생은 고등학생 입니다 (Anh trai là sinh viên đại học và em là học sinh cấp ba) 오늘 날씨 는 흐님니다 .그리고 바람 도 붑니다 (Thời tiết hôm nay có nhiều mây và có gió thổi) 61 Biên Soạn - Tổng Hợp: Nguyễn Thọ Chung -Nếu là kết nối bình đẳng thì có thể dùng 고 để thay thế . b. 그러나 /그렇지만 (Tuy nhiên,tuy là ...hoặc Nhưng ,nhưng mà) : -Dùng khi hai câu đối ngược nhau . VD: 웃이 비싸요 .그러나(그러지만)멋있어요 (Áo tuy đắt nhưng mà đẹp) 여름입니다 .그러나 덥지 않습니다 (Tuy là mùa hè nhưng trời không nóng) 겨울 이지만 춥지 않습니다 (Mùa đông nhưng không lạnh) 일요일입니다 .그러나 인찍일 어났습니다 (Là chủ nhật nhưng tôi dậy sớm) 그사함은 부자 지만 아주겁소 합니다 (Tuy giàu nhưng anh ta là người khiêm tốn) 많이 잤습니다 .그러나 피곤 합니다 (Ngủ nhiều nhưng mà vẫn mệt) 편지 를 보냈습니다.그러나 답장이 없습니다 (Tuy đã gửi thư nhưng không có hồi âm) c. 그러면 (Nếu vậy thì, nếu thế thì ) Rút gọn là 그럼 -Dùng kết nối câu trước là tiền đề của câu sau . VD: 비가 옵니까 그럼 우산 을 쓰세요 ( Trời mưa nếu vậy thì phải dùng ô ) 등산 을 하세요 그럼 건강에 좋아요 (Hãy leo núi như vậy sẽ tốt cho sức khỏe ) 피곤하면 쉬십시오 (Nếu mệt thì hãy nghỉ ngơi) 62 Biên Soạn - Tổng Hợp: Nguyễn Thọ Chung 목욕 을 하면 기분이 좋아요 (Nếu tắm sẽ thấy thoải mái ) -Trong văn nói: …+그럼 nghĩa là tất nhiên …+그러면 그렇지 ,그럼 그렇지 nghĩa là phải vậy chứ,có vậy chứ . 동생이 합격했어요 ? Em bạn thi đậu chứ? 그럼요 (Đương nhiên rồi) 그러면 그렇지 (Có thế chứ) 시간이 늦었습니다 (Muộn mất rồi) 그럼 댁시를 탑시다 (Vậy thì bắt TAXI đi) 너무 덥습니다 (Trời nóng quá) 그러면 샤워 를 하세요 (Vậy thì đi tắm đi) 가족이 그립습니다 (Tôi nhớ nhà) 그럼 전화를 하세요 (Vậy thì gọi điện về đi) d. 그래서 (Vì vậy ,vì thế nên) -Câu trước là lý do và nguyên nhân của câu sau . 굉장이 피곤합니다 .그래서 쉽니다 (Rất mệt chính vì vậy nên nghỉ) 늦었습니다 .그래서 택시를 탔습니다 ( Muộn nên đi Taxi) 63 Biên Soạn - Tổng Hợp: Nguyễn Thọ Chung 내일이 시험입니다 .그래서 그런지 도서관 에 학생이 많아요 (Ngày mai thi không biết có phải vậy hay không mà ở Thư viện học sinh thật nhiều) e. 그런데 (Tuy nhưng mà , thế mà lại ) -Dùng trong câu đối lập câu trước hoặc chuyển chủ đề nói chuyện . VD: 방이더워요 . 그런데 에어컨이 고장 났어요 (Phòng thì nóng mà máy lạnh lại hỏng ) 웃을샀어요 그런데 사이즈 작아요 (Mua áo nhưng cỡ lại nhỏ ) f. 그러니까 (Chính vì vậy,vì thế nên ) -Câu sau là kết quả tất nhiên của câu trước . VD: 친구생일 입니다 그러니까 선물 샀어요 (Sinh nhật bạn vì thế nên mua quà ) 내가 사과했어요 그러니까 친구도 사과했어요 ( Tôi xin lỗi vì vậy bạn cũng nên xin lỗi ) 어렵습니다 그러니까 복습을 하세요 (Khó quá vì vậy nên bạn nên ôn tập) 너무 어립니다 그러니까 혼자 갈수없어요 (Bạn ấy còn nhỏ quá nên không đi một mình được ) g. 그래도 (Tuy thế nhưng, tuy..nhưng) -Sử dụng khi có ý thừa nhận câu trước nhưng câu sau có ý trái ngược VD: 음식값이싸요 그래도 맛이 좋아요 (Món ăn tuy rẻ nhưng ngon) 64 Biên Soạn - Tổng Hợp: Nguyễn Thọ Chung 봄입니다 .그래도 아직 추워요 (Tuy là mùa Xuân nhưng trời vẫn hơi lạnh) 외국 인이어도 한국말을 잘합니다 (Tuy là người nước ngoài nhưng giỏi tiếng Hàn) 일이 어려워도 재미있습니다 (Công việc khó nhưng vui) 슬픈 일이 많아도 항상 웃습니다 (Tuy có nhiều chuyện buồn nhưng vẫn cười) 8. Sự tôn kính: Là cách nói, viết lịch sự dùng để chỉ thực hiện sự tôn trọng đối với đối tượng giao tiếp . VD: Ban đầu Tôn kính Ý nghĩa 밥 진지 Bữa cơm 집 댁 Nhà 말 말씀 Nói 살 연세 Tuổi tác 이름 성함 Tên( Quý danh) 먹다 잡주시다,드시다 Ăn 있다 계시다 Có, ở,thì ,là 자다 주무시다 Ngủ 죽다 돌아 가시다 Qua đời(Chết) 마시다 드시다 Uống a. Trợ từ tôn ngôn : Sự tôn kính hình thành bằng cách thêm những từ tôn trọng . -Danh từ thêm vào chỉ người :Một số từ có thể bỏ âm tiết ở cuối hoặc phụ âm cuối . 선생-님 :Giáo viên 교수-님:Giáo sư 박사-님 :Bác sĩ 아버지-아버님 :Bố 어머니-어머님:Mẹ 아들-아드 Con trai bớt Bỏ phụ âm cuối hoặc bỏ âm tiết cuối 딸-딸님 Con gái 65 Biên Soạn - Tổng Hợp: Nguyễn Thọ Chung -Trợ từ bổ ngữ : Chuyển 이/가 thành 께서 VD: 동생이 게 보 냈어요 (Em gửi cho tôi một lá thư) 친구 가 보냈어요 (Bạn gửi cho tôi một lá thư) 알머머니 써 서 보냈어요 (Bà nội gửi cho tôi ) -Trợ từ bổ ngữ gián tiếp : Chuyển 에게/한테 thành 께 VD: 동생이게 보냈어요 (Tôi gửi một lá thư cho em tôi) 친구 에게 보냈어요 (Tôi gửi cho bạn tôi) 할이버지 께 보냈어요 (Tôi gửi cho Ông nội) Chú ý: Hình thức thông tục của tiểu từ gián tiếp có thể thay đổi như trong 동생 이게,동생 한테 b. nói,viết thực sự tôn kính Cấu trúc: ĐỘNG TỪ + 시/으시 시 Dùng sau nguyên âm 으시 Dùng sau phụ âm VD: 가르치시다 (khắc sâu) 읽으시다 (đọc) 9. So sánh: a. So sánh ngang bằng 만큼: - Trợ từ bổ trợ 만큼 thường được dùng để gắn vào sau danh từ thể hiện ý so sánh bằng. VD: 여동생이 오빠만큼 키가 컸어요. (Em gái mà cao bằng cả anh trai.) 66 Biên Soạn - Tổng Hợp: Nguyễn Thọ Chung 그 여자만큼 착한 사람은 없을 것 같아요. (Chắc chẳng có ai hiền như cô gái đó.) 한국말은 베트남어만큼 어렵지 않아요. (Tiếng Hàn không có bằng tiếng Việt) Chú ý: ngoài kết hợp với danh từ, 만큼 còn kết hợp với các động từ, tính từ hoặc các trợ từ khác theo dạng cấu trúc kết hợp để tạo nên nhiều nghĩa đa dạng. b. So sánh hơn 보다 : -Trợ từ so sánh 보다 (hơn so với) được gắn sau danh từ thứ hai sau chủ ngữ để so sánh danh từ đó với chủ ngữ. Trợ từ này thường đi kèm với 더 (hơn). VD: 한국말이 영어보다 (더) 어려워요. (Tiếng Hàn khó hơn tiếng Anh.) 개가 고양이보다 (더) 커요. (Chó to hơn mèo.) 오늘은 어제보다 (더) 시원해요. (Hôm nay mát mẻ hơn hôm qua.) - Khi sử dụng 더 mà không có 보다. VD: 이게 더 좋아요. (Cái này tốt hơn.) 한국말이 더 어려워요. (Tiếng Hàn khó hơn.) 나는 사과가 더 좋아요. (Tôi thích táo hơn.) c. So sánh hơn nhất 제일/가장 - Đây là trạng từ so sánh nhất, 가장/제일 thường được dùng trước tính từ, định từ, định ngữ hoặc trạng từ khác. VD: 그게 제일 예뻐요. (Cái đó đẹp nhất.) 이게 제일 작은 연필이에요. (Đây là cây bút chì nhỏ nhất.) 그분이 제일 잘 가르쳐요. (Ông ấy dạy giỏi nhất.) 안나가 제일 커요. (Anna to con nhất.) 10. Chữ số Hàn: Có hai hệ thống số đếm được sử dụng trong tiếng Hàn : số thuần Hàn & số có nguồn gốc từ tiếng Hoa . - Số thuần Hàn dùng chủ yếu để đếm. - Số nguồn gốc tiếng Hoa để đọc các giá trị với các số hàng trăm thì phải dùng số có nguồn gốc tiếng Hoa. a. Chữ số Thuần Hàn: Tiếng Hàn Tiếng Việt Tiếng Hàn Tiếng Việt 하나 1 스물 20 67 Biên Soạn - Tổng Hợp: Nguyễn Thọ Chung 둘 2 서른 30 셋 3 마흔 40 넷 4 쇤 50 다섯 5 여순 60 여섯 6 일흔 70 일곱 7 여든 80 여덟 8 하흔 90 아홉 9 영 0 열 10 열하나 11 열둘 12 - Bất cứ số nào có tận cùng 1,2,3,4 thay đổi hình thức khi thao sau bởi lượng từ : VD: 한나 ->한잔 둘 ->두시 셋->세시간 넷->네사람 Số 20 cũng vậy. 스물 -> 스무살 (20 tuổi) 스무한나 ->스물 한나 (21 tuổi) b. Số có nguồn gốc Tiếng Hoa: 68 Biên Soạn - Tổng Hợp: Nguyễn Thọ Chung Tiếng Hàn Tiếng Việt Tiếng Hàn Tiếng Việt 공 0 십이 12 일 1 이십 20 이 2 삼십 30 삼 3 사십 40 사 4 오십 50 오 5 육십 60 육 6 칠십 70 칠 7 팔십 80 팔 8 구십 90 구 9 백 100 십 10 천 1000 십일 11 만 10000 - Số bắt nguồn từ tiếng Hoa được sử dụng để diễn đạt :Ngày,tháng, năm ,thời gian, tiền tệ, số điện thoại. VD: Năm 2010: 이전백십년 12 tháng: 십이월 30 ngày: 삼십일 40 phút: 사십분 10.000won :만원 Tầng 3: 삼증 Tòa nhà 10 :십동 Phòng 1101:천백일호 Số điện thoại 49-2015 :+사십구국(에)이천십오번+사구(에)이공일오 -Số điện thoại bao gồm mã vùng +số kế tiếp hai dãy số được cách nhau bởi 의 (Thường đọc là 에 để dễ phân biệt ). Các tháng trong năm .chỉ có tháng 6 và tháng 10 là bỏ phụ âm ㄱ và ㅂ ở cuối âm tiết . Tháng 1 일월 Tháng 7 칠월 Tháng 2 이월 Tháng 8 팔월 Tháng 3 삼월 Tháng 9 구월 Tháng 4 사월 Tháng 10 시월 Tháng 5 오월 Tháng 11 십일월 Tháng 6 유월 Tháng 12 십이월 69 Biên Soạn - Tổng Hợp: Nguyễn Thọ Chung C. Lượng từ: - Là từ dùng để đếm các sự vật hiện tượng , số lượng . Một số lượng từ thường sử dụng. Sự vật Lượng từ Ví dụ 1 tuổi 사 아이 한살 2 giờ 시 시작두시 3 tiếng 시간 세시간 4 người 사람,명,분 (손님)네 사람,네명,네분 5 đồ vật 개 다섯개 6 động vật 마리 여섯 마리 7 sách 권 책 이곱 권 8 xe hơi 대 차 여덟 대 9 tờ giấy 장 종이 이홉장 d. Cách đếm người và đồ vật: Tiếng việt Tiếng Hàn 12 người 열두 사람(삽이 명...) 20 tuổi 스무살(이십 살) 18 quyển sách 열 여덟권 1 chiếc xe hơi 차한대 500 tờ giấy 종이 오백장 ngày 15 tháng 8 팔월 십오일 12 giờ 십이시(열두 시) 4 giờ 56 phút 네 시 오십육 분 3 giờ 30 phút 세 시 삼십분 11. Một số từ vựng thường gặp: Thời gian: Tiếng Hàn Tiếng Việt Tiếng Hàn Tiếng Việt 아침 Buổi sáng 휴일 ngày nghỉ lễ 점심 Giữa trưa 월요일 Thứ 2 저녁 Buổi tối 화요일 Thứ 3 70 Biên Soạn - Tổng Hợp: Nguyễn Thọ Chung 밤 Ban đêm 수요일 Thứ 4 오전 Sáng(a.m) 목요일 Thứ 5 오후 Chiều(p.m) 금요일 Thứ 6 지난주 Tuần trước 토요일 Thứ 7 이번주 Tuần này 일요일 Chủ Nhật 다음주 Tuấn tới 작년 Năm ngoái 주말 Cuối tuần 금년/올해 Năm nay 주중 Ngày thường(trừ chủ nhật) 내년 Năm tới 평일 Ngày làm việc (trừ chủ nhật) 학기 Học kỳ,(quý) 지금 Bây giờ 어제 Hôm qua 오늘 Hôm nay 내일 Ngày mai 새벽 Bình minh 시 Giờ 해돋이 Mặt trời mọc 분 Phút 현재 Hiện tại 초 Giây 일몰 Hoàng hôn 하늘 Bầu trời Các bộ phận trên cơ thể : Tiếng Hàn Tiếng Việt Tiếng Hàn Tiếng Việt 머리 Đầu 혀 Lưỡi 뇌 Não 머리(머리카락) Tóc 눈 Mắt 수염 Râu 코 Mũi 목 Cổ 귀 Tai 어깨 Vai 입술 Môi 가슴 Vú 이(이빨) Răng 손 Tay 이마 trán 손가락 Ngón tay 볼 (뺨) Má 손손톱 Móng,tay chân 손바닥 Lòng bàn tay 위 Dạ dày 피부 Da 엉덩이 Hông Tiếng Hàn Tiếng Việt Tiếng Hàn Tiếng Việt 머리 Đầu 혀 Lưỡi 뇌 Não 머리(머리카락) Tóc 눈 Mắt 수염 Râu 코 Mũi 목 Cổ 귀 Tai 어깨 Vai 입술 Môi 가슴 Vú 이(이빨) Răng 손 Tay 71 Biên Soạn - Tổng Hợp: Nguyễn Thọ Chung 이마 trán 손가락 Ngón tay 볼 (뺨) Má 손손톱 Móng,tay chân 손바닥 Lòng bàn tay 위 Dạ dày 피부 Da 엉덩이 Hông Gia đình: Tiếng Hàn Tiếng Việt Tiếng Hàn Tiếng Việt 가족 Gia đình 사교계 사람들 Xã hội 동시대의사람들 Thế hệ 아버지/아빠/부친 Bố 어머니/엄마/모친 Mẹ 아기 Trẻ em 아들 Con trai 딸 Con gái 할아버지 Ông nội 할머니 Bà nội 삼촌 Chú bác 고모 (이모) Cô,dì,thím,mợ,bác 사촌 Cháu trai 조카 Cháu gái 남편 Chồng 아내 Vợ 형 (오빠) Anh trai 누나 (언니) Chị gái 남동생 Em trai 여동생 Em gái 제가 / 내가/ 나는/저는 Tôi 제/내/나의 Của tôi 우리는 (우리가) Chúng ta 남자 Đàn ông 여자 Phụ nữ 친구 Bạn bè 외할아버지 Ông ngoại 외할아머니 Bà ngoại 외삼촌 Cậu 큰형 Anh cả 작은형 Anh thứ 작은 어버지 Chú 형부 Anh rể 매제 Em rể 형수 Chị dâu 제수씨 Em dâu 형제 Anh em 손자 Cháu chắt 조카 Cháu trai 손녀 cháu gái 집사람 Ông/bà xã 장모님 Mẹ vợ 장인 Bố vợ 시아버지 Bố chồng 며느리 Con dâu 시아머니 Mẹ chồng 사위 Con rể 친척 Họ hàng 이웃 Hàng xóm 양아버지 Bố nuôi 계부 Bố ghẻ 양자 Con nuôi 게모 Mẹ ghẻ 72 Biên Soạn - Tổng Hợp: Nguyễn Thọ Chung Màu sắc: Tiếng Hàn Tiếng Việt Tiếng Hàn Tiếng Việt 파랑색 Xanh 횐색 Trắng 볽은색 Đỏ 검은색 Đen 노랗다 vàng 녹색 Xanh lá cây 하늘색 Xanh da trời 갈색 Nâu 주황색 Cam 회색 Xám 분홍색 Hồng 보라색 Tía 초록색 Xanh lá cây 주홍색 Hồng ngọc 남색 Lam 보라색 Tím than 73 Biên Soạn - Tổng Hợp: Nguyễn Thọ Chung Đồ ăn ,uống: Tiếng Hàn Tiếng Việt Tiếng Hàn Tiếng Việt 밥 Cơm 주스 Trái cây 계 란 Trứng 커피 Cà Phê 계란 후라이 Trứng rán 후추 Hạt tiêu 삶은 달걀(계란) Trứng luộc 사탕 Kẹo 빵 Bánh mì 담배 Thuốc lá 아이스크림 Kem 사과 Quả táo 버터 Bơ 오렌지 Quả cam 치즈 Pho mát 바나나 Quả chuối 소금 Muối 고기 Thịt 설탕 Đường 쇠고기 Thịt bò 피자 Piza 돼지고기 Thịt lợn 케잌 Bánh 닭고기 Thịt gà 과자(쿠키) Bánh bao 양고기 Thịt dê 와인 Rượ 양파 Hành tây 토마토 u Cà chua 쨈 Mứt hoa quả 생선 Cá 밀가루 Bột mỳ 멜론 Dưa hồng 기름 Dầu 수박 Dưa hấu 쌀 Gạo 딸기 Dâu tây 햄 Chân giò hun 복숭아 Đào 소세지 khóiLạp xườn 체리 Anh đào 야채 Rau 배 lê 배추 Rau cải trắng 콩 Đậu tương 마늘 Tỏi 꿀 Mật ong 감자 Khoai tây 해초 Hải sản 국수 Mì, phở 포도 Nho 초코 Socola 레몬 Chanh 렛 비스 Bánh quy 요구 Sữa chua 킷 케이 Bánh Gatô 르트 요리 Nấu ăn 크 고춧 Bột ớt 하다 코코 Quả dừa 가루 앵두 Quả Seri 오이 Dưa chuột 망고 Xoài 74 Biên Soạn - Tổng Hợp: Nguyễn Thọ Chung Mùi vị,gia vị Món ăn Tiếng Hàn Tiếng Việt Tiếng Hàn Tiếng Việt 달다 Ngọt 짠 Mặn 시다 Chua 맵다 Cay 쓴맛 Đắng 엷다 (빛깔이) Nhạt 썩다 Trộn 맛보다 Nếm 맛있다 Ngon 맛없다 Không ngon 간장 Tương 생강 Gừng 고추장 Tương ớt 된장 Vừng 소금 Muối ăn Ăn cơm Tiếng Hàn Tiếng Việt Tiếng Hàn Tiếng Việt 커피잔 Ly 맥주 Bia 식탁보 Khăn trải bàn 샐러드 salat 칼 Dao 잔 Cốc 냅킨 Khăn ăn 점시 Đĩa 아침식사 Bữa sáng 숟가락 Muôi 점심 Bữa trưa 젓가락 Đũa 저녁식사 Bữa tối 포크 Dĩa 마시다 Uống 배부르다 No 멋다 Ăn 고프다 Đói 과일주스 Nước hoa quả 차 Trà 국 Canh 포도주 Rượu nho 물 Nước 후식 Tráng miệng 후라이팬 Chảo 컵 Tách ,Cốc 과즙짜는 기구 Máy ép nước trái 냄비 Nồi 국자 câyMuỗng Món ăn 75 Biên Soạn - Tổng Hợp: Nguyễn Thọ Chung Tiếng Hàn Tiếng Việt Tiến Tiếng Việt 깍두기 Củ cải cay g 백반 Cơm gạo 갈비 Sườn heo 메뉴 trắngThực đơn 김치 Kim chi 불고기 Thịt nướng 찌개 Canh 두부 Đậu phụ 삼계탕 Canh gà nhân 냉면 Mì lạnh 만두국 sâmCanh Mantu 일식 Cơm Nhật 국수 Phở 중식 bảnCơm Trung 비빔밥 Cơm trộn 한식 Cơm Hàn 양배추 Bắp cải 생강 Gừng 순무 Cải củ 무우 Cây củ cải 샐러리 Cần tây 당근 Cà rốt 고구마 Khoai tây 감자 Quả cà 완두콩 Đậu 76 Biên Soạn - Tổng Hợp: Nguyễn Thọ Chung Nhà hàng Tiếng Hàn Tiếng Việt Tiếng Hàn Tiếng Việt 웨이터 Nhân viên (nam) 시키다 Gọi món 메뉴 Thực đơn 팁 Tiền boa 서비스 Phục vụ 영수증 Biên lai 아가씨 Cô 계산 Thanh toán 아저씨 Anh 주문하다 Đặt 계산서 Hóa đơn 카운터 Quầy phục vụ Đồ dùng trong nhà. Tiếng Hàn Tiếng Việt Tiếng Hàn Tiếng Việt 아파트 Chung cư 방코니 Ban công 거실 Sản 창문 Cửa sổ 방 h Phòn 이웃 Hàng xóm 마루 g Nền, thềm 책장 Tủ sách 문 Cửa 전화 Điện thoại 살다 Ở 쓰레기통 Thùng rác 열쇠 Chìa khóa 목육탕 Phòng tắm 형광등 Đèn huỳnh 책상 Bàn đọc sách 식탕 quangBàn ăn 꽃 Hoa 세탁기 Máy giặt 커튼 Rèm cửa sổ 거울 Gương 차고 Nhà xe 옷장 Tủ quần áo 화장실 Nhà vệ sinh 침태 Giường 벽 Tường 77 Biên Soạn - Tổng Hợp: Nguyễn Thọ Chung Các phòng Tiếng Hàn Tiếng Việt Tiếng Hàn Tiếng Việt 방 Phòng 화 장 실 Nhà vệ sinh 침실 Phòng ngủ 체육관 phòng tập thể thao 푸엌 Nhà bếp 학회, 회담, 회의 Phòng hội thảo 욕실 Nhà tắm 연 구 실 Phòng thí nghiệm Quần áo Tiếng Hàn Tiếng Việt Tiếng Hàn Tiếng Việt 치마 Váy 블라우스 Sơ mi nữ 와이셔츠 Áo sơmi 바지 Quần 티셔츠 T-Shirt 무명 vải bông 넥타이 Cà vạt 청가지 Quần bò 팬츠 Quần lót 양말 Tất 코트 Áo khoác 주머니 Túi 모자 Mũ 허리띠 Thắt lưng 장갑 Găng tay 스카프 Khăn 장화 Ủng 구두 Giày da 신 Giày 단추 Cúc 샌들 Xăng đan 보석 Đá quý 비웃 Áo mưa 반지 Nhẫn 귀걸이 Hoa tai 목걸이 Dây chuyền 시계 Đồng hồ 잠옷 Áo ngủ 결혼반지 Nhẫn cưới 팔찌 Vòng đeo tay 슬리펴 Dép lê Trường học Tiếng Hàn Tiếng Việt Tiếng Hàn Tiếng Việt 유치원 Nhà trẻ 선생님 Thầy giáo 초등학교 Tiểu học 학생 Học sinh 중학교 Trung học 대학생 Sinh viên 78 Biên Soạn - Tổng Hợp: Nguyễn Thọ Chung 고등학교 Trung học PT 연구하다 Nghiên cứu 대학교 Đại học 질문하다 Hỏi 대학원 Cao học 가르치다 Dạy 교실 Lớp học 문자 Ngữ pháp 수업 Tiết học 단어 Từ 쉽다 Dễ 독학하다 Tự học 어렵다 Khó 그만두다 Từ bỏ 학기초 Đầu học kì 무료 Miễn phí 학기말 Cuối học kì 새로운 Mới 시가표 Thời khóa biểu 토론하다 Thảo luận 학년 Năm học 마침표 Dấu chấm 졸업하다 Tốt nghiệp 불업증서 Bằng tốt 종 Chuông 정보학 nghiệp Thông tin 철자 Viết 대문자 Viết hoa 문장 Câu 더하다(빼다 Tăng(giảm) ) 79