🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Tài liệu học tập Hướng dẫn giải quyết tình huống học phần Luật hôn nhân và gia đình
Ebooks
Nhóm Zalo
Chƣơng 1
ĐỊNH HƢỚNG SỬ DỤNG TÀI LIỆU HƢỚNG DẪN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG HỌC PHẦN LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
1.1. Tài liệu Hướng dẫn giải quyết tình huống học phầnLuật Hôn nhân và gia đình –Tài liệu bổ trợ cho giáo trình học phần Luật Hôn nhân và gia đình
1.1.1. Mục tiêu của việc sử dụng Tài liệu Hướng dẫn giải quyết tình Luật Hôn nhân và gia đình
Mục tiêu của việc sử dụng Tài liệu Hướng dẫn giải quyết tình huống học phần Luật HN&GĐ làm tài liệu bổ trợ cho giáo trình học phần Luật HN&GĐ nhằm gắn kết khối kiến thức pháp luật nội dung với phương pháp áp dụng pháp luật và kỹ năng hành nghề luật trong lĩnh vực pháp luật HN&GĐ; đáp ứng kiến thức và chuẩn đầu ra cho sinh viên ngành Luật đã được công bố.
1.1.1.1. Mục tiêu về kiến thức
- Thông hiểu vị trí của Luật HN&GĐ cũng như mối quan hệ giữa pháp luật HN&GĐ với các quan hệ pháp luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam;
- Thông hiểu và có khả năng vận dụng các kiến thức pháp luật chuyên sâu về HN&GĐ như kết hôn; quan hệ nhân thân và tài sản giữa vợ và chồng; quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con và giữa các thành viên trong gia đình; cấp dưỡng; chấm dứt hôn nhân. Học phần giúp người học nhận biết, phân tích, tổng hợp và độc lập đưa ra quan điểm cá nhân về vấn đề pháp lý phát sinh trong lĩnh vực HN&GĐ; đưa ra được cách thức giải quyết tình huống phát sinh dựa trên tư duy pháp lý có tính hệ thống.
1.1.1.2. Mục tiêu về kỹ năng
* Kỹ năng cứng
- Biết cập nhật các văn bản pháp luật HN&GĐ.
1
- Nhận thức, phân tích, đánh giá đúng các vấn đề pháp lý về HN&GĐ.
- Biết phân tích, đánh giá mối liên hệ giữa quy định pháp luật HN&GĐ với tình huống pháp lý phát sinh trong lĩnh vực này để nhận diện vấn đề pháp lý cần giải quyết. Từ đó, áp dụng đúng các quy định của pháp luật HN&GĐ để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn;
- Có khả năng phân tích, bình luận bản án, quyết định của cơ quan tài phán, cơ quan tư pháp.
- Có kỹ năng tư vấn các vấn đề pháp lý trong lĩnh vực HN&GĐ. * Kỹ năng bổ trợ
- Có kỹ năng làm việc nhóm.
- Có kỹ năng thuyết trình, rèn luyện sự tự tin khi đứng trước đám đông. 1.1.1.3. Mục tiêu về thái độ
- Có ý thức vận dụng các kiến thức và pháp luật đã học trong cuộc sống và công tác.
- Tuân thủ pháp luật khi tham gia vào các hoạt động được pháp luật HN&GĐ điều chỉnh.
- Có tinh thần làm việc nghiêm túc, khoa học.
1.1.1.4. Mục tiêu cụ thể
Do các tình huống điển hình được xây dựng trên cơ sở các bản án có thật, nên khi đưa vào giảng dạy cùng giáo trình học phần Luật HN&GĐ, các tình huống điển hình này nhằm đến các mục tiêu cụ thể sau:
- Các tình huống được xây dựng nhằm minh họa cho một nội dung (vấn đề) trong khối kiến thức pháp luật nội dung. Cách minh họa này làm cho nội dung (vấn đề) pháp lý được truyền tải trở nên trực quan sinh động, đồng thời chuyển tải thực tiễn áp dụng pháp luật cho người học. Việc minh họa từ tình huống điển hình được xây dựng từ các bản án có thật tránh tình trạng người dạy xây dựng tình huống hư cấu giả định phi thực tế.
- Các tình huống điển hình sẽ là cơ sở để xây dựng các bài tập tình huống giải quyết vấn đề, nhằm đặt ra vấn đề để người học tự giải quyết,
2
nhằm kích thích và phát huy tính năng động và sáng tạo của người học, rất thích hợp để sử dụng cho giờ thảo luận (có thể dùng làm bài tập cá nhân hoặc bài tập nhóm).
- Các tình huống điển hình sẽ là cơ sở để xây dựng các bài tập tình huống tư vấn, yêu cầu người học vận dụng kiến thức đưa ra ý kiến tư vấn giúp đương sự tránh được các bất lợi xảy ra trong tình huống, nhằm kích thích người học khả năng tư duy ở cấp độ cao hơn so với dạng bài tập tình huống giải quyết vấn đề, rất thích hợp để sử dụng làm bài tập cá nhân.
- Các tình huống điển hình được xây dựng trên cơ sở các bản án có thật, do đó có khả năng sẽ là tình huống thực tế xảy ra tương tự mà người học luật sẽ gặp và đối mặt sau khi ra trường. Việc đưa các tình huống này vào giảng dạy nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức thực tiễn và khả
năng tiếp cận thực tế nhanh chóng sau khi ra trường.
1.1.2. Đối tượng sử dụng Tài liệu Hướng dẫn giải quyết tình huống học phần học phần Luật Hôn nhân và gia đình
Tài liệu Hướng dẫn giải quyết tình huống học phần Luật HN&GĐ hướng tới đối tượng sử dụng bao gồm người dạy và người học. - Người dạy sử dụng thống nhất Tài liệu Hướng dẫn giải quyết tình huống học phần Luật HN&GĐ để hướng dẫn hoạt động học tập của người học. Việc sử dụng thống nhất giữa nhiều người cùng dạy học phần này sẽ tránh được tình trạng người dạy cùng vấn đề nội dung lại có quan điểm trái ngược nhau, không có cơ sở luật giải phù hợp. Ngoài ra, người dạy có thể linh hoạt sử dụng các tình huống điển hình, tránh trường hợp một tình huống minh họa/bài tập lại được giới thiệu lặp đi, lặp lại ở nhiều lớp khác nhau, lớp học sau có thể hỏi lớp học trước và năm bắt được nội dung. Đồng thời, tài liệu này đã được biên soạn, qua quá trình dạy, người dạy sẽ có nhu cầu và động lực để bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện mỗi năm.
- Người học được sử dụng Tài liệu Hướng dẫn giải quyết tình huống Luật HN&GĐ dưới sự hướng dẫn của người dạy. Việc sử dụng Tài liệu đòi hỏi người học phải có sự nghiên cứu, chuẩn bị trước giờ lên lớp, kích thích người học khả năng tìm tòi, nghiên cứu.
3
1.2. Tiêu chí đánh giá kết quả đạt đƣợc của ngƣời học 1.2.1. Đối với cá nhân người học
1.2.1.1. Về kỹ năng
- Kỹ năng viết đối với dạng bài tập tự luận: viết ngắn gọn; diễn đạt chặt chẽ, mạch lạc; không có lỗi soạn thảo (không có khoảng cách trước dấu chấm, dấu phẩy hay sau dấu chấm phải viết hoa...).
- Kỹ năng thuyết trình đối với dạng bài tập thuyết trình: trình bày rõ ràng, mạch lạc, lập luận logic, tự tin chủ động.
- Kỹ năng làm việc độc lập, tự nghiên cứu tài liệu, văn bản (tìm, đọc, phân tích…): phải tìm đọc và khai thác tài liệu mà đề cương yêu cầu.
1.2.1.2. Về nội dung kiến thức
- Nắm được kiến thức liên quan nội dung pháp lý của bài học (lý luận pháp lý và pháp luật thực định) để phân tích/đánh giá/giải quyết/tư vấn tình huống/vấn đề.
1.2.1.3. Về thái độ
- Người nghiên cứu có thái độ tự giác, tập trung, chủ động, tích cực, cầu thị ham học hỏi.
1.2.2. Đối với nhóm sinh viên
1.2.2.1. Về kỹ năng
- Kỹ năng của cá nhân trong nhóm: lắng nghe, chất vấn, tư duy phản biện, thuyết phục, tôn trọng, trợ giúp, chia sẻ, phối hợp. - Kỹ năng của nhóm: cần chia sẻ thông tin và nguồn lực; thống nhất về phương thức thực hiện; tôn trọng và khích lệ nhau; các thành viên nhóm có thể rèn luyện được kỹ năng phản biện vấn đề; nhận diện xem nhóm hoặc cá nhân mình đang ở đâu, nhanh chóng chuyển sang sự thay đổi.
4
1.2.2.2. Về nội dung kiến thức
Nắm được kiến thức liên quan nội dung pháp lý của bài học (lý luận pháp lý và pháp luật thực định) để phân tích/đánh giá/giải quyết/tư vấn tình huống/vấn đề.
1.2.2.3. Về thái độ
Ý thức tôn trọng pháp luật HN&GĐ, bảo vệ các quyền của chủ thể được pháp luật HN&GĐ quy định khi bị xâm phạm; đoàn kết, giúp đỡ, sẻ chia, trách nhiệm với cộng đồng.
1.3. Phƣơng pháp sử dụng Tài liệu Hƣớng dẫn giải quyết tình huống học phần Luật Hôn nhân và gia đình
1.3.1. Phân bổ thời gian và hình thức học tương ứng
1.3.1.1. Phân bổ thời gian
Để sử dụng hiệu quả Tài liệu Hướng dẫn giải quyết tình huống học phần Luật HN&GĐ cần sử dụng kết hợp đối chiếu đề cương chi tiết học phần Luật HN&GĐ cho ngành Luật học hay Luật Kinh tế đã được Nhà trường phản biện và thông qua (Đề cương chi tiết học phần Luật HN&GĐ được giới thiệu trong quá trình nghiên cứu). Theo đó, thời lượng phân bổ chi tiết cho từng chủ đề của mỗi vấn đề tiếp cận có thể có sự khác nhau, tùy thuộc vào đặc trưng của mỗi ngành học. Chẳng hạn, đối với ngành Luật học, các tình huống điển hình trong mỗi nội dung ở mỗi chương được phân bổ thời gian tương đối có sự đồng đều. Trong đó, nhấn mạnh ở một số chương về kết hôn; xác định quan hệ cha mẹ con; cấp dưỡng và ly hôn. Trong khi đó, đối với ngành Luật kinh tế có thể đặt yêu cầu người học tiếp cận nhiều ở góc độ giải quyết các tranh chấp về quan hệ tài sản giữa vợ và chồng trong trường hợp vợ, chồng sử dụng tài sản đem kinh doanh hoặc tham gia vào các giao dịch dân sự; kinh doanh thương mại khác... Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh rằng, quan hệ pháp luật HN&GĐ điều chỉnh hầu hết các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực HN&GĐ. Song trên thực tế, việc giải quyết các tranh chấp hoặc yêu cầu về HN&GĐ lại chủ yếu phát sinh trên một số quan hệ chủ đạo như kết hôn; giải quyết hậu quả pháp lý của việc kết hôn trái pháp luật hay
5
không công nhận là vợ chồng; giải quyết tranh chấp hoặc yêu cầu về xác định quan hệ cha mẹ con; tranh chấp hoặc yêu cầu về tài sản giữa vợ và chồng có thể phát sinh cả trong thời kỳ hôn nhân, khi ly hôn hoặc sau khi ly hôn; tranh chấp về cấp dưỡng... Do đó, sự phân bổ thời lượng sử dụng cho tài liệu cũng tính đến các yếu tố này để có sự cân đối hài hòa hợp lý; đảm bảo tính logic và đáp ứng yêu cầu cần thiết cho cả người học và người nghiên cứu.
1.3.1.2. Hình thức sử dụng
Tài liệu Hướng dẫn giải quyết tình huống học phần Luật HN&GĐ được sử dụng trong quá trình nghiên cứu các quy phạm pháp luật tại lớp học. Tài liệu này mang tính chất bổ trợ cho quá trình dạy và học cũng như nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực HN&GĐ. Do đó, phần lớn các tình huống trong tài liệu này được giảng viên định hướng và gợi mở cho sinh viên tiếp cận kết hợp với việc sử dụng các tài liệu học tập khác để qua đó có thể làm sáng tỏ vấn đề theo chủ điểm nghiên cứu.
Mặt khác, Tài liệu được sử dụng kết hợp trong quá trình giảng dạy lý thuyết song song với thực hành. Thông qua các tình huống được tóm tắt lại từ các bản án, tranh chấp hoặc yêu cầu trên thực tế, người học có thể vận dụng các kiến thức đã nắm bắt được để giải quyết các vấn đề
thực tiễn phát sinh.
1.3.2. Phương pháp học đối với cá nhân người học
Việc sử dụng Tài liệu Hướng dẫn giải quyết tình huống học phần Luật HN&GĐ yêu cầu người học phải nâng cao kỹ năng phân tích lập luận và vận dụng quy định của pháp luật để giải quyết vấn đề. Quá trình sử dụng, người học có thể tiếp cận nội dung bằng các phương pháp sau:
- Phương pháp tự nghiên cứu: Đối với cá nhân người học, để sử dụng có hiệu quả tài liệu này thì việc tự nghiên cứu vẫn là phương pháp chủ đạo và mang tính quyết định nhất. Để làm tốt việc này, cá nhân người học cần phải nắm các kiến thức căn bản và có thái độ nghiên cứu khoa học nghiêm túc. Mặt khác, tài liệu này có thể bao gồm các bản án hoặc tranh chấp cụ thể, do đó khi nghiên cứu sinh viên cần đọc kỹ các dữ kiện tình huống, nghiên cứu cách thức giải quyết vụ việc của cơ quan có
6
thẩm quyền. Từ đó, có thể hình dung được bản chất của vấn đề và đưa ra hướng giải quyết cho riêng mình.
1.3.3. Phương pháp học đối với nhóm sinh viên
Quá trình học tập, giảng viên có thể yêu cầu nhóm sinh viên cùng hoạt động nghiên cứu. Phương pháp này có thể phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả tập thể về tư duy, lập luận, phân tích để từ đó có thể thống nhất ý kiến của cả nhóm. Tuy nhiên, để có thể sử dụng có hiệu quả phương pháp làm việc nhóm khi giải quyết các bài tập tình huống được đưa ra trong Tài liệu Hướng dẫn giải quyết tình huống học phần Luật HN&GĐ thì nhóm sinh viên cần lưu ý các vấn đề sau:
- Lập nhóm cộng tác: nhóm cộng tác có thể do giáo viên ấn định hoặc theo sự lựa chọn của sinh viên tùy thuộc với đặc điểm tình hình và yêu cầu khi sử dụng. Tuy nhiên, nhóm cộng tác thường nên chỉ gồm khoảng 4 - 5 sinh viên, vì nếu số lượng nhóm lớn sẽ không phát huy được các yếu tố tư duy của tất cả các thành viên.
- Phương pháp tranh luận: bài tập tình huống được đưa ra sẽ xác định các chủ đề hoặc nội dung có định hướng. Do đó, dựa vào các vấn đề đã được gợi mở tất cả người học đều phải đưa ra quan điểm và chính kiến của mình. Người học trong nhóm có thể chia sẻ với nhau những gì mình nghĩ và lên ý tưởng cho việc giải quyết tình huống. Tuy nhiên, cũng cần chú ý rằng, nếu phương pháp làm việc nhóm được áp dụng tại lớp học thì cần chú ý về mặt thời gian. Để động viên khích lệ thái độ làm việc giảng viên có thể đánh giá kết quả làm việc vào thang điểm quá trình.
- Phương pháp thuyết trình: kết quả làm việc nhóm sẽ được báo cáo viên của nhóm thuyết trình trước lớp. Tuy nhiên, báo cáo viên thông thường sẽ được chỉ định bằng một sinh viên tích cực và được tin tưởng nhất. Điều này dễ dẫn đến tình trạng không phát huy được yếu tố tập thể. Do đó, quá trình thảo luận nhóm sinh viên cần yêu cầu tất cả các thành viên nhóm đều tham gia và sẵn sàng báo cáo khi giáo viên yêu cầu. Mặt khác, việc báo cáo kết quả thảo luận nhóm cần nêu chủ điểm của vấn đề rõ ràng, căn cứ pháp lý mạch lạc từ đó chứng minh cho luận điểm của mình.
7
1.4. Hƣớng dẫn một số kỹ năng thiết yếu cần có để sử dụng Tài liệu Hướng dẫn giải quyết tình huống học phần Luật Hôn nhân và gia đình
1.4.1. Kỹ năng đọc giáo trình, sách chuyên khảo, bài viết trên các tạp chí chuyên ngành luật
Hiện tại, phần lớn các cơ sở đào tạo luật trên cả nước đều có giáo trình hoặc sách chuyên khảo. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về giáo trình hoặc sách chuyên khảo cũng như bài viết trên tạp chí, người học cần xác định rõ chủ đề nghiên cứu và tập trung cho chủ đề đó. Người học cần có dàn ý, đề cương cho từng vấn đề cụ thể; nghiên cứu kỹ nội dung mà tác giả lập luận về vấn đề từ đó đối chiếu so sánh bình luận dựa trên quan điểm của cá nhân. Giáo trình, sách chuyên khảo, bài viết trên tạp chí thực chất là cách nhìn nhận đánh giá về quy định của pháp luật về một lĩnh vực nhất định nào đó, do đó khi tiếp cận nghiên cứu các quan điểm của các tác giả, bản thân mỗi chúng ta đều có thể đánh giá để đưa ra quan điểm chính kiến hoặc ngay cả sự phản biện của riêng mình. Tuy nhiên, cũng cần phải thừa nhận rằng, các nguồn tài liệu nói trên thực sự rất cần thiết và là nguồn tài liệu quý giá để chúng ta có thể nhìn nhận đánh giá vấn đề đa chiều và toàn diện hơn.
1.4.2. Kỹ năng phân tích và bình luận bản án/quyết định của cơ quan có thẩm quyền
Kỹ năng phân tích và bình luận bản án/quyết định của cơ quan có thẩm quyền là một trong những kỹ năng khó nhưng hết sức cần thiết đối với người nghiên cứu luật nói chung. Để rèn luyện tốt kỹ năng này đòi hỏi người nghiên cứu phải có kiến thức chuyên sâu về luật chuyên ngành; am hiểu những vấn đề pháp lý, những quy phạm pháp luật được văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh. Trên cơ sở đó, người nghiên cứu tự mình đặt ra các vấn đề mà nội dung bản án/quyết định đề cập và từ đó đưa ra các nhận định về hướng giải quyết của vụ việc. Để làm được các vấn đề nêu trên, người phân tích và bình luận bản án/quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần trang bị cho mình hệ thống kiến thức pháp lý cơ bản, chuẩn bị chu đáo các văn bản pháp luật có liên quan đến vấn đề được đề cập.
8
1.5. Định hƣớng kỹ năng giải quyết tình huống
Đối với việc sử dụng tài liệu học tập Tài liệu Hướng dẫn giải quyết tình huống học phần Luật HN&GĐ thì việc vận dụng các kỹ năng xác định vấn đề và giải quyết tình huống là điều vô cùng quan trọng. Đặc biệt, mỗi một vụ việc phát sinh trong thực tế là một tình huống với những tình tiết khác nhau. Do đó, việc vận dụng các kỹ năng mềm trong việc phát hiện vấn đề, áp dụng quy phạm pháp luật để giải quyết các trường hợp cụ thể là rất cần thiết. Để giải quyết tốt các tình huống điển hình trong Tài liệu Hướng dẫn giải quyết tình huống học phần Luật HN&GĐ, người học cần thực hiện tốt các bước theo các định hướng sau:
Bước 1: Đọc và nhận định nội dung tình huống.
Bước 2: Phát hiện vấn đề pháp lý cần giải quyết.
Bước 3: Tra cứu văn bản pháp luật và nội dung điều luật điều chỉnh quan hệ pháp luật cần giải quyết.
Bước 4: Vận dụng quy phạm pháp luật để giải quyết tình huống. Bước 5. Đưa ra quyết định về việc giải quyết vấn đề.
1.5.1. Đọc và nhận định nội dung tình huống
Việc đọc kỹ nội dung tình huống giữ vai trò then chốt trong việc định hướng giải quyết tình huống điển hình. Trên cơ sở đọc kỹ nội dung người đọc mới có thể tiếp cận nội dung trọng tâm của vấn đề cần phải giải quyết. Điều đó có nghĩa là, đọc là bước đầu tiên để định hình tình huống pháp lý, khoanh vùng quan hệ pháp luật mà tình huống đặt ra, xác định chủ thể, khách thể, nội dung quan hệ pháp luật. Do đó, việc đọc nội dung tình huống là hết sức quan trọng. Bởi lẽ, nếu người học làm không tốt bước này, đọc qua loa, bỏ sót dữ kiện thì hệ quả có thể dẫn đến là toàn bộ vụ việc có thể bị nhận định sai, thiếu khách quan và việc giải quyết không phù hợp với quy định của pháp luật là điều khó tránh khỏi. Như vậy, đọc và phân tích tình huống được xem là bước tạo tiền đề cho việc tư duy định huống nhằm giải quyết các bước tiếp theo.
1.5.2. Phát hiện vấn đề pháp lý cần giải quyết
Phát hiện vấn đề và xác định vấn đề cần giải quyết là bước đòi hỏi
9
người học trên cơ sở đã đọc kỹ nội dung ở bước 1 sẽ chỉ ra các chi tiết mang tính chất xác định “từ khoá” trong toàn bộ nội dung của vụ việc. Với công việc này người học sẽ phải tư duy để xác định rõ tình huống yêu cầu giải quyết vấn đề pháp lý nào? Những tình tiết nào liên quan đến vấn đề cần giải quyết cần phải chú ý? Ví dụ, cùng là một vụ án về
HN&GĐ nhưng có thể đương sự chỉ yêu cầu giải quyết quan hệ nhân thân, không tranh chấp về quan hệ tài sản và con cái hoặc cũng có thể chỉ tranh chấp về nhân thân và quyền nuôi con chứ không tranh chấp về tài sản. Do vậy, quá trình nghiên cứu đòi hỏi người học phải xác định rõ cần phải giải quyết vấn đề gì trong tình huống pháp lý đó. Khi xác định được quan hệ pháp luật cần giải quyết, người học cần tiếp tục tư duy các vấn đề khác có liên quan. Ví dụ, nếu đương sự tranh chấp về tài sản thì cần xem xét tài sản tranh chấp bao gồm những cái gì, nguồn gốc của tài sản được hình thành như thế nào,… để từ đó có những định hướng phù hợp.
1.5.3. Tra cứu văn bản pháp luật và nội dung điều luật điều chỉnh quan hệ pháp luật cần giải quyết
Một trong những yếu tố làm nên giá trị thuyết phục cho bản án/quyết định của Tòa án hoặc cơ quan pháp luật khác là việc áp dụng các căn cứ pháp lý trong quá trình giải quyết vụ việc. Do đó, việc vận dụng các căn cứ pháp lý một cách chính xác góp phần quyết định đến sự
thành công trong việc giải quyết một tình huống về HN&GĐ nói riêng cũng như các vụ việc pháp lý nói chung. Một quan hệ pháp luật cần giải quyết trong tình huống có thể được điều chỉnh bởi nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau như Luật, Nghị định, Nghị quyết, Thông tư, Thông tư liên tịch… Do vậy, trước hết người học cần phải xác định rõ vấn đề cần giải quyết được văn bản nào điều chỉnh? Ví dụ, đối với việc giải quyết quan hệ nhân thân trong vụ án HN&GĐ có thể áp dụng Luật HN&GĐ2014; Nghị quyết 35/2000 – QH10 ngày 9/6/2000 của Quốc hội khoá X hay Thông tư liên tịch 01/2016/BTP – TANDTC – VKSNDTC ngày 6/1/2016. Sau khi tra cứu văn bản điều chỉnh, người học cần xác định Điều, Khoản của văn bản quy phạm pháp luật về quan hệ pháp luật cần giải quyết. Việc viện dẫn Điều, Khoản của văn bản quy phạm pháp luật cần chú ý viện dẫn nội dung điều chỉnh trực tiếp vấn đề cần làm sáng
10
tỏ, tránh các trường hợp chỉ nêu Điều Luật mà không phân tích nội dung. Điều này sẽ làm giảm giá trị chứng minh bởi một điều luật có thể đề cập đến nhiều nội dung khác nhau cho nhiều quan hệ pháp luật khác nhau. Mặt khác, khi tra cứu nội dung quy phạm pháp luật mà quy phạm pháp luật đó dẫn chiếu đến một quy phạm pháp luật khác thì người nghiên cứu cũng cần chú ý viện dẫn để giải quyết. Ví dụ, Khoản 2 Điều 34 Luật HN&GĐ 2014 quy định về việc đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung có nội dung như sau: “Trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì giao dịch liên quan đến tài sản này được thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Luật này; nếu có tranh chấp về tài sản đó thì được giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật này”. Với nội dung này, khi giải quyết quan hệ tài sản người học cần phải xác định tài sản được đề cập thuộc trường hợp được điều chỉnh tại Điều 26 hay Điều 33 của Luật HN&GĐ 2014 để quyết định lựa chọn hướng giải quyết.
1.5.4. Vận dụng quy phạm pháp luật để giải quyết tình huống
Sau khi nghiên cứu và phát hiện vấn đề cần giải quyết trong tình huống và tra cứu văn bản pháp luật điều chỉnh có liên quan, người học cần tiếp tục thực hiện việc vận dụng quy phạm pháp luật để giải quyết tình huống. Điều quan trọng nhất trong công đoạn này là người học cần sử dụng thuần thục kỹ năng lập luận – một trong những kỹ năng tối cần thiết của một người hoạt động trong lĩnh vực pháp lý. Khi vận dụng quy phạm pháp luật để giải quyết tình huống, người học cần giải quyết các câu hỏi: (i) sự kiện pháp lý nào gắn liền với quy định pháp luật vừa được tra cứu (ii) vì sao dùng quy phạm pháp luật này mà không phải quy phạm pháp luật khác tương tự để giải quyết vấn đề (iii) cùng một quy phạm pháp luật này nhưng có thể có nhiều hướng giải quyết khác nhau không (iv) có phản biện nào khác cho hướng giải quyết vấn đề không... Quá trình tư duy này sẽ tạo tiền đề cho người học đưa ra được quyết định cuối cùng của mình trong việc giải quyết tình huống. Ví dụ, trong một vụ án về HN&GĐ mà các đương sự có tranh chấp về quyền nuôi con có nội dung như sau: “Chị An và anh Bắc có đơn yêu cầu ly hôn và cả hai người
11
đều có nguyện vọng nuôi cháu Quân (30 tháng tuổi). Anh Bắc làm công nhân nhà máy dệt thu nhập hàng tháng khoảng 6 triệu đồng. Chị An là tiếp viên hàng không có thu nhập hàng tháng khoảng 25 triệu đồng”. Với những dữ kiện trên, thông thường chúng ta hay dựa vào độ tuổi của con và điều kiện kinh tế của các bên để quyết định giao con cho mẹ nuôi theo quy định tại Điều 81 Luật HN&GĐ 2014: “Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”. Tuy nhiên, với tình huống này, chúng ta cũng có thể quan tâm đến các dữ kiện pháp lý khác,
ví dụ như với điều kiện công việc của chị An có thể thường xuyên di chuyển, thời gian ở nhà chăm sóc con không nhiều, việc giao con cho chị An nuôi có thể không đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho trẻ,... để chúng ta thay đổi quyết định cuối cùng trong việc giải quyết vụ án. Như vậy, vận dụng quy phạm pháp luật để giải quyết là việc người học cần tư duy và đưa ra những lập luận logic về tình huống. Quá trình này, đòi hỏi chúng ta cần có các kiến thức lý luận chuyên sâu về pháp luật chuyên ngành; am hiểu những vấn đề pháp lý, những quy phạm pháp luật được văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh. Trên cơ sở đó, người nghiên cứu tự mình đặt ra các vấn đề mà nội dung bản án/quyết định đề cập và từ đó đưa ra các nhận định về hướng giải quyết của vụ việc.
1.5.5. Đưa ra quyết định về việc giải quyết vấn đề
Đưa ra quyết định về việc giải quyết vấn đề là bước cuối cùng trong việc giải quyết tình huống. Trên cơ sở của việc phân tích nội dung, áp dụng căn cứ pháp lý, người học phải đưa ra nhận định cuối cùng để chốt lại vấn đề. Quyết định về việc giải quyết vấn đề là sự thể hiện quan điểm của cá nhân người nghiên cứu. Do đó, quyết định của người nghiên cứu cần phải có sức thuyết phục. Để làm được điều này, người học cần chú ý hai vấn đề sau: thứ nhất, người học không đưa ra kết luận nóng vội khi chưa đảm bảo thực hiện tốt các bước trên, chưa có cơ sở pháp lý vững chắc; thứ hai, người học cần giải quyết triệt để, lần lượt các quan hệ
pháp luật đặt ra đã được xác định ở bước 2, tránh các trường hợp bỏ sót yêu cầu của tình huống.
12
Chƣơng 2
QUAN HỆ PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
2.1. Xác định quan hệ tranh chấp, yêu cầu
2.1.1. Mục tiêu đánh giá
2.1.1.1. Về kiến thức
- Nắm được các quy định của pháp luật để xác định được lĩnh vực cần giải quyết; quan hệ pháp luật mà đương sự có tranh chấp hoặc yêu cầu; xác định chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật HN&GĐ; xác định điều kiện tham gia quan hệ pháp luật HN&GĐ của chủ thể.
- Định hướng giải quyết các quan hệ pháp luật về HN&GĐ. 2.1.1.2. Về kỹ năng
- Kỹ năng đọc và nhận định nội dung tình huống.
- Kỹ năng tìm tài liệu phục vụ cho mục đích nghiên cứu. 2.1.2. Lý thuyết
Quan hệ pháp luật HN&GĐ là các quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật HN&GĐ điều chỉnh. Như vậy, các quan hệ pháp luật phát sinh trong lĩnh vực HN&GĐ là các mối quan hệ giữa các chủ thể có quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng. Các mối quan hệ này gắn liền với các đặc trưng như được xây dựng mang tính lâu dài bền vững; dựa trên nền tảng của yếu tố tình cảm là yếu tố chủ đạo; quan hệ nhân thân giữa các chủ thể không gắn liền với tài sản; quan hệ tài sản không mang tính đền bù ngang giá. Đồng thời, đối với các quan hệ HN&GĐ nếu có pháp sinh tranh chấp hoặc yêu cầu thì không áp dụng thời hiệu.
Căn cứ làm phát sinh, thay đổi và chấm dứt quan hệ pháp luật HN&GĐ bao gồm các sự kiện pháp lý phát sinh trong lĩnh vực HN&GĐ. Các sự kiện pháp lý này là các hành vi của chủ thể hoặc các sự biến mà trên cơ sở đó quan hệ pháp luật HN&GĐ được hình thành, thay đổi hoặc là căn cứ để chấm dứt các quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể tham gia.
13
2.1.3. Tình huống và hướng dẫn giải quyết tình huống Tình huống 11
a. Nội dung tình huống
Năm 1999, chị Nông Thị Nọong và anh Toàn Văn Inh chung sống với nhau như vợ chồng, có tổ chức đám cưới nhưng không đăng ký kết hôn. Trước khi chung sống, chị Nọong và anh Inh đều đã lập gia đình và mỗi người đều đã có một con riêng. Quá trình chung sống, anh chị sinh được hai con chung là cháu Thụ (2004) và cháu Vui (2006). Do mâu thuẫn giữa con chung và con riêng của vợ chồng, anh Inh thường xuyên chửi bới và đuổi chị Nọong ra khỏi nhà. Ngày 26/5/2006, chị Nọong và anh Inh đã lập văn bản tự phân chia tài sản. Chị Nọong được hưởng 3,7 triệu đồng. Chị đã sử dụng số tiền này để vào Sài Gòn làm ăn. Tháng 12/2016, chị Nọong trở về và cho rằng việc phân chia tài sản vào ngày 26/5/2006 là không khách quan, vì khi đó chị bị ép buộc ký vào biên bản phân chia tài sản. Tháng 2/2017, chị Nọong yêu cầu Tòa án giải quyết quan hệ nhân thân giữa anh chị và yêu cầu chia đôi toàn bộ số tài sản hiện có bao gồm 40 triệu đồng; 03 con bò và 01 ngôi nhà anh chị tạo lập được trong quá trình chung sống. Về con chung, chị yêu cầu được nuôi một con chung và không yêu cầu anh Inh cấp dưỡng nuôi con. Tuy nhiên, anh Inh không đồng ý với yêu cầu chia tài sản của chị Noọng vì anh cho rằng mọi tài sản giữa anh và chị Nọong đã được chia xong vào ngày 26/5/2006, việc chia tài sản này là khách quan. Sau khi chia tài sản, chị Noọng không có trách nhiệm với con cái, bỏ vào Nam, tiền chị đã tiêu hết. Về con chung, anh yêu cầu được nuôi hai con chung là cháu Thụ và cháu Vui, anh không yêu cầu chị Nọong phải cấp dưỡng nuôi con chung. Dựa vào tình huống trên hãy:
Xác định quan hệ pháp luật mà các bên tranh chấp/yêu cầu. b. Hướng dẫn giải quyết
Bước 1: Đọc và nhận định nội dung tình huống
- Năm 1999, Anh Inh và Chị Nọong tổ chức đám cưới sau đó về chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn. 1 Quyết định Giám đốc thẩm Số: 79/2010/DS-GĐT Ngày: 26/02/2010 của Tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao.
14
- Quá trình chung sống, anh chị có hai người con là cháu Thụ (2004) và cháu Vui (2006). Thời điểm các bên có đơn yêu cầu Tòa án giải quyết, cả hai cháu đều chưa thành niên.
- Tại thời điểm khởi kiện, tài sản hiện có của anh chị bao gồm 40 triệu đồng; một ngôi nhà và ba con bò. Trước khi khởi kiện tại Tòa án, anh chị đã tự lập văn bản thỏa thuận chia số tài sản vào năm 2006. Trong đó, chị Nọong đã được hưởng 3,7 triệu đồng.
Bước 2: Phát hiện vấn đề pháp lý cần giải quyết
- Về quan hệ hôn nhân: Năm 1992, Anh Inh và chị Nọong chung sống với nhau như vợ chồng, có tổ chức đám cưới mà không đăng ký kết hôn. Nay anh chị mâu thuẫn nên yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết.
- Về quan hệ con cái: Anh chị có hai con chung là cháu Thụ và cháu Vui, cả hai cháu đều chưa thành niên. Anh Inh có nguyện vọng nuôi cả hai cháu, không đề nghị cấp dưỡng. Tuy nhiên, chị Nọong đề nghị mỗi người nuôi một con chung.
- Về quan hệ tài sản: Ngày 26/5/2006, chị và anh Inh đã tự phân chia tài sản. Tuy nhiên, chị Nọong cho rằng việc phân chia tài sản này là không khách quan do chị bị ép ký vào biên bản. Do đó, chị yêu cầu Tòa án chia lại toàn bộ tài sản chung của anh chị bao gồm 40 triệu đồng; một ngôi nhà và ba con bò. Anh Inh không đồng ý vì cho rằng tài sản giữa anh chị đã được chia xong.
Bước 3. Tra cứu văn bản pháp luật và nội dung điều luật điều chỉnh quan hệ pháp luật cần giải quyết
- Điều 8 Luật HN&GĐ 1986 quy định: “Việc kết hôn do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú của một trong hai người kết hôn công nhận và ghi vào sổ kết hôn theo nghi thức do Nhà nước quy định.... Mọi nghi thức kết hôn khác đều không có giá trị pháp lý”.
- Điểm b Nghị quyết 35/2000 – QH10 quy định: “Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03 tháng 1 năm 1987 đến ngày 01 tháng 1 năm 2001, mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực cho đến ngày 01 tháng 1 năm 2003; trong thời hạn này mà họ không đăng ký kết hôn, nhưng có yêu cầu ly hôn thì Tòa
15
án áp dụng các quy định về ly hôn của Luật HN&GĐ năm 2000 để giải quyết.
Từ sau ngày 01 tháng 1 năm 2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng”.
- Điều 15 Luật HN&GĐ 2014 quy định: “Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con”.
- Điều 16 Luật HN&GĐ 2104 quy định: “Giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn,... được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ Luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập”.
Bước 4. Vận dụng quy phạm pháp luật để giải quyết tình huống Năm 1992, Anh Inh và chị Nọong chung sống với nhau như vợ chồng, chỉ tổ chức cưới hỏi mà không đăng ký kết hôn. Do đó, căn cứ vào Điều 8 Luật HN&GĐ 1986 xác định việc xác lập quan hệ hôn nhân của anh chị không có giá trị pháp lý.
Căn cứ điểm b Nghị quyết 35/2000 – QH10, anh Inh và chị Nọong chung sống với nhau như vợ chồng năm 1992 (tức trong khoảng thời gian từ ngày 3/1/1987 đến ngày 1/1/2001) do đó anh chị có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trước ngày 1/1/2003 nhưng anh chị cũng không thực hiện. Vì vậy, về mặt pháp lý, anh chị không phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng.
Quá trình chung sống, anh chị có con chung và tài sản chung. Các quan hệ này được pháp luật bảo vệ. Căn cứ Điều 15 Luật HN&GĐ 2014: “Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn,... được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con”, và Điều 16 Luật HN&GĐ 2014:“Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng... được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp
16
không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan”. Như vậy, Tòa án có thẩm quyền áp dụng các quy định của pháp luật dân sự và HN&GĐ để giải quyết. Bước 5. Đưa ra quyết định về việc giải quyết vấn đề
Như vậy, trong tình huống trên các quan hệ pháp luật mà đương sự có tranh chấp, yêu cầu bao gồm:
- Yêu cầu không công nhận quan hệ hôn nhân.
- Tranh chấp về quyền nuôi con.
- Tranh chấp về quan hệ tài sản.
Tình huống 22
a. Nội dung tình huống
Năm 1999, anh An có hộ khẩu thường trú tại quận HB, thành phố HP đăng ký kết hôn với chị Phương có hộ khẩu thường trú tại thành phố MT, tỉnh TG. Năm 2000, anh An và chị Phương mua một căn nhà tại quận 1, thành phố H và sống chung tại đây cho tới tháng 12/2005 nhưng chưa chuyển hộ khẩu. Năm 2006, anh An hùn vốn mua chung với anh Cường một lô đất tại quận BT, thành phố H trị giá 2 tỷ đồng. Để hùn vốn mua đất, anh An vay 500 triệu đồng của anh Kiên nhưng không cho chị Phương biết. Do mâu thuẫn vợ chồng từ tháng 1/2006 chị Phương bỏ về sinh sống tại thành phố MT thuộc tỉnh TG (có đăng ký tạm trú). Ngày 11/7/2016, anh An gửi đơn đến Tòa án có thẩm quyền yêu cầu ly hôn với chị Phương và yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng. Anh An vẫn chưa trả được nợ vay nên anh Kiên có đơn yêu cầu vợ chồng anh An khi ly hôn phải trả nợ cho anh.
Dựa vào tình huống trên, hãy:
Xác định quan hệ pháp luật có tranh chấp hoặc yêu cầu trong trường hợp trên.
b. Hướng dẫn giải quyết tình huống
- Đọc và nhận định nội dung tình huống: Anh An và chị Phương đăng ký kết hôn năm 1999 tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quá
2Bản án số: 254/2016/DSPT Ngày: 07/9/2016 của Tòa án nhân dân tỉnh Tiền Giang.
17
trình chung sống, anh chị mua được một căn nhà tại quận 1, thành phố H. Đồng thời, anh Anh hùn vốn mua chung với anh Cường một lô đất tại quận BT, thành phố H trị giá 2 tỷ đồng. Để xác lập giao dịch dân sự này, anh An vay của anh Kiên 500 triệu đồng (năm 2006) nhưng chị Phương không biết. Do mâu thuẫn, nên ngày 11/7/2016, anh An gửi đơn đến Tòa án có thẩm quyền yêu cầu ly hôn với chị Phương và yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng. Do anh An vẫn chưa trả được nợ vay nên khi anh An yêu cầu ly hôn, anh Kiên có đơn yêu cầu vợ chồng anh An phải trả nợ cho anh Kiên.
- Phát hiện vấn đề pháp lý cần giải quyết:
+ Về quan hệ nhân thân: Anh An nộp đơn yêu cầu ly hôn với chị Phương.
+ Về quan hệ tài sản:
∙ Anh An yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân của anh An và chị Phương bao gồm một ngôi nhà tại quận 1, thành phố H và một lô đất tại quận BT, thành phố H.
∙ Anh Kiên yêu cầu vợ chồng anh An, chị Phương trả nợ số tiền 500 triệu cho anh Kiên.
- Tra cứu văn bản pháp luật và nội dung điều luật điều chỉnh quan hệ pháp luật cần giải quyết:
+ Điều 5, 6, 7, 8 Luật HN&GĐ 1986 về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
+ Điều 25 Luật HN&GĐ 2000 về trách nhiệm liên đới của vợ chồng trong trường hợp một bên thực hiện giao dịch dân sự. + Điều 27 Luật HN&GĐ 2000 về tài sản chung của vợ chồng. + Điều 28 BLTTDS 2015 về những tranh chấp về HN&GĐ thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND.
+ Điều 56 Luật HN&GĐ 2014 về ly hôn theo yêu cầu của một bên. - Vận dụng quy phạm pháp luật để giải quyết tình huống: + Anh An và chị Phương đăng ký kết hôn năm 1999 không vi phạm các điều kiện kết hôn và thẩm quyền đăng ký kết hôn theo quy định tại Điều 5, 6, 7, 8 Luật HN&GĐ 1986 về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn do đó quan hệ hôn nhân của anh chị được công nhận là hợp pháp.
18
+ Năm 2016, anh An có đơn yêu cầu ly hôn. Do đó, căn cứ vào Điều 56 Luật HN&GĐ 2014 về ly hôn theo yêu cầu của một bên và Điều 28 BLTTDS 2015 về những tranh chấp về HN&GĐ thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND, Tòa án thụ lý đơn yêu cầu ly hôn của anh An để
giải quyết theo thủ tục chung.
+ Anh An có yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bao gồm ngôi nhà tại quận 1, thành phố H (mua năm 2000) và một lô đất tại quận BT, thành phố H (mua năm 2006). Đồng thời, anh Kiên có đơn yêu cầu thanh toán nghĩa vụ trả nợ do anh An có xác lập hợp đồng vay tài sản với anh Kiên khi mua đất (năm 2006). Do đó, Tòa án áp dụng các quy định tại Điều 27 Luật HN&GĐ 2000 về tài sản chung của vợ chồng và Điều 25 Luật HN&GĐ 2000 về trách nhiệm liên đới của vợ chồng trong trường hợp một bên thực hiện giao dịch dân sự để giải quyết.
- Đưa ra quyết định về việc giải quyết vấn đề: Từ những lập luận trên, kết luận quan hệ pháp luật mà các bên có tranh chấp bao gồm: + Tranh chấp về ly hôn.
+ Tranh chấp về chia tài sản khi ly hôn.
2.2. Xác định các yếu tố cấu thành của quan hệ pháp luật 2.2.1. Mục tiêu đánh giá
2.2.1.1. Về kiến thức
- Xác định được các yếu tố cấu thành của quan hệ pháp luật, bao gồm: chủ thể, khách thể và nội dung.
- Thông hiểu quy định về điều kiện về chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật HN&GĐ; nhận thức các vấn đề về lợi ích mà các bên hướng tới khi tham gia quan hệ pháp luật HN&GĐ cũng như xác định các quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể.
- Phân biệt các yếu tố cấu thành của quan hệ pháp luật HN&GĐ và các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật dân sự.
2.2.1.2. Về kỹ năng
- Rèn luyện được kỹ năng phân tích, đánh giá, nhận định vấn đề. - Rèn luyện kỹ năng lập luận.
19
2.2.2. Lý thuyết
Cũng như bất kỳ quan hệ pháp luật nào khác, cấu thành của quan hệ pháp luật HN&GĐ bao gồm ba yếu tố: chủ thể, khách thể và nội dung. Chủ thể tham gia vào quan hệ pháp Luật HN&GĐ cần đảm bảo năng lực chủ thể bao gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Theo đó, khi xem xét yếu tố về điều kiện chủ thể đáng chú ý là hai vấn đề: (i) chủ thể
trong quan hệ pháp luật HN&GĐ chỉ có thể là cá nhân, (ii) yếu tố về độ tuổi và khả năng nhận thức của cá nhân khi tham gia vào quan hệ pháp luật; khách thể của quan hệ pháp Luật HN&GĐ là các lợi ích vật chất hoặc tinh thần mà các chủ thể tham gia hướng tới hoặc đạt được như tình nghĩa vợ chồng; tình cảm giữa cha, mẹ và con hoặc giữa các thành viên khác trong gia đình; các hành vi của cha mẹ thể hiện việc chăm sóc, giáo dục con; lợi ích về tài sản như tài sản chung của vợ chồng... Nội dung của pháp Luật HN&GĐ bao gồm các quyền và nghĩa vụ nhân thân và quyền và nghĩa vụ tài sản giữa các chủ thể.
2.2.3. Tình huống và hướng dẫn giải quyết tình huống Tình huống 33
a. Nội dung tình huống
Chị Thương và anh Tú kết hôn hợp pháp vào năm 2007 tại UBND phường Cẩm Sơn, thị xã CP, tỉnh QN. Thời gian đầu, anh chị sống hạnh phúc, có một người con chung là cháu Trâm Anh (sinh ngày 20/7/2014). Năm 2015, anh chị phát sinh mâu thuẫn. Nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn do anh Tú đi làm thường xuyên về nhà muộn, chơi bời rồi về nhà gây sự, đánh đập chị Thương. Do đó, tháng 4/2015, anh chị có đơn yêu cầu Tòa án thị xã CP giải quyết ly hôn. Anh chị có tranh chấp về 01 ngôi nhà 03 tầng, diện tích sử dụng 240m2tại số nhà 36, phố Tân Bình, tổ 7, khu Minh Tiến A, phường CB, thành phố CP, QN. Nguồn gốc ngôi nhà là do ông Ngân – bố anh Tú chuyển tiền cho anh chị để mua vào năm 2010 (có giấy tờ do ông Ngân chuyển vào tài khoản chị Thương 1 tỷ 700 triệu tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thị xã CP). Ngoài ra, năm 2013, vợ chồng anh chị có vay của anh Ngô Trung Kiên số tiền 40 3 Quyết định Giám đốc thẩm số 05/DS – GĐT ngày 17/1/2014 về việc Hôn nhân và gia
đình của Tòa án nhân dân tối cao.
20
triệu đồng, nợ anh Đinh Khắc Giàu số tiền 150 triệu đồng (đều có giấy nhận nợ). Quá trình Tòa án thụ lý giải quyết yêu cầu ly hôn, Ông Ngân, anh Kiên và anh Giàu đều có đơn gửi Tòa án yêu cầu anh Tú và chị Thương trả số tiền nói trên. Bên cạnh đó, anh Tú có yêu cầu nuôi cháu Trâm Anh, không yêu cầu chị Thương cấp dưỡng nuôi con nhưng chị Thương không đồng ý.
Dựa vào tình huống trên, hãy:
1. Xác định các yếu tố cấu thành của quan hệ pháp luật.
2. Đặt năm (05) câu hỏi để làm rõ quan hệ pháp luật mà các chủ thể có tranh chấp hoặc yêu cầu.
b. Hướng dẫn giải quyết tình huống
1. Gợi ý định hướng giải quyết: Vận dụng các kiến thức về lý luận về Nhà nước và pháp luật để xác định yếu tố cấu thành của quan hệ pháp luật; năng lực của chủ thể; khách thể của quan hệ pháp luật; quyền và nghĩa vụ của các bên. Trong đó, cần xác định các vấn đề sau:
- Đối tượng tham gia trong quan hệ pháp Luật HN&GĐ trong tình huống trên bao gồm ai? họ có mối quan hệ như thế nào trong vụ án? chủ thể có năng lực pháp lý không?
- Quyền và lợi ích nhân thân, quyền và lợi ích tài sản nào mà các bên hướng tới khi tham gia quan hệ pháp luật đó?
- Quyền và nghĩa vụ của các bên đối với quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản như thế nào?
2. Đặt năm (05) câu hỏi làm rõ quan hệ pháp luật mà các chủ thể có tranh chấp hoặc yêu cầu.
- Quan hệ hôn nhân của anh Tú và chị Thương có hợp pháp không? - Trách nhiệm đối với giao dịch dân sự liên quan đến khoản vay của vợ chồng anh Tú, chị Thương với anh Kiên, anh Giàu như thế nào? - Khoản tiền ông Ngân chuyển vào tài khoản của chị Thương được xác định là hợp đồng vay tài sản hay hợp đồng tặng cho tài sản? - Anh Tú và chị Thương có nghĩa vụ trả nợ đối với khoản tiền ông Ngân chuyển vào tài khoản của chị Thương khi mua nhà không? - Yêu cầu được trực tiếp nuôi cháu Trâm Anh của anh Tú có khả năng được Tòa án chấp nhận không?
21
Chƣơng 3
KẾT HÔN VÀ HỦY VIỆC KẾT HÔN
TRÁI PHÁP LUẬT
3.1. Điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn
3.1.1. Mục tiêu đánh giá
3.1.1.1. Về kiến thức
- Thông hiểu các quy định về điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật hiện hành; vận dụng các quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn để giải quyết các trường hợp yêu cầu đăng ký kết hôn trên thực tế;
- Thông hiểu cách thức giải quyết việc đăng ký kết hôn và xử lý các trường hợp đương sự không đủ điều kiện kết hôn;
- Thông hiểu nhằm phân biệt được trường hợp hôn nhân hợp pháp và kết hôn trái pháp luật; trường hợp pháp luật không công nhận quan hệ vợ chồng.
3.1.1.2. Về kỹ năng
- Kỹ năng lập luận.
- Kỹ năng phân tích tình huống.
- Kỹ năng đặt câu hỏi.
3.1.2. Lý thuyết
Kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng tuân thủ theo các quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn4. Như vậy, quan hệ hôn nhân được công nhận là hợp pháp khi chủ thể tham gia đảm bảo đồng thời hai vấn đề: (i) các bên kết hôn đủ điều kiện kết hôn (ii) việc kết hôn thực hiện đúng trình tự thủ tục và thẩm quyền đăng ký kết hôn.
Điều 8 Luật HN&GĐ 2014 quy định về điều kiện kết hôn bao gồm 4 Xem Khoản 5 Điều 3 Luật Hôn và gia đình 2014.
22
các vấn đề sau: (i) Tuổi kết hôn5, (ii) Các bên kết hôn phải có tính tự nguyện6, (iii) chủ thể kết hôn phải có năng lực pháp lý7, (iv) việc kết hôn không thuộc các trường hợp pháp luật cấm kết hôn, bao gồm: kết hôn giả tạo; người đang có vợ, có chồng kết hôn; cấm kết hôn giữa những người có dòng máu về trực hệ, có họ trong phạm vi ba đời; không thừa nhận quan hệ hôn nhân của những người có cùng giới tính; cấm kết hôn giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi, giữa những người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng8.
3.1.3. Tình huống và hướng dẫn giải quyết tình huống Tình huống 1
a. Nội dung tình huống
Năm 1994, bà Hân nhận cháu Phương làm con nuôi, các bên làm thủ tục đăng ký nhận con nuôi tại UBND xã X. Thời điểm đó cháu Phương 10 tuổi. Năm 2002, Bà Hân đăng ký kết hôn hợp pháp với ông Quân. Tháng 12/2014, do bà Hân nghi ngờ giữa ông Quân và cháu Phương có quan hệ tình cảm với nhau nên ông bà mâu thuẫn trầm trọng. Tháng 1/2015, ông bà làm thủ tục ly hôn và được TAND huyện Y giải quyết bằng bản án có hiệu lực pháp luật. Tháng 2/2015, bà Hân và cháu Phương làm thủ tục về việc chấm dứt việc nuôi con nuôi. Tháng 6/2015, cháu Phương và ông Quân yêu cầu UBND xã X, nơi ông Quân cư trú làm thủ tục đăng ký kết hôn cho hai người.
Dựa vào tình huống trên cho biết, UBND xã X có quyền từ chối yêu cầu đăng ký kết hôn của ông Quân và cháu Phương không? Tại sao? b. Hướng dẫn giải quyết tình huống
- Đọc và nhận định nội dung tình huống: Năm 1994, bà Hân nhận cháu Phương làm con nuôi, có làm thủ tục đăng ký nhận con nuôi tại
5 Khoản 1 Điều 8 Luật HN&GĐ 2014 quy định: “tuổi kết hôn là từ đủ 20 tuổi trở lên đối với nam và từ đủ 18 tuổi trở lên đối với nữ”.
6 Điểm b Khoản 2 Điều 5 Luật HN&GĐ 2014 quy định “cấm cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn”.
7 Điểm c Khoản 1 Điều 8 quy định: “Người kết hôn phải là người không bị mất năng lực hành vi dân sự”.
8 Xem Điều 5 Luật HN&GĐ 2014.
23
UBND xã X. Năm 2002, Bà Hân đăng ký kết hôn hợp pháp với ông Quân. Tháng 1/2015, ông bà làm thủ tục ly hôn và được TAND huyện Y giải quyết bằng bản án có hiệu lực pháp luật. Tháng 6/2015, cháu Phương và ông Quân yêu cầu UBND xã X đăng ký kết hôn.
- Phát hiện vấn đề pháp lý:
+ Trước khi kết hôn với ông Quân, bà Hân đã làm thủ tục nhận cháu Phương là con nuôi. Như vậy, sau khi ông Quân và bà Hân kết hôn, giữa ông Quân và cháu Phương có phát sinh mối quan hệ thân thuộc nào không?
+ Việc ông Quân và cháu Phương yêu cầu đăng ký kết hôn tại UBND có thẩm quyền được xác định là có hợp pháp không? - Tra cứu văn bản pháp luật và quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ pháp luật cần giải quyết:
+ Khoản 2 Điều 5 Luật HN&GĐ 2014 về các hành vi bị cấm kết hôn. + Điều 8 Luật HN&GĐ 2014 về điều kiện kết hôn.
+ Điều 36 Luật HN&GĐ 1986 về đăng ký nhận nuôi con nuôi. - Vận dụng quy phạm pháp luật để giải quyết tình huống: + Năm 1994, bà Hân nhận cháu Phương làm con nuôi, có thực hiện thủ tục đăng ký nhận nuôi con nuôi tại UBND có thẩm quyền. Như vậy, căn cứ Điều 36 Luật HN&GĐ 1986 về đăng ký nhận nuôi con nuôi, việc nhận nuôi con nuôi của bà Hân là hợp pháp. Giữa bà Hân và cháu Phương có mối quan hệ là mẹ nuôi với con nuôi. Tháng 2/2015, bà Hân và cháu Phương làm thủ tục về việc chấm dứt việc nuôi con nuôi. Đây là căn cứ để xác định giữa bà Hân và cháu Phương đã từng là mẹ nuôi với con nuôi.
+ Năm 2002, Bà Hân đăng ký kết hôn hợp pháp với ông Quân. Như vậy, ông Quân và bà Hân phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Do ông Quân không làm thủ tục nhận cháu Phương làm con nuôi nên ông Quân và cháu Phương không đương nhiên phát sinh mối quan hệ giữa cha nuôi và con nuôi. Tuy nhiên, khi kết hôn với bà Hân, giữa ông Quân và cháu Phương sẽ phát sinh mối quan hệ giữa cha dượng với con riêng của vợ. Do đó, căn cứ Khoản 2 Điều 5 Luật HN&GĐ2014 về các hành vi bị cấm khi kết hôn và Điều 8 Luật HN&GĐ2014 về điều kiện kết hôn, ông Quân và cháu Phương không có quyền đăng ký kết hôn với nhau.
24
- Đưa ra quyết định về việc giải quyết vấn đề: Căn cứ các lập luận trên kết luận: UBND xã X có quyền từ chối yêu cầu đăng ký kết hôn của ông Quân và cháu Phương vì lý do ông Quân và cháu Phương đã từng là cha dượng với con riêng của vợ.
Tình huống 29
a. Nội dung tình huống
Anh Hiếu và chị Hà có quan hệ tình cảm với nhau và có ý định kết hôn. Tuy nhiên, mối quan hệ của anh chị bị hai bên gia đình phản đối kịch liệt. Do đó, anh Hiếu và chị Hà có ý định đi đăng ký kết hôn và về chung sống với nhau mà không tiến hành tổ chức đám cưới. Quá trình đăng ký kết hôn tại UBND có thẩm quyền xác định anh Hiếu sinh ngày 14/2/1995 và chị Hà sinh ngày 8/3/1996. Các điều kiện kết hôn khác đều đảm bảo. Cho biết việc đăng ký kết hôn của anh Hiếu và chị Hà có hợp pháp không trong các trường hợp sau đây:
1. Anh, chị đi đăng ký kết hôn vào ngày 14/2/2014.
2. Anh, chị đi đăng ký kết hôn vào ngày 31/12/2014.
3. Anh, chị đi đăng ký kết hôn vào ngày 1/1/2015.
4. Anh, chị đi đăng ký kết hôn vào ngày 14/2/2015.
b. Hướng dẫn giải quyết tình huống
1. Tra cứu điều luật điều chỉnh quan hệ pháp luật cần giải quyết - Xem Điều 5, Điều 8 Luật HN&GĐ 2014 về điều kiện kết hôn và bảo vệ quan hệ HN&GĐ.
- Xem Điều 9, Điều 10 Luật HN&GĐ 2000 về Điều kiện kết hôn. - Xem Nghị quyết số 02/2000/NQ – HĐTPTANDTC về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật HN&GĐ năm 2000. - Xem TTLT số 01/2016/BTP – TANDTC – VKSNDTC hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật HN&GĐ 2014.
2. Gợi ý định hướng giải quyết: Trong tình huống trên cần xác định vấn đề pháp lý cần làm sáng tỏ là yếu tố độ tuổi. Anh Hiếu và chị Hà đăng ký kết hôn tại các thời điểm khác nhau. Do đó, cần xem xét tại thời
9https://netlaw.vn/hoi-dap/do-tuoi-ket-hon-theo-phap-luat-hien-hanh-24131.html
25
điểm đó độ tuổi của anh/chị có phù hợp với quy định của các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hiện thời hay không. Đối với các trường hợp (1) và (2), thời điểm đăng ký kết hôn thực hiện trước ngày Luật HN&GĐ 2014 có hiệu lực (1/1/2015), do đó văn bản áp dụng là Luật HN&GĐ 2000. Trường hợp (3) và (4) áp dụng quy định của Luật HN&GĐ 2014 để giải quyết. Theo đó, độ tuổi đăng ký kết hôn trong hai văn bản này là khác nhau. Luật HN&GĐ 2000 quy định về độ tuổi kết hôn như sau: “Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên”10. Trong khi đó, Luật HN&GĐ 2014 quy định: “Nam từ đủ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ đủ mười tám tuổi trở lên”. Nghị quyết số 02/2000/NQ – HĐTPTANDTC về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật HN&GĐ năm 2000 giải thích quy định về độ tuổi kết hôn như sau: “Điều kiện kết hôn quy định tại điểm 1 Điều 9 là: "Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên". Theo quy định này thì không bắt buộc nam phải từ đủ hai mươi tuổi trở lên, nữ phải từ đủ mười tám tuổi trở lên mới được kết hôn; do đó, nam đã bước sang tuổi hai mươi, nữ đã bước sang tuổi mười tám mà kết hôn là không vi phạm điều kiện về tuổi kết hôn”11. TTLT số 01/2016/BTP – TANDTC – VKSNDTC hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật HN&GĐ 2014 quy định: “Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên” quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật HN&GĐ là trường hợp nam đã đủ hai mươi tuổi, nữ đã đủ mười tám tuổi trở lên và được xác định theo ngày, tháng, năm sinh”12.
3.2. Hủy việc kết hôn trái pháp luật
3.2.1. Mục tiêu đánh giá
3.2.1.1. Về kiến thức
- Thông hiểu và vận dụng tốt quy định của pháp luật về kết hôn và hủy việc kết hôn trái pháp luật.
- Nắm chắc các quy định của pháp luật về chủ thể có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật.
10 Xem Khoản 1 Điều 9 Luật HN&GĐ 2000.
11 Xem Điểm a Khoản 1 Nghị quyết số 02/2000/NQ – HĐTPTANDTC. 12 Xem Khoản 1 Điều 2 TTLT số 01/2016/BTP – TANDTC – VKSNDTC.
26
- Vận dụng cao quy định về giải quyết hậu quả pháp lý đối với quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản, quan hệ cha mẹ con trong trường hợp Tòa án ra quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật.
- Nhận diện và ra quyết định chính xác trong các trường hợp ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật và không công nhận là vợ chồng; vận dụng quy định của pháp luật để giải quyết hậu quả pháp lý đối với từng trường hợp cụ thể.
3.2.1.2. Kỹ năng
- Kỹ năng nghiên cứu tài liệu, phân tích vấn đề pháp luật. - Kỹ năng lập luận, so sánh.
- Kỹ năng làm việc nhóm.
- Kỹ năng tra cứu văn bản; soạn thảo bản án.
3.2.2. Lý thuyết
Kết hôn trái pháp luật là việc xác lập quan hệ vợ chồng có đăng ký kết hôn nhưng vi phạm điều kiện kết hôn13. Như vậy, chỉ coi là kết hôn trái pháp luật khi các chủ thể tham gia đã đăng ký tại cơ quan đăng ký hộ tịch14 có thẩm quyền, đúng nghi thức kết hôn nhưng thời điểm kết hôn các bên có vi phạm về điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật tại thời điểm đó.
Về mặt nguyên tắc, trong trường hợp kết hôn trái pháp luật thì Tòa án ra quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật khi các chủ thể có yêu cầu15. Tuy nhiên, xuất phát từ hậu quả pháp lý của việc hủy việc kết hôn trái pháp luật và những tác động đối với các chủ thể có liên quan, khi xử lý các trường hợp kết hôn trái pháp luật, Tòa án vẫn áp dụng đường lối giải quyết một cách linh hoạt nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng
13 Xem Khoản 6 Điều 3 Luật HN&GĐ 2014.
14 Khoản 1 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 quy định: “Cơ quan đăng ký hộ tịch là Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã), Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện), Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện).
15 Xem Điều 10 Luật HN&GĐ 2014 về người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật.
27
cho các bên trên cơ sở quy định của pháp luật. Theo đó, Khoản 2 Điều 11 Luật HN&GĐ 2014 quy định: “Trong trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này và hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này.” Vấn đề này được hướng dẫn cụ thể tại Điều 4 TTLT số 01/2016/BTP – TANDTC – VKSNDTC. Trên cơ sở đó, Tòa án có thể giải quyết theo nhiều hướng khác nhau như công nhận quan hệ hôn nhân; giải quyết cho ly hôn hoặc quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật phụ thuộc và việc tại thời điểm yêu cầu các bên đã khắc phục được sự vi phạm điều kiện kết hôn chưa và nguyện vọng của các bên trong việc giải quyết quan hệ nhân thân giữa họ. Trong trường hợp Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật thì áp dụng quy định tại Điều 12 và Điều 16 Luật HN&GĐ 2014 để giải quyết hậu quả pháp lý. Theo đó, nam nữ chấm dứt việc chung sống với nhau như vợ chồng; quan hệ tài sản giải quyết giống như quan hệ dân sự; quan hệ cha, mẹ con được giải quyết giống như trường hợp cha mẹ ly hôn.
3.2.3. Tình huống và hướng dẫn giải quyết tình huống Tình huống 316
a. Nội dung tình huống
Năm 1976, ông Thường và bà Lý chung sống với nhau như vợ chồng, có hai người con chung là Phước và Nga. Năm 1989, ông Thường vượt biên sang Mỹ và quen biết bà Liễu. Năm 1998, ông Thường về Việt Nam và sống chung với bà Liễu. Năm 2001, ông và bà có đăng ký kết hôn tại UBND Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2016, do mâu thuẫn, ông Thường nộp đơn yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa ông và bà Liễu. Về tài sản chung, Ông Thường và bà Liễu có tranh chấp về
quyền sử dụng đất tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Ông Thường khai ông bà có lô đất có diện tích 400m2(nhận chuyển
16 Bản án số: 2534/2009/DSST Ngày: 07/9/2009 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
28
nhượng năm 2004) do bà Liễu đứng tên theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ông cho rằng, đây là tài sản chung của ông và bà Liễu nên đề nghị chia đôi.
Bà Liễu không đồng ý vì cho rằng sau khi kết hôn ông Thường qua Mỹ, bà không có nơi sinh sống. Vì vậy, mẹ bà là cụ Trần Thị Chịch cho bà 100 triệu đồng để mua mảnh đất trên từ vợ chồng ông Dũng (bà Chịch xác nhận lời khai này của bà Liễu). Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử
dụng đất được UBND huyện NB công nhận và làm thủ tục sang tên cho bà Liễu. Do đó, mảnh đất này là tài sản riêng của bà.
Quá trình xác minh, Tòa án thu thập được lời khai của người làm chứng là ông Dũng và bà Đoàn (chủ đất trước); lời khai của người môi giới là ông Sơn đều cho rằng, khi giao dịch liên quan đến chuyển nhượng quyền sử dụng đất nói trên việc thanh toán được chia làm ba lần. Hai lần đầu, bên nhận chuyển nhượng đã thanh toán cho vợ chồng ông Dũng tổng cộng 70 triệu đồng đều có sự tham gia của ông Thường, lần cuối thanh toán 30 triệu đồng chỉ có bà Liễu giao. Lời khai này phù hợp với giấy tờ giao dịch mà ông Thường cung cấp cho Tòa án.
Dựa vào tình huống trên, hãy:
1. Xác định yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa ông Thường và bà Liễu của ông Thường là có căn cứ pháp luật không? Tại sao? 2. Lập luận giải quyết tranh chấp về quan hệ tài sản của ông Thường và bà Liễu.
b. Hướng dẫn giải quyết tình huống
1. Xác định yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa ông Thƣờng và bà Liễu của ông Thƣờng là có căn cứ pháp luật không? Tại sao?
Bước 1. Đọc và nhận định nội dung tình huống
- Năm 1976, ông Thường và bà Lý chung sống với nhau như vợ chồng, có hai người con chung là Phước và Nga.
- Năm 1998, ông Thường về Việt Nam và sống chung với bà Liễu. Năm 2001, ông và bà có đăng ký kết hôn tại UBND Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2016, do mâu thuẫn, ông Thường nộp đơn yêu cầu Tòa án
29
hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa ông và bà Liễu.
Bước 2. Phát hiện vấn đề pháp lý
- Ông Thường và bà Liễu có đăng ký kết hôn vào năm 2001 tại Ủy ban nhân dân có thẩm quyền. Năm 2016, do mâu thuẫn, ông Thường nộp đơn yêu cầu Tòa án có thẩm quyền hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa ông và bà Liễu.
Bước 3. Tra cứu văn bản quy phạm pháp luật và điều luật điều chỉnh quan hệ pháp luật cần giải quyết
- Điều 11 Luật HN&GĐ 1959 quy định: “Việc kết hôn phải được Ủy ban hành chính cơ sở nơi trú quán của bên người con trai hoặc bên người con gái công nhận và ghi vào sổ kết hôn... Mọi nghi thức kết hôn khác đều không có giá trị về mặt pháp luật”.
- Điểm a Khoản 3 Nghị quyết 35/2000 – QH 10 quy định: “Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng 1 năm 1987, ngày Luật HN&GĐ năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì được Tòa án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật HN&GĐ năm 2000”.
- Điều 9, 10 Luật HN&GĐ 2000 về Điều kiện kết hôn: “Cấm kết hôn trong những trường hợp sau đây: Đang có vợ hoặc có chồng...”. - Điểm b Khoản 4 Điều 2 NQ35/2000 – QH10 quy định về căn cứ hủy việc kết hôn trái pháp luật giải thích: “Người đang có vợ hoặc có chồng” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 của Luật HN&GĐ là... người xác lập quan hệ vợ chồng với người khác trước ngày 03/01/1987 mà chưa đăng ký kết hôn và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết”. - Khoản 3 Điều 8 Luật HN&GĐ 2000 quy định: “Kết hôn trái pháp luật là việc xác lập quan hệ vợ chồng có đăng ký kết hôn nhưng vi phạm điều kiện kết hôn do pháp luật quy định”. - Khoản 3 Điều 4 TTLT 01/2016. BTP – TANDTC – VKSNDTC quy định: “Trường hợp hai bên đã đăng ký kết hôn nhưng tại thời điểm Tòa án giải quyết hai bên kết hôn vẫn không có đủ các điều kiện kết hôn quy định tại Điều 8 của Luật HN&GĐ thì thực hiện như sau: Nếu có yêu cầu hủy việc kết hôn trái
30
pháp luật thì Tòa án quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật”. Bước 4. Vận dụng quy định của pháp luật để giải quyết tình huống Lập luận: Để xác định yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật của
ông Thường là có căn cứ pháp luật hay không cần xem xét các mối quan hệ hôn nhân đã được xác lập của ông Thường.
- Xét mối quan hệ hôn nhân giữa ông Thường và bà Lý:
Năm 1976, ông Thường và bà Lý chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn. Căn cứ Điều 11 Luật HN&GĐ 1959 quy định: “Việc kết hôn phải được Ủy ban hành chính cơ sở nơi trú quán của bên người con trai hoặc bên người con gái công nhận và ghi vào sổ kết hôn... Mọi nghi thức kết hôn khác đều không có giá trị về mặt pháp luật”. Như vậy, tại thời điểm xác lập quan hệ hôn nhân, ông Thường và bà Lý không tuân thủ quy định về đăng ký kết hôn.
Tuy nhiên, việc xác lập quan hệ vợ chồng của ông Thường và bà Lý được thực hiện trước ngày 3/1/1987. Căn cứ Điểm a Khoản 3 Nghị quyết 35/2000 – QH10 quy định: “Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng 1 năm 1987,... mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì được Tòa án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn”. Do đó, quan hệ hôn nhân giữa ông Thường và bà Lý mặc dù không tuân thủ quy định về việc đăng ký kết hôn nhưng vẫn được pháp luật công nhận là vợ
chồng hợp pháp.
- Xét mối quan hệ hôn nhân giữa ông Thường và bà Liễu: Năm 1998, ông Thường sống chung với bà Liễu. Năm 2001, ông và bà có đăng ký kết hôn tại UBND Thành phố Hồ Chí Minh. Như vậy, giữa ông Thường và bà Liễu có đăng ký kết hôn.
Tuy nhiên, theo quy định tại điểm b Khoản 4 Điều 2 NQ35/2000 – QH10: “Người đang có vợ hoặc có chồng là... Người xác lập quan hệ vợ chồng với người khác trước ngày 03/01/1987 mà chưa đăng ký kết hôn và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết” và Điều 9, Điều 10 Luật
HN&GĐ 2000 về điều kiện kết hôn, việc kết hôn bị cấm trong trường hợp: “Người đang có vợ có chồng kết hôn”. Như vậy, tại thời điểm đăng
31
ký kết hôn, ông Thường là người đang có vợ hợp pháp nên không được phép kết hôn với người khác. Do đó, căn cứ vào Khoản 3 Điều 8 Luật HN&GĐ 2000 kết luận việc ông Thường là bà Liễu đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh là kết hôn trái pháp luật.
Căn cứ vào Điều 11 Luật HN&GĐ 2014 quy định về việc xử lý việc kết hôn trái pháp luật như sau: “Xử lý việc kết hôn trái pháp luật được Tòa án thực hiện theo quy định tại Luật này và pháp luật về tố tụng dân sự”. Đồng thời, Điểm a Khoản 3 Điều 4 TTLT 01/2016. BTP –
TANDTC – VKSNDTC quy định: “Trường hợp hai bên đã đăng ký kết hôn nhưng tại thời điểm Tòa án giải quyết hai bên kết hôn vẫn không có đủ các điều kiện kết hôn quy định tại Điều 8 của Luật HN&GĐ thì thực hiện như sau: Nếu có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật thì Tòa án quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật”. Tại thời điểm ông Thường có đơn yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật, quan hệ hôn nhân của ông Thường và bà Lý chưa chấm dứt do đó các bên chưa đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật. Vì vậy, Tòa án có cơ sở ra quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa ông Thường và bà Liễu.
Bước 5. Đưa ra quyết định về việc giải quyết vấn đề
Từ những lập luận trên, quyết định: yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa ông Thường và bà Liễu của ông Thường là có căn cứ pháp luật, được Tòa án chấp nhận.
2. Lập luận giải quyết tranh chấp về quan hệ tài sản của ông Thƣờng và bà Liễu.
Căn cứ vào các lập luận về quan hệ nhân thân của ông Thường và bà Liễu có cơ sở để kết luận việc kết hôn của ông Thường và bà Liễu là kết hôn trái pháp luật. Về quan hệ tài sản mà các bên có tranh chấp được giải quyết theo quy định tại Điều 12 Luật HN&GĐ 2014. Theo đó, “quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 16”. Điều 16 Luật HN&GĐ 2014: “Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng... được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan”. Theo đó, tài sản mà các bên có tranh chấp là diện tích đất 400m2tại huyện NB, thành
32
phố Hồ Chí Minh không phải là tài sản chung của vợ chồng mà chỉ có thể được xác định là tài sản chung trong quan hệ dân sự.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hiện đứng tên bà Liễu nên về mặt nguyên tắc tài sản trên thuộc sở hữu hợp pháp của bà Liễu. Chỉ xác định diện tích đất này là tài sản chung của ông Thường và bà Liễu nếu ông Thường có chứng minh được ông có góp tiền để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất cùng với bà Liễu.
Căn cứ vào chứng cứ thu thập được cho thấy:
(1) Lời khai của khai của người làm chứng là chủ đất trước là ông Dũng và bà Đoàn; lời khai của người môi giới là ông Sơn đều cho rằng, khi giao dịch liên quan đến chuyển nhượng quyền sử dụng đất nói trên việc thanh toán được chia làm ba lần. Hai lần đầu, bên nhận chuyển nhượng đã thanh toán cho vợ chồng ông Dũng tổng cộng 70 triệu đồng đều có sự tham gia của ông Thường, lần cuối thanh toán 30 triệu đồng chỉ có bà Liễu giao. Lời khai này phù hợp với giấy tờ giao dịch mà ông Thường cung cấp cho Tòa án. Như vậy, ông Thường cung cấp được các chứng cứ bao gồm lời khai của người làm chứng và giấy tờ về việc có tham gia giao dịch dân sự thể hiện sự phù hợp với lời khai của người làm chứng nên có cơ sở để chấp nhận yêu cầu xác định diện tích đất trên là tài sản thuộc sở hữu chung theo phần của ông là có căn cứ. Phần sở hữu của các bên được xác định theo tỷ lệ đóng góp.
(2) Lời khai của cụ Chịch – mẹ bà Liễu về việc xác nhận cụ cho bà Liễu 100 triệu để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên là không có cơ sở. Bởi lẽ, cụ Chịch và bà Liễu đều không đưa ra được chứng cứ chứng minh hợp đồng tặng cho này được cụ và bà Liễu xác lập vào thời điểm bà Liễu mua đất. Hơn nữa, mối quan hệ của cụ Chịch và bà Liễu là mẹ - con nên giá trị chứng minh của lời khai của cụ Chịch không được củng cố. Do đó, không có cơ sở chấp nhận yêu cầu xác định diện tích đất trên là tài sản riêng của bà Liễu.
Căn cứ vào Điều 12, Điều 16 Luật HN&GĐ 2014 quyết định chấp nhận yêu cầu của ông Thường xác định diện tích đất 400m2tại huyện NB thành phố Hồ Chí Minh là tài sản chung theo phần của ông Thường và bà Liễu. Việc chia tài sản được thực hiện theo nguyên tắc chia theo tỷ lệ
33
đóng góp của các bên. Phần tài sản của ông Thường sau khi chia được xác định là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của ông Thường và bà Lý, trừ trường hợp ông bà có thỏa thuận khác.
Tình huống 417
a. Nội dung tình huống
Phần Nhận thấy và phần Quyết định của Bản án sơ thẩm về việc Hủy việc kết hôn trái pháp luật có nội dung như sau:
NHẬN THẤY
Chị Phan Thị Hồng Lan và anh Hoàng Đăng Ngọc chung sống với nhau như vợ chồng từ tháng 7 năm 1995 tại nhà bố mẹ đẻ anh Hoàng Đăng Ngọc. Do không đủ tuổi đăng ký kết hôn nên anh chị không đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật nhưng có tổ chức cưới. Cuối năm 1995, chị Phan Thị Hồng Lan sinh con trai. Sau khi chung sống, tình cảm bình thường được mấy tháng thì giữa anh chị đã phát sinh mâu thuẫn. Nguyên nhân do anh Ngọc chơi bời, nghiện hút. Hai người đã cố gắng tìm mọi biện pháp cai nghiện nhưng không đạt kết quả. Đầu năm 1998, do mâu thuẫn vợ chồng quá căng thẳng, chị Lan đã đem con về sống tại nhà bố mẹ đẻ ở P405 - C1 - Quỳnh Mai - Quận HBT - HN. Từ đó, anh chị đã sống ly thân không ai quan tâm đến ai, anh Hoàng Đăng Ngọc cũng không quan tâm đến con. Năm 2001, chị Phan Thị Hồng Lan sang CHLB Đức theo con đường du lịch và ở lại đó làm ăn sinh sống cho tới nay. Cháu Hoàng Đăng Quân (con trai anh Ngọc và chị Lan) tiếp tục ở với ông bà ngoại tại P405 - C1 - Quỳnh Mai - Quận HBT - HN. Chị Lan thường xuyên gửi tiền về Việt Nam để ông bà ngoại nuôi cháu. Ngày 03 tháng 9 năm 2006, chị Phan Thị Hồng Lan về Việt Nam và ngày 29 tháng 9 năm 2006, tại Tòa án HN, chị Phan Thị Hồng Lan nộp đơn “xin hủy hôn nhân trái pháp luật” do chị và anh Hoàng Đăng Ngọc ký đề ngày 21 tháng 9 năm 2006 (Kèm theo “Đơn xin xác nhận” do anh Hoàng Đăng Ngọc đã ký tại UBND phường CD). Chị Lan còn cho biết: Ngày 10 tháng 10 năm 2006, anh Ngọc đã bị Công an Quận Long Biên bắt vì tội trộm cắp tài sản (xe đạp). Hiện anh Ngọc đang
17 Bản án số: 111/2006/HNGĐ-ST Ngày: 28/11/2006 Về việc: “Hủy việc kết hôn nhân trái pháp luật” của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.
34
bị tạm giam tại trại giam HN. Lời trình bày của chị Lan tại Tòa án HN phù hợp với lời tự khai của anh Hoàng Đăng Ngọc tại trại Tạm giam Công An TP. HN (có sự xác nhận của giám thị trại giam) thống nhất trình bày hai bên đã tự chấm dứt quan hệ vợ chồng từ năm 1998 đến nay. Mặc dù từ năm 1998 đã đến tuổi đăng ký kết hôn nhưng hai người cũng không làm thủ tục đăng ký kết hôn và cũng không quay lại sống chung. Nay cả hai bên đều xác nhận tình cảm không còn và đề nghị Tòa án hủy hôn nhân trái pháp luật,và thoả thuận giao con cho chị Phan Thị Hồng Lan nuôi dưỡng. Cháu Hoàng Đăng Quân cũng có đơn xin được ở với Mẹ. Vì đang bị tạm giam tại trại giam HN nên anh Ngọc đã có đơn xin xét xử vắng mặt.
XÉT THẤY
(...)
QUYẾT ĐỊNH
- Áp dụng khoản 1 điều 9; khoản 1, khoản 2 điều 17; điều 92; khoản 4 điều 100; khoản 3 điều 102 Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2000; - Áp dụng Điều 197; điều 199; khoản 1 điều 202; điểm a khoản 1 điều 227; điều 236; khoản 1 điều 245 Bộ luật tố tụng dân sự; - Điều 1, 2 Nghị quyết số 02 /2000 – NQ-HĐTP ngày 23 tháng 12 năm 2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối Cao hướng dẫn thi hành Luật HN&GĐ năm 2000.
- Áp dụng khoản 1 điều 7; khoản 3 điều 11 Nghị định 70/NĐ - CP ngày 12/6/1997 của Chính phủ về chế độ án phí, lệ phí Tòa án. Xử: Hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa chị Phan Thị Hồng Lan và anh Hoàng Đăng Ngọc.
Dựa vào nội dung bản án sơ thẩm trên, cho biết:
1. Nhận định về quyết định xử hủy việc kết hôn trái pháp luật của TAND có thẩm quyền.
2. Dựa vào quy định của pháp luật hiện hành, viết phần xét thấy cho bản án có nội dung trên.
b. Hướng dẫn giải quyết tình huống
1. Nhận định về quyết định xử hủy việc kết hôn trái pháp luật của TAND có thẩm quyền.
35
Nhận định về nội dung tình huống: Chị Lan và anh Ngọc chung sống với nhau như vợ chồng năm 1995 nhưng do không đủ tuổi nên chỉ tổ chức cưới hỏi mà không đăng ký kết hôn. Quá trình chung sống anh chị có một người con trai.
Năm 1998, do mâu thuẫn vợ chồng, anh chị đã sống ly thân. Năm 2001, chị Lan sang CHLB Đức làm ăn. Năm 2006, chị Lan về Việt Nam và nộp đơn “xin hủy hôn nhân trái pháp luật” tại TAND có thẩm quyền. Anh Ngọc cũng đồng ý về vấn đề này. Mặc dù từ năm 1998 anh chị đã đủ tuổi đăng ký kết hôn nhưng hai người cũng không làm thủ tục đăng ký kết hôn.
Phát hiện vấn đề pháp lý: Anh Ngọc và chị Lan không đăng ký kết hôn nhưng có đơn yêu cầu hủy hôn nhân trái pháp luật.
Tra cứu văn bản quy phạm pháp luật và vận dụng quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ pháp luật phát sinh:
Chị Lan và anh Ngọc chung sống với nhau như vợ chồng năm 1995, không đăng ký kết hôn nên căn cứ Điều 8 Luật HN&GĐ 1986 quan hệ hôn nhân của anh chị không được pháp luật thừa nhận.
Căn cứ Khoản 3 Điều 8 Luật HN&GĐ 2000 quy định: “kết hôn trái pháp luật là việc xác lập quan hệ vợ chồng có đăng ký kết hôn nhưng vi phạm điều kiện kết hôn do pháp luật quy định”. Như vậy, anh Ngọc và chị Lan không đăng ký kết hôn nên không thuộc trường hợp kết hôn trái pháp luật.
Tuy nhiên, thời điểm anh chị xác lập quan hệ hôn nhân là tháng 7/1995 (tức trong khoảng thời gian từ ngày 3/1/1987 đến ngày 1/1/2001) nên căn cứ điểm b Nghị quyết 35/2000 – QH10, anh Ngọc và chị Lan có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trước ngày 1/1/2003 nhưng anh chị cũng không thực hiện. Vì vậy, từ sau ngày 01 tháng 1 năm 2003, pháp luật không công nhận anh Ngọc và chị Lan là vợ chồng.
Từ các lập luận trên, nhận định: Quyết định của Tòa án có thẩm quyền xử hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa chị Phan Thị Hồng Lan và anh Hoàng Đăng Ngọc là không có cơ sở.
2. Dựa vào quy định của pháp luật hiện hành, viết phần xét thấy cho bản án có nội dung trên. (Căn cứ Luật HN&GĐ 2014 để giải quyết quan hệ nhân thân giữa anh Ngọc và chị Lan).
36
XÉT THẤY
Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, được thẩm tra tại phiên tòa và căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định:
(1) Về quan hệ hôn nhân: Năm 1995, Anh Ngọc và chị Lan chưa đủ tuổi kết hôn nhưng anh chị vẫn tổ chức đám cưới; chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn là vi phạm quy định tại Điều 8 của Luật HN&GĐ 1986. Quá trình chung sống, anh chị có nhiều mâu thuẫn do anh Ngọc chơi bời, nghiện hút nên chị Lan bỏ về nhà mẹ đẻ. Anh chị đã sống ly thân từ năm 1998 cho đến nay. Hiện tại, anh Ngọc đang bị tạm giam tại trại giam HN. Nay chị Lan có đơn yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa chị và anh Ngọc. Anh Ngọc cũng đồng ý với yêu cầu này. Tuy nhiên, mặc dù thời điểm chung sống anh chị chưa đủ tuổi kết hôn nhưng do anh chị không đăng ký kết hôn nên không thuộc trường hợp kết hôn trái pháp luật theo quy định tại Điều 3 Luật HN&GĐ nên không có căn cứ giải quyết hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa anh chị mà cần tuyên bố không công nhận anh Ngọc và chị Lan là vợ chồng.
(2) Về quan hệ con cái: Anh Ngọc và chị Lan có một người con chung là cháu Hoàng Đăng Quân, sinh năm 1995. Hiện nay, cháu đã trưởng thành nên Hội đồng xét xử không xem xét giải quyết.
(3) Về tài sản chung và nợ chung: Anh Ngọc và chị Lan không yêu cầu nên Hội đồng xét xử không xem xét giải quyết.
3.3. Không công nhận là vợ chồng
3.3.1. Mục tiêu đánh giá
3.3.1.1. Về kiến thức
- Thông hiểu và phân biệt điều kiện ra quyết định đối với các trường hợp hủy việc kết hôn trái pháp luật; không công nhận là vợ chồng và ly hôn.
- Vận dụng cao để giải quyết quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản, quan hệ cha mẹ con trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn; nam nữ có đăng ký kết hôn nhưng vi phạm về thẩm quyền đăng ký kết hôn mà các bên có tranh chấp.
37
3.3.1.2. Kỹ năng
- Kỹ năng tra cứu tài liệu, văn bản.
- Kỹ năng xác định vấn đề.
- Kỹ năng phân tích, đánh giá vấn đề.
- Kỹ năng vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề.
3.3.2. Lý thuyết
Không công nhận là vợ chồng là một trong những biện pháp chế tài của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, cụ thể là Tòa án áp dụng trong các trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn hoặc nam nữ có đăng ký kết hôn nhưng việc đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền.
Đối với trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn có nghĩa là các bên vi phạm về nghi thức kết hôn theo quy định tại Điều 9 Luật HN&GĐ 201418. Do vậy, quan hệ hôn nhân giữa họ không phát sinh về mặt pháp lý, nếu các bên có yêu cầu giải quyết quan hệ nhân thân thì Tòa án ra quyết định không công nhận là vợ chồng.Tuy nhiên, cũng cần lưu ý đối với trường hợp nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn trước ngày 3/1/1987 nếu đủ các điều kiện kết hôn thì vẫn được công nhận là vợ chồng hợp pháp, nếu có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý giải quyết theo thủ tục chung19.
Đối với trường hợp nam nữ có đăng ký kết hôn nhưng vi phạm thẩm quyền đăng ký kết hôn (không phân biệt có vi phạm điều kiện kết hôn hay không) nếu các bên có đơn yêu cầu Tòa án giải quyết quan hệ nhân thân thì Tòa án tuyên bố không công nhận các bên là vợ chồng20. Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý, trong trường hợp việc đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền thì khi có yêu cầu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận kết hôn theo quy định của pháp luật về hộ tịch và yêu cầu hai bên thực hiện lại việc đăng ký kết hôn tại 18 Điều 9 Luật HN&GĐ 2014 quy định: “Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.
Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý”
19 Xem Điểm a Khoản 3 Nghị quyết 35/2000/QH10.
20 Xem Khoản 3 Điều 3 TTLT 01/2016/BTP – TANDTC – VKSNDTC.
38
cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ ngày đăng ký kết hôn trước21.
3.3.3. Tình huống và hướng dẫn giải quyết tình huống Tình huống 522
Anh Tuân và chị Huyền tự nguyện về chung sống với nhau từ đầu năm 1993, được hai gia đình tổ chức cưới hỏi theo phong tục tập quán nhưng không đi đăng ký kết hôn. Thời gian đầu chung sống hạnh phúc đến năm 2010 anh Tuân vi phạm pháp luật, bị xét xử 24 tháng tù giam. Từ đó, chị Huyền không quan tâm đến anh Tuân nữa. Sau khi anh chấp hành xong hình phạt tù, anh Tuân và chị Huyền cũng không sống với nhau. Tháng 7/2015, do tình cảm không còn, anh Tuân gửi đơn đến Tòa án xin ly hôn với chị Huyền. Về tài sản, hai anh chị có tranh chấp về các tài sản sau: Diện tích đất thổ cư 140m2được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên Hộ bà Huyền và ông Tuân; một ngôi nhà 2 tầng trên diện tích đất 360m2 (gồm 100m2 đất thổ cư và 260m2đất trồng cây hàng năm) do anh Tuân chị Huyền nhận chuyển nhượng từ ông Quyết năm 2004 với giá 180.000.000 đồng (tiền mua đất do hai anh chị tiết kiệm trong thời gian chung sống), đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2005 mang tên chị Huyền, nhà xây năm 2008 cũng do chị Huyền đứng tên. Tại Tòa án, chị Huyền đồng ý với lời khai của anh Tuân, nhưng không thỏa thuận được về chia tài sản.
Dựa vào tình huống trên, hãy:
1. Xác định quan hệ pháp luật trong trường hợp trên là tranh chấp về ly hôn, yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật hay không công nhận là vợ chồng?
2. Tra cứu văn bản pháp luật áp dụng để giải quyết tình huống trên. 3. Lập luận cho việc giải quyết quan hệ tài sản giữa anh Tuân và chị Huyền.
21 Xem Điều 13 Luật HN&GĐ 2014.
22 Quyết định GĐT số 04/2015/HNGĐ-GĐT ngày 17/11/2015 TAND cấp cao tại Hà Nội.
39
b. Hướng dẫn giải quyết tình huống
1. Quan hệ pháp luật trong trường hợp trên là yêu cầu không công nhận là vợ chồng vì anh Anh Tuân và chị Huyền tự nguyện về chung sống với nhau từ đầu năm 1993, được hai gia đình tổ chức cưới hỏi theo phong tục tập quán nhưng anh chị không đi đăng ký kết hôn.
2. Tra cứu văn bản pháp luật áp dụng để giải quyết tình huống: - Điều 8 Luật HN&GĐ 1986 về đăng ký kết hôn.
- Điểm b Khoản 3 Nghị quyết 35/2000/QH10 hướng dẫn thi hành Luật HN&GĐ 2000.
- Điều 14 Luật HN&GĐ 2014 về giải quyết hậu quả pháp lý của trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn.
- Điều 16 Luật HN&GĐ 2014 về giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ hợp đồng của nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn.
- Khoản 4 Điều 3 TTLT 01/2016/BTP – TANDTC – VKSNDTC hướng dẫn giải quyết hậu quả pháp lý của trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn.
3. Lập luận giải quyết tranh chấp về tài sản giữa anh Tuân và chị Huyền:
- Đối với diện tích đất thổ cư 140m2được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên hộ bà Huyền và ông Tuân. Diện tích đất này đứng tên hai người nên có căn cứ xác định là tài sản chung trong quan hệ dân sự giữa anh Tuân và chị Huyền.
- Một ngôi nhà 2 tầng trên diện tích đất 360m2(gồm 100m2 đất thổ cư và 260m2đất trồng cây hàng năm) do anh Tuân chị Huyền nhận chuyển nhượng từ ông Quyết năm 2004 với giá 180.000.000 đồng (tiền mua đất do hai anh chị tiết kiệm trong thời gian chung sống), đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2005 mang tên chị Huyền, nhà xây năm 2008 cũng do chị Huyền đứng tên. Tài sản này đứng tên chị Huyền nên về nguyên tắc được xác định là tài sản riêng của chị Huyền. Anh Tuân yêu cầu xác định là tài sản chung thì anh Tuân phải chứng minh khi xác lập giao
40
dịch liên quan đến tài sản anh có góp vốn (có giao tiền; có mua vật liệu xây dựng, trả công thợ khi xây nhà; có chuyển tiền cho chị Huyền xác lập giao dịch...). Trong trường hợp anh Tuân có chứng cứ chứng minh thì tài sản này được xác định là tài sản chung của anh chị trong quan hệ dân sự và chia theo tỷ lệ đóng góp của các bên. Trong trường hợp không xác định được tỷ lệ đóng góp thì chia đôi.
41
Chƣơng 4
QUAN HỆ PHÁP LUẬT GIỮA VỢ VÀ CHỒNG
4.1. Trách nhiệm liên đới của vợ chồng
4.1.1. Mục tiêu đánh giá
4.1.1.1. Về kiến thức
- Thông hiểu quy định của pháp luật về trách nhiệm liên đới của vợ chồng khi một bên thực hiện giao dịch dân sự, trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho con chưa thành niên gây ra.
- Vận dụng cao kiến thức pháp luật để giải quyết tranh chấp về tài sản; nghĩa vụ tài sản được thực hiện bằng tài sản chung, tài sản riêng của các bên.
- Thông hiểu để xác định những giao dịch được xem là vì nhu cầu thiết yếu của gia đình; xác định trách nhiệm về tài sản của các bên đối với các giao dịch phục vụ nhu cầu thiết yếu của gia đình.
4.1.1.2. Về kỹ năng
- Kỹ năng làm việc độc lập, tự nghiên cứu tài liệu, văn bản. - Kỹ năng xác định vấn đề.
- Kỹ năng phân tích, đánh giá vấn đề.
- Kỹ năng vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề.
- Kỹ năng làm việc nhóm.
4.1.2. Lý thuyết
Bên cạnh các quy định về căn cứ xác lập tài sản giữa vợ chồng, Luật HN&GĐ 2014 cũng đặt ra các quy định về nghĩa vụ chung, nghĩa vụ riêng đối với tài sản của các bên23. Theo đó, trong thời kỳ hôn nhân, giữa vợ và chồng có thể phát sinh các trách nhiệm về tài sản đối với bên thứ ba. Trong trường hợp các bên không tự thỏa thuận được về việc giải
23 Xem Điều 27, Điều 37, Điều 45 Luật HN&GĐ 2014.
42
quyết nghĩa vụ về tài sản các bên có quyền yêu cầu Tòa án phân định. Tùy thuộc vào mỗi tình huống cụ thể, Tòa án có thể xác định các trách nhiệm này là trách nhiệm liên đới của vợ chồng hay trách nhiệm riêng của cá nhân.
Theo quy định tại Điều 37 Luật HN&GĐ 2014, nghĩa vụ chung của vợ chồng được đặt ra trong các trường hợp sau đây: (i) nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm; (ii) nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình; (iii) nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; (iv) nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình; (v) nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường; (vi) nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan. Như vậy, với các căn cứ trên cho thấy nghĩa vụ chung của vợ chồng được đặt ra trong hai trường hợp cơ bản: (i) khi có sự đồng ý của cả hai vợ chồng; (ii) khi một bên vợ chồng thực hiện nhưng phát sinh từ các yếu tố gắn liền với lợi ích chung của gia đình.
4.1.3. Tình huống và hướng dẫn giải quyết tình huống Tình huống 124
a. Nội dung tình huống
Chị Hoàn và anh Quang đăng ký kết hôn ngày 24/01/2000. Quá trình chung sống hạnh phúc nhưng thời gian sau phát sinh mâu thuẫn. Nguyên nhân là do việc dạy bảo con riêng của anh Quang giữa anh chị không có sự thống nhất. Do vậy, tháng 2/2017, chị nộp đơn yêu cầu ly hôn với anh Quang. Anh chị có tranh chấp về các khoản nợ chung:
Chị Hoàn khai, năm 2002, khi vợ chồng chị xây nhà, chị Hoàn vay của chị Hạnh 36 triệu đồng, lãi suất 1%/tháng. Chị Hoàn cung cấp giấy nhận tiền vay của chị Hạnh ngày 13/10/2002, số tiền 36 triệu đồng (bút
24 Quyết định giám đốc thẩm Số: 564/2010/DS-GDT Ngày: 26/08/2010 Về vụ án: “Ly hôn” của Tòa án nhân dân tối cao.
43
lục số 30), giấy nhận tiền ngày 15/2/2006 (bút lục số 36); vay của Ngân hàng chính sách và xã hội tỉnh HG 50 triệu đồng và xin việc cho con của anh Quang hết 20 triệu đồng. Chị Hoàn xác nhận vợ chồng chị có 120 triệu đồng nhưng chị đã dùng số tiền mặt này để thanh toán các khoản nói trên nên hiện không còn nợ ai và cũng không còn khoản tiền nào khác.
Anh Quang không đồng ý với lời khai của chị Hoàn và cho rằnganh không ký giấy vay nợ và thậm chí là không hề biết có khoản nợ đó. Vì vậy, anh không nhất trí trách nhiệm trả nợ. Do đó, anh yêu cầu Tòa án xác định 120 triệu chị Hoàn đang giữ là tài sản chung nên phải chia đôi.
Dựa vào tình huống trên, hãy:
1. Xác định năm (05) vấn đề Tòa án cần làm rõ để quyết định trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng trong trường hợp trên. 2. Bản án sơ thẩm số 19/2006/HN&GĐ-ST ngày 25/12/2006, TAND thị xã HG, tỉnh HG quyết định: buộc anh Quang và chị Hoàn trả cho chị Hạnh số tiền 36 triệu đồng. Hãy nhận định về quyết định trên của Tòa án.
b. Hướng dẫn giải quyết tình huống
1. Xác định ba (03) vấn đề Tòa án cần làm rõ để quyết định trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng anh Quang và chị Hoàn. (1) Đương sự có cung cấp được chứng cứ chứng minh về việc có hay không có giao dịch dân sự phát sinh về các khoản tiền vay và khoản tiền xin việc cho con? (ví dụ: giấy nhận nợ; giấy nhận tiền; hợp đồng vay tài sản...).
(2) Các giấy tờ chứng minh về giao dịch do chị Hoàn thực hiện có phù hợp lời khai của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; người làm chứng hoặc người tham gia tố tụng khác không? Số tiền vay được thực hiện trong thời gian nào?
(3) Mục đích của việc chị Hoàn vay các khoản tiền trên là để làm gì, sử dụng cho nhu cầu chung của gia đình hay sử dụng cho mục đích riêng của chị Hoàn? Có chứng cứ gì chứng minh cho việc chị Hoàn sử dụng số tiền vay phục vụ cho các nhu cầu thiết yếu của gia đình không?
44
2. Nhận định về phán quyết của Tòa án cấp sơ thẩm.
Nhận định nội dung tranh chấp: Căn cứ vào tình tiết vụ án về việc chị Hoàn cung cấp cho Tòa án các giấy tờ vay tiền và nhận tiền có thể xác định chị Hoàn xác lập giao dịch vay chị Hạnh số tiền 36 triệu đồng là có cơ sở. Tuy nhiên, chị Hoàn không có bất kỳ chứng cứ nào chứng minh khi thực hiện giao dịch có sự tham gia hoặc sự đồng ý của anh Quang. Điều này thể hiện ở chỗ các giấy tờ vay/nhận tiền không có chữ ký của anh Quang. Đồng thời, hồ sơ vụ án cũng thể hiện không có căn cứ xác định ý chí của anh Quang biết hay không biết việc chị Hoàn vay tiền của chị Hạnh. Do đó, có thể kết luận giao dịch này do một mình chị Hoàn thực hiện mà không có sự đồng ý của anh Quang.
Tra cứu và vận dụng quy phạm pháp luật điều chỉnh: Căn cứ vào Điều 27 về trách nhiệm liên đới của vợ chồng và Điều 37 Luật HN&GĐ 2014 về nghĩa vụ chung về tài sản, chỉ có thể xác định nghĩa vụ trả nợ cho chị Hạnh là nghĩa vụ chung của chị Hoàn và anh Quang nếu chị Hoàn có các chứng cứ chứng minh việc vay tiền của mình nhằm đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của gia đình hoặc các nghĩa vụ hợp pháp khác theo quy định tại Điều 37 Luật HN&GĐ. Tuy nhiên, quá trình giải quyết vụ án chỉ xác định được chị Hoàn có vay tiền và nhận tiền nhưng không có căn cứ xác định việc vay tiền này nhằm mục đích gì. Hơn nữa, mặc dù thời điểm xác lập hợp đồng vay tài sản phù hợp với thời điểm anh chị xây nhà (2002) nhưng thời điểm vay và thời điểm chị Hoàn nhận tiền là không phù hợp (giấy vay tiền xác lập năm 2002 nhưng nhận tiền năm 2006). Như vậy, với chứng cứ trên không đủ cơ sở để kết luận chị Hoàn vay tiền nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. Như vậy, căn cứ vào Khoản 3 Điều 45 Luật HN&GĐ có căn cứ để xác định đây là nghĩa vụ riêng của chị Hoàn.
Kết luận: Phán quyết của Tòa án cấp sơ thẩm là chưa đảm bảo sự phù hợp với quy định của pháp luật về nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản.
4.2. Xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng 4.2.1. Mục tiêu đánh giá
4.2.1.1. Về kiến thức
- Thông hiểu các quy định của pháp luật về căn cứ xác lập tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng; quyền và nghĩa vụ tài sản của vợ
45
chồng trong chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; tài sản riêng của các bên.
- Vận dụng cao quy phạm pháp luật và các án lệ được ban hành nhằm điều chỉnh về việc giải quyết các tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng; tài sản riêng của các bên vợ chồng.
4.2.1.2. Về kỹ năng
- Kỹ năng làm việc độc lập, tự nghiên cứu tài liệu, văn bản. - Kỹ năng tìm kiếm tài liệu.
- Kỹ năng đọc hiểu tài xác định vấn đề.
- Kỹ năng phân tích, đánh giá vấn đề.
- Kỹ năng vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề.
4.2.2. Lý thuyết
Chế độ tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng là một trong những chế định quan trọng của Luật HN&GĐ 2014. Theo đó, căn cứ xác lập chế độ tài sản chung được quy định cụ thể tại Điều 33 Luật HN&GĐ 2014, bao gồm các loại tài sản sau: (i) tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; (ii) tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung; (iii) quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng”. Bên cạnh đó, Điều 43 Luật HN&GĐ 2014 quy định về tài sản riêng bao gồm: “(i) tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; (ii) tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; (iii) tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; (iv) tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng; (v) tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ
46
tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 33 và Khoản 1 Điều 40 của Luật này”.
Tuy nhiên, do những đặc thù của quan hệ pháp Luật HN&GĐ nên trong quá trình giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ và chồng cũng cần cân nhắc các yếu tố về nguồn gốc tài sản; thời điểm tạo lập tài sản; ý chí của các bên trong việc xác lập các giao dịch liên quan đến tài sản chung và tài sản riêng... Mặt khác, khi xác định tài sản chung, tài sản riêng của các bên cũng cần đảm bảo thực hiện các nguyên tắc cơ bản của việc áp dụng chế độ tài sản như: (i) tôn trọng sự tự do thỏa thuận của các bên nhưng phải đảm bảo lợi ích chung của gia đình; (ii) bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba ngay tình.
4.2.3. Tình huống và hướng dẫn giải quyết tình huống Tình huống 225
a. Nội dung tình huống
Anh Chiến và chị Diễm chung sống như vợ chồng từ năm 1986, không đăng ký kết hôn. Do mâu thuẫn nên tháng 2/2016 hai người sống ly thân. Tháng 3/2017, anh Chiến yêu cầu xin ly hôn chị Diễm vì xét thấy tình cảm vợ chồng không còn. Anh chị có yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về tài sản.
Anh Chiến cho rằng, năm 2002 anh, chị tạo lập được 10.000m2đất do chị Diễm đứng tên. Nguồn gốc đất là mua của ông ngoại chị Diễm (có giấy viết tay nhưng bị thất lạc). Diện tích đất này hiện còn 3.996m2 vì sau khi mua đất, vợ chồng anh chuyển nhượng một phần để dùng tiền mua xe ô tô, xây dựng nhà cửa và nhận chuyển nhượng 2 lô đất ở nơi khác (các lô đất nhận chuyển nhượng này đều đứng tên cả anh và chị Diễm). Ngoài ra, anh chị còn tạo lập được một căn nhà làm nhờ trên đất của chị Huê (là chị gái của anh). Anh yêu cầu được chia đôi tất cả số tài sản nói trên.
Chị Diễm không thống nhất lời trình bày của anh Chiến về quan hệ tài sản. Chị cho rằng diện tích đất 10.000m2trên là do ông ngoại – cụ Quang cho chị. Vì vậy, chị đã được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào năm 2002. Cụ Quang xác nhận trình bày của chị Diễm. Do đó, sau khi chị bán 6.000m2lấy tiền mua 2 mảnh đất ở nơi khác,
25Quyết định giám đốc thẩm Số: 900/2010/DS-GĐT Ngày: 24/12/2010 Về vụ án: “Ly hôn” của Tòa Dân sự - Tòa án nhân dân Tối cao.
47
xây dựng nhà, mua xe ô tô nên toàn bộ tài sản này là tài sản riêng của chị. Chị chỉ đồng ý chia giá trị xây dựng căn nhà làm trên đất của chị Huê. Dựa vào tình huống trên, hãy:
1. Xác định Tòa án có thẩm quyền có thụ lý và giải quyết yêu cầu ly hôn của anh Quang không? Tại sao?
2. Với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chị Diễm, hãy lập luận để Tòa án chấp nhận yêu cầu về việc chia tài sản của chị Diễm.
3. Với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho anh Quang, hãy lập luận để phản biện yêu cầu chia tài sản của chị Diễm. Hướng dẫn giải quyết tình huống
1. Xác định Tòa án có thẩm quyền có thụ lý và giải quyết yêu cầu ly hôn của anh Quang không? Tại sao?
Bước 1: Đọc và nhận định nội dung tình huống
Anh Chiến và chị Diễm chung sống như vợ chồng từ năm 1986 nhưng không đăng ký kết hôn. Quá trình chung sống có tạo lập được khối tài sản bao gồm diện tích đất được chuyển nhượng từ cụ Quang và căn nhà xây nhờ trên đất của chị Huê cùng một số tài sản khác.
Bước 2: Phát hiện vấn đề pháp lý cần giải quyết
Anh Chiến gửi đơn yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn với chị Diễm.
Bước 3: Tra cứu văn bản pháp luật và nội dung điều luật điều chỉnh quan hệ pháp luật cần giải quyết
- Điều 11 Luật HN&GĐ 1959 quy định: “Việc kết hôn phải được Ủy ban hành chính cơ sở nơi trú quán của bên người con trai hoặc bên người con gái công nhận và ghi vào sổ kết hôn... Mọi nghi thức kết hôn khác đều không có giá trị về mặt pháp luật”.
- Điểm a Khoản 3 Nghị quyết 35/2000 – QH 10 quy định: “Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng 1 năm 1987, ngày Luật HN&GĐ năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì được Tòa án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật HN&GĐ năm 2000”.
48
Bước 4: Vận dụng quy phạm pháp luật để giải quyết tình huống Anh Chiến và chị Diễm chung sống như vợ chồng từ năm 1986 nhưng không đăng ký kết hôn. Căn cứ Điều 11 Luật HN&GĐ 1959 quy định: “Việc kết hôn phải được Ủy ban hành chính cơ sở nơi trú quán của bên người con trai hoặc bên người con gái công nhận và ghi vào sổ kết hôn... Mọi nghi thức kết hôn khác đều không có giá trị về mặt pháp luật”. Như vậy, tại thời điểm xác lập quan hệ hôn nhân, anh Chiến và chị Diễm không tuân thủ quy định về đăng ký kết hôn.
Tuy nhiên, việc xác lập quan hệ vợ chồng của anh Chiến và chị Diễm được thực hiện trước ngày 3/1/1987. Căn cứ Điểm a Khoản 3 Nghị quyết 35/2000-QH10 quy định:“Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng 1 năm 1987,... mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì được Tòa án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn”. Do đó, quan hệ hôn nhân giữa anh Chiến và chị Diễm mặc dù không tuân thủ quy định về việc đăng ký kết hôn nhưng vẫn được pháp luật công nhận là vợ chồng hợp pháp.
Bước 5. Đưa ra quyết định về việc giải quyết vấn đề
Từ lập luận trên có cơ sở để xác định anh Chiến và chị Diễm được công nhận vợ chồng hợp pháp. Do đó, Tòa án có thẩm quyền vẫn thụ lý và giải quyết yêu cầu ly hôn của anh Chiến theo thủ tục chung.
2. Với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chị Diễm, hãy lập luận để Tòa án chấp nhận yêu cầu về việc chia tài sản của chị.
Về diện tích 10.000m2đất tại xã PT, huyện NT, tỉnh ĐN có nguồn gốc là tài sản của ông ngoại của chị Diễm là cụ Quang. Nguyên đơn là anh Chiến cho rằng, diện tích đất trên, anh và chị Diễm mua chung của cụ Quang, nhưng lại không xuất trình được căn cứ chứng minh. Trong khi đó, thân chủ tôi là chị Diễm cho rằng, cụ Quang cho riêng chị. Giao dịch này cũng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận. Bằng chứng là, chị Diễm đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào năm 2002; lời khai của người làm chứng là cụ Quang cũng xác nhận trình bày của chị Diễm. Do đó, trường hợp này cần xác định diện tích đất trên cụ
49
Quang cho riêng chị Diễm. Như vậy căn cứ vào Điều 16 Luật HN&GĐ 1986, tài sản này có căn cứ để xác định là tài sản riêng của chị Diễm.
Sau khi được Cụ Quang cho riêng diện tích đất trên, chị Diễm đã bán 6.000m2lấy tiền mua 2 mảnh đất ở nơi khác, xây dựng nhà, mua xe ô tô. Vì vậy, toàn bộ tài sản này được xem là lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của chị Diễm theo quy định tại Điều 33 Luật HN&GĐ 2000. Do đó, có căn
cứ để chấp nhận các tài sản nói trên là tài sản riêng của chị Diễm. 3. Với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho anh Quang, hãy lập luận để phản biện yêu cầu về việc chia tài sản của chị Diễm.
Trong quá trình chung sống, anh Quang và chị Diễm đã tạo lập được diện tích 10.000m2đất tại xã PT, huyện NT, tỉnh ĐN. Diện tích đất này có nguồn gốc là tài sản của cụ Quang giao cho anh Chiến, chị Diễm toàn quyền quản lý, sử dụng từ năm 1990. Việc cụ Quang khai cho riêng chị Diễm là không có cơ sở vì cụ Quang và chị Diễm không cung cấp được bằng chứng về việc có hợp đồng tặng cho riêng. Do đó, về mặt nguyên tắc, tài sản được tạo lập hợp pháp trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 27 Luật HNGĐ 2000. Hơn nữa, cụ Quang là ông ngoại chị Diễm nên giá trị chứng minh của lời khai không được củng cố. Do đó, đề nghị Hội đồng xét xử không chấp nhận chứng cứ là lời khai của cụ Quang về việc xác định cho riêng chị Diễm 10.000m2đất.
Mặt khác, sau khi nhận đất, anh Quang và chị Diễm đã cùng nhau quản lý, sử dụng đất, cũng như việc chuyển nhượng một phần đất, dùng tiền chuyển nhượng mua xe ô tô, xe mô tô, xây dựng nhà và nhận chuyển nhượng nhiều lô đất ở các nơi khác. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cũng đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho anh chiến, chị Diễm. Do đó, trong trường hợp này, có cơ sở xác định diện tích đất 10.000m2 đất cụ Quang chuyển nhượng là tài sản chung của vợ chồng. Hiện tại, anh Chiến yêu cầu Tòa án giải quyết chia tài sản chung của vợ chồng đối với diện tích 3.996m2đất còn lại tại xã NT, xe ô tô, giá trị xây dựng căn nhà, nên cần xác định những tài sản trên là tài sản chung của vợ chồng anh Chiến, chị Diễm để chia là có cơ sở, xét thấy cần được chấp nhận để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của thành viên trong gia đình.
50
4.3. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
4.3.1. Mục tiêu đánh giá
4.3.1.1. Về kiến thức
- Thông hiểu và vận dụng quy định của pháp luật về quyền yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; giải quyết tranh chấp trong trường hợp đương sự có tranh chấp về việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.
- Hiểu các trường hợp thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu; vận dụng cao kiến thức pháp luật để giải quyết hậu quả pháp lý đối với trường hợp thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị tuyên bố vô hiệu.
4.3.1.2. Về kỹ năng
- Kỹ năng làm việc độc lập, tự nghiên cứu tài liệu, văn bản. - Kỹ năng xác định vấn đề.
- Kỹ năng phân tích, bình luận, đánh giá vấn đề.
- Kỹ năng vận dụng kiến thức để tư vấn pháp luật.
4.3.2. Lý thuyết
Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được quy định từ Điều 38 đến Điều 42 Luật HN&GĐ2014 với các nội dung: (i) chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân , (ii) thời điểm có hiệu lực chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, (iii) hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, (iv) chấm dứt việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, (v) chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu. Về mặt nguyên tắc chế độ tài sản chung của vợ chồng tồn tại đến khi có các căn cứ pháp lý làm quan hệ hôn nhân chấm dứt. Tuy nhiên, vì một số lý do nào đó mà vợ chồng muốn chia tài sản chung của họ thì vẫn được pháp luật ghi nhận. Trong đó, đáng chú ý là các vấn đề sau:
- Về lý do chia, theo quy định của Luật HN&GĐ 2000, lý do chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được ghi nhận khá cụ thể như việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng nhằm để thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng; vợ chồng có nhu cầu kinh
51
doanh riêng hoặc các lý do chính đáng khác. Tuy nhiên, theo quy định của Luật HN&GĐ 2014, việc chia tài sản chung của vợ chồng được điều chỉnh theo hướng cho phép vợ chồng tự do thỏa thuận miễn sao việc chia tài sản không vi phạm các quy định tại Điều 42 Luật HN&GĐ dẫn đến thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu26.
- Về cách thức chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân: Vợ chồng có thể tự thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.
- Về hình thức chia tài sản chung trong kỳ hôn nhân: vợ chồng phải lập thành văn bản thỏa thuận; văn bản này được công chứng, chứng thực theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.
- Về hiệu lực: Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản; nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản. Trong trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định. Trong trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ
chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
4.3.3. Tình huống và hướng dẫn giải quyết tình huống Tình huống 327
a. Nội dung tình huống
Ông Phước và bà Nga kết hôn hợp pháp năm 1987. Năm 2014, do làm ăn buôn bán thua lỗ nên bà Nga bị bà Lành khởi kiện yêu cầu trả nợ 26 Điều 42 Luật HNGĐ 2014 quy định: “Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: (1) Ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; (2)Nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ sau đây: (a) Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng; (b) Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại; (c) Nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản; (d) Nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức; (đ) Nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước; (e) Nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan”.
27Quyết định Giám đốc thẩm số 03/2016/DS- GĐT ngày 27/01/2016 của Ủy ban thẩm phán TANDTC tại Đà Nẵng.
52
cho bà Lành tại TAND thành phố KT. Theo đó, Tòa án có thẩm quyền đã giải quyết và ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự số 14/2014/QĐST-DS ngày 15/4/2014. Căn cứ quyết định này, bà Nga phải trả cho bà Lành 300 triệu đồng (trả 1 lần hạn cuối vào ngày 30/6/2014).
Do bà Nga không tự nguyện thi hành án nên ngày 07/7/2014 bà Lành có đơn yêu cầu thi hành án. Bà Nga chỉ có tài sản chung của vợ chồng là một ngôi nhà tại tại số 275, đường Đào Duy Từ, thành phố KT. Ngày 04/8/2014 Chi cục thi hành án dân sự thành phố KT đã ban hành Quyết định thi hành án hướng dẫn việc chia tài sản chung của ông Phước và bà Nga. Sau khi nhận được văn bản, ông Phước và bà Nga không thực hiện phân chia tài sản chung theo hướng dẫn nên ngày 15/01/2015 Chi cục thi hành án dân sự thành phố KT đã kê biên toàn bộ nhà, đất của ông Phước và bà Nga để đảm bảo thi hành án. Ngày 16/3/2015 ông Phước và bà Nga khởi kiện yêu cầu TAND thành phố KT chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân giữa hai ông bà. Ngày 20/4/2015, TAND thành phố KT ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Theo đó, ông Phước được quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất tổng trị giá 900 triệu đồng; ông Phước phải trả tiền chênh lệch chia tài sản cho bà Nga là 450 triệu đồng. Ông Phước đã trực tiếp giao tiền cho bà Nga nhưng sau đó bà Nga vẫn không thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho bà Lành.
Dựa vào tình huống trên, hãy:
1. Xác định ông Phước và bà Nga có quyền yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không? Tra cứu căn cứ pháp lý? 2. Nhận định về việc TAND thành phố KT ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự đối với yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân của ông Phước bà Nga.
b. Hướng dẫn giải quyết tình huống
1. Xác định ông Phước và bà Nga có quyền yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không? Tra cứu căn cứ pháp lý? Gợi ý giải quyết
Nhận định và phân tích tình huống: Bà Nga phải thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng nhưng không có tài sản riêng nên theo yêu cầu của cơ
53
quan Thi hành án, bà Nga phải thanh toán nghĩa vụ dân sự bằng tài sản riêng của bà trong khối tài sản chung với người khác cụ thể là nhà, đất của ông Phước và bà Nga tại số 275, đường Đào Duy Từ, thành phố KT. Tuy nhiên, do khi được yêu cầu ông Phước và bà Nga không thực hiện việc chia tài sản chung cũng không yêu cầu Tòa án có thẩm quyền chia tài sản chung nên Chấp hành viên đã kê biên để đảm bảo thi hành án. Sau khi tài sản bị kê biên, ông Phước và bà Nga yêu cầu Tòa án có thẩm quyền chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.
Phát hiện vấn đề pháp lý: ông Phước và bà Nga yêu cầu Tòa án có thẩm quyền chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân khi tài sản chung đang bị kê biên.
Tra cứu căn cứ pháp lý:
- Điều 38 Luật HN&GĐ 2014 về chia tài sản chung của vợ chồng. - Điều 42 Luật HN&GĐ 2014 về việc chia tài sản chung của vợ chồng bị vô hiệu.
Kết luận: Tài sản của ông Phước và bà Nga đang bị kê biên để thi hành án nên ông bà không có quyền yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Mặt khác, việc ông Phước và bà Nga tự thỏa thuận chia tài sản chung để bà Nga trốn tránh nghĩa vụ trả nợ là căn cứ để xác định thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân giữa ông Phước và bà Nga là vô hiệu.
2. Nhận định về việc TAND thành phố KT ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự đối với yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân của ông Phước bà Nga.
Gợi ý: Căn cứ vào các lập luận tại mục 1, kết luận ông Phước và bà Nga không có quyền yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Như vậy, việc TAND thành phố KT thụ lý và giải quyết yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân của ông Phước và bà Nga là không có cơ sở. Do đó, quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự đối với yêu cầu của ông Phước và bà Nga là không đảm bảo quy định của pháp luật.
54
Chƣơng 5
QUAN HỆ PHÁP LUẬT GIỮA CHA MẸ VÀ CON
5.1. Xác định quan hệ cha mẹ con theo thủ tục hành chính 5.1.1. Mục tiêu đánh giá
5.1.1.1. Về kiến thức
- Quy định của pháp luật về căn cứ xác định cha mẹ cho con trong giá thú, xác định cha mẹ cho con ngoài giá thú.
- Trình tự thủ tục và thẩm quyền đăng ký hộ tịch trong trường hợp xác định quan hệ cha mẹ con; biết lập hồ sơ đăng ký xác định quan hệ cha mẹ cho con trong trường hợp đương sự có yêu cầu.
- Vận dụng cao giải quyết yêu cầu đăng ký xác định quan hệ cha mẹ con tại cơ quan hộ tịch.
5.1.1.2. Về kỹ năng
- Kỹ năng tra cứu, nghiên cứu tài liệu, văn bản quy phạm pháp luật. - Kỹ năng xác định vấn đề.
- Kỹ năng phân tích, đánh giá vấn đề.
- Kỹ năng tư vấn pháp luật.
5.1.2. Lý thuyết
Quan hệ cha mẹ con là một trong những bộ phận cơ bản cấu thành quan hệ pháp luật HN&GĐ. Sự kiện pháp lý một đứa trẻ được sinh ra là cơ sở làm phát sinh quan hệ pháp luật giữa đứa trẻ đó và người sinh ra nó. Việc xác định quan hệ cha mẹ con dựa trên mối quan hệ huyết thống này được thực hiện theo những nguyên tắc khác nhau tùy thuộc vào quan hệ hôn nhân của cha mẹ đứa trẻ đó hợp pháp hay không hợp pháp. Tương ứng với mỗi trường hợp, cách thức giải quyết cũng được tiến hành theo trình tự thủ tục khác nhau. Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, việc xác định quan hệ cha mẹ con có thể được thực hiện theo hai phương thức: thủ tục hành chính hoặc thủ tục tố tụng dân sự.
Theo quy định của Luật HN&GĐ 2014 và Luật Hộ tịch 2014, việc
55
xác định quan hệ cha mẹ con theo thủ tục hành chính được thực hiện trong các trường hợp sau: (i) xác định cha mẹ cho con trong giá thú28 (ii) xác định cha mẹ con ngoài giá thú mà mà cả bên nhận và được nhận đều còn sống vào thời điểm yêu cầu xác định, các bên tự nguyện và không có tranh chấp29.
Việc xác định cha mẹ cho con trong giá thú được thực hiện theo nguyên tắc suy đoán pháp lý quy định tại Điều 88 Luật HN&GĐ 2014. Như vậy, xác định cha mẹ cho con được sinh ra thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều này thì chỉ cần đương sự cung cấp đầy đủ
giấy chứng sinh (hoặc văn bản của người làm chứng) và giấy chứng nhận kết hôn của vợ chồng.
Việc xác định cha mẹ con ngoài giá thú mà mà cả bên nhận và được nhận đều còn sống vào thời điểm yêu cầu xác định, các bên tự nguyện và không có tranh chấp thì đương sự cần có mặt tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, đồng thời cung cấp các chứng cứ chứng minh giữa bên nhận và bên được nhận có quan hệ huyết thống theo quy định tại Điều 44 Luật Hộ tịch 2014.
5.1.3. Tình huống và hướng dẫn giải quyết tình huống Tình huống 130
a. Nội dung tình huống
Anh Quang và chị Khánh có quan hệ tình cảm. Tháng 9/2009, chị Khánh mang thai nên hai anh chị tổ chức đám cưới nhưng không đăng ký kết hôn vì anh Quang chưa đủ tuổi. Tháng 5/2010, chị Khánh sinh cháu Hải. Do anh chị chưa đăng ký kết hôn nên cháu Hải cũng chưa làm thủ tục đăng ký khai sinh. Năm 2012, anh Quang và chị Khánh đi đăng ký kết hôn hợp pháp tại UBND có thẩm quyền. Tháng 02/2016, chị Khánh sinh cháu thứ hai đặt tên là Hà. Anh Quang và chị Khánh đi làm giấy khai sinh cho cháu Hà và có nguyện vọng yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận anh Quang là cha của cháu Hải.
Dựa vào tình huống trên, hãy:
28 Xem Điều 88 Luật HN&GĐ 2014.
29 Xem Điều 25 Luật Hộ tịch 2014.
30 http://hethongphapluatvietnam.com/dang-ky-khai-sinh-cho-con-truoc-ngay-dang-ky ket-hon.html.
56
1. Xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu xác định quan hệ cha mẹ con của anh Quang và chị Khánh?
2. Hãy tư vấn cho anh Quang và chị Khánh trình tự thủ tục và hồ sơ giấy tờ cần thiết để đăng ký khai sinh cho cháu Hải.
b. Hướng dẫn giải quyết tình huống
1.Cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu xác định quan hệ cha mẹ con của anh Quang và chị Khánh là UBND cấp xã nơi cư trú của anh Quang hoặc chị Khánh theo quy định tại Điều 13 Luật Hộ tịch 2014.
2. Tư vấn cho anh Quang và chị Khánh trình tự thủ tục và hồ sơ giấy tờ cần thiết để đăng ký khai sinh cho cháu Hải.
Theo quy định tại khoản 3 điều 13 Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch năm 2014 và Nghị định 123/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/01/2016 quy định: “Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, chưa được đăng ký khai sinh mà khi đăng ký khai sinh, vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì thông tin về người cha được ghi ngay vào Giấy khai sinh của người con mà không phải làm thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con”.
Như vậy, theo quy định của Luật hộ tịch 2014 có hiệu lực 01/01/2016 thì anh Quang và chị Khánh sinh cháu Hải trước thời điểm cha mẹ kết hôn nên anh chị không phải làm thủ tục nhận cha, mẹ, con mà khi đi khai sinh chỉ cần vợ chồng cùng có văn bản thừa nhận đó là con chung thì tên của anh Quang và chị Khánh sẽ được ghi ngay vào giấy khai sinh con.
Hồ sơ khai sinh cho cháu Hải mà anh Quang và chị Khánh cần chuẩn bị:
- Tờ khai khai sinh theo mẫu;
- Giấy chứng sinh;
- Văn bản thừa nhận con chung của hai vợ chồng;
Ngoài ra, anh Quang và chị Khánh cần xuất trình chứng minh nhân dân, hộ khẩu của cha hoặc mẹ của bé để xác định thẩm quyền cơ quan khai sinh cho con.
57
5.2. Xác định quan hệ cha mẹ con theo thủ tục tố tụng dân sự 5.2.1. Mục tiêu đánh giá
5.2.1.1. Về kiến thức
- Thông hiểu quy định của pháp luật về xác định cha mẹ cho con trong trường hợp có tranh chấp; quyền yêu cầu xác định cha mẹ con trong trường hợp một trong các bên đã chết.
- Vận dụng cao kiến thức pháp luật về trình tự thủ tục và thẩm quyền để giải quyết các trường hợp xác định quan hệ cha mẹ con có tranh chấp hoặc yêu cầu truy nhận cha mẹ cho con và con cho cha mẹ; từ chối nhận con.
5.2.1.2. Về kỹ năng
- Kỹ năng xác định vấn đề; tra cứu văn bản.
- Kỹ năng làm việc nhóm.
- Kỹ năng tư vấn pháp luật.
- Kỹ năng tư duy phản biện.
5.2.2. Lý thuyết
Bên cạnh quy định của pháp luật về việc xác định quan hệ cha mẹ con theo thủ tục hành chính, pháp luật Việt Nam hiện hành cũng quy định việc xác định quan hệ cha mẹ con được tiến hành theo thủ tục tố tụng dân sự. Điều này có nghĩa là việc xác định quan hệ cha mẹ con được thực hiện dựa trên cơ sở phán quyết của TAND có thẩm quyền. Theo đó, việc xác định quan hệ cha mẹ con theo thủ tục tố tụng dân sự được tiến hành trong các trường hợp sau: (i) cha mẹ từ chối nhận con hoặc con từ chối nhận cha mẹ31; (ii) xác định quan hệ cha mẹ con mà các bên có tranh chấp; (iii) xác định quan hệ cha mẹ con mà bên nhận hoặc bên được nhận đã chết32.
Trong trường hợp các bên khởi kiện tại Tòa án yêu cầu xác định quan hệ cha mẹ con, đương sự cần cung cấp các chứng cứ chứng minh và phải được Tòa án xác định. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam hiện hành
31 Xem Khoản 2 Điều 88 Luật HNGĐ 2014.
32 Xem Điều 101 Luật HNGĐ 2014.
58
chưa có hướng dẫn cụ thể nào về việc xác định chứng cứ được áp dụng tại Tòa án. Do đó, khi giải quyết tranh chấp về xác định quan hệ cha mẹ con, TAND có thẩm quyền vẫn chủ yếu dựa vào văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con (ví dụ: kết quả giám định ADN). Trường hợp không có văn bản thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ
cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng;33 Sự thừa nhận của các bên tại Tòa án hoặc một số căn cứ mang tình chất tham khảo như các sự kiện pháp lý trong thời gian có thể thụ thai đứa trẻ, người đàn ông và mẹ đứa trẻ có quan hệ sinh lý với nhau, họ có hứa hẹn kết hôn nhưng sau đó không cưới nhau nữa, người mẹ sinh ra đứa trẻ bị cưỡng dâm hoặc hiếp dâm, có các giấy tờ mà người đàn ông xác nhận đó là con mình.
5.2.3. Tình huống và hướng dẫn giải quyết tình huống Tình huống 234
Anh Long và chị Bình có quan hệ tình cảm với nhau từ năm 2009. Tháng 2/2011, chị Bình phát hiện có thai được 03 tháng và báo cho anh Long biết. Anh chị dự định đăng ký kết hôn nhưng bố mẹ anh Long kịch liệt phản đối. Do đó, anh chị không tổ chức đám cưới nữa nhưng anh Long vẫn quan tâm chăm sóc chị Bình. Ngày 06/10/2011 chị Bình sinh con gái đặt tên là Thu Huyền. Thời gian này, anh Long vẫn thường xuyên lui tới chăm sóc mẹ con chị Bình. Cuối năm 2014, anh Long đột ngột cắt đứt quan hệ với chị Bình và nói cháu Thu Huyền không phải là con mình (cháu Huyền có giấy chứng sinh nhưng chưa có giấy khai sinh). Một thời gian ngắn sau, anh Long tiến hành đăng ký kết hôn với người phụ nữ khác. Ngày 18/11/2015, chị Bình gửi đơn đến Tòa án có thẩm quyền yêu cầu xác định anh Long là cha đẻ của cháu Huyền và yêu cầu anh Long phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con mỗi tháng 1.500.000 đồng cho đến
33 Xem Khoản 1 Điều 44 Luật Hộ tịch 2014.
34 Bản án số 18/2014/HNGĐ – PT ngày 25/08/2014 của TAND Tỉnh Thừa Thiên Huế.
59
khi cháu tròn 18 tuổi. Tại Tòa án cấp sơ thẩm, anh Long không thừa nhận cháu Huyền là con mình. Theo yêu cầu của chị Bình, Tòa án có Quyết định trưng cầu giám định ADN thì anh Long không chấp hành để lấy mẫu giám định. Quá trình thụ lý, chị Bình cung cấp cho Tòa án các bức ảnh chụp chung giữa anh Long, chị Bình và cháu Huyền những lúc anh Long đến ở cùng hai mẹ con; lời khai của hàng xóm nơi chị Bình cư trú cũng xác nhận anh Long là người yêu của chị Bình và sau khi chị Bình sinh cháu Huyền, anh Long thường lui tới thăm nom hai mẹ con.
Tòa án cấp sơ thẩm tuyên anh Long là cha đẻ của cháu Huyền; buộc anh Long có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu Huyền mỗi tháng 1 triệu đồng đến khi cháu đủ 18 tuổi.
Dựa vào tình huống trên, hãy lập luận cho việc chấp nhận yêu cầu xác định cha cho con của chị Bình của Tòa án cấp sơ thẩm. b. Hướng dẫn giải quyết tình huống
Lập luận cho việc chấp nhận yêu cầu xác định cha cho con của chị Bình của Tòa án cấp sơ thẩm.
Bước 1: Đọc và phân tích tình huống
Anh Long và chị Bình có quan hệ tình cảm và có thai trước hôn nhân. Trong thời gian chị Bình mang thai và sinh con, anh Long thường xuyên lui tới chăm sóc hai mẹ con chị Bình. Sau một thời gian, tình cảm thay đổi nên anh Long không qua lại với hai mẹ con chị nữa đồng thời cũng không chấp nhận cháu Huyền là con anh Long. Do đó, anh chị có tranh chấp về việc xác định cha cho cháu Huyền.
Bước 2: Phát hiện vấn đề pháp lý
Anh Long và chị Bình không tồn tại quan hệ hôn nhân hợp pháp nhưng chị Bình cho rằng giữa anh chị có con chung là cháu Huyền. Anh Long không đồng ý với chị Bình và không thừa nhận cháu Huyền là con anh. Do đó, ngày 18/11/2015, chị Bình gửi đơn đến Tòa án có thẩm quyền yêu cầu xác nhận anh Long là cha đẻ của cháu Huyền và yêu cầu anh Long phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con đối mỗi tháng 1.500.000 đồng cho đến khi cháu tròn 18 tuổi.
60
Bước 3. Tra cứu văn bản quy phạm pháp luật và điều luật để giải quyết - Khoản 1 Điều 90 Luật HN&GĐ 2014 quy định: “Con có quyền nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết”. - Điều 101 Luật HN&GĐ 2014 quy định: “Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp”. - Điều 27 BLTTDS 2015 quy định về những tranh chấp về HN&GĐ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án: “Tranh chấp về xác định cha mẹ cho con hoặc con cho cha mẹ”.
Bước 4. Vận dụng quy phạm pháp luật để giải quyết tình huống Lập luận: Anh Long và chị Bình không đăng ký kết hôn nhưng chị Bình có yêu cầu xác định anh Long là cha đẻ cho con của chị là cháu Huyền. Anh Long không thừa nhận yêu cầu trên của chị Huyền vì thế anh chị có tranh chấp về việc xác định cha cho con. Do đó, theo quy định tại Khoản 1 Điều 90 Luật HN&GĐ 2014, Điều 27 BLTTDS 2015 và Điều 101 Luật HN&GĐ 2014, tranh chấp về việc xác định quan hệ cha mẹ con thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND.
Chị Bình có yêu cầu xác định anh Long là cha của cháu Huyền, kèm theo đơn khởi kiện chị Huyền cung cấp cho Tòa án các bức ảnh chụp chung giữa chị, cháu Huyền và anh Long vào thời điểm anh chị có quan hệ tình cảm. Lời khai của người làm chứng cũng xác định anh Long có quan hệ tình cảm với chị Bình; thời gian chị Bình mang thai và sinh con, anh Long thường xuyên lui tới và chăm sóc. Đồng thời, khi chị Bình có đơn yêu cầu trưng cầu giám định ADN, anh Long từ chối cung cấp mẫu giám định. Việc anh Long từ chối cung cấp mẫu giám định được xem là căn cứ xác định anh Long từ bỏ quyền chứng minh của mình. Anh Long không cung cấp được các chứng cứ nào chứng minh anh không phải là cha của cháu Huyền. Do đó, nhận thấy cần chấp nhận yêu cầu xác định anh Long là cha cho cháu Huyền của chị Bình là có cơ sở.
Bước 5. Đưa ra quyết định để giải quyết tình huống
Từ những lập luận trên, quyết định: xác định anh Long là cha đẻ của cháu Huyền, buộc anh Long có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu Huyền mỗi tháng 1 triệu đồng đến khi cháu đủ 18 tuổi.
61
Tình huống 1435
a. Nội dung tình huống
Ông Chiến là nguyên đơn khởi kiện yêu cầu truy nhận cha cho con. Ông có đơn yêu cầu xác định ông Đinh Phục Ba (đã mất) là cha của mình. Hồ sơ vụ án xác định như sau: Vào năm 1949, bà Thương và ông Ba làm lễ tuyên bố vợ chồng tại chiến khu ĐTM, L.A, có sự chứng kiến của huyện đội trưởng, huyện đội phó, chính trị viên. Năm 1952, bà sinh con là Đinh Thành Chiến tại chiến khu ĐTM. Năm 1953, ông Ba bị địch bắt, bà phải mang con về nhà mẹ chồng ở Tầm Vu sinh sống và hoạt động. Lúc bấy giờ, bà khai sinh cho ông Chiến là Lê Thành Chiến mang họ tên mẹ (dấu họ tên cha để tránh bị địch theo dõi). Năm 1954, ông Ba được thả về, chung sống không được bao lâu thì ông Ba tập kết Bắc. Bà Thương có chồng khác. Hòa bình lập lại, ông Ba trở về và bảo ông Chiến về quê sinh sống nhưng ông Chiến không đồng ý. Ông Ba cho rằng, ông Chiến ngỗ nghịch nên ông Ba oán giận không thừa nhận ông Chiến là con. Ông Chiến có cung cấp giấy xác nhận của ông Đỗ Văn Tép, ông Trần Văn Ngọc, ông Đinh Hữu Út, bà Phan Thị Trinh và bà Trần Thị Điển - những người đã chứng kiến hôn lễ của cha mẹ ông đều xác định ông là con ông Ba, ngoài ra ông không còn chứng cứ khác để cung cấp và ông không yêu cầu giám định ADN.
Về phía bị đơn, Bà Linh - em ruột của ông Chiến, không thừa nhận ông Chiến là con của ông Ba vì bà Thương đã kết hôn với người khác. Bà Linh đưa ra chứng cứ được lưu trữ trong hồ sơ mật Bộ Chỉ huy cảnh sát có nội dung: “Trường hợp Chiến khai cha vô danh là vì cha, mẹ của đương sự ăn ở với nhau không có hôn thú, nên khai theo họ mẹ. Sự thật cha của đương sự là Trần Văn Thạch”.
Tại Bản án hôn nhân gia đình sơ thẩm của TAND thành phố T.A quyết định: Bác yêu cầu của ông Chiến về việc yêu cầu truy nhận ông Đinh Phục Ba là cha của ông Chiến. Bản án này bị ông Chiến kháng cáo.
Tại Bản án hôn nhân gia đình phúc thẩm của TAND tỉnh LA quyết định: Chấp nhận yêu cầu kháng cáo của ông Chiến.
35Bản án hôn nhân gia đình sơ thẩm số 39/2012/HNGĐ-ST ngày 07/8/2012 của Tòa án nhân dân thành phố T.A.
62
Dựa vào tình huống, cho biết:
1. Ông Chiến có quyền truy nhận cha đã chết không? Xác định căn cứ pháp lý.
2. Quyết định giám đốc thẩm yêu cầu hủy bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm nói trên, đề nghị các bên giám định ADN. Cho biết quan điểm của cá nhân về nhận định trên.
b. Hướng dẫn giải quyết tình huống
1. Căn cứ vào Khoản 1 Điều 90 Luật HN&GĐ 2014 quy định về quyền nhận cha, mẹ xác định: “Con có quyền nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết.”; Điều 101 quy định về thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con:“Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp,… hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết” xác định Ông Chiến có quyền truy nhận cha đã chết.
2. Đánh giá về Quyết định giám đốc thẩm yêu cầu hủy bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm nói trên, đề nghị các bên giám định ADN dưới các góc độ: (1) Quan hệ hôn nhân của ông Ba và bà Thương có hợp pháp không? (2) Việc bà Thương sinh ông Chiến có thuộc trường hơp con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân được xác định là con chung của vợ chồng theo quy định của pháp luật không? Ý nghĩa của lời khai của các nhân chứng? Ý nghĩa về nhận định trong hồ sơ lưu trữ của Bộ Chỉ huy cảnh sát mà bị đơn cung cấp? Kết luận yêu cầu giám định gien có thật sự cần thiết và có khả thi không nếu các bên đều không đồng ý giám định?
5.3. Xác định quan hệ cha mẹ con trong trƣờng hợp sinh con bằng phƣơng pháp thụ tinh trong ống nghiệm và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
5.3.1. Mục tiêu đánh giá
5.3.1.1. Về kiến thức
- Hiểu các quy định của pháp luật về trường hợp sinh con bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, bao gồm: chủ thể; điều kiện thực hiện; hình thức thực hiện; nguyên tắc xác định quan hệ cha mẹ con; trình tự thủ tục và thẩm quyền giải quyết tranh chấp (nếu có).
63
- Hiểu và phân biệt rõ trường hợp sinh con bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. - Thông hiểu kiến thức về thẩm quyền giải quyết yêu cầu xác định cha mẹ con trong trường hợp con sinh ra bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm hoặc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. - Vận dụng cao văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về sinh con bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm hoặc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo để giải quyết các tranh chấp về xác định quan hệ cha mẹ con nếu có phát sinh; giải quyết các trường hợp thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo vô hiệu; giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
5.3.1.2. Về kỹ năng
- Kỹ năng phát hiện vấn đề pháp lý.
- Kỹ năng tra cứu văn bản và quy phạm pháp luật.
- Kỹ năng tư vấn pháp luật.
- Kỹ năng lập, kiểm tra hồ sơ pháp lý.
5.3.2. Lý thuyết
Sinh con bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm là sự kết hợp giữa noãn và tinh trùng trong ống nghiệm để tạo thành phôi36. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con37. Như vậy, sinh con bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là các hình thức sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Tuy nhiên, về mặt kỹ thuật thực hiện, hai hình thức này có sự khác nhau cơ bản. Nếu việc thụ tinh trong ống nghiệm chỉ tạo phôi cấy vào cơ thể người phụ nữ đơn thân hoặc người vợ trong cặp vợ chồng vô sinh để họ trực tiếp mang thai và sinh con thì mang thai hộ vì mục đích nhân đạo lại thực hiện kỹ thuật tạo phôi từ noãn và tinh trùng
36 Xem Khoản 1 Điều 2 Nghị định 10/2015/NĐ - CP.
37 Xem Khoản 22 Luật HN&GĐ 2014.
64
của cặp vợ chồng nhờ mang thai, phôi không được cấy vào cơ thể của người vợ mà được cấy vào cơ thể của người phụ nữ mang thai hộ. Do đó, về nguyên tắc xác định quan hệ cha mẹ con đối với hai trường hợp này cũng có sự khác nhau.
Việc xác định quan hệ cha mẹ con trong trường hợp sinh con bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện theo nguyên tắc suy đoán pháp lý quy định tại Điều 88 Luật HN&GĐ 201438. Việc xác định quan hệ cha mẹ con trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được thực hiện theo nguyên tắc quy định tại Điều 94 Luật HN&GĐ 2014: “Con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra”. Như vậy, đứa trẻ được sinh ra không phát sinh mối quan hệ cha, mẹ con với cặp vợ chồng người phụ nữ sinh ra nó mà được xác định là con của cặp vợ chồng nhờ mang thai. Trong trường hợp các bên có tranh chấp về việc xác định quan hệ cha mẹ con thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết là Tòa án. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, đối với các trường hợp sinh con bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thì kết quả giám định AND không được sử dụng làm bằng chứng để chứng minh vì về nguyên tắc đứa trẻ được sinh ra không được xác định là con của người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi (đối với trường hợp sinh con bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm) và người mang thai hộ (đối với trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo).
5.3.3. Tình huống và hướng dẫn giải quyết tình huống Tình huống 439
a. Nội dung tình huống
Anh Nam và chị Phương kết hôn hợp pháp 2008. Tháng 9/2009, chị Phương sinh cháu gái đầu lòng là Trâm Anh và sau đó đi du học ở 38 Xem Điều 93 Luật HN&GĐ 2014 về xác định cha, mẹ trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
“1. Trong trường hợp người vợ sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì việc xác định cha, mẹ được áp dụng theo quy định tại Điều 88 của Luật này.
2. Trong trường hợp người phụ nữ sống độc thân sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì người phụ nữ đó là mẹ của con được sinh ra”.
39 http://www.baomoi.com/hanh-trinh-xuc-dong-cua-nguoi-vo-sinh-con-tu-tinh-trung nguoi-chong-da-mat/c/12823579.epi
65
Pháp. Tháng 2/2012, khi chị Phương vừa trở về, anh chị có dự định tiếp tục sinh con thì anh Nam không may bị tai nạn và qua đời. Lúc anh Nam vừa mất, chị Phương nghĩ đến việc anh Nam trước đây đã từng ao ước có hai người con sinh đôi nên chị Phương đã bình tĩnh, nhanh chóng nhờ các bác sĩ của Bệnh viện Nam học và hiếm muộn Hà Nội đến hiện trường lấy tinh trùng của chồng đề lưu trữ trong ngân hàng tinh trùng. Tháng 3/2015, chị Phương sử dụng số tinh trùng này của anh Nam để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm. Kết quả là tháng 12/2015, chị Phương sinh được hai cháu trai là Hoàng Anh và Hoàng Quân.
Dựa vào tình huống trên, hãy:
1. Xác định cháu Hoàng Anh và Hoàng Quân có thể được xác định là con của anh Nam không? Xác định cơ quan thẩm quyền giải quyết? 2. Tư vấn thủ tục pháp lý cho chị Phương?
b. Hướng dẫn giải quyết vấn đề
1. Gợi ý giải quyết tình huống: Chị Phương sinh hai cháu Hoàng Anh và Hoàng Quân thuộc trường hợp người mẹ đơn thân thực hiện việc sinh con bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm theo quy định tại Nghị định 10/2015/NĐ – CP về sinh con bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
Khi hai cháu Hoàng Anh và Hoàng Quân sinh ra thì người chồng hợp pháp trước đó của chị Phương là anh Nam đã chết. Căn cứ vào Khoản 1 Điều 90 Luật HN&GĐ 2014 quy định về quyền nhận cha, mẹ xác định: “Con có quyền nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết” và Điều 101 Luật HN&GĐ 2014 quy định về thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con “Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp,… hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết…” xác định chị Phương có quyền yêu cầu xác định anh Nam (đã chết) là cha cho con mình.
2. Tư vấn thủ tục pháp lý cho chị Phương.
Theo quy định tại Điều 101 Luật HN&GĐ 2014 quy định về thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con:“Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp,… hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết…”. Do đó, trước hết chị
66
Phương cần có đơn khởi kiện yêu cầu xác định anh Nam là cha cho hai cháu Hoàng Anh và Hoàng Quân, kèm theo đơn khởi kiện là các tài liệu chứng cứ chứng minh cháu Hoàng Anh và Hoàng Quân được sinh ra từ việc sử dụng tinh trùng của anh Nam để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (văn bản đồng ý của chị Phương về việc cho phép lấy tinh trùng khi anh Nam chết; hồ sơ thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; kết quả giám định AND…). Dựa vào các tài liệu chứng cứ, Tòa án kết luận anh Nam là cha của hai cháu. Sau khi bản án của Tòa án có thẩm quyền có hiệu lực, chị Phương có thể sử dụng bản án này làm căn cứ yêu cầu cơ quan hộ tịch khai sinh về phần khai của người cha cho hai cháu Hoàng Anh và Hoàng Quân theo quy định của Luật Hộ tịch 2014.
67
Chƣơng 6
CẤP DƢỠNG
6.1. Các trƣờng hợp cấp dƣỡng
6.1.1. Mục tiêu đánh giá
6.1.1.1. Về kiến thức
- Thông hiểu các quy định của pháp luật về nghĩa vụ cấp dưỡng; các trường hợp cấp dưỡng cụ thể, đặc biệt là cấp dưỡng giữa cha mẹ và con khi cha mẹ ly hôn, thay đổi mức cấp dưỡng sau khi ly hôn hoặc trong trường hợp xác định quan hệ cha mẹ con mà các bên có tranh chấp.
- Vận dụng quy định của pháp luật về cấp dưỡng để xác định chủ thể có nghĩa vụ cấp dưỡng; quyết định về việc buộc hay không buộc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo yêu cầu của đương sự.
6.1.1.2. Về kỹ năng
- Kỹ năng làm việc độc lập, tự nghiên cứu tài liệu, văn bản. - Kỹ năng phát hiện vấn đề pháp lý.
- Kỹ năng vận dụng cao kiến thức pháp luật để giải quyết vấn đề. - Kỹ năng làm việc nhóm.
6.1.2. Lý thuyết
Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu40. Pháp luật Việt Nam hiện hành quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng đặt ra giữa cha mẹ và con; giữa vợ chồng; giữa anh chị em với nhau; giữa ông bà với cháu và giữa cô, gì, chú, bác với cháu theo các Điều từ 107 đến 119 của Luật HN&GĐ 2014. Tuy
40 Xem Khoản 24 Điều 3 Luật HN&GĐ 2104.
68
nhiên, trên thực tế các tranh chấp thường gặp chủ yếu là cấp dưỡng giữa cha mẹ đối với con khi cha mẹ ly hôn, thay đổi mức cấp dưỡng sau khi ly hôn hoặc trong trường hợp xác định quan hệ cha mẹ con mà các bên có tranh chấp. Theo đó, nguyên tắc giải quyết việc cấp dưỡng giữa cha mẹ con là mang tính chất bắt buộc, không phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của cha, mẹ. Các trường hợp còn lại là cấp dưỡng có điều kiện, tức là về cơ bản chỉ đặt ra khi người được yêu cầu cấp dưỡng có điều kiện kinh tế, bên còn lại phải là người chưa thành niên hoặc đã thành niên mà không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi sống mình và bản thân người muốn được cấp dưỡng phải có yêu cầu.
6.1.3. Tình huống và hướng dẫn giải quyết tình huống Tình huống 141
a. Nội dung tình huống
Chị Cúc và anh Bé có quan hệ tình cảm từ năm 1997. Năm 1999, anh chị tổ chức lễ cưới nhưng không đăng ký kết hôn. Quá trình chung sống, anh Bé và chị Cúc đã sinh được hai người con là Nhi (2000) và Phương (2006). Năm 2011, anh Bé và chị Cúc đi đăng ký kết hôn tại UBND xã ĐL, huyện MĐ, tỉnh QN trên cơ sở tự nguyện. Tuy nhiên, sau khi kết hôn, tính tình anh Bé thay đổi, không quan tâm chăm sóc gia đình, thường xuyên chửi bới vợ con, rượu chè, hơn nữa lại có quan hệ ngoại tình. Do đó, từ năm 2013, hai anh chị sống ly thân. Nhận thấy tình cảm vợ chồng không còn, năm 2015 anh Bé và chị Cúc gửi đơn đến Tòa án có thẩm quyền yêu cầu giải quyết thuận tình ly hôn. Về tài sản chung, anh chị không có tranh chấp. Về quan hệ con cái, chị Cúc có yêu cầu được nuôi dưỡng hai cháu Nhi và Phương; yêu cầu anh Bé cấp dưỡng nuôi con 1 triệu đồng/cháu/tháng. Tại Tòa án, anh Bé thừa nhận hai cháu Nhi và Phương là con nhưng không đồng ý cấp dưỡng. Quá trình thụ lý giải quyết, Tòa án xác định hai cháu Nhi và Phương là con do chị Cúc sinh ra khi anh Bé chị Cúc chưa đăng ký kết hôn. Tại thời điểm yêu cầu, phần khai về người cha trong giấy khai sinh của hai cháu bị bỏ trống.
Dựa vào tình huống trên, hãy xác định:
1. Anh Bé có phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho hai cháu là Nhi và Phương không theo yêu cầu của chị Cúc? Tại sao? 41 Bản án số 15/2014/HNGĐ-ST ngày 30/6/2014 TNND huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.
69
2. Tư vấn cho chị Cúc để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hai cháu Nhi và Phương.
b. Hướng dẫn giải quyết tình huống
1. Căn cứ vào giấy khai sinh mà đương sự cung cấp, anh Bé không được xác định là người cha hợp pháp của hai cháu Nhi và Phương. Do đó, về nguyên tắc anh Bé không có nghĩa vụ cấp dưỡng cho hai cháu Nhi và Phương.
2. Tư vấn cho chị Cúc để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hai cháu Nhi và Phương.
Chị Cúc muốn yêu cầu anh Bé cấp dưỡng cho hai con thì trước hết chị Cúc phải yêu cầu Tòa án xác định anh Bé là cha hợp pháp. Đồng thời, yêu cầu về mức cấp dưỡng và phương phức cấp dưỡng. Tại Tòa án, anh Bé cũng thừa nhận hai cháu Nhi và Phương là con anh. Đồng thời, quá trình chung sống trước đó, các bên cũng xây dựng mối quan hệ cha, mẹ, con. Như vậy, Tòa án có căn cứ để xác định anh Bé là cha hợp pháp của hai cháu Nhi và Phương theo quy định tại Điều 88, Điều 101 Luật HN&GĐ 2014.
Trên cơ sở phán quyết của Tòa án về việc xác định anh Bé là cha hợp pháp, căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của anh Bé, Tòa án quyết định về mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng cho hai cháu Nhi và Phương mà không phụ thuộc vào việc anh Bé có đồng ý cấp dưỡng hay không theo quy định tại Điều 116, Điều 117 Luật HN&GĐ 2014.
6.2. Mức cấp dƣỡng và phƣơng thức cấp dƣỡng
6.2.1. Mục tiêu đánh giá
6.2.1.1. Về kiến thức
Vận dụng các quy định của pháp luật hiện hành về nghĩa vụ cấp dưỡng, mức cấp dưỡng, phương thức cấp dưỡng và chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng để giải quyết các tranh chấp hoặc yêu cầu của đương sự về cấp dưỡng hoặc yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng.
6.2.1.2. Về kỹ năng
- Kỹ năng tra cứu văn bản pháp luật.
-Kỹ năng phát hiện vấn đề pháp lý.
70
-Kỹ năng vận dụng cao kiến thức để giải quyết các vụ việc thực tế. -Kỹ năng làm việc nhóm.
- Kỹ năng tư duy phản biện.
6.2.2. Lý thuyết
Trong quá trình giải quyết các tranh chấp về cấp dưỡng, ngoài việc xác định chủ thể phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thì còn phải giải quyết vấn đề mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng.
Mức cấp dưỡng được quy định tại Điều 116 Luật HN&GĐ 2014. Theo đó, “mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết”. Như vậy, về mức cấp dưỡng không thể quy định mang tính định mức cho mỗi trường hợp tranh chấp mà cần quyết định dựa vào sự thỏa thuận của các bên. Trong trường hợp các bên không thể tự thỏa thuận được thì Tòa án quyết định dựa trên thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Mức cấp dưỡng có thể thay đổi tùy thuộc vào thời điểm, yếu tố hoàn cảnh của các bên.
Về phương thức cấp dưỡng được quy định tại Điều 117 Luật HN&GĐ 2014: “Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần”. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng trong trường hợp các bên có tranh chấp về phương thức cấp dưỡng thì Tòa án giải quyết. Phán quyết của Tòa án dựa trên các yếu tố về thu nhập, khả năng kinh tế; tính chất công việc (ổn định hay thường xuyên thay đổi) của người phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; quyền lợi của người được cấp dưỡng.
6.2.3. Tình huống và hướng dẫn giải quyết tình huống Tình huống 1742
a. Nội dung tình huống
Bà Chiêu và ông Raymond (Quốc tịch Nigeria) có quen biết nhau
42 Bản án số 883/2010/DSPT ngày 10/8/2010 Về vụ án: “yêu cầu xác định cha cho con” của TAND Thành phố Hồ Chí Minh.
71
qua một người bạn. Ông Raymond lao động hợp đồng có thời hạn tại Việt Nam; thu nhập ổn định 1.000 đô - la mỗi tháng. Theo đơn khởi kiện của bà Chiêu, bà cho rằng ông bà có quan hệ tình cảm từ năm 2006 nhưng sau đó chia tay vì ông Raymond có người phụ nữ khác, thời điểm đó bà đang mang thai. Ông Raymond biết việc này và có hứa sẽ cấp dưỡng cho con. Tháng 11/2007, bà sinh cháu Bùi Bảo Trân nhưng từ đó đến nay ông không thực hiện lời hứa. Tháng 3/2010, bà yêu cầu Tòa án xác định ông Raymond là cha đẻ của cháu Trân. Bà cung cấp chứng cứ là kết luận giám định AND số 2222/C21 (P7) của Viện Khoa học hình sự - Bộ công an xác định ông Raymond là cha đẻ của cháu Bùi Bảo Trân; đề
nghị cấp dưỡng một lần chi phí nuôi cháu Trân từ 2007 đến 2010 và cho đến khi cháu đủ 18 tuổi; hoàn trả chi phí giám định gien là 9.300.000 đồng cho bà. Ông Raymond không đồng ý vì cho rằng, ông và bà Chiêu không có quan hệ tình cảm do bà Chiêu là người yêu của bạn ông. Vì vậy, ông không đồng ý với bất kỳ yêu cầu nào của bà Chiêu và đề nghị
giám định AND lần 2. Nếu Tòa án vẫn xác định ông là cha thì ông chỉ đồng ý cấp dưỡng 1.000.000 đồng một tháng. Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm đều tuyên: Xác định ông Raymond là cha đẻ của cháu Bùi Bảo Trân. Dựa vào tình huống trên, hãy:
1. Xác định các khoản tiền mà ông Raymond có thể bị buộc chi trả nếu yêu cầu của bà Chiêu được Tòa án chấp nhận.
2. Tra cứu quy phạm pháp luật hiện hành điều chỉnh để giải quyết tình huống.
b. Hướng dẫn giải quyết tình huống
1. Căn cứ quy định tại Điều 27 BLTTDS 2004; Điều 53, 54, 65 Luật HN&GĐ năm 2000; Nghị định 70/CP ngày 12/6/1997 của Chính phủ quy định về án phí, lệ phí Tòa án, ông Raymond phải cấp dưỡng nuôi cháu Bùi Bảo Trân. Xác định các khoản tiền mà ông Raymond có thể bị buộc chi trả để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đối với cháu Bùi Bảo Trân cụ thể như sau:
- Cấp dưỡng ngay khi án có hiệu lực pháp luật số tiền cấp dưỡng cháu Trân từ khi cháu được sinh ra đến thời điểm bản án có hiệu lực. - Cấp dưỡng từ tháng khi bản án có hiệu lực đến khi cháu Trân đủ
72
18 tuổi theo phương thức cấp dưỡng một lần hoặc hàng tháng tùy thuộc vào điều kiện thực tế của các bên để Tòa án quyết định.
- Ông Raymond phải hoàn trả chi phí giám định gien số tiền là 9.300.000 đồng (Chín triệu ba trăm nghìn đồng) cho bà Chiêu. 2. Tra cứu quy phạm pháp luật hiện hành điều chỉnh để giải quyết tình huống:
- Điều 89 Luật HN&GĐ 2014.
- Điều 116, 117 Luật HN&GĐ 2014 về mức cấp dưỡng, phương thức cấp dưỡng.
- Điều 28 BLTTDS 2015 về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về HN&GĐ của TAND.
73
Chƣơng 7
CHẤM DỨT HÔN NHÂN
7.1. Chấm dứt hôn nhân do một bên vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố là đã chết
7.1.1. Mục tiêu đánh giá
7.1.1.1. Về kiến thức
- Thông hiểu các quy định của pháp luật về việc tuyên bố một người là đã chết; nắm vững quy định về quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của vợ chồng khi một bên bị Tòa án tuyên bố là đã chết.
- Vận dụng cao quy định của pháp luật để giải quyết tranh chấp về quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản của vợ chồng khi một bên bị Tòa án tuyên bố là đã chết trở về.
7.1.1.2. Về kỹ năng
- Kỹ năng tra cứu văn bản, quy phạm pháp luật.
- Kỹ năng tư duy phản biện.
- Kỹ năng phân tích, đánh giá vấn đề.
- Kỹ năng vận dụng kiến thức để tư vấn pháp luật.
- Kỹ năng bình luận bản án.
7.1.2. Lý thuyết
Quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết43 là cơ sở để xác định tư cách chủ thể của người đó chấm dứt về mặt pháp lý. Theo đó, nếu người đó đang tồn tại quan hệ hôn nhân hợp pháp với người khác thì quyết định này cũng là cơ sở để xác định việc chấm dứt hôn nhân. Tuy nhiên, do đây là cái chết về mặt pháp lý nên sau khi có quyết định của Tòa án vẫn có khả năng người đó trở về. Trong trường hợp này, việc giải quyết quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết được thực hiện theo nguyên tắc sau44:
43 Xem Điều 81 Bộ luật Dân sự 2015 về tuyên bố một người là đã chết. 44 Xem Điều 76 Luật HN&GĐ 2014 quy định về quan hệ nhân thân, tài sản khi vợ, chồng bị tuyên bố là đã chết mà trở về.
74
- Về quan hệ nhân thân: khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ tuyên bố một người là đã chết mà vợ hoặc chồng của người đó chưa kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân được khôi phục kể từ thời điểm kết hôn. Trong trường hợp có quyết định cho ly hôn của Tòa án thì quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp vợ, chồng của người đó đã kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân được xác lập sau có hiệu lực pháp luật.
- Về quan hệ tài sản: trong trường hợp hôn nhân được khôi phục thì quan hệ tài sản được khôi phục kể từ thời điểm quyết định của Tòa án hủy bỏ tuyên bố chồng, vợ là đã chết có hiệu lực. Tài sản do vợ, chồng có được kể từ thời điểm quyết định của Tòa án về việc tuyên bố chồng, vợ là đã chết có hiệu lực đến khi quyết định hủy bỏ tuyên bố chồng, vợ đã chết có hiệu lực là tài sản riêng của người đó; trong trường hợp hôn nhân không được khôi phục thì tài sản có được trước khi quyết định của Tòa án về việc tuyên bố vợ, chồng là đã chết có hiệu lực mà chưa chia được giải quyết như chia tài sản khi ly hôn.
7.1.3. Tình huống và hướng dẫn giải quyết tình huống Tình huống 145
a. Nội dung tình huống
Anh Hùng và chị Tú kết hôn năm 1990. Năm 2000, anh Hùng bỏ đi biệt tích, không có tin tức xác thực anh Hùng còn sống hay đã chết. Năm 2006, theo yêu cầu của chị Tú, Tòa án có thẩm quyền ra quyết định tuyên bố anh Hùng đã chết. Tài sản chung của anh chị là một ngôi nhà chưa chia. Năm 2010, chị Tú có mua vé số và trúng giải độc đắc số tiền 3 tỷ đồng. Năm 2014, chị Tú kết hôn với anh Thuận và vợ chồng anh chị
chung sống tại ngôi nhà này từ đó. Năm 2015, anh Hùng trở về. Tháng 2/2016, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố anh Hùng là đã chết theo yêu cầu của anh Hùng. Tháng 5/2016, anh Hùng nộp đơn yêu cầu chia tài sản là ngôi nhà mà chị Tú và anh Thuận đang quản lý đồng thời yêu cầu chia 3 tỷ chị Tú gửi tại Ngân hàng Quân đội vì anh Hùng cho rằng đó là tài sản chung của anh chị.
45 Xem http://tuvanlyhon.vn/chia-tai-san-hon-nhan-khi-nguoi-chong-bi-tuyen-bo-la-da chet-quay-ve.html.
https://luatduonggia.vn/phan-chia-tai-san-khi-chong-bi-tuyen-bo-da-chet-ma-tro-ve/
75
Dựa vào tình huống trên, hãy:
Tư vấn cho anh Hùng về khả năng yêu cầu chia tài sản của anh Hùng được chấp nhận tại Tòa án.
b. Hướng dẫn giải quyết tình huống
Thứ nhất, năm 2014 chị Tú đã kết hôn với người khác và chung sống đến nay. Vì thế, theo quy định tại Điều 67 Luật HN&GĐ 2014, quan hệ hôn nhân của chị Tú với anh Hùng đã xác lập từ năm 1990 không còn hiệu lực dù cho anh Hùng còn sống trở về. Quan hệ hôn nhân có hiệu lực đối với chị Tú tại thời điểm yêu cầu là quan hệ hôn nhân xác lập với anh Thuận vào năm 2014.
Thứ hai, việc anh Hùng còn sống trở về và yêu cầu chia tài sản là ngôi nhà là có cơ sở. Theo quy định trên của Điều 67 Luật HN&GĐ 2014, ngôi nhà là tài sản chung của anh Hùng và chị Tú trước khi anh Hùng bị tuyên bố đã chết có hiệu lực mà chưa được chia. Do vậy, tài sản có trước thời điểm bị Tòa án tuyên bố là đã chết là tài sản chung. Anh Hùng có yêu cầu chia ngôi nhà là hợp pháp và có căn cứ và cần được chấp nhận.
Thứ ba, đối với tài sản là 3 tỷ chị Tú gửi tại Ngân hàng Quân đội. Đây là tài sản do chị Tú trúng vé số vào năm 2010 (sau khi anh Hùng bị Tòa án tuyên bố là đã chết). Do đó, theo quy định tại Điều 67 Luật HN&GĐ 2014, tài sản này thuộc sở hữu riêng của chị Tú, không phải là tài sản chung của hai người. Vì vậy, nếu anh Hùng yêu cầu chia thì không có khả năng được Tòa án chấp nhận.
7.2. Ly hôn
7.2.1. Mục tiêu đánh giá
7.2.1.1. Về kiến thức
- Thông hiểu các quy định của pháp luật về người có quyền yêu cầu ly hôn, hạn chế quyền yêu cầu ly hôn đối với người chồng; các trường hợp ly hôn; nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha mẹ cho con khi cha mẹ ly hôn; thủ tục hòa giải tại Tòa án; căn cứ ly hôn; Hậu quả pháp lý của ly hôn.
- Thông hiểu và vận dụng các quy định về trình tự, thủ tục giải quyết ly hôn theo yêu cầu của một bên; thuận tình ly hôn; ly hôn với người bị mất tích.
76
- Vận dụng cao quy định của pháp luật để giải quyết tranh chấp hoặc yêu cầu về ly hôn (hôn nhân, tài sản, con cái) của đương sự; thông hiểu và vận dụng quy định về thủ tục giải quyết trong trường hợp đương sự thuộc trường hợp hạn chế quyền yêu cầu ly hôn có đơn yêu cầu.
7.2.1.2. Về kỹ năng
- Kỹ năng tra cứu văn bản, quy phạm pháp luật.
- Kỹ năng tư duy phản biện.
- Kỹ năng phân tích, đánh giá, phát hiện vấn đề.
- Kỹ năng vận dụng kiến thức để tư vấn pháp luật.
- Kỹ năng soạn thảo bản án, quyết định ly hôn.
7.2.2. Lý thuyết
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án46. Như vậy, cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn theo pháp luật hiện hành là TAND. Theo đó, TAND giải quyết yêu cầu ly hôn bằng bản án hoặc quyết định có hiệu lực tương ứng với việc đương sự có tranh chấp hay không có tranh chấp đối với các quan hệ hôn nhân, quan hệ con cái và quan hệ tài sản.
Về người có quyền yêu cầu ly hôn47: Tòa án có thẩm quyền giải quyết ly hôn trên cơ sở yêu cầu của vợ chồng, hai vợ chồng. Ngoài ra, cha, mẹ, người thân thích khác trong trường hợp một bên vợ hoặc chồng bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do vợ, chồng của họ gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ. Mặc dù, quan hệ hôn nhân là gắn liền với nhân thân của vợ chồng, không thể chuyển giao cho người khác nên về nguyên tắc, chỉ có vợ, chồng có quyền yêu cầu ly hôn. Tuy nhiên, trong trường hợp một bên vợ, chồng vừa bị mắc các bệnh không có khả năng nhận thức được hành vi, vừa là nạn nhân của bạo lực gia đình mà họ không thể tự mình bảo đảm được các quyền và lợi ích hợp pháp một cách tốt nhất cho mình thì pháp luật quy định cha, mẹ, người thân thích khác (là người có quan hệ
46 Xem Khoản 14 Điều 3 Luật HN&GĐ 2014.
47 Xem Điều 51 Luật HN&GĐ 2014.
77
hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời) với vợ hoặc chồng có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn để bảo vệ quyền và lợi ích cho người vợ, chồng bị xâm phạm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần đó.
Về hạn chế quyền yêu cầu ly hôn: Theo quy định tại Khoản 3 Điều 51 Luật HN&GĐ 2014 “chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi”. Như vậy, quy định này nhằm hướng đến việc bảo vệ sự phát triển toàn vẹn cho thai nhi. Trong trường hợp vợ đang mang thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu ly hôn bất kể về mặt thực tế người vợ đang mang thai con của ai. Quy định này chỉ áp dụng đối với quyền yêu cầu ly hôn của người chồng.
Về hậu quả pháp lý: Khi bản án, quyết định ly hôn có hiệu lực pháp luật, quan hệ hôn nhân của vợ chồng chấm dứt. Đối với quan hệ tài sản, Tòa án giải quyết theo nguyên tắc tài sản riêng của ai thuộc về người đó (người cho rằng đó là tài sản riêng phải có nghĩa vụ chứng minh), tài sản chung về nguyên tắc chia đôi có tính đến các yếu tố theo quy định tại Khoản 2 Điều 59 Luật HN&GĐ 2014. Đối với quan hệ con cái, Tòa án giải quyết dựa trên sự thỏa thuận của các bên, đảm bảo quyền lợi mọi mặt cho trẻ. Trong trường hợp các bên không tự thỏa thuận được, Tòa án giải quyết theo quy định tại Điều 81 Luật HN&GĐ 2014. Theo đó, con dưới 36 tháng tuổi, về nguyên tắc ưu tiên giao cho mẹ nuôi trên cơ sở đảm bảo quyền lợi hợp pháp của con; con từ 7 tuổi trở lên phải hỏi ý kiến của trẻ, nguyện vọng của trẻ mang tính chất tham khảo trong việc quyết định giao con cho cha hoặc mẹ nuôi dưỡng. Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
7.2.3. Tình huống và hướng dẫn giải quyết tình huống 7.2.3.1. Quyền yêu cầu ly hôn
Tình huống 248
a. Nội dung tính huống
Bà Minh có một người con gái là chị Hân. Chị Hân kết hôn với anh
48 http://luatvietphong.vn/me-co-quyen-yeu-cau-giai-quyet-ly-hon-cho-con-gai-khong n5921.html.
78
Trường vào năm 2000, có hai con chung: đứa lớn 10 tuổi, đứa bé 2 tuổi. Tháng 06/2015, chị Hân không may bị tai biến. Từ đó đến nay, tâm trí chị không ổn định nhưng vẫn có thể làm việc nhà bình thường. Tuy nhiên, bệnh tình chị Hân ngày càng xấu đi, nhiều lúc không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. Anh Trường không những không chăm sóc chị Hân mà còn đánh đập, thậm chí còn dẫn người tình về nhà, lấy tài sản cho người tình. Bà Minh đã nhiều lần chứng kiến cảnh con rể đánh đập con gái nên bà thấy rất bức xúc và không muốn con phải khổ như vậy nữa. Do đó, bà muốn nộp đơn yêu cầu cho con đồng thời muốn dành quyền nuôi hai đứa cháu.
Dựa vào tình huống trên cho biết:
1. Bà Minh có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn giữa chị Hân và anh Trường không? Tra cứu căn cứ pháp lý? 2. Tư vấn cho bà Minh về các vấn đề pháp lý để bà Minh có thể giành quyền nuôi hai đứa cháu.
b. Hướng dẫn giải quyết tình huống
1. Chị Hân bị tai biến mất trí nhớ, tâm thần không ổn định. Càng về sau, bệnh tình càng nặng hơn, chị Hân bị mất kiểm soát hành vi của mình, có thể sẽ không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình nữa. Đồng thời, chị Hân cũng bị chồng thường xuyên đánh đập, thậm chí còn dẫn người tình về nhà, đem tài sản cho người tình, căn cứ theo Điều 2 Luật Phòng chống bạo lực gia đình, chị Hân được xem là nạn nhân của bạo lực gia đình. Hành vi của con rể của bà Minh đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần và thậm chí sẽ gây ảnh hưởng đến tính mạng của con gái bà Minh. Do vậy, trong trường hợp bà Minh muốn nộp đơn yêu cầu ly hôn cho con gái mình thì căn cứ Điều 51 Luật HN&GĐ năm 2014 về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn: “Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ”, bà Minh có đầy đủ điều kiện để có thể nộp đơn yêu cầu giải quyết ly hôn cho con gái mình.
79
2. Về quyền nuôi hai đứa cháu sau khi ly hôn:
Trước hết, trong trường hợp này, bà Minh là người yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn cho con gái mình. Do đó, bà Minh sẽ là người giám hộ của con gái mình để tham gia giải quyết yêu cầu ly hôn. Khi giải quyết về vấn đề giao con cho ai nuôi, Tòa án sẽ dựa vào các quy định tại Điều 81 Luật HN&GĐ năm 2014. Theo đó, việc giải quyết quan hệ cha mẹ con khi ly hôn được thực hiện theo nguyên tắc sau:
“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.
Như vậy, nếu bà Minh muốn nuôi hai đứa cháu thì trước hết bà phải thỏa thuận với con rể mình để có quyền được nuôi hai đứa cháu. Nếu anh Trường đồng ý, bà Minh chứng minh được mình có khả năng nuôi hai đứa cháu đảm bảo được quyền lợi về mọi mặt của hai đứa bé,
Tòa án sẽ công nhận sự thỏa thuận của các bên.
Mặt khác, trong trường hợp bà Minh và anh Trường không thể thỏa thuận với nhau được về việc nuôi hai đứa cháu. Thì Tòa án sẽ giải quyết như sau:
Đứa cháu lớn hiện 10 tuổi, do đó, khi giải quyết Tòa án sẽ xem xét nguyện vọng của cháu. Trong trường hợp cháu muốn sống cùng với mẹ thì Tòa án sẽ xem xét đến khả năng kinh tế và điều kiện khác để giải quyết theo nguyện vọng của cháu. Vì vậy, bà Minh cần cung cấp các chứng cứ chứng minh về điều kiện kinh tế có thể bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của cháu để làm cơ sở cho Tòa án quyết định.
80