🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Tài Liệu Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Trung Học Phổ Thông Ngữ Văn Tập 2
Ebooks
Nhóm Zalo
Trang 1
TÀI LIỆU
Luyên thi h
̣oc
̣sinh giỏi
Môn Ngữvăn
Tâp̣2
PHIÊN BẢN MỚI
PHẦN MỞ ĐẦU : MỘT VÀI LƯU Ý CHUNG
1. Về phía giáo viên
∙ Lựa chọn nhân tố
∙ Bồi dưỡng học sinh giỏi
2. Về phía học sinh
∙ Yêu cầu cơ bản
∙ Yêu cầu về năng lực tiếp nhận văn bản
∙ Kĩ năng tiếp nhận văn bản
Chương 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN THƯỜNG GẶP TRONG ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN
I. Tác phẩm văn học
1. Khái niệm.
2. Tác phẩm văn học là một hệ thống chỉnh thể.
3. Nội dung và hình thức của tác phẩm văn học
4. Ý nghĩa quan trọng của nội dung và hình thức tác phẩm văn học 5. Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức tác phẩm văn học
II. Bản chất của văn học
1. Văn chương bao giờ cũng phải bắt nguồn từ cuộc sống.
2. Văn chương cần phải có sự sáng tạo.
III. Chức năng của văn hoc̣
Trang 2
1. Chức năng nhận thức.
2. Chức năng giáo dục.
3. Chức năng thẩm mĩ .
4. Mối quan hệ giữa các chức năng văn học.
IV. Con người trong văn hoc.̣
1. Đối tượng phản ánh của văn học.
2. Hình tượng văn học.
V. Thiên chức nhà văn
1.Thế nào là thiên chức của nhà văn?
2. Bản tính của thiên chức nhà văn.
VI. . Yêu cầu đối với người nghê ̣sĩ
1. Yêu cầu thứ nhất: Người nghệ sĩ phải luôn sáng tạo, tìm tòi những đề tài mới, hình thức mới.
2. Yêu cầu thứ hai: Người nghệ sĩ phải biết rung cảm trước cuộc đời. 3. Yêu cầu thứ 3: Nhà văn phải có phong cách riêng.
VII. Phong cách sáng tác
1. Khái niệm phong cách sáng tác:
2. Đặc điểm của phong cách nghệ thuật
VIII. Nhà văn- Tác phẩm- Bạn đo ̣
1. Nhà văn và tác phẩm.
2. Bạn đọc.
IX. THƠ
1. Thơ là gì?
2. Đặc trưng của thơ.
3. Một tác phẩm thơ có giá trị
4. Tình cảm trong thơ.
5. Thơ trong mối quan hệ hiện thực.
6. Sáng tạo trong thơ.
7. Để sáng tạo và lưu giữ một bài thơ hay.
X. TÍNH NHẠC, HỌA, ĐIỆN ẢNH, CHẠM KHẮC TRONG THƠ 1. Tính nhạc.
2. Tính họa
3. Điện ảnh.
4. Điêu khắc.
XI. VẺ ĐẸP CỦA NGÔN NGỮ THƠ CA
XII. NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC.
1. Khái niệm
2. Vai trò của nhân vật trong tác phẩm.
3. Phân loại nhân vật văn học
Trang 3
4. Một số biện pháp xây dựng nhân vật.
XIII. TÌNH HUỐNG TRUYỆN.
1. Khái niệm
2. Phân loại.
3. Phương pháp tiếp cận tình huống.
XIV. TÁC PHẨM VĂN HỌC CHÂN CHÍNH.
1. Thế nào là tác phẩm văn học chân chính?
2. Yêu cầu của một tác phẩm văn học chân chính
XV. GIỌNG ĐIỆU TRONG VĂN HỌC
1. Giọng điệu là gì
2. Yêu cầu khi tìm hiểu giọng điệu trong văn học.
3. , Yêu cầu khi viết một bài văn về giọng điệu trong văn học.
XVI. CHI TIẾT TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC.
1.Chi tiết nghệ thuật là gì?
2. Đặc điểm và vai trò của chi tiết trong tác phẩm tự sự
3. Cách cảm nhận chi tiết trong tác phẩm tự sự
Chương 2 : CÁC CHUYÊN ĐỀ ÔN THI HSG NGỮ VĂN THPT ( Phần 1 ) CHUYÊN ĐỀ 1 : VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM.
1. Những giá trị cơ bản của Văn học dân gian Việt Nam.
2. Vai trò của văn học dân gian
3. Một số lưu ý về phương pháp đọc – hiểu văn học dân gian
4. Ảnh hưởng của Văn học dân gian đối với văn học viết Việt Nam. CHUYÊN ĐỀ 2 : CA DAO
1. Nhân vật trữ tình
2. Thể thơ.
3. Thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật
4. Ngôn ngữ
5. Kết cấu
6. Một số biểu tượng, hình ảnh trong ca dao
7. Bi ki ̣ch người phụnữtrong ca dao
CHUYÊN ĐỀ 3 : THI PHÁP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI.
1. Đặc trưng thi pháp: hệ thống ước lệ thẩm mỹ cổ điển.
2. Thiên nhiên trong văn học trung đại.
3. Một thế giới nghệ thuật phi thời gian.
4. Quan niệm con người trong văn chương trung đại.
CHUYÊN ĐỀ 4: TÍNH QUY PHẠM VÀ BẤT QUY PHẠM TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
1. Tính quy phạm trong văn học trung đại Viêṭ Nam:
1.1/ Khái niệm
1.2/ Đặc điểm
2. Tính bất quy phạm trong văn học trung đại Viêṭ Nam
Trang 4
2.1/ Khái niệm
2.2/ Đặc điểm
3. Tính quy phạm và bất quy phạm qua môṭ số tác phầm tiêu biểu 4. Đánh giá
CHUYÊN ĐỀ 5: HÀO KHÍ ĐÔNG A QUA THƠ THỜI TRẦN 1. Thế nào là hào khí Đông A?
2. Hào khí Đông A trong các tác phẩm: “Tụng giá hoàn kinh sư”, “Thuật hoài”, “Cảm hoài”.
CHUYÊN ĐỀ 6 : THƠ NGUYỄN TRÃI VÀ THƠ NGUYỄN BỈNH KHIÊM 1. Nguyễn Trãi và Bảo kính cảnh giới – bài số 43
2. Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nhàn
CHUYÊN ĐỀ 7 : QUÁ TRÌNH HIỆN ĐẠI HÓA VĂN HOC VIỆT NẠM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN 1945
1. Khái niệm hiện đại hóa
2. Quá trình hiện đại hóa
3. Sản phẩm của hiện đại hoá văn học
CHUYÊN ĐỀ 8 : THƠ MỚI
1. Hoàn cảnh lịch sử xã hội
2. Các thời kỳ phát triển của Phong trào thơ mới
3. Đặc điểm nổi bật của Phong trào thơ mới
4. Những đóng góp của phong trào thơ mới
5. Những tác giả tiêu biểu của phong trào Thơ mới (1932 - 1945)
CHUYÊN ĐỀ 9 : PHONG CÁCH THƠ XUÂN DIỆU
Chuyên đề 10 : GIÁ TRI ̣HIỆN THỰC VÀ GIÁ TRI ̣NHÂN ĐẠO 1. Khái niệm về giá trị hiện thực
2. Khái niệm giá trị nhân đạo
3. Biểu hiện của giá trị hiện thực trong văn học trung đại
4. Giá trị hiện thực và nhân đạo trong một số tác phẩm lớp 11
∙ Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” – Thạch Lam
∙ Truyện ngắn “Chí Phèo”– Nam Cao. Bổsung nội dung
CHUYÊN ĐỀ 11 : CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC VÀ CHỦ NGHĨA LÃNG MẠN I. Chủ nghĩa lãng mạn
1. Lịch sử hình thành và đặc trưng cơ bản:
2. 2. Trào lưu lãng mạn trong văn học Việt Nam:
II. Chủ nghĩa hiện thực
1. Lịch sử hình thành và đặc trưng cơ bản:
2. Trào lưu hiện thực phê phán trong văn học Việt Nam
Trang 5
III. Sự khác biệt giữa chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa lãng mạn trong nội dung phản ánh
CHUYÊN ĐỀ 12: ĐẶC TRƯNG CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC PHÊ PHÁN VIỆT NAM QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THPT
I. Khái quát về Chủ nghĩa hiêṇ thực phê phán
1. Li ̣ch sử hình thành
2. Nhân vật trung tâm và cảm hứng chủ đạo
3. Các nguyên tắc tái hiện đời sống
4. Đặc trưng thi pháp
II. Đặc trưng của Chủ nghĩa hiêṇ thực phê phán trong Văn hoc ̣ Viêṭ Nam 1. Sự hình thành
2. Đặc trưng
III, ĐẶC TRƯNG CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC PHÊ PHÁN VIỆT NAM QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THPT 1. Đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia ( Trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng) 2. Các truyện ngắn của Nam Cao
Chuyên đề 13 : TRÀO LƯU LÃNG MẠN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 – 1945
I. Hoàn cảnh ra đời, quá trình phát triển của trào lưu lãng mạn trong văn học Viêṭ Nam giai đoạn 1930 - 1945
II. Đặc trưng của trào lưu lãng mạn
III.Thơ mới
1. Đặc trưng vềnội dung
2. Đặc trưng vềnghệ thuật
3. Những nhà thơ tiêu biểu
∙ Xuân Diệu- Nhà thơ mới nhất trong những nhà Thơ mới
∙ Hàn Mặc Tử- Hồn thơ phức tạo và bí ẩn của phong trào Thơ mới
Chuyên đề 14: VĂN XUÔI LÃNG MẠN VIỆT NAM : THẠCH LAM- NGUYỄN TUÂN
A. Văn xuôi lãng mạn Viêṭ Nam
B. TÁC GIẢ THẠCH LAM VÀ HAI ĐỨA TRẺ
C. TÁC GIẢ NGHUYỄN TUÂN VÀ CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ
Chuyên đề 15 : VẺ ĐẸP CỔ ĐIỂN VÀ HIỆN ĐẠI TRONG TẬP THƠ NHẬT KÍ TRONG TÙ
Chuyên đề 16 :CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ NỬA CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẾN NĂM 1945
I. CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM NỬA CUỐI THẾ KỈ XIX
1. Sự chuyển tiếp chủ nghĩa yêu nước trong buổi giao thời Âu - Á của văn học Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX
a/Bối cảnh li ̣ch sử của buổi giao thời Ấu -Á
b. Những tác giả tiêu biểu của buổi giao thời Âu - Á cuối thế kỉ XIX: Nguyễn
Trang 6
Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Trường Tộ,
II. CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN NĂM 1945
1. Chủ nghĩa yêu nước trong văn học Việt Nam giai đoạn 1900 - 1930 2. Chủ nghĩa yêu nưóc trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945
MỤC LỤC QUYỂN 2 ( 469 Trang)
Chương 1 :KĨ NĂNG ĐƯA LÝ LUẬN VĂN HỌC VÀO BÀI VĂN HSG I. Những câu hỏi cho người mới bắt đầu
1. Lý luận văn học là gì?
2. Học lý luận văn học như thế nào?
3. Kiến thức lý luận văn học nằm ở đâu trong bài làm nghị luận văn học? 4. Dàn ý của dạng bài giải quyết một vấn đề lí luận văn học
II. Năm nguyên tắc quan trong̣ khi đưa kiến thức lí luâṇ văn hoc̣ vào bài văn nghi ̣luâṇ
III. HƯỚNG DẲN HỌC SINH KHAI THÁC DẲN CHỨNG CHO NHỮNG VẤN ĐỀ CỐT LÕI VỀ LÝ LUẬN VĂN HỌC ĐỐI VỚI ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA
IV. KIẾN THỨC BỔ TRỢ: VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀ LÍ LUẬN VĂN HỌC CHO HỌC SINH GIỎI THEO GIỚI HẠN CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 11 TỪ NĂM 2018
(Tài liêụ tâp̣ huấn dành cho Giáo viên dạy đội tuyển HSG)
Chương 2: CÁC CHUYÊN ĐỀ ÔN THI HSG NGỮ VĂN THPT (Phần 2 ) Chuyên đề 17 : NGHI ̣LUẬN XÃ HỘI
I. Nghi ̣luâṇ xã hội là gì?
II. Những yêu cầu khi làm văn Nghi ̣luâṇ xã hội
III. Phân loại đề văn Nghi ̣luâṇ xã hôị
IV. Cấu trúc bài văn Nghi ̣luâṇ xã hôị
Dạng 1 : Nghị luận về tư tưởng đạo lí
Dạng 2 : Nghị luận về hiện tượng đời sống
Dạng 3 : Nghị luận về vấn đề đặt ra trong tác phẩm hoặc câu chuyện Dạng 4 : Dạng đề kết hợp hai mặt tốt xấu trong một vấn đề
Dạng 5. Dạng đề mang tính chất đối thoại , bộc lộ suy nghĩ riêng về vấn đề được đặt ra
Dạng 6: Nghị luận về một vấn đề được gợi ra từ một bức tranh / hình ảnh Tổng hơp̣ 100 dẫn chứng cho bài Nghi ̣luâṇ xã hôị
Chuyên đề 18 : KI ̣CH BẢN VĂN HỌC
I.Khái quát về ki ̣ ch bản văn hoc̣
1. Khái niệm
2. Phân loại kịch.
3. Đặc trưng của kịch
Trang 7
II.Một số tác phẩm ki ̣ ch trong chương trình THPT
1. Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” - Bi kịch về cái đẹp bị bức tử
2. Hồn Trương Ba , Da Hàng thịt
Chuyên đề 19 : KÍ VÀ TÙY BÚT
I, Kí
1. Khái niệm
2. Phân loại
3. Đặc trưng của thể loại kí.
4. Những điểm cần lưu ý khi đọc- hiểu tác phẩm kí theo đặc trưng thể loại II, Tùy bút
1. Khái niệm
2. Đặc điểm
III. Một số tác phẩm kí, Tùy bút trong chương trình
1. Người lái đò sông Đà
2. Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Chuyên đề 20: TÌNH HUỐNG TRUYỆN
(Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân; Vợ nhặt của Kim Lân và Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu”)
Chuyên đề 21 : PHONG CÁCH CỦA CÁC NHÀ VĂN TIÊU BIỂU TRONG CHƯƠNG TRÌNH THPT
Chuyên đề 22: KHÁM PHÁ LÝ TƯỞNG CỦA NGƯỜI NGHỆ SĨ TRONG VH HIỆN ĐẠI VN
I. Khái quát
II. Lý tưởng người nghê ̣sĩ trong các tác phẩm đã hoc̣
1. Giai đoạn văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945
2. Giai đoạn văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975:
3. Giai đoạn văn học Việt Nam sau 1975:
III. Kết luâṇ
Chuyên đề 23 : CÁC CHI TIẾT NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN 1. Những chi tiết nghê ̣thuâṭ đăc̣ sắc trong các truyêṇ ngắn Viêṭ Nam giai
đoạn 1930-1945
∙ Chi tiết bát cháo hành trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao
∙ Chi tiết đoàn tàu trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam.
2. Những chi tiết nghê ̣thuật đặc sắc trong các truyêṇ ngắn Viêṭ Nam giai đoạn 1945 – 1975
∙ Chi tiết căn buồng Mị nằm và chi tiết tiếng sáo đêm xuân trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài
∙ Chi tiết nụ cười và nước mắt , chi tiết nồi cháo cám trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.
Trang 8
∙ Chi tiết đôi bàn tay Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành 3. Những chi tiết nghê ̣thuâṭ đăc̣ sắc trong các truyêṇ ngắn Viêṭ Nam giai đoạn 1975 đến hết thế kỉXX
∙ Chi tiết tấm ảnh nghệ thuật trong bộ lịch cuối năm trong truyện Chiếc thuyền ngoài xa.
∙ Chi tiết cây si ở đền Ngọc Sơn trong Một người Hà Nội của Nguyễn Khải Chuyên đề 24 : GIỌNG ĐIỆU TRONG TIỂU THUYẾT SỬ THI 1945-1975
Chuyên đề 25: HÌNH TƯƠNG̣ NGƯỜI LÍNH TRONG THƠ VĂN 1945-1975 I. Hình tượng người lính trong thơ văn 1945-1975 nói chung
II. Hình tương̣ người lính trong các tác phẩm : Tây Tiến, Rừng Xà nu, Những đứa con trong gia đình
Chuyên đề 26: NHÂN VẬT NGƯỜI MẸ TRONG CÁC TRUYỆN NGẮN (Vợ nhặt, Một người Hà Nội , Chiếc thuyền ngoài xa)
I. Về số phâṇ của nhân vâṭ
Cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ
Những nỗi đau do chiến tranh
II. Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vâṭ người mẹ
Giàu đức hi sinh, vị tha, bao dung
Sắc sảo, hiểu đời và trải đời
III. Nghê ̣thuâṭ khắc hoạ nhân vâṭ
Nghệ thuật miêu tả nhân vật bà cụ Tứ
Nghệ thuật miêu tả nhân vật bà Hiền và nhân vật mẹ của Tuất
Nghệ thuật miêu tả nhân vật người đàn bà hàng chài
Chuyên đề 27: GƯƠNG MẶT ĐẤT NƯỚC TRONG THƠ VĂN Chuyên đề 28 : NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ NỘI DUNG TƯ TƯỞNG VÀ HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT CỦA THƠ VIỆT NAM NHÌN TỪ PHONG TRÀO THƠ MỚI, THƠ CA CÁCH MẠNG (1945-1975) VÀ THƠ CA TỪ 1975 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX
I. Những chuyển biến của thơ Viêṭ nhìn từ phong trào thơ Mới, thơ ca cách mạng (1945-1975), thơ Việt sau 1975 đến hết thế kỉXX trên bình diên ̣ nôị dung tư tưởng 1.Những chuyển biến của cảm hứng thơ
2. Những chuyển biến của cái tôi trữ tình trong thơ
II. Những chuyển biến của thơ Viêṭ nhìn từ phong trào thơ Mới, thơ ca Cách mạng, thơ Viêṭ sau 1975 đến hết thế kỉXX trên bình diện hình thức nghê ̣thuâṭ 1. Những chuyển biến về cấu trúc thơ
2. Sự chuyển biến về giọng điệu nghệ thuật của thơ Việt
Trang 9
3. Những chuyển biến về hình ảnh thơ
4. Sự chuyển biến về ngôn ngữ thơ
Chuyên đề 29 : VĂN HỌC ĐỔI MỚI VÀ NHỮNG NGƯỜI MỞ ĐƯỜNG (Nguyễn Minh Châu, Thanh Thảo)
I.Khái quát
1. Những điểm mới của truyện ngắn sau năm 1975 so với giai đoạn trước 2. Điểm mới của thơ trữ tình sau năm 1975 so với giai đoạn trước II.Nguyễn Minh Châu và Chiếc thuyền ngoài xa
III.Thanh Thảo vàĐàn Ghi ta của Lorca
Chuyên đề 30 : QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI I. QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM 1945 - 1975
1. Quan niêṃ con người tâp̣ thể, đại chúng
2. Quan niêṃ con người sử thi
3. Quan niêṃ con người lí trí, đơn tri ̣
II. QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM SAU 1975 ĐẾN NAY
1. Con người cá nhân
2. Con người thế sự, đời tư
3. Con người lưỡng diên,̣ phức tạp và bí ẩn
Chuyên đề 31 : KHUYNH HƯỚNG THƠ TƯƠNG̣ TRƯNG SIÊU THỰC SAU 1975
I. Về nôị dung
1 Khuynh hướng thơ đi sâu vào vùng mờ tâm linh, vô thức và những biểu hiêṇ 2 Cái tôi tâm linh, vô thức trong khuynh hướng thơ tương̣ trưng, siêu thực - hành trình của sự kế thừa vàphát triển
3 Những tác giả tiêu biểu
II. Về hình thức thể hiêṇ
1 Từ quan niêṃ mới về chữvànghĩa của thơ, xu hướng thơ dòng chữ… 2 . Biểu hiện phong phú ở từng nhàthơ
Chuyên đề 32 : ĐỘI NGŨSÁNG TÁC THƠ VIỆT NAM SAU 1975 1. Vài nét về thơ Viêṭ Nam sau 1975
2. Các tác giả tiêu biểu
Chương 3 :
NHỮNG BÀI VĂN ĐẠT ĐIỂM CAO CỦA HỌC SINH GIỎI
Trang 10
Nghi ̣luâṇ văn hoc̣ :
Bài văn 1: Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm tới cuộc sống.
Bài văn 2: Chứng minh nhâṇ đi ̣nh“Với Thơ Mới, thi ca Việt Nam bước vào một thời đại mới”
Bài văn 3 :Chất thơ trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam. Bài văn 4: Sinh thời Nam Cao đã từng rất tâm đắc với câu nói của một nhà văn Pháp “người ta chỉ xấu xa, bần tiện trong con mắt ráo hoảnh của phường ích kỷ”. Qua sự nghiệp sáng tác của Nam Cao, Anh chị hãy chứng minh.
Bài văn 5: Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng vươn tới chân lý.
Bài văn 6: Con người đến với cuộc sống từ nhiều nẻo đường, trên muôn vàn cung bậc phong phú. Nhưng tiêu điểm mà con người hướng đến vẫn là con người Bài văn 7: Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà văn nhân đạo từ trong cốt tủy Bài văn 8:“Văn học là cuốn bách khoa toàn thư về cuộc sống”.
Bài văn 9: Nguyễn Tuân cho rằng “mỗi nhà văn là một phu chữ”. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? bằng việc phân tich́ vẻ đẹp của ngôn từ trong “tuyên ngôn độc lập” của Hồ ChíMinh.
Bài văn 10: Bàn về ngôn ngữ nghệ thuật, có người cho rằng lựa chọn ngôn từ là yếu tố quan trọng góp phần làm nên sự thành công của một tác phẩm thơ ca. Bằng việc phân tich́ nghệ thuật, sử dụng ngôn từ trong bài “Tây Tiến” của Quang Dũng, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Bài văn 11: Bàn về mối quan hệ giữa nhà văn với bạn đọc, bạn đọc với tác phẩm Chế Lan Viên viết.
“Mình là ta đấy, thôi ta vẫn gửi cho mình,
Sâu thẳm mình ư lại là ta đấy,
Ta gửi cho mình nhen thành nửa cháy,
Gửi viên đã con, mình lại dựng lên thành”.
Bằng việc phân tích một số tác phẩm trong chương trình Ngữ Văn 12, anh chị hãy làm rõ mối quan hệ giữa tác giả và độc giả trong quan niệm trên của Chế Lan Viên. Bài văn 12: So sánh phong cách viết kí của Nguyễn Tuân trong Người lái đò sông Đà với Hoàng Phủ Ngọc Tường trong Ai đã đặt tên cho dòng sông.
Bài văn 13
Có ý kiến cho rằng “phong cách văn học biểu hiện trước hết ở cách nhìn, cách cảm thụ có tính chất khám phá ở giọng điệu riêng biệt của tác giả”.
Bằng việc phân tich́tùy bút Người lái đò sông Đà, hãy chứng minh nhận định trên. Bài văn 14 Có ý kiến cho rằng “kí là trần thuật người thật, việc thật”, ý kiến của anh chị về quan niệm này? Bằng việc phân tich́ một tác phẩm văn học lớp 12 hãy bình luận ý kiến trên.
Bài văn 15 : “Thích môṭ bài thơ, theo tôi nghĩ, trước hết là thích môṭ cách nhìn, môṭ cách nghĩ, môṭ cách xúc cảm, môṭ cách nói, nghĩa làtrước hết làthích môṭ con người”.
Nghi ̣luâṇ xã hội:
Bài văn 16:NLXH : Phải chăng sống là phải tỏa sáng?
Bài văn 17:Phía sau những lời khen…
Trang 11
Bài văn 18: Phía sau lời nói dối…
Bài văn 19 : Theo đuổi ước mơ….
Bài văn 20: NLXH Hãy sống trọn vẹn nhất.
Bài văn 21: Nghị luận về ý nghiã câu chuyện Hai hạt mầm
Bài văn 22: Cuộc sống cần những giọt nước mắt.
Bài văn 23: Nếu một ngày cuộc sống nhuộm màu đen hãy cầm bút và vẽ cho nó những vì sao lấp lánh.
Bài văn 24: Nghi ̣luận XH: Tổ quốc trong tôi
Bài văn 25: Suy nghĩcủa anh, chị về triết lý nhân sinh rút ra từ bài thơ “Quán hàng phù thủy”
Bài văn 26: suy nghĩvề câu chuyện Bóng nắng bóng râm
Bài văn 27 : Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời, sự mất mát lớn nhất là để tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống.
Bài văn 28: Nghị luận về ý nghĩa đoạn thơ Lá Xanh- Nguyễn SỹĐại Kiến thức bổ trợ1 : Cấu trúc đề thi HSG Ngữ văn
Kiến thức bổ trợ2 : Tổng hơp̣ dẫn chứng cho bài NLXH
Kiến thức bổ trợ3 : Những nhận định văn học hay
CÒN MỘT SỐ CHUYÊN ĐỀ ĐANG SOẠN, DỰ KIẾN SẼ HOÀN THIỆN TRONG THỜI GIAN TỚI
Chuyên đề : Truyện Kiều
Chuyên đề :Tố Hữu - Đảng vàthơ.Phong cách trữtình - chính tri ̣( Từ ấy, Việt Bắc, Bác ơi )
Chuyên đề : Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn(văn học 1945-1975) Chuyên đề : Chủ nghĩa anh hùng cách mạng qua truyện kí chiến tranh (Người mẹ cầm súng, Những đứa con trong gia đình, Đất nước đứng lên, Rừng xà nu.) Chuyên đề :Chân dung Xuân Quỳnh qua thơ tình (Sóng, Thuyền và biển, Thơ tình cuối mùa thu, Nếu ngày mai em không làm thơ nữa, Hoa cỏ may)
Chuyên đề : Những áng thiên cổ hùng văn (Nam quốc sơn hà, Bình ngô đaị cáo, Tuyên ngôn độc lập)
Chuyên đề : Hình tương̣ tiếng đàn trong văn học ( Tì bà hành, Truyện Kiều, Đàn ghi ta của Lorca)
Chương 1 :
KĨ NĂNG ĐƯA LÍ LUẬN VĂN HỌC VÀO BÀI NGHI ̣LUẬN VĂN HỌC I. NHỮNG CÂU HỎI CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU
1. Lý luận văn học là gì?
Lý luận văn học, hiểu một cách đơn giản là bộ môn nghiên cứu văn học ở bình diện khái quát, nhằm tìm ra những quy luật chung nhất về văn học. Kiến thức lý luận văn học sẽ giúp chúng ta trả lời các câu hỏi khái quát, vídụ như:
Văn học bắt nguồn từ đâu?
Một tác phẩm văn học do những yếu tố nào tạo thành?
Trang 12
Văn học được sáng tác và được tiếp nhận như thế nào?
Văn học sinh ra để làm gì?...
Các nhà líluận sẽ nghiên cứu trên các hiện tương̣ văn học để khái quát lên những thuật ngữ, những luận điểm về các quy luật của văn học. Nhờ các thành quả nghiên cứu đó mà những người quan tâm đến văn học cóthể lí giải đươc̣ sâu hơn bản chất của các hiện tương̣ văn học như: nhà văn, tác phẩm, trào lưu văn học…
Các kiến thức líluận văn học đang phát triển từng ngày từng giờ với rất nhiều các khuynh hướng, các luồng tư tưởng, các quan niệm khác nhau, có khi thống nhất nhưng cũng có khi phủ nhận lẫn nhau. Những nghiên cứu về líluận văn học vẫn đang đươc thực hiện hàng ̣ ngày trong cuộc sống của chúng ta, trao cho ta những góc nhìn mới mẻ, sâu sắc hơn về văn học.
Có nhiều người cho rằng líluận văn học rất khó hiểu, thực ra các kiến thức líluận văn học vô cùng gần gũi với chúng ta. Văn học là gì? Văn học vì ai mà tồn tại? – những câu hỏi ấy nảy ra trong ta ngay từ khi gặp gỡ văn học, và mỗi chúng ta ắt hẳn đều có cho riêng mình những ý niệm để trả lời câu hỏi ấy. Học líluận văn học là cách để ta cóthể trả lời những câu hỏi dạng như vậy một cách có hệ thống và khoa học hơn.
Ở mức độ trường phổ thông, trước nay chúng ta vẫn linh̃ hội tri thức líluận văn học ở mức độ cơ bản. Những tri thức này sẽ là nền tảng để học sinh tiếp tục nghiên cứu sâu hơn ở các bậc học cao hơn.
2.Học lý luận văn học như thế nào?
Cũng như mọi bộ môn nghiên cứu lý thuyết khác, chúng ta tiếp nhận tri thức líluận văn học trên nhiều cấp độ. Từ thấp đến cao, các cấp độ đóthể hiện như sau:
Biết
Chúng ta biết đươc̣ các thuật ngữ và các luận điểm líluận văn học.
Hiểu
Chúng ta cóthể hiểu và diễn đạt chính xác các thuật ngữ và luận điểm líluận văn học bằng lời văn của mình.
Vâṇ dung̣
Chúng ta cóthể vận dụng các kiến thức líluận văn học để lí giải các hiện tương̣ văn học, các nhận định về líluận văn học.
Phân tích
Chúng ta cóthể phân tích các biểu hiện của vấn đề líluận văn học trong một hiện tương̣ văn học cụ thể (tác phẩm, phong cách tác giả, trào lưu văn học, thời kìvăn học…)
Tổng hơp̣
Chúng ta cóthể tìm ra mối liên hệ giữa các vấn đề líluận văn học khác nhau, huy động kiến thức của nhiều chủ đề khác nhau để giải quyết vấn đề cótính chất tổng hợp.
Đánh giá
Chúng ta đánh giá đươc̣ mức độ chính xác, toàn vẹn của một nhận định líluận văn học và cóthể bổ sung, phản biện một cách hơp̣ lý.
Ở mức độ một bài thi học sinh giỏi, bài văn nghị luận dạng vận dụng kiến thức líluận văn học đòi hỏi học sinh phải nắm kiến thức đến mức độ cao nhất trong thang nêu trên, là mức độ đánh giá. Như vậy, việc linh̃ hội tri thức líluận văn học cũng cần phải đươc rèn luyện từng bước ̣ để đạt đươc̣ cấp độ cao nhất.
Cấp đô ̣ lĩnh hôị tri thức
Cách thức hình thành
Trang 13
Biết
- Đọc giáo trình, tài liệu, xác định các đơn vị kiến thức quan trọng (gạch chân, tô sáng các ý).
- Ghi nhớ những đơn vị kiến thức cơ bản nhất: những thuật ngữ quan trọng, những luận điểm quan trọng. Sử dụng các kĩthuật ghi
Cấp đô ̣ lĩnh hôị tri thức
Cách thức hình thành
nhớ như sơ đồ hóa, khắc sâu từ khóa.
Chẳng hạn: phải nắm các khái niệm như nhà văn, tác phẩm văn học, giá trị nhận thức, giá trị giáo dục, giá trị thẩm mĩ, phong cách văn học, trào lưu văn học, tiếp nhận văn học, thể loại thơ, tự sự, kịch…
Hiểu
Tập diễn đạt lại nội dung thuật ngữ, nội dung các luận điểm líluận văn học bằng lời văn của chính mình.
Vận dụng
Tập lí giải một số hiện tương văn ̣ học thường gặp. Tập lí giải một số luận điểm líluận văn học. Thường xuyên đặt câu hỏi “Vì sao?” và các câu hỏi giả định.
Chẳng hạn như các câu hỏi:
+ Vì sao văn học phải phản ánh hiện thực cuộc sống?
+ Vì sao cùng viết về “Tương tư” nhưng Nguyễn Bính trong bài thơ “Tương tư” thì chọn thể thơ lục bát, còn Xuân Diệu trong “Tương tư chiều” lại chọn thể thơ tự do?
+ Văn học có thể tồn tại không nếu không viết về con người? + Ở văn học trung đại có hiện tượng văn-sử-triết bất phân, nhưng đến văn học hiện đại thì người ta chia ba lĩnh vực ấy ra. Vì sao có thể tách văn ra khỏi sử và triết?
+ Tại sao trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, Nguyễn Du lại để Kiều nhớ Kim Trọng trước, cha mẹ sau? Quy luật văn học nào dẫn đến điều đó?
+ Tại sao nói truyện ngắn “Hai đứa trẻ” là bài thơ trữ tình đượm buồn?
Phân tích
Phân tích các biểu hiện của các vấn đề văn học trong những hiện tương̣ văn học cụ thể như tác phẩm, phong cách tác giả, trào lưu văn học, thời kì văn học…
Vídụ như:
- Phân tích (chỉ ra biểu hiện) phong cách Nam Cao qua một số tác phẩm truyện ngắn trước CMT8.
- Phân tích (chỉ ra biểu hiện) giá trị nhân đạo trong “Truyện Kiều”. - Phân tích (chỉ ra biểu hiện) nét riêng của nhà thơ Xuân Diệu khi viết về đề tài tình yêu…
Tổng hơp̣
Giải quyết các vấn đề cótính chất tổng hợp. Vídụ như: - Nói về thơ ca, nhà thơ Tố Hữu nói: “Thơ ca là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn”, nhưng Nguyễn Công Trứ lại cho rằng: “Trót nợ cùng thơ phải chuốt lời”. Phải chăng hai câu nói trên là mâu thuẫn, hãy thửlí giải.
Trang 14
Cấp đô ̣ lĩnh hôị tri thức
Cách thức hình thành
- Có người cho rằng: Văn chương phải giúp chúng ta hiểu thêm về đời sống và hiểu chính mình. Từ các phương diện đặc trưng văn học, chức năng văn học, quá trình sáng tác, quá trình tiếp nhận, hãy lý giải ý kiến trên.
Đánh giá
Liên tục đặt các câu hỏi tra vấn, phản biện:
+ Có phải lúc nào cũng như vậy hay không?
+ Nói như vậy đã thực sự chính xác hay chưa?
+ Có ngoại lệ hay không?
+ Vấn đề đã toàn vẹn hay chưa, có bổ sung gì không?
Trong định hướng giải quyết các đề thi, các bước luyện tập như sau:
- Bước 1: Tìm hiểu lý thuyết, đọc sách, đọc giáo trình, nghe giáo viên giảng và hỏi.
- Bước 2: Giải quyết đề thi, nhận định đề và lập dàn ý.
- Bước 3: Tiến hành viết bài.
- Bước 4: Sửa lỗi và rút kinh nghiệm.
Bốn bước nêu trên sẽ đươc̣ lặp đi lặp lại và mỗi lần làm lại thì ở mức độ cao hơn. Đólà cách tốt nhất để củng cố và tiếp tục phát triển năng lực cho đến khi thuần thục ở mức cao nhất. 3.Kiến thức lý luận văn học nằm ở đâu trong bài làm nghi ̣luận văn học? Cóthể tạm chia các đề NLVH thường gặp hiện nay thành ba cấp độ:
Yêu cầu đề
Đề minh hoạ
Cấp đô ̣1
Phân tích các yếu tố cơ bản trong một tác phẩm văn học.
- Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm “Vợnhặt” của nhà văn Kim Lân.
- Cảm nhận về nhân vật Người đàn bà hàng chài trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu.
Cấp đô ̣2
Phân tích các yếu tố trong tác phẩm văn học để làm rõ môṭ yêu cầu nào đó.
- Phân tích giá trị nhân đạo trong “Vợnhặt” của Kim Lân.
- Phân tích chất thơ trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của nhà văn Thạch Lam.
- Phân tích tích tác phẩm “Người lái đò Sông Đà” để cho thấy những chuyển biến trong sáng tác của nhà văn Nguyễn Tuân ở giai đoạn sau CMT8 1945.
Cấp đô ̣3
Giải quyết môṭ
- Bình luận về ý kiến của nhà thơ Tố Hữu: “Thơ
Trang 15
nhân ̣ đi ̣nh lí luận văn học.
chỉ bật ra trong tim ta khi cuộc sống đã tràn đầy”.
- Tác phẩm nghệ thuật chân chính là sự tôn vinh con người bằng cách hình thức nghệ thuật độc đáo. Bày tỏ suy nghĩvề ý kiến trên.
Ở cả ba cấp độ đề trên, ta đều cóthể vận dụng kiến thức líluận văn học.
Ở cấp đô ̣1, kiến thức líluận văn học sử dụng chủ yếu ở phần tổng kết để so sánh, đối chiếu, nâng cao vấn đề.
Ví du:̣ Khi phân tích nhân vật bà cụ Tứ (trong truyện ngắn Vợ nhặt), ta cóthể so sánh đối chiếu với hình tương̣ nhân vật người nông dân trước CMT8 để thấy sự kế thừa và phát triển của nhà văn Kim Lân trong truyền thống về đề tài người nông dân. Bằng các kiến thức líluận văn học về trào lưu văn học, về quá trình phản ánh hiện thực và sự sáng tạo của người nghệ sĩ, ta cóthể lígiải phần so sánh, đối chiếu, qua đólàm cho bài viết sâu sắc hơn.
Ở cấp đô ̣2, kiến thức líluận văn học thể hiện ở ngay trong những thuật ngữ đề yêu cầu ta làm rõ. “Giá trị nhân đạo” , “chất thơ”, “phong cách sáng tác” đều là những thuật ngữ líluận văn học. Để giải quyết đươc̣ các đề ở trên, ta phải nắm đươc̣ khái niệm của các thuật ngữ, các biểu hiện của chúng và biết cách phân tích các biểu hiện ấy trong tác phẩm văn học.
Ở cấp đô ̣3, kiến thức líluận văn học sẽ đươc̣ vận dụng trong toàn bài viết. Đây là dạng đề quen thuộc nhất ở các kìthi học sinh giỏi.
Từ phần này trở về sau, bài viết sẽ chỉ đề cập đến việc vận dụng kiến thức líluận văn học trong các đề ở cấp độ 3 này. Bởi vìnếu ta thành thục các kĩnăng cần có để giải quyết các dạng đề ở cấp độ này, ta sẽ dễ dàng vận dụng vào hai cấp độ trước.
4.Dàn ý của dạng bài giải quyết một vấn đềlí luận văn học
Dàn ý chung phần thân bài như sau:
Thao tác
Nôị dung
Mức đô ̣tư duy
1. Giải thích
- Giải thích các thuật ngữ, các từ ngữ, hình ảnh khó hiểu trong nhận định.
🡪 Chốt vấn đề nghị luận: Như vậy, vấn đề cần bàn ở đây là gì?
Biết
Hiểu
2. Bàn luâṇ
Sử dụng các kiến thức líluận văn học để lí giải vấn đề nghị luận. Trả lời cho câu hỏi “vìsao?”
Vận dụng
Tổng hợp
3. Chứng minh
Chọn chi tiết trong tác phẩm để làm rõ các biểu hiện của vấn đề nghị luận.
Phân tích
4. Đánh giá
- Đánh giá tính đúng đắn của vấn đề nghị luận.
- Bổsung, phản biện lại vấn đề (Nếu có)
Đánh giá
5. Liên hê ̣
Rút ra bài học cho nhà văn trong quá trình
Vận dụng
sáng tác và bạn đọc trong quá trình tiếp nhận.
Khi làm bài, cần vận dụng linh hoạt các bước trên nhưng nhất thiết phải có đầy đủ các thao tác
Trang 16
này để bài viết không bị mất điểm.
II, NĂM NGUYÊN TẮC QUAN TRỌNG KHI ĐƯA KIẾN THỨC LÍ LUẬN VĂN HỌCVÀO BÀI VĂN NGHI ̣LUẬN
-------------------
Ở phần 1, ta đã biết những kiến thức cơ bản nhất để làm quen với dạng bài lí luận văn học. Về từng chủ đề lí luận văn học, các bạn có thể xem thêm Quyển 1 ,còn riêng phần 2 này, ta sẽ biết 5 nguyên tắc vô cùng quan trọng để việc thực hành viết bài văn được thuận lợi và suôn sẻ hơn!
Để hiểu hơn về cách viết phần líluận trong bài nghị luận văn học, trước hết hãy đọc bài văn dưới đây và thực hiện những yêu cầu sau:
- Xác định vấn đề nghị luận trong đề bài: Đề bài yêu cầu bàn về những vấn đềnào?
- Với mỗi vấn đề, người viết đã dùng những lí lẽ nào để làm sáng tỏ? - Xác định bố cục bài viết: Giải thích, Bàn luận, Chứng minh, Đánh giá, Liên hệ.
Đề bài:
Đừng lười nhé, thao tác này rất quan trọng đấy!
Nhà phê bình người Nga Belinxky viết: “Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ đểmiêu tả, nếu nó không phải làtiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra những câu hỏi hoặc trảlời những câu hỏi đó” (Líluận văn học, NXB Giáo dục, 1993, trang 62).
Bằng hiểu biết về văn học, anh (chị) hãy bình luận và làm sáng tỏ ý kiến trên. Bài làm
Dostoevsky khi lí giải động lực khiến mình cầm bút đã nói rằng: “Tôi hãy còn một trái tim, một dòng máu nóng để yêu thương, cảm thông và chia sẻ”. Còn R. Tagore mong muốn sau khi từ giã cõi đời, được nhắn nhủ lại một lời: “Tôi đã từng yêu”. Có phải bởi những nhà văn, nhà thơ vĩ đại – những con người đã sống, đã sống hết mình và yêu hết mình với cuộc đời, với con người bởi thấm thía sâu sắc rằng: “Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra những câu hỏi hoặc trả lời những câu hỏi đó” (Lí luận văn học, NXB Giáo dục, 1993, trang 62).
Saltykov Shchedrin đã từng nói: “Nghệ thuật nằm ngoài quy luật của sự băng hoại. Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết”. Vậy điều gì đã khiến các tác phẩm nghệ thuật bất tử? Ở tài năng hay ở tấm lòng người cầm bút? Ý kiến của nhà phê bình Nga Bielinxky trên đây đã khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng, thậm chí, quyết định tư tưởng, tình cảm, hay nói cách khác, cái tâm của người cầm bút quyết định sức sống của một tác phẩm nghệ thuật, ở đây được hiểu là tác phẩm văn học. Tác phẩm văn học chỉ sống được trong những tư tưởng, tình cảm mãnh liệt của người cầm bút mà thôi.
Trước hết, qua nhận xét của mình, Belinxky muốn lên án thứ văn chương “miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả”. Đúng là văn học nghệ thuật ra đời để miêu tả, phản ánh hiện thực cuộc sống con người. Nhưng đó không phải là mục đích duy nhất của văn học. Nếu văn học chỉ miêu tả
Trang 17
cuộc sống đơn thuần không thôi thì đó đâu khác bức ảnh, bản photo nguyên xi, máy móc, vô hồn về cuộc sống. Và liệu rằng các tác phẩm ấy có thể cung cấp cho người đọc nhiều hiểu biết chính xác, phong phú, khách quan hơn các công trình khiên cứu khoa học được chăng? Sao chép nguyên xi hiện thực, mô phỏng cuộc sống một cách vụng về, văn học nghệ thuật sẽ không còn là văn học, sẽ “chết” như cách nói của Belinsky.
Vậy điều gì giúp cho các tác phẩm văn học, mặc dù vẫn miêu tả, thể hiện những khám phá về cuộc sống lại không trở thành những bức ảnh vô hồn hay những bản thống kê chi tiết đến khô cứng, lạnh lùng? Belinsky đã chỉ ra rằng, tác phẩm ấy phải là “tiếng thét khổ đau” hoặc là “lời ca tụng hân hoan”, tức là phải in đậm bầu cảm xúc mãnh liệt của người nghệ sĩ. Bởi lẽ văn học là làm theo quy luật của tình cảm. Văn học là sự lên tiếng thôi thúc của trái tim. Nhà văn chỉ viết được khi “trong tim ta cuộc sống đã tràn đầy”. Nếu như các ngành khoa học loại bỏ cái tôi trong nghiên cứu thì các ngành nghệ thuật, trong đó có văn học lại lấy cái tôi làm điểm tựa cho sự sáng tạo. Viên Mai đã từng nói: “Làm người thì không nên có cái tôi nhưng làm thơ không thể không có cái tôi”. Thơ nói riêng và văn học nói chung không thể thiếu cái tôi - ở đây là dấu ấn tư tưởng tình cảm của người nghệ sĩ. Làm sao nhà văn có thể viết khi đứng trước hiện thực cuộc sống, trái tim anh không hề rung động, không hề xúc cảm? Hiện thực cuộc sống, dù phong phú, kì diệu đến mấy mà không được thổi hồn bởi tình cảm mãnh liệt của người cầm bút thì cũng chỉ là những hình ảnh lay lắt, không có sức sống trong tác phẩm mà thôi. “Đừng cậy thời đại anh hùng nếu tâm hồn anh cứ bé” - ấy là lời nhắn nhủ chân thành, lời khuyên răn chính mình của nhà thơ Chế Lan Viên. Cho hay, đó cũng chính là điều sinh tử với người cầm bút.
Tình cảm không chỉ là “khâu đầu tiên” mà còn là “khâu cuối cùng” trong quá trình hình thành một tác phẩm văn học. Văn học chỉ sống được trong tấm lòng đồng cảm của người học. Vậy làm sao tác phẩm nghệ thuật có thể lay động sâu xa tâm hồn người đọc, có thể khiến độc giả cùng vui, buồn, xôn xao, giận hờn, đau khổ, căm phẫn… cùng nhân vật khi mà nhà văn không thực sự xúc cảm, không viết từ chiều sâu con tim? “Thơ muốn làm cho người ta khóc, trước tiên mình cũng phải khóc, muốn làm cho người ta cười, trước hết mình phải cười”. Nhà văn phải đau cái đau của nhân vật, phải buồn cái buồn của nhân vật, vui cái vui của cuộc sống, của con người, khi ấy tác phẩm của anh mới có “sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại” (Hoài Thanh). Cảm xúc trơ lì, sáo mòn; tình cảm nông cạn, hời hợt, giả dối; tác phẩm chỉ là những con chữ vô hồn, xác ép khô không gây xúc động nơi người đọc. Chỉ những gì xuất phát từ trái tim mới đi đến những trái tim. Với ý nghĩa ấy, tác phẩm văn học đã bắc nhịp cầu linh diệu nối liền trái tim nghệ sĩ với tâm hồn độc giả để trong đời này có nhiều yêu thương, sẻ chia hơn.
Nhà văn Nga Gercen đã từng cho rằng: “Nhà văn là một nỗi đau khổ”. Khổ đau trong cuộc đời, các nhà văn đã thấu hiểu sâu sắc “mọi nỗi đau đớn của con người thời đại, đã rung động tận đáy tâm hồn với những lo âu, bực bội, tủi hổ,… của loài người” (Đặng Thai Mai). Nguyễn Du đã viết “Truyện Kiều” bởi “nỗi đau đớn lòng” trước những điều Người đã “trông thấy”, đã từng trải qua trong cuộc đời. “Truyện Kiều” là tiếng kêu đứt ruột về những kiếp sống bị đọa đày. Ai biết trong mười lăm năm lưu lạc của mình, Thúy Kiều đã từng bao lần rơi lệ, đã từng bao lần bị đánh đập, hành hạ? Và ai biết được,người nghệ sĩ có trái tim nhân đạo vĩ đại
– Nguỹen Du đã bao lần nhỏ lệ trước “số phận một con người” bất hạnh, đau đớn, ê chề. “Tố Như ơi, lệ chảy quanh thân Kiều”. Nỗi đau ấy đã lại một lần thôi thúc Người viết nên hai câu thơ, mà hôm nay và mai sau hãy còn vang vọng:
Trang 18
“Đau đớn thay phận đàn bà!
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
Không cầu kì, hoa mỹ, đó là những lời huyết lệ, những lời tâm can của chính Nguyễn Du. Những câu thơ như thế, có gì hay, có gì mà hấp dẫn muôn triệu trái tim, muôn triệu tâm hồn? Phải chăng bởi đó là “tiếng thét khổ đau”, bởi đó là sự trào dâng mãnh liệt của cảm xúc, của tình yêu thương con người. Mượn cốt truyện của người xưa nhưng Nguyễn Du không sao chép nguyên xi. Người đã thổi hồn cho những con chữ, những hình tượng sống dậy mãi trong tâm hồn, trong những sướng khổ, buồn vui của biết bao thế hệ con người Việt Nam hôm nay và mai sau.
Khác với Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương cũng viết về người phụ nữ, nhưng với tâm trạng của người trong cuộc, hay đúng hơn, viết bằng sự trải nghiệm của chính bản thân mình. Những vần thơ của Xuân Hương là sự lên tiếng của một thân phận. Bất hạnh trong cuộc đời riêng, Xuân Hương tìm đến thơ như người bạn tâm tình - nơi gửi gắm, kí thác những nỗi niềm suy tư. Đọc thơ Hồ Xuân Hương, người đọc có thể bị cuốn đi bởi các câu thơ mỉa mai sát sàn sạt, những lời mắng chửi té tát, không thương tiếc với bọn “hiền nhân quân tử”, những vua chúa, sư sãi giả dối, hợm hĩnh, vô luân,… Nhưng đằng sau những nụ cười “rất mạnh, rất sâu” ấy là những giọt nước mắt, những “tiếng thét khổ đau” cho thân phận người phụ nữ. Để rồi đọc thơ bà, ta thấy “cần phải khóc” trước những cảnh “Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng”, trước cảnh ngộ “Trơ cái hồng nhan với nước non”. Khao khát mãnh liệt về tình yêu, về hạnh phúc, nhưng cuối cùng, nữ sĩ được gì ngoài “kiếp lấy chồng chung”, ngoài thứ tình cảm chia năm sẻ bảy “Mảnh tình san sẻ tí con con”. Hồ Xuân Hương muốn vượt thoát tất cả, muốn “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung” để không còn những cảnh “Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng”. Nhưng cái xã hội phong kiến bất công phi nhân tính ấy đâu có để nữ sĩ sống hạnh phúc, bình yên như mong muốn. Cho nên tiếng thơ Hồ Xuân Hương đọng lại một niềm đau, không dễ quên, không thể nguôi.
Trong truyện ngắn nổi tiếng “Chí Phèo”, Nam Cao lại quay tấm gương cuộc sống, cho ta thấy một kiếp sống tủi nhục trong xã hội Việt Nam trước Cách mạng. Ấy là Chí Phèo, một nạn nhân đau khổ của một xã hội cạn khô tình người với những ác quỷ mang bộ mặt người. Sinh ra không tình yêu thương của mẹ cha, Chí Phèo lớn lên trong sự đùm bọc của những người
như: anh thả ống lươn, bà cụ mù lòa, bác phó cối nghèo nhưng tốt bụng. Nhưng những người năm ấy, như chính những câu văn tái hiện rất ngắn gọn của Nam Cao, lướt qua cuộc đời Chí như những cơn gió. Phần còn lại của cuộc đời, Chí đâu có gì ngoài những năm tháng tù tội, những lần rạch mặt ăn vạ, những khinh bỉ, miệt thị của người đời? Gặp Thị Nở, cứ tưởng cuộc đời Chí sẽ bừng sáng, sẽ ngời lên hồi chuông an lành nhưng hạnh phúc, tình yêu thoảng qua như hơi cháo hành, như ảo ảnh về nguồn nước giữa sa mạc khô tình người. Người nhen lên ngọn lửa lương tri, tình người cũng chính là người dập tắt hi vọng trở về với cuộc đời của Chí. Và khi “mất thiên thần, người đã chết”. Chí Phèo đã chết trên ngưỡng cửa trở về cuộc đời. Chí đã chết khi miệng còn “ngáp ngáp” như muốn thanh minh, muốn bày tỏ với cuộc đời, với con người. Còn gì đau đớn hơn thân phận của con người ấy? Viết về những số phận bất hạnh ấy, ngòi bút Nam Cao đâu chỉ nhằm phản ánh chân xác thực trạng con người bị tha hóa trong xã hội cũ. Đằng sau câu chữ, cách xưng hô có vẻ lạnh lùng, dửng dưng, miệt thị ấy là một trái tim ấm nóng tình yêu thương con người. Nam Cao đã từng mong muốn viết lên những tác phẩm làm cho “người gần người hơn” thì với Chí Phèo, ông đã làm được điều đó. Bởi lẽ nhà văn đã “đứng trong lao khổ mở hồn ra đón lấy những vang vọng của đời” cho nên những
Trang 19
tác phẩm của ông, những “tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than” sẽ còn sống mãi.
Mặt trời không chỉ có mây đen mà còn có những tia nắng vàng, cuộc sống không chỉ có những nỗi khổ đau mà còn có những niềm vui sướng. Văn học phản ánh hiện thực, không chỉ là phản ánh những đau khổ mà còn ngợi ca những vẻ đẹp, những niềm vui của cuộc sống, của con người. Hài ki ̣ch “Người lái buôn thành Venice” của Shakespeare là tiếng cười ngạo nghễ, sung sướng; là lời ngợi ca hân hoan sự chiến thắng của chủ nghĩa nhân văn cao cả. Thơ Xuân Diệu là “bầu xuân”, là “bình chứa muôn hương” của tuổi trẻ, sức sống và tình yêu:
“Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi
Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”
(Vội vàng)
Người ta gọi thơ Xuân Diệu là “nguồn sống dào dạt chưa từng có ở chốn nước non lặng lẽ này” phải chăng bởi nhà thơ đã đốt cháy xúc cảm say mê mãnh liệt với cuộc đời. Cuộc sống muôn đời vẫn vậy. Thế nhưng những cảnh sắc của cuộc sống đi qua tâm hồn nồng nàn tình yêu cuộc đời của Xuân Diệu lại ánh lên những màu sắc diệu kì, lại ngân lên những thanh âm du dương. Thế giới, qua cặp mắt “xanh non biếc rờn” của thi sĩ họ Ngô là khu vườn tình ái, nơi ong bướm đang trong “tuần trăng mật”, nơi chim muôn ca lên “khúc tình si”, nơi tạo hóa đắm chìm trong “cặp môi gần” của tháng giêng. Đó còn là bữa tiệc thịnh soạn, phong phú của cuộc sống “nở hoa dâng tặng người muốn hái”. Đẹp làm sao! Làm sao Xuân Diệu có những cảm nhận tinh tế, diệu kì ấy nếu nhà thơ dửng dưng, vô cảm với cuộc đời. Chính niềm khao khát giao cảm với cuộc đời, chính niềm yêu sống đến cuồng si, mãnh liệt đã giúp thi sĩ phát hiện ra vẻ đẹp của cuộc sống. Những vần thơ như “lòng” Xuân Diệu mở ra, như tay
Xuân Diệu muốn chìa ra mời mọc, gợi mời con người. Sao có thể không nhớ, không yêu những vần thơ say đắm, thiết tha đến dường vậy! Thơ Xuân Diệu, tự bản thân nó không phải sự mô phỏng cuộc sống. Đó là lời tụng ca hân hoan, đắm đuối trước vẻ đẹp đích thực của cuộc sống. Cũng như Xuân Diệu, Chế Lan Viên đã cất lên tiếng hát ngợi ca vẻ đẹp giá trị của cuộc sống
trong những năm tháng đất nước độc lập, tiến lên xây dựng cuộc sống mới, chế độ mới. “Những ngày tôi sống đây là những ngày đẹp hơn tất cả
Dù mai sau đời muôn vạn lần hơn!
Trái cây rơi vào áo người ngắm quả,
Đường nhân loại đi qua bóng lá xanh rờn,
Mặt trời đến mỗi ngày như khách lạ,
Gặp mỗi mặt người đều muốn ghé môi hôn…”
(“Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?”)
Bước ra từ những tháp Chàm đổ nát để hòa nhập với cuộc đời, Chế Lan Viên như thoát khỏi “thung lũng đau thương” để tìm đến “cánh đồng vui”. Ấy là cuộc sống mới của những con người mới. Nhà thơ thấy cuộc đời thật đẹp, thật phong phú, mến yêu biết bao nhiêu. Lần đầu tiên trong cuộc đời, nhà thơ cảm nhận được vẻ đẹp đích thực của cuộc sống. Sung sướng lắm! Tự hào lắm! Bởi được sống, được cống hiến, và thấy đời mình có ý nghĩa. Những lời thơ ấy đã
Trang 20
ngân vang điệu nhạc rạo rực, say mê, hân hoan của hồn người. Âm hưởng của khúc nhạc thần kì ấy sẽ còn vang vọng và dư ba.
Như vậy, có thể nói tình cảm là điều kiện không thể thiếu để có tác phẩm nghệ thuật đích thực. Cảm xúc chân thành mãnh liệt, tự nó đã là giá trị của tác phẩm văn học. Nó cũng chính là “cái hơi thở, cái sức sống của những tác phẩm vĩ đại”. Nhưng nếu chỉ có tình cảm không thôi, văn học liệu có dược sức sống, sức hấp dẫn kì diệu đến vậy hay không? Belinsky thêm một lần nữa nhấn mạnh vào vai trò đặc biệt quan trọng của tư tưởng đúng đắn, sâu sắc ở người viết. Tác phẩm nghệ thuật sẽ sống khi nó “đặt ra những câu hỏi và trả lời những câu hỏi đó”. Theo tôi hiểu, những “câu hỏi” ở đây là những vấn đề nhà văn trăn trở, nghĩ suy về cuộc sống, về con người. Ấy là những “câu hỏi của cuộc sống” (Tố Hữu). Những câu hỏi ấy thể hiện cách nhìn, nhận thức, quan niệm nghệ thuật về con người, về xã hội của nhà văn. Nói cách khác, đó là sự hiện hình của tư tưởng nhà văn được biểu hiện trong tác phẩm. Tư tưởng nghệ thuật là một trong những yếu tố quyết định tầm vóc của nhà văn và giá trị của tác phẩm. Nguyễn Khải từng nói: “Giá trị của một tác phẩm văn học trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó”. Còn Korolenco thì nhấn mạnh: “Tư tưởng là linh hồn của tác phẩm văn học”. Tư tưởng sai lầm, lệch lạc, văn học sẽ trở thành công cụ gây tội ác. Lỗ Tấn đã từng nói: “Làm một thầy thuốc kê đơn bốc thuốc bậy chỉ giết chết có một người, làm một viên võ tướng điều binh khiển tướng bậy chỉ nướng hết một đạo quân, còn làm một nhà văn viết bậy có thể gây tác hại đến ba thế hệ.” Có được ảnh hưởng hết sức quan trọng như vậy bởi nhiệm vụ cao cả, thiêng liêng của văn học. Văn học không chỉ là “công cụ khám phá, hiểu biết và sáng tạo thực tại xã hội” mà còn tham gia vào quá trình cải tạo xã hội. Nói như Thạch Lam, đó là “thứ khíi giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để tố cáo và thay đổi thế giới giả dối và tàn ác”. Văn học góp phần làm cho cuộc sống con người tốt đẹp, trong sáng hơn. Vậy nếu nhà văn chỉ đơn thuần tái hiện vẹn nguyên cuộc sống mà không gửi gắm một tư tưởng tiến bộ nào, liệu rằng văn học có thể hoàn thành nhiệm vụ cao cả ấy không? Hơn ở đâu, nhà văn phải thể hiện, phải đặt ra và giải quyết những vấn đề quan trọng về nhân sinh. Để mỗi người đọc, đến với tác phẩm, đều phải day dứt, ám ảnh về điều đó, để rồi tự tìm ra được câu trả lời cho những vấn đề về con người. Tìm hiểu sâu sắc về bản chất cuộc sống, về bản chất con người cho hay cũng là nhu cầu tiếp nhận chính đáng của người đọc. Độc giả tìm đến tác phẩm văn chương đâu phải chỉ để hiểu biết về hiện thực cuộc sống, mà còn muốn tìm hiểu ý nghĩa, giá trị, bản chất của cuộc sống, để tìm câu trả lời cho những băn khoăn, trăn trở, nghĩ suy của bản thân mình. Bởi vậy, tác phẩm nghệ thuật phải “đặt ra những câu hỏi” và có thể, còn cần phải “trả lời những câu hỏi đó”. Nam Cao, qua số phận bi kịch của Chí Phèo đã cất lên câu hỏi: Làm thế nào cứu vớt những con người đang đứng trên vực thẳm của sự tha hóa nhân tính và nhân hình? Làm thế nào để xã hội này không còn những Chí Phèo? Câu hỏi ấy vang vọng, văng vẳng suốt thiên truyện, đau đáu mãi không nguôi. Nó hiện hình trong lời kết án đau đớn tuyệt vọng của Chí Phèo trước khi tự kết liễu đời mình: “Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này?”. Nhà văn dẫu không trả lời trực tiếp, nhưng qua tác phẩm của mình, Nam Cao đã ngầm đưa ra câu trả lời cho bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí. Phải tiêu diệt xã hội đại ác, vạn ác này; phải tiêu diệt những con quỷ dữ Bá Kiến, Đội Tảo,… để cuộc đời này không còn những Chí Phèo. Và quan trọng hơn, để cứu rỗi những linh hồn tội lỗi như Chí Phèo, cần có một “lòng tốt bình thường”- tình người chân thành, mộc mạc như Thị Nở. Chỉ tình người mới cứu được tính người. Ấy là thông điệp nhân sinh, là câu trả lời sâu sắc, đúng đắn của Nam Cao cho những vấn đề bức xúc của xã hội. Cũng như thế, Thạch Lam,
Trang 21
trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”, không dừng lại ở việc miêu tả cuộc sống tù túng, quẩn quanh, vô nghĩa, mòn mỏi đến tội nghiệp của những người dân nơi phố huyện nghèo. Nhà văn còn đặt ra những câu hỏi, những thông điệp sâu sắc: Hãy cứu lấy những đứa trẻ, hãy cứu lấy tương lai của phố huyện. Điều mà Thạch Lam trăn trở không phải vấn đề cơm áo, sưu thuế, bất công xã hội mà còn là quyền sống có ý nghĩa của con người. Xã hội Việt Nam trước Cách mạng như “ao đời phẳng lặng” nhấn chìm mọi sự sống, lăm le muốn cướp đi ý nghĩa thực sự của cuộc sống đối với mỗi con người. Hai đứa trẻ - những mầm xanh mới đâm chồi nảy lộc trên mảnh đất cạn khô nhựa sống của phố huyện liệu có trở thành bà cụ Thi điên, liệu có là chị Tí hay bác phở Siêu, gia đình bác xẩm? Câu trả lời ấy, Thạch Lam không nói nhưng rõ ràng, nhà văn đã hé mở cho người đọc điều đó. Tại sao chị em Liên không nhập vào không khí tù đọng của phố huyện mà tối tối lại cố thức chờ đoàn tàu qua? Có phải đoàn tàu đem đến cho Liên và An nhận thức ở đâu đó ngoài phố huyện còn có một miền đời, một cuộc sống khác ý nghĩa hơn? Như thế, con người phải tự vượt lên để không bị hoàn cảnh, để không bị cuộc sống vô nghĩa nhấn chìm. Đó chính là chiều sâu nhân đạo trong sáng tác của Thạch Lam.
Ý kiến của Belinsky đã đặt ra yêu cầu hết sức đúng đắn, cần thiết, quan trọng với người cầm bút: ấy là anh phải có cái tâm trước cuộc sống, con người. Đó cũng chính là bài học đối với những nghệ sĩ. Muốn có được tác phẩm sống mãi với thời gian, anh phải sống sâu sắc với cuộc đời, nói như giáo sư Đặng Thai Mai phải biết “sâu sắc cảm thấy mọi nỗi đau đớn con người trong thời đại, đã rung động tận đáy tâm hồn với những lo âu, bực bội, tủi hổ và cả những ước mong tha thiết nhất của loài người”. Để viết nên tác phẩm, nhà văn phải “tìm
tòi…, phải yêu rất nhiều và phải chịu nhiều đau khổ” (Gioócgio Xang). Và lịch sử văn học, thực chất chính là lịch sử của những tư tưởng vĩ đại của người nghệ sĩ.
Tìm hiểu ý kiến của Belinsky, tôi càng thấm thía quy luật đào thải nghiệt ngã nhưng công bằng của thời gian, của công chúng. Có những tác phẩm dù trung thành với nguyên tắc phản ánh hiện thực, thậm chí hết sức hiện thực nhưng không thể hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc nào. Những tác phẩm ấy chỉ là bức ảnh vô hồn, thậm chí rơi vào tự nhiên chủ nghĩa bởi tình cảm, tư tưởng miệt thị con người, bi quan với cuộc đời. Lại có những tác phẩm chỉ đắm chìm trong cảm xúc hay mê mải chạy theo những tư tưởng kì vĩ. Chỉ những tác phẩm nào có sự hòa quyện cao độ giữa tư tưởng đúng đắn, sâu sắc với tình cảm chân thành, mãnh liệt của người cầm bút mới có giá trị và sức sống bền lâu.
Thế nhưng, văn chương trước hết là văn chương, nghệ thuật trước hết là nghệ thuật. Nói đến nghệ thuật là nói đến cái hay, cái đẹp của nghệ thuật. Tư tưởng, tình cảm sâu sắc, mãnh liệt đến mấy mà không được chuyển tải qua hệ thống phương tiện nghệ thuật giàu giá trị thẩm mỹ thì không thể thức tỉnh, lay động tâm hồn người đọc. Gogol đã rất khổ tâm khi “những tình cảm thật quý có thể trở nên tầm thường khi diễn đạt ra thành lời”. Người nghệ sĩ vĩ đại không chỉ có cái tâm mà còn phải có cái tài để cái tâm được tỏa sáng lung linh.
“Rồi nhân dân sẽ còn trìu mến tôi mãi mãi vì tôi đã dùng thơ đánh thức những tình cảm tốt lành, vì trong thế kỉ tàn khốc của chúng ta, tôi ngợi ca tự do và lòng thương những kẻ khốn cùng”. Bất cứ nghệ sĩ nào đã sống sâu sắc với cuộc đời, đã đau đớn, mừng vui với những vui buồn, sướng khổ của loài người đều có quyền tự hào và tin tưởng như Puskin về sự tồn tại vĩnh hằng của những tác phẩm nghệ thuật chân chính của mình.
(Nguyêñ Thi ̣Hải Hâu,̣ tỉnh Phú Tho)̣
Nếu vẫn chưa đủ tự tin để xác đi ̣nh ranh giới các phần, hãy đọc lại bài văn đã được chia tách thành các ý sau đây. Cuối cùng, hãy cho vào những khoảng trống ( chữmầu xanh ) để chỉ rõ ranh giới các phần nhé!
Trang 22
I. Mở bài:
1. Dẫn dắt vào vấn đề:
- Dostoevsky khi lí giải động lực khiến mình cầm bút đã nói rằng: “Tôi hãy còn một trái tim, một dòng máu nóng để yêu thương, cảm thông và chia sẻ”.
- Còn R.Tagore mong muốn sau khi từ giã cõi đời, đươc̣ nhắn nhủ lại một lời: “Tôi đã từng yêu”.
2. Nêu vấn đề:
Có phải bởi những nhà văn, nhà thơ vĩđại - những con người đã sống, đã sống hết mình và yêu hết mình với cuộc đời, với con người bởi thấm thía sâu sắc rằng: “Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra những câu hỏi hoặc trả lời những câu hỏi đó”. (Líluận văn học, NXB Giáo dục, 1993, trang 62)
II. Thân bài:
1. Giải thích ý kiến trên:
- Saltykov Shchedrin đã từng nói: “Nghệ thuật nằm ngoài quy luật của sự băng hoại. Chỉ mình nó khổng thừa nhận cái chết”. Vậy điều gì đã khiến các tác phẩm nghệ thuật bất tử? Ở tài năng hay ở tấm lòng của người cầm bút?
- Ý kiến của nhà phê bình Nga Belinsky trên đây đã khẳng đi ̣nh vai trò đăc bi ̣ êṭ quan trong, ̣ thâṃ chí, quyết đi ̣nh của tư tưởng, tình cảm, hay nói cách khác, cái tâm của người cầm bút quyết đi ̣nh sức sống của môṭ tác phẩm nghệ thuật, ở đây đươc̣ hiểu là tác phẩm văn học. Tác phẩm văn học chỉ sống đươc̣ trong những tư tưởng, tình cảm mãnh liệt của ngưòi cầm bút mà thôi.
2. Phân tích, chứng minh tính đúng đắn của câu nói:
- Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ đểmiêu tả:
+ Trước hết, qua nhận xét của mình, Belinsky muốn lên án thứ văn chương “miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả”. Đúng là văn học nghệ thuật ra đời để miêu tả, phản ánh hiện thực cuộc sống con người. Nhưng đókhông phải là mục đích duy nhất của văn học.
+ Nếu văn học chỉ miêu tả cuộc sống đơn thuần không thôi thì đó đâu khác bức ảnh, bản photo nguyên xi, máy móc, vô hồn về cuôc̣ sống. Và liệu rằng các tác phẩm ấy cóthể cung cấp cho người đoc̣ nhiều hiểu biết chính xác, phong phú, khách quan hơn các công trình nghiên cứu khoa hoc̣ đươc̣ chăng? Sao chép nguyên xi hiện thực, mô phỏng cuộc sống một cách vụng về, văn hoc̣ nghê ̣thuâṭ sẽ không còn là văn hoc̣, sẽ “chết” như cách nói của Belinsky.
- Tác phẩm nghệ thuật phải là“tiếng kêu đau khổ”:
+ Vậy điều gì giúp cho các tác phẩm văn học, mặc dù vẫn miêu tả, thể hiện những khám phá về cuộc sống lại không trở thành những bức ảnh vô hồn hay những bản thống kê chi tiết đến khô cứng, lạnh lùng? Belinsky đã chỉ ra rằng, tác phẩm ấy phải là tiếng thét khổ đau hoăc̣ lời ca tung̣ hân hoan, tức là phải in đâṃ bầu cảm xúc mãnh liêṭ của người nghệ sĩ.
Trang 23
+ Bởi lẽ văn hoc̣ làlàm theo quy luâṭ của tình cảm. Văn học là sự lên tiếng thôi thúc của những trái tim. Nhà văn chỉ viết đươc̣ khi “trong tim ta cuộc sống đã tràn đầy”. Nếu như các ngành khoa học loại bỏ cái tôi trong nghiên cứu thì các ngành nghệ thuật, trong đó có văn học lại lấy cái tôi làm điểm tựa cho sự sáng tạo. Viên Mai đã từng nói: “Làm người thì không nên có cái tôi nhưng làm thơ không thể không có cái tôi”. Thơ nói riêng và văn học nói chung không thể thiếu cái tôi - ở đây là dấu ấn tư tưởng tình cảm của người nghệ sĩ.
+ Làm sao nhà văn có thể viết khi đứng trước hiêṇ thực cuôc̣ sống, trái tim anh không hề rung đông, ̣ không hề xúc cảm? Hiện thực cuộc sống, dù phong phú, kì diệu đến mấy mà không đươc̣ thổi hồn bởi những tình cảm mãnh liệt của người cầm bút thì cũng chỉ là những hình ảnh lay lắt, không có sức sống trong tác phẩm mà thôi. “Đừng cậy thời đại anh hùng nếu tâm hồn anh cứ bé” - ấy là lời nhắn nhủ chân thành, lời khuyên răn chính mình của nhà thơ Chế Lan Viên. Cho hay, đó cũng chính là điều sinh tử với những người cầm bút.
+ Tình cảm không chỉ là “khâu đầu tiên” mà còn là “khâu cuối cùng” trong quá trình hình thành một tác phẩm văn học. Văn hoc̣ chỉsống đươc̣ trong tấm lòng đồng cảm của người đoc. ̣ Vậy làm sao tác phẩm nghệ thuật cóthể lay động sâu xa tâm hồn người đọc, cóthể khiến độc giả cùng vui, buồn, xôn xao, giận hờn, đau khổ, căm phẫn... cùng nhân vật khi nhà văn không thực sự xúc cảm, không viết nên từ “chiều sâu con tim”?
o “Thơ muốn làm cho người ta khóc, trước tiên mình phải khóc, muốn làm cho người ta cười, trước hết mình phải cười”. Nhà văn phải đau cái đau của nhân vật, phải buồn cái buồn của nhân vật, vui cái vui của cuộc sống, của con người, khi ấy tác phẩm của anh mới có sức “đồng cảm mãnh liệt và quảng đại”.
o Cảm xúc trơ lì, sáo mòn; tình cảm nông cạn hời hơt,̣ giả dối; tác phẩm chỉ là những con chữ vô hổn, xác bướm ép khô không gây xúc động nơi người đọc.
o Chỉ những gì xuất phát từ trái tim mới đi đến những trái tím. Với ý nghiã ấy, tác phẩm văn học đã bắc nhịp cầu linh diệu nối liền trái tim nghệ sĩvới tâm hồn độc giả, để trong đời này có nhiều yêu thương, sẻ chia hơn.
* Chứng minh bằng tác phẩm văn hoc̣ cu ̣thể:
+ Nhà văn Nga Gercen đã từng cho rằng: “Nhà văn là một nỗi đau khổ”. Khổđau trong cuôc̣ đời, các nhà văn đã thấu hiểu sâu sắc “mọi nỗi đau đớn của con người thời đại, đã rung động tận đáy tâm hồn với những lo âu, bực bội, tủi hổ,... của loài người” (Đặng Thai Mai). Nguyễn Du đã viết Truyện Kiều bởi “nỗi đau đớn lòng” trước những điều Người đã “trông thấy”, đã từng trải qua trong cuộc đời.
o Truyện Kiều là tiếng kêu đứt ruột về những kiếp sống bị đoạ đày. Ai biết trong mười lăm năm lưu lạc của mình, Thuý Kiều đã từng bao lần rơi lệ, đã từng bao lần bị đánh đập, hành hạ? Và ai biết đươc,̣ người nghệ sĩcótrái tim nhân đạo vĩđại – Nguyễn Du đã bao lần nhỏlê ̣ trước “số phận một con người” bất hạnh, đau đớn ê chề. “Tố Như ơi, lệ chảy quanh thân Kiều”. Nỗi đau ấy đã một lần thôi thúc Người viết nên hai câu thơ, mà hôm nay và mai sau hãy còn vang vọng:
Trang 24
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng cũng là lời chung.
(Truyện Kiều)
o Không cầu kì, hoa mĩ, đólà những lời huyết lệ, những lời tâm can của chính Nguyễn Du. Những câu thơ như thế, có gì hay, có gì mà hấp dẫn muôn triệu trái tim, muôn triệu tâm hồn? Phải chăng bởi đólà tiếng thét khổ đau, bởi đólà sự trào dâng mãnh liệt của cảm xúc, của tình yêu thương con người.
o Mươṇ cốt truyện của người xưa nhưng Nguyễn Du không sao chép nguyên xi. Người đã thổi hồn cho những con chữ, những hình tương̣ sống dâỵ vàsống mãi trong tâm hồn, trong những sướng khổ, buồn vui của biết bao thế hệ con người Việt Nam hôm nay và mai sau.
+ Khác với Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương cũng viết về người phụ nữ, nhưng với tâm trạng của người trong cuôc̣, hay đúng hơn, viết bằng sự trải nghiêṃ của chính bản thân mình.
o Những vần thơ của Xuân Hương là sự lên tiếng của một thân phận. Bất hạnh trong cuộc đời riêng, Xuân Hương tìm đến thơ như người bạn tâm tình - nơi gửi gắm, kíthác những nỗi niềm suy tư. Đọc thơ Xuân Hương, người đọc cóthể bị cuốn đi bởi những câu thơ mỉa mai sát sàn sạt, những lời mắng chửi té tát, không thương tiếc với boṇ “hiền nhân quân tử”, những vua chúa, sư sãi giả dối, hơṃ hĩnh, vô luân,...
o Nhưng đằng sau những nụ cười “rất mạnh, rất sâu” ấy là những gioṭ nước mắt, những tiếng thét khổ đau cho thân phân người ̣ phu ̣nữ. Để rồi đọc thơ bà, ta thấy “cần phải khóc” trước những cảnh “Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng”, trước cảnh ngộ “Trơ cái hồng nhan với nước non”. Khao khát mãnh liệt về hạnh phúc, nhưng cuối cùng, nữ sĩđươc̣ gìngoài “kiếp lấy chồng chung”, ngoài thứ tình cảm chia năm sẻ bảy “Mảnh tình san sẻ tí con con”.
o Hồ Xuân Hương muốn vươṭ thoát tất cả, muốn “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung”, không còn những cảnh “Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng”. Nhưng cái xã hội phong kiến bất công phi nhân tính ấy đâu có để nữ sĩsống hạnh phúc, bình yên như mong muốn. Cho nên tiếng thơ Hồ Xuân Hương đong̣ lại môṭ niềm đau, không thể lãng quên, không thể nguôi ngoai.
+ Trong truyện ngắn nổi tiếng Chí Phèo, Nam Cao lại quay tấm gương cuộc đời anh Chí để ta thấy một kiếp sống tủi nhục trong xã hội Việt Nam trước Cách mạng.
o Chí Phèo, một nạn nhận đau khổ của một xã hội cạn khô tình người với “con quỷ mang bộ mặt người”. Sinh ra không tình yêu thương của mẹ cha, Chílớn lên trong sự đùm bọc của những người như anh thả ống lươn, bà cụ mù phó cối dù nghèo nhưng tốt bụng. Nhưng những năm tháng ấy, như chính những thước phim để nhà văn tái hiện rất ngắn gọn của Nam Cao, lướt qua cuộc đời Chínhư cơn lốc cuốn qua.
o Cái còn lại của cuộc đời, Chíđâu có gì ngoài những năm tháng tùtội, những lần rạch mặt ăn vạ, những khinh bỉ, miệt thị của người đời. Gặp thị Nở, cứ tưởng Chísẽ bừng sáng, sẽ ngời lên
Trang 25
hồi chuông an lành nhưng hạnh phúc, tình người lại thoảng qua như hơi cháo hành, như ảo ảnh về nguồn nước giữa sa mạc cạn khô. Người nhen lên ngọn lửa của lương tri, tình người cũng chính là người dập tắt hi vọng trở về với cuộc đời của Chí.
o Và khi “mất thiên thần, người đã chết” . Chí Phèo đã chết trên ngưỡng cửa trở vẻ với cuộc đời. Chí đã chết khi miệng “ngáp ngáp” như muốn thanh minh, muốn bày tỏ với cuộc đời, với con người. Có đau đớn nào đau đớn hơn thân phận của con người ấy?
o Viết về những số phận bất hạnh, ngòi bút của Nam Cao đâu chỉ nhằm phản ánh chân xác thực trạng con người xã trong xã hội cũ. Đằng sau câu chữ, cách xưng hô có vẻ lạnh lùng, dửng dưng miệt thi ̣ấy là môṭ trái tim ấm nóng tình yêu thương con người. Nam Cao đã cólí tưởng muốn viết lên những tác phẩm làm cho “người gần người hơn” thì với Chí Phèo, ông đã làm đươc̣ điều đó. Bởi lẽ nhà văn đã “đứng trong lao khổ mở hồn ra để đón lấy những vang động của đời” cho nên tác phẩm của ông, những “tiếng đau loát ra từ những kiếp lầm than” sẽ còn sống mãi.
- Tác phẩm còn là“lời ca tụng hân hoan”:
+ Bầu trời không chỉ có mây đen mà còn có những tia nắng vàng, cuộc sống không chỉ có những nỗi khổ đau mà còn có những niềm vui sướng. Văn học phản ánh chân thực, không chỉ là phản ánh những đau khổ mà còn ngơị ca những vẻ đẹp và niềm vui của cuôc̣ sống, của con người.
+ Thơ Xuân Diệu là “bầu xuân”, là “bình chứa muôn hương” của tuổi trẻ, sức sống và tình yêu:
Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gỗ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
(Vội vàng)
o Người ta gọi thơ Xuân Diệu là “nguồn sống dào dạt chưa từng có ở chốn nước non lặng lẽ này” phải chăng bởi nhà thơ đã đốt cháy xúc cảm say mê mãnh liêṭ với cuôc̣ đời. o Cuộc sống muôn đời vẫn là vậy. Thế nhưng những cảnh sắc của cuộc sống đi qua tâm hồn nồng nàn tình yêu cuộc đời của Xuân Diệu lại ánh lên những màu sắc diệu kì, lại ngân lên những thanh âm du dương. Thế giới, qua căp mắt “xanh non biếc rờn” của thi sĩhọ Ngô là khu
Trang 26
vườn tình ái, nơi ong bướm đang trong “tuần trăng mật”, nơi chim muông ca lên “khúc tình si”, nơi tạo hoá đắm chìm trong “cặp môi gần” của tháng giêng. Đó còn là bữa tiệc thịnh soạn, phong phú của cuộc sống “nở hoa dâng tặng người muốn hái”. Đẹp làm sao!
o Làm sao Xuân Diêụ có những cảm nhâṇ tinh tế, diêụ kì ấy nếu nhà thơ dửng dưng, vô cảm với cuộc đời. Chính niềm khát khao giao cảm với cuôc̣ đời, chính niềm yêu sống đến cuồng si, mãnh liêṭ đã giúp thi sĩphát hiện ra vẻ đẹp của cuộc sống. Những vần thơ như “lòng” Xuân Diệu mở ra, như tay Xuân Diệu muốn chìa ra mời mọc, gơị mời con người. Sao cóthể không nhớ, không yêu những vần thơ say đắm, thiết tha đến dường vậy! Thơ Xuân Diệu, tự bản thân nó không phải sự mô phỏng cuộc sống. Đólà lời tụng ca hân hoan, đắm đuối vẻ đẹp đích thực của cuộc sống.
+ Cũng như Xuân Diệu, Chế Lan Viên đã cất lên tiếng hát ngơị ca vẻ đẹp giá tri ̣của cuôc̣ sống trong những năm đất nước đôc̣ lâp,̣ tiến lên xây dựng cuôc̣ sống mới, chế độmới.
Những ngày tôi sống đây là những ngày đẹp hơn tất cả
Dù mai sau đời muôn vạn lần hơn!
Trái cây rơi vào áo người ngắm quả,
Đường nhân loại đi qua bóng lá xanh rờn,
Mặt trời đến mỗi ngày như khách lạ,
Gặp mỗi mặt người đều muốn ghé môi hôn..
(Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?)
o Bước ra từ những tháp Chàm đổ nát để hoà nhập với cuộc đời, Chế Lan Viên như thoát khỏi “thung lũng đau thương” để tìm đến “cánh đồng vui”. Đấy là cuộc sống mới của những con người mới. Nhà thơ thấy cuộc đời tươi đẹp, phong phú, mến yêu biết bao nhiêu.
o Lần đầu tiên trong cuộc đời, nhà thơ cảm nhận đươc̣ vẻ đẹp đích thực của cuộc sống. Sung sướng lắm! Tự hào lắm! Bởi đươc̣ sống, đươc̣ cống hiến, và thấy đời mình có ý nghia.̃ Những lời thơ ấy đã ngân vang điệu nhạc rạo rực, say mê, hân hoan của hồn người. Âm hưởng của khúc nhạc thần kìấy sẽ mãi còn vang vọng và dư ba.
- Tác phẩm nghệ thuật sẽ sống khi nó “đặt ra những câu hỏi” và “trảlời những câu hỏi đó”:
+ Như vậy, cóthể thấy tình cảm là điều kiện không thể thiếu để cótác phẩm nghệ thuật đích thực. Cảm xúc chân thành mãnh liệt, tự nó đã là giá trị của tác phẩm văn học. Nó cũng chính là “cái hơi thở, cái sức sống của những tác phẩm vĩ đại”.
+ Nhưng nếu chỉ cótình cảm không thôi, văn học liệu có đươc̣ sức sống, sức hấp dẫn kì diệu đến như vậy hay không? Belinsky thêm một lần nữa nhấn mạnh vào vai trò đăc̣ biêṭ quan trong̣ của tư tưởng đúng đắn, sâu sắc ở người viết. Tác phẩm nghệ thuật sẽ sống khi nó đặt
Trang 27
ra những câu hỏi và trả lời những câu hỏi đó.
+ Theo tôi hiểu, những “câu hỏi” ở đây là những vấn đề nhà văn trăn trở, nghĩsuy về cuộc sống, về con người. Ấy là những “câu hỏi của cuộc sống” (Tố Hữu). Những câu hỏi ấy thể hiện cách nhìn, nhận thức, quan niệm nghệ thuật về con người, về xã hội của nhà văn. Nói cách khác, đólà sự hiện hình của tư tưởng nhà văn đươc̣ biểu hiện trong tác phẩm.
+ Tư tưởng nghê ̣thuâṭ là môt trong nh ̣ ững yếu tố quyết đi ̣nh tầm vóc của nhà văn và gỉá tri ̣của tác phẩm. Nguyễn Khải đã từng nói: “Giá trị của một tác phẩm trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó”. Còn Korolenco thì nhấn mạnh: “Tư tưởng là linh hồn của tác phẩm văn học” . Tư tưởng sai lầm, lêcḥ lạc, văn hoc̣ sẽ trở thành công cu ̣gây tôị ác. Lỗ Tấn đã từng nói: “Làm một thầy thuốc kê đơn bốc thuốc bậy chỉ giết chết có một người, làm một viên võ tướng điều bình khiển tướng bậy chĩ nướng hết một đạo quân còn làm một nhà văn viết bậy có thể gây tác hại đến hai ba thế hệ”.
+ Có đươc̣ ảnh hưởng hết sức quan trong̣ như vâỵ bởi nhiêṃ vu ̣cao cả, thiêng liêng của văn hoc.̣ Văn học không chỉ là “công cụ khám phá, hiểu biết và sáng tạo thực tại xã hội” mà còn tham gia vào quá trình cải tạo xã hội. Nói như Thạch Lam, đólà “thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng tạ có “để” tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác”. Văn hoc̣ góp phần làm cho cuôc̣ sống con người tốt đẹp, trong sáng hơn.
+ Vậy nếu nhà văn chỉ đơn thuần tái hiện vẹn nguyên cuộc sống mà không gửi gắm một tư tưởng tiến bộ nào, liệu rằng văn học cóthể hoàn thành nhiệm vụ cao cả ấy không?
o Hơn ở đâu, nhà văn phải thể hiên,̣ phải đăṭ ra và giải quyết những vấn đề quan trong về ̣ nhân sinh. Để mỗi người đoc̣, đến với tác phẩm, đều phải day dứt, ám ảnh về điều đó, để rồi tự tìm ra đươc̣ câu trả lời cho những vấn đề về con người.
o Tìm hiểu sâu sắc về bản chất cuộc sống, và bản chất con người cho hay cũng là nhu cầu tiếp nhận chính đáng của người đọc. Đôc̣ giả tìm đến với tác phẩm văn chương đâu phải chỉ để hiểu biết về hiện thực cuộc sống, mà còn muốn tìm hiểu ý nghĩa, giá tri ̣ , bản chất của cuôc̣ sống, để tìm câu trả lời cho những băn khoăn, trăn trở, nghĩ suy của bản thân mình. Bởi vậy, tác phẩm nghệ thuật phải đặt ra những câu hỏi, và cóthể, còn cần phải trả lời những câu hỏi đó.
+ Nam Cao, qua số phận bi kịch của Chí Phèo, đã cất lên câu hỏi: Làm thế nào để cứu vớt những con người đang đứng trên vực thẳm của sự tha hoá nhân tính và nhân hình? Làm thế nào để xã hội này không còn những Chí Phèo? Câu hỏi ấy vang vọng, văng vẳng suốt thiên truyện, đau đáu mãi không nguôi. Nó hiện hình trong lời kết án đau đớn tuyệt vọng của Chí Phèo trước khi tự kết liễu đời mình: “Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này?”. Nhà văn dẫu không trả lời trực tiếp, nhưng qua tác phẩm của mình, Nam Cao đã ngầm đưa ra câu trả lời cho bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí. Phải tiêu diệt xã hội đại ác, vạn ác này; phải tiêu diệt những con quỷ dữ bá Kiến, Đội Tảo,... để cuộc đời này không còn những Chí Phèo. Và quan trọng hơn, để cứu rỗi những linh hổn tội lỗi như Chí Phèo, chỉ cần có một lòng tốt bình thường - tình người chân thành, mộc mạc như thị Nở. Chỉ tình người mới cứu đươc̣ tình người. Ấy là thông điệp nhân sinh, là câu trả lời sâu sắc, đúng đắn của Nam Cao cho những vấn đề bức xúc của xã hội.
Trang 28
+ Cũng như thế, Thạch Lam, trong truyện ngắn Hai đứa trẻ, không dừng lại ở việc miêu tả cuộc sống tùtúng, quẩn quanh, vô nghia,̃ mòn mỏi đến tội nghiệp của những người dân nơi phố huyện nghèo. Nhà văn còn đạt ra những câu hỏi, những thông điệp sâu sắc: Hãy cứu lấy những đứa trẻ, hãy cứu lấy tương lai của phố huyện. Điều Thạch Lam trăn trở không phải vấn đề cơm áo, sưu thuế, bất công xã hội mà là quyền sống có ý nghiã của con người. Xã hội Việt Nam trước Cách mạng như “ao đời phẳng lặng” nhấn chìm mọi sự sống, lăm le muốn cướp đi ý nghiãthực sự của cuộc sống đối với con người. Hai đứa trẻ - những mầm xanh mới đâm chồi nảy lộc trên mảnh đất cạn khô nhựa sống của phố huyện liệu cótrở thành bà cụ Thi điên, liệu cólà chị Tí hay bác phở Siêu, gia đình bác xẩm? Câu trả lời ấy, Thạch Lam không nói nhưng rõ ràng, nhà văn đã hé mở cho người đọc điều đó. Tại sao chị em Liên không nhập vào không khítù đọng của phố huyện mà tối tối lại cố thức để chờ đoàn tàu qua? Có phải đoàn tàu đem đến cho Liên và An nhận thức ở đâu đó ngoài phố huyện còn có một miền đời, một cuộc sống khác ý nghiã hơn? Như thế, con người phải tự vượt lên để không bị hoàn cảnh, để không bị cuộc sống vô nghĩa nhấn chìm. Đó chính là chiều sâu tư tưởng nhân đạo trong sáng tác của Thạch Lam.
+ Khác với Nam Cao, Thạch Lam,... các nhà văn, nhàthơ cách mạng trước và sau đó nhờ sự soi sáng của lítưởng Đảng, nhờ giác ngộ cách mạng đã giải quyết những câu hỏi về con người, cuôc̣ đời trực tiếp hơn.
o Tố Hữu qua bài thơ Tiếng hát sông Hương đã chỉ ra tương lai tươi sáng cho những kiếp người tủi nhục ê chề như cô gái trên sông. Cũng thương yêu những con người đau khổ, ở đây là người kĩnữ như các nhà thơ lãng mạn trước đó, nhưng nhờ nhận thức khách quan, biện chứng về quy luật cuộc đời, nhờ nhân sinh quan cách mạng khoẻ khoắn, Tố Hữu đã tìm ra cho những người bất hạnh con đường đi đích thực.
o Còn Tô Hoài, qua Vợ chồng A Phủ đã chỉ rõ con đường cần phải đi để những số phận trâu ngựa, những kiếp nô ỉệ tự giải thoát ấy là tìrri đến với cách mạng. “Hạnh phúc là đấu tranh”. Đólà ý nghiãtích cực của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ gieo vào Ịòng người đọc.
+ Nhưng cũng cần thấy rằng, không nhất thiết nhà văn phải trả lời câu hỏi. Nhà văn cóthể chỉ là bác sĩgọi ra bệnh của bệnh nhân. Điều mà nhân loại thiếu là những người biết đặt ra câu hỏi. Tìm đươc̣ câu hỏi, tôi tin chắc rằng tự người đọc sẽ tìm đươc̣ câu trả lời. Có phải vì vậy mà Shekhov chủ trương “nói thật, nói thẳng với mọi người”. “Hãy nhìn lại mình, hãy xem chúng ta đang sống tồi sống tẻ như thế nào” và chỉ cần có vậy bởi ông tin chắc rằng “khi đã thấu hiểu thế nào họ cũng phải tạo cho mình một cuộc sống khác tốt hơn”.
3. Đánh giá, bàn luâṇ mở rông̣ – bổsung:
- Ý kiến của Belinsky đã đặt ra yêu cầu hết sức đúng đắn, cần thiết, quan trọng với người cầm bút: ấy là anh phải có cái tâm trước cuộc sống, con người.
- Đó cũng chính là bài học đối với những nghệ sĩ. Muốn có đươc̣ tác phẩm sống mãi với thời gian, anh phải sống sâu sắc với cuộc đời, nói như giáo sư Đặng Thai Mai phải biết “sâu sắc cảm thấy mọi nỗi đau đớn của con người trong thời đại, đã rung động tận đáy tâm hồn với những lo âu, bực bội, tủi hổ và cả những ước mong tha thiết nhất của loài người”.
Trang 29
4. Liên hê ̣- bài hoc̣ sáng tác vàtiếp nhân:̣
Để viết nên tác phẩm, nhà văn phải “tìm tòi..., phải yêu rất nhiều và phải chi ̣u nhiều đau khổ” (Gioocgiơ Xang). Và lịch sử văn học, thực chất chính là lịch sử của những tư tưởng vĩ đại của người nghệ sĩ.
- Tìm hiểu ý kiến của Belinsky, tôi càng thấm thía quy luật đào thải nghiệt ngã nhưng công bằng của thời gian, của công chúng.
+ Có những tác phẩm dùtrung thành với nguyên tắc phản ánh hiện thực, thậm chíhết sức hiện thực nhưng không thể hiện tư tưởng, tình cảm mãnh liệt, sâu sắc nào. Những tác phẩm ấy chỉ là bức ảnh vô hồn, thậm chírơi vào tự nhiên chủ nghiã bởi tình cảm, tư tưởng miệt thị con người, bi quan với cuộc đời.
+ Lại có những tác phẩm chỉ đắm chìm trong cảm xúc hay mê mải chạy theo những tư tưởng kìvĩ.
+ Chỉ những tác phẩm nào có sự quyện hoà cao độ giữa tư tưởng đúng đắn, sâu sắc với tình cảm chân thành, mãnh liệt của người cầm bút mới có đươc̣ giá trị và sức sống bền lâu.
- Thế nhưng, văn chương trước hết vẫn là văn chương, nghệ thuật trước hết phải là nghệ thuật. + Nói đến nghệ thuật là nói đến cái hay, cái đẹp của những hình thức nghệ thuật. Tư tưởng, tình cảm có sâu sắc, mãnh liệt đến mấy mà không đươc̣ chuyển tải qua hệ thống phương tiện nghệ thuật giàu giá trị thẩm mĩthìkhồng thể thức tỉnh, lay động tâm hồn người đọc.
III. Kết bài:
1. Khẳng đi ̣nh lại vấn đề:
Gogol đã rất khổ tâm khi “những tình cấm rất quý có thể trở nên tầm thường khi diễn đạt ra thành lời”. Người nghệ sĩvĩđại không chỉ có cái tâm mà còn phải có cái tài để cái tâm đươc̣ toả sáng lung linh.
2. Liên hê ̣mở rông: ̣
“Rồi nhân dân sẽ còn trìu mến tôi mãi mãi vì tôi đã dùng thơ đánh thức những tình cảm tốt lành, vì trong thế kỉ tàn khốc của chúng ta, tôi ngợi ca tự do và lòng thương những kẻ khốn cùng”. Bất cứ nghệ sĩnào đã sống sâu sắc với cuộc đời, đã đau đớn, mừng vui với những vui buồn, sướng khổ của loài người đều có quyền tự hào và tin tưởng như Puskin về sự tồn tại vinh̃ hằng của những tác phẩm nghệ thuật chân chính của mình.
Hãy điền đáp án cuối cùng vào khung này nhé !
Nôị dung
Tỉlê ̣điểm
A. Giải thích vấn đề:
(7,0)
Trang 30
1. Ý nghĩa câu nói:
Câu noi trên nhấn mạnh: vai trò quan trong, quyết đi ̣nh của tư tưởng,
1,0
̣́
tình cảm, cái tâm của người cầm bút đối với môṭ tác phẩm văn chương..
2. Giải thích từ ngữ:
“miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả”: tác phẩm phản ánh cuộc sống một cách đơn thuần, máy móc, vô hồn, vụng về.
“tiếng thét đau khổ, lời ca tụng hân hoan”: tác phẩm phải chứa đựng cảm xúc của người nghệ sĩ: tình yêu thương con người, nỗi đau trước bất hạnh của con người; ngơị ca những vẻ đẹp, những niềm vui của cuộc sống, của con người.
“đặt ra câu hỏi, trả lời những câu hỏi đó”: qua tác phẩm, nhà văn thể hiện tư tưởng: những vấn đề mình trăn trở, băn khoăn, để lại day dứt, ám ảnh... về cuộc sống, về con người. Đồng thời, nhà văn cũng phải đề ra cách giải quyết, tìm lối thoát, đường đi cho số phận của con người, cuộc đời.
1,0
3. Phân tích, bàn luận:
3.1. Vì sao “Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ đểmiêu tả”?:
4,0
Văn học nếu miêu tả cuộc sống đơn thuần thì không khác gì một bức ảnh chụp, bản photo nguyên xi, vô hồn về cuộc sống; nhiều khi không phong phú, khách quan, chính xác bằng những công trình nghiên cứu khoa học. Lúc đó, tác phẩm nghệ thuật sẽ “chết”.
Tuy vậy, không thể phủ nhận vai trò phản ánh cuộc sống của văn chương. Bởi cuộc đời là nơi khơi nguồn, nơi hướng tới của nghệ thuật chân chính. Nhưng đó không phải là mục đích duy nhất của văn học..
3.2. Vì sao “Tác phẩm nghệ thuật phải là“tiếng kêu đau khổ”?: Tác phẩm phải in đậm cảm xúc mãnh liệt của người nghệ sĩ. Bởi văn học là theo quy luật của tình cảm, là tiếng nói của trái tim. Hiện thực cuộc sống dù phong phú, kì diệu đến mấy mà không đươc thể hiện ̣ bằng tình cảm của người cầm bút thìchỉ là hành động “chép sử”.
Tình cảm là “khâu đầu tiên” và là “khâu sau cùng” của một tác phẩm văn học. Văn học chỉ cóthể lay động tâm hồn người đọc khi nhà văn viết từ “chiều sâu con tim”, thực sự xúc động.
Chứng minh:
Nguyễn Du viết “Truyện Kiều” đã thể hiện “nỗi đau đớn lòng” trước “những điều trông thấy”; bao lần nhỏ lệ trước những bất hạnh, đau đớn, ê chề của nàng Kiều. Đólà “tiếng thét đau khổ”.
Thơ Hồ Xuân Hương: đằng sau những lời mỉa mai là một niềm đau về duyên tình, số phận.
Truyện ngắn “Chí Phèo”: không chỉ phản ánh chân xác thực trạng con người bị tha hóa trong xã hội cũ. Đằng sau cách xưng hô lạnh lùng là một
trái tim tràn đầy tình yêu thương của Nam Cao..
3.3. Vì sao tác phẩm còn phải là“lời ca tụng hân hoan”?:
Văn học phản ánh hiện thực, không chỉ là phản ánh những đau khổ mà còn
Trang 31
là lời ngơị ca cuộc sống, con người.
Chứng minh:
Thơ Xuân Diệu là “nguồn sống dạt dào chưa từng có”. Đólà lời ca tụng hân hoan về vẻ đẹp đích thực của cuộc sống.
Chế Lan Viên đã cất lên tiếng hát ngơị ca vẻ đẹp giá trị của cuộc sống trong những năm đất nước độc lập, tiến lên cuộc sống mới.
3.4. Vì sao Tác phẩm nghệ thuật sẽ sống khi nó “đặt ra những câu hỏi” và “trảlời những câu hỏi đó”:
Nếu chỉ cótình cảm, văn học sẽ không có sức sống, sức hấp dẫn diệu kì. Tác phẩm văn học còn phải thể hiện đươc̣ tư tưởng đúng đắn, sâu sắc. Nhà văn phải đặt ra “câu hỏi của cuộc sống”. Tư tưởng của nhà văn quyết định tầm vóc và giá trị một tác phẩm.
Nhà văn phải đặt ra và giải quyết những vấn đề quan trọng về nhân sinh. Đồng thời, tác phẩm cũng để lại day dứt, ám ảnh cho người đọc.
Chứng minh:
Nam Cao qua số phận của Chí Phèo đã đặt ra câu hỏi: Làm thế nào để cứu vớt những con người bị tha hóa về nhân tính lẫn nhân hình? Làm thế nào để xã hội này không con những Chí Phèo? Nam Cao cũng ngầm đưa ra câu trả lời: phải diệt cái đại ác, cần có một lòng tốt bình thường; chỉ có tình người mới cứu đươc̣ tình người.
Thạch Lam trong “Hai đứa trẻ” đặt ra câu hỏi, thông điệp sâu sắc: Hai đứa trẻ rồi sẽ ra sao? Phố huyện rồi sẽ đi về đâu? Hãy cứu lấy những đứa trẻ, cứu lấy tương lai phố huyện.
Tố Hữu trong “Tiếng hát sông Hương” đã đặt ra câu hỏi về số phận của cô gái giang hồ: “Thuyền em rách nát có lành được không?” Và Tố Hữu đã có câu trả lời khi chỉ ra tương lai tươi sáng của cô gái trong cuộc sống mới, xã hội mới.
4.. Đánh giá – mở rộng:
Lời nhận định cho ta thấy đươc ̣ yêu cầu quan trọng, cần thiết, đúng đắn với người cầm bút: phải có cái tâm trước cuộc sống, con người. Ta thấy đươc̣ quy luật của văn chương: Tác phẩm nào có sự quyện hòa cao độ giữa tư tưởng đúng đắn, sâu sắc với tình cảm chân thành, mãnh liệt mới có đươc̣ giá trị và sức sống lâu bền.
1,0
B. Chứng minh bằng thực tế cảm nhâṇ tác phẩm:
(5,0)
Làm sáng tỏ mục 3.1.
1,0
Làm sáng tỏ mục 3.2.
2,0
Làm sáng tỏ mục 3.3.
1,0
Làm sáng tỏ mục 3.4.
2,0
Sau khi thực hiện các yêu cầu bên trên, bạn đã có đủ những hành trang cần thiết để đến với những lưu ý quan trọng sắp chia sẻ ngay sau đây.
1. Hai thao tác quan trong: ̣ khái quát hóa, cu ̣thể hóa vấn đề nghi ̣luâṇ : Thao tác giải thích là thao tác đầu tiên và tiên quyết đối với một bài NLVH yêu cầu giải quyết vấn đề líluận văn học. Sai một li, đi một dặm. Nếu xác định sai vấn đề nghị luận thì
Trang 32
mọi nỗ lực sau đó đều đổ sông đổ biển. Cho nên vấn đề nghị luận luôn phải đươc diễn ̣ đạt một cách rõ ràng, cụ thể ngay từ trong mở bài, và kế đến là phần giải thích trong thân bài. Trong bài văn đã đọc ở trên, vấn đề nghị luận đươc̣ giới thiệu một cách rất rõ ràng trong đoạn giải thích:
Saltykov Shchedrin đã từng nói: “Nghệ thuật nằm ngoài quy luật của sự băng hoại. Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết”. Vậy điều gì đã khiến các tác phẩm nghệ thuật bất tử? Ở tài năng hay ở tấm lòng người cầm bút? Ý kiến của nhà phê bình Nga Bielinxky trên đây đã khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng, thậm chí, quyết định tư tưởng, tình cảm, hay nói cách khác, cái tâm của người cầm bút quyết định sức sống của một tác phẩm nghệ thuật, ở đây
được hiểu là tác phẩm văn học. Tác phẩm văn học chỉ sống được trong những tư tưởng, tình cảm mãnh liệt của người cầm bút màthôi.
Việc này đươc̣ thực hiện khá dễ dàng bởi vìvấn đề nghị luận đã đươc̣ diễn đạt rõ ràng trong đề bài. Nhưng nhiều trường hơp, ̣ vấn đề nghị luận bị ẩn đi, có khi là trong những cách diễn đạt trừu tương, ̣ hoặc có khi là trong một lập luận rất dài, phức tạp nhiều tầng bậc của một nhà phê bình nào đó. Đây là lúc ta phải sử dụng thao tác cụthểhóa vấn đềnghi ̣luận, hoặc khái quát vấn đềnghi ̣luận.
Ta sử dụng thao tác cu ̣thể hóa với những đề ẩn vấn đề nghị luận trong những cách diễn đạt trừu tương, ̣ cótính hình ảnh. Vídụ như 2 đề sau:
Đề 1: “Nhà văn là trụ đỡ tinh thần của trẻ em” (Nguyễn Nhật Ánh). Từ những trải nghiệm trong quá trình đọc tác phẩm, em hãy giới thiệu về một nhà văn là 'trụ đỡ tinh thần' của em. Đề 2: “Có những phút ngã lòng
Tôi vịn vào câu thơ mà đứng dậy”
(Phùng Quán)
Bằng hiểu biết và kinh nghiệm đọc thơ của anh (chị), hãy bàn luận về ý kiến gơị ra từ hai câu thơ trên.
Phân tích đề:
Ở Đề 1, vấn đề nghị luận ẩn trong cụm từ “trụ đỡ tinh thần”. Ở Đề 2, vấn đề nghị luận ẩn trong hai cụm từ “ngã lòng” và “vịn vào câu thơ mà đứng dậy”. Nếu không thể cụ thể hóa các cụm từ ấy thành các biểu hiện cụ thể hơn, sẽ rất khó xác định cần phải sử dụng kiến thức lí luận văn học nào, và chọn dẫn chứng như thế nào. Ta hãy thử cụ thể hóa chúng:
- “Trụ đỡ tinh thần” cóthể là gì? – một điểm tựa khi cảm thấy đớn đau, khổ cực; một chỗ dựa để tìm về khi băn khoăn, lạc lối trong cuộc đời; một thành trì đạo đức giúp con người đứng vững trước những cám dỗ của cuộc sống… Như vậy ta thấy ngay, vấn đề đã rõ ràng hơn rất nhiều và cóthể triển khai dễ hơn.
Trang 33
Cần cụ thể hóa vấn đề nghị luận thành các biểu hiện rõ ràng hơn
Cũng tương tự như vậy, với Đề 2:
Những phút ngã lòng…
Tôi vi ̣n vào câu thơ mà đứng dậy…
Biểu hiện1
Cảm thấy quá đau khổ, tuyệt vọng
Những câu thơ vỗ về, xoa dịu vết thương, tạo ra sự an ủi, đồng cảm
Biểu hiện2
Cảm thấy băn khoăn, trăn trở trước vô vàn câu hỏi không thể giải đáp của cuộc sống
Những câu thơ thức tỉnh, giúp mở rộng nhân sinh quan, thế giới quan, để hiểu thế giới và hiểu chính mình
Biểu hiện3
Cảm thấy chênh vênh trên lằn ranh thiện –ác, cảm thấy cuộc đời quá nhiều cám dỗ, cảm thấy cái ác ngự trị trong tâm
Những câu thơ hướng thiện vực ta dậy từ sai trái và lầm lạc, những câu thơ thanh lọc tâm hồn để ta quay trở về với điều tốt…
Biểu hiện n
…
…
Như vậy, các biểu hiện càng đươc̣ nêu ra cụ thể, các kiến thức líluận đươc̣ vận dụng càng chính xác, việc chọn tác phẩm và phân tích tác phẩm để làm rõ vấn đề nghị luận càng dễ dàng.
Ngươc̣ lại, ta cần khái quát vấn đề nghi ̣luận khi nó đươc̣ diễn giải một cách phức tạp. Hãy xem đề sau:
Đề bài:
Nhà nghiên cứu văn học Đặng Thai Mai có viết:
“Điều quan trọng hơn hết trong sự nghiệp của những nhà văn vĩ đại ấy lại là cuộc sống, trường đại học chân chính của thiên tài. Họ đã biết đời sống xã hội của thời đại, đã sâu sắc cảm thấy mọi nỗi đau đớn của con người trong thời đại, đã rung động tận tâm hồn với những nỗi lo âu, bực bội, tủi hổ, cái sức sống của những tác phẩm vĩ đại”
(Quá trình bồi dưỡng nghề viết văn của tôi, in trong “Công việc viết văn”, Trường viết văn Nguyễn Du, xuất bản 1995, trang 81).
Bình luận ý kiến trên.
(Đề thi chọn học sinh giỏi Văn lớp 12 PTTH năm học 1988 – 1989)
Đoạn văn dài trong đề làm ta bối rối và không thể xác định vấn đề nghị luận. Hãy bình tinh. ̃
Trang 34
Bất kì đoạn văn nào cũng chỉ có môṭ ý chính, và các ý phu ̣khác bổ sung ý chính đó. Ý chính chính là vấn đề nghi ̣luâṇ bạn cần xác đi ̣nh và khái quát lên đươc.̣ Vậy thìtrong đoạn trên, vấn đề nghị luận là gì? Hãy suy nghĩkhoảng 5 phút.
Chắc bạn đã nhận ra, đoạn văn trong đề đươc̣ cấu tạo theo kiểu Tổng – phân – hơp, ̣ cho nên vấn đề nghị luận sẽ là câu đầu tiên, và các câu khác là những biểu hiện cụ thể cho vấn đề đó.
Như vậy, chính đề bài đã cho ta sẵn hướng triển khai bài viết. Dựa vào sơ đồ trên, cóthể viết bài đươc̣ rồi chứ?
Sau đây là phần giải thích rất hiệu quả cho đề bài trên:
“Điều quan trọng hơn hết trong sự nghiệp của những nhà văn vĩ đại ấy lại là cuộc sống” – một nhận xét mang tính lí luận về sự liên hệ giữa văn học và cuộc sống; nhưng ngòi bút của Đặng Thai Mai vẫn sắc sảo trong việc lí giải theo nguyên tắc diễn dịch: “họ đã biết đời sống xã hội của thời đại” là cái nền, là cơ sở vững chắc để nhà văn “sâu sắc cảm thấy mọi nỗi đau đớn của con người trong thời đại”, và trên cơ của những rung động phong phú về đời sống tâm hồn của “con người” thời đại ấy mà vươn tới tầm cao của những giá trị tâm hồn “loài người”. (Trần Văn Toàn, bài giải Nhất)
Bây giờ, hãy thử xác đi ̣nh vấn đề nghi ̣luâṇ của đề sau:
Đề bài:
“Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ. Nhà văn không chỉ học tập ngôn ngữ của nhân dân mà còn là người phát triển ra ngôn ngữ sáng tạo. Không nên ăn bám vào người khác. Giàu ngôn ngữ thì văn sẽ hay… Cũng cùng một vốn ngôn ngữ ấy, nhưng sử dụng có sáng tạo thì văn sẽ bề thế và kích thước. Có vốn mà không biết sử dụng thì chỉ như nhà giàu giữ của. Dùng chữ như đánh cờ tướng, chữ nào để chỗ nào phải đúng vị trí của nó. Văn phải linh hoạt. Văn không linh hoạt gọi là văn cứng đơ thấp khớp.”
Trang 35
Bình luận ý kiến trên đây của nhà văn Nguyễn Tuân và bằng thực tế cảm nhận văn học của mình làm rõ những vấn đề mà nhà văn đặt ra.
(Đề thi choṇ hoc̣ sinh giỏi Văn lớp 12 toàn quốc năm hoc̣ 1994 – 1995) Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ.
Nhà văn không chỉ học tập
ngôn ngữ của nhân dân
Cũng cùng một vốn ngôn
ngữ ấy, nhưng sử dụng
có sáng tạo thì văn sẽ bề
thế và kích thước.
mà còn là người phát triển ra ngôn ngữ sáng tạo
Dùng chữ như đánh cờ
tướng, chữ nào để chỗ
nào phải đúng vị trí
của nó.
Văn phải linh hoạt. Văn không linh hoạt gọi là văn cứng đơ thấp khớp.
Ý kiến của nhà văn Nguyễn Tuân đã khẳng định
vai trò quan trong̣ của ngôn ngữtrong tác phẩm
văn hoc.̣ Nó làm nên sức hấp dẫn và khẳng đi ̣nh
tài năng sáng tạo của nhà văn
Bạn đã tự tin vào lựa chọn của mình chưa? Nếu chưa thì tham khảo dàn ý sau đểcó câu trảlời cuối cùng nhé !
I. Mở bài:
- Ngôn ngữ là đặc trưng, là chất liệu cơ bản, là phương tiện biểu đạt của văn chương. Xét ngôn ngữ của một tác phẩm cóthể thấy đươc̣ tài năng của nhà văn .
- Các nhà văn cótài thường có ý thức khi sử dụng ngôn ngữ. Nguyễn Tuân là một người như thế . Bởi thế, khi nói chuyện với các nhà văn trẻ , Nguyễn Tuân đã khẳng định : “Ở đâu có lao động …cứng đơ, thấp khớp”.
II. Thân bài:
Trang 36
1. “Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ. Nhà văn không chỉ học tập ngôn ngữcủa nhân dân mà còn là người phát triển ra ngôn ngữsáng tạo. Không nên ăn bám vào ngôn ngữcủa người khác.”
- Mỗi dân tộc có một ngôn ngữ riêng . Nhưng không phải con người vừa sinh ra đã cótất cả mà phải trải qua hàng nghìn, hàng triệu năm vốn ngôn ngữ của con người mới đươc̣ như ngày nay .
- Làm cho ngôn ngữ của dân tộc đótrở nên trong sáng, phong phú hơn còn tuỳ thuộc vào các nhà văn, nhà thơ. Họ như những con ong cần mẫn hút mật cho đời. Một nhà thơ nước ngoài đã từng thấm thía giá trị cao quý của lao động trong thi ca :
Phải phí tổn ngàn cân quặng chữ
Để thu về một chữ mà thôi
Những chữ ấy làm cho rung động
Triệu trái tim trong hàng triệu năm dài .
- Các nhà văn không phải ngẫu nhiên có vốn ngôn ngữnhư ho ̣đã có, mà ho ̣phải lăn trải vào đời, phải lao đông, ̣ phải hoc̣ tâp, ̣ tích luỹ từ ngôn ngữnhân dân. Ngôn ngữ văn học tuy so với ngôn ngữ nhân dân không phong phú bằng nhưng xét về mặt biểu cảm hay để thể hiện một điều gì đóthì nólại đạt mức độ tinh tế và sắc nét hơn .Tuy nhiên, ngôn ngữ văn học phải dựa vào ngôn ngữ nhân dân thìmới có sức sống. Chẳng thế mà Nguyễn Thi để cho chị Út Tịch nói : “Còn cái lai quần cũng đánh” nghe dân dã làm sao ! Hay trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân, ngôn ngữ của nhân vật Tràng và thị là ngôn ngữ rất quen thuộc trong nhân dân nhưng rất giàu tính biểu cảm (đoạn gặp gỡ giữa Tràng và thị).
- Học tập ngôn ngữ nhân dân nhưng “ Nghệ thuật không phải là sự sao chép tự nhiên”, tất nhiên là về mọi mặt , kể cả ngôn ngữ . Mỗi nhà văn phải có môṭ phong cách, có môṭ giong̣ văn riêng . Cũng như nhà văn Liên Xô Tuốc-ghê-nhép nói : “Cái quan trọng trong tài năng văn học là tiếng nói của mình, là cái giọng riêng biệt của chính mình không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kì một người nào khác”.
- Chứng minh bằng lao động nghệ thuật và tài năng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân, Nguyễn Du , Xuân Diệu , Tố Hữu…
2. “Giàu ngôn ngữthì văn sẽ hay (…) . Cũng cùng một vốn ngôn ngữấy, nhưng sử dụng nó sáng tạo thì văn sẽ có bềthế và kích thước . Dùng chữnhư đánh cờtướng, chữnào để chỗ nào phải đúng vi ̣trí của nó. Văn phải linh hoạt. Văn không linh hoạt là văn cứng đơ, thấp khớp.”
-Nhà văn tài năng phải có vốn ngôn ngữ phong phú của chính tâm hồn mình. Ngôn ngữ nhà văn phong phú sẽ làm cho văn giàu hình tượng , giàu nhạc tính . Nhưng điều quan trong̣ hơn cả là phải biết lựa chon , s ̣ ử dung̣ ngôn ngữthích hơp̣ vì như Nguyễn Tuân đã khẳng định : “Cũng cùng một vốn ngôn ngữ ấy , nhưng sử dụng nó sáng tạo thì văn sẽ có bề thế và kích
Trang 37
thước . Dùng chữ như đánh cờ tướng , chữ nào để chỗ nào phải đúng vị trí của nó . Văn phải linh hoạt . Văn không linh hoạt là văn cứng đơ, thấp khớp”
– Bởi vì ngôn ngữ văn học trước hết phải chính xác . Tuy nhiên, ngôn ngữvăn hoc̣ chính xác nhưng không cứng nhắc mà uyển chuyển , mềm mại . Bởi vìthơ văn sinh trưởng từ tâm hồn con người nên sự chính xác của ngôn ngữ văn học có sự khác biệt với sự chính xác của khoa học . Chính vìthế mà Nguyễn Du viết :
Cỏ non xanh dợn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Có bản chép :
Cỏ non xanh rợn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Hoặc :
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Nếu dùng chữ tận thìtrước mắt ta chỉ là thảm cỏ xanh mênh mông , còn dùng chữ rợn thì đã có sự sống bên trong của thảm cỏ xanh ấy. Nhưng chữ dợn chính xác hơn cả vìthảm cỏ không chỉ cósức sống mà dường như sức sống ấy đang sôi động , nhảy múa trước mắt ta .
– Ngôn ngữ văn học là ngôn ngữ có khả năng diễn đạt tinh tế, biểu cảm và giàu hình ảnh (dẫn chứng đoạn văn mở đầu Hai đứa trẻ của Thạch Lam và đoạn văn tả cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân – phân tích khả năng miêu tả tinh tế, biểu cảm , giàu hình ảnh) . Hay người Việt Nam yêu Truyện Kiều không thể quên đươc̣ những câu thơ tả cảnh mùa thu của Nguyễn Du với âm hưởng ca dao dịu dàng , man mác :
“Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng”
Đólà một cảnh thu long lanh mĩlệ đầy chất thơ mà mãi đến những thế kỉ sau người dân Việt Nam cũng không thể nào quên .
- Để có đươc̣ vốn ngôn ngữ phong phú nhà văn phải lấy vốn từ cuộc sống , từ nhân dân, phải bám rễ sâu vào đời để tích luỹ, học tập . Nhưng khi sử dung̣ ngôn ngữphải biết sáng tạo vì “Dùng chữ như như đánh cờ tướng , chữ nào để chỗ nào phải đúng vị trí của nó . Văn phải linh hoạt . Văn không linh hoạt là văn cứng đơ, thấp khớp” . Những con chữ nếu không đươc̣ đạt đúng chỗ thìnósẽ trở nên “cứng đơ, thấp khớp” không linh hoạt .
3. Ý kiến của Nguyễn Tuân cho thấy ông rất quan tâm đến vấn đềngôn ngữvăn học nói
Trang 38
chung và ngôn ngữvăn xuôi nói riêng . Tuy ngôn ngữ không phải là yếu tố duy nhất làm nên tác phẩm văn học có giá trị nhưng nó yếu tố góp phần tạo nên giá trị của tác phẩm . Nguyễn Tuân cũng đươc̣ xem là “nhà luyện đan ngôn từ”
=> Khâu đầu tiên trong bài NLVH có vận dụng kiến thức LLVH: Hãy luôn nhớthao tác cụ thểhóa vàkhái quát hóa.
2. Kiến thức lí luâṇ văn hoc̣ phải liên kết với vấn đề nghi ̣luâṇ :
Các giáo trình, tài liệu líluận văn học cung cấp cho ta các kiến thức nền tảng, các thuật ngữ và các luận điểm líluận văn học cơ bản. Nhiệm vụ của chúng ta là phải vận dụng các kiến thức ấy để làm rõ một vấn đề nghị luận cụ thể trong bài. Ta sẽ làm điều đó như thế nào? Trước hết, hãy xem lại một phần đưa lílẽ trong bài viết đầu bài.
Vậy điều gì giúp cho các tác phẩm văn học, mặc dù vẫn miêu tả, thể hiện những khám phá về cuộc sống lại không trở thành những bức ảnh vô hồn hay những bản thống kê chi tiết đến khô cứng, lạnh lùng? Belinsky đã chỉ ra rằng, tác phẩm ấy phải là “tiếng thét khổ đau” hoặc là “lời ca tụng hân hoan”, tức là phải in đậm bầu cảm xúc mãnh liệt của người nghệ sĩ. Bởi lẽ
văn học là làm theo quy luật của tình cảm. Văn học là sự lên tiếng thôi thúc của trái tim. Nhà văn chỉ viết được khi “trong tim ta cuộc sống đã tràn đầy”. Nếu như các ngành khoa học loại bỏ cái tôi trong nghiên cứu thì các ngành nghệ thuật, trong đó có văn học lại lấy cái tôi làm điểm tựa cho sự sáng tạo. Viên Mai đã từng nói: “Làm người thì không nên có cái tôi nhưng làm thơ không thểkhông có cái tôi”. Thơ nói riêng và văn học nói chung không thể thiếu cái tôi - ở đây là dấu ấn tư tưởng tình cảm của người nghệ sĩ. Làm sao nhà văn có thể viết khi đứng trước hiện thực cuộc sống, trái tim anh không hề rung động, không hề xúc cảm? Hiện thực cuộc sống, dù phong phú, kì diệu đến mấy mà không được thổi hồn bởi tình cảm mãnh liệt của người cầm bút thì cũng chỉ là những hình ảnh lay lắt, không có sức sống trong tác phẩm mà thôi. “Đừng cậy thời đại anh hùng nếu tâm hồn anh cứ bé” - ấy là lời nhắn nhủ chân thành, lời khuyên răn chính mình của nhà thơ Chế Lan Viên. Cho hay, đó cũng chính là điều sinh tử với người cầm bút.
Tình cảm không chỉ là “khâu đầu tiên” mà còn là “khâu cuối cùng” trong quá trình hình thành một tác phẩm văn học. Văn học chỉ sống được trong tấm lòng đồng cảm của người học. Vậy làm sao tác phẩm nghệ thuật có thể lay động sâu xa tâm hồn người đọc, có thể khiến độc giả cùng vui, buồn, xôn xao, giận hờn, đau khổ, căm phẫn… cùng nhân vật khi mà nhà văn không thực sự xúc cảm, không viết từ chiều sâu con tim? “Thơ muốn làm cho người ta khóc, trước tiên mình cũng phải khóc, muốn làm cho người ta cười, trước hết mình phải cười”. Nhà văn phải đau cái đau của nhân vật, phải buồn cái buồn của nhân vật, vui cái vui của cuộc sống, của con người, khi ấy tác phẩm của anh mới có “sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại” (Hoài Thanh). Cảm xúc trơ lì, sáo mòn; tình cảm nông cạn, hời hợt, giả dối; tác phẩm chỉ là những con chữ vô hồn, xác ép khô không gây xúc động nơi người đọc. Chỉ những gì xuất phát từ trái tim mới đi đến những trái tim. Với ý nghĩa ấy, tác phẩm văn học đã bắc nhịp cầu linh diệu nối liền trái tim nghệ sĩ với tâm hồn độc giả để trong đời này có nhiều yêu thương, sẻ chia hơn.
Để làm rõ vấn đề nghị luận: “Văn chương cần truyền tải những tình cảm mãnh liệt, lành
Trang 39
mạnh” người viết đã sử dụng những lílẽ nào?
Đáp án:
Lí lẽ 1: Văn học vận động theo quy luật của tình cảm 🡪 Nhà văn chỉ viết đươc̣ khi có bầu cảm xúc mãnh liệt 🡪 Chỉ khi có cảm xúc thì hiện thực trong tác phẩm mới có hồn 🡪 Cho nên cảm xúc mãnh liệt chính là điều sinh tử với người cầm bút 🡪 (Văn chương cần truyền tải những tình cảm mãnh liêt,̣ lành mạnh).
Lí lẽ 2: Văn học chỉ sống đươc̣ trong lòng đồng cảm của bạn đọc 🡪 Tác phẩm phải chứa đựng sự rung động chân thực thì mới cóthể lay động độc giả 🡪 Cho nên tác phẩm văn học bao giờ cũng là nhịp cầu linh diệu nối liền trái tim nghệ sĩvới tâm hồn độc giả để trong đời này có nhiều yêu thương, sẻ chia hơn 🡪 (Văn chương cần truyền tải những tình cảm mãnh liêt,̣ lành mạnh)
Ví dụtrên cho ta bài học gì vềviệc vận dụng kiến thức lí luận văn học vào lập luận? Thứ nhất, mọi lập luận bao giờ cũng phải đầy đủ tiền đề và kết luân.̣ Những tri thức cung cấp trong giáo trình, tài liệu chỉ là tiền đề, nhiệm vụ của chúng ta là phải tìm ra mối liên kết giữa tiền đềấy với vấn đềnghi ̣luận đểđưa ra kết luận hợp lý.
Lí lẽ 1:
Tiền đề
Văn học vận động theo quy luật của tình cảm 🡪 Nhà văn chỉ viết đươc̣ khi có bầu cảm xúc mãnh liệt 🡪 Chỉ khi có cảm xúc thì hiện thực trong tác phẩm mới có hồn
Kết luâṇ
Cho nên tác phẩm văn học bao giờ cũng là nhịp cầu linh diệu nối liền trái tim nghệ sĩvới tâm hồn độc giả để trong đời này có nhiều yêu thương, sẻ chia hơn
Lí lẽ 2:
Tiền đề
Văn học chỉ sống đươc̣ trong lòng đồng cảm của bạn đọc 🡪 Tác phẩm phải chứa đựng sự rung động chân thực thìmới cóthể lay động độc giả
Kết luâṇ
Cho nên tác phẩm văn học bao giờ cũng là nhịp cầu linh diệu nối liền trái tim nghệ sĩvới tâm hồn độc giả để trong đời này có nhiều yêu thương, sẻ chia hơn
Thứ hai, mọi lập luận đều phải hướng vềtrung tâm của bài viết là vấn đề nghị luận. Cho nên cóthể đi theo công thức cơ bản như sau:
Tiền đề (kiến thức lí luâṇ văn hoc)̣ 🡪 Kết luâṇ 🡪 Vấn đề nghi ̣luâṇ
Trang 40
Kiến thức văn học cung cấp tiền đề, ta cần đưa ra kết luận hợp lý hướng vào vấn đề nghị luận
3. Chú ý các truc̣ quy chiếu: Nhà văn – tác phẩm – bạn đoc̣
Chia một cách tương đối, thì chúng ta có 6 chủ đề lí luâṇ văn hoc̣ cơ bản như đã trình bày ở trên.
Nhưng trên thực tế, các kiến thức líluận ở các chủ đề này đều có mối liên hệ với nhau và để giải quyết thấu đáo các yêu cầu của đề bài, ta cần tổng hơp̣ kiến thức ở các chủ đề khác nhau. Vậy làm thế nào ta cóthể huy động đươc̣ những kiến thức cần thiết?
Ba truc̣ quy chiếu quan trong̣ đó là: Nhà văn – tác phẩm –bạn đoc̣
Truc̣
Kiến thức lí luâṇ văn hoc̣ liên quan
Trả lời cho các câu hỏi
Tác phẩm
Đặc trưng văn học
Chức năng văn học Đặc trưng thể loại
Chất liệu ngôn từ
Văn học có những quy luật nào? Những quy luật ấy có liên quan gì đến vấn đề cần bàn?
Nhàvăn
Cái tâm và cái tài
Phong cách văn học
Quá trình sáng tác đòi hỏi điều gì ở nhà văn? Nhà văn muốn khẳng định được mình thì phải cần những điều kiện nào? Những điều ấy liên quan gì đến vấn đề cần bàn?
Bạn đoc̣
Quá trình tiếp nhận
- Bạn đọc mong chờ điều gì khi tìm đến tác phẩm văn học? Làm thế nào để tác phẩm có thể ghi dấu trong tâm hồn độc
Truc̣
Kiến thức lí luâṇ văn hoc̣ liên quan
Trả lời cho các câu hỏi
Trang 41
giả? Những điều ấy có liên quan gì đến vấn đề cần bàn?
- Quá trình tiếp nhận có những đặc điểm gì? Những đặc điểm ấy liên quan gì đến vấn đề cần bàn?
Ở ví dụ nêu trên, người viết cũng đã vận dụng 3 trục quy chiếu này một cách rất nhuần nhuyễn:
Văn chương cần truyền tải những tình cảm mãnh liêt,̣ lành mạnh
Truc:̣
Tác phẩm và nhà văn
Lí lẽ 1:
Văn học vận động theo quy luật của tình cảm 🡪 Nhà văn chỉ viết đươc̣ khi có bầu cảm xúc mãnh liệt 🡪 Chỉ khi có cảm xúc thì hiện thực trong tác phẩm mới có hồn 🡪 Cho nên cảm xúc mãnh liệt chính là điều sinh tử với người cầm bút 🡪 (Văn chương cần truyền tải những tình cảm mãnh liêt,̣ lành mạnh).
Truc:̣
Bạn đoc̣
Lí lẽ 2:
Văn học chỉ sống đươc̣ trong lòng đồng cảm của bạn đọc 🡪 Tác phẩm phải chứa đựng sự rung động chân thực thìmới cóthể lay động độc giả 🡪 Cho nên tác phẩm văn học bao giờ cũng là nhịp cầu linh diệu nối liền trái tim nghệ sĩvới tâm hồn độc giả để trong đời này có nhiều yêu thương, sẻ chia hơn 🡪 (Văn chương cần truyền tải những tình cảm mãnh liêt,̣ lành mạnh)
Cũng bằng cách như vậy, người viết đã triển khai luận điểm thứ hai của đề “Văn chương cần truyền tải những tư tưởng sâu sắc, đúng đắn” một cách thuyết phục.
Bây giờ, hãy thử ứng dung̣ những kiến thức về cách lâp̣ luâṇ chúng ta vừa tìm hiểu ở trên để phân tích hiêụ quả lâp̣ luâṇ của đoạn sau đây:
Belinsky thêm một lần nữa nhấn mạnh vào vai trò đặc biệt quan trọng của tư tưởng đúng đắn, sâu sắc ở người viết. Tác phẩm nghệ thuật sẽ sống khi nó “đặt ra những câu hỏi vàtrảlời những câu hỏi đó”. Theo tôi hiểu, những “câu hỏi” ở đây là những vấn đề nhà văn trăn trở, nghĩ suy về cuộc sống, về con người. Ấy là những “câu hỏi của cuộc sống” (Tố Hữu). Những câu hỏi ấy thể hiện cách nhìn, nhận thức, quan niệm nghệ thuật về con người, về xã hội của nhà văn. Nói cách khác, đó là sự hiện hình của tư tưởng nhà văn được biểu hiện trong tác phẩm. Tư tưởng nghệ thuật là một trong những yếu tố quyết định tầm vóc của nhà văn và giá trị của tác phẩm. Nguyễn Khải từng nói: “Giá trị của một tác phẩm văn học trước hết là ở giá
trị tư tưởng của nó”. Còn Korolenco thì nhấn mạnh: “Tư tưởng là linh hồn của tác phẩm văn học”. Tư tưởng sai lầm, lệch lạc, văn học sẽ trở thành công cụ gây tội ác. Lỗ Tấn đã từng nói: “Làm một thầy thuốc kê đơn bốc thuốc bậy chỉ giết chết có một người, làm một viên võ tướng điều binh khiển tướng bậy chỉ nướng hết một đạo quân còn làm một nhà văn viết bậy có thể gây tác hại đến ba thế hệ.” Có được ảnh hưởng hết sức quan trọng như vậy bởi nhiệm vụ cao cả, thiêng liêng của văn học. Văn học không chỉ là “công cụ khám phá, hiểu biết và sáng tạo
Trang 42
thực tại xã hội” mà còn tham gia vào quá trình cải tạo xã hội. Nói như Thạch Lam, đó là “thứ khi giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để tố cáo và thay đổi thế giới giả dối và tàn ác”. Văn học góp phần làm cho cuộc sống con người tốt đẹp, trong sáng hơn. Vậy nếu nhà văn chỉ đơn thuần tái hiện vẹn nguyên cuộc sống mà không gửi gắm một tư tưởng tiến bộ nào, liệu rằng văn học có thể hoàn thành nhiệm vụ cao cả ấy không? Hơn ở đâu, nhà văn phải thể hiện, phải đặt ra và giải quyết những ván đề quan trọng về nhân sinh. Để mỗi người đọc, đến với tác phẩm, đều phải day dứt, ám ảnh về điều đó, để rồi tự tìm ra được câu trả lời cho những vấn đề về con người. Tìm hiểu sâu sắc về bản chất cuộc sống, vè bản chất con người cho hay cũng là nhu cầu tiếp nhận chính đáng của người đọc. Độc giảtìm đến tác phẩm văn chương đâu phải chỉ để hiểu biết về hiện thực cuộc sống, mà còn muốn tìm hiểu ý nghĩa, giá trị, bản chất của cuộc sống, để tìm câu trả lời cho những băn khoăn, trăn trở, nghĩ suy của bản thân mình. Bởi vậy, tác phẩm nghệ thuật phải “đặt ra những cau hỏi” và có thể, còn cần phải “trả lời những câu hỏi đó”.
Hãy ghi vào bảng sau: ( đáp án là chữ mầu xanh )
Văn chương cần truyền tải những tư tưởng sâu sắc, đúng đắn
Truc:̣
Tác phẩm và nhà văn
Lí lẽ 1:
Tác phẩm nghệ thuật sẽ sống khi nó “đặt ra những câu hỏi và trả lời những câu hỏi đó”. 🡪 Những câu hỏi ấy thể hiện cách nhìn, nhận thức, quan niệm nghệ thuật về con người, về xã hội của nhà văn. 🡪 một trong những yếu tố quyết định tầm vóc của nhà văn và giá trị của tác phẩm. 🡪 Tư tưởng sai lầm, lệch lạc, văn học sẽ trở thành công cụ gây tội ác. 🡪 Văn học còn tham gia vào quá trình cải tạo xã hội. 🡪 Văn học góp phần làm cho cuộc sống con người tốt đẹp, trong sáng hơn. 🡪 (Văn chương cần truyền tải những tư tưởng sâu sắc, đúng đắn).
Truc:̣
Bạn đoc̣
Lí lẽ 2:
Nhà văn phải thể hiện, phải đặt ra và giải quyết những vấn đề quan trọng về nhân sinh.🡪 Để mỗi người đọc, đến với tác phẩm, đều phải day dứt, ám ảnh về điều đó, để rồi tự tìm ra đươc̣ câu trả lời cho những vấn đề về con người.🡪 Tìm hiểu sâu sắc về bản chất cuộc sống, về bản chất con người cho hay cũng là nhu cầu tiếp nhận chính đáng của người đọc. 🡪 (Văn chương cần truyền tải những tư tưởng sâu sắc, đúng đắn)
4. Chú ý đến các căp̣ phạm trù của lí luâṇ văn hoc̣:
Trong hệ thống kiến thức líluận văn học, có những yếu tố gắn liền với nhau không tách rời. Người ta gọi đólà mối quan hệ biện chứng tức là mối quan hệ tương tác hai chiều giữa hai yếu tố nào đó. Cóthể kể đến một số cặp phạm trù như vậy:
Tư tưởng – Tình cảm
Nôị dung – Hình thức
Phản ánh – Sáng tạo (quá trình sáng tác)
Cái Tâm – Cái Tài (của nhà văn)
Cái mới mẻ - Cái ổn đi ̣nh (trong phong cách)
Tính cu ̣thể - Tính khái quát (trong hình tương̣ văn hoc)̣
Tạo hình – Biểu hiêṇ (đối với hình tương̣ văn hoc)̣
Trang 43
Sáng tạo - Đồng sáng tạo
Tính khách quan – Tính chủ đông̣ sáng tạo (quá trình tiếp nhân)̣
-…
Một vấn đề líluận văn học chỉ đươc̣ bàn trọn vẹn khi nó đươc̣ đặt trong mối quan hệ biện chứng với các yếu tố liên quan. Như vậy, nếu đềbài chỉ nhắc đến một yếu tố trong cặp phạm trù, nhiệm vụcủa chúng ta làphải đềcập đến mối liên hệ của nó với yếu tố còn lại. Không khó để nhận ra, đề bài trong ví dụ ở trên yêu cầu bàn về cặp phạm trù tư tưởng – tình cảm trong tác phẩm văn học. Nhưng tư tưởng, tình cảm lại nằm trong yếu tố lớn hơn nó là nôị dung. Chính vìvậy, cuối bài viết tác giả đã mở rộng bổ sung vấn đề:
Thế nhưng, văn chương trước hết là văn chương, nghệ thuật trước hết là nghệ thuật. Nói đến nghệ thuật là nói đến cái hay, cái đẹp của nghệ thuật. Tư tưởng, tình cảm sâu sắc, mãnh liệt đến mấy mà không được chuyển tải qua hệ thống phương tiện nghệ thuật giàu giá trị thẩm mỹ thì không thể thức tỉnh, lay động tâm hồn người đọc. Gogol đã rất khổ tâm khi “những tình cảm thật quý có thể trở nên tầm thường khi diễn đạt ra thành lời”. Người nghệ sĩ vĩ đại không chỉ có cái tâm mà còn phải có cái tài để cái tâm được tỏa sáng lung linh.
Cóthể thấy ở đây, các cặp phạm trù sau đã đươc̣ bàn luận trọn vẹn:
Truc:̣
Tác phẩm
NỘI DUNG
(Tư tưởng – tình cảm)
HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT (Phần bổsung)
Truc:̣ Nhà văn
CÁI TÂM
(Tư tưởng – tình cảm)
CÁI TÀI
(Phần bổsung)
Hầu hết đáp án đề thi học sinh giỏi đều sẽ có một ý mở rộng như thế này để kiểm tra khả năng đánh giá vấn đề và tư duy phản biện của học sinh. Cho nên việc nắm các cặp phạm trùlà vô cùng cần thiết.
5. Tạo tính hùng biện cho kiến thức lí luâṇ văn hoc:̣
Hãy nhớ điều này: Kiến thức líluận văn học trong sách và giáo trình là ngôn ngữ khoa học, hoàn toàn không có cảm xúc gì cả, nhưng bài văn ta viết lại là ngôn ngữ nghị luận, cần cảm xúc để thuyết phục người đọc!
Vậy thì, nếu ta chỉ học thuộc rồi ghi lại y hệt những gìtrong sách, bài nghị luận của chúng ta sẽ trở nên nhàm chán như một món cơm nguội không ai muốn ăn cả.
Tạo tính hùng biện trong bài viết – đólà điều ta cần phải làm. Nhưng làm thế này? Điều gì khiến cho bài văn ví dụ ở trên thực sự hấp dẫn và cuốn hút chúng ta? Cólẽ bạn cũng nhận ra một vài bíquyết nho nhỏ.
Đầu tiên, hãy trích dẫn môṭ cách hơp̣ lý các danh ngôn, nhâṇ đi ̣nh của các nhà phê bình về chủ đề lí luân văn ̣ hoc̣ ta đang bàn tới. Những nhận định này sẽ tạo ra sự thuyết phục cho bài viết. Bản thân những nhận định ấy cũng giàu chất văn, vìthế sẽ khiến cho bài văn của ta hấp dẫn hơn. Cóthể thấy cách tác giả ở trên vận dụng các danh ngôn thật nhuần nhuyễn:
Tư tưởng nghệ thuật là một trong những yếu tố quyết định tầm vóc của nhà văn và giá trị của tác phẩm. Nguyễn Khải từng nói: “Giátri ̣của một tác phẩm văn học trước hết là ở giátri ̣tư tưởng của nó”. Còn Korolenco thì nhấn mạnh: “Tư tưởng làlinh hồn của tác phẩm văn học”. Tư tưởng sai lầm, lệhc lạc, văn học sẽ trở thành công cụ gây tội ác. Lỗ Tấn đã từng nói: “Làm một thầy thuốc kê đơn bốc thuốc bậy chỉ giết chết có một người, làm một viên võ
Trang 44
tướng điều binh khiển tướng bậy chỉ nướng hết một đạo quân còn làm một nhà văn viết bậy có thểgây tác hại đến ba thế hệ.” Có được ảnh hưởng hết sức quan trọng như vậy bởi nhiệm vụ cao cả, thiêng liêng của văn học. Văn học không chỉ là “công cụ khám phá, hiểu biết và sáng tạo thực tại xã hội” mà còn tham gia vào quá trình cải tạo xã hội. Nói như Thạch Lam, đó là “thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có đểtố cáo vàthay đổi thế giới giả dối vàtàn ác”. Văn học góp phần làm cho cuộc sống con người tốt đẹp, trong sáng hơn.
Viêc̣ vâṇ dung̣ đa dạng các kiểu câu môṭ cách hơp̣ lý tạo ra sự phong phú về giong̣ điêu,̣ khi thì như chất vấn, khi thì như đối thoại, khi tha thiết khi lại dõng dạc. Đó chính là âm hưởng hùng biện của bài viết. Hai cấu trúc thường sử dụng đólà phủ đi ̣nh để khẳng đi ̣nh và câu hỏi tu từ. Những vídụ sau đây kết hơp̣ cả hai cách diễn đạt.
Văn học là sự lên tiếng thôi thúc của trái tim. Nhà văn chỉ viết được khi “trong tim ta cuộc sống đã tràn đầy”. Nếu như các ngành khoa học loại bỏ cái tôi trong nghiên cứu thì các ngành nghệ thuật, trong đó có văn học lại lấy cái tôi làm điểm tựa cho sự sáng tạo. Viên Mai đã từng nói: “Làm người thì không nên có cái tôi nhưng làm thơ không thể không có cái tôi”. Thơ nói riêng và văn học nói chung không thể thiếu cái tôi - ở đây là dấu ấn tư tưởng tình cảm của người nghệ sĩ. Làm sao nhà văn có thể viết khi đứng trước hiện thực cuộc sống, trái tim anh không hềrung động, không hềxúc cảm?
Tình cảm không chỉ là “khâu đầu tiên” mà còn là “khâu cuối cùng” trong quá trình hình thành một tác phẩm văn học. Văn học chỉ sống được trong tấm lòng đồng cảm của người học. Vậy làm sao tác phẩm nghệ thuật có thểlay động sâu xa tâm hồn người đọc, có thểkhiến độc giả cùng vui, buồn, xôn xao, giận hờn, đau khổ, căm phẫn… cùng nhân vật khi mà nhà văn không thực sự xúc cảm, không viết từ chiều sâu con tim?
Để tạo hiệu quả cảm xúc và gây ấn tương̣ mạnh, ta cũng cần chú ý thêm đến cách diễn đạt giàu hình ảnh. Hãy xem trong vídụ ở trên:
Nhà văn phải đau cái đau của nhân vật, phải buồn cái buồn của nhân vật, vui cái vui của cuộc sống, của con người, khi ấy tác phẩm của anh mới có “sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại” (Hoài Thanh). Cảm xúc trơ lì, sáo mòn; tình cảm nông cạn, hời hợt, giả dối; tác phẩm chỉ là những con chữvô hồn, xác ép khô không gây xúc động nơi người đọc. Chỉ những gì xuất phát từ trái tim mới đi đến những trái tim. Với ý nghĩa ấy, tác phẩm văn học đã bắc nhịp cầu linh diệu nối liền trái tim nghệ sĩ với tâm hồn độc giả để trong đời này có nhiều yêu thương, sẻ chia hơn.
Hãy nhớ, những gì ta đươc̣ hoc̣ là khoa hoc,̣ nhưng những gì ta viết ra phải là nghi ̣luân, ̣ thâṃ chí phải là nghê ̣thuât! ̣ Người đọc chỉ cóthể bị thuyết phục khi những con chữcó hồn và giàu cảm xúc, nói như Hoài Thanh, chúng ta cần “lấy hồn tôi để hiểu hồn người”. TÓM TẮT:
5 NGUYÊN TẮC QUAN TRỌNG KHI ĐƯA LÍ LUẬN VĂN HỌC
VÀO BÀI VĂN NGHI ̣LUẬN
1. Hai thao tác quan trong: ̣ khái quát hóa, cu ̣thể hóa vấn đề nghi ̣luân:̣ Với các đề diễn đạt một cách trừu tương, ̣ ta cần cụ thể hóa vấn đề nghị luận thành các biểu hiện cụ thể.
Với các đề trích dẫn đoạn văn dài, ta cần xác định nội dung chính của đoạn văn và hệ thống ý
Trang 45
phụ. Nội dung chính sẽ là vấn đề cần nghị luận. Hệ thống ý phụ sẽ là các luận điểm cần làm rõ.
2. Kiến thức lí luâṇ văn hoc̣ phải liên kết với vấn đề nghi ̣luân:̣
Kiến thức líluận đươc̣ học cung cấp cho ta tiền đề lập luận. Ta cần tạo ra kết luận. Chú ý các kết luận phải liên kết chặt chẽ với vấn đề nghị luận.
3. Chú ý các truc̣ quy chiếu: Nhà văn – tác phẩm – bạn đoc̣
Ta cần tổng hơp̣ kiến thức LLVH nhiều chủ đề để soi chiếu và bàn luận một cách thấu đáo về vấn đề nghị luận. Để làm đươc̣ điều đó, nhớ ba mốc quy chiếu: nhà văn – tác phẩm – bạn đọc. 4. Chú ý đến các căp̣ phạm trù của lí luâṇ văn hoc:̣
Các vấn đề líluận văn học luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau. Nếu đề bài chỉ nhắc đến một yếu tố trong cặp phạm trù, ta cần bổ sung thêm yếu tố còn lại.
5. Tạo tính hùng biêṇ cho kiến thức lí luâṇ văn hoc̣:
Những kiến thức líluận ta đươc̣ học là ngôn ngữ khoa học, phi cá thể và không cảm xúc. Nhưng bài ta viết là nghị luận. Vìthế ta cần tạo âm hưởng hùng biện cho bài viết để tăng tính thuyết phục: cóthể trích dẫn danh ngôn, sử dụng cấu trúc phủ định để khẳng định, cấu trúc nghi vấn, vận dụng cách hành văn giàu hình ảnh…
III. HƯỚNG DẲN HỌC SINH KHAI THÁC DẲN CHỨNG CHO NHỮNG VẤN ĐỀ CỐT LÕI VỀ LÝ LUẬN VĂN HỌC ĐỐI VỚI ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA Dẫn chứng trong bài văn nghị luận chính là những bằng chứng cụ thể để người viết thuyết phục người nghe tin vào những phán đoán mà mình đã nêu ra. Một bài văn nghị luận mà không có hoặc thiếu dẫn chứng thì sẽ thiếu sức thuyết phục. Đặc biệt, đối với bài thi HSGQG, các em phải luyện kỹnăng chọn và phân tích dẫn chứng sao cho những vấn đề lý luận văn học không phải đươc̣ trình bày một cách sáo rỗng mà phải thật tự nhiên và thuyết phục.
1. Các yêu cầu của dẫn chứng:
Dẫn chứng trong văn nghị luận cần đáp ứng các yêu cầu sau: chính xác, đủ, tiêu biểu và có tính mới.
Yêu cầu thứ nhất: dẫn chứng phải chính xác.
Bài viết không có dẫn chứng thì không có sức thuyết phục, dẫn chứng không chính xác thì cũng chẳng cótác dụng gì. Nếu là thơ phải trích nguyên văn, nếu là văn xuôi thìtóm lươc̣ ý hay trích nguyên văn một số chi tiết, song phải đảm bảo tính chính xác của dẫn chứng bằng việc chú giải nguồn trích dẫn (tên tác phẩm, tác giả,...). Thực tế, không ít bài viết của học sinh ghi dẫn chứng không chính xác, chẳng hạn như: Nắng xuống, trời lên xanh bát ngát. Chính xác phải là Nắng xuống, trời lên sâu chót vót/ Sông dài, trời rộng, bến cô liêu (Tràng giang - Huy Cận); hay Mị có người yêu là A Phủ, A Sử giả làm người yêu của Mị để bắt cóc Mị (Vợchồng A Phủ - Tô Hoài)... Do đó cần phải đọc thật kĩvăn bản tác phẩm, đối với thơ phải học thuộc văn bản, với văn xuôi ngoài học thuộc một số lời thoại, lời trần thuật,.. .còn phải tóm tắt chi tiết cốt truyện.
Mặt khác, dẫn chứng đúng không chỉ là trích đúng như văn bản tác phẩm mà còn phải hiểu, cảm thụ đúng giá trị nội dung và nghệ thuật của phần trích dẫn. Nếu không hiểu đúng dễ dẫn đến phân tích, suy diễn tùy tiện. Ví dụ phân tích câu thơ Chày đêm nện cối đều đều suối xa (Việt Bắc - Tố Hữu) có em viết theo kiểu diễn xuôi ý câu thơ: Người Việt Bắc trước khi ngủ nhà nào cũng chày đêm nện cối đều đều vang vọng đến suối xa trong khi sách giáo khoa đã
Trang 46
chú thích đólà nhịp chày của cối giã gạo đặt bên suối, hoạt động bằng sức nước. Âm thanh gơị lên nhịp sống của người dân Việt Bắc đươc̣ hồi tưởng trong cảm xúc nhớ nhung da diết, tình dân nghiã đảng vìthế mà càng đậm đà thiết tha.
Yêu cầu thứ hai: dẫn chứng phải đủ.
Cần hiểu “Đủ” là mức độ đáp ứng trong phạm vi yêu cầu của đề về tư liệu Cóthể gọi đólà dẫn chứng bắt buộc. Chẳng hạn đề bài thi học sinh giỏi quốc gia năm 2017:
Mỗi nhà văn chân chính bước lên văn đàn, về thực chất là sự cất tiếng bằng nghệ thuật của một giá trị nhân văn nào đó đươc̣ chưng cất từ những trải nghiệm sâu sắc trong trường đời.
Bằng những hiểu biết về văn học, anh chị hãy bình luận ý kiến trên.
Với câu hỏi này, đề yêu cầu học sinh biết vận dụng các kiến thức lý luận văn học về nhà văn và quá trình sáng tác. Dan chứng cần đươc̣ vận dụng để làm nổi bật chính là những hiểu biết về nhà văn cótầm vóc tư tưởng lớn, thể hiện qua cuộc đời, sự nghiệp và các tác phẩm văn học . Đólà những sáng tác có sức sống lâu bền với thời gian, bởi nó cất tiếng bằng nghệ thuật của một giá trị nhân văn nào đó được chưng cất từ những trải nghiệm sâu sắc trong trường đời. Đề không hạn định số lương, ̣ nhưng để làm rõ đươc̣ ý kiến đánh giá của mình, người viết phải tìm đươc̣ các dẫn chứng thuộc văn học trung đại và cả hiện đại, văn học Việt Nam và nước ngoài. Sức khái quát lớn sẽ dễ thuyết phục hơn.
Như vậy, để dẫn chứng đủ, đối với dạng đề lý luận mang tính chất khái quát đòi hỏi tư duy tổng hơp, ̣ phân tích, người viết cần phải lựa chọn sắp xếp các dẫn chứng theo không gian và thời gian, từ văn học Việt Nam đến văn học nước ngoài, từ văn học dân gian đến văn học trung đại, hiện đại.
Yêu cầu thứ ba làdẫn chứng phải tiêu biểu, xác đáng và có tính mới.
Dẫn chứng tiêu biểu là dẫn chứng không chỉ “đúng” mà còn phải “trúng” với trọng tâm đề. Ví dụ ở đề trên, nếu chọn những nhà văn lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ ChíMinh sẽ có sức thuyết phục hơn nếu chọn Huy Cận, Chu Mạnh Trinh,.. .Tính mới trong lựa chọn dẫn chứng đòi hỏi người viết sáng tạo, không đi theo lối mòn ở những cách chọn và phân tích quen thuộc.
Bài làm của học sinh giỏi đòi hỏi mức độ sáng tạo của người viết. Nó không đơn thuần là kiểm tra kiến thức. Bài viết của học sinh giỏi thể hiện một khả năng tư duy nhạy bén, một xúc cảm sâu sắc nên yêu cầu thứ ba này thể hiện rõ độ vênh với những bài viết thông thường.
Sau đây là những vấn đề lý luận cốt lõi các em thường gặp trong các kỳ thi HSG. Để làm rõ nội dung kiến thức, chúng ta nên chọn những dẫn chứng xác đáng và tiêu biểu.
2. Gơị ý môṭ số vấn đề lýluâṇ cốt lõi cần vâṇ dung̣ dẫn chứng
Quan điểm nhà văn trong sáng tác
Quan điểm là cách nhìn, cách đánh giá về một đối tương̣ nào đó. Quan điểm của nhà văn trong sáng tác là cách nhìn nhận, hướng suy nghĩcủa nhà văn trong việc lựa chọn đề tài, phương pháp nhận thức, hình thức nghệ thuật trong sáng tác. Quan điểm sáng tác phải đươc̣ hiện thực hoá trong quá trình sáng tác, đươc̣ phát biểu trực tiếp hay thể hiện gián tiếp qua các tác phẩm. Nhà văn nào cũng có quan điểm sáng tác nhưng để tạo thành một hệ thống có giá
Trang 47
trị thìkhông phải ai cũng làm đươc.̣
Đề thi chọn HSG toàn quốc năm học 1987 - 1988:
Trong truyện ngắn “Trăng sáng” Nam Cao viết:
“Chao ôi, nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối; nghệ thuật chỉ cóthể là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than...”. Và ở truyện ngắn “Đời thừa”, ông cho rằng, một tác phẩm có giá trị: “Phải chứa đựng một cái gìlớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tung lòng thương, tình bác ái, sự công bình... Nólàm cho người gần người hơn ”.
Còn Vũ Trọng Phụng, khi “Đáp lời báo Ngày nay” của Tự lực văn đoàn, đã nói: “Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi và các nhà văn cùng chí hướng như tôi, muốn tiểu thuyết là sự thực ở đời ”.
Đây là đề bài yêu cầu học sinh bình luận về quan điểm sáng tác của hai nhà văn Nam Cao và Vũ Trọng Phụng: Nhấn mạnh sự tôn trọng hiện thực khi sáng tác. Hay nói khác hơn, hai nhà văn chính là đại diện tiêu biểu cho quan điểm của chủ nghiã hiện thực phê phán. Để làm tốt bài viết này, cần tiến hành như sau:
Thứ nhất, trọng tâm trong quan điểm của Nam Cao là Văn học phải gắn với đời sống hiện thực khổ đau, mất mát, tác phẩm văn học phải mang tinh thần nhân đạo. Còn Vũ Trọng Phụng: Văn học gắn với hiện thực đời sống. Vậy hai nhà văn có điểm tương đồng với nhau.
Thứ hai, học sinh cần đưa ra những dẫn chứng tiêu biểu từ những tác phẩm của hai nhà văn trên để minh chứng cho quan điểm sáng tác của cả hai. Đây là dẫn chứng ở mức độ làm sáng tỏ.
Thứ ba, học sinh cần kết hơp̣ mở rộng dẫn chứng trong các tác phẩm thuộc dòng văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 - 1945 như: Tắt đèn, Bước đường cùng,... với những tác giả tiêu biểu khác như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan,. để thấy đươc̣ tầm tư tưởng cũng như sự đúng đắn của quan điểm sáng tác trên. Đây là dẫn chứng ở mức độ nâng cao.
Để bình luận về sự đúng đắn này người viết nên dùng thêm một cách hạn chế các dẫn chứng của văn học nước ngoài và văn học hiện đại.
IV. (PHẦN CHỮ MÀU XANH LÀ KIẾN THỨC BỔ TRỢ) VẬN DUNG̣ KIẾN THỨC VÀ LÍ LUẬN VĂN HỌC CHO HỌC SINH GIỎI THEO GIỚI HẠN CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 11 TỪ NĂM 2018 ( Tài liêụ tâp ̣ huấn của Sở)
A/ Phần môt:̣ Vâṇ dung̣ kiến thức vàlí luâṇ văn hoc̣
A.I/ Những vấn đề lí luâṇ văn hoc̣ bồi dưỡng học sinh giỏi chúng tôi đã triển khai tại chuyên đề Sầm Sơn năm 2015, nay tiếp tuc̣ dạy kĩ lưỡng như sau: 1/ Đặc trưng của thơ - Thơ hay
- Cần nắm đươc ̣ tình cảm là cốt lõi của thơ
- Vận dụng bài học để cảm nhận sâu sắc trạng thái rung động của nhà thơ - Những quan điểm bàn về vai trò tình cảm trong thơ xưa nay
Trang 48
- Nhận thức về thơ hay, bàn về thơ hay, phát hiện để tập thẩm bình. 2/ Phong cách nghê ̣thuâṭ
- Nắm đươc ̣ khái niệm phong cách nghệ thuật
- Phát hiện cá tinh́ sáng tạo, dấu ấn riêng của từng tác giả học trong chương trình để có sự so sánh
- Những ý kiến bàn về sự độc đáo văn chương
3/ Tiếp nhâṇ văn học
- Các góc độ cảm nhận, lĩnh hội
- Sự đồng cảm giữa nhà văn với bạn đọc
- Các ý kiến bàn về tiếng nói tri âm
- Những bài học dễ nhận biết của tiếng nói tri âm
4/ Mối quan hê ̣nôị dung và hình thức văn học
- Sự hài hòa máu thịt giữa nội dung phản ánh và nghệ thuật thể hiên - Những ý kiến bàn về nội dung và hình thức
- Biểu hiện cụ thể trong những tác phẩm lớn đã học
5/ Mối quan hê ̣giữa hiên thực ̣ cuôc̣ sống và văn hoc̣
- Tính chân thực của văn học
- Vai trò của hiện thực cuộc sống
- Vai trò của người nghệ sĩ
- Biểu hiện trong các bài học
6/ Quan hê ̣Tâm vàtài
- Quan điểm mang màu sắc thời đại Nguyễn Du: chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài. - Quan điểm tâm và tài trong sáng tác hôm nay và mọi thời đại
- Biểu hiện của tâm và tài trong các tác phẩm lớn đã học
- Các ý kiến bàn về điều này
7/ Các khuynh hướng sáng tác
- Khái niệm về khuynh hướng
- Khuynh hướng lãng mạn
- Khuynh hướng hiện thực
- Khuynh hướng hiện thực XHCN
- Biểu hiện trong tác phẩm lớn đã học
8/Vai trò của ngôn ngữnghê ̣thuật
- Nắm đặc trưng hinh tư ̀ ơng̣ của ngôn ngữ văn học
- Sự khổ công, nhọc lòng của lựa chọn ngôn từ nghệ thuật
- Các ý kiến bàn về điều này
- Chỉ ra đươc̣ nghệ thuật dùng từ của những tác phẩm hay
9/ Hình tượng và hình tương̣ điển hình
- Khái niệm hình tượng nghệ thuật
- Hinh tượng nhân vật và hình tượng nhân vật điển hình
- Chỉ ra đươc̣ dấu hiệu của hình tượng điển hình trong những tác phẩm lớn 10/Quan điểm sáng tác nhà văn
- Cần hiểu thế nào là quan điểm sáng tác
- Sự nhất quán giữa quan điểm sáng tác và tác phẩm nhà văn
- Nắm đươc̣ quan điểm sáng tác của những gương mặt tiêu biểu: Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Chí Minh,Tản Đà, Nam Cao, Xuân Diệu Hàn Mặc Tử, Vũ Trọng Phụng, Huy Cận , Thạch Lam, Nguyễn Tuân,...
- Vận dụng vào bài viết những hiểu biết từ quan điểm sáng tác này.
Trang 49
A.II/ Những áp dụng kiến thức và lí luận trong giới hạn chương trình thi của Sở
Bài 1: Nguyêñ Đình Chiểu và Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
1/ Nguyễn Đình Chiểu, con người, tư tưởng và quan niệm sáng tác văn chương. 2/ Phong cách đạo đức trữ tình trong sáng tác Đồ Chiểu
3/ Hình tượng người nông dân bi tráng trong VTNSCG
4/ Câu hỏi :
Câu 1: Phân tích Văn tế nghiã sĩCần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu để làm sáng tỏ ý kiến sau: Chỉ có đến Nguyễn Đình Chiểu và với Nguyễn Đình Chiểu thì hình ảnh người nông dân mới chính thức bước vào văn học, không phải như những nạn nhân đáng thương của xã hội phong kiến, mà như những người anh hùng thật sự của dân tộc. (Nguyễn Lộc).
Câu 2: Văn học không có gì khác hơn là lòng yêu quý con người
Anh chị hãy bình luận ý kiến trên qua Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Câu 3: Nguyễn Đình Chiểu có những quan niệm:
- Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà
- Văn chương ai chẳng muốn nghe
Phun châu nhả ngọc báu khoe tinh thần
Hãy bình luận về ý thức sáng tác văn học của ông và minh họa qua VTNSCG Câu 4: “Trên trời có những vìsao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn mới thấy, và càng nhìn thì càng thấy sáng. Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy” (Phạm Văn Đồng)
Hãy giải thich́ và làm sáng tỏ qua một đoạn Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc mà anh /chị tâm đắc
Bài 2: Tự tình II
1/ Hồ Xuân Hương huyền bívà sự thật
2/ Bà chúa thơ Nôm qua chùm thơ Tự tình
3/ Khát vọng nữ quyền từ HXH qua thơ hiện đại và đương đại Việt nam - Hoan ca trần thế Hồ Xuân Hương
- Thơ tình nữ VN hiện đại thế kỉ XX
- Vi Thùy Linh và biểu tượng phụ nữ
4/ Câu hỏi :
Câu 1: Âm điệu là cỗ xe chuyên chở điệu hồn thi phẩm.(Hoàng Cầm) Hãy lắng nghe âm điệu ấy trong Tự tình .
Câu 2: Bàn về thơ, Xuân Diệu có nói: “thơ là hiện thực. thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ
Trang 50
nữa”Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng việc phân tich́ bài thơ Tự tình ( II) của Hồ Xuân Hương, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên
Bài 3: Văn học sử từ đầu thế kỉXX đến năm 1945
1/ Hoàn cảnh xã hội văn hóa mĩhọc hiện đại
2/ Bản chất của hiện đại hóa văn học
3/ Ba giai đoạn cách tân văn học
4/ Các khuynh hướng văn học và đặc trưng thẫm mĩ
Văn học lãng mạn
Văn học hiện thực
Văn học yêu nước và cách mạng
5/ Câu hỏi
Câu 1: Đuy-be-lây nói: Thơ là người thư kítrung thành của những trái tim Câu 2: Balzac nói: nhà văn là người thư kítrung thành của thời đại Câu 3: Biêlinski đã nói về nhân vật điển hình: với nhà văn, đó là tấm huy chương; với bạn đọc, đó là một người lạ quen biết.
Bài 4: Hai đứa trẻ
A. Tóm tắt giáo án dạy nâng cao bài Hai đứa trẻ
I/Tìm hiểu chung
1/ Thạch Lam - sơị tơ giăng giữa một trời bão táp
- Một lối sống rất thơ - nơi ở như hoa thôn trong cổ tích
- Một lối viết duy cảm (đánh thức cảm giác- lòng người sạch)
- Tự lực văn đoàn - Thạch Lam đứng riêng một cõi
2/ Hai đứa trẻ - viết truyện để sống lại tuổi thơ
II/ Đoc̣ hiểu
1/ Chiều muôṇ và nỗi buồn không thành tên goị (đoạn 1)
a/ Quê người tàn tạ xơ xác nhưng thơ mộng đắm say
b/ Phố huyện cảm giác qua miền sáng tối
2/ Đêm xuống và bóng tối ám ảnh nơi tâm hồn (đoạn 2)
a/ Vũ điệu mỏi mòn không có gìchờ đợi
b/ Tương phản sáng tối hội tụ nơi ngọn đèn
3/ Khát mơ đơị tàu (đoạn 3)
a/ Khát khao từ nỗi đời không có gìchờ đơị
b/ Mơ tưởng thế giới khác con tàu đi qua.
III/Kết luâṇ
1/ Nhà văn lãng mạn của những cuộc đời hiện thực
2/ Văn chương cảm hóa và cho ta nhiều cảm giác
3/ Có một điệu hồn dân tộc trong văn Thạch Lam
Trang 51
Kết cấu này đã định hướng mở để cảm nhận truyện theo tâm trạng hết sức mong manh, mơ hồ của Liên, cõi tâm cảm không tên khiến cho Liên như sợi tơ giăng giữa một trời bóng đêm bão táp.
B. Câu hỏi:
Câu 1: Cuộc sống được miêu tả trong văn xuôi không chứa đựng chất thơ sẽ trở thành thô thiển, thành một thứ chủ nghĩa tự nhiên không cánh, không thúc gọi, không dẫn dắt ta đi đâu cả.(Pau-tôp-xki). Từ cảm nhận Hai đứa trẻ hãy bình luận ý kiến trên. Câu 2: Cả thế giới ngưng đọng trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam
Câu 3: Thạch Lam, viết truyện là một cách để sống lại tuổi thơ?
Câu 4: Quá vãng và những rung ngân tâm hồn là văn chương Thạch Lam (Nguyễn Tuân)
Anh chị có đồng ý với ý kiến trên? Hãy bình luận qua Hai đứa trẻ
Bài 5: Chữngười tử tù
A. Tóm tắt giáo án dạy nâng cao bài Chữngười tử tù
I/ Tìm hiểu chung
1/ Nguyễn Tuân- người sinh ra để thờ nghệ thuật.
- Cái nôi tài tử bác học
- Một định nghiã về người nghệ sĩ
- Vang bóng một thời - tập sách toàn thiện toàn mĩ
2/ Chữ người tử tù, cái tôi tài tử Nguyễn Tuân, văn hóa thư pháp.
II/ Đoc̣ hiểu
1/ Tình huống nghê ̣thuât ̣ không ai có thể bắt chước.
2/ Huấn Cao trong Quản nguc:̣ tuy hai mà môṭ
a/ Hiện thân cái đẹp Huấn Cao
b/ Người tôn thờ cái đẹp Quản ngục
c/ Phong thánh nghệ thuật - kết tinh cho chữ.
3/ Thần bút tương phản - sành điêụ dựng cảnh và bùa phép ngôn từ. III/ Kết luâṇ
1/ Nguyễn Tuân - tài và tâm
2/ Một lần kiến tạo cái đẹp trong hoài niệm vang bóng
Thiết kế này sẽ gắn kết cái đẹp toàn bài, không chia cắt thành các mục rời rạc: Nhân vật Huấn Cao, Nhân vật Quản ngục, Cảnh cho chữ ...như thường dạy lâu nay .Mục đich́ đáp ứng đươc̣ hành trình đi tim̀ cái Đẹp trong hoài niệm vang bóng của Nguyễn Tuân.
B. Câu hỏi:
Câu 1: Cái đẹp cứu vớt thế giới (Đôxtôiepxki)
Từ Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân hãy bình luận vấn đề trên
Trang 52
Câu 2: Vìsao nói Nguyễn Tuân là cái định nghĩa về người nghệ sĩ.
Câu 3: Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo, vì vậy nó đòi hỏi người sáng tác phải có phong cách nổi bật, tức là có nét gì đó rất riêng, mới lạ thể hiện trong tác phẩm của mình.Phân tich́ phong cách Nguyễn Tuân trong Chữ người tử tù để làm rõ ý kiến trên. Câu 4: Mỗi tác phẩm là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung.(Lê ô nôp) Bình luận ý kiến trên qua Chữ người tử tù.
Câu 5: Chữ người tử tù - hành trình đi tìm cái đẹp hoài niệm của Nguyễn Tuân Bài 6: Hạnh phúc của môṭ tang gia
1/ Vũ trọng Phụng – niềm tự hào của mọi thời đại
2/ Quan điểm sáng tác và phong cách trào lộng
2/ Hình tượng điển hình Xuân tóc đỏ
3/ Tài năng trào lộng chương 15
5/ Câu hỏi:
Câu 1: Hành trình tống tiễn cả một xã hội xuống mồ trong Hạnh phúc của một tang gia Câu 2: Tiếng cười trào phúng là khát vọng chôn vùi một xã hội không còn lí do tồn tại.
Hãy bình luận qua Hạnh phúc của một tang gia
Bài 7: Nam Cao, Chí Phèo , Đời thừa .
1/ Nam Cao, mặc cảm sống và viết cùng quan điểm sáng tác hiện thực 2/ Bi kịch tinh thần tríthức trong bộ ba truyện Trăng sáng, Đời thừa, Nước mắt và tiểu thuyết Sống mòn
3/ Giá trị nhân văn của Chí phèo trong bối cảnh dư luận hiện nay.
4/ Câu hỏi:
Câu 1: Cái đẹp mà văn học mang lại không phải cái gì khác hơn là cái đẹp của sự thật đời sống được khám phá một cách nghệ thuật(Hà Minh Đức)
Lí giải vấn đề trên, làm sáng tỏ bằng việc phân tich́ sơ đồ không gian trong truyện ngắn ChíPhèo của Nam Cao: Cái lò gạch bỏ không - nhà tù - Túp lều Chí Phèo - Cái lò gạch bỏ không.
Câu 2: Khoảng trống của văn học Việt Nam hiện đại nếu không có tác phẩm Chí Phèo Câu 3: Hình tượng nhân vật được sinh ra từ tâm trí của nhà văn nhưng chỉ thực sự sống bằng tâm trí của người đọc.
Hãy bình luận và làm sáng to ý kiến trên qua Chí Phèo
Câu 4: Đọc Chí Phèo của Nam Cao có ý kiến cho rằng: Bi kịch của Chí phèo là bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người, lại có ý kiến cho rằng: Bi kịch của Chí Phèo, hơn thế, còn là bi kịch con người tự từ chối quyền làm người. Ý kiến của anh chị. Câu 5: Tác phẩm văn học chân chính bao giờ cũng là sự tôn vinh con người qua những hình thức nghệ thuật độc đáo.
Từ tác phẩm Chíphèo (Nam Cao) hãy bình luận vấn đề trên.
Trang 53
Câu 6:
“Có một hệ thống các điểm không gian lần lượt xuất hiện trong cuộc đời nhân vật Chí Phèo (truyện ngắn “Chí Phèo” – Nam Cao): Cái lò gạch bỏ không – Nhà những người nghèo khổ - Nhà Bá Kiến – Nhà tù – Làng Vũ Đại – Vườn chuối và túp lều ven sông – Nhà Bá Kiến – Cái lò gạch bỏ không”.
Ý kiến của anh (chị).
Câu 7 : Nhà văn Nguyễn Đình Thi cho rằng: "Tác phẩm văn học lớn hấp dẫn người ta bởi cách nhìn nhận mới, tình cảm mới về những điều, những việc mà ai cũng biết cả rồi" (Trích từ cuốn "Nhà văn nói về tác phẩm", NXB Văn học, 1998)
Anh/ chị hiểu điều đó thế nào? Bằng hiểu biết của mình về tác phẩm "Chí Phèo" của nhà văn Nam Cao, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên?
Câu 8 : Những bi kịch cuộc đời không lối thoát và thông điệp nhân văn của Nam cao từ Chí Phèo và Đời thừa
Bài 8 : Hầu trời
1/ Nhà nho tài tử VN
2/ Tản Đà, tiểu sử đầy chất thơ, chất tiểu thuyết và bất hạnh
3/ Cái tôi lãng mạn trong Hầu trời
4/ Quan niệm văn chương trong Hầu trời
5/ Cái cũ và cái mới trong Hầu trời
6/ Câu hỏi : Vìsao nói Tản Đà là một bài thơ tuyệt hảo
Bài 9: Xuân Diêụ -Vôị vàng- Đây mùa thu tới - Tràng giang- Đây thôn Vĩ Dạ. Đây là phần trọng tâm của chương trình, chúng tôi thấy tâm đắc và dạy kĩcho học sinh một số chuyên đề sau đây :
Chuyên đề 1: Quan niệm về Thơ và Thơ hay
Chuyên đề 2: Phong trào thơ mới trong tiến trình thi ca VN hiện đại từ năm 1930 đến năm 2000.
- Tranh luận thơ cũ thơ mới và Sự xuất hiện của thơ mới
- Bản chất đặc trưng của thơ mới (Cái tôi, nỗi buồn, tinh thần dân tộc...) - Các nhóm thơ mới liên quan đến thơ bí ẩn ( Nhóm Binh̀ Định và Trường thơ loạn, nhóm Xuân thu nhã tập, nhóm Dạ đài ...)
Chuyên đề 3 : Phong cách thơ Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc tử trong ba bài thơ đươc̣ học ở Ngữ văn 11.
- Cái tôi đa tình Xuân Diệu ( quan điểm về tình yêu và tình trai xuân diệu) ; Cái tôi đau thương Hàn Mặc Tử ; Cái tôi buồn quằn quại Huy Cận
- Sự hòa lẫn Đông Tây trong thơ HC, HMT, XD và ba thi phẩm học. (Thơ Đường, Tống và chủ nghiãlãng mạn, tượng trưng, siêu thực trong các bài
Trang 54
thơ : ĐMTT, VV, ĐTVD, TG)
Chuyên đề 4 : Hàn Măc̣ Tử và Đây thôn Vĩ Dạ
A.Tóm tắt giáo án dạy nâng cao bài Đây thôn Vĩ Dạ
I/Tìm hiểu chung
1/ Hàn Mặc Tử - làm thơ để kịp sống và kịp chết
- Cõi đời đau thương
- Trường thơ loạn
- Những bóng dáng khuynh thi
- Tư duy thơ Điên
2/ Hoàng Cúc, huyền thoại và sự thật
3/ Sóng gió tranh luận bài thơ
II/ Đoc̣ hiểu
1/ Từ vườn thôn Vĩ- một sáng mai đời tinh khôi.
2/ Vụt đêm sông trăng - cái đẹp nơi thần kinh sương khói.
3/ Mờ cõi giai nhân - lời yêu đắm đuối ghê người.
III/ Kết luâṇ
1/ Hàn Mặc Tử : người thơ phong vận như thơ ấy
2/ Một phong cách thơ mới sánh cùng trăng sao bất diệt
Định hướng này sẽ là cách tiếp cận thế giới thơ đau thương của Hàn thi sĩ. Một người có đôi mắt rất mộng rất mơ, nhìn sự thực thìhóa chiêm bao, nhìn chiêm bao thấy xô sang địa hạt huyền diệu . Một nỗi đau trần thế khủng khiếp ẩn náu trong lối thơ điên. Chuyên đề 5 : Các câu hỏi phần thơ mới
Câu 1 : Hoàng Ngọc Hiến cho rằng : Thơ trước hết phải mang tới một cái gì khác cổ điển (trước nó), nhưng chỉ có khác thì khó đọc, mà chỉ có cổ điển thì đọc thấy nó tẻ. Thơ nào đọc thấy khang khác mà vẫn phảng phất cổ điển thì đấy là thơ đích thực mang tới giá trị mới”
Hãy lígiải vấn đề trên qua bài Tràng giang và Vội vàng
Câu 2:
Nhiều bạn đọc cho rằng: Mỗi khổ thơ có một câu hỏi tu từ, vìthế, bài thơ "Đây thôn VĩDạ" của Hàn Mặc Tử đã gieo vào lòng người những ám ảnh, day dứt rất ấn tượng:
- Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
- Thuyền ai đậu bến sông trăng đó?
- Ai biết tình ai có đậm đà?
Còn bạn thìsao?
Câu 3: Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh từng nhận xét:
Thơ không cần nhiều từ ngữ. Nó cũng không quan tâm đến hình xác của sự sống.
Trang 55
Nó chỉ cần cảm nhận và truyền đi một chút linh hồn của cảnh vật thông qua linh hồn thi sỹ.Anh/chị suy nghĩgì về câu nói đó và hãy làm sáng tỏ thông qua việc phân tich́ bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.
Câu 4: Nhà thơ vĩđại của Ấn Độ Rabinđranat Tagor từng bày tỏ: “Ngọn gió nhà thơ băng qua rừng, băng qua biển để tìm ra tiếng nói của riêng minh̀ ”.(Những con chim bay lạc) Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến trên. Hãy đi tìm tiếng nói của riêng Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử trong những cảm nhận về sự sống trần gian qua hai đoạn trich́ sau:
Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi
Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần
(Vội vàng, Xuân Diệu)
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền
(Đây thôn VĩDạ, Hàn Mặc Tử)
Câu 5: Nhà thơ Bằng Việt cho rằng: "Tiêu chuẩn vinh̃ cửu của thơ là tình cảm" Anh/Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết của mình về bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu, hãy làm sáng tỏ.
Câu 6: “Họ yêu vô cùng thứ tiếng trong mấy mươi thế kỉ đã chia sẻ vui buồn với cha ông. Họ dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt.”
(Một thời đại trong thi ca – Hoài Thanh)
Anh/ chị hãy làm sáng tỏ ý kiến của Hoài Thanh, qua việc phân tích một số bài thơ Mới đã học trong chương trình Ngữ văn 11 như: Vội vàng , Tràng giang,, Đây thôn Vĩ Dạ . Câu 7: Nhận xét về bài thơ Tràng giang của Huy Cận, có nhà phê bình đã viết: “Tràng giang đã nối tiếp mạch thi cảm truyền thống với sự cách tân đích thực”. Anh (chị) hãy phân tích bài thơ Tràng giang để làm sáng tỏ nhận định trên. Câu 8: Đọc một câu thơ, nghĩa là ta gặp gỡ tâm hồn con người (France) Hãy bình luận qua bài Đây thôn Vĩ Dạ
Câu 9: Cái kết tinh của một vần thơ và muối bể
Trang 56
Muối lắng ở ô nề và thơ đọng ở bề sâu (Chế Lan Viên)
Tìm chất muối của thơ ca qua bài Tràng giang
Câu 10: Điều còn lại ở mỗi nhà thơ là giọng nói riêng biệt của chính mình. Hãy tìm giọng nói riêng qua Vội vàng và Tràng giang
Câu 11: Xuân Diệu mới nhất trong các nhà thơ mới(Hoài Thanh).Xuân Diệu đã bắt rễ rất sâu trong cội nguồn truyền thống(Chu Văn Sơn) Lí giải và làm sáng tỏ vấn đề trên qua các bài thơ tiêu biểu của Xuân Diệu
Câu 12: Điều kì diệu của thơ là mỗi tiếng, mỗi chữ, ngoài cái nghĩa của nó, ngoài công dụng gọi tên sự vật, bỗng tự phá tung mở rộng ra, gọi đến xung quanh nó những cảm xúc, những hình ảnh không ngờ, tỏa ra xung quanh nó một vùng ánh sáng động đậy.Sức mạnh nhất của câu thơ là ở sức gợi ấy(Nguyễn Đình Thi). Qua Đây mùa thu tới và Đây thôn Vĩ Dạ hãy làm sáng tỏ vấn đề trên.
Câu 13: Bàn về thơ, Nguyễn Công Trứ tâm sự: "Trót nợcùng thơ phải chuốt lời", còn Tố Hữu lại khẳng định rằng "Đọc một câu thơ hay, người ta không thấy câu thơ, chỉ còn thấy tình người trong đó"
Bằng việc phân tich́ bài thơ "Vội vàng" (Xuân Diệu), anh (chị) hãy trình bày ý kiến của mình về những quan niệm trên.
Câu 14: Thơ tình là bài học lớn về lòng nhân đạo.Từ bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, hãy bày tỏ suy nghĩcủa mình về điều này.
Câu 15: Có một ý kiến rằng: Tôi biết thơ rất cần cho cuộc sống, nhưng cần như thế nào thìtôi không biết.
Anh chị hãy dựa vào bài Vội vàng của Xuân Diệu để lígiải cái điều rất cần ấy của thơ.
Câu 16: Người xưa nói: thơ hay là sắc đẹp ngoài cả sắc đẹp, vị ngon ngoài cả vị ngon.Anh chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy cảm nhận cái phần ngoài sắc, ngoài vị của thơ qua một số khổ thơ tâm đắc trong các bài Hầu trời(Tản Đà),Tràng giang(Huy Cận), Đây thôn VĩDạ (HMT), Vội vàng(XD)
Câu 17: Nhịp sóng Tràng giang của Huy Cận: đi từ trái tim để đến với trái tim. Câu 18: Thơ phải nhắm đến cái mờ, cái trôi nổi, cái mơ hồ của con tim, cái nửa sáng nửa tối của cảm giác, cái bất định của trạng thái tâm hồn(Veclen).
Bình luận và làm sáng tỏ vấn đề trên qua bài Đây thôn Vĩ Dạ.
Câu 19: Pôn Eluya đã nói: Có đủ loại thơ, nhưng chữ thơ bao giờ cũng đứng trước. Anh chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Từ hai bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ và Hầu trời, hãy làm sáng tỏ vấn đề.
Câu 20: Thơ phải chăng là điều ấy, mơ ở trong thực, cái vô hình trong cái hữu hình.Những màu trong thơ, không sáng cũng không tối, lờ mờ nhưng lại rõ, cái chính xác của sự mơ hồ, cái bảng lảng, có thể nói như vậy khi người ta là thi sĩ (Tố Hữu)
Trang 57
Hãy bàn luận ý kiến này qua bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ .
Câu 21: Từ câu của Lorca: Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn, có một nhà thơ nổi tiếng Việt nam đã đưa ra ý tưởng: hãy chôn thơ mới.Anh chị hãy bình luận về điều này. Bài 10: Nhâṭ kí trong tù
1/ Lído Người từ chối danh hiệu thi sĩ(quan điểm sáng tác văn học) 2/ Hoàn cảnh sáng tác NKTT và hành trình dịch thuật
3/ Cố điển và hiện đại trong thơ Hồ ChíMinh
4/ Chân dung tự họa Hồ ChíMinh trong NKTT (Không ngủ được, Giải đi sớm, Cảnh chiều hôm, Mới ra tù tập leo núi, Chiều tối, Lai Tân...)
5/ Hồ ChíMinh một Con người như mọi người trong Chiều tối
6/ Câu hỏi:
Câu 1: "Nhà thơ không có tài thìkhông thể vận chuyển đươc̣ tâm linh"; " không có tình thìkhông phải là tài"(Viên Mai). Hãy bình luận và làm rõ vấn đề trên qua bài Chiều tối Câu 2: Đường luật là lối thơ bắt voi lớn bỏ vào chiếc rọ nhỏ. Binh̀luận vấn đề trên qua bài thơ Mộ (Chiều tối).
Câu 3: Hễ làm người thì quý thẳng mà làm thơ văn thì quý cong(Viên Mai ) .Từ bài thơ Chiều tối và Lai Tân trong Nhật kí trong tù hãy bình luận và làm sáng tỏ ý kiến trên. B/ Phần 2: Môṭ vài gợi ý đi ̣nh hướng câu hỏi lí luận
Bài 2: Tự tình II
Câu 2:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần phải đảm bảo được các ý sau: 1/ Giải thich́ nhận định“Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời ”,
+ Thơ ca phải bắt nguồn từ hiện thực đời sống, từ những vui buồn, đau khổ, hạnh phúc của cuộc đời, của số phận cá nhân con người.
+ Thơ ca phải hướng tới cuộc đời, con người chứ không phải là cái gì đứng tách riêng biệt khỏi đời sống
“Thơ còn là thơ nữa”
+ Nếu chỉ là sự phản ánh đời sống một cách đơn thuần thìthơ không phải là thơ. Thơ phảỉ mang những đặc trưng riêng về nội dung lẫn hình thức
.– Đặc trưng về nội dung: Thơ là sự thổ lộ tình cảm mãnh liệt đã đươc̣ ý thức; tình cảm trong thơ phải là tình cảm cao đẹp, nhân văn; chất thơ của thơ…
– Đặc trưng về hình thức: Ngôn ngữ thơ có nhịp điệu; đươc̣ cấu tạo đặc biệt, biểu hiện bằng biểu tương; ̣ ngôn từ lạ hoá, giàu nhạc tính… Cần chỉ rõ: đây là nhậnđịnh đúng, có ý nghiã như một tiêu chí để xác định một tác phẩm thơ đich́thực. Một tác phẩm thơ có giá trị phải là một tác phẩm bắt nguồn từ cuộc sống, hướng đến cuộc sống nhưng đã đươc̣ nghệ thuật hoá về nội dung lẫn hình thức
2/ :Phân tich́ bài thơ Tự tình (bài II) để thấy từ bi kịch cá nhân của Hồ Xuân Hương,
Trang 58
cũng là bi kịch của rất nhiều người phụ nữ trong xã hội cũ: Thân phận làm lẽ, không đươc̣ tự do quyết định hạnh phúc của chính minh.Học ̀ sinh cần phân tich́ để thấy đươc̣ bi kịch cá nhân trong bài thơ đươc̣ thể hiện một cách mãnh liệt và sâu sắc. Đó là nỗi cô đơn, đau khổ, có khi dũng cảm vươn lên nhưng cuối cùng cũng đành bất lực. Mặc dù bắt nguồn từ số phận cá nhân nhưng tinh̀ cảm trong bài thơ lại mang tính phổ quát, là nỗi đau chung của người phụ nữ trong xã hội cũ. Đó là tình cảm nhân văn cao đẹp.
+Trong cái tĩnh mịch u buồn của đêm giá lạnh thoáng nghe tiếng trống canh văng vẳng từ môt chòi canh xa vọng đến,những cơn sóng cảm xúc đang cuộn xoáy trong lòng khiến nữ sĩsuy tư trăn trở, thao thức thâu đêm. Tiếng trống cầm canh lâu lâu lại điểm, báo thời gian đang trôi qua: Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,Trơ cái hồng nhan với nước non.
+Bài thơ thể hiện đươc̣ cá tinh́riêng của tác giả: cái tôi mạnh mẽ, ý thức phản kháng, chống đối số phận.Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.Rêu yếu ớt là thế mà từng đám, từng đám vẫn tung sức sống xiên ngang mặt đất đón ánh mặt trời. Đá im lìm là vậy mà hòn nọ tảng kia như đua nhau đâm toạc chân mây để khẳng định sự hiện diện của mình. Cách đặt câu. đảo ngươc̣ đưa tính từ lên trước đã nhấn mạnh sức sống bất diệt , sức trỗi dậy mạnh mẽ của thiên nhiên.->>Con người cô độc, bất hạnh trong thời điểm đó, không gian đó dường như chơṭ bừng tỉnh, muốn làm theo rêu theo đá, xiên ngang, đâm toạc tất cả những gì ngăn trở, ràng buộc, giam hãm, huỷ hoại thân phận mình, cuộc đời mình.Chiều sâu của bài thơ không bộc lộ trên bề mặt câu chữ mà nó nằm ở tầng sâu của tác phẩm. Người đọc phải có sự đồng cảm, có cảm nhận tinh tế mới phát hiện đươc̣
.-Ngôn ngữ thơ điêu luyện, bộc lộ đươc̣ tài năng và phong cách của tác giả: + Sử dụng từ ngữ, hình ảnh giàu sức tạo hình, giàu giá trị biểu cảm, đa nghia:̃ Trơ; cái hồng nhan, vầng trăng bóng xế, xuân…
– Thủ pháp nghệ thuật đảo ngữ: câu 2, câu 5 và câu 6
– Sử dụng động từ mạnh: xiên ngang, đâm toạc
.+ Cách ngắt nhịp mới mẻ
Kết bài :Đánh giá• Ý kiến của Xuân Diệu là đúng đắn và sâu sắc.
Bài 3: Văn hoc̣ sử từ đầu thế kỉXX đến năm 1945
Câu 1: Câu của Đuy-be-lây bàn về thơ với thế giới chủ quan (trái tim) trong sáng tác (chủ yếu là thơ lãng mạn).
Câu 2: Còn Balzac bàn về văn học hiện thực với nguyên tắc phản ánh thế giới khách quan (thời đại) trong sáng tác.
Câu 3: Câu này bàn về nhân vật điển hình, chủ yếu là điển hình hóa của chủ nghiã hiện thực. Nhân vật điển hình là sự tôn vinh, phần thưởng cho nhà văn.Còn với bạn đọc điển hình là sự thống nhất giữa cái chung, tính đại diện (quen) và cái riêng, tinh́ độc đáo (lạ)
Trang 59
của nhân vật. Có thể lấy ChíPhèo, Bá Kiến(ChíPhèo)
Bài 4: Hai đứa trẻ
Câu 1 :
- Chất thơ: là chất trữ tình thể hiện ở việc bộc lộ tình cảm, cảm xúc bằng ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhạc điệu và sức biểu cảm.
- Cuộc sống đươc̣ miêu tả trong văn xuôi không chứa đựng chất thơ sẽ trở thành thô thiển: là một cuộc sống chân thực đến trần trụi, thô ráp.
- Cuộc sống đươc̣ miêu tả trong văn xuôi không chứa đựng chất thơ sẽ trở thành một thứ chủ nghĩa tự nhiên không cánh, không thúc gọi, không dẫn dắt ta đi đâu cả: là hiện thực phản ánh không mang tính định hướng, không có khả năng tác động đến tư tưởng,tâm hồn người đọc.
-> Bằng cách nói phủ định, ý kiến đã khẳng định ý nghĩa của chất thơ trong văn xuôi: chất thơ chính là đôi cánh nâng đỡ để cuộc sống đươc̣ phản ánh vừa trở nên thi vị, trong sáng, giàu tính thẩm mĩvừa thúc gọi, dẫn dắt, bồi đắp những tư tưởng, tình cảm nhân văn cho tâm hồn bạn đọc
- Phương thức biểu đạt chủ yếu của văn xuôi là tự sự, nhà văn thường chú ý đến xây dựng cốt truyện, nhân vật, sự kiện, tình tiết, tình huống. Trong khi đó phương thức biểu đạt chủ yếu của thơ là biểu cảm, nhà thơ tập trung bộc lộ tiếng nói tâm hồn mình bằng vần điệu. Vậy nên, khi văn xuôi chứa đựng chất thơ sẽ tạo nên phong vị ngọt ngào, dễ lan thấm vào tâm hồn người đọc.
- Trong thực tế sáng tác, các nhà văn thường có xu hướng phối hợp, đan xen nhiều thể loại. Đưa chất thơ vươṭ biên giới thể loại sang văn xuôi chính là sự vận dụng kết hợp linh hoạt, sáng tạo nhiều phương thức biểu đạt của nhà văn.
Hai đứa trẻ : chất thơ ở thiên nhiên, ở lòng người, ở ngôn từ
Câu 2: Bản chất vấn đề là thế giới nghệ thuật Thạch Lam nhẹ nhàng, thầm lặng đã đánh thức sự sống tâm hồn người, kết đọng yêu thương vinh̃ viễn .Thạch Lam là lối văn chương cứ như của ngày hôm nay, không quá lời khi nói ông là một đỉnh cao của truyện ngắn nội cảm. Sau một hành trình dài văn học ta gắng sức đi tìm cái thật sự là truyện, người ta lại ngỡ ngàng ngước lên nhìn thấy Thạch Lam đã đón đơị từ lâu.
Câu 3: Tuổi thơ Thạch Lam gắn với phố huyện có những người thân yêu và ga tàu hỏa Cẩm Giàng thương nhớ...khiến nhiều người nhầm tưởng lối tự truyện đồ lại quá khứ một cách thông tục, bình thường.Thực ra, quá khứ tuổi thơ là một tín hiệu thẫm mĩđể ông vươn lên khác thường, Nguyễn Tuân gọi là quá vãng, quá vãng cộng với những rung ngân tâm hồn chính là văn chương Thạch Lam.Quá khứ trở thành mộng tưởng đắm say cho Hai đứa trẻ.Có thể tìm sự đồng nhập này trong mơ tưởng của Liên.
Bài 5: Chữngười tử tù
Câu 1: Bàn về vai trò, tác dụng của cái đẹp trong đời sống tinh thần.Thế giới sẽ bị hủy
Trang 60
diệt nếu không có cái đẹp.Cái đẹp cảm hóa, tranh đấu, chinh phục, chiến thắng cái bạo tàn và lạc hậu. Hình tương̣ Quản Ngục phong thánh người tù yêu cái đẹp. Bài 7: Nam Cao, Chí Phèo , Đời thừa
Câu 6
1) Giải thích:
- Không gian nghệ thuật không chỉ là bối cảnh sinh tồn và hoạt động của nhân vật mà còn là quan niệm nghệ thuật của nhà văn, thể hiện ở sự thống nhất hữu cơ giữa nhân vật và hoàn cảnh, giữa thế giới bên trong của nhân vật và thế giới bên ngoài. - Vai trò:
+ Không gian bối cảnh: Bao gồm bối cảnh thiên nhiên và bối cảnh xã hội làm nên môi trường sống của nhân vật.
+ Không gian sự kiện: Gồm các sự kiện chủ yếu đươc̣ xây dựng theo mối quan hệ nhân – quả nhằm làm nổi bật hình tượng nhân vật trong ứng xử xã hội. + Không gian tâm lí Gồm những trạng thái tâm lí xuất hiện trong một chuỗi dài tâm tư, giúp nhân vật thể hiện các cung bậc cảm xúc, tình cảm, tâm trạng, qua đó bộc lộ tính cách.
- Các điểm không gian tuần tự xuất hiện trong tác phẩm “ChíPhèo” (Nam Cao) đó là hệ thống không gian gắn liền với cuộc đời nhân vật Chí Phèo, mỗi không gian có ý nghiã và tầm quan trọng khác nhau đối với số phận nhân vật.
2) Phân tich: ́
- Không gian theo kiểu kết cấu vòng tròn (“cái lò gạch bỏ không” xuất hiện ở đầu và cuối tác phẩm) như tín hiệu phản ánh cuộc đời đầy quanh quẩn, bế tắc của nhân vật, cũng là sự luẩn quẩn, bíbức của xã hội cũ đầy bi kịch.
- Nhà những người nghèo khổ: Nơi nương tựa của những đứa trẻ vô thừa nhận như ChíPhèo. Đó là những người lao động nghèo (anh đi thả ống lươn, bà góa mù, bác phó cối) đã cưu mang Chí. Ở họ có cái tình thương bình thường, chân chất mà Nam Cao vẫn thường trân trọng nói đến.
- Nhà Bá Kiến (lần 1, 2):
+ Lần 1: Nơi ChíPhèo bị bóc lột cả sức trẻ, tuổi xuân, lòng tự trọng, quyền tự do. + Lần 2: Nơi Chí Phèo trở lại, gây rối, rạch mặt ăn vạ và bị Bá Kiến lợi dụng, bị biến thành tên tay sai chuyên đi đòi nợ cho Bá Kiến, giúp Bá Kiến đàn áp những kẻ dám chống lại hắn.
- Nhà tù: Nơi lưu manh hóa một ChíPhèo vốn lương thiện, hiền như đất thành một thằng rạch mặt ăn vạ, có hình thù không giống ai, trở thành con qủy dữ của làng Vũ Đại.
- Làng Vũ Đại: Lúc ra đi (đi tù) và trở về (ra tù vẫn là nơi duy nhất để Chí Phèo gắn bó. Nhưng sau 7, 8 năm biệt tich́trở về, Chí Phèo đã bị làng Vũ Đại (tương̣ trưng
Trang 61
cho những quan niệm cổ hủ, lạc hậu, khắc nghiệt) từ chối, coi như quỷ dữ, trong khi Chí vẫn thèm đươc̣ trò chuyện, chung sống với mọi người (tiếng chửi trong cơn say, ao ước hạnh phúc bên Thị Nở).
- Vườn chuối và túp lều ven sông:
+ Thứ của bố thímà Bá Kiến vứt ra để giữ chân ChíPhèo làm tay sai cho hắn. + Không gian tình yêu thức tỉnh trong Chí nhiều điều, thôi thúc khát vọng hoàn lương ở ChíPhèo.
- Nhà Bá Kiến (lần 3): Nơi Chí Phèo trở lại tì Bá Kiến trong trạng thái say mà tỉnh, sau khi bị Thị Nở từ chối tình yêu. Đó là không gian tập trung nhất, đậm đặc nhất của xung đột, bi kịch và bế tắc.
3) Kết luận:
- Có thể nói, hệ thống các điểm không gian trong truyện ngắn “Chí Phèo” (Nam Cao) là một thứ ngôn ngữ nghệ thuật chứa đựng nhiều tầng ý nghia,̃ góp phần bộc lộ sâu sắc chủ đề của truyện:
+ Thể hiện niềm tin bền vững vào bản tính tốt đẹp, lương thiện của con người. Qua đó giúp nhà văn Nam Cao bày tỏ tấm lòng của mình đối với một lớp người cùng khổ, bị xã hội cũ chà đạp, hủy hoại.
+ Tái hiện hành trình đi tì nhân cách của một con người khốn cùng; sự bế tắc, cùng quẫn và số phận bi thảm của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Câu 7: Giải thich́ ý kiến của Nguyễn Đình Thi:
"Cách nhìn nhận mới" (còn gọi là cái nhìn): chỉ thái độ, lập trường của người nghệ sĩtrước hiện thực cuộc sống. Cái nhìn mới mẻ, độc đáo luôn đươc̣ coi là dấu hiệu bản chất nhất của phong cách nghệ thuật.
"Tình cảm mới" là những cảm xúc mãnh liệt, đươc̣ thể hiện theo một cách riêng của người nghệ sĩtrong quá trình sáng tác.
Ý kiến của Nguyễn Đinh̀ Thi nhấn mạnh: Chỉ khi có những khám phá và thể hiện mới mẻ về con người, cuộc đời của nhà văn mới tạo nên tác phẩm lớn, làm phong phú thêm cho nền văn học và tác phẩm mới tì đươc̣ chỗ đứng trong lòng độc giả. Phân tich, b ́ình luận về tác phẩm "ChíPhèo":
Phân tich́ đươc̣ cái nhìn mới, tinh̀ cảm mới của Nam Cao đối với người nông dân VN trước cách mạng trong một đề tài không còn là mới mẻ:
Nhà văn phát hiện ra nỗi đau nhức nhối hơn cả chuyện "bần cùng", ấy là bi kịch của người nông dân bị lưu manh hóa. Để rồi chỉ đến khi "Chí Phèo ngật ngưỡng bước ra từ trang sách ... người đọc thấy rằng đây mới là kẻ khốn cùng nhất của nông thôn ta ngày trước".
Với tình cảm nhân đạo sâu sắc, nhà văn còn trân trọng, tin tưởng vào ngọn lửa
Trang 62
lương tri với một quá trình hồi sinh kì diệu để bùng cháy thành một khát khao mãnh liệt trong Chí Phèo: Khao khát trở về cuộc sống lương thiện mà bị xã hội lạnh lùng cự tuyệt.
Đánh giá đươc̣ giá trị tư tưởng, giá trị nghệ thuật, vị trí và những đóng góp của tác giả với nền văn học.
Bài 8 : Hầu trời
Bài 9 : Xuân Diêụ - Vôị vàng - Đây mùa thu tới - Tràng giang- Đây thôn Vĩ Dạ. Câu 2: Bài thơ "Đây thôn VĩDạ" là một thi phẩm xuất sắc trong đời thơ Hàn Mặc Tử. Mỗi khổ thơ chứa một câu hỏi tu từ, với những vị trí, chức năng riêng, hé mở những dòng tâm trạng của nhân vật trữ tình.
- Câu hỏi tu từ thứ nhất: Vị trí mở đầu bài thơ, như một lời tự vấn, tạo cái cớ rất tự nhiên để giãi bày cảm xúc đắm say, gơị mở kỉ niệm, gọi dậy kíức.
- Câu hỏi tu từ thứ hai: Có vai trò như để nối kết những hình ảnh rời rạc, chia lìa; tạo mối liên hệ ngầm, thể hiện tâm trạng bất an.
- Câu hỏi tu từ thứ ba: Vị tríkết thúc, hình thức để hỏi nhưng nội dung là câu trả lời. Nó thể hiện sự giằng co giữa lí trí và tình cảm: Tình cảm muốn thổ lộ nhưng lí trílại ngại ngùng.
Ba câu hỏi tu từ thể hiện tâm trạng, tiếng nói của chủ thể trữ tình. Đó cũng là kĩ thuật tạo độ vang cho âm điệu da diết, khắc khoải hơn. Đó cũng là cánh cửa để bạn đọc khám phá các tầng ý nghiã của tác phẩm.
Câu 3
Trình bày đươc̣ suy nghĩ về ý kiến của giáo sư Nguyêñ Đăng Mạnh: - Giải thich́ nhận định: Thơ cần í từ ngữ. Thơ không chú trọng miêu tả cụ thể, chi tiết hiện thực đời sống như đời sống vốn có mà thơ chỉ nắm bắt lấy cái thần thái, hồn vía của hiện thực để truyền tới người đọc. Khi đến với người đọc, phần hiện thực ấy đã đươc̣ khúc xạ, phản ánh qua cảm xúc, tâm hồn, tình cảm của nhà thơ về cuộc sống - Bàn luận :
+ Nhận định trên là đúng vìdung lượng thơ thường ngắn nên nhà thơ dùng không nhiều từ ngữ để miêu tả cụ thể, chi tiết đời sống như nó vốn có mà chỉ cốt nắm bắt cái thần thái, hồn viá của hiện thực ; thơ là tiếng nó của tình cảm, của trái tim nên bao giờ hiện thực đươc̣ phản ánh trong thơ cũng mang tâm sự, nỗi niềm nào đó của nhà thơ
+ Cónhư thế, thơ mới sâu sắc, thấm thí và để lại nhiều dư vị, cảm xúc cho người đọc + Muốn làm đươc̣ điều đó, nhà thơ phải có tài sử dụng nghệ thuật ngôn từ ; ngôn ngữ, hình ảnh phải cô đọng, hàm súc, giàu biểu cảm, giàu tính tạo hình..., đặc biệt là phải giàu cảm xúc, tình cảm và luôn thiết tha với cuộc sống + Ý kiến của giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh cóý nghĩa với người sáng tác và người cảm thụ thơ
Trang 63
Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Măc̣ Tửđể làm sáng tỏnhân đ̣ ịnh : * Nội dung :
- Cảnh vườn tược thôn Vĩkhông đươc̣ miêu tả cụ thể, tỉ mỉ mà chỉ cốt bắt lấy cái hồn của một vùng quê tươi tốt, tràn đầy ánh sáng và sức sống, mang đậm chất Huế, có sự giao hòa với con người. Qua cảnh vườn VĩDạ vào buổi sớm mai, Hàn Mặc Tử thể hiện tình cảm thiết tha, đắm say và niềm khát khao đươc̣ trở về VĩDạ
- Cảnh mây trời, sông nước, thuyền, trăng xứ Huế đươc̣ hiện lên chỉ với vài ba nét đơn sơ mà có hồn. Thần thái cảnh vật là vẻ mênh mang, hiu hắt, u buồn mà không kém phần huyền ảo, lung linh của xứ Huế mộng mơ, trầm lắng. Cảnh vật đươc̣ khúc xạ qua nỗi buồn, nỗi khát khao vô vọng của một tình yêu đơn phương và dự cảm về một số phận ngắn ngủi, mong manh
- Con người xứ Huế không đươc̣ hiện lên rõ nét, đầy đủ về diện mạo, dáng hình mà chỉ toát lên cái thần thái đoan trang, phúc hậu, kín đáo (khổ 1), nét dịu dàng, trong trắng, xa xôi (khổ 3). Qua hình ảnh con người xứ Huế, Hàn Mặc Tử đã bày tỏ sự trân trọng, niềm yêu thương, nỗi đơị mong, khắc khoải đến cháy lòng về tình yêu, tình đời của một con người đang dần lìa xa cõi thế
Nghệ thuật :
Phân tich́ đươc̣ những đặc sắc nghệ thuật mà Hàn Mặc Tử đã sử dụng để nắm bắt thần thái cảnh vât và thể hiện cảm xúc, tâm sự của mình :
- Ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, giàu sức gợi
- Hình ảnh thơ vừa thực, vừa ảo, giàu tính tương trưng, ̣ giàu sức gợi - Hệ thống câu hỏi tu từ tạo nên sự liên kết giữa các khổ thơ và giọng điệu khắc khoải của bài thơ
- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc
Câu 4: Giải thich́
Ngọn gió: tài năng, cảm hứng sáng tạo và tư tưởng nghệ thuật của nhà thơ. Tiếng nói riêng: cái độc đáo, nét riêng trong cách nhìn, cách cảm, cách nghĩvà cách thể hiện của nhà thơ. tạo nên sự khác biệt, biểu hiện của cá tính sáng tạo, giátrị và sức hấp dẫn trong tác phẩm.Ý kiến đặt ra vấn đề về mối quan hệ giữa tài năng, tư tưởng, những trải nghiệm cá nhân và phong cách của nhà văn. Cái tài, cái tâm cùng với những rung cảm thẩm mĩlà cơ sở để nhà thơ có đươc̣ “tiếng nói riêng”, giúp tác phẩm vươṭ qua những giới hạn, những rào cản để đến với người đọc và tạo lập nên những giá trị bất hủ.Đi tìm tiếng nói riêng của Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử qua hai đoạn trich́ Xuân Diệu và Hàn Mặc Từ là hai đỉnh cao, đồng thời cũng là hai hồn thơ đặc biệt nhất của phong trào Thơ mới 1932 – 1945. Họ có những nét mới, lạ rất khác nhau, điều đó đươc̣ thê hiện rõ qua cách cảm nhận và thể hiện hình ảnh của sự sống trần gian ớ hai đoạn trích của bài Vội vàng và Đây thôn VĩDạ.
Trang 64
Cảm hứng sáng tạo:
Với Xuân Diệu là càm xúc rạo rực, háo hức của một trái tim nồng nhiệt, cuồng si đang tận hưởng trọn vẹn những âm thanh và sắc màu sự sống. Còn với Hàn Mặc Tử là nỗi khắc khoải ngóng trông bằng kí ức về một góc vườn xứ Huế đã trờ thành xa xôi, diệu kì.
Những cảm nhận riêng về thiên nhiên và sự sống trần gian:
Hàn Mặc Tử: thiên nhiên và con người trong buổi ban mai trong trẻo, tinh khôi, lung linh ánh sáng và dâng tràn sức sống. Cảnh và người vừa gần gũi, cụ thể vừa mơ hồ. nhoà nhạt trong mơ tưởng.
Xuân Diệu: thiên nhiên tạo vật quấn quýt, giao hoà, thấm đẫm màu sắc ái ân, tình tự. Bức tranh mùa xuân với những sự vật đang khoe sắc, toả hương tươi trẻ. quyến rũ và rạo rực xuân tình.
Nghệ thuật thể hiện:
Giọng điệu, ngôn ngữ, hình ảnh… ở mỗi đoạn thơ đều có những nét đặc biệt, thể hiện cá tính sáng tạo của từng tác giả.
—» Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử đã mang đến cho thơ ca dân tộc và người đọc những góc nhìn mới mẻ về những cảnh sắc tưởng chừng như đã vô cùng quen thuộc. Sự mới mẻ đầy hấp dẫn ấy đươc tạo ̣ nên từ tài năng vươṭ trội, tâm hồn nhạy cảm trước thiên nhiên, cuộc sống và trái tim thấm đẫm tình đời, tình người của hai thi sĩ Đánh giá
“Tiếng nội riêng” không chỉ tạo nên sức sống và sự hấp dẫn của tác phâm mà còn góp phần làm phong phú thêm cho thơ ca nhân loại. Vìvậy, sáng tạo bằng tài năng và tâm huyết của mình vừa là thiên chức, vừa là trách nhiệm của nhà thơ.
Tuy nhiên, chỉ khi nào cái riêng ấy chạm đươc ̣ đến những nỗi niêm, những khát vọng và những rung động thẩm mĩcủa tất cả mọi người và mọi thời đại, thìmới tạo nên tầm khái quát và chiều sâu nhân đạo cho tác phẩm, đưa tác phâm “băng qua rừng, băng qua biển” để bất tử trong lòng ngưòi đọc.
Câu 5: Giải thích: Tiêu chuẩn không thay đổi để đánh giá thơ hay là cảm xúc trữ tình. Đánh giá giá trị tác phẩm văn chương thường thay đổi theo thời đại và thế giới quan người đọc. Nhà thơ Bằng Việt nêu lên tiêu chuẩn không thay đổi (vinh̃ cửu), cơ sở xác định giá trị tác phẩm thơ chân chính là cảm xúc.
Những cảm xúc, rung động hay trăn trở day dứt của thi nhân trước cảnh huống cụ thể sinh động của con người và cuộc sống thôi thúc nhà thơ sáng tạo nghệ thuật. Cảm xúc thơ của thi sĩchính là tiêu chuẩn quan trọng không thay đổi qua thời gian để thẩm định giá trị của sáng tác thơ ca.
Phân tích, bình luâṇ qua bài thơ Vội vàng:
Ý 1: Phân tích cảm xúc trong thơ
Trang 65
"Thơ là tiếng nói của tâm hồn đi tìm tâm hồn đồng điệu". Tiếng nói tâm hồn mang những rung cảm nhẹ nhàng và sâu lắng, mãnh liệt và cao thượng; buồn đau, bất hạnh và hạnh phúc, hi vọng với cung bậc và biểu hiện muôn hình vạn trạng. Mỗi thi nhân cảm nhận và diễn tả những rung cảm tinh tế, tinh vi qua hình thức biểu hiện không giống nhau. Từ trải nghiệm và sự xúc động (có thể hư cấu) nghệ sĩmuốn giãi bày, muốn chia sẻ, gửi gắm với độc giả. Sự gặp gỡ giữa người đọc và người làm thơ ở chữ tinh̀ khơi lên sự đồng cảm sâu sắc, mãnh liệt vượt thời gian và tư tưởng chủ quan để sống mãi người đọc.
Bài thơ Vội vàng nổi tiếng về một cảm xúc thơ hối hả tuôn trào, cuồng nhiệt đến mê đắm sống và tận hưởng tuổi trẻ, tình yêu và trần thế mơn mởn xanh tươi. Ý 2: Phân tích bài thơ theo định hướng đề bài
Bài thơ mở đầu với ý tưởng cuồng nhiệt phi thường "muốn tắt nắng, buộc gió" để còn lại tất cả hương vị và màu sắc "của thời tươi" (Tôi muốn tắt...đừng bay đi) Nhà thơ muốn chia sẻ cảm xúc ngây ngất và say đắm trong đoạn thơ liền mạch liệt kê những vẻ đẹp trần gian vô cùng lạ lẫm và hấp dẫn (Của ong bướm này đây ... hoài xuân).
Trước phát hiện nữa về dòng chảy thời gian, tuổi xuân, tình yêu và hạnh phúc một đi không trở lại, Xuân Diệu nghẹn ngào tiếc nuối và âm thầm buồn đau. Những triết luận cụ thể và tươi mới, sâu sắc và thuyết phục làm người đọc như bị cuốn vào những cảm xúc lạ. " Xuân đương tới ... chưa ngả chiều hôm".
Lòng ham sống theo mạch cảm xúc dạt dào thôi thúc thi sĩkhẳng định quan niệm sống mau lên, vội vàng quấn quýt để được sống hết minh, ̀ cháy hết mình trước khi mọi thứ tuyệt vời và ngon nhất dần tuột khỏi tay minh. (Ta ̀ muốn ôm...vào ngươi) Ý 3: Cảm xúc tươi mới và dào dạt của cái tôi - Xuân Diệu trẻ trung và hiện đại, đươc̣ thể hiện bằng ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh gơị cảm và chọn lọc (điệp từ, động tính từ); nhịp điệu của câu thơ ngắn dài linh hoạt theo mạch cảm xúc sục sôi, cuồng nhiệt; kết cấu triết luận, logic giải thích, bình luận; từ ngữ gợi cảm, gơị tình và nhiều phép tu từ đã giúp thi nhân giãi bày thành công những xúc cảm và quan niệm sống vội vàng tiến bộ.
Đánh giá chung:
Ý kiến của Bằng Việt nêu lên một cách nhìn nhận và đánh giá tác phẩm thơ theo hướng coi trọng những cảm xúc rung động của thi sĩ.
Nhà thơ của những bài thơ nổi tiếng truyền đời còn cần có vốn sống dồi dào, hiểu biết về ngôn ngữ và nghệ thuật thơ ca. Tài năng và nhiệt huyết, với những rung cảm chân thành và nóng hổi như Xuân Diệu, sẽ là những cơ sở quan trọng của câu thơ, bài thơ cuộc đời để đời .
Câu 6:
Trang 66
Giải thích
– “Họ” ở đây là các nhà Thơ mới như Thế Lữ, Huy Thông, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính…Đó là thế hệ nhà thơ lãng mạn Việt Nam (1932 – 1941), những tríthức có lương tri đang sống và sáng tác trong thời kìnước ta bị thực dân Pháp đô hộ.
– Trong hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ, có nhiều cách biểu lộ lòng yêu nước…. Các nhà Thơ mới đành gửi lòng yêu nước thương nòi của mình vào tình yêu tiếng Việt. Vì họ nghĩrằng, tiếng Việt đã hứng vong hồn dân tộc những thế hệ qua. Vận mệnh dân tộc đã gắn bó với vận mệnh tiếng Việt. Họ dùng tiếng nói của dân tộc để sáng tác thơ, duy trìtiếng nói và các thể thơ mang hồn cốt dân tộc. Qua thơ, họ ngợi ca thiên nhiên đất nước, gửi gắm nỗi buốn mất nước.
Phân tích ba bài Thơ mới để là sáng tỏ.
a. Vai trò, đặc điểm, vị trícủa tiếng Việt
– Tiếng Việt là tiếng nói của dân tộc ta, đã hình thành từ lâu đời, trải qua bao thăng trầm lịch sử, tiếng Việt càng trở nên giàu và đẹp, thể hiện đươc̣ tâm hồn và sức sống của người Việt Nam:
– Chưa thể trở thành chiến sĩcách mạng, nhà thơ cách mạng, các nhà Thơ mới đã dùng tiếng Việt sáng tác thơ ca, như một cách giữ gìn, kế thừa và tôn vinh tiếng nói và văn hóa của dân tộc.
b. Chứng minh các nhà Thơ mới có tình yêu tha thiết tiếng Việt, dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt
– Qua thơ, các nhà Thơ mới đã phát triển, đổi mới ngôn từ, làm cho tiếng Việt trở nên rất phong phú, trong sáng, tinh tể, hiện đại. Trong khi văn học trung đại sáng tác văn học bằng chữ Hán, chữ Nôm (ảnh hưởng chữ Hán) và các thể thơ chủ yếu là Đường luật; thì các nhà Thơ mới làm thơ bằng tiếng Việt, chữ quốc ngữ, tôn vinh các thể thơ truyền thống như: thơ lục bát, thơ bốn chữ, thơ năm chữ…Họ coi tiếng nói của cha ông là là hương hỏa quý giá, mang hồn thiêng dân tộc, nên đã trau chuốt từ ngữ, hình ảnh: (Vội vàng- Xuân Diệu)
– Nhờ đổi mới về hình thức nghệ thuật ngôn từ (như câu chữ, hình ảnh, nhịp điệu, các cách tu từ…), các nhà Thơ mới đã thể hiện đươc̣ sinh động trong thơ những hình ảnh, cảnh sắc, thần thái của cảnh tríđất nước mà trong thơ cổ vẫn chỉ là ước lệ. Chính là, các nhà Thơ mới đã dồn tình yêu nước vào tình yêu tiếng Việt: – Không chỉ vẽ nên những cánh sắc quê hương đất nước với những tình cảm trong sáng, qua thơ các nhà Thơ mới còn gửi gắm nỗi buồn mất nước thầm kín mà thiết tha: Tràng giang – Huy Cận
Bìnhluâṇ
– Tình yêu tiếng Việt, yêu nghệ thuật thơ ca, yêu bản sắc văn hóa dân tộc của các nhà
Trang 67
Thơ mới rất phong phú sâu sắc. Đó một biểu hiện tinh tế của tình yêu quê hương đất nước.
– Có thể còn có những tác giả, tác phẩm Thơ mới có thái độ chán chường ủy mị yếu đuối, nhưng đó chỉ là nét cá biệt, không phải là tinh thần của Thơ mới. Thơ mới bộc lộ cái tôi cá nhân sầu buồn, đó là nỗi sầu buồn nhân văn, khi hướng tình cảm của minh̀ về quê hương đất nước. Bởi vậy tình yêu quê hương đất nước, dồn trong tình yêu tiếng Việt của các nhà Thơ mới, đã góp phần rung lên tiếng tơ lòng muôn điệu của những tâm hồn Việt. Tình yêu đó rất đáng trân trọng
Câu 7
1. Giải thich́ nhận định:
a. Mạch thi cảm truyền thống là gì?
- Cảm hứng sáng tác của văn học truyền thống thường thiên về nỗi buồn: + Đó là nỗi buồn về thế thái nhân tình
+ Nỗi buồn về sự nhỏ bé hữu hạn của đời người trước cái vô hạn, vô biên của đất trời mà người ta thường gọi là “nỗi sầu vũ trụ”.
+ Đó là nỗi buồn về quê hương đất nước hoặc thân phận người lữ khách xa quê. + Đó là nỗi buồn biệt li, xa cách …
- Và người xưa thường mang tâm trạng buồn và nỗi cô đơn ấy của mình để khoác lên cho thiên nhiên, vạn vật. (Chứng minh qua thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến …)
b) Sự cách tân đich́thực là gì?
- Cách tân: trước hết là sự đổi mới, trong thi ca hiện đại nhất là phong trào Thơ mới 1930 – 1945, sự đổi mới ấy thể hiện trong hồn thơ và cả trong phương thức biểu hiện của nó.
2. Phân tich́ bài thơ Tràng giang để làm sáng tỏ nhận định trên:
a) Tràng giang đã nối tiếp mạch thi cảm truyền thống:
- Cảm hứng bao trùm toàn bộ bài thơ là nỗi buồn, tâm trạng bơ vơ của một con người khi một mình đối diện với vũ trụ để cảm nhận đươc̣ cái vô cùng, vô tận của đất trời và nỗi cô đơn nhỏ bé của kiếp người. Thể hiện qua:
+ Nhan đề: Tràng giang : sông dài – rộng – mênh mang
+ Lời đề từ; thâu tóm toàm bộ cảm xúc của bài thơ: bâng khuâng và nhớ + Khổ 1: nỗi buồn, nỗi sầu trước cảnh thiên nhiên mênh mang sóng nước. + Khổ 2: nỗi buồn, sự nhỏ bé của con người khi một mình đối diện với không gian vũ trụ bao la rộng lớn
+ Khổ 3: nỗi buồn trước cái hoang vắng đến rợn ngợp của thiên nhiên và sự lạc loài của kiếp người.
+ Khổ 4; nỗi buồn nhớ nhà nhớ quê da diết.
Trang 68
- Không gian bao trùm bài thơ là không gian vũ trụ, đa chiều, gơị sầu: Nắng xuống, trời lên, sâu chót vót
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu
- Song hơn hết thơ Huy Cận vẫn là dòng chảy nối tiếp trong mạch nguồn tình cảm đối với quê hương đất nước: Mỗi người Việt Nam đọc Tràng giang đều liên tưởng đến một cảnh sông nước nào mình đã đi qua. Có một cái gìrất quen thuộc ở hình ảnh một cành củi khô hay những cánh bèo chìm nổi trên sóng nước mênh mông, ở hình ảnh những cồn cát, làng mạc ven sông, ở cảnh chợchiều xào xạc, ở một cánh chim chiều…
- Mạch nguồn truyền thống ấy còn được thể hiện qua việc vận dụng nhuần nhuyễn thể thơ 7 chữ với cách ngắt nhịp, gieo vần, cấu trúc đăng đối; bút pháp tả cảnh ngụ tình, gơị hơn là tả …những từ Hán Việt cổ kính (tràng giang, cô liêu…).
b) Sự cách tân đich́thực trong thơ Huy Cận:
- Tràng giang không chỉ tiếp nối nỗi buồn trong thi ca truyền thống mà còn thể hiện “nỗi buồn thế hệ” của một “cái tôi” Thơ mới thời mất nước “chưa tim̀thấy lối ra”. - Huy Cận đến với không gian truyền thống nhưng lại mở rộng không gian ấy ra ba chiều tít tắp, vô tận đến mênh mông (dài – rộng – cao).
Nắng xuống, trời lên, sâu chót vót
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu
- Sự cách tân còn thể hiện trong cách cảm nhận sự vật , trong cách sử dụng thi liệu hì ảnh : củi , sông , nắng , bèo , cát, cánh chim ... .Tất cả làm nên một bức tranh thiên nhiên quê hương gần gũi , quen thuộc . Bởi nó đã in dấu , đã hằn sâu ,đã hoà cùng dòng chảy và đã lẫn vào những cảnh quê hương sông nước trên khắp đất nước Việt Nam yêu dấu.
- Sáng tạo của Huy Cận còn thể hiện ở hai câu thơ kết thúc bài:
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà
+ Người xưa thường nhìn thấy khói, thấy sóng trên sông mà gơị nỗi nhớ nhà: “Nhật mộ hương quan hà xứ thị ?
Yên ba giang thượng sử nhân sầu” ( Hoàng Hạc lâu – Thôi Hiệu) + Nhưng đến Huy Cận nỗi nhớ ấy dường như cao độ hơn và cách diễn đạt cũng mới lạ hơn: “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”
- Song, Tràng giang lại cũng rất mới qua xu hướng giãi bày trực tiếp “cái tôi” trữ tình (buồn điệp điệp, sầu trăm ngả, không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà…), qua những từ ngữ sáng tạo mang dấu ấn xúc cảm cá nhân của tác giả (sâu chót vót, niềm thân mật, dơṇ dợn …)
Thể thơ bảy chữ với nhạc điệu phong phú, từ ngữ hàm súc, tinh tế đã đem lại cho “Tràng giang” một sự hài hòa giữa ý và tình, giữa cổ điển và hiện đại. Nêu những suy
Trang 69
nghĩvà cảm nhận của người viết về giá trị và sự đóng góp tich́ cực của Huy Cận trong phong trào Thơ mới nói riêng và thơ ca Việt Nam hiện đại nói chung. Câu 12 : Cái kìdiệu của ngôn ngữ thơ là ở giá trị thẩm mĩ, ở sức gợi phong phú.Vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ là vẻ đẹp của hình thức nghệ thuật. Nhưng hình thức nghệ thuật ấy chỉ “đẹp ” khi đươc̣ nhà thơ sáng tạo ra để chuyển tải một nội dung cảm xúc, tư tưởng sâu sắc.Ngôn ngữ thơ hiểu theo nghĩa rộng bao gồm các yếu tố như: nhịp điệu, từ ngữ, hình ảnh, thanh vần, cấu trúc câu, biện pháp tu từ… giàu sức gơi,̣ giàu nhạc tính, ngân vang, dư ba…
Vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ Vội vàng (Xuân Diệu).
+ Ở Vội vàng, thế giới thơ Xuân Diệu tràn đầy xuân sắc, hinh̀ ảnh thơ sống động trong những vận động, những trạng thái, khơi gợi khát khao giao cảm, chiếm linh. ̃ Tất cả không chỉ được phát hiện bằng thị giác mà bằng tất cả các giác quan, bằng sự nhạy cảm của một tâm hồn giàu rung động; cách sử dụng hình ảnh gợi mở, có tác dụng dẫn dắt biểu hiện thế giới nội cảm của con người,
(dẫn chứng).Cách kết hơp̣ từ ngữ táo bạo, mới mẻ, phép sử dụng ngôn từ khá đặc biệt. Đó là tạo ra những làn sóng ngôn từ đan xen, cộng hưởng với nhau theo chiều tăng tiến, càng lúc càng dâng lên cao trào. Đó còn là tạo nên một chuỗi điệp cú, hình thái thì điệp nguyên vẹn, còn động thái và cảm xúc thì điệp lôi tăng tiên, hệ thống tính từ chỉ xuân sắc, động từ chỉ động thái đắm say, danh từ chỉ sự thanh tân, tươi trẻ (dẫn chứng) -
> Gơị niềm say mê, nồng nàn của nhân vật trữ tình trước mùa xuân, tình yêu.Giọng điệu: nhịp điệu khẩn trương, gấp gáp, sôi nổi đến vồ vập, cuống quýt, có khi khắc khoải; những câu thơ dài, ngắn khác nhau, hiện tượng vắt dòng, biểu hiện nhịp điệu bên trong của cảm xúc, tâm trạng. Có thể nói, ngôn ngữ, giọng điệu của Vội vàng truyền đến người đọc cảm xúc dạt dào, sôi nổi, trẻ trung, thức dậy ở người đọc tình yêu cuộc sống, (dẫn chứng).
Tất cả những phương diện ngôn từ ấy đều đươc̣ dùng thuần thục, tinh vi, chuyển tải được nhuần nhuyễn những tinh ý mãnh liệt và táo bạo của cái “Tôi thi sĩ’. Với Vội vàng, Xuân Diệu đem đến một cách nhìn mới, một lối nói mới. Vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ trong bài thơ mang theo không khísôi sục của “Một thời đại thi ca”.
Câu 13: Quan niêm ̣ của Nguyêñ Công Trứ:
+ Cơ sở quan niệm của Nguyễn Công Trứ: lao động thơ là lao động nghệ thuật nó đòi hỏi công phu, tâm huyết và sự sáng tạo. Sáng tạo sẽ đem đến cái mới, công phu tâm huyết sẽ tạo nên sự hoàn hảo và chiều sâu. Văn chương tồn tại bởi nội dung tư tưởng song tồn tại bằng ngôn từ nghệ thuật. Nếu chất liệu ngôn từ không đươc̣ lựa chọn và gọt giũa, sức biểu đạt của nó kém đi sẽ khiến tư tưởng, tâm huyết của nghệ sĩkhông thể hiện đươc̣ trọn vẹn, tính nghệ thuật của tác phẩm giảm sút, sức hấp dẫn nghệ thuật kém sẽ khiến những giá trị còn lại dù có cũng khó phát huy tác dụng. Thơ ca lại càng đòi hỏi
Trang 70
điều này vì nó có những đặc trưng mang tính loại biệt (trong phạm vi dung lương̣ giới hạn, thơ cần biểu đạt một cách sâu sắc, tinh tế tư tưởng, tinh̀ cảm, khát vọng bằng hình tương̣ nghệ thuật giàu tính thẩm mĩvà có sức mê hoặc mạnh mẽ). "Chuốt lời" vìthế sẽ là sự thể hiện của tài năng, cũng là sự thể hiện trách nhiệm của nhà thơ với thơ và với người đọc.
Quan niêṃ của Tố Hữu:
+ Nội dung quan niệm: "câu thơ" là sản phẩm lao động sáng tạo của nhà thơ, cũng là hình thức tồn tại của những tư tưởng tình cảm mà nhà thơ gửi gắm. "Đọc" là hành động tiếp nhận và thưởng thức của người đọc. "Tinh̀ người" là nội dung tạo nên giá trị đặc trưng của thơ là nội dung tình cảm, cảm xúc của thơ. Từ ý nghiã cụ thể của từ ngữ, có thể hiểu ý kiến của Tố Hữu đề cập đến giá trị của thơ từ góc nhìn của người thưởng thức, tiếp nhận thơ: giá trị của thơ là giá trị của những tư tưởng tình cảm đươc̣ biểu hiện trong thơ. Tình cảm, cảm xúc càng sâu sắc mạnh mẽ, càng lớn lao đẹp đẽ sẽ càng khiến thơ lay động lòng người.
+Cơ sở quan niệm của Tố Hữu: đặc trưng của thơ là thể hiện tư tưởng qua sự rung động của tâm hồn, qua các cung bậc của tinh̀ cảm. Với người làm thơ, bài thơ là phương tiện biểu đạt tình cảm, tư tưởng. Với người đọc thơ, đến với bài thơ là để trải nghiệm một tâm trạng, một cảm xúc và tìm một sự đồng cảm sẻ chia về mặt tình cảm với nhà thơ sẻ chia những điều đang làm mình trăn trở. Vìthế, khi đến với một bài thơ, người đọc chú ý tới tình cảm, cảm xúc chứ ít chú ý tới hinh̀thức biểu đạt cảm xúc ấy (vốn là công việc của nhà nghiên cứu). Tuy nhiên, nói "không thấy câu thơ" không có nghiãlà "câu thơ" không tồn tại mà là "câu thơ" đã đồng nhất với tình người, là nội dung cảm xúc đã lặn vào trong chính cái hình thức biểu đạt và hình thức trở thành dạng tồn tại, hình thức tồn tại của tình cảm.
Đánh giá và đề xuất ý kiến: hai ý kiến không hề mâu thuẫn mà là sự bổ sung để mang đến một nhận thức tương đối toàn diện về thơ. Từ hai ý kiến này có thể xác định: thơ hay là thơ lay động tâm hồn con người bằng cảm xúc, tinh̀ cảm. Song để có thơ hay, nhà thơ bên cạnh sự sâu sắc của tình cảm, sự phong phú của cảm xúc cần nghiêm túc trong lao động nghệ thuật mà trước hết là lựa chọn, chỉnh sửa và sáng tạo trong sử dụng ngôn ngữ.
Phân tích bài thơ:
Nội dung cảm xúc: là sự thể hiện một tinh̀ yêu cuộc sống mãnh liệt. Niềm say mê cuộc sống khiến Xuân Diệu phát hiện ra một thiên đường trên mặt đất một thiên đường tràn đầy xuân sắc và vô cùng hấp dẫn.
Yêu cuộc sống, nhà thơ cũng ý thức sâu sắc về giá trị cuộc sống nên khát khao đảo lộn quy luật cuộc sống, ngăn cản bước đi của thời gian để gìn giữ những vẻ đẹp của sự
Trang 71
sống.Cũng vì niềm say mê với cuộc sống nên nhà thơ mới hốt hoảng lo âu, thậm chí oán giận thời gian trôi chảy vôtình.Tình yêu cuộc sống đã tiếp thêm sức mạnh để nhà thơ không buông trôitheo sự trôi chảy của thời gian, sự phôi pha tàn úa của sự sống mà tăng cường độ sống để sống mạnh mẽ, trọn vẹn và tận độ bằng việc giao cảm và hưởng thụ sự sống.
Hình thức biểu đạt:
Lời thơ là lời nói với rất nhiều dấu hiệu ngữ pháp (sử dụng hư từ, hô ngữ...) và hình thức đối thoại giúp nhà thơ thể hiện trực tiếp con người cá nhân, giọng điệu cá nhân mở đường cho sự thổ lộ giãi bày cảm xúc một cách tự nhiên và nồng nhiệt. Ngôn ngữ rất giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, đặc biệt rất trẻ trung, hiện đại và đầy táo bạo giúp tác giả chuyển tải bức thông điệp tinh thần một cách độc đáo, gây ấn tượng mạnh mẽ.
Câu 16: Ý kiến Hoàng Đức Lương nói về thơ hay.Chỉ thi nhân chứ người binh̀thường chúng ta không nhìn thấy đươc.Cố ̣ gắng lắm mới lơ mơ rằng:
- Câu thơ Hàn Mặc Tử: ảo hóa sông trăng, hư vô mở lối, cõi đau thương giam cầm tật bệnh bỗng sáng hóa thành câu thơ đắm đuối đến ghê người nhưng trang trọng huyền ảo bậc nhất của thơ mới.Lại như mơ màng bay lươṇ đi tìm vẻ đẹp ở mảnh đất thần kinh.Cầu mong đừng ai nhìn ngắm và thưởng thức thấu tận cùng sắc vị của nó, để Đây thôn VĩDạ mãi là vầng sáng thơ ảo huyền sương khói, nguyện cầu và hát ca cho một kiếp đời.
Thich́ một câu thơ mà không hiểu đươc̣ đó là một sở thich́ đau khổ, điều này làm nên thi ca.
Câu 19: Ngoài cái lớn lao cuộc đời thực, thơ là thế giới của ước mơ và mộng tưởng.Thế giới mộng ảo của thơ có sức truyền cảm riêng để người đọc cảm nhận bao la về hôm qua, hôm nay, ngày mai, về cái có thể, cái đang sống và cái mong ước...Đây thôn VĩDạ tìm thấy chữ thơ ở thế giới vườn tinh khôi, sông trăng hư vô mở lối, xiêm áo trắng như tinh của giai nhân cõi thực chính là khát khao tình người tình đời.
Câu 20: Câu này Tố Hữu không nói nhiều về sự bí hiểm của thơ. Chủ yếu bàn về đường biên vô hình tinh tế của thơ (mơ - thực, vô hình - hữu hình, sáng - tối, mờ - rõ, chính xác - mơ hồ khi người ta là thi sĩ).
Câu 21: Dạng đề mở có nhiều cách làm, đây là một phương án :
Đồng ý với ý tưởng cách tân của Lorca, ẩn mình đi để người khác vươṭ lên trong một quy luật vô cùng.Chưa ai chính thức phát ngôn hãy chôn thơ mới để thế hệ sau vươṭ lên .Tuy nhiên, thế hệ Xuân Diệu đã nỗ lực cách tân hết mình cho một thời đại huy hoàng đã nhắn gửi điều đó, và các thi sĩcách tân hàng đầu hôm nay ý thức thơ tiền chiến không hề cản trở mình, hãy vượt lên.Có thể lấy thơ của Thanh Thảo, Bùi Chí Vinh, Nguyễn Quang Thiều, Vi Thùy Linh ...để minh họa cho khát khao đổi mới.
Trang 72
C/ Phần 3: Môṭ vài đề xuất góp ý cho đề thi HSG môn Văn cấp tỉnh năm 2018. 1/ Về nội dung chương trình giới hạn có 17 bài, chúng tôi đề nghị những người ra đề và chọn đề ưu tiên cho các bài trọng tâm hay nhất của chương trinh, ưu ̀tiên cho bài chính thức, phù hơp̣ với học sinh giỏi trên địa bàn toàn tỉnh, cụ thể theo thứ tự như sau: (trọng tâm hay nhất là Thơ mới và truyện, tuy nhiên bài Đời thừa và Đây mùa thu tới không nên ra độc lập mà chỉ có thể kết hợp với Xuân Diệu và Nam cao)
1.1 - Thơ mới (Vội vàng, Đây thôn Vĩ Dạ, Tràng giang, Đây mùa thu tới) 1.2 - Truyện Chí Phèo, Hai đứa trẻ, Chữ người tử tù, Đời thừa
1.3 - Nhật kí trong tù
1.4- Tự tình
1.5 - Hạnh phúc của một tang gia
1.6 - Hầu trời
1.7 - Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
1.8 - Văn học sử: Khái quát văn học hiện đại từ 1900 – 1945
2/ Câu hỏi văn học trong đề thi HSG văn lớp 11, thường là chọn một ý kiến bàn về văn học phải phù hơp, hay, ̣ giỏi mà không quá khó, đánh đố học sinh.Nhận định ấy phải nằm trong các vấn đề cơ bản mà thầy cô đi chuyên đề lần này đã triển khai, để học sinh được sáng tạo trên tinh thần đã làm quen với kiến thức, tránh tình trạng
nhiều trường học sinh không thể làm nổi với yêu cầu quá cao của đề bài. 3/ Tránh hiện tượng trùng lặp câu hỏi văn học và cả NL xã hội của các tỉnh bạn vừa thi xong một vài năm lại đây, dù có thay đổi hoặc sáng tạo vẫn gây cảm giác không hào hứng cho giáo viên và học sinh sau kìthi.
4/ Quá trình chấm thi, cần lưu ý đây là học sinh lớp 11, khoảng cách trình độ so với lớp 12 là khá rõ, nên chăng khi chấm cần linh hoạt, động viên, khuyến khich học ́ sinh, nhất là các vùng sâu vùng xa...không thể đánh giá giống như lớp 12 mọi năm đươc.̣
5/ Những thầy cô đươc̣ làm nhiệm vụ ra đề thi cố gắng sáng tạo nhất, vừa sức và hay nhất để có đề thi lần đầu tiên sau nhiều năm chúng ta mới trở lại HSG Văn lớp 11 gây đươc ̣ tiếng vang tốt cho một chương trình mà rất nhiều thầy cô và các em tâm huyết. Sự kết hợp tìm ra tiếng nói chung ngày càng cao giữa khảo thí và phổ thông là điều mà chúng tôi luôn hướng về, tin tưởng và hi vọng.
Chương 2:
CÁC CHUYÊN ĐỀ ÔN THI HỌC SINH GIỎI ( Phần 2 )
Chuyên đề 1 : NGHI ̣LUẬN XÃ HỘI
Trang 73
I. NGHỊLUẬN XÃ HỘI LÀ GÌ?
- “Nghị luận là một thể loại văn học đặc biệt, dùng lílẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn luận về một vấn đề nào đó (chính trị, xã hội, văn học nghệ thuật, triết học, đạo đức). Vấn đề đươc̣ nêu ra như một câu hỏi cần giải đáp, làm sáng tỏ. Luận là bàn về đúng, sai, phải, trái, khẳng định điều này, bác bỏ điều kia, để người ta nhận ra chân lí, đồng tình với mình, chia sẻ quan điểm và niềm tin của mình. Sức mạnh của văn nghị luận là ở sự sâu sắc của tư tưởng, tình cảm, tính mạch lạc, chặt chẽ của suy nghĩvà trình bày, sự thuyết phục của lập luận. Vận dụng các thao tác như giải thích, phân tích, chứng minh, bác bỏ, so sánh…” (Sách giáo khoa Ngữ Văn 11, tập 2).
- Nghị luận xã hội là những bài văn bàn về những vấn đề diễn ra xung quanh đời sống, xã hội. Đề tài của dạng bài nghị luận xã hội cũng hết sức rộng mở. Nó gồm tất cả những vấn đề về tư tưởng, đạo lí, một lối sống đẹp, một hiện tương̣ tích cực hoặc tiêu cực trong cuộc sống hàng ngày, vấn đề thiên nhiên môi trường, vấn đề hội nhập, toàn cầu hoá…Nghiãlà, ngoài những tác phẩm nghị luận văn học (lấy tác phẩm văn học, nhà văn làm đối tương), ̣ tất cả các dạng văn bản viết khác đều có khả năng đươc̣ xếp vào dạng nghị luận xã hội, chính trị.
II. NHỮNG YÊU CẦU KHI LÀM VĂN NLXH
- Phải đọc kĩđề, phân biệt đươc̣ đề thuộc kiểu (dạng) nào?
- Nắm đươc̣ cấu trúc từng loại, từng dạng để bám vào viết cho đúng.
- Nội dung trọng tâm, lời văn, câu văn, đoạn văn viết phải cô đúc, ngắn gọn. Lập luận phải chặt chẽ, cảm xúc phải trong sáng, lành mạnh.
- Không lấy dẫn chứng chung chung mà phải cótính thực tế và thuyết phục. - Phải đọc kĩđề, gạch chân dưới những từ, cụm từ quan trọng để giải thích và lập luận cho đúng. Những từ, cụm từ này phải thường xuyên đươc̣ nhắc lại trong các luận điểm. - Có năng lực thâu tóm, nắm bắt các vấn đề xã hội xảy ra ngoài cuộc sống… - Mạnh dạn đề xuất quan điểm, cách nghĩcủa bản thân, lập luận sao cho thuyết phục đươc̣ người đọc.
- Biết lật ngươc̣ vấn đề, soi chiếu vấn đề ở nhiều khía cạnh để luận bàn – yêu cầu đòi hỏi bản linh̃ của người viết.
III. PHÂN LOẠI ĐỀ VĂN NGHỊLUẬN XÃ HỘI
Nghị luận xã hội trong nhà trường phổ thông thường có ba dạng đề chính. Tuy nhiên để cụ thể hơn trong việc nhận diện, từ đó có cách làm tương ứng phù hơp, ̣ dựa vào đề thi của các năm, chuyên đề sẽ cụ thể hóa thành các dạng sau:
1. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
2. Nghị luận về một hiện tương̣ đời sống
3. Nghị luận về một vấn đề xã hội đươc̣ đặt ra trong tác phẩm văn học hoặc trong một câu chuyện.
4. Dạng đề nghị luận kết hơp̣ hai mặt tốt - xấu trong một vấn đề
5. Dạng đề nghị luận mang tính chất đối thoại - bộc lộ suy nghĩ, quan điểm bản thân (mang tính đối thoại) về vấn đề đươc̣ đặt ra.
6. Nghị luận về một vấn đề đươc̣ gơị ra từ một hình ảnh/bức tranh.
Việc phân chia chỉ mang tính tương đối, vìtrong thực tế có những đề không rạch ròi, mang tính đánh lừa người viết. Do đó, cần linh hoạt, tỉnh táo để nhận diện chính xác từng dạng, từ đó đề xuất cho mình cách viết phù hơp. ̣
IV. CẤU TRÚC/DÀN Ý GƠỊ Ý
Trang 74
Dạng 1 : NGHI ̣LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÝ
1. Khái niêm: ̣
Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý là bàn về một vấn đề thuộc linh̃ vực tư tưởng, đạo đức, quan điểm nhân sinh (như các vấn đề về nhận thức, về tâm hồn nhân cách, về các quan hệ gia đình, xã hội, cách ứng xử, lối sống của con người trong xã hội…).
Đối với học sinh trong nhà trường phổ thông, do đặc điểm tâm lý, lứa tuổi, tầm nhận thức nên những vấn đề đặt ra để bàn luận không phải là những vấn đề quá phức tạp, lớn lao mà chỉ là những vấn đề đạo đức, tư tưởng, tình cảm gắn liền với cuộc sống hàng ngày như tình cảm quê hương, bạn bè, ý thức trách nhiệm, tinh thần học tập… Những vấn đề này cóthể đươc̣ đặt ra một cách trực tiếp, nhưng thông thường là đươc̣ gơị mở qua một câu danh ngôn, châm ngôn, ngạn ngữ, ca dao hay câu nói của một nhà văn hóa, nhà khoa học, người nổi tiếng…
2. Phân loại:
Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý thường tồn tại ở các dạng:
- Dạng luận bàn về một tính cách hoặc một trạng thái tâm lý
VD:
+ Tự trọng và tự kiêu
+ Luận về sự bình yên.
- Dạng đề đưa ra một hoặc hai nhận định, nhận định ấy cóthể xuất hiện qua một câu nói, một câu thơ/ một lời hát, một châm ngôn, một tục ngữ, ca dao…
VD:
+ Anh/chị nghĩgì về câu nói: “Người chê ta mà chê phải là thầy ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy”. (Tuân Tử) + Cố nhạc sĩTrịnh Công Sơn từng viết: “Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng. Để làm gì, em biết không?. Để gió cuốn đi…”. Suy nghĩcủa anh/chị về lời bài hát.
bạn?”.
Trang 75
+ Anh/chị hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu: “Ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi
+ Có ý kiến cho rằng: “Nếu anh bắn súng lục vào quá khứ, tương lai sẽ bắn anh bằng đại bác”.
Nhưng Tổng Giám độc tập đoàn Coca Cola, Bryan Dion lại khẳng định:
“Bạn chớ để cuộc sống trôi qua kẽ tay vì bạn cứ mãi đắm chìm trong quá khứ hay ảo tưởng về tương lai. Chỉ bằng cách sống cuộc đời mình trong từng khoảnh khắc của nó, bạn sẽ sống trọn vẹn từng ngày của đời mình”
Anh/chị suy nghĩnhư thế nào trước những lời khuyên ấy?
Đối với học sinh chuyên, thì dạng nhận định về hai nhận định là dạng thường đươc̣ đề xuất.
3. Cách làm:
- Trước hết, phần mở bài phải giới thiêụ khái quát tư tưởng, đạo lý cần nghị luận. Nêu ý chính (vấn đề) hoặc câu nói về tư tưởng, đạo lý mà đề bài đưa ra.
- Phần thân bài, có nhiều luận điểm. Tuy nhiên cần đảm bảo:
+ LĐ 1: Giải thích rõ nội dung tư tưởng đạo lý. Bao gồm:
∙ Giải thích các từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm, nghiã đen/nghiã bóng (nếu có) ∙ Rút ra ý nghiã chung của tư tưởng, đạo lý
Thực chất là đi trả lời cho câu hỏi LÀ GÌ?
+ LĐ 2: Phân tích, chứng minh các mặt đúng của tư tưởng, đạo lý. Dùng dẫn chứng để chứng minh. Từ đó, chỉ ra tầm quan trọng, tác dụng của tư tưởng, đạo lý đối với đời sống xã hội. Thực chất là đi trả lời cho câu hỏi TẠI SAO? NHƯ THẾ NÀO?
+ LĐ 3: Bình luận, mở rộng vấn đề, bác bỏ những biểu hiện sai lệch cóliên quan đến tư tưởng, đạo lý vì có những tư tưởng, đạo lý đúng trong thời đại này nhưng hạn chế trong thời đại khác, đúng trong hoàn cảnh này nhưng chưa đúng trong hoàn cảnh khác. Dùng dẫn chứng minh họa. Thực chất của luận điểm này là trả lời một số câu hỏi nhằm lật ngươc̣ vấn đề, nhìn nhận vấn đề trong nhiều chiều, nhiều góc độ, thấu đáo hơn, tránh áp đặt khiên cưỡng (VD, các câu hỏi như: có ngoại lệ hay không? Vấn đề cóthể đúng/sai trong những hoàn cảnh khác nhau như thế nào?...)
+ LĐ 4: Rút ra bài học nhận thức (đúng hay sai?) và hành động (cần làm gì?). Đây là một luận điểm nhỏ nhưng là vấn đề cơ bản của nghị luận xã hội bởi mục đích của việc nghị luận là rút ra những kết luận đúng để thuyết phục người đọc.
- Phần kết bài, liên hệ bản thân, đánh giá chung về vấn đề.
4. Dàn ý gơị ý:
a/MB: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận/trích dẫn nhận định (nếu có)
b/TB:
Luận điểm
Cách làm
1/Giải thích: Nghiã của từ/cụm từ/cả câu (nghiã đen, nghia ̃ hàm ẩn) LÀ
- Dùng các từ gần nghia,̃ cùng trường nghiã để giải thích - Dùng các từ trái nghiã đề giải thích
- Giải thích bằng cách nêu VD
GÌ?
Trang 76
2/Lý giải vấn đề (TẠI SAO?)
- Để ý vào các từ ngữ trong đề bài, đặt câu hỏi (tại sao?) sẽ tìm đươc̣ ý bình luận cho riêng mình.
- Lí giải kết hơp̣ với chứng minh. Lưu ý, nên lấy những dẫn chứng xã hội, người thật việc thật, không nên lấy dẫn chứng xã hội vìdễ rơi vào xa hoặc lạc đề.
3/ Biểu hiên/hi ̣ êṇ trạng: Vấn đề đươc̣ biểu hiện hoặc đang diễn ra như thế nào trong đời sống xã hội?
Đề cập hai phương diện:
- Tích cực: như thế nào?
- Tiêu cực: Tuy nhiên, bên cạnh đó có những biểu hiện, tư tưởng trái ngươc̣ ntn? Phê phán.
4/ Đánh giá, luâṇ bàn vấn đề.
Trả lời một số câu hỏi nhằm lật ngươc̣ vấn đề, nhìn nhận vấn đề trong nhiều chiều, nhiều góc độ, thấu đáo hơn, tránh áp đặt khiên cưỡng (VD, các câu hỏi như: có ngoại lệ hay không? Vấn đề cóthể đúng/sai trong những hoàn cảnh khác nhau như thế nào?...)
Đây là phần thể hiện bản linh, ̃ độ sắc, nhạy của người viết.
5/ Rút ra bài hoc:̣
- BH nhận thức
- BH hành động
Phần này gần với việc đề xuất các giải pháp:
+ Cá nhân (mỗi người tự ý thức ra sao? Tu dưỡng phẩm chất, đạo đức?...)
+ Gia đình?
+ Nhà trường?
+ Xã hội (tuyên truyền, tham gia các hoạt động xã hội…)
Lưu ý: - Dẫn chứng phải thuyết phục, thường là NHÂN VẬT – SỰ KIỆN, không dùng dẫn chứng chung chung.
c/ KB: Khẳng định lại vấn đề
5. Đề và gơị ý giải đề:
Đối với đối tương̣ là học sinh giỏi, xu hướng đề thường ra là lựa chọn một vấn đề đươc̣ gửi gắm qua hai nhâṇ đi ̣nh (hai nhận định này đươc̣ phát biểu dưới dạng một ý kiến, một câu nói, một câu danh ngôn…). Do đó, lưu ý, nếu đề bàn đến hai câu nói (nhận định, ý kiến) hoặc hai vế khác nhau trong một câu nói (dạng này chuyên đề tách thành dạng nghị luận về một vấn đề chứa đựng hai mặt tốt – xấu, sẽ trình bày cấu trúc cụ thể ở phần sau) thì cách làm, phần lớn là: Giải thích, phân tích, bình luận từng ý kiến cho rõ ràng. Đọc qua nghe chừng hai ý kiến rất mâu thuẫn nhau nhưng thực chất lại có mối quan hệ nhất định với nhau. Mối quan hệ đó, có thể là bổ sung ý kiến cho nhau, cũng cóthể hoàn toàn đối lập nhau. Nhưng phần lớn là bổ sung, làm rõ thêm cho cùng một vấn đề. Do đó, tùy vào đề bài, người viết cần linh hoạt và lựa chọn lối đi cho mình sao cho phù hơp. ̣ Hoặc đồng tình với cả hai ý kiến, hoặc đứng hẳn về một ý kiến hoặc lấy phần đúng trong mỗi ý kiến đề đề xuất cách hiểu đúng đắn.
Đề 1: Ngạn ngữ có câu:
“Cuộc đời ngắn ngủi không cho phép ta ước vọng quá nhiều”.
Thế nhưng nhà văn Nga M.Prisvin lại cho rằng:
“Phải ước mơ nhiều hơn nữa, phải ước mơ tha thiết hơn nữa để biến tương lai thành hiện tại”. Hãy trình bày suy nghĩcủa anh/chị về hai câu nói trên.
Gơị ý giải đề
- Giải thích:
+ Ý kiến 1: “Cuộc đời ngắn ngủi” đươc hiểu ̣ là thời gian dành cho mỗi con người luôn có hạn,
Trang 77
không ai sống mãi đươc̣ cùng với thời gian.
-> Câu ngạn ngữ đưa ra lời khuyên: Cuộc sống luôn có những giới hạn, con người sẽ không đủ thời gian để thực hiện ước mơ, vì vậy không nên quá tham vọng, mơ ước những điều viển vông.
+ Ý kiến 2: “Biến tương lai thành hiện thức”, biến những điều con người mơ ước, những điều chưa cótrong hiện thực thành những thứ cóthực.
-> Câu nói khuyên con người, phải có những ước mơ lớn lao, như vậy mới biến tương lai thành sự thật.
=> Hai ý kiến đưa ra hai quan điểm tưởng như đối lập nhưng thực chất là bổ sung cho nhau, thể hiện tọn vẹn hai mặt của một vấn đề. Con người phải viết vươn cao,vươn xa nhưng đồng thời cũng phải tỉnh táo lựa chọn cho mình những điều phù hơp, ̣ không chạy theo những giá trị phù du, viển vông, vô nghia.̃
- Phân tích, chứng minh (tính đúng đắn hoặc sai lầm hoặc vừa đúng vưà sai) của ý kiến bằng việc bày tỏ sự đồng tình (hoặc phản đối hoặc vừa đồng tình vừa phản đối) đối với ý kiến: + Ước mơ và khát vọng sống làm nên vẻ đẹp cuộc sống: ước mơ là một trong những thước đo tầm vóc của con người, những người có ước mơ càng đẹp thì càng có khả năng tiến xa trong cuộc sống; người có ước mơ, hoài bão mới có động cơ, phương hướng tìm tòi, tự học và sáng tạo; khi sống và làm việc đề thực hiện ước mơ con người sẽ có niềm vui, niềm hạnh phúc, sẽ tìm thấy ý nghia,̃ giá trị của sự sống, con người sẽ cảm thấy cuộc sống không trôi đi một cách vô nghia,̃lãng phí…
+ Ước mơ không đồng nghiã với việc chạy theo những điều viển vông, phi thực tế: không nên ước mơ xa vời mà phải thiết thực vì cuộc sống là hữu hạn, con người không bao giờ đủ khả năng và thời gian để làm tất cả mọi việc; Cuộc đời đươc̣ tạo nên từ những điều bình dị, do đó không nên chạy theo những ước mơ viễn vông mà đánh mất đi chân giá trị của cuộc ống; Đôi khi cần phải biết bằng lòng với những gìmình đang có, bằng lòng với cuộc sống con người sẽ cảm thấy thanh thản hơn, bình yên hơn.
=> Phải biết cân bằng giữa ước mơ và thực tại, ước mơ bắt nguồn từ cuốc sống. Phải theo đuổi ước mơ nhưng đừng mơ một cách hão huyền.
- Bàn luận, mở rộng:
+ Phê phán hai hiện tương̣ ”
++ Những người sống không có hoài bão, không biết vươn lên để tạo ra một tương lai tốt đẹp. Cuộc sống của những con người này sẽ mãi trìtrệ, dậm chân tại chỗ.
++ Ngươc̣ lại, có những kẻ quá tham vọng, ước mơ viễn vông mà chạy theo các giá trị phù du để rồi đánh mất mình
(Cóthể dùng các dẫn chứng sau để chứng minh:
- Đặng Lê Nguyên Vũ – ông chủ hãng cà phê Trung Nguyên, chứng kiến cảnh cha bị bệnh nặng, chỉ cần 2 triệu để cóthể chạy chữa bệnh cho cha, vậy mà vay mươṇ cả đại gia đình cuãng không đủ, cậu con trai 16 tuổi đã thề với lòng: “Một ngày nào đó mình sẽ thay đổi cuộc sống của cả đại gia đình này”. Sau này, cậu bé ngày nào đã khời nghiệp bằng căn nhà thuê chỉ vài mét vuông để xay cà phê, đạp xe hàng cây số để giao hàng… lại trở thành ông chủ tập đoàn sản xuất cà phê lớn nhất Việt Nam
- Walt Disney – giám đốc hãng phim truyền hình lớn nhất thế giới. Sinh ra trong một gia đình nghèo khó, mê vẽ. Vì không cótiền nên đã dùng than để vẽ lên giấy vệ sinh. Sau này đã trở thành cái tên đình đám trong giới phim và các hãng truyền thông).
- Rút ra bài học
Trang 78
Đề 2: Có ý kiến cho rằng: “Sống là không chờ đợi, bởi vậy, để không lãng phí thời gian, con người cần phải làm việc và nỗ lực hết mình”.
Lại cũng có ý kiến cho rằng: “Để cuộc đời trở nên có ý nghĩa, con người cần phải sống chậm lại, tận hưởng những vẻ đẹp cuộc sống”.
Anh/chị đồng tình với quan điểm nào? Viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩcủa anh chị về hai ý kiến trên.
Dạng 2 : NGHI ̣LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯƠNG̣ ĐỜI SỐNG
1. Khái niêm: ̣
Là bàn về một hiện tương̣ đang diễn ra trong thực tế đời sống xã hội, mang tính chất thời sự, thu hút sự quan tâm của nhiều người (như ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông, bạo hành gia đình, bệnh vô cảm…). Đó cóthể là hiện tương̣ tốt hoặc xấu, đáng khen hoặc đáng chê. 2. Cách làm:
Để làm đươc kiểu ̣ bài này HS cần phải hiểu hiện tương̣ đời sống đươc đưa ra nghị luận, c ̣ óthể có ý nghia t ̃ích cực cũng cóthể là tiêu cực, có hiện tương̣ vừa tích cực vừa tiêu cực… Do vậy, cần căn cứ vào yêu cầu cụ thể của đề để gia giảm liều lương̣ cho hơp̣ lí, tránh làm bài chung chung, không phân biệt đươc̣ mặt tích cực hay tiêu cực.
Các nội dung chính:
- Mở bài: Giới thiệu hiện tương̣ đời sống cần nghị luận.
- Thân bài:
+ LĐ1: Giải thích sơ lươc̣ hiện tương̣ đời sống,làm rõ những từ ngữ, hình ảnh, khái niệm có trong đề bài (nếu có).
+ LĐ2: Nêu rõ thực trạng, biểu hiện và ảnh hưởng của hiện tương̣ đời sống (thực tế vấn đề đang diễn ra như thế nào?có ảnh hưởng ra sao đối với đời sống? thái độ của xã hội đối với vấn đề như thế nào?). Chú ý liên hẹ thực tế địa phương để đưa ra những dẫn chứng sắc bén, thuyết phục. Từ đó, làm nổi bật tính cấp thiết phải giải quyết vấn đề.
+ LĐ3: Chỉ ra nguyên nhân dẫn đến hiện tương̣ (nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan, nguyên nhân do thiên nhiên, do con người…).
+ LĐ4: Đề xuất giải pháp để giải quyết hiện tương̣ (chú ý, nguyên nhân nào thì giải pháp đó). Cần chỉ rõ những việc cần làm, cách thức thực hiện, đòi hỏi phải phối hơp̣ với những lực lương̣ nào?
+ LĐ5: Rút ra 2 bài học: nhận thức và hành động (Nhận thức về vấn đề như thế nào? Đúng hay sai? Cần phải làm gì?).
- Kết bài: Cần khái quát lại vấn đề đang nghị luận, bày tỏ thái độ của bản thân về hiên tương̣ đời sống.
3. Cấu trúc bài làm:
HIỆN TƯƠNG̣ XẤU
HIỆN TƯƠNG̣ TỐT
MỞ BÀI
Nêu vấn đề
Nêu vấn đề
THÂN
BÀI
1. Giải thích hiêṇ tương̣
1. Giải thích hiêṇ tương̣
2. Nêu biểu hiên,̣ thực trạng (diễn ra như thế nào? ở đâu?)
2. Nêu biểu hiêṇ (mô tả lại hiện tương) ̣
3. Nguyên nhân (tại sao?)
3. Nguyên nhân (tại sao?)
Trang 79
4. Tác hại (tác động tiêu cực gì? Chi phối như thế nào đến con người, xã hội…)
4. Tác dung, ̣ ý nghĩa HT
5. Luâṇ bàn (nhìn nhận của xã hội về vấn đề đó như thế nào? Soi vấn đề ở nhiều góc nhìn, nhìn vấn đề ở tính biện chứng – lịch sử?...)
5. Luâṇ bàn: Phê phán hiện tương̣ trái ngươc̣
6. Giải pháp (cá nhân?, gia đình, nhà trường, xã hội)
6. Biêṇ pháp nhân rông̣ HT
7. Rút ra bài hoc:̣
- BH nhận thức
- BH hành động
7. Rút ra bài hoc:̣
- BH nhận thức
- BH hành động
KẾT
BÀI
Đánh giá chung về hiện tương̣
Đánh giá chung về hiện tương̣
5. Áp dung̣ đề:
Đề: Trong một bài viết trên báo, có một bạn trẻ tâm sự:
"Tôi ưa nói, ưa tranh luận, nhưng khi tôi 17 tuổi nếu tôi giơ tay phát biểu trước lớp về một vấn đề không đồng ý với quan điểm của thầy cô, tôi bị dòm ngó, tẩy chay, cười mỉa... Hình như ở Việt Nam, người ta rất khó chấp nhận chuyện người nhỏ hơn mình "sửa sai" hay tranh luận thẳng thắn với người lớn".
(Đặng Anh, Sống đúng là chính mình, tuoitre.vn, ngày 9/9/2013).
Từ góc độ của một người trẻ, anh/chị hãy viết bài văn ngắn khoảng 600 từ cho biết suy nghĩ của mình về ý kiến trên.
Gợi ý làm bài:
I. Mở bài: Dẫn dắt 🡪Giới thiệu hiện tương̣ cần bàn.
II. Thân bài:
1. Nêu bản chất của hiêṇ tương̣ - giải thích hiêṇ tương̣
- Ý kiến trên nêu lên một thực tế khá phổ biến trong xã hội Việt Nam: những người trẻ tuổi có tư duy độc lập, khi vươṭ qua rào cản tuổi tác có chủ kiến cá nhân thường phải đối mặt với cái nhìn và đánh giá mang tính định kiến của cộng đồng xã hội.
- Từ đấy, chính bản thân người trẻ cũng dễ mang tâm lí kém tự tin, luôn cóthái độ rụt rè, thụ động khi bộc lộ chủ kiến, thậm chíkhông bao giờ nói ra suy nghĩcủa mình trước đám đông
2. Thực trạng.
- Hiện tương̣ đươc̣ đề cập là hiện tương̣ khá phổ biến trong trường học của Việt Nam. Với lối giảng dạy truyền thống và nếp sống của cộng đồng, học sinh của nước ta khá thụ động trong
Trang 80