🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Tài Liệu Bồi Dưỡng Giáo Viên Sử Dụng Sách Giáo Khoa Môn Toán Lớp 4 Bộ Sách Chân Trời Sáng Tạo
Ebooks
Nhóm Zalo
KHÚC THÀNH CHÍNH
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA môn
BỘ SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO (Tài liệu lưu hành nội bộ)
LỚP 4
NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM
KHÚC THÀNH CHÍNH
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA môn
BỘ SÁCH CHÂNTRỜI SÁNGTẠO (Tài liệu lưu hành nội bộ)
LỚP 4
NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM
2
Mục lục
Phần thứ nhất: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG...........................................................................................3 1. Khái quát về chương trình môn học ........................................................................................3 2. Giới thiệu chung về sách giáo khoa Toán 4 ..........................................................................8
2.1. Quan điểm tiếp cận, biên soạn .........................................................................................8 2.2. Cấu trúc sách và cấu trúc bài học .....................................................................................9 2.3. Cấu trúc bài học và sự phát triển hai nhánh
Kiến thức, kĩ năng – Phẩm chất, năng lực ...................................................................11 2.4. Một số trang sách giáo khoa minh hoạ .......................................................................12 2.5. Khung kế hoạch dạy học gợi ý của nhóm tác giả ....................................................17
3. Phương pháp dạy học / tổ chức hoạt động ........................................................................19 3.1. Định hướng, yêu cầu cơ bản chung về đổi mới phương pháp dạy học .........19 3.2. Hướng dẫn, gợi ý phương pháp, cách thức tổ chức dạy học / hoạt động .....20 3.3. Hướng dẫn quy trình dạy học một số dạng bài / hoạt động điển hình ..........22
4. Hướng dẫn kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ................................................................25 4.1. Đánh giá theo định hướng tiếp cận phẩm chất, năng lực ...................................25 4.2. Đề kiểm tra minh hoạ .........................................................................................................28
5. Giới thiệu tài liệu bổ trợ, nguồn tài nguyên, học liệu điện tử, thiết bị giáo dục ..........29 5.1. Giới thiệu, hướng dẫn sử dụng sách giáo viên..........................................................29 5.2. Giới thiệu, hướng dẫn sử dụng sách bổ trợ, sách tham khảo ..............................30 5.3. Giới thiệu, hướng dẫn sử dụng, khai thác nguồn tài nguyên,
học liệu điện tử, thiết bị dạy học ....................................................................................31
Phần thứ hai: HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY ...............................................36 1. Quy trình thiết kế kế hoạch bài dạy .......................................................................................36 2. Bài soạn minh hoạ ..........................................................................................................................38
3
Phần thứ nhất – NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. KHÁI QUÁT VỀ CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC
Chương trình môn Toán quán triệt các quy định cơ bản được nêu trong chương trình tổng thể; kế thừa và phát huy ưu điểm của chương trình hiện hành và các chương trình trước đó; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm xây dựng chương trình môn học của các nước tiên tiến trên thế giới, tiếp cận những thành tựu của khoa học giáo dục, có tính đến điều kiện kinh tế và xã hội Việt Nam.
1.1. Chương trình môn Toán bậc Tiểu học bao gồm hai nhánh, một nhánh đề cập tới sự phát triển các mạch nội dung kiến thức cốt lõi; một nhánh mô tả sự phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh (HS).
Hai nhánh liên kết chặt chẽ, phát triển song song theo định hướng tích hợp nhằm đào tạo một lớp người năng động, sáng tạo phù hợp giai đoạn Cách mạng Công nghiệp 4.0.
1.2. Nội dung môn Toán bậc Tiểu học được tích hợp xoay quanh ba mạch kiến thức: Số và Phép tính, Hình học và Đo lường, Một số yếu tố Thống kê và Xác suất. Hoạt động thực hành và trải nghiệm được xuyên suốt trong quá trình học tập. – Hình học và Đo lường chung trong một mạch kiến thức tạo thuận lợi cho việc tích hợp khi tiếp cận các nội dung bao gồm cả hình học và đo lường.
– Giải toán không được xem là một mạch kiến thức. Giải toán là một bộ phận của giải quyết vấn đề.
– Một số yếu tố Xác suất là nội dung mới so với các chương trình trước đây. – Thực hành và trải nghiệm tạo cơ hội để HS vận dụng các kiến thức, kĩ năng giải quyết các vấn đề đơn giản của cuộc sống, góp phần chuyển từ giáo dục truyền thụ kiến thức sang giáo dục phát triển toàn diện.
1.3. Các phẩm chất chủ yếu theo các mức độ phù hợp với cấp học được quy định tại chương trình tổng thể: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
1.4. Các năng lực đặc thù
Môn Toán góp phần hình thành và phát triển cho HS năng lực toán học bao gồm các thành phần cốt lõi: năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hoá toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
Năng lực tư duy và lập luận toán học
– Thực hiện được các thao tác tư duy (ở mức độ đơn giản), đặc biệt biết quan sát, tìm kiếm sự tương đồng và khác biệt trong những tình huống quen thuộc và mô tả được kết quả của việc quan sát.
4 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Toán lớp 4
– Nêu được chứng cứ, lí lẽ và biết lập luận hợp lí trước khi kết luận.
– Nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề. Bước đầu chỉ ra được chứng cứ và lập luận có cơ sở, có lí lẽ trước khi kết luận.
Năng lực mô hình hoá toán học
– Lựa chọn được các phép toán, công thức số học, sơ đồ, bảng biểu, hình vẽ để trình bày, diễn đạt (nói hoặc viết) được các nội dung, ý tưởng của tình huống xuất hiện trong bài toán thực tiễn đơn giản.
– Giải quyết được những bài toán xuất hiện từ sự lựa chọn trên.
– Nêu được câu trả lời cho tình huống xuất hiện trong bài toán thực tiễn. Năng lực giải quyết vấn đề toán học
– Nhận biết được vấn đề cần giải quyết và nêu được thành câu hỏi.
– Nêu được cách thức giải quyết vấn đề.
– Thực hiện và trình bày được cách thức giải quyết vấn đề ở mức độ đơn giản. – Kiểm tra được giải pháp đã thực hiện.
Năng lực giao tiếp toán học
– Nghe hiểu, đọc hiểu và ghi chép (tóm tắt) được các thông tin toán học trọng tâm trong nội dung văn bản hay do người khác thông báo (ở mức độ đơn giản), từ đó nhận biết được vấn đề cần giải quyết.
– Trình bày, diễn đạt (nói hoặc viết) được các nội dung, ý tưởng, giải pháp toán học trong sự tương tác với người khác (chưa yêu cầu phải diễn đạt đầy đủ, chính xác). Nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề.
– Sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường, động tác hình thể để biểu đạt các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản.
– Thể hiện được sự tự tin khi trả lời câu hỏi, khi trình bày, thảo luận các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản.
Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán
– Nhận biết được tên gọi, tác dụng, quy cách sử dụng, cách thức bảo quản các công cụ, phương tiện học toán đơn giản (que tính, thẻ số, thước, com-pa, ê-ke, các mô hình hình phẳng và hình khối quen thuộc, …).
– Sử dụng được các công cụ, phương tiện học toán để thực hiện những nhiệm vụ học tập toán đơn giản.
– Làm quen với máy tính cầm tay, phương tiện công nghệ thông tin hỗ trợ học tập. – Bước đầu nhận biết một số ưu điểm, hạn chế của những công cụ, phương tiện hỗ trợ để có cách sử dụng hợp lí.
1.5. Nội dung và các yêu cầu cần đạt về môn Toán ở lớp 4
SỐ VÀ PHÉP TÍNH
– Số và cấu tạo thập phân của một số
• Đọc, viết được các số có nhiều chữ số (đến lớp triệu).
5
• Nhận biết được cấu tạo thập phân của một số và giá trị theo vị trí của từng chữ số trong mỗi số.
• Nhận biết được số chăn, số lẻ.
• Làm quen với dãy số tự nhiên và đặc điểm của dãy số tự nhiên.
– So sánh các số
• Nhận biết được cách so sánh hai số trong phạm vi lớp triệu.
• Thực hiện được việc sắp xếp các số theo thứ tự (từ bé đến lớn hoặc từ lớn đến bé) trong một nhóm có không quá 4 số (trong phạm vi lớp triệu).
– Làm tròn số
Làm tròn được số đến tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, tròn mười nghìn, tròn trăm nghìn. – Phép cộng, phép trừ
• Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có nhiều chữ số (có nhớ không quá ba lượt và không liên tiếp).
• Vận dụng được tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép cộng và quan hệ giữa phép cộng và phép trừ trong thực hành tính toán.
– Phép nhân, phép chia
• Tính được số trung bình cộng của hai hay nhiều số.
• Thực hiện được phép nhân với số có không quá hai chữ số.
• Thực hiện được phép chia cho số có không quá hai chữ số.
• Thực hiện được phép nhân với 10; 100; 1 000; … và phép chia cho 10; 100; 1 000; … • Vận dụng được tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép nhân và mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia trong thực hành tính toán.
– Tính nhẩm
• Vận dụng được tính chất của phép tính để tính nhẩm và tính bằng cách thuận tiện nhất. • Ước lượng được trong những tính toán đơn giản.
– Biểu thức số và biểu thức chữ
• Làm quen với biểu thức chứa một, hai, ba chữ và tính được giá trị của biểu thức chứa một, hai hoặc ba chữ (trường hợp đơn giản).
• Vận dụng được tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng trong tính giá trị của biểu thức.
– Thực hành giải quyết vấn đề liên quan đến các phép tính đã học
Giải quyết một số vấn đề gắn với việc giải các bài toán có đến hai hoặc ba bước tính (trong phạm vi các số và phép tính đã học) liên quan đến thành phần và kết quả của phép tính; liên quan đến các mối quan hệ so sánh trực tiếp hoặc các mối quan hệ phụ thuộc trực tiếp và đơn giản (ví dụ: bài toán liên quan đến tìm số trung bình cộng của hai số; tìm hai số
khi biết tổng và hiệu của hai số đó; bài toán liên quan đến rut về đơn vị).
6 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Toán lớp 4
PHÂN SỐ
– Khái niệm ban đầu về phân số
• Nhận biết được khái niệm ban đầu về phân số; tử số, mâu số.
• Đọc, viết được các phân số.
– Tính chất cơ bản của phân số
• Nhận biết được tính chất cơ bản của phân số.
• Thực hiện được việc rut gọn phân số trong những trường hợp đơn giản. • Thực hiện được việc quy đồng mâu số hai phân số trong những trường hợp có một mâu số chia hết cho mâu số còn lại.
– So sánh phân số
• So sánh và sắp xếp thứ tự các phân số trong các trường hợp sau: các phân số có cùng mâu số; có một mâu số chia hết cho các mâu số còn lại.
• Xác định được phân số lớn nhất, bé nhất (trong một nhóm không quá 4 phân số) trong những trường hợp đơn giản sau: các phân số có cùng mâu số; có một mâu số chia hết cho các mâu số còn lại.
CAC PHÉP TÍNH VƠI PHÂN SỐ
– Các phép tính cộng, trừ, nhân, chia
• Thực hiện được phép cộng, phép trừ phân số trong các trường hợp sau: các phân số có cùng mâu số; có một mâu số chia hết cho các mâu số còn lại.
• Thực hiện được phép nhân, phép chia hai phân số.
• Giải quyết được một số vấn đề gắn với việc giải các bài toán (có đến hai hoặc ba bước tính) liên quan đến 4 phép tính với phân số (ví dụ: bài toán liên quan đến tìm phân số của một số).
HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG
Hình phẳng và hình khối
– Quan sát, nhận biết, mô tả hình dạng và đực điểm của một số hình phẳng đơn giản • Nhận biết được góc nhọn, góc tù, góc bet.
• Nhận biết được hai đường thẳng góc vuông, hai đường thẳng song song. • Nhận biết được hình bình hành, hình thoi.
– Thực hành đo, vẽ, lắp ghép, tạo hình gắn với một số hình phẳng và hình khối đã học • Thực hiện được việc vẽ đường thẳng vuông góc, đường thẳng song song bằng thước thẳng và ê-ke.
• Thực hiện được việc đo, vẽ, lắp ghép, tạo lập một số hình phẳng và hình khối đã học. • Giải quyết được một số vấn đề liên quan đến đo góc, vẽ hình, lắp ghép, tạo lập hình gắn với một số hình phẳng và hình khối đã học.
7
Đo lường
– Biểu tượng về đại lượng và đơn vị đo đại lượng
• Nhận biết được các đơn vị đo khối lượng: yến, tạ, tấn và quan hệ giữa các đơn vị đó với ki-lô-gam.
• Nhận biết được các đơn vị đo diện tích: đề-xi-mét vuông (dm2), mét vuông (m2), mi-li-mét vuông (mm2) và quan hệ giữa các đơn vị đó.
• Nhận biết được đơn vị đo thời gian: giây, thế kỉ và quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian đã học.
• Nhận biết được đơn vị đo góc: độ (o).
– Thực hành đo đại lượng
• Sử dụng được một số dụng cụ thông dụng để thực hành cân, đo, đong, đếm, xem thời gian với các đơn vị đo đã học.
• Sử dụng được thước đo góc để đo các góc 60o; 90o; 120o; 180o.
– Tính toán và ước lượng với các số đo đại lượng
• Thực hiện được việc chuyển đổi và tính toán với các số đo độ dài (mm, cm, dm, m, km); diện tích (mm2, cm2, dm2, m2); khối lượng (g, kg, yến, tạ, tấn); dung tích (ml, l); thời gian (giây, phut, giờ, ngày, tuần lễ, tháng, năm, thế kỉ); tiền việt Nam đã học.
• Thực hiện được việc ước lượng các kết quả đo lường trong một số trường hợp đơn giản (ví dụ: con bò cân nặng khoảng 3 tạ, …).
• Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến độ dài, diện tích, khối lượng, dung tích, thời gian, tiền Việt nam.
MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ XAC SUẤT
Một số yếu tố thống kê
– Thu thập, phân loại, sắp xếp các số liệu
• Nhận biết được về dãy số liệu thống kê.
• Nhận biết được cách sắp xếp dãy số liệu thống kê theo các tiêu chí cho trước. – Đọc, mô tả biểu đồ cột. Biểu diễn số liệu vào biểu đồ cột
• Đọc và mô tả được các số liệu ở dạng biểu đồ cột.
• Sắp xếp được số liệu vào biểu đồ cột (không yêu cầu học sinh vẽ biểu đồ). – Hình thành và giải quyết vấn đề đơn giản xuất hiện từ các số liệu và biểu đồ cột đã có. • Nêu được một số nhận xét đơn giản từ biểu đồ cột.
• Tính được giá trị trung bình của các số liệu trong bảng hay biểu đồ cột. • Làm quen với việc phát hiện vấn đề hoặc quy luật đơn giản dựa trên quan sát các số liệu từ biểu đồ cột.
• Giải quyết được những vấn đề đơn giản liên quan đến các số liệu thu được từ biểu đồ cột.
8 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Toán lớp 4
Một số yếu tố xác suất
– Kiểm đếm số lần lặp lại của một khả năng xảy ra nhiều lần của một sự kiện – Kiểm đếm được số lần lặp lại của một khả năng xảy ra (nhiều lần) của một sự kiện khi thực hiện (nhiều lần) thí nghiệm, trò chơi đơn giản (ví dụ: tung đồng xu, lấy bóng từ hộp kín, …)
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM
– Hoạt động 1: Vận dụng các kiến thức toán học vào thực tiễn và các chủ đề liên môn: diễn ra trong toàn bộ quá trình học toán.
– Hoạt động 2: Tổ chức hoạt động ngoài giờ chính khoá.
1.6. Thời lượng thực hiện chương trình
– Lớp 4: 175 tiết (5 tiết/1 tuần; Học kì 1: 18 tuần; Học kì 2: 17 tuần).
– Thời lượng dành cho các nội dung giáo dục.
Số và Phép tính: 75%; Thống kê và Xác suất: 4%; Hình học và Đo lường: 16%; Thực hành và Trải nghiệm: 5%.
1.7. Phương pháp dạy học
– Phù hợp với tiến trình nhận thức của HS.
– Lấy hoạt động học tập làm trung tâm.
– Kết hợp sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực và các phương pháp, kĩ thuật dạy học truyền thống.
– Sử dụng hiệu quả các phương tiện, thiết bị dạy học.
1.8. Đánh giá kết quả giáo dục
– Kết hợp nhiều hình thức đánh giá, nhiều phương pháp đánh giá.
– Đánh giá năng lực HS.
2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SÁCH GIÁO KHOA (SGK) TOÁN 4 2.1. Quan điểm tiếp cận, biên soạn
a) Bộ sách tiếp cận người học theo “cách học sinh học toán”
– Phù hợp với quá trình nhận thức: Trực quan sinh động – Tư duy trừu tượng – Thực tiễn. – Phù hợp với đặc điểm tâm lí của HS Tiểu học:
• Hình thức thể hiện: màu sắc, hình ảnh gần gũi với HS, các tình huống được chuyển tải khéo léo bằng hình ảnh dễ dàng lôi cuốn HS vào hoạt động học tập. • HS Tiểu học tiếp nhận kiến thức theo cách “mưa dầm thấm đất”, bộ sách giáo khoa (SGK) chủ trương giới thiệu các nội dung toán theo cách thức “lát nền”, nghĩa là các kiến thức, kĩ năng bộ phận thường được giới thiệu sớm (trước khi chính thức giới thiệu nội dung chính) nhằm mục đích:
+ Tạo điều kiện để các kiến thức, kĩ năng được lặp lại nhiều lần.
+ Tạo nhiều cơ hội để HS làm quen và thực hành, hình thành các ý tưởng. Khi chính thức học nội dung đó, các ý tưởng sẽ được kết nối một cách hoàn chỉnh. Luc này bài học mang tính hệ thống và hoàn thiện các kiến thức, kĩ năng đã học.
9
b) Quán triệt tinh thần “toán học cho mọi người”
Mỗi bài học ưu tiên để học sinh tiếp cận, tìm tòi, khám phá, không áp đặt khiên cưỡng. SGK cung cấp các giải pháp khác nhau, HS có thể lựa chọn giải pháp phù hợp với sở thích, năng lực để thực hiện nhiệm vụ học tập.
c) Chú trọng việc trả lời câu hỏi “Học toán để làm gì?”
Các hoạt động trong bài học tập trung vào việc hiểu được tại sao làm như vậy, không chỉ dừng lại ở việc tính toán. Học toán để giải quyết các vấn đề đơn giản của thực tế cuộc sống. Học toán để biết yêu thương, chia sẻ.
2.2. Cấu trúc sách và cấu trúc bài học
a) Cấu trúc SGK Toán 4
Toán 4 gồm hai tập (2 học kì):
Tập 1 (96 trang) gồm hai chương (chủ đề) tiến hành trong 18 tuần;
Tập 2 (88 trang) gồm hai chương (chủ đề) tiến hành trong 17 tuần.
Mỗi tập sách gồm Hướng dẫn sử dụng sách, Lời nói đầu, Mục lục và các Bài học. Cuối sách có Bản đồ Việt Nam; Một số hình mẫu để xếp hoặc vẽ trang trí; Bảng thuật ngữ; Nguồn tri thức.
b) Các loại bài trong SGK Toán 4
Nội dung, kiến thức cốt lõi
Phẩm chất Năng lực
LOẠI BÀI
SGK
Tích hợp
3 mạch kiến thức Các môn học khác
1. Yêu nước 2. Nhân ái
3. Chăm chỉ 4. Trung thực 5. Trách nhiệm
1. TD – LL 2. MHH
3. GQVĐ 4. GT
5. CC
Bài mới (bao gồm cả thực hành, luyện tập)
Ôn tập và hệ thống hoá kiến thức – Em làm được những gì? – Thực hành và trải nghiệm – Ôn tập
TD – LL: Tư duy và lập luận toán học MHH: Mô hình hoá toán học
GQVĐ: Giải quyết vấn đề toán học GT: Giao tiếp toán học
CC: Sử dụng công cụ, phương tiện học toán
10 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Toán lớp 4
c) Cấu trúc bài học
– Mỗi bài học có thể thực hiện trong 1, 2 hay nhiều tiết tạo điều kiện cho GV chủ động, linh hoạt sắp xếp thời gian phù hợp với HS của lớp mình.
– Mỗi bài học thường gồm các phần:
• Khởi động
Giới thiệu tình huống thực tế hay một vấn đề được đặt ra dân tới nội dung bài học. • Cùng học
Cùng học được mặc định trên nền màu hoặc có tranh vẽ chuyển tải nội dung. HS cùng nhau tìm phương án giải quyết dưới sự hướng dân, gợi ý của GV. Qua đó HS khám phá và hình thành kiến thức mới.
• Thực hành được kí hiệu bởi hình tam giác màu xanh.
Thông qua các hoạt động, vân cùng với sự hỗ trợ của GV, giup HS hiểu rõ hơn về bài mới cũng như hiểu thêm những liên hệ với kiến thức cũ.
• Luyện tập được kí hiệu bởi hình tròn màu đỏ, giup HS rèn luyện các kiến thức, kĩ năng đã học và vận dụng để giải quyết các vấn đề đơn giản trong cuộc sống.
Ngoài ra còn các phần Vui học, Thử thách, Khám phá, Đất nước em, Hoạt động thực tế có các biểu tượng kèm theo. Nội dung ở các phần này thường mang tính vận dụng nâng cao. Vui học: hướng dân sử dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để thực hiện các hoạt động vui chơi đơn giản nhằm tạo niềm vui và kích thích học tập.
Thử thách: các hoạt động thử thách trí thông minh, giup HS rèn luyện tư duy, phát triển năng lực toán học.
Khám phá: tổ chức các hoạt động gợi mở những vấn đề mới liên quan đến kiến thức vừa học nhằm tạo hứng khởi và kích thích niềm say mê học toán.
11
Đất nước em: tích hợp nội dung giáo dục của địa phương, giới thiệu cho HS tìm hiểu về một số địa danh và những giá trị lịch sử – văn hoá, bước đầu giup các em biết quan tâm và yêu mến quê hương đất nước.
Hoạt động thực tế: tạo điều kiện để phụ huynh kết nối việc học tập của HS ở trường và ở nhà, giup cha me hiểu thêm về con em.
Thỉnh thoảng, trong SGK, HS sẽ gặp bạn ong vui vẻ nêu hướng dân, gợi ý hoặc làm mâu trong một số tình huống cụ thể.
– Cấu truc của bài học phù hợp với Thông tư 2345/BGDĐT-GDTH về hướng dân xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường cấp Tiểu học. Cấu truc này thuận lợi cho GV tiến hành bài học, phù hợp với việc sử dụng các phương pháp dạy học tiên tiến.
2.3. Cấu trúc bài học và sự phát triển hai nhánh Kiến thức, kĩ năng – Phẩm chất, năng lực
– Mỗi đơn vị kiến thức đều được hình thành qua việc sử dụng các phẩm chất và năng lực đặc thù, ngược lại quá trình vận dụng kiến thức, kĩ năng đòi hỏi khả năng tổng hợp các phẩm chất và năng lực.
Như vậy, hai nhánh Kiến thức – Kĩ năng và Phẩm chất – Năng lực được phát triển song song, hỗ trợ lân nhau trong tiến trình của bài học theo định hướng tích hợp.
Dạng Bài mới
KHỞI ĐỘNG CÙNG HỌC THỰC HÀNH LUYỆN TẬP Mở rộng, nâng cao
KHỞI ĐỘNG CÙNG HỌC THỰC HÀNH LUYỆN TẬP Mở rnâng
Tình huống Vấn đề
Sử dụng
năng lực
GQVĐ
Tình huống Vấn đề
Phát triển năng lực
Sử dụng
năng lực GQVĐ
Phát triển năng lực, phẩm chất
Phát triển năng lực
Phát triển năng lực, phẩm chất Phát triển năng lực, phẩm chất
Phát năngphẩm
Dạng bài Ôn tập và hệ thống hoá kiến thức
TÁI HIỆN kiến thức, kĩ năng
HỆ THỐNG HOÁ kiến thức,
kĩ năng
TÁI HIỆN
kiến thức,
kĩ năng
Sử dụng năng lực Phát triển năng lực
Mở rộng,
nâng cao
HỆ THỐNG HOÁ kiến thức,
kĩ năng
Sử dụng năng lực Phát triển năng lực
Mở rộng, nâng cao
12 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Toán lớp 4 2.4. Một số trang sách giáo khoa minh hoạ
KHỞI ĐỘNG
CÙNG HỌC
THỰC HÀNH
1 2
LUYỆN TẬP
1 2
13
Ôn tập
kiến thức,
kĩ năng
Hệ thống hóa
Mở rộng:
Tính toán các
phép tính với
phân số.
14 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Toán lớp 4
Dùng kiến thức,
kĩ năng đã học để
thực hành,
GQVĐ thực tiễn.
15
ÔN TẬP
Cấu trúc Bài Ôn tập học kì
HỆ THỐNG HOÁ
Cách HS học toán
Trực quan sinh động Tư duy trừu tượng Thực tiễn
16 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Toán lớp 4
Toán học cho mọi người
Rót qua rót lại
Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số,
ta lấy tổng các số đó chia cho số các số hạng.
Rót bớt 200 ml Tính
Tư duy và lập luận Công cụ, phương tiện Giao tiếp
Giải quyết vấn đề Mô hình hoá
17
2.5. Khung kế hoạch dạy học gợi ý của nhóm tác giả
TẬP MỘT – HỌC KÌ 1 (18 tuần – 90 tiết)
Chương 1. ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG (49 tiết)
Bài 1. Ôn tập các số đến 100 000..........................................................................(3 tiết) Bài 2. Ôn tập phép cộng, phép trừ......................................................................... (3 tiết) Bài 3. Ôn tập phép nhân, phép chia....................................................................... (3 tiết) Bài 4. Số chăn, số lẻ .............................................................................................. (2 tiết) Bài 5. Em làm được những gì?.............................................................................. (2 tiết) Bài 6. Bài toán liên quan đến rut về đơn vị........................................................... (2 tiết) Bài 7. Bài toán liên quan đến rut về đơn vị (tiếp theo) ......................................... (2 tiết) Bài 8. Bài toán giải bằng ba bước tính .................................................................. (2 tiết) Bài 9. Ôn tập biểu thức số ..................................................................................... (1 tiết) Bài 10. Biểu thức có chứa chữ .............................................................................. (2 tiết) Bài 11. Biểu thức có chứa chữ (tiếp theo)............................................................. (1 tiết) Bài 12. Biểu thức có chứa chữ (tiếp theo)............................................................. (1 tiết) Bài 13. Tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép cộng.............................. (2 tiết) Bài 14. Tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép nhân.............................. (2 tiết) Bài 15. Em làm được những gì?............................................................................ (2 tiết) Bài 16. Dãy số liệu ................................................................................................ (2 tiết) Bài 17. Biểu đồ cột................................................................................................ (3 tiết) Bài 18. Số lần lặp lại của một sự kiện................................................................... (2 tiết) Bài 19. Tìm số trung bình cộng ............................................................................ (2 tiết) Bài 20. Đề-xi-mét vuông....................................................................................... (2 tiết) Bài 21. Mét vuông................................................................................................. (2 tiết) Bài 22. Em làm được những gì? ........................................................................... (3 tiết) Bài 23. Thực hành và trải nghiệm ......................................................................... (2 tiết) Kiểm tra giữa học kì 1........................................................................................... (1 tiết)
Chương 2. SỐ TỰ NHIÊN (41 tiết)
Bài 24. Các số có sáu chữ số. Hàng và lớp ...........................................................(3 tiết) Bài 25. Triệu – Lớp triệu .......................................................................................(2 tiết) Bài 26. Đọc, viết các số tự nhiên trong hệ thập phân............................................(2 tiết) Bài 27. So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên.......................................................(2 tiết) Bài 28. Dãy số tự nhiên.........................................................................................(1 tiết) Bài 29. Em làm được những gì?............................................................................(2 tiết) Bài 30. Đo góc – Góc nhọn, góc tù, góc bet..........................................................(2 tiết) Bài 31. Hai đường thẳng vuông góc......................................................................(1 tiết) Bài 32. Hai đường thẳng song song ......................................................................(2 tiết)
18 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Toán lớp 4
Bài 33. Em làm được những gì? ...........................................................................(2 tiết) Bài 34. Giây...........................................................................................................(2 tiết) Bài 35. Thế kỉ ........................................................................................................(2 tiết) Bài 36. Yến, tạ, tấn ................................................................................................(2 tiết) Bài 37. Em làm được những gì?............................................................................(2 tiết) Bài 38. Ôn tập học kì 1........................................................................................ (10 tiết) Bài 39. Thực hành và trải nghiệm .........................................................................(3 tiết) Kiểm tra học kì 1...................................................................................................(1 tiết)
TẬP HAI – HỌC KÌ 2 (17 tuần – 85 tiết)
Chương 3. CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN (39 tiết)
Bài 40. Phép cộng các số tự nhiên ........................................................................(2 tiết) Bài 41. Phép trừ các số tự nhiên ...........................................................................(2 tiết) Bài 42. Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó .........................................(2 tiết) Bài 43. Em làm được những gì?............................................................................(2 tiết) Bài 44. Nhân với số có một chữ số ......................................................................(1 tiết) Bài 45. Nhân với 10, 100, 1000, … Chia cho 10, 100, 1000, …..........................(1 tiết) Bài 46. Nhân các số có tận cùng là chữ số 0 ........................................................(1 tiết) Bài 47. Nhân với số có hai chữ số ........................................................................(2 tiết) Bài 48. Em làm được những gì? ...........................................................................(2 tiết) Bài 49. Chia cho số có một chữ số .......................................................................(1 tiết) Bài 50. Chia hai số có tận cùng là chữ số 0...........................................................(1 tiết) Bài 51. Ước lượng thương trong phép chia...........................................................(2 tiết) Bài 52. Chia cho số có hai chữ số .........................................................................(4 tiết) Bài 53. Em làm được những gì?............................................................................(2 tiết) Bài 54. Hình bình hành..........................................................................................(2 tiết) Bài 55. Hình thoi ...................................................................................................(2 tiết) Bài 56. Xếp hình, vẽ hình......................................................................................(3 tiết) Bài 57. Mi-li-mét vuông........................................................................................(2 tiết) Bài 58. Em làm được những gì?............................................................................(2 tiết) Bài 59. Thực hành và trải nghiệm ........................................................................(2 tiết) Kiểm tra giữa học kì 2...........................................................................................(1 tiết)
Chương 4. PHÂN SỐ (46 tiết)
Bài 60. Phân số......................................................................................................(2 tiết) Bài 61. Phân số và phép chia số tự nhiên..............................................................(2 tiết)
19
Bài 62. Phân số bằng nhau ....................................................................................(2 tiết) Bài 63. Rut gọn phân số .......................................................................................(2 tiết) Bài 64. Em làm được những gì?............................................................................(2 tiết) Bài 65. Quy đồng mâu số các phân số ..................................................................(2 tiết) Bài 66. So sánh hai phân số...................................................................................(2 tiết) Bài 67. Em làm được những gì?............................................................................(2 tiết) Bài 68. Cộng hai phân số cùng mâu số .................................................................(1 tiết) Bài 69. Cộng hai phân số khác mâu số..................................................................(1 tiết) Bài 70. Em làm được những gì?............................................................................(1 tiết) Bài 71. Trừ hai phân số cùng mâu số ....................................................................(1 tiết) Bài 72. Trừ hai phân số khác mâu số ....................................................................(1 tiết) Bài 73. Em làm được những gì?............................................................................(2 tiết) Bài 74. Phép nhân phân số ....................................................................................(2 tiết) Bài 75. Phép chia phân số .....................................................................................(2 tiết) Bài 76. Tìm phân số của một số ............................................................................(2 tiết) Bài 77. Em làm được những gì?............................................................................(3 tiết) Bài 78. Ôn tập cuối năm.......................................................................................(11 tiết) Bài 79. Thực hành và trải nghiệm ........................................................................(2 tiết) Kiểm tra cuối năm ................................................................................................(1 tiết) Phân phối thời lượng theo các mạch nội dung
• Số và phép tính ...................................... 131 tiết – 75%
• Hình học và đo lường ............................ 28 tiết – 16%
• Thống kê và xác suất ............................. 7 tiết – 4%
• Thực hành và trải nghiệm ...................... 9 tiết – 5%
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC / TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
3.1. Định hướng, yêu cầu cơ bản chung về đổi mới phương pháp dạy học a) Phương pháp hình thành, phát triển các phẩm chất
Thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập, môn Toán góp phần cùng các môn học và hoạt động giáo dục khác giup HS rèn luyện tính trung thực; tình yêu lao động; tinh thần trách nhiệm; lòng nhân ái; bước đầu biết quan tâm, chia sẻ. Quá trình học tập giup các em bồi dưỡng sự tự tin; hứng thu học tập; thói quen đọc sách và ý thức tìm tòi, khám phá khoa học.
b) Phương pháp dạy học môn Toán góp phần hình thành và phát triển năng lực tính toán, năng lực ngôn ngữ và các năng lực đặc thù khác
– Môn Toán với ưu thế nổi trội, có nhiều cơ hội để phát triển năng lực tính toán: vừa cung cấp kiến thức toán học, rèn luyện kĩ năng tính toán, ước lượng, vừa giup hình thành và phát triển các thành tố của năng lực toán học (năng lực tư duy và lập luận toán học;
20 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Toán lớp 4
năng lực mô hình hoá toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học và năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán).
– Môn Toán góp phần phát triển năng lực ngôn ngữ thông qua rèn luyện kĩ năng đọc hiểu, diễn giải, phân tích, đánh giá tình huống có ý nghĩa toán học, thông qua việc sử dụng hiệu quả ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường để trình bày, diễn tả các nội dung, ý tưởng, giải pháp toán học.
– Môn Toán góp phần phát triển năng lực tin học thông qua việc sử dụng các phương tiện, công cụ công nghệ thông tin và truyền thông, tạo dựng môi trường học tập trải nghiệm. – Môn Toán góp phần phát triển năng lực thẩm mĩ thông qua việc giup HS làm quen với lịch sử toán học, với tiểu sử của các nhà toán học và thông qua việc nhận biết vẻ đep của toán học trong thế giới tự nhiên.
3.2. Hướng dẫn, gợi ý phương pháp, cách thức tổ chức dạy học / hoạt động a) Các lí thuyết học tập giúp người học thành công hiện nay
Lí thuyết kiến tạo (Jean Piaget, 1896 – 1980)
Quan điểm: trẻ em không phải là tờ giấy trắng mà là những người sáng tạo trong việc học của chính các em.
Sản phẩm: lược đồ nhận thức (mạng tích hợp).
Nguyên lí cơ bản: con người cấu truc kiến thức của mình dựa trên kiến thức trước đây của họ.
Lí thuyết văn hoá xã hội (Lev Vygotsky, 1896 – 1934).
Nguyên lí
– Các quá trình tương tác về tinh thần tồn tại giữa những người trong cùng một môi trường học tập. Từ môi trường này, người học chuyển ý tưởng vào lĩnh vực tâm lí của chính mình. – ZPD (Zone of proximal development)
Phạm vi kiến thức có thể nằm ngoài tầm đối với một người học, nhưng người đó có thể thực hiện được nếu có sự hỗ trợ của bạn học hoặc của người hiểu biết hơn. Cơ chế: Hiệu ứng điều chỉnh
– Niềm tin, thái độ và mục tiêu cá nhân đồng thời ảnh hưởng và bị ảnh hưởng. – Công cụ điều chỉnh: ngôn ngữ – sơ đồ – hình ảnh – hành động.
Việc học phụ thuộc vào người học, các tương tác xã hội trong và ngoài lớp học. Ý nghĩa của các lí thuyết đối với việc học toán
Lí thuyết học tập không là một chiến lược dạy học.
Lí thuyết học tập cung cấp thông tin cần thiết cho việc dạy học. Cả hai lí thuyết trên đều có điểm chung: “Thảo luận trong lớp học dựa trên ý tưởng và giải pháp riêng của từng HS đối với các vấn đề là nền tảng cho việc học của trẻ em”.
Áp dụng các lí thuyết toán học trên, GV sẽ đề ra các chiến lược dạy học hữu ích. – Xây dựng kiến thức mới từ kiến thức cũ.
– Cung cấp cơ hội để HS nói về toán học.
21
– Xây dựng cơ hội cho tư tưởng phản biện (đánh giá).
– Khuyến khích nhiều phương pháp tiếp cận.
– Coi sai lầm là cơ hội cho việc học.
– Xây dựng giàn giáo (cấu truc) các kiến thức mới.
– Quý trọng sự khác biệt.
b) Dạy học giải quyết vấn đề
Dạy học giải quyết vấn đề (GQVĐ) là chìa khoá thành công để thực hiện các chiến lược dạy học. GQVĐ là một công cụ dạy học hiệu quả vì:
+ GQVĐ là lí do chính để học Toán.
+ GQVĐ là một bộ phận trong cả ba mạch kiến thức (Số và Phép tính, Hình học và Đo lường, Một số yếu tố Thống kê và Xác suất) không nên được dạy như một phần tách biệt. * Ba cách thức để tích hợp kĩ năng GQVĐ trong dạy và học toán:
– Dạy Phương pháp GQVĐ (Quy trình giải bài)
(Quy trình 4 bước để GQVĐ của George Polya (1887 – 1985))
Bước 1: Tìm hiểu vấn đề
Nhận biết được vấn đề cần giải quyết và nêu được thành câu hỏi.
Bước 2: Lập kế hoạch
Nêu được cách thức GQVĐ.
Bước 3: Tiến hành kế hoạch
Thực hiện và trình bày được cách thức GQVĐ ở mức độ đơn giản.
Bước 4: Kiểm tra lại
Xác tín xem câu trả lời ở bước 3 có thực sự GQVĐ như được hiểu ở bước 1. Ưu điểm của khuôn mâu Polya: Tổng quát, có thể áp dụng cho nhiều loại vấn đề khác nhau, từ bài tập tính toán đơn giản đến các bài toán có lời văn phức tạp, không chỉ dừng lại ở việc làm bài tập mà còn dùng để hình thành kiến thức, kĩ năng mới. – Dạy các kiến thức, kĩ năng để GQVĐ (đa số SGK truyền thống được viết theo cách này):
Dạy các kiến thức, kĩ năng cần thiết, áp dụng vào GQVĐ (GQVĐ là mục đích của việc học các kiến thức, kĩ năng).
– Dạy học thông qua GQVĐ (GQVĐ là lí do để học kiến thức, kĩ năng – chủ đề chung của bộ SGK Toán) (có thể tham khảo ở hướng dân soạn bài trong phần thứ hai). * VẤN ĐỀ LÀ GÌ?
Vấn đề là bất cứ bài tập hay hoạt động nào mà HS không được dạy trước các phương pháp hay công thức giải.
* Việc thay đổi vai trò của vấn đề:
– Dạy học truyền thống: Phổ biến dùng cách 2 (Dạy các kiến thức kĩ năng để GQVĐ) • Cách thức này dựa trên giả thuyết: Mọi HS đều có kiến thức Toán cơ bản để hiểu các giải thích của GV.
22 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Toán lớp 4
• GV thường chỉ trình bày một phương pháp:
Chưa chắc dễ tiếp cận nhất đối với HS.
HS nghĩ rằng chỉ có một phương pháp giải.
• Đặt HS vào thế bị động.
• HS không thấy mối liên hệ của bài tập với các kiến thức kĩ năng cũ, do đó không tự mình giải quyết được các vấn đề mới.
• HS quen với các quy tắc giải, được hướng dân kĩ từng bước nên không cố gắng tự GQVĐ mới.
– Giá trị của dạy học thông qua GQVĐ
Thay đổi quan điểm và triết lí: Trước đây, GV làm trung tâm thì nay HS làm trung tâm. • Tập trung sự chu ý của HS vào các “kết nối”, đào sâu được sự hiểu biết của HS. • Phát triển niềm tin của HS vào khả năng làm toán của bản thân.
• Giup HS tiếp cận Toán học tốt hơn qua việc cung cấp một bối cảnh có nền tảng là những kinh nghiệm quen thuộc đối với HS.
• Tạo được sự đa dạng cùng lợi ích của nó: Mỗi HS có thể hiểu vấn đề theo cách tiếp cận riêng của mình, có thể mở rộng và phát triển sự hiểu biết khi nghe và rut kinh nghiệm từ những HS khác.
• GV đánh giá thường xuyên: GV định hướng việc dạy học, giup HS thành công, cập nhật thông tin cho phụ huynh.
• Cho phép mở rộng, nâng cao đáp ứng nhu cầu các trình độ HS khác nhau. • Kỉ luật lớp tốt hơn, đa số HS muốn được thử thách và được GQVĐ theo cách của các em. • Phát triển năng lực toán học: Khi GQVĐ, HS phải dùng cả 5 năng lực. • Tạo hứng khởi cho cả HS và GV.
3.3. Hướng dẫn quy trình dạy học một số dạng bài / hoạt động điển hình Các bài học trong bộ SGK môn Toán có thể quy về các dạng sau:
Bài mới (bao gồm cả Thực hành và Luyện tập).
Ôn tập và hệ thống hoá kiến thức (bao gồm các bài Em làm được những gì?, Thực hành và trải nghiệm, Ôn tập).
Mỗi dạng bài có cách tổ chức hoạt động dạy học riêng. Sau đây là hướng dân dạy học cho từng dạng bài cụ thể.
a) Hướng dẫn dạy học dạng BÀI MỚI
❖ Giúp HS tái hiện các kiến thức đã học (các ý tưởng hiện có) sẽ được sử dụng để học bài mới (xây dựng ý tưởng mới)
Bất kì ý tưởng hiện có nào được sử dụng trong việc xây dựng nhất thiết phải được kết nối với ý tưởng mới vì đó là những ý tưởng giup ý tưởng mới có nghĩa.
Ví dụ: Bài TINH CHÂT GIAO HOÁN, TINH CHÂT KÊT HƠP CUA PHEP NHÂN (SGK Toán 4, chương 1, bài 14)
23
– Các kiến thức cần tái hiện:
• Y nghĩa của phép nhân.
• Thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức.
• Biểu thức có chứa chữ.
– Hình thức thể hiện: trò chơi nhỏ, câu đố, câu hỏi, ...
– Thời điểm: có thể đầu giờ học (khởi động) hay tại thời điểm thích hợp trong tiết học. ❖ Giúp HS tìm tòi, phát hiện, suy luận để giải quyết vấn đề của bài học Ví dụ: Vân ở bài TINH CHÂT GIAO HOÁN, TINH CHÂT KÊT HƠP CUA PHEP NHÂN – HS quan sát tranh và đọc các câu thoại ở phần Khởi động.
– Trình bày cách thức GQVĐ theo các kiến thức, kĩ năng đã được tái hiện. – Khái quát hoá các tính chất bởi biểu thức có chứa chữ (mô hình).
❖ Giúp học sinh làm chủ kiến thức qua thực hành, luyện tập
Giup HS nhận ra kiến thức mới học trong các dạng bài tập khác nhau. – Thực hành đề cập đến các nhiệm vụ dựa trên các vấn đề khác nhau, có thể xuất hiện ở các thời điểm khác nhau trong tiết học. Thực hành cung cấp cho HS nhiều cơ hội phong phu để tạo ra những ý tưởng mới thông qua các nhiệm vụ dựa trên vấn đề. – Luyện tập đề cập tới các bài tập lặp đi lặp lại, được thiết kế để cải thiện kĩ năng đã học, ôn lại các kiến thức để tránh bị lãng quên.
Tuy nhiên, một số bài được đánh dấu luyện tập nhưng mang dáng dấp của thực hành. – Với mỗi bài tập, GV nên dành thời gian thích đáng để đảm bảo HS hiểu những yêu cầu của bài. Nếu HS không nhận ra kiến thức đã học trong các dạng bài tập khác nhau thì GV nên giup HS dựa vào hình ảnh trong bài hoặc giải thích các từ vướng mắc, hướng dân để HS nhớ lại, không nên vội làm thay HS.
– Giup HS tự thực hành, luyện tập theo khả năng của HS.
• HS làm các bài tập theo thứ tự trong SGK.
• Không nên bắt HS chờ đợi nhau trong quá trình làm bài. HS nào đã làm xong 1 bài thì tự kiểm tra hoặc GV kiểm tra rồi tiếp tục làm bài tiếp theo.
• Các bài tập trong các mục Vui học, Khám phá, Thử thách thường mang tính mở rộng, nâng cao. Với các bài này, khuyến khích HS tìm tòi khám phá, không yêu cầu đại trà. – Tạo ra sự hỗ trợ, giup đỡ lân nhau giữa các đối tượng HS.
• Với một số bài, GV nên chủ động giao việc cho các nhóm để HS có cơ hội làm quen với GQVĐ.
• GV nên hướng dân tỉ mỉ các bước tiến hành (tham khảo sách giáo viên (SGV)). – Khuyến khích HS tự kiểm tra kết quả sau mỗi bài.
• Kiểm tra xem có thực hiện đung theo yêu cầu của bài.
• Kiểm tra các số liệu có đung như đề bài.
• Kiểm tra cách làm.
• Kiểm tra kết quả.
24 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Toán lớp 4
– Tập cho HS thói quen không thoả mãn với bài làm của mình, với cách giải đã có. • Sau mỗi tiết học, GV nên khen ngợi, động viên, tạo cho HS niềm vui vì đã hoàn thành công việc được giao, niềm tin vào sự tiến bộ của bản thân.
• Khuyến khích HS tham khảo các cách giải khác, nhìn nhận được những cái hay trong mỗi cách giải.
Các “bài tập mở” trong SGK Toán 4 là phương tiện để GV động viên HS tìm nhiều phương án giải quyết một vấn đề và biết tự lựa chọn phương án hợp lí. GV không nên áp đặt HS phải theo phương án chủ quan của GV.
b) Hướng dẫn dạy học dạng bài ÔN TẬP VÀ HỆ THỐNG HOÁ KIẾN THỨC Trong SGK Toán 4, các bài ôn tập và hệ thống hoá kiến thức bao gồm: Em làm được những gì? (mang tính chất của bài luyện tập chung), Ôn tập, Thực hành và trải nghiệm (ôn tập và thực hành ứng dụng các kiến thức toán học vào thực tiễn).
Khi dạy những loại bài này, cần lưu ý chuyển tải đầy đủ các nội dung: Ôn tập để tái hiện lại các kiến thức, kĩ năng đã học.
Hệ thống hoá: Quan hệ giữa các kiến thức, kĩ năng.
Nếu có điều kiện, mở rộng, bổ sung các kiến thức, kĩ năng cần thiết.
Tuy nhiên, do đặc thù tâm lí lứa tuổi, thực chất việc ôn tập đối với HS Tiểu học diễn ra thường xuyên, ngay ở các bài tập thực hành, luyện tập thuộc hệ thống các bài hình thành kiến thức mới.
Một số điều cần lưu ý:
– HS làm các bài tập theo thứ tự trong SGK.
• Không nên bắt HS chờ đợi nhau trong quá trình làm bài. HS nào đã làm xong 1 bài thì tự kiểm tra hoặc GV kiểm tra rồi tiếp tục làm bài tiếp theo.
• Các bài tập trong các mục Vui học, Khám phá, Thử thách thường mang tính mở rộng, nâng cao. Với các bài này, khuyến khích HS tìm tòi khám phá, không yêu cầu đại trà. – Tạo ra sự hỗ trợ, giup đỡ lân nhau giữa các đối tượng HS.
• Với một số bài, GV nên chủ động giao việc cho các nhóm để HS có cơ hội làm quen với GQVĐ.
• GV nên hướng dân tỉ mỉ các bước tiến hành (tham khảo SGV).
– Khuyến khích HS tự kiểm tra kết quả sau mỗi bài.
• Kiểm tra xem có thực hiện đung theo yêu cầu của bài.
• Kiểm tra các số liệu có đung như đề bài.
• Kiểm tra cách làm.
• Kiểm tra kết quả.
– Tập cho HS thói quen không thoả mãn với bài làm của mình, với cách giải đã có. • Sau mỗi tiết học, GV nên khen ngợi, động viên, tạo cho HS niềm vui vì đã hoàn thành công việc được giao, niềm tin vào sự tiến bộ của bản thân.
• Khuyến khích HS tham khảo các cách giải khác, nhìn nhận được những cái hay trong mỗi cách giải.
25
Bộ sách này rất coi trọng tính ứng dụng của môn Toán, gắn kết Toán học với thực tiễn cuộc sống. Điều này được thể hiện trong từng trang sách, đặc biệt ở các bài Thực hành và trải nghiệm
– Các bài loại này thường được xây dựng trên một tình huống giả định, mô phỏng tình huống thực của cuộc sống.
– Khi tiến hành, GV có thể linh hoạt tổ chức học tập dưới dạng trò chơi, phân vai, phân việc để HS trải nghiệm.
– Luôn khuyến khích HS tự tìm tòi, phát hiện các ứng dụng của Toán học trong thực tiễn cuộc sống.
Các “bài tập mở” trong SGK Toán 4 là phương tiện để GV động viên HS tìm nhiều phương án giải quyết một vấn đề và biết tự lựa chọn phương án hợp lí. GV không nên áp đặt HS phải theo phương án chủ quan của GV.
4. HƯỚNG DẪN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP 4.1. Đánh giá theo định hướng tiếp cận phẩm chất, năng lực
Mục tiêu kiểm tra đánh giá môn Toán là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về sự phát triển năng lực và sự tiến bộ của HS trên cơ sở yêu cầu cần đạt ở mỗi lớp học, cấp học; điều chỉnh các hoạt động dạy học, bảo đảm sự tiến bộ của từng HS và nâng cao chất lượng giáo dục môn Toán nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung.
Vận dụng kết hợp nhiều hình thức đánh giá (đánh giá quá trình, đánh giá định kì); nhiều phương pháp đánh giá (quan sát, ghi lại quá trình thực hiện, vấn đáp, trắc nghiệm khách quan, tự luận, kiểm tra viết, bài tập thực hành, các dự án / sản phẩm học tập, thực hiện nhiệm vụ thực tiễn, ...) và vào những thời điểm thích hợp.
Đánh giá năng lực HS thông qua các bằng chứng biểu hiện kết quả đạt được trong quá trình thực hiện các hành động của HS.
Tiến trình đánh giá gồm các bước cơ bản như: xác định mục đích đánh giá; xác định bằng chứng cần thiết; lựa chọn các phương pháp, công cụ đánh giá thích hợp; thu thập bằng chứng; giải thích bằng chứng và đưa ra nhận xét.
Chu trọng việc lựa chọn phương pháp, công cụ đánh giá các thành tố của năng lực toán học. Cụ thể:
– Đánh giá năng lực tư duy và lập luận toán học: có thể sử dụng một số phương pháp, công cụ đánh giá như các câu hỏi (nói, viết), bài tập, ... và đòi hỏi HS phải trình bày, so sánh, phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức; phải vận dụng kiến thức toán học để giải thích, lập luận.
– Đánh giá năng lực mô hình hoá toán học: lựa chọn những tình huống trong thực tiễn làm xuất hiện bài toán toán học và cải tiến được mô hình nếu cách giải quyết không phù hợp.
– Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề toán học: có thể sử dụng các phương pháp như yêu cầu HS nhận dạng tình huống, phát hiện và trình bày vấn đề cần giải quyết; mô tả, giải thích các thông tin ban đầu, mục tiêu, mong muốn của tình huống vấn đề đang xem xét; thu thập, lựa chọn, sắp xếp thông tin và kết nối với kiến thức đã có; sử dụng các câu hỏi (có thể yêu cầu trả lời nói hoặc viết) đòi hỏi HS vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề, đặc biệt các vấn đề thực tiễn; sử dụng phương pháp quan sát (như bảng kiểm theo các tiêu chí đã
26 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Toán lớp 4
xác định), quan sát HS trong quá trình giải quyết vấn đề; đánh giá qua các sản phẩm thực hành của HS (chẳng hạn sản phẩm của các dự án học tập); quan tâm hợp lí đến các nhiệm vụ đánh giá mang tính tích hợp.
– Đánh giá năng lực giao tiếp toán học: có thể sử dụng các phương pháp như yêu cầu HS nghe hiểu, đọc hiểu, ghi chép (tóm tắt), phân tích, lựa chọn, trích xuất được các thông tin toán học cơ bản, trọng tâm trong văn bản nói hoặc viết; sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường trong việc trình bày, diễn đạt, nêu câu hỏi, thảo luận, tranh luận các nội dung, ý tưởng, giải pháp toán học trong sự tương tác với người khác.
– Đánh giá năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán: có thể sử dụng các phương pháp như yêu cầu HS nhận biết được tên gọi, tác dụng, quy cách sử dụng, cách thức bảo quản, ưu điểm, hạn chế của các công cụ, phương tiện học toán; trình bày được cách sử dụng (hợp lí) công cụ, phương tiện học toán để thực hiện nhiệm vụ học tập hoặc để diễn tả những lập luận, chứng minh toán học.
Khi GV lên kế hoạch bài học, cần thiết lập các tiêu chí và cách thức đánh giá để bảo đảm ở cuối mỗi bài học HS đạt được các yêu cầu cơ bản dựa trên các tiêu chí đã nêu, trước khi thực hiện các hoạt động học tập tiếp theo.
a) Các hình thức đánh giá
Thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, việc đánh giá HS căn cứ theo Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm Quy định đánh giá HS tiểu học có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 10 năm 2020, thực hiện theo lộ trình 5 năm, áp dụng đối với lớp 4 từ năm học 2023 – 2024.
Theo Quy định đánh giá HS tiểu học, môn Toán cũng thực hiện đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì.
– Đánh giá thường xuyên là hoạt động đánh giá diễn ra trong tiến trình thực hiện hoạt động dạy học theo yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục và một số biểu hiện phẩm chất, năng lực của HS. Đánh giá thường xuyên cung cấp thông tin phản hồi cho GV và HS, để kịp thời điều chỉnh quá trình dạy học, hỗ trợ, thuc đẩy sự tiến bộ của HS theo mục tiêu giáo dục tiểu học.
– Đánh giá định kì là đánh giá kết quả giáo dục HS sau một giai đoạn học tập, rèn luyện nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, rèn luyện của HS theo yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học và sự hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của HS. Môn Toán 4 thực hiện đánh giá định kì vào cuối học kì 1 và cuối học kì 2.
Một số phương pháp đánh giá thường được sử dụng trong quá trình đánh giá HS tiểu học đối với môn Toán:
– Phương pháp quan sát: GV theo dõi, lắng nghe HS trong quá trình giảng dạy trên lớp, có thể sử dụng phiếu quan sát, bảng kiểm tra, nhật kí ghi chép lại các biểu hiện của HS để sử dụng làm minh chứng đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của HS, bao gồm:
+ Quan sát quá trình: GV cần chu ý đến những hành vi của HS như: sự tương tác giữa các HS trong nhóm với nhau (tranh luận, chia sẻ các suy nghĩ, biểu lộ cảm xuc, ...), hào hứng, giơ tay phát biểu trong giờ học hay ngồi im thụ động, ....
27
+ Quan sát sản phẩm: HS phải tạo ra sản phẩm học tập và GV sẽ quan sát, cho ý kiến đánh giá về sản phẩm, giup các em hoàn thiện sản phẩm.
Một số quan sát được tiến hành có chủ định và định trước, như trong trường hợp GV đánh giá HS khi các em trình bày một nội dung trước lớp (trình bày ý tưởng, trình bày cách giải quyết vấn đề, …). GV theo dõi và lắng nghe nội dung và biểu cảm của HS, luôn chu ý đến sự tự tin của các em, … Những quan sát như thế đã được định săn nên GV có thời gian để chuẩn bị cho HS và xác định trước từng hành vi cụ thể nào sẽ được quan sát.
– Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của HS: GV đưa ra các nhận xét, đánh giá về các sản phẩm, kết quả hoạt động của HS, từ đó đánh giá HS theo từng nội dung đánh giá có liên quan.
– Phương pháp vấn đáp: GV trao đổi với HS thông qua việc hỏi – đáp để thu thập thông tin nhằm đưa ra những nhận xét, biện pháp giup đỡ kịp thời.
Tuỳ theo thời điểm sử dụng phương pháp vấn đáp trong quá trình dạy học, cũng như tuỳ theo mục đích, nội dung của bài học, GV có thể đặt câu hỏi vấn đáp gợi mở, vấn đáp củng cố, vấn đáp tổng kết hay vấn đáp kiểm tra.
– Phương pháp kiểm tra viết: GV sử dụng các bài kiểm tra gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo mức độ, yêu cầu cần đạt của chương trình, dưới hình thức trắc nghiệm, tự luận hoặc kết hợp trắc nghiệm và tự luận để đánh giá mức độ đạt được về các nội dung giáo dục cần đánh giá.
Lưu ý: Khi kiểm tra, đánh giá, GV cần nhận xét kết quả học tập của HS theo hướng tích cực, cụ thể, đánh giá tiến trình, ví dụ: Con đã đọc kĩ bài và viết đúng các chữ số đề bài cho; Con cần lưu ý “có nhớ” khi làm tính;… tránh nhận xét tiêu cực hoặc chung chung như: Chưa cố gắng!, Sai rồi!, Cần chú ý học!, …
b) Kiểm tra, đánh giá định kì
Quy trình xây dựng đề kiểm tra định kì
Bước 1: Xác định mục đích đánh giá (Đánh giá kết quả học tập, năng lực, phẩm chất nào của HS? Vào thời điểm nào? Đối tượng HS nào? ...).
Bước 2: Xây dựng nội dung đánh giá, ma trận đề kiểm tra (dựa vào mục đích đánh giá, yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng; nội dung trọng tâm cốt lõi;… để xác định các chủ đề nội dung cần đánh giá).
Bước 3: Xây dựng các câu hỏi / bài tập (số lượng các câu hỏi, dạng câu hỏi, mức độ dựa trên các chủ đề nội dung cụ thể của bước 2).
Bước 4: Dự kiến các phương án trả lời (đáp án) các câu hỏi / bài tập ở bước 3 và thời gian làm bài.
Bước 5: Dự kiến điểm số cho các câu hỏi / bài tập (căn cứ vào số lượng câu hỏi / bài tập, các mức độ và mục đích đánh giá, đồng thời phải dự kiến hình dung được các tình huống HS sẽ gặp phải trong khi làm bài kiểm tra để ước tính điểm số).
Bước 6: Điều chỉnh và hoàn thiện đề kiểm tra (rà soát lại các câu hỏi / bài tập, mức độ, điểm số, dựa vào các yêu cầu ở bước 1, bước 2. Nếu có điều kiện, đã xây dựng được ngân hàng câu hỏi / bài tập hoặc xác định được các mục đích đánh giá định kì ngay từ đầu năm học thì có thể thử nghiệm kiểm tra các câu hỏi / bài tập tương tự trong suốt quá trình dạy).
28 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Toán lớp 4
4.2. Đề kiểm tra minh hoạ
KIỂM TRA HỌC KÌ 1
(1 tiết)
1. Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng.
Câu 1. Số 120 809 015 đọc là
A. Một trăm hai mươi tám trăm linh chín và không trăm mười lăm.
B. Một trăm hai mươi triệu tám trăm không chín nghìn và mười lăm đơn vị. C. Một trăm hai mươi triệu tám trăm linh chín nghìn không trăm mười lăm. D. Một hai không tám không chín không một năm.
Câu 2. Làm tròn số 809 015 đến hàng trăm nghìn thì được số:
A. 890 020 B. 809 000 C. 900 000 D. 800 000 2. Sắp xếp các số: 701 005 644; 710 500 644; 715 644; 71 564 400 theo thứ tự từ lớn đến bé.
3. Viết số thứ bảy trong dãy số sau: 744; 764; 784; ...
4. Câu nào đung, câu nào sai? a) 85 kg + 215 kg = 3 tạ.
b) Hình A có 6 cạnh song song với nhau. Hình A c) Nếu mỗi ô vuông trong hình bên có cạnh 1 dm thì diện tính hình A (màu hồng) bằng 8 dm2. 5. Đặt tính rồi tính.
5 108 + 65 913 27 015 × 6
6.
a) Tính giá trị biểu thức:
91 500 : 3 – 31 500 : 3
b) Số?
.?. × 5 = 27 185
7. Một cửa hàng buổi sáng bán được 8 tui gạo, thu về 720 000 đồng. Buổi chiều bán được ít hơn buổi sáng 3 tui; biết các tui gạo đều giống nhau và có giá tiền bằng nhau. Hỏi buổi chiều cửa hàng bán gạo thu về được bao nhiêu tiền?
8. Tìm hiểu về món ăn yêu thích của các bạn học sinh lớp 4A, người ta thể hiện kết quả thu thập được bằng biểu đồ sau. Em hãy quan sát biểu đồ và cho biết: a) Món ăn nào có nhiều bạn thích nhất? Món ăn nào có ít bạn thích nhất? b) Trung bình mỗi món ăn có bao nhiêu bạn thích?
29
Món ăn yêu thích của các bạn học sinh lớp 4A
(học sinh)
14
12
77
6
12
10
8
6
4
2
0(món ăn) Trái cây Kem Bánh Sữa chua
5. GIỚI THIỆU TÀI LIỆU BỔ TRỢ, NGUỒN TÀI NGUYÊN, HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ, THIẾT BỊ GIÁO DỤC
5.1. Giới thiệu, hướng dẫn sử dụng sách giáo viên
a) Kết cấu sách giáo viên
SGV gồm hai thành phần chính:
PHẦN MỘT: Giới thiệu chung về môn Toán ở lớp 4
I. Mục tiêu chương trình môn Toán lớp 4
II. Yêu cầu cần đạt: Cụ thể hoá các yêu cầu từ chương trình giáo dục phổ thông môn Toán
III. Giới thiệu SGK Toán 4
IV. Một số điều cần lưu ý về phương pháp dạy học và tổ chức hoạt động V. Gợi ý hướng dân tổ chức dạy học một số dạng bài
VI. Thiết bị dạy học
VII. Đánh giá kết quả giáo dục
PHẦN HAI: Hướng dân dạy học các bài trong SGK Toán 4
Phần hai gồm các hướng dân dạy học cụ thể cho các bài trong SGK Toán 4.
30 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Toán lớp 4
Bố cục của mỗi bài như sau:
Tên bài
(Số tiết dự tính)
A. Yêu cầu cần đạt
– Kiến thức, kĩ năng
– Vận dụng thực tế
– Phẩm chất, năng lực
B. Đồ dùng dạy học
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Thường gồm các hoạt động:
Khởi động – Bài học và thực hành – Luyện tập – Củng cố – Hoạt động thực tế. b) Sử dụng sách giáo viên hiệu quả
– Sách giáo viên là tài liệu tham khảo mang tính chất định hướng và gợi ý cho GV trong quá trình dạy học, GV không nhất thiết phải theo các gợi ý này.
– Mỗi tiết Toán thường phát triển đầy đủ các năng lực đặc thù, tuy nhiên mức độ đối với từng năng lực có khác nhau. Tuỳ bài học, ta nên chu trọng những năng lực có điều kiện phát huy ở bài học đó.
– GV nên lưu ý các động từ thể hiện mức độ được sử dụng trong phần mục tiêu bài học và trong các hoạt động được đề nghị đối với học sinh.
– Nhiều gợi ý trong các hoạt động chỉ mang tính chỉ báo về mặt nội dung cần đạt được, GV nên chủ động lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức học tập để đạt hiệu quả. – Số tiết đối với mỗi bài chỉ là dự kiến, tuỳ tình hình cụ thể của lớp học, GV có thể điều chỉnh cho phù hợp.
– Dựa vào SGV, người dạy nên sáng tạo, lựa chọn các giải pháp phù hợp với học sinh, điều kiện vật chất cũng như văn hoá vùng miền để hoạt động dạy học thực sự mang lại kết quả tốt đep.
5.2. Giới thiệu, hướng dẫn sử dụng sách bổ trợ, sách tham khảo
Sách bổ trợ:
Vở bài tập Toán 4 (tập một, tập hai)
– In hai màu
– Các bài tập cụ thể, cấu truc các bài theo trình tự SGK tạo điều kiện thuận lợi cho GV khi sử dụng.
– Bổ trợ cho SGK trong buổi học chính thức:
+ Sách bài tập giup học sinh tương tác: nối, viết, vẽ tô màu…
+ Tạo điều kiện để học sinh thao tác giup phát triển năng lực đặc thù của môn Toán. + Một số đề kiểm tra tham khảo giup cho việc đánh giá quá trình dạy và học. – Dùng cho buổi học thứ hai:
+ Củng cố rèn luyện các kiến thức kĩ năng học ở buổi thứ nhất.
+ Một số bài toán mang tính chất mở rộng nâng cao định hướng tốt cho việc phát triển phẩm chất năng lực và tích hợp.
31
– Phụ huynh học sinh có thể tham khảo sử dụng giup con em trong việc phát triển năng lực phẩm chất liên quan đến môn học.
Sách tham khảo:
Bài tập phát triển năng lực học Toán cho học sinh lớp 4 (tập một, tập hai) – In 4 màu.
– Các bài tập được viết theo chủ đề.
– Các chỉ thị về màu sắc thuận lợi cho học sinh trong việc định hướng cho việc phát triển phẩm chất năng lực và tích hợp.
– Các chủ đề giup cho việc hệ thống hoá các kiến thức kĩ năng, các năng lực đặc thù của bộ môn.
– Nhiều bài tập thực sự phát triển năng lực và gắn kết toán học với cuộc sống. Vui học Toán 4 (tập một, tập hai)
– In 4 màu.
– Các bài tập được cấu truc theo tuần bám sát với nội dung phân tuần của sách giáo khoa Toán 4 (Chân trời sáng tạo).
– Thông qua các bài tập đa dạng, hợp lí và lôi cuốn giup HS cảm thấy thích thu khi học toán. Sách được trình bày đep, phù hợp với chuẩn kiến thức của trẻ lớp 4. Kế hoạch bài dạy môn Toán lớp 4
– Hỗ trợ giáo viên thiết kế kế hoạch dạy học theo sách giáo khoa Toán 4 (Chân trời sáng tạo). 5.3. Giới thiệu, hướng dẫn sử dụng, khai thác nguồn tài nguyên, học liệu điện tử, thiết bị dạy học
a) Hướng dẫn sử dụng nguồn tài nguyên, học liệu điện tử
Cùng với hệ thống sách học sinh, sách giáo viên, vở bài tập, Công ty Cổ phần Dịch vụ xuất bản Giáo dục Gia Định – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã xây dựng hệ thống nguồn tài nguyên sách và học liệu đi kèm sách Toán 4, bộ sách Chân trời sáng tạo, gồm:
– Sách tham khảo bám sát khung năng lực của chương trình giáo dục phổ thông 2018. – Tài liệu dạy – học tham khảo.
– Hướng dân thiết kế kế hoạch bài dạy.
– Sách điện tử (ebook): SGK, kho tư liệu điện tử mở rộng dành cho GV, HS tham khảo, … – Kho phim (video clip) một số tiết dạy mâu làm tài liệu hỗ trợ giảng dạy trên lớp, giup các em HS thêm hứng thu học tập, khám phá kiến thức.
SGK Chân trời sáng tạo được hỗ trợ tối đa về học liệu. GV, phụ huynh và HS có thể tìm mua sách và các tài liệu dạy học môn Toán cho HS lớp 4 tại các cửa hàng sách giáo dục trên toàn quốc. GV, phụ huynh và HS cũng có thể tải các ebook, video clip tại kho tài liệu dạy học điện tử do Công ty Cổ phần Dịch vụ xuất bản Giáo dục Gia Định – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xây dựng. Cách thức tải các ebook, video clip tại kho tài liệu này được hướng dân cụ thể trên các trang điện tử (website):
taphuan.nxbgd.vn
hanhtrangso.nxbgd.vn
chantroisangtao.vn/mon-hoc/toan-4/.
32 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Toán lớp 4
b) Giới thiệu thiết bị dạy học
Bộ thực hành toán lớp 4: Thông tư số 37/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Tiểu học. Mục đích sử dụng: Dạy và học các chủ đề: Số và Phép tính, Hình học và Đo lường. Mô tả thiết bị tương ứng với các chủ đề dạy học:
TT
Chủ đề dạy học
Tên
thiết bị
Mục đích
sử dụng
Mô tả chi tiết thiết bị dạy học
A
THIẾT BỊ DÙNG CHUNG
I
HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG
1
Hình
học
Thiết bị vẽ bảng trong
dạy học toán
GV sử dụng khi vẽ bảng
trong dạy học Toán.
01 chiếc thước thẳng dài tối thiểu 500 mm, độ chia nhỏ nhất là 1 mm, được làm bằng nhựa / gỗ hoặc vật liệu khác có độ cứng tương đương, không cong vênh, màu sắc tươi sáng, an toàn với người sử dụng. Vạch kẻ trên thước thẳng, màu chữ và kẻ vạch trên thước tương phản với màu thước để dễ đọc số.
B
THIẾT BỊ THEO CAC CHỦ ĐỀ
I
DỤNG CỤ
1
SỐ VÀ PHÉP TÍNH
1.1
Số tự
nhiên
Bộ thiết bị dạy
chữ số
và so
sánh số
Giup HS thực hành nhận biết số, đọc, viết, so sánh các số tự nhiên
Gồm:
a) 10 thanh 10 000 (thanh 10 000 là một tấm nhựa hình chữ nhật kích thước (15×150) mm vẽ mô hình 3D của 10 thẻ 1 000 chồng khít lên nhau);
b) 01 thẻ ghi số 100 000 hình chữ nhật có kích thước (60×90) mm.
Vật liệu: Bằng nhựa (hoặc vật liệu có độ cứng tương đương), không cong vênh, chịu được nước, có màu tươi sáng, an toàn trong sử dụng.
2
HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG
2.1
Hình
học
Bộ thiết bị vẽ
bảng
trong
dạy học hình học
GV sử dụng khi vẽ bảng
trong dạy học hình học.
Gồm:
a) 01 ê ke có kích thước các cạnh
(300×400×500) mm;
b) 01 chiếc compa dài 400 mm với đầu được thiết kế thuận lợi khi vẽ trên bảng bằng phấn, but dạ, một đầu thuận lợi cho việc cố định trên mặt bảng;
c) 01 thước đo góc đường kính 300 mm, có hai đường chia độ, khuyết ở giữa.
Vật liệu: Tất cả các thiết bị được làm bằng nhựa / gỗ hoặc vật liệu có độ cứng tương đương, không cong vênh, màu sắc tươi sáng, an toàn với người sử dụng.
33
3
THỐNG KÊ VÀ XAC SUẤT
3.1
Xác suất
Bộ thiết bị dạy
học yếu tố xác
suất
Giup HS
khám phá,
hình thành,
thực hành,
luyện tập về khả năng xảy ra của một sự kiện (hay hiện tượng).
Gồm:
a) 01 quân xuc xắc có độ dài cạnh là 20 mm; có 6 mặt, số chấm xuất hiện ở mỗi mặt là một trong các số 1; 2; 3; 4; 5; 6 (mặt 1 chấm; mặt 2 chấm; ...; mặt 6 chấm);
b) 01 hộp nhựa trong để tung quân xuc xắc (kích thước phù hợp với quân xuc xắc); c) 02 đồng xu gồm một đồng xu to có đường kính 25 mm và một đồng xu nhỏ có đường kính 20 mm; độ dày 1 mm; làm bằng hợp kim (nhôm, đồng).
Trên mỗi đồng xu, một mặt khắc nổi chữ N, mặt kia khắc nổi chữ S;
d) 01 hộp bóng có 03 quả, trong đó có 1 quả bóng xanh, 1 quả bóng đỏ và 1 quả bóng vàng, các quả bóng có kích thước và trọng lượng như nhau với đường kính 35 mm (giống quả bóng bàn).
II
MÔ HÌNH
1
SỐ VÀ PHÉP TÍNH
1.1
Phân số
Bộ thiết bị hình
học dạy phân số
GV sử dụng khi dạy học về phân số.
Gồm:
a) 09 hình tròn đường kính 160 mm, độ dày của vật liệu tối thiểu là 1,5 mm màu sáng (trong đó có 5 hình được chia thành 4 phần đều nhau qua tâm bằng nét kẻ rộng 1 mm; sơn màu đỏ 1/4 hình; 1 hình được chia thành 4 phần đều nhau qua tâm bằng nét kẻ rộng 1 mm, đường viền theo chu vi và đường kẻ chia (không tiếp xuc với phần sơn) là nét kẻ đứt rộng 1 mm, sơn đỏ 1/4; 1 hình được chia thành 4 phần đều nhau qua tâm bằng nét kẻ rộng 1 mm toàn bộ hình tròn sơn màu đỏ; 1 hình được chia thành 2 phần đều nhau qua tâm bằng nét kẻ rộng 1 mm; sơn đỏ 1/2 hình; 1 hình được chia thành 6 phần đều nhau qua tâm bằng nét kẻ rộng 1 mm, sơn đỏ 5/6 hình tròn);
b) 02 hình tròn đường kính 160 mm, độ dày của vật liệu tối thiểu là 1,5 mm, chuyển động quay tương đối với nhau thông qua trục nối tâm có vòng đệm ở giữa; một hình trong suốt, một hình màu tối (mỗi hình: được chia thành 8 phần đều nhau qua tâm bằng nét kẻ, sơn màu đỏ 1/2 hình tròn. Các đường bao, đường nối tâm, có chiều rộng 1 mm);
34 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Toán lớp 4
c) 04 hình vuông có kích thước (160×160) mm, màu trắng (trong đó có 3 hình chia thành 4 hình vuông nhỏ đều nhau qua tâm, bằng nét kẻ rộng 1mm, 1/4 hình có màu xanh cô ban và 1 hình chia thành 4 hình vuông nhỏ đều nhau qua tâm, bằng nét kẻ rộng 1mm, riêng phần không màu là nét kẻ đứt, 3/4 hình có màu xanh cô ban), độ dày của vật liệu tối thiểu là 1,5 mm.
(Ghi chú: Các hình có thể sử dụng từ tính để giáo viên đính lên bảng từ)
1.2
Phân số
Bộ thiết bị hình
học thực hành
phân số
Giup HS khám phá, hình
thành, thực
hành, luyện
tập về phân số.
Gồm:
a) 09 hình tròn đường kính Φ40 mm, độ dày của vật liệu tối thiểu là 1,2 mm màu sáng (trong đó có 5 hình được chia thành 4 phần đều nhau qua tâm bằng nét kẻ rộng 1 mm; sơn màu đỏ 1/4 hình; 1 hình được chia thành 4 phần đều nhau qua tâm bằng nét kẻ rộng 1 mm, đường viền theo chu vi và đường kẻ chia (không tiếp xuc với phần sơn) là nét kẻ đứt rộng 1 mm, sơn đỏ 1/4; 1 hình được chia thành 4 phần đều nhau qua tâm bằng nét kẻ rộng 1 mm toàn bộ hình tròn sơn màu đỏ; 1 hình được chia thành 2 phần đều nhau qua tâm bằng nét kẻ rộng 1 mm; sơn đỏ 1/2 hình; 1 hình được chia thành 6 phần đều nhau qua tâm bằng nét kẻ rộng 1 mm, sơn đỏ 5/6 hình tròn;
b) 04 hình vuông có kích thước (40×40) mm, màu trắng (trong đó có 3 hình chia thành 4 hình vuông nhỏ đều nhau qua tâm, bằng nét kẻ rộng 1 mm, 1/4 hình có màu xanh cô ban và 1 bình chia thành 4 hình vuông nhỏ đều nhau qua tâm, bằng nét kẻ rộng 1 mm, riêng phần không màu là nét kẻ đứt, 3/4 hình có màu xanh cô ban), độ dày của vật liệu tối thiểu là 1,2 mm.
2
HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG
2.1
Hình
phẳng
và hình khối
Bộ thiết bị dạy
hình
phẳng
và hình khối
– Giup GV
dạy hình
phẳng và hình khối.
– Giup HS
thực hành
nhận dạng
hình phẳng và hình khối, lắp ghép xếp hình.
Gồm:
a) 01 hình bình hành màu xanh cô ban có kích thước cạnh dài 240 mm, đường cao 160 mm, độ dày của vật liệu tối thiểu là 1,5 mm, góc nhọn 60°;
b) 01 hình bình hành có cạnh dài 80 mm, cao 50 mm, góc nhọn 60°, độ dày của vật liệu tối thiểu là 1,2 mm;
c) 02 hình thoi màu đỏ có kích thước hai đường chéo là 300 mm và 160 mm, độ dày của vật liệu tối thiểu là 1,5 mm (1 hình giữ nguyên,
35
1 hình cắt làm 3 hình tam giác theo đường chéo dài và nửa đường chéo ngắn);
d) 02 hình thoi có hai đường chéo 80 mm và 60 mm, độ dày của vật liệu tối thiểu là 1,2 mm (trong đó 1 hình giữ nguyên và 1 hình cắt làm 3 hình tam giác theo đường chéo dài và nửa đường chéo ngắn);
2.2
Mét
vuông
Bộ thiết bị dạy
học dạy đơn vị
đo diện tích mét vuông
GV sử dụng khi dạy về
diện tích.
Gồm:
01 bảng kích thước (1 250 × 1 030) mm, được kẻ thành các ô có kích thước (100 × 100) mm.
III
PHẦN MỀM
1
Hình
học
và Đo
lường
Phần
mềm
toán học
Phần mềm
toán học hỗ
trợ GV giup HS thực hành, luyện tập các yếu tố hình
học.
Phần mềm toán học đảm bảo hỗ trợ GV vẽ hình trong dạy học các yếu tố hình học; Phải sử dụng phần mềm không vi phạm bản quyền.
2
Thống
kê và
Xác suất
Phần
mềm
toán học
Phần mềm
toán học hỗ
trợ GV giup HS thực hành, luyện tập các yếu tố thống kê và xác suất.
Phần mềm toán học đảm bảo hỗ trợ GV vẽ bảng, biểu đồ; mô tả thí nghiệm ngâu nhiên trong dạy học các yếu tố thống kê và xác suất; Phải sử dụng phần mềm không vi phạm bản quyền.
36 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Toán lớp 4
Phần thứ hai
HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY
1. QUY TRÌNH THIẾT KẾ KẾ HOẠCH BÀI DẠY
1.1. Kế hoạch bài dạy (trước đây còn gọi là bài soạn, giáo án) do GV thiết kế bao gồm các hoạt động của HS và GV trong quá trình dạy học một tiết học/bài học/chủ đề (sau đây gọi chung là bài học) nhằm giup học sinh đạt được yêu cầu cần đạt. Kế hoạch bài dạy được GV thực hiện chủ động, linh hoạt phù hợp với đối tượng HS, điều kiện tổ chức dạy học, bảo đảm các yêu cầu cần đạt của chương trình đối với môn học, hoạt động giáo dục để đạt hiệu quả cao nhất; được điều chỉnh, bổ sung thường xuyên cho phù hợp với đối tượng HS và điều kiện tổ chức dạy học.
1.2. GV căn cứ vào yêu cầu cần đạt được quy định trong chương trình môn học, hoạt động giáo dục; kế hoạch giáo dục của nhà trường; kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục; SGK, thiết bị dạy học để xây dựng kế hoạch bài dạy gồm: Yêu cầu cần đạt, đồ dùng dạy học cần chuẩn bị, hoạt động dạy học chủ yếu, điều chỉnh sau bài dạy, cụ thể như sau:
a) Yêu cầu cần đạt của bài học: Trên cơ sở yêu cầu cần đạt của mạch nội dung được quy định trong chương trình môn học, hoạt động giáo dục, giáo viên chủ động sử dụng SGK, thiết bị dạy học, học liệu để xác định yêu cầu cần đạt của bài học phù hợp với đối tượng HS, đặc điểm nhà trường, địa phương. Yêu cầu cần đạt của bài học cần xác định rõ: HS thực hiện được việc gì; vận dụng được những gì vào giải quyết vấn đề trong thực tế cuộc sống; có cơ hội hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực gì.
b) Đồ dùng dạy học: Các đồ dùng cần chuẩn bị để tổ chức dạy học bài học.
c) Hoạt động dạy học chủ yếu: GV chủ động tổ chức hoạt động dạy học linh hoạt, sáng tạo, đa dạng theo tính chất bài học (bài kiến thức mới, thực hành, ôn tập), đặc điểm môn học, hoạt động giáo dục và phù hợp với đối tượng HS.
– Hoạt động học tập của HS bao gồm hoạt động mở đầu (khởi động, kết nối); hình thành kiến thức mới (trải nghiệm, khám phá; phân tích, hình thành kiến thức mới); hoạt động luyện tập, thực hành và hoạt động vận dụng (ứng dụng những điều đã học để phát hiện và giải quyết những vấn đề trong đời sống thực tế). Các hoạt động học tập (kể cả hoạt động tự nhận xét hay nhận xét sản phẩm học tập của bạn hay nhóm bạn) của HS, tuỳ theo mục đích, tính chất của mỗi hoạt động, được tổ chức làm việc cá nhân, theo nhóm hoặc cả lớp; đảm bảo mỗi học sinh được tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập hay trải nghiệm thực tế.
– Hoạt động của GV: tổ chức, hướng dân, hỗ trợ hoạt động học cho HS, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích HS tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự nhận xét hay nhận xét sản phẩm học tập của bạn hay nhóm bạn, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học,
37
phát huy tiềm năng và những kiến thức, kĩ năng đã tích luỹ được để phát triển; thực hiện nhận xét, đánh giá trong quá trình tổ chức dạy học để hướng dân, hỗ trợ hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, đảm bảo sự tiến bộ của từng HS và nâng cao chất lượng giáo dục.
d) Điều chỉnh sau bài dạy: GV ghi những điểm cần rut kinh nghiệm sau khi thực hiện kế hoạch bài dạy để hoàn thiện phương án dạy học cho các bài học sau: Nội dung còn bất cập, còn gặp khó khăn trong quá trình thực hiện tổ chức dạy học; nội dung tâm đắc, tổ chức dạy học hiệu quả để trao đổi thảo luận khi tham gia sinh hoạt chuyên môn.
1.3. GV thực hiện lưu trữ kế hoạch bài dạy theo hình thức phù hợp, khoa học và báo cáo tổ trưởng chuyên môn, hiệu trưởng nhà trường khi có yêu cầu; có thể sử dụng kế hoạch bài dạy xây dựng từ năm học trước để thực hiện bổ sung, điều chỉnh nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức, để tổ chức dạy học hiệu quả. Tổ trưởng chuyên môn quản lí kế hoạch bài dạy theo nguyên tắc giảm nhe áp lực hành chính; đảm bảo hình thức khoa học, thuận lợi, hiệu quả, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí trên cơ sở đánh giá đung thực chất và tôn trọng, động viên tinh thần đổi mới, sáng tạo của GV.
1.4. Khi tổ chức hoạt động dạy học (thực hiện Kế hoạch bài dạy), GV cần chú ý một số nội dung sau:
a) Chuyển giao nhiệm vụ học tập: nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp với khả năng của HS, thể hiện ở việc nêu vấn đề, hướng dân cách thực hiện và yêu cầu về sản phẩm mà HS phải hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dân, kích thích được hứng thu học tập của HS; đảm bảo cho tất cả HS tiếp nhận và săn sàng thực hiện nhiệm vụ.
b) Tổ chức cho HS thực hiện nhiệm vụ học tập: khuyến khích học sinh hợp tác, giup đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập; phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh và có biện pháp hỗ trợ kịp thời, phù hợp, hiệu quả, không “bỏ quên” HS nào.
c) Tổ chức cho HS trình bày kết quả và thảo luận: hình thức trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ phù hợp với nội dung học tập và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng; khuyến khích cho HS trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập; xử lí những tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lí.
Nhận xét, đánh giá thực hiện nhiệm vụ học tập: nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của HS; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến trao đổi, thảo luận của HS nhằm giup HS có hứng thu, niềm tin trong học tập, cải thiện được kết quả học tập, chính xác hoá các kiến thức mà HS đã học được thông qua hoạt động.
1.5. Trong quá trình thực hiện, GV tham khảo khung kế hoạch bài dạy trong phần dưới đây để xây dựng kế hoạch bài dạy phù hợp với tình hình thực tế, đặc trưng môn học, hoạt động giáo dục, thuận lợi trong quá trình thực hiện, đảm bảo khoa học, linh hoạt và hiệu quả.
38 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Toán lớp 4
KHUNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn học/hoạt động giáo dục.............................................; lớp..................... Tên bài học: ....………………………………………......; số tiết:……….... Thời gian thực hiện: ngày…tháng…năm…(hoặc từ …/…/… đến …/…/…) 1. Yêu cầu cần đạt: Nêu cụ thể học sinh thực hiện được việc gì; vận dụng được những
gì vào giải quyết vấn đề trong thực tế cuộc sống; có cơ hội hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực gì.
2. Đồ dùng dạy học: Nêu các thiết bị, học liệu sử dụng trong bài dạy để tổ chức cho học sinh hoạt động nhằm đạt được yêu cầu cần đạt của bài dạy.
3. Hoạt động dạy học chủ yếu:
– Hoạt động Mở đầu: khởi động, kết nối.
– Hoạt động Hình thành kiến thức mới: trải nghiệm, khám phá, phân tích, hình thành kiến thức mới (đối với bài hình thành kiến thức mới)
– Hoạt động Luyện tập, thực hành
– Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm (nếu có)
4. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có)
2. Bài soạn minh hoạ
SỐ CHẴN, SỐ LẺ
(2 tiết)
A. Yêu cầu cần đạt
– HS nhận biết được số chăn, số lẻ và trật tự sắp xếp các số chăn, số lẻ qua các trường hợp cụ thể; nhận biết được các số chăn chia hết cho 2.
– Vận dụng để giải quyết vấn đề đơn giản.
– HS có cơ hội phát triển các năng lực tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học và các phẩm chất nhân ái, trách nhiệm.
B. Đồ dùng dạy học
GV: Các thẻ số dùng cho nội dung Khởi động, bộ thẻ số bài Thực hành 2b, bảng số bài Luyện tập 1, thẻ từ bài Luyện tập 2, bài Luyện tập 3 và hình vẽ bài Vui học (nếu cần). HS: Các thẻ số dùng cho nội dung Khởi động và bài Thực hành 2b.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu
TIẾT 1
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
I. Khởi động
Trò chơi “Tôi bảo”.
– Tôi bảo, tôi bảo.
Bảo gì? Bảo gì?
39
– Tôi bảo cả lớp điểm danh đếm số từ 1 đến hết.
– Tôi bảo, tôi bảo.
– Tôi bảo cầm thẻ số thứ tự của mình trên tay. – Tôi bảo, tôi bảo.
– Tôi bảo các bạn có số thứ tự từ 1 đến 10 xếp hàng ngang lên trước lớp.
(GV có thể cho HS cầm thẻ số của GV cho cả lớp dễ nhìn.)
– Tôi bảo, tôi bảo.
– Tôi bảo các bạn mang số lẻ: 1, 3, 5, 7, 9 bước lên một bước và hô to: “1, 3, 5, 7, 9 là các số lẻ”.
(GV có thể kết hợp gắn lần lượt các số lên phía bên phải của bảng lớp.)
– Tôi bảo, tôi bảo.
– Tôi bảo các bạn mang số lẻ bước lùi một bước.
– Tôi bảo, tôi bảo.
– Tôi bảo các bạn mang số chăn: 2, 4, 6, 8, 10 tiến lên một bước và hô to: “2, 4, 6, 8, 10 là các số chăn”.
(GV có thể kết hợp gắn lần lượt các số lên phía bên trái của bảng lớp.)
– Tôi bảo, tôi bảo.
– Tôi bảo các bạn về chỗ.
– Ta đã biết các số chăn và lẻ trong phạm vi 10, các số lớn hơn 10 có số chăn, số lẻ không?
→ Hôm nay các em sẽ cùng cô/thầy tìm hiểu nội dung này trong bài học “Số chẵn, số lẻ”.
Đếm số.
Bảo gì? Bảo gì?
Lấy thẻ số.
Bảo gì? Bảo gì?
Xếp hàng ngang trước lớp theo hiệu lệnh của GV.
Bảo gì? Bảo gì?
Bước lên và hô to: “1, 3, 5, 7, 9 là các số lẻ”.
Bảo gì? Bảo gì?
Thực hiện.
Bảo gì? Bảo gì?
Bước lên và hô to: “2, 4, 6, 8, 10 là các số chăn”.
Bảo gì? Bảo gì?
Về chỗ.
II. Khám phá, hình thành kiến thức mới: Số chẵn, số lẻ
– Giới thiệu:
Các số có chữ số tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8 là số chăn.
Các số có chữ số tận cùng là 1, 3, 5, 7, 9 là số lẻ.
– Trong nhóm em, có mấy bạn mang số chăn; mấy bạn mang số lẻ, hãy kể tên các số đó.
– Sửa bài, GV cho vài nhóm HS trình bày Khi sửa bài, GV có thể gắn số và viết tiếp lên bảng lớp để hoàn thiện nội dung bài học.
HS làm việc theo nhóm bốn thực hiện các yêu cầu của GV.
Vài nhóm HS trình bày (1 HS nói – các bạn đứng lên và giơ thẻ số → Cả lớp nhận xét).
40 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Toán lớp 4
III. Luyện tập – Thực hành
Thực hành
Bài 1:
– Sửa bài, GV khuyến khích nhiều HS nói.
– HS đọc yêu cầu
– HS thảo luận (nhóm đôi) xác định các việc cần làm: Tìm số chăn, số lẻ, nói theo lời bạn Ong.
– HS làm cá nhân rồi chia sẻ với bạn.
Bài 2:
– Sửa bài:
a) GV khuyến khích nhiều nhóm trình bày. b) GV khuyến khích HS trình bày kết hợp thao tác với các thẻ số, giải thích.
– HS (nhóm đôi) đọc các yêu cầu, nhận biết nhiệm vụ.
– HS thực hiện cá nhân rồi chia sẻ với bạn (HS viết số trên bảng con).
HS đưa bảng con và đọc số → Cả lớp nhận xét. HS trình bày kết hợp thao tác với các thẻ số, giải thích tại sao lại chọn số đó. Ví dụ:
• Số phải tìm là số lớn nhất, nên các chữ số phải được xếp lần lượt từ lớn đến bé: 8 7 5 2. • Số phải tìm là số lẻ, nên chữ số tận cùng là số lẻ, chỉ có thể chọn 7 hoặc 5
→ Đổi chỗ số 5 và 2 để được số lẻ lớn nhất: 8 7 2 5.
(HS có thể có nhiều cách giải thích khác, các cách giải thích hợp lí đều được chấp nhận.)
IV. Vận dụng – Trải nghiệm
Vui học
– HS (nhóm đôi) đọc các yêu cầu, nhận biết nhiệm vụ:
Dãy số lẻ bên trái, dãy số từ bé đến lớn → Thêm 2.
Dãy số chăn bên phải, dãy số từ bé đến lớn → Thêm 2.
– HS thực hiện cá nhân rồi chia sẻ với bạn. (HS viết số trên bảng con).
• Dãy nhà số lẻ tăng dần: 213; 215; 217; 219. • Dãy nhà số chăn tăng dần: 196; 198; 200.
D. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có)
……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………..
41
TIẾT 2
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
I. Khởi động
– Trò chơi “Tôi bảo”.
Tôi bảo, tôi bảo.
Tôi bảo viết một số lẻ.
Gọi vài em đọc số của mình cho cả lớp nhận xét.
(GV cũng có thể cho một em HS điều khiển cho cả lớp chơi.)
Bảo gì? Bảo gì?
HS viết một số lẻ vào bảng con.
HS đọc số theo yêu cầu của GV.
II. Luyện tập – Thực hành
Luyện tập
Bài 1:
– Sửa bài: GV có thể treo (hoặc trình chiếu) bảng số lên cho HS quan sát và trả lời, khuyến khích các em thao tác trên bảng số.
GV khuyến khích HS giải thích cách làm.
– HS đọc yêu cầu.
– HS thảo luận (nhóm bốn) xác định các việc cần làm, tìm cách làm.
– HS làm cá nhân rồi chia sẻ với bạn. – HS quan sát và trả lời.
a) HS chỉ vào bảng số, giải thích cách làm. Ví dụ: Con bọ rùa đỏ che số chăn (số 6), con bọ rùa xanh che số lẻ (số 7).
b) Bảng có 100 số, các số chăn và lẻ xếp xen kẽ (lẻ rồi chăn rồi lẻ, …) bắt đầu từ số lẻ, kết thuc là số chăn nên số các số chăn bằng số các số lẻ, mỗi loại đều có 50 số
(100 : 2 = 50).
Bài 2:
– GV có thể gợi ý cho HS nhận biết: • Câu a: Thực hiện từng phép chia.
Dùng thuật ngữ: chia hết cho 2, không chia hết cho 2.
• Câu b: Nhận biết tính chất chia hết cho 2 của số chăn, số lẻ.
– Sửa bài:
a) GV có thể cho HS chơi tiếp sức, thi đua gắn thẻ phép chia thành hai cột (chia hết và chia có dư).
Sau khi sửa bài, khuyến khích HS nói theo mâu.
– HS đọc yêu cầu.
– HS thảo luận (nhóm bốn) xác định các việc cần làm, tìm cách làm.
– HS chơi theo hiệu lệnh của GV.
Ví dụ: Em gắn phép chia 10 : 2 bên cột chia hết, vì 10 : 2 = 5, ta nói 10 chia hết cho 2.
42 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Toán lớp 4
b) GV gợi ý cho HS nhận xét:
Các số nào chia hết cho 2?”
Các số nào không chia hết cho 2?
Em gắn phép chia 11 : 2 bên cột chia có dư, vì 11 : 2 = 5 (dư 1), ta nói 11 không chia hết cho 2.
...
Các số chia hết cho 2 tận cùng là 0; 2; 4; 6; 8 → Các số chăn chia hết cho 2. Các số không chia hết cho 2 tận cùng là 1; 3; 5; 7; 9 → Các số lẻ không chia hết cho 2.
Bài 3:
– Sửa bài, GV khuyến khích nhiều HS trình bày cách làm.
– HS đọc yêu cầu.
– HS thảo luận (nhóm đôi) tìm hiểu bài, tìm cách làm.
– HS thực hiện cá nhân rồi chia sẻ với bạn. – HS trình bày cách làm.
Ví dụ:
Các số .... có tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8 nên các số này chia hết cho 2.
Các số .... là các số chăn nên các số này chia hết cho 2.
III. Vận dụng – Trải nghiệm
Bài 4:
– GV cho HS đọc yêu cầu.
– GV có thể khuyến khich HS viết cách giải thích vào bảng nhóm.
– Sửa bài, GV khuyến khích nhiều nhóm trình bày cách làm.
– HS đọc yêu cầu.
– HS (nhóm bốn) thảo luận, viết cách giải thích vào bảng nhóm.
– HS trình bày cách làm.
Ví dụ: Chia đều một nhóm bạn thành 2 đội (không dư bạn nào)
→ Số bạn trong nhóm đó chia hết cho 2 → Số bạn của nhóm là số chăn.
Hoạt động thực tế
GV có thể cho HS quan sát hình ảnh bài Vui học để thảo luận
HS có thể quan sát hình ảnh (hoặc tái hiện thực tế, nhớ về dãy nhà) thảo luận (nhóm đôi).
Dãy nhà số chăn nằm bên phải (nhìn từ đầu đường).
D. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có)
……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………..
43
SỐ LẦN LẶP LẠI CỦA MỘT SỰ KIỆN
(2 tiết)
A. Yêu cầu cần đạt
– HS làm quen và kiểm đếm được số lần lặp lại của một khả năng xảy ra (nhiều lần) của một sự kiện khi thực hiện thí nghiệm nhiều lần.
– Sử dụng được các thuật ngữ để mô tả số lần lặp lại của một sự kiện. – HS có cơ hội phát triển các năng lực tư duy và lập luận toán học; mô hình hoá toán học; giao tiếp toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học toán và các phẩm chất yêu nước, chăm chỉ, trung thực.
B. Đồ dùng dạy học
GV: 2 viên bi khác màu nhau, hình vẽ các bảng biểu, biểu đồ theo nội dung bài học, bài Thực hành và bài Luyện tập 2 (nếu cần).
HS: 1 tui vải, 2 viên bi khác màu nhau (hay nut áo 2 mặt có 2 màu khác nhau). C. Các hoạt động dạy học chủ yếu
TIẾT 1
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
I. Khởi động
Trò chơi “Tập tầm vông”.
GV dạy HS bài đồng dao, nói luật chơi, tổ chức cho HS chơi theo nhóm đôi.
• Người đố giấu một vật nhỏ trong lòng một bàn tay và nắm cả hai tay lại rồi hát: Tập tầm vông.
Tay không tay có.
Tập tầm vó.
Tay có tay không.
Tay nào có, tay nào không?
• Người đoán chỉ một tay của người đố. Nếu đoán đung, người đoán trở thành người đố, trò chơi lại tiếp tục.
• Khi chơi, HS ghi nhận lại.
Sau khi chơi, GV giup HS nhận biết:
GV trình chiếu (hoặc treo) hình ảnh phần Khởi động giup HS nhận biết bảng ghi kết quả sau 100 lần ném bóng của ba cầu thủ → Giới thiệu bài.
HS chơi theo nhóm đôi và ghi nhận lại. Ví dụ: Sau 10 lần chơi, các bạn ghi nhận lại kết quả như sau:
Tên Số lần đoán đung Số lần Minh Anh
Ngọc Hoa
HS nhận biết:
• Khi dự đoán, có thể đoán đung và cũng có thể đoán sai → Có hai khả năng xảy ra. • Chơi nhiều lần, kiểm đếm được số lần đoán đung.
HS nhận biết: Kết quả 100 lần ném bóng được ghi nhận vào bảng.
44 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Toán lớp 4
II. Khám phá hình thành kiến thức mới: Số lần lặp lại của một sự kiện
– GV nêu tình huống, trình chiếu (hoặc treo bảng) cho HS quan sát.
Họ tên cầu thủ Số lần ném bóng vào rổ Đỗ Minh An 69
Vũ Thái 54
Trần Khoa 75
GV đặt vấn đề:
• Khi ném bóng, có mấy sự kiện có thể xảy ra?
• Các bạn ném bóng mấy lần?
• Mỗi bạn đã ném bóng vào rổ mấy lần? – Sửa bài, GV khuyến khích HS thao tác trên bảng.
– GV kết luận:
• Khi cầu thủ ném bóng, có hai sự kiện xảy ra là: ném vào rổ hoặc ném không vào rổ. • Ném bóng nhiều lần, ta kiểm đếm được điều gì?
• Có 2 sự kiện có thể xảy ra
→ Sự kiện ném bóng vào rổ có thể xảy ra và Sự kiện ném bóng không vào rổ cũng có thể xảy ra.
• 100 lần.
– HS (nhóm đôi) thảo luận.
– HS vừa nói vừa chỉ vào bảng.
• Khi cầu thủ ném bóng, có hai sự kiện xảy ra là: ném vào rổ hoặc ném không vào rổ. • Ném bóng nhiều lần, ta kiểm đếm được số lần lặp lại của một sự kiện.
Ví dụ: Sau 100 lần thực hiện, bạn An ném bóng vào rổ được 69 lần.
III. Luyện tập – Thực hành
Thực hành
Bài 1:
Nếu có thể, nên dùng vật thật để HS thực hành.
– Tìm hiểu mâu, nhận biết:
• Có mấy viên bi ở trong tui? Viên bi màu gì? • Không nhìn vào tui, em lấy ra một viên bi, xem màu và đặt lại vào tui → Ghi nhận số lần lấy được bi đỏ.
HS thực hành theo nhóm đôi.
• Có hai viên bi (đỏ và xanh) ở trong tui. • 1 HS thực hiện (làm mâu) lấy một viên bi, xem màu và đặt lại vào tui.
– HS luân phiên lấy bi rồi nói cho bạn nghe, và ghi nhận lại.
Ví dụ: Sau 10 lần lấy bi, lấy được bi đỏ mấy lần?
45
– Khi sửa bài, GV khuyến khích HS giải thích → GV kẻ khung ghi nhận lại
Tổng kết: Số lần lấy được viên bi đỏ có nhiều học sinh nhất là …… lần.
– HS giải thích: “Khi lấy một viên bi ra, xảy ra một trong hai sự kiện: viên bi lấy ra màu đỏ hoặc màu xanh” → HS (lần lượt từng nhóm) trình bày số lần lấy được bi đỏ hay bi xanh của mỗi bạn.
Ví dụ: Sau 10 lần chơi, Minh Anh lấy được bi đỏ 7 lần.
Ngọc Hoa lấy được bi đỏ 5 lần.
D. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có)
……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………..
TIẾT 2
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
I. Khởi động
– Trò chơi “Oẳn tù tì”.
HS chơi nhóm đôi.
HS chơi 10 lần.
Mỗi lần thắng ghi một gạch vào bảng con (hay vở nháp).
Sau 10 lần chơi, tổng kết xem ai có nhiều lần thắng hơn.
II. Luyện tập – Thực hành
Luyện tập
Bài 1:
– Khi sửa bài, GV khuyến khích HS giải thích tại sao nói như vậy, chẳng hạn: a) Khi đến ngã tư đó, tín hiệu đèn giao thông có thể là màu xanh, màu đỏ, hoặc màu vàng vì đèn giao thông có ba màu → có ba sự kiện xảy ra.
b) Luật giao thông có quy định gì?
GV giải thích thêm: Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chu ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.
– HS (nhóm đôi) tìm hiểu bài, nhận biết: Có mấy sự kiện xảy ra?
– HS thực hiện cá nhân rồi chia sẻ với bạn. – HS giải thích, chẳng hạn:
a) Khi đến ngã tư đó, tín hiệu đèn giao thông có thể là màu xanh, màu đỏ, hoặc màu vàng vì đèn giao thông có ba màu → có ba sự kiện xảy ra.
b) Luật giao thông quy định:
• Ô tô không thể đi khi tín hiệu màu đỏ. • Ô tô chắc chắn được đi khi tín hiệu màu xanh.
• Ô tô có thể được đi khi tín hiệu màu vàng.
46 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Toán lớp 4
III. Vận dụng – Trải nghiệm
– GV có thể trình chiếu (hoặc treo) bảng thống kê cho HS quan sát, rồi đặt vấn đề:
• Khi ném bóng, có mấy sự kiện xảy ra? • Mỗi bạn đã ném bóng vào rổ mấy lần? • Ai ném bóng vào rổ nhiều nhất? Ai ít nhất? • Ném bóng vào rổ thì đạt yêu cầu. Ai đạt? Ai không đạt?
– Sửa bài, GV khuyến khích HS vừa nói vừa chỉ vào bảng.
• Mở rộng: Giáo dục HS lợi ích của hoạt động thể thao
– HS xem SGK, đọc đề bài, xác định yêu cầu của bài: đọc bảng thống kê rồi trả lời câu hỏi.
– HS (nhóm đôi) thảo luận.
– HS vừa nói vừa chỉ vào bảng.
a) Mỗi bạn ném bóng 10 lần;
Bạn Thuý ném bóng vào rổ 4 lần; Bạn Hà 3 lần;
Bạn Phước 4 lần;
Bạn Dương 3 lần;
b) Bạn Bách 2 lần;
Bạn Hiếu 5 lần
→ Bạn Hiếu ném bóng vào rổ nhiều nhất; bạn Bách ném bóng vào rổ ít nhất. Các bạn đạt yêu cầu là: Thuý, Phước và Hiếu.
D. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có)
……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………..
47
Chịu trách nhiệm xuất bản
Tổng Giám đốc HOÀNG LÊ BÁCH
Chịu trách nhiệm nội dung
Tổng biên tập PHẠM VĨNH THÁI
Tổ chức và chịu trách nhiệm bản thảo
Phó Tổng biên tập TRẦN QUANG VINH
Giám đốc Công ty cổ phần Dịch vụ xuất bản giáo dục Gia Định TRẦN THỊ KIM NHUNG
Biên tập nội dung: TRẦN THANH HÀ
Thiết kế sách: ĐẶNG NGỌC HÀ
Trình bày bìa: NGUYỄN MẠNH HÙNG
Sửa bản in: TRẦN THANH HÀ
Chế bản: CÔNG TY CP DỊCH Vu XUÂT BảN GIÁO DuC GIA ĐỊNH
Địa chỉ sách điện tử và tập huấn qua mạng:
– Sách điện tử: hanhtrangso.nxbgd.vn
– Tập huấn online: taphuan.nxbgd.vn
Bản quyền thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Tất cả các phần của nội dung cuốn sách này đều không được sao chép, lưu trữ, chuyển thể dưới bất kì hình thức nào khi chưa có sự cho phép bằng văn bản của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và Công ty cổ phần Dịch vụ xuất bản giáo dục Gia Định.
48
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN TOÁN LỚP 4 – BỘ SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Mã số: .........
In ......... bản, (QĐ in số ....) khổ 19 x 26,5 cm
Đơn vị in: ..........................
Địa chỉ: ...........................
Sô ĐKXB: .........
Số QĐXB: ......... ngày .... tháng .... năm 20...
In xong và nộp lưu chiểu tháng .... năm 20...
Mã số ISBN: .........
U
T H I Ệ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN TOÁN LỚP 4
I
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 4
Ớ
NG GI
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT LỚP 4 TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN ÂM NHẠC LỚP 4
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 4 TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 4
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN TIN HỌC LỚP 4
Ọ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN MĨ THUẬT LỚP 4 (bản 2)
R
T
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN TIẾNG ANH LỚP 4
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN KHOA HỌC LỚP 4
R Â N
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM LỚP 4 (bản 2)T
Sách không bán