🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Tài Liệu Bồi Dưỡng Giáo Viên Sử Dụng Sách Giáo Khoa Môn Tiếng Việt Lớp 4 Bộ Sách Chân Trời Sáng Tạo Ebooks Nhóm Zalo NGUYỄN THỊ LY KHA – TRỊNH CAM LY TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA môn BỘ SÁCH CHÂNTRỜI SÁNGTẠO (Tài liệu lưu hành nội bộ) LỚP 4 NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM NGUYỄN THỊ LY KHA – TRỊNH CAM LY TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA môn BỘ SÁCH CHÂNTRỜI SÁNGTẠO (Tài liệu lưu hành nội bộ) LỚP 4 NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM 2 3 LỜI NÓI ĐẦU Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 4, bộ sách Chân trời sáng tạo được biên soạn theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Ngữ văn cấp Tiểu học ban hành theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trên cơ sở kế thừa, phát triển những thành tựu đổi mới về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực. Các tác giả hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích, thiết thực khi triển khai sử dụng đại trà sách giáo khoa Tiếng Việt 4, bộ sách Chân trời sáng tạo. Đồng thời, tài liệu cũng được biên soạn theo hướng mở nhằm giúp giáo viên chủ động, linh hoạt trong tổ chức dạy học, phù hợp với mọi đối tượng học sinh ở từng địa phương. Nhóm tác giả rất mong nhận được ý kiến góp ý của quý thầy cô giáo để tài liệu được hoàn thiện. Trân trọng cảm ơn! NHÓM TÁC GIẢ 4 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 4 Mục lục Phần một – HƯỚNG DẪN CHUNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT 4 1.1. Quan điểm biên soạn 1.2. Một số điểm nổi bật 2. CẤU TRÚC SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT 4 2.1. Cấu trúc chung 2.2. Cấu trúc chủ điểm 2.3. Cấu trúc bài học 2.3.1. Cấu trúc các bài học trong mỗi chủ điểm 2.3.3. Cấu trúc các bài ôn tập, đánh giá định kì 3. PHƯƠNG PHÁP DAY HOC 4. HƯỚNG DÂN KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ 4.1. Đánh giá thường xuyên 4.2. Đánh giá định kì 5. HƯỚNG DÂN SƯ DUNG TAI NGUYÊN 6. KHAI THÁC THIẾT BI VA HOC LIỆU 7. MÔT SÔ LƯU Y KHI LẬP KẾ HOACH BAI DAY VA XẾP THỜI KHOÁ BIỂU Phần hai – MỘT SỐ GỢI Ý, HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC DẠY HỌC 1. HƯỚNG DÂN TỔ CHỨC HOAT ĐÔNG KHỞI ĐÔNG 2. HƯỚNG DÂN TỔ CHỨC CÁC HOAT ĐÔNG DAY HOC 2.1. Hương dân dạy học đọc 2.1.1. Day đọc thành tếng – đọc đúng 2.1.2. Day đọc hiểu 2.1.3. Day đọc thành tếng – đọc diễn cảm 2.1.4. Day học thuộc lòng 2.1.5. Day đọc mở rộng 5 2.2. Hương dân dạy học noi và nghe 2.2.1. Day học nói 2.2.2. Day học nghe 2.2.3. Day học nói và nghe tương tác 2.3. Hương dân dạy học luyên tư và câu 2.3.1. Mở rộng vốn từ 2.3.2. Luyên từ, luyên câu 2.4. Hương dân dạy học viết kĩ thuật 2.5. Hương dân dạy học viết đoạn văn, văn bản 2.6. Hương dân tổ chưc hoạt động vận dung 3. BAI DAY MINH HOA 3.1. Bài dạy minh hoạ tết đọc Những ngày hè tươi đẹp 3.2. Bài dạy minh hoạ tết đọc mở rộng Sinh hoat câu lac bộ sách Chủ điểm Tuổi nhỏ làm viêc nhỏ 3.3. Bài dạy minh hoạ tết noi và nghe Trao đổi về viêc xây dựng tủ sách của lớp em 3.4. Bài dạy minh hoạ tết luyên tư và câu Danh từ 3.4. Bài dạy minh hoạ tết viết Bài văn kể chuyên Phần ba – HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO VIÊN, VỞ BÀI TẬP VÀ SÁCH THAM KHẢO 1. HƯỚNG DÂN SƯ DUNG SÁCH GIÁO VIÊN, VỞ BAI TẬP 1.1. Hương dân sử dung sách giáo viên 1.2. Hương dân sử dung vở bài tập 2. GIỚI THIỆU VA HƯỚNG DÂN SƯ DUNG SÁCH THAM KHẢO 6 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 4 Phần 1 – HƯỚNG DẪN CHUNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT 4 1.1. Quan điểm biên soạn 1.1.1. Định hướng chung Bộ sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt – Chân trời sáng tạo được biên soạn theo chủ trương “một chương trình (CT), một số SGK” được quy định tại Nghị quyết số 88/2014/ QH13 của Quốc hội và căn cứ theo Điều 32 Luật Giáo dục (sửa đổi) năm 2019 (ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT–BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Bộ SGK Tiếng Việt được biên soạn nhằm đáp ứng các yêu cầu: (1) Tuân thủ định hướng đổi mới giáo dục phổ thông: chuyển từ chú trọng truyền thụ kiến thức sang giúp học sinh (HS) hình thành, phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực; (2) Bám sát các tiêu chuẩn SGK mới theo Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 12 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 1.1.2. Quan điểm giao tiếp và quan điểm tích hợp SGK Tiếng Việt 4, bộ sách Chân trời sáng tạo được biên soạn theo nguyên tăc đảm bảo: (1) Sự phù hợp giữa CT, SGK với cách thức học tập, khả năng học tập của HS; (2) Sự phù hợp với đặc tính cá nhân của HS khi tham gia vào quá trình dạy học ngôn ngữ; (3) Việc tạo môi trường ngôn ngữ chân thật giúp HS hình thành và phát triển năng lực đọc, viết, nói và nghe. SGK Tiếng Việt 4 tập trung hình thành năng lực giao tiếp tiếng Việt cho HS; tổ chức các hoạt động đọc, viết, nói, nghe có mục đích giao tiếp; tổ chức bài học thành chuỗi hệ thống hoạt động/ bài tập (BT); dạy học kĩ năng ngôn ngữ găn liền ngữ cảnh chân thực với HS; công nhận, khai thác, vận dụng kinh nghiệm ngôn ngữ, xã hội của HS; ưu tiên việc dạy ý nghĩa của ngôn từ hơn dạy cấu trúc, hình thức ngôn ngữ. SGK Tiếng Việt 4 tích hợp dạy học bốn kĩ năng đọc, viết, nói và nghe; tích hợp dạy ngôn ngữ và dạy văn chương nhằm bồi dưỡng phẩm chất, năng lực sử dụng ngôn ngữ; tích hợp dạy các giá trị văn hoá, giáo dục, phát triển nhân cách; tích hợp phát triển ngôn ngữ và tư duy; tích hợp dạy Tiếng Việt với các môn học và hoạt động giáo dục khác. SGK Tiếng Việt 4 tạo điều kiện để giáo viên (GV) tổ chức dạy học và phát triển các kĩ năng ngôn ngữ cho HS trên cùng một ngữ liệu nguồn: từ bài đọc, các kĩ năng đọc, viết, nói, nghe được rèn luyện và phát triển; liên kết các thể loại văn bản trong trục chủ điểm của bài học. Hoạt động tiếp cận thể loại văn bản được tổ chức găn kết với hoạt động chiếm lĩnh nội dung của văn bản nhằm tạo liên kết về nội dung. Trường liên tưởng được chú ý thể hiện xuyên suốt, giúp GV tổ chức dạy học thuận lợi hơn. SGK Tiếng Việt 4, bộ sách Chân trời sáng tạo gia tăng tỉ lệ các văn bản thông tin với các thể loại cơ bản: – Văn bản thông tin khoa học thường thức. – Văn bản giới thiệu. – Văn bản chỉ dẫn, hướng dẫn. – Văn bản hành chính (giấy mời, đơn từ, báo cáo,...). 7 Các thể loại văn bản trên góp phần giúp HS nâng cao năng lực đọc hiểu các thể loại văn bản thông tin bên cạnh văn bản văn chương. SGK Tiếng Việt 4 thiết kế các hoạt động trong một bài học đi từ việc khai thác kinh nghiệm ngôn ngữ, vốn sống để HS rút ra ý nghĩa của việc đọc, viết; tự giác tham gia vào hoạt động đọc, viết; vận dụng các điều đã học để nói, viết (sáng tạo). Quy trình khép kín và nâng cao này sẽ gia tăng năng lực sử dụng tiếng Việt, năng lực tư duy cho HS. Bên cạnh đó, các nội dung giáo dục về quyền con người, về bình đẳng giới, giáo dục đạo đức, bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, giáo dục ý thức về chủ quyền quốc gia, biển đảo, giáo dục lòng biết ơn lãnh tụ, anh hùng dân tộc,… được kết nối, lồng ghép qua các bài học. SGK Tiếng Việt 4 chú trọng phát huy vai trò của kênh hình. Trong sách, việc sử dụng các biểu tượng được tiếp tục trên cơ sở kế thừa ý tưởng từ SGK Tiếng Việt 1, SGK Tiếng Việt 2 và SGK Tiếng Việt 3 để “phạm trù hoá” các hoạt động và cấu trúc bài học, đồng thời làm tăng thêm tính hấp dẫn của sách đối với HS. Để phù hợp với các hoạt động dạy học Tiếng Việt ở lớp Bốn, sách được bổ sung thêm hai kí hiệu Ghi nhớ và Tự học. 1.2. Một số điểm nổi bật 1.2.1. Kết nối, kế thừa Tiếng Việt 1, Tiếng Việt 2 và Tiếng Việt 3, bộ sách Chân trời sáng tạo Theo định hướng đổi mới được quy định trong CT giáo dục phố thông 2018 môn Ngữ văn, sách Tiếng Việt 4 chuyển tải những thành tựu giáo dục hiện đại qua các bài học, các chủ điểm với những tên gọi gần gũi, thân thuộc với HS, lấy HS làm trung tâm, phát triển và mở rộng dần theo vòng tròn đồng tâm kiểu “lốc xoáy”. Chẳng hạn, các chủ điểm ở học kì I chú trọng nhiều hơn đến các nội dung về bản thân HS, gia đình, trường học – bạn bè: Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, Mảnh ghép yêu thương, Những người tài trí, Những ước mơ xanh; sang học kì II, nội dung về thiên nhiên, quê hương – đất nước – thế giới xung quanh được mở rộng và nâng cao: Cuộc sống mến yêu, Việt Nam quê hương em, Thế giới quanh ta, Vòng tay thân ái. Mặt khác, các nội dung giáo dục về sự chia sẻ, về những nét đẹp của văn hoá, phong tục tập quán được bố trí, săp xếp hài hoà gần như trùng với các dịp lễ tết, các hoạt động văn hoá, giáo dục. Chẳng hạn chủ điểm Tuổi nhỏ làm việc nhỏ được học đầu tiên, ngay sau ngày khai trường; chủ điểm Những ước mơ xanh và chủ điểm Cuộc sống mến yêu được học dịp tết Nguyên đán; chủ điểm Việt Nam quê hương em và chủ điểm Thế giới quanh ta được học vào dịp hưởng ứng Ngày Trái Đất của thế giới,... Tiếp tục kế thừa và phát triển các đặc điểm về cấu trúc và nội dung tư tưởng, quan điểm biên soạn và triết lí giáo dục đã được khẳng định ở Tiếng Việt 1, Tiếng Việt 2 và Tiếng Việt 3. Chẳng hạn: cấu trúc các bài học của một chủ điểm, cấu trúc từng bài học; quan điểm giao tiếp và tích hợp trong biên soạn; triết lí dạy chữ – dạy người; ứng dụng những thành tựu của giáo dục học, tâm lí học hiện đại, tâm lí nhận thức, tâm lí ngôn ngữ của HS trong việc lựa chọn hệ thống ngữ liệu, thiết kế BT,... Trong từng ngữ liệu của bài đọc và BT đều hướng tới mục đích giáo dục, chứa đựng triết lí giáo dục: Giáo dục HS biết tôn trọng sự khác biệt, phát huy điểm mạnh, khăc phục điểm hạn chế của bản thân, biết yêu quý, tôn trọng mọi người, mọi vật xung quanh; trong đó có nội dung giáo dục về quyền con người và bình đẳng giới (Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, Những ước mơ xanh); Giáo dục HS “kết nối yêu thương” từ những điều bình thường, giản dị bằng những việc làm phù hợp lứa tuổi,… (Mảnh ghép yêu thương, Vòng tay thân ái); Giáo dục ý 8 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 4 thức về văn hoá truyền thống, ý thức về quê hương đất nước (Cuộc sống mến yêu, Việt Nam quê hương em); Giáo dục ý thức về cuộc sống hiện đại, về môi trường (Thế giới quanh ta, Vòng tay thân ái),… Bên cạnh đó, những hình ảnh về HS dân tộc thiểu số, HS có hoàn cảnh khó khăn hoặc có nhu cầu đặc biệt, HS da màu,… được cân nhăc, cài đặt nhẹ nhàng qua một số bài đọc (Lên nương, Hái trăng trên đỉnh núi, Cậu bé gặt gió,…) nhưng vẫn đảm bảo giữ được màu săc trong trẻo, hồn nhiên, dung dị phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí, tâm lí nhận thức, tâm lí phát triển của HS lớp Bốn. Ngoài ra, các chủ điểm của SGK Tiếng Việt 4 được kế thừa và phát triển trên cơ sở SGK Tiếng Việt 1, SGK Tiếng Việt 2 và SGK Tiếng Việt 3. Sự kế thừa này thể hiện rõ nguyên tăc đồng tâm xuyên suốt bộ sách. Đồng thời tạo điều kiện giúp GV và HS sử dụng SGK Tiếng Việt 4 hiệu quả hơn. 1.2.2. Thiết kế nội dung theo mạch chủ điểm Nội dung ngữ liệu để hình thành, phát triển các phẩm chất và năng lực được thiết kế thành các chủ điểm với năm nội dung lớn theo mạch nhìn từ bản thân HS mở rộng ra thế giới xung quanh. Cụ thể như sau: • Bản thân • Gia đình • Trường học – Bạn bè • Thiên nhiên – Quê hương – Đất nước • Thế giới Năm nội dung trên tương ứng và tích hợp hàng ngang với nội dung của các môn học khác như Lịch sử và Địa lí, Đạo đức, Hoạt động trải nghiệm, Mĩ thuật, Âm nhạc,… Chẳng hạn, các văn bản thông tin về xã hội, thế giới tự nhiên, môi trường đều có sự kết nối chặt chẽ với CT và tài liệu dạy học môn Lịch sử và Địa lí, Hoạt động trải nghiệm; nội dung giáo dục đạo đức trong các bài học cũng được xem xét trong mối quan hệ mật thiết với CT và tài liệu dạy học môn Đạo đức, Mĩ thuật, Âm nhạc,… 1.2.3. Thiết kế chủ điểm, bài học theo nguyên tắc liên kết, tích hợp Mỗi chủ điểm/ bài học đều được xây dựng theo một cấu trúc khép kín, liên kết, tích hợp theo cả trục ngang và trục dọc các nội dung, kĩ năng trong từng tuần học, bài đọc và BT, đảm bảo liên kết giữa các tuần trong một mạch nội dung, và giữa các nội dung lớn với nhau. Chẳng hạn, chủ điểm Thế giới quanh ta với các bài học – bài đọc: Cậu bé gặt gió, Kì lạ thế giới thực vật ở Nam Mỹ, Từ Cu-ba, Thảo nguyên bao la, Một biểu tượng của Ô-xtrây-li-a, Rừng mơ, Kì diệu Ma-rốc giúp HS khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên, con người, những giá trị văn hoá truyền thống của các nước đại diện cho các châu lục trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Từ đó giúp các em thêm yêu mến, tự hào về quê hương Việt Nam cũng như vun đăp ước mơ khám phá, chinh phục những miền đất mới, bước đầu hình thành trong các em tình hoà bình, hữu nghị giữa các dân tộc, các quốc gia. 1.2.4. Thiết kế các hoạt động rèn luyện kĩ năng trên cơ sở đặc điểm tâm lí nhận thức của học sinh Các hoạt động hình thành và rèn luyện kĩ năng đọc, viết, nói và nghe được thiết kế, tính toán theo ma trận đảm bảo tính tiến trình theo hướng tăng dần về số lượng, chất lượng. Chẳng hạn hoạt động đọc mở rộng (ĐMR) băt đầu từ tìm đọc văn bản (đọc trong sách, báo,... 9 hoặc trên internet), nêu tên văn bản, tên tác giả, chi tiết em thích đến việc nêu nội dung, tóm tăt, bài học rút ra, đánh giá, chia sẻ cảm xúc về bài đọc; từ chia sẻ với bạn, trao đổi để hiểu sâu hơn về văn bản đọc đến lựa chọn một hình thức phù hợp để thể hiện kết quả đọc văn bản. 1.2.5. Thiết kế quy trình khép kín cho các hoạt động rèn luyện và phát triển kĩ năng Bên cạnh việc chú ý tính tích hợp, liên kết chặt chẽ giữa ngữ liệu đọc với việc phát triển các kĩ năng nói, nghe, đọc, viết, mỗi kĩ năng riêng biệt còn được chú ý thiết kế theo một quy trình hướng dẫn quá trình nhận thức khép kín cho người học nhằm đảm bảo tính phù hợp với khả năng tiếp nhận của HS, tính trọn vẹn của một kĩ năng, hướng đến việc HS tự khám phá, tự làm chủ quy trình thực hiện một kĩ năng ngôn ngữ. 2. CẤU TRÚC SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT 4 2.1. Cấu trúc chung Theo quy định của CT giáo dục phổ thông 2018 môn Ngữ văn cấp Tiểu học, SGK Tiếng Việt 4, Bộ sách Chân trời sáng tạo, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXB GD VN) biên soạn cho 35 tuần thực học, mỗi tuần 7 tiết, tổng cộng 245 tiết; chia thành 2 tập: • Tập một: dành cho học kì I, gồm 18 tuần với 16 tuần dạy bài mới (4 chủ điểm), 1 tuần ôn tập, đánh giá giữa học kì và 1 tuần ôn tập, đánh giá cuối học kì. • Tập hai: dành cho học kì II, gồm 17 tuần với 15 tuần dạy bài mới (4 chủ điểm), 1 tuần ôn tập, đánh giá giữa học kì và 1 tuần ôn tập, đánh giá cuối năm học. Mỗi tập sách gồm Kí hiệu dùng trong sách, Lời nói đầu (tập một), Mục lục và các bài học được săp xếp theo chủ điểm. Cuối sách có bảng Một số thuật ngữ dùng trong sách và Bảng tra cứu tên riêng nước ngoài. 2.2. Cấu trúc chủ điểm – Về thời lượng: Mỗi chủ điểm gồm 4 tuần học, mỗi tuần 7 tiết (riêng chủ điểm 8 gồm 3 tuần học). Tuỳ theo kế hoạch dạy học, nhà trường có thể dạy từ 1 – 2 tiết trong một buổi hoặc một ngày. Cũng tuỳ theo kế hoạch dạy học, nhà trường có thể xếp thêm 1 – 2 tiết/ tuần dành cho thực hành, ôn luyện, tạo điều kiện cho HS củng cố kiến thức, kĩ năng đã học. – Về số bài và kiểu bài: Mỗi chủ điểm có 8 bài đọc hiểu (riêng chủ điểm 8 có 6 bài đọc hiểu), kèm theo là những nội dung thực hành luyện tập các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. Mỗi bài gồm ba hoạt động chính: Khởi động, Khám phá và luyện tập, Vận dụng. – Về thể loại văn bản: Mỗi chủ điểm có 8 văn bản, tạo thành hai vòng lặp về văn bản lần lượt tương ứng với từng thể loại: truyện, thông tin, thơ, miêu tả (chủ điểm 8 có 2 văn bản truyện, 2 văn bản thông tin, 1 văn bản thơ, 1 văn bản miêu tả). 2.3. Cấu trúc chủ điểm, bài học 2.3.1. Cấu trúc các bài học trong mỗi chủ điểm SGK Tiếng Việt 4, bộ sách Chân trời sáng tạo gồm 8 chủ điểm. Mỗi chủ điểm có 8 bài học. Trong đó, các bài lẻ (bài 1, bài 3, bài 5 và bài 7) được phân bố trong 4 tiết, các bài chẵn (bài 2, bài 4, bài 6 và bài 8) được phân bố trong 3 tiết (chủ điểm 8 có 6 bài học cũng được phân bố theo quy tăc trên). Theo đó, cấu trúc bài học trong mỗi chủ điểm cũng tạo thành hai vòng lặp: bài 1 có cấu trúc giống bài 5, bài 2 có cấu trúc giống bài 6, bài 3 có cấu trúc giống bài 7, bài 4 có cấu trúc giống bài 8. 10 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 4 Phần 1: KHỞI ĐỘNG – Mở đầu bài học là hoạt động Khởi động nhằm kết nối trải nghiệm của HS với bài học và văn bản đọc. – Phần Khởi động gồm (các) câu lệnh và thường kèm từ ngữ hoặc tranh ảnh để khơi gợi hứng thú, giúp HS kết nối với bài học từ những trải nghiệm về văn hoá, xã hội, ngôn ngữ sẵn có. Một số ví dụ minh hoạ: 11 Phần 2: KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP ① Đọc: * Văn bản đọc và tranh minh hoạ: – Phần Văn bản đọc và tranh minh hoạ bài đọc được trình bày dưới phần Khởi động. – Kèm theo phần Văn bản đọc có thể có phần Giải nghĩa từ, vừa giúp HS nâng cao năng lực đọc thành tiếng, vừa tạo điều kiện để HS năm nội dung bài đọc. * Câu hỏi, BT: Sau phần Văn bản đọc và tranh minh hoạ bài đọc là các Câu hỏi, BT, hướng dẫn HS tìm hiểu bài bao gồm câu hỏi đọc hiểu nội dung, câu hỏi đọc hiểu hình thức và câu hỏi liên hệ, kết nối, so sánh. Một số ví dụ minh hoạ: 12 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 4 ② Đọc mở rộng (bài 3 và bài 7): Được thiết kế dưới dạng giờ sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách theo chủ điểm, thường gồm các hoạt động: * Tự học: – (a) Tìm đọc văn bản. – (b) Ghi chép vào Nhật kí đọc sách. * Chia sẻ: Sau khi thực hiện hoạt động tự học ở nhà (theo hướng dẫn của GV từ trước), HS sử dụng văn bản đã tìm đọc và Nhật kí đọc sách để chia sẻ theo gợi ý. * Thi: Sau khi chia sẻ cùng bạn, HS được chọn một hình thức thể hiện kết quả ĐMR phù hợp với nội dung và thể loại văn bản. Một số ví dụ minh hoạ: 13 ③ Nói và nghe (bài 2 và bài 6): Được thiết kế gồm các BT rèn kĩ năng nói, kĩ năng nghe, kĩ năng nói và nghe tương tác. Một số ví dụ minh hoạ: 14 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 4 ④ Luyện từ và câu (bài 1, bài 3, bài 4, bài 5, bài 7 và bài 8): Các BT hỗ trợ HS tích luỹ, hệ thống hoá và tích cực hoá vốn từ, rèn luyện và phát triển kĩ năng tạo câu, đoạn văn. Một số ví dụ minh hoạ: 15 ⑤ Viết đoạn văn, bài văn: Bao gồm các bài nhận diện và thực hành viết đoạn văn, viết văn bản theo yêu cầu của chương trình. Một số ví dụ minh hoạ về bài viết đoạn văn: 16 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 4 Một số ví dụ minh hoạ về bài viết bài văn: 17 18 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 4 19 Phần 3: VẬN DỤNG Phần Vận dụng được thiết kế bao gồm vận dụng trong phạm vi bài học và vận dụng vào thực tiễn cuộc sống: giúp HS vận dụng các nội dung đã học vào thực tế đời sống kết hợp phát triển ngôn ngữ với hình thức thông dụng, được các em yêu thích như chơi trò chơi, hát, vẽ,... với yêu cầu đơn giản, tạo điều kiện cho HS rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt. Một số ví dụ minh hoạ: 20 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 4 Ở mỗi kiểu bài, phần Vận dụng được thiết kế đa dạng, gồm cả kênh chữ (từ ngữ, câu hỏi, đoạn văn,…) và kênh hình (hình minh hoạ, tranh ảnh, sơ đồ,...) vừa tạo hứng thú, vừa có giá trị khơi gợi giúp HS sáng tạo trong nói, viết; đồng thời giúp GV chủ động trong tổ chức hoạt động dạy học, phù hợp với từng đối tượng cụ thể. 2.3.2. Cấu trúc các bài ôn tập, đánh giá định kì SGK Tiếng Việt 4 thiết kế 4 tuần ôn tập, đánh giá định kì gồm ôn tập, đánh giá giữa và cuối mỗi học kì. Các tuần học này được thiết kế với mục đích hỗ trợ HS ôn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe cũng như các kiến thức tiếng Việt. Qua đó, giúp các em củng cố và phát triển các năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, tiếp tục hướng đến việc bồi dưỡng phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Thêm vào đó, cuối mỗi tuần ôn tập, đánh giá định kì còn có nội dung Đánh giá định kì như một phương án cho GV tham khảo để tổ chức đánh giá định kì cho HS. Mỗi tuần ôn tập, đánh giá định kì gồm 7 tiết, được phân bố như sau: Ôn luyện từ và câu Tiết 4 Ôn nói và nghe Ôn viết Tiết 3 Tiết 5 Ôn viết đoạn văn, bài văn (chính tả) Ôn đọc Tiết 2 Tiết 6 ÔN LUYỆN ĐỌC, VIẾT, NÓI VÀ NGHE Đánh giá định kì thành tiếng và đọc hiểu Tiết 1 + KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT Tiết 7 Đánh giá định kì 21 (1) Nội dung ôn tập gồm 5 tiết: Một số ví dụ minh hoạ: 22 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 4 (2) Nội dung đánh giá định kì gồm 2 tiết: – Đánh giá kĩ năng đọc: kết hợp đánh giá kĩ năng đọc hiểu văn bản và đánh giá kiến thức tiếng Việt. – Đánh giá kĩ năng viết: viết đoạn văn, bài văn. Một số ví dụ minh hoạ: Lưu ý: GV có thể thực hiện đánh giá định kì theo gợi ý hoặc có thể thiết kế đề kiểm tra, đánh giá định kì dựa vào yêu cầu cần đạt theo các “chặng” phù hợp với kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt lớp 4 do GV xây dựng. 3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Theo định hướng chung của CT giáo dục phổ thông 2018, các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường áp dụng các phương pháp tích cực hoá hoạt động của HS. Trong đó, GV đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho HS, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích HS tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện kiến thức. Qua đó, HS rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kĩ năng đã tích luỹ được để phát triển. Các hoạt động học tập của HS bao gồm hoạt động Khởi động, hoạt động Khám phá, hoạt động Luyện tập và hoạt động Vận dụng (ứng dụng những điều đã học để phát hiện và giải quyết những vấn đề có thực trong đời sống), được thực hiện với sự hỗ trợ của thiết bị dạy học, đặc biệt là công cụ tin học và các hệ thống tự động hoá của kĩ thuật số. 23 Các hoạt động học tập nói trên được tổ chức trong và ngoài khuôn viên nhà trường thông qua một số hình thức chủ yếu: học lí thuyết; thực hiện BT, trò chơi, đóng vai, dự án nghiên cứu; tham gia xê-mi-na, tham quan, căm trại, đọc sách; sinh hoạt tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng,... Tuỳ theo yêu cầu cần đạt, tính chất của hoạt động, HS được tổ chức làm việc độc lập, làm việc theo nhóm hoặc làm việc chung cả lớp nhưng phải bảo đảm mỗi HS được tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập và trải nghiệm thực tế. Trong một giờ học, GV hoàn toàn được trao quyền tự chủ đối với việc lựa chọn phương pháp dạy học. Có thể nói, đây là một trong những hoạt động giúp GV thể hiện được bản lĩnh chuyên môn cũng như nghệ thuật dạy học của mình. Tuy vậy, việc lựa chọn phương pháp dạy học cũng cần được thực hiện trên cơ sở một số căn cứ: – Căn cứ vào yêu cầu cần đạt, nội dung chính của bài để lựa chọn phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp. Ví dụ: Nếu yêu cầu cần đạt, nội dung chính của giờ học là rèn luyện kĩ năng đọc thành tiếng thì GV cần chú trọng luyện đọc thành tiếng cho từng cá nhân. Trên cơ sở đó, cần chọn hình thức học cá nhân (từng HS đọc trước lớp), học nhóm (đọc nối tiếp trong nhóm) và học cả lớp (nghe đọc mẫu, đọc nối tiếp, thi đọc giữa các nhóm,...). GV cần hướng dẫn HS kĩ thuật đọc để HS có thể đọc thành tiếng có hiệu quả, đọc đúng tiến tới đọc nhanh (đạt tốc độ quy định). Có thể đi từ đọc thầm (cá nhân) 🠖 đọc nhỏ (trong nhóm) 🠖 đọc to (trước lớp). Nếu yêu cầu cần đạt, nội dung chính của giờ học là rèn luyện kĩ năng đọc hiểu thì GV cần chú trọng hệ thống câu hỏi, BT, phương pháp, hình thức tổ chức đọc hiểu. Trên cơ sở hệ thống câu hỏi, BT được giới thiệu trong sách học sinh (SHS), GV có thể điều chỉnh cho phù hợp với đối tượng HS, đảm bảo mỗi bài đọc có đủ câu hỏi đọc hiểu nội dung, câu hỏi đọc hiểu hình thức, câu hỏi liên hệ, so sánh, kết nối. GV cũng là người quyết định hình thức tổ chức hoạt động: tìm hiểu bài cá nhân hay trong cặp, nhóm; hình thức thể hiện sản phẩm hoạt động: nói bằng lời, viết, vẽ,... hay sơ đồ hoá nội dung câu trả lời, trò chơi học tập,... – Căn cứ vào đặc trưng của từng hoạt động đọc, viết, nói và nghe để lựa chọn các phương pháp và kĩ thuật dạy học. Trong những năm gần đây, GV đã được tiếp cận với nhiều phương pháp, kĩ thuật dạy học cụ thể,… vận dụng vào các nội dung dạy đọc, viết, nói và nghe, kiến thức tiếng Việt. GV cũng là người được toàn quyền linh hoạt lựa chọn một hoặc một số phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp với nội dung học, phù hợp với đặc điểm HS của lớp mình và phù hợp với điều kiện dạy học của lớp. GV cũng có thể tạo ra những “phiên bản” khác nhau từ phương pháp, kĩ thuật dạy học gốc để phù hợp với đối tượng HS và điều kiện thực tiễn địa phương. Ví dụ: Để dạy đọc văn bản thơ, GV có thể chọn kĩ thuật trò chơi để tổ chức cho HS chơi đọc Truyền điện từng khổ thơ trong nhóm; kĩ thuật Thay từ bằng hình, kĩ thuật Xoá dần để hướng dẫn HS học thuộc lòng hay tổ chức cuộc thi đọc thuộc lòng khổ thơ, bài thơ giữa các nhóm; dùng kĩ thuật Chúng em biết 3 để khởi động bài học; dùng kĩ thuật Trình bày một phút để tổ chức cho HS chia sẻ những điều em biết có liên quan đến bài trước khi đọc; GV có thể dùng kĩ thuật này để tổ chức cho HS nói về ý nghĩa của một số hình ảnh, chi tiết em thích trong bài,... Để dạy mở rộng vốn từ (MRVT), GV có thể sử dụng kĩ thuật Khăn trải bàn hay Mảnh ghép để tổ chức cho cá nhân HS tìm từ, tìm hiểu nghĩa từ. Trên cơ sở đó, HS chia sẻ và thụ hưởng kết quả tìm từ của bạn để tích luỹ vốn từ. 24 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 4 Tương tự như chọn phương pháp dạy học cho hoạt động đọc, khi dạy hoạt động viết, nói và nghe hay kiến thức tiếng Việt, GV cũng cần chọn những phương pháp dạy học phù hợp, đáp ứng được yêu cầu cần đạt, nội dung chính và đặc trưng của hoạt động. Một điểm đặc biệt lưu ý, GV cần biết “mềm hoá” quy trình tổ chức từng hoạt động hoặc nhóm hoạt động dạy học trong các giờ học, giúp HS học tập linh hoạt, khơi gợi được sự hứng thú, sáng tạo của các em trong quá trình học tập. 4. HƯỚNG DẪN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ Thực hiện CT giáo dục phổ thông 2018, việc đánh giá HS căn cứ theo Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 10 năm 2020, thực hiện theo lộ trình 5 năm, áp dụng đối với lớp Bốn từ năm học 2023 – 2024. Theo Quy định đánh giá HS tiểu học, môn Tiếng Việt cũng thực hiện đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì. – Đánh giá thường xuyên là hoạt động đánh giá diễn ra trong tiến trình thực hiện hoạt động dạy học theo yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục và một số biểu hiện phẩm chất, năng lực của HS. Đánh giá thường xuyên cung cấp thông tin phản hồi cho GV và HS, để kịp thời điều chỉnh quá trình dạy học, hỗ trợ, thúc đẩy sự tiến bộ của HS theo mục tiêu giáo dục tiểu học. – Đánh giá định kì là đánh giá kết quả giáo dục HS sau một giai đoạn học tập, rèn luyện, nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, rèn luyện của HS theo yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục được quy định trong CT giáo dục phổ thông 2018 môn Ngữ văn cấp Tiểu học và sự hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của HS. Môn Tiếng Việt lớp Bốn thực hiện đánh giá định kì vào giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II và cuối năm học. Một số phương pháp đánh giá thường được sử dụng trong quá trình đánh giá HS tiểu học đối với môn Tiếng Việt: – Phương pháp quan sát: GV theo dõi, lăng nghe HS trong quá trình giảng dạy trên lớp, có thể sử dụng phiếu quan sát, bảng kiểm tra, nhật kí ghi chép lại các biểu hiện của HS để sử dụng làm minh chứng đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của HS, bao gồm: + Quan sát quá trình: GV cần chú ý đến những hành vi của HS như: sự tương tác (tranh luận, chia sẻ các suy nghĩ, biểu lộ cảm xúc,...) giữa các HS với nhau trong nhóm,... (hào hứng, giơ tay phát biểu trong giờ học hay ngồi im thụ động,...). + Quan sát sản phẩm: HS phải tạo ra sản phẩm học tập và GV sẽ quan sát, cho ý kiến đánh giá về sản phẩm, giúp các em hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm. Một số quan sát được tiến hành có chủ định và định trước, như trong trường hợp GV đánh giá HS khi các em đọc BT đọc trong nhóm hoặc trình bày một nội dung trước lớp (nói và nghe tương tác hay nói phục vụ viết sáng tạo,...). Khi HS đọc bài trước lớp, GV có thể theo dõi và lăng nghe xem HS phát âm có rõ ràng không, có thường xuyên ngước lên nhìn trong khi đọc hay không, có thể hiện sự tự tin hay không,... Những quan sát như thế đã được định sẵn nên GV có thời gian để chuẩn bị cho HS và xác định trước từng hành vi cụ thể nào sẽ được quan sát. 25 – Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của HS: GV đưa ra các nhận xét, đánh giá về các sản phẩm, kết quả hoạt động của HS, từ đó đánh giá HS theo từng nội dung đánh giá có liên quan. – Phương pháp vấn đáp: GV trao đổi với HS thông qua việc hỏi – đáp để thu thập thông tin nhằm đưa ra những nhận xét, biện pháp giúp đỡ kịp thời. Tuỳ theo vị trí của phương pháp vấn đáp trong quá trình dạy học, cũng như tuỳ theo mục đích, nội dung của bài học, GV có thể đặt câu hỏi vấn đáp gợi mở, vấn đáp củng cố, vấn đáp tổng kết hay vấn đáp kiểm tra. – Phương pháp kiểm tra viết: GV sử dụng các bài kiểm tra gồm các câu hỏi, BT được thiết kế theo mức độ, yêu cầu cần đạt của CT, dưới hình thức trăc nghiệm, tự luận hoặc kết hợp trăc nghiệm và tự luận để đánh giá mức đạt được về các nội dung giáo dục cần đánh giá. 4.1. Đánh giá thường xuyên – Đánh giá thường xuyên trong quá trình học tập, rèn luyện của HS được thực hiện theo tiến trình nội dung của môn học, trong đó bao gồm cả quá trình vận dụng kiến thức, kĩ năng ở nhà trường, gia đình và cộng đồng. – Trong đánh giá thường xuyên, GV sử dụng các kĩ thuật quan sát, theo dõi; trao đổi, phỏng vấn; kiểm tra nhanh (phiếu, vở); nhận xét (lời, viết);... – Trong đánh giá thường xuyên, GV cần lưu ý ghi những nhận xét đáng chú ý nhất vào Nhật kí đánh giá (nếu có): những kết quả HS đã đạt được hoặc chưa đạt được; biện pháp cụ thể giúp HS vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ; các biểu hiện cụ thể về sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của HS; những điều cần đặc biệt lưu ý để giúp cho quá trình theo dõi, giáo dục đối với cá nhân, nhóm HS trong học tập, rèn luyện. – Tham gia đánh giá thường xuyên hoạt động học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập gồm: GV, HS (tự đánh giá và nhận xét, góp ý bạn qua hoạt động của nhóm, lớp); khuyến khích sự tham gia đánh giá của cha mẹ HS. – Để thực hiện đánh giá thường xuyên trong quá trình tổ chức dạy học Tiếng Việt, căn cứ vào đặc điểm và yêu cầu cần đạt của bài học, của mỗi hoạt động mà HS phải thực hiện trong bài học, GV tiến hành một số việc như sau: + Quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra quá trình và từng kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS, nhóm HS theo tiến trình dạy học. + Nhận xét bằng lời nói trực tiếp với HS hoặc viết nhận xét vào phiếu, vở của HS về những kết quả đã làm được hoặc chưa làm được; mức độ hiểu biết và năng lực vận dụng kiến thức; mức độ thành thạo các thao tác, kĩ năng cần thiết, phù hợp với yêu cầu của bài học, hoạt động của HS. + Quan tâm tiến độ hoàn thành từng nhiệm vụ của HS; áp dụng biện pháp cụ thể để kịp thời giúp đỡ HS vượt qua khó khăn. Do năng lực tiếng Việt của HS trong cùng một lớp có thể không đồng đều nên có thể chấp nhận sự khác nhau về thời gian, mức độ hoàn thành nhiệm vụ. – Đối với đánh giá thường xuyên môn Tiếng Việt lớp Bốn, cần lưu ý: + Đánh giá hoạt động nói và nghe GV cần tập trung vào các yêu cầu sau: (1) HS nói đúng mục đích và đề tài. (2) HS nói rõ ràng, biết điều chỉnh âm lượng giọng nói phù hợp với từng hoàn cảnh (nhóm nhỏ, lớp). 26 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 4 (3) HS có thái độ tự tin; biết kết hợp cử chỉ, điệu bộ khi nói để tăng hiệu quả giao tiếp. (4) HS biết sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (cơ thể, điệu bộ, gương mặt, giọng nói, cử chỉ,...) và phương tiện hỗ trợ (tranh ảnh, sơ đồ,...) khi tham gia hoạt động nói và nghe. (5) HS biết thể hiện sự quan tâm, chú ý lăng nghe khi bạn nói, có thái độ lăng nghe tích cực. (6) HS nghe và hiểu chủ đề, những chi tiết quan trọng trong câu chuyện. (7) HS ghi lại được những nội dung quan trọng khi nghe ý kiến phát biểu của người khác. (8) HS thực hiện đúng những quy định trong thảo luận: nguyên tăc luân phiên lượt lời, tập trung vào vấn đề thảo luận. (9) HS biết đóng góp ý kiến trong việc thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm hoặc một nhiệm vụ mà nhóm, lớp phải thực hiện. + Đánh giá hoạt động đọc Có hai nội dung đánh giá hoạt động đọc của HS: đánh giá đọc thành tiếng và đọc hiểu. • Đánh giá đọc thành tiếng: GV dựa trên các tiêu chí sau: (1) Độ chính xác khi giải mã văn bản đọc (số tiếng đọc đúng/ tổng số tiếng đọc được trong 60 giây). (2) Tốc độ giải mã văn bản đọc (số tiếng đọc đúng trong 60 giây, khoảng 80 – 90 tiếng trong 60 giây). (3) Khả năng ngưng nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu hoặc sau các cụm từ có nghĩa. (4) Biết nhấn giọng đúng từ ngữ; thể hiện cảm xúc qua giọng đọc. • Đánh giá đọc hiểu: GV cần đánh giá các khả năng: (1) Nhận biết được một số chi tiết và nội dung/ thông tin chính của văn bản; dựa vào gợi ý hiểu được điều tác giả muốn nói qua văn bản. (2) Tóm tăt được văn bản truyện đơn giản và văn bản thông tin. (3) Nhận biết được chủ đề văn bản. (4) Nhận biết được đặc điểm của nhân vật thể hiện qua hình dáng, điệu bộ, hành động, lời thoại. (5) Nhận biết được trình tự săp xếp các sự việc trong câu chuyện theo quan hệ nhân quả. (6) Nhận biết được quan hệ giữa các nhân vật trong câu chuyện thể hiện qua cách xưng hô. (7) Nhận biết được hình ảnh trong thơ, lời thoại trong văn bản kịch. (8) Hiểu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hoá. (9) Nhận biết được đặc điểm của một số loại văn bản thông dụng, đơn giản và mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó. (10) Nhận biết được bố cục của một văn bản thông tin thông thường: phần đầu, phần giữa (chính) và phần cuối. (11) Nêu được tình cảm, suy nghĩ của bản thân sau khi đọc văn bản. (12) Nêu được câu chuyện, bài hoặc đoạn thơ mà mình yêu thích nhất và giải thích vì sao. (13) Nêu được cách ứng xử của bản thân nếu gặp những tình huống tương tự như tình huống của nhân vật trong tác phẩm. 27 (14) Nêu được một vấn đề có ý nghĩa đối với bản thân hay cộng đồng được gợi ra từ văn bản đã đọc. (15) Nhận biết được thông tin qua hình ảnh, số liệu trong văn bản (văn bản in hoặc văn bản điện tử). Trong quá trình dạy học, GV sử dụng kết quả đọc thành tiếng văn bản đọc ở mỗi bài học để đánh giá. Trong trường hợp cần thiết, có thể sử dụng văn bản đọc ngoài SHS. GV có thể sử dụng đoạn văn bản có độ dài khoảng 80 – 85 chữ (giữa và cuối học kì I); 85 – 90 chữ (giữa học kì II và cuối năm học) cho HS đọc thành tiếng. Thông thường, GV có thể lựa chọn văn bản có độ dài khoảng 280 – 290 chữ (giữa học kì I), 290 – 300 chữ (cuối học kì I), 300 – 315 chữ (giữa học kì II), 315 – 330 chữ (cuối năm học) đối với thể loại truyện; khoảng 200 – 210 chữ (giữa học kì I), 210 – 220 chữ (cuối học kì I), 220 – 235 chữ (giữa học kì II), 235 – 250 chữ (cuối năm học) đối với thể loại miêu tả; khoảng 100 – 105 chữ (giữa học kì I), 105 – 110 chữ (cuối học kì I), 110 – 115 chữ (giữa học kì II), 115 – 120 chữ (cuối năm học) đối với thể loại thơ; khoảng 150 – 150 chữ (giữa học kì I), 155 – 160 chữ (cuối học kì I), 160 – 170 chữ (giữa học kì II), 170 – 180 chữ (cuối năm học) đối với thể loại thông tin cho HS đọc thầm và trả lời câu hỏi đọc hiểu theo các yêu cầu đánh giá ở trên. + Đánh giá hoạt động viết Có hai nội dung đánh giá hoạt động viết của HS: đánh giá kĩ thuật viết và đánh giá kĩ năng viết. • Đánh giá kĩ thuật viết được thể hiện chủ yếu trong việc viết đúng các tên riêng của tổ chức, cơ quan (tích hợp trong các tuần ôn tập, đánh giá định kì). • Đánh giá kĩ năng viết được thể hiện trong các hoạt động: (1) Viết được bài văn thuật lại một sự việc đã chứng kiến (nhìn, xem) hoặc tham gia và chia sẻ suy nghĩ, tình cảm của mình về sự việc đó. (2) Viết được bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe hoặc viết đoạn văn tưởng tượng dựa vào câu chuyện đã đọc, đã nghe. (3) Viết được bài văn miêu tả con vật, cây cối; sử dụng nhân hoá và những từ ngữ gợi lên đặc điểm nổi bật của đối tượng được tả. (4) Viết được đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của bản thân về một nhân vật trong văn học hoặc một người gần gũi, thân thiết. (5) Viết được đoạn văn ngăn nêu lí do vì sao mình thích câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe. (6) Viết được văn bản ngăn hướng dẫn các bước thực hiện một công việc hoặc cách làm, sử dụng một sản phẩm gồm 2 – 3 bước. (7) Viết được báo cáo thảo luận nhóm, đơn theo mẫu, thư cho người thân, bạn bè. Lưu ý: ① Tránh việc chú trọng đánh giá về các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. ② GV cần thể hiện bốn vai trò khi đánh giá bài viết của HS: độc giả; người trợ giúp; người đánh giá; giám khảo. ③ GV cũng cần tổ chức cho HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. + Đánh giá phẩm chất và năng lực chung GV cần tập trung vào hành vi, việc làm, cách ứng xử, biểu hiện về thái độ, tình cảm của 28 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 4 HS trong quá trình tham gia các hoạt động đọc, viết, nói và nghe; thực hiện bằng phương pháp định tính thông qua quan sát, ghi chép, nhận xét bằng lời, nhận xét có ghi chú,… Lưu ý: Khi kiểm tra, đánh giá, GV cần nhận xét kết quả học tập của HS theo hướng tích cực, cụ thể, đánh giá tiến trình, tránh nhận xét tiêu cực hoặc chung chung. 4.2. Đánh giá định kì 4.2.1. Quy trình xây dựng bài đánh giá định kì Bước 1: Xác định mục đích đánh giá (đánh giá kết quả học tập, năng lực, phẩm chất nào của HS? Vào thời điểm nào? Đối tượng HS nào?...). Bước 2: Xây dựng nội dung đánh giá, ma trận đề kiểm tra (dựa vào mục đích đánh giá, yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng; nội dung trọng tâm cốt lõi;… để xác định các chủ đề, nội dung cần đánh giá). Bước 3: Xây dựng các câu hỏi/ BT (số lượng các câu hỏi, dạng câu hỏi, mức độ dựa trên các chủ đề nội dung cụ thể của bước 2). Bước 4: Dự kiến các phương án trả lời (đáp án) các câu hỏi/ BT ở bước 3 và thời gian làm bài. Bước 5: Dự kiến điểm số cho các câu hỏi/ BT (căn cứ vào số lượng câu hỏi/ BT, các mức độ và mục đích đánh giá, đồng thời phải dự kiến hình dung được các tình huống HS sẽ gặp phải trong khi làm bài kiểm tra để ước tính điểm số). Bước 6: Điều chỉnh và hoàn thiện đề kiểm tra (Rà soát lại các câu hỏi/ BT, mức độ, điểm số, dựa vào các yêu cầu ở bước 1, bước 2. Nếu có điều kiện – đã xây dựng được ngân hàng câu hỏi/ BT hoặc xác định được các mục đích đánh giá định kì ngay từ đầu năm học thì có thể thử nghiệm kiểm tra các câu hỏi/ BT tương tự trong suốt quá trình dạy học). Lưu ý: ① Điểm số cho từng nội dung kiểm tra, từng tiêu chí đánh giá thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với lớp Bốn. ② Bài đánh giá định kì trong sách Tiếng Việt 4 là một ví dụ để GV dùng cho HS luyện tập, đồng thời dùng tham khảo để biên soạn đề đánh giá kết quả học tập định kì. 5. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN Cùng với hệ thống SHS, sách giáo viên (SGV), VBT, Công ty Cổ phần dịch vụ Xuất bản Giáo dục (CPDVXBGD) Gia Định – NXB GD VN đã xây dựng hệ thống nguồn tài nguyên sách và học liệu đi kèm SHS Tiếng Việt 4, bộ sách Chân trời sáng tạo, gồm: – Sách tham khảo bám sát khung năng lực của CT 2018. – Sách ĐMR và hướng dẫn ĐMR theo CT 2018. – Tài liệu dạy – học tham khảo. – Hướng dẫn thiết kế kế hoạch bài dạy. – Sách điện tử (Ebook): SGK, kho tư liệu điện tử mở rộng dành cho GV, HS tham khảo,… – Kho phim (video clip) một số bài học được thiết kế hoạt hình 3D một cách sinh động, được sử dụng làm tài liệu hỗ trợ giảng dạy trên lớp, giúp các em HS thêm hứng thú học tập, khám phá kiến thức. 29 6. KHAI THÁC THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU GV, phụ huynh và HS có thể tìm mua sách và các tài liệu dạy học môn Tiếng Việt cho HS lớp Bốn tại các cửa hàng sách giáo dục trên toàn quốc. GV, phụ huynh và HS cũng có thể tải các ebook, video clip tại kho tài liệu dạy học điện tử do Công ty CPDVXBGD Gia Định – NXB GD VN xây dựng. Cách thức tải các ebook, video clip tại kho tài liệu này được hướng dẫn cụ thể trên trang điện tử (website) của Công ty: https://chantroisangtao.vn/mon hoc/tieng-viet/. 7. MỘT SỐ LƯU Ý LẬP KẾ HOẠCH BÀI DẠY VÀ XẾP THỜI KHOÁ BIỂU CT giáo dục phổ thông năm 2018 nói chung và CT giáo dục phổ thông 2018 môn Ngữ văn cấp Tiểu học nói riêng được thiết kế theo hướng mở và trao quyền cho nhà trường, GV nhiều hơn trong việc xây dựng kế hoạch bài dạy. Theo định hướng đó, SHS và SGV Tiếng Việt 4 được biên soạn không theo phân môn để nhà trường và GV chủ động trong việc xây dựng kế hoạch bài dạy, săp xếp thời khoá biểu cũng như tích hợp với các hoạt động giáo dục khác. Thời lượng môn Tiếng Việt ở lớp Bốn là 7 tiết/ tuần với cấu trúc chủ điểm, tuần và bài học đã nêu ở mục Cấu trúc sách giáo khoa Tiếng Việt 4. Theo đó, việc lập kế hoạch bài dạy và xếp thời khoá biểu khá thuận lợi đối với các địa phương học 2 buổi/ ngày cũng như 1 buổi/ ngày. Với 7 tiết/ tuần, GV có thể xếp từ 1 – 2 tiết/ ngày. Với cách xếp này, những bài 4 tiết (bài 1, bài 3, bài 5 và bài 7) sẽ học trong 2 – 3 ngày, những bài 3 tiết (bài 2, bài 4, bài 6 và bài 8) sẽ học trong 2 ngày. Việc phân tách các nội dung dạy học ở từng bài theo tiết chỉ có tính chất gợi ý. Tuỳ điều kiện thực tế địa phương và tuỳ từng đối tượng HS, GV có thể linh hoạt điều chỉnh thời gian cho các hoạt động dạy học ở từng bài sao cho phù hợp. 30 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 4 Phần hai – MỘT SỐ GỢI Ý, HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC DẠY HỌC 1. HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Nối tiếp lớp Một, lớp Hai và lớp Ba, hoạt động Khởi động ở mỗi bài học môn Tiếng Việt 4 được thiết kế với mục đích huy động kinh nghiệm xã hội và ngôn ngữ của HS để dẫn dăt vào bài đọc. Đồng thời, thông qua hoạt động Khởi động, HS có thêm cơ hội rèn luyện, góp phần hình thành kĩ năng nói và nghe theo yêu cầu cần đạt của CT lớp Bốn, cũng như đóng góp vào quá trình hình thành các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực chung. Hoạt động Khởi động mở đầu mỗi bài học môn Tiếng Việt lớp Bốn được thiết kế đa dạng với hình thức phong phú – từ ngữ, hình ảnh gợi ý,... Chẳng hạn, có thể nêu một số dạng hoạt động: Nói Kể Chia sẻ Trao đổi Hát Hỏi đáp Bày tỏ ý kiến Giải câu đố Ghép từ thành câu Quan sát tranh, trả lời câu hỏi ? Thông thường, hoạt động Khởi động được tổ chức gồm bốn bước: – Bước 1: HS phân tích yêu cầu của hoạt động và các gợi ý (nếu có). – Bước 2: HS thực hành hoạt động theo cặp/ nhóm nhỏ. – Bước 3: Một số cặp/ nhóm HS chia sẻ trước lớp. Nội dung chia sẻ có thể theo một trong các hướng: + HS nói đơn thoại về nội dung bản thân đã chia sẻ trong cặp/ nhóm; + HS hỏi đáp – theo cặp/ nhóm; + HS nói đơn thoại về nội dung đã được nghe bạn chia sẻ trong cặp/ nhóm; + HS trình bày ý kiến chung của cả nhóm; + HS thể hiện kết quả thảo luận bằng một hình thức khác (đóng vai, trò chơi,...). – Bước 4: GV kết nối nội dung chia sẻ với bài học. Tuỳ thuộc vào đối tượng HS, điều kiện thực tiễn địa phương, tuỳ thuộc vào các giai đoạn học tập khác nhau, GV có thể linh hoạt thêm, bớt hoặc gộp các bước sao cho phù hợp. Chẳng hạn, nếu nội dung Khởi động là mới hoặc khó, có thể thêm bước Tạo mẫu sau bước 1. Nếu hoạt động đơn giản, quen thuộc, phù hợp để tổ chức chung cả lớp, GV có thể gộp bước 2 và bước 3, tổ chức cho HS khởi động chung cả lớp,... 2. HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 2.1. Hương dân dạy học đọc 2.1.1. Dạy đọc thành tiếng – đọc đúng thường gồm ba bước: 31 – Bước 1: GV đọc mẫu kết hợp đặt câu hỏi kích thích sự hứng thú, tập trung theo dõi của HS. GV chú ý đọc mẫu kết hợp ánh măt, cử chỉ, điệu bộ, giọng điệu phù hợp với nội dung và thể loại của văn bản đọc. – Bước 2: GV tổ chức cho HS luyện đọc đúng theo nhóm nhỏ, đọc luân phiên theo đoạn/ bài (chỉ đọc nối tiếp câu đối với đối tượng HS đọc chưa tốt). GV sửa lỗi phát âm theo hướng tiếp cận cá nhân. Chú ý rèn kĩ năng tự đánh giá và đánh giá bạn trong quá trình luyện đọc theo nhóm. – Bước 3: GV tổ chức cho HS đọc trước lớp và đánh giá kết quả đọc. Ở bước 2 và bước 3, GV linh hoạt thực hiện một số nhiệm vụ: – Luyện đọc từ khó đọc: GV hướng dẫn HS đọc một số từ khó đọc. Lưu ý: Chỉ giải quyết trước lớp những từ khó với đa số HS, những từ khó đối với số ít HS cần giải quyết theo hướng tiếp cận cá nhân. – Luyện đọc câu dài: GV hướng dẫn HS cách ngăt nghỉ hơi theo dấu câu/ cụm từ có nghĩa, cách ngăt nhịp (đối với văn bản thơ) bằng nhiều hình thức. Lưu ý: Chỉ hướng dẫn trước lớp những trường hợp điển hình. – Giải nghĩa từ khó hiểu: Tuỳ vào bài cụ thể, nếu có trường hợp do không hiểu nghĩa từ, GV tổ chức cho HS giải thích nghĩa của những từ đó bằng những biện pháp phù hợp. Những từ ngữ nghĩa phụ thuộc vào ngữ cảnh trong bài đọc nên giải nghĩa trong quá trình tìm hiểu bài. GV cũng cần lưu ý, lên lớp Bốn, nếu năng lực đọc thành tiếng (đọc đúng) ở HS đã thành thạo, có thể rút ngăn thời lượng hoặc kết hợp tổ chức hoạt động này với hoạt động đọc hiểu. 2.1.2. Dạy đọc hiểu Các dạng câu hỏi, BT đọc hiểu được sử dụng trong hoạt động này bao gồm: câu hỏi, BT về nội dung; câu hỏi về hình thức và câu hỏi liên hệ, so sánh, kết nối. Các câu hỏi được thiết kế theo ba mức độ với hai dạng chính: câu hỏi, BT tự luận; câu hỏi trắc nghiệm (nhiều lựa chọn, đúng sai, trả lời ngăn,...). Một số câu hỏi, BT được thiết kế kết hợp với tranh ảnh minh hoạ (câu hỏi kết nối ngôn ngữ hình ảnh). Bên cạnh các câu hỏi, BT trong SGK, GV linh động thiết kế các dạng câu hỏi, BT hoặc lựa chọn tổ chức hình thức đọc hiểu khác tương ứng với năng lực của HS nhằm đảm bảo mục tiêu dạy học phân hoá. 2.1.2.1. Dạy học đọc hiểu văn bản văn học GV tổ chức cho HS đọc hiểu văn bản dựa vào các nhóm câu hỏi, BT đọc hiểu trong SHS theo yêu cầu cần đạt. Cụ thể: (1) Nhóm câu hỏi, bài tập đọc hiểu nội dung Đối với câu hỏi, BT tìm hiểu chi tiết, GV cần giúp HS “khoanh vùng” phạm vi trong bài đọc chứa thông tin liên quan đến yêu cầu câu hỏi, BT. Sau đó hướng dẫn các em xem xét, xác định chi tiết/ sự kiện liên quan trực tiếp đến câu hỏi để lựa chọn và săp xếp ngôn ngữ để trả lời. GV chú ý không cho HS rơi vào tình trạng trả lời câu hỏi bằng cách “đọc nguyên văn” cả đoạn hoặc một phần của bài đọc có chứa chi tiết trong câu hỏi. Nếu HS đọc nguyên văn, GV cần hướng dẫn để HS lựa chọn đúng phần thông tin có liên quan và săp xếp các từ ngữ thành câu trả lời. 32 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 4 Đối với câu hỏi, BT yêu cầu xác định nội dung hoặc chủ đề của văn bản, đôi khi HS bị nhiễu bởi nội dung của từng đoạn. Vì vậy, một trong những cách hỗ trợ HS là thiết kế câu hỏi, BT theo hình thức trăc nghiệm nhiều lựa chọn để HS đối chiếu với các ý đã biết, rồi chọn ý phù hợp. Sau đó, GV đặt câu hỏi hướng dẫn HS giải thích lí do vì sao chọn (căn cứ vào chi tiết nào trong bài đọc để chọn ý đó). Đối với câu hỏi, BT yêu cầu tóm tăt được văn bản truyện đơn giản, GV có thể hướng dẫn HS tìm ý từng đoạn hoặc gợi ý bằng từ khoá, bằng các mốc thời gian, địa điểm hoặc tình huống để HS có điểm tựa khi tóm tăt văn bản. (2) Nhóm câu hỏi, bài tập đọc hiểu hình thức Đối với câu hỏi, BT yêu cầu nhận biết đặc điểm của nhân vật thể hiện qua hình dáng, điệu bộ, hành động, lời thoại,... GV nên tổ chức theo hình thức quy nạp: đi từ việc xác định từ ngữ tả hình dáng, điệu bộ, hành động, xác định lời thoại của nhân vật để khái quát thành đặc điểm của nhân vật. Trong một số trường hợp, có thể cho từ ngữ chỉ đặc điểm và yêu cầu HS tìm những từ ngữ tả hình dáng, điệu bộ, hành động hoặc lời thoại của nhân vật góp phần thể hiện đặc điểm đó. Đối với câu hỏi, BT yêu cầu nhận biết trình tự săp xếp các sự việc trong câu chuyện theo quan hệ nhân quả, GV nên hướng dẫn HS xác định các từ khoá thể hiện trình tự. Đó có thể là các từ ngữ chỉ thời gian, địa điểm, tình huống,... Đối với câu hỏi, BT yêu cầu nhận biết quan hệ giữa các nhân vật trong câu chuyện thể hiện qua cách xưng hô, GV cần hướng dẫn HS dựa vào từ xưng hô giữa các nhân vật để phán đoán. Đối với câu hỏi, BT yêu cầu nhận biết hình ảnh trong thơ, lời thoại trong văn bản kịch cũng cần có gợi ý cụ thể để hỗ trợ các em. Đối với câu hỏi, BT yêu cầu hiểu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hoá, trước hết GV cần hướng dẫn HS nhận diện các hình ảnh nhân hoá, so sánh câu thơ, câu văn có sử dụng nhân hoá với câu thơ, câu văn không sử dụng nhân hoá để thấy rõ tác dụng của biện pháp. (3) Nhóm câu hỏi, bài tập đọc hiểu liên hệ, so sánh, kết nối CT đề ra các yêu cầu cần đạt: – Nêu được tình cảm, suy nghĩ của bản thân sau khi đọc văn bản. – Nêu được câu chuyện, bài hoặc đoạn thơ mà mình yêu thích nhất và giải thích vì sao. – Nêu được cách ứng xử của bản thân nếu gặp những tình huống tương tự như tình huống của nhân vật trong tác phẩm. Đối với các dạng câu hỏi, BT này, GV cần dành thời gian cho HS suy nghĩ, có thể đọc thầm lại đoạn/ bài đọc để chọn phương án trả lời. GV cũng cần tạo điều kiện để mọi HS đều tham gia trả lời bằng cách linh hoạt lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học theo cặp/ nhóm nhỏ, khuyến khích và tạo cơ hội cho HS yếu, trung bình được tham gia trả lời. GV cũng cần chú ý việc đánh giá theo hướng tôn trọng ý kiến của HS. 2.1.2.2. Dạy học đọc hiểu văn bản thông tin Tuỳ thuộc vào các đặc điểm về nội dung và hình thức của văn bản đọc mà GV tổ chức thực hiện việc đọc hiểu tương ứng. Dưới đây là một số gợi ý về các kiểu câu hỏi hoặc hình thức đọc hiểu cho việc dạy thể loại văn bản thông tin. 33 (1) Nhóm câu hỏi, bài tập đọc hiểu nội dung Đối với câu hỏi, BT yêu cầu nhận biết được những thông tin chính trong văn bản, GV cần giúp HS đọc lại đoạn/ bài đọc, xác định vị trí các sự việc/ nội dung được nhăc đến trong câu hỏi, đánh số các sự việc theo trật tự xuất hiện trong bài đọc để trả lời câu hỏi. Đối với câu hỏi, BT yêu cầu tóm tăt văn bản, GV có thể hướng dẫn HS tìm ý từng đoạn hoặc gợi ý bằng từ khoá, bằng các mốc thời gian, địa điểm hoặc con số để HS có điểm tựa khi tóm tăt văn bản. (2) Nhóm câu hỏi, bài tập đọc hiểu hình thức CT đề ra các yêu cầu cần đạt: – Nhận biết được đặc điểm của một số loại văn bản thông dụng, đơn giản và mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó: văn bản chỉ dẫn các bước thực hiện một công việc hoặc cách làm, cách sử dụng một sản phẩm; thư thăm hỏi, thư cảm ơn hoặc xin lỗi; đơn (xin nghỉ học, xin nhập học); giấy mời, báo cáo công việc. – Nhận biết được bố cục của một văn bản thông tin thông thường: phần đầu, phần giữa (chính) và phần cuối. Các dạng câu hỏi, BT này ít xuất hiện ở hoạt động đọc, đa số được thực hiện ở tiết nhận diện của hoạt động viết đoạn văn, văn bản. Khi đó, GV cần lựa chọn được hình thức để khái quát về cấu tạo văn bản. Chẳng hạn, thiết kế BT nối tên với nội dung tương ứng, sơ đồ hoá cấu tạo văn bản,... (3) Nhóm câu hỏi, bài tập đọc hiểu liên hệ, so sánh, kết nối CT đề ra các yêu cầu cần đạt: – Nêu được một vấn đề có ý nghĩa đối với bản thân hay cộng đồng được gợi ra từ văn bản đã đọc. – Nhận biết được thông tin qua hình ảnh, số liệu trong văn bản (văn bản in hoặc văn bản điện tử). Tương tự như dạy đọc hiểu văn bản văn học, đối với các dạng câu hỏi, BT này, GV cần dành thời gian cho HS suy nghĩ, có thể đọc thầm lại đoạn/ bài đọc để chọn phương án trả lời. GV cũng cần tạo điều kiện để mọi HS đều tham gia trả lời bằng cách linh hoạt lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học theo cặp/ nhóm nhỏ, khuyến khích và tạo cơ hội cho HS yếu, trung bình được tham gia trả lời. GV cũng cần chú ý việc đánh giá theo hướng tôn trọng ý kiến của HS. Để tăng cơ hội hiểu văn bản, GV nên lựa chọn hình thức tổ chức đảm bảo cho nhiều HS được chia sẻ kết quả, được tự đánh giá và đánh giá bạn. Dạy học cá nhân hoặc theo cặp/ nhóm nhỏ là hình thức dạy học đáp ứng tương đối tốt yêu cầu này. Theo đó, cần hạn chế tổ chức hoạt động theo hình thức GV đặt câu hỏi 🠖 1 – 2 HS trả lời trước lớp, vừa khiến bài dạy “vụn”, vừa không phát huy được năng lực của cá nhân HS. Trong quá trình đọc hiểu, GV kết hợp hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa của một số từ ngữ phụ thuộc vào ngữ cảnh bài đọc để giúp HS hiểu sâu săc hơn về nội dung bài đọc. GV cũng nên nghĩ đến dạy đọc hiểu theo hướng tiếp cận phân hoá (giao nhiệm vụ không giống nhau cho các đối tượng/ nhóm đối tượng khác nhau) để giờ học thực sự có hiệu quả. 34 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 4 Khi HS trình bày kết quả tìm hiểu bài, khuyến khích HS lựa chọn các hình thức thể hiện sáng tạo. Đặc biệt, cần chú ý đến việc lựa chọn nhiều nhóm đối tượng HS chia sẻ kết quả cũng như chấp nhận nhiều phương án trả lời đối với những câu hỏi, BT được thiết kế theo hướng mở. Đối với HS lớp Bốn, hoạt động đọc hiểu có tầm quan trọng nên GV cần dành thời lượng xứng đáng để hoạt động được tổ chức hiệu quả. 2.1.3. Dạy đọc thành tiếng – đọc diễn cảm Sau khi HS tìm hiểu bài, GV tìm phương án kết nối kết quả tìm hiểu bài với việc xác định giọng đọc. Đọc diễn cảm chỉ được đặt ra với văn bản văn học, ở mức độ thấp, biết nhấn giọng đúng từ ngữ (dựa vào kết quả tìm hiểu chi tiết) và thể hiện cảm xúc trên cơ sở hiểu nội dung văn bản. Tuỳ thuộc vào thời gian, GV có thể chọn hướng dẫn HS đọc diễn cảm một đoạn hoặc toàn bộ bài đọc theo các bước sau: – Bước 1: Xác định ngữ điệu đọc và các từ ngữ cần nhấn giọng. Đối với văn bản truyện bước đầu xác định được giọng nhân vật và người dẫn chuyện. – Bước 2: GV hoặc HS đọc mẫu một đoạn của văn bản. GV chú ý đọc mẫu kết hợp ánh măt, cử chỉ, điệu bộ, giọng điệu phù hợp với nội dung và thể loại của văn bản đọc. – Bước 3: GV tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm nhỏ một đoạn hoặc toàn bài. Chú ý rèn kĩ năng tự đánh giá và đánh giá bạn trong quá trình luyện đọc theo nhóm. – Bước 4: GV tổ chức cho HS đọc trước lớp và đánh giá kết quả đọc. GV cũng có thể tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm theo nhiều hình thức. 2.1.4. Dạy học thuộc lòng Sau khi HS tìm hiểu bài và luyện đọc diễn cảm, GV lựa chọn hình thức phù hợp để hướng dẫn HS học thuộc lòng một đoạn hoặc toàn bộ văn bản. Lên đến lớp Bốn, cần giảm dần các hình thức quen thuộc đã tổ chức ở các lớp dưới như đọc thuộc lòng nối tiếp, thay từ bằng hình, xoá dần,... Thay vào đó, cần khuyến khích HS tự nhẩm thuộc trên cơ sở đã hiểu nội dung bài đọc. Ở hoạt động này, nếu đủ thời gian, GV cũng có thể tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng theo nhiều hình thức và mức độ yêu cầu khác nhau. Nếu thời gian không cho phép, GV có thể hướng dẫn HS học thuộc một đoạn, thậm chí hướng dẫn cách học để HS học thuộc ở nhà. 2.1.5. Dạy đọc mở rộng GV hướng dẫn HS cách tìm bài đọc, đọc và viết Nhật kí đọc sách trong hoạt động dặn dò ở bài học trước đó. HS có thể tìm bài đọc theo yêu cầu của GV ở nhiều nguồn khác nhau: tủ sách của lớp học, thư viện trường, tủ sách gia đình, nhà sách,... GV cũng có thể hướng dẫn HS tìm bài đọc trên internet dựa vào tên văn bản và tên tác giả được gợi ý hoặc từ khoá liên quan tới chủ đề, nội dung, thể loại văn bản đọc. Nhăc HS nếu là tập sách, truyện, báo,... có mục lục thì vận dụng cách tra mục lục sách để tìm bài đã học. 35 Việc ghi chép Nhật kí đọc sách cũng cần được thực hiện linh hoạt. HS có thể ghi chép vào VBT theo gợi ý, có thể ghi vào sổ tay, sổ nhật kí,... Ngoài những nội dung ghi chép theo gợi ý, HS có thể ghi thêm những nội dung yêu thích hoặc trang trí đơn giản cho trang nhật kí. Trong SHS, thể loại, nội dung văn bản đọc cũng như yêu cầu ĐMR cũng được tính toán đảm bảo yêu cầu về kĩ năng tăng dần qua các “chặng”, mở rộng, nâng cao so với các năm học trước đó. Đặc biệt, ở mỗi bài học, nhóm TG có thiết kế một dạng Nhật kí đọc sách như một gợi ý, hướng dẫn cho GV trong quá trình tổ chức hoạt động ĐMR ở từng bài học. Ở tiết chia sẻ, GV cho HS sử dụng Nhật kí đọc sách để chia sẻ về bài/ truyện đã đọc các thông tin cần thiết, gồm các bước sau: – Bước 1: GV tổ chức cho HS đọc BT, xác định yêu cầu của BT (chia sẻ về truyện/ bài thơ/ bài văn/ bài đọc (văn bản thông tin) đã đọc); thực hiện BT theo nhóm nhỏ. – Bước 2: GV tổ chức cho HS chia sẻ kết quả trong cặp/ nhóm hoặc trước lớp. – Bước 3: HS nghe GV đánh giá tiết học và hướng dẫn chuẩn bị cho tiết học sau. Trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học, GV có thể linh hoạt lựa chọn thời điểm tổ chức hoạt động ĐMR sao cho phù hợp với điều kiện thực tế địa phương và đối tượng HS. GV có thể cân nhăc phương án tổ chức cho HS chia sẻ kết quả ĐMR ngay sau khi kết thúc hoạt động luyện đọc lại bài đọc hoặc cuối mỗi chủ điểm. Cần khuyến khích HS thực hiện hoạt động ĐMR bằng nhiều hình thức, trong đó chú trọng việc ghi nhận kết quả đọc của các em, đặc biệt là Nhật kí đọc sách và hình thức thể hiện kết quả đọc trong quá trình chia sẻ tại lớp. 2.2. Hương dân dạy học nói và nghe Ngoài hoạt động Nói và nghe được bố trí ở bài 2 và bài 6, hoạt động dạy học Nói và nghe được thiết kế trong hoạt động Khởi động của bài học, nói để chia sẻ kết quả đọc hiểu văn bản, nói câu trong luyện từ và câu, nói để chuẩn bị cho viết đoạn văn, văn bản và nói sáng tạo ở hoạt động vận dụng cuối một số bài học. Ở mục này, chúng tôi chỉ giới thiệu cách tổ chức hoạt động dạy học Nói và nghe ở bài 2 và bài 6. Trên thực tế, việc phân tách hoạt động nói với hoạt động nghe chỉ có tính chất tương đối. Tuy nhiên, để giúp GV tổ chức hiệu quả từng dạng bài theo yêu cầu cần đạt của CT, chúng tôi phân chia thành ba nhóm bài như sau: 2.2.1. Dạy học nói CT đề ra các yêu cầu cần đạt: – Nói được về một đề tài có sử dụng các phương tiện hỗ trợ (ví dụ: tranh ảnh, sơ đồ,...). – Kể lại được một sự việc đã tham gia và chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ về sự việc đó. – Trình bày được lí lẽ để củng cố cho một ý kiến hoặc nhận định về một vấn đề gần gũi với đời sống. SHS Tiếng Việt 4 thiết kế 13 bài học để đáp ứng yêu cầu cần đạt với các dạng bài giới thiệu, nói, kể, thuyết trình. Cụ thể: – Giới thiệu một sản phẩm thực hiện ở trường. – Giới thiệu một cảnh đẹp. 36 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 4 – Giới thiệu về một công trình kiến trúc. – Nói về một hoạt động trải nghiệm thú vị của em ở trường. – Nói về một anh hùng hoặc một tài năng nhỏ tuổi. – Nói về một kỉ niệm đẹp của em với gia đình, bạn bè hoặc thầy cô giáo. – Nói về một tấm gương lạc quan, yêu cuộc sống. – Nói về một việc làm góp phần bảo vệ môi trường. – Nói những điều em yêu thích về trường, lớp mình. – Nói về vai trò của cây xanh. – Kể về một hoạt động đền ơn đáp nghĩa hoặc một hoạt động thiện nguyện. – Kể về một việc làm thể hiện tình cảm của em với người thân. – Thuyết trình về trí tuệ và tài năng của con người. Thông thường, dạy nhóm bài rèn kĩ năng nói gồm các bước sau: – Bước 1: GV tổ chức cho HS đọc BT, xác định yêu cầu của BT. – Bước 2: GV tổ chức cho HS chuẩn bị nội dung nói (tìm ý). – Bước 3: GV tổ chức cho HS nói trong cặp/ nhóm nhỏ. – Bước 4: GV tổ chức cho HS nói trước lớp. – Bước 5: GV đánh giá tiết học và hướng dẫn chuẩn bị cho tiết học sau. Trên thực tế, tuỳ thuộc vào đối tượng HS, điều kiện thực tiễn địa phương, tuỳ thuộc vào các giai đoạn học tập khác nhau, GV có thể linh hoạt thêm, bớt hoặc gộp các bước sao cho phù hợp. Chẳng hạn, nếu nội dung nói là mới hoặc khó, có thể thêm bước Tạo mẫu sau bước 2. Nếu hoạt động đơn giản, quen thuộc, phù hợp để tổ chức chung cả lớp, GV có thể gộp bước 2 và bước 3, tổ chức cho HS nói luôn trong cặp/ nhóm,... GV cần lưu ý đề ra các tiêu chí đánh giá hoạt động và yêu cầu HS thực hiện tự đánh giá, đánh giá bạn sau mỗi hoạt động trước khi nghe GV đánh giá. 2.2.2. Dạy học nghe CT đề ra các yêu cầu cần đạt: – Nghe và hiểu chủ đề, những chi tiết quan trọng trong câu chuyện. – Ghi lại được những nội dung quan trọng khi nghe ý kiến phát biểu của người khác. SHS Tiếng Việt 4 thiết kế ba bài học để đáp ứng yêu cầu cần đạt với dạng bài rèn kĩ năng nghe thông qua hoạt động nghe – kể một câu chuyện. Cụ thể: – Nghe – kể câu chuyện về ước mơ. – Nghe – kể câu chuyện về lòng nhân ái. – Nghe – kể câu chuyện về một chuyến thám hiểm. Thông thường, dạy nhóm bài rèn kĩ năng nghe gồm các bước sau: – Bước 1: GV tổ chức cho HS đọc BT, xác định yêu cầu của BT nghe. – Bước 2: GV kể câu chuyện từ 1 – 2 lần cho HS nghe và thực hiện BT nghe. – Bước 3: GV tổ chức cho HS chia sẻ kết quả nghe trong cặp/ nhóm nhỏ và trước lớp. 37 – Bước 4: GV tổ chức cho HS kể lại câu chuyện dựa vào nội dung ghi chép được trong nhóm và trước lớp. – Bước 5: GV tổ chức cho HS chia sẻ về câu chuyện đã nghe trong nhóm và trước lớp. – Bước 6: GV đánh giá tiết học và hướng dẫn chuẩn bị cho tiết học sau. Trên thực tế, tuỳ thuộc vào đối tượng HS, điều kiện thực tiễn địa phương, tuỳ thuộc vào các giai đoạn học tập khác nhau, GV có thể linh hoạt thêm, bớt hoặc gộp các bước sao cho phù hợp. Chẳng hạn, nếu nội dung câu chuyện đơn giản, GV chỉ cần kể một lần. Nếu câu chuyện dài, nhiều tình tiết, GV có thể kể lần hai. Nếu hoạt động đơn giản, quen thuộc, phù hợp để tổ chức chung cả lớp, GV có thể bỏ qua bước chia sẻ trong cặp/ nhóm,... GV cần lưu ý đề ra các tiêu chí đánh giá hoạt động và yêu cầu HS thực hiện tự đánh giá, đánh giá bạn sau mỗi hoạt động trước khi nghe GV đánh giá. 2.2.3. Dạy học nói và nghe tương tác CT đề ra yêu cầu cần đạt: Biết đóng góp ý kiến trong việc thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm hoặc một nhiệm vụ mà nhóm, lớp phải thực hiện. SHS Tiếng Việt 4 thiết kế bốn bài học để đáp ứng yêu cầu cần đạt với dạng bài rèn kĩ năng nói và nghe tương tác thông qua hoạt động trao đổi, thảo luận, tranh luận. Cụ thể: – Trao đổi về việc xây dựng tủ sách của lớp em. – Thảo luận về việc hỗ trợ HS có hoàn cảnh khó khăn. – Tranh luận theo chủ đề Thời gian là vốn quý. – Tranh luận, bày tỏ ý kiến của em về câu nói: Sức khoẻ là vốn quý của con người. Thông thường, dạy nhóm bài rèn kĩ năng nói và nghe gồm các bước sau: – Bước 1: GV tổ chức cho HS đọc BT, xác định yêu cầu của BT. – Bước 2: GV tổ chức cho HS nói trong cặp/ nhóm nhỏ. – Bước 3: GV tổ chức cho cặp/ nhóm HS nói trước lớp. – Bước 4: GV đánh giá tiết học và hướng dẫn chuẩn bị cho tiết học sau. Trên thực tế, tuỳ thuộc vào đối tượng HS, điều kiện thực tiễn địa phương, tuỳ thuộc vào các giai đoạn học tập khác nhau, GV có thể linh hoạt thêm, bớt hoặc gộp các bước sao cho phù hợp. Chẳng hạn, nếu nội dung thảo luận, tranh luận là mới hoặc khó, có thể thêm bước Tạo mẫu sau bước 2 (dùng kĩ thuật Bể cá). Nếu hoạt động đơn giản, quen thuộc, phù hợp để tổ chức chung cả lớp, GV có thể gộp bước 2 và bước 3, tổ chức cho HS nói luôn trong cặp/ nhóm,... GV cần lưu ý đề ra các tiêu chí đánh giá hoạt động và yêu cầu HS thực hiện tự đánh giá, đánh giá bạn sau mỗi hoạt động trước khi nghe GV đánh giá. 2.3. Hương dân dạy học luyên tư và câu Dạy học luyện từ và câu ở lớp Bốn khác với các lớp dưới do có thêm một số bài lí thuyết bên cạnh các bài thực hành. Tuy nhiên, để phù hợp với khả năng tiếp nhận của HS, lí thuyết được giới thiệu dưới dạng Ghi nhớ với nội dung đơn giản, ngăn gọn. HS được rút ra Ghi nhớ trên cơ sở các BT thực hành. Bài học luyện từ và câu chia thành hai nhóm: 38 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 4 2.3.1. Mở rộng vốn từ Việc dạy MRVT không chỉ được thực hiện ở tiết luyện tập sử dụng từ và câu mà còn được tích hợp và lồng ghép trong các bài học ở các hoạt động Đọc văn bản, Nói và nghe, Viết,... Ở mục này, chúng tôi chỉ giới thiệu cách tổ chức hoạt động dạy MRVT với tư cách bài học độc lập được săp xếp ở bài học cuối cùng của mỗi chủ điểm. Nội dung dạy học gồm: – Vốn từ theo chủ điểm. – Nghĩa của một số thành ngữ dễ hiểu. – Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng. Các BT MRVT được thiết kế dưới một số hình thức: – BT dạy nghĩa của từ: ghép từ với lời giải nghĩa phù hợp, tìm từ phù hợp với lời giải nghĩa, tìm tiếng/ từ ghép được với tiếng/ từ đã cho, tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa, giải câu đố, giải ô chữ, tìm từ dựa vào hình... – BT hệ thống hoá vốn từ: xếp từ thành nhóm, tìm từ cùng/ không cùng nhóm,... – BT tích cực hoá vốn từ: điền từ, thay thế từ, đặt câu, viết đoạn văn,... Các bước tổ chức thực hiện BT MRVT: – Bước 1: HS xác định yêu cầu của BT và phân tích mẫu (nếu có). – Bước 2: Một vài HS thực hành tạo mẫu và cùng GV phân tích. – Bước 3: HS thực hiện BT bằng phương pháp, hình thức phù hợp. – Bước 4: HS chia sẻ kết quả BT. – Bước 5: HS và GV nhận xét, bổ sung. Trên thực tế, tuỳ thuộc vào đối tượng HS, điều kiện thực tiễn địa phương, tuỳ thuộc vào các giai đoạn học tập khác nhau, GV có thể linh hoạt thêm, bớt hoặc gộp các bước sao cho phù hợp. Chẳng hạn, nếu hoạt động đơn giản, quen thuộc, GV có thể bỏ qua bước 2 hoặc gộp bước 3 và bước 4, tổ chức cho HS thực hành chung cả lớp. GV cần lưu ý đề ra các tiêu chí đánh giá hoạt động và yêu cầu HS thực hiện tự đánh giá, đánh giá bạn sau mỗi hoạt động trước khi nghe GV đánh giá. Với các BT MRVT, GV cần lưu ý không nên quá chú trọng số lượng từ tìm được mà nên tập chung hỗ trợ HS tích cực hoá vốn từ bằng nhiều cách thức, con đường khác nhau. Đặc biệt, lên lớp Bốn, GV cần rèn cho HS kĩ năng sử dụng từ điển để tìm từ và hiểu nghĩa của từ. 2.3.2. Luyện từ, luyện câu Tương tự hoạt động dạy học MRVT, dạy học Luyện từ, luyện câu không chỉ được thực hiện ở tiết luyện tập sử dụng từ và câu mà còn được tích hợp và lồng ghép trong các bài học ở các hoạt động Đọc văn bản, Nói và nghe, Viết,... Nội dung dạy học gồm: – Công dụng của từ điển, cách tìm từ và nghĩa của từ trong từ điển. – Nghĩa của một số thành ngữ dễ hiểu. 39 – Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng. – Tác dụng của việc lựa chọn từ ngữ trong việc biểu đạt nghĩa. – Danh từ, động từ, tính từ: đặc điểm và chức năng. – Danh từ riêng và danh từ chung: đặc điểm và chức năng. – Câu và thành phần chính của câu: đặc điểm và chức năng. – Trạng ngữ của câu: đặc điểm và chức năng. – Công dụng của dấu gạch ngang (đặt ở đầu dòng để đánh dấu các ý liệt kê); dấu gạch nối (nối các từ ngữ trong một liên danh); dấu ngoặc kép (đánh dấu tên của một tác phẩm, tài liệu); dấu ngoặc đơn (đánh dấu phần chú thích) – Biện pháp tu từ nhân hoá: đặc điểm và tác dụng. – Câu chủ đề của đoạn văn: đặc điểm và chức năng. Các BT Luyện từ, luyện câu được thiết kế với nội dung phong phú, hình thức đa dạng, ngữ liệu chọn lọc. Tương tự hoạt động MRVT, các bước tổ chức thực hiện BT Luyện từ, luyện câu gồm: – Bước 1: HS xác định yêu cầu của BT và phân tích mẫu (nếu có). – Bước 2: Một vài HS thực hành tạo mẫu và cùng GV phân tích. – Bước 3: HS thực hiện BT bằng phương pháp, hình thức phù hợp. – Bước 4: HS chia sẻ kết quả BT. – Bước 5: HS và GV nhận xét, bổ sung. Trên thực tế, tuỳ thuộc vào đối tượng HS, điều kiện thực tiễn địa phương, tuỳ thuộc vào các giai đoạn học tập khác nhau, GV cũng có thể linh hoạt thêm, bớt hoặc gộp các bước sao cho phù hợp. Chẳng hạn, nếu hoạt động đơn giản, quen thuộc, GV có thể bỏ qua bước 2 hoặc gộp bước 3 và bước 4, tổ chức cho HS thực hành chung cả lớp. GV cần lưu ý đề ra các tiêu chí đánh giá hoạt động và yêu cầu HS thực hiện tự đánh giá, đánh giá bạn sau mỗi hoạt động trước khi nghe GV đánh giá. Với các BT Luyện từ, luyện câu, để phù hợp với trình độ nhận thức của HS, tập trung vào mục đích giao tiếp, không quá chú trọng kiến thức tiếng Việt, nên có những nội dung chưa đáp ứng triệt để lí thuyết ngôn ngữ. Chẳng hạn, khi dạy danh từ, do không chú trọng dạy tiểu loại nên chấp nhận các trường hợp “con đò”, “dòng sông”,... là một từ. 2.4. Hương dân dạy học viết kĩ thuật Lên đến lớp Bốn, CT chỉ yêu cầu: Viết đúng các tên riêng của tổ chức, cơ quan, không còn yêu cầu nghe – viết, nhớ – viết. Vì vậy, SHS thiết kế nội dung này tích hợp trong các tuần Ôn tập, đánh giá định kì với một số BT nhận diện và thực hành, luyện tập. Theo đó, SHS cũng thiết kế 4 bài chính tả nghe – viết để hỗ trợ HS ôn luyện kĩ năng này. Mặc dù không có tiết học riêng để rèn luyện chính tả nhưng GV cần lưu ý kết hợp rèn luyện kĩ năng này trong các giờ học có hoạt động viết để hỗ trợ những HS còn măc lỗi chính tả khi viết. Các bước tổ chức thực hiện BT viết kĩ thuật gồm: – Bước 1: HS xác định yêu cầu BT. – Bước 2: HS thực hiện BT bằng phương pháp, hình thức phù hợp. 40 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 4 – Bước 3: HS chia sẻ kết quả BT. – Bước 4: HS nghe bạn và GV đánh giá. 2.5. Hương dân dạy học viết đoạn văn, văn bản CT quy định yêu cầu cần đạt đối với kĩ năng viết đoạn văn, văn bản: Quy trình viết – Biết viết theo các bước: xác định nội dung viết (viết về cái gì); quan sát và tìm tư liệu để viết; hình thành ý chính cho đoạn, bài viết; viết đoạn, bài; chỉnh sửa (bố cục, dùng từ, đặt câu, chính tả). – Viết đoạn văn, bài văn thể hiện chủ đề, ý tưởng chính; phù hợp với yêu cầu về kiểu, loại văn bản; có mở đầu, triển khai, kết thúc; các câu, đoạn có mối liên kết với nhau. Thực hành viết – Viết được bài văn thuật lại một sự việc đã chứng kiến (nhìn, xem) hoặc tham gia và chia sẻ suy nghĩ, tình cảm của mình về sự việc đó. – Viết được bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe hoặc viết đoạn văn tưởng tượng dựa vào câu chuyện đã đọc, đã nghe. – Viết được bài văn miêu tả con vật, cây cối; sử dụng nhân hoá và những từ ngữ gợi lên đặc điểm nổi bật của đối tượng được tả. – Viết được đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của bản thân về một nhân vật trong văn học hoặc một người gần gũi, thân thiết. – Viết được đoạn văn ngăn nêu lí do vì sao mình thích câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe. – Viết được văn bản ngăn hướng dẫn các bước thực hiện một công việc hoặc làm, sử dụng một sản phẩm gồm 2 – 3 bước. – Viết được báo cáo thảo luận nhóm, đơn theo mẫu, thư cho người thân, bạn bè. Để đáp ứng yêu cầu trên, nhóm TG chủ đích săp xếp các kiểu bài từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp và chia thành hai nhóm bài: 2.6.1. Viết đoạn văn Kế thừa và phát triển kĩ năng viết đoạn văn đã được hình thành ở lớp Ba, quy trình viết đoạn văn ở lớp Bốn được thiết kế gồm các bước: ① Nhận diện thể loại: Chọn đoạn văn mẫu phù hợp với trình độ nhận thức của HS lớp Bốn (hạn chế tối đa việc sử dụng văn bản mẫu là tác phẩm của các nhà văn để tránh áp lực cho GV khi dạy cũng như HS khi học về sản phẩm cần đạt của HS) phân tích cấu tạo, cách triển khai,... ② Tìm ý (theo yêu cầu của CT) với mục đích giúp HS biết cách chuẩn bị, phát triển nội dung cho đoạn viết. ③ Viết đoạn văn trên cơ sở ý đã tìm. ④ Đánh giá đoạn viết. Mỗi kiểu bài với chu kì bốn bước trên thường được thực hiện 2 – 3 lần để đáp ứng yêu cầu hình thành kĩ năng viết. Gợi ý cho mỗi đề bài được đưa ra từ dễ đến khó (gợi ý bằng câu, câu hỏi, hình ảnh, từ ngữ,…) với hình thức đa dạng, phong phú (tranh ảnh, sơ đồ tư duy dạng 41 hình ảnh, đoạn ngữ liệu,…) hỗ trợ HS tìm ý và nói, viết được đúng thể loại với những yêu cầu đơn giản. Sau khi viết bài, HS được hướng dẫn đánh giá bài viết (tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng): chỉnh sửa, hoàn thiện, trang trí và trình bày bài viết. Cụ thể, việc tổ chức dạy học những kiểu bài mới sẽ được tiến hành như sau: (1) Giai đoạn nhận diện thể loại Để giúp HS nhận diện đúng thể loại đoạn văn cần học, SHS Tiếng Việt 4 sử dụng chủ yếu phương pháp học theo mẫu (mẫu ở đây được hiểu là đoạn văn được giới thiệu có tính chất tham khảo, hỗ trợ HS nhận diện thể loại, không được hiểu theo nghĩa tìm hiểu để làm đúng như mẫu). Theo đó, sách chọn đoạn văn mẫu phù hợp với trình độ nhận thức của HS lớp Bốn, hạn chế tối đa việc sử dụng đoạn văn do các nhà văn viết để tránh áp lực cho GV khi dạy cũng như HS khi học về sản phẩm cần đạt của HS. Giai đoạn nhận diện thể loại, GV sẽ tiến hành các hoạt động như sau: – Bước 1: GV giúp HS hiểu mục đích và ý nghĩa của thể loại bằng cách liên hệ với phần nội dung bài đọc trước đó (nếu có); cung cấp mẫu đến cho HS, tổ chức cho HS đọc đoạn văn mẫu. – Bước 2: GV tổ chức cho HS tìm hiểu mẫu bằng hệ thống câu hỏi hoặc BT. GV lưu ý giúp HS xem xét, phân tích mẫu trên phương diện liên quan đến cách thức viết đoạn văn theo thể loại (mục đích viết, cấu tạo, triển khai ý, thể hiện tình cảm/ thái độ của người viết, đối tượng của bài viết); tránh cách hỏi về nội dung của đoạn văn mẫu. HS có thể tiến hành bước này theo hình thức toàn lớp, cá nhân hoặc cặp/ nhóm. – Bước 3: Tổ chức cho HS chia sẻ kết quả tìm hiểu mẫu và khái quát chung về kiểu bài, rút ra Ghi nhớ. – Bước 4: Tổ chức cho HS luyện tập. (2) Giai đoạn tìm ý Giai đoạn tìm ý được thiết kế với mục đích giúp HS biết cách chuẩn bị, phát triển nội dung cho bài nói/ viết theo yêu cầu. Theo đó, GV thường tiến hành các hoạt động như sau: – Bước 1: Tìm hiểu đề bài GV cần giúp HS hình dung đối tượng cần viết trong bài là gì, hoàn cảnh, thời gian,... liên quan đến đối tượng đó. GV nên diễn đạt đề bài thành một tình huống giao tiếp để các em nảy sinh trạng thái tâm lí muốn trao đổi, thể hiện ý nghĩ của mình về đối tượng đó. Với một số đề bài, GV cũng có thể điều chỉnh hoặc thay thế để đảm bảo phù hợp với đối tượng HS cụ thể và điều kiện thực tiễn địa phương. – Bước 2: Tìm và phát triển ý Điều quan trọng nhất trong bước này chính là giúp HS có thói quen động não, suy nghĩ về những đặc điểm, nội dung của đối tượng mà mình muốn nói tới ở bước 1. Một số biện pháp dạy học mà GV có thể sử dụng trong bước này là: HS tự đặt câu hỏi về đối tượng mình muốn nói đến (VD: sử dụng bảng câu hỏi ai, cái gì, ở đâu, khi nào, như thế nào, tại sao, cảm nghĩ/ tình cảm gì về đối tượng đó,…); HS suy nghĩ và ghi chép lại những ý tưởng vào giấy nháp; HS lập sơ đồ tư duy/ sơ đồ cây về sự kiện chi tiết/ săp xếp các thông tin có liên quan,…). HS có thể trao đổi với bạn trong cặp/ nhóm nội dung tìm ý của mình để được góp ý, săp xếp, bổ sung, phát triển,... 42 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 4 – Bước 3: Chia sẻ trước lớp GV giúp HS tổ chức sơ đồ khoa học để có thể hình dung về cấu trúc của bài viết cũng như gợi ý bằng một vài câu hỏi, từ khoá để HS phát triển, mở rộng ý cho bài viết. (3) Giai đoạn viết đoạn văn Giai đoạn viết đoạn văn, GV thường tiến hành các hoạt động như sau: – Bước 1: HS đọc lại đề bài và kết quả tìm ý. – Bước 2: HS nói miệng trong cặp/ nhóm dựa vào sơ đồ/ dàn ý đã có. HS giúp nhau nhận xét, góp ý để bổ sung, phát triển,... bài nói. – Bước 3: HS tự viết đoạn văn hoàn chỉnh vào VBT dựa vào nội dung nói và những góp ý của bạn và GV. (4) Chỉnh sửa bài viết Giai đoạn chỉnh sửa bài viết, GV thường tiến hành các hoạt động như sau: – Bước 1: HS chia sẻ bài viết trong cặp/ nhóm và giúp nhau nhận xét, góp ý,... cho đoạn văn. – Bước 2: HS chia sẻ trước lớp. GV và HS giúp bạn hoàn chỉnh, phát triển, mở rộng ý cho bài nói bằng cách nhận xét, đặt câu hỏi về cấu trúc, nội dung, cách dùng từ, đặt câu, mở rộng câu, phát triển ý,... Sau đó, tuỳ từng bài cụ thể, HS có thể thực hiện thêm các hoạt động: – HS trang trí và trưng bày bài viết trong nhóm/ trước lớp bằng kĩ thuật Phòng tranh. – HS nói về những điều em học được/ muốn góp ý cho bài viết của bạn, những điều em muốn chỉnh sửa/ em hài lòng ở bài viết của mình,... Trên cơ sở kĩ năng viết đoạn văn đã được hình thành, quy trình viết bài văn ở lớp Bốn được thiết kế gồm các bước: ① Nhận diện thể loại: Chọn bài văn mẫu phù hợp với trình độ nhận thức của HS lớp Bốn để tìm hiểu chung về kiểu bài, phân tích cấu tạo, cách triển khai,... ② Quan sát và tìm ý: Giúp HS biết cách lựa chọn đối tượng 🠖 quan sát (trực tiếp hoặc gián tiếp) 🠖 ghi chép lại những điều quan sát được để chuẩn bị lập dàn ý. ③ Lập dàn ý: Giúp HS hệ thống những ý đã ghi chép được, phát triển ý để chuẩn bị viết đoạn văn. ④ Viết đoạn mở bài: Giúp HS nhận diện hai cách mở bài và thực hành viết đoạn mở bài. ⑤ Viết đoạn thân bài: Giúp HS nhận diện một số cách viết đoạn thân bài phù hợp với từng kiểu bài và thực hành viết đoạn thân bài. ⑥ Viết đoạn kết bài: Giúp HS nhận diện hai cách kết bài và thực hành viết đoạn kết bài. ⑦ Viết bài văn hoàn chỉnh: Giúp HS viết bài văn hoàn chỉnh trên cơ sở liên kết các đoạn văn đã được thực hành viết. ⑧ Trả bài viết: Giúp HS đánh giá, chỉnh sửa bài viết trên cơ sở nhận xét của bạn và GV. Mỗi kiểu bài HS sẽ được thực hiện từ 2 – 3 lần với chu kì 8 bước như trên ở lần thứ nhất và chu kì rút gọn (khoảng 3 – 4 bước) ở những lần sau để đáp ứng yêu cầu hình thành kĩ năng 43 viết. Gợi ý cho mỗi dạng bài được đưa ra từ dễ đến khó (gợi ý bằng câu, câu hỏi, hình ảnh, từ ngữ,…) với hình thức đa dạng, phong phú (tranh ảnh, sơ đồ tư duy dạng hình ảnh, đoạn ngữ liệu,…) hỗ trợ HS tìm ý và nói, viết được đúng thể loại với những yêu cầu đơn giản. Sau khi viết bài, HS được hướng dẫn đánh giá bài viết (tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng): chỉnh sửa, hoàn thiện, trang trí và trình bày bài viết. 2.6.2. Viết bài văn Việc tổ chức dạy học những kiểu bài mới sẽ được tiến hành như sau: (1) Giai đoạn nhận diện thể loại Để giúp HS nhận diện đúng thể loại bài văn cần học, SHS Tiếng Việt 4 sử dụng chủ yếu phương pháp học theo mẫu (mẫu ở đây được hiểu là những đoạn văn được giới thiệu có tính chất tham khảo, hỗ trợ HS nhận diện thể loại, không được hiểu theo nghĩa tìm hiểu để làm hay như mẫu). Giai đoạn nhận diện thể loại, GV sẽ tiến hành các hoạt động như sau: – Bước 1: GV giúp HS hiểu mục đích và ý nghĩa của thể loại bằng cách liên hệ với phần nội dung bài đọc trước đó (nếu có); cung cấp mẫu đến cho HS, tổ chức cho HS đọc bài văn mẫu. – Bước 2: GV tổ chức cho HS tìm hiểu mẫu bằng hệ thống câu hỏi hoặc BT. GV lưu ý giúp HS xem xét, phân tích mẫu trên phương diện liên quan đến cách thức viết bài văn theo thể loại (mục đích viết, cấu tạo, triển khai ý, thể hiện tình cảm/ thái độ của người viết, đối tượng của bài viết); tránh cách hỏi về nội dung của bài văn mẫu. HS có thể tiến hành bước này theo hình thức toàn lớp, cá nhân hoặc cặp/ nhóm. – Bước 3: Tổ chức cho HS chia sẻ kết quả tìm hiểu mẫu và khái quát chung về kiểu bài, rút ra Ghi nhớ. – Bước 4: Tổ chức cho HS luyện tập. (2) Giai đoạn quan sát và tìm ý Giai đoạn tìm ý được thiết kế với mục đích giúp HS biết cách xác định đối tượng, quan sát, ghi chép một số thông tin về đối tượng để chuẩn bị lập dàn ý cho bài viết. Theo đó, GV thường tiến hành các hoạt động như sau: – Bước 1: Tìm hiểu đề bài GV cần giúp HS hình dung đối tượng cần viết trong bài là gì, hoàn cảnh, thời gian,... liên quan đến đối tượng đó. GV nên diễn đạt đề bài thành một tình huống giao tiếp để các em nảy sinh trạng thái tâm lí muốn trao đổi, thể hiện ý nghĩ của mình về đối tượng đó. Với một số đề bài, GV cũng có thể điều chỉnh hoặc thay thế để đảm bảo phù hợp với đối tượng HS cụ thể và điều kiện thực tiễn địa phương. – Bước 2: Quan sát đối tượng Việc quan sát có thực hiện trong giờ học nhưng cũng có khi thực hiện ngoài giờ học, ngoài không gian lớp học, ngoài nhà trường. Vì vậy, GV cần có kế hoạch hướng dẫn, giao nhiệm vụ quan sát đối tượng cho HS trước đó. Cần lưu ý, có những đối tượng HS có thể quan sát trực tiếp nhưng cũng có đối tượng HS chỉ có thể quan sát gián tiếp hoặc phối hợp cả hai hình thức này. Với một số kiểu bài, việc quan sát chính là động não để nhớ lại những gì đã trải qua hoặc đã được nghe, được đọc. GV hướng dẫn HS linh hoạt trong sử dụng các giác quan (đặc biệt đối với kiểu bài miêu tả) để kết quả quan sát được chính xác, chi tiết. 44 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 4 – Bước 3: Ghi chép những điều quan sát được HS quan sát kết hợp suy nghĩ và ghi chép lại những ý tưởng vào giấy nháp. (3) Giai đoạn lập dàn ý Giai đoạn lập dàn ý được thiết kế với mục đích giúp HS hệ thống những ý tìm được qua quan sát, trải nghiệm, chọn lọc và săp xếp ý theo một trình tự hợp lí để chuẩn bị cho các bước tiếp theo. Theo đó, GV thường tiến hành các hoạt động như sau: – Bước 1: HS lập sơ đồ tư duy/ sơ đồ cây về sự kiện chi tiết/ săp xếp các thông tin có liên quan,…) trên cơ sở những ý đã ghi chép được. – Bước 2: HS có thể trao đổi với bạn trong cặp/ nhóm dàn ý của mình để được góp ý, mở rộng, phát triển ý,... – Bước 3: HS chia sẻ trước lớp. GV giúp HS tổ chức sơ đồ khoa học để có thể hình dung về cấu trúc của bài viết cũng như gợi ý bằng một vài câu hỏi, từ khoá để HS phát triển, mở rộng ý cho bài viết. (4) Giai đoạn viết đoạn mở bài Giai đoạn viết đoạn mở bài được thiết kế với mục đích hướng dẫn HS chọn được một cách thức phù hợp, hấp dẫn để mở đầu bài văn. Theo đó, GV thường tiến hành các hoạt động như sau: – Bước 1: GV cung cấp mẫu cho HS, tổ chức cho HS đọc một số đoạn mở bài mẫu. – Bước 2: GV tổ chức cho HS tìm hiểu mẫu bằng hệ thống câu hỏi hoặc BT. GV lưu ý giúp HS xem xét, phân tích mẫu trên phương diện liên quan đến cách thức viết đoạn mở bài (đối tượng cần giới thiệu, triển khai ý, tình cảm/ thái độ của người viết,...). – Bước 3: Tổ chức cho HS chia sẻ kết quả tìm hiểu mẫu và khái quát chung về hai kiểu mở bài, có thể rút ra Ghi nhớ. – Bước 4: Tổ chức cho HS thực hành viết đoạn mở bài. – Bước 5: Tổ chức cho HS đánh giá, chỉnh sửa đoạn văn đã viết. (5) Giai đoạn viết đoạn văn Giai đoạn viết đoạn văn ở phần thân bài được thiết kế với mục đích giúp HS hình thành kĩ năng chuyển tiếp giữa viết đoạn văn ở lớp Ba và viết bài văn ở lớp Bốn trên cơ sở dàn ý đã lập. Theo đó, GV thường tiến hành các hoạt động như sau: – Bước 1: GV cung cấp mẫu cho HS, tổ chức cho HS đọc đoạn văn mẫu ở phần thân bài. – Bước 2: GV tổ chức cho HS tìm hiểu mẫu bằng hệ thống câu hỏi hoặc BT. GV lưu ý giúp HS xem xét, phân tích mẫu trên phương diện liên quan đến cách thức viết đoạn văn ở phần thân bài (đối tượng cần kể/ thuật/ tả, triển khai ý, tình cảm/ thái độ của người viết,...). – Bước 3: Tổ chức cho HS chia sẻ kết quả tìm hiểu mẫu và khái quát chung về cách viết đoạn văn ở phần thân bài. – Bước 4: Tổ chức cho HS đọc lại dàn ý đã lập, chọn nội dung phù hợp để thực hành viết đoạn văn ở phần thân bài. – Bước 5: Tổ chức cho HS đánh giá, chỉnh sửa đoạn văn đã viết. 45 (6) Giai đoạn viết đoạn kết bài Tương tự giai đoạn viết đoạn mở bài, ở giai đoạn viết đoạn kết bài được thiết kế với mục đích hướng dẫn HS chọn được một cách thức phù hợp, ấn tượng để kết thúc bài văn. Theo đó, GV thường tiến hành các hoạt động như sau: – Bước 1: GV cung cấp mẫu cho HS, tổ chức cho HS đọc một số đoạn kết bài mẫu. – Bước 2: GV tổ chức cho HS tìm hiểu mẫu bằng hệ thống câu hỏi hoặc BT. GV lưu ý giúp HS xem xét, phân tích mẫu trên phương diện liên quan đến cách thức viết đoạn mở bài (nêu tình cảm/ thái độ của người viết, đánh giá, liên hệ...). – Bước 3: Tổ chức cho HS chia sẻ kết quả tìm hiểu mẫu và khái quát chung về hai kiểu kết bài, có thể rút ra Ghi nhớ. – Bước 4: Tổ chức cho HS thực hành viết đoạn kết bài. – Bước 5: Tổ chức cho HS đánh giá, chỉnh sửa đoạn văn đã viết. (7) Giai đoạn viết bài văn Giai đoạn viết bài văn, GV hướng dẫn HS trên cơ sở dàn ý và một số đoạn văn đã viết ở các tiết trước. Ở tiết học này, các em có thể viết thêm, chỉnh sửa, liên kết các đoạn văn đã có để viết bài văn hoàn chỉnh. Theo đó, GV thường tiến hành các hoạt động như sau: – Bước 1: GV tổ chức cho HS phân tích đề bài, đọc các gợi ý, đọc lại dàn ý đã lập và các đoạn văn đã viết. – Bước 2: GV tổ chức cho HS thực hành viết bài văn hoàn chỉnh. (8) Giai đoạn trả bài viết Giai đoạn trả bài viết, GV thường tiến hành các hoạt động như sau: – Bước 1: GV nêu nhận xét, đánh giá chung về bài viết của HS. – Bước 2: HS tự chỉnh sửa bài viết trên cơ sở nhận xét của GV. – Bước 3: HS chia sẻ bài viết trong nhóm, bày tỏ ý kiến về bài viết của bạn (những điều em thích, những điều bạn có thể chỉnh sửa cho hay hơn,...). – Bước 4: HS chọn viết lại một đoạn trong bài viết của mình cho hay hơn. Sau đó, tuỳ từng bài cụ thể, HS có thể thực hiện thêm các hoạt động: – HS trang trí và trưng bày bài viết trong nhóm/ trước lớp bằng kĩ thuật Phòng tranh. – HS nói về những điều em học được/ muốn góp ý cho bài viết của bạn, những điều em muốn chỉnh sửa/ em hài lòng ở bài viết của mình,... 2.6. Hương dân tổ chưc hoạt động Vận dụng Hoạt động Vận dụng giúp HS vận dụng các nội dung đã học vào thực tế đời sống, kết hợp phát triển ngôn ngữ cho HS với hình thức phong phú, nội dung đa dạng, được các em yêu thích như: đóng vai, giải ô chữ, chơi trò chơi, đọc thơ, vận động theo nhạc, vẽ,... Việc tích hợp ngôn ngữ với vận động, âm nhạc, vẽ,... trong đó ngôn ngữ là chính và là nền tảng giúp HS có thêm một cơ hội rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt. Nếu có các hoạt động nghệ thuật bổ trợ cho hoạt động ngôn ngữ, GV cần lưu ý không đánh giá sản phẩm của HS 46 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 4 trong giờ học Tiếng Việt bằng tiêu chí của các môn nghệ thuật. Cần hiểu rõ hoạt động nghệ thuật được sử dụng với tư cách hỗ trợ giúp hoạt động ngôn ngữ trở nên sinh động, hấp dẫn. Hoạt động Vận dụng thường được bố trí ở vị trí cuối cùng của bài học. Tuỳ bài cụ thể, GV có thể tổ chức cho HS thực hiện các bước: – Bước 1: Xác định yêu cầu của hoạt động. – Bước 2: Thực hiện yêu cầu theo nhóm nhỏ. – Bước 3: Chia sẻ, trưng bày sản phẩm, chia sẻ, rút kinh nghiệm. Hoạt động Vận dụng cũng có thể được thực hiện linh hoạt, không nhất thiết phải thực hiện cuối bài học mà có thể thực hiện sau khi luyện tập một kĩ năng của bài học. Hoạt động Vận dụng có thể tổ chức ở lớp với các bước và các nội dung như vừa nêu. Tuy nhiên, tuỳ nội dung bài học, có những hoạt động Vận dụng có thể cho HS thực hiện ở nhà. Nếu cho HS thực hiện ở nhà, GV hướng dẫn HS cách thực hiện. Trong mỗi bài học, việc phân chia các hoạt động dạy học thành các tiết được thực hiện linh hoạt (tuỳ điều kiện thực tế địa phương và đối tượng HS). Vì vậy, GV cần nghiên cứu kĩ phân phối CT để chủ động xây dựng kế hoạch bài dạy phù hợp nhất, chủ động tăng – giảm thời lượng tổ chức từng hoạt động dạy học đáp ứng năng lực của đối tượng HS và điều kiện thực tế địa phương. Đảm bảo cuối năm học, HS đạt yêu cầu về các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe cũng như năm được các kiến thức tiếng Việt và văn học mà CT quy định. 3. BÀI DẠY MINH HOẠ 3.1. Bài dạy minh hoạ tiết Đọc Những ngày hè tươi đẹp 47 A. KHỞI ĐỘNG – HS nghe GV giơi thiêu tên chủ điểm và nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ về tên chủ điểm “Tuổi nhỏ làm viêc nhỏ”. (Gợi ý: Khuyên thiếu nhi biết làm những viêc vừa sức, phù hợp với lứa tuổi; biết đoàn kết, yêu thương, quan tâm, chia sẻ, chú ý đến cảm xúc của ban bè, người thân; ý thức hơn về trách nhiêm của HS với trường, lớp,...) – HS hoạt động nhom đôi hoặc nhom nhỏ, chia sẻ vơi bạn về một mon quà em được tặng hoặc đã tặng cho bạn bè, người thân (co thể kết hợp sử dung vật thật hoặc ảnh chup đã chuẩn bị tư trươc) 🡢 Xem tranh, liên hê nội dung khởi động vơi nội dung tranh 🡢 Đọc tên và phán đoán nội dung bài đọc. – HS nghe GV giơi thiêu bài mơi, quan sát GV ghi tên bài đọc mơi “Những ngày hè tươi đẹp”. B. KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP 1. Đọc Những ngày hè tươi đẹp 1.1. Luyện đọc thành tếng – HS nghe GV đọc mâu (Gợi ý: đọc phân biêt giọng nhân vật: giọng người dẫn chuyên thong thả, vui tươi, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ hoat động, trang thái và cảm xúc của các nhân vật, từ ngữ gọi tên các món quà; giọng Điêp thể hiên tnh cảm lưu luyến, không muốn rời xa). –HSngheGVhươngdânđọc và luyênđọcmộtsốtư kho:lớn tướng, bịn rịn,…; hương dân cách ngắt nghỉ và luyên đọc một số câu thể hiên cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật: Sau cùng là Tuyết,/ nó cho tớ chồng bánh đa chưa nướng,/ dặn lên phố nướng ăn/ để nhớ/ mà về chơi với nhau.//; Tớ chào các ban/ và hứa sẽ nhớ viêc tập hợp sách/ để gửi về/ làm tủ sách ở đình làng.//;… – HS đọc thành tếng đoạn, bài đọc trong nhom nhỏ và trươc lơp. Bài đọc co thể chia thành bốn đoạn để luyên đọc và tm ý: + Đoạn 1: Tư đầu đến “trôi nhanh quá”. + Đoạn 2: Tiếp theo đến “ra đầu ngõ”. + Đoạn 3: Tiếp theo đến “ở đình làng”. + Đoạn 4: Còn lại. (Tuỳ thuộc vào năng lực HS, GV có thể tách hoặc ghép đoan để thuận tên trong viêc hướng dẫn các em luyên đọc.) 1.2. Luyện đọc hiểu – HS giải thích nghĩa của một số tư kho (ngoài tư ngữ đã được giải thích ở SHS), VD: cỏ chọi gà (Cỏ gà, còn gọi là cỏ chỉ, cỏ ống, là loại cỏ co thân rễ bò dài ở gốc, thẳng đưng ở ngọn, cưng. Đặc biêt, thân cỏ thường co nốt sần do những bẹ lá tạo thành. Trẻ em thường chơi chọi cỏ gà bằng cách “chọi” nốt sần vào nhau, nốt sần nào bị đưt rời ra thì coi như “gà” thua.), đường thơm (ý noi đường thơm hương lúa chín, hương hoa cỏ ở làng quê), tưởng tượng (tạo ra trong trí oc hình ảnh những cái không co hoặc chưa co ở trươc mắt),... – HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận theo nhom đôi hoặc nhom nhỏ để trả lời tưng câu hỏi trong SHS. Gợi ý: + Câu 1: Kết thúc kì nghỉ hè ở quê, ban nhỏ tếc những ngày hè trôi qua nhanh quá. 48 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 4 + Câu 2: Những chi tết cho thấy ông bà và cô Lâm rất yêu quý con cháu: ông bà ôm ban nhỏ hẹn mùa hè sau lai về, cô Lâm hẹn về dự đám cưới cô; ông bà và cô Lâm bịn rịn tễn ra đầu ngõ. + Câu 3: Điêp tặng cây cỏ chọi gà, Văn tặng hòn bi ve, Lê tặng hòn đá hình siêu nhân, Tuyết tặng chồng bánh đa chưa nướng. Những món quà ấy thể hiên tnh cảm yêu quý, cùng sự lưu luyến, mong gặp lai của các ban đối với ban nhỏ. + Câu 4: Trước khi trở lai thành phố, ban nhỏ hứa sẽ tập hợp sách gửi về làm tủ sách ở đình làng. Viêc làm đó giúp các ban nhỏ ở làng có thêm một nơi đọc sách, giao lưu, sinh hoat,... + Câu 5, 6: Khuyến khích HS trả lời theo suy nghĩ, cảm nhận riêng. Lưu ý: Tuỳ thuộc vào trình độ HS, thời lượng tổ chưc hoạt động và nội dung cu thể của tưng bài đọc, GV co thể hương dân HS tm ý tưng đoạn: + Sau khi HS trả lời câu hỏi 1 🡢 rút ra ý đoạn 1: Cảm xúc của ban nhỏ khi mùa hè khép lai. + Sau khi HS trả lời câu hỏi 2🡢rútra ý đoạn 2: Tình cảm của ông bà và cô Lâm dành cho con cháu. + Sau khi HS trả lời câu hỏi 3, 4 🡢 rút ra ý đoạn 3: Tình cảm giữa ban nhỏ với những người ban ở quê. + Sau khiHS trả lời câu hỏi 5 🡢rútra ý đoạn 4: Cảm xúc của ban nhỏ trên đường trở lai phố 🡢 rút ra nội dung, ý nghĩa bài đọc. + HS trả lời câu hỏi 6. 1.3. Luyện đọc lại – HS nhắc lại cách hiểu về nội dung, ý nghĩa bài đọc. Tư đo, bươc đầu xác định được giọng đọc của nhân vật và một số tư ngữ cần nhấn giọng. – HS nghe GV hoặc bạn đọc lại đoạn 3 và xác định giọng đọc đoạn này (Gợi ý: giọng thong thả, vui tươi, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ hoat động, trang thái, từ ngữ gọi tên và chỉ đặc điểm của các món quà; giọng Điêp thể hiên tnh cảm lưu luyến, không muốn rời xa): Vừa lúc hội ban ở làng/ ùa đến.// Đứa nào cũng cầm trên tay/ một thứ gì đó.// – Cậu tặng chúng tớ/ cuốn “Từ điển tếng Viêt” rồi,/ đây là quà,/ để cậu nhớ về chúng tớ.// – Điêp nói thế,/ sau khi chìa cho tớ cây cỏ chọi gà/ lớn chưa từng thấy.// Văn cho tớ/ hòn bi ve đẹp nhất,/ quý nhất của nó.// Lê cho tớ/ hòn đá hình siêu nhân/ nhặt ở bờ suối,/ trước giờ vẫn được nó giữ/ như báu vật.// Sau cùng là Tuyết,/ nó cho tớ chồng bánh đa chưa nướng,/ dặn lên phố nướng ăn/ để nhớ mà về chơi với nhau.// Tớ chào các ban/ và hứa sẽ nhớ viêc tập hợp sách/ để gửi về/ làm tủ sách ở đình làng.// – HS luyên đọc câu noi của Điêp: giọng đọc thể hiên tnh cảm lưu luyến, không muốn rời xa. – HS luyên đọc trong nhom, trươc lơp đoạn 3. – HS khá, giỏi đọc cả bài. 49 3.2. Bài dạy minh hoạ tiết Đọc mở rộng Sinh hoạt câu lạc bộ sách Chủ điểm Tuổi nhỏ làm việc nhỏ 1.2. Đọc mở rộng Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách Chủ điểm ‘‘Tuổi nhỏ làm việc nhỏ’’ 1.2.1. Tìm đọc truyện – HS đọc ở nhà (hoặc ở thư viên lơp, thư viên trường,...) một truyên phù hợp vơi chủ điểm “Tuổi nhỏ làm viêc nhỏ” theo hương dân của GV trươc buổi học khoảng một tuần. HS co thể đọc sách, báo giấy hoặc tm kiếm trên internet truyên viết về: + Thiếu nhi làm viêc tốt + Thiếu nhi sáng tạo + Thiếu nhi chăm ngoan + ? – HS chuẩn bị truyên để mang tơi lơp chia sẻ. 1.2.2. Viết Nhật kí đọc sách – HS viết vào Nhật kí đọc sách những ý tưởng hoặc chi tết quan trọng trong truyên: tên truyên, tên nhân vật, tnh huống, cách giải quyết,... – HS co thể trang trí Nhật kí đọc sách đơn giản theo nội dung chủ điểm hoặc nội dung truyên. 1.2.3. Chia sẻ về truyện đã đọc – HS đọc truyên hoặc trao đổi truyên cho bạn trong nhom để cùng đọc. – HS chia sẻ về Nhật kí đọc sách của mình. – HS nghe gop ý của bạn, chỉnh sửa, hoàn thiên Nhật kí đọc sách. – HS chia sẻ vơi bạn trong nhom nhỏ về tnh cảm, suy nghĩ hoặc cách ưng xử của em nếu gặp tnh huống tương tự tnh huống của nhân vật trong truyên. – Bình chọn mộtsố Nhật kí đọc sách sáng tạo và dán vào Góc sáng tao/ Góc sản phẩm/ Góc Tiếng Viêt. – HS nghe bạn và GV nhận xét, đánh giá hoạt động. 50 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 4 3.3. Bài dạy minh hoạ tiết Nói và nghe Trao đổi về việc xây dựng tủ sách của lớp em 2. Nói và nghe Trao đổi về việc xây dựng tủ sách của lớp em – HS xác định yêu cầu của BT 1 và đọc các gợi ý. – HS nghe GV hương dân thêm (nếu cần): Phân công nhiêm vu các thành viên: nhom trưởng, thư kí, báo cáo viên; Hương dân nội dung thảo luận dựa vào gợi ý: + Theo em, vì sao cần co tủ sách của lơp? + Em cần làm gì để đong gop sách? + Em và các bạn nên sắp xếp sách như thế nào? + Em và các bạn sẽ sử dung sách ra sao? + ... – Một nhom HS thảo luận trươc lơp, các nhom quan sát theo kĩ thuật Bể cá và nhận xét phần thảo luận của nhom bạn theo các têu chí: + Nội dung cuộc họp. + Trình tự các hoạt động. + Hình thưc báo cáo: phân công báo cáo của các thành viên; tốc độ, âm lượng noi; yếu tố phi ngôn ngữ;... + ... – HS xác định yêu cầu của BT 2, nghe GV hương dân thực hiên BT 2. – HS thảo luận theo nhom dươi sự hỗ trợ của các thành viên nhom Bể cá và GV. – HS ghi chép nhanh một số nội dung chính của cuộc thảo luận: một số hình thưc đong gop sách, cách sắp xếp, sử dung sách,... (co thể ghi bằng sơ đồ đơn giản). – HS nghe GV nhận xét, đánh giá hoạt động. 51 3.4. Bài dạy minh hoạ tiết Luyên tư và câu Danh từ 2. Luyện từ và câu Danh từ 2.1. Hình thành khái niệm danh từ – HS xác định yêu cầu của BT 1. – HS tm tư theo nhom 3: Mỗi HS tm tư thuộc 2 nhom. (Đáp án: Từ chỉ người: ông, bố, chú; Từ chỉ sự vật: tay/ bàn tay/ đôi bàn tay, thơ, cây, tàu, tóc/ chân tóc, cát/ bãi cát, dừa, biển, trăng; Từ chỉ thời gian: chiều, tối, đêm; Từ chỉ hiên tượng tự nhiên: sóng, gió.) Lưu ý: + Theo CT 2018, khi dạy học các kiến thưc về danh tư, động tư, tnh tư: không bắt buộc HS nhận diên danh tư đơn vị, danh tư sự vật, danh tư khái niêm; động tư hoạt động, động tư trạng thái,... như CT và SGK trươc đây. Vì vậy, ở SGV này, phần đáp án cho những BT co thể chấp nhận hai kết quả trở lên sẽ được trình bày theo hình thưc: phương án điển hình nhất 🡢 dấu gạch chéo 🡢 phương án tếp theo... Bên cạnh đo co thể kèm theo những lưu ý, nếu cần. + Như vưa nêu trên, CT 2018 không dạy danh tư khái niêm, vì vậy, viêc HS tm hay không tm tư ‘‘thơ’’ đều không đánh giá đúng sai. 52 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 4 – HS chia sẻ, thống nhất kết quả trong nhom nhỏ, dán kết quả vào bảng nhom. – 1 – 2 nhom HS chữa bài, các nhom khác nhận xét, bổ sung. – HS nghe bạn và GV nhận xét, đánh giá hoạt động, rút ra những điều cần ghi nhơ về danh tư. – 1 – 2 HS nhắc lại ghi nhơ. 2.2. Nhận diện danh từ – HS xác định yêu cầu của BT 2 và đọc đoạn văn. – HS làm vào VBT: Viết 5 – 7 danh tư co trong đoạn văn. (Đáp án: đồng/ cánh đồng, gió, nắng, xóm, kênh/ con kênh, không gian, hương/ mùi hương, súng/ bông súng, đìa, tếng, chim tu hú, bầy, cá, váng, bèo/ váng bèo, bờ, vườn/ bờ vườn, ao, gà/ bầy gà, vịt ta/ bầy vịt ta, mồi, sậy/ rào sậy.) Lưu ý: + Đìa: chỗ trũng nhỏ ở giữa đồng, co bờ để giữ nươc và cá. + Vơi HS tểu học, do không dạy danh tư chỉ đơn vị và một số tểu loại khác nên chấp nhận các ngữ bờ vườn, bầy gà,... là một tư. – 1 – 2 HS chữa bài trươc lơp. – HS nghe bạn và GV nhận xét. 2.3. Đặt câu với danh từ cho trước – HS xác định yêu cầu của BT 3. – HS đặt câu trong cặp hoặc nhom nhỏ. – HS viết câu vào VBT. – HS chữa bài bằng cách chơi Chuyền hoa. – HS nghe bạn và GV nhận xét, đánh giá hoạt động. 53 3.4. Bài dạy minh hoạ tiết Viết Bài văn kể chuyện 54 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 4 3. Viết Bài văn kể chuyện 3.1. Nhận diện bài văn kể chuyện – HS xác định yêu cầu của BT 1 và đọc bài văn. – HS đọc yêu cầu BT 1a, trao đổi theo nhom để xác định cấu tạo bài văn kể chuyên. – 1 – 2 nhom HS chia sẻ kết quả: + Phần giơi thiêu câu chuyên: Từ đầu đến “câu chuyên ‘‘Tích Chu’’”. + Phần kể lại nội dung của câu chuyên: • Mở đầu câu chuyên: Từ ‘‘Chuyên kể về’’ đến ‘‘chỉ mải rong chơi’’. • Diễn biến câu chuyên: Từ “Lần đó”đến “mang về”. • Kết thúc câu chuyên: Từ ‘‘Được uống nước’’ đến ‘‘chăm sóc bà’’. + Phần nêu suy nghĩ, cảm xúc về câu chuyên: Từ “Câu chuyên bà kể” đến hết. – HS nghe bạn và GV nhận xét. – HS đọc yêu cầu BT 1b, trao đổi theo nhom đôi để xác định các sự viêc ở phần diễn biến của câu chuyên và kết quả của các sự viêc. + Sự viêc 1: Bà bị ốm nhưng không có ai chăm sóc. 🡢 Kết quả: Bà biến thành chim. + Sự viêc 2: Tích Chu biết chuyên, đi tm, tha thiết gọi. 🡢 Kết quả: Chim vẫn vỗ cánh bay đi. + Sự viêc 3: Tích Chu gặp bà tên. 🡢 Kết quả: Bà tên chỉ đường cho Tích Chu đi tm nước suối tên. + Sự viêc 4: Tích Chu vất vả đi tm nước suối tên. 🡢 Kết quả: Tích Chu tm được nước suối tên mang về. – 1 – 2 cặp HS chia sẻ kết quả. – HS nghe bạn và GV nhận xét. – HS đọc yêu cầu BT 1c, xác định trình tự các sự viêc ở phần diễn biến của câu chuyên. (Gợi ý: Sự viêc nào diễn ra trước 🡢 kể trước, sự viêc nào diễn ra sau 🡢 kể sau.) – HS nghe bạn và GV nhận xét. 3.2. Rút ra ghi nhớ về cấu tạo bài văn kể chuyện – HS thảo luận nhom đôi hoặc nhom nhỏ để trả lời câu hỏi của GV: + Theo em, bài văn kể chuyên thường gồm mấy phần? Mỗi phần co nhiêm vu gì? 🡢 HS nghe GV rút ra cấu tạo của bài văn kể chuyên: Bài văn kể chuyên thường gồm ba phần: • Mở bài: Giới thiêu câu chuyên. • Thân bài: Kể lai các sự viêc của câu chuyên. • Kết bài: Nêu kết thúc của câu chuyên. Có thể bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của người kể về nội dung câu chuyên. + Em co thể kể lại câu chuyên theo trình tự nào? 🡢 HS nghe GV rút ra trình tự kể: Câu chuyên Tích Chu được kể theo trình tự: sự viêc nào diễn ra trước 🡢 kể trước, sự viêc nào diễn ra sau 🡢 kể sau, được gọi là trình tự thời gian. Ngoài ra, đối với một số câu chuyên, có thể kể theo trình tự không gian, tức là kể lai các sự viêc gắn với mỗi địa điểm hoặc tnh huống diễn ra. Thông thường, mỗi sự viêc có thể kể lai bằng một đoan văn. 55 – HS rút ra ghi nhơ. – 1 – 2 HS đọc lại ghi nhơ. 3.3. Luyện tập xác định cấu tạo bài văn kể chuyện – HS đọc bài văn kể lại câu chuyên về lòng nhân hậu. – HS xác định yêu cầu BT 2a, trao đổi theo nhom đôi hoặc nhom nhỏ, xác định phần mở bài, thân bài, kết bài. (Gợi ý: + Mở bài: Từ đầu đến ‘‘ấn tượng sâu sắc’’. + Thân bài: Từ ‘‘Câu chuyên kể về’’ đến ‘‘từ ông lão’’. + Kết bài: Từ ‘‘Câu chuyên đã kết thúc’’ đến hết.) – 1 – 2 nhom HS chia sẻ trươc lơp. – HS làm bài vào VBT. – HS nghe bạn và GV nhận xét. – HS xác định yêu cầu BT 2b, trao đổi theo nhom đôi, xác định các sự viêc chính và kết quả của mỗi sự viêc. (Gợi ý: + Sự viêc 1: Cậu bé gặp ông lão ăn xin đang cầu xin cứu giúp trên phố. 🡢 Kết quả: Cậu bé thương cảm và muốn giúp ông lão. + Sự viêc 2: Cậu bé không tm được gì để cho ông lão. 🡢 Kết quả: Cậu bé xin lỗi ông lão vì không giúp được. + Sự viêc 3: Ông lão cảm ơn vì đã nhận được từ cậu bé. 🡢 Kết quả: Cậu bé cảm thấy vui vì hiểu ra mình đã làm được viêc tốt.) – 1 – 2 nhom HS chia sẻ trươc lơp. – HS làm bài vào VBT. – HS nghe bạn và GV nhận xét, đánh giá hoạt động. 56 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 4 Phần Ba – HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO VIÊN, VỞ BÀI TẬP VÀ SÁCH THAM KHẢO 1. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO VIÊN, VỞ BÀI TẬP 1.1. Hương dân sử dụng sách giáo viên SGV Tiếng Việt 4, bộ sách Chân trời sáng tạo gồm hai tập, được biên soạn với mục đích giới thiệu quan điểm biên soạn, những điểm mới của SGK Tiếng Việt 4 và một số phương án dạy học các bài trong SHS Tiếng Việt 4. Sách gồm hai phần lớn: Phần một: Hướng dẫn chung, giới thiệu về quan điểm biên soạn, những điểm mới của SGK Tiếng Việt 4, bộ sách Chân trời sáng tạo và phần hướng dẫn dạy học các kiểu bài, hướng dẫn kiểm tra đánh giá. Cuối phần hướng dẫn chung là các phụ lục: Nội dung chương trình môn Tiếng Việt lớp Bốn; Phân phối chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt 4,... Phần hai: Hướng dẫn cụ thể bao gồm toàn bộ các thiết kế bài dạy cho tất cả các bài học và tiết học có trong SHS Tiếng Việt 4. Cuối sách là phần gợi ý hướng dẫn GV thiết kế các tiết ôn luyện, đánh giá kì. GV có thể xem SGV như một phương án gợi ý cho các hoạt động dạy học tất cả kiểu bài. Tuỳ tình hình, đặc điểm HS của từng lớp, GV có thể thiết kế lại, điều chỉnh một số hình thức dạy học, đánh giá, thậm chí là cả BT cho phù hợp và đúng với định hướng dạy học phát triển phẩm chất và năng lực HS, chú trọng dạy học phân hoá, tích hợp, tích cực. Phần Hướng dẫn cụ thể của SGV được trình bày theo đơn vị bài học, tuần và chủ đề. Tuy nhiên, ở từng bài học, để giúp GV chủ động giảng dạy phù hợp với trình độ, năng lực của HS lớp mình phụ trách, SGV Tiếng Việt 4, bộ sách Chân trời sáng tạo không tách bạch từng tiết. Để giản tiện trong trình bày, tránh gây cảm giác nặng nề, nhàm chán, những lưu ý về đánh giá, nhận xét (kế hoạch, hình thức tổ chức, cách tiến hành, cách nói/ viết lời nhận xét đánh giá,…) về dạy học đại trà và dạy học phân hoá,… được nêu ở bài hướng dẫn chung về dạy học các kiểu bài mà không nêu ở từng bài cụ thể. Theo các nhà tâm lí học, năng lực là tổng hoà kiến thức, kĩ năng, thái độ; theo Công văn số 2345/BGDĐT-GDTH ngày 07 tháng 06 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường cấp Tiểu học, yêu cầu cần đạt trong một bài dạy là những kết quả học tập mà mỗi HS cần đạt sau mỗi chủ đề/ bài học/ tiết học. Mức độ cụ thể, chuyên biệt của các kết quả này phụ thuộc vào mức độ tường minh của các mục tiêu dạy học mà người GV hình dung trong đầu và diễn đạt chúng. Do đó, khi xác định yêu cầu cần đạt, người GV cần dùng từ ngữ chỉ các khả năng có thể quan sát trực tiếp và có thể kiểm soát được/ kiểm tra/ đánh giá được mức độ đạt được của HS sau mỗi bài học. Từ kết quả này, GV sẽ có cơ sở để chỉnh sửa/ phản hồi cho những tiết học sau. Kết quả đạt được từ mỗi bài học là một lát căt của quá trình phát triển năng lực và phẩm chất của HS. Do đó, 57 việc phát triển năng lực và phẩm chất cho HS là một quá trình/ tiến trình chứ không phải chỉ thông qua một bài học. Mặt khác, vì năng lực của HS là sự kết hợp tổng hoà của cả ba yếu tố: kiến thức, kĩ năng, thái độ – phẩm chất nên khi viết một mục tiêu theo định hướng năng lực, phẩm chất, người GV cũng cần dùng một cách cụ thể sự kết hợp của cả ba yếu tố đó với các mức độ khác nhau. Vì những lí do trên, SGV Tiếng Việt 4, bộ sách Chân trời sáng tạo thiết kế yêu cầu cần đạt theo hoạt động, sử dụng cụm động từ chỉ hoạt động để diễn đạt giúp GV quan sát được, lượng hoá được các hoạt động dạy học và kết quả thu được ở HS. Thêm vào đó các mục tiêu được trình bày theo thứ tự hoạt động giúp GV thuận tiện trong việc thiết kế hoạt động dạy học và tiến trình thực hiện một đơn vị bài học. Các hướng dẫn cụ thể là những gợi ý, GV tuỳ thuộc thực tế dạy học để cụ thể hoá cho phù hợp với đối tượng dạy học và điều kiện dạy học. Ngoài ra, để giúp GV tham khảo mở rộng thêm, SGV có những chú dẫn về nguồn tài liệu để GV thuận tiện khi tìm kiếm. 1.2. Hương dân sử dụng vở bài tập Để tránh việc HS viết bài, làm bài trực tiếp vào SHS (SHS có thể sử dụng được nhiều năm), HS sẽ thực hành rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe vào VBT. VBT Tiếng Việt 4 gồm hai tập tương ứng với SHS Tiếng Việt 4, tập một và tập hai. Các bài trong VBT bám sát theo từng nội dung bài học ở SHS. Mở đầu VBT có bảng hướng dẫn các kí hiệu được sử dụng trong VBT. Các kí hiệu đều đơn giản nhưng có sức gợi hình dung đúng về nội dung mà kí hiệu biểu thị; một số kí hiệu đã được sử dụng trong SHS. GV chú ý hướng dẫn HS tìm hiểu năm vững các kí hiệu để thực hiện các BT đạt kết quả tốt. BAÛNG KÍ HIEÄU DUØNG TRONG SAÙCH Luyeän töø vaø caâu Vieát Noùi vaø nghe Ñoïc M: Maãu Chöõa loãi Töï ñaùnh giaù SGK: Saùch giaùo khoa Tieáng Vieät 4, taäp moät VBT: Vôû baøi taäp Tieáng Vieät 4, taäp moät tr.: trang VBT thường có cấu trúc: BT, phần cho HS giải BT, phần cho HS chữa lỗi và phần cho HS tự đánh giá. Khi hướng dẫn HS sử dụng VBT, GV cần lưu ý: – VBT chỉ chuyển từ SHS những BT cần thực hiện thông qua hoạt động viết.2 58 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 4 – Về diễn đạt câu lệnh, yêu cầu, câu hỏi cũng có sự thay đổi do câu lệnh, yêu cầu, câu hỏi trong SHS hướng tới tổ chức thực hiện hoạt động bằng nhiều hình thức; câu lệnh, yêu cầu, câu hỏi trong VBT hướng tới ghi nhận kết quả thực hiện BT. – Đối với một số BT, HS thực hiện thông qua kênh hình: Do VBT chỉ có hai màu nên khi tổ chức cho HS thực hiện những BT dạng này, GV sử dụng kết quả thực hiện BT trên lớp kết hợp với tranh ảnh trong SHS để bài làm của HS đạt hiệu quả. Đối với những địa phương không sử dụng VBT, GV lưu ý vẫn phải tổ chức cho HS thực hiện một số BT dạng viết, giúp các em phát triển hài hoà các kĩ năng theo đúng yêu cầu của CT. 2. GIỚI THIỆU VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCH THAM KHẢO Để đáp ứng nhu cầu của GV và HS, đi kèm SHS Tiếng Việt 4, bộ sách Chân trời sáng tạo, NXB GD VN dự kiến biên soạn một số đầu sách tham khảo dành cho GV, HS và phụ huynh HS liên quan tới một số nội dung: kế hoạch bài dạy; sách tham khảo từng kĩ năng đọc (bao gồm cả ĐMR), viết (viết kĩ thuật, viết chính tả, viết sáng tạo), nói và nghe; sách bổ trợ kiến thức tiếng Việt (từ và câu); ôn tập cuối tuần, ôn tập, đánh giá định kì, ôn tập hè,... Sách bổ trợ có thể được sử dụng: – Hỗ trợ quá trình dạy học phân hoá đối tượng trong/ sau giờ học; – Hỗ trợ hoạt động ôn luyện Tiếng Việt trong buổi học thứ hai (nếu có); – Hỗ trợ phụ huynh trong quá trình phối hợp với GV để hướng dẫn HS ôn luyện thêm sau giờ học; ... Tuỳ điều kiện thực tiễn dạy học ở các địa phương và đối tượng HS mà GV và phụ huynh cân nhăc, lựa chọn các đầu sách bổ trợ phù hợp. 59 Chịu trách nhiêm xuất bản Tổng Giám đốc HOÀNG LÊ BÁCH Chịu trách nhiêm nội dung Tổng biên tập PHẠM VĨNH THÁI Tổ chưc và chịu trách nhiêm bản thảo Phó Tổng biên tập NGUYỄN VĂN TÙNG Giám đốc Công ty cổ phần Dịch vụ xuất bản giáo dục Gia Định TRẦN THỊ KIM NHUNG Biên tập nội dung: NGUYỄN TRỌNG PHÚC Thiết kế sách: ĐẶNG NGỌC HÀ Trình bày bìa: NGUYỄN MẠNH HÙNG Sửa bản in: NGUYỄN TÔ TƯỜNG VY Chế bản: CÔNG TY CP DỊCH Vu XUấT BẢN GIÁO DuC GIA ĐỊNH Địa chỉ sách điên tử và tập huấn qua mạng: – Sách điện tử: hanhtrangso.nxbgd.vn – Tập huấn online: taphuan.nxbgd.vn Bản quyền thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Tất cả các phần của nội dung cuốn sách này đều không được sao chép, lưu trữ, chuyển thể dưới bất kì hình thức nào khi chưa có sự cho phép bằng văn bản của Nhà xuất bản Giáo dục Viêt Nam và Công ty cổ phần Dịch vụ xuất bản giáo dục Gia Định. 60 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 4 TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 – BỘ SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO Mã số: ......... In ......... bản, (QĐ in số ....) khổ 19 x 26,5 cm Đơn vị in: .......................... Địa chỉ: ........................... Sô ĐKXB: ......... Số QĐXB: ......... ngày .... tháng .... năm 20... In xong và nộp lưu chiểu tháng .... năm 20... Mã số ISBN: ......... U H I Ệ TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 T TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN TOÁN LỚP 4 I TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 4 N G G I Ớ TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT LỚP 4 TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN ÂM NHẠC LỚP 4 TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 4 TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 4 TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN TIN HỌC LỚP 4 Ọ TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN MĨ THUẬT LỚP 4 (bản 2) R T TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN TIẾNG ANH LỚP 4 TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN KHOA HỌC LỚP 4 N TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM LỚP 4 (bản 2) R T S ách khôn g b án