🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Tài Liệu Bồi Dưỡng Giáo Viên Sử Dụng Sách Giáo Khoa Môn Lịch Sử Và Địa Lí Lớp 8 Bộ Sách Chân Trời Sáng Tạo Ebooks Nhóm Zalo TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA môn BỘ SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO (Tài liệu lưu hành nội bộ) LỚP 8 NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA môn BỘ SÁCH CHÂNTRỜI SÁNGTẠO (Tài liệu lưu hành nội bộ) LỚP8 NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM 2 Lời nói đầu Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 (bộ sách Chân trời sáng tạo) được Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tổ chức biên soạn nhằm giúp giáo viên (GV) cấp Trung học cơ sở nắm rõ những nội dung cơ bản của Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tài liệu bồi dưỡng này cũng góp phần giúp cho GV tổ chức các hoạt động dạy học hiệu quả môn Lịch sử và Địa lí theo sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 (bộ sách Chân trời sáng tạo). Tài liệu có cấu trúc gồm ba phần: Phần một. Hướng dẫn chung. Phần này giới thiệu về sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 (bộ sách Chân trời sáng tạo) với các nội dung: Quan điểm biên soạn; Cấu trúc sách và cấu trúc bài học; Những điểm mới; Phương pháp và kĩ thuật dạy học; Hướng dẫn kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Phần hai. Hướng dẫn tổ chức một số dạng bài. Phần này chủ yếu là các gợi ý, hướng dẫn GV cách tổ chức dạy học một số dạng bài cơ bản trong sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 (bộ sách Chân trời sáng tạo), gồm: dạng bài hình thành kiến thức mới, dạng bài thực hành và dạng bài chuyên đề. Phần ba. Các nội dung khác. Phần này hướng dẫn cho GV khai thác hiệu quả các nguồn học liệu bổ trợ như sách giáo viên (SGV) Lịch sử và Địa lí 8 (bộ sách Chân trời sáng tạo), các nguồn học liệu điện tử của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 (bộ sách Chân trời sáng tạo) được biên soạn dựa trên cơ sở kế thừa, phát triển những thành tựu đổi mới về phương pháp và hình thức dạy học môn Lịch sử và Địa lí theo định hướng phát triển năng lực. Đồng thời, tài liệu cũng được biên soạn theo hướng mở nhằm giúp GV có thể chủ động, linh hoạt trong tổ chức dạy học để phù hợp với năng lực của học sinh (HS) và điều kiện cụ thể ở mỗi địa phương. Tập thể tác giả rất mong nhận được ý kiến góp ý của Quý thầy, cô giáo và độc giả để tài liệu được hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn! NHÓM TÁC GIẢ 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CTGDPT Chương trình Giáo dục phổ thông GD & ĐT Giáo dục và Đào tạo GV Giáo viên HS Học sinh NXBGDVN Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam SGK Sách giáo khoa SGV Sách giáo viên THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông YCCĐ Yêu cầu cần đạt VB Văn bản 4 Mục lục PHẦN MỘT: HƯỚNG DẪN CHUNG....................................................................................5 1. Khái quát về chương trình môn Lịch sử và Địa lí 8 .........................................................................5 2. Giới thiệu chung về sách giáo khoa lịch sử và địa lí 8 .................................................................7 3. Phương pháp dạy học .............................................................................................................................25 4. Hướng dẫn đánh giá .................................................................................................................................43 5. Giới thiệu tài liệu bổ trợ, nguồn tài nguyên, học liệu điện tử, thiết bị giáo dục ...............47 PHẦN HAI: HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC MỘT SỐ DẠNG BÀI ...............................................50 1. Quy trình thiết kế kế hoạch bài dạy ...................................................................................................50 2. Kế hoạch bài dạy minh hoạ ...................................................................................................................51 PHẦN BA: CÁC NỘI DUNG KHÁC ....................................................................................68 1. Hướng dẫn sử dụng SGV ........................................................................................................................68 2. Hướng dẫn khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên sách, thiết bị giáo dục, học liệu điện tử của Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam ....................................................................................................69 5 PHẦN MỘT HƯỚNG DẪN CHUNG 1. KHÁI QUÁT VỀ CHƯƠNG TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 8 1.1. Môn Lịch sử và Địa lí trong chương trình giáo dục phổ thông Giáo dục Lịch sử và Địa lí được cấu tạo thành một môn học bắt buộc từ tiểu học (TH) đến trung học cơ sở (THCS). Ở trung học cơ sở, môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,... Các mạch kiến thức Lịch sử và Địa lí được kết nối với nhau nhằm soi sáng và hỗ trợ lẫn nhau. Môn học còn có thêm một số chủ đề mang tính tích hợp như: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông; Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long. Môn Lịch sử và Địa lí góp phần hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho HS trong giai đoạn giáo dục cơ bản, tạo tiền đề cho HS tiếp tục học giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Môn Lịch sử và Địa lí thông qua nội dung của môn học và hoạt động giáo dục, cho HS những nhận thức và tình cảm về lịch sử nhân loại, về quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, về mối quan hệ giữa xã hội và môi trường, về sự lựa chọn các con đường phát triển của các quốc gia, về đất nước và con người Việt Nam. Từ đó bồi dưỡng các phẩm chất yêu nước, yêu quê hương, yêu thiên nhiên; xây dựng ở HS ý thức, niềm tin và hành động cụ thể trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, bảo vệ di sản văn hoá nhân loại; HS biết yêu quý người lao động, tôn trọng những giá trị nhân văn khác nhau, rèn luyện sự tự tin, trung thực, khách quan. Môn Lịch sử và Địa lí có thế mạnh riêng trong việc góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung của HS đã được xác định trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, cụ thể: – Năng lực tự chủ và tự học được thể hiện thông qua năng lực tư duy độc lập, tự tổ chức, quản lí các hoạt động học tập. – Năng lực giao tiếp và hợp tác: thông qua các hoạt động nhóm, khảo sát địa phương, bảo tàng, dạy học dự án. – Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: thông qua hoạt động phát hiện vấn đề; giải quyết vấn đề mới, tư duy phân tích, tổng hợp. Đặc biệt là những vấn đề về mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội loài người. Môn Lịch sử và Địa lí hình thành và phát triển ở HS năng lực lịch sử và năng lực địa lí – biểu hiện đặc thù của năng lực khoa học: HS hiểu và vận dụng được các khái niệm, các mối quan hệ cơ bản trong địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế – xã hội, giải thích 6 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 (bộ sách Chân trời sáng tạo) được một số quá trình địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế – xã hội, nhận thức và giải thích lịch sử,... HS có năng lực xác định chủ đề khám phá tự nhiên và xã hội; với sự trợ giúp, hướng dẫn của GV, HS có thể thực hiện chủ đề đã chọn. Với đặc điểm liên ngành của các khoa học nền tảng của môn học là Lịch sử và Địa lí, nên có mối quan hệ rất rộng với các môn học khác như: Ngữ văn, Toán, Khoa học tự nhiên, Tin học, Giáo dục công dân, Giáo dục quốc phòng và an ninh,… 1.2. Nội dung của môn Lịch sử và Địa lí Môn Lịch sử và Địa lí cấp trung học cơ sở gồm phân môn Lịch sử và phân môn Địa lí, mỗi phân môn được thiết kế theo mạch nội dung riêng. Mức độ tích hợp được thể hiện ở ba cấp độ: tích hợp nội môn (trong từng nội dung giáo dục lịch sử và giáo dục địa lí); tích hợp nội dung lịch sử trong những phần phù hợp của bài Địa lí và tích hợp nội dung địa lí trong những phần phù hợp của bài Lịch sử; tích hợp theo các chủ đề chung. Mạch nội dung của phân môn Lịch sử được sắp xếp theo logic thời gian lịch sử từ thời nguyên thuỷ, qua cổ đại, trung đại, đến cận đại và hiện đại. Trong từng thời kì, không gian lịch sử được tái hiện từ lịch sử thế giới, khu vực đến Việt Nam để đối chiếu, lí giải, làm sáng rõ những vấn đề lịch sử. Mạch nội dung của phân môn Địa lí được sắp xếp theo logic không gian là chủ đạo, đi từ địa lí tự nhiên đại cương đến địa lí các châu lục, sau đó tập trung vào các nội dung của địa lí tự nhiên Việt Nam, địa lí dân cư và địa lí kinh tế Việt Nam. Đối với lớp 8, chương trình quy định nội dung phân môn Địa lí tập trung ở phần địa lí tự nhiên Việt Nam. Mặc dù hai mạch nội dung được sắp xếp theo logic khác nhau, nhưng nhiều nội dung dạy học liên quan được bố trí gần nhau để hỗ trợ nhau. Bốn chủ đề chung mang tính tích hợp cao được phân phối phù hợp với mạch nội dung chính của mỗi lớp. Đối với lớp 8, chủ đề chung gồm: 1. Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long; 2. Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông. c) Phương pháp dạy học Lịch sử và Địa lí Phương pháp dạy học Lịch sử chỉ đạt được hiệu quả khi việc học tập trở thành quá trình tìm kiếm sự thật lịch sử. HS được hướng dẫn đọc hiểu, giải mã văn bản lịch sử thông qua các kênh hình, kênh chữ, hiện vật lịch sử,... để từ đó tái hiện quá khứ, nhận thức sự thật lịch sử, đưa ra suy luận, đánh giá về bối cảnh, nguồn gốc, sự tiến hoá của sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử cũng như quá trình phát triển của lịch sử nói chung. Phương pháp dạy học Địa lí cần hình thành và phát huy ở HS năng lực tư duy không gian, với các câu hỏi: Cái gì? Ở đâu? Như thế nào? Các hình mẫu không gian? Các đặc trưng của một địa phương, quốc gia? HS phải trực tiếp tham gia vào quá trình tìm kiếm thông tin, học cách sắp xếp kiến thức theo một logic nhất định, phát hiện các mối liên hệ và quan hệ nhân quả giữa các hiện tượng và quá trình địa lí. 7 d) Đánh giá kết quả giáo dục Mục tiêu đánh giá là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình môn Lịch sử và Địa lí và sự tiến bộ của HS để hướng dẫn, điều chỉnh hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS. Căn cứ và nội dung đánh giá: bên cạnh nội dung lí thuyết, cần tăng cường đánh giá các kĩ năng của HS như: làm việc với bản đồ, Atlat, biểu đồ, sơ đồ, bảng số liệu, tranh ảnh, quan sát, thu thập, xử lí và hệ thống hoá thông tin, sử dụng các dụng cụ học tập ngoài trời, sử dụng công nghệ và thông tin truyền thông trong học tập,... Đánh giá khả năng vận dụng tri thức vào những tình huống cụ thể, không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức lịch sử hay địa lí làm trung tâm của việc đánh giá. Cách thức đánh giá: đa dạng hoá các hình thức đánh giá, tăng cường đánh giá thường xuyên đối với tất cả HS bằng các hình thức khác nhau: đánh giá qua việc quan sát các hoạt động trên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập, sản phẩm học tập; đánh giá qua báo cáo kết quả thực hiện dự án học tập, báo cáo kết quả thực hành, bài thuyết trình về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Tạo điều kiện để HS được tham gia vào quá trình đánh giá kết quả giáo dục. Kết quả giáo dục được đánh giá bằng các hình thức định tính và định lượng thông qua đánh giá thường xuyên, định kì, trên cơ sở đó tổng hợp việc đánh giá chung về phẩm chất, năng lực và sự tiến bộ của HS. 2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 8 2.1. Quan điểm tiếp cận, biên soạn 2.1.1. Quan điểm biên soạn sách – Nội dung sách được triển khai bám sát Chương trình môn Lịch sử và Địa lí 8 được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 26 – 12 – 2018, đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn sách giáo khoa (SGK) mới ban hành kèm theo Nông tư số 33/2017 ngày 22 – 12 – 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. – Đảm bảo các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực chung quy định trong Chương trình tổng thể đồng thời với các năng lực đặc thù của môn học: nhận thức khoa học, tìm hiểu lịch sử – địa lí và vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. – Tư tưởng chủ đạo của bộ sách: đổi mới và sáng tạo, vận dụng triệt để các quan điểm: tích cực hoá hoạt động của HS, dạy học tích hợp. Tư tưởng này được hiện thực hoá bằng các hoạt động thực hành và trải nghiệm phong phú trong tất cả các chương/ bài học tạo ra các cơ hội hình thành, phát triển các năng lực và phẩm chất. 2.1.2. Những điểm mới – Điểm mới về cách tiếp cận năng lực HS khi biên soạn sách: để đáp ứng yêu cầu đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông 2018, SGK Lịch sử và Địa lí 8 chú trọng hình thành các năng lực lịch sử và năng lực địa lí cho HS thông qua việc học tập với 8 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 (bộ sách Chân trời sáng tạo) sự hướng dẫn của GV và tự học ở nhà dựa vào hệ thống câu hỏi giao nhiệm vụ cùng nguồn tư liệu phong phú, phù hợp. – Điểm mới về nội dung: + Tính cập nhật: nội dung trong SGK Lịch sử và Địa lí 8 đã được cập nhật nguồn dữ liệu mới nhất có thể, phù hợp với tình hình thực tế. Điều này thể hiện rõ qua nội dung chính của bài, các bảng số liệu, bản đồ, biểu đồ,… + Tính thực tiễn: nội dung trong sách đảm bảo khả năng kết nối giữa kiến thức với cuộc sống hiện tại nhờ nguồn tư liệu được xây dựng gần gũi, giúp HS dễ dàng và thuận lợi hơn khi tiếp cận. + Tính tích hợp: SGK Lịch sử và Địa lí 8 tiếp tục chú trọng tích hợp ở cả hai cấp độ là tích hợp nội môn và tích hợp liên môn, thể hiện ở tất cả các bài học trong sách, từ phần mở đầu, hình thành kiến thức mới cho tới luyện tập và vận dụng. + Tính mở rộng: ngoài những nội dung chính mang tính bắt buộc, SGK Lịch sử và Địa lí 8 còn đưa vào những nội dung bổ trợ thể hiện ở các mục “Nhân vật lịch sử”, “Em có biết?”. Không dừng lại ở đó, tính mở rộng của sách còn thể hiện ở các phần giao nhiệm vụ khi HS thực hiện luyện tập và vận dụng trong các bài. – Điểm mới về hình thức: bố cục của SGK được thiết kế hài hoà giữa kênh chữ và kênh hình, giữa thông tin chính, nhiệm vụ học tập và thông tin bổ trợ,… Đặc biệt hệ thống tư liệu lịch sử và hệ thống bản đồ đã được xây dựng mới và chuẩn hoá, vừa đảm bảo tính cập nhật hiện đại, chính xác, vừa đảm bảo tính thẩm mĩ và trực quan, góp phần quan trọng giúp HS hình thành các năng lực lịch sử và địa lí đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình. 2.2. Giới thiệu, phân tích cấu trúc sách và cấu trúc bài học 2.2.1. Cấu trúc sách – Phần Lịch sử Phần Lịch sử trong SGK Lịch sử và Địa lí 8 gồm có 6 chương, 23 bài học trong 35 tuần lễ của năm học. Các chương cụ thể như sau: CHƯƠNG 1. CHÂU ÂU VÀ BẮC MỸ TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII CHƯƠNG 2. ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XIX CHƯƠNG 3. VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII CHƯƠNG 4. CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX CHƯƠNG 5. CHÂU Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX CHƯƠNG 6. VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX Đầu sách có trang hướng dẫn sử dụng sách, nhằm tạo thuận lợi GV và HS làm 9 quen và nhận biết những kí hiệu cơ bản thể hiện trong từng mục của bài học trong cuốn sách. Cuối sách có phần từ điển thuật ngữ lịch sử: cung cấp cho HS thuật ngữ, khái niệm chủ chốt để khám phá bài học hiệu quả. Trang bìa hình ảnh trung tâm là vùng châu thổ sông Hồng thuộc địa phận Hà Nội – hình ảnh đại diện cho các hợp phần tự nhiên của địa lí Việt Nam trong chương trình lớp 8. Chiếc cầu sắt bắc qua sông (cầu Long Biên) là dấu ấn của một thời kì mà thành tựu của cách mạng công nghiệp được chính quyền thuộc địa Pháp sử dụng để biểu dương cho sức mạnh, quảng bá nền cai trị của họ. Đây là một thời kì trộn lẫn nhiều cảm xúc: dấn ấn văn minh hiện đại hiện giữa lòng một dân tộc đau thương dưới nền cai trị của thực dân Pháp. – Phần Địa lí Phần Địa lí trong SGK Lịch sử và Địa lí 8 gồm có 4 chương và 15 bài, cụ thể: CHƯƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM. CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VÀ THUỶ VĂN VIỆT NAM. CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM THỔ NHƯỠNG VÀ SINH VẬT VIỆT NAM. CHƯƠNG 4. BIỂN ĐẢO VIỆT NAM. Mỗi chương được trình bày theo các bài học và các bài thường được sắp xếp theo mạch nội dung từ khái quát đến cụ thể của từng hợp phần tự nhiên Việt Nam, giúp HS và GV có thể thuận lợi trong việc tìm hiểu và phân tích các hợp phần thành tạo nên thiên nhiên nước ta. Ở chương 4, nội dung biển đảo Việt Nam được đầu tư kĩ lưỡng với nhiều nội dung và ngữ liệu chi tiết, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cần đạt của chương trình. – Chủ đề chung: đối với chương trình môn Lịch sử và Địa lí 8 sẽ có 2 chủ đề chung: Chủ đề 1: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long. Chủ đề 2: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông. Mỗi chủ đề chung thể hiện sự tích hợp chặt chẽ giữa lịch sử và địa lí, được thiết kế với các mạch nội dung riêng nhưng vẫn đảm bảo tính kế thừa và kết nối với các phần nội dung chính của lịch sử và địa lí trước đó. 2.2.2. Cấu trúc bài học Cấu trúc trong từng bài học gồm những phần sau: MỞ ĐẦU LUYỆN TẬP HÌNH THÀNH VẬN DỤNG KIẾN THỨC MỚI 10 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 (bộ sách Chân trời sáng tạo) – Phần mở đầu Yêu cầu cần đạt: nêu lên những yêu cầu về năng lực lịch sử và năng lực địa lí mà HS cần đạt được sau khi học xong mỗi bài. CKÝãQJ CHoU oU VÀ NƯỚC 0ª Ví dụ: Tœ CU’I TH‚ Kˆ ;VIII ô‚N ôpU TH‚ Kˆ ;; Trong phần Lịch sử, ở Bài 9: Bài 9 CÁC NƯỚC ANH PHÁP ôC 0ª CHU<ƒN SANG GIAI ôOnN CH˜ NGH‰A ô‚ 4U’C Học xong bài này, em sẽ: – Mô tả được những nét chính về quá trình hình thành của chủ nghĩa đế quốc. – Nhận biết được những chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại của các đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. Bức hình bên sẽ gợi Trong phần Địa lí, ở Bài 2. Đặc điểm địa hình, đã ghi rõ yêu cầu cần đạt: cho các em câu hỏi: Tại “Mục tiêu bài học: sao bến cảng Quảng Châu CKÝãQJ CHoU oU VÀ NƯỚC 0ª của Trung Quốc lại treo – Trình bày được một trong những đặc điểm chủ yếu của địa hình Việt Nam. cờ Tây Ban Nha, Mỹ, Anh, Tœ CU’I TH‚ Kˆ ;VIII ô‚N ôpU TH‚ Kˆ ;; – Trình bày được đặc điểm của các khu vực địa hình: địa hình đồi núi; địa hình Hà Lan? Thực ra, những lá cờ là sự xác nhận ranh đồng bằng; địa hình bờ biển và thềm lục địa.” đất, nơi đặt trụ sở của các Bài 9 CÁC NƯỚC ANH PHÁP ôC 0ª Dẫn nhập: bên cạnh phần yều cầu cần đạt, mỗi bài học sẽ được bắt đầu bằng đoạn công ty tư bản lớn có mặt ở Trung Quốc lúc bấy giờ – văn bản dẫn nhập, giúp HS có định hướng và tạo hứng thú cho việc học tập có hiệu CHU<ƒN SANG GIAI ôOnN CH˜ NGH‰A ô‚ 4U’C đó là thời kì các nước tư bản quả hơn. Đây cũng là một nguồn dữ liệu phù hợp để GV có thể tổ chức hoạt động Âu – Mỹ chuyển sang giai khởi động đầu giờ học. đoạn chủ nghĩa đế quốc. Học xong bài này, em sẽ: Vậy, quá trình hình thành Ví dụ: – Mô tả được những nét chính về quá trình hình thành của chủ nghĩa đế quốc. của chủ nghĩa đế quốc đã Bến cảng Quảng Châu ở Quảng Đông (Trung Quốc) (tranh vẽ, Bảo tàng Thương mại biển Quốc gia Ô-xtrây-li-a (Australia)) – Nhận biết được những chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại của các đế quốc Anh, diễn ra như thế nào? Cuối Trong phần Lịch sử, ở Bài 9: Pháp, Đức, Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, các nước Âu – Mỹ đã có những chuyển biến nổi bật gì trên các lĩnh vực kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại? Bức hình bên sẽ gợi cho các em câu hỏi: Tại 1. Những nét chính về quá trình hình thành của chủ nghĩa đế quốc sao bến cảng Quảng Châu của Trung Quốc lại treo Dựa vào hình 9.1, tư liệu 9.2 và thông tin trong bài, em hãy nêu các biểu cờ Tây Ban Nha, Mỹ, Anh, hiện của quá trình hình thành chủ nghĩa đế quốc ở châu Âu và Mỹ. Chủ Hà Lan? Thực ra, những nghĩa tư bản phát triển thành chủ nghĩa đế quốc vào thời điểm nào? lá cờ là sự xác nhận ranh đất, nơi đặt trụ sở của các Việc sử dụng nguồn năng lượng mới và những tiến bộ kĩ thuật dẫn đến hình thành các công ty tư bản lớn có mặt ở ngành công nghiệp trên quy mô lớn. Trong khoảng 30 năm cuối thế kỉ XIX, bắt đầu xuất Trung Quốc lúc bấy giờ – hiện các công ty độc quyền, chiếm và kiểm soát gần như hoàn toàn đối với một ngành đó là thời kì các nước tư bản công nghiệp từ khâu sản xuất, phân phối hàng hoá đến dịch vụ. Tiêu biểu là các-ten Âu – Mỹ chuyển sang giai (cartel) ở Đức, xanh-đi-ca (syndicat) ở Pháp, tơ-rớt (trust) ở Mỹ – được hình thành từ một số đoạn chủ nghĩa đế quốc. Vậy, quá trình hình thành 44 của chủ nghĩa đế quốc đã diễn ra như thế nào? Cuối Bến cảng Quảng Châu ở Quảng Đông (Trung Quốc) (tranh vẽ, Bảo tàng Thương mại biển Quốc gia Ô-xtrây-li-a (Australia)) thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, các nước Âu – Mỹ đã có những chuyển biến nổi bật gì trên các lĩnh vực kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại? 1. Những nét chính về quá trình hình thành của chủ nghĩa đế quốc Dựa vào hình 9.1, tư liệu 9.2 và thông tin trong bài, em hãy nêu các biểu 11 Trong phần Địa lí, ở Bài 8. Đặc điểm thuỷ văn, phần dẫn nhập vào bài được xây dựng như sau: Việt Nam là một trong những quốc gia có hệ thống sông ngòi dày đặc, nhiều hồ, đầm và lượng nước ngầm phong phú. Sông ngòi nước ta có những đặc điểm gì? Hồ, đầm và nước ngầm ở nước ta đóng vai trò như thế nào đối với sản xuất và sinh hoạt? – Phần hình thành kiến thức mới Trong cấu trúc bài, phần hình thành kiến thức mới bao gồm các đề mục với tiêu đề gắn với nội dung chính của bài. Mỗi đề mục thường bắt đầu bằng nhiệm vụ học tập, sau đó là nội dung bài học, kiến thức bổ trợ, tư liệu hình ảnh để HS khai thác và thực hiện nhiệm vụ học tập ấy. Ví dụ: Trong phần Lịch sử, ở Bài 2 và Bài 20 như sau: 2. Những tác động của Cách mạng công nghiệp đối với sản xuất và đời sống Cách mạng công nghiệp đã tác động như thế nào đến hoạt động sản xuất và đời sống xã hội? Với việc sử dụng động cơ hơi nước, hoạt động sản xuất thay đổi và thúc đẩy những chuyển biến trong các ngành kinh tế khác, đặc biệt trong giao thông vận tải, khai mỏ và nông nghiệp. 2.4 Động cơ hơi nước được ứng dụng theo nhiều cách khác nhau: 1. tàu thuỷ 2. tàu hoả 3. máy tuốt lúa mì 4. máy khai thác than. Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi cơ bản quá trình sản xuất, năng suất lao động được nâng cao, tạo ra nguồn của cải dồi dào cho xã hội. 2.5 Một nhà máy kéo sợi bông ở Anh cuối thế kỉ XVIII Em có biết? Nhà máy kéo sợi bông là ví dụ điển hình về cách mà con người có thể thực hiện được một khối lượng lớn công việc với sự hỗ trợ của máy móc. Khi sử dụng động cơ hơi nước 100 mã lực, nhà máy chỉ cần 750 công nhân để hoàn thành khối lượng công việc tương đương với 200 000 công nhân nếu sử dụng các loại máy cũ. Giờ đây, năng suất kéo sợi bông của một người có thể so với 226 người trước đây. 2. Thực dân Pháp mở rộng xâm lược ra cả nước và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam giai đoạn 1873 – 1884 Dựa vào sơ đ͛ 2 . , lược đ͛ 2 . , 2 . và thông tin trong bài, em hãy trình bày những sự kiện chính v͉ quá trình 3háp xâm lược và cuộc kháng chiến của quân dân Việt Nam giai đoạn 1 – 1 . Sau khi chiếm được Nam Kỳ, thực dân Pháp từng bước thiết lập bộ máy cai trị, dùng 6 tỉnh Nam Kỳ làm bàn đạp tấn công Cam-pu-chia và tìm cơ hội chiếm hết Việt Nam. Năm 1873, Gác-ni-ê (Francis Garnier) đem 200 quân ra bắc, bắt đầu quá trình đánh chiếm Bắc Kỳ. Vấp phải sự kháng cự anh dũng của quân dân Việt Nam, thực dân Pháp dàn xếp kí hiệp ước với triều đình nhà Nguyễn, rút quân khỏi Hà Nội. Tháng 4 – 1882, Pháp xâm lược Bắc Kỳ lần 2, chiếm được thành Hà Nội và dần dần kiểm soát được toàn bộ các tỉnh thuộc Đồng bằng Bắc Bộ. 20.5 Sơ đồ thực dân Pháp mở rộng xâm lược và cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam (1873 – 1884) Nhân vật lịch sử Nguyễn Tri Phương (1800 – 1873) Trong cuộc chiến đấu chống quân Pháp đánh chiếm thành Hà Nội lần thứ nhất (năm 1873), ông bị thương. Thực dân Pháp bắt giữ và có ý định dụ dỗ, điều trị vết thương nhưng ông kiên quyết từ chối. Ông hi sinh vào ngày 20 – 12 – 1873. 18 20.6 Lược đồ quân Pháp đánh thành Hà Nội và trận chiến Cầu Giấy lần thứ nhất 83 Nội dung bổ trợ, mở rộng, nâng cao chiếm khoảng từ 10 đến 15% nội dung của bài học tuỳ theo từng bài bao gồm Em có biết và Nhân vật lịch sử, trong đó cung cấp các thông tin (có thể là tư liệu gốc, tư liệu phái sinh, hoặc tư liệu do chính các tác giả tập hợp và biên soạn lại ngắn gọn). Đây là những nội dung mở rộng, nâng cao hoặc có tính tích hợp, liên môn với các môn học khác nhằm làm rõ hơn nội dung chính của mục, của bài. 12 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 (bộ sách Chân trời sáng tạo) Trong phần Địa lí, ở Bài 15. Đặc điểm tự nhiên, môi trường và tài nguyên vùng biển đảo Việt Nam. Đề mục đầu tiên là Đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo, phần a) Địa hình, nhiệm vụ học tập là: “Dựa vào hình 15.1 và thông tin trong bài, em hãy: − Kể tên một số đảo và quần đảo của nước ta. − Nêu đặc điểm địa hình của vùng biển đảo Việt Nam.” Để thực hiện nhiệm vụ này, HS sẽ dựa vào nguồn ngữ liệu bao gồm: – Hình 15.1. Bản đồ tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam. – Nội dung chính của đề mục (đoạn chính văn). Như vậy, sau khi thực hiện nhiệm vụ học tập này, HS có thể đáp ứng được một phần của yêu cầu cần đạt: “Trình bày được đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam”, cụ thể ở đây là đặc điểm địa hình vùng biển đảo nước ta. – Phần Luyện tập – vận dụng Ở cuối mỗi bài học, SGK Lịch sử và Địa lí 8 (Bộ Chân trời sáng tạo) đã xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập nhằm giúp HS luyện tập và vận dụng, trong đó: – Luyện tập: các câu hỏi, bài tập, bài thực hành để HS củng cố, hệ thống hoá kiến thức, rèn luyện kĩ năng. Dạng bài được thiết kế đa dạng: có bài sẽ yêu cầu HS lập bảng hệ thống hoá kiến thức bài học (Câu 1 phần Luyện tập, bài 2); có bài yêu cầu HS khai thác sâu hơn các đối tượng trên bản đồ (Câu 1 phần Luyện tập, bài 3); có bài đòi hỏi HS nhận xét bảng số liệu (Câu 1 phần Luyện tập, bài 13);… – Vận dụng: sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các tình huống, vấn đề trong thực tiễn. Phần này cũng được thiết kế với nhiều dạng bài: có bài yêu cầu HS viết báo cáo thể hiện những nội dung theo yêu cầu (bài 2, bài 15); liên hệ thực tiễn địa phương (bài 3, bài 6); thiết kế tờ rơi để tuyên truyền (bài 9); đóng vai hướng dẫn viên du lịch (bài 10); có bài yêu cầu sưu tầm tư liệu theo yêu cầu (bài 10, bài 14,…);… Ví dụ: Đời sống người dân và cấu trúc xã hội cũng thay đổi. Nhờ công nghiệp hoá, giới chủ xưởng giàu lên nhanh chóng, trở thành giai cấp tư sản thống trị xã hội. Những người thợ làm thuê bị bóc lột, trở thành giai cấp vô sản, mâu thuẫn về quyền lợi với giai cấp tư sản. Phụ nữ, trẻ em cũng phải đi tìm việc làm. Đồng lương của họ bị trả thấp hơn nam giới Trong phần Lịch sử, ở Bài 2 như sau: trong điều kiện làm việc như nhau. Luyện tập – Vận dụng Luyện tập 1. Lập bảng thống kê các thành tựu tiêu biểu của Cách mạng công nghiệp. Nếu ch͕n một thành tựu làm biểu tượng của cuộc Cách mạng công nghiệp, em sẽ ch͕n thành tựu nào? Tại sao? Vận dụng 2. Dưới tác động của Cách mạng công nghiệp, lao động tr̓ em trở nên phổ biến trong các đô th͓ ở châu Âu và B̷c Mỹ tͳ cuối thế kỉ XVIII. Quan sát l͓ch làm việc của bp trai 1 tuổi vào năm 1 2 ở nước Anh, em hãy: – Tính thời gian tr̓ em phải làm việc trong một ngày. – Lập thời gian biểu của em tương đương với thời gian trong ngày của hai bạn trong câu chuyện để thấy r} hơn tác động của Cách mạng công nghiệp lên xã hội đương thời. 19 13 2.3. Những khác biệt giữa SGK mới và SGK hiện hành Điểm khác biệt đầu tiên và dễ thấy nhất chính là tên môn học: ở Chương trình SGK hiện hành đây là 2 môn học riêng: môn Lịch sử, môn Địa lí; còn ở chương trình 2018 thì đây là một môn Lịch sử và Địa lí với 2 phân môn. Về mạch nội dung, giữa SGK hiện hành và SGK mới vẫn giữ điểm giống nhau chính là: phần Lịch sử theo logic thời gian từ Nguyên thuỷ 🡪 Cổ đại 🡪 Trung đại 🡪 Cận đại 🡪 Hiện đại (Lưu ý: phần Lịch sử lớp 8 có một điểm khác cơ bản so với SGK hiện hành và cả lớp 6 và 7 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đó là mạch nội dung được xây dựng theo lát cắt đồng đại kết nối các không gian lịch sử: thế giới, khu vực và Việt Nam trong cùng một khung thời gian tương ứng từ thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX). Còn Địa lí theo logic không gian từ đại cương 🡪 khu vực 🡪 Việt Nam. Tuy vậy, điểm khác nhau cơ bản về nội dung ở chỗ: – Trong SGK mới, cấu trúc đã được sắp xếp lại phù hợp hơn. – Phân phối tiết học được thực hiện linh hoạt theo thực tế, giúp GV có thể chủ động điều chỉnh phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương. – SGK mới có 2 chủ đề chung. – SGK hiện hành mặc dù cũng có tích hợp giữa Địa lí và Lịch sử nhưng không rõ ràng, còn SGK mới khả năng tích hợp Địa lí trong Lịch sử và Lịch sử trong Địa lí đã được thể hiện rất rõ nét. 2.3.1. Về kết cấu chương và bài 2.3.1.1. Phần Lịch sử Giống như ở SGK lớp 6, 7, phần Lịch sử ở SGK Lịch sử và Địa lí 8 (bộ Chân trời sáng tạo) cũng có những sự khác biệt về thời gian, số lượng chương, bài, cách tiếp cận, kênh chữ, kênh hình và cách sử dụng, hệ thống câu hỏi,… Nội dung so sánh SGK hiện hành SGK Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử (bộ Chân trời sáng tạo) Phạm vi thời gian – LSTG: từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1945. – LSVN: từ năm 1858 đến năm 1918. – LSTG: từ nửa sau thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX. – LSVN: từ đầu thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX. Cấu trúc sách – Chia thành 2 phần tách biệt là lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam. – Trình bày theo trình tự: lịch sử thế giới trước rồi đến lịch sử Việt Nam. Trình bày xen kẽ nội dung lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam theo từng giai đoạn tương đương. 14 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 (bộ sách Chân trời sáng tạo) Số chương, bài, số trang – LSTG: 9 chương, 23 bài, 113 trang. – LSVN: 2 chương, 8 bài, 37 trang. – Không có chủ đề chung. – LSTG: (dự kiến 21 tiết): 4 chương, 13 bài, 46 trang. – LSVN: (dự kiến 23 tiết), 2 chương, 10 bài, 41 trang. – Ngoài ra, có 2 chủ đề chung: 1. Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long; 2. Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông. Xu hướng chủ đạo Diễn dịch. Quy nạp. Tổ chức học tập − HS được cung cấp các khái niệm, các sự kiện trước. − GV phân tích ví dụ, tình huống, phân tích tư liệu để làm rõ, làm minh chứng. HS được giao nhiệm vụ tìm hiểu, nghiên cứu sự kiện, nhân vật, sự vật, hiện tượng, tình huống làm cơ sở cho việc đi đến đúc kết các nhận định, kết luận. Số lượng kênh hình Cách sử dụng kênh hình − Ít hơn. − Hầu hết các hình chỉ là minh hoạ, không sử dụng khai thác phục vụ cho bài học. − Nhiều hơn. − Các hình dùng để tổ chức hoạt động học tập nhiều hơn, chủ yếu là hình tư liệu gốc để GV khai thác, sử dụng cho hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực. Hình minh hoạ ít. Kênh chữ − Mở đầu là tóm tắt nội dung của bài; không xác định mục tiêu bài học. − Chính văn đặt trước câu hỏi. − Bài đọc thêm (dài hơn, phần riêng, không dùng để khai thác kiến thức). − Mở đầu gồm 2 nội dung: (1) Xác định mục tiêu bài học; (2) Dẫn nhập gợi mở, tạo hứng thú khám phá. − Chính văn đặt sau câu hỏi, tình huống, giao nhiệm vụ học tập cho HS ngay đầu mỗi đề mục. − Em có biết hoặc Nhân vật lịch sử (ngắn, xen lẫn trong bài nhằm bổ sung thông tin, đôi khi để khai thác kiến thức). 15 Câu hỏi – Giữa bài. – Cuối bài (không phân biệt câu hỏi luyện tập và vận dụng). – Ngay sau đề mục. – Cuối bài (phân biệt rõ câu hỏi câu hỏi luyện tập và câu hỏi vận dụng). Kết luận Phù hợp với dạy học theo định hướng tiếp cận nội dung. Nuận lợi cho hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực của HS. 2.3.1.2. Phần Địa lí Ở SGK hiện hành gồm 2 phần và 44 bài, trong đó phần 1 tiếp nối chương trình lớp 7 hiện hành về thiên nhiên, con người ở các châu lục, cụ thể là thiên nhiên – con người ở châu Á, sau đó là phần tổng kết nội dung Địa lí tự nhiên và địa lí các châu lục. Ở phần 2 mới bắt đầu đi vào nội dung Địa lí Việt Nam với phần Địa lí tự nhiên nước ta. Ở SGK mới, do nội dung “Châu Á” đã thuộc về lớp 7 nên lớp 8 chỉ còn đề cập đến nội dung Địa lí tự nhiên Việt Nam. Hai chủ đề chung cũng sẽ nằm ở sau cùng. Như vậy trong SGK mới, phân môn Địa lí lớp 8, HS chỉ phải tập trung tìm hiểu nội dung về Địa lí tự nhiên Việt Nam, dung lượng kiến thức vì vậy đã được giảm tải phần nhiều so với SGK hiện hành. 2.3.2. Về các tiểu mục và nội dung các câu hỏi hoạt động – Ở SGK hiện hành, có nhiều tiểu mục chỉ cung cấp kiến thức – thông tin chứ không có câu hỏi hoặc nhiệm vụ học tập. Trong khi đó ở SGK mới, tất cả các tiểu mục đều được bắt đầu bởi câu hỏi hoặc nhiệm vụ học tập, giúp HS có thể định hướng rõ hơn để có thể hoàn thành các yêu cầu cần đạt tốt hơn. – Ở SGK hiện hành, câu hỏi thường được đặt xen kẽ với phần nội dung chính (chính văn), có khi được đặt ở đầu nội dung, có tiểu mục được đặt ở cuối nội dung. Trong SGK mới, vị trí của hệ thống câu hỏi được thống nhất ở ngay sau tiểu mục. Dạng câu hỏi cũng đã được thiết kế đa dạng hơn, giúp HS có thể phát triển đầy đủ các thành phần năng lực địa lí. 2.3.3. Về nội dung của sách – Ở SGK hiện hành, nếu tính riêng phần Địa lí tự nhiên Việt Nam thì số lượng bài khá nhiều, nội dung của các hợp phần tự nhiên được chia nhỏ hơn để đưa vào cho phù hợp với đơn vị bài. Hơn nữa, SGK hiện hành yêu cầu HS tiếp cận nội dung các miền tự nhiên Việt Nam khá sớm, có thể gây khó khăn cho HS ở trình độ THCS. – Ở SGK mới, nội dung các hợp phần tự nhiên được phân chia rõ ràng và có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí thuyết và vận dụng thực tiễn, các hợp phần tự nhiên gần gũi với nhau hơn sẽ thuộc về cùng 1 chương (ví dụ như khí hậu và thuỷ văn, thổ nhưỡng và sinh vật), giúp HS xác định rõ cấu trúc của sách và cấu trúc hợp phần tự nhiên Việt Nam. SGK mới cũng tuân thủ yêu cầu của chương trình, không đề cập đến 16 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 (bộ sách Chân trời sáng tạo) các miền tự nhiên Việt Nam mà sẽ để dành nội dung này cho sách Địa lí 12. Hơn nữa, nội dung Địa lí địa phương sẽ được tách riêng trong môn học mới, do đó phân môn Địa lí 8 sẽ không còn nội dung này. Nay vào đó, SGK mới sẽ có thêm những vấn đề thiết thực như biến đổi khí hậu (tiếp tục phát triển lên từ SGK 6 và 7), sử dụng hợp lí tài nguyên,… 2.3.4. Về hình thức của sách Ở SGK hiện hành, với dung lượng kiến thức nhiều thì kênh chữ cũng trội hơn so với kênh hình. Ở SGK mới, kênh hình được thiết kế phong phú, ngoài hình ảnh còn có sơ đồ, biểu đồ, bảng thông tin,… Đặc biệt là hệ thống bản đồ đã được chuẩn hoá, được đầu tư xây dựng kĩ lưỡng, công phu, đảm bảo về nội dung và tính trực quan, giúp HS khai thác tốt hơn để hoàn thành nhiệm vụ học tập, đáp ứng các yêu cầu cần đạt. 2.4. Phân tích một số chủ đề/ bài học đặc trưng Ví dụ 1: Có thể thấy trong chương trình 2018 đã quy định nhiều yêu cầu mới mà HS phải đạt được khi học phần địa lí 8, đó là yêu cầu về phân tích đặc điểm của các hợp phần tự nhiên đối với thực tiễn cuộc sống và sản xuất – một biểu hiện của thành phần năng lực Nhận thức khoa học địa lí; bên cạnh đó là yêu cầu liên hệ thực tế để hiểu sâu sắc hơn kiến thức địa lí – một biểu hiện của thành phần năng lực Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. Điều này rất phù hợp với chương trình phân môn Địa lí 8, vì nội dung các hợp phần tự nhiên Việt Nam là rất gần gũi với các em HS, các em có thể tìm hiểu và tự liên hệ đến thực tế, địa phương, vùng miền để hiểu sâu sắc kiến thức các em đã học. Chính vì vậy, trong SGK mới đã chú ý đến những yêu cầu này khi thiết kế các bài học, vừa đảm bảo những chi tiết về nội dung lí thuyết, vừa đảm bảo khả năng kết nối – liên hệ thực tiễn. Ở Bài 6. Đặc điểm khí hậu được xây dựng gồm 2 phần: 1) Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa; 2) Khí hậu phân hoá đa dạng. Trong đó ở phần Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, SGK mới đã thể hiện một cách logic cả 2 tính chất tiêu biểu gồm: – Tính chất nhiệt đới ẩm; – Tính gió mùa. Cách cấu trúc này giúp cho HS tìm hiểu một cách liền mạch nội dung về kiểu khí hậu Việt Nam với tính nhiệt đới – tính ẩm và tính gió mùa. Trong đó tính gió mùa là nổi trội nhất, chi phối những tính chất còn lại. Cũng nhờ có tính gió mùa mà khí hậu nước ta có sự phân hoá theo mùa, đồng thời có ảnh hưởng quyết định các mùa của khí hậu ở các vùng miền cũng không giống nhau, tạo nên tính chất phân hoá đa dạng của khí hậu nước ta. 17 Ví dụ 2: Khi phân tích nội dung Vai trò của tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của nước ta, có thể thấy những yêu cầu về liên hệ thực tiễn được chú trọng trong chương trình mới là rất rõ rệt. Do đó, SGK mới đã thiết kế 1 bài riêng cho nội dung này, trong đó đã thể hiện rõ vai trò của khí hậu đối với phát triển nông nghiệp và du lịch, nhất là những ví dụ cụ thể về ảnh hưởng của khí hậu đối với sự phát triển một số điểm du lịch nổi tiếng của nước ta. Hơn nữa, đối với Yêu cầu cần đạt Lấy ví dụ chứng minh được tầm quan trọng của việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở một lưu vực sông, SGK mới đã thiết kế một mục riêng với thông tin được kế thừa và phát triển lên từ SGK lớp 6 cùng với nhiệm vụ học tập yêu cầu HS liên hệ thực tiễn ở Việt Nam. 2.5. Khung kế hoạch dạy học gợi ý 2.5.1. Phần Lịch sử STT Bài học Số tiết Yêu cầu cần đạt PHẦN LỊCH SỬ Chương 1. Châu Âu và Bắc Mỹ từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII 5 1 Bài 1. Các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mỹ 3 – Xác định được trên bản đồ thế giới địa điểm diễn ra các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII. – Trình bày được những nét chung về nguyên nhân, kết quả, ý nghĩa, tính chất của cách mạng tư sản. – Nêu được một số đặc điểm chính của các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu ở Anh, Pháp, Mỹ. 2 Bài 2. Cách mạng công nghiệp 2 – Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp. – Nêu được những tác động quan trọng của cách mạng công nghiệp đối với sản xuất và đời sống. 18 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 (bộ sách Chân trời sáng tạo) Chương 2. Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX 2 3 Bài 3. Tình hình Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX 2 – Trình bày được những nét chính trong quá trình xâm nhập của tư bản phương Tây vào các nước Đông Nam Á. – Nêu được những nét nổi bật về tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây. – Mô tả được những nét chính về cuộc đấu tranh của các nước Đông Nam Á chống lại ách đô hộ của thực dân phương Tây. Chương 3. Việt Nam từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII 10 4 Bài 4. Xung đột Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn 2 – Trình bày được đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của Việt Nam. – Chứng minh được sự phân hoá đa dạng của khí hậu Việt Nam. 5 Bài 5. Quá trình khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII 2 – Trình bày được khái quát về quá trình khai phá vùng đất phía Nam trong các thế kỉ XVI – XVIII. – Mô tả và nêu được ý nghĩa của quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của các chúa Nguyễn. 6 Bài 6. Kinh tế, văn hoá và tôn giáo trong các thế kỉ XVI – XVIII 3 – Nêu được những nét chính về tình hình kinh tế. – Mô tả và nhận xét được những nét chính về sự chuyển biến văn hoá và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII. 19 7 Bài 7. Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII 1 – Nêu được một số nét chính (bối cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả và ý nghĩa) của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII. – Nêu được tác động của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài đối với xã hội Đại Việt thế kỉ XVIII. 8 Bài 8. Phong trào Tây Sơn 2 – Trình bày được một số nét chính về nguyên nhân bùng nổ và mô tả được một số thắng lợi tiêu biểu của phong trào Tây Sơn: lật đổ chúa Nguyễn, chúa Trịnh, vua Lê; đánh bại quân Xiêm xâm lược (1785) và đại phá quân Nanh xâm lược (1789),... – Nêu được nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và đánh giá được vai trò của Nguyễn Huệ – Quang Trung trong phong trào Tây Sơn. Chương 4. Châu Âu và nước Mỹ từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX 10 9 Bài 9. Các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc 2 – Mô tả được những nét chính về quá trình hình thành của chủ nghĩa đế quốc. – Nhận biết được những chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại của các đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. 10 Bài 10. Công xã Pa-ri (năm 1871) 1 Trình bày những nét chính về Công xã Pa-ri (năm 1871) và ý nghĩa lịch sử của việc thành lập nhà nước kiểu mới – nhà nước của giai cấp vô sản đầu tiên trên thế giới. 20 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 (bộ sách Chân trời sáng tạo) 11 Bài 11. Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác 2 – Nêu được sự ra đời của giai cấp công nhân. – Trình bày được một số hoạt động chính của Các Mác (Karl Marx), Phri-đích Ăng-ghen (Friedrich Engels) và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học. – Mô tả được một số hoạt động tiêu biểu của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX (phong trào công nhân, sự ra đời và hoạt động của các Đảng và các tổ chức cộng sản,...). 12 Bài 12. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) 2 – Nêu được nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất. – Phân tích, đánh giá được hậu quả và tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) đối với lịch sử nhân loại. 13 Bài 13. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 1 Nêu được một số nét chính (nguyên nhân, diễn biến, tác động và ý nghĩa lịch sử) của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. 14 Bài 14. Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX 2 – Mô tảđược một số thành tựu tiêu biểu về khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX. – Phân tích được tác động của sự phát triển khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX. Chương 5. Châu Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX 4 15 Bài 15. Trung Quốc 1 – Mô tả được quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước đế quốc. – Trình bày được sơ lược về Cách mạng Tân Hợi. 21 – Nhận biết được nguyên nhân thắng lợi và nêu được ý nghĩa của Cách mạng Tân Hợi. 16 Bài 16. Nhật Bản 1 – Nêu được những nội dung chính của cuộc Duy tân Minh Trị. – Trình bày được ý nghĩa lịch sử của cuộc Duy tân Minh Trị. – Trình bày được những biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. 17 Bài 17. Ấn Độ 1 Trình bày được tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX. 18 Bài 18. Đông Nam Á 1 Nêu được một số sự kiện về phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. Chương 6. Việt Nam từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX 13 19 Bài 19. Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX 4 – Mô tả được sự ra đời của nhà Nguyễn. – Trình bày được những nét chính về tình hình chính trị, sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của Việt Nam thời nhà Nguyễn. – Mô tả được quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của các vua Nguyễn. 20 Bài 20. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858 – 1884) 3 Nêu được quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858 – 1884). 22 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 (bộ sách Chân trời sáng tạo) 21 Bài 21. Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX 2 Trình bày được một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương và cuộc khởi nghĩa Yên Nế. 22 Bài 22. Trào lưu cải cách nửa cuối thế kỉ XIX 1 Nhận biết được nguyên nhân, một số nội dung chính trong các đề nghị cải cách của các quan lại, sĩ phu yêu nước. 23 Bài 23. Việt Nam đầu thế kỉ XX 3 – Nêu được tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của người Pháp đối với xã hội Việt Nam. – Giới thiệu được những nét chính về hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Tất Nành. 2.5.2. Phần Địa lí STT Bài học Số tiết Yêu cầu cần đạt PHẦN ĐỊA LÍ Chương 1. Đặc điểm vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Việt Nam, địa hình và khoáng sản Việt Nam 11 1 Bài 1. Đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ 2 – Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí. – Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên Việt Nam. 2 Bài 2. Đặc điểm của địa hình 4 – Trình bày được một trong những đặc điểm chủ yếu của địa hình Việt Nam. – Trình bày được đặc điểm của các khu vực địa hình: địa hình đồi núi; địa hình đồng bằng; địa hình bờ biển và thềm lục địa. 3 Bài 3. Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hoá tự nhiên và khai thác kinh tế 2 Tìm được ví dụ chứng minh ảnh hưởng của sự phân hoá địa hình đối với sự phân hoá lãnh thổ tự nhiên và khai thác kinh tế. 23 4 Bài 4. Đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản, sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản 2 – Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản Việt Nam. – Phân tích được vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản. 5 Bài 5. Nực hành: Phân tích đặc điểm phân bố các loại khoáng sản chủ yếu 1 Phân tích được đặc điểm phân bố các loại khoáng sản chủ yếu. Chương 2. Đặc điểm khí hậu và thuỷ văn Việt Nam 12 6 Bài 6. Đặc điểm khí hậu 3 – Trình bày được đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của Việt Nam. – Chứng minh được sự phân hoá đa dạng của khí hậu Việt Nam. 7 Bài 7. Nực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ khí hậu 1 Vẽ và phân tích được biểu đồ khí hậu của một số trạm thuộc các vùng khí hậu khác nhau. 8 Bài 8. Đặc điểm thuỷ văn 3 – Xác định được trên bản đồ lưu vực của các hệ thống sông lớn. – Phân tích được đặc điểm mạng lưới sông và chế độ nước sông của một số hệ thống sông lớn. – Phân tích được vai trò của hồ, đầm và nước ngầm đối với sản xuất và sinh hoạt. 9 Bài 9. Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam 2 – Phân tích được tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thuỷ văn Việt Nam. – Tìm ví dụ về giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu. 10 Bài 10. Vai trò của tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước 3 – Phân tích được ảnh hưởng của khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp. − Phân tích được vai trò của khí hậu đối với sự phát triển du lịch ở một số điểm du lịch nổi tiếng của nước ta. 24 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 (bộ sách Chân trời sáng tạo) − Lấy ví dụ chứng minh được tầm quan trọng của việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở một lưu vực sông. Chương 3. Đặc điểm thổ nhưỡng và sinh vật Việt Nam 10 11 Bài 11. Đặc điểm chung và sự phân bố của lớp phủ thổ nhưỡng 2 – Chứng minh được tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng. – Trình bày được đặc điểm phân bố của ba nhóm đất chính. 12 Bài 12. Sử dụng hợp lí tài nguyên đất 4 – Phân tích được đặc điểm của đất feralit và giá trị sử dụng đất feralit trong sản xuất nông, lâm nghiệp. – Phân tích được đặc điểm của đất phù sa và giá trị sử dụng của đất phù sa trong sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản. − Chứng minh được tính cấp thiết của vấn đề chống thoái hoá đất. 13 Bài 13. Đặc điểm của sinh vật và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học 4 − Chứng minh được sự đa dạng của sinh vật Việt Nam. − Chứng minh được tính cấp thiết của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam. Chương 4. Biển đảo Việt Nam 10 14 Bài 14. Vị trí địa lí Biển Đông, các vùng biển của Việt Nam 4 – Xác định được trên bản đồ phạm vi Biển Đông, các nước và vùng lãnh thổ có chung Biển Đông với Việt Nam. – Xác định được trên bản đồ các mốc xác định đường cơ sở, đường phân chia vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc. – Trình bày được khái niệm vùng nội thuỷ, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam (theo Luật Biển Việt Nam). 25 15 Bài 15. Đặc điểm tự nhiên, môi trường và tài nguyên vùng biển đảo Việt Nam 6 – Trình bày được đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam. – Nêu được đặc điểm môi trường biển đảo và vấn đề bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam. – Trình bày được các tài nguyên biển và thềm lục địa Việt Nam. Chủ đề chung 8 16 Chủ đề chung 1. Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long 4 – Trình bày được quá trình hình thành và phát triển châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Cửu Long. – Mô tả được chế độ nước của các dòng sông chính. – Trình bày được quá trình con người khai khẩn và cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước của sông Hồng và sông Cửu Long. 17 Chủ đề chung 2. Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông 4 – Xác định được vị trí, phạm vi của vùng biển và hải đảo Việt Nam (theo Luật Biển Việt Nam). – Trình bày được những nét chính về môi trường, tài nguyên thiên nhiên; phân tích được những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông. – Trình bày được quá trình xác lập chủ quyền biển đảo của Việt Nam trong lịch sử. 3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 3.1. Phần Lịch sử 3.1.1. Những yêu cầu cơ bản về PPDH Ngày nay, dạy học tiếp cận phát triển năng lực đã phổ biến trên thế giới và đang được triển khai trong nền giáo dục ở Việt Nam. Cách tiếp cận giáo dục này đặt ra yêu cầu cơ bản là lấy người học/ việc học làm trung tâm. 26 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 (bộ sách Chân trời sáng tạo) Dạy học tiếp cận nội dung và dạy học tiếp cận phát triển năng lực có những khác biệt trên 6 phương diện sau đây: Tiêu chí Dạy học tiếp cận nội dung Dạy học tiếp cận phát triển năng lực Mục tiêu dạy học – Chú trọng hình thành kiến thức, kĩ năng, thái độ; mục tiêu dạy học được mô tả không chi tiết và khó có thể đo lường, đánh giá toàn diện. – Chủ yếu tiếp nhận nội dung kiến thức. – Chú trọng hình thành phẩm chất và năng lực thông qua việc hình thành kiến thức, kĩ năng; mục tiêu dạy học được mô tả chi tiết và có thể đo lường, đánh giá được. – Các năng lực được hình thành thông qua quá trình học tập. Nội dung dạy học – Nội dung được lựa chọn dựa vào các khoa học chuyên môn, được quy định chi tiết trong chương trình. – Chú trọng hệ thống kiến thức lí thuyết, sự phát triển tuần tự của các khái niệm, định luật, học thuyết khoa học. SGK được trình bày liền mạch thành hệ thống kiến thức. – Việc quy định cứng nhắc những nội dung chi tiết trong chương trình dễ bị thiếu tính cập nhật. – Nội dung được lựa chọn nhằm đạt được chuẩn đầu ra đã quy định; chương trình chỉ quy định những nội dung chính. – Chú trọng các kĩ năng thực hành, vận dụng lí thuyết vào thực tiễn. SGK không trình bày thành hệ thống mà phân nhánh và xen kẽ kiến thức với hoạt động. – Nội dung chương trình không quá chi tiết, có tính mở nên tạo điều kiện để người dạy dễ cập nhật thông tin mới. PPDH – Người dạy là người truyền thụ tri thức, HS tiếp thu những tri thức được quy định sẵn. – Người học có phần “thụ động”, ít phản biện. – Giáo án thường được thiết kế theo trình tự đường thẳng, chung cho cả lớp. – Người học khó có điều kiện tìm tòi bởi kiến thức đã được – Người dạy chủ yếu là người tổ chức, hỗ trợ người học phát triển các năng lực đã xác định trong chương trình học và mục tiêu bài học. – Chú trọng các tổ chức hoạt động, người học chủ động tham gia các hoạt động; Chú trọng hướng dẫn người học từ khám phá. 27 có sẵn trong sách. – GV sử dụng nhiều PPDH theo chiến lược tiếp cận trực tiếp (thuyết trình, hướng dẫn thực hành, trực quan,…). – Giáo án được thiết kế theo hướng phân hoá, phù hợp với các đối tượng HS đa dạng. – Người học có nhiều cơ hội được bày tỏ ý kiến, phản biện, tranh luận. – GV chủ yếu sử dụng nhiều PPDH tích cực (giải quyết vấn đề, hợp tác, khám phá,…) kết hợp PPDH truyền thống. Môi trường học tập Nường sắp xếp cố định (theo các dãy bàn), người dạy ở vị trí trung tâm. Có tính linh hoạt, người dạy không luôn luôn ở vị trí trung tâm. Đánh giá – Tiêu chí đánh giá chủ yếu được xây dựng dựa trên kiến thức, kĩ năng, thái độ gắn với nội dung đã học, chưa quan tâm đầy đủ tới khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. – Người dạy thường được toàn quyền trong đánh giá. – Quan tâm tới sự tiến bộ của người học, chú trọng khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. – Người học được tham gia vào đánh giá lẫn nhau. – Sử dụng đa dạng phương pháp và công cụ đánh giá. Sản phẩm giáo dục – Tri thức người học có được chủ yếu là ghi nhớ. – Do kiến thức có sẵn nên người học phụ thuộc vào Giáo trình/ Tài liệu/ SGK. – Ít chú ý đến khả năng ứng dụng nên sản phẩm giáo dục là những con người ít năng động, sáng tạo. – Các năng lực và phẩm chất được xác định trong chương trình học. – Tư duy tự chủ trong tìm hiểu, nhận xét và trình bày sự kiện, vấn đề lịch sử không phụ thuộc vào Giáo trình/ Tài liệu/ SGK. – HS năng động, tự tin. Hiện nay, trong dạy học Lịch sử tại các trường phổ thông, gv đã kết hợp việc sử dụng các PPDH truyền thống (giảng bài, phát vấn,…) và PPDH, KTDH tích cực (PPDH: dạy học hợp tác, dạy học giải quyết vấn đề, dạy học khám phá, dạy học dự án,…; KTDH (khăn trải bàn, phòng tranh, chia sẻ nhóm đôi, kĩ thuật Kippling (5W1H), các mảnh ghép, động não, tia chớp, sơ đồ tư duy,…)). Riêng phân môn Lịch sử còn có một PPDH đặc trưng nữa là dạy học lịch sử qua sử dụng tài liệu. 28 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 (bộ sách Chân trời sáng tạo) Do vậy, tiếp theo SGK lớp 7, các tác giả SGK Lịch sử và Địa lí 8 (phần Lịch sử) (bộ sách Chân trời sáng tạo) đã cung cấp cấp hệ thống tư liệu (tư liệu gốc, tư liệu nghiên cứu, tư liệu hiện vật,…) phong phú, đa dạng và thiết kế các câu hỏi trong từng phần của bài học, luyện tập, vận dụng theo hướng tạo điều kiện để GV áp dụng phương pháp dạy học vừa nêu vào trong thực tiễn dạy học. Trong việc tổ chức dạy học phân môn Lịch sử, GV cần sử dụng, kết hợp nhiều hình thức tổ chức, phương pháp và kĩ thuật dạy học đa dạng nhằm khuyến khích HS tìm hiểu lịch sử, tranh luận – phản biện, nêu và bảo vệ quan điểm cá nhân trong nhận thức, đánh giá sự kiện, vấn đề lịch sử. Qua đó, hình thành, phát triển ở HS các phẩm chất, năng lực được quy định tại chương trình học và tạo điều kiện để HS có dịp trải nghiệm các hoạt động mà các nhà Sử học vẫn đang thực hiện. Điều GV cần chú ý là phải chủ động lựa chọn được các PPDH và KTDH phù hợp với đối tượng HS; phù hợp với mục tiêu và nội dung giáo dục cụ thể trong kế hoạch dạy học; phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường và địa phương nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. 3.1.2. Hướng dẫn và gợi ý một số PPDH cơ bản Như đã trình bày ở trên, PPDH Lịch sử rất phong phú, đa dạng. Mỗi phương pháp đều có ưu điểm riêng và chỉ thật sự phát huy hiệu quả nếu được GV vận dụng phù hợp, sáng tạo trong hoạt động hoc gắn với bài học cụ thể. Trong quá trình dạy học, dù chọn phương pháp dạy học nào làm chủ đạo thì GV vẫn cần hướng đến phát huy được tính tích cực chủ động học tập của HS. 3.1.2.1. Vận dụng PPDH hợp tác 14.2 Sắt và than đá (tranh vẽ của Uy-li-am Xcốt (William Scott), năm 1861, Anh) Những thành tựu của khoa học, kĩ thuật đã tác Dạy học hợp tác là cách thức tổ chức dạy học, trong đó HS làm việc theo nhóm động lên xã hội: để cùng nghiên cứu, trao đổi ý tưởng và giải quyết vấn đề đặt ra. 1. Điện và điện báo Dạy học hợp tác có một số đặc điểm sau đây: – Có hoạt động xây dựng nhóm; 2. Đường sắt và tàu hoả 3. Cầu sắt 4. Tàu hơi nước được thể hiện qua ống khói tàu – Có sự phụ thuộc (tương tác) lẫn nhau một cách tích cực; 5. Luyện sắt 6. Máy dập và sự xuất – Có ràng buộc trách nhiệm cá nhân – trách nhiệm nhóm; hiện của báo chí – Hình thành và phát triển kĩ năng hợp tác. Ví dụ: 7. Hai đứa trẻ ăn mặc đẹp thể hiện cho tầng lớp giàu có trong xã hội. Hoạt động 2 – bài 14: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX 2. Thành tựu về văn học và nghệ thuật – Trình bày một số thành tựu tiêu biểu v͉ văn h͕c và nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX. Những tác pẖm văn h͕c, nghệ thuật có ảnh hưởng như thế nào đến xã hội? – Quan sát hình 1 . , theo em, những chi tiết nào trong bức tranh có tác động đến xã hội đương thời? Tại sao? a) Những thành tựu chủ yếu về văn học và nghệ thuật Thế kỉ XVIII – XIX là thời kì văn học phát triển rực rỡ với sự xuất hiện của những nhà văn, nhà thơ vĩ đại. Nhiều tác phẩm của họ trở thành kinh điển của mọi thời đại: Đông Gioăng (Don Juan) của Lo Bai-rơn (Lord Byron), Ai-van-hô (Ivanhoe) của Oa-tơ Xcốt (Walter 29 Vận dụng PPDH hợp tác/ KTDH: phòng tranh. Tổ chức thực hiện: 1. Chuẩn bị: – Lập nhóm. – Giấy A0, bút màu, hình ảnh các tác giả văn học, nhà soạn nhạc, hoạ sĩ,…, bìa tác phẩm văn học (được xuất bản tại Việt Nam hoặc trên thế giới), một số tranh vẽ thuộc trường phái Ấn tượng, Hiện thực,… được nhắc đến trong bài học. 2. Giao nhiệm vụ học tập: – Vẽ sơ đồ tư duy trình bày một số thành tựu tiêu biểu về văn học và nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX. – Nêu ý kiến của nhóm: Những tác phẩm văn học, nghệ thuật có ảnh hưởng như thế nào đến xã hội? 3. Hướng dẫn HS thực hiện: – Sơ đồ tư duy có 3 nhánh chính: (1) Văn học; (2) Âm nhạc; (3) Hội hoạ (gồm trường phái Hiện thực (tư liệu 14.3) và trường phái Ấn tượng (thông tin và hình ảnh trong Em có biết). – Các nhóm HS lựa chọn thông tin trong SGK để thể hiện trên sơ đồ tư duy; đồng thời, sử dụng các hình ảnh đã chuẩn bị để trang trí. – Các nhóm HS nêu ý kiến của nhóm: Những tác phẩm văn học, nghệ thuật có ảnh hưởng như thế nào đến xã hội? Lưu ý: ý kiến chỉ được nêu ngắn gọn trên sơ đồ tư duy; khi thuyết trình, các nhóm HS mới diễn giải cụ thể. – Sau khi hoàn thành sơ đồ tư duy, các nhóm HS treo và dán trên lớp. 4. Báo cáo kết quả: – GV mời 1 – 2 nhóm HS trình bày. – Các nhóm tham quan và bình chọn sơ đồ tư duy có thông tin được trình bày đầy đủ, chính xác và đẹp nhất. – Công cụ đánh giá: rubrics. – Hoạt động dạy học (của ví dụ này) góp phần thực hiện yêu cầu cần đạt: “Mô tả được một số thành tựu tiêu biểu về khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX.; Phân tích được tác động của sự phát triển khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX”; hình thành các năng lực: + Tìm hiểu lịch sử: khai thác tư liệu 14.3 và hình ảnh trong Em có biết để nhận thức về thành tựu trong lĩnh vực hội hoạ (và các hình ảnh do HS sưu tầm được theo yêu cầu ở phần Chuẩn bị). + Nhận thức và tư duy lịch sử: nhận biết được các thành tựu chủ yếu của văn học và nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX; phân tích tác động của văn học, nghệ thuật đến xã hội châu Âu trong các thế kỉ XVIII – XIX. 30 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 (bộ sách Chân trời sáng tạo) 3.1.2.2. Vận dụng PPDH trực quan Dạy học trực quan là PPDH được GV sử dụng khi dùng phương tiện trực quan nhằm xây dựng cho HS những biểu tượng về sự vật, hiện tượng, hình thành khái niệm thông qua sự tri giác trực tiếp bằng các giác quan của người học. Phương tiện trực quan là tất cả những phương tiện được sử dụng trong quá trình dạy học giúp hình thành mục tiêu dạy học. Phương tiện trực quan trong phần Lịch sử 8 gồm nhiều loại như: lược đồ, bảng số liệu, tranh ảnh,… Trong dạy học Lịch sử, GV sử Bảng 16.2. Những nội dung chính của cuộc Duy tân Minh Trị dụng các phương tiện trực quan này để tổ chức hoạt động học tập nhằm hình thành các biểu tượng, nhận thức về khái niệm, sự kiện lịch sử và các mối liên hệ giữ chúng. Chính trị Thành lập chính phủ theo mô hình của Đức sau thống nhất (1871Hiến pháp (1889), lập Quốc hội. Sử dụng PPDH trực quan kết hợp với các PPDH khác tạo điều kiện để HS “đọc” Kinh tế Thống nhất tiền tệ, thị trường; cho phép mua bán ruộng đất; xây dựcầu cống,…; phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa. được thông tin lịch sử mà lược đồ, bảng số liệu, tranh ảnh,… chuyển tải, từ đó, góp phần nhận thức rõ ràng hơn về diện mạo quá khứ, bản chất sự kiện – quá trình lịch Giáo dụcThi hành chế độ giáo dục bắt buộc; tăng cường nội dung khoa họcử thanh niên ưu tú đi du học ở phương Tây. sử, giải thích, phân tích nhiều vấn đề lịch sử,… Nói cách khác, PPDH trực quan, nếu được áp dụng phù hợp, hiệu quả, sẽ góp phần phát triển đầy đủ các thành phần của năng lực lịch sử. Ví dụ: Quân sự Tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây; thực hiện chế quân sự; đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí. 2. Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản vào cuối thế Hoạt động 2 – bài 16: Nhật Bản đầu thế kỉ XX Quan sát lược đ͛ 1 . và dựa vào thông tin trong bài, em hãy nêu những biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Cuối thế kỉ XIX, nhiều công ty độc quyền Vận dụng PPDH hợp tác/ kĩ thuật dạy học: phòng tranh. xuất hiện ở Nhật Bản như Mít-su-bi-si Tổ chức thực hiện: 1. Chuẩn bị: – Lập nhóm. – Phiếu học tập (Mitsubisi), Mít-xưi (Mitsui) giữ vai trò to lớn trong đời sống kinh tế, chính trị. Bước sang thế kỉ XX, Nhật Bản đẩy mạnh chính sách xâm lược và bành trướng, Rời gian tiến hành chiến tranh với Trung Quốc Vùng đất thuộc phạm vi ảnh hưởng, chiếm đóng, xâm lược 1872 – 1879 (1894 – 1895), Nga (1904 – 1905) và chiếm đóng nhiều thuộc địa nhưĐài Loan, bán đảo 1895 Liêu Đông, cảng Lữ Thuận, Nam Xa-kha-lin 1905 (Sakhalin), Triều Tiên, Sơn Đông,… 1910 Đầu thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành một 1914 đế quốc hùng mạnh ở châu Á. 16.3 Lược đồ về sự bành trướng của cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX Luyện tập – Vận dụng 31 2. Giao nhiệm vụ học tập: Sử dụng thông tin từ SGK và lược đồ 16.3 để hoàn thành phiếu học tập. 3. Hướng dẫn HS thực hiện: Các nhóm HS hoàn thành phiếu học tập. 4. Báo cáo kết quả: – GV mời 1 – 2 nhóm HS trình bày. Cả lớp cùng nhận xét. – Công cụ đánh giá: Câu hỏi. – Hoạt động dạy học (của ví dụ này) góp phần thực hiện yêu cầu cần đạt: “Trình bày được những biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX”; hình thành các năng lực: + Tìm hiểu lịch sử: khai thác tư liệu 16.3 để nhận biết các vùng đất thuộc phạm vi ảnh hưởng của Nhật Bản, bị Nhật Bản xâm lược, chiếm đóng trong những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. + Nhận thức và tư duy lịch sử: trình bày được quá trình Nhật Bản mở rộng phạm vi ảnh hưởng, thiết lập hệ thống thuộc địa; lược đồ 16.3 cung cấp thông tin về một biểu hiện của quá trình hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX là các hoạt động xâm lược thuộc địa. 3.1.2.3. Vận dụng PPDH dự án Dạy học dựa trên dự án là cách thức tổ chức dạy học, trong đó HS thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu, trình bày. PPDH này tạo điều kiện cho HS có những trải nghiệm, khám phá mới mẻ, góp phần rất tốt trong hình thành, phát triển các phẩm chất, năng lực chung và năng lực lịch sử ở HS. Tuy nhiên, PPDH dự án tốn nhiều thời gian, công sức của cả GV và HS. Vì vậy, tuỳ theo thực tiễn địa phương, điều kiện học tập và năng lực của HS, GV thiết kế và tổ chức quy mô của dự án cho phù hợp (thông thường 1 năm học chỉ tiến hành từ 1 đến 2 dự án). Một số dự án gợi ý: a) Tuổi thơ hai thời đại Nuộc nội dung: Cách mạng công nghiệp. Bài học áp dụng: Bài 2 – Cách mạng công nghiệp (phần Vận dụng). Sản phẩm: 1. Một tập hình và thuyết minh về vấn đề lao động trẻ em trong thời đại công nghiệp. 2. Một tập hình và thuyết minh về một số sinh hoạt của trẻ em Việt Nam hiện nay. 32 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 (bộ sách Chân trời sáng tạo) 3. Một bản báo cáo so sánh về sinh hoạt của trẻ em ở hai thời đại: cách mạng công nghiệp và hiện nay. 4. Một chương trình từ thiện (dự kiến) để hỗ trợ trẻ em, thiếu niên Việt Nam gặp khó khăn hiện nay (các bạn HS ở vùng núi phía Bắc, miền Trung bị lũ lụt hay vùng đồng bằng sông Cửu Long,…). b) Di sản văn hoá Việt Nam thời Nguyễn Nuộc nội dung: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX. Bài học áp dụng: Bài 19 – Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX. Sản phẩm: 1. Video giới thiệu các di sản thời Nguyễn: mộc bản, châu bản, nhã nhạc cung đình, nghệ thuật điêu khắc – kiến trúc cung đình. 2. Hồ sơ tư liệu về cổ vật thời Nguyễn, cập nhật các thông tin về hoạt động đấu giá cổ vật triều Nguyễn ở nước ngoài và hoạt động hồi hương cổ vật triều Nguyễn. 3. Bản thiết kế các hoạt động giới thiệu các di sản triều Nguyễn đến các bạn HS trong trường. 3.1.2.4. Vận dụng PPDH: Dạy học lịch sử qua sử dụng tài liệu Lịch sử là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ và không lặp lại. Khoa học lịch sử khác với nhiều ngành khoa học khác là nền tảng của nó được xây dựng trên cơ sở những sự kiện lịch sử mà những sự kiện này chỉ còn lại trong tư liệu lịch sử. Vì vậy, các nhà sử học phải dựa trên tư liệu mới có thể khôi phục lại được quá khứ. Tư liệu gốc (bao gồm cả hiện vật, tranh ảnh, chữ viết) là loại tư liệu có giá trị nhất, mang những thông tin đầu tiên về sự kiện, nhân vật, hiện tượng lịch sử có liên quan trực tiếp và ra đời vào thời gian, không gian xảy ra sự kiện lịch sử. Dạy học lịch sử qua sử dụng tài liệu là hoạt động tổ chức cho HS được trải nghiệm hoạt động tìm hiểu, xây dựng kiến thức lịch sử theo cách mà các nhà sử học học đã thực hiện. Qua đó, HS có điều kiện tiếp cận với nguồn tài liệu đa dạng, phong phú nhằm nâng cao hiểu biết, tăng hứng thú, dễ dàng hơn khi tiếp nhận tri thức mới. PPDH này góp phần hiệu quả trong việc hình thành các phẩm chất, năng lực chung, đặc biệt, rất có giá trị đối với việc hình thành năng lực lịch sử. Trong dạy học Lịch sử, chúng ta có thể sử dụng tư liệu gốc ở mọi hoạt động của bài học, từ khởi động, hình thành kiến thức mới đến luyện tập và vận dụng. Ví dụ: Mục 1 – bài 20: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858 – 1884) B¬L 33 CU•C KHÁNG CHI‚N CH’NG Dưới sự chỉ huy trực tiếp của Nguyễn TH C DoN PHÁP ;o0 LƯ¦C C˜A NHoN DoN VIỆT NA0 – Học xong bài này, em sẽ: – Nêu được quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam (1858 – 1884). – Nêu được cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858 – 1884). ³Tan chợ vͳa nghe tiếng súng Tây, Một bàn cờ thế phút sa tay. Bỏ nhà lNJ tr̓ lơ xơ chạy, Mất ổ bầy chim dáo dác bay«´. (Nguyễn Đình Chiểu) Câu thơ của Nguyễn Ĉình Chiểu đã miêu tả chân thực v͉ tình cảnh nhân dân Việt Nam n͵a sau thế kỉ XIX – khi nước nhà b͓ thực dân 3háp xâm lược. CNJng tͳ ngày đó, Việt Nam bước vào cuộc đấu tranh giành lại độc lập dân tộc. Bài h͕c này sẽ đ͉ cập hai vấn đ͉ cơ bản: quá trình thực dân 3háp xâm lược Việt Nam và nhân dân Việt Nam đã tiến hành đấu tranh chống xâm lược 3háp như thế nào tͳ năm 1 đến năm 1 ? 1. Thực dân Pháp xâm lược và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam giai đoạn 1858 – 1873 – Lập sơ đ͛ những sự kiện chính xảy ra trong quá trình 3háp xâm lược Việt Nam tͳ năm 1 đến năm 1 . – Dựa vào tư liệu 2 .2, lược đ͛ 2 . và thông tin trong bài, em hãy nêu những npt chính của cuộc kháng chiến chống 3háp xâm lược ở Việt Nam tͳ năm 1 đến năm 1 . Chiều ngày 31 – 8 – 1858, lấy cớ bảo vệ Thiên Chúa giáo, liên quân Pháp – Tây Ban Nha dàn quân trước cửa biển Đà Nẵng. Mờ sáng ngày 1 – 9, đại bác trên chiến hạm của liên quân bắn vào Đà Nẵng, bắt đầu Tri Phương, nhân dân cùng với quân đội triều đình đẩy lùi nhiều đợt tấn công, cầm chân liên quân Pháp – Tây Ban Nha. Đến tháng 2 – 1859, phía Pháp buộc phải rút phần lớn binh lực tại Đà Nẵng. Em có biết? Trong cuộc chiến đấu ở mặt trận Đà Nẵng (1858 – 1860), hàng ngàn nghĩa sĩ, nghĩa dân đã hi sinh. Năm 1866, vua TựĐức lệnh lập Nghĩa Trủng Hoà Vang. “Vua ban nhặt cốt truyền dấu cũ, Giữ được tàn hồn lại thấy nay”. Thất bại ở Đà Nẵng, Pháp chuyển quân vào Nam Kỳ. Ngày 17 – 2 – 1859, quân Pháp tấn công Gia Định. Thành Gia Định thất thủ. Tổng đốc Võ Duy Ninh anh dũng hi sinh. Sau khi thành Gia Định bị quân Pháp phá huỷ, triều đình nhà Nguyễn cho xây đại đồn Chí Hoà rồi cho quân cố thủ trong đồn. Rạng sáng ngày 24 – 2 – 1861, quân Pháp tung hoả lực tấn công, hạ đại đồn Chí Hoà. 20.2 Quân thứ bản đồ – Bản đồ khu vực quân sự Đà Nẵng (Bảo tàng Quốc gia Pa-ri, Pháp) cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. 80 20.1 Một góc thành Điện Hải (Đà Nẵng), tiền đồn phòng thủ của quân triều đình, sau khi bị liên quân Pháp – Tây Ban Nha bắn đại bác và đánh chiếm lúc 10 giờ sáng ngày 2 – 9 – 1858 (tranh minh hoạ của Lơ-brờ-tông (Lebreton) đăng trên Hoạ báo (I’llustration), Pa-ri, 1858) Thừa thắng, quân Pháp chiếm luôn các tỉnh Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long. Từ Đà Nẵng đến Hội An, thành luỹ, chiến hào của quân đội nhà Nguyễn được bố trí dày đặc. Điều đó lí giải vì sao liên quân Pháp – Tây Ban Nha thất bại tại mặt trận Đà Nẵng sau 5 tháng xâm lược. 81 (Ví dụ minh hoạt này được thiết kế để tìm hiểu nguyên nhân liên quân Pháp – Tây Ban Nha thất bại tại mặt trận Đà Nẵng sau 5 tháng xâm lược (từ tháng 9 – 1858 đến tháng 2 – 1859)) Tổ chức thực hiện: 1. Chuẩn bị: – Lập nhóm. – Tư liệu 20.2: Quân thứ bản đồ – Bản đồ khu vực quân sự Đà Nẵng (Bảo tàng Quốc gia Pa-ri, Pháp). 2. Giao nhiệm vụ học tập: GV nêu yêu cầu: “Các thông tin nào từ tư liệu 20.2 góp phần lí giải nguyên nhân liên quân Pháp – Tây Ban Nha thất bại tại mặt trận Đà Nẵng sau 5 tháng xâm lược (từ tháng 9 – 1858 đến tháng 2 – 1859)?” 3. Hướng dẫn HS thực hiện: – HS đọc kí hiệu bản đồ và xác định được vị trí của “thành”, “đồn”, “luỹ”, “pháo đài”, “rào chắn trên sông”; xác định vị trí của “Pháo đài Định Hải”, “Nành Điện Hải”, “Vịnh Đà Nẵng”, “Cửa Đại”. – HS xác định được vị trí của liên quân Pháp – Tây Ban Nha tại cửa biển Đà Nẵng và khả năng tiến quân của liên quân Pháp – Tây Ban Nha. 34 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 (bộ sách Chân trời sáng tạo) – HS thảo luận về tác dụng của hoạt động phòng của quân đội triều đình (thể hiện qua vị trí của “thành”, “đồn”, “luỹ”, “pháo đài”, “rào chắn trên sông”, “Pháo đài Định Hải”, “Nành Điện Hải”, “Vịnh Đà Nẵng”, “Cửa Đại”) đối với khả năng ngăn chặn hướng tiến quân của liên quân Pháp – Tây Ban Nha. – HS nêu nhận xét về hoạt động bố phòng của quân đội triều đình và kết luận về nguyên nhân liên quân Pháp – Tây Ban Nha thất bại tại mặt trận Đà Nẵng sau 5 tháng xâm lược (từ tháng 9 – 1858 đến tháng 2 – 1859): quân đội triều Nguyễn đã có tổ chức phòng vệ, chuẩn bị kháng chiến; và hệ thống phòng vệ đã được sử dụng có hiệu quả, phát huy tác dụng ngăn chặn liên quân Pháp – Tây Ban Nha tại cửa biển Đà Nẵng. 4. Báo cáo kết quả: – GV tổ chức cho HS khai thác thông tin tư liệu, thảo luận và nêu nhận xét. – Công cụ đánh giá: Bảng kiểm (checklist). – Hoạt động dạy học (của ví dụ này) góp phần thực hiện yêu cầu cần đạt: “Nêu được cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858 – 1884)”; hình thành các năng lực: + Tìm hiểu lịch sử: khai thác tư liệu 20.2 để nhận thức về hoạt động phòng vệ của triều Nguyễn. + Nhận thức và tư duy lịch sử: phân tích được tác dụng của hệ thống bố phòng của triều đình đối với hoạt động kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam tại Đà Nẵng (từ tháng 9 – 1858 đến tháng 2 – 1859). 3.2. Phần Địa lí 3.2.1. Những yêu cầu cơ bản về phương pháp dạy học phần Địa lí 8 Sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 dựa trên nền tảng những kiến thức cơ bản và phương pháp giáo dục đề cao hoạt động chủ động, tích cực, sáng tạo của HS, phát triển ở HS các phẩm chất và năng lực chung đã được hình thành trong giai đoạn giáo dục cơ bản, đồng thời giúp HS hình thành, phát triển năng lực địa lí – một biểu hiện của năng lực khoa học; khả năng định hướng nghề nghiệp. Để triển khai được những mục tiêu, đáp ứng được nội dung Chương trình giáo dục phổ thông 2018, SGK Lịch sử – Địa lí 8 cũng có sự đổi mới không chỉ trình bày kiến thức để HS dựa vào đó trả lời các câu hỏi GV nêu, mà còn được biên soạn theo hướng tạo điều kiện để GV tổ chức các hoạt động học tập giúp HS phát huy tính tự giác, tích cực, độc lập, khả năng tự khám phá, lĩnh hội kiến thức. Phương pháp dạy học của GV phải chuyển từ dạy học thông báo – liệt kê – mô tả đồng loạt truyền thống sang dạy học phát triển tư duy, sáng tạo, năng lực hành động của HS. Bên cạnh đó, PPDH cần đổi mới để đáp ứng các tiêu chí của tiêu chuẩn phát triển chuyên môn, nghiệp vụ đối với GV theo Nông tư số 20/2018/TT-BGDĐT về việc ban hành quy định Chuẩn nghề nghiệp GV cơ sở giáo dục phổ thông. Do đó, phương pháp dạy học phần Địa lí 8 cần định hướng một số yêu cầu cơ bản như sau: 35 a) Đổi mới theo hướng tích cực hoá hoạt động của HS: GV đóng vai trò là người hướng dẫn, khuyến khích, tạo môi trường học tập tích cực cho HS; HS tham gia học tập chủ động, tích cực các hoạt động học tập phù hợp với đặc điểm của học phần Địa lí 8, đặc điểm môi trường lớp học, tác động vào tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS, giúp HS học tập chủ động, khắc phục thói quen học tập bị động hiện nay. b) Đổi mới trong thiết kế kế hoạch bài học: theo hướng phát triển năng lực cho HS. Kế hoạch bài học cần được điều chỉnh cụ thể hơn so với giáo án truyền thống. Trong đó cần nêu rõ được mục tiêu của bài học: yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ của HS, được biểu đạt bằng những động từ có thể lượng hoá được; có sự chuẩn bị về phương tiện và phương pháp dạy học và trình bày rõ cách thức triển khai các hoạt động dạy học cụ thể, chú trọng hoạt động đánh giá của GV và tự đánh giá của HS. c) Đổi mới các hình thức, phương pháp tổ chức dạy học trên lớp: Đổi mới phương pháp dạy của GV, cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống, tăng cường các phương pháp dạy học tích cực hiện nay, phối hợp linh hoạt, hiệu quả giữa phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học tích cực. Tổ chức và hướng dẫn HS hoạt động và sử dụng các phương tiện dạy học Địa lí như tranh ảnh, bản đồ, bảng số liệu; tổ chức, hướng dẫn HS thu thập, xử lí thông tin trong SGK và trình bày lại vấn đề; tổ chức hoạt động của HS theo nhiều hình thức học tập khác nhau như nhóm, lớp, cá nhân, hoạt động thực hành, trải nghiệm, học trong lớp và trên thực địa,… hướng đến HS khám phá những điều được học và vận dụng được vào thực tế. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, bản đồ số, các ứng dụng mới, các website của chính phủ, các viện nghiên cứu để HS tiếp cận dễ dàng và cập nhật thường xuyên với nguồn tri thức Địa lí vô tận. d) Tăng cường các hoạt động trải nghiệm cho HS: Địa lí lớp 8 gắn với thực tiễn địa lí tự nhiên đất nước Việt Nam; vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các vấn đề về tự nhiên, môi trường tại địa phương, từ đó phát triển nhận thức, kĩ năng, hình thành phẩm chất, năng lực đặc thù và năng lực chung. e) Lưu ý tới đặc trưng về nội dung và phương pháp của môn học Địa lí: ví dụ phương pháp trực quan: cần sử dụng các phương tiện trực quan theo một quy trình hợp lí để có thể khai thác tối đa kiến thức từ các phương tiện trực quan, chuẩn bị hệ thống câu hỏi để dẫn dắt HS quan sát và tự khai thác kiến thức, GV tạo điều kiện cho HS sử dụng các công cụ của Địa lí học như: Atlat Địa lí, bản đồ, biểu đồ, lược đồ, sơ đồ, lắt cắt, mô hình, bảng số liệu, tranh ảnh,…; phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề: cần tạo ra các tình huống có vấn đề phù hợp với trình độ nhận thức của HS; phương pháp hợp tác theo nhóm nhỏ: không phải bài học nào cũng thích hợp cho tổ chức HS làm việc theo nhóm, cần lưu ý trách nhiệm của mỗi cá nhân trong nhóm. 36 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 (bộ sách Chân trời sáng tạo) Phương pháp thuyết trình: trước và trong khi thuyết trình, cần nêu lên vấn đề, tình huống hoặc câu hỏi có liên quan đến nội dung thuyết trình để kích thích tư duy, định hướng hoạt động cho HS; phương pháp đàm thoại cần tăng cường sử dụng đàm thoại gợi mở và nâng cao chất lượng của các câu hỏi. 3.2.2. Hướng dẫn và gợi ý phương pháp, hình thức tổ chức dạy học 3.2.2.1. Phương pháp dạy học trực quan Phương pháp dạy học trực quan là hệ thống các phương pháp cụ thể mà GV dùng khi sử dụng phương tiện trực quan nhằm xây dựng cho HS những biểu tượng về sự vật, hiện tượng, hình thành khái niệm thông qua sự tri giác trực tiếp bằng các giác quan của người học. Có thể chia làm hai loại: minh hoạ (sử dụng các đồ vật, tranh ảnh, bảng sơ đồ, âm thanh) và trình chiếu (dùng các thiết bị, máy móc để chiếu các phim ảnh, video, tranh vẽ, hình ảnh). Trực quan trong giảng dạy sẽ huy động được tối đa các giác quan của HS tham gia vào quá trình nhận thức. Phương tiện trực quan là tất cả những phương tiện được sử dụng trong quá trình dạy học giúp hình thành mục tiêu dạy học. Phương tiện trực quan trong học phần Địa lí 8 gồm nhiều loại như: bản đồ, sơ đồ, biểu đồ, lát cắt, mô hình, bảng số liệu, tranh ảnh,… Các phương tiện trực quan cần phải có màu sắc, tính thẩm mĩ, nêu bật được sự khác biệt, đủ lớn và đủ số lượng, hình ảnh chất lượng, có độ phân giải cao để HS quan sát rõ. Đối với Địa lí 8, nhiều phương tiện trực quan đặc biệt như bản đồ thể hiện tính đa chức năng, có thể sử dụng cho nhiều bài và chủ đề. GV sử dụng các phương tiện trực quan này để tổ chức hoạt động học tập nhằm hình thành các biểu tượng cụ thể về sự vật, hiện tượng Địa lí, hình thành các khái niệm Địa lí thông qua sự tri giác trực tiếp bằng các giác quan của HS. Nhờ vậy, HS có thể hình thành, nhận diện các khái niệm, giải thích các sự vật, hiện tượng Địa lí, các mối quan hệ nhân quả Địa lí một cách chính xác và đầy đủ. Tuy nhiên, GV cũng cần tính toán hợp lí số lượng phương tiện, không tham lam nhiều phương tiện làm kéo dài thời gian, ảnh hưởng đến hiệu quả của tiết học. Nghiên cứu về lĩnh hội và ghi nhớ của trẻ, người ta thống kê: Nếu chỉ nghe thì lĩnh hội được 20% thông tin, nếu chỉ nhìn thì lĩnh hội 30%, nếu phối hợp cả nghe, nhìn và hạnh động thì tiếp thu được 70%. Vì vậy, GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan kết hợp với các câu hỏi, tình huống vấn đề hoặc đàm thoại gợi mở sẽ giúp phát huy tích cực nhận thức của HS, tạo nên nguồn tri thức, phương tiện minh hoạ trực tiếp cho HS, giúp HS huy động nhiều giác quan, dễ nhớ, dễ hiểu, phát triển năng lực chú ý, năng lực quan sát, óc tò mò khám phá của HS, tuy nhiên phương tiện trực quan chỉ là phương tiện nhận thức, nếu lạm dụng sẽ dễ làm HS phân tán chú ý, thiếu tập trung chú ý vào bài học. Ví dụ yêu cầu HS quan sát liên tục các bản đồ, hình ảnh và không có những câu hỏi định hướng cụ thể, hệ thống các câu hỏi nhỏ, thiếu tính khái quát sẽ gây quá tải và giảm khả năng tư duy của HS. 37 Ví dụ: Bài 1. Đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Ở nội dung này, GV sẽ khai thác hai phương tiện trực quan là hai bản đồ: hình 1.1. Bản đồ Việt Nam và các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, năm 2021 và hình 1.2. Bản đồ hành chính Việt Nam, năm 2021, bảng thông tin các điểm cực trên phần đất liền Việt Nam. GV đặt câu hỏi theo hướng dẫn của SGK “1. Dựa vào hình 1.2 và thông tin trong bài, em hãy trình bày đặc điểm vị trí địa lí nước ta”. GV cũng có thể sử dụng các câu hỏi bổ trợ như “2. Cho biết khái quát vị trí của Việt Nam trên hình 1.1” hoặc các câu hỏi mở rộng “3. Hãy xác định: a) Vị trí tiếp giáp của Việt Nam; b) Toạ độ địa lí các điểm cực trên phần đất liền Việt Nam trên hình 1.2” để HS liên hệ, khai thác hiệu quả các phương tiện trực quan trong bài. HS có thể làm theo nhóm nhỏ hoặc cá nhân các câu hỏi này. Tuỳ vào mức độ câu hỏi mà GV có thể cho HS thảo luận nhóm 4-6 HS (câu hỏi 1), hoặc nêu nhận xét cá nhân (câu hỏi 2) hoặc thảo luận nhóm đôi (câu hỏi 3). GV kiểm tra mức độ hoàn thành nhiệm vụ và chất lượng bài tập qua phiếu thảo luận nhóm hoặc phần trình bày cá nhân. GV cũng có thể sử dụng kết hợp trò chơi: Nhóm nào có HS trả lời nhanh hơn, chính xác sẽ ghi điểm. Bài 2. Đặc điểm địa hình Với nội dung 1b) Địa hình được nâng lên tạo thành nhiều bậc, GV sẽ kết hợp khai thác hai phương tiện trực quan khác nhau gồm bản đồ và lát cắt địa hình: hình 2.2. Bản đồ địa hình Việt Nam và hình 2.3. Lát cắt địa hình từ Sa Pa đến Ianh Hoá. GV giúp HS khai thác hiệu quả lát cắt địa hình thông qua các câu hỏi định hướng như sau: “Dựa vào hình 2.2, em hãy: a) xác định hướng của lát cắt địa hình; b) Điểm đầu và điểm cuối của lát cắt” “Dựa vào hình 2.3, em hãy cho biết: a) Lát cắt địa hình đi qua những khu vực nào? b) Độ cao của lát cắt địa hình thay đổi như thế nào? c) Xác định độ cao của Phan-xi-păng, Phu Luông, dãy núi Tam Điệp” GV cũng có thể đặt một số câu hỏi mở rộng để HS vận dụng kiến thức của mình giải quyết vấn đề như: “Xác định khu vực núi cao, núi trung bình, núi thấp” hoặc “Chứng minh địa hình Việt Nam có tính phân bậc” HS có thể thảo luận nhóm đôi hoặc các nhóm nhỏ để thực hiện nhiệm vụ được phân công. Như vậy, qua hai ví dụ trên cho thấy phương pháp dạy học trực quan, sử dụng hệ thống kênh hình, bản đồ, lát cắt trong bài kết hợp với các câu hỏi định hướng, mở rộng sẽ giúp GV hướng dẫn HS khai thác tri thức hiệu quả, HS có thể tự quan sát, tư duy để rút ra các thông tin cần thiết. Các hình thức tổ chức có thể đa dạng từ hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm tạo không khí thi đua, hứng thú với HS. GV có thể kết hợp đồng thời một số hình ảnh bổ sung thêm cho tiết học phong phú. 3.2.2.2. Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề là phương pháp trong đó GV tạo ra những tình huống có vấn đề, điều khiển HS phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, 38 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 (bộ sách Chân trời sáng tạo) tích cực, chủ động, sáng tạo giải quyết vấn đề và thông qua đó chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được những mục đích học tập khác. Đặc trưng cơ bản của phương pháp này là “tình huống có vấn đề” vì tư duy chỉ xuất hiện khi gặp tình huống có vấn đề. Đối với học phần Địa lí 8, có nhiều nội dung bài học có thể áp dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó, dạy học giải quyết vấn đề giúp HS liên hệ được những kiến thức đã học và những kiến thức mới, phát triển năng lực sáng tạo và tư duy khoa học. Trong quá trình thực hiện phương pháp này, cần lưu ý một số điểm sau: – Yêu cầu về mức độ giải quyết vấn đề: năng lực giải quyết vấn đề phát triển ở HS gồm 4 thành tố, các mức độ của giải quyết vấn đề cũng khác nhau tuỳ theo yêu cầu của bài học, đặc điểm của HS và thực trạng của lớp học, cụ thể các bước là: Tìm hiểu – phát hiện vấn đề. Xác định – sắp xếp các thông tin liên quan đến vấn đề. Lập kế hoạch và thực hiện giải pháp. Đánh giá và phản ánh giải pháp. – Lựa chọn các vấn đề: các vấn đề GV đưa cho HS xử lí cần phù hợp với chủ đề bài học, phù hợp với trình độ nhận thức và gần gũi với đời sống của HS, vấn đề có thể diễn tả bằng nhiều hình thức khác nhau bằng kênh chữ và kênh hình, vấn đề phải chứa đựng nhiều mâu thuẫn cần phải giải quyết,… thường vấn đề bắt đầu với các câu hỏi “Giải thích”, “Tại sao”, “ Chứng minh”,… – Cách thức tổ chức HS giải quyết vấn đề: các nhóm HS có thể giải quyết cùng một vấn đề hoặc những vấn đề khác nhau tuỳ theo mục đích của hoạt động, số lượng nhóm và tình hình học tập cụ thể. HS cần xác định rõ vấn đề trước khi giải quyết vấn đề để tránh lạc hướng, do đó vai trò của GV rất quan trọng, là người đặt vấn đề và định hướng, điều chỉnh cho HS giải quyết đúng vấn đề thông qua các hệ thống câu hỏi định hướng, gợi mở cho HS, hoặc gợi ý, điều chỉnh phần thảo luận của HS đúng hướng cần giải quyết. Cách giải quyết của HS có thể giống và khác nhau, vì vậy GV cần có bước so sánh các cách giải quyết và lựa chọn được cách giải quyết tối ưu nhất. GV cũng là người rút kinh nghiệm cho HS trong giải quyết vấn đề, tình huống. 39 Ví dụ: Bài 13. Đặc điểm của sinh vật và vấn đề bảo tồn đa dang sinh học GV xác định mục tiêu “Chứng minh được tính cấp thiết của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam” để áp dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề. Bước 1. Xác định, nhận dạng vấn đề/ tình huống. GV dẫn dắt HS vào tình huống có vấn đề, sử dụng đoạn thông tin về Sao La trong trang 140/ SGK và một số hình ảnh về săn bắn động vật trái phép, chặt phá rừng bừa bãi, các cánh rừng cháy hoặc thu hẹp diện tích ở nước ta. Đặt vấn đề với HS thông qua một số câu hỏi gợi ý như sau: câu 1 “Chứng minh đa dạng sinh học ở nước ta đang bị suy giảm”, câu 2 “Tại sao đa dạng sinh học ở nước ta lại suy giảm?” câu 3 “Ieo em, cần thực hiện các biện pháp nào để bảo vệ đa dạng sinh học ở nước ta?” Bước 2. Lập kế hoạch giải quyết vấn đề. GV chia lớp thành các nhóm lớn: Số lượng các nhóm tuỳ thuộc vào số lượng HS trong lớp, trung bình mỗi nhóm có khoảng 6 – 7 HS. Yêu cầu HS thảo luận để giải quyết ba vấn đề GV vừa đặt ra. Phân chia cụ thể nhiệm vụ và nêu yêu cầu cho từng nhóm. Quy định thời gian cho mỗi nhóm. GV có thể sử dụng kết hợp kĩ thuật khăn trải bàn để phát huy. Bước 3. Giải quyết vấn đề. Các nhóm HS thu thập thông tin, thảo luận và mỗi cá nhân ghi những ý kiến của mình vào một góc của tờ A0, sau đó cả nhóm thảo luận và ghi các ý kiến thống nhất vào giữa tờ giấy. Bước 4. Kiểm tra, đánh giá. GV gọi ngẫu nhiên một số nhóm lên trình bày những ý kiến của mình về tình huống của mình. GV nhận xét và đánh giá phần trình bày của các nhóm. Ví dụ trên đã đặt ra trước HS các vấn đề nhận thức có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái HS đã biết (vấn đề suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta) và cái chưa biết (vì sao đa dạng sinh học ở nước ta lại suy giảm và cần phải thực hiện các biện pháp nào để bảo tồn đa dạng sinh học). HS được vào tình huống có vấn đề, kích thích HS tự lực, chủ động và có nhu cầu, mong muốn được giải quyết vấn đề. Phương án giải quyết vấn đề của HS mặc dù có thể khác nhau nhưng phương pháp này đã hình thành năng lực giải quyết vấn đề của HS. Trong phần Địa lí 8, có nhiều nội dung bài học có thể sử dụng phương pháp này như bài 10. Vấn đề: Lấy ví dụ chứng minh được tầm quan trọng của việc sử dụng tài nguyên nước ở một lưu vực sông, bài 12. Vấn đề: Chứng minh được tính cấp thiết của vấn đề chống thoái hoá đất,…. 3.2.2.3. Phương pháp dạy học hợp tác Phương pháp dạy học hợp tác hay còn gọi là phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ. HS được phân chia thành từng nhóm nhỏ riêng biệt, chịu trách nhiệm về một mục tiêu duy nhất, được thực hiện thông qua nhiệm vụ riêng biệt của từng người. Các hoạt động cá nhân riêng biệt sẽ được tổ chức 40 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 (bộ sách Chân trời sáng tạo) lại, liên kết hữu cơ với nhau nhằm thực hiện một mục tiêu chung. Phương pháp này giúp HS tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập, phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác, tự học, tự chủ cho HS. Dạy học hợp tác có các đặc điểm cơ bản sau: có sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm một cách tích cực, có sự tương tác trực tiếp đến thành công của nhau, tăng cường tinh thần trách nhiệm của cá nhân, tập thể, có kĩ năng giao tiếp trong nhóm, có sự rút kinh nghiệm trong nhóm. Trong quá trình thực hiện dạy học hợp tác học phần Địa lí, cần lưu ý một số điểm sau: – Xác định quy trình các bước tiến hành dạy học hợp tác: bước 1: xác định mục tiêu về kiến thức, năng lực, phẩm chất cần đạt; bước 2: chọn nội dung dạy học hợp tác; bước 3: thiết kế một tình huống cụ thể; bước 4: tổ chức thảo luận; bước 5: tổng kết và đánh giá. – Xác định nội dung cần tổ chức dạy học hợp tác: nhiệm vụ học tập phải đủ độ khó để HS suy nghĩ, tập trung thảo luận, những nội dung quá dễ thường gây tâm lí nhàm chán, chủ quan và không thu hút HS, bên cạnh đó nhiệm vụ cũng phải đảm bảo đáp ứng mục tiêu của bài học và không quá sức đối với trình độ và năng lực của HS. – Xác định kĩ thuật cho phương pháp dạy học hợp tác: có nhiều kĩ thuật dạy học hỗ trợ cho dạy học hợp tác hiện nay như “khăn trải bàn”, “công đoạn”, “mảnh ghép”, “trạm – phòng tranh”, “bể cá”,… GV cần dựa vào nội dung của bài học để lựa chọn kĩ thuật phù hợp. – Xây dựng được các câu hỏi định hướng và phân công nhiệm vụ cho HS thảo luận: trong khi giao nhiệm vụ, GV cần giải thích, hướng dẫn rõ ràng cho HS thông qua bộ câu hỏi định hướng, nhiệm vụ được giao phải phù hợp và phân công cụ thể để phát huy mọi sự tham gia của HS. – Nành lập nhóm hợp tác: có nhiều cách thành lập nhóm khác nhau, không nên áp dụng một cách duy nhất cho một năm học, có thể theo số điểm danh, biểu tượng, màu sắc, giới tính, vị trí ngồi của HS hoặc bốc thăm ngẫu nhiên, theo cùng lựa chọn,… quy mô nhóm có thể lớn hoặc nhỏ tuỳ nhiệm vụ, nhưng nhóm phù hợp thường từ 4 – 6 HS. Đối với lớp đông hoặc không gian nhỏ, cần chú ý hoạt động nhóm gây ồn ào, khi thảo luận ảnh hưởng tới lớp khác. – Quy định thời gian thảo luận: thời gian thảo luận giữa các nhóm có thể kéo dài, vì vậy, GV cần quy định thời gian để không lãng phí thời gian và yêu cầu HS tập trung cao độ cho nội dung thảo luận của mình. – Xây dựng thang đánh giá cụ thể, rõ ràng: GV cần quy định cụ thể cách đánh giá kết quả hoạt động của các nhóm, đồng thời ghi nhận được vai trò đóng góp của mỗi cá nhân trong nhóm. Các hình thức đánh giá có thể đa dạng dựa vào bảng phân công nhiệm vụ, bảng hỏi, sản phẩm thảo luận, bài trình bày của HS,… 41 Ví dụ: Bài 6. Đặc điểm khí hậu Ở mục 1. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. GV xác định nhiệm vụ học tập của HS là Trình bày được đặc điểm của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của Việt Nam, nội dung này phù hợp với hoạt động dạy học hợp tác, các nhóm HS thảo luận để giải quyết mục tiêu của bài học. Các hình thức dạy học hợp tác có thể đa dạng và linh hoạt tuỳ theo yêu cầu của bài học, cụ thể như sau: – Nội dung 1a. Tính chất nhiệt đới ẩm: + GV chia lớp làm các nhóm HS. Yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ học tập của GV giao. Để tăng tính hứng thú và hấp dẫn, GV có thể thiết kế nội dung hoạt động hợp tác này thành phần thi trò chơi “Ai nhanh hơn” giữa các nhóm. Nời gian để thực hiện nội dung hoạt động nhóm này là 15 phút. Cụ thể các bước như sau: Bước 1. GV chia HS thành các nhóm (số lượng nhóm tuỳ thuộc vào HS trong lớp). Đánh số thứ tự các thành viên trong mỗi nhóm. Yêu cầu các nhóm “Nêu những đặc điểm thể hiện tính chất nhiệt đới ẩm của khí hậu nước ta”. Nông báo thể lệ trò chơi. Bước 2. GV gọi ngẫu nhiên các nhóm và các số thứ tự HS của mỗi nhóm, yêu cầu nêu đặc điểm thể hiện tính chất nhiệt đới ẩm của khí hậu. GV sử dụng kèm theo các hình ảnh về khí hậu nhiệt đới để HS các nhóm đoán, giúp tăng độ hấp dẫn cho trò chơi. Nhóm nào có bạn trả lời nhanh hơn sẽ ghi điểm, câu trả lời có ý trùng nhau sẽ không được ghi điểm. Bước 3. GV nhận xét, tổng kết và mời 1 HS lên trình bày những đặc điểm của khí hậu nhiệt đới ở nước ta. – Nội dung 1b. Tính chất gió mùa: + Đối với nội dung này có hai mùa gió chính ở nước ta, GV lựa chọn sử dụng “kĩ thuật mảnh ghép” để HS cùng làm việc chung theo các nhóm. Quy định số thứ tự các thành viên trong nhóm từ 4 – 5 HS. Tuỳ vào số lượng HS mà phân công số lượng nhóm thực hiện các nhiệm vụ được giao, cụ thể như sau: Bước 1. GV phân công lớp thành 4 nhóm chẵn và 4 nhóm lẻ. Quy định số thứ tự các thành viên trong nhóm. GV yêu cầu các nhóm HS hoàn thành phiếu học tập về tính chất gió mùa ở nước ta: Nhóm chẵn: Gió mùa mùa đông; Nhóm lẻ: Gió mùa mùa hạ. Bước 2. Vòng 1: Mỗi HS trong nhóm chẵn, lẻ làm việc độc lập, ghi lại phần trình bày của mình và thảo luận cùng nhóm, Vòng 2: GV hình thành 8 nhóm mới từ HS của 8 nhóm nội dung trên gọi là các nhóm mảnh ghép. Bước 3. HS ở các nhóm mảnh ghép chia sẻ lần lượt những nội dung các nhóm đã thực hiện ở vòng 1 (bước 2). 42 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 (bộ sách Chân trời sáng tạo) Bước 4. Các nhóm mảnh ghép trình bày kết quả tìm hiểu của nhóm mình. Bước 5. GV bổ sung, chốt các nội dung và tuyên dương những nhóm trình bày tốt. Nông qua các ví dụ minh hoạ về vận dụng phương pháp dạy học hợp tác trên, GV đã thực hiện các cách thức tiến hành dạy học hợp tác kết hợp với kĩ thuật dạy học mảnh ghép, qua đó HS sẽ hình thành được năng lực tìm hiểu Địa lí, năng lực nhận thức và tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác nhóm và tự chủ, tự lĩnh hội kiến thức. 3.2.2.4. Phương pháp dạy học dự án Dạy học dự án là cách thức tổ chức dạy học trong đó HS thực hiện các nhiệm vụ phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu, trình bày. Dạy học dự án có ba đặc điểm quan trọng là định hướng thực tiễn, định hướng người học và định hướng sản phẩm. Trong quá trình thực hiện dạy học dự án học phần Địa lí, cần lưu ý một số điểm sau: – Dạy học dự án thường được tiến hành theo ba giai đoạn, cụ thể là: Giai đoạn chuẩn bị Giai đoạn thực hiện Giai đoạn báo cáo Đề xuất ý tưởng Chọn đề tài Chia nhóm, nhận nhiệm vụ Lập kế hoạch thực hiện – Dạy học dự án thường tốn nhiều thời gian, vì thế GV cần cân nhắc số lượng dự án thực hiện trong 1 năm học, thông thường chỉ nên tổ chức 1 – 2 dự án/ năm học. – Để tăng tính hiệu quả của dự án, GV cần xây dựng bộ câu hỏi định hướng giúp HS xác định được mục tiêu của sản phẩm dự án của mình, đồng thời dựa trên nội dung định hướng đó để phân công thực hiện nhiệm vụ cụ thể giữa các thành viên trong nhóm. – Cần kết hợp linh hoạt hoạt động này với thời gian học tập trên lớp và thời gian hoạt động ngoài lớp, ứng dụng công nghệ thông tin giúp tăng tính khả thi cho thực hiện dự án. – Các sản phẩm của hoạt động dự án đòi hỏi nhiều về đầu tư vật chất, tuy nhiên GV có thể linh động lựa chọn hình thức sản phẩm của HS tùy vào điều kiện cụ thể của trường học, gắn với thực tế địa phương. Ví dụ: Phần Địa lí lớp 8 có thể thực hiện được nhiều dự án do có nhiều nội dung khá tương đồng nhau, ví dụ có thể kết hợp các Bài 14: Vị trí địa lí biển Đông, các vùng biển Việt Nam; Bài 15: Đặc điểm tự nhiên, môi trường và tài nguyên vùng biển đảo Việt Nam; Chủ đề 2: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông 43 để thực hiện dự án “Tìm hiểu về đặc điểm và chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông”. Ngoài ra, có thể kết hợp các nội dung của các bài 4, bài 10, 12 và 13 thực hiện dự án về các vấn đề sử dụng tài nguyên của nước ta như: vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản, sử dụng tổng hợp nước ở một lưu vực sông, sử dụng hợp lí tài nguyên đất và bảo tồn đa dạng sinh học ở nước ta. Các dự án có thể được thực hiện gắn với các hoạt động trải nghiệm tại địa phương, HS có thể thể hiện sản phẩm của dự án qua nhiều hình thức như bài báo cáo, bài powerpoint, tờ rơi, tập truyện tranh, sơ đồ, các hình ảnh, video tư liệu,… 4. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ 4.1. Hướng dẫn chung Trong chương trình 2018 đã quy định: đánh giá kết quả giáo dục trong Chương trình môn Lịch sử và Địa lí phải bảo đảm các yêu cầu sau: – Mục tiêu đánh giá là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của Chương trình môn Lịch sử và Địa lí và sự tiến bộ của HS để hướng dẫn, điều chỉnh hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS. – Căn cứ đánh giá là yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực đặc thù lịch sử và địa lí được quy định trong Chương trình tổng thể và chương trình môn Lịch sử và Địa lí. – Bên cạnh nội dung lí thuyết, cần tăng cường đánh giá các kĩ năng của HS như: làm việc với bản đồ, Atlat, biểu đồ, sơ đồ, bảng số liệu, tranh ảnh, quan sát, thu thập, xử lí và hệ thống hoá thông tin, sử dụng các dụng cụ học tập ngoài trời, sử dụng công nghệ và thông tin truyền thông trong học tập,... Đánh giá khả năng vận dụng tri thức vào những tình huống cụ thể, không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức lịch sử hay địa lí làm trung tâm của việc đánh giá. – Đa dạng hoá các hình thức đánh giá, tăng cường đánh giá thường xuyên đối với tất cả HS bằng các hình thức khác nhau: đánh giá qua việc quan sát các hoạt động trên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập, sản phẩm học tập; đánh giá qua báo cáo kết quả thực hiện dự án học tập, báo cáo kết quả thực hành, bài thuyết trình về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Tạo điều kiện để HS được tham gia vào quá trình đánh giá kết quả giáo dục. 4.2. Một số gợi ý về hình thức và phương pháp kiểm tra, đánh giá năng lực 4.2.1. Đánh giá phần Lịch sử Ví dụ 1: – Vẽ sơ đồ tư duy trình bày một số thành tựu tiêu biểu về văn học và nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX. – Phương pháp đánh giá: đánh giá qua sản phẩm học tập. 44 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 (bộ sách Chân trời sáng tạo) – Công cụ đánh giá: rubrics. Tiêu chí Cần cải thiện (0 – 4,9) Khá (5,0 – 7,9) Tốt (7,9 – 10) Đầy đủ và chính xác về nội dung thông tin Không đủ các thông tin, các thông tin chưa được trình bày súc tích. Đủ các thông tin: (1) Văn học; (2) Âm nhạc; (3) Hội hoạ (gồm trường phái Hiện thực và trường phái Ấn tượng; nhưng chưa được trình bày súc tích. Đủ các thông tin, được trình bày súc tích, đủ ý chính. Tính đa dạng, phong phú của hình ảnh minh hoạ Sưu tầm được nhưng một số hình ảnh có chất lượng không tốt hoặc không đúng. Sưu tầm được hình ảnh các tác giả văn học, nhà soạn nhạc, hoạ sĩ,…, bìa tác phẩm văn học (được xuất bản tại Việt Nam hoặc trên thế giới), một số tranh vẽ thuộc trường phái Ấn tượng, Hiện thực. Hình ảnh sưu tầm có chất lượng cao; thể hiện được đặc trưng tính cách của nhà văn, nhà soạn nhạc, hoạ sĩ,… Các tranh được chọn có tính đại diện cho trường phái nghệ thuật. Tính thẩm mĩ Chưa thể hiện sự đa dạng cùa màu sắc (thể hiện ở các nhánh của sơ đồ tư duy), chưa thiết kế được bố cục. Sơ đồ tư duy khá đẹp, bố cục và màu sắc cân đối. Bố cục cân đối, màu sắc nổi bật; các hình ảnh minh hoạ được sắp xếp đúng vị trí, góp phần làm tăng giá trị biểu đạt của sơ đồ tư duy. Khả năng làm việc nhóm Không có bảng phân công; các thành viên không tham gia hoạt động nhóm hiệu quả. Có bảng phân công; phần đông thành viên nhóm tham gia hoạt động. Bảng phân công cụ thể, có thể được dùng để đánh giá mức độ tham gia làm việc nhóm; các thành viên tham gia nhiệt tình, hiệu quả, phối hợp tốt. 45 Ruyết minh Chỉ đọc lại những nội dung đã thể hiện trên sơ đồ tư duy. Trình bày khá hấp dẫn các thông tin của sơ đồ tư duy. Trình bày hấp dẫn, có tương tác với lớp; các thành viên hỗ trợ nhau trong quá trình thuyết minh. Ví dụ 2: – Các vùng đất thuộc phạm vi ảnh hưởng của Nhật Bản, bị Nhật Bản xâm lược, chiếm đóng trong những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX? – Phương pháp đánh giá: Kiểm tra viết. – Công cụ đánh giá: Bài kiểm tra (trắc nghiệm). 1. Nhật Bản chiếm đóng Lưu Cầu vào thời gian nào? A. 1872 – 1879. B. 1895. C. 1905. D. 1910. 2. Nhật Bản chiếm đóng Đài Loan vào thời gian nào? A. 1872 – 1879. B. 1895. C. 1905. D. 1910. 3. Nhật Bản chiếm đóng vùng Xa-kha-lin vào thời gian nào? A. 1872 – 1879. B. 1895 . C. 1905. D. 1910. 4. Nhật Bản chiếm đóng Triều Tiên vào thời gian nào? A. 1872 – 1879. B. 1895. C. 1905. D. 1910. 5. Năm 1905, các vùng đất bị Nhật Bản chiếm đóng là A. Sơn Đông, Triều Tiên. B. Mãn Châu quốc, Phúc Châu. C. Triều Tiên, Xa-kha-lin. D. Liêu Đông, Xa-kha-lin. 6. Năm 1914, các vùng đất bị Nhật Bản chiếm đóng là A. Sơn Đông. B. Triều Tiên. C. Mãn Châu quốc. D. Phúc Châu. 7. Khu vực ảnh hưởng của Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX gồm các vùng đất nào? A. Sơn Đông, Triều Tiên. B. Mãn Châu quốc, Phúc Châu. C. Triều Tiên, Xa-kha-lin. D. Liêu Đông, Xa-kha-lin. Ví dụ 3: – Các thông tin nào từ tư liệu 20.2 góp phần lí giải nguyên nhân liên quân Pháp – Tây Ban Nha thất bại tại mặt trận Đà Nẵng sau 5 tháng xâm lược (từ tháng 9 – 1858 46 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 (bộ sách Chân trời sáng tạo) đến tháng 2 – 1859)? – Phương pháp đánh giá: Đánh giá qua sản phẩm học tập. – Công cụ đánh giá: Bảng kiểm (Checklist). STT Tiêu chí Có/ không 1 HS có xác định được vị trí của “thành”, “đồn”, “luỹ”, “pháo đài”, “rào chắn trên sông” không? 2 HS có xác định được vị trí của “Pháo đài Định Hải”, “Nành Điện Hải”, “Vịnh Đà Nẵng”, “Cửa Đại” không? 3 HS nhận biết được tác dụng của hoạt động phòng của quân đội triều đình (thể hiện qua vị trí của “thành”, “đồn”, “luỹ”, “pháo đài”, “rào chắn trên sông”, “Pháo đài Định Hải”, “Nành Điện Hải”, “Vịnh Đà Nẵng”, “Cửa Đại”) đối với khả năng ngăn chặn hướng tiến quân của liên quân Pháp – Tây Ban Nha không? 4 HS có sử dụng được thông tin từ bản đồ để lí giải nguyên nhân liên quân Pháp – Tây Ban Nha thất bại tại mặt trận Đà Nẵng sau 5 tháng xâm lược (từ tháng 9 – 1858 đến tháng 2 – 1859) không? 4.2.2. Đánh giá phần Địa lí Ví dụ 1: Ở trang 123 SGK với câu hỏi luyện tập: Tìm ví dụ cụ thể về vai trò của hồ, đầm và nước ngầm đối với sản xuất và sinh hoạt ở nước ta. GV có thể tổ chức và đánh giá hoạt động học tập của HS như sau: + HS làm việc theo nhóm đôi để trả lời câu hỏi trong vòng 1 phút. Khi đó, GV sẽ dùng công cụ bảng kiểm để đánh giá câu trả lời của nhóm HS, bảng kiểm có thể thiết kế như sau: STT Tiêu chí Đạt Không đạt 1 Nội dung đầy đủ và chính xác. 2 Phong cách trình bày hợp lí. 3 Giọng nói rõ ràng. 4 Nời gian đúng quy định (1 phút). Ví dụ 2: Ở trang 150 SGK với nhiệm vụ học tập: Dựa vào hình 15.3 và thông tin trong bài, em hãy: – Xác định hướng chảy của dòng biển trong vùng biển nước ta. – Cho biết những đặc điểm chính của hải văn vùng biển Việt Nam. 47 GV có thể tổ chức và đánh giá hoạt động học tập của HS như sau: + HS làm việc theo nhóm để thực hiện Sơ đồ tư duy thể hiện đặc điểm hải văn vùng biển đảo Việt Nam. Khi đó, GV sẽ dùng phương pháp đánh giá sản phẩm học tập của HS, công cụ đánh giá là rubrics có thể thiết kế như sau: Mức độ Tiêu chí MỨC 1 (30 – 50) MỨC 2 (51 – 80) MỨC 3 (81 – 100) Nội dung sơ đồ tư duy (40%) Chưa đầy đủ, còn nhiều ý sai (12 – 20) Đầy đủ, còn một số ý sai (20,4 – 32) Đầy đủ, chính xác (32,4 – 40) Hình thức sơ đồ tư duy (30%) Dài dòng, không sử dụng từ khoá (9 – 15) Có sử dụng từ khoá nhưng thiết kế thiếu thẩm mĩ (15,3 – 24) Sử dụng đúng từ khoá, thiết kế thẩm mĩ, trực quan (24,3 – 30) Khả năng làm việc nhóm (20%) Không có bảng phân công, nhiều thành viên không làm (6 – 10) Có bảng phân công, vẫn còn thành viên không làm (10,2 – 16) Có bảng phân công, tất cả thành viên đều làm (16,2 – 20) Nời gian (10%) Quá thời gian quy định 3 – 5 phút (3 – 5) Vừa đúng thời gian (5,1 – 8) Sớm hơn thời gian quy định (8,1 – 10) 5. GIỚI THIỆU TÀI LIỆU BỔ TRỢ, NGUỒN TÀI NGUYÊN, HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ, THIẾT BỊ GIÁO DỤC 5.1. Giới thiệu, hướng dẫn sử dụng SGV SGV Lịch sử và Địa lí 8 đi kèm với sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 (bộ sách Chân trời sáng tạo) được tập thể tác giả biên soạn nhằm hỗ trợ cho giáo có thể thuận lợi hơn trong việc tổ chức, hướng dẫn HS chiếm lĩnh tri thức lịch sử và tri thức địa lí, giúp các em phát triển khả năng tự giải quyết những vấn đề được yêu cầu trong chương trình môn học. SGV được thiết kế theo cách liên kết từng nội dung bài học trong SGK với phần hướng dẫn, bao gồm các gợi ý cách thức tổ chức hoạt động và các phương án sử dụng khác nhau, giúp cho GV có thể linh hoạt lựa chọn và thiết kế hoạt động dạy học của mình. Nhiều nội dung gợi mở trong SGV có định hướng GV khai thác thêm các 48 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 (bộ sách Chân trời sáng tạo) tài liệu bổ trợ khác, đặc biệt là sách bài tập, thể hiện tính đồng bộ trong xây dựng tài liệu của tập thể tác giả. SGV được chia làm hai phần: Phần một: Hướng dẫn chung. Phần này giúp GV nắm vững ý tưởng biên soạn của SGK và giới thiệu những hỗ trợ căn bản mà GV sẽ nhận được để có thể chủ động thiết kế hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực. Phần 2: Hướng dẫn dạy học các bài cụ thể trên nguyên tắc gợi mở và giành quyền sáng tạo, chủ động cho GV. Phần này được chia thành hai mục tương ứng với hai phân môn Lịch sử và phân môn Địa lí. 5.2. Giới thiệu, hướng dẫn sử dụng sách bổ trợ, tham khảo Các nguồn tài nguyên sách bổ trợ, sách tham khảo đi kèm SGK Lịch sử và Địa lí 8 cũng được biên soạn dựa trên cấu trúc SGK với các chủ đề, bài học cụ thể, bám sát yêu cầu cần đạt của nội dung Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Các tài liệu này là phương tiện hỗ trợ hiệu quả cho GV trong việc biên soạn, thiết kế các phương án dạy học phù hợp, hướng đến rèn luyện năng lực, phẩm chất cho HS. Trước hết cần phải kể đến là sách bài tập phần Địa lí 8 (bộ sách Chân trời sáng tạo), tập thể tác giả biên soạn nhằm tạo điều kiện cho các em HS có thể luyện tập, củng cố và vận dụng nhiều hơn những kiến thức đã học trong môn Lịch sử và Địa lí 8. Cấu trúc sách bài tập được thiết kế phù hợp trình tự nội dung của SGK và được biên soạn với nhiều dạng thức khác nhau: từ trắc nghiệm nhiều lựa chọn, điền khuyết, ghép câu cho đến dạng câu tự luận, bài tập vẽ sơ đồ, biểu đồ,… SBT cũng khuyến khích HS đầu tư thời gian và công sức để thu thập, sưu tầm thêm những thông tin bổ ích nhằm làm rõ hơn những nội dung quan trọng trong SGK. Trong quá trình làm bài tập, HS có thể sử dụng kết hợp với những ngữ liệu từ SGK. Sách bài tập, sách tham khảo theo SGK Lịch sử và Địa lí 8 (bộ sách Chân trời sáng tạo) được kì vọng sẽ tiếp tục là công cụ ôn luyện kiến thức, rèn luyện kĩ năng thiết thực và hiệu quả cho HS. 5.3. Giới thiệu, hướng dẫn sử dụng, khai thác nguồn tài nguyên, học liệu điện tử, thiết bị dạy học Cùng với hệ thống SGK, SGV, sách bổ trợ, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Công ty cổ phần dịch vụ xuất bản giáo dục Gia Định xây dựng hệ thống nguồn tài nguyên sách và học liệu đi kèm SGK Lịch sử và Địa lí 8 (bộ Chân trời sáng tạo) như sau: – Bài tập Lịch sử và Địa lí 8. – Vở thực hành Lịch sử và Địa lí 8. – Câu hỏi và bài tập phát triển năng lực Địa lí 8. 49 – Tập tranh ảnh, bản đồ Lịch sử và Địa lí 8. – Phim minh hoạ tiết dạy tham khảo. GV, phụ huynh HS và HS có thể tìm mua sách và tài liệu dạy học môn Lịch sử và Địa lí 8 cho HS tại cửa hàng sách giáo dục trên toàn quốc. Ngoài ra, GV và phụ huynh cũng có thể tải các ebook, video clip tại kho tài liệu dạy học điện tử do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Công ty cổ phần xuất bản giáo dục Gia Định xây dựng. Cách thức tải các ebook, video clip tại kho học liệu dạy học điện tử được hướng dẫn chi tiết, cụ thể và rõ ràng trên website của công ty. Các thầy, cô có thể tham khảo tài nguyên trên trang: taphuan.nxbgd.vn, hanhtrangso.nxbgd.vn, www.chantroisangtao.vn 50 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 (bộ sách Chân trời sáng tạo) PHẦN HAI HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC MỘT SỐ DẠNG BÀI HỌC Trong cuốn sách này, phần Lịch sử có 6 chương với 23 bài. Còn phần Địa lí có 4 chương với 15 bài và 2 bài chủ đề chung. Các dạng bài cụ thể như sau: bài học tìm hiểu kiến thức, kĩ năng mới (15 bài) và bài thực hành (2 bài). 1. QUY TRÌNH THIẾT KẾ KẾ HOẠCH BÀI DẠY Căn cứ theo Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 – 12 – 2020 về hướng dẫn xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của trường theo Nông tư 32; dựa vào các tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng GV thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, có thể thiết kế kế hoạch bài dạy theo quy trình gồm 4 bước sau: Bước 1: Xác định mục tiêu bài dạy. Đối với CTGDPT mới, khi xây dựng kế hoạch bài dạy theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS, GV cần xác định mục tiêu dưới dạng các yêu cầu cần đạt, các năng lực và phẩm chất. GV xác định mục tiêu bài dạy dựa trên các căn cứ sau: – Yêu cầu cần đạt tương ứng của bài học quy định trong CTGDPT môn Lịch sử và Địa lí, ban hành kèm theo Nông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26-12-2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT; hoặc từ kết quả xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn). – Căn cứ vào đặc điểm của HS: Tuỳ vào mức độ năng lực của HS mà GV có thể nâng bậc nhận thức của mục tiêu lên những mức độ cao hơn. – Đặc điểm xây dựng nội dung kiến thức, vào phương tiện, thiết bị và hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học. Bước 2: Xác định chuỗi các hoạt động dạy học. Trên cơ sở mục tiêu và mạch nội dung dạy học, GV xác định chuỗi các hoạt động dạy học (thực chất là các hoạt động học của HS) để có phương án dạy học tổng thể. Đây là bước trung gian để làm cơ sở cho việc thiết kế các hoạt động học cụ thể trong bài dạy. Neo đó, đối với dạng bài hình thành kiến thức, kĩ năng mới, mỗi kế hoạch bài dạy được triển khai theo thành các hoạt động cụ thể gồm: Hoạt động khởi động; các hoạt động hình thành kiến thức, kĩ năng mới (khám phá); hoạt động luyện tập; hoạt động vận dụng. Đối với các dạng bài thực hành, các dạng bài này có cách thức, quy trình thực hiện khác nhau, tuy nhiên vẫn được triển khai theo các hoạt động cụ thể, đáp ứng yêu cầu của một bài thực hành: hoạt động khởi động, các hoạt động thực hành. 51 Bước 3: Phát triển các hoạt động dạy học cụ thể. Dựa trên chuỗi các hoạt động dạy học đã xây dựng, GV tiến hành phát triển các hoạt động dạy học cụ thể. Với mỗi hoạt động, trên cơ sở mục tiêu và các phác hoạ ban đầu ở bước trước đó, GV tiến hành cụ thể hoá và hoàn thành mô tả hoạt động. Mỗi hoạt động cần thể hiện được mục tiêu, nội dung, sản phẩm và tổ chức thực hiện. Tiến trình tổ chức hoạt động bao gồm các pha sau: Chuyển giao nhiệm vụ; Nực hiện nhiệm vụ; Báo cáo, thảo luận; Kết luận, nhận định. Quá trình này GV cần bám sát các bước của phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng. Bước 4: Kiểm tra, hoàn thiện kế hoạch bài dạy. Sau khi phát triển các hoạt động dạy học, GV tiến hành xem xét lại tất cả các phần để hoàn thiện kế hoạch bài dạy. Chẳng hạn, GV xem xét lại sự phù hợp giữa các mục tiêu và chuỗi các hoạt động dạy học, sự phù hợp giữa các phương pháp dạy học, phương tiện dạy học trong từng hoạt động, sự phù hợp của các phương án đánh giá, phân bổ thời gian cho các hoạt động, sự liên kết giữa các hoạt động trong kế hoạch dạy học, sự đa dạng của các hoạt động và phương án dự phòng trong những trường hợp cần thiết. 2. KẾ HOẠCH BÀI DẠY MINH HOẠ 2.1. Hướng dẫn thiết kế kế hoạch bài dạy dạng bài hình thành kiến thức, kĩ năng mới Dưới đây trình bày gợi ý để tổ chức dạng bài hình thành kiến thức, kĩ năng mới thông qua 4 hoạt động với những định hướng về phương pháp tiếp cận thông qua một ví dụ cụ thể: 2.1.1. Phần Lịch sử Bài 2. CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 1. Mục tiêu Phẩm chất, năng lực Yêu cầu cần đạt Mã số 1. Năng lực chung Giao tiếp và hợp tác Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm; đánh giá được khả năng của bản thân và tự nhận công việc phù hợp. 1 2. Năng lực lịch sử Tìm hiểu lịch sử Khai thác và sử dụng được thông tin, hình ảnh, tư liệu tìm hiểu về cách mạng công nghiệp. 2 52 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 (bộ sách Chân trời sáng tạo) Nhận thức và tư duy lịch sử Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp. 3 Nêu được những tác động quan trọng của cách mạng công nghiệp đối với sản xuất và đời sống. 4 Vận dụng Sưu tầm một số bức tranh, thông tin về đời sống của người lao động (lao động trẻ em) trong thời đại công nghiệp để thực hiện dự án học tập. 5 3. Phẩm chất Nhân ái Đồng cảm với thân phận của người lao động (đặc biệt là lao động phụ nữ và trẻ em) trong thời đại công nghiệp. 6 2. Riết bị dạy học và học liệu – Máy tính, máy chiếu. – Phiếu học tập (giấy A0), dụng cụ treo bản đồ, dán phiếu học tập, bút màu. – SGK và SGV Lịch sử và Địa lí 8 (phần Lịch sử) (bộ sách Chân trời sáng tạo). – Tranh vẽ, hình ảnh về lao động trẻ em trong thời đại công nghiệp, sinh hoạt của trẻ em Việt Nam hiện nay. 3. Tiến trình dạy học a) Hoạt động 1: Khởi động. – Mục tiêu: Sau khi tham gia hoạt động, HS sẽ nhận biết được yêu cầu cần đạt của bài học. – Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập. + Sử dụng phần Dẫn nhập trong SGK như sau: (làm toán và liên hệ với thực tế là một cách khởi động tốt dựa trên thông tin phần dẫn nhập cung cấp). + Khoảng cách từ Gla-xgâu (Glasgow) (thuộc vùng Xcốt-len (Scotland) của Anh ngày nay) đến Luân Đôn là 555 km. Hãy tính: (1) Trung bình một ngày một người sống vào năm 1775 (cuối thế kỉ XVIII) đi được bao nhiêu km? (2) Trung bình một ngày một người sống vào năm 1905 (đầu thế kỉ XX) đi được bao nhiêu km? (3) Trung bình một ngày một người sống vào năm 2020 (đầu thế kỉ XXI) đi được bao nhiêu km? 53 Bước 2. Nực hiện nhiệm vụ. HS thực hiện các phép tính. Bước 3. Báo cáo kết quả thực hiện. Bước 4. GV nhận xét, dẫn dắt vào bài học; nêu các yêu cầu cần đạt của bài học. Đó là một minh chứng cho sự tiến bộ của nhân loại bắt đầu từ những thành quả mà cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII – XIX mang lại. Vậy, cuộc cách mạng đó đạt được những thành tựu tiêu biểu nào? Đời sống sản xuất và xã hội đã thay đổi ra sao dưới tác động của nó? b) Hoạt động 2: >ành tựu của cách mạng công nghiệp. – Mục tiêu: (1), (2), (3). – Tổ chức thực hiện: Ghi chú: Do bài học này có áp dụng PPDH dự án nên hoạt động 2 sẽ kết hợp các yêu cầu của phần 1 với phần Luyện tập. Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập. GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ học tập. + Nhiệm vụ 1: Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện các thành tựu của cách mạng công nghiệp theo gợi ý. (Nhiệm vụ học tập này là sự kết hợp giữa yêu cầu “Nêu những thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp” của phần 1 và “Lập bảng thống kê các thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp” của phần Luyện tập) …………………… ………… ………… Nông nghiệp Truyền …………………… …………………… …………………… ……………… ……………… ………… ………… ………… ………… ………………… ………………… ………………… ………………… thông Giao thông Dệt Cách mạng công nghiệp Năng lượng ……………… ……………… ………………… ………………… ………………… 54 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 (bộ sách Chân trời sáng tạo) + Nhiệm vụ 2: Sau khi các nhóm HS hoàn thành việc vẽ sơ đồ tư duy, GV tổ chức thảo luận tại lớp 2 vấn đề sau: Vấn đề 1. “Từ việc quan sát hình 2.1 và hình 2.2, em hãy thảo luận cùng các bạn: Máy kéo sợi Gien-ni (Jenny) đã có cải tiến quan trọng gì?” Vấn đề 2. “Nếu chọn một thành tựu làm biểu tượng của cuộc cách mạng công nghiệp, em sẽ chọn thành tựu nào? Tại sao?” (Nhiệm vụ học tập này là sự kết hợp giữa yêu cầu “Từ việc quan sát hình 2.1 và hình 2.2, em hãy thảo luận cùng các bạn: Máy kéo sợi Gien-ni (Jenny) đã có cải tiến quan trọng gì?” của phần 1 và “Nếu chọn một thành tựu làm biểu tượng của cuộc Cách mạng công nghiệp, em sẽ chọn thành tựu nào? Tại sao?” của phần Luyện tập) Bước 2. Nực hiện nhiệm vụ. Các nhóm HS thực hiện vẽ sơ đồ tư duy; sau đó, thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV. Bước 3. Báo cáo, thảo luận. + Nhiệm vụ 1: Các nhóm HS báo cáo sản phẩm sơ đồ tư duy về các thành tựu của cách mạng công nghiệp. Nhánh chính Nhánh phụ Dệt Máy kéo sợi Gien-ni, máy dệt Ét-mơn Các-rai (Edmund Cartwright),... Nông nghiệp Máy tỉa hạt bông (1793), máy gặt cơ khí, tự động cắt và bó ngũ cốc (1831). Truyền thông Hệ thống điện tín sử dụng mã Moóc-xơ (Morse) (1838). Giao thông Tàu hoả, tàu thuỷ chạy bằng sức nước. Năng lượng Máy hơi nước, lò luyện gang, thép sử dụng động cơ hơi nước. + Nhiệm vụ 2: Vấn đề 1: “Từ việc quan sát hình 2.1 và hình 2.2, em hãy thảo luận cùng các bạn: Máy kéo sợi Gien-ni (Jenny) đã có cải tiến quan trọng gì?” Cải tiến quan trọng là: Số cọc suốt tăng lên. Số cọc suốt của máy kéo sợi Gien ni là 16 – 18 so với việc kéo sợi bằng tay chỉ có một cọc suốt. Từ sự cải tiến này, năng suất lao động khi sử dụng máy kéo sợi Gien-ni tăng: Lượng sợi tăng lên gấp 18 lần so với việc kéo sợi bằng tay. Vấn đề 2: “Nếu chọn một thành tựu làm biểu tượng của cuộc cách mạng công nghiệp, em sẽ chọn thành tựu nào? Tại sao?” GV tôn trọng ý kiến của HS và hướng dẫn HS cách lập luận, trình bày rõ ý kiến. 55 Bước 4. Kết luận, đánh giá. GV dựa vào các nội dung được trình bày ở bước 3 để đánh giá sản phẩm của HS. ❖ Công cụ đánh giá nhiệm vụ 1: Bảng kiểm Tiêu chí Có/ Không Đáp ứng các yêu cầu về kĩ thuật vẽ sơ đồ tư duy (màu sắc, phân nhánh,…). ? Lựa chọn và sắp xếp đúng thông tin từ SGK đối với từng lĩnh vực. ? Các thông tin được trình bày súc tích, ngắn gọn. ? ❖ Công cụ đánh giá nhiệm vụ 2: Bảng kiểm và thang đo. Vấn đề 1: Bảng kiểm. Tiêu chí Có/ Không HS xác định được cải tiến quan trong của máy kéo sợi Gien-ni. ? Vấn đề 2: + Bảng kiểm. Tiêu chí Có/ Không HS xác định được thành tựu làm biểu tượng của cuộc cách mạng công nghiệp. ? + Nang đo: HS tự đánh giá: Khoanh tròn mức độ đạt được khi thực hiện nhiệm vụ học tập. Tiêu chí Mức độ đạt được HS lí giải thuyết phục lí do chọn một thành thành tựu làm biểu tượng của cuộc cách mạng công nghiệp. (1) (2) (3) (4) (5) c) Hoạt động 3: Tác động của cách mạng công nghiệp đối với sản xuất và đời sống. – Mục tiêu: (1), (2), (4), (5), (6). – Tổ chức thực hiện: + Nhiệm vụ 1: Tác động của cách mạng công nghiệp đối với sản xuất và đời sống (HS thực hiện tại nhà. GV giao việc sau khi kết thúc tiết 1) 56 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 (bộ sách Chân trời sáng tạo) HS thực hiện phiếu học tập. PHIẾU HỌC TẬP Câu hỏi Trả lời 1. Cách mạng công nghiệp đã có những tác động tích cực nào đối với hoạt động sản xuất? ? 2. Cách mạng công nghiệp đã có những tác động tích cực nào đối với đời sống con người và sự phát triển xã hội? ? 3. Các tác động tiêu cực mà cuộc cách mạng công nghiệp mang đến cho đời sống con người là gì? ? – Dự kiến sản phẩm: PHIẾU HỌC TẬP Câu hỏi Trả lời 1. Cách mạng công nghiệp đã có những tác động tích cực nào đối với hoạt động sản xuất? – Núc đẩy hoạt động sản xuất. – Tăng năng suất lao động. 2. Cách mạng công nghiệp đã có những tác động tích cực nào đối với đời sống con người và sự phát triển xã hội? – Tạo ra nguồn của cải dồi dào trong xã hội. – Một số người trở nên giàu có (tầng lớp chủ xưởng,…). 3. Các tác động tiêu cực mà cuộc cách mạng công nghiệp mang đến cho đời sống con người là gì? – Người lao động bị bóc lột. – Lao động phụ nữ bị trả lương thấp. Đặc biệt, trẻ em cũng phải tham gia lao động và bị bóc lột nặng nề. + Nhiệm vụ 2: Dự án: Tuổi thơ hai thời đại. Hoạt động 3 sẽ kết hợp các yêu cầu của phần Vận dụng. Bước 1. Giai đoạn chuẩn bị. Giới thiệu dự án: Nời đại công nghiệp đã mở ra một vận hội mới trên hành trình của nhân loại, mang đến những chuyển biến tích cực trong mọi lĩnh vực của đời sống và sản xuất. Nhưng cũng không thể phủ nhận rằng, buổi bình minh của thời đại công nghiệp là quãng thời gian nghiệt ngã đối với người lao động, đặc biệt là lao động phụ nữ và trẻ em. 57 Trong dự án này, HS sẽ có dịp tìm hiểu về đời sống của những người bạn đồng trang lứa trong thời đại công nghiệp, so sánh với đời sống của chính mình và cộng đồng xung quanh để có sự đồng cảm với quá khứ và hình thành những ý tưởng phụng sự cộng đồng trong thời đại hôm nay. Bộ câu hỏi định hướng: Câu hỏi khái quát Lịch sử được kết nối với hiện tại như thế nào? Câu hỏi bài học Cách mạng công nghiệp đã có những tác động gì đối với đời sống của người lao động? Câu hỏi nội dung – Đời sống của lao động trẻ em trong thời đại công nghiệp ra sao? – Đời sống của trẻ em Việt Nam hiện nay ra sao? – Đời sống của trẻ em trong thời đại công nghiệp và trẻ em Việt Nam hiện nay có điểm gì giống và khác nhau? – Chúng ta cần làm gì để hỗ trợ các bạn HS còn gặp khó khăn? Bước 2. Nực hiện dự án. GV chia nhóm và phân công thực hiện: Nhóm 1, 2: Một tập hình và thuyết minh về vấn đề lao động trẻ em trong thời đại công nghiệp. Nhóm 3, 4: Một tập hình và thuyết minh về một số sinh hoạt của trẻ em Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở kết quả thực hiện của HS, GV tiếp tục giao nhiệm vụ: Nhóm 1, 3: Một bản báo cáo so sánh về sinh hoạt của trẻ em ở hai thời đại: Cách mạng công nghiệp và hiện nay. Nhóm 2, 4: Đề xuất một chương trình từ thiện (dự kiến) để hỗ trợ trẻ em, thiếu niên Việt Nam gặp khó khăn hiện nay (các bạn HS ở vùng núi phía Bắc, miền Trung bị lũ lụt hay vùng đồng bằng sông Cửu Long,…) Bước 3. Báo cáo dự án. (GV quyết định thời gian báo cáo dự án, có thể là trong tiết ôn tập). Sản phẩm: (1) Một tập hình và thuyết minh về vấn đề lao động trẻ em trong thời đại công nghiệp. (2) Một tập hình và thuyết minh về một số sinh hoạt của trẻ em Việt Nam hiện nay. (3) Một bản báo cáo so sánh về sinh hoạt của trẻ em ở hai thời đại: Cách mạng công nghiệp và hiện nay. 58 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 (bộ sách Chân trời sáng tạo) (4) Một chương trình từ thiện (dự kiến) để hỗ trợ trẻ em, thiếu niên Việt Nam gặp khó khăn hiện nay (các bạn HS ở vùng núi phía Bắc, miền Trung bị lũ lụt hay vùng đồng bằng sông Cửu Long,…) Bước 4. Đánh giá dự án. Công cụ đánh giá: Bảng kiểm. Bảng kiểm đánh giá sản phẩm 1, 2. Tiêu chí Có/ Không – HS lựa chọn hình ảnh đúng yêu cầu về thời gian: + Lao động trẻ em trong thời đại công nghiệp; + Sinh hoạt của trẻ em Việt Nam hiện nay (từ khoảng năm 2020 – 2023). ? Mỗi hình ảnh có 1 – 2 câu thuyết minh phù hợp. ? Tập hình gồm ít nhất 5 hình ảnh và 5 câu thuyết minh ngắn. ? Hình ảnh sinh hoạt của trẻ em Việt Nam hiện nay được lựa chọn đa dạng: trẻ em đi học, trẻ em vui chơi, trẻ em bỏ học, lao động (bị lao động bất hợp pháp hay xin ăn ở các ngã tư đường), trẻ em vùng núi, trung tâm mồ côi,… ? Bảng kiểm đánh giá sản phẩm 3. Tiêu chí Có/ Không – Nêu được điểm giống và khác nhau của đời sống trẻ em ở hai thời đại: + Giống nhau: Một số trẻ em bị lao động từ nhỏ + Khác nhau: Trẻ em là con của người lao động trong thời đại công nghiệp cũng phải lao động vất vả từ nhỏ để kiếm sống, không được đi học và không có “tuổi thơ”. Phần lớn trẻ em Việt Nam hiện nay được chăm sóc, đi học, vui chơi. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trẻ em, do hoàn cảnh khó khăn, cũng phải làm thuê hoặc lao động phụ giúp gia đình; bị buộc phải ăn xin ở các ngã tư đường; ở vùng núi, đi học còn khó khăn, ăn uống không đủ dinh dưỡng,… ? Mỗi luận điểm có dẫn chứng thích hợp từ các hình ảnh, thông tin sưu tầm được. ? 59 Bảng kiểm đánh giá sản phẩm 4. Tiêu chí Có/ Không Xác định được tên chương trình từ thiện. ? Xác định được đối tượng cụ thể, hoàn cảnh của thể mà chương trình từ thiện hướng tới. ? Lập được kế hoạch hành động phù hợp (quyên góp tập sách, quần áo, gây quỹ,…; thời gian, phương tiện để thực hiện được hoạt động từ thiện). ? d) Hoạt động 4: Luyện tập. Kết hợp thực hiện tại hoạt động 2. e) Hoạt động 5: Vận dụng. Kết hợp thực hiện tại hoạt động 3. * Kế hoạch bài dạy cách 2: Dựa trên ma trận và chương trình GDPT 2018. Hoạt động Mục tiêu Nội dung Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học Công cụ đánh giá NL chung NL lịch sử Phẩm chất Hoạt động 1 Khởi động Nhận biết được các yêu cầu cần đạt của bài học. Yêu cầu cần đạt của bài học. PPDH: khám phá. Bài tập. Hoạt động 2 1 2, 3 Các thành tựu của cách mạng công nghiệp. PPDH: hợp tác KTDH: sơ đồ tư duy. Bảng kiểm, Nang đo. Hoạt động 3 1 2, 4, 5 6 Tác động của Cách mạng công nghiệp đối với sản xuất và đời sống. PPDH: dạy học dựa trên dự án. Bài tập, Bảng kiểm. Hoạt động 4 Luyện tập Kết hợp với hoạt động 2. Hoạt động 5 Vận dụng Kết hợp với hoạt động 3. 60 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 (bộ sách Chân trời sáng tạo) 2.1.2. Phần Địa lí CHỦ ĐỀ 1. VĂN MINH CHÂU THỔ SÔNG HỒNG VÀ SÔNG CỬU LONG Hoạt động Hướng dẫn thiết kế dạng bài hình thành kiến thức, kĩ năng mới Khởi động – Mục tiêu của hoạt động khởi động là dẫn dắt HS vào bài học mới, tạo hứng thú, kích thích nhu cầu tìm tòi, khám phá bài học của HS. – GV cần giới thiệu yêu cầu cần đạt của bài trong mục “Mục tiêu bài học” để tạo cơ sở đánh giá cho mỗi hoạt động và xác định được nội dung mà HS cần đạt được sau mỗi bài học. – Có nhiều hình thức khởi động bài học. GV có thể sử dụng đoạn mở đầu trong SGK. Bên cạnh đó, GV có thể tham khảo các thông tin và hình thức khởi động khác trong SGV hoặc tạo các tình huống giúp HS hứng thú, lôi cuốn HS vào bài mới. Hoạt động này chiếm thời gian tương đối ngắn vì vậy GV cần lựa chọn nội dung khởi động thiết thực và có tính bao quát bài học; nên kết hợp các phương tiện dạy học trực quan thu hút HS như video, tranh ảnh; các hoạt động thu hút HS như trò chơi, đố vui với mức độ từ dễ đến khó,… Ví dụ minh hoạ: – GV có thể chọn một trong hai cách sau để khởi động bài học này: + Cách thứ nhất: GV sử dụng phần dẫn nhập của SGK. + Cách thứ hai: GV tổ chức trò chơi “Vượt chướng ngại vật”, xây dựng ô chữ với các câu hỏi gợi ý về đặc điểm châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Cửu Long. – GV giới thiệu cho học sinh về các mục tiêu bài học. Hoạt động Hướng dẫn thiết kế dạng bài hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hình thành kiến thức mới (khám phá) – Mục tiêu của hoạt động hình thành kiến thức mới là giúp HS hình thành kiến thức, kĩ năng, phẩm chất mới thông qua các hoạt động. Hoạt động này là hoạt động chính, quan trọng trong bài học, có vai trò và tác dụng làm cơ sở cho các hoạt động luyện tập và vận dụng, cũng như toàn bộ quá trình tiếp thu kiến thức của HS. – GV cần tổ chức các hoạt động hình thành kiến thức mới để HS tự chiếm lĩnh kiến thức, dựa trên: phân chia các đơn vị kiến thức trong bài, số tiết, thời gian, năng lực nhận thức của HS,… – Các hình thức tổ chức dạy học cần đa dạng (cá nhân, nhóm, lớp), khai thác phương tiện trực quan, áp dụng các kĩ thuật dạy học tích cực và tạo được hứng thú cho HS, tuy nhiên cần chú ý: không nên tổ chức quá nhiều hoạt động cho một nội dung vì tốn nhiều thời gian, gây mất tập trung; các hoạt động cần phù hợp với trình độ và tâm lí của HS lớp 8,… 61 – GV có thể sử dụng các câu hỏi trong SGK vì chúng có tính định hướng HS khai thác kiến thức đáp ứng mục tiêu của bài học. Ngoài ra, GV có thể tự thiết kế các câu hỏi và nhiệm vụ học tập, tuy nhiên cần chú ý: các câu hỏi, bài tập phải có tính logic, hệ thống, tạo cơ hội cho HS phát triển năng lực sáng tạo, tư duy phản biện; hạn chế các câu hỏi, bài tập chỉ cung cấp kiến thức đơn thuần, ít liên hệ thực tiễn, những câu hỏi trừu tượng, gây khó khăn cho HS; số lượng câu hỏi hợp lí không gây quá tải; các câu hỏi và hoạt động có tính kết nối, liền mạch với nhau;… – Mỗi hoạt động cần có đánh giá, nhận xét của GV để kiểm tra mức độ tiếp thu của HS. Các hình thức đánh giá có thể linh động, đánh giá của GV thông qua bảng kiểm, đánh giá giữa các thành viên trong nhóm, đánh giá giữa các nhóm HS và đánh giá của cả tập thể lớp,… Ví dụ minh hoạ: Chủ đề 1. Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long được xây dựng để dạy trong 4 tiết với 2 đơn vị kiến thức, kĩ năng mới. Vì vậy, GV có thể phân chia thành 2 hoạt động khám phá. Hoạt động khám phá 1. Hướng dẫn HS tìm hiểu “Châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Cửu Long” – Nời gian: 90 phút. – Hình thức dạy học: nhóm. – Phương pháp, kĩ thuật dạy học: làm việc nhóm, kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật phòng tranh. – Phương tiện dạy học: SGK. – Các bước tiến hành: Bước 1. GV chia HS thành 6 nhóm (số lượng nhóm tuỳ thuộc vào HS trong lớp). Đánh số thứ tự các thành viên trong mỗi nhóm. Phân công mỗi nhóm 1 chủ đề. Bước 2. HS làm việc theo nhóm, sau đó, các thành viên sẽ tạo thành nhóm mới theo hướng dẫn của GV (mỗi nhóm mới có đủ thành viên đại diện của nhóm trước đó). Nhóm mới thực hiện nhiệm vụ: Vẽ sơ đồ tư duy, hình ảnh và tóm tắt nội dung chính chủ đề của nhóm. Bước 3. Các nhóm “triễn lãm” và giới thiệu sản phẩm của nhóm cho thành viên nhóm khác (theo sự phân công của GV). Các nhóm đóng vai “khách tham quan” ghi chép thông tin và đặc câu hỏi. Bước 4. Các nhóm nhận xét, góp ý cho nhau. Bước 5. GV nhận xét, tổng kết. 62 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 (bộ sách Chân trời sáng tạo) Chủ đề làm việc nhóm bước 1: Chủ đề Nhóm Quá trình hình thành và phát triển châu thổ sông Hồng A1 Chế độ nước sông Hồng A2 Quá trình con người khai khẩn và cải tạo châu thổ, chế ngự sông Hồng A3 Chủ đề làm việc nhóm bước 2: Chủ đề Nhóm Quá trình hình thành và phát triển châu thổ sông Hồng C1 (Kết hợp thành viên đại diện đủ 3 nhóm A1, A2, A3) Chế độ nước sông Hồng Quá trình con người khai khẩn và cải tạo châu thổ, chế ngự sông Hồng Lưu ý: Chủ đề Nhóm Quá trình hình thành và phát triển châu thổ sông Cửu Long B1 Chế độ nước sông Cửu Long B2 Quá trình con người khai khẩn và cải tạo châu thổ, chế ngự sông Cửu Long B3 Chủ đề Nhóm Quá trình hình thành và phát triển châu thổ sông Cửu Long D1 (Kết hợp thành viên đại diện đủ 3 nhóm B1, B2, B3) Chế độ nước sông Cửu Long Quá trình con người khai khẩn và cải tạo châu thổ, chế ngự sông Cửu Long – Số nhóm ở bước 2 tuỳ thuộc vào sĩ số của lớp. – Điều kiện: số thành viên tối thiểu 3 HS. – Có đại diện đủ 3 nhóm ở bước 1. Hoạt động Hướng dẫn thiết kế dạng bài hình thành kiến thức, kĩ năng mới Luyện tập − Mục tiêu của hoạt động Luyện tập là giúp HS luyện tập, củng cố, thực hành những kiến thức, kĩ năng vừa lĩnh hội được thông qua các hoạt động như trình bày, luyện tập, bài tập/ nhiệm vụ cụ thể. − GV có thể sử dụng các câu hỏi luyện tập trong SGK, bên cạnh đó nên phát huy vai trò chủ động, tự lực của học sinh khi tổ chức hoạt động học; cần chú ý ưu tiên các hoạt động học tập nhóm, thực hành, luyện tập; xác định những kiến thức trọng tâm hoặc các kĩ năng quan trọng cần được rèn luyện; các câu hỏi ở phần luyện tập có mục đích rèn luyện – khác với câu hỏi ở hoạt động hình thành kiến thức,… GV cần đánh giá kết quả luyện tập của HS hoặc để các nhóm HS nhận xét, bổ sung cho nhau. 63 Ví dụ minh hoạ: Chủ đề 1. Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long có hai câu hỏi luyện tập so sánh. Hướng dẫn gợi ý GV có thể tổ chức các hoạt động cặp đôi (Nink – pair – share) hoặc nhóm (trò chơi rung chuông vàng). Hai hoạt động luyện tập cụ thể như sau: Câu 1: – Nời gian: 25 phút. – Hình thức dạy học: nhóm 2 HS (cặp đôi). – Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Nink – Pair – Share. – Phương tiện dạy học: SGK. – Các bước tiến hành: Bước 1. GV giao nhiệm vụ cho mỗi HS 1 chủ đề. Bước 2. HS “suy nghĩ” về chủ đề được phân công. Bước 3. HS tìm bất kì một bạn trong lớp có cùng chủ đề đề “Chia sẻ”. Bước 4. Đại diện 1 số cặp trình bày kết quả chung về chủ đề của nhóm. Bước 5. GV nhận xét, bổ sung và đặt câu hỏi phụ cho các nhóm. Các chủ đề: So sánh châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Cửu Long về: 1. Quá trình hình thành, phát triển châu thổ. 2. Chế độ nước sông Hồng và chế độ nước sông cửu Long. 3. Quá trình con người khai khẩn và cải tạo châu thổ, chế ngự sông Hồng và sông Cửu Long. Câu 2: – Nời gian: 15 phút. – Hình thức dạy học: nhóm. – Phương pháp, kĩ thuật dạy học: “Rung chuông vàng”. – Phương tiện dạy học: máy tính, máy chiếu hoặc ti vi. – Các bước tiến hành: Bước 1. GV đưa các câu hỏi về quá trình hình thành và phát triển châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long, chế độ nước sông Hồng và sông Cửu Long, quá trình con người khai khẩn và cải tạo châu thổ, chế ngự sông Hồng và sông Cửu Long. Các câu hỏi trắc nghiệm có thể tham khảo sách bài tập. Bước 2. Các nhóm trả lời. Bước 3. GV đánh giá, cho điểm. 64 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 (bộ sách Chân trời sáng tạo) Hoạt động Hướng dẫn thiết kế dạng bài hình thành kiến thức, kĩ năng mới Vận dụng − Mục tiêu của hoạt động Vận dụng là giúp HS vận dụng, áp dụng kiến thức, kĩ năng đã lĩnh hội ở bài học để vận dụng vào các tình huống học tập mới, giải quyết các vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế, góp phần hình thành năng lực học tập ngoài trường học,… Vì vậy, hoạt động này có thể tiến hành ở lớp hoặc ngoài giờ lên lớp. – Tương tự như hoạt động luyện tập, hoạt động này đề cao vai trò chủ động, tích cực của HS, vì vậy GV có nên sử dụng các phương pháp dạy học tình huống, dạy học giải quyết vấn đề, các phương pháp học tập nhóm hoặc tự học. – GV có thể tham khảo các nội dung Vận dụng trong SGV để gợi ý các hướng thực hiện cho HS. Ví dụ minh hoạ: – Nời gian: 5 phút. – Hình thức dạy học: cá nhân, ở nhà. – Phương pháp, kĩ thuật dạy học: tự học (sưu tầm tài liệu và viết đoạn văn). – Phương tiện dạy học: một số hình ảnh minh hoạ. Bước 1. Giao nhiệm vụ, hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ trong SGK (trang 99). Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. Bước 3. HS có thể nộp sản phẩm cho GV và chia sẻ với các bạn bằng các phương tiện trực tuyến. Bước 4. GV đánh giá, nhận xét sản phẩm của HS. 2.2. Hướng dẫn thiết kế kế hoạch bài dạy dạng bài thực hành Nội dung Địa lí 8 có 2 bài thực hành, bao gồm: bài 5 (chương 1) và bài 7 (chương 2). Nông qua các bài thực hành, HS không chỉ rèn luyện các kiến thức đã tiếp thu ở các bài học, mà còn rèn luyện được phát triển các kĩ năng, trình bày kiến thức của mình. Mỗi bài thực hành có cấu trúc, quy trình thực hiện khác nhau. Đối với bài 5, HS rèn luyện được kĩ năng đọc bản đồ, xác định phân bố của một số loại khoáng sản, nhận xét được đặc điểm phân bố. Đối với bài 7, HS được rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa, kĩ năng phân tích biểu đồ. Dưới đây trình bày gợi ý để tổ chức dạng bài thực hành Bài 7. Vẽ và phân tích biểu đồ khí hậu với các hoạt động cụ thể như sau: 65 Hoạt động Hướng dẫn thiết kế dạng bài hình thành kiến thức, kĩ năng mới Khởi động – Mục tiêu của hoạt động khởi động để tạo hứng thú cho HS thay vì chỉ một vài câu dẫn dắt vào bài thực hành. – GV cần xác định yêu cầu cần đạt của bài thực hành trong mục “Mục tiêu bài học”. – Việc thiết kế các hoạt động khởi động cho dạng bài này cần chú ý tới mạch kiến thức của các bài học trước, nhắc lại và kiểm tra khả năng của HS, đồng thời cần gắn với mục tiêu yêu cầu của bài học,… Ví dụ minh hoạ: – GV sử dụng biểu đồ khí hậu tại một địa điểm bất kì, yêu cầu HS nhận xét các đặc điểm của một biểu đồ khí hậu gồm có những yếu tố cụ thể nào. Ví dụ: Biểu đồ khí hậu của trạm Bret (Brest), Pháp (là biểu đồ mà HS đã học ở lớp 7). – GV giới thiệu cho học sinh về các mục tiêu bài học, tức là những yêu cầu cần đạt được nêu trong mục: “Mục tiêu bài học:” Hoạt động Hướng dẫn thiết kế dạng bài hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động thực hành – GV và HS cần có sự chuẩn bị cho bài thực hành, đây là khâu quan trọng để mang lại thành công cho bài dạy thực hành. HS khi chuẩn bị trước tư liệu đã tiếp cận và hình dung được nhiệm vụ của mình cần thực hiện trong bài thực hành. 66 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 (bộ sách Chân trời sáng tạo) – Hoạt động thực hành chung cả lớp cần chú ý xác định được vấn đề thực hành, các nhiệm vụ học tập, các phương pháp cụ thể (ưu tiên phương pháp hoạt động nhóm, lớp): khăn trải bàn, mảnh ghép, công đoạn,… – Cần phân chia rõ ràng các nhiệm vụ học tập trong tiết thực hành, các nhóm HS và cá nhân cần chủ động, tích cực tham gia thực hiện. GV đóng vai trò là người hướng dẫn và giúp đỡ. GV cần đánh giá kết quả thực hành của HS hoặc để các nhóm HS nhận xét, bổ sung cho nhau. Ví dụ minh hoạ: Bài 7. Vẽ và phân tích biểu đồ khí hậu có hai hoạt động chính như sau: Hoạt động 1. Hướng dẫn HS rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ khí hậu – Nời gian: 20 phút. – Hình thức dạy học: nhóm đôi HS. – Phương pháp, kĩ thuật dạy học: hoạt động nhóm. – Phương tiện dạy học: SGK, bút chì, màu, thước kẻ. – Các bước tiến hành: Bước 1. GV chia HS thành các nhóm đôi (số lượng nhóm tuỳ thuộc vào HS trong lớp). GV cho các nhóm HS lựa chọn mỗi nhóm sẽ thực hiện vẽ một trạm khí tượng Hà Đông (Hà Nội), hoặc Huế (Nừa Niên Huế), hoặc Tân Sơn Nhất (Nành phố Hồ Chí Minh). GV có thể làm thăm ghi tên các trạm để tăng tính sôi động cho không khí lớp học. Bước 2. Các nhóm HS thực hiện vẽ biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của trạm khí tượng mà mình lựa chọn (hoặc bốc thăm). Bước 3. Đại diện một số nhóm HS trình bày kết quả của mình. Bước 4. GV nhận xét, rút kinh nghiệm cho HS. Hoạt động này cũng là một cách đánh giá nội dung kiến thức mục I. Hoạt động 2. Hướng dẫn HS phân tích biểu đồ khí hậu – Nời gian: 15 phút. – Hình thức dạy học: nhóm HS. – Phương pháp, kĩ thuật dạy học: hoạt động nhóm, HS hoàn thành các yêu cầu phân tích các biểu đồ khí hậu. – Phương tiện dạy học: hình 6.1 Bản đồ khí hậu Việt Nam, bảng thông tin nhiệt độ và lượng mưa. – Các bước tiến hành: 67 Bước 1. GV và cả lớp xác định vị trí các địa điểm các trạm khí tượng Hà Nội, Huế, Nành phố Hồ Chí Minh trên hình 6.1. Bước 2. GV yêu cầu các nhóm đôi vẽ biểu đồ khí hậu ở hoạt động 1 phân tích các thông tin về nhiệt độ và lượng mưa của các biểu đồ khí hậu ở các trạm khí tượng Hà Đông hoặc Huế hoặc Tân Sơn Nhất. GV gợi ý cho HS về biên độ nhiệt năm là chênh lệch giữa nhiệt độ tháng cao nhất và tháng thấp nhất, cách tính nhiệt độ trung bình năm, tổng lượng mưa trung bình năm. Bước 3. GV gọi các nhóm hoàn thành nhanh nhất lên điền các thông tin trong bảng. Trạm Nhiệt độ Lượng mưa Náng cao nhất Náng thấp nhất Biên độ nhiệt năm Nhiệt độ trung bình năm Náng cao nhất Náng thấp nhất Náng có lượng mưa ≥ 100 mm Náng có lượng mưa < 100 mm Tổng lượng mưa trung bình năm Hà Đông Huế Tân Sơn Nhất Bước 4. Các nhóm còn lại nhận xét, góp ý, GV chuẩn xác. Lưu ý: GV dựa vào biểu đồ HS vừa vẽ, yêu cầu HS: + So sánh nhiệt độ trung bình năm, biên độ nhiệt và lượng mưa ở ba trạm khí tượng. + Mùa mưa ở ba trạm khí tượng khác nhau như thế nào? 68 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 (bộ sách Chân trời sáng tạo) PHẦN BA CÁC NỘI DUNG KHÁC 1. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SGV SGV Lịch sử và Địa lí 8 gồm có hai phần: Phần Lịch sử và Phần Địa lí. Cấu trúc chung gồm: Phần 1: Giới thiệu chung Phần 2: Hướng dẫn cách thức tổ chức các bài học theo từng chương, từng chủ đề trong bài Trong phần 1: Giới thiệu chung là các nội dung như: mục tiêu môn học của Lịch sử và Địa lí được thể hiện bằng các mô tả chi tiết, giới thiệu tổng quan về SGK Lịch sử và Địa lí 8 (quan điểm biên soạn sách, những điểm mới, nội dung giáo dục); cấu trúc của sách và cấu trúc của bài học; những gợi ý về các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học môn Lịch sử – Địa lí. Vì vậy, các kế hoạch dạy học ở các bài Lịch sử và Địa lí sẽ được triển khai theo cách thức tương đồng nhau, đáp ứng được yêu cầu chung. Trong phần 2: Hướng dẫn cách thức tổ chức các bài học theo từng chủ đề trong SGK Lịch sử và Địa lí 8, cấu trúc bài học ở phần 1 được thiết kế cụ thể hoá trong từng bài học. Mỗi bài có các nội dung hoạt động như: hoạt động khởi động, hoạt động khám phá kiến thức, hoạt động luyện tập và hoạt động vận dụng. Các hoạt động dạy học được thể hiện cụ thể với các bảng nhúng với SGK để thuận tiện cho GV theo dõi. Ngoài ra, các tác giả còn hướng dẫn chi tiết và cụ thể về thời gian, sản phẩm, các phương pháp thực hiện, các bước tiến hành cho từng hoạt động dạy học, gợi ý các câu hỏi định hướng, chuẩn bị các phiếu học tập, các bảng hỏi hoặc bổ trợ các thông tin khó và cần thiết cho GV tham khảo. Các hoạt động được thể hiện cụ thể với mỗi hoạt động có ít nhất một phương án tổ chức. Bên cạnh đó, để đa dạng hoá các hình thức dạy học, một số nội dung được thiết kế với nhiều phương án để GV lựa chọn. SGV cũng như SGK được Bộ giáo dục Đào tạo thẩm định và ban hành, các hướng dẫn trong SGV Lịch sử và Địa lí 8 nhằm mục tiêu hỗ trợ GV thực hiện được những mục tiêu, cách thức tổ chức bài học, từ đó triển khai các hoạt động dạy học phù hợp với từng nội dung bài học. Để sử dụng hiệu quả SGV, cần lưu ý một số điểm sau: Nứ nhất, GV cần chú ý nội dung “Kết nối với chương trình” trong đó có những mục tiêu cụ thể của bài học mà GV cần đạt được, từ đó GV có thể định hướng, xây dựng những cách thức triển khai nội dung bài học một cách hiệu quả và đáp ứng mục tiêu của bài học. 69 Nứ hai, SGV Lịch sử và Địa lí được biên soạn cho GV chung cả nước, cách thức tổ chức các bài học theo từng chủ đề, bài trong sách biên soạn theo hướng lựa chọn các phương pháp khái quát. Vì vậy, SGV chỉ mang tính định hướng, gợi ý, không minh hoạ cụ thể cho từng điều kiện, môi trường giáo dục cụ thể. GV cần kết hợp với điều kiện tổ chức của trường học, đặc điểm tâm sinh lí và khả năng nhận thức của HS, điều kiện cơ sở vật chất của địa phương để điều chỉnh, bổ sung hoặc thiết kế phương án cho phù hợp. Nứ ba, các phương án tổ chức cho từng hoạt động dạy học trong SGV khá đa dạng, thời gian và gợi ý về sản phẩm dạy học cụ thể, tuy nhiên GV có thể linh động thay đổi cách thức tổ chức hoạt động, thời gian và có những yêu cầu khác về sản phẩm dạy học, tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng trường. Nứ tư, ở mỗi bài học đều có số tiết dạy cụ thể, tuy nhiên GV có thể điều chỉnh số tiết theo phân phối chương trình và kế hoạch dạy học của trường mình, theo PPDH của cá nhân để phân phối lại số tiết vừa đảm bảo về mục tiêu của bài học, vừa đáp ứng linh hoạt được yêu cầu thực tế. Nứ năm, các phương pháp, kĩ thuật dạy học sử dụng trong các bài học đều có cách thức tiến hành với các bước hướng dẫn, tuy nhiên trong quá trình thực hiện, để GV có thể hiểu rõ và thực hiện đúng, chính xác về cách thức thực hiện các PPDH tích cực, GV có thể tham khảo ở phần 1 – Giới thiệu chung có khái quát các PPDH trên. 2. HƯỚNG DẪN KHAI THÁC, SỬ DỤNG NGUỒN TÀI NGUYÊN SÁCH, THIẾT BỊ GIÁO DỤC, HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ CỦA NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM 2.1. Nguồn tài nguyên sách, thiết bị và học liệu điện tử Cùng với hệ thống SGK, SGV, SBT, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Công ty cổ phần dịch vụ xuất bản giáo dục Gia Định xây dựng hệ thống nguồn tài nguyên sách và học liệu đi kèm SGK Lịch sử và Địa lí 8 (bộ sách Chân trời sáng tạo) như sau: – Vở thực hành Lịch sử và Địa lí 8. – Tập bản đồ, tranh ảnh Lịch sử và Địa lí 8. – Phim minh hoạ tiết dạy tham khảo. Các nguồn tài nguyên sách bổ trợ, sách tham khảo đi kèm SGK Lịch sử và Địa lí 8 này cũng được biên soạn dựa trên cấu trúc SGK với các chủ đề, bài học cụ thể, bám sát yêu cầu cần đạt của nội dung Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Các tài liệu này là phương tiện hỗ trợ hiệu quả cho GV trong việc biên soạn, thiết kế các phương án dạy học phù hợp, hướng đến rèn luyện năng lực, phẩm chất cho HS. Sách bài tập, sách tham khảo được biên soạn nhằm hỗ trợ SGK Lịch sử và Địa lí 8 với các nội dung bám sát với các chuyên đề, bài học. Các câu hỏi, các dạng bài tập trong sách bài tập, sách tham khảo có mức độ từ đơn giản đến vận dụng, các dạng 70 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 (bộ sách Chân trời sáng tạo) bài đa dạng như: câu hỏi trắc nghiệm, điền khuyết, ghép nối, lựa chọn câu đúng, sai, phân tích, vẽ sơ đồ,…Nội dung của các bài tập, các câu hỏi được thiết kế dựa trên những nội dung kiến thức, hình ảnh trong SGK, giúp HS có thể rèn luyện, khắc sâu kiến thức của mình. Một số dạng bài tập giúp HS tiếp cận, giải đáp được với các bài trong phần Luyện tập và Vận dụng trong SGK dễ dàng hơn. 2.2. Một số cách hướng dẫn khai thác và sử dụng GV, phụ huynh HS và HS có thể tìm mua sách và tài liệu dạy học môn Lịch sử và Địa lí 8 cho HS tại cửa hàng sách giáo dục trên toàn quốc. GV, phụ huynh cũng có thể tải các ebook, video clip tại kho tài liệu dạy học điện tử do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Công ty Cổ phần xuất bản giáo dục Gia Định xây dựng. Cách thức tải các ebook, video clip tại kho học liệu dạy học điện tử được hướng dẫn chi tiết, cụ thể và rõ ràng trên website của công ty. GV có thể tham khảo tài nguyên trên trang: taphuan.nxbgd.vn, hanhtrangso.nxbgd.vn, www.chantroisangtao.vn 71 Chịu trách nhiệm xuất bản: Tổng Giám đốc HOÀNG LÊ BÁCH Chịu trách nhiệm nội dung: Tổng biên tâp PHAM VINH THÁI Biên tâp nội dung: NGUYỄN NGỌC THANH – ĐỖ XUÂN GIANG Thiết kế sách: NGUYỄN THỊ THÁI CHÂU Trình bày bìa: NGUYỄN MANH HÙNG Sửa bản in: NGUYỄN NGỌC THANH – ĐỖ XUÂN GIANG Chế bản: CôNG TY Cô PHâN dỊCH Vu XUâT BaN GIÁO duC GIA ĐỊNH Địa chỉ sách điện tử và tâp huấn qua mạng - Sách điện tử: nxbgd.vn/sachdientu - Tâp huấn online: nxbgd.vn/taphuan Bản quyền thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 72 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 (bộ sách Chân trời sáng tạo) TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ LỚP 8 (BỘ SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO) Mã số: In………bản, (QĐ in số….) Khổ 19x26,5 cm. Đơn vị in:…………………….. Cơ sở in:……………………… Số ĐKXB: Số QĐXB:......... ngày …. tháng…. năm 20 ... In xong và nộp lưu chiểu tháng ….năm 20…. Mã số ISBN: U TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 T H I Ệ TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN TOÁN LỚP 8 TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT LỚP 8 I TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN ÂM NHẠC LỚP 8 Ớ TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 8 NG GI TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 8 TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN TIN HỌC LỚP 8 TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN MĨ THUẬT LỚP 8 (bản 2) Ọ TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN TIẾNG ANH LỚP 8 R TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 8 T TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP LỚP 8 (bản 2)R  N TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 8 T Sách không bán