🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Tài Liệu Bồi Dưỡng Giáo Viên Sử Dụng Sách Giáo Khoa Môn Lịch Sử Và Địa Lí Lớp 4 Bộ Sách Chân Trời Sáng Tạo
Ebooks
Nhóm Zalo
NGUYỄN TRÀ MY – PHẠM ĐỖ VĂN TRUNG
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA môn
BỘ SÁCH CHÂNTRỜI SÁNGTẠO (Tài liệu lưu hành nội bộ)
LỚP 4
NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM
NGUYỄN TRÀ MY – PHẠM ĐỖ VĂN TRUNG
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA môn
(Tài liệu lưu hành nội bộ)LỚP 4BỘ SÁCH CHÂNTRỜI SÁNGTẠO
NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM
2
Mục lục
LỜI NÓI ĐẦU .............................................................................................................................. 3
PHẦN MỘT: HƯỚNG DẪN CHUNG ............................................................. 4 1. MỤC TIÊU MÔN HỌC .......................................................................................................... 4
2. YÊU CẦU CẦN ĐẠT .............................................................................................................. 4 3. QUAN ĐIỂM BIÊN SOẠN SÁCH ...................................................................................... 6 4. CẤU TRÚC SÁCH VÀ CẤU TRÚC BÀI HỌC ............................................................... 7
5. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 4......................................................................................................................................... 9
6. ĐÁNH GIÁ TRONG TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 4 ...............15
PHẦN HAI: HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC DẠY HỌC MỘT SỐ NỘI DUNG ................................................................................................................................ 17
1. CHỦ ĐỀ THIÊN NHIÊN CỦA VÙNG............................................................................... 17 2. CHỦ ĐỀ DÂN CƯ VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT ..................................................... 20 3. CHỦ ĐỀ MỘT SỐ NÉT VĂN HOÁ, LỊCH SỬ ............................................................. 22 4. CHỦ ĐỀ NHỮNG VÙNG ĐẤT, ĐỊA DANH TIÊU BIỂU........................................... 26
PHẦN BA: CÁC NỘI DUNG KHÁC ............................................................. 29 1. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SGV.......................................................................................... 29
2. HƯỚNG DẪN KHAI THÁC, SỬ DỤNG NGUỒN TÀI NGUYÊN SÁCH, THIẾT BỊ GIÁO DỤC, HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ CỦA NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM ............................................................................................................................................................ 30
3
LỜI NÓI ĐẦU
Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa (SGK) môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 (bộ sách Chân trời sáng tạo) được Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tổ chức biên soạn nhằm giúp giáo viên (GV) nắm rõ những nội dung cơ bản của Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tài liệu này cũng góp phần giúp cho GV tổ chức các hoạt động dạy học hiệu quả môn Lịch sử và Địa lí theo SGK Lịch sử và Địa lí 4 (bộ sách Chân trời sáng tạo).
Tài liệu có cấu trúc gồm ba phần:
Phần một. Hướng dẫn chung. Phần này giới thiệu về SGK Lịch sử và Địa lí 4 (bộ sách Chân trời sáng tạo) với các nội dung: Quan điểm biên soạn; Cấu trúc sách và cấu trúc bài học; Những điểm mới; Phương pháp và kĩ thuật dạy học; Hướng dẫn kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
Phần hai. Hướng dẫn tổ chức dạy học một số nội dung. Phần này chủ yếu là các gợi ý, hướng dẫn GV cách tổ chức dạy học một số dạng bài cơ bản trong SGK Lịch sử và Địa lí 4 (bộ sách Chân trời sáng tạo), gồm: dạng bài hình thành kiến thức mới, dạng bài thực hành và dạng bài chuyên đề.
Phần ba. Các nội dung khác. Phần này giới thiệu và hướng dẫn cho GV khai thác hiệu quả các nguồn học liệu bổ trợ như sách giáo viên (SGV) Lịch sử và Địa lí 4 (bộ sách Chân trời sáng tạo), các nguồn học liệu điện tử của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Tập thể tác giả rất mong nhận được ý kiến góp ý của quý thầy, cô giáo và độc giả để tài liệu được hoàn thiện hơn.
Trân trọng cảm ơn!
CÁC TÁC GIẢ
4 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Lịch sử và Địa lí lớp 4
PHẦN MỘT
HƯỚNG DẪN CHUNG
1. MỤC TIÊU MÔN HỌC
Môn Lịch sử và Địa lí ở cấp Tiểu học hình thành, phát triển cho HS năng lực lịch sử và địa lí với các thành phần: nhận thức khoa học lịch sử và địa lí; tìm hiểu lịch sử và địa lí; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học; đồng thời góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Môn Lịch sử và Địa lí ở cấp Tiểu học giúp HS khám phá thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh để bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc, tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước; ý thức bảo vệ thiên nhiên, giữ gìn và phát triển các giá trị văn hoá Việt Nam; tôn trọng sự khác biệt về văn hoá giữa các quốc gia và dân tộc, từ đó góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
2. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
2.1. Yêu cầu cần đạt về các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung Môn Lịch sử và Địa lí cấp Tiểu học góp phần hình thành, phát triển ở HS các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quy định tại Chương trình tổng thể.
2.2. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù
Môn Lịch sử và Địa lí hình thành và phát triển ở HS năng lực lịch sử và địa lí, biểu hiện đặc thù của năng lực khoa học với các thành phần: nhận thức khoa học lịch sử và địa lí; tìm hiểu lịch sử và địa lí; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. Biểu hiện của các thành phần năng lực này được trình bày trong bảng sau:
5
Thành phần năng lực
Biểu hiện
NHẬN THỨC KHOA HỌC LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ
– Kể, nêu, nhận biết được các hiện tượng địa lí, sự kiện lịch sử diễn ra trong cuộc sống theo mối quan hệ không gian – thời gian; một số giá trị, truyền thống kết nối con người Việt Nam; một số nền văn minh; một số vấn đề khó khăn mà nhân loại đang phải đối mặt.
– Trình bày, mô tả được một số nét chính về lịch sử và địa lí của địa phương, vùng miền, đất nước, thế giới.
– Nêu được cách thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ tự nhiên.
TÌM HIỂU LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ
– Biết quan sát, tra cứu tài liệu để tìm thông tin hoặc thực hiện điều tra ở mức độ đơn giản để tìm hiểu về các sự kiện lịch sử và hiện tượng địa lí; biết đọc lược đồ, biểu đồ, bản đồ tự nhiên, dân cư,... ở mức đơn giản.
– Từ những nguồn tư liệu, số liệu, biểu đồ, lược đồ, bản đồ,... nêu được nhận xét về đặc điểm và mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử và các đối tượng, hiện tượng địa lí.
– Trình bày được ý kiến của mình về một số sự kiện, nhân vật lịch sử và hiện tượng địa lí,...
– So sánh, nhận xét, phân biệt được sự đa dạng về tự nhiên, dân cư, lịch sử, văn hoá ở một số vùng miền; nhận xét được tác động của thiên nhiên đến hoạt động sản xuất của con người và tác động của con người đến tự nhiên.
6 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Lịch sử và Địa lí lớp 4
VẬN DỤNG KIẾN THỨC, KĨ NĂNG ĐÃ HỌC
– Xác định được vị trí của một địa điểm, một phạm vi không gian trên bản đồ; sử dụng được đường thời gian để biểu diễn tiến trình phát triển của sự kiện, quá trình lịch sử.
– Sử dụng được biểu đồ, số liệu,... để nhận xét về một số sự kiện lịch sử, hiện tượng địa lí.
– Biết sưu tầm và sử dụng các nguồn tư liệu lịch sử và địa lí để thảo luận và trình bày quan điểm về một số vấn đề lịch sử, địa lí, xã hội đơn giản.
– Vận dụng được kiến thức lịch sử và địa lí đã học để phân tích và nhận xét ở mức độ đơn giản tác động của một sự kiện, nhân vật lịch sử và hiện tượng địa lí,... đối với cuộc sống hiện tại.
– Đề xuất được ý tưởng và thực hiện được một số hành động như: sử dụng tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá,...
3. QUAN ĐIỂM BIÊN SOẠN SÁCH
– SGK Lịch sử và Địa lí 4 được triển khai bám sát Chương trình môn Lịch sử và Địa lí 4 được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 26 – 12 – 2018, đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn SGK mới ban hành kèm theo Thông tư số 33/2017/ TT-BGDĐT ngày 22/12/2017; Thông tư số 23/2020/TT-BGDĐT ngày 6 – 8 – 2020 và Thông tư số 5/2022/TT-BGDĐT ngày 19 – 3 – 2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT ngày 22 – 12 – 2017.
– Sách đảm bảo các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực chung quy định trong Chương trình tổng thể đồng thời với các năng lực đặc thù của môn học: nhận thức khoa học lịch sử và địa lí, tìm hiểu lịch sử và địa lí và vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
– Tư tưởng chủ đạo của bộ sách: đổi mới và sáng tạo, vận dụng triệt để các quan điểm: tích cực hoá hoạt động của HS, dạy học tích hợp. Giúp HS hình thành,
7
phát triển năng lực địa lí và lịch sử đồng thời góp phần cùng các môn học và hoạt động giáo dục khác phát triển ở HS phẩm chất chủ yếu và năng lực chung đã được hình thành trong giai đoạn giáo dục cơ bản, đó là là tình yêu quê hương, đất nước; thái độ ứng xử đúng đắn với môi trường tự nhiên, xã hội;…
4. CẤU TRÚC SÁCH VÀ CẤU TRÚC BÀI HỌC
4.1. Cấu trúc sách
SGK Lịch sử và Địa lí 4 gồm có phần mở đầu: LÀM QUEN VỚI PHƯƠNG TIỆN HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ và 6 chủ đề, bao gồm:
CHỦ ĐỀ 1: ĐỊA PHƯƠNG EM (TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG)
CHỦ ĐỀ 2: TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
CHỦ ĐỀ 3: ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
CHỦ ĐỀ 4: DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
CHỦ ĐỀ 5: TÂY NGUYÊN
CHỦ ĐỀ 6: NAM BỘ
Ngoài ra, sách còn có trang Hướng dẫn sử dụng sách và thuật ngữ.
4.2. Cấu trúc bài học
Các bài học là phần cụ thể hoá các yêu cầu cần đạt trong mỗi chủ đề. Việc sắp xếp, kết nối, phân tách các yêu cầu cần đạt cho phù hợp với cấu trúc các bài học trong mỗi chủ đề đã được cân nhắc kĩ. Mục đích là làm sao để GV và HS đạt được các yêu cầu một cách dễ dàng nhất. Mỗi bài học có bố cục hợp lí, nhằm làm nổi bật các quan điểm biên soạn sách là tiếp cận năng lực và dạy học tích hợp:
– Phần Mục tiêu: những yêu cầu HS đạt được sau khi học xong mỗi bài. – Phần Khởi động: những hoạt động dẫn dắt HS vào bài mới.
– Phần Khám phá: bắt đầu bằng hình ảnh trang sách mở ra. Ở phần này, hệ thống kênh hình, kênh chữ trong mỗi bài có sự chọn lọc, thể hiện sự sinh động, mang tính sư phạm cao; kết hợp với các hoạt động học để HS đạt được yêu cầu cần đạt sau khi học.
8 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Lịch sử và Địa lí lớp 4
– Phần Luyện tập – Vận dụng: cuối mỗi bài gồm các câu hỏi luyện tập và vận dụng để để HS củng cố, hệ thống hoá kiến thức, rèn luyện kĩ năng và sử dụng.
9
5. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 4
5.1. Dạy học trực quan
a) Khái niệm
Là phương pháp dạy học mà GV sử dụng những phương tiện trực quan, phương tiện kĩ thuật để tổ chức bài học. Trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở tiểu học, phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan là phương pháp mang lại hiệu quả cao trong việc giúp HS hình thành những biểu tượng và khái niệm lịch sử, địa lí, khắc phục được những khó khăn trong học tập và nghiên cứu lịch sử, địa lí (người học không thể trực tiếp tiếp xúc, quan sát đối tượng nghiên cứu,…).
Trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở tiểu học, đồ dùng trực quan rất đa dạng. Trên thực tế, bản đồ, lược đồ, tranh, ảnh, phim tư liệu, bảng biểu, sơ đồ được sử dụng phổ biến hơn cả và thường kết hợp với các thiết bị công nghệ, phần mềm/ công cụ để giới thiệu cho HS. Theo cách sử dụng truyền thống, GV sẽ giới thiệu phương tiện trực quan, sau đó, yêu cầu vài HS miêu tả lại. Cuối cùng, GV chốt ý. Sử dụng đồ dùng trực quan theo hướng phát triển năng lực, GV phải gợi mở những khía cạnh của đồ dùng trực quan để giúp HS tự khám phá, phát hiện kiến thức.
b) Cách tiến hành
Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí có thể thực hiện theo quy trình sau:
Bước 1. GV lựa chọn đồ dùng trực quan phục vụ chủ đề. Đồ dùng trực quan phục vụ dạy học trên lớp thuộc nhóm đồ dùng trực quan tạo hình hoặc quy ước. Việc lựa chọn đồ dùng trực quan thường căn cứ vào yêu cầu cần đạt của từng chủ đề.
Bước 2. Tổ chức và hướng dẫn HS khai thác thông tin thiết bị trực quan. GV giới thiệu đồ dùng trực quan trong dạy học, đặt ra các câu hỏi/ nhiệm vụ học tập cho HS. Để phát huy tính tích cực của HS, GV nên tổ chức cho HS quan sát đồ dùng trực quan, có thêm câu hỏi định hướng, gợi mở để HS tìm hiểu, khai thác những thông tin cơ bản được thể hiện qua đồ dùng trực quan.
Bước 3. Báo cáo kết quả, đánh giá và kết luận. GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả. Cả lớp lắng nghe và bổ sung ý kiến. GV và cả lớp chốt lại kết quả quan sát và những nội dung cơ bản.
10 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Lịch sử và Địa lí lớp 4
5.2. Kể chuyện
a) Khái niệm
Là phương pháp dạy học dùng lời nói trình bày một cách sinh động, có hình ảnh và truyền cảm hứng đến người nghe về một nhân vật lịch sử, một sự kiện lịch sử, một phát minh hay một vùng đất,… để qua đó hình thành biểu tượng hoặc một khái niệm.
Các hình thức kể chuyện:
– GV trực tiếp kể chuyện, thông qua đó cung cấp thông tin bài học.
– HS tham gia kể chuyện sau khi đã tìm hiểu bài học, đối thoại để hiểu tình tiết chủ yếu của bài học lịch sử hoặc đọc thêm tài liệu.
– Kể chuyện kết hợp với các phương tiện nghe nhìn, dưới dạng dẫn chuyện hoặc thuyết minh.
– Kể chuyện có thể xen kẽ với các nội dung khoa học khi HS đang tìm hiểu các chủ đề môn học.
b) Cách tiến hành
Từ đặc điểm của chương trình Lịch sử và Địa lí ở tiểu học, đặc điểm tâm, sinh lí HS và từ định hướng đổi mới phương pháp dạy học, việc sử dụng phương pháp kể chuyện có thể tiến hành theo các bước sau đây:
Bước 1. Tổ chức cho HS tìm hiểu truyện.
– GV xác định mục tiêu bài học, dự kiến nội dung cần tổ chức cho HS kể chuyện, trên cơ sở đó chuẩn bị các đồ dùng dạy học cần thiết và phiếu học tập cho các nhóm HS. Các câu hỏi trong phiếu học tập phải logic, gắn với diễn biến của các sự kiện và trình tự hoạt động của nhân vật.
– GV đặt câu hỏi làm chỗ dựa cho HS tìm hiểu truyện.
– GV tổ chức cho HS chỉ trên lược đồ, bản đồ diễn biến chiến dịch hoặc trận đánh.
– GV tổ chức cho HS xây dựng bảng niên biểu phản ánh diễn biến cuộc khởi nghĩa hay trận đánh.
– GV tổ chức cho HS sắp xếp hệ thống tranh liên hoàn.
11
Bước 2. Tổ chức cho HS thảo luận và kể chuyện trong nhóm.
GV chia HS thành từng nhóm (mỗi nhóm từ 4 – 6 HS), phát phiếu học tập cho các nhóm, hướng dẫn nhiệm vụ thảo luận, cách kể chuyện trong nhóm cho HS, hướng dẫn cách diễn tả câu chuyện sao cho chính xác, sinh động, hấp dẫn.
Các nhóm HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập qua phiếu học tập và hướng dẫn của GV, cử người đại diện cho nhóm trình bày trước cả lớp, tiến hành làm việc với SGK, với các đồ dùng học tập (tranh, ảnh, lược đồ,...), trao đổi, thảo luận và tập kể trong nhóm về các sự kiện, nhân vật lịch sử theo gợi ý của các câu hỏi trong phiếu học tập và qua hướng dẫn của GV. Các thành viên trong nhóm theo dõi và góp ý cho nhau về cách kể chuyện sao cho sinh động, hấp dẫn, kết hợp kể chuyện với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt,... sao cho lôi cuốn người nghe.
Bước 3. Tổ chức cho HS kể chuyện trước lớp.
Kết thúc thời gian thảo luận nhóm, đại diện các nhóm lên kể lại các sự kiện, nhân vật lịch sử bằng ngôn ngữ của mình, kết hợp sử dụng tranh ảnh, tư liệu lịch sử, bản đồ, lược đồ,... (nếu cần thiết). Các nhóm khác theo dõi nội dung, cách kể chuyện của các bạn để có những nhận xét đánh giá một cách chính xác. GV theo dõi cách trình bày, kể chuyện của đại diện các nhóm để đánh giá một cách khách quan, công bằng, uốn nắn những sai sót về kiến thức cũng như kĩ năng của HS.
Bước 4. Nhận xét và rút ra kết luận chung.
Trên cơ sở tự đánh giá của HS, GV đưa ra nhận xét, đánh giá cuối cùng, biểu dương những nhóm hoạt động tích cực, có kết quả kể chuyện tốt, hay, sinh động. Đồng thời, GV cần nhấn mạnh những kiến thức trọng tâm của bài học được rút ra từ câu chuyện kể của HS.
5.3. Dạy học hợp tác
a) Khái niệm
Là phương pháp dạy học trong đó HS được chia thành các nhóm nhỏ, cùng nhau nghiên cứu, thảo luận, tìm cách giải quyết các vấn đề mà GV đặt ra, từ đó giúp HS tiếp thu một kiến thức nhất định nào đó. Các vấn đề thảo luận nhóm cần có tính chất phức hợp, huy động được sự tranh luận, hợp tác của HS trong giải quyết nhiệm vụ học tập.
12 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Lịch sử và Địa lí lớp 4
b) Cách tiến hành
Quy trình phương pháp dạy học theo nhóm. Để vận dụng thành công phương pháp dạy học theo nhóm, GV cần kết hợp nhiều kĩ thuật dạy học tích cực (những biện pháp, cách thức hành động của người dạy và người học trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học). Ví dụ: kĩ thuật XYZ, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật phòng tranh, kĩ thuật 321,…
5.4. Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
a) Khái niệm
Dạy học giải quyết vấn đề là phương pháp trong đó GV tạo ra những tình huống có vấn đề, điều khiển HS phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo giải quyết vấn đề và thông qua đó chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được những mục đích học tập khác. Đặc trưng cơ bản của phương pháp này là tình huống có vấn đề vì tư duy chỉ xuất hiện khi gặp tình huống có vấn đề.
b) Cách tiến hành
Tuỳ vào đặc điểm nhận thức của HS mà GV có thể tổ chức dạy học giải quyết vấn đề theo các mức độ khác nhau, như:
– Mức 1: GV phát biểu vấn đề; GV hướng dẫn HS lập kế hoạch giải quyết; HS tự lực thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề; GV kiểm tra, đánh giá và kết luận.
– Mức 2: GV hỗ trợ HS nhận biết vấn đề; GV hướng dẫn HS lập kế hoạch giải quyết; HS tự lực thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề; GV kiểm tra, đánh giá và kết luận.
5.5. Kĩ thuật sơ đồ tư duy
a) Khái niệm
Sơ đồ tư duy là một hình thức trình bày thông tin trực quan. Thông tin được sắp theo thứ tự ưu tiên và biểu diễn bằng các từ khoá, hình ảnh,… Thông thường, chủ đề hoặc ý tưởng chính được đặt ở giữa, các nội dung hoặc ý triển khai được sắp xếp vào các nhánh chính và nhánh phụ xung quanh.
b) Cách tiến hành
– Chuẩn bị phương tiện và các nội dung liên quan:
13
+ Bút lông với ít nhất 5 màu, giấy khổ lớn, keo dính,...
+ Ngoài ra, cần chuẩn bị trước tên chủ đề, từ khoá và các biểu tượng để có thể khai thác chủ động và hiệu quả.
− Vẽ sơ đồ tư duy:
+ Viết tên chủ đề ở trung tâm hay vẽ một hình ảnh phản ánh chủ đề.
+ Vẽ các nhánh chính từ chủ đề trung tâm. Trên mỗi nhánh chính viết một khái niệm, phản ánh một nội dung lớn của chủ đề. Nên sử dụng từ khoá và viết bằng chữ in hoa. Có thể dùng các biểu tượng để mô tả thuật ngữ, từ khoá để gây hiệu ứng chú ý và ghi nhớ.
+ Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ, viết tiếp những nội dung thuộc nhánh chính đó. Các chữ trên nhánh phụ được viết bằng chữ in thường.
+ Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo cho đến hết.
5.6. Kĩ thuật KWL
a) Khái niệm
Kĩ thuật KWL (Know – Want – Learn) là cách thức tổ chức hoạt động học tập trong đó bắt đầu bằng việc HS sử dụng bảng KWL để viết tất cả những điều đã biết và muốn biết liên quan đến vấn đề, chủ đề học tập. Trong và sau quá trình học tập, HS sẽ tự trả lời về những câu hỏi muốn biết và ghi nhận lại những điều đã học vào bảng.
Bảng KWL
K
W
L
Liệt kê những điều em đã biết về…
Liệt kê những điều em muốn biết thêm về…
Liệt kê những điều em đã học được về…
b) Cách tiến hành
– Sau khi giới thiệu tổng quan và mục tiêu của vấn đề, chủ đề, GV yêu cầu HS điền những điều đã biết về vấn đề, chủ đề đó vào cột K của bảng.
– GV khuyến khích HS suy nghĩ và viết vào cột W những điều muốn tìm hiểu về vấn đề, chủ đề.
14 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Lịch sử và Địa lí lớp 4
– Trong và sau quá trình học tập, HS điền vào cột L những điều vừa học được.
– Cuối cùng, HS sẽ so sánh với những điều đã ghi tại cột K và cột W để kiểm chứng tính chính xác của những điều đã biết (cột K), mức độ đáp ứng nhu cầu của những điều muốn biết (cột W) ban đầu.
5.7. Kĩ thuật khăn trải bàn
a) Khái niệm
Là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm nhằm:
– Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực.
– Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS.
– Phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS.
b) Cách tiến hành
– Mỗi người ngồi vào vị trí như hình vẽ minh hoạ.
15
– Tập trung trả lời câu hỏi (hoặc chủ đề,...).
– Viết vào ô mang số của bạn câu trả lời hoặc ý kiến của bạn (về chủ đề...). Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng thời gian theo quy định của GV.
– Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất các câu trả lời.
– Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn (giấy A0).
6. ĐÁNH GIÁ TRONG TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 4 6.1. Khái niệm
Đánh giá HS tiểu học là quá trình thu thập, xử lí thông tin thông qua các hoạt động quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của HS; tư vấn, hướng dẫn, động viên HS; diễn giải thông tin định tính hoặc định lượng về kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số phẩm chất, năng lực của HS tiểu học.
6.2. Các hình thức đánh giá
– Đánh giá thường xuyên là hoạt động đánh giá diễn ra trong tiến trình thực hiện hoạt động dạy học theo yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục và một số biểu hiện phẩm chất, năng lực của HS. Đánh giá thường xuyên cung cấp thông tin phản hồi cho GV và HS để kịp thời điều chỉnh quá trình dạy học, hỗ trợ, thúc đẩy sự tiến bộ của HS theo mục tiêu giáo dục tiểu học.
– Đánh giá định kì là đánh giá kết quả giáo dục HS sau một giai đoạn học tập, rèn luyện, nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, rèn luyện của HS theo yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học và sự hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực HS. Vào cuối học kì I và cuối năm học, đối với các môn học bắt buộc trong đó có môn Lịch sử và Địa lí có bài kiểm tra định kì.
16 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Lịch sử và Địa lí lớp 4
6.3. Một số phương pháp đánh giá thường được sử dụng trong quá trình đánh giá HS
– Phương pháp quan sát: GV theo dõi, lắng nghe HS trong quá trình giảng dạy trên lớp, sử dụng phiếu quan sát, bảng kiểm tra, nhật kí ghi chép lại các biểu hiện của HS để sử dụng làm minh chứng đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của HS.
– Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của HS: GV đưa ra các nhận xét, đánh giá về các sản phẩm, kết quả hoạt động của HS, từ đó đánh giá HS theo từng nội dung đánh giá có liên quan.
– Phương pháp vấn đáp: GV trao đổi với HS thông qua việc hỏi đáp để thu thập thông tin nhằm đưa ra những nhận xét, biện pháp giúp đỡ kịp thời.
– Phương pháp kiểm tra viết: GV sử dụng các bài kiểm tra gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo mức độ, yêu cầu cần đạt của chương trình, dưới hình thức trắc nghiệm, tự luận hoặc kết hợp trắc nghiệm và tự luận để đánh giá mức đạt được về các nội dung giáo dục cần đánh giá.
17
PHẦN HAI
HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC DẠY HỌC MỘT SỐ NỘI DUNG
1. CHỦ ĐỀ THIÊN NHIÊN CỦA VÙNG
1.1. Trình bày vị trí địa lí của vùng Duyên hải miền Trung
1.1.1. Mục tiêu
HS xác định trên lược đồ và mô tả được một số đặc điểm vị trí địa lí của vùng Duyên hải miền Trung.
1.1.2. Tổ chức thực hiện
Bước 1. GV giao nhiệm vụ.
– Hình thức thực hiện: trên lớp.
– Phương pháp: dạy học trực quan.
Quan sát hình 2 và đọc thông tin, em hãy:
– Xác định trên lược đồ vị trí vùng Duyên hải miền Trung.
– Nêu tên biển, quốc gia và các vùng tiếp giáp với vùng Duyên hải miền Trung. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3. HS trong lớp nhận xét.
Bước 4. GV nhận xét, đánh giá, kết luận.
* Dự kiến đánh giá:
Công cụ: Bảng kiểm.
STT
Tiêu chí
Điểm
1
Xác định đúng phạm vi của vùng Duyên hải miền Trung trên lược đồ.
2
18 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Lịch sử và Địa lí lớp 4
2
Xác định đúng các vùng tiếp giáp với vùng Duyên hải miền Trung trên lược đồ.
2
3
Kể đúng tên quốc gia tiếp giáp.
1
4
Kể đúng và đầy đủ tên các vùng tiếp giáp.
4
5
Kể đúng tên biển tiếp giáp.
1
1.2. Mô tả thiên nhiên của vùng: địa hình, khí hậu, sông, đất,… vùng Duyên hải miền Trung
1.2.1. Mục tiêu
HS trình bày được đặc điểm thiên nhiên của vùng Duyên hải miền Trung.
1.2.2. Tổ chức thực hiện
Bước 1. GV giao nhiệm vụ.
– Hình thức thực hiện: trên lớp.
– Phương pháp: dạy học hợp tác.
GV chia lớp học thành 4 trạm (mỗi trạm 1 chủ đề). Ngoài ra, ở mỗi trạm có “trạm chờ” để HS chuẩn bị trước khi vào trạm mới. GV thống nhất nội quy làm việc.
Bước 2. HS làm việc theo nhóm đề giải quyết nhiệm vụ học tập ở mỗi trạm. Bước 3. Mỗi nhóm thực hiện nhiệm vụ học tập ở tất cả các trạm. Bước 4. GV nhận xét, tổng kết và hệ thống hoá các kiến thức.
Lưu ý:
– Đặc điểm thiên nhiên vùng Duyên hải miền Trung bao gồm các chủ đề: địa hình, khí hậu, sông ngòi, sinh vật, biển – đảo.
– Phiếu học tập ở các trạm đa dạng về hình thức nhưng đảm bảo đủ về yêu cầu cần đạt.
Gợi ý:
– Trạm “Địa hình”: sử dụng lược đồ trống vùng Duyên hải miền Trung để HS ghi tên dãy núi, đồng bằng vào lược đồ.
19
– Trạm “Khí hậu”: phiếu học tập là các câu trắc nghiệm khai thác bảng số liệu ở trang 58 SGK.
– Trạm “Sông ngòi”: phiếu học tập là bảng kiểm về đặc điểm sông ngòi ở vùng Duyên hải miền Trung.
– Trạm “Sinh vật, biển – đảo”: dán hình các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển,… lên lược đồ.
1.3. Nêu một số vai trò của thiên nhiên đối với sản xuất và đời sống 1.3.1. Mục tiêu
HS trình bày được thiên nhiên đối với sản xuất và đời sống ở vùng Duyên hải miền Trung.
1.3.2. Tổ chức thực hiện
Bước 1. GV giao nhiệm vụ.
– Hình thức thực hiện: trên lớp.
– Phương pháp: dạy học hợp tác.
GV nêu nhiệm vụ cho cả lớp “Vẽ sơ đồ tư duy về tác động của thiên nhiên đối với đời sống và sản xuất”.
Bước 2. HS làm việc theo nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập và dán lên tường xung quanh lớp học như một triển lãm tranh.
Bước 3. HS cả lớp đi xem “triển lãm” và có ý kiến bình luận hoặc bổ sung. Bước 4. GV nhận xét, tổng kết và hệ thống hoá các kiến thức.
Lưu ý:
– GV hướng dẫn HS xây dựng “ý tưởng trung tâm” hay chủ đề chính. Đây là điểm bắt đầu của sơ đồ tư duy. Ý tưởng chính này sẽ được đặt ở vị trí giữa trang.
– Các nhánh chính sẽ xuất phát từ hình ảnh trung tâm, mỗi nhánh chính sẽ khai thác về một mặt quan trọng của chủ đề chính (thuận lợi, khó khăn), từ đó tiếp tục rẽ ra thành các nhánh con để cụ thể hoá các nội dung của chủ đề.
20 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Lịch sử và Địa lí lớp 4
– Phân chia màu sắc hợp lí và hài hoà cho từng nhánh của sơ đồ tư duy, màu sắc sẽ làm cho sơ đồ tư duy trở nên hấp dẫn và bắt mắt hơn.
Trang trí sơ đồ tư duy bằng những hình ảnh sinh động để minh hoạ cho chủ đề và từng nhánh để tạo ra một sơ đồ tư duy đẹp sáng tạo.
* Dự kiến đánh giá:
Công cụ: Bảng tiêu chí Rubric.
2. CHỦ ĐỀ DÂN CƯ VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
2.1. Kể tên một số dân tộc sinh sống trong vùng, đặc điểm dân cư của vùng Tây Nguyên
2.1.1. Mục tiêu
HS kể tên một số dân tộc và một số đặc điểm dân cư ở vùng Tây Nguyên.
2.1.2. Tổ chức thực hiện
Bước 1. GV giao nhiệm vụ.
– Hình thức thực hiện: trên lớp.
– Phương pháp: trò chơi.
GV tổ chức trò chơi “Ai là triệu phú”, thông báo thể lệ, bắt đầu trò chơi bằng các câu hỏi trắc nghiệm về chủ đề dân cư vùng Tây Nguyên.
Bước 2. Nhóm HS trả lời câu hỏi.
Bước 3. GV nhận xét, bổ sung và ghi điểm.
Gợi ý câu hỏi:
1. Em hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng
a) Dân tộc nào cư trú lâu đời ở vùng Tây Nguyên?
A. Thái. B. Nùng. C. Ê Đê. D. Khmer.
21
b) Năm 2020, so với các vùng trong cả nước, Tây Nguyên có số dân A. đông nhất.
B. ít nhất.
C. xếp thứ 2, sau vùng Đồng bằng sông Hồng.
D. xếp thứ 2, sau vùng Duyên hải miền Trung.
c) Dân cư ở vùng Tây Nguyên
A. có nhiều dân tộc sinh sống. B. có ít dân tộc sinh sống. C. chủ yếu là người Ê Đê. D. chủ yếu là người Ba Na. d) So với các vùng trong cả nước, mật độ dân số vùng Tây Nguyên năm 2020 A. cao nhất.
B. thấp nhất.
C. xếp thứ 2, sau vùng Duyên hải miền Trung.
D. xếp thứ 2, sau vùng Nam Bộ.
* Dự kiến đánh giá:
Công cụ: Bảng kiểm.
STT
Trả lời đúng
Điểm
1
Câu 1
2,5
2
Câu 2
2,5
3
Câu 3
2,5
4
Câu 4
2,5
2.2. Trình bày một số hoạt động kinh tế chính: nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi),… của vùng Tây Nguyên
2.2.1. Mục tiêu
HS trình bày một số hoạt động kinh tế chủ yếu ở vùng Tây Nguyên (ví dụ: trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc,...).
22 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Lịch sử và Địa lí lớp 4
2.2.2. Tổ chức thực hiện
Bước 1. GV giao nhiệm vụ.
– Hình thức thực hiện: trên lớp.
– Phương pháp: hợp tác.
Bước 2. GV chia nhóm (cặp đôi), mỗi nhóm thực hiện các nhiệm vụ học tập sau: Quan sát hình 3 và đọc thông tin, em hãy:
– Kể tên một số cây công nghiệp và vật nuôi chủ yếu ở vùng Tây Nguyên.
– Dán hình một số cây công nghiệp và vật nuôi chủ yếu lên lược đồ vùng Tây Nguyên.
– Vì sao vùng Tây Nguyên có thế mạnh phát triển những vật nuôi và cây trồng này? Bước 2. HS hoàn thành phiếu học tập.
Bước 3. Nhóm trình bày sản phẩm, các nhóm khác nhận xét, đặt câu hỏi. Bước 4. GV nhận xét, bổ sung và hệ thống kiến thức.
Lưu ý:
– Nhiệm vụ 1, 3: HS trả lời trong phiếu học tập.
– Nhiệm vụ 2: GV chuẩn bị lược đồ trống vùng Tây Nguyên, hình ảnh/ biểu tượng/ kí hiệu một số cây công nghiệp và vật nuôi chủ yếu (phù hợp với hình 3 ở trang 83 SGK).
3. CHỦ ĐỀ MỘT SỐ NÉT VĂN HOÁ, LỊCH SỬ
3.1. Hoạt động khám phá lễ hội truyền thống của các dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
3.1.1. Mục tiêu
HS mô tả được một số lễ hội văn hoá của các dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
23
3.1.2. Tổ chức thực hiện
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập.
– Hình thức thực hiện: trên lớp.
– Phương pháp: dạy học hợp tác.
– Kĩ thuật: nhóm đôi.
– GV yêu cầu HS hoàn thành bảng về các nội dung chính của hai lễ hội Lồng Tồng và Gầu Tào: tên lễ hội, thời gian tổ chức, ý nghĩa, hoạt động chính.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ.
Các nhóm đôi HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận.
HS trình bày kết quả:
Lễ hội
Thông tin
Lễ hội Gầu Tào
Lễ hội Lồng Tồng
Thời gian
Thường được tổ chức vào đầu năm mới.
Thường được tổ chức vào những ngày đầu năm mới.
Ý nghĩa
– Mang tính cộng đồng lớn nhất của người Mông.
– Là dịp để đồng bào người Mông tụ họp, giao lưu thắt chặt tình đoàn kết.
– Mang đậm văn hoá nông nghiệp, phản ánh tâm tư.
– Là nguyện vọng của dân tộc Tày, Nùng với mong ước cả năm được mùa, khoẻ mạnh và một năm mới nhiều tốt lành.
24 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Lịch sử và Địa lí lớp 4
Hoạt động chính
Có các trò chơi dân gian truyền thống như kéo co, đánh cù, múa khèn, múa ô, thổi sáo, thi hát đối giao duyên,…
– Một người đàn ông có uy tín sẽ đại diện cho dân bản cày đường cày đầu tiên để lấy may mắn cho vụ mùa.
– Chủ lễ và các gia đình trong bản chuẩn bị các mâm lễ và tiến hành nghi thức cúng tế.
– Có các trò chơi dân gian như đánh quay, kéo co, đẩy gậy, thi cấy lúa,… đặc biệt là thi ném còn.
Bước 4. GV nhận xét, đánh giá, kết luận.
*Dự kiến đánh giá:
Công cụ: Thang đo.
STT
Mức đánh giá
Thang điểm
1
Không điền đúng
0 điểm
2
Điền đúng 1 – 2 ý
1 đến 4 điểm
3
Điền đúng 3 – 4 ý
5 đến 7 điểm
4
Điền đúng 5 – 6 ý
8 đến 10 điểm
3.2. Hoạt động khám phá truyền thống yêu nước và cách mạng của đồng bào Nam Bộ
3.2.1. Mục tiêu
HS nêu được truyền thống đấu tranh yêu nước và cách mạng của đồng bào Nam Bộ, có sử dụng một số tư liệu tranh ảnh, câu chuyện lịch sử về một số nhân vật tiêu biểu của Nam Bộ như: Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Thị Định,…
25
3.2.2. Tổ chức thực hiện
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập.
– Hình thức thực hiện: trên lớp.
– Phương pháp: kể chuyện.
– Kĩ thuật: chia nhóm nhỏ.
– GV yêu cầu các nhóm HS đọc thông tin kể lại câu chuyện về các nhân vật thể hiện tinh thần yêu nước của đồng bào Nam Bộ.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ.
Các nhóm nhỏ HS (4 – 6 HS) thực hiện.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận.
Đại diện thành viên các nhóm lên kể lại câu chuyện về các anh hùng thể hiện tinh thần yêu nước của đồng bào Nam Bộ.
Bước 4. GV nhận xét, đánh giá, kết luận.
*Dự kiến đánh giá:
Công cụ: Bảng tiêu chí Rubrics.
Mức
độ
Nội dung
Điểm
Hình thức
Điểm
1
Không trình bày được
0
Không trình bày được
0
2
Trình bày được câu chuyện lịch sử nhưng thông tin bị sai
1 – 3
Trình bày chưa rõ, có sự rụt rè
0,5
3
Trình bày được câu chuyện lịch sử nhưng thiếu nhiều thông tin
4 – 5
Trình bày chưa to rõ, chưa truyền cảm
1
4
Trình bày được câu chuyện lịch sử nhưng thiếu ít thông tin
6 – 7
Trình bày to rõ nhưng chưa truyền cảm
1,5
5
Trình bày được câu chuyện lịch sử đủ thông tin
7 – 8
Trình bày to rõ, sinh động, truyền cảm
2
26 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Lịch sử và Địa lí lớp 4
4. CHỦ ĐỀ NHỮNG VÙNG ĐẤT, ĐỊA DANH TIÊU BIỂU
4.1. Hoạt động khám phá vị trí khu di tích Đền Hùng
4.1.1. Mục tiêu
HS xác định được vị trí của khu di tích Đền Hùng trên lược đồ.
4.1.2. Tổ chức thực hiện
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập.
– Hình thức thực hiện: trên lớp.
– Phương pháp: Trực quan.
– Kĩ thuật: chia nhóm và động não không công khai.
– GV yêu cầu quan sát lược đồ hình 1 để xác định vị trí của khu di tích Đền Hùng và sơ đồ hình 2 khu di tích Đền Hùng để xác định một số công trình kiến trúc chính trong Quần thể di tích Đền Hùng.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ.
Mỗi HS thực hiện quan sát, viết câu trả lời ra giấy, sau đó cả nhóm cùng làm việc để thống nhất kết quả.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận.
Bước 4. GV nhận xét, đánh giá, kết luận.
*Dự kiến đánh giá:
Công cụ: Bảng kiểm.
27
Mức độ
Chú ý
Đạt
Không đạt
Quy điểm
nếu cần
Tiêu chí 1
Xác định được vị trí khu di tích Đền Hùng trên lược đồ.
(xxx điểm)
Tiêu chí 2
Xác định chính xác một số công trình kiến trúc chính trong Quần thể di tích Đền Hùng trên sơ đồ.
(xxx điểm)
Tiêu chí 3
Trình bày rõ ràng mạch lạc.
(xxx điểm)
Tiêu chí 4
Nhóm làm việc nghiêm túc, tất cả thành viên đều thực hiện nhiệm vụ.
4.2. Hoạt động khám phá các biện pháp để bảo tồn và gìn giữ giá trị của Cố đô Huế 4.2.1. Mục tiêu
HS đề xuất được một số biện pháp để bảo tồn và gìn giữ giá trị của Cố đô Huế.
4.2.2. Tổ chức thực hiện
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập.
– Hình thức thực hiện: trên lớp.
– Phương pháp: dạy học hợp tác.
– Kĩ thuật: phòng tranh.
GV yêu cầu làm việc nhóm và đề xuất được một số biện pháp để bảo tồn và gìn giữ giá trị của Cố đô Huế.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ.
HS thảo luận và trình bày kết quả trên giấy A1 và treo cho cả lớp cùng xem. Thành viên các nhóm đọc sản phẩm của các bạn, đưa ra đánh giá và trao đổi.
28 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Lịch sử và Địa lí lớp 4
Bước 3. Báo cáo, thảo luận.
Bước 4. GV nhận xét, đánh giá, kết luận.
*Dự kiến đánh giá:
Công cụ: Bảng tiêu chí Rubrics.
Mức độ
Tiêu chí
MỨC 1
(3 – 4)
MỨC 2
(5 – 7)
MỨC 3
(8 – 10)
Nội dung
(60%)
Đưa ra 1 – 3 biện pháp, chưa có sự phân loại biện pháp bảo tồn và giữ gìn giá trị cố đô Huế.
(1,5 – 2)
Đưa ra 4 – 5 biện pháp, chưa có sự phân loại biện pháp bảo tồn và giữ gìn giá trị cố đô Huế.
(3 – 4,5)
Đưa ra trên 6 biện pháp, có sự phân loại biện pháp bảo tồn và giữ gìn giá trị cố đô Huế.
(5 – 6)
Khả năng
làm việc nhóm
(20%)
Không có bảng phân công, nhiều thành viên không làm.
(0)
Có bảng phân công, vẫn còn thành viên không làm.
(0,5)
Có bảng phân công, tất cả thành viên đều làm.
(1)
Hình thức
(10%)
Trình bày không rõ ràng.
(0,5 – 0,75)
Trình bày rõ ràng nhưng chưa đẹp.
(1 – 1,5)
Rõ ràng, thẩm mi.̃ (1,75 – 2)
Thời gian
(10%)
Quá thời gian quy định 3 – 5 phút.
(0)
Vừa đúng thời gian.
(0,5)
Sớm hơn thời gian quy định.
(1)
29
PHẦN BA
CÁC NỘI DUNG KHÁC
1. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SGV
SGV Lịch sử và Địa lí 4 gồm có cấu trúc chung gồm:
Phần 1: Giới thiệu chung.
Phần 2: Hướng dẫn cách thức tổ chức các bài học theo từng chương, từng chủ đề trong bài.
Trong phần 1: Giới thiệu chung là các nội dung như: mục tiêu môn học của Lịch sử và Địa lí được thể hiện bằng các mô tả chi tiết, giới thiệu tổng quan về SGK Lịch sử và Địa lí (quan điểm biên soạn sách, những điểm mới, nội dung giáo dục); cấu trúc của sách và cấu trúc của bài học; những gợi ý về các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cũng như đánh giá môn Lịch sử và Địa lí lớp 4.
Trong phần 2: Hướng dẫn cách thức tổ chức các bài học theo từng chủ đề trong SGK Lịch sử và Địa lí 4, cấu trúc bài học ở phần 1 được thiết kế cụ thể hoá trong từng bài học. Mỗi bài có các nội dung hoạt động như: hoạt động khởi động, hoạt động khám phá kiến thức, hoạt động luyện tập và hoạt động vận dụng. Các hoạt động dạy học được thể hiện cụ thể với các trang SGK để thuận tiện cho GV theo dõi. Ngoài ra, các tác giả còn hướng dẫn chi tiết các bước tiến hành cho từng hoạt động dạy học, gợi ý các câu hỏi định hướng hoặc bổ trợ các thông tin khó và cần thiết cho GV tham khảo.
Các hoạt động được thể hiện cụ thể với mỗi hoạt động có ít nhất một phương án tổ chức. Bên cạnh đó, để đa dạng hoá các hình thức dạy học, một số nội dung được thiết kế với nhiều phương án để GV lựa chọn.
SGV cũng như SGK được Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định và ban hành, các hướng dẫn trong SGV Lịch sử và Địa lí 4 nhằm mục tiêu hỗ trợ GV thực hiện được những mục tiêu, cách thức tổ chức bài học, từ đó triển khai các hoạt động dạy học phù hợp với từng nội dung bài học. Để sử dụng hiệu quả SGV, cần lưu ý một số điểm sau:
30 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Lịch sử và Địa lí lớp 4
– Thứ nhất, GV cần bám sát với nội dung “mục tiêu” trong đó có những mục tiêu cụ thể của bài học mà GV cần đạt được, từ đó GV có thể định hướng, xây dựng những cách thức triển khai nội dung bài học một cách hiệu quả và đáp ứng mục tiêu của bài học.
– Thứ hai, SGV Lịch sử và Địa lí 4 được biên soạn cho GV chung cả nước, cách thức tổ chức các bài học theo từng chủ đề, bài trong sách biên soạn theo hướng lựa chọn các phương pháp khái quát. Vì vậy, SGV chỉ mang tính định hướng, gợi ý, không minh hoạ cụ thể cho từng điều kiện, môi trường giáo dục cụ thể. GV cần kết hợp với điều kiện tổ chức của trường học, đặc điểm tâm, sinh lí và khả năng nhận thức của HS, điều kiện cơ sở vật chất của địa phương để điều chỉnh, bổ sung hoặc thiết kế phương án cho phù hợp.
– Thứ ba, các phương án tổ chức cho từng hoạt động dạy học trong SGV khá đa dạng, thời gian và gợi ý về sản phẩm dạy học cụ thể, tuy nhiên GV có thể linh động thay đổi cách thức tổ chức hoạt động, thời gian và có những yêu cầu khác về sản phẩm dạy học, tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng trường.
– Thứ tư, ở mỗi bài học đều có số tiết dạy cụ thể, tuy nhiên GV có thể điều chỉnh số tiết theo phân phối chương trình và kế hoạch dạy học của trường mình, theo PPDH của cá nhân để phân phối lại số tiết vừa đảm bảo về mục tiêu của bài học, vừa đáp ứng linh hoạt được yêu cầu thực tế.
– Thứ năm, GV có thể tham khảo ở phần 1 – Giới thiệu chung có khái quát các PPDH để có thể lựa chọn các phương pháp, kĩ thuật dạy học sử dụng trong các bài học đã được trình bày về cách thức tiến hành với các bước hướng dẫn.
2. HƯỚNG DẪN KHAI THÁC, SỬ DỤNG NGUỒN TÀI NGUYÊN SÁCH, THIẾT BỊ GIÁO DỤC, HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ CỦA NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM
2.1. Nguồn tài nguyên sách, thiết bị và học liệu điện tử
Cùng với hệ thống SGK, SGV, VBT, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Công ty cổ phần dịch vụ xuất bản giáo dục Gia Định xây dựng hệ thống nguồn tài nguyên sách và học liệu đi kèm SGK Lịch sử và Địa lí 4 (bộ sách Chân trời sáng tạo) như sau:
31
– Vở thực hành Lịch sử và Địa lí 4.
– Thực hành Lịch sử và Địa lí 4.
Các nguồn tài nguyên sách bổ trợ, sách tham khảo đi kèm SGK Lịch sử và Địa lí 4 này cũng được biên soạn dựa trên cấu trúc SGK Lịch sử và Địa lí 4 với các chủ đề, bài học cụ thể, bám sát yêu cầu cần đạt của nội dung Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Các tài liệu này là phương tiện hỗ trợ hiệu quả cho GV trong việc biên soạn, thiết kế các phương án dạy học phù hợp, hướng đến rèn luyện năng lực, phẩm chất cho HS.
Sách bài tập, sách tham khảo được biên soạn nhằm hỗ trợ SGK Lịch sử và Địa lí 4 với các nội dung bám sát với các chuyên đề, bài học. Các câu hỏi, các dạng bài tập trong sách bài tập, sách tham khảo có mức độ từ đơn giản đến vận dụng, các dạng bài đa dạng như: câu hỏi trắc nghiệm, điền khuyết, ghép nối, lựa chọn câu đúng, sai, phân tích, vẽ sơ đồ,…Nội dung của các bài tập, các câu hỏi được thiết kế dựa trên những nội dung kiến thức, hình ảnh trong SGK, giúp HS có thể rèn luyện, khắc sâu kiến thức của mình. Một số dạng bài tập giúp HS tiếp cận, giải đáp được với các bài trong phần Luyện tập và Vận dụng trong SGK dễ dàng hơn.
2.2. Một số cách hướng dẫn khai thác và sử dụng
GV, phụ huynh HS và HS có thể tìm mua sách và tài liệu dạy học môn Lịch sử và Địa lí 4 cho HS tại cửa hàng sách giáo dục trên toàn quốc.
GV, phụ huynh cũng có thể tải các ebook, video clip tại kho tài liệu dạy học điện tử do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Công ty cổ phần xuất bản giáo dục Gia Định xây dựng. Cách thức tải các ebook, video clip tại kho học liệu dạy học điện tử được hướng dẫn chi tiết, cụ thể và rõ ràng trên website của công ty.
Các thầy, cô có thể tham khảo tài nguyên trên trang: taphuan.nxbgd.vn, hanhtrangso.nxbgd.vn, www.chantroisangtao.vn
32 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Lịch sử và Địa lí lớp 4
Chịu trách nhiệm xuất bản
Tổng Giám đốc HOÀNG LÊ BÁCH
Chịu trách nhiệm nội dung
Tổng biên tập PHẠM VĨNH THÁI
Tổ chức và chịu trách nhiệm bản thảo:
Phó Tổng biên tập NGUYỄN NAM PHÓNG
Giám đốc Công ty CP Dịch vụ xuất bản giáo dục Gia Định
TRẦN THỊ KIM NHUNG
Biên tập nội dung: ĐỖ XUÂN GIANG – NGUYỄN NGỌC THẠNH
Trình bày bìa: NGUYỄN MẠNH HÙNG
Thiết kế sách: ĐẶNG NGỌC HÀ – PHẠM NGỌC KHANG
Sửa bản in: ĐỖ XUÂN GIANG – NGUYỄN NGỌC THẠNH
Chế bản: Công ty CP Dịch vụ xuất bản giáo dục Gia Định
Bản quyền thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
và Công ty cổ phần Dịch vụ xuất bản giáo dục Gia Định.
Tất cả các phần của nội dung cuốn sách này đều không được sao chép, lưu trữ, chuyển thể dưới bất kì hình thức nào khi chưa có sự cho phép bằng văn bản của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và Công ty cổ phần Dịch vụ xuất bản giáo dục Gia Định.
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 4
(BỘ SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO)
Mã số :
Số ĐKXB :
In ... cuốn (QĐ in số ...) khổ .....cm
In xong và nộp lưu chiểu tháng ... năm 20....
U
H I Ệ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4
T
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN TOÁN LỚP 4
I
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 4
NG G I Ớ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT LỚP 4 TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN ÂM NHẠC LỚP 4
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 4 TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 4
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN TIN HỌC LỚP 4
Ọ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN MĨ THUẬT LỚP 4 (bản 2)
R
T
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN TIẾNG ANH LỚP 4
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN KHOA HỌC LỚP 4
N
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM LỚP 4 (bản 2)Â
R
T
S á ch khôn g b án