🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Tài Liệu Bồi Dưỡng Giáo Viên Sử Dụng Sách Giáo Khoa Môn Địa Lí Lớp 11 Bộ Sách Chân Trời Sáng Tạo Ebooks Nhóm Zalo MAI PHÚ THANH – HOÀNG TRỌNG TUÂN – TRẦN QUỐC VIỆT TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA môn BỘ SÁCH CHÂNTRỜI SÁNGTẠO (Tài liệu lưu hành nội bộ) LỚP11 NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM MAI PHÚ THANH – HOÀNG TRỌNG TUÂN – TRẦN QUỐC VIỆT TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤ1G SÁCH GIÁO KHOA môn LỚP11 BỘ SÁCH CHÂNTRỜI SÁNGTẠO (Tài liệu lưu hành nội bộ) NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM 2 3 Lời nói đầu Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Địa lí lớp 11 (bộ sách Chân trời sáng tạo) được Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tổ chức biên soạn nhằm giúp giáo viên cấp Trung học phổ thông nắm rõ những nội dung cơ bản của Chương trình giáo dục phổ thông môn Địa lí năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tài liệu bồi dưỡng này cũng góp phần giúp cho giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học hiệu quả môn Địa lí theo sách giáo khoa Địa lí 11 (bộ sách Chân trời sáng tạo). Tài liệu có cấu trúc gồm ba phần: Phần một. Hướng dẫn chung. Phần này giới thiệu về sách giáo khoa Địa lí 11 (bộ sách Chân trời sáng tạo) với các nội dung: Quan điểm biên soạn; Cấu trúc sách và cấu trúc bài học; Những điểm mới; Phương pháp và kĩ thuật dạy học; Hướng dẫn kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Phần hai. Hướng dẫn tổ chức một số dạng bài học. Phần này chủ yếu là các gợi ý, hướng dẫn giáo viên cách tổ chức dạy học một số dạng bài cơ bản trong sách giáo khoa Địa lí 11 (bộ sách Chân trời sáng tạo), gồm: dạng bài hình thành kiến thức mới, dạng bài thực hành và dạng bài chuyên đề. Phần ba. Hướng dẫn sử dụng sách và các nguồn học liệu. Phần này giới thiệu và hướng dẫn cho giáo viên khai thác hiệu quả các nguồn học liệu bổ trợ như sách giáo viên Địa lí 11 (bộ sách Chân trời sáng tạo), các nguồn học liệu điện tử của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Địa lí lớp 11 (bộ sách Chân trời sáng tạo) được biên soạn dựa trên cơ sở kế thừa, phát triển những thành tựu đổi mới về phương pháp và hình thức dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực. Đồng thời, tài liệu cũng được biên soạn theo hướng mở nhằm giúp giáo viên có thể chủ động, linh hoạt trong tổ chức dạy học để phù hợp với năng lực của học sinh và điều kiện cụ thể ở mỗi địa phương. Tập thể tác giả rất mong nhận được ý kiến góp ý của Quý thầy, cô giáo và độc giả để tài liệu được hoàn thiện hơn trong lần tái bản sau. Trân trọng cảm ơn! NHÓM TÁC GIẢ 4 Mục lục PHẦN MỘT. HƯỚNG DẪN CHUNG..................................................................................5 I. Quan điểm biên soạn ......................................................................................................................5 II. Cấu trúc sách và cấu trúc bài học ...............................................................................................6 III. Những điểm mới ...............................................................................................................................9 IV. Phương pháp và kĩ thuật dạy học ............................................................................................11 V. Hướng dẫn kiểm tra đánh giá kết quả học tập ....................................................................17 PHẦN HAI. HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC MỘT SỐ DẠNG BÀI HỌC....................................20 A. Dạng bài hình thành kiến thức mới .........................................................................................20 B. Dạng bài thực hành .......................................................................................................................38 C. Dạng bài chuyên đề .......................................................................................................................47 PHẦN BA. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCH VÀ CÁC NGUỒN HỌC LIỆU......................59 I. Hướng dẫn sử dụng sách giáo viên .........................................................................................59 II. Hướng dẫn khai thác, sử dụng các nguồn học liệu ...........................................................59 5 PHẦN I PHẦN MỘT. HƯỚNG DẪN CHUNG I. QUAN ĐIỂM BIÊN SOẠN 1. Bám sát Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, kế thừa bộ sách giáo khoa hiện hành và học hỏi kinh nghiệm viết sách giáo khoa ở các nước tiên tiến – Nội dung sách giáo khoa (SGK) được triển khai bám sát Chương trình giáo dục phổ thông môn Địa lí 11 cấp Trung học phổ thông được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 26 tháng 12 năm 2018. – Đảm bảo các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực, bao gồm: năng lực chung và năng lực đặc thù. – Kế thừa, phát huy những điểm mạnh của SGK Địa lí 11 hiện hành, cụ thể là việc lựa chọn kiến thức căn bản ở những nội dung được đề cập trong chương trình mới, tính hệ thống tri thức của khoa học Địa lí. – Tiếp thu kinh nghiệm viết SGK của những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Chú trọng giải quyết câu hỏi: Tại sao môn Địa lí lại hấp dẫn học sinh (HS) ở các nước tiên tiến? Vai trò của SGK Địa lí trong việc tạo nên tính hấp dẫn của môn học? 2. Tăng tính hấp dẫn của sách giáo khoa Ưu tiên hàng đầu khi biên soạn SGK Địa lí 11 là khơi gợi được hứng thú của người học qua tư liệu, cách khai thác tư liệu, ngôn ngữ sử dụng và cách diễn đạt nội dung mới; sự hài hoà giữa kênh hình và kênh chữ, giữa thiết kế và nội dung. 3. Sách giáo khoa là tài liệu quan trọng giúp học sinh phát triển khả năng tự học SGK Địa lí 11 được xác định là tài liệu quan trọng giúp HS phát triển kĩ năng tự học và hỗ trợ HS học trên lớp dưới sự hướng dẫn của giáo viên (GV): – Nội dung và hình thức của SGK chú trọng đến khả năng nhận thức và đặc điểm tâm, sinh lí của học sinh lớp 11. Do vậy, sách sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, giản dị, khoa học, hiện đại,… Bên cạnh kênh chữ, hệ thống kênh hình cũng được tăng cường và đa dạng về cách trình bày, như bản đồ, biểu đồ, sơ đồ, bảng số liệu, hình ảnh,… Trang giải thích thuật ngữ cũng giúp HS tự tra cứu để hiểu rõ hơn về nội dung kiến thức. – SGK Địa lí 11 chú trọng đặc biệt đến quá trình tiếp cận năng lực của HS thông qua việc trình bày các tình huống có vấn đề và gợi mở cho HS phương án giải quyết bằng hệ thống các câu hỏi dẫn dắt, gợi mở. HS có thể tự học hoặc sẽ học tốt hơn thông qua sự hướng dẫn, hỗ trợ của GV. 6 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Địa lí lớp 11 – Quán triệt cách tiếp cận học qua thực hành, thực hành để học; học qua trải nghiệm, trải nghiệm để học. – Tích cực vận dụng nguyên lí “Người học là trung tâm” của quá trình dạy và học, với trọng tâm là chú trọng giáo dục, hình thành và phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của HS. 4. Nội dung sách giáo khoa được xây dựng theo hướng mở, thuận lợi cho giáo viên trong tổ chức hoạt động dạy học SGK Địa lí 11 chú ý đến việc thiết kế nội dung kiến thức theo các bài học để GV có thể giảng dạy theo hướng từng tiết trong những ngày khác nhau hoặc theo hướng chuyên đề sử dụng nhiều tiết trong nhiều tuần khác nhau. Từ đó, GV thiết kế bài dạy một cách linh hoạt tuỳ theo điều kiện của địa phương và đối tượng HS. Sách cũng được thiết kế để GV có thể sử dụng sách trong điều kiện thiếu sự hỗ trợ của máy chiếu và một số phương tiện trực quan như bản đồ treo tường, tranh ảnh,… II. CẤU TRÚC SÁCH VÀ CẤU TRÚC BÀI HỌC 1. Cấu trúc sách a) Cấu trúc sách giáo khoa Địa lí 11 – Phần đầu của SGK Địa lí 11 là hướng dẫn sử dụng sách, giúp GV và HS hiểu về cấu trúc của mỗi bài học, ý nghĩa của các hoạt động. Từ đó giúp cho việc sử dụng sách được dễ dàng và hiệu quả hơn. – Trang mục lục giúp GV và HS có cái nhìn tổng quát về cấu trúc sách và dễ tra cứu đến từng bài học. – Trang bản đồ thế giới (sau trang mục lục) giúp GV và HS có cái nhìn tổng thể về các khu vực và quốc gia trên thế giới. – Cuối SGK Địa lí 11 là trang thuật ngữ nhằm giải nghĩa các thuật ngữ chính đã được thể hiện trong bài học. – Phần chính của SGK Địa lí 11 gồm 30 bài học, được chia thành 2 phần: + Phần 1: Một số vấn đề về kinh tế – xã hội thế giới. Phần này gồm 7 bài học, tương ứng với 7 tiết. Các bài học cụ thể gồm: Bài 1. Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế – xã hội của các nhóm nước Bài 2. Nực hành: Tìm hiểu về kinh tế – xã hội của các nhóm nước Bài 3. Toàn cầu hoá, khu vực hoá kinh tế Bài 4. Nực hành: Tìm hiểu về toàn cầu hoá, khu vực hoá Bài 5. Một số tổ chức khu vực và quốc tế Bài 6. Một số vấn đề an ninh toàn cầu Bài 7. Nực hành: Tìm hiểu nền kinh tế tri thức 7 + Phần 2: Địa lí khu vực và quốc gia. Phần này gồm 23 bài học, tương ứng với 56 tiết. Các bài học cụ thể gồm: KHU VỰC MỸ LATINH Bài 8. Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Mỹ Latinh Bài 9. Nực hành: Tìm hiểu tình hình kinh tế – xã hội Cộng hoà liên bang Bra-xin LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU) Bài 10. Liên minh châu Âu Bài 11. Nực hành: Tìm hiểu sự phát triển công nghiệp của Cộng hoà liên bang Đức KHU VỰC ĐÔNG NAM Á Bài 12. Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Đông Nam Á Bài 13. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) Bài 14. Nực hành: Tìm hiểu hoạt động kinh tế đối ngoại Đông Nam Á KHU VỰC TÂY NAM Á Bài 15. Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Tây Nam Á Bài 16. Nực hành: Tìm hiểu về tài nguyên dầu mỏ và việc khai thác dầu mỏ ở Tây Nam Á HỢP CHÚNG QUỐC HOA KỲ (HOA KỲ) Bài 17. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Hoa Kỳ Bài 18. Kinh tế Hoa Kỳ LIÊN BANG NGA Bài 19. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Liên bang Nga Bài 20. Kinh tế Liên bang Nga Bài 21. Nực hành: Tìm hiểu về ngành công nghiệp dầu khí Liên bang Nga NHẬT BẢN Bài 22. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Nhật Bản Bài 23. Kinh tế Nhật Bản Bài 24. Nực hành: Tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại Nhật Bản CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC) Bài 25. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc Bài 26. Kinh tế Trung Quốc Bài 27. Nực hành: Tìm hiểu sự thay đổi của nền kinh tế tại vùng duyên hải Trung Quốc Ô-XTRÂY-LI-A Bài 28. Nực hành: Tìm hiểu về kinh tế Ô-xtrây-li-a 8 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Địa lí lớp 11 CỘNG HOÀ NAM PHI Bài 29. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Cộng hoà Nam Phi Bài 30. Kinh tế Cộng hoà Nam Phi b) Cấu trúc sách Chuyên đề học tập Địa lí 11 Sách Chuyên đề học tập Địa lí 11 bao gồm 3 chuyên đề: – Chuyên đề 1. Một số vấn đề về khu vực Đông Nam Á – Chuyên đề 2. Một số vấn đề về du lịch thế giới – Chuyên đề 3. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) Các chuyên đề vừa thực hiện được yêu cầu phân hoá sâu vừa đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp có liên quan đến Địa lí cho HS. Ngoài ra, sách chuyên đề còn có phần thuật ngữ để HS tra cứu các thuật ngữ địa lí then chốt của từng bài. Mỗi chuyên đề của sách được cấu trúc thành một chủ đề lớn, không phân chia thành các bài học. Đây là cách tổ chức thông tin giúp HS khám phá, trải nghiệm thông qua thực hành để nắm vững các kiến thức và kĩ năng, hình thành các năng lực cụ thể làm cơ sở cho việc nghiên cứu khoa học, lựa chọn nghề nghiệp sau này. 2. Cấu trúc bài học Cấu trúc bài học trong SGK được thực hiện theo Nông tư 33/2017/TT-BGDĐT và Công văn 5512 /BGDĐT-GDTrH của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mỗi bài học là một đơn vị kiến thức tương đối hoàn chỉnh, có bố cục hợp lí nhằm làm nổi bật các quan điểm biên soạn là tiếp cận năng lực và dạy học tích hợp. Các bài học trong SGK Địa lí 11 gồm 4 phần chủ yếu: Mở đầu; Hình thành kiến thức mới; Luyện tập và Vận dụng. a) Phần Mở đầu Phần này được trình bày dưới dạng các đoạn văn ngắn vừa giúp GV khởi động bài học vừa giúp định hướng cho HS những nội dung cơ bản cần chú ý trong bài. b) Phần Hình thành kiến thức mới Trong phần này, kênh chữ được tinh giản tối đa với ngôn từ dễ hiểu, phù hợp với lứa tuổi; nhiều nội dung được sơ đồ hoá nhằm giúp HS hệ thống hoá kiến thức. Ở đầu mỗi mục lớn là các câu hỏi được xây dựng dựa trên yêu cầu cần đạt, nhằm khơi gợi cho HS sự hứng thú tìm tòi, khám phá kiến thức mới. Đồng thời, tạo thuận lợi cho GV khi chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS. Ngoài ra, nội dung sách còn có mục “Ô cửa tri thức”, đây là kênh thông tin bổ trợ – mở rộng kiến thức cho nội dung chính, chiếm từ 2 đến 5% nội dung của bài học tuỳ theo từng bài. Như vậy, qua một bài học, HS có rất nhiều cơ hội để tiếp xúc với thế giới bên ngoài, kết nối quá khứ với hiện tại khi được đặt trong những tình huống có thật và phải vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết các vấn đề. 9 c) Phần Luyện tập Phần này gồm những câu hỏi, nhiệm vụ học tập nhằm củng cố kiến thức, hệ thống hoá kiến thức, phát triển kĩ năng,… d) Phần Vận dụng Phần Vận dụng gồm các câu hỏi thể hiện rõ quan điểm và yêu cầu cần đạt về phát triển năng lực, vận dụng kiến thức, kĩ năng của HS vào việc phân tích một tình huống, giải quyết một vấn đề thực tiễn trong cuộc sống. Đây là nội dung hoàn toàn mới và thiết thực tạo cơ hội cho HS liên hệ kiến thức Địa lí đã được học vào thực tế cuộc sống. Một số bài tập vận dụng còn hỗ trợ HS trong hoạt động hướng nghiệp. III. NHỮNG ĐIỂM MỚI 1. Về cách tiếp cận Việc biên soạn sách chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực, bao gồm các năng lực chung như năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học;... Ngoài ra, còn có năng lực đặc thù như nhận thức khoa học Địa lí; tìm hiểu và sử dụng công cụ địa lí; vận dụng kiến thức và kĩ năng địa lí đã học;... Các bài học được trình bày theo hình thức quy nạp. Cụ thể, trong mỗi bài, HS sẽ được giao nhiệm vụ tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu, tình huống, kênh hình,... Nông qua các hoạt động học tập này, HS sẽ đưa ra các nhận định, đánh giá, kết luận,... Từ đó phát triển các năng lực chung và các năng lực đặc thù của môn học. 2. Về cấu trúc sách và cấu trúc bài học Cấu trúc của SGK Địa lí 11 (bộ sách Chân trời sáng tạo) vừa kế thừa SGK Địa lí 11 hiện hành vừa có những điểm mới: – Cấu trúc sách có bổ sung phần Hướng dẫn sử dụng sách và Giải thích thuật ngữ. Điều này giúp GV và HS thuận tiện hơn trong quá trình dạy và học. – SGK Địa lí 11 bổ sung các bài học mới, như bài 6 (Một số vấn đề an ninh toàn cầu); bài 29, 30 (Cộng hoà Nam Phi). – Mỗi bài học được xác định bằng số thứ tự của bài, tên bài học. Ngoài phần yêu cầu cần đạt, nội dung của bài được cấu trúc gồm 4 phần: Mở đầu; Hình thành kiến thức mới; Luyện tập; Vận dụng. Các phần này tương ứng với 4 hoạt động học tập trong mẫu kế hoạch bài dạy (theo Công văn 5512 /BGDĐT-GDTrH của Bộ Giáo dục và Đào tạo). Điều này thuận tiện cho GV khi triển khai các hoạt động dạy học và đánh giá kết quả học tập của HS. 3. Về nội dung kiến thức Nội dung kiến thức trong SGK Địa lí 11 vừa mang tính liên thông kiến thức giữa các lớp vừa đảm bảo được tính mới, như kiến thức về khu vực Mỹ Latinh, Liên minh châu Âu, khu vực Đông Nam Á, Cộng hoà Nam Phi. 10 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Địa lí lớp 11 Nội dung kiến thức các bài học không chỉ đáp ứng tính cơ bản, khoa học, thiết thực, phù hợp với thực tiễn Việt Nam mà còn được cập nhật nhằm đảm bảo tính hiện đại (tính mới). SGK Địa lí 11 có hệ thống kênh hình phong phú, đa dạng như sơ đồ, bản đồ, biểu đồ, hình ảnh thực tế, bảng số liệu,… Các bản đồ gắn với các thuộc tính về số lượng, chất lượng, phân bố của đối tượng địa lí nên được đầu tư kĩ lưỡng. Việc sử dụng triệt để kênh hình giúp HS phát triển các năng lực phân tích, giải thích, tính toán, nhận xét các hiện tượng, quá trình địa lí. Ngoài tuyến thông tin chính, SGK Địa lí 11 còn có tuyến thông tin bổ trợ, được trình bày dưới dạng “Ô cửa tri thức”. Nông tin trong “Ô cửa tri thức”, được chọn lọc kĩ càng, tinh tế nhằm làm rõ hơn những nội dung chính trong bài học và giúp mở rộng kiến thức cho HS. Nội dung kiến thức chú trọng xây dựng kĩ năng địa lí, năng lực tìm hiểu khoa học Địa lí và vận dụng kiến thức địa lí vào cuộc sống. Các bài học cũng được thiết kế nhằm tạo điều kiện cho GV vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy học và đánh giá kết quả theo hướng phát huy năng lực của mỗi HS. 4. Về kĩ năng thực hành SGK Địa lí 11 chú trọng rèn luyện các kĩ năng thực hành cho HS. Toàn SGK có đến 11 bài thực hành được thiết kế dưới dạng bài học độc lập. Các bài tập thực hành giúp HS rèn luyện kĩ năng xử lí số liệu, kĩ năng vẽ biểu đồ, kĩ năng đọc bản đồ, kĩ năng viết báo cáo, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình,… 5. Về tính tích hợp nội môn và liên môn Nội dung tích hợp được chú trọng, bao gồm cả tích hợp nội môn và liên môn: – Tích hợp nội môn được thể hiện qua sự tích hợp giữa khối kiến thức tự nhiên với khối kiến thức kinh tế – xã hội. Chẳng hạn phân tích đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển kinh tế – xã hội. – Tích hợp liên môn được thể hiện qua việc tích hợp giữa nội dung kiến thức môn Địa lí với kiến thức các môn học khác, như Toán học, Tin học, Lịch sử,… Ví dụ HS tính toán số liệu để vẽ biểu đồ, sử dụng mạng internet để thu thập thông tin viết báo cáo địa lí,... 6. Về hình thức trình bày Nội dung kiến thức không chỉ được chuyển tải bằng kênh chữ mà bằng cả kênh hình. Kênh hình trong sách bao gồm hình ảnh, bản đồ, lược đồ, sơ đồ,... Kênh chữ là nội dung kiến thức, tư liệu chữ viết. Chú trọng thiết kế phục vụ cho nội dung. Niết kế không chỉ vì mục đích thẩm mĩ và tăng tính hấp dẫn mà mục tiêu chính là hướng đến yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực. 11 IV. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Những yêu cầu cơ bản về phương pháp dạy học Xu hướng chủ đạo về phương pháp dạy học trong sách Địa lí 11 là quy nạp. HS sẽ tham gia các hoạt động học tập, hoàn thành các nhiệm vụ học tập và tự khám phá dưới sự định hướng, hỗ trợ của GV để tiếp nhận được kiến thức, kĩ năng cần thiết. Từ việc tự nhận thức đó, HS sẽ phát biểu, trình bày, thể hiện các kiến thức, kĩ năng này theo cách hiểu của mình. Nghĩa là, HS sẽ học được kiến thức, kĩ năng thông qua việc thực hiện các hoạt động học tập, hoàn thành các nhiệm vụ học tập. GV nên tập trung chú trọng một số phương pháp dạy học theo hướng: − Đảm bảo tính tích cực của người học khi tham gia vào hoạt động học tập. − Chú trọng rèn luyện cho HS phương pháp tự học đồng thời tạo điều kiện cho HS chủ động thể hiện khả năng tìm tòi, khám phá, phát huy tính tự giác, tự học. − Tăng cường cho HS những hoạt động thực hành, trải nghiệm, chú trọng đến mục tiêu là HS biết làm gì từ những điều đã học. − Tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác và tương tác. − Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng hiệu quả các thiết bị dạy học như bảng số liệu thống kê, bản đồ, sơ đồ, đoạn phim ngắm, phiếu học tập, phần mềm dạy học,… 2. Một số phương pháp dạy học cơ bản Khi dạy học môn Địa lí, GV cần sử dụng, phối hợp nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học khác nhau nhằm phát triển năng lực cho HS. Các phương pháp, kĩ thuật được tích hợp trong các hoạt động học tập gợi ý trong SGK. Tuỳ theo khả năng của GV, điều kiện của địa phương, đối tượng HS, mỗi GV phát huy tính chủ động, sáng tạo để tổ chức HS tham gia học tập một cách tích cực nhằm thực hiện yêu cầu cần đạt một cách hiệu quả nhất, mang lại hứng thú học tập cho HS nhiều nhất. Dưới đây là một số phương pháp dạy học phổ biến với môn Địa lí đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai trong các đợt tập huấn từ năm 2013 đến nay. – Dạy học trực quan Dạy học trực quan là phương pháp dạy học, trong đó GV sử dụng những phương tiện trực quan làm công cụ hỗ trợ HS hình thành, phát triển năng lực và phẩm chất. Phương tiện trực quan là tất cả những phương tiện được sử dụng trong quá trình dạy học nhằm minh hoạ hoặc khai thác thông tin theo mục tiêu bài học. Phương tiện trực quan sử dụng trong dạy học Địa lí gồm nhiều loại như bản đồ, lược đồ, sơ đồ, bảng số liệu, biểu đồ, tranh ảnh, mô hình, mẫu vật,... Trong dạy học Địa lí, GV sử dụng các phương tiện trực quan để tổ chức hoạt động học tập nhằm hình thành các biểu tượng cụ thể về sự vật, hiện tượng địa lí, hình thành khái niệm địa lí thông qua sự tri giác trực tiếp bằng các giác quan của người học. 12 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Địa lí lớp 11 Nhờ vậy, HS có thể nhận diện các khái niệm, giải thích các sự vật, hiện tượng địa lí, các mối quan hệ nhân quả địa lí một cách chính xác và đầy đủ. GV có thể triển khai dạy học trực quan theo các bước: (1) Xác định yêu cầu cần đạt; (2) Lựa chọn các phương tiện trực quan phù hợp với yêu cầu cần đạt; (3) Định hướng nội dung thông tin cần khai thác từ phương tiện trực quan; (4) Tổ chức cho HS khai thác tri thức từ phương tiện trực quan (thông qua các câu hỏi gợi mở, nội dung gợi ý). Lưu ý: – GV nên sử dụng các phương tiện trực quan như một nguồn tri thức cho HS khai thác (có thể kết hợp với các phương pháp như đàm thoại gợi mở hoặc đàm thoại nêu vấn đề). – GV nên tận dụng hệ thống kênh hình trong sách, hướng dẫn HS khai thác để hình thành kiến thức mới từ đó phát triển năng lực cho HS. – GV nên phối hợp linh hoạt giữa dạy học trực quan với một số phương pháp dạy học khác như phương pháp đàm thoại gợi mở, dạy học hợp tác,... – Dạy học hợp tác Dạy học hợp tác là phương pháp dạy học, trong đó GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm để cùng nghiên cứu, trao đổi ý tưởng và giải quyết vấn đề do GV đặt ra. Dạy học hợp tác có một số đặc điểm như có hoạt động xây dựng nhóm; có sự phụ thuộc, tương tác lẫn nhau một cách tích cực; có ràng buộc cá nhân, ràng buộc nhóm; hình thành và phát triển kĩ năng hợp tác. Dạy học hợp tác thường được sử dụng kết hợp với các phương pháp thảo luận, tranh luận, dạy học giải quyết vấn đề,... Trong đó, HS cần hợp tác với nhau để giải quyết những nhiệm vụ học tập tổng hợp. Dạy học hợp tác có thể áp dụng để tiến hành tổ chức hoạt động nghiên cứu kiến thức mới trên lớp hay trong dạy học ngoại khoá hoặc tổ chức dạy học dự án. GV có thể triển khai dạy học hợp tác theo các bước: (1) GV giao nhiệm vụ học tập; (2) HS thực hiện nhiệm vụ có sự hợp tác; (3) Trình bày và đánh giá kết quả (HS trình bày; GV và HS đánh giá kết quả). Lưu ý: – GV cần hiểu rõ bản chất của dạy học hợp tác, tránh hình thức hời hợt. Nhiệm vụ học tập GV đưa ra cho HS phải đủ độ khó để HS suy nghĩ, hợp tác, thảo luận nhằm tìm hướng giải quyết,… Nếu nhiệm vụ quá dễ sẽ làm cho hoạt động nhóm nhàm chán và chỉ mang tính hình thức. – Sau khi HS trình bày, GV nêu ra các ý chính hoặc giải thích sâu hơn một số nội dung quan trọng, hạn chế giảng lại toàn bộ nội dung HS đã trình bày. – Dạy học dự án Dạy học dự án là phương pháp dạy học, trong đó HS thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành nhằm tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu, trình bày trước lớp. 13 Ba đặc điểm quan trọng hàng đầu của dạy học dự án cần phải đảm bảo khi thực hiện là định hướng thực tiễn (thường xuất phát từ những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống); định hướng vào người học (người học tham gia chọn các chủ đề theo năng lực và sở thích cá nhân); và định hướng sản phẩm (các sản phẩm vật chất hoặc phi vật chất có thể giới thiệu, trình bày bằng nhiều hình thức khác nhau, ở quy mô khác nhau). Dạy học dự án thường được tiến hành qua 3 giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị (đề xuất ý tưởng và chọn đề tài dự án, chia nhóm nhận nhiệm vụ, lập kế hoạch thực hiện); giai đoạn thực hiện (HS thực hiện nhiệm vụ); giai đoạn báo cáo dự án (HS trình bày, báo cáo kết quả trước lớp). Dạy học dự án vận dụng tổng hợp các phương pháp dạy học để tổ chức, chính vì vậy, dạy học dự án có khả năng phát triển toàn diện các năng lực và phẩm chất cho HS như năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tìm hiểu địa lí, năng lực nhận thức và tư duy địa lí, năng lực vận dụng kiến thức và kĩ năng địa lí vào thực tiễn; phẩm chất trách nhiệm, trung thực,… GV có thể triển khai dạy học dự án theo các bước: (1) Chuẩn bị dự án (đề xuất hoặc gợi ý những ý tưởng cho dự án, chia nhóm, hướng dẫn HS lập kế hoạch,…); (2) Triển khai dự án (HS thực hiện dự án); (3) Trình bày kết quả và tổng kết (HS báo cáo kết quả; GV và HS thực hiện đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm). Lưu ý: – GV cân nhắc lựa chọn các nội dung gần gũi với thực tiễn cuộc sống, có nhiều nội dung thực hành. – Dạy học dự án cần rất nhiều thời gian, vì vậy, GV nên cân nhắc về số lượng các dự án học tập trong một năm học; kết hợp linh hoạt thời gian trên lớp và thời gian ngoài lớp; ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức cho HS thực hiện,... – Dạy học dự án đòi hỏi nhiều sự đầu tư về cơ sở vật chất. Ở những điều kiện dạy học tối thiểu, GV vẫn hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp này bằng việc lựa chọn hình thức HS thể hiện sản phẩm phù hợp với điều kiện kinh tế của nhà trường, lựa chọn những nội dung gắn với thực tế địa phương,... – GV nên đánh giá toàn bộ quá trình thực hiện dự án của HS để ghi nhận nỗ lực của HS trong từng giai đoạn (thay vì đánh giá sản phẩm cuối cùng). – Dạy học theo nhóm Dạy học theo nhóm vừa là phương pháp vừa là hình thức tổ chức lớp học. Dạy học theo nhóm được sử dụng khá thường xuyên trong các tiết học ở nhà trường hiện nay. GV chia lớp học thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm phải hoàn thành các nhiệm vụ học tập để thực hiện các yêu cầu cần đạt của bài học. Trên cơ sở trao đổi ý kiến và hợp tác giữa các HS trong nhóm, dạy học theo nhóm giúp HS phát triển khả năng giao tiếp và hợp tác, phát huy tính tích cực, tinh thần trách nhiệm,… GV có thể triển khai dạy học theo nhóm với các bước: (1) Chuẩn bị (xác định nội dung thảo luận, các phương tiện dạy học; dự kiến tổ chức nhóm HS); (2) Làm việc 14 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Địa lí lớp 11 theo nhóm (chia nhóm, giao nhiệm vụ, thực hiện nhiệm vụ); (3) Trình bày kết quả và tổng kết (HS báo cáo kết quả; GV và HS thực hiện đánh giá, tuyên dương hoặc nhắc nhở các nhóm, tổng kết nội dung). Lưu ý: – GV nên lựa chọn các nội dung thảo luận vừa sức và được HS quan tâm. – GV làm nhiệm vụ quan sát, theo dõi hướng dẫn hoạt động thảo luận nhưng không tham gia ý kiến thảo luận với HS. – GV không ngắt lời HS, không phản ứng nếu câu trả lời, tranh luận không đúng với ý kiến của mình. – GV có thể đưa ra các câu hỏi để tạo không khí sôi nổi cho thảo luận của mỗi nhóm. – Dạy học thông qua trò chơi Dạy học thông qua trò chơi (phương pháp trò chơi) là phương pháp dạy học mà qua đó HS được tương tác, trải nghiệm, khám phá và giải quyết vấn đề trong môi trường học tập vui vẻ. GV kết nối mục tiêu học tập với hoạt động chơi nhằm thúc đẩy sự tham gia và tự chủ của HS, từ đó góp phần phát triển phẩm chất và năng lực của HS. Với hoạt động học thông qua trò chơi, HS tham gia tích cực vào quá trình học tập, thể hiện qua việc HS say sưa và tập trung cao độ vào hoạt động học tập. Khi đó, HS sẽ học một cách chủ động, hăng say và tiếp thu kiến thức tốt hơn. GV có thể triển khai dạy học thông qua trò chơi với các bước: (1) Giới thiệu tên và mục đích trò chơi; (2) Hướng dẫn cách chơi, luật chơi; (3) Nực hiện trò chơi; (4) Nhận xét trò chơi và tổng kết nội dung. – Dạy học giải quyết vấn đề Dạy học giải quyết vấn đề (dạy học dựa trên giải quyết vấn đề) là phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, đặt ra cho HS các vấn đề nhận thức chứa mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết, đưa HS vào tình huống có vấn đề, từ đó kích thích HS nỗ lực tư duy để giải quyết vấn đề. GV có thể triển khai dạy học dựa trên giải quyết vấn đề với các bước: (1) Nhận biết vấn đề (GV đưa HS vào tình huống có vấn đề hoặc gợi ý HS tìm ra tình huống có vấn đề); (2) Lập kế hoạch giải quyết vấn đề (HS đề xuất giả thuyết giải quyết vấn đề, đưa ra các phương án, lập kế hoạch giải quyết); (3) Nực hiện kế hoạch; (4) Kiểm tra, đánh giá và kết luận. Lưu ý: – Các vấn đề, tình huống đưa ra để HS xử lí, giải quyết cần phù hợp với nội dung bài học, trình độ nhận thức của HS, đặc biệt phải chứa đựng những mâu thuẫn cần giải quyết, gợi ra cho HS nhiều hướng suy nghĩ, nhiều cách giải quyết vấn đề. 15 – Trong quá trình giải quyết tình huống, vấn đề, GV hỗ trợ HS thu thập thông tin liên quan đến vấn đề; xác định các phương án giải quyết; cách thức để lựa chọn phương án giải quyết tối ưu nhất;… – Cần phải đủ thời gian để HS nhận biết, lập kế hoạch và thực hiện. 3. Một số kĩ thuật dạy học cơ bản – Kĩ thuật giao nhiệm vụ: với kĩ thuật này, GV cần giao nhiệm vụ phù hợp với mục tiêu hoạt động, trình độ HS, thời gian, không gian hoạt động và cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. – Kĩ thuật “khăn trải bàn”: là kĩ thuật thường được sử dụng trong hoạt động nhóm (nhóm tối ưu là 4 HS). Mỗi nhóm sẽ có một tờ giấy khổ lớn đặt trên bàn như là một chiếc khăn trải bàn. Tờ giấy khổ lớn được chia thành hai phần: phần chính giữa và phần xung quanh. Phần xung quanh được chia thành 4 hoặc 6 phần tuỳ theo số thành viên của nhóm (thường là 4 phần). Mỗi HS ngồi vào vị trí tương ứng với phần xung quanh (trong hình minh hoạ là vị trí từ số 1 đến số 4). Mỗi thành viên sẽ suy nghĩ độc lập (trong ít phút) và viết các ý tưởng của mình (về một vấn đề nào đó mà GV yêu cầu) vào phần cạnh “khăn trải bàn” trước mặt mình. Sau đó HS thảo luận nhóm, tìm ra những ý tưởng chung và viết vào phần chính giữa “khăn trải bàn”. – Kĩ thuật “các mảnh ghép”: với kĩ thuật này, lớp học được chia thành “các nhóm chuyên gia” để thảo luận, tìm hiểu sâu về một vấn đề của bài học. Sau đó, mỗi thành viên của các “nhóm chuyên gia” sẽ tách ra và hợp thành các nhóm mới, trong mỗi nhóm mới sẽ có đủ các “chuyên gia” về các vấn đề và mỗi “chuyên gia” có trách nhiệm trao đổi lại với cả nhóm về vấn đề mà mình đã có cơ hội tìm hiểu sâu ở nhóm cũ. Các bước thực hiện kĩ thuật này có thể khái quát theo 2 vòng sau: 16 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Địa lí lớp 11 Vòng 1: Nhóm chuyên gia + Hoạt động theo nhóm từ 3 đến 8 người để thực hiện nhiệm vụ học tập. Số nhóm chuyên gia bằng số chủ đề cần tìm hiểu. + Mỗi HS làm việc độc lập, suy nghĩ về chủ đề và ghi lại những ý kiến của mình. + Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành “chuyên gia” của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vòng 2. Vòng 2: Nhóm các mảnh ghép + Hình thành nhóm mới sao cho nhóm mới phải có đầy đủ các thành viên thảo luận các chủ đề ở vòng 1. + Các câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau. Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu được tất cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ mới sẽ được giao cho các nhóm để giải quyết và thực hiện nhiệm vụ. – Kĩ thuật “động não”: kĩ thuật này giúp cho HS trong một thời gian ngắn nghĩ ra nhiều ý tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề nào đó. Các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng. Kĩ thuật này thường được sử dụng trong giai đoạn giới thiệu bài học, tìm các phương án giải quyết vấn đề. GV nêu vấn đề, khích lệ HS phát biểu và đóng góp ý kiến, liệt kê tất cả ý kiến lên bảng, phân loại và tổng hợp ý kiến của HS để rút ra kết luận. – Kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi (Rink – Pair – Share): GV giao cho HS nhiệm vụ học tập, yêu cầu HS dành thời gian suy nghĩ độc lập (Nink), sau đó HS sẽ làm việc với một bạn khác tạo thành cặp đôi (Pair) để thảo luận về những điều mình đã suy nghĩ. Cuối cùng, HS chia sẻ (Share) những điều đã trao đổi trong cặp với các bạn còn lại trong lớp. HS có thể ghi cách, học cách tìm kiếm thông tin vào cột H. – Kĩ thuật KWL (hoặc KWLH): với kĩ thuật này HS bắt đầu bằng việc “động não” tất cả những gì các em đã biết về chủ đề bài học, thông tin này sẽ được ghi nhận vào cột K của biểu đồ. Sau đó, HS nêu lên danh sách các câu hỏi về những điều các em muốn biết thêm trong chủ đề, những câu hỏi đó sẽ được ghi nhận vào cột W của biểu đồ. Trong quá trình đọc, các em sẽ tự trả lời câu hỏi vào cột L hoặc trong phần Luyện tập. HS có thể ghi cách học, cách tìm kiếm thông tin vào cột H. 17 – Kĩ thuật “tia chớp”: là kĩ thuật huy động sự tham gia của các HS đối với một câu hỏi nào đó nhằm thu thông tin phản hồi thông qua việc các thành viên lần lượt nêu ngắn gọn và nhanh chóng (nhanh như chớp!) ý kiến của mình về câu hỏi hoặc tình trạng vấn đề. – Kĩ thuật sơ đồ tư duy: kĩ thuật này giúp HS có cái nhìn tổng thể về nội dung tìm hiểu, thích hợp để phát hiện vấn đề hoặc tổng kết nội dung bài học. Để thực hiện kĩ thuật này, HS cần chuẩn bị phương tiện và nội dung liên quan như giấy khổ lớn, bút nhiều màu, từ khoá, biểu tượng, hình ảnh,… Trên giấy khổ lớn, HS trình bày kết quả bằng cách viết chủ đề ở trung tâm rồi thì vẽ các nhánh chính theo các hướng khác nhau. Trên mỗi nhánh chính, viết các từ khoá tương ứng với nội dung lớn của chủ đề (có thể dùng biểu tượng, hình ảnh mô tả thêm). Từ nhánh chính, HS tiếp tục vẽ các nhánh phụ (các nhánh thứ cấp) để truyền tải thông tin chi tiết hơn. V. HƯỚNG DẪN KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP 1. Hướng dẫn chung Trong chương trình Giáo dục phổ thông môn Địa lí cấp Trung học phổ thông năm 2018, đánh giá kết quả giáo dục trong chương trình phải bảo đảm các yêu cầu sau: – Mục tiêu đánh giá là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của Chương trình môn Địa lí và sự tiến bộ của HS để hướng dẫn, điều chỉnh hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS. – Căn cứ đánh giá là yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực đặc thù địa lí được quy định trong Chương trình tổng thể và Chương trình môn Địa lí. – Bên cạnh nội dung lí thuyết, cần tăng cường đánh giá các kĩ năng của HS như làm việc với bản đồ, Atlat, biểu đồ, sơ đồ, bảng số liệu, tranh ảnh; quan sát, thu thập, xử lí và hệ thống hoá thông tin; sử dụng các dụng cụ học tập ngoài trời; sử dụng công nghệ thông tin trong học tập,... Đánh giá khả năng vận dụng tri thức vào những tình huống cụ thể, không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức địa lí làm trung tâm của việc đánh giá. – Đa dạng hoá các hình thức đánh giá, tăng cường đánh giá thường xuyên đối với tất cả HS bằng các hình thức khác nhau như đánh giá qua việc quan sát các hoạt động trên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập, sản phẩm học tập; đánh giá qua báo cáo kết quả thực hiện dự án học tập, báo cáo kết quả thực hành, bài thuyết trình về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Từ đó, HS có điều kiện để tham gia vào quá trình đánh giá kết quả giáo dục. – Kết quả giáo dục được đánh giá bằng các hình thức định tính và định lượng thông qua đánh giá thường xuyên, định kì, trên cơ sở đó tổng hợp việc đánh giá chung về phẩm chất, năng lực và sự tiến bộ của HS. 18 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Địa lí lớp 11 2. Hướng dẫn cụ thể Kiểm tra, đánh giá trong giáo dục có mục đích chung là cung cấp thông tin để ra các quyết định về dạy học và giáo dục, nhằm nâng cao chất lượng của tất cả các hoạt động giáo dục. Quan điểm hiện đại về kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS chú trọng đến đánh giá quá trình để phát hiện kịp thời sự tiến bộ của HS, từ đó GV điều chỉnh hoạt động dạy và học phù hợp. Như vậy, đánh giá kết quả học tập, giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS là đánh giá theo sản phẩm đầu ra nhưng sản phẩm đó không chỉ là kiến thức, kĩ năng mà còn ở khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng và thái độ cần có để thực hiện nhiệm vụ học tập nhằm đạt tới mục tiêu, yêu cầu cần đạt nào đó. Các yêu cầu khi đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS: – Đánh giá được tích hợp vào trong quá trình dạy học, tức là xem đánh giá như là một phương pháp dạy học hiệu quả nhằm liên tục thu được những thông tin phản hồi cho GV và HS. – Chú trọng đánh giá quá trình và sự tiến bộ của HS. – Chuyển từ đánh giá kĩ năng đơn lẻ sang đánh giá kĩ năng có tính phức hợp. Đặc biệt là khả năng thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ học tập của HS, khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào các tình huống trong học tập và thực tiễn. – Chuyển từ đánh giá một chiều (GV đánh giá), sang đánh giá đa chiều (GV đánh giá kết hợp với HS tự đánh giá, HS đánh giá chéo và tổ chức kiểm định, nhà trường, phụ huynh và cộng đồng đánh giá). – Kết hợp đánh giá bằng nhận xét và điểm số, chú trọng nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi, kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập theo định hướng phẩm chất, năng lực. 3. Một số gợi ý về phương pháp kiểm tra, đánh giá năng lực Hai hình thức cơ bản được sử dụng trong nhà trường phổ thông ở Việt Nam hiện nay là đánh giá thường xuyên (đánh giá quá trình) và đánh giá định kì (đánh giá tổng kết). a) Đánh giá thường xuyên Đánh giá thường xuyên là hoạt động đánh giá diễn ra trong tiến trình thực hiện hoạt động giảng dạy môn học. Đánh giá hoạt động học tập thể hiện ở các nội dung sau: – Đánh giá sự tích cực, hứng thú tham gia các hoạt động học tập của HS. – Đánh giá HS có hoàn thành nhiệm vụ học tập hay không. – Đánh giá chất lượng của sản phẩm học tập. 19 Nời điểm đánh giá thường xuyên được thực hiện linh hoạt trong quá trình dạy học và giáo dục, không bị giới hạn bởi số lần đánh giá. Mục đích chính là khuyến khích HS nỗ lực học tập vì sự tiến bộ của người học. Phương pháp kiểm tra, đánh giá thường xuyên có thể là kiểm tra viết, quan sát, thực hành, đánh giá qua hồ sơ và sản phẩm học tập,… Công cụ có thể dùng là phiếu quan sát, bảng kiểm, thẻ kiểm tra hoặc phiếu kiểm tra, các phiếu đánh giá tiêu chí, hồ sơ học tập, các loại câu hỏi vấn đáp,... GV có thể tự biên soạn công cụ đánh giá hoặc tham khảo từ các tài liệu hướng dẫn. b) Đánh giá định kì Đánh giá định kì là đánh giá kết quả giáo dục của HS sau một giai đoạn học tập, rèn luyện nhằm xác định mức độ mà HS hoàn thành yêu cầu cần đạt của chương trình môn học. Nời điểm đánh giá định kì thường được tiến hành sau khi kết thúc một giai đoạn học tập (giữa kì, cuối kì). Người thực hiện đánh giá định kì có thể là GV, nhà trường hoặc tổ chức kiểm định các cấp đánh giá. Phương pháp đánh giá định kì có thể là kiểm tra viết trên giấy hoặc trên máy tính, thực hành, hỏi – đáp, đánh giá thông qua sản phẩm học tập và hồ sơ học tập,… Công cụ đánh giá định kì có thể là các câu hỏi, bài kiểm tra, dự án học tập, sản phẩm nghiên cứu,… Để đánh giá kết quả học tập của HS, cần kết hợp cả hai hình thức đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết. Với đánh giá quá trình, trước hết cần phân tích tài liệu học tập để xác định cấu trúc các hoạt động học tập, khả năng phát triển các năng lực ở mỗi bài học. Từ đó dự kiến cách đánh giá, các công cụ đánh giá thường xuyên cho cả quá trình học tập của HS. Với đánh giá tổng kết, căn cứ vào mục tiêu sau mỗi giai đoạn học tập nhất định, thiết kế công cụ đánh giá kết quả sau khi HS hoàn thành giai đoạn học tập đó. Quan sát, hỏi, vấn đáp thường được dùng để đánh giá thái độ, phẩm chất và một số biểu hiện về năng lực của HS. Các dạng bài tập, bài thi phù hợp với việc đánh giá kiến thức, kĩ năng, tư duy suy luận của HS. 20 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Địa lí lớp 11 PHẦN HAI. HƯỚNGDẪN TỔ CHỨC MỘT SỐDẠNGBÀI HỌC A. DẠNG BÀI HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI KHU VỰC ĐÔNG NAM Á BÀI 12. TỰ NHIÊN, DÂN CƯ, XÃ HỘI VÀ KINH TẾ ĐÔNG NAM Á (Rời gian thực hiện dự kiến: 4 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức – Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế – xã hội. – Phân tích được tác động của các đặc điểm dân cư, xã hội tới phát triển kinh tế – xã hội. – Trình bày và giải thích được tình hình phát triển kinh tế chung, sự phát triển các ngành kinh tế của khu vực Đông Nam Á. – Đọc được bản đồ, rút ra nhận xét; phân tích được số liệu, tư liệu. 2. Về năng lực – Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, sử dụng công nghệ thông tin,... – Năng lực đặc thù: năng lực nhận thức thế giới theo quan điểm không gian, giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí, sử dụng các công cụ địa lí, khai thác internet phục vụ môn học, cập nhật thông tin và liên hệ thực tế,... 3. Về phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm,... II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Riết bị: máy tính, máy chiếu, thiết bị điện tử có kết nối internet (nếu có),… 2. Học liệu: SGK Địa lí 11, phiếu học tập, một số hình ảnh về tự nhiên, dân cư, xã hội, hoạt động kinh tế khu vực Đông Nam Á (nếu có),… Phiếu học tập số 1 K (Những điều đã biết) W (Những điều muốn biết) L (Những điều đã học được sau bài học) ? ? ? 21 Phiếu học tập số 2 Nhóm:….. Tìm hiểu về ngành: Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ Dựa vào hình 12.7, hình 12.8 và thông tin trong bài, hãy hoàn thành thông tin về một trong các ngành kinh tế ở bảng sau: Ngành Điều kiện phát triển Các phân ngành nổi bật Phân bố Công nghiệp ? ? ? Nông nghiệp ? ? ? Dịch vụ ? ? ? III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Khởi động a) Mục tiêu Tạo tình huống học tập, kết nối kiến thức HS đã biết (hoặc muốn biết) về địa lí khu vực Đông Nam Á. b) Nội dung HS vận dụng kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi về địa lí khu vực Đông Nam Á. c) Sản phẩm Nội dung trả lời của HS. d) Tổ chức thực hiện – Bước 1: GV linh hoạt lựa chọn 1 trong 3 phương án sau để dẫn dắt HS vào bài học: + Phương án 1: sử dụng đoạn dẫn nhập trong SGK. + Phương án 2: sử dụng ngữ liệu từ bài 12 SGK và kết hợp kĩ thuật “động não” để HS nêu những điều đã biết về khu vực Đông Nam Á. + Phương án 3: sau khi giới thiệu tên bài học, yêu cầu cần đạt của bài học, GV chia lớp thành các nhóm, phát phiếu học tập số 1 và yêu cầu các nhóm HS chọn một đơn vị kiến thức các em quan tâm, hoàn thành thông tin vào cột K và W về khu vực Đông Nam Á. – Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: + Phương án 1 và 2: HS suy nghĩ. + Phương án 3: HS suy nghĩ độc lập, ghi ra nội dung thông tin đã biết và muốn biết. Các thành viên trong nhóm thảo luận, thống nhất về một số nội dung ghi vào cột K và W. – Bước 3: HS trả lời, trình bày kết quả: 22 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Địa lí lớp 11 + Phương án 1 và 2: HS phát biểu ý kiến. + Phương án 3: đại diện các nhóm trình bày. – Bước 4: GV nhận xét, dẫn nhập vào nội dung bài mới. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 2.1. Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về lãnh thổ và vị trí địa lí a) Mục tiêu HS phân tích được ảnh hưởng của phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí đến sự phát triển kinh tế – xã hội của khu vực Đông Nam Á. b) Nội dung HS dựa vào hình 12.1 và thông tin trong bài, hãy: – Trình bày đặc điểm về phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí khu vực Đông Nam Á. – Phân tích ảnh hưởng của phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí đến sự phát triển kinh tế – xã hội của khu vực. c) Sản phẩm Nội dung trình bày của HS. d) Tổ chức thực hiện – Bước 1: GV tổ chức cho HS làm việc cặp đôi kết hợp kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ ở mục b. – Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: + HS suy nghĩ, ghi chép câu trả lời ra giấy nháp. + HS trao đổi, thảo luận cùng nhau và thống nhất nội dung. – Bước 3: GV gọi ngẫu nhiên 2 cặp đôi lên trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung. – Bước 4: GV nhận xét, góp ý và tổng kết nội dung. 2.2. Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên a) Mục tiêu HS phân tích được ảnh hưởng của đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế – xã hội khu vực Đông Nam Á. b) Nội dung HS dựa vào hình 12.1, hình 12.2 và thông tin trong bài, hãy: – Trình bày đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực Đông Nam Á. – Phân tích ảnh hưởng của đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế – xã hội khu vực Đông Nam Á. 23 c) Sản phẩm Kết quả thảo luận của các nhóm. d) Tổ chức thực hiện – Bước 1: GV chia lớp thành các nhóm (nhóm tối ưu 4 HS). Mỗi nhóm thực hiện một trong các hợp phần của tự nhiên: địa hình và đất đai; khí hậu; sông, hồ; sinh vật; khoáng sản; biển. Trong mỗi hợp phần tự nhiên, mỗi nhóm trình bày đặc điểm và ảnh hưởng của hợp phần đó đến phát triển kinh tế – xã hội (các nhóm thực hiện nhiệm vụ ở mục b). GV sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm, kĩ thuật “khăn trải bàn” để HS thảo luận và trình bày kết quả. – Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ. – Bước 3: trong mỗi hợp phần tự nhiên, GV gọi ngẫu nhiên một nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. – Bước 4: GV đặt câu hỏi cho các nhóm (nếu có), nhận xét, tuyên dương các nhóm thực hiện tốt và tổng kết nội dung. 2.3. Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về dân cư a) Mục tiêu HS phân tích được tác động của các đặc điểm dân cư tới phát triển kinh tế – xã hội khu vực Đông Nam Á. b) Nội dung HS dựa vào bảng 12.1, hình 12.3, hình 12.4 và thông tin trong bài, hãy: – Trình bày đặc điểm dân cư của khu vực Đông Nam Á. – Phân tích tác động của đặc điểm dân cư đến phát triển kinh tế – xã hội khu vực Đông Nam Á. c) Sản phẩm Câu trả lời của HS. d) Tổ chức thực hiện – Bước 1: GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân để thực hiện nhiệm vụ ở mục b. GV sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở, phương pháp dạy học trực quan. – Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ. – Bước 3: GV gọi một số HS trả lời, các HS còn lại nhận xét, bổ sung. – Bước 4: GV nhận xét, góp ý và tổng kết nội dung. 2.4. Hoạt động 2.4: Tìm hiểu về xã hội a) Mục tiêu HS phân tích được tác động của các đặc điểm xã hội tới phát triển kinh tế – xã hội khu vực Đông Nam Á. 24 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Địa lí lớp 11 b) Nội dung HS dựa vào thông tin trong bài, hãy: – Cho biết đặc điểm xã hội của khu vực Đông Nam Á. – Phân tích những ảnh hưởng của đặc điểm xã hội đến sự hợp tác, phát triển kinh tế – xã hội trong khu vực. c) Sản phẩm Câu trả lời của nhóm HS. d) Tổ chức thực hiện – Bước 1: + GV tổ chức cho HS làm việc nhóm để thực hiện nhiệm vụ ở mục b. GV sử dụng phương pháp trò chơi “Hiểu ý đồng đội”. + GV tổ chức phân nhóm, mỗi nhóm cử 1 đại diện lên bốc thăm nội dung chứa các từ khoá, 1 đại diện thực hiện giám sát chéo và chấm điểm nhóm bạn. • Nội dung 1: lâu đời, bảo tồn, chất lượng cuộc sống, y tế, phong tục, hợp tác. • Nội dung 2: đa dạng, giao thoa, du lịch, biết chữ, đầu tư, độc lập. – Bước 2: các nhóm thực hiện nhiệm vụ. – Bước 3: GV gọi đại diện HS mỗi nhóm tham gia trò chơi: + Đại diện mỗi nhóm dùng lời để diễn tả từ khoá cho đồng đội của mình. Các thành viên khác trong nhóm trả lời. Lưu ý: không được lặp từ, không sử dụng tiếng Anh để diễn tả. + Giám sát viên tổng kết điểm các nhóm. – Bước 4: GV nhận xét, góp ý và tổng kết nội dung. 2.5. Hoạt động 2.5: Tìm hiểu về tình hình phát triển kinh tế chung a) Mục tiêu HS trình bày và giải thích được tình hình phát triển kinh tế chung của khu vực Đông Nam Á. b) Nội dung HS dựa vào các bảng 12.2, 12.3, các hình 12.5, 12.6 và thông tin trong bài, hãy trình bày và giải thích tình hình phát triển kinh tế chung của khu vực Đông Nam Á. c) Sản phẩm Câu trả lời của HS. d) Tổ chức thực hiện – Bước 1: GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân để thực hiện nhiệm vụ ở mục b. GV sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở, phương pháp dạy học trực quan. 25 – Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ. – Bước 3: GV gọi một số HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. – Bước 4: GV nhận xét, góp ý và tổng kết nội dung. 2.6. Hoạt động 2.6: Tìm hiểu về các ngành kinh tế a) Mục tiêu HS trình bày và giải thích được sự phát triển các ngành kinh tế của khu vực Đông Nam Á. b) Nội dung HS dựa vào hình 12.7, hình 12.8 và thông tin trong bài, hãy trình bày và giải thích sự phát triển các ngành kinh tế của khu vực Đông Nam Á. c) Sản phẩm Kết quả thảo luận của các nhóm. d) Tổ chức thực hiện – Bước 1: GV tổ chức lớp thành các nhóm (nhóm tối ưu từ 4 đến 6 HS) để thực hiện nhiệm vụ ở mục b. GV sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm, kĩ thuật giao nhiệm vụ để phân công công việc cho các nhóm thảo luận theo nội dung trong phiếu học tập 2. – Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ. – Bước 3: đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. – Bước 4: GV đặt câu hỏi cho các nhóm (nếu có), nhận xét, tuyên dương nhóm thực hiện tốt và tổng kết nội dung. 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu Củng cố kiến thức bài học. b) Nội dung HS thực hiện các nhiệm vụ sau: Câu 1. Hãy hoàn thành thông tin về ảnh hưởng của một số nhân tố tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế – xã hội khu vực Đông Nam Á theo bảng sau (phần Luyện tập SGK trang 65): Nhân tố Đặc điểm Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế – xã hội Địa hình, đất đai ? ? Khí hậu ? ? Sông ngòi ? ? 26 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Địa lí lớp 11 Câu 2. Dựa vào bảng 12.3, hãy vẽ biểu đồ thể hiện tình hình tăng trưởng GDP của khu vực Đông Nam Á so với toàn thế giới, giai đoạn 2000 – 2020. Giải thích xu hướng biến động của tăng trưởng kinh tế trong khu vực ở giai đoạn này (phần Luyện tập SGK trang 65). Câu 3. Khoanh tròn chữ cái ứng với ý đúng. 1. Ý nào dưới đây không thể hiện đặc điểm về phạm vi lãnh thổ khu vực Đông Nam Á? A. Khu vực Đông Nam Á gồm Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo. B. Khu vực Đông Nam Á có một vùng biển rộng lớn. C. Khu vực Đông Nam Á có diện tích đất khoảng 4,5 triệu km2. D. Khu vực Đông Nam Á là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Nái Bình Dương. 2. Các quốc gia có diện tích rừng hàng đầu khu vực Đông Nam Á là A. Mi-an-ma và Đông Ti-mo. B. Việt Nam và Xin-ga-po. C. Ma-lai-xi-a và Xin-ga-po. D. In-đô-nê-xi-a và Mi-an-ma. 3. Xin-ga-po có lợi thế nổi bật để phát triển ngành kinh tế biển nào dưới đây? A. Nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản. B. Giao thông vận tải biển. C. Khai thác khoáng sản. D. Du lịch biển. 4. Với cơ cấu dân số trẻ, khu vực Đông Nam Á có A. thị trường tiêu thụ hàng hoá rộng lớn. B. sự đa dạng về văn hoá. C. nguồn lao động dồi dào. D. tỉ lệ dân thành thị cao. 5. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về đặc điểm kinh tế khu vực Đông Nam Á? A. Đường ô tô đóng vai trò quan trọng hàng đầu giúp kết nối khu vực với thế giới. B. Đông Nam Á có nền nông nghiệp nhiệt đới với lịch sử phát triển lâu đời. C. Đa số các nước Đông Nam Á trước đây chủ yếu phát triển nông nghiệp. D. Trong giai đoạn 2010 – 2020, khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng tỉ trọng. Câu 4. Hãy hoàn thành thông tin vào cột L trong phiếu học tập số 1. Phiếu học tập số 1 K (Những điều đã biết) W (Những điều muốn biết) L (Những điều đã học được sau bài học) ? ? ? c) Sản phẩm Nội dung trả lời của HS. 27 d) Tổ chức thực hiện – Bước 1: GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ ở mục b. Trong đó, HS hoạt động cá nhân đối với câu 1, 2, 3, hoạt động nhóm đối với câu 4. – Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ được giao. – Bước 3: GV gọi đại diện HS lên trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung. – Bước 4: GV nhận xét, góp ý và chuẩn kiến thức. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu Liên hệ kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn. b) Nội dung HS thu thập thông tin để chứng minh rằng giữa Việt Nam với các nước trong khu vực Đông Nam Á có sự tương đồng về văn hoá (phần Vận dụng SGK trang 65). c) Sản phẩm Nội dung trả lời của HS. d) Tổ chức thực hiện – Bước 1: GV giao nhiệm vụ. HS thực hiện nhiệm vụ được giao ở mục b (ngoài giờ học). – Bước 2: HS tìm hiểu và chuẩn bị bài làm của mình. – Bước 3: GV gọi đại diện HS lên trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung. – Bước 4: GV đánh giá, nhận xét sản phẩm của HS. IV. THÔNG TIN THAM KHẢO 1. Gợi ý trả lời câu hỏi phần Luyện tập Câu 2. a) Vẽ biểu đồ thể hiện tình hình tăng trưởng GDP của khu vực Đông Nam Á so với toàn thế giới, giai đoạn 2000 – 2020. Hình 12.1. Tốc độ tăng GDP toàn thế giới và khu vực Đông Nam Á, giai đoạn 2000 – 2020 28 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Địa lí lớp 11 b) Giải thích xu hướng biến động của tăng trưởng kinh tế trong khu vực ở giai đoạn 2000 – 2020. – Tăng trưởng kinh tế khu vực Đông Nam Á có nhiều biến động. – Năm 2005, tăng trưởng kinh tế của khu vực giảm do giá dầu mỏ thế giới tăng vọt (có lúc vượt ngưỡng 70 USD/thùng) đã tác động đến mọi lĩnh vực của các nền kinh tế chung của thế giới và khu vực. Bên cạnh đó là dịch bệnh như dịch SARS, dịch cúm gia cầm, H5N1,… – Năm 2020, tăng trưởng kinh tế âm do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Câu 3. Câu 1 2 3 4 5 Đáp án D D B C A 2. Gợi ý trả lời câu hỏi phần Vận dụng Một số nét tương đồng về văn hoá: – Ăn: cơm là món ăn chính trong cơ cấu bữa ăn truyền thống. – Mặc: trang phục xà rông (một kiểu váy), khố. – Ở: nhà sàn. – Lễ hội: lễ hội té nước. – Canh tác: ruộng nước và nương rẫy. 3. Một số thông tin tham khảo khác a) Tết té nước ở một số quốc gia Đông Nam Á Tết té nước là phong tục truyền thống ở các quốc gia Đông Nam Á lục địa. Tết té nước thường diễn ra từ ngày 13 – 4 đến ngày 15 – 4 Dương lịch hằng năm. Ở mỗi quốc gia, Tết té nước có tên gọi khác nhau, như Tết Chol Chnam Nmay ở Cam-pu-chia, Tết Bun-pi-mây (Bunpimay) ở Lào, Tết Thinh-gi-ân (Thingyan) ở Mi-an-ma, Tết Sông-kran (Songkran) ở Nái Lan. Điểm chung của Tết té nước ở các quốc gia là mọi người té nước vào nhau để cầu chúc cho nhau gặp nhiều điều may mắn, tốt lành trong dịp năm mới. Hiện nay, Tết té nước là sự kiện góp phần thu hút khách du lịch quốc tế, tiêu biểu là Tết té nước Sông-kran tại Nái Lan. b) Khai thác dầu mỏ và khí tự nhiên ở Đông Nam Á Đông Nam Á có trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên đáng kể. Đây là nguồn hàng xuất khẩu và nguồn thu ngoại tệ chủ yếu của một số quốc gia. Hiện nay, các quốc gia trong khu vực đang từng bước phát triển ngành công nghiệp hoá và lọc dầu. Riêng Xin-ga-po, tuy không phát triển hoạt động khai thác dầu khí nhưng đây là một trong những trung tâm phân phối và lọc dầu hàng đầu thế giới. 29 Bảng 12. Sản lượng khai thác dầu mỏ và khí tự nhiên tại một số quốc gia Đông Nam Á, năm 2020 Khu vực Quốc gia Khai thác dầu mỏ (triệu tấn) Khai thác khí tự nhiên (tỉ m3) 2000 2020 2000 2020 Bru-nây 9,5 5,4 11,0 12,6 In-đô-nê-xi-a 71,8 36,4 70,7 63,2 Ma-lai-xi-a 33,6 27,2 49,7 73,2 Thái Lan 7,1 15,0 20,9 32,7 Việt Nam 16,5 10,0 1,5 8,7 Toàn thế giới 3 598,3 4 165,1 2 400,7 3 853,7 (Nguồn: BP, 2021) c) Một số hình ảnh về hoạt động kinh tế Hình 12.2. Trồng lúa và dừa tại Ba-li (Bali – In-đô-nê-xi-a) Hình 12.3. Một góc cảng biển Xin-ga-po (Xin-ga-po) BÀI 30. KINH TẾ CỘNG HOÀ NAM PHI (Rời gian thực hiện dự kiến: 3 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức – Trình bày được khái quát sự phát triển nền kinh tế, các điểm nổi bật của các ngành kinh tế. – Đọc được bản đồ, rút ra nhận xét; phân tích được số liệu, tư liệu. – Khai thác, chọn lọc, thu thập được tư liệu từ các nguồn khác nhau về địa lí Cộng hoà Nam Phi. 2. Về năng lực – Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, sử dụng công nghệ thông tin,... 30 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Địa lí lớp 11 – Năng lực đặc thù: năng lực nhận thức thế giới theo quan điểm không gian, giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí, sử dụng các công cụ địa lí, khai thác internet phục vụ môn học, cập nhật thông tin, liên hệ thực tế,... 3. Về phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm,... II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Riết bị: máy tính, máy chiếu, thiết bị điện tử có kết nối internet (nếu có),... 2. Học liệu: SGK Địa lí 11, phiếu học tập, các bản đồ và hình ảnh về hoạt động kinh tế ở Cộng hoà Nam Phi,... Phiếu học tập số 1 Nhóm Ngành kinh tế Nội dung 1 Công nghiệp Đặc điểm nổi bật …………………………………… …………………………………… – Các trung tâm công nghiệp chính – Các ngành công nghiệp chính …………………………………… …………………………………… …………………………………… …………………………………… 2 Nông nghiệp Đặc điểm nổi bật …………………………………… …………………………………… Phân bố nông sản chính …………………………………… …………………………………… Phiếu học tập số 2 Nhóm Ngành kinh tế Nội dung 1 Thương mại …………………………………………………….. …………………………………………………….. …………………………………………………….. 2 Giao thông vận tải …………………………………………………….. …………………………………………………….. …………………………………………………….. 3 Du lịch ……………………………………………………..…... ……………………………………………………..…... ……………………………………………………..…... 31 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Khởi động a) Mục tiêu Tạo tình huống học tập, kết nối kiến thức HS đã có về kinh tế Cộng hoà Nam Phi để dẫn dắt vào bài học mới. b) Nội dung HS vận dụng kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân để trả lời các câu hỏi về kinh tế Cộng hoà Nam Phi. c) Sản phẩm Nội dung trả lời của HS. d) Tổ chức thực hiện – Bước 1: GV có thể lựa chọn 1 trong 3 phương án sau để dẫn dắt vào bài học mới: + Phương án 1: sử dụng đoạn dẫn nhập trong SGK. + Phương án 2: có thể sử dụng kĩ thuật “tia chớp” hoặc kĩ thuật “động não” để HS nêu vấn đề về kinh tế Cộng hoà Nam Phi và dẫn dắt vào bài học. + Phương án 3: sử dụng kĩ thuật KWL yêu cầu các nhóm HS điền vào các cột K và W trong bảng. Sau đó, các nhóm HS thảo luận và hoàn thành cột K và W, có thể dự kiến câu trả lời cho cột L, từ đó dẫn dắt vào bài học. K (Những điều đã biết) W (Những điều muốn biết) L (Những điều đã học được sau bài học) ? ? ? – Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ. – Bước 3: HS trả lời và trao đổi. – Bước 4: GV nhận xét, dẫn nhập vào nội dung bài mới. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 2.1. Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về tình hình phát triển kinh tế a) Mục tiêu – Trình bày được khái quát sự phát triển nền kinh tế Cộng hoà Nam Phi. – Khai thác, chọn lọc, thu thập được tư liệu từ các nguồn khác nhau về địa lí Cộng hoà Nam Phi. b) Nội dung HS dựa vào bảng 30.1, hình 30.1 và thông tin trong bài, hãy trình bày khái quát sự phát triển nền kinh tế Cộng hoà Nam Phi thông qua nhận xét về: – Quy mô và tăng trưởng GDP của Cộng hoà Nam Phi, giai đoạn 2000 – 2021. 32 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Địa lí lớp 11 – Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Cộng hoà Nam Phi, giai đoạn 2000 – 2021. c) Sản phẩm Nội dung câu trả lời của HS. d) Tổ chức thực hiện – Bước 1: GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân hoặc cặp đôi. + GV có thể sử dụng phương pháp dạy học trực quan, yêu cầu HS dựa vào hình bảng 30.1 và hình 30.1 để nhận xét về quy mô, tăng trưởng GDP và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Cộng hoà Nam Phi. + GV có thể sử dụng kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi để HS phân tích nguyên nhân biến động tăng trưởng GDP ở Cộng hoà Nam Phi. – Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ. – Bước 3: HS trình bày, trả lời câu hỏi. – Bước 4: GV nhận xét, góp ý và tổng kết nội dung. 2.2. Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về các ngành kinh tế (ngành công nghiệp và nông nghiệp) a) Mục tiêu – Trình bày được các điểm nổi bật của ngành công nghiệp và nông nghiệp ở Cộng hoà Nam Phi. – Đọc được bản đồ, rút ra nhận xét; phân tích được số liệu, tư liệu. b) Nội dung HS dựa vào hình 30.2, hình 30.3 và thông tin trong bài, hãy: – Trình bày đặc điểm nổi bật về ngành công nghiệp và xác định các trung tâm công nghiệp chính, các ngành công nghiệp quan trọng của Cộng hoà Nam Phi. – Trình bày đặc điểm nổi bật của ngành nông nghiệp và xác định sự phân bố của một số nông sản chính ở Cộng hoà Nam Phi. c) Sản phẩm Kết quả thảo luận của nhóm HS. d) Tổ chức thực hiện – Bước 1: GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm (2 nhóm lớn) và sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm kết hợp với kĩ thuật “khăn trải bàn” hoặc kĩ thuật “các mảnh ghép” để tìm hiểu về ngành công nghiệp và nông nghiệp ở Cộng hoà Nam Phi. HS hoàn thành phiếu học tập số 1. + Nhóm 1: trình bày đặc điểm nổi bật về ngành công nghiệp và xác định các trung tâm công nghiệp chính, các ngành công nghiệp quan trọng của Cộng hoà Nam Phi. + Nhóm 2: trình bày đặc điểm nổi bật của ngành nông nghiệp và xác định sự phân bố của một số nông sản chính ở Cộng hoà Nam Phi. 33 – Bước 2: các nhóm thực hiện nhiệm vụ. Phương án 1: sử dụng kĩ thuật “khăn trải bàn” Phương án 2: sử dụng kĩ thuật “các mảnh ghép” HS tiến hành thực hiện nhiệm vụ: – Hoạt động theo nhóm (4 HS/nhóm hoặc có thể nhiều hơn). – Mỗi HS ngồi vào vị trí đã được quy định trên “khăn trải bàn”. – HS làm việc cá nhân và viết vào ô mang số của HS câu trả lời hoặc ý kiến riêng (mỗi cá nhân làm việc độc lập trong vài phút). – Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất các câu trả lời và viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn (giấy A0). HS tiến hành thực hiện nhiệm vụ 2 vòng sau: Vòng 1: Nhóm chuyên gia – Hoạt động theo nhóm để thực hiện nhiệm vụ ở mục b. Số nhóm chuyên gia bằng số chủ đề cần tìm hiểu. – Mỗi HS làm việc độc lập, suy nghĩ về chủ đề và ghi lại những ý kiến của mình. – Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành “chuyên gia” của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vòng 2. Vòng 2: Nhóm các mảnh ghép – Hình thành nhóm mới sao cho nhóm mới phải có đầy đủ các thành viên thảo luận các chủ đề ở vòng 1. – Các câu trả lời và thông tin của vòng 1 (đặc điểm nổi bật và sự phân bố của ngành công nghiệp, nông nghiệp Cộng hoà Nam Phi) được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ với nhau. Khi tất cả thành viên trong nhóm mới đều hiểu các nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ mới sẽ được giao cho các nhóm để giải quyết và thực hiện nhiệm vụ. – Bước 3: đại diện nhóm trình bày, trả lời câu hỏi. – Bước 4: GV nhận xét, góp ý và tổng kết nội dung. 2.3. Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về các ngành kinh tế (ngành dịch vụ) a) Mục tiêu Trình bày được tình hình phát triển của ngành dịch vụ ở Cộng hoà Nam Phi. b) Nội dung HS dựa vào bảng 30.2 và thông tin trong bài, hãy trình bày tình hình phát triển của ngành dịch vụ ở Cộng hoà Nam Phi. c) Sản phẩm Kết quả thảo luận của nhóm HS. 34 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Địa lí lớp 11 d) Tổ chức thực hiện – Bước 1: GV có thể sử dụng phương pháp dạy học theo góc, chia cả lớp thành 3 nhóm lớn để tìm hiểu các ngành dịch vụ ở Cộng hoà Nam Phi với 3 chủ đề học tập. HS hoàn thành phiếu học tập số 2. + Nhóm 1: ngành thương mại. + Nhóm 2: ngành giao thông vận tải. + Nhóm 3: ngành du lịch. – Bước 2: các nhóm thực hiện nhiệm vụ. – Bước 3: đại diện nhóm trình bày, trả lời câu hỏi. – Bước 4: GV nhận xét, góp ý và tổng kết nội dung. 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu Củng cố kiến thức bài học, rèn luyện kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ về kinh tế Cộng hoà Nam Phi. b) Nội dung HS thực hiện các nhiệm vụ sau (phần Luyện tập SGK trang 161): Câu 1. Hãy tóm tắt những đặc điểm nổi bật của ngành công nghiệp ở Cộng hoà Nam Phi bằng sơ đồ. Câu 2. Dựa vào bảng 30.1, hãy vẽ biểu đồ và nhận xét quy mô, tăng trưởng GDP của Cộng hoà Nam Phi, giai đoạn 2000 – 2021. c) Sản phẩm – Sơ đồ tóm tắt những đặc điểm nổi bật của ngành công nghiệp Cộng hoà Nam Phi. – Biểu đồ và nhận xét quy mô, tăng trưởng GDP của Cộng hoà Nam Phi, giai đoạn 2000 – 2021. d) Tổ chức thực hiện – Bước 1: GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ ở mục b. HS hoạt động cá nhân. – Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ được giao. – Bước 3: GV gọi một số HS lên trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung. – Bước 4: GV nhận xét, góp ý và chuẩn kiến thức. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu Liên hệ kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn. 35 b) Nội dung HS hãy lựa chọn và thực hiện một trong hai nhiệm vụ sau (phần Vận dụng SGK trang 161): – Nhiệm vụ 1. Sưu tầm thông tin và trình bày về một ngành công nghiệp thế mạnh của Cộng hoà Nam Phi. – Nhiệm vụ 2. Sưu tầm thông tin và trình bày về một điểm du lịch nổi tiếng ở Cộng hoà Nam Phi. c) Sản phẩm Nội dung sản phẩn sưu tầm của HS. d) Tổ chức thực hiện – Bước 1: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụđược giao ở mục b (ngoài giờ học). – Bước 2: HS tìm hiểu và chuẩn bị bài làm của mình. – Bước 3: GV gọi đại diện HS lên trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung. – Bước 4: GV đánh giá, nhận xét sản phẩm của HS. IV. THÔNG TIN THAM KHẢO 1. Gợi ý trả lời câu hỏi trong phiếu học tập Phiếu học tập số 1 Nhóm Ngành kinh tế Nội dung 1 Công nghiệp Đặc điểm nổi bật – Có nhiều thuận lợi trong phát triển công nghiệp, đặc biệt là nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng. – Đây là quốc gia có nền công nghiệp phát triển ở châu Phi. Năm 2021, ngành công nghiệp đóng góp khoảng 24,5% GDP và thu hút khoảng 22% lao động. – Hoạt động sản xuất công nghiệp đa dạng, bên cạnh ngành công nghiệp khai thác thì ngành công nghiệp chế biến cũng đang được chú trọng phát triển. Các trung tâm và các ngành công nghiệp chính – Xu-ên: điện tử – tin học, luyện kim đen, hoá chất,… – Giô-han-ne-xbớc: cơ khí, dệt – may, luyện kim màu,… – Blô-em-phôn-tên: sản xuất ô tô, cơ khí, thực phẩm,… – Đuốc-ban: sản xuất ô tô, hoá dầu, luyện kim màu,… – Kếp-tao: đóng tàu, hoá dầu, điện tử – tin học,… – Po Ê-li-da-bét: sản xuất ô tô, đóng tàu, thực phẩm,… 36 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Địa lí lớp 11 2 Nông nghiệp Đặc điểm nổi bật – Năm 2021, ngành chiếm 2,4% tỉ trọng GDP nhưng có những thế mạnh để phát triển. + Ngành trồng trọt: diện tích đất có thể trồng trọt hạn chế, chiếm khoảng 12% tổng diện tích đất tự nhiên. + Ngành chăn nuôi: là ngành kinh tế quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, phát triển dựa vào diện tích đồng cỏ rộng lớn ở các cao nguyên trong nội địa và sườn núi phía nam. + Ngành nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản: có vùng biển rộng lớn với nhiều ngư trường nên hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản khá phát triển. – Hình thức canh tác nông nghiệp phổ biến là trang trại và nông hộ. – Các vùng chuyên canh nông nghiệp đã được hình thành như vùng phân bố lúa mì và ngô, vùng phân bố mía đường, vùng đồng cỏ chăn nuôi, vùng phân bố cây ăn quả,… Phân bố nông sản chính – Cây lương thực được trồng chủ yếu là lúa mì và ngô; cây công nghiệp quan trọng là bông, lạc, thuốc lá,… được trồng ở các cao nguyên nội địa. Phía nam lãnh thổ phát triển các cây ăn quả cận nhiệt như cam, nho,… và trồng mía ở phía đông để phục vụ cho ngành công nghiệp mía đường. – Vật nuôi chủ yếu là bò và cừu phát triển ở các cao nguyên trong nội địa và sườn núi phía nam. Phiếu học tập số 2 Góc học tập Ngành Nội dung 1 Thương mại – Nội thương: phát triển khá nhanh, nhiều dịch vụ đa dạng với các đô thị lớn như Kếp-tao, Blô-em-phôn-tên, Đuốc-ban,… Hoạt động thương mại rất hạn chế tại các sa mạc thuộc tỉnh Bắc Kếp và vùng núi cao thuộc dãy Đrê-ken-bec. – Ngoại thương: đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, là quốc gia đứng đầu châu Phi về trị giá xuất, nhập khẩu với tổng trị giá xuất, nhập khẩu đạt 130,6 tỉ USD (năm 2021). + Các mặt hàng xuất khẩu quan trọng là vàng, kim cương, một số nông sản,… + Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị, hoá chất và một số sản phẩm nông nghiệp như gạo, cà phê,… + Các bạn hàng quan trọng là Trung Quốc, CHLB Đức, Hoa Kỳ,… 37 2 Giao thông vận tải Hệ thống giao thông được đầu tư, phát triển. Tuy nhiên, ở nhiều nơi hạ tầng giao thông vẫn còn yếu kém, nhất là vùng núi cao và sa mạc. – Hệ thống đường sắt: khá phát triển với khoảng 21 000 km kết nối các vùng trong cả nước để vận chuyển người và hàng hoá, đặc biệt là vận chuyển khoáng sản từ nội địa ra cảng biển để xuất khẩu. – Hệ thống đường ô tô: ngày càng hiện đại với tổng chiều dài hơn 750 000 km để kết nối các vùng kinh tế trong nước. – Hệ thống đường hàng không: khá phát triển với khoảng 25 sân bay nội địa và quốc tế, trong đó các sân bay quốc tế như Prê-tô-ri-a, Blô-em-phôn-tên và Kếp-tao là đầu mối giao thông hàng không quan trọng. – Hệ thống đường biển: có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế đất nước; một số cảng biển quan trọng và có năng lực vận tải lớn như cảng Kếp-tao, Po Ê-li-da-bét, Đuốc-ban,… 3 Du lịch Du lịch là ngành kinh tế quan trọng, đóng góp từ 8 – 9% GDP của Nam Phi. Tài nguyên du lịch phong phú, nhiều địa điểm nổi tiếng thu hút du khách như vùng rượu vang ở tỉnh Tây Kếp; Núi Bàn, đảo Rô-bơn (Kếp-tao); mỏ kim cương ở Kim-bơc-li;… Năm 2019, Cộng hoà Nam Phi đón hơn 16 triệu lượt khách quốc tế. Thị trường khách du lịch quốc tế chủ yếu từ khu vực Tây Âu, Bắc Mỹ, Đông Á và Trung Đông. Năm 2020, số lượng du khách quốc tế đến Cộng hoà Nam Phi giảm đáng kể do ảnh hưởng của dịch bệnh. 2. Một số thông tin tham khảo khác Cộng hoà Nam Phi là 1 trong 5 quốc gia sản xuất kim cương đứng đầu thế giới với sản lượng kim cương đạt 70 triệu ca-ra (carat). Nành phố Kim-bơc-li nổi tiếng với mỏ Bít Hâu (Big Hole), là hố đất nhân tạo sâu nhất thế giới, nằm ngay giữa trung tâm thành phố. Tại đây có rất nhiều kim cương được tìm thấy ở độ sâu 215 m. 38 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Địa lí lớp 11 B. DẠNG BÀI THỰC HÀNH BÀI 14. THỰC HÀNH: TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI ĐÔNG NAM Á (Rời gian thực hiện dự kiến: 1 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Vẽđược biểu đồ, nhận xét biểu đồ, phân tích bảng số liệu và truyền đạt được thông tin địa lí về hoạt động du lịch; xuất, nhập khẩu của khu vực Đông Nam Á. 2. Về năng lực – Năng lực chung: năng lực tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, sử dụng công nghệ thông tin,... – Năng lực đặc thù: sử dụng các công cụ địa lí, khai thác internet phục vụ môn học, cập nhật thông tin, liên hệ thực tế,... 3. Về phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm,... II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Riết bị: máy tính, máy chiếu, thiết bị điện tử có kết nối internet (nếu có),… 2. Học liệu: SGK Địa lí 11, phiếu học tập, hình ảnh, tư liệu về hoạt động du lịch khu vực Đông Nam Á,… Phiếu học tập (Nhóm…………..……….) Dựa vào hình 14, hãy: a) Tính cán cân thương mại của khu vực Đông Nam Á, giai đoạn 2005 – 2020. Năm 2005 2010 2015 2020 Cán cân thương mại ………….. ………….. ………….. ………….. b) Nhận xét tình hình xuất khẩu …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… c) Nhận xét tình hình nhập khẩu …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… d) Nhận xét cán cân thương mại …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… 39 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Khởi động a) Mục tiêu Tạo tình huống học tập, kết nối kiến thức HS đã có về hoạt động du lịch khu vực Đông Nam Á. b) Nội dung HS nêu được hiểu biết của mình về các điểm du lịch ở khu vực Đông Nam Á. c) Sản phẩm Câu trả lời của HS. d) Tổ chức thực hiện – Bước 1: GV sử dụng phương pháp trò chơi “Ai nhanh hơn” kết hợp kĩ thuật “trình bày một phút”. GV cho HS xem một số hình ảnh về các điểm du lịch của khu vực Đông Nam Á và đặt câu hỏi: + Tên của điểm du lịch là gì? + Trình bày hiểu biết của em về điểm du lịch này. – Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ. – Bước 3: GV gọi một số HS trả lời (mỗi HS có 1 phút để trình bày), HS khác bổ sung thông tin. – Bước 4: GV nhận xét, dẫn nhập vào nội dung bài mới. 2. Hoạt động 2: Luyện tập 2.1. Hoạt động 2.1: Làm việc với số liệu thống kê về hoạt động du lịch a) Mục tiêu Vẽ được biểu đồ, nhận xét biểu đồ, phân tích bảng số liệu và truyền đạt thông tin địa lí về hoạt động du lịch. b) Nội dung – HS dựa vào bảng 14, hãy vẽ biểu đồ thể hiện số lượt khách du lịch quốc tế đến và doanh thu du lịch khu vực Đông Nam Á, giai đoạn 2005 – 2019. – Từ biểu đồ đã vẽ, bảng 14 và thông tin thu thập được, hãy nhận xét, phân tích và truyền đạt thông tin về hoạt động du lịch khu vực Đông Nam Á. c) Sản phẩm Nội dung trình bày của HS. d) Tổ chức thực hiện – Bước 1: GV tổ chức cho HS làm việc cặp đôi với kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi. GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ học tập ở mục b. 40 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Địa lí lớp 11 – Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: + HS suy nghĩ, ghi chép ra giấy nháp. + HS trao đổi, thảo luận cùng bạn và thống nhất nội dung. – Bước 3: GV gọi ngẫu nhiên 2 cặp đôi lên trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung. – Bước 4: GV nhận xét, góp ý và tổng kết nội dung. 2.2. Hoạt động 2.2: Làm việc với số liệu thống kê về hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ a) Mục tiêu Nhận xét được tình hình xuất, nhập khẩu của khu vực Đông Nam Á. b) Nội dung HS dựa vào hình 14 và kiến thức đã học, hãy: – Tính cán cân thương mại của khu vực Đông Nam Á, giai đoạn 2005 – 2020. – Nhận xét tình hình xuất, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ, cán cân thương mại của khu vực Đông Nam Á, giai đoạn 2005 – 2020. c) Sản phẩm Nội dung trình bày của HS. d) Tổ chức thực hiện – Bước 1: GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm từ 4 – 6 HS để thực hiện nhiệm vụ ở mục b. GV sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm, kĩ thuật giao nhiệm vụ để phân công công việc cho các nhóm. – Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ theo phiếu học tập. – Bước 3: đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. – Bước 4: GV đặt câu hỏi cho các nhóm (nếu có), nhận xét, góp ý và tổng kết nội dung. IV. THÔNG TIN THAM KHẢO 1. Gợi ý hoạt động 2.1 – Vẽ biểu đồ cột ghép với hai trục tung, một trục thể hiện số lượt khách (đơn vị: triệu lượt người), một trục thể hiện doanh thu (đơn vị: tỉ USD). – Nhận xét số lượt khách du lịch quốc tế đến, doanh thu du lịch khu vực Đông Nam Á, giai đoạn 2005 – 2019 (lưu ý xu hướng gia tăng qua các năm, số lần tăng). – Nhận xét doanh thu du lịch bình quân trên lượt khách (đơn vị: USD/lượt người) ở khu vực Đông Nam Á, giai đoạn 2005 – 2019 (lưu ý xu hướng gia tăng qua các năm, số lần tăng). 41 Bảng 14.1. Số lượt khách du lịch quốc tế đến, doanh thu du lịch và doanh thu du lịch bình quân trên lượt khách khu vực Đông Nam Á, giai đoạn 2005 – 2019 Năm 2005 2010 2015 2019 Số lượt khách (triệu lượt người) 49,3 70,4 104,2 138,5 Doanh thu (tỉ USD) 33,8 68,5 108,5 147,6 Doanh thu bình quân trên lượt khách (USD/lượt người) 685,6 973,0 1 041,3 1 065,7 (Nguồn: UNWTO, 2007, 2016, 2020) 2. Gợi ý hoạt động 2.2 – Tính cán cân thương mại Cán cân thương mại = Trị giá xuất khẩu – Trị giá nhập khẩu Kết quả được thể hiện qua bảng dưới đây: Bảng 14.2. Trị giá xuất, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ của các quốc gia khu vực Đông Nam Á, giai đoạn 2005 – 2020 (Đơn vị: tỉ USD) Năm 2005 2010 2015 2020 Xuất khẩu 769,2 1 244,9 1 506,0 1 676,3 Nhập khẩu 698,9 1 119,4 1 381,5 1 526,6 Cán cân thương mại 70,3 125,5 124,5 149,7 (Nguồn: Tổng cục Nống kê, 2011, 2016, 2021; WB, 2021) – Nhận xét tình hình xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của các quốc gia khu vực Đông Nam Á, giai đoạn 2005 – 2020 (lưu ý xu hướng gia tăng qua các năm, số lần tăng). – Nhận xét tình hình nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ của các quốc gia khu vực Đông Nam Á, giai đoạn 2005 – 2020 (lưu ý xu hướng gia tăng qua các năm, số lần tăng). – Nhận xét cán cân thương mại của các quốc gia khu vực Đông Nam Á, giai đoạn 2005 – 2020. Neo biểu đồ, trị giá xuất khẩu qua các năm lớn hơn trị giá nhập khẩu nên cán cân thương mại dương, còn gọi là xuất siêu. Ô-XTRÂY-LI-A BÀI 28. THỰC HÀNH: TÌM HIỂU VỀ KINH TẾ Ô-XTRÂY-LI-A (Rời gian thực hiện dự kiến: 3 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức – Xác định được sự phân bố kinh tế của Ô-xtrây-li-a trên bản đồ. – Khai thác, chọn lọc, thu thập được tư liệu từ các nguồn khác về địa lí Ô-xtrây-li-a. 42 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Địa lí lớp 11 – Đọc được bản đồ, rút ra nhận xét; phân tích được số liệu, tư liệu. – Viết được báo cáo về tình hình phát triển kinh tế của Ô-xtrây-li-a. 2. Về năng lực – Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, sử dụng công nghệ thông tin,... – Năng lực đặc thù: sử dụng các công cụ địa lí, khai thác internet phục vụ môn học, cập nhật thông tin, liên hệ thực tế, vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn,... 3. Về phẩm chất: chăm chỉ, vượt khó, sẵn sàng giúp đỡ các bạn cùng thực hiện nhiệm vụ học tập vẽ biểu đồ và viết báo cáo,... II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Riết bị: máy tính, máy chiếu, thiết bị có kết nối internet (nếu có),... 2. Học liệu: SGK Địa lí 11, phiếu học tập, các hình ảnh liên quan đến kinh tế của Ô-xtrây-li-a,… Phiếu học tập số 1 Dựa vào hình 28.1, hãy: 1. Hoàn thành thông tin vào bảng sau: Sản phẩm chính Phân bố …………………… ……………………………………………… Trồng trọt …………………… ……………………………………………… …………………… ……………………………………………… Chăn nuôi …………………… ……………………………………………… …………………… ……………………………………………… 2. Nhận xét sự phân bố ngành đánh bắt hải sản của Ô-xtrây-li-a. …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… Phiếu học tập số 2 Dựa vào hình 28.1, hãy: 1. Hoàn thành thông tin vào bảng sau: Tên trung tâm công nghiệp Các ngành công nghiệp chính …………………………………………… ……………………………………….. 2. Nhận xét sự phân bố các trung tâm công nghiệp của Ô-xtrây-li-a. …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… 43 Phiếu học tập số 3 Dựa vào hình 28.1, hoàn thành thông tin vào bảng sau: Đối tượng Kể tên Sân bay ……………………………………………… Cảng biển ……………………………………………… Điểm du lịch ……………………………………………… III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Khởi động a) Mục tiêu Tạo tình huống học tập, kết nối kiến thức HS đã biết (hoặc muốn biết) về Ô-xtrây-li-a. b) Nội dung GV cho HS xem video giới thiệu về Ô-xtrây-li-a, HS dựa vào kiến thức đã học và sự hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi: Em có ấn tượng nhất về điều gì của Ô-xtrây-li-a? Hãy chia sẻ với các bạn trong lớp. c) Sản phẩm Câu trả lời của HS. d) Tổ chức thực hiện – Bước 1: GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan, cho HS xem đoạn phim ngắn “Giới thiệu về nước Úc” và giao nhiệm vụ cho HS thực hiện nhiệm vụ ở mục b. (link đoạn phim ngắn: https://www.youtube.com/watch?v=HULBhV4XyT0). – Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ được giao. – Bước 3: GV gọi một số HS trả lời. – Bước 4: GV nhận xét, góp ý, dẫn nhập vào bài học. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới a) Mục tiêu – Khai thác, chọn lọc, thu thập được tư liệu từ các nguồn khác về địa lí Ô-xtrây-li-a. – Đọc được bản đồ, rút ra nhận xét; phân tích được số liệu, tư liệu. – Viết được báo cáo về tình hình phát triển kinh tế của Ô-xtrây-li-a. b) Nội dung HS dựa vào hình 28.1, 28.2, bảng 28, mục thông tin tham khảo và các nguồn tư liệu thu thập khác để viết báo cáo trình bày tình hình phát triển kinh tế của Ô-xtrây-li-a. 44 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Địa lí lớp 11 c) Sản phẩm Sản phẩm báo cáo của các nhóm. d) Tổ chức thực hiện – Bước 1: GV chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm từ 6 – 8 HS) kết hợp sử dụng phương pháp dạy học dự án, đưa ra một số chủ đề dự án để các nhóm thực hiện. Gợi ý một số chủ đề: + Ô-xtrây-li-a – một trong những nền kinh tế lớn của thế giới. + Nền nông nghiệp công nghệ cao của Ô-xtrây-li-a. + Dịch vụ – Ngành kinh tế quan trọng nhất của Ô-xtrây-li-a. + Ngành công nghiệp của Ô-xtrây-li-a. + … – Bước 2: các nhóm thực hiện dự án. – Bước 3: GV gọi điện diện các nhóm trình bày dự án. – Bước 4: GV đánh giá, nhận xét sản phẩm của các nhóm. 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu – Xác định được sự phân bố kinh tế của Ô-xtrây-li-a trên bản đồ. – Đọc được bản đồ, rút ra nhận xét. b) Nội dung HS dựa vào hình 28.1, hãy: – Xác định sự phân bố một số sản phẩm ngành trồng trọt (lúa mì, nho, cây ăn quả,…), ngành chăn nuôi (bò, cừu), ngành đánh bắt hải sản của Ô-xtrây-li-a. – Xác định sự phân bố một số trung tâm công nghiệp, một số ngành công nghiệp (công nghiệp khai thác, điện tử – tin học, hoá chất, hoá dầu, thực phẩm,…) của Ô-xtrây-li-a. – Kể tên một số sân bay, cảng biển, điểm du lịch của Ô-xtrây-li-a. c) Sản phẩm Phiếu học tập của các nhóm. d) Tổ chức thực hiện – Bước 1: GV chia lớp thành 6 nhóm và giao nhiệm vụ: + Nhóm 1, 4: hoàn thành phiếu học tập số 1. + Nhóm 2, 5: hoàn thành phiếu học tập số 2. + Nhóm 3, 6: hoàn thành phiếu học tập số 3. – Bước 2: các nhóm thực hiện nhiệm vụ được giao. 45 – Bước 3: GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. – Bước 4: GV đánh giá phiếu học tập của các nhóm và chuẩn kiến thức. IV. THÔNG TIN THAM KHẢO Ô-xtrây-li-a là nền kinh tế lớn thứ 14 trên thế giới, với quy mô kinh tế đạt hơn 1 500 tỉ USD (năm 2021). Tăng trưởng kinh tế của Ô-xtrây-li-a ổn định trong một thời gian dài, tốc độ tăng trưởng trung bình năm đạt từ 2 – 3%/năm. Công nghiệp khai thác khoáng sản là ngành quan trọng của Ô-xtrây-li-a. Ngành này đóng góp 15,9% GDP và sử dụng 1,7% lực lượng lao động (năm 2021). Các khoáng sản hàng đầu là bô-xít, kim cương, chì, than, man-gan, quặng sắt, dầu khí,... Các ngành công nghiệp công nghệ cao (hoá chất, chế tạo máy, điện tử, viễn thông,…) tập trung ở các trung tâm công nghiệp thuộc vùng ven biển phía đông nam như Xít-ni, Brix-bên (Brisbane), Men-bơn (Melbourne), A-đê-lai (Adelaide). Nông nghiệp của Ô-xtrây-li-a phát triển theo hướng hiện đại, được ứng dụng công nghệ cao, máy móc và kĩ thuật tiên tiến. Hình thức sản xuất phổ biến là trang trại với quy mô lớn. Diện tích đất nông nghiệp chỉ chiếm 1% tổng diện tích đất tự nhiên, sử dụng 2,5% lực lượng lao động cả nước, chiếm khoảng 2% GDP và đóng góp 12% giá trị xuất khẩu (năm 2021). Sản phẩm nông nghiệp rất phong phú về chủng loại. Các cây trồng chính gồm lúa mì, lúa mạch, mía và hoa quả (nho, táo, cam,…); các vật nuôi chủ yếu bao gồm bò, cừu, lợn và gia cầm,... Các khu vực sản xuất nông nghiệp tập trung chủ yếu ở vùng Đông Nam Ô-xtrây-li-a. Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu phục vụ xuất khẩu, chiếm 70 – 75% tổng sản lượng nông sản. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là thịt bò, ngũ cốc, hoa quả, sữa và các sản phẩm thuộc sữa, rượu nho, lông cừu, bông vải, đường. Châu Á là thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Ô-xtrây-li-a, chiếm 53% tổng giá trị xuất khẩu nông nghiệp (năm 2020), trong đó đứng đầu là thị trường Trung Quốc. Dịch vụ là ngành đóng vai trò quan trọng nhất của Ô-xtrây-li-a, chiếm 70,6% GDP và thu hút 77,7% lực lượng lao động (năm 2021). Các hoạt động dịch vụ như du lịch, giáo dục, dịch vụ tài chính, giao thông vận tải và thương mại là những ngành phát triển mạnh. – Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế. Ô-xtrây-li-a là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn nhất thế giới, đón hơn 9 triệu lượt khách du lịch quốc tế đến mỗi năm. Khách du lịch đến chủ yếu từ các nước Trung Quốc, Hoa Kỳ, Niu Di-len, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Ấn Độ, Pháp,... – Giáo dục đóng góp một phần quan trọng vào sự phát triển của ngành dịch vụ. Ô-xtrây-li-a có hệ thống giáo dục đa dạng và chất lượng hàng đầu thế giới. Hằng năm, quốc gia này thu hút lượng lớn du học sinh đến học tập (đứng thứ hai sau Hoa Kỳ). Điều này mang lại nguồn thu cho đất nước. 46 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Địa lí lớp 11 – Ngành tài chính đang có sự tăng trưởng vững mạnh và ổn định, giữ vững vị trí trung tâm tài chính quan trọng trong khu vực châu Á – Nái Bình Dương. Mạng lưới các ngân hàng, các chi nhánh tài chính ngày càng mở rộng. – Ngành giao thông đường sắt của Ô-xtrây-li-a không thuận lợi để phát triển do có diện tích lãnh thổ rộng lớn, mật độ dân cư thấp, các thành phố lớn nằm cách xa nhau. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá và hành khách, ngành giao thông đường bộ và đường hàng không nội địa đóng vai trò quan trọng, giúp tiết kiệm được thời gian đi lại. – Nương mại là ngành phát triển mạnh Ô-xtrây-li-a. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Ô-xtrây-li-a là khoáng sản, năng lượng và các sản phẩm nông nghiệp. Ô-xtrây-li-a cũng là nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu than, quặng sắt, vàng và u-ra-ni-um. Các trung tâm dịch vụ lớn của Ô-xtrây-li-a phân bố tập trung ở khu vực ven biển, như Xít-ni, Brix-bên, Men-bơn, A-đê-lai, Can-bê-ra (Canberra). Bảng 28. Các mặt hàng xuất, nhập khẩu và một số đối tác thương mại của Ô-xtrây-li-a Các mặt hàng Đối tác Xuất khẩu Quặng sắt, than đá, vàng, khí tự nhiên, dầu thô, các sản phẩm nông nghiệp như ngũ cốc, thịt bò, lông cừu,… Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Xin-ga-po,… Nhập khẩu Máy móc và trang thiết bị vận tải, máy tính và thiết bị văn phòng, trang thiết bị viễn thông, dầu thô và dầu chế biến,… Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Thái Lan, Xin-ga-po, Đức, Ma-lai-xi-a,… 47 C. DẠNG BÀI CHUYÊN ĐỀ CHUYÊN ĐỀ 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DU LỊCH THẾ GIỚI (Rời gian thực hiện dự kiến: 10 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức – Chứng minh được sự đa dạng, phong phú của các loại tài nguyên du lịch trên thế giới, liên hệ được với tài nguyên du lịch Việt Nam. – Trình bày được một số loại hình du lịch phổ biến trên thế giới hiện nay, liên hệ được với hoạt động du lịch ở Việt Nam. – Trình bày được một số xu hướng phát triển du lịch trên thế giới. – Liên hệ để hiểu được các định hướng phát triển du lịch Việt Nam. – Liên hệ được các ngành nghề liên quan đến du lịch. 2. Về năng lực – Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, sử dụng công nghệ thông tin,... – Năng lực đặc thù: năng lực nhận thức thế giới theo quan điểm không gian, giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí, sử dụng các công cụ địa lí, khai thác internet phục vụ môn học, cập nhật thông tin, liên hệ thực tế, thực hiện chủ đề học tập khám phá từ thực tiễn,... 3. Về phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm,... II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Riết bị: máy tính, máy chiếu, thiết bị điện tử có kết nối internet (nếu có),... 2. Học liệu: chuyên đề học tập Địa lí 11, phiếu học tập, giấy A0, hình ảnh về các dạng tài nguyên du lịch, bản đồ phân bố một số điểm du lịch trên thế giới,... Phiếu học tập số 1. Tài nguyên du lịch tự nhiên Loại tài nguyên Đặc điểm Vai trò Liên hệ ở Việt Nam Địa hình ……………………… ……………………… ……………………… ……………………… …………………… …………………… Khí hậu ……………………… ……………………… ……………………… ……………………… …………………… …………………… Nguồn nước ……………………… ……………………… ……………………… ……………………… …………………… …………………… Sinh vật ……………………… ……………………… ……………………… ……………………… …………………… …………………… 48 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Địa lí lớp 11 Phiếu học tập số 2. Tài nguyên du lịch văn hoá Loại tài nguyên Đặc điểm Vai trò Liên hệ ở Việt Nam Di tích lịch sử – văn hóa ……………………….. ……………………….. …………………… …………………… …………………… …………………… Lễ hội và các sự kiện đặc biệt ……………………….. ……………………….. …………………… …………………… …………………… …………………… Làng nghề ……………………….. ……………………….. …………………… …………………… …………………… …………………… Các giá trị văn hoá khác ……………………….. ……………………….. …………………… …………………… …………………… …………………… III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Khởi động a) Mục tiêu Tạo tình huống học tập, kết nối kiến thức HS đã biết (hoặc muốn biết) về một số vấn đề du lịch thế giới. b) Nội dung HS vận dụng kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi liên quan đến du lịch thế giới. c) Sản phẩm Nội dung trả lời của HS. d) Tổ chức thực hiện – Bước 1: GV linh hoạt lựa chọn 1 trong 4 phương án sau để dẫn dắt vào chuyên đề: + Phương án 1: sử dụng đoạn dẫn nhập trong SCĐ. + Phương án 2: sử dụng ngữ liệu trong SCĐ kết hợp kĩ thuật “động não” để HS nêu những gì đã biết về vấn đề du lịch thế giới. + Phương án 3: GV cho HS xem hình ảnh về một số điểm du lịch trên thế giới và trả lời câu hỏi định hướng. + Phương án 4: GV chia nhóm và sử dụng trò chơi “Ô chữ”, với các câu hỏi liên quan đến du lịch thế giới và Việt Nam. HS sẽ lần lượt trả lời các câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng, một từ khoá sẽ được mở. HS giơ tay trả lời từ khoá cần tìm của trò chơi. – Bước 2: HS theo dõi và suy nghĩ câu trả lời. 49 – Bước 3: HS thực hiện nhiệm vụ. – Bước 4: GV nhận xét, tuyên dương HS có kết quả tốt, dẫn nhập vào nội dung chuyên đề. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 2.1. Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về tài nguyên du lịch thế giới a) Mục tiêu Chứng minh được sự đa dạng, phong phú của các loại tài nguyên du lịch trên thế giới, liên hệ được với tài nguyên du lịch Việt Nam. b) Nội dung HS dựa vào hình 2.1, hình 2.5 và thông tin trong bài, hãy: – Chứng minh tài nguyên du lịch trên thế giới đa dạng, phong phú. – Nhận xét sự phân bố các điểm du lịch trên thế giới. – Liên hệ các tài nguyên du lịch ở Việt Nam. c) Sản phẩm Nội dung trình bày, phiếu học tập của HS. d) Tổ chức thực hiện – Bước 1: + GV sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở kết hợp kĩ thuật “động não” để HS tìm hiểu về tài nguyên du lịch, phân loại tài nguyên du lịch. + GV sử dụng phương pháp dạy học đóng vai, với bối cảnh: du lịch ngày càng phát triển và có vai trò quan trọng trong kinh tế – xã hội ở các quốc gia. Các tài nguyên du lịch đều quan trọng và có giá trị. Vì vậy, một cuộc họp Tài nguyên du lịch thế giới được tổ chức để chọn ra những loại tài nguyên du lịch cần ưu tiên khai thác. GV chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm từ 4 – 5 HS), mỗi nhóm đóng vai là một loại tài nguyên. + GV yêu cầu mỗi nhóm chuẩn bị một câu khẩu hiệu đại diện thể hiện vai trò quan trọng của loại tài nguyên được nhập vai. Từng nhóm phải làm rõ được đặc trưng, vai trò của loại tài nguyên mình phụ trách và cho ví dụ ở Việt Nam. – Bước 2: các nhóm thực hiện nhiệm vụ. – Bước 3: đại diện các nhóm lần lượt trình bày nội dung của mình vào giấy khổ lớn (như giấy A0) sau đó tranh luận với các nhóm khác để thuyết phục tài nguyên mình đóng vai có vai trò quan trọng, cần ưu tiên khai thác. Trong thời gian một nhóm trình bày nội dung thì các nhóm khác ghi ý chính lên quan đến tài nguyên du lịch vào phiếu học tập số 1 và số 2. – Bước 4: GV nhận xét, tuyên dương các nhóm thực hiện tốt và chuẩn kiến thức cho HS. 50 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Địa lí lớp 11 2.2. Hoạt động 2.2: Tìm hiểu một số loại hình du lịch phổ biến trên thế giới a) Mục tiêu Trình bày được một số loại hình du lịch phổ biến trên thế giới hiện nay, liên hệ được với hoạt động du lịch ở Việt Nam. b) Nội dung HS dựa vào bảng 2.1, bảng 2.2 và thông tin trong bài, hãy: – Cho biết một số loại hình du lịch phổ biến trên thế giới. – Trình bày tình hình hoạt động du lịch ở Việt Nam. c) Sản phẩm Nội dung trình bày HS. d) Tổ chức thực hiện – Bước 1: GV sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở, dạy học theo nhóm, dạy học trực quan, nghiên cứu trường hợp điển hình kết hợp kĩ thuật sơ đồ tư duy: + GV tổ chức HS làm việc theo nhóm (mỗi nhóm từ 4 – 6 HS). Các nhóm thảo luận và trình bày kết quả bằng sơ đồ tư duy về một số loại hình du lịch phổ biến trên thế giới. Lưu ý: trong sơ đồ tư duy, nội dung chính thể hiện ở giữa, các nhánh sơ đồ có độ dày khác nhau. HS sử dụng từ khoá, hình ảnh minh hoạ hoặc các màu sắc để thể hiện nội dung cho mỗi nhánh nhằm tăng tính trực quan cho sơ đồ. Ngoài ra, HS cho ví dụ về sự phát triển của loại hình du lịch gắn với quốc gia cụ thể. + GV sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở kết hợp dạy học trực quan để hướng dẫn HS tìm hiểu về tình hình hoạt động du lịch ở Việt Nam. – Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: + HS trong nhóm làm việc độc lập, ghi lại phần trình bày của mình và thảo luận cùng nhóm. Kết thúc thảo luận, nhóm HS ghi lại nội dung đã thống nhất của nhóm bằng sơ đồ tư duy trên giấy khổ lớn (như giấy A0). + HS dựa vào thông tin trong bài để trình bày hoạt động du lịch ở Việt Nam (các loại hình du lịch phổ biến, số lượt khách du lịch quốc tế đến, doanh thu du lịch, đóng góp của ngành du lịch trong phát triển kinh tế – xã hội của đất nước,…). – Bước 3: HS trình bày kết quả: + HS trưng bày sản phẩm sơ đồ của nhóm mình. Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác góp ý, bổ sung. + HS trả lời câu hỏi về hoạt động du lịch ở Việt Nam. – Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và đặt câu hỏi cho các nhóm. GV tuyên dương, ghi điểm những nhóm làm tốt. 51 2.3. Hoạt động 2.3: Xu hướng phát triển du lịch trên thế giới và định hướng phát triển du lịch Việt Nam a) Mục tiêu – Trình bày được một số xu hướng phát triển du lịch trên thế giới. – Liên hệ để hiểu được các định hướng phát triển du lịch Việt Nam. b) Nội dung HS dựa vào hình 2.6, hình 2.7 và thông tin trong bài, hãy trình bày: – Một số xu hướng phát triển du lịch trên thế giới. – Các định hướng chủ yếu trong phát triển du lịch Việt Nam. c) Sản phẩm Nội dung trình bày của HS. d) Tổ chức thực hiện GV sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm, dạy học trực quan, nghiên cứu trường hợp điển hình kết hợp kĩ thuật “khăn trải bàn” để tổ chức hoạt động dạy học. – Bước 1: GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm (nhóm tối ưu 4 HS) và thực hiện thảo luận theo các nội dung sau: + Các nhóm chẵn: tìm hiểu về xu hướng phát triển du lịch trên thế giới (kết hợp nghiên cứu trường hợp điển hình ở một điểm du lịch cụ thể). + Các nhóm lẻ: tìm hiểu về định hướng phát triển du lịch Việt Nam. – Bước 2: các nhóm thực hiện nhiệm vụ được giao. HS trong nhóm làm việc độc lập, ghi lại phần trình bày của mình và thảo luận cùng nhóm. Kết thúc thảo luận, các HS ghi lại ý kiến chung của nhóm về nội dung câu hỏi vào giấy khổ lớn (như giấy A0). – Bước 3: các nhóm dán kết quả của mình lên bảng. Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung, nhận xét. – Bước 4: GV đặt câu hỏi cho các nhóm. GV nhận xét, chuẩn kiến thức và tuyên dương những nhóm trình bày tốt. 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu Củng cố kiến thức bài học. b) Nội dung HS thực hiện các nhiệm vụ sau (phần Luyện tập SCĐ trang 30): Câu 1. Cho ví dụ về các loại tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hoá ở nước ta. Câu 2. Chọn một loại hình du lịch được phân loại theo mục đích chuyến đi và tìm hiểu về đặc điểm phát triển, phân bố của loại hình du lịch đó trên thế giới. 52 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Địa lí lớp 11 Câu 3. Trình bày và cho ví dụ về các định hướng phát triển du lịch Việt Nam. Câu 4. Khoanh tròn chữ cái ứng với ý đúng. 1. Ý nào dưới đây không đúng khi đề cập đến tài nguyên du lịch tự nhiên? A. Bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất, địa mạo, hệ sinh thái. B. Bao gồm cảnh quan thiên nhiên, lễ hội, các yếu tố địa chất, địa mạo, thuỷ văn. C. Bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất, thuỷ văn, khí hậu, hệ sinh thái. D. Bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất, địa mạo, thuỷ văn, hệ sinh thái. 2. Những di sản văn hoá thế giới được UNESCO công nhận tại Việt Nam là A. Phố cổ Hội An, Nánh địa Mỹ Sơn, Quần thể di tích Cố đô Huế. B. Phố cổ Hội An, Nánh địa Mỹ Sơn, vịnh Hạ Long. C. Quần thể di tích Cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế, Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. D. Nánh địa Mỹ Sơn, vịnh Hạ Long, Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. 3. Tài nguyên nào ảnh hưởng rõ rệt nhất đến việc hình thành tính mùa của du lịch? A. Di tích lịch sử – văn hoá. B. Nguồn nước. C. Lễ hội. D. Khí hậu. 4. Nguyên nhân nào tạo nên đặc trưng về tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hoá giữa các quốc gia? A. Sự khác nhau về đặc điểm tự nhiên. B. Sự khác nhau về đặc điểm kinh tế. C. Sự khác nhau về đặc điểm kinh tế, dân cư, xã hội. D. Sự khác nhau về đặc điểm tự nhiên, văn hoá, xã hội. 5. Hiện nay trên thế giới, loại hình giao thông vận tải nào chiếm tỉ trọng lớn về số lượt khách du lịch quốc tế đến? A. Đường bộ và đường thuỷ. B. Đường hàng không và đường bộ. C. Đường sắt và đường bộ. D. Đường thuỷ và đường sắt. 6. Khách du lịch tạm dừng ở một quốc gia và đi du lịch trong khi chờ phương tiện giao thông đưa tới một quốc gia khác được gọi là A. du lịch quá cảnh. B. du lịch tâm linh. C. du lịch thăm thân nhân. D. du lịch nghỉ dưỡng, giải trí. 7. Hiện nay trên thế giới, loại hình du lịch có tỉ trọng khách du lịch quốc tế đến lớn nhất là A. du lịch thăm thân nhân, sức khoẻ, tâm linh. B. du lịch công vụ và kinh doanh. 53 C. du lịch nghỉ lễ, nghỉ dưỡng, giải trí. D. du lịch thực hiện công việc thiện nguyện. 8. Neo dự báo, đến năm 2030, khu vực có khách du lịch quốc tế đến dẫn đầu thế giới là A. châu Âu. B. châu Mỹ. C. khu vực Tây Nam Á. D. khu vực châu Á – Nái Bình Dương. 9. Ý nào dưới đây không phải là xu hướng phát triển du lịch thế giới hiện nay? A. Du lịch bền vững. B. Du lịch thông minh. C. Du lịch thực tế ảo. D. Du lịch công vụ. Câu 5. Nối các ý của cột A với các ý ở cột B cho phù hợp về các loại hình du lịch trên thế giới phân theo mục đích chuyến đi. Cột A Cột B 1. Du lịch công vụ và kinh doanh 2. Du lịch tâm linh 3. Du lịch thăm thân nhân 4. Du lịch giáo dục và đào tạo 5. Du lịch chăm sóc sức khoẻ và y tế 6. Du lịch mua sắm c) Sản phẩm Nội dung trình bày của HS. d) Tổ chức thực hiện a. mục đích chủ yếu là thăm bạn bè, người thân hoặc tham dự các sự kiện do họ tổ chức. b. mục đích chủ yếu là thực hiện các công việc chung của tổ chức hoặc thực hiện các công việc kinh doanh cá nhân. c. mục đích chủ yếu nhằm chăm sóc sức khoẻ, chữa bệnh. d. mục đích chủ yếu nhằm tham dự các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng. e. mục đích chủ yếu nhằm học tập, nghiên cứu, trao đổi học thuật trong thời gian ngắn. g. mục đích chủ yếu nhằm mua hàng hoá phục vụ nhu cầu cá nhân hoặc làm quà tặng. – Bước 1: GV có thể tổ chức để HS làm việc cá nhân hoặc làm việc cặp đôi với kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi. GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ ở mục b. – Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ được giao. – Bước 3: GV gọi một số HS, đại diện nhóm HS trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung. 54 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Địa lí lớp 11 – Bước 4: GV nhận xét, góp ý, tuyên dương những nhóm trình bày tốt và chuẩn kiến thức. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu Liên hệ được các ngành nghề liên quan đến du lịch. b) Nội dung HS dựa vào thông tin trong bài và tư liệu thu thập được, hãy viết báo cáo ngắn thể hiện kế hoạch trong tương lai về một ngành nghề du lịch em dự định lựa chọn. c) Sản phẩm Bài báo cáo của HS. d) Tổ chức thực hiện – Bước 1: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ được giao ở mục b (ngoài giờ học). – Bước 2: HS tìm hiểu và chuẩn bị bài làm của mình. – Bước 3: HS trình bày báo cáo trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung. – Bước 4: GV đánh giá, nhận xét sản phẩm của HS, tuyên dương các HS thực hiện tốt. IV. THÔNG TIN THAM KHẢO 1. Gợi ý trả lời câu hỏi trong Phiếu học tập Phiếu học tập số 1. Tài nguyên du lịch tự nhiên Loại tài nguyên Đặc điểm Vai trò Liên hệ ở Việt Nam Địa hình Có rất nhiều dạng địa hình, như núi, đồi, đồng bằng, hang động, bãi biển,… Mỗi dạng địa hình lại có nhiều tiêu chí để phân chia thành nhiều kiểu khác nhau. Tạo điều kiện để hình thành các loại hình và sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu của du khách như du lịch nghỉ dưỡng, du lịch biển, du lịch mạo hiểm,… – Đường bờ biển dài với nhiều bãi biển đẹp, có giá trị trong phát triển du lịch. – Hệ thống hang động phong phú, các dãy núi hùng vĩ, cảnh quan đẹp,… – Một số dạng địa hình được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới như vịnh Hạ Long,… 55 Phiếu học tập số 1. Tài nguyên du lịch tự nhiên Loại tài nguyên Đặc điểm Vai trò Liên hệ ở Việt Nam Khí hậu – Khí hậu trên thế giới rất đa dạng, được chia thành nhiều đới và kiểu khí hậu khác nhau. – Khí hậu có mối quan hệ chặt chẽ với các thành phần tự nhiên khác và đời sống con người. – Phục vụ cho các mục đích du lịch khác nhau như mục đích chữa bệnh, thể thao mùa đông, du lịch biển,… – Tài nguyên khí hậu còn tác động đến thời gian khai thác du lịch hay còn gọi là tính mùa của du lịch. Khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa, nền nhiệt cao, số giờ nắng nhiều thuận lợi để phát triển loại hình du lịch ngoài trời. Nguồn nước Tài nguyên nước đa dạng, bao gồm nước trên lục địa, trên biển và đại dương. Trên lục địa có nhiều nguồn nước mặt (sông, suối, ao, hồ) và nước ngầm, phân bố rộng khắp ở các khu vực trên thế giới. – Khu vực có nhiều sông, suối, hồ, vùng biển rộng lớn hoặc phong cảnh đẹp,… có thể phát triển loại hình du lịch vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng. – Khu vực có nguồn suối khoáng nóng sẽ là cơ sở để phát triển loại hình du lịch chăm sóc sức khoẻ. Bên cạnh đó, giá trị của tài nguyên nước trong phát triển du lịch còn được gắn liền với yếu tố phong cảnh. Hệ thống sông, suối, ao, hồ dày đặc, nguồn suối khoáng nóng phong phú, có giá trị cao như Bình Châu, Mỹ Lâm, Đam Rông, Hội Vân,… 56 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Địa lí lớp 11 Phiếu học tập số 1. Tài nguyên du lịch tự nhiên Loại tài nguyên Đặc điểm Vai trò Liên hệ ở Việt Nam Sinh vật Có nhiều kiểu thảm thực vật, phân bố theo các vĩ độ khác nhau từ Xích đạo về hai cực. – Sự phong phú, đa dạng và có giá trị cao của sinh vật là cơ sở quan trọng để hình thành nên các sản phẩm du lịch. – Tài nguyên sinh vật còn là nguồn cung cấp dược liệu, thức ăn và là nguyên liệu để chế tác các đồ thủ công mĩ nghệ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. – Tài nguyên sinh vật được khai thác cho du lịch thông qua một số hoạt động như tham quan, săn bắn thể thao, nghiên cứu khoa học,… Hệ động thực vật phong phú, với nhiều vườn quốc gia, như Cúc Phương, Cát Tiên, Bến En, Yok Đôn,… Phiếu học tập số 2. Tài nguyên du lịch văn hoá Loại tài nguyên Đặc điểm Vai trò Liên hệ ở Việt Nam Di tích lịch sử – văn hoá Di tích lịch sử – văn hoá được chia thành nhiều loại khác nhau như di tích khảo cổ, di tích lịch sử, di tích kiến trúc nghệ thuật,… Các di tích lịch sử – văn hoá là những công trình mang giá trị truyền thống cho các thế hệ và là hình ảnh của mỗi quốc gia, dân tộc. Hệ thống di tích lịch sử – văn hoá phân bố rộng khắp cả nước, có giá trị cao với hơn 41 000 di tích. 57 Phiếu học tập số 2. Tài nguyên du lịch văn hoá Loại tài nguyên Đặc điểm Vai trò Liên hệ ở Việt Nam Lễ hội và các sự kiện đặc biệt Trong hầu hết các lễ hội thường có phần lễ và phần hội. Phần lễ được thể hiện với những nghi thức nghiêm trang, trọng thể; phần hội với những hoạt động sôi nổi, trò chơi dân gian, cuộc thi,… Các đặc điểm của lễ hội được quan tâm trong phát triển du lịch là thời gian diễn ra, quy mô và địa điểm diễn ra lễ hội. Lễ hội và sự kiện đặc biệt vừa có ý nghĩa quan trọng trong bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc vừa có ý nghĩa trong quảng bá, xây dựng hình ảnh đất nước với bạn bè quốc tế. – Có nhiều lễ hội, phân bố rộng khắp trong cả nước, diễn ra ở nhiều thời điểm trong năm. – Một số lễ hội được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại như Hội Gióng Phù Đổng và đền Sóc (TP. Hà Nội),… Làng nghề – Giá trị của làng nghề trong hoạt động du lịch thường được thể hiện qua lịch sử của làng nghề, công cụ lao động, nguồn nguyên liệu sản xuất, cách thức sản xuất, độ tinh xảo của sản phẩm,… – Làng nghề rất phong phú, mỗi làng nghề có những đặc trưng riêng. – Làng nghề truyền thống có giá trị trong thu hút du khách, phát triển du lịch không chỉ ở các sản phẩm lưu niệm mà còn ở sự lao động, sáng tạo, tỉ mỉ của các nghệ nhân làng nghề. – Những sản phẩm của các làng nghề là những hình ảnh văn hoá sống động, chân thật và đặc sắc nhất của các quốc gia, các dân tộc trên thế giới. Làng nghề phong phú, đa dạng trải dài từ Bắc xuống Nam, như làng tranh Đông Hồ (tỉnh Bắc Ninh), làng gốm Bát Tràng (TP. Hà Nội), làng đá mỹ nghệ Non Nước (TP. Đà Nẵng), làng gốm Bàu Trúc (tỉnh Ninh Thuận), làng hoa Tân Quy Đông (tỉnh Đồng Tháp),… 2. Gợi ý trả lời câu hỏi phần Luyện tập Câu 4 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án B A C D D B A C D D Câu 5 1b, 2d, 3a, 4e, 5c, 6g 58 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Địa lí lớp 11 3. Gợi ý trả lời câu hỏi phần Vận dụng HS viết báo cáo theo các gợi ý sau: – HS trình bày phân loại ngành nghề liên quan đến hoạt động du lịch. – HS xác định ngành nghề dự định lựa chọn trong hệ thống phân loại ngành nghề du lịch và mô tả đặc điểm vị trí công việc theo ngành nghề đó (HS kết hợp tham khảo thông tin trong mục Ô cửa tri thức SCĐ trang 30). – HS trình bày kế hoạch trong tương lai để đáp ứng yêu cầu của ngành nghề dự định lựa chọn (học vấn, vốn hiểu biết xã hội, năng lực ngoại ngữ, năng lực tự học,…). Lưu ý: để đáp ứng yêu cầu của từng ngành nghề, HS cần trang bị học vấn, nâng cao vốn hiểu biết xã hội, năng lực ngoại ngữ,... đồng thời không ngừng rèn luyện năng lực tự học, tinh thần đoàn kết, có trách nhiệm với công việc,... 4. Phân loại ngành nghề du lịch Có nhiều cách phân loại ngành nghề du lịch, như phân loại theo lĩnh vực sản xuất trong nền kinh tế quốc dân (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ,…), phân loại theo đơn vị nghề nghiệp (công việc được trả lương, công việc tự làm,…), phân loại theo ngành nghề,… Trong đó, cách phân loại theo ngành nghề được sử dụng phổ biến. Neo cách phân loại này, một số ngành nghề liên quan đến hoạt động du lịch gồm các nhóm ngành nghề về dịch vụ lữ hành, dịch vụ vận chuyển khách du lịch, dịch vụ lưu trú, dịch vụ hướng dẫn viên du lịch,… 5. Số lượt khách du lịch quốc tế đến và doanh thu du lịch quốc tế Bảng 2. Số lượt khách du lịch quốc tế đến và doanh thu du lịch quốc tế trên toàn thế giới, giai đoạn 1990 – 2020 Năm 1990 2000 2010 2019 2020 Khách du lịch (triệu lượt người) 438 673 809 1 466 402 Doanh thu du lịch (tỉ USD) 271 496 977 1 466 533 6. Một số website về tư liệu du lịch – Văn bản Luật du lịch Việt Nam: https://vanban.chinhphu.vn/default.aspx?pageid=27160&docid=190290 – Các thống kê về du lịch thế giới: www.unwto.org – Tư liệu về du lịch Việt Nam: https://www.vietnamtourism.gov.vn – Danh sách Di sản thế giới, Di sản văn hoá phi vật thể được UNESCO công nhận: https://ich.unesco.org/en/lists, https://whc.unesco.org/en/list/ 59 PHẦN BA. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCH VÀ CÁC NGUỒN HỌC LIỆU I. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO VIÊN Sách giáo viên Địa lí 11 và sách giáo viên Chuyên đề học tập Địa lí 11 có cấu trúc chung gồm có hai phần: – Phần 1: Giới thiệu chung. – Phần 2: Hướng dẫn cách thức tổ chức các bài học theo từng chủ đề trong sách giáo khoa Địa lí 11. Trong phần 1, các vấn đề chung được đề cập và làm rõ. Những vấn đề chung là cơ sở để nhóm tác giả đề xuất cấu trúc kế hoạch dạy học đã được phân tích, ví dụ: mục tiêu, yêu cầu cần đạt, nội dung chương trình, định hướng về phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá của chương trình Địa lí 11. Trong phần 2, cấu trúc bài học ở phần 1 đã được các tác giả cụ thể hoá trong từng bài theo các chủ đề. Mỗi bài sẽ được thiết kế đầy đủ các hoạt động: Khởi động, Khám phá kiến thức, Luyện tập và Vận dụng. Mỗi hoạt động có ít nhất một phương án tổ chức. Tuy nhiên, để các GV có thêm nhiều lựa chọn, có những hoạt động học tập được thiết kế nhiều hơn một phương án. II. HƯỚNG DẪN KHAI THÁC, SỬ DỤNG CÁC NGUỒN HỌC LIỆU Cùng với hệ thống sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Công ty Cổ phần Dịch vụ xuất bản Giáo dục Gia Định xây dựng hệ thống nguồn tài nguyên sách và học liệu đi kèm SGK Địa lí 11 (bộ sách Chân trời sáng tạo). 2.1. Nguồn tài nguyên sách, thiết bị và học liệu – Bài tập Địa lí 11 – Kế hoạch bài dạy Địa lí 11 – Tập bản đồ Địa lí 11 2.2. Một số cách hướng dẫn khai thác và sử dụng học liệu GV, phụ huynh và HS có thể tìm mua sách và tài liệu dạy học môn Địa lí tại cửa hàng sách giáo dục trên toàn quốc. GV, HS cũng có thể tải các ebook, video clip tại kho tài liệu dạy học điện tử do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Công ty Cổ phần Dịch vụ xuất bản Giáo dục Gia Định xây dựng. Cách thức tải các ebook, video clip tại kho học liệu dạy học điện tử được hướng dẫn chi tiết, cụ thể và rõ ràng trên website của công ty. GV có thể tham khảo tài nguyên trên trang thông tin điện tử: taphuan.nxbgd.vn, hanhtrangso.nxbgd.vn, www.chantroisangtao.vn. 60 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Địa lí lớp 11 Chịu trách nhiệm xuất bản Tổng Giám đốc HOÀNG LÊ BÁCH Chịu trách nhiệm nội dung Tổng biên tập PHẠM VĨNH THÁI Tổ chức và chịu trách nhiệm bản thảo: Phó Tổng biên tập NGUYỄN NAM PHÓNG Giám đốc Công ty CP Dịch vụ xuất bản giáo dục Gia Định TRẦN THỊ KIM NHUNG Biên tập nội dung: NGUYỄN TÚ LINH Trình bày bìa: NGUYỄN MẠNH HÙNG Thiết kế sách: ĐẶNG NGỌC HÀ – PHẠM NGỌC KHANG Sửa bản in: NGUYỄN TÚ LINH Chế bản: Công ty CP Dịch vụ xuất bản giáo dục Gia Định Bản quyền thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và Công ty cổ phần Dịch vụ xuất bản giáo dục Gia Định. Tất cả các phần của nội dung cuốn sách này đều không được sao chép, lưu trữ, chuyển thể dưới bất kì hình thức nào khi chưa có sự cho phép bằng văn bản của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và Công ty cổ phần Dịch vụ xuất bản giáo dục Gia Định. TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN ĐỊA LÍ LỚP 11 (BỘ SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO) Mã số : Số ĐKXB : In ... cuốn (QĐ in số ...) khổ .....cm In xong và nộp lưu chiểu tháng ... năm 20.... U H I Ệ T TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN TOÁN LỚP 11 TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 I TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN LỊCH SỬ LỚP 11 N G G I Ớ TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN ĐỊA LÍ LỚP 11 TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT LỚP 11 TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN VẬT LÍ LỚP 11 TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN HOÁ HỌC LỚP 11 TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN SINH HỌC LỚP 11 TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP LỚP 11 (bản 2)Ọ TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN ÂM NHẠC LỚP 11 R TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN TIN HỌC LỚP 11 T TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN TIẾNG ANH LỚP 11 N Â R T S ách kh ôn g b án