🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Tài Liệu Bồi Dưỡng Giáo Viên Sử Dụng Sách Giáo Khoa Môn Âm Nhạc Lớp 4 Bộ Sách Chân Trời Sáng Tạo
Ebooks
Nhóm Zalo
HỒ NGỌC KHẢI – ĐẶNG CHÂU ANH
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA môn
ÂM NHAC
BỘ SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO (Tài liệu lưu hành nội bộ)
LỚP 4
NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM
HỒ NGỌC KHẢI – ĐẶNG CHÂU ANH
NGUYỄN ĐÌNH TÍNH – LÂM ĐỨC VINH
2 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Âm nhạc lớp 4
3
Lời nói đầu
Kính thưa quý thầy cô giáo!
Sách giáo khoa Âm nhạc 4 – Bộ sách Chân trời sáng tạo của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt. Sách sẽ được áp dụng vào dạy học môn Âm nhạc từ năm học 2023 – 2024 trong lộ trình thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông (Ban hành theo QĐ 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Để giúp giáo viên sử dụng sách giáo khoa, sách giáo viên một cách hiệu quả nhất, chúng tôi đã biên soạn Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Âm nhạc lớp 4. Trong tài liệu này, chúng tôi cung cấp một số nội dung cốt lõi về lí luận và phương pháp dạy học, phương thức tổ chức hoạt động trong môn Âm nhạc cấp Tiểu học dưới quan điểm của khoa học sư phạm hiện đại. Các nội dung trong tài liệu sẽ được mở rộng qua các hoạt động tại các chương trình bồi dưỡng và tập huấn sẽ giúp quý thầy cô giáo trải nghiệm, ứng dụng và sáng tạo trong việc triển khai sách giáo khoa Âm nhạc 4 – Bộ sách Chân trời sáng tạo vào điều kiện giáo dục thực tế của năm học tới.
Trân trọng và kính chúc quý thầy cô nhiều sức khỏe và thành công! Nhóm tác giả
4 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Âm nhạc lớp 4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CTTT HĐ
HS
GDPT GV
NLÂN NLC
PC
PP
PPDH SGK
SGV
YCCĐ
Chương trình tổng thể
Hoạt động
Học sinh
Giáo dục phổ thông
Giáo viên
Năng lực âm nhạc
Năng lực chung
Phẩm chất
Phương pháp
Phương pháp dạy học
Sách giáo khoa
Sách giáo viên
Yêu cầu cần đạt
5
Mục lục
PHẦN 1: HƯỚNG DẪN CHUNG
1. QUAN ĐIỂM BIÊN SOẠN SÁCH GIÁO KHOA VÀ NHỮNG ĐIỂM MỚI
CỦA SÁCH GIÁO KHOA ÂM NHẠC 4 ............................................................................................6 2. CẤU TRÚC SÁCH VÀ CẤU TRÚC BÀI HỌC ....................................................................................9 3. PHƯỚNG PHÁP DẠY HỌC .................................................................................................................10 4. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ ...................................................................................................................23 5. PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MÔN ÂM NHẠC LỚP 4 .............................................................28
PHẦN 2: HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC TRONG SÁCH GIÁO KHOA ÂM NHẠC 4
1. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC ĐẶC TRƯNG CỦA SÁCH GIÁO KHOA ÂM NHẠC 4 ............................................................................................................................................35
2. CÁC TIÊU CHÍ ĐỂ PHÂN BỔ PHẦN, NỘI DUNG, HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP TRONG MỘT GIỜ HỌC ÂM NHẠC ..................................................................................................41
3. THIẾT KẾ KẾ HOẠCH BÀI DẠY ..........................................................................................................42
4. GỢI Ý, HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CÁC PHẦN, NỘI DUNG ÂM NHẠC THEO SÁCH GIÁO KHOA ÂM NHẠC 4 ..........................................................................................55
PHẦN 3: CÁC NỘI DUNG KHÁC
1. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO VIÊN ÂM NHẠC 4 .........................................................68 2. GIỚI THIỆU VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCH BỔ TRỢ, SÁCH THAM KHẢO ...................69 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................................................71
6 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Âm nhạc lớp 4
PHẦN 1
HƯỚNG DẪN CHUNG
1. QUAN ĐIỂM BIÊN SOẠN SÁCH GIÁO KHOA VÀ NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SÁCH GIÁO KHOA ÂM NHẠC 4
1.1. Quan điểm biên soạn
• Cơ sở lí luận
– !eo định hướng đổi mới GDPT được thể hiện qua Nghị quyết 88 về đổi mới chương trình và SGK phổ thông của Quốc hội và qua chương trình GDPT mới, gồm Chương trình GDPT Tổng thể và Chương trình GDPT môn Âm nhạc, với trọng tâm chuyển từ giáo dục chú trọng truyền thụ kiến thức sang giúp cho HS hình thành và phát triển toàn diện PC và năng lực.
– Bám sát các tiêu chuẩn SGK mới ban hành kèm theo !ông tư 05/2022/TT BGDĐT sửa đổi !ông tư 33/2017/TT-BGDĐT về quy trình biên soạn chỉnh sửa SGK, do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 19/3/2022.
– Triển khai các yêu cầu theo Công Văn số 2345/BGDĐT-GDTH của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày ngày 7/6/2021 về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường cấp Tiểu học.
• Quan điểm biên soạn
– SGK tuân thủ các quy định được nêu trong Chương trình GDPT môn Âm nhạc, bao gồm: mục tiêu, YCCĐ, nội dung giáo dục.
– Ngoài việc cung cấp kiến thức, SGK là tài liệu giúp HS có thể tự học, tự giải quyết vấn đề, phát triển năng lực thẩm mĩ và sáng tạo trong âm nhạc.
– Nội dung SGK được xây dựng có tính liên thông từ cấp Tiểu học và theo hướng kết hợp giữa đồng tâm với tuyến tính, là tiền đề cho cấp học sau; đặc biệt từ SGK lớp 1, lớp 2, lớp 3.
– Nội dung SGK vừa đảm bảo tính cốt lõi, vừa có tính mở để phù hợp với sự đa dạng về điều kiện và khả năng học tập của HS các vùng miền.
– Kế thừa những ưu điểm của SGK hiện hành, đồng thời tiếp thu tinh hoa của một số nền giáo dục tiên tiến trên thế giới.
7
• Đối với cấp Tiểu học
– Nội dung SGK bao gồm 6 đề mục dựa trên các phần chính của môn học: Hát, Đọc nhạc, Nghe nhạc, Nhạc cụ, Lí thuyết âm nhạc, 0ường thức âm nhạc, với các icon được thiết kế tương ứng.
– Mỗi chủ đề sẽ được thực hiện từ 3 – 4 tiết tuỳ vào dung lượng nội dung và HĐ học tập; số trang tương ứng cho mỗi chủ đề từ 6 – 8 trang.
– Đối với phần Nghe nhạc, ngoài việc được thiết kế như một phần độc lập còn được tích hợp trong các mạch nội dung dạy học khác như: tìm hiểu nhạc cụ, tác giả tác phẩm, câu chuyện âm nhạc,…
– Cấu trúc của mỗi chủ đề gồm các phần chính kết hợp với:
+ Phần Khám phá là HĐ mở đầu mỗi chủ đề, được thiết kế để tạo các tình huống sư phạm ban đầu đưa HS đến khám phá các kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chủ đề; xây dựng dưới hình thức câu chuyện âm nhạc, tranh ảnh gợi ý,…
+ HĐ âm nhạc là các bài thực hành, trò chơi âm nhạc liên kết với các bài học trong từng chủ đề.
+ Phần Nhà ga âm nhạc là những gợi ý để HS tự HĐ âm nhạc như: tái hiện, ghi nhớ các kiến thức, kĩ năng âm nhạc đã học trong bài; phát triển các NLÂN đặc thù thông qua các HĐ thực hành, tạo ra các sản phẩm âm nhạc; đồng thời giúp HS tự đánh giá và GV đánh giá năng lực HS thông qua bài học.
1.2. Những điểm mới cơ bản ở sách giáo khoa Âm nhạc 4
• Nội dung
− Nội dung sách được triển khai bám sát chương trình môn Âm nhạc được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 26/12/2018.
− Phát triển những điểm mạnh từ SGK Âm nhạc 1, 2, 3.
− Tiếp thu kinh nghiệm viết SGK của những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Đa dạng về nội dung học tập và HĐ âm nhạc.
− Chú trọng phát triển thẩm mĩ âm nhạc thông qua hát, đọc nhạc, nghe nhạc và chơi nhạc cụ.
− Đọc nhạc được áp dụng từ lớp 1, 2, 3; tuy nhiên, ở lớp 4 với sự kết hợp các nốt nhạc được ghi trên khuông nhạc theo hệ thống ghi nhạc phương Tây và thiết kế thành các bài đọc nhạc ở các chủ đề. Bổ sung thêm việc đọc gam Đô trưởng và các âm hình tiết tấu chủ đạo của bài đọc. Tuy nhiên, GV nên tiếp tục vận dụng các kí hiệu nốt
8 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Âm nhạc lớp 4
nhạc bàn tay như một công cụ của PPDH nhằm giúp HS quen dần với các nốt nhạc trên khuông nhạc mà các em sẽ học ở các lớp tiếp theo và tiếp cận xu hướng ghi nhạc quốc tế.
− Đa dạng hoá hình thức của các câu chuyện âm nhạc (kết hợp kĩ năng nghe, gõ − vỗ đệm, đọc theo tiết tấu, mô phỏng giai điệu, đóng vai, mô phỏng cử điệu,...) bên cạnh việc tích hợp giáo dục về PC, tấm gương lao động nghệ thuật nghiêm túc và cống hiến của các nhạc sĩ, nghệ nhân nhà HĐ âm nhạc nổi bật,...
− Mở rộng quan điểm đánh giá từ chuẩn kiến thức sang chuẩn năng lực, biểu hiện của năng lực và PC.
− Nhạc cụ được đưa vào dạy học một cách chính thức từ nhạc cụ tiết tấu (nhạc cụ gõ đơn giản; vỗ tay, búng tay, vỗ đùi, giậm chân,…) ở các lớp 1, 2, 3. Từ lớp 4 tiếp tục phát triển theo hướng chơi nhạc cụ gõ và bổ sung thêm phần nhạc cụ giai điệu (recorder và kèn phím) và được nâng cao lên mức độ chơi hoà âm.
− Nội dung nhạc cụ mang tính mở, linh hoạt nhằm đáp ứng điều kiện thực tiễn ở từng địa phương, tuỳ trình độ và sở thích của HS: mạch nội dung nhạc cụ tiết tấu (trống nhỏ, song loan, thanh phách, tambourine, triangel, castanet, maracas; vỗ tay, búng tay, vỗ chân, giậm chân,…) vẫn tiếp tục phát triển; riêng mạch nhạc cụ giai điệu là nội dung học mới được bổ sung từ sách lớp 4. Nhóm tác giả lựa chọn và thiết kế cho hai nhạc cụ là recorder (kèn Baroque – B) và kèn phím. Tuy nhiên, GV có thể lựa chọn một trong hai nhạc cụ để thực hiện tuỳ theo điều kiện của từng địa phương. Nơi nào có đủ điều kiện thì thực hiện trước, nơi nào chưa đủ điều kiện thì thực hiện sau theo hướng dẫn của Chương trình GDPT 2018 môn Âm nhạc.
− Lí thuyết âm nhạc cũng là phần mới được đưa vào SGK lớp 4. !eo Chương trình GDPT 2018 môn Âm nhạc chủ yếu cung cấp cho HS một số kí hiệu ghi chép nhạc cơ bản; chủ yếu để HS nhận biết, ghi nhớ và vận dụng trong quá trình tiếp xúc với các ca khúc, bản nhạc khi học hát, đọc nhạc, nghe nhạc,... chủ yếu là học lí thuyết thông qua thực hành chứ không học khái niệm lí thuyết suông.
• Hình thức – phương pháp
− Điều chỉnh số trang: Trang Khám phá từ 2 trang chỉ còn 1 trang do có sự tăng nội dung theo Chương trình GDPT 2018 môn Âm nhạc nhằm tránh việc tăng trang cơ học dẫn đến tăng giá thành sách. Ví dụ: thêm phần nhạc cụ giai điệu (recorder và kèn phím), lí thuyết âm nhạc, phần !ường thức âm nhạc thêm mạch hình thức biểu diễn.
9
− Tiếp cận và tham khảo các bộ SGK Âm nhạc ở cấp Tiểu học của các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến trong khu vực và trên thế giới: Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ,...
− Phát triển hệ thống “Chủ đề” kết hợp giữa nội dung âm nhạc, văn hoá, xã hội,...
− Tiếp cận và vận dụng các PPDH âm nhạc tiên tiến của thế giới: Kodály, OrP-Schulwerk, Dalcroze,… (nhạc cụ gõ kết hợp vỗ tay, búng tay, vỗ chân, giậm chân,… nốt nhạc bàn tay, nốt nhạc hình tượng, âm tiết tấu, nghe nhạc cảm thụ và vận động,...).
− Vận dụng các ưu điểm về PP, nội dung của SGK hiện hành (nguồn bài hát, các bài học về tác giả − tác phẩm, âm nhạc và đời sống,...).
− Phát huy sự ưu việt của kênh hình ảnh, nguồn tư liệu đa phương tiện; sử dụng hợp lí kênh chữ. Chú trọng đến các yếu tố thẩm mĩ, phù hợp với lứa tuổi HS ở từng lớp.
2. CẤU TRÚC SÁCH VÀ CẤU TRÚC BÀI HỌC
2.1. Cấu trúc sách
− SGK có các thành phần cơ bản: Hướng dẫn sử dụng – Mục lục – Nội dung chính (gồm các chủ đề) – Giải thích thuật ngữ.
− SGK Âm nhạc 4 được cấu trúc theo 8 chủ đề (28 – 29 tiết), mỗi chủ đề được thiết kế từ 3 – 4 tiết; nội dung ôn tập học kì và kiểm tra đánh giá (4 tiết). Tên các chủ đề được đặt như sau:
• Chủ đề 1: Ước mơ tuổi thơ
• Chủ đề 2: Giai điệu hoà ca
• Chủ đề 3: Ươm mầm tương lai
• Chủ đề 4: Tổ ấm gia đình
• Ôn tập chủ đề 1, 2, 3, 4 (Học kì I)
• Chủ đề 5: Đại dương mênh mông
• Chủ đề 6: Cỗ máy thời gian
• Chủ đề 7: Về miền cổ tích
• Chủ đề 8: Vui cùng âm nhạc
• Ôn tập chủ đề 5, 6,7, 8 (Học kì II)
10 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Âm nhạc lớp 4
− Ở mỗi chủ đề sẽ ứng với một mục tiêu về nội dung khác nhau, từ đó giúp HS hình thành được những năng lực về âm nhạc.
− Các bài hát sử dụng trong SGK vừa có tính kế thừa, vừa có tính mới, các bài hát đa dạng thể loại như: bài hát tuổi thiếu nhi, bài hát nước ngoài, bài hát dân ca; có cao độ và âm điệu phù hợp với HS lớp 4. Bên cạnh đó, SGV sẽ cung cấp thêm các bài hát thay thế, giúp GV có thêm nguồn tài liệu phong phú để lựa chọn trong HĐ dạy học.
2.2. Cấu trúc chủ đề
a. Đoàn tàu khởi hành
Tranh chủ đề – mục Khám phá: (1 trang)
b. Đoàn tàu hành trình
– Hát: (1 trang)
– Nghe nhạc (vừa độc lập, vừa được lồng ghép và thể hiện trong các nội dung bài học)
– Đọc nhạc: (0,5 đến 1 trang)
– Nhạc cụ: (1 trang, phù hợp với nội dung)
– !ường thức âm nhạc: (1 đến 2 trang, phù hợp với nội dung)
– Lí thuyết âm nhạc: (0,5 đến 1 trang, phù hợp với nội dung)
– HĐ âm nhạc: gồm các bài luyện tập, thực hành, HĐ âm nhạc tăng cường cho từng phân môn, không sử dụng icon, được lồng ghép dưới hình thức trò chơi hoặc vận động âm nhạc trong các mạch nội dung trong SGK.
c. Đoàn tàu về ga
Nhà ga âm nhạc: (0,5 đến 1 trang)
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
3.1. Các phương pháp dạy học phổ biến
Môn Âm nhạc, bên cạnh việc dạy học phát triển kĩ năng âm nhạc đặc thù đề cao tính thực hành và trải nghiệm, còn nhiều HĐ dạy học có điểm tương đồng với các môn học khác. Vì vậy, GV âm nhạc ở cấp Tiểu học cần vận dụng các PP sư phạm chung trong quá trình tổ chức HĐ dạy và học trên lớp. Các PP này bao gồm:
• PP sử dụng ngôn ngữ;
• PPDH trực quan;
11
• PPDH thực hành;
• PP kiểm tra đánh giá;
... và nhiều PP khác.
PPDH tích cực
Trong xu thế đổi mới giáo dục trên quan điểm “Lấy học sinh làm trung tâm” và “Dạy học phát triển năng lực học sinh” của đất nước, Chương trình GDPT 2018 môn Âm nhạc phát triển các nội dung dạy học theo xu hướng tiếp cận các tiến bộ của giáo dục âm nhạc thế giới, kế thừa và phát triển những điểm mạnh của Chương trình Âm nhạc 2006. Chính vì vậy, GV âm nhạc cần học tập và vận dụng các PPDH tích cực để vận dụng một cách tốt nhất và hiệu quả trong tổ chức các HĐ dạy học trong các bài học âm nhạc của mình. Chính các PP này sẽ hỗ trợ để phát triển các NLC khác trong quá trình sư phạm của mình. Các PP này bao gồm:
• PP đặt và giải quyết vấn đề;
• PPDH theo dự án;
• PP HĐ nhóm;
• PP thực hành;
• PP làm mẫu;
• PP trò chơi;
• PP đóng vai;
• PP động não;
... và nhiều PP khác.
Trong xu thế phát triển của khoa học giáo dục thế giới, ngoài các PPDH được phát triển có tính hệ thống như đã kể trên, nhiều kĩ thuật giáo dục mà giáo dục hiện đại đã và đang vận dụng và được đánh giá cao bởi tính hiệu quả của chúng trong lộ trình tích cực hoá HĐ dạy và học. Các kĩ thuật dạy học này bao gồm:
• Kĩ thuật thảo luận nhóm;
• Kĩ thuật chậu (bể) cá;
• Kĩ thuật thông tin phản hồi;
• Kĩ thuật khăn trải bàn;
• Kĩ thuật các mảnh ghép;
12 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Âm nhạc lớp 4
• Kĩ thuật KWL;
…và nhiều kĩ thuật khác.
GV cần chú ý rằng, việc vận dụng các PP và kĩ thuật dạy học phải thật sự linh hoạt; phù hợp với đặc điểm, nhận thức của HS, với bối cảnh và các điều kiện sư phạm khác mới đạt được mục tiêu dạy học. Không nên áp dụng một cách gò bó, khiên cưỡng làm cho tiết học, bài học âm nhạc mất đi tính nghệ thuật, tự nhiên. Dù áp dụng PP hay kĩ thuật dạy học nào thì vấn đề cần đạt quan trọng nhất là HS phải được trải nghiệm, học mà chơi – chơi mà học; ngày qua ngày, tiến bộ phát triển một tình yêu với âm nhạc và hứng thú được tham gia các HĐ âm nhạc rồi mới đến các NLÂN đặc thù.
Ngoài các định hướng về PP giáo dục âm nhạc chung, GV âm nhạc cần nghiên cứu và ứng dụng các PPDH âm nhạc tiên tiến của thế giới để mang lại cơ hội cho HS được tham gia tích cực, được hoà mình vào không gian của âm nhạc qua các HĐ đa dạng và phong phú.
3.2. Các phương pháp giáo dục âm nhạc mới
3.2.1. Phương pháp Dalcroze
PP Dalcroze được phát triển vào đầu thế kỉ XX bởi nhạc sĩ, nhà giáo dục người !uỵ Sĩ Emile Jaques-Dalcroze (1865 – 1950). PP được chia thành ba khái niệm cơ bản: sử dụng Đô cố định (Fixed Do), biến tấu – ngẫu hứng (Improvisation), âm nhạc theo nhịp điệu (Eurhythmics). Hiện nay, PP Âm nhạc nhịp điệu Dalcroze (Dalcroze eurhythmics) được sử dụng rộng rãi trong việc giáo dục âm nhạc, đặc biệt là cho trẻ em (Frego. D, 2012).
a. Định hướng triết học
Triết lí sư phạm của Dalcroze là sự kết hợp tinh thần, cơ thể và cảm xúc là căn nguyên của quá trình học tập. PP Dalcroze định hướng việc xây dựng các kĩ năng và kiến thức âm nhạc cho trẻ em thông qua sự khám phá trong các HĐ vận động âm nhạc dựa trên các thành tố tiết tấu. Vì vậy Dalcroze đã tạo ra một PP dạy – học âm nhạc thông qua sự trải nghiệm của các giác quan và trí thông minh bởi các phản ứng của cơ thể và hệ thống thần kinh (Farber & !omsen, 2011).
b. Nguyên lí sư phạm âm nhạc
Dựa trên quan điểm “Âm thanh đi trước kí hiệu” của Pestalozzi (1746 – 1827) − nhà giáo dục âm nhạc người !uỵ Sĩ, PP Dalcroze định hướng xây dựng các kĩ năng, kiến thức âm nhạc cho trẻ em thông qua sự khám phá vận động âm nhạc dựa trên các tác nhân về tiết tấu (Rhythmic stimulus) (Campbell, 1991).
13
c. Các công cụ giáo dục âm nhạc của phương pháp Dalcroze
Công cụ dạy học của PP Dalcroze:
− Kí xướng âm (Fixed Do): phát triển khả năng nghe nhạc tiềm tàng trong mỗi con người là rất quan trọng. Kí xướng âm được dạy theo cách kết hợp tiết tấu và vận động để phát triển khả năng nhạy cảm về cao độ, về mối tương quan âm điệu, và nhân tố âm nhạc khác.
− Biến tấu – Ngẫu hứng (Improvisation): phát triển ngẩu hứng âm nhạc của trẻ được phát triển một cách logic trên nhiều cách.
− Vận động theo nhịp điệu (Dalcroze eurhythmics): đây là công cụ hết sức quan trọng tương tự với hai công cụ ban đầu. Các vận động theo nhịp điệu phải thể hiện sự cân phương, vuông vắn về cấu trúc tiết tấu.
Cả ba công cụ trên độc lập về phương tiện diễn tả âm nhạc, nhưng phải được kết hợp chặt chẽ và có tính hệ thống trong quá trình dạy – học âm nhạc cho trẻ (Campbell, 1991).
3.2.2. Phương pháp Kodály
PPDH âm nhạc Kodály được phát triển bới Zoltán Kodály (1882 – 1976), một nhà soạn nhạc, nhà dân tộc học và sư phạm âm nhạc người Hungary. Kodály mong muốn qua giáo dục âm nhạc để củng cố âm nhạc truyền thống và nâng cao khả năng đọc, viết âm nhạc cho người học và làm công tác âm nhạc.
a. Định hướng triết học
Kodály tin tưởng rằng, HĐ âm nhạc là khả năng tự nhiên vốn có của mọi người. Âm nhạc từ ngôn ngữ bản địa, vùng miền thông qua các hình thức như: lời ru, ca dao, dân ca, trò chơi âm nhạc,… cần được ưu tiên sử dụng trong giáo dục âm nhạc cho trẻ em. Giáo dục âm nhạc cần được bắt đầu với trẻ càng sớm càng tốt để phát triển khả năng âm nhạc vốn tiềm tàng một cách tự nhiên trong mỗi đứa trẻ và cần được khơi gợi để phát huy khả năng đó (Choiksy, 1999).
b. Nguyên lí sư phạm âm nhạc
Quy trình dạy học âm nhạc cho trẻ theo PP Kodály được tiến hành dựa trên ba bước cơ bản: chuẩn bị, giới thiệu và luyện tập.
− Bước chuẩn bị (Preparation): các em sẽ trải nghiệm và cảm nhận cái khái niệm, thành tố âm nhạc mới thông qua việc ca hát, nghe nhạc, vận động âm nhạc, trò chơi âm nhạc, sử dụng nhạc cụ,... Giúp HS sẵn sàng khám phá và học tập các đặc trưng của các thành tố âm nhạc mới.
14 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Âm nhạc lớp 4
− Bước giới thiệu (Presentation): GV sẽ cung cấp thông tin, giới thiệu và giải thích các khái niệm, thành tố âm nhạc mới. Có thể dùng các công cụ giảng dạy ở trong giai đoạn này.
− Bước luyện tập (Practice): HS sẽ được GV hướng dẫn và trải nghiệm những vấn đề đã được giới thiệu, luyện tập các mẫu bài tập. Sau khi đã quen với những khái niệm và mẫu bài tập, HS sẽ bắt đầu học các ứng tác (Improvisation) trên những nội dung mà các em đã được học và luyện tập. Từ đó, giúp HS hình thành tư duy sáng tạo âm nhạc.
c. Các công cụ giáo dục âm nhạc
PP Kodály vận dụng bốn công cụ dạy học chính, gồm:
− Đọc nhạc bằng hệ thống Đô di động (Movable Do).
− Đọc nhạc bằng kí hiệu bàn tay (Hand signs). Dùng kí hiệu từ bàn tay để giúp HS phân biệt và nhận biết nốt nhạc. Hệ thống này do John Curwen – mục sư nhạc sĩ người Anh sáng tạo từ thế kỉ XIX.
− Đọc chữ tiết tấu và hình tiết tấu. Hệ thống này được tạo ra bởi nhạc sĩ người Pháp Emile-Joseph-Maurice Chevés ở thế kỉ XIX. Mỗi giá trị tiết tấu trong nhóm trường độ cơ bản được kí hiệu bằng các âm tiết đặc biệt (Choksy, 1999).
− Nguồn tư liệu âm nhạc dân gian: đây được xem là nguồn tài liệu chính trong HĐ dạy học âm nhạc cho trẻ theo PP Kodály. Tuy nhiên, tuỳ từng quốc gia, bản địa khác nhau mà nguồn tư liệu âm nhạc dân gian có phần tích hợp khác nhau. Ở Việt Nam, cần đưa dân ca, đồng dao, các điệu hò, lí, các trò chơi dân gian,… vào HĐ dạy học âm nhạc cho trẻ. Ngoài ra, các tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao trong lĩnh vực ca hát như hợp xướng, nhạc cổ điển,… của các nhạc sĩ danh tiếng cần được chọn lọc và giáo dục trong nhà trường.
3.2.3. Phương pháp Or:-Schulwerk
OrP-Schulwerk là PPDH âm nhạc được sáng tạo bởi hai nhà sư phạm âm nhạc người Đức, Carl OrP và Gunild Keetman từ những năm 1920 của thế kỉ trước. Tại Hoa Kỳ, AOSA – Hiệp hội OrP-Schulwerk Hoa Kỳ (American OrP-Schulwerk Associtation) là một tổ chức phát triển chuyên môn có tầm ảnh hưởng lớn nhất đới với GV âm nhạc toàn liên bang và quốc tế (Shamrock, 2007).
a. Định hướng triết học
PP OrP-Schulwerk dựa trên nền tảng khai thác và phát triển NLÂN thông qua khả năng vui chơi tập thể và vận động. Những khả năng này tiềm tàng một cách
15
tự nhiên trong mọi đứa trẻ. NLÂN tự nhiên đó bao gồm: hát, xướng đồng dao – ca dao, vỗ tay, đập gõ, chơi trò chơi, nhảy múa,… !eo OrP và Keetman, trẻ học âm nhạc bắt đầu bằng nghe và thực hành trước, rồi mới đến đọc và viết. Quá trình phát triển các kĩ năng âm nhạc của trẻ giống như quá trình trẻ học một loại ngôn ngữ nào đó (Shamrock, 2007).
b. Nguyên lí sư phạm âm nhạc
Quá trình sư phạm theo OrP-Schulwerk thể hiện tính logic trong quá trình nhận thức âm nhạc của trẻ em qua các bước:
− Bước thứ nhất gọi là bước khám phá (Exploration). HS được tiếp xúc với âm thanh của nhạc cụ, với tiết tấu, hay các mẫu âm. GV đưa ra các câu hỏi gợi ý để các em tự khám phá các đặc điểm âm nhạc đặc trưng của chúng.
− Bước thứ hai gọi là mô phỏng, bắt chước (Imitation). HS lặp lại những mẫu âm ngắn được chơi trên nhạc cụ, hay xướng âm bởi GV. Mỗi lần thực hiện chỉ một mẫu âm có cấu trúc đặc biệt, trong đó điểm lí thuyết, hay một âm hình tiết tấu được nhấn mạnh một cách điển hình.
− Bước thứ ba gọi là chơi nhạc ngẫu hứng (Improvisation). HS được yêu cầu chơi ngẫu hứng trên nhạc cụ hay hay một mẫu âm có độ dài và mức độ khó tương đối hơn dựa vào các thành tố âm nhạc các em đã học qua giai đoạn mô phỏng.
− Bước thứ tư gọi là sáng tạo (Creation), HS được tham gia một quá trình chơi nhạc khó hơn, đòi hỏi sự sáng tạo trên nền tảng những kiến thức âm nhạc mới học. Hình thức âm nhạc có thể áp dụng trong bước này có thể là ABA, rondo, hay biến tấu nhỏ.
c. Các công cụ giáo dục âm nhạc
PP OrP-Schulwerk có các công cụ giáo dục như:
− Nói theo nhịp điệu (Speech);
− Hát (Singing);
− Chơi nhạc cụ (Playing istruments);
+ Bộ gõ cơ thể (Body percussion)(1);
+ Nhạc cụ cầm tay không định âm (Unpitched hand percussion). − Nhạc cụ OrP (OrP instrument).
(1) Trong SGK Âm nhạc 2, 3, nhóm tác giả sử dụng thuật ngữ Vận động cơ thể.
16 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Âm nhạc lớp 4
3.2.4. Phương pháp Suzuki
Tiến sĩ Shinichi Suzuki là người sáng lập phong trào giáo dục âm nhạc trên toàn thế giới được gọi là PP Suzuki. Ông sinh năm 1898 tại Nagoya Nhật Bản, trong một gia đình chuyên sản xuất violin lớn nhất ở nước Nhật, nên được tiếp xúc và học violin từ nhỏ. Năm 22 tuổi, ông đến Đức học violin với nghệ sĩ vĩ cầm nổi tiếng Karl Klinger. Tại nơi đây, ông đã quan sát thấy trẻ nhỏ dễ dàng học ngôn ngữ bản địa (tiếng Đức) – một ngôn ngữ mà ông rất khó khăn để thành thạo. Qua quan sát, Suzuki nhận ra rằng tất cả trẻ em có thể học tiếng mẹ đẻ một cách dễ dàng thông qua việc lắng nghe, bắt chước và lặp lại. Từ đó, ông rút ra kết luận: trẻ em cũng có thể học âm nhạc theo cách này nếu được dạy bằng tình yêu và sự cống hiến. Với quan điểm “con người là yếu tố đầu tiên sau đó mới tới khả năng”, mục tiêu của ông là giúp nuôi dưỡng tình yêu âm nhạc và phát huy sự nhân bản trong mỗi con người. Ông gọi ý tưởng của mình là “giáo dục tài năng” và sớm thành lập một trường học ở Matsumoto theo quan điểm sư phạm này.
Giáo dục tài năng đề cập đến sự phát triển của kĩ năng, kiến thức và tính cách. Từ “saino” trong tiếng Nhật có nghĩa là khả năng và tài năng, saino cũng có thể được sử dụng để chỉ sự phát triển khả năng và tài năng trong một lĩnh vực nào đó, mà cụ thể là âm nhạc. Suzuki đã dành nhiều thời gian và tâm huyết để phát triển PPDH âm nhạc của mình. Về sau, PP giáo dục âm nhạc này đã lan rộng khắp Nhật Bản và được áp dụng dạy học trên nhiều nhạc cụ khác nhau chứ không chỉ riêng violin.
Ngày nay có hơn 8.000 GV Suzuki trên toàn thế giới và hơn 250.000 trẻ em học nhạc theo PP Suzuki.
a. Triết lí giáo dục
“...Nếu một đứa trẻ nghe những giai điệu đẹp ngay từ khi mới chào đời và học cách tự chơi nhạc, nó sẽ phát triển sự nhạy cảm, kỉ luật và sức chịu đựng và có một tâm hồn đẹp” (Suzuki).
PP Suzuki kết hợp PP giảng dạy âm nhạc với triết lí nhân văn bao trùm toàn bộ sự phát triển của trẻ. “Khả năng âm nhạc không phải là tài năng bẩm sinh mà là khả năng có thể phát triển. Bất kì đứa trẻ nào được đào tạo bài bản đều có thể phát triển khả năng âm nhạc giống như tất cả các trẻ em phát triển tiếng nói bản ngữ. Tiềm năng của
mọi đứa trẻ là vô hạn” (Suzuki Music web).
b. Tiến trình sư phạm
Tiến trình sư phạm của Suzuki tương tự như học một ngôn ngữ nào đó, ông gọi PPDH của mình là tiếp cận PP ngôn ngữ mẹ đẻ (ngôn ngữ bản địa), lấy cảm hứng
17
từ thực tế rằng trẻ em rất dễ dàng học nói ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Được khuyến khích bởi tình yêu của cha mẹ và môi trường gia đình, đứa trẻ đáp ứng và phát triển kĩ năng khó nhất này một cách dễ dàng.
Khi một đứa trẻ học nói, đều phải trải qua những bước sau: Lắng nghe → Được khuyến khích → Lặp lại → Từng bước làm chủ → Ghi nhớ → Từ vựng → Sự tham gia của cha mẹ → Tình yêu.
!eo cách tiếp cận của Suzuki, tiến trình sư phạm khi học ngôn ngữ được áp dụng trong việc học nhạc cụ nhất định như: piano, violin, cello, sáo, thanh nhạc,… nghĩa là trẻ được tiếp xúc trải nghiệm với âm nhạc càng sớm càng tốt và cũng trải qua các bước như: lắng nghe, được khuyến khích, lặp lại, làm chủ từng bước, ghi nhớ,… Ngoài ra, PP giáo dục này mô phỏng quá trình học ngôn ngữ mẹ đẻ cũng được áp dụng thành công trong các lĩnh vực khác như nghệ thuật, thơ ca và toán học.
Song song với việc học ngôn ngữ, Suzuki khuyến khích âm nhạc trở thành một phần quan trọng trong môi trường của trẻ từ khi sinh ra (hoặc thậm chí trước đó). Khi môi trường của trẻ sơ sinh có âm nhạc tốt cũng như âm thanh của ngôn ngữ mẹ đẻ thì trẻ sẽ phát triển khả năng nói và chơi một nhạc cụ (có hướng dẫn kĩ thuật) trước khi được yêu cầu đọc bằng ngôn ngữ mẹ đẻ.
c. Các công cụ giáo dục âm nhạc
– Nghe nhạc: Trẻ học nói bằng cách nghe và bắt chước ngôn ngữ nói mà chúng nghe thấy xung quanh. Trong PPDH của Suzuki, người ta chú trọng nhiều vào quá trình nghe nhạc hằng ngày thông qua các bản ghi âm được chọn lọc nhất định với giai điệu đẹp, cung cấp cho trẻ một hình mẫu cho việc thể hiện âm nhạc. HS càng thường xuyên nghe các bản ghi âm, chúng càng dễ dàng học âm nhạc hơn. Trong các bài học, việc tạo ra các giai điệu hay, đẹp với sắc thái được nhấn mạnh ngay từ đầu.
– Đọc nhạc: Đọc nhạc sẽ đến sau khi HS trải nghiệm và ghi nhớ về âm thanh, kĩ thuật chơi nhạc cụ và chất liệu âm nhạc tốt. Giống như học một ngôn ngữ nào đó, đọc nhạc sẽ bắt đầu sau khi một đứa trẻ có thể nói thành thạo, giai đoạn trẻ bắt đầu học đọc nhạc thay đổi theo độ tuổi và sự phát triển chung.
– HĐ cá nhân và nhóm: Đây là một trong những công cụ dạy học quan trọng trong PP Suzuki khi HS được tham gia vào các bài học nhóm. Các tiết mục chung cho phép các em có thể chơi cùng nhau, mang lại cho trẻ một môi trường trải nghiệm nối kết, giao tiếp, tăng cường sự hoà đồng và củng cố các bài tập đã học của mỗi cá nhân, đồng thời gia tăng khả năng kết nối với các HS Suzuki khác trên toàn thế giới.
18 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Âm nhạc lớp 4
– Hát theo PP Suzuki: Đối với PP Suzuki, giọng hát được coi là một nhạc cụ và được khuyến khích phát triển tự nhiên thông qua hệ thống các bài biểu diễn. !ư giãn và phát âm là những tính năng quan trọng trong mỗi bài học. PPDH tương tự như các công cụ khác, mặc dù các bài học chính thức có thể được bắt đầu với trẻ được 4 tuổi. Khi đứa trẻ ở tuổi này, trẻ có thể bắt đầu các bài học cá nhân với phụ huynh và GV ngoài các bài học nhóm; qua thời gian chúng sẽ được trải nghiệm, tích luỹ và hình thành những kĩ năng hát và sẽ trưởng thành hơn về giọng hát trong tương lai.
3.3. Các điểm chung của những phương pháp trên
Các PP trên đều dựa trên tuy có những công cụ dạy học khác nhau, nhưng vẫn có những đường hướng chung về triết lí sư phạm cũng như cách thức tiếp cận với HS thông qua các HĐ âm nhạc. Những điểm chung bao gồm:
− Nghe, vận động và cảm thụ âm nhạc chính là công cụ dạy học chủ yếu của ba PP này. Tuy có khác nhau về công cụ thực hiện nhưng xét về căn bản đây là HĐ không thể tách rời trong HĐ dạy học.
− Nguồn tư liệu học tập âm nhạc của HS được khai thác một cách ưu tiên từ các thể loại âm nhạc dân tộc của từng đất nước, vùng miền. HS được lớn lên trong môi trường ngôn ngữ, mối quan hệ đời sống, bản địa,… nên việc gắn kết ngôn ngữ mẹ đẻ với các nguồn tư liệu âm nhạc bản địa là điều hết sức cần thiết. Và tuỳ vào mỗi đất nước, mỗi vùng miền mà có những áp dụng cụ thể để gìn giữ bản sắc của dân tộc đó.
− Đọc nhạc dựa trên thang ngũ âm (Pentatonic) là nội dung tiếp cận bước đầu cho HS trước khi học đọc thang bảy âm. Hệ thống Đô – Rê – Mi – Son – La – Đố được sử dụng hầu hết ở các PP trên.
3.4. Phương pháp giáo dục âm nhạc vận dụng ở sách giáo khoa Âm nhạc 4 3.4.1. Đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay (Hand signs)
Đọc nhạc bằng kí hiệu bàn tay mang lại một cái nhìn trực quan cho HS trong mối tương quan về khoảng cách trừu tượng của âm thanh và khoảng cách lí tính của không gian mà bàn tay tạo nên. Đây là cách tiếp cận tốt trong việc dạy nốt nhạc cho HS khi mới bắt đầu làm quen với âm nhạc. !ực tế dạy học cho thấy rằng, việc HS học nốt nhạc trên khuông nhạc thật sự là một khó khăn khi bước đầu đã phải nhớ các dòng kẻ và nhận biết tên gọi của các nốt trên khuông nhạc. Từ đó, gây ra một sự nhàm chán trong việc học nhạc đối với HS khi bước đầu đã có những trở ngại. !ông qua đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay, trẻ có thể bắt chước các động tác mà GV hướng dẫn, từ đó hình thành những trải nghiệm vui vẻ như đang chơi một trò chơi âm nhạc.
19
Tuy nhiên, ở SGK Âm nhạc lớp 3 và 4, kí hiệu nốt nhạc bàn tay (Hand signs notation) trở thành PPDH hỗ trợ cho HS đọc nhạc theo hệ thống kí âm phương Tây chứ không được xem như nội dung dạy học như ở SGK Âm nhạc 1, 2.
• Các kí hiệu bàn tay thường dùng
Đô
Tư thế: Nắm đấm với lòng bàn tay úp xuống.
Vị trí: Ở ngang thắt lưng.
Rê
Tư thế: Bàn tay phẳng, lòng bàn tay úp xuống, các ngón tay khép lại và xiên chếch lên tạo một góc 45o với mặt đất.
Ví trị: cổ tay ở ngang thắt lưng.
Mi
Tư thế: Bàn tay phẳng để song song với mặt đất, lòng bàn tay úp xuống.
Vị trí: Ở ngang bụng (phía trên thắt lưng).
Pha
Tư thế: Tạo một nắm tay với bốn ngón tay, lòng bàn tay hướng ra ngoài, ngón cái chìa ra và hướng xuống dưới gần như vuông góc với phần còn lại của bàn tay.
Vị trí: Ở phía dưới ngực.
Son
Tư thế: Bàn tay phẳng, lòng bàn tay hướng về phía ngực. Vị trí: Ở ngang ngực.
La
Tư thế: Bàn tay cong nhẹ nhàng, lòng bàn tay và đầu ngón tay hướng xuống mặt đất như rủ xuống.
Vị trí: Ở ngang cằm.
Si
Tư thế: Nắm tay lỏng lẻo, ngón trỏ chỉ lên phía trên tạo một góc 45o so với mặt đất.
Vị trí: Ở ngang mắt.
Đô (cao)
Tư thế: Giống nốt Đô.
Vị trí: Ở ngang trán.
20 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Âm nhạc lớp 4
!ứ tự đọc kí hiệu nốt nhạc bàn tay theo Kodály
+ Son – Mi
+ Son – Mi – La
+ Son – Mi – Đô
+ La – Son – Mi – Đô
+ Son – Mi – Rê – Đô
+ La – Son – Mi – Rê – Đô (Pentatonic scale)
+ Mi – Rê – Đô – La (thấp) (a minor mode)
+ Đô – Rê – Mi – Pha – Son – La – Si – Đô
3.4.2. Đọc tiết tấu theo âm tiết
Công cụ dạy học này có trong PP Kodály và được sử dụng để HS đọc tiết tấu một cách dễ dàng. Các âm tiết này được giới thiệu cho trẻ một cách tuần tự, bắt đầu từ các giá trị trường độ cơ bản (nốt đen) cho đến các trường độ kết hợp phức tạp hơn.
Hình nốt
Đọc theo âm tiết
Nốt tròn
ta – a – a – a
Nốt trắng chấm
ta – a – a
Nốt trắng
ta – a
Nốt đen
ta
Hai nốt móc đơn
ti- ti
Bốn nốt móc kép
tiri-tiri
Nốt đen chấm dôi – móc đơn
ta-i ti
Lặng đen
um; tuy nhiên ở lớp 4 thì âm này được thể hiện dạng âm câm (miệng ngậm và không phát ra âm thanh).
Công cụ dạy học này phù hợp và làm tăng sự hiệu quả trong việc dạy học nội dung Nhạc cụ hoặc Đọc nhạc,… GV cần linh hoạt và chủ động sử dụng công cụ dạy học này một cách phù hợp.
3.4.3. Nốt nhạc hình tượng (Iconic notation)
Công cụ dạy học này mang lại một hiểu quả rất tốt cho trẻ khi bắt đầu học nốt nhạc. Việc học các kí hiệu nốt nhạc trên khuông (bằng hình nốt) thường mất rất nhiều thời gian và gây ra sự nhàm chán; vì vậy, với cách tiếp cận mới trong việc gây
21
hứng thú cho HS ở phần đọc nhạc, chúng ta nên thay đổi các kí hiệu nốt nhạc trên khuông thông thường bằng các hình ảnh bắt mắt hơn như: ngôi sao, bong bóng, bông hoa, các con vật ngộ nghĩnh,… thông qua các hình ảnh đó, HS sẽ ghi nhớ một các dễ dàng các nốt nhạc trên khuông. Công cụ dạy học này có thể kết hợp với kí hiệu nốt nhạc bàn tay để tăng thêm sự hiệu quả cho phần Đọc nhạc.
3.4.4. Bộ gõ cơ thể (Body percussions)
!uật ngữ “Body percussions” là một từ ghép của hai từ Body (cơ thể) và Percussion (bộ gõ), mang ý nghĩa âm thanh được tạo ra từ cơ thể. Cơ thể chính là nhạc cụ ban đầu trong HĐ dạy học âm nhạc, giúp HS trải nghiệm âm nhạc thông qua vận động, để tạo ra âm thanh và nhịp điệu. Cũng như các nhạc cụ bộ gõ khác, phát ra âm thanh bằng cách chạm, vỗ, lắc,… vào nhạc cụ để tạo rung động. Âm thanh của bộ
gõ cơ thể được tạo ra bởi tiếng vỗ tay (Clapping), búng ngón tay (Snapping), vỗ chân (Tapping), và giậm chân (Stamping).
• Đặc điểm âm nhạc của Bộ gõ cơ thể
Bộ gõ cơ thể (Body percussion) theo PP OrP-Schulwerk là một nhạc cụ không định âm, dùng cơ thể tạo ra âm sắc thông qua các động tác vận động từ cơ bản đến phức tạp. Các âm thanh được thay đổi liên tục theo một nhóm âm hình tiết tấu nào đó, bằng sự kết hợp các động tác, tạo thành một tác phẩm âm nhạc đầy màu sắc.
• Các động tác của Bộ gõ cơ thể
Bộ gõ cơ thể dựa trên âm thanh được tạo ra từ năm động tác cơ bản trên cơ thể theo thứ tự sau:
− Búng ngón tay (Snapping) bao gồm: tay trái, tay phải hoặc cả hai; âm thanh phát ra bởi tác động của các ngón tay khi chụm vào nhau, búng và tạo ra âm thanh.
− Vỗ ngực (Slapping on the chest), âm thanh phát ra bởi tác động của lòng bàn tay vào vùng ngực trái và phải, tạo ra âm thanh.
− Vỗ tay (Clapping), âm thanh phát ra bởi sự tác động của hai tay chạm vào lòng bàn tay để tạo ra âm thanh.
22 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Âm nhạc lớp 4
− Vỗ đùi (Slapping on the thigh) (bao gồm chân trái, chân phải hoặc cả hai), âm thanh phát ra bởi sự tác động một lực từ tay vào vùng đầu gối ở chân và tạo ra âm thanh.
− Giậm chân (Stamping) (bao gồm chân trái, chân phải hoặc cả hai), âm thanh phát ra bởi sự tác động một lực từ chân vào nguồn phát ra âm thanh (mặt sàn gỗ, mặt sàn gạch), tạo ra những sự cộng hưởng âm thanh khác nhau.
− Ngoài ra, còn có các động tác tạo ra âm thanh khác như: chà xát lòng bàn tay (Flat hand clapping), vỗ ngực (Slapping on the chest), vỗ đùi (!igh rubbing), vỗ vai (Shoulder clapping), bậc nhảy (Jumping), vỗ miệng (Mouth clapping), vỗ má (Face clapping),…
3.4.5. Vận động và cảm thụ âm nhạc (Dalcroze eurhythmics)
Vận động và cảm thụ âm nhạc là một HĐ gắn liền với nghe nhạc. !ông qua HĐ nghe nhạc, HS có thể bắt chước, mô phỏng hoặc sáng tạo các vận động cho riêng mình; từ đó phát triển tai nghe âm nhạc và năng lực cảm thụ âm nhạc. Đây là công cụ dạy học hiệu quả nhất của PP Dalcroze (Dalcroze eurhythmics) và được phổ biến ở rất nhiều quốc gia.
• Đặc điểm âm nhạc của vận động và cảm thụ âm nhạc
Nghe, vận động và cảm thụ âm nhạc đối với HS không diễn ra một cách thụ động mà cần đặt trong môi trường vận động để HS có thể hoà mình trải nghiệm và cảm thụ âm nhạc một các tích cực. Các bước tiến hành HĐ dạy học nội dung này bao gồm:
− Nghe, quan sát, khám phá, cảm nhận;
− Mô phỏng, bắt chước;
− Phản ứng, tái tạo;
− Tư duy, sáng tạo (vận động, tư duy câu chuyện,…).
3.5. Các nguyên tắc dạy học âm nhạc
GV âm nhạc cần tham khảo và áp dụng Bảy nguyên tắc dạy học Âm nhạc của Johann Heinrich Pestalozzi. Các nguyên tắc này đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới nhiều năm qua và hiện vẫn được đánh giá cao về tính hiệu quả của chúng trong sự phát triển của giáo dục âm nhạc thế giới, đặc biệt cho đối tượng học là trẻ em.
Pestalozzi (1746 – 1827) nhà cải cách sư phạm âm nhạc tiên phong người !uỵ Sĩ đã đưa ra 7 nguyên tắc sư phạm âm nhạc. Các nguyên tắc này đã ảnh hưởng sâu sắc đến các triết lí sư phạm âm nhạc ở nhiều quốc gia Âu và Hoa Kỳ châu trong suốt những thập niên giữa và cuối thế kỉ XIX và vẫn là những vấn đề lớn trong các hội nghị khoa học về giáo dục âm nhạc thế giới hiện nay. Các nguyên tắc này, bao gồm:
23
− Dạy âm nhạc thông qua trải nghiệm âm thanh trước các kí hiệu, hãy để HS học hát trước khi học viết nốt hoặc viết tên của mình.
− Dạy âm nhạc phải tạo điều kiện cho HS quan sát bằng việc lắng nghe và mô phỏng âm thanh; phân biệt được sự giống và khác nhau trong âm nhạc; biết bày tỏ thích hoặc không thích, hay hoặc không hay, thay vì phải giải thích bằng ngôn ngữ từng chữ, từng câu về những vấn đề này cho các em; học âm nhạc phải bằng trải nghiệm chủ động hơn là thụ động.
− Dạy âm nhạc phải dạy chỉ một nhân tố, thành tố hay khái niệm mỗi buổi học. Tiết tấu, giai điệu, các sắc thái phải được dạy và cho HS luyện tập một cách tách biệt trước khi các em được giao các bài tập bao hàm các khái niệm này với nhau.
− Dạy âm nhạc phải tạo điều kiện cho HS luyện tập từng bước một cho đến khi các em nắm chắc từng kĩ năng, kiến thức. Sau đó, mới được phép chuyển sang kĩ năng, kiến thức kế tiếp.
− Dạy âm nhạc chỉ đưa ra các khái niệm lí thuyết sau khi HS đã trải nghiệm thông qua thực hành, dạy âm nhạc phải dựa trên nền tảng quy nạp chứ không phải là diễn giải.
− Dạy cho HS cách phân tích và thực hành các yếu tố có tính rõ ràng của âm thanh, từ đó vận dụng chúng vào âm nhạc.
− Dạy âm nhạc phải đồng nhất tên nốt trong ghi chép với tên nốt sử dụng trong học chơi các nhạc cụ.
Hiểu và vận dụng các nguyên tắc này là nghĩa vụ và trách nhiệm của GV dạy học âm nhạc cấp Tiểu học trong lộ trình đổi mới giáo dục quốc gia theo Chương trình GDPT 2018 môn Âm nhạc. GV phải luôn sáng tạo và đa dạng hoá các HĐ dạy học để tạo nên một môi trường vui tươi, học mà chơi – chơi mà học; để ươm mầm một tình yêu âm nhạc và năng lực cảm thụ nghệ thuật lâu dài trong đời sống tinh thần của HS.
4. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ
4.1. Một số vấn đề chung về đánh giá môn Âm nhạc
Kiểm tra, đánh giá năng lực, phẩm chất
0ời lượng: Học kì I: 2 tiết, học kì II: 2 tiết
Mục tiêu:
‒ Tổng kết, đánh giá PC và năng lực của HS qua các chủ đề đã học.
‒ !ực hành sáng tạo bằng tổ chức biểu diễn: hát, đọc nhạc, nhạc cụ, câu chuyện âm nhạc, tăng cường năng lực sáng tạo và đoàn kết giao lưu trong HĐ nhóm.
24 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Âm nhạc lớp 4
Hình thức, cách kiểm tra đánh giá:
‒ Kiểm tra kết quả học tập chủ yếu dựa trên cơ sở thực hành âm nhạc (thực hành sáng tạo, cảm thụ âm nhạc, nhận xét, đánh giá), có thể phối kết hợp nhiều hình thức khác như: trắc nghiệm qua hỏi – đáp.
‒ HĐ kiểm tra không nên tiến hành cứng nhắc mà cần có sự linh hoạt của GV; tuỳ điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, GV đưa ra những hình thức kiểm tra đa dạng, phong phú nhằm hướng đến sự ham mê, yêu thích, vui vẻ.
Gợi ý cách thực hiện:
Kiểm tra đánh giá cuối mỗi học kì gồm 2 tiết (theo quy định về phần trăm thời lượng cho kiểm tra đánh giá quy định trong CTTT). Gợi ý việc tổ chức kiểm tra đánh giá theo 2 phần:
Ôn tập:
GV thực hiện ôn tập lại những vấn đề đã học cho HS theo hướng gợi mở, thể hiện được NLÂN của HS. GV có thể thiết kế nội dung ôn tập thành các trò chơi vận động, hỏi – đáp, làm việc theo nhóm, tổ chức biểu diễn,… để tiết ôn tập trở nên sinh động và không cứng nhắc.
Kiểm tra năng lực âm nhạc:
− Kiểm tra đánh giá NLÂN của HS thông qua các biểu hiện về năng lực đặc thù theo chương trình GDPT 2018 môn Âm nhạc: thể hiện âm nhạc, cảm thụ và hiểu biết âm nhạc, ứng dụng và sáng tạo âm nhạc. GV lựa chọn hình thức kiểm tra đánh giá năng lực phù hợp theo định hướng chung của chương trình, từ đó tổ chức và đặt những câu hỏi (tình huống, thực hành) phù hợp với năng lực nhận biết (giải quyết vấn đề) của HS lớp 4.
− GV đưa ra đánh giá, nhận xét và xếp loại cho cá nhân hoặc nhóm. (Việc đánh giá HS theo chương trình giáo dục phổ thông mới căn cứ vào Eông tư số 27/2020/TT BGDĐT Ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học. GV cần chú trọng đánh giá quá trình (đánh giá thường xuyên) học tập của HS, từ đó có những căn cứ để đánh giá tổng kết (đánh giá định kì), qua đó thấy rõ sự phát triển về mặt phẩm chất và năng lực của mỗi học sinh có sự khác biệt qua thời gian.)
4.2. Đánh giá phần Hát
Đánh giá năng lực hát của HS thông qua các hình thức sau:
− Chú trọng đánh giá thường xuyên hơn là đánh giá định kì, đánh giá ngay trong giờ học hát hoặc ôn tập bài hát.
25
− Đánh giá theo cặp, nhóm nhỏ nhằm động viên các HS thiếu tự tin, giọng không hay; đánh giá cá nhân để xác định mức độ tiến bộ của HS; để khuyến khích những HS có năng khiếu ca hát.
− Đánh giá kết hợp kĩ năng hát và các kĩ năng khác như gõ đệm, vận động theo nhạc, Body percusion, múa,… Tuy nhiên, chỉ giao một nhiệm vụ kết hợp trong mỗi lần đánh giá HS. Vận dụng kiểu hát: nối tiếp, đối đáp, hát có lĩnh xướng.
− Cần khuyến khích HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau (chú trọng các yếu tố tích cực, hạn chế đánh giá các yếu tố tiêu cực).
4.3. Đánh giá phần Nghe nhạc
GV nên quan sát, đánh giá thường xuyên hơn là định kì. Đánh giá ngay khi HS tham gia HĐ Nghe nhạc. Đánh giá định kì có thể thực hiện theo cặp, nhóm nhỏ để động viên các HS thiếu tự tin hoặc hạn chế về năng khiếu, kĩ năng âm nhạc. Mỗi lần đánh giá nên chọn lựa một hoặc hai nhiệm vụ dưới đây.
Đánh giá năng lực nghe nhạc của HS thông qua các hình thức sau:
− Nghe, nêu được tên ca khúc, tác giả hay dân ca dân tộc, vùng, quốc gia nào tuỳ đặc trưng từng bài (chủ yếu cho nhạc có lời).
− Nghe và vận động theo nhạc.
− Nêu được đặc điểm chung về nội dung, tính chất âm nhạc (nhanh – chậm, vui – buồn, to – nhỏ,…).
− Nghe, ứng tác hoặc sáng tạo vận động (mức độ cao) tại chỗ.
4.4. Đánh giá phần Đọc nhạc
Đánh giá năng lực đọc nhạc của HS thông qua các hình thức sau: − GV thực hiện một mẫu âm bằng dấu tay; HS quan sát đọc cao độ.
− HS nhìn vào một mẫu âm (được viết bằng hình dấu tay) và đọc lên kèm theo dấu tay.
− HS tự nghĩ ra một mẫu âm gồm các nốt đã cho (3 đến 4 cao độ khác nhau), làm dấu tay và đọc nhạc.
Khi đánh giá kĩ năng đọc nhạc của HS nên đánh giá từng phần:
− Cao độ;
− Tiết tấu;
− Kết hợp cao độ và tiết tấu.
26 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Âm nhạc lớp 4
Chủ yếu phần kiểm tra là để đánh giá sự tiến bộ về việc phát triển kĩ năng đọc nhạc của HS. GV nên đồng hành, giúp đỡ HS, động viên HS để các em tự tin và quen dần với việc đọc âm thanh có cao độ, biết yêu âm nhạc và ham thích được tham gia các HĐ âm nhạc. Ở một số HS gặp khó khăn trong phát âm (vì nhiều nguyên nhân sinh lí, thể lí hoặc tâm lí,...), GV cần nhẹ nhàng, khuyến khích để các em quen dần. Cần nhớ rằng, chính việc đọc nhạc cũng là một biện pháp để điều chỉnh các khiếm khuyết về tai nghe và phát âm của trẻ.
Cần chú ý đến tính vừa sức và trí nhớ âm nhạc của HS lớp 4 khi soạn các đề kiểm tra phần Đọc nhạc. Có thể sử dụng ngay các bài đọc nhạc có trong SGK và kiểm tra thường xuyên; hoặc GV có thể soạn các mẫu đọc nhạc nhỏ thật đơn giản để HS tự đọc theo nhóm, cặp đôi hay cá nhân. Ngoài ra có thể cho HS tự sáng tạo các mẫu âm và kết hợp với nốt nhạc theo kí hiệu bàn tay và thể hiện trước lớp. Các mẫu âm sử dụng để đánh giá việc đọc nhạc của HS lớp 4 cần:
− Ngắn (2 – 4 ô nhịp);
− Các âm liền bậc hoặc quãng gần, không nhảy quãng;
− Nối kết tiết tấu mạch lạc gồm tiết tấu đen, trắng, hai móc đơn và lặng đen; không tạo các hiệu ứng của đảo phách, nghịch phách.
4.5. Đánh giá phần Nhạc cụ
Đánh giá năng lực nhạc cụ của HS thông qua các hình thức sau:
– HS quan sát, thực hiện đúng các mẫu nhạc cụ gõ và Body percussion; mẫu tiết tấu, giai điệu do GV giới thiệu hoặc trong SGK.
– HS gõ đệm cho bài hát bằng thanh phách, song loan, trống nhỏ,...; triangle, tambourine, castanet, macaras,... và các động tác Body percussion theo mẫu đã học.
– HS thể hiện đúng nốt nhạc, kĩ thuật chơi nhạc cụ và bài thực hành trên nhạc cụ giai điệu.
– HS biết lặp lại có thay đổi mẫu tiết tấu đơn giản từ những gợi ý của GV. Khi đánh giá kĩ năng đọc nhạc của HS nên đánh giá từng phần:
– Mẫu tiết tấu;
– Mẫu Body percussion;
– Bài thực hành nhạc cụ giai điệu;
– Kết hợp các mẫu để gõ đệm cho bài hát.
27
– Kết hợp chơi nhạc cụ theo nhóm, cặp, cá nhân.
– Chủ yếu phần kiểm tra là để đánh giá sự tiến bộ về việc phát triển kĩ năng chơi nhạc cụ của HS. GV nên đồng hành, giúp đỡ, động viên HS để các em tự tin và quen dần với việc chơi nhạc cụ, khơi gợi sự hiểu biết âm nhạc và ham thích được tham gia các HĐ âm nhạc. Phát triển NLÂN cho HS thông qua việc HS sáng tạo các mẫu tiết tấu. Chơi nhạc cụ cũng góp phần rèn luyện PC năng lực làm việc nhóm cho HS.
Cần chú ý đến tính vừa sức của HS lớp 4 khi soạn các đề kiểm tra. Các mẫu tiết tấu sử dụng để đánh giá việc học nhạc cụ của HS lớp 4 cần:
– Mẫu gồm 2, 3, 4 phách, sử dụng hình nốt trắng chấm dôi, nốt trắng, nốt đen, móc đơn và dấu lặng.
– Tạo cảm giác nghỉ ở những phách cuối để HS dễ dàng lặp lại mẫu. 4.6. Đánh giá phần Lí thuyết âm nhạc
Đánh giá năng lực hiểu biết lí thuyết âm nhạc của HS thông qua các hình thức sau: − HS chỉ ra được kí hiệu đã học trên bản nhạc.
− HS viết, vẽ ra trên các mẫu giấy các kí hiệu âm nhạc đã học.
− HS gọi tên được các kí hiệu âm nhạc, phân biệt được kí hiệu này với kí hiệu khác.
4.7. Đánh giá nội dung Tìm hiểu nhạc cụ
Đánh giá năng lực hiểu biết nhạc cụ của HS thông qua các hình thức sau: − HS nêu được tên nhạc cụ; phận biệt được nhạc cụ đó với các nhạc cụ khác.
− HS nhận biết được nhạc cụ đó trong dàn nhạc khi đang biểu diễn trong video clip, hình ảnh minh hoạ,…
4.8. Đánh giá nội dung Câu chuyện âm nhạc
Đánh giá năng lực hiểu biết câu chuyện âm nhạc của HS thông qua các hình thức sau:
− HS nêu được ý nghĩa nội dung câu chuyện.
− HS nêu được tên các nhân vật có trong câu chuyện.
− HS mô phỏng lại được các âm thanh của các sự vật có trong câu chuyện. − HS kể lại được khái quát nội dung câu chuyện.
28 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Âm nhạc lớp 4
4.9. Đánh giá nội dung Tác giả, tác phẩm
Đánh giá năng lực hiểu biết tác giả, tác phẩm của HS thông qua các hình thức sau: – HS nêu được một số nét chính về tiểu sử và một vài bài hát, bản nhạc của tác giả. – HS nêu cảm xúc của bản thân, khi nghe bài hát.
– HS nêu được ý nghĩa về ca từ, nội dung và tính chất âm nhạc của bài hát (nhanh – chậm, vui – buồn,...).
4.10. Đánh giá nội dung Hình thức biểu diễn
Đánh giá năng lực hiểu biết Hình thức biểu diễn của HS thông qua các hình thức sau:
– HS phân biệt được các hình thức biểu diễn được học.
– HS kết nối được hình ảnh biểu diễn và các từ chỉ hình thức.
– HS thực hành biểu diễn các bài hát đã học trên lớp với các hình thức khác nhau.
5. PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MÔN ÂM NHẠC LỚP 4
Tên
Chủ đề
(1)
Số tiết/ trang
(2)
Nội dung
(3)
1. Ước mơ tuổi thơ
Mục tiêu:
Khám
phá các
âm thanh trong đời
sống.
4/6
1. Khám phá:
Hình ảnh giấc mơ của sơn ca: một thế giới UTOPIA (một thành phố hiện đại với những toà nhà chọc trời; trên bầu trời có đĩa bay, phi thuyền, khinh khí cầu,…).
2. Hát: Bay cao tiếng hát ước mơ (nhạc và lời: Nguyễn Nam) Hát thể hiện sự tự hào; hát thể hiện nốt ngân dài, hát theo hình thức nối tiếp.
3. Nhạc cụ tiết tấu:
– Thanh phách: ta – ti ti – ti ti – ta – ta – um – ta – um. – Thực hành đệm cho bài hát Bay cao tiếng hát ước mơ. 4. Lí thuyết âm nhạc:
Giới thiệu khuông nhạc, vị trí các nốt trên khuông nhạc, khoá Son.
29
5. Thường thức âm nhạc:
Giới thiệu nhạc cụ nước ngoài: timpani.
6. Nhà ga âm nhạc:
Từ 3 – 4 câu hỏi phát triển NLÂN đặc thù.
2. Giai điệu hoà ca
Mục tiêu:
Khám phá sự hoà hợp trong âm
nhạc.
4/6
1. Khám phá:
Hình ảnh tình bạn gắn kết hoà hợp trong âm nhạc (chơi nhạc cụ, hát, nhảy múa,…).
2. Hát: Tiếng hát mùa sang (dân ca Cống Khao, Lời Việt: Tô Ngọc Tú)
Tập hát thể hiện các nốt luyến, hát với hình thức đối đáp, hát kết hợp vỗ tay theo nhịp.
3. Nhạc cụ:
• Nhạc cụ tiết tấu:
– Thanh phách: ti ti – ta – ti ti – ta – ti ti – ta – ti ti – ta. – Thực hành đệm cho bài hát Tiếng hát mùa sang. • Nhạc cụ giai điệu:
– a. Giới thiệu recorder (cấu tạo, cách lấy hơi). – b. Giới thiệu kèn phím (cấu tạo, cách sử dụng). 4. Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 1
• Cấu trúc:
– Cao độ: Đô – Rê – Mi – Son – La.
– Tiết tấu: nốt trắng, nốt đen và nốt móc đơn.
• Nội dung:
– Đọc gam Đô trưởng.
– Thực hành đọc nhạc Bài đọc nhạc số 1.
5. Thường thức âm nhạc:
Giới thiệu một số hình thức biểu diển hát: đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca.
6. Nhà ga âm nhạc:
Từ 3 – 4 câu hỏi phát triển NLÂN đặc thù.
30 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Âm nhạc lớp 4
3. Ươm
mầm
tương lai
Mục tiêu:
Khám
phá sự đa dạng của
âm thanh trong âm
nhạc.
4/6
1. Khám phá:
Hình ảnh vườn hoa nhiều màu sắc, có cầu vồng, người GV và người chăm vườn.
2. Hát: Mặt Trời bay (nhạc và lời: Phạm Tuyên)
Hát kết hợp vận động; hát thể hiện cách hát ngân dài; hát kết hợp gõ đệm theo phách.
3. Nghe nhạc:
Nghe tác phẩm Tâm trạng buổi sáng (Morning mood – Edvard Grieg).
4. Nhạc cụ:
• Nhạc cụ tiết tấu:
– Castanet: ta – ta – ta – ti ti – ta – um – ta – um. – Thực hành đệm cho bài hát Mặt Trời bay.
• Nhạc cụ giai điệu:
– Recorder:
+ Thế bấm nốt Si.
+ Bài thực hành số 1.
– Kèn phím:
+ Giới thiệu phím Đô.
+ Bài thực hành số 1.
5. Lí thuyết âm nhạc:
Dòng kẻ phụ.
6. Nhà ga âm nhạc:
Từ 3 – 4 câu hỏi phát triển NLÂN đặc thù.
4. Tổ ấm
gia đình
Mục tiêu:
Khám phá sự đa dạng về tính chất âm nhạc.
4/7
1. Khám phá:
Hình ảnh gia đình ở thành thị; mỗi thành viên sinh hoạt tạo ra những âm thanh khác nhau; tương tác với nhau. 2. Hát: Bàn tay mẹ (nhạc: Bùi Đình Thảo, thơ: Tạ Hữu Yên) Tập hát thể hiện cách luyến láy, hát kết hợp vận động theo bài Bàn tay mẹ.
3. Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 2
• Cấu trúc:
– Cao độ: Đô – Rê – Mi – Pha – Son – La – Si – Đố.
31
– Tiết tấu: nốt trắng, nốt đen và nốt móc đơn.
• Nội dung:
– Đọc gam Đô trưởng.
– Thực hành đọc nhạc Bài đọc nhạc số 2.
4. Thường thức âm nhạc:
Giới thiệu nhạc sĩ Việt Nam: nhạc sĩ Phong Nhã và tác phẩm Ai yêu Bác hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng.
5. Trò chơi âm nhạc: Lấy cờ khoá Son
6. Nhà ga âm nhạc:
Từ 3 – 4 câu hỏi phát triển NLÂN đặc thù.
Ôn tập
Chủ đề 1, 2, 3, 4
2/1
1. Hát:
– Hát và vận động theo nhạc các bài hát: Bay cao tiếng hát ước mơ, Tiếng hát mùa sang, Mặt trời bay, Bàn tay mẹ. – Cùng bạn lựa chọn một trong số các bài hát trên và biểu diễn theo hình thức song ca hoặc tốp ca.
2. Nghe Nhạc:
– Nghe, cảm thụ và vận động theo giai điệu bản nhạc Tâm trạng buổi sáng.
– Nêu cảm nhận sau khi nghe bài nhạc.
Đọc nhạc:
Đọc Bài đọc nhạc số 1 kết hợp vỗ tay hoặc gõ theo nhịp. Nhạc cụ:
– Gõ đệm cho các bài hát: Bay cao tiếng hát ước mơ, Tiếng hát mùa sang, Mặt Trời bay, Bàn tay mẹ.
– Thực hiện Bài thực hành số 1 với nhạc cụ đã chọn. Lí thuyết âm nhạc:
Gọi tên các nốt trong khuông nhạc.
Thường thức âm nhạc:
– Giới thiệu đôi nét về timpani.
– Nêu đôi nét về nhạc sĩ Phong Nhã và kể tên một vài bài hát tiêu biểu của ông.
32 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Âm nhạc lớp 4
5. Đại
dương
mênh
mông
Mục tiêu:
khám phá âm thanh và nhịp
điệu của
biển cả.
4/8
1. Khám phá:
Hình ảnh thiên nhiên và các sinh vật biển cả: gió, rặng dừa, sóng, chim hải âu, cá, tôm,… (âm thanh và chuyển động). 2. Hát: Miền biển quê em (theo điệu Lí kéo chài, lời: Lê Vinh Phúc).
Hát thể hiện tính chất vui tươi, tập hát thể hiện cách hát luyến, hát kết hợp gõ đệm theo phách bài Miền biển quê em. 3. Nhạc cụ:
– Hướng dẫn làm nhạc cụ castanet bằng vỏ nghêu. – Sử dụng nhạc cụ cát-ta-nét bằng vỏ nghêu để đệm cho bài hát Miền biển quê em (tiết tấu: ta – ti ti – ta – ta – ti ti – ti ti – ta – um).
4. Thường thức âm nhạc:
Câu chuyện âm nhạc Nàng Tiên cá và giọng hát diệu kì. 5. Lí thuyết âm nhạc:
Một số kí hiệu ghi chép nhạc.
6. Nhà ga âm nhạc:
Từ 3 – 4 câu hỏi phát triển NLÂN đặc thù.
6. Cỗ máy thời gian
Mục tiêu:
Khám phá sự đa dạng về nhịp
độ của
âm thanh trong âm
nhạc.
4/6
1. Khám phá:
Hình ảnh chiếc đồng hồ khổng lồ, với những bánh răng to nhỏ là các thời khắc khác nhau của một cuộc đời. 2. Hát: Đồng hồ của ông tôi (Nhạc: Henry Work, lời Việt: Trịnh Mai Trang)
Tập hát thể hiện dấu lặng và nốt ngân dài, hát theo hình thức đối đáp bài Đồng hồ của ông tôi.
3. Nhạc cụ:
• Nhạc cụ thể hiện tiết tấu:
– Triangle: ti ti – ta – ta – ta – ti ti – ta – ta a.
– Thực hành đệm cho bài hát Đồng hồ của ông tôi. • Nhạc cụ giai điệu:
– Recorder: thế bấm nốt La; Bài thực hành số 2.
– Kèn phím: giới thiệu phím Rê; Bài thực hành số 2.
33
4. Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 3
• Cấu trúc:
– Cao độ: Đô – Rê – Mi – Son – La – Si – Đố.
– Tiết tấu: nốt đen, nốt móc đơn, dấu lặng đen. • Nội dung:
– Đọc gam Đô trưởng.
– Thực hành đọc nhạc Bài đọc nhạc số 3.
5. Nhà ga âm nhạc:
Từ 3 – 4 câu hỏi phát triển NLÂN đặc thù.
7. Về miền cổ tích
Mục tiêu:
Khám phá âm nhạc
trong thế
giới cổ tích.
4/6
1. Khám phá:
Hình ảnh chú Cuội, ông Bụt, sự tích trầu cau,... (từ lời bài hát Về miền cổ tích).
2. Hát: Về miền cổ tích (nhạc và lời: Lê Phú Hải)
Hát bài Về miền cổ tích thể hiện sự vui tươi, trong sáng; hát theo hình thức đối đáp.
3. Nghe nhạc: Vườn cổ tích (Trần Đức)
– Nghe, vận động và cảm thụ theo nhạc bài Vườn cổ tích. – Nêu cảm nghĩ sau khi nghe bài hát.
4. Nhạc cụ:
Nhạc cụ giai điệu:
– Recorder: thế bấm nốt Son, Bài thực hành số 3. – Kèn phím: giới thiệu phím Mi, Bài thực hành số 3. 5. Thường thức âm nhạc:
Giới thiệu nhạc cụ Việt Nam: đàn t’rưng.
6. Nhà ga âm nhạc:
Từ 3 – 4 câu hỏi phát triển NLÂN đặc thù.
8. Vui cùng âm nhạc
Mục tiêu:
Khám phá âm thanh của các loại nhạc cụ
3/6
1. Khám phá:
Hình ảnh các nhạc cụ nhảy múa, tương tác tạo âm thanh. 2. Hát: Bài hát đầu tiên (nhạc và lời: Thanh Sơn) Hát bài Bài hát đầu tiên thể hiện các hát ngắt tiếng; hát thể hiện tính chất vui tươi; hát kết hợp gõ đệm theo nhịp. 3. Nhạc cụ:
Hoà tấu nhạc cụ tiết tấu và nhạc cụ giai điệu đã chọn:
34 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Âm nhạc lớp 4
– Hoà tấu thanh phách và ri-coóc-đơ.
– Hoà tấu tambourine và kèn phím.
4. Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 4
• Cấu trúc:
– Cao độ: Đô – Rê – Mi – Son – La – Si – Đố.
– Tiết tấu: nốt trắng chấm dôi, nốt trắng, nốt đen và nốt móc đơn.
• Nội dung:
– Đọc gam Đô trưởng.
– Thực hành đọc nhạc Bài đọc nhạc số 4.
5. Nhà ga âm nhạc:
Từ 3 – 4 câu hỏi phát triển NLÂN đặc thù.
Ôn tập
Chủ đề 5, 6, 7, 8
2/1
1. Hát:
Chọn hình thức đơn ca, song ca hoặc tốp ca để hát và vận động theo các bài hát sau: Miền biển quê em, Đồng hồ của ông tôi, Về miền cổ tích, Bài hát đầu tiên.
2. Nghe Nhạc:
Sắm vai nhân vật em yêu thích và vận động theo nhịp điệu bài hát Vườn cổ tích.
3. Đọc nhạc:
– Đọc Bài đọc nhạc số 3 kết hợp vỗ tay hoặc gõ thanh phách theo tiết tấu.
– Đọc Bài đọc nhạc số 4 kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo nhịp.
4. Nhạc cụ:
– Gõ đệm cho các bài hát sau: Miền biển quê em, Đồng hồ của ông tôi, Về miền cổ tích, Bài hát đầu tiên.
– Lựa chọn nhạc cụ phù hợp để thực hiện Bài thực hành số 2 và Bài thực hành số 3.
5. Lí thuyết âm nhạc:
Gọi tên các hình nốt và dấu lặng trong khuông nhạc. 6. Thường thức âm nhạc:
– Kể lại câu chuyện Nàng Tiên cá và giọng hát diệu kì. – Giới thiệu đôi nét về đàn t’rưng; mô tả động tác chơi đàn và nêu cảm nhận về âm sắc của đàn t’rưng.
35
PHẦN 2
HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC TRONG SÁCH GIÁO KHOA ÂM NHẠC 4
1. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC ĐẶC TRƯNG CỦA SÁCH GIÁO KHOA ÂM NHẠC 4
Mỗi chủ đề trong SGK Âm nhạc 4 được xây dựng cho thời lượng 3 − 4 tiết học trên lớp. Mỗi tiết học ở cấp Tiểu học từ 40 − 45 phút. SGK Âm nhạc 4 thực hiện theo quan điểm “mở”. Việc phân bố nội dung và các HĐ học tập trong từng tiết dạy là nhiệm vụ và quyền hạng của mỗi GV hoặc được bàn bạc, thống nhất giữa các GV trong tổ bộ môn. Chúng tôi chỉ đưa ra những gợi ý cơ bản sau để giúp GV phân bổ
các nội dung và HĐ học tập trên lớp sao cho khoa học, bảo đảm tính vừa sức của HS. 1.1. Hát
Ví dụ: Hát với phần hướng dẫn HĐ trọng tâm, các câu hỏi gợi mở.
36 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Âm nhạc lớp 4
1.2. Đọc nhạc
Ví dụ: Sáng tạo trong Đọc nhạc
Sau khi HS đọc được bài đọc nhạc; GV cho HS làm việc theo nhóm, trao đổi và gợi ý các nốt có thể thay thế để có những nét nhạc khác. Các nhóm chọn lựa, thống nhất và luyện tập, trình bày trước lớp. HĐ này nhằm tăng cường năng lực cảm thụ âm nhạc, bước đầu giúp HS có những sáng tạo nhỏ và phát triển tư duy tuyến tính của giai điệu.
Ví dụ: Đọc tiết tấu và chơi nhạc cụ
Luyện đọc tiết tấu:
37
1.3. Nghe nhạc
Ví dụ: Nghe ca khúc
Ví dụ: Nghe nhạc không lời
1.4. Nhạc cụ
Nhạc cụ tiết tấu
38 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Âm nhạc lớp 4
Ví dụ: !ực hành đệm cho bài hát Mặt trời bay
Nhạc cụ giai điệu
• Recorder
• Kèn phím
39
1.5. Lí thuyết âm nhạc
Ví dụ:
1.6. 0ường thức âm nhạc
• Câu chuyện âm nhạc
• Tìm hiểu nhạc cụ
40 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Âm nhạc lớp 4
• Tác giả, tác phẩm
• Hình thức biểu diễn
1.7. Trò chơi âm nhạc
41
Ví dụ: Mô phỏng âm thanh trong tương quan với các trường độ cơ bản Ví dụ: Sáng tạo âm thanh
2. CÁC TIÊU CHÍ ĐỂ PHÂN BỔ NỘI DUNG, HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP TRONG MỘT GIỜ HỌC ÂM NHẠC
Để bảo đảm việc phân bổ nội dung và HĐ âm nhạc cho các tiết dạy trên lớp từ một chủ đề trong SGK, GV cần chú ý:
− Mọi kĩ năng âm nhạc đều hình thành dần dần, từ đơn giản đến phức tạp nếu được duy trì, thực hành liên tục trong những khoảng thời gian dài.
− Mỗi tiết học phải gồm nhiều HĐ đa dạng về nội dung và hình thức. Phải phối hợp các HĐ tĩnh và động, vận động tại chỗ và di chuyển, dạy học tích hợp và phân hoá, hình thức cá nhân và tập thể,… trong một tiết dạy để tránh việc giờ học thụ động và nhàm chán.
− Các nội dung dạy học muốn đạt được các YCCĐ cần bố trí trong mỗi tiết dạy và lặp lại có phát triển ở những tiết tiếp theo. !ời lượng cho mỗi HĐ phải cân đối; vừa đủ, không quá ngắn và không quá dài; tránh quá tải cho HS.
− Âm nhạc là môn nghệ thuật chú trọng phát triển kĩ năng, lí thuyết chỉ phục vụ cho thực hành kĩ năng; vì vậy, cần cho HS HĐ, trải nghiệm, thực hành qua hát, nghe nhạc, vận động âm nhạc, chơi nhạc cụ, đọc nhạc,… Dạy học âm nhạc thường thức không được dạy theo hướng lí thuyết mà phải tích hợp HĐ âm nhạc.
42 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Âm nhạc lớp 4
− Mỗi tiết học cần phát triển từ 2 − 4 kĩ năng nhưng phải bảo đảm tính vừa sức của HS.
3. THIẾT KẾ KẾ HOẠCH BÀI DẠY
3.1. Một số lưu ý lập kế hoạch bài dạy
Hiện nay, việc biên soạn giáo án hay còn được gọi là kế hoạch bài dạy thực hiện dựa trên Công văn 2445/BGDĐT-GDTH ban hành ngày 6/7/2014 và Công văn số 1415/BGDĐT-GDTH ban hành tháng 4/2020. Vậy để thiết kế được một kế hoạch bài dạy phù hợp cần đảm bảo được các tiêu chí sau:
− Đảm bảo có đầy đủ các mục tiêu YCCĐ về PC, NLC và NLÂN.
− Sự chuẩn bị của GV và HS trong việc học tập như: đồ dùng dạy học, các thiết bị học liệu và công nghệ hỗ trợ nghe nhìn,…
Tiến trình tổ chức HĐ dạy học một chủ đề/ bài học cần đảm bảo các đề mục chính của kế hoạch bài dạy như sau:
1. YCCĐ: Nêu cụ thể HS thực hiện được việc gì; vận dụng được những gì vào giải quyết vấn đề trong thực tế cuộc sống; có cơ hội hình thành, phát triển PC, năng lực gì.
2. Đồ dùng dạy học: Nêu các thiết bị, học liệu được sử dụng trong bài dạy để tổ chức cho HS HĐ nhằm đạt YCCĐ của bài dạy.
4. Các HĐ dạy học chủ yếu:
– HĐ Mở đầu: khởi động, kết nối.
– HĐ Hình thành kiến thức mới: trải nghiệm, khám phá, phân tích, hình thành kiến thức mới (đối với bài hình thành kiến thức mới).
– HĐ Luyện tập, thực hành.
– HĐ Vận dụng, trải nghiệm (nếu có).
3.2. Gợi ý mẫu kế hoạch bài dạy
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TÊN CHỦ ĐỀ: ...
Môn học: Âm nhạc lớp 4
!ời gian thực hiện: 4 tiết
43
I. Mục tiêu:
1. Phẩm chất:
– PC1: (CTTT, trang ...).
– PC2: (CTTT, trang ...).
– ... và các PC khác.
2. Năng lực chung:
− NLC1: (CTTT, trang ...).
− NLC2: (CTTT, trang ...).
− ... và các NLC khác.
4. Năng lực âm nhạc:
− NLÂN1: (Chương trình Âm nhạc, trang ...).
− NLÂN2: (Chương trình Âm nhạc, trang ...).
− ... và các NLÂN khác.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
Nội dung
Thiết bị dạy học
Học liệu truyền thống/ điện tử
...
...
...
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Nội dung: ...
TÓM TẮT TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Mục tiêu: ...
PPDH, KTDH: ...
PPĐG, CCĐG: ...
Phương án kết nối CNTT: ...
CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
Khởi động:
...
Mục tiêu HĐ: ...
Tiến trình tổ chức: ...
Hình thành kiến thức mới
Mục tiêu HĐ: ...
Tiến trình tổ chức: ...
44 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Âm nhạc lớp 4
Luyện tập/Thực hành
Mục tiêu HĐ: ...
Tiến trình tổ chức: ...
Vận dụng/Trải nghiệm
Mục tiêu HĐ: ...
Tiến trình tổ chức: ...
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC
1. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN (DỰ KIẾN CHIA TIẾT DẠY)
Tiết
Nội dung
1
...
2
...
3
...
4
...
2. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ 3.3. Kế hoạch bài dạy tham khảo
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TÊN CHỦ ĐỀ: ƯỚC MƠ TUỔI THƠ
Môn học: Âm nhạc, lớp: 4
!ời gian thực hiện: 4 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Phẩm chất
– PC1: Yêu quê hương, yêu tổ quốc, tôn trọng các biểu trưng của đất nước. – PC2: Có trách nhiệm với công việc được giao ở trường, ở lớp.
2. Năng lực chung
– NLC1: Nhận biết và bày tỏ được tình cảm, cảm xúc của bản thân. – NLC2: !ực hiện được các nhiệm vụ khác nhau với những yêu cầu khác nhau.
45
3. Năng lực âm nhạc
– NLÂN1: Bước đầu hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái bài hát Bay cao tiếng hát ước mơ.
– NLÂN2: Hát rõ lời và thuộc lời; biết hát với các hình thức đơn ca, song ca. Biết hát kết hợp gõ đệm, vận động.
– NLÂN3: !ể hiện đúng trường độ mẫu tiết tấu; duy trì được tốc độ ổn định. – NLÂN4: Biết sử dụng nhạc cụ để đệm cho bài hát Bay cao tiếng hát ước mơ.
– NLÂN5: Nhận biết và thể hiện được một số kí hiệu âm nhạc thông qua thực hành.
– NLÂN6: Nêu được tên và một vài đặc điểm cấu tạo, cảm nhận được âm sắc của timpani. Mô tả được động tác chơi nhạc cụ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Nội dung
Thiết bị dạy học
Học liệu truyền
thống/điện tử
Khám phá + Hát
Tranh chủ đề, đàn phím điện tử, văn bản bài hát
– File audio, video bài Bay cao tiếng hát ước mơ, Hon-pai (Hornpipe), biểu diễn timpani
– Powerpoint bài dạy (GV cập nhật link audio và video vào)
Nghe nhạc
Máy phát nhạc, tranh ảnh
Lí thuyết âm nhạc
Bảng tương tác (nếu có), văn bản nhạc
Nhạc cụ
Thanh phách
Thường thức âm nhạc
Hình ảnh trống timpani, video, powerpoint,...
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Nội dung: Hát Bay cao tiếng hát ước mơ – Nhạc và lời: Nguyễn Nam
3. TÓM TẮT TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Mục tiêu: PC1, PC2, NLC1, NLC2, NLÂN1, NLÂN2
PPDH, KTDH: Dalcroze, Orj-Schulwerk, làm việc nhóm; lớp học đảo ngược, mảnh ghép.
PPĐG, CCĐG: quan sát, sản phẩm của HS.
Phương án kết nối CNTT:
46 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Âm nhạc lớp 4
4. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
Khởi động:
Nghe kể
chuyện Giấc mơ của Sơn
Ca; mô phỏng âm thanh
có trong câu chuyện theo mẫu tiết tấu.
Mục tiêu HĐ: HS nghe kể chuyện và mô phỏng âm thanh có trong câu chuyện theo mẫu tiết tấu.
Tiến trình tổ chức:
– GV chia nhóm, cho HS quan sát bức tranh chủ đề, nghe GV kể câu chuyện Giấc mơ của Sơn Ca, quan sát GV mô phỏng những âm thanh có trong câu chuyện.
– Các nhóm HS tự khám phá bức tranh, nhớ lại câu chuyện Giấc mơ của Sơn Ca và mô phỏng lại những âm thanh có trong câu chuyện với mẫu tiết tấu:
– HS thực hiện kể lại câu chuyện theo cách riêng; đồng thời có thể trao đổi, đề xuất các âm thanh khác trong cuộc sống, mô phỏng lại những âm thanh đó với mẫu tiết tấu trên.
– Các nhóm nhận xét, đánh giá sản phẩm của nhóm bạn. GV đánh giá sản phẩm của cả lớp.
Hình thành kiến thức mới
Mục tiêu HĐ: HS khám phá, phân tích bài hát Bay cao tiếng hát ước mơ, nghe bài hát và vận động cảm thụ.
Tiến trình tổ chức:
– GV chia nhóm, cho HS quan sát bài hát và phân tích các kí hiệu âm nhạc, tính chất của bài hát Bay cao tiếng hát ước mơ; nghe bài hát và vận động cảm thụ.
– HS quan sát bài hát Bay cao tiếng hát ước mơ và ghi chép các nội dung phân tích vào giấy.
– Các nhóm HS báo cáo nội dung đã phân tích.
– Các nhóm nhận xét, đánh giá sản phẩm của nhóm bạn. GV đánh giá sản phẩm của cả lớp.
47
Luyện tập/
Thực hành
Mục tiêu HĐ: HS hát đúng cao độ, trường độ và sắc thái bài hát Bay cao tiếng hát ước mơ; hát với hình thức đơn ca, tốp ca; hát kết hợp gõ đệm.
Tiến trình tổ chức:
– GV vận dụng kĩ thuât mảnh ghép, HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm luyện tập hát một câu hát trong bài Bay cao tiếng hát ước mơ theo nhiệm vụ đã giao. Lưu ý những chỗ có nốt ngân dài, luyện tập hát theo hình thức nối tiếp.
– Sau 5 phút, GV thành lập các nhóm mới để luyện tập hát cả bài hát kết hợp hát theo hình thức nối tiếp. GV quan sát và hỗ trợ, chỉnh sửa kịp thời cho các nhóm (nếu có).
– Các nhóm nhận xét, đánh giá sản phẩm của nhóm bạn. GV đánh giá sản phẩm của cả lớp, kịp thời sửa sai cho các nhóm (nếu có).
Vận dụng/
Trải nghiệm
Mục tiêu HĐ: HS biết tạo mẫu tiết tấu gõ đệm cho bài hát (giao nhiệm vụ cho HS ở nhà) và hát kết hợp vận động sáng tạo. Tiến trình tổ chức:
– GV cho các nhóm hát bài hát với hình thức tự chọn, sử dụng nhạc cụ gõ với mẫu tiết tấu tự tạo để đệm cho bài hát; hát kết hợp các động tác vận động sáng tạo.
– Các nhóm tự đề xuất mẫu gõ đệm và các động tác vận động cho bài hát, tiến hành luyện tập.
– HS hát bài hát Bay cao tiếng hát ước mơ theo các hình thức tự chọn, kết hợp gõ đệm hoặc vận động sáng tạo.
– Các nhóm nhận xét, đánh giá sản phẩm của nhóm bạn. GV đánh giá sản phẩm của cả lớp.
Nội dung: Nhạc cụ Nhạc cụ tiết tấu
TÓM TẮT TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Mục tiêu: NLC2, NLÂN3, NLÂN4
PPDH – KTDH: chia nhóm nhỏ; Orj-Schulwerk, Dalcroze, làm việc nhóm. PPĐG – CCĐG: quan sát, sản phẩm của HS.
Phương án kết nối CNTT:
48 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Âm nhạc lớp 4
CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
Khởi động
Mục tiêu HĐ: HS nghe và vận động đúng theo tiết tấu của GV. Tiến trình tổ chức:
HĐ: Trò chơi vận động Mô phỏng âm thanh theo tiết tấu. – GV chia nhóm và trình bày cách chơi, luật chơi. HS thực hiện cho đúng yêu cầu.
– Nhóm HS nghe GV gõ tiết tấu bằng trống nhỏ, khi dứt phần gõ của GV thì nhóm phải mô phỏng lại tiết tấu vừa nghe với nhiều hình thức: vỗ tay, gõ bàn, gõ nhạc cụ, đọc tiết tấu bằng miệng,… – Thực hiện mô phỏng âm thanh theo tiết tấu của GV vừa nghe phải đều, chính xác theo nhóm.
– Các nhóm quan sát và nhận xét phần chơi của nhóm bạn. GV đánh giá sản phẩm của các nhóm.
Hình thành kiến thức mới
Mục tiêu HĐ: HS thể hiện đúng trường độ mẫu tiết tấu; duy trì được tốc độ ổn định.
Tiến trình tổ chức:
– GV cho các nhóm quan sát, phân tích mẫu tiết tấu, đọc tiết tấu và luyện tập gõ thanh phách.
– Các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ.
Chú ý: đọc trường độ theo âm tiết (nốt đen – ta, hai móc đơn – ti-ti, lặng đen – um) và duy trì được tốc độ ổn định.
– Từng nhóm trình bày trước lớp phần đọc mẫu tiết tấu kết hợp gõ thanh phách.
– Các nhóm nhận xét, đánh giá phần trình bày của nhóm bạn. GV đánh giá phần trình bày các nhóm. Điều chỉnh lỗi sai cho các nhóm (nếu có).
Luyện tập/
Thực hành
Mục tiêu HĐ: HS sử dụng nhạc cụ thanh phách để đệm cho bài hát Bay cao tiếng hát ước mơ.
Tiến trình tổ chức:
– GV giao cho mỗi nhóm 3 – 4 cặp thanh phách; HS thay phiên nhau luyện tập gõ theo mẫu tiết tấu đệm và hát bài hát Bay cao tiếng hát ước mơ.
49
– Các nhóm biểu diễn sản phẩm của mình: sử dụng nhạc cụ thanh phách để đệm cho bài hát Bay cao tiếng hát ước mơ.
– Từng nhóm nhận xét, đánh giá sản phẩm của nhóm bạn. GV đánh giá sản phẩm của cả lớp.
Vận dụng/
Trải nghiệm
Mục tiêu HĐ: HS biết sáng tạo mẫu gõ đệm cho bài hát Bay cao tiếng hát ước mơ.
Tiến trình tổ chức:
– GV tổ chức cho các nhóm thảo luận và viết mẫu tiết tấu tự sáng tạo dựa theo mẫu tiết tấu thanh phách vào giấy.
– GV rà soát và góp ý để mẫu tiết tấu của các nhóm bảo đảm các yêu cầu về âm nhạc (tính cân đối, sự sắp xếp hợp lí về âm hình,...). Nhóm HS luyện tập mẫu tiết tấu sáng tạo, sử dụng nhạc cụ gõ tuỳ
chọn để gõ đệm cho bài hát Bay cao tiếng hát ước mơ. – Các nhóm dùng nhạc cụ gõ tự chọn với mẫu tiết tấu sáng tạo gõ đệm cho bài hát Bay cao tiếng hát ước mơ.
– Các nhóm nhận xét, đánh giá sản phẩm của nhóm bạn. GV nhận xét, khuyến khích sự sáng tạo của các nhóm.
Nội dung: Lí thuyết âm nhạc Khuông nhạc, vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc, khoá Son, bảy nốt nhạc.
TÓM TẮT TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Mục tiêu: NLC2, NLÂN5
PPDH – KTDH: chia nhóm nhỏ, làm việc nhóm.
PPĐG – CCĐG: quan sát, sản phẩm của HS.
Phương án kết nối CNTT:
50 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Âm nhạc lớp 4
CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
Khởi động:
Mục tiêu HĐ: HS đọc đúng cao độ của bảy nốt nhạc vui kết hợp kí hiệu bàn tay. Trả lời được các câu hỏi và thực hiện được nhiệm vụ có trong các nốt nhạc.
Tiến trình tổ chức:
HĐ: Trò chơi Nốt nhạc vui vẻ
GV chia nhóm và hướng dẫn cách thức chơi.
– Trên bảng có 7 nốt nhạc được đính trên khuông nhạc, đằng sau mỗi nốt nhạc tương ứng với một câu hỏi hoặc nhiệm vụ (GV chuẩn bị trước các câu hỏi và nhiệm vụ tương ứng với từng nốt nhạc). – Lần lượt mỗi nhóm sẽ cử HS tham gia chọn nốt nhạc, đọc cao độ của nốt nhạc kết hợp kí hiệu bàn tay và làm đúng theo yêu cầu. Nhóm trả lời đúng và thực hiện đúng nhiệm vụ sẽ được 1 điểm. Nhóm trả lời sai thì quyền ưu tiên trả lời thuộc về đội bạn. – Kết thúc trò chơi, nhóm nào hát đúng cao độ nốt nhạc được chọn kết hợp kí hiệu bàn tay và thực hiện đúng nhiệm vụ nhiều nhất sẽ giành chiến thắng.
– Các nhóm thực hiện chơi trò chơi theo hướng dẫn của GV. – Các nhóm quan sát, nhận xét, đánh giá phần chơi của nhóm bạn. GV nhận xét, đánh giá phần chơi của các nhóm.
Hình thành kiến thức mới
Mục tiêu HĐ: HS phân tích và nhận biết được khuông nhạc, vị trí nốt nhạc trên khuông nhạc, khoá Son và bảy nốt nhạc.
Tiến trình tổ chức:
– GV cho các nhóm phân tích và nhận biết khuông nhạc, vị trí nốt nhạc trên khuông nhạc, khoá Son và bảy nốt nhạc thông qua trò chơi nốt nhạc vui vẻ.
– Nhóm HS ghi kết quả phân tích và nhận biết khuông nhạc, vị trí nốt nhạc trên khuông nhạc, khoá Son và bảy nốt nhạc vào giấy. – Các nhóm cử thành viên trình bày kết quả được ghi trong giấy theo trình tự mà GV phân công.
– Các nhóm nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm bạn. GV đánh giá kết quả của các nhóm.
51
Luyện tập/
Thực hành
Mục tiêu HĐ: HS thể hiện được một số kí hiệu âm nhạc thông qua thực hành.
Tiến trình tổ chức:
– GV yêu cầu HS đọc bài học trên SGK, chỉ vào các kí hiệu và đưa ra một số câu hỏi gợi mở về các kí hiệu âm nhạc mà các em có thể biết trong quá trình học tập.
Ví dụ:
+ Các em quan sát phần bài hát chủ đề và chỉ cho thầy/cô các khuông nhạc.
+ Các em đếm xem khuông nhạc có mấy dòng?
+ Thường kí hiệu nào được đầu các khuông nhạc?
+ Hãy đọc và thể hiện các kí hiệu nốt nhạc bàn tay từ Đô tới Đố. + Bạn nào lên vẽ cho thầy/ cô nốt ... lên khuông nhạc? Chú ý: HS tuy chưa học một cách cụ thể về các kí hiệu âm nhạc nhưng qua quan sát thường xuyên qua HĐ âm nhạc từ lớp 1 đến lớp 3 nên các em đã biết hoặc học được qua các trải nghiệm. HĐ này nhằm giúp HS tự khám phá bài học.
– GV trình chiếu và giới thiệu khái niệm, các ví dụ về khuông nhạc, vị trí nốt nhạc trên khuông nhạc, khoá Son và bảy nốt nhạc. HS ghi nhớ và thực hành viết trên vở học: khuông nhạc, vị trí nốt nhạc trên khuông nhạc, khoá Son và bảy nốt nhạc.
– GV quan sát, hướng dẫn và đánh giá kết quả thực hiện của HS.
Vận dụng/
Trải nghiệm
Mục tiêu HĐ: HS thể hiện được một số kí hiệu âm nhạc thông qua thực hành.
Tiến trình tổ chức:
– GV cho HS quan sát dòng 1 của bài hát Bay cao tiếng hát ước mơ và yêu cầu các nhóm thảo luận, gọi tên các nốt nhạc xuất hiện trên khuông nhạc, nốt nhạc nào trong bảy nốt nhạc không xuất hiện ở câu trên, có bao nhiêu nốt nhạc ở dòng kẻ, ở khe?
– Các nhóm thảo luận chỉ ra các nốt nhạc, xác định nốt nhạc không xuất hiện trong dòng 1 của bài hát, xác định các nốt ở dòng kẻ, ở khe của câu 1 trong bài hát Bay cao tiếng hát ước mơ. Ghi kết quả vào giấy.
52 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Âm nhạc lớp 4
– Từng nhóm dán kết quả của mình đã thực hiện lên bảng và trình bày sản phẩm.
– Các nhóm báo cáo kết quả đã thảo luận theo yêu cầu của GV. – Các nhóm nhận xét, đánh giá sản phẩm của nhóm bạn. GV đánh giá sản phẩm của cả lớp, kịp thời sửa sai cho các nhóm (nếu có).
Nội dung: Thường thức âm nhạc Giới thiệu nhạc cụ Tim-pa-ni (timpani)
TÓM TẮT TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Mục tiêu: NLC2, NLÂN6
PPDH – KTDH: chia nhóm nhỏ; Dalcroze, làm việc nhóm.
PPĐG – CCĐG: quan sát, sản phẩm của HS.
Phương án kết nối CNTT:
CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
HĐ 1:
Khởi động
Mục tiêu HĐ: HS nghe tiết tấu và biết mô phỏng lại mẫu tiết tấu theo yêu cầu của GV.
Tiến trình tổ chức:
HĐ: Trò chơi âm nhạc Làm ngược
GV chia nhóm, các nhóm tham gia trò chơi như sau: – GV vỗ tay hoặc giậm chân để thể hiện mẫu tiết tấu, HS nghe và thực hiện mô phỏng lại mẫu tiết tấu, tuy nhiên HS phải mô phỏng ngược lại với mẫu tiết tấu được nghe từ GV.
Chú ý: GV chỉ gõ các mẫu tiết tấu đơn giản và độ dài không quá 2 ô nhịp ; tiết tấu sử dụng là nốt đen (ta), hai móc đơn (ti-ti), và lặng đen (um).
Ví dụ:
GV gõ: ta ti-ti ta um
HS gõ: um ta ti-ti ta
– GV gõ lần lượt 5 mẫu tiết tấu. Các nhóm nghe tiết tấu và mô phỏng ngược lại. GV dùng bảng kiểm để đánh dấu ✓ cho các mẫu mà từng nhóm thực hiện. Hoặc cho HS bảng kiểm và phân các nhóm đánh giá chéo và báo cáo kết quả
53
STT Số mẫu Đúng Không đúng 1 Mẫu tiết tấu 1
2 Mẫu tiết tấu 2
3 Mẫu tiết tấu 3
4 Mẫu tiết tấu 4
5 Mẫu tiết tấu 5
– Kết thúc trò chơi, nhóm có số điểm cao nhất thì sẽ thắng và được khen thưởng.
Hình thành kiến thức mới
Mục tiêu HĐ: HS nêu được tên và một vài đặc điểm cấu tạo của trống timpani.
Tiến trình tổ chức:
– GV trình chiếu hình ảnh và giới thiệu
trống timpani. Các nhóm quan sát, ghi
nhớ tên, hình dáng, đặc điểm cấu tạo
của trống timpani và ghi các bộ phận
của trống vào bảng con.
– Nhóm thực hiện ghi tên, các bộ phận
của trống timpani vào bảng con.
– Đại diện nhóm trình bày tên và các bộ phận của trống timpani. – Các nhóm nhận xét, đánh giá sản phẩm của nhóm bạn. GV đánh giá sản phẩm của các nhóm.
Luyện tập/
Thực hành
Mục tiêu HĐ: HS cảm nhận được âm sắc của trống timpani. Mô tả được động tác chơi trống timpani.
Tiến trình tổ chức:
– GV cho lớp nghe, cảm thụ và vận
động theo nhịp điệu chủ đề tác
phẩm Hon-pai (Hornpipe). Các nhóm
cảm thụ tác phẩm và âm sắc của
trống timpani. Mô tả lại cách chơi
trống timpani.
– Nhóm xem video và thực hiện vận động theo nhịp điệu tác phẩm Hornpipe. Mỗi khi quan sát thấy nhạc công chơi timpani thì HS mô phỏng cách chơi nhạc cụ và vận động tay theo tiết tấu mà nhạc công thực hiện.
54 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Âm nhạc lớp 4
– Từng nhóm thực hiện vận động theo nhịp điệu tác phẩm Hornpipe. Xem video và mô phỏng lại động tác chơi trống timpani theo nhóm. – Các nhóm nhận xét, đánh giá sản phẩm của nhóm bạn. GV đánh giá sản phẩm của các nhóm.
Chú ý: GV nên cho HS xem trích đoạn của tác phẩm Hornpipe từ 1 phút đến 1 phút 30 giây, dừng khi đoạn nhạc kết trọn vẹn. Ví dụ: Theo video clip trên link YouTube này thì đoạn nhạc trích cho HS nghe từ 0:00 đến 1:52 (Link: https://youtu.be/1h4mAceHmrI).
Vận dụng/
Trải nghiệm
Mục tiêu HĐ: HS biết trống timpani khi xem clip biểu diễn của tác phẩm Hornpipe.
Tiến trình tổ chức:
– GV chuẩn bị clip tác phẩm Hornpipe, giấy A4 có in hình 3 loại nhạc cụ và yêu cầu các nhóm xem tác phẩm Hornpipe, xác định nhạc cụ nào trong 3 loại nhạc cụ trong hình đã tham gia diễn tấu trong tác phẩm Hornpipe?
– Các nhóm xem video và khoanh tròn vào những nhạc cụ đã tham gia diễn tấu trong tác phẩm Hornpipe.
– Các nhóm dán sản phẩm của mình lên bảng và trình bày kết quả. – Các nhóm xem và đánh giá sản phẩm của nhóm bạn. GV đánh giá sản phẩm của các nhóm.
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC
1. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN (DỰ KIẾN CHIA TIẾT DẠY)
Tiết
Nội dung
1
Khám phá + Hát
2
Hát + Nhạc cụ tiết tấu
3
Lí thuyết âm nhạc + Nhạc cụ tiết tấu
4
Hát + Nhạc cụ tiết tấu + Thường thức âm nhạc
55
2. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
.......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... ..........................................................................................................................................
4. GỢI Ý, HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CÁC PHẦN, NỘI DUNG ÂM NHẠC THEO SÁCH GIÁO KHOA ÂM NHẠC 4
4.1. Gợi ý dạy học phần Khám phá ở mỗi chủ đề trong sách giáo khoa
!eo xu hướng tiến bộ của khoa học giáo dục thế giới, SGK Âm nhạc cấp Tiểu học được xây dựng theo các chủ đề nối kết nhau về nội dung và phát triển các kĩ năng âm nhạc cho HS. Mỗi chủ đề SGK 4, bắt đầu bằng phần Khám phá – mô tả bằng những bức tranh lớn gồm hai trang giấy; bao gồm các nhân vật, sự vật, trong bối cảnh sinh động được các tác giả và hoạ sĩ sáng tạo nhằm hấp dẫn thị giác và phù hợp với tâm lí lứa tuổi HS tiểu học.
Nội dung cơ bản phần Khám phá ở mỗi chủ đề SGK Âm nhạc 4 là giúp HS quan sát, trải nghiệm và hiểu biết về các thành tố và các mặt tương phản bên trong của từng thành tố âm nhạc. Từ đó, HS hình thành các nhận thức cơ bản về âm thanh trong cuộc sống và âm thanh trong các mối quan hệ với âm nhạc. Bên cạnh đó, ở một vài chủ đề, phần Khám phá hướng HS đến những hiểu biết và kĩ năng thể hiện âm nhạc dân gian, dân tộc và thế giới nhằm giáo dục cho HS về văn hoá âm nhạc của cộng đồng trong tương quan với âm nhạc đa văn hoá phong phú của thế giới.
Bởi tính đa dạng về nội dung và hình thức trình bày của phần Khám phá trong từng chủ đề SGK Âm nhạc 4, GV cần linh hoạt ứng dụng các PP tổ chức HĐ và dạy học âm nhạc khác nhau sao cho phù hợp với từng chủ đề. Một số lưu ý GV cần quan tâm để thiết kế các HĐ dạy học phần này một cách hiệu quả:
− Một là, liên hệ nội dung trọng tâm của phần này với các phân môn: Hát, Nghe Nhạc (vận động và cảm thụ âm nhạc), Đọc nhạc, Nhạc cụ và 0ường thức âm nhạc (câu chuyện âm nhạc, giới thiệu nhạc cụ) để vận dụng các PPDH âm nhạc phù hợp.
− Hai là, chú trọng việc cho HS trải nghiệm âm nhạc qua HĐ thực hành, vận động; từ đó, HS tự nhận biết về các kiến thức và kĩ năng âm nhạc.
− Ba là, gợi ý để HS liên hệ với sự vật và hiện tượng từ đời sống xung quanh, cảm thụ và sáng tạo âm nhạc (ví dụ: mô tả âm thanh, vận động của sự vật và hiện tượng theo cách của mỗi HS).
56 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Âm nhạc lớp 4
− Bốn là, linh hoạt vận dụng sự sáng tạo và các kĩ năng âm nhạc mà GV có ưu thế như kể chuyện, đàn, hát, giao tiếp ngôn ngữ, vận dụng công nghệ đa phương tiện,… để xây dựng các HĐ dạy học hấp dẫn HS.
− Năm là, cần trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm dạy học với các đồng nghiệp để có những chiến lược dạy học và các vận dụng PPDH hiệu quả cho HĐ này.
Từ các gợi ý trên, mỗi GV cần phát huy những kinh nghiệm dạy học và sự sáng tạo của mình trong tổ chức các HĐ dạy học. SGV này chỉ nhằm đưa ra một số định hướng và gợi ý chung nhất. Trong xu hướng dạy học phát triển năng lực HS và SGK chỉ mang tính định hướng, GV được quyền vận dụng các nguồn tư liệu mở khác trong xây dựng các bài học từ SGK này. Đặc biệt, ở những trường có điều kiện, việc khai thác các nguồn từ liệu đa phương tiện (Multi media) và trên internet để HS được trải nghiệm và thật sự khám phá âm nhạc một cách tốt nhất.
4.2. Gợi ý dạy học phần Hát
Chương trình GDPT 2018 môn Âm nhạc giới hạn về nội dung và YCCĐ cho phần Hát như sau:
Lớp
Nội dung
Yêu cầu cần đạt
4
– Bài hát tuổi HS (9 – 10 tuổi), bài dân ca Việt Nam và bài hát nước ngoài.
– Các bài hát có nội dung, âm vực phù hợp với độ tuổi; đa dạng về loại nhịp và tính chất âm nhạc.
– Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái.
– Hát rõ lời và thuộc lời, biết cách lấy hơi, duy trì được tốc độ ổn định. Biết hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca.
– Cảm nhận được tình cảm của bài hát.
– Nêu được tên bài hát, tên tác giả và nội dung của bài hát.
– Phân biệt được sự giống nhau hoặc khác nhau giữa các câu hát.
– Bước đầu biết nhận xét về việc trình diễn bài hát của bản thân hoặc người khác.
– Biết hát kết hợp gõ đệm, vận động hoặc trò chơi. – Biết biểu diễn bài hát ở trong và ngoài nhà trường với hình thức phù hợp.
Số lượng bài hát theo SGK lớp 4 là 8 bài, được bố trí theo 8 chủ đề. Các chủ đề được xây dựng dựa trên tiêu chí về nội dung âm nhạc. Tuy nhiên, các bài hát ở mỗi chủ đề được chọn lọc và sắp xếp có xu hướng về nhà trường, thầy cô giáo; các sự kiện lớn về chính trị, xã hội và cộng đồng; lễ hội truyền thống của dân tộc,…
57
Ngoài các bài hát trong SGK, GV được quyền lựa chọn các bài hát khác để dạy cho HS từ các bài được gợi ý hoặc từ các bài hát thiếu nhi (đã được công bố và có nguồn xuất bản tin cậy) đang phổ biến. Tuy nhiên, cần chú ý đến sự tương ứng về chủ đề, nội dung bài hát trong SGK; độ khó về tiết tấu và giai điệu sao cho phù hợp với đặc điểm giọng hát và nhận thức của HS lớp 4.
Trong tài liệu này, nhằm tôn trọng sự sáng tạo của mỗi GV, các bước dạy học hát không được đánh số thứ tự. GV được quyền tổ chức lớp học của mình theo các trật tự khác nhau, miễn sao HS đạt được mục tiêu dạy học và các YCCĐ.
• Tiết học hát
− Tìm hiểu bài hát (tên bài, nội dung bài thể hiện qua lời ca, tên tác giả; dân ca dân tộc, quốc gia nào,…).
− Đọc lời ca (nên đọc theo tiết tấu).
− Nghe hát mẫu (GV hát, nghe qua Yle ghi âm, băng đĩa, nghe GV thể hiện giai điệu bài hát trên nhạc cụ,…).
− Khởi động giọng: nên tiến hành như một trò chơi âm nhạc nhằm tác động đến HĐ của cơ quan phát âm, khám phá khả năng phát âm của giọng nói – giọng hát (vocal exploration); chú ý nên khai thác các yếu tố âm hình tiết tấu, thang âm, tính chất âm nhạc khi thiết kế các HĐ khởi động giọng.
− Tập hát (theo lối móc xích, theo phân đoạn ngắn,…), theo lối mô phỏng,... − Hát cả bài.
− Hát với nhạc đệm.
− Luyện tập, biểu diễn.
• Phần ôn tập và phát triển kĩ năng
− Nghe lại bài hát đã học.
− Nhắc lại tên bài hát, tác giả, nội dung (có thể dùng tranh hoặc hình ảnh minh hoạ gợi ý).
− Hát lại và sửa chỗ sai (nếu có), luyện tập các chỗ khó.
− !ể hiện sắc thái.
− Hát kết hợp gõ đệm, vận động theo nhạc; hát kết hợp với thực hiện các vận động theo Body percussion hoặc cả hai.
− Hát kết hợp trò chơi.
58 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Âm nhạc lớp 4
− !i đua giữa các tổ, nhóm.
− Trình bày hoặc biểu diễn bài hát theo các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca.
− Cảm nhận về tính chất âm nhạc của bài hát như cường độ, tốc độ, giai điệu và tiết tấu.
4.3. Gợi ý dạy học phần Nghe nhạc
Chương trình GDPT 2018 môn Âm nhạc giới hạn về nội dung và YCCĐ cho phần Nghe nhạc như sau:
Lớp
Nội dung
Yêu cầu cần đạt
4
Một số bản nhạc có lời và không lời phù hợp với độ tuổi.
– Biết lắng nghe và biểu lộ cảm xúc; biết vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu.
– Bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm âm nhạc; biết tưởng tượng khi nghe nhạc.
– Nêu được tên bản nhạc và tên tác giả.
• Nghe nhạc có lời
Nhạc có lời, trong Chương trình môn Âm nhạc lớp 4 chủ yếu là các ca khúc thiếu nhi có chủ đề hay nội dung gần gũi; thể loại, hình thức và cấu trúc phù hợp với đặc điểm âm nhạc lứa tuổi. Mục tiêu của nội dung học tập này để phát triển tai nghe âm nhạc; mở rộng vốn bài hát thiếu nhi, dân ca; tăng cường hiểu biết và cảm thụ âm nhạc cho HS. Hơn thế nữa, HĐ này hình thành thói quen nghe nhạc cho HS, làm phong phú đời sống tinh thần cho các em.
Các bước dạy học phần Nghe nhạc có thể như sau:
• Nghe nhạc có lời
− Giới thiệu ca khúc (tên ca khúc, tên và chân dung tác giả; dân ca dân tộc, quốc gia,…).
− Nghe ca khúc (nghe biểu diễn từ audio/ video hoặc GV hát,…), có thể kết hợp các vận động cơ thể đơn giản để hoà nhịp khi nghe nhạc.
− HS trả lời các câu hỏi gợi ý của GV khi nghe lại ca khúc (đặc điểm âm nhạc: vui – buồn, nhanh – chậm; cảm xúc của HS: thích – không thích, hay – không hay; nội dung và ý nghĩa của lời ca,…).
− GV đưa ra các đánh giá chung về bài hát; liên hệ giáo dục PC cho HS.
59
• Nghe nhạc không lời
− Mở nhạc (audio/ video biểu diễn của tác phẩm), có thể kết hợp cho HS bắt chước vận động của GV.
− Nghe và quan sát hình ảnh minh hoạ, kết hợp các vận động đơn giản (HS phản ứng và làm theo GV).
− GV đưa cho HS các câu hỏi gợi ý về bản nhạc, cảm xúc cá nhân (hay – không hay, thích – không thích) và đặc điểm âm nhạc (vui – buồn, nhanh – chậm,…).
− Nghe nhạc và hình dung về sự vật, hiện tượng (theo gợi ý của GV).
− Mô tả hình ảnh HS tưởng tượng khi nghe nhạc qua hình vẽ, vận động, câu chuyện,...
Chú ý: GV có thể chọn lựa, thiết kế và thực hiện trình tự các bước khác nhau một cách linh hoạt và sáng tạo, không nên mặc định hay gò ép các bước theo một trật tự nào nhằm đạt được mục tiêu và YCCĐ của bài học.
4.4. Gợi ý dạy học phần Đọc nhạc
Chương trình GDPT 2018 môn Âm nhạc giới hạn về nội dung và YCCĐ cho phần Đọc nhạc như sau:
Lớp
Nội dung
Yêu cầu cần đạt
4
– Giọng Đô trưởng. Các bài đọc nhạc ngắn, dễ đọc, âm vực phù hợp với độ tuổi.
– Sử dụng trường độ: trắng, trắng có chấm dôi, đen, móc đơn, và các dấu lặng.
– Đọc đúng cao độ gam Đô trưởng. – Đọc đúng tên nốt; thể hiện đúng cao độ và trường độ bài đọc nhạc.
– Hiểu được các kí hiệu trong bài đọc nhạc. – Biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm.
YCCĐ đối với HS lớp 4 nói riêng và lớp 1, 2, 3 cấp Tiểu học nói chung về NLÂN đặc thù ở phần Đọc nhạc ở mức độ thấp. Chủ yếu cho HS làm quen với việc đọc âm có cao độ, biết được tên nốt và tương quan cao độ của các nốt. Việc đọc nhạc được đưa vào Chương trình giáo dục môn Âm nhạc nhằm phát triển các kĩ năng và phản xạ về phát âm và tai nghe âm nhạc cho HS, hình thành nhận thức thẩm mĩ về thế giới âm thanh, vai trò của âm thanh trong âm nhạc; chuẩn bị cho HS học Đọc nhạc theo hệ thống kí âm chính thống của phương Tây và phổ biến của thế giới.
Phần Đọc nhạc trong SGK này sử dụng hệ thống đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay như một PP chứ không còn là nội dung học tập như ở lớp 1, 2. HS sẽ làm quen dần với các nốt nhạc trên khuông và có các bài đọc nhạc cụ thể ở các chủ đề. GV cần tiếp
60 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Âm nhạc lớp 4
tục vận dung các nốt nhạc theo kí hiệu bàn tay để giúp HS đọc đúng cao độ trong quá trình đọc nhạc, chơi các trò chơi âm nhạc, và sáng tạo các mẫu nhạc nhỏ, ứng tấu trong các trò chơi hỏi – đáp nhanh (call and answer),...
Cao độ chủ yếu là Đô – Rê – Mi – Pha – Son – La – Si – Đố. HS ôn lại hai thang 5 âm cơ bản (Pentatonic scale), một là: Đô – Rê – Mi – Son – La – Đố, hai là: Đô – Rê – Pha – Son – La – Đố; và tiếp tục đọc nốt nhạc mới là Si và dần đến các bài có bảy âm đầy đủ của thang âm cơ bản.
Các bước dạy học phần Đọc nhạc có thể như sau:
− Bước 1: GV cho HS chơi các trò chơi để khám phá các thành tố có trong bài đọc nhạc như thang âm, tiết tấu cơ bản qua lắng nghe, mô phỏng một cách tự nhiên.
− Bước 2: HS tìm hiểu bài đọc nhạc qua các cao độ, trường độ có trong bài; đọc các thang âm được sử dụng trong bài đọc nhạc.
− Bước 3: Đọc tiết tấu cơ bản bằng các âm tiết (ta, ti-ti, ta-a, um); chú ý đối với dấu lặng đen khi được quy ước để HS có thể thể hiện và hình dung ra giá trị một phách tương đương hình nốt đen nhưng không tạo ra âm thanh như ở lớp 1 và 2 mà tạo thành 1 âm câm ậm ự khi ngậm miệng. Đây là một bước thay đổi để HS cảm nhận được sự ngưng nghỉ trong âm nhạc qua các dấu lặng.
− Bước 4: HS luyện đọc từng câu, phần nhỏ của bài đọc nhạc với các nốt nhạc trên khuông (có thể kết hợp với các kí hiệu bàn tay ở tốc độ chậm). GV cho chia bài đọc nhạc thành nhưng phần nhỏ có cấu trúc rõ ràng để luyện tập theo dạng kết nối, móc xích, từng câu; GV có thể đánh trên đàn phím để HS nghe và cảm nhận về giai điệu trước hoặc trong khi luyện tập bài đọc nhạc nhưng không nên dùng thường xuyên.
− Bước 5: HS đọc nhạc cả bài.
− Bước 6: HS đọc nhạc trên nền nhạc đệm (chú ý: chỉ nên dùng nhạc đệm khi HS đã đọc khá tốt bài đọc nhạc).
Mặc dù, đây là một quy trình dạy Đọc nhạc không nhất thiết GV phải luôn tuân theo thứ tự các bước, mà có thể thay đổi một cách linh hoạt và sáng tạo, bỏ qua một vài bước nếu thực sự không cần thiết hoặc đối với các bài đọc nhạc dễ.
4.5. Gợi ý dạy học phần Nhạc cụ
Chương trình GDPT 2018 môn Âm nhạc giới hạn về nội dung và YCCĐ cho phần Nhạc cụ như sau:
61
Lớp
Nội dung
Yêu cầu cần đạt
4
– Một số bài tập tiết tấu và giai điệu đơn giản. – Sử dụng trường độ: trắng, trắng có chấm dôi, đen, móc đơn và các dấu lặng.
– Bước đầu biết chơi nhạc cụđúng tư thế và đúng kĩ thuật. – Thể hiện đúng cao độ, trường độ các bài tập tiết tấu và giai điệu; duy trì được tốc độ ổn định.
– Biết điều chỉnh cường độ để tạo nên sự hài hoà. – Biết sử dụng nhạc cụ để đệm cho bài hát. – Tự làm được nhạc cụ gõ đơn giản từ chất liệu sẵn có (vỏ chai nhựa, cốc nhựa, mảnh gỗ,...).
– Biết biểu diễn nhạc cụ ở trong và ngoài nhà trường với hình thức phù hợp.
Phần Nhạc cụ SGK lớp 4 được thiết kế gồm 2 mạch nhỏ: Nhạc cụ thể hiện tiết tấu và Nhạc cụ thể hiện giai điệu (recorder và kèn phím). !eo Chương trình GDPT 2018 môn Âm nhạc thì nội dung nhạc cụ tiết tấu là bắt buộc; trong khi nội dung nhạc cụ giai điệu là có tính mở. Những trường nào chưa đủ điều kiện thì có thể triển khai mạch nhạc cụ giai điệu sau.
• Nhạc cụ tiết tấu
Trong SGK Âm nhạc lớp 4, các nhạc cụ gõ được sử dụng là những nhạc cụ dân tộc, bao gồm: thanh phách, song loan, trống nhỏ; các nhạc cụ phương Tây bao gồm: triangle, tambourine, castanet, macaras,... Phần Body percussion sử dụng các động tác phổ biến và dễ thực hiện như vỗ tay, vỗ chân, vỗ đùi, giậm chân. Các mẫu bài tập được thiết kế theo nhóm 4 phách đơn giản. Hình ảnh minh hoạ tiết tấu sinh động hấp dẫn và phù hợp với HS lớp 4.
Chú ý: hiện do sự tăng cường nội dung nhạc cụ giai điệu theo Chương trình GDPT 2018 môn Âm nhạc nên các bài tập gõ đệm cho bài hát đa số chỉ dùng một trong các nhạc cụ gõ. Tuy nhiên, trong thực tế dạy học GV có thể tăng cường thêm các nhạc cụ gõ khác hoặc các vận động gõ đệm Body percussion để HĐ của HS phong phú và đa dạng hơn.
• Nhạc cụ giai điệu
Các GV ở từng trường, địa phương có thể chọn recorder hoặc kèn phím để học trong giai đoạn lớp 4 và 5. Tuy nhiên, Tuỳ điều kiện cơ sở vật chất, khả năng trang bị nhạc cụ cho HS của phụ huynh, khả năng chơi nhạc cụ của GV để đưa ra các phương án thực hiện dạy học nhạc cụ giai điệu trên lớp. SGK lớp 4 viết nội dung này cho cả hai nhạc cụ recorder và kèn phím; trong đó, chúng tôi cung cấp một số nốt nhạc cơ bản (Si, La, Son cho recorder và Đô, Rê, Mi cho kèn phím). Các bài tập rất đơn giản và
62 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Âm nhạc lớp 4
phù hợp cho HS ở mọi vùng miền khác nhau. Ngoài các bài thực hành đơn giản trong SGK, GV có thể chủ động vận dụng các bài đọc nhạc, bài tập từ những sách hướng dẫn chơi nhạc cụ, hay trích đoạn nhỏ những bài hát HS đã được học để tăng cường; miễn sao chất lượng bài học phù hợp và không gây quá tải cho HS.
Chú ý: recorder được chọn để sử dụng và viết vào SGK Âm nhạc 4 là loại B (viết tắt của từ Baroque). Đây là loại recorder phổ biến trong giáo dục âm nhạc thế giới và thuận lợi cho HS tiểu học sử dụng so với loại G (German).
Các bước dạy học phần Nhạc cụ có thể như sau:
− Bước 1: GV giới thiệu nhạc cụ và hướng dẫn những kĩ thuật chơi nhạc cụ, các nốt mới và thế bấm trên nhạc cụ (giai điệu) để HS làm quen và thực hiện.
− Bước 2: GV yêu cầu HS quan sát và thực hiện mẫu luyện tập từ 2 – 4 lần. Sau đó, HS tự thực hiện các kĩ thuật, động tác hoặc mẫu âm (tiết tấu, giai điệu) được học. Ở những bài tập khó, GV nên làm mẫu với tốc độ chậm trong vài lần để HS quan sát và mô phỏng dễ dàng.
− Bước 3: GV hướng dẫn HS rèn luyện từng mẫu bài tập; quan sát, giúp những HS thực hiện chưa được tốt, cần chỉnh sửa. Sau đó, thực hiện bài thực hành.
− Bước 4: HS kết hợp các mẫu gõ đệm với bài hát (đối với nhạc cụ tiết tấu); chơi bài thực hành nhạc cụ giai điệu theo nhóm, theo cặp; sau đó, cho HS từ các nhóm tạo thành nhóm mới và chơi kết hợp với nhau.
4.6. Gợi ý dạy học phần Lí thuyết âm nhạc
Chương trình GDPT 2018 môn Âm nhạc giới hạn về nội dung và YCCĐ cho phần Lí thuyết âm nhạc như sau:
Lớp
Nội dung
Yêu cầu cần đạt
4
– Khuông nhạc, khoá Son, dòng kẻ phụ, nốt nhạc.
– Các hình nốt: tròn, trắng, đen, móc đơn, móc kép và các dấu lặng.
– Bảy bậc cơ bản và vị trí khuông nhạc.
– Nhận biết và thể hiện được một số kí hiệu âm nhạc thông qua thực hành. – Biết ghi chép bản nhạc đơn giản theo hướng dẫn của GV.
Các bước dạy học phần Lí thuyết âm nhạc có thể như sau:
• Bước 1: Khởi động
– Tổ chức trò chơi vận động có liên quan đến nội dung bài học (ví dụ: chuyển động bàn tay theo hình khoá Son, nối hình nốt nhạc và dấu lặng,...).
63
– Cho HS thực hành xác định, chỉ ra các kí hiệu trên bản nhạc có kiến thức lí thuyết âm nhạc đã học.
• Bước 2: Tìm hiểu nội dung về Lí thuyết âm nhạc
– GV đặt các câu hỏi gợi mở để HS quan sát, tự tìm hiểu, phát hiện ra các kí hiệu âm nhạc sẽ học qua các bài hát, bài đọc nhạc (nên sử dụng ngay trên SGK nếu có),...
– GV cho HS tập ghi chép các kí hiệu âm nhạc, thực hiện các bài tập đơn giản trong vở bài tập.
• Bước 3: Hực hành nhận biết các kí hiệu âm nhạc
– Cho HS quan sát bản nhạc (bài hát, bài đọc nhạc) để chỉ ra những kí hiệu âm nhạc có liên quan.
– Có thể tổ chức cho HS chơi trò chơi nhận diện kí hiệu âm nhạc.
Chú ý: Lí thuyết âm nhạc ở lớp 4 chủ yếu giới thiệu cho HS làm quen với các kí hiệu âm nhạc đơn giản, bước đầu nhận diện các kí hiệu đó qua các bản nhạc, bài hát có trong SGK khi hát, đọc nhạc, chơi nhạc cụ, tìm hiểu bản nhạc,... Do vậy, để đảm bảo tính hiệu quả trong dạy học nội dung này, GV cần tiến hành song song việc trải nghiệm thực hành và cung cấp kiến thức cho HS; tích hợp dạy Lí thuyết âm nhạc trong các phần: Hát, Nhạc cụ, Đọc nhạc. GV cần tránh việc yêu cầu HS học thuộc lòng gây cho các em cảm giác nhàm chán.
4.7. Gợi ý dạy học phần 0ường thức âm nhạc
Chương trình GDPT môn Âm nhạc 2018 giới hạn về nội dung và YCCĐ cho phần !ường thức âm nhạc như sau:
Lớp
Nội dung
Yêu cầu cần đạt
4
Tìm hiểu nhạc cụ: Một số nhạc cụ phổ biến của Việt Nam và nước ngoài.
– Nêu được tên và một vài đặc điểm của nhạc cụ; mô tả được động tác chơi nhạc cụ. – Cảm nhận và phân biệt được âm sắc của nhạc cụ; nhận biết được một số nhạc cụ khi xem biểu diễn.
Câu chuyện âm nhạc: Một số câu chuyện âm nhạc phù hợp với độ tuổi.
– Nêu được tên các nhân vật yêu thích hoặc ý nghĩa của câu chuyện.
– Biết kể lại câu chuyện theo cách riêng. – Biết minh hoạ cho một số tình tiết của câu chuyện bằng âm thanh hoặc động tác.
64 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Âm nhạc lớp 4
Tác giả và tác phẩm: Một số nhạc sĩ sáng tác ca khúc thiếu nhi.
– Nêu được đôi nét về cuộc đời nhạc sĩ và kể tên một vài ca khúc tiêu biểu.
– Cảm nhận được vẻ đẹp của giai điệu và lời ca trong ca khúc.
– Biết vận dụng một vài ca khúc tiêu biểu vào các HĐ âm nhạc.
Hình thức biểu diễn: đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca.
– Phân biệt được hình thức biểu diễn đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca.
– Vận dụng phù hợp các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca trong HĐ âm nhạc.
4.7.1. Tìm hiểu nhạc cụ
Các bước dạy nội dung Tìm hiểu nhạc cụ có thể như sau:
− Bước 1: GV giới thiệu cho HS về các loại nhạc cụ có trong bài học. Có thể dùng hình ảnh hoặc nhạc cụ trực quan để minh hoạ cho bài học.
− Bước 2: GV cho HS khám phá các nhạc cụ bằng hình ảnh, video biểu diễn (hoặc tiếp xúc trực tiếp nếu có điều kiện); nhận biết âm thanh đặc trưng và cách chơi nhạc cụ.
− Bước 3: GV gợi ý để HS rút ra các đặc điểm về hình dáng, cấu trúc, cách sử dụng cơ bản của từng loại nhạc cụ.
− Bước 4: GV cho HS xem một số video clip minh hoạ biểu diễn loại nhạc cụ có trong bài học.
4.7.2. Câu chuyện âm nhạc
Xu thế chung của giáo dục âm nhạc tại nhiều quốc gia tiên tiến hiện nay sử dụng câu chuyện âm nhạc để tạo điều kiện cho HS trải nghiệm, khám phá các kiến thức và kĩ năng âm nhạc như: các phương tiện biểu hiện âm nhạc (cao độ, trường độ, cường độ, âm sắc), NLÂN cá nhân (mô phỏng, phản ứng, phân tích, sáng tạo,…). Câu chuyện trong giáo dục âm nhạc vận dụng cách kể chuyện và minh hoạ bằng hình ảnh để tăng tính hấp dẫn đối với HS.
Các bước dạy nội dung Câu chuyện âm nhạc có thể như sau:
− Bước 1: Giới thiệu một vài nét về các nhân vật (sử dụng tranh ảnh minh hoạ). Gợi ý cho HS khám phá về tính cách, vận động, âm thanh của các con vật, sự vật hoặc nhân vật có trong câu chuyện.
65
− Bước 2: Giới thiệu và cho HS mô phỏng các âm thanh của sự vật, thể hiện các mẫu âm và vận động của các nhân vật trong câu chuyện.
− Bước 3: GV kể cho HS nghe chuyện (theo tranh hoặc trên nền nhạc), khi đến những điểm nhấn cần sự phụ hoạ của HS thì tạm dừng và ra dấu cho HS thể hiện các mẫu âm hay vận động.
− Bước 4: Đối với các câu chuyện để giới thiệu về các chủ đề hoặc trích đoạn âm nhạc cổ điển thì GV vận động, diễn xuất (như đóng kịch câm), gợi ý cho HS tự hình dung ra nội dung các câu chuyện theo cách riêng của mình. GV chỉ cung cấp về tên tác giả, tác phẩm của trích đoạn âm nhạc sau khi HS nghe, vận động, diễn xuất, và HĐ trải nghiệm.
4.7.3. Tác giả, tác phẩm
Tác giả, tác phẩm được thiết kế trong phần !ường thức Âm nhạc lớp 4. Trong đó, chủ yếu là giới thiệu “một số nhạc sĩ sáng tác ca khúc thiếu nhi.” SGK biên soạn theo Chương trình GDPT 2018 môn Âm nhạc mới chỉ có một thời lượng rất ít cho nội dung này ở lớp 4 và 5.
Các bước dạy nội dung Tác giả, tác phẩm có thể như sau:
– Bước 1: Sử dụng ảnh chân dung của tác giả phóng to khổ lớn để HS dễ ghi nhớ; nên dán sẵn lên bảng hoặc trên Yle trình chiếu (powerpoint) để tác động đến thị giác của HS suốt thời gian bài học. GV cố gắng gợi ý cho HS liên hệ những bài hát hay bản nhạc cùng tác giả hay có những liên quan cụ thể đến tác giả đó.
– Bước 2: Giới thiệu sơ lược tiểu sử của tác giả.
Chú ý: phần tiểu sử chỉ nên nhấn mạnh các đặc điểm lớn có tính bao quát về tác giả; không nên yêu cầu HS ghi nhớ về năm sinh hay quê quán; chủ yếu về thời kì lịch sử gắn với những thành công và đóng góp của tác giả đối với phong trào ca hát thiếu nhi của đất nước; nếu các tác giả có các giải thưởng thì cũng nêu các giải thưởng tiêu biểu (nhưng không được yêu cầu HS học thuộc).
– Bước 3: Nghe bài hát tiêu biểu.
Chú ý: nên chọn các bài hát HS đã biết xen kẽ với bài hát HS chưa biết. Mỗi bài hát nên cho HS nghe một phần chứ không nghe hết bài, chủ yếu để HS dễ nhớ nét giai điệu chính, cảm thụ đặc điểm âm nhạc chính đặc trưng cho tác giả.
– Bước 4: HS nghe và tương tác với âm nhạc.
Chú ý: Khi cho HS nghe các tác phẩm cần phải tạo môi trường nghe nhạc tích cực cứ không thụ động: nghe và hát theo (với bài hát HS đã biết), nghe và vận động theo nhạc (sử dụng bộ gõ cơ thể đệm đơn giản), nghe và xem qua video clip biểu diễn.
66 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Âm nhạc lớp 4
PPDH nội dung Tác giả, tác phẩm trên có tính gợi ý. Mỗi GV cần sáng tạo ra những tình huống học tập sôi động và gây hứng thú cho HS; nên thay đổi tiến trình dạy học để tạo bất ngờ.
Ví dụ: cho HS nghe bài hát trước, đưa chân dung các nhạc sĩ và cho HS đoán bài hát đi cùng với nhạc sĩ nào. Ngoài ra, có thể chia nhóm cho HS, mỗi nhóm tìm hiểu nhạc sĩ (theo các tiêu chí của GV đưa ra như: hình chân dung, quê quán, một bài hát hay mà HS biết,…) để trình bày trước lớp, nâng cao tinh thần tự chủ học tập, năng lực làm việc nhóm và sự tự tin trong việc nói trước đám đông.
4.7.4. Hình thức biểu diễn
YCCĐ của nội dung Hình thức biểu diễn ở lớp 4 rất đơn giản. Chủ yếu các em quan sát, nhận diện và phân biệt được các hình thức biểu diễn hát thông thường mà các em gặp khi xem tivi, video hay các buổi diễn văn nghệ trong và ngoài nhà trường.
Các bước dạy nội dung Hình thức biểu diễn có thể như sau:
– Bước 1: Giới thiệu một vài tranh ảnh minh hoạ cho các hình thức biểu diễn. Gợi ý cho HS khám phá về số lượng người tham gia hát, biểu diễn; độ lớn âm thanh, tính hài hoà trong âm nhạc khi bài hát được biểu diễn với các giọng khác nhau (nam, nữ, nam và nữ).
– Bước 2: Đặt câu hỏi gợi mở để HS nhận diện và phân biệt được các hình thức biểu diễn.
– Bước 3: HS có thể mô tả theo cách của các em về các hình thức biểu diễn, xác định hình thức qua các video, tranh ảnh.
4.8. Hướng dẫn thực hiện phần Nhà ga âm nhạc
Nhà ga âm nhạc là một phần được thiết kế ở trang cuối mỗi chủ đề SGK Âm nhạc 4. Mục đích của phần này giúp HS tái hiện, phát triển các kiến thức và kĩ năng âm nhạc đã học được xây dựng trong chủ đề. Bên cạnh đó, GV có thể sử dụng các yêu cầu của các nhiệm vụ học tập trong phần này để đánh giá quá trình phát triển các NLÂN và sự tiến bộ của HS, đánh giá tính hiệu quả trong quá trình sư phạm của chính GV và đưa ra các giải pháp để đạt hiệu quả tốt hơn cho bản thân. Mặt khác, qua thực hiện các nhiệm vụ trong phần Nhà ga âm nhạc, HS tự đánh giá được năng lực của bản thân qua quá trình học tập và tham gia các HĐ âm nhạc trên lớp. Từ đó, các em có thể điều chỉnh động cơ, quá trình học tập trên lớp. Hơn thế nữa, phụ huynh cũng có thể tiếp cận, giúp đỡ con em mình thực hiện nhiệm vụ học tập; đánh giá được sự tiến bộ của con em mình và việc dạy học của GV.
67
Các bước dạy phần Nhà ga âm nhạc có thể như sau:
– Đọc, giải thích và hướng dẫn HS thực hiện từng nhiệm vụ liên quan đến nội dung vừa được học ngay trong hoặc sau mỗi HĐ trên lớp để đánh giá mức độ lĩnh hội kiến thức và kĩ năng của HS.
– Sử dụng một trong số các nhiệm vụ để tổ chức HĐ có tính khởi động một giờ học âm nhạc nhằm giúp HS ôn lại kiến thức, kĩ năng đã học trước khi vào bài học mới.
– Có thể giao HS thực hiện một vài nhiệm vụ học tập đơn giản như một dạng bài tập ở nhà sau khi học xong một đơn vị kiến thức kĩ năng.
– Dựa vào các nhiệm vụ được nêu trong SGK để thiết kế các câu hỏi đánh giá thường xuyên và định kì đối với HS.
– Tổ chức cho HS thực hiện nhiệm vụ dưới dạng HĐ nhóm, để HS tương tác và giúp đỡ nhau trong học tập.
68 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Âm nhạc lớp 4
PHẦN 3
CÁC NỘI DUNG KHÁC
1. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO VIÊN ÂM NHẠC 4 1.1. Cấu trúc sách giáo viên
– SGV gồm hai thành phần chính:
PHẦN MỘT: Những vấn đề chung về chương trình và phương pháp tổ chức hoạt động dạy học theo sách giáo khoa Âm nhạc 4
PHẦN HAI: Hướng dẫn tổ chức hoạt động dạy học theo sách giáo khoa Âm nhạc 4 – Phần một gồm 6 mục:
I. Mục tiêu của Chương trình môn học Âm nhạc cấp Tiểu học
II. Phẩm chất, năng lực cần đạt ở HS tiểu học
III. Giới thiệu về phương pháp và kĩ thuật dạy học ở bậc Tiểu học IV. Giới thiệu các phương pháp dạy học âm nhạc tiên tiến của thế giới V. Tổ chức hoạt động dạy học và đánh giá năng lực âm nhạc ở lớp 4 VI. Kiểm tra đánh giá cuối học kì
– Phần hai gồm các hướng dẫn dạy học cụ thể cho các chủ đề trong SGK Âm nhạc 4. + Nội dung được trình bày theo phương pháp “nhúng”
+ Mục tiêu bài học, YCCĐ về PC, NLC, NLÂN được thể hiện ở đầu mỗi chủ đề. + Các HĐ được gợi ý hướng dẫn cụ thể trong từng phân môn.
1.2. Sử dụng sách giáo viên hiệu quả
− SGV là tài liệu tham khảo mang tính chất định hướng và gợi ý cho GV trong quá trình dạy học, GV không nhất thiết phải theo các gợi ý này.
− Mỗi tiết Âm nhạc thường phát triển đầy đủ các năng lực đặc thù, tuy nhiên mức độ đối với từng năng lực có khác nhau. Tuỳ bài học, ta nên chú trọng những năng lực có điều kiện phát huy ở bài học đó.
− GV nên lưu ý các động từ thể hiện mức độ được sử dụng trong phần mục tiêu bài học và trong các HĐ được đề nghị đối với HS.
69
− Nhiều gợi ý trong các HĐ chỉ mang tính chỉ báo về mặt nội dung cần đạt được, GV nên chủ động lựa chọn PP và hình thức tổ chức học tập nhằm đạt hiệu quả.
− Số tiết đối với mỗi bài chỉ là dự kiến, tuỳ tình hình cụ thể của lớp học, GV có thể gia giảm cho phù hợp.
− Dựa vào SGV, người dạy nên sáng tạo, lựa chọn các giải pháp phù hợp HS, điều kiện vật chất cũng như văn hoá vùng miền để HĐ dạy học thực sự mang lại kết quả tốt đẹp.
2. GIỚI THIỆU VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCH BỔ TRỢ, SÁCH THAM KHẢO
2.1. Cấu trúc sách bổ trợ, sách tham khảo
• Vở bài tập Âm nhạc 4:
– In hai màu.
– Các bài tập cụ thể, cấu trúc các bài theo trình tự SGK tạo điều kiện thuận lợi cho GV khi sử dụng.
• Sách tham khảo: Bộ sách Em yêu dân ca 1, 2, 4, 4, 5.
– In bốn màu.
– Gồm các bài hát về dân ca các vùng miền, các dân tộc, các thể loại: ca Huế, cải lương,… được biên soạn và đặt lời mới để phù hợp với giáo dục PC cho HS. Bên cạnh đó, sách còn giới thiệu các nhạc cụ dân tộc và các trò chơi dân gian.
2.2. Phân tích hướng dẫn sử dụng sách bổ trợ, sách tham khảo hỗ trợ trong dạy học
• Vở bài tập Âm nhạc 4
− Bổ trợ cho SGK trong buổi học chính thức:
+ Vở Bài tập giúp HS tương tác: nối, viết, vẽ tô màu,…
+ Tạo điều kiện để HS thao tác giúp phát triển năng lực đặc thù của môn Âm nhạc.
+ Một số đề kiểm tra tham khảo giúp cho HS giúp cho việc đánh giá quá trình dạy và học.
+ Củng cố rèn luyện các kĩ năng âm nhạc.
+ Một số bài tập mang tính chất mở rộng nâng cao định hướng tốt cho việc phát triển PC năng lực và tích hợp.
70 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Âm nhạc lớp 4
− Phụ huynh HS có thể tham khảo sử dụng giúp con em trong việc phát triển năng lực PC liên quan đến môn học.
• Bộ sách Em yêu dân ca 1, 2, 3, 4, 5
− Hỗ trợ GV và HS nguồn tư liệu dạy học âm nhạc phong phú, góp phần giúp HS hiểu, cảm nhận và biết yêu dân ca các dân tộc Việt Nam.
− GV có thể thay thế nội dung học hát bằng các bài dân ca phù hợp với lứa tuổi.
− GV có thể hướng dẫn HS hiểu thêm về các nhạc cụ các dân tộc Việt Nam và tổ chức các trò chơi dân gian một cách linh hoạt và sáng tạo.
71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Chương trình giáo dục phổ thông – Môn Âm nhạc. Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Hà Nội.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Eông tư Ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học – số 27/2020/TT-BGDĐT. Hà Nội.
4. Nguyễn Đăng Bửu. (2019). Bộ gõ cơ thể – từ khái niệm đến ứng dụng trong giáo dục âm nhạc. Tạp chí khoa học Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.
5. Hồ Ngọc Khải. (2012). Khái quát một số phương pháp dạy học âm nhạc cho trẻ em tại Hoa Kỳ hiện nay. Hội thảo khoa học về dạy học Âm nhạc, Mĩ thuật, Eể dục ở trường phổ thông. Hải Phòng: Bộ Giáo dục và Đào tạo.
6. Hồ Ngọc Khải, Lê Anh Tuấn, Đặng Châu Anh, et.al. (2021), Sách giáo khoa Âm nhạc lớp 4 – Chân trời sáng tạo. Hà Nội: Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam.
7. Lê Anh Tuấn, Đỗ !anh Hiên, Hồ Ngọc Khải (2019). Hướng dẫn dạy học môn Nghệ thuật tiểu học theo Chương trình giáo dục phổ thông mới – Phần Âm Nhạc. Hà Nội: Nhà Xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội.
Tài liệu tiếng Anh
8. Authors (2005), Spotlight on Music 1, Mc Graw-Hill.
9. Campbell, P. S. (1991), “Rhythmic movement and public school education: progressive views in the formative years”. American Music Education, 19, 12-22.
10. Richard Filz (2014), Body Percussion Sounds and Rhythms: A Comprehensive Training System, Alfred Music Publishing GmbH.
11. Virginia Hoge Mead (1994), Dalcroze Eurhythmics: In Today’s Mussic Classroom, Kent State University.
72 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Âm nhạc lớp 4
Chịu trách nhiệm xuất bản:
Tổng Giám đốc HOÀNG LÊ BÁCH
Chịu trách nhiệm nội dung:
Tổng biên tập PHẠM VĨNH THÁI
Biên tập nội dung: LÊ THÀNH LỢI
Thiết kế sách: TRẦN NGUYỄN ANH TÚ
Trình bày bìa: NGUYỄN MẠNH HÙNG
Sửa bản in: LƯU THỊ NGỌC THẢO
Chế bản: CÔNG TY CP DỊCH VỤ XUẤT BẢN GIÁO DỤC GIA ĐỊNH
Bản quyền thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Tất cả các phần của nội dung cuốn sách này đều không được sao chép, lưu trữ, chuyển thể dưới bất kì hình thức nào khi chưa có sự cho phép bằng văn bản của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN ÂM NHẠC LỚP 4 - BỘ SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO Mã số:
In………bản, (QĐ in số….) Khổ 19 x 26,5 cm.
Đơn vị in:……………………..
Cơ sở in:………………………
Sô ĐKXB:
Số QĐXB:......... ngày …. tháng…. năm 20 ...
In xong và nộp lưu chiểu tháng ….năm 20….
Mã số ISBN:
U
T H I Ệ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN TOÁN LỚP 4
I
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 4
Ớ
NG GI
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT LỚP 4
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN ÂM NHẠC LỚP 4
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 4
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 4
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN TIN HỌC LỚP 4
Ọ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN MĨ THUẬT LỚP 4 (bản 2)
R
T
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN TIẾNG ANH LỚP 4
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN KHOA HỌC LỚP 4
R Â N
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM LỚP 4 (bản 2) T
Sách không bán