🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Tài Liệu Bồi Dưỡng Giáo Viên Sử Dụng Sách Giáo Khoa Môn Âm Nhạc Lớp 11 Bộ Sách Chân Trời Sáng Tạo
Ebooks
Nhóm Zalo
HỒ NGỌC KHẢI – NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG – TRẦN HOÀNG THỊ ÁI CẦM TRẦN ĐỨC – NGUYỄN VĂN HẢO – NGUYỄN THỊ THU LAN LÊ MINH PHƯỚC – NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THƯ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA môn
ÂM NHAC
BỘ SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO (Tài liệu lưu hành nội bộ)
LỚP1 1
NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM
HỒ NGỌC KHẢI – NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG – TRẦN HOÀNG THỊ ÁI CẦM TRẦN ĐỨC – NGUYỄN VĂN HẢO – NGUYỄN THỊ THU LAN LÊ MINH PHƯỚC – NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THƯ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA môn
ÂM NHAC
BỘ SÁCH CHÂNTRỜI SÁNGTẠO (Tài liệu lưu hành nội bộ)
LỚP11
NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM
2
3
Lời nói đầu
Kính thưa quý thầy cô giáo!
Sách giáo khoa Âm nhạc 11 (bộ sách Chân trời sáng tạo) của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt. Sách sẽ được áp dụng vào việc dạy học môn Âm nhạc từ năm học 2023 – 2024 trong lộ trình thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông (Ban hành theo QĐ 32 /2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Để giúp giáo viên sử dụng sách giáo khoa, sách giáo viên một cách hiệu quả nhất, chúng tôi đã biên soạn Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa môn Âm nhạc lớp 11.
Trong tài liệu này, chúng tôi vận dụng cơ sở lí luận và phương pháp dạy học, phương thức tổ chức hoạt động học tập âm nhạc theo xu hướng tiên tiến của giáo dục âm nhạc thế giới. Nội dung trong tài liệu sẽ được mở rộng qua các hoạt động tại các chương trình bồi dưỡng và tập huấn nhằm giúp quý thầy cô giáo trải nghiệm, ứng dụng và sáng tạo trong việc triển khai sách giáo khoa Âm nhạc 11 (bộ sách Chân trời sáng tạo) vào điều kiện giáo dục thực tế của nhà trường từ năm học 2022 – 2023.
Trân trọng kính chúc quý thầy cô nhiều sức khoẻ và thành công! NHÓM TÁC GIẢ
4
Mục lục
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ................................................................................................5 1. Quan điểm biên soạn và những điểm mới của sách giáo khoa Âm nhạc 11........................5 1.1. Quan điểm biên soạn sách giáo khoa Âm nhạc 11.................................................................5 1.2. Những điểm mới của sách giáo khoa Âm nhạc 11 .................................................................7 2. Cấu trúc sách và cấu trúc bài học ..........................................................................................................8 2.1. Cấu trúc sách .........................................................................................................................................8 2.2. Cấu trúc bài học .................................................................................................................................10 2.3. Những khác biệt giữa sách giáo khoa mới với sách giáo khoa hiện hành ..................11 3. Phương pháp dạy học .............................................................................................................................12
3.1. Những yêu cầu cơ bản về phương pháp dạy học
và tổ chức hoạt động dạy học .....................................................................................................12
3.2. Một số phương pháp, kĩ thuật dạy học phát triển phẩm chất,
năng lực trong môn Âm nhạc ......................................................................................................15 4. Hướng dẫn đánh giá ................................................................................................................................25 4.1. Hướng dẫn chung .............................................................................................................................25 4.2. Hướng dẫn cụ thể về kiểm tra, đánh giá năng lực, phẩm chất .......................................25 4.3. Một số gợi ý về hình thức và phương pháp kiểm tra, đánh giá năng lực ....................26 II. HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC MỘT SỐ DẠNG BÀI ...............................................................28 1. Phần Kiến thức chung..............................................................................................................................28 2. Phần Phương án lựa chọn ......................................................................................................................40 3. Hệ thống Chuyên đề ................................................................................................................................44 III. CÁC NỘI DUNG KHÁC ................................................................................................50 1. Hướng dẫn sử dụng sách giáo viên ....................................................................................................50
2. Hướng dẫn khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên sách, thiết bị giáo dục, học liệu điện tử của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ...............................................................51
5
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Quan điểm biên soạn và những điểm mới của sách giáo khoa Âm nhạc 11 (bộ sách Chân trời sáng tạo)
1.1. Quan điểm biên soạn sách giáo khoa Âm nhạc 11 (bộ sách Chân trời sáng tạo) 1.1.1. Cơ sở pháp lí
– Nội dung sách được triển khai bám sát Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) môn Âm nhạc được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 26/12/2018. – Bám sát các tiêu chuẩn sách giáo khoa (SGK) mới ban hành kèm theo -ông tư số 33/2017/TT-BGDĐT ngày 22/12/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa SGK; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn SGK; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định SGK.
1.1.2. Cơ sở về khoa học giáo dục âm nhạc
– Kế thừa, phát triển những điểm mạnh của SGK môn Âm nhạc cấp Trung học cơ sở (THCS) của chương trình hiện hành, đồng thời nối tiếp những điểm mới trong Chương trình GDPT 2018 môn Âm nhạc; kế thừa các kiến thức – kĩ năng âm nhạc đã được giới thiệu với học sinh (HS) trong SGK Âm nhạc 10, cụ thể là việc lựa chọn kiến thức căn bản ở những nội dung được đề cập trong phần Kiến thức chung.
– Tiếp thu kinh nghiệm viết SGK của những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Chú trọng thực hành âm nhạc, vận dụng những phương pháp (PP) giáo dục âm nhạc hiện đại trên thế giới như PP Kodály, Dalcroze, OrD-Schulwerk.
– Đảm bảo các yêu cầu cần đạt (YCCĐ) về phẩm chất (PC), năng lực chung (NLC) và các năng lực (NL) đặc thù của môn học quy định trong Chương trình GDPT 2018. – Tăng tính hấp dẫn của SGK: thể hiện qua cách khai thác học liệu Âm nhạc, ngôn ngữ sử dụng, cách diễn đạt nội dung mới, sự hài hoà giữa kênh hình và kênh chữ, giữa thiết kế và nội dung.
– Chú trọng SGK là công cụ giúp HS phát triển khả năng tự học và học tập trên lớp dưới sự hướng dẫn của giáo viên (GV) thông qua: các YCCĐ của từng chủ đề, hệ thống icon chính (gồm 4 bước: mở đầu, hình thành kiến thức mới, luyện tập và vận dụng), các câu hỏi củng cố, các hướng dẫn thực hiện; ngôn ngữ viết cụ thể, giản dị, phù hợp với lứa tuổi.
1.1.3. Quan điểm biên soạn
⮹ Dân tộc và hiện đại
– Giới thiệu bài dân ca Việt Nam, bài hát Việt Nam, tác phẩm giao hưởng Việt Nam.
6 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa
môn Âm Nhạc lớp 11(bộ sách Chân trời sáng tạo)
– Giới thiệu bài dân ca thế giới, bài hát thế giới, tác phẩm giao hưởng thế giới. – Quan điểm văn hoá dân tộc song hành cùng văn minh thế giới. ⮹ Đa dạng về nội dung
– Các mạch nội dung hát, đọc nhạc, nghe nhạc, lí thuyết âm nhạc và chơi nhạc cụ trong phần Kiến thức chung có nội dung học tập đa dạng:
+ Mạch nội dung Hát bao gồm: bài hát Việt Nam, dân ca Việt Nam, hợp xướng nước ngoài.
+ Mạch nội dung Nhạc cụ bao gồm: nhạc cụ thể hiện tiết tấu, nhạc cụ thể hiện giai điệu và hoà âm (đàn ukulele, kèn phím hoặc sáo recorder).
+ Mạch nội dung Đọc nhạc bao gồm: đọc thang âm, đọc quãng, gõ tiết tấu, bài đọc nhạc (1 bè và 2 bè).
+ Mạch nội dung Lí thuyết âm nhạc bao gồm: các khái niệm lí thuyết, thuật ngữ, bài tập và thực hành chép nhạc.
+ Mạch nội dung -ường thức âm nhạc bao gồm: các thông tin về lịch sử âm nhạc, kiến thức âm nhạc, tác phẩm âm nhạc minh hoạ.
+ Mạch nội dung Nghe nhạc bao gồm: thông tin về tác giả – tác phẩm, sơ đồ hướng dẫn nghe nhạc, giới thiệu giá trị nghệ thuật cũng như đặc trưng văn hoá qua tác phẩm âm nhạc.
– Phát triển năng lực âm nhạc (NLÂN) thông qua nội dung hát hoặc guitar hay đàn phím điện tử trong Phương án lựa chọn và các nội dung trong Hệ thống Chuyên đề lớp 11.
⮹ Đẹp mắt về hình thức
– Sự hài hoà giữa kênh hình và kênh chữ: trình bày khoa học, hợp lí. – Màu sắc đẹp, giấy chất lượng cao.
– Hình ảnh minh hoạ chính xác và đẹp mắt: hình vẽ, hình infographic. ⮹ Đồng tâm, tuyến tính, vừa sức
Phần Kiến thức chung: là kiến thức cốt lõi và trọng tâm.
– Các mạch nội dung trong Phần Kiến thức chung có sự gắn kết với nội dung Chủ đề.
– Gắn kết chặt chẽ giữa các mạch nội dung trong cùng một Chủ đề với nhau nhằm tối đa hoá nguồn học liệu cũng như tạo sự thuận lợi khi vận hành lớp học: Hát liên kết với nội dung Nhạc cụ, -ường thức âm nhạc liên kết với Nghe nhạc, Lí thuyết âm nhạc liên kết với Đọc nhạc,…
– Các câu hỏi củng cố, câu hỏi vận dụng,… trong từng mạch nội dung đều được thiết kế theo thang nhận thức.
7
Phần Phương án lựa chọn: chú trọng thực hành, mở rộng kiến thức. – Giới thiệu các kiến thức, khái niệm chuyên sâu cần thiết cho từng mạch nội dung Hát, Nhạc cụ đàn phím điện tử, đàn guitar để phù hợp với nguyện vọng học tập và định hướng nghề nghiệp của HS trong tương lai.
– Vận dụng các học liệu đã được giới thiệu ở phần Kiến thức chung để HS thực hành, ứng dụng âm nhạc ở mức độ cao hơn, tạo ra các sản phẩm âm nhạc tương đối hoàn chỉnh.
Hệ thống chuyên đề: trang bị thêm các kiến thức cần thiết trong lĩnh vực âm nhạc. Bao gồm 3 chuyên đề:
– Chuyên đề 1: Kĩ năng biểu diễn thanh nhạc.
– Chuyên đề 2: Kĩ năng biểu diễn nhạc cụ.
– Chuyên đề 3: Kĩ năng chỉ huy.
SGK Âm nhạc 11 (bộ sách Chân trời sáng tạo) vừa bảo đảm tính hệ thống và liên thông từ lớp học này sang lớp học khác, từ cấp học này sang cấp học khác; vừa đảm bảo tính cốt lõi, vừa có tính mở để phù hợp với sự đa dạng về điều kiện dạy học và khả năng học tập của HS các vùng miền.
1.2. Những điểm mới của sách giáo khoa Âm nhạc 11 (bộ sách Chân trời sáng tạo) 1.2.1. Phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh ở cấp Trung học phổ thông – Phát triển PC thông qua nội dung chủ đề.
– Phát triển NLC thông qua tổ chức hoạt động học tập.
– Phát triển NLÂN thông qua các kiến thức/ kĩ năng âm nhạc cụ thể trong từng mạch nội dung.
1.2.2. Học âm nhạc Trung học phổ thông theo Chủ đề và hệ thống Chuyên đề – Một Chủ đề có nhiều mạch nội dung liên kết với nhau.
– Trong từng mạch nội dung, có các hoạt động học tập đa dạng.
– Mạch nội dung Hát: khuyến khích HS thực hành các hình thức hát đơn ca, hát tốp ca, hát đồng ca, hát bè, hát lĩnh xướng, hát hợp xướng.
– Mạch nội dung Nhạc cụ mang tính linh hoạt, được biên soạn nhằm đáp ứng điều kiện thực tiễn ở từng địa phương, tuỳ trình độ và sở thích của HS, bao gồm: + Nhạc cụ thể hiện tiết tấu (trống nhỏ, song loan, thanh phách, tambourine, triangle, castanet, maracas, bộ gõ cơ thể,…) được biên soạn thành những mẫu gõ đệm cho bài hát chủ đề.
+ Nhạc cụ thể hiện giai điệu (kèn phím, sáo recorder) được biên soạn thành các giai điệu ngắn, có thể vận dụng làm câu nhạc dạo đầu cho bài hát chủ đề.
8 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa
môn Âm Nhạc lớp 11(bộ sách Chân trời sáng tạo)
+ Nhạc cụ thể hiện hoà âm (đàn ukulele) được biên soạn thành các bài tập đàn hợp âm, có thể vận dụng làm phần nhạc đệm cho bài hát chủ đề. + Kết hợp giữa các nhạc cụ với nhau trong phần hoà tấu.
– Mạch nội dung Đọc nhạc được tiếp nối từ Tiểu học đến THCS rồi THPT, gồm các hình thức đọc nhạc trực tiếp trên hệ thống ghi nhạc phương Tây, gõ tiết tấu, đọc cao độ, đọc có bè và đọc đơn bè. Đây là bước tiếp cận quan trọng với giáo dục âm nhạc theo định hướng nghề nghiệp của bậc THPT.
– Mạch nội dung Lí thuyết âm nhạc được giới thiệu cho HS theo từng bước, đi từ khái niệm đến bài tập thực hành vận dụng, đáp ứng YCCĐ cũng như gắn kết với NLÂN của HS trong các mạch nội dung khác.
– Mạch nội dung -ường thức âm nhạc và Nghe nhạc: gắn kết giữa kiến thức âm nhạc và thực tế văn hoá xã hội.
1.2.3. Giảm áp lực cho học sinh bằng cách sắp xếp xen kẽ các mạch nội dung – Chủ đề 1: Hát, Nhạc cụ, Đọc nhạc, Lí thuyết âm nhạc, -ường thức âm nhạc, Nghe nhạc.
– Chủ đề 2: Hát, Nhạc cụ, Đọc nhạc, Nghe nhạc.
– Chủ đề 3: Hát, Nhạc cụ, Đọc nhạc, Lí thuyết âm nhạc, -ường thức âm nhạc. – Chủ đề 4: Hát, Nhạc cụ, Đọc nhạc, Nghe nhạc.
Trong phần Kiến thức chung, mỗi chủ đề có từ 5 – 6 trang. Trong phần Phương án lựa chọn (Hát hoặc Nhạc cụ), mỗi bài học có từ 3 – 4 trang. Trong hệ thống Chuyên đề, mỗi bài học có từ 5 – 6 trang.
1.2.4. Quan điểm lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm SGK Âm nhạc 11 (bộ Chân trời sáng tạo) được thiết kế dưới dạng/theo hình thức các hoạt động học giúp HS học tích cực, học hợp tác, học để vận dụng kiến thức vào thực tiễn. GV chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn và tổ chức các hoạt động cho HS tiếp thu kiến thức.
2. Cấu trúc sách và cấu trúc bài học
2.1. Cấu trúc sách
SGK Âm nhạc 11 (bộ Chân trời sáng tạo) được thiết kế thành 3 phần như sau: 2.1.1. Phần Kiến thức chung
Bao gồm 4 chủ đề (35 tiết):
– Chủ đề 1: Ước mơ bay cao
– Chủ đề 2: Khúc ca cội nguồn
– Chủ đề 3: Mùa xuân tình bạn
– Chủ đề 4: Niềm tin cuộc sống
9
2.1.2. Phần Phương án lựa chọn
Bao gồm phương án lựa chọn Hát hoặc phương án lựa chọn Nhạc cụ (35 tiết). Trong đó:
Phương án lựa chọn Hát:
– Bài 1: -ực hành hát liền tiếng
– Bài 2: -ực hành hát nảy tiếng
– Bài 3: -ực hành hát lướt nhanh
– Bài 4: -ực hành hát luyến âm
Phương án lựa chọn Nhạc cụ:
Đàn phím điện tử
– Bài 1: -ực hành đàn liền tiếng
– Bài 2: -ực hành đàn nảy tiếng
– Bài 3: -ực hành đàn rời tiếng
– Bài 4: -ực hành hoà tấu
Đàn phím guitar
– Bài 1: Đàn tiết điệu Slowrock trên giọng Đô trưởng
– Bài 2: Đàn tiết điệu March trên giọng La thứ
– Bài 3: Đàn tiết điệu Disco trên giọng Son trưởng
– Bài 4: Đàn tiết điệu Surf trên giọng Mi thứ
– Bài 5: Đàn tiết điệu Slow trên giọng Pha trưởng
– Bài 6: Đàn tiết điệu Ballad trên giọng Rê thứ
– Bài 7: Độc tấu
– Bài 8: Hoà tấu
2.1.3. Hệ thống Chuyên đề
Gồm 3 chuyên đề nhỏ (35 tiết), cụ thể như sau:
Chuyên đề 1: Kĩ năng biểu diễn 4anh nhạc
– Bài 1: Những vấn đề chung về kĩ năng biểu diễn thanh nhạc
– Bài 2: -ực hành biểu diễn bài hát hành khúc
– Bài 3: -ực hành biểu diễn bài hát trữ tình
– Bài 4: -ực hành biểu diễn bài hát vui tươi, linh hoạt
Chuyên đề 2: Kĩ năng biểu diễn nhạc cụ
– Bài 1: Những vấn đề chung về kĩ năng biểu diễn nhạc cụ
– Bài 2: -ực hành biểu diễn độc tấu
– Bài 3: -ực hành biểu diễn hoà tấu
10 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa
môn Âm Nhạc lớp 11(bộ sách Chân trời sáng tạo)
Chuyên đề 3: Kĩ năng chỉ huy
– Bài 1: Những vấn đề chung về chỉ huy
– Bài 2: Một số động tác cơ bản diễn tả âm nhạc
– Bài 3: -ực hành chỉ huy
2.2. Cấu trúc bài học
-eo -ông tư 33/2017-BGDĐT, cấu trúc trong từng bài học gồm những phần sau:
Các phần được thiết kế thành hệ thống icon rõ ràng, gọn gàng, trực quan, dễ hiểu. YCCĐ: nêu lên những mục tiêu về kiến thức và kĩ năng mà các HS cần đạt được sau khi học xong mỗi bài.
Ví dụ các YCCĐ của Chủ đề 1 như sau:
– Hát: hát đúng cao độ, trường độ, lời ca và sắc thái; biểu lộ cảm xúc phù hợp với tính chất âm nhạc của bài hát Tuổi trẻ Việt Nam ơi!; biết hát với hình thức đơn ca, tốp ca, biết hát hai bè đơn giản.
– Nhạc cụ: biết kết hợp nhạc cụ gõ để đệm cho bài Tuổi trẻ Việt Nam ơi!; biết hoà tấu nhạc cụ thể hiện tiết tấu, giai điệu và hoà âm.
– Đọc nhạc: đọc đúng cao độ gam Pha trưởng; đọc đúng cao độ, trường độ của Bài đọc nhạc số 1 giọng Pha trưởng.
– Lí thuyết âm nhạc: nêu được đặc điểm, cấu trúc và một số hợp âm của giọng Pha trưởng. Nhận biết được bản nhạc viết ở giọng Pha trưởng.
– -ường thức âm nhạc: nêu được vài nét về các giai đoạn lịch sử âm nhạc Việt Nam. Kể được tên một số nhạc sĩ Việt Nam tiêu biểu.
2.2.1. Phần Mở đầu
Tạo hứng thú cho HS khám phá những nội dung cơ bản trong mỗi bài, đồng thời cung cấp dữ liệu sinh động để GV chủ động khởi động giờ học. Ví dụ phần Mở đầu, mạch nội dung Nhạc cụ, Chủ đề 1, trong phần Kiến thức chung như sau:
Vận động cơ thể theo mẫu tiết tấu sau:
11
2.2.2. Phần Hình thành kiến thức mới
– Giới thiệu chi tiết nội dung kiến thức mới. Sách được cấu trúc theo đề mục số tự nhiên đi kèm với những tiêu đề giúp HS dự đoán được nội dung chính của bài cũng như trình tự logic của kiến thức cần học.
– Các nguồn học liệu (sheet nhạc, tranh ảnh, sơ đồ, thông tin âm nhạc,…) hình thành nên nội dung của bài học.
– Hệ thống câu hỏi củng cố, các hướng dẫn thực hiện nhằm dẫn dắt HS nắm được nội dung chính của từng phần khi sử dụng sách và được thiết kế theo nhiều mức độ khác nhau, dựa theo thang nhận thức.
Ví dụ phần Hình thành kiến thức mới, mạch nội dung Lí thuyết âm nhạc, Chủ đề 1, trong phần Kiến thức chung như sau:
Giọng Pha trưởng
Một số hợp âm của giọng Pha trưởng
Và một số câu hỏi củng cố như:
– Hãy kể tên và thể hiện trên đàn phím điện tử hoặc đàn guitar các hợp âm ba chính, hợp âm bảy át của giọng Pha trưởng.
– Hãy nghe và nêu cảm nhận về tính chất các hợp âm ba chính của giọng Pha trưởng.
2.2.3. Phần Luyện tập
– Vận dụng kiến thức đã học, phát triển các kĩ năng âm nhạc.
– Có hướng dẫn thực hiện cụ thể nhằm phát triển NL của HS trong từng phần của bài học.
Ví dụ phần Luyện tập, mạch nội dung Hát, Chủ đề 1, trong phần Kiến thức chung như sau: Hát bài Tuổi trẻ Việt Nam ơi! kết hợp vỗ tay theo nhịp.
2.2.4. Phần Vận dụng
– Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn.
– Một số gợi ý nhằm giúp HS thực hành âm nhạc trong và ngoài lớp học. Ví dụ phần Vận dụng, mạch nội dung Hát, Chủ đề 1, trong phần Kiến thức chung như sau:
– Hát bè đoạn 2 bài Tuổi trẻ Việt Nam ơi! thể hiện sự hoà quyện âm thanh giữa 2 bè.
– Dàn dựng và biểu diễn bài Tuổi trẻ Việt Nam ơi! theo hình thức đơn ca ở đoạn 1, tốp ca hoặc đồng ca ở đoạn 2.
12 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa
môn Âm Nhạc lớp 11(bộ sách Chân trời sáng tạo)
2.3. Những khác biệt giữa sách giáo khoa mới với sách giáo khoa hiện hành Trong Chương trình GDPT 2018, lần đầu tiên môn Âm nhạc được đưa vào giảng dạy ở cấp THPT. Chính vì vậy, SGK Âm nhạc 11 được biên soạn nhằm giúp các HS lựa chọn môn Âm nhạc có nguồn học liệu khoa học, hệ thống, thiết thực và hiện đại để học tập; phát triển các PC, NLC và NLÂN, bồi dưỡng tình yêu âm nhạc và thị hiếu âm nhạc lành mạnh; vừa bảo đảm tính giáo dục phổ thông, phù hợp với điều kiện giáo dục các địa phương trong cả nước, vừa đáp ứng nhu cầu định hướng nghề nghiệp của HS.
3. Phương pháp dạy học
3.1. Những yêu cầu cơ bản về phương pháp dạy học và tổ chức hoạt động dạy học Ngày nay, dạy học phát triển PC, NL đang trở nên phổ biến trên thế giới. Khuynh hướng dạy học này hướng tới việc dạy như thế nào để hình thành PC, NL của HS chứ không phải là dạy nội dung kiến thức gì. Dạy học hiện đại nói chung và bộ môn âm nhạc nói riêng đặt ra hàng loạt các yêu cầu đối với các thành tố của hoạt động dạy học, đặc biệt là phương pháp dạy học (PPDH) phát triển PC, NL cho người học. Dạy học tiếp cận nội dung và dạy học phát triển PC, NL có những khác biệt nhất định về mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, PPDH, đánh giá,… Có thể liệt kê một số khác biệt cụ thể đó như sau:
Tiêu chí
Dạy học tiếp cận nội dung
Dạy học phát triển PC, NL
Về mục
tiêu dạy
học
– Chú trọng hình thành kiến thức, kĩ năng, thái độ khá rõ.
– Mục tiêu học để thi, học để hiểu biết được ưu tiên.
– Chú trọng hình thành PC và NL. – Lấy mục tiêu học để làm, học để cùng chung sống làm trọng.
Về nội
dung dạy học
– Nội dung được lựa chọn dựa trên hệ thống tri thức khoa học chuyên ngành là chủ yếu.
– Nội dung được quy định khá chi tiết trong chương trình.
– Chú trọng hệ thống kiến thức lí thuyết, sự phát triển tuần tự của khái niệm, định luật, học thuyết khoa học. – SGK được trình bày liền mạch thành hệ thống kiến thức.
– Nội dung được lựa chọn dựa trên YCCĐ về PC, NL.
– Chỉ xác lập các cơ sở để lựa chọn nội dung trong chương trình.
– Chú trọng nhiều hơn đến các kĩ năng thực hành, vận dụng lí thuyết vào thực tiễn.
– SGK không trình bày hệ thống kiến thức mà phân nhánh và khai thác các chuỗi chủ đề để gợi mở tri thức, kĩ năng.
13
Về PPDH
– GV chủ yếu là người truyền thụ tri thức; HS lắng nghe, tham gia và thực hiện các yêu cầu tiếp thu tri thức được quy định sẵn. Khá nhiều GV sử dụng các PPDH (thuyết trình, hướng dẫn thực hành, trực quan,…). Việc sử dụng PPDH theo định hướng của GV là chủ yếu.
– Khá nhiều HS tiếp thu thiếu tính chủ động, HS chưa có nhiều điều kiện, cơ hội tìm tòi, khám phá vì tri thức thường được quy định sẵn.
– Kế hoạch dạy học thường được thiết kế tuyến tính, các nội dung và hoạt động dùng chung cho cả lớp; PPDH, KTDH dễ có sự lặp lại, quen thuộc.
– GV là người tổ chức các hoạt động, hướng dẫn HS tự tìm tòi, chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng; chú trọng phát triển khả năng giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp,… GV sử dụng nhiều PP, KTDH tích cực (giải quyết vấn đề, hợp tác, khám phá,…) phù hợp với YCCĐ về PC và NL của người học.
– HS chủ động tham gia hoạt động, có nhiều cơ hội được bày tỏ ý kiến, tham gia phản biện, tìm kiếm tri thức, kĩ năng.
– Kế hoạch dạy học được thiết kế dựa vào trình độ và NL của HS; PP, KTDH đa dạng, phong phú, được lựa chọn dựa trên các cơ sở khác nhau để triển khai kế hoạch dạy học.
Về môi
trường
học tập
GV thường ở vị trí phía trên, trung tâm lớp học và các dãy bàn ít được bố trí theo nhiều hình thức khác nhau.
Môi trường học tập có tính linh hoạt, phù hợp với các hoạt động học tập của HS, chú trọng yêu cầu cần phát triển ở HS để đa dạng hoá hình thức bàn ghế, bố trí phương tiện dạy học.
Về đánh
giá
– Tiêu chí đánh giá chủ yếu được xây dựng dựa trên sự ghi nhớ nội dung đã học, chưa quan tâm nhiều đến khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
– Quá trình đánh giá chủ yếu do GV thực hiện.
– Tiêu chí đánh giá dựa vào kết quả “đầu ra”, quan tâm tới sự tiến bộ của người học, chú trọng khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, các PC và NL cần có.
– Người học được tự đánh giá và được tham gia vào đánh giá lẫn nhau,...
Về sản
phẩm
giáo dục
– Người học chủ yếu tái hiện các tri thức, phải ghi nhớ phụ thuộc vào tài liệu và SGK có sẵn.
– Việc chú ý đến khả năng ứng dụng chưa nhiều nên yêu cầu về tính năng động, sáng tạo vẫn còn hạn chế.
– Người học vận dụng được tri thức, kĩ năng vào thực tiễn, khả năng tìm tòi trong quá trình dạy học đã được phát huy nên NL ứng dụng cũng có cơ
hội phát triển.
– Chú ý đến khả năng ứng dụng nhiều nên sự năng động, tự tin ở HS biểu hiện rõ.
14 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa
môn Âm Nhạc lớp 11(bộ sách Chân trời sáng tạo)
PPDH Âm nhạc theo hướng phát triển NL chú trọng đa dạng hoá các hình thức tổ chức hoạt động dạy học, giúp HS tự tìm hiểu, tự khám phá tri thức; tăng cường khả năng thực hành – ứng dụng và nhất là tạo ra sản phẩm âm nhạc; chú trọng rèn luyện cho HS biết cách sử dụng SGK và các tài liệu học tập, biết cách suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới; tăng cường phối hợp tự học với học tập, thảo luận theo nhóm, đóng vai, dự án; kết hợp việc dạy học âm nhạc trên lớp với các hoạt động xã hội như dàn dựng, biểu diễn tiết mục âm nhạc. PPDH mới khuyến khích HS trải nghiệm, sáng tạo trên cơ sở GV là người tổ chức, hướng dẫn cho HS tìm kiếm và thu thập thông tin, gợi mở giải quyết vấn đề, tạo cho HS có điều kiện thực hành, tiếp xúc với thực tiễn, học cách phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.
Do đó, yêu cầu đối với GV trong việc tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục phát triển PC, NL của HS là:
– GV cần tổ chức chuỗi hoạt động học để HS chủ động khám phá những điều chưa biết.
– GV cần đầu tư vào việc lựa chọn các PP, KTDH và giáo dục phát triển PC, NL phù hợp.
– GV chú trọng rèn luyện cho HS có PP học tập, nghiên cứu.
– GV tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác.
Dạy học phát triển PC, NL thể hiện sự quan tâm tới việc người học làm được gì sau quá trình đào tạo chứ không thuần tuý là chỉ biết được gì; quan tâm tới người dạy sẽ dạy như thế nào để hình thành PC, NL của người học chứ không phải chỉ là dạy nội dung gì cho người học với mong muốn người học biết càng nhiều, càng sâu.
PP và KTDH phát triển PC, NL của HS bao gồm các chiều hướng sau: – Các PP, KTDH rèn luyện PP học, hình thành kĩ năng tự học, kĩ năng nghiên cứu khoa học; bồi dưỡng hứng thú và lòng say mê học tập cho HS như dạy học bằng sơ đồ tư duy, công não, dạy học dựa trên dự án,…
– Các PP, KTDH phát huy tính tích cực, độc lập nhận thức; phát triển tư duy sáng tạo ở HS như dạy học khám phá, dạy học giải quyết vấn đề, PP trò chơi,… – Các PP, KTDH hình thành và phát triển kĩ năng thực hành; phát triển khả năng giải quyết vấn đề trong thực tế cuộc sống như PP thực hành, PP thực nghiệm,… – Các PP, KTDH gắn liền với các phương tiện dạy học hiện đại. Xu hướng này phản ánh mối quan hệ hữu cơ giữa PP, KTDH và phương tiện dạy học. GV cần phải khai thác các phương tiện dạy học, đặc biệt là các phương tiện hiện đại như các ứng dụng, công cụ công nghệ thông tin và truyền thông,… nhằm đạt hiệu quả tối ưu trong dạy học.
Chiều hướng lựa chọn và sử dụng các PP, KTDH nhằm phát triển PC, NL không tách rời nhau mà bổ sung cho nhau. Do đó, không quan trọng việc các PP, KTDH
15
thuộc về chiều hướng này hay chiều hướng kia mà quan trọng là việc lựa chọn được các PP, KTDH phù hợp với khả năng của HS, GV; tính chất của hoạt động cụ thể trong kế hoạch dạy học, điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, địa phương nhằm đạt được mục tiêu phát triển PC, NL đã đề ra.
3.2. Một số phương pháp, kĩ thuật dạy học phát triển phẩm chất, năng lực trong môn Âm nhạc
Định hướng chung về PPDH âm nhạc đối với cấp THPT được khẳng định trong Chương trình GDPT 2018 môn Âm nhạc như sau: tập trung nâng cao NLÂN, đặc biệt là thể hiện âm nhạc; lựa chọn các hoạt động học tập phù hợp với sở trường, phong cách cá nhân, phát triển NL tự học; sử dụng kết hợp giữa hệ Đô di động và Đô cố định trong đọc nhạc và hát; thực hiện phân hoá sâu trong dạy học, tạo điều kiện để những HS có năng khiếu âm nhạc phát huy khả năng của mình.
Đối với cấp THPT, GV âm nhạc cần xác định hai con đường sư phạm khác biệt về PPDH: cho lớp tập thể đông HS (phần Kiến thức chung, gồm các mạch nội dung: Hát, Đọc nhạc, Nghe nhạc, Nhạc cụ, Lí thuyết âm nhạc, -ường thức âm nhạc) và cho hình thức nhóm riêng đối với Phương án lựa chọn (Hát hoặc Nhạc cụ). Trong điều kiện ban đầu của việc áp dụng môn Âm nhạc ở cấp THPT đối với điều kiện giáo dục Việt Nam, các nhà quản lí giáo dục và GV âm nhạc ở cấp THPT cần phát triển Chương trình nhà trường và thực hiện với ưu tiên tiếp tục phát triển nền tảng về kiến thức, kĩ năng âm nhạc phổ thông và thị hiếu nghệ thuật cho HS. Học âm nhạc để HS có không gian và sân chơi nghệ thuật để thể hiện mình trong môi trường tập thể đầy niềm vui và hứng khởi. Việc định hướng nghề nghiệp cũng là một nhiệm vụ giáo dục cho đối tượng HS lựa chọn học âm nhạc ở cấp học này. Tuy nhiên, GV cần chú ý đến tính phổ quát, ở cấp độ ban đầu về trang bị hiểu biết và kĩ năng âm nhạc cho HS để các em không bị quá bỡ ngỡ nếu chọn tiếp con đường nghệ thuật âm nhạc cho tương lai. Không nên áp dụng các PP, KTDH âm nhạc có tính bài bản, học thuật được áp dụng cho HS các trường trung cấp, cao đẳng nghệ thuật hay nhạc viện cho đối tượng HS phổ thông này.
Định hướng về PP, KTDH và hình thức dạy học phù hợp để triển khai dạy môn Âm nhạc theo định hướng phát triển PC, NL của HS như sau:
Biểu hiện của
năng lực Âm nhạc
Định hướng sử dụng PP, KTDH
Đối với các hoạt động mở đầu – hình thành kiến thức mới PPDH:
– Đàm thoại gợi mở/ tìm tòi/ phát hiện.
– Trực quan: tranh (tác giả, tác phẩm), dữ liệu âm nhạc (hát, đọc nhạc, nhạc mẫu), bài tập âm nhạc (lí thuyết âm nhạc, nhạc cụ tiết tấu, giai điệu, minh hoạ vận động).
16 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa
môn Âm Nhạc lớp 11(bộ sách Chân trời sáng tạo)
>ể hiện âmnhạc;
Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc;
Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc.
Ngoài ra, có thể áp dụng các PPDH khác như: dạy học dựa trên dự án, dạy học khám phá,…
KTDH: các mảnh ghép, khăn trải bàn.
Lưu ý: Để đạt được biểu hiện về NL thể hiện âm nhạc ở mức độ cao, cần sử dụng hiệu quả dạy học dựa trên hợp tác, dạy học giải quyết vấn đề.
Đối với các hoạt động thực hành – luyện tập
PPDH:
– Trực quan: tranh (tác giả, tác phẩm), dữ liệu âm nhạc (hát, đọc nhạc, nhạc mẫu), bài tập âm nhạc (lí thuyết âm nhạc; nhạc cụ tiết tấu, giai điệu; minh hoạ vận động).
– Kodály, Dalcroze, Carl OrD, dạy học hợp tác, dạy học giải quyết vấn đề.
– Sử dụng bài tập âm nhạc; bài tập gắn với thực tiễn và các dạng bài tập mở.
Ngoài ra có thể áp dụng các PPDH hợp tác, trò chơi, đóng vai,... KTDH: các mảnh ghép, đóng vai.
Đối với các hoạt động vận dụng – sáng tạo
Có thể tổ chức hoạt động học tập ở sân trường, tham quan thực tế dưới dạng hoạt động trải nghiệm, câu lạc bộ năng khiếu, dự án,…
Ví dụ mối liên kết giữa NLÂN, YCCĐ với mạch nội dung, PP và KTDH phù hợp trong Chủ đề 1: Ước mơ bay cao
Năng lực âm nhạc
Yêu cầu cần đạt
Mạch nội dung/
tên bài học
PP và KTDH
phù hợp
>ể hiện âm nhạc
Hát đúng cao độ, trường độ lời ca và sắc thái của bài Tuổi trẻ Việt Nam ơi!; biểu lộ cảm xúc phù hợp với tính chất âm nhạc của bài hát; biết hát với hình thức đơn ca và tốp ca; biết hát hai bè đơn giản.
Hát: Tuổi trẻ Việt Nam ơi!
– Dạy học trực quan: tranh, video, nhạc cụ. – -ực hành trình diễn.
– Dạy học giải quyết vấn đề.
– Dạy học hợp tác. – KTDH: các mảnh ghép.
Biết kết hợp nhạc cụ gõ để đệm cho bài Tuổi trẻ Việt Nam ơi!; biết hoà tấu nhạc cụ thể hiện tiết tấu, giai điệu và hoà âm.
Nhạc cụ: Nhạc cụ gõ, kèn phím, ukulele.
17
Đọc đúng cao độ gam Pha trưởng. Đọc đúng cao độ, trường độ của Bài đọc nhạc số 1 giọng Pha trưởng.
Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 1.
Cảm thụ và hiểu
biết âm
nhạc
Nêu được vài nét về các giai đoạn lịch sử âm nhạc Việt Nam. Kể được tên một số nhạc sĩ Việt Nam tiêu biểu.
>ường thức âm nhạc: Vài nét về lịch sử âm nhạc Việt Nam.
– Dạy học hợp tác. – Dạy học giải quyết vấn đề.
– KTDH: các mảnh ghép, khăn trải bàn.
Nêu được đặc điểm, cấu trúc và một số hợp âm của giọng Pha trưởng. Nhận biết được bản nhạc viết ở giọng Pha trưởng.
Lí thuyết âm nhạc: Giọng Pha trưởng và một số hợp âm của giọng Pha trưởng.
Ứng
dụng và
sáng tạo âm nhạc
Biết kết hợp và vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn.
Nhạc cụ:
– Biết kết hợp các nhạc cụ để đệm cho bài hát.
– Dàn dựng và biểu diễn bài hát.
– Dạy học giải quyết vấn đề.
– KTDH: khăn trải bàn, các mảnh ghép,…
3.2.1. Dạy học hợp tác
Dạy học hợp tác là cách thức tổ chức dạy học, trong đó HS làm việc theo nhóm để cùng nghiên cứu, trao đổi ý tưởng và giải quyết vấn đề đặt ra.
Dạy học hợp tác có những đặc điểm sau:
– Nhiệm vụ học tập cần đủ khó để thực hiện dạy học theo nhóm (không nên tổ chức học tập theo nhóm với nhiệm vụ đơn giản, ít khó khăn) vì nếu nhiệm vụ quá dễ sẽ làm cho hoạt động nhóm trở nên nhàm chán và chỉ mang tính chất hình thức.
– Trong dạy học hợp tác, khi giao nhiệm vụ cho HS, GV cần giải thích, hướng dẫn rõ ràng để đảm bảo các nhóm hiểu đúng nhiệm vụ cần thực hiện. Nhiệm vụ được giao phải phù hợp và cần huy động sự tham gia của cả nhóm, tạo sự tương tác giữa các thành viên.
– Cách đánh giá trong dạy học hợp tác phải cụ thể, rõ ràng, làm sao vừa ghi nhận được sự cố gắng của mỗi cá nhân trong nhóm, vừa thấy được sự đóng góp, ảnh hưởng mỗi thành viên trong kết quả chung của nhóm.
– Không gian làm việc cần đảm bảo phù hợp để HS thuận tiện trong việc trao đổi và thảo luận (HS trong nhóm cần nghe và nhìn thấy nhau, đặc biệt là với hình thức
18 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa
môn Âm Nhạc lớp 11(bộ sách Chân trời sáng tạo)
thảo luận nhóm). -ời gian cũng cần đủ cho các thành viên nhóm thảo luận và trình bày kết quả một cách hiệu quả.
Các mức độ của dạy học hợp tác:
– Mức độ cộng tác: GV vẫn giữ quyền kiểm soát tiến trình dạy học và nội dung dạy học. Các nhóm học tập được tổ chức để hoàn thành những nhiệm vụ học tập mà GV đề ra, tìm kiếm câu trả lời cho những đáp án mà GV đã định trước.
– Mức độ hợp tác: GV trao quyền chủ động cho HS, HS được tham gia và quyết định cách thức, tiến trình học tập. GV chỉ là người hỗ trợ, hướng dẫn khi cần thiết. Trong môn Âm nhạc, dạy học hợp tác được thực hiện rất thường xuyên, đặc biệt khi cần tạo ra một sản phẩm âm nhạc (như cùng hoà tấu hay đệm hát 1 đoạn nhạc). Định hướng sử dụng dạy học hợp tác cho các mạch nội dung trong môn Âm nhạc như sau:
Mạch nội dung
Dạy học hợp tác
PP giáo dục âm nhạc đặc thù
Hát
Hát kết hợp gõ đệm.
Hát kết hợp vận động cảm thụ.
Hát kết hợp vận động theo nhịp điệu. Hát kết hợp đánh nhịp.
OrD-Schulwerk,
Dalcroze,
Kodály.
Nghe nhạc
Nghe nhạc kết hợp vận động cảm thụ. Nghe nhạc kết hợp vận động theo nhịp điệu. Nghe nhạc, liên tưởng, phân tích.
OrD-Schulwerk,
Dalcroze.
Đọc nhạc
Gõ tiết tấu.
Đọc cao độ.
Đọc nhạc kết hợp gõ đệm.
Đọc nhạc kết hợp đánh nhịp.
OrD-Schulwerk,
Dalcroze,
Kodály.
Nhạc cụ
Độc tấu.
Đệm hát.
Hoà tấu.
OrD-Schulwerk.
Lí thuyết
âm nhạc
Một số kiến thức âm nhạc cơ bản.
Dạy học giải quyết
vấn đề.
>ường thức âm nhạc
Hình thức biểu diễn và thể loại âm nhạc; âm nhạc và đời sống.
Chuyên đề
Các chuyên đề lớp 10, 11, 12.
Dạy học dự án.
19
3.2.2. Dạy học giải quyết vấn đề
Dạy học giải quyết vấn đề không phải là một PPDH cụ thể, mà là nguyên tắc chỉ đạo cho việc sử dụng nhiều PPDH khác nhau, được lồng ghép và vận dụng ở mọi khâu trong quá trình dạy học. Dạy học giải quyết vấn đề là cách thức tổ chức dạy học, trong đó HS được đặt trong một tình huống có vấn đề mà bản thân HS chưa biết cách thức, phương tiện cần phải nỗ lực tư duy để giải quyết vấn đề.
Dạy học giải quyết vấn đề có các đặc điểm sau:
– HS được đặt vào tình huống có vấn đề chứ không phải được thông báo dưới dạng tri thức có sẵn. Vấn đề được đưa ra giải quyết cần vừa sức và gợi được nhu cầu nhận thức ở HS.
– HS không những được học nội dung học tập mà còn được học con đường và cách thức tiến hành dẫn đến kết quả đó. Nói cách khác, HS được học cách phát hiện và giải quyết vấn đề.
Trong môn Âm nhạc, dạy học giải quyết vấn đề có thể áp dụng cho cả hình thức dạy học lí thuyết lẫn thực hành. Khi tham gia giải quyết vấn đề, HS có cơ hội để phát triển những NLC như NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tự chủ và tự học nếu các em tự lực tham gia và lập kế hoạch giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó, trong quá trình tham gia giải quyết vấn đề của môn âm nhạc, HS sẽ được phát triển các thành phần NLÂN. Dạy học giải quyết vấn đề đòi hỏi cả GV và HS phải có nhiều thời gian hơn so với các PPDH thông thường.
Khi vận dụng dạy học giải quyết vấn đề trong dạy học âm nhạc, GV cần chú ý lựa chọn mức độ cho phù hợp với trình độ nhận thức của HS và nội dung cụ thể của mỗi chủ đề (bài học). Các mức độ của dạy học giải quyết vấn đề gồm có: mức 1 – GV nêu và giải quyết vấn đề; mức 2 – GV nêu vấn đề, đưa ra giải pháp và gợi ý HS rút ra kết luận; mức độ 3 – GV nêu vấn đề và gợi ý HS tìm cách giải quyết vấn đề; mức 4 – GV cung cấp thông tin, HS tự phát hiện vấn đề, tự lực giải quyết và rút ra kết luận.
Ví dụ một số vấn đề có thể lựa chọn làm căn cứ để thiết kế hoạt động dạy học dạng này trong môn âm nhạc:
TÌNH HUỐNG
GIẢI PHÁP
PP KẾT HỢP
Hát, đọc nhạc sai cao độ hoặc những chỗ luyến láy, thay đổi sắc thái,...
– Điều chỉnh tốc độ.
– Kết hợp đọc nhạc với kí hiệu bàn tay. – Luyện tập vài lần với từng HS.
Kodály.
Hát, đọc nhạc sai tiết tấu.
– Điều chỉnh tốc độ.
– Sử dụng đọc tiết tấu theo âm tiết (Rhythmic Syllables) để đọc lại mẫu tiết tấu.
– Cùng nhau nghe và phân tích mẫu tiết tấu.
– Kodály.
– OrD-Schulwerk.
20 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa
môn Âm Nhạc lớp 11(bộ sách Chân trời sáng tạo)
Chọn bài hát đã học để minh hoạ cho nội dung học tập theo yêu cầu của GV.
– Nhóm hội ý: Mỗi thành viên đưa ra một bài hát có nội dung lời ca phù hợp với chủ đề của bài học. Cả nhóm bàn bạc và đưa ra quyết định chọn một bài hát cụ thể.
– Đại diện nhóm nêu tên bài hát, nội dung của lời ca, tính chất âm nhạc, hình thức thể hiện.
– Hợp tác.
– OrD-Schulwerk.
Ứng tấu (improvisation) với các mẫu tiết tấu, cao độ ngay trong hoạt động âm nhạc.
– HS nghe, phân tích mẫu tiết tấu (từ các âm hình cơ bản), cao độ (dựa vào các cao độ trong thang âm đã học),...
– HS hình dung, sắp xếp các âm hình cơ bản theo một trật tự khác.
– HS thể hiện mẫu tiết tấu, cao độ của cá nhân.
– Dalcroze.
– Kodály.
– OrD-Schulwerk.
Chọn hình thức biểu diễn cho một bài hát của nhóm ngay trên lớp.
– HS nhanh chóng chọn lựa và phân vai một số bạn trong nhóm lên biểu diễn trước lớp: bạn hát, bạn gõ đệm với Body Percussion, bạn chơi nhạc cụ gõ,…
– -ể hiện tiết mục trước lớp theo yêu cầu của GV.
– Hợp tác.
– Dalcroze.
– OrD-Schulwerk.
3.2.3. Dạy học dự án
Dạy học dự án là cách thức tổ chức dạy học, trong đó HS thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu, trình bày.
Dạy học dự án có các đặc điểm sau:
– Mang tính thực tiễn: Nhiệm vụ của dự án cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng nhận thức của người học.
– Mang tính phức hợp, liên môn: Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc nhiều môn học khác nhau nhằm giải quyết một nhiệm vụ, vấn đề mang tính phức hợp.
– Định hướng hành động: Trong quá trình thực hiện dự án có sự kết hợp giữa nghiên cứu lí thuyết và vận dụng lí thuyết vào trong hoạt động thực tiễn, thực hành. -ông qua đó, kiểm tra, củng cố, mở rộng hiểu biết lí thuyết cũng như rèn luyện kĩ năng hành động, kinh nghiệm thực tiễn của người học.
– Tính tự lực của người học: Người học cần tham gia tích cực, tự lực vào các giai đoạn của dự án. Điều đó cũng đòi hỏi và khuyến khích tính trách nhiệm, sự sáng tạo của người học. GV chủ yếu đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ. Tuy nhiên, mức độ tự lực cần phù hợp với kinh nghiệm, khả năng của người học và mức độ khó khăn của nhiệm vụ.
21
– Cộng tác làm việc: Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, trong đó có sự cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm. Dạy học theo dự án đòi hỏi và rèn luyện tính sẵn sàng và kĩ năng cộng tác làm việc giữa các thành viên tham gia, giữa HS và GV cũng như với các lực lượng xã hội khác tham gia trong dự án.
– Định hướng sản phẩm: Trong quá trình thực hiện dự án, các sản phẩm được tạo ra không chỉ giới hạn trong những thu hoạch lí thuyết, mà trong đa số trường hợp các dự án học tập tạo ra những sản phẩm vật chất của hoạt động thực tiễn, thực hành. Những sản phẩm này có thể sử dụng, công bố, giới thiệu bằng nhiều hình thức khác nhau với các quy mô khác nhau.
Dạy học dựa trên dự án phù hợp với nội dung các chuyên đề ở lớp 10, 11 và 12. Khi tham gia học tập, HS được đóng vai là những nhạc sĩ, nghệ sĩ, nhà sản xuất âm nhạc,… HS cũng được hoà mình vào nhóm làm việc, đóng góp những sáng tạo âm nhạc từ những kiến thức và kĩ năng đã được học vào sản phẩm chung. Dạy học dựa trên dự án thực hiện ở lớp 12 mang tính phức hợp, ở thời điểm các PC, NLC và NLÂN của HS đã đạt được ở mức độ cao.
Ví dụ về dạy học dựa trên dự án trong các Chuyên đề Âm nhạc:
CHUYÊN ĐỀ
DỰ ÁN
PP KẾT HỢP
Lớp 10:
Lí thuyết âm nhạc.
Viết sơ đồ hoà âm cơ bản cho bài hát, bản nhạc.
– Dạy học hợp tác.
– Dạy học giải quyết vấn đề.
Lớp 11:
Kĩ năng biểu diễn âm nhạc.
Dàn dựng và biểu diễn một tiết mục, hay một chương trình.
Lớp 12:
Công nghệ âm nhạc.
Sản xuất âm nhạc.
3.2.4. Dạy học trực quan/ làm mẫu
Dạy học trực quan/ làm mẫu là PP dùng các phương tiện trực quan làm công cụ để GV làm mẫu, tác động vào nhận thức ban đầu của HS; mang cảm tính và trực giác nhiều hơn là tư duy, suy luận, nhưng hết sức quan trọng đối với môn Âm nhạc, tiêu biểu như GV đàn mẫu hoặc hát mẫu. PPDH trực quan trong dạy học Âm nhạc được sử dụng nhằm tạo cảm hứng học tập, khơi dậy, tăng cường khả năng hoạt động của các giác quan, góp phần phát triển NLÂN.
3.2.5. Các phương pháp giáo dục âm nhạc đặc thù
PP Dalcroze: được phát triển bởi nhạc sĩ, nhà giáo dục người -uỵ Sĩ Emile Jaques-Dalcroze (1865 – 1950) vào đầu thế kỉ XX. PP này định hướng xây dựng các kĩ năng, kiến thức âm nhạc cho người học thông qua sự khám phá vận động âm nhạc
22 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa
môn Âm Nhạc lớp 11(bộ sách Chân trời sáng tạo)
dựa trên các tác nhân về tiết tấu (Rhythmic stimulus) thông qua các vận động (bước, chạy, bật nhảy,…).
Đặc trưng của PP Dalcroze là cảm thụ và vận động âm nhạc. Từ các YCCĐ và nội dung trong Chương trình, chúng ta có thể phân loại mức độ vận dụng PP Dalcroze cho cấp THPT như sau:
– Hình thức vận động âm nhạc được nâng lên ở mức độ biểu diễn, đáp ứng YCCĐ của cấp học là biết chia sẻ cảm xúc âm nhạc với người khác. – Vận động âm nhạc kết hợp với ngôn ngữ cơ thể.
– Phát huy tính sáng tạo và khuynh hướng thẩm mĩ cá nhân, tập thể. Ví dụ: Nghe và vận động âm nhạc theo âm nhạc bài Trống cơm – dân ca Quan họ Bắc Ninh: GV gợi ý mô phỏng các động tác có trong lời hát (vỗ trống, lội sông,…) phù hợp với cấu trúc của bài hát. HS hoạt động theo nhóm (và tương tác giữa các nhóm với nhau) trên nền nhạc chung; sau đó, HS phát biểu cảm nhận về nội dung, tính chất âm nhạc,... HS tập hợp, chọn lọc những động tác độc đáo, nhiều hình tượng để thiết kế một tiết mục biểu diễn cụ thể.
PP Kodály: được phát triển bởi Zoltán Kodály (1882 – 1976), một nhà soạn nhạc, nhà dân tộc học và sư phạm âm nhạc người Hungary. Kodály mong muốn qua giáo dục âm nhạc để củng cố âm nhạc truyền thống và nâng cao khả năng đọc, viết âm nhạc cho người học và làm công tác âm nhạc. PPDH Kodály dựa trên sự tương tác, kết hợp các cảm xúc vận động; đề cao khả năng biểu cảm và sáng tạo âm nhạc hơn là việc cung cấp cho người học các kiến thức có tính lí thuyết.
Đặc trưng của PP Kodály chính là đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay, đọc tiết tấu theo âm tiết và đọc nhạc theo hệ Đô di động (Movable Do). Các PP dạy đọc nhạc của Kodály có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp HS nhận biết được “cảm giác tương quan cao độ” giữa các nốt, hình thành nên sự “ghi nhớ” về quãng, cũng như “cảm giác tương quan về thời gian” giữa các hình tiết tấu, giúp HS tiếp cận việc đọc nhạc một cách dễ dàng.
Từ các YCCĐ và nội dung trong CT, chúng ta có thể phân loại mức độ vận dụng PP Kodály cho cấp THPT như sau:
– Lựa chọn bài hát ưu tiên từ ngôn ngữ mẹ đẻ, dân ca trong và ngoài nước; các bản nhạc có giá trị nghệ thuật cao, đa dạng về hình thức và thể loại. – Trò chơi âm nhạc (để phát triển các thành phần năng lực âm nhạc). – Đọc nhạc theo hệ thống ghi nhạc phương Tây kết hợp hệ Đô di động và hệ Đô cố định.
– Đọc tiết tấu theo âm tiết.
Ví dụ áp dụng PP Kodaly vào mạch nội dung Đọc nhạc, Chủ đề 1 như sau: luyện đọc tiết tấu theo âm tiết trước khi thực hành gõ tiết tấu.
23
PP Or8-Schulwerk: là PPDH âm nhạc được sáng tạo bởi hai nhà sư phạm âm nhạc người Đức, Carl OrD và Guild Keetman từ những năm 1920. Đây là PPDH âm nhạc dựa trên nền tảng hình thành và nuôi dưỡng nhân tố âm nhạc nội tại (inner musicianship) thông qua các hoạt động tương tác với âm nhạc như vận động, nói theo nhịp điệu, chơi nhạc cụ và đóng kịch âm nhạc.
PP này dựa trên nền tảng khai thác và phát triển NLÂN thông qua khả năng vui chơi tập thể và vận động. Những khả năng này tiềm tàng một cách tự nhiên trong mọi đứa trẻ. NLÂN tự nhiên đó bao gồm: hát, xướng đồng dao – ca dao, vỗ tay, đập gõ, chơi trò chơi, nhảy múa,… Các bài học âm nhạc dựa trên nền tiết tấu và kết cấu hình thức âm nhạc đan xen giữa các bè. OrD Instruments là bộ nhạc cụ đặc trưng của PP này.
Đặc trưng của PP OrD-Schulwerk chính là:
– Nói theo nhịp điệu (Speech): nói ngẫu hứng theo nhịp điệu khi chơi các trò chơi, đọc đồng dao hay hỏi đáp. Speech giúp người học phát triển các cảm nhận liên kết giữa ngôn ngữ và tiết tấu; là tiền thân của nghệ thuật đọc Rap hiện đại. Công cụ này được sử dụng trong nội dung khởi động khi Đọc nhạc, Nhạc cụ.
– Hát (Singing): được xem như một công cụ quan trọng trong dạy học âm nhạc. Những bài hát thường ngắn, dễ hát nhằm tăng cường khả năng sử dụng giọng hát tự nhiên của người học và phát triển khả năng nhận biết, cảm nhận về các bậc âm ổn định (sense of tonal relationships) trong quan hệ giọng điệu. Hát thường được thể hiện dưới hình thức nhóm và có các bè đệm ostinato, bè canon, bè hoà âm,...
– Chơi nhạc cụ (Playing instruments) chính là đặc trưng của PP này. Các bè nhạc cụ thường kết hợp theo những motif đối âm đơn giản hoặc ostinato; chú trọng vào sự tương phản về âm hình tiết tấu.
– Bộ gõ cơ thể (Body Percussion): Sự kết hợp các động tác vận động cơ thể cơ bản (vỗ tay, búng tay, vỗ ngực, vỗ đùi, giậm chân,...) để tạo ra các âm thanh có âm sắc khác nhau kết hợp thành các bè chơi hoà tấu với nhau hoặc với các nhạc cụ khác, đệm cho bài hát, nói theo nhịp điệu hoặc hoà âm với các nhạc cụ khác.
– Nhạc cụ cầm tay không định âm (Unpitched Hand Percussion): Là các nhạc cụ nhỏ, thuận lợi khi cầm nắm và chơi, không có các cao độ chính xác mà mang âm hưởng nhạc cụ gõ, như thanh phách, castanet, guiro, tambourine,...
– Nhạc cụ định âm (Pitched instruments) gồm có xylophone thanh gỗ (wood xylophone) và xylophone kim loại (metal xylophone) với nhiều kích cỡ khác nhau để
24 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa
môn Âm Nhạc lớp 11(bộ sách Chân trời sáng tạo)
tạo ra các âm thanh đa dạng về âm vực, kèn recorder, và kèn phím (melodica, pianica, melodion,…). Các nhạc cụ này được sử dụng để tăng cường phần bè giai điệu và đa dạng phần nhạc đệm.
Từ các YCCĐ và nội dung trong Chương trình GDPT 2018 môn Âm nhạc, chúng ta có thể phân loại mức độ vận dụng PP OrD-Schulwerk cho cấp THPT như sau: – Nói theo nhịp điệu, tiết tấu phức tạp, mang tính chất biểu diễn kết hợp bè đệm ostinato.
– Sử dụng các nhạc cụ tiết tấu, giai điệu và hoà âm để gõ đệm cho bài hát hoặc hoà tấu.
– Sử dụng giọng hát tạo mẫu đệm ostinato nhiều bè, có thể kết hợp ứng tác bè giai điệu.
– Bộ gõ cơ thể, kết hợp tiết tấu nhiều bè, nhiều âm sắc.
– Biểu diễn tiết mục âm nhạc với các công cụ đặc trưng của PP OrD-Schulwerk. Ví dụ áp dụng OrD-Schulwerk vào giảng dạy mạch nội dung Nhạc cụ, Chủ đề 1 như sau: Hoà tấu bộ gõ làm câu nhạc dạo đầu cho bài Tuổi trẻ Việt Nam ơi!
Ví dụ áp dụng PP OrD-Schulwerk vào giảng dạy mạch nội dung Hát, Chủ đề 3 như sau (sử dụng vận động cơ thể để đệm cho bài hát):
25
4. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ
4.1. Hướng dẫn chung
Trong Chương trình GDPT 2018 môn Âm nhạc, đánh giá kết quả giáo dục phải bảo đảm các yêu cầu sau:
– Mở rộng quan điểm đánh giá từ chuẩn kiến thức sang chuẩn NL, biểu hiện của NL và PC.
– Mục tiêu đánh giá là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng YCCĐ của Chương trình môn Âm nhạc và sự tiến bộ của HS để hướng dẫn, điều chỉnh hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS.
– Căn cứ đánh giá là YCCĐ về PC chủ yếu, NLC và NLÂN được quy định trong Chương trình tổng thể và Chương trình GDPT 2018 môn Âm nhạc. – Bên cạnh nội dung lí thuyết, cần tăng cường đánh giá các kĩ năng thực hành âm nhạc của HS như: hát, chơi nhạc cụ, đọc nhạc. Đánh giá khả năng vận dụng tri thức vào những tình huống cụ thể, không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức lí thuyết âm nhạc làm trung tâm của việc đánh giá.
– Đa dạng hoá các hình thức đánh giá, tăng cường đánh giá thường xuyên đối với tất cả HS bằng các hình thức khác nhau: đánh giá qua việc quan sát các hoạt động trên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập, sản phẩm học tập; đánh giá qua báo cáo kết quả thực hiện dự án học tập, báo cáo kết quả thực hành, bài thuyết trình về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Tạo điều kiện để HS được tham gia vào quá trình đánh giá kết quả giáo dục.
– Kết quả giáo dục được đánh giá bằng các hình thức định tính và định lượng thông qua đánh giá thường xuyên, định kì, trên cơ sở đó tổng hợp việc đánh giá chung về PC, NL và sự tiến bộ của HS.
4.2. Hướng dẫn cụ thể về kiểm tra, đánh giá năng lực, phẩm chất Kiểm tra, đánh giá trong giáo dục có mục đích chung là cung cấp thông tin để ra các quyết định về dạy học và giáo dục, nhằm nâng cao chất lượng của tất cả các hoạt động giáo dục.
Quan điểm hiện đại về kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển PC, NL của HS chú trọng đến đánh giá quá trình để phát hiện kịp thời sự tiến bộ và vì sự tiến bộ của
26 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa
môn Âm Nhạc lớp 11(bộ sách Chân trời sáng tạo)
HS, từ đó điều chỉnh và tự điều chỉnh kịp thời hoạt động dạy và hoạt động học trong quá trình dạy học. Như vậy, đánh giá kết quả học tập, giáo dục theo hướng phát triển PC, NL của HS là đánh giá theo sản phẩm âm nhạc nhưng sản phẩm đó không chỉ là kiến thức, kĩ năng, mà chủ yếu là khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng và thái độ cần có để thực hiện nhiệm vụ học tập nhằm đạt tới mục tiêu/ YCCĐ nào đó.
Các yêu cầu khi đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển PC, NL của HS: – Đánh giá được tích hợp vào quá trình dạy học, tức là xem đánh giá như là một PPDH hiệu quả nhằm liên tục thu được những thông tin phản hồi cho GV và HS. – Chú trọng đánh giá quá trình và sự tiến bộ của HS.
– Chuyển từ đánh giá kĩ năng đơn lẻ sang đánh giá kĩ năng có tính phức hợp. Đặc biệt là khả năng thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ học tập của HS, khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào các tình huống trong học tập và thực tiễn.
– Chuyển từ đánh giá một chiều (GV đánh giá), sang đánh giá đa chiều (GV đánh giá kết hợp với HS tự đánh giá, HS đánh giá chéo và tổ chức kiểm định, nhà trường, phụ huynh và cộng đồng đánh giá).
– Kết hợp đánh giá bằng nhận xét và điểm số, chú trọng nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi, kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập theo định hướng PC, NL.
4.3. Một số gợi ý về hình thức và phương pháp kiểm tra, đánh giá năng lực Hai hình thức cơ bản được sử dụng trong các nhà trường phổ thông ở Việt Nam hiện nay là đánh giá thường xuyên (đánh giá quá trình) và đánh giá định kì (đánh giá tổng kết).
4.3.1. Đánh giá thường xuyên
Đánh giá thường xuyên là hoạt động đánh giá diễn ra trong tiến trình thực hiện hoạt động giảng dạy môn học. Đánh giá hoạt động học tập thể hiện ở các nội dung sau: – Đánh giá sự tích cực, hứng thú tham gia các hoạt động học tập của HS. – Đánh giá HS có hoàn thành nhiệm vụ học tập hay không.
– Đánh giá chất lượng của sản phẩm học tập.
-ời điểm đánh giá thường xuyên được thực hiện linh hoạt trong quá trình dạy học và giáo dục, không bị giới hạn bởi số lần đánh giá. Mục đích chính là khuyến khích HS nỗ lực học tập, vì sự tiến bộ của người học.
PP kiểm tra, đánh giá thường xuyên có thể là kiểm tra viết, quan sát, thực hành, đánh giá qua hồ sơ và sản phẩm học tập,…
Công cụ có thể dùng là phiếu quan sát, các thang đo, bảng kiểm, thẻ kiểm tra/ phiếu kiểm tra, các phiếu đánh giá tiêu chí, phiếu hỏi, hồ sơ học tập, các loại câu hỏi vấn đáp,… được GV tự biên soạn hoặc tham khảo từ các tài liệu hướng dẫn.
27
4.3.2. Đánh giá định kì
Đánh giá định kì là đánh giá kết quả giáo dục của HS sau một giai đoạn học tập, rèn luyện, nhằm xác định mức độ mà HS hoàn thành YCCĐ của chương trình môn học. -ời điểm đánh giá định kì thường được tiến hành sau khi kết thúc một giai đoạn học tập (giữa kì, cuối kì). Người thực hiện đánh giá định kì có thể là GV đánh giá, nhà trường đánh giá hoặc tổ chức kiểm định các cấp đánh giá.
PP đánh giá định kì có thể là kiểm tra viết trên giấy hoặc trên máy tính; thực hành; hỏi – đáp, đánh giá thông qua sản phẩm học tập và thông qua hồ sơ học tập,… Công cụ đánh giá định kì có thể là các câu hỏi, bài kiểm tra, dự án học tập, sản phẩm nghiên cứu,…
Để đánh giá kết quả học tập của HS, cần kết hợp cả hai hình thức, đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết. Với đánh giá quá trình, trước hết cần phân tích tài liệu học tập để xác định cấu trúc các hoạt động học tập, khả năng phát triển các NL ở mỗi bài học, ở tập hợp một số bài học. Từ đó dự kiến cách đánh giá, các công cụ đánh giá thường xuyên cho cả quá trình học tập của HS. Với đánh giá tổng kết, căn cứ vào mục tiêu sau mỗi giai đoạn học tập nhất định, thiết kế công cụ đánh giá kết quả sau khi HS hoàn thành giai đoạn học tập đó. Quan sát, hỏi vấn đáp thường được dùng để đánh giá thái độ, PC và một số biểu hiện NL của HS. Các dạng bài tập, bài thi phù hợp với việc đánh giá kiến thức, kĩ năng, tư duy suy luận của HS. Vì vậy kết hợp kết quả của hai loại đánh giá này cho phép có thể đánh giá tổng hợp kết quả học tập.
4.3.3. Ví dụ minh hoạ đánh giá môn Âm nhạc
Tuỳ từng YCCĐ trong bài học, GV xây dựng một số tiêu chí để HS thực hiện. Khi HS thực hiện được một hoặc nhiều tiêu chí đề ra với kết quả đạt được, tức HS đã đạt được YCCĐ đề ra ban đầu.
Gợi ý các mức độ đánh giá của từng tiêu chí: đạt, chưa đạt. Trong các mức độ, GV có thể phân chia những cấp độ nhỏ hơn (tuỳ nhu cầu, quy định của các cấp hoặc đặc thù của địa phương; nếu GV xây dựng theo thang điểm thì các mức độ sẽ tương ứng với các thang điểm).
*Hoạt động 1: Đánh giá năng lực thể hiện âm nhạc trong mạch nội dung Hát, Chủ đề 1 như sau:
Mức độ
Tiêu chí
Đạt
Chưa đạt
Mức độ 1
Hát đúng cao độ, trường độ, lời ca và sắc thái của bài hát Tuổi trẻ Việt Nam ơi!
Mức độ 2
Biểu lộ cảm xúc phù hợp với tính chất âm nhạc của bài hát Tuổi trẻ Việt Nam ơi!
Mức độ 3
Biết hát bài Tuổi trẻ Việt Nam ơi! với hình thức đơn ca, tốp ca; biết hát 2 bè đơn giản.
28 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa
môn Âm Nhạc lớp 11(bộ sách Chân trời sáng tạo)
*Hoạt động 2: Đánh giá năng lực thể hiện âm nhạc trong mạch nội dung Nhạc cụ, Chủ đề 1 như sau:
Mức độ
Tiêu chí
Đạt
Chưa đạt
Mức độ 1
Chơi được nhạc cụ gõ theo 2 mẫu tiết tấu, đúng trường độ.
Mức độ 2
Chơi được nhạc cụ thể hiện giai điệu và nhạc cụ thể hiện hoà âm, đúng cao độ và trường độ.
Mức độ 3
Kết hợp các nhạc cụ để hoà tấu đoạn nhạc theo mẫu.
II. HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC MỘT SỐ DẠNG BÀI PHẦN KIẾN THỨC CHUNG
CHỦ ĐỀ 1: ƯỚC MƠ BAY CAO
(-ời lượng: 9 tiết)
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Năng lực âm nhạc:
– NLÂN1: Hát đúng cao độ, trường độ, lời ca và sắc thái; biểu lộ cảm xúc phù hợp với tính chất âm nhạc của bài hát Tuổi trẻ Việt Nam ơi!
– NLÂN2: Biết hát với hình thức đơn ca, tốp ca, biết hát hai bè đơn giản. – NLÂN3: Biết kết hợp nhạc cụ gõ đệm cho bài Tuổi trẻ Việt Nam ơi! – NLÂN4: Biết hoà tấu nhạc cụ thể hiện tiết tấu, giai điệu và hoà âm. – NLÂN5: Đọc đúng cao độ gam Pha trưởng.
– NLÂN6: Đọc đúng cao độ, trường độ của Bài đọc nhạc số 1 giọng Pha trưởng. – NLÂN7: Nêu được đặc điểm, cấu trúc và một số hợp âm của giọng Pha trưởng. – NLÂN8: Nêu được vài nét về các giai đoạn lịch sử âm nhạc Việt Nam. – NLÂN9: Kể được tên một số nhạc sĩ Việt Nam tiêu biểu.
Năng lực chung:
– NLC1: Sẵn sàng đón nhận và quyết tâm vượt qua thử thách trong học tập và đời sống.
– NLC2: Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác để giải quyết vấn đề. – NLC3: Vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học hợp tác để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
29
Phẩm chất:
PC1: Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập, có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.
Tổ chức hoạt động dạy học
Bài 1: BÀI HÁT TUỔI TRẺ VIỆT NAM ƠI!
Mục tiêu: NLÂN1, NLÂN2, NLC1, NLC3, PC1
Biết bị dạy học: Xle âm thanh bài hát Tuổi trẻ Việt Nam ơi!, đàn phím điện tử, đàn guitar, máy nghe nhạc, máy chiếu,…
PP&KTDH chủ yếu:
– PPDH: làm mẫu, vận động nhịp điệu, vận động cảm thụ (Dalcroze),… – KTDH: chia nhóm, mảnh ghép, khăn trải bàn,…
Gợi ý tổ chức hoạt động dạy học:
1. Mở đầu
HĐ1: Khám phá
HS nghe bài hát Tuổi trẻ Việt Nam ơi! kết hợp vận động cơ thể tự do theo nhịp; sau đó HS nêu cảm nhận về nội dung và tính chất âm nhạc trong bài.
2. Hình thành kiến thức mới
HĐ2: Tìm hiểu thông tin về tác giả và bài hát
– GV chia lớp thành 4 nhóm và nêu ra nhiệm vụ để tìm hiểu về nội dung sau: + Nhóm 1: tìm hiểu về nhạc sĩ Sỹ Luân (năm sinh, quá trình hoạt động âm nhạc, các tác phẩm,…); có thể tìm hiểu thêm thông tin về người soạn bè Ái Cầm. + Nhóm 2 và 3: tìm hiểu bài hát Tuổi trẻ Việt Nam ơi! (kí hiệu, âm hình tiết tấu, tính chất, nhịp, cấu trúc, chia câu, chia đoạn, hát bè,…).
+ Nhóm 4: tìm hiểu về nội dung, ý nghĩa bài hát Tuổi trẻ Việt Nam ơi! (SGK Âm nhạc 11, trang 8).
– Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, các nhóm lên trình bày trước lớp bằng cách thuyết trình.
– GV tổng kết ý kiến các nhóm và đưa ra kết luận, lồng ghép giáo dục phẩm chất cho HS, sau đó giới thiệu một số bài hát của nhạc sĩ Sỹ Luân như: Áo dài ơi, Mắt nai cha cha cha, Mãi xanh tuổi hai mươi,…
HĐ3: Tập hát bài Tuổi trẻ Việt Nam ơi!
– Khởi động giọng: HS khởi động giọng theo mẫu luyện thanh sau, đi lên và đi xuống liền bậc theo quãng 2, trong tầm âm phù hợp.
– Tuỳ vào NL của HS mà GV tổ chức các bước dạy hát phù hợp như: đọc lời ca theo tiết tấu, hát mẫu và hướng dẫn HS tập hát từng câu, ráp lại theo lối móc xích.
30 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa
môn Âm Nhạc lớp 11(bộ sách Chân trời sáng tạo)
– GV lắng nghe và sửa sai; hướng dẫn những chỗ lấy hơi, ngắt câu hay cần hát ngân vang cho HS.
– GV lồng ghép các nội dung giáo dục, PC cho HS.
3. Luyện tập
HĐ4: Hát kết hợp vỗ tay
– HS thực hành tập hát cả bài theo nhóm, thể hiện đúng tính chất âm nhạc của bài.
– HS hát cả bài Tuổi trẻ Việt Nam ơi! kết hợp vỗ tay theo phách; HS tự sáng tạo mẫu tiết tấu vỗ tay phù hợp với bài.
– Các nhóm trình diễn cả bài trước lớp. Các HS khác quan sát, lắng nghe và nêu nhận xét. GV tổng kết, chỉnh sửa lỗi sai nếu có.
4. Vận dụng
HĐ5: Hát bè
– GV hướng dẫn HS hát bè đoạn 2, chia nhóm và giao nhiệm vụ như sau: + Nhóm 1: tập hát bè trên và sáng tạo mẫu vận động cơ thể phù hợp. + Nhóm 2: tập hát bè dưới kết hợp vỗ tay theo nhịp.
– Các nhóm trình bày kết quả, sau đó ráp 2 bè cả đoạn (chú ý sự hoà quyện âm thanh giữa các bè); GV nhận xét và góp ý thêm.
HĐ6: Dàn dựng và biểu diễn bài hát
– GV hướng dẫn HS cách tổ chức, xác định cách trình bày biểu diễn bài hát (đơn ca đoạn 1, tốp ca hoặc đồng ca đoạn 2).
– HS làm việc nhóm: thảo luận lên ý tưởng dàn dựng (sáng tạo mẫu vận động, trang phục, hình thể sân khấu) cho bài hát và thực hành với nhau. – Các nhóm trình diễn trước lớp; GV quan sát, nhận xét và góp ý thêm về sản phẩm âm nhạc của các nhóm.
Bảng đánh giá
Mức độ
Tiêu chí
Đạt
Chưa đạt
Mức độ 1
Hát đúng cao độ, trường độ, lời ca và sắc thái của bài hát. Biểu lộ cảm xúc phù hợp với tính chất âm nhạc của bài hát.
Mức độ 2
Biết hát với hình thức đơn ca, tốp ca.
Mức độ 3
Biết dàn dựng và biểu diễn bài hát với các hình thức khác nhau.
31
Bài 2: THỰC HÀNH ĐỆM HÁT BÀI
TUỔI TRẺ VIỆT NAM ƠI!
Mục tiêu: NLÂN3, NLÂN4, NLC2, NLC3, PC1
Biết bị dạy học: ukulele, nhạc cụ giai điệu (đàn phím điện tử, guitar, kèn phím, recorder,...), thanh phách, trống con.
PP&KTDH:
– PPDH: làm mẫu, trực quan, OrD-Schulwerk, Kodály,...
– KTDH: chia nhóm, mảnh ghép, đặt câu hỏi.
Gợi ý hoạt động dạy học:
1. Mở đầu
HĐ1: Khám phá
– HS theo nhóm, quan sát và tự thực hiện mẫu vận động trong SGK để làm quen với nhịp .
– Các nhóm thay phiên nhau thể hiện trước lớp; GV nhận xét và sửa sai (nếu có). – GV đếm nhịp hoặc dùng nhạc cụ gõ 4 phách để làm tín hiệu cho cả lớp cùng thể hiện đồng bộ mẫu vận động.
– Chú ý: cần cho HS giậm nhẹ mũi bàn chân ở các phách để giữ đều nhịp khi chơi các nhạc cụ gõ.
– GV chia lớp thành 2 nhóm và giao nhiệm vụ luyện tập mẫu tiết tấu như sau: + Nhóm 1: sử dụng thanh phách (khi đọc “um”, tay vận động như gõ thanh phách, nhưng hai thanh không chạm vào nhau, âm thanh không vang lên nhưng tạo được điểm tựa cho tiết tấu, việc thể hiện sẽ dễ dàng hơn).
Mẫu 1: Mẫu 2:
+ Nhóm 2: sử dụng trống con (khi đọc “hm”, tay vận động như gõ dùi nhưng không chạm vào trống, âm thanh không vang lên nhưng tạo được điểm tựa cho tiết tấu, việc thể hiện sẽ dễ dàng hơn).
Mẫu 1:
32 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa
môn Âm Nhạc lớp 11(bộ sách Chân trời sáng tạo)
Mẫu 2:
– Các nhóm trình bày kết quả nhiệm vụ trước lớp. GV quan sát và sửa sai (nếu có).
– Sau khi các nhóm đã hoàn thành nhiệm vụ, GV có thể hoán đổi nhiệm vụ giữa các nhóm.
– Kết hợp các nhóm để gõ 2 bè (PP mảnh ghép) và hoàn chỉnh bài luyện tập. HĐ3: Luyện tập nhạc cụ thể hiện giai điệu
– GV hướng dẫn HS phân tích và đọc giai điệu trong mục 2. Nhạc cụ thể hiện giai điệu.
– GV có thể đàn mẫu giai điệu này để HS nghe, cảm nhận tính chất âm nhạc và ghi nhớ.
– HS chọn nhạc cụ thể hiện giai điệu quen dùng để luyện tập theo nhóm. HĐ4: Luyện tập nhạc cụ thể hiện hoà âm (đàn ukulele)
– GV hướng dẫn HS phân tích và bấm gảy các hợp âm C – Am – F – G7. – GV hướng dẫn HS đọc âm hình tiết tấu và luyện tập (động tác tay phải có thể đưa lên đưa xuống đều đặn nhưng chỉ chạm vào dây đàn ở các âm tiết “ta” và “ti”). Chú ý: cần cho HS giậm nhẹ mũi bàn chân ở các phách để giữ đều nhịp khi tập đệm
nhạc cụ.
3. Luyện tập
HĐ5: Hoà tấu nhạc cụ
– GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm: mỗi nhóm luyện tập một bè trong đoạn hoà tấu.
– Các nhóm trình bày kết quả nhiệm vụ trước lớp. GV quan sát và sửa sai (nếu có).
– Sau khi các nhóm đã hoàn thành nhiệm vụ, GV kết hợp các nhóm để hoà tấu. 4. Vận dụng
HĐ6: Tổ chức biểu diễn
– GV giao nhiệm vụ cho các nhóm:
+ Vận dụng phần hoà tấu làm câu nhạc dạo đầu cho bài Tuổi trẻ Việt Nam ơi!
33
+ Sử dụng mẫu vận động cơ thể ở phần Mở đầu (SGK Âm nhạc 11, trang 9) để đệm cho bài hát Tuổi trẻ Việt Nam ơi!
– Các nhóm trình bày kết quả nhiệm vụ trước lớp vào tiết học sau. GV quan sát và sửa sai (nếu có).
– Tuỳ theo năng lực của HS, GV có thể hướng dẫn các em đặt hợp âm đệm cho bài hát để tiết mục biểu diễn thêm phần phong phú hơn.
Bảng đánh giá
Mức độ
Tiêu chí
Đạt
Chưa đạt
Mức độ 1
Biết kết hợp nhạc cụ gõ tiết tấu để đệm cho bài hát Tuổi trẻ Việt Nam ơi!
Mức độ 2
Biết hoà tấu nhạc cụ thể hiện tiết tấu, giai điệu và hoà âm.
Mức độ 3
Có sáng tạo trong đệm hát.
Bài 3: BÀI ĐỌC NHẠC SỐ 1 GIỌNG PHA TRƯỞNG
Mục tiêu: NLÂN5, NLÂN6, NLC2, NLC3, PC2
Biết bị dạy học: đàn phím, nhạc cụ gõ, máy chiếu (nếu có),…
PP&KTDH:
– PPDH: làm mẫu, trực quan, OrD-Schulwerk, Kodály,...
– KTDH: chia nhóm, mảnh ghép.
Gợi ý hoạt động dạy học:
1. Mở đầu
HĐ1: Khám phá
Trò chơi “Copy cat”: GV dùng đàn cho HS nghe và nhắc lại các âm ổn định của giọng Pha trưởng bằng từ “la”.
2. Hình thành kiến thức mới
HĐ2: Phân tích cấu trúc Bài đọc nhạc số 1
GV hướng dẫn HS phân tích cấu trúc (câu nhạc, đoạn nhạc) Bài đọc nhạc số 1. Bài đọc nhạc số 1 được viết ở hình thức một đoạn nhạc, gồm 2 câu có nhắc lại: câu 1 gồm có 1n+1n+2n, câu 2 gồm có 1n+1n+2n.
34 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa
môn Âm Nhạc lớp 11(bộ sách Chân trời sáng tạo)
HĐ3: Đọc gam và đọc các âm ổn định của giọng Pha trưởng
– GV hướng dẫn HS đọc gam và đọc các âm ổn định lần lượt theo chiều đi lên và đi xuống.
– GV có thể hướng dẫn thêm cho HS đọc gam và đọc các âm ổn định theo từng nhóm có 2, 3, 4, 5,... âm.
HĐ4: Đọc quãng theo âm hình tiết tấu
– GV hướng dẫn HS đọc tiết tấu theo âm tiết:
(syn-co - pa ta ta)
– GV hướng dẫn HS đọc bài đọc quãng trong SGK (chú ý cảm nhận tính chất quãng 1, 2, 3 theo nhóm âm hình tiết tấu).
HĐ5: Gõ tiết tấu
– GV hướng dẫn HS đọc tiết tấu theo âm tiết:
(syn-co - pa ta ta)
(hm ti ti ti ta ti ti)
GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm: nhóm 1 sử dụng thanh phách, nhóm 2 sử dụng trống nhỏ để thực hiện gõ mẫu tiết tấu tương ứng). – Các nhóm trình bày kết quả nhiệm vụ trước lớp; GV quan sát và sửa sai (nếu có).
– Sau khi các nhóm đã hoàn thành nhiệm vụ, GV kết hợp các nhóm để gõ tiết tấu 2 bè.
3. Luyện tập
HĐ6: Đọc Bài đọc nhạc số 1
– HS vận dụng kiến thức đã học để luyện tập đọc Bài đọc nhạc số 1. – HS thực hành đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo nhóm.
– GV hướng dẫn, quan sát và sửa sai.
4. Vận dụng
HĐ7: Sáng tạo động tác vận động cơ thể đệm cho Bài đọc nhạc số 1 – GV chia nhóm và giao nhiệm vụ: sáng tạo động tác vận động để đệm cho Bài đọc nhạc số 1.
35
– GV có thể gợi ý cho HS những tiết tấu có thể áp dụng. Từ gợi ý đó, HS ghép những động tác sao cho phù hợp. Ví dụ:
– Các nhóm trình bày kết quả nhiệm vụ trước lớp vào tiết học sau. Các HS nêu nhận xét; GV hướng dẫn, quan sát và sửa sai (nếu có).
Bảng đánh giá
Mức độ
Tiêu chí
Đạt
Chưa đạt
Mức độ 1
Đọc đúng cao độ gam Pha trưởng.
Mức độ 2
Vận dụng những kiến thức âm nhạc để đọc đúng cao độ, trường độ của Bài đọc nhạc số 1 giọng Pha trưởng.
Mức độ 3
Có sáng tạo trong đệm hát.
Bài 4: GIỌNG PHA TRƯỞNG
VÀ MỘT SỐ HỢP ÂM CỦA GIỌNG PHA TRƯỞNG
Mục tiêu: NLÂN7, NLC1, NLC3, PC1
Biết bị dạy học: đàn phím điện tử, đàn guitar, máy chiếu, bảng tương tác,… PP&KTDH:
– PPDH: làm mẫu, trực quan,...
– KTDH: chia nhóm, mảnh ghép, đặt câu hỏi.
Gợi ý hoạt động dạy học:
1. Mở đầu
HĐ1: Bi đua ai nhanh hơn
HS quan sát Bài đọc nhạc số 1 và thi đua trả lời câu hỏi của GV về hoá biểu, âm kết của bài; GV tổng kết ý kiến.
2. Hình thành kiến thức mới
HĐ2: Tìm hiểu về giọng Pha trưởng
– Từ cấu trúc giọng trưởng đã học, GV hướng dẫn HS thiết lập cấu trúc giọng Pha trưởng.
36 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa
môn Âm Nhạc lớp 11(bộ sách Chân trời sáng tạo)
– HS ghi nhớ giọng Pha trưởng có hoá biểu là Si giáng và âm chủ là Pha. – GV giới thiệu, hát hoặc đàn mẫu một bài ở giọng Pha trưởng (ví dụ bài You raise me up, Reo vang bình minh,…) cho HS nghe, nhìn và hình dung cụ thể hơn. – GV hướng dẫn HS đọc, nhận biết thang âm Pha trưởng, các âm ổn định của giọng; HS đọc cao độ và vận dụng giữa lí thuyết và thực hành (SGK Âm nhạc 11, trang 11). HĐ3: Tìm hiểu một số hợp âm của giọng Pha trưởng
– GV chia lớp thành 2 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm:
+ Nhóm 1: tìm hiểu về các hợp âm ba chính của giọng Pha trưởng (tên hợp âm, cách thành lập hợp âm, ví dụ minh hoạ cụ thể).
+ Nhóm 2: tìm hiểu về hợp âm bảy át của giọng Pha trưởng (tên hợp âm, cách thành lập hợp âm, ví dụ minh hoạ cụ thể).
– Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, các nhóm báo cáo kết quả trước cả lớp; GV sửa sai (nếu có) và đúc kết lại kiến thức.
3. Luyện tập
HĐ4: Kể tên đàn các hợp âm ở giọng Pha trưởng
HS thi đua và trả lời các câu hỏi của GV (PP công não):
– Kể tên các hợp âm ba chính của giọng Pha trưởng.
– Kể tên hợp âm bảy át của giọng Pha trưởng.
HĐ5: Trò chơi tai nghe nhạy bén
– GV đàn vòng hợp âm (F, Bb, C và C7) ba lần theo trình tự.
– Tiếp đến GV đàn một hợp âm bất kì, các HS lắng nghe và xung phong đoán tên hợp âm.
– Sau nhiều vòng, GV công bố kết quả HS đoán đúng nhất và mời lên bảng nêu cảm nhận.
HĐ6: Kể tên đàn các hợp âm ở giọng Pha trưởng
– HS thực hành theo nhóm: đàn các loại hợp âm trên đàn phím điện tử hoặc guitar (tuỳ vào điều kiện của địa phương, nhà trường).
– Dùng PP mảnh ghép để hoán đổi nhiệm vụ giữa các nhóm.
37
4. Vận dụng
HĐ7: Chép nhạc và đặt hợp âm
– HS chép nhạc vào vở và đặt hợp âm bài Bài đọc nhạc số 1 (lưu ý: viết chuẩn xác vị trí các nốt nhạc; kí hiệu, dấu hoá và dấu lặng phải rõ ràng).
– HS thực hiện ở nhà và báo cáo kết quả cho GV vào tiết học sau. Bảng đánh giá
Mức độ
Tiêu chí
Đạt
Chưa đạt
Mức độ 1
Nhận biết được bản nhạc ở giọng Pha trưởng và chép được Bài đọc nhạc số 1.
Mức độ 2
Nêu được đặc điểm, cấu trúc và một số hợp âm của giọng Pha trưởng.
Mức độ 3
-ể hiện được các hợp âm ba chính và hợp âm bảy át của giọng Pha trưởng trên đàn phím hoặc guitar.
Bài 5: VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ ÂM NHẠC VIỆT NAM
Mục tiêu: NLÂN7, NLÂN8, NLC2, NLC3, PC1
-iết bị dạy học: slide trình chiếu, máy tính, Xle audio các bản nhạc, máy chiếu (nếu có),…
PP&KTDH:
– PPDH: trực quan, dạy học hợp tác, dạy học giải quyết vấn đề. – KTDH: chia nhóm, sơ đồ tư duy, khăn trải bàn, động não.
Gợi ý hoạt động dạy học:
1. Mở đầu
HĐ1: Khám phá
– HS làm việc theo nhóm, tìm trên internet thông tin về các thời kì lịch sử Việt Nam.
– Dùng kĩ thuật sơ đồ tư duy để mô tả các thời kì lịc sử Việt Nam trên giấy A3 (hoặc trên máy tính nếu có); cử đại diện trình bày trước lớp; đối chiếu với các thời kì lịch sử âm nhạc Việt Nam (SGK Âm nhạc 11, trang 14 – 15) đưa ra nhận xét. – Các nhóm nhận xét và đánh giá lẫn nhau; GV tổng kết.
2. Hình thành kiến thức mới
HĐ2: Trò chơi “Kết nối thông tin”
– GV có thể sử dụng hoạt động này nhằm giúp HS trải nghiệm khám phá hoặc sử dụng HĐ này nhằm củng cố các kiến thức đã học.
38 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa
môn Âm Nhạc lớp 11(bộ sách Chân trời sáng tạo)
– GV viết riêng trên các thẻ nhỏ bằng giấy cứng tên các thời kì, giai đoạn, và các mốc thời gian; HS làm việc theo nhóm (không mở SGK nhưng suy luận) để kết nối thông tin trên các thẻ này với nhau; các nhóm HS trình bày kết quả trước lớp. – GV cho HS mở SGK và đối chiếu với kết quả tìm được.
HĐ3: Tìm hiểu về các thời kì lịch sử âm nhạc Việt Nam
– GV chia lớp thành 8 nhóm. Mỗi nhóm đọc một giai đoạn trong các thời kì của lịch sử âm nhạc Việt Nam trong SGK; ghi ra các ý chính của từng giai đoạn, tra cứu và giải thích các thuật ngữ; cử một HS chia sẻ với lớp về thông tin tìm được.
– GV cho các nhóm đánh giá chéo lẫn nhau theo các tiêu chí từ bảng kiểm:
STT
Tiêu chí
Có
Không
1
-ể hiện đầy đủ các ý chính của giai đoạn.
2
Giải thích được một số thuật ngữ âm nhạc.
3
Trình bày rõ ràng, mạch lạc.
4
Liên hệ được với các kiến thức về lịch sử Việt Nam đã học.
Chú ý: Vì nội dung bài học dài, GV có thể chia hoạt động này cho 2 tiết; mỗi tiết HS chỉ tìm hiểu 4 giai đoạn.
HĐ4: Tìm hiểu một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu
– HS đọc nhanh SGK trang 16 nội dung mục 2. Giới thiệu một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu.
– HS dùng bút chì để gạch chân tên những tác giả, tên ca khúc mà các em đã biết. – HS làm việc theo nhóm và chia sẻ với nhau về kết quả cá nhân; GV mời đại diện các nhóm chia sẻ thông tin.
– GV chọn lọc một vài bài hát tiêu biểu cho các giai đoạn để cho HS nghe. Có thể cho HS nghe cả bài, hoặc nghe các trích đoạn tuỳ sự linh hoạt của GV. Chú ý: GV nên chọn các bài quen thuộc và gần gũi với HS khi cho các em nghe. – GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: mỗi nhóm nghe 1 bài hát thuộc một giai đoạn và chia sẻ cảm xúc, ý nghĩa nội dung ca từ, tính chất âm nhạc của bài hát đó vào buổi học sau.
3. Luyện tập
HĐ5: Trò chơi “Góp gió thành bão”
Nội dung: Kể tên các thời kì phát triển của nền Âm nhạc Việt Nam. – HS làm việc theo nhóm ngồi quanh một bàn lớn; áp dụng KTDH khăn trải bàn, mỗi em sẽ viết trên một mảnh giấy nhỏ tên 2 thời kì phát triển của âm nhạc Việt Nam mà các em nhớ.
39
– Nhóm trưởng gọi từng bạn một chia sẻ thông tin của cá nhân; cả nhóm trao đổi và thống nhất chọ nội dung phù hợp để đưa vào giữa bàn.
– Sau khi hoàn tất, cả nhóm sắp xếp các thời kì theo thứ tự dòng thời gian và dán các mảnh nhỏ theo trình tự vào một tờ giấy lớn để giới thiệu trước lớp. – Các nhóm quan sát và đánh giá về sản phẩm của từng nhóm; GV tổng kết. HĐ6: Tìm hiểu về sự xuất hiện của Đờn ca tài tử Nam Bộ
– GV chọn một bản Đờn ca tài tử Nam Bộ hay trên Youtube và mở cho HS xem. GV đặt câu hỏi:
+ Các em đã nghe hoặc xem biểu diễn thể loại âm nhạc này chưa? + -ể loại âm nhạc này tên là gì?
+ -ể loại âm nhạc này tiêu biểu cho âm nhạc truyền thống vùng nào? (Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ, miền núi Tây Bắc hoặc Tây Nguyên,...)
+ Có một nhạc cụ giống guitar của phương Tây được sử dụng trong biểu diễn hình thức âm nhạc này là gì?
– HS xem SGK và xác định giai đoạn lịch sử mà loại hình nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ ra đời.
– GV có thể cho HS tự tìm hiểu trước thông tin về Đờn ca tài tử Nam Bộ theo nhóm và giới thiệu trước lớp.
HĐ7: Trò chơi “Nhặt nấm bỏ giỏ”
– GV chia lớp thành 3 nhóm; mỗi nhóm đọc một giai đoạn phần tác giả, tác phẩm (nhóm 1: 1945 – 1954, nhóm 2: 1954 – 1975, nhóm 3: 1975 đến nay); yêu cầu các em ghi nhớ và không dùng viết, hay giấy để viết lại.
– GV kẻ trên bảng hình 3 chiếc giỏ đựng nấm (ghi năm các giai đoạn trên giỏ). – GV yêu cầu HS, gấp SGK lại, từng nhóm bằng trí nhớ của mình ghi lại thông tin hoặc gấp các thẻ hình có ghi chữ bỏ vào giỏ nấm tương ứng:
+ Bước 1: tên các tác giả điển hình của giai đoạn.
+ Bước 2: tên các tác phẩm của từng tác giả.
– HS đánh giá chéo lẫn nhau; đúng tên các tác giả (10 điểm/ tác giả); tên ca khúc tương ứng với tác giả (5 điểm/ tác phẩm); các nhóm tổng kết điểm và công bố.
4. Vận dụng
HĐ8: Nghe nhạc và nêu cảm nhận
– GV chọn lọc một tác phẩm của một tác giả tiêu biểu của từng giai đoạn (Xle tiếng hoặc video clip) để giới thiệu cho HS.
– HS nghe, xem tác phẩm; cá nhân HS khi nghe có thể ghi nhanh các ý kiến trên một mảnh giấy nhỏ:
40 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa
môn Âm Nhạc lớp 11(bộ sách Chân trời sáng tạo)
+ Nhịp độ: nhanh – chậm? có sự biến đổi không?
+ Ý nghĩa nội dung lời ca (nếu là ca khúc).
+ Cảm xúc cá nhân khi nghe, xem tác phẩm.
– GV yêu cầu HS xung phong hoặc chỉ định ngẫu nhiên để các em trình bày trước lớp.
– GV nhận xét, bổ sung thông tin cần thiết để giúp HS phát triển khả năng phân tích âm nhạc.
Bảng đánh giá
Mức độ
Tiêu chí
Đạt
Chưa đạt
Mức độ 1
Nêu được vài nét về các giai đoạn lịch sử âm nhạc Việt Nam.
Mức độ 2
Kể được tên một số nhạc sĩ Việt Nam tiêu biểu.
Mức độ 3
Nêu được một số tác phẩm tiêu biểu của một vài tác giả.
PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN – ĐÀN PHÍM ĐIỆN TỬ
BÀI 1: THỰC HÀNH ĐÀN LIỀN TIẾNG
(-ời lượng: 8 tiết)
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Năng lực âm nhạc:
– NLÂN1: -ực hiện được kĩ thuật liền tiếng trên đàn phím điện tử. – NLÂN2: -ể hiện đúng cao độ, trường độ, sắc thái, các bài tập tiết tấu, giai điệu, hoà âm; duy trì được tốc độ ổn định.
– NLÂN3: Biết chơi đàn phím điện tử với hình thức độc tấu và đệm hát. – NLÂN4: Biết xác định tiết điệu và đặt hợp âm đệm; biết biến tấu đơn giản. Năng lực chung:
NLC1: Luôn chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống.
Phẩm chất:
PC1: Tích cực học tập, rèn luyện để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai. Tổ chức hoạt động dạy học Đàn phím điện tử
Mục tiêu: NLÂN1, NLÂN2, NLÂN3, NLC1, PC1.
-iết bị dạy học: đàn phím điện tử, máy nghe nhạc, máy chiếu (nếu có),… PP&KTDH:
41
– PPDH: dùng lời, trực quan, trình bày tác phẩm, hướng dẫn thực hành – luyện tập, Dalcroze, Kodály, OrD-Schuwerk.
– KTDH: chia nhóm, mảnh ghép, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi,… Gợi ý hoạt động dạy học:
1. Mở đầu
HĐ1: Ôn tập
– HS thi đua nêu khái niệm về đàn liền tiếng.
– HS thi đua đàn gam và hợp âm rải của giọng Son trưởng theo kĩ thuật đàn liền tiếng.
2. Hình thành kiến thức mới
HĐ2: Đàn gam và hợp âm rải của giọng Pha trưởng theo kĩ thuật đàn liền tiếng – HS quan sát, lắng nghe GV đàn gam và hợp âm rải của giọng Pha trưởng theo kĩ thuật đàn liền tiếng, lưu ý cách đổi số ngón tay của gam.
– GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm:
+ Nhóm 1: tập gam Pha trưởng.
+ Nhóm 2: tập hợp âm rải Pha trưởng.
– HS tập riêng từng tay, từ chậm đến nhanh, giữ tốc độ đều đặn khi đàn. – Lưu ý khi đàn liền tiếng, các ngón tay cong tròn, thả lỏng, nhấc từng ngón khi bấm phím một cách liền lạc với nhau và mềm mại sao cho tiếng đàn không bị ngắt rời khi đàn từ phím này sang phím khác.
– Sau khi các nhóm đàn gam Pha trưởng đều đặn, đúng kĩ thuật liền tiếng, không vấp, GV hướng dẫn HS đàn gam theo tiết tấu sau:
– HS thực hành theo nhóm, tập riêng từng tay, sau đó ghép hai tay chung. – GV quan sát và sửa sai (nếu có); nhắc nhở HS làm theo các yêu cầu trong phần Hướng dẫn thực hiện của SGK.
– Các nhóm trình bày kết quả nhiệm vụ trước lớp. Các HS khác cùng quan sát, lắng nghe và nêu nhận xét.
– Sau khi các nhóm đã thực hiện tốt nhiệm vụ, GV hoán đổi nhiệm vụ giữa các nhóm.
HĐ3: Đàn các hợp âm ba chính của giọng Pha trưởng
– HS quan sát và nghe GV đàn mẫu các hợp âm ba chính của giọng Pha trưởng bằng tay trái.
42 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa
môn Âm Nhạc lớp 11(bộ sách Chân trời sáng tạo)
– HS thực hành theo nhóm, bấm từng hợp âm F, Bb, C bằng tay trái; sau đó bấm các hợp âm nối tiếp nhau theo sơ đồ sau: F– Bb – F., F – C – F, F – Bb – C – F. – GV quan sát và sửa sai (nếu có); GV lưu ý HS làm theo các yêu cầu trong phần Hướng dẫn thực hiện của SGK.
– Các ngón tay trái khi bấm hợp âm cần cong tròn, thả lỏng, tiếp xúc với phím đàn bằng đầu ngón tay.
– HS lựa chọn tiết điệu Pop hoặc Ballad để thực hành bấm các sơ đồ hợp âm vừa học, theo tốc độ từ chậm đến nhanh, lưu ý giữ đều nhịp khi đổi từ hợp âm này sang hợp âm khác.
– Sau khi các nhóm đã thực hiện tốt nhiệm vụ, GV có thể hướng dẫn HS bấm các hợp âm F, C, Bb theo thể đảo để nối tiếp hợp âm một cách nhanh chóng và thuận tiện hơn.
HĐ4: Bài kĩ thuật đàn liền tiếng
– HS quan sát và nghe GV đàn mẫu 2 tay chung bài kĩ thuật.
– HS quan sát bản nhạc để tìm hiểu về cấu trúc của bài kĩ thuật theo gợi ý của GV (xác định câu nhạc, đoạn nhạc, các qui luật về số ngón tay, về kĩ thuật đàn). – HS thực hành bài kĩ thuật theo nhóm; GV quan sát và sửa sai (nếu có); nhắc nhở HS làm theo các yêu cầu trong phần Hướng dẫn thực hiện của SGK. – Các nhóm trình bày kết quả nhiệm vụ trước lớp. Cả lớp cùng quan sát, lắng nghe và nêu nhận xét.
– Sau khi các nhóm đã đàn bài kĩ thuật tốt, GV hướng dẫn HS đàn bài kĩ thuật theo mẫu tiết tấu mới:
– HS đọc và vỗ tay theo tiết tấu mới một cách chính xác và đều đặn, sau đó thực hành đàn bài kĩ thuật với tiết tấu mới theo từng nhóm, GV quan sát và sửa sai (nếu có).
3. Luyện tập
HĐ5: Độc tấu bản nhạc
– GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm:
+ Nhóm 1: tìm hiểu một số thông tin về tác giả, nội dung, ý nghĩa, giá trị nghệ thuật của bài All I have to do is dream.
+ Nhóm 2: tìm hiểu về cấu trúc của bài All I have to do is dream.
– GV đặt câu hỏi gợi ý khi HS lắng nghe và quan sát bản nhạc để xác định câu nhạc, đoạn nhạc, các hợp âm đàn tay trái, các kĩ thuật đàn của tay phải, các âm sắc cần sử dụng, các tiết điệu phù hợp,…
43
– GV tổng kết ý kiến HS và đưa ra kết luận chung.
– HS thực hành độc tấu theo nhóm: đàn riêng giai điệu tay phải; sau đó đàn hợp âm đệm tay trái. Cố gắng giữ đều nhịp, theo tốc độ từ chậm đến nhanh. Sau đó ghép 2 tay chung, độc tấu bài All I have to do is dream, theo tốc độ từ chậm đến nhanh.
– GV quan sát và sửa sai (nếu có); nhắc nhở HS làm theo các yêu cầu trong phần Hướng dẫn thực hiện của SGK.
HĐ6: Nhận xét phần độc tấu
– Đại diện các nhóm trình bày độc tấu bài All I have to do is dream trước lớp. – Các HS khác quan sát, lắng nghe và nêu nhận xét về phần đàn độc tấu của nhóm bạn.
HĐ7: Đặt hợp âm đệm
– HS quan sát câu nhạc dạo đầu của bài Mong ước kỉ niệm xưa để tìm hiểu về giọng điệu của bài theo gợi ý của GV.
– HS đặt hợp âm đệm cho câu nhạc trên bằng cách vận dụng các hợp âm đã học trong giọng Pha trưởng; GV quan sát và sửa sai (nếu có).
HĐ8: Đệm hát
– HS tìm hiểu một số thông tin về tác giả, nội dung, ý nghĩa, giá trị nghệ thuật của bài Mong ước kỉ niệm xưa.
– GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: quan sát bản nhạc Mong ước kỉ niệm xưa để tìm hiểu về giọng điệu, các hợp âm đàn tay trái, các tiết điệu phù hợp,…). – Đại diện các nhóm báo cáo kết quả nhiệm vụ trước lớp. GV tổng kết ý kiến HS và đưa ra kết luận.
– HS thực hành theo nhóm: lựa chọn tiết điệu đệm phù hợp, sau đó tập bấm hợp âm đệm bằng tay trái, theo tốc độ từ chậm đến nhanh.
– GV quan sát và sửa sai (nếu có); nhắc nhở HS làm theo các yêu cầu trong phần Hướng dẫn thực hiện của SGK.
HĐ9: Nhận xét phần đệm hát
– Đại diện các nhóm đệm cho cả nhóm hát bài Mong ước kỉ niệm xưa trước lớp. – Các HS khác quan sát, lắng nghe và nêu nhận xét về phần đệm hát của nhóm bạn. 4. Vận dụng
HĐ10: Biến tấu và độc tấu
– GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm:
+ Nhóm 1: Biến tấu đoạn 1 của bài All I have to do is dream theo gợi ý trong SGK. + Nhóm 2: Đặt hợp âm đệm, lựa chọn tiết điệu phù hợp và đàn độc tấu trích đoạn bài Oh sole mio.
44 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa
môn Âm Nhạc lớp 11(bộ sách Chân trời sáng tạo)
– HS thực hành theo nhóm, đàn theo tốc độ từ chậm đến nhanh; GV quan sát và sửa sai (nếu có).
– Các nhóm trình bày kết quả nhiệm vụ trước lớp vào tiết học sau. – Sau khi các nhóm đã thực hiện tốt, GV có thể hoán đổi nhiệm vụ giữa các nhóm. Bảng đánh giá
Mức độ
Tiêu chí
Đạt
Chưa đạt
Mức độ 1
-ực hiện được kĩ thuật liền tiếng trên đàn phím điện tử. -ể hiện đúng cao độ, trường độ, sắc thái các bài tập tiết tấu, giai điệu, hoà âm; duy trì được tốc độ ổn định.
Mức độ 2
Biết xác định tiết điệu, đặt hợp âm đệm, đệm hát trích đoạn bài Mong ước kỉ niệm xưa.
Mức độ 3
Biết độc tấu bài All I have to do is dream.
HỆ THỐNG CHUYÊN ĐỀ – CHUYÊN ĐỀ 1
BÀI 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ
KĨ NĂNG BIỂU DIỄN THANH NHẠC
(-ời lượng: 3 tiết)
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Năng lực âm nhạc:
– NLÂN1: Cảm nhận được nội dung, sắc thái và tình cảm của các bài hát. – NLÂN2: Cảm nhận sự hoà hợp giữa giọng hát và phần nhạc đệm. – NLÂN3: Phân tích được tiết mục biểu diễn thanh nhạc về các mặt: thể loại, nội
dung, cấu trúc, giai điệu, lời ca, sắc thái, giá trị nghệ thuật, hình thức biểu diễn. Năng lực chung:
– NLC1: Luôn chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống.
– NLC2: Xác định được hướng phát triển phù hợp sau trung học phổ thông; lập được kế hoạch, lựa chọn học các môn học phù hợp với định hướng nghề nghiệp của bản thân.
– NLC3: Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện phi ngôn ngữ đa dạng để trình bày thông tin, ý tưởng và để thảo luận, lập luận, đánh giá về các vấn đề trong khoa học, nghệ thuật phù hợp với khả năng và định hướng nghề nghiệp. Phẩm chất:
– PC1: Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập; có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.
45
Tổ chức hoạt động dạy học: Hát
Mục tiêu: NLÂN1, NLÂN2, NLÂN3,, NLC1, NLC2, NLC3, PC1. Biết bị dạy học: Xle âm thanh bài hát Khát vọng tuổi trẻ (nhạc và lời: Vũ Hoàng); Hát mãi khúc quân hành (nhạc và lời: Diệp Minh Tuyền); Hành khúc tuổi trẻ (nhạc và lời: Nguyễn Văn Hiên); Tuổi trẻ thế hệ Bác Hồ (nhạc và lời: Triều Dâng); Chiều ngoại ô Mát-xcơ-va (nhạc: V. Solovyov-Sedoy, phỏng dịch lời Việt: Vương -ịnh); Giai điệu Tổ quốc (nhạc và lời: Trần Tiến); Người mẹ (nhạc và lời: Nguyễn Ngọc -iện); Tuổi hồng cho em (nhạc và lời: Nguyễn Nam); Hát với chú ve con (nhạc và lời: -anh Tùng); Tia nắng hạt mưa (nhạc: Khánh Vinh, lời thơ: Lệ Bình); đàn guitar hoặc đàn phím điện tử, máy nghe nhạc, máy chiếu (nếu có),…
PP&KTDH:
– PPDH: dùng lời, làm mẫu, trình bày tác phẩm, thuyết trình, hướng dẫn thực hành – luyện tập, Dalcroze, Kodály.
– KTDH: chia nhóm, khăn trải bàn, mảnh ghép, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi,… Gợi ý hoạt động dạy học:
1. Mở đầu
HĐ1: Khám phá
– HS lắng nghe và quan sát (video) các tiết mục biểu diễn của một số bài hát trên và trả lời câu hỏi gợi ý của GV:
+ Nêu cảm nhận của em tính chất âm nhạc của bài hát (hành khúc, vui tươi, trữ tình, mang âm hưởng dân ca, sôi động,…), hình thức biểu diễn, nhạc đệm, động tác, hình thể sân khấu, trang phục, trang điểm, đạo cụ của từng bài.
+ Nêu cảm nhận của em về nội dung, sắc thái và tình cảm của các bài hát. + Nêu cảm nhận của em về sự hoà hợp giữa giọng hát và phần nhạc đệm của các bài hát.
2. Hình thành kiến thức mới
Nội dung 1. Khái niệm về kĩ năng biểu diễn thanh nhạc
GV giới thiệu khái niệm về kĩ năng biểu diễn thanh nhạc và một số ví dụ minh hoạ thực tế từ các tiết mục biểu diễn của ca sĩ hiện nay.
Nội dung 2. Giới thiệu yếu tố chính cấu thành một tiết mục biểu diễn thanh nhạc HĐ2: Phòng tranh nghệ thuật
– GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm: tìm hiểu, thảo luận và giới thiệu về các yếu tố chính cấu thành một tiết mục biểu diễn thanh nhạc (tác phẩm âm nhạc, hình thức biểu diễn, nhạc đệm, động tác, hình thể sân khấu, trang phục, trang điểm, đạo cụ,…).
46 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa
môn Âm Nhạc lớp 11(bộ sách Chân trời sáng tạo)
– HS thảo luận và làm việc theo nhóm; vận dụng kĩ thuật khăn trải bàn, không mở SGK khi nêu ý kiến; GV quan sát và gợi ý hướng dẫn.
– Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, HS các nhóm báo cáo kết quả nhiệm vụ trước lớp (vận dụng kĩ thuật phòng tranh).
– GV mời đại diện các nhóm chia sẻ thông tin (thuyết minh).
– Các HS khác quan sát phòng tranh, lắng nghe thuyết minh và nêu nhận xét theo các tiêu chí từ bảng kiểm:
STT
Tiêu chí
Có
Không
1
-ể hiện đầy đủ các ý của từng thành tố cấu thành một tiết mục biểu diễn thanh nhạc.
2
Có ví dụ minh hoạ cụ thể.
3
Trình bày rõ ràng, mạch lạc.
– GV tổng kết và nêu kết luận chung.
Nội dung 3: Giới thiệu kĩ năng biểu diễn một số bài hát thường gặp Tìm hiểu kĩ năng biểu diễn bài hát hành khúc
HĐ3: Trò chơi “Nhanh như chớp”
GV chia nhóm, HS đại diện các nhóm thi đua trả lời câu hỏi của GV trong thời gian ngắn nhất về các nội dung sau:
– Khái niệm về bài hát hành khúc.
– Kể tên hoặc hát trích đoạn một số bài hát hành khúc mà em đã học hoặc đã biết. HĐ4: Giới thiệu kĩ năng biểu diễn bài hát hành khúc
GV giới thiệu kĩ năng biểu diễn bài hát hành khúc, chọn lọc một vài ca khúc tiêu biểu trong nhiều giai đoạn khác nhau của lịch sử âm nhạc Việt Nam để cho HS nghe (tích hợp ôn tập lại các kiến thức về -ường thức âm nhạc mà HS đã được học). Tìm hiểu kĩ năng biểu diễn bài hát trữ tình
HĐ5: Trò chơi “Nhanh như chớp”
GV chia nhóm, HS đại diện các nhóm thi đua trả lời câu hỏi của GV trong thời gian ngắn nhất về các nội dung sau:
– Khái niệm về bài hát trữ tình.
– Kể tên hoặc hát trích đoạn một số bài hát trữ tình mà em đã học hoặc đã biết. HĐ6: Giới thiệu kĩ năng biểu diễn bài hát trữ tình
GV giới thiệu kĩ năng biểu diễn bài hát trữ tình, chọn lọc một vài ca khúc tiêu biểu trong nhiều giai đoạn khác nhau của lịch sử âm nhạc Việt Nam để cho HS nghe (tích hợp ôn tập lại các kiến thức về -ường thức âm nhạc mà HS đã được học).
47
Tìm hiểu kĩ năng biểu diễn bài hát vui tươi, linh hoạt
HĐ7: Trò chơi “Nhanh như chớp”
GV chia nhóm, HS đại diện các nhóm thi đua trả lời câu hỏi của GV trong thời gian ngắn nhất về các nội dung sau:
– Khái niệm về bài hát vui tươi, linh hoạt.
– Kể tên hoặc hát trích đoạn một số bài hát vui tươi, linh hoạt mà em đã học hoặc đã biết.
HĐ8: Giới thiệu kĩ năng biểu diễn bài hát vui tươi, linh hoạt
GV giới thiệu kĩ năng biểu diễn bài hát vui tươi, linh hoạt; chọn lọc một vài ca khúc tiêu biểu trong nhiều giai đoạn khác nhau của lịch sử âm nhạc Việt Nam để cho HS nghe (tích hợp ôn tập lại các kiến thức về -ường thức âm nhạc mà HS đã được học).
Chú ý: GV nên chọn các bài hát quen thuộc và gần gũi với HS khi cho các em nghe; có thể cho HS nghe cả bài hoặc nghe các trích đoạn tuỳ sự linh hoạt của GV. Hoặc GV có thể giao nhiệm vụ cho các nhóm:
– HS tự tìm hiểu trước thông tin về các thể loại bài hát và giới thiệu trước lớp theo gợi ý sau:
+ Nhóm 1: Trình bài khái niệm về bài hát hành khúc và kể tên hoặc hát trích đoạn một số bài hát hành khúc mà em đã học hoặc đã biết.
+ Nhóm 2: Trình bài khái niệm về bài hát trữ tình và kể tên hoặc hát trích đoạn một số bài hát trữ tình mà em đã học hoặc đã biết.
+ Nhóm 3: Trình bài khái niệm về bài hát vui tươi, linh hoạt và kể tên hoặc hát trích đoạn một số bài hát vui tươi linh hoạt mà em đã học hoặc đã biết. – HS thảo luận và làm việc theo nhóm; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để thực hiện nhiệm vụ; GV quan sát và gợi ý hướng dẫn.
– Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, HS đại diện các nhóm báo cáo kết quả nhiệm vụ trước lớp. Các HS khác quan sát, lắng nghe và nêu nhận xét.
– GV tổng kết và nêu kết luận chung.
– GV giới thiệu kĩ năng biểu diễn một số bài hát thường gặp, theo các yếu tố sau: cách hát; hình thức biểu diễn; nhạc đệm; động tác, hình thể sân khấu; trang phục, trang điểm, đạo cụ.
3. Luyện tập
Nội dung 1: Nêu nhận xét về giá trị nghệ thuật, trang phục biểu diễn và động tác biểu cảm của tiết mục trình diễn thanh nhạc
HĐ9: Nêu nhận xét về bài hát hành khúc
– GV chọn lọc 1 tiết mục trình diễn thanh nhạc trong các bài sau: Khát vọng tuổi
48 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa
môn Âm Nhạc lớp 11(bộ sách Chân trời sáng tạo)
trẻ (nhạc và lời: Vũ Hoàng); Hát mãi khúc quân hành (nhạc và lời: Diệp Minh Tuyền); Hành khúc tuổi trẻ (nhạc và lời: Nguyễn Văn Hiên); Tuổi trẻ thế hệ Bác Hồ (nhạc và lời: Triều Dâng) để giới thiệu cho HS bằng Xle video.
– HS nghe, xem tiết mục trình diễn thanh nhạc; cá nhân HS khi nghe có thể ghi nhanh các ý kiến trên một mảnh giấy nhỏ về các khía cạnh sau của tiết mục: + Ý nghĩa nội dung lời ca và giá trị nghệ thuật của bài hát hành khúc. + Hình thức thể hiện của tiết mục trình diễn bài hát hành khúc (hát, hát có múa minh hoạ,…)?
+ Ca sĩ: có trang phục, trang điểm thế nào?
+ Trang phục biểu diễn của ca sĩ khi trình diễn bài hát hành khúc? + Động tác, biểu cảm ra sao của ca sĩ khi trình diễn bài hát hành khúc? Có phù hợp với bài hát không?
– GV yêu cầu HS xung phong hoặc chỉ định ngẫu nhiên để các em trình bày trước lớp.
– GV nhận xét, bổ sung thông tin cần thiết để giúp HS phát triển khả năng nhận xét về tiết mục trình diễn bài hát hành khúc của cá nhân.
HĐ10: Nêu nhận xét về bài hát trữ tình
– GV chọn lọc 1 tiết mục trình diễn thanh nhạc trong các bài sau: Chiều ngoại ô Mát-xcơ-va (nhạc: V. Solovyov-Sedoy, phỏng dịch lời Việt: Vương -ịnh); Giai điệu Tổ quốc (nhạc và lời: Trần Tiến); Người mẹ (nhạc và lời: Nguyễn Ngọc -iện) để giới thiệu cho HS bằng Xle video.
– GV tổ chức hoạt động tương tự như phần luyện tập trong HĐ9: HS nghe, xem tiết mục trình diễn thanh nhạc kết hợp với ghi nhanh các ý kiến cá nhân trên một mảnh giấy nhỏ và sau đó trình bày trước lớp (các câu hỏi tương tự như HĐ9).
– GV nhận xét, bổ sung thông tin cần thiết để giúp HS phát triển khả năng nhận xét về tiết mục trình diễn bài hát trữ tình của cá nhân.
HĐ11: Nêu nhận xét về bài hát vui tươi, linh hoạt
– GV chọn lọc 1 tiết mục trình diễn thanh nhạc trong các bài sau: Tuổi hồng cho em (nhạc và lời: Nguyễn Nam); Hát với chú ve con (nhạc và lời: -anh Tùng); Tia nắng hạt mưa (nhạc: Khánh Vinh, lời thơ: Lệ Bình) để giới thiệu cho HS bằng Xle video.
– GV tổ chức hoạt động tương tự như phần luyện tập trong HĐ9: HS nghe, xem tiết mục trình diễn thanh nhạc kết hợp với ghi nhanh các ý kiến cá nhân trên một mảnh giấy nhỏ và sau đó trình bày trước lớp (các câu hỏi tương tự như HĐ9).
– GV nhận xét, bổ sung thông tin cần thiết để giúp HS phát triển khả năng nhận xét về tiết mục trình diễn bài hát vui tươi, linh hoạt của cá nhân. Nội dung 2: Nêu nhận xét về nội dung, sắc thái, tình cảm của tiết mục trình diễn thanh nhạc
49
HĐ12: Nêu nhận xét về nội dung, sắc thái, tình cảm
– GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu và xem video clip tiết mục trình diễn bài Hát mãi khúc quân hành; sau đó nhận xét về nội dung, sắc thái, tình cảm của tiết mục. + Nhóm 2: Tìm hiểu và xem video clip tiết mục trình diễn bài Chiều ngoại ô Mát-xcơ-va; sau đó nhận xét về nội dung, sắc thái, tình cảm của tiết mục. + Nhóm 3: Tìm hiểu và xem video clip tiết mục trình diễn bài Tia nắng hát mưa; sau đó nhận xét về nội dung, sắc thái, tình cảm của tiết mục.
– HS thực hiện nhiệm vụ: thảo luận và làm việc theo nhóm, áp dụng PP khăn trải bàn để thống nhất ý kiến cả nhóm.
– Sau khi hoàn thành, HS đại diện các nhóm báo cáo kết quả nhiệm vụ trước lớp; các HS khác quan sát, lắng nghe và nêu nhận xét.
– GV nhận xét, bổ sung thông tin cần thiết để giúp HS phát triển khả năng nhận xét về tiết mục trình diễn thanh nhạc.
Nội dung 3: Phân tích cấu trúc bài hát
HĐ13: Phân tích cấu trúc bài hát
GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm:
+ Nhóm 1: dựa vào sheet nhạc trang 7 và 8, phân tích cấu trúc bài Hát mãi khúc quân hành. Bài hát có cấu trúc 2 đoạn: đoạn 1 (từ đầu đến ô nhịp 17), đoạn 2 (từ ô nhịp 18 đến hết bài); sơ đồ cấu trúc như sau:
Đoạn 1
Đoạn 2
Câu 1
Câu 2
Câu 1
Câu 2
4n+4n
4n+5n
4n+4n
4n+4n
+ Nhóm 2: dựa vào sheet nhạc trang 8 và 9, phân tích cấu trúc bài Chiều ngoại ô Mát-xcơ-va. Bài hát có cấu trúc 1 đoạn, 3 câu; sơ đồ cấu trúc như sau:
1 Đoạn
Câu 1
Câu 2
Câu 3
4n+3n
4n+4n
4n+4n
+ Nhóm 3: dựa vào sheet nhạc trang 9 và 10, phân tích cấu trúc bài Tia nắng hạt mưa. Bài hát có cấu trúc 2 đoạn: đoạn 1 (từ đầu đến ô nhịp 17), đoạn 2 (từ ô nhịp 18 đến hết bài); sơ đồ cấu trúc như sau:
Đoạn 1
Đoạn 2
Câu 1
Câu 2
Câu 1
Câu 2
5n+4n
4n+4n
4n+4n
4n+5n
– HS thảo luận và làm việc theo nhóm; GV quan sát và gợi ý hướng dẫn.
50 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa
môn Âm Nhạc lớp 11(bộ sách Chân trời sáng tạo)
– Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, HS đại diện các nhóm báo cáo kết quả nhiệm vụ trước lớp. Các HS khác quan sát, lắng nghe và nêu nhận xét.
– Sau khi các nhóm thực hiện tốt, GV có thể hoán đổi nhiệm vụ giữa các nhóm. 4. Vận dụng
HĐ14: Sưu tầm bài hát
GV giao nhiệm vụ cho các nhóm, theo các tiêu chí trong Chuyên đề học tập Âm nhạc 11:
+ Nhóm 1: sưu tầm bài hát hành khúc.
+ Nhóm 2: sưu tầm bài hát trữ tình.
+ Nhóm 3: sưu tầm bài hát vui tươi, linh hoạt.
– HS làm việc nhóm và báo cáo kết quả nhiệm vụ trước lớp vào tiết học sau. Các HS khác quan sát, lắng nghe và nêu nhận xét.
– GV nhận xét chung, tổng kết.
Bảng đánh giá
Mức độ
Tiêu chí
Đạt
Chưa đạt
Mức độ 1
Cảm nhận được nội dung, sắc thái và tình cảm của các bài hát.
Mức độ 2
Nhận xét được tiết mục biểu diễn thanh nhạc về: thể loại, nội dung, cấu trúc, giai điệu, lời ca, sắc thái, giá trị nghệ thuật, hình thức biểu diễn.
Mức độ 3
Phân tích được cấu trúc một số bài hát.
III. CÁC NỘI DUNG KHÁC
1. Hướng dẫn sử dụng sách giáo viên
SGV Âm nhạc 11 (bộ sách Chân trời sáng tạo) có cấu trúc chung gồm 2 phần: – Phần 1: Giới thiệu chung.
– Phần 2: Hướng dẫn cách thức tổ chức hoạt động dạy học theo từng chủ đề trong SGK Âm nhạc 11 (bộ sách Chân trời sáng tạo).
Trong phần 1, các vấn đề chung được đề cập và làm rõ. Những vấn đề chung là cơ sở để nhóm tác giả đề xuất cấu trúc kế hoạch dạy học đã được phân tích, ví dụ: mục tiêu, YCCĐ, nội dung chương trình, định hướng về PPDH và kiểm tra đánh giá của chương trình GDPT 2018 môn Âm nhạc. Vì vậy, quý thầy cô và bạn đọc hãy xem kĩ phần 1 để hiểu rõ hơn cách thức nhóm tác giả triển khai các hoạt động học tập ở phần 2.
51
Trong phần 2, cấu trúc bài học ở phần 1 đã được các tác giả cụ thể hoá trong từng bài theo các chủ đề. Mỗi bài sẽ được thiết kế đầy đủ các hoạt động: khởi động, mở đầu, hình thành kiến thức mới, luyện tập và vận dụng. Mỗi hoạt động có ít nhất một phương án tổ chức. Tuy nhiên, để các GV có thêm nhiều lựa chọn, có những hoạt động học tập được thiết kế nhiều hơn một phương án.
2. Hướng dẫn khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên sách, thiết bị giáo dục, học liệu điện tử của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Cùng với hệ thống SGK, SGV, Sách KHBD, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Công ty cổ phần Dịch vụ Xuất bản Giáo dục Gia Định xây dựng hệ thống nguồn tài nguyên sách và học liệu đi kèm SGK Âm nhạc 11, bộ sách Chân trời sáng tạo.
2.1. Nguồn tài nguyên sách, thiết bị và học liệu điện tử
− Hình ảnh minh hoạ các nhạc sĩ, sơ đồ nghe nhạc, infographic được sử dụng trong sách.
− File audio các bài đọc nhạc, kèm sheet nhạc.
− File audio các bài hát, bản nhạc, nhạc nền bài hát.
− Phim minh hoạ tiết dạy tham khảo.
2.2. Một số cách hướng dẫn khai thác và sử dụng
GV, phụ huynh và HS có thể tìm mua sách và tài liệu dạy học môn Âm nhạc 11 (bộ sách Chân trời sáng tạo) cho HS tại cửa hàng sách giáo dục trên toàn quốc. GV, phụ huynh cũng có thể tải các ebook, video clip tại kho tài liệu dạy học điện tử do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Công ty cổ phần dịch vụ Xuất bản Giáo dục Gia Định xây dựng. Cách thức tải các ebook, video clip tại kho học liệu dạy học điện tử được hướng dẫn chi tiết, cụ thể và rõ ràng trên website của công ty. Các thầy, cô có thể tham khảo tài nguyên trên trang web:
taphuan.nxbgd.vn,
hanhtrangso.nxbgd.vn,
www.chantroisangtao.vn
Chịu trách nhiệm xuất bản:
Tổng Giám đốc HOÀNG LÊ BÁCH
Chịu trách nhiệm nội dung:
Tổng biên tập PHẠM VĨNH THÁI
Tổ chức và chịu trách nhiệm bản thảo
Phó Tổng biên tập NGUYỄN THÀNH ANH
Giám đốc Công ty CP Dịch vụ xuất bản giáo dục Gia Định TRẦN THỊ KIM NHUNG
Biên tập nội dung: LÊ THÀNH LỢI
Trình bày bìa: NGUYỄN MẠNH HÙNG
Thiết kế sách: TỐNG THANH THẢO
Sửa bản in: LƯU THỊ NGỌC THẢO
Chế bản: CÔNG TY CP DỊCH VỤ XUẤT BẢN GIÁO DỤC GIA ĐỊNH
Địa chỉ sách điện tử và tập huấn qua mạng
- Sách điện tử: nxbgd.vn/sachdientu
- Tập huấn online: nxbgd.vn/taphuan
Bản quyền thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN MÔN ÂM NHẠC LỚP 11.
BỘ SÁCH: CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Mã số:
In ................... bản, (QĐ ....) khổ 19 x 26,5 cm.
Đơn vị in: .................... địa chỉ ........
Cơ sở in: .................... địa chỉ ........
Số ĐKXB:
Số QĐXB: .../QĐ- GD - HN ngày ... tháng ... năm 20...
In xong và nộp lưu chiểu tháng ... năm 20...
Mã số ISBN:
U
T H I Ệ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN TOÁN LỚP 11
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN NGỮ VĂN LỚP 11
I
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN LỊCH SỬ LỚP 11
Ớ
NG GI
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN ĐỊA LÍ LỚP 11
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT LỚP 11 TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN VẬT LÍ LỚP 11
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN HOÁ HỌC LỚP 11
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN SINH HỌC LỚP 11
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP LỚP 11 (bản 2)Ọ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN ÂM NHẠC LỚP 11
R
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN TIN HỌC LỚP 11
T
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN TIẾNG ANH LỚP 11
R Â N
T
Sách không bán