🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa công nghệ 3 - Cánh Diều Ebooks Nhóm Zalo NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH CÔNG TY ĐẦU TƯ XUẤT BẢN – THIẾT BỊ GIÁO DỤC VIỆT NAM HÀ NỘI – 2022 1 I. Khái quát về môn công nghệ cấp tiểu học trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 ............................................................................................ 3 II. Khái quát về mục tiêu năng lực và phẩm chất trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 .......................................................................................... 7 III. Sách giáo khoa công nghệ 3 ...................................................................... 9 I. Phương pháp và kĩ thuật tổ chức dạy học ................................................... 20 II. Đánh giá kết qủa học tập .......................................................................... 21 III. Xây dựng kế hoạch dạy học .................................................................... 25 VI. Xây dựng kế hoạch bài dạy ..................................................................... 27 I. Sách giáo viên ............................................................................................ 38 II. Vở bài tập ................................................................................................. 40 III. Phiếu thực hành cuối tuần ....................................................................... 43 2 PhÇn 1 Theo Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, kế hoạch giáo dục cấp Tiểu học được trình bày như bảng dưới đây: Nội dung giáo dục Số tiết/năm học Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 Môn học bắt buộc Tiếng Việt 420 350 245 245 245 Toán 105 175 175 175 175 Ngoại ngữ 1 140 140 140 Đạo đức 35 35 35 35 35 Tự nhiên và Xã hội 70 70 70 Lịch sử và Địa lí 70 70 Khoa học 70 70 Tin học và Công nghệ 70 70 70 Giáo dục thể chất 70 70 70 70 70 Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật) 70 70 70 70 70 Hoạt động giáo dục bắt buộc Hoạt động trải nghiệm 105 105 105 105 105 Môn học tự chọn Tiếng dân tộc thiểu số 70 70 70 70 70 Ngoại ngữ 1 70 70 Tổng số tiết/năm học (không kể các môn học tự chọn) 875 875 980 1050 1050 Số tiết trung bình/tuần (không kể các môn học tự chọn) 25 25 28 30 30 3 Theo kế hoạch này, chương trình giáo dục cấp Tiểu học có môn Tin học và Công nghệ, được tổ chức dạy học ở 3 khối lớp 3, 4 và 5 với thời lượng 70 tiết/năm học. Theo Chương trình GDPT 2018 với môn Tin học và Công nghệ, môn học được cấu trúc bởi hai phân môn: phân môn Tin học (có thời lượng 35 tiết/năm học) và phân môn Công nghệ (có thời lượng 35 tiết/năm học). Để tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường và giáo viên (GV) dạy phân môn Tin học và phân môn Công nghệ trong việc lập kế hoạch và tổ chức thực hiện dạy học môn Tin học và Công nghệ, sách giáo khoa (SGK) và các tài liệu hỗ trợ kèm theo của môn Tin học và Công nghệ được biên soạn thành hai bộ độc lập. Vì vậy, có thể gọi tắt hai phân môn của môn Tin học và Công nghệ là “môn Tin học” và “môn Công nghệ”. Theo Chương trình GDPT môn Công nghệ 2018, môn Công nghệ 3 được bố trí dạy học trong chương trình giáo dục dành cho học sinh (HS) khối lớp 3 cấp Tiểu học với nội dung và yêu cầu cần đạt sau: Nội dung Yêu cầu cần đạt CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG Tự nhiên và Công nghệ – Phân biệt được đối tượng tự nhiên và sản phẩm công nghệ. – Nêu được tác dụng của một số sản phẩm công nghệ trong gia đình. – Có ý thức giữ gìn sản phẩm công nghệ trong gia đình. Sử dụng đèn học – Nêu được tác dụng và mô tả được các bộ phận chính của đèn học. – Nhận biết được một số loại đèn học thông dụng. – Xác định vị trí đặt đèn; bật, tắt, điều chỉnh được độ sáng của đèn học. – Nhận biết và phòng tránh được những tình huống mất an toàn khi sử dụng đèn học. 4 Nội dung Yêu cầu cần đạt Sử dụng quạt điện – Nêu được tác dụng và mô tả được các bộ phận chính của quạt điện. – Nhận biết được một số loại quạt điện thông dụng. – Xác định vị trí đặt quạt; bật, tắt, điều chỉnh được tốc độ quạt phù hợp với yêu cầu sử dụng. – Nhận biết và phòng tránh được những tình huống mất an toàn khi sử dụng quạt điện. Sử dụng máy thu thanh – Nêu được tác dụng của máy thu thanh. – Dựa vào sơ đồ khối, mô tả được mối quan hệ đơn giản giữa đài phát thanh và máy thu thanh. – Kể tên và nêu được nội dung phát thanh của một số chương trình phù hợp với lứa tuổi HS trên đài phát thanh. – Chọn được kênh phát thanh, thay đổi âm lượng theo ý muốn. Sử dụng máy thu hình – Trình bày được tác dụng của máy thu hình (ti vi) trong gia đình. – Dựa vào sơ đồ khối, mô tả được mối quan hệ đơn giản giữa đài truyền hình và ti vi. – Kể được tên và nêu được nội dung của một số kênh truyền hình phổ biến, phù hợp với HS. – Lựa chọn được vị trí ngồi đảm bảo góc nhìn và khoảng cách hợp lí khi xem ti vi. – Chọn được kênh, điều chỉnh được âm thanh của ti vi theo ý muốn. An toàn với môi trường công nghệ trong gia đình – Nhận biết và phòng tránh được một số tình huống không an toàn (Ví dụ: các tình huống liên quan đến điện, nhiệt, khói, khí ga, các đồ vật sắc, nhọn,…) cho người từ môi trường công nghệ trong gia đình. 5 Nội dung Yêu cầu cần đạt – Báo cho người lớn biết khi có sự cố, tình huống mất an toàn xảy ra. THỦ CÔNG KĨ THUẬT Làm đồ dùng học tập – Lựa chọn được vật liệu làm đồ dùng học tập đúng yêu cầu. – Sử dụng được các dụng cụ để làm đồ dùng học tập đúng cách, an toàn. – Làm được một đồ dùng học tập đơn giản theo các bước cho trước, đảm bảo yêu cầu về kĩ thuật, thẩm mĩ. Làm biển báo giao thông – Nêu được ý nghĩa của một số biển báo giao thông. – Lựa chọn được vật liệu phù hợp. – Lựa chọn và sử dụng được dụng cụ đúng cách, an toàn để làm được một số biển báo giao thông quen thuộc dưới dạng mô hình theo các bước cho trước. – Có ý thức tuân thủ các quy định khi tham gia giao thông. Làm đồ chơi – Nhận biết và sử dụng an toàn một số đồ chơi đơn giản phù hợp với lứa tuổi. – Làm được một đồ chơi đơn giản theo hướng dẫn. – Tính toán được chi phí cho một đồ chơi đơn giản. Như vậy, cấu trúc nội dung của môn Công nghệ 3 bao gồm có hai chủ đề: chủ đề Công nghệ và đời sống, chủ đề Thủ công kĩ thuật. Mỗi chủ đề có một số nội dung với những yêu cầu cần đạt tương ứng. 6 Chương trình giáo dục tiểu học giúp HS hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt. Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho HS những phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi sau: a) Phẩm chất chủ yếu: bao gồm 5 thành tố: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. b) Năng lực cốt lõi: bao gồm: năng lực chung, năng lực đặc thù và năng lực đặc biệt. – Những năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. – Những năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất. – Ngoài ra, chương trình GDPT còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu của HS. Những yêu cầu cần đạt cụ thể về phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi được quy định tại Mục IX Chương trình tổng thể và tại các chương trình môn học, hoạt động giáo dục. 7 Các năng lực và phẩm chất trong chương trình GDPT 2018 Năng lực công nghệ là 1 trong 7 năng lực đặc thù được xác định trong Chương trình GDPT 2018, bao gồm các thành tố sau: Cấu trúc năng lực công nghệ 8 – Nhận thức công nghệ: là năng lực làm chủ kiến thức phổ thông cốt lõi về công nghệ trên các phương diện bản chất của công nghệ; mối quan hệ giữa công nghệ, con người, xã hội; một số công nghệ phổ biến, các quá trình sản xuất chủ yếu có ảnh hưởng và tác động lớn tới kinh tế, xã hội trong hiện tại và tương lai; phát triển và đổi mới công nghệ; nghề nghiệp và định hướng nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ chủ yếu ở Việt Nam. – Giao tiếp công nghệ: là năng lực lập, đọc, trao đổi tài liệu kĩ thuật về các sản phẩm, quá trình, dịch vụ công nghệ trong sử dụng, đánh giá công nghệ và thiết kế kĩ thuật. – Sử dụng công nghệ: là năng lực khai thác sản phẩm, quá trình, dịch vụ công nghệ đúng chức năng, đúng kĩ thuật, an toàn và hiệu quả; tạo ra sản phẩm công nghệ. – Đánh giá công nghệ: là năng lực đưa ra những nhận định về một sản phẩm, quá trình, dịch vụ công nghệ với góc nhìn đa chiều về vai trò, chức năng, chất lượng, kinh tế – tài chính, tác động môi trường và những mặt trái của kĩ thuật, công nghệ. – Thiết kế kĩ thuật: là năng lực phát hiện nhu cầu, vấn đề cần giải quyết, cần đổi mới trong thực tiễn; đề xuất giải pháp kĩ thuật, công nghệ đáp ứng nhu cầu, giải quyết vấn đề đặt ra; hiện thực hoá giải pháp kĩ thuật, công nghệ; thử nghiệm và đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu, vấn đề đặt ra. Quá trình trên được thực hiện trên cơ sở xem xét đầy đủ các khía cạnh về tài nguyên, môi trường, kinh tế và nhân văn. Ngoài lời nói đầu và mục lục, cấu trúc của SGK Công nghệ 3 có ba phần nội dung sau: – Đầu cuốn sách có trang hướng dẫn sử dụng sách, trong đó giới thiệu một số logo của các hoạt động dạy học giúp cho GV và HS thuận tiện hơn khi thực hiện các hoạt động dạy và học. 9 – Cuối cuốn sách có bảng giải thích một số thuật ngữ được sử dụng trong sách nhưng chưa có điều kiện giải thích cặn kẽ để giúp giáo viên và HS thuận tiện hơn trong việc sử dụng sách. 10 – Nội dung chính của cuốn sách được cấu trúc thành 2 chủ đề với 9 bài học. Cấu trúc này được xây dựng trên cơ sở bám sát mục tiêu chung, mục tiêu môn học và đặc biệt là bám sát nội dung, yêu cầu cần đạt của môn Công nghệ 3 trong Chương trình môn Công nghệ 2018. Trong đó: – Chủ đề 1: Công nghệ và đời sống gồm 6 bài học. – Chủ đề 2: Thủ công kĩ thuật với 3 bài học. 11 Thời lượng các bài học được phân bổ từ hai tiết trở lên. Để đảm bảo tính khả thi trong quá trình thực hiện kế hoạch dạy học với những phương án khác nhau, khi biên soạn SGK, nhóm tác giả đã xác định một số nội dung có thể điều chỉnh tăng hoặc giảm thời lượng 1 tiết. Để có được một cuốn SGK đẹp, hấp dẫn, dễ đọc,… và với đặc điểm môn Công nghệ có kiến thức thể hiện qua cả hai kênh chữ và hình, SGK Cộng nghệ 3 thuộc bộ sách Cánh Diều được trình bày sinh động, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình, sử dụng màu sắc sinh động, hấp dẫn để vừa tạo thuận lợi vừa tạo hứng thú, lôi cuốn cho HS trong học tập. Với mục tiêu dạy học phát triển năng lực và phẩm chất HS; để đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình và để tạo thuận lợi cho GV giảng dạy môn Công nghệ 3, các bài học trong SGK Công nghệ 3 được cấu trúc theo hướng tổ chức các hoạt động học cho HS. Tuy nhiên, do đặc điểm nội dung của hai chủ đề khác nhau nên cấu trúc các bài học trong hai chủ đề cũng có một số điểm khác nhau. a) Cấu trúc bài học trong chủ đề Công nghệ và đời sống Các bài học thuộc chủ đề Công nghệ và đời sống đều có cấu trúc bao gồm các phần chính như sau: 12 – Mục tiêu: Mô tả chi tiết, cụ thể một phần yêu cầu cần đạt trong chương trình môn học. – Hoạt động KHỞI ĐỘNG: Nêu câu hỏi, vấn đề, tình huống hoặc giao nhiệm vụ cho HS để các em huy động vốn kiến thức đã học và vốn hiểu biết thực tiễn để trả lời, giải quyết. Nội dung trả lời câu hỏi hoặc kiến thức hỗ trợ giải quyết vấn đề cũng có một phần nằm trong nội dung bài học. Như vậy sẽ tạo tâm thế học tập cho HS, giúp các em có ham muốn nghiên cứu nội dung bài học. – Hoạt động KHÁM PHÁ (hình thành kiến thức mới): Trình bày nội dung chính của bài học, đưa ra câu hỏi, nhiệm vụ để định hướng, kích thích HS nghiên cứu, suy nghĩ, trao đổi với nhau. Qua đó lĩnh hội được kiến thức, hình thành được kĩ năng của bài học. 13 Trong nội dung hoạt động có những câu hỏi gợi ý để tích cực hóa hoạt động học tập của HS và định hướng các em tập trung hơn vào những nội dung chính cần học. – Hoạt động LUYỆN TẬP: Được thiết kế dưới dạng thực hành, xử lí tình huống và cả dưới dạng trò chơi nhẹ nhàng, hấp dẫn nhằm tạo hứng thú cho HS trong quá trình củng cố kiến thức . 14 Hoạt động thực hành giúp hình thành, rèn luyện và phát triển một số kĩ năng Các hoạt động khám phá, luyện tập có thể được thực hiện theo nội dung toàn bộ bài học hoặc được tách riêng theo từng nội dung chính của bài học cho phù hợp với năng lực nhận thức của HS lớp 3. 15 – Hoạt động VẬN DỤNG: Trình bày nhiệm vụ và yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học để xử lí tình huống trong cuộc sống, phát triển khả năng giải quyết vấn đề, giúp các em hình thành phương pháp vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề thực tiễn. Ngoài 4 hoạt động trên, trong mỗi bài còn biên soạn thêm hai nội dung: Thứ nhất là mục “Em có biết” để giới thiệu thêm những thông tin bổ ích, hấp dẫn có liên quan đến nội dung bài học, giúp HS mở rộng thêm hiểu biết của mình. 16 Thứ hai là mục “Kiến thức cốt lõi” trình bày tóm tắt lại những nội dung chính, trọng tâm, chủ yếu của bài học. Nội dung trong Kiến thức cốt lõi nhằm hỗ trợ các thầy cô xác định trọng tâm của bài khi xây dựng kế hoạch bài dạy và để giúp HS thuận tiện khi ôn tập kiến thức của bài, nắm chắc kiến thức chủ yếu, trọng tâm của bài học. Nội dung trong bài học có đan xen nhiều câu hỏi, yêu cầu thực hiện hoạt động tìm tòi, khám phá,… để định hướng học tập cho HS, giúp GV thuận lợi trong quá trình tổ chức hoạt động học cho HS. b) Cấu trúc bài học trong chủ đề Thủ công kĩ thuật Cấu trúc các bài học thuộc chủ đề Thủ công kĩ thuật cũng theo hướng hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực HS. Tuy nhiên, do đặc điểm của bài học, hoạt động khám phá và luyện tập (thực hành) được trình bày theo tiến trình thực hiện tạo ra sản phẩm. Tiến trình bao gồm 4 bước: 17 – Bước thứ nhất: Giới thiệu sản phẩm mẫu nhằm giới thiệu cho HS biết sản phẩm mà các em cần phải thực hiện, trong đó có nêu các yêu cầu kĩ thuật của sản phẩm. Các yêu cầu này vừa là định hướng, quy định các em phải tuân theo trong quá trình tạo sản phẩm, vừa là tiêu chí để đánh giá sản phẩm. – Bước thứ hai: Chuẩn bị vật liệu và dụng cụ định hướng, giới thiệu cho HS chuẩn bị những vật liệu và dụng cụ cần thiết để tạo ra sản phẩm. Đây cũng chỉ là định hướng chung, trong quá trình dạy học, thầy cô có thể điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế. – Bước thứ ba: Các bước tiến hành: trình bày các bước, các thao tác một cách cụ thể, theo đúng tình tự để hướng dẫn HS tạo ra sản phẩm. 18 – Bước thứ tư: Báo cáo và đánh giá gợi ý tổ chức cho HS giới thiệu sản phẩm trước nhóm, trước lớp; đánh giá sản phẩm của mình, đánh giá sản phẩm của bạn dựa theo các tiêu chí trong phiếu đánh giá. Các tiêu chí này cũng chính là yêu cầu kĩ thuật đã được nêu ở nội dung của bước thứ nhất. 19 PhÇn 2 Tæ chøc d¹y häc c«ng nghÖ 3 Khi lựa chọn phương pháp và kĩ thuật dạy học cần căn cứ vào một số cơ sở sau đây: – Mục tiêu dạy học, cụ thể hơn là mục tiêu bài học. Trong Chương trình GDPT 2018, việc mô tả mục tiêu chủ yếu sử dụng động từ như “trình bày”, “nêu”, “giải thích”,... thay cho danh từ như “biết”, “hiểu”,... Căn cứ theo mục tiêu của bài học, GV lựa chọn những phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp. Ví dụ mục tiêu bài học là sau khi học xong bài học HS “chọn được kênh phát thanh, thay đổi âm lượng theo ý muốn” thì phải lựa chọn các phương pháp dạy học (PPDH) trực quan và dạy học thực hành. – Nội dung dạy học, cụ thể hơn là nội dung bài học, cũng là cơ sở quan trọng để lựa chọn phương pháp và kĩ thuật dạy học. Ví dụ với bài 6 “An toàn với môi trường công nghệ trong gia đình”, với đặc điểm gắn liền với quá trình sử dụng các sản phẩm công nghệ trong thực tiễn, thì GV có thể vận dụng PPDH trực quan “sử dụng tranh” chẳng hạn. Sử dụng tranh ảnh minh họa là một trong những cách gây ấn tượng khi GV đồng thời vừa có lời dẫn vừa đưa ra một bức tranh phóng to đẹp cho HS quan sát và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ liên quan đến bài học. – Điều kiện dạy học, ở đây chủ yếu đề cập tới cơ sở vật chất và thiết bị dạy học. Căn cứ vào điều kiện của nhà trường mà GV lựa chọn phương pháp và kĩ thuật dạy học cho phù hợp. Ví dụ với bài 4 “Sử dụng máy thu thanh”, nếu nhà trường có nhiều máy thu thanh thì GV có thể chọn tổ chức dạy học theo nhóm và kĩ thuật dạy học khăn trải bàn. Nhưng nếu chỉ có một máy thu thanh thì phải sử dụng PPDH trực quan, kết hợp với thuyết trình và đàm thoại. Hoặc với các bài thuộc chủ đề Thủ công kĩ thuật thì GV phải sử dụng phương pháp thực hành, trong 20 đó có khâu “làm mẫu – quan sát” và “huấn luyện – luyện tập” nhưng tùy theo số lượng thiết bị mà sử dụng cách dạy toàn lớp hoặc chia nhóm,… – Căn cứ vào năng lực nhận thức, điều kiện sống của HS từng lớp mà GV lựa chọn phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp. Với bài 6 “An toàn với môi trường công nghệ trong gia đình” dạy cho HS ở thành phố sẽ khác với dạy cho HS ở vùng nông thôn, vùng núi cao. – Ngoài ra, việc lựa chọn phương pháp và kĩ thuật dạy học cũng một phần phụ thuộc vào sở trường, quan điểm của GV. Tuy nhiên, nên xếp cơ sở này vào loại thứ yếu. Mỗi hoạt động dạy học có đặc trưng khác nhau. Do đó cần lựa chọn phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp cho từng hoạt động. Dưới đây là các tiêu chí để đánh giá PPDH được sử dụng trong hoạt động dạy học. – Phát huy hứng thú học tập, thúc đẩy sự tham gia của HS – Tạo thách thức nhận thức phù hợp với tâm sinh lí của HS. – Khuyến khích tính tự chủ, tích cực của HS. – Đa dạng, đảm bảo phân hóa, phù hợp nhịp độ học tập. – Được biểu hiện qua hoạt động học tập, thực hành, trải nghiệm. Đánh giá HS tiểu học được quy định trong Thông tư 27/2020/TT–BGDĐT, ngày 04/09/2020 của Bộ GD&ĐT. Theo đó, việc đánh giá HS tiểu học bao gồm đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì. Ở đây chỉ đề cập tới đánh giá kết quả học tập của HS tiểu học trong dạy học Công nghệ. a) Đánh giá thường xuyên – GV sử dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp đánh giá, nhưng chủ yếu thông qua lời nói chỉ ra cho HS biết được chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa chữa; 21 viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của HS khi cần thiết, có biện pháp cụ thể giúp đỡ kịp thời. – HS tự nhận xét và tham gia nhận xét sản phẩm học tập của bạn, nhóm bạn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập để học và làm tốt hơn. – Cha mẹ HS trao đổi với GV về các nhận xét, đánh giá HS bằng các hình thức phù hợp và phối hợp với GV động viên, giúp đỡ HS học tập, rèn luyện. b) Đánh giá định kì – Vào cuối học kì I và cuối học kì II (cuối năm học), GV dạy môn học căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và yêu cầu cần đạt, biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn Công nghệ để đánh giá HS theo các mức sau: + Hoàn thành tốt: thực hiện tốt các yêu cầu học tập và thường xuyên có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học. + Hoàn thành: thực hiện được các yêu cầu học tập và có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học. + Chưa hoàn thành: chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập hoặc chưa có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học. – Theo quy định trong Thông tư 27, vào cuối học kì I và cuối năm học, môn Tin học và Công nghệ có bài kiểm tra định kì. Đề kiểm tra định kì phù hợp với yêu cầu cần đạt và các biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các mức như sau: + Mức 1: Nhận biết, nhắc lại hoặc mô tả được nội dung đã học và áp dụng trực tiếp để giải quyết một số tình huống, vấn đề quen thuộc trong học tập. + Mức 2: Kết nối, sắp xếp được một số nội dung đã học để giải quyết vấn đề có nội dung tương tự. + Mức 3: Vận dụng các nội dung đã học để giải quyết một số vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lí trong học tập và cuộc sống. – Bài kiểm tra được giáo viên sửa lỗi, nhận xét, cho điểm theo thang điểm 10, không cho điểm thập phân và được trả lại cho HS. Điểm của bài kiểm tra định kì không dùng để so sánh HS này với HS khác. Nếu kết quả bài kiểm tra cuối học kì I và cuối năm học bất thường so với đánh giá 22 thường xuyên, GV đề xuất với nhà trường có thể cho HS làm bài kiểm tra khác để đánh giá đúng kết quả học tập của HS. Theo quy định trong Thông tư 27, việc đánh giá kết quả học tập môn Công nghệ 3 được thực hiện từ năm học 2022 – 2023. a) Đánh giá bằng phương pháp viết Với đặc điểm nội dung dạy học môn Công nghệ 3, đánh giá thường xuyên có thể sử dụng phương pháp vấn đáp (kiểm tra miệng), viết hoặc đánh giá sản phẩm (đối với các bài thủ công kĩ thuật); đánh giá định kì nên sử dụng phương pháp viết. Với phương pháp viết, GV có thể sử dụng câu hỏi tự luận hoặc trắc nghiệm. Với câu hỏi trắc nghiệm, có thể sử dụng các loại câu hỏi loại nhiều lựa chọn, đúng sai, ghép đôi, điền khuyết. Tuy nhiên, với các loại câu hỏi ghép đôi và điền khuyết cần xác định cụ thể cách chấm vì một câu ghép đôi và điền khuyết có nhiều mức độ đúng khác nhau (Ví dụ câu điền khuyết có 5 chỗ trống, HS có thể điền đúng 1, 2, 3, 4 hoặc cả 5 chỗ trống). Khi biên soạn câu hỏi, GV có thể tham khảo trong Sách giáo viên, Vở bài tập, Phiếu thực hành cuối tuần của môn Công nghệ thuộc bộ sách Cánh Diều này. Ví dụ: Câu 1: Hãy kể tên một số sản phẩm công nghệ trong gia đình mà em biết và nêu tác dụng của chúng. Sản phẩm công nghệ Tác dụng ? ? ? ? Câu 2: Dựa vào thông tin ở cột chức năng, hãy điền tên bộ phận chính của quạt vào chỗ,… trong cột “Tên bộ phận” cho hợp lí. Chức năng Tên bộ phận Nối quạt với nguồn điện ………..……. Bật, tắt, điều chỉnh tốc độ và hướng gió ………….….. 23 Gắn đế quạt với hộp động cơ, có thể điều chỉnh độ cao của quạt ………..……. Giúp quạt đứng vững ………..……. Chứa động cơ quạt ……………… Tạo gió ………….….. Bảo vệ cánh quạt và người sử dụng ……………… Câu 3: Nối tên các nút tương ứng với kí hiệu số trên bộ điều khiển từ xa của ti vi. Câu 4: Chọn nội dung gợi ý dưới đây và điền vào chỗ ..... để có đoạn văn hướng dẫn sử dụng máy thu thanh. nghe đủ nghe âm lượng núm chỉnh âm lượng (1) ......................................... dùng để điều chỉnh (2) ............................... của máy thu thanh. Nên điều chỉnh âm lượng vừa (3) ................................ vì nghe âm thanh quá to trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến khả năng (4) ............................. b) Đánh giá sản phẩm Khi đánh giá sản phẩm, GV cần xây dựng bảng kiểm (hoặc còn gọi là rubric) với các tiêu chí rõ ràng, cụ thể. Với HS tiểu học, đánh giá nên mang tính động viên, khuyến khích nên có thể dùng cách đánh giá như sau (tương tự phiếu đánh 24 giá trong các bài thủ công kĩ thuật): Mức tốt (3 ngôi sao), mức khá (2 ngôi sao), mức trung bình (1 ngôi sao). Sau khi tích đủ vào các hàng, cột theo tiêu chí và mức sẽ tính tổng ngôi sao đạt được. Em nào, nhóm nào đạt nhiều ngôi sao nhất sẽ là người đạt kết quả cao hoặc thắng cuộc. Ví dụ: Đánh giá sản phẩm “biển báo giao thông” của HS A hoặc nhóm A: Tiêu chí Đánh giá kết quả       Đủ bộ phận: đế, cột, biển báo X Đúng hình dạng, màu sắc X Cân đối, chắc chắn X Đẹp X Như vậy: Theo quy ước cánh tính điểm như trên, HS hoặc nhóm A sẽ đạt được tổng số sao là 10 ngôi sao. c) Đánh giá quá trình thực hiện tạo ra sản phẩm Cách đánh giá tương tự đánh giá sản phẩm, chỉ khác ở tiêu chí đánh giá. Tương tự với bài thủ công làm biển báo giao thông nói trên, ta có thể xây dựng phiếu đánh giá như sau: Tiêu chí Đánh giá kết quả       Sử dụng đúng dụng cụ, đúng cách Lựa chọn vật liệu phù hợp Thao tác thành thạo Đảm bảo an toàn, tiết kiệm Thời gian thực hiện Theo cách này, GV có thể tự xây dựng các phiếu đánh giá cho phù hợp. – Căn cứ vào Chương trình GDPT 2018 – Chương trình tổng thể và Chương trình môn Công nghệ. 25 – Căn cứ theo chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan quản lí cấp trên (Hiện tại: theo Công văn 2345/BGDĐT–GDTH, ngày 7/6/2021 và Thông tư 27/2020/TT– BGDĐT, ngày 4/9/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo). Theo Thông tư 27, đánh giá HS tiểu học bao gồm đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì; môn Tin học và Công nghệ có bài kiểm tra định kì vào cuối học kì I và cuối năm học. Như vậy, kế hoạch dạy học môn Tin học và Công nghệ phải dành 2 tiết cho kiểm tra định kì). – Căn cứ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của các cấp có thẩm quyền (văn bản của Bộ GD&ĐT, của Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố, của Sở/Phòng GD&ĐT,…). – Căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ dạy học môn học; căn cứ đội ngũ GV, đặc điểm HS của nhà trường; căn cứ kế hoạch giáo dục của nhà trường, của tổ chuyên môn; căn cứ phương án thực hiện kế hoạch dạy học môn Tin học và Công nghệ. – Căn cứ SGK được lựa chọn sử dụng và các SGK khác nằm trong danh mục SGK được Bộ GD&ĐT phê duyệt;… Nhà trường và GV chủ động trong xây dựng kế hoạch, có thể điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp. Cấu trúc nội dung và yêu cầu cụ thể của kế hoạch dạy học môn học được quy định cụ thể trong Công văn 2345. Theo Chương trình GDPT 2018, thời lượng cho phân môn Công nghệ của môn Tin học và Công nghệ 3 là 35 tiết/ năm học. Dự kiến phân bố thời gian như sau: Chủ đề – Bài học Số tiết Chủ đề 1: CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG Bài 1. Tự nhiên và công nghệ 2 Bài 2. Sử dụng đèn học 4 Bài 3. Sử dụng quạt điện 4 Bài 4. Sử dụng máy thu thanh 4 26 Bài 5. Sử dụng máy thu hình 4 Bài 6. An toàn với môi trường công nghệ trong gia đình 2 Chủ đề 2: THỦ CÔNG KĨ THUẬT Bài 7. Làm đồ dùng học tập 4 Bài 8. Làm biển báo giao thông 4 Bài 9. Làm đồ chơi 4 Ôn tập và kiểm tra cuối kì 3 Tổng số 35 27 Kế hoạch bài dạy môn Công nghệ có thể tiến hành theo tiến trình sau: Tiến trình xây dựng kế hoạch bài dạy Căn cứ vào kế hoạch dạy học môn học được tổ chuyên môn thống nhất đề xuất và đã được Hiệu trưởng phê duyệt, GV xây dựng kế hoạch bài dạy theo hướng dẫn tại Phụ lục 3 – Công văn 2345. Cấu trúc khung kế hoạch bài dạy được tóm tắt như sau: Môn học: Tin học và Công nghệ/Công nghệ; lớp: 3… Tên bài học: …………………………….……; số tiết: ……… Thời gian thực hiện: ngày...tháng...năm...(hoặc từ …/…/… đến …/…/…) 1. Mục tiêu/Yêu cầu cần đạt: Nêu cụ thể HS thực hiện được việc gì; vận dụng được những gì vào giải quyết vấn đề trong thực tế cuộc sống; có cơ hội hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực gì. 2. Chuẩn bị thiết bị dạy học và học liệu/Đồ dùng dạy học: Nêu các thiết bị, học liệu được sử dụng trong bài dạy để tổ chức cho HS hoạt động nhằm đạt yêu cầu cần đạt của bài dạy. 3. Tiến trình tổ chức dạy học/Các hoạt động dạy học chủ yếu: – Hoạt động Mở đầu: khởi động, kết nối. – Hoạt động Hình thành kiến thức mới: trải nghiệm, khám phá, phân tích, hình thành kiến thức mới (đối với bài hình thành kiến thức mới). – Hoạt động Luyện tập, thực hành. – Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm (nếu có). 28 Khi lập kế hoạch bài dạy, GV có thể tham khảo các gợi ý trong Sách giáo viên, Vở bài tập, Phiếu thực hành cuối tuần của môn Công nghệ thuộc bộ sách Cánh Diều này. Như vậy, tiến trình cho một bài học gồm các hoạt động cơ bản như sau Trong mỗi hoạt động, nên thể hiện 4 nội dung công việc sau: a) Chuyển giao nhiệm vụ học tập: nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp với khả năng của HS, thể hiện ở việc nêu vấn đề, hướng dẫn cách thực hiện và yêu cầu về sản phẩm mà HS phải hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú học tập của HS; đảm bảo cho tất cả HS tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ. b) Tổ chức cho HS thực hiện nhiệm vụ học tập: khuyến khích HS hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập; phát hiện kịp thời những khó khăn của HS và có biện pháp hỗ trợ kịp thời, phù hợp, hiệu quả; không “bỏ quên” HS nào. c) Tổ chức cho HS trình bày kết quả và thảo luận: hình thức trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ phù hợp với nội dung học tập và kĩ thuật dạy học tích cực 29 được sử dụng; khuyến khích cho HS trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập; xử lí những tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lí. d) Nhận xét, đánh giá thực hiện nhiệm vụ học tập: nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của HS; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến trao đổi, thảo luận của HS nhằm giúp HS có hứng thú, niềm tin trong học tập, cải thiện được kết quả học tập; chính xác hóa các kiến thức mà HS đã học được thông qua hoạt động. Đồng thời, cuối nội dung công việc thứ 4, GV cần chốt những kiến thức trọng tâm, chủ yếu của bài. Sau mỗi lần thực hiện, GV có thể xem xét, điều chỉnh kế hoạch bài dạy để tăng tính khả thi, hiệu quả của kế hoạch. Điều này cũng phù hợp với hướng dẫn trong Công văn 2345 về sử dụng kế hoạch bài dạy như: lưu trữ kế hoạch bài dạy; “có thể sử dụng kế hoạch bài dạy xây dựng từ năm học trước để thực hiện bổ sung, điều chỉnh nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức, để tổ chức dạy học hiệu quả”. Dưới đây trình bày một ví dụ minh họa về kế hoạch bài dạy để GV tham khảo. Bài 6. AN TOÀN VỚI MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHỆ TRONG GIA ĐÌNH (2 tiết) I. MỤC TIÊU Bài học này nhằm hình thành và phát triển ở HS năng lực và phẩm chất, với những biểu hiện cụ thể như sau: 1. Năng lực a) Năng lực công nghệ (Năng lực sử dụng công nghệ): – Nhận biết và phòng tránh được một số tình huống không an toàn cho người từ môi trường công nghệ trong gia đình. – Báo cho người lớn biết khi có sự cố, tình huống mất an toàn xảy ra. b) Năng lực chung: Xác định được trách nhiệm và hoạt động của bản thân; nhanh chóng xác định tình huống sử dụng không an toàn; thực hiện theo hướng dẫn, phân công,... 30 2. Phẩm chất Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học vào sử dụng sản phẩm công nghệ trong gia đình đảm bảo an toàn. – Một số hình ảnh trong SGK: tình huống sử dụng, tiếp xúc với nhóm các đồ dùng sắc nhọn, nhóm đồ dùng có nhiệt độ cao, khí ga và nhóm đồ dùng sử dụng điện. – Sưu tầm thêm hình ảnh, video hướng dẫn sử dụng an toàn một số sản phẩm công nghệ trong gia đình và hướng dẫn xử lí khi bị chảy máu, bỏng,… a) Mục tiêu: Phân loại được một số sản phẩm công nghệ trong gia đình và xác định nhu cầu tìm hiểu các tình huống không an toàn từ môi trường nhóm sản phẩm. b) Tổ chức thực hiện – GV tổ chức cho HS quan sát 3 hình ảnh trong SGK (trang 33), yêu cầu HS kể tên các sản phẩm công nghệ có trong hình và xếp các sản phẩm vào 3 nhóm. Làm việc theo nhóm: HS làm việc theo nhóm đôi, nhóm 4 hoặc nhóm 6. Làm việc cả lớp: Gọi đại diện 1 – 2 HS lên kể tên sản phẩm và xếp vào bảng đúng nhóm. HS khác nhận xét và bổ sung. * Gợi ý trả lời: Nhóm đồ dùng sắc nhọn, dễ vỡ Nhóm đồ dùng có nhiệt độ cao, khí ga Nhóm đồ dùng sử dụng điện – Dao, dĩa (nĩa) là đồ dùng sắc nhọn – Bát, đĩa sứ là đồ dùng dễ vỡ – Bếp ga – Nồi có nhiệt độ cao khi đang đun – Đèn học – Quạt điện – Kết thúc hoạt động này, GV dẫn dắt mỗi nhóm sản phẩm công nghệ trên có tình huống mất an toàn khác nhau nên cần tìm hiểu những tình huống nguy hiểm khi sử dụng hoặc tiếp xúc với chúng và cách phòng tránh. 31 ① a) Mục tiêu – Nhận biết được một số tình huống không an toàn cho người từ các đồ dùng sắc nhọn, dễ vỡ. – Báo cho người lớn biết khi có sự cố, tình huống mất an toàn xảy ra với đồ vật sắc nhọn, dễ vỡ. b) Tổ chức thực hiện – GV tổ chức cho HS quan sát hình trong SGK (trang 33) thể hiện hai tình huống không an toàn với đồ dùng sắc nhọn, dễ vỡ và yêu cầu HS nêu những nguy hiểm có thể xảy ra. HS làm việc theo cặp đôi thảo luận nguy hiểm có thể xảy ra khi dẫm vào mảnh vỡ lọ hoa hoặc đùa nghịch kéo. GV gọi đại diện 1–2 HS lên bảng mô tả những nguy hiểm có thể xảy ra và yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung. Tiếp đó GV có thể đặt câu hỏi cho HS: Em sẽ xử lí như thế nào khi gặp phải tình huống mất an toàn khi có lọ hoa vỡ và giằng co kéo với bạn? * Gợi ý trả lời: + Tình huống lọ hoa bị vỡ  có thể làm đau, chảy máu chân  báo với người lớn khi thấy mảnh sành, sứ, thủy tinh vỡ. + Tình huống chơi đùa với kéo  có thể làm đứt tay hoặc kéo nhọn chọc vào mặt bạn gây nguy hiểm  nhắc nhở các bạn không nên chơi dao kéo, vật sắc nhọn. a) Mục tiêu: Phòng tránh được một số tình huống không an toàn cho người từ các đồ dùng sắc nhọn, dễ vỡ. b) Tổ chức thực hiện – Tìm hiểu các cách phòng tránh bị thương do các vật sắc nhọn, dễ vỡ, GV tổ chức cho HS quan sát hình SGK (trang 34), đọc nội dung ghi chú và trả lời câu 32 hỏi trong SGK: Để phòng tránh bị thương do các đồ dùng sắc nhọn, dễ vỡ em cần phải làm gì? HS thảo luận, tìm câu trả lời dựa vào gợi ý trong hình. Gọi 1–2 HS trình bày trước lớp cách phòng tránh bị thương do các dùng sắc nhọn, dễ vỡ. * Gợi ý trả lời: Cách phòng tránh tai với đồ dùng sắc nhọn, dễ vỡ là không dùng dao kéo, vật sắc nhọn để đùa nghịch; học cách sử dụng dao, kéo an toàn, dùng xong cần cất đúng nơi quy định; sắp xếp đồ đạc trong gia đình gọn gàng, ngăn nắp để tránh làm đổ vỡ đồ dùng dễ vỡ như lọ hoa, bát đĩa sứ…; báo với người lớn khi thấy mảnh sành sứ, thủy tinh vỡ; không dùng tay nhặt mảnh sành sứ, thủy tinh vỡ…  Kết thúc hoạt động này, GV cùng HS chốt kiến kiến thức về cách phòng tránh tình huống mất an toàn với đồ dùng sắc nhọn, dễ vỡ trong gia đình. ② a) Mục tiêu – Nhận biết được một số tình huống không an toàn cho người từ các đồ dùng có nhiệt độ cao, khí ga. – Báo cho người lớn biết khi có sự cố, tình huống mất an toàn xảy ra với đồ dùng có nhiệt độ cao, khí ga. b) Tổ chức thực hiện – GV tổ chức cho HS quan sát 4 hình trong SGK (trang 34) thể hiện bốn tình huống không an toàn với đồ dùng có nhiệt độ cao, khí ga. Yêu cầu HS mô tả tình huống mất an toàn, phán đoán nguy hiểm có thể xảy ra và đưa ra cách phòng tránh. HS làm việc theo cặp đôi thảo luận nguy hiểm có thể xảy ra khi. GV gọi đại diện 1 – 2 HS lên bảng mô tả những nguy hiểm có thể xảy ra và yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung. 33 * Gợi ý trả lời: + Tình huống 1: chạm tay vào bàn là vẫn còn nóng  tay có thể bị bỏng  cẩn thận khi sử dụng hoặc tiếp xúc đồ dùng có nhiệt độ cao. + Tình huống 2: chơi đùa trong bếp, có thể chạm tay nồi đang nấu hoặc ấm đun nước đang đun, hoặc với phích đựng nước nóng có thể bị đổ  có thể bị bỏng hoặc gây hỏa hoạn  Không chơi đùa trong bếp. + Tình huống 3: tự ý nghịch bếp ga  có thể làm rò khí ga gây ngạt khí hoặc gây hỏa hoạn  không tự ý bật bếp ga + Tình huống 4: nghịch bật lửa  có thể gây hỏa hoạn  không tự ý nghịch lửa. GV có thể bổ sung thêm một số tình huống nguy hiểm khác cho HS phân tích như: chạm ống bô xe máy, bê trực tiếp cốc nước nóng, nghịch vòi nước nóng của bình nóng lạnh khi đang tắm, sờ tay vào bóng đèn học đang sáng,… Tiếp đó GV đặt câu hỏi cho HS: Khi bị bỏng hoặc ngửi thấy mùi khí ga em sẽ làm gì? * Gợi ý trả lời: Báo với người lớn, thực hiện thao tác sơ cứu ban đầu khi bị bỏng như để chỗ bị bỏng dưới vòi nước chảy. a) Mục tiêu: Phòng tránh được một số tình huống không an toàn cho người từ các đồ dùng có nhiệt độ cao, khí ga. b) Tổ chức thực hiện – GV tổ chức cho HS quan sát hình SGK (trang 35), đọc nội dung ghi chú và thảo luận cách phòng tránh tai nạn bỏng, ngạt khí ga trong gia đình. HS làm việc nhóm tìm câu trả lời dựa vào gợi ý trong hình. Gọi đại diện 1 – 2 nhóm trình bày trước lớp, yêu cầu HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Dựa vào thông tin dưới dây, em cùng bạn thảo luận cách phòng tránh tai nạn bỏng, ngạt khí ga trong gia đình * Gợi ý trả lời: Cách phòng tránh tai nạn bỏng, ngạt khí trong gia đình là không nghịch bàn là đang nóng; Không chơi đùa trong bếp và chạm vào các vật 34 nóng; Không tự ý bật bếp ga, nghịch lửa; Tránh xa ông bô xe máy; Bát hoặc cốc nước nóng cần đặt trên khay để bê; Báo với người lớn khi bị bỏng hoặc ngửi thấy mùi ga.  Kết thúc hoạt động này, GV cùng HS chốt kiến thức về cách phòng tránh tình huống mất an toàn với đồ dùng có nhiệt độ cao, khí ga. ③ a) Mục tiêu – Nhận biết được một số tình huống không an toàn cho người từ các đồ dùng sử dụng điện. – Báo cho người lớn biết khi có sự cố, tình huống mất an toàn xảy ra với đồ dùng sử dụng điện. b) Tổ chức thực hiện – GV tổ chức cho HS quan sát 4 hình trong SGK (trang 35) thể hiện bốn tình huống không an toàn với đồ dùng sử dụng điện. Yêu cầu HS mô tả tình huống mất an toàn điện, phán đoán nguy hiểm có thể xảy ra và đưa ra cách phòng tránh. HS làm việc theo cặp đôi. GV gọi đại diện 1 – 2 HS lên bảng mô tả tình huống va nguy hiểm xảy ra ở từng bức tranh. * Gợi ý trả lời: + Tình huống 1: Cắm phích điện khi tay bị ướt  có thể bị giật điện  chỉ cắm phích điện khi tay khô ráo. + Tình huống 2: Chọc vật kim loại vào ổ điện  bị giật điện  không chọc bất cứ vật gì vào ổ cắm điện. + Tình huống 3: Dây điện bị đứt, hở  chạm vào dây điện có thể bị giật  không lại gần dây điện bị đứt. + Tình huống 4: Dẫm lên giây điện  có thể bị ngã, dây điện kéo phích điện, đổ đồ dùng  để gọn các đồ dùng điện ở vị trí thích hợp. 35 GV có thể bổ sung thêm một số tình huống nguy hiểm khác để HS phân tích như: dùng tay kéo dây điện nguồn,… Tiếp đó GV đặt câu hỏi cho HS: khi nhìn thấy đồ dùng điện bị đứt dây, hoạt động bất thường (kêu to, cháy,...) em sẽ làm gì? *Gợi ý trả lời: Báo với người lớn khi có hiện tượng bất thường a) Mục tiêu: Phòng tránh được một số tình huống không an toàn cho người với các đồ dùng sử dụng điện trong gia đình. b) Tổ chức thực hiện – GV tổ chức cho HS quan sát hình SGK (trang 36), đọc nội dung ghi chú và thảo luận cách phòng tránh tai điện trong gia đình. HS làm việc nhóm tìm câu trả lời dựa vào gợi ý trong hình. Gọi đại diện 1 – 2 nhóm HS trình bày trước lớp, HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Dựa vào thông tin dưới đây, em hãy cùng bạn thảo luận cách phòng tránh tai nạn điện. * Gợi ý trả lời: Cách phòng tránh tai nạn điện trong gia đình là không lại gần dây điện nguồn bị đứt, hở và báo cho người lớn khi thấy bất thường; Chỉ cắm phích điện khi tay khô ráo; Không chọc bất cứ vật gì vào ổ cắm điện; Học cách sử dụng đồ dùng điện an toàn; Không dùng tay kéo dây điện nguồn,…  Kết thúc hoạt động này, GV cùng HS chốt kiến thức về cách phòng tránh tai nạn điện với đồ dùng sử dụng điện. a) Mục tiêu: Hệ thống hóa kiến thức và nhận biết tình huống mất an toàn từ môi trường công nghệ trong gia đình. b) Tổ chức thực hiện – Tổ chức trò chơi “An toàn hay nguy hiểm”. Cách chơi như sau: Lớp thống nhất chọn 1 HS làm quản trò và một số HS làm trọng tài. Người quản trò đọc hành động sử dụng các sản phẩm công nghệ trong gia đình. 36 HS làm việc cá nhân, giơ tay và hô “An toàn” nếu hành động trong tình huống đó an toàn hoặc hô “Nguy hiểm” nếu hành động trong tình huống đó mất an toàn, gây nguy hiểm cho người và đồ dùng. Các trọng tài kiểm tra đáp án đưa ra của các bạn. * Gợi ý trả lời: Chơi đùa trong khu vực bếp Cắm phích điện khi tay khô ráo Dùng dây điện nguồn bị đứt Dùng tay kéo dây điện để rút phích điện Sắp xếp ngăn nắp bát, đĩa trên giá đựng  Kết thúc hoạt động này, GV nhận xét thái độ, kết quả làm việc của các nhóm. Yêu cầu HS đọc nội dung “Ghi nhớ” trang 36 SGK. a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào quá trình sử dụng các sản phẩm công nghệ trong gia đình đảm bảo an toàn. b) Tổ chức thực hiện – HS thực hiện ở nhà, nhờ người thân hướng dẫn cách sử dụng an toàn một số sản phẩm như: Thao tác sử dụng dao, kéo,… an toàn. Thao tác sử dụng đồ dùng điện dùng để đun nấu như nồi cơm điện, ấm đun nước,… an toàn Thao tác sử dụng bếp củi, bếp ga, bếp điện,… an toàn. – Kết thúc hoạt động này, HS báo cáo kết quả thực hiện cùng người thân vào thời gian thích hợp vào buổi học sau. 37 PhÇn 3 Ngoài nội dung phần thứ nhất, nội dung phần thứ hai trong sách giáo viên tập trung vào hai nhiệm vụ: Hỗ trợ GV trong việc lập kế hoạch bài dạy và tổ chức thực hiện dạy học trên lớp; trình bày gợi ý trả lời, đáp án các câu hỏi, nhiệm vụ, bài tập được nêu ra trong bài học. Nội dung sách gồm hai phần: Phần 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG Giới thiệu khái quát về chương trình môn Công nghệ cấp Tiểu học, về bộ sách Công nghệ 3, bao gồm SGK, sách giáo viên và vở bài tập. Phần 2. HƯỚNG DẪN DẠY HỌC CÔNG NGHỆ 3 Giới thiệu kế hoạch bài dạy các bài trong SGK Công nghệ 3. Các kế hoạch bài dạy được thiết kế theo yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực HS. Phương pháp dạy học, phương tiện dạy học được lựa chọn phù hợp với mục tiêu của bài học và hoạt động học tập của HS. Nhằm mục đích giúp GV thuận lợi trong việc lập và thực hiện kế hoạch bài dạy, nội dung trong bài học theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực HS, cấu trúc các bài trong sách giáo viên Công nghệ 3 bám sát theo hướng dẫn trong Công văn 2345 của Bộ GD&ĐT, bao gồm: 1. Mục tiêu (Yêu cầu cần đạt) Phân tích mục tiêu bài dạy, thể hiện rõ thành phần, mức độ hình thành, phát triển năng lực và phẩm chất HS. 38 2. Chuẩn bị thiết bị dạy học và học liệu Chủ yếu liệt kê những công việc cần chuẩn bị của giáo viên về phương tiện dạy học và những học liệu cần thiết 3. Tiến trình tổ chức dạy học (Các hoạt động dạy học chủ yếu) Gợi ý cách tổ chức hoạt động dạy học. Các bài dạy thường có 4 nhóm hoạt động dạy học chính, với tên hoạt động được đặt gắn với nội dung cụ thể của mỗi câu hỏi hoặc nhiệm vụ đặt ra trong nội dung SGK. Để gợi ý hướng dẫn GV tổ chức tốt các hoạt động này, mỗi hoạt động đều được chỉ rõ mục tiêu và cách thức tổ chức thực hiện 39 Vở bài tập là tài liệu bổ trợ giúp GV tổ chức hoạt động khám phá, luyện tập và vận dụng kiến thức bài học cho HS được thuận lợi và hiệu quả. Đồng thời, vở bài tập cũng giúp HS tăng hiệu quả sử dụng thời gian trên lớp và thuận tiện khi tự học ở nhà. 40 Cấu trúc các bài trong vở bài tập bám sát mục tiêu và nội dung các bài trong SGK và được viết mở rộng thành các câu hỏi hoặc yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ cụ thể tương tự nội dung hoạt động trong sách giáo viên. Vở bài tập cũng cấu trúc thành 2 chủ đề với 9 bài. – Chủ đề 1 với nhan đề Tự nhiên và Công nghệ gồm 6 bài học; – Chủ đề 2 với nhan đề Thủ công kĩ thuật với 3 bài học. 41 42 Các câu hỏi, bài tập trong vở bài tập còn là nguồn tư liệu tham khảo cho giáo viên khi thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS. Phiếu học tập được gọi là “Phiếu thực hành cuối tuần”, là một học liệu được biên soạn nhằm giúp GV có thêm học liệu để tổ chức hoạt động học cho HS. Phiếu được biên soạn theo mỗi bài học trong SGK, giúp HS củng cố, ôn tập và vận dụng kiến thức liên quan đến bài học. Bên cạnh sách giấy, bộ sách còn có phiên bản điện tử và nhiều học liệu điện tử sinh động đi kèm, được lưu trong trang web: https://www.hoc10.vn/ GV có thể tra cứu tham khảo miễn phí nhằm có thê tư liệu và phương tiện hỗ trợ quá trình dạy học môn học. 43 Trên đây là một số nội dung giới thiệu, gợi ý quý thầy cô trong quá trình thực hiện giảng dạy môn Công nghệ 3. Chúc quý thầy cô hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình một cách thuận lợi với SGK Công nghệ 3 và các tư liệu hỗ trợ của bộ sách Cánh Diều. 44