🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa Âm nhạc 3 - Cánh Diều Ebooks Nhóm Zalo NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH CÔNG TY ĐẦU TƯ XUẤT BẢN – THIẾT BỊ GIÁO DỤC VIỆT NAM TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA ÂM NHẠC 3 CÁNH DIỀU HÀ NỘI - 2022 1 NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH CÔNG TY ĐẦU TƯ XUẤT BẢN – THIẾT BỊ GIÁO DỤC VIỆT NAM TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA ÂM NHẠC 3 CÁNH DIỀU HÀ NỘI - 2022 2 MỤC LỤC Trang I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1. Giới thiệu Chương trình môn Âm nhạc lớp 3 2. Giới thiệu sách giáo khoa Âm nhạc 3 3. Giới thiệu các tài liệu tham khảo bổ trợ II. KẾ HOẠCH BÀI DẠY 1. Khung kế hoạch bài dạy 2. Minh hoạ kế hoạch bài dạy III. THỰC HÀNH MỘT SỐ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 1. Thực hành nội dung Hát và Nhạc cụ 2. Thực hành nội dung Đọc nhạc 3. Thực hành nội dung Nghe nhạc 4. Thực hành hoạt động Vận dụng IV. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TẬP HUẤN GIÁO VIÊN 3 I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1. Giới thiệu Chương trình môn Âm nhạc lớp 3 Mục tiêu Chương trình môn Âm nhạc lớp 3 giúp học sinh (HS) làm quen với kiến thức âm nhạc phổ thông, sự đa dạng của thế giới âm nhạc và các giá trị âm nhạc truyền thống; hình thành một số kĩ năng âm nhạc ban đầu; nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ và tình yêu âm nhạc, hứng thú tham gia các hoạt động âm nhạc phù hợp với lứa tuổi; góp phần hình thành và phát triển cho HS những phẩm chất chủ yếu (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm) và các năng lực chung (tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo). Yêu cầu cần đạt Chương trình môn Âm nhạc tập trung hình thành và phát triển ở HS năng lực âm nhạc, bao gồm các thành phần năng lực sau: – Thể hiện âm nhạc: biết tái hiện, trình bày hoặc biểu diễn âm nhạc thông qua các hoạt động hát, chơi nhạc cụ, đọc nhạc với nhiều hình thức và phong cách. – Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc: biết thưởng thức và cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc và đẹp đẽ của âm nhạc được thể hiện trong tác phẩm hoặc một bộ phận của tác phẩm; biết biểu lộ thái độ và cảm xúc bằng lời nói và ngôn ngữ cơ thể; biết nhận xét và đánh giá về các phương tiện diễn tả của âm nhạc. – Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc: biết kết hợp và vận dụng kiến thức, kĩ năng âm nhạc vào thực tiễn; ứng tác và biến tấu, đưa ra những ý tưởng hoặc sản phẩm âm nhạc hay, độc đáo; hiểu và sử dụng âm nhạc trong các mối quan hệ với lịch sử, văn hoá và các loại hình nghệ thuật khác. Nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt ở lớp 3 Nội dung Yêu cầu cần đạt Hát – Bài hát tuổi học sinh (8 – 9 tuổi), đồng dao, dân ca Việt Nam, bài hát nước ngoài. Các bài hát ngắn gọn, đơn giản, – Bước đầu hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái. – Hát rõ lời và thuộc lời; biết cách lấy hơi; duy trì được nhịp độ ổn định. – Biết hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca. 4 Nội dung Yêu cầu cần đạt có nội dung, âm vực phù hợp với độ tuổi; đa dạng về loại nhịp và tính chất âm nhạc. – Cảm nhận được tình cảm của bài hát. – Nêu được tên bài hát và tên tác giả. – Biết hát kết hợp gõ đệm, vận động hoặc trò chơi. Nghe nhạc Một số bản nhạc có lời và không lời phù hợp với độ tuổi. – Biết lắng nghe và biểu lộ cảm xúc; biết vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu. – Cảm nhận về đặc trưng của các loại âm sắc khác nhau; bước đầu biết tưởng tượng khi nghe nhạc. – Nêu được tên bản nhạc. Đọc nhạc Giọng Đô trưởng. Các mẫu âm ngắn, đơn giản, dễ đọc, âm vực phù hợp với độ tuổi. Chủ yếu sử dụng trường độ: trắng, đen, móc đơn, và dấu lặng đen. – Đọc đúng tên nốt; thể hiện đúng cao độ và trường độ các mẫu âm. – Cảm nhận và phân biệt được âm thanh cao – thấp, dài – ngắn, to – nhỏ. Nhạc cụ Một số mẫu tiết tấu ngắn, đơn giản. Chủ yếu sử dụng trường độ: trắng, đen, móc đơn, và dấu lặng đen. – Thể hiện đúng trường độ các mẫu tiết tấu; duy trì được nhịp độ ổn định. – Biết điều chỉnh cường độ để tạo nên sự hài hoà. – Biết sử dụng nhạc cụ để đệm cho bài hát. 5 Nội dung Yêu cầu cần đạt Thường thức âm nhạc – Tìm hiểu nhạc cụ: Một số nhạc cụ phổ biến của Việt Nam và nước ngoài. – Nêu được tên của một số nhạc cụ phổ biến; mô tả được động tác chơi nhạc cụ. – Nhận biết được một số nhạc cụ khi xem biểu diễn. – Câu chuyện âm nhạc: Một số câu chuyện âm nhạc phù hợp với độ tuổi. – Nêu được tên các nhân vật yêu thích hoặc ý nghĩa của câu chuyện. – Kể được câu chuyện ngắn theo hình ảnh minh hoạ. – Bước đầu biết minh hoạ cho một số tình tiết của câu chuyện bằng âm thanh hoặc động tác. 2. Giới thiệu sách giáo khoa Âm nhạc 3 Sách giáo khoa (SGK) được biên soạn bởi nhóm tác giả: Lê Anh Tuấn (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên): Thạc sĩ Sáng tác Âm nhạc, Hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam; Công tác tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam; Tác giả Chương trình môn Âm nhạc 2006 và SGK Âm nhạc lớp 4, lớp 5 (Chương trình 2006); Chủ biên Chương trình môn Âm nhạc 2018; Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên SGK Âm nhạc lớp 1, lớp 2, lớp 3 (Cánh Diều). Tạ Hoàng Mai Anh: Tiến sĩ Âm nhạc học, giảng viên khoa Nghệ thuật, trường Đại học Sư phạm Hà Nội; Tác giả SGK Âm nhạc lớp 2, lớp 3, lớp 10 (Cánh Diều). Nguyễn Thị Quỳnh Mai: Thạc sĩ Lý luận và phương pháp dạy học Âm nhạc; giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2; Tác giả SGK Âm nhạc lớp 2, lớp 3 (Cánh Diều). 2.1. Quan điểm tiếp cận biên soạn sách giáo khoa Âm nhạc 3 – Tập trung phát triển ở học sinh năng lực âm nhạc, biểu hiện của năng lực thẩm mĩ trong lĩnh vực âm nhạc thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức cơ bản, thiết thực; chú trọng thực hành. – Kế thừa và phát huy những ưu điểm của SGK Âm nhạc hiện hành, đồng thời tiếp thu kinh nghiệm biên soạn SGK của một số nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. 6 – Thiết kế những hoạt động học tập đa dạng, với sự phong phú về nội dung và hình thức, nhằm đáp ứng nhu cầu, sở thích của HS; tạo được cảm xúc, niềm vui và hứng thú trong học tập. – Có tính mở để phù hợp với sự đa dạng về điều kiện và khả năng học tập của HS các vùng miền. 2.2. Một số đặc điểm của sách giáo khoa Âm nhạc 3 a) Cấu trúc hài hoà SGK Âm nhạc lớp 3 được biên soạn thời lượng dạy học là 35 tiết; sách có 8 chủ đề, mỗi học kì có 4 chủ đề và mỗi chủ đề được dạy học trong 4 tiết (riêng chủ đề 8 là 3 tiết). Cấu trúc của mỗi chủ đề đều có các phần: Mở đầu; Kiến thức mới – Luyện tập; Vận dụng. Tổng số nội dung trong 8 chủ đề là 32 bài học, không có tiết học nào quá nặng hoặc quá nhẹ về nội dung kiến thức. Số lượng các bài hát, nghe nhạc, đọc nhạc, nhạc cụ trong 8 chủ đề là tương đối cân bằng, giúp HS thường xuyên được luyện tập những kĩ năng thực hành, qua đó hình thành được năng lực âm nhạc. Chủ đề Hát Nghe nhạc Đọc nhạc Nhạc cụ Thường thức âm nhạc 1. Niềm vui Nhịp điệu vui Hành khúc Ra-đét-ky Bài 1 Tiết tấu nhịp 2/4 2. Tổ quốc Việt Nam Quốc ca Việt Nam Cháu hát về đảo xa Bài 2 Câu chuyện âm nhạc: Tiếng sáo kì diệu 3. Thiên nhiên Đếm sao Lí cây bông Tiết tấu nhịp 3/4 Tìm hiểu nhạc cụ: Đàn bầu 4. Quê hương Múa sạp Chú mèo nhảy múa Bài 3 Tiết tấu nhịp 4/4 7 5. Mái trường Em yêu trường em Mái trường nơi học bao điều hay Bài 4 Tiết tấu nhịp 4/4 6. Tuổi thơ Thế giới của tuổi thơ Đô Rê Mi Tiết tấu nhịp 4/4 Tìm hiểu nhạc cụ: Hác-mô-ni-ca 7. Âm thanh Bạn ơi lắng nghe Cò lả Bài 5 Câu chuyện âm nhạc: Tiếng đàn Sô-panh 8. Tình bạn Tiếng hát bạn bè mình Bài 6 Tiết tấu nhịp 2/4 Tìm hiểu nhạc cụ: U-ku-lê-lê b) Nội dung hay Nội dung Hát là trục chính trong các chủ đề, là bối cảnh để tổ chức một số hoạt động âm nhạc như gõ đệm, vận động, trải nghiệm, sáng tạo,... Vì vậy, tất cả các chủ đề đều được mở đầu bằng nội dung Hát, sau đó mới đến các nội dung khác. SGK Âm nhạc 3 có bài Quốc ca Việt Nam (Nhạc và lời: Văn Cao) là bài hát được quy định trong Chương trình môn Âm nhạc; có 2 bài dân ca Việt Nam là Múa sạp (Nhạc Mai Sao; Phỏng theo dân vũ Tây Bắc), Bạn ơi lắng nghe (Dân ca Tây Nguyên); có 2 bài hát nước ngoài là Nhịp điệu vui (Nhạc Séc) và Thế giới của tuổi thơ (Nhạc Mỹ); có 3 bài hát tuổi HS là: Đếm sao (Nhạc và lời: Văn Chung), Em yêu trường em (Nhạc và lời: Hoàng Vân), Tiếng hát bạn bè mình (Nhạc và lời: Lê Hoàng Minh). Nội dung Nghe nhạc, sách chọn một số bản nhạc không lời và có lời phù hợp với độ tuổi HS lớp 3, trong đó có những bản nhạc nước ngoài rất sinh động là Hành khúc Ra-đét-ky (Johann Strauss), Chú mèo nhảy múa (Leroy Anderson), Đô Rê Mi (Richard Rodgers), cùng với một số ca khúc Việt Nam như: Cháu hát về đảo xa (Nhạc và lời: Trần Xuân Tiên), Lí cây bông (Dân ca Nam Bộ), Mái trường nơi học bao điều hay (Nhạc và lời: Bùi Anh Tôn), Cò lả (Dân ca Bắc Bộ). 8 Nội dung Đọc nhạc, sách có 6 bài đọc nhạc ngắn gọn, và vừa sức HS. Các bài đọc nhạc có nốt Si là nốt mới được học ở lớp 3. Những bài đọc nhạc trong học kì II thì đã sử dụng đầy đủ các nốt nhạc trong thang âm Đô trưởng. Nội dung Nhạc cụ, sách thiết kế những bài tập tiết tấu ngắn gọn, được chơi bằng nhạc cụ gõ của nước ngoài, nhạc cụ gõ của Việt Nam, động tác cơ thể hoặc nhạc cụ tự làm. Những bài tập đều mang tính ứng dụng, giúp HS có thể chơi nhạc cụ để đệm cho bài hát vừa học. Nội dung Thường thức âm nhạc gồm tìm hiểu về một nhạc cụ của Việt Nam là đàn bầu, tìm hiểu hai nhạc cụ nước ngoài là kèn hác-mô-ni-ca và đàn u-ku-lê-lê; nghe một câu chuyện của Việt Nam là Tiếng sáo kì diệu, nghe một câu chuyện nước ngoài là Tiếng đàn Sô-panh. Như vậy, nội dung của sách đảm bảo sự hài hoà giữa những nội dung của Việt Nam và nước ngoài, vừa có sự kế thừa, vừa có sự đổi mới, đảm bảo tính phù hợp, khả thi, giúp HS phát triển được năng lực âm nhạc và những phẩm chất tốt đẹp. c) Hình thức đẹp Bản nhạc, kênh hình và kênh chữ trong sách được trình bày hài hoà và có tính thẩm mĩ cao. Kênh hình là một phần của nội dung dạy học, giúp HS nâng cao khả năng tương tác và tự học. Hình vẽ trong sách gần gũi với thiên nhiên và gắn với các vùng miền khác nhau như: khung cảnh ở thành phố, nông thôn, miền núi, biển đảo. Một số hình vẽ thể hiện được các bạn nhỏ trong trang phục đặc trưng ở miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Nam Bộ, giúp HS được trải nghiệm những bối cảnh học tập đa dạng. d) Phương pháp dạy học tích cực Sách thiết kế đa dạng hoá hoạt động học tập, lựa chọn các hoạt động phù hợp với sở thích và năng lực của HS tiểu học, tạo điều kiện cho GV vận dụng sáng tạo những phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tiên tiến trên thế giới, phù hợp với điều kiện của Việt Nam: – Luyện tập – Chơi trò chơi – Nghe kể chuyện – Chơi tiết tấu bằng động tác cơ thể 9 – Đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay – Nghe nhạc kết hợp vận động – Sử dụng nhạc cụ tự làm – Tập biểu diễn bài hát,… e) Thiết kế theo hướng mở HS được phát huy tiềm năng âm nhạc nhờ được chơi nhạc cụ bằng 1 trong 4 loại (hoặc cả 4 loại): nhạc cụ gõ của nước ngoài; nhạc cụ gõ của Việt Nam; động tác cơ thể; nhạc cụ gõ tự làm. HS được trải nghiệm những hoạt động gần gũi với đời sống, ví dụ như: Khám phá bức tranh và kể tên những nhạc cụ; mô phỏng những âm thanh trong thiên nhiên; dùng cốc nhựa làm nhạc cụ gõ,… Các hoạt động Vận dụng được thiết kế theo hướng mở, giống như trò chơi âm nhạc, giúp GV tổ chức những giờ học sinh động và hấp dẫn. 2.3. Khung phân phối chương trình (dự kiến) Thời gian Nội dung dạy học Tuần 1 (Tiết 1) Chủ đề 1: Niềm vui Hát: Nhịp điệu vui Tuần 2 (Tiết 2) Ôn tập bài hát: Nhịp điệu vui Nghe nhạc: Hành khúc Ra-đét-ky Tuần 3 (Tiết 3) Đọc nhạc: Bài 1 Vận dụng: Chuyền bóng hoặc đồ vật theo tiếng đàn Tuần 4 (Tiết 4) Nhạc cụ Vận dụng: Nghe âm sắc đoán tên nhạc cụ Tuần 5 (Tiết 5) Chủ đề 2: Tổ quốc Việt Nam Hát: Quốc ca Việt Nam Tuần 6 (Tiết 6) Hát: Quốc ca Việt Nam (lời 2) Nghe nhạc: Cháu hát về đảo xa Tuần 7 Thường thức âm nhạc - Câu chuyện âm nhạc: Tiếng sáo kì diệu 10 (Tiết 7) Vận dụng: Trình bày bài hát Quốc ca Việt Nam theo cách hát lĩnh xướng và hoà giọng Tuần 8 (Tiết 8) Đọc nhạc: Bài 2 Vận dụng: Nghe và đoán tên nốt nhạc Tuần 9 (Tiết 9) Chủ đề 3: Thiên nhiên Hát: Đếm sao Tuần 10 (Tiết 10) Ôn tập bài hát: Đếm sao Nghe nhạc: Lí cây bông Tuần 11 (Tiết 11) Thường thức âm nhạc - Tìm hiểu nhạc cụ: Đàn bầu Vận dụng: Đọc những nốt nhạc ở hàng ngang và một nốt tự chọn ở hàng dọc Tuần 12 (Tiết 12) Nhạc cụ Vận dụng: Mô phỏng động tác chơi các nhạc cụ Tuần 13 (Tiết 13) Chủ đề 4: Quê hương Hát: Múa sạp Tuần 14 (Tiết 14) Ôn tập bài hát: Múa sạp Đọc nhạc: Bài 3 Tuần 15 (Tiết 15) Nghe nhạc: Chú mèo nhảy múa Vận dụng: Dùng cốc nhựa làm nhạc cụ gõ Tuần 16 (Tiết 16) Nhạc cụ Vận dụng: Trình bày bài hát Múa sạp theo cách hát nối tiếp Tuần 17 (Tiết 17) Ôn tập Tuần 18 (Tiết 18) Ôn tập 11 Tuần 19 (Tiết 19) Chủ đề 5: Mái trường Hát: Em yêu trường em Tuần 20 (Tiết 20) Hát: Em yêu trường em (lời 2) Vận dụng: Trình bày bài hát Em yêu trường em theo cách hát lĩnh xướng nối tiếp và hoà giọng Đọc nhạc: Bài 4 Tuần 21 (Tiết 21) Nghe nhạc: Mái trường nơi học bao điều hay Vận dụng: Hát theo cách riêng của mình Tuần 22 (Tiết 22) Nhạc cụ Vận dụng: Nghe và phân biệt âm thanh cao – thấp Tuần 23 (Tiết 23) Chủ đề 6: Tuổi thơ Hát: Thế giới của tuổi thơ Tuần 24 (Tiết 24) Ôn tập bài hát: Thế giới của tuổi thơ Nghe nhạc: Đô Rê Mi Tuần 25 (Tiết 25) Thường thức âm nhạc - Tìm hiểu nhạc cụ: Hác-mô-ni-ca Vận dụng: Hát bài Thế giới của tuổi thơ kết hợp chơi trò chơi chuyền đồ vật Tuần 26 (Tiết 26) Nhạc cụ Vận dụng: Nghe âm sắc đoán tên nhạc cụ Tuần 27 (Tiết 27) Chủ đề 7: Âm thanh Hát: Bạn ơi lắng nghe Tuần 28 (Tiết 28) Ôn tập bài hát: Bạn ơi lắng nghe Nghe nhạc: Cò lả Tuần 29 (Tiết 29) Thường thức âm nhạc - Câu chuyện âm nhạc: Tiếng đàn Sô-panh Vận dụng: Thể hiện nhịp điệu bằng ngôn ngữ 12 Tuần 30 (Tiết 30) Đọc nhạc: Bài 5 Vận dụng: Tập biểu diễn bài Bạn ơi lắng nghe theo nhóm Tuần 31 (Tiết 31) Chủ đề 8: Tình bạn Hát: Tiếng hát bạn bè mình Tuần 32 (Tiết 32) Ôn tập bài hát: Tiếng hát bạn bè mình Đọc nhạc: Bài 6 Vận dụng: Tìm những từ ẩn trong ô chữ Tuần 33 (Tiết 33) Thường thức âm nhạc - Tìm hiểu nhạc cụ: U-ku-lê-lê Nhạc cụ Vận dụng: Nghe âm sắc đoán tên nhạc cụ Tuần 34 (Tiết 34) Ôn tập Tuần 35 (Tiết 35) Ôn tập 2.4. Hướng dẫn tra cứu từ ngữ Một số từ ngữ trong SGK được viết bằng tiếng Anh hoặc tiếng Latin, giúp GV tìm và tra cứu thông tin trên mạng Internet. Từ ngữ dùng trong SGK Từ ngữ viết bằng tiếng Anh hoặc tiếng Latin Đô Rê Mi Do re mi Chú mèo nhảy múa The Waltzing cat Hác-mô-ni-ca Harmonica Hành khúc Ra-đét-ky Radetzky march Sô-panh Frederic Chopin Thế giới của tuổi thơ It’s a small world U-ku-lê-lê Ukulele 13 2.5. Đánh giá kết quả học tập của học sinh – GV cần thường xuyên đánh giá kĩ năng thực hành (hát, đọc nhạc, nhạc cụ...) của HS, thông qua hình thức cá nhân, cặp, nhóm nhỏ,... – Cần kết hợp đánh giá kĩ năng hát với các kĩ năng khác, như: gõ đệm, chơi nhạc cụ, vận động, nhảy múa, biểu diễn,... – Cần khuyến khích học sinh tự đánh giá hoặc đánh giá đồng đẳng về kết quả học tập. Minh hoạ bảng tự đánh giá kết quả học tập của học sinh sau mỗi chủ đề: Tiêu chí Mức độ Tốt Khá Trung bình Hát Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái. Hát rõ lời và thuộc lời; duy trì được tốc độ ổn định. Hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca. Hát kết hợp gõ đệm, vận động đơn giản hoặc trò chơi. Nghe nhạc Nghe và vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu. Hát lại những câu em nhớ. Đọc nhạc Đọc đúng tên nốt; thể hiện đúng cao độ và trường độ các mẫu âm. Biết đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay. Nhạc cụ 14 Biết chơi nhạc cụ đúng tư thế và đúng cách. Thể hiện đúng trường độ các mẫu tiết tấu; duy trì được tốc độ ổn định. Biết sử dụng nhạc cụ để đệm cho bài hát. – Với một số HS kĩ năng hát chưa tốt, nên đánh giá qua hình thức trình bày theo nhóm, giúp các em có sự tự tin để hoàn thành bài học. – Minh hoạ một số đề kiểm tra: Đề 1: Trình bày bài hát Nhịp điệu vui (Dân ca Séc) theo nhóm 4 đến 5 HS, kết hợp vận động theo các động tác. Đề 2: Trình bày bài hát Đếm sao (Nhạc và lời: Văn Chung) theo hình thức song ca, hát kết hợp vỗ tay theo cặp. Đề 3: Trình bày bài hát Múa sạp (Nhạc: Mai Sao; Phỏng theo dân vũ Tây Bắc) theo hình thức tốp ca, hát kết hợp vận động. Đề 4: Chơi động tác cơ thể đệm cho bài hát Em yêu trường em (Nhạc và lời: Hoàng Vân). Đề 5: Dùng thanh phách và chuông đệm cho bài hát Múa sạp (Nhạc: Mai Sao). Đề 6: Dùng chuông, ma-ra-cát, trai-en-gô, tem-bơ-rin đệm cho bài hát Thế giới của tuổi thơ (Nhạc Mỹ). Đề 7: Trình bày bài hát Tiếng hát bạn bè mình (Nhạc và lời: Lê Hoàng Minh) kết hợp gõ đệm bằng nhạc cụ gõ tự chọn. Đề 8: Đọc nhạc Bài 1 kết hợp làm kí hiệu bàn tay. Đề 9: Đọc nhạc Bài 2 kết hợp làm kí hiệu bàn tay. 3. Giới thiệu các tài liệu tham khảo bổ trợ Tài liệu Người sử dụng Hướng dẫn sử dụng SGK GV và HS Được sử dụng trong mọi giờ học. SGV GV GV dùng để soạn giáo án. Trong giai đoạn đầu, GV nên bám sát SGV; khi dạy học tương đối thuần thục thì có thể vận dụng linh hoạt và sáng tạo hơn. 15 Phiên bản điện tử của SGK GV và HS Được sử dụng trong mọi giờ học; gồm các tư liệu audio và video hỗ trợ cho việc dạy học theo SGK. Tài liệu này còn giúp HS tự học ở ngoài giờ lên lớp. Cách truy cập phiên bản điện tử của SGK được hướng dẫn ở bìa cuối sách. Vở thực hành âm nhạc HS HS dùng kết hợp giữa SGK và vở thực hành. Nếu có thời gian (những lớp học tăng cường), GV hướng dẫn HS thực hiện các bài tập ngay tại lớp. Trong mỗi tiết, HS nên hoàn thành 2-3 bài tập, một số bài tập nâng cao các em có thể làm theo cặp hoặc nhóm nhỏ. Một số video clip trên You Tube: Nội dung dạy học Địa chỉ trên You Tube Nghe bài Nhịp điệu vui (hát tiếng Séc) Coro Piccolo - Týnom tánom Nghe nhạc Hành khúc Ra-đét-ky Radetzky Marsch [Austrian march] Nghe nhạc Hành khúc Ra-đét-ky kết hợp vận động Okul Öncesi Kindergarten Radetzky March Body Percussion (1.Bölüm) Okul Öncesi Kindergarten Radetzky March Body Percussion (2.Bölüm) Nghe nhạc Đô Rê Mi (tiếng Anh) Do Re Mi - The sound of music (1965) Nghe nhạc Đô Rê Mi (tiếng Việt) Bài hát Đồ Rê Mi (Hiền Sunny) Nghe bài Thế giới của tuổi thơ (hát nhiều ngôn ngữ) Playing “It’s a small world” all over the world #StayHome Small World (T. Nahla) Nhạc đệm bài Thế giới It’s A Small World Karaoke/Instrumental (With Lyrics) 16 của tuổi thơ It’s a Small World Paris Soundtrack Instrumental It's a Small World - Clock Parade 2.0 Karaoke HD "It's a small world" (Disney) Nghe nhạc Chú mèo nhảy múa Leroy Anderson - The Waltzing Cat Nghe nhạc Chú mèo nhảy múa kết hợp vận động The Waltzing Cat | Music With Mr. DelGaudio | Elementary Music Activity Nghe âm thanh các loại nhạc cụ (hác-mô-ni-ca, u-ku-lê-lê) Musical Instruments Sounds For Kids (27 Instruments) Learning Music - Wind, String, Percussion Instruments for Kids ABC Music Instruments for Children | Kids with Sounds ABC Musical Instruments for Children | Kids with sounds | List of 50 Popular Musical Instruments Lưu ý: GV cần sử dụng hiệu quả các tài liệu tham khảo bổ trợ, tránh làm mất thời gian, hoặc làm HS bị quá tải. 17 II. KẾ HOẠCH BÀI DẠY 1. Khung kế hoạch bài dạy Theo công văn 2345, ngày 7/6/2021 của Vụ GD tiểu học, Bộ GD-ĐT. Môn học/ hoạt động giáo dục: .........; lớp ......... Tên bài học: .........; số tiết ......... Thời gian thực hiện: ......... 1. Yêu cầu cần đạt: Nêu cụ thể học sinh thực hiện được việc gì; vận dụng được những gì vào giải quyết vấn đề trong thực tế cuộc sống; có cơ hội hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực gì. 2. Đồ dùng dạy học: Nêu các thiết bị, học liệu được sử dụng trong bài dạy để tổ chức cho học sinh hoạt động nhằm đạt yêu cầu cần đạt của bài dạy. 3. Các hoạt động dạy học chủ yếu - Hoạt động Mở đầu: khởi động, kết nối. - Hoạt động Hình thành kiến thức mới: trải nghiệm, khám phá, phân tích, hình thành kiến thức mới (đối với bài hình thành kiến thức mới). - Hoạt động Luyện tập, thực hành. - Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm (nếu có). 4. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có) 2. Minh hoạ kế hoạch bài dạy Tiết 14 Ôn tập bài hát: Múa sạp Đọc nhạc: Bài 3 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT Sau tiết học, học sinh sẽ: – Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái bài Múa sạp. Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm, vận động và múa sạp. Biết hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca. – Đọc nhạc đúng tên nốt, đúng cao độ những nốt Mi, Pha, Son, La, Si, Đô theo kí hiệu bàn tay. 18 – Hình thành, phát triển năng lực chung (tự học, giao tiếp và hợp tác) và năng lực chuyên biệt (thể hiện và cảm thụ âm nhạc). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Chuẩn bị của GV – Đàn phím điện tử, thiết bị âm thanh nghe nhạc. – Nhạc đệm bài Múa sạp, tập chơi đàn và hát trôi chảy bài Múa sạp. – Đạo cụ múa sạp: 6 hoặc 8 thanh tre. – Thể hiện thuần thục kí hiệu bàn tay các nốt Mi, Pha, Son, La, Si, Đô. Chuẩn bị của HS Có một trong số các nhạc cụ gõ như: thanh phách, trống nhỏ, song loan, tem-bơ-rin, trai-en-gô, chuông, ma-ra-cát, hoặc nhạc cụ gõ tự làm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Nội dung và hoạt động Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Đồ dùng dạy học Mở đầu (khoảng 2 phút) Nghe bài hát Múa sạp. GV cho HS nghe bài hát Múa sạp. HS nghe bài hát, vỗ tay hoặc vận động nhẹ nhàng. Thiết bị âm thanh Hình thành kiến thức – Luyện tập Ôn tập bài hát: Múa sạp (khoảng 18 phút) GV hướng dẫn HS hát cùng nhạc đệm. HS tập hát cùng nhạc đệm, tập lấy hơi và thể hiện sắc thái. Tập hát đơn ca, song ca kết hợp dùng nhạc cụ gõ đệm. Nhạc đệm, nhạc cụ gõ GV hướng dẫn HS hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu lời ca, luân phiên giữa hai nhóm. Câu hát Nhóm A Nhóm B Nhạc đệm Nhịp nhàng cùng bước Hát Vỗ tay 19 đều, hòa nhịp cồng chiêng vang Ngân nga Vỗ Hát câu hát tình tay tang, bay theo ánh trăng mơ màng Những Hát Vỗ tay bước chân cuốn theo niềm vui, tiếng sáo bay vút bên nương đồi Tiếng cười Vỗ Hát vang vọng tay trên môi, về đây cùng nhau vui chơi Sau đó đổi phần trình bày giữa hai nhóm. GV hướng dẫn HS hát kết hợp vận động (tham khảo gợi ý sau): Câu hát 1: Nắm tay bạn bên cạnh, nhún nhẹ; làm động tác gõ cồng chiêng Câu hát 2: Hai tay chụm lên miệng như chim hót; nghiêng người sang bên trái và bên phải Câu hát 3: Cầm tay bạn bên cạnh duỗi thẳng tay rồi gập Nhạc đệm 20 khuỷu tay Câu hát 4: Hai ngón tay trỏ chỉ vào miệng rồi vỗ tay Vận dụng, trải nghiệm GV hướng dẫn HS hát kết hợp múa sạp. Lấy 2 thanh tre to kê dưới đất, đặt song song và cách nhau khoảng 2m, tạo thành không gian nhảy múa. Đặt 4 hoặc 6 thanh tre nhỏ lên trên theo từng cặp, vuông góc với 2 thanh to. GV phân công 2 hoặc 3 cặp HS ngồi đối diện, mỗi bạn cầm 2 thanh nhỏ, rồi gõ thanh nhỏ theo tiết tấu (1- 2-3): phách 1 và 2 thì gõ 2 thanh nhỏ xuống thanh to; còn phách 3 thì gõ 2 thanh nhỏ vào nhau. Sau phách 3 có khoảng dừng. GV làm mẫu cách múa sạp: phách 1 và 2 thì bước chân vào từng cặp thanh nhỏ, phách 3 thì bước chân ra ngoài. Cần tránh để 2 thanh nhỏ đập vào chân. HS tham gia múa sạp theo hướng dẫn của GV. Đạo cụ múa sạp Đọc nhạc: Bài 3 (khoảng 15 phút) Luyện tập cao độ: GV dùng nhạc cụ lấy cao độ chuẩn, rồi GV làm mẫu, vừa đọc nhạc vừa làm kí hiệu bàn tay các nốt Mi, Pha, Son, La, Si, Đô. HS quan sát, lắng nghe. Đàn phím điện tử 21 GV và HS cùng luyện tập: GV đọc nhạc các nốt Mi, Pha, Son, La, Si, Đô và làm kí hiệu bàn tay, GV đọc các nốt Mi, Pha, Son, La, Si, Đô. HS đọc cao độ cùng GV. HS làm kí hiệu bàn tay (không đọc nhạc). Luyện tập tiết tấu: GV dùng song loan (có thể vỗ tay hoặc dùng nhạc cụ khác) thể hiện tiết tấu. HS luyện tập tiết tấu. Đọc nhạc Bài 3 theo kí hiệu bàn tay, GV làm kí hiệu bàn tay để HS đọc GV hướng dẫn HS đọc nhạc với nhịp độ chậm vừa. GV mời tổ, nhóm hoặc cá nhân đọc Bài 3 kết hợp làm kí hiệu bàn tay. HS đọc từng nét nhạc. HS đọc nhạc với nhịp độ chậm vừa. HS đọc Bài 3 kết hợp làm kí hiệu bàn tay. Hoạt động mở (có thể không thực hiện). HS xung phong lên bảng, làm kí hiệu bàn tay cho các bạn đọc nhạc. Cuối tiết học, GV nhắc lại yêu cầu của tiết học này và khen ngợi các em có ý thức luyện tập tích cực, hát hay, biết biểu diễn bài hát, đọc nhạc tốt,... ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ……………………………………………………………………………………. 22 III. THỰC HÀNH MỘT SỐ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 1. Thực hành nội dung hát và nhạc cụ Thực hành đồng thời 2 nội dung, vì bài tập nhạc cụ đều được ứng dụng đệm cho các bài hát. Hát kết hợp thực hiện 6 động tác. Hát đối đáp (nhóm A câu 1, 3, 5; nhóm B câu 2, 4, 6). Hát nối tiếp giữa 3 nhóm kết hợp vỗ tay theo tiết tấu lời ca. 23 Mỗi nội dung nhạc cụ gồm có hai tiết tấu. Tiết tấu thứ nhất nhằm khởi động, chỉ nên luyện tập khoảng 2 đến 3 phút bằng những nhạc cụ (hoặc động tác cơ thể) khác nhau. Tiết tấu thứ hai cần luyện tập kĩ hơn để đệm cho bài hát. Tiết tấu thứ hai đệm cho bài Đếm sao gồm 2 nhịp (2 chu kì giống nhau), GV nên đếm (1-2-3; 1-2-3) giúp HS thực hiện dễ dàng hơn. 24 Hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu lời ca, luân phiên giữa hai nhóm. 25 Tiết tấu thứ hai đệm cho bài Em yêu trường em gồm 2 chu kì giống nhau, GV nên đếm (1-2-3-4; 1-2-3-4) hoặc đọc theo các động tác: vỗ, giậm, búng búng… 26 Xem video clip It’s a small world hát bằng 7 ngôn ngữ. Tập hát theo nhạc đệm. Hát đối đáp và hoà giọng. (Động tác cơ thể 1 đến 2 có thể thay bằng vỗ lên vai) 27 28 2. Thực hành nội dung đọc nhạc 29 3. Thực hành nội dung nghe nhạc Bản nhạc Hành khúc Ra-đét-ky do nhạc sĩ người Áo là Johann Strauss I (để phân biệt với con trai của ông là nhạc sĩ Johann Strauss II) sáng tác. Thời đó, Johann Strauss I (1804-1849) được giao nhiệm vụ viết một bản nhạc để chào mừng chiến thắng Custoza của thống chế Joseph Radetzky von Radetz. Nhạc sĩ viết Hành khúc Ra-đét-ky, một bản nhạc rất vui tươi và sôi động, mang không khí hòa bình, khiến người nghe đều muốn giậm chân, nhún nhảy, có thể dùng làm nhạc khiêu vũ. Khi nghe bản nhạc, những sĩ quan người Áo đã cùng vỗ tay, giậm chân và hô vang đầy hứng khởi. Theo truyền thống, mỗi khi bản nhạc vang lên là mọi người cùng vỗ tay vui vẻ, truyền thống đó vẫn được duy trì cho đến nay. Ngày nay, bản nhạc được sử dụng nhiều trong các lễ hội và sự kiện thể thao lớn, đặc biệt là ở các trận đấu bóng đá của đội tuyển quốc gia Áo cũng như trong lễ đón mừng năm mới ở nhiều quốc gia. Đây là tác phẩm nổi tiếng nhất của Johann 30 Strauss I, là một trong những bản hành khúc nổi tiếng nhất. Bản nhạc Chú mèo nhảy múa (The Waltzing cat: Chú mèo nhảy van-xơ) do nhạc sĩ Lơ-roi An-đơ-sơn sáng tác vào năm 1950. Đây là một giai điệu vui tươi và ngộ nghĩnh, được chọn làm nhạc cho bộ phim hoạt hình Tom and Jerry. Đô Rê Mi là một bài hát trong phim The sound of music (Âm thanh của âm nhạc) ra đời năm 1965. Bài hát này được sáng tác bởi nhạc sĩ Ri-chác Rốt-giơ. Bộ phim đã giành giải Oscar cho phim hay nhất của năm 1965 và là một trong những phim ca nhạc nổi tiếng nhất. Trong phim, cô gia sư Ma-ri-a dùng bài hát Đô Rê Mi để dạy đọc nhạc cho 7 chị em, con của đại tá hải quân Von Trapp, sống tại thành phố Salzburg, nước Áo. 4. Thực hành hoạt động Vận dụng 31 Tập biểu diễn theo nhóm (hát và vỗ tay theo cặp). 32 IV. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TẬP HUẤN GIÁO VIÊN CÂU HỎI 1. Nội dung nào có thời lượng dạy học nhiều nhất ở lớp 3? A. Hát. C. Đọc nhạc. B. Nghe nhạc. D. Nhạc cụ. 2. Nội dung nào chưa được dạy học ở lớp 3? A. Hát. C. Đọc nhạc. B. Nghe nhạc. D. Lí thuyết âm nhạc. 3. Chủ đề nào không có trong sách giáo khoa Âm nhạc 3? A. Tuổi thơ. C. Âm thanh. B. Gia đình. D. Tình bạn. 4. Mỗi chủ đề trong sách giáo khoa Âm nhạc 3 có mấy nội dung? A. Hai nội dung. C. Bốn nội dung. B. Ba nội dung D. Năm nội dung. 5. Sách giáo khoa sử dụng mấy bài hát có trong sách hiện hành? A. Hai bài hát. C. Bốn bài hát. B. Ba bài hát. D. Năm bài hát. 6. Bài Nhịp điệu vui thuộc về thể loại bài hát nào? A. Bài hát lao động. C. Bài hát nghi lễ. B. Bài hát vui chơi. D. Bài hát trữ tình. 7. Bài hát nào dưới đây được viết ở giọng Si thứ? A. Em yêu trường em. C. Bạn ơi lắng nghe. B. Thế giới của tuổi thơ. D. Tiếng hát bạn bè mình. 8. Bài hát nào nằm trong nội dung nghe nhạc? A. Lí cây bông. C. Múa sạp. B. Đếm sao. D. Em yêu trường em. 33 9. Bài nghe nhạc nào được trích từ bộ phim Âm thanh của âm nhạc (The sound of music)? A. Chú mèo nhảy múa. C. Đô Rê Mi. B. Hành khúc Ra-đét-ky. D. Mái trường nơi học bao điều hay. 10. Bản nhạc Chú mèo nhảy múa được viết ở loại nhịp nào? A. Nhịp 2/4. C. Nhịp 4/4. B. Nhịp 3/4. D. Nhịp 6/8. 11. Bài đọc nhạc số mấy được trích trong bài hát Lung linh ngôi sao nhỏ? A. Bài 1. C. Bài 3. B. Bài 2. D. Bài 4. 12. Nội dung đọc nhạc có nốt nhạc nào mới so với lớp 2? A. Pha. C. La. B. Son. D. Si. 13. Nội dung nhạc cụ có động tác cơ thể nào mới so với lớp 2? A. Vỗ tay. C. Giậm chân. B. Búng ngón tay. D. Vỗ xuống đùi. 14. Nhạc cụ nào không được giới thiệu trong sách giáo khoa Âm nhạc 3? A. Đàn bầu. C. Đàn nhị. B. Hác-mô-ni-ca. D. U-ku-lê-lê. 15. Những phương pháp dạy học nào ít được sử dụng ở lớp 3? A. Luyện tập, chơi trò chơi, nghe kể chuyện. B. Hát với nhạc đệm, nghe nhạc kết hợp vận động. C. Đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay, thể hiện tiết tấu bằng động tác cơ thể. D. Thuyết trình, phân tích, động não. 34