🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Tài Liệu Bồi Dưỡng Giáo Viên Mĩ Thuật 7 Bản 2 – Chân Trời Sáng Tạo
Ebooks
Nhóm Zalo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN MÔN
(Tài liệu lưu hành nội bộ) lớp
NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM
HOÀNG MINH PHÚC – NGUYỄN THỊ MAY
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN môn
(Tài liệu lưu hành nội bộ)
lớp
NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM
2
Lời nói đầu
Nhằm giúp cho các giáo viên (GV) mĩ thuật Trung học cơ sở hiểu rõ những nội dung cơ bản của Chương trình giáo dục phổ thông môn Mĩ thuật ban hành theo Thông tư số 32/2018/TT–BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và tổ chức thực hiện hiệu quả dạy học môn Mĩ thuật theo SGK Mĩ thuật 7 – Bản 2, bộ sách Chân trời sáng tạo, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã tổ chức biên soạn Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Mĩ thuật lớp 7 bộ sách Chân trời sáng tạo.
Cuốn tài liệu được cấu trúc gồm 3 phần:
Phần một: Hướng dẫn chung
Nội dung phần này tập trung giới thiệu về SGK Mĩ thuật 7: quan điểm biên soạn, những điểm mới của SGK Mĩ thuật 7, cấu trúc sách và cấu trúc bài học trong SGK, về phương pháp dạy học, tổ chức hoạt động, hướng dẫn kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Mĩ thuật, hướng dẫn sử dụng nguồn tài nguyên sách và các học liệu điện tử của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, khai thác thiết bị và học liệu trong dạy học môn Mĩ thuật.
Phần hai: Gợi ý, hướng dẫn tổ chức dạy học một số dạng bài/ tổ chức hoạt động
Nội dung phần này chủ yếu gợi ý, hướng dẫn cách tổ chức dạy học một số dạng bài cơ bản trong SGK Mĩ thuật 7 – Bản 2, bộ sách Chân trời sáng tạo như dạng bài Mĩ thuật tạo hình, Mĩ thuật ứng dụng và tích hợp với nội dung lí luận và lịch sử mĩ thuật.
Phần ba: Các nội dung khác
Nội dung phần này chú trọng giới thiệu và hướng dẫn cách sử dụng SGV môn Mĩ thuật 7 và giới thiệu, hướng dẫn sử dụng sách bổ trợ, sách tham khảo môn Mĩ thuật.
Trân trọng cảm ơn!
NHÓM TÁC GIẢ
3
Mục lục
Lời nói đầu ............................................................................................................................................... 2
PHẦN MỘT: HƯỚNG DẪN CHUNG .................................................................................................... 4 1. Giới thiệu sách giáo khoa Mĩ thuật 7 – Bản 2, bộ sách Chân trời sáng tạo ................ 4 2. Cấu trúc sách và cấu trúc bài học trong sách giáo khoa Mĩ thuật 7 – Bản 2, bộ sách Chân trời sáng tạo.............................................................................................. 8 3. Phương pháp dạy học / tổ chức hoạt động ........................................................................ 16 4. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Mĩ thuật ............................................................ 20 5. Hướng dẫn khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên sách và các học liệu điện tử của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam .................................................................................... 23 6. Khai thác thiết bị và học liệu trong dạy học môn Mĩ thuật lớp 7 ............................... 25 7. Một số lưu ý khi lập kế hoạch dạy học môn Mĩ thuật...................................................... 34
PHẦN HAI: GỢI Ý, HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC DẠY HỌC MỘT SỐ DẠNG BÀI/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG..................................................................................................................... 36 1. Hướng dẫn dạy học dạng bài học Mĩ thuật tạo hình ........................................... 36 2. Hướng dẫn dạy học dạng bài học Mĩ thuật ứng dụng .......................................... 38 3. Hướng dẫn dạy học dạng bài học tích hợp với nội dung
Lí luận và lịch sử mĩ thuật ............................................................................................................ 40 4. Bài soạn minh họa ......................................................................................................................... 43
PHẦN BA: CÁC NỘI DUNG KHÁC ...................................................................................................... 47 1. Hướng dẫn sử dụng sách giáo viên (SGV) Mĩ thuật 7 ...................................................... 47 2. Giới thiệu và hướng dẫn sử dụng sách bổ trợ, sách tham khảo môn Mĩ thuật lớp 7 ............................................................................................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................................ 51
4 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Mĩ thuật lớp 7 – Bản 2, bộ sách Chân trời sáng tạo
PHẦN MỘT
HƯỚNG DẪN CHUNG
1. GIỚI THIỆU SGK MĨ THUẬT 7 – BẢN 2, BỘ SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
1.1. Quan điểm biên soạn sách giáo khoa (SGK) Mĩ thuật 7 – Bản 2, bộ sách Chân trời sáng tạo
Với mục đích biên soạn một tài liệu giáo khoa cụ thể hoá các yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông mới, mang lại cho học sinh (HS), GV một tài liệu dạy – học môn Mĩ thuật nhằm phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực cho HS, SGK Mĩ thuật 7 – Bản 2, bộ sách Chân trời sáng tạo bộ sách Chân trời sáng tạo được biên soạn dựa trên các quan điểm sau đây:
Một là, theo định hướng đổi mới giáo dục phổ thông được thể hiện qua các văn bản pháp lí sau:
– Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. – Nghị quyết 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội về đổi mới chương trình và SGK phổ thông.
– Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và Chương trình giáo dục phổ thông môn Mĩ thuật ban hành kèm Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
– Luật Giáo dục năm 2019.
Hai là, bám sát các tiêu chuẩn SGK mới ban hành kèm Thông tư số 33/2017 ngày 22 tháng 12 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Ba là, theo định hướng của Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và Chương trình giáo dục phổ thông môn Mĩ thuật, với trọng tâm là chuyển từ truyền thụ kiến thức sang dạy học hình thành và phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực cho HS.
Bốn là, theo tư tưởng chủ đạo của bộ sách Chân trời sáng tạo, SGK Mĩ thuật 7 – Bản 2, bộ sách Chân trời sáng tạo được định hướng biên soạn trên cơ sở cập nhật các thành tựu khoa học mới liên quan đến chương trình môn học, hoạt động giáo dục, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phù hợp với mục tiêu của chương trình môn học, hoạt động giáo dục. Sách giúp HS hình thành các kĩ năng cơ bản trong thực hành sáng tạo, tự do sáng tạo, tự chủ trong học tập và chủ động giải quyết các vấn đề liên quan đến mĩ thuật, từ đó hình thành năng lực thẩm mĩ, tình yêu nghệ thuật, cảm nhận và cảm nhận, vận dụng sáng tạo vào học tập, sinh hoạt hằng ngày; biết biểu đạt cảm xúc, trí tưởng tưởng, suy nghĩ về bản thân và thế giới xung quanh thông qua mĩ thuật, từ đó hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự chủ và tự học.
5
SGK Mĩ thuật 7 – Bản 2, bộ sách Chân trời sáng tạo được trình bày trên nguyên tắc:
– Hệ thống các chủ đề phù hợp với tư duy thẩm mĩ, năng lực của HS theo từng lớp, từng lứa tuổi;
– Kết hợp 3 kĩ năng: Quan sát và nhận thức thẩm mĩ, Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ, Phân tích và đánh giá thẩm mĩ, đan xen liên kết với nhau trong quá trình học;
– Trải nghiệm, thực hành sáng tạo từ các yếu tố đơn lẻ đến tổng hợp, tích hợp với nhiều môn học khác;
– Thể nghiệm chất liệu và kĩ thuật thể hiện có liên hệ trực tiếp đến sản phẩm bài học ứng dụng vào thực tế;
– Chủ động khám phá, kĩ năng làm việc nhóm và có sự liên hệ với nhiều môn học khác. 1.2. Những điểm mới của SGK Mĩ thuật 7 – Bản 2, bộ sách Chân trời sáng tạo 1.2.1. Đổi mới về quan điểm thực hiện
SGK Mĩ thuật 7 – Bản 2, bộ sách Chân trời sáng tạo được nhóm tác giả nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm biên soạn SGK theo mô hình phát triển năng lực của các nước tiên tiến như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Đan Mạch,... trình bày trên nguyên tắc và kế thừa những thành quả trong biên soạn SGK hiện hành. Do vậy, SGK Mĩ thuật 7 – Bản 2, bộ sách Chân trời sáng tạo có những đặc trưng và điểm mới như sau:
– Tuân thủ các quy định chung về phẩm chất, năng lực cho HS được nêu trong Chương trình bộ môn Mĩ thuật theo hướng tuyến tính và đồng tâm, tích hợp với các kiến thức môn học khác cho tất cả các lớp.
– Đáp ứng mọi đối tượng HS trong cả nước với thực tiễn kinh tế, xã hội, giáo dục và truyền thống văn hoá Việt Nam.
– Chú trọng việc rèn luyện 3 kĩ năng: Quan sát và nhận thức thẩm mĩ, Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ, Phân tích và đánh giá thẩm mĩ, là trục chính xuyên suốt cả 4 lớp học nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình theo định hướng phát triển năng lực và thực hành, ứng dụng, tích hợp các môn học.
– Cập nhật những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tới nhận thức, sự phát triển về thẩm mĩ, tư duy sáng tạo, năng lực giao tiếp thẩm mĩ, nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới, phát triển của xã hội; dựa trên 4 tiêu chí chủ yếu: Giảm tải – Khoa học – Khả thi – Phát triển năng lực và định hướng nghề nghiệp.
Những đặc trưng được thể hiện cụ thể như sau:
– Trình bày hệ thống các chủ đề (theo hệ hình, hệ màu) phù hợp với tư duy thẩm mĩ, năng lực và gần gũi với HS cấp Trung học cơ sở.
6 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Mĩ thuật lớp 7 – Bản 2, bộ sách Chân trời sáng tạo
– Ba kĩ năng chính của môn học: Quan sát và nhận thức thẩm mĩ, Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ, Phân tích và đánh giá thẩm mĩ, không bố trí tách rời độc lập mà thường đan xen liên kết với nhau trong quá trình học, tạo cho HS tính chủ động, sáng tạo liên tục trong quá trình học tập.
– Trải nghiệm, thực hành sáng tạo, ứng dụng từ các yếu tố đơn lẻ đến tổng hợp, tích hợp với các môn Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội, Tiếng Việt, Âm nhạc,…
– Thể nghiệm chất liệu và kĩ thuật trong quá trình thực hành sáng tạo. – Chủ động xây dựng kĩ năng làm việc nhóm, tạo hứng thú trong học tập.
– Bộ SGK môn Mĩ thuật cấp Trung học cơ sở có cách thức tổ chức nội dung theo chủ đề (Ngôn ngữ của nghệ thuật, Nghệ thuật với kĩ thuật, chất liệu, Nghệ thuật là cảm xúc và sáng tạo, Hình tượng nghệ thuật, Nghệ thuật truyền thống, Cuộc sống quanh em, Di sản nghệ thuật, Cảm thụ nghệ thuật) xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 5 và tiếp tục ở cấp Trung học cơ sở từ lớp 6 đến lớp 9. Mỗi chủ đề giải quyết một vấn đề về năng lực và những kĩ năng chuyên biệt của Mĩ thuật tạo hình, Mĩ thuật ứng dụng và một số nội dung tích hợp kiến thức Lí luận và lịch sử mĩ thuật, mà không sử dụng tên đề tài làm tên gọi của chủ đề như ở các sách đã xuất bản.
1.2.2. Đổi mới về mục tiêu
– Về phẩm chất:
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Mĩ thuật lớp 7 góp phần giúp HS bước đầu hình thành, phát triển các phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm đã được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, thông qua những biểu hiện sau:
+ Biết rung động trước cái đẹp trong nghệ thuật và cuộc sống.
+ Tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người.
+ Có ý thức học hỏi từ các tác phẩm, di sản mĩ thuật.
+ Trung thực chia sẻ cảm nhận mĩ thuật.
+ Có ý thức làm đẹp môi trường xung quanh.
– Về năng lực đặc thù:
+ Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: biết được mĩ thuật có ở xung quanh; sử dụng được một số đồ dùng, màu vẽ và vật liệu sẵn có để thực hành, sáng tạo; nhận biết được một số yếu tố tạo hình: chấm, nét, hình, khối, màu sắc.
+ Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: bước đầu sử dụng được vật liệu có sẵn, một số màu, hình cơ bản, một số yếu tố tạo hình chấm, nét, hình khối trong thực hành sáng tạo; sắp xếp được sản phẩm của cá nhân tạo thành sản phẩm nhóm học tập.
7
+ Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: trưng bày và chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của cá nhân, của bạn bè về màu sắc, hình cơ bản, vận dụng sản phẩm ứng dụng vào học tập và sinh hoạt.
– Về năng lực chung:
+ Năng lực tự chủ và tự học: biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu thông dụng để học tập, tự chủ và bộc lộ sở thích, khả năng của bản thân trong thực hành sáng tạo.
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ, kết hợp hình ảnh, cử chỉ để trao đổi, thảo luận trong quá trình học tập và sinh hoạt hằng ngày.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết dùng vật liệu và công cụ, hoạ phẩm để thực hành sáng tạo nên sản phẩm, thể hiện tính ứng dụng của sản phẩm phục vụ học tập hoặc vui chơi, sinh hoạt,...
1.2.3. Đổi mới về phương pháp giảng dạy
Phương pháp giảng dạy kết hợp việc quan sát, trực quan, vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thực hành. HS làm việc cá nhân hoặc nhóm và sử dụng phương pháp thảo luận, phân tích, đánh giá. Cấu trúc các bài học trong SGK Mĩ thuật 7 – Bản 2, bộ sách Chân trời sáng tạo được xây dựng trên cơ sở coi trọng sự tự do sáng tạo, không áp đặt, động viên khích lệ HS sáng tạo các bài thực hành khác nhau, không sao chép và làm theo khuôn mẫu. Phương pháp này nhằm phát huy tính sáng tạo độc lập của HS và tạo sự hứng thú cho các em trong học tập.
1.2.4. Đổi mới về đánh giá
Việc đánh giá trong SGK Mĩ thuật 7 – Bản 2, bộ sách Chân trời sáng tạo được định hướng nhằm:
– Giúp GV đánh giá chính xác, kịp thời mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về năng lực thẩm mĩ, các phẩm chất cần hình thành ở HS thông qua hoạt động học tập.
– Giúp GV điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm ngay trong quá trình dạy học và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học, kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của HS để động viên, khích lệ và phát hiện những mặt hạn chế của HS từ đó có giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, rèn luyện của HS góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục ở bậc Tiểu học.
– Giúp HS có năng lực tự đánh giá, tham gia đánh giá, tự học, tự điều chỉnh phương pháp học, có hứng thú với môn học và rèn luyện để tiến bộ.
– Giúp cha mẹ HS tham gia vào quá trình đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của con em mình. Tích cực hợp tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục HS.
– Giúp cán bộ quản lí giáo dục các cấp kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá nhằm đạt hiệu quả giáo dục.
8 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Mĩ thuật lớp 7 – Bản 2, bộ sách Chân trời sáng tạo
2. CẤU TRÚC SÁCH VÀ CẤU TRÚC CHỦ ĐỀ SGK MĨ THUẬT 7 – BẢN 2, BỘ SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
2.1. Cấu trúc SGK Mĩ thuật 7 – Bản 2, bộ sách Chân trời sáng tạo SGK Mĩ thuật 7 – Bản 2, bộ sách Chân trời sáng tạo cấu trúc gồm các phần như sau:
– Phần hướng dẫn sử dụng sách: giới thiệu kí hiệu và ý nghĩa của kí hiệu cho 3 nội dung, năng lực, kĩ năng của mỗi chủ đề gồm: Quan sát và nhận thức, Luyện tập và sáng tạo, Phân tích và đánh giá, Vận dụng.
– Lời nói đầu.
– Mục lục.
– Các chủ đề, bài học.
– Bảng giải thích thuật ngữ dùng trong sách.
– Bảng phiên âm tiếng nước ngoài.
2.2. Cấu trúc chủ đề SGK Mĩ thuật 7 – Bản 2, bộ sách Chân trời sáng tạo
Các chủ đề trong SGK Mĩ thuật 7 – Bản 2, bộ sách Chân trời sáng tạo, được tổ chức khoa học nhằm tạo sự hấp dẫn cho người học và bám sát nội dung, yêu cầu cần đạt. Nội dung theo 8 chủ đề nằm ẩn trong 8 yêu cầu về năng lực và kĩ năng chuyên biệt của mĩ thuật là: Ngôn ngữ của nghệ thuật; Nghệ thuật với kĩ thuật, chất liệu; Nghệ thuật là cảm xúc và sáng tạo; Hình tượng nghệ thuật; Nghệ thuật truyền thống; Cuộc sống quanh em; Di sản nghệ thuật; Cảm thụ nghệ thuật, xuyên suốt trong cả cấp học. Mỗi chủ đề đều nhằm giải quyết một vấn đề về năng lực và những kĩ năng chuyên biệt của Mĩ thuật tạo hình, Mĩ thuật ứng dụng, tích hợp Lí luận và lịch sử mĩ thuật mà không sử dụng tên đề tài làm tên gọi của nội dung như ở các sách đã xuất bản.
Chương trình mĩ thuật lớp 7 được thực hiện trong 35 tiết học/ năm, được chia thành 8 chủ đề, mỗi chủ đề 4 tiết, bao gồm các nội dung thuộc lĩnh vực Mĩ thuật tạo hình (Hội hoạ, Đồ hoạ, Điêu khắc), Mĩ thuật ứng dụng và tích hợp với kiến thức Lịch sử mĩ thuật, hoặc một số bộ môn khoa học khác. Mỗi năm học đều có 3 tiết dành cho hoạt động đánh giá kết quả học tập.
SGK Mĩ thuật 7 – Bản 2, bộ sách Chân trời sáng tạo được cấu trúc nội dung như sau:
9
Chủ đề
Nội dung
Chủ đề 1
Bình hoa trong sáng tạo mĩ thuật
Chủ đề 2
Động vật hoang dã
Chủ đề 3
Mĩ thuật trung đại thế giới
Chủ đề 4
Thiên nhiên muôn màu
Đánh giá kết quả
Trưng bày cuối học kì 1
Chủ đề 5
Vẻ đẹp di sản
Chủ đề 6
Môi trường quanh em
Chủ đề 7
Mĩ thuật trung đại Việt Nam
Chủ đề 8
An toàn giao thông
Đánh giá kết quả
Trưng bày cuối năm
Các chủ đề trong sách được biên soạn đáp ứng nội dung, yêu cầu cần đạt theo định hướng trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Mĩ thuật năm 2018. Qua đó, HS được trải nghiệm và vận dụng mĩ thuật vào đời sống; giúp HS nhận thức được mối liên hệ giữa mĩ thuật với cuộc sống, kết nối mĩ thuật với các môn học và hoạt động giáo dục khác; làm tiền đề cho HS định hướng nghề nghiệp trong tương lai, cũng như chủ động tham gia các hoạt động văn hoá nghệ thuật và đời sống xã hội. Tuy nhiên, tuỳ tình hình thực tế, GV có thể linh hoạt trong việc sắp xếp nội dung giảng dạy trong mỗi chủ đề và mỗi tiết học. Cuối mỗi tiết học, sách có gợi ý các câu hỏi để HS nắm vững, mở rộng các kiến thức đã học trong quá trình quan sát và nhận thức thẩm mĩ, sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ, phân tích và đánh giá thẩm mĩ.
2.3. Đặc điểm của cấu trúc bài học/ chủ đề
Đặc thù của môn Mĩ thuật là hướng tới các giá trị về thẩm mĩ, truyền thống văn hoá, lịch sử, kĩ năng thực hành sáng tạo, vận dụng vào thực tế cuộc sống và học tập, khơi dậy cảm xúc tích cực cho HS. Xuất phát từ đặc thù đó, dựa trên yêu cầu của Thông tư 33/2017/TT/BGDĐT và các thành tựu về đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, cấu trúc bài học trong SGK Mĩ thuật 7 – Bản 2, bộ sách Chân trời sáng tạo được xây dựng như sau:
10 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Mĩ thuật lớp 7 – Bản 2, bộ sách Chân trời sáng tạo
Quan sát và nhận thức
Là hoạt động quan sát thực tế, tranh, ảnh, sản phẩm mĩ thuật thông qua các hoạt động trải nghiệm, nhằm khám phá nhận thức thẩm mĩ cho HS.
Luyện tập và sáng tạo
Là hoạt động phát triển kiến thức, hình thành kĩ năng đã học thông qua các bài học mĩ thuật theo chương trình, giúp HS có thể sáng tạo ra các sản phẩm mĩ thuật ở mỗi chủ đề/ bài học.
Phân tích và đánh giá
Là hoạt động tổ chức trưng bày sản phẩm các bài học của HS nhằm hình thành các kĩ năng phân tích và đánh giá, bồi dưỡng kiến thức thẩm mĩ.
Vận dụng
Là hoạt động hướng dẫn sử dụng sản phẩm mĩ thuật trong các bài học ứng dụng vào cuộc sống thực tiễn.
Với định hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho HS, SGK Mĩ thuật 7 – Bản 2, bộ sách Chân trời sáng tạo theo Chương trình giáo dục phổ thông mới có một số điểm khác biệt căn bản so với SGK chú trọng truyền thụ kiến thức như sau:
SGK truyền thụ kiến thức
SGK theo định hướng phát triển năng lực
Theo bài học, 1 tiết/ bài, đảm bảo 35 tiết.
Theo chủ đề, 2 tiết/ bài, 35 tiết gồm kiến thức các bài học liên quan đến nhau.
Kiến thức, kĩ năng mĩ thuật từng bài theo phân môn độc lập (kiến thức mĩ thuật).
Kiến thức, kĩ năng mĩ thuật nằm trong các chủ đề dựa trên sự liên kết các hình thức mĩ thuật (kiến thức liên môn).
Mục tiêu HS cần đạt dựa theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ của từng bài học độc lập (kiến thức đóng).
Mục tiêu HS cần đạt theo mạch của chủ để, có sự tích hợp với kiến thức, kĩ năng của các môn học khác. Do đó các năng lực hợp tác, sáng tạo, biểu đạt bằng tạo hình và ngôn ngữ được phát triển (kiến thức mở).
Phương pháp dạy học: GV hướng dẫn lí thuyết, HS thực hành theo, học thụ động (GV là trung tâm).
Phương pháp dạy học mở, dựa vào thực tế, dựa trên sự trải nghiệm để HS tự khám phá kiến thức qua các quy trình mĩ thuật dưới sự hướng dẫn của GV (HS là trung tâm).
GV đánh giá kết quả học tập qua sản phẩm của HS (đánh giá một chiều).
Ngoài việc GV đánh giá kết quả hoạt động của HS, HS còn được tự đánh giá và tham gia đánh giá lẫn nhau trong các hoạt động học tập để thúc đẩy các năng lực: tự chủ và tự học, hợp tác và giao tiếp, giải quyết vấn đề và sáng tạo (GV đánh giá, tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng).
11
2.4. Một số chủ đề/ bài học đặc trưng trong SGK Mĩ thuật 7 – Bản 2, bộ sách Chân trời sáng tạo
Những chủ đề được định hướng trong Chương trình Mĩ thuật lớp 7 là sự khác biệt lớn nhất của SGK Mĩ thuật mới so với SGK Mĩ thuật hiện hành. Dưới đây là một số bài học đặc trưng trong SGK Mĩ thuật 7 – Bản 2, bộ sách Chân trời sáng tạo: Bài 3: Cùng vẽ động vật (Thời lượng 2 tiết)
Dạng bài học này bắt đầu bằng hoạt động Quan sát và nhận thức, tạo cơ hội cho HS quan sát tìm hiểu đặc điểm, hình dáng đối tượng chính để tạo hình sản phẩm mĩ thuật. Những yếu tố mĩ thuật được thể hiện trong sản phẩm chú trọng khuyến khích và tạo cơ hội cho HS phát triển kĩ năng kết hợp các chấm, nét, hình, mảng, màu sắc,… để tạo hình sản phẩm mĩ thuật.
12 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Mĩ thuật lớp 7 – Bản 2, bộ sách Chân trời sáng tạo
Bài 4: Tạo hình động vật hoang dã (Thời lượng 2 tiết)
Dạng bài học này tạo cơ hội cho HS phát triển khả năng quan sát động vật hoang dã và thực hành tạo hình động vật 3D, biết lựa chọn vật liệu sẵn có để thực hiện sản phẩm. Dạng bài học này tích hợp Mĩ thuật tạo hình (Điêu khắc) với Lí luận và lịch lịch mĩ thuật và môn học Khoa học tự nhiên; tập trung tăng cường sự cảm nhận vẻ đẹp trong sản phẩm mĩ thuật của HS biểu hiện qua nguyên lí cân bằng ở hình khối, màu sắc,… qua đó, HS nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và động vật hoang dã.
13
Bài 10: Thiết kế lô gô (Thời lượng 2 tiết)
Dạng bài học này giúp HS biết cách thiết kế tạo dáng và trang trí túi đựng quà đơn giản từ giấy, bìa và những vật liệu sẵn có, ứng dụng trong cuộc sống. Thuộc dạng bài Mĩ thuật ứng dụng, bài học giúp HS biết được quy trình thiết kế tạo dáng và xác định được tỉ lệ các bộ phận khi thiết kế, từ đó, biết cách trang trí sản phẩm, kết hợp hài hoà hình và màu trong trang trí sản phẩm mĩ thuật phục vụ đời sống.
14 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Mĩ thuật lớp 7 – Bản 2, bộ sách Chân trời sáng tạo
2.5. Khung kế hoạch dạy học (hay phân phối chương trình)
STT
(1)
Tên Chương/Chủ đề/ (2) (Tên chương/chủ đề có thể tách thành cột riêng nếu chương/chủ đề không trùng với bài, gồm nhiều bài)
Tên bài (3)
Số tiết (4)
(Nếu có sự
phân biệt
giữa chương/ chủ đề/bài
thì cột này
chỉ ghi số tiết
Ghi chú (5)
(Thể hiện tính liên thông, tích hợp với các môn học khác)
1
CHỦ ĐỀ 1: BÌNH HOA
TRONG SÁNG TẠO MĨ THUẬT
Bài 1: Vẽ tĩnh vật
2
Văn hoá nghệ thuật truyền thống
Bài 2: Tạo hình
bình hoa
2
2
CHỦ ĐỀ 2: ĐỘNG VẬT
HOANG DÃ
Bài 3: Cùng vẽ
động vật
2
Các môn khoa học xã hội, âm nhạc
Bài 4: Tạo hình
động vật hoang dã
2
3
CHỦ ĐỀ 3: MĨ THUẬT
TRUNG ĐẠI THẾ GIỚI
Bài 5: Thành tựu mĩ thuật thời trung đại thế giới
2
Các môn khoa học xã hội, âm nhạc
Bài 6: Tranh chân
dung
2
4
CHỦ ĐỀ 4: THIÊN NHIÊN MUÔN MÀU
Bài 7: Sắc màu
thiên nhiên
2
Các môn khoa học xã hội, âm nhạc
Bài 8: Thiên nhiên trong tranh in
2
TRƯNG BÀY CUỐI HỌC KÌ 1
1
5
CHỦ ĐỀ 5: VẺ ĐẸP DI SẢN
Bài 9: Sản phẩm
mĩ thuật 3D thể hiện về di tích
2
Văn hoá nghệ thuật truyền thống
Bài 10: Thiết kế lô gô
2
15
6
CHỦ ĐỀ 6: MÔI TRƯỜNG QUANH EM
Bài 11: Em vẽ môi trường xanh – sạch – đẹp
2
Các môn khoa học xã hội, âm nhạc
Bài 12: Ngày hội
thời trang
2
7
CHỦ ĐỀ 7: MĨ THUẬT
TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
Bài 13: Thành tựu
mĩ thuật thời trung đại Việt Nam
2
Các môn khoa học xã hội, âm nhạc
Bài 14: Trang trí
báo tường
2
8
CHỦ ĐỀ 8: AN TOÀN GIAO THÔNG
Bài 15: Em vẽ
giao thông
2
Các môn khoa học xã hội, âm nhạc
Bài 16: Thiết kế tạo dáng phương tiện giao thông
2
BÀI TỔNG KẾT
2
Tổng cộng
35
16 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Mĩ thuật lớp 7 – Bản 2, bộ sách Chân trời sáng tạo
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
3.1. Những yêu cầu cơ bản về phương pháp dạy học môn Mĩ thuật
Chương trình giáo dục phổ thông môn Mĩ thuật mới quy định: “Môn Mĩ thuật phát triển hai mạch nội dung Mĩ thuật tạo hình và Mĩ thuật ứng dụng, trong đó nền tảng kiến thức cơ bản dựa trên yếu tố và nguyên lí tạo hình. Ở cấp Trung học cơ sở, nội dung giáo dục gồm Lí luận và lịch sử mĩ thuật, Hội hoạ, Đồ hoạ, Điêu khắc, Thiết kế công nghiệp, Thiết kế thời trang, Thiết kế đồ hoạ. Trong đó, nội dung Lí luận và lịch sử mĩ thuật được giới hạn trong phạm vi tìm hiểu tác giả, sản phẩm, tác phẩm, di sản văn hoá nghệ thuật và được giới thiệu, lồng ghép trong thực hành, thảo luận mĩ thuật”. Để thực hiện nội dung cốt lõi đó, phương pháp dạy học mĩ thuật mới không chỉ cần vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học đặc trưng của môn Mĩ thuật, mà còn cần kết hợp với kiến thức lịch sử Mĩ thuật và kiến thức liên môn trong mỗi chủ đề, bài học. Các phương pháp dạy học tích cực môn Mĩ thuật bao gồm: phương pháp quan sát, phương pháp trực quan, phương pháp gợi mở, vấn đáp, phương pháp thực hành, dạy học theo dự án, phương pháp tiếp cận theo chủ đề, phương pháp xây dựng cốt truyện với một số quy trình, hình thức mĩ thuật đã được tiếp cận từ cấp Tiểu học. Trong quá trình dạy học Mĩ thuật nhằm phát triển phẩm chất, năng lực cho HS, GV có thể sử dụng và kết hợp linh hoạt, hài hoà các phương pháp dạy học tích cực trên tuỳ vào nội dung, cách thức tổ chức trong mỗi hoạt động hay mỗi bài học mĩ thuật. Để việc dạy học đạt được kết quả như mong muốn, GV cần phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của HS:
– Tích cực, lồng ghép nội dung lí thuyết, thực hành và thảo luận nghệ thuật; chú trọng dạy học trải nghiệm, vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và không gian hoạt động học tập như học cá nhân, học nhóm, đàm thoại, trò chơi, học theo dự án, học ở trong lớp, ngoài lớp, ngoài trường,…
– Kích thích trí tưởng tượng, tư duy hình ảnh thẩm mĩ, huy động kiến thức, kinh nghiệm của HS, kết hợp liên hệ, kiến thức, kĩ năng của môn học với kiến thức, kĩ năng của các môn học, hoạt động giáo dục khác và những vấn đề gắn với thực tiễn một cách phù hợp, thiết thực; tạo cơ hội để HS được vận dụng kiến thức, kĩ năng cũng như đưa các sản phẩm sáng tạo vào đời sống.
– Phát triển khả năng giải quyết vấn đề, tư duy độc lập, phân tích, phản biện thẩm mĩ, tăng cường vận dụng các chất liệu, vật liệu sẵn có ở địa phương, vật liệu sưu tầm, tái sử dụng, phối hợp sử dụng các công cụ, phương tiện học tập với việc khai thác, sử dụng thiết bị công nghệ hiện đại, nguồn internet một cách phù hợp.
– Xây dựng môi trường học tập thân thiện, truyền cảm hứng cho HS. Chú ý đến phong cách học của từng HS, kết hợp kiến thức của bản thân HS và chiến lược học tập.
Với những yêu cầu cơ bản về phương pháp dạy học Mĩ thuật mới, các GV cần quan tâm và lưu ý những điểm sau:
17
– Hoạt động giáo dục mĩ thuật cần có tính liên kết và hệ thống
Mục tiêu và nội dung các bài học vừa cần đảm bảo theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn Mĩ thuật ở từ bậc Tiểu học đến Trung học cơ sở, vừa được thiết kế thành các hoạt động mĩ thuật liên kết với nhau theo một tiến trình. Kết thúc hoạt động sáng tạo trước đồng thời là khởi đầu cho hoạt động sáng tạo tiếp theo.
Quan sát và nhận thức
Luyện tập và sáng tạo
Phân tích và
đánh giá Vận dụng
– Hoạt động giáo dục cần phát huy sự sáng tạo của HS
Trong một lớp học, mỗi một HS đều có những thiên hướng riêng biệt. Vì vậy, trong quá trình xây dựng kế hoạch dạy học, GV cần khuyến khích khả năng sáng tạo của HS trong học tập, tạo cơ hội cho HS đưa ra ý tưởng và hoàn thiện ý tưởng bằng các hình thức, phương tiện biểu đạt, chất liệu khác nhau. GV cần quan tâm, chú ý quan sát quá trình phát triển ý tưởng và thực hành sản phẩm của HS để kịp thời phát hiện, khích lệ và định hướng giúp HS phát huy được khả năng cá nhân.
– Hoạt động giáo dục Mĩ thuật cần hướng tới hình thành năng lực sáng tạo và các kĩ năng cho HS
Trong hoạt động giáo dục mĩ thuật, GV đóng vai trò định hướng, tổ chức, hướng dẫn, gợi mở cho HS tham gia các hoạt động sáng tạo nghệ thuật cụ thể để tạo hứng thú học tập cho HS, đồng thời giúp HS tự khám phá và chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng, từng bước hình thành các phẩm chất, năng lực, tính sáng tạo, sự độc lập, sự tự chủ và các kĩ năng cần thiết.
– Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
Hoạt động giáo dục mĩ thuật cần tăng cường khả năng tự học, tự khám phá kiến thức, tự đánh giá cho HS ở mức độ phù hợp với lứa tuổi, trình độ và năng lực của HS. Tăng cường sự tương tác, giao tiếp giữa HS với HS, giữa HS với GV trong quá trình hoạt động. Phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động mĩ thuật phải phù hợp và tạo cơ hội cho HS phát huy được tính tích cực, chủ động, tự giác trong quá trình hoạt động.
– Phối hợp các hình thức sáng tạo trong các hoạt động nghệ thuật
Sáng tạo mĩ thuật là sự kết hợp của hình thức sáng tạo theo trí nhớ, sáng tạo qua quan sát và sáng tạo theo tưởng tượng. Các hình thức này luôn đan xen và hoà hợp với nhau trong quá trình sáng tạo. Mỗi hoạt động giáo dục mĩ thuật thông thường sẽ được bắt đầu bằng một trong ba hình thức trên.
18 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Mĩ thuật lớp 7 – Bản 2, bộ sách Chân trời sáng tạo
3.2. Hướng dẫn và gợi ý phương pháp, hình thức tổ chức dạy học/ tổ chức hoạt động
Để hình thành, phát triển hoạt động sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ ở HS lớp 7, trong tổ chức dạy học, GV cần lập kế hoạch dạy học, thiết kế các hoạt động gắn kết với nhau trong từng chủ đề, vận dụng các phương pháp dạy học ở cấp Trung học cơ sở, đồng thời:
– Kích thích khả năng thực hành, sáng tạo của HS bằng những cách thức khác nhau.
– Khuyến khích HS thử nghiệm và đổi mới, kích thích tư duy, khả năng giao tiếp, hợp tác, khả năng giải quyết vấn đề và liên hệ, ứng dụng thực tiễn.
– Có những hướng dẫn cụ thể để HS chủ động chuẩn bị, sẵn sàng học tập, sáng tạo nhằm tăng cường ý thức trách nhiệm, thúc đẩy sự hứng khởi.
– Sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học, GV cần tích hợp, lồng ghép hoạt động thực hành, sáng tạo, ứng dụng thẩm mĩ với thảo luận, cũng như kết hợp quan sát, nhận thức và phân tích, đánh giá thẩm mĩ trong tiến trình dạy học.
– Phát triển khả năng quan sát, nhận thức và cảm thụ nghệ thuật.
– Gợi ý để HS chủ động, phát huy sự sáng tạo cá nhân.
– Tôn trọng tư duy sáng tạo, khích lệ HS phát triển năng lực sáng tạo, tránh sự sao chép khuôn mẫu.
– Tạo cơ hội cho HS được trải nghiệm và vận dụng mĩ thuật vào đời sống thực tế. – Tuỳ điều kiện tại địa phương, GV có thể sử dụng những phương pháp khác phù hợp. Bên cạnh đó GV kết hợp sử dụng những phương pháp khác như:
+ Phương pháp trực quan, quan sát, gợi mở: Trong tiết dạy mĩ thuật, GV cần sử dụng phương pháp trực quan một cách thường xuyên, bởi mĩ thuật (nghệ thuật thị giác) chủ yếu là việc cảm thụ bằng mắt. Vì thế, người dạy mĩ thuật cần phải có đồ dùng trực quan như tranh, ảnh mẫu, đồ vật thật,... Phương pháp quan sát, nhằm tập cho HS thói quen quan sát hình ảnh trong tự nhiên, cuộc sống, trong tranh, sản phẩm mĩ thuật,... từng bước hình thành trong trí nhớ, óc phân tích, vốn kiến thức để áp dụng trong hoạt động sáng tạo, phân tích đánh giá và ứng dụng. Phương pháp gợi mở là phương pháp GV gợi mở kiến thức một cách linh hoạt, khéo léo tạo cho HS sự đam mê, hứng khởi trong thực hành sáng tạo, hướng các em phối hợp giữa suy nghĩ và hành động hiệu quả trong mọi tình huống.
+ Phương pháp luyện tập (trải nghiệm sáng tạo): là phương pháp giúp HS thể hiện những kiến thức, sự hiểu biết của mình qua phần nhận thức, lí thuyết để thực hàn sáng tạo sản phẩm mĩ thuật trước những chủ đề cụ thể. Môn Mĩ thuật ở các cấp
19
học phổ thông không nhằm tạo cho HS trở thành hoạ sĩ mà điều quan trọng là giúp cho các em hiểu về mĩ thuật, đồng thời nắm được một số kĩ năng, kĩ xảo để thực hành sáng tạo và ứng dụng vào cuộc sống hằng ngày.
+ Phương pháp chơi trò chơi: là một loại hình hoạt động giải trí, thư giãn, là món ăn tinh thần bổ ích và không thể thiếu được đối với cuộc sống con người nói chung và đối với HS nói riêng. Trò chơi trong giáo dục mĩ thuật có thể được sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau như làm quen, khởi cộng bằng âm nhạc, vẽ nhóm,... Trò chơi trong học tập sẽ giúp phát huy tính sáng tạo, hấp dẫn, gây hứng thú cho HS; giúp HS dễ tiếp thu kiến thức mới, tạo được bầu không khí thân thiện và tạo cho các em tác phong nhanh nhẹn,...
+ Phương pháp thuyết trình (giới thiệu, trình bày sản phẩm): là phương pháp dạy học bằng lời nói sinh động để trình bày một tài liệu mới hoặc tổng kết những tri thức mà HS đã thu lượm được một cách có hệ thống. Tuy nhiên, đối với các chủ đề của môn học mĩ thuật, HS phải trưng bày giới thiệu sản phẩm và nhận xét sản phẩm của bạn hoặc nhóm bạn. Vì thế, GV cần có những câu hỏi gợi mở một cách linh hoạt để HS có sự tự tin, hứng thú trong quá trình thuyết trình cũng như nhận xét, đánh giá, phản biện,...
+ Phương pháp hợp tác nhóm: năng lực hợp tác được xem là một trong những năng lực quan trọng của con người trong xã hội hiện nay, việc phát triển năng lực hợp tác từ trong trường học đã trở thành xu thế giáo dục trên thế giới. HS của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập như vẽ tranh theo nhóm, trình bày tranh theo nhóm,.... trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sẽ được trình bày và đánh giá trước lớp học,....
+ Phương pháp đánh giá: cần linh hoạt vì mĩ thuật không có một đáp số chung. Chính vì vậy, việc đánh giá nên theo tiêu chí của bài học, tránh đánh giá một cách chủ quan. Việc đánh giá bài thực hành của HS cũng cần lưu ý tới sự nỗ lực của mỗi cá nhân trong tiến trình học tập cũng như trong quá trình thực hiện bài học, sự tiến bộ trong kĩ năng, thao tác và tư duy thẩm mĩ,...
3.3. Vai trò của GV trong quá trình dạy học mĩ thuật
Trong các hoạt động dạy học, GV cần thiết kế linh hoạt để tạo môi trường cho HS tự tin và tham gia tích cực vào quá trình học tập. GV là người điều khiển cách thức học tập và lựa chọn hoạt động trên cơ sở nền tảng kiến thức đã quy định trong chương trình phù hợp với lứa tuổi và tư duy sáng tạo thẩm mĩ của HS. GV nên phát huy thế mạnh của mỗi cá nhân để tạo sự hứng thú học tập cho HS trên cơ sở truyền đạt kiến thức mĩ thuật, tích hợp liên môn và ứng dụng sự sáng tạo đó trong cuộc sống.
20 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Mĩ thuật lớp 7 – Bản 2, bộ sách Chân trời sáng tạo
4. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN MĨ THUẬT
Mục tiêu và kết quả của từng chủ đề được gắn với mỗi hoạt động trong các quy trình mĩ thuật nhằm hỗ trợ việc thực hiện đánh giá liên tục của GV và sự tham gia của HS trong quá trình đánh giá và tự đánh giá. GV có thể điều chỉnh mục tiêu và kết quả tuỳ thuộc vào năng lực hoặc đối tượng HS ở mỗi địa phương.
4.1. Kiểm tra, đánh giá năng lực, phẩm chất
– Đánh giá thông qua quan sát: Quan sát quá trình HS thực hành, thảo luận, thực hiện nhiệm vụ học tập trong lớp, ngoài lớp, ngoài trường; tham gia dự án nghiên cứu,... bằng cách sử dụng bảng quan sát, hồ sơ học tập.
– Đánh giá thông qua sản phẩm: Thực hành, sáng tạo, bài trắc nghiệm khách quan, báo cáo kết quả sưu tầm, kết quả thực hiện dự án học tập,...
– Đánh giá thông qua trình bày, thảo luận: Trả lời câu hỏi, trình bày ý tưởng, thảo luận với các bạn kết quả tìm hiểu, khám phá, nghiên cứu, phân tích, chia sẻ cảm nhận, quan điểm,....
– Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Mĩ thuật lớp 7 khuyến khích GV kết hợp hài hoà giữa đánh giá thường xuyên (quá trình) và đánh giá tổng kết (định kì). Trong đó, đánh giá thường xuyên được thực hiện trong toàn bộ tiến trình dạy học và tích hợp trong các hoạt động dạy học; đánh giá tổng kết được thực hiện ở thời điểm gần hoặc cuối một giai đoạn học tập (cuối học kì, cuối năm học, cuối cấp học).
– Việc đánh giá phẩm chất của HS trong môn Mĩ thuật lớp 7 chủ yếu được thực hiện bằng phương pháp định tính, thông qua quan sát, ghi chép, nhận xét bằng lời về thái độ, tình cảm, hành vi ứng xử của HS khi tham gia các hoạt động mĩ thuật. Việc đánh giá năng lực đặc thù của môn học chủ yếu được thực hiện bằng phương pháp định lượng, coi trọng đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng trong học tập và những tình huống khác nhau, chú ý đánh giá vì sự tiến bộ của HS.
– Các công cụ đánh giá cần đảm bảo tính tin cậy, toàn diện, khách quan, chính xác và phân hoá; kết hợp, vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức đánh giá, bao gồm việc HS tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng; quan tâm đến những HS có sự khác biệt so với các HS khác về tâm lí, sở thích, về khả năng và điều kiện học tập tối thiểu. Nhà trường thông tin kịp thời về thời điểm đánh giá, hình thức đánh giá, công cụ đánh giá để HS chủ động tham gia quá trình đánh giá.
4.2. Một số gợi ý về hình thức và phương pháp kiểm tra, đánh giá năng lực trong môn Mĩ thuật lớp 7
Theo quy định, nội dung đánh giá HS trong hoạt động giáo dục Mĩ thuật dựa vào Thông tư 22/2021/TT–BGDĐT của Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành ngày 20 tháng 7 năm 2021, đánh giá kết quả giáo dục bao gồm đánh giá thường xuyên và đánh giá tổng kết, đồng thời bao gồm cả phẩm chất và năng lực của HS.
21
– Đánh giá thường xuyên: Căn cứ vào việc HS chuẩn bị đồ dùng, công cụ, vật liệu,... trả lời câu hỏi, phát biểu ý kiến, thảo luận, chia sẻ, thuyết trình, bài viết, kết quả thực hành, thực hiện trưng bày, tham gia nhận xét, đánh giá trong quá trình học tập. Đánh giá thường xuyên có sự tham gia của GV, HS và phụ huynh HS: GV đánh giá HS, HS đánh giá đồng đẳng, HS tự đánh giá, cha mẹ HS tham gia đánh giá.
GV đánh giá:
+ Trong quá trình dạy học, căn cứ vào đặc điểm và mục tiêu của bài học, của mỗi hoạt động mà HS phải thực hiện trong bài học, GV cần tiến hành việc quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS, nhóm HS theo tiến trình dạy học.
+ Nhận xét bằng lời nói trực tiếp với HS hoặc viết nhận xét vào phiếu, vở của HS (nếu có) về những kết quả HS đã làm được hoặc chưa làm được về mức độ hiểu biết và năng lực tận dụng kiến thức của HS, về mức độ thao tác, kĩ năng cần thiết, phù hợp với yêu cầu của bài học, hoạt động của HS.
+ Quan tâm đến tiến độ hoàn thành từng nhiệm vụ của HS, áp dụng biện pháp cụ thể để kịp thời giúp đỡ HS vượt qua khó khăn. Do năng lực của HS không đồng đều nên có thể chấp nhận sự khác nhau về thời gian, mức độ hoàn thành nhiệm vụ giữa các HS. Hằng tuần, GV lưu ý đến những HS chưa hoàn thành nhiệm vụ và hướng dẫn, giúp đỡ kịp thời để HS biết cách hoàn thiện sản phẩm. Hằng tháng, GV ghi nhận xét vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục về mức độ hoàn thành nội dung của hoạt động giáo dục Mĩ thuật, dự kiến việc áp dụng biện pháp cụ thể để kịp thời giúp đỡ HS. Khi nhận xét, GV đặc biệt quan tâm động viên, khích lệ, biểu dương, khen ngợi kịp thời đối với mỗi thành tích, tiến bộ để giúp HS tự tin phát triển.
HS tự đánh giá và tham gia nhận xét góp ý với bạn, nhóm bạn
+ HS tự đánh giá ngay trong quá trình hoặc sau khi thực hiện từng nhiệm vụ học tập, hoạt động giáo dục khác và báo cáo kết quả với GV.
+ HS tham gia nhận xét, góp ý với bạn, nhóm bạn ngay trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập trong các hoạt động giáo dục Mĩ thuật, thảo luận, hướng dẫn, giúp đỡ bạn hoàn thành nhiệm vụ.
Cha mẹ HS tham gia đánh giá
Cha mẹ HS được khuyến khích phối hợp với GV và nhà trường để động viên, giúp đỡ HS học tập, rèn luyện. GV cần hướng dẫn cha mẹ HS cách thức quan sát hoặc cùng HS tham gia các hoạt động của HS. Cha mẹ HS có thể trao đổi với GV về các nhận xét, đánh giá con em mình bằng các nhiều hình thức khác nhau.
– Đánh giá tổng kết: Căn cứ và các sản phẩm thực hành, bài tập,... kết quả đánh giá tổng kết của cả một năm học cần được tham chiếu thêm từ kết quả đánh giá
22 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Mĩ thuật lớp 7 – Bản 2, bộ sách Chân trời sáng tạo
thường xuyên (nỗ lực, sự tiến bộ của HS trong suốt một năm học, tinh thần cộng tác, phối hợp của HS), đánh giá tổng kết ngoài việc dựa trên cơ sở hực hành mĩ thuật (thực hành sáng tạo, cảm thụ mĩ thuật, nhận xét, đánh giá), có thể phối kết hợp nhiều hình thức khác nhau như bài tập trắc nghiệm, hỏi – đáp. Hoạt động đánh giá kết quả giáo dục không nên tiến hành cứng nhắc mà cần có sự linh hoạt của GV, hình thức đa dạng, phong phú nhằm hướng đến sự ham mê, yêu thích, vui vẻ.
Tuỳ điều kiện cụ thể, GV chủ động xây dựng kế hoạch đánh giá kết quả giáo dục: 1 tiết giữa năm học (sau Chủ đề 4) và 2 tiết cuối năm học (sau Chủ đề 8) để tổ chức, bố trí không gian trưng bày sản phẩm mĩ thuật của nhóm và đánh giá. Chúng ta có thể đánh giá theo 2 dạng: đánh giá ở lớp học và đánh giá ở nhà.
+ Đánh giá ở lớp học:
Ví dụ trong Bài 7 Sắc màu thiên nhiên, chúng ta cần dựa vào mục tiêu của bài học: • Nhận biết được sự phong phú đa dạng của màu sắc trong thiên nhiên. • Biết kết hợp được các màu để tạo nên hoà sắc.
• Vẽ được một bức tranh phong cảnh thiên nhiên có hoà sắc và chất cảm. • Trao đổi sự hiểu biết của mình về vai trò của tác phẩm hội hoạ trong nghệ thuật.
GV sẽ đưa ra các hình thức và phương pháp kiểm tra, đánh giá năng lực của HS thông qua việc:
• Đánh giá thông qua quan sát quá trình HS thực hành, thảo luận, thực hiện nhiệm vụ trong lớp và ngoài lớp. HS quan sát phong cảnh thiên nhiên và chỉ ra màu sắc, bố cục, thiên nhiên, hoà sắc trong các bức ảnh, tranh vẽ được thể hiện như thế nào,... GV cần sử dụng bảng quan sát, hồ sơ học tập của mỗi HS của lớp mình.
• Đánh giá thông qua sản phẩm: GV đánh giá kết quả thực hành, sáng tạo của HS sau khi các em sử dụng hình thức vẽ hoặc xé, dán thể hiện sản phẩm mĩ thuật đề tài Sắc màu thiên nhiên thông qua quá trình trưng bày, giới thiệu sản phẩm của HS hoặc nhóm HS trước lớp.
• Đánh giá thông qua trình bày, thảo luận: GV đặt các câu hỏi cụ thể như:
Em hãy nêu cảm nhận về hoà sắc, đường nét, không gian, đậm nhạt, đường nét, chất cảm,.. trong sản phẩm mĩ thuật và vai trò của các sản phẩm mĩ thuật trong đời sống. HS sẽ trả lời câu hỏi, trình bày ý tưởng, thảo luận với các bạn kết quả tìm hiểu, khám phá, nghiên cứu, phân tích, chia sẻ cảm nhận, quan điểm.
23
Việc đánh giá phẩm chất của HS trong bài Sắc màu thiên nhiên chủ yếu được thực hiện bằng phương pháp định tính, thông qua quan sát, ghi chép, nhận xét bằng lời về thái độ, tình cảm, hành vi ứng xử của HS khi tham gia các hoạt động mĩ thuật trong lớp, ngoài lớp học.
+ Đánh giá ở nhà:
Bên cạnh việc giáo dục ở nhà trường, HS còn có những bài tập được thực hiện ở nhà. Vì thế, cần có sự phối hợp, thống nhất giữa nhà trường và gia đình, tránh cho HS những hoang mang và mất phương hướng. Gia đình cần tôn trọng sự suy nghĩ, sáng tạo độc lập của HS trong quá trình thực hiện bài tập ở nhà. GV cần có cách nhìn tinh tế để đánh giá đúng năng lực của HS trong các bài tập ở nhà, cũng dựa trên các tiêu chí và quy định của bài học đã đề ra,... nhưng mang tính chất mở và sự sáng tạo hồn nhiên của HS.
5. HƯỚNG DẪN KHAI THÁC, SỬ DỤNG NGUỒN TÀI NGUYÊN SÁCH VÀ CÁC HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ CỦA NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM
Việc tổ chức dạy học môn Mĩ thuật 7 – Bản 2, bộ sách Chân trời sáng tạo được hướng dẫn triển khai thông qua các tài liệu:
– SGK, SGV Mĩ thuật 7 – Bản 2, bộ sách Chân trời sáng tạo.
– Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Mĩ thuật lớp 7 – Bản 2, bộ sách Chân trời sáng tạo. – Video một số bài dạy mẫu trong môn học.
GV và cán bộ quản lí có thể khai thác, sử dụng các tài liệu trên dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ của các tác giả và nhà xuất bản một cách cụ thể, có kế hoạch, theo quy định tập huấn khoa học được chuẩn bị và xây dựng từ trước.
5.1. Sử dụng nguồn tài liệu từ nền tảng https://hanhtrangso.nxbgd.vn và https://taphuan.nxbgd.vn
– Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã phát triển 2 nền tảng https://hanhtrangso. nxbgd.vn và https://taphuan.nxbgd.vn phục vụ việc phát triển SGK chương trình mới. Trong đó nền tảng https://hanhtrangso.nxbgd.vn cung cấp phiên bản SGK điện tử với các công cụ tương tác, tư liệu giảng dạy đa dạng, hỗ trợ SGV trong hoạt động giảng dạy, đồng thời phát huy tối đa giá trị bộ SGK. Nền tảng https://taphuan.nxbgd. vn cung cấp nguồn tài liệu bồi dưỡng SGK chính thống từ nhà xuất bản đến các cấp quản lí địa phương và GV. Qua đó, hỗ trợ GV chủ động nắm bắt triết lí, giá trị bộ SGK.
24 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Mĩ thuật lớp 7 – Bản 2, bộ sách Chân trời sáng tạo
– Để khai thác và sử dụng hiệu quả sách điện tử Mĩ thuật 7 – Bản 2, bộ Chân trời sáng tạo tại trang https://hanhtrangso.nxbgd.vn, GV và HS cần một thiết bị có thể truy cập Internet như máy tính để bàn, máy tính xách tay, điện thoại thông minh,… và làm theo các bước sau:
Bước 1: Truy cập vào một trong các trình duyệt Google, Google Chrome, Internet Explorer, Mozilla Firefox,…
Bước 2: Gõ https://hanhtrangso.nxbgd.vn và nhấn Enter.
Bước 3: Trên màn hình hiển thị, lần lượt thực hiện các thao tác:
Chân trời sáng tạo 🡺 Lớp 7 🡺 SGK 🡺 Môn Mĩ thuật 7 🡺 Bản 2
– Để khai thác và sử dụng hiệu quả trang https://taphuan.nxbgd.vn, mỗi GV, HS cần một thiết bị có thể truy cập Internet như máy tính để bàn, máy tính xách tay, điện thoại thông minh,… và làm theo các bước sau:
Bước 1: Truy cập vào một trong các trình duyệt Google, Google Chrome, Internet Explorer, Mozilla Firefox,…
Bước 2: Gõ https://taphuan.nxbgd.vn và nhấn Enter.
Bước 3: Trên màn hình hiển thị, lần lượt thực hiện các thao tác:
Chân trời sáng tạo 🡺 Lớp 7 🡺 Môn Mĩ thuật 7 🡺 Bản 2
5.2. Sử dụng nguồn tài liệu từ website https://chantroisangtao.vn
Để khai thác, sử dụng các thông tin liên quan đến SGK điện tử Mĩ thuật 7, GV và HS còn có thể truy cập trang web https://chantroisangtao.vn bằng cách sau:
Bước 1: Gõ https://chantroisangtao.vn và nhấn Enter.
Bước 2: Trên màn hình hiển thị, lần lượt thực hiện các thao tác:
Hệ tài nguyên 🡺 Phân môn 🡺 Mĩ thuật.
Tại đây, màn hình sẽ hiển thị các tài liệu bồi dưỡng, phân phối chương trình, kế hoạch dạy học, giới thiệu sách, hướng dẫn sử dụng sách, các nội dung bài học môn Mĩ thuật 7 để GV và HS thuận tiện sử dụng trong việc giảng dạy, học tập và vận dụng.
25
6. KHAI THÁC THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU TRONG DẠY HỌC MÔN MĨ THUẬT LỚP 7
– Để việc học tập môn Mĩ thuật hiệu quả, HS cần chuẩn bị các dụng cụ và vật liệu cơ bản như giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu gouache, bút dạ màu, bút sáp màu, đất nặn, hồ dán, đồ vật, vật liệu tái chế, vật liệu đã qua sử dụng,.. Các dụng cụ và vật liệu này được HS sử dụng từ cấp Tiểu học đến cấp Trung học cơ sở. GV cần căn cứ vào yêu cầu của từng hoạt động để hướng dẫn HS cách lựa chọn và sử dụng dụng cụ, vật liệu phù hợp, qua đó tạo cơ hội cho HS được khám phá và sử dụng các ngôn ngữ của nghệ thuật để thể hiện ý tưởng của mình.
– Trong một số bài học, GV có thể hướng dẫn HS sử dụng dụng cụ và vật liệu sẵn có, vật liệu đã qua sử dụng,… để giáo dục cho HS ý thức tiết kiệm và bảo vệ môi trường. Đối với những địa phương, vùng khó khăn, GV dựa vào mục tiêu của môn học và mục tiêu Định hướng phát triển năng lực để linh hoạt điều chỉnh hoạt động dạy học cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế.
– Các sản phẩm có chất lượng của HS được coi là nguồn tài liệu tốt, GV cần lưu giữ, tổ chức trưng bày các sản phẩm đó bằng các hình thức khác nhau, sử dụng vào việc in ấn, quảng bá hình ảnh cho lớp học, nhà trường, địa phương để động viên, khích lệ tinh thần học tập ở HS, đồng thời khẳng định giá trị của môn học và tạo không gian nghệ thuật trong nhà trường, thúc đẩy năng lực cảm thụ thẩm mĩ trong môi trường học tập.
– Môn Mĩ thuật có đặc thù là môn học giáo dục nghệ thuật thị giác nên không thể không có hình ảnh minh hoạ, dụng cụ và vật liệu cho HS thực hành, sáng tạo trong các hoạt động học tập. Thiết bị dạy học có vai trò vô cùng quan trọng và không thể thiếu đối với môn Mĩ thuật, nhất là trong công cuộc đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học.
Theo Thông tư 38/2021/TT-BGĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021, Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở môn Nghệ thuật (Mĩ thuật) do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành gồm:
26 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Mĩ thuật lớp 7 – Bản 2, bộ sách Chân trời sáng tạo
TT
Chủ
đề
dạy
học
Tên thiết bị
Mục
đích sử dụng
Mô tả chi tiết thiết bị
dạy học
Đối
tượng
sử
dụng
Đơn
vị
Số
lượng
Ghi
chú
GV
HS
I
THIẾT BỊ DÙNG CHUNG (trang bị cho một phòng học bộ môn)
1
Mĩ
thuật tạo
hình
và mĩ thuật ứng
dụng
Máy tính (để bàn
hoặc
xách tay)
Dùng
cho
giáo
viên,
học
sinh
tìm
kiếm
thông
tin
- Loại thông dụng, tối thiểu phải cài đặt được các phần mềm phục vụ dạy học;
- Có kết nối LAN, Wifi và Bluetooth
x
x
Bộ
01
Dùng
cho lớp 6,7,8,9
2
Máy
chiếu
(hoặc
Màn
hình hiển thị
Dùng
cho
giáo
viên,
học
sinh
trình
chiếu,
thuyết
trình.
Máy chiếu:
- Loại thông dụng;
- Có đủ cổng kết nối phù hợp; - Cường độ sáng tối thiểu 3500 Ansilumens;
- Độ phân giải tối thiểu XGA; - Kích cỡ khi chiếu lên màn hình tối thiểu 100 inch;
- Điều khiển từ xa;
- Kèm theo màn chiếu và thiết bị điều khiển (nếu có). Màn hình hiển thị:
- Loại thông dụng, màn hình tối thiểu 50 inch, Full HD - Có đủ cổng kết nối phù hợp; - Có ngôn ngữ hiển thị Tiếng Việt;
- Sử dụng điện AC90- 220V/50Hz
- Điều khiển từ xa;
x
Bộ
01
Dùng
cho lớp 6,7,8,9
3
Đền
chiếu
sáng
Chiếu
sáng
mẫu vẽ cho học sinh
Loại đèn thông dụng có chao; chân cao có điều chỉnh được các góc độ chiếu sáng khác nhau; dây điện dài; ánh sáng vàng; công suất khoảng 200W.
x
Bộ
02
Dùng
cho lớp 6,7,8,9
27
4
Giá để
mẫu vẽ
và dụng
cụ học
tập
Bảo
quản
mẫu
vẽ,
dụng
cụ và
sản
phẩm
học tập
- Giá có nhiều ngăn, bằng vật liệu cứng dễ tháo lắp và an toàn trong sử dụng;
- Kích thước: phù hợp với diện tích phòng học bộ môn và chiều cao trung bình của học sinh.
x
x
Cái
02
Dùng
cho lớp 6,7,8,9
5
Bàn, ghế học mĩ
thuật
Dùng
cho học sinh vẽ, in, nặn, thiết
kế
- Mặt bàn phẳng và chân chịu lực, chịu nước, có thể gấp gọn; Kích thước (600x1200) mm cao 850mm;
- Ghế đơn không có tựa, điều chỉnh được cao/thấp.
x
Bộ
01/
2HS
Dùng
cho lớp 6,7,8,9
6
Bục, bệ
Làm
bục,
bệ đặt
mẫu
cho học sinh vẽ
- Bộ bục, bệ gồm 2 loại có kích thước như sau: Loại (1) dài
800mm, rộng 800mm, cao 1000mm);
Loại 2 dài 200mm, rộng 300mm, cao 200mm.
Chất liệu: bằng gỗ có khung (hoặc vật liệu có độ cứng tương đương), không cong vênh, chịu đợc nước, an toàn trong sử dụng. Màu trắng hoặc màu sáng.
x
Bộ
01
Dùng
cho lớp 6,7,8,9
7
Tủ/giá
Bảo
quản
sản
phẩm,
đồ
dùng,
công
cụ học
tập
Chất liệu bằng sắt hoặc bằng gỗ; Kích thước ( 1 7 6 0 x 1 0 6 0 x 4 0 0 ) m m ; ngăn đựng có thể thay đổi được chiều cao, cửa có khoá; chắc chắn, bền vững, đảm bảo an toàn khi sử dụng.
x
x
Cái
03
Dùng
cho lớp 6,7,8,9
28 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Mĩ thuật lớp 7 – Bản 2, bộ sách Chân trời sáng tạo
8
Mẫu vẽ
Làm
mẫu vẽ cho học sinh
Bộ mẫu vẽ gồm có 6 khối: + Khối cơ bản 3 khối: 01 khối lập phương kích thước (250x250x250)mm;
01 khối hình chóp tam giác cân, đáy hình vuông, kích thước các cạnh đáy (200x200) mm, cao 300mm
+ Khối biến thể 3 khối:
01 khối hộp chữ nhật kích thước dài 300mm, rộng 150mm, coa 100mm;
01 khối trụ kích thước: cao 300mm, đường kính 150mm; 01 khối chóp nón kích thước: chiều cao 350mm, đường kính đáy 250mm.
Vật liệu: Bằng gỗ (hoặc vật liệu có độ cứng tương đương), không cong vênh, chịu được nước, an toàn trong sử dụng. Màu trắng hoặc ghi sáng.
x
Bộ
01
Dùng
cho lớp 6,7,8,9
9
Giá vẽ
(3 chân
hoặc chữ A)
Đặt
bảng
vẽ cá
nhân
- Chiều cao phù hợp với học sinh THCS;
- Có thể tăng giảm chiều cao phù hợp tầm mắt học sinh khi đứng hoặc ngồi vẽ.
- Có thể di chuyển, xếp gọn trong lớp học.
- Chất liệu: Bằng gỗ cứng (hoặc vật liệu có độ cứng tương đương) không cong vênh, chịu được nước, an toàn trong sử dụng.
x
Cái
01/HS
Dùng
cho lớp 6,7,8,9
29
10
Bảng vẽ
Dùng
cho học sinh vẽ, thiết
kế
- Chất liệu gỗ (hoặc vật liệu có độ cứng tương đương) không cong vênh, chịu được nước, an toàn trong sử dụng, kích thước 850x650)mm, độ dày tối thiểu 5mm.
x
Cái
01/HS
Dùng
cho lớp 6,7,8,9
11
Bút lông
Dùng
cho học sinh vẽ
Bộ bút lông loại tròn hoặc dẹt thông dụng. Số lượng: 6 cái (từ số 2 đến số 7 hoặc 2,4,6,8,10,12)
x
Bộ
01/HS
Dùng
cho lớp 6,7,8,9
12
Bảng
pha màu (Palet)
Dùng
cho học sinh
pha
màu
- Chất liệu: Bằng nhựa màu trắng (hoặc vật liệu khác tương đương), không cong, vênh, an toàn trong sử dụng.
- Kích thước tối thiểu: (200x300x2,5)mm
x
Cái
01/HS
Dùng
cho lớp 6,7,8,9
13
Ống rửa
bút
Dùng
cho học sinh
rửa bút
Chất liệu: bằng nhựa, không cong vênh, có quai xách, an toàn trong sử dụng;
x
Cái
35
Dùng
cho lớp 1, 2, 3, 4, 5
14
Lô đồ
hoạ
(tranh in)
Dùng
để lăn
mực, in tranh
Lô có tay cầm (cán gỗ), lõi thép (hoặc vật liệu có độ cứng tương đương) bọc cao su; kích thước bề mặt lô: 150mm, đường kính 30mm.
x
Cái
05/HS
Dùng
cho lớp 6,7,8,9
15
Màu
Goát
(Gouache colour)
Dùng
cho học sinh
vẽ, in,
thiết
kế
- Bộ màu loại thông dụng, an toàn trong sử dụng, không có chất độc hại. Gồm 12 màu, đóng gói riêng cho từng màu: - Gồm các màu: đỏ, vàng, xanh cô ban, xanh lá cây, xanh lục, cam, hồng, đen, trắng, nâu, xanh da trời.
- Mỗi loại màu có dung tích tối thiểu 200ml, các màu được đóng gói trong hộp kín, đảm bảo an toàn và thuận lợi trong sử dụng.
x
Hộp
01/HS
Dùng
cho lớp 6,7,8,9
30 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Mĩ thuật lớp 7 – Bản 2, bộ sách Chân trời sáng tạo
16
Đất nặn
Dùng
cho học sinh
nặn,
tạo
hình
3D
Loại thông dụng, số lượng 12 màu:
- Gồm các màu: đỏ, vàng, tím, xanh cô ban, xanh lá cây, xanh lục, cam, hồng, đen, trắng, nâu, xanh da trời;
- Mỗi màu có trọng lượng 02 kilogam
- Mỗi màu được đóng gói trong hộp kín, đảm bảo an toàn và thuận lợi trong sử dụng, không có chất độc hại.
x
Hộp
01/HS
Dùng
cho lớp 6,7,8,9
II
TRANH ẢNH PHỤC VỤ KIẾN THỨC CƠ BẢN
1
Mĩ
thuật tạo
hình
và mĩ thuật ứng
dụng
Bảng
yếu tố và nguyên lí tạo hình
Học
sinh
hiểu
được
các yếu tố và
nguyên lý tạo
hình
Tranh/ảnh mô tả các yếu tố và nguyên lý tạo hình; nên được thiết kế thành hai cột hoặc hai vòng tròn giao nhau.
- Cột yếu tố tạo hình gồm có: Chấm, nét, hình, khối, màu sắc, đậm nhạt, chất cảm, không gian;
- Cột nguyên lí tạo hình gồm có: Cân bằng tương phản, lặp lại, nhịp điệu, nhấn mạnh, chuyển động, tỉ lệ, hài hoà.
x
x
Tờ
01/HS
Dùng
cho lớp 6,7,8,9
31
2
Lịch
sử mĩ thuật Việt
Nam
Bộ tranh/ ảnh về di sản văn
hoá nghệ thuật
Việt Nam thời kì
Tiền sử
và Cổ đại
Học
sinh
hiểu
được di sản văn hoá
nghệ
thuật
Việt
Nam
thời kì
Tiền sử và Cổ
đại
Bộ tranh/ảnh gồm có 04 tờ:
- Tờ 1: phiên bản hình ảnh mô tả về hình vẽ trên hang Đồng Nội, Hoà Bìn;
- Tờ 2: phiên bản hình ảnh trống đồng Đông Sơn cụ thể như sau: Hình ảnh trống đồng Đông Sơn hoàn chỉnh; chi tết mặt trống, hình vẽ hoạ tiết; chi tiết thân trống hình vẽ hoạ tiết;
- Tờ 3: phiên bản hình ảnh về nghệ thuật Sa Huỳnh gồm có hình ảnh tháp Chăm, tượng chim thần Garuda nuốt rắn Naga, phù điêu nữ thần Sarasvati, đồ gốm;
- Tờ 4: phiên bản hình ảnh về nghệ thuật Óc Eo gồm hình ảnh khu di tích Ba Thê Thoại Sơn An Giang, tượng thần Vishnu, đồ trang sức, đồ gốm.
(hoa sen, hoa cúc, hoa chanh, sóng nước) thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn.
- Tờ 2: Hình hoạ tiết trên trang phục, khăn, áo, váy, thắt lưng… của đồng bào dân tộc vùng núi phía Bắc; đồng bào Chăm và đồng bào vùng Tây Nguyên.
x
x
Bộ
01/GV Dùng cho
lớp 6
32 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Mĩ thuật lớp 7 – Bản 2, bộ sách Chân trời sáng tạo
3
L ị c h sử mĩ thuật t h ế giới
Bộ tranh/ ảnh về di sản văn
hoá nghệ thuật thế giới thời kì Tiền sử và Cổ đại
Học
sinh
hiểu
được di sản văn hoá
nghệ
thuật
thế giới thời kì
Tiền sử và Cổ
đại
Bộ tranh/ảnh gồm có 05 tờ:
Tờ 1: phiên bản hình ảnh mô tả về hình vẽ trên hang động Altamira, Lascaux Tây Ban Nha.
Tờ 2: phiên bản hình ảnh về nghệ thuật Ai Cập gồm có: Kim tự tháp, phù điêu, bích hoạ trong kim tự tháp, tượng Pharaon, đồ gốm.
Tờ 3: phiên bản hình ảnh về nghệ thuật Hy Lạp gồm đền Partheon, tượng thần vệ nữ thành Milos, đồ gốm.
Tờ 4: phiên bản hình ảnh về nghệ thuật Trung Quốc gồm có điêu khắc hang Mogao, tranh Quốc hoạ, đồ gốm.
Tờ 5: phiên bản hình ảnh về nghệ thuật Ấn Độ gồm điêu khắc, bích hoạ chùa hang Ajanta ở bang Maharasta, Ấn Độ
x
x
Bộ
01/GV
Dùng
cho
lớp 6
4
Mĩ
thuật Việt
Nam
thời
kì
trung đại
Bộ tranh/ ảnh về
mĩ thuật Việt Nam thời kì
trung đại
HS hiểu được
mĩ
thuật
Việt
Nam
thời kì
trung
đại
Bộ tranh/ ảnh gồm có 04 tờ:
– Tờ 1 phiên bản hỉnh ảnh mô tả về mĩ thuật tiêu biểu của Việt Nam thời Lí.
– Tờ 2 phiên bản hỉnh ảnh mô tả về mĩ thuật tiêu biểu của Việt Nam thời Trần.
– Tờ 3 phiên bản hỉnh ảnh mô tả về mĩ thuật tiêu biểu của Việt Nam thời Lê.
– Tờ 4 phiên bản hỉnh ảnh mô tả về mĩ thuật tiêu biểu của Việt Nam thời Nguyễn.
x
x
Bộ
0 1 / GV
Dùng
cho
lớp 7
33
5
M ĩ thuật V i ệ t N a m t h ờ i k ì h i ệ n đại
Bộ tranh/ ảnh về
mĩ thuật Việt Nam thời kì
hiện đại
HS hiểu được
mĩ
thuật
Việt
Nam
thời kì
hiện
đại
Bộ tranh/ ảnh gồm có 04 tờ: Tờ 1 phiên bản hình ảnh về mĩ thuật tiêu biểu của Việt Nam giai đoạn trước CMT8 (1925–1945).
Tờ 2: phiên bản hình ảnh mĩ thuật tiêu biểu của Việt Nam giai đoạn sau CMT8 (1945– 1954)
Tờ 3: phiên bản hình ảnh về mĩ thuật tiêu biểu của Việt Nam giai đoạn 1954–1975. Tờ 4: phiên bản hình ảnh về mĩ thuật tiêu biểu của Việt Nam giai đoạn 1975 đến nay.
x
x
Bộ
0 1 / GV
Dùng
cho lớp 8,9
6
Mĩ
thuật thế
giới
thời
kì
trung đại
Bộ tranh/ ảnh về
mĩ thuật thế giới
thời kì
trung đại
HS hiểu được
mĩ
thuật
thế giới thời kì
trung
đại
Bộ tranh/ ảnh gồm có 04 tờ: – Tờ 1: phiên bản hình ảnh mĩ thuật về kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ tiểu biểu của
nghệ thuật Romanesque. – Tờ 2: phiên bản hình ảnh mĩ thuật về kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ tiêu biểu của nghệ thuật Gothic.
– Tờ 3 và tờ 4: phiên bản hình ảnh mĩ thuật về kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ tiêu biểu của nghệ thuật thời kì Phục Hưng.
x
x
Bộ
0 1 / GV
Dùng
cho
lớp 7
7
M ĩ thuật t h ế g i ớ i t h ờ i k ì h i ệ n đại
Bộ tranh/ ảnh về
mĩ thuật thế giới
thời kì
hiện đại
HS hiểu được
mĩ
thuật
thế giới thời kì
hiện
đại
Bộ tranh/ ảnh gồm có 03 tờ: – Tờ 1: phiên bản hình ảnh về Trươngf phái nghệ thuật Ấn tượng.
– Tờ 2: phiên bản hình ảnh Trường phái nghệ thuật Dã thú.
– Tờ 3: phiên bản hình ảnh Trường phái nghệ thuật Lập thể.
x
x
Bộ
0 1 / GV
Dùng
cho lớp 8,9
34 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Mĩ thuật lớp 7 – Bản 2, bộ sách Chân trời sáng tạo
Để việc dạy học Mĩ thuật đạt hiệu quả cao, GV có thể khai thác các thiết bị, tranh ảnh, tư liệu khác phục vụ cho môn học. Tranh ảnh dùng cho GV có thể thay thế bằng tranh ảnh điện tử hoặc phần mềm mô phỏng. Các tranh ảnh trong danh mục có kích thước 750 x 540 mm, dung sai 10mm, in offset 4 màu trên giấy couche có định lượng 200g/m2 láng OPP mờ. Đối với tranh có kích thước nhỏ hơn hoặc bằng A4 (210 x 290 mm), có thể in trên chất liệu nhựa PP (polypropylen). Đối với các thiết bị dành cho HS (bảng vẽ, giá vẽ, bảng pha màu, bàn, ghế học mĩ thuật,…) được trang bị theo phòng học bộ môn, căn cứ thực tế số lượng HS/ lớp của trường, có thể điều chỉnh tăng/ giảm số lượng thiết bị cho phù hợp, đảm bảo đủ cho HS thực hành. Ngoài danh mục thiết bị như trên, GV có thể sử dụng thiết bị dạy học của môn học khác và thiết bị dạy học tự làm.
7. MỘT SỐ LƯU Ý KHI LẬP KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN MĨ THUẬT 7.1. Thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục
– Trên cơ sở Chương trình phổ thông hiện hành, các sở, phòng Giáo dục Đào tạo giao quyền chủ động cho các cơ sở giáo dục tiểu học xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS cụ thể:
– Xây dựng kế hoạch giáo dục đảm bảo thực hiện đầy đủ nội dung các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, lựa chọn nội dung giáo dục tự chọn và xây dựng các hoạt động động giáo dục phù hợp với nhu cầu của HS và điều kiện của nhà trường, địa phương; đảm bảo tính chủ động, linh hoạt của nhà trường trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục dạy học 2 buổi/ ngày; tuân thủ các nguyên tắc, phương pháp sư phạm nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác phù hợp với lứa tuổi HS tiểu học.
– Xây dựng kế hoạch giáo dục đảm bảo phân bổ hợp lí giữa các nội dung giáo dục, giúp HS hoàn thành nhiệm vụ học tập, yêu cầu cần đạt của chương trình; tạo điều kiện cho HS được học tập các môn học tự chọn, tham gia các hoạt động giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở tiểu học. Thời khoá biểu cần được bố trí, sắp xếp một cách khoa học đảm bảo tỉ lệ hợp lí giữa các nội dung dạy học và hoạt động giáo dục, phân bổ hợp lí về thời lượng, thời điểm trong ngày học, tuần học phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi HS tiểu học.
– Tích cực, chủ động tham mưu chính quyền địa phương quan tâm đầu tư để đảm bảo tỉ lệ 01 phòng học/ lớp, cơ sở vật chất, sĩ số HS/ lớp theo quy định tại Điều lệ trường tiểu học; có đủ thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định; đảm bảo tỉ lệ 1,5 GV/ lớp và cơ cấu GV để dạy đủ các môn học và hoạt động giáo dục theo quy định.
– Khuyến khích các địa phương có điều kiện tham khảo những nội dung giáo dục tiên tiến của mô hình giáo dục hiện đại để đưa vào kế hoạch giáo dục nhà trường một cách phù hợp với thực tế của địa phương. Khuyến khích các cơ sở giáo dục tư thục,
35
cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài tổ chức thực hiện chương trình giáo dục tích hợp có bổ sung các nội dung, hình thức giáo dục tiên tiến theo quy định tại Nghị định số 86/2018/NĐ-CP.
7.2. Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá HS tiểu học 7.2.1. Đổi mới phương pháp dạy học
Tiếp tục triển khai mô hình trường học mới theo Công văn số 4068/BGDĐT-GDTrH ngày 18/8/2016 của Bộ Giáo dục và đào tạo, căn cứ nhu cầu, điều kiện của địa phương, các Sở Giáo dục đào tạo xây dựng kế hoạch triển khai mô hình trường học mới trên cơ sở rà soát lại các điều kiện bảo đảm; thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo trong Công văn số 3459/BGDĐT-GDTrH ngày 08/8/2017 của Bộ Giáo dục đào tạo.
– Tiếp tục thực hiện phương pháp Bàn tay nặn bột theo Công văn số 3535/ BGDĐT-GDTrH ngày 27/5/2013 của Bộ Giáo dục đào tạo; xây dựng, hoàn thiện các tiết dạy, bài dạy, chủ đề áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột; tổ chức các giờ học cho HS tự thiết kế, thực hành các thí nghiệm với các vật liệu đơn giản, dễ thực hiện, hướng tới việc thành lập các phòng hỗ trợ thí nghiệm tại trường, cụm trường.
7.2.2. Tiếp tục thực hiện đổi mới đánh giá HS Trung học cơ sở
– Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm quản lí kết quả giáo dục và học tập của HS để giảm áp lực về hồ sơ, sổ sách, dành nhiều thời gian cho GV quan tâm đến HS và đổi mới phương pháp dạy học.
– Thực hiện bàn giao chất lượng giáo dục cuối năm học một cách nghiêm túc, phù hợp với từng nhóm đối tượng, kiên quyết chấm dứt tình trạng HS “ngồi nhầm lớp”. Thực hiện khen thưởng HS đúng quy định, thực chất, tránh tuỳ tiện, máy móc, khen tràn lan, gây bức xúc cho cha mẹ HS và dư luận xã hội.
7.2.3. Đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học, gắn giáo dục nhà trường với thực tiễn cuộc sống
Thực hiện dạy học gắn kết giữa kiến thức được học với cuộc sống; tăng cường các hoạt động trải nghiệm, vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống của HS. Lồng ghép, tích hợp giáo dục đạo đức, xây dựng thói quen hình thành nhân cách; tăng cường giáo dục pháp luật; giáo dục nhận thức về quyền của trẻ em; bình đẳng giới; phòng chống tai nạn thương tích; chú trọng giáo dục kĩ năng sống; thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ và y tế trường học; tuyên truyền, giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển đảo; bảo vệ môi trường; bảo tồn thiên nhiên; ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; giáo dục an toàn giao thông,…
36 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Mĩ thuật lớp 7 – Bản 2, bộ sách Chân trời sáng tạo
PHẦN HAI
GỢI Ý, HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC DẠY HỌC MỘT SỐ DẠNG BÀI/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Các bài học trong SGK môn Mĩ thuật 7 có thể quy về 3 dạng chủ yếu sau:
– Dạng bài thuộc Mĩ thuật tạo hình gồm các bài sau: Bài 1 Vẽ tĩnh vật, Bài 3 Cùng vẽ động vật, Bài 7 Sắc màu thiên nhiên, Bài 8 Thiên nhiên trong tranh in, Bài 11 Em vẽ môi trường xanh – sạch – đẹp, Bài 15 Em vẽ giao thông.
– Dạng bài thuộc Mĩ thuật ứng dụng gồm các bài sau: Bài 4 Tạo hình động vật hoang dã, Bài 9 Sản phẩm mĩ thuật 3D thể hiện về di tích, Bài 10 Thiết kế lô gô, Bài 12 Ngày hội thời trang, Bài 14 Trang trí báo tường, Bài 16 Thiết kế tạo dáng phương tiện giao thông.
– Dạng bài tích hợp với nội dung Lí luận và lịch sử mĩ thuật gồm các bài: Bài 2 Tạo hình bình hoa, Bài 5 Thành tựu mĩ thuật trung đại thế giới, Bài 6 Tranh chân dung, Bài 13 Thành tựu mĩ thuật trung đại Việt Nam.
1. HƯỚNG DẪN DẠY HỌC DẠNG BÀI HỌC MĨ THUẬT TẠO HÌNH
Trước hết, GV hướng dẫn HS quan sát những yếu tố như chấm, nét, hình, màu, khối trong sách, tranh ảnh hay trong thực tế để các em nhận biết được đặc điểm cơ bản của các yếu tố. Sau đó, GV hướng dẫn HS trải nghiệm qua một hoạt động mĩ thuật cụ thể để các em ghi nhớ và nắm được các biểu hiện của các yếu tố mĩ thuật trên sản phẩm và tác phẩm mĩ thuật.
Ví dụ: Chủ đề 4 Thiên nhiên muôn màu (Thời lượng 4 tiết)
Bài 7: Sắc màu thiên nhiên (Thời lượng 2 tiết)
37
Yêu cầu cần đạt của bài học
• Nhận biết được sự phong phú đa dạng của màu sắc trong thiên nhiên. • Biết kết hợp được các màu để tạo nên hoà sắc.
• Vẽ được một bức tranh phong cảnh thiên nhiên có hoà sắc và chất cảm.
• Trao đổi sự hiểu biết của mình về vai trò của tác phẩm hội hoạ trong nghệ thuật. Hoạt động 1: Quan sát và nhận thức
HS quan sát một số ảnh chụp về cảnh đẹp thiên nhiên đất nước và chỉ ra màu sắc, bố cục và thiên nhiên được diễn tả như thế nào. Sau đó, GV lựa chọn một số tranh phong cảnh chất liệu sơn dầu, sơn mài, lụa hoặc các chất liệu khác để HS quan sát, thảo luận về bố cục, hoà sắc, nội dung thể hiện trong tác phẩm. Đề tài phong cảnh, ca ngợi cảnh sắc thiên nhiên luôn là một chủ đề được nhiều nhà nghệ thuật quan tâm và thông qua việc quan sát tranh, ảnh HS hiểu dược cảnh đẹp, thời tiết từng vùng miền ở Việt Nam.
Hoạt động 2: Luyện tập và sáng tạo
GV cho HS tham khảo các bước tiến hành vẽ một bức tranh thể hiện sắc màu thiên nhiên, có thể lựa chọn những bài mẫu khác phù hợp với điều kiện tại địa phương và nhà trường. Trong hoạt động này, GV và HS cần chuẩn bị màu, bút, giấy vẽ, giấy màu để thể hiện sản phẩm mĩ thuật. GV giới thiệu một số sản phẩm mĩ thuật của HS thể hiện cùng nội dung để HS tham khảo.
38 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Mĩ thuật lớp 7 – Bản 2, bộ sách Chân trời sáng tạo Hoạt động 3: Phân tích và đánh giá
Sau hoạt động Quan sát và nhận thức, Luyện tập và sáng tạo, HS hoặc nhóm HS trưng bày sản phẩm, cùng thảo luận về hoà sắc, đường nét, không gian, đậm nhạt, chất cảm, nhịp điệu,… và chia sẻ những cảm nhận và nhận xét của cá nhân về sản phẩm Sắc màu thiên nhiên mà HS đã thực hiện.
Hoạt động 4: Vận dụng
Đây là hoạt động kết nối kiến thức trong bài học với cuộc sống và vận dụng kiến thức đã học để nâng cao khả năng phân tích và năng lực thẩm mĩ. GV có thể sưu tầm (hoặc hướng dẫn cho HS) cách tìm kiếm hình ảnh, sách báo trên internet để nâng cao nhận thức thẩm mĩ, tạo cơ hội phát triển năng lực cảm thụ thẩm mĩ cho HS.
2. HƯỚNG DẪN DẠY HỌC DẠNG BÀI HỌC MĨ THUẬT ỨNG DỤNG
– Dạng bài thuộc Mĩ thuật ứng dụng gồm các bài sau: Bài 4 Tạo hình động vật hoang dã, Bài 9 Sản phẩm mĩ thuật 3D thể hiện về di tích, Bài 10 Thiết kế lô gô, Bài 12 Ngày hội thời trang, Bài 14 Trang trí báo tường, Bài 16 Thiết kế tạo dáng phương tiện giao thông.
– Các bài học ở dạng bài Mĩ thuật ứng dụng thường bắt đầu từ việc GV tạo cơ hội cho HS quan sát hình sản phẩm, khuyến khích HS tìm hiểu cách thực hiện hình minh hoạ trong SGK hoặc sách hướng dẫn và thao tác mẫu để HS nhận biết và gợi ý các bước thực hiện tạo sản phẩm mĩ thuật. Dạng bài Mĩ thuật ứng dụng và Mĩ thuật tạo hình đều thực hiện 4 hoạt động: Quan sát và nhận thức, Luyện tập và sáng tạo,
39
Phân tích và đánh giá, Vận dụng. Quá trình thực hiện 4 hoạt động trên không chỉ giúp HS sáng tạo và thực hành sản phẩm mĩ thuật mà còn góp phần hình thành phẩm chất, năng lực cho HS một cách thiết thực.
Ví dụ: Chủ đề 5 Vẻ đẹp di sản (Thời lượng 4 tiết)
Bài 6: Thiết kế logo (Thời lượng 2 tiết)
Yêu cầu của bài học
• Biết chắt lọc hình ảnh đặc trưng, giá trị thẩm mĩ của di sản văn hoá cho ý tưởng thiết kế lô gô (biểu trưng).
• Sử dụng được một số nguyên lí thiết kế cơ bản để thiết kế lô gô. • Nêu được tính chất biểu tượng của thiết kế lô gô thương hiệu.
• Hoàn thiện được sản phẩm để trưng bày, giới thiệu và quảng bá. Hoạt động 1: Quan sát và nhận thức
HS quan sát ảnh chụp và một số mẫu lô gô do các hoạ sĩ thiết kế, tìm hiểu hình ảnh đặc trưng, bố cục, màu sắc và ý nghĩa của lô gô. Tìm hiểu khái niệm, chức năng và các dạng lô gô.
40 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Mĩ thuật lớp 7 – Bản 2, bộ sách Chân trời sáng tạo
Hoạt động 2: Luyện tập và sáng tạo
HS tham khảo các bước thiết kế một mẫu lô gô liên quan đến trường, lớp hoặc nhóm học tập. Trong hoạt động này, GV và HS cần chuẩn bị giấy trắng, giấy màu, keo dán, bút chì,... GV có thể giới thiệu một số sản phẩm mĩ thuật của HS cùng nội dung để HS tham khảo.
Hoạt động 3: Phân tích và đánh giá
Sau hoạt động Quan sát và nhận thức, Luyện tập và sáng tạo, HS hoặc nhóm HS trưng bày sản phẩm, cùng thảo luận về cách thiết kế sản phẩm, ý tưởng, đặc trưng của hình ảnh, bố cục, màu sắc và sức hút thị giác của sản phẩm. HS chia sẻ những cảm nhận và nhận xét cá nhân về sản phẩm thiết kế của bạn/ nhóm bạn đã thực hiện.
Hoạt động 4: Vận dụng
Đây là hoạt động kết nối kiến thức trong bài học với cuộc sống và vận dụng kiến thức cho những hoạt động tiếp theo. GV có thể cho HS xem một số sản phẩm mĩ thuật cùng chủ đề tạo cơ hội cho HS phát triển năng lực cảm thụ thẩm mĩ cho HS.
3. HƯỚNG DẪN DẠY HỌC DẠNG BÀI HỌC TÍCH HỢP VỚI NỘI DUNG LÍ LUẬN VÀ LỊCH SỬ MĨ THUẬT
Các bài học ở dạng tích hợp với nội dung Lí luận và lịch sử mĩ thuật thường tạo cơ hội cho HS quan sát hình sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật tiêu biểu trong và ngoài nước. Sau khi các em tham gia các hoạt động Quan sát và nhận thức, Luyện tập và sáng tạo,
41
Phân tích và đánh giá trong các dạng bài Mĩ thuật tạo hình và Mĩ thuật ứng dụng, hoạt động Vận dụng trong một số bài tích hợp nội dung Lí luận và lịch sử mĩ thuật sẽ giúp các em mở rộng kiến thức, trình bày nội dung về lịch sử, lí luận hoặc giới thiệu tác giả, tác phẩm.
Ví dụ: Chủ đề 3 Mĩ thuật trung đại thế giới (Thời lượng 4 tiết)
Bài 6: Tranh chân dung (Thời lượng 2 tiết)
Yêu cầu cần đạt của chủ đề
• Biết được một số tác giả, tác phẩm chân dung tiêu biểu thời trung đại trên thế giới. • Hiểu được các bước tiến hành vẽ tranh chân dung.
• Biết sử dụng các nguyên kí đăng đối, cân bằng và các yếu tố tạo hình khác để thực hiện được bài vẽ chân dung.
• Cảm nhận được vẻ đẹp của tranh chân dung qua các tác phẩm mĩ thuật nổi tiếng thế giới.
Hoạt động 1: Quan sát và nhận thức
HS quan sát một số tác phẩm tranh chân dung thời trung đại thế giới và thảo luận về đặc điểm nhân vật, màu sắc, bố cục, phương pháp tạo hình, biểu cảm,… trong những tác phẩm đó. Trong hoạt động này, GV gợi ý cho HS tìm hiểu đặc điểm tranh chân dung thời trung đại.
42 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Mĩ thuật lớp 7 – Bản 2, bộ sách Chân trời sáng tạo
Hoạt động 2: Luyện tập và sáng tạo
GV và HS tham khảo các bước vẽ chân dung nhân vật tuỳ thích như: người thân, hàng xóm hoặc bạn học trong lớp,... Trong hoạt động này, GV và HS cần chuẩn bị giấy trắng, bút chì, màu nước, bảng pha màu,… hoặc nguyên vật liệu sẵn có. GV có thể giới thiệu một số sản phẩm mĩ thuật của HS cùng nội dung để HS tham khảo.
Hoạt động 3: Phân tích và đánh giá
Sau hoạt động Quan sát và nhận thức, Luyện tập và sáng tạo, HS hoặc nhóm HS trưng bày, cùng thảo luận, chia sẻ về tranh chân dung và chất liệu của bạn/ nhóm bạn đã thực hiện đã sử dụng trong thực hành vẽ tranh chân dung.
Hoạt động 4: Vận dụng
Đây là hoạt động kết nối kiến thức trong bài học với cuộc sống và tích hợp nội dung Lí luận và lịch sử mĩ thuật. GV giới thiệu cho HS tác phẩm Thiếu nữ đeo hoa ngọc trai của tác giả Johannes Vermeer hoặc một tác phẩm vẽ chân dung nhân vật đặc trưng của mĩ thuật trung đại khác, thông qua sách, ảnh hoặc trang thông tin điện tử giới thiệu về tác phẩm, tác giả. Nội dung này sẽ giúp HS phát triển năng lực cảm thụ thẩm mĩ, mở rộng kiến thức và trân trọng những giá trị nghệ thuật thế giới.
43
4. BÀI SOẠN MINH HOẠ
Bài 2: TẠO HÌNH BÌNH HOA (2 tiết)
Yêu cầu cần đạt
– Nhận biết được một số cách tạo dáng và trang trí bình hoa.
– Tạo dáng được sản phẩm lọ hoa 3D cân đối, hài hoà bằng đất nặn. – Vận dụng đường nét, nhịp điệu trong sáng tạo hoa văn trên sản phẩm. – Có ý thức giữ gìn và phát huy nghệ thuật truyền thống.
Quan sát và nhận thức
Mục tiêu
HS cảm nhận được vẻ đẹp và biết được công dụng của bình hoa trong cuộc sống hằng ngày.
Nội dung hoạt động
GV tạo cơ hội cho HS quan sát ảnh chụp một số bình hoa của các thời kì để giúp HS cảm nhận vẻ đẹp và chất liệu, hình dáng, hoa văn đặc trưng trong trang trí bình hoa. Sản phẩm học tập
HS nắm được sự đa dạng về hình dáng, hoạ tiết, màu sắc, chất liệu trong tạo bình hoa. Tổ chức hoạt động
– GV giới thiệu một số hình ảnh trong SGK, trang 11, tranh ảnh GV sưu tầm, đặt câu hỏi để HS thảo luận về chất liệu, hình dáng của sản phẩm, hoa văn trang trí và tính ứng dụng của sản phẩm trong đời sống hằng ngày.
– GV có thể xây dựng trò chơi hoặc tổ chức hoạt động nhóm cho HS thảo luận. – Mở rộng kiến thức, giúp HS biết thêm nét đặc trưng và sự khác nhau về hình dáng, hoa văn, chất men,… của nghệ thuật đồ gốm qua các thời kì và khu vực. – Giới thiệu một số làng nghề truyền thống như gốm Bát Tràng, gốm Bàu Trúc, gốm Biên Hoà, gốm Bình Dương,…
Câu hỏi gợi ý:
+ Kể tên một số làng nghề truyền thống sản xuất bình hoa mà em biết. + Nêu các công dụng của bình hoa trong cuộc sống.
+ Liệt kê một số hình dáng của bình hoa.
+ Các hoạ tiết có thể sử dụng để trang trí bình hoa.
+ Màu sắc sử dụng trong trang trí bình hoa.
+ Kể tên một số chất liệu có thể tạo được bình hoa.
+ …
44 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Mĩ thuật lớp 7 – Bản 2, bộ sách Chân trời sáng tạo
Luyện tập và sáng tạo
Mục tiêu
HS nắm được quy trình tạo SPMT và tạo cho mình một bình hoa theo ý thích. Nội dung hoạt động
– Hướng dẫn các bước nặn trang trí bình hoa.
– Tạo bình hoa với hình dáng, hoạ tiết, màu sắc tự do.
Sản phẩm học tập
Tạo được bình hoa theo ý thích.
Tổ chức hoạt động
– GV hướng dẫn HS cách tạo bình hoa bằng vật liệu tìm được ở địa phương như đất nặn, đất sét, bột, giấy bồi,…
Chú ý: Khi tạo sản phẩm, các em có thể sáng tạo ra các hình dáng trang trí khác nhau nhưng cần chú ý tỉ lệ các bộ phận sao cho cân đối, hài hoà và tiện ích.
– Bài tập thực hành: Hãy sử dụng đất nặn tạo dáng một bình hoa trang trí trong không gian sinh hoạt hằng ngày. (Nếu không có đất nặn, có thể sử dụng đất sét, bột, giấy,…).
Gợi ý các bước:
1. Tạo dáng bình hoa.
2. Xác định các phần cần trang trí.
3. Trang trí theo ý thích.
4. Hoàn thiện sản phẩm.
45
– GV giới thiệu một số sản phẩm bình hoa của HS trong SGK, trang 13 hoặc có thể sưu tầm thêm các sản phẩm khác cho HS quan sát.
Phân tích và đánh giá
Mục tiêu
HS biết trưng bày, phân tích và chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình và của bạn. Nội dung hoạt động
– GV hướng dẫn HS trưng bày và giới thiệu, chia sẻ sản phẩm của mình trước lớp. – HS nêu cảm nhận của mình về hình dáng, hoa văn, màu sắc, chất liệu, quy trình tạo sản phẩm.
Sản phẩm học tập
– Cảm nhận và phân tích được SPMT.
– Chia sẻ được quy trình thực hiện tạo sản phẩm.
Tổ chức hoạt động
– GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm của cá nhân hoặc nhóm và trình bày cảm nhận của mình về SPMT.
46 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Mĩ thuật lớp 7 – Bản 2, bộ sách Chân trời sáng tạo
– Căn cứ thực tế sản phẩm thực hiện, GV mở rộng các câu gợi ý gắn với mục tiêu chủ đề, như:
+ Lựa chọn những sản phẩm mà em yêu thích.
+ Nêu cảm nhận của em về sản phẩm của bạn.
+ Hình dáng, hoạ tiết, màu sắc của lọ hoa đã cân đối và hợp lí chưa?
+ Chất liệu sử dụng tạo lọ hoa.
+ Sản phẩm có thể mở rộng ứng dụng vào cuộc sống hằng ngày không? + …
Vận dụng
Mục tiêu
Mở rộng tích hợp kiến thức lí luận và lịch sử mĩ thuật, giúp HS hiểu hơn về nghệ thuật gốm của Việt Nam.
Nội dung hoạt động
Tìm hiểu nghệ thuật gốm Việt Nam.
Sản phẩm học tập
HS biết được giá trị của nghệ thuật gốm trong đời sống hằng ngày.
Tổ chức hoạt động
– GV cho HS xem hình ảnh và nêu cảm nhận về giá trị của nghệ thuật của gốm Việt Nam qua các thời kì gắn liền với từng giai đoạn lịch sử đất nước.
– GV gợi ý bằng nhiều hình thức khác nhau cho HS tìm hiểu về nghệ thuật gốm Việt Nam.
Câu hỏi gợi ý:
+ Gia đình em có sử dụng đồ gốm không?
+ Vai trò của đồ gốm trong cuộc sống hằng ngày.
+ Tác dụng và giá trị của đồ gốm.
+ SPMT của em có thể trưng bày ở đâu?
+ …
47
PHẦN BA
CÁC NỘI DUNG KHÁC
1. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO VIÊN MÔN MĨ THUẬT LỚP 7 1.1. Kết cấu SGV
Để sử dụng SGV Mĩ thuật có hiệu quả, GV cần nghiên cứu kĩ để nắm vững các nội dung của SGV Mĩ thuật. Cấu trúc của SGV Mĩ thuật lớp 7 biên soạn gồm ba phần như sau:
– Phần một: Những vấn đề chung gồm
+ Mục tiêu môn học
+ Yêu cầu cần đạt
+ Phương pháp giáo dục
+ Quan điểm biên soạn
+ Phương pháp dạy và học Mĩ thuật
+ Thiết bị dạy học
+ Nhận xét, đánh giá
+ Thời lượng và nội dung môn học
– Phần hai: Nội dung các chủ đề/ bài học được biên soạn theo các chủ đề đã định hướng trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Mĩ thuật.
Chủ đề 1: Bình hoa trong sáng tạo mĩ thuật
Bài 1: Vẽ tĩnh vật
Bài 2: Tạo hình bình hoa
Chủ đề 2: Động vật hoang dã
Bài 3: Cùng vẽ động vật
Bài 4: Tạo hình động vật hoang dã
Chủ đề 3: Mĩ thuật trung đại thế giới
Bài 5: Thành tựu mĩ thuật trung đại thế giới
Bài 6: Tranh chân dung
48 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Mĩ thuật lớp 7 – Bản 2, bộ sách Chân trời sáng tạo
Chủ đề 4: Thiên nhiên muôn màu
Bài 7: Sắc màu thiên nhiên
Bài 8: Thiên nhiên trong tranh in
Trưng bày cuối học kì I
Chủ đề 5: Vẻ đẹp di sản
Bài 9: Sản phẩm mĩ thuật 3D thể hiện về di tích
Bài 10: Thiết kế lô gô
Chủ đề 6: Môi trường quanh em
Bài 11: Em vẽ môi trường xanh – sạch – đẹp
Bài 12: Ngày hội thời trang
Chủ đề 7: Mĩ thuật trung đại Việt Nam
Bài 13: Thành tựu mĩ thuật trung đại Việt Nam
Bài 14: Trang trí báo tường
Chủ đề 8: An toàn giao thông
Bài 15: Em vẽ giao thông
Bài 16: Thiết kế tạo dáng phương tiện giao thông
Các bài học trong SGK Mĩ thuật 7 – Bản 2, bộ sách Chân trời sáng tạo được biên soạn theo hướng mở, không đóng khung vào thứ tự chủ đề để GV và nhà trường linh hoạt xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với thực tế địa phương. Tuy vậy, để bảo đảm tính liên kết hoạt động và hệ thống nội dung, hình thức thể hiện, các dạng bài mĩ thuật trong chủ đề cần xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với điều kiện thực tế về thời gian, hoàn cảnh, kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương, phù hợp với điều kiện chuẩn bị dụng cụ, vật liệu cho bài học của GV và HS.
– Phần ba: Đánh giá kết quả giáo dục
Với mục đích trọng tâm là chuyển từ giáo dục chú trọng truyền thụ kiến thức sang hình thức giáo dục tích cực lấy HS là trung tâm, nhằm giúp HS hình thành, phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực đáp ứng những đổi mới của nền giáo dục Việt Nam, SGV được biên soạn bám sát các mục tiêu, yêu cầu cần đạt của SGK, chú trọng mở rộng kiến thức, trải nghiệm và hoạt động giáo dục… nhằm tạo cơ hội cho HS tiếp cận văn hoá, nghệ thuật dân tộc và thế giới trên cơ sở vận dụng những kiến thức cơ bản của mĩ thuật, kết hợp với khoa học giáo dục một cách hiệu quả nhất.
SGV được biên soạn theo hướng mở, đáp ứng các yêu cầu của vùng miền, đồng thời tạo điều kiện cho GV cập nhật các thành tựu khoa học mới liên quan đến
49
chương trình môn học, hoạt động giáo dục, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phù hợp với mục tiêu của chương trình môn học, hoạt động giáo dục.
1.2. Sử dụng SGV hiệu quả
SGV Mĩ thuật lớp 7 chọn lọc những kiến thức phù hợp với mục tiêu giáo dục phổ thông, đặc điểm tâm – sinh lí lứa tuổi HS và điều kiện dạy học thực tiễn. Thông qua các loại hình mĩ thuật, các hình thức tổ chức dạy học, trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu cần đạt và nội dung dạy học thống nhất trong cả nước, chương trình tạo ra độ mềm dẻo, linh hoạt có thể điều chỉnh phù hợp với các nhóm đối tượng HS, các cơ sở giáo dục và địa phương khác nhau.
Khi sử dụng SGV, GV cần có SGK kèm theo để tham khảo bổ sung và những tài liệu tham khảo khác, các video trình chiếu, nhằm bám sát chương trình giảng dạy và mở rộng kiến thức cho HS.
Ngoài 3 phần nêu trên, để sử dụng SGV hiệu quả, GV cần lưu ý một số điểm sau:
– Nắm vững các kĩ thuật thể hiện của Mĩ thuật tạo hình, Mĩ thuật ứng dụng và phương pháp tổ chức để vận dụng linh hoạt trong các chủ đề/ bài học sao cho các hoạt động trong từng bài, các bài trong từng chủ đề có sự liên kết với nhau về nội dung hoặc về các hình thức mĩ thuật. Có thể cho HS bắt đầu bài học bằng hình thức quan sát thực tế, tưởng tượng hoặc nhớ lại kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm cá nhân để trải nghiệm, khám phá kiến thức, hình thành kĩ năng mới.
– Động viên, khuyến khích, hỗ trợ kịp thời để giúp HS phát triển năng lực, phẩm chất, phát huy thế mạnh cá nhân trong học tập Mĩ thuật và hợp tác tốt với bạn, với GV trong quá trình học tập.
– Cuối mỗi bài học, tuỳ điều kiện lớp học, GV cần tổ chức, hướng dẫn, gợi mở cho HS trưng bày, giới thiệu, chia sẻ về sản phẩm theo hình thức phù hợp với khả năng, ý tưởng của các em.
– Đánh giá kết quả học tập của HS trong cả quá trình hoạt động và qua sản phẩm theo năng lực sau mỗi hoạt động dựa vào gợi ý trong SGV.
– Tuỳ điều kiện thực tế, GV mĩ thuật có thể phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường, GV chủ nhiệm, các GV bộ môn khác, cha mẹ HS,... để tổ chức các hoạt động dạy học mĩ thuật hiệu quả.
– Thường xuyên cập nhật thông tin, bổ sung những kiến thức tự nhiên, xã hội có liên quan tới các bài học mĩ thuật; sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường, chia sẻ với các đồng nghiệm những kinh nghiệm dạy học thực tế để phát triển năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của bản thân.
Ngoài các nội dung chính, SGV còn có thêm phần mở rộng với mục đích gợi ý
50 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Mĩ thuật lớp 7 – Bản 2, bộ sách Chân trời sáng tạo
cho GV một số hoạt động cho những lớp có nhiều HS khác, giỏi hoặc làm phong phú thêm các hình thức tổ chức bài học.
Với các lớp học 2 buổi/ ngày, GV có thể lập kế hoạch bổ sung, tổ chức cho HS tham gia các hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm theo yêu cầu tiếp nối trong sách bài tập và phát triển ý tưởng mở rộng theo bài học ở buổi 1 mà không cần phải soạn một bài mới.
2. GIỚI THIỆU VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCH BỔ TRỢ, SÁCH THAM KHẢO MÔN MĨ THUẬT LỚP 7
2.1. Sách Bài tập Mĩ thuật 7 – Bản 2, bộ sách Chân trời sáng tạo
Sách Bài tập Mĩ thuật 7 – Bản 2, bộ sách Chân trời sáng tạo biên soạn nhằm thực hiện các nội dung thực hành trong SGK Mĩ thuật 7 – Bản 2, bộ sách Chân trời sáng tạo, giúp HS củng cố kiến thức đã học ở mỗi chủ đề và làm phong phú thêm các dạng bài thực hành trong mỗi chủ đề. Ở một số chủ đề, nội dung được mở rộng giúp GV có thêm những giải pháp xử lí trong quá trình dạy học, nhưng hàm lượng kiến thức không vượt quá nội dung trong SGK.
Nội dung bài học, bám sát với chủ đề, mục tiêu đã đề ra ở SGK và mở rộng kiến thức để tạo điều kiện cho các em phát huy tối đa khả năng vận dụng và sáng tạo. Mỗi chủ đề được chia ra từ 3 đến 4 bài tập nhỏ, nhằm giải quyết vấn đề về năng lực và những kĩ năng chuyên biệt của Mĩ thuật tạo hình và Mĩ thuật ứng dụng theo yêu cầu, mục đích của bài học. GV căn cứ câu lệnh trong SGK để hướng dẫn HS thực hành vào sách bài tập, trong đó lưu ý đến khả năng và sở thích của mỗi HS. HS có thể thực hành theo chiều dọc hay chiều ngang của phần khung cũng như lựa chọn hình thức thể hiện vẽ hay xé, dán. Trên cơ sở đó, tuỳ vào điều kiện của cơ sở mà GV có thể định hướng phần chuẩn bị đồ dùng HS để thuận tiện cho việc thể hiện bằng chất liệu phù hợp trong từng chủ đề.
GV nhắc HS giữ gìn sách cẩn thận để sử dụng cho những tiết trưng bày sản phẩm mĩ thuật vào cuối học kì, lưu ý không nên cắt rời bài thực hành từ sách bài tập để trang trí hay trưng bày. GV có thể hướng dẫn HS về nhà làm thêm sản phẩm khác ra giấy. Trường hợp HS muốn thực hiện lại phần thực hành, GV có thể xử lí bằng cách cắt tờ giấy trắng đúng khổ và dán vào đúng vị trí trong sách bài tập.
2.2. Phân tích hướng dẫn sử dụng sách bài tập
Bài tập Mĩ thuật 7 – Bản 2, bộ sách Chân trời sáng tạo được biên soạn bám sát các mục tiêu, yêu cầu của SGK, có mở rộng kiến thức, nhằm tạo cơ hội cho HS phát triển tốt khả năng sáng tạo và vận dụng sản phẩm mĩ thuật của mình trong học tập, cũng như trong cuộc sống hằng ngày. Các bài tập được chọn lọc những kiến thức phù hợp với mục tiêu giáo dục phổ thông, đặc điểm tâm – sinh lí lứa tuổi HS và điều kiện
51
dạy học thực tiễn, có độ mềm dẻo, linh hoạt, có thể điều chỉnh phù hợp với các nhóm đối tượng HS, các cơ sở giáo dục và địa phương khác nhau.
Mỗi bài tập trong sách đều có những hình ảnh minh hoạ để nhắc lại những kiến thức các em đã được học trong SGK Mĩ thuật lớp 7. GV cần hướng dẫn kĩ để các em thực hiện các bài tập có hiệu quả. Trong phần thực hành sáng tạo, GV cần hướng dẫn, khuyến khích các em tuỳ theo khả năng, sở thích của mình thoải mái sáng tạo dựa trên những chủ đề, kiến thức đã học, tránh tình trạng gò ép HS theo một khuôn mẫu.
Bài tập Mĩ thuật 7 – Bản 2, bộ sách Chân trời sáng tạo giúp HS thể hiện được những kiến thức, kĩ năng của bài học trong SGK, trải nghiệm các hoạt động thực hành, thể hiện ý tưởng và cảm xúc cá nhân về thế giới xung quanh.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 - môn Mĩ thuật.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Kỉ yếu Hội thảo “Đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông – Kinh nghiệm quốc tế và vận dụng vào điều kiện Việt Nam”, 2012.
3. Vũ Văn Hùng, Phan Xuân Thành, Trần Đức Tuấn, Đổi mới và hiện đại hoá chương trình và SGK theo định hướng phát triển năng lực, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017.
4. Nguyễn Thị Liên, Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017.
5. Thông tư 38/2021/TT-BGDĐ ngày 30 tháng 12 năm 2021 về Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở môn Nghệ thuật (Mĩ thuật) do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
52
Chịu trách nhiệm xuất bản
Chủ tịch Hội đồng Thành viên NGUYỄN ĐỨC THÁI
Tổng Giám đốc HOÀNG LÊ BÁCH
Chịu trách nhiệm nội dung
Tổng biên tập: PHẠM VĨNH THÁI
Tổ chức và chịu trách nhiệm bản thảo:
Phó Tổng biên tập ĐINH GIA LÊ
Giám đốc Công ty CP Dịch vụ xuất bản giáo dục Gia Định
TRẦN THỊ KIM NHUNG
Biên tập nội dung: HÀ TUỆ HƯƠNG
Trình bày bìa: NGUYỄN MẠNH HÙNG
Thiết kế sách: NGUYỄN NGỌC ĐAN THANH
Sửa bản in: TUỆ HƯƠNG
Chế bản: Công ty CP Dịch vụ xuất bản giáo dục Gia Định
Bản quyền thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
và Công ty cổ phần Dịch vụ xuất bản giáo dục Gia Định.
Tất cả các phần của nội dung cuốn sách này đều không được sao chép, lưu trữ, chuyển thể dưới bất kì hình thức nào khi chưa có sự cho phép bằng văn bản của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và Công ty cổ phần Dịch vụ xuất bản giáo dục Gia Định.
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN MÔN MĨ THUẬT LỚP 7 – Bản 2, bộ sách Chân trời sáng tạo (Tài liệu lưu hành nội bộ)
Mã số :
Số ĐKXB :
In ... cuốn (QĐ in số ...) khổ .....cm
In xong và nộp lưu chiểu tháng ... năm 20....
T H I Ệ U
I
NG GI Ớ
T R Â N T RỌ
Sách không bán