🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Tách Bạch Thẩm Sâu
Ebooks
Nhóm Zalo
TÁCH BẠCH THẨM SÂU
An Thanh, CSsR
TÁCH BẠCH THẨM SÂU
NHÀ XUẤT BẢN ĐỒNG NAI
Kính dâng
THÁNH TỔ ANPHONGSÔ
và DÒNG CHÚA CỨU THẾ
Cảm tạ
Bố Grêgôriô Thuận và Mẹ Maria Ba
Bõ Rửa tội Antôn Lương và Thêm sức Phêrô Bình Nghĩa mẫu Maria Tính và Têrêsa Nay H’ Hniê Quý Ân Sư đạo đời và Quý Thân Hữu gần xa
6■ Tách bạch thẩm sâu Tách bạch thẩm sâu■7
HÀNH TRÌNH 25 NĂM
LỚP GAUDIELLO KHẤN DÒNG
Ở đâu sự sống tràn đầy?
non cao đáy biển ruộng cầy hố bom chân cao bước thấp đường mòn chạy nhanh đi chậm đường còn xa xăm.
Ở đâu hạnh phúc muôn năm?
lời khen tiếng giễu canh năm hết dầu sáng lên vụt tắt bắt đầu
miệt mài sướng khổ chỉ cầu phước ân.
Ở đâu tôi thật là tân?
nay tìm mai kiếm mốt mần kia xong xó riêng đại chúng thông công biệt âm vô tiếng lời còn khát khao.
Đợi ngày đó, Đấng tối cao
khúc quanh viên mãn Lời trao đáy lòng.
Cùng tiến bước
Một thiếu nữ hỏi chúng tôi:
- Cha khách đến dâng lễ gặp con nói con đi tu đi. Vậy con có nên đi không cha?
Một nam thanh niên đã có người yêu hỏi:
- Con nghe các cha khuyên nên lập gia đình, nhưng khi con đặt vấn đề thời gian cưới với bạn gái thì cô ấy cứ nói đợi xong cái này, xong cái kia. Vậy con có nên duy trì tình cảm để tiến đến hôn nhân hay tìm kiếm một cơ hội kết hôn khác?
Một thành viên của một nhóm hoạt động xã hội hỏi: - Nhóm của con đang chia rẽ trầm trọng, làm sao để gây dựng lại đoàn kết?
Một nhân viên xã hội (social worker) hỏi:
- Xã hội có quá nhiều bất công, con muốn dấn thân vào lãnh vực chính trị để giải quyết bất công. Điều đó là hợp lý hay ảo tưởng trong lúc này?
Và nhiều câu hỏi khác, chúng tôi không thể trả lời bằng một câu ngắn gọn và mau lẹ. Nếu người hỏi thật
8 ■ Tách bạch thẩm sâu Tách bạch thẩm sâu ■ 9
lòng thì cần phải cùng chúng tôi song hành trong một thời gian với những bài tập cụ thể nhằm đáp ứng từng giai đoạn của tiến trình tách bạch thẩm sâu, thì may ra chính những người đặt câu hỏi mới khám phá ra những câu trả lời đích thực cho riêng mình, đúng với ý định Thiên Chúa và phù hợp với hoàn cảnh hiện tại (now and here) mà họ đang đối diện và phải lãnh trách nhiệm.
Cùng tiến bước luôn luôn là một tiến trình. Lời Chúa của Chúa nhật II Thường niên năm B cho thấy nhu cầu được đồng hành tâm linh và vai trò của hoạt vụ đó.
Cậu bé Samuel hàng ngày nằm ngủ kề cận Hòm Bia Thiên Chúa, nhưng cả ba lần Người gọi, cậu cứ tưởng là thầy tư tế Êli gọi (x. 1Sm 3,2-7). Mãi đến lần thứ tư cậu mới nhận ra, nhưng để nhận ra được tiếng Thiên Chúa gọi, Samuel cần được người đã có kinh nghiệm nghe tiếng Chúa chỉ dẫn. Ở đây là vai trò của thầy Êli, chính ông đã nói với Samuel: “Con cứ đi nằm! Và nếu có (tiếng) gọi con, con sẽ thưa: Lạy YHWH, xin Người phán, và tôi tớ Người đang nghe!” (1Sm 3,9). Quả thật sau đó Thiên Chúa đã kiên nhẫn gọi thêm lần nữa, còn Samuel thì đã làm như thầy mình dạy, nên cậu đã liên lạc trực tiếp được với Thiên Chúa (x. 1Sm 3,10).
Việc huấn luyện để nhận ra tiếng gọi của Thiên Chúa cần thực hiện ngay từ thơ bé, chứ không chỉ đến lúc lớn, muốn làm chọn lựa thì mới huấn luyện, vì như thế người thành niên đã mất đi một quãng thời gian uổng phí, không được Thiên Chúa trực tiếp huấn luyện,
mà ngược lại đã bị quá nhiều trào lưu tư tưởng vọng ảo xâm nhập vào tâm hồn, khiến thẩm sâu đầy ứ những thứ không cần thiết, không còn khoảng trống để con người tự do và tự nguyện đón nhận và đối thoại với Thiên Chúa trong bí nhiệm và tôn nghiêm.
Với người hướng dẫn, trước đây thường được gọi là linh hướng (Spiritual Direction - hướng dẫn tâm linh/ Spiritual Director - nhà linh hướng), nay nhiều người thích gọi là đồng hành tâm linh (Spiritual Accompanion - Đồng hành tâm linh(1)) hơn.
Đồng hành tâm linh là giúp một người khi họ cố gắng đào sâu hơn mối tương quan của mình với Thần Linh, hoặc để học hỏi và phát triển đời sống tâm linh cá nhân. Người đồng hành tâm linh sẽ lắng nghe và đặt ra các câu hỏi nhằm hỗ trợ người xin được hướng dẫn (tạm gọi là người thụ hưởng) trong quá trình cầu nguyện, suy tư và trưởng thành tâm linh. Người đồng hành không phải là nhà liệu pháp tâm lý, hay tư vấn mục vụ hay cố vấn kế hoạch tài chính.
Người đồng hành tâm linh thường được xem là người có trí tuệ và có khả năng tách bạch Thần Linh. Vai
1. Chúng tôi dùng chữ Tâm Linh thay cho chữ Thiêng Liêng, vì trong tiếng Việt, mỗi khi dùng chữ Thiêng Liêng tức chỉ đến tình trạng không có hoặc không có thật, hoặc có mà không với tới được: “thiêng liêng quá”, trong khi đó Tâm Linh là một tình trạng có thật và thường trực với con người.
10 ■ Tách bạch thẩm sâu Tách bạch thẩm sâu ■ 11
trò này trong Công giáo thường do các linh mục hoặc tu sĩ đảm nhận, nhưng ngày nay, nhiều giáo dân trưởng thành về đời sống tâm linh cũng đã trở nên những người đồng hành tâm linh rất hiệu quả. Người đồng hành tâm linh cung cấp những cơ hội và gợi ý cho một người muốn thực hiện một hành trình đức tin và khám phá ý muốn của Thiên Chúa trong đời sống của mình. Người đồng hành tâm linh giúp tách bạch những gì Thần Khí tác động, qua các tình huống của cuộc sống. Người thụ hướng sẽ kể lại những kinh nghiệm tâm linh diễn ra trong các giờ cầu nguyện, đọc và suy gẫm Thánh Kinh với người đồng hành, rồi người đồng hành chỉ dẫn cho người thụ hướng về đời sống và cầu nguyện, gợi ý những phương pháp có thể giải quyết những nghi ngờ trong vấn đề đức tin và luân lý mà không hề làm những lựa chọn và quyết định thay cho người thụ hướng. Chính người thụ hướng sẽ lựa chọn và làm quyết định.
Chúng tôi hình dung giữa Thần Linh Tối Cao và người thụ hướng là một đại lộ thênh thang, nhưng đã bị hư hỏng, vì có quá nhiều ổ gà, ổ voi, lại lâu ngày không sử dụng, nhiều đoạn đã bị biến thành những bãi rác chất đầy những xú uế. Người đồng hành tâm linh và người thụ hướng cùng nhau dọn dẹp, chỉnh sửa lại con đường cho thông thoáng, cho an toàn để Thiên Chúa tự do đến với người thụ hướng (x. Mc 1,3), và người thụ hướng cũng có đầy đủ cơ hội thấy Thiên Chúa, đón nhận và trực tiếp nghe Người nói về kế hoạch yêu thương của mình dành cho người thụ hướng.
Người đồng hành tâm linh phải trả lại người thụ hướng cho Thần Linh Tối Cao của họ.
“Ngài phải tiến lên, còn tôi phải suy giảm” (Yn 3,30), tuy nhiên có một cám dỗ, mà những người đồng hành tâm linh hay mắc phải, đó là muốn giữ tương quan lâu dài với người thụ hướng, ít nhất là muốn họ theo ý mình. Trong trường hợp này, thánh Yoan Tiền Hô là một khuôn mẫu tuyệt vời, mà những ai muốn làm người đồng hành tâm linh phải học đòi cho bằng được:
“Hôm sau nữa, Yoan lại đứng đó với hai người trong nhóm môn đồ của ông. Ông ngó về phía Ðức Yêsu đang ngang qua, mà nói: ‘Này là Chiên của Thiên Chúa’. Hai môn đồ đã nghe lời ông nói và đi theo Ðức Yêsu” (Yn 1,35-37).
Yoan muốn các môn đồ của mình gặp và ở với Vị Thầy quan trọng nhất là Yêsu. Khi muốn như vậy, ngài phải chấp nhận mất học trò, mất vị trí tôn sư trong lòng các môn đệ và dân chúng, và nhiều khi là mất việc làm. Nhưng phải như vậy, người đồng hành tâm linh mới chu toàn trách nhiệm mà mình đã lãnh nhận.
Cũng cần nhấn mạnh để có thể giúp nhau tách bạch thẩm sâu, cả người đồng hành tâm linh lẫn người thụ hướng phải luôn luôn tách bạch về đạo đức (moral - luân lý) như một yếu tố quan trọng không bao giờ được bỏ qua ở cõi thẩm sâu cuộc đời. Tiến sĩ James Rest, một tâm lý gia về phát triển, người nghiên cứu sự phát triển
12 ■ Tách bạch thẩm sâu Tách bạch thẩm sâu ■ 13
đạo đức đã xác định bốn yếu tố của sự phát triển đạo đức:
- Nhạy cảm đạo đức: khả năng diễn giải một tình huống theo các ngôn ngữ đạo đức,
- Phán đoán đạo đức: khả năng xác định điều gì là chính đáng trong quá trình hành động của bối cảnh, - Động lực đạo đức: khả năng lựa chọn hành động thích hợp trong số nhiều lựa chọn tốt có thể thay thế, - Tính cách đạo đức: lòng can đảm và kỹ năng tuân
theo một quy trình hành động để ứng phó với một tình huống cụ thể(2).
Việc tách bạch thẩm sâu đâu chỉ cần cho những người ở bước đầu, mà còn cần cho cả những người đã đi ngàn dặm xa. Có thể những chọn lựa vội vã đã giúp thành công nhanh một thời gian rồi nhiều lần sau đó làm cho cuộc đời cá nhân và nhóm bị trục trặc, nên cần phải tách bạch thẩm sâu lại để làm chọn lựa mới. Không chỉ có khi trục trặc mới cần dùng tới, mà ngay cả khi thành công và êm xuôi đến lạ thường cũng phải tách bạch thẩm sâu, vì “tại sao Thiên Chúa chỉ để tôi và nhóm tôi
2. Nguồn: https://www.aacu.org/diversitydemocracy/2014/summer knefelkamp#:~:text=Moral%20Discernment%3A%20Essential%20 Learning%20for%20a%20Principled%20Society,-By%3A%20 L.&text=Cannon%20suggests%20that%20the%20capacity,and%20to%20 take%20moral%20action.
hạnh phúc” còn mọi người và thực thể chung quanh đều lao đao? Thiên Chúa không cứu độ ai một mình và cũng không giải thoát một nhóm nhỏ độc quyền.
Tuy nhiên, thánh Inhaxiô Loyola bảo có những chọn lựa đã xác chuẩn chắc chắn rồi như người kết hôn thành sự, linh mục Công giáo thì không bao giờ được chọn lựa lại(3), mà chỉ tách bạch thẩm sâu và tình huống hiện tại để nhận ra những lệch pha, nhằm hướng nhằm chú tâm điều chỉnh hay metanoia (quay về với Thiên Chúa) một cách dứt khoát mà thôi chứ không phải cái gì cũng chọn lựa lại.
Thánh Anphongsô, Tổ phụ của Dòng Chúa Cứu Thế (Congregatio Sanctissimi Redemptoris - CSsR/ DCCT) của chúng tôi đã nhấn mạnh: “Mục tiêu cụ thể của Dòng Chúa Cứu Thế nhỏ bé của chúng tôi là được tự do để loan báo Tin Mừng. Công việc thiết yếu của các thừa sai là hướng dẫn thẩm sâu bằng những lời chỉ dẫn và việc giải tội”(4), nên đây là lý do chúng tôi cố
3. Sách Hướng dẫn Linh Thao, số 169b, Điểm thứ hai: Có những điều mà khi việc lựa chọn đã dứt khoát, thì không thể thay đổi, chẳng hạn như đã chịu chức linh mục hay đã kết hôn, v.v…; còn những điều khác thì có thể thay đổi, chẳng hạn như lãnh nhận hay khước từ bổng lộc, nhận lãnh hay từ bỏ những của cải đời này.
4. Conscience - Writtings from Moral Theology by Saint Alphonsus, Translated by Raphael Gallagher, C.Ss.R., Liguori Publications, Missouri 2019. JB. Lê Đình Phương, C.Ss.R. chuyển ngữ tiếng Việt, Toronto 2021. Được thực hiện với
14 ■ Tách bạch thẩm sâu Chương I: Tách bạch thẩm sâu ■ 15
gắng trình bày những nguyên tắc và đưa ra cách áp
dụng trong những tình huống điển cứu từ Thánh Kinh
và cuộc sống hiện tại.
Mọi hình thức mục vụ, kể cả tiến trình hướng dẫn tách bạch thẩm sâu này, chúng tôi và những người thụ hướng đều hướng tới Copiosa Apud Eum Redemptio - Ơn cứu độ chứa chan nơi Người (Tv 129,30), để trong Chúa Kitô, tất cả phàm nhân chúng ta đều kêu lên với Thần Linh Tối Cao: Abba - Cha ơi (x Gl 4,6).
Nếu có chút gì lo lắng như thể trách nhiệm của mình chưa hoàn thành, thì chúng tôi - người đồng hành tâm linh - sẽ ghi nhớ trong tiến trình cùng tiến bước, chính Thần Khí của Chúa Kitô phục sinh trong thế giới và trong Hội Thánh luôn trực tiếp giúp người thụ hướng của mình biết cách tách bạch thẩm sâu. Đây là chìa khóa quan trọng, mà người đồng hành tâm linh có thể trao tận tay cho người thụ hướng. Chỉ như thế thôi cũng đã mãn nguyện rồi.
sự cho phép của tác giả, Liên Hiệp DCCT Bắc Mỹ và Nxb Liguori Publications. Trang 16
Chương I
Tách bạch-Thẩm sâu
Khi cánh cửa Internet mở ra, thì các cơn sóng thần tin
tức đổ ập vào các quốc gia, vào Giáo hội, vào công sở, học đường, nhà thờ, gia đình và tràn lan mọi ngóc ngách từ bàn giấy đến giường ngủ, từ phòng khách đến nhà vệ sinh, từ chuyện công đến chuyện tư, từ tình cảm mến yêu đến lừa đảo chiếm đoạt, từ cơ hội học hành đến cạm bẫy sa đọa.
Nhiều quý vị hay nêu câu hỏi với chúng tôi: - Tin đó có thật không cha?
Chúng tôi hỏi:
- Tin đó ở đâu đăng? Ai nói?
Chúng tôi thường hay hỏi lại như thế trước khi có vài gợi ý để người hỏi có thể tự tìm hiểu thêm nhằm giúp họ tự chủ trong việc đánh giá tính chính xác của thông tin. Tuy nhiên, có nhiều người muốn người khác giúp mình một câu trả lời nhanh thay cho chính mình phải có câu trả lời riêng và chịu trách nhiệm thẩm sâu
16 ■ Tách bạch thẩm sâu Chương I: Tách bạch thẩm sâu ■ 17
của nhận định đó. Tuy nhiên cũng thật khó, nếu những
người đó không đủ khả năng tách bạch từng thông tin,
từng sự việc.
Chúng tôi xem đây là cơ hội để chính mình đi vào hành trình tách bạch - thẩm sâu, nhờ đó hy vọng đóng góp chút ít gì tạm gọi là gợi ý về phương pháp tách bạch - thẩm sâu dựa trên những hướng dẫn sẵn có trong truyền thống lâu đời của Giáo hội cùng những thích nghi mới của các giáo huấn quan trọng đó và chút kinh nghiệm cá nhân của chúng tôi.
Trong các nội dung cần tách bạch, thì tách bạch Thần Linh là quan trọng nhất, sau đó sẽ đến tách bạch Thần Ý. Một khi đã tách bạch được hai nội dung lớn này thì việc tách bạch các sự kiện, tin tức, lộ trình, và con người trong đời sống hiện tại dù ở trong Giáo hội hay ngoài xã hội cũng trở nên dễ dàng. Khi ấy chính thẩm sâu của mỗi người sẽ làm chọn lựa và đưa ra quyết định chắc chắn để thực hiện.
Trước khi dùng nguyên tắc tách bạch - thẩm sâu để đọc lại đường lối của Thần Linh và cách con người nhận ra cũng như mức độ con người thuận Thiên, chúng ta sẽ cùng đưa ra nội dung căn bản của nguyên tắc này. Trạm dừng này chỉ mới là ý niệm ban đầu, chuyện tách bạch thẩm sâu sẽ còn được bàn ở nhiều chiều kích khác được trình bày tuần tự đến cuối ấn phẩm này.
Nói tách bạch là muốn nói chuyện gì? Ở đây, chúng tôi không dám định nghĩa, mà chỉ cố gắng giải thích cách sử dụng từ ngữ có tính cá biệt mà thôi, nên rất có thể khác với nhiều người, và cũng chính vì thế mà cần nói rõ, để người đọc không hiểu khác ý người viết.
Tại Việt Nam, nhiều người đã dùng các từ “Phân định” hay “Biện phân” để chuyển ngữ chữ “Discernment” (tiếng Anh). Cũng có những người khác dịch là “Sự sáng suốt”. Mùa hè Covid năm 2019, trong một lần hướng dẫn Linh thao cho các Tập sinh chuẩn bị tuyên khấn của một Hội Dòng, chúng tôi đã dùng từ TÁCH BẠCH để bàn về DISCERNMENT và kết quả là các thao viên đã nhanh chóng nắm bắt được ý niệm, và thực hành tách bạch rất hiệu quả.
Tách bạch là một từ ghép bởi hai từ “tách biệt” và “minh bạch”. Tách biệt là cái nào ra cái đó, không lẫn lộn. Còn minh bạch là rõ ràng với chính mình, thậm chí người khác cũng có thể giúp kiểm chứng. Từ hai từ đó tạo lập ra từ ghép “tách bạch” là làm cho sự khác biệt trở nên rõ ràng, không thể nhầm lẫn được.
Discernment [Tách bạch / Phân định / Biện phân] theo các học giả hiện đại là khả năng có được nhận
18 ■ Tách bạch thẩm sâu Chương I: Tách bạch thẩm sâu ■ 19
thức nhạy bén hoặc đánh giá tốt (hoặc làm đúng)(5). Trong trường hợp phán đoán, sự tách bạch có thể mang tính chất tâm lý, đạo đức hay thẩm mỹ(6). Sự tách bạch đã được mô tả trong đời sống Kitô giáo dưới những ý nghĩa khác nhau bao gồm sự tách bạch ý muốn của Thiên Chúa trong hoàn cảnh(7). Sự tách bạch cũng đã được xác định trong hoàn cảnh, trong khoa học (đó là tách bạch những gì là đúng trong thế giới thực)(8), quy chuẩn (giá trị tách bạch bao gồm cả những gì nên có) và hình thức (suy luận, suy diễn). Quá trình tách bạch trong phán đoán, bao gồm việc vượt qua nhận thức đơn thuần về một thứ gì đó và đưa ra các phán đoán sắc thái về các thuộc tính hoặc phẩm chất của nó(9). Sự tách
5. “DISCERNMENT” theo The Cambridge English Dictionary”. dictionary. cambridge.org. Retrieved 2020.11.01.
6. Zangwill, Nick (2019), Zalta, Edward N. (ed.), “Aesthetic Judgment”, The Stanford Encyclopedia of Philosophy (Spring 2019 ed.), Metaphysics Research Lab, Stanford University, retrieved 2020-11-01
7. Horton, Dennis (2009). “Discerning Spiritual Discernment: Assessing Current Approaches for Understanding God’s Will”. Journal of Youth Ministry. 7: 12
8. Zhu, Weidong; Li, Shaorong; Ku, Quan; Zhang, Chao (2020). “Evaluation Information Fusion of Scientific Research Project Based on Evidential Reasoning Approach Under Two-Dimensional Frames of Discernment”. IEEE Access. 8: 8087–8100. doi:10.1109/access.2020.2963936. ISSN 2169-3536.
9. Diamond, Stephen A.; Larson, Paul; Amlen, Jennifer; Madden, Kathryn; Madden, Kathryn; DuBose, Todd; Crusalis, Bonnie Smith; Giaccardi, Giorgio; Leeming, David A. (2010), “Discernment”, Encyclopedia of Psychology and Religion, Boston, MA: Springer US, pp. 237–241, doi:10.1007/978-0-387-
bạch trong Kitô giáo được coi là một đức tính tốt, một cá nhân có khả năng tách bạch được coi là có trí tuệ và có khả năng phán đoán tốt. Đặc biệt là đối với các chủ đề thường bị người khác bỏ qua(10).
Tách bạch là quá trình xác định ý muốn của Thần Linh Tối Cao(11) trong một tình huống hoặc cuộc đời của một người hoặc xác định bản chất thực sự của một sự vật, chẳng hạn như tách bạch một sự vật để biết chắc là tốt, là xấu, thậm chí có thể vượt qua khái niệm giới hạn về tính hai mặt. Tách bạch mô tả cuộc tìm kiếm nội tâm để trả lời cho câu hỏi về ơn gọi của một người, liệu Thần Linh có đang kêu gọi một người bước vào đời sống hôn nhân, đời sống độc thân, đời sống thánh hiến, hay đón nhận một thừa tác vụ thánh nào không, hoặc có bất kỳ lời kêu gọi nào khác không?
Cần tách bạch cảm xúc, tách bạch tâm lý, tách bạch ước muốn, tách bạch ý định trong các mối tương quan giữa người với người và giữa người với thiên nhiên. Cảm xúc và ước muốn thì chóng qua, mau thay đổi, còn tâm lý và ý định thì có nguyên nhân sâu xa, khó thay
71802-6_171, ISBN 978-0-387-71801-9, retrieved 2020-11-01 10. Dominican Province of the Assumption. “The Journey of Discernment”. Dominican Province of the Assumption. Retrieved 2020-11-01. 11. Có lúc chúng tôi sẽ dùng Thần Linh Tối Cao/ Thần Linh, và lúc khác sẽ dùng Thiên Chúa để ý niệm đó được nhiều người không Công giáo có thể dễ hiểu hơn.
20 ■ Tách bạch thẩm sâu Chương I: Tách bạch thẩm sâu ■ 21
đổi nếu không có tác động của Thần Linh. Và việc tách bạch ý định của Thần Linh cho cả đời người hay cho một dự án quan trọng có thời hạn càng trở nên quan trọng, rất cần thực hiện đến nơi đến chốn.
Tách bạch các Thần linh (Discernment of Spirits - Phân định Thần loại) là một thuật ngữ được sử dụng trong thần học Kitô giáo để chỉ việc đánh giá các nguyên nhân gây ra những tác động tâm linh khác nhau có ảnh hưởng đến đạo đức và đời sống của con người.
Quá trình tách bạch cá nhân (Individual Discernment) có thể được thực hiện từng bước để đạt được mục tiêu. Các hành động sau đây có thể được thực hiện khi đưa ra các quyết định tách bạch:
- Có đủ(12) thời gian để đưa ra quyết định. Thời gian được coi là cần thiết trong quá trình đưa ra một lựa chọn thông minh và chắc chắn, còn những quyết định được đưa ra một cách vội vàng, thiếu cân nhắc thì không chắc chắn, có thể bị thay đổi(13). Khi có đủ thời gian để lượng giá tình hình, sẽ tách bạch tốt hơn. Làm sao để dự định có thể được xem xét lại vài ngày sau đó và có thể tham
12. Thời gian thì ai cũng có, nhưng “đủ thời gian” thì có khi có có khi không. Ở đây chúng tôi thêm yếu tố đủ để nhấn mạnh.
13. X. Wolff, Pierre (1993). Discernment: the Art of Choosing Well: Based on Ignition Spirituality. Liguori Publications. p. 4.
khảo ý kiến những người khác để bảo đảm cá nhân hài lòng với lựa chọn và quyết định của họ(14). Thời gian bao nhiêu là đủ? Đối với những thầy chuẩn bị tiến chức phó tế và linh mục, trước khi thụ lãnh chức vụ phải có thời gian tĩnh tâm tối thiếu là năm ngày như Giáo luật điều 1039 (1983) quy định “trước khi lãnh một chức nào, mọi ứng viên phải cấm phòng ít là năm ngày tại nơi và theo cách mà Bản Quyền chỉ định. Trước khi truyền chức, Ðức Giám Mục phải được thông báo về việc các ứng viên đã cấm phòng hợp lệ”. Nếu sau thời gian đó, mà ứng viên nhận thấy cần phải có thêm thời gian để làm chọn lựa và quyết định chắc chắn thì có thể xin tạm hoãn. Đây là một chọn lựa thật can đảm và chính xác, còn nếu không thì rất nguy hiểm với tâm lý bầy đàn - tuy chưa làm xong chọn lựa - nhưng người ta đi mình cũng đi, người khác lãnh sứ vụ tôi cũng lãnh sứ vụ.
- Sử dụng cả cái đầu lẫn con tim và đánh giá các giá trị quan trọng liên quan đến tình huống. Đưa ra quyết định dựa vào tách bạch đòi hỏi cả cái đầu và con tim. Đưa ra quyết định với “cái đầu” là trước tiên chú ý hoàn cảnh và nhấn mạnh sự hợp lý của quyết định. Đưa ra
14. X. Barton, Ruth Hayley (2005-02-23). “Discerning God’s Will Together: Discovering a Process of Leadership
22 ■ Tách bạch thẩm sâu Chương I: Tách bạch thẩm sâu ■ 23
quyết định bằng “con tim” là cá nhân đưa ra quyết định dựa trên cảm tính và lý trí(15). Các giá trị trong quá trình tách bạch là những lựa chọn, cân nhắc xem điều gì là quan trọng nhất đối với cá nhân. Mỗi hệ thống giá trị cá nhân đều khác nhau, điều này ảnh hưởng đến quá trình tách bạch của từng cá nhân.
Kết hợp các giá trị, sử dụng cả cái đầu lẫn con tim và dành đủ thời gian để làm quyết định là những bước chính nhắm đến một quá trình tách bạch an toàn.
Tách bạch cùng với nhóm (Group Discernment), mỗi cá nhân trước tiên phải trải qua quá trình tách bạch của riêng họ(16). Cá nhân phải ghi nhớ điều gì tốt nhất cho cả nhóm cũng như cá nhân khi đưa ra quyết định. Các nguyên tắc tách bạch nhóm vẫn là sử dụng cái đầu và con tim, và dành đủ thời gian cho quá trình ra quyết định. Thêm vào đó, tách bạch nhóm đòi hỏi nhiều người phải cùng làm chung một hay nhiều quyết định. Tách bạch nhóm đòi hỏi sự thảo luận và thuyết phục giữa các cá nhân để đi đến những quyết định chung.
Trong quá trình tách bạch tâm linh Kitô giáo, Thiên
15. X. Wolff, Pierre (1993). Discernment: the Art of Choosing Well: Based on Ignition Spirituality. Liguori Publications. pp. 5–6.
16. X. Waaijman, Kees (2013). “DISCERNMENT AND BIBLICAL SPIRITUALITY: AN OVERVIEW AND EVALUATION OF RECENT RESEARCH”. Acta Theologica. 32: 2–4.
Chúa hướng dẫn cá nhân nhằm giúp họ đi đến quyết định tốt nhất. Cách đi đến quyết định tốt nhất trong sự tách bạch tâm linh Kitô giáo là tìm kiếm những dấu hiệu bên ngoài và bên trong về hành động của Thiên Chúa, sau đó áp dụng vào quyết định hiện tại của mỗi cá nhân hoặc của nhóm. Tách bạch Kitô giáo cũng nhấn mạnh đến Chúa Yêsu và đưa ra quyết định phù hợp với quyết định của Chúa Yêsu được kể trong Tân Ước(17). Quy vào Thiên Chúa và Chúa Yêsu để làm quyết định là sự tách bạch của Kitô hữu, khác với sự tách bạch thế tục. Có năm bước tách bạch cần tuân theo là:
- xác định vấn đề,
- dành thời gian để cầu nguyện về sự lựa chọn, - đưa ra lựa chọn thật lòng,
- thảo luận về lựa chọn đó với một vị linh hướng, và - tin tưởng vào quyết định đã đưa ra(18).
NÓI CHUYỆN THẨM SÂU
Tình trạng một chúng sinh đã đạt đến sự tinh khiết
17. X. Kunz, Sandra (2011). “Respecting the Boundaries of Knowledge: Teaching Christian Discernment with Humility and Dignity, a Response to Paul O. Ingram”. Buddhist-Christian Studies: 177.
18. X. Au, Wilkie (September 2010). “The Ignatian Method: A Way of Proceeding”. Presence: An International Journal of Spiritual Direction. 16: 7–8.
24 ■ Tách bạch thẩm sâu Chương I: Tách bạch thẩm sâu ■ 25
và hoàn thiện trong đạo đức, trí tuệ thông qua nỗ lực của bản thân trong việc thực hiện các pháp Balamật ở rất nhiều kiếp sống, tâm trí của chúng sinh ấy đã vắng mặt hoàn toàn vô minh - gốc rễ gây ra sinh tử. Tiếng Phạn gọi tình trạng đó là Buddhã/Bụt, tiếng Hán gọi là 佛/Phật. Nếu có thể gọi tình trạng đó là một cõi thì cõi đó là thẩm sâu của con người. Nét khác biệt lớn nhất ở đây của giáo lý Nhà Phật là dựa vào nỗ lực của bản thân hoàn toàn để đạt được, còn giáo lý Kitô giáo dạy phải nhờ Chúa Kitô giải cứu và con người - chúng sinh bậc cao nhất - cộng tác tích cực vào thì sẽ đạt đến sự sống đời đời. Để có thể mở ra và cộng tác với ân ban đưa đến ơn giải Thoát trọn vẹn, con người cần có một thẩm sâu thật sự tự do.
Thẩm sâu với chúng tôi là một tình trạng chứ không phải một điểm hay cơ phận nào cụ thể của thể lý cũng như của tinh thần thuộc về con người.
Một từ rất quan trọng của tiếng Việt đã được giới chuyên môn dùng là Lương Tâm, theo đó lương tâm là năng lực mang tính tự giác của con người tự giám sát bản thân, tự đề ra cho mình nghĩa vụ đạo đức phải hoàn thành, tự đánh giá hành vi của mình. Nói rộng ra, lương tâm là ý thức chủ quan của cá nhân về nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với xã hội, được coi như là nghĩa vụ và trách nhiệm của bản thân. Chúng tôi gọi đó là Thẩm Sâu.
Thánh Anphongsô, được Giáo hội đặt làm bổn mạng các nhà thần học luân lý và các cha giải tội đưa ra một định nghĩa ngắn gọn như sau:
“Thẩm sâu (conscience) có thể được định nghĩa là sự phán xét hoặc chỉ thị thực tế của lý trí nhờ đó chúng ta phán quyết điều gì phải làm ở đây và bây giờ vì nó tốt hoặc phải tránh vì nó xấu”(19).
Trình bày về tình trạng thẩm sâu của con người, vị tiến sĩ Hội thánh về luân lý đưa ra các tình trạng chính như sau(20):
1. Thẩm sâu ngay thẳng (upright) ra lệnh điều gì là thật. Vì vậy, một người làm trái với thẩm sâu theo ngay thẳng là phạm tội. Thánh Phaolô bảo “bất cứ điều gì không đến từ đức tin” đều là tội, như Estius và những người khác giải thích. Đức thánh cha Innocent III ủng hộ quan điểm này: “Bất cứ điều gì làm trái với lương tâm đều dẫn đến hỏa ngục”.
2. Thẩm sâu sai lầm (erroneous) khi nó ra lệnh một điều giả dối như thể là thật. Thẩm sâu có thể là sai lầm khả thắng (vincible) hoặc bất khả thắng (invincible). Khả thắng khi người hành động đã có
19. Conscience - Writtings from Moral Theology by Saint Alphonsus, Translated by Raphael Gallagher, C.Ss.R., Liguori Publications, Missouri 2019. JB. Lê Đình Phương, C.Ss.R. chuyển ngữ tiếng Việt, Toronto 2021. Trang 20 20. F. Ibid. P20-24
26 ■ Tách bạch thẩm sâu Chương I: Tách bạch thẩm sâu ■ 27
thể hoặc đúng ra phải sửa lỗi. Đây là trường hợp đã nhận ra sai lầm, hoặc ít nhất là nghi ngờ về nó. Người đó nhận thức được bổn phận khắc phục lỗi nhưng vẫn lơ là không loại bỏ nó. Trường hợp vô tri là bất khả thắng khi không thể khắc phục được. Người đó không mảy may có suy nghĩ hoặc nghi ngờ về sự sai lầm trong tâm trí khi hành động, thậm chí không một chút bối rối, thì không phạm tội.
3. Thẩm sâu lưỡng lự (perplexed conscience) là khi một người bị kẹt giữa hai giới luật. Người đó tin dù chọn điều nào anh ta cũng phạm tội. Nếu có thể trì hoãn hành động, anh ta nhất định phải hoãn lại để tìm lời khuyên của những người có hiểu biết. Nếu không thể trì hoãn, anh ta nhất định phải chọn một điều xấu ít hơn, phải chọn không vi phạm luật tự nhiên hơn là chọn không vi phạm luật thiết định của con người. Nhưng nếu người đó không thể xác định được điều nào là xấu ít hơn, thì dù chọn thế nào đi nữa, người đó cũng không phạm tội, không có sự tự do cần thiết để có thể phạm tội trọng.
4. Thẩm sâu bối rối (scrupulous conscience) là vì một động cơ ngớ ngẩn và vô lý, gây ra nỗi sợ hãi về tội lỗi trong khi thực tế không có tội lỗi nào. Họ có biểu hiện:
- bướng bỉnh trong phán xét. Người bối rối thường từ chối lời khuyên của những người khôn ngoan hơn
- thường xuyên thay đổi phán đoán vì những lý do không đâu,
- có những ý kiến phi lý về nhiều trường hợp đã, hoặc có thể có trong một hành động nào đó, - sợ tội trong mọi chuyện, nhưng chống lại mọi hướng dẫn khôn ngoan và thậm chí chống lại sự phán xét của bản thân.
Trường hợp này, thánh Anphongsô đề nghị những vị đồng hành tâm linh có thể lưu ý những người có thẩm sâu bối rối thực hành những điều sau:
- nuôi dưỡng đức khiêm nhường, vì tật bối rối bắt nguồn từ tính kiêu ngạo,
- không nên đọc những sách vở gây bối rối, cũng như tránh nói chuyện với những người bối rối, - không nên trì hoãn trong việc xét mình, nhất là những điều họ quan tâm hơn cả,
- tránh sự nhàn rỗi, vì sẽ xuất hiện những ý tưởng lố lăng
- phải phó thác mình cho Thiên Chúa theo chỉ dẫn của vị đồng hành tâm linh.
Như vậy chọn cho mình một vị đồng hành tâm linh tín cẩn sẽ giúp giải quyết căn bản tình trạng thẩm sâu bối rối này. Thánh Anphongsô khuyên những người có tình trạng thẩm sâu bối rối nên nghe theo cha giải tội của mình: “Tin tưởng cha giải tội vì Thiên Chúa sẽ không cho phép cha giải tội của bạn phạm sai lầm”.
28 ■ Tách bạch thẩm sâu Chương I: Tách bạch thẩm sâu ■ 29
Giữa thế kỷ XX, trong văn kiện Gaudium et Spes, 16 (GS - hiến chế Vui mừng và Hy vọng, số 16), Công đồng Vatican II đã xác định thẩm sâu như sau:
“Trong thẩm sâu của mình, con người nhận ra một luật mà người ấy không tự áp đặt cho mình, nhưng buộc người ấy phải tuân theo. Luôn luôn kêu gọi người ấy yêu cái thiện và tránh cái ác, tiếng của thẩm sâu nói với trái tim của người ấy: hãy làm điều này, tránh xa điều kia. Vì trong lòng con người có luật pháp do Thần Linh viết ra. Tuân theo nó là phẩm giá rất riêng của con người. Theo đó người ấy sẽ bị phán xét. Thẩm sâu là cốt lõi và bí mật tôn nghiêm nhất của một người. Nơi ấy, chỉ có một mình người đó với Thần Linh. Tiếng nói của Thần Linh vang vọng trong thẩm sâu của người đó. Một cách tuyệt vời, thẩm sâu tiết lộ rằng luật pháp được thực hiện bởi tình yêu của Thần Linh và tha nhân. Con người trong lúc tìm kiếm chân lý, và tìm ra giải pháp đích thực cho vô số vấn đề nảy sinh trong cuộc sống của cá nhân từ các mối quan hệ xã hội. Do đó, thẩm sâu đúng đắn càng được lay động, thì càng có nhiều người và nhiều nhóm người từ bỏ sự lựa chọn mù quáng và cố gắng để được hướng dẫn theo các chuẩn mực khách quan của đạo đức. Thẩm sâu thường mắc phải sai lầm bất khả thắng mà không đánh mất phẩm giá của nó. Điều tương tự không thể được chấp nhận đối với một người ít quan tâm đến sự thật và lòng tốt, hoặc do hậu quả của thói quen tội lỗi mà thẩm sâu ở mức độ nào đó đã trở nên vô nghĩa” (GS 16).
Trong thẩm sâu, con người đối thoại với chính Thần Linh là tác giả của luật duy nhất chứ không phải đối thoại với chính mình như thể tự kỷ. Do vậy, thánh giáo hoàng Gioan Phaolô II nói(21): “Thẩm sâu làm chứng cho con người rằng chính mình thật sự công bình hay gian ác, đồng thời, nó cũng là nhân chứng cho Thiên Chúa, Đấng lên tiếng và phán xét con người (Veritatis Splendor - VS, 58).
Ngài cũng nói: “Sự lên tiếng của thẩm sâu là một phán xét thực tế, nghĩa là, một phán quyết xác định những gì con người phải làm hoặc không được làm, hoặc đánh giá một hành động mà người đó đã làm. Đó là một phán quyết áp dụng cho một tình huống cụ thể xác tín hợp lý rằng một người phải yêu điều thiện, làm điều thiện, và tránh điều ác” (VS 59).
Tuy vậy để thẩm sâu luôn được minh bạch, cần phải có sự đào luyện quy hướng về luật Thần Linh. Thánh Gioan Phaolô II viết: “Để có thể phân biệt ý muốn của Thiên Chúa, điều gì là tốt lành, đẹp lòng Người và hoàn hảo (x. Rm 12,2), thì sự hiểu biết về luật Thiên Chúa là cần thiết, nhưng điều này chưa đủ: mà ‘tính tự nhiên’
21. Gioan Phaolô II. Tông huấn Ánh quang rạng ngời chân lý - Veritatis Splendor - VS. Văn bản sử dụng ở ấn phẩm này, chúng tôi dịch trực tiếp từ nguồn: http://www.vatican.va/content/john-paul-ii/it/encyclicals/ documents/hf_jp-ii_enc_06081993_veritatis-splendor.html
30 ■ Tách bạch thẩm sâu Chương I: Tách bạch thẩm sâu ■ 31
giữa con người và điều thiện thực sự phải tương đồng. Một tính chất tự nhiên tương tự bắt nguồn và phát triển trong các hình thái nhân đức của con người: thận trọng và các nhân đức cơ bản khác. Thậm chí là các nhân đức hướng thần tin-cậy-mến. Theo nghĩa này, Chúa Yêsu đã nói: Ai làm theo sự thật, thì đến với ánh sáng” (Yn 3,21).
Với thánh Anphongsô Liguori, tiến sĩ Hội thánh, bổn mạng của các nhà thần học luân lý và các cha giải tội, khi phán xét thẩm sâu, yếu tố chủ quan của con người quan trọng hơn những gì luật chưa xác định rõ ràng, hoặc chỉ mới ở mức độ suy đoán luật sẽ có. Điều này sẽ giúp con người tách bạch thẩm sâu hiệu quả hơn trong kỷ nguyên số khi các vấn đề cần phải lấy quyết định đang trở nên mong manh và phức tạp. Thánh Anphongsô Liguori ưu tiên các điều kiện chủ quan của việc chấp nhận ân sủng và giới hạn các đặc quyền của luật pháp theo hướng có lợi cho quyền thẩm sâu cá nhân. Điều này có thể đánh giá cả công lý của luật pháp về hậu quả của hành vi con người. Suy cho cùng, bác ái chân thật góp phần xác nhận các chuẩn mực mới trên cơ sở các tiêu chí khách quan phát sinh từ truyền thống thực tiễn như nó đã được xây dựng trong suốt lịch sử(22).
22. Xin đọc thêm: Moral and spiritual discernment in the modern era ở đây: https://www.cairn-int.info/article-E_RETM_182_0011--moral-and spiritual-discernment-in-the.htm#
Ở đây khả năng lãnh lấy trách nhiệm cá nhân, tự nguyện đi vào trong vâng phục Thần Linh là đòi buộc. Cha Bernhard Häring, CSsR(23), trong tác phẩm La legge di Cristo. Trattato di teologia morale, tập. I đã viết: “Có tình trạng rất nhiều Kitô hữu tuân theo bạo quyền và sự gian ác của Đức Quốc xã cách ngu ngốc và độc ác. Chính điều này đã khiến tôi xác tín rằng nhân cách của một Kitô hữu không nên được hình thành một cách đơn lẻ là vâng lời, mà phải là trách nhiệm xuất phát từ khả năng nhận thức tách bạch, và can đảm đáp lại những nhận thức về giá trị mới như là nhu cầu và sẵn sàng chấp nhận rủi ro”(24).
Thẩm sâu là một tình trạng tuyệt vời luôn luôn hiện diện với con người, và sẽ không có bất cứ thế lực nào, dù phàm nhân hay linh thiêng có thể tước mất. Đó là quà tặng tuyệt diệu của Thần Linh Duy Nhất và Tối Cao, Đấng dựng nên con người cùng mọi vật hữu hình
23. Bernard Häring (sinh ngày 10.11.1912 , mất ngày 03.07.1998) là nhà thần học luân lý Công giáo người Đức thuộc Dòng Chúa Cứu Thế. Cách tiếp cận luân lý của ngài dựa trên lương tâm của người công nhận Thiên Chúa là nền tảng của giá trị. “Thiên Chúa phán bằng nhiều cách để đánh thức, đào sâu và củng cố đức tin-cậy-mến và tinh thần thờ phượng. Các Kitô hữu trưởng thành, trong tất cả thực tế và trong mọi sự kiện liên quan được nhận thấy một món quà và một lời kêu gọi từ Thiên Chúa”.
24. B. Häring, La legge di Cristo. Trattato di teologia morale, tập. I, Morcellina, Brescia 1968, 12.
32 ■ Tách bạch thẩm sâu Chương II: Miền đất tạm cư ■ 33
và vô hình. Những người tin ở Việt Nam gọi Người là
Thiên Chúa, là Đức Chúa Trời.
Chúng tôi chọn lựa một vài sự kiện đã diễn ra trong
thế giới, Thánh sử, Hội thánh và mục vụ cá nhân để áp dụng nguyên tắc tách bạch thẩm sâu.
Chương II
Miền đất tạm cư
Trước khi chúng tôi rời nhiệm sở ở Dòng Chúa Cứu
Thế Sài Gòn, ngày 12 tháng 4 năm 2019, kỹ sư Trần Thế Hùng, một cộng tác viên cùng dạy giáo lý với các cha tại lớp Dự Tòng suốt gần 30 năm đã đặt vấn đề:
- Có phải vì Yuse(25) đưa gia đình Yacob sang Aicập, mà dân Chúa đã phải sống kiếp nô lệ tới hơn 400 năm không?
Vội vàng trả lời, chúng tôi nói:
- Không phải, đó là kế hoạch của Thiên Chúa. Tuy nhiên, cứ mỗi khi đọc lại sách Khởi Nguyên(26), và nhất là dịp Giáng Sinh vừa qua, sau câu chuyện Hiển
25. Tập sách này sẽ dựa chính vào bản dịch Thánh Kinh do cha Yuse Nguyễn Thế Thuấn, CSsR thực hiện, nên các tên riêng viết theo cách của bản dịch này. 26. Cha Yuse Nguyễn Thế Thuấn dịch sách Genesis là sách Khởi Nguyên, còn Nhóm Phụng vụ các Giờ kinh (PVCGK) dịch là sách Sáng Thế, anh chị em Tin Lành gọi là Sáng Thế Ký.
34 ■ Tách bạch thẩm sâu Chương II: Miền đất tạm cư ■ 35
Linh lại đến câu chuyện “trốn sang Aicập” của Thánh Gia, chúng tôi về nhớ câu hỏi của kỹ sư Hùng.
CÂU CHUYỆN CỰU ƯỚC
Yuse là một trong 12 người con trai của ông Yacob (cũng gọi là Israel). Chuyện kể (xem từ chương 37 của sách Khởi Nguyên trở đi), ông được cha thương riêng, nên bị các anh ghen ghét. Khi Yuse theo lệnh cha đi thăm các anh đang chăn chiên xa nhà, thì các anh âm mưu giết ông. Tuy nhiên cuối cùng, những người anh này đã đổi ý, thay vì giết thì bán Yuse cho những người buôn nô lệ. Họ bán Yuse sang Aicập.
Ở Aicập, Yuse không làm vừa lòng bà chủ, nên bị vu oan và bị tống ngục. Trong tù có hai vị quan chước tửu (lo rượu uống cho vua) và ngự thiện (lo về thức ăn cho vua) cũng bị nhốt chung (x. Kn 40). Hai ông này có hai giấc mộng không thể tự hiểu, nên đã nhờ Yuse giải mộng. Yuse nói giấc mộng của quan chước tửu báo hiệu ba ngày sau ông sẽ được phục chức, còn giấc mộng của quan ngự thiện cho biết ba ngày nữa ông sẽ bị chém đầu. Sự việc diễn ra đúng như vậy.
Đến lước vua Pharaô của Aicập nằm mộng, và đã truyền cho mọi thầy chiêm giải thích, nhưng không một ai làm thỏa lòng vua. Khi ấy quan chước tửu mới nhớ đến Yuse và xin vua gọi Yuse từ nhà tu ra.
Vua mơ thấy khi ông đang đứng trên bờ sông Nil thì có bảy con bò cái béo, đẹp, ăn cỏ. Lại xuất hiện bảy con
bò ốm đói, xấu xí đến ăn tươi nuốt sống bảy con bò tốt đẹp kia. Rồi giấc mơ bảy bông lúa chín mộng trĩu hạt trên một thân cây lúa, rồi lại có bảy bông lúa lép xuất hiện nuốt chửng bảy gié lúa tốt đẹp (x. Kn 41,17-24).
“Yuse mới nói với Pharaô: ‘Mộng của Pharaô chỉ là một mà thôi, điều Thiên Chúa sắp làm, thì Người đã báo cho Pharaô. Bảy bò cái tốt đẹp tức là bảy năm, bảy gié lúa tốt đẹp cũng là bảy năm: một mộng mà thôi. Bảy bò gầy guộc xấu dạng lên sau chúng tức là bảy năm, bảy gié lúa lép xẹp nám cháy vì gió nồm, tức là bảy năm đói. Ðó là điều Thần đã nói với Pharaô, điều Thiên Chúa sắp làm thì Người đã tỏ bày ra cho Pharaô. Này bảy năm tới, phong đăng lớn trên toàn cõi Aicập. Ðoạn bảy năm đói dấy lên sau, người ta quên tất cả phong đăng trên toàn cõi Aicập, đói sẽ giày vò cả xứ. Phong đăng sẽ không được biết đến trong xứ vì nạn đói đến sau đó, vì thật là một cơn đói kém trầm trọng lắm. Và bởi mộng đã lặp lại hai lần cho Pharaô, thì quả là điều đã định hẳn rồi nơi Thiên Chúa và liền đây Thiên Chúa sẽ thực hiện (Kn 41,25-32).
Thế là vua Pharaô phong Yuse làm đại quan tể tướng (quyền chỉ sau vua) để thực hiện canh tác cho được thành công liên tục bảy năm. Quả vậy sau bảy năm được mùa thì đến bảy năm đói kém, mất mùa. Cả vùng đều đói kém, chỉ có Aicập là vẫn sống đời phong đăng.
Ở quê nhà, xứ Canaan, gia tộc Israel bị mất mùa không tìm đâu ra lương thực để mua, nên ông Yacob đã
36 ■ Tách bạch thẩm sâu Chương II: Miền đất tạm cư ■ 37
sai các con qua Aicập mua lương thực. Đến Aicập, họ đã gặp Yuse, nhưng không nhận ra, mãi đến lần thứ hai, Yuse mới tỏ cho các anh em biết mình chính là Yuse bị các anh bán làm nô lệ.
Yuse nói: “Tôi là Yuse, em của các anh, người các anh đã bán qua Aicập. Nhưng bây giờ, đừng quá phiền sầu, đừng tức tối với mình, vì đã bán tôi. Này, chính để là phương cứu sống mà Thiên Chúa đã sai tôi đi trước các anh. Nay mới là hai năm đói nội trong xứ, nhưng còn năm năm nữa không cày không gặt. Thiên Chúa đã sai tôi đi trước các anh là để lưu số sót lại trên đất cho anh em, và cứu sống anh em và mưu việc giải Thoát lớn. Vậy không phải các anh đã sai tôi đến đây nhưng là Thiên Chúa; chính Người đã đặt tôi làm như cha của Pharaô, làm chúa tất cả cung điện của ngài, thống trị toàn cõi Aicập.
Anh em mau mau lên với cha tôi và thưa với người: Yuse, con cha nói thế này: Thiên Chúa đã đặt con làm chúa toàn thể Aicập. Hãy xuống với con đừng trì hoãn. Cha sẽ lập cư ở đất Gôsen, cha sẽ ở gần bên con, cha và các con, các cháu của cha, cùng với chiên bò và tất cả những gì cha có. Ở đó, con sẽ lo cung dưỡng cha, vì còn đến năm năm đói nữa; kẻo cha, gia đình cha và mọi sự cha có sa cơ nghèo khó. Này mắt các anh đã thấy, mắt em Benyamin của tôi đã thấy, là chính miệng tôi đang nói với anh em. Hãy thuật lại cho cha tôi tất cả vinh lộc của tôi ở Aicập, và mọi điều các anh đã thấy. Và hãy
mau mau đưa cha tôi xuống đây” (Kn 45,4-13). Cả vua Pharaô khi biết chuyện cũng đã ngỏ lời, mời gia tộc Israel đến Aicập cư ngụ: “Tin đồn thấu đến Pharaô là: anh em Yuse đã đến! Việc ấy được cảm tình của Pharaô và đình thần. Pharaô nói với Yuse: ‘Hãy nói với các anh em của khanh: Hãy làm điều này, hãy soạn sửa thú vật, hãy đi về đất Canaan. Hãy đem thân sinh các người và gia đình các người đến với trẫm. Trẫm sẽ ban cho các người những gì tốt nhất của đất Aicập, các người sẽ ăn mầu mỡ của xứ (Kn 45,16-18). Sau đó, Yacob cũng đã lên đường đến ngụ cư ở Aicập tránh đói. Dù được Yuse chu đáo chăm lo, nhưng dưới mắt người Aicập, con cháu Israel là bọn người gợm: “Các người hãy nói: ‘Bầy tôi của bệ hạ [Pharaô] chuyên nghề chăn nuôi súc vật, từ thời niên thiếu cho đến bây giờ, cha truyền con nối. Ấy là để các người được lập cư nơi đất Gôsen’. Quả thế người Aicập khinh mọi kẻ chăn cừu như đồ nhờm tởm” (Kn 46,34).
Ở đất Aicập, dân Israel trở nên đông đúc và sung túc, nhưng Yacob chỉ muốn trở lại Canaan, vì đó mới là đất Thần Linh hứa ban cho gia tộc của ông. Lời chúc phúc để được ban lời hứa này ông phải dùng cả thủ đoạn phạm tội, để đoạt cho được từ Êsau, anh của ông. Chính ông phải bao gian khổ chạy trốn Êsau cũng chỉ để bảo tồn và sống chung với lời hứa đó. Chính vì vậy, Yacob nói với Yuse: “Nếu ta được ơn nghĩa trước mắt con, thì con hãy đặt tay dưới vế ta, và lấy nhân nghĩa
38 ■ Tách bạch thẩm sâu Chương II: Miền đất tạm cư ■ 39
tín thành mà xử với ta: xin đừng chôn cất ta ở Aicập. Nhưng khi ta sẽ nằm nghỉ với tổ tiên ta: con đem ta ra khỏi Aicập mà chôn cất ta nơi phần mộ của các ngài” (Kn 47,29-31).
Ở chương 48, Yacob còn nói với Yuse: “El-Shadday đã hiện ra cho ta ở Luz trong đất Canaan và đã chúc lành cho ta. Người đã phán với ta: ‘Này Ta làm cho ngươi sinh sôi nẩy nở. Ta sẽ cho ngươi thành một đại hội dân tộc và Ta sẽ ban đất này cho dòng giống ngươi sau ngươi làm sở hữu muôn đời’” (Kn 48,3-4).
Còn đối với Yuse thì sao? Tuy không được cha truyền trực tiếp cho lời hứa đó, thậm chí tên của ông cũng đã phải rút ra khỏi danh dách các con để nhường lại cho hai con của chính mình là Manassê và Ephraim, có nửa là gốc dân ngoại. Đây là quyết định của Yacob. Yacob nói với Yuse: “Từ bây giờ hai đứa con của ngươi, sinh ra cho ngươi ở đất Aicập trước khi ta vào Aicập với ngươi, chúng sẽ là của ta. Ephraim và Manassê sẽ là của ta cũng như Ruben và Simêôn” (Kn 48,5).
Khi sắp qua đời, cũng giống như cha là ông Yacob, Yuse nói với các anh em rằng: “Tôi sắp chết, nhưng Thiên Chúa sẽ viếng thăm anh em và cho anh em lên khỏi xứ này mà về lại đất Người đã thề hứa cho Abraham, Ysaac và Yacob… Thế nào Thiên Chúa cũng sẽ viếng thăm các người, các người hãy đem hài cốt tôi lên khỏi đây!” (Kn 50,24-25).
Và đoạn kết của vinh hoa xứ Aicập cho dân được tuyển chọn là “bấy giờ có vua mới, không hề biết Yuse, lên ngôi ở Aicập. Ông nói với dân của ông: ‘Này dân con cái Israel đông đảo và hùng hậu hơn ta. Nào! Ta phải khôn mưu với nó, kẻo nó sinh sôi và khi xảy có giặc, nó lại hùa với địch và đánh lại ta rồi lên khỏi xứ này’. Và người ta đặt trên Israel những cai khổ dịch để bức bách dân kề vai vác nặng. Và dân đã phải xây cho Pharaô các thành thương khố Pithom và Ramsès. Pharaô đã ra lệnh cho toàn dân rằng: ‘Mọi sơ sinh nếu là trai, các người sẽ quăng xuống sông Nil, còn nếu là gái, các người mới để sống’” (Xh 1,8-11.22).
MIỀN ĐẤT TẠM CƯ ĐÂU PHẢI ĐẤT HỨA Aicập là vùng đất chưa bao giờ Thiên Chúa hứa ban cho dân Người. Tổ phụ Abraham là người đã từng tha phương cầu thực xuống Aicập, và đã ủ mưu hưởng lợi bất chính ở đó, nhưng Thần Linh đã dùng tay dân ngoại đuổi cổ ông ra khỏi Aicập:
“Xảy đến trong xứ có đói kém, và Abram xuống Aicập để ngụ nhờ, vì cơn đói đè nặng cả xứ. Khi ông sắp bước chân vào Aicập, ông bảo Saray vợ ông: ‘Này, tôi biết mà, mình là một cô gái có nhan sắc. Dân Aicập vừa nhìn thấy mình tất chúng sẽ nói: Vợ hắn đó, và chúng sẽ giết tôi, mà để mình sống. Tôi xin mình cứ nói mình là em gái của tôi, mong tôi cũng được phúc vì mình, và tính mạng tôi được (sống) nhờ mình’. Và thực thế, Abram vừa vào Aicập thì dân Aicập nhìn thấy bà là
40 ■ Tách bạch thẩm sâu Chương II: Miền đất tạm cư ■ 41
một phụ nữ xin đẹp tuyệt vời. Tướng lãnh của Pharaô nhìn thấy thì khen bà trước mặt Pharaô, bà đã bị đem vào đền Pharaô.
Và vì bà, vua đã thi ân giáng phúc cho Abram. Abram được chiên, bò, lừa, tớ trai tớ gái, lừa cái với lạc đà. YHWH đã phạt Pharaô và gia đình ông phải những tai ương lớn, vì cớ Saray, vợ của Abram. Và Pharaô đã cho gọi Abram đến mà bảo: ‘Sao ngươi làm thế đối với ta? Tại sao ngươi không tỏ thật ta hay nàng là vợ ngươi? Tại sao ngươi lại nói: nàng là em gái của tôi, khiến ta đã trót lấy nàng làm vợ? Thôi! Nầy là vợ ngươi. Ngươi lấy mà đi đi’. Ðoạn Pharaô đã truyền người hộ tống ông. Họ đã đưa ông ra làm một với vợ ông và tất cả những gì ông có” (Kn 12,10-20).
Thần Linh thật sự chỉ hứa ban đất Canaan cho Abraham mà thôi:
“Abram đã ngang qua xứ mà đến thánh địa Sikem, đến cây sồi Morê. Bấy giờ trong xứ có dân Canaan. Và YHWH(27) đã hiện ra cho Abram và phán bảo ông: ‘Ta
27. YHWH, Botterweck, G. Johannes; Ringgren, Helmer, eds. (1986). Từ điển Thần học của Cựu ước. Bản dịch của Green, David E. William B. Eerdmans Publishing Company. p. 500. ISBN 0-8028-2329-7, trong tiếng Hibri viết: הוהי, phiên âm là yodh, he, waw, he. Hình thức Yahweh hiện dùng phổ biến. Các học giả Do Thái giáo khi gặp chữ này thường đọc thay thế là Adonai (Chúa của tôi). Cũng có những cách đọc khác là HaShem (Danh) và hakadosh baruch hu
sẽ ban xứ này cho dòng giống ngươi’” (Kn 12,6-7). Về nơi định cư lâu dài cho dân Chúa là Canaan đã được chính Thiên Chúa lập lại khi ban phước cho Yacob - cũng gọi là Israel - cháu nội của tổ phụ Abraham. Thiên Chúa phán Yacob: “Chỗi dậy! đi lên Bêthel và lập cư ở đó. Ngươi hãy làm tế đàn ở đó kính Thiên Chúa, Ðấng đã hiện ra cho ngươi khi ngươi trốn mặt Êsau, anh ngươi” (Kn 35,1). Bêthel là vùng đất thuộc xứ Canaan (x. Kn 35,6). Thần Linh phán: “Ðất Ta đã ban cho Abraham và Ysaac, thì Ta ban cho ngươi và dòng giống ngươi, sau ngươi sẽ được Ta ban cho đất nầy” (Kn 35,12).
Đất Aicập chỉ là trạm dừng chân tránh chết đói hay bạo lực chứ không phải là đất hứa cho dân Israel. Nhưng không may, ông Yacob đã không cùng các con cháu ông làm hành trình tách bạch thẩm sâu để mọi người trong dân Chúa phải biết nơi tạm trú dù có vinh hoa phú quý, dù có bộ mặt an toàn thì vẫn không phải là nơi định cư, vì không phải là đất Chúa hứa. Cũng có thể ông Yacob đã từng muốn đưa con cháu hồi hương, nhưng không thành do tâm lý “không thể bỏ
(Đấng Thánh, Đấng Đáng Chúc Tụng). Bản dịch Vulgate tiếng Latin (thế kỷ thứ IV) dùng chữ Dominus (Chúa). Cha Nguyễn Thế Thuấn dùng chữ Yavê, Nhóm CGKPV dùng chữ Đức Chúa.
42 ■ Tách bạch thẩm sâu Chương II: Miền đất tạm cư ■ 43
điều chắc chắn chọn điều chưa chắc chắn”, hay tiêu cực hơn là “không thể bỏ hình bắt bóng”.
Tuy nhiên, nếu nói như vậy thì hóa ra lời hứa và phước lành của Thần Linh tối cao lại không chắc chắn, lại là bóng chứ không phải hình? Nếu đúng như vậy, thì tại sao ông Yacob và mẹ là bà Rebeca phải lừa dối ông Ysaac giành cho được lời cầu phước đó? Chẳng lẽ giành cho được một sự không chắc chắn để phải chạy trốn sự trả thù của Êsau, con trai lớn của Ysaac, anh Yacob sao?
Không, đối với Yacob lời hứa của Thần Linh tối cao là chắc chắn, không có bất cứ gì khác chắc chắn bằng, nên khi sắp về với tiên tổ, ông đã xin Yuse thề đưa ông về chôn cất ở Canaan:
“Nếu ta được ơn nghĩa trước mắt con, thì con hãy đặt tay dưới vế ta, và lấy nhân nghĩa tín thành mà xử với ta: xin đừng chôn cất ta ở Aicập. Nhưng khi ta sẽ nằm nghỉ với tổ tiên ta: con đem ta ra khỏi Aicập mà chôn cất ta nơi phần mộ của các ngài’. Ông thưa: ‘Con sẽ làm theo lời cha!’ Israel nói: ‘Hãy thề với ta đi!’ và ông đã thề; và Israel đã phục mình xuống trên đầu giường” (Kn 47,29-31).
Đáng ra tang lễ của Yacob là cơ hội hồi hương đất hứa của dân Israel, nhưng họ đã không trỗi dậy quay về, mà chỉ đi làm mỗi một việc “để kẻ chết chôn kẻ chết” (Mt 8,21-22). Họ không thể rời bỏ vinh hoa phú
quý của xứ Aicập đang có, mà không bao giờ nghĩ sẽ có ngày bị tước đoạt tất cả.
Rồi đến lời trăn trối cuối cùng của Yuse: “Thế nào Thiên Chúa cũng sẽ viếng thăm các người, các người hãy đem hài cốt tôi lên khỏi đây!” (Kn 50,25), và sau đó Yuse qua đời đã là cơ hội cuối cùng cho nhà Israel rời khỏi Aicập với sự sung túc của một dòng tộc ân nhân của xứ sở kim tự tháp, nhưng họ đã không làm.
Chương đầu của sách Xuất Hành đã cho thấy một tình thế Israel không thể dễ dàng, tự động rời Aicập nữa, khi không rời Aicập ngay khi Yuse về với tiên tổ, vì ít nhất lúc này, Israel là nguồn “lao động giá rẻ” - làm việc mà dân Aicập khinh chê, nhưng vẫn phải có người làm(28) - mà vua quan Aicập không muốn mất. Vua Pharaô nói: “Ta phải khôn mưu với nó, kẻo nó sinh sôi và khi xảy có giặc, nó lại hùa với địch và đánh lại ta rồi lên khỏi xứ này” (Xh 1,11).
Hậu quả của việc không tách bạch thẩm sâu đúng lúc đã khiến dân Israel mất cơ hội chính đáng hồi hương đất hứa, và còn phải làm nô lệ cho Aicập sau đó đến 430 năm (x. Xh 12,40). Chỉ trong cảnh nô lệ truyền kiếp,
28. “Các người hãy nói: ‘Bầy tôi của bệ hạ chuyên nghề chăn nuôi súc vật, từ thời niên thiếu cho đến bây giờ, cha truyền con nối. Ấy là để các người được lập cư nơi đất Gôsen’. Quả thế người Aicập khinh mọi kẻ chăn cừu như đồ nhờm tởm” (Kn 46,34).
44 ■ Tách bạch thẩm sâu Chương II: Miền đất tạm cư ■ 45
dân Chúa mới thật sự khát khao lời Thiên Chúa hứa với cha ông họ.
ÁP DỤNG TÁCH BẠCH THẨM SÂU
Đây là lúc chúng ta thực hành và đào sâu các nguyên tắc tách bạch thẩm sâu.
Trước tiên xác định vấn đề chính của các sự kiện dân Chúa khi xuống Aicập. Yuse xuống Aicập để làm gì? Yacob và con cháu ông xuống Aicập để làm gì? Thật sự Thiên Chúa hiện diện và hoạt động trong sự kiện ấy thế nào?
Với Yuse, ông không chọn lựa xuống Aicập, mà ông bị bán sang Aicập là nô lệ do các anh của ông ganh ghét ông. Tuy nhiên, với thời gian và những gì diễn ra, Yuse nhận ra chính Thiên Chúa đã đưa ông xuống Aicập để chuẩn bị cứu sống dân Chúa chọn vào những năm hạn hán, đói kém kéo dài sau đó (x. Kn 45,4-6).
Như vậy nơi thẩm sâu, Thiên Chúa đối thoại với Yuse cách bí mật và tôn nghiêm, Yuse đã tách bạch được vấn đề là không phải bị ganh ghét là lý do chính để ông bị đẩy xuống Aicập, đó chỉ là lý do cơ hội, còn lý do nguyên nhân chính là để cứu dân Chúa khỏi nạn đói sẽ kéo dài bảy năm liên tiếp.
Còn với Yacob và các con cháu xuống Aicập là để tránh đói tạm thời trong một thời gian, nhưng khi hết đói, hết cả bảy năm hạn hán, họ vẫn không rời xứ tạm
cư, mà đã xem Aicập là nơi vĩnh cư mất rồi. Chỉ Yacob và Yuse vào lúc cuối đời mới xin các con và anh em đưa thi thể hay hài cốt về Canaan sau khi qua đời.
Điều đó cho thấy cái tạm thời (tránh đói) khi đã hết thì đã biến thành cái lâu dài hay vĩnh viễn là định cư. Tại sao có thể để cho tạm thời thành vĩnh viễn?
Khi nghĩ là tạm thời, tức người ta biết mình không có gì bảo đảm, vì là người ngoại kiều, không đất không nhà, không cùng ngôn ngữ không chung tập quán, và nhất là không có chung lời hứa. Không có chung lời Thiên Chúa hứa là yếu tố quan trọng khiến chuyến di cư đó chỉ là tạm thời. Tuy nhiên khi vượt qua được chỗ ngụ cư, nhờ sự sắp đặt của tể tướng Yuse, vượt qua được ngôn ngữ và tập quán nhờ thích nghi của họ với dân, thì dân Israel thấy đã ổn, và không còn nhu cầu xem xét sự không có chung lời hứa có quan trọng không.
Nguyên nhân khiến trong thẩm sâu của dân Chúa không diễn ra cuộc đối thoại thường trực với Chúa ban đầu là khách quan do đến với xứ sở người ta, phải thích nghi, nghe theo và làm theo người ta. Nhưng sau đó là chủ quan, những gì mình đang có, đang làm, đang sống chẳng lẽ không bằng ở Canaan nơi làm mình xém chết đói hay sao? Chẳng lẽ Thiên Chúa chỉ dựng nên mỗi Canaan, còn Aicập thì do thần khác làm ra? Chẳng lẽ người ta đối xử tốt với mình như vậy, mà lại cứ rũ bỏ ra đi như kẻ thù truyền kiếp?… 1001 câu hỏi “chẳng” với “lẽ” xuất phát từ nhu cầu muốn ở yên trong sự an toàn
46 ■ Tách bạch thẩm sâu Chương II: Miền đất tạm cư ■ 47
tạm bợ đã được mã hóa khiến ai muốn gọi tạm bợ đó là bền vững cũng được, nhất là nó được khuyến khích gọi như thế, sống như thế.
Thế tại sao đến cuối đời cả Yacob và Yuse đều xin các con cháu đưa, ít là hài cốt, mình về Canaan, mà không buộc tất cả các con cháu phải quay về ngay hoặc từ từ, nhưng buộc phải về?
Ngày hôm nay, người ta bắt đầu nói đến một thuật ngữ tâm lý là “mặc cảm lãnh tụ”. Mặc cảm này mô tả những nhà lãnh tụ “bách chiến bách thắng” đã tự huyền hoặc mình hoặc bắt dân chúng thần tượng hóa mình như thần linh, như thánh sống. Đã là thần là thánh thì không thể sai được, mà chỉ có “ý tưởng vĩ đại”, “lời vàng chữ ngọc”,… Nên lãnh tụ đã nói đã làm đã sống thì không thể sai, mà chỉ có thể noi gương, học theo mà thôi. Thánh Kinh thật sự không nói rõ nguyên nhân tại sao Yacob và Yuse không buộc con cháu sẽ phải rời Aicập, mà chỉ nói ước muốn các con cháu đưa mình về Canaan?
Giống người Việt hay nói “lực bất tòng tâm”, muốn mà không thể làm. Ở đây có cảm giác như Yacob và Yuse tin chắc vào lời hứa của Thiên Chúa, nhưng không còn thuyết phục được con cháu, nên đã cố gắng bảo tồn, dù lúc này chỉ còn là hy vọng của riêng một hai người, nhưng sẽ đến ngày, niềm hy vọng sẽ bùng lên.
Riêng Yuse có nói đến ý niệm “Thiên Chúa đến thăm anh em”, và xin anh em đưa mình ra khỏi Aicập
cùng với anh em. Đây cũng có thể hiểu chỉ có Thiên Chúa là duy nhất mới có thể lay động thẩm sâu của dân để họ rời Aicập.
Như vậy là có tình trạng kháng lại những tiếng kêu gọi hồi hương đã được vang lên đâu đó trong dân, nhưng những người lãnh đạo dân đương thời xem không quan trọng bằng gia cố địa vị, hoàn cảnh để lưu lại an toàn hơn trên xứ tạm cư Aicập. Và cũng có thể thẩm sâu, nơi bí mật và tôn nghiêm của nhiều người bị xâm phạm thô bạo, thậm chí bị cấm đoán không được hành động theo chỉ dẫn từ thẩm sâu, thậm chí bị xem là không hợp thời, là ngông cuồng hay muốn khác người.
Vâng, chỉ có 430 năm nô lệ mới làm cho nhiều người (chưa phải là tất cả) nhận ra tiếng thẩm sâu của mình khác người vẫn không sao cả, miễn biết chắc, đó là tiếng Thiên Chúa.
Đối với mọi loài thụ tạo hữu hình và vô hình hôm nay đất hứa sẽ là Trời Mới và Đất Mới (x. Kh 21,1), còn việc di cư, tạm cư hay hồi hương là những chặn đường của sứ mạng dẫn đến miền đất Thiên Chúa đã chuẩn bị cho mọi chúng sinh.
Tuy nhiên, một số người cho rằng khi hứa ban đất Canaan cho Abraham lần thứ hai, Thiên Chúa cũng đã nói con cháu ông trước khi được định cư lâu dài trên đất hứa phải chịu áp bức của cảnh nô lệ: “Ngươi hãy biết tỏ điều nầy: dòng giống ngươi sẽ ngụ nhờ nơi thửa
48 ■ Tách bạch thẩm sâu Chương II: Miền đất tạm cư ■ 49
đất không thuộc về chúng. Người ta sẽ bắt chúng làm tôi và hành hạ chúng bốn trăm năm” (Kn 15,13). Do đó việc lưu lại đất Aicập lâu dài là ý Chúa, là kế hoạch của Chúa?
Nói như thế cũng giống như nói chuyện tổ tiên loài người ăn trái cấm (x. Kn 3) rồi truyền nguyên tội cho cả nhân loại là đường lối Thiên Chúa vậy.
Cần phải nói rõ:
Thiên Chúa đã tạo dựng con người theo hình ảnh Ngài và cho họ tự do sống trong tình bằng hữu với Ngài. Ơn ban tự do này lớn đến mức con người có khả năng nói không với Thiên Chúa, hay chống lại Thiên Chúa. Tuy nhiên con người vẫn có chút giới hạn của loài thụ tạo được biểu trưng bằng việc “không được ăn trái cấm” (x. Kn 2,17).
Cơn cám dỗ đến, con người bắt đầu so sánh giới hạn Thiên Chúa đặt ra cho mình với điều ma quỷ nói về điều tuyệt vời bên kia giới hạn đó: “Chẳng chết chóc gì đâu! Quả nhiên Thiên Chúa biết ngày nào các người ăn nó, mắt các người sẽ mở ra và các người sẽ nên như những Thiên Chúa biết cả tốt xấu” (Kn 3,4-5). Ở đây cái bẫy giăng ra dưới mô tả “Thiên Chúa ích kỷ”, còn ma quỷ “đứng về phía quyền lợi con người - bảo vệ quyền con người”. Giữa lời Thiên Chúa và lời ma quỷ, tổ tiên loài người chọn lời ma quỷ. Nghe lời ai là đầu phục người ấy. Tội nguyên tổ bắt đầu từ đó.
Trở lại điều Chúa nói trước về thời gian dài dân Chúa phải chịu nô lệ hoàn toàn không phải đó là kế hoạch của Người, mà Người thấy trước con dân của mình sẽ không nghe và thực hành lời Người tới nơi tới chốn, mà sẽ dễ dàng thích nghi để được những cái gọi là “tốt hơn”, nhưng thật ra đó là cạm bẫy - bỏ lời Thiên Chúa - dẫn đến phải lưu đày ở xứ người.
Nếu Thiên Chúa biết nguy cơ, sao Thiên Chúa không ngăn họ lại? Nếu ngăn thì còn gì là ơn tự do Thiên Chúa ban? Trong thẩm sâu Thiên Chúa vẫn nói và nhắc lại những gì Người đã nói, nhưng thẩm sâu là tình trạng bí mật và tôn nghiêm, nên Thiên Chúa cũng không bao giờ can thiệp cách thô bạo, mà chỉ mời gọi con người tự do chọn lựa và lãnh trách nhiệm quyết định của mình đã làm trước mặt Chúa.
Ngày nay các cuộc di dân từ đơn lẻ đến phong trào vẫn đang diễn ra trên thế giới và cả Việt Nam với đủ thứ tên gọi như tị nạn chính trị, lao động hợp tác, lấy chồng Đài Loan - TQ - Hàn Quốc, đánh cá thuê cho các nước Đông Nam Á, du lịch kết hợp lao động chui,… nhưng tất cả không chắc là đất hứa. Muốn ở đất hứa thì phải rời bỏ nơi tạm cư tiến lên phía lời Chúa hứa.
50 ■ Tách bạch thẩm sâu Chương III: Tháp Babel chưa bao giờ thành ■ 51
xông lên, những người lên án Trump tiếp tục “trăm dâu
đổ đầu” Trump và lên án những người ủng hộ Trump.
Báo chí cánh tả cảnh báo Trump đã đi qua, nhưng
Chương III
Tháp Babel
chưa bao giờ thành
Ngày 06 tháng Giêng, năm 2021 vừa qua đánh dấu
kết thúc các giai đoạn tranh cử, bầu cử và kiểm phiếu tại Hoa Kỳ bằng tuyên bố của Chủ tịch thượng viện Mike Pence rằng Tổng thống đắc cử thứ 46 của Hoa Kỳ là Joseph Biden, sinh năm 1942. Và ngay hôm sau, Tổng thống thứ 45, Donald Trump, tuyên bố chuyển giao quyền lực trong trật tự.
Tưởng rằng những ồn ào giữa những người chống Trump và ủng hộ Trump đã chấm dứt, nhưng sáu ngày sau, Hạ viện Hoa Kỳ lại đưa ra dự luật đòi luận tội Trump(29). Bình thường việc luận tội này nếu muốn và nếu có chỉ diễn ra sau ngày 20 tháng 1 năm 2021, tức ngày chính phủ mới tuyên thệ nhậm chức. Thừa thắng
29. Ngày 12.02.2021, Thượng viện Hoa Kỳ tuyên bố Trump vô tội.
cái gọi là chủ nghĩa Trump (Trumpism) vẫn ở lại để tiếp tục phá hoại nước Mỹ và thế giới. Trump bị kết tội phá hoại nền dân chủ và thế giới toàn cầu hóa.
Tiến sĩ hóa sinh Nguyễn Xuân Tụ (sinh năm 1940, đang sống tại Đà Lạt) đưa ra cái tối thiểu mà Trump đã làm được cho thế giới cũng rất đáng chú ý:
“Ít ra, trong 4 năm nhiệm kỳ, chính Trump đã đưa được mối nguy của Biển Đông lên đúng tầm của nó, đó là kẻ thù vô cùng nguy hiểm và cấp bách đối với toàn thế giới, và cách ứng xử của các Tổng thống Mỹ trước đây (nhất là Clinton và Obama) và của châu Âu kết cục chỉ làm cho tham vọng bành trướng hồi sinh, trở nên hùng mạnh và hung hãn như ta đang thấy, và giúp nó tiến hành những bước chuẩn bị cực kỳ nguy hiểm trong mưu đồ thâu tóm và chế ngự toàn cầu. Chính những biện pháp của Trump đã gây được khó khăn cho TQ(30).
Xu hướng chống Trump khiến chúng tôi nhớ đến câu chuyện tháp Babel và những bản sao sau này của nó.
30. Đọc cả lá thư của Tiến sĩ Nguyễn Xuân Tụ
(Hà Sĩ Phu) ở đây: https://www.facebook.com/anthanhdcct/photos /a.330177910694492/1291964527849154/
52 ■ Tách bạch thẩm sâu Chương III: Tháp Babel chưa bao giờ thành ■ 53
nào mà chúng lại không có thể làm nổi. Nào! Ta xuống!
Ở đó, Ta hãy làm cho ngôn ngữ chúng ra ba la ba láp,
CÂU CHUYỆN THÁP BABEL
Sau khi nhân loại tuyển chọn được cứu sống khỏi lụt hồng thủy (x. Kn 6-9), con người bắt đầu tiến hành xây một tòa tháp cao tới Trời(31), gọi là tháp Babel. Mục đích và quy mô của nó như chính họ mô tả: “Nào! Ta xây thành ta ở, và xây tháp, ngọn sao cho thấu trời! Ta hãy tạo danh cho ta, ngõ hầu ta khỏi bị phân tán ra khắp mặt đất” (Kn 11,4).
Nếu mục đích là kiến tạo thanh danh cho chính mình, mà không vì vinh quang Thiên Chúa là xấu thì mục đích thứ hai là “khỏi bị phân tán”, tức hợp nhất / hiệp nhất / đoàn kết, liên kết chặt chẽ tối đa phải được nhìn nhận là tốt.
Tuy nhiên Thiên Chúa lại ra tay theo một tiến trình không giống như họ (người xưa) và chúng ta ngày nay toan tính:
“YHWH đi xuống để xem thành và cây tháp, con cái loài người đang xây. Và YHWH nói: ‘Này hết thảy chúng là một dân duy nhất, một ngôn ngữ như nhau. Chúng đã bắt đầu làm thế, thì từ nay còn có mưu định
31. Trời - trong quan niệm của người Hibri, trời là nơi Thiên Chúa ngự.
sao cho chúng không hiểu được ngôn ngữ của nhau’. Và tự đó YHWH đã phân tán họ ra khắp mặt đất. Và họ đã thôi xây thành. Bởi thế mà thiên hạ gọi tên thành là Babel(32) vì ở đó YHWH đã làm cho ra ba la ba láp ngôn ngữ của khắp nơi trên đất. Và chính tự đó YHWH đã phân tán họ ra khắp mặt đất” (Kn 11,5-9).
Nếu trở ngược phía trước cũng của sách Khởi Nguyên, chúng ta sẽ thấy tình trạng tội lỗi lan tràn khắp nơi. Khởi đầu với tội không luôn luôn thờ phượng Thiên Chúa, mà có những lúc đầu phục ma quỷ, rồi đến huynh đệ tương tàn (Cain giết Abel - x. Kn 4), rồi đủ các kiểu các loại tội nặng nhẹ như chúng ta thấy hôm nay (x. Kn 6). Tình trạng gia tăng tội lỗi chưa dừng lại, nên Thiên Chúa phải can thiệp. Đây là lần hiếm hoi cho thấy Thiên Chúa trực tiếp xóa đi sự lựa chọn sai lầm của con người. Có thể nguyên nhân phát sinh hành động đó là do Thiên Chúa quá yêu con người, không muốn con người rơi vào tay Quỷ dữ.
32. Babel - BäBel, động từ là Bälal có nghĩa lẫn lộn, làm cho lộn xộn, cha Thuấn gọi là ba la ba láp theo ngữ điệu của người Việt gần giống với âm gốc: “thành lộn xộn”. Tuy nhiên BäBel nếu xuất phát từ chữ Bab-ili thì có nghĩa là “cửa thần”, có thể giống “của trời” của người Việt, “Mang Yang” của người J’rai.
54 ■ Tách bạch thẩm sâu Chương III: Tháp Babel chưa bao giờ thành ■ 55
Truyền thống Do Thái giáo và Kitô giáo cho biết: Quỷ (devil) là các thiên thần lạc lối (fallen angels), thay vì luôn luôn thờ phụng Thiên Chúa thì thiên thần Lucifer đã nổi dậy cùng 1/3 thiên thần khác giành quyền thống trị. Tổng lãnh thiên thần Micael đã đánh bại Lucifer vào ngày thứ ba Thiên Chúa tách ánh sáng ra khỏi bóng tối của 7 ngày tạo dựng thế giới. Ngày ấy Lucifer được gọi là Satan, nghĩa là Kẻ Chống Đối, Kẻ Cản Đường. Tuy nhiên Thiên Chúa là Đấng nhân từ đã không hủy diệt Lucifer mà còn cho Lucifer cơ hội để nhận thấy sai lầm. Cũng có cách lý giải khác về sự phát sinh Quỷ là do ganh tỵ với thân xác tuyệt đẹp Thiên Chúa ban cho loài người, còn các thiên thần thì không có, nên Quỷ đã dụ dỗ loài người làm bậy từ việc ăn trái cấm để đến ngày phán xét chung (tận thế / cánh chung), những người nào dứt khoát muốn ở trong bóng tối và hận thù thì sẽ bị Satan thống trị vĩnh viễn, tình trạng đó gọi là hỏa ngục.
Ở đây vẫn có chút vấn đề phải tiếp tục suy nghĩ, đó là Thiên Chúa ra tay lần này không chỉ xóa đi cái xấu là tình trạng kiêu ngạo, không cần Thiên Chúa, mà còn xóa đi cả cái tốt theo cách nghĩ của loài người là tự kiến tạo phương thế hợp nhất cho nhau.
XÂY LẠI THÁP BABEL: THẾ GIỚI ĐẠI ĐỒNG Ý niệm “đại đồng” được nói đến trong “Đại đồng chương” (大同章), sách Lễ ký lễ vận (禮記•禮運)
của Khổng Tử. Ý niệm này cũng được Khang Hữu Vi sử dụng và viết thành cuốn “Đại đồng thư” (大同書). Ngay trong tư tưởng chính trị của Tôn Trung Sơn cũng đề cập đến.
Ý tưởng cộng đồng Utopia được thánh Thomas More đưa ra trong Công giáo thế kỷ XVI cũng mô tả lý tưởng đó hoặc hoàn hảo trên mọi mặt như một thế giới đại đồng.
Nhưng ở thời cận đại và hiện đại ý niệm đại đồng được tuyên truyền và thực hành trong nhiều quốc gia. Trong bài hát “Quốc tế ca”, có câu: “C’est la lutte finale, Groupons-nous, et demain, L’Internationale Sera le genre humain” (Tạm dịch: Đấu tranh này là trận cuối cùng, kết đoàn lại để ngày mai, đại đồng sẽ là xã hội của loài người). Chủ nghĩa cộng sản nói đời sống lúc đại đồng là “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” đi đến một xã hội cộng sản lý tưởng.
Từ đó Lênin cùng các đồng chí của ông tạo ra Liên Xô hùng mạnh đối đầu trực tiếp với đế quốc Mỹ, cường quốc đứng đầu của thế giới tư bản. Để có thế giới đại đồng khởi đi từ Nga với mô hình Liên Xô, thì khi đó 15 quốc gia chỉ còn là những tiểu bang. Để tạo ra sự rực rỡ của Liên Xô thì nhiều người dân Ukraina đã thiếu lương thực trong thời bình vào năm 1932 - 1933, nay cả thế giới gọi sự kiện đó là Holodomor, và xem đó thuộc về kế hoạch diệt chủng của Liên Xô trên đường tiến đến thế giới đại đồng.
56 ■ Tách bạch thẩm sâu Chương III: Tháp Babel chưa bao giờ thành ■ 57
Liên Xô đã thúc đẩy cả thế giới làm cách mạng giải phóng dân tộc, đa số ở Âu châu, Á châu, Nam Mỹ và Phi châu với biện pháp bạo lực và chuyên chính vô sản(33) để tạo ra thế giới đại đồng, nó cũng được gọi lóng là “thiên đàng đỏ”, vừa vì màu cờ đỏ với búa liềm và sao vàng hoặc hình ảnh tương tự cũng trên nền đỏ đó. Đế chế ấy tồn tại từ 1917 đến 1991.
Vào những năm từ 1979 đến 1989 (suốt 10 năm), nhân danh cuộc chiến tranh quốc tế vô sản, đảng Cộng sản Việt Nam đưa nhiều thanh niên vào cuộc chiến. Wikipedia cho vài con số:
Có 180.000 quân Việt Nam tham chiến, và kết quả là: Toàn cuộc chiến (từ năm 1978 tới 1989, bao gồm cả thời kỳ đóng quân ở Campuchia), có từ 10.000 đến
33. Theo Wikipedia, Chuyên chính vô sản là một lý thuyết của chủ nghĩa Marx là một bộ phận quan trọng của chủ nghĩa cộng sản khoa học. Theo đó chuyên chính vô sản là việc giai cấp công nhân nắm quyền lực nhà nước và sử dụng quyền lực nhà nước trấn áp giai cấp tư sản để tiến hành xây dựng một xã hội không giai cấp. Đây là sự thống trị về chính trị của giai cấp công nhân với chức năng thực hiện dân chủ đối với nhân dân, tổ chức xây dựng và bảo vệ chế độ mới, chuyên chính với những phần tử thù địch, chống lại nhân dân. Chuyên chính vô sản được những người cộng sản cho là một trong những tư tưởng đặc sắc và trọng yếu nhất của chủ nghĩa Mác về vấn đề Nhà nước. Tuy nhiên, từ thập niên 1970 các đảng cộng sản Tây Âu cũng từ bỏ ý tưởng chuyên chính vô sản để phân biệt mình với các đảng cộng sản cầm quyền ở những nước cộng sản. Các chương trình chính trị của họ đã từ bỏ mô hình cách mạng mà Karl Marx đã phác họa để thay vào đó là chủ nghĩa cải tổ trong các hoạt động chính trị.
20.000 chết, khoảng 30.000 quân nhân bị thương. Con số tổng thể hơn 55.300 chết hoặc bị thương (tính cả dân thường) từ năm 1977 tới tháng 10 năm 1989.
Khi đó nhiều gia đình từ Huế đến Cà Mau, khi con trai đi nghĩa vụ quân sự, tức khắc tiến hành việc cưới hỏi cho con trai ngay, để:
- cha mẹ là tròn trách nhiệm lo gia thất cho con, không lỗi đạo với ông bà tổ tiên.
- để cậu con trai của mình trở thành người đàn ông thực thụ, nếu có chết thì cũng chững chạc trước mặt ông bà nơi chín suối.
- để gia đình có người nối dòng, gầy dựng gia đình mai sau.
Cũng có chút may mắn, là tuy ở Việt Nam, luật hôn nhân gia đình chỉ cho phép người nam tròn 20 tuổi mới được kết hôn hợp pháp, nhưng trong thời ấy, có khi 16, 17, 18 kết hôn rồi nhập ngũ cũng chẳng bị bắt lỗi gì. Tuy nhiên sau này, nhiều đứa trẻ bị gặp khó khăn về làm giấy khai sanh dẫn đến không có hộ khẩu trong suốt nhiều năm. Tình trạng này vẫn còn ở miền Nam Việt Nam.
Hiện nay (2021) trên thế giới vẫn còn TQ, Việt Nam, Cuba, Triều Tiên và Lào tiếp tục duy trì chế độ xã hội chủ nghĩa mà không còn một lãnh tụ chung cụ thể như thời trước khi Liên Xô tan rã, nên cũng có thể
58 ■ Tách bạch thẩm sâu Chương III: Tháp Babel chưa bao giờ thành ■ 59
nói cộng sản thì còn, nhưng thế giới đại đồng thì không còn. Bóng tháp Babel đã đổ.
Nếu có ai được Thần Khí linh hứng để viết lại sự kiện này thì sẽ không còn viết Thiên Chúa làm cho ngôn ngữ của họ ra “ba la ba láp” nữa (x. Kn 11,6.8), mà sẽ là “dân kêu oán và tiếng họ kêu đã lên thấu Thiên Chúa” (so sánh giống như Xh 2,23).
Thế nhưng toàn cầu hóa, một liên kết liền sau đó ra đời có phải là “thiên đàng” Chúa hứa ban?
THAY ĐỔI PHƯƠNG PHÁP, XÂY DỰNG LẠI THÁP BABEL: TOÀN CẦU HÓA
Globalization - Toàn cầu hóa - gia tăng các liên kết và trao đổi giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở các chiều kích văn hóa, kinh tế... trên quy mô toàn cầu. Toàn cầu hóa tạo ra tự do thương mại, kích thích kỹ thuật, công nghệ, thông tin, văn hóa giao thoa và phát triển. Toàn cầu hóa là quá trình gia tăng những tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.
Người ta cho rằng toàn cầu hóa đã bắt đầu vào khoảng thế kỷ thứ XV với cuộc thám hiểm lớn lần đầu tiên vòng quanh thế giới do Ferdinand Magellan (năm 1522) thay vì đến Ấn Độ thì lại khám phá ra Mỹ châu. Từ đó hình thành các trục đường trao đổi thương mại giữa Âu - Á - Phi- Mỹ.
Tuy nhiên phải đến sau đại Thế chiến thứ II, với sự ra đời và sụp đổ của “thiên đàng đỏ”, với những “Liên minh không thể bị các nước cộng hòa tự do phá vỡ - Союз нерушимый республик свободных. Nước Nga vĩ đại thống nhất mãi mãi - Сплотила навеки Великая Русь (quốc ca Liên Xô), thế giới tư bản thấy rằng cộng sản mà có thể làm được thế giới đại đồng kéo dài cả thế kỷ, còn chúng ta nhân bản hơn, tại sao lại không thể?
Tiến trình toàn cầu hóa chỉ thật sự bắt đầu từ đó, và phổ biến từ năm 1990. Toàn cầu hóa bắt đầu được tuyên truyền dưới kỹ thuật PR (public relationship). Toàn cầu hóa là:
- thế giới trở nên một ngôi làng nhờ phát triển của IT (information technology - kỹ nghệ thông tin) và viễn thông,… hình thành các “công dân thế giới” (Global Citizens), dẫn tới một nền văn minh toàn cầu (global civilization),…
- thương mại tự do và liên kết các thành viên của một ngành công nghiệp ở các khu vực khác nhau trên thế giới (toàn cầu hóa một nền kinh tế),…
- lan rộng của chủ nghĩa tư bản từ các quốc gia phát triển sang các quốc gia đang phát triển,
- làm mờ nhạt của ý niệm nhà nước hay biên giới quốc gia,
- gia tăng thị phần thế giới cho các tập đoàn đa quốc gia, vai trò của các tổ chức quốc tế như WTO, WIPO, IMF, luật bản quyền,…
60 ■ Tách bạch thẩm sâu Chương III: Tháp Babel chưa bao giờ thành ■ 61
Hãy thu nhỏ thế giới lại còn là một ngôi làng có 100 dân, ngôi làng bắt đầu chuyển mình, dần trở nên sôi động và bước vào cuộc sống, sẵn sàng cho một ngày mới. Hãy hình dung cứ trong 100 cư dân của ngôi làng này thì có(34): 61 người đến từ Châu Á, 14 người đến từ Châu Phi, 11 người đến từ Châu Âu, 8 người đến từ Nam Mỹ, Trung Mỹ (gồm cả Mexico), và vùng biển Caribê, 5 người đến từ Canada và Hoa Kỳ và 1 người đến từ châu Đại Dương (gồm có Australia, New Zealand, và những hòn đảo phía Nam, phía Tây và trung Thái Bình Dương).
Về tình hình tiền bạc và của cải trong ngôi làng đó, có một ai đó đang mua riêng một cái ô tô mới, nhưng ở một nơi khác, lại có một người đang sửa lại chiếc xe đạp cho cả gia đình, đó là tài sản giá trị nhất cả gia đình.
Nếu tất cả số tiền trong làng được chia đều, mỗi người sẽ có khoảng 9.350 đôla Mỹ/năm. Nhưng tiền không được chia đều cho tất cả mọi người: 10 người giàu nhất có hơn một nửa số tiền của cả làng - khoảng 25.000 đôla/năm. Còn 10 người nghèo nhất thì chỉ có khoảng 365 đôla/năm mà thôi (tương đương 1usd/ngày).
34. Các số liệu do David Smith công bố trong tác phẩm Nếu thế giới là 1 ngôi làng: https://songtinmungtinhyeu.org/index.php?open=contents&id=650
75 trong số 100 người trong ngôi làng đó có mức thu nhập trung bình khoảng 1460 đôla/năm (tương đương 4 đôla/ngày).
Trung bình mỗi năm, một cư dân trong làng phải chi khoảng 5.000 đôla cho lương thực, chi phí cư trú và những nhu cầu khác. Rất nhiều người trong số đó không có đủ tiền để chi tiêu nên phải vay nợ, trộm cắp hay bài bạc, đề đóm ...
Một trong những ảo tưởng chính của các nhà chính trị tư bản là họ đã cho rằng khi kinh tế đã phát triển thì giá trị nhân bản ở các nước cộng sản sẽ được gia tăng, rồi dần dần sẽ trở thành các quốc gia dân chủ, tự do. Như vậy họ đã thay đổi được thế giới qua chính sách toàn cầu, mà không cần phải động đến “súng ống” hay phải “nặng lời với nhau” ở chính trường quốc tế. Nhưng thực tế cho thấy kết quả của toàn cầu hóa đang là nguy cơ báo động, không những không dân chủ hơn, mà còn độc tài hơn - bất công hơn, khoảng cách giàu nghèo rộng hơn - nhất là các nhà độc tài biết cách lợi dụng tối đa cơ hội để trục lợi đến mức đe dọa thế giới. Chủ nghĩa bành trướng là một bằng chứng như nhận định của tiến sĩ sinh học Nguyễn Xuân Tụ:
“Thực tiễn thế giới đã không bình thường như vậy, trái lại từ lâu đã âm ỉ tích lũy những biến động từ thế giới ngầm, làm biến tính những trụ cột của nền Văn minh và Văn hóa nhân loại, tạo nền tảng cho một biến
62 ■ Tách bạch thẩm sâu Chương III: Tháp Babel chưa bao giờ thành ■ 63
động khủng khiếp.(35)
Thậm chí các nhà độc tài còn buộc các chính phủ các nước phương Tây phải công nhận sự tàn ác đó là văn hóa riêng biệt của quốc gia(36).
Có thể nói ý niệm toàn cầu hóa làm cho cả thế giới hồ hởi như thể nó là một mô hình vĩnh cửu thật sự thay thế cho mô hình quốc tế cộng sản sụp đổ vào những năm 90 của thế kỷ XX, nên 10 năm đầu của thế kỷ XXI, Liên hiệp quốc còn can đảm đưa ra mục tiêu kiểu “Xóa đói giảm nghèo” toàn thế giới, để san bằng và lấp đầy khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia, các vùng miền, thậm chí giữa các gia đình. Một viễn cảnh thiên đàng tại thế lại xuất hiện.
Nhưng đến cuối năm 2016, với việc Anh chính thức chia tay với Liên minh Âu Châu (Brexit), để không bị luộc chín trong chiếc nồi áp xuất liên minh sắp nổ tung thì thế giới bắt đầu đi từ ngạc nhiên đến thay đổi nhận thức. Rồi dân Mỹ, 2016, qua cuộc bầu cử làm cả thế giới thóp tim với các chiêu trò truyền thông do đảng
35. Đọc toàn văn ở đây: https://www.facebook.com/anthanhdcct/photos /a.330177910694492/1291964527849154/
36. Ông Biden đã đưa ra bình luận tội ác diệt chủng người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ xét “về mặt văn hóa có những chuẩn mực khác nhau” ở mỗi quốc gia, trong chương chình của kênh CNN vào tối 16.02.2021, về cuộc trò chuyện gần đây của ông với Chủ tịch Tập Cận Bình.
phái và các nhà tài phiệt điều khiển, để cuối cùng chọn ra chủ nhân nhà trắng là ông Donald Trump với tiêu chí “nước Mỹ trước nhất”. Ngay trong tuần lễ đầu tiên làm tổng thống, ông tuyên bố Mỹ sẽ rút không tham gia TPP (Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương do Obama là tác giả) cùng với 11 nước khác. Sau đó vị Tổng thống thứ 45 đã rút nước Mỹ ra khỏi Hiệp định khí hậu Paris với lý do Mỹ ít gây ô nhiễm hơn TQ, mà lại tiếp tục bị cắt giảm và đóng góp quỹ hoạt động quá lớn, trong khi TQ gây ô nhiễm kinh hoàng lại chỉ buộc cam kết cắt giảm khí thải quá ít, nhất là góp quỹ cho hoạt động như một nước nghèo. Kể cả hiệp định về hạt nhân với Iran, ông Trump cũng thoái lui.
Hành động của ông Trump khiến số đông coi ông theo chủ nghĩa dân túy hay thiếu kinh nghiệm chính trị. Nhưng thật ra ông không ảo tưởng về tháp Babel mà nhiều người đang để tâm đeo đuổi.
CHIA TAY GIẤC MƠ TRẦN THẾ:
XÂY THÁP BABEL
Từ trước khi nhậm chức Tổng thống thứ 46 - ngày thứ tư, ngày 20 tháng 01 năm 2021 - ông Joseph Biden đã tuyên bố sẽ tái gia nhập lại Hiệp định Paris, và tham gia lại tất cả những tổ chức nào mà vị tổng thống tiền nhiệm đã rút nước Mỹ ra như WHO,… Tức khắc các chính trị gia khắp thế giới đang hoài niệm giấc mộng Babel chưa thành lên tiếng hoan nghênh, xem đó là
64 ■ Tách bạch thẩm sâu Chương III: Tháp Babel chưa bao giờ thành ■ 65
chọn lựa chính đáng, và phải như vậy. Tất nhiên với những cú sốc do D. Trump tạo ra cũng làm nhiều chính trị gia trên thế giới nghiêm túc hơn với chọn lựa góp tay và góp cả quốc gia xây dựng tháp phiên bản Babel mới.
Nhiều tổ chức chính trị, xã hội và cả tôn giáo cũng luôn đề cao cảnh giác về nguy cơ tổ chức của mình bị chia rẽ, tuy không thừa nhận mình đang cố gắng xây dựng tháp Babel, nhưng nhiều lời kêu gọi hiệp nhất, đoàn kết vẫn không hề ngừng vang lên.
Vậy ranh giới của việc kêu gọi đoàn kết và xây tháp Babel là chỗ nào?
Xây dựng tháp Babel làm rạng danh con người là xấu, vì không còn muốn lệ thuộc Thiên Chúa, tức khắc con người sẽ lệ thuộc ác thần, một thế lực chống đối Thiên Chúa, những mê hoặc và đánh lừa con người để dùng con người chống lại Thiên Chúa cách trực tiếp, nhân danh tránh cho nhân loại họa bị phân tán (x.Kn 11,4) là việc tốt, nhưng người xưa đã không thành công, mà họ còn bị chính Thiên Chúa phá tan.
Một mục đích tốt không thể đứng chung với mục đích xấu theo kiểu cả hai hay 50/50. Mục đích tốt cũng không thể tồn tại trong những hoạt động xấu, nhất là hàng loạt hành vi thử thách và bất phục tùng Thiên Chúa. Không thể lấy kết quả biện minh cho hành động. Hành động xấu (tội) nếu phát sinh ra kết quả tốt là do Chúa ra tay để ngăn cái ác, tạo điều lành trong hoàn
cảnh bất khả cho con người (x. Rm 8,28) chứ không do chính hành động xấu tạo ra tốt. Hành động xấu được biện minh bằng mục đích tốt là cách ngụy biện của những nhà độc tài, tàn ác thường xuyên sử dụng.
Vậy đặc tính khác biệt căn bản của hiệp nhất / đoàn kết so với xây tháp Babel chính là thực thi thiên ý - Thánh ý Thiên Chúa và vinh danh Thiên Chúa.
Nhiều người thường trích dẫn Yn 17,21 “để hết thảy chúng nên một” rồi khẳng định đó là mệnh lệnh hiệp nhất của Chúa Kitô. Tuy nhiên khi chú giải lời nguyện của Chúa Yêsu trong vườn Cây Dầu, dựa theo thư Hibri, Đức Bênêđictô XVI gọi đó là Lời nguyện Thượng tế: “Ngay chính khi kêu la, khóc lóc và van nài, Đức Yêsu chu toàn điều thuộc về vị thượng tế. Người mang lấy nỗi thống khổ của nhân loại lên Thiên Chúa. Người trình diện nhân loại trước mặt Thiên Chúa”(37).
Như vậy điểm đầu tiên khác biệt là trình diện con người khốn khổ trước mặt Thiên Chúa chứ không phải con người danh giá, đoàn nhân loại hoàn toàn lệ thuộc vào Thiên Chúa và chỉ mình Thiên Chúa mới cứu được mà thôi, con người không thể tự lo liệu gì cho chính mình.
37. X. Joseph Ratzinger - ĐGH Bênêđictô XVI - Đức Yêsu thành Nazareth, phần 2: Từ lúc vào Giêrusalem cho đến Phục sinh. NXB Tôn giáo,2011. Tr 200.
66 ■ Tách bạch thẩm sâu Chương III: Tháp Babel chưa bao giờ thành ■ 67
Kế đến trong tư thế đó, Chúa Yêsu nên khuôn mẫu vâng phục - tùy thuộc - Thiên Chúa tuyệt đối. Tùy thuộc Thiên Chúa thì không phải là tùy thuộc con người, dù người đó là ai, có địa vị gì. Chúng tôi nhắc lại, Giáo lý Công giáo dạy Đức giáo hoàng có ơn không sai lầm, “nhưng ngài chỉ bất khả ngộ khi ngài tuyên bố một điểm giáo thuyết về đức tin và luân lý một cách long trọng từ ngai tòa (ex cathedra)”(38). Tức một vấn đề để được trở thành điểm quy tụ mọi người trong đức tin, cần phải được nghiên cứu, thực nghiệm, trải qua quá trình lượng giá lâu dài và được tuyên bố long trọng theo “luật”(39). Nên cần phải tách bạch thẩm sâu, không chỉ ở chiều kích cá nhân, mà còn cả chiều kích cộng đoàn và luật, để không bị thất vọng do điều mình mong muốn mà không được những người khác (kể cả những kẻ bề dưới) không muốn hiệp thông. Phải là điều Thiên Chúa muốn mới là động lực hiệp nhất mọi người trong Ba Ngôi Cao Cả.
Cũng ở Yn 17,21, Chúa Yêsu dâng lên Cha Người: “để hết thảy chúng nên một, cũng như, lạy Cha, Cha ở
38. X. Youcat, câu 143.
39. Đối với Tín Điều - vấn đề buộc phải tin - thì Đức giáo hoàng phải nhân danh ngai tòa (ex cathedra) thánh Phêrô với quyền thừa kế, để tuyên bố. Ngày các Thông điệp, Tông huấn của các Đức giáo hoàng, nếu không làm theo thể thức ấy thì vẫn dừng lại ở giáo huấn Thường Quyền, không phải Tín Điều.
trong Con và Con ở trong Cha, ngõ hầu chúng ở trong Chúng ta, và thế gian tin là Cha đã sai Con”. Nên khác biệt nữa cần kể ra ở đây là không có nỗ lực hiệp nhất giữa con người, mà chỉ có hiệp nhất với Thiên Chúa, trong Ba Ngôi Thiên Chúa. Từ đây cho thấy sự hiệp nhất giữa con người với nhau đích thực là hoa trái của muôn loài thụ tạo trong Thần Linh tối cao duy nhất, nhưng không cô độc - Ba Ngôi.
Như vậy hiệp nhất hay đoàn kết đích thực là một hồng ân đến từ Thần Linh Tối Cao. Hoặc nếu có hạ thấp hơn một chút thì nên trở về với sứ mạng của Hội Thánh, Dòng Tu, tổ chức xã hội thậm chí mái ấm gia đình là hồng ân Chúa ban. Sứ mạng là trung tâm quy tụ sự hiệp nhất, còn bề trên, cha mẹ hay sếp chỉ là phương tiện hữu hiệu được Thiên Chúa dùng để khuyến khích cộng đoàn mình có trách nhiệm dấn thân đến cùng cho sứ mạng, nhờ đó sự hiệp thông được viên mãn trong Thiên Chúa là Cha-Con-Thánh Thần.
“Trong buổi tiếp kiến ngày 10 tháng 11 năm 2016 dành cho Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô, Đức Thánh Cha Phanxicô đã minh định thế nào là hiệp nhất Kitô giáo: Hiệp nhất không phải là kết quả những cố gắng của con người, nhưng là một hồng ân đến từ trên cao. Hiệp nhất là một hành trình được thực hiện khi đồng hành, nghĩa là khi chúng ta gặp gỡ nhau như anh chị em, cầu nguyện, cộng tác với nhau trong việc loan báo Tin Mừng và phục vụ những người khốn
68 ■ Tách bạch thẩm sâu Chương III: Tháp Babel chưa bao giờ thành ■ 69
cùng. Hiệp nhất không phải là đồng nhất, nhưng là tôn trọng những khác biệt trong truyền thống đức tin của các Giáo hội khác nhau. Hiệp nhất không phải là gộp vào nhau, do đó cũng không chấp nhận sự chiêu dụ tín đồ của nhau, nhưng là cùng nhau làm chứng cho Tin Mừng của Chúa Kitô và Nước Trời”(40).
Không thể giữ mãi giấc mộng Babel, vì nó chỉ là thủ pháp chiếm đoạt được mặc trên mình chiếc áo mỹ miều, nhưng thực chất là trò lừa.
Trước thực tế xã hội đang tan rã, ĐTC Phanxicô cảm thấy đáng tiếc: “Một khi những nền tảng của đời sống xã hội bị ăn mòn, điều xảy ra sau đó là những cuộc chiến tranh giành những lợi ích xung đột. Chúng ta hãy quay trở lại việc phát huy những điều tốt đẹp, cho bản thân và cho cả gia đình nhân loại, và do đó cùng nhau tiến tới một sự tăng trưởng đích thực và toàn vẹn. Mọi xã hội cần đảm bảo các giá trị được truyền lại. Mặt khác, những gì được lưu truyền là ích kỷ, bạo lực, tham nhũng dưới nhiều hình thức khác nhau, sự thờ ơ và cuối cùng là một cuộc sống khép kín với sự siêu việt và cố thủ trong lợi ích cá nhân”(41).
40. Theo cha Gioan B. Vũ Quốc Đạt: http://gpbuichu.org/news/CAC-UY BAN/tuan-cau-nguyen-cho-su-hiep-nhat-kito-giao-10894.html 41. Pope Francis. Fratelli Tutti. Vatican. 2020, No 113: http://www. vatican.va/content/francesco/en/encyclicals/documents/papa francesco_20201003_enciclica-fratelli-tutti.html
Còn với chính Giáo hội Công giáo, mọi thành phần dân Chúa đang đợi Tông hiến Praedicate Evangelium (Anh em hãy loan báo Tin Mừng)(42) cải tổ Giáo triều Rôma như Đức giáo hoàng Phanxicô đã loan báo ngay sau khi kế tục ngai tòa thánh Phêrô, năm 2013. Tông hiến được cho là sẽ tản quyền chứ không tập quyền về Rôma như trước. Điểm quy tụ lớn nhất, quan trọng nhất là cùng nhau thi hành sứ mạng Chúa Kitô trao phó - Loan báo Tin Mừng.
Lối thoát duy nhất khỏi tháp Babel là chấp nhận một hành trình cùng với Chúa Yêsu trên con đường thập giá, với những khó khăn, lầm lỗi và thương tích được Thiên Chúa thứ tha, chữa lành và còn lưu lại những vết thẹo ngay trên thân xác cũng như tâm linh đời mình. ĐTC Phanxicô nói: “Con đường thập giá đánh bại tội lỗi, sự dữ và cái chết, vì con đường này dẫn đến ánh sáng chói lọi của Chúa Kitô phục sinh và mở ra những chân trời của một cuộc sống mới mẻ và đầy tràn hơn. Đó là con đường của hy vọng, con đường của tương lai. Những người vác thập giá với sự quảng đại và niềm tin đem
42. Thời điểm tháng 01.2021, Tông hiến này chưa được công bố, nhưng diễn tiến cải tổ Giáo triều đã được thực hiện từng bộ phận. Phần kinh tế gần như đã hoàn tất. Tham khảo: https://press.vatican.va/content/salastampa/it/ bollettino/pubblico/2020/10/13/0523/01213.html
70 ■ Tách bạch thẩm sâu Chương IV: Hội Thánh của Chúa Yêsu ■ 71
đến một hy vọng và một tương lai cho con người”(43).
Rồi cùng với Thần Khí Chúa Kitô phục sinh - Đấng
hiệp nhất những ai loan báo Tin Mừng - trở thành Thân
Mình mầu nhiệm trong Ba Ngôi Thiên Chúa tối cao.
“
43. Đức Thánh Cha Phanxicô nói với giới trẻ về con đường thập giá: http://
menthanhgianhatrang.org/index.php?nv=news&op=Tin-Giao-Hoi/Duc
Thanh-Cha-Phanxico-noi-voi-gioi-tre-ve-con-duong-thap-gia-470
Chương IV
Hội Thánh
của Chúa Yêsu
Từ ‘Hội Thánh’, theo tiếng Hy lạp ‘Ekklesia’, có
nghĩa là ‘cuộc tập họp của tất cả những người được triệu tập’. Những người đã lãnh nhận phép Dìm và tin vào Thiên Chúa đều được Thiên Chúa triệu tập, để cùng nhau chúng ta là Hội Thánh. Thánh Phaolô đã nói, Chúa Kitô là Đầu của Hội Thánh, còn chúng ta là thân thể của Người”(44).
Từ giáo huấn này, chúng tôi nhìn lại bài giảng thứ tư(45) của Chúa Yêsu (đọc Mt 18) về Hội Thánh để tìm
44. Youcat, 121
45. Tác giả Tin Mừng theo thánh Matthêu muốn giới thiệu với dân Hibri Chúa Yêsu người Nazareth gọi là Đấng Kitô chính là Môsê mới theo truyền thống của Đệ Nhị Luật, nên các giáo huấn của Chúa Yêsu với các Tông đồ cũng được sắp xếp và phân chia thành năm bài giảng chính bao gồm Bài giảng Trên Núi (các chương 5, 6, 7), Bài giảng Loan Báo Tin Mừng (chương 10), Bài giảng Các Dụ Ngôn Nước Trời (chương 13), Bài giảng Hội Thánh (chương 18) và Bài giảng Cánh Chung (các chương 24, 25) tương đồng với Ngũ Thư của Môsê.
72 ■ Tách bạch thẩm sâu Chương IV: Hội Thánh của Chúa Yêsu ■ 73
hiểu chân dung nguyên thủy của Hội Thánh như mong muốn của Ngài.
Một Hội Thánh gồm những con người nhỏ bé (x. Mt 18,1-5). Nếu ai ở đó mà chưa nhỏ bé thì phải hoán cải để thành ra nhỏ bé. Hoán cải theo cách mô tả này thì không phải chỉ là từ bỏ tội lỗi hay quyết tâm không phạm tội, mà là một lộ trình thay đổi con người toàn diện không như ý con người muốn là mỗi ngày mỗi lớn khôn, mà ngược lại trở nên nhỏ bé, như thể phải được sinh ra lại từ đầu. Điều này chính kinh sư Nicôđêmô(46) cũng không thể hiểu nổi, nhưng không vì các thầy dạy không hiểu, mà Chúa Yêsu lại bỏ qua không bàn đến, ngược lại, Ngài bàn cách triệt để hơn.
Từ việc một cộng đoàn đông đảo (100 con chiên - X. Mt 18,12-14) đang sum họp vui hưởng an hòa buộc phải dừng lại quyền được hưởng thụ, để tản ra (kể cả phải phân tán như diaspora) đi tìm một con chiên mới bị lạc hay đã bị lạc từ lâu, mà không ai để ý, nên Chúa Yêsu phải nhắc.
Rồi việc phải chấp nhận có sự bất toàn trong Hội Thánh và kiên trì sửa lỗi cho nhau (X. Mt 18,15-18), không chỉ làm một lần chiếu lệ hay chủ quan một mình
46. Yn 3,4: Nicôđêmô mới nói cùng Ngài: “Làm sao một người đã già rồi, lại có thể sinh ra? Há còn có thể vào lòng mẹ lại lần nữa mà sinh ra ư?”
như độc tài, nhưng phải sửa nhiều lần(47) và trong tình bác ái huynh đệ.
Nhất là phải tha thứ cho nhau luôn luôn (tha đến 70 lần 7 - x. Mt 18,21). Tức là chấp nhận tình trạng lỗi lầm tái đi tái lại không kể số lần, cứ miễn biết anh chị em có lỗi là tha, tha trước cả khi họ đến cầu xin ân huệ. Trong giáo huấn này, Chúa Yêsu còn đưa ra một ví dụ (X. Mt 18,23-35) đòi buộc phải thực hành tha thứ luôn luôn, vì chính Thiên Chúa đã tha trước cho từng người và tha cho chúng ta món nợ lớn hơn anh chị em mình mắc lỗi với chúng ta rất nhiều lần.
Từ đó cho thấy chân dung nhỏ bé của các thành viên của Hội Thánh không còn dừng lại ở chuyện người nhỏ tuổi hay bé xác, mà còn có thể là những người nhỏ bé về tâm lý - nhiều tuổi mà tính vẫn trẻ con - Thậm chí nhỏ
47. Các dịch giả của Nhóm CGKPV chú giải như sau: Trong văn mạch, việc sửa lỗi này đặt nền trên đức ái, nhằm cứu vãn và xây dựng hơn là áp dụng kỷ luật. Vì thế, Chúa muốn mọi phương thức phải được sử dụng để đưa người lầm lạc trở về, trước khi đưa vấn đề ra cộng đoàn. Ngay cả khi phải dùng nhân chứng (có ba mặt một lời) thì cũng không phải để tố cáo theo pháp lý, nhưng để những người này góp phần khuyên nhủ theo tình huynh đệ, hầu giúp người mắc tội được cảm thông và can đảm trở về. Cuối cùng, khi phải đưa sự việc ra trước Hội Thánh (cộng đoàn), thì phải hiểu là trước những người có trách nhiệm chính thức. Lẽ dĩ nhiên các vị này cũng phải dùng mọi biện pháp theo tiêu chuẩn đức ái để chinh phục đương sự. Nếu phải dùng quyền để loại trừ một phần tử bất khẳng, thì điều này cũng chỉ vì bác ái mà thôi, bác ái đối với đương sự trước tiên, để đương sự biết hồi tâm hối cải, sau đó bác ái đối với các phần tử khác trong cộng đoàn, kẻo có ai theo gương xấu mà phạm tội.
74 ■ Tách bạch thẩm sâu Chương IV: Hội Thánh của Chúa Yêsu ■ 75
bé cả về luân lý - sai lại cứ sai hay cách nói của người xưa “ngựa quen đường cũ” - đến mức không thể nào chấp nhận được nữa, nhưng trong Hội Thánh của Chúa Yêsu vẫn được chấp nhận.
Hình như Chúa Yêsu cũng đã biết trước giới hạn khả năng chịu đựng lẫn nhau của các thành viên trong Hội Thánh, nên Ngài đã chỉ: “Ta lại bảo các ngươi: nếu trong các ngươi hai người dưới đất đồng thanh xin về bất cứ việc gì, thì Cha Ta, Ðấng ngự trên trời sẽ ban cho. Vì đâu có hai, ba người họp lại nhân danh Ta, thì có Ta ở đó, giữa họ” (Mt 18,19-20). Tức là anh chị em không chịu đựng nổi nhau, thì đã có Chúa Yêsu là Đầu Hội Thánh chịu đựng, chỉ cần hai người trong anh chị em cùng nhau nhân danh Ngài. Chúa Yêsu vừa là động lực vừa là sức mạnh để các thành viên trong Hội Thánh phải tìm kiếm nhau, sửa lỗi cho nhau và tha thứ cho nhau.
Tuy nhiên trong suốt dòng lịch sử 2000 năm qua, có nhiều lúc Hội Thánh quên đi căn tính nhỏ bé của mình, mà lại tưởng mình là vĩ đại là tráng lệ và uy nghi cao cả.
HỘI THÁNH DIASPORA
Diaspora được sử dụng để chỉ hàng loạt cuộc di cư bắt buộc rời khỏi lãnh thổ bản địa của một người, nhóm người, một hay nhiều sắc tộc, thậm chí cả một dân tộc. Đặc biệt là sự di cư của người Do Thái khi bị mất nước như thể lưu đày Babylon thường được gọi là diaspora. Diaspora sau này cũng được dùng để chỉ những người
Kitô hữu đầu tiên gốc Hibri bị đuổi khỏi các hội đường Do Thái, bị săn lùng, bắt bớ và giết chết. Ban đầu họ phải sống trong các hầm mộ để tránh bị truy sát, mỗi khi quy tụ với nhau thì dùng chữ “Cá” viết theo tiếng Hilap (ἰχθύς, viết hoa ΙΧΘΥΣ hoặc ΙΧΘΥϹ, đọc là Ichthys hay Ikhthus) như ám hiệu để các Kitô hữu nhận ra sự hiện diện của nhau trong vùng bị bách hại hay miền dân ngoại. Ngày nay trong tiếng Anh thường được gọi là sign of the fish (ký hiệu cá) hoặc Jesus fish.
Sau đó cuộc tàn sát tăng lên, các Kitô hữu phải phân tán đến các vùng dân ngoại xa xôi, ở nhờ nhà người lương(48). Có thể vì vậy mà họ đã giữ và thực hành lời của Chúa Yêsu: “Vào thành hay làng nào, hãy tìm cho được người nào xứng đáng, mà lưu lại đó cho đến lúc đi ra. Vào nhà nào thì hãy chào họ: nếu là nhà xứng đáng, thì bình an các ngươi chúc sẽ đến trên nhà ấy; nhược bằng nhà ấy không xứng đáng, thì bình an các ngươi chúc sẽ trở lại về với các ngươi” (Mt 10,11-13).
48. Trong bối cảnh phân biệt tôn giáo hay cố tình chia rẽ tôn giáo, nhiều người chủ trương hiểu các chữ “Người lương” hay “Lương dân” là thuật ngữ được dùng để gọi những người không theo Công giáo (lương dân). Tuy nhiên, ngay từ ban đầu người Việt Nam theo đạo Công giáo hiểu LƯƠNG là lương thiện, tốt lành, không vi phạm đạo đức. Nhà người lương là nơi Chúa Yêsu chỉ các môn đệ hãy tìm đến và xin cư ngụ: Vào thành hay làng nào, hãy tìm cho được người nào xứng đáng, mà lưu lại đó cho đến lúc đi ra (Mt 10,11). Lương dân là người dân tốt, không liên quan gì đến khác hay không khác tôn giáo như các công cụ tuyên truyền sử dụng.
76 ■ Tách bạch thẩm sâu Chương IV: Hội Thánh của Chúa Yêsu ■ 77
Thời ấy những người tin Chúa Yêsu rất khó khăn để được quy tụ với nhau như một Hội Thánh hữu hình đông đúc trong thánh đường, mà chỉ là những nhóm nhỏ hay gia đình nhỏ ở giữa lương dân, thậm chí ở trong chính nhà của anh chị em người lương. Từ hoàn cảnh bị bách hại và bị phân tán này, Chúa Yêsu đã làm cho Hội Thánh được phát triển tứ phương thiên hạ.
Đối với người Do Thái, diaspora là thảm họa, còn đối với những người yêu mến Thiên Chúa thì Người biến mối họa trở thành phước lành (x. Rm 8, 28) đến mức thay vì phân tán là chết hay khổ sai thì lại trở thành sứ mạng yêu thương: “Hãy đi khắp cả thiên hạ rao giảng tin mừng cho mọi loài thụ tạo” (Mc 16,15). Thay vì lo sợ những thủ đoạn ám hại của quân thù dùng vật hoang dã (rắn rết), thuốc độc để giết người thì trở nên an tâm vì được Chúa Yêsu bảo đảm: “Chúng sẽ cầm rắn trong tay, và dẫu có uống nhằm thuốc độc, thuốc độc cũng chẳng hại được chúng” (Mc 16,17-18). Diaspora từ họa đã hóa ra phước trong Yêsu Kitô Đức Chúa.
Hành trình diaspora của Hội Thánh tiên khởi có nhiều lúc đã bị vu khống, những người tin Chúa Yêsu bị gọi là những nhóm khủng bố chống lại các triều đình vua chúa, các thể chế và nhân dân. Sự thật rõ ràng là có nhiều trường hợp những môn đệ Chúa Yêsu đã chống lại lệnh nhà vua, đi ngược lại quyền lợi nhà vua, nhưng không bao giờ chống lại nhân dân, những lương dân chân chính. Câu chuyện Valentine (mừng ngày 14 tháng 02) là một bằng chứng:
Valentine là một linh mục Công giáo, làm mục vụ tại Roma (Valentinus presb. M. Romae) ngài đã chịu tử đạo khoảng năm 269 và được chôn cất trên con đường Via Flaminia. Di hài của ngài hiện nay đặt tại nhà thờ của thánh Praxed ở Rome và một phần tại nhà thờ Whitefriar dòng Cát Minh, ở Dublin, Ireland.
Dưới thời Hoàng đế Roma Claudius II, thế kỷ thứ III, đế quốc lâm chiến nhưng nhà vua gặp phải khó khăn lớn là các chàng trai trẻ không muốn gia nhập vào quân đội. Vua Claudius II biết nguyên nhân chính là đàn ông Roma không muốn rời xa gia đình hay người yêu của họ. Cũng phải nói thêm, khi các chiến binh lâm chiến thì thắng thua không bao giờ biết trước, mà những người lính tử trận nếu không có gia đình thì nhà vua chỉ lo hậu sự cho họ là xong, còn có gia đình thì ngân sách quốc gia phải chi ra rất nhiều cho vợ con của các tử sĩ đó. Chính vì vậy, vua Claudius II ra lệnh cấm tổ chức các đám cưới hoặc lễ đính hôn để bắt mọi thanh niên phải nhập ngũ cưỡng bức (giống tổng động viên).
Cha Valentine ở Roma đã chống lại sắc lệnh của nhà vua để tiếp tục cử hành lễ cưới cho các đôi vợ chồng trẻ trong bí mật, vì đó là quyền làm người, không một chánh sách quốc gia nào được xâm hại. Khi nhà vua biết, ông truyền lệnh bắt cha Valentine và kết án tử hình bằng hình thức kéo lê trên đường và bị ném đá cho đến chết.
Việc cha Valentine làm chỉ nhằm bảo vệ quyền gìn giữ tình yêu vẹn toàn của các đôi nam nữ yêu nhau chân
78 ■ Tách bạch thẩm sâu Chương IV: Hội Thánh của Chúa Yêsu ■ 79
thành thông qua bí tích Hôn Phối dù họ là quân nhân hay ngoài quân ngũ. Có vợ trước khi nhập ngũ là một quyền căn bản của các chàng trai, quyền này không chỉ tạo ra tư lợi, mà còn tạo ra dòng tộc cho gia đình và nguồn nhân sự phát triển quốc gia.
Và cứ thế những tuyên truyền, chống đối, bắt bớ và giết chết của nhà đương cục không làm giảm đi lòng yêu mến các tín hữu của lương dân,… Dần dần, với quyền năng yêu thương của Thiên Chúa trong Chúa Kitô hoạt động nơi từng Kitô hữu và từng nhóm Kitô hữu đã dẫn đến các sắc lệnh của vua Galerius, hoàng đế La Mã ban bố năm 311, chính thức chấm dứt các cuộc đàn áp đạo ở phía Đông. Rồi sắc lệnh năm 313, thường gọi là Sắc lệnh Milan, trong đó các Hoàng đế La Mã Constantine Đại đế và Licinius đã hợp pháp hóa đạo Công giáo, tình trạng đàn áp Kitô hữu đã chấm dứt ở phương Tây. Tuy nhiên trên toàn thế giới, đến nay - năm 2021 - tình trạng bách hại các Kitô hữu vẫn còn đang diễn ra ở một số nơi trên thế giới.
Tình trạng diaspora như thể chấm dứt với hình thức quen thuộc, để hình thành một hình thức mới, đôi khi bị xem là thách thức của sự hiệp nhất Kitô giáo.
HẾT DIASPORA, TA XÂY VƯƠNG QUYỀN Nói rằng với Sắc lệnh Milan, đạo Công giáo đã được tư do hành đạo là cách nói chung để phân biệt với tình trạng bị bách hại khốc liệt mà thôi, chứ thật ra, không
lúc nào trong lịch sử nhân loại, đạo Công giáo không bị bách hại, ngay tại thời điểm sau 20 năm đầu của thế kỷ XXI theo Công nguyên, tình trạng ấy vẫn còn, nhưng không phải ở mọi nơi và với hình thức tàn bạo dễ nhận thấy, mà tinh vi với nhiều lý do tỏ ra rất nhân văn.
Sau khi các Tông đồ đã qua đời hết, giai đoạn Hội Thánh tiên khởi (hay Sơ khai) chấm dứt, Hội Thánh gọi thời gian kế tiếp là thời các Giáo phụ (Những người cha của Hội Thánh, Patres Ecclesiae, Pères de L’Eglise, Father of the Church), khởi đầu từ thánh Clemente, Giám mục Rôma, người đã viết một lá thư tín hữu Côrintô khoảng năm 95 hoặc 96. Thời này kéo dài đến thời thánh Yoan Đamascô (năm 749) là giữa thế kỷ thứ VIII.
Thời Giáo phụ vẫn là giai đoạn cấm đạo nghiêm ngặt, nhiều gương anh dũng hy sinh bảo vệ đức tin Công giáo như thánh Inhaxiô Antiôkia tử đạo.
Đức giám mục Rôma theo truyền thống Phêrô với sự chứng kiến và tách bạch của thánh Phaolô trong các giáo huấn của ngài đã sớm trở thành trung tâm của Hội thánh Công giáo. Giám mục Rôma bắt đầu hành xử như Giáo hoàng kể từ Đức Victor (189-198). Vào năm 195, Đức giáo hoàng Victor I đã tuyên bố sẽ dứt phép thông công giáo đoàn Quarto (Quarto decimans) vì họ mừng lễ Phục sinh vào ngày 14 tháng Nisan, ngày vượt qua của người Do Thái. Trong khi đó ngày lễ Phục sinh phải được tổ chức vào Chúa nhật, một truyền thống chiếm
80 ■ Tách bạch thẩm sâu Chương IV: Hội Thánh của Chúa Yêsu ■ 81
ưu thế. Đức giáo hoàng Victor I đã truyền cho các Giáo hội Á châu phải thích nghi với phần còn lại của Giáo hội.
Đến năm 220, ý niệm Đức giám mục Rôma là “vị Giám mục tối cao, Giám mục của các Giám mục được đưa ra” do thánh Tertullianô sử dụng. Đến năm 756, ý niệm Giáo hoàng thực thụ thuộc về Đức giám mục Rôma khi nước Đức giáo hoàng hình thành. Lãnh địa này nằm trên bán đảo Ý dưới quyền của Đức giáo hoàng mãi đến 1870. Đây từng là một trong những nhà nước lớn tại vùng đất Ý(49). Nước đức giáo hoàng gồm hầu hết Lazio (có cả Roma), Marche, Umbria và Romagna, và một phần Emilia.
Như vậy vương quyền đã là chiếc áo mới mặc vào Hội Thánh của Chúa Kitô từ năm 756. Về mặt lý thuyết, Hội Thánh trung thành tuyệt đối với những giáo huấn của Chúa Yêsu Kitô, nhưng do sống trong trật tự trần thế, Hội Thánh luôn luôn phải thích nghi để tồn tại, vượt qua thánh thức của các thời đại để phát triển, nên đôi khi chân dung thật của Hội Thánh do chính Chúa
49. Trước đây trên lãnh thổ có nhiều nhà nước. Ngay Napôli cũng là một nước riêng, và Nước đức giáo hoàng là một nước riêng. Mãi đến năm 1870, Nước đức giáo hoàng bị đánh chiếm mất cả Lazio và Rôma. Thủ lĩnh phát xít Benito Mussolini đã kết thúc cuộc khủng hoảng giữa nước Ý thống nhất và Vatican bằng việc ký kết Hiệp ước Lateran, chấp nhận chủ quyền Thành Vatican.
Kitô định hình bị che khuất, có lúc bị biến dạng, méo mó trong vài giai đoạn của lịch sử nhân loại. Con người thời đại không thể gánh trách nhiệm toàn bộ lịch sử nhân loại đã qua, nhưng vì kế thừa một nguồn gốc rõ ràng, con người phải can đảm tách bạch để thấy rõ mọi sự vinh quang và ô nhục, phước hạnh và khổ đau đã và đang làm nên Hội Thánh hôm nay trong sự thanh luyện liên tục của Thần Khí Chúa Kitô phục sinh. Vương quyền trần gian đau thương của Hội Thánh, trước tiên có thể kế đến năm 1095, khi Đức giáo hoàng Urban II tuyên bố cuộc Thập tự chinh (Crusade hoặc Crusades) lần thứ nhất tại Hội đồng Clermont. Ngài khuyến khích hỗ trợ quân sự cho Hoàng đế Byzantine Alexios I chống lại Seljuk Turks và một cuộc hành hương vũ trang đến Jerusalem. Những người tình nguyện đã tuyên thệ công khai tham gia cuộc thập tự chinh. Những thành công ban đầu đã thiết lập bốn quốc gia Thập tự chinh ở Cận Đông: Quận Edessa, các phần lớn Antiôkia, các vương quốc Jerusalem, và Quận Tripoli. Sự hiện diện của quân thập tự chinh vẫn còn trong khu vực dưới một số hình thức cho đến khi thành phố Acre thất thủ vào năm 1291.
Một cuộc thập tự chinh khác vào năm 1123, cuộc chiến tranh giữa Kitô giáo và Hồi giáo ở bán đảo Iberia được gọi là Reconquista, và chỉ kết thúc vào năm 1492 với sự sụp đổ của Tiểu vương quốc Hồi giáo Granada. Từ năm 1147, các chiến dịch ở Bắc Âu chống lại các
82 ■ Tách bạch thẩm sâu Chương IV: Hội Thánh của Chúa Yêsu ■ 83
bộ lạc ngoại giáo được coi là cuộc Thập tự chinh. Năm 1199, Đức giáo hoàng Innocent III bắt đầu thực hành tuyên bố các cuộc thập tự chinh chống lại những kẻ dị giáo. Vào thế kỷ 13, cuộc thập tự chinh đã được sử dụng để chống lại người Cathars ở Languedoc và chống lại Bosnia. Việc này tiếp tục chống lại người Waldensians ở Savoy và người Hussites ở Bohemia vào thế kỷ XV và chống lại những người theo đạo Tin lành vào thế kỷ XVI. Từ giữa thế kỷ XIV, thuật hùng biện của cuộc thập tự chinh đã được sử dụng để đáp lại sự trỗi dậy của Đế chế Ottoman, và chỉ kết thúc vào năm 1699.
Sau Thập tự chinh rồi đến tòa án dị giáo. Ban đầu được dự định chủ yếu để xác định những kẻ dị giáo trong số những người Do Thái giáo và Hồi giáo cải đạo sang Công giáo mà thôi, nhưng sau có những biến tướng khiến tòa án dị giáo đã gây ra nhiều tai tiếng.
Một vụ án điển hình là vụ nhà thiên văn học Galileo, năm 1616 bị tấn công vì phổ biết thuyết nhật tâm (Heliocentrism - Mặt trời trung tâm), trong đó khẳng định trái đất quay quanh mặt trời, trong khi đó Tòa án Rôma(50) lại trích Thánh Vịnh nói “Người chôn cột kê
50. Tòa án dị giáo ra đời vào cuối thế kỷ XII, thuộc Nước Tòa Thánh. Tòa án dị giáo Rôma là một trong ba Pháp đình thời đó, hai nơi kia ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
nền thổ địa, nó sẽ không lay đời đời kiếp kiếp!” (Tv 104,5) hay Sách Giảng Viên: “Mặt trời mọc, mặt trời lặn, nó hồng hộc đến chỗ của nó để rồi từ đó nó lại mọc lên” (Gv 1,5), hoặc ở sách Yôsua: “Vừng ô đã dừng, vừng nguyệt đã đứng, cho đến khi dân đã rửa hận xong trên các địch thù” (Ys 10,13). Bản án chỉ thị không cho nhà bác học Galileo thảo luận và phổ biến các lý thuyết nhật tâm, nhưng không có chuyện bản án quyết định đưa ông lên giàn hỏa thiêu như nhiều người vẫn rêu rao trên các giảng đường đại học. Đến năm 1623, Đức giáo hoàng Urbanô VIII lên ngôi đã phản đối bản án dành cho Galileo năm 1616 (bảy năm sau). Từ đó, tác phẩm Đối thoại về Hai Hệ thống Thế giới Chính (Dialogo sopra i due massimi sistemi del mondo - The Dialogue Concerning the Two Chief World Systems) của Galileo bàn sâu về Thuyết Nhật Tâm được xuất bản năm 1632, với sự cho phép chính thức của Toà án dị giáo Rôma và Đức giáo hoàng. Xem như công nhận Galieo trắng án.
Sau đó có thể kể đến các cuộc ly khai giữa các Giáo hội cùng là Kitô giáo. Hết Chính Thống giáo (năm 1054) đến Anh giáo, rồi Tin Lành - từ Martin Luther đến Jean Calvin, Swingly (cùng thế kỷ XVI),… đến nay không biết bao nhiêu hệ phái Kitô giáo khác nhau hay gọi chung tên theo tiếng Việt là Tin Lành - Một điều
84 ■ Tách bạch thẩm sâu Chương IV: Hội Thánh của Chúa Yêsu ■ 85
như thể có một “cái dằm”(51) mà thánh Phaolô bị đâm như ngài mô tả trong Thư thứ hai gởi tín hữu Corintô, là cứ sau một Công đồng chung được Hội Thánh mở ra với mục tiêu gây dựng sự hiệp nhất, thì khi kết thúc lại có ít nhất một nhóm người tách ra khỏi Giáo hội để hình thành một nhánh Kitô giáo khác. Mới nhất là sau Công đồng Vatican II(52), Đức tổng giám mục Marcel Lefebvre, người Pháp thành lập Huynh đệ hội Thánh Piô X (Fraternitas Sacerdotalis Sancti Pii X) năm 1970.
Nói như vậy là chú ý vào những hình thành tiêu cực do ảo tưởng sức mạnh tự thân của con người và cơ cấu trần thế, còn với Thần Khí Chúa, Hội Thánh đã làm cho thế giới nên đẹp hơn ở các chiều kích văn hóa và văn minh, ảnh hưởng phổ quát nhất là luật về một vợ một chồng, phủ nhận chế độ đa thê. Hội Thánh hết lòng nâng đỡ, bảo tồn di sản của các sắc tộc thiểu số, dân tộc nhỏ bé.
51. 2Cr 12,7-9: “Và ngõ hầu những mạc khải cao siêu khỏi làm tôi quá tự tôn, thì tôi đã được một cái dằm đâm vào thân xác, một thần sứ Satan, để nó vả mặt tôi [để tôi khỏi quá tự tôn]. về điều ấy, đã ba lần, tôi nài xin Chúa cho nó rời khỏi tôi. Nhưng Ngài đã phán bảo tôi: Ơn Ta là đủ cho ngươi. Vì chưng quyền năng trong yếu đuối mới viên thành! Vậy tôi rất đỗi vui sướng mà vinh vang nơi các sự yếu đuối của tôi, để quyền năng của Ðức Kitô đậu lại trên tôi”.
52. Công đồng Vatican II còn gọi là công đồng đại kết diễn ra từ ngày 11 tháng 10 năm 1962 do ĐTC XXIII khai mạc, và được ĐTC Phaolô VI bế mạc ngày 8 tháng 12 năm 1965.
Có thể nói hầu hết các chữ viết của các ngôn ngữ trên thế giới được hình thành từ thời Trung cổ cho đến nay đều do công của các nhà thừa sai ký âm và phổ biến. Chỉ một chi tiết rất nhỏ đó thôi cũng đủ là người tôi tớ Đức Chúa phục vụ nhân loại. Những ngôn ngữ trước đó, chúng tôi không đủ cơ sở để nhận định.
Ngoài ra, vai trò của Kitô giáo với nền văn minh nhân loại rất lớn và phức tạp. Nó đan xen với lịch sử và sự hình thành của xã hội phương Tây, và đã đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành nền tảng và các thuộc tính của xã hội phương Tây, và sau đó là những giá trị phổ quát của toàn thế giới như nhân quyền. Trong suốt lịch sử lâu dài, Kitô giáo đã là một nguồn tài trợ chính của các dịch vụ xã hội như học hành và chăm sóc y tế. Và là nguồn cảm hứng cho nghệ thuật, văn hóa, triết học, và có ảnh hưởng đáng kể trong chính trị. Một số kiến trúc các nhà thờ vẫn còn là kiệt tác vĩ đại nhất của nền văn minh phương Tây. Theo nhiều cách khác nhau, Hội Thánh đã hình thành đức hạnh trong các lĩnh vực của xã hội. Lịch Gregorius đã được áp dụng quốc tế như lịch trình dân dụng nhất. Lịch này được tính từ sinh nhật của Chúa Yêsu(53).
53. Xem tư liệu tổng quát ở đây: https://vi.wikipedia.org/wiki/ L%E1%BB%8Bch_Gregory
Hoán CẢI,
86 ■ Tách bạch thẩm sâu Chương IV: Hội Thánh của Chúa Yêsu ■ 87
della Città del Vaticano) với diện tích vỏn vẹn khoảng
44 hécta (110 mẫu Anh), vào năm 2013, dân số chỉ
khoảng 1000 người. Vì là nước quân chủ nên vị đứng
TÌM VỀ HỘI THÁNH CỦA CHÚA YÊSU KITÔ Hội Thánh luôn luôn muốn trở nên ngày hoàn thiện hơn như là hình ảnh cứu độ của Thiên Chúa nơi dương thế, nên không ngừng tạo ra nhiều cơ hội để những anh chị em Kitô hữu gặp được các nẻo đường nên thánh. Trong tiến trình hoán cải từ bên trong, Hội Thánh bắt đầu hình thành phương thế với đời sống độc tu - sống một mình trong rừng sâu, còn gọi là ẩn tu hay tu rừng, xuất hiện khoảng từ năm 300 - sau đó đến đan tu (một số ít người sống chung với nhau trong nơi hoang vắng, có từ năm 500), rồi đến Dòng tu khất sĩ (từ năm 1200), Hội Dòng hoạt động (từ năm 1500), các Dòng Giảng thuyết (1800) và sau Công đồng Vatican II (từ 1965) phát sinh nhiều Tu hội đời. Tất cả nhắm đến sống triệt để ơn gọi làm Kitô hữu nhờ bí tích Thanh tẩy.
Dấu hiệu hữu hình để nhận biết rõ ràng nhất quyết tâm và hành động từ bỏ vương quyền thế gian là Hội Thánh chính thức từ bỏ vùng đất rộng lớn đang là Nước đức giáo hoàng thông qua Hiệp ước Latêranô ký năm 1929, để trở thành một “quốc gia” nhỏ nhất thế giới chỉ còn mang tính biểu tượng cho sự quy tụ tâm linh trước tiên là cho Kitô giáo. Thành quốc Vatican (Status Civitatis Vaticanae, tiếng Ý là Stato
đầu Thành quốc Vatican được gọi là Đức giáo hoàng. Dấu hiệu hữu hình quan trọng khác của hành trình tìm về Hội Thánh của Chúa Yêsu là thôi không kết án nhau, và chấp nhận xin lỗi lẫn nhau.
Tại thánh địa Jêrusalem, từ ngày 4 đến ngày 6 tháng Giêng năm 1964, ĐTC Phaolô VI đã gặp gỡ các thượng phụ của Chính thống giáo Ðông Phương, sau khi viếng đền thờ mồ thánh, về tòa khâm sứ Tòa thánh khu vực Jordania, tiếp Đức thượng phụ Bênêđictô, Giáo chủ Chính Thống tại Jesusalem, ngài nói: “Chúng ta hãy quên đi quá khứ và hướng về những gì trước mắt chúng ta”.
Trước đó, trong ngày bế mạc công đồng Vatican II, ĐTC Phaolô VI và Giáo chủ Athenagoras của Constantinopolis đã cũng một lúc xóa bỏ án “vạ tuyệt thông lẫn nhau”.
Gần hơn, ngày 30 tháng 11 năm 1992, dựa vào kết quả của một cuộc nghiên cứu do Viện Văn hóa Giáo hoàng tiến hành, thánh giáo hoàng Gioan Phaolô II đã bày tỏ sự hối tiếc về vụ án Galileo, và chính thức công nhận “Trái đất không đứng yên”. Tháng 3 năm 2008, Vatican đề nghị hoàn thành việc phục hồi cho thanh danh cho nhà bác học Galileo bằng cách dựng một
88 ■ Tách bạch thẩm sâu Chương IV: Hội Thánh của Chúa Yêsu ■ 89
bức tượng chân dung Galileo bên trong khu những bức tượng thành Vatican. Tháng 12 cùng năm, trong các sự kiện kỷ niệm lần thứ 400 những quan sát thiên văn bằng kính viễn vọng sớm nhất của Galileo, Đức nguyên giáo hoàng Bênêđictô XVI đã ca ngợi những đóng góp của Galileo cho thiên văn học.
Trong dịp chuẩn bị Đại Năm Thánh 2000, thánh giáo hoàng Gioan Phaolô II đã đưa ra nhiều lời xin lỗi người Do Thái, những phụ nữ, những người bị Tòa án dị giáo kết tội, những người Hồi giáo bị quân Thập tự chinh giết hại và hầu như tất cả những người đã phải chịu đựng đau khổ dưới tay của Giáo hội Công giáo trong quá khứ.
Hiện nay, ĐTC Phanxicô đang chuẩn bị cho Thượng hội đồng Giám mục Thế giới (THĐGM) về tính đồng nghị, dự kiến vào tháng 10 năm 2022, triển khai cụ thể nguyên lý hiệp thông và tàn quyền trong Thân Mình Chúa Kitô tại thế là Hội Thánh. Theo Đức hồng y Mario Grech, tổng thư ký THĐGM cho biết vào ngày 6 tháng 2 năm 2021: “trong các Thượng hội đồng vừa qua, nhiều nghị phụ trong Thượng hội đồng đã nhấn mạnh nhu cầu toàn thể Giáo hội phải suy tư về vị trí và vai trò của phụ nữ trong Giáo hội”.
Thật vậy, dưới triều đại của Đức Phanxicô, Hội Thánh đã trở nên gần nhất với chân dung nhỏ bé theo Chúa Yêsu mô tả trong Tin mừng Matthêu chương 18. Ngài tuyên bố Giáo hội nghèo thay cho tranh luận Giáo
hội của người nghèo hay cho người nghèo giữa các thần học gia hậu Công đồng Vatican II dưới ánh sáng của Hiến chế Giáo hội trong Thế giới Ngày nay. ĐTC Phanxicô nỗ lực làm sáng tỏ các chân dung nhỏ bé của Hội Thánh Chúa Kitô ở gần như mọi chiều kích. Ở đây, chúng tôi cố gắng tiếp cận hai chiều kích, một thuộc nguyên khởi (người nữ), một thuộc thể chế thế tục (giáo sĩ), cả hai đang hiền tồn trong Giáo hội với những ưu việt cùng ngăn trở đáng kể.
TIN MỪNG CHO NGƯỜI NỮ
ĐTC Phanxicô, hôm Thứ Bảy, ngày 06 tháng 02 năm 2021, đã bổ nhiệm một nữ tu người Pháp làm Phó tổng thư ký của Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới là sơ Nathalie Becquart, 51 tuổi, tu sĩ Dòng Xavieres từ năm 1995. Trước đây sơ là một trong năm cố vấn, ban thư ký chung của Thượng Hội đồng Giám mục. Sơ Becquart đã tham gia vào việc chuẩn bị cho Thượng hội đồng Giám mục về phân định giới trẻ, đức tin và nghề nghiệp, năm 2018, là điều phối viên chung cho một cuộc họp tiền Thượng hội đồng, và tham gia với tư cách là người kiểm phiếu. Sơ từng là giám đốc Dịch vụ quốc gia về truyền giáo và ơn gọi cho người trẻ của Hội đồng giám mục Pháp từ năm 2012 đến năm 2018.
Trước đó vào thứ Năm, ngày 06 tháng 08 năm 2020, ĐTC Phanxicô cũng đã bổ nhiệm sáu nữ giáo dân vào Hội đồng Kinh tế của Vatican, trước đây chưa hề có chuyện này.
90 ■ Tách bạch thẩm sâu Chương IV: Hội Thánh của Chúa Yêsu ■ 91 tưởng “chồng chúa vợ tôi” hoàn toàn xa lạ với ý định
1. Ý định ban đầu của Thiên Chúa về người nữ “Thiên Chúa phán: ‘Ta hãy làm ra người theo hình ảnh Ta, như họa ảnh của ta. Chúng hãy trị trên cá biển và chim trời, và trên súc vật và mọi loài mãnh thú và mọi thứ côn trùng nhung nhúc trên đất’. Và Thiên Chúa đã dựng nên người theo hình ảnh mình. Theo hình ảnh của Thiên Chúa, Người đã dựng nên nó. Là nam là nữ, Người đã dựng nên chúng (Kh 1, 26-27).
Adam theo tiếng Hibri - אָדָם đọc ʼĀḏām - nghĩa là “bụi”, “người, loài người”, là một danh từ tập thể, nên liền sau đó Thiên Chúa nói liền: “Chúng hãy trị”. Nhiều người không biết vì lý do gì hay tự dành chữ Adam cho người nam. Người ta còn biến một danh từ chung thành tên riêng khi gọi ông Adam, hoặc con cháu ông Adam để chỉ những người đàn ông. Thánh Kinh ở câu 26 và 27 vừa trích dẫn ở trên không cho phép suy diễn như vậy. Mà Thiên Chúa dựng nên Adam, “nó là nam là nữ” là hai người thuộc hai phái tính nam và nữ tách bạch rõ ràng.
Như vậy ngay từ thuở ban sơ, Thiên Chúa đã tạo ra người nữ trước mặt Người cùng một lần với người nam, và Người trao quyền cai quản vũ trụ cho họ (không chỉ cho người nam). Cần nhớ một điều là Thiên Chúa không giao cho con người quyền cai trị trên con người, nên tư
nguyên khởi của Thiên Chúa.
Còn trình thuật thứ hai của Khởi Nguyên chương 2, 20-25, nói về việc Thiên Chúa dùng một chiếc xương sườn của người nam để tạo ra người nữ, là trình thuật có muộn thời, được sưu tập và kết nối vào sau. Chi tiết “YHWH Thiên Chúa đã giáng xuống trên người một giấc tê mê, và nó đã ngủ thiếp đi. Và Người đã rút lấy một xương sườn của nó, đoạn đắp thịt vào. Và trên sườn đã rút tự người, YHWH Thiên Chúa đã xây thành người đàn bà. Ðoạn Người dẫn đến với người” (Kn 2,21-22) giống như cách nói của người Việt Nam “nồi nào úp vung nấy”, để nói đến chuyện hôn nhân, chỉ có duy nhất một nam và một nữ là duy nhất hợp nhau, vừa y với nhau mà thôi, không thể có chuyện “hai vung chung một nồi” hay ngược lại “hai nồi chỉ có một vung”. Chiếc xương sườn duy nhất được rút ra, thì chỉ có chiếc xương sườn đó mới gắn lại vừa khít, để cả hai nên một xương một thịt. Vậy chi tiết đó là mạc khải của Thiên Chúa về hôn nhân duy nhất và bền vững giữa hai người nam và nữ độc nhất vô nhị, chứ không có chút gì ám chỉ đến người nữ phải lệ thuộc người nam vì là xương của ông ấy.
Cũng vậy câu Kn 2,25 cho thấy một giá trị lớn, mà các cộng đồng của nhiều sắc tộc có lối sống tiên khởi theo phụ hệ, mà nhiều người cố tình quên: “Bởi thế mà đàn ông sẽ bỏ cha mẹ và khắng khít với vợ mình và
92 ■ Tách bạch thẩm sâu Chương IV: Hội Thánh của Chúa Yêsu ■ 93
chúng sẽ nên một thân xác”. Như vậy người nam sẽ bỏ cái cuống ruột già của mình để gieo mình vào cuống ruột mới của vợ, nghĩa là nam theo nữ chứ không phải nữ theo nam như nhiều người vẫn tưởng.
Dẫu vậy, thì cuối cùng Thiên Chúa vẫn nói đến việc người nữ (vợ) phải bị người nam (chồng) thống trị? Đúng là Thánh Kinh có dẫn lời Thiên Chúa nói với người nữ: “Với chồng ngươi, ngươi hăm hở đon đả. Nhưng nó, nó sẽ thống trị ngươi” (Kn 3,16). Nhưng đó là tình trạng sau khi con người phạm tội (x. Kn 3,1-7), nghĩa là tội lỗi trong người nam thống trị người nữ chứ không phải ân ban của Thiên Chúa. Cũng từ đây cho thấy, để giải quyết triệt để vấn đề người nam thống trị người nữ thì không thể dùng các giải pháp của con người mang nặng dấu ấn tội lỗi, mà chỉ có thể nhờ ân sủng.
Ý định của Thiên Chúa về người nữ không chỉ thể hiện trong khởi nguyên của công trình sáng tạo, mà còn tiếp tục được Người sử dụng hiệu quả hơn trong suốt công cuộc cứu độ.
2. Dân Thiên Chúa xuất phát từ người nữ Trong xã hội trọng nam khinh nữ, người ta đã tự do xác nhận cách tổ chức lối sống gia đình theo phụ hệ thì tiến bộ hơn Mẫu hệ, điển hình ở Á Đông, người Trung Hoa dạy con gái rằng: “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Người ta còn mượn uy tín của Thiên Chúa để bảo hộ cho những xác quyết của mình
và buộc mọi người phải công nhận. Nhưng như đã nói, Thiên Chúa không hề có ý nghĩ người nam thì trọng hơn người nữ, mà ngay từ đầu trong ý định của Thiên Chúa, Người đã tạo dựng con người có nam có nữ.
Nhưng có lẽ do chinh chiến liên miên giữa con người với thiên nhiên, và con người với nhau, khiến vai trò của người nam càng ngày càng nổi trội hơn đến mức người nam được gọi là phái mạnh, còn người nữ là phái yếu. Có thể từ đó lập trường xem phụ hệ quan trọng và tiến bộ hơn mẫu hệ đã chi phối mọi hoạt động của đời sống con người, nên Thánh Kinh cũng thường nhắc đến tên những người nam nhiều hơn tên những người nữ như: “Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Ysaac, Thiên Chúa của Yacob”, hay “Thiên Chúa của Môsê”, “Thiên Chúa của vua Đavid”. Điều này cũng dễ hiểu, vì trải qua nhiều thời đại, người công bố Lời Chúa luôn luôn là nam nhân. Nhưng có chắc cách gọi như thế là cách Thiên Chúa muốn, và như vậy, người nữ đương nhiên có vị trí thứ yếu trong kế hoạch tạo dựng dân riêng của Chúa?
Đọc Thánh Kinh cách nghiêm túc, chúng ta không thể suy nghĩ vị trí thứ yếu là chỗ đứng của người nữ trong kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa, vì ngay lời loan báo tiên khởi về ơn cứu độ của Thiên Chúa, khi con người phạm tội, thì ơn cứu độ xuất phát từ dòng giống người nữ chứ không phải dòng dõi người nam. Đừng ai bảo rằng vì người đàn bà ăn trái cấm trước, nên ơn
94 ■ Tách bạch thẩm sâu Chương IV: Hội Thánh của Chúa Yêsu ■ 95
cứu độ phải xuất phát tự họ trước để cứu họ khỏi chết, vì chính người đàn ông cũng đã ăn và cũng ngày đêm mong chờ được cứu không khác hơn đàn bà. Cách nói của Thiên Chúa quả quyết vài trò tạo dựng nòi giống cứu độ thuộc về người nữ:
“Ta sẽ đặt hận thù giữa ngươi và người đàn bà, giữa dòng giống ngươi và dòng giống nó. Dòng giống nó sẽ đạp đầu ngươi, còn ngươi sẽ táp lại gót chân” (Kn 3, 15).
Có thể có người sẽ nói: 11 chương đầu sách Khởi Nguyên là những tư tưởng thần học được diễn tả bằng hình ảnh chứ không phải là những mô tả lịch sử, nên không thể xem như chứng cứ. Vậy chúng ta hãy lần đến ông Abram (xem từ Kn 12), được Thiên Chúa kêu gọi và đổi tên thành Abraham, làm cha của mọi kẻ tin, để bước vào phần lịch sử nhân loại.
Khi gọi Abram rời khỏi xứ Ur, quê cha đất tổ, Thiên Chúa đã hứa với Abram ba điều, trong đó có một điều rất quan trọng là dòng dõi ngươi sẽ đông đảo như sao trên trời như cát ngoài bãi biển. Nhưng ông và vợ ông đã rời xứ lâu rồi, mà Thiên Chúa vẫn không cho bà Saray sinh con cho ông, thế là bà nghĩ cách cộng tác với Thiên Chúa để thực hiện lời hứa của Người với chồng bà, nên bà đã cho người ở của mình ăn nằm với chồng để sinh con cho chồng. Bà Saray nói: “Nay, xin ông coi: YHWH đã cấm tôi sinh đẻ. Xin ông ăn ở với con thị tỳ của tôi. Họa chăng nhờ nó tôi cũng được mụn con” (Kn 16, 1-2). Và một thời gian sau ông và Hagar sinh
ra Ysmael. Nhưng đây là kế hoạch của con người, sự tự giải quyết theo cách mình cho hợp ý Chúa, chứ không phải ý Thiên Chúa. Đôi khi Thánh Kinh cho biết, Thiên Chúa chấp thuận cách can thiệp của con người vào kế hoạch của mình, nhưng trong trường hợp tạo ra nguồn của dòng giống Thiên Chúa tuyển chọn, thì Thiên Chúa đã không đồng ý.
Thiên Chúa phán bảo với Abraham: “Saray vợ ngươi, ngươi sẽ không còn gọi tên nó là Saray nữa, song tên nó sẽ là Sara. Ta sẽ chúc lành cho nó, do bởi nó Ta sẽ ban cho ngươi một con trai. Ta sẽ chúc lành cho Sara và nó sẽ thành những dân tộc, sẽ xuất phát từ nó những vị vua của các nước” (Kn 17,15-16). Các nhà chuyên môn thánh kinh thường lưu ý, khi một người được Thiên Chúa đổi tên hay đặt tên, thì người đó được đưa vào để thực hiện một sứ mạng cụ thể nào đó trong kế đồ cứu độ của Thiên Chúa. Như Abram trở thành Abraham để làm “cha của các kẻ tin”, Yacob trở thành Israel để tạo nên “dân riêng của Thiên Chúa”. Ở đây, người được Thiên Chúa đổi tên là một người nữ. Saray trở thành Sara, để từ bà “sẽ xuất phát những vị vua của các nước”.
Khi nghe những lời Thiên Chúa phán, Abraham vẫn còn suy nghĩ theo kiểu phàm nhân rằng “vợ tôi già lắm rồi làm sao sinh con được”, nhưng Thiên Chúa không chấp nhận ý kiến của Abraham, mà tỏ cho ông biết Thiên Chúa đã quyết ý thì Người sẽ làm và làm được.
96 ■ Tách bạch thẩm sâu Chương IV: Hội Thánh của Chúa Yêsu ■ 97
Thiên Chúa phán: “Không đâu! chính Sara vợ ngươi sẽ sinh cho ngươi một con trai và ngươi sẽ gọi tên nó là Ysaac. Ta sẽ lập giao ước của Ta với nó, giao ước muôn đời cho dòng giống nó sau nó” (17, 19).
Nếu ý định của Thiên Chúa chỉ xét ở dòng giống của người nam thì Abraham với Hagar sinh ra Ysmael đã đủ để thực hiện ý định của Thiên Chúa rồi, nhưng chúng ta thấy rõ, ý Thiên Chúa không phải thế. Người không chỉ tuyển chọn Abram để là Abraham, mà còn chọn Saray để là Sara cùng với Abraham sinh ra dòng dõi dân Thiên Chúa tuyển chọn để thực hiện lời hứa cứu độ.
Sự chọn lựa dòng dõi cứu độ và dân riêng của Thiên Chúa gắn chặt với người nữ là một kế hoạch và cũng là cách thực hiện của Thiên Chúa rõ ràng trong lịch sử nhân loại.
3. Chúa dùng người nữ để trao ban
Đấng Cứu Độ
Khác với cách tính toán của con người, Thiên Chúa đã không để Đấng cứu thế xuất hiện trong dung mạo thông thường của một vị Thần, và cũng không buộc con người phải thừa nhận Ngài là Thần Linh ngay tức khắc, mà Thiên Chúa muốn Con của mình là Đấng cứu thế làm con của người đàn bà sống dưới lề luật (x. Gl 4, 4).
Cách làm của Thiên Chúa khiến con người khó hiểu. Vì ngay từ đầu chính Thiên Chúa đã dựng nên muôn
loài muôn vật, để sửa sai, Người chỉ cần phán một lời thì mọi sự nhầm lẫn chấm dứt, mọi thiếu sót được lấp đầy, mọi đổ vỡ sẽ được hoàn mới… Rồi Ngài chỉ cần phán, từ nay con người hoặc mọi vật không tự do chọn lựa điều xấu nữa. Chỉ như thế là xong! Nhưng Thiên Chúa đã không làm thế. Và dù khó hiểu thì điều Thiên Chúa muốn, Người vẫn cứ làm cho nhân loại, vì phước hạnh của chính họ và vì vũ trụ bao la.
Thiên Chúa chọn một thiếu nữ nông thôn, dân cư của một làng nhỏ, bên rìa của đô hội. Gia đình cô không thuộc loại có thế giá. Tên nàng là Maria.
Tại sao không là thái tử trong cung điện, hay một nam nhi trưởng tộc có uy thế dấy binh và lãnh đạo, mà lại chọn một phụ nữ yếu đuối? Xem ra người nữ này còn phải cần đến nhiều người trợ giúp chứ không phải cô sẽ giúp được ai?
Như vậy một lần nữa, Thiên Chúa muốn nói với con người rằng Thiên Chúa đủ sức làm điều Ngài muốn, ngay khi công cụ là con người quá yếu đuối, mỏng dòn về thể lý cũng như tâm linh.
Một điều thú vị khác xuất phát từ những “tính xấu” của người nữ là ít kiên định, lại trở nên hữu dụng, tình trạng hay dựa dẫm của người nữ lại trở thành điều kiện thực hiện kế hoạch của Thiên Chúa cách lâu dài. Trong một cuộc đua, tuy người ta có trầm trồ khen ngợi một ai đó đã xuất phát rất mạnh, rất đúng, rất nhanh và rất
98 ■ Tách bạch thẩm sâu Chương IV: Hội Thánh của Chúa Yêsu ■ 99
hiệu quả, nhưng mọi người sẽ chỉ tung hô người chiến thắng ở chặng cuối cùng. Sự hăng say cộng tác tức thì và mạnh mẽ của những người nam (hầu hết các ngôn sứ, các thủ lãnh, các tư tế) đã không đi đến chặng cuối. Còn cô Maria đã đi đến cùng, với khởi đầu bằng những câu hỏi trong thân phận nhỏ bé, chậm hiểu để nhận ra “với Thiên Chúa, nào có gì lại là không có thể” (Lc 1,37), rồi thưa Fiat trao lại cho Thiên Chúa toàn quyền sử dụng mình theo ý và cách Thiên Chúa thực hiện. Công trình cứu độ của Thiên Chúa đi vào trong lịch sử loài người cách dứt khoát và trọn vẹn với sự có mặt của Mẹ Maria dưới chân Thập giá của Đấng Cứu Thế, và cả với Hội Thánh giữa lòng nhân loại cho đến ngày quang lâm.
Các đặc ân Mẹ Maria được hưởng và Hội Thánh tôn vinh là bằng chứng ơn cứu độ đã hiệu nghiệm trên nhân loại, và tất cả những gì Thiên Chúa đã hứa, Người đã làm và đang hoàn tất.
ĐTC Phanxicô từ đầu giáo triều đến nay vẫn không ngừng tìm mọi phương thế để trả lại cho người nữ vai trò và vị trí như Thiên Chúa định từ nguyên khởi. Ngày 11 tháng Giêng, năm 2021 vừa qua, ĐTC Phanxicô đã ban hành Tự sắc “Spiritus Domini - Thần Khí Đức Chúa”, thay đổi khoản Giáo luật số 230 triệt 1, cho phép người nữ được lãnh thừa tác vụ đọc sách và giúp lễ trong phụng vụ. Nhưng những người theo lập trường nữ quyền vẫn xem những cố gắng của ĐTC còn quá ít so với mong muốn của họ. Tuy nhiên những người này
cũng cần nhớ, cuối cùng chỉ có ý Thiên Chúa muốn mới chi phối mục vụ của ĐTC Phanxicô chứ không phải ý muốn của bất kỳ ai, vì ai đó có thể là lô cốt ẩn náu của Satan như con rắn xưa đã bị sử dụng.
Mới đây, ngày 09 tháng 3 năm 2021, ĐTC Phanxicô đã lại bổ nhiệm nữ tu Nuria Calduch-Benages, dòng các nữ tu truyền giáo Thánh gia Nazareth, làm Tổng Thư ký Ủy ban Giáo hoàng về Kinh Thánh. Sơ Calduch
Benages người gốc Barcelona, Tây Ban Nha. Ủy ban Giáo hoàng về Thánh Kinh thuộc Giáo triều Roma và được thành lập năm 1902(54). Sơ Calduch-Benages được bổ nhiệm thay cha Pietro Bovati, SJ, làm Tổng Thư ký thứ 10 của Ủy ban và là người nữ đầu tiên đảm nhận chức vụ này. Các Tổng Thư ký của Ủy ban trước đây đều là các linh mục, ngoại trừ một nhiệm kỳ do giám mục đảm nhiệm.
Nếu vấn đề người nữ bị thế gian tội lỗi làm cho nhận thức và hành động của con người bị chệch hướng, và Hội Thánh trong ân sủng, quyền năng Thần Khí đang điều chỉnh lại, thì tình trạng giáo sĩ trị lại là yếu tố hoàn toàn thế tục đã xâm nhập quá lâu trong lòng Giáo hội, khiến cho việc loại trừ cách tuyệt đối trở nên bất khả, vì nó được cũng cố bởi cả những học thuyết đã được xác nhận như thể điều phải tin.
54. Theo https://www.vaticannews.va/vi/pope/news/2021-03/dtc phanxico-nuria-calduch-benages-tong-thu-ky-uy-ban-kinh-thanh.html
100 ■ Tách bạch thẩm sâu Chương IV: Hội Thánh của Chúa Yêsu ■ 101
Còn những việc thấp hèn như dọn rác, nhặt phân chó
ngoài đường thì ai làm cũng được, hoặc giả tìm người
CHƯA Thoát KHỎI THẾ TỤC, NHƯNG CHỈ LÀ CON CÁI CHÚA VỚI NHAU
Việc Chúa Yêsu rửa chân cho các Tông đồ là cuộc cách mạng địa vị. Cách mạng theo một nghĩa nào đó là phá hủy, là làm biến mất thực tại cũ.
1. Thầy mà rửa chân con sao?
Không đời nào con chịu!
Tông đồ cả Phêrô thấy Chúa Yêsu cởi áo mình, khoác áo người phục vụ rồi mang nước tới bên, ông đã biết thầy Yêsu muốn gì, nên đã cự tuyệt. Ông phản ứng như thế vì trong lẽ tự nhiên của các nền văn hóa Đông và Tây, Nam và Bắc, chỉ có trò rửa chân cho thầy chứ không có chuyện thầy rửa chân trò. Nghịch đạo! Ngay những người ngang hàng với nhau, cũng không rửa chân cho nhau, mà chỉ có những người nhận mình trong vai trò nô lệ hay tôi tớ với một người nào đó, thì mới phải chịu cúi xuống rửa chân cho chủ.
Phải chăng Chúa Yêsu muốn Phêrô và các Tông đồ làm chủ, còn chính Ngài trở nên nô lệ? Hy vọng không phải thế!?
Trong đời sống thường ngày, những việc đẳng cấp, có vị trí cửa ngõ được nhiều người chú ý, xem là quan trọng, do đó phải có những người xứng đáng để làm.
xứng hợp thì đó là những người tôi tớ, kẻ ăn người ở. Tuy nhiên một số vị làm cha mẹ có một kinh nghiệm khác hẳn, nhất là các bà mẹ tinh tế đã xem việc dọn vệ sinh cho con sơ sinh khi chúng phóng uế thường do chính họ làm. Một số gia đình có gia nhân, nhưng người mẹ thường vẫn dành làm(55). Việc này tuy là một việc không sạch sẽ, danh giá gì, nhưng lại là việc quan trọng, nếu làm không khéo, không cẩn thận thì có thể làm tổn thương con trẻ. Từ kinh nghiệm đó của các bà mẹ, chúng tôi thấy việc phục vụ như thể tôi tớ, nhưng vẫn không phải là tôi tớ, và có những việc coi ra thấp hèn, nhưng chủ vẫn phải làm chứ tôi tớ không được đụng đến. Đó là tình yêu, là trách nhiệm của mẹ dành cho con, của Thầy Yêsu dành cho Phêrô và các Tông đồ.
Nhưng Phêrô đã không thấy việc rửa chân là cách Thầy Yêsu biểu lộ tình yêu, biểu lộ trách nhiệm của Ngài với những kẻ bên ngoài thấy đi theo, nhưng thật ra là những người được Thiên Chúa ban cho (x. Yn 17,6).
55. Cha giáo Micaen Nguyễn Hữu Phú, CSsR chia sẻ với chúng tôi - Lúc nhỏ, cha mẹ của ngài hay sai làm việc nhà. Một hôm ngài nói lớn tiếng: “Con chứ có phải người ở đâu mà sai hoài vậy?” Bà cố trả lời ý thế này, có những việc người ở không được làm. Ngày xưa lúc má mới sanh con, khi con bị bệnh đi tướt, má không dám cho chị giúp việc lau cho con, vì sợ làm rách hậu môn, mà chính má phải dùng lưỡi liếm cho thật sạch, để da thịt con được an toàn.
102 ■ Tách bạch thẩm sâu Chương IV: Hội Thánh của Chúa Yêsu ■ 103
Cách Phêrô từ chối cho thấy Phêrô không muốn đảo lộn trật tự trên dưới đã có từ lâu, và cách nào đó, trong nhóm 12, trật tự cũng đã được Chúa Yêsu thiết định cách mặc nhiên. Nên nếu đồng ý để Thầy Yêsu rửa chân cho mình, thì có nghĩa là Phêrô phải bắt chước Thầy rửa chân cho hai anh em Giacôbê và Gioan, những tay muốn phỏng địa vị thủ lãnh của ông sao (x. Mt 10,35-
40; Mt 20,20-23)? Và đâu chỉ có hai người ấy - cả nhóm 12 - còn luôn nhóm 72 và đoàn lũ dân chúng đông đúc nữa? Một chút biện minh cho Phêrô rằng ông không phải không muốn làm, nhưng đông quá làm sao phục vụ hết, nên tốt nhất là Chúa đừng bầy ra trò này, đừng rửa chân cho con, Phêrô!
2. Nếu không…, anh sẽ không được thông dự Chúa Yêsu có vẻ không bận tâm đến lo lắng của Phêrô, nên đã nói rõ ngay giá trị của việc mình làm rằng nếu không chấp nhận để Chúa rửa chân, Phêrô coi như “ra rìa”, không thuộc về Chúa nữa. Lưu ý, cho đến lúc này Phêrô cũng chưa hề nghĩ đến thuộc về một Yêsu bị đóng đinh, mà chỉ mới dừng lại ý nghĩ thuộc về một Messia giải phóng dân tộc như bao nhiêu người Do Thái khác.
Ông Phêrô đã kịp tĩnh ý, nhưng rồi lại xin cái vượt quá nhu cầu: “Vậy thì, thưa Ngài, chẳng những chân thôi, mà còn cả tay, cả đầu nữa!” (Yn 13,9).
Việc thông dự với Chúa Yêsu đối với Phêrô lúc này rất quan trọng, nên Chúa muốn gì Phêrô “cũng chiều”.
Nhưng như những lần trước, Phêrô vẫn cứ hành động như thể có một ơn cụ thể nào đó từ trên ban (x. Mt 16,17; Mc 9,6) còn con người thật thì không thông hiểu hết điều mình nói, việc mình làm (x. Mt 16,22).
3. Anh em có hiểu việc Thầy làm?
Hiểu quá đi chứ! Nhưng cái hiểu chỉ mới ngoài da, tức là từ nay mình - Phêrô và các Tông đồ - phải hầu hạ anh em mình như những tôi tớ hầu hạ chủ. Nói cái hiểu đó chỉ mới ngoài da có phần hơi xúc phạm đến các đấng bậc, nhưng thực tế là vậy. Nếu chỉ dừng lại ở lời khuyên này của Thầy Yêsu thì các môn đệ chỉ làm việc phục vụ kiểu Thứ Năm Tuần Thánh và một năm một lần trước mặt giáo dân ở giữa nhà thờ, rồi sau đó đâu lại vào đó, tức là vẫn cha-con, chủ-tớ theo một trật tự có từ ngàn đời. Một người “con” tuổi hơn gấp hai lần “cha”, đợi cả buổi sáng vẫn không được cha tiếp ban phép giải tội chỉ với hai lý do: hôm nay không phải ngày giải tội (đã thông báo công khai), và cha đang bận “chat - tán ngẫu trên internet” (không thông báo công khai).
Khi việc phục vụ chỉ còn được nhìn đơn giản như là một công việc thì người thi hành sẽ thành công chức. Hình như cũng đã có ai nói “linh mục là một nghề”, tức là một hoạt động kiếm sống! Đã là nghề kiếm sống thì có thể tranh thủ, để có thể tạo ra thu nhập nhiều hơn, nhanh hơn và nhất là không mất giờ vào việc không tăng thu nhập. Nghe nói nhiều anh chị em Việt kiều ở
104 ■ Tách bạch thẩm sâu Chương IV: Hội Thánh của Chúa Yêsu ■ 105
Hải ngoại vất vả, vì phải cùng làm một lúc hai ba việc, để có thu nhập trang trải tại chỗ, còn có tiền gởi về quê, và cũng có chút chút quà biếu các cha.
Khi thiết lập việc phục vụ trong Hội Thánh, Thầy Yêsu không muốn nó là công việc, không muốn nó là cơ hội kiếm sống, mà muốn nó là dấu chỉ Thiên Chúa yêu nhân loại (x. Ga 3,16), tự hiến vì yêu (x. 1Cr 11, 23-26) và là dấu hiệu để nhận ra ai là Tông đồ, ai không là Tông đồ của Thầy Yêsu (x Ga 13,35). Ở Việt Nam hiện nay, các linh mục được nuôi sống bằng bổng lễ, nên dù muốn dù không cũng rất dễ bị (được) nhìn nhận là một nghề(56), tế lễ là một dịch vụ, cử hành các bí tích cũng là những loại sản phẩm dịch vụ, và như thế lý tưởng yêu thương của Thiên Chúa cho nhân loại rất lớn lao sẽ dần không còn thấy trong con người là những mục vụ thánh nữa.
Nhớ những năm sau 1975, những người lãnh đạo cộng sản cũng học theo Công giáo gọi nhau hay tự nhận về mình bằng danh hiệu “đầy tớ” nhân dân, nhưng không có ơn Chúa, nên từ từ bỏ dần. Bây giờ chạy theo xu hướng kinh tế, nơi nào hoặc ai có khả năng thì các lãnh đạo, con cháu, gia đình dòng họ đã trở thành các
56. Trong các bản khai thông tin cá nhân của linh mục gởi cho các cơ quan công quyền, mục “nghề nghiệp” luôn được khuyến cáo phải ghi là “linh mục”, không thể ghi khác.
đại gia đỏ với đủ thứ tôi tớ phục dịch ngay trong tư gia, còn nơi nào không có cơ hội, hay chính các cán bộ ấy bất tài thì lấy lại kiểu cách quan tri huyện xưa là phụ mẫu của dân như câu chuyện Tắt Đèn của nhà văn Ngô Tất Tố. Có dịp phải tiếp xúc với nhiều chủ tịch xã, huyện ở một số vùng sâu vùng vùng xa, nhiều lần trong những dịp đó, các cán bộ ấy nói với chúng tôi rằng: Khi đến nhà con (giáo dân) thì khách (các linh mục không có hộ khẩu, nhưng được Đức giám mục chỉ định làm mục vụ) phải biết chào hỏi cha mẹ (chính quyền) mới phải lẽ. Những bắt bẻ, gây khó khăn như thế do các cán bộ đã tự vượt qua luật của quốc gia cho phép để lên án người đang chấp hành đúng luật mà không đúng ý họ là “vi phạm pháp luật”. Làm việc với họ, nhiều lúc chúng tôi cảm giác không hài lòng.
Nhiều giáo dân nguội lạnh tâm sự rằng họ muốn gặp Chúa trong Giáo hội, nhưng chỉ thấy những cản trở, hiện họ đang thấy dấu hiệu Chúa trong các Hội thánh Kitô khác ngoài Công giáo. Có thể đó là những người đứng núi này trông núi kia, nhưng về phía chúng tôi, chúng tôi có cảm thấy mình có phần giống cán bộ, là bắt đầu tin nhiều hơn vào của cải vật chất, tranh thủ làm giàu hơn và nhất là xa dần việc cậy dựa ơn Chúa trong việc cúi xuống phục vụ cộng đoàn.
Một lần sau khi chia sẻ Lời Chúa trong Thánh lễ, chỉ có linh mục và tu sĩ tham dự, về đời sống khó nghèo và phục vụ, một linh mục trẻ nói với tôi:
106 ■ Tách bạch thẩm sâu Chương IV: Hội Thánh của Chúa Yêsu ■ 107
- Tôi đồng ý với cha, chúng ta phải là người phục vụ dân Chúa cách vô điều kiện, nhưng cha cũng phải nói cho giáo dân biết linh mục không chỉ là người phục vụ, mà còn là Cha!
- Vâng, lạy cha! Có bao giờ giáo dân dám coi cha là người tôi tớ phục vụ đâu?
4. Thoát nạn giáo sĩ trị
Nếu quyền của “cha”(57) chỉ mưu cầu phục vụ Chúa Kitô và thân mình mầu nhiệm của Ngài mà thôi thì dân Thiên Chúa và nhân loại sẽ an vui. Nhưng lúc này, thế giới đang lên án, truy tố, bỏ tù giáo sĩ với nhiều loại tội bắt nguồn từ lạm dụng quyền lực khiến Hội Thánh phải khiêm tốn thừa nhận tình trạng giáo sĩ trị (cléricalisme) đang quá nặng nề, nếu không có cách loại trừ từng bước và triệt để, thì sẽ không còn là dấu chỉ cứu độ, dấu chỉ yêu thương của Triều đại Thiên Chúa nữa.
Trong Thư của ĐTC Phanxicô gửi dân Chúa, ngày 20 tháng 8 năm 2018, đã viết: “Hình thái giáo sĩ trị, dù được dung dưỡng bởi chính các linh mục hay bởi những người giáo dân, đều gây ra sự chia tách trong thân thể Giáo hội; sự chia tách này vừa khuyến khích vừa giúp duy trì nhiều sự ác mà ngày nay chúng ta tố giác. Nói
57. Ở đây nói chung đến các Đấng bậc giáo sĩ: Giám mục, Linh mục, Phó tế.
không với những lạm dụng là dứt khoát nói không với mọi hình thái giáo sĩ trị”(58).
ĐTC Phanxicô thúc đẩy cả Giáo hội tham gia tiến trình đẩy lùi tình trạng “sự ác - giáo sĩ trị”, nên trong thư gởi Đức Hồng y Marc Ouellet, Chủ tịch Ủy ban Giáo hoàng về châu Mỹ Latin, ngày 19 tháng 3 năm 2016, ngài viết: “Ơn thánh hóa đầu tiên và nền tảng của chúng ta bắt nguồn trong bí tích Rửa Tội. Chẳng ai được rửa tội trong tư cách linh mục hay giám mục. Tất cả chúng ta đều được rửa tội trong tư cách giáo dân, và đó là ấn tín không ai có thể tẩy xoá được. Thật là điều tốt lành khi chúng ta nhớ rõ rằng Giáo hội không phải là đặc quyền của các linh mục, của những người sống đời thánh hiến, của các giám mục, nhưng tất cả chúng ta (giáo dân, linh mục, người sống đời thánh hiến, giám mục) cấu thành dân trung tín và thánh thiện của Thiên Chúa. Quên đi điều đó sẽ dẫn đến những nguy cơ và những lệch lạc trong kinh nghiệm về thừa tác vụ mà Giáo hội trao phó cho chúng ta, cả bình diện cá nhân lẫn cộng đoàn”(59).
ĐTC Phanxicô cũng mô tả chân dung giáo sĩ trị trong bức thư này như sau: “Thái độ giáo sĩ trị không
58. https://www.hdgmvietnam.com/chi-tiet/thu-cua-dtc-phanxico-lien quan-den-van-de-giao-si-tri-34291
59. Ibid
108 ■ Tách bạch thẩm sâu Chương IV: Hội Thánh của Chúa Yêsu ■ 109
chỉ huỷ đi cá tính của người Kitô hữu, nhưng còn dẫn đến việc giảm thiểu và hạ thấp ơn bí tích Rửa Tội mà Chúa Thánh Thần đã đặt vào con tim của người tín hữu. Giáo sĩ trị dẫn đến việc áp đặt chuẩn mực cho giới giáo dân, bằng cách cư xử với họ như ‘kẻ thừa hành’. Giáo sĩ trị hạn chế những cố gắng và sáng kiến phong phú, và nếu tôi dám nói, những táo bạo cần thiết để mang Tin Mừng vào những lãnh vực khác nhau của hoạt động xã hội và nhất là hoạt động chính trị. Giáo sĩ trị, còn lâu mới tạo ra xung lực cho những đóng góp và sáng kiến khác nhau, đồng thời dập tắt dần ngọn lửa tiên tri mà Giáo hội toàn thể được mời gọi làm chứng tá trong tim người tín hữu. Giáo sĩ trị quên rằng tính hữu hình và tính bí tích của Giáo hội thuộc về toàn thể dân Chúa (x. Lumen Gentium, 9-14), chứ không chỉ thuộc về những người được tuyển chọn và những người thông thái”(60).
Giải quyết vấn nạn giáo sĩ trị là cấp bách, nhưng đụng quá nhiều những thanh chắn ngang đường là quy định của Giáo luật, và các văn bản có giá trị thấp hơn, nhưng vẫn có tính chi phối bắt buộc.
Tại Roma, ngày 05 tháng 6 năm 2020, Đức Giám Mục Stephan Ackermann, giáo phận Trier - Đức, đã gặp hai Thánh bộ Giáo sĩ và Giáo dục để thảo luận về
60. Ibid
kế hoạch của giáo phận muốn tái cấu trúc 887 giáo xứ thành 35 giáo xứ lớn, vì tình trạng lạm dụng tính dục nơi một số giáo sĩ và thiếu hụt các linh mục. Theo đó các giáo xứ lớn này sẽ được điều hành bởi các Nhóm mục vụ bao gồm giáo sĩ và giáo dân.
Nhanh sau đó, ngày 20 tháng 7 năm 2020, Bộ giáo sĩ đã công bố Huấn Thị về các giáo xứ: ”Hoán cải mục vụ cộng đoàn giáo xứ để phục vụ sứ mạng truyền giáo của Giáo hội”. Radio Vatican cho biết “Huấn Thị được ĐTC Phanxicô phê chuẩn hơn 3 tuần trước đó (ngày 27 tháng 6 năm 2020) và được dịch ra 7 thứ tiếng. Huấn thị gồm 11 chương, với tổng cộng 124 đoạn.
Tại chương 8, mục “Linh mục Giáo xứ”, số 66 viết(61):
“Chức vụ của Linh mục chánh xứ, được gọi là Mục tử, liên quan đến việc chăm sóc toàn diện các linh hồn. Do đó, để một thành viên của tín hữu được bổ nhiệm hợp lệ là Linh mục chánh xứ (parochus), thì người đó phải nhận được Truyền Chức Thánh, do đó loại trừ khả năng trao chức vụ này cho một người không có chức thánh và những người thiếu liên quan chức năng, ngay cả khi thiếu linh mục.
61. Nguồn văn bản: https://press.vatican.va/content/salastampa/it/ bollettino/pubblico/2020/07/20/0391/00886.html#ing
110 ■ Tách bạch thẩm sâu Chương IV: Hội Thánh của Chúa Yêsu ■ 111
Chính vì mối quan hệ thân thuộc và gần gũi cần có giữa mục tử và cộng đoàn, chức vụ Linh mục chánh xứ không thể được giao theo nhiệm kỳ. Trừ các trường hợp Giáo luật đã định liệu (GL 517, §1-2), quyền quản trị Giáo xứ không được giao cho một nhóm gồm các giáo sĩ và giáo dân. Do đó, cần tránh những tên gọi như ‘trưởng nhóm’, ‘lãnh đạo toán’, hoặc tương tự, mang ý nghĩa quyền hành tập thể của Giáo xứ”.
Liền sau đó, ngày 22 tháng 7 năm 2020, Đức cha Franz-Josef Bode, Giám mục giáo phận Osnarbrueck, Phó Chủ tịch HĐGM Đức, đã phê bình Huấn Thị là “một sự ngăn chặn động lực thúc đẩy và sự đề cao giá trị phục vụ của giáo dân”(62). Ngài nhấn mạnh Huấn Thị “trở về với sự giáo sĩ hóa... Và những qui luật mà Huấn Thị trình bày phần lớn không còn đáp ứng thực tế...”(63).
Diễn tiến này cho thấy việc tìm kiếm của những người cùng tốt trong Hội Thánh, nhưng có các chiều kích tiếp cận khác nhau đã tạo ra tình huống đối đầu khó dung hòa.
62.https://www.vaticannews.va/vi/vatican-city/news/2020-07/phan-ung tai-duc-ve-huan-thi-moi-cua-bo-giao-si.html
63. Xem nhiều ý kiến hơn tại đây: https://www.vaticannews.va/vi/vatican city/news/2020-07/phan-ung-tai-duc-ve-huan-thi-moi-cua-bo-giao-si. html
Quả thật, nếu không có cách tiếp cận mới, đa chiều kích về Giáo hội học, để nhận ra nhiều tích cực đến mức tối đa của các vai trò giáo sĩ và giáo dân cùng với những giới hạn, thì khó có thể tìm ra được phương thế hữu hiệu giải quyết nạn giáo sĩ trị. Thậm chí khi đã tìm ra được rồi, vẫn có một số đông đáng kể không dễ dàng chấp nhận, tiêu cực ít thì chịu đựng và làm như cũ, tiêu cực nhiều hơn thì phản đối và không chấp hành, có khi lại là cớ tạo ra sự chia rẽ ở mức giáo phái mới.
Có thể, điều ĐTC Phanxicô trình bày trong thư gởi Đức Hồng y Marc Ouellet, năm 2016, đã nêu ở trên rất cần được suy gẫm cẩn thận hơn: “Giáo sĩ trị quên rằng tính hữu hình và tính bí tích của Giáo hội thuộc về toàn thể dân Chúa (x. Lumen Gentium, 9-14), chứ không chỉ thuộc về những người được tuyển chọn và những người thông thái”. Do đó, nếu có việc xác định lại vai trò của từng thành phần giáo dân, tu sĩ, phó tế, linh mục, giám mục - cùng có chung một căn tính Kitô hữu là Tư tế, Ngôn sứ và Vương đế - trong việc thi hành đại mệnh lệnh của Chúa Yêsu là loan báo Tin Mừng mà vẫn giữ được tính toàn vẹn của Thân Mình mầu nhiệm Chúa Kitô thì là điều nên được khuyến khích.
Trong thế tục, con cái thế gian thường dùng biện pháp “cân bằng quyền lực” để chống lạm quyền và độc tài, thì trong Hội Thánh cũng có thể dùng “cân bằng phương thế đón nhận và trao ban ân sủng” để giải quyết
112 ■ Tách bạch thẩm sâu Chương IV: Hội Thánh của Chúa Yêsu ■ 113
nạn giáo sĩ trị nhằm giới thiệu với thế giới chân dung yêu thương đích thực của Thiên Chúa nơi dấu chỉ tuyệt vời của Người là Hội Thánh.
Nếu được hỏi ý kiến, làm sao có thể cân bằng phương thế đón nhận và trao ban ân sủng? Chúng tôi đã suy nghĩ, cầu nguyện, tách bạch vấn đề này khá lâu, có thể khởi đi từ thời kỳ dạy thần học nhập môn cho các tu sĩ không nhận chức thánh (2003), và hôm nay từ thẩm sâu tự do, chúng tôi dè dặt nêu ý kiến vẫn chưa thấy hoàn chỉnh về vấn nạn này, nên tiếp tục xin được lắng nghe, học hỏi thêm từ mọi người.
Theo chúng tôi, cần trở về với sứ mạng chính Chúa Yêsu trao cho các Tông đồ - các Đức giám mục Chính tòa - Chỉ các Đức giám mục Chính tòa mới là là nguồn phân chia ân sủng của Thiên Chúa. Còn quý Đức giám mục Phụ tá, các linh mục, các phó tế là những cộng tác viên, đều giúp việc cho các Đức giám mục Chính tòa chu toàn bổn phận. Từ đó cho thấy, nếu có nhu cầu thì vẫn có thể tuyển chọn các tu sĩ không chức thánh và cả anh chị em giáo dân nam nữ làm cộng tác viên để giúp Đức giám mục Chính tòa hoàn thiện sứ mạng Chúa Yêsu Kitô trao phó là loan báo Tin Mừng và thánh hóa thế giới. Ngài tuyển chọn các thừa tác viên để giúp ngài chu toàn bổn phận:
- Thánh hóa: Các linh mục thi hành các thừa tác vụ bí tích,
- Huấn giáo: Các linh mục, các phó tế, các tu sĩ và những giáo dân được đào tạo thích hợp thi hành thừa tác vụ giáo huấn, kể cả giảng lễ,
- Quản trị: Những giáo dân trưởng thành về đức tin, có kinh nghiệm về quyền năng cứu độ và được đào thích hợp thi hành thừa tác vụ quản trị.
Mọi năng quyền đều xuất phát từ Thiên Chúa nhờ Chúa Thánh Thần thông ban cho Thân Mình mầu nhiệu Chúa Kitô. Đúng như ý định và hành động của Chúa Yêsu Kitô trao cho các Tông đồ của Ngài.
Hội Thánh sẽ là hạnh phúc cho nhân loại như trẻ thơ làm cho gia đình, họ hàng, láng giềng an vui như viễn tượng Chúa Yêsu mong muốn về Hội Thánh đã được tác giả Tin mừng Matthêu ghi lại (x. Mt 10).
114 ■ Tách bạch thẩm sâu Chương V: Tách bạch thẩm sâu cho riêng mình ■ 115
“Trường hợp của một người nghi ngờ không biết
điều anh ta nhìn thấy trong rừng là một con thú hay con
người. Người đó không thể giết nó, ngay cả khi điều đó
Chương V
Tách bạch thẩm sâu
cho riêng mình
Suốt hành trình tách bạch thẩm sâu như chúng tôi vừa
điểm qua với những tình huống của nhân loại và Giáo hội trong dòng lịch sử vẫn chỉ mới dừng lại như một cách tiếp cận để có thể giúp dừng lại xem xét, nhất là lượng giá lại những định đề và kết luận hay nghĩ thích nói và thường quyết định như một công thức có sẵn. Vâng chỉ vậy thôi.
Một điều có thể là mối đe dọa thường trực mới của thế kỷ XXI này đó là hoài nghi mọi sự, kể cả sự thật với đủ loại thuyết âm mưu. Thánh Anphongsô khi bàn về thẩm sâu, ngài đã bàn về cách đối phó với những nghi ngờ về sự thật như(64) như sau:
64. Conscience - Writtings from Moral Theology by Saint Alphonsus, Translated by Raphael Gallagher, C.Ss.R., Liguori Publications, Missouri 2019.
có thể hoặc có phần chắc là con thú. Nếu trên thực tế, đó là một con người, thì việc anh ta tin rằng điều anh ta thấy có thể hoặc thậm chí chắc chắn, không thể cứu được người đó khỏi cái chết. Do đó, trong mọi trường hợp, không bao giờ hợp pháp để sử dụng ý kiến khả tín khi nghi ngờ về sự thật, khi có nguy cơ gây hại hoặc gây thương tích cho người khác”.
Như thế, nếu còn hoài nghi thì đừng kết luận, cũng đừng phủ nhận kết luận của người khác. Nếu ở phương diện tư tưởng và học thuật thì tiếp tục nghiên cứu, bàn luận cho đến khi vấn đề được tách bạch, còn nếu là hành động thì phải dừng hành động mình định làm lại chứ không phải dừng hành động đang diễn ra của người khác cho đến khi sự thật được thẩm sâu mình xác nhận hay từ chối cách dứt khoát.
Chỉ khi đạt được tình trạng thẩm sâu tự do, thì mới có thể xác nhận sự thật. ĐTC Phanxicô nhắc những ai khao khát làm tách bạch phải học cách thinh lặng trước nhan Thiên Chúa: “Thinh lặng trong lúc cầu nguyện, để
JB. Lê Đình Phương, C.Ss.R. chuyển ngữ tiếng Việt, Toronto 2021. Điều 52, trang 46.
116 ■ Tách bạch thẩm sâu Chương V: Tách bạch thẩm sâu cho riêng mình ■ 117
nhận ra ngôn ngữ của Ngài [Thiên Chúa] cách tốt hơn, hầu giải thích cho được ý nghĩa thực sự của những điều được linh hứng mà chúng ta tin mình đang được lãnh nhận, để vứt bỏ nỗi sợ hãi và tái đặt toàn bộ đời sống chúng ta vào trong ánh sáng của Thiên Chúa”(65).
Nếu thẩm sâu phải chấp nhận được dạy dỗ để từ bỏ do dự và sai lầm mà trở nên thẳng thắn, thì việc tách bạch cũng phải thực hiện cách kiên nhẫn trong Thiên Chúa, vì kết quả của tiến trình này không nhắm việc cần làm thường ngày, mà chuẩn bị đầy đủ mọi sự cho thẩm sâu xác nhận sứ mạng của cuộc đời mình.
ĐTC Phanxicô trong Tông huấn Gaudete et Exsultate (ngày 19 tháng 3 năm 2018), viết: “Một trong những điều kiện căn bản để làm tách bạch được tiếp tục, hệ tại ở chỗ tập luyện trong kiên nhẫn của Thiên Chúa và trong cách tính thời gian của Ngài, mà cách tính của chúng ta không bao giờ tương ứng với đó. Ngài không cho phép lửa từ trời sa xuống trên những kẻ bất tín (x. Lc 9,54), Ngài cũng không cho phép những người nhiệt tình được đi nhổ cỏ dại đang mọc lên cùng với lúa mì (x. Mt 13,29). Ngoài ra, cũng cần phải có sự quảng đại, vì
65. ĐTC Phanxicô. Tông huấn Gaudete et Exsultate (19.3.2018), 171. Nguồn: http://www.vatican.va/content/francesco/en/apost_exhortations/ documents/papa-francesco_esortazione-ap_20180319_gaudete-et exsultate.html
“cho thì có phúc hơn nhận” (Cv 20,35). Chúng ta không làm tách bạch để tìm ra điều thông thường, chúng ta vẫn có thể rút ra được từ cuộc sống này, nhưng để nhận ra việc chúng ta có thể thực hiện sứ mạng như thế nào cho tốt hơn, tức sứ mạng đã được ủy thác cho chúng ta trong Bí Tích Thanh Tẩy”(66).
Hành trình tách bạch thẩm sâu của chúng tôi có thể bắt đầu từ giữa thập niên 80 của thế kỷ XX, để dẫn đến ơn gọi tu trì vào năm 1989, và trở thành tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế năm 1996. Năm nay, chúng tôi cùng anh em lớp Gaudiello kỷ niệm 25 năm Khấn Dòng.
Một giai đoạn của cuộc đời, cứ mỗi sáng sớm của ngày mới, khoác lên mình chiếc áo Dòng lại mở miệng thưa với Thiên Chúa:
Lạy Cha xin mặc cho con chiếc áo công chính và cứu độ, mà con đã lãnh nhận trong ngày chịu phép Thanh Tẩy. Xin xiết chặt thân con bằng đai lưng khiết tịnh, khó nghèo và tuân phục để con thuộc về Ngài.
Không phải vì chúng tôi xứng đáng, nhưng vì tội lỗi chúng tôi gây ra mỗi ngày, vì những giới hạn và tào lao hằng giờ của chúng tôi, nên chúng tôi phải khẩn xin điều đó, để hậu quả của những cái xấu và đôi khi là ác
66. Ibid, 174.
118 ■ Tách bạch thẩm sâu Chương V: Tách bạch thẩm sâu cho riêng mình ■ 119
xuất ra từ chúng tôi được Cha từ bi ra tay ngăn trở, hóa giải mọi sự ra ơn cứu độ cho nhân trần.
Xét về mặt nhân sinh, chúng tôi không hiểu tại sao Thiên Chúa đã kêu gọi và đặt chúng tôi trong tay Ngài để sử dụng như phương thế cứu độ, nhưng vâng nghe Hội Thánh dạy rằng Thiên Chúa không chọn người tài làm việc cho Ngài, nhưng Ngài chọn ai thì ban đủ ơn cho người ấy thực hiện việc Ngài trao (x. 2Cr 12,9), nhằm tỏ bày ơn cứu độ chứa chan trong Chúa Kitô (x. Tv 129,7) cho muôn loài thụ tạo ở tứ phương thiên hạ (x. Mc 16,15), chúng tôi tin, ngợi khen Thiên Chúa cùng với Mẹ Maria, thánh Anphongsô và các thánh, cùng tạ ơn Hội Thánh và mẹ Nhà Dòng.
Ngày 20 tháng 01 năm 2005, theo thỉnh nguyện của Cha giám tỉnh DCCT Yuse Cao Đình Trị, Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh, Giám mục Chính tòa giáo phận Kontum đã đặt tay và đọc lời nguyện ban Ơn Linh Mục cho chúng tôi để thi hành sứ mạng của Hội Thánh trong thế giới với quyền năng Thiên Chúa và tội lỗi cùng yếu đuối của chúng tôi.
Mỗi ngày lúc dâng lễ, chúng tôi lại nói chuyện thầm(67) với Cha theo chỉ dẫn của Hội Thánh:
67. Các lời đọc thầm của linh mục khi tế lễ theo quy định Sách lễ Rôma.
1. Lời đầu tiên
Khi cộng đoạn hát hay đọc câu tung hô Tin Mừng, chúng tôi thông thường đến cúi chào bàn thờ, khi ấy sẽ thầm thĩ như sau: “Lạy Thiên Chúa toàn năng, xin thanh tẩy tâm hồn và môi miệng con, để con xứng đáng và đủ tư cách công bố Tin Mừng của Chúa”.
Chỉ đọc có bài Phúc Âm thôi, có gì ghê đâu mà phải khẩn cầu đến thế?
Nếu chỉ đọc và nghe như là một diễn văn thì đúng là lời cầu nguyện đó thừa, nhưng ở giây phút công bố sứ điệp Tin Mừng, đâu phải chúng tôi đọc diễn văn, mà là công bố Lời của Chúa, tức là nhờ Lời đó vũ trụ được tạo thành, nhờ Lời đó con người được cứu độ. Lời đó khi công bố không nhằm thông tri thuần túy, mà nhằm trao ban sự sống. Chúng ta nhớ Thánh Kinh đã nói Lời trở thành xác phàm và ở giữa chúng ta (x. Yn 1,14), còn Đức Maria khi đón nhận những Lời Chúa từ miệng sứ thần Gabriel thì Lời đã thành Yêsu trong lòng Mẹ (x. Lc 1,26-38).
Khi cầu nguyện như thế rồi, chúng tôi phó thác hoàn toàn cho việc Chúa làm, chứ không còn dám nghĩ đến chuyện mình đã xứng đáng hay chưa nữa.
Anh chị em có đọc Lời Chúa ở nhà không? Khi đọc cũng hãy đọc trong chính sự kiện Chúa Yêsu đang đến, để hoa trái của Phúc Âm có ngay ở đời sống anh chị em.
120 ■ Tách bạch thẩm sâu Chương V: Tách bạch thẩm sâu cho riêng mình ■ 121
2. Lời thứ hai
Sau khi đọc xong Tin Mừng, chúng tôi sẽ xướng: “Đó là Lời Chúa”, trong lúc cộng đoàn đáp lại: “Lạy Chúa Kitô, ngợi khen Chúa”, thì chúng tôi sẽ thầm thĩ lời sau: “Nhờ những Lời Tin Mừng vừa đọc, xin Chúa xóa tội chúng con”. Lời khởi đầu, chúng tôi xin được thanh tẩy để cá nhân “con” có thể tiếp cận và thi hành sứ mạng loan báo Lời Chúa, còn bây giờ sau khi đã đọc Lời Chúa rồi thì xin “xóa tội” cho “chúng con” là chính chúng tôi và toàn thể cộng đoàn. Như vậy hoa quả đầu tiên và tức thì của Lời Chúa trong Thánh lễ là ơn tha tội, là chính việc cứu độ thế giới.
Nhiều người khi nghe Lời Chúa chỉ bận tâm đến việc thỏa trí của mình, nên nhiều khi hay lo lắng, thắc mắc tại sao Lời Chúa khó hiểu quá. Ngay một số ít vị trong chúng tôi cũng vậy, nhiều khi đọc Lời Chúa xong là nghĩ ngay đến việc mình giảng gì hơn là cùng với dân Chúa xác tín, mình và nhân loại này đang được Thiên Chúa tha tội nhờ việc Lời Tin Mừng được công bố.
3. Lời thứ ba
Có một lời không phải là lời thầm thì của chúng tôi, mà là lời đọc to và cộng đoàn dân Chúa sẽ đáp lại là lời nguyện dâng của lễ, nhưng ở nhiều nơi dành cho ca đoàn hát lúc ấy, nên chúng tôi đã
tự biến lời đọc to thành lời đọc thầm. Điều này chẳng nên chút nào, nhưng đã thành thói quen mất rồi, nên lời đó không kể.
Ở giữa hai lời nguyện dâng của lễ đó, có một lời thì thầm khi chúng tôi cho chút nước vào trong chén rượu nho: “Nhờ dấu chỉ nước hòa rượu này, xin cho chúng con được tham dự vào thần tính của Đấng đã đoái thương thông phần nhân tính của chúng con”.
Giọt nước thật nhỏ nhoi với biển rộng bao la, và ngay chỉ với chén rượu nồng thì giọt nước cũng chỉ là một chút hòa tan. Giọt nước là con người đi vào với rượu là chất thể Thiên Chúa dùng để chính Chúa Yêsu hiện hữu. Cho nên khi rượu trở thành Máu Thánh Chúa Yêsu, tức khắc trong Máu Thánh đó có một chút con người của nhân loại chúng ta. Thiên Chúa đã làm người đã quyện chặt sinh mệnh của Ngài với loài người chúng ta như thế đó.
4. Lời thứ tư:
Sau khi dâng của lễ, chúng tôi cúi mình sâu đọc: “Lạy Chúa là Thiên Chúa xin thương nhận chúng con đang hết lòng khiêm nhường thống hối, và xin cho hy lễ chúng con dâng trước tôn nhan Chúa hôm nay được đẹp lòng Chúa”.
Những của lễ là công lao vất vả của con người dưới ánh mặt trời và cơn mưa rào do Thiên Chúa ban đã được
122 ■ Tách bạch thẩm sâu Chương V: Tách bạch thẩm sâu cho riêng mình ■ 123
dâng lên. Khi tuyển chọn từ muôn kết quả, hoa trái của muôn loài, bánh và rượu đã là thứ tốt nhất, nhưng chỉ là phía con người với tấm lòng thành. Còn để trở nên của lễ xứng hợp Thiên Chúa thì chỉ có Chúa làm cho của lễ từ tay con người trở nên đẹp lòng Chúa.
5. Lời thứ năm
Khi chúng tôi rửa tay sẽ thầm thĩ nguyện xin như sau: “Lạy Chúa, xin rửa con sạch hết mọi lỗi lầm, tội con đã phạm, xin Ngài thanh tẩy”. Nếu đây là hành vi hoán cải, thì đã là lần thứ ba rồi, kể từ khi bắt đầu Thánh lễ, chúng tôi xin ơn hoán cải. Đầu lễ hoán cải chung với cả cộng đoàn. Khi công bố Phúc Âm, một mình xin ơn hoán cải, và bây giờ lại một mình xin ơn hoán cải. Điều này nhắc nhớ, tất cả chúng ta là tội nhân, và chúng tôi là tội nhân trước tiên phải cầu xin ơn tha thứ. Nên trước khi công bố hay thực hiện một việc có tính cách nhân danh Chúa(68) thì phải khiêm tốn cậy dựa vào lòng xót thương và nhân hậu của Thiên Chúa.
68. Nhân Danh Chúa là cách nói quen, thật ra phải trong Danh Chúa (In nomine Domine / In the Name Lord), vì nói Nhân Danh Chúa theo nghĩa tiếng Việt thông thường là Chúa không có mặt ở đây, mà chỉ có tôi đang là đại diện Chúa ở đây.
Ở lần xin ơn hoán cải trước khi đọc Tin Mừng, Chúa thanh tẩy môi miệng kẻ phàm phu tục tử để chúng tôi có thể và có quyền nói Lời Thiên Chúa, nên ai nghe sẽ được cứu, được xóa tội. Còn ở lần xin ơn hoán cải này, chúng tôi trở thành Yêsu hiện diện trong hy tế Thánh trên đỉnh núi Sọ. Những lời nguyện và những lời nói từ miệng chúng tôi đó, nhưng cũng chính là từ miệng Chúa Yêsu - vị Thượng Tế duy nhất - lời từ miệng chỉ Một Người Đó, nhưng là lời từ miệng của tất cả Hội Thánh, của toàn thể nhân loại và của mọi loài sinh linh.
6. Lời thứ sáu
Trước khi rước lễ, chúng tôi bẻ một chút Mình Thánh Chúa Yêsu bỏ vào chén Máu Thánh Chúa Kitô và thầm thĩ: “Xin cho việc hòa Mình và Máu Chúa Yêsu Kitô, Chúa chúng con, mà chúng con sắp lãnh nhận đem lại cho chúng con sự sống muôn đời”.
Có thể xem đây là lời nguyện viên mãn, lời nguyện làm cho Máu và Thịt Chúa trở nên một Chúa Yêsu đang sống là Đấng cứu độ đi vào trong cuộc đời mọi người và trở nên phần bảo đảm sự sống hạnh phúc dài lâu cho bất kỳ ai tin và đón nhận ở đời này và đời sau. Lời nguyện này, chúng tôi cầu thay cho mình và cho mọi người.
7. Lời thứ bảy
Ở đây có hai lời, chúng tôi sẽ chọn một trong hai, một ngắn một dài.
124 ■ Tách bạch thẩm sâu Chương V: Tách bạch thẩm sâu cho riêng mình ■ 125
“Lạy Chúa Giêsu Kitô, con Thiên Chúa hằng sống, bởi thánh ý Chúa Cha và nhờ sự hợp tác của Chúa Thánh Thần, Chúa đã chết để ban cho thế gian được sống, xin dùng Mình và Máu Thánh Chúa đây cứu con khỏi mọi tội lỗi và mọi sự dữ; xin cho con hằng tuân giữ giới răn Chúa, và đừng để con lìa xa Chúa bao giờ”. Đây tuy không phải là lời nguyện hoán cải, nhưng lại là lời nguyện xin ơn giải thoát ngay ở thì hiện tại.
Hội Thánh ý thức rõ, các thừa tác viên của mình là những con người mỏng dòn, yếu đuối thật sự, nên đã muốn ngay trong một Thánh lễ, chúng tôi phải khẩn xin một cách tha thiết và nhiều lần để hầu được cứu độ. Có thể nhờ thế, mà chúng tôi có sức làm chứng cho Đấng Phục sinh - Yêsu Kitô - Đức Chúa (YHWH).
Lời thứ hai có thể chọn lựa thì có vẻ khẩn thiết và cần kíp hơn về ơn cứu độ: “Lạy Chúa Giêsu Kitô, con sắp rước Mình và Máu Thánh Chúa, xin đừng để con vì thế mà bị xét xử và luận phạt, nhưng nhờ lòng Chúa nhân từ, xin che chở và cứu chữa hồn xác con”. Chúng tôi chỉ còn biết ký thác sinh mạng hiện tại và đời đời của mình cho “lòng Chúa nhân từ”. Ngoài ra không có cách gì cứu vãn.
8. Lời thứ tám
Khi rước lễ, chúng tôi lại thì thầm: “Xin cho
Mình / Máu Thánh Chúa Kitô gìn giữ con, cho con được sống muôn đời”. Một lần nữa chúng tôi tin và ký thác cuộc đời của mình trong hằng hữu của Mình và Máu Thánh Chúa Kitô.
9. Lời cuối
Khi tráng chén, chúng tôi lại thầm thĩ nguyện xin: “Lạy Chúa, miệng chúng con vừa rước Mình và Máu Chúa, xin cho chúng con tiếp nhận với tâm hồn trong sạch, và xin cho ân huệ đời này trở nên linh dược cho chúng con được sống muôn đời”. Đây là lời nguyện nhắc rõ ràng nhất đến tác động chữa lành của Mình và Máu Thánh Chúa Kitô. Chúa Kitô là linh dược không chỉ cho đời sau, mà cho ngay đời hiện tại này, và từ đời hiện tại này sẽ nối mãi đến muôn đời.
Chỉ qua các lời nguyện thầm thĩ này thì đã thấy chúng tôi phải hoán cải và xin ơn giải thoát cũng như chữa lành liên tục, từ đầu cho đến cuối Thánh lễ. Quả thật, nếu không làm như vậy thì mọi hy lễ chỉ là một nghi thức phải làm, một niềm tin phải công bố, chứ không là một giá trị gì lớn lao hay một sự sống sung mãn, chỉ có Thiên Chúa mới có thể làm và ban cho chúng ta.
Xin hãy thương cầu nguyện giúp, để chúng tôi tiếp tục dám hiến tế mình, nên một với Chúa Yêsu Kitô, và cũng nhờ vậy mà ơn giải thoát nơi Chúa Cứu Thế được tuôn đổ cách lan tràn trên mọi chúng sinh.
126 ■ Tách bạch thẩm sâu Phụ lục ■ 127
Tách bạch thẩm sâu của riêng chúng tôi là đống
ngổn ngang, cứ ngày ngày lại xin Thần Khí xuống cuốc
cày, gia công làm cho mảnh đất nhỏ nhoi đời chúng tôi thành mảnh đất Thiên Chúa yêu thương gieo Hạt giống Kitô Yêsu.
Tiến trình tách bạch thẩm sâu cả đời người như thể lộ trình từ đất về Trời (thiên đàng), tương xa xăm vô định, nhưng thật ra rất gần, ngay trong không gian yêu thương. “Trời là thời gian vô tận của tình yêu không bao giờ còn xa cách nữa giữa Thiên Chúa và linh hồn đã yêu mến, đã tìm kiếm Người suốt đời. Được hiệp nhất với tất cả các thiên thần và tất cả các thánh, linh hồn được vui hưởng hạnh phúc, luôn luôn ở gần Chúa và với Chúa. Trời là Thiên đàng (YouCat, 158).
Phụ lục
Ba bài viết ở Phụ lục này là trong số các bài viết của chúng tôi về mục vụ cho các sắc tộc thiểu số Tây nguyên miền Trung, Việt Nam. Tuy không liên quan trực tiếp đến chủ đề Tách bạch Thẩm sâu và cũng chưa khái quát hết sứ vụ, nhưng xét đến nội dung ít khi được đề cập, nên chúng tôi đưa vào đây để lưu trữ cho chính mình và nếu ai quan tâm, có thể tham khao.
1
GIẾT TRÂU TẾ TRỜI
Chiều 31 tháng 7 năm 2005 vừa qua, tại Trung tâm truyền giáo Pleichuet, giáo phận Kontum có giết trâu tế Trời. Trước đó có người cho rằng giết trâu theo cách đâm trâu trước mặt mọi người là man rợ, dã man. Có người còn đặt vấn đề mạnh mẽ hơn rằng chúng ta Kitô hóa Jarai hay để Jarai hóa Kitô chúng ta?
Sau khi lễ giết trâu tế Trời kết thúc, vấn đề này vẫn đang được bàn luận. Tôi muốn nhân cơ hội này cung cấp thêm thông tin về việc Giết Trâu Tế Trời (Trum
128 ■ Tách bạch thẩm sâu Phụ lục ■ 129
gơbau/kơbau) này và một vài suy nghĩ cá nhân về Tin Mừng hóa văn hóa.
LỄ TẾ JARAI
Người Jarai cũng như người thuộc các sắc tộc thiểu số Tây Nguyên miền Trung Việt Nam thường xuyên có những nghi lễ cúng tế và khấn vái.
Cách riêng người Jarai, khi vào rừng trước khi đốn một cây mang về làm nhà, họ khấn vái xin thần rừng cho một cây mang về làm chỗ nương thân. Vái xong mới chặt cây mang về. Trước khi gieo trồng mang gà ra cúng, xin Trời chúc phúc rồi mới trồng tỉa. Nói vài câu với con sông trước khi lấy nước, nói vài câu trước khi hái một trái rừng gọi là xin phép thần (Yang). Trong tâm tưởng họ nghĩ rằng cái không phải của mình khi muốn dùng phải xin. Nếu không xin mà cứ lấy là kle dop (ăn cắp), mà ăn cắp thì không phải là ăn cắp của thần sông thần cây, mà là ăn cắp của Ơi Adai - cách gọi khác: Ơi Du - (Ông Trời). Như vậy là đã ngă sat, ngă cha - làm việc xấu, làm việc bậy bạ - là phạm tội. Mà phạm tội là phạm đến Trời, con người không thể tự tha tội cho mình, nên phải nhờ người phai Yang (cúng Thần), để được Thần tha thứ.
Người Jarai thường dùng gà (mơnu), heo (un/abui) và trâu (gơbau) để tế lễ. Nhỏ nhỏ theo kiểu ăn cắp vặt, xin cầu phúc thì cúng con gà. Vừa vừa như xin tẩy uế để hết bệnh, chúc lành cho vợ chồng mới cưới thì dùng
heo cũng được. Nhưng những việc hệ trọng, ành hưởng đến cả làng cả dòng tộc thì buộc phải cúng trâu.
GIẾT TRÂU TẾ TRỜI
Đối với những người có nhiều của, đối với những làng giàu có, việc cúng trâu không khó, có nhiều khi chỉ việc nho nhỏ, nhưng gia chủ (pô sang) muốn cúng trâu thì cứ việc. Nhưng thông thường, việc Giết Trâu Tế Trời luôn luôn liên quan đến chuyện tẩy uế rộng rãi.
Có ba trường hợp gần như là bắt buộc phải tế trâu: - người mắc tội loạn luân phải Giết Trâu Tế Trời, vì tội loạn luân sẽ làm Ơi Adai nổi giận và hậu quả là cả làng có thể bị tiêu diệt bởi bị nhuốc nhơ ô uế. - sau một trận chiến trở về phải Giết Trâu Tế Trời, vì các chiến binh đã hạ xác người, cho dù đó là kẻ thù đi nữa thì họ đã bị máu người làm cho nhiễm uế. - sau khi làm xong ngôi nhà chung (sang rông) phải Giết Trâu Tế Trời, vì trong quá trình làm nhà, có thể có những người ô uế chưa được boah (chưa được tẩy uế) lên làm hay đến chơi, và nhất là những vật liệu sử dụng có thể đang ở trong tình trạng cần tẩy uế. Ngoài ba trường hợp này, có thể còn nhiều trường hợp khác, mà người viết chưa được tường. Như vậy việc Giết Trâu Tế Trời không phải là một lễ hội vui, mà là một lễ nghi thuần tuý tôn giáo. Nó gần và liên quan trực tiếp đến Ông Trời, và do vậy, theo tập
130 ■ Tách bạch thẩm sâu Phụ lục ■ 131
tục của người Jarai việc này cũng phải làm công khai cho bàn dân thiên hạ được tỏ tường và hiệp thông, chứ không được làm cách chùng lén. Nhờ vậy dân chúng được tẩy uế và biết rõ mình được tẩy uế. Tức là biết mình không còn bị chết do tội lỗi và ô uế của mình hay của đồng loại nữa, mà đã được cứu sống nhờ có con trâu chết thay.
Đọc sách Lêvi, chúng ta cũng thấy trong truyền thống cựu ước đòi buộc công khai như vậy: “Tư tế sẽ dẫn bò tơ đến cửa Trướng Tao Phùng trước nhà Đức Chúa, ngài sẽ ấn tay trên đầu bò tơ và tế sát nó trước nhà Đức Chúa” (Lv 4,4 xem thêm 4,14-15…).
CÁCH GIẾT TRÂU TẾ TRỜI
Sau khi cả làng đã thống nhất với nhau việc Giết Trâu Tế Trời, trước ngày hành lễ hai lần bảy ngày, vào một buổi chiều sẽ có người đi báo cho cả làng biết trâu tế thần đã được mang về làng. Trâu được nuôi riêng ở một nơi trong làng và có người chịu trách nhiệm nuôi, chứ không được thả rong như những con trâu khác trong làng.
Tại nơi diễn ra lễ Giết Trâu Tế Trời, người trong làng sẽ dựng lên một gông ga. Đến giờ định, bao giờ cũng là buổi chiều, trâu được dẫn đến và buộc dây vào gông ga. Pô phai yang - người cúng tế - sẽ buah gông ga bằng ia hơchih. Ching chiêng nổi lên “ting ting tìng ting; ting ting tìng ting…) những người đánh ching chiêng vây
quanh con trâu, làm con trâu mất phương hướng. Sau đó một người sẽ chặt nhượng hai chân sau con trâu, rồi dùng dao đâm thẳng vào tim trâu, và chỉ 3 đến 5 phút sau trâu sẽ lăn ra chết. Sau đó trâu được mang đi xẻ thịt, đầu, gan và một ít phần thịt hai bên sóng lưng trâu sẽ được dùng cúng thần.
Sau cúng tế, trâu được chia phần cho thầy cúng, cho đội ching, cho gia chủ và cho cả làng. Lúc thịt trâu đã được phân chia mới đến mừng hội, tức là ăn mừng. Ăn mừng Ông Trời đã thương nhận của lễ và cho mình sống.
Một lễ nghi tôn giáo bản địa rất đáng kính trọng như vậy tại sao lại bị dị nghị và miệt thị như thế ?
GIẢ ĐỊNH MỘT VÀI NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN HIỂU SAI Ý NGHĨA LỄ GIẾT TRÂU TẾ TRỜI Một thời gian dài sau 1975, những nét đặc trung tôn giáo và văn hóa của các dân tộc thiểu số bị coi là nhảm nhí, mê tín và lạc hậu. Ngay những người Jarai được đưa đi học ở các trường ngoài Hà Nội và Trung Quốc trong thời chiến khi thời bình trở lại cũng họa lại những cách miệt thị văn hóa dân tộc của mình. Chỉ độ 10 đến 15 năm trở lại đây, vấn đề tôn giáo và văn hóa của các sắc tộc thiểu số mới được nghiên cứu và bắt đầu được trân trọng trong xã hội.
Nhà nước với các phương tiện truyền thông đại chúng yểm trợ đã biến việc Giết Trâu Tế Trời trở thành
132 ■ Tách bạch thẩm sâu Phụ lục ■ 133
lễ hội đâm trâu. Tức là loại bỏ hoàn toàn yếu tố tôn giáo chỉ còn lại yếu tố vui chơi, nên dẫn đến các lễ hội thiếu hồn, thiếu chất sống. Chính những người dân tộc thiểu số tham dự các lễ hội ấy bảo chỉ có múa (soang) là vui, còn lại… Nhận xét như vậy tuy chưa toàn diện nhưng cũng phản ánh một phần giá trị thật. Vì yếu tính của việc Giết Trâu Tế Trời không còn, nên việc đâm trâu là trò đùa trước mặt bàn quan thiên hạ thì quả là có vấn đề đúng như nhiều người đã nói, hoặc còn nói thêm việc đó đang cổ vũ cho bạo lực, máu me cũng hoàn toàn đúng. Nhưng việc Giết Trâu Tế Trời của người Jarai không phải là lễ hội đâm trâu như Nhà nước đã bỏ tiền tỉ để tổ chức.
Cách đây gần hai năm, tôi có được xem một cuốn băng video của một Hội truyền giáo đã từng truyền giáo ở Việt Nam, trong đó có hai điều làm cho tôi đau lòng và khó hiểu. Trong một căn nhà, người sắc tộc thiểu số đang hướng về một vài biểu tượng tâm linh, có vẻ như đang cầu cúng rất thành kính. Một nhà thừa sai bước vào một cách dạn dĩ giựt bỏ hết những biểu tượng ấy trước những ánh mắt khiếp sợ của dân chúng, rồi ngài treo lên cây Thánh Giá ngay nơi người thiểu số đã treo biểu tượng tôn giáo của họ. Rồi sang cảnh đâm trâu. Cả trường đoạn dài đó nối với đoạn mở đầu và những đoạn kế tiếp nói lên sự dấn thân gian khổ của các thừa sai khi đến truyền giáo cho các dân tộc man di mọi rợ.
Quả là đau lòng và khó hiểu khi mình nói những anh chị em các sắc tộc thiểu số là con cùng Một Cha với mình, nhưng mình chỉ thấy họ là man di mọi rợ. Hình ảnh CHA nơi họ đâu?
Quả là đau lòng và khó hiểu khi chúng ta đã sống gần xong 5 năm đầu của thế kỷ XXI rồi, mà những tư tưởng miệt thị tín ngưỡng dân gian nơi những người mình đến truyền giáo vẫn là vấn đề nghiêm trọng.
TẠM KẾT
Thiên Chúa tôn vinh những người Công giáo trên quê hương Việt Nam này, và cũng tôn vinh những người con của Đất Việt này chưa nhận Ngài là Cha khi chúc phúc cho rất nhiều người ngoại giáo làm việc lành phúc đức. Thiên Chúa vẫn đang có chương trình cứu độ cho từng người và từng dân tộc. Vết thương, vì là người ngoại quốc không hiểu tận tường cội nguồn tâm linh và văn hóa Việt, một số ít thừa sai đã xem việc thờ cúng ông bà tổ tiên là mê tín, và coi những vĩ nhân trong một số tôn giáo khác là Xatan, đến nay vẫn chưa lành, chưa nguôi trong lòng từng người Công giáo nói riêng và người Việt nói chung.
Đến lượt chúng ta là người Việt trên đất Việt, liệu chúng ta có tiếp tục làm vết thương đó trở nên dữ dội hơn nơi các anh chị em thuộc các sắc tộc thiểu số của mình không ?
134 ■ Tách bạch thẩm sâu Phụ lục ■ 135
Chúa Yêsu từ muôn thuở cho đến muôn đời Ngài
là Thiên Chúa - đó là bản Thiên Tính của Người - Còn
nhân tính của Ngài thì hoàn toàn gắn chặt với sắc tộc Do-thái. Chính Chúa Cha đã gieo hạt giống Tin Mừng Yêsu vào đất Israel và dự liêu cho nó lan tỏa khắp mọi nơi mọi chốn, cho mọi loài thụ tạo hưởng nhờ ơn cứu độ từ đó. Trong mọi giáo huấn của Chúa Yêsu, Ngài luôn bảo chính Cha là người gieo giống, Cha là chủ ruộng vườn. Còn chúng ta chỉ là người đi thu hoạch, gặt lúa mang về mà thôi. Như vậy tại sao mình lại bỉu môi châm chọc và tỏ ra không chấp nhận với cách lãnh nhận ơn tha thứ từ Thiên Chúa của tổ tiên người Jarai mà mình đang được sai đến?
2
CHA JACQUES DOURNES
VÀ VẤN ĐỀ VĂN Hóa BẢN ĐỊA
1. TIỂU SỬ JACQUES DOURNES
Cha Jacques Dournes sinh ngày 27 tháng 5 năm 1922 ở Saint-Pol-sur-Ternoise (Pas-de-Calais) trong một gia đình Kitô giáo hỗn hợp Tin Lành Calvin và Công giáo. Cùng một Đức Kitô, nhưng hai tôn giáo lại nghịch chiều nhau đã gây những băn khoăn sâu xa trong tâm tư và cuộc đời của Dournes. Cha Jacques là một quan toà, em là chính trị gia. Còn Jacques đam mê mạo hiểm, nên Hội Truyền giáo ngoại quốc Paris là nơi phù hợp. Thầy Jacques học triết học và thần học ở Đại Chủng viện Versailles. Thụ phong linh mục ngày 5 tháng 4 năm 1945, chính thức là thành viên MEP ngày 29 tháng 10 năm 1945, sau đó được sai đến phục vụ tại giáo phận Sàigòn, Việt Nam.
Trước khi trở thành nhà thừa sai Jarai ở Kontum, cha Jacques Dournes đã được sai đến nơi truyền giáo ở Kala gần Di Linh, nơi có nhiều người Srê, ngay từ đầu năm 1947 và ở đó đến năm 1954. Ngài bị hồi hương sau bảy năm ở Di Linh, vì lý do quá quan tâm nghiên cứu
136 ■ Tách bạch thẩm sâu Phụ lục ■ 137
văn hóa bản địa, mà sao nhãng việc truyền đạo. Nhưng nhờ Đức cha Paul Seitz (Kim), Giám mục Kontum, cha Dournes đã trở lại Việt Nam đầu năm 1955, và ngày 01.08 năm đó ngài được sai đến với người Jarai ở Bon Ama Djơng, thuộc vùng Cheoreo, tỉnh Phú Bổn (nay là thị xã Ayunpa) thuộc địa phận Kontum.
Tại Cheoreo, cha Dournes nhận ra những giá trị tâm linh lạ lùng, có lúc tưởng làm ngài lung lay đức tin, nhưng sau đó, ngài nhận ra vai trò của mình là trở thành chứng nhân về chính cuộc sống của những người Jarai thay vì tìm cách hoán cải họ theo đạo như cách cổ điển. Cuộc truy tầm LOGOS SPERMATIKOS trong văn hóa bản địa là hành trình chính của cha Jacques Dournes. Đức Giám mục Paul Seitz nhận ra những suy tư thần học xuất phát từ kinh nghiệm truyền giáo của cha Jacques Dournes nơi người Jarai xứng đáng đóng góp cho việc thay đổi cung cách truyền giáo cũ kỹ của Giáo hội khi giới thiệu cha Jacques Dournes làm chuyên viên Công đồng Vatican II, để soạn ra văn kiện Ad Gentes và một vài văn kiện khác.
Hành trình thừa sai của cha Jacques Dournes mãi mãi là món quà của Thiên Chúa trao cho Giáo hội Việt Nam qua bàn tay của MEP. Những thao thức tìm kiếm, chứng nghiệm và làm chứng của cha Dournes tiếp tục mời gọi những nhà thừa sai dấn thân trọn vẹn hơn cho ơn cứu chuộc, bởi lẽ tâm hồn thừa sai của ngài, dẫu đã quá nửa thế kỷ, vẫn đang làm cho lòng dân rực lửa đức
tin và cung cách truyền giáo của ngài vẫn làm chúng ta phải bận tâm khám phá.
2. TÂM HỒN THỪA SAI
Đức cha Paul Seitz đã đưa cha Jacques Dournes đến lòng chảo Cheoreo của Tây Nguyên, và dặn cha hãy ở lại sống với người Jarai, chứ đừng bỏ về Toà giám mục, rồi sau đó giám mục ra về. Chính cha Dournes đã mô tả lại những giây phút đầu tiên đến với dân tộc thiểu số Jarai như sau:
“Hôm ấy là ngày mồng một tháng 8 năm 1955 vào lúc 6 giờ chiều. Màu xám xịt của khung trời ngột ngạt tạo cảnh não lòng cho làng Cheoreo, lúc chiếc xe của Đức Giám Mục tới, đem một vị thừa sai đến nhiệm sở mới. Ở đây không ai chờ đợi ngài. Hơn nữa, không ai muốn dung nạp ngài. Cho đến thời ấy, cư dân vùng này chưa bao giờ nghe giảng Tin Mừng, vì họ từ chối. Nhưng Đức Giám Mục lại muốn rao giảng Tin Mừng cho họ. Ngài để vị thừa sai và rương hòm trên mảnh đất khô cằn trước những chiếc nhà sàn đóng kín,
Chiều lại, những người thượng Indiêng-Jarai từ nương rẫy về nhìn thoáng qua cách lãnh đạm những con người xa lạ ấy; màu da sậm đen như màu áo, họ chui vào túp nhà sàn tranh tối tăm. Qua một người thông ngôn, vị giáo sĩ xin một chỗ tạm trú trong bon.
– Ông không biết sao?! Không một người ngoại quốc nào có thể sống ở đây. Trời rất nóng nực.
138 ■ Tách bạch thẩm sâu Phụ lục ■ 139
– Đầy muỗi và chuột chạy khắp nơi.!
– Và đàng khác, chúng tôi không có gì để ăn ! (…) Bà lớn tuổi trong bon (làng) trung thành với truyền thống hiếu khách của dân tộc, trước kia vốn dân du canh du cư, nói:
– Kìa đã tối, không thể để người ngoại quốc này ở ngoài nhà, vì như vậy là bỏ họ cho cọp rình rập. Cho ông ấy vào đây, nội đêm nay !”
Chỉ lên nhà sàn một đêm, nhưng thực tế cha Jacques Dournes đã ở với họ 10 năm với những thách đố phải vượt qua. Từ là một người ngoại quốc, mắt xanh tóc vàng xa lạ đến đến một ông cha dân tộc, đóng khố suốt ngày hơn cả dân tộc; từ một người với đầy ắp tri thức tôn giáo Tây Phương đến người thầy nói cho dân về Thiên Chúa bằng chính những biểu tượng tâm linh của họ. Để làm được như thế, ngài đã không ngừng trăn trở, dằn vặt tìm kiếm, nhận diện, để rồi nhận ra Chúa đã thương người Thượng và đã ở với người Thượng từ trước rồi.
Dân Jarai ở Cheoreo còn giữ nhiều kỷ niệm với ngài. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngài đặt chân đến vùng Cheoreo, trong tập sách ghi nhớ có tựa đề là “50 năm Cha lên rẫy”, có ghi lại một số nhận xét của dân về ngài như sau:
Ông Rcom Pơ (Ơi Hao) dân vùng Cheoreo nói: “Chúng tôi đi đâu, ngài cũng đi theo. Vai mang gùi, đi ra rẫy lúa, rẫy bắp, rẫy đậu, ngài đi theo khắp nơi
khắp chốn. Khi tôi đi học thì ngài ở nhà một mình”. Ơi Sự, nhà sát ngay chỗ ở của cha Dournes thì nhận xét: “Bản tính ngài nóng nảy nhưng vị tha bao dung và yêu thương người, nhất là đối với người nghèo khổ, người bị áp bức, đặc biệt là chú ý đến những người bị mắc bệnh cùi. Ngài đến với họ không một chút e ngại. Ngài phân thuốc men, âu yếm ôm hôn, an ủi, chăm sóc họ như những người thân ruột thịt của ngài. Khi ngài không đến được với họ, ngài cắt cử giáo dân đến, cụ thể như Ksor Lơng (Ama H’Ju), Ksor Man (Ama H’Ring)…” Ngài ở với dân như một người dân. Nhưng ngài cũng say mê sưu tầm các phong tục tập quán của họ. Ơi H’ Oan, một thư ký người Jarai của ngài kể lại: “Từ sáng tới trưa, tôi đánh máy chữ với ngài. Chiều làm việc tay chân: cưa gỗ cưa ván, bào ván với ngài, hoặc nhổ cỏ. Chúng tôi đi ghi âm các chuyện cổ, đi tới bon (làng) này bon kia. Về tới nhà tôi còn phải đánh máy ghi lại vào giấy nữa, rồi giao lại cho ngài để ngài giữ lại”. Có nhiều người cho rằng, vì quá say mê nghiên cứu văn hóa truyền khẩu, mà cha Jacques Dournes quên đi sứ vụ chính của mình là truyền giáo, nhưng người dân bảo không phải thế. Ama H’ Ring kể lại giấy phút đầu tiên được tiếp xúc với đạo qua cha Dournes như sau: “Tôi đây là người từ đầu chẳng ra sao cả. Hôm ấy Chúa gửi cha Dournes và Ama Sim đến chơi nhà tôi, tôi mở ghè ruợu và thui một con gà tiếp hai người. Rồi Ama Sim nói với tôi:
140 ■ Tách bạch thẩm sâu Phụ lục ■ 141
– Anh cũng sẽ đi theo chúng tôi chứ?
– Đi đâu?
– Đi theo Đạo. Anh nhập nhóm những người đến nghe.
– Đến nghe ở đâu?
– Tại nhà Ama Sôn đằng kia kìa.
Những người đến nghe như tôi cũng đông. Chiều tối nào cũng đến nghe. Rồi cha Dournes nói với tôi: – Anh hãy đến ở với tôi tại Cheoreo – Nhờ đó, tôi gặp Ama Yôn và Ama Sim”.
Hơn ai hết, chính cha Jacques Dournes xác tín: “Người Jarai sẽ biết về Chúa Yêsu chỉ qua những gì tôi nói với họ và qua tôi”.
Những người Kinh già hiện còn sống ở vùng Cheoreo kể, đã từng thấy một ông Tây đóng khố, mang ớt ra chợ ngồi bán, mà người dân tộc gọi là ama (cha). Nghe nói, khi đã về Pháp, trong một vài hội nghị khoa học lớn, cha Dournes cũng đã đóng khố đứng diễn thuyết trước rất nhiều cử tọa uyên bác.
Ở với dân, dân ăn gì, ngài ăn nấy. Dân đi đâu ngài nối gót theo. Dân nói gì kể gì, ngài nghe và ghi chép lại. Ngài trở thành cái tai của dân khi ở giai đoạn “tui sem” (tìm kiếm), Đị Rơnhan (lên nhà sàn), Mut sang (vào nhà), tức là tầm đạo Jarai, nhưng khi đã chín muồi ngôn ngữ, ngài đã là cái loa phát lại cho dân những gì tổ tiên
họ đã nói, và nói cho họ biết Thiên Chúa, Đấng mà tổ tiên họ cũng đã khao khát tìm kiếm.
Trong khi tìm kiếm sự hiện diện của Chúa trong nền văn hóa bản địa phong phú này, cha Jacques Dournes cũng nhận ra tiếng Chúa đã mời gọi dân trong chính nền văn hóa của họ, và họ cũng có cách đến với Chúa đặc biệt, mà ngài gọi là tiến trình dự tòng. Không biết đây là sự trùng hợp ngẫu nhiên hay là những đóng góp của ngài cho Giáo hội, mà sau Công đồng Vatican II, Thánh bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích đã ấn hành “Nghi thức gia nhập Kitô giáo” cũng diễn ra từng bước, từng giai đoạn như cách trình bày của cha Jacques Dournes.
3. NHỮNG VẤN ĐỀ CẬN LINH
Đọc tác phẩm Dieu Aime les Paiens của cha Jacques Dournes chúng ta không chỉ nhận ra đây là một quyển hồi ký hay bút ký về truyền giáo, nói theo kiểu cha Henri de Lubac, SJ trong lời giới thiệu của tác phẩm, mà còn là tác phẩm liên quan đến các vấn đề nhân chủng học, văn hóa học, ngôn ngữ học, truyền kỳ học và xã hội học tôn giáo. Trong phạm vi hạn hẹp, chúng ta chỉ nêu ra đây vắn tắt bốn vấn đề thật quan trọng mà thôi.
Truyền thống đến từ lỗ tai
Người Jarai bảo, người khôn ngoan là người làm theo lỗ tai chứ không làm theo con tim, tức là làm theo sự khôn ngoan khách quan, chứ đừng cứ chủ quan mà
142 ■ Tách bạch thẩm sâu Phụ lục ■ 143
làm. Như vậy việc lắng nghe nhau là quan trọng, nên hệ quả tất yếu là họ ít xé lẻ, mà ngược lại rất gắn bó với nhau. “Họ không liều lĩnh dấn thân cá nhân, nhưng tin chắc vào sức mạnh của tập thể nâng đỡ. Đàng khác không thiếu những giá trị tích cực: người Thượng giúp nhau và không bỏ rơi một người họ hàng nào, trong xã hội có tổ chức tốt này, họ không cần nhà mồ côi và nhà tế bần.”
Cộng đồng vừa là nơi ẩn nấu an toàn, vừa là mối dây ràng buộc, lệ thuộc: “Ra khỏi tập thể, người Jrai cũng yếu đuối giống như mạ non chờ cấy, họ chỉ có thể gia nhập một tập thể khác, nhưng cuối cùng, tập thể cũ vẫn có sức lôi cuốn lướt thắng những lực lượng khác. Những học sinh Jrai, được rửa tội ở thành phố nơi chúng theo học, lúc trở về làng không giữ đạo mới nữa, chúng lấy cớ “ở trong làng chúng tôi phải làm như MỌI NGƯỜI”. Như vậy yếu tố cộng đồng có phần gây khó khăn cho công cuộc truyền giáo. Trong điều kiện đó, cha Jacques Dournes đã tìm ra chìa khóa mở cánh cửa này là mang Chúa đến cho những cộng đồng nhỏ và cơ bản là gia đình. “Một đàng, lưu ý đến sức mạnh tập thể này và thay thế tập thể truyền thống bằng một xã hội mới, hay tốt hơn, đổi mới tính tập thể ngay trong Giáo hội địa phương. Một ít thanh niên Jrai tỏ ý muốn trở nên Kitô hữu, tôi tách riêng và cho họ vào khóa dự tòng. Kể từ khi họ bỏ tất cả, thì họ không thể chống lại áp lực xã hội. Vì vậy tôi chờ đợi toàn thể gia đình cùng
trở lại, đó điều tối thiểu tôi ước mong, tôi hiểu rằng họ đã cùng đi sai đường , thì nay cũng cùng từ bỏ quá khứ để cùng quay về với Giáo hội; những người đó thật bền đỗ”. Nếu người đầu tiên trong gia đình theo đạo là một người đàn ông thì cơ may cả gia đình tòng giáo rất thấp, vì người đàn ông khi chưa được cưới chỉ ở tạm nhà cha mẹ mình, còn khi được vợ cưới, anh ta trở nên rể của gia đình chứ không phải là gia chủ, bởi đó là lối sống theo mẫu hệ. Nhưng nếu người đầu tiên trong nhà theo đạo là phụ nữ thì cả gia đình dễ dàng theo đạo hơn.
Người Jarai nghe và làm theo nhau, từ đó tạo ra truyền thống. Từ nguyên tắc này, cha Dournes đã thấy việc loan báo Tin Mừng phải được lặp đi lặp lại nhiều lần mới làm người ta thấm và sáng tỏ.
Người Jarai sống quá khứ trong hiện tại, họ lặp lại quá khứ trong hiện tại của mình. Họ chỉ ý thức ngày hôm nay. Thế mà, không có gì là tạm thời hơn hiện tại. Người Jarai gọi là hơdip jang jai (sống tạm). Điều này giúp họ dễ đón nhận đức tin, không bám vào thực tại trần thế quá sức, nhưng cũng dễ thay đổi đức tin, vì không tin có thực tại vững chắc bền lâu. Kinh nghiệm sống mách bảo họ mọi sự là tạm. Nhà tre dễ sập, rẫy bỏ hoang ít năm thành rừng, mồ mả đến pơthi pơsat (lễ bỏ mả) là xong. Từ đó, cha Dournes xác tín: “Việc phụng thờ Thần Linh của người Jarai cũng không bền vững. Thiên Chúa cho phép và có khi chấp nhận như vậy trong khi chờ đợi Mạc Khải đến với họ. Trong dân
144 ■ Tách bạch thẩm sâu Phụ lục ■ 145
Israel cũng vậy, sự thờ phượng theo luật Môisen cũng chỉ có giá trị tạm thời thôi. Giống người Do Thái trong sa mạc, người Jarai luôn sẵn sàng ra đi, nhưng họ lại bám lấy cái tạm thời”.
Một lối sống không rõ ràng, như tấm màn còn che, chỉ mở ra khi có gió rồi lại trở về như cũ. Ấy vậy mà khi tương quan với con người, người Jarai lại tỏ ra có phần chắc chắn lạ thường. Đây cũng là một cơ hội để nhận ra giá trị đích thực của cộng đồng này, một cộng đồng đã được chính Chúa dựng nên.
Logos Spermatikos
Hạt giống Lời được thánh giáo phụ Justinô tử đạo sử dụng để diễn tả ý định cứu độ của Thiên Chúa đã được gieo vãi trong các dân tộc, cho đến khi những sứ giả loan báo Tin Mừng đến, những hạt đó sẽ nảy mầm và Lời thành tựu. Nơi cách người Jarai hành xử với nhau như kết nghĩa, tẩy uế, ma chay làm cho nhà thừa sai của chúng ta nhận ra dấu hiệu của Logos tiềm ẩn đó.
Chúng tôi xin trích một đoạn mô tả và nhận định của chính cha Dournes:
“Tôi dâng Thánh lễ. Vài em học sinh thỉnh thoảng đến dự lễ; chúng nói tiếng Jarai và biết chút ít tiếng Kinh. Tôi nói với chúng bằng tiếng Latinh. Riêng tôi, tôi đau lòng vì không khai mở được lãnh vực thiêng liêng mà Chúa mời chúng vào; khi không nghe được tiếng của thông ngôn, thì làm thế nào chúng biết được
Chúa kêu gọi chúng? Trong 30 phút, chúng bị gò bó vì đơn độc và im lặng. Lễ xong, chúng ngạc nhiên vì nghi lễ này không ăn nhập gì với chúng và không có vẻ là một cuộc cúng tế. Tất cả những việc này có vẻ không thật nghiêm túc đối với người Jarai, vì người Jarai không chi li với phí tổn của việc thờ cúng. Không thể có cầu kinh mà lại không có cúng tế và mọi cúng tế đều tốn kém. Mỗi nghi lễ là một lễ hội và gần như cả làng đều tham gia.
Trong gian giữa nhà sàn của gia đình, người ta đặt những ghè rượu và những dĩa đựng thịt con vật được sát tế. Dân làng vào đầy nhà sàn của Am^ H`er, tràn cả ra thềm, và ngồi vây quanh của lễ. Những người cử hành mặc áo lễ. Phía bắc, các bà vợ bận rộn với việc bếp núc; phía nam, các ông chồng của họ tranh luận, nhắc lại lý do buổi lễ và các cuộc cúng tế đã qua. Những chàng thanh niên mình trần tận tâm phục vụ nghi lễ, họ luôn mang đến thêm nào nước nào thịt. Sau khi cầu khẩn mời các Yang đến nhập tiệc, mỗi người được uống và ăn, không trừ một ai, kể cả người nhỏ nhất cũng được chia phần buổi tiệc. Chiêng trống được gióng lên làm cho người ta say sưa như say rượu bắp vậy. Đám đông và tiếng ồn đó là tất cả những gì phải có để một người Jarai cảm thấy là lễ hội. Các lễ hội cổ truyền muốn được hiệu nghiệm và hữu ích thì phải có ghè rượu, nắm cơm, thịt béo và gia vị. Người Jarai biết cách làm cho các Yang hài lòng để các ngài ban cho cái cần thiết.
146 ■ Tách bạch thẩm sâu Phụ lục ■ 147
Mục đích của tôi ở đây không phải là đưa ra một sự so sánh thô thiển giữa hai cử hành – nếu không phải trong tâm thức của người Jarai – nhưng là đặt một vấn đề; vì lẽ gì lại ngạc nhiên vì người Jarai quá theo truyền thống khi dường như chúng ta mới đụng đến những kiến trúc thượng tầng thứ yếu? Vì lẽ gì lại không hiểu rằng họ sẽ không đến với một tôn giáo chẳng có ý nghĩa gì với họ; vì họ đã có một tôn giáo thỏa đáng và tốt đối với họ
Những ai nghiên cứu kỹ lưỡng các dân tộc bán khai đều nhìn nhận họ có một hình thái tôn giáo, ít nhiều đã được hình thành. Phủ nhận sự hiện hữu này có lẽ là một sai lầm lớn, và nếu không lưu tâm đến điều đó thì kết quả là giữ tôn giáo ấy trong tình trạng nguyên vẹn và chưa hoàn bị”.
Tâm thức tâm linh của người Jarai có ba bậc: Con người, Thần Linh và Ông Trời. Con người có linh hồn (bơngat) và cũng là một thực thể tồn tại sau cái chết của thân xác. Còn Thần Linh (Yang), những nhà truyền giáo trước gọi là ma quỷ, còn cha Dournes lại xác nhận là thiên thần: “Tôi cho là người Jarai khi nói chữ Yang thì gần như nghĩ đến những gì người Do Thái gọi là Thiên Thần. Chính khi cố gắng phân định ý niệm Yang và quan sát người Jarai có tín ngưỡng, thì sự tương cận được đặt ra, ta thấy cái phong phú và dị nghĩa của cấp độ hiện hữu ấy. Đàng khác, ta biết thiên thần học trong Kinh Thánh có liên hệ với huyền thoại học của lương
dân. Để minh hoạ cho nhận định này, cha Dournes đưa ra một lời chứng cụ thể: “Man, một dự tòng ở Plơi-Pa, đã hạ một bụi tre linh thiêng là nơi ở của một Yang nguy hiểm để làm ruộng; sau đó, anh ta mơ thấy Yang ấy phản đối: “Hãy để cho chúng tôi ! đất này là của chúng tôi. Chúng tôi cũng phục vụ ông trời”. Đây là một nhận xét đáng chú ý về sứ mạng của các Thần Linh”.
Khi cầu cúng người ta cũng gọi các Yang xấu (Yang Sat) như dịch tả, mất mùa, tai ương… để tống khứ để cấm đường không cho đến, tức là không phải thần linh để tôn thờ. Cha Dournes tóm lại chuyện này như sau: “Dưới thời Cựu Ước, thiên thần là đấng trung gian, đấng giải thích. Ở trung tâm lịch sử thế giới, chính Ngôi Lời nơi Đức Giêsu là Đấng Trung Gian giữa miệng của Chúa Cha và tai của những người con”.
Còn Ông Trời, còn được gọi là Ơi Adai, hay Ndu. Có lẽ câu chuyện của người Srê cũng phần nào minh hoạ hình ảnh Ndu:
“Một Chàng Mồ Côi (Orphelin) rất nghèo, chẳng có gì cả, chẳng có cái ăn cái mặc. Đến mùa gặt, chàng ấy đến với một ông chú giàu có để vay gạo. Bị xua đuổi, chàng trở về tay không. Trên đường về chàng gặp Chúa Ndu, ông hỏi chàng:
– Con đi đâu về đó ?
– Con đi xin gạo, nhưng họ không cho con gì cả ! Ndu tỏ lòng thương chàng và hứa sẽ giúp chàng;
148 ■ Tách bạch thẩm sâu Phụ lục ■ 149
nhưng trước hết ông muốn thử người chú giàu có. Ndu hóa thân giống chàng, vác một bó rơm đã nhồi thành đệm đến nhà ông chú để đổi một chén cơm.
– Mày trở lại đây làm gì ? Phải có chiêng và trâu tao mới cho gạo.
Bị xua đuổi mà không được gì, Ndu trở lại với chàng và cho chàng tạm một ít gạo.
– Bốn ngày nữa ta sẽ trở lại thăm con.
Giữ lời, Ndu trở lại gặp chàng và đổ đầy gạo vào mấy thùng chứa mà ông thấy trong túp lều nghèo nàn của chàng.
Đến vụ gieo, Ndu trở lại.
– Ta không có lúa giống để cho con. Nhưng con hãy cầm lấy mấy hạt bầu này đem gieo sau nhà con. Đến ngày cúng lúa mới, Ndu thăm chàng:
– Mấy trái bầu của con sao rồi?
– Con đã hái và đã chất đầy kho rồi.
Cả hai vào trong kho. Chỉ thấy có lúa đầy tận nóc! Trong làng cũng có một thiếu nữ nghèo cũng ở một mình. Ndu dắt cô đến nhà chàng mà không cho cô thấy Ndu.
– Con ơi, đây là vợ con, các con hãy sống với nhau. Ndu xỏ một cái vòng vào cổ tay mỗi người. Khi đó, người phụ nữ mới thấy Ndu, nhưng rồi lại không thấy nữa. Chỉ có Chàng Mồ Côi tiếp tục thấy Ndu.
Ndu dạy chúng:
– Các con đã cưới nhau, hãy ở với nhau. Hãy nuôi dưỡng vợ con và hãy sống tốt.
Sau đó Ndu biến mất. Cả hai đều chẳng thấy Ndu nữa. Chúng rất sung sướng và tạ ơn Ndu.
Cho đến nay, người ta tiếp tục ca ngợi Ndu, dù họ không còn thấy ông nữa.”
Ndu là một Thần lớn hơn các thần. Người thiểu số trước khi học đạo cho rằng Ndu còn lớn hơn cả Chúa của người Công giáo. “Tôi biết Ndu có một bản tính khác các Yang, văn phạm diễn tả bằng cách dùng đại từ nhân xưng giống trung, khác với người và Thiên Thần. Ndu có địa vị cao nhất trong các hữu thể; người ta không nghĩ ra một hình ảnh nào về Ngài cả. Ndu xuất hiện dưới hình một người già, một con dơi, hay một ngọn lửa, điều đó làm cho trí tưởng tượng bị méo mó trong thuyết nhân hình. »
Từ kinh nghiệm với người Srê, cha Dournes đã mạnh dạng gọi Thiên Chúa là Ơi Adai trong cộng đồng Jarai, và tức thì người Jarai đón nhận Thiên Chúa là Đấng chí tôn tuyệt đối. Ơi Adai là một từ như thể YHWH của dân Do Thái, nên cũng rất ít thầy cúng của Jarai dám gọi tên Ngài, mà chỉ gọi vào một vài dịp gì đó quá đặc biệt mà thôi. Một người Jarai khi đã tòng đạo đã nói với cha Dournes như sau: “Một người Jarai ở Plơi-Blang-Yam, cách Cheoreo 100 km, đã giải thích cho tôi: ‘Chúng tôi
150 ■ Tách bạch thẩm sâu Phụ lục ■ 151
cũng dâng cúng Ơi Adai và chỉ sau đó mới cúng các Yang. Nhưng điều này cũng không quan trọng. Thiên Chúa lớn hơn mọi Thần Linh; đó là Đấng Tạo Thành tất cả mọi sự’”.
Có thể tóm lại thế này: “Tôn giáo của người Jarai là một cuốn sách khoa học thường thức, nó cho biết quan niệm của họ về thế giới, mà trong đó mọi sự đều mang dáng dấp tôn giáo nhưng tất cả không thuần tuý tôn giáo. Họ không phân tích họ không phân biệt cấp loại nhưng coi vũ trụ là một tổng thể do các Thần Linh ban cho”.
Chúng ta là những nhà truyền giáo cần ý thức người thuộc các sắc tộc thiểu số có niềm tin. Bác bỏ niềm tin của họ là đẩy họ đến tình trạng vô thần, và như thế việc tin nhận Thiên Chúa cũng chỉ là khiên cưỡng.
Từ những kinh nghiệm nhờ dấn sâu trong kinh nghiệm tâm linh bản địa, cha Jacques Dournes đã đưa ra một tiến trình dự tòng.
Tiến trình tòng đạo
Cha Jacques Dournes ý thức rất rõ việc chuẩn bị cho những dự tòng. Ngài đã trích dẫn lời của Cyrille de Jérusalem, Procatéchèse, II: “Việc dạy giáo lý là thời gian trồng cây; phải đào sâu, bởi vì ta không thể trồng lại cây đã trồng sai.”
Phải nói ngay, tiến trình tòng đạo không phải là sáng kiến do chính cha Jacques Dournes đưa ra, nhưng là
kinh nghiệm từ đầu của Giáo hội sơ khai, cộng với kinh nghiệm tiếp nhận con người của người Jarai mà hình thành nên. Một người khác lạ muốn bước lên nhà sàn để vào nhà người Jarai cần phải tìm hiểu, xem chủ nhà có cho phép mình lên không, nếu cầu thang úp xuống, tức là không sẵn sàng đón khách.
Ngài lưu ý những dự tòng bằng lời của văn sĩ Origène: “Tôi van nài anh em, anh em đừng đến với bí tích Rửa Tội cách bất cẩn hoặc thiếu ân cần, nhưng trước hết hãy cho thấy những hoa trái xứng đáng của lòng sám hối… Chúa muốn tìm thấy nơi anh em một con đường, để có thể đi vào trong tâm hồn của anh em, và để biến tâm hồn anh em thành con đường cho Ngài. Anh em hãy chuẩn bị cho Ngài một con đường mòn”.
Tiến trình tòng đạo của cha như chính cha mô tả là: “Dự thính, dự tòng, tuyển chọn và tân tòng: đó là tiến trình mà chúng tôi đạt đến nhờ kinh nghiệm, từng tí một, sau những do dự, duyệt xét và hiệu chính không ngừng. Đó chính là phương pháp truyền thống của Giáo hội. Tôi không tìm cách áp dụng cách tiên thiên phương pháp ấy, nhưng khi đụng chạm với cuộc sống, đối phó với thế giới ngoại giáo, qua những mò mẫm từ năm này qua năm khác, chúng tôi thấy phương pháp đó trẻ trung, thích hợp và hiệu quả – một cách thức tiến hành vừa tự nhiên vừa quan phòng. Hoàn cảnh đưa đẩy chúng tôi đến chỗ chọn theo đường hướng đó, từng chặng một, đồng thời theo não trạng tôn giáo Jarai và những bước tiến thích hợp với họ”.
152 ■ Tách bạch thẩm sâu Phụ lục ■ 153
– Dự thính – Tui sem: tìm kiếm.
– Dự tòng – Ană Adring: Adring là hàng hiên, ană là con, nên Ană Adring là con ở bậc thềm: Khách của Giáo hội.
– Tuyển chọn – Ruah: tuyển chọn/cho phép. – Tân tòng – Mut sang: vào nhà/vùng tâm linh. Ană Sang là con cái trong nhà: Người của Giáo hội. Mỗi giai đoạn đều có một nghi thức phụng vụ để đưa người ngoài dần bước vào thế giới Thiên Chúa và cũng là cách để họ có cơ hội chấp nhận cho Chúa từng bước can dự vào cuộc đời họ. “Việc thổi hơi, cầu khẩn, từ bỏ ma quỷ và tuyên xưng đức tin dẫn người tân dự tòng vào con đường mà người đó đã nắm bắt được ý nghĩa; người đó không nói thuộc lòng, nhưng trả lời tự phát. Năm sau, nếu có tiến bộ, người đó sẽ đón nhận nghi thức ghi dấu thánh giá trên mình, rồi nghi thức bỏ muối” .
Nội dung giảng dạy trong ba năm dự tòng được cha sắp xếp như sau:
“Năm 1: Giải thích nội dung kinh Tin Kính, chúng tôi đưa ra ánh sáng những thay đổi mà Kinh Tin Kính đã tạo ra trong cuộc sống. Các dự tòng học cầu nguyện theo kinh Mân Côi.
Năm 2: Kể lại Cựu Ước nhằm triển khai hai khái niệm đầu tiên này, lồng chúng vào trong một lịch sử, cho thấy chúng đang sống động trong ý thức tôn giáo,
tương tự nơi bất cứ người nào sống trước khi Chúa Giêsu đến. Những người dự tòng làm quen với cách cầu nguyện bằng Thánh Vịnh.
Năm 3: Được trình bày giữa Cựu Ước và sự kéo dài của nó trong đời sống Giáo hội, Tân Ước dẫn tới các bí tích khai tâm. Các dự tòng cầu nguyện, đào sâu và suy niệm Kinh Lạy Cha; họ tập cách thờ phượng Chúa”.
Và thú vị hơn là cách trình bày không như cách dạy giáo lý như chúng ta đã từng biết, mà là cách “Akhan” của người Jarai, cách kể chuyện truyền khẩu quanh bếp lửa ! Điều này không ngờ cuối thế kỷ XX được lại được Liên Hội đồng Giám mục Á châu khuyến khích áp dụng, như là cách truyền thụ chính của các dân tộc bản địa ở châu Á.
Cần phải nói thêm, đến thời điểm cha Jacques Dournes truyền giáo cho người Jarai chưa hề có một văn bản nào bằng tiếng Jarai của Giáo hội Công giáo, do đó để làm trực tiếp thi hành sứ vụ, ngài đã phải học tiếng, làm tự điển, dịch thuật các câu chuyện Thánh Kinh, các lời nguyện truyền thống của Giáo hội…
Để cùng nhau mục kích rõ hơn về cách rao giảng của cha Jacques Dournes, chúng ta nên tiếp cận trực tiếp với một bài giáo lý của ngài.
“Ngôi mộ của Đức Kitô
Ở nhà mồ, người Jarai tìm kiếm một gia đình được đoàn tụ, một cộng đoàn đông đảo, trong niềm vui chung.
154 ■ Tách bạch thẩm sâu Phụ lục ■ 155
Điều đó tốt. Người ích kỷ, người không tìm thấy niềm vui với những người khác, không thể vào Nước Trời. Cũng đúng là những người đã khuất và những người có mặt hợp thành một gia đình.
Nhưng người Jarai sai lầm khi họ tìm tất cả những sự ấy nơi pơsat; tệ hơn họ còn làm điều xấu nơi nhà mồ: lúc đó họ không tìm gì hơn là chính bản thân họ.
*… Vậy hãy nghe Lời Chcvúa:
“Đừng trở nên những kẻ như đã được viết: dân đã ngồi xuống để ăn uống, rồi lại đứng lên chơi đùa. Ta đừng gian dâm, như một số trong nhóm họ đã gian dâm: nội một ngày, hai mươi ba ngàn người đã ngã gục… Dù ăn, dù uống, hay làm bất cứ việc gì, anh em hãy làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa… Khi anh em họp nhau, thì không phải là để ăn bữa tối của Chúa. Thật vậy, mỗi người lo bữa ăn riêng của mình trước, và như thế, kẻ thì đói, người thì say” (1Cr).
“Một người dân trong thành bị quỉ ám…, anh ta không mặc quần áo,… ở trong đám mồ mả “ (Lc 8,27). “Cứ để kẻ chết chôn kẻ chết của họ” (Lc 9, 59).
“Người nghèo này chết (không lễ, không của cúng) và được thiên thần đem vào lòng ông Abraham” (Lc 16,22). “Họ (những người đã phục sinh) không thể chết nữa, vì được ngang hàng với các thiên thần. Họ là con cái Thiên Chúa” (Lc 20, 36).
Giám mục Augustinô dạy rằng: “Các thánh, giống như các thiên thần, không muốn chúng ta dâng hy lễ cho các ngài, nhưng muốn chúng ta CÙNG VỚI CÁC NGÀI TRỞ NÊN MỘT CỦA LỄ CHO THIÊN CHÚA”(Civitate Dei 10, 19). “Tôi đã biết một số trong những người sùng bái mồ mả hay hình ảnh, những kẻ ham ăn uống trên những người chết, họ dâng những bữa tiệc cho xác chết, họ tự chôn chính mình trên những người đã được chôn này, và đổ lỗi cho tôn giáo cái say sưa và cái sa đà của họ” (De morib. eccl. 1, 75). “Họ làm mất lòng Thiên Chúa, những kẻ chạy quanh các mồ mả, dâng các bữa ăn của họ cho những xác chết hôi thối…”. “Thiên Chúa sẽ phá hủy cả lương thực, cả cái bụng; hãy chỉ tìm kiếm điều không bao giờ qua đi…”.
Thiên Chúa ở trước mặt chúng ta; Ngài muốn chúng ta ngẩng đầu lên, nhìn phía trước, không nhìn về phía sau, về điều đã qua đi.
* Đâu là tập quán của Giáo hội?
Ngày xưa, Israel có thói quen chôn người chết; vì vậy có mộ của Abraham ở Hêbron, mộ của Đavid ở Sion (cũng x. Tôbia).
Chúa Giêsu đã theo tục lệ chôn cất của người Israel. Các Kitô hữu chôn người chết trong ngôi mộ đã được làm phép và họ cầu nguyện ở đó. Ngày xưa, người ta dâng lễ trên mộ các vị tử đạo, sau đó người ta dâng lễ
156 ■ Tách bạch thẩm sâu Phụ lục ■ 157
trong nhà thờ, nhưng người ta đặt hài cốt các vị tử đạo trong bàn thờ...
Trên núi Tabor, Chúa Yêsu tôn vinh ông Môsê và ông Elia. Ông Môisen không có mộ phần, ông Êlia đã được Thiên Chúa mang đi. Đức Maria cũng vậy. Những người lớn nhất trước mặt Thiên Chúa không có mộ phần trên mặt đất này; đó là dấu Thiên Chúa muốn chúng ta nhìn lên cao, chứ không phải nhìn xuống đất.
Người Kitô hữu làm lễ hwa pơsat như thế nào? “Mẹ tôi và anh em tôi, chính là những ai nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành” (Lc 8, 21). Không phải tử hệ theo xác thịt qua người mẹ làm tăng giá trị của chúng ta; người mẹ sinh ra những người nô lệ, những người tội lỗi; người ta không sinh ra đã là giàu có hay nghèo nàn, thông thái hay dốt nát.
Khi sinh lại bởi nước và Thần Khí, người ta trở nên con Thiên Chúa, người ta cùng bước vào trong một gia đình duy nhất; chính gia đình của các Kitô hữu này làm tăng giá trị của chúng ta, chính việc sinh ra lần thứ hai này cho ta quyền tham dự cuộc sống bí tích và cuộc sống vĩnh cửu mà cuộc sống trước là hình bóng.
Chúa Tể của Nhà mồ. “Sao các bà lại tìm Người Sống ở giữa kẻ chết?” (Lc 24, 5). Chúa Giêsu, chủ gia đình chúng ta, đã phục sinh, Ngài đang sống và là nguồn mạch sự sống; tất cả các Kitô hữu đều sống – khi chúng ta nhớ đến tổ tiên vĩ đại của mình, là chúng ta nhớ đến những người sống.
Nhà thờ là pơsat mới. Trong nhà thờ, chúng ta tập họp đông đảo, với linh mục đại diện Chúa Giêsu, Chúa Tể của nhà mồ, với tất cả các Kitô hữu trên trần gian và những người đã đi vào Nước Trời. Nhà thờ là dấu chỉ của gia đình chúng ta và thay thế nhà mồ Jarai; nhà thờ và bàn thờ thì tạm thời, nó biểu thị thực chất của chúng ta: “một đền thờ cho Thiên Chúa”. Khi Giám Mục thánh hiến nhà thờ, Ngài đối xử với nhà thờ như một nhân vị (rảy nước thanh tẩy và xức dầu).
Các Kitô hữu hiệp lễ. Trong mọi nước, gia đình Kitô giáo dâng lễ để tưởng niệm Chúa Giêsu chết và phục sinh. Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, người ta không dâng lễ, bởi vì Chúa Giêsu đã chết. Nhưng ngày thứ nhất, tức là lễ Phục sinh, người ta dâng lễ, vì Chúa Giêsu sống. Và mỗi Chúa nhật là ngày kỷ niệm. Vào mỗi dịp lễ kính thánh (vào ngày qua đời của ngài), người ta mừng ngày sinh nhật trên trời của ngài.
“Để anh em được đồng bàn ăn uống với Thầy trong Vương Quốc của Thầy” (Lc 22,30). Chúa Giêsu giới thiệu cho chúng ta vương quốc này như một bữa tiệc tập họp các Kitô hữu đang sống trong vinh quang của Thiên Chúa. Cộng đoàn của chúng ta trên trái đất biểu thị vương quốc này; ở đó chúng ta thông hiệp với thân mình của Đức Giêsu, nguồn sự sống, bữa ăn trong yêu thương và hiệp nhất con tim của mọi Kitô hữu thuộc mọi thời đại… và mỗi lần chúng ta hiệp lễ, chúng ta được thắt chặt và củng cố trong gia đình Kitô giáo cho đến ngày ta vào Nước Trời.
158 ■ Tách bạch thẩm sâu Phụ lục ■ 159
* Hệ quả thực tế.
Chúng ta hãy nghĩ đến những người còn đang sống trên trần gian; chúng ta đừng chất đồ đạc trên mộ, nhưng hãy cho những người anh em chúng ta, cho tất cả những người nghèo. Sau lễ, chúng ta cùng ăn chung, dành một phần cho kẻ đói. Những gì chúng ta cho đi như thế: các Thiên Thần của Thiên Chúa “sẽ mang theo” và điều đó sẽ làm phong phú toàn thể Giáo hội.
Chúng ta hãy nghĩ đến những người quá cố, để cầu nguyện và xin lễ. Ngày mồng 2 tháng 11, chúng ta tụ họp để cầu nguyện trên các phần mộ của họ. Lúc ấy ta khẩn cầu Thiên Chúa chứ không phải người chết.
Ước gì mỗi cuộc hội họp phụng vụ ngày Chúa nhật là một ngày lễ cho ta: ta hãy thanh tẩy tâm hồn và hãy ăn mặc đẹp. Và ta hãy làm một với mọi anh em ta…
Cũng như mỗi bài trong các bài học của chúng tôi, chương nói về Ngôi Mộ của Đức Kitô được xây dựng theo dàn bài sau đây: phần nhập đề để lồng chủ đề vào trong các sự kiện mà người Jarai đã biết, các ý tưởng quen thuộc với họ – tiếp theo là ba phần mang tính giáo khoa: giáo huấn của Kinh Thánh, khai triển thần học, áp dụng thực tế.
Chính từ nhà mồ của họ, mà tôi có thể giúp người Jarai tiếp xúc với mầu nhiệm sống động của lễ Phục sinh, may mắn được mừng cùng thời gian với lễ nhà mồ – đây không phải là một sự trùng hợp. Tôi đã giải thích
cách riêng hoạt động phát sinh sự sống của Đức Giêsu, khởi đi từ ngôi mộ của Ngài, lúc Ngài xuống ngục tổ tông, và trong tất cả đời sống bí tích của Giáo hội. Vì pơsat là trung tâm đời sống tâm linh của người Jarai, nên họ đã được mở lối để tìm thấy mầu nhiệm Vượt Qua ở trung tâm của giáo huấn, của đời sống Kitô hữu, của tất cả lịch sử dân Thiên Chúa. Từ đó phát sinh các bài học về hiến tế của Thánh lễ và về các bí tích được phát xuất từ hiến tế ấy.
Cách riêng Bí tích Rửa tội được trình bày cho họ như Bí tích của sự sống và của gia đình Kitô giáo, nước là ngôi mộ và là lòng mẹ, Phép Rửa là sự phục sinh của chúng ta được báo trước. Các Kitô hữu khi trở lại thăm giếng rửa tội của mình, không thấy ở đó kỷ niệm của sự chết, nhưng là của sự sống họ, sự sống đó bắt nguồn từ ngôi mộ này. Phép Rửa diễn tả sự thay thế một người chết bằng một con người phục sinh; mỗi lần hiệp thông Thánh Thể đều nhấn mạnh đến sự thay thế này. Sự sống của ta không phải là sự sống kết thúc nơi ngôi mộ, nhưng chính là sự sống được giấu ẩn trong Chúa Giêsu; sự chết không chấm dứt sự sống, nó chỉ chấm dứt cái chết mà thôi.
Chúng tôi tìm cách theo đuổi việc thay thế ngôi mộ Jarai bằng ngôi mộ Kitô giáo trong mọi chi tiết . Trên bình diện nguồn gốc huyền thoại, chúng tôi kể lại những câu chuyện Kinh Thánh, nhất là dụ ngôn anh Lazarô nghèo khó, thay cho câu chuyện người phụ nữ