🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Tác Động Của Các Nhân Tố Nội Bộ Đối Với Chính Sách Đối Ngoại Của Mỹ Dưới Thời Donald Trump
Ebooks
Nhóm Zalo
Chịu trách nhiệm xuất bản:
Q. GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP PHẠM CHÍ THÀNH
Chịu trách nhiệm nội dung:
PHÓ GIÁM ĐỐC - PHÓ TỔNG BIÊN TẬP TS. ĐỖ QUANG DŨNG
Biên tập nội dung:
Trình bày bìa: Chế bản vi tính: Đọc sách mẫu:
ThS. CÙ THỊ THÚY LAN ThS. NGUYỄN THỊ HẢI BÌNH ĐỖ MINH CHÂU
BÙI BỘI THU
NGUYỄN MẠNH HÙNG PHẠM THU HÀ
PHÒNG BIÊN TẬP KỸ THUẬT VIỆT HÀ
Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 1360-2020/CXBIPH/12-301/CTQG. Số quyết định xuất bản: 5006-QĐ/NXBCTQG, ngày 09/06/2020. Nộp lưu chiểu: tháng 6 năm 2020.
Mã số ISBN: 978-604-57-5665-2.
Biªn môc trªn xuÊt b¶n phÈm
cña Th− viÖn Quèc gia ViÖt Nam
T« Anh TuÊn
T¸c ®éng cña c¸c nh©n tè néi bé ®èi víi chÝnh s¸ch ®èi ngo¹i cña Mü d−íi thêi Donald Trump / T« Anh TuÊn ch.b. - H. : ChÝnh trÞ Quèc gia, 2019. - 360tr. ; 21cm
1. ChÝnh s¸ch ®èi ngo¹i 2. T¸c ®éng 3. Nh©n tè néi bé 4. Mü 327.73 - dc23
CTK0220p-CIP
TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NỘI BỘ ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH...
“D.Trump là một hiện tượng thay đổi lớn của chính trị Mỹ mà thế giới đang dõi theo để có thể tiếp cận bản chất và tác động. Chúng ta đang có trên tay một tác phẩm công phu và kịp thời góp phần cho suy ngẫm về nguyên do của các biến động ở Mỹ và hệ quả quốc tế của chúng, đúng vào thời điểm như là nước Mỹ sực tỉnh và chuyển mình khác biệt”.
Đại sứ Nguyễn Tâm Chiến,
Nguyên Thứ trưởng Ngoại giao
“Việc nghiên cứu các nhân tố nội bộ nhằm hiểu rõ hơn chính sách đối ngoại Mỹ nói chung và trong thời chính quyền Tổng thống Trump nói riêng là một nhiệm vụ cần thiết. Đây là một trong số ít các tác phẩm công phu và đóng vai trò tiên phong trên lĩnh vực này. Cuốn sách này chắc chắn sẽ được đặt trên kệ sách của những người quan tâm đến chính sách đối ngoại của chính quyền Tổng thống Trump”.
PGS. TS. Nguyễn Vũ Tùng,
Giám đốc Học viện Ngoại giao
“Một cuốn sách rất hữu ích với những người nghiên cứu về chính trị Mỹ. Văn phong mạch lạc, lôgích, và các ví dụ sinh động đã vẽ nên một bức tranh toàn diện về vai trò của hệ thống chính, tổng thống, đảng phái, các nhóm lợi ích, công chúng, và giá trị Mỹ, đối với chính sách đối ngoại của chính quyền Trump”.
TS. Nguyễn Tuấn Minh,
Phó Tổng Biên tập Tạp chí Châu Mỹ ngày nay Viện Châu Mỹ, Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam
“Cuốn sách là một nỗ lực đáng khen ngợi về phân tích chính sách đối ngoại Mỹ trên cả hai phương diện lý thuyết và thực hành”. TS. Lê Đình Tĩnh, Quyền Viện trưởng
Viện Nghiên cứu Chiến lược ngoại giao,
Học viện Ngoại giao
5
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ nổi lên trên trường quốc tế với vị thế là một siêu cường, có ảnh hưởng lớn trên thế giới trong nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế, ngoại giao, quân sự... Mỗi thay đổi trong chính sách đối ngoại của Mỹ, dù lớn hay nhỏ, cũng luôn thu hút sự chú ý của các nước khác và gắn liền với chính sách đối ngoại của Mỹ chính là vai trò của tổng thống Mỹ trong mỗi nhiệm kỳ. Trong số hơn 40 đời tổng thống Mỹ, Donald Trump là tổng thống vô cùng đặc biệt bởi ông là tổng thống Mỹ đầu tiên chưa từng tham gia chính trị hay quân đội. Trong 2 năm đầu nhiệm kỳ (2017‐2018), chính quyền Trump đã đưa ra những chính sách đối ngoại gây tranh cãi trong chính nội bộ nước Mỹ và tác động mạnh mẽ đến vũ đài kinh tế ‐ chính trị quốc tế, như: rút khỏi nhiều thỏa thuận và cơ chế đa phương, gây căng thẳng trong quan hệ với các đồng minh, rút quân khỏi Xyri… Đâu là những nguyên nhân sâu xa của sự hình thành các chính sách đối ngoại của chính quyền Trump?
Cuốn sách Tác động của các nhân tố nội bộ đối với chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Donald Trump do TS. Tô Anh Tuấn chủ biên cung cấp cho bạn đọc một bức tranh tổng thể về
6 TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NỘI BỘ ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH...
các vận động chính trị, các va chạm tư tưởng, giá trị, ý thức hệ và văn hóa trong lòng nước Mỹ đang ở đỉnh cao của mâu thuẫn kể từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay. Giống như chơi một trò chơi ghép hình, các tác giả không chỉ phân tích rõ chủ thể chính trị nào đóng vai trò gì tại thời điểm nào, mà còn tập trung vào các tương tác chồng chéo, đấu tranh quyền lực, cạnh tranh và thỏa hiệp lợi ích giữa các chủ thể để từ đó dựng nên một bức tranh hiện thực nhất về quá trình hoạch định chính sách đầy mâu thuẫn và phức tạp của Mỹ nói chung, đồng thời làm rõ sự
tương đồng và khác biệt giữa chính sách đối ngoại của chính quyền Tổng thống Donald Trump so với các chính quyền trước đó, chỉ ra nguyên nhân và hậu quả của các tương đồng và khác biệt này, từ đó hướng đến giải đáp một câu hỏi có ý nghĩa vô cùng quan trọng: chính sách hiện tại của chính quyền Trump là hiện tượng “cá biệt” hay là xu thế của nền đối ngoại Mỹ?
Nội dung cuốn sách thể hiện quá trình nghiên cứu công phu, nghiêm túc với nhiều thông tin hữu ích. Nhiều ý kiến, nhận xét có giá trị tham khảo tốt cho các bạn đọc quan tâm đến chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump nói riêng, và chính sách đối ngoại của Mỹ kể từ sau Chiến tranh Lạnh nói chung, nhưng cũng có nhận xét cần tiếp tục nghiên cứu, trao đổi.
Nhà xuất bản xin giới thiệu cuốn sách và mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc.
Tháng 9 năm 2019
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT
7
MỤC LỤC
Trang
Lời Nhà xuất bản 5 MỞ ĐẦU 9
Chương I
NHÂN TỐ NỘI BỘ
TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦAMỸ
TỪ SAUCHIẾNTRANHLẠNH ĐẾNNAY 17 I. Các nhân tố tác động đến chính sách đối ngoại 19 II. Các nhân tố nội bộ trong chính sách đối ngoại 26
Chương II
THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ MỸ
VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
THỜI KỲ TỔNG THỐNG D. TRUMP 79 I. Vai trò của các cơ quan hành pháp 81 II. Vai trò của các cơ quan lập pháp 114 III. Vai trò của các cơ quan tư pháp 137
Chương III
TỔNG THỐNG D. TRUMP
VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI 148
I. Tiểu sử và tính cách cá nhân 149 II. Đặc điểm cá nhân và phong cách lãnh đạo 159 III. Ưu tiên đối ngoại của D. Trump và chính sách đối ngoại của chính quyền Trump 165
8 TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NỘI BỘ ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH...
Chương IV
MỐI QUAN HỆ ĐẢNG CỘNG HÒA ‐
TỔNG THỐNG D. TRUMP VÀ CHÍNH SÁCH
ĐỐI NGOẠI 192
I. Mối quan hệ giữa Đảng và Tổng thống: Cơ sở lịch sử và lý thuyết 193 II. Đảng Cộng hòa và D. Trump: Từ hợp tác đến kiềm chế 204
Chương V
CÁC CƠ QUAN TƯ VẤN CHÍNH SÁCH,
NHÓM LỢI ÍCH, TỔ CHỨC VẬN ĐỘNG
HÀNHLANGCỦAMỸ VÀCHÍNH SÁCH ĐỐINGOẠI THỜI KỲ TỔNG THỐNG D. TRUMP 239 I. Khái quát về các cơ quan tư vấn chính sách, nhóm lợi ích và tổ chức vận động hành lang 239 II. Vai trò của các cơ quan tư vấn chính sách 248 III. Vai trò của các nhóm lợi ích và tổ chức vận động hành lang 254
Chương VI
TRUYỀN THÔNG, CÔNG CHÚNG MỸ
VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI THỜI KỲ
TỔNG THỐNG D. TRUMP 268 I. Vai trò của truyền thông 270 II. Vai trò của công chúng 297 KẾT LUẬN 325
TÀI LIỆU THAM KHẢO 335
9
MỞ ĐẦU
Donald Trump là một tổng thống đặc biệt của nước Mỹ. Ông là tổng thống Mỹ đầu tiên chưa từng tham gia chính trị hay quân đội. Sau khi lên cầm quyền năm 2017, ông đã đưa ra nhiều chính sách đối ngoại gây tranh cãi như: rút khỏi nhiều thỏa thuận và cơ chế đa phương, gây căng thẳng trong quan hệ với các đồng minh, phát động nhiều cọ xát với các nước lớn trên các lĩnh vực khác nhau. Cách thức chính quyền Donald Trump xây dựng và thực hiện các chính sách này cũng có nhiều khác biệt, thường được giới quan sát miêu tả là “mang tính bất ngờ”, “bất định”, “khó lường”, thậm chí là “mang tính đứt gãy” (disruptive) so với truyền thống đối ngoại của Mỹ. Các điều chỉnh chính sách đối ngoại này đặt ra một câu hỏi nghiên cứu quan trọng cả về lý luận và thực tiễn là: Các nhân tố nào là cơ sở cho chính sách đối ngoại của chính quyền Donald Trump?
Cho đến nay, đã có nhiều công trình xuất bản về Donald Trump và chính sách đối ngoại của chính quyền Trump. Một số ấn phẩm có thể kể đến như Crippled America: How to Make America Great Again của Donald
10 TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NỘI BỘ ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH...
Trump (Threshold Editions, 2015); Big Agenda: President Trump’s Plan to Save America của David Horowitz (Humanix Books, 2017); Understanding Trump của Newt Gingrich (Center Street, 2017); và Fire and Fury: Inside the Trump White House của Michael Wolff (Henry Holt and Co., 2018)... Tại Việt Nam cũng đã có một số nghiên cứu về Trump như Donald Trump ‐ Sự lựa chọn lịch sử của nước Mỹ của Cù Chính Lợi (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, 2016) hay Donald Trump và cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ khác thường của Nguyễn Văn Lập (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, 2016). Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu toàn diện về tác động của các nhân tố nội bộ đến chính sách đối ngoại của chính quyền Trump cũng như so sánh tác động của các nhân tố này từ khi Donald Trump lên cầm quyền.
Do đó, nhóm tác giả quyết định đi sâu tìm hiểu, phân tích và khái quát hóa tác động của các nhân tố nội bộ đối với chính sách đối ngoại của chính quyền Trump, tập trung vào hai năm đầu tiên mà Trump cầm quyền (2017‐ 2018). Đây là giai đoạn mà nước Mỹ đứng trước nhiều thay đổi với sự trỗi dậy của xu thế dân túy, sự chia rẽ giàu nghèo, văn hóa, ý thức hệ, tôn giáo, sắc tộc, giới tính trong khi tâm lý thù địch, chủ nghĩa da trắng thượng đẳng, phân biệt chủng tộc… có xu hướng gia tăng nhiều nơi. Đồng thời, Tổng thống Donald Trump cũng có phong cách thách thức và gạt bỏ lề thói, phá vỡ nhiều khuôn
MỞ ĐẦU 11
mẫu và những chuẩn mực của nhiều thế hệ lãnh đạo Mỹ. Các thay đổi trong nội bộ này đã tác động mạnh mẽ lên chính sách đối ngoại của chính quyền Trump, tạo ra các xu hướng khó lường và bất ngờ.
Việc kịp thời tìm hiểu tác động của các tác nhân nội bộ đối với chính sách đối ngoại của chính quyền Trump là hết sức cần thiết nhằm giúp Việt Nam nhận diện chính xác và ứng phó phù hợp trước những thay đổi trong môi trường đối ngoại nói chung và trong chính sách của chính quyền Mỹ nói riêng. Trong bối cảnh đó, cuốn sách này có giá trị cả về mặt lý luận và thực tiễn. Về lý luận, cuốn sách làm rõ mối liên hệ giữa các nhân tố chính trị nội bộ với chiều hướng chính sách đối ngoại của Mỹ, cũng như dưới thời Trump, từ đó cung cấp giải thích mang tính khoa học về các thay đổi hoặc kế tục trong chính sách đối ngoại của chính quyền này. Về thực tiễn, cuốn sách cung cấp cách luận giải, mở rộng suy nghĩ cho các nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế về quan hệ giữa chính trị nội bộ và chính sách đối ngoại về những đặc điểm và tác động của các nhân tố nội bộ tác động đến chính sách đối ngoại của chính quyền Trump. Với lý do đó, cuốn sách có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy tại các chương trình về quan hệ quốc tế. Cuốn sách cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cán bộ hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam, các nhà nghiên cứu, sinh viên, và những người quan tâm đến quan hệ quốc tế.
12 TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NỘI BỘ ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH...
Nội dung chính của sách
Trong Chương I, tác giả Hoàng Oanh giới thiệu một cách khái quát về phân ngành Phân tích chính sách đối ngoại (FPA) để cung cấp cơ sở lý luận cho cách tiếp cận và các cấu phần của cuốn sách. Tác giả rút ra 7 nhân tố chính có ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của Mỹ là: (i) Hệ giá trị; (ii) Hệ thống chính trị; (iii) Cá nhân tổng thống; (iv) Các đảng phái; (v) Các nhóm lợi ích; (vi) Truyền thông; và (vii) Công chúng. Đây là cơ sở để cuốn sách phân tích sâu hơn các nhân tố này trong 5 chương tiếp theo; trong đó nhân tố hệ giá trị được phân tích lồng ghép trong các nhân tố khác, nhân tố công chúng và truyền thông được phân tích cùng nhau do có mối liên hệ gắn bó, các nhân tố còn lại là chủ đề phân tích của các chương riêng. Tác giả điểm lại các đặc điểm chính trong chính sách đối ngoại của một số chính quyền Mỹ từ sau Chiến tranh Lạnh và đưa một số đánh giá về chiều hướng phát triển của chính sách đối ngoại Mỹ dưới thời Tổng thống Trump để làm nổi bật tác động của các yếu tố nội bộ lên chính sách của mỗi chính quyền.
Trong Chương II, các tác giả Tô Anh Tuấn, Trì Trung và Hoàng Oanh phân tích về vai trò của ba nhánh quyền lực trong hệ thống chính trị Mỹ (hành pháp, lập pháp, và tư pháp) trong việc hoạch định và thực thi chính sách đối ngoại của Mỹ. Các phân tích này đóng vai trò nền tảng, giúp người đọc có cái nhìn tổng thể về việc từng chủ thể chính trị
MỞ ĐẦU 13
đứng ở vị trí nào trong tương quan quyền lực chung, và có tác động như thế nào lên chính sách đối ngoại. Tiếp đó, các tác giả phân tích vai trò của các nhánh này đối với việc hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ trong thời kỳ chính quyền Trump. Các tác giả nhận định rằng, chính quyền Trump giữ vai trò chủ đạo trong việc hoạch định chính sách đối ngoại Mỹ. Bên cạnh đó, với việc Đảng Cộng hòa chiếm đa số tại cả Thượng viện và Hạ viện trong hai năm đầu nhiệm kỳ, hệ thống chính trị cơ bản có tác động thuận đối với chính sách đối ngoại của chính quyền Trump. Tuy nhiên, cả ba nhánh quyền lực đều có ảnh hưởng kiềm chế nhất định đối với một số vấn đề chính sách đối ngoại.
Trong Chương III, các tác giả Trì Trung và Đỗ Hoàng tập trung phân tích ảnh hưởng của cá nhân lãnh đạo là Tổng thống Trump đối với chính sách đối ngoại của Mỹ. Thông qua việc phân tích các yếu tố như tính cách cá nhân, niềm tin, phong cách lãnh đạo và quan hệ với các chủ thể đối ngoại khác, các tác giả cho thấy Tổng thống Donald Trump đã tác động đến chính sách đối ngoại Mỹ theo cách khác biệt so với các đời tổng thống trước. Tổng thống Trump đã ghi những dấu ấn “phi truyền thống” của bản thân trong nhiều vấn đề thuộc về ưu tiên đối ngoại của cá nhân, tạo ra một số đứt gãy trong truyền thống chính sách đối ngoại của Mỹ.
Trong Chương IV, tác giả Trì Trung tập trung phân tích tác động của Đảng Cộng hòa lên chính sách đối ngoại
14 TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NỘI BỘ ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH...
của chính quyền Trump, giúp người đọc hiểu rõ quá trình Đảng Cộng hòa ‐ với tư cách là đảng cầm quyền, đã đấu tranh như thế nào và thỏa hiệp những gì trong mối quan hệ đầy phức tạp với Tổng thống Donald Trump. Trên cơ sở phân tích một số văn kiện quan trọng của Đảng Cộng hòa, tác giả đưa ra lập luận rằng, tùy theo lợi ích tương đồng hay khác biệt tại các thời điểm khác nhau mà mối quan hệ hai bên chuyển hóa từ bất hợp tác đến hợp tác và kiềm chế, và quá trình này được phản ánh rõ trong chính sách đối ngoại. Từ đó, tác giả rút ra nhận định rằng các lãnh đạo của Đảng Cộng hòa đã không thành công trong việc thuyết phục Trump “xoay trục” để trở thành một tổng thống hoàn toàn “Cộng hòa”, mặc dù vậy Đảng này vẫn giữ vai trò then chốt trong việc bảo đảm tính cố kết tương đối trong đường hướng đối ngoại của Mỹ.
Trong Chương V, các tác giả Tô Anh Tuấn và Hoàng Oanh đi sâu nghiên cứu vai trò của các cơ quan tư vấn chính sách (think tank), các tổ chức vận động hành lang (lobby), và các nhóm lợi ích (interest groups) trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Dưới thời chính quyền Donald Trump, các nhân tố nội bộ này có vai trò không đều giữa các thực thể trong từng nhóm cũng như giữa các nhóm với chính quyền. Các tổ chức có quan điểm bảo thủ, có tác động tương đối lớn đối với chính quyền Trump, đặc biệt là trong giai đoạn đầu lên nắm quyền.
MỞ ĐẦU 15
Trong Chương VI, các tác giả Tô Anh Tuấn và Mai Thị Hồng Tâm tập trung vào hai nhân tố gián tiếp tác động lên chính sách đối ngoại của Mỹ là truyền thông và công chúng. Các tác giả cho rằng truyền thông là một nhân tố tương đối quan trọng, có vai trò đặc thù trong nền chính trị Mỹ. Trong thời chính quyền Trump, quan hệ giữa truyền thông và chính quyền là một “cuộc chiến lâu dài” trong đó, hai bên liên tục chỉ trích nhau nhưng cũng dựa vào nhau để phát triển. Do đó, về bản chất, Trump và truyền thông đang cùng lợi dụng nhau: Truyền thông đưa Trump lên thành đối tượng truyền thông đặc biệt; còn Trump chủ động lợi dụng truyền thông cho mục đích của mình. Công chúng gây tác động đến chính sách đối ngoại chủ yếu là gián tiếp, thông qua sự tín nhiệm đối với chính quyền và kết quả của các cuộc bầu cử, tuy nhiên những tác động này không luôn đồng nhất do quan hệ giữa công chúng và chính quyền chịu tác động của một số nhân tố
khác nhau. Nhìn chung, tác động của công chúng Mỹ đối với chính sách đối ngoại của chính quyền Trump khá đa dạng và có xu thế phân cực ngày càng rõ nét. Do đó, chính quyền Trump không nhất thiết phải thực hiện các chính sách đối ngoại hướng đến đại chúng, mà chỉ cần tập trung vào các cử tri của Đảng Cộng hòa.
Cuốn sách là nỗ lực của các tác giả với mong muốn giúp người đọc hiểu rõ hơn về tác động của các nhân tố nội bộ
16 TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NỘI BỘ ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH...
đối với chính sách đối ngoại của chính quyền Donald Trump. Trong quá trình thực hiện, từ lúc khởi đầu nghiên cứu đến khi xuất bản, nhóm tác giả đã nhận được sự ủng hộ to lớn từ cơ quan, đồng nghiệp, đối tác, bạn bè, gia đình và người thân. Nhóm tác giả đặc biệt cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Vũ Tùng, Giám đốc Học viện, cùng Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao và các đồng nghiệp tại Viện Nghiên cứu Chiến lược và Viện Biển Đông đã luôn động viên và tạo điều kiện. Chúng tôi cũng cảm ơn sự hỗ trợ nhiệt tình của Phòng Quản lý Khoa học trong hơn một năm thực hiện nghiên cứu này.
Nhóm tác giả bày tỏ cảm kích sâu sắc trước những lời khuyên và đóng góp quý báu từ các chuyên gia về Mỹ, bao gồm ĐS. Lê Công Phụng, ĐS. Nguyễn Tâm Chiến, PGS.TS. Nguyễn Vũ Tùng, PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy, TS. Nguyễn Tuấn Minh, TS. Phạm Cao Cường, TS. Nguyễn Hồng Quang, TS. Nguyễn Tuấn Việt, TS. Hoàng Thị Thanh Nga, ThS. Trần Thanh Hải, và ThS. Vũ Duy Thành.
Ngoài ra, như Stephen King từng nói: “viết lách là con người, biên tập là thần thánh”, nhóm tác giả xin cảm ơn những góp ý chân thành và nỗ lực biên tập của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật.
Cuối cùng, nghiên cứu này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm tác giả mong tiếp tục nhận được phản hồi và góp ý từ độc giả để nghiên cứu được hoàn thiện hơn nữa.
17
CHƯƠNG I
NHÂN TỐ NỘI BỘ TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH ĐẾN NAY
HOÀNG OANH
Chính sách đối ngoại thường được định nghĩa là “hành vi có ý thức của một quốc gia đối với môi trường bên ngoài của họ”1, hoặc là “chiến lược hoặc cách tiếp cận được lựa chọn bởi chính phủ một quốc gia nhằm đạt được mục đích trong quan hệ với các thực thể bên ngoài”2. Về
lý luận, một trong những câu hỏi lớn trong ngành nghiên cứu quan hệ quốc tế là về các nguồn gốc của chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia. Nói cách khác, đó là câu hỏi về mức độ tác động của các nhân tố bên ngoài và bên trong lên quá trình hình thành và thực thi chính sách đối __________
1. Kalevi Holsti: International Politics: A Framework for Analysis, New Jersey, Prentice Hall, 1977, tr.20‐21.
2. Valerie M. Hudson: “The history and evolution of foreign policy analysis” trong Steve Smith, Amelia Hadfield và Tim Dunne chủ biên: Foreign Policy: Theories, Actors, Cases, Oxford and New York: Oxford Univtersity Press, 2008, tr.11‐30.
18 TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NỘI BỘ ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH...
ngoại. Mặc dù giới học giả đồng ý rằng chính sách đối ngoại là sản phẩm của cả môi trường bên trong và bên ngoài nhưng đa phần đều thừa nhận vai trò quan trọng của các nhân tố nội bộ trong mỗi quốc gia và sự cần thiết của việc nghiên cứu các nhân tố này, chẳng hạn như thể chế chính trị nội bộ, quá trình hoạch định chính sách, vai trò của các cá nhân, và đặc biệt là các nhân tố mang tính nhận thức và tâm lý học. Nhu cầu này đã dẫn đến việc hình thành một nhánh nghiên cứu chuyên biệt gọi là phân ngành Phân tích chính sách đối ngoại (FPA), đặc biệt tập trung vào cấp độ đơn vị, tức là vai trò của các chủ thể trong nước đằng sau các quyết định chính sách.
Với đối tượng nghiên cứu đa dạng, phạm vi nghiên cứu vượt qua ranh giới trong nước ‐ ngoài nước, đối nội ‐ đối ngoại, nhánh phân tích chính sách đối ngoại có mối quan hệ mật thiết với nhiều ngành khoa học xã hội khác nhau và nhờ đó, thường sử dụng các lý thuyết, nhánh lý thuyết, cách tiếp cận của các ngành này. Ví dụ, là một nhánh của ngành nghiên cứu quan hệ quốc tế, phân tích chính sách đối ngoại thường tận dụng các lý thuyết quan hệ quốc tế, ví dụ như chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa kiến tạo. Bên cạnh đó, như Steve Smith, Amelia Hadfield, và Tim Dunne đã nêu, nghiên cứu chính sách cũng đòi hỏi phải sử dụng kiến thức chuyên môn của ngành tâm lý học xã hội (social psychology) về ra quyết định (decision making), của các mô hình chủ thể duy lý (rational actor models) bắt nguồn từ các diễn giải của ngành kinh tế về quá trình chính sách, hay của ngành khoa học chính trị liên quan đến chính sách công (public policy).
Chương I: NHÂN TỐ NỘI BỘ TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI... 19
Chương này tập trung làm rõ cơ sở lý luận về vai trò của các nhân tố nội bộ trong việc hoạch định chính sách đối ngoại, đồng thời cũng điểm lại các cách tiếp cận chủ yếu của giới học thuật áp dụng vào mảng nghiên cứu chính sách đối ngoại Mỹ, từ đó đúc kết thành một khung phân tích làm cơ sở lý luận của cuốn sách. Phần điểm lại Chính sách đối ngoại của một số chính quyền Mỹ từ sau Chiến tranh Lạnh trước hết nêu lên một số đặc điểm chính và nổi bật trong chính sách đối ngoại mỗi thời kỳ, qua đó cho thấy cơ sở thực tiễn về tác động của các yếu tố chính trị nội bộ đối với chính sách đối ngoại của Mỹ. Chương này còn phân tích sâu hơn về chính sách đối ngoại của chính quyền Trump hiện nay trong so sánh với chính sách của các chính quyền trước đó, từ đó cung cấp phông nền cho các phân tích ở những chương sau.
I. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
Câu hỏi lớn được đặt ra trong ngành Quan hệ quốc tế là: Tại sao các quốc gia hành xử theo một cách nào đó trong hệ thống quốc tế? Các nhân tố nào tác động lên các lựa chọn chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia?
James Fearon đã tổng kết và phân loại rằng có hai cách tiếp cận cho câu hỏi này, dựa trên lý thuyết mang tính hệ thống và dựa vào nền chính trị nội bộ1. Nhóm thứ nhất phân tích hành vi nhà nước bằng cách nhìn vào hệ thống
__________
1. James D. Fearon: “Domestic politics, foreign policy, and theories of international relations”, Annual Review of Political Science, Vol 1, 1998, tr.289‐313.
20 TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NỘI BỘ ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH...
quốc tế, trong đó hệ thống quốc tế là nguyên nhân và hành vi nhà nước là hiệu ứng1. Đặc điểm của hệ thống quốc tế sẽ quyết định cách hành xử của các quốc gia theo một cách nhất định và các thay đổi trong hệ thống quốc tế sẽ gây ra thay đổi trong hành vi của quốc gia. Nhân tố mang tính quyết định là sức mạnh và tương quan sức mạnh của các quốc gia trong hệ thống, hay cơ cấu quyền lực của hệ thống. Ngoài ra, còn có các biến số tác động khác như yếu tố địa chiến lược, thể chế quốc tế, hành vi của các nước khác, và vai trò các chủ thể phi nhà nước xuyên biên giới…2. Trong cách tiếp cận này, tất cả các quốc gia đều là các chủ thể đơn nhất, có lợi ích quốc gia được xác định và các chính sách đối ngoại được đưa ra và tiến hành với sự đồng thuận trong nội bộ, điều thường được tóm tắt bằng cụm từ “chính trị dừng lại ở mép nước” (politics stops at the water’s edge). Tuy nhiên, cách tiếp cận hệ thống xem các quốc gia là các chủ thể duy lý này đã chịu nhiều chỉ trích vì nó bỏ qua nhiều biến số phức tạp khác, như: các quyết định mang tính chính trị hoặc phi chính trị, các quy trình quan liêu, hoặc thuần túy là sự tình cờ... Nó cũng bỏ qua các yếu tố cảm tính, tâm lý, và mâu thuẫn lợi ích giữa các nhóm3.
__________
1. Stephen Walt: The Origin of Alliance, Cornell University Press, New York, 1989.
2. Stephen Walt: “International Relations: One World, Many Theories”, Foreign Policy, No. 110, Special Edition: Frontiers of Knowledge, Spring, 1998, tr.43.
3. Michael Clarke: “The Foreign Policy System: A Framework for Analysis”, trong M. Clarke and B. White chủ biên: Understanding Foreign Policy: The Foreign Policy Systems Atrroach, Cheltenham: Edward Elgar 1989, tr.27‐59.
Chương I: NHÂN TỐ NỘI BỘ TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI... 21
Trong khi đó, nhiều học giả cho rằng chính sách đối ngoại chỉ đơn giản là một phần mở rộng của những gì diễn ra trong nền chính trị của một quốc gia, do đó, các yếu tố trong nước đóng vai trò quyết định trong việc hình thành chính sách đối ngoại của họ. Các lý thuyết này lập luận rằng mặc dù có cùng hoàn cảnh quốc tế, hành vi đối ngoại của các quốc gia lại có sự khác biệt và chính sự đa dạng của hệ thống chính trị, văn hóa và giới lãnh đạo của mỗi nước mới là các yếu tố gây ra sự khác biệt này1. Các quốc gia không phải là các chủ thể đơn nhất và sự tương tác qua lại giữa các nhân tố nội bộ thường khiến các quốc gia đưa ra các quyết định thiếu tính duy lý và nhất quán, không như điều mà các thuyết hệ thống dự đoán. Các lý luận này nhấn mạnh vai trò của các tác động tương hỗ cũng như các tương đồng và mâu thuẫn trong lợi ích và quan điểm giữa các nhóm xã hội, các thể chế chính trị, các cá nhân và bộ
máy quan liêu trong nền chính trị nội bộ.
Ngày nay, hầu hết giới nghiên cứu đều đồng ý rằng chính sách đối ngoại đóng vai trò là điểm giao thoa của chính trị trong nước và quốc tế, là sản phẩm của cả các yếu tố cả bên trong và bên ngoài quốc gia2. Thậm chí
__________
1. James Rosenau: “Pre‐Theories and Theories of Foreign Policy” trong R.B. Farrell chủ biên: Atrroaches to Comparative and International Politics, Evanston, IL: Northwestern University Press, 1966, tr.27‐92; Joe Hagan: Political Otrosition and Foreign Policy in Comparative Perspective. Boulder: Lynne Rienner, 1993. tr 5.
2. Frederick S. Northedge: The Foreign Policies of the Great Powers, Mcmillan, London, 1968.
22 TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NỘI BỘ ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH...
các nhà lý thuyết theo trường phái hiện thực cũng thừa nhận sự cần thiết của việc nghiên cứu các nhân tố bên trong mỗi các quốc gia, như đấu tranh chính trị nội bộ, vai trò của các cá nhân, và đặc biệt là các nhân tố mang tính nhận thức và tâm lý học1.
Việc tập trung phân tích tác động của các nhân tố bên trong đã dẫn đến sự phát triển của một mảng nghiên cứu chuyên biệt trong ngành Quan hệ quốc tế, đó là phân ngành Phân tích chính sách đối ngoại. Xuất hiện từ những năm 1950, Phân tích chính sách đối ngoại có mục tiêu tìm hiểu các các tương tác giữa các nhân tố và các quy trình đằng sau việc ra quyết định chính sách đối ngoại2. Các học giả nổi bật trong lĩnh vực nghiên cứu này có thể kể đến là Richard Snyder, James Rosenau, Alexander George, Graham Allison và Irving Janis3.
__________
1. Robert Jervis: American Foreign Policy in a New Era, Routledge, 2005.
2. Valerie M. Hudson: “The history and evolution of foreign policy analysis” trong Steve Smith, Amelia Hadfield và Tim Dunner chủ biên: Foreign Policy: Theories, Actors, Cases, Oxford University Press, 2012, tr.12.
3. Jean A. Garrison: “Foreign Policy Analysis in 2020: A Symposium”, International Studies Review 5, 2003, tr.155‐202; Richard C. Snyder và Edgar S. Furniss: American Foreign Policy: Formulation, Principles, and Programs, Rinehart, New York, 1959; Graham Allison: Essence of Decision: Explaining the Cuban Missile Crisis, Little Brown and Company, Boston, 1971; Graham Allison: “Bureaucratic Politics: A Paradigm and Some Policy Implications”, World Politics 24, 1972, tr.40‐79.
Chương I: NHÂN TỐ NỘI BỘ TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI... 23
Khác với phương pháp tiếp cận cấu trúc thường có vai trò chi phối trong ngành quan hệ quốc tế1, phân tích chính sách đối ngoại được đặc trưng bởi sự tập trung vào cấp độ nhân tố (agent/actor), “quan tâm trước tiên tới việc giải thích các quyết định được đưa ra như thế nào và vì sao các nước lại đưa ra những quyết định đó”2. Lĩnh vực này nghiên cứu sâu hơn so với cấp độ nhà nước, tập trung phân tích ảnh hưởng các chủ thể bên trong, đặc biệt là các cá nhân lãnh đạo, bộ máy hành chính và các thể chế trong việc hoạch định chính sách đối ngoại. Để tóm tắt, các nghiên cứu trong lĩnh vực này thường tập trung làm rõ vai trò của bốn nhóm nhân tố chính như sau:
Hệ thống chính trị: Một nhóm quan điểm (chủ nghĩa tự do) cho rằng cách thức tổ chức chính quyền, hay thể chế chính trị, của mỗi quốc gia có tác động quyết định đến chính sách đối ngoại, ví dụ các nước dân chủ thì ít hung hăng hơn là các nước theo chế độ độc tài3. Nhân tố thứ hai trong hệ thống chính trị ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại là các đảng phải, nhất là tại các nước có chế độ đa đảng4. Các đảng phái thường cố gắng tự phân biệt với nhau
__________
1. Baris Kesgin: “Foreign Policy Analysis”, John T. Ishiyama và Marijke Breuning chủ biên: 21st Century Political Science: A reference handbook, SAGE Publications Inc, 2010, tr.336.
2. Marijke Breuning: Foreign Policy Analysis: A comparative introduction, 1st ed, Palgrave Macmillan, Basingstoke, 2007, tr.5, 164. 3. J. M. Owen: “How Liberalism Produces Democratic Peace”, International Security, 19 (2), 1994, tr.38.
4. Joe Hagan: Political Otrosition and Foreign Policy in Comparative Perspective, Boulder: Lynne Rienner, 1993.
24 TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NỘI BỘ ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH...
về mặt ý thức hệ và để tranh giành sự ủng hộ của công chúng và thường đưa ra các ưu tiên khác nhau tùy theo lợi ích của nhóm mình đại diện. Đôi khi, chính sách đối ngoại cũng có thể bị ảnh hưởng bởi sự khác biệt trong chính nội bộ một đảng. Nhân tố thứ ba là hệ thống quan liêu, bao gồm hệ thống các cơ quan quản lý hành chính nhà nước có nhiệm vụ thu thập thông tin, xây dựng các đề xuất, tư vấn, và thi hành chính sách đối ngoại. Khác biệt quan điểm và xung đột lợi ích giữa các cơ quan trong bộ máy quan liêu có thể dẫn đến các quyết định dưới mức tối ưu hoặc sự thiếu nhất quán trong chính sách đối ngoại1.
Giới lãnh đạo: Trong một tác phẩm nền tảng của môn Phân tích chính sách đối ngoại được viết từ năm 1962, Snyder, Bruck và Sapin đã từng viết: “Hành vi của một quốc gia chính là hành vi do những người nhân danh quốc gia thực hiện. Do đó, ‘quốc gia’ chính là những người ra quyết định hay những người hoạch định chính sách”2. Theo nhóm tác giả, các cá nhân lãnh đạo có khả năng đưa ra quyết định về chính sách đối ngoại, do đó tính cách, tâm lý và hệ thống giá trị của người lãnh đạo đóng vai trò quan trọng trong việc
__________
1. John Davis: “Infighting in Washington: The Impact of Bureaucratic Politics on U.S. Iraq Policy”, trong cuốn John Davis chủ biên: Presidential Policies and the Road to the Second War in Iraq, Ashgate Pub Co., Burlington, 2006, tr.318.
2. Richard C. Snyder, H.W. Bruck, và Burton Sapin: “The Decision‐ Making Atrroach to the Study of International Politics” trong James N. Rosenau chủ biên: International Politics and Foreign Policy: A Reader in Research and Theory, Free Press, New York, 1962, tr.202.
Chương I: NHÂN TỐ NỘI BỘ TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI... 25
hình thành hành vi của nhà nước1. Tương tự, Young và Schafer đặc biệt nhấn mạnh ảnh hưởng của thế giới quan của các nhà lãnh đạo, theo họ: “Một khi (thế giới quan) đã được hình thành, chúng sẽ trở thành các màng lọc mà các thông tin sẽ đi qua”2. Ngoài ra, phong cách ra quyết định và cách ứng xử của họ cũng là các nhân tố đáng quan tâm3.
Các nhóm lợi ích: Các nhà lãnh đạo tập trung vào tiếng nói của các nhóm lợi ích nhiều hơn là toàn xã hội do các nhóm này có thể tạo sức ép để chính phủ đáp ứng nhu cầu của mình, đặc biệt là thông qua các công cụ kinh tế4. Các nhóm này gây ảnh hưởng lên các quá trình chính sách đối ngoại thông qua một số thủ thuật như cách lèo lái các chương trình nghị sự và gây ảnh hưởng lên các cuộc tranh luận chính trị; cung cấp thông tin và các phân tích về các vấn đề theo chiều hướng mình mong muốn; giám sát và gây ảnh hưởng trong quá trình thực thi chính sách5.
__________
1. Jack Levy: “Political Psychology and Foreign Policy” trong D. Sears, L. Huddy & R. Jervis chủ biên: Oxford Handbook of Political Psychology, Oxford University Press, New York, 2003, tr.820.
2. Michael D. Young và Mark Schafer: “Is There a Method in Our Madness? Ways of Assessing Cognition in International Relations”, Mershon International Studies Review 42, 1998, tr.81.
3. Juliet Kaarbo: “Prime Minister Leadership Styles in Foreign Policy Decision‐Making: A Framework for Research”, Political Psychology, 18 (3), 1997, tr.28.
4. Stephen Krasner: Defending the National Interest: Raw Materials Investments and U.S. Foreign Policy, Princeton University Press, New Jersey, 1978.
5. Thomas Ambrosio: Ethnic identity groups and U.S. foreign policy, Praeger Publishers, 2002, tr.16.
26 TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NỘI BỘ ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH...
Công luận: Thông thường, trong chính sách đối ngoại, công chúng không đưa ra ý kiến cụ thể, nhưng công luận thể hiện các giá trị cốt lõi lâu dài và tâm trạng của công chúng1. Mặc dù có mối tương quan giữa những thay đổi trong dư luận và thay đổi trong chính sách đối ngoại, nhìn chung tác động của công luận có phần hạn chế2. Các cá nhân bình thường không quá quan tâm đến đối ngoại và các nhà lãnh đạo thường không để ý đến dư luận về chính sách đối ngoại. Thậm chí, các nhà lãnh đạo thường cố gắng định hình các ý kiến công chúng theo hướng mong muốn của riêng họ hoặc phớt lờ hoàn toàn ý kiến của công luận3.
II. CÁC NHÂN TỐ NỘI BỘ
TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
Trên thực tế, các nghiên cứu đối với trường hợp cụ thể là chính sách đối ngoại Mỹ đã cho thấy rõ tác động đáng kể của của nhân tố nội bộ trong chính sách đối ngoại. Chẳng hạn, Ostrom và Job thống kê giai đoạn từ năm 1949 đến 1976 và nhận thấy rằng các yếu tố chính trị nội bộ của nước Mỹ đã có ảnh hưởng lớn đến quyết định sử dụng lực lượng __________
1. Hank Jenkins‐Smith, Neil Mitchell và Kerry Herron: “Foreign and Domestic Policy Belief Structures in the U.S. and British Publics”, Journal of Conflict Resolution, 48 (3), 2004, tr.22.
2. Philip Everts và Pierangelo Isernia: Public Opinion and the International Use of Force, Routledge, London, 2001.
3. Steve Chan và William Safran: “Public Opinion as a Constraint against War: Democracies” Responses to Operation Iraqi Freedom”, Foreign Policy Analysis, Vol 6, 2006, tr.19.
Chương I: NHÂN TỐ NỘI BỘ TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI... 27
quân sự của tổng thống hơn là đặc điểm của môi trường quốc tế1. Tương tự, trong một nghiên cứu năm 1991, James và Oneal cũng chứng minh rằng các yếu tố bên trong như khó khăn trong tình hình phát triển kinh tế, tỷ lệ lạm phát cao, tỷ lệ thất nghiệp cao và tỷ lệ ủng hộ chính trị thấp của lãnh đạo đều là lý do để tạo ra động lực cho các tổng thống Mỹ sử dụng vũ lực ở nước ngoài2.
Trong một nghiên cứu quan trọng khác, Wittkopf và McCormick đã khẳng định rằng ngược với truyền thống chủ nghĩa hiện thực, các nhân tố nội bộ có tác động rất lớn đến chính sách đối ngoại, và ngày càng thấy rõ trong thực tế trường hợp của Mỹ, nhất là sau sự kiện khủng bố ngày 11/9/2001 (tiếng Anh gọi là sự kiện 911). Theo các tác giả, các nhân tố nội bộ có vai trò đặc biệt đáng kể trong chính sách đối ngoại Mỹ là do nguyên nhân lịch sử nhất định: Từ khi hình thành đất nước, Mỹ luôn tự định vị mình khác biệt ‐ thậm chí là ngoại lệ ‐ so với các nước khác, với một chính sách đối ngoại được định hình phần lớn là do các giá trị
nội bộ hơn là các thay đổi trong môi trường quốc tế3. Thomas Jefferson cũng đã từng viết: “Các mục tiêu của chính sách __________
1. Charles W. Ostrom, Jr. và Brian L. Job: “The President and the Political Use of Force”, The American Political Science Review, Vol. 80, No. 2, Jun, 1986, tr.541‐566.
2. Patrick James, John R. Oneal: “The Influence of Domestic and International Politics on the President’s Use of Force”, Journal of Conflict Resolution, Vol.35, Issue 2, 1991.
3. Eugene R. Wittkopf, James M. McCormick: The domestic sources of American foreign policy: insights and evidence, Rowman & Littlefield Publishers, 1999, tr.8.
28 TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NỘI BỘ ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH...
đối ngoại chỉ là một phương tiện để bảo vệ và thúc đẩy các mục tiêu của xã hội nội bộ, đó là quyền tự do của mỗi cá nhân”1. Niềm tin này vẫn là phương châm xuyên suốt của xã hội Mỹ và các quá trình chính sách của đất nước này.
Mặc dù có nhiều cách tiếp cận trong phân tích vai trò của các nguồn nội bộ cụ thể đối với chính sách đối ngoại, nhưng nhìn một cách khái quát, giới nghiên cứu thường tập trung vào một số các nguồn chính như sau: (i) Hệ thống các giá trị Mỹ: bao gồm các niềm tin tôn giáo, bản sắc dân tộc, quan điểm chính trị và các giá trị đạo đức và các truyền thống lâu đời trong chính sách đối ngoại như chủ nghĩa tự do hay chủ nghĩa biệt lập; (ii) Tính chất và đặc điểm của thể chế chính trị: mô hình tam quyền phân lập, và cơ chế kiềm chế và đối trọng được quy định trong Hiến pháp. Phần lớn các nghiên cứu đặc biệt nhấn mạnh quyền lực cũng như mối tương quan giữa tổng thống và Quốc hội; (iii) Bộ máy quan liêu trong các ngành ngoại giao, kinh tế, quốc phòng và tình báo và các quy trình chính sách. (iv) Các đảng phái chính trị; (v) Các nhóm lợi ích; (vi) Truyền thông và công luận2.
Vai trò của các cá nhân lãnh đạo, đặc biệt là tổng thống, và mối quan hệ của tổng thống với Quốc hội Mỹ là
__________
1. Robert Tucker và David Hendrickson: “Thomas Jefferson and American Foreign Policy”, Foreign Affairs 69 (2), 1990, tr.139. 2. Eugene R. Wittkopf, James M. McCormick: The domestic sources of American foreign policy: insights and evidence, Sđd, tr.9‐16.
Chương I: NHÂN TỐ NỘI BỘ TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI... 29
một trong những trọng tâm khi nghiên cứu về các nhân tố nội bộ trong chính sách đối ngoại1. Theo nhà nghiên cứu Ole Holsti, quan niệm của giới lãnh đạo, hay cách thức họ tiếp nhận, diễn giải và xử lý thông tin về tình hình nội bộ và quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc lý giải các hành vi chính sách của mỗi quốc gia2. Hiến pháp Mỹ đã phân chia các quyền hạn trong lĩnh vực đối ngoại cho cả các ngành hành pháp và lập pháp, và thường là các quyền hạn mang tính đối trọng với nhau.
Điều I của Hiến pháp Mỹ liệt kê một số quyền hạn đối ngoại của Quốc hội, bao gồm các quyền “điều tiết thương mại với nước ngoài”, “tuyên chiến”, “nâng cao và hỗ trợ quân đội”, “cung cấp và duy trì hải quân”… Quốc hội còn có quyền phê chuẩn các điều ước quốc tế, chỉ định các nhà ngoại giao, quản lý ngân sách, và quyền
__________
1. Lee H. Hamilton và Jordan Tama: A Creative Tension: The Foreign Policy Roles of the President and Congress, Woodrow Wilson Center Press, 2002, tr.193; Stephen Ambrose: “The Presidency and Foreign Policy”, Foreign Affairs, 70 (5), Winter 1991/1992, tr.120; Joseph Siracusa và Aiden Warren: Presidential Doctrines: U.S. National Security from George Washington to Barack Obama, Rowman& Littlefield Publishers, New York, 2016; Norman J. Ornstein và Thomas Mann: “When Congress Checks Out”, Foreign Affairs 85/6, Nov/Dec 2006, tr.67; Eugene Wittkopf và James McCormick: “Congress, the President, and the End of the Cold War”, The Journal of Conflict Resolution 42/4, Aug 1998, tr.440‐466; David J. Barron: Waging War: The Clash Between Presidents and Congress, 1776 to ISIS, Simon & Schuster, New York, 2016.
2. Ole R. Holsti: Making American Foreign Policy, Routledge, 2006, tr.1‐22.
30 TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NỘI BỘ ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH...
tạo ra, loại bỏ hoặc tái cấu trúc các cơ quan hành pháp (thường được thực hiện sau các cuộc xung đột hoặc khủng hoảng lớn), từ đó ảnh hưởng đến quá trình hoạch định và thực hiện chính sách đối ngoại. Chẳng hạn, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Quốc hội Mỹ đã thông qua Đạo luật An ninh quốc gia năm 1947, thành lập CIA và Hội đồng An ninh quốc gia. Sau vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2011, Quốc hội Mỹ đã phê chuẩn việc thành lập Bộ An ninh nội địa.
Trong khi đó, thẩm quyền của tổng thống trong các vấn đề đối ngoại được quy định tại Điều II của Hiến pháp. Điều lệ này trao cho tổng thống quyền hạn để thực hiện các điều ước và chỉ định đại sứ với sự đồng ý của Thượng viện (đối với các hiệp ước thì yêu cầu sự chấp thuận của hai phần ba thượng nghị sĩ hiện diện). Các tổng thống cũng dựa vào các điều khoản khác để hỗ trợ các hành động trong lĩnh vực chính sách đối ngoại của họ, chẳng hạn như “quyết định hành pháp” và vai trò “tổng tư lệnh quân đội và hải quân”.
Có thể thấy, các quyền lực được phân chia tương đối cân bằng giữa hai nhánh hành pháp và lập pháp. Điều này một mặt bảo đảm được lợi ích của tất cả các bên, mặt khác cũng thường tạo ra một số cản trở cho quá trình ra quyết định và thực thi chính sách đối ngoại. Tuy nhiên, đây lại chính là đặc điểm quan trọng nhất mà Hiến pháp Mỹ hướng đến ‐ tạo được thế cân bằng và đối trọng giữa các nhánh quyền lực này. Như một nhà phân tích đã nhận định, cuộc đấu tranh thường kỳ giữa tổng thống và Quốc hội về chính sách đối ngoại không phải là một sản
Chương I: NHÂN TỐ NỘI BỘ TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI... 31
phẩm phụ, mà đúng hơn là một trong những mục tiêu cốt lõi của Hiến pháp1.
Trên thực tế, nhiều nghiên cứu cho thấy tại Mỹ đang có xu hướng tổng thống và nhánh hành pháp ngày càng có tiếng nói quan trọng hơn so với nhánh lập pháp trong lĩnh vực đối ngoại2. Glen S. Kurtz và Jeffrey S. Peake nhận định rằng tổng thống ngày càng sử dụng nhiều hơn quyền ký kết các thỏa thuận hành pháp, tạo ra cảm giác là các tổng thống ngày nay có nhiều quyền lực hơn và làm suy giảm vai trò kiềm chế của Quốc hội, làm suy giảm nguyên tắc chia sẻ quyền lực. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện rằng chính cả Quốc hội lẫn tổng thống đều đang ủng hộ xu hướng này do tính hiệu quả. Đồng thời, cả hai bên đều đạt được các lợi ích của mình từ việc sử dụng các thỏa thuận hành pháp, dĩ nhiên với điều kiện là tổng tống không lạm quyền trong quá trình này3.
Nhân tố bộ máy quan liêu cũng có vai trò quan trọng trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách đối ngoại. Để làm rõ ảnh hưởng từ nhân tố này, các nhà
__________
1. Jonathan Masters: “U.S. Foreign Policy Powers: Congress and the President”, 2017, https://www.cfr.org/backgrounder/us‐foreign‐ policy‐powers‐congress‐and‐president.
2. Arthur Schlesinger: The Imperial Presidency, Mariner Books, New York, 2004.
3. Glen S. Kurtz và Jeffrey S. Peake: Treaty Politics and the Rise of Executive Agreements, The University of Michigan Press, Ann Arbor, 2009, tr.193.
32 TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NỘI BỘ ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH...
nghiên cứu đã đưa ra công cụ rất hữu ích là các mô hình phân tích1. Hai mô hình chính thường được áp dụng trong phân tích chính sách đối ngoại là mô hình chính trị quan liêu và mô hình quy trình tổ chức. Theo mô hình thứ nhất, nhà nước là một tập hợp các cơ quan quan liêu khác nhau cạnh tranh để tăng nguồn tài trợ từ ngân sách và mở rộng quy mô của họ. Mỗi bên có quan điểm và các lợi ích nhất định, có thể đối lập với nhau trên các vấn đề, và thành công trong việc đạt được các mục tiêu của một bên nào đó có thể đồng nghĩa với việc buộc các bên khác phải có các nhượng bộ nhất định. Do đó, các quyết định chính sách thường được xem là chỉ có lợi hơn đối với một vài bên2. Cách tiếp cận này thường được áp dụng để giải thích tại sao các quốc gia đôi khi hành động một cách thiếu duy lý và đưa ra các lựa chọn chính sách đối ngoại không tối ưu. Trong khi đó, mô hình quy trình tổ chức lập luận rằng các tổ chức, cơ quan chính phủ bảo vệ tốt nhất các lợi ích của mình thông qua việc tuân thủ “các quy trình vận hành chuẩn”3. Do đó rất ít khi một bộ máy quan
__________
1. Graham Allison: Essence of Decision: Explaining the Cuban Missile Crisis, Little Brown, Boston, 1971; Graham Allison và Philip Zelikow (chủ biên): Essence of Decision: Explaining the Cuban Missile Crisis, Addison‐Wesley, New York, 1999; Roger Hilsman: The Politics of Policy Making in Defense and Foreign Affairs: Conceptual Models and Bureaucratic Politics, Englewood Cliff: Prentice Hall, 1990.
2, 3. Robert Jackson và Georg Sorensen: Introduction to International Relations: Theories and Atrroaches, 5th ed, Oxford University Press, 2013.
Chương I: NHÂN TỐ NỘI BỘ TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI... 33
liêu ra một quyết định ngoài khuôn khổ, khác với tính cách, hoặc trái với quy trình chuẩn của mình. Điều này giải thích tính bền vững và nhất quán của một số chính sách đối ngoại.
Một bộ phận nghiên cứu khác tập trung vào hệ giá trị, ý thức hệ, và cách tự định vị bản sắc Mỹ trong chính sách đối ngoại của Mỹ1, trong đó đáng chú ý là các truyền thống như “chủ nghĩa biệt lập” hoặc “tính ngoại lệ”2. Nhà nghiên cứu W. R. Mead đã tổng kết rằng chúng ta có thể phân loại chính sách đối ngoại của Mỹ theo 4 trường phái: Jefferson, Hamilton, Jackson, và Wilson dựa trên quan điểm của các chính quyền về xu hướng biệt lập và các giá trị ưu tiên khác nhau3. Nhân tố ý thức hệ và các giá trị thường tác động lên chính sách đối ngoại thông qua thế giới quan của các nhà lãnh đạo, tôn chỉ và mục tiêu của các đảng phái, ý kiến của công luận, do đó, chúng ta có thể lồng ghép nhân tố này khi phân tích các nhân tố trên. Thậm chí, bản sắc có thể được định hình bởi giới tinh hoa và được sử dụng để hỗ trợ các chính sách đối ngoại cụ thể4.
__________
1. Peter Hays Gries: The Politics of American Foreign Policy: How Ideology Divides Liberals and Conservatives over Foreign Affairs, Stanford University, Stanford, 2014; Walter L. Hixson: The Myth of American Diplomacy: National Identity and U.S. Foreign Policy, Yale University Press, 2009.
2. Seymour Martin Lipset: American Exceptionalism: A Double‐Edged Sword, Norton, New York, 1997.
3. Walter Russell Mead: Special Providence: American Foreign Policy and How It Changed the World, Routledge, New York, 2002. 4. Dirk Nabers: “Filling the Void of Meaning: Identity Construction in U.S. Foreign Policy after September 11, 2001”, Foreign Policy Analysis, 5(2), 2009, tr.23.
34 TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NỘI BỘ ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH...
1. Nhân tố nội bộ trong chính sách đối ngoại của Mỹ trước thời Tổng thống D.Trump
Phần này tập trung điểm lại một số đặc điểm chính trong chính sách đối ngoại của một số chính quyền Mỹ giai đoạn sau Chiến tranh Lạnh, qua 3 đời tổng thống là: B. Clinton (1993‐2001), G.W. Bush (2001‐2009), và B. Obama (2009‐2017); khái quát ảnh hưởng của các nhân tố nội bộ dẫn đến các đặc trưng riêng của chính sách đối ngoại của mỗi thời kỳ, từ đó làm rõ vai trò và tác động đáng kể của nhân tố đối ngoại trong chính sách đối ngoại của Mỹ nói chung.
a. Chính sách đối ngoại của Chính quyền B.Clinton (1993‐2001) Chiến tranh Lạnh kết thúc với sự sụp đổ của hệ thống chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu đưa đến nhiều biến động và thay đổi lớn. Đứng trước tình hình đó, các quốc gia trên thế giới đều phải có những thay đổi và điều chỉnh chiến lược cho phù hợp với tình hình quốc tế và khu vực. Mỹ cũng đã có sự điều chỉnh trong chính sách đối ngoại. Mặt khác, chính sách đối ngoại Mỹ thời kỳ này cũng chịu tác động bởi nhiều nhân tố nội bộ, đặc biệt là chính sách của Tổng thống B.Clinton.
+ Nội dung chính của chính sách đối ngoại
Về đối ngoại, Mỹ tiếp tục thực hiện mục tiêu duy trì “vị trí siêu cường số một” thế giới. Chiến lược toàn cầu của Mỹ được triển khai ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, đó là vươn lên làm bá chủ thế giới, duy trì trật tự một cực. Chính quyền Tổng thống Bill Clinton nhấn mạnh mục tiêu phải phục hồi sự phát triển của nền
Chương I: NHÂN TỐ NỘI BỘ TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI... 35
kinh tế và thiết lập một trật tự thế giới mới do Mỹ lãnh đạo, thông qua chiến lược “Can dự và mở rộng”. Nhà nghiên cứu James McCormick gọi chính sách của Clinton là chủ nghĩa quốc tế tự do (liberal internationalism), với nội dung chính là cam kết duy trì sự can dự và vai trò lãnh đạo của Mỹ trong các vấn đề toàn cầu1.
Trong “Chiến lược an ninh quốc gia cam kết và mở rộng” (1995), Clinton cho rằng: “Sự lãnh đạo của nước Mỹ trên thế giới chưa bao giờ quan trọng hơn lúc này”, do đó Mỹ “chống lại bất cứ một cường quốc hay nhóm cường quốc nào nổi lên thách thức vị trí lãnh đạo của Mỹ”. Chiến lược này cũng nhấn mạnh: “Được sự hỗ trợ bởi một nền quốc phòng có hiệu quả và một nền kinh tế mạnh mẽ hơn, đất nước chúng ta sẽ sẵn sàng lãnh đạo một thế giới đang bị
thách thức ở khắp mọi nơi”2.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ lúc đó Anthony Lake, trong bài diễn văn tại trường Đại học John Hopskin ngày 21/9/1993 đã đưa ra định nghĩa một cách hình ảnh về “Chiến lược mở rộng”: “Nhiệm vụ trước kia của chính sách của Mỹ là kiềm chế những chấm đỏ cộng sản trên bản đồ thế giới, còn nhiệm vụ mới là làm loang rộng những chấm xanh dân chủ”3. Trong khi đó, “can dự” nghĩa là bảo đảm
__________
1. James McCormick: American Foreign Policy and Process, 5 edition, Cengage Learning, 2008, tr.188.
2. White House: A National Strategy of Engagement and Enlargement, 1995, tr.12, 36‐42.
3. Anthony Lake: “From Containment to Enlargment”, Address at the School of Advanced International Studying, John Hopskin University, Washington, D.C, 21/9/1993.
36 TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NỘI BỘ ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH...
vai trò lãnh đạo của Mỹ là “không thể thiếu” trong các vấn đề quốc tế. Mặc dù Mỹ không phải là cảnh sát của thế giới, nhưng với tư cách là cường quốc về chính trị và kinh tế của thế giới, với sức mạnh của các giá trị dân chủ, Mỹ cam kết sẽ hành động để bảo vệ trật tự thế giới và là một đối tác tin cậy về an ninh cho các nước cùng lợi ích1.
+ Mục tiêu và công cụ
Ba mục tiêu ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Clinton bao gồm: (i) củng cố và tăng cường an ninh cho Mỹ và đồng minh của Mỹ; (ii) thúc đẩy sự thịnh vượng của Mỹ thông qua những nỗ lực ở trong và ngoài nước; (iii) thúc đẩy dân chủ và nhân quyền.
Để đạt được các mục tiêu trên, chính quyền Clinton đã đưa ra những biện pháp tiếp cận mềm dẻo và linh hoạt đối với các vấn đề quan hệ quốc tế, kết hợp sức mạnh quân sự với sức mạnh mềm, ưu tiên ngoại giao đa phương, thúc đẩy quan hệ đồng minh với các đối tác chiến lược như Nhật Bản, NATO, tăng cường hợp tác với các nước thuộc lục địa Á ‐ Âu. Cách tiếp cận của Mỹ nhấn mạnh hai yêu cầu chính: Mỹ là một lực lượng hòa bình quan trọng nhất thế giới, tiếp tục đảm nhận vai trò lãnh đạo thế giới và Mỹ tăng cường hợp tác quốc tế trong việc đối phó với các mối đe dọa an ninh xuyên quốc gia.
Về quân sự, chính quyền Clinton cho rằng chiến lược can dự và mở rộng vẫn phải dựa trên xây dựng lực lượng vũ trang mạnh, đủ sức khống chế đồng minh và
__________
1. White House: A National Security Strategy of Engagement and Enlargement, 1995, tr.7, http://nssarchive.us/NSSR/1995.pdf.
Chương I: NHÂN TỐ NỘI BỘ TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI... 37
đủ khả năng đối phó với những thách thức và đe dọa đối với Mỹ sau Chiến tranh Lạnh. Từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Mỹ đã ba lần điều chỉnh chiến lược quốc phòng. Chiến lược phòng thủ khu vực được Bush đưa ra năm 1991 trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh vừa kết thúc. Sau khi Clinton lên cầm quyền vào năm 1993, Mỹ lại tiến hành đánh giá lại tình hình và chiến lược quốc phòng. Clinton đưa ra chiến lược tham dự linh hoạt và có lựa chọn. Năm 1997, chính quyền Clinton một lần nữa xem xét lại môi trường an ninh, nhu cầu xây dựng quốc phòng và đưa ra Chiến lược quốc phòng cho thế kỷ mới. Theo đó, trọng điểm xây dựng quân đội Mỹ chuyển từ chuẩn bị tiến hành chiến tranh toàn diện trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh sang đối phó với các xung đột khu vực, các cuộc can thiệp nhân đạo trong các cuộc nội chiến, sự sụp đổ của các nhà nước, hoặc sự áp bức của một số chính quyền1.
Để đạt được mục tiêu chiến lược bao trùm của Mỹ là thiết lập vai trò lãnh đạo thế giới, Mỹ chủ trương cải tổ các liên minh an ninh song phương cho phù hợp với tình hình mới, chú trọng hơn đến việc hợp tác với đồng minh và chia sẻ trách nhiệm. Vì vậy, một trong những trọng tâm chính sách của Mỹ thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh là chủ trương duy trì và thậm chí tăng cường các liên minh
__________
1. Kenneth A. Schultz: “Tying Hands and Washing Hands: The U.S. Congress and Multilateral Humanitarian Intervention” trong Locating the Proper Authorities: The Interaction of Domestic and International Institutions do Daniel Drezner chủ biên, University of Michigan Press, 2002, tr.105‐142.
38 TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NỘI BỘ ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH...
an ninh song phương với Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Ôxtrâylia và Philíppin ở châu Á và NATO ở châu Âu để đối phó với những thách thức mới.
Cuộc cạnh tranh về quyền kiểm soát việc triển khai quân đội ở nước ngoài giữa tổng thống và Quốc hội diễn ra khá gay gắt và các chiến dịch nhân đạo quan trọng trong nhiệm kỳ Clinton gặp phải sự phản đối của Quốc hội nhiều hơn so với thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Do đó, Clinton coi trọng vai trò của các thể chế đa phương như là một đồng minh hữu ích để vượt qua sự phản đối của Quốc hội Mỹ. Đa phần các chiến dịch nhân đạo thời Clinton là các chiến dịch tập thể có sự tham gia của các cơ chế khu vực như Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (OAS), và Tổ chức châu Phi thống nhất (OAU). Chính các thể chế này đã cung cấp tính chính danh cho sự can thiệp của Mỹ tại các khu vực1.
Kinh tế là một lĩnh vực ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Clinton. Trong chiến dịch tranh cử, Clinton từng tuyên bố rằng: ưu tiên đối ngoại lẫn đối nội hàng đầu của Mỹ là trùng nhau: khôi phục lại kinh tế của Mỹ2. Chính quyền Clinton công nhận rằng toàn cầu hóa là
__________
1. Kenneth A. Schultz: “Tying Hands and Washing Hands: The U.S. Congress and Multilateral Humanitarian Intervention” trong Locating the Proper Authorities: The Interaction of Domestic and International Institutions, Sđd, tr.105‐142.
2. James McCormick: American Foreign Policy and Process, Sđd, tr.179.
Chương I: NHÂN TỐ NỘI BỘ TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI... 39
chìa khóa cho phát triển và thịnh vượng của nền kinh tế Mỹ1. Thậm chí vào năm 1995, Clinton đã đưa ra trợ giúp kinh tế đối với Mêhicô vì lo ngại các ảnh hưởng lên nền
kinh tế Mỹ mà không có sự thông qua của Quốc hội2. Trong Chiến lược An ninh quốc gia, việc kiên trì theo đuổi tự do hóa thương mại được coi là biện pháp chiến lược quan trọng nhất và là động lực của chính sách kinh tế đối ngoại. Chính quyền Tổng thống Bill Clinton đã xây dựng mô hình chủ nghĩa tự do mới trong kinh tế với một hệ thống thị trường tự do được cho là sẽ tạo ra sự thịnh vượng và tiến bộ trên quy mô toàn cầu. Mỹ duy trì và sử dụng các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế và khu vực như ADB, IMF, NAFTA, WTO... và đề ra luật chơi trong quan hệ kinh tế quốc tế để duy trì sức mạnh kinh tế vượt trội. Dân chủ nhân quyền: Mặc dù dân chủ nhân quyền luôn là một trong các mục tiêu trong chính sách đối ngoại của các chính quyền trước, nhưng chỉ dưới thời chính quyền Clinton, thúc đẩy dân chủ nhân quyền mới được đẩy lên thành một trong ba trụ cột chính của chính sách đối ngoại Mỹ bên cạnh an ninh và thịnh vượng kinh tế. Mỹ còn sẵn sàng can thiệp vào các trường hợp mà họ cho là có dấu hiệu bất ổn trong vấn đề dân chủ nhân quyền, dân tộc và tôn giáo, để ép các quốc gia này theo quỹ đạo của Mỹ và phương Tây. Hai trường hợp nổi bật là việc Mỹ gây sức ép
__________
1. Anthony Lake: “From Containment to Enlargement”, US Department of State Dispatch 4:39, 1993, tr.658.
2. N. Bryant: “How History Will Judge Bill Clinton”, BBC News, ngày 15/01/2001, http://news.bbc.co.uk/2/hi/americas/1114285.stm.
40 TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NỘI BỘ ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH...
lên chính quyền của Tổng thống Harbibi (Inđônêxia) năm 1997 về vấn đề Timo Lexte, buộc chính quyền của Tổng thống Wahid phải công nhận nền độc lập của Timo vào tháng 8/2002. Tại Nam Tư, Mỹ và NATO đã tiến hành ném bom Côxôvô với các biện minh về chủ nghĩa nhân đạo, chống thanh trừng sắc tộc, bảo vệ nhân quyền. Mỹ cũng đã thông qua các tổ chức phi chính phủ và nhân quyền, tài trợ cho các lực lượng các tổ chức chính trị đối lập, sinh viên đối lập lật đổ sự lãnh đạo của Tổng thống Milosevich vào tháng 8/2000 và đưa ông này ra Tòa án quốc tế La Hay.
+ Vai trò của các nhân tố nội bộ
Nhìn chung, mặc dù chính quyền Clinton đã đưa ra được một chính sách đối ngoại tương đối rõ ràng, nhưng việc thực thi chính sách lại gặp nhiều sự thiếu nhất quán. Nhiều nhà bình luận đã nhận định, chính sách đối ngoại thời Bill Clinton mang tính chắp vá, thiếu quyết đoán và có nhiều hành động mâu thuẫn1. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do các tác động nội bộ, đặc biệt là ảnh hưởng của nhân tố cá nhân (quan điểm và tính cách của Bill Clinton) cũng như nhân tố cạnh tranh đảng phái.
Chính sách đối ngoại thời Bill Clinton chịu ảnh hưởng nhiều do các đặc điểm cá nhân của tổng thống. Bản thân Clinton là một người không có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đối ngoại, trong năm thứ nhất trên cương vị __________
1. W. G. Hyland: “A Mediocre Record”, Foreign Policy, Vol.101, 1995‐1996, tr.70‐71; Douglas Brinkley: “Democratic Enlargement: The Clinton Doctrine”, Foreign Policy, vol. 106, 1997, tr.113.
Chương I: NHÂN TỐ NỘI BỘ TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI... 41
tổng thống, Clinton còn tỏ ra lúng túng với các vấn đề đối nội nên các vấn đề đối ngoại cũng bị ảnh hưởng1. Đồng thời, lĩnh vực quan tâm của Clinton trong chính sách đối ngoại là kinh tế nên chính quyền Mỹ đã cố gắng đẩy mạnh vai trò đầu tàu của Mỹ trong việc củng cố và mở
rộng trật tự kinh tế tự do và mở cửa. Do đó, Mỹ đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hình thành các hiệp định tự do thương mại tầm toàn cầu và khu vực.
Nhân tố đấu tranh đảng phái cũng có vai trò qua trọng trong các quyết định đối ngoại của Mỹ ở hai khía cạnh: thứ nhất, nhân tố này giải thích cho sự thiếu nhất quán trong chính sách đối ngoại; thứ hai, đấu tranh đảng phái, nhất là tại các thời điểm trước bầu cử, có tác động không nhỏ đến các quyết định phiêu lưu về quân sự của Mỹ. Mặc dù phổ biến dân chủ và bảo vệ nhân quyền là một trụ cột chính của chính sách đối ngoại nhưng trên thực tế, chính quyền Clinton đã khoanh tay làm ngơ trước một số thảm họa nhân đạo như ở Ruanđa năm 1994 và cuộc xung đột Bôxnia (1992‐1995) do sự phản đối của Quốc hội và đảng đối lập. Richard Haass nhận xét rằng Clinton chỉ sẵn sàng can dự vào các thảm họa nhân đạo nếu cái giá phải trả về mặt chính trị trong nội bộ của việc làm ngơ lớn hơn cái giá phải trả cho một chiến dịch có mức độ được lên kế hoạch cẩn thận”2.
__________
1. Thomas Henriksen: “Clinton’s Foreign Policy in Somalia, Bosnia, Haiti and North Korea”, Hover Essays in Public Policy 72 (1996), tr.8. 2. Richard. N. Haass: “The Squandered Presidency: Demanding More from the Commander‐in‐Chief”, Foreign Affairs 79:3, 2000, tr.139.
42 TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NỘI BỘ ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH...
Trong cuộc chiến tranh Bôxnia, Mỹ đã dùng dằng không chịu nhận lấy vai trò dẫn dắt và phó mặc các hoạt động can thiệp cho các nước đồng minh châu Âu ở NATO mãi đến cuối năm 1995. Quyết định can thiệp vào cuộc chiến tranh Bôxnia năm 1995 một phần là do tính nghiêm trọng ngày càng tăng của thảm kịch nhân đạo ở đây, nhưng nguyên nhân chủ yếu được cho là do chính quyền Clinton lo ngại Bôxnia sẽ trở thành một “ung nhọt ăn mòn chính sách đối ngoại Mỹ” (theo lời của cựu Cố vấn An ninh quốc gia Anthony Lake), làm tổn hại đến uy tín của chính quyền này, nhất là khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đang tiến đến gần1.
Đồng thời, giai đoạn này chứng kiến sự đấu tranh giữa chủ nghĩa biệt lập và chủ nghĩa quốc tế trong nội bộ nước Mỹ ‐ một minh chứng cho thực tế là ngay chính nước Mỹ cũng chưa có được sự nhất trí về vai trò lãnh đạo thế giới và xác lập bá quyền của mình. Trong giới lãnh đạo Mỹ cũng như công chúng Mỹ, cuộc đấu tranh giữa hai trường phái biệt lập và quốc tế vẫn chưa chấm dứt. Trong một cuộc thăm dò ý kiến năm 1997, chỉ có 13% người được hỏi cho rằng họ muốn nước Mỹ đóng một vai trò nổi trội trong các vấn đề quốc tế trong khi 74% muốn Mỹ chia sẻ quyền lực với các nước khác.
__________
1. Ivo H. Daalder: Decision to Intervene: How the War in Bosnia Ended, ngày 01/12/1998, https://www.brookings.edu/articles/decision‐ to‐intervene‐how‐the‐war‐in‐bosnia‐ended/
Chương I: NHÂN TỐ NỘI BỘ TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI... 43
Những cuộc thăm dò ý kiến công luận khác cũng có những kết quả tương tự. Nhìn chung, đối với những người dân Mỹ bình thường, khoảng 55 đến 66% số người được hỏi cho rằng những gì đang diễn ra ở châu Âu, châu Á hay châu Phi, ít hoặc hầu như không có ảnh hưởng đến cuộc sống của họ1. Tóm lại, như Huntington đã nhận xét: “Nước Mỹ đã không có một cơ sở chính trị nội bộ để tạo dựng một thế giới đơn cực cho dù đa số giới tinh hoa Mỹ có thể bỏ qua hoặc lấy làm tiếc về điều đó”2.
b. Chính sách đối ngoại của Chính quyền George W. Bush (2001‐2009)
Sau thời Tổng thống Clinton, do tình hình thế giới và trong nước có những thay đổi nên người kế nhiệm ông, Tổng thống George W. Bush lại có những điều chỉnh mới trong chính sách đối ngoại của Mỹ, trong đó có một số
đặc điểm quan trọng đáng chú ý như sau. Thứ nhất, sau sự kiện khủng bố ngày 11/9/2001, chống khủng bố trở thành mục tiêu quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoại ‐ an ninh của chính quyền Bush. Đây cũng chính là ưu tiên hàng đầu của Mỹ trong những năm đầu của thế kỷ XXI. Thứ hai, Tổng thống Bush đã đề ra chiến lược “đánh đòn phủ đầu”, trong đó vấn đề an ninh ‐ quân sự trở thành trụ cột trong chiến lược an ninh quốc gia mới
__________
1, 2. Samuel Huntington: “The Lonely Superpower”, Foreign Affairs, Vol, 78. No. 2, 3‐4, 1999.
44 TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NỘI BỘ ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH...
của Mỹ. Điều này được thể hiện trong việc Nhà Trắng chủ trương tăng ngân sách quốc phòng và quyết tâm thúc đẩy Hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia (NMD) bất chấp sự phản đối của Nga và các nước khác. Sự kiện 911 và cuộc chiến chống khủng bố được phát động tạo cơ hội cho chính quyền Tổng thống Bush tiếp tục đẩy mạnh hoạt động quân sự theo tư duy mới: tấn công là biện pháp tốt nhất để phòng ngự. Thứ ba, chính quyền Tổng thống Bush thi hành chính sách ngoại giao dựa trên sức mạnh và theo đuổi chủ nghĩa “đơn phương” trong quan hệ quốc tế. Mỹ sẵn sàng bỏ qua vai trò của các thể chế quốc tế như Liên hợp quốc và NATO để hành động một mình hoặc cùng với một vài đồng minh ủng hộ, tạo ra những tập hợp lực lượng ngắn hạn và linh hoạt (gọi là “coalition of the willing”).
Trong thời kỳ này có hai nhân tố có tác động mạnh đến chiều hướng chính sách đối ngoại của Mỹ, đó là sự kiện khủng bố 911 gây thiệt hại nghiêm trọng và tác động sâu sắc đến nước Mỹ (tâm lý, quan niệm về an ninh) và ảnh hưởng lớn của nhóm Tân bảo thủ trong chính quyền Bush. Chính sách đối ngoại của Bush trong thời kỳ này đã chứng kiến nhiều điều chỉnh mang tính bước ngoặt: trước sự kiện 911, chính quyền Bush nhấn mạnh cạnh tranh nước lớn (coi Trung Quốc là “đối thủ chiến lược”), nhưng sau sự kiện này, Mỹ đã tiến hành điều chỉnh chiến lược theo hướng đề cao an ninh nội địa; coi chủ nghĩa khủng bố và các nước bảo trợ khủng bố là kẻ thù cơ bản; đưa ra chiến lược ngăn chặn, thậm chí “đánh đòn phủ đầu”.
Chương I: NHÂN TỐ NỘI BỘ TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI... 45
+ “Học thuyết Bush”
“Học thuyết Bush”1 thể hiện một sự thay đổi sâu rộng trong chính sách đối ngoại Mỹ, đồng thời là một kế hoạch tham vọng nhằm tái thiết lập trật tự thế giới sau sự kiện 911 với bốn trụ cột chính: mở rộng dân chủ; chủ nghĩa đơn phương; vị thế độc tôn của nước Mỹ; và đe dọa và chiến tranh ngăn chặn.
Mở rộng dân chủ: Trong nhiều tuyên bố chính thức, Tổng thống Bush đều kêu gọi việc Mỹ phải có vai trò “dẫn dắt sự nghiệp tự do” trên thế giới. Trong phát biểu nhậm chức lần thứ hai (tháng 01/2005), Bush đã đưa dân chủ và nhân quyền trở thành các nguyên tắc chỉ đạo cho chính sách đối ngoại. Ông tuyên bố rằng “Sự sống còn của tự do ở đất nước chúng ta ngày càng tùy thuộc vào sự thành công của tự do tại các nơi khác ‐ hy vọng tốt đẹp nhất cho hòa bình trên thế giới là sự mở rộng tự do trên toàn thế giới”2. Trên thực tế, trong hai nhiệm kỳ tổng thống,
__________
1. Cụm từ “Học thuyết Bush” lần đầu tiên được sử dụng bởi Charles Krauthammer trong bài xã luận “The Bush doctrine” trên CNN tháng 02/2001, http://edition.cnn.com/ALLPOLITICS/time/2001/ 03/05/doctrine.html.
Cụm từ này hiếm khi được sử dụng chính thức bởi các thành viên của chính quyền Bush, tuy nhiên Phó Tổng thống Dick Cheney, trong một bài phát biểu vào tháng 6/2003, đã công khai sử dụng. Xem thêm: “Vice President Tells West Point Cadets “Bush Doctrine” Is Serious”, American Forces Press Service, ngày 02/6/2003, http://archive.defense.gov/ news/newsarticle.aspx?id=28921.
2. William Safire: “Bush’s “Freedom Speech”“, The New York Times, ngày 21/01/2005.
46 TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NỘI BỘ ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH...
Bush đã thúc đẩy dân chủ ở các nước khác bằng nhiều biện pháp, bao gồm cả “cách mạng màu” lẫn con đường vũ lực ‐ lật đổ và thay thế chính quyền.
Chủ nghĩa đơn phương: Trong Chiến lược An ninh quốc gia năm 2002, Mỹ tuyên bố rằng “sẵn sàng hành động một mình nếu các lợi ích và trách nhiệm riêng đòi hỏi”1. Mỹ cho phép mình can thiệp vào bất cứ nơi nào trên thế giới mà Washington cho rằng có liên quan đến khủng bố. Đặc biệt, Bush tin rằng ông không phải giải thích bất cứ điều gì với ai vì mình là Tổng thống Mỹ2. Chủ nghĩa đơn phương của chính quyền Bush được thể hiện qua một loạt các hành động ví dụ như dẫn đầu cuộc chiến tranh Irắc mà không có sự thông qua của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, rút khỏi Hiệp ước ABM hay từ chối tham gia Nghị định thư Kyoto…
Vị thế độc tôn của nước Mỹ: Sau khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, Mỹ trở thành bá chủ thế giới, cùng lúc đó những ảnh hưởng về văn hóa và kinh tế của Mỹ đã nhanh chóng phát triển ở nước ngoài. Dưới học thuyết Bush, tuyên bố về quyền bá chủ của Mỹ cho thấy quyết tâm của nước này trong việc sử dụng sức mạnh vượt trội nhằm chủ động gây ảnh hưởng đến trật tự thế giới và trừng phạt các quốc gia chống đối, không thuận theo những
__________
1. White House: “The National Security Strategy of the United States of America”, Washington D.C., tháng 9/2002, tr.31, http://www.state.gov/ documents/organization/63562.pdf.
2. Bob Woodward: Bush at War, Simon & Schuster, New York, 2002, tr.146.
Chương I: NHÂN TỐ NỘI BỘ TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI... 47
yêu cầu của Mỹ. Chính quyền Bush cho rằng không tồn tại các luật lệ phổ quát quy định hành vi của tất cả các nước và trật tự quốc tế chỉ có thể được duy trì nếu như cường quốc mạnh nhất hành động khác biệt với các nước khác1. Như nhận xét của Ikenberry: “Nước Mỹ kiêu ngạo tự cho mình vai trò và quyền đặt ra các tiêu chuẩn, thẩm định
về các mối đe dọa, sử dụng vũ lực, và thực thi công lý”2. Đe dọa và chiến tranh ngăn chặn: Chính sách dự liệu tự phòng vệ ‐ hay chiến lược đánh đòn phủ đầu là một nội hàm quan trọng trong học thuyết Bush. Ngay trong Chiến lược An ninh quốc gia năm 2002, Bush đã tuyên bố sẽ thực hiện hành động cần thiết nhằm ngăn chặn không chỉ các nguy cơ sắp xảy đến mà còn đề phòng các nguy cơ đó, và sẽ hành động một mình nếu thấy cần thiết, “ngay cả khi không chắc chắn về thời gian và địa điểm của cuộc tấn công của đối phương”3. Hai đối tượng chính được Mỹ nhắm đến trong chiến lược đánh đòn phủ đầu là chủ nghĩa khủng bố và các quốc gia khác có ý định xâm hại bá quyền của Mỹ bằng vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD). + Vai trò của các nhân tố nội bộ
Có thể thấy, trong khi chính sách đối ngoại của chính quyền Bush cũng có xu hướng theo chủ nghĩa quốc tế như
__________
1. Robert Jervis: “Understanding the Bush Doctrine”, Political Science Quarterly, Volume 118, 2003, tr.376.
2. John Ikenberry: “America’s Imperial Ambition”, Foreign Affairs, 81:5 , 2002, tr.44.
3. The National Security Strategy of the United States of America, tháng 9/2002, https://www.state.gov/documents/organization/63562.pdf.
48 TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NỘI BỘ ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH...
chính quyền Clinton, các hành động của chính quyền Bush lại có phần hiếu chiến và đơn phương hơn, với cách tiếp cận mang tính đối đầu thay vì can dự như Clinton. Các nhân tố tác động đến sự điều chỉnh của chính sách đối ngoại dưới thời Bush bao gồm cả các nhân tố bên ngoài lẫn bên trong. Về các nhân tố bên ngoài, đó là sự trỗi dậy của chủ thể phi quốc gia và chủ nghĩa khủng bố1. Mặt khác, các nhân tố bên trong như thế giới quan của Tổng thống Bush, vai trò của giới cố vấn, vai trò của công luận cũng như việc tình trạng khủng hoảng đã trao cho nhánh hành pháp một quyền lực lớn hơn, có ảnh hưởng lớn đến các quyết định chính sách trong giai đoạn này.
Điểm qua những nét chính về cuộc đời của George Bush, có thể thấy điểm đáng chú ý là gia đình ông có truyền thống kinh doanh trong ngành dầu mỏ và bắt đầu kinh doanh từ năm 1950. Thậm chí còn nhiều ý kiến cho rằng ông dùng dầu để mua cuộc bầu cử năm 20002. Sau khi trúng cử, đa số những thành viên trong chính quyền Bush đều có liên quan đến ngành dầu mỏ. Thậm chí, Peter Eisner, Giám đốc điều hành nhóm cơ quan giám sát đảng phái phi lợi nhuận đã tiến hành các nghiên cứu về nguồn tài chính trong chiến dịch tranh cử của ông Bush và nhận định rằng: “Không thể phủ nhận rằng đây là một chính
__________
1. McCormick: American foreign Policy and Process, 5thed, Sđd, tr.209‐ 211.
2. Colin Dueck: Chiều hướng điều chỉnh chiến lược quân sự của Mỹ, Trung tâm thông tin Khoa học công nghệ và môi trường ‐ Bộ Quốc phòng, Hà Nội, 2006.
Chương I: NHÂN TỐ NỘI BỘ TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI... 49
quyền dầu mỏ… Không thể nói về sự nghiệp của bất kỳ George Bush ‐ cha hoặc con trai ‐ mà không nói đến dầu mỏ”1. Có thể nói, đây cũng là một trong những lý do quan trọng đằng sau quyết định phát động các cuộc chiến ở Trung Đông, đặc biệt là Irắc ‐ nơi được gọi là giếng dầu của thế giới.
Hơn nữa, Bush là một trong số những tổng thống Mỹ có xu hướng tôn giáo nhất của phòng Bầu dục trong hơn một thế kỷ và những tuyên bố công khai của Bush có thiên hướng thể hiện nhận thức rằng ông coi cả người Mỹ và bản thân như những công cụ của Chúa. Do đó, Bush dễ bị ảnh hưởng trước lập luận của những người Tân bảo thủ và những chính sách mà ông ban hành thường có hơi hướng tôn giáo2.
Xem xét về những nét tính cách của Bush có ảnh hưởng đến cả thời kỳ làm tổng thống không thể không nhắc đến sự ít hiểu biết về chính sách đối ngoại của ông. Do không có nhiều kinh nghiệm, ông thường tham khảo các khuyến nghị và gợi ý của cấp phó, các trợ lý cũng như
cố vấn cấp dưới như Donald Rumsfeld, Dick Cheney, Condoleezza Rice… Quan niệm và niềm tin của Bush chịu nhiều ảnh hưởng từ giới cố vấn, nhất là nhóm Tân bảo thủ, bao gồm những vị trí quan trọng trong chính quyền như Phó Tổng thống Cheney và các quan chức khác như
__________
1. Colin Dueck: Chiều hướng điều chỉnh chiến lược quân sự của Mỹ, Tlđd.
2. John B. Judis: “The Chosen Nation: The Influence of Religion on U.S. Foreign Policy”, Policy Brief 37, Carnegie Endowment, 3/2005.
50 TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NỘI BỘ ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH...
Wolfowitz, Perle, Feith, Wurmser, Libby, Bolton, v.v.. Nhóm này chẳng những chia sẻ nhiều tư tưởng giống nhau mà còn có một số liên hệ thân tộc (chẳng hạn, gia đình Kristol đều nằm trong hàng ngũ lãnh đạo Tân bảo thủ), và quan hệ việc làm (nhiều người Tân bảo thủ chủ chốt đã biết nhau từ khi cùng làm trong ban nghiên cứu của thượng nghị sĩ Henry “Scoop” Jackson những năm 1970, sau đó cùng là quan chức cao cấp trong chính phủ Ronald Reagan và Bush cha)1.
Tư tưởng Tân bảo thủ là sự pha trộn giữa chủ nghĩa lý tưởng kiểu Wilson và các biện pháp mang tính hiện thực như sức mạnh cứng và chủ nghĩa đơn phương2. Họ “lý tưởng” ở chỗ tin rằng viễn cảnh nhân loại có thể tốt hơn, sáng sủa hơn nếu chúng ta được sống trong một mô thức tự do dân chủ. Đứng trên lập trường đạo đức Do Thái ‐ Thiên Chúa giáo (Judeo‐Christian), họ thường nhìn thế giới qua lăng kính nhị nguyên (tốt đẹp/xấu xa) và cho rằng nên lấy các nguyên tắc trong tôn giáo làm chỉ dẫn cho các hành vi đạo đức và chính trị3. Mỹ là nước đại diện cho đạo lý vì thế nước này cần
__________
1. William Kristol và Robert Kagan: “Toward a Neo‐Reaganite Foreign Policy”, Foreign Affairs, 75(4)1996; Max Boot: “Think Again: Neocons”, Foreign Policy, 01/02/2003.
2. John Mearsheimer: Hans Morgenthau and the Iraq War: realism versus neo‐conservatism, Open Democracy, London, 2005, https://www.opendemocracy.net/en/morgenthau_2522jsp/
3. Irving Kristol: Neoconservatism: The Autobiography of an Idea, Elephant, Chicago, 1995, tr.365.
Chương I: NHÂN TỐ NỘI BỘ TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI... 51
duy trì được địa vị độc tôn và phải sử dụng sức mạnh của mình để thúc đẩy các lợi ích chung của toàn cầu1. Do đó, quan điểm của nhóm Tân bảo thủ đối với chính sách đối ngoại tương đối rõ ràng và cụ thể. Họ đã chỉ ra một cách trực tiếp những “kẻ thù” của Mỹ: chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo, chủ nghĩa cực đoan ở Trung Đông, các “quốc gia thất bại”… David Frum và Richard Perle đã cụ thể hóa thành một cương lĩnh hành động trong cuốn sách Để xóa bỏ mọi sự xấu xa: Làm thế nào để giành thắng lợi trong cuộc chiến chống khủng bố2. Nhìn chung, nhóm Tân bảo thủ ủng hộ chính sách can dự quốc tế tích cực, đặc biệt là với mục tiêu thúc đẩy dân chủ, kể
cả bằng sức mạnh quân sự, tin rằng dân chủ đều có thể có ở mọi nơi, thậm chí có thể xảy ra rất nhanh (điều này giải thích sự ủng hộ của nhóm này đối với chính sách hiếu chiến “thay đổi chế độ”). Có học giả đã nhận xét rằng: “mô tả chính xác nhất về chủ nghĩa Tân bảo thủ trong chính sách đối ngoại là sự hung hăng mang tính đơn phương được che đậy bởi các lời lẽ hoa mỹ mang tính lý tưởng về tự do và dân chủ”3.
__________
1. William Kristol and Robert Kagan: “National Interest and Global Responsibility”, trong cuốn Present Dangers: Crisis and Otrortunity in American Foreign and Defense Policy, Encounter Books, San Francisco, 2000, tr.24.
2. David Frum và Richard Norman Perle: An End to Evil: How to Win the War on Terror, Random House, 2003.
3. Joe Klein: “McCain’s Foreign Policy Frustration”, Time, 23/7/2008.
52 TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NỘI BỘ ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH...
Tác động của nhóm Tân Bảo thủ lên chính sách đối ngoại của Bush thể hiện rõ ràng nhất qua sự thay đổi về quan điểm đối ngoại của Tổng thống Bush trước và sau sự kiện 911. Trong quá trình vận động tranh cử và các tuyên bố chính sách trước sự kiện 911, Bush không thể hiện sự ủng hộ với tư tưởng Tân bảo thủ. Ông từng kêu gọi một chính sách đối ngoại mang tính kiềm chế, bớt phiêu lưu quân sự bên ngoài, và không ủng hộ việc xây dựng chế độ ở các nước khác. Thậm chí trong chính sách đối với Ixraen, nhiều nhà quan sát cho rằng ông vẫn tiếp nối chính sách của Bill Clinton1. Sự ủng hộ công khai của Bush đối với Tân bảo thủ thể hiện rõ nhất qua việc ngày 27/02/2003 ông đã có bài diễn văn quan trọng tuyên bố về chiến thắng và tương lai của Irắc ngay tại Viện American Enterprise (AEI) ‐ nơi được xem là “đại bản doanh” của nhóm Tân Bảo thủ và luôn kêu gọi việc dân chủ hóa các nước Arập hơn suốt một thập kỷ2.
Sự liên kết giữa Bush với nhóm Tân bảo thủ một mặt được xúc tác bằng sự kiện 911, một mặt khác là do khía cạnh tôn giáo của tư tưởng này dễ thuyết phục một người sùng đạo như Bush tin theo. Thêm vào đó, các tư tưởng
__________
1. “The Second Gore‐Bush Presidential Debate”, ngày 11/10/2000, https://www.debates.org/voter‐education/debate‐transcripts/october‐ 11‐2000‐debate‐transcript/; Toby Harnden and Alan Philps: “Bush accused of adopting Clinton policy on Israel”, The Daily Telegraph, 26/6/2001.
2. Steve Schifferes: “Battle of the Washington think tanks”, BBC News, 03/4/2003.
Chương I: NHÂN TỐ NỘI BỘ TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI... 53
Tân bảo thủ được trình bày tương đối rành mạch, các nhân vật Tân bảo thủ trong chính quyền thường có trình độ kiến thức và học thuật vững chắc hoặc có mối liên hệ với các học giả Tân Bảo thủ nổi tiếng. Đối với một người không có nhiều kinh nghiệm về đối ngoại, Bush cần một hệ thống lý luận rành mạch như vậy làm cơ sở lý luận để định hướng hành động của mình cũng như để giải thích và thuyết phục công luận.
Sự tương quan lực lượng giữa hai đảng cũng có tác động thuận đối với các quyết định về chính sách đối ngoại của chính quyền Bush. Sau cuộc bầu cử năm 2000, Đảng Cộng hòa đã giành lại được ghế tổng thống sau tám năm thuộc về Đảng Dân chủ. Đồng thời, trong phần lớn thời gian của hai nhiệm kỳ Tổng thống Bush (2000‐2008), với kết quả cân bằng ở Thượng viện, giành đa số ở Hạ viện và vẫn giữ được đa số ở cả Tòa án tối cao từ thời Tổng thống Reagan, có thể nói, Đảng Cộng hòa đã nắm được cả ba nhánh quyền lực hành pháp, lập pháp và tư
pháp trong bộ máy nhà nước1. Điều này khiến cho Đảng này có một “sức mạnh tuyệt đối” và thế mạnh áp đảo trong việc thông qua chính sách. Trên thực tế, hầu như các chính sách của Tổng thống đưa ra đều được thông qua.
c. Chính sách đối ngoại của Chính quyền Barack Obama (2009‐2017)
Sự trỗi dậy của Trung Quốc cùng với tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế ‐ tài chính toàn cầu 2008‐2009
__________
1. Jean Edward Smith: Bush, Simon & Schuster, 2016, tr.412‐415.
54 TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NỘI BỘ ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH...
đã làm bộc lộ rõ hơn sự suy giảm tương đối về sức mạnh và vị thế của nước Mỹ. Thâm hụt thương mại với Trung Quốc tăng 3 lần, nợ công đạt mức cao kỷ lục 15.000 tỷ USD. Về quân sự, sức mạnh của quân đội Mỹ không phát huy được vì bị dàn trải trên nhiều mặt trận, không đáp ứng được các thách thức an ninh phi truyền thống. Tinh thần quân đội giảm sút do các cuộc chiến kéo dài tại Trung Đông, Nam Á (tâm lý người dân chống chiến tranh, tâm lý e ngại phiêu lưu quân sự). Về sức mạnh mềm, sức hấp dẫn của mô hình kinh tế Mỹ, hệ thống tài chính Mỹ, các giá trị văn hóa Mỹ không còn giữ vị trí độc tôn.
Để ứng phó với tình hình mới, Mỹ đã phải điều chỉnh chính sách một cách toàn diện. Về mục tiêu: thực dụng hơn, chú trọng hơn tới lợi ích trực tiếp và các vấn đề an ninh của Mỹ. Về trọng tâm chiến lược: chuyển dịch sang châu Á ‐ Thái Bình Dương với Chính sách xoay trục (pivot)/Tái cân bằng (rebalancing). Về biện pháp: giảm các hành động đơn phương, tăng hành động đa phương; chú trọng tới sức mạnh thông minh, vũ lực chỉ là biện pháp cuối cùng; tăng can dự và đối thoại, kể cả với các nước “hiếu chiến/thù địch”. Về công cụ: tăng cường sử dụng các thể chế đa phương (NATO, Liên hợp quốc, APEC, ASEAN, EAS, TPP).
+ Nội hàm của đối ngoại
Rút về bên trong: Khác với người tiền nhiệm thường đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ về chủ trương sử dụng sức mạnh của Mỹ nhằm thay đổi thế giới, Tổng thống Obama cho rằng nước Mỹ cần phải hướng về trong nước
Chương I: NHÂN TỐ NỘI BỘ TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI... 55
thay vì phung phí sức lực cho việc giải quyết những vấn đề của thế giới. Bởi vậy, Obama đã ưu tiên thực hiện chấm dứt các cuộc chiến tranh tốn kém của Mỹ ở Irắc và Ápganixtan. Trên thực tế, những nhóm quân cuối cùng của Mỹ đã rời chiến trường Irắc vào tháng 12/20111. Còn tại Ápganixtan, từ 101.000 binh sĩ (tháng 6/2011) quân đội Mỹ đã giảm xuống còn 10.000 binh sĩ (tháng 10/2015)2. Số quân này tiếp tục đồn trú tại Ápganixtan cho đến năm 2017 vì lo ngại khoảng trống quyền lực sẽ dẫn đến thảm họa khủng bố cực đoan. Mặc dù chưa rút được toàn bộ
lực lượng quân đội khỏi chiến trường Ápganixtan, nhưng Tổng thống Obama về cơ bản đã thực hiện được các cam kết của mình.
Về quan hệ quốc tế, chính quyền Obama kiên trì đường lối ngoại giao hòa dịu hơn. Dấu hiệu rõ rệt nhất có thể thấy rõ trong bài diễn văn nhậm chức vào ngày 20/01/2009, Tổng thống Obama nêu rõ chính sách của chính quyền mới sẽ chú trọng hơn đến chủ nghĩa đa phương, tính nhân văn và sự kiềm chế. Obama đã thể
hiện rõ sự thay đổi này bằng cách nhấn mạnh: “Đối với thế giới Hồi giáo, chúng tôi tìm kiếm một cách thức mới hướng về phía trước, dựa trên lợi ích chung và sự tôn trọng lẫn nhau”. Ông cũng tuyên bố Mỹ “sẵn sàng
__________
1. Moni Basu: “Deadly Iraq war ends with exit of last U.S. troops”, CNN, 18/12/2011, https://edition.cnn.com/2011/12/17/world/meast/ iraq‐troops‐leave/index.html.
2. Greg Jaffe and Missy Ryan: “Obama outlines plan to keep 5,500 troops in Afghanistan”, The Washington Post, 15/10/2015.
56 TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NỘI BỘ ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH...
chìa tay ra” đối với các chế độ đang duy trì quyền lực bằng tham nhũng và gian lận, nếu họ đồng ý giảm bớt sự cứng rắn của họ1.
Tính thực dụng: Obama giảm bớt sự nhấn mạnh về dân chủ và nhân quyền trong quan hệ đối ngoại, chủ trương thỏa hiệp thay vì đương đầu với các chế độ hung bạo, có quan điểm tương đối về các giá trị và các nền văn hoá, tránh can thiệp khi quyền lợi của Mỹ không trực tiếp bị đe dọa. Trong các chuyến công du châu Á năm 2014, bao gồm cả Trung Quốc, Obama đã hầu như không đề cập vấn đề dân chủ và nhân quyền. Obama đã nói: “Với những chế độ độc tài bám lấy quyền lực bằng mọi giá và bịt miệng đối lập, chúng tôi nói quý vị đi sai chiều lịch sử, nhưng nếu quý vị chìa bàn tay ra chúng tôi cũng sẽ nắm lấy”. Thậm chí, ông còn từng phát biểu rằng không một dân tộc nào có quyền quyết định chế độ nào là phù hợp nhất cho một dân tộc khác2.
Nhấn mạnh vai trò của các thể chế đa phương3. Tại cuộc họp báo sau khi Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS) kết thúc, phóng viên Chuck Todd của kênh truyền hình NBC đã đề nghị Tổng thống Mỹ mô tả __________
1. White House: Obama’s inaugural address full text and video, 20/01/2009.
2. Joshua Kurlantzick: “Obama, Asia, and Democracy”, 2014, https://www.cfr.org/blog/obama‐asia‐and‐democracy. 3. Nguyễn Minh: “Vài nét về chủ nghĩa đa phương của B. Obama”, Tạp chí Cộng sản, ngày 24/05/2010, http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/ The‐gioi‐van‐de‐su‐kien/2010/1714/Vai‐net‐ve‐chu‐nghia‐da‐phuong‐cua‐ BObama.aspx.
Chương I: NHÂN TỐ NỘI BỘ TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI... 57
“chủ nghĩa Obama” về chính sách đối ngoại, Obama đã trả lời rằng: Nguyên tắc thứ nhất, Mỹ vẫn là quốc gia mạnh nhất và giàu có nhất trên thế giới. Tuy nhiên, nước Mỹ không thể một mình đối mặt với khủng bố, các băng đảng buôn bán ma túy và vấn đề biến đổi khí hậu…1. Với các nỗ lực đa phương, Obama đã duy trì được sức ép quốc tế đối với Iran thông qua việc Anh, Trung Quốc, Pháp, Đức, Nga và Mỹ đã tái khởi động cuộc thương thuyết với Iran về vấn đề hạt nhân. Obama cũng thể hiện cam kết mạnh mẽ với các thể chế đa phương khu vực, trong đó nổi bật là ASEAN và APEC, khẳng định cam kết hỗ trợ của Mỹ cho các sáng kiến của khu vực (Hạ nguồn sông Mê Công, Diễn đàn Pacific Islands).
+ Chiến lược tại châu Á ‐ Thái Bình Dương
Tổng thống Obama đã có một chính sách tương đối khác biệt so với các chính quyền trước đây, đặc biệt ở sự tập trung ưu tiên đối với khu vực châu Á ‐ Thái Bình Dương. Trong phát biểu công khai tháng 11/2009, Obama đã tự gọi mình là “vị tổng thống châu Á ‐ Thái Bình Dương đầu tiên của Mỹ”2. Obama đã đưa ra một chính sách gọi là
__________
1. “President Barack Obama’s Full Interview With NBC’s Chuck Todd”, NBC, ngày 07/9/2014, https://www.nbcnews.com/meet‐the‐ press/president‐barack‐obamas‐full‐interview‐nbcs‐chuck‐todd‐n197616.
2. Tan See Seng: “Change and Continuity in America’s Asia Pivot: US Engagement with Multilateralism in the Asia Pacific” trong Meijer H. (chủ biên): Origins and Evolution of the US Rebalance toward Asia, Palgrave Macmillan, New York, 2015, tr.55‐79.
58 TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NỘI BỘ ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH...
Xoay trục hoặc Tái cân bằng, bao gồm sáu hướng hành động: củng cố các liên minh quân sự song phương; làm sâu sắc quan hệ với các nước mới nổi, trong đó có Trung Quốc; đẩy mạnh tham gia vào các cơ chế đa phương khu vực; mở rộng quan hệ thương mại và đầu tư; tăng cường hiện diện quân sự trên diện rộng; và thúc đẩy dân chủ và nhân quyền. Trong lĩnh vực quân sự, Mỹ tiến hành điều chuyển lực lượng hải quân từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương, đầu tư cho các căn cứ quân sự, tăng cường hợp tác quân sự cả song phương và đa phương, tham gia trực tiếp vào các cơ chế quốc phòng đa phương ở khu vực (ADMM+, Shangri La). Trong lĩnh vực kinh tế, Obama chủ trương gia tăng xuất khẩu để giảm thâm hụt thương mại và thúc đẩy triển khai các FTA mới hướng đến các tiêu chuẩn cao hơn (ví dụ như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương ‐ TPP).
Tuy nhiên, trong nhiệm kỳ thứ hai, chính quyền Obama khó có thể tập trung đẩy mạnh chính sách Tái cân bằng và ưu tiên châu Á ‐ Thái Bình Dương bởi Mỹ buộc phải tiếp tục tham gia giải quyết các cuộc khủng hoảng ở nhiều khu vực khác trên thế giới (khủng hoảng ở Xyri, vấn đề hạt nhân Iran, Ixraen ‐ Palextin, và khủng hoảng ở
Ucraina). Mỹ không thể từ bỏ lợi ích của Mỹ ở các khu vực khác, đồng thời buộc phải duy trì can dự trong những vấn đề quốc tế quan trọng nhằm bảo đảm vị thế cường quốc với vai trò toàn cầu.
+ Vai trò của các nhân tố nội bộ
Tổng thống Obama đã có các điều chỉnh đáng kể trong chính sách đối ngoại và đây là kết quả từ tác động
Chương I: NHÂN TỐ NỘI BỘ TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI... 59
của cả các nhân tố bên ngoài lẫn bên trong. Trong số các nhân tố nội bộ, đáng chú ý là tầm quan trọng của vai trò cá nhân tổng thống và đặc trưng chính sách của Đảng Dân chủ.
Theo một số đánh giá, chính sách đối ngoại của Obama và Bush như là hai hướng khác nhau của một con lắc. Trong khi Bush thúc đẩy một nghị trình mang tính lý tưởng về phổ biến dân chủ, thúc đẩy kinh tế thị trường nhưng sẵn sàng sử dụng vũ lực và chủ nghĩa đơn phương để răn đe, thì Obama lại theo đuổi một chính sách ngược lại1. Chính sách đối ngoại của Obama mang tính thực dụng hơn, các vấn đề an ninh trở nên quan trọng hơn dân chủ, vũ lực là biện pháp cuối cùng, cũng như có cách tiếp cận tích cực hơn về chủ nghĩa đa phương. Chính sách “Tái cân bằng châu Á” có lẽ là một trong những điều nổi bật nhất khi nói về chính quyền Obama. Đây là một chiến lược lớn đã được chính quyền Obama tính toán cẩn thận.
Bản thân Obama là vị tổng thống Mỹ đầu tiên trong lịch sử từng sống ở châu Á. Khi còn nhỏ, ông từng sống ở Jakarta, Inđônêxia từ năm 6 đến 10 tuổi cùng mẹ và cha dượng là người Inđônêxia2. Ông từng chia sẻ trong một bài phát biểu năm 2009: “Tôi từng sống ở Inđônêxia khi còn là một cậu bé. Em gái Maya của tôi được sinh ra ở Jakarta, và kết hôn với một người Canađa gốc Trung Quốc.
__________
1. Henry R. Nau: Obama’s Foreign Policy, Hoover Institute, ngày 01/4/2010.
2. David Maraniss: Barack Obama: The story, Simon & Schuster, 2012, tr.230‐244.
60 TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NỘI BỘ ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH...
Mẹ tôi đã làm việc gần một thập kỷ trong các ngôi làng ở Đông Nam Á. Vì vậy, châu Á ‐ Thái Bình Dương đã giúp định hình quan điểm của tôi về thế giới”1. Việc vị tổng thống này có sự gắn bó với châu Á ‐ Thái Bình Dương và quan tâm hơn đến khu vực này là điều dễ hiểu. Kể từ khi trở thành tổng thống Mỹ, Obama đã thực hiện nhiều chuyến đi đến các nước châu Á ‐ Thái Bình Dương như là một phần của chính sách “Xoay trục” với khu vực, nhằm “làm an lòng các đồng minh lo ngại về hành động cứng rắn của Trung Quốc, đồng thời gặt hái lợi ích kinh tế cho Mỹ”2.
Về vai trò của các trợ lý dưới quyền ông Obama, Ngoại trưởng Hillary Clinton có đóng góp khá lớn đối với sự thay đổi chính sách của nước Mỹ. Chính bà là người đã tích cực đẩy mạnh việc áp dụng “sức mạnh thông minh” trong chính sách ngoại giao của Mỹ. “Sức mạnh thông minh” hàm ý chỉ sự kết hợp giữa sức mạnh cứng và sức mạnh mềm3. Theo đó, Mỹ không chỉ cần đoàn kết với các đồng minh mà còn cần tăng cường can dự với các đối thủ, __________
1. White House: Remarks by President Barack Obama at Suntory Hall, 2009, https://www.whitehouse.gov/the‐press‐office/remarks‐ president‐barack‐obama‐suntory‐hall.
2. The Japan Times: “Obama, Southeast Asia leaders eye China maritime issues, trade at California summit”, ngày 16/02/2016, http://www.japantimes.co.jp/news/2016/02/16/asia‐pacific/obama welcomes‐southeast‐asian‐leaders‐u‐s‐talks/#.VwIdjvl96M8.
3. Richard L. Armitage và Joseph S. Nye Jr.: CSIS Commission on Smart Power: A smarter, more secure America, 06/11/2007, http://csis.org/files/ media/csis/pubs/071106_csissmartpowerreport.pdf.
Chương I: NHÂN TỐ NỘI BỘ TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI... 61
xây dựng các quan hệ đối tác mới1. Bên cạnh đó, bà Clinton luôn coi trọng và chú ý đến khu vực châu Á ‐ Thái Bình Dương thể hiện qua việc bà thường xuyên có cuộc ghé thăm các nước trong khu vực châu Á ‐ Thái Bình Dương. Bà đã đưa ra bài phát biểu “Thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ”, cam kết tiếp tục gắn bó với khu vực2, tuyên bố Biển Đông là một lợi ích thiết yếu của Mỹ3. Trong chuyến công du đến Đông Nam Á và ASEAN tháng 07/2009, bà Clinton liên tục chứng minh sự quan tâm và cam kết mạnh mẽ của nước này với khu vực, như việc đưa ra một loạt phát biểu phác thảo tầm nhìn của Mỹ
về cấu trúc khu vực. Năm 2009, vị Ngoại trưởng này tham dự ARF‐16 ở Thái Lan với tuyên bố: “Nước Mỹ đang trở lại Đông Nam Á”4. Hillary Clinton cũng là người đưa ra sáng kiến tổ chức Hội nghị Ngoại trưởng bốn nước tiểu vùng sông Mê Công (Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan)5. Bà còn có chuyến thăm lịch sử đến Mianma hồi
__________
1. Chester A. Crocker, Fen Osler Hampson và Pamela Aall: Leashing the Dogs of War: Conflict Management in a Divided World, U.S. Institute of Peace Press, 2007, tr.13.
2. Hillary Clinton: “America’s Pacific Century”, Foreign Policy, (189), Nov 2011, tr.56‐63.
3. David Pilling: “How America should adjust to the Pacific century“, Financial Times, 2011, tr.9.
4. Asia Society Reports: “U.S.‐East Asia Relations: A Strategy for Multilateral Engagement”, 2011, http://asiasociety.org/files/pdf/ US_EastAsiaTaskForce11_online.pdf.
5. “The hatrening place”, The Economist, ngày 12/11/2011, http://www.economist.com/node/21538218.
62 TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NỘI BỘ ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH...
cuối năm 2011 với tư cách là lãnh đạo cấp cao đầu tiên của Mỹ ghé thăm nước này sau nửa thế kỷ1.
Cùng lúc Mỹ lại phải đối mặt với nhiều khó khăn đáng kể trong nước. Trước khi Obama lên cầm quyền, nước Mỹ đã có vô số “di sản” của vị tổng thống tiền nhiệm để lại. Về kinh tế, sự suy thoái nghiêm trọng hậu khủng hoảng tài chính năm 2008 với nền kinh tế và đồng USD suy yếu đã khiến nhiều tổ chức tài chính Mỹ bị phá sản; luôn đối mặt với nguy cơ thâm hụt thương mại. Tỷ lệ thất nghiệp của công dân Mỹ luôn luôn ở mức cao dù tình hình về sau có cải thiện. Về mặt quân sự, việc dính líu quá nhiều vào các cuộc đụng độ bên ngoài khiến ngân sách quốc phòng, lực lượng quân sự bị hao tổn nặng nề; từ đó Mỹ thiếu hụt ngân sách quốc gia cho các vấn đề kinh tế ‐ xã hội. Chìm sâu trong khủng hoảng kinh tế, sa lầy trong hai cuộc chiến tranh hao người tốn của tại Irắc và Ápganixtan nên hình ảnh nước Mỹ bị sụt giảm nghiêm trọng vì chính sách đối ngoại đơn phương, hiếu chiến. Uy tín của Chính phủ Mỹ sa sút nghiêm trọng. Dư luận và các phương tiện truyền thông không ngừng gây sức ép lên chính quyền Tổng thống Obama. Nói tóm lại, sức mạnh tổng hợp của Mỹ giai đoạn này đã sụt giảm đáng kể, vị thế quốc tế của nước này vì thế cũng suy giảm tương đối. Do đó, Mỹ không thể theo đuổi các chính sách đối ngoại có tính chất quá phiêu lưu.
__________
1. “Andrew Quinn, Clinton seeks to embolden reformers in Myanmar talks”, Reuters, 2011, http://www.reuters.com/article/us‐ myanmar‐usa‐idUSTRE7AT0B420111201.
Chương I: NHÂN TỐ NỘI BỘ TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI... 63
Như vậy, có thể thấy xuyên suốt qua các thời tổng thống Mỹ sau Chiến tranh Lạnh, các nhân tố nội bộ luôn có tác động đáng kể, nếu không muốn nói là có tính quyền định đối với chiều hướng và việc thực thi chính sách đối ngoại của Mỹ. Những tổng hợp và phân tích trên đây là minh chứng cụ thể cho nhận định này. Đáng chú ý là, trong số các nhân tố nội bộ có tác động đến chính sách đối ngoại, vai trò của nhân tố cá nhân lãnh đạo, các nhóm cố vấn và người thân cận, và vai trò của đảng phái có ảnh hưởng đáng kể nhất. Chính quyền Trump cũng không nằm ngoài ngoại lệ này, thậm chí tình hình trong nước và các nhân tố nội bộ đang có vai trò rất quan trọng trong việc định hình chính sách đối ngoại của chính quyền này.
2. Chính sách đối ngoại của chính quyền Tổng thống Donald Trump (từ năm 2017 đến nay)
Chính sách đối ngoại của Mỹ thời chính quyền Trump đã có nhiều thay đổi mang tính khác biệt, nhất là về công cụ và phương cách, thường được giới quan sát miêu tả với các hình dung từ như “mang tính bất ngờ”, “bất định”, “khó lường”, thậm chí là “mang tính đứt gãy” (disruptive).
Sau hai năm nhậm chức, D.Trump vẫn là một nhà lãnh đạo khó đoán định. Tuy nhiên, qua một số tuyên bố và hành động của Tổng thống Trump và những nhân vật chủ chốt trong chính quyền này, chúng ta có thể đưa ra một số nhận định sơ bộ về các nguyên tắc hoạch định và thực thi chính sách đối ngoại của Mỹ như sau: (i) Khẳng định đặt lợi ích của Mỹ lên trên hết tuy vẫn tính đến lợi ích chính đáng của các nước khác (nguyên tắc “Nước Mỹ
trên hết”); (ii) Coi sự vượt trội về sức mạnh của Mỹ, đặc biệt
64 TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NỘI BỘ ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH...
là sức mạnh quân sự và kinh tế, là nền tảng về đối ngoại (nguyên tắc “Hòa bình thông qua sức mạnh”); (iii) tính thực dụng: Chiến lược đối ngoại của Mỹ lấy kết quả làm định hướng thay vì ý thức hệ. Quan trọng hơn, chính quyền D.Trump cho rằng đối ngoại phải phục vụ trực tiếp các mục tiêu đối nội là “làm nước Mỹ vĩ đại trở lại”, trước hết là về kinh tế và quân sự.
Theo một nghiên cứu, cách tiếp cận về đối ngoại của D.Trump mang nhiều tính chất của mô hình “bá quyền xấu”: đó là không từ bỏ ý chí lãnh đạo thế giới và áp dụng hai cách để bảo vệ vị trí lãnh đạo. Cách thứ nhất là tăng nguồn lực để
duy trì cam kết và hiện diện; cách thứ hai là giảm cam kết và chi phí nhưng chưa tới mức để vị trí lãnh đạo bị đe dọa1. Hai cách làm này có thể được áp dụng linh hoạt và đồng thời, tùy từng lĩnh vực, thời điểm và đối tượng cụ thể2.
a. Mục tiêu của chính sách đối ngoại thời Trump
Về ưu tiên, hai điều chỉnh quan trọng nhất dưới thời Trump là (i) coi trọng vai trò của các vấn đề kinh tế trong Chiến lược An ninh quốc gia, cũng như tầm quan trọng của các công cụ kinh tế; (ii) chuyển hướng ưu tiên từ chủ nghĩa khủng bố sang cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn. Các văn kiện chính sách quan trọng của chính quyền Trump như Chiến lược An ninh quốc gia và Chiến lược Quốc phòng
__________
1. Robert Gilpin: War and Change in World Politics, Cambridge University Press, 1983, tr.187‐197.
2. Nguyễn Vũ Tùng: “Mô hình bá quyền xấu: Điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời chính quyền Trump”, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế , Số 2 (113), 2018.
Chương I: NHÂN TỐ NỘI BỘ TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI... 65
quốc gia đều thể hiện một lập trường mang tính đối đầu và cách tiếp cận một mất một còn, trực tiếp xem Trung Quốc và Nga là các nước “xét lại” và là đối thủ chiến lược của Mỹ1.
Cựu Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ, tướng H.R. McMaster đã từng khẳng định, Chiến lược An ninh quốc gia mới (2018) nhấn mạnh “Nước Mỹ trên hết” không chỉ là một khẩu hiệu tranh cử, mà nó đã trở thành động lực, định hướng quá trình xây dựng chính sách đối ngoại Mỹ2. Nếu xem xét kỹ bốn trụ cột chính trong Chiến lược An ninh quốc gia, chúng ta có thể thấy chính quyền Tổng thống Donald Trump coi trọng vấn đề an ninh kinh tế, coi đây là một vấn đề an ninh quốc gia quan trọng và chú trọng đặc biệt vào quan hệ kinh tế giữa Mỹ với các nước khác. Điều này cũng được thể hiện rất rõ trong phát biểu của ông Donald Trump: “Mỹ sẽ không tiếp tục nhắm mắt làm ngơ trước những hành động vi phạm, lừa gạt hay xâm lăng kinh tế. Một quốc gia không bảo vệ được sự thịnh vượng trong nước thì cũng sẽ không bảo vệ được lợi ích ở nước ngoài”3. Cách dùng từ
__________
1. Aaron Mehta: “National Defense Strategy released with clear priority: Stay ahead of Russia and China”, Defense News, ngày 19/11/2018, https://www.defensenews.com/breaking‐news/2018/01/19/ national‐defense‐strategy‐released‐with‐clear‐priority‐stay‐ahead‐of‐
russia‐and‐china/
2. White House: Cohn and McMaster: “The Trump Vision for America Abroad, 13/7/2017, www.whitehouse.gov/briefings‐statements/cohn‐ mcmaster‐trump‐vision‐america‐abroad/
3. White House: Remarks by President Trump at APEC CEO Summit, 10/11/2017, https://www.whitehouse.gov/briefings‐statements/remarks‐president‐ trump‐apec‐ceo‐summit‐da‐nang‐vietnam/
66 TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NỘI BỘ ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH...
cho thấy cách tiếp cận của chính quyền Trump hạn chế hơn, nhấn mạnh rằng sự thịnh vượng của Mỹ phải được “bảo vệ” chứ không phải “mở rộng”.
b. Công cụ và biện pháp
+ Tăng cường răn đe về quân sự
Về quân sự, chính quyền Trump đã có một số động thái tăng cường sức mạnh quân sự của Mỹ, ví dụ như đề xuất 716 tỷ USD cho quân đội, trong đó phần lớn cho chi tiêu của Lầu năm góc, và 69 tỷ USD cho các cuộc chiến tranh mà Mỹ tham gia trong năm tài khóa 2019. Đây là khoản ngân sách cao nhất từ năm 2011 và cao hơn 74 tỷ USD so với ngân sách năm 20181. Nổi bật trong ngân sách đề xuất cho Lầu năm góc là khoản chi thêm 30 tỷ USD cho các cơ quan bảo dưỡng kho vũ khí hạt nhân của Bộ Năng lượng.
+ Tăng cường sử dụng công cụ kinh tế
Việc ông Trump đe dọa đánh thuế và các biện pháp bảo hộ khác đối với các nước có thể được xem là con bài thương lượng để mở cửa các thị trường nước khác2. Các biện pháp này cũng đại diện cho cách vận dụng ngoại
__________
1. Nhiều hơn 16 tỷ USD so với ngân sách quốc phòng năm tài khóa 2017‐2018 (700 tỷ USD) và vượt trội tới gần 100 tỷ USD so với năm tài khóa 2016‐2017 (618,7 tỷ USD) là năm cuối cùng nhiệm kỳ 2 của Tổng thống Barack Obama.
2. Jacob J. Lew and Richard Nephew: “The Use and Misuse of Economic Statecraft”, Foreign Affairs, số tháng 11‐12/2018, https://www.foreignaffairs.com/articles/world/2018‐10‐15/use‐and‐ misuse‐economic‐statecraft.
Chương I: NHÂN TỐ NỘI BỘ TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI... 67
giao thương mại, sử dụng chế tài và các hình thức khác trong khả năng kinh tế của một quốc gia để gây áp lực buộc nước khác làm những gì Washington muốn. Đặc biệt, ông Trump đã áp dụng ngoại giao thương mại để gây sức ép trong quan hệ với Trung Quốc, buộc Bắc Kinh phải nhượng bộ ở nhiều trường hợp.
Nhìn chung, chính quyền Trump cho rằng Mỹ cần phải đạt được các thỏa thuận thương mại “công bằng” và “có đi có lại” với các nước để thay thế các “thỏa thuận tồi” trước đây. Mỹ đã tiến hành đàm phán lại và yêu cầu điều chỉnh các hiệp định tự do thương mại với nhiều nước, tuyên bố rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) ngay trong tuần đầu tiên D.Trump lên cầm quyền. Mỹ coi xử lý vấn đề thâm hụt thương mại là một trong những ưu tiên cao nhất trong quan hệ với hầu hết các nước, từ các nước đối thủ (Trung Quốc), đến đồng minh châu Âu (Đức, Italia), đồng minh châu Á (Nhật Bản, Ôxtrâylia, Hàn Quốc, các nước bạn bè (Ấn Độ, Inđônêxia), Mỹ đã nhấn mạnh và thúc đẩy các nước chấp nhận nguyên tắc “công bằng” và “có đi có lại” tại các Hội nghị G7, G20, Hội nghị cấp cao APEC…
Năm thứ hai trong nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump được đánh dấu bằng một loạt các tranh chấp thương mại với những đồng minh truyền thống và đối thủ của Mỹ1. Tháng 3/2018, Tổng thống Trump áp các __________
1. Douglas Irwin: “Understanding Trump’s Trade War”, Foreign Policy, Winter 2019, https://foreignpolicy.com/gt‐essay/understanding‐ trumps‐trade‐war‐china‐trans‐pacific‐nato/
68 TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NỘI BỘ ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH...
mức thuế quan lên các mặt hàng nhôm, thép nhập khẩu gây nên sự trả đũa từ EU và các đồng minh khác của Mỹ. Sau đó một tháng, Mỹ lại thông báo áp thuế lên một số mặt hàng của Trung Quốc khi Trump cho rằng quốc gia này “đánh cắp” các công nghệ của Mỹ trong một loạt các hàng hóa và dịch vụ. Đầu tháng 7/2018, Tổng thống Trump đã khơi mào cuộc “một chiến thương mại” với Trung Quốc và luôn tuyên bố sẵn sàng áp thuế mới trong trường hợp Trung Quốc trả đũa những hàng rào thuế quan mà ông đã dựng lên trong căng thẳng thương mại ngày càng leo thang giữa hai nước.
+ Rút khỏi các hợp tác đa phương nếu không có lợi ích Chính quyền Trump thể hiện sự điều chỉnh đối với những thỏa thuận, cam kết của Mỹ với thế giới, không chỉ về kinh tế ‐ thương mại, ngân sách Mỹ tài trợ cho Liên hợp quốc, mà cả những cam kết được coi là then chốt đối với tương lai của thế giới. Chính quyền này đã rút khỏi nhiều cam kết quan trọng như Thỏa thuận về hạt nhân với Iran, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, và Ủy ban Nhân quyền của Liên hợp quốc. Trong khi đó, ông Trump cũng không ngừng có các hành động và lời nói làm phật lòng các đồng minh và đối tác tại các cơ chế như NAFTA, G7, thậm chí là NATO1.
__________
1. Philip Bump: “Where the U.S. has considered leaving or left international agreements under Trump”, Washington Post, 29/6/2018. https://www.washingtonpost.com/news/politics/wp/2018/06/29/where ‐the‐u‐s‐has‐considered‐leaving‐or‐left‐international‐agreements‐ under‐ trump/?utm_term=.0b7f1804766a.
Chương I: NHÂN TỐ NỘI BỘ TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI... 69
Đối với các thể chế đa phương, chính quyền Trump có xu hướng theo đuổi các lợi ích cụ thể về vật chất hơn là lợi ích mang tính trừu tượng như vai trò lãnh đạo trật tự quốc tế. Chính quyền Trump đã rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu ‐ một thỏa thuận quốc tế quan trọng mà Mỹ đã thúc đẩy trong nhiều năm qua. Đây là nỗ lực của Tổng thống Trump nhằm xóa bỏ các di sản của Tổng thống Obama, song chủ yếu xuất phát từ đánh giá của Nhà Trắng rằng thỏa thuận COP21 không có lợi cho Mỹ. Theo ông Trump, việc thực hiện những cam kết của thỏa thuận này sẽ khiến kinh tế Mỹ thiệt hại khoảng 2,7 triệu việc làm đến năm 2025. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn có quyền tăng lượng khí thải trong 13 năm tiếp theo, hoặc Ấn Độ có thể tăng gấp đôi lượng sản xuất than đá đến năm 2020… Nghĩa là Hiệp định này khiến cho các đối thủ kinh tế của Mỹ được hưởng lợi và người dân Mỹ phải trả giá1.
Trong bối cảnh Mỹ là nước xây dựng nhiều thể chế đa phương quan trọng làm nền tảng cho trật tự quốc tế sau năm 1945, về mặt chính trị ‐ an ninh, kinh tế ‐ xã hội, lẫn văn hoá, giáo dục, và môi trường thì việc có một số động thái như vậy đã khiến giới quan sát ngạc nhiên. Đối với Liên hợp quốc, mặc dù chính quyền Trump tiếp tục tỏ ra coi trọng vai trò của tổ chức này, song chính quyền Trump đã điều chỉnh sự tham gia theo một số hướng sau: __________
1. White House: Statement by President Trump on the Paris Climate Accord, 01/6/2017, https://www.whitehouse.gov/briefings‐statements/statement‐ president‐trump‐paris‐climate‐accord/
70 TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NỘI BỘ ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH...
(i) Yêu cầu tăng hiệu quả hoạt động của Liên hợp quốc để “không còn là câu lạc bộ vui vẻ, mà thật sự có vai trò đối với hòa bình và an ninh của thế giới”; (ii) Giảm mức đóng góp đối với ngân sách của Liên hợp quốc; gắn vấn đề đóng góp nói trên với việc thúc đẩy chương trình nghị sự của Mỹ; (iii) Giảm đóng góp đối với hoạt động gìn giữ hòa bình từ 28,5% xuống dưới 25%, trước mắt sẽ giảm 500 triệu USD trong năm tài khóa 20181.
+ Đòi hỏi đồng minh chia sẻ trách nhiệm
Nếu như trước đây, Chiến lược An ninh quốc gia của Tổng thống Barack Obama thường nhấn mạnh đến sự hợp tác với các đồng minh và đối tác kinh tế thì Chiến lược An ninh quốc gia lần đầu tiên được Donald Trump công bố lại cho thấy Mỹ đang cố gắng đi theo khẩu hiệu “Nước Mỹ trên hết” và rằng Mỹ sẽ làm việc với các đối tác miễn là dựa trên các điều kiện thuận lợi cho Mỹ2.
Chính quyền Trump tiến hành điều chỉnh quan hệ với đồng minh theo hướng yêu cầu đồng minh chia sẻ nhiều hơn gánh nặng tài chính và hợp tác chặt chẽ hơn trong
__________
1. Edward Helmore: “US to make at least $285m cut to UN budget aftervote onJerusalem”,TheGuardian, 26/12/2017,https://www.theguardian.com/ world/2017/dec/26/us‐to‐make‐at‐least‐285m‐cut‐to‐un‐budget‐after‐ vote‐on‐jerusalem.
2. Theo Sommer: “America’s retreat and Donald Trump’s refusal to lead are putting the trans‐Atlantic alliance at risk”, German Times, tháng 10/2018, http://www.german‐times.com/americas‐retreat‐and‐donald‐ trumps‐refusal‐to‐lead‐are‐putting‐the‐trans‐atlantic‐alliance‐at‐risk/
Chương I: NHÂN TỐ NỘI BỘ TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI... 71
việc xử lý các mối đe dọa đối với an ninh của Mỹ. Đối với các nước đồng minh Tây Âu, qua hai chuyến thăm châu Âu (tháng 5 và tháng 7/2017), Tổng thống Trump thúc ép các nước thành viên NATO cam kết tăng ngân sách quốc phòng và hợp tác nhiều hơn với Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố IS và các chiến dịch quân sự của Mỹ tại Xyri và Ápganixtan. Tại châu Á, chính quyền Trump khuyến khích Nhật Bản đóng vai trò quốc tế lớn hơn, đặc biệt trong vấn đề an ninh biển.
+ Linh hoạt hơn trong việc thúc đẩy các giá trị Mặc dù vẫn coi việc thúc đẩy các giá trị (dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo) là một mục tiêu đối ngoại song chính quyền Trump không coi đó là một ưu tiên cao trong quan hệ với các nước, bất chấp sức ép không nhỏ từ các tổ chức nhân quyền và một số nghị sĩ Quốc hội Mỹ. Khi 11 nước đồng minh của Mỹ bao gồm Canađa và Anh tìm cách thuyết phục Mỹ ký vào công hàm tập thể bày tỏ quan ngại đối với việc Trung Quốc đối xử với các nhà hoạt động nhân quyền và luật sư ở Trung Quốc vào tháng 3/2017, chính quyền Trump đã từ chối. Cựu Ngoại trưởng Tillerson đã làm rõ sự khác biệt giữa chính sách đối ngoại và việc thúc đẩy giá trị tự do, dân chủ, nhân quyền: “Nếu Mỹ đặt điều kiện là những nỗ lực nhằm bảo vệ an ninh quốc gia chỉ dành cho các đối tác có cùng giá trị, chúng ta có thể sẽ không đạt được mục tiêu bảo vệ an ninh quốc gia hay lợi ích quốc gia; nếu chúng ta quá chú trọng vào việc đặt điều kiện rằng các nước khác phải tiếp thu giá trị mà chúng ta đã đạt được qua một chặng đường lịch sử dài, điều đó
72 TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NỘI BỘ ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH...
sẽ cản trở nỗ lực của chúng ta trong việc thúc đẩy lợi ích an ninh và kinh tế của Mỹ”1.
+ Tính thất thường, khó đoán của Tổng thống Nhìn chung, D.Trump đã làm thay đổi cách nhìn của thế giới về Mỹ ‐ từ một đầu tàu đáng tin cậy trở thành một đất nước hướng nội và khó đoán. Việc Trump nhiều lần chỉ trích các đồng minh mà Mỹ đã thân thiết kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai2, rút khỏi các hiệp định quốc tế và các cơ chế đa phương quan trọng, phá vỡ chính sách kéo dài hàng thập kỷ của Mỹ ở Trung Đông bằng cách công nhận Jerusalem là thủ đô của Ixraen,… là những minh chứng cho sự “khó đoán định” của nhân vật số một nước Mỹ này.
Các hoạt động đối ngoại của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang ngày càng khó đoán và không tuân theo các phép tắc ngoại giao thông thường ‐ điều có thể gọi là “phi ngoại giao”3. Ông thực hiện một đường lối ngoại giao gần
__________
1. Sarah Cook và Annie Boyajian: “Why and How Tillerson Should Address Human Rights on China Visit”, The Diplomat, ngày 17/3/2017, https://thediplomat.com/2017/03/why‐and‐how‐tillerson‐ should‐address‐human‐rights‐on‐china‐visit/
2. Michael H. Fuchs: “Donald Trump’s doctrine of unpredictability has the world on edge”, The Guardian, ngày 13/02/2017, https://www.theguardian.com/commentisfree/2017/feb/13/donald‐ trumps‐doctrine‐unpredictability‐world‐edge.
3. James Jay Carafano: “Donald Trump and the Age of Unconventional Diplomacy”, National Interest, ngày 17/7/2018, https://nationalinterest.org/feature/donald‐trump‐and‐age‐unconventional‐ diplomacy‐26011.
Chương I: NHÂN TỐ NỘI BỘ TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI... 73
như theo kiểu “giao dịch” nhằm phục vụ cho mục tiêu chính là “nước Mỹ trên hết” và làm thế nào để đạt được tối đa các lợi ích từ những đối tác với các “thỏa thuận tốt nhất có thể”. Người ta cũng có cảm giác tổng thống Mỹ đang đi theo một đường lối dích dắc trên nhiều vấn đề quốc tế. Ông có thái độ trái ngược hoàn toàn so với những cam kết ban đầu đưa ra trong suốt cuộc vận động tranh cử từ mối quan hệ với Nga, trao đổi mậu dịch với Trung Quốc, khủng hoảng Xyri hay như với NATO… Tổng thống Trump dường như đang nhìn ngoại giao thông qua lăng kính của các giao dịch làm ăn, nơi buộc phải có người thắng, kẻ thua.
+ Chính sách đối với khu vực
Chính quyền Trump tiếp tục thể hiện sự can dự mạnh mẽ với khu vực, cơ bản theo những nội dung của Chiến lược Tái cân bằng của chính quyền Obama, song điểm mới là mở rộng khái niệm địa chiến lược thành Ấn Độ Dương ‐ Thái Bình Dương. Mục tiêu của chính quyền Trump tại các khu vực là tìm cách khôi phục và tăng cường vai trò lãnh đạo của Mỹ, nhất là sau một thời gian Mỹ bị đánh giá là “lưỡng lự” và “nhún nhường” dưới thời Tổng thống Obama.
Đối với khu vực châu Á ‐ Thái Bình Dương, mặc dù chính quyền Trump vẫn duy trì sự ủng hộ đối với các cơ chế đa phương khu vực và vai trò trung tâm của ASEAN, song Mỹ chủ yếu ủng hộ các cơ chế đa phương về chính trị ‐ an ninh, thể hiện qua sự tham gia của tổng thống và các quan chức cấp cao tại các diễn đàn khu vực cũng như việc tương đối chủ động
74 TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NỘI BỘ ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH...
xây dựng chiến lược Ấn Độ Dương ‐ Thái Bình Dương. Bên cạnh đó, Mỹ vẫn ưu tiên theo đuổi cách tiếp cận song phương trong các vấn đề kinh tế ‐ thương mại với các nước trong khu vực.
*
* *
Nếu đánh giá từ góc nhìn tương đối dài hạn, ta có thể thấy chính sách đối ngoại của Mỹ giai đoạn sau Chiến tranh Lạnh có một số đặc điểm như sau:
Mặc dù các lợi ích và trụ cột chính trong chính sách đối ngoại của Mỹ là không đổi: bảo đảm an ninh, duy trì địa vị hàng đầu của Mỹ trên thế giới, bảo đảm các lợi ích về kinh tế, và phổ biến các giá trị cốt lõi như dân chủ, nhân quyền; nhưng ưu tiên, mục tiêu, cũng như công cụ và biện pháp của mỗi chính quyền là khác nhau. Nguyên nhân giải thích cho sự khác biệt này phần lớn là do các nhân tố về nội bộ, mà quan trọng nhất là vai trò của tổng thống và nhóm thân cận, đảng cầm quyền, giới quan liêu, cũng như ý kiến của công luận.
Chẳng hạn chính sách “Can dự và mở rộng” của Bill Clinton thể hiện nhiều mục tiêu và cách tiếp cận ưu tiên của Đảng Dân chủ, đồng thời cũng thể hiện nền tảng cá nhân của Tổng thống Clinton. Trong khi đó, “Học thuyết Bush” chịu ảnh hưởng nhiều từ tư tưởng của nhóm Tân bảo thủ đang chiếm ưu thế trong giới hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ thời bấy giờ. Đồng thời, vụ tấn công 911 cũng tạo ra sự phản ứng mạnh mẽ trong dư luận, gia tăng sự ủng hộ cho một chính sách mang tính
Chương I: NHÂN TỐ NỘI BỘ TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI... 75
hiếu chiến của chính quyền Bush. Dưới thời Obama, chính sách đối ngoại của Mỹ mang tính ôn hoà và thực dụng hơn, một phần thể hiện cách tiếp cận phổ biến của Đảng Dân chủ, cũng như tính cách của cá nhân Tổng thống Obama. Sự ưu tiên đặc biệt dành cho châu Á một phần cũng được hình thành do các kinh nghiệm và mối liên hệ cá nhân của Obama với châu Á. Còn chính sách đối ngoại của chính quyền Trump thể hiện rõ rệt tính chất “con buôn/doanh nhân” của Trump, mang tính thực dụng khó đoán, và coi trọng các lợi ích kinh tế cụ thể.
Giai đoạn này cũng chứng kiến sự đấu tranh giữa các trường phái đối ngoại trong nội bộ nước Mỹ. Một chính quyền không thể theo đuổi một trường phái đối ngoại mang tính quá cực đoan, tuy nhiên, họ thường ngả theo một hướng nào đó trong các truyền thống đối ngoại chính của Mỹ. Chính sách đối ngoại của mỗi chính quyền được đặc trưng bằng cán cân giữa chủ nghĩa biệt lập với chủ nghĩa quốc tế và giữa tính thực dụng với yếu tố lý tưởng (ý thức hệ). Chẳng hạn, chính sách đối ngoại của Clinton và Bush mang tính lý tưởng cao, trong khi chính sách đối ngoại của Obama và nhất là Trump ngày càng trở nên thực dụng. Clinton và Bush chủ yếu theo đuổi chủ nghĩa quốc tế (Clinton là chủ nghĩa quốc tế tự do còn Bush là chủ nghĩa quốc tế bảo thủ), trong khi Obama và Trump lại phần nào có các chính sách hướng nội, tập trung vào các vấn đề và lợi ích bên trong nước Mỹ, giảm dần việc cam kết với bên ngoài.
Nếu xét trên tầm nhìn tương đối dài hạn, chính sách đối ngoại dưới chính quyền Trump đã có nhiều thay đổi
76 TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NỘI BỘ ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH...
mang tính khác biệt, nhất là về công cụ và phương cách. Cụ thể, chính quyền Trump đã công khai bác bỏ chiến lược đối ngoại Mỹ kể từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay vốn dựa trên các trụ cột của chủ nghĩa tự do thương mại tự do, thể chế đa phương và hệ giá trị Mỹ) để quay về cách tiếp cận hiện thực (tăng cường sức mạnh quân sự và kinh tế, đề cao đơn phương/song phương, tăng bảo hộ thương mại, giảm yếu tố giá trị). Thậm chí cách làm của chính quyền Trump còn cực đoan hơn: Mỹ sẵn sàng giảm cam kết, thậm chí rút lui khỏi các thể chế đa phương, đơn phương áp đặt chính sách bảo hộ thương mại và hạn chế nhập cư và tiếp tục ép các nước (nhất là đồng minh) phải chia sẻ gánh nặng quản trị hệ thống.
Sau gần hai năm cầm quyền, chính quyền D.Trump đã thực hiện được hầu hết các lời hứa mà Trump đã đưa ra khi vận động tranh cử. Khẩu hiệu “đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại” được thực hiện bằng phương châm “nước Mỹ trên hết”. Trump đã phê phán các chính quyền trước và đưa ra cách tiếp cận “sửa sai”, cho là Mỹ đã bao cấp quá nhiều và quá lâu cho đồng minh và cho các cơ chế đa phương quốc tế. Đặc biệt, Trump cho rằng Liên hợp quốc hoạt động thiếu hiệu quả, trong khi các cơ chế quốc tế đã không giúp thay đổi hành vi của Trung Quốc theo chiều hướng trở thành “cổ đông có trách nhiệm”. Đối với hệ thống thương mại quốc tế, Trump cho rằng Mỹ đã ký những “hiệp định tồi” tạo cơ hội cho các nước áp dụng các biện pháp bảo hộ chống lại hàng xuất khẩu của Mỹ, gây thâm hụt thương mại cho Mỹ. Mỹ không nhấn vào
Chương I: NHÂN TỐ NỘI BỘ TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI... 77
việc đòi thương mại “tự do” mà là thương mại “công bằng” và “có đi có lại”1.
Có nghiên cứu cho rằng, bá quyền suy yếu (do gặp phải suy thoái và khủng hoảng kinh tế) thường là bá quyền xấu và thường có tính chu kỳ về kinh tế và chính trị. Theo đó, theo chu kỳ kinh tế (khi gặp phải suy thoái) và theo chu kỳ chính trị (khi phái bảo thủ nắm quyền) thì các chính sách theo hướng bá quyền xấu thường được lựa chọn2. Nhận định này có tính bao quát, tuy nhiên chưa thể
hiện được vai trò của các nhân tố như cá nhân lãnh đạo, vai trò của công luận, cũng như các thay đổi trong nền chính trị nội bộ nước Mỹ.
Một mặt các dịch chuyển địa ‐ chính trị và xu thế mới trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa ‐ xã hội trên toàn cầu có tác động nhất định đến sự điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của chính quyền Trump. Mặt khác, nhiều ý kiến chuyên môn đã đánh giá rằng chính các yếu tố nội tại bên trong nước Mỹ, nhất là nền chính trị Mỹ, mới là nhân tố quyết định trong việc định hình chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Trump.
Trên thực tế, cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 đã __________
1. White House: Remarks by President Trump at APEC CEO Summit, ngày 10/11/2017, https://www.whitehouse.gov/briefings‐statements/ remarks‐president‐trump‐apec‐ceo‐summit‐da‐nang‐vietnam/
2. Nguyễn Vũ Tùng: “Mô hình bá quyền xấu: Điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời chính quyền Trump”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, Số 2 (113), 2018.
78 TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NỘI BỘ ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH...
diễn ra trong bối cảnh xã hội nước này đứng trước nhiều thay đổi với sự trỗi dậy của xu thế dân túy, sự chia rẽ giàu nghèo, văn hóa, ý thức hệ, tôn giáo, sắc tộc, giới tính khi tâm lý thù địch, chủ nghĩa da trắng thượng đẳng, phân biệt chủng tộc… có xu hướng gia tăng nhiều nơi. Đồng thời, Tổng thống Donald Trump cũng có phong cách thách thức và gạt bỏ lề thói, phá vỡ nhiều khuôn mẫu và những chuẩn mực của nhiều thế hệ lãnh đạo Mỹ. Các thay đổi trong nội bộ này đã tác động mạnh mẽ lên chính sách đối ngoại của chính quyền Trump, tạo ra các xu hướng khó lường và bất ngờ như trên.