🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Sức Mạnh Mềm Văn Hóa Việt Nam Trong Bối Cảnh Hội Nhập Quốc Tế
Ebooks
Nhóm Zalo
Chịu trách nhiệm xuất bản
GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP
PGS.TS. PHẠM MINH TUẤN
Chịu trách nhiệm nội dung
PHÓ GIÁM ĐỐC - PHÓ TỔNG BIÊN TẬP
ThS. NGUYỄN HOÀI ANH
Biên tập nội dung: TS. VÕ VĂN BÉ ThS. NGUYỄN THỊ HẢI BÌNH
ĐINH ÁI MINH
NGUYỄN VIỆT HÀ
Vẽ bìa: TRẦN QUYẾT THẮNG Chế bản vi tính: NGUYỄN QUỲNH LAN Đọc sách mẫu: ĐINH ÁI MINH
NGUYỄN THỊ VÂN
TRẦN PHAN BÍCH LIỄU
______________________________________________
Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 2650-2022/CXBIPH/19-106/CTQG. Số quyết định xuất bản: 1549-QĐ/NXBCTQG, ngày 09/8/2022. Nộp lưu chiểu: tháng 8 năm 2022.
Mã ISBN: 978-604-57-7947-7.
ĐỒNG CHỦ BIÊN
NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG NGUYỄN CAO ĐỨC
TÁC GIẢ
ĐẶNG XUÂN THANH
NGUYỄN VĂN HÙNG
ĐÀO MINH HƯƠNG
BÙI HOÀI SƠN
HOÀNG KHẮC NAM
PHÍ HỒNG MINH
NGUYỄN HỮU THỨC
TỪ THỊ LOAN
NGHIÊM THỊ THÚY NGA NGUYỄN ĐÌNH TUẤN
JANE GAVAN, Đại học Sydney NGUYỄN THỊ THANH THỦY ĐỖ ANH ĐỨC
NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG HOÀNG THU THỦY
VŨ HOA NGỌC
NGUYỄN PHƯƠNG HÒA BÙI THỊ NHÀN
PHẠM THỊ NHUNG
ĐINH ÁI MINH
ĐỖ THỊ VÂN HÀ
THAM GIA GÓP Ý VÀ TƯ VẤN
Nguyên Phó Thủ tướng VŨ KHOAN, PGS.TS. DANIELLE LABBÉ (Canada), PGS.TS. LÊ QUÝ ĐỨC, TS. PARK NARK JONG (Hàn Quốc), ThS. PHẠM THỊ THANH HƯỜNG, ThS. SARAH BREGMAN (Mỹ), SHANMUGA RETNAM (Singapore), TIM VOEGELE-DOWNING (Đức), PGS.TS. DANIELLE LABBÉ (Canada), ThS. TRẦN THỊ THỦY
VỚI SỰ CỘNG TÁC CỦA
NGUYỄN BÍCH NGỌC, ThS. BÙI THỊ HOA, TS. VÕ THỊ MỸ, ThS. TRẦN THỊ BÍCH THỦY, TRẦN NHẬT MINH, ĐẶNG XUÂN QUỲNH HƯƠNG, BÙI PHƯƠNG ANH
LỜI GIỚI THIỆU
Các bạn đang cầm trên tay cuốn sách Sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế do Nguyễn Thị Thu Phương, Nguyễn Cao Đức đồng chủ biên với sự tham gia của nhiều tác giả Việt Nam và chuyên gia tư vấn quốc tế. Chúng tôi tin đây là ấn phẩm sẽ mang đến những suy tư và khơi gợi nhiều cảm xúc đối với độc giả khi đồng hành cùng nhóm tác giả trong cuộc hành trình đi tìm câu trả lời làm thế nào để chuyển hóa nguồn lực mềm văn hóa thành sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Đến với Sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế chúng ta nhận ra một thực tế, trong một thời gian dài, giới nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách nhắc nhiều đến sức mạnh mềm văn hóa như
một bộ phận của sức mạnh mềm dựa trên học thuyết của Joseph Nye (Soft Power) vốn được hình thành trên thực tiễn nước Mỹ hay các cường quốc hàng đầu thế giới, hoặc những bàn luận khác nhau về sức mạnh mềm văn hóa ở
tầm vĩ mô mà không hoặc chưa tính toán đến khả năng
7
SỨC MẠNH MỀM VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
áp dụng chính sách cụ thể nhằm phát huy sức mạnh mềm văn hóa của các chủ thể khác nhau, nhất là các quốc gia đang phát triển thường giàu nguồn lực mềm văn hóa, nhưng lại thiếu tiềm lực kinh tế mạnh như Việt Nam trong quan hệ quốc tế. Cho dù ở tầm nhìn chiến lược, sức mạnh mềm văn hóa chưa được khẳng định một cách xứng đáng với vai trò và vị trí vốn có của nó, nhưng thực tiễn quan hệ quốc tế cho thấy, hầu hết các quốc gia đứng trong vị trí top đầu trong bản đồ Soft Power từ năm 2015 đến nay như Anh, Đức, Pháp, Mỹ, Nhật Bản hay các cường quốc mới nổi tại châu Á như Hàn Quốc dù gia tăng sức mạnh mềm theo mục tiêu nào thì sự thành công của họ đều có mẫu số rất đặc biệt liên quan việc chuyển hóa nguồn lực mềm văn hóa - thành sức mạnh mềm văn hóa có sức hấp dẫn, lôi cuốn, thuyết phục đối tượng tiếp nhận. Điều đó dẫn các tác giả đến một hướng tiếp cận mới là xác lập cơ chế chuyển hóa nguồn lực mềm văn hóa thành sức mạnh mềm văn hóa thông qua các kênh tác động có khả năng lan tỏa, lôi cuốn, thẩm thấu vào quốc gia tiếp nhận. Dựa trên cách tiếp cận này, cuốn sách đã cố gắng nhận diện bức tranh toàn cảnh đa dạng, phức tạp và khó nắm bắt trong thực tại, cũng như tương lai của sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam trong quan hệ quốc tế. Từ đó, tìm ra lời giải cho bài toán phát huy sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam thông qua việc xác lập cơ chế chuyển hóa tài nguyên mềm văn hóa thành sức mạnh mềm văn hóa với sự phối hợp
8
LỜI GIỚI THIỆU
đồng bộ của các kênh truyền dẫn (ngoại giao văn hóa, truyền thông, các ngành công nghiệp văn hóa, các cơ chế hợp tác...). Hầu hết các kết quả nghiên cứu chính được các tác giả gửi gắm trong 5 chương sách: Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam; Chương II: Kinh nghiệm và bài học quốc tế; Chương III: Nhận diện sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế; Chương IV: Dự báo xu hướng phát triển sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam đến năm 2030; Chương V. Giải pháp phát huy sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam. Với 5 nội dung cơ bản này, cuốn sách bước đầu sẽ
mang đến cho độc giả một góc nhìn về sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam trên các phương diện chính sau: Tại Chương I, sau khi kế thừa có phản biện học thuyết sức mạnh mềm của J. Nye, từ cách tiếp cận thể chế của một quốc gia đang phát triển, giàu tiềm năng phát huy sức mạnh mềm văn hóa, nhưng hạn chế về thực lực kinh tế trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như Việt Nam hiện nay, cuốn sách đã đi đến xác định: Về khái niệm, sức mạnh mềm văn hóa là sức hấp dẫn, sức thu hút, sức thuyết phục về văn hóa của quốc gia này đối với quốc gia khác trong quan hệ quốc tế. Sức mạnh mềm văn hóa là sự giao thoa giữa sức mạnh mềm và sức mạnh văn hóa của quốc gia xuất hiện trong quá trình tương tác giữa các quốc gia - dân tộc trong bối cảnh hội nhập quốc tế,
9
SỨC MẠNH MỀM VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
đồng thời sức mạnh mềm văn hóa còn là khả năng chống đỡ, hóa giải được những tác động nguy hại, gây xói mòn các giá trị nền tảng và làm suy yếu bản sắc văn hóa, gây tổn hại chủ quyền văn hóa quốc gia. Nguồn tài nguyên/tiềm năng của sức mạnh mềm văn hóa thể hiện ở dạng sẵn có và có khả năng chuyển hóa thành sức mạnh mềm văn hóa ví dụ như nguồn tài nguyên di sản văn hóa (vật thể, phi vật thể), các giá trị văn hóa, danh nhân thể hiện bản sắc dân tộc, sức hấp dẫn hình ảnh quốc gia, các nguồn tài nguyên thể chế (tổ chức, nguồn nhân lực...), tùy theo sự lựa chọn phát huy sức mạnh mềm văn hóa mang tính chiến lược của chủ thể sức mạnh; các thành tố của sức mạnh mềm văn hóa được lựa chọn tùy vào nguồn tài nguyên sức/tiềm năng sức mạnh mềm văn hóa theo thực tiễn, mục tiêu phát huy sức mạnh mềm văn hóa của từng quốc gia đối với từng đối tượng tiếp nhận. Sức mạnh mềm văn hóa được sinh ra từ quá trình chuyển hóa nguồn lực mềm văn hóa thông qua các kênh truyền dẫn/tác động như ngoại giao, công nghiệp văn hóa, truyền thông, mạng xã hội,... Các kênh này được sử dụng linh hoạt tùy theo mục tiêu hướng tới đối tượng tiếp nhận trong tương tác quyền lực, tương tác văn hóa và hội nhập quốc tế. Việc đo lường sức mạnh mềm văn hóa dựa trên kết quả tương tác về quyền lực thể hiện qua khả năng tác động và mức độ tiếp nhận của chủ thể quốc gia - dân tộc ở các mức độ khác nhau.
10
LỜI GIỚI THIỆU
Trên nền tảng lý luận có sự bổ sung, hoàn thiện hơn so với hệ thống lý luận trước đó về sức mạnh mềm văn hóa, cuốn sách tiếp tục đi sâu vào việc hệ thống lại cơ sở thực tiễn sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam bao gồm nhận diện nguồn tài nguyên/tiềm năng của sức mạnh mềm văn hóa quốc gia và chỉ ra những thành tố có khả năng khai thác lợi thế, giảm thiểu thách thức của Việt Nam trong quá trình chuyển hóa thành sức mạnh mềm văn hóa quốc gia trong quan hệ quốc tế. Quá trình nhận diện cơ sở thực tiễn cũng chỉ ra những thay đổi mạnh mẽ trong nhận thức về sức mạnh mềm văn hóa theo hướng tháo gỡ rào cản, thúc đẩy sức sáng tạo, tích cực, chủ động khai thác các nguồn tài nguyên văn hóa, xây dựng con người, từng bước đưa sức hấp dẫn, lôi cuốn, lan tỏa về giá trị văn hóa, giá trị con người ra thế giới nhằm mở đường cho các mục tiêu chiến lược phát triển đất nước theo hướng bền vững. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đạt được, cuốn sách đã xác lập khung phân tích làm khuôn khổ cơ bản để khảo sát, đánh giá các kinh nghiệm quốc tế, từ đó tìm ra những gợi mở cần thiết đối với Việt Nam.
Tại Chương II, cuốn sách cũng đặc biệt chú trọng tới việc hệ thống các kinh nghiệm quốc tế ở cả phương diện thành công và thất bại để rút ra những bài học phù hợp với tình hình thực tiễn Việt Nam là quốc gia nhỏ, tiềm năng kinh tế hạn chế, có xuất phát điểm muộn hơn các quốc gia, đặc biệt là các cường quốc trong cuộc cạnh tranh
11
SỨC MẠNH MỀM VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
sức mạnh mềm văn hóa và đang gặp khó khăn trong việc tìm ra một lựa chọn khả thi trên con đường phát huy sức mạnh mềm văn hóa. Những phân tích tại Chương I đã cố gắng dựng lên một bức tranh có khả năng bao quát trên nhiều bình diện về sức mạnh mềm văn hóa trong tầm nhìn chiến lược, cách thức sử dụng thành công hoặc không thành công của các quốc gia trong quan hệ quốc tế. Hàn Quốc - quốc gia đã tạo nên kỳ tích ngoạn mục về việc tái định vị thương hiệu quốc gia từ sức mạnh mềm văn hóa dựa trên những tính toán quyết đoán về sự chuyển hóa nguồn tài nguyên mềm văn hóa thành sức mạnh mềm văn hóa trong một bối cảnh lịch sử rất ngặt nghèo là một kinh nghiệm hữu ích để Việt Nam tham khảo. Tiếp đến việc tìm hiểu kinh nghiệm phát huy sức mạnh mềm văn hóa của hai cường quốc lớn có khả năng quyết định đến chính trị toàn cầu, đồng thời tồn tại sự cạnh tranh gay gắt về quyền lực cứng hai chủ thể trong tương tác quyền lực với các chủ thể khác đó là Mỹ và Trung Quốc đã chứa đựng trong đó nhiều vấn đề như lợi thế của nước lớn trên sân chơi sức mạnh mềm văn hóa, cũng như những rủi ro có tính hai mặt khi công cụ truyền dẫn sức mạnh mềm văn hóa gây lo ngại về sự can thiệp quá sâu của bàn tay chính phủ. Bên cạnh đó, các kinh nghiệm của Nga và Ấn Độ cũng cho thấy những chiều cạnh khác nhau về các cấp độ sử dụng sức mạnh mềm văn hóa trong chiến lược tổng thể quốc gia của các cường quốc khu vực.
12
LỜI GIỚI THIỆU
Ở một góc nhìn khác, cuốn sách cũng dành sự quan tâm sâu sắc tới các quốc gia có vị thế đặc biệt, dù đứng cạnh nước lớn của khu vực với các đe dọa an ninh thường trực nhưng vẫn có sức mạnh mềm đáng kể có sức thu hút với thế giới gồm: Canada, Israel và New Zealand để tìm ra những bài học kinh nghiệm phù hợp với Việt Nam - một quốc gia nhỏ có lịch sử lâu đời với nhiều thăng trầm trong quan hệ với Trung Quốc. Đặc biệt, các phân tích tập trung vào kinh nghiệm của một số nước châu Á có nhiều điểm tương đồng về văn hóa với Việt Nam như Nhật Bản, Singapore nhưng đã trở thành các cường quốc lớn về sức mạnh mềm văn hóa ở khu vực châu Á và đạt được nhiều thành công trong phát huy sức mạnh mềm mang tính bền vững.
Với cách tiếp cận vấn đề như vậy, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra một thực tế là sức mạnh mềm nói chung và sức mạnh mềm văn hóa nói riêng ngày càng trở thành chương trình nghị sự trọng tâm của rất nhiều quốc gia trên thế giới với nhiều mức độ phát triển, ảnh hưởng chính trị
khác nhau bao gồm cả nước lớn, nước nhỏ và nước trung bình. Những phân tích cụ thể kinh nghiệm của mỗi quốc gia cũng như tóm lược các bài học thành công hay thất bại cho thấy rằng, để xây dựng mô hình sức mạnh mềm văn hóa, mỗi quốc gia cần phải: 1) Tập trung phát triển nguồn tài nguyên sức mạnh mềm để nó ngày càng gia tăng tính thu hút, hấp dẫn, thuyết phục các chủ thể khác;
13
SỨC MẠNH MỀM VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
2) Trong các nguồn tài nguyên văn hóa, có thể chú trọng lựa chọn các thành tố thuộc cả văn hóa hàn lâm và văn hóa đại chúng cùng các nguồn tài nguyên hấp dẫn hữu hình và vô hình khác để chuyển hóa thành sức mạnh mềm văn hóa thông qua các kênh truyền dẫn; 3) Đặc biệt chú trọng kênh truyền dẫn các ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo. Các quốc gia muốn có tầm ảnh hưởng rộng rãi đối với công chúng nước ngoài đều phải có sự đầu tư phát triển ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo, chú trọng việc tạo ra các giá trị mới trong âm nhạc đại chúng, phim ảnh, ẩm thực, định hình các xu hướng mới,...; 4) Sức mạnh mềm văn hóa không thể đứng đơn lẻ mà cần phải phối hợp với các nguồn lực hữu hình và vô hình khác để có thể thu hút các đối tượng chủ thể khác nhau từ giới tinh hoa, nhóm lợi ích cho tới công chúng. Bên cạnh đó, phải có được cơ chế đánh giá thực sự hiệu quả và khả năng liên tục thích ứng trước những xu hướng mới, những thay đổi mới trên thị trường.
Tại Chương III, kết quả nghiên cứu và khảo sát thực tiễn trong cuốn sách dù chưa toàn diện song đã mang đến một cách hình dung rõ hơn về thực trạng sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Nhìn chung, Việt Nam đang ở giai đoạn đầu tiên của lộ trình xây dựng sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam và hiện đang nỗ lực ở
bước hình thành khung chính sách phát huy sức mạnh mềm văn hóa. Mặc dù đang ở giai đoạn đầu, đầy khó khăn,
14
LỜI GIỚI THIỆU
thách thức, nhưng về cơ bản, Việt Nam đã có một số bước tiến đáng ghi nhận trong việc hấp dẫn, thu hút thế giới đến với Việt Nam thông qua du lịch văn hóa và từng bước định hình hình ảnh quốc gia, văn hóa, con người Việt Nam một cách tích cực trong quan hệ quốc tế. Trong đó, sự phối hợp của các kênh truyền dẫn đã biến di sản văn hóa vật thể, phi vật thể và di sản thiên nhiên trở thành sức hấp dẫn, thu hút của sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam. Công tác quản lý, bảo tồn, tôn vinh, phát huy và quảng bá các thành tố sức mạnh mềm văn hóa nằm trong nguồn tài nguyên di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, di sản thiên nhiên của Việt Nam trong thập kỷ 2010 nhận được sự quan tâm, góp sức của cộng đồng trong nước và nhận được sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế thông qua sự công nhận của các tổ chức văn hóa quốc tế và xu hướng gia tăng du khách quốc tế đến Việt Nam. Mặt khác, sự phối hợp giữa các kênh truyền thông, ngoại giao văn hóa và một số ngành công nghiệp văn hóa đã từng bước tạo nên sức lan tỏa của hình ảnh quốc gia, thương hiệu địa phương và bản sắc Việt Nam. Đặc biệt, trong Chương III, các tác giả đã chỉ ra, trong cuộc chiến phòng và chống đại dịch Covid-19, Việt Nam nổi lên như một “hình mẫu toàn cầu” thuyết phục về kiểm soát đại dịch Covid-19 dựa trên sự đồng lòng đoàn kết của cả dân tộc. Ngoài những nỗ lực kiểm soát dịch Covid-19 trên phạm vi cả nước, Việt Nam còn tích cực tham gia đóng góp công
15
SỨC MẠNH MỀM VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
sức của mình vào công cuộc ngăn ngừa đại dịch Covid-19 trên phạm vi toàn cầu thông qua việc sẵn sàng chia sẻ các bài học kinh nghiệm về tổ chức cách ly, ngăn ngừa, điều trị dịch Covid-19 cũng như thông tin về bản đồ gen của vi rút Covid-19 ở Việt Nam cho đại diện của Tổ chức Y tế thế giới. Không chỉ chia sẻ kinh nghiệm về phòng và chống dịch Covid-19, Chính phủ Việt Nam còn chủ động chia sẻ tình đoàn kết quốc tế thông qua hợp tác đa phương hỗ trợ trang thiết bị y tế thiết yếu cho các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch Covid-19. Những kết quả nghiên cứu đã cho thấy, trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam đang là một thành viên rất tích cực, đáng tin cậy và có trách nhiệm cao với cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, mà quan trọng hơn nó còn khẳng định niềm tin ngày càng tăng của cộng đồng quốc tế vào năng lực quản trị quốc gia của Chính phủ Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; vào những giá trị cốt lõi đầy tính thuyết phục của dân tộc qua đó phát huy sức mạnh mềm văn hóa và tạo thêm nhiều cơ hội mới giúp nâng cao vai trò, uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng.
Bên cạnh việc nhận diện những thành công, cuốn sách còn chỉ ra giới hạn của sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Trong đó, công nghiệp văn hóa vốn được xem là một trong những kênh truyền dẫn sức
16
LỜI GIỚI THIỆU
mạnh mềm văn hóa mang tính chiến lược của nhiều quốc gia trong cạnh tranh quốc tế, thì ở Việt Nam hiện nay đây lại là liên kết yếu trong chuỗi liên kết các những kênh truyền dẫn của sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam. Mặc dù năm 2018, các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 3,61% GDP của cả nước, nhưng nhìn một cách tổng thể, điều này chưa phản ánh được thực lực của sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam nếu khai thác hiệu quả tối đa ở kênh truyền dẫn này. Trong thời gian qua, sự thay đổi tư duy, những đổi mới về phương thức hoạt động, khuyến khích đầu tư xã hội đã từng bước tạo sự bứt phá ở một số ngành công nghiệp văn hóa như du lịch văn hóa, điện ảnh, thời trang để trở thành các ngành có đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế, lan tỏa hình ảnh quốc gia ra thế giới và thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Nhưng đối với một số ngành, việc chuyển đổi từ tài nguyên mềm thông qua lựa chọn các thành tố phù hợp tạo nên chuỗi giá trị sáng tạo, sản xuất sản phẩm và dịch vụ văn hóa có khả năng thu hút, hấp dẫn, lôi cuốn thị trường văn hóa trong và ngoài nước như một dạng chuyển hóa thành công của sức mạnh mềm văn hóa chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Những nguyên nhân và thách thức dẫn đến tình trạng trên phần lớn nhìn nhận ở
tư duy xem nhẹ việc coi công nghiệp văn hóa là một lĩnh vực đầu tư, việc mở cửa cho khu vực tư nhân, hoặc hợp tác công - tư trong các ngành công nghiệp văn hóa còn
17
SỨC MẠNH MỀM VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
nhiều rào cản. Đặc biệt một thách thức bao trùm lên các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam là hệ thống quản lý phân tách khó mang lại một phương thức tiếp cận tổng thể để cơ chế chuyển hóa sức mạnh mềm văn hóa vận hành hiệu quả. Đến thời điểm hiện tại, con đường vươn tầm thương hiệu, định vị sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam ở các sản phẩm - dịch vụ công nghiệp văn hóa ra thế giới còn rất khó khăn đối với Việt Nam và chúng ta chưa có nhiều thương hiệu đủ sức vươn ra chiếm lĩnh thị
trường quốc tế. Hạn chế tiếp theo là cơ chế phối hợp giữa các kênh truyền dẫn sức mạnh mềm văn hóa còn thiếu đồng bộ do Việt Nam thiếu một chiến lược quốc gia về phát huy sức mạnh mềm văn hóa. Có một thực tế khó phủ nhận là hiện nay năng lực xây dựng thể chế, quản lý, điều hành, tổ chức thực thi pháp luật của Việt Nam còn yếu ở nhiều khâu liên quan tới đáp ứng yêu cầu phát huy sức mạnh mềm văn hóa. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế có những biến động khó lường, năng lực dự báo, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực còn yếu dẫn đến nhiều bất cập trong việc dự báo và đề xuất các giải pháp khả thi về phát huy sức mạnh mềm mềm văn hóa. Có thể thấy những hạn chế, bất cập đó trên các khía cạnh chủ yếu sau đây: 1) Lý luận về phát huy sức mạnh mềm còn mơ hồ và chưa có xác lập được mô hình xây dựng, phát huy sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam. Các nghiên cứu tư vấn gợi mở chính sách còn nhiều vấn đề
18
LỜI GIỚI THIỆU
chưa được làm sáng tỏ đã và đang tác động không nhỏ tới lý luận và thực tiễn triển khai cơ chế phối hợp đồng bộ giữa các ngành liên quan; 2) Hiện nay, mối quan hệ giữa ngoại giao văn hóa với các ngành công nghiệp văn hóa, các kênh truyền thông trong việc phát huy sức mạnh mềm văn hóa thường được lồng ghép trong các chiến lược của từng ngành. Việt Nam chưa có một chiến lược tổng thể về phát huy sức mạnh mềm văn hóa, do đó khi triển khai trên thực tế, mục tiêu phát huy sức mạnh mềm văn hóa chưa được quan tâm đầy đủ. Mặt khác, trong chiến lược phát triển của mỗi ngành cũng tồn tại một số vấn đề
chưa được giải quyết thấu đáo gây cản trở cho việc phát huy các tiềm năng, thế mạnh tài nguyên - thành tố sức mạnh mềm văn hóa khi được đặt vào cơ chế chuyển hóa ở từng lĩnh vực; 3) Có nhiều chính sách của các bộ, ngành đề cập tới nội hàm phát huy sức mạnh mềm văn hóa trong khi chúng được xây dựng phân tán; thiếu sự phối hợp giữa các bộ, ngành một cách hợp lý và không có cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm đích thực nên chất lượng không cao. Hầu hết các chiến lược hay chính sách này đều thể hiện sự liệt kê mục tiêu, quan điểm định hướng, yêu cầu mà thiếu hẳn những chiến lược tổng thể về phát huy sức mạnh mềm văn hóa với kế hoạch hành động cụ thể hay các biện pháp cần có. Đây là điểm yếu cốt tử trong việc hiện thực hóa mục tiêu phát huy sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
19
SỨC MẠNH MỀM VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Trong nội dung Chương IV, cuốn sách đã đưa ra các dự báo có tính khả thi về bối cảnh quốc tế, trong nước và xu hướng phát triển của sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam. Những phân tích về tương lai của sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam đã cho thấy, còn rất nhiều vấn đề đặt ra cho Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2030 được xem là chu kỳ của nhiều biến động trong nước và quốc tế. Tình hình thế giới đang tiến tới chu kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong vòng 10 năm, và những năm đầu thập niên 2020 được xem là những năm có nguy cơ cao có thể xảy ra khủng hoảng. Trước xu hướng tốc độ lây nhiễm của đại dịch Covid-19 gia tăng nhanh trên phạm vi toàn cầu và tiềm ẩn nguy cơ rủi ro từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, triển vọng tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á nói chung và khu vực Đông Á nói riêng được dự báo sẽ giảm tốc đáng kể trong giai đoạn 2021-2025 nhưng sau đó lại hồi phục trong giai đoạn 2026-2030, qua đó góp phần làm GDP bình quân đầu người và mức sống dân cư cùng giảm tốc. Nhập cư và chủ nghĩa chủng tộc đã diễn ra hết sức phức tạp trong bối cảnh trật tự thế giới đang trong giai đoạn quá độ từ một trật tự thế giới “đơn cực” do Mỹ đứng đầu để chuyển sang một trật tự thế giới mới “đa cực, đa trung tâm”, và tốc độ chuyển dịch cũng hàm ý xu hướng can dự và cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn (bao gồm cả siêu cường thế giới và các cường quốc đang trỗi dậy) vào khu vực châu Á -
20
LỜI GIỚI THIỆU
Thái Bình Dương nói chung và khu vực ASEAN nói riêng đang trở nên ngày càng gay gắt và thách thức vai trò/vị trí trung tâm của ASEAN (thể hiện qua sức mạnh cứng và sức mạnh mềm) trong thập kỷ 2020. Điều đó cũng có nghĩa rằng, vai trò trung tâm của ASEAN về hòa bình, ổn định và phát triển bền vững đối với cả khu vực châu Á - Thái Bình Dương và khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương sẽ tiếp tục được cộng đồng quốc tế ghi nhận và ủng hộ trong thập kỷ 2020, qua đó góp phần gia tăng sức mạnh mềm nói chung và sức mạnh mềm văn hóa nói riêng của khu vực ASEAN trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng. Chuyển dịch trọng tâm của nhân khẩu học toàn cầu từ thế hệ Y sang thế hệ Z đã dẫn tới xu hướng thay đổi lớn không chỉ về lối sống mới mà còn cả hành vi tiêu dùng cũng như nhu cầu tiêu dùng toàn cầu trong thập kỷ 2020, qua đó tác động mạnh mẽ tới sức mạnh mềm nói chung và sức mạnh mềm văn hóa nói riêng trên phạm vi toàn thế giới trong cùng thời kỳ. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bước vào giai đoạn tăng tốc, và nó sẽ tác động mạnh mẽ không chỉ tới xu hướng biến động của sức mạnh mềm nói chung và sức mạnh mềm văn hóa nói riêng (nhất là những biến đổi mạnh mẽ về hành vi, chuẩn mực, giá trị
trong đời sống văn hóa xã hội) trên phạm vi toàn cầu. Trong bối cảnh đó, dự báo ở Việt Nam, nền tảng vận hành cơ chế chung quản trị xã hội ở Việt Nam thông qua mối quan hệ “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân
21
SỨC MẠNH MỀM VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
làm chủ” ngày càng được củng cố vững chắc hơn và niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và năng lực quản trị quốc gia của Chính phủ ngày càng tăng trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng. Dự báo đến năm 2030, công tác quản lý, bảo tồn, tôn vinh, và phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của Việt Nam sẽ có những thay đổi mạnh mẽ hơn để trở thành một trong những thế mạnh tiềm năng của nền kinh tế Việt Nam trong nỗ lực phát triển ngành công nghiệp văn hóa hướng đến mục tiêu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng giai đoạn 2021-2030. Trong giai đoạn 2021- 2030, Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy vai trò tích cực của mình trong cơ chế hợp tác đối ngoại song phương và đối ngoại đa phương ở cả cấp độ khu vực và cấp độ toàn cầu. Trong bối cảnh đó, dự báo cơ hội đối với việc phát huy sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam bao gồm: Năng lực quản trị
nhà nước nói chung và chỉ đạo, điều hành vĩ mô nói riêng của Chính phủ dưới sự lãnh đạo tuyệt đối và duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam được cải thiện đáng kể từ giữa thập kỷ 2010 đã đóng vai trò quyết định không chỉ tới thiết lập ổn định môi trường chính trị - kinh tế và xã hội mà còn giúp tối thiểu hóa mối đe dọa từ thách thức an ninh phi truyền thống (như dịch Covid-19), qua đó góp phần tạo thêm nhiều cơ hội mới giúp nâng cao vai trò, uy tín và vị thế (tức là gia tăng sức mạnh mềm) của Việt Nam
22
LỜI GIỚI THIỆU
trên trường quốc tế; niềm tin của cộng đồng quốc tế vào thể chế chính trị nói chung và năng lực quản trị quốc gia nói riêng của Việt Nam, qua đó góp phần lan tỏa rộng hơn sức mạnh mềm (với trọng tâm là sức mạnh mềm văn hóa) của Việt Nam ra nhiều châu lục trên toàn thế giới. Tuy nhiên, trong tương lai phát huy sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức bao gồm: Chất lượng dân số nói chung và chỉ số phát triển con người (HDI) nói riêng của Việt Nam còn khá thấp; phân tầng xã hội, phân hóa giàu - nghèo có thể đạt ngưỡng báo động, đe dọa sự ổn định xã hội, đặc biệt là ở khu vực nông thôn; Bảo đảm an ninh mạng nói chung và an toàn thông tin mạng nói riêng trên không gian mạng đang trở thành một trong những thách thức lớn đối với Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang bước vào giai đoạn tăng tốc trong thập niên 2020; Gia tăng nhanh các thách thức an ninh phi truyền thống, điển hình như sự lan truyền nhanh của đại dịch Covid-19 trên phạm vi toàn cầu, là một trong những thách thức lớn nhất mà Việt Nam có thể sẽ phải tiếp tục đối mặt trong bối cảnh hội nhập quốc tế đang diễn ra ngày càng sâu rộng; Quá trình già hóa dân số diễn ra với tốc độ nhanh cũng được xem như là một trong những thách thức phát triển lớn đối với nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2021-2030.
Những kết quả phân tích về bối cảnh trong nước và quốc tế đã tạo căn cứ cho cuốn sách đi đến dự báo xu hướng
23
SỨC MẠNH MỀM VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
phát triển của sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam đến năm 2030 như sau: Phát triển của sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam đến năm 2030 thông qua kênh ngoại giao văn hóa, ngoại giao nhân dân, truyền thông số sẽ theo hướng chủ động và tích cực hơn; Phát triển của sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam đến năm 2030 thông qua kênh đầu tư và thương mại văn hóa sẽ năng động và thực tế hơn; Quá trình chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng đã, đang và sẽ tiếp tục giúp Việt Nam cải thiện sự thiếu đồng bộ trong cơ chế chuyển hóa sức mạnh mềm văn hóa theo hướng hiệu lực thực tế, qua đó góp phần quan trọng vào tăng cường sức mạnh mềm văn hóa của Việt Nam trong giai đoạn 2021-2030.
Từ các căn cứ dự báo, đánh giá, cuốn sách đã cung cấp các hệ thống giải pháp làm căn cứ cho việc xây dựng khung chiến lược quốc gia về phát huy sức mạnh mềm văn hóa ở các cấp độ ngắn hạn, trung hạn và một mô hình thí điểm địa phương đã được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ứng dụng góp phần xây dựng thành công hồ sơ Hà Nội - thành phố sáng tạo thuộc mạng lưới các thành phố sáng tạo UNESCO thuộc lĩnh vực thiết kế. Văn hóa hiện diện ở các cấp độ vô cùng đa dạng, các nền văn hóa khác nhau tương tác theo những cách thức khác nhau, nếu chuyển hóa hiệu quả tài nguyên mềm văn hóa thông qua các kênh truyền dẫn phù hợp sẽ tạo được sự hấp dẫn, thu hút, lôi cuốn, thuyết phục về văn hóa của
24
LỜI GIỚI THIỆU
một quốc gia đối với quốc gia khác trong quan hệ quốc tế. Đối với chủ thể sử dụng nguồn lực sức mạnh mềm văn hóa ở cấp chính phủ, nguồn lực sức mạnh mềm văn hóa có sẵn là một phần quan trọng của các công cụ chính sách đối ngoại (Foreign Policy Tools) cần thiết trong môi trường địa chính trị tương lai. Những quốc gia vận dụng và chuyển hóa tốt nhất nguồn lực mềm văn hóa thành sức mạnh mềm văn hóa để tạo thuận lợi cho sự hợp tác tích cực sẽ phản ứng lại tốt hơn với những bất ổn hiện tại và trong địa chính trị, đồng thời hy vọng có thể duy trì và định hình lại trật tự tốt hơn. Mặc dù ở cả thời điểm hiện tại lẫn tương lai, sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức để hiện thực hóa mục tiêu phát huy tối đa sức hấp dẫn, lôi cuốn, thuyết phục trong quan hệ quốc tế. Nhưng thách thức cũng là động lực để các tác giả
nỗ lực phát triển một khung lý thuyết sơ bộ nhằm để hiểu được các sự kết nối logic giữa nguồn tài nguyên mềm văn hóa và các mục tiêu chính sách của Việt Nam về sức mạnh mềm văn hóa, từ đó tìm ra các giải pháp phát huy sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam trên thực tế trong tầm nhìn dài hạn, hoặc ngắn hạn.
Tại Chương V, các tác giả cho rằng, sự hình thành một cơ sở lý luận sơ bộ về sức mạnh mềm văn hóa mà cuốn sách đặt ra có thể tạo ra các cuộc tranh luận mới, hoặc phát triển thêm các lý thuyết về sức mạnh mềm văn hóa cho các mảng vấn đề khác nhau trong quan hệ quốc tế,
25
SỨC MẠNH MỀM VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
song đó chính là cơ sở nền tảng để Việt Nam hướng tới việc xây dựng một chiến lược tổng thể về phát huy sức mạnh mềm văn hóa với các cấp độ mục tiêu như sau: Trước hết, ở cấp độ mục tiêu khái quát, xây dựng cơ chế chuyển hóa nguồn tài nguyên mềm văn hóa thành sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam nhằm: 1) Thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ chủ quyền văn hóa; 2) Xây dựng thương hiệu văn hóa quốc gia; 3) Gia tăng sức hấp dẫn văn hóa; 4) Thu hút thế giới đến với Việt Nam; 5) Quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới; 5) Nâng cao khả năng cạnh tranh quốc gia của các ngành công nghiệp văn hóa; 6) Nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia, vị thế quốc gia trong quá trình hội nhập quốc tế. Thứ hai, ở cấp độ cụ thể hơn, chiến lược chia các mục tiêu dài hạn này thành các kế hoạch trung hạn và ngắn hạn nhằm từng bước đưa tới thành công cuối cùng. Theo đó, Việt Nam cần phải bắt đầu với sự tính toán rõ ràng về các nguồn lực tài nguyên mềm văn hóa có sẵn, và hiểu biết về chúng ở các cấp độ
ưu tiên khác nhau tùy thuộc vào tình hình thực tiễn, từ đó đi đến quyết định lựa chọn nguồn lực nào vào các kênh truyền dẫn ra sao cho phù hợp nhằm tạo nên sự chuyển hóa thành sức mạnh mềm văn hóa của Việt Nam trong tầm nhìn ngắn hạn, hoặc dài hạn. Để hiện thực hóa các mục tiêu đề ra, các tác giả đề xuất hệ giải pháp sau: 1) Bổ sung, hoàn thiện quan điểm, đường lối thể chế chính sách phát triển văn hóa, xây dựng con người góp phần
26
LỜI GIỚI THIỆU
phát huy sức mạnh mềm văn hóa; 2) Tạo tính liên kết của 8 nguồn tài nguyên mềm văn hóa; 3) Tiến hành các giải pháp liên kết các thành tố sức mạnh mềm văn hóa; 4) Phát huy khả năng phối hợp, liên kết của các kênh truyền dẫn; 5) Thí điểm xây dựng thương hiệu Hà Nội - thành phố sáng tạo thuộc lĩnh vực thiết kế trong mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO (UCCN), tạo tiền đề
cho việc định vị thương hiệu quốc gia sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam từ lộ trình nhân rộng các thương hiệu thành phố sáng tạo trên toàn quốc ở các lĩnh vực khác nhau trong hệ thống mạng lưới các thành phố sáng tạo UCCN. Trong phần cuối của Chương V, những phân tích, đề xuất về mô hình thí điểm của Hà Nội của nhóm tác giả
và các bên liên quan trên thực tiễn góp phần không nhỏ vào việc Hà Nội trở thành thành phố sáng tạo đầu tiên của Việt Nam trong hệ thống UCNN của UNESCO.
Mặc dù, các tác giả của cuốn sách luôn khẳng định kết quả nghiên cứu đã đạt được còn rất khiêm tốn và nhiều hạn chế, song khi đọc Sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, chúng tôi cảm nhận rất rõ ràng những luận điểm mà nhóm tác giả trình bày sẽ
cung cấp thêm những gợi mở quan trọng giúp hoàn thiện lộ trình phát huy sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam một cách bài bản và hiệu quả hơn. Nhân dịp này, chúng tôi cũng xin trân trọng cảm ơn nhóm tác giả và Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia đã tin tưởng và phối hợp với Văn phòng
27
SỨC MẠNH MỀM VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Đại diện UNESCO và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật trên hành trình chung sức vì một Việt Nam hấp dẫn, lôi cuốn và thuyết phục thế giới hơn trong hội nhập quốc tế. Chúng tôi hy vọng cuốn sách sẽ sớm nhận được sự quan tâm, ủng hộ và góp ý của bạn đọc để có sự hoàn thiện với những đóng góp thực tiễn cụ thể hơn.
Hà Nội, tháng 10 năm 2021
Michael Croft
TRƯỞNG ĐẠI DIỆN UNESCO TẠI VIỆT NAM NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT
28
INTRODUCTION
In your hands is the book Cultural Soft Power of Vietnam in the Context of International Integration edited by Nguyễn Thị Thu Phương and Nguyễn Cao Đức, with the participation of many other Vietnamese authors and international consultants. We believe this book is capable of evoking many thoughts and emotions in its readers as they accompany the authors during their journey to seek the answer to the question of how to transform Vietnam’s cultural soft resources into cultural soft power in the context of international integration.
As we read through the book Cultural Soft Power of Vietnam in the Context of International Integration, we realize a fact that, for a long time, both academia and policymakers have mainly mentioned cultural soft power as an integral component of the broader concept of soft power, which was coined by Joseph Nye through his analyses of actual conditions either in America or in other world’s leading powers. Moreover, much of the existing discussion on soft power has primarily dealt with macro aspects without taking into account any specific
29
SỨC MẠNH MỀM VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
policy implications that aim at the promotion of cultural soft power belonging to various actors of international relations, especially developing countries with rich cultural soft power resources but lacking economic potential like Vietnam. Even though the inherently important role and position of cultural soft power have not been deservingly acknowledged in any strategic vision, the reality of international relations has revealed that, regardless of their purposes, the world’s top soft power nations since 2015 such as the United Kingdom, Germany, France, America, Japan and South Korea have shared a special common denominator for their success, be it the transformation of cultural soft resources into cultural soft power that is attractive, appealing and persuasive to the receiver. This observation prompts the authors to a new approach thanks to which they can understand both the general mechanism as well as various pervasive, appealing and absorbable channels used to transform cultural soft resources into cultural soft power. Based upon this approach, the book seeks to identify the current diverse, complex and elusive panorama of Vietnam’s cultural soft power and its future in international relations. To help answer the question of how to promote Vietnam’s cultural soft power, the authors then propose the establishment of a mechanism to transform cultural soft resources into cultural soft power through the synchronous coordination of
30
INTRODUCTION
transmission channels (including cultural diplomacy, media, and cultural industries, etc.). Most of the major findings of the research are presented in five book chapters, including: Chapter I: Theoretical and Practical Foundations for Vietnam’s Cultural Soft Power; Chapter II: International Experiences; Chapter III: Identifying Vietnam’s Cultural Soft Power in the Context of International Integration; Chapter IV: Forecasting Development Trends in Vietnam’s Cultural Soft Power to 2030; Chapter V: Solutions to Promote Vietnam’s Cultural Soft Power. Through this fundamental structure, the book provides its readers with an angle to look at the following aspects of the cultural soft power of Vietnam:
In Chapter I, based upon a critical inheritance of J. Nye’s theory of soft power and an institutional approach specifically formulated to investigate the condition of today’s Vietnam, a developing country with rich potential for promoting cultural soft power but limited economic capacity in the context of industrialization, modernization and increasingly extensive international integration, the book defines cultural soft power as the cultural attraction, appeal and persuasion that a nation may offer to its counterparts in their international relations. Cultural soft power is an intersection of a nation’s soft power and cultural power, which emerges during its interaction with other nation-states in the context of international
31
SỨC MẠNH MỀM VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
integration. It also refers to the ability to resist and neutralize harmful impacts which otherwise may lead to the erosion of foundational values and the decline of national cultural identity and sovereignty. Cultural resources/potentials such as cultural heritage (tangible and intangible), cultural values, historical figures representing national identity, the attraction of national image and other institutional resources (organizations and human resources), etc. are both readily available and able to be transformed into cultural soft power, depending on the involving actor’s choice to promote the strategic development of cultural soft power. Elements of cultural soft power are selected depending on the actual availability of each nation’s cultural soft power resources/potentials as well as its goal of promoting cultural soft power to its target receivers. Cultural soft power is generated through the transformation of cultural soft resources using different transmission/impact channels such as cultural diplomacy, cultural industries, media, social networks, and so on. These channels are flexibly used depending on the goal set towards the receiving side in the power and cultural interaction as well as on the actual situation of international integration. Ultimately, cultural soft power is measured through the output of power interaction, which is expressed through various degrees at which a nation-state can influence its counterpart(s) and vice versa.
32
INTRODUCTION
Informed by this improved and complemented version of the theory of cultural soft power, the book further systematizes the practical basis of the cultural soft power of Vietnam. It does so by identifying existing cultural soft resources/potentials and pointing out which of these elements should be exploited to promote the country’s advantages and mitigate possible challenges of international relations. It is also through this examination of the practical basis that the book can point out how the perception of cultural soft power has intensively changed towards the direction of removing barriers, promoting creativity, actively exploiting cultural resources, committing to human development, and increasingly introducing Vietnamese cultural values to the world as part of the national strategy for sustainable development. Moving on from this acquired theoretical and practical foundation, at the end of the first chapter, the authors define an analytical framework for studying and evaluating international experiences from which recommendations for Vietnam could be developed.
In Chapter II, the book specifically focuses on the examination of both successful and unsuccessful international experiences, through which it hopes to obtain relevant lessons for Vietnam, a small country with limited economic capacity, joining the competition for cultural soft power much later than other countries, especially world’s superpowers, and therefore, having
33
SỨC MẠNH MỀM VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
faced many difficulties in choosing an appropriate way to promote its cultural soft power. The analyses made available in the previous chapter helps develop a potentially comprehensive picture that covers many aspects of cultural soft power, including its strategic position and the actual usage, with both success and failure, by different countries within the realm of international relations. To be more specific, as introduced at the beginning of the chapter by the authors, South Korea - a country that has created a miracle of repositioning its national brand thanks to the effective use of cultural soft power - presents useful lessons to Vietnam. It is the determination to calculate and transform cultural soft resources into cultural soft power that makes South Korea successful, despite the country’s very tough historical conditions. Furthermore, in introducing experiences of America and China in promoting their cultural soft power, the authors argue that these two leading countries which intensively influence the global politics and constantly compete with each other using their hard power offer good examples of how great powers’ advantages can be exploited on the arena of cultural soft power. These cases also warn us about the flip side of the coin, be it the danger arising when the transmission channels of cultural soft power are severely interfered in by the government. Besides, other regional leading countries like Russia and India also offer useful lessons
34
INTRODUCTION
representing various aspects of cultural soft power as it is integrated into national comprehensive strategies. The next group of examples include such countries as Canada, Israel and New Zealand, which, despite being neighbor to the greatest powers of the region and permanently challenged by their security threats, possess considerable attraction to the world thanks to their cultural soft power. Experiences of these countries are helpful for Vietnam - a small country with longstanding history and having experienced countless vicissitudes in the relationship with China. Last but not least, the chapter pays attention to the experiences of Japan and Singapore, two Asian countries sharing many similarities to Vietnam but already enjoying the status of major actors in terms of cultural soft power as well as obtaining significant success in sustainably promoting thereof.
Altogether these case studies help point out to us that soft power in general, and in particular cultural soft power, has been becoming a central agenda of many countries all over the world, regardless of their size, level of development and political influence. Moreover, based upon specific analyses of each country’s experiences and the consequential lessons drawn from their success and failure, the authors conclude that to develop a model of cultural soft power, each country needs: 1) focusing on the development of soft power resources to boost their attraction, appeal and persuasion to the extent that they
35
SỨC MẠNH MỀM VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
can attract other actors; 2) paying attention to the selection of potential elements, both academic and popular, tangible and intangible, among existing cultural resources, to transform into cultural soft power through different transmission channels; 3) paying special attention to the channel of cultural and creative industries. Countries that want to profoundly influence their foreign audience must invest in the development of cultural and creative industries with a specific focus on the creation of new values and the shaping of new trends through popular music, film, cuisine and so on. 4) Cultural soft power cannot exist separately but must be combined with other tangible and intangible resources so that it can attract different social actors, ranging from the elite, interest-based groups to the general public. Besides, it is necessary to develop an evaluation mechanism that is effective and capable of adapting to new trends and changes in the market.
In Chapter III, the research and field survey, albeit uncomprehensive, help visualize a more apparent picture of the current situation of Vietnam’s cultural soft power. Generally speaking, Vietnam is in the first stage of its itinerary to develop cultural soft power and is attempting to formulate a policy framework for the promotion thereof. Despite facing many difficulties and challenges, Vietnam has made remarkable strides in attracting the world through cultural tourism, which in its turn has
36
INTRODUCTION
contributed to the shaping of a positive image of Vietnamese culture and people in the domain of international relations. Particularly, the coordination of transmission channels has turned tangible, intangible and natural heritage into the attraction and appeal of Vietnam’s cultural soft power. During the 2010s, the management, safeguarding, and promotion of cultural soft power elements which are derived from the resource of tangible, intangible and natural heritage, on the one hand, have attracted the attention and contribution of the domestic community. On the other hand, they have also received greater appreciation from the international community as seen in the recent recognition of international cultural organizations for Vietnamese cultural heritage and the increasing number of foreign visitors to Vietnam. Additionally, the coordination between communication channels, cultural diplomacy and cultural industries has gradually facilitated the pervasiveness of national image, local brands and Vietnamese identity. Particularly, in the second chapter, as pointed out by the authors, in the fight against the COVID-19 pandemic, Vietnam has proved to be a “global model” for its effective control of the pandemic throughout the country thanks to its people’s solidarity. In addition to successful attempts to control the pandemic within its territory, Vietnam has actively contributed to the global prevention of the pandemic by sharing its experience of
37
SỨC MẠNH MỀM VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
organizing isolation care centers and providing the World Health Organization with information on the genetic map of the SARS-CoV-2 virus. Not only has Vietnam shared useful experiences of preventing and controlling the COVID-19, but the government has also actively taken action to express international solidarity by joining multilateral cooperation projects and providing countries under severe impacts of the pandemic with necessary health care equipment. Findings of the research show that, in the recent context of fighting against the COVID-19 pandemic, Vietnam has become an active, reliable and highly responsible member of the international community. More importantly, as asserted by the authors, thanks to these recent efforts and achievements, the governance capacity of the Vietnamese Government under the leadership of the Community Party has received greater trust from the international community while the country’s essential cultural values have also been highly appreciated and considered a significant persuasive power to foreign observers. In the contemporary context, especially with the increasingly intensive international integration, the promotion of cultural soft power therefore will bring about more opportunities for Vietnam to strengthen its role, reputation and status in the international arena.
In addition to these important successes and achievements, it is also thanks to the book that we can
38
INTRODUCTION
realize several existing limitations of the cultural soft power of today’s Vietnam. Accordingly, while many countries actively participating in international competition have considered their cultural industries to be one of the strategic transmission channels of cultural soft power, in Vietnam, this sector remains a weak link in the chain of various transmission channels of the country’s cultural soft power. In 2018, cultural industries contributed 3.61% of Vietnam’s GDP; however, this figure is insufficient to reflect the real capacity of the whole sector if it is best exploited as a transmission channel. For the past few decades, changes in public perception, combined with innovations in operating modes and new policies that encourage social investment, have led to significant breakthroughs in certain fields of cultural industries such as tourism, cinema and fashion, which then have become active forces in advancing the country’s economic growth, promoting the national image and attracting more international visitors. However, in some cultural industries, the generation of soft power, which is done through the transformation of selected soft resources into a value chain of creation and production of attractive and appealing cultural goods and services to domestic and international markets, has not yielded desirable fruits. Many reasons are lying behind this limitation, including a popular mindset that underestimates the investment worthy value of cultural industries, limited space for the
39
SỨC MẠNH MỀM VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
participation of the private sector and many barriers that prevent the development of public-private partnerships in cultural industries. More importantly, encompassing all cultural industries in Vietnam is a challenge emerging from a fragmented management system that causes many difficulties in the formation of a holistic approach aiming at an effective transformation mechanism of cultural soft power. To date, the route to upgrade Vietnam’s national brand and reposition its cultural soft power through the exportation of cultural industries’ products and services is very tough, for the country is lacking cultural brands that are capable of conquering international markets. Another limitation is the asynchronous coordination mechanism among transmission channels of cultural soft power due to the absence of a national strategy for promoting cultural soft power. There is an undeniable fact that Vietnam’s capacity for legal institutionalization, management, administration and enforcement is relatively limited, especially in the key areas essential to meet the requirements of promoting cultural soft power. Even more so, in today’s context of globalization and international integration with many unpredictable changes, the limited anticipatory capacity along with poor management efficiency and effectiveness in certain sectors have led Vietnam to experience many shortcomings in visioning, planning and proposing possible solutions to promote cultural soft power. Noticeably, these limitations arise in
40
INTRODUCTION
consequence of the following causes: 1) the theoretical foundation has remained ambiguous while the practical model for promoting Vietnam’s cultural soft power has not been precisely defined. Much of recent research aiming to facilitate policy implementation has failed to clarify many key issues, thereby being unable to form reliable theoretical and practical bases for the implementation of a systematic mechanism for cross-sectorial cooperation; 2) The relation between cultural diplomacy, cultural industries and communication channels in the promotion of cultural soft power is often integrated into the development strategy of separate sectors instead of a national comprehensive strategy; therefore, when practically implemented, the ultimate goal of advancing Vietnam’s cultural soft power has not attracted sufficient attention. Moreover, in the development strategy of each sector, there exist certain unresolved matters that hinder the advancement of soft power potentials and resources within the actual transformation mechanism of those involved; 3) Many policies promulgated by ministries and administrative branches have mentioned the concept of cultural soft power; however, these policies have remained fragmented due to the lack of reasonable and effective cooperation among these stakeholders as well as the absence of a focal agency officially appointed to take the responsibility for coordinating the whole system. Most existing strategies or policies focus mainly on listing goals,
41
SỨC MẠNH MỀM VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
directional perspectives and requirements instead of developing overall strategies, precise action plans and solutions for promoting cultural soft power. This is a crucial weakness in the realization of the ultimate goal of promoting cultural soft power in Vietnam today.
In Chapter IV, the book makes feasible forecasts about the future of domestic and international contexts as well as developmental trends of Vietnam’s cultural soft power. In analyzing the future of Vietnam’s cultural soft power, the book anticipates that the country will have to deal with many problems during the time between 2020 and 2030, which most likely will be a cycle full of fluctuations in both domestic and international settings. Specifically, our world is approaching another cycle of the global economic crisis that happens every ten years, and the year 2020 is seen as having a high risk of being the starting point of such crisis. In facing a rapid increase in the transmission rate of the global COVID-19 pandemic and potential risks emerging from the commercial war between America and China, the prospect of economic growth in Asia in general, and in particular the Southeast Asia region, during the 2021-2025 period is anticipated to decelerate, leading to a reduction in both GDP per capita and population’s living standards. Fortunately, the economy is forecasted to be recovered in the following period of 2026-2030. In addition to these matters, immigration and racism are also complicated phenomena
42
INTRODUCTION
in the context where the world is transiting from a “single polar” order led by America to a new “multipolar and multicenter” one. The pace of transition also implies the increasing interference in and strategic competition between major countries (including both world’s superpowers and rising ones) in the Asia-Pacific region in general and ASEAN in particular. As both these interference and competition is increasingly intensified, they will challenge the central role and position of ASEAN (which are manifested through hard and soft power) in the 2020s. This also means that the central role of ASEAN in peace, stability and sustainable development of both Asia-Pacific and Indo-Pacific regions will continue to be acknowledged and supported by the international community during the 2020s, thereby contributing further to the enhancement of ASEAN’s soft power in general and cultural soft power in particular in the context of increasingly profound international integration. Another phenomenon defining our current decade and the development of cultural soft power made therein is the shift in global demographic focus, from Y generation to Z generation, which will lead to major changing trends expressed through not only new lifestyles but also consumption behaviors and demands. Last but not least, as pointed out by the book, the fourth industrial revolution has reached its acceleration phase and it will have great impacts on global trends and
43
SỨC MẠNH MỀM VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
fluctuations of soft power in general and of cultural soft power in particular (especially fluctuations in our socio cultural behaviors, norms, and values).
In this context, it is anticipated that, in Vietnam, the operational foundation underlying the general mechanism of social governance through the relational principle of “Party leads, State manages, and People are owners” will be increasingly strengthened and Vietnamese people’s faith in the leadership of the Communist Party as well as in the governance capacity of Vietnamese government will be boosted further during the context of international integration. By 2030, the task of managing, honoring and promoting Vietnamese intangible and tangible cultural values will experience more intensive transformation to become one of the potential advantages of the national economy, thereby contributing towards the realization of the goal to develop cultural industries into a spearhead economic sector as part of the larger agenda for economic restructuration under the innovative model of economic growth in 2021-2030. During the time between 2021 and 2030, Vietnam will continue to promote its active role in bilateral and multilateral cooperation at both regional and global levels. In this context, as anticipated by the book, Vietnam will have more opportunities for promoting its cultural soft power thanks to the following conditions: 1) under the sole and absolute leadership of Vietnam’s Communist Party, national governance capacity
44
INTRODUCTION
in general, and in particular the macro-management of the government, has been considerably improved since the mid-2010s, thereby decisively contributing not only to the stabilization of political-economic and social environment but also to the minimization of non-traditional threats to the country’s security (for example, the COVID-19 pandemic). More opportunities for Vietnam to advance its role, reputation and status (i.e., increasing soft power) therefore will likely to emerge; 2) As the faith of the international community in Vietnam’s political institution in general and national governance capacity in particular has been strengthened thus far, Vietnam’s soft power (whose central component is cultural soft power) will be able to spread wider to different continents in the world. However, in the future, the promotion of Vietnamese cultural soft power will continue to face many challenges, including the quality of the population in general, and the human development index (HDI) in particular, remain relatively low; social stratification and wealth disparity may reach an alarming threshold, threatening social stability, especially in rural areas; Ensuring cybersecurity in general, and in particular information security on the cyberspace, is becoming one of the major challenges to the country in the context where the fourth industrial revolution is entering its acceleration stage in the 2020s; the speedy increase of non-traditional threats to national security, for instance, the widespread of the global
45
SỨC MẠNH MỀM VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
COVID-19 pandemic, will become one of the most serious challenges facing Vietnam in the context of international integration; the rapid population ageing process will be one of the major developmental challenges to Vietnamese economy between 2021 and 2030.
Based upon a foundation constructed from the above analyses of domestic and international contexts, the book comes up with the following forecasts of development trends of Vietnam’s cultural soft power to 2030: 1) the development of Vietnam’s cultural soft power through such channels as cultural diplomacy, people’s diplomacy and digital media will move towards a more active and proactive manner; 2) development of Vietnam’s cultural soft power through cultural investment and commercial channels will be more dynamic and realistic; 3) the increasingly proactive and profound integration into the global economy has helped, and will continue to help, Vietnam improve the lack of synchronicity in the existing transformation mechanism. As a result, the promotion of Vietnam’s cultural soft power during the period of 2021- 2030 will move further towards the goal of obtaining more practical efficiency.
Against this background and thanks to all the available evaluation and forecasts, at the end of this present chapter, the book provides its readers with a set of solutions serving as a basis for the development of a national strategic framework for promoting Vietnam’s
46
INTRODUCTION
cultural soft power in short and medium terms as well as for the implementation of a pilot local model whose focus is to promote Hanoi to be a Creative City of Design belonging to the UNESCO Creative Cities Network. Culture is present at extremely diverse levels and different cultures interact with each other in various ways. Therefore, when taking part in international relations, one nation can enhance its cultural attraction, appeal and persuasion towards its counterparts if the existing cultural soft resources are transformed through appropriate transmission channels. For actors who use cultural soft resources at a government level, readily available resources constitute an important part of their foreign policy tools to be essential in the future geopolitical environment. Moreover, nations who best deploy and transform their cultural soft resources into cultural soft power to facilitate active cooperation will better respond to current geopolitical instability and have more hope of maintaining and shaping better world order. In fact, at present and in the future, the realization of the goal of developing Vietnam’s cultural soft power to maximize the country’s attraction, appeal and persuasion in international relations is facing many challenges. However, such challenges themselves are the impetus for the authors of the book to develop a preliminary theoretical framework that informs the understanding of the logical connection between
47
SỨC MẠNH MỀM VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Vietnam’s cultural soft resources and its policy goals towards cultural soft power. And in its turn, these understandings and acknowledgement facilitate solutions to practically promote Vietnam’s cultural soft power with either short-term or long-term vision.
In Chapter V, the authors argue that the formation of a preliminary theoretical framework of cultural soft power within this book may generate new debates or develop further theories of cultural soft power, which can be applied to different areas of focus of international relations. Beyond these issues, this framework is asserted to serve as a foundation grounded on which Vietnam will go forward to the development of a comprehensive strategy for promoting cultural soft power structured with two levels of goals. Firstly, at a general level, the strategy aims to construct a mechanism to transform Vietnam’s cultural soft resources into cultural soft power to: 1) express national identity and protect cultural sovereignty; 2) shape the national cultural brand; 3) improve cultural appeal; 4) attract the world to Vietnam; 5) promote Vietnam’s image to the world; 6) enhance national competitiveness of cultural industries; 7) improve national aggregate strength and position during the process of international integration. Secondly, at a more specific level, the strategy breaks down these long-term goals into short-term and medium term action steps that represent small wins toward the
48
INTRODUCTION
ultimate victory. Accordingly, Vietnam needs to begin with a precise calculation of available cultural soft resources and understand them at different priority levels depending on the actual situation. It is based upon this calculation that the decision on the selection of specific resources and appropriate transmission channels will be made in compliance with the established short-term or long-term vision. To realize these goals, the authors propose the following solutions: 1) supplementing and perfecting directional perspective, guidelines and institutional policies on cultural and human development so that they can actively facilitate the promotion of cultural soft power; 2) creating cohesion of eight cultural soft resources; 3) carrying out measures to link various cultural soft power elements; 4) bringing into play the capacity for coordinating and connecting of transmission channels; 5) Implementing Hanoi’s pilot project on city branding - a Creative City of Design belonging to the UNESCO Creative Cities Network (UCCN) - to form a premise for the subsequent national branding process with the use of cultural soft power and through multiplying nationwide the model of creative cities in different categories of the UCCN. Included in the last part of Chapter V, analyses and pilot model proposed by the research team and other stakeholders have contributed significantly to the designation of Hanoi as the very first creative city of Vietnam in the UCCN.
49
SỨC MẠNH MỀM VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Although the authors insist that their acquired research findings are modest and limited, as reading through the book Vietnam’s Cultural Soft Power in the Context of International Integration, We are confident that arguments presented by the authors have offered significant suggestions helpful for the perfection of the plan for promoting Vietnam’s cultural soft power more methodically and effectively. On the occasion of the book’s publication, We would like to extend my sincere thanks to the group of authors and to the Vietnam National Institute of Culture and Arts Studies for your trust and co-operation with the UNESCO Hanoi Office and the Truth National Political Publishing House during our shared journey for building up a more attractive, appealing and persuasive Vietnam in the eyes of the world during the international integration. We hope that the book soon receives attention, support and feedback from you readers so that it can be further developed with more practical contributions.
Hanoi, October 2021
Michael Croft
HEAD OF OFFICE AND UNESCO REPRESENTATIVE TO VIET NAM
TRUTH NATIONAL POLITICAL PUBLISHING HOUSE
50
LỜI CẢM ƠN
Cuốn sách chuyên khảo Sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế được xuất bản dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài KX.01.19/16-20: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam. Đây cũng là cuốn sách thứ ba, đánh dấu 10 năm nhóm nghiên cứu theo đuổi lĩnh vực sức mạnh mềm văn hóa với khởi điểm ban đầu là mong muốn tìm ra lời đáp câu hỏi làm thế nào để một quốc gia nhỏ, đang phát triển và hạn chế về tiềm lực kinh tế, nhưng giàu tài nguyên văn hóa như Việt Nam có thể định vị thương hiệu quốc gia từ sức mạnh mềm văn hóa trong quan hệ quốc tế, và từ đó tạo thế “cân bằng mềm” trước những tác động khó lường đến từ các cường quốc trên thế giới, đặc biệt là “thế công mê hoặc” mang tên sức mạnh mềm Trung Hoa.
Khi Sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế đến tay bạn đọc, chúng tôi mong rằng, độc giả có thể đồng cảm với những nỗ lực của nhóm nghiên cứu trong việc vượt qua nhiều giới hạn về chuyên môn để
đưa ra một phần lời đáp cho câu hỏi làm thế nào phát huy hiệu quả sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam và chia sẻ
51
SỨC MẠNH MỀM VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
cùng chúng tôi lời cảm ơn sâu sắc tới các tổ chức, cá nhân đã đặt niềm tin vào nhóm nghiên cứu để hoặc đồng hành, tài trợ, hay tư vấn, cộng tác trong thời gian qua.
Chúng tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến Bộ Khoa học và Công nghệ, Văn phòng Các chương trình khoa học và công nghệ cấp Nhà nước, Vụ Khoa học Tự nhiên và Xã hội, Ban Chủ nhiệm Chương trình KX.01/16-20 đã tài trợ
và ủng hộ cho nhóm nghiên cứu thực hiện công việc khảo sát thực tiễn, đánh giá, xin ý kiến chuyên gia ở trong nước và Hàn Quốc. Là nhóm nghiên cứu đến từ nhiều cơ quan và tổ chức khác nhau với những lĩnh vực chuyên môn có phần chuyên biệt, chúng tôi khó có thể hoàn thành được nghiên cứu chuyên sâu về lý luận, thực tiễn sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam với các cuộc khảo sát, hội thảo, tọa đàm trong nước và quốc tế, và các báo cáo đánh giá mất nhiều thời gian, công sức nếu không nhận được sự tạo điều kiện tối đa về mọi mặt của cơ quan chủ
trì Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam, Văn phòng UNESCO tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Con người, Viện Nghiên cứu Văn hóa, Viện Văn hóa và Phát triển, Phòng Công nghiệp nội dung văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc), KOCCA (Korea Creative Content Agency - Hàn Quốc), Khoa Quốc tế học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Trong quá trình triển khai nghiên cứu, ý tưởng và các đề xuất về xây dựng thí điểm thương hiệu sức mạnh mềm văn hóa Hà Nội thông qua việc thành phố gia nhập mạng lưới các thành phố sáng tạo
52
LỜI CẢM ƠN
của UNESCO của nhóm nghiên cứu và chuyên gia Văn phòng UNESCO tại Hà Nội đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ của chính quyền thành phố Hà Nội. Trong quá trình triển khai xây dựng hồ sơ Hà Nội - thành phố sáng tạo lĩnh vực thiết kế - thuộc mạng lưới UCNN, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội (đơn vị chủ trì), Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội (đơn vị phối hợp) đã tích cực phối hợp với nhóm nghiên cứu đề tài để biên soạn hồ sơ. Việc những đề xuất của nhóm nghiên cứu và các chuyên gia tư vấn quốc tế được ghi nhận và ứng dụng đã cho thấy một cơ chế chuyển hóa hiệu quả sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam đang được hiện thực hóa tại một địa phương cụ thể
như Hà Nội thông qua sự hội tụ sức sáng tạo, khả năng kết nối quốc tế và mối liên kết phối hợp đồng bộ giữa các chủ thể tạo sức hấp dẫn, thu hút, lôi cuốn và thuyết phục về văn hóa. Đây là một động lực lớn giúp nhóm nghiên cứu vững tin ở định hướng nghiên cứu để tiếp tục hoàn thiện công trình. Nhân dịp cuốn sách được xuất bản, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các cơ
quan, tổ chức trong nước và quốc tế đã tạo mọi điều kiện ủng hộ, khuyến khích và ứng dụng các kết quả nghiên cứu của công trình dù trên nhiều phương diện cuốn sách vẫn tồn tại những hạn chế.
Sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế - như tên gọi của nó đã cho thấy một bức tranh toàn cảnh đa dạng, phức tạp và khó nắm bắt đòi hỏi sự hội tụ của nhiều thế hệ chuyên gia, học giả, các nhà
53
SỨC MẠNH MỀM VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
quản lý ở các lĩnh vực khác nhau ở Việt Nam cũng như các chuyên gia quốc tế. Chính vì thế, chúng tôi không thể tìm ra lời giải cho bài toán phát huy sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam thông qua việc xác lập cơ chế chuyển hóa tài nguyên mềm văn hóa thành sức mạnh mềm văn hóa với sự
phối hợp đồng bộ của các kênh truyền dẫn (ngoại giao văn hóa, truyền thông, các ngành công nghiệp văn hóa, các cơ chế hợp tác...) nếu thiếu sự tư vấn, cộng tác của các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia, học giả trong nước và quốc tế. Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan, Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam - Ông Michael Croft , TS. Lê Văn Phong - Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, ThS. Tô Văn Động - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, ThS. Phạm Thị Thanh Hường - Trưởng Ban Văn hóa Văn phòng UNESCO tại Hà Nội, PGS.TS. Danielle Labbé (Canada), TS. Park Nark Jong (Hàn Quốc), ThS. Sarah Bregman (Mỹ), Shanmuga Retnam (Singapore), Tim Voegele-Downing (Đức), PGS.TS. Nguyễn Quốc Hùng, cùng các đồng nghiệp đã có nhiều đóng góp hữu ích cho công trình thông qua các bài hội thảo, các cuộc trao đổi phỏng vấn. Vào thời điểm cuốn sách ra đời, TSKH. Lương Văn Kế - một trong những người đầu tiên động viên, khích lệ chúng tôi chấp nhận thử thách bước vào hành trình tìm và ghép lại những mảnh ghép về lý luận, thực tiễn sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam đã không có dịp đọc, cũng như chỉ ra những nội dung nghiên cứu cần hoàn thiện hơn, nhóm nghiên cứu xin gửi tới
54
LỜI CẢM ƠN
cố TSKH. Lương Văn Kế cùng gia đình lời tri ân sâu sắc nhất.
Sức mạnh mềm Việt Nam văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế trên chặng đường nghiên cứu sẽ khó hoàn thiện nếu thiếu đi sự nhận xét, góp ý, đánh giá và thông qua của Hội đồng Tự đánh giá cấp cơ sở, cấp Bộ Khoa học và Công nghệ. Vì vậy, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các nhà khoa học đã giúp đỡ công trình, đặc biệt là các ý kiến phản biện, các quan điểm khoa học xác đáng để công trình có ý nghĩa thiết thực hơn.
Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật sau khi xuất bản cuốn sách Sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc - tác động tới Việt Nam và một số nước Đông Á năm 2016, vẫn tiếp tục tạo mọi điều kiện, trực tiếp biên tập, trao đổi cùng nhóm nghiên cứu để chất lượng công trình Sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế được đến tay bạn đọc với chất lượng tốt nhất.
Cho dù, việc vận dụng sức mạnh mềm văn hóa chưa bao giờ là bài toán dễ với bất kỳ quốc gia nào trong cuộc chiến cạnh tranh quyền lực, nhưng chúng tôi tin rằng, đã đến lúc Việt Nam cần đối diện với những thách thức về
tiềm lực kinh tế, tạo đột phá về thể chế để xây dựng, triển khai một chiến lược quốc gia có khả năng chuyển hóa thành công tài nguyên mềm văn hóa thành sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế. Trên tiến trình đó, nhóm nghiên cứu đã cố gắng xác lập
55
SỨC MẠNH MỀM VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
một lộ trình có khả năng chuyển hóa thành công sức hấp dẫn, lôi cuốn, thuyết phục ẩn chứa trong nguồn tài nguyên mềm văn hóa vô cùng phong phú, đa dạng thông qua chuỗi liên kết các kênh truyền dẫn ngoại giao văn hóa, truyền thông, cùng các ngành công nghiệp văn hóa. Chúng tôi hy vọng những kết quả nghiên cứu, những gợi mở trong cuốn sách này sẽ góp phần cung cấp cơ sở lý luận, thực tiễn và khung giải pháp chính sách làm căn cứ cho sự ra đời của một chiến lược phát huy sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam ở tầm ngắn, trung và dài hạn. Những gợi mở đến từ Sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế dù được thực hiện với nhiều trăn trở và công phu, song chắc chắn vẫn còn nhiều bất cập. Vì vậy, để hiệu ứng xã hội tích cực hơn, chúng tôi rất mong cuốn sách sớm nhận được sự góp ý của đông đảo độc giả.
NHÓM TÁC GIẢ
56
Chương I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ SỨC MẠNH MỀM VĂN HÓA VIỆT NAM
I- LÝ LUẬN SỨC MẠNH MỀM
1. Lý luận về sức mạnh
a) Khái niệm
Nếu như phương Tây thường sử dụng thuật ngữ “sức mạnh” hay “quyền lực” (power: tiếng Anh; potere: tiếng Pháp; macht: tiếng Đức)... để chỉ khả năng gây tác động của chủ thể này đến thái độ hay hành động của một chủ
thể khác; thì ở Trung Quốc, “quyền lực” hay “sức mạnh” thường được dịch đúng nghĩa nhất là quanli (权力)1. Hàm nghĩa quyền lực (quanli) trong tiếng Trung cũng như cách
_____________
1. Trong tiếng Trung, quanli ghép bởi hai từ quyền (权) và lực (力), có hai nghĩa cơ bản: “cái cân” (danh từ) hoặc “dĩ nguyên phản kinh” (động từ). Trong đó, nghĩa thứ nhất “cái cân” cho thấy, tư duy hình ảnh của người Trung Quốc hướng tới cách hình dung quyền lực như một sự
đối xứng hay tạo thế thăng bằng giữa chủ thể quyền lực và đối tượng tiếp nhận.
57
SỨC MẠNH MỀM VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
nhìn của học giả và lãnh đạo Trung Quốc dường như có xu hướng xem quyền lực như nỗ lực cân bằng quyền lực giữa các chủ thể. Có thể thấy, các quan điểm liên quan đến quyền lực ở Trung Quốc thường mang tính tư tưởng, chẳng hạn như đối với Trung Quốc có thể xem các quan điểm của Lão Tử, Tôn Tử... như nghệ thuật thực thi quyền lực, và đều có sự tập trung lớn vào binh pháp hay nghệ thuật chiến tranh, nỗ lực cân bằng quyền lực giữa các bên và giành lấy ưu thế. Đồng thời, các quan điểm về quyền lực ở Trung Quốc dù có thời điểm xuất hiện khá sớm vào thời cổ
đại và trung đại, song sự phát triển nó, cắt lớp nó trong những thế kỷ gần đây lại bị giới hạn. Trong khi đó, các nghiên cứu liên quan đến quyền lực/sức mạnh của các học giả châu Âu lại hết sức phong phú với nhiều cách tiếp cận, nhiều lĩnh vực với nhiều luận thuyết khác nhau, có cả
nghiên cứu chuẩn tắc cũng như thực chứng. Đặc biệt, quyền lực trở thành tâm điểm nghiên cứu trong lĩnh vực quan hệ quốc tế vốn nghiên cứu mối quan hệ giữa các quốc gia cùng các chủ thể phi quốc gia trên bình diện quốc tế.
Trong quan hệ quốc tế và chính trị học quốc tế, sức mạnh hay quyền lực là một trọng điểm nghiên cứu lớn, song cũng có rất nhiều cách tiếp cận với các định nghĩa khác nhau xung quanh khái niệm này. Khái niệm quyền lực phổ biến có sức ảnh hưởng và được sử dụng phổ biến trong nhiều ngành khoa học xã hội phải kể đến là của nhà xã hội học và kinh tế chính trị học người Đức Max Webber. Max Webber định nghĩa, sức mạnh/quyền lực (macht) là khả năng một chủ thể trong một mối quan hệ xã hội,
58
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỨC MẠNH MỀM VĂN HÓA...
có thể thực thi ý chí của bản thân bất chấp sự phản kháng1. Nhìn nhận quyền lực gắn chặt với các quan hệ xã hội, khái niệm của Webber đã ảnh hưởng khá nhiều đến những nghiên cứu ban đầu về khái niệm sức mạnh/quyền lực trong quan hệ quốc tế. Bước ngoặt tiếp theo được nhiều người nhìn nhận có sự kết hợp giữa các phương pháp nghiên cứu quyền lực cũ, trực quan và mơ hồ trước đây với sự rõ ràng hệ thống, chính xác hơn là ấn phẩm Quyền lực và Xã hội của Harold Lasswell và Abraham Kaplan, trong đó xác định, “sức mạnh/quyền lực là sự sản sinh các tác động có chủ ý lên người khác như là A tác động đến B thông qua việc định hình và phổ biến các giá trị trong một “mẫu hình giá trị” chung”2. Bên cạnh đó, khái niệm của A.F. K Organski “sức mạnh/quyền lực là khả năng của cá nhân, tập đoàn hay một quốc gia gây ảnh hưởng đối với
_____________
1. Tham khảo: Felix Berenskoetter: Think about Power, Felix Berenskoetter & M. J. Williams edit: Power in World Politics, Routledge, London and New York, 2007, p. 3; Weber, M. & Parsons, T.: The Theory of Social and Economic Organization: Being Part 1 of Wirtschaft und Gesellschaft. Translated from the German by A. R. Henderson, and Talcott Parsons (Rev). W. Hodge, London, 1947, p.152.
2. Harold D. Lasswell & Abraham Kaplan: Power and Society: A Framework for Political Inquiry, New Haven, Yale University Press, 1950. Trong một bài nghiên cứu sớm và có ảnh hưởng, Herbert A. Simon đã mô tả cuộc thảo luận của mình là một loạt các chú thích về bài phân tích tầm ảnh hưởng và quyền lực của Lasswell và Kaplan. “Ghi chú về
Quan sát và Đo lường quyền lực chính trị”, Tạp chí Chính trị, XV (tháng 11/1953), 501. Xem thêm Jack H. Nagel: “Một số câu hỏi về khái niệm quyền lực, khoa học hành vi”, XM (tháng 3/1968), tr.129.
59
SỨC MẠNH MỀM VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
hành vi của các cá nhân, tập đoàn hay quốc gia khác phù hợp với mục đích của mình”1. Khái niệm của Waltz lại định nghĩa quyền lực trên phương diện nguồn lực là “kích cỡ dân số và lãnh thổ, các nguồn lực sẵn có, năng lực kinh tế, sức mạnh quân sự, sự ổn định và năng lực chính trị của quốc gia đó” và định nghĩa quyền lực của Gilpin cũng tương tự khi định nghĩa là “năng lực quân sự, kinh tế và công nghệ của các nhà nước”2. Khái niệm của Hans Morgenthau: “sức mạnh/quyền lực là việc kiểm soát của người này đối với tâm trí và hành động của người khác”3. Khái niệm của Karl Deutsch: “sức mạnh/quyền lực là khả năng giành thắng lợi trong xung đột và khắc phục trở ngại”4. Khái niệm của Phillips Shively: “quyền lực là khả năng của người này khiến người khác phải làm cái mà mình muốn bằng bất cứ phương tiện nào”5. Khái niệm của Dennis H. Wrong: “quyền lực là năng lực của một số cá nhân tạo nên các hiệu ứng chủ định và thấy trước đối với kẻ khác”6. Nhìn chung, các khái niệm quyền lực trong _____________
1. A.F. K Organski: World Politics, Knopf, 1968, p.104.
2. Kenneth Waltz: Theory of International Politics, Reading: Addison Wesley, 1979, p.113; Robert Gilpin: War and Change in World Politics, New York, Cambridge University Press, 1981, p.13.
3. Hans Morgenthau: “Politics Among Nations”, p.26.
4. Karl Deutsch: The Analysis of International Relations, Prentice hall, 1967, p.22.
5. Shively, W.P.: Power and Choice: An Intioduction to Political Science, Mc Grauw-Hill, Boston, 2003, p.5
6. H. Dennis Wrong: Power: Its Forms, Bases, and Uses, Chicago: University of Chicago Press, 1979, p.2.
60
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỨC MẠNH MỀM VĂN HÓA...
quan hệ giữa các quốc gia có thể phân thành các cách tiếp cận chủ yếu là:
Quyền lực như mục tiêu: xem sự gia tăng quyền lực cả về kinh tế, quân sự, ảnh hưởng văn hóa... như mục tiêu chủ chốt.
Quyền lực như ảnh hưởng: gây ảnh hưởng đến khu vực/nhóm đối tượng thông qua cưỡng chế, hấp dẫn, hợp tác, hay cạnh tranh.
Quyền lực như an ninh: các quốc gia nỗ lực phát triển năng lực quân sự, ngoại giao... để bảo đảm an ninh trước đối thủ.
Quyền lực như năng lực: xem quyền lực như khả năng điều chỉnh quyết định và hành động của kẻ khác. Đặc biệt, trong việc xây dựng cơ chế hoạt động của quyền lực, xu hướng nghiên cứu quyền lực với các đại diện là Herbert Simon, James March, Robert Dahl, Jack Nagel có sự tập trung phát triển ý tưởng nhìn nhận quyền lực như một hệ nhân quả1. Trên cơ sở này, Robert Dahl đã
_____________
1. Simon, H.A.: Hình mẫu của người đàn ông, Wiley, New York, 1957; James G. March: “Mười giới thiệu về lý thuyết và đo lường ảnh hưởng”, Tạp chí Khoa học Chính trị Hoa Kỳ, XLIX, tháng 6/1955, tr.431- 451; Robert A. Dahl: Về khái niệm quyền lực, khoa học hành vi, tháng 7/1957, tr.201-215, và Power Power, Từ điển bách khoa quốc tế về khoa học xã hội, XII, Free Press, New York, 1968, tr.405-415 ; Jack H. Nagel: Phân tích mô tả quyền lực, Nxb. Đại học Yale, New Haven, 1975; Felix E. Oppenheim: “Sức mạnh và Nhân quả, Hồi giáo” trong Brian Barry (Chủ biên): Lý thuyết quyền lực và chính trị: Một số quan điểm của châu Âu, John Wiley, London, 1976, tr.103-116.
61
SỨC MẠNH MỀM VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
định nghĩa: A có quyền lực đối với B ở mức độ anh ta có thể khiến B phải làm điều mà B không thực sự muốn làm. Với định nghĩa như vậy, ông cho rằng, sức mạnh/quyền lực là “năng lực xoay chuyển khả năng có thể của kết quả”1, tức là liên quan đến quá trình ra quyết định buộc được chủ thể khác làm điều mình muốn dù họ không muốn. Bacharach và Baratz sau đó mở rộng khái niệm của Dahl khi chỉ ra quyền lực không chỉ đơn thuần là ý chí của A áp đặt lên B, mà còn tồn tại khuôn mặt thứ hai không trực tiếp liên quan đến quá trình ra quyết định. Steven Lukes tiếp đó đưa ra phương diện thứ ba, hay chỉ
ra sự tồn tại ba phương diện (ba khuôn mặt) của quyền lực gồm: thứ nhất là phương diện trong định nghĩa của Dahl - phương diện chỉ huy người khác; thứ hai là phương diện định khung, thiết lập khuôn khổ hành động của người khác; thứ ba là phương diện thuyết phục người khác thông qua lên nghị trình, định hình các ưu tiên, lôi kéo các hành vi của chủ thể khác để đạt kết quả như
_____________
Những đánh giá xuất sắc về tài liệu về sức mạnh, phản ánh cả sự đồng thuận và tranh chấp trí tuệ lành mạnh, như sau: Dorwin Cartwright: Ảnh hưởng, Lãnh đạo, Kiểm soát, Hồi giáo trong James March (Chủ biên): Sổ tay của các tổ chức (Chicago: Rand McNally 1965), J-47; Dahl: “Quyền lực” ảnh hưởng xã hội (Chicago: A1 dine Atherton 1972), 1-49; và Nagel: Phân tích khái quát về quyền lực.
1. Robert Dahl: The Concept of Power, Behavioral Sciences 2, 1957, p.202.
62
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỨC MẠNH MỀM VĂN HÓA...
mong muốn1. Nagel lại “coi sức mạnh/quyền lực như một hệ nhân quả cho phép các nhà nghiên cứu quyền lực sử dụng các phương pháp được phát triển mang tính ứng dụng tổng quát hơn”2.
Về cơ bản, quan niệm về sức mạnh/quyền lực rất đa dạng với nhiều lập luận trái chiều cần được cân nhắc. Nhìn một cách khái quát nhất, hiện nay, có ít nhất ba quan niệm khác nhau về bản chất quyền lực trong quan hệ
quốc tế. Quan niệm thứ nhất coi sức mạnh/quyền lực là năng lực hay nguồn lực của quốc gia. Quan niệm thứ hai coi sức mạnh/quyền lực như quan hệ có tính nhân quả. Quan niệm thứ ba lại nhìn sức mạnh/quyền lực như cơ
cấu. Ba quan niệm này dẫn đến ba cách tiếp cận sức mạnh/quyền lực khác nhau là cách tiếp cận dựa trên các bộ phận sức mạnh/quyền lực quốc gia, cách tiếp cận sức mạnh/quyền lực có tính quan hệ và cách tiếp cận quyền lực cơ cấu. Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu của cuốn sách, chúng tôi ủng hộ cách nhìn coi bản chất sức mạnh/quyền lực gồm cả năng lực và quan hệ. Năng lực (Capability) chính là cái làm nên thực chất của quyền lực và cung cấp công cụ cho quyền lực. Chỉ khi có năng lực thì một chủ thể
_____________
1. Steve Lukes: Power: A Radical View, London: Macmillan Press; Dowding, 1974; Keith: “Three-Dimensional Power: A Discussion of Steven Lukes’ Power: A Radical View”, Political Studies Review 4(2), 2006, 136-145.
2. Nagel, J.H.: Some Questions about the Cencept of Power, Behavioral Science (Vol.13, Issue 2), 1968, 9-10.
63
SỨC MẠNH MỀM VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
mới có thể thực thi quyền lực gây tác động lên kẻ khác1. Bên cạnh đó, ảnh hưởng quốc gia trong các phân tích bao giờ cũng phụ thuộc vào các nguồn lực hữu hình như hệ thống công nghiệp - quân sự cũng như các nguồn lực vô hình như các giá trị chung cùng chia sẻ, tri thức, văn hóa... mà quốc gia đó có thể tận dụng. Trong khi đó, quan hệ (Relationship) là địa bàn và điều kiện của quyền lực. Quyền lực chỉ xuất hiện trên cơ sở so sánh năng lực giữa các chủ thể và trong tương tác giữa chúng. Không có sự so sánh tương quan năng lực, quyền lực không được hình thành. Không có quan hệ hay sự tương tác, năng lực không được thi triển và quyền lực cũng không tồn tại.
_____________
1. Cách nhìn này không phủ nhận quan điểm coi quyền lực là cơ cấu. Quan niệm thứ ba này nhìn quyền lực như một cấu trúc gồm nhiều yếu tố liên quan đến nhau. Đây là cách nhìn nhận quyền lực rộng hơn từ hệ thống các cấu trúc chính trị, an ninh, kinh tế, xã hội đan xen, bao trùm các mối quan hệ. Tuy nhiên, quan niệm này vẫn không nằm ngoài quan niệm bản chất quyền lực là năng lực và quan hệ. Khả năng tác động lên các cấu trúc còn là sự bổ sung thêm cho năng lực. Các cấu trúc này cũng trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng đến các mối quan hệ quyền lực. Đồng thời, các cấu trúc có thể làm thay đổi quyền lực nhưng không làm thay đổi bản chất quyền lực. Vì thế, vẫn có thể coi bộ phận chính trong bản chất quyền lực là năng lực và quan hệ. Chỉ có điều với cách tiếp cận quyền lực cơ cấu, năng lực và quan hệ cần được nhìn nhận trong một bối cảnh rộng hơn với nhiều yếu tố hơn và mối quan hệ đa dạng hơn, chứ
không chỉ bó hẹp trong cách nhìn của quan niệm thứ nhất và thứ hai. Tham khảo thêm: Hoàng Khắc Nam: Quyền lực trong quan hệ quốc tế: Lịch sử và Vấn đề, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 2011.
64
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỨC MẠNH MỀM VĂN HÓA...
Việc hệ thống lại các khái niệm và bản chất khái niệm, đã cho thấy, mặc dù có những lập luận trái chiều, nhưng nhìn chung, các khái niệm trên đều đặt quyền lực trong mối quan hệ tương tác nhân quả để thể hiện năng lực chi phối, kiểm soát hoặc tạo sức ảnh hưởng của chủ thể này đối với chủ thể khác. Chính vì vậy, trong phạm vi cuốn sách này, chúng tôi xác định: “Sức mạnh hay quyền lực là khả năng của chủ thể này sử dụng, phát huy năng lực hiện có khiến một hoặc các chủ thể khác phải thực hiện điều mà mình muốn thông qua các công cụ, các kênh truyền dẫn, hay các tác động cụ thể trong mối quan hệ tương tác qua lại đan xen và tương thuộc lẫn nhau”.
b) Phân loại
Quyền lực có nhiều hình thức khác nhau. Mỗi hình thức quyền lực lại có những đặc điểm khác nhau, hiện diện trong thực tiễn khác nhau và tác động tới quan hệ quốc tế theo những cách thức không giống nhau. Các hình thức này được phân định theo những cách phân loại khác nhau. Có nhiều cách phân loại quyền lực trong quan hệ quốc tế. Mỗi cách phân loại đều được xây dựng trên một tiêu chí nào đó. Mỗi cách phân loại có một ý nghĩa ứng dụng nhất định trong nghiên cứu và thực tiễn quan hệ quốc tế. Các cách phân loại này đem lại những hình thức quyền lực khác nhau. Dưới đây là một số cách phân loại đó1.
_____________
1. Xem thêm: Hoàng Khắc Nam: Quyền lực trong quan hệ quốc tế: Lịch sử và Vấn đề, Sđd.
65
SỨC MẠNH MỀM VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
1- Cách phân loại thứ nhất dựa trên cơ sở thời gian. Cách phân loại này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong xây dựng chiến lược dài hạn cho sự phát triển sức mạnh tổng hợp của mình cũng như trong quan hệ với các đối tác. Theo cách này, quyền lực được chia làm hai loại:
• Quyền lực thực tại (Actual Power) hay còn được gọi là quyền lực hoạt động (Operational Power) là quyền lực hiện có thực như lực lượng quân sự, tổng thu nhập quốc dân thực tế, trình độ khoa học - công nghệ, số lượng dân cư, diện tích lãnh thổ...
• Quyền lực tiềm năng (Potential Power) là khả năng sẽ có quyền lực tăng lên trong tương lai dựa trên sự phát triển của những năng lực nào đó như khả năng phát triển hơn về quân sự, khả năng tăng trưởng về kinh tế...
2- Cách phân loại thứ hai dựa trên hình thức biểu hiện của quyền lực. Cách phân loại này giúp đem lại cái nhìn toàn diện trong hoạch định chính sách và sự quan tâm tới những điều kiện cụ thể trong thực thi chính sách. Theo đó, quyền lực có hai loại:
• Quyền lực hữu hình (Tangible Power) là những nguồn quyền lực mang tính vật chất có thể sờ đếm được. Ví dụ, số lượng quân đội và vũ khí, sản lượng kinh tế, tài nguyên...
• Quyền lực vô hình (Intangible Power) là những nguồn quyền lực mang tính tinh thần không sờ đếm được. Ví dụ, tài năng lãnh đạo, trí tuệ, uy tín, ý chí tinh thần, sự ủng hộ của quốc tế,...
66
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỨC MẠNH MỀM VĂN HÓA...
3- Cách phân loại thứ ba dựa trên lĩnh vực hoạt động. Người ta có thể chia quyền lực theo những lĩnh vực cụ thể khác nhau như quyền lực chính trị, quyền lực quân sự, quyền lực kinh tế, quyền lực văn hóa... Cách phân chia này giúp tìm hiểu mặt mạnh hay mặt yếu, sở trường hay sở đoản của cả bản thân chủ thể và đối tác quan hệ, giúp chọn lựa ưu tiên chính sách, công cụ thực hiện và lĩnh vực quan hệ.
4- Cách phân loại thứ tư dựa trên phạm vi bên trong hay bên ngoài của mối quan hệ quyền lực giữa các chủ thể quan hệ quốc tế. Cách phân loại này giúp xác định được quyền lực mà mỗi bên có trong quan hệ với nhau. Nó có ý nghĩa đáng kể trong việc phân tích quyền lực, so sánh lực lượng và hoạch định chính sách. Theo cách này, quyền lực được chia làm hai loại:
• Quyền lực tương đối (Relative Power) là quyền lực của các chủ thể được đặt trong sự so sánh trực tiếp với nhau. Ví dụ, A có quyền lực tương đối so với B khi có ưu thế về năng lực nhưng lại là không quyền lực tương đối khi sức mạnh thua kém C.
• Quyền lực cơ cấu (Structural Power) mà theo Susan Strange là “quyền lực quyết định các việc sẽ được làm như thế nào, là quyền lực định hình nên khung khổ mà trong đó các nhà nước quan hệ với nhau, quan hệ với nhân dân và quan hệ với các công ty xuyên quốc gia”1.
_____________
1. Susan Strange: States and Market, 1994. Dẫn theo Graham Evans & Jeffrey Newnham: The Penguin Dictionary of International Relations, Penguin Books, London, 1998, p.519.
67
SỨC MẠNH MỀM VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
5- Cách phân loại thứ năm dựa trên sự khác biệt giữa nhận thức và thực tiễn. Đây là cách phân loại khá phổ biến trong chính trị học và được Knorr đưa vào nghiên cứu quan hệ quốc tế1. Cách phân loại này có ý nghĩa khá lớn trong việc kết hợp giữa nghiên cứu với vận dụng, giữa lý luận với thực tiễn và giữa nhận thức và hành động. Theo cách phân loại này, quyền lực được chia ra làm hai loại:
• Quyền lực được nhận thức (Perceived Power) hay còn được gọi là quyền lực được ngầm hiểu (Implicit Power) hoặc quyền lực giả định là quyền lực được nhận biết qua nghiên cứu và đánh giá bằng con đường tư duy nhận thức. Ví dụ, sự cho rằng quyền lực của nước này nước kia là như thế này như thế nọ.
• Quyền lực thực tiễn (Real Power) hay còn được gọi là quyền lực được biểu lộ (Manifest Power) là quyền lực đã được thể hiện trong thực tiễn bằng những hành vi cụ thể và có những kết quả rõ ràng trong thực tiễn. Khác với loại quyền lực trên, hình thức quyền lực này được nhận biết bằng những hành vi quan sát được trong thực tiễn. Ví dụ, kết quả của một cuộc chiến tranh với người thắng kẻ thua rõ ràng.
6- Cách phân loại thứ sáu dựa trên khả năng tấn công hay phòng thủ của quyền lực quốc gia. Cách phân loại này giúp đánh giá được khả năng tác động khác nhau của quốc gia này tới quốc gia kia. Từ đó, có thể đoán định xu
_____________
1. Tham khảo: Knorr, K.: The Power of Nations: The Political Economy of Internationl Relations, Basic Booles, New York, 1975.
68
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỨC MẠNH MỀM VĂN HÓA...
hướng và phương thức tác động cũng như để đưa ra đối sách phù hợp. Theo cách phân loại này, quyền lực được chia làm hai loại:
• Quyền lực tấn công (Offensive Power) là khả năng của một quốc gia buộc một quốc gia khác phải hành động theo ý mình1. Quyền lực tấn công được xây dựng chủ yếu dựa trên ưu thế về quân sự, nhất là các vũ khí tấn công.
• Quyền lực phòng thủ (Defensive Power) là khả năng chống lại sự cưỡng bách của một quốc gia khác2. Quyền lực phòng thủ có được nhờ có các yếu tố địa lý như địa hình, vị trí,... thuận lợi và năng lực quân sự phục vụ
cho việc phòng thủ.
7- Cách phân loại thứ bảy dựa trên phương thức thực hiện quyền lực. Đây là cách phân chia xuất hiện chưa lâu nhưng hiện nay đang được sử dụng khá nhiều. Cách phân chia này giúp hiểu thêm thực tiễn quan hệ quốc tế hiện nay cả về năng lực lẫn phương cách sử dụng năng lực. Theo đó, quyền lực được chia làm hai loại:
• Quyền lực cứng (Hard Power) là khả năng ép buộc chủ thể khác thực hiện điều mình muốn còn chủ thể kia không muốn bằng lực lượng quân sự hay bằng công cụ kinh tế (thưởng hay trừng phạt bằng bao vây,
_____________
1, 2. Xem Henry A. Kissinger: Reflections on Power and Diplomacy, E. A. J. Jonhnson edit: The Dimensions of Diplomacy, The Johns Hopkins Press, Baltimore, 1964. Dẫn theo Nguyễn Mạnh Hùng: Bang giao quốc tế nhập môn, Hội Nghiên cứu Hành cháng, Sài Gòn, 1971, tr.78.
69
SỨC MẠNH MỀM VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
cấm vận...). Gắn liền với quyền lực cứng là hai hệ công cụ cây gậy (phạt) và củ cà rốt (thưởng). • Quyền lực mềm (Soft Power) là khả năng dùng ảnh hưởng thuyết phục chủ thể khác làm theo ý mình hay theo Joseph Nye là khả năng ảnh hưởng tới người khác thông qua sự hấp dẫn. Ảnh hưởng hay sự hấp dẫn có thể được tạo ra bởi uy tín chính trị, năng lực phát triển kinh tế cao, sức cuốn hút về văn hóa tư tưởng,... và nhiều khi bao gồm cả khả năng về quyền lực cứng.
2. Các quan điểm về sức mạnh mềm và học thuyết sức mạnh mềm của Joseph Nye
Mặc dù khái niệm quyền lực/sức mạnh mềm đã từng được nhắc tới trong thời kỳ Chiến tranh lạnh trong sự kết hợp với quyền lực cứng nhằm thúc đẩy gia tăng sức mạnh tổng hợp quốc gia; song với những đóng góp lớn vào phân tích, hệ thống hóa các lý luận xung quanh quyền lực/sức mạnh mềm, quyền lực/sức mạnh cứng và quyền lực/sức mạnh thông minh, Joseph Nye thường được coi là cha đẻ của học thuyết quyền lực/sức mạnh mềm1. J. Nye _____________
1. Trong chính trị quốc tế, thuật ngữ “quyền lực” thường gắn với nước lớn liên quan đến khả năng gây tác động chi phối hành vi của chủ thể khác, trong khi đó khái niệm sức mạnh mang tính mềm hơn và có thể sử dụng rộng rãi hơn đặc biệt với các nước nhỏ và tầm trung như Việt Nam. Do đó, khái niệm sức mạnh mềm sẽ được sử dụng chính trong cuốn sách thay thế cho quyền lực mềm.
70
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỨC MẠNH MỀM VĂN HÓA...
chỉ ra sức mạnh mềm khác biệt với sức mạnh cứng vốn mang tính cưỡng chế, áp đặt thông qua các công cụ cây gậy và củ cà rốt, thì sức mạnh mềm chính là sức thu hút, hấp dẫn, thuyết phục, khả năng lôi cuốn các quốc gia khác cùng mong muốn điều mình mong muốn. Có thể
thấy cùng với hoàn cảnh ra đời của lý luận sức mạnh mềm ngay khi chuẩn bị kết thúc Chiến tranh lạnh, lý luận quyền lực mềm có thể xem như là cầu nối giữa chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tân tự do và chủ nghĩa cấu trúc. Đó là bởi, thuật ngữ “quyền lực/sức mạnh” trong sức mạnh mềm vốn là trọng tâm trong các lý luận chủ nghĩa hiện thực, còn từ “mềm” lại phản ánh một cách tiếp cận khác liên quan nhiều hơn tới việc vận dụng các kết nối đan xen trong một thế giới tương thuộc phức tạp để lan tỏa sự hấp dẫn, tính thuyết phục tới các chủ thể khác vốn có mối liên hệ chủ yếu với thuyết tân tự do và cấu trúc. Hơn nữa, trước khi khái niệm quyền lực mềm được J. Nye giới thiệu và phát triển thành một hệ thống lý luận có sức ảnh hưởng, từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai các luận thuyết của trường phái tân tự do đã thúc đẩy quá trình tự
do hóa kinh tế, dân chủ hóa chính trị. Nhờ đó, các dòng chảy tư bản, hàng hóa, công nghệ và kỹ năng giữa các quốc gia gia tăng nhanh chóng trên các khuôn khổ thể chế liên tục được xây dựng và ngày càng hoàn thiện. Hệ quả là, quá trình toàn cầu hóa được gia tốc nhanh chóng
71
SỨC MẠNH MỀM VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
không chỉ ở phương diện kinh tế, chính trị, an ninh mà còn cả văn hóa, tư tưởng, và đây chính là nền tảng cho sự phát triển và triển khai ứng dụng lý luận sức mạnh mềm trên toàn cầu.
Trên thực tế, khái niệm quyền lực mềm do J. Nye phát triển trên nền tảng quan điểm ba phương diện (bộ mặt) của quyền lực. Trong đó, phương diện quyền lực thứ nhất được Robert Dahl định nghĩa: “A có quyền lực đối với B ở
mức độ anh ta có thể khiến B phải làm điều mà B thực sự không muốn làm”. Đây chính là phương diện chỉ huy mang tính cưỡng ép, bắt buộc mang tính chất của quyền lực cứng. Phương diện thứ hai do Backrach và Baratz đưa ra nhấn mạnh vào năng lực định khung, lên nghị trình chung mà tất cả các quốc gia cùng thực hiện, thường tập trung vào năng lực nước lớn nỗ lực duy trì nguyên trạng quyền lực. Phương diện định khung này tùy thuộc vào việc nó phù hợp hay không phù hợp với nguyện vọng của thủ thể bị tác động B mà có thể xem là quyền lực cứng hay mềm. Còn phương diện thứ ba mà Steve Lukes đưa ra và đặc biệt nhấn mạnh là cách thức A tác động làm thay đổi các ưu tiên lựa chọn, nhu cầu, và tư tưởng của B, và do đó thực hiện những hành vi mà A thực sự mong muốn. Chính phương diện thứ ba và một phần phương diện thứ hai có nội hàm rất gần với khái niệm quyền lực mềm của J. Nye, cũng như bá quyền văn hóa lý tưởng của
72
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỨC MẠNH MỀM VĂN HÓA...
Antonio Gramsci1. Joseph Nye cũng chỉ ra trong ba phương diện này thì phương diện thứ nhất chính là quyền lực theo chủ nghĩa hiện thực, là bộ mặt chỉ huy; còn năng lực quyền lực mềm có thể xuất hiện từ phương diện thứ hai (bộ mặt định khung) và phương diện thứ ba (định hình niềm tin, quan điểm và lựa chọn). Ông kết luận rằng, “Xét từ góc độ hành vi, sức mạnh mềm là sức hấp dẫn. Xét từ nguồn lực, sức mạnh mềm là tài nguyên sản sinh ra sức hấp dẫn này”2. J. Nye cũng phân tích quyền lực quân sự thường gắn với cây gậy và cũng có liên quan trực tiếp tới quyền lực cứng với các hành vi cưỡng chế, răn đe, bảo vệ. Còn quyền lực kinh tế thì thường được sử dụng như quyền lực cứng trong dụ dỗ, khen thưởng hay cưỡng ép,
_____________
1. Lý luận về bá quyền của Atonio Gramsci phản ánh mối quan hệ giữa các tầng lớp và giữa các quốc gia cũng như trong xã hội dân sự. Theo Gramsci, nhằm thiết lập trật tự xã hội, tầng lớp cầm quyền thiết lập các thiết chế tư tưởng, tri thức, văn hóa để đưa các giá trị đạo đức, chính trị và văn hóa trở thành bộ quy tắc ứng xử chung phổ biến mang lại lợi ích cho người dân, được mọi người ủng hộ và tuân theo. Chính khái niệm bá quyền văn hóa của Gramsci đã lý giải cho cấu trúc của xã hội hiện đại, mà trong đó các giai tầng thấp hơn hay các nước yếu thế hơn thuận theo các giá trị phổ biến mà gia tầng cao hơn nước bá quyền đặt ra, cùng duy trì nguyên trạng chứ không hề có ý định chống lại hay phá vỡ nó.
2. Joseph S. Nye Jr: “Public Diplomacy and Soft Power”, The ANNALS of the American Academy of Political and Social Science, 616, 2008, p.94-109.
73
SỨC MẠNH MỀM VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
đe dọa trừng phạt, cấm vận kinh tế; song cũng có thể hỗ trợ gia tăng quyền lực mềm thông qua viện trợ, chi cho ngoại giao công chúng... Sức mạnh mềm chính là quyền lực thu hút, lên nghị trình.
Bảng 1: Ba loại hình quyền lực
Hành vi
Phương
tiện chính
Chính sách nhà nước
Quyền lực quân sự
Cưỡng chế
Hăm dọa
Ngoại giao cưỡng chế
Răn đe
Vũ lực
Chiến tranh
Bảo vệ
Liên minh
Quyền lực kinh tế
Dụ dỗ
Mua chuộc
Viện trợ
Cưỡng ép
Cấm vận
Hối lộ
Cấm vận
Quyền lực mềm
Thu hút
Giá trị
Ngoại giao công chúng
Lên nghị trình
Văn hóa
Ngoại giao đa phương và song phương
Thể chế
Nguồn: Joseph Nye: Soft power: The Means to Success in World Politics, Public Affairs, 2004, p.31.
Ngoài ra, trong khi các nguồn sức mạnh cứng và kinh tế thường dựa vào các nguồn lực hữu hình, thì sức mạnh mềm lại thường dựa vào các nguồn lực vô hình đến từ ba nguồn lớn: văn hóa, các giá trị chính trị, và chính sách đối ngoại.
Văn hóa (sức hút từ nền tảng văn hóa xã hội): Văn hóa là các giá trị, quy tắc và thực hành tạo nên bản sắc riêng
74
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỨC MẠNH MỀM VĂN HÓA...
của mỗi xã hội, cộng đồng, đất nước. Văn hóa của mỗi cộng đồng kết tinh theo dòng lịch sử, bao gồm từ những sản phẩm tinh vi, hiện đại cho đến tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lối sống và lao động. Sự khác biệt văn hóa là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến cách tiếp cận vấn đề và mong muốn lợi ích khác nhau giữa các quốc gia. Nếu văn hóa mang những giá trị chung phổ cập và thúc đẩy các lợi ích và giá trị mà nhiều quốc gia cùng chia sẻ cũng sẽ
mang lại sức hấp dẫn lớn, khuyến khích các chủ thể khác tự nguyện làm theo để đạt lợi ích chung, hay chính là gia tăng sức mạnh mềm cho quốc gia đó. Văn hóa có thể là văn hóa hàn lâm bậc cao như văn học, nghệ thuật và giáo dục hướng tới thu hút các đối tượng tinh hoa; và cũng có thể là văn hóa đại chúng tập trung vào giải trí đại trà cho phần đông người dân.
Giá trị chính trị (khi cùng chia sẻ trong nước và nước ngoài): Để có thể gia tăng quyền lực mềm, các giá trị hay lý tưởng chính trị của quốc gia đó phải có sự tương đồng đặc biệt về nền tảng giá trị, chia sẻ những giá trị chung thì mới có thể thuyết phục, hấp dẫn quốc gia khác. Một khi quốc gia có được hệ giá trị phổ cập, có thể thuyết phục các quốc gia khác cùng chấp nhận thì quốc gia đó có tiềm năng giành được vị trí lãnh đạo đối với các quốc gia khác.
Chính sách đối ngoại (khi được nhìn nhận với tính chính danh, quyền uy và nhân văn): Mỗi quốc gia có cả chính sách đối nội và đối ngoại. Nếu như với chính sách
75
SỨC MẠNH MỀM VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
đối nội, cộng đồng dễ dàng chấp nhận và ủng hộ những hành động hợp pháp của quốc gia xuất phát từ các chính sách đã được công nhận hợp pháp. Còn với chính sách đối ngoại, chỉ có các chính sách hợp pháp, hợp đạo đức với đầy đủ thẩm quyền mới có thể thuyết phục và xây dựng sự tin cậy đối với các nước khác, các chính phủ khác. Khi đó quốc gia được cộng đồng thế giới nhìn nhận đáng tin cậy, trung thực và có sự tôn trọng các mối quan tâm của quốc gia khác.
Trong tác phẩm Tương lai quyền lực, Joseph Nye lại xác định nguồn của quyền lực mềm gồm có “văn hóa, giá trị, các chính sách chính đáng, mô hình nội địa tích cực, nền kinh tế thành công, và quân đội có năng lực”. Nó phản ánh sự mở rộng các nguồn quyền lực mềm bao trùm cả văn hóa, kinh tế, đạo đức, pháp quyền, quân sự và chính trị. J. Nye mô tả văn hóa như “khuôn mẫu các hành vi xã hội theo đó các nhóm truyền bá tri thức và giá trị, và tồn tại ở nhiều cấp độ khác nhau” trong tổ chức con người. Các nguồn lực cơ bản này có thể chuyển đổi thành quyền lực mềm thông qua các chiến lược chuyển hóa thuần thục.
Trong thời đại thông tin hiện nay, các nguồn quyền lực vô hình như thông tin, tri thức, và sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng có ý nghĩa quan trọng hơn trong gia tăng sức mạnh mềm của mỗi quốc gia. Đồng thời, sức mạnh mềm cũng ngày càng được các quốc gia chú trọng áp dụng trong một thế giới toàn cầu hóa sâu rộng, phụ thuộc lẫn
76
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỨC MẠNH MỀM VĂN HÓA...
nhau chặt chẽ, và mang lại hiệu quả đáng kể trong gia tăng sức mạnh tổng hợp quốc gia. Do vậy, khái niệm sức mạnh mềm ngày càng trở thành chủ đề quan trọng trong nhiều ngành khoa học cũng như là trọng điểm chiến lược trong chính sách của nhiều quốc gia. Những học giả
gần đây cũng mở rộng hơn các nguồn lực của sức mạnh mềm ngoài các nguồn lực cơ bản mà J. Nye đã đưa ra. Tác giả Jonathan McClory, người đưa ra phương pháp đo lường sức mạnh mềm trong Báo cáo Soft Power 30, còn chỉ ra thêm nguồn của sức mạnh mềm có thể kể đến như chính phủ, văn hóa, giá trị lý tưởng, thể chế, ngoại giao, giáo dục và văn hóa kinh doanh/sáng tạo. Ma trận thực thi sức mạnh mềm được McClory phân thành sáu nhóm lớn gồm:
+ Văn hóa: lượng khách du lịch, mức độ tiếp cận quốc tế của các kênh truyền thông do nhà nước tài trợ, số lượng phóng viên nước ngoài trong nước, mức độ quốc tế hóa của ngôn ngữ quốc gia, số huy chương vàng Olympic mùa đông và mùa hè.
+ Ngoại giao: Viện trợ nước ngoài theo phần trăm GDP, số lượng ngôn ngữ được sử dụng bởi chính phủ, mức độ nghiêm ngặt trong yêu cầu thị thực, xếp hạng của thương hiệu quốc gia, và số các nhiệm vụ văn hóa chuyên biệt ở nước ngoài.
+ Chính phủ: Xếp hạng quốc gia về chỉ số phát triển con người (HDI) của Liên hợp quốc (UN), về chỉ số quản trị hiệu quả của Ngân hàng Thế giới (WB), về chỉ số tự do,
77
SỨC MẠNH MỀM VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
đo lường niềm tin đối với chính phủ, và đo lường sự thỏa mãn đời sống cá nhân.
+ Giáo dục: Số đại học trong tốp 200 giáo dục bậc cao của The Times, số sinh viên nước ngoài theo học tại các đại học trong nước, và số các think tanks trong đất nước.
+ Kinh doanh/sáng tạo: Số các bằng sáng chế quốc tế theo tỷ lệ GDP, mức độ cạnh tranh về kinh doanh xếp hạng bởi Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), Chỉ số Cạnh tranh toàn cầu (GCI), mức độ tham nhũng đo lường bởi Tổ chức Minh bạch quốc tế, chỉ số sáng tạo đo lường bởi Tập đoàn Tư vấn Boston, và đầu tư nước ngoài theo tỷ
lệ tổng vốn đầu tư.
+ Các đo lường khác: Chất lượng các sản phẩm văn hóa đại chúng và hàn lâm, chất lượng thực phẩm và đồ uống quốc gia, sức hấp dẫn quốc tế tương đối của các nhân vật nổi tiếng trong nước, chất lượng được cảm nhận đối với hàng không nội địa, danh tiếng của các đại sứ quán, và hiệu quả toàn cầu của người đứng đầu đất nước. Đặc biệt trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, nội dung số hóa có ý nghĩa rất lớn trong việc triển khai chiến lược, gia tăng mức độ tiếp cận tới các chủ thể nước ngoài, và do đó có tính chi phối lớn trong việc gia tăng sức mạnh mềm.
Các ma trận của sáu chỉ số trên đây được sử dụng để đo lường sức mạnh mềm tương đối của mỗi quốc gia. Do các tiêu chuẩn cao về trình độ phát triển văn hóa, kinh tế, chính trị, giáo dục, ngoại giao nên bảng xếp hạng sức mạnh mềm qua các năm cho thấy vị trí chiếm ưu thế của
78