🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Sức Mạnh Mềm Của Pháp – Những Vấn Đề Lý Luận Và Thực Tiễn Ebooks Nhóm Zalo Chịu trách nhiệm xuất bản: Q. GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP PHẠM CHÍ THÀNH Chịu trách nhiệm nội dung: PHÓ GIÁM ĐỐC - PHÓ TỔNG BIÊN TẬP TS. ĐỖ QUANG DŨNG Biên tập nội dung: Trình bày bìa: Chế bản vi tính: Đọc sách mẫu: ThS. CÙ THỊ THÚY LAN ThS. NGUYỄN THỊ HẢI BÌNH HOÀNG THU QUỲNH NGUYỄN VIỆT HÀ ĐẶNG THU CHỈNH HOÀNG THÚY NGA HOÀNG THU QUỲNH BÍCH LIỄU Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 892-2020/CXBIPH/14-295/CTQG. Số quyết định xuất bản: 4879-QĐ/NXBCTQG, ngày 16/04/2020. Nộp lưu chiểu: tháng 5 năm 2020. Mã ISBN: 978-604-57-5556-3. Biªn môc trªn xuÊt b¶n phÈm cña Th­ viÖn Quèc gia ViÖt Nam TrÇn Nguyªn Khang Søc m¹nh mÒm cña Ph¸p - Nh÷ng vÊn ®Ò lý luËn vµ thùc tiÔn : S¸ch tham kh¶o / TrÇn Nguyªn Khang. - H. : ChÝnh trÞ Quèc gia, 2018. - 224tr. ; 21cm 1. Quan hÖ ngo¹i giao 2. Ph¸p 3. S¸ch tham kh¶o 327.43 - dc23 CTF0354p-CIP LỜI NHÀ XUẤT BẢN Sức mạnh mềm hay quyền lực mềm (soft power) là khái niệm được học giả Mỹ Joseph Samuel Nye, Jr. đưa ra lần đầu tiên vào năm 1990. Theo ông, sức mạnh mềm là một loại năng lực có thể giúp một quốc gia - dân tộc đạt được mục đích thông qua sức hấp dẫn, thu hút đến từ các giá trị về văn hóa, chính trị cũng như các chính sách đối nội và đối ngoại. Đặc điểm nổi bật của sức mạnh mềm xuất phát từ sự công nhận của nước khác và cộng đồng thế giới đối với những phẩm chất, năng lực của một quốc gia. Để có được sự công nhận này, quốc gia đó phải có khả năng truyền bá quan điểm và giá trị của mình bằng những phương tiện và hành động có sức thu hút và lôi cuốn tình cảm. Nước Pháp chính là một nhân tố điển hình thành công trong việc sử dụng và phát huy hiệu quả sức mạnh mềm quốc gia. Pháp đã xúc tiến đẩy mạnh ngoại giao văn hóa ra khắp thế giới thông qua các giá trị văn hóa, tư tưởng và ngôn ngữ Pháp. Các khu vực mang đậm dấu ấn ảnh hưởng của Pháp chính là Liên minh châu Âu và Cộng đồng Pháp ngữ hay Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ với 58 nước thành viên chính thức, trong đó có Việt Nam. Hình thức ngoại giao kinh tế, thông qua các hoạt động viện trợ phát triển và cứu trợ nhân đạo, hay ngoại giao giá trị chính trị và chính sách 6 SỨC MẠNH MỀM CỦA PHÁP - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN cũng được Pháp chú trọng, đề cao. Hiện Pháp là một trong những quốc gia hàng đầu về hỗ trợ phát triển dành cho các nước thuộc Thế giới thứ ba. Để giúp bạn đọc có thêm thông tin về sức mạnh mềm và sức mạnh mềm của Pháp, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Sức mạnh mềm của Pháp - Những vấn đề lý luận và thực tiễn của TS. Trần Nguyên Khang. Nội dung sách nêu bật vai trò, đặc điểm và xu thế phát triển của việc tạo dựng sức ảnh hưởng của Pháp trên trường quốc tế; đánh giá điểm mạnh cũng như hạn chế của sức mạnh mềm Pháp trong kỷ nguyên toàn cầu hóa; đồng thời, đưa ra dự báo về triển vọng của sức mạnh mềm Pháp trong tương lai trên cơ sở phân tích những yếu tố tác động, như hệ thống quan hệ quốc tế, mối quan hệ giữa Pháp và các quốc gia - khu vực quan trọng, như Liên minh châu Âu, Cộng đồng Pháp ngữ,... và đánh giá sức mạnh nội tại của quốc gia này. Xin giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. Tháng 4 năm 2018 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT LỜI MỞ ĐẦU Cộng hòa Pháp là một trong những quốc gia phát triển hàng đầu về kinh tế, văn hóa, khoa học và công nghệ ở châu Âu cũng như trên thế giới (kinh tế Pháp hiện đứng thứ sáu thế giới sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức và Anh)1. Tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Pháp là một trong năm thành viên thường trực. Tại châu Âu, Pháp là một thành viên quan trọng của Liên minh châu Âu (EU). Có thể xem quốc gia này là một trong những đầu tàu kinh tế - chính trị của EU bên cạnh nước Đức. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, sức mạnh của Pháp có suy giảm nhưng đất nước này vẫn đóng vai trò quan trọng trong quan hệ quốc tế, đặc biệt là tại khu vực châu Âu, châu Phi. Pháp vẫn còn những ảnh hưởng lớn tại một số nước châu Phi và các khu vực truyền thống, đặc biệt là trong Cộng đồng Pháp ngữ. Đường lối đối ngoại của Pháp khá nhất quán trong việc thi hành một chính sách đối ngoại độc lập, đa phương. Đối với Việt Nam, Pháp là một trong những quốc gia thiết lập quan hệ bang giao truyền ____________ 1. Tổng Lãnh sự quán Pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh (Consulat Général de France à Ho Chi Minh Ville): “Tổng quan nước Pháp”, http://www.consulfrance-hcm.org/Tong-quan-nuoc Phap, 321, truy cập ngày 29-7-2016. 8 SỨC MẠNH MỀM CỦA PHÁP - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN thống lâu đời. Pháp cũng là một trong những đối tác quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam1. Mối quan hệ song phương Pháp - Việt thể hiện tích cực trên nhiều bình diện, từ chính trị, kinh tế, văn hóa đến giáo dục, thương mại, đầu tư,... Đây là mối quan hệ đôi bên cùng có lợi, đặc biệt đối với Việt Nam, khi có thể thông qua Pháp để tranh thủ được cơ hội mở rộng quan hệ với các nước châu Âu (EU) và thế giới (cụ thể là với Cộng đồng Pháp ngữ - bao gồm các quốc gia sử dụng tiếng Pháp như tiếng mẹ đẻ hoặc ngôn ngữ thứ hai, đa phần là các nước vốn là thuộc địa của Pháp)2. Nghiên cứu về đối ngoại của Pháp, có thể thấy một trong những ưu điểm nổi trội được quốc gia này sử dụng nhằm tạo dựng vị thế và sự ảnh hưởng chính là “sức mạnh mềm”. Sức mạnh mềm là một thuật ngữ do Giáo sư Joseph Nye, Đại học Harvard giới thiệu và được giới nghiên cứu quan hệ quốc tế quan tâm trong thời gian gần đây. Theo Giáo sư Joseph Nye, sức mạnh mềm là khả năng đạt được những gì mình muốn bằng cách tác động tới hệ thống giá trị của người khác thông qua sự hấp dẫn và thuyết phục3. Đặc biệt, trong thời đại toàn cầu hóa với sự nối kết của nhiều quốc gia - dân tộc, đạt được thiện cảm từ cộng đồng quốc tế ____________ 1. Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam (Ambassade France - Vietnam): “Hợp tác kinh tế Pháp - Việt”, http://www.ambafrance vn.org/Hop-tac-kinh-te-Phap-Viet, 2016, truy cập ngày 29-7-2016. 2. Xem Đinh Công Tuấn (Chủ biên): Liên minh châu Âu - Hai thập niên đầu thế kỷ XXI, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2011, tr. 244-259. 3. Xem Nye, Joseph S.: “Soft Power and American Foreign Policy”, Political Science Quarterly, Vol. 119, No. 2, 2004, tr. 255-270. LỜI MỞ ĐẦU 9 là điều có ý nghĩa quan trọng. Trên trường quốc tế, Pháp là quốc gia được yêu mến. Văn hóa, văn chương, thời trang, âm nhạc,... của Pháp nhận được nhiều sự ngưỡng mộ. Pháp là một trong những quốc gia thu hút lượng du khách đông nhất thế giới. Tiếng Pháp là ngôn ngữ được yêu thích và sử dụng tại nhiều nơi. Trong quan hệ quốc tế, quan điểm của Pháp về các vấn đề thời sự quốc tế cũng như các vấn đề toàn cầu được xem là tiếng nói có trọng lượng và nhận được sự đồng tình, ủng hộ của nhiều quốc gia, tổ chức. Một trong những lý do giúp Pháp tạo ra được nhiều thiện cảm là do quốc gia này sử dụng khéo léo và hiệu quả sức mạnh mềm. Sức mạnh mềm có thể được xem là một trong những yếu tố chủ chốt giúp Pháp tạo dựng vị thế, hình ảnh và tầm ảnh hưởng của mình trên trường quốc tế. Vậy sức mạnh mềm của Pháp là gì? Quốc gia này quan niệm như thế nào về sức mạnh mềm? Họ có những nguồn lực gì và sử dụng những nguồn lực này ra sao? Những ưu điểm và hạn chế của sức mạnh mềm Pháp là gì? Trả lời những câu hỏi nêu trên sẽ giúp chúng ta hiểu được sâu sắc về bản chất sức mạnh ảnh hưởng của Pháp. Qua phân tích, đánh giá ý nghĩa chiến lược của việc sử dụng sức mạnh mềm trong đường lối và công tác đối ngoại của Pháp, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn truyền thống đối ngoại của quốc gia này, đặc biệt từ sau Chiến tranh lạnh đến nay. Mặt khác, qua trường hợp phân tích về Pháp, chúng ta có thể thấy được đặc điểm, bản chất, cũng như xu thế phát triển của sức mạnh mềm trong quan hệ quốc tế những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI. Đối với Việt Nam, hiểu rõ hơn về 10 SỨC MẠNH MỀM CỦA PHÁP - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN nước Pháp sẽ giúp cho các chính sách đối ngoại của hai nước thiết thực hơn và có thêm những bước tiến về chiều sâu. Từ những lý do nêu trên, cuốn sách Sức mạnh mềm của Pháp - Những vấn đề lý luận và thực tiễn sẽ mang lại những góc nhìn phân tích mang tính đa chiều và cập nhật về quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh lạnh đến nay. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký tự viết tắt Tiếng nước ngoài Nguyên văn tiếng Việt ACCD Advisory Committee on Cultural Diplomacy Ủy ban tư vấn về ngoại giao văn hóa ACF Action Contre la Faim Hoạt động quốc tế chống lại nạn đói AFAA Association française d'action artistique AFD Agence française de developpement Advisory Group on Hội Nghệ sĩ Pháp Cơ quan phát triển Pháp Nhóm tư vấn về ngoại giao AGPDAMW Public Diplomacy for Arab and Muslim World công chúng cho thế giới Arập và Hồi giáo APEC Asia-Pacific Economic Cooperation ASEAN Association of Southeast Asian Nations Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEF Asia-Europe Foundation Quỹ Á - Âu ASEM Asia-Europe Meeting Diễn đàn hợp tác Á - Âu BIE Bureau International des Expositions BRICS Brasil, Russia, India, China, South Africa Cơ quan triển lãm quốc tế Nhóm các nước mới nổi (Braxin, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi) 12 SỨC MẠNH MỀM CỦA PHÁP - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CDC Le Centre de Crise Trung tâm khủng hoảng quốc tế EEU Eurasian Economic Union EF Expertise France EFEO École française d'Extrême-Orient Liên minh kinh tế Á - Âu Cơ quan hỗ trợ kỹ thuật quốc tế Pháp Viện Viễn Đông bác cổ EU European Union Liên minh châu Âu EUROMED European Mediterranean Partnership EVFTA EU - Vietnam Free Trade Agreement Forum for East Asia - Hợp tác đối tác châu Âu - Địa Trung Hải Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU Diễn đàn hợp tác Đông Á - Mỹ FEALAC Latin America Cooperation Latinh GATT General Agreement on Tariffs and Trade Hiệp định chung về thuế quan và thương mại IF Institut Français Viện Pháp IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ quốc tế MdM Médecins du Monde Tổ chức Bác sĩ thế giới MSF Médecins Sans Frontières Tổ chức Bác sĩ không biên giới NGO (tiếng Pháp: ONG) Non-Governmental Organization Tổ chức phi chính phủ ODA Official Development Assistance Organisation for Viện trợ phát triển chính thức Tổ chức Hợp tác và Phát triển OECD Economic Cooperation and Development kinh tế DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 13 OEEC OIF Organization for European Economic Cooperation Organisation internationale de la Francophonie Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Âu Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ PSF Pharmaciens sans frontières Tổ chức Dược sĩ không biên giới UN United Nations Liên hợp quốc UNDP UNESCO United Nations Development Programme United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization Chương trình Phát triển Liên hợp quốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc UNWTO United Nations World Tourism Organization Tổ chức Du lịch thế giới WB World Bank Ngân hàng Thế giới 14 SỨC MẠNH MỀM CỦA PHÁP - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Chương I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN SỬ DỤNG SỨC MẠNH MỀM CỦA PHÁP 1. Nhận thức về sức mạnh mềm Khái niệm “sức mạnh” nói chung đã tồn tại từ rất lâu và là một trong những khái niệm quan trọng nhất trong nghiên cứu chính trị học và quan hệ quốc tế vì nó liên quan đến sự tương quan ảnh hưởng của một quốc gia đối với các chủ thể khác. Sức mạnh theo cách hiểu thông thường nhất là khả năng tác động, ảnh hưởng đến người khác để có thể đạt được điều mình mong muốn. Sức mạnh có thể biểu hiện ở dạng vật chất dễ nhận thấy như vật lực (vũ khí, tài chính, tài nguyên, dân số, lãnh thổ,...), hoặc ở dạng phi vật chất (văn hóa, giá trị, tư tưởng, sự đoàn kết dân tộc,...). Với một quốc gia, sức mạnh chính là khả năng tác động tới hành vi của các chủ thể khác nhằm có được kết quả như mong muốn, dù kết quả này có thể trùng khớp hoặc không trùng khớp với nguyện vọng, ước muốn, lợi ích của chủ thể khác1. Cách đây 500 năm, một trong những người sáng lập của ngành khoa học chính trị hiện đại, Niccolò Machiavelli đã viết về vấn đề này trong các công trình nghiên cứu về thuật ____________ 1. Xem Hoàng Khắc Nam: Quyền lực trong quan hệ quốc tế, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 2011, tr. 32-39. 16 SỨC MẠNH MỀM CỦA PHÁP - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN trị nước. Ông bàn về các khả năng tạo ảnh hưởng của bậc quân vương thông qua nhiều hình thức, từ quân sự đến cả sự thu phục nhân tâm bằng tình yêu, sự ngưỡng mộ1. Vào thế kỷ XIX, Max Weber (1864-1920) - nhà nghiên cứu nổi tiếng người Pháp đã định nghĩa sức mạnh là khả năng mà một người hoặc một nhóm người có thể đạt được mục đích mong muốn (bất chấp sự chống đối)2. Khả năng tác động, ảnh hưởng khá đa dạng và có nhiều hình thức phân loại khác nhau. Sự phân loại các khả năng gây ảnh hưởng được nêu trong cuốn Power and Wealth: The Political Economy of International Power (Quyền lực và thịnh vượng: Kinh tế chính trị học trong quyền lực quốc tế) (1973) của học giả Klaus Knorr - Giáo sư nghiên cứu kinh tế - chính trị học thuộc Trung tâm Nghiên cứu quốc tế, Đại học Princeton (Mỹ). Theo Klaus Knorr, có hai loại sức mạnh ảnh hưởng trong quan hệ quốc tế là sức mạnh ảnh hưởng mang tính ép buộc và sức mạnh ảnh hưởng không ép buộc3. Sức mạnh ảnh hưởng mang tính ép buộc có thể đến từ kinh tế và quân sự trong khi sức mạnh ảnh hưởng không ép buộc đến từ sự yêu mến, thu hút, khiến các chủ thể tự nguyện thay đổi hoặc làm theo ý muốn của chủ thể khác. Với quan hệ ____________ 1. Xem Niccolò Machiavelli: Quân vương, Nxb. Tri thức, Hà Nội, 2012. 2. Sociology: “Max Weber’s definition of power”, https://sociologytwynham.com/2013/06/04/webers-definition-of-power/, truy cập ngày 24-8-2016. 3. Xem Klaus Knorr: Power and Wealth: The Political Economy of International Power, Palgrave Macmillan, UK, 1973. Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN SỬ DỤNG SỨC MẠNH MỀM... 17 quốc tế theo trường phái cổ điển thì sức mạnh ảnh hưởng quốc gia đa phần đến từ các yếu tố như quân sự hay kinh tế. Tuy nhiên, với khái niệm “sức mạnh mềm”, Giáo sư Joseph Nye, Đại học Harvard chính là người được xem là đã làm cho ý tưởng về tầm quan trọng của sức mạnh ảnh hưởng đến từ sự thu hút, yêu mến trở nên phổ biến trong quan hệ quốc tế những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI. Kể từ khi ra đời đến nay, khái niệm sức mạnh mềm đã được đông đảo học giả và chính trị gia thảo luận, và nhiều công trình nghiên cứu tiếp tục ra đời để phát triển ý tưởng mà Joseph Nye đã nêu ra. a) Khái niệm sức mạnh mềm Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, thế giới chuyển mình sang thời kỳ toàn cầu hóa và kỷ nguyên công nghệ thông tin. Với toàn cầu hóa, các quốc gia, dân tộc ngày càng có mối quan hệ tương hỗ mật thiết với nhau, theo một cách nói hình tượng là thế giới thu nhỏ thành một “ngôi làng toàn cầu”. Các cuộc chạy đua vũ trang toàn cầu giảm thiểu đáng kể, dẫn đến các công cụ và biện pháp cứng rắn thời Chiến tranh lạnh không còn được trọng dụng trong quan hệ quốc tế. Từ đây, bản chất của quyền lực đã có nhiều thay đổi1. Trong xu thế hội nhập toàn cầu, sự hiểu biết, thấu hiểu, cảm thông giữa các nước là yêu cầu chính yếu, từ đó đòi hỏi phải có những công cụ mềm mỏng, hiệu quả hơn trong quan hệ ____________ 1. Xem Nye, Joseph S.: Soft Power: The Means to Success in World Politics, Public Affairs, New York, 2004, tr. 2-6. 18 SỨC MẠNH MỀM CỦA PHÁP - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN quốc tế nhằm giúp quốc gia đạt được sự ảnh hưởng của mình1. Theo Joseph Nye, có ba cách cơ bản giúp quốc gia đạt được điều mong muốn: một là thông qua ép buộc bằng đe dọa vũ lực quân sự (hình thức “cây gậy”), hai là mua chuộc bằng các lợi ích vật chất (“củ cà rốt”), và cuối cùng là bằng sự thu hút, hấp dẫn thông qua các giá trị, văn hóa, tư tưởng. Khi lợi ích các bên không trùng khớp nhau, hình thức đe dọa và mua chuộc được sử dụng và đây là những biểu hiện của “sức mạnh cứng”. Ngược lại, khi một chủ thể điều chỉnh hành vi của mình một cách tự nguyện theo mong muốn của chủ thể khác bởi sự thu hút, hấp dẫn, thì đó là “sức mạnh mềm”2. Trên cơ sở đó, Joseph Nye định nghĩa sức mạnh mềm là: “khả năng tác động thông qua sự hấp dẫn và sức thuyết phục để người khác làm những gì mình muốn mà không cần phải đe dọa sử dụng vũ lực hoặc trả tiền”3. Với sức mạnh mềm, thông qua sự yêu mến, hấp dẫn, thuyết phục, các quốc gia sẽ có khả năng gây ảnh hưởng đến hành vi của chủ thể khác để có được kết quả như mong muốn. Và đây cũng là nền tảng của chính sách đối ngoại thời đại toàn cầu hóa với “chiến thắng con tim và khối óc”4. Cùng chia sẻ quan điểm với Joseph Nye, Giáo sư Shin Wha Lee, Khoa Chính trị học và Quan hệ quốc tế, Đại học ____________ 1. Nye, Joseph S.: Understanding International Conflicts, an Introduction to Theory and History, Sixth Edition, Pearson Longman, Harlow, 2007, tr. 252-255. 2, 3, 4. Nye, Joseph S.: Soft Power: The Means to Success in World Politics, Sđd, tr. 2, 10, 1. Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN SỬ DỤNG SỨC MẠNH MỀM... 19 Hàn Quốc, nhấn mạnh sức mạnh mềm chính là “sự hấp dẫn về lý tưởng và văn hóa nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược của quốc gia”1. Còn theo Giáo sư Giulio Gallarotti, Đại học Wesleyan (Mỹ), sức mạnh mềm là một trong những yếu tố nền tảng tạo nên sự ảnh hưởng quốc gia, dựa trên các hợp tác xây dựng “mang tính thiện chí” của quốc gia trong cộng đồng quốc tế, thay cho các cưỡng ép hay mua chuộc từ các nguồn lực vật chất2. Như vậy, với các học giả quốc tế, đặc biệt là những học giả theo trường phái Tân tự do, sức mạnh mềm là cách thức một quốc gia có thể đạt được điều mình muốn bằng phương pháp mềm dẻo, thông qua sự hấp dẫn - thuyết phục, từ đây có thể khiến các chủ thể khác hành động “một cách tự nguyện” vì họ cùng chia sẻ những giá trị chung mong muốn3. Như vậy, sức mạnh mềm tập trung vào việc “thuyết phục, hấp dẫn”, trái ngược với sức mạnh cứng đến từ sự “ép buộc, cưỡng ép”. Ngày nay, thuật ngữ “sức mạnh mềm” đã trở nên rất phổ biến, được nhiều nhà nghiên cứu về quan hệ quốc tế và chính trị gia nghiên cứu và sử dụng. Tuy vậy, sức mạnh mềm không hẳn đã nhận được sự ủng hộ, đồng tình ngay, ____________ 1. Shin Wha Lee: “The Theory and Reality of Soft Power: Practical Approaches in East Asia”, Public Diplomacy and Soft Power in East Asia, Palgrave Macmillan, New York, 2011, tr. 11-18. 2. Xem Giulio M. Gallarotti and Isam Yahia Al Filali: “The Soft Power of Saudi Arabia”, International Studies, Vol. 49- Iss. 3&4, tr. 3. 3. Giulio M. Gallarotti: “Soft Power: What it is, Why it's Important, and the Conditions Under Which it Can be Effectively Used”, Journal of Political Power, 4 (1), 2011, tr. 25-47. 20 SỨC MẠNH MỀM CỦA PHÁP - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN đặc biệt từ giới học giả theo trường phái Hiện thực. Với các nhà Hiện thực, sức mạnh quốc gia sẽ mang đậm dấu ấn của sức mạnh cứng. Vị thế, vai trò và sức ảnh hưởng của quốc gia trên trường quốc tế sẽ được xác định bởi sức mạnh kinh tế và quân sự nhiều hơn là sức thu hút từ các yếu tố như văn hóa hay tư tưởng. Hiệu quả của các mối quan hệ quốc tế sẽ được tính toán dựa trên các hiệu quả về thương mại, kinh tế hay quân sự mà một quốc gia có thể phô diễn. Thậm chí sức mạnh mềm sẽ khó triển khai hơn sức mạnh cứng, bởi cần nhiều thời gian trong việc chinh phục tình cảm chủ thể khác. Mặc dù vậy, trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay, với xu hướng hội nhập, hợp tác hướng tới hòa bình, các quốc gia ngày càng phụ thuộc lẫn nhau, sử dụng các hình thức của sức mạnh cứng nhằm “đe dọa” hay “thúc ép” không còn là lựa chọn tối ưu của các nước. Ngày nay, nhiều nước ủng hộ đối thoại, lấy sự hiểu biết lẫn nhau làm cơ sở nền tảng chính trong định hướng chính sách quốc gia1. Ngay cả những siêu cường về kinh tế - quân sự như Hoa Kỳ cũng lấy đối thoại, thuyết phục làm nền tảng chính trong đường lối đối ngoại của mình2. Đặc biệt, dưới thời Tổng thống Barack Obama (2008-2016), chính quyền Mỹ nhấn mạnh chính sách đối ngoại hướng đến việc sử dụng sức mạnh thông minh là sự ____________ 1. Xem Hoàng Minh Lợi (Chủ biên): Đối sách của các quốc gia và vùng lãnh thổ ở Đông Bắc Á về sự gia tăng quyền lực mềm, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2013. 2. Xem Nguyễn Thị Thanh Thủy: Ngoại giao nhân dân trong quan hệ đối ngoại của Mỹ, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009. Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN SỬ DỤNG SỨC MẠNH MỀM... 21 kết hợp của sức mạnh cứng và sức mạnh mềm1. Ngoài ra, sử dụng sức mạnh mềm cũng không quá tốn kém về chi phí so với sức mạnh cứng, mà hiệu quả mang lại không hề nhỏ và tác dụng lâu dài khi niềm tin, sự yêu mến mở đường cho nhiều thuận lợi trong các hợp tác mang tính bền vững giữa các nước2. Như vậy, về căn bản, sức mạnh mềm có những ưu - khuyết điểm mà các học giả có thể phê phán, chỉ trích, nhưng khó có thể bác bỏ hay thay thế hoàn toàn. Từ những ý kiến phản biện, về sau, Joseph Nye đã phát triển thêm khái niệm “sức mạnh thông minh”, là sự kết hợp của cả sức mạnh cứng và sức mạnh mềm3. Ví dụ, yếu tố kinh tế, từng được xem là nằm trong sức mạnh cứng, cũng có thể góp phần tích cực tạo nên sự thành công của sức mạnh mềm. Một đất nước dù có nền văn hóa đa dạng, nhưng thiếu sự ổn định về kinh tế - chính trị thì cũng khó có thể tạo ra “một hình ảnh đẹp” hấp dẫn. Tuy nhiên, với khái niệm sức mạnh thông minh, không hẳn quốc gia nào cũng hội đủ điều kiện tạo ra sức mạnh tổng lực như vậy. Trên thực tế, chỉ có một số ít quốc gia sở hữu được sức mạnh thông minh, khi họ vượt trội về ____________ 1. Xem Philippe Lane: French Scientific and Cultural Diplomacy, Liverpool University Press, Liverpool, 2013, tr. 19. 2. Nye, Joseph S.: “Public Diplomacy and Soft Power”, The ANNALS of the American Academy of Political and Social Science, Vol. 616, 2008, tr. 94-109. 3. Nye, Joseph S.: “Get Smart: Combining Hard and Soft Power”, Foreign Affairs, July-August 2009 Issue, https://www.foreignaffairs.com/ articles/2009-07-01/get-smart?page=1, 2009, truy cập ngày 26-2-2016. 22 SỨC MẠNH MỀM CỦA PHÁP - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN sức mạnh cứng cũng như có sức ảnh hưởng lớn về văn hóa, tư tưởng, uy tín chính trị trên trường quốc tế1. Như vậy, mặc dù sức mạnh thông minh là điều mà các quốc gia mong muốn, nhưng giới hạn về nguồn lực buộc họ phải có sự chọn lọc và ưu tiên nhằm phát huy thế mạnh của mình. Với sức mạnh cứng, ngày nay việc sử dụng vũ lực quân sự sẽ không còn dễ dàng như trước bởi sự kiểm soát của cộng đồng quốc tế và công luận. Trong khi đó, qua phương tiện thông tin đại chúng và sự nối kết toàn cầu, xu hướng sử dụng sức mạnh mềm ngày càng tăng lên2. Như vậy, thật khó có thể nghi ngờ về sự tồn tại của sức mạnh mềm, thậm chí sức mạnh này đôi khi còn giữ vai trò quyết định trong các mối quan hệ quốc tế. Về nguồn lực sức mạnh mềm, theo Joseph Nye, có ba loại: (1) văn hóa; (2) hệ giá trị chính trị (ở trong và ngoài nước); (3) các chính sách đối nội và đối ngoại quốc gia3. Với văn hóa, đây là một khái niệm khá rộng và bao quát, được Joseph Nye chia làm hai loại, là văn hóa dành cho tầng lớp tinh hoa (elite culture) và văn hóa phổ thông (popular culture). Theo Joseph Nye: “Văn hóa có nhiều biểu hiện khác nhau. Thường người ta hay phân biệt giữa văn hóa cao ____________ 1. Giulio M. Gallarotti: “Smart Power: Definitions, Importance, and Effectiveness”, Journal of Strategic Studies, 2015. 2. Nye, Joseph S.: “Việt Nam có nhiều lợi thế tạo nên “sức mạnh mềm””, Tuần Việt Nam, http://www.tuanvietnam.net/gs-joseph-nye vn-co-nhieu-loi-the-tao-nen-suc-manh-mem, 2007, truy cập ngày 2-4-2016. 3. Nye, Joseph S.: “Soft Power and American Foreign Policy”, Political Science Quarterly, Vol. 119, No. 2, 2004, tr. 255-270. Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN SỬ DỤNG SỨC MẠNH MỀM... 23 cấp như văn chương, nghệ thuật, và giáo dục, vốn rất thu hút giới trí thức, và văn hóa đại chúng vốn nhằm phục vụ mục đích giải trí cho đại đa số quần chúng”1. Khi một nền văn hóa mang trong mình những giá trị phổ quát và thông qua các chính sách quảng bá, đã nhận được sự chia sẻ từ các quốc gia khác, thì nền văn hóa ấy sẽ giúp quốc gia tăng cường sức mạnh mềm. Ngược lại, những nền văn hóa với giá trị hẹp hòi và cục bộ sẽ hiếm khi tạo ra được sức mạnh mềm. Về hệ giá trị, theo Joseph Nye, chính là hệ tư tưởng, đường lối chính trị mà một quốc gia hướng đến bên trong quốc gia và các quan điểm, lập trường mà họ thể hiện ra trên trường quốc tế. Còn về chính sách, sẽ bao gồm cả những chính sách đối nội và đối ngoại mà quốc gia áp dụng. Việc suy giảm hay gia tăng tính hấp dẫn của một quốc gia chịu nhiều tác động bởi việc thực thi các chính sách mà quốc gia áp dụng đối với từng tình huống cụ thể. Tuy vậy, mặc dù những thay đổi trong chính sách có tác động nhất định đến sức mạnh mềm quốc gia vào từng thời điểm, giai đoạn cụ thể, thì sức hấp dẫn văn hóa vẫn là một nguồn lực có tính khá ổn định và bền vững. Ngoài cách phân loại theo Joseph Nye, còn có một số cách phân loại và hệ thống nguồn sức mạnh mềm khác. Với Giáo sư Giulio Gallarotti, nguồn sức mạnh mềm được phân loại thành hai nhóm: nhóm quốc tế (bao gồm chính sách đối ngoại và các hành động ở nước ngoài) và nhóm trong nước (bao gồm văn hóa, hệ thống chính trị và các ____________ 1. Nye, Joseph S.: Soft Power: The Means to Success in World Politics, Sđd, tr.44. 24 SỨC MẠNH MỀM CỦA PHÁP - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN chính sách trong nước)1. Còn theo Giáo sư Shin Wha Lee, nguồn sức mạnh mềm bao gồm “sức mạnh văn hóa, các giá trị chính trị, tư tưởng, hệ thống giáo dục, kinh tế, xã hội và chính sách quốc gia (được cho là hợp pháp)”2. Như vậy, có thể tổng hợp các nguồn lực tạo nên sức mạnh mềm của quốc gia như sau: • Hình ảnh, danh tiếng quốc gia trên trường quốc tế; • Uy tín, sự hấp dẫn (thể hiện qua việc thu hút người nhập cư có trình độ cao, thu hút du học sinh - sinh viên quốc tế); • Sức hấp dẫn từ các chính sách kinh tế hiệu quả; • Cách thức quảng bá hình ảnh - cách thức giao tiếp; • Sự hấp dẫn của văn hóa (qua văn học, phim ảnh, truyền hình, thời trang, internet,...); • Lối sống (ví dụ như “lối sống Mỹ”, “nghệ thuật sống Pháp”, “tinh thần samurai”,...); • Ảnh hưởng của những tư tưởng, ý thức hệ (được truyền bá thông qua phương tiện truyền thông, qua các bài viết - nghiên cứu, các học giả, các cuộc vận động hành lang, từ các nhóm chuyên gia cố vấn,...); • Sự phổ biến của các công nghệ mới, hiện đại; • Vị trí quốc gia trong các tổ chức quốc tế; • Các hỗ trợ quốc tế song phương, đa phương mà quốc ____________ 1. Giulio M. Gallarotti: “Soft Power: What it is, Why it's Important, and the Conditions Under Which it Can be Effectively Used”, Journal of Political Power, Tlđd, tr. 25-47. 2. Shin Wha Lee: “The Theory and Reality of Soft Power: Practical Approaches in East Asia”, Public Diplomacy and Soft Power in East Asia, Sđd, tr. 11-18. Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN SỬ DỤNG SỨC MẠNH MỀM... 25 gia tham gia (như hỗ trợ của chính phủ, các tổ chức từ thiện được tạo ra bởi các “mạnh thường quân”, các tổ chức phi chính phủ,...). Tuy sự phân loại đa dạng, tựu trung lại nguồn sức mạnh mềm, bao gồm các yếu tố về văn hóa, giá trị tinh thần của một quốc gia, có khả năng tạo nên ảnh hưởng tích cực ở trong nước cũng như nước ngoài cho quốc gia đó. Về các hình thức vận dụng sức mạnh mềm, có thể thông qua hai kênh đối ngoại của quốc gia với kênh chính thức thứ nhất trực tiếp từ các hoạt động đối ngoại của nhà nước và kênh thứ hai là hoạt động ngoại giao công chúng. Ở cả hai kênh này, các hoạt động ngoại giao văn hóa đều được triển khai1. Bảng 1: Mối quan hệ giữa ngoại giao công chúng, ngoại giao văn hóa và sức mạnh mềm Sức mạnh mềm Ngoại giao công chúng Ngoại giao văn hóa ____________ 1. Xem Lê Thanh Bình, ThS. Đoàn Văn Dũng: Giáo trình quan hệ công chúng chính phủ trong văn hóa đối ngoại, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 11-22. 26 SỨC MẠNH MỀM CỦA PHÁP - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Với ngoại giao công chúng, đây là hình thức chính quyền huy động những nguồn lực hướng đến các cộng đồng ở nước ngoài, thông qua các hoạt động giao tiếp, nhằm xây dựng hình ảnh quốc gia trong lòng công chúng nước ngoài1. Có ba chiều kích quan trọng trong ngoại giao công chúng: chiều kích thứ nhất là sự giao tiếp hằng ngày, liên quan đến việc quốc gia diễn giải các quyết định đối ngoại và đối nội; chiều kích thứ hai là truyền thông chiến lược, là các kế hoạch truyền thông lâu dài nhằm quảng bá hình ảnh quốc gia; chiều kích thứ ba là phát triển các mối quan hệ lâu dài với các cá nhân quan trọng thông qua hợp tác trao đổi văn hóa, giáo dục, học bổng, các khóa huấn luyện, hội thảo, hội nghị,...2. Với ngoại giao văn hóa, đây là một hình thức ngoại giao thông qua công cụ văn hóa nhằm thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ đối ngoại để đạt được các mục tiêu về lợi ích cơ bản của quốc gia là phát triển, an ninh và ảnh hưởng. Thông qua các hoạt động ngoại giao công chúng và ngoại giao văn hóa, một quốc gia có thể quảng bá các giá trị của mình đến với thế giới. Một khi các giá trị này được các quốc gia, nhà lãnh đạo, cộng đồng quốc tế chấp nhận, chia sẻ, thậm chí thực hành (cấp độ cao nhất), thì lúc này sức mạnh mềm quốc gia đã được sử dụng thành công. ____________ 1. Roberts, W. R.: “What Is Public Diplomacy? Past Practices, Present Conduct, Possible Future”, Mediterranean Quarterly, 18 (4), 2007, tr. 36-52. 2. Nye, Joseph S.: “Public Diplomacy and Soft Power”, The ANNALS of the American Academy of Political and Social Science, Tlđd, tr. 94-109. Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN SỬ DỤNG SỨC MẠNH MỀM... 27 Theo Joseph Nye, khi được sử dụng, sức mạnh mềm phải bảo đảm sự tin cậy và tính xác thực, tức những gì được quảng bá, giới thiệu ra thế giới phải đúng sự thật1. Sự quảng bá hữu hiệu nhất chính là không quảng bá, và uy tín là giá trị thiêng liêng nhất. Tính minh bạch trong các chính sách cũng như trong hành động cũng rất quan trọng. Ngoài ra, sức mạnh mềm của một quốc gia phải được xây dựng dựa trên cơ sở tôn trọng chủ nghĩa đa phương, thiện chí hợp tác, khả năng thỏa hiệp với các cam kết quốc tế, đi cùng sự tuân thủ, tôn trọng các chuẩn mực quốc tế và tinh thần “chống lại bạo lực”2. Để sức mạnh mềm được sử dụng hiệu quả, cần một quá trình tích lũy lâu dài qua nhiều thế hệ, và cần phải có sự đầu tư dài hạn về bề rộng lẫn chiều sâu, cả về nhân lực cũng như vật lực3. b) Nhận thức của Pháp về sức mạnh mềm Từ những quan điểm của Joseph Nye và các học giả trên thế giới về sức mạnh mềm, tức khả năng tạo ra ảnh hưởng đến các quốc gia khác thông qua sự thu hút, hấp dẫn bằng ____________ 1. Nye, Joseph S.: “China's Soft Power Deficit to Catch up, its Politics Must Unleash the Many Talents of its Civil Society”, The Wall Street Journal, http://www.wsj.com/articles/ SB10001424052702304451104577389923098678842, 2012, truy cập ngày 6-12-2014. 2. Giulio M. Gallarotti: “Soft Power: What it is, Why it's Important, and the Conditions Under Which it Can be Effectively Used”, Tlđd, tr. 25-47. 3. Shin Wha Lee: “The Theory and Reality of Soft Power: Practical Approaches in East Asia”, Public Diplomacy and Soft Power in East Asia, Sđd, tr. 11-18. 28 SỨC MẠNH MỀM CỦA PHÁP - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN các giá trị, văn hóa, thể chế, chính sách, có thể thấy những điều này không quá mới lạ với nước Pháp. Quốc gia này được biết đến là một trong những nước sớm vận dụng sức mạnh mềm một cách bài bản, có hệ thống, về quy mô lẫn chiều sâu trong quan hệ quốc tế1. Joseph Nye, trong nghiên cứu của mình cũng nhiều lần nhắc đến Pháp như một ví dụ về quốc gia có những nỗ lực tạo ảnh hưởng thông qua các hoạt động ngoại giao văn hóa đầu tiên2. Từ thế kỷ XVII, Pháp đã xúc tiến đẩy mạnh phát triển ngoại giao văn hóa ra khắp khu vực châu Âu và thế giới, thông qua văn hóa, tư tưởng, ngôn ngữ. Đầu tiên, với ngôn ngữ, Pháp đã thành công trong việc đưa tiếng Pháp trở thành “ngôn ngữ chính của châu Âu” trong ngoại giao qua nhiều thế kỷ. Tiếng Pháp thậm chí được sử dụng trong các tòa án ở Đông Âu. Bằng cách làm cho tiếng Pháp trở thành “ngôn ngữ của châu Âu”, các nhà lãnh đạo Pháp đã tiến tới việc xây dựng một cộng đồng có thể tiếp cận và hiểu được văn hóa Pháp với văn học, âm nhạc, nghệ thuật, v.v.. Như vậy, có thể thấy tiếng Pháp đã được sử dụng như là công cụ chuyên chở văn hóa hữu hiệu tại nhiều nơi ở châu Âu. Điều này giúp cho văn hóa Pháp được phổ biến, thậm chí có thể trở thành những giá trị phổ quát được chấp nhận khắp châu Âu. Đi cùng ngôn ngữ, từ những năm 1800, người Pháp đã có nhiều nỗ lực thúc đẩy lan tỏa các ý ____________ 1. Xem Philippe Lane: French Scientific and Cultural Diplomacy, Sđd, tr. 7-18. 2. Xem Nye, Joseph S.: Soft Power: The Means to Success in World Politics, Sđd, tr. 100. Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN SỬ DỤNG SỨC MẠNH MỀM... 29 tưởng cấp tiến, các giá trị nhân văn và các chính sách cải cách xã hội. Qua việc quảng bá văn hóa - ngôn ngữ, Chính phủ Pháp hướng đến việc làm tăng số lượng những người có chung niềm tin vào những giá trị của Pháp, từ đó sẽ làm tăng sức mạnh ảnh hưởng của quốc gia. Nước Pháp đã triển khai sức mạnh mềm của mình qua một mô hình ngoại giao văn hóa đầu tiên trong lịch sử là Trung tâm Ngôn ngữ và Văn minh Pháp (Alliance Française). Trung tâm này được thành lập vào năm 1883, như là một tổ chức quốc tế đầu tiên được thiết lập một cách có hệ thống, bài bản nhằm quảng bá ngôn ngữ và văn hóa Pháp ra toàn thế giới. Học giả Walter Roberts cho rằng Alliance Française là “một nỗ lực, cố gắng có chủ đích của chính phủ trước hết nhằm tiếp cận công chúng nước ngoài”1. Nước Pháp đã sử dụng Alliance Française như một công cụ hiệu quả để giới thiệu đến công chúng thế giới những nét văn hóa đặc sắc thông qua các hoạt động biểu diễn, triển lãm nghệ thuật. Mặt khác, thông qua Alliance Française, Chính phủ Pháp tránh được rắc rối về mặt ngoại giao trong việc cử các phái đoàn văn hóa ra nước ngoài cũng như giảm thiểu được việc đi lại giữa các đại sứ quán. Từ những thành công vượt bậc trong nỗ lực quảng bá văn hóa và ngôn ngữ, mô hình của Pháp đã trở thành mẫu hình để các nước khác học hỏi và làm theo sau này trong chính sách ngoại giao của họ (cụ thể như Đức, Italia, Nhật Bản,... về sau ____________ 1. Roberts, W. R.: “What Is Public Diplomacy? Past Practices, Present Conduct, Possible Future”, Mediterranean Quarterly, Tlđd, 2007, tr. 36-52, 38. 30 SỨC MẠNH MỀM CỦA PHÁP - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN đã có những bước tiến về ngoại giao văn hóa theo cách thức của mô hình Pháp)1. Đến thời kỳ Chiến tranh lạnh, với sự phát triển của hệ thống truyền tin, Pháp đã nhanh chóng là quốc gia tiên phong trong việc sử dụng hệ thống truyền thông (như truyền thanh, truyền hình) để triển khai các chiến dịch ngoại giao quảng bá văn hóa và tư tưởng2. Các hãng truyền thông của Anh và Mỹ (như VOA, BBC,...) về sau cũng có những bước phát triển tương tự như vậy. Sau Chiến tranh lạnh, việc thành lập và kiện toàn các tổ chức chuyên trách về mảng văn hóa - ngôn ngữ như Alliance Française hay Cơ quan văn hóa trực thuộc Bộ Ngoại giao (trụ sở đặt tại Quai d'Orsay, Paris) là những bước đi mang tính khai phá trong lĩnh vực ngoại giao văn hóa thời hiện đại. Mục đích của Pháp là nhằm hướng tới việc tạo ra tâm lý tích cực ủng hộ Pháp trong công chúng nước ngoài, ngay cả đối với những công chúng không thuộc khối nói tiếng Pháp. Như vậy có thể thấy, Pháp là quốc gia đã có bề dày lịch sử về ngoại giao văn hóa khi đi tiên phong trong việc sử dụng yếu tố văn hóa như một công cụ hiệu quả để quảng bá, lan tỏa các giá trị và nâng tầm hình ảnh quốc gia ở nước ngoài. Họ chính là một trong những quốc gia đầu tiên nhìn thấy giá trị của việc đầu tư và phát triển ngoại giao “thu hút ____________ 1, 2. Xem Nye, Joseph S.: Soft Power: The Means to Success in World Politics, Sđd, tr. 100, 5. Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN SỬ DỤNG SỨC MẠNH MỀM... 31 con tim và khối óc” sẽ giúp cho các mục tiêu trong chính sách đối ngoại quốc gia đạt được nhiều phản hồi tích cực. Khái niệm sức mạnh mềm, sức mạnh của sự thu hút, thuyết phục, vì thế không quá mới lạ đối với kinh nghiệm thực tiễn lịch sử của Pháp. Kỳ thực, khái niệm sức mạnh mềm mà Joseph Nye giới thiệu chính là sự nối dài khái niệm “đắc nhân tâm” mà nhiều nhà nghiên cứu chính trị đã bàn trước đó. Cách đây khoảng 500 năm, Machiavelli đã luận giải trong tác phẩm nổi tiếng The Prince (Quân vương) (1513) rằng quyền lực phải đến từ sự kết hợp sức mạnh quân sự đi cùng với sự yêu mến của dân chúng1. Trong thời đại ngày nay, thuật ngữ sức mạnh mềm được bàn luận sôi nổi trở lại và có tính chất “thời thượng” vì nhiều lý do. Thứ nhất, sau Chiến tranh lạnh, hệ thống lý luận quan hệ quốc tế cần những chiều kích mới mềm dẻo, uyển chuyển hơn để có thể tìm ra các giải pháp hợp tác hữu hiệu khi sức mạnh cứng không còn là một lựa chọn ưu tiên của các quốc gia. Thứ hai, sức ảnh hưởng lan tỏa lớn của hệ thống lý luận học thuật Anh - Mỹ cùng sự phổ biến của các xuất bản phẩm bằng tiếng Anh cũng góp phần giúp quan điểm lý luận từ các học giả Anh - Mỹ được thế giới quan tâm, nếu không muốn nói có phần thống trị. Thứ ba, trong ngôn ngữ truyền thông cũng như ngôn ngữ ngoại giao chính trị, “sức mạnh mềm” là một trong những thuật ngữ hay và dễ ____________ 1. Xem Niccolò Machiavelli: Quân vương, Nxb. Tri thức, Hà Nội, 2012. 32 SỨC MẠNH MỀM CỦA PHÁP - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN hiểu, từ đó dễ dàng được chấp nhận (cùng với các thuật ngữ mới như “toàn cầu hóa”, “thế giới phẳng”, v.v..). Đặc biệt, trong tám năm cầm quyền của Tổng thống Barack Obama (2008-2016), trong chính sách đối ngoại của Mỹ, khái niệm “sức mạnh mềm”, “sức mạnh thông minh” được nhiều lần sử dụng nhằm nhấn mạnh hình ảnh một nước Mỹ “ôn hòa”, thay thế cho sự “cứng rắn” dưới thời Tổng thống George W. Bush1. Điều này nhận được sự ủng hộ lớn từ truyền thông và cộng đồng quốc tế. Đó là những lý do khiến “sức mạnh mềm”, một khái niệm tuy không mới, nhưng lại trở thành “thời thượng” và nhận được sự quan tâm trong hệ thống lý luận quan hệ quốc tế. Chính phủ cũng như giới học giả Pháp đã phần nào thừa nhận quan điểm sức mạnh mềm của Joseph Nye. Thuật ngữ sức mạnh mềm trong nguyên bản tiếng Anh là “soft power” được sử dụng nhiều lần trong các văn bản cũng như diễn văn của các chính khách Pháp như một sự hòa nhập với trào lưu chung quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh đó, Pháp cũng đưa ra những nhận định mang dấu ấn riêng của mình về cách nhìn nhận sức mạnh mềm. Là một quốc gia có bề dày nghiên cứu về chính trị học cũng như quan hệ quốc tế, Pháp không thiếu những công trình có giá trị nền tảng nghiên cứu về sức mạnh. Từ thế kỷ XVI đến nay, quan niệm về sức mạnh vốn luôn là vấn đề trọng tâm trong các công trình nghiên cứu về quan hệ quốc tế ____________ 1. Xem Nguyễn Thái Yên Hương, Tạ Minh Tuấn: Các vấn đề nghiên cứu về Hoa Kỳ, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2011, tr. 653-660, 661-671, 681-694. Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN SỬ DỤNG SỨC MẠNH MỀM... 33 của thế giới cũng như tại Pháp. Trong nhiều thế kỷ trước, các nghiên cứu về sức mạnh tập trung vào sự cạnh tranh về lợi ích giữa các quốc gia. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, dưới những yếu tố như sức ép công luận toàn cầu, các giá trị đạo đức phổ quát, tính chính danh, sự cần thiết của những hợp tác chung khi đối mặt các vấn đề toàn cầu,... cách nhìn nhận về sức mạnh đã thay đổi. Với xu thế các quốc gia hướng tới hợp tác, lấy đối thoại, thuyết phục thay cho đối đầu, người Pháp đề nghị lấy khái niệm “sự ảnh hưởng” (l’influence) như một giá trị có thể thay thế cho khái niệm “sức mạnh” (le pouvoir: tiếng Pháp, the power: tiếng Anh) đang dần trở nên lỗi thời (bởi sức mạnh, như định nghĩa, luôn kèm theo một số tính chất như: sự ép buộc, răn đe,...)1. Do đó, sức mạnh mềm được người Pháp sử dụng đồng thời với tên gọi “puissance douce” (tức “sức mạnh mềm dẻo, uyển chuyển”, lấy gốc từ cụm từ “soft power” trong tiếng Anh, dịch sang tiếng Pháp), hay “puissance d’Influence” hoặc “l’Influence” (tức “sự ảnh hưởng”). Đây là cách diễn đạt về sức mạnh mềm theo cách nhìn nhận của Pháp. Theo Laurent Fabius, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Pháp: “Khi được hỏi xác định đâu là sức mạnh của nước Pháp ngày nay, câu trả lời là sự ảnh hưởng... Đây là kết quả của tập hợp các yếu tố làm cho đất nước của chúng tôi có một vai trò và vị thế cao hơn, quan trọng hơn, không chỉ rút ra một cách máy móc duy nhất từ sức nặng của các yếu tố quân ____________ 1. Pascal Boniface: Hiểu thế giới, Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2013, tr. 87-89. 34 SỨC MẠNH MỀM CỦA PHÁP - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN sự hay kinh tế...”1. Như vậy, với trường hợp của Pháp, thay vì nhắc đến sức mạnh, họ chú trọng đến việc đề cao vai trò và vị thế nhằm tạo dựng các ảnh hưởng tích cực trên trường quốc tế. Với Pháp, sự trùng nghĩa giữa “sức mạnh mềm” và “sức mạnh ảnh hưởng” không phải ngẫu nhiên bởi sức mạnh ảnh hưởng của đất nước cũng mang đậm dấu ấn sức mạnh mềm. Lý giải thêm về sức mạnh mềm, Tổng lãnh sự Pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh Emmanuel Ly-Batallan, trong buổi họp báo nhân dịp Kỷ niệm 40 năm quan hệ Việt - Pháp và Năm văn hóa Pháp - Việt, nêu ý kiến: “Khó có thể định nghĩa vì chúng tôi không dùng khái niệm này tại Pháp mà thay vào đó là khái niệm “lan tỏa” hoặc ở một số trường hợp là “tạo ảnh hưởng”, “thu hút”. Sự khác biệt về ngữ nghĩa này hoàn toàn không phải vô thưởng vô phạt: Pháp không hề muốn áp đặt một quyền lực hay hình mẫu nào. Thay vào đó, chúng tôi muốn giới thiệu một giá trị, cơ hội hợp tác và trao đổi. Đây cũng là tinh thần của cộng đồng Pháp ngữ: ngoài việc cùng chia sẻ về mặt ngôn ngữ, 57 thành viên (trong đó có Việt Nam) còn có điều kiện để tìm tiếng nói chung giữa những hệ thống chính trị, kinh tế vốn nhiều khác biệt của mỗi nước”2. ____________ 1. Tham khảo tại http://www.diplomatie.gouv.fr/fr/le-ministre les-secretaires-d-etat/anciens-ministres/laurent-fabius/ discours/article/ la-france-une-puissance-d, truy cập ngày 26-7-2015. 2. Emmanuel Ly - Batallan: “Chúng tôi muốn lan tỏa tinh thần Pháp”, Thanh Niên, http://www.thanhnien.com.vn/van-hoa-nghe thuat/tong-lanh-su-phap-tai-tphcm-emmanuel-lybatallan-chung-toi muon-lan-toa-tinh-than-phap-541259.html, 2015, truy cập ngày 25-4-2015. Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN SỬ DỤNG SỨC MẠNH MỀM... 35 Như vậy, “sức mạnh mềm”, hoặc “sự ảnh hưởng” lý giải theo quan điểm của Pháp sẽ chú trọng vào “sự giới thiệu”, từ đó tạo sự “chia sẻ” và “lan tỏa các giá trị” nhiều hơn là “áp đặt một quyền lực hay một mẫu hình”. Tuy không đề cập trực diện, nhưng dưới góc nhìn diễn ngôn, có thể ngầm hiểu rằng Pháp đang nhấn mạnh đến sự khác biệt trong cách hiểu về sức mạnh mềm của mình, đặt trong sự tương quan với quan điểm của Mỹ về khả năng “áp đặt quyền lực hay hình mẫu”. Từ đây, nếu so sánh quan điểm của Pháp và Mỹ trong cách nhìn nhận về sức mạnh mềm, sẽ có những điểm khác biệt nhất định. Theo quan điểm của Joseph Nye cũng như chính giới Mỹ, tính thực dụng trong việc sử dụng quyền lực là yếu tố luôn được đề cao. Điều này được thể hiện qua việc các chính sách đối ngoại Mỹ luôn xác định cụ thể các đối tượng và những hiệu quả tác động mà chính sách đối ngoại mang lại cho vị thế và quyền lực Mỹ1. Sức mạnh mềm được xác định ở tính khả dụng mang lại hiệu quả cho nước này trong việc gia tăng quyền lực và sức ảnh hưởng trên phạm vi toàn thế giới, từ đó khẳng định vị thế siêu cường số một. Đây là yếu tính của chủ nghĩa thực dụng thường thấy trong trường phái tư tưởng Anh - Mỹ, tức giá trị một công cụ được đánh giá thông qua hiệu quả cụ thể mà nó mang lại (theo cách nhiều nhất có thể)2. ____________ 1. Xem Nye, Joseph S.: Soft Power: The Means to Success in World Politics, Sđd, tr. 60-68. 2. Xem Nguyễn Thái Yên Hương, Tạ Minh Tuấn: Các vấn đề nghiên cứu về Hoa Kỳ, Sđd, tr. 147-153. 36 SỨC MẠNH MỀM CỦA PHÁP - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Cụ thể, trong nghiên cứu về sức mạnh mềm liên quan đến chính sách đối ngoại Mỹ, Joseph Nye đề cao sự phát huy hiệu quả các chiến lược ngoại giao công chúng và truyền thông Mỹ thời kỳ Chiến tranh lạnh1. Các hoạt động này đã tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, nhận thức, ý thức hệ của các nước đối đầu Mỹ với kết quả cuối cùng là sự sụp đổ của Liên Xô. Đây chính là thành quả của quá trình triển khai sức mạnh mềm Mỹ nhằm thu phục các nước đối đầu bằng “con tim và khối óc”2. Sau khi Liên Xô sụp đổ, với tham vọng một siêu cường, Mỹ hướng tới xây dựng một mẫu hình đế quốc kiểu mới ở cấp độ toàn cầu. Bên cạnh sự hùng mạnh về kinh tế và quân sự, họ cần có sự ngưỡng mộ, kính phục đối với hệ tư tưởng, văn hóa và giá trị Mỹ, những yếu tố tối cần thiết tạo nên sự thừa nhận của công chúng quốc tế đối với vị thế siêu cường3. Như vậy, khái niệm sức mạnh mềm có thể giúp tạo nên tính chính danh trong việc thừa nhận quyền lực mang tính thống trị của Mỹ trên con đường trở thành siêu cường số 1 thế giới. Với Mỹ, sức mạnh mềm phải là một công cụ ngoại giao hỗ trợ tích cực đi cùng với sức mạnh ____________ 1, 3. Xem Nye, Joseph S.: Soft Power: The Means to Success in World Politics, Sđd, tr. 129, 134-138. 2. Charlotte Lepri: “Du “softpower” avant l’heure : l’exemple de la Guerre froide”, Diplomatie publique, soft power, influence d’etat, Institute de relations international et strategie, tr.2-3, http://www.iris france.org/docs/kfm_docs/docs/2011-07-12-diplomatie-publique softpower.pdf, 2011, truy cập ngày 26-7-2015. Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN SỬ DỤNG SỨC MẠNH MỀM... 37 cứng, giúp họ giữ vững vị thế dẫn đầu và mang lại những ảnh hưởng quốc tế1. Do đó, nghiên cứu theo trường phái Anh - Mỹ, sức mạnh mềm rất chú trọng các nghiên cứu định lượng để có thể biểu hiện rõ các tác động cụ thể mà chính sách đối ngoại mang lại. Các nghiên cứu này thường theo mô hình truyền thông chiến lược nhằm phân tích cụ thể nhằm xét xem từ những nguồn lực sẵn có, Mỹ sẽ có những chiến lược gì, triển khai ra sao và cuối cùng đạt được kết quả gì. Đây là một chu trình nghiên cứu khép kín quá trình triển khai các hình thức ngoại giao để đạt đến đích cuối cùng là giữ vững vị thế siêu cường Mỹ2. Chính vì “tính mục đích, thực dụng” này, luận thuyết sức mạnh mềm nếu đứng một mình sẽ rất khó có thể giải thích hiệu quả một cách đầy đủ trường hợp Mỹ, khi quốc gia này thể hiện mạnh mẽ dấu ấn sức mạnh quân sự và kinh tế. Vì thế, về sau Joseph Nye đã bổ sung thêm yếu tố sức mạnh cứng kết hợp với sức mạnh mềm nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp với tên gọi “sức mạnh thông minh” (smart power). Bảng 2 cho thấy “sự chênh lệch” giữa sức mạnh cứng và sức mạnh mềm trong tổng hợp sức mạnh Mỹ khi các chi tiêu, đầu tư cho quân sự, quốc phòng lớn gấp rất nhiều lần so với các khoản chi cho ngoại giao công chúng (gấp 310 lần vào năm 2002). ____________ 1. Xem Nguyễn Thị Thanh Thủy: Ngoại giao nhân dân trong quan hệ đối ngoại của Mỹ, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009. 2. Xem Lê Thanh Bình, ThS. Đoàn Văn Dũng: Giáo trình quan hệ công chúng chính phủ trong văn hóa đối ngoại, Sđd, tr.188-194. 38 SỨC MẠNH MỀM CỦA PHÁP - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Bảng 2: So sánh chi tiêu cho sức mạnh cứng và sức mạnh mềm1 Ngoại giao công chúng Quốc phòng Năm Mỹ 1,12 tỷ USD 347,9 tỷ USD 2002 Pháp 1,05 tỷ USD 33,6 tỷ USD 2001 Anh 1,00 tỷ USD 38,4 tỷ USD 2002 Đức 260 triệu USD 27,5 tỷ USD 2001 Nhật 251 triệu USD 40,3 tỷ USD 2001 Với Mỹ, ngoài sức mạnh thống trị về kinh tế và quân sự, sức mạnh văn hóa của quốc gia này cũng mang màu sắc “chủ nghĩa bá quyền” (imperialism). Người Mỹ đã không ngần ngại phát biểu rằng: “Vì những lợi ích chính trị và kinh tế mà Mỹ mong muốn nếu thế giới tiến tới việc nói một thứ ngôn ngữ chung đó là tiếng Anh, và nếu thế giới tiến tới các phương tiện viễn thông, nền an ninh hay những chuẩn mực về chất lượng chung thì đó phải theo kiểu Mỹ và nếu thế giới có sự kết nối qua truyền hình, đài phát thanh, âm nhạc, thì các chương trình đó phải là những giá trị hợp với người Mỹ”2. Sức mạnh văn hóa Mỹ thể hiện qua một mô hình phổ quát mang khuôn mẫu Mỹ, có thể phổ biến mạnh mẽ và hiệu quả ra toàn cầu. Đó là lối sống Mỹ, các giá trị Mỹ (dân chủ, nhân quyền, tự do ngôn luận,...), văn hóa đại chúng Mỹ (văn hóa “Pop Culture” với sự phổ biến rộng rãi của ____________ 1. Nye, Joseph S.: Soft Power: The Means to Success in World Politics, Sđd, tr. 124. 2. David Rothkopf: “In praise of Cultural Imperialism”, Foreign Policy, tr. 45-49. Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN SỬ DỤNG SỨC MẠNH MỀM... 39 âm nhạc, phim ảnh, truyền hình, internet,...), ngôn ngữ (tiếng Anh)1. Với sự mở rộng ảnh hưởng văn hóa của Mỹ, giáo sư người Anh Anthony Giddens gọi đó là sự “Mỹ hóa” (Americanization), chỉ sự thống trị về mọi mặt các giá trị, mô hình Mỹ trên bình diện toàn cầu2. Đi cùng mô hình Mỹ là sự hỗ trợ đắc lực của chủ nghĩa tự do hóa thương mại, định chế qua các tổ chức quốc tế mang đậm ảnh hưởng của Mỹ như World Bank, IMF hay WTO3. Sức mạnh “mềm” này gần như trở thành sân chơi thống trị Mỹ như khẳng định của Thomas Friedman trong Thế giới phẳng (2005): hoặc anh chấp nhận luật chơi (thời toàn cầu hóa) theo mô hình chúng tôi (Mỹ) hoặc đứng ngoài lề của sự phát triển4. Thế giới hậu Chiến tranh lạnh đi đến cái kết chung cuộc của lịch sử chính là mô hình theo khuôn mẫu Mỹ, các mô hình của các quốc gia khác không đóng vai trò gì đáng kể5. Các ý tưởng trên một lần nữa được cổ vũ hùng hồn bởi sức mạnh đầy thuyết phục của các con số doanh thu khổng lồ từ các sản phẩm văn hóa đại chúng Mỹ toàn cầu. Chủ nghĩa thực dụng dường như đang chứng tỏ sự thắng thế với biện ____________ 1. Xem Nguyễn Thái Yên Hương, Tạ Minh Tuấn: Các vấn đề nghiên cứu về Hoa Kỳ, Sđd, tr. 63-81, 90-102. 2. Xem Anthony Giddens: Runaway World: How Globalization is Reshaping Our Lives, Profile, London, 1999. 3. Xem Joseph Stiglizt: Globalization and Its Discontents, W.W. Norton & Company, New York, 2002. 4. Xem Thomas Friedman: The World is Flat, Farrar, Straus and Giroux, 1st edition, US, 2005. 5. Xem Francis Fukuyama: The End of History and the Last Man, Free Press, Reissue edition, US, 1992. 40 SỨC MẠNH MỀM CỦA PHÁP - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN giải nguyên nhân - hệ quả rằng: hiệu quả về kinh tế sẽ tác động lớn, hay thậm chí sẽ là yếu tố quyết định đến kết quả sức mạnh mềm. Hay nói một cách khác, sự thống trị về kinh tế sẽ dẫn đến sự thống trị về sức mạnh mềm. Tuy nhiên, sức mạnh mềm không thể và không chỉ được rút gọn thông qua các chỉ số kinh tế, qua doanh thu của các sản phẩm văn hóa đại chúng, mặc dù khó phủ nhận rằng kinh tế cũng có một sức thu hút rất lớn. Và càng không nên nhầm lẫn khi quan niệm rằng sức mạnh của ngành công nghiệp văn hóa đại diện cho toàn bộ câu chuyện về sức mạnh mềm1. Dĩ nhiên, sức mạnh mềm của Mỹ không chỉ gói gọn trong câu chuyện các sản phẩm công nghiệp văn hóa toàn cầu mà còn nằm trong các giá trị bền vững khác, như các tư tưởng dân chủ, tự do, nhân quyền,... Đây là những giá trị mà nhân dân và Chính phủ Mỹ đã xây dựng trong hàng trăm năm và được cộng đồng quốc tế chấp nhận. Tuy nhiên, sự phủ bóng toàn cầu quá lớn của siêu cường số 1 này trên nhiều bình diện (đặc biệt là dấu ấn mạnh mẽ của sức mạnh quân sự) đã tạo nên một sự tranh cãi và phản kháng lớn trên thế giới. Như vậy, thời toàn cầu hóa, thế giới chỉ có một mô hình chung cho “sự yêu thích” hay sẽ còn có những lựa chọn khả dĩ khác? Liệu khi sự thống trị về kinh tế gần như chi phối toàn bộ các mối quan hệ, thì những bản sắc khác biệt còn có thể có tiếng nói hay không? Đây là câu hỏi quan trọng đối ____________ 1. Nye, Joseph: “Think again: Soft Power”, Foreign Policy, http://foreignpolicy.com/2006/02/23/think-again-soft-power/, 2006, truy cập ngày 06-12-2014. Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN SỬ DỤNG SỨC MẠNH MỀM... 41 với các quốc gia - dân tộc về vấn đề chính trị bản sắc, một trong những vấn đề quan trọng của thế kỷ mới. Với Pháp, quốc gia này đưa ra sự lựa chọn thay thế khác. Sức mạnh mềm với Pháp không rút gọn, quy giản trong yếu tố kinh tế, không là sự áp đặt hay thống trị của một mô hình chung toàn cầu hay chịu sự chi phối quá nặng nề của thị trường tự do. Khái niệm sức mạnh mềm với Pháp không phải là một ý tưởng chung chung, mang tính “sáo rỗng” thường thấy trong các bài diễn văn chính trị, mà thể hiện cụ thể trong hành động. Hay nói cách khác, câu chuyện sức mạnh mềm của Pháp là câu chuyện của sự đấu tranh về chính trị bản sắc trước sự thống trị bá quyền toàn cầu. Pháp đã đưa ra khái niệm “Ngoại lệ văn hóa” (l'Exception Culturelle) vào năm 1993 trong bối cảnh đàm phán thương mại về Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT), nhằm đấu tranh bảo vệ sự đa dạng văn hóa của các nước trước sự xâm thực văn hóa toàn cầu (Cultural Emperialism) của các quốc gia phát triển. Đây là một cuộc đấu tranh cam go với hai luồng ý kiến trái chiều diễn ra trong buổi đầu của thời kỳ toàn cầu hóa, khi chủ nghĩa tự do hóa thương mại đang chiếm ưu thế. Một bên là Pháp cùng các nước EU cũng như các thành viên Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ cho rằng các giá trị khác biệt, cụ thể ở đây là văn hóa cùng với các sản phẩm phái sinh của nó, cần phải được bảo vệ trước chủ nghĩa tự do hóa thương mại. Trong khi đó, luồng ý kiến phản biện thứ hai đến từ Hoa Kỳ, Ôxtrâylia và Nhật Bản, xem quy luật tự do hóa thương mại là yếu tố mang tính quyết định, chi phối mọi mối quan hệ, ngay cả đối 42 SỨC MẠNH MỀM CỦA PHÁP - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN với văn hóa1. Cuối cùng, sau nhiều tranh cãi, chiến thắng đã thuộc về tiếng nói bảo vệ sự đa dạng. Vào tháng 10-2005, UNESCO thông qua Công ước về bảo vệ và thúc đẩy sự đa dạng của các biểu hiện văn hóa (tiếp theo sau Tuyên ngôn thế giới về đa dạng văn hóa) với 148/2 phiếu ủng hộ, bốn phiếu trắng, hai quốc gia phản đối là Mỹ và Ixraen. Từ khái niệm “Ngoại lệ văn hóa”, về sau phát triển thành khái niệm “Đa dạng văn hóa” (Diversité Culturelle) được UNESCO chấp nhận như một tôn chỉ hoạt động toàn cầu, Pháp đã chiến thắng cùng nhiều quốc gia chia sẻ lý tưởng về sự đa dạng các giá trị văn hóa, bảo đảm cho mọi nền văn hóa đều có cơ hội và khả năng thể hiện tiếng nói, vẻ đẹp của mình2. Như Tổng thống Pháp François Mitterrand đã khẳng định: “Sự sáng tạo về tinh thần không phải là hàng hóa, các dịch vụ văn hóa không chỉ là hàng hóa đơn thuần. Đó thực sự là một thách thức, là bản sắc của các quốc gia mà bản sắc thì không thể đem ra để đàm phán”3. Câu chuyện “Ngoại lệ văn hóa” đi xa hơn chính là quyền tự quyết quốc gia, cụ thể trong việc ban hành chính sách văn hóa, nhằm bảo đảm các sản phẩm văn hóa bản địa ____________ 1. Xem Học viện Ngoại giao: Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ và quan hệ với Việt Nam từ 1986 đến nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, tr. 62-66. 2. Bộ Ngoại giao, Vụ Văn hóa - UNESCO: “Đối thoại giữa các nền văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa và tác động tới quan hệ quốc tế”, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, Hà Nội, 2004. 3. Học viện Ngoại giao: Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ và quan hệ với Việt Nam từ 1986 đến nay, Sđd, tr. 62. Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN SỬ DỤNG SỨC MẠNH MỀM... 43 có khả năng hiện diện trên thị trường quốc tế trước sự cạnh tranh quá lớn của các tập đoàn công nghiệp văn hóa toàn cầu. Bảo vệ sự đa dạng văn hóa vừa là duy trì sự khác biệt, vừa là tiếng nói khẳng định quyền tự quyết quốc gia trong việc lựa chọn mô hình thích hợp với chính đất nước mình. Hay nói một cách khác, đây là sự chiến thắng của sức mạnh mềm trong sự đa dạng của các giá trị, vượt lên trên một mẫu hình bá quyền toàn cầu, bất chấp các áp lực về kinh tế. Với nước Pháp, không chỉ đấu tranh mạnh mẽ chống lại sự thống trị bá quyền toàn cầu, quốc gia này còn tích cực đề ra các giải pháp hướng đến các hợp tác từ nhiều phía nhằm tìm ra “sự chia sẻ chung”. Từ đây vị thế, vai trò và sức ảnh hưởng của Pháp sẽ được khẳng định như một quốc gia tiên phong. Điều này đã được Pháp ý thức rõ rệt kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khi Pháp là quốc gia tích cực thể hiện sự hiện diện quốc tế của mình bằng việc đưa ra những sáng kiến tái thiết, cụ thể là Cộng đồng châu Âu, với tinh thần hợp tác đa phương. Đồng thời Pháp cũng đưa ra những ý kiến như sự lựa chọn thứ ba trên trường quốc tế trước sự thống trị mang tính lưỡng cực của Mỹ và Liên Xô, về sau là xu hướng ly tâm quyền lực trong quan hệ quốc tế. Đặc biệt, Cộng đồng Pháp ngữ, được thành lập từ ý nguyện của chính các nước vốn là thuộc địa của Pháp, là một diễn đàn chính trị - ngoại giao - văn hóa đa phương, giúp Pháp cũng như nhiều thành viên tham gia phát huy mạnh mẽ tiếng nói của mình. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, Pháp phối hợp với các quốc gia thành viên EU cũng như các nước thuộc Cộng đồng Pháp ngữ tạo dấu ấn mạnh mẽ trong cuộc đấu tranh gìn giữ 44 SỨC MẠNH MỀM CỦA PHÁP - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN các giá trị về bản sắc văn hóa. Với Pháp, đó còn là một nghĩa vụ đóng góp vào sự phát triển chung toàn cầu. Về nguồn lực sức mạnh mềm của Pháp, có thể tìm thấy trong những giá trị phổ quát mà nước Pháp luôn tích cực ủng hộ, vị thế một đất nước quan trọng trong các thể chế quốc tế, trong sự đề cao tinh thần chủ nghĩa đa phương, sự năng động của đầu tàu kinh tế - chính trị - quân sự - ngoại giao tại khu vực châu Âu, trong việc tích cực tham gia giải quyết các vấn đề xung đột cũng như khó khăn của thế giới thông qua các hoạt động viện trợ nhân đạo, trong sự đồng hành và lãnh đạo Cộng đồng Pháp ngữ, và đặc biệt là trong niềm tự hào lớn nhất của nước Pháp: nền văn hóa, tri thức, khoa học kỹ thuật rực rỡ cùng ngôn ngữ Pháp được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới. Đây chính là những nguồn lực có giá trị giúp hình thành nên sức mạnh mềm của Pháp. Việc xây dựng và triển khai sức mạnh mềm có tầm quan trọng vô cùng lớn trong chính sách đối ngoại của Pháp, và đây đã là một truyền thống có từ lâu đời. Không hùng cường bằng Mỹ về kinh tế và quân sự, nhưng Pháp là quốc gia có mức đầu tư cho ngoại giao công chúng gần như ngang bằng với Mỹ và Anh (tham khảo Bảng 2). Ngày nay, ngoài sự kế thừa những yếu tố có giá trị lịch sử và truyền thống, chính sách đối ngoại Pháp cũng hướng đến những giá trị phù hợp với thời đại và bối cảnh quốc tế mới, là xu thế hội nhập và hòa bình. Pháp luôn đề cao tinh thần hợp tác đa phương quốc tế và thông qua hợp tác để tạo ra các liên minh mà ở đó lợi ích quốc gia cũng như lợi ích của các đối tác được bảo đảm cao Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN SỬ DỤNG SỨC MẠNH MỀM... 45 nhất theo nguyên tắc đôi bên cùng thắng1. Trong các mối quan hệ và trong chính sách đối ngoại của mình, Pháp luôn khéo léo để bảo đảm tối đa hóa lợi ích quốc gia cũng như cảm tình của cộng đồng quốc tế. Các hình thức ngoại giao chính yếu được Pháp sử dụng có thể kể đến như: ngoại giao văn hóa - khoa học kỹ thuật, ngoại giao giáo dục, ngoại giao kinh tế, ngoại giao viện trợ phát triển, và ngoại giao các giá trị (qua việc đề cao những giá trị phổ quát nhân loại)2. Những khu vực mang đậm dấu ấn ảnh hưởng của Pháp chính là Liên minh châu Âu và Cộng đồng Pháp ngữ. Với Pháp, sức mạnh mềm hay sức mạnh ảnh hưởng của một quốc gia có thể được nhân lên nhiều hơn khi họ biết hướng tới những giá trị cao cả hơn bên ngoài biên giới đất nước, hướng đến hòa bình và an ninh quốc tế. Sức mạnh mềm đối với đất nước hình lục lăng không là sự áp đặt, mà là sự chia sẻ các giá trị trên tinh thần hợp tác tự nguyện, bình đẳng, tôn trọng, ủng hộ lẫn nhau giữa các quốc gia, cộng đồng, dân tộc, đúng theo tinh thần “Tự do, Bình đẳng, Bác ái” của nền Cộng hòa. Những thành quả mà Pháp có được là quá trình lan tỏa tự nhiên các giá trị được cộng đồng quốc tế chấp nhận. Pháp luôn đề cao tính chất “cộng sinh” giữa các quốc gia, là sự phối hợp ____________ 1. Xem Elisabeth Lau: L’état de France, La Descouverte, Paris, 2010, tr.243-251. 2. Laurent Fabius: “La France, une “puissance d’influence” - Discours du ministre des Affaires étrangères à l’École Normale supérieure, Paris”, http://www.diplomatie.gouv.fr/fr/le-ministre-les secretaires-d-etat/anciens-ministres/laurent-fabius/discours/article/la france-une-puissance-d, 2013, truy cập ngày 26-7-2015. 46 SỨC MẠNH MỀM CỦA PHÁP - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN nhịp nhàng giữa “cho” và “nhận”, từ đó làm giàu cho nền văn hóa của Pháp cũng như các quốc gia cùng tham gia1. Như vậy, với trường hợp của Pháp, bản chất của sức mạnh mềm mang đúng những giá trị “mềm”, tức là thông qua sự hợp tác mang lại lợi ích chung cho tất cả các bên tham gia, không đặt vấn đề điều kiện. Các giá trị là sự tự nguyện lựa chọn giữa các bên, trong đó Pháp đóng vai trò như chủ thể khởi xướng, phát kiến những ý tưởng và tích cực cùng các đối tác tham gia xây dựng. Một ví dụ cụ thể là Cộng đồng Pháp ngữ, ra đời dựa trên mong muốn tự nguyện của các nước châu Phi, nhằm tập hợp Pháp và các quốc gia châu Phi, Ai Cập, Trung Đông, Đông Nam Á, châu Đại Dương, Bắc Mỹ và Caribê, hình thành nên một diễn đàn văn hóa - chính trị quốc tế đa phương. Hay như trong các hoạt động viện trợ, hỗ trợ nhân đạo, phát triển bền vững cho các quốc gia đang phát triển, Pháp luôn là một trong những quốc gia đi đầu. Cái đích cuối cùng mà sức mạnh mềm Pháp hướng tới chính là những giá trị mà xã hội Pháp và nền cộng hòa đề cao, đó là “Tự do, Bình đẳng, Bác ái”. Điều này thể hiện không chỉ trong các chính sách đối ngoại, ở những khu vực có sự hiện diện mạnh mẽ của Pháp như Liên minh châu Âu hay Cộng đồng Pháp ngữ, mà còn đúng ngay trong lòng xã hội Pháp, với các chính sách phúc lợi xã hội hướng đến ____________ 1. Xem Senghor Léopold Sédar: Đối thoại giữa các nền văn hóa, Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2007, tr. 174-189. Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN SỬ DỤNG SỨC MẠNH MỀM... 47 những lợi ích, còn sự hạnh phúc, bình đẳng cho mọi công dân sinh sống tại Pháp1. Mô hình chính trị - xã hội phúc lợi mà nước Pháp đang xây dựng kỳ thực thoát thai từ Cuộc cách mạng tư sản Pháp năm 1789, cách đây hơn 200 năm, với những giá trị về nhân quyền và dân quyền, vì một xã hội công bằng, bình đẳng cho mọi người, ngày nay được chấp nhận như những giá trị phổ quát của nhân loại. Mô hình của Pháp cũng là mẫu hình nhà nước phúc lợi mà các quốc gia Bắc Âu như: Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch,... đang tích cực học hỏi, xây dựng và đã có những thành công. Mặc cho những khó khăn khách quan trong lòng xã hội hiện đại Pháp, như các xung đột hay sự trì trệ về kinh tế, thì mẫu hình nhà nước phúc lợi Pháp vẫn giữ những giá trị ưu việt của nó và đang trên đường dần hoàn thiện cấu trúc nhằm thích ứng với bối cảnh mới. Sức mạnh mềm Pháp đầu tiên sẽ bắt nguồn từ chính các giá trị nội tại sau đó lan toả ra bên ngoài như một hình thức “hữu xạ tự nhiên hương”. Sự “hữu xạ” này đã được minh chứng rõ khi ngày nay Pháp là quốc gia có vị thế, tiếng nói trên trường quốc tế. Các mô hình nhà nước - chính trị - luật pháp của Pháp được nhiều quốc gia học hỏi xây dựng theo. Pháp là đất nước thu hút lượng du khách nhiều nhất trên thế giới và nằm trong số ba quốc gia dẫn đầu về lượng du học sinh quốc tế đến sinh sống và ____________ 1. Xem Elisabeth Lau: L’état de France, Sđd, tr. 18. 48 SỨC MẠNH MỀM CỦA PHÁP - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN học tập1. Từ trường hợp thành công của Pháp, đã có không ít quốc gia học hỏi và tạo ra được những ảnh hưởng tích cực trên trường quốc tế. Ví dụ, Nhật Bản đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm từ Pháp trong việc triển khai ngoại giao văn hóa, từ đây tạo được sức hút lớn với trào lưu Cool Japan2. Các mô hình văn hóa giáo dục lớn trên thế giới như: Viện Goethe của Đức, British Council của Anh hay gần đây là mô hình Viện Khổng Tử của Trung Quốc, nhằm quảng bá văn hóa, ngôn ngữ quốc gia ra toàn thế giới, là những mô hình học hỏi theo thành công của Alliance Française mà Pháp đã sáng lập ra từ cách đây trên 100 năm (1883)3. Hay mô hình Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ cũng là hình mẫu cho các cộng đồng ngôn ngữ khác như: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Nga,... học hỏi4. Có thể nói, trước hết, việc sử dụng sức mạnh mềm với Pháp đã là truyền thống lâu đời với bề dày lịch sử sử dụng ____________ 1. Phap.fr: Bảng xếp hạng các trường quản trị kinh doanh uy tín nhất thế giới năm 2016 - Quán quân thuộc về Pháp, http://www.phap.fr/ giao-duc/2016/03/18/bang-xep-hang-cac-truong-quan-tri-kinh-doanh uy-tin-nhat-the-gioi/, 2016, truy cập ngày 12-4-2016. 2. Bertrand Fort: “The Realms of Power in Cultural Diplomacy from France’s Perspective”, Institute francais in Japan, institutfrancais.jp/ wp.../201403JapanSpotlight_BertrandFort.pdf, 2014, truy cập ngày 20-4-2016. 3. Xem Nye, Joseph S.: Soft Power: The Means to Success in World Politics, Sđd, tr. 100. 4. Xem Học viện Ngoại giao: Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ và quan hệ với Việt Nam từ 1986 đến nay, Sđd, tr. 61. Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN SỬ DỤNG SỨC MẠNH MỀM... 49 hệ thống ngoại giao văn hóa phong phú, bài bản ra toàn thế giới. Thứ hai, trong thời đại toàn cầu hóa, sức mạnh mềm được Pháp gọi là “sức mạnh ảnh hưởng”, hướng đến lan tỏa và cộng hưởng giá trị, từ đó nâng cao vai trò và vị thế của quốc gia. Nếu như trong lịch sử, từ giai đoạn phong kiến đến đỉnh cao là giai đoạn đế quốc thuộc địa, sức mạnh hoàng kim của Pháp là sự kết hợp cả sức mạnh quân sự lẫn văn hóa, thì ở thời kỳ toàn cầu hóa, Pháp chú trọng lan tỏa các giá trị. Điều này thể hiện qua các cơ chế hợp tác đa phương, các tổ chức quốc tế, các khu vực ủng hộ quan điểm, tiếng nói của Pháp như Liên minh châu Âu và Cộng đồng Pháp ngữ. Sự lan tỏa này không chỉ thông qua các ý tưởng phát kiến mới mẻ, mà còn thể hiện qua sự tham gia tích cực vào các hoạt động quốc tế vì hòa bình và bảo đảm an ninh chung toàn cầu, cũng như tại những khu vực Pháp có sự gắn kết lịch sử đặc biệt. Thứ ba, sử dụng sức mạnh mềm luôn nằm trong trung tâm chính sách đối ngoại của Pháp, liên tục từ xưa đến nay, thể hiện mạnh mẽ thông qua ngoại giao văn hóa và giáo dục. Thứ tư, sự hiện diện của Pháp trên trường quốc tế cũng đồng thời phản ánh các giá trị nội tại của nền chính trị - xã hội Pháp. Chính từ những yếu tố nêu trên, Pháp gọi “sức mạnh mềm” là “sức mạnh ảnh hưởng”, nhằm thể hiện ưu thế nổi bật của sức mạnh mềm trong bức tranh toàn cảnh sức mạnh tổng hợp của mình. Như vậy, sức mạnh mềm theo cách nhìn nhận của Pháp, đất nước của những nhà hiền triết và nghệ sĩ như: Descartes, Voltaire, Rousseau, Molière, Victor Hugo,... chính là thực hiện những chiến lược tạo sự ảnh hưởng tích cực và bền vững nhằm làm lan tỏa các giá trị, tinh thần Pháp ra thế giới, trong sự cộng 50 SỨC MẠNH MỀM CỦA PHÁP - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN hưởng giá trị nhân loại nhằm đi đến việc tìm ra tiếng nói chung trong đối thoại giữa các quốc gia, giữa các nền văn hóa khác nhau, từ đó nâng cao vị thế và vai trò ảnh hưởng của Pháp trên trường quốc tế. 2. Thực tiễn sử dụng sức mạnh mềm của Pháp trong lịch sử Sức mạnh mềm của Pháp trong lịch sử là một trường hợp đặc biệt mà những nhà nghiên cứu về sức mạnh mềm không thể bỏ qua. Qua việc phục dựng lại bức tranh lịch sử sử dụng sức mạnh mềm của Pháp, chúng ta có thể thấy, sức mạnh mềm với Pháp là một sự kế thừa, nối tiếp, phát huy hiệu quả những giá trị quá khứ thành một nguồn lực đặc biệt thu hút thế giới. a) Sức mạnh mềm Pháp thời kỳ quân chủ phong kiến Thời kỳ lịch sử đầu tiên của sức mạnh mềm Pháp bắt đầu cách đây bốn thế kỷ, được ghi dấu ấn bởi sự phát triển rực rỡ của nền văn hóa quốc gia dưới triều đại của vị vua nổi tiếng, Louis XIV, hay còn gọi là Hoàng đế Mặt trời (1638-1715). Vua Louis XIV đã làm được điều mà Machiavelli - đã viết trong tác phẩm The Prince về một vị quân vương: “muốn đạt được quyền lực, hãy làm cho dân chúng vừa kính sợ và vừa yêu thích”1. Ông bắt đầu bằng hành động chinh phục quân sự - dưới chiêu bài tôn giáo, đánh bại Tây Ban Nha, đối thủ lớn nhất của Pháp thời bấy giờ. Sau đó, ông đi bước chiến lược tiếp theo, chinh phục châu Âu bằng văn hóa và ngôn ngữ. Từ đây, ông đã ____________ 1. Xem Niccolò Machiavelli: Quân vương, Nxb. Tri thức, Hà Nội, 2012. Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN SỬ DỤNG SỨC MẠNH MỀM... 51 làm cho sức mạnh mềm Pháp thời kỳ này có tầm ảnh hưởng lớn, gần như thống trị khi là trung tâm văn hóa - chính trị của toàn châu Âu. Bản thân vua Louis XIV là một vị vua yêu nghệ thuật. Trong nước, ông ban hành nhiều chính sách bảo trợ cho các nghệ sĩ và hoạt động nghệ thuật, quảng bá văn hóa Pháp thông qua giao lưu với các vua chúa, quý tộc triều đình châu Âu. Nước Pháp thời kỳ này cũng xuất hiện nhiều nhân tài kiệt xuất, là những nghệ sĩ phục vụ trong triều đình hay xuất thân từ giới quý tộc với nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như: trong hội họa có Simon Vouet, Nicolas Poussin, Claude Lorrain, Georges de la Tour,...; trong điêu khắc có François Anguier, Pierre Puget; trong kiến trúc có Jacques Lemercier, François Mansart,... Viện Hàn lâm hội họa và điêu khắc Hoàng gia (L’Academie royale de peinture et de scupture) được thành lập vào năm 1648, là một trung tâm sáng tạo nghệ thuật của triều đình, nâng vị thế của nghệ sĩ lên ngang hàng văn sĩ hay những nhà nghiên cứu khoa học. Nếu như trước đó, nghệ thuật Italia là trào lưu chính, thì đến thế kỷ XVII, nghệ thuật Pháp trở thành trào lưu thống trị toàn châu Âu. Từ nửa sau thế kỷ XVII đến tận giữa thế kỷ XX, Paris thay thế Roma, là thủ đô nghệ thuật toàn châu Âu. Nghệ thuật Pháp trở thành chuẩn mực và tiếng Pháp là ngôn ngữ phổ cập trong ngoại giao, xã hội và văn học, đặc biệt được sử dụng rộng rãi trong tầng lớp quý tộc tại châu Âu thời bấy giờ1. Văn chương Pháp trong suốt thế kỷ XVII ____________ 1. Xem Philippe Lane: French Scientific and Cultural Diplomacy, Sđd, tr. 7-9. 52 SỨC MẠNH MỀM CỦA PHÁP - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN cũng có sức sống mãnh liệt và tầm ảnh hưởng lớn. Kịch nghệ Pháp thời kỳ Phục hưng vẫn phát triển manh mún, nhưng đến thế kỷ XVII đã phát triển rực rỡ với những vở bi kịch của Pierre Corneille và Racine, hay những vở hài kịch của Molière. Sự ra đời của Trung tâm kịch nghệ Pháp (la Comedie Franҫaise) đánh dấu kịch nghệ Pháp được xem như chuẩn mực cho kịch nghệ toàn châu Âu. Về tư tưởng, không thể không nhắc đến ảnh hưởng của các triết gia như: Blaise Pascal, Marin Mersenne, Pierre Gassendi, Pierre Bayle, đặc biệt là René Descartes, người đã định hình nên dòng tư tưởng lý tính châu Âu về sau. Đánh giá về sức mạnh ảnh hưởng của Pháp trong thế kỷ XVII, sử gia người Mỹ Will Durant đã nhận định trong bộ sử kinh điển The Story of Civilization VIII (Câu chuyện văn minh - cuốn 8) như sau: “Vì sao mà từ năm 1643, nước Pháp lại có một ưu thế gần như mê hoặc trên khắp Tây Âu: trong lĩnh vực chính trị cho đến năm 1763, trong lĩnh vực ngôn ngữ, văn học và nghệ thuật cho đến tận năm 1815? Kể từ thời của Augustus, chẳng có một nền quân chủ nào được tô điểm bởi nhiều tác giả, họa sĩ, điêu khắc gia và kiến trúc sư vĩ đại, hay được ngợi ca và noi theo rộng khắp về phong tục, thời trang, tư tưởng và nghệ thuật như triều đại Louis XIV từ năm 1643 đến 1715. Các ngoại kiều đến Paris như đến một trường học hoàn hảo của mọi sự duyên dáng về thể chất lẫn tâm hồn. Hàng nghìn người Italia, Đức, và cả người Anh ưa thích Paris hơn quê hương họ”1. ____________ 1. Will Durant, Ariel Durant: The Story of Civilization VIII - The Age of Louis XIV, Simon & Schuster, New York, 1980, tr. 3. Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN SỬ DỤNG SỨC MẠNH MỀM... 53 Sau khi vua Louis XIV mất, các vị vua kế tục không có nhiều tham vọng. Nước Pháp đã bị quân đội của vua Friedrich II nước Phổ đánh bại tại trận Rossbach (1757) và sau đó đại bại trước Anh trong cuộc chiến Bảy năm (1756- 1763), để rồi mất hết thuộc địa Bắc Mỹ vào tay Anh. Sức mạnh quân sự của Pháp dần suy giảm. Thế nhưng, sức ảnh hưởng từ văn hóa, từ các giá trị nhân văn của họ vẫn tồn tại vào thời kỳ Khai sáng từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII1. Trong thời kỳ Khai sáng, văn hóa châu Âu đã có những bước phát triển rực rỡ. Hàng loạt triết gia, nhà tư tưởng lỗi lạc đồng thời xuất hiện, tạo nên một trào lưu mạnh mẽ, chuyển biến tâm thức nhân loại, đưa lịch sử loài người sang một thời kỳ mới của sự tiến bộ. Trong bối cảnh phong trào Khai sáng diễn ra vô cùng mạnh mẽ, nước Pháp được xem là một trung tâm của phong trào với sự tham gia của nhiều nhân sĩ, trí thức, bên cạnh sự phổ biến của tiếng Pháp như một ngôn ngữ chính để truyền đạt các ý tưởng cách tân đương thời. Nhiều nhân vật lỗi lạc của Pháp đã để lại ảnh hưởng to lớn như Denis Diderot (1713-1784) với Encyclopédie (Bách khoa toàn thư), Montesquieu (1689-1755),với L´Esprit des lois (Tinh thần pháp luật) giới thiệu mô hình nhà nước pháp quyền mà cho tới nay vẫn được áp dụng tại rất nhiều quốc gia trên thế giới; Jean-Jacques Rousseau (1712-1778), một trong những nhà nhân quyền đầu tiên với nhiều tác phẩm bất hủ; Voltaire (1694-1778), người được Đại thi hào Đức Johann Wolfgang von Goethe ví như “nhà văn xuất sắc nhất mọi thời đại”, và ____________ 1. Xem Edward McNall Burns: Văn minh phương Tây: Lịch sử và Văn hóa, Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2008. 54 SỨC MẠNH MỀM CỦA PHÁP - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN sau khi ông mất, nước Pháp đã khắc lên bia mộ ông những dòng cảm kích sau: “Người đã trao tặng cho tinh thần nhân loại sức mạnh xung kích mãnh liệt, người đã chuẩn bị cho chúng ta thực hiện tự do”1. Có một điều đặc biệt là những nhà văn hóa lỗi lạc của Pháp cũng đồng thời là những sứ giả văn hóa có nhiều ảnh hưởng tại các quốc gia châu Âu2. Diderot rất thân cận với Nữ hoàng Catherine II của Nga; Voltaire có tầm ảnh hưởng lớn tại triều đình nước Phổ, đặc biệt với Frederic Đại Đế; Jean-Jacques Rousseau từng giữ vị trí thư ký cho Đại sứ Pháp tại Venice năm 1743-1744;... Có thể đúc kết tinh thần chủ đạo của phong trào Khai sáng ở Pháp trong ba từ: “Lý trí”, “Tự do” và “Tiến bộ”. Đây là nền tảng khởi nguyên hai cuộc cách mạng vĩ đại là Cách mạng Mỹ (1776) và Cách mạng Pháp (1789), cùng hai bản tuyên ngôn bất hủ là Tuyên ngôn độc lập Mỹ (Declaration of Independence) và Tuyên ngôn về Nhân quyền và Dân quyền Pháp (Déclaration des droits de l'Homme et du citoyen)3. Cho đến ngày nay, hai bản tuyên ngôn với những giá trị phổ quát vẫn là nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho nhiều quốc gia - dân tộc trên thế giới, trong đó có Việt Nam4. ____________ 1. Will and Ariel Durant: Story of Civilization Vol.11: Rousseau and Revolution, The Easton Press City, Norwalk, Connecticut, 1967. 2. Xem Philippe Lane: French Scientific and Cultural Diplomacy, Sđd, tr.9. 3. Xem Bùi Văn Nam Sơn: Trò chuyện triết học, Nxb. Tri thức, Hà Nội, 2010. 4. Đỗ Mạnh Hùng: “Ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng Ánh sáng Pháp đối với Phan Bội Châu”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 5 (128), Hà Nội, 2011, tr. 67-74. Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN SỬ DỤNG SỨC MẠNH MỀM... 55 b. Sức mạnh mềm Pháp thời kỳ Đế chế thứ nhất Sức mạnh mềm Pháp thời kỳ này được ghi dấu bởi sức mạnh từ các giá trị chính trị và sức mê hoặc của Hoàng đế Napoléon. Cuối thế kỷ XVIII, nước Pháp trải qua cuộc cách mạng lớn làm rung chuyển toàn bộ cấu trúc xã hội phong kiến. Đầu thế kỷ XIX, nước Pháp xuất hiện một nhân vật quyền lực tạo nên sự ảnh hưởng lan rộng toàn châu Âu, đó là Napoléon Bonaparte (1769-1821). Ông đã mở rộng tầm ảnh hưởng của Pháp đến những vùng đất mới như Tân lục địa châu Mỹ cũng như tại nhiều nước châu Á lẫn châu Phi. Napoléon là một nhân vật lịch sử có sức mê hoặc lớn mà theo Bách khoa toàn thư Britannica (Volume XVI, 10a), đến giữa thế kỷ XX, các tài liệu về ông lên đến hơn 100.000 bản. Sau khi lên ngôi Hoàng đế, Napoléon thực hiện công cuộc chinh phạt châu Âu, phục hưng lại vị thế nước Pháp. Ông là vị hoàng đế quyền uy nhất từng xuất hiện trong lịch sử nước Pháp, được ngưỡng mộ không chỉ bởi tài năng quân sự mà còn bởi tài thao lược và trí tuệ hơn người. Ở ông hiện diện sự sung mãn của sức mạnh quân sự khiến châu Âu nể phục với hàng loạt cuộc chiến đối đầu với nhiều liên minh. Qua các cuộc chiến, Napoléon đã thiết lập quyền bá chủ của Pháp trên phần lớn lục địa châu Âu cho đến trận chiến lịch sử cuối cùng tại Waterloo1. Không chỉ chinh phục bằng sức mạnh quân đội, Napoléon còn thu phục châu Âu bằng những ảnh hưởng đến từ các giá trị của một đế quốc hùng ____________ 1. Xem Geoffrey Ellis: Napoléon - Hồ sơ quyền lực, Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2014. 56 SỨC MẠNH MỀM CỦA PHÁP - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN cường. Qua các cuộc chinh chiến, Napoléon nhiệt thành truyền bá lý tưởng của Cách mạng Pháp với những giá trị tư tưởng nhân văn đương thời. Vì lẽ đó, đội quân Napoléon khi đến một số quốc gia thậm chí được đón chào như những nhà cách tân bởi những lý tưởng họ mang lại. Ngoài ra, Napoléon còn chủ trương hướng đến việc giải phóng tôn giáo, một trong những vấn đề được xem là xung đột lớn nhất trong nhiều thế kỷ tại châu Âu. Ông ban hành các đạo luật chỉnh đốn tín ngưỡng và hoạt động tôn giáo tại Pháp. Ông đã giải phóng những người Do Thái, người Tin Lành cũng như những người Công giáo khỏi các đạo luật bó buộc trong sự phân biệt đối xử, đàn áp. Với các chính sách cấp tiến, nước Pháp thời đó được xem như một miền đất hứa của tự do tôn giáo. Napoléon cũng đã tiến hành hàng loạt cải cách, ban hành nhiều đạo luật về thuế, về giáo dục, xây dựng hệ thống đường sá và cống thoát nước. Ông cũng chủ trương phát triển khoa học và là Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Pháp. Năm 1802, ông lập nên Huân chương Bắc đẩu Bội tinh (Légion d'honneur), là huân chương danh dự cao nhất tại Pháp dành cho những cá nhân có thành tích về quân sự và dân sự. Một di sản ông để lại trong hệ thống pháp luật Pháp là Bộ luật Napoléon, hay còn gọi là Bộ luật Dân sự (Code Civil). Bộ luật Napoléon ra đời là một cuộc cải cách pháp luật lớn, về sau có ảnh hưởng đến nhiều bộ luật dân sự trên toàn thế giới. Bộ luật đã được nhiều nước châu Âu tiếp nhận. Ngày nay, một phần tư hệ thống luật thế giới tại nhiều Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN SỬ DỤNG SỨC MẠNH MỀM... 57 nước châu Âu, châu Mỹ và châu Phi vẫn đang áp dụng hệ thống luật học hỏi từ hệ thống luật của Napoléon. Vào thời cực thịnh, Đế quốc Pháp có tất cả 130 tỉnh, trải dài trên nhiều vùng đất châu Âu với dân số trên 44 triệu dân, đồng thời có quân đội trú đóng tại nhiều nước như: Italia, Đức, Tây Ban Nha, Ba Lan1. Về bản chất, những cuộc xâm lăng của Napoléon chính là sự bành trướng bá quyền. Thế nhưng sự chinh phạt và thống trị này đã để lại nhiều di sản cho bản thân nước Pháp cũng như cho châu Âu. Về sau, khi Napoléon bại trận và mất, thời đại thống trị của ông trở thành một nỗi luyến tiếc lớn cho toàn thể dân tộc Pháp, bởi chưa bao giờ trong lịch sử nước Pháp lại có một vĩ nhân với vị thế lừng lẫy như vậy. Ngày nay, Napoléon được nhìn nhận không chỉ là một thiên tài kiệt xuất, niềm tự hào của riêng nước Pháp, mà còn của cả châu Âu. c) Sức mạnh mềm Pháp thời kỳ mở rộng ảnh hưởng ra toàn thế giới từ giữa thế kỷ XIX Sức mạnh mềm Pháp thời kỳ này được đánh dấu bởi chính sách đối ngoại văn hóa mang tên “Khai hóa văn minh”, mặc dù đây là một cuộc tranh cãi lớn bởi cả những thành tựu cùng hệ quả mà nó để lại. Sau khi triều đại Napoléon Đệ Nhất kết thúc, nước Pháp bước vào những cuộc viễn chinh tranh giành thuộc địa khắp toàn cầu với sự bành trướng của chủ nghĩa thực dân. Chủ nghĩa thực dân hình thành từ thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XX, khi người châu Âu tiến hành xây dựng các ____________ 1. Xem Will Durant, Ariel Durant: The Story of Civilization Vol.11: The Age of Napoleon, Simon & Schuster, New York, 1975. 58 SỨC MẠNH MỀM CỦA PHÁP - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN thuộc địa của mình tại các lục địa khác. Chủ nghĩa thực dân đưa ra các chính sách tạo dựng và duy trì quyền lực của một lãnh thổ này lên lãnh thổ khác trong mối quan hệ mẫu quốc - thuộc địa1. Từ đây, chủ nghĩa thực dân áp đặt các mẫu hình chính quyền, kinh tế, cấu trúc xã hội vào các quốc gia thuộc địa theo ý muốn của các quốc gia cai trị. Từ sự cai trị có tính chất ép buộc, chủ nghĩa thực dân hướng đến việc thu lợi kinh tế từ nguồn tài nguyên khoáng sản tại thuộc địa, mở rộng quyền lực mẫu quốc trong sự cạnh tranh giữa các đế quốc, cải đạo người dân bản địa theo tôn giáo chính của mẫu quốc. Đây là một tiến trình dài tạo ra nhiều chuyển biến về hình thái, cấu trúc xã hội tại những quốc gia thuộc địa2. Bắt đầu từ năm 1830, nước Pháp bắt đầu Đế chế thứ hai với việc xâm chiếm Angiêri, từ đó mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược ra toàn Bắc Phi. Đầu tháng 9-1858, quân viễn chinh Pháp liên quân với Tây Ban Nha nổ súng tấn công cảng Đà Nẵng, chính thức mở màn cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, bắt đầu thời kỳ thuộc địa tại nước ta với Hiệp ước Patenôtre hay còn gọi là Hiệp ước Giáp Thân 1884 (ký ngày 6-6-1884). Tại Bắc Phi, Pháp thiết lập chế độ bảo hộ ở Tuynidi năm 1881. Cuối thế kỷ XIX, Pháp hiện diện trên toàn khu vực Bắc, Tây và Trung Phi (bao gồm các nước có tên ____________ 1. Margaret Kohn: "Colonialism", Stanford Encyclopedia of Philosophy of Stanford University, https://plato.stanford.edu/entries/ colonialism/, 2006, truy cập ngày 15-3-2015. 2. Xem Ania Loomba: Colonialism/Postcolonialism, Routledge, New York, 1998, tr. 1-3. Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN SỬ DỤNG SỨC MẠNH MỀM... 59 ngày nay như: Môritani, Xênêgan, Ghinê, Mali, Bờ biển Ngà, Bênanh, Nigiê, Sát, Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa Cônggô). Thời kỳ đỉnh điểm ở những năm đầu thế kỷ XX, diện tích thuộc địa của Pháp chỉ đứng sau đế quốc Anh (chiếm khoảng 8,7% diện tích lục địa trên toàn thế giới). Với diện tích thuộc địa rộng lớn như vậy, Pháp xác lập vị thế là một đế quốc thuộc địa của thế giới. Bên cạnh việc mở rộng quyền lực cùng chính sách tận thu triệt để nguồn tài nguyên, lao động tại các quốc gia thuộc địa sở tại, nước Pháp cũng đã có những công trình đóng góp lớn về phát triển kinh tế, xã hội cũng như giáo dục. Đây có thể được xem là những ưu điểm mà về sau trở thành những di sản văn hóa - lịch sử mà Pháp để lại tại các quốc gia thuộc địa của mình. Ví dụ tại Đông Dương, Pháp xây dựng hệ thống đường sắt xuyên Đông Dương (Chemin de fer Transindochinois) nối liền Hà Nội với Sài Gòn, hoàn thành năm 1936 với chiều dài 1.714 km. Ngày nay, tuyến đường sắt này vẫn là tuyến đường huyết mạch nối liền hai miền Bắc - Nam của Việt Nam. Ngoài ra, tại Đông Dương, Pháp cũng phát triển hệ thống đô thị với rất nhiều công trình xây dựng như: đường giao thông, hệ thống công sở, bệnh viện, trường học, khu trung tâm giải trí, nhà hát, chợ,... với quy hoạch hiện đại và giàu tính thẩm mỹ. Một đặc điểm nổi bật của chính sách sử dụng sức mạnh mềm Pháp trong quá trình khai thác, bóc lột thuộc địa là sứ mệnh khai hóa. Đây là một nguyên tắc được các nước châu Âu xem như nhiệm vụ hàng đầu nhằm đưa nền văn minh tiến bộ phương Tây khai sáng cho các quốc gia - dân tộc 60 SỨC MẠNH MỀM CỦA PHÁP - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN khác. Dĩ nhiên, ý niệm “khai hóa” đã hàm chứa sự bất bình đẳng giữa các dân tộc, nhưng nếu nhìn nhận ở mặt tích cực, thì đó chính là sự giao lưu - trao đổi văn hóa có tính chất hệ thống. Như một đồng tiền luôn có hai mặt, tiến trình khai hóa có cả mặt tiêu cực lẫn tích cực. Tuy không đánh giá cao nền văn hóa bản địa, nhưng tiến trình này mang lại cho các quốc gia thuộc địa cơ hội tiếp cận với khoa học kỹ thuật tiên tiến, từ đó có những bước tiến phát triển vượt bậc. Thông qua quá trình khai phá thuộc địa và chính sách khai hóa, có thể nói, lịch sử đã mang lại cho những nền văn hóa nhiều cơ hội va chạm, cọ xát, từ đó tạo ra sự phát triển đa dạng cả về lượng và chất. Và có thể nhận định, ngay tại các quốc gia thuộc địa, trải qua quá trình phát triển hàng trăm, hàng ngàn năm mang nặng tính truyền thống, chưa bao giờ các quốc gia này có thể chứng kiến một cuộc “lột xác”, thay đổi ngạc nhiên đến như vậy. Đây chính là ý nghĩa tích cực mà quá trình khai hóa mang lại. Pháp cũng nỗ lực cải tổ hệ thống giáo dục tại các nước thuộc địa, thể hiện qua các cơ sở nghiên cứu, giáo dục, đào tạo mà Pháp xây dựng1. Tại Đông Dương, nhiều cơ sở khoa học được Chính phủ bảo hộ thành lập như Viện Pasteur (Institut Pasteur) tại Sài Gòn (1890) và Nha Trang (1895), Nha Địa chất (Service géologique, 1918), Viện Canh nông thuộc địa (Institut agronomie coloniale, 1918), Viện Hải dương học (Institut océanographique, 1922). Với Viện Pasteur, không ____________ 1. Xem Lê Nguyễn: Xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc - Nhân vật và sự kiện lịch sử, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội, 2016. Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN SỬ DỤNG SỨC MẠNH MỀM... 61 thể không nhắc đến đóng góp của bác sĩ Alexandre Yersin, người đã sống tại Nha Trang và dành cả đời nghiên cứu những thí nghiệm khoa học, trong đó có việc điều chế thành công vắcxin phòng ngừa bệnh dịch hạch. Ngoài ra, nhiều bảo tàng lớn của Việt Nam cũng được thành lập ở thời kỳ này để lưu giữ các di vật văn hóa, như Viện Bảo tàng Albert Sarraut ở Nam Vang (1920), Viện Bảo tàng Khải Định ở Huế (1923), Viện Bảo tàng Louis Finot ở Hà Nội (1926), Viện Bảo tàng Blanchard de la Brosse ở Sài Gòn (1927). Không chỉ tại Đông Dương, từ năm 1980, Chính phủ Pháp cũng mở nhiều bảo tàng để cất giữ và bảo quản nhiều cổ vật quý thu thập được từ các nước thuộc địa, như Bảo tàng Quai Branly và Trung tâm quốc gia về lịch sử và di dân (ở Paris); Trung tâm văn hóa Tjibaou (ở Nouvelle Calédonie); Trung tâm Văn minh (ở Réunion),... Với người Pháp, trong tiến trình khai hóa, bên cạnh việc phổ biến những giá trị phương Tây thì việc gìn giữ những giá trị bản địa cũng có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Theo họ, không nhất thiết phải “tẩy não”, hủy hoại tâm hồn, tư tưởng của người dân bản địa mà nên giao lưu, hòa nhập văn hóa, văn minh Pháp với văn hóa bản địa. Với sự dung hòa này, nước Pháp sẽ có thể được tôn trọng hơn, được quý mến hơn khi họ đánh giá đúng và biết nâng niu, trân trọng những tài năng, những tác phẩm của người dân bản địa1. Dĩ nhiên, đằng sau tên gọi “khai hóa”, tiến trình này có nhiều ____________ 1. Xem Trần Thuận (Chủ biên): Thái độ sĩ phu Việt Nam thời tiếp xúc Đông - Tây (từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX), Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, 2014. 62 SỨC MẠNH MỀM CỦA PHÁP - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN mục đích khác nhau, một phần để nâng cao kiến thức người dân, nhưng cũng hàm chứa ý đồ chuyển hướng, dẫn dắt tư duy. Tiến trình này có thể đào tạo ra một bộ phận nhân sĩ, trí thức phục vụ cho bộ máy hành chính Pháp cũng như ủng hộ chế độ mẫu quốc tại các nước thuộc địa sở tại. Tuy hệ thống giáo dục mà Pháp áp dụng ở các nước thuộc địa thời kỳ này mang đậm nét thống trị và có tính chất bề trên, nhưng không thể phủ nhận đây là một cuộc cách tân tư tưởng quan trọng đối với các quốc gia này. Sự hiện diện của nền văn minh phương Tây đã đảo ngược toàn bộ những giá trị truyền thống hàng nghìn năm của các nước thuộc địa. Đơn cử như với một quốc gia truyền thống như Việt Nam, văn hóa Pháp đã được xem như một làn gió mới thổi vào lòng xã hội1. Sự giao thoa văn hóa này đã đổi mới sâu sắc nhận thức của dân tộc khi đào tạo ra một tầng lớp tinh hoa tân thời dù rằng số lượng không nhiều2. Theo nhà nghiên cứu Phan Ngọc: “Hơn mọi nước, nước Pháp có lợi thế: một nước Việt Nam hiểu văn hóa Pháp, và những lớp người tuy cầm súng đánh thực dân Pháp, nhưng vẫn hiểu rằng thực dân Pháp bôi nhọ văn hóa Pháp; trái lại, trong di sản văn hóa của họ, có sự đóng góp rất lớn của văn hóa Pháp”3. ____________ 1. Xem Phan Trọng Báu: Nền giáo dục Pháp - Việt (1861-1945), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2015. 2. Xem Phan Ngọc: Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb. Văn học, Hà Nội, 2004. 3. Phan Ngọc: “Tiếp xúc văn hóa Việt Nam và Pháp”, https://phebinhvanhoc.com.vn/tiep-xuc-van-hoa-viet-nam-va-phap phan-3-3/, 2013, truy cập ngày 20-12-2014. Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN SỬ DỤNG SỨC MẠNH MỀM... 63 Như vậy, nếu nhìn lại toàn bộ thời kỳ thực dân của Pháp, yếu tố gây tranh cãi nhiều nhất chính là sự bất nhất giữa những tuyên bố về các nguyên tắc của nền cộng hòa (về "Tự do, Bình đẳng, Bác ái") với cách thức thực thi nặng tính thống trị của chế độ thực dân. Đó là sự đối lập sâu sắc giữa những giá trị nhân văn mà Pháp đề cao với sự phân biệt đối xử trong quyền công dân cũng như cách thức lao động cưỡng bức đối với người bản xứ. Pháp cũng bị cáo buộc vì cơ cấu hành chính nặng nề, còn nặng tính giai cấp, sự phân biệt đối xử giữa người da trắng và người bản xứ, hoặc sự quản lý kinh tế - chính trị yếu kém, nặng tính bóc lột,... Trong quá trình thực thi chính sách thực dân, Pháp tiến hành định hình biên giới các quốc gia thuộc địa. Biên giới ở các nước thuộc địa, nhất là tại châu Phi, đã được xây dựng không dựa trên sự phân biệt về sắc tộc, dòng tộc. Chính điều này về sau là nguyên nhân trực tiếp của những xung đột sắc tộc tại các nước vốn là thuộc địa của Pháp. Như vậy, với chủ nghĩa thực dân, đế quốc Pháp bên cạnh việc gây ra những hệ quả nghiêm trọng do sự cưỡng bức, thống trị của chủ nghĩa đế quốc - thực dân, thì cũng đã để lại những di sản về vật chất và tinh thần cả sau khi sự cai trị của Pháp kết thúc. Điều này hình thành nên sự kết nối về mặt tình cảm, tinh thần, tư tưởng giữa Pháp với các nước vốn là thuộc địa mà không phải quốc gia nào cũng có thể có được. Đóng góp lớn nhất của văn hóa Pháp “không phải là những đồ vật, những tác phẩm, mà là tinh thần Pháp”1. ____________ 1. Phan Ngọc: “Tiếp xúc văn hóa Việt Nam và Pháp”, https://phebinhvanhoc.com.vn/tiep-xuc-van-hoa-viet-nam-va phap-phan-3-3/, 2013, truy cập ngày 20-12-2014. 64 SỨC MẠNH MỀM CỦA PHÁP - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Đây chính là những giá trị của sức mạnh mềm, có giá trị theo thời gian. Sự gắn kết này là cơ sở, nền tảng cho Pháp tiếp tục phát huy sức mạnh mềm của mình trong thời kỳ hậu thuộc địa. d) Sức mạnh mềm Pháp thời kỳ hậu thuộc địa đến khi kết thúc Chiến tranh lạnh Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, sức mạnh Pháp đã suy giảm đáng kể. Giai đoạn nửa sau thế kỷ XX, Pháp tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức lớn. Một mặt, Pháp phải giải quyết những hệ quả mà chủ nghĩa thực dân để lại, mặt khác tích cực tìm lại vị thế, tiếng nói của mình, đặc biệt trước sự thống trị của hai siêu cường mới nổi là Mỹ và Liên Xô. Trong bối cảnh này, sức mạnh mềm Pháp phải tái cấu trúc để thích ứng với bối cảnh mới khi vị thế đế quốc không còn. Về chính trị và đối ngoại, Pháp theo đuổi xu hướng đa phương chủ nghĩa nhằm tạo thế cân bằng với các cường quốc. Về văn hóa, Pháp tiếp tục duy trì ưu thế là trung tâm văn hóa hàng đầu của châu Âu, với nhiều sản phẩm văn hóa nghệ thuật mang tính tiền phong (Avant-Garde) và khám phá, sáng tạo mới lạ. Thách thức đầu tiên với Pháp chính là di sản của chủ nghĩa thực dân, khi đây là một tranh cãi lớn về cả công và tội trong tiến trình mở rộng chủ nghĩa đế quốc ra toàn thế giới. Mặt tích cực là hệ thống mối quan hệ Pháp gây dựng được với nhiều quốc gia trên toàn cầu. Mặt tiêu cực là những hệ lụy nghiêm trọng của quá trình đô hộ, thống trị không thể dễ dàng xóa nhòa được. Với nước Pháp, chủ nghĩa thực dân vừa là niềm tự hào, vừa là nỗi mặc cảm. Tự hào vì với quá trình “khai hóa” Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN SỬ DỤNG SỨC MẠNH MỀM... 65 văn minh, nước Pháp có cơ hội quảng bá, lan tỏa được những giá trị nhân văn, từ đó khẳng định được vị thế đế quốc. Trong các cuộc triển lãm thế giới được tổ chức tại Paris trong các năm 1889-1900, bên cạnh việc giới thiệu và vinh danh những thành tựu văn minh nổi bật nhất của đất nước, Pháp cũng đồng thời giới thiệu với thế giới về nền văn hóa của các nước thuộc địa. Các nước thuộc địa xuất hiện với tư cách thành viên của triển lãm, mang lại tiếng nói của những vùng đất xa xôi trong sinh hoạt quốc tế1. Bên cạnh yếu tố tích cực, tiến trình thực dân hóa của Pháp tồn tại những bất công mà khiến những người Pháp nhân văn chân chính khó lòng chấp nhận. Đã có không ít tiếng nói từ nước Pháp phê phán mạnh mẽ tiến trình này (cụ thể là các đảng phái chính trị cánh tả Pháp đã lên tiếng ủng hộ phong trào đấu tranh giai cấp và giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa, ví dụ Đảng Cộng sản Pháp đã dành sự ủng hộ nhiệt thành cho Đảng Cộng sản Việt Nam giai đoạn đầu phôi thai và giai đoạn sau này). Đến giữa thế kỷ XX, phong trào đấu tranh giải phóng khỏi ách kìm kẹp của thực dân diễn ra mạnh mẽ tại nhiều quốc gia thuộc địa. Nhiều nước thuộc địa đã được giải phóng hoặc được trao trả độc lập, dẫn đến chủ nghĩa thực dân sụp đổ hoàn toàn vào nửa sau thế kỷ XX. Sau khi nước Pháp rời khỏi các nước thuộc địa, những hệ lụy mà chủ nghĩa thực dân để lại không thể giải quyết ____________ 1. Xem Lê Nguyễn: Xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc - Nhân vật và sự kiện lịch sử, Sđd, tr. 102. 66 SỨC MẠNH MỀM CỦA PHÁP - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN được trong một sớm một chiều. Điều này thể hiện qua dòng tư tưởng phản kháng mang tên “chủ nghĩa hậu thực dân” (hoặc chủ nghĩa hậu thuộc địa, thuyết hậu thuộc địa,...)1. Đối với dòng tư tưởng này, chủ nghĩa thực dân cùng công cuộc “khai hóa” để lại những hậu quả nghiêm trọng cho các nước vốn là thuộc địa. Tiến trình “khai hóa” có thể giúp nâng cao dân trí, nhưng thực chất là phục vụ cho chính hệ thống cầm quyền nhằm mục đích chuyển hướng, dẫn dắt tư duy người dân. Bên cạnh yếu tố giao lưu là sự nô dịch - áp đặt, sự chiếm hữu đất đai, tài nguyên và cả sinh mạng của rất nhiều người dân bản địa trong các cuộc xung đột. Sau khi thực dân Pháp rút quân, nhiều quốc gia chìm trong nghèo đói, xung đột sắc tộc, chậm phát triển,... trong một thời gian dài. Nhiều tiếng nói phản kháng về vấn đề này đã vang lên mạnh mẽ. Đơn cử như Aimé Fernand David Césaire (1913-2008), một nhà thơ thuộc Cộng đồng Pháp ngữ, tác gia và chính trị gia từ Martinique, một trong những người sáng lập phong trào châu Phi (Négritude) trong văn học Pháp ngữ. Trong tác phẩm Luận về chủ nghĩa thực dân (xuất bản lần đầu năm 1950), Aimé Césaire cho rằng chủ nghĩa thực dân không và chưa bao giờ là một phong trào từ thiện với mục tiêu cải thiện cuộc sống của các dân tộc thuộc địa2. Thay vào đó, ____________ 1. Xem Ania Loomba: Colonialism/ Postcolonialism, Routledge, New York, 1998. 2. Xem Aimé Césaire (1955, 2004): Discours sur Colonialism, Présence Africaine, Paris. Aimé Césaire (bản tiếng Anh) (2000): Discourse on Colonialism, Monthly Review Press, New York, tr. 36, 39, 42. Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN SỬ DỤNG SỨC MẠNH MỀM... 67 động cơ của chủ nghĩa thực dân hoàn toàn tập trung vào lợi ích của chính mình, như hành động khai thác kinh tế tại các nước thuộc địa. Với các vấn đề thuộc địa mà nền văn minh châu Âu đã tạo ra, chủ nghĩa thực dân là “không thể biện hộ”, tức là không thể hiểu một cách sai lầm rằng chủ nghĩa thực dân mang trong mình những yếu tố tích cực trong tiến trình thực dân hóa. Aimé Césaire tuyên bố rằng, “không có kẻ nào đi xâm thực một cách ngây thơ, không có kẻ nào đi xâm thực mà được miễn tội, khi một quốc gia đi xâm thực, và với một nền văn minh ủng hộ cho sự thực dân hóa, và bằng vũ lực đã là một nền văn minh bệnh hoạn, một nền văn minh xuống cấp về mặt đạo đức...”1. Từ đây, chủ nghĩa thực dân được gắn nhãn là “dã man” trong việc đối xử một cách bất công với những con người ở các quốc gia thuộc địa. Mối quan hệ này được cho là “sự lao động cưỡng bức, đe dọa, áp lực, cảnh sát, thuế, trộm cắp, hiếp dâm, ép buộc, khinh miệt, hồ nghi, kiêu căng, tự mãn, giới tinh hoa không não, quần chúng bị suy thoái”2. Dòng tư tưởng hậu thực dân phê phán mạnh mẽ, quyết liệt rằng chủ nghĩa thực dân là một hình thức phi nhân tính, dẫn đến kết quả là sự phân biệt chủng tộc của châu Âu đối với các dân tộc còn lại. Đây được xem như đặc tính chung của các đế quốc như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha,... Thông qua tư tưởng thực dân, họ đã kích động, ____________ 1, 2. Aimé Césaire (1955, 2004): Discours sur Colonialism, Présence Africaine, Paris. Aimé Césaire (English Version) (2000): Discourse on Colonialism, Monthly Review Press, New York, tr.39, 42. 68 SỨC MẠNH MỀM CỦA PHÁP - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN làm dấy lên nỗi sợ hãi, lòng căm thù và sự ghê tởm của người dân các nước thuộc địa, cũng như sự ngạo mạn của những nền văn minh thống trị lên phần còn lại của thế giới. Các nền văn hóa bị tách làm hai phân cực, giữa một bên là người phương Tây ở thế bề trên thống trị với một bên là phần còn lại của thế giới, ở phía bên kia, thấp bé và bị trị. Tất cả những điều này tạo nên sự xung đột giữa các nền văn minh, mang tính không khoan nhượng, không thể giảm thiểu và không có điểm kết thúc1. Quá trình khai thác thuộc địa và thực dân hóa là một vết nhơ và đã để lại nhiều hậu quả nặng nề với dòng chảy lịch sử chung của nhân loại. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có những ý kiến ủng hộ mặt tích cực mà quá trình này mang lại. Léopold Sédar Senghor (1906-2001) - nhà thơ, chính trị gia, nhà lý luận văn hóa và là tổng thống đầu tiên của Xênêgan, đã nhận định: “Quá trình thực dân hóa là một cuộc phiêu lưu của nhân loại. Và cũng như các cuộc phiêu lưu khác, nó cuốn theo cả bùn và vàng. Vậy thì tại sao chúng ta chỉ giữ lại bùn mà không biết cách giữ lại vàng”2. Thật khó có thể phủ nhận những hậu quả nghiêm trọng mà chủ nghĩa thực dân để lại, nhưng “vàng” chính là sự nối kết về văn hóa - lịch sử trong cộng đồng các nước vốn là thuộc địa. Đơn cử như tiếng Pháp, từ chỗ chỉ được dùng ở một số nước ____________ 1. Xem Edward Said: Orientalism, Vintage Books, New York, 1979; Culture and Imperialism, Vintage Book, New York, 1994. 2. Học viện Ngoại giao: Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ và quan hệ với Việt Nam từ 1986 đến nay, Sđd, tr. 31. Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN SỬ DỤNG SỨC MẠNH MỀM... 69 châu Âu, như: Pháp, Bỉ, Thụy Sĩ, Lúcxămbua,... nhưng cùng với quá trình thực dân hóa và thực thi chính sách giáo dục, đã trở nên phổ cập, nhất là tại châu Phi và Đông Dương. Đây chính là tiền đề, điều kiện quan trọng cho sự hình thành của Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ sau này, với sự tham gia của hầu hết tất cả các nước vốn là thuộc địa của Pháp. Trên bình diện ngoại giao, sau khi quá trình đấu tranh giải phóng của các nước thuộc địa hoàn thành, Pháp nhanh chóng thiết lập quan hệ đặc biệt với các nước này, nhưng trên tinh thần mới là sự gắn kết bình đẳng giữa các quốc gia. Đặc biệt thông qua Cộng đồng Pháp ngữ, Pháp đã thể hiện cả vai trò mới và trách nhiệm đối với các quốc gia này. Thách thức thứ hai của Pháp ở nửa sau thế kỷ XX là tìm lại vị thế, tiếng nói của mình trên trường quốc tế. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Pháp mất đi sức ảnh hưởng lớn của mình. Tuy nhiên, để đối phó với Liên Xô, các nước như Mỹ và Anh muốn giữ mối quan hệ đồng minh với Pháp và duy trì sự ảnh hưởng của Pháp tại Tây Âu. Với việc tham gia vào Liên hợp quốc, Pháp có một ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an, ngang tầm với Liên Xô, Mỹ, Anh và Trung Quốc. Năm 1948, Pháp gia nhập Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Âu (OEEC) và chấp nhận Kế hoạch Marshall của Mỹ1. Năm 1949, Pháp gia nhập NATO. Trong thời gian Chiến tranh ____________ 1. Xem Brian Angus McKenzie: Remaking France, Americanization, Public Diplomacy and the Marshall Plan, Berghahn Books, New York, 2005. 70 SỨC MẠNH MỀM CỦA PHÁP - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN lạnh, Pháp là một phần của khối phương Tây đối lại khối Đông Âu, thông qua vị trí thành viên của NATO. Đồng thời, Mỹ và Anh cũng ủng hộ Pháp sở hữu bom nguyên tử như một sức mạnh “răn đe”. Về sức mạnh mềm, Pháp cũng đã có nhiều hoạt động đáng kể. Trong mối quan hệ với Mỹ, hai quốc gia không chỉ có sự hỗ trợ về kinh tế - chính trị mà còn cả văn hóa. Năm 1946, các hiệp định Blum-Byrnes được thông qua, cho phép nhập khẩu với số lượng lớn các bộ phim Pháp - Mỹ và chiếu tại các rạp chiếu phim của hai quốc gia như một cách thức truyền bá văn hóa. Bên cạnh đó, ngoại giao Pháp còn ghi dấu ấn trong việc đưa ra ý tưởng về một châu Âu thống nhất. Ý tưởng này được tăng tốc bởi bối cảnh của cuộc chiến chống lại Liên Xô của khối tư bản1. Đây chính là cơ sở để về sau nước Pháp gia tăng ảnh hưởng của mình tại khu vực. Sau khi Tướng de Gaulle lên nắm quyền, ông đã sớm rút Pháp khỏi NATO vào năm 1966 để duy trì một chính sách quốc tế độc lập. Hơn nữa, Tướng de Gaulle không ngần ngại liên minh hoặc có mối quan hệ gần gũi với các khối khác nhau, như quan hệ với Trung Quốc qua việc công nhận nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Trong Chiến tranh lạnh, Pháp cũng liên kết với các quốc gia thuộc khối xã hội chủ nghĩa, tạo tiền đề gắn kết mối quan hệ của Pháp với các quốc gia thuộc Thế giới thứ ba ____________ 1. Xem Nguyễn Quang Thuấn, Nguyễn An Hà: Các nước Đông Âu gia nhập Liên minh châu Âu và những tác động tới Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2005, tr. 3-10. Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN SỬ DỤNG SỨC MẠNH MỀM... 71 sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc1. Còn châu Âu, đối với de Gaulle, đây phải là khối thứ ba, có sức mạnh và ảnh hưởng ngang bằng với Mỹ và Liên Xô. Pháp nhận định Đức là quốc gia phù hợp với dự án về châu Âu theo ý tưởng của de Gaulle, nhằm hình thành một châu Âu với bản sắc dân tộc của mỗi nước và được liên kết thông qua kinh tế2. Ngoài ra, mặc dù sức mạnh kinh tế có suy giảm, nhưng Pháp vẫn tiếp tục là thủ đô văn hóa của châu Âu với những khai phá, sáng tạo mới mang tính tiên phong trong nhiều lĩnh vực, từ văn học, triết học đến điện ảnh, thời trang và âm nhạc. Pháp tiếp tục là quốc gia dẫn dắt những dòng tư tưởng mới như Chủ nghĩa hiện sinh, Hiện tượng học, Cấu trúc luận, Hậu hiện đại, Nữ quyền,... ảnh hưởng mạnh mẽ đến toàn bộ hệ thống tư tưởng thế giới nửa sau thế kỷ XX. Không thể không nhắc đến những tên tuổi nổi bật như Jean-Paul Sartre (1905-1980), Simone de Beauvoir (1908-1986), Albert Camus (1913-1960), Roland Barthes (1915-1980), Claude Levi-Strauss (1908-2009),... Họ là những người định hình nên những dòng tư tưởng có ảnh hưởng lớn không chỉ tại Pháp mà còn cả thế giới. Chủ nghĩa hiện sinh Pháp phát triển khắp phương Tây từ những năm 1960 và đạt được nhiều tiếng tăm. Cấu trúc luận, Hiện tượng học Pháp được xem ____________ 1. Philippe Hugon: “La politique africaine de la France-Entre relations complexes et complexées”, http://www.diploweb.com/La politique-africaine-de-la.html, 2016, truy cập ngày 26-7-2016. 2. Xem Serge Berstein: Chân dung các nguyên thủ Pháp, Nxb. Tri thức, Hà Nội, 2006, tr. 293-295. 72 SỨC MẠNH MỀM CỦA PHÁP - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN như chìa khóa tiếp cận triết học hiện đại. Chủ nghĩa hậu hiện đại của Pháp là triết thuyết thống trị nền triết học phương Tây từ nửa cuối thế kỷ XX đến nay, thậm chí có sức ảnh hưởng rất lớn tại Mỹ. Trong lĩnh vực nghệ thuật, những ngôi sao, nghệ sĩ Pháp thời kỳ này như Alain Delon, Brigitte Bardot, Catherine Deneuve, Dalida, Johnny Hallyday, Sylvie Vartan,... là những biểu tượng văn hóa toàn cầu, có sức hấp dẫn, ảnh hưởng mạnh mẽ, ngang tầm với những ngôi sao của Hollywood thời kỳ Hoàng kim. Xu hướng Làn sóng mới (Nouvelle Vague) trong điện ảnh Pháp đã làm nổ ra cuộc cách mạng về cách thực hiện phim, thậm chí còn tác động mạnh mẽ và khai phá những góc nhìn mới đối với Hollywood. Đơn cử bộ phim Và Chúa đã tạo ra đàn bà của ngôi sao Brigitte Bardot (1956) là sự kiện gây chấn động giới điện ảnh toàn cầu bởi nó đề cập đề tài giải phóng phụ nữ ở thời điểm chủ đề này vẫn còn khá dè dặt tại Hollywood thời bấy giờ. Trong những năm 60-70 của thế kỷ XX, Pháp cùng với Mỹ, Italia, và Nhật Bản là những nền điện ảnh hùng mạnh nhất thế giới, sản xuất được rất nhiều bộ phim có giá trị mà đến nay vẫn được xem là những tác phẩm điện ảnh kinh điển mọi thời đại. Như vậy, với những nỗ lực sau Chiến tranh thế giới thứ hai và trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, Pháp đã dần khôi phục lại vị thế và sức mạnh của mình. Trên bình diện chính trị quốc tế, vị thế thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc góp phần quan trọng giúp Pháp giữ vững ảnh hưởng và tiếng nói của mình. Pháp cùng với Đức là đầu tàu tích cực tại Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN SỬ DỤNG SỨC MẠNH MỀM... 73 khu vực châu Âu. Từ sau phong trào giải phóng dân tộc, các nước vốn là thuộc địa của Pháp vẫn tiếp tục duy trì mối quan hệ truyền thống lịch sử với Pháp qua Cộng đồng Pháp ngữ. Trong ngoại giao, Pháp ủng hộ mạnh mẽ chủ nghĩa đa phương. Trong lĩnh vực quân sự, những năm 1960, Pháp sở hữu sức mạnh vũ khí hạt nhân, bên cạnh siêu cường Mỹ và Liên Xô, đồng thời khẳng định sự độc lập về quân sự của mình khi từ chối tham gia NATO, một liên minh quân sự mang đậm dấu ấn Mỹ tại Tây Âu. Văn hóa Pháp vẫn khẳng định được vị trí là trung tâm trong nền văn hóa thế giới với những đóng góp và khai phá tiên phong trong triết học, điện ảnh, âm nhạc, thời trang,... Đó là những tiền đề lịch sử giúp Pháp củng cố vị thế và sức ảnh hưởng của mình khi bước vào thời kỳ mới toàn cầu hóa. e) Nước Pháp bước vào thời kỳ toàn cầu hóa Chiến tranh lạnh kết thúc mở ra trong quan hệ quốc tế thời kỳ toàn cầu hóa với nhiều tác động mạnh mẽ đến tính chất thế giới đương đại1. Với toàn cầu hóa, các quốc gia trên thế giới hướng đến sự hội nhập và hợp tác đa phương. Bản chất các mối quan hệ quốc tế đã có sự chuyển biến theo khuynh hướng ly tâm với sự chia sẻ, cân bằng quyền lực giữa các quốc gia. Theo đó, sẽ khó quốc gia nào có thể tự xưng mình là bá chủ của hệ thống quốc tế sau Chiến tranh lạnh. Tính hợp pháp của sức mạnh cứng, vốn phổ biến trong ____________ 1. Vũ Dương Huân: “Nhân tố làm thay đổi và xu thế phát triển cục diện thế giới hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, Hà Nội, số 4, 2008. 74 SỨC MẠNH MỀM CỦA PHÁP - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN thời Chiến tranh lạnh, đã không còn là ưu tiên số 1 đối với các quốc gia trong hoạt động đối ngoại. Quan niệm về sức mạnh thời toàn cầu hóa có một số thay đổi đáng kể khi các yếu tố thuộc sức mạnh cứng như quân sự, lãnh thổ, dân số, dần nhường chỗ cho các yếu tố phi “bạo lực” như kinh tế, văn hóa, giáo dục, tri thức, sự phát triển về khoa học công nghệ,... Các quốc gia đã bắt đầu xem xét lại cơ cấu sức mạnh với sự hiện diện bổ sung từ chiều kích sức mạnh mềm. Sử dụng sức mạnh mềm thậm chí còn được xem là một ưu tiên trong chính sách đối ngoại, vì nó góp phần thúc đẩy liên kết, gia tăng sự hiểu biết, đồng thời làm “mềm” các mối đe dọa tiềm tàng hiện hữu rõ nét trong sức mạnh cứng. Thời kỳ đương đại, vị thế và sức mạnh của Pháp khó có thể so với thời kỳ đế quốc hoàng kim, tuy nhiên Pháp có nhiều lợi thế cạnh tranh cả về yếu tố vật chất lẫn phi vật chất1. Đầu tiên, xét về địa lý, một yếu tố quen thuộc trong cách nhìn nhận về sức mạnh theo cách cổ điển, Pháp vẫn là quốc gia có ưu thế về địa lý lãnh thổ với tổng diện tích 674.843 km2 2, bao gồm lãnh thổ chính quốc và khu vực lãnh thổ hải ngoại (DOM-TOM). Như vậy, Pháp là nước rộng nhất Tây Âu, lớn thứ ba ở châu Âu (sau Nga và Ucraina), và ____________ 1. Xem Jonathan Fenby: France on the Brink - A Great Civilization Faces the New Century, Arcade Publishing, New York, 1999. 2. Theo TS. Hoàng Phong Hà (Chủ biên): Các nước và một số lãnh thổ trên thế giới, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2016, tr.169: tổng diện tích của Pháp (bao gồm cả lãnh thổ hải ngoại) là 643.801 km2, xếp thứ 43 trên thế giới. Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN SỬ DỤNG SỨC MẠNH MỀM... 75 là nước rộng thứ 40 trên thế giới1. Hệ thống DOM-TOM nằm rải rác trên toàn thế giới (bao gồm quần đảo ở Tây Ấn, Reunion, Tahiti,...), có thể giúp Pháp tạo nên ưu thế về địa - chính trị mà ít quốc gia có được. Về kinh tế, một yếu tố có tầm quan trọng lớn trong việc tạo dựng sức mạnh quốc gia, theo thống kê của Cơ quan thống kê của Liên hợp quốc, Pháp là một trong những quốc gia có nền kinh tế lớn hàng đầu thế giới. Trong thập niên 1980-1990, Pháp xếp thứ tư về sức mạnh kinh tế; trong thập niên 2000-2010, Pháp xếp thứ năm, cho đến khi Trung Quốc vươn lên vị trí thứ hai. Năm 2015, Pháp xếp thứ sáu thế giới tính theo GDP, sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức và Anh2. Bên cạnh đó, Pháp cũng thuộc khối kinh tế mạnh nhất thế giới là EU và thuộc nhóm tám quốc gia công nghiệp phát triển hàng đầu G83. Lợi thế kinh tế có thể hỗ trợ Pháp phát triển sức mạnh mềm thông qua việc triển khai các hoạt động viện trợ, cứu trợ quốc tế, qua các đóng góp vào ngân sách chung của Liên hợp quốc, cũng như giúp Pháp có những khoản chi ổn định đối với các hoạt động ngoại giao văn hóa ra toàn thế giới (hằng năm, Pháp chi hơn 1% GDP cho ngoại giao văn hóa, ngang với Mỹ và Anh)4. Về quân sự, Pháp là một trong năm ____________ 1, 3. Xem Elisabeth Lau: L’état de France, Sđd, tr. 50, 130-133. 2. Knoema: World GDP ranking 2015: Data and Charts, http://knoema.fr/nwnfkne/world-gdp-ranking-2015-data-and charts, 2015, truy cập ngày 15-3-2015. 4. Xem Elisabeth Lau: L’état de France, Sđd, tr. 102-104. 76 SỨC MẠNH MỀM CỦA PHÁP - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN quốc gia được chính thức công nhận sở hữu vũ khí hạt nhân, tạo thế cân bằng về quyền lực cứng giữa các cường quốc hạt nhân nhằm bảo đảm an ninh chung. Với sức mạnh quân sự, Pháp tham gia tích cực vào các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc khi là quốc gia đứng thứ năm trong các đóng góp về tài chính và quân đội cho tổ chức này. Về yếu tố văn hóa, nước Pháp tiếp tục kế thừa những di sản tinh thần và vật chất được bảo tồn gần như nguyên vẹn qua thời gian. Tháp Eiffel, Điện Louvre với hàng ngàn cổ vật, Cung điện Versailles, và rất nhiều di sản phi vật thể khác như văn chương, tư tưởng, âm nhạc,... không chỉ là tài sản văn hóa vô giá của Pháp mà còn của chung toàn nhân loại. Về vị thế của Pháp trong sự nối kết tương quan với các quốc gia khác, Pháp thể hiện là một quốc gia trung gian tạo thế cân bằng về quyền lực trong quan hệ quốc tế. Pháp tiếp tục giữ vai trò là một trong năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, là quốc gia đưa ra các sáng kiến, giải pháp cũng như tham gia tích cực vào các vấn đề chung toàn cầu như bảo đảm an ninh, hòa bình, biến đổi khí hậu, giảm đói nghèo,... Ngoài ra, quốc gia này có hai sự gắn kết quan trọng, đó là EU và Cộng đồng Pháp ngữ. Với EU, đây có thể được xem như một cộng đồng kinh tế, chính trị hỗ trợ tích cực cho Pháp củng cố và nâng cao sức mạnh và vị thế. Sau hơn 60 năm thành lập, EU cho thấy đây là một liên minh có sức hút lớn với các nước và tỏ rõ sức ảnh hưởng của mình trong các vấn đề quốc tế. Bắt đầu từ sáng Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN SỬ DỤNG SỨC MẠNH MỀM... 77 kiến của Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Robert Schuman về việc thành lập một liên minh về kinh tế - chính trị (với bài phát biểu nổi tiếng vào ngày 9-5-1950, đến nay được xem là sinh nhật của EU với tên gọi "Ngày châu Âu"), Cộng đồng than thép châu Âu được thành lập với sáu thành viên tập trung chủ yếu ở khu vực Tây Âu, sau đó trở thành Liên minh châu Âu (từ ngày 01-11-1993). Đến nay, EU đã mở rộng sang Đông Âu với tổng số 28 thành viên, tức là hầu hết các quốc gia châu Âu đều gia nhập EU1. Như vậy, từ một châu Âu bị chia rẽ nặng nề bởi chiến tranh, hệ tư tưởng và các tham vọng kinh tế - chính trị, sau khi Liên minh ra đời, một nguồn động lực mới - sự gắn kết xuất hiện trên toàn khu vực. Sự hình thành EU phản ánh ý nguyện của các quốc gia Tây Âu trong việc hợp nhất nhằm hướng đến sự khôi phục, củng cố, tăng cường sức mạnh và ảnh hưởng của châu Âu trên trường quốc tế. Ngày nay, lục địa châu Âu là một khu vực có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong bức tranh địa - chính trị thế giới, với những giá trị, tôn chỉ mà EU hướng tới như gìn giữ hòa bình, thắt chặt tình đoàn kết, bảo đảm an ninh khu vực,... Trong quá trình hình thành từ Cộng đồng than thép đến Liên minh châu Âu ngày nay, vai trò của Pháp rất rõ nét, ____________ 1. Ngày 29-3-2016, Thủ tướng Anh chính thức kích hoạt Điều 50 Hiệp ước Lisbon, khởi động tiến trình đàm phán ra khỏi EU (Brexit). Dự kiến tiến trình này sẽ hoàn tất vào tháng 3-2019, và trong thời gian này, Vương quốc Anh vẫn là một thành viên đầy đủ của EU (BT). 78 SỨC MẠNH MỀM CỦA PHÁP - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN không chỉ là quốc gia sáng kiến, một đầu tàu, mà còn có nhiều đóng góp cho việc xây dựng hình ảnh của Liên minh châu Âu trên trường quốc tế. Cộng đồng Pháp ngữ có 58 thành viên tính đến tháng 11-20161. Ngoài một số các nước phát triển như Bỉ, Canađa, Thụy Sĩ,... thì phần nhiều là những nước đang phát triển. Tuy không thực sự có nhiều tác động lớn về kinh tế, nhưng ở mặt chính trị và văn hóa, Cộng đồng Pháp ngữ và các quốc gia thành viên, trong đó có Pháp, đã đóng góp những tiếng nói có trọng lượng trong các vấn đề nghị sự quốc tế và các giải pháp tìm kiếm hòa bình và an ninh toàn cầu. Như vậy, sức mạnh và vị thế của Pháp, thông qua các liên minh và những nối kết đặc biệt, càng được khẳng định và gia tăng. Tuy nhiên, có những giới hạn trong giai đoạn hiện tại. Về kinh tế, Pháp đang đối mặt với sự phát triển trì trệ do chậm đổi mới cũng như những khó khăn trong việc thích ứng với xu thế hiện đại hóa và sự cạnh tranh lớn từ một số quốc gia mới nổi về kinh tế như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Braxin,... Bên cạnh đó, nhiều vấn đề xã hội đang là bài toán nan giải với Pháp, như tỷ lệ thất nghiệp cao (khoảng 9,9% dân số thất nghiệp trong độ tuổi lao động)2, sự già hóa dân số, vấn đề nhập cư, tình trạng mất an ninh và bạo lực ở ____________ 1. Tham khảo website của Cộng đồng Pháp ngữ, truy cập ngày 4-10-2017, tại địa chỉ http://www.francophonie.org/IMG/ pdf/som-xvi-membres-oif-vf.pdf. 2. TS. Hoàng Phong Hà (Chủ biên): Các nước và một số lãnh thổ trên thế giới, Sđd, tr. 171.