🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Sử Dụng Mạng Xã Hội Đúng Cách Ebooks Nhóm Zalo HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO XUẤT BẢN Chủ tịch Hội đồng Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương TRẦN THANH LÂM Phó Chủ tịch Hội đồng Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật VŨ TRỌNG LÂM Thành viên NGUYỄN HOjI ANH PHẠM THỊ THINH NGUYỄN ĐỨC TjI TỐNG VĂN THANH 2 T LỜI NHj XUẤT BẢN rong thời đại bùng nổ thông tin trên internet hiện nay, mạng xã hội ngày càng có ảnh hưởng lớn trong đời sống xã hội, là phương tiện truyền tải thông tin quan trọng và phổ biến với đặc điểm nổi trội là tốc độ kết nối nhanh, phạm vi chia sẻ rộng, hiệu quả tác động lớn, đang trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống xã hội. Hiện nay, Việt Nam đang thuộc nhóm các quốc gia có tỷ lệ người dân sử dụng mạng xã hội cao trên thế giới và xu hướng đọc tin trên mạng xã hội ngày càng tăng. Các nền tảng mạng xã hội có lượng người sử dụng lớn như Facebook, YouTube, TikTok, Zalo, Instagram..., đều có sự phát triển nhanh chóng, phủ sóng rộng rãi, mang lại nhiều tác động tích cực như tạo nên sự kết nối, chia sẻ các thông tin hữu ích, nâng cao kỹ năng sống..., làm thay đổi nhận thức, hành vi của mỗi cá nhân, qua đó tác động đến sự phát triển của toàn xã hội; tham gia vào mọi lĩnh vực từ kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi cá nhân, mỗi quốc gia và cộng đồng quốc tế. Bên cạnh tính ưu việt, mạng xã hội cũng bộc lộ những hạn chế không nhỏ, tác động tiêu cực tới sự phát triển xã hội, con người, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, 5 đặc biệt là việc các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội, chống đối chính trị đã và đang triệt để lợi dụng internet, mạng xã hội để thực hiện các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước ta. Những vấn đề trên đã đặt ra yêu cầu quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý không gian mạng nói chung và mạng xã hội nói riêng, nâng cao nhận thức của người dùng mạng xã hội, nhằm hạn chế tối đa những mặt trái, đồng thời phát huy mặt tích cực, khai thác các lợi thế, tiện ích của mạng xã hội. Nhằm cung cấp cho bạn đọc những thông tin về vấn đề nêu trên, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Sử dụng mạng xã hội đúng cách do TS. Phạm Văn Phong biên soạn. Cuốn sách được kết cấu làm hai phần: Phần I: Một số vấn đề cơ bản về mạng xã hội. Phần II: Hỏi - đáp về sử dụng mạng xã hội đúng cách. Nội dung cuốn sách cung cấp cho bạn đọc những kiến thức cơ bản về mạng xã hội và một số kỹ năng để sử dụng mạng xã hội đúng cách. Trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. Tháng 10 năm 2023 NHj XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT 6 Phần I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MẠNG XÃ HỘI I- KHÁI QUÁT VỀ MẠNG XÃ HỘI 1. Khái niệm mạng xã hội Mạng xã hội là thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Có nhiều cách hiểu về mạng xã hội, chẳng hạn như: Trong cuốn sách Quản lý thông tin trên mạng xã hội trong bối cảnh bùng nổ thông tin, các tác giả đã cho rằng: Mạng xã hội với cách gọi đầy đủ là “dịch vụ mạng xã hội” (tiếng Anh là “social networking service”) hay “trang mạng xã hội”, có thể được hiểu là nền tảng trực tuyến nơi mọi người dùng để thiết lập, kết nối các mối quan hệ với người khác, với nhóm khác có chung tính cách, nghề nghiệp, công việc, trình độ,... hay có mối quan hệ ngoài đời thực. Mạng xã hội được hình thành và phát triển trên nền tảng internet, trong môi trường truyền thông mới - 7 môi trường truyền thông số, các tính năng của nó ngày càng tối ưu hóa. Bởi vì, trong môi trường truyền thông số - do kỹ thuật và công nghệ số làm nền tảng, có thể tạo ra những thuộc tính “khác thường” và nằm ngoài suy nghĩ của con người trong môi trường truyền thông truyền thống1. Mạng xã hội là một dịch vụ ảo bao gồm mạng lưới các tương tác và quan hệ xã hội của con người bằng ứng dụng công nghệ trên môi trường internet. Nó tạo điều kiện cho người dùng tương tác, giao tiếp, chia sẻ dữ liệu, thông tin, đồng thời cung cấp các dịch vụ cho phép các thành viên tương tác, phản hồi thông qua các tin nhắn, góp ý... Hiện nay, có thể nói mạng xã hội được xem là một trong những nguồn thông tin quan trọng nhất và có ảnh hưởng lớn tới cả các cá nhân và tổ chức trong nhiều lĩnh vực như: kinh doanh, giáo dục, chăm sóc sức khỏe và chính trị...2. Hay mạng xã hội là nền tảng trực tuyến nơi người dùng xây dựng các mối quan hệ với nhau, ___________ 1, 2. Xem Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc: Quản lý thông tin trên mạng xã hội trong bối cảnh bùng nổ thông tin, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr.20, 68. 8 giữa những người có chung tính cách, nghề nghiệp, công việc, trình độ... Mạng xã hội có nhiều dạng thức và tính năng khác nhau, có thể được trang bị thêm nhiều công cụ mới, và có thể vận hành trên tất cả các nền tảng như máy tính hay điện thoại thông minh. Mạng xã hội cho phép người dùng chia sẻ câu chuyện, bài viết, ý tưởng cá nhân, đăng ảnh, video, thông báo về hoạt động, sự kiện; giúp người dùng kết nối với những người sống ở nhiều địa phương khác nhau, ở các quốc gia khác nhau hoặc trên toàn thế giới1. Khi nghiên cứu về mạng xã hội và báo chí, có học giả định nghĩa và khẳng định: Tới nay, đã có nhận thức chung: “Mạng xã hội trực tuyến là dịch vụ cung cấp cho cộng đồng rộng rãi người sử dụng khả năng tương tác, chia sẻ, lưu trữ và trao đổi thông tin với nhau trên môi trường internet, bao gồm dịch vụ tạo blog, diễn đàn (forum), trò chuyện trực tuyến (chat) và các hình thức tương tự khác”. Các hình thức tương tác khác có thể thấy như gửi thư điện tử ___________ 1. Xem Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc: Quản lý thông tin trên mạng xã hội trong bối cảnh bùng nổ thông tin, Sđd, tr.170. 9 (email), điện thoại, xem phim, ảnh (voice chat), chia sẻ tập tin (file), nhật ký điện tử (blog), trò chơi (game)... trên internet1. Theo Wikipedia, nền tảng Bách khoa toàn thư mở định nghĩa mạng xã hội, gọi đầy đủ là dịch vụ mạng xã hội là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau, không phân biệt không gian và thời gian. Những người tham gia vào dịch vụ mạng xã hội được gọi là cư dân mạng. Dịch vụ mạng xã hội có những tính năng như chat, email, phim ảnh, voice chat, chia sẻ file, blog và xã luận. Mạng xã hội đã đổi mới hoàn toàn cách cư dân mạng liên kết với nhau và trở thành một phần tất yếu mỗi ngày đối với hàng trăm triệu thành viên khắp thế giới. Các dịch vụ này có nhiều phương cách để các thành viên tìm kiếm bạn bè, đối tác: dựa theo group (như tên trường hoặc tên thành phố), dựa trên thông tin cá nhân (như địa chỉ email hoặc screen name), hoặc dựa trên sở thích cá nhân (như thể thao, phim ảnh, sách báo, ca nhạc...), lĩnh vực quan tâm (kinh doanh, mua bán...). ___________ 1. Xem Đoàn Phạm Hà Trang: “Mạng xã hội và báo chí”, https://tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cu/-/2018/13918/ mang-xa-hoi-va-bao-chi.aspx. 10 Dịch vụ mạng xã hội có thể được phân thành bốn loại: Các dịch vụ mạng xã hội giao lưu được sử dụng chủ yếu để giao lưu với bạn bè hiện tại (ví dụ: Facebook); mạng xã hội trực tuyến là mạng máy tính phân tán, nơi người dùng giao tiếp với nhau thông qua các dịch vụ internet; dịch vụ mạng xã hội được sử dụng chủ yếu trong việc giao tiếp phi xã hội giữa các cá nhân (ví dụ: LinkedIn, một trang web định hướng nghề nghiệp và việc làm); các dịch vụ mạng xã hội điều hướng được sử dụng chủ yếu để giúp người dùng tìm thông tin hoặc tài nguyên cụ thể (ví dụ: Goodreads). Nghị định số 72/2013/NĐ-CP, ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng quy định: “Mạng xã hội (social network) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác”. Mục tiêu của mạng xã hội là tạo ra một hệ thống trên nền tảng internet, cho phép người dùng giao lưu, chia sẻ thông tin mà không bị 11 giới hạn về địa lý và thời gian; xây dựng một mẫu định danh trực tuyến nhằm phục vụ những yêu cầu chung, những giá trị của cộng đồng và nâng cao vai trò của mỗi công dân trong việc tạo lập quan hệ, những mối quan tâm chung, thúc đẩy sự liên kết các cá nhân và các tổ chức xã hội. Mặc dù hiện nay có nhiều trang mạng xã hội khác nhau để đáp ứng nhu cầu của người dùng, tuy nhiên, chúng thường sẽ có cùng những đặc điểm cơ bản như sau: Các trang mạng xã hội là ứng dụng được phép sử dụng trên nền tảng internet. Nội dung trên các mạng xã hội phổ biến đều phải do người dùng tự sáng tạo và chia sẻ lẫn nhau. Khi sử dụng, người dùng cần phải tạo cho mình một tài khoản cũng như một hồ sơ cá nhân riêng và phù hợp. Các mạng xã hội phổ biến hiện nay còn cho phép người dùng cá nhân hay tổ chức có thể kết nối với nhau. 2. Đặc điểm của mạng xã hội Mạng xã hội tuy tồn tại dưới nhiều mô hình khác nhau nhưng nhìn chung, đều có những điểm chung sau: - Tính đa phương tiện: Mạng xã hội là một ứng dụng được sử dụng trên nền tảng internet; 12 do đó, một nội dung thông tin được đăng tải trên mạng xã hội vừa có thể thể hiện bằng bản chữ viết (text), vừa trình bày, minh họa bằng hình ảnh (picture, video), âm thanh (audio). Đó là đặc thù của phương thức truyền tải thông tin truyền thông đa phương tiện. Với cách tiếp cận này, người dùng mạng xã hội được tiếp nhận thông tin bằng cách thỏa mãn các giác quan khác nhau, tạo nên hiệu ứng tương tác mạnh mẽ nhất. - Tính tương tác: Mỗi người dùng đều phải tạo tài khoản, hồ sơ riêng, phù hợp với trang hoặc ứng dụng được duy trì trên nền tảng mạng xã hội. Mạng xã hội sẽ kết nối tài khoản người dùng đến các tài khoản cá nhân, tổ chức khác thông qua các tài khoản ảo do người dùng tạo ra. Tất cả nội dung trên mạng xã hội đều do người dùng tự tạo ra, tự chia sẻ, truyền đi và nhận được phản hồi từ phía người nhận. Trong cuộc sống hằng ngày, tương tác biểu hiện ở việc mọi người giao tiếp, kết nối với nhau, trên mạng xã hội cũng vậy. Tương tác quan trọng vì nó có nhiều ý nghĩa như: thể hiện sự kết nối giữa một người với một cộng đồng; việc có nhiều tương tác khiến thương hiệu của người dùng trở nên tốt hơn, từ đó 13 thuận lợi hơn cho việc kinh doanh và kiếm tiền; gia tăng sức mạnh của nhóm, trang,... - Tính liên kết cộng đồng: Mạng xã hội tạo điều kiện cho sự phát triển của cộng đồng xã hội trên mạng bằng cách kết nối tài khoản của người dùng với tài khoản của các cá nhân, tổ chức khác. Do vậy, mạng xã hội có tính liên kết cộng đồng trong phạm vi không gian đa dạng, người sử dụng có thể trở thành bạn của nhau thông qua gửi liên kết kết bạn mà không cần gặp gỡ trực tiếp. Những người chia sẻ cùng một mối quan tâm cũng có thể tập hợp lại thành các nhóm thông tin xã hội, thường xuyên giao lưu, chia sẻ thông tin thông qua các tương tác. Mạng đổi mới hoàn toàn cách cư dân mạng liên kết với nhau và trở thành một phần tất yếu của mỗi ngày cho hàng trăm triệu thành viên khắp thế giới. Các dịch vụ này có nhiều phương cách để các thành viên tìm kiếm bạn bè, đối tác: dựa theo group (như tên trường hoặc tên thành phố), dựa trên thông tin cá nhân (như địa chỉ email hoặc screen name), hoặc dựa trên sở thích cá nhân (như thể thao, phim ảnh, sách báo, ca nhạc, thời trang...), lĩnh vực quan tâm (như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội...). 14 II- NGUỒN GỐC RA ĐỜI Vj CÁC MẠNG XÃ HỘI ĐƯỢC SỬ DỤNG PHỔ BIẾN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1. Nguồn gốc ra đời của mạng xã hội Sự ra đời của mạng xã hội chắc chắn phải dựa trên nền tảng sự xuất hiện và phát triển của internet. Ngày 29/10/1969, mạng truyền tải dữ liệu và âm thanh đầu tiên trên thế giới hoạt động trên cơ sở truyền các gói dữ liệu đã bắt đầu hoạt động. Người đưa ra ý tưởng chính về mạng này chính là GS. Joseph Carl Robnett Licklider, nhà khoa học được ví như “cha đẻ” của internet1. Ở một khía cạnh nào đó, đây có thể coi là sự khởi đầu của mạng xã hội. Tuy nhiên, phải đến những năm 1980 và thực sự đến những năm 1990, máy tính cá nhân mới được đại chúng hóa, tạo tiền đề cho sự xuất hiện của mạng xã hội. Ngoài ra, sự xuất hiện của những trang blog và hệ thống bảng thông báo vào những ___________ 1. Xem “Mạng internet đầu tiên trên thế giới”, https://nhan dan.vn/mang-internet-dau-tien-tren-the-gioi-post723715.html #:~:text=Ng%C3%A0y%2029%2F10%2F1969%2C,%E2%80% 9Ccha%20%C4%91%E1%BA%BB%E2%80%9D%20c%E1%B B%A7a%20internet. 15 năm 1990 cũng đã giúp mở ra thời đại của các trang mạng xã hội trực tiếp. Ý tưởng về một người bình thường có thể đăng nhập vào một nền tảng internet, viết về bất cứ thứ gì họ đang nghĩ, đang thấy và đang làm cũng như bài chia sẻ này có thể được đọc và phản hồi bởi bất cứ ai, bất cứ đâu đã giúp mọi người cảm nhận được ý nghĩa trọn vẹn hơn của internet1. Hai nền tảng mạng xã hội đầu tiên có tên là Six Degrees và Friendster. Six Degrees được cho là mạng xã hội đầu tiên, đặt tên theo lý thuyết “6 chặng phân cách”, cho rằng hai người bất kỳ có thể kết nối với nhau chỉ thông qua 6 người khác. Lý do Six Degrees được cho là mạng xã hội đầu tiên là bởi nó cho phép người dùng đăng ký tài khoản bằng tài khoản email, tạo ra trang cá nhân và kết bạn bè. Mạng xã hội này ra mắt vào năm 1997 và kéo dài đến năm 2001. Tổng số lượng người dùng Six Degrees khoảng 3,5 triệu người. Six Degrees được YouthStream Media Networks mua lại vào năm 1999 với giá 125 triệu đôla Mỹ, nhưng đã dừng hoạt động ngay một năm sau. ___________ 1. “Lịch sử mạng xã hội - dòng chảy kì lạ và kì diệu”, https://themillennials.life/lich-su-mang-xa-hoi/. 16 Năm 2002, Friendster xuất hiện và được coi là đối thủ của Six Degrees. Cũng giống Six Degrees, Friendster cho phép người dùng lập tài khoản bằng email cá nhân, kết bạn và chia sẻ hình ảnh, video. Ngoài ra, người sử dụng còn có thể nhắn tin cho nhau, để lại bình luận trên những bài đăng miễn là các bên đều là bạn bè. Một vài tháng sau khi thành lập, Friendster ghi nhận hơn 3 triệu người dùng. Và con số này tiếp tục tăng lên, chạm mức hơn 100 triệu người dùng. Đến năm 2011, do sức ép từ các mạng xã hội mới nổi như Google, Yahoo! và Facebook, Friendster trở thành một cộng đồng chơi game trực tuyến. Tuy vậy, mạng xã hội này vẫn không thoát được việc phải dừng hoạt động. Năm 2015, Friendster ngắt kết nối mọi server và dừng hoạt động hoàn toàn vào ngày 01/01/2019. 2. Các mạng xã hội được sử dụng phổ biến ở Việt Nam hiện nay a) Facebook Trong khoảng gần 20 năm trở lại đây, Facebook có lẽ là một trong số những tên tuổi nổi bật nhất về mạng xã hội trên toàn cầu. Sự hiện diện và phát triển của Facebook đã 17 đánh dấu bước tiến mới của mạng xã hội trong mối tương quan của sự ảnh hưởng đến quá trình phát triển của xã hội loài người. Vào năm 2004, Mark Zuckerberg cùng với các sinh viên Đại học Harvard và các bạn là Eduardo Saverin, Andrew McCollum, Dustin Moskovitz, Chris Hughes sáng lập Facebook. Những người sáng lập ban đầu giới hạn tư cách thành viên của Facebook cho sinh viên Đại học Harvard và sau đó là sinh viên các Đại học Columbia, Stanford và Yale. Tư cách thành viên cuối cùng đã được mở rộng sang các trường Ivy League, MIT và các tổ chức giáo dục đại học còn lại trong khu vực Boston, sau đó là các trường đại học khác và cuối cùng là học sinh trung học. Tính đến năm 2020, Facebook đã có 2,8 tỉ người dùng hoạt động hằng tháng, và xếp thứ bảy về mức sử dụng internet toàn cầu. Đây là ứng dụng di động được tải xuống nhiều nhất trong những năm 2010. Về cơ bản, Facebook là một mạng xã hội có tính tiện lợi cao, có thể truy cập từ nhiều thiết bị khác như máy tính cá nhân, máy tính bảng, điện thoại thông minh, yêu cầu đơn giản là thiết bị đó phải có kết nối internet. Người dùng có thể dễ dàng đăng ký tài khoản hoàn toàn miễn phí, tùy chỉnh trang cá nhân dùng để đăng tải các dòng 18 trạng thái “status”, chia sẻ ảnh, video đa phương tiện, hay gần đây có thêm tính năng “stream”. Ngoài tính năng là kênh lưu giữ thông tin cá nhân, Facebook với độ phủ sóng rộng khắp còn có tính năng thiết lập các hội, nhóm, cộng đồng có hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu người cùng tương tác, chia sẻ thông tin. Facebook được coi là mạng xã hội đa năng với nhiều hữu ích như: mở rộng, lan tỏa thông tin, kết giao bạn bè, quảng cáo sản phẩm; giải tỏa những áp lực của cuộc sống; giúp con người hiểu được cuộc sống, tâm tư, tình cảm của người thân nơi xa xôi, có thể an ủi, động viên, giúp đỡ những tình huống khó khăn mà họ gặp phải. Tuy nhiên, Facebook cũng ẩn chứa những điều tiêu cực, chẳng hạn như lạm dụng mạng xã hội dẫn đến tình trạng phụ thuộc (còn gọi là nghiện Facebook), những thông tin không được kiểm chứng khi được lan truyền có thể gây hậu quả đáng tiếc cho cá nhân và xã hội, các rủi ro về mất cắp thông tin đời tư cá nhân, hacker, tống tiền... Theo số liệu thống kê tính tới tháng 6/2021 của NapoleonCat (công cụ đo lường các chỉ số mạng xã hội), tổng số người dùng Facebook tại Việt Nam là gần 76 triệu người, chiếm hơn 70% dân số toàn quốc, tăng 31 triệu người dùng so với năm 2019. Trong đó, độ tuổi phổ biến nhất 19 vẫn là từ 25 - 34 (khoảng 32% tổng số người dùng) và sự chênh lệch về giới tính là không đáng kể (49,9% người dùng là nam giới và 50,1% người dùng là nữ giới). Số lượng người dùng Facebook ở Việt Nam Nguồn: NapoleonCat.com, 2021. b) TikTok Ngoài Facebook giống như một không gian giúp cho người dùng thoải mái chia sẻ, tương tác, cập nhật thông tin, tin tức mới nhất thì thời gian qua, 20 một mạng xã hội mới với cách tiếp cận hiện đại, năng động, phát triển cả thị giác và thính giác của người dùng đã xuất hiện. Đó là nền tảng video âm nhạc và mạng xã hội của Trung Quốc được ra mắt vào năm 2017 bởi Trương Nhất Minh, người sáng lập của ByteDance - TikTok. Sử dụng TikTok rất đơn giản, nhanh gọn và tiện lợi nhưng lại chứa đựng những sản phẩm độc đáo. Theo dữ liệu từ cơ quan nghiên cứu thị trường Apptopia, TikTok đứng đầu danh sách 10 ứng dụng có lượt tải xuống nhiều nhất năm 2022 với 672 triệu lượt... ByteDance đã không công bố dữ liệu hoạt động hằng tháng của TikTok trên toàn cầu. Các tổ chức chuyên nghiệp dự đoán rằng, người dùng hoạt động hằng tháng trên toàn cầu của TikTok sẽ vượt 1,5 tỉ vào cuối năm 20221. ___________ 1. Xem “TikTok: Quy mô người dùng tăng mạnh, thương mại hóa cần đột phá”, https://vneconomy.vn/tiktok-quy-mo nguoi-dung-tang-manh-thuong-mai-hoa-can-dot-pha.htm. 21 Với TikTok, người dùng có thể thỏa sức sáng tạo và bứt phá qua các video theo phong cách riêng của mình; phát triển thương hiệu cá nhân, tổ chức, kinh doanh bán hàng, tạo thu nhập... Tuy nhiên, nền tảng mạng xã hội TikTok cũng có những yếu tố có thể ảnh hưởng tiêu cực đến người dùng như việc kiểm duyệt video TikTok chưa được chặt chẽ nên có thể chứa những yếu tố bạo lực, phản cảm, nhạy cảm chính trị, thông tin cá nhân có thể bị rò rỉ; hội chứng “nghiện TikTok”, ảo tưởng, tâm lý bất ổn khi xem quá nhiều... Top 10 quốc gia có lượng người dùng TikTok nhiều nhất thế giới (tính đến tháng 02/2023) Nguồn: DataReportal, 2023. Công ty nghiên cứu thị trường DataReportal có trụ sở tại Xingapo, mới đây đã công bố báo cáo 22 về danh sách 10 quốc gia có lượng người dùng mạng xã hội TikTok nhiều nhất trên thế giới. Việt Nam xếp thứ 6 trong top 10 quốc gia có lượng người dùng TikTok lớn nhất thế giới, với khoảng 49,9 triệu người dùng. Theo số liệu của DataReportal, tính đến tháng 02/2023, có khoảng 77,93 triệu người dùng internet tại Việt Nam, như vậy, có tới hơn 64% người dùng internet tại Việt Nam đang sử dụng TikTok1. c) YouTube YouTube là một nền tảng chia sẻ video trực tuyến của Mỹ có trụ sở chính tại San Bruno, California. Nền tảng này được tạo ra vào tháng 02/2005, bởi ba nhân viên cũ của PayPal - Chad Hurley, Steve Chen và Jawed Karim - đã được Google mua lại vào tháng 11/2006 với giá 1,65 tỉ đôla Mỹ và hiện hoạt động như một trong những công ty con của Google. So với TikTok, nền tảng chia sẻ video của YouTube có mức độ tương tác với người dùng hạn chế hơn, nhưng YouTube lại có thế mạnh, đó là việc ___________ 1. Dẫn theo “Việt Nam nằm trong top những nơi có người dùng TikTok nhiều nhất”, https://vtv.vn/cong-nghe/viet-nam nam-trong-top-nhung-noi-co-nguoi-dung-tiktok-nhieu-nhat 20230331180445579.htm. 23 người dùng tải lên, xem, chia sẻ, thêm vào danh sách phát, báo cáo và nhận xét về video, đăng ký người dùng khác và sử dụng công nghệ WebM, H.264/MPEG-4 AVC và Adobe Flash Player để hiển thị nhiều video đa phương tiện do người dùng và doanh nghiệp tạo ra. Video trên YouTube với chất lượng xử lý hình ảnh cao, có thể upload thời lượng dài. Hiện nay, YouTube là một trong số những ứng dụng cơ bản, phổ biến, được người dùng sử dụng để xem, tương tự như cách người dùng vẫn xem tivi trên truyền hình trước đây bởi tính đa dạng, dễ sử dụng cũng như tính năng miễn phí khi xem các video. Tuy vậy, với tính năng kiếm tiền từ kênh YouTube nên có những cá nhân, tổ chức đã lợi dụng kênh để chia sẻ, phát tán những thông tin 24 không chính xác nhằm “câu view”, “câu like”, tăng “subscribe”... Bên cạnh đó, YouTube cũng cho phép các công ty, cá nhân quảng cáo trên nền tảng làm gián đoạn nội dung video đang theo dõi nên có thể dẫn đến bất tiện, khó chịu đối với người dùng... Cùng với sự gia tăng số người dùng YouTube trên thế giới, những năm gần đây, số người dùng YouTube ở Việt Nam cũng tăng lên một cách nhanh chóng. Thống kê đến tháng 4/2021, ở Việt Nam có khoảng hơn 45 triệu người xem, nghe YouTube. Tốc độ người dùng đăng tải video trên YouTube tăng tới hơn 300%, lượng người xem tăng hơn 85%. Cuối năm 2020, bảng xếp hạng tổng kết YouTube tại Việt Nam do Google công bố cho thấy: 10 trang YouTube thu hút sự chú ý của công chúng chủ yếu là tạo các nội dung giải trí, livestream (phát trực tiếp), hài hoặc parody (bắt chước, chế)..., trong đó trang có số subscriber (đăng ký theo dõi) ít nhất là từ 1 - 2 triệu người, trang có số subscriber cao nhất là hơn 10 triệu người, hằng năm những YouTuber này có thu nhập từ vài tỉ đồng đến vài chục tỉ đồng. Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, đến cuối năm 2020 có khoảng 120.000 người Việt Nam đã đăng ký tạo video trên nền tảng YouTube, trong số đó có 15.000 25 trang có thu tiền từ quảng cáo, 350 trang có hàng triệu người theo dõi1. d) Zalo Thời gian qua, Zalo đang trở thành một ứng dụng rất quen thuộc, phục vụ đắc lực trong việc trao đổi thông tin, làm việc. Về cơ bản, khởi phát Zalo là ứng dụng nhắn tin nhanh đa nền tảng được phát triển bởi Công ty VNG ở Việt Nam. Zalo được VNG ra mắt lần đầu tiên vào tháng 8/2012 (bản thử nghiệm) và 4 tháng sau ra bản chính thức. Đến giữa tháng 01/2014, VNG công bố đạt 7 triệu người dùng, đứng thứ hai tại thị trường trong nước, sau Viber - tốc độ phát triển được xem là khá ấn tượng đối với một sản phẩm công nghệ Việt. Zalo được truy cập thông qua điện thoại thông minh, máy tính bảng và máy tính để bàn, ứng dụng này tích hợp tính năng nhắn tin, gọi video miễn phí chỉ cần kết nối internet, 3G, 4G, 5G. Do đặt máy chủ tại Việt Nam nên tốc độ nhắn tin của Zalo cũng vượt trội, cũng như tiết kiệm pin hơn so với các phần mềm do nước ngoài sáng lập. ___________ 1. Dẫn theo “YouTube ở Việt Nam và một số vấn đề đang đặt ra”, https://nhandan.vn/youtube-o-viet-nam-va-mot-so van-de-dang-dat-ra-post641806.html. 26 Theo báo cáo The Connected Consumer Q4 2022 do MMA Việt Nam và Decision Lab công bố, Zalo tiếp tục là ứng dụng nhắn tin được sử dụng nhiều nhất ở Việt Nam năm 2022. Các ứng dụng tin nhắn được sử dụng phổ biến ở Việt Nam (quý IV/2022) Nguồn: MMA Việt Nam và Decision Lab, 2022 Theo số liệu báo cáo, tại danh mục những nền tảng nhắn tin hàng đầu Việt Nam, hết quý IV/2022, Zalo dẫn đầu với tỷ lệ sử dụng là 87% người dùng, theo sau là Facebook với 72%, Messenger là 58% và Instagram chiếm 15%. Báo cáo đánh giá Zalo phá vỡ rào cản vô hình, tăng trưởng với hiệu suất 6% mức độ yêu thích so với quý trước. Đây là mức tăng nhanh hơn cả ứng dụng YouTube và Facebook trong năm qua. 27 Phần lớn mức tăng trưởng này nằm ở nhóm người dùng Gen X (42 - 62 tuổi) và Gen Z (16 - 25 tuổi). Có thể làm một phép so sánh tương đối, kết thúc năm 2022, dân số của Việt Nam là 99,46 triệu người, trong khi đó, Zalo công bố có 74 triệu người dùng thường xuyên, như vậy, ước tính, người dùng nền tảng nhắn tin “made in Việt Nam” này chiếm tới hơn 74% dân số nước ta. Với lợi thế là nền tảng công nghệ do người Việt sáng tạo dựa trên thói quen sinh hoạt của người Việt, Zalo cho thấy sự đầu tư nghiêm túc, bài bản của mình khi liên tiếp nâng cấp những tính năng an toàn, bảo mật, mà cụ thể là việc ra mắt tính năng mã hóa đầu cuối E2EE vào tháng 5/2022. Bên cạnh đó, ứng dụng này còn cho phép người dùng gửi tệp tin chất lượng cao, dung lượng lớn lên tới 1GB thông qua phiên bản Zalo PC và Zalo Web. Ứng dụng cũng bảo đảm chất lượng liên lạc thông suốt, ổn định dù tập người dùng ngày càng mở rộng. Có thể nói, đây là một trong những ưu thế của Zalo giúp ứng dụng này giữ vững vị thế ngôi đầu của mình trong nhiều năm1. ___________ 1. Dẫn theo “Zalo tiếp tục là ứng dụng nhắn tin phổ biến nhất Việt Nam”, https://nhandan.vn/zalo-tiep-tuc-la-ung dung-nhan-tin-pho-bien-nhat-viet-nam-post741283.html. 28 Ngoài việc nhắn tin, người dùng Zalo cũng có thể đăng, chia sẻ tin, dòng trạng thái tại trang cá nhân. Đây là một tính năng giúp cho Zalo có tính chất “xã hội” nhiều hơn chứ không chỉ đơn thuần là một công cụ để nhắn tin. đ) Instagram Instagram là một dịch vụ mạng xã hội chia sẻ hình ảnh và video của Mỹ được tạo ra bởi Kevin Systrom và Mike Krieger. Ứng dụng cho phép người dùng tải lên các phương tiện có thể được chỉnh sửa bằng các bộ lọc và được sắp xếp theo các thẻ bắt đầu bằng # và gắn thẻ địa lý. Bài đăng có thể được chia sẻ công khai hoặc với những người theo dõi đã được phê duyệt trước. Người dùng có thể duyệt nội dung của người dùng khác theo thẻ và vị trí, và xem nội dung thịnh hành. Người dùng có thể thích ảnh và theo dõi những người dùng khác để thêm nội dung của họ vào nguồn cấp dữ liệu cá nhân. Instagram ban đầu được phân biệt bằng cách chỉ cho phép đóng khung nội dung theo tỷ lệ khung hình vuông (1:1) với 640 pixel để phù hợp với chiều rộng hiển thị của iPhone vào thời điểm đó. Năm 2015, những hạn chế này đã được nới lỏng với việc tăng lên 1.080 pixel. 29 Dịch vụ cũng bổ sung các tính năng nhắn tin, khả năng bao gồm nhiều hình ảnh hoặc video trong một bài đăng và tính năng “câu chuyện” - tương tự như Snapchat đối lập chính - cho phép người dùng đăng ảnh và video lên nguồn cấp dữ liệu tuần tự, với mỗi bài đăng có thể truy cập bằng những người khác trong 24 giờ mỗi ngày. Từ tháng 01/2019, tính năng “câu chuyện” được 500 triệu người dùng sử dụng hằng ngày. Nếu như Facebook chủ yếu là chia sẻ cảm xúc của bạn bằng những status thì Instagram chỉ cần một bức ảnh mọi người đã biết bạn đang cảm thấy như thế nào. Đây chính là một yếu tố khiến Instagram thu hút hơn Facebook. Năm 2021, lượng người dùng Instagram tại Việt Nam đạt khoảng 7,98 triệu người và dự kiến sẽ tăng 30 lên 10,93 triệu người dùng vào năm 20251. Theo thống kê, Instagram thu hút khá nhiều người dùng là nữ, cho thấy ứng dụng này phù hợp và đáp ứng đúng nhu cầu chia sẻ ảnh mà phụ nữ hướng đến. g) Twitter Twitter là một mạng xã hội trực tuyến miễn phí cho phép người sử dụng đọc, nhắn và cập nhật các mẩu tin nhỏ gọi là tweets, một dạng tiểu blog. Tweet có thể dùng tối đa 280 ký tự, bao gồm chữ viết, ảnh hoặc video ngắn. Thành lập từ năm 2006, Twitter đã trở thành một hiện tượng mạng xã hội phổ biến toàn cầu. Giới hạn về độ dài của tin nhắn, 280 ký tự, có tính tương thích với tin SMS (short message ___________ 1. Dẫn theo “Thống kê người dùng mạng xã hội tại Việt Nam”, https://dichvuseohot.com/thong-ke-nguoi-dung-mang xa-hoi-tai-viet-nam/. 31 service), mang đến cho cộng đồng mạng một hình thức tốc ký đáng chú ý, đã được sử dụng rộng rãi đối với SMS. Giới hạn về ký tự cũng giúp thúc đẩy các dịch vụ thu gọn địa chỉ website như tinyurl, bit.ly và tr.im, hoặc các dịch vụ nội dung tên miền như là Twitpic và NotePub, nhằm thu thập các thông tin đa phương tiện và những đoạn dài hơn 280 ký tự. Twitter là một ứng dụng phổ biến ở các quốc gia châu Mỹ và châu Âu nhưng lại chưa được người dùng Việt Nam sử dụng nhiều. Nguyên nhân có lẽ là bởi Twitter thiếu đi một số tính năng và Facebook hiện đã phủ sóng quá lớn tại thị trường Việt. Ngoài những mạng xã hội trên, thời gian qua, Việt Nam cũng tích cực cho ra đời các mạng xã hội như ứng dụng mạng xã hội Lotus, Mocha, Gapo,... Tuy nhiên, sự phát triển của các ứng dụng mạng xã hội Việt, ngoại trừ Zalo, còn rất hạn chế. Điều này phản ánh thực trạng về nền tảng công nghệ cũng như thị phần người dùng mạng xã hội ở Việt Nam đã được định hình, các ứng dụng như Facebook, Zalo, YouTube, TikTok với nền tảng công nghệ đi trước, mạnh mẽ hơn trong truyền thông và xây dựng được một lượng người dùng đông đảo chiếm ưu thế lớn hơn 32 rất nhiều trong mối tương quan để các ứng dụng Việt phát triển. III- TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI Vj MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1. Tác động của mạng xã hội a) Tác động tích cực Mạng xã hội hiện nay là một trong những công cụ vô cùng quan trọng giúp kết nối mọi người một cách nhanh chóng. Với khả năng kết nối mọi người, mọi lúc, mọi nơi, mạng xã hội như một thế giới thu nhỏ và có vai trò nhất định trong đời sống xã hội hiện nay. - Kết nối bạn bè, thúc đẩy sự phát triển của văn hóa cộng đồng. Nếu như trước đây, muốn biết người thân, bạn bè đang ở đâu, làm gì, tình trạng sức khỏe như thế nào..., chúng ta chỉ có phương tiện gửi thư hoặc gọi điện thoại. Tuy nhiên, những phương thức này đều có hạn chế so với mạng xã hội. Với tính năng cập nhật tức thời, miễn phí khi chia sẻ thông tin, thông qua mạng xã hội, người dùng có thể nhắn tin, gọi video để gặp mặt bạn bè, người thân, bỏ qua những 33 trở ngại về khoảng cách địa lý. Đặc biệt, người dùng cũng có thể làm quen với những người bạn mới có chung sở thích, lý tưởng, đam mê thông qua các hội nhóm, các trang chung hoặc bắt gặp khi cùng chia sẻ về một vấn đề nào đó. Đó là lý do vì sao nói mạng xã hội là cầu nối gắn kết, củng cố các mối quan hệ hiện hữu và tạo cơ hội xác lập các mối quan hệ mới. Nhờ việc có thể chia sẻ niềm vui, tình cảm, lĩnh vực quan tâm với mọi người, vai trò của mạng xã hội đã thúc đẩy sự kết nối của cộng đồng. Ngoài ra, mạng xã hội cũng là nơi để các tổ chức, doanh nghiệp chia sẻ hoạt động của mình giúp khách hàng và đối tác biết đến, có thêm một kênh thông tin để kết nối các quan hệ, từ đó thúc đẩy mở rộng khách hàng và mối quan hệ kinh doanh. - Chia sẻ cảm xúc cá nhân; cập nhật tin tức, kiến thức. Một trong những lợi ích của mạng xã hội, đó là không gian để người dùng có thể bày tỏ quan điểm cá nhân cũng như chia sẻ cảm xúc, ý kiến về một vấn đề nào đó; hoặc có thể chia sẻ tin tức hoặc nội dung có liên quan đến kiến thức trong đời sống xã hội. Bên cạnh việc tự mình chia sẻ, người dùng cũng có thể tiếp nhận những thông tin từ 34 người khác. Mạng xã hội là môi trường nhanh nhạy để cập nhật những thông tin, xu hướng thay đổi theo từng ngày, là nơi người dùng có thể tiếp nhận các kiến thức từ bên ngoài một cách nhanh chóng theo từng lĩnh vực quan tâm; chỉ cần một vài thao tác đơn giản là sẽ dễ dàng nhận được các kiến thức về mọi lĩnh vực, phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và làm việc. Ngoài ra, những hội, nhóm trên mạng xã hội cũng là nơi tập hợp những người yêu thích, say mê tìm hiểu về các lĩnh vực và chia sẻ công khai các kiến thức chuyên môn; người dùng hoàn toàn có thể tiếp cận thêm kiến thức mới để hoàn thiện bản thân. - Tạo ra một không gian giải trí hữu ích và miễn phí. Mạng xã hội, trước hết ra đời như một sản phẩm phục vụ cho nhu cầu giải trí của người dùng. Nếu người dùng muốn xem video, phim, họ có thể truy cập YouTube, muốn cập nhật tin tức, giao lưu, kết bạn thì có thể “lướt Facebook”, hay nhắn tin, tán gẫu, gọi video một cách dễ dàng thì sử dụng Zalo... Những ứng dụng mạng xã hội trực tiếp phục vụ nhu cầu giải trí của con người. Không gian giải trí với mạng xã hội hết sức tiện lợi, miễn phí chỉ cần thiết bị điện tử thông minh và internet. 35 Mạng xã hội không phức tạp mà dễ dàng sử dụng, có thể truy cập mọi lúc, mọi nơi, không phân biệt đối tượng, độ tuổi, giới tính, quốc tịch, người dùng có những phút giây giải trí, thư giãn với những tiện ích tích hợp như trò chơi (game), âm nhạc, phim ảnh. Thậm chí, việc xem newfeed và đọc những bài đăng mang ý nghĩa tích cực cũng giúp người dùng cảm thấy bớt mệt mỏi và căng thẳng sau một ngày làm việc, học tập vất vả. - Hình thành nên một nền tảng kinh doanh mới cho cá nhân, doanh nghiệp. Bước vào thời kỳ mới với sự phát triển của internet, kinh doanh, buôn bán trên nền tảng online đã trở thành một xu thế. Kinh doanh online trên mạng xã hội có thể hiểu đơn giản là hình thức mua sắm trực tuyến thông qua các trang mạng xã hội phổ biến như Facebook, Zalo, TikTok,... Người dùng chỉ cần lướt trên các trang mạng xã hội, liên hệ với nhà bán hàng để được tư vấn và giải đáp thắc mắc rồi chọn sản phẩm mình muốn mua cũng như hình thức thanh toán. Sau đó, sản phẩm sẽ được vận chuyển một cách nhanh chóng đến tận nơi người mua yêu cầu mà không cần tốn thời gian, công sức đi ra cửa hàng để lựa chọn giống như phương thức mua sắm truyền thống. Hiện nay, 36 kinh doanh online trên mạng xã hội trở thành xu hướng phát triển tại Việt Nam nhờ những lợi ích quan trọng như: tiết kiệm tối đa các chi phí như thuê mặt bằng kinh doanh, trang trí cửa hàng, kho lưu trữ hàng hóa hay nhân viên phục vụ cửa hàng. Với một hệ thống người dùng lớn, kết nối dựa trên internet, người kinh doanh online có thể dễ dàng mở “shop” riêng cho bản thân, tự do đăng tải thông tin mua bán và trao đổi với khách hàng mọi lúc, mọi nơi. Đối với phương thức kinh doanh online, người bán chỉ cần bỏ ra chi phí đầu tư cho website, fanpage, tăng cường chạy các chiến dịch quảng cáo hoặc tạo ra những video, clip viral thu hút người xem là có thể tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng thay vì phải chạy các chương trình tốn kém nếu kinh doanh mặt bằng trong thực tế. Như vậy, mạng xã hội tạo điều kiện cho nhiều người dùng có thể bán hàng, kinh doanh đa dạng chủng loại sản phẩm và có thể quảng cáo cho thương hiệu của mình để tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng hơn, đem lại nguồn thu nhập không nhỏ cho các chủ shop, doanh nghiệp. - Là một kênh tham khảo thông tin đối với chính quyền và các cơ quan, tổ chức. Do tính năng cập nhật nhanh và dễ dàng 37 tiếp cận với đông đảo người dùng, hiện nay các chính phủ và chính quyền của một số địa phương đã tận dụng các trang mạng xã hội để gửi thông báo, cập nhật thông tin thời sự cũng như lắng nghe, khảo sát về chất lượng dịch vụ công. Vì vậy, bên cạnh những kênh truyền thống, thực tế mạng xã hội đang có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin một cách rộng rãi giúp chính quyền, các cơ quan, tổ chức nhận diện, phát hiện đa chiều những vấn đề đang nổi lên, đang diễn ra, sau khi đã thẩm định độ chính xác, có thể đưa ra các giải pháp xử lý hoặc điều chỉnh các quyết định đã ban hành một cách hợp lý, đúng đắn hơn. Việc sử dụng các trang mạng xã hội đúng mục đích và phù hợp sẽ mang đến hiệu quả rất lớn trong đời sống xã hội, đồng thời là công cụ hữu hiệu phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục. Trên thực tế, có rất nhiều thông tin được đăng tải và chia sẻ trên mạng xã hội giúp cơ quan chức năng phát hiện được những vấn đề nổi cộm, những sự việc gây bất bình dư luận; nhận diện, xác minh và từ đó kịp thời tuyên truyền, đưa ra các giải pháp hữu hiệu cũng như xử lý được các hành vi vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, mạng xã hội là môi trường cung cấp, truyền bá và tương tác thông tin, do đó, 38 chính quyền hay các tổ chức sẽ có thể cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin cần thiết cho người dân. Khi chính quyền cung cấp đúng và đầy đủ thông tin sẽ xây dựng được niềm tin của người dân vào bộ máy điều hành của mình. Hiện nay, nhiều cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam cũng đã ứng dụng những tính năng vượt trội của mạng xã hội để tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách của Ðảng và Nhà nước, thực hiện một số giao dịch liên quan đến hành chính công vụ... - Giúp cho các cá nhân dễ dàng hòa nhập hơn với xã hội, góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế. Mạng xã hội với đặc trưng không có giới hạn về quốc gia, dân tộc, giới tính... nên có thể giúp người dùng tiếp xúc với rất nhiều cá nhân, tổ chức ngoài xã hội và trên bình diện quốc tế. Đơn cử, với những ai có mong muốn cải thiện ngoại ngữ thì có thể kết bạn và giao tiếp với người nước ngoài, bên cạnh đó, bằng cách theo dõi, xem các thông tin của cá nhân, tổ chức nước ngoài cũng giúp cho người dùng trau dồi vốn từ của mình. Với nền tảng rộng lớn từ người dùng và lượng thông tin, các cá nhân, doanh nghiệp cũng có thể khai thác dữ liệu này để hội nhập quốc tế, lan tỏa hình ảnh và sản phẩm đến 39 nhiều hơn các đối tác, cộng đồng bên ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia. Với số lượng người dùng đông đảo, mạng xã hội không còn đơn thuần chỉ là phương tiện truyền đạt thông tin mà còn là công cụ hữu hiệu trong việc truyền bá các sản phẩm văn hóa, lưu giữ các giá trị văn hóa truyền thống, sáng tạo và phổ biến những giá trị văn hóa mới... Qua mạng xã hội, người dùng biết được các giá trị văn hóa phong phú của mỗi nước trên thế giới; từ đó, hình ảnh đất nước, văn hóa, con người của mỗi quốc gia - dân tộc cũng được lan tỏa, quảng bá rộng rãi, trở thành một nguồn lực trong phát triển và hội nhập. b) Tác động tiêu cực Bên cạnh mặt tích cực, mạng xã hội cũng tồn tại không ít những tác động tiêu cực, ảnh hưởng trực tiếp đến cá nhân, môi trường xã hội, lợi ích cộng đồng và an ninh trật tự như: - Ảnh hưởng đến sức khỏe, não bộ nếu như sử dụng mạng xã hội không điều độ. Sử dụng mạng xã hội kéo dài đồng nghĩa với việc chúng ta tương tác trực tiếp với thiết bị điện tử. Lối sống ít vận động và thường xuyên tiếp xúc với thiết bị điện tử là một trong số những nguyên nhân gây ảnh hưởng xấu đến 40 sức khỏe của con người. Thay vì dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn bằng các hoạt động thể chất thì nhiều người có xu hướng giải trí hoàn toàn bằng mạng xã hội. Thói quen này sẽ trực tiếp gây ảnh hưởng đến sức khỏe và não bộ. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, những người sử dụng mạng xã hội quá mức có xu hướng mắc bệnh về tâm lý, họ có xu hướng cảm thấy tiêu cực, thậm chí dẫn đến bệnh trầm cảm. Bên cạnh đó, ánh sáng nhân tạo tỏa ra từ màn hình thiết bị điện tử sẽ tác động đến não bộ dễ làm bạn mất ngủ. Thiếu ngủ dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng về sức khỏe và tinh thần của con người. - Lạm dụng mạng xã hội có thể khiến người dùng xa rời thực tế, thiếu hụt kỹ năng sống, rạn nứt các mối quan hệ xã hội. Việc lạm dụng mạng xã hội được hiểu là người dùng dành quá nhiều thời gian cho việc sử dụng mạng xã hội, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý. Tập trung và sống trong quá nhiều vào thế giới giải trí, thế giới “ảo” có thể dẫn tới việc không thể tập trung vào cuộc sống thực tế. Xa rời thực tế tạo ra hệ lụy lớn, dẫn đến việc con người thiếu hoàn thiện kỹ năng sống, có khả năng giao tiếp kém, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống. 41 Đã có những trường hợp trong thực tế, người dùng quá lạm dụng mạng xã hội dẫn đến đổ vỡ các mối quan hệ như gia đình, hôn nhân, bạn bè, công việc. Mạng xã hội cũng là nơi để những người dùng có mục đích xấu xuyên tạc, bôi nhọ thông tin, hình ảnh của người khác. - Các thông tin, hình ảnh, nội dung có tính chất xấu, độc, không được kiểm chứng có thể ảnh hưởng đến hành vi, tâm lý người sử dụng. Bên cạnh những tin tức, tri thức hữu ích thì mạng xã hội cũng tiềm ẩn những thông tin xấu, độc hại, không được kiểm chứng... Các thông tin tràn lan không chính xác có thể gây hoang mang dư luận, định hướng sai lệch hành vi của một bộ phận người sử dụng. Ngoài ra, người dùng cũng có xu hướng tiêu cực hơn khi thường xuyên đọc, xem, tương tác với các thông tin, nội dung xấu, độc. Thế giới ảo có thể mang đến những suy nghĩ thiếu tích cực, dễ dẫn đến căng thẳng, lo lắng, thậm chí là các bệnh lý như rối loạn lo âu, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn nhân cách kiểu hoang tưởng. - Mạng xã hội đã và đang trở thành công cụ hàng đầu để các thế lực thù địch lợi dụng tiến hành phá hoại tư tưởng. Trong những năm qua, các thế lực thù địch, phản động đã lập ra và sử dụng hàng nghìn 42 trang mạng xã hội vào các hoạt động tuyên truyền phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng, chống phá chế độ ta. Chúng tập trung xuyên tạc, nói xấu chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hiện nay, nhiều trang mạng xã hội của bọn phản động trong và ngoài nước như “Dân làm báo”, “Quan làm báo”... thường xuyên đăng tải những bài viết với lời lẽ chống Đảng, chống chế độ một cách điên cuồng, mù quáng. Chúng tuyên truyền xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, lợi dụng chiêu bài phản biện xã hội, đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, bảo vệ môi trường, các vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo... để đăng tải những bài viết có thông tin sai lệch, không được kiểm chứng, suy diễn xuyên tạc, từ đó kết luận các chủ trương, chính sách đó là sai lầm và đòi xóa bỏ. Lợi dụng những sơ hở, thiếu sót trong triển khai các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của chính quyền các cấp, các vụ việc phức tạp... để kích động dư luận, hình thành tâm lý phản kháng, tư tưởng bất mãn, chống đối, tiến tới kêu gọi biểu tình, bạo loạn lật đổ chế độ. Bên cạnh đó, mạng xã hội có thể làm gia tăng nguy cơ lộ, lọt bí mật nhà nước. Trong số hàng chục triệu người dân Việt Nam sử dụng 43 mạng xã hội, có không ít người là cán bộ, đảng viên, làm việc trong các cơ quan, đơn vị có liên quan đến bí mật nhà nước. Nhiều người có thói quen thích chia sẻ thông tin về cuộc sống, công việc, hoạt động của cơ quan, đơn vị lên mạng xã hội hoặc sử dụng mạng xã hội làm công cụ liên lạc, trao đổi. Trong khi đó, hiểu biết về công tác bảo vệ bí mật nhà nước của một số cán bộ, đảng viên chưa cao, trách nhiệm, ý thức bảo mật chưa tốt, làm gia tăng nguy cơ lộ, lọt bí mật nhà nước. Lợi dụng các vụ lộ, lọt bí mật nhà nước trên internet, nhiều đối tượng đã đăng tải lại các tài liệu mật trên mạng xã hội, tạo diễn đàn xuyên tạc, nói xấu chính quyền. - Mạng xã hội tác động tiêu cực đối với sự phát triển văn hóa. Khi mạng xã hội phát triển, tác động đến hầu hết các cá nhân, nhất là số người trẻ thì cũng gia tăng các nguy cơ làm xói mòn, lai căng các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc. Xuất hiện các trào lưu tuyên truyền, cổ vũ lối sống, các giá trị phương Tây như tôn thờ tự do cá nhân, lối sống thực dụng, văn hóa đồi trụy, bạo lực... đi ngược lại truyền thống văn hóa dân tộc. Tình trạng nhiễu loạn thông tin, thật giả lẫn lộn trên mạng xã hội đang ở mức báo động, ảnh hưởng đến các giá trị văn hóa tốt đẹp của cộng đồng. 44 Hoạt động tung tin đồn, giật gân “câu like” trên mạng xã hội ngày càng gia tăng, gây hoang mang trong dư luận. Một số vụ việc trên mạng xã hội thu hút số lượng rất lớn người quan tâm, theo dõi, hình thành tâm lý đám đông, áp lực dư luận, có thể tạo ra các giá trị lệch lạc hay khuynh hướng phức tạp trong văn hóa ứng xử. - Mạng xã hội đang trở thành công cụ, môi trường “màu mỡ” để tội phạm lợi dụng hoạt động. Với đặc tính ảo, mạng xã hội thường xuyên được các đối tượng phạm tội về hình sự, kinh tế, ma túy lợi dụng để hoạt động với các thủ đoạn như tạo tài khoản ảo để kết bạn, làm quen, sau đó lừa đảo chiếm đoạt tiền, tài sản; tiến hành đánh cắp mật khẩu, chiếm giữ quyền kiểm soát tài khoản trái phép để thu thập các thông tin cá nhân, nhất là những thông tin bí mật về tài chính, từ đó tìm cách đánh cắp, trục lợi. Một số đối tượng còn sử dụng mạng xã hội làm công cụ liên lạc trong quá trình mua bán, vận chuyển các loại hàng cấm, ma túy, vũ khí, vật liệu nổ và các hoạt động phạm tội khác. 2. Công tác quản lý mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay Ở Việt Nam, mạng xã hội có thể phân thành hai loại: 1- Mạng xã hội do các doanh nghiệp 45 trong nước cung cấp và chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam như Zalo; 2- Mạng xã hội do doanh nghiệp nước ngoài cung cấp vào Việt Nam, điển hình như Facebook, Google, YouTube, Twitter... Bên cạnh mặt tích cực, mạng xã hội cũng tồn tại không ít những yếu tố tiêu cực, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường xã hội, lợi ích cộng đồng, thậm chí cả an ninh quốc gia. Do vậy, để quản lý tốt mạng xã hội, trong những năm qua, Việt Nam đã tiến hành xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động của internet nói chung và mạng xã hội nói riêng. Trước tháng 8/2013, mạng xã hội tại Việt Nam được quản lý dưới phương thức đăng ký cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, do sự phát triển nhanh, mạnh của mạng xã hội, Việt Nam đã thay đổi phương thức quản lý từ đăng ký cung cấp dịch vụ sang phương thức cấp giấy phép hoạt động (theo Nghị định số 72/2013/NĐ-CP, ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng). Việc quản lý, sử dụng mạng xã hội, ngoài được điều chỉnh bởi các bộ luật như Bộ luật hình sự, Bộ luật dân sự và một số luật liên quan, còn có các văn bản quy phạm pháp luật phổ biến 46 điều chỉnh hoạt động của mạng xã hội đã được ban hành là: Luật an toàn thông tin mạng năm 2015; Luật công nghệ thông tin năm 2017, Luật an ninh mạng năm 2018; Nghị định số 72/2013/NĐ-CP, ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng, Nghị định số 27/2018/NĐ-CP, ngày 01/3/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP, ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng; Nghị định số 15/2020/NĐ-CP, ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử; Thông tư số 09/2014/TT-BTTTT, ngày 19/8/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông, quy định chi tiết về hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử và mạng xã hội; Thông tư số 38/2016/TT-BTTTT, ngày 26/12/2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về việc cung cấp thông tin công cộng qua biên giới... Các cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam cũng đã ban hành một số văn bản mang tính chỉ đạo, điều hành, trong đó, tập trung yêu cầu các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng 47 xã hội chủ động rà soát toàn bộ hoạt động cung cấp dịch vụ của mình, nâng cao trách nhiệm quản lý thông tin trên mạng xã hội do mình cung cấp. Ngoài ra, Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam thường xuyên chủ trì tổ chức các cuộc họp với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội nhằm tìm hiểu, nắm bắt xu hướng phát triển của loại hình này, cũng như trao đổi, tìm kiếm các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện phát huy khả năng để cạnh tranh với mạng xã hội nước ngoài. Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động mạng xã hội được Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam triển khai thường xuyên, quyết liệt. Trong trường hợp xác định được nhân thân của đối tượng cung cấp thông tin vi phạm các quy định hiện hành trên mạng xã hội, thì tùy theo tính chất, mức độ, các cơ quan chức năng sẽ áp dụng hình thức xử lý phù hợp. Trường hợp vi phạm mức độ nhẹ thì nhắc nhở, rút kinh nghiệm, trường hợp vi phạm ở mức độ nặng có thể xem xét xử phạt vi phạm hành chính, thu hồi giấy phép, thu hồi tên miền,... Trong trường hợp không xác định được nhân thân của đối tượng vi phạm, hoặc đối tượng vi phạm ở nước ngoài, các cơ quan chức năng sẽ áp dụng biện pháp 48 yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội phối hợp ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin sai phạm. Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đã thiết lập được cơ chế phối hợp với Google và Facebook. Đây là hai dịch vụ của nước ngoài có khá đông người Việt Nam sử dụng. 3. Một số vấn đề cần lưu ý khi sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay - Tiềm ẩn nguy cơ vi phạm pháp luật khi sử dụng mạng xã hội. Trong môi trường mạng xã hội tiềm ẩn rất nhiều thông tin không rõ nguồn gốc, thậm chí được các đối tượng tạo thành tin giật gân, nhạy cảm về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội. Chính vì vậy, nếu người sử dụng mạng xã hội chia sẻ hoặc phát tán, thậm chí trực tiếp tuyên truyền, cổ vũ cho những tư tưởng sai trái, thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội thì hoàn toàn có thể đối diện với hành vi vi phạm pháp luật. - Nguy cơ lộ, lọt thông tin cá nhân từ mạng xã hội. Có rất nhiều lý do để thông tin cá nhân của một người nào đó bị lộ, lọt ra ngoài, trong đó nhiều nhất là người dùng mạng xã hội như 49 Facebook, Zalo, TikTok... do khai báo thông tin khi đăng ký hoặc chia sẻ thông tin qua ảnh, bài viết trong quá trình sử dụng. Các đối tượng xấu sau khi thu thập thông tin cá nhân của người dùng đã sử dụng để mua hàng, tham gia giao dịch thương mại điện tử và lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản. Thậm chí, hacker có thể truy cập trái phép hoặc lập một tài khoản với hình ảnh và thông tin của người sử dụng để lừa đảo. Trên thực tế, hầu hết các thông tin cá nhân của người sử dụng hiện nay ở Việt Nam đều do chính người sử dụng tự đưa lên, thông tin về ngày tháng năm sinh, trường học, nơi làm việc, nơi ở... kê khai trong các ứng dụng mạng xã hội được để ở chế độ mở, do vậy, việc bảo mật thông tin cũng như vấn đề lộ, lọt, bị chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội là một nguy cơ cần cảnh giác. Ngoài ra, một số người dùng mạng xã hội bị cài và phát tán chương trình gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử. Bản thân người dùng nếu thiếu những kiến thức và kỹ năng cần thiết có thể vô tình tiếp tay cho các hành vi trên. - Nguy cơ bị lừa đảo trên mạng xã hội. Mạng xã hội là một nền tảng giao tiếp mở, do vậy người sử dụng mạng xã hội có thể nhận 50 được tin nhắn, cuộc gọi từ người dùng lạ, không nằm trong danh sách kết bạn. Thời gian qua, các cơ quan chức năng, cơ quan truyền thông thường xuyên thông báo phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, tình hình vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm sử dụng công nghệ cao thời gian gần đây vẫn diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng, hoạt động phạm tội tinh vi, xảo quyệt, ngày càng đa dạng về phương thức, thủ đoạn. Theo đó, các đối tượng lừa đảo lợi dụng sự cả tin, nhẹ dạ của người dùng mạng xã hội để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Các hành vi mà đối tượng thường sử dụng là: chiếm quyền kiểm soát tài khoản mạng xã hội và nhắn tin vay tiền, nhờ chuyển tiền; nhắn tin nạn nhân trúng giải thưởng lớn, yêu cầu phải chuyển tiền để nhận tiền thưởng; đăng tin tuyển dụng, tin tìm kiếm cộng tác viên bán hàng online, mua đơn hàng của các sàn giao dịch thương mại điện tử như Shopee, Tiki... để nhận hoa hồng, v.v.. Thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng chủ yếu là thông báo trúng thưởng; thông báo nhận quà, tiền từ nước ngoài gửi về, yêu cầu bị hại chuyển tiền gọi là “phí thực hiện thủ tục nhận quà”; giả danh cán bộ công an, viện kiểm sát, 51 tòa án đe dọa nạn nhân có liên quan đến một vụ án lớn nào đó, yêu cầu chuyển tiền để kiểm tra, hứa hẹn sẽ trả lại đầy đủ sau khi kiểm tra. Nạn nhân tin lời, chuyển tiền và bị chiếm đoạt tài sản. Gần đây, các đối tượng sử dụng các thủ đoạn tinh vi hơn, chẳng hạn như gửi tin nhắn trên Messenger hoặc Zalo, yêu cầu người dùng chuyển tiền để nhận các sản phẩm, tư vấn nhưng khi thực hiện xong giao dịch thì tài khoản gửi tiền biến mất hoàn toàn. Một thủ đoạn khác là kêu gọi “đầu tư” sinh lời trên mạng xã hội. Ban đầu, nạn nhân bị dẫn dụ đầu tư số tiền nhỏ và có lợi nhuận. Những lần sau, số tiền “kêu gọi đầu tư” sẽ lớn dần lên. Đến lúc thấy nạn nhân đã “mắc bẫy”, đối tượng không cho rút tiền, đánh sập máy chủ, chiếm đoạt tiền của “người đầu tư”. Một thủ đoạn lại nhắm vào giới trẻ là tuyển dụng nhân viên chốt đơn hàng online. Bên cạnh đó, lợi dụng hiệu ứng tốt của mạng xã hội trong việc lan tỏa nghĩa cử đẹp, kêu gọi những tấm lòng nhân ái, chia sẻ khó khăn, nhiều đối tượng xấu đã kêu gọi giúp đỡ người khác để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. - Hiện tượng dao động lập trường chính trị, suy thoái đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” khi sử dụng mạng xã hội. Hiện nay, các thế lực thù địch, phản động đã 52 triệt để lợi dụng sự phát triển của internet và mạng xã hội để tuyên truyền, phát tán các thông tin “xấu”, “độc” và các luận điệu sai trái, xuyên tạc nhằm tấn công vào nền tảng tư tưởng của Đảng, vào lịch sử và thành quả cách mạng của dân tộc, âm mưu “diễn biến hòa bình” trên mọi mặt từ tư tưởng chính trị đến kinh tế, văn hóa, xã hội,... Người dùng mạng xã hội nếu không tỉnh táo, cảnh giác thì có thể bị các thế lực thù địch tiêm nhiễm những luận điệu xuyên tạc, dần dần có những nhận thức, hành vi chống đối, trái với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Những đối tượng xấu cũng có nhiều hoạt động tung tin đồn, giật gân “câu like” trên mạng xã hội ngày càng gia tăng, gây hoang mang trong dư luận. Việc thiếu sàng lọc và đánh giá tính chính xác của thông tin có thể khiến người dùng mạng xã hội rơi vào bẫy tin giả. Ngoài ra, lối sống trái với thuần phong mỹ tục, đề cao chủ nghĩa cá nhân, tự do quá mức, trái với chuẩn mực xã hội và pháp luật Việt Nam, những phim ảnh, video 18+, bạo lực cũng dễ dàng thông qua mạng xã hội tác động đến người dùng. Qua đó, từng ngày, từng giờ làm thay đổi quan điểm, chuẩn mực đạo đức, lối sống của người dùng, dẫn đến nguy cơ suy thoái giống nòi, đánh mất giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. 53 IV- MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1. Tăng cường hoàn thiện chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến sử dụng mạng xã hội Xây dựng, phát triển, hoàn thiện hệ thống pháp luật để quản lý hoạt động trên internet, mạng xã hội là vấn đề tất yếu, khách quan, quan trọng hàng đầu. Hiện nay, Nhà nước ta đã xây dựng các bộ luật, luật liên quan đến quản lý, điều chỉnh hành vi người sử dụng internet, mạng xã hội chặt chẽ, khoa học, trong đó có Luật an ninh mạng, Luật an toàn thông tin mạng. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, internet và mạng xã hội sẽ luôn xuất hiện vấn đề mới, dễ làm cho một số quy định pháp luật trở nên không còn phù hợp, lạc hậu. Vì thế, cơ quan chức năng các cấp cần thường xuyên theo dõi, khảo sát, đánh giá, kịp thời tham mưu cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, đảm bảo công tác quản lý hoạt động internet, mạng xã hội phù hợp với các quy trình sinh hoạt xã hội, cộng đồng, thực sự “ích nước, lợi nhà”, ngăn chặn hiệu quả các mặt 54 tiêu cực. Hệ thống pháp luật phải đồng bộ, hiện đại, có khung pháp lý khoa học, chặt chẽ, đủ mạnh, phù hợp thực tiễn, đủ sức quản lý, xử lý hiệu quả tổ chức, cá nhân lợi dụng internet, mạng xã hội để đưa thông tin giả, xấu, độc, nhằm lừa đảo, kích động, xúi giục, bôi nhọ, chống phá chính quyền..., kịp thời biểu dương, khen thưởng người tốt, việc tốt trong hoạt động trên không gian mạng. 2. Nâng cao chất lượng tuyên truyền, giáo dục nhận thức, trách nhiệm cho nhân dân, trước hết là đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, sinh viên, học sinh khi sử dụng mạng xã hội Để thực hiện tốt nội dung này, các cấp cần đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền, giáo dục cho phù hợp với từng đối tượng, làm cho họ nhận thức và thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quyền tự do thông tin, tự do báo chí, công tác quản lý, sử dụng internet và mạng xã hội. Trọng tâm là: Chỉ thị số 46-CT/TW, ngày 27/7/2010 của Ban Bí thư (khóa X) về “Chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội”; Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI 55 “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, Luật báo chí; Luật an toàn thông tin mạng; Luật an ninh mạng năm 2018 và các bộ luật, luật liên quan. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, truyền thống văn hóa chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân văn; kịp thời phát hiện, định hướng dư luận khi có các vấn đề nhạy cảm diễn ra trong xã hội, v.v.. Đồng thời, cần làm cho người dùng mạng xã hội nhận thức được âm mưu, thủ đoạn lợi dụng mạng xã hội để chống phá đất nước của các thế lực thù địch. Quá trình thực hiện cần làm thường xuyên, liên tục, phối hợp, phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức trong hệ thống chính trị, hệ thống thông tin, truyền thông từ Trung ương đến cơ sở; kết hợp giáo dục, tuyên truyền theo chuyên đề với chủ đề, giáo dục trong nhà trường và gia đình, các loại hình truyền thông, thông tin từ truyền thống đến hiện đại cho phù hợp với không gian, thời gian và đối tượng, v.v.. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm tuân thủ pháp luật, quy tắc xã hội, xây dựng phong cách văn hóa cho các đối tượng khi tham gia mạng xã hội; đồng thời, ngăn chặn, vô hiệu hóa những thông tin xấu, độc, hành vi phản cảm, thiếu văn hóa, nhất là âm mưu, thủ đoạn lợi dụng mạng xã hội để chống phá của các thế lực thù địch. 56 Chú trọng thực hiện tuyên truyền theo từng chuyên đề sâu cho từng nhóm đối tượng nhân dân; chú trọng các kỹ năng, thủ thuật dùng mạng xã hội. Thường xuyên làm công tác tuyên truyền và thực hành để mọi người tự trang bị các phương pháp tiếp cận thông tin trên mạng xã hội một cách khoa học và đúng đắn; có thái độ phê phán, đấu tranh kiên quyết nhưng tỉnh táo đối với những luồng thông tin sai trái, xấu, độc; tổ chức các buổi diễn đàn, trao đổi về những dấu hiệu nhận biết, phân biệt nội dung tiêu cực trên không gian mạng, đồng thời định hướng cách thức đấu tranh phù hợp để phản bác những thông tin sai, xuyên tạc sự thật. Phát huy tính tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong việc thiết lập và sử dụng các trang thông tin điện tử cá nhân trên internet, mạng xã hội, góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch và xây dựng môi trường internet, mạng xã hội Việt Nam văn minh, lành mạnh, an toàn; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên khi đăng tải, tiếp nhận thông tin trên mạng xã hội; sử dụng mạng xã hội như một kênh quan trọng để tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. 57 Bên cạnh phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên, cũng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục của cấp ủy, tổ chức đảng. Trong công tác tuyên truyền, phải bảo đảm tính linh hoạt, bảo mật thông tin, không để các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lợi dụng xuyên tạc, chống phá. Chủ động theo dõi, rà soát, phát hiện, dự báo, cảnh báo các trang thông tin điện tử, mạng xã hội giả mạo tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên của cấp mình quản lý. Khi phát hiện các trang mạng xã hội giả mạo, kịp thời chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ chức lực lượng, phối hợp xác minh, ngăn chặn, gỡ bỏ, điều tra, xử lý theo quy định. Có cơ chế biểu dương, khen thưởng cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên có thành tích xuất sắc; rút kinh nghiệm để kịp thời phát hiện và khắc phục những hạn chế, yếu kém trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, kiểm tra, giám sát việc cán bộ, đảng viên thiết lập và sử dụng mạng xã hội. Đặc biệt, đối với thế hệ trẻ, cần giáo dục việc sử dụng mạng internet, mạng xã hội an toàn, thông minh. Trong môi trường giáo dục hiện đại không thể thiếu internet, mạng xã hội, phụ huynh và nhà trường cần chung tay xây dựng một “bức tường lửa” an toàn cho học sinh khi sử dụng mạng xã hội. Mỗi phụ huynh cần tự trang bị kỹ năng sử dụng mạng xã hội an toàn, văn minh, từ đó hướng dẫn cho con em mình. Cha mẹ 58 cần phải có sự hiểu biết nhất định về mạng xã hội, biết sử dụng các trang mạng để phục vụ cho công việc, giải trí lành mạnh, là tấm gương tốt cho thế hệ trẻ học tập và noi theo. Gia đình cần phải quan tâm, nhắc nhở các thành viên trong gia đình, nhất là người trẻ về tác dụng, tác hại của mạng xã hội; giới hạn thời gian và định hướng cho người trẻ khi họ bắt đầu biết đến mạng xã hội. Nhà trường có thể xây dựng các tiết học ngoại khóa và có thể lồng ghép vào một số môn học... để giáo dục cách ứng xử văn minh trên mạng, kiểm soát hành vi, lời nói và đảm bảo những thông tin mà mình đăng trên mạng không vi phạm pháp luật, không ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, hình ảnh của cá nhân hay tổ chức nào. Như vậy, người dùng mạng xã hội, trước hết cần hiểu biết các tính năng của các loại mạng xã hội; các quy định pháp luật về sử dụng mạng xã hội; trang bị cho bản thân vốn hiểu biết xã hội, tri thức cơ bản nhất định khi tham gia vào không gian mạng. Người dùng cần ý thức trách nhiệm hơn khi đăng tải, like, comment, share những hình ảnh, thông tin. Tuân thủ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội; tích cực đấu tranh chống lại các thông tin xuyên tạc, bịa đặt của các thế lực thù địch, phản động trên mạng xã hội. 59 3. Đầu tư, phát triển các phương tiện, giải pháp khoa học, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến Đây là điều kiện căn bản để cơ quan chức năng luôn chủ động, kịp thời, hiệu quả trong quản lý internet, mạng xã hội. Theo đó, cần nghiên cứu, đầu tư, phát triển công nghệ phù hợp với sự phát triển của internet; khuyến khích phát triển mạng xã hội có nền tảng công nghệ trong nước, xây dựng mạng xã hội nội bộ ở các cơ quan, đơn vị, nhất là ở những cơ quan, đơn vị trọng yếu. Đồng thời, xây dựng, phát triển các công cụ quản lý, thu thập, định lượng, phòng ngừa, cảnh báo, lọc, phát hiện tin giả, xấu, độc; chú trọng xây dựng, hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp,... đảm bảo chủ động cảnh báo, ngăn chặn sự lan truyền, gỡ bỏ tin giả, xấu, độc ngay khi xuất hiện trên mạng xã hội. Mạng xã hội là môi trường “không có biên giới”, nên cần tăng cường thông tin, phối hợp với chính phủ các nước và các định chế quốc tế, các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội lớn từ nước ngoài, như Facebook, Google, TikTok, Twitter, YouTube,... để kịp thời ngăn chặn, xử lý, loại trừ nguy cơ, hiểm họa có thể xảy ra từ sớm, từ xa. 60 4. Xây dựng lực lượng nòng cốt chuyên sâu đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ tư Đây là vấn đề đặc biệt quan trọng, quyết định trực tiếp đến kết quả ngăn chặn những tác động tiêu cực của mạng xã hội. Lực lượng nòng cốt, chuyên sâu phải được tổ chức gọn nhẹ, chặt chẽ, tinh nhuệ, phù hợp chức năng, nhiệm vụ từng cơ quan, đơn vị đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy, tổ chức đảng, sự quản lý của người đứng đầu các cấp. Đó phải là những cán bộ, đảng viên tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân; có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, kiến thức chuyên sâu, năng lực tư duy phản biện toàn diện, nhạy bén trong khai thác, sử dụng internet, mạng xã hội và khả năng diễn đạt, luận chiến tốt; nhiệt huyết, dũng khí, quyết tâm bảo vệ Đảng, chế độ, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lợi ích quốc gia - dân tộc trong mọi điều kiện. 5. Đa dạng hóa hình thức và phương pháp làm trong sạch mạng xã hội Cần thiết lập, tăng cường sử dụng các website, blog, diễn đàn... đăng tải những bài viết, video clip, hình ảnh về tư tưởng, lý luận 61 Mác - Lênin, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực tiễn phát triển đất nước,... có chất lượng, thu hút được người xem, chia sẻ. Chủ động cung cấp thông tin giả cho các tổ chức, lực lượng, nhất là cơ quan truyền thông, báo chí để vừa đấu tranh với những thông tin giả, xấu, độc, vừa ngăn chặn, vô hiệu hóa các trang mạng “độc hại” ngay từ khi mới xuất hiện. Đặc biệt, cấp ủy, tổ chức đảng và người đứng đầu các cơ quan, đơn vị cần xây dựng được quy định, quy ước sử dụng mạng xã hội; phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức quần chúng, cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên tham gia mạng xã hội, đảm bảo cho họ phải trở thành “pháo đài vững chắc” trên trận địa đấu tranh bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; chủ động “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”, tự giác đăng tải, chia sẻ, lan tỏa thông tin tích cực, trực diện đấu tranh với thông tin xấu, độc, tạo thành phong trào rộng khắp làm cho mạng xã hội ngày càng tích cực, lành mạnh. 62 Phần II HỎI - ĐÁP VỀ SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI ĐÚNG CÁCH I- MỘT SỐ QUY TẮC CƠ BẢN KHI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI Câu hỏi 1: Những quy tắc ứng xử chung trên mạng xã hội được pháp luật quy định như thế nào? Trả lời: Nhằm tạo điều kiện phát triển lành mạnh mạng xã hội tại Việt Nam, đảm bảo quyền tự do cá nhân, quyền tự do kinh doanh, không phân biệt đối xử giữa các nhà cung cấp dịch vụ trong và ngoài nước, phù hợp với chuẩn mực, thông lệ và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia; cũng như xây dựng chuẩn mực đạo đức về hành vi, ứng xử trên mạng xã hội, giáo dục ý thức, tạo thói quen tích cực trong các hành vi ứng xử của người dùng mạng xã hội, góp phần 63 xây dựng môi trường mạng an toàn, lành mạnh, ngày 17/6/2021, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ký Quyết định số 874/QĐ-BTTTT ban hành Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội, trong đó quy tắc ứng xử chung là những quy định được áp dụng cho tất cả các nhóm đối tượng: Quy tắc Tôn trọng, tuân thủ pháp luật: Tuân thủ pháp luật Việt Nam, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Quy tắc Lành mạnh: Hành vi, ứng xử trên mạng xã hội phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Quy tắc An toàn, bảo mật thông tin: Tuân thủ các quy định và hướng dẫn về bảo vệ an toàn và bảo mật thông tin. Quy tắc Trách nhiệm: Chịu trách nhiệm về các hành vi, ứng xử trên mạng xã hội; phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý hành vi, nội dung thông tin vi phạm pháp luật. Câu hỏi 2: Những quy tắc ứng xử trên mạng xã hội đối với tổ chức, cá nhân được pháp luật quy định như thế nào? Trả lời: Theo Điều 4 Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội được ban hành kèm theo Quyết định 64 số 874/QĐ-BTTTT, ngày 17/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, những quy tắc ứng xử trên mạng xã hội đối với tổ chức, cá nhân được quy định như sau: 1. Tìm hiểu và tuân thủ các điều khoản hướng dẫn sử dụng của nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội trước khi đăng ký, tham gia mạng xã hội. 2. Nên sử dụng họ, tên thật cá nhân, tên hiệu thật của tổ chức, cơ quan và đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ để xác thực tên hiệu, địa chỉ trang mạng, đầu mối liên lạc khi tham gia, sử dụng mạng xã hội. 3. Thực hiện biện pháp tự quản lý, bảo mật tài khoản mạng xã hội và nhanh chóng thông báo tới các cơ quan chức năng, nhà cung cấp dịch vụ khi tài khoản tổ chức, cá nhân bị mất quyền kiểm soát, bị giả mạo, lợi dụng và sử dụng vào mục đích không lành mạnh, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. 4. Chia sẻ những thông tin có nguồn chính thống, đáng tin cậy. 5. Có các hành vi, ứng xử phù hợp với những giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống của dân tộc Việt Nam; không sử dụng từ ngữ gây thù hận, 65 kích động bạo lực, phân biệt vùng miền, giới tính, tôn giáo. 6. Không đăng tải những nội dung vi phạm pháp luật, các thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác; sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mỹ tục; tung tin giả, tin sai sự thật; quảng cáo, kinh doanh dịch vụ trái phép... gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội. 7. Khuyến khích sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền, quảng bá về đất nước - con người, văn hóa tốt đẹp của Việt Nam, chia sẻ thông tin tích cực, những tấm gương người tốt, việc tốt. 8. Vận động người thân trong gia đình, bạn bè, những người xung quanh tham gia giáo dục, bảo vệ trẻ em, trẻ vị thành niên sử dụng mạng xã hội một cách an toàn, lành mạnh. Câu hỏi 3: Những quy tắc ứng xử trên mạng xã hội đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước được pháp luật quy định như thế nào? Trả lời: Theo Điều 5 Bộ quy tắc ứng xử trên mạng 66 xã hội được ban hành kèm theo Quyết định số 874/QĐ-BTTTT, ngày 17/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, những quy tắc ứng xử trên mạng xã hội đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước được quy định như sau: 1. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước thực hiện nội dung quy định tại Điều 4 của Bộ quy tắc này. 2. Thực hiện nội quy của cơ quan, tổ chức về việc cung cấp thông tin lên mạng xã hội. 3. Thông báo tới cơ quan chủ quản để kịp thời có hướng xử lý, trả lời, giải quyết khi có những ý kiến, thông tin trái chiều, thông tin vi phạm pháp luật có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, lĩnh vực quản lý của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Như vậy, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan nhà nước khi tham gia mạng xã hội phải tuân thủ các quy tắc ứng xử chung được quy định trong Bộ quy tắc và các quy định của cơ quan, đơn vị công tác; ngoài ra còn có trách nhiệm thông báo, xử lý, giải quyết những thông tin trái chiều, vi phạm có liên quan đến lĩnh vực công tác. 67 Câu hỏi 4: Những quy tắc ứng xử trên mạng xã hội đối với các cơ quan nhà nước được pháp luật quy định như thế nào? Trả lời: Theo Điều 6 Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội được ban hành kèm theo Quyết định số 874/QĐ-BTTTT, ngày 17/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, những quy tắc ứng xử trên mạng xã hội đối với các cơ quan nhà nước được quy định như sau: 1. Có trách nhiệm quản lý, bảo mật tài khoản mạng xã hội và nhanh chóng thông báo tới nhà cung cấp dịch vụ khi tài khoản của cơ quan, tổ chức bị mất quyền kiểm soát hoặc bị giả mạo. 2. Cung cấp thông tin trên mạng xã hội đồng bộ, thống nhất với thông tin đã được cung cấp trên các phương tiện truyền thông chính thống khác. 3. Nên có phản hồi những ý kiến trên mạng xã hội về vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan, tổ chức mình. Câu hỏi 5: Những quy tắc ứng xử trên mạng xã hội đối với các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội được pháp luật quy định như thế nào? Trả lời: Theo Điều 7 Bộ quy tắc ứng xử trên mạng 68 xã hội được ban hành kèm theo Quyết định số 874/QĐ-BTTTT, ngày 17/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, những quy tắc ứng xử trên mạng xã hội đối với các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội được quy định như sau: 1. Công bố rõ ràng các điều khoản sử dụng dịch vụ, bao gồm tất cả các quyền và nghĩa vụ của nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng. 2. Ban hành và công khai các biện pháp phát hiện, thông báo và phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý, ngăn chặn và loại bỏ các nội dung thông tin vi phạm bản quyền, vi phạm pháp luật. 3. Khi nhận được thông báo yêu cầu loại bỏ các thông tin vi phạm bản quyền, vi phạm pháp luật từ cơ quan chức năng có thẩm quyền, nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội phối hợp với tổ chức, cá nhân sử dụng mạng xã hội để xử lý theo các quy định của pháp luật Việt Nam. 4. Hướng dẫn người sử dụng mạng xã hội, hỗ trợ và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của “người yếu thế” trong xã hội (người nghèo, người dân tộc thiểu số, trẻ em, trẻ vị thành niên, người khuyết tật...) sử dụng mạng xã hội an toàn, lành mạnh nhằm tránh bị khai thác, lạm dụng, bạo lực về tinh thần trên mạng xã hội; có biện pháp để bảo đảm sự an toàn và 69 phát triển lành mạnh của trẻ em, trẻ vị thành niên trên mạng xã hội theo quy định của pháp luật Việt Nam. 5. Tôn trọng quyền được bảo vệ thông tin của người sử dụng, không thu thập thông tin cá nhân và cung cấp thông tin của người sử dụng dịch vụ cho bên thứ ba khi chưa được sự cho phép của chủ thể thông tin. Câu hỏi 6: Các hành vi nào bị nghiêm cấm trên mạng xã hội? Trả lời: Điều 8, các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 16, khoản 1 Điều 17, khoản 1 Điều 18 Luật an ninh mạng năm 2018 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong an ninh mạng nói chung, theo đó, những hành vi bị nghiêm cấm trên mạng xã hội là: 1. Sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi sau: a) Hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội bao gồm: - Đăng tải, phát tán thông tin trên không gian mạng có nội dung sau: 70 + Thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; chiến tranh tâm lý, kích động chiến tranh xâm lược, chia rẽ, gây thù hận giữa các dân tộc, tôn giáo và nhân dân các nước; xúc phạm dân tộc, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, vĩ nhân, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc. + Thông tin trên không gian mạng có nội dung kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng bao gồm: kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, gây chia rẽ, tiến hành hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực nhằm chống chính quyền nhân dân; kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, lôi kéo tụ tập đông người gây rối, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức gây mất ổn định về an ninh, trật tự. + Thông tin trên không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống bao gồm: xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác; thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác. 71 + Thông tin trên không gian mạng có nội dung xâm phạm trật tự quản lý kinh tế bao gồm: thông tin bịa đặt, sai sự thật về sản phẩm, hàng hóa, tiền, trái phiếu, tín phiếu, công trái, séc và các loại giấy tờ có giá khác; thông tin bịa đặt, sai sự thật trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa cấp, chứng khoán. + Thông tin trên không gian mạng có nội dung sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác. + Hành vi gián điệp mạng; xâm phạm bí mật nhà nước, bí mật công tác, thông tin cá nhân trên không gian mạng bao gồm: chiếm đoạt, mua bán, thu giữ, cố ý làm lộ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư gây ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; cố ý xóa, làm hư hỏng, thất lạc, thay đổi thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật 72 cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư được truyền đưa, lưu trữ trên không gian mạng; cố ý thay đổi, hủy bỏ hoặc làm vô hiệu hóa các biện pháp kỹ thuật được xây dựng, áp dụng để bảo vệ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư; đưa lên không gian mạng những thông tin thuộc bí mật cá nhân, bí mật gia đình, đời sống riêng tư trái quy định của pháp luật; cố ý nghe, ghi âm trái phép các cuộc đàm thoại; hành vi khác cố ý xâm phạm bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư. - Chiếm đoạt tài sản; tổ chức đánh bạc, đánh bạc qua mạng internet; trộm cắp cước viễn thông quốc tế trên nền internet; vi phạm bản quyền và sở hữu trí tuệ trên không gian mạng; - Giả mạo trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân; làm giả, lưu hành, trộm cắp, mua bán, thu thập, trao đổi trái phép thông tin thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng của người khác; phát hành, cung cấp, sử dụng các phương tiện thanh toán trái phép; - Tuyên truyền, quảng cáo, mua bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục cấm theo quy định của pháp luật; 73 - Hướng dẫn người khác thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; - Hành vi khác sử dụng không gian mạng vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. b) Tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; c) Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc; d) Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác; đ) Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng; e) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội. 2. Thực hiện tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng; gây sự cố, 74 tấn công, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt hoặc phá hoại hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia. 3. Sản xuất, đưa vào sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông; phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử; xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác. 4. Chống lại hoặc cản trở hoạt động của lực lượng bảo vệ an ninh mạng; tấn công, vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng biện pháp bảo vệ an ninh mạng. 5. Lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc để trục lợi. 6. Hành vi khác vi phạm quy định của Luật an ninh mạng. Điều 9 Luật an ninh mạng năm 2018 quy định việc xử lý vi phạm pháp luật về an ninh mạng như sau: Người nào có hành vi vi phạm 75 quy định của Luật an ninh mạng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Câu hỏi 7: Các hành vi nào bị nghiêm cấm đối với hoạt động bảo vệ an toàn thông tin mạng? Trả lời: Căn cứ Điều 7 Luật an toàn thông tin mạng năm 2015, các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo đảm an toàn thông tin mạng được quy định như sau: - Ngăn chặn việc truyền tải thông tin trên mạng, can thiệp, truy nhập, gây nguy hại, xóa, thay đổi, sao chép và làm sai lệch thông tin trên mạng trái pháp luật. - Gây ảnh hưởng, cản trở trái pháp luật tới hoạt động bình thường của hệ thống thông tin hoặc tới khả năng truy nhập hệ thống thông tin của người sử dụng. - Tấn công, vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng của biện pháp bảo vệ an toàn thông tin mạng của hệ thống thông tin; tấn công, chiếm quyền điều khiển, phá hoại hệ thống thông tin. 76 - Phát tán thư rác, phần mềm độc hại, thiết lập hệ thống thông tin giả mạo, lừa đảo. - Thu thập, sử dụng, phát tán, kinh doanh trái pháp luật thông tin cá nhân của người khác; lợi dụng sơ hở, điểm yếu của hệ thống thông tin để thu thập, khai thác thông tin cá nhân. - Xâm nhập trái pháp luật bí mật mật mã và thông tin đã mã hóa hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; tiết lộ thông tin về sản phẩm mật mã dân sự, thông tin về khách hàng sử dụng hợp pháp sản phẩm mật mã dân sự; sử dụng, kinh doanh các sản phẩm mật mã dân sự không rõ nguồn gốc. Câu hỏi 8: Người sử dụng mạng xã hội có quyền và trách nhiệm gì? Trả lời: Theo Luật an ninh mạng năm 2018, Luật công nghệ thông tin năm 2017, Luật an toàn thông tin mạng năm 2015, các nghị định hướng dẫn thi hành và các quy định khác có liên quan, người sử dụng mạng xã hội có các quyền như sau: - Được sử dụng dịch vụ của mạng xã hội trừ các dịch vụ bị cấm theo quy định của pháp luật. - Được bảo vệ bí mật thông tin riêng và thông tin cá nhân theo quy định của pháp luật. 77 Bên cạnh đó, người sử dụng mạng xã hội có các trách nhiệm như sau: - Tuân thủ các quy định của pháp luật. + Hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung thông tin do mình lưu trữ, cung cấp, phát tán trên môi trường mạng; + Không cung cấp, trao đổi, truyền đưa, lưu trữ, sử dụng thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của công dân; + Không được phát tán thư rác, phần mềm độc hại, thiết lập hệ thống thông tin giả mạo, lừa đảo; + Không cung cấp, lưu trữ, phát tán, sử dụng thông tin vi phạm điều cấm Luật an ninh mạng (Điều 8); Nghị định số 72/2013/NĐ-CP (Điều 5). - Tôn trọng và thực hiện các quy tắc ứng xử trên không gian mạng do cơ quan có thẩm quyền ban hành với mục đích nhằm xây dựng chuẩn mực đạo đức về hành vi, ứng xử trên mạng xã hội cho người dân khi sử dụng các dịch vụ mạng xã hội, như: Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành; Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam; Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật do 78 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành, với các tiêu chí cụ thể: + Tìm hiểu và tuân thủ các điều khoản hướng dẫn sử dụng của nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội trước khi đăng ký, tham gia mạng xã hội. + Nên sử dụng họ, tên thật của cá nhân, tên hiệu thật của tổ chức, cơ quan và đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ để xác thực tên hiệu, địa chỉ trang mạng, đầu mối liên lạc khi tham gia, sử dụng mạng xã hội. + Chia sẻ những thông tin có nguồn chính thống, đáng tin cậy. + Có các hành vi, ứng xử phù hợp với những giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống của dân tộc Việt Nam; không sử dụng từ ngữ gây thù hận, kích động bạo lực, phân biệt vùng miền, giới tính, tôn giáo. + Không đăng tải những nội dung vi phạm pháp luật, các thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác; sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mỹ tục; tung tin giả, tin sai sự thật; quảng cáo, kinh doanh dịch vụ trái phép... gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội. 79