🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Sổ Tay Hướng Dẫn Xây Dựng Xã, Phường, Thị Trấn Đạt Chuẩn Tiếp Cận Pháp Luật
Ebooks
Nhóm Zalo
HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO XUẤT BẢN
Chủ tịch Hội đồng
Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương LÊ MẠNH HÙNG
Phó Chủ tịch Hội đồng
Q. Giám đốc - Tổng Biên tập
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật PHẠM CHÍ THÀNH
Thành viên
PHẠM THỊ THINH
NGUYỄN ĐỨC TÀI
TRẦN THANH LÂM
NGUYỄN HOÀI ANH
CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN
TS. PHAN CHÍ HIẾU Thứ trưởng Bộ Tư pháp
TỔ CHỨC BIÊN SOẠN
TS. ĐỖ XUÂN LÂN Nguyên Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật,
Bộ Tư pháp
ThS. PHAN HỒNG NGUYÊN Phó Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật,
Bộ Tư pháp
THAM GIA BIÊN SOẠN
ThS. NGUYỄN THỊ THẠO
ThS. NGUYỄN THỊ TÂM
ThS. LÊ NGUYÊN THẢO
CN. HOÀNG VIỆT HÀ
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Để thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng và cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013, các luật có liên quan về quyền được thông tin về pháp luật của công dân, Bộ Tư pháp đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 619/QĐ-TTg ngày 08/5/2017 ban hành Quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; ban hành Thông tư số 07/2017/TT-BTP ngày 28/7/2017 quy định về điểm số, hướng dẫn cách tính điểm các chỉ tiêu tiếp cận pháp luật, Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật và một số nội dung về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Với mục đích giúp cơ quan, đơn vị, công chức theo dõi, tham mưu thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) đạt chuẩn tiếp cận pháp luật hiểu thêm về các quy định của pháp luật và có một số kỹ năng thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, gắn kết với xây dựng nông thôn mới, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Nhà xuất bản Tư pháp tái bản có sửa đổi, bổ sung cuốn Sổ tay hướng dẫn xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
5
Cuốn Sổ tay gồm năm phần:
Phần thứ nhất: Những vấn đề chung về xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật;
Phần thứ hai: Hướng dẫn đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật;
Phần thứ ba: Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật; Phần thứ tư: Quản lý nhà nước về xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật;
Phần thứ năm: Hướng dẫn thực hiện Tiêu chí thành phần 18.5 về “Xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật” trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020.
Bên cạnh đó, cuốn Sổ tay còn có các biểu mẫu thực hiện đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; các biểu mẫu về Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật và Danh mục văn bản pháp luật liên quan đến xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật để các xã, phường, thị trấn có thể tham khảo vận dụng.
Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc!
Tháng 6 năm 2020
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT
6
Phần thứ nhất
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XÂY DỰNG CẤP XÃ ĐẠT CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT
I- MỤC TIÊU, VAI TRÒ CỦA XÂY DỰNG CẤP XÃ ĐẠT CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT
1. Mục tiêu
Xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật hướng tới các mục tiêu sau:
1.1. Nâng cao nhận thức pháp luật, giáo dục ý thức tôn trọng, tuân thủ và chấp hành pháp luật; bảo đảm quyền con người, quyền công dân, quyền được thông tin về pháp luật; kịp thời tháo gỡ mâu thuẫn, tranh chấp, vướng mắc, kiến nghị trong thi hành pháp luật trên địa bàn cấp xã.
1.2. Tổ chức và bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thi hành Hiến pháp, pháp luật; tăng cường các hoạt động quản lý nhà nước và xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật.
1.3. Cải thiện điều kiện tiếp cận thông tin pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, giải quyết thủ tục hành chính, phát huy dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
7
1.4. Góp phần thúc đẩy, thực hiện toàn diện mục tiêu xây dựng nông thôn mới và xây dựng đô thị văn minh. Hiện nay, tiêu chí xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là một tiêu chí thành phần của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 (tiêu chí thành phần 18.5 trong Tiêu chí 18. Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật). Việc đánh giá, công nhận xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là tiêu chí đánh giá xã đạt chuẩn nông thôn mới; là tiêu chí đánh giá phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh; đảng bộ, chính quyền cấp xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh”. Để thực hiện tiêu chí này trong xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 20201 đề ra một nhiệm vụ “đánh giá, công nhận xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, bảo đảm và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân”.
2. Vai trò
Việc triển khai thực hiện xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật sẽ đem lại những tác động tích cực, cụ thể như sau:
2.1. Đối với quản lý nhà nước: thực hiện nhiệm vụ này sẽ góp phần nâng cao trách nhiệm của
1. Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 và Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ đã được sửa đổi, bổ sung theo Quyết định số 1760/QĐ-TTg ngày 10/11/2017 (sau đây viết tắt là Quyết định số 1600/QĐ-TTg).
8
cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền, đội ngũ cán bộ, công chức trong thực thi công vụ; góp phần giữ gìn trật tự, kỷ cương, bảo vệ trật tự, an toàn xã hội.
2.2. Đối với xã hội: thực hiện nhiệm vụ này nhằm bảo đảm thực hiện tốt hơn các quyền con người, quyền công dân; duy trì xã hội phát triển ổn định, bền vững; phòng ngừa, hạn chế xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn, không để xung đột nảy sinh tạo thành xung đột xã hội...
II- NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN
Xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
1. Là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị, gắn với thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh của địa phương.
2. Bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, minh bạch trong đánh giá, chấm điểm các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật; đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân về thực hiện thủ tục hành chính; đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; phân công trách nhiệm, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
3. Gắn kết quả xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật với đánh giá xã đạt chuẩn nông thôn mới và phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh; đảng bộ, chính quyền cấp xã đạt tiêu chuẩn
9
“trong sạch, vững mạnh”; và đánh giá thi đua, khen thưởng hằng năm của chính quyền cấp xã.
III- TỔNG QUÁT VỀ NHIỆM VỤ XÂY DỰNG CẤP XÃ ĐẠT CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT
1. Cơ sở pháp lý
Để triển khai thực hiện nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật phù hợp với thực tế, trên cơ sở tổng kết thực tiễn và bài học kinh nghiệm qua 03 năm thực hiện Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg ngày 24/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ1 ban hành Quy định về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở và 02 năm triển khai thí điểm đánh giá, công nhận địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại 05 địa phương, ngày 08/5/2017 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 619/QĐ-TTg ban hành Quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (sau đây viết tắt là Quyết định số 619/QĐ-TTg). Bộ trưởng Bộ Tư pháp cũng đã ban hành Thông tư số 07/2017/TT-BTP ngày 28/7/2017 quy định về điểm số, hướng dẫn cách tính điểm các chỉ tiêu tiếp cận pháp luật, Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật và một số nội dung về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (sau đây viết tắt là Thông tư số 07/2017/TT-BTP).
1. Quyết định này hiện đã bị bãi bỏ (BT).
10
Ngày 16/8/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 96/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp (sau đây viết tắt là Nghị định số 96/2017/NĐ-CP), trong đó xác định xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là một trong các nhiệm vụ quản lý nhà nước và giao Bộ Tư pháp chủ trì, hướng dẫn thực hiện.
Ngoài ra, đối với xã, do xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là tiêu chí thành phần thuộc Tiêu chí 18 (Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật) của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 nên việc triển khai thực hiện nhiệm vụ này còn được quy định tại một số văn bản về xây dựng nông thôn mới như: Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 (trong đó giao Bộ Tư pháp chủ trì, hướng dẫn thực hiện đánh giá, công nhận, xây dựng xã tiếp cận pháp luật; bảo đảm và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân), Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định số 41/2016/QĐ-TTg ngày 10/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, Thông tư số 43/2017/TT-BTC ngày 12/5/2017
11
của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 08/2019/TT-BTC ngày 30/01/2019.
2. Nội dung xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
Theo Nghị định số 96/2017/NĐ-CP, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp. Điều 4 của Quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật ban hành kèm theo Quyết định số 619/QĐ-TTg quy định nội dung xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, bao gồm:
2.1. Xây dựng, ban hành chính sách, pháp luật; chương trình, kế hoạch triển khai, thực hiện xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân;
2.2. Tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, chính quyền các cấp và cơ quan, tổ chức, cá nhân về vị trí, vai trò, ý nghĩa của xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật;
2.3. Rà soát, đánh giá việc thực hiện tiêu chí tiếp cận pháp luật; công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; đề ra giải pháp khắc phục tồn tại,
12
hạn chế, cải thiện khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân tại cơ sở;
2.4. Chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ, tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật;
2.5. Lồng ghép xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong chương trình, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh và xóa đói, giảm nghèo;
2.6. Sơ kết, tổng kết, thống kê, báo cáo, theo dõi kết quả, kiểm tra, khen thưởng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
3. Các tiêu chí tiếp cận pháp luật
3.1. Nội dung của các tiêu chí: Quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật ban hành kèm theo Quyết định số 619/QĐ-TTg quy định 05 tiêu chí thành phần cấu thành tiêu chí tiếp cận pháp luật. Đây là công cụ để đánh giá kết quả, là cơ sở để xác định trách nhiệm của chính quyền cấp xã trong thực thi công vụ. Kết quả đánh giá là cơ sở để xét, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
- Tiêu chí 1: Bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật.
Tiêu chí này gồm 03 chỉ tiêu, có tổng số điểm tối đa 15 điểm, nội dung đánh giá trọng tâm là kết quả
13
thực hiện các nhiệm vụ về xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của cấp xã và kế hoạch triển khai nhiệm vụ được giao để thi hành Hiến pháp, pháp luật tại địa phương; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Tiêu chí 2: Thực hiện thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã. Tiêu chí này gồm 05 chỉ tiêu, có tổng số điểm tối đa 30 điểm, nội dung đánh giá trọng tâm là kết quả thực hiện các nhiệm vụ về công khai thủ tục hành chính; bảo đảm nguồn lực (bố trí địa điểm, công chức) để tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính theo thẩm quyền; kết quả giải quyết các thủ tục hành chính; tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về giải quyết thủ tục hành chính; bảo đảm sự hài lòng của tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính.
- Tiêu chí 3: Phổ biến, giáo dục pháp luật. Tiêu chí này gồm 09 chỉ tiêu, có tổng số điểm tối đa 25 điểm, nội dung đánh giá trọng tâm là kết quả thực hiện các nhiệm vụ về công khai văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính có giá trị áp dụng chung liên quan trực tiếp đến tổ chức, cá nhân; cung cấp thông tin pháp luật; lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; quán triệt, phổ biến văn bản, chính sách pháp luật mới cho cán bộ, công chức; triển khai các hoạt động
14
phổ biến, giáo dục pháp luật cho Nhân dân, đối tượng đặc thù; sử dụng các thiết chế thông tin, văn hóa, pháp luật để bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin, phổ biến pháp luật; đối thoại chính sách, pháp luật; bảo đảm kinh phí cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Tiêu chí 4: Hòa giải ở cơ sở.
Tiêu chí này gồm 03 chỉ tiêu, có tổng số điểm tối đa 10 điểm, nội dung đánh giá trọng tâm là kết quả thực hiện các nhiệm vụ về thành lập, củng cố, kiện toàn tổ hòa giải; bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ hòa giải, nâng cao hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở; giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở; bố trí kinh phí hỗ trợ công tác hòa giải.
- Tiêu chí 5: Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Tiêu chí này gồm 05 chỉ tiêu, có tổng số điểm tối đa 20 điểm, nội dung đánh giá trọng tâm là kết quả thực hiện các nhiệm vụ về công khai, minh bạch các nội dung về thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định; kết quả thực hiện các nội dung cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình được bàn, quyết định trực tiếp hoặc được bàn, biểu quyết để cơ quan có thẩm quyền quyết định; Nhân dân được tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định; Nhân dân trực tiếp hoặc thông qua Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng thực hiện giám sát.
15
3.2. Cách chấm điểm, đánh giá các tiêu chí tiếp cận pháp luật: Thực hiện theo hướng dẫn tại Mục I Phần thứ hai “Hướng dẫn đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật” của Sổ tay này.
4. Đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
4.1. Thời hạn thực hiện
Quyết định số 619/QĐ-TTg quy định thời hạn thực hiện đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật bao gồm: (1) Thời hạn để xác định kết quả, chấm điểm các tiêu chí tiếp cận pháp luật và (2) Thời hạn thực hiện quy trình đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Việc áp dụng các thời hạn nêu trên được thực hiện theo hướng dẫn tại Mục III Phần thứ hai “Hướng dẫn đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật” của Sổ tay này.
4.2. Điều kiện xét, công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
Cấp xã được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật khi có đủ các điều kiện sau đây (được cụ thể hóa tại Mục II Phần thứ hai của Sổ tay):
(1) Không có tiêu chí nào dưới 50% số điểm tối đa;
(2) Tổng số điểm của các tiêu chí tiếp cận pháp luật phải đạt từ 90% số điểm tối đa trở lên đối với cấp xã loại I, từ 80% số điểm tối đa trở lên đối với
16
cấp xã loại II và từ 70% số điểm tối đa trở lên đối với cấp xã loại III;
(3) Kết quả đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã phải đạt từ 80% tổng số điểm tối đa trở lên;
(4) Trong năm không có cán bộ, công chức cấp xã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức từ cảnh cáo trở lên do vi phạm pháp luật trong thực thi công vụ hoặc phải bồi thường thiệt hại do hành vi công vụ trái pháp luật gây ra.
4.3. Cách thức, quy trình đánh giá
a) Cách thức đánh giá: Cấp xã tự đánh giá thông qua chấm điểm các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật; đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính. Cấp huyện đánh giá, xem xét công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
b) Quy trình đánh giá: Thực hiện theo hướng dẫn tại Mục IV Phần thứ hai “Hướng dẫn đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật” của Sổ tay này.
5. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong thực hiện nhiệm vụ
5.1. Bộ Tư pháp: Là cơ quan tham mưu, giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, hướng dẫn triển khai xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên phạm vi cả nước.
17
5.2. Các bộ, cơ quan ngang bộ: Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, thống kê, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật liên quan đến phạm vi quản lý.
5.3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật cho thành viên, hội viên; giám sát, phản biện xã hội, vận động thành viên, hội viên tham gia xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; giám sát kết quả đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân khi thực hiện các thủ tục hành chính; phối hợp với cơ quan tư pháp cùng cấp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ này.
5.4. Ủy ban nhân dân các cấp: Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong phạm vi quản lý tại địa phương.
Cơ quan tư pháp các cấp ở địa phương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong phạm vi quản lý tại địa phương.
18
Phần thứ hai
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CÔNG NHẬN CẤP XÃ ĐẠT CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT
I- CHẤM ĐIỂM CÁC TIÊU CHÍ, CHỈ TIÊU TIẾP CẬN PHÁP LUẬT
1. Tiêu chí 1: Bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật
1.1. Tổng điểm tối đa: 15 điểm
1.2. Số lượng chỉ tiêu: 03
1.3. Mục đích chấm điểm: Đánh giá kết quả, mức độ hoàn thành trách nhiệm trong việc ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của cấp xã, kế hoạch triển khai thi hành Hiến pháp, pháp luật, chỉ đạo của cấp trên; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
19
1.4. Hướng dẫn chấm điểm:
Tài liệu kiểm chứng
Căn cứ thực hiện
Đầu mối thực hiện
Điểm số tối đa Nội dung
Tiêu chí, chỉ tiêu
15
Bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật
Tiêu chí
1
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, kế Chỉ
hoạch triển khai nhiệm vụ được giao để thi tiêu
4
hành Hiến pháp, pháp luật, chỉ đạo của cấp 1
trên tại địa phương và triển khai thực hiện
đúng yêu cầu, tiến độ
Văn bản quy phạm pháp Điều 4, Điều 30 Luật Ban Công chức Văn 1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo
luật theo thẩm quyền để hành văn bản quy phạm phòng - Thống kê thẩm quyền để quy định những vấn đề được luật
quy định những vấn đề mà pháp luật năm 2015
1
giao (Trong năm đánh giá không có nhiệm vụ
luật giao đã được ban hànhban hành văn bản quy phạm pháp luật do luật
không giao được tính 01 điểm)
20
Tài liệu
Căn cứ Đầu mối
kiểm chứng
thực hiện thực hiện
Kế hoạch, văn bản được Kế hoạch, văn bản chỉ đạo, Công chức Văn
ban hành
hướng dẫn của cấp trên phòng - Thống kê
Điểm
số
tối đa
1
0,5
0
1
Nội dung
a) Ban hành đầy đủ, đúng tiến độ
b) Ban hành đầy đủ nhưng chậm tiến độ hoặc
đúng tiến độ nhưng chưa đầy đủ
c) Không ban hành
2. Ban hành kế hoạch, văn bản khác triển khai
nhiệm vụ được giao để thi hành Hiến pháp, pháp
luật, chỉ đạo của cấp trên đúng yêu cầu, tiến độ
Tỷ lệ % = (Tổng số kế hoạch, văn bản khác
được ban hành theo đúng yêu cầu, tiến độ đề
ra/Tổng số kế hoạch, văn bản khác được giao
Tiêu
chí,
chỉ
tiêu
ban hành) x 100
21
Tài liệu kiểm chứng
Căn cứ thực hiện
Đầu mối thực hiện
Điểm số tối đa
- Văn bản, kế hoạch cụ thể Kế hoạch, văn bản chỉ đạo, Công chức Văn
hóa các nhiệm vụ hướng dẫn của cấp trên phòng - Thống kê
- Các số liệu, kết quả cụ thể 2
thực hiện văn bản quy phạm
pháp luật, văn bản khác
2
1
0
Nội dung
Tiêu chí, chỉ tiêu
3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch, văn bản khác nêu trên
a) Tổ chức thực hiện kịp thời, đúng quy định
b) Tổ chức thực hiện nhưng không kịp thời hoặc
không đúng quy định hoặc tổ chức thực hiện kịp
thời nhưng chưa đảm bảo yêu cầu, chất lượng
c) Không tổ chức thực hiện
22
Tài liệu
Căn cứ Đầu mối
kiểm chứng
thực hiện thực hiện
Văn bản của Đảng ủy, Ủy Trưởng Công an
ban nhân dân cấp trên cấp xã
hoặc Công an cấp trên
Văn bản của cấp ủy hoặc
chính quyền hằng năm về
công tác đảm bảo an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã
hội trên địa bàn cấp xã được
ban hành
Điểm
số Nội dung
tối đa
An ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được
bảo đảm, không để xảy ra trọng án; tội phạm
6
và tệ nạn xã hội (ma túy, trộm cắp, cờ bạc,
nghiện hút) trên địa bàn cấp xã được kiềm
chế, có giảm so với năm trước
1. Ban hành văn bản của cấp ủy hoặc chính
quyền hằng năm về công tác đảm bảo an ninh
1
chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn
Tiêu
chí,
chỉ
tiêu
Chỉ
tiêu
2
cấp xã
23
Tài liệu kiểm chứng
Căn cứ thực hiện
Đầu mối thực hiện
Điểm số tối đa Nội dung
Báo cáo, số liệu về tình hình tội phạm hằng năm
2
2. Tình hình an ninh chính trị được bảo đảm, không để xảy ra trọng án trên địa bàn cấp xã
Báo cáo, số liệu về tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội hằng năm
3
3. Kiềm chế, giảm tội phạm và tệ nạn xã hội (ma túy, trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút) trên địa bàn
Báo cáo, số liệu về tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội hằng năm 4. Tăng tội phạm và tệ nạn xã hội so với năm trước liền kề năm đánh giá bị 0 điểm và còn bị trừ 0,25 điểm
Số liệu trong Sổ theo dõi Luật Khiếu nại năm 2011,
Giải quyết khiếu nại, tố cáo đúng trình tự,
tình hình tiếp nhận, giải sửa đổi, bổ sung năm 2013,
thủ tục, thời hạn; không có hoặc giảm khiếu
quyết khiếu nại, tố cáo; báo Luật Tố cáo năm 2018, văn
5
nại, tố cáo kéo dài trên địa bàn cấp xã so với
cáo kết quả giải quyết khiếu bản hướng dẫn các luật và
nại, tố cáovăn bản khác có liên quan
Tiêu chí, chỉ tiêu
Chỉ tiêu
3
năm trước
24
Tài liệu Căn cứ
Đầu mối
kiểm chứng thực hiện
thực hiện
Công chức được giao đầu mối
theo dõi, tham mưu công tác
giải quyết khiếu nại, tố cáo
Công chức được giao đầu mối
theo dõi, tham mưu công tác
giải quyết khiếu nại, tố cáo
Điểm
số tối
đa
3
1
1
0,5
Nội dung
1. Khiếu nại, tố cáo được tiếp nhận, giải quyết
đúng trình tự, thủ tục, thời hạn
Tỷ lệ % = (Tổng số khiếu nại, tố cáo được giải
quyết đúng trình tự, thủ tục, thời hạn/Tổng số
khiếu nại, tố cáo được tiếp nhận, giải quyết theo
thẩm quyền) x 100
2. Về khiếu nại, tố cáo kéo dài
a) Không có khiếu nại, tố cáo kéo dài
b) Giảm khiếu nại, tố cáo kéo dài so với năm
trước liền kề năm đánh giá
Tiêu
chí,
chỉ
tiêu
25
Tài liệu kiểm chứng
Căn cứ thực hiện
Đầu mối thực hiện
Điểm số tối đa Nội dung
Tiêu chí, chỉ tiêu
0
c) Không giảm hoặc tăng khiếu nại, tố cáo kéo dài so với năm trước liền kề năm đánh giá
Công chức được giao đầu mối theo dõi, tham mưu về công tác tiếp công dân
1
3. Thực hiện đúng quy định của pháp luật về tiếp công dân
0,5
a) Bảo đảm các điều kiện tiếp công dân và tổ chức tiếp công dân đúng quy định
0,5
b) Kiến nghị, phản ánh qua tiếp công dân được cấp xã giải quyết đúng thời hạn và thông báo cho người đã đến kiến nghị, phản ánh bằng hình thức theo quy định của pháp luật
26
1.5. Một số lưu ý:
- Có 01 chỉ tiêu vì lý do khách quan không thực hiện nhưng vẫn đạt điểm tối đa là Chỉ tiêu 1 (trong năm đánh giá không có nhiệm vụ ban hành văn bản quy phạm pháp luật do luật giao thì vẫn được điểm tối đa là 01 điểm).
- Có 01 nội dung mà không thực hiện sẽ bị điểm 0 và trừ 0,25 điểm là nội dung 4 của Chỉ tiêu 2 (tăng tội phạm và tệ nạn xã hội so với năm trước liền kề năm đánh giá).
2. Tiêu chí 2: Thực hiện thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã
2.1. Tổng điểm tối đa: 30 điểm
2.2. Số lượng chỉ tiêu: 05
2.3. Mục đích chấm điểm: Đánh giá kết quả, mức độ hoàn thành trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ trong việc bảo đảm các điều kiện phục vụ giải quyết thủ tục hành chính; thực thi công vụ của công chức trong giải quyết thủ tục hành chính; thực trạng và kết quả giải quyết các thủ tục hành chính.
27
Tài liệu kiểm chứng Căn cứ thực hiện Đầu mối thực hiện
Sổ theo dõi tình Nghị định số 63/2010/NĐ-CP; Nghị định Công chức Văn phòng -
hình niêm yết thủ số 48/2013/NĐ-CP; Nghị định số 92/2017/ Thống kê
tục hành chínhNĐ-CP; Thông tư số 02/2017/TT-VPCP1,...
1. Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định
số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến
kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày
31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính; Quyết định công bố
thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các
2.4. Hướng dẫn chấm điểm:
Điểm
số
tối
đa
30
4
Nội dung
Thực hiện thủ tục hành chính
thuộc thẩm quyền của Ủy ban
nhân dân cấp xã
Công khai đầy đủ, kịp thời các thủ
tục hành chính
văn bản khác có liên quan.
Tiêu
chí,
chỉ
tiêu
Tiêu 1
chí
2
Chỉ
tiêu
1
28
Tài liệu Căn cứ
Đầu mối Điểm
kiểm thực thực số
Nội dung
chứng hiện hiện tối đa
1. Thủ tục hành chính được niêm yết công khai đầy đủ theo quy định
2
Tỷ lệ % = (Tổng số thủ tục hành chính đã niêm yết công khai/ Tổng số thủ tục hành chính
1
2. Thủ tục hành chính được niêm yết công khai kịp thời theo quy định
1
a) Niêm yết công khai thủ tục hành chính đúng ngày Quyết định công bố có hiệu lực thi hành
0,5
b) Niêm yết công khai thủ tục hành chính trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Quyết định công
0
c) Niêm yết công khai thủ tục hành chính sau 10 ngày kể từ ngày Quyết định công bố có
1
3. Thủ tục hành chính được niêm yết theo đúng quy định
0,5 a) Niêm yết theo các hình thức quy định (bảng gắn trên tường, bảng trụ xoay, bảng di động...)
0,5
b) Niêm yết tại địa điểm phù hợp, dễ tiếp cận
Tiêu
chí,
chỉ
tiêu
phải niêm yết công khai) x 100
bố có hiệu lực thi hành
hiệu lực thi hành
29
Điểm
Tài liệu kiểm Căn cứ
Đầu mối số
chứng thực hiện
thực hiện tối
đa
Báo cáo, số liệu, Luật Cán bộ, công chức năm 2008, sửa đổi, bổ Công chức Văn
kết quả thực tiễn sung năm 2019; Nghị định số 61/2018/NĐ-CP; phòng - Thống kê 2
Thông tư số 13/2019/TT-BNV...1
0,5
0,5
0,25
1. Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên
thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Thông tư số 13/2019/TT-BNV ngày 06/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Nội
vụ hướng dẫn một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn,
tổ dân phố; Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định về thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một
cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương và các văn bản khác có liên quan.
Nội dung
Bố trí địa điểm, công chức tiếp
nhận, giải quyết các thủ tục hành
chính theo quy định
1. Đảm bảo diện tích làm việc của
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
a) Đảm bảo diện tích theo quy định
b) Không đảm bảo diện tích theo
Tiêu
chí,
chỉ
tiêu
Chỉ
tiêu
2
1
quy định
30
Tài liệu kiểm chứng
Căn cứ thực hiện
Đầu mối thực hiện
Điểm số tối đa Nội dung
0,5 2. Đảm bảo trang thiết bị của Bộ phận
tiếp nhận và trả kết quả
0,5 a) Đảm bảo đầy đủ theo quy định
0,25 b) Chưa đảm bảo đầy đủ theo quy định
1 3. Công chức làm việc tại Bộ phận
tiếp nhận và trả kết quả đảm bảo yêu
cầu, thực hiện đầy đủ trách nhiệm
theo quy định
4. Không bố trí, không đảm bảo yêu
cầu, trách nhiệm quy định tại điểm 1,
2, 3 của chỉ tiêu này bị 0 điểm và bị trừ
0,25 điểm
Tiêu
chí,
chỉ
tiêu
31
Tài liệu kiểm chứng
Căn cứ thực hiện Đầu mối thực hiện
Sổ theo dõi, tiếp nhận, Các luật, văn bản pháp Công chức được giao đầu
trả kết quả giải quyết luật quy định về trình tự, mối tiếp nhận, giải quyết
thủ tục hành chính; thời hạn giải quyết thủ thủ tục hành chính theo lĩnh
Báo cáo, số liệu về kết tục hành chính thuộc vực chuyên môn thuộc thẩm
quả giải quyết thủ tục thẩm quyền của Ủy ban quyền của Ủy ban nhân dân
hành chính nhân dân cấp xã cấp xã; công chức bộ phận
tiếp nhận và trả kết quả của
Ủy ban nhân dân cấp xã
Điểm
số Nội dung
tối đa
10
Giải quyết các thủ tục hành chính đúng
trình tự, thủ tục, thời hạn quy định
Thủ tục hành chính được giải quyết đúng
trình tự, thủ tục, thời hạn
Tỷ lệ % = (Tổng số lượt thủ tục hành chính
đã giải quyết đúng trình tự, thủ tục, thời hạn/
Tổng số lượt thủ tục hành chính được tiếp
nhận, giải quyết) x 100
Tiêu
chí,
chỉ
tiêu
Chỉ
tiêu
3
32
Tài liệu kiểm chứng
Căn cứ thực hiện Đầu mối thực hiện
Báo cáo, số liệu, kết Luật Tiếp công dân Công chức được giao đầu
quả tiếp nhận, xử lý năm 2013, Nghị định số mối tiếp nhận, giải quyết thủ
phản ánh, kiến nghị về 20/2008/NĐ-CP1, Quyết tục hành chính theo lĩnh vực
giải quyết thủ tục hành định của Ủy ban nhân chuyên môn thuộc thẩm
chính
dân cấp tỉnh quy định quyền của Ủy ban nhân dân
về tiếp nhận, xử lý phản cấp xã; công chức Bộ phận
ánh, kiến nghị của cá tiếp nhận và trả kết quả của
nhân, tổ chức... Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ về việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị
của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày
14/5/2013 và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017.
Điểm
số
tối
Nội dung
đa
2
Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về
giải quyết các thủ tục hành chính đúng
trình tự, thủ tục, thời hạn quy định
Tiêu
chí,
chỉ
tiêu
Chỉ
tiêu
4
1
33
Tài liệu kiểm chứng
Căn cứ thực hiện
Đầu mối thực hiện
Điểm sốtối đa Nội dung
Phản ánh, kiến nghị về giải quyết thủ tục hành chính được tiếp nhận, xử lý đúng trình tự, thủ tục, thời hạn (Trong năm đánh giá không có phản ánh, kiến nghị về giải quyết thủ tục hành chính được tính 02 điểm) Tỷ lệ % = (Tổng số lượt phản ánh, kiến nghị đã giải quyết đúng trình tự, thủ tục, thời hạn/ Tổng số lượt phản ánh, kiến nghị được tiếp nhận, giải quyết) x 100
Sổ theo dõi kết quả Điều 5 Thông tư số Công chức Bộ phận tiếp 12
Bảo đảm sự hài lòng của tổ chức, cá nhân
giải quyết thủ tục hành 07/2017/TT-BTP ngày nhận, trả kết quả của Ủy về chất lượng, thái độ phục vụ khi thực
chính; báo cáo, số liệu,
28/7/2017 ban nhân dân cấp xã chủ
hiện thủ tục hành chính
kết quả đánh giá sự hàitrì, phối hợp với công chức
Tiêu chí, chỉ tiêu
Chỉ tiêu
5
34
Tài liệu kiểm chứng
Căn cứ thực hiện Đầu mối thực hiện
lòng của tổ chức, cá
nhân khi thực hiện thủ
tục hành chính
Điểm
số
tối
đa
Nội dung
1. Hài lòng về kết quả giải quyết thủ tục hành
chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
Tỷ lệ % = (Tổng số ý kiến có trả lời hài lòng/
Tổng số ý kiến được hỏi) x 100
2. Hài lòng về cách ứng xử, giao tiếp, tinh
thần trách nhiệm của công chức làm việc tại
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
Tỷ lệ % = (Tổng số ý kiến có trả lời hài lòng/
Tổng số ý kiến được hỏi) x 100
Tiêu
chí,
chỉ
tiêu
35
2.5. Một số lưu ý:
- Có 01 chỉ tiêu được tính điểm tối đa nếu không phát sinh nhiệm vụ, đó là Chỉ tiêu 4 (trong năm đánh giá không có kiến nghị, phản ánh về giải quyết thủ tục hành chính thì được tính điểm tối đa là 02 điểm).
- Có 01 nội dung bị điểm 0 và bị trừ 0,25 điểm, đó là nội dung 4 của Chỉ tiêu 2 (nếu không bố trí, không đảm bảo yêu cầu về địa điểm, diện tích, trang thiết bị và trách nhiệm của công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận, trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã thì bị điểm 0 và bị trừ 0,25 điểm).
- Đối với chỉ tiêu 5: Kết quả đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính vừa là chỉ tiêu của Tiêu chí 2 vừa là điều kiện xét, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
3. Tiêu chí 3: Phổ biến, giáo dục pháp luật 3.1. Tổng điểm tối đa: 25 điểm
3.2. Số lượng chỉ tiêu: 09
3.3. Mục đích chấm điểm: Đánh giá kết quả, mức độ hoàn thành trách nhiệm trong việc thực hiện các nhiệm vụ nhằm bảo đảm, thực hiện các quyền của công dân về tiếp cận thông tin, pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, tham gia ý kiến vào chính sách, pháp luật và quản lý xã hội; bảo đảm nguồn lực về phổ biến, giáo dục pháp luật.
36
Tài liệu kiểm chứng
Căn cứ thực hiện Đầu mối thực hiện
Danh mục thông tin phải Điều 150 Luật Ban hành Công chức Tư pháp -
được công khai theo quy văn bản quy phạm pháp
Hộ tịch
định; báo cáo, số liệu, kết luật năm 2015; Điều 17, 18
quả về công khai thông Luật Tiếp cận thông tin năm
tin thông qua người phát 2016; Điều 6 Pháp lệnh
ngôn, hình thức phù hợp Thực hiện dân chủ ở xã,
khác
phường, thị trấn năm 2007
3.4. Hướng dẫn chấm điểm:
Điểm
số
tối
Nội dung
đa
25
Phổ biến, giáo dục pháp luật
2
Công khai văn bản quy phạm pháp luật,
văn bản hành chính có giá trị áp dụng
chung có liên quan trực tiếp đến tổ chức,
cá nhân trên địa bàn (trừ văn bản có nội
dung thuộc bí mật nhà nước) thuộc trách
nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
Tiêu
chí,
chỉ
tiêu
Tiêu
chí
3
Chỉ
tiêu
1
37
Tài liệu kiểm chứng
Căn cứ thực hiện
Đầu mối thực hiện
Điểm số tối đa Nội dung
Tiêu chí, chỉ tiêu
1
1. Thực hiện công khai theo quy định hoặc theo Danh mục thông tin phải được công khai Tỷ lệ % = (Tổng số văn bản đã thực hiện công khai/Tổng số văn bản theo quy định hoặc theo Danh mục thông tin phải được công khai) x 100
1 2. Thực hiện cập nhật, công khai thông tin pháp luật đúng
thời điểm, thời hạn, hình thức theo quy định hoặc theo Danh
mục thông tin phải được công khai
0,5
2.1. Thực hiện cập nhật, công khai thông tin pháp luật đúng
thời điểm, thời hạn
0,5
2.2. Thực hiện cập nhật, công khai thông tin pháp luật đúng
hình thức
38
Điểm
Tài liệu kiểm Căn cứ
Đầu mối số
chứng thực hiện
thực hiện tối
đa
Báo cáo, số Điều 9 Luật Tiếp cận thông Công chức Văn 2
liệu thống kê, tin năm 2016; Luật Báo chí phòng - Thống kê
kết quả thực năm 2016, sửa đổi, bổ sung
hiện cung cấp năm 2018; Điều 14 Luật
thông tin Phòng, chống tham nhũng
năm 2018...
2
Tiêu
Nội dung
chí,
chỉ
tiêu
Cung cấp đầy đủ thông tin pháp luật thuộc trách Chỉ
nhiệm phải cung cấp của Ủy ban nhân dân cấp xã theo tiêu
quy định 2
Thực hiện cung cấp thông tin pháp luật qua các hình thức
cung cấp thông tin theo quy định và qua hoạt động của
người phát ngôn (Trong năm đánh giá không có yêu cầu
cung cấp thông tin được tính 02 điểm)
Tỷ lệ % = (Tổng số thông tin pháp luật đã cung cấp/Tổng số
thông tin pháp luật có yêu cầu đủ điều kiện cung cấp) x 100
39
Tài liệu kiểm chứng
Căn cứ thực hiện
Đầu mối thực hiện
Điểm sốtối đa Nội dung
Báo cáo tổng Điều 30, Điều 142 và Điều 144 Công chức Tư
2
Tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo văn bản quy
hợp/Báo cáo, Luật Ban hành văn bản quy pháp - Hộ tịch phạm pháp luật theo quy định và chỉ đạo, hướng dẫn
tài liệu, số liệu, phạm pháp luật năm 2015;
của cơ quan, tổ chức cấp trên
kết quả lấy ý văn bản chỉ đạo, kế hoạch về
kiến Nhân dân lấy ý kiến Nhân dân của cơ
quan, tổ chức cấp trên
2
a) Lấy ý kiến Nhân dân đối với tất cả dự thảo văn bản quy
phạm pháp luật theo quy định và chỉ đạo, hướng dẫn của
1
b) Lấy ý kiến Nhân dân đối với một số dự thảo văn bản quy
0
c) Không tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo văn
bản quy phạm pháp luật trong khi yêu cầu phải lấy ý kiến
Tiêu chí, chỉ tiêu
Chỉ tiêu
3
cấp trên
phạm pháp luật
40
Điểm
Tài liệu kiểm Căn cứ
Đầu mối số
chứng thực hiện
thực hiện tối
đa
Kế hoạch, báo cáo, Luật Phổ biến, giáo dục Công chức Tư 2
số liệu thống kê, pháp luật năm 2012, văn pháp - Hộ tịch
kết quả quán triệt, bản, kế hoạch, chỉ đạo
phổ biến văn bản, của cấp trên, của Ủy ban
chính sách mới ban
nhân dân cấp xã
hành cho cán bộ,
công chức cấp xã
2
Tiêu
Nội dung
chí,
chỉ
Trong năm đánh giá không được giao nhiệm vụ lấy ý kiến dự
tiêu
thảo văn bản quy phạm pháp luật được tính 02 điểm
Tổ chức quán triệt, phổ biến các văn bản, chính sách Chỉ
pháp luật mới ban hành cho cán bộ, công chức cấp xã
tiêu
4
a) Tổ chức quán triệt, phổ biến đầy đủ, kịp thời các văn bản,
chính sách mới ban hành có nội dung liên quan đến thực
thi công vụ của cán bộ, công chức cấp xã bằng hình thức
thích hợp
41
Tài liệu kiểm chứng
Báo cáo, số liệu
thống kê, kết quả
giáo biến, phổ
dục pháp luật cho
Nhân dân
Căn cứ thực hiện
Đầu mối thực hiện
Điểm sốtối đa Nội dung
Tiêu chí, chỉ tiêu
1
b) Tổ chức quán triệt, phổ biến một số văn bản, chính sách mới ban hành có nội dung liên quan đến thực thi công vụ của cán bộ, công chức cấp xã
0
c) Không tổ chức quán triệt, phổ biến văn bản, chính sách
mới ban hành có nội dung liên quan đến thực thi công vụ
của cán bộ, công chức cấp xã
Luật Phổ biến, giáo dục Công chức Tư
4
Triển khai các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho Chỉ
pháp luật năm 2012; văn pháp - Hộ tịch
Nhân dân trên địa bàn cấp xã bằng hình thức phù hợp tiêu
bản chỉ đạo, kế hoạch phổ 5
biến giáo dục pháp luật
của cấp trên, của Ủy ban
nhân dân cấp xã
0,5
1. Ban hành Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật chậm
nhất vào ngày 31/01 hằng năm
42
Tài liệu kiểm chứng
Báo cáo, số liệu thống
kê, kết quả thực hiện
phổ biến, giáo dục
pháp luật cho đối
tượng đặc thù
Căn cứ Đầu mối
thực hiện thực hiện
Luật Phổ biến, giáo dục pháp Công chức
luật năm 2012; văn bản chỉ Tư pháp -
đạo, kế hoạch phổ biến giáo Hộ tịch
dục pháp luật của cấp trên,
của Ủy ban nhân dân cấp xã
Điểm
số Nội dung
tối đa
3,5
2. Tổ chức thực hiện các hoạt động phổ biến, giáo dục
pháp luật cho Nhân dân trên địa bàn cấp xã bằng hình
thức phù hợp theo Kế hoạch đề ra
3,5 a) Tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời, hiệu quả các hoạt
1,5 b) Tổ chức thực hiện chưa đầy đủ hoặc chưa kịp thời hoặc
chưa hiệu quả các hoạt động theo Kế hoạch
0,5 c) Tổ chức thực hiện chưa đầy đủ, chưa kịp thời, chưa
hiệu quả các hoạt động theo Kế hoạch
0
d) Không tổ chức thực hiện các hoạt động theo Kế hoạch
2
Triển khai các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp
luật cho các đối tượng đặc thù trên địa bàn thuộc
trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy
định của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật
Tiêu
chí,
chỉ
tiêu
động theo Kế hoạch
Chỉ
tiêu
6
43
Tài liệu kiểm chứng
Căn cứ thực hiện
Đầu mối thực hiện Điểm số tối đa
Nội dung
0,5
1. Ban hành Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật cho đối
tượng đặc thù trên địa bàn hoặc lồng ghép nội dung này
trong Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật hằng năm
1,5
2. Tổ chức thực hiện các hoạt động phổ biến, giáo dục
pháp luật cho đối tượng đặc thù theo Kế hoạch đề ra
1,5 a) Tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời, hiệu quả các hoạt
1
b) Tổ chức thực hiện chưa đầy đủ hoặc chưa kịp thời hoặc
chưa hiệu quả các hoạt động theo Kế hoạch
0,5 c) Tổ chức thực hiện chưa đầy đủ, chưa kịp thời, chưa hiệu
quả các hoạt động theo Kế hoạch
0
d) Không tổ chức thực hiện các hoạt động theo Kế hoạch
Tiêu
chí,
chỉ
tiêu
động theo Kế hoạch
44
Tài liệu kiểm chứng
Báo cáo, số liệu thống
kê, kết quả hoạt động
của các thiết chế thông
tin, văn hóa, pháp luật
1. Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg ngày 13/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, quản lý, khai thác
Tủ sách pháp luật; Quyết định số 52/2016/QĐ-TTg ngày 06/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế
Điểm
Căn cứ
Đầu mối số
thực hiện
thực hiện tối
đa
Các văn bản quy định chuyên chức
Công 6
về các thiết chế thông môn theo dõi các thiết
tin, văn hóa, pháp luật1 chế thông tin, văn hóa,
pháp luật tại cấp xã
Công chức Văn hóa -
Xã hội
2
Nội dung
Các thiết chế thông tin, văn hóa, pháp luật tại
cơ sở hoạt động có hiệu quả, bảo đảm quyền
tiếp cận thông tin, phổ biến pháp luật của
Nhân dân trên địa bàn cấp xã
1. Xây dựng, thực hiện chuyên mục thông tin,
phổ biến, giáo dục pháp luật qua mạng lưới phát
thanh, truyền thanh của Đài Truyền thanh cấp xã,
loa truyền thanh cơ sở (cố định hoặc lưu động)
hoặc thiết kế thông tin cơ sở phù hợp theo định kỳ
hoạt động thông tin cơ sở.
Tiêu
chí,
chỉ
tiêu
Chỉ
tiêu
7
1
45
Tài liệu kiểm chứng
Căn cứ thực hiện
Đầu mối thực hiện
Điểm số tối đa Nội dung
Tiêu chí, chỉ tiêu
2
a) Thực hiện hàng tuần và nội dung thiết thực, đa dạng
1
b) Thực hiện hằng tháng và nội dung thiết thực, đa dạng
0,5 c) Thực hiện hàng quý và nội dung thiết thực, đa dạng
0
d) Không thực hiện theo định kỳ và nội dung không thiết thực, đa dạng
Công chức Tư pháp - Hộ tịch hoặc công
3 2. Xây dựng, quản lý, khai thác có hiệu quả Tủ sách
chức được giao đầu mối quản lý, hướng
dẫn khai thác Tủ sách pháp luật
pháp luật (truyền thống hoặc điện tử), Tủ sách cơ sở ở
cấp xã theo quy định
0,5
a) Bố trí địa điểm thuận tiện, phân công người phụ trách
và quản lý, sử dụng Tủ sách theo quy định
0,5
b) Định kỳ thực hiện rà soát, phân loại, bổ sung sách, tài
liệu của Tủ sách theo quy định
46
Tài liệu Căn cứ Đầu mối
kiểm chứng thực hiện thực hiện
Công chức Tư
pháp - Hộ tịch
Điểm
số Nội dung
tối đa
1
c) Sử dụng máy tính nối mạng internet, hệ thống cơ sở dữ liệu pháp luật để tra
cứu, khai thác văn bản, tài liệu pháp luật cho Tủ sách
0,5 d) Thực hiện thông tin, giới thiệu các sách, tài liệu mới, có nội dung thiết thực với
Nhân dân trên các phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn; luân chuyển
sách, tài liệu của Tủ sách với các mô hình tủ sách tự quản/thư viện/điểm bưu
điện - văn hóa để Nhân dân tiếp cận sách, tài liệu được thuận tiện, kịp thời
0,5 đ) Xây dựng, duy trì một trong các mô hình Tủ sách/ ngăn sách/ túi sách pháp
luật tại cộng đồng dân cư (Tủ sách của thôn, tổ dân phố; Tủ sách khu nhà trọ;
Tủ sách quán cà phê...) trên địa bàn
1
3. Xây dựng, hỗ trợ hoạt động Câu lạc bộ nhằm thực hiện phổ biến, tiếp cận
pháp luật cho người dân (Câu lạc bộ pháp luật; Câu lạc bộ phòng, chống tội
phạm; Câu lạc bộ nông dân, phụ nữ, thanh niên, cựu chiến binh, hòa giải ở cơ
Tiêu
chí,
chỉ
tiêu
sở hoặc Câu lạc bộ khác)
47
Tài liệu Căn cứ
Đầu mối
kiểm chứng thực hiện
thực hiện
Báo cáo, số liệu Luật Tổ chức chính quyền Công chức được giao đầu mối,
thống kê, kết quả địa phương năm 2015, sửa tham mưu thực hiện nhiệm vụ
tổ chức đối thoại đổi, bổ sung năm 2017, đối thoại chính sách
2019, văn bản hướng dẫn,
quy định về đối thoại
Điểm
số Nội dung
tối đa
0,5 a) Hằng năm có định hướng nội dung hoạt
động của Câu lạc bộ
0,5 b) Hằng năm có hỗ trợ hoạt động của Câu
lạc bộ (kinh phí, tài liệu...), hỗ trợ sinh hoạt
pháp luật định kỳ có hiệu quả, thiết thực
2
Tổ chức đối thoại chính sách, pháp luật
theo quy định của Luật Tổ chức chính
quyền địa phương
2
1. Tổ chức hội nghị trao đổi, đối thoại chính
sách, pháp luật, lắng nghe ý kiến phản ánh,
kiến nghị của Nhân dân địa phương
Tiêu
chí,
chỉ
tiêu
Chỉ
tiêu
8
48
Tài liệu Căn cứ
Đầu mối
kiểm chứng thực hiện
thực hiện
Báo cáo, số liệu Luật Ngân sách nhà nước năm Công chức Tài chính - Kế
thống kê, kết quả, 2015, Thông tư liên tịch số toán chủ trì, phối hợp với
văn bản phê duyệt 14/2014/TTLT-BTC-BTP1, văn công chức Tư pháp - Hộ tịch
kinh phíbản quy định về kinh phí bảo
đảm công tác phổ biến giáo dục
pháp luật của địa phương, quy
định có liên quan
1. Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27/01/2014 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp quy định việc
lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở.
Điểm
số Nội dung
tối đa
2. Không tổ chức trao đổi, đối thoại theo
quy định bị 0 điểm và bị trừ 0,25 điểm
3
Bố trí đủ kinh phí bảo đảm cho công
tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo
Tiêu
chí,
chỉ
tiêu
Chỉ
tiêu
1
quy định 9
49
Tài liệu kiểm chứng
Căn cứ thực hiện
Đầu mối thực hiện
Điểm số tối đa
Nội dung
Tiêu chí, chỉ tiêu
1
1. Ngân sách cấp xã hằng năm có kinh phí cho bảo đảm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
2
2. Định mức kinh phí ngân sách bảo đảm
hằng năm
Tỷ lệ % = (Tổng số kinh phí được cấp/ Tổng
số kinh phí đề xuất với các mức chi và nội
dung chi theo quy định của pháp luật về tài
chính để thực hiện các nhiệm vụ đã được
phê duyệt) x 100
3. Không bố trí kinh phí cho công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật bị 0 điểm và bị trừ
0,25 điểm
50
3.5. Một số lưu ý:
- Có 02 chỉ tiêu được tính điểm tối đa nếu không phát sinh nhiệm vụ trong năm đánh giá, đó là Chỉ tiêu 2 (Trong năm đánh giá không có yêu cầu cung cấp thông tin được tính điểm tối đa là 02 điểm) và Chỉ tiêu 3 (Trong năm đánh giá không được giao nhiệm vụ lấy ý kiến dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được tính điểm tối đa là 02 điểm).
- Có 02 nội dung bị điểm 0 và trừ 0,25 điểm, đó là nội dung 2 của Chỉ tiêu 8 (Không tổ chức trao đổi, đối thoại theo quy định) và nội dung 3 của Chỉ tiêu 9 (Không bố trí kinh phí cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật).
4. Tiêu chí 4: Hòa giải ở cơ sở
4.1. Tổng điểm tối đa: 10 điểm
4.2. Số lượng chỉ tiêu: 03
4.3. Mục đích chấm điểm: Đánh giá kết quả, mức độ hoàn thành trách nhiệm trong việc thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 và các văn bản hướng dẫn, văn bản khác có liên quan, trọng tâm là năng lực của đội ngũ hòa giải viên cơ sở, chất lượng công tác hòa giải và bố trí kinh phí cho công tác này tại cơ sở.
51
4.4. Hướng dẫn chấm điểm:
Tài liệu kiểm chứng
Căn cứ thực hiện
Đầu mối thực hiện
Điểm số tối đa Nội dung
Tiêu chí, chỉ tiêu
10
Hòa giải ở cơ sở
Tiêu chí
4
Văn bản, báo cáo, Luật Hòa giải ở cơ sở năm Công chức Tư
3
Thành lập, kiện toàn tổ hòa giải và công nhận tổ trưởng Chỉ
số liệu, kết quả về 2013, các văn bản quy pháp - Hộ tịch
tổ hòa giải, hòa giải viên; tổ chức bồi dưỡng, hướng tiêu
việc công tác hòa phạm pháp luật quy định
dẫn nghiệp vụ và kỹ năng hòa giải ở cơ sở cho hòa giải 1
giải ở cơ sở chi tiết, hướng dẫn thi hành
viên; đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động hòa
Luật Hòa giải ở cơ sở và giải ở cơ sở
văn bản khác có liên quan
1
1. Hướng dẫn thành lập, kiện toàn tổ hòa giải và công nhận tổ
trưởng tổ hòa giải, hòa giải viên (Trong năm đánh giá không
thực sự cần thiết thành lập, kiện toàn tổ hòa giải và công
nhận tổ trưởng tổ hòa giải, hòa giải viên được tính 01 điểm)
52
Tài liệu
kiểm chứng
Báo cáo kết quả Luật Hòa giải ở cơ sở năm
và sổ theo dõi hoạt
động hòa giải ở cơ
sở
Luật Hòa giải ở cơ sở và
Căn cứ Đầu mối
thực hiện thực hiện
Công chức Tư
2013, các văn bản quy pháp - Hộ tịch
phạm pháp luật quy định
chi tiết, hướng dẫn thi hành
văn bản khác có liên quan
Điểm
số Nội dung
tối đa
0,5
2. Hỗ trợ tài liệu, phổ biến pháp luật phục vụ hoạt động
hòa giải ở cơ sở theo quy định
0,5 3. Hướng dẫn, thực hiện các văn bản pháp luật về hòa
1
4. Hòa giải viên được bồi dưỡng, tập huấn, cung cấp tài
liệu nghiệp vụ hòa giải do cơ quan cấp trên hoặc cấp xã
4
Các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật thuộc
phạm vi hòa giải được hòa giải kịp thời theo yêu cầu
Tiêu
chí,
chỉ
tiêu
giải ở cơ sở
thực hiện
Chỉ
tiêu
của các bên 2
53
Tài liệu Căn cứ Đầu mối
kiểm chứng thực hiện thực hiện
Báo cáo thanh, quyết toán Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013, Công chức Tài chính -
kinh phí hỗ trợ công tác hòa Nghị định số 15/2014/NĐ-CP, Kế toán chủ trì, phối
giải ở cơ sở; văn bản của hợp với công chức Tư
địa phương quy định về địnhpháp - Hộ tịch
Điểm
số Nội dung
tối đa
2 1. Các vụ, việc thuộc phạm vi hòa
giải được tiếp nhận và thực hiện hòa
giải theo quy định
Tỷ lệ % = (Tổng số vụ, việc được
thực hiện hòa giải/Tổng số vụ, việc
được tiếp nhận thuộc phạm vi hòa
giải theo quy định) x 100
2 2. Các vụ, việc hòa giải thành
Tỷ lệ % = (Tổng số vụ, việc hòa giải
thành/Tổng số vụ, việc được thực
hiện hòa giải) x 100
3
Bố trí đủ kinh phí hỗ trợ công tác
hòa giải ở cơ sở theo quy định
Tiêu
chí,
chỉ
tiêu
Chỉ
tiêu
3
54
Tài liệu
Căn cứ Đầu mối
kiểm chứng
thực hiện thực hiện
mức và kinh phí bảo đảm, hỗ trợ hoạt động hòa giải cơ sở Thông tư liên tịch số 100/2014/TTLT BTC-BTP1
1. Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày 27/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp
thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở; Thông tư liên tịch số 100/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 30/7/2014 của Bộ Tài chính,
Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện công
Điểm
số Nội dung
tối đa
2
1
1. Ngân sách cấp xã hằng năm có
kinh phí bảo đảm cho công tác quản
lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở
2
2. Hỗ trợ kinh phí cho tổ hòa giải và
hòa giải viên
1
2.1. Hỗ trợ kinh phí hoạt động hòa
giải cho các tổ hòa giải
tác hòa giải ở cơ sở.
Tiêu
chí,
chỉ
tiêu
1
55
Tài liệu kiểm chứng
Căn cứ thực hiện
Đầu mối thực hiện
Điểm số tối đa
Nội dung
Tiêu chí, chỉ tiêu
1
a) Hỗ trợ kinh phí hoạt động hòa giải cho các tổ hòa giải theo đúng định mức quy định
0,5
b) Hỗ trợ kinh phí hoạt động hòa giải cho các tổ hòa giải theo định
mức thấp hơn định mức quy định
1
2.2. Chi thù lao hòa giải viên theo vụ, việc
1
a) Chi thù lao hòa giải viên cho tất cả vụ, việc hòa giải theo đúng
định mức quy định
0,5 b) Chi thù lao hòa giải viên cho một số vụ, việc hòa giải hoặc chi
thù lao với định mức thấp hơn định mức quy định
3. Không bố trí kinh phí cho công tác quản lý nhà nước về hòa giải
ở cơ sở, kinh phí hỗ trợ hoạt động hòa giải, chi thù lao hòa giải
viên theo vụ, việc bị 0 điểm và bị trừ 0,25 điểm
56
4.5. Một số lưu ý:
- Có 01 nội dung được tính điểm tối đa nếu không phát sinh nhiệm vụ, đó là nội dung 1 của Chỉ tiêu 1 (Nếu trong năm đánh giá không thực sự cần thiết thành lập, kiện toàn tổ hòa giải và công nhận tổ trưởng tổ hòa giải, hòa giải viên thì được tính điểm tối đa là 01 điểm).
- Có 01 nội dung sẽ bị 0 điểm và trừ 0,25 điểm, đó là nội dung 3 của Chỉ tiêu 3 (Không bố trí kinh phí cho công tác quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở, kinh phí hỗ trợ hoạt động hòa giải, chi thù lao hòa giải viên theo vụ, việc).
5. Tiêu chí 5: Thực hiện dân chủ ở cơ sở 5.1. Tổng điểm tối đa: 20 điểm
5.2. Số lượng chỉ tiêu: 05
5.3. Mục đích chấm điểm: Đánh giá kết quả, mức độ hoàn thành trách nhiệm trong thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007 nhằm bảo đảm thực hiện quyền làm chủ của Nhân dân, phát huy dân chủ tại cơ sở theo phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân giám sát.
57
5.4. Hướng dẫn chấm điểm:
Tài liệu kiểm chứng
Căn cứ thực hiện
Đầu mối thực hiện
Điểm số tối đa Nội dung
Tiêu chí, chỉ tiêu
20
Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Tiêu chí
5
Báo cáo, số liệu thể Điều 5, Chương II Pháp Công chức được giao
4
Công khai, minh bạch các nội dung theo quy Chỉ
hiện việc công khai, lệnh Thực hiện dân chủ theo dõi, hướng dẫn định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở, trừ các tiêu
minh bạch các nội ở xã, phường, thị trấn thực hiện dân chủ ở thông tin quy định tại chỉ tiêu 1 của tiêu chí 2 và 1
dung theo quy định năm 2007
cơ sở chỉ tiêu 1 của tiêu chí 3
của pháp luật về Tỷ lệ % = (Tổng số nội dung đã công khai/Tổng số
dân chủ ở cơ sở
nội dung mà pháp luật quy định phải công khai để
dân biết phát sinh trên thực tế) x 100
58
Điểm
Tài liệu Căn cứ Đầu mối số
kiểm chứng thực hiện
thực hiện tối
đa
Báo cáo, số liệu, tài liệu, Điều 10, mục 1, Công chức được giao 4
biên bản thể hiện việc cử Chương III Pháp theo dõi, hướng dẫn
tri hoặc cử tri đại diện hộ lệnh Thực hiện dân thực hiện dân chủ ở
gia đình được bàn, quyết chủ ở xã, phường,
cơ sở
định trực tiếp về các nội thị trấn năm 2007
dung theo quy định của
pháp luật về dân chủ ở
cơ sở
Báo cáo, số liệu, tài liệu, Điều 13 Mục 2, Công chức được giao 4
biên bản thể hiện việc cử Chương III Pháp theo dõi, hướng dẫn
tri hoặc cử tri đại diện hộ lệnh Thực hiện dân thực hiện dân chủ ở
gia đình bàn, biểu quyết chủ ở xã, phường,
cơ sở
để cơ quanthị trấn năm 2007
Nội dung
Cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình được bàn,
quyết định trực tiếp về các nội dung theo quy định
của pháp luật về dân chủ ở cơ sở
Tỷ lệ % = (Tổng số nội dung đã được cử tri hoặc cử tri
đại diện hộ gia đình bàn, quyết định trực tiếp/Tổng số
nội dung mà pháp luật quy định cử tri hoặc đại diện hộ
gia đình được bàn, quyết định trực tiếp phát sinh trên
Cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình được bàn, biểu
quyết để cơ quan có thẩm quyền quyết định về các nội
dung theo quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở
Tiêu
chí,
chỉ
tiêu
Chỉ
tiêu
2
thực tế) x 100
Chỉ
tiêu
3
59
Tài liệu kiểm chứng
Căn cứ thực hiện
Đầu mối thực hiện
Điểm sốtối đa Nội dung
có thẩm quyền quyết định về các nội dung theo quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở Tỷ lệ % = (Tổng số nội dung được cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình bàn, biểu quyết/ Tổng số nội dung mà pháp luật quy định cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình bàn, biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định phát sinh trên thực tế) x 100
Báo cáo, số liệu, tài Điều 19 Chương IV Công chức được giao
4
Nhân dân được tham gia ý kiến trước khi cơ quan
liệu, biên bản thể Pháp lệnh Thực hiện theo dõi, hướng dẫn có thẩm quyền quyết định về các nội dung theo
hiện việc Nhân dân dân chủ ở xã, phường, thực hiện dân chủ ở
quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở
tham gia ý kiến trước thị trấn năm 2007
cơ sở Tỷ lệ % = (Tổng số nội dung đã được Nhân dân tham
khi cơ quan có thẩm gia ý kiến/ Tổng số nội dung mà pháp luật quy định
quyền quyết định về phải lấy ý kiến Nhân dân phát sinh trên thực tế) x 100
các nội dung theo quy
định của pháp luật về
dân chủ ở cơ sở
Tiêu chí, chỉ tiêu
Chỉ tiêu
4
60
Tài liệu Căn cứ Đầu mối
kiểm chứng thực hiện thực hiện
Báo cáo, số liệu, tài Điều 23 Chương V Công chức được giao
liệu, biên bản thể hiện Pháp lệnh Thực hiện theo dõi, hướng dẫn
việc Nhân dân trực dân chủ ở xã, phường, thực hiện dân chủ ở
tiếp hoặc thông qua thị trấn năm 2007
cơ sở
Ban thanh tra nhân
dân, Ban giám sát
đầu tư của cộng đồng
thực hiện giám sát
các nội dung theo quy
định của pháp luật về
dân chủ ở cơ sở
Điểm
số Nội dung
tối đa
4
Nhân dân trực tiếp hoặc thông qua Ban thanh tra
nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng thực
hiện giám sát các nội dung theo quy định của pháp
luật về dân chủ ở cơ sở
Tỷ lệ % = (Tổng số nội dung đã được giám sát/Tổng
số nội dung mà pháp luật quy định Nhân dân thực
hiện giám sát trực tiếp và thông qua hoạt động của
Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng
đồng phát sinh trên thực tế) x 100
Tiêu
chí,
chỉ
tiêu
Chỉ
tiêu
5
61
6. Hướng dẫn cách tính điểm, cách làm tròn số trong chấm điểm các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật
6.1. Về cách tính điểm
Có 02 cách tính điểm như sau:
6.1.1. Chấm điểm theo công thức được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 07/2017/TT-BTP
Cách chấm điểm này áp dụng đối với các chỉ tiêu được xác định theo tỷ lệ phần trăm (%). Trong tổng số 25 chỉ tiêu, có 17 nội dung, chỉ tiêu được chấm điểm theo công thức, bao gồm: Nội dung 2 của Chỉ tiêu 1 và nội dung 1 của Chỉ tiêu 3 thuộc Tiêu chí 1; nội dung 1 của Chỉ tiêu 1 và các Chỉ tiêu 3, 4, 5 thuộc Tiêu chí 2; nội dung 1 của Chỉ tiêu 1, Chỉ tiêu 2 và nội dung 2 của Chỉ tiêu 9 thuộc Tiêu chí 3; Chỉ tiêu 2 thuộc Tiêu chí 4; các Chỉ tiêu 1, 2, 3, 4, 5 thuộc Tiêu chí 5. Theo đó, việc chấm điểm các nội dung, chỉ tiêu theo công thức như sau:
Số điểm của chỉ tiêu = (Tỷ lệ % đạt được x Số điểm tối đa của chỉ tiêu)/100
Ví dụ:
+ Tỷ lệ % đạt được của chỉ tiêu: 83,33%; + Số điểm tối đa của chỉ tiêu: 05 điểm;
+ Số điểm của chỉ tiêu (chưa làm tròn) = (83,33 x 5)/100 = 4,4165 điểm.
62
6.1.2. Chấm điểm dựa trên số điểm đã được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 07/2017/TT-BTP
Cách chấm điểm này áp dụng đối với các chỉ tiêu không xác định theo tỷ lệ phần trăm (%). Theo đó, trong tổng số 25 chỉ tiêu, có 33 nội dung, chỉ tiêu được chấm điểm theo cách thức này, bao gồm: nội dung 1, 3 của Chỉ tiêu 1, Chỉ tiêu 2 và nội dung 2, 3 của Chỉ tiêu 3 thuộc tiêu chí 1; nội dung 2, 3 của Chỉ tiêu 1 và Chỉ tiêu 2 của Tiêu chí 2; nội dung 2 của Chỉ tiêu 1, các Chỉ tiêu 3, 4, 5, 6, 7, 8 và nội dung 1, 3 của Chỉ tiêu 9 thuộc Tiêu chí 3; Chỉ tiêu 1, Chỉ tiêu 3 thuộc Tiêu chí 4.
Cách chấm điểm này có 02 trường hợp cần lưu ý: Thứ nhất, đối với các nội dung, chỉ tiêu được chấm điểm theo hướng lựa chọn phương án trả lời theo từng mức độ hoàn thành nhiệm vụ (cụ thể là: nội dung 1, 3 của Chỉ tiêu 1 và nội dung 2 của Chỉ tiêu 3 thuộc Tiêu chí 1; nội dung 2 của Chỉ tiêu 1 và nội dung 1, 2 của Chỉ tiêu 2 thuộc Tiêu chí 2; Chỉ tiêu 3, 4, nội dung 2 của Chỉ tiêu 5, nội dung 2 của Chỉ tiêu 6 và nội dung 1 của Chỉ tiêu 7 thuộc Tiêu chí 3; nội dung 2 của Chỉ tiêu 3 thuộc Tiêu chí 4) thì cần lựa chọn một trong các phương án trả lời (a hoặc b hoặc c) và cho điểm tối đa.
Ví dụ: Năm 2018, khi tiến hành chấm điểm nội dung 1 của Chỉ tiêu 1 về “Ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền để quy định
63
những vấn đề được luật giao” thuộc Tiêu chí 1, xã A đạt được kết quả thực hiện theo phương án b của nội dung này. Cách chấm điểm được tính như thế nào?
Nội dung 1 của Chỉ tiêu 1 thuộc Tiêu chí 1 (Phụ lục I ban hành kèm Thông tư số 07/2017/TT-BTP) có 03 phương án với mức độ đánh giá kết quả và điểm số khác nhau từ cao đến thấp, đó là:
a) Ban hành đầy đủ, đúng tiến độ: được tính 01 điểm.
b) Ban hành chưa đầy đủ nhưng chậm tiến độ hoặc đúng tiến độ nhưng chưa đầy đủ: được tính 0,5 điểm.
c) Không ban hành: 0 điểm.
Như vậy, kết quả đạt được của xã A tương ứng với phương án 2 nên được tính 0,5 điểm. Thứ hai, đối với các nội dung, chỉ tiêu mà tổng số điểm được tính theo hướng là tổng hợp điểm số của từng nội dung thành phần (ví dụ: nội dung 3 của Chỉ tiêu 3 thuộc Tiêu chí 1; nội dung 3 của Chỉ tiêu 1 thuộc Tiêu chí 2; nội dung 2 của Chỉ tiêu 1; nội dung 2, 3 của Chỉ tiêu 7 thuộc Tiêu chí 3; mục 2.1, 2.2. nội dung 2 của Chỉ tiêu 3 thuộc Tiêu chí 4) thì tiến hành đánh giá việc thực hiện từng nội dung thành phần để cho điểm và tổng hợp điểm. Ví dụ: Năm 2018, khi tiến hành chấm điểm nội dung 3 của Chỉ tiêu 3 về “Giải quyết khiếu nại, tố cáo đúng trình tự, thủ tục, thời hạn; không có hoặc
64
giảm khiếu nại, tố cáo kéo dài trên địa bàn cấp xã so với năm trước” thuộc Tiêu chí 1, xã A chấm điểm nội dung này như thế nào?
Nội dung 3 của Chỉ tiêu 3 thuộc Tiêu chí 1 (Phụ lục I ban hành kèm Thông tư số 07/2017/TT-BTP) có 02 nội dung thành phần như sau:
3.1. Bảo đảm các điều kiện tiếp công dân và tổ chức tiếp công dân đúng quy định: điểm tối đa là 0,5 điểm.
3.2. Kiến nghị, phản ánh qua tiếp công dân được cấp xã giải quyết đúng thời hạn và thông báo cho người đã đến kiến nghị, phản ánh bằng hình thức theo quy định của pháp luật: điểm tối đa là 0,5 điểm.
Như vậy, xã A phải căn cứ vào kết quả thực tế để tiến hành đánh giá và chấm điểm đối với cả 02 nội dung thành phần tại các mục 3.1 và mục 3.2. Sau đó, cộng kết quả chấm điểm mục 3.1. và 3.2 để có được kết quả thực hiện nội dung này.
6.2. Về làm tròn số
a) Điểm số của từng chỉ tiêu được lấy đến hai chữ số thập phân. Sau khi cộng điểm của tất cả các chỉ tiêu nếu tổng số điểm có giá trị thập phân dưới 0,5 điểm thì làm tròn xuống, nếu có giá trị thập phân từ 0,5 điểm trở lên thì làm tròn lên.
Ví dụ: Số điểm của chỉ tiêu (chưa làm tròn) là 4,4165 điểm thì số điểm của chỉ tiêu sau khi đã làm tròn là 4,42 điểm.
65
b) Sau khi cộng điểm của tất cả các chỉ tiêu tiếp cận pháp luật, nếu tổng số điểm có giá trị thập phân dưới 0,5 điểm thì làm tròn xuống, nếu có giá trị thập phân từ 0,5 điểm trở lên thì làm tròn lên:
Ví dụ:
- Tổng số điểm của các chỉ tiêu từ 89,01 đến 89,49 làm tròn là 89 điểm.
- Tổng số điểm của các chỉ tiêu từ 75,5 đến 75,99 làm tròn là 76 điểm.
II- ĐIỀU KIỆN, THẨM QUYỀN CÔNG NHẬN CẤP XÃ ĐẠT CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT
1. Điều kiện công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
Theo quy định tại Điều 6 của Quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật ban hành kèm theo Quyết định số 619/QĐ-TTg, cấp xã được xét, công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật khi đáp ứng đủ 04 điều kiện như sau:
1.1. Điều kiện 1. Không có tiêu chí nào dưới 50% số điểm tối đa.
Để có đủ điều kiện, số điểm đạt được của từng tiêu chí là:
- Tiêu chí 1. Bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật: đạt từ 7,5 điểm trở lên;
66
- Tiêu chí 2. Thực hiện thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã: đạt từ 15 điểm trở lên;
- Tiêu chí 3. Phổ biến, giáo dục pháp luật: đạt từ 12,5 điểm trở lên
- Tiêu chí 4. Hòa giải ở cơ sở: đạt từ 5 điểm trở lên; - Tiêu chí 5. Thực hiện dân chủ ở cơ sở: đạt từ 10 điểm trở lên;
Nếu có một hoặc một số chỉ tiêu, nội dung thành phần của tiêu chí đạt dưới 50% số điểm tối đa theo quy định nhưng tổng số điểm của tiêu chí đó không dưới 50% số điểm tối đa thì vẫn đáp ứng điều kiện này.
1.2. Điều kiện 2. Tổng số điểm của các tiêu chí tiếp cận pháp luật phải đạt mức điểm chuẩn cụ thể như sau:
- Cấp xã loại I: đạt từ 90% số điểm tối đa trở lên (≥ 90 điểm);
- Cấp xã loại II: đạt từ 80% số điểm tối đa trở lên (≥ 80 điểm);
- Cấp xã loại III: đạt từ 70% số điểm tối đa trở lên (≥ 70 điểm).
Việc phân loại cấp xã loại I, loại II, loại III được thực hiện theo Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XIII về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính.
67
1.3. Điều kiện 3. Kết quả đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân về chất lượng, thái độ phục vụ khi thực hiện thủ tục hành chính (đạt từ 80% số điểm tối đa trở lên).
Đây còn là một chỉ tiêu của tiêu chí tiếp cận pháp luật (Chỉ tiêu 5 của Tiêu chí 2). Vì vậy, kết quả đánh giá sự hài lòng vừa là điều kiện để xét, công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật của cấp xã, vừa được cộng điểm để tính vào điểm số chung của các tiêu chí tiếp cận pháp luật. Điểm số tối đa của chỉ tiêu này là 12 điểm, theo đó để đảm bảo điều kiện này thì kết quả điểm số đạt được của chỉ tiêu này trên thực tế phải tương ứng từ 9,6 điểm trở lên.
1.4. Điều kiện 4. Trong năm không có cán bộ, công chức cấp xã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức từ cảnh cáo trở lên do vi phạm pháp luật trong thực thi công vụ hoặc phải bồi thường thiệt hại do hành vi công vụ trái pháp luật gây ra.
Khi xem xét điều kiện này, cần lưu ý một số yếu tố về:
a) Hình thức xử lý kỷ luật cán bộ, công chức phải từ cảnh cáo trở lên.
b) Hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức phải liên quan đến thực thi công vụ, đó là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện nhiệm vụ,
68
quyền hạn không đúng quy định của pháp luật trong quá trình thực thi công vụ.
c) Hành vi công vụ trái pháp luật của cán bộ, công chức đã gây ra thiệt hại, phải bồi thường thiệt hại. Việc bồi thường này được xác định trong quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc trong bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
2. Thẩm quyền công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật: Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện) có thẩm quyền xem xét, quyết định công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
III- THỜI HẠN ĐÁNH GIÁ, CÔNG NHẬN CẤP XÃ ĐẠT CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT
Có 02 loại thời hạn có liên quan trực tiếp đến đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật:
1. Thời hạn được tính để đánh giá kết quả, trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ đã được cụ thể hóa thành các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật. Thời hạn này được xác định theo năm kinh tế - xã hội, tính từ ngày 01/01 đến 31/12 hằng năm.
69
Việc quy định thời hạn đánh giá kết quả các tiêu chí tiếp cận pháp luật theo năm kinh tế - xã hội để bảo đảm phù hợp với thời điểm báo cáo số liệu, kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của địa phương. Do đó không đòi hỏi địa phương phải xây dựng báo cáo mới mà sử dụng kết quả báo cáo nhiệm vụ chuyên môn trong các lĩnh vực quản lý.
2. Thời hạn được tính để thực hiện rà soát, chấm điểm, đánh giá, xét công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật:
2.1. Đối với việc rà soát, chấm điểm, đánh giá các tiêu chí tiếp cận pháp luật; lập hồ sơ đề nghị công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật nếu đủ điều kiện theo quy định: Đây là nhiệm vụ được thực hiện tại cấp xã và thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã. Nhiệm vụ này phải hoàn thành trước ngày 05/01 của năm liền kề sau năm đánh giá.
2.2. Đối với việc xét, công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật: Đây là nhiệm vụ được thực hiện tại cấp huyện và thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Nhiệm vụ này phải hoàn thành trước ngày 25/01 của năm sau liền kề năm đánh giá.
* Khi triển khai thực hiện nhiệm vụ, cần lưu ý như sau:
- Việc đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí tiếp cận pháp luật; xem xét, công nhận cấp xã đạt
70
chuẩn tiếp cận pháp luật là nhiệm vụ được thực hiện liên tục, hằng năm, gắn với đánh giá kết quả, trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ của cấp xã về các lĩnh vực quản lý đã được cụ thể hóa trong các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật.
- Về thời hạn thực hiện rà soát, chấm điểm các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật, Quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật ban hành kèm theo Quyết định số 619/QĐ-TTg quy định theo hướng linh hoạt đối với việc rà soát, chấm điểm các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật. Vì vậy, có thể rà soát, đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu định kỳ theo quý hoặc 06 tháng và do địa phương chủ động thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế.
- Việc chấm điểm các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật dựa vào kết quả thực tế của cả năm đánh giá (tính đến ngày 31/12 hằng năm), thời hạn tiến hành tổng hợp kết quả phải hoàn thành trước 05/01 của năm liền kề sau năm đánh giá là tương đối ngắn. Để bảo đảm đánh giá, chấm điểm thực hiện đúng thời hạn, tiến độ, tránh dồn việc vào công chức Tư pháp - Hộ tịch, hằng năm, công chức Tư pháp - Hộ tịch cần tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành Kế hoạch đánh giá, công nhận, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, trong đó phân công nhiệm vụ cụ thể, tiến độ thực hiện cho các công chức cấp xã theo dõi,
71
chấm điểm và đề xuất các giải pháp thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật.
IV- QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ, CÔNG NHẬN CẤP XÃ ĐẠT CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT
1. Quy trình đánh giá của cấp xã
1.1. Bước 1: Rà soát, theo dõi, chấm điểm các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật a) Nội dung công việc: Rà soát, theo dõi, chấm điểm các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật theo lĩnh vực quản lý và được giao theo dõi.
b) Người thực hiện: Công chức chuyên môn cấp xã được giao theo dõi các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật (gắn với lĩnh vực quản lý và nhiệm vụ chuyên môn của công chức).
c) Thời hạn thực hiện:
- Việc rà soát, theo dõi các tiêu chí, chỉ tiêu thực hiện thường xuyên, liên tục, hằng năm, có thể theo định kỳ hằng tháng, quý, 06 tháng hoặc một năm một lần.
- Thời hạn hoàn thành việc rà soát, chấm điểm các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật hằng năm: Trước ngày 31/12 của năm đánh giá.
d) Kết quả thực hiện: Bảng chấm điểm kết quả thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu (theo Mẫu số 01-TCPL-II, ban hành kèm theo Thông tư số 07/2017/TT-BTP).
72
1.2. Bước 2: Tổng hợp kết quả chấm điểm, dự thảo Báo cáo tự đánh giá kết quả đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
a) Nội dung công việc:
- Tổng hợp kết quả trên cơ sở kết quả chấm điểm các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật của công chức cấp xã theo lĩnh vực quản lý và nhiệm vụ được giao theo dõi.
- Xây dựng Báo cáo tự đánh giá kết quả đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn xã, phường, thị trấn (sau đây viết tắt là Báo cáo tự đánh giá).
b) Người thực hiện: Công chức Tư pháp - Hộ tịch. c) Kết quả thực hiện:
- Bảng tổng hợp chấm điểm của các chỉ tiêu, tiêu chí tiếp cận pháp luật theo Mẫu 01-TCPL-II. - Dự thảo Báo cáo tự đánh giá theo Mẫu 04- TCPL-II.
- Tổ chức họp đánh giá kết quả xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật dưới sự chủ trì của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
1.3. Bước 3: Họp đánh giá cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
a) Nội dung công việc:
- Hoàn thiện Bảng tổng hợp, dự thảo Báo cáo tự đánh giá.
73
- Chuẩn bị nội dung, tài liệu liên quan và dự kiến những vấn đề trọng tâm phục vụ họp đánh giá. - Tham mưu, đề xuất thành phần tham dự họp đánh giá.
- Tổ chức họp cho ý kiến về kết quả xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
b) Người thực hiện:
- Chủ trì họp: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. - Công chức Tư pháp - Hộ tịch, Văn phòng - Thống kê có trách nhiệm tham mưu, chuẩn bị nội dung, tài liệu có liên quan phục vụ họp đánh giá. - Thành phần tham dự: Do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định, gồm: các công chức chuyên môn của cấp xã được giao theo dõi các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật; mời đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã (Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) dự họp.
c) Trình tự tiến hành họp:
- Công chức Tư pháp - Hộ tịch trình bày Báo cáo tự đánh giá.
- Người tham dự cuộc họp cho ý kiến về kết quả tự chấm điểm các chỉ tiêu, tiêu chí tiếp cận pháp luật.
- Các công chức chuyên môn cấp xã được giao theo dõi các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật có
74
thể giải trình kết quả theo dõi, tự chấm điểm các chỉ tiêu, tiêu chí; nêu lên khó khăn, vướng mắc, hạn chế và đề xuất các giải pháp thực hiện. - Chủ trì cuộc họp kết luận cuộc họp.
d) Kết quả thực hiện:
- Biên bản họp đánh giá kết quả xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
- Hoàn thiện Bảng tổng hợp chấm điểm, Báo cáo tự đánh giá.
- Chuẩn bị hồ sơ để đề nghị xét, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật nếu đủ điều kiện theo quy định.
đ) Lưu ý: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thể ủy quyền cho một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì cuộc họp nếu có lý do chính đáng không thể chủ trì cuộc họp.
1.4. Bước 4: Lập hồ sơ đề nghị công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật a) Nội dung công việc:
- Xem xét các điều kiện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
- Lập hồ sơ đề nghị công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (nếu đủ điều kiện theo quy định), bao gồm:
(1) Báo cáo đánh giá kết quả đạt chuẩn của Ủy ban nhân dân cấp xã theo Mẫu 04-TCPL-II.
75
(2) Bảng tổng hợp điểm số của các chỉ tiêu, tiêu chí tự chấm điểm theo Mẫu 01-TCPL-II. (3) Bảng tổng hợp kết quả đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân theo Mẫu 03-TCPL-II. (4) Công văn đề nghị công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật nếu xét thấy đủ điều kiện theo Mẫu 05-TCPL-II.
(5) Tài liệu khác (nếu có) như: báo cáo, kế hoạch, thông báo, quyết định... để xác định, chứng minh mức độ tin cậy của việc đánh giá, tự chấm điểm từng tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật.
b) Người thực hiện: Công chức Tư pháp - Hộ tịch. c) Kết quả thực hiện: Hồ sơ đề nghị công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
d) Lưu ý: Trường hợp không đủ điều kiện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định, cấp xã không phải lập hồ sơ nhưng phải gửi báo cáo đánh giá kết quả xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và đề xuất các giải pháp phấn đấu đạt chuẩn tiếp cận pháp luật để Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
1.5. Bước 5: Hoàn thiện, gửi hồ sơ đề nghị công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật a) Nội dung công việc:
- Rà soát, hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
- Phê duyệt hồ sơ.
76
- Gửi hồ sơ đến Phòng Tư pháp cấp huyện. b) Người thực hiện:
- Công chức Tư pháp - Hộ tịch: Rà soát, hoàn chỉnh hồ sơ; gửi hồ sơ sau khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã: Xem xét, phê duyệt hồ sơ đề nghị công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
c) Kết quả thực hiện: Hồ sơ đề nghị công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật được gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Phòng Tư pháp cấp huyện.
* Lưu ý: Thời hạn cuối cùng để hoàn thành các công việc tự đánh giá của cấp xã từ bước 1 đến bước 5 nêu trên phải trước ngày 05/01 của năm liền kề sau năm đánh giá. Trên cơ sở thời hạn chung này, căn cứ điều kiện thực tế của địa phương, cấp xã có thể lượng hóa, xác định cụ thể thời hạn phải hoàn thành công việc ở mỗi bước, nhằm nâng cao trách nhiệm của người chủ trì thực hiện, tránh dồn việc nhưng phải bảo đảm hài hòa.
2. Quy trình xem xét, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật của cấp huyện 2.1. Các công việc phục vụ việc xem xét, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật của cấp huyện
a) Tiếp nhận, kiểm tra sơ bộ hồ sơ đề nghị công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
77
b) Thẩm tra hồ sơ đề nghị công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
c) Tổ chức kiểm tra trực tiếp cấp xã (nếu cần thiết), yêu cầu cung cấp, bổ sung tài liệu có liên quan hoặc báo cáo, giải trình bổ sung để làm rõ các vấn đề có liên quan.
d) Xây dựng báo cáo thẩm tra.
đ) Tổ chức họp Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật.
e) Rà soát, lập danh sách cấp xã đủ điều kiện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, danh sách cấp xã chưa đủ điều kiện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
g) Dự thảo Quyết định công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
h) Chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét.
i) Quyết định công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
k) Báo cáo kết quả xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và đề xuất các giải pháp gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sau khi kết thúc đánh giá hằng năm.
2.2. Quy trình xem xét, công nhận
2.2.1. Bước 1: Tiếp nhận, kiểm tra sơ bộ hồ sơ a) Nội dung công việc:
- Tiếp nhận, vào sổ theo dõi hồ sơ đề nghị công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
78