🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Sổ Tay An Toàn Thực Phẩm (Dành Cho Các Cơ Sở, Hộ Sản Xuất, Kinh Doanh Thực Phẩm) Ebooks Nhóm Zalo Héi ®ång chØ ®¹o xuÊt b¶n Chñ tÞch Héi ®ång PGS.TS. NguyÔn ThÕ Kû Phã Chñ tÞch Héi ®ång TS. Hoµng phong hµ Thµnh viªn TrÇn quèc d©n TS. NguyÔn ®øc tµi TS. NguyÔn An Tiªm nguyÔn vò thanh h¶o Mã số:613.2 CTQG-2015 CHÚ DẪN CỦA NHÀ XUẤT BẢN Hiện nay, vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề nóng, được Đảng, Nhà nước, các cơ quan chủ quản và mọi người dân trong xã hội hết sức quan tâm. Việc các cơ sở, hộ sản xuất, kinh doanh thực phẩm chấp hành vệ sinh an toàn thực phẩm như thế nào nhằm nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm, giúp người dân tự phòng tránh các tác hại gây ra từ việc mất vệ sinh an toàn thực phẩm là câu hỏi cần phải giải đáp. Thực hiện Đề án trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn của Ban Tuyên giáo Trung ương, đồng thời nhằm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đến các cơ sở, hộ sản xuất, kinh doanh thực phẩm cũng như nâng cao nhận thức của người dân về an toàn thực phẩm, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật phối hợp với Nhà xuất bản Công Thương xuất bản cuốn sách Sổ tay an toàn thực phẩm (Dành cho các cơ sở, hộ sản xuất, kinh doanh thực phẩm). Nội dung cuốn sách cung cấp các kiến thức và hỗ trợ công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tại các cơ sở, hộ sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản 5 lý của ngành Công Thương và hướng dẫn thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Xin giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. Tháng 12 năm 2015 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - SỰ THẬT 6 LỜI NÓI ĐẦU Bảo đảm an toàn thực phẩm giữ vị trí quan trọng trong công tác bảo vệ sức khỏe, giảm tỷ lệ mắc bệnh của người dân; góp phần duy trì và phát triển nòi giống, tăng cường sức lao động, học tập, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, văn hóa xã hội và thể hiện nếp sống văn minh của mỗi quốc gia. Hiện nay, điều kiện sinh hoạt của nhân dân ta đã được cải thiện đáng kể, cùng với đó, điều kiện khoa học, kỹ thuật trong công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đã có nhiều tiến bộ, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục về an toàn thực phẩm cũng được triển khai thường xuyên, rộng rãi. Tuy nhiên, nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm tại các cơ sở, hộ sản xuất, kinh doanh vẫn còn tồn tại, các bệnh phát sinh do nguyên nhân không bảo đảm vệ sinh thực phẩm vẫn chiếm tỷ lệ khá cao. Ở nước ta, công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, chỉ đạo sát sao. Năm 2010, Luật an toàn thực phẩm (Luật số 55/2010/QH12) đã được Quốc hội ban hành, quy định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Chính phủ, 7 các bộ, cơ quan ngang bộ và ủy ban nhân dân các cấp. Năm 2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25-4-2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý an toàn thực phẩm và các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy phạm kỹ thuật đã từng bước được sửa đổi, bổ sung không những tạo cơ sở thuận lợi hơn cho công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, mà còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong việc vận dụng để bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh. Nhằm hỗ trợ công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tại các cơ sở, hộ sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành Công Thương và hướng dẫn thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, đồng thời cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước ngành Công Thương một số thông tin và văn bản quản lý nhà nước liên quan, chúng tôi biên soạn cuốn Sổ tay an toàn thực phẩm (Dành cho các cơ sở, hộ sản xuất, kinh doanh thực phẩm). Trong quá trình biên soạn và xuất bản, mặc dù đã rất cố gắng nhưng cuốn sách khó tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để tiếp tục hoàn thiện ấn phẩm cho những lần tái bản sau. BAN BIÊN SOẠN 8 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM 1. Một số khái niệm cơ bản 1.1. Các khái niệm chung liên quan đến bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở, hộ sản xuất, kinh doanh thực phẩm 1.1.1. Các khái niệm về thực phẩm Thực phẩm là bất kỳ vật phẩm nào, chủ yếu bao gồm các chất: chất bột (cacbohydrat), chất béo (lipit), chất đạm (protein), hoặc nước, mà con người hay động vật có thể ăn hay uống được, với mục đích cơ bản là thu nạp các chất dinh dưỡng nhằm nuôi dưỡng cơ thể hay vì sở thích. Các thực phẩm chủ yếu có nguồn gốc từ thực vật, động vật và vi sinh vật, tuy nhiên cũng tồn tại một hoặc một vài sản phẩm chế biến từ phương pháp lên men như rượu, bia,... Tùy theo tính chất và mục đích sử dụng, có thể phân thực phẩm thành các loại như thực phẩm tươi sống, thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng,... 9 Nói chung, thực phẩm được hiểu là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm. Một số khái niệm cụ thể về các loại thực phẩm: - Thực phẩm tươi sống là thực phẩm chưa qua chế biến, bao gồm thịt, trứng, cá, thủy hải sản, rau, củ, quả tươi và các thực phẩm khác chưa qua chế biến. - Thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng là thực phẩm được bổ sung vitamin, chất khoáng, chất vi lượng nhằm phòng ngừa, khắc phục sự thiếu hụt các chất đó đối với sức khỏe cộng đồng hay nhóm đối tượng cụ thể trong cộng đồng. - Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh, bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học. - Thực phẩm biến đổi gen là thực phẩm có một hoặc nhiều thành phần nguyên liệu có gen bị biến đổi bằng công nghệ gen. - Thực phẩm đã qua chiếu xạ là thực phẩm đã được chiếu xạ bằng nguồn phóng xạ để xử lý, ngăn ngừa sự biến chất của thực phẩm. - Thực phẩm bao gói sẵn là thực phẩm được bao gói và ghi nhãn hoàn chỉnh, sẵn sàng để bán 10 trực tiếp cho mục đích chế biến tiếp hoặc sử dụng để ăn ngay. - Phụ gia thực phẩm là chất được chủ định đưa vào thực phẩm trong quá trình sản xuất, có hoặc không có giá trị dinh dưỡng, nhằm giữ hoặc cải thiện đặc tính của thực phẩm. 1.1.2. Các khái niệm về an toàn thực phẩm và sự cố mất an toàn thực phẩm Theo định nghĩa của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì “An toàn thực phẩm là việc bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người sử dụng, bảo đảm thực phẩm không bị hỏng, không chứa các tác nhân vật lý, hóa học, sinh học hoặc tạp chất quá giới hạn cho phép, không phải là sản phẩm của động vật, thực vật bị bệnh có thể gây hại cho sức khỏe người sử dụng”. Theo quy định của Luật an toàn thực phẩm, các khái niệm về an toàn thực phẩm và các sự cố mất an toàn thực phẩm được hiểu như sau: - An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người. - Sự cố về an toàn thực phẩm là tình huống xảy ra do ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm hoặc các tình huống khác phát sinh từ thực phẩm gây hại trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người. 11 - Ô nhiễm thực phẩm là sự xuất hiện tác nhân làm ô nhiễm thực phẩm gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người. - Tác nhân gây ô nhiễm là yếu tố không mong muốn, không được chủ động cho thêm vào thực phẩm, có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến an toàn thực phẩm. - Bệnh truyền qua thực phẩm là bệnh do ăn, uống thực phẩm bị nhiễm tác nhân gây bệnh. - Ngộ độc thực phẩm là tình trạng bệnh lý do hấp thụ thực phẩm bị ô nhiễm hoặc có chứa chất độc. - Nguy cơ ô nhiễm thực phẩm là khả năng các tác nhân gây ô nhiễm xâm nhập vào thực phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh. 1.1.3. Các khái niệm liên quan đến điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh - Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm là những quy chuẩn kỹ thuật và những quy định khác đối với thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh và hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm mục đích bảo đảm thực phẩm an toàn đối với sức khỏe, tính mạng con người. - Kiểm nghiệm thực phẩm là việc thực hiện một hoặc các hoạt động thử nghiệm, đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn 12 tương ứng đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bổ sung vào thực phẩm, bao gói, dụng cụ, vật liệu chứa đựng thực phẩm. - Sản xuất thực phẩm là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản để tạo ra thực phẩm. - Sản xuất ban đầu là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác. - Sơ chế thực phẩm là việc xử lý sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác nhằm tạo ra thực phẩm tươi sống có thể ăn ngay hoặc tạo ra nguyên liệu thực phẩm hoặc bán thành phẩm cho khâu chế biến thực phẩm. - Chế biến thực phẩm là quá trình xử lý thực phẩm đã qua sơ chế hoặc thực phẩm tươi sống theo phương pháp công nghiệp hoặc thủ công để tạo thành nguyên liệu thực phẩm hoặc sản phẩm thực phẩm. - Kinh doanh thực phẩm là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động giới thiệu, dịch vụ bảo quản, dịch vụ vận chuyển hoặc buôn bán thực phẩm. - Cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ là cơ sở trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác các 13 nguyên liệu thực phẩm ở quy mô hộ gia đình, hộ cá thể. - Cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ là cơ sở kinh doanh thực phẩm ở quy mô hộ gia đình, hộ cá thể có hoặc không có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thực phẩm (theo Thông tư số 26 ngày 30-11-2012 của Bộ Y tế). - Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống là cơ sở chế biến thức ăn bao gồm cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín, nhà hàng ăn uống, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căngtin và bếp ăn tập thể. 1.1.4. Các khái niệm khác - Thời hạn sử dụng thực phẩm là thời hạn mà thực phẩm vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng và bảo đảm an toàn cho người sử dụng trong điều kiện bảo quản được ghi trên nhãn theo hướng dẫn của nhà sản xuất. - Truy xuất nguồn gốc thực phẩm là việc truy tìm quá trình hình thành và lưu thông thực phẩm. - Lô sản phẩm thực phẩm là một số lượng xác định của một loại sản phẩm cùng tên, chất lượng, nguyên liệu, thời hạn sử dụng và cùng được sản xuất tại một cơ sở. - Thức ăn đường phố là thực phẩm được chế biến dùng để ăn, uống ngay, trong thực tế được thực hiện thông qua hình thức bán rong, bày bán trên đường phố, những nơi công cộng. 14 1.2. Các quy định chung về điều kiện bảo đảm an toàn trong sản xuất và kinh doanh thực phẩm Để bảo đảm an toàn thực phẩm, thực phẩm cũng như các sản phẩm có xuất xứ từ thực phẩm và được xếp nhóm thực phẩm phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người. Tùy từng loại thực phẩm, thực phẩm còn phải đáp ứng một hoặc một số quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm; về bao gói và ghi nhãn sản phẩm cũng như về bảo quản thực phẩm. Trong quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm, các cơ sở sản xuất, kinh doanh nói chung phải bảo đảm các điều kiện như sau: 1.2.1. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm Theo quy định tại Điều 19 Luật an toàn thực phẩm, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm được các điều kiện về an toàn thực phẩm như sau: - Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác; 15 - Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm; - Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại; - Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; - Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm; - Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm. 1.2.2. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm Theo quy định tại Điều 20 Luật an toàn thực phẩm, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm được các điều kiện trong khâu bảo quản thực phẩm sau đây: - Nơi bảo quản và phương tiện bảo quản phải có diện tích đủ rộng để bảo quản từng loại thực phẩm riêng biệt, có thể thực hiện kỹ thuật xếp dỡ 16 an toàn và chính xác, bảo đảm vệ sinh trong quá trình bảo quản; - Ngăn ngừa được ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, côn trùng, động vật, bụi bẩn, mùi lạ và các tác động xấu của môi trường; bảo đảm đủ ánh sáng; có thiết bị chuyên dụng điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện khí hậu khác, thiết bị thông gió và các điều kiện bảo quản đặc biệt khác theo yêu cầu của từng loại thực phẩm; - Tuân thủ các quy định về bảo quản của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm. 1.2.3. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong vận chuyển thực phẩm Để bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình vận chuyển thực phẩm, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm đáp ứng các quy định tại Điều 21 Luật an toàn thực phẩm sau đây: - Phương tiện vận chuyển thực phẩm được chế tạo bằng vật liệu không làm ô nhiễm thực phẩm hoặc bao gói thực phẩm, dễ làm sạch; - Bảo đảm điều kiện bảo quản thực phẩm trong suốt quá trình vận chuyển theo hướng dẫn của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh; - Không vận chuyển thực phẩm cùng hàng hóa độc hại hoặc có thể gây nhiễm chéo ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm. 1.2.4. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ 17 lẻ phải đáp ứng các quy định tại Điều 22 Luật an toàn thực phẩm về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm sau đây: - Có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm; - Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm; - Có trang thiết bị phù hợp để sản xuất, kinh doanh thực phẩm không gây độc hại, gây ô nhiễm cho thực phẩm; - Sử dụng nguyên liệu, hóa chất, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm; - Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm; - Thu gom, xử lý chất thải theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; - Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ thông tin liên quan đến việc mua bán bảo đảm truy xuất được nguồn gốc thực phẩm. Ngoài ra, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống, thực phẩm đã qua chế biến; kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố phải bảo đảm các điều kiện an toàn thực phẩm theo các quy định tại Mục 2, 3, 4, 5 Chương 4 Luật an toàn thực phẩm; 18 Các quy chuẩn quốc gia và quy định cụ thể về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của từng bộ như Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, và sẽ do Bộ trưởng các bộ đó quy định chi tiết theo lĩnh vực được phân công quản lý. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ đặc thù địa phương sẽ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành quy chuẩn địa phương và các quy định cụ thể khác. 2. Thực trạng, nguyên nhân và nguy cơ từ việc không bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở, hộ sản xuất, kinh doanh thực phẩm 2.1. Yêu cầu về kiến thức an toàn thực phẩm đối với chủ cơ sở sản xuất, người trực tiếp sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác bảo đảm an toàn thực phẩm là đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục kiến thức khoa học kỹ thuật và pháp luật về an toàn thực phẩm, nhằm nâng cao nhận thức và thực hành của cộng đồng. Đặc biệt, điều kiện bắt buộc đòi hỏi chủ cơ sở, người trực tiếp tham gia sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm phải có kiến thức về an toàn thực phẩm. 19 An toàn thực phẩm là tất cả điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển đến khi sử dụng nhằm bảo đảm cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng. 2.2. Thiệt hại gây ra khi không bảo đảm an toàn thực phẩm Đối với nhà sản xuất, người kinh doanh sản phẩm thực phẩm, thiệt hại đầu tiên là ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân; tiếp đến là chi phí do phải thu hồi sản phẩm; loại bỏ sản phẩm, những thiệt hại do mất lợi nhuận từ thông tin quảng cáo; và quan trọng hơn là mất lòng tin ở người tiêu dùng. Chính phủ đã ban hành Nghị địnhsố 178/2013/NĐ-CP ngày 14-11-2013 quy định xử phạt hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, trong đó đã đưa ra chế tài xử lý mạnh nhằm hạn chế các vi phạm, đặc biệt đối với các hành vi vi phạm về sử dụng nguyên liệu thực phẩm không bảo đảm an toàn đều có mức phạt rất cao, mức phạt tiền đối với hành vi sử dụng nguyên liệu không bảo đảm an toàn trong sản xuất thực phẩm bằng bảy lần giá trị thực phẩm vi phạm, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ tang vật vi phạm. 20 2.3. Nguyên nhân liên quan đến người sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm - Thực phẩm có nguồn gốc từ gia súc, gia cầm bị bệnh hoặc thủy sản sống ở nguồn nước bị nhiễm bẩn. - Các loại thực vật bị bón quá nhiều phân hóa học, sử dụng thuốc trừ sâu không cho phép hoặc cho phép nhưng không đúng liều lượng và thời gian cách ly. Cây trồng ở vùng đất bị ô nhiễm hoặc tưới phân tươi hay nước thải bẩn, sử dụng các chất kích thích tăng trưởng, thuốc kháng sinh. - Quá trình giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm, quá trình thu hái lương thực, rau, quả không đúng quy định. - Sử dụng chất phụ gia không đúng quy định của Bộ Y tế để chế biến thực phẩm. - Sử dụng các dụng cụ chế biến thực phẩm không bảo đảm vệ sinh. - Người chế biến thực phẩm đang bị bệnh truyền nhiễm, tiêu chảy, đau bụng, nôn, sốt, ho hoặc nhiễm trùng ngoài da. - Rửa thực phẩm, dụng cụ ăn uống bằng nước nhiễm bẩn. - Nấu thực phẩm chưa chín hoặc không đun lại trước khi bán cho khách hàng. - Quá trình sử dụng và bảo quản không phù hợp. - Dùng dụng cụ sành sứ, sắt tráng men, nhựa tái sinh,... bị nhiễm chất chì để chứa đựng thực phẩm. 21 - Để thức ăn qua đêm hoặc bày bán cả ngày ở nhiệt độ thường; thức ăn không được đậy kỹ, để bụi bẩn, các loại côn trùng và động vật khác gây ô nhiễm. - Do thực phẩm bảo quản không đủ độ lạnh hoặc không đủ độ nóng làm cho vi khuẩn vẫn phát triển. - Sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không qua kiểm dịch hoặc quá hạn sử dụng: Do địa hình rộng, chia cắt, đường biên giới dài nên việc nhập lậu thực phẩm tươi sống, sản phẩm động vật qua biên giới vào nội địa diễn ra rất phức tạp, khó kiểm soát, người kinh doanh thực phẩm vùng biên tham gia vận chuyển hàng trái phép qua đường tiểu ngạch cho các đầu nậu cũng khiến việc quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn chợ biên giới trở nên khó khăn hơn. Do lợi nhuận mang lại từ nhập lậu gia súc, gia cầm và sản phẩm rất lớn, các đối tượng buôn lậu vẫn tổ chức, vận chuyển, kinh doanh trái phép bất chấp sự kiểm tra, ngăn chặn của các cơ quan chức năng. - Tình hình sản xuất thức ăn, đồ uống giả, không bảo đảm chất lượng và không theo đúng thành phần nguyên liệu cũng như quy trình công nghệ đã đăng ký với cơ quan quản lý, nhãn hàng và quảng cáo không đúng sự thật,... vẫn xảy ra. 22 - Thực phẩm có chứa chất độc hại hoặc nhiễm chất độc, tác nhân gây ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép, việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất trở nên phổ biến. Các loại phẩm màu, đường hóa học đang bị lạm dụng trong pha chế nước giải khát, sản xuất bánh kẹo, chế biến thức ăn sẵn như thịt quay, giò, chả, ô mai,... - Sử dụng phương tiện gây ô nhiễm thực phẩm, phương tiện đã vận chuyển chất độc hại chưa được tẩy rửa sạch để vận chuyển nguyên liệu thực phẩm và thực phẩm. - Cung cấp sai hoặc giả mạo kết quả kiểm nghiệm thực phẩm. - Sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại cơ sở không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật. 2.4. Thực trạng và nguy cơ đối với người chế biến, sản xuất, kinh doanh thực phẩm không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm Trong quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh thực phẩm, nếu không tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn, vệ sinh có thể làm thực phẩm bị ô nhiễm, có thể gây bệnh hoặc gây nguy hại cho sức khỏe con người và cần phải kiểm soát trong quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh thực phẩm. 23 Các yếu tố lây nhiễm vào thực phẩm hay sẵn có trong thực phẩm, mà khi vượt quá giới hạn cho phép sẽ gây hại cho sức khỏe của người sử dụng thực phẩm. Việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật bao gồm thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, hóa chất kích thích tăng trưởng và thuốc bảo quản không theo đúng quy định sẽ gây ô nhiễm nguồn nước cũng như tồn dư các hóa chất này trong thực phẩm. Việc bảo quản lương thực, thực phẩm không đúng quy cách tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển đã dẫn đến các vụ ngộ độc thực phẩm. Các bệnh do thực phẩm gây nên không chỉ là các bệnh cấp tính do ngộ độc thức ăn mà còn là các bệnh mãn tính do nhiễm và tích lũy các chất độc hại từ môi trường bên ngoài vào thực phẩm, gây rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể, trong đó có bệnh tim mạch và ung thư. Ví dụ: Gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc đã được các cơ quan chức năng của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát hiện ra các chất độc hại Cloramphenicol, Cycline có hàm lượng cao, thậm chí rất cao. Đây là những chất gây nguy hại đến sức khỏe của người sử dụng và về lâu dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến giống nòi. Gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu đã làm ảnh hưởng rất nặng nề đến người sản xuất, chăn nuôi trong nước và người tiêu dùng vì giá rẻ và không bảo đảm vệ sinh, 24 an toàn thực phẩm. Người tiêu dùng khó nhận biết gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu, nhất là gia cầm đã qua chế biến. Các loại thịt gia súc, gia cầm nhập lậu, không nguồn gốc có thể có chất cấm tồn dư gây ung thư, gây ứ phù nước trong tế bào, rất nguy hại cho sức khỏe người sử dụng. Các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc có thể chứa các phụ gia, phẩm màu độc hại, phẩm màu công nghiệp gây ngộ độc cấp tính hoặc nếu lâu dài có thể là ngộ độc trường diễn, để lại độc tố có thể gây viêm ruột hoặc ngộ độc thực phẩm, thậm chí nhiều trường hợp có khả năng gây chết người. Điều này đặc biệt nguy hiểm khi ăn thịt mà không rõ nguồn gốc, chế biến, bảo quản không hợp vệ sinh, ăn thịt tái, ăn thịt tươi sống. Trong vòng 24 giờ, nếu để thịt ngoài nhiệt độ thường, thịt đã hỏng thì không nên sử dụng, do khi thực phẩm bị ôi thiu sẽ là môi trường lý tưởng cho các loại vi sinh vật có hại sinh sôi nảy nở, khi hoại tử, bản thân thực phẩm động vật cũng phân hủy ra các độc tính, ăn thịt này vào sẽ rất nguy hiểm, nhẹ thì bị rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn, nặng thì có thể ảnh hưởng tới tính mạng. 3. Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại Việt Nam Quản lý an toàn thực phẩm dựa trên sự phân cấp quản lý của các bộ, ngành từ các cấp Trung ương 25 đến địa phương, trong đó Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, để góp phần giảm thiểu các tác nhân gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, cải thiện sức khỏe người tiêu dùng cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống và chất lượng giống nòi,... cần sự vào cuộc của toàn xã hội, không chỉ là nghĩa vụ của các nhà quản lý mà còn là trách nhiệm của các thành phần sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng. Các nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm được quy định cụ thể tại Điều 3 Chương I Luật an toàn thực phẩm như sau: - Bảo đảm an toàn thực phẩm là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm; - Sản xuất, kinh doanh thực phẩm là hoạt động có điều kiện; tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải chịu trách nhiệm về an toàn đối với thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh; - Quản lý an toàn thực phẩm phải dựa trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, quy định do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn do tổ chức, cá nhân sản xuất công bố áp dụng; - Quản lý an toàn thực phẩm phải được thực hiện trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên cơ sở phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm; 26 - Quản lý an toàn thực phẩm phải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. 3.1. Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm Theo quy định tại Điều 61 Luật an toàn thực phẩm, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, theo đó, Bộ Y tế chịu trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước theo chức năng nhiệm vụ, quyền hạn được phân công. Việc phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm được dựa trên cơ sở các quy định của Luật an toàn thực phẩm và bảo đảm phù hợp với văn bản pháp luật hiện hành. Sự phân công này bảo đảm được sự thống nhất quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, xuyên suốt toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành liên quan; bảo đảm được nguyên tắc một cửa, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, mỗi sản phẩm, cơ sở sản xuất kinh doanh sẽ chỉ chịu sự quản lý của một cơ quan quản lý nhà nước. Đồng thời, sự phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm phải bảo đảm được tính khoa học, đầy đủ, 27 khả thi và phân cấp được vai trò quản lý nhà nước giữa Trung ương và chính quyền địa phương các cấp. Trong quá trình quản lý, đối với các vấn đề phát sinh, liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của các bộ liên quan, Bộ Y tế sẽ chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương xây dựng thông tư liên tịch để hướng dẫn cụ thể. 3.1.1. Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Y tế Theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25-4-2012, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm, trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Y tế được quy định cụ thể như sau: “1. Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. 2. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ Y tế có trách nhiệm: a) Thực hiện các quy định về trách nhiệm chung trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm quy định tại Khoản 1 Điều 62 Luật an toàn thực phẩm; b) Báo cáo định kỳ, đột xuất với Chính phủ về công tác quản lý an toàn thực phẩm trên cơ sở 28 giám sát và tổng hợp báo cáo của các bộ quản lý ngành; c) Thẩm định, xây dựng kế hoạch và lộ trình xây dựng, soát xét quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với tất cả các sản phẩm thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm đáp ứng với yêu cầu quản lý và phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ; d) Chủ trì xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm thuộc phạm vi quản lý quy định tại Điều 62 Luật an toàn thực phẩm; Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc quy định về chỉ tiêu và mức giới hạn an toàn đối với tất cả các sản phẩm thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm; đ) Chỉ định các tổ chức chứng nhận hợp quy đối với các sản phẩm thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm đã có quy chuẩn kỹ thuật được ban hành trên cơ sở tham vấn các bộ quản lý ngành khi cần thiết; e) Quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến thực phẩm, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với: Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, 29 thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm; g) Quy định cụ thể về quản lý thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm và thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng; h) Tổ chức việc cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy, Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm đối với các thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý; i) Tổ chức và phân cấp việc cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công tại Điểm e Khoản 2 của Điều này; k) Chứng nhận y tế đối với thực phẩm; phụ gia thực phẩm; chất hỗ trợ chế biến; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm khi tổ chức, cá nhân có yêu cầu; l) Quy định điều kiện cơ sở kiểm nghiệm, chỉ định đơn vị tham gia kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước thuộc phạm vi quản lý; chỉ định đơn vị thực hiện kiểm nghiệm trọng tài và kết luận cuối cùng khi có sự khác biệt về kết quả kiểm nghiệm của các đơn vị kiểm nghiệm thực phẩm trong và ngoài ngành Y tế; 30 m) Quy định điều kiện an toàn thực phẩm đối với bếp ăn tập thể, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống; n) Chỉ định cơ quan kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu đối với các sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công tại Điểm e Khoản 2 Điều này và Khoản 3 Điều 14 Nghị định này.” 3.1.2. Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 38/2012/NĐ-CP, trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được quy định như sau: “1. Phối hợp xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm thực phẩm. 2. Quản lý an toàn thực phẩm đối với sản xuất ban đầu nông, lâm, thủy sản, muối bao gồm: Quá trình trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác nông, lâm, thủy sản; sản xuất muối. 3. Quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với ngũ cốc; thịt và các sản phẩm từ thịt; thủy sản và sản phẩm thủy sản; rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả; trứng và các sản phẩm từ trứng; sữa tươi nguyên liệu; mật ong và các sản phẩm từ mật ong; thực phẩm biến đổi gen; muối; gia vị; đường; chè; cà phê; cacao; 31 hạt tiêu; điều và các nông sản thực phẩm; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý. 4. Tổ chức việc cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm đối với các thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý. Trường hợp xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm có công bố tác dụng tới sức khỏe phải có ý kiến của Bộ Y tế. 5. Tổ chức và phân cấp việc cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công tại Khoản 2, 3 và 7 của Điều này. 6. Xây dựng, ban hành quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh các sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công tại Khoản 3 của Điều này trên cơ sở quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm do Bộ Y tế ban hành. 7. Quản lý an toàn thực phẩm đối với các chợ đầu mối, đấu giá nông sản. 8. Quy định điều kiện cơ sở kiểm nghiệm; chỉ định đơn vị kiểm nghiệm và đơn vị kiểm nghiệm kiểm chứng; công bố kết quả kiểm nghiệm đối với thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý. 32 9. Chỉ định cơ quan kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu đối với các sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công tại Khoản 3 của Điều này và Khoản 3 Điều 14 Nghị định này”. 3.1.3. Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Công Thương Theo Điều 22 Nghị định số 38/2012/NĐ-CP, trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Công Thương được quy định như sau: “1. Phối hợp xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm thực phẩm. 2. Quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo, bao bì chứa đựng thuộc phạm vi quản lý. 3. Tổ chức việc cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm đối với các thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý. Trường hợp xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm có công bố tác dụng tới sức khỏe phải có ý kiến của Bộ Y tế. 4. Tổ chức và phân cấp việc cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công tại Khoản 2, 5 của Điều này. 33 5. Quản lý an toàn thực phẩm đối với các chợ, siêu thị, và các cơ sở thuộc hệ thống dự trữ, phân phối hàng hóa thực phẩm. 6. Thực hiện việc kiểm tra phòng, chống thực phẩm giả, gian lận thương mại trên thị trường đối với tất cả các loại thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm. 7. Quy định điều kiện cơ sở kiểm nghiệm; chỉ định đơn vị kiểm nghiệm và đơn vị kiểm nghiệm kiểm chứng; công bố kết quả kiểm nghiệm đối với thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý. 8. Chỉ định cơ quan kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu đối với các sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công tại Khoản 2 của Điều này”. 3.1.4. Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Ủy ban nhân dân các cấp Theo Điều 23 Nghị định số 38/2012/NĐ-CP, trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Ủy ban nhân dân các cấp, các sở, ngành tại các địa phương được quy định như sau: “1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên phạm vi địa phương, chịu trách nhiệm trước Chính phủ về an toàn vệ sinh thực phẩm tại địa phương. a) Tổ chức, điều hành Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; 34 b) Chỉ đạo thực hiện các quy định của Chính phủ, các bộ, ngành về an toàn thực phẩm. 2. Ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương về an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm thực phẩm đặc thù của địa phương. 3. Sở Y tế chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn; đầu mối Thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tại địa phương. a) Là đầu mối tổng hợp, báo cáo tình hình an toàn thực phẩm tại địa phương cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Y tế; b) Định kỳ hằng năm tổ chức kiểm tra tình hình an toàn thực phẩm trên địa bàn; là đầu mối giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm trên địa bàn; c) Thanh tra, kiểm tra sản phẩm và các cơ sở sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng trên địa bàn theo phân cấp của Bộ Y tế; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố; d) Chủ trì, phối hợp với các sở chuyên ngành tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra đột xuất đối với toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực 35 phẩm thuộc phạm vi quản lý của các ngành khác khi có chỉ đạo của Ủy ban nhân dân, Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Y tế; khi phát hiện thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm lưu thông trên địa bàn vi phạm có nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng; khi có sự khác biệt trong kết luận thanh tra của các sở chuyên ngành; theo đề nghị của sở chuyên ngành; đ) Tổ chức tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm; xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm theo phân công tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định này; cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại hình sản phẩm theo phân cấp của Bộ Y tế; e) Chịu trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn; quản lý điều kiện bảo đảm an toàn đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, thức ăn đường phố, cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống, an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn và các đối tượng theo phân cấp quản lý”. 4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm: a) Thanh tra, kiểm tra sản phẩm và các cơ sở 36 sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; b) Tổ chức cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại hình thực phẩm theo phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; c) Tổ chức việc cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm theo phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; d) Định kỳ, đột xuất báo cáo Thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành (Sở Y tế) để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Y tế, Bộ quản lý ngành. 5. Sở Công Thương chịu trách nhiệm: a) Thanh tra, kiểm tra sản phẩm và các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo phân cấp của Bộ Công Thương; b) Tổ chức cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại hình thực phẩm theo phân cấp của Bộ Công Thương; c) Tổ chức việc cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm theo phân cấp của Bộ Công Thương; d) Thực hiện việc kiểm tra phòng, chống thực phẩm giả, gian lận thương mại trên thị trường đối với tất cả các loại thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm; 37 đ) Định kỳ, đột xuất báo cáo Thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành (Sở Y tế) để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Y tế, Bộ quản lý ngành. 6. Ủy ban nhân dân quận, huyện chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về an toàn thực phẩm trên phạm vi địa bàn. a) Tổ chức, điều hành Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm quận, huyện; b) Chỉ đạo, thực hiện các quy định của Chính phủ, các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về an toàn thực phẩm; c) Quản lý hoạt động kinh doanh thức ăn đường phố, nhà hàng, khách sạn trên địa bàn quận, huyện theo phân cấp. 7. Ủy ban nhân dân xã, phường chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân quận, huyện về an toàn thực phẩm trên phạm vi địa bàn. a) Tổ chức, điều hành Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm xã, phường; b) Thực hiện các quy định của Chính phủ, các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp trên về an toàn thực phẩm; c) Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân quận, huyện về quản lý các hoạt động kinh doanh thức ăn đường phố, nhà hàng, khách sạn trên địa bàn xã, phường theo phân cấp”. 38 3.1.5. Phối hợp giữa các bộ quản lý ngành trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm Theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 38/2012/NĐ-CP, công tác phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm giữa các bộ quản lý ngành được quy định như sau: Các bộ quản lý ngành trong phạm vi quản lý nhà nước của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế trong việc thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước để bảo đảm thống nhất quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm có hiệu quả. Theo lĩnh vực được phân công, các bộ như: Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương tổ chức thực hiện chương trình giám sát, phòng ngừa và ngăn chặn sự cố an toàn thực phẩm theo quy định tại Điều 52 Luật an toàn thực phẩm. Trong trường hợp xảy ra ngộ độc thực phẩm, Bộ Y tế chịu trách nhiệm tổ chức cấp cứu, điều trị kịp thời cho người bị ngộ độc thực phẩm. Bộ quản lý ngành có trách nhiệm cung cấp đầy đủ hồ sơ thông tin liên quan tới nguồn gốc thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc thuộc phạm vi quản lý, phối hợp với Bộ Y tế điều tra nguyên nhân và giám sát điều tra căn nguyên, từ đó tiến hành truy xuất nguồn gốc và xử lý thực phẩm gây ngộ độc. 39 3.2. Công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm 3.2.1. Công tác thanh tra an toàn thực phẩm a) Trách nhiệm thanh tra về an toàn thực phẩm Theo quy định của Luật an toàn thực phẩm, thanh tra về an toàn thực phẩm là thanh tra chuyên ngành do các ngành Y tế, Công Thương và Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra. Việc phối hợp giữa các lực lượng thanh tra của các bộ, cơ quan ngang bộ với các lực lượng khác trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm sẽ do Chính phủ quy định cụ thể như sau (Theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 38/2012/NĐ-CP): - “Các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương chịu trách nhiệm thanh tra về an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý theo quy định tại các Điều 62, 63, 64, 65, 67 Luật an toàn thực phẩm. - Bộ Y tế, cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm, chủ trì, phối hợp với các bộ quản lý ngành, các lực lượng liên quan khác tổ chức và phân công thực hiện thanh tra liên ngành. 40 - Bộ Y tế thanh tra, kiểm tra đột xuất đối với toàn bộ quá trình sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của các bộ khác trong những trường hợp sau: + Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ hoặc Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm; + Phát hiện thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm vi phạm có nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng; + Khi có sự khác biệt trong kết luận thanh tra của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực; + Theo đề nghị của bộ quản lý ngành, lĩnh vực”. b) Các nội dung thanh tra Công tác thanh tra về an toàn thực phẩm bao gồm các nội dung sau: - Việc thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm đối với sản xuất, kinh doanh thực phẩm và sản phẩm thực phẩm do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành; - Việc thực hiện các tiêu chuẩn có liên quan đến an toàn thực phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất công bố áp dụng đối với sản xuất, kinh doanh thực phẩm và sản phẩm thực phẩm; - Hoạt động quảng cáo, ghi nhãn đối với thực phẩm thuộc phạm vi quản lý; - Hoạt động chứng nhận hợp quy, kiểm nghiệm an toàn thực phẩm; 41 - Việc thực hiện các quy định khác của pháp luật về an toàn thực phẩm. 3.2.2. Công tác kiểm tra về an toàn thực phẩm a) Trách nhiệm kiểm tra về an toàn thực phẩm Việc kiểm tra an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh được thực hiện bởi các cơ quan quản lý an toàn thực phẩm của bộ quản lý ngành theo quy định tại các Điều 61, 62, 63 và 64 của Luật an toàn thực phẩm. Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc kiểm tra an toàn thực phẩm trong phạm vi địa phương theo quy định của bộ quản lý ngành và sự phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trong trường hợp kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm có liên quan đến phạm vi quản lý của nhiều ngành hoặc địa phương, cơ quan chủ trì thực hiện kiểm tra có trách nhiệm phối hợp với cơ quan hữu quan thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan để thực hiện. b) Quyền hạn và nhiệm vụ của cơ quan quản lý an toàn thực phẩm trong kiểm tra an toàn thực phẩm Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan quản lý về an toàn thực phẩm có các quyền sau đây trong việc kiểm tra an toàn thực phẩm: - Quyết định thành lập đoàn kiểm tra thực hiện công tác kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất; 42 - Cảnh báo nguy cơ không bảo đảm an toàn thực phẩm; - Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra an toàn thực phẩm theo quy định tại các Điều 30, 36 và 40 của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa; - Giải quyết khiếu nại, tố cáo về quyết định của đoàn kiểm tra, hành vi của thành viên đoàn kiểm tra theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm có các nhiệm vụ sau đây: - Xây dựng kế hoạch kiểm tra hằng năm trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định; - Tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm nhập khẩu; xác nhận điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu; - Ra quyết định xử lý chậm nhất trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của đoàn kiểm tra về việc tạm đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh, niêm phong thực phẩm, tạm dừng việc quảng cáo đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn. c) Nhiệm vụ, quyền hạn của đoàn kiểm tra về an toàn thực phẩm Theo quy định tại Điều 70 Luật an toàn thực phẩm, trong quá trình kiểm tra an toàn thực phẩm, đoàn kiểm tra có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: 43 - Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm xuất trình các tài liệu liên quan và xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra theo quy định tại Điều 30 và Điều 40 của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa; cung cấp bản sao các tài liệu quy định tại khoản này khi cần thiết; - Lấy mẫu để kiểm nghiệm khi cần thiết; - Niêm phong thực phẩm, tạm dừng bán thực phẩm không phù hợp, tạm dừng quảng cáo thực phẩm có nội dung không phù hợp trên thị trường, đồng thời báo cáo cơ quan quản lý an toàn thực phẩm trong thời hạn không quá 24 giờ kể từ khi niêm phong thực phẩm, tạm dừng bán thực phẩm không phù hợp hay tạm dừng quảng cáo; - Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có biện pháp khắc phục, sửa chữa những nội dung không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định về điều kiện tương ứng; - Kiến nghị cơ quan quản lý an toàn thực phẩm xử lý theo thẩm quyền quy định tại Điều 69 của Luật an toàn thực phẩm; - Bảo đảm nguyên tắc kiểm tra quy định tại Khoản 4 Điều 68 của Luật an toàn thực phẩm khi tiến hành kiểm tra; - Báo cáo chính xác và kịp thời kết quả kiểm tra cho cơ quan quản lý an toàn thực phẩm. 44 3.3. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm Để xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, ngày 14-11-2013 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 178/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, theo đó quy định: 3.3.1. Các hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm bao gồm: - Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn đối với sản phẩm thực phẩm; - Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm; - Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu, thực phẩm xuất khẩu; - Vi phạm quy định về thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm; kiểm nghiệm thực phẩm; phân tích nguy cơ, phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm; truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không an toàn. 3.3.2. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Điều 3 Nghị định số 178/2013/NĐ-CP như sau: - Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, cá nhân, tổ chức vi phạm phải 45 chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền. - Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây: + Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; + Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm. - Ngoài hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung, các cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại các Điểm d, đ, e, g và h Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: + Buộc thực hiện kiểm tra vệ sinh thú y đối với sản phẩm động vật trên cạn chưa qua kiểm tra vệ sinh thú y trước khi sản xuất, chế biến thực phẩm; + Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng hàng hóa vi phạm; + Buộc hủy bỏ kết quả kiểm nghiệm được thực hiện từ mẫu thực phẩm bị đánh tráo hoặc giả mạo hoặc phiếu kết quả kiểm nghiệm được cấp sai quy định; 46 + Buộc tiêu hủy giấy tờ giả; + Buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị người bị ngộ độc thực phẩm trong trường hợp xảy ra ngộ độc thực phẩm. 3.3.3. Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân, tổ chức được quy định tại Điều 4 Nghị định số 178/2013/NĐ-CP như sau: - Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 178/2013/NĐ-CP. - Trường hợp áp dụng mức phạt cao nhất của khung tiền phạt theo quy định tại các Khoản 4, 5 và 6 Điều 5; Khoản 6 Điều 6; Khoản 3 Điều 7; các Điểm d và đ Khoản 5, các điểm b, c và d Khoản 6 Điều 16; Khoản 4 Điều 26 Nghị định số 178/2013/NĐ-CP mà vẫn còn thấp hơn 3,5 lần tổng giá trị thực phẩm vi phạm (đối với cá nhân vi phạm) hoặc thấp hơn 7 lần tổng giá trị thực phẩm vi phạm (đối với tổ chức vi phạm) thì mức phạt được áp dụng bằng 3,5 lần tổng giá trị thực phẩm vi phạm tại thời điểm vi phạm đối với cá nhân hoặc 7 lần tổng giá trị thực phẩm vi phạm tại thời điểm vi phạm đối với tổ chức. - Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định số 178/2013/NĐ-CP là mức phạt đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính 47 thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. - Thẩm quyền xử phạt tiền của các chức danh quy định tại Chương III Nghị định số 178/2013/NĐ-CP là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức gấp 2 lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân. Chi tiết hình thức, mức phạt đối với các hành vi vi phạm và thẩm quyền xử phạt được quy định cụ thể tại Chương II, Chương III Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14-11-2013. 48 Chương 2 HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG KINH DOANH 1. Các thủ tục hành chính về cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm của Bộ Công Thương Thủ tục hành chính là các hoạt động liên quan chủ yếu đến giấy tờ dựa trên quy định pháp luật và được thực hiện tại các cơ quan nhà nước. Để được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phải tìm hiểu về các văn bản pháp luật điều chỉnh, các giấy tờ phải nộp cho cơ quan cấp giấy chứng nhận. Các thủ tục hành chính về cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm của Bộ Công Thương được quy định tại Quyết định số 3624/QĐ-BCT ngày 4-6-2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành; thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc 49 bãi bỏ trong lĩnh vực an toàn thực phẩm thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ Công Thương. Theo đó, các căn cứ về pháp lý bao gồm: - Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 17-6-2010; - Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25-4-2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm; - Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14-11-2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm; - Thông tư số 29/2012/TT-BCT ngày 5-10-2012 của Bộ Công Thương quy định cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương; - Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29-10-2013 của Bộ Tài chính quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. 1.1. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được quy định tại Nghị định số 38/2012/NĐ-CP bao gồm Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương, trong đó: 50 - Bộ Y tế chịu trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với phụ gia thực phẩm; chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên; thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm; - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm đối với sản xuất ban đầu nông, lâm, thủy sản, muối bao gồm quá trình trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác nông, lâm, thủy sản, sản xuất muối; Quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với ngũ cốc, thịt và các sản phẩm từ thịt; thủy sản và sản phẩm thủy sản; rau, củ quả; trứng và các sản phẩm từ trứng; sữa tươi nguyên liệu; mật ong và các sản phẩm từ mật ong; thực phẩm biến đổi gen; muối, gia vị, đường, chè, cà phê, ca cao; hạt tiêu, điều và các nông sản thực phẩm; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý. Quản lý an toàn thực phẩm đối với các chợ đầu mối, đấu giá nông sản. - Bộ Công Thương chịu trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập 51 khẩu, kinh doanh đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến tinh bột, bánh, mứt, kẹo, bao bì chứa đựng thuộc phạm vi quản lý. Quản lý an toàn thực phẩm đối với các chợ, siêu thị và các cơ sở thuộc hệ thống dự trữ, phân phối hàng hóa thực phẩm. Trong trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh nhiều loại thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý từ hai bộ trở lên: - Bộ Y tế chịu trách nhiệm cấp giấy chứng nhận đối với cơ sở sản xuất nhiều loại thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của hai bộ trở lên, trong đó có sản phẩm thuộc thẩm quyền cấp giấy chứng nhận của Bộ Y tế. - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm cấp giấy chứng nhận đối với cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương. - Bộ Công Thương chịu trách nhiệm cấp giấy chứng nhận đối với cơ sở kinh doanh nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của hai bộ trở lên (bao gồm cả chợ và siêu thị), trừ chợ đầu mối, đấu giá nông sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp giấy chứng nhận. Đồng thời, các mặt hàng thực phẩm cũng được phân chia rõ ràng hơn về trách nhiệm quản lý đối với từng bộ. 52 Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong ngành Công Thương được quy định tại Điều 7 Thông tư số 29/2012/TT-BCT như sau: - Bộ Công Thương cấp cho các đối tượng: + Đối với hoạt động sản xuất: Vụ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận đối với các cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm có công suất thiết kế: * Rượu: từ 3.000.000 lít sản phẩm/năm trở lên; * Bia: từ 50.000.000 lít sản phẩm/năm trở lên; * Nước giải khát: từ 20.000.000 lít sản phẩm/năm trở lên; * Sữa chế biến: từ 20.000 lít sản phẩm/năm trở lên; * Dầu thực vật: từ 50.000 tấn sản phẩm/năm trở lên; * Bánh kẹo: từ 20.000 tấn sản phẩm/năm trở lên; * Bột và tinh bột: từ 100.000 tấn sản phẩm/năm trở lên; * Bao bì chứa đựng các sản phẩm trên. + Đối với hoạt động kinh doanh: Vụ Thị trường trong nước cấp giấy chứng nhận đối với cơ sở kinh doanh thuộc thương nhân sản xuất thực phẩm có quy mô và mặt hàng sản xuất theo quy định trên; cơ sở kinh doanh thực phẩm của thương nhân kinh doanh bán buôn hoặc đại lý bán buôn trên địa bàn hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên. 53 - Sở Công Thương cấp cho các đối tượng: + Đối với hoạt động sản xuất: Các cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương trong phạm vi địa bàn tỉnh/thành phố có công suất thiết kế thấp hơn các cơ sở sản xuất có công suất thiết kế theo quy định thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương. + Đối với hoạt động kinh doanh: Các cơ sở kinh doanh thực phẩm của thương nhân kinh doanh bán buôn hoặc đại lý bán buôn trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ sở bán lẻ thực phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố đó, các cơ sở kinh doanh thuộc thương nhân sản xuất có quy mô, mặt hàng và địa bàn sản xuất theo quy định, cơ sở kinh doanh bán buôn thuộc phạm vi quản lý của Sở Công Thương kinh doanh cùng lúc nhiều loại mặt hàng thuộc phạm vi quản lý từ hai ngành trở lên (bao gồm cả chợ và siêu thị) trừ chợ đầu mối và chợ đấu giá nông sản. 1.2. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm của Bộ Công Thương Theo Khoản 2 và Khoản 5 Điều 22 Nghị định số 38/2012/NĐ-CP, Bộ Công Thương chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm “trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, 54 sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến tinh bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo, bao bì chứa đựng”, “đối với các chợ, siêu thị, và các cơ sở thuộc hệ thống dự trữ, phân phối hàng hóa thực phẩm”. Theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT BNNPTNT-BCT ngày 9-4-2014 hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thì Bộ Công Thương chịu trách nhiệm quản lý đối với cơ sở kinh doanh nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của hai bộ trở lên (bao gồm cả chợ và siêu thị) trừ chợ đầu mối, đấu giá nông sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý. Theo Điểm a Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 29/2012/TT-BCT, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm: “Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận đối với cơ sở kinh doanh trực thuộc thương nhân sản xuất thực phẩm có quy mô và mặt hàng sản xuất theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này1; cơ sở kinh doanh thực phẩm ___________ 1. Rượu từ 3.000.000 lít sản phẩm/năm trở lên; bia từ 50.000.000 lít sản phẩm/năm trở lên; nước giải khát từ 20.000.000 lít sản phẩm/năm trở lên; sữa chế biến 20.000 lít sản phẩm/năm trở lên; dầu thực vật từ 50.000 tấn sản phẩm/năm trở lên; bánh kẹo từ 20.000 tấn sản phẩm/năm trở lên; bột và tinh bột từ 100.000 tấn sản phẩm/năm trở lên; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng các sản phẩm trên. 55 của thương nhân kinh doanh bán buôn hoặc đại lý bán buôn trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên”. Theo Điểm b và Điểm c Mục 6 phần III của Phụ lục Quyết định số 3624/QĐ-BCT ngày 4-6-2013, cơ quan có thẩm quyền hoặc được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện, cơ quan trực tiếp thực hiện thì Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương là đơn vị có thẩm quyền đối với việc thẩm định và cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các cơ sở kinh doanh. Như vậy, theo phân cấp, Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương là đơn vị được phân cấp thực hiện tiếp nhận hồ sơ, thẩm định thực tế và cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến tinh bột và tinh bột, bánh, mứt, kẹo và dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm cho các cơ sở kinh doanh trực thuộc thương nhân sản xuất có quy mô và mặt hàng sản xuất theo quy định hoặc cơ sở kinh doanh thực phẩm của thương nhân kinh doanh bán buôn hoặc đại lý bán buôn trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên và các cơ sở kinh doanh nhiều loại thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của hai bộ trở lên (bao gồm cả chợ và siêu thị, không bao gồm chợ đầu mối, đấu giá nông sản). 56 Về mặt hàng: + Rượu: Theo quy định tại Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12-11-2012 về sản xuất, kinh doanh rượu thì “Sản phẩm rượu là đồ uống có cồn thực phẩm. Sản phẩm rượu được sản xuất từ quá trình lên men (có hoặc không chưng cất) từ tinh bột của các loại ngũ cốc, dịch đường của cây và hoa quả hoặc được pha chế từ cồn thực phẩm (Ethanol)”. + Bia: bia tươi, bia chai, bia lon,... + Nước giải khát: nước ngọt, sữa đậu nành, sữa hoa quả,... + Sữa chế biến: bao gồm sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa như sữa chua, váng sữa, kem,... + Dầu thực vật: dầu đậu tương, dầu lạc, dầu vừng, dầu hạt cải,... + Sản phẩm chế biến bột và tinh bột: mì gạo, mì chũ, mì tôm, miến dong,... + Bánh mứt kẹo: bánh ngọt, mứt tết, kẹo các loại, bánh quy, bánh bông lan, bim bim,... + Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm theo quy định. Về địa điểm cấp: Theo Điều 12 Nghị định số 38/2012/NĐ-CP thì việc cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện cho cơ sở kinh doanh các mặt hàng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương được thực hiện đối với từng cơ sở kinh doanh tại một địa điểm. Do vậy, nếu doanh nghiệp/tổ chức kinh 57 doanh thực phẩm có nhiều cơ sở kinh doanh theo loại hình bán buôn thì mỗi cơ sở kinh doanh cần phải có một giấy chứng nhận cơ sở kinh doanh đủ điều kiện an toàn thực phẩm, mặc dù các cơ sở kinh doanh này đều thuộc chuỗi doanh nghiệp hoặc của một doanh nghiệp kinh doanh hoặc sản xuất. Địa bàn: Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các cơ sở kinh doanh có địa bàn hoạt động từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên. Vì vậy, các cơ sở kinh doanh dù là theo loại hình kinh doanh bán buôn hay đại lý bán buôn nhưng chỉ trên địa bàn một tỉnh thì không thuộc đối tượng cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm của Bộ Công Thương. Tuy nhiên, với các cơ sở kinh doanh trực thuộc thương nhân sản xuất có quy mô và mặt hàng theo quy định thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương thì dù phạm vi kinh doanh chỉ trên một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (kể cả bán buôn hoặc bán lẻ) đều thuộc đối tượng cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm của Bộ Công Thương. 1.3. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm của Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Theo Điểm b Khoản 2 Điều 7 của Thông tư số 58 29/2012/TT-BCT thì “Sở Công Thương các tỉnh, thành phố cấp Giấy chứng nhận đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm của thương nhân kinh doanh bán buôn hoặc đại lý bán buôn trên địa bàn 01 (một) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ sở bán lẻ thực phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố đó; các cơ sở kinh doanh trực thuộc thương nhân sản xuất có quy mô, mặt hàng và địa bàn sản xuất theo quy định tại Điểm b Khoản 1” Điều này. Đồng thời theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 9-4-2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, đối với cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc quyền quản lý của từ hai bộ trở lên (bao gồm cả chợ và siêu thị) thì Bộ Công Thương chịu trách nhiệm quản lý trừ chợ đầu mối, đấu giá nông sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý. 1.4. Các đối tượng không phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm Các cơ sở kinh doanh thực phẩm và dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng các loại thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương phải 59 được cơ quan có thẩm quyền thẩm định và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, theo Khoản 2 Điều 2 Thông tư 29/2012/TT-BCT quy định một số đối tượng không phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, bao gồm: - Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ: cơ sở chỉ có hai lao động trở xuống trực tiếp tham gia sản xuất; - Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ: cơ sở chỉ có hai nhân viên trở xuống trực tiếp kinh doanh; - Bán hàng rong; - Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt theo quy định. Đối với các cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ: mặc dù các cơ sở kinh doanh này có quy mô nhỏ, không cần Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng các cơ sở kinh doanh này vẫn phải chịu sự quản lý về an toàn thực phẩm của Ủy ban nhân dân các địa phương theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 Nghị định số 38/2012/NĐ-CP. 2. Quy trình đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm 2.1. Quy trình đề nghị cấp Giấy chứng nhận đối với cơ sở thuộc thẩm quyền cấp của Bộ Công Thương Sau khi xác định được cơ quan có thẩm quyền đối 60 với việc cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, hoàn tất các hồ sơ, giấy tờ theo quy định thì quy trình đề nghị cấp Giấy chứng nhận đối với cơ sở kinh doanh các loại thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương được mô tả theo các bước chính như sau: Bước 1: Nộp hồ sơ và lệ phí Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền xét hồ sơ + Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc sai thể thức thì cơ quan có thẩm quyền sẽ gửi công văn đề nghị bổ sung; + Nếu hồ sơ đầy đủ thì chuyển sang bước 3. Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền thành lập đoàn thẩm định thẩm định hồ sơ và kiểm tra thực tế tại cơ sở + Chưa đủ điều kiện: khắc phục, bổ sung hoàn thiện và thẩm định lại; + Đủ điều kiện thì chuyển sang bước 4. Bước 4: Cấp Giấy chứng nhận Quy trình cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm các mặt hàng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương được thể hiện qua sơ đồ sau: 61 Thông báo đến cơ sở kinh doanh Hồ sơ không đầy đủ Cơ sở kinh doanh nộp hồ sơ Bộ Công Thương (Vụ Thị trường trong nước) Hồ sơ hợp lệ 5 ngày Quyết định thành lập Đoàn Thẩm định 15 ngày Thẩm định thực tế Biên bản Báo cáo kết quả khắc phục Chờ hoàn Không thẩm định đạt Đạt 5 ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thiện Sơ đồ 1: Quy trình thủ tục hành chính cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm 62 a) Bước 1: Nộp hồ sơ và lệ phí Nộp hồ sơ Các cơ sở kinh doanh thực phẩm là đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương (về mặt hàng và quy mô kinh doanh) nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan cấp giấy chứng nhận trực tiếp hoặc theo đường bưu điện theo địa chỉ: Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương, số 54 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Sau khi hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được gửi đến Vụ Thị trường trong nước, Văn thư Vụ Thị trường trong nước tiếp nhận hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận của các cơ sở kinh doanh và chuyển đến Lãnh đạo Vụ Thị trường trong nước phụ trách chuyên môn. Việc tiếp nhận văn bản trên được thực hiện theo Quy trình xử lý công văn đi và đến của Bộ Công Thương. Nộp lệ phí Thực hiện đồng thời với việc cơ sở kinh doanh nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì cơ sở kinh doanh cần nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận. 63 Hiện nay, lệ phí cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được Bộ Công Thương và các Sở Công Thương thu theo quy định tại Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29-10-2013 của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm. Cơ sở kinh doanh căn cứ vào loại hình kinh doanh, loại giấy chứng nhận đề nghị của cơ sở và quy định các mức lệ phí, phí phải nộp khi đề nghị cấp giấy chứng nhận để nộp phí, lệ phí tương ứng theo mức quy định. Cơ sở kinh doanh cũng có thể căn cứ vào thông báo nộp phí, lệ phí của cơ quan cấp giấy chứng nhận để nộp phí, lệ phí. Sau khi nộp phí, lệ phí, cơ sở kinh doanh cần nộp bản sao phiếu thu (trong trường hợp nộp trực tiếp) hoặc giấy chuyển tiền (trong trường hợp chuyển khoản) cùng bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở kinh doanh đủ điều kiện an toàn thực phẩm. b) Bước 2: Thẩm xét hồ sơ Sau khi nhận được hồ sơ của cơ sở kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành thẩm xét hồ sơ theo quy định. Quy trình thẩm xét hồ sơ theo Sơ đồ 2 dưới đây: 64 Cơ sở kinh doanh thực phẩm Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương Lãnh đạo Vụ Thị trường trong nước Chuyên viên xử lý, thụ lý hồ sơ Phòng chức năng, chuyên môn Sơ đồ 2: Dòng lưu chuyển của hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm Sau khi hồ sơ đề nghị được chuyển đến chuyên viên thụ lý hồ sơ, trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc, chuyên viên thụ lý hồ sơ sẽ kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ. Nội dung phân công công việc được ghi rõ trong phiếu yêu cầu xử lý công văn của Bộ Công Thương. Khi nhận được hồ sơ, chuyên viên thụ lý thuộc phòng chức năng của Vụ Thị trường trong nước có trách nhiệm kiểm tra điều kiện của cơ sở kinh doanh đề nghị cấp giấy chứng nhận theo các yêu cầu sau: 65 - Cơ sở kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật có đăng ký kinh doanh mặt hàng thực phẩm, mặt hàng thực phẩm có thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương. - Có hợp đồng lao động với người lao động đã được cấp Giấy chứng nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm, Giấy xác nhận sức khỏe (gửi trong hồ sơ) và giấy tờ chứng minh quyền sử dụng địa điểm cơ sở xin cấp giấy chứng nhận. - Có các trang thiết bị bảo đảm các điều kiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động, phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường. - Có địa điểm kinh doanh phù hợp với các tiêu chuẩn hiện hành đối với từng loại hàng hóa cụ thể. - Bảo đảm yêu cầu về chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam. - Đáp ứng các điều kiện về kiến thức an toàn thực phẩm và sức khỏe của chủ cơ sở và các lao động làm việc trực tiếp tại cơ sở kinh doanh thực phẩm. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bao gồm các giấy tờ sau: 1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo mẫu; 2. Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm; 66 3. Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định; 4. Bản sao công chứng Giấy xác nhận chủ cơ sở, người trực tiếp kinh doanh hoặc danh sách các cán bộ của cơ sở trực tiếp sản xuất, kinh doanh đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm do cơ sở đào tạo được Bộ Y tế, Bộ Công Thương công nhận cấp theo quy định; 5. Bản sao công chứng Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp kinh doanh hoặc danh sách cán bộ của cơ sở đã được chứng nhận đủ sức khỏe do cơ quan y tế cấp theo quy định. Trong trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, Vụ Thị trường trong nước sẽ có công văn thông báo gửi cơ sở kinh doanh yêu cầu bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ. Cần lưu ý là thời gian chờ bổ sung hồ sơ của các cơ sở không được tính trong thời gian thẩm định hồ sơ. Thời gian chờ cơ sở kinh doanh bổ sung hồ sơ tối đa là 90 ngày. Quá thời gian 90 ngày theo quy định, hồ sơ của cơ sở kinh doanh không còn giá trị, như vậy nếu cơ sở kinh doanh muốn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở kinh doanh thì phải nộp hồ sơ lại theo từng bước như trên. c) Bước 3: Thẩm định thực tế tại cơ sở Thẩm định thực tế tại cơ sở bao gồm hai nội dung chính là: 67 - Thành lập Đoàn thẩm định; - Thẩm định thực tế tại cơ sở. * Thành lập Đoàn thẩm định Khi hồ sơ của cơ sở kinh doanh đã đầy đủ, chuyên viên xử lý có báo cáo rà soát hồ sơ trình lãnh đạo Vụ. Sau đó, Vụ Thị trường trong nước sẽ trình lãnh đạo Bộ để quyết định thành lập Đoàn thẩm định hồ sơ và kiểm tra thực tế tại cơ sở. Chuyên viên thụ lý hồ sơ thực hiện lập biên bản rà soát hồ sơ với các nội dung: - Các thông tin chung về cơ sở: tên doanh nghiệp, địa chỉ, tên cơ sở kinh doanh đề nghị cấp giấy chứng nhận, địa chỉ cơ sở, mặt hàng kinh doanh đề nghị cấp giấy chứng nhận. - Thông tin về các hồ sơ, tài liệu gửi kèm "Đạt" hay "Không đạt" yêu cầu theo quy định với giải trình và nhận xét. Nếu các nội dung đạt yêu cầu, biên bản này sẽ là căn cứ để ra Quyết định về việc thành lập Đoàn thẩm định điều kiện để cấp Giấy chứng nhận cơ sở kinh doanh đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương. - Đề xuất của chuyên viên thụ lý hồ sơ và ý kiến của Lãnh đạo phòng. Sau khi xem xét tờ trình của Lãnh đạo Vụ và hồ sơ, Lãnh đạo Bộ sẽ ký Quyết định về việc thành lập Đoàn thẩm định điều kiện để cấp Giấy chứng nhận cơ sở kinh doanh đủ điều kiện an 68 toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương. Quyết định thành lập Đoàn thẩm định trên sẽ được phát hành đến các đơn vị có liên quan. Sau khi nhận được thông báo về việc thẩm định thực tế, cơ sở kinh doanh cần chuẩn bị những điều kiện cơ bản (cơ sở vật chất, giấy tờ liên quan...) phục vụ công tác kiểm tra thực tế. Theo Điểm b Khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 29/2012/TT-BCT thì thành phần Đoàn thẩm định hồ sơ và kiểm tra thực tế tại cơ sở gồm từ 3 đến 5 thành viên, trong đó phải có ít nhất 2/3 số thành viên là cán bộ làm công tác chuyên môn về an toàn thực phẩm, thanh tra ngành thực phẩm (có thể mời chuyên gia bên ngoài phù hợp chuyên môn tham gia Đoàn thẩm định). Sau 15 (mười lăm) ngày làm việc, theo Quyết định về việc thành lập Đoàn thẩm định điều kiện để cấp Giấy chứng nhận cơ sở kinh doanh đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương, Đoàn thẩm định sẽ tổ chức thẩm định nội dung hồ sơ và kiểm tra thực tế tại cơ sở. Quy trình thẩm định thực tế tại cơ sở của Đoàn thẩm định gồm năm quy trình cụ thể dưới đây: Quy trình 1: Đọc Quyết định. Trước khi tiến hành các nhiệm vụ của Đoàn, thư ký Đoàn thẩm định sẽ đọc “Quyết định về việc 69 thành lập Đoàn thẩm định điều kiện để cấp Giấy chứng nhận cơ sở kinh doanh đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương” trước các thành viên Đoàn thẩm định và đại diện phía cơ sở kinh doanh. Quy trình 2: Giới thiệu thành phần Đoàn và đại diện cơ sở kinh doanh. Sau khi Quyết định được đọc xong, Trưởng Đoàn thẩm định sẽ tiến hành giới thiệu các thành viên trong Đoàn thẩm định. Tiếp đó, đại diện phía doanh nghiệp cũng sẽ giới thiệu các thành viên và người đại diện pháp nhân của doanh nghiệp hoặc người đại diện có đủ thẩm quyền ký vào biên bản thẩm định. Trong trường hợp người đại diện pháp nhân của cơ sở vì lý do khách quan không có mặt tại cơ sở thì phải ủy quyền cho người đại diện đón tiếp Đoàn thẩm định và ký biên bản thẩm định. Chủ cơ sở cần ủy quyền cho người đại diện bằng văn bản. Văn bản ủy quyền này sẽ được bổ sung vào hồ sơ đăng ký khi thẩm định hồ sơ tại cơ sở. Đoàn thẩm định có nhiệm vụ phải xem xét tính hợp pháp, hợp lý của người đại diện cơ sở kinh doanh hoặc giấy ủy quyền của đại diện cơ sở. Quy trình 3: Thẩm định hồ sơ. Vì toàn bộ hồ sơ mà cơ sở kinh doanh nộp về Bộ Công Thương là bản sao công chứng nên khi tiến hành thẩm định thực tế tại cơ sở, Đoàn thẩm định 70 có nhiệm vụ thẩm định, so sánh hồ sơ nhận được với bản gốc có tại cơ sở, đồng thời đề nghị phía cơ sở cung cấp một số giấy tờ liên quan. - Thẩm định, đối chiếu hồ sơ với bản gốc gồm: + Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Đoàn thẩm định cần kiểm tra Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh gốc của cơ sở kinh doanh có giống với bản sao y công chứng đã nhận được trước đó trong bộ hồ sơ không, cần kiểm tra cơ sở kinh doanh có được thành lập theo đúng quy định của pháp luật, mặt hàng kinh doanh có mặt hàng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương hay không. + Giấy xác nhận hoặc Giấy chứng nhận tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của chủ cơ sở, các nhân viên trực tiếp làm việc tại cơ sở. Đoàn thẩm định đối chiếu Giấy chứng nhận tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm gốc với bản công chứng đã nhận được trước đó, đồng thời kiểm tra người được cấp Giấy chứng nhận đã được tập huấn này có hợp đồng lao động với cơ sở kinh doanh hay không để xác nhận việc có nhân viên này trực tiếp kinh doanh cho cơ sở. + Giấy khám sức khỏe của chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp làm việc tại cơ sở. 71 - Đối với nội dung thẩm định về điều kiện an toàn thực phẩm, yêu cầu đại diện cơ sở cung cấp các giấy tờ gồm: + Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng địa điểm cơ sở xin cấp Giấy chứng nhận: hợp đồng thuê kho, hợp đồng thuê địa điểm, biên bản bàn giao địa điểm,... + Bản công bố hợp quy đối với sản phẩm đã có quy chuẩn và bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với sản phẩm chưa có quy chuẩn: được nhà sản xuất trong nước (đối với sản phẩm sản xuất nội địa) hoặc nhà sản xuất nước ngoài (đối với sản phẩm nhập khẩu) công bố, trong đó nêu rõ sản phẩm bảo đảm chất lượng lưu thông ngoài thị trường và bảo đảm cho sức khỏe người tiêu dùng. + Hợp đồng nước sạch (hoặc hóa đơn tiền nước trong ba tháng gần nhất): chứng minh cơ sở kinh doanh sử dụng nguồn nước bảo đảm vệ sinh. + Hợp đồng diệt côn trùng (nếu có): chứng minh việc doanh nghiệp có phương án phòng trừ côn trùng, sinh vật gây hại. + Hợp đồng lao động với người lao động đã được cấp Giấy chứng nhận tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận sức khỏe. Hợp đồng lao động này còn hiệu lực và hợp pháp theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp cơ sở không sử dụng nguồn nước sạch từ nhà máy nước thì cần có Phiếu kết 72 quả xét nghiệm mẫu nước lấy từ cơ sở kinh doanh đã được chứng nhận đủ tiêu chuẩn bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo đảm phục vụ hoạt động kinh doanh của cơ sở. + Chứng nhận kiểm định chất lượng của các thiết bị giám sát nhằm chứng minh việc các thiết bị này còn hoạt động tốt như trong bản thuyết minh trang thiết bị của cơ sở đã kê trong hồ sơ đề nghị: nhiệt kế tổng... + Hợp đồng mua bán hàng hóa, lệnh xuất kho, lệnh điều động hàng hóa đối với những mặt hàng đang kinh doanh. + Đối với trường hợp sản phẩm kinh doanh là sản phẩm nhập khẩu thì cần có tờ khai hải quan nhập khẩu của hàng hóa đó. Trên tờ khai hải quan cần đúng, khớp về mặt hàng kinh doanh của cơ sở, thời gian nhập khẩu,... Ngoài ra, Đoàn thẩm định có thể yêu cầu cung cấp các giấy tờ khác nếu cần thiết. Sau khi thẩm định hồ sơ của cơ sở, Đoàn thẩm định sẽ chuyển sang kiểm tra các điều kiện thực tế có liên quan. Quy trình 4: Thẩm định điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ kinh doanh thực phẩm tại cơ sở. Sau khi đã thẩm định toàn bộ hồ sơ của cơ sở kinh doanh, các thành viên Đoàn thẩm định yêu cầu đại diện cơ sở đưa đến khu vực kinh doanh 73 (khu trưng bày, kho hàng hóa,...) để thẩm định thực tế điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ quá trình kinh doanh. Đoàn thẩm định cần kiểm tra các nội dung sau: - Địa điểm, môi trường xung quanh và thực tế của cơ sở kinh doanh: địa điểm cơ sở kinh doanh, xem xét các cơ sở kinh doanh/kho hàng hóa bên cạnh cơ sở đó kinh doanh mặt hàng có ảnh hưởng đến điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm không,... - Khu vực trưng bày sản phẩm: kệ, tủ trưng bày sản phẩm, khu vực giới thiệu sản phẩm,... - Khu vực phòng thay đồ bảo hộ, phòng rửa tay, nhà vệ sinh: có phòng thay đồ bảo hộ hay không, phòng bảo hộ có đạt yêu cầu không; phòng rửa tay có nước sạch, chậu rửa tay, có nước rửa tay hay xà phòng rửa tay không, nhà vệ sinh có cách xa khu vực kinh doanh không,... - Nguồn nước phục vụ hoạt động kinh doanh: nước khoan hay nước máy, có phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về chất lượng nước sinh hoạt số 02:2009/BYT không. - Hệ thống thu gom, xử lý rác thải và thoát nước thải: chổi, máy hút bụi, thùng đựng rác thải, hệ thống thoát nước thải,... - Trang thiết bị, dụng cụ bảo quản, trưng bày, vận chuyển sản phẩm: xe đẩy baleet, kệ kê hàng, thùng chứa hàng hóa, xe nâng,... - Trang bị bảo hộ (nếu sử dụng): quần áo bảo hộ, đồng phục,... 74 - Dụng cụ rửa và sát trùng tay: nước rửa tay, xà phòng,... - Dụng cụ, phương tiện phòng, chống côn trùng, động vật gây hại: phương án phòng, chống côn trùng, bẫy chuột,... - Dụng cụ, thiết bị giám sát: nhiệt kế, camera,... Các yêu cầu đối với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ phục vụ hoạt động kinh doanh của cơ sở được làm rõ và minh họa tại Chương 3. Quy trình 5: Lập biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm. Sau khi đã thẩm định hồ sơ và kiểm tra thực tế tại cơ sở, Đoàn thẩm định và đại diện cơ sở sẽ lập biên bản thẩm định. Biên bản thẩm định được lập trên thực tế đánh giá tại cơ sở, ý kiến thống nhất của thành viên Đoàn thẩm định (thể hiện trên phiếu đánh giá của các thành viên). Trong quá trình thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế tại cơ sở, các thành viên Đoàn thẩm định sẽ tiến hành đánh giá điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ của cơ sở, thư ký Đoàn thẩm định sẽ tổng hợp ý kiến của các thành viên Đoàn thẩm định vào Biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh. 75 Trong trường hợp ý kiến của các thành viên trong Đoàn thẩm định không thống nhất thì tiến hành biểu quyết. Căn cứ vào kết quả biểu quyết, Trưởng Đoàn thẩm định sẽ ra quyết định cuối cùng. Sau khi Biên bản thẩm định được hoàn thành, Trưởng Đoàn thẩm định xem xét, kiểm tra và ký vào Biên bản thẩm định. Tiếp theo là đại diện cơ sở kinh doanh xem xét Biên bản, thống nhất với Đoàn thẩm định và ký vào Biên bản thẩm định. Kết quả thẩm định tại Biên bản có ba trường hợp: - Đạt: khi 100% các tiêu chí mức độ A và trên 60% các tiêu chí mức độ B được đánh giá đạt. Trường hợp Biên bản thẩm định có kết quả đạt, Đoàn thẩm định kết thúc nhiệm vụ và tự giải tán. Giấy chứng nhận sẽ được cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định. - Không đạt: khi có một tiêu chí mức độ A hoặc trên 40% các tiêu chí mức độ B được đánh giá không đạt. Trong trường hợp này, Biên bản phải ghi rõ lý do và thời hạn thẩm định lại (tối đa là ba tháng). Sau khi đã khắc phục theo yêu cầu của Đoàn thẩm định được ghi trong Biên bản thẩm định, cơ sở phải nộp Báo cáo kết quả khắc phục về Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương để tổ chức thẩm định lại. Nếu kết quả thẩm định vẫn không đạt thì Đoàn thẩm định lập biên bản và đề xuất 76 lãnh đạo Bộ Công Thương không cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và có biện pháp để đình chỉ hoạt động của cơ sở. - Trong trường hợp cơ sở kinh doanh có 100% các tiêu chí mức độ A và các tiêu chí mức độ B trong khoảng 40% đến 60% được đánh giá đạt thì Biên bản sẽ được đánh giá ở mức “Chờ hoàn thiện”. Ở mức độ này, cơ sở kinh doanh cần bổ sung, hoàn thiện hồ sơ nộp về cơ quan cấp giấy chứng nhận. Cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét hồ sơ bổ sung và sẽ quyết định cơ sở kinh doanh được “Đạt” hay “Không đạt” để tiếp tục trình tự làm việc. Biên bản thẩm định được lập thành hai bản và có giá trị pháp lý như nhau, Đoàn thẩm định giữ một bản, chủ cơ sở kinh doanh giữ một bản. d) Bước 4. Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm Sau khi Biên bản thẩm định ghi kết quả “Đạt”, chuyên viên thụ lý lập dự thảo giấy chứng nhận trình Lãnh đạo Vụ và Lãnh đạo Bộ xem xét, phê duyệt. Sau khi được Lãnh đạo Bộ phê duyệt, trong thời gian 05 ngày làm việc, cơ sở kinh doanh sẽ nhận được Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Giấy chứng nhận này có giá trị hiệu lực trong thời hạn ba năm. 77 Trong trường hợp điều chỉnh giấy chứng nhận vì một lý do nào đó (bổ sung mặt hàng kinh doanh, sai tên, địa chỉ cơ sở đề nghị cấp Giấy chứng nhận), cơ sở kinh doanh phải có văn bản đề nghị, có hồ sơ liên quan chứng minh việc điều chỉnh trên gửi Bộ Công Thương xem xét, giải quyết. đ) Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở kinh doanh Đối với những cơ sở kinh doanh đã được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng: + Hoặc chuẩn bị hết hạn (trước sáu tháng tính đến ngày giấy chứng nhận hết hạn); + Hoặc bị mất, thất lạc; + Hoặc bị hỏng. Thì cơ sở kinh doanh thực phẩm cần có văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị hợp lệ, căn cứ vào hồ sơ lưu, cơ quan có thẩm quyền (Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương hoặc Sở Công Thương) sẽ xem xét và cấp lại Giấy chứng nhận cho cơ sở. Trường hợp từ chối cấp lại, các cơ quan trên phải có văn bản thông báo nêu rõ lý do. Trình tự và thủ tục xin cấp lại giấy chứng nhận tương tự như trình tự và thủ tục của việc đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. 78