🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Sổ Tay An Toàn Giao Thông Dùng Cho Khu Vực Nông Thôn – Miền Núi
Ebooks
Nhóm Zalo
SỔ TAY
AN TOÀN GIAO THÔNG
DÙNG CHO KHU VỰC NÔNG THÔN - MIỀN NÚI
HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO XUẤT BẢN
Chủ tịch Hội đồng
PGS. TS. NGUYỄN THẾ KỶ
Phó Chủ tịch Hội đồng
TS. HOÀNG PHONG HÀ
Thành viên
TRẦN QUỐC DÂN
TS. NGUYỄN ĐỨC TÀI
TS. NGUYỄN AN TIÊM
NGUYỄN VŨ THANH HẢO
TS. TRƯƠNG THÀNH TRUNG
SỔ TAY
AN TOÀN GIAO THÔNG
DÙNG CHO KHU VỰC NÔNG THÔN - MIỀN NÚI
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - SỰ THẬT
NHÀ XUẤT BẢN
GIAO THÔNG VẬN TẢI
HÀ NỘI - 2015
CHÚ DẪN CỦA NHÀ XUẤT BẢN
Đi cùng với sự phát triển hạ tầng giao thông, phương tiện giao thông... tình hình trật tự an toàn giao thông khu vực nông thôn - miền núi cũng đã có nhiều chuyển biến, song chưa bền vững, vẫn còn chứa đựng nhiều yếu tố phức tạp. Tai nạn giao thông liên tục gia tăng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn giao thông. Nguyên nhân chủ yếu được xác định là do hiểu biết pháp luật về trật tự an toàn giao thông của người dân khu vực nông thôn - miền núi còn hạn chế, chưa tự giác chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông...; tỷ lệ người vi phạm trật tự an toàn giao thông vẫn còn ở mức cao, nhất là người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy; đường giao thông nông thôn mặc dù được cải tạo mở rộng, nâng cấp, bê tông hóa, nhưng còn thiếu hệ thống biển báo hiệu và thiết bị bảo đảm an toàn giao thông, tầm nhìn tại các điểm giao cắt bị che khuất bởi nhà cửa, cây trồng; nhận thức và trách nhiệm của một số lãnh đạo, chính quyền địa phương còn chưa đầy đủ, chưa huy động được sức mạnh của các lực lượng tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông khu vực nông thôn - miền núi.
5
Nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông cũng như những kỹ năng tham gia giao thông của người dân ở khu vực nông thôn - miền núi, góp phần kiềm chế và đẩy lùi tai nạn giao thông ở khu vực này, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật phối hợp với Nhà xuất bản Giao thông vận tải xuất bản cuốn sách Sổ tay an toàn giao thông dùng cho khu vực nông thôn - miền núi.
Cuốn sách cung cấp cho độc giả, đặc biệt là độc giả ở cấp cơ sở: xã, phường, thị trấn những kiến thức cơ bản về tình hình trật tự an toàn giao thông nói chung và công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn nông thôn - miền núi nói riêng; nhận biết một số hành vi vi phạm đặc trưng dẫn tới tai nạn thường diễn ra trên địa bàn nông thôn - miền núi; trích dẫn một số nội dung của pháp luật an toàn giao thông có liên quan trong các lĩnh vực giao thông vận tải.
Xin giới thiệu cuốn sách với bạn đọc.
Tháng 11 năm 2015
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - SỰ THẬT6
Chương I
TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG Ở KHU VỰC NÔNG THÔN - MIỀN NÚI NƯỚC TA
1. Một số đặc điểm của giao thông vận tải khu vực nông thôn - miền núi ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông
Sự phát triển của nền kinh tế quốc dân khiến cho nhu cầu vận tải về người, hàng hóa cũng như hệ thống kết cấu hạ tầng và phương tiện giao thông gia tăng rất nhanh, trong đó có khu vực nông thôn - miền núi. Ở nước ta, khu vực nông thôn - miền núi có đủ các loại hình giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa. Mỗi loại hình giao thông nói trên ở khu vực nông thôn - miền núi có những đặc điểm riêng, cụ thể: - Hệ thống giao thông đường bộ:
Hệ thống giao thông đường bộ khu vực nông thôn - miền núi nước ta có một số đặc điểm sau: + Mạng lưới đường giao thông nông thôn - miền núi đa dạng, nhiều điểm giao cắt cùng mức, nối với hệ thống đường tỉnh và quốc lộ; kết cấu mặt đường
7
phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội, tự nhiên của từng vùng, từng miền của từng địa phương. + Mặt đường nhỏ hẹp, quanh co; chủ yếu là cấp thấp, thường gặp là mặt đường đất, cấp phối, đá dăm và cũng có thể là mặt đường thấm nhập nhựa, láng nhựa, láng nhũ tương hoặc bê tông xi măng mác thấp trong đó đường đất chiếm tỷ lệ lớn. + Các công trình đường giao thông nông thôn - miền núi thường được xây dựng với những tiêu chuẩn thiết kế, độ bền sử dụng và tuổi thọ thấp hơn so với các công trình đường thuộc hệ thống đường tỉnh và quốc lộ.
+ Đa số đường giao thông nông thôn - miền núi là những tuyến đường chịu tải trọng khai thác không cao, dưới 10 tấn.
+ Hầu hết đường giao thông nông thôn - miền núi là những tuyến đường do huyện, xã, thôn quản lý, có lưu lượng giao thông tương đối thấp, không có hoặc có rất ít biển báo.
+ Giao thông đường bộ ở khu vực nông thôn - miền núi ở nước ta chủ yếu là giao thông hỗn hợp giữa xe ô tô, xe mô tô và các loại xe thô sơ. Lưu lượng giao thông của xe mô tô chiếm 65% tổng lưu lượng tham gia giao thông (gấp 19 lần lưu lượng tham gia giao thông của xe ô tô). Đây là một trong các nguyên nhân làm gia tăng tai nạn giao thông, vì phát sinh xung đột giao thông giữa các phương tiện có tốc độ và kích cỡ khác nhau.
8
- Hệ thống giao thông đường sắt:
Hệ thống hạ tầng giao thông đường sắt ở nước ta gồm 2.632 km đường sắt chính tuyến, 403 km đường ga, 85 km đường nhánh và 290 ga trạm1. Hệ thống giao thông đường sắt đi qua khu vực nông thôn - miền núi nước ta có một số đặc điểm sau:
+ Đường sắt là loại đường khổ hẹp (1m); đi qua nhiều cầu, cống (có 1.813 cầu đường sắt, 5.128 cống đường sắt đi qua) ảnh hưởng đến độ an toàn chạy tàu, nhất là khi tàu chạy tốc độ cao.
+ Có nhiều đoạn đường bộ chạy song song liền kề đường sắt, nếu xảy ra tai nạn giao thông đường bộ, thường ảnh hưởng đến hoạt động của đường sắt.
+ Hệ thống đường sắt có quá nhiều điểm giao cắt đồng mức với đường bộ. Số lượng đường ngang (đường bộ giao cắt với đường sắt) không có thiết bị cảnh báo an toàn chiếm gần 90% số lượng đường ngang (chủ yếu là đường dân sinh).
+ Các phương tiện, thiết bị, kết cấu hạ tầng đường sắt cũ kỹ; thiếu các thiết bị hỗ trợ bảo đảm an toàn chạy tàu.
- Hệ thống giao thông đường thủy nội địa: Nước ta có hệ thống sông, kênh dày đặc với trên 2.360 con sông, kênh; chiều dài tổng số khoảng ____________
1. Cục Đường sắt Việt Nam: Báo cáo tổng kết năm 2014.
9
220.000 km (trong đó có thể đưa vào khai thác sử dụng khoảng 41.900 km có độ sâu tối thiểu ở mức 0,8 m) tập trung chủ yếu ở hai vùng Đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ. Bên cạnh đó còn có 196 cảng và trên 6.000 cảng, bến thủy nội địa, nối với biển qua 175 cửa sông (dọc bờ biển, trung bình cứ 23 km lại có một cửa sông). Bờ biển nước ta dài 3.260 km, diện tích biển gần 1 triệu km2 với hơn 3 nghìn hòn đảo, trên 100 cảng, cụm cảng biển, có hàng nghìn km đường ra đảo tạo thành mạng lưới giao thông đường thủy vận tải liên hoàn rất thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển hàng hóa giữa các địa phương và các vùng, miền.
Hệ thống giao thông đường thủy nội địa khu vực nông thôn - miền núi nước ta có một số đặc điểm sau:
+ Đường thủy nội địa chủ yếu được khai thác tự nhiên, việc cải tạo nâng cấp còn hạn chế; thường xuyên chịu tác động của các yếu tố địa lý, khí hậu, thời tiết... thường làm cho luồng lạch bị thay đổi, nhiều khi bất ngờ.
+ Đường thủy nội địa dài, rộng nhưng chủ yếu đi qua các địa bàn hẻo lánh và luôn gắn chặt với đời sống nhân dân ven tuyến.
+ Nhiều tuyến đường thủy nội địa trong từng khu vực còn chưa đồng cấp; một số tuyến thường xuyên bị khan cạn, gây ách tắc giao thông hoặc bị
10
chia cắt bởi các công trình thủy lợi, đăng đáy cá, nuôi trồng thủy sản; nhiều kênh, rạch có chiều rộng hẹp gây không ít khó khăn cho hoạt động vận tải thủy.
+ Trên các luồng tuyến đường thủy nội địa của cả nước nhiều nơi có đá ngầm, đập ngăn, bờ sông có nhiều chỗ bị sụt lở, chiều rộng khoảng thông thuyền nhỏ, tĩnh không cầu hoặc công trình vượt sông thấp.
+ Việc khai thác, sử dụng đường thủy nội địa của nhân dân dựa vào tập quán, truyền thống nên mang nặng tính tự phát. Trình độ hiểu biết pháp luật về trật tự an toàn giao thông của người dân còn thấp và ít được tuyên truyền, phổ biến.
+ Phương tiện tham gia giao thông trên đường thủy nội địa vẫn còn mang đậm tính truyền thống dân gian với nhiều chủng loại, kiểu dáng ít thỏa mãn các yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật.
+ Một số cảng thủy nội địa chưa bảo đảm yêu cầu về cơ sở vật chất - kỹ thuật, nhất là những cảng cũ đã qua sử dụng, khai thác nhiều năm bị xuống cấp, không bảo đảm an toàn trong khai thác.
+ Đường thủy nội địa không chỉ được khai thác giao thông vận tải mà còn được nhiều ngành quản lý, sử dụng như thủy lợi, thủy sản, xây dựng, môi trường, du lịch, cảng vụ... Đồng thời thường là ranh giới hành chính giữa các địa phương.
11
2. Thực trạng trật tự an toàn giao thông ở khu vực nông thôn - miền núi trong những năm gần đây
Theo Ủy ban an toàn giao thông quốc gia, cùng với sự phát triển của kết cấu hạ tầng giao thông, tình hình an toàn giao thông (ATGT) ở các khu vực nông thôn - miền núi cũng diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất trật tự an toàn giao thông và gia tăng tai nạn giao thông.
Theo thống kê của Ủy ban an toàn giao thông quốc gia, năm 2013 các vụ tai nạn giao thông xảy ra trên địa bàn nông thôn - miền núi chiếm 29,3% (chiếm khoảng 1/4 số vụ). Tuy nhiên, trong 9 ngày nghỉ Tết Giáp Ngọ năm 2014, có đến 70% số vụ, số người chết và số người bị thương lại ở địa bàn nông thôn - miền núi (chủ yếu lại liên quan đến người điều khiển phương tiện xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm, uống rượu, bia, không quan sát...).
Trên đường bộ, tình trạng phương tiện mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông ở khu vực nông thôn - miền núi không bảo đảm an toàn; xe mô tô, xe gắn máy cũ từ các đô thị lớn dồn về khu vực nông thôn - miền núi vẫn còn tiếp diễn. Bên cạnh đó, mặc dù các cơ quan chức năng đã cố gắng hạn chế nhưng loại xe tự chế không bảo đảm các tiêu chuẩn về an toàn vẫn còn nhiều.
12
Khu vực nông thôn - miền núi vẫn còn nhiều người điều khiển phương tiện không có giấy phép lái xe, không đủ tuổi vẫn điều khiển mô tô, xe máy tham gia giao thông; không đội mũ bảo hiểm và không chấp hành các quy tắc giao thông khi tham gia giao thông vẫn phổ biến ở khu vực này. Kỹ
năng điều khiển phương tiện của người dân khu vực nông thôn - miền núi không cao, xử lý tình huống kém. Do vậy khi tai nạn xảy ra, hậu quả thường nghiêm trọng.
Trên đường sắt, tình trạng vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt diễn ra phổ biến. Tình hình trật tự an toàn giao thông ở các đường ngang, nhất là đường ngang dân sinh vẫn diễn biến phức tạp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn giao thông. Nạn ném đất đá lên tàu, nhảy lên tàu hoặc xuống tàu khi tàu đang chạy; nạn lấy cắp thiết bị, vật tư đường sắt; đặt chướng ngại vật lên đường sắt... vẫn tiếp diễn, nhất là ở khu vực nông thôn - miền núi.
Nhiều địa phương hành lang an toàn giao thông đường sắt bị xâm phạm nghiêm trọng để làm nhà ở, lều quán, họp chợ, tập kết vật liệu... Một số địa phương còn cấp đất cho dân ở dọc theo đường sắt, dẫn đến tình trạng dân tự mở lối đi trái phép ngang qua đường sắt ngày càng nhiều; tình trạng đi, đứng, nằm, ngồi, đùa nghịch trên đường
13
sắt khu vực nông thôn - miền núi vẫn còn xảy ra, gây cản trở chạy tàu, để xảy ra tai nạn, nhiều vụ rất nghiêm trọng.
Trên đường thủy nội địa, tình trạng năm "không" (không đăng ký, không đăng kiểm, không chứng chỉ chuyên môn, không bằng cấp, không đủ các điều kiện an toàn đối với các phương tiện, bến chở khách ngang sông) vẫn diễn ra phổ biến ở nhiều địa phương. Qua tổng điều tra phương tiện và người điều khiển phương tiện thủy nội địa (trừ phương tiện thủy sản, phương tiện quốc phòng, an ninh) thì tình trạng phương tiện không đăng ký, không đăng kiểm, thuyền viên, người lái phương tiện không có bằng, chứng chỉ chuyên môn còn chiếm tỷ lệ rất cao.
Việc mở bến, bãi hoạt động không phép; phương tiện (đò) và bến chở khách ngang sông (bến đò) không bảo đảm điều kiện an toàn theo luật quy định; hàng loạt vi phạm như phương tiện chở quá tải, quá số người quy định. Tình trạng lấn chiếm luồng chạy tàu, thuyền và hành lang an toàn giao thông đường thủy nội địa gây cản trở đến hoạt động giao thông vận tải. Việc nuôi trồng và đánh bắt thủy, hải sản và khai thác tài nguyên trái phép gây mất trật tự an toàn giao thông, làm sạt lở đê điều, nhà cửa, công trình ven sông, trên kênh diễn ra ở hầu hết các địa phương.
14
Tình trạng các tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện khai thác cát, sỏi, tài nguyên, kinh doanh trái phép làm thay đổi luồng chạy tàu, thuyền diễn biến rất phức tạp. Theo tính toán của 43 địa phương thì lượng cát, sỏi khai thác hằng năm khoảng 77.905.380 m3, riêng lượng cát, sỏi khai thác tự do, trái phép hiện không tính toán được con số cụ thể1. Việc khai thác cát, sỏi diễn ra hầu hết trên các tuyến sông như sông Hồng, sông Đà, sông Cầu, sông Thái Bình, sông Luộc, sông Trà Lý, sông Kinh Thầy, sông Mã, sông Chu, sông Lam, sông Hiếu, sông Trà Khúc, sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Tiền, sông Hậu, sông Soài Rạp... làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến luồng, lạch, dòng chảy, là nguyên nhân gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa.
Tình trạng xây dựng các công trình, đăng đáy, sử dụng xung điện, kích điện, chất nổ đánh bắt thủy sản trái phép... diễn ra ngày càng nhiều trên đường thủy nội địa.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do người dân thiếu hiểu biết pháp luật về trật tự an toàn giao thông, lại chưa tự giác chấp hành luật pháp khi tham gia giao thông. Bằng chứng
____________
1. Cục Đường thủy nội địa Việt Nam: Báo cáo tổng kết năm 2013.
15
là tỷ lệ người vi phạm trật tự an toàn giao thông ở khu vực nông thôn - miền núi vẫn ở mức cao. Mặt khác, sự gia tăng nhanh chóng của các loại phương tiện cơ giới, đặc biệt là phương tiện xe mô tô, xe gắn máy ở khu vực nông thôn - miền núi cũng là nguyên nhân khiến tai nạn giao thông gia tăng.
Hiện nay, phần lớn đường giao thông nông thôn đã được cải tạo mở rộng, nâng cấp, bê tông hóa nhưng lại thiếu hệ thống biển báo và các thiết bị bảo đảm an toàn giao thông; tầm quan sát bị hạn chế bởi cây xanh và nhà ở. Thêm nữa, nhiều địa phương chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông ở khu vực nông thôn - miền núi để
huy động các lực lượng tham gia bảo đảm an toàn giao thông.
Bên cạnh đó, đường khu vực nông thôn - miền núi thường có nhiều ngã rẽ, trong khi đó lực lượng chức năng làm nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông mỏng, những vi phạm diễn ra hầu như
không bị xử lý. Song các hành vi vi phạm không được xử lý một phần là do đa phần những người vi phạm đều là anh, em, con cháu trong họ và người làng. Về tuần tra kiểm soát, các lực lượng thường tập trung xử phạt tuyến liên huyện, liên tỉnh, còn tại địa bàn nông thôn - miền núi gần như không xử phạt, cơ bản chỉ nhắc nhở.
16
3. Kinh nghiệm bảo đảm trật tự an toàn giao thông khu vực nông thôn - miền núi ở một số địa phương
3.1. Giải pháp bảo đảm an toàn giao thông khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Trong những năm qua, hạ tầng giao thông nông thôn - miền núi của tỉnh được nâng cấp, đầu tư mạnh mẽ; nhất là đã có sự vào cuộc mạnh mẽ của người dân trong việc chung sức xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, với sự gia tăng nhanh chóng của các loại phương tiện giao thông, cộng với ý thức tự giác chấp hành pháp luật giao thông của một bộ phận người dân chưa cao, dẫn đến trật tự an toàn giao thông khu vực nông thôn - miền núi trong tỉnh hiện diễn biến khá phức tạp.
Hai tháng đầu năm 2014, toàn tỉnh xảy ra 30 vụ tai nạn giao thông, làm 22 người chết, 21 người bị thương. Trong đó, tai nạn giao thông xảy ra ở khu vực nông thôn, các tuyến quốc lộ qua vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh có chiều hướng tăng, chiếm gần 20% số vụ. Nguyên nhân là do công tác bảo đảm an toàn giao thông các tuyến đường nông thôn còn nhiều hạn chế. Đường giao thông nông thôn tuy được cải tạo, mở rộng, nâng cấp bê tông hóa, nhưng hiện còn thiếu hệ thống chiếu sáng,
17
biển báo và thiết bị bảo đảm an toàn giao thông, tầm nhìn tại các điểm giao cắt bị che khuất bởi nhà cửa, cây cối... Đường giao thông còn hẹp, trong khi phương tiện giao thông, nhất là xe mô tô, xe gắn máy gia tăng nhanh. Nhưng đáng lo hơn cả là nhiều người dân khu vực nông thôn hiểu biết về pháp luật giao thông còn hạn chế, vẫn vô tư điều khiển phương tiện theo kiểu "đường ta ta cứ đi", điều khiển khi chưa có giấy phép lái xe, chở quá số người quy định, sử dụng rượu bia, không đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, xe gắn máy... nên khi xảy ra tai nạn giao thông thường khá nghiêm trọng.
Hiện lực lượng chức năng làm nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông, nhất là khu vực nông thôn còn mỏng, nên những vi phạm về an toàn giao thông diễn ra hàng ngày, hàng giờ, song hầu như không bị xử lý. Mặc dù, Bộ Công an đã có văn bản cho phép, hướng dẫn công an xã, thị trấn tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông, được xử lý các hành vi vi phạm, nhưng những hành vi vi phạm pháp luật giao thông ở các tuyến đường liên thôn, liên xã lại dễ được "thông cảm" vì "cùng làng, cùng xã" ... Vấn đề này đã vô tình "tiếp tay" cho những vi phạm, kéo theo là tai nạn giao thông gia tăng.
18
3.2. Triển khai một số giải pháp bảo đảm an toàn giao thông trên địa bàn nông thôn, miền núi Sông Hinh - Phú Yên
Sông Hinh là huyện miền núi có quốc lộ 29, đường tỉnh 649 đi qua. Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, hệ thống giao thông nông thôn - miền núi trên địa bàn huyện được đầu tư, nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương.
Bên cạnh những mặt thuận lợi đó, thời gian qua, tình hình vi phạm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn huyện Sông Hinh diễn biến phức tạp. Do là địa bàn miền núi, trình độ dân trí, ý thức tự giác chấp hành pháp luật về trật tự
an toàn giao thông của một số người dân, nhất là ở lứa tuổi thanh thiếu niên chưa cao. Tình trạng điều khiển phương tiện tham gia giao thông không có giấy phép lái xe, chở 3, không đội mũ
bảo hiểm, uống rượu bia vượt nồng độ cồn cho phép điều khiển phương tiện giao thông vẫn còn xảy ra. Đây là những nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông.
Theo số liệu thống kê, trong năm 2012 và 3 tháng đầu năm 2013, trên địa bàn huyện Sông Hinh xảy ra 11 vụ tai nạn giao thông, làm chết 11 người, bị thương 21 người, trên 900 trường hợp vi phạm về trật tự an toàn giao thông, ngành chức
19
năng tạm giữ 563 phương tiện ô tô, mô tô, máy kéo vi phạm1.
Trước tình hình trên, nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn, Công an huyện Sông Hinh đã tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho bà con ở các thôn, buôn trong huyện. Mặt trận, đoàn thể, các ngành chức năng và Ban an toàn giao thông các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân nâng cao ý thức, gương mẫu chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông và tổ chức cho trên 12.000 hộ dân ký cam kết bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện tổ chức tập huấn cho giáo viên tiểu học ở 13 trường trên địa bàn huyện; chỉ đạo ban giám hiệu các trường thường xuyên tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho cán bộ, giáo viên và học sinh. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện xây dựng mô hình "Câu lạc bộ điểm an toàn giao thông - phòng chống tội phạm" tại 2 xã Ea Ly và Đức Bình Tây.
Với chủ đề "Nâng cao tinh thần trách nhiệm của người thực thi công vụ và ý thức của người ____________
1. Ban An toàn giao thông tỉnh Phú Yên: Báo cáo tình hình tai nạn giao thông năm 2012 và 3 tháng đầu năm 2013.
20
tham gia giao thông", trong năm 2013, Công an huyện phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông; thường xuyên đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tuyên truyền trong đó chú trọng đến tuyên truyền trực quan, tuyên truyền trên hệ thống phát thanh - truyền hình, kể cả tuyên truyền bằng tiếng Ê Đê đến với đồng bào dân tộc thiểu số.
Lực lượng cảnh sát giao thông tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông, đẩy mạnh việc áp dụng biện pháp xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông được ghi lại bằng hình ảnh. Công an xã rà soát, lên danh sách các đối tượng vi phạm và mời đến làm việc, giáo dục, cam kết không vi phạm trật tự an toàn giao thông. Với những biện pháp tích cực tin tưởng trong thời gian tới sẽ tạo sự chuyển biến tích cực mạnh mẽ trong việc chấp hành Luật giao thông đường bộ
của người dân, góp phần mang lại sự bình yên trên những tuyến đường.
3.3. Tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông vùng nông thôn tỉnh Lâm Đồng
Lâm Đồng là một tỉnh miền núi, địa hình rộng, phức tạp và chia cắt. Mặc dù vậy, những năm qua, được sự đầu tư của Nhà nước, hệ thống hạ tầng
21
giao thông nông thôn đã có bước phát triển nhanh chóng, đáp ứng cơ bản nhu cầu đi lại trên địa bàn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống người dân vùng nông thôn. Tuy nhiên, trên địa bàn này còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn giao thông ở cả
kết cấu hạ tầng giao thông, phương tiện và người tham gia giao thông.
Theo Ban an toàn giao thông tỉnh: Chỉ tính riêng trong tháng 2 năm 2014, toàn tỉnh xảy ra 15 vụ tai nạn và va chạm giao thông đường bộ, làm 13 người chết, 11 người bị thương; Lực lượng công an tỉnh thanh tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông 3.230 trường hợp... Nếu tính 2 tháng đầu năm 2014, tai nạn giao thông xảy ra ở khu vực nông thôn, các tuyến đường tỉnh qua vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh chiếm 30,55% và vẫn có chiều hướng tăng1. Nguyên nhân là do hiểu biết pháp luật về trật tự an toàn giao thông của người dân trong khu vực còn hạn chế, chưa tự giác chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông, tỷ lệ người vi phạm trật tự an toàn giao thông còn ở mức cao, nhất là người điều khiển mô tô, xe máy; đường giao thông nông thôn tuy được cải tạo mở rộng, nâng cấp bê tông hóa, cứng hóa mặt ____________
1. Ban An toàn giao thông tỉnh Lâm Đồng: Báo cáo tình hình tai nạn giao thông 2 tháng đầu năm 2014.
22
đường nhưng còn thiếu hệ thống chiếu sáng, biển báo và thiết bị bảo đảm an toàn giao thông, tầm nhìn tại các điểm giao cắt bị che khuất bởi nhà cửa, cây trồng. Bên cạnh đó, nhận thức trách nhiệm của một số lãnh đạo, chính quyền cấp cơ sở
còn chưa đầy đủ, chưa huy động được các lực lượng bảo đảm trật tự an toàn giao thông khu vực nông thôn.
Nhằm ngăn chặn tình trạng tai nạn giao thông gia tăng ở khu vực nông thôn, các cấp và các ngành liên quan cần tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật trật tự an toàn giao thông của người dân khi tham gia giao thông; huy động các nguồn lực để phát triển hệ thống giao thông nông thôn bảo đảm an toàn, đồng thời huy động các lực lượng bảo đảm trật tự an toàn giao thông; tạo sự chuyển biến trong hoạt động bảo đảm trật tự an toàn giao thông nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới...
Bên cạnh mục tiêu phấn đấu đến cuối năm 2017, cơ bản 100% số xã (118 xã) ở Lâm Đồng đạt tiêu chí về giao thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, vấn đề tăng cường giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn nông thôn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị; trong đó một số đơn vị hữu quan phải vào cuộc một cách tích cực.
23
Đối với Hội Nông dân các cấp cần tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động "Nông dân tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông" với 3 nội dung trọng tâm: Tuyên truyền, vận động người dân ở nông thôn thực hiện các quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông; tham gia xây dựng, phát triển cơ
sở hạ tầng giao thông nông thôn an toàn; phổ biến, hướng dẫn và vận động người dân kỹ năng điều khiển các phương tiện giao thông an toàn. Trọng tâm là tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông, nâng cao ý thức tự giác chấp hành quy tắc giao thông, tuân thủ quy định tốc độ, phòng chống việc uống rượu bia điều khiển phương tiện, đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, bảo đảm an toàn đường thủy đối với khu vực nông thôn.
Bên cạnh đó, các cấp tổ chức Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh... quan tâm đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động "Toàn dân tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông", "Phụ nữ tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông vì hạnh phúc của mỗi gia đình", "Cựu chiến binh Việt Nam tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông" và tuyên truyền tiêu chí "Văn hóa giao thông" đến hội viên, đoàn viên...
Đối với Ban An toàn giao thông xã, thị trấn cần tăng cường chỉ đạo lực lượng công an xã phối hợp với lực lượng công an huyện tăng cường tuần tra
24
kiểm soát trên địa bàn phức tạp; phát huy vai trò các tổ tự quản an toàn giao thông để tuyên truyền, vận động người dân thực hiện pháp luật về trật tự an toàn giao thông, giải tỏa các chướng ngại, bảo đảm hành lang an toàn các tuyến đường thuộc đường nông thôn, khu vực chợ ở địa phương.
3.4. Bảo đảm an toàn giao thông ở các huyện miền núi dọc đường Hồ Chí Minh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Thời gian qua, nhiều tuyến quốc lộ, đường tỉnh, đường giao thông nông thôn, nhất là đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 15A, Quốc lộ 217 trên địa bàn các huyện miền núi: Thạch Thành, Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Như Xuân tình trạng xảy ra tai nạn giao thông có chiều hướng gia tăng.
Trong 7 tháng của năm 2013, trên địa bàn các huyện miền núi, dọc đường Hồ Chí Minh vẫn xảy ra 17 vụ tai nạn giao thông, làm chết 7 người, bị thương 4 người. Riêng huyện Cẩm Thủy tai nạn giao thông giảm, các huyện còn lại tai nạn giao thông đều tăng so với cùng kỳ. Nguyên nhân chủ yếu gây tai nạn giao thông là do người điều khiển phương tiện đi không đúng phần đường, thiếu chú ý quan sát, chạy quá tốc độ quy định, tránh vượt sai quy định. Ngoài ra, tình trạng uống rượu, bia quá nồng độ nhưng vẫn điều khiển phương tiện cơ giới tham gia giao thông; người ngồi trên xe mô tô,
25
xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm vẫn xảy ra nhiều, nhất là chiều muộn hàng ngày. Tình trạng lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ, nhất là tuyến đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 15A, Quốc lộ 217 để kinh doanh; đổ vật liệu xây dựng lấn chiếm lòng, lề đường... vẫn liên tục xảy ra nhưng chính quyền địa phương, lực lượng chức năng và đơn vị quản lý đường bộ vẫn chưa có biện pháp xử lý hữu hiệu.
Hệ thống cọc tiêu, biển báo hiệu giao thông đường bộ chưa được quan tâm đầu tư lắp đặt theo quy định. Nhiều tuyến đường đấu nối ra các tuyến quốc lộ, nhất là đường Hồ Chí Minh, chưa lắp đặt biển cảnh báo hay xây dựng gờ
giảm tốc, nên rất nguy hiểm cho người điều khiển phương tiện tham gia giao thông, nhất là đối với những người điều khiển phương tiện phóng nhanh, vượt ẩu, thiếu chú ý quan sát. Xe ô tô, nhất là xe chở hàng hóa quá tải tham gia giao thông ngày càng tăng đã làm hư hỏng nhiều tuyến đường giao thông nông thôn, đường tỉnh, Quốc lộ 15A, Quốc lộ 217, gây khó khăn cho người và phương tiện tham gia giao thông, tiềm ẩn gây tai nạn giao thông.
Trước tình hình đó, các địa phương đang tập trung thực hiện các giải pháp tuyên truyền, lập lại hành lang an toàn đường bộ, xử lý vi phạm tốc độ, xe ô tô chở quá khổ, quá tải...
26
Ban An toàn giao thông các huyện Thạch Thành, Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Như Xuân, cùng các lực lượng chức năng của các địa phương, các đơn vị có liên quan đã và đang tập trung thay đổi phương pháp tuyên truyền các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông với các biện pháp cụ thể, thiết thực. Trong đó, tập trung tuyên truyền đến các cơ quan, trường học, khu phố, cụm dân cư; chú trọng nâng cao nhận thức về pháp luật an toàn giao thông cho lực lượng thanh niên điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Đồng thời, phát động cán bộ, đảng viên, công nhân, viên chức trong tất cả các cơ quan nhà nước, các tổ chức đoàn thể, lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn gương mẫu đi đầu trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
Phối hợp với lực lượng cảnh sát giao thông, Công an tỉnh, thanh tra giao thông trong việc xử lý xe cơ giới vi phạm tốc độ, xe ô tô chở hàng hóa quá tải. Trong quá trình tuần tra, kiểm soát, lực lượng chức năng còn kết hợp xử lý vi phạm với việc tuyên truyền chấp hành các quy định của người tham gia giao thông tại các điểm đấu nối ra quốc lộ, đường Hồ Chí Minh tại trung tâm xã Thạch Quảng (Thạch Thành); Quốc lộ 217 đấu nối đường Hồ Chí Minh và ngã ba rẽ vào thị trấn Cẩm Thủy; Quốc lộ 15A giao với đường Hồ Chí Minh
27
(Ngọc Lặc); Quốc lộ 45 giao với đường Hồ Chí Minh (Như Xuân)...
3.5. Giải pháp bảo đảm an toàn giao thông nông thôn ở Thái Thụy - Thái Bình
Thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011 - 2015, thời gian qua, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn đã có bước phát triển nhanh chóng, làm cho giao thông nông thôn thay đổi một cách căn bản, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Tuy nhiên, tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn nông thôn liên tục tăng, chiếm 60% tai nạn giao thông toàn tỉnh.
Theo thống kê của Công an huyện Thái Thụy, năm 2013 trên địa bàn huyện đã xảy ra 23 vụ tai nạn giao thông, làm chết 15 người, bị thương 21 người. Trong đó, riêng đường liên xã đã xảy ra 10 vụ làm chết 7 người, bị thương 11 người1. Khảo sát một số tuyến đường bộ trên địa bàn huyện Thái Thụy cho thấy, mặc dù đã được duy tu, bảo dưỡng, nhiều tuyến đường được nâng cấp nhưng hệ thống đường giao thông nông thôn ở huyện Thái Thụy vẫn còn nhiều bất cập. Nhiều tuyến đường xuống cấp nghiêm trọng như đường 458, 459; một số
____________
1. Ban An toàn giao thông tỉnh Thái Bình: Báo cáo tổng kết công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông năm 2013.
28
tuyến đường đang nâng cấp, sửa chữa, tiến độ chậm gây cản trở giao thông. Hệ thống đường liên xã, đường ngang, đường dân sinh giao cắt với đường chính bị che khuất tầm nhìn, là một trong những nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông. Trong khi đó, mật độ người, phương tiện tham gia giao thông ngày càng tăng cao, ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông của đa số người dân chưa tốt. Nhất là tình trạng vi phạm hành lang an toàn giao thông như: bày bán hàng hóa, tập kết vật liệu xây dựng, đặt biển quảng cáo, tổ chức họp chợ, phơi thóc lúa, rơm rạ
trong những ngày mùa, lấn chiếm lòng đường... chưa được các xã tập trung giải quyết. Tình trạng người điều khiển ôtô, xe máy vi phạm các quy định về tốc độ, tránh vượt, chuyển hướng, không nhường đường tại nơi giao nhau theo kiểu "đường ta, ta cứ đi", không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe máy, xe đạp điện, lái xe khi đã sử dụng rượu, bia diễn ra khá phổ biến. Chính quyền và các ngành chức năng huyện Thái Thụy đã xác định những nguyên nhân làm cho tai nạn giao thông liên tục tăng ở địa bàn nông thôn như: Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông, nhất là ở cơ sở chưa được quan tâm, duy trì thường xuyên, chưa có nội dung sát thực mà vẫn nặng tính hình thức. Một số cấp ủy, chính quyền chưa xác định công
29
tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, phòng ngừa tai nạn là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, có biểu hiện xem nhẹ, ỷ lại cho các cơ quan chức năng; chưa có các giải pháp và cách thức tổ chức thực hiện cụ thể, chỉ đạo thiếu quyết liệt. Lực lượng Công an xã chưa phát huy vai trò nòng cốt ở cơ sở. Một số mô hình tự quản về an toàn giao thông chưa được quan tâm đầu tư để động viên, khuyến khích nên hiệu quả chưa cao. Công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm tuy đã được tập trung, nhưng do địa bàn huyện rộng, lực lượng tuần tra kiểm soát thiếu nên chưa khép kín được các tuyến đường, nhất là đường liên xã. Việc tuần tra kiểm soát ngoài giờ hành chính còn hạn chế.
Sau khi xác định được các nguyên nhân như trên, chính quyền và các ngành chức năng huyện Thái Thụy đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục để người dân nắm vững và thực hiện nghiêm túc pháp luật an toàn giao thông đường bộ; huy động sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả của các cấp, các ngành và toàn dân; tranh thủ sự quan tâm chỉ đạo sát sao, sự hỗ trợ, giúp đỡ hiệu quả
của các ngành chức năng... góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông đến mức thấp nhất, mang lại sự bình yên cho người dân, góp phần khởi sắc diện mạo nông thôn mới.
30
3.6. Tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông địa bàn nông thôn tỉnh Vĩnh Long
Ban An toàn giao thông tỉnh tích cực tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông, các nguy cơ, nguyên nhân gây tai nạn giao thông ở khu vực nông thôn đến thôn, làng, bản, khu dân phố. Nội dung tuyên truyền tập trung vào các biện pháp phòng, tránh tai nạn mô tô, xe gắn máy như: Đội mũ bảo hiểm bảo đảm chất lượng; tuân thủ tốc độ quy định; giảm tốc độ và quan sát khi từ đường phụ ra đường chính, qua đường sắt; đã uống rượu, bia không lái xe; xe mô tô không chở 3, chở 4 người; chấp hành quy định an toàn khi đi đò.
Sở Giao thông vận tải phối hợp với các địa phương và các cơ quan truyền thông tuyên truyền, vận động người dân phát quang cây cối, chỉnh sửa tường rào để bảo đảm tầm nhìn tại các điểm giao cắt trên đường liên xã, liên thôn. Đồng thời, tăng cường quản lý các hoạt động kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng của phương tiện trên các tuyến đường bộ nói chung và các tuyến giao thông nông thôn nói riêng; tổ chức đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe hạng A1, A4 cho người nghèo, vùng sâu vùng xa, đồng bào dân tộc. Bên cạnh đó, đầu tư nâng cấp kết cấu, hạ tầng, sửa chữa, bảo trì đường bộ, xử lý các "điểm đen", hoàn thiện hệ thống cọc tiêu, biển báo hiệu ở các khu vực có
31
nguy cơ gây mất an toàn giao thông. Hướng dẫn các địa phương tổ chức khảo sát lắp đặt hệ thống cọc tiêu, biển báo, làm gờ, gồ giảm tốc từ đường phụ ra đường chính và thiết bị bảo đảm an toàn giao thông trên các tuyến giao thông nông thôn.
Tăng cường phối hợp kiểm tra liên ngành về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông; huy động lực lượng công an các cấp, thanh tra giao thông vận tải và các lực lượng chức năng khác tăng cường việc tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm ở các tuyến đường nông thôn thường xảy ra tai nạn; xử lý nghiêm, kiên quyết những đối tượng thanh, thiếu niên lái xe lạng lách, đánh võng, không đội mũ bảo hiểm, không có giấy phép lái xe; phương tiện thường xuyên chở quá tải, quá số người quy định hoặc ý thức chấp hành pháp luật kém có thể gây tai nạn giao thông.
3.7. Tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại địa bàn nông thôn tỉnh Kiên Giang
Hiện nay, tỉnh Kiên Giang có 7.084 km đường giao thông nông thôn, có mặt đường rộng từ 1,5 mét đến 3 mét1, thường bị che khuất tầm nhìn do cây cối phát triển, hệ thống chiếu sáng không có, ____________
1. Ban An toàn giao thông tỉnh Kiên Giang: Báo cáo tổng kết công tác bảo đảm an toàn giao thông năm 2014.
32
đường thường có các cua cong do xây dựng theo các tuyến dân cư... Tai nạn giao thông ở các tuyến đường giao thông nông thôn có chiều hướng gia tăng, nguyên nhân chính là do người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phóng nhanh, vượt ẩu; uống rượu, bia; đối tượng gây tai nạn giao thông chủ yếu là thanh thiếu niên ở nông thôn. Bên cạnh đó, Công an cấp xã chưa đáp ứng đủ số lượng để tuần tra, kiểm soát phủ kín địa bàn, cũng như chưa có thẩm quyền xử phạt các lỗi phổ biến nguy hiểm của thanh thiếu niên nông thôn như: uống rượu, bia; phóng nhanh, vượt ẩu; người chưa đủ tuổi hoặc không có giấy phép điều khiển phương tiện.
Trước tình hình đó, nhằm bảo đảm công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại địa bàn nông thôn, chính quyền các cấp của tỉnh Kiên Giang đã và đang tăng cường chỉ đạo, thực hiện quyết liệt, đồng bộ một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
- Tăng cường lực lượng Cảnh sát giao thông phối hợp với Công an xã tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm ở các tuyến đường giao thông nông thôn thường xảy ra tai nạn. Duy trì tập huấn công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông cho lực lượng Công an xã; đồng thời, phân công mỗi cán bộ, chiến sĩ cảnh sát giao thông cấp huyện phụ trách 01 hoặc 02 xã, thị trấn để nắm tình hình, hướng dẫn nghiệp vụ, hỗ trợ Công an xã tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông.
33
- Công an xã phối hợp cùng lực lượng thanh niên tình nguyện, các tổ chức đoàn thể cấp xã, tổ nhân dân tự quản tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật an toàn giao thông đến xóm ấp, địa bàn khu dân cư; tăng cường công tác tuần tra kiểm soát tại các điểm, đoạn thường xảy ra tai nạn ở các tuyến đường giao thông nông thôn; nắm những đối tượng thanh thiếu niên lái xe lạng lách có thể gây tai nạn giao thông và lập danh sách để phối hợp các ngành chức năng tuyên truyền, giáo dục.
- Lắp đặt hệ thống biển báo và thiết bị bảo đảm an toàn giao thông trên địa bàn giao thông nông thôn; làm gờ giảm tốc từ đường phụ ra đường chính. Phối hợp với các địa phương vận động người dân phát quang cây cối, chỉnh sửa tường rào để bảo đảm tầm nhìn tại các điểm giao cắt trên đường liên xã, liên thôn.
- Tích cực tuyên truyền pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông, các nguy cơ và nguyên nhân tai nạn giao thông khu vực nông thôn từ tỉnh đến xóm ấp; phát huy tối đa hệ thống truyền thanh cấp huyện để tuyên truyền về pháp luật an toàn giao thông.
- Chỉ đạo các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông tăng cường giáo dục kiến thức an toàn giao thông cho học sinh, thường xuyên nhắc nhở học sinh chấp hành các quy tắc giao thông.
34
- Đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động: "Toàn dân tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông"; cuộc vận động: "Phụ nữ tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông vì hạnh phúc của mỗi gia đình"; cuộc vận động "Cựu chiến binh Việt Nam tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông"; "Nông dân tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông".
- Thí điểm tổ chức các Đội tuyên truyền lưu động về bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên đường nông thôn. Thí điểm xây dựng các biển cảnh báo an toàn giao thông, gờ giảm tốc tại đầu các đường trục chính lộ nông thôn, đường liên ấp, liên xã. Tăng cường phối hợp kiểm tra liên ngành về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông; tập trung kiểm tra những địa bàn có tai nạn giao thông tăng cao.
3.8. Tăng cường giải pháp để kiềm chế tai nạn giao thông ở nông thôn trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Năm 2013, trên địa bàn tỉnh Gia Lai có hơn 5.500 km đường liên thôn, liên xã, chiếm 54,82% tổng chiều dài đường bộ của tỉnh, 100% xã có đường ô tô vào tận trung tâm1.
____________
1. Ban An toàn giao thông tỉnh Gia Lai: Báo cáo công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm 2013.
35
Trong những tháng đầu năm 2013, tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, số người chết do tai nạn giao thông tăng hơn 15%. Nếu những năm trước, tai nạn giao thông chủ yếu xảy ra trên các tuyến quốc lộ, thì thời gian qua lại diễn ra theo một chiều hướng khác. Khi tình hình tai nạn giao thông trên tuyến quốc lộ, tỉnh lộ đã được kiềm chế và kéo giảm, thì trên các tuyến đường liên thôn, liên xã lại đang "nóng" lên. Hai tháng đầu năm 2014, trên các tuyến giao thông nông thôn đã xảy ra 24 vụ tai nạn giao thông, chiếm 37,5% tổng số vụ (tăng hơn 20% so với năm 2013), chủ yếu liên quan đến xe mô tô.
Qua phân tích lỗi, nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông chủ yếu do người điều khiển phương tiện tham gia giao thông thiếu ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ, trong đó, chủ yếu các hành vi vi phạm như: Sử dụng rượu bia, không đội mũ bảo hiểm, không chú ý quan sát, chở quá số người quy định...
Trong số các vụ tai nạn xảy ra thời gian qua, chủ yếu liên quan đến xe mô tô (56%), nên trong thời gian tới, cùng với những giải pháp khác, Ban an toàn giao thông tỉnh sẽ đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh tăng cường tuần tra kiểm soát, xử
lý vi phạm đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy trên địa bàn toàn tỉnh, đặc biệt là các tuyến đường nông thôn...
36
Để giảm tai nạn giao thông trong thời gian tới, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các địa phương tăng cường hoạt động của các đội tự quản tại các xã, thị trấn... để tham gia bảo đảm an toàn giao thông tại địa phương. Tỉnh sẽ cân đối ngân sách để có nguồn kinh phí hỗ trợ cho các tổ tự quản hoạt động hiệu quả hơn. Bên cạnh những giải pháp trên, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố đã phát động được gần 300 ngàn hộ dân và 300 khu dân cư đăng ký bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
Bên cạnh đó, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an tỉnh phối hợp với chính quyền địa phương, các đơn vị tổ chức tuyên truyền tại các trường học trên những địa bàn trọng điểm, thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông (đến nay đã có 10 trường Trung học cơ sở và 9 điểm tuyên truyền cho người dân) và sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền với phương thức "mưa dầm thấm lâu"...
Trong nỗ lực để kiềm chế tai nạn giao thông, cần có những chính sách khen thưởng kịp thời với người dân có những cống hiến trong việc bảo đảm an toàn giao thông (như hiến đất làm đường, đóng góp ngày công...). Đồng thời, cần nhân rộng những cách làm hay như: "Tận dụng uy tín của các già làng, các chức sắc tôn giáo để tuyên truyền Luật giao thông đường bộ đến tận người dân" của Công an huyện Chư Pah hay: "Gắn biển phản quang
37
cho xe công nông, xe độ chế" của Công an huyện Chư Pưh đến các địa phương khác để đạt được mục tiêu giảm từ 5% đến 10% số vụ và số người chết do tai nạn giao thông như Nghị quyết của Chính phủ.
38
Chương II
NHẬN BIẾT MỘT SỐ HÀNH VI NGUY HIỂM Ở KHU VỰC NÔNG THÔN - MIỀN NÚI CẦN PHÒNG TRÁNH KHI THAM GIA GIAO THÔNG
1. Không đội mũ bảo hiểm, đội mũ bảo hiểm cài quai không đúng cách
Việc đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện là nhằm phòng ngừa và tránh chấn thương sọ não khi có tai nạn giao thông hoặc va chạm giao thông xảy ra nhằm bảo đảm an toàn cho chính người tham gia giao thông.
Chính vì vậy, việc đội mũ bảo hiểm phải đạt được các yêu cầu: Mũ phải bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng, đội mũ phải cài quai đúng quy cách. Trên thực tế, nếu cài quai không đúng quy cách như cài quá lỏng hoặc quá chặt thì việc đội mũ
không có tác dụng và khi tai nạn, va chạm xảy ra sẽ dẫn đến chấn thương gây nguy hiểm đến tính mạng. Như vậy, việc đội mũ bảo hiểm phải cài quai đúng quy cách là quy định của pháp luật.
39
Đối với những người đội mũ bảo hiểm không cài quai hoặc cài quai phía sau gáy là thể hiện ý thức không chấp hành pháp luật và có thể coi đó là hành vi chống đối, cần phải xử phạt nghiêm theo quy định của pháp luật.
Người điều khiển, người ngồi trên mô tô, xe máy, xe đạp điện khi tham gia giao thông đội mũ bảo hiểm nhưng không cài quai thì coi như không đội mũ bảo hiểm và bị xử phạt đối với hành vi không đội mũ bảo hiểm.
2. Sử dụng rượu, bia, chất kích thích
Có thể nói, rượu, bia đã trở thành đồ uống "không thể thiếu được" trong các bữa tiệc nhất là đối với nam giới, được mọi người sử dụng nhiều trong các dịp lễ, tết, cưới hỏi...
Rượu, bia và các chất kích thích khác sẽ khiến tinh thần của bạn trở nên phấn chấn, trí tưởng tượng bay xa hơn và gây xao nhãng việc lái xe, phán đoán sai tình huống giao thông, chạy quá tốc
40
độ quy định. Rượu, bia còn gây buồn ngủ, rất nguy hiểm khi đang điều khiển phương tiện giao thông. Khoản 8 Điều 8 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định nghiêm cấm: "Người điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở".
Tốt nhất là không sử dụng rượu, bia hay các chất kích thích khác trước khi tham gia giao thông. Nếu bị cảnh sát giao thông kiểm tra, bạn sẽ gặp nhiều rắc rối do hành vi vi phạm của mình. Hơn nữa, tham gia giao thông trong tình trạng không tỉnh táo là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tai nạn giao thông.
3. Chạy quá tốc độ cho phép
Càng chạy quá tốc độ giới hạn bao nhiêu thì rủi ro gây tai nạn càng nhiều bấy nhiêu. Nghiên cứu
41
cho thấy trong khu vực có tốc độ giới hạn là 60 km/giờ thì rủi ro gây tai nạn của bạn tăng gấp 2 lần cho mỗi 5 km/giờ mà bạn chạy quá tốc độ cho phép trên. Đó là lý do tại sao cứ phóng nhanh lại là nguy hiểm cho bạn và cho những người khác cùng đi trên đường.
Tai nạn giao thông nguyên nhân do vi phạm quy định về tốc độ mà ra có thể tránh được nếu bạn làm chủ tốc độ xe của mình, dành đủ thời gian, khoảng cách để quan sát phát hiện nguy hiểm phía trước và dành đủ thời gian để phòng tránh những rủi ro đó. Lời khuyên giản dị là:
- Lái xe trong phạm vi tốc độ cho phép. - Lái xe chậm trước khi vào đường cong hoặc đoạn đường có "cua tay áo" - phanh xe trên đoạn đường cong có thể nguy hiểm.
- Coi chừng và để ý những biển báo cho biết sắp tới đường cong hoặc những nguy hiểm khác phía trước và hãy chạy chậm lại trước khi bạn tới những nơi đó.
42
- Nếu thời tiết xấu hoặc không nhìn rõ, thì chạy xe chậm lại ở tốc độ mà mình có thể dừng hoặc phanh gấp nếu xuất hiện nguy hiểm.
4. Sử dụng thiết bị di động khi lái xe
Nghe điện thoại, nhắn tin, thậm chí là kiểm tra thư điện tử, lướt web, facebook... trên các thiết bị di động khiến bạn hoàn toàn mất tập trung khi lái xe.
Việc lâu lâu ngẩng
mặt lên nhìn đường,
thực chất chỉ mang
tính chất đối phó, bởi
nếu gặp tình huống
bất ngờ, bạn sẽ không
thể phản xạ kịp với
các tình huống giao
thông nguy hiểm, bất
ngờ.
Nếu bạn đi mô tô, xe gắn máy và sử dụng điện thoại bằng tay trái, đương nhiên phản xạ khi gặp những tình huống bất ngờ sẽ là bóp chặt phanh tay bên phải, có nghĩa là bạn sẽ chắc chắn mất lái và ngã.
Hãy sử dụng điện thoại và các thiết bị di động khác một cách thông minh và an toàn. Đeo tai nghe để trò chuyện. Dừng xe bên lề đường an toàn để sử dụng thiết bị di động nếu thực sự cần thiết.
43
5. Sử dụng ô trong khi đi xe mô tô, xe gắn máy
Sử dụng ô khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy sẽ tạo ra những bất lợi như: ô thường cản gió, phải điều khiển xe bằng một tay vì một tay phải cầm ô, như vậy khi gặp những tình huống bất ngờ, việc xử lý sẽ không được chính xác (vì người lái xe bị
vướng vào việc giữ ô). Người điều khiển, người ngồi sau mô tô, xe gắn máy sử dụng ô còn làm khuất tầm nhìn của người điều khiển, người tham gia giao thông khác trên đường.
6. Xe mô tô, xe gắn máy chở hàng cồng kềnh, chở quá số người quy định
Mô tô, xe gắn máy được thiết kế để vận hành với tải trọng và kích thước nhất định. Việc chở người quá quy định, hàng hóa cồng kềnh sẽ làm mất cân bằng của xe, do đó sẽ gây khó khăn cho việc điều khiển xe trên đường bộ dẫn đến mất an toàn giao thông.
44
Khi mang vác theo một vật cồng kềnh, quá khổ người điều khiển xe phải cố gắng để giữ cân bằng cho xe, đồng thời phải liên tục quay đầu sang ngang hoặc phía sau để xác định khoảng cách làm sao không va chạm với người khác, như vậy việc quan sát phía trước bị giảm đi, khả năng phòng tránh va chạm và phản ứng kịp thời với những thay đổi từ phía trước cũng bị giảm xuống.
Mang vác những vật cồng kềnh, quá khổ cũng gây cản trở giao thông, ảnh hưởng đến những người tham gia giao thông khác trên đường.
Khoản 4 Điều 30 Luật giao thông đường bộ năm 2008 có quy định: Cấm người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy khi tham gia giao thông mang vác vật cồng kềnh.
Khoản 1 Điều 30 Luật giao thông đường bộ năm 2008 cũng quy định rõ: Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:
45
- Chở người bệnh đi cấp cứu;
- Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật; - Trẻ em dưới 14 tuổi.
Tuy nhiên, tình trạng điều khiển mô tô, xe gắn máy chở 3, chở 4 người thường diễn ra khá phổ biến, nhất là ở các vùng quê, nơi thường không có nhiều lực lượng chức năng quản lý, giám sát xử lý.
7. Điều khiển xe từ đường nhánh ra đường chính
Khoản 3 Điều 24 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định: "Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên hoặc giữa đường nhánh và đường chính thì xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới".
Hiện nay, nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra xuất phát từ nguyên nhân người điều khiển phương
46
tiện khi đi từ đường nhánh, đường phụ, ngõ hẻm hay trong nhà ra đường lớn, đường ưu tiên nhưng thiếu quan sát, không nhường đường... gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Khi đi từ đường nhánh, đường hẻm, trong nhà ra đường chính, người điều khiển phương tiện cần chú ý: Quan sát hai phía, giảm tốc độ, bấm còi (nếu cần thiết) và phải nhường đường nếu có phương tiện khác đang lưu thông trên đường chính. Thực hiện những thao tác trên, người điều khiển phương tiện sẽ bảo đảm an toàn cho mình và cho những người khác tham gia giao thông.
8. Sử dụng phương tiện cũ nát
Tình trạng sử dụng các phương tiện cũ nát làm phương tiện để chở hàng hóa đã trở thành một vấn nạn hiện nay. Một lý do mà phương tiện cũ nát được sử dụng đó là có giá thành rẻ, vẫn đảm nhận được việc vận chuyển với khối lượng lớn. Tuy nhiên phương tiện cũ nát không những làm mất
47
mỹ quan, thường không còn bảo đảm các tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn như phanh không ăn, các đèn cũng không hoạt động được, thải ra khói bụi nhiều gây ô nhiễm môi trường, vận chuyển với khối lượng hàng hóa lớn thường gây ra các vụ tai nạn giao thông.
9. Đi xe đạp dàn hàng ngang, sử dụng ô
Tình trạng người dân, nhất là học sinh trước và sau giờ tan học đi xe đạp dàn hàng 3, hàng 4 diễn ra hàng ngày trên các địa bàn các tỉnh gây lộn xộn, mất trật tự trên đường, tiềm ẩn tai nạn giao thông.
Đặc biệt, nhiều học sinh đi xe đạp sử dụng ô, đu bám, níu kéo xe mô tô, xe gắn máy, ô tô và các phương tiện giao thông khác đang chạy trên đường. Không chỉ đu bám vào xe, nhiều em còn vừa đi vừa nô đùa, không quan sát, không nhường đường cho các phương tiện giao thông khác, dẫn đến nhiều vụ tai nạn giao thông đã xảy ra.
48
10. Người đi bộ sang đường tùy tiện sai quy định
Trên thực tế, số vụ tai nạn giao thông liên quan đến người đi bộ khá cao, chiếm tỷ lệ đáng lo ngại trong số những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Phần lớn các vụ tai nạn trên xảy ra do người đi bộ
tùy tiện băng qua đường, làm người điều khiển phương tiện không kịp xử lý, va chạm trực tiếp với người đi bộ; hoặc tránh người đi bộ nên gây ra tai nạn với các phương tiện khác cùng lưu thông.
Trên thực tế, số vụ tai nạn giao thông liên quan đến người đi bộ khá cao, chiếm tỷ lệ đáng lo ngại
49
trong số những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Phần lớn các vụ tai nạn trên xảy ra do người đi bộ tùy tiện băng qua đường, làm người điều khiển phương tiện không kịp xử lý, va chạm trực tiếp với người đi bộ; hoặc tránh người đi bộ nên gây ra tai nạn với các phương tiện khác cùng lưu thông.
11. Tuốt, phơi rơm, lúa trên đường
Hằng năm, cứ đến thời vụ thu hoạch lúa, nhân dân thường sử dụng lòng đường, lề đường trái phép để tập kết phơi rơm, rạ, thóc, tuốt lúa, đốt rơm, rạ lấy tro phục vụ sản xuất. Những hành vi trên vi phạm khoản 3 Điều 8 Luật giao thông đường bộ năm 2008, làm cho các phương tiện tham gia giao thông khó khăn, gây mất an toàn giao thông.
Chính bản thân những người nông dân cũng rất vô tư đứng giữa đường để tuốt lúa, phơi rơm... Ai cũng biết rằng đó là những cái bẫy chết người, cái bẫy các phương tiện tham gia giao thông, chính những điểm đó là hiểm họa, tiềm ẩn tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
50
12. Thả rông gia súc, chăn thả gia cầm trên các tuyến đường
Luật giao thông đường bộ năm 2008 đã quy định nghiêm cấm chăn thả gia súc, gia cầm trên đường giao thông. Thế nhưng, nhiều người dân có thể chưa hiểu biết hết sự nguy hiểm của hành vi trên vẫn ngang nhiên, bất chấp các quy định của pháp luật. Đã có nhiều vụ tai nạn giao thông mà nguyên nhân gián tiếp là do phải né tránh gia súc, gia cầm. Và việc thả rông gia súc, chăn dắt gia cầm trên đường là nguy cơ lớn về mất an toàn giao thông cho những tuyến đường.
13. Đốt rơm rạ gây mất an toàn giao thông
Ở nhiều vùng nông thôn, người dân sinh sống ven các đường quốc lộ thường tập kết tuốt lúa, đốt rơm rạ ngay sát lòng đường gây khói mù mịt. Tình trạng đốt rơm rạ tràn lan này tiềm ẩn nguy cơ
mất an toàn giao thông.
Không những vậy, rơm rạ sau khi tuốt lúa
51
không được người dân mang về nhà mà được chất thành từng đống cao rồi đem đốt ngay sát đường quốc lộ. Nhiều người dân cho rằng, đốt rơm rạ ngay ngoài đồng là biện pháp thuận tiện nhất, vừa đỡ
mất công vận chuyển về nhà, vừa triệt được nguồn sâu bệnh và cỏ dại, tăng dinh dưỡng cho đất. Những đám rơm cháy bên đường gây khói nghi ngút phủ kín đường đi, cản trở tầm nhìn như "bịt mắt" người điều khiển phương tiện giao thông.
Ngoài ra, việc đốt rơm rạ tràn lan tạo ra một lượng khói lớn bạt gió bay vào các khu dân cư gây nên bầu không khí ngột ngạt, ảnh hưởng đến môi trường sống. Thậm chí nhiều nơi, người dân đốt rơm ngay sát cột điện dẫn đến nguy cơ cháy nổ là rất cao. Tình trạng này gây che khuất tầm nhìn, nhất là những lúc có xe đi ngược chiều tới. Bà con nông dân bây giờ không đun rơm thì đốt rơm cũng là việc bình thường nhưng đốt ở đâu thì cần phải có quy định riêng để bảo đảm an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.
52
14. Bán hàng, họp chợ trên đường, cầu
Hằng ngày, tình trạng chiếm vỉa hè, lòng đường, trên cầu đang bị một số người dân chiếm dụng để họp chợ bán hàng hóa, hàng rong, làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông thường xuyên diễn ra. Những xe bán hàng lưu động còn tràn xuống cả phần đường dành cho người và phương tiện lưu thông trên đường bộ.
Người mua, kẻ bán đi lại tùy tiện, dừng đỗ phương tiện bừa bãi ngay trên lòng đường. Không những thế, những người buôn bán còn xả rác thải ra mặt đường gây mất mỹ quan. Chưa hết, do đi mua hàng, một số người còn lưu thông ngược chiều khiến tình hình giao thông ở đây càng thêm lộn xộn.
Càng nguy hiểm hơn khi trên các tuyến đường có lưu lượng phương tiện tham gia giao thông đông, chạy với tốc độ cao, nên việc buôn bán chiếm lòng, lề đường là rất nguy hiểm đến tính mạng của chính bản thân họ và gây nên tình trạng ùn tắc giao thông.
53
15. Vật liệu xây dựng lấn chiếm lòng đường
Việc sử dụng lòng đường đang bị người dân chiếm dụng để tập kết vật liệu như gạch, cát, sỏi... vi phạm pháp luật giao thông đường bộ. Ở nhiều nơi, những đống cát, sỏi nằm chềnh ềnh chiếm hết một nửa phần đường xe chạy, do vậy khi các phương tiện giao thông đặc biệt là xe ô tô qua lại đây không thể tránh nhau, cho đường ùn tắc thường xuyên.
Thêm nữa, bụi đất bay mù mịt trên đường do các loại xe tải qua lại suốt ngày đêm khiến nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông tại đây là rất lớn, gây ô nhiễm bầu không khí, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.
16. Vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt
Trên nhiều khu vực đường sắt đi qua, xuất hiện tràn lan các vi phạm về hành lang an toàn đường sắt. Hầu hết các hộ dân sinh sống ven
54
đường sắt cho biết, họ quá quen với hình ảnh các đoàn tàu ngược xuôi mỗi ngày. Vì thế, những sinh hoạt của cả người lớn, trẻ em diễn ra ngay trên đường ray mà họ không hề lo ngại. Người ngồi uống nước, hút thuốc, bàn tán sôi nổi bên trong một quán nhỏ đơn sơ ở cách không xa đường ray; vài ba người phụ nữ lúi húi nhặt rau, vo gạo bên cạnh mấy đứa trẻ vô tư nhảy nhót, nô đùa; một người đàn ông với vẻ mặt tư lự nhấp nhổm ngồi ở giữa đường ray... Cửa hàng kinh doanh đồ gỗ dọc đường sắt, thợ mải miết chế tác sản phẩm ngay trên đường ray, bày bán giày dép dọc hành lang đường sắt; thu gom phế liệu bề bộn...
Có thể thấy, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tai nạn đường sắt là do lỗi của người tham gia giao thông, thiếu chú ý quan sát khi chuyển hướng vào các điểm giao cắt đường bộ với đường sắt. Tuy nhiên, chính thực trạng vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt diễn ra tràn lan như
nêu trên đã gây thêm nhiều cản trở, khó quan sát cho người đi đường. Những công trình xây dựng, nhà cửa, mái vẩy, hàng quán lộn xộn mọc dọc đường sắt làm giảm tầm quan sát; cảnh tượng mua bán hỗn độn, âm thanh ồn ã cũng khiến người đi đường mất tập trung. Thêm vào đó, kết cấu hạ tầng của ngành đường sắt cũ kỹ, lạc hậu, nhiều thiết bị còi, đèn, biển báo hư hỏng, hoen gỉ, mờ nhạt khó phát huy tác dụng.
55
Công tác phối hợp nhằm bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông giữa ngành đường sắt với chính quyền, cơ quan chức năng các địa phương cũng chưa thật sự chặt chẽ. Nhiều nhân viên ngành Đường sắt cho rằng, đường sắt dành riêng cho tàu hỏa chạy qua, vì vậy, mọi vi phạm đều là lỗi của người tham gia giao thông.
17. Không quan sát an toàn khi đi qua đường ngang dân sinh
Trên thực tế tại giao cắt giữa đường sắt và đường bộ là những nơi rất nguy hiểm đối với người tham gia giao thông, nhất là những nơi giao cắt không có rào chắn hoặc không có lực lượng chức năng làm nhiệm vụ. Đã có rất nhiều vụ tai nạn giao thông rất thương tâm xảy ra do người tham gia giao thông không chú ý quan sát khi tàu hỏa đã đến gần. Nạn nhân và phương tiện có thể bị
kéo trên đường sắt tới vài chục mét, người tử vong không toàn thây, nếu may mắn sống sót thì cũng mất một phần cơ thể, để lại di chứng suốt đời.
56
Theo quy định tại những nơi giao cắt giữa đường sắt với đường bộ thì quyền ưu tiên thuộc về phương tiện đường sắt, vì vậy, khi tham gia giao thông, muốn đi qua đường sắt thì người tham gia giao thông bắt buộc phải dừng lại, quan sát an toàn từ hai phía đường ray, khi không thấy tàu chạy lại gần mới được phép đi qua.
18. Vượt rào chắn đường sắt
Tại nơi giao cắt giữa đường sắt với đường bộ có barie khi còi báo tàu đến đã hú, nhân viên đường sắt đã kéo barie nhưng bất chấp những nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông, nhiều người tham gia giao thông vẫn vượt đèn đỏ và mặc kệ sự ngăn cản của nhân viên đường sắt. Chỉ vì "tiết kiệm" vài chục giây có người cố tình tìm cách lách qua rào chắn, thậm chí còn có người dừng xe, xuống đẩy hàng rào chắn sang một bên để lách qua.
Trong số này, không ít người chở hàng hóa cồng kềnh gây ra cảnh tượng nhốn nháo và nguy hiểm.
57
Khi bị nhắc nhở, nhiều người còn tỏ thái độ không hài lòng, hậm hực. Hành vi này diễn ra khá phổ biến tại nút giao thông, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông và thể hiện sự thiếu văn hóa khi tham gia giao thông.
19. Người đi đò không mặc áo phao, cầm dụng cụ nổi
Quy định bắt buộc người điều khiển phương tiện đò ngang, đò dọc phải nhắc nhở người đi đò mặc áo phao hoặc cầm dụng cụ nổi cứu sinh được ban hành khá lâu song trên thực tế chưa nhiều bến đò chấp hành. Chỉ khi có lực lượng chức năng xuất hiện, khách đi đò mới miễn cưỡng khoác hờ
chiếc áo phao, cầm dụng cụ nổi cứu sinh. Trên thực tế tồn tại ở nhiều bến đò, từ lái đò đến hành khách đều không mặc áo phao hay cầm dụng cụ cứu sinh. Các nhân viên trên bến và dưới đò cũng không nhắc nhở, đề nghị hành khách thực
58
hiện đúng quy định. Vào những giờ cao điểm, người và xe chen chúc chật cứng trên đò, nhưng không ai mặc áo phao để phòng ngừa tai nạn. Những chiếc áo phao cũ mèm, bụi bặm được buộc chặt trước buồng lái, nếu đò gặp sự cố, chắc chắn hành khách không thể lấy kịp áo phao để mặc vào người và khi tai nạn xảy ra rất khó khăn trong việc cứu vớt các nạn nhân.
Nghị định số 93/2013/NĐ-CP ngày 20-8-2013 của Chính phủ đã quy định rất cụ thể về xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định trong lĩnh vực giao thông hàng hải và đường thủy nội địa. Bộ
Giao thông vận tải cũng ban hành Thông tư số 15/2012/TT-BGTVT ngày 10-05-2012 quy định về trang bị và sử dụng áo phao cứu sinh, dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân trên phương tiện vận tải hành khách ngang sông.
Vì vậy để bảo đảm an toàn cho người khi đi đò cần phải thực hiện nghiêm túc những quy định trên.
59
20. Phương tiện đường thủy chở quá số người, chở hàng quá tải trọng quy định
Tình trạng vi phạm an toàn giao thông đường thủy trong thời gian qua đã gây nhiều bức xúc trong dư luận xã hội. Hậu quả của những hành vi này không chỉ gây thiệt hại về vật chất như tài sản tàu, thuyền và hàng hóa, mà còn là tính mạng của con người. Sự cố xảy ra với một số tàu, thuyền du lịch trên vịnh Hạ Long, vụ chìm tàu du lịch Dìn Ký ở Bình Dương... là cảnh báo nghiêm khắc nếu tình trạng vi phạm các quy định về an toàn giao thông không được kịp thời chấn chỉnh. Theo đánh giá của cơ quan chức năng, nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu do chủ phương tiện đường thủy sử dụng phương tiện không đăng ký, không đăng kiểm; người điều khiển phương tiện không có bằng cấp và chứng chỉ chuyên môn; phổ biến nhất là hiện tượng phương tiện không đủ điều kiện an toàn vẫn hoạt động; ngoài ra, còn có nguyên nhân phương tiện chở quá trọng tải, quá
60
số người quy định, lấn chiếm luồng tàu, thuyền, hành lang an toàn giao thông đường thủy... Một hiện tượng phổ biến khác là nhiều chủ phương tiện giao thông đường thủy, nhất là phương tiện phục vụ du lịch, chưa có ý thức trong bảo vệ môi trường, tùy tiện xả rác tiêu dùng, chất thải máy móc ra sông, kênh, hồ, biển... Ðiều này góp phần làm ô nhiễm môi trường - vấn đề đang được cả xã hội quan tâm.
61
Chương III
PHÁP LUẬT
VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG MÀ NGƯỜI THAM GIA GIAO THÔNG KHU VỰC NÔNG THÔN, MIỀN NÚI CẦN BIẾT
1. Đường bộ
1.1. Các hành vi bị nghiêm cấm
Theo Điều 8 Luật giao thông đường bộ năm 2008 thì các hành vi sau đây bị nghiêm cấm: - Phá hoại đường, cầu, hầm, bến phà đường bộ, đèn tín hiệu, cọc tiêu, biển báo hiệu, gương cầu, dải phân cách, hệ thống thoát nước và các công trình, thiết bị khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Đào, khoan, xẻ đường trái phép; đặt, để chướng ngại vật trái phép trên đường; đặt, rải vật nhọn, đổ chất gây trơn trên đường; để trái phép vật liệu, phế thải, thải rác ra đường; mở đường, đấu nối trái phép vào đường chính; lấn, chiếm hoặc sử
dụng trái phép đất của đường bộ, hành lang an 62
toàn đường bộ; tự ý tháo mở nắp cống, tháo dỡ, di chuyển trái phép hoặc làm sai lệch công trình đường bộ.
- Sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép.
- Đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tham gia giao thông đường bộ.
- Thay đổi tổng thành, linh kiện, phụ kiện xe cơ giới để tạm thời đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của xe khi đi kiểm định.
- Đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng.
- Điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma túy.
- Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.
- Điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe theo quy định.
Điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ không có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng.
- Giao xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho
63
người không đủ điều kiện để điều khiển xe tham gia giao thông đường bộ.
- Điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu.
- Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định của Luật giao thông đường bộ năm 2008.
- Lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới; sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng.
- Vận chuyển hàng cấm lưu thông, vận chuyển trái phép hoặc không thực hiện đầy đủ các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm, động vật hoang dã.
- Đe dọa, xúc phạm, tranh giành, lôi kéo hành khách; bắt ép hành khách sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn; chuyển tải, xuống khách hoặc các hành vi khác nhằm trốn tránh phát hiện xe chở quá tải, quá số người quy định.
- Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô khi không đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh theo quy định. - Bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm.
- Khi có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông.
64
- Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người bị nạn và người gây tai nạn.
- Lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để hành hung, đe dọa, xúi giục, gây sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp của bản thân hoặc người khác để vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.
- Sản xuất, sử dụng trái phép hoặc mua, bán biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng. - Hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, hành vi khác gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
1.2. Quy tắc giao thông đường bộ
a) Quy tắc chung:
Theo Điều 9 Luật giao thông đường bộ năm 2008, thì:
- Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
- Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn.
b) Hệ thống báo hiệu đường bộ:
Điều 10 Luật giao thông đường bộ năm 2008, quy định:
65
- Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.
- Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông quy định như sau:
+ Tay giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở các hướng dừng lại; + Hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái của người điều khiển giao thông được đi; + Tay phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển giao thông được rẽ phải; người tham gia giao thông ở phía bên trái người điểu khiển giao thông được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phải đi sau lưng người điều khiển giao thông. - Tín hiệu đèn giao thông có ba mầu, quy định như sau:
+ Tín hiệu xanh là được đi;
+ Tín hiệu đỏ là cấm đi;
+ Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy
66
là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường. - Biển báo hiệu đường bộ gồm năm nhóm, quy định như sau:
+ Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm; + Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra;
+ Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành;
+ Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết;
+ Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.
- Vạch kẻ đường là vạch chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi, vị trí dừng lại. - Cọc tiêu hoặc tường bảo vệ được đặt ở mép các đoạn đường nguy hiểm để hướng dẫn cho người tham gia giao thông biết phạm vi an toàn của nền đường và hướng đi của đường.
- Rào chắn được đặt ở nơi đường bị thắt hẹp, đầu cầu, đầu cống, đầu đoạn đường cấm, đường cụt không cho xe, người qua lại hoặc đặt ở những nơi cần điều khiển, kiểm soát sự đi lại.
c) Chấp hành báo hiệu đường bộ:
Điều 11 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định:
- Người tham gia giao thông phải chấp hành
67
hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.
- Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
- Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu tạm thời.
- Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.
Những nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường thì phải giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường bảo đảm an toàn.
d) Xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ:
Điều 20 Luật giao thông đường bộ quy định: - Hàng hóa xếp trên xe phải gọn gàng, chằng buộc chắc chắn, không để rơi vãi dọc đường, không kéo lê hàng hóa trên mặt đường và không cản trở việc điều khiển xe.
- Khi xếp hàng hóa vượt phía trước và phía sau xe thì ban ngày phải có cờ báo hiệu màu đỏ, ban đêm hoặc khi trời tối phải có đèn đỏ báo hiệu.
68
- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể việc xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ.
đ) Trường hợp chở người trên xe ô tô chở hàng: Điều 21 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định:
- Chỉ được chở người trên xe ô tô chở hàng trong các trường hợp sau đây:
+ Chở người đi làm nhiệm vụ phòng, chống thiên tai hoặc thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp; chở cán bộ, chiến sĩ của lực lượng vũ trang nhân dân đi làm nhiệm vụ; chở người bị nạn đi cấp cứu;
+ Chở công nhân duy tu, bảo dưỡng đường bộ; chở người đi thực hành lái xe trên xe tập lái; chở người diễu hành theo đoàn;
+ Giải tỏa người ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc trong trường hợp khẩn cấp khác theo quy định của pháp luật.
- Xe ô tô chở người trong các trường hợp quy định phải có thùng cố định, bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông.
e) Quyền ưu tiên của một số loại xe:
Điều 22 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định:
- Những xe sau đây được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự:
+ Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;
69
+ Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường; + Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;
+ Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật; + Đoàn xe tang.
- Xe quy định tại các điểm a, b, c và d ở trên khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.
Chính phủ quy định cụ thể tín hiệu của xe được quyền ưu tiên.
- Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.
g) Qua phà, qua cầu phao:
Điều 23 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định:
(1) Khi đến bến phà, cầu phao, các xe phải xếp hàng trật tự, đúng nơi quy định, không làm cản trở giao thông.
70
(2) Khi xuống phà, đang ở trên phà và khi lên bến, mọi người phải xuống xe, trừ người điều khiển xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, người bệnh, người già yếu và người khuyết tật.
(3) Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng phải xuống phà trước, xe thô sơ, người đi bộ xuống phà sau; khi lên bến, người đi bộ lên trước, các phương tiện giao thông lên sau theo hướng dẫn của người điều khiển giao thông.
(4) Thứ tự ưu tiên qua phà, qua cầu phao quy định như sau:
(a) Các xe được quyền ưu tiên quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật giao thông đường bộ năm 2008;
(b) Xe chở thư báo;
(c) Xe chở thực phẩm tươi sống;
(d) Xe chở khách công cộng.
Trong trường hợp các xe cùng loại ưu tiên đến bến phà, cầu phao thì xe nào đến trước được qua trước. h) Nhường đường tại nơi đường giao nhau: Điều 24 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định:
Khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ và nhường đường theo quy định sau đây:
(1) Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải;
71
(2) Tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi bên trái; (3) Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên hoặc giữa đường nhánh và đường chính thì xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho xe đi
trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới.
i) Đi trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, cầu đường bộ đi chung với đường sắt Điều 25 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định:
(1) Trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, cầu đường bộ đi chung với đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt được quyền ưu tiên đi trước.
(2) Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu mầu đỏ đã bật sáng, có tiếng chuông báo hiệu, rào chắn đang dịch chuyển hoặc đã đóng, người tham gia giao thông đường bộ
phải dừng lại phía phần đường của mình và cách rào chắn một khoảng cách an toàn; khi đèn tín hiệu đã tắt, rào chắn mở hết, tiếng chuông báo hiệu ngừng mới được đi qua.
(3) Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt chỉ có đèn tín hiệu hoặc chuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu mầu đỏ đã bật sáng hoặc có
72
tiếng chuông báo hiệu, người tham gia giao thông đường bộ phải dừng ngay lại và giữ khoảng cách tối thiểu 5 mét tính từ ray gần nhất; khi đèn tín hiệu đã tắt hoặc tiếng chuông báo hiệu ngừng mới được đi qua.
(4) Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt không có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu, người tham gia giao thông đường bộ phải quan sát cả hai phía, khi thấy chắc chắn không có phương tiện đường sắt đang đi tới mới được đi qua, nếu thấy có phương tiện đường sắt đang đi tới thì phải dừng lại và giữ khoảng cách tối thiểu 5 mét tính từ ray gần nhất và chỉ khi phương tiện đường sắt đã đi qua mới được đi.
(5) Khi phương tiện tham gia giao thông đường bộ bị hư hỏng tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt hoặc trong phạm vi an toàn đường sắt thì người điều khiển phương tiện phải bằng mọi cách nhanh nhất đặt báo hiệu trên đường sắt cách tối thiểu 500 mét về hai phía để
báo cho người điều khiển phương tiện đường sắt và tìm cách báo cho người quản lý đường sắt, nhà ga nơi gần nhất, đồng thời phải bằng mọi biện pháp nhanh chóng đưa phương tiện ra khỏi phạm vi an toàn đường sắt.
(6) Những người có mặt tại nơi phương tiện tham gia giao thông đường bộ bị hư hỏng trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt
73
có trách nhiệm giúp đỡ người điều khiển phương tiện đưa phương tiện ra khỏi phạm vi an toàn đường sắt.
k) Giao thông trên đường cao tốc
Điều 26 Luật giao thông đường bộ năm 2008: (1) Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc ngoài việc tuân thủ các quy tắc giao thông quy định tại Luật giao thông đường bộ năm 2008 còn phải thực hiện các quy định sau đây:
(a) Khi vào đường cao tốc phải có tín hiệu xin vào và phải nhường đường cho xe đang chạy trên đường, khi thấy an toàn mới cho xe nhập vào dòng xe ở làn đường sát mép ngoài, nếu có làn đường tăng tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi vào làn đường của đường cao tốc;
(b) Khi ra khỏi đường cao tốc phải thực hiện chuyển dần sang làn đường phía bên phải, nếu có làn đường giảm tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi rời khỏi đường cao tốc;
(c) Không được cho xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp và phần lề đường;
(d) Không được cho xe chạy quá tốc độ tối đa và dưới tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu, sơn kẻ trên mặt đường.
(2) Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải cho xe chạy cách nhau một khoảng cách an toàn ghi trên biển báo hiệu.
74
(3) Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định; trường hợp buộc phải dừng xe, đỗ xe không đúng nơi quy định thì người lái xe phải đưa xe ra khỏi phần đường xe chạy, nếu không thể được thì phải báo hiệu để người lái xe khác biết.
(4) Người đi bộ, xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô và máy kéo; xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70 km/h không được đi vào đường cao tốc, trừ người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.
l) Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy
Điều 30 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định:
(1) Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:
(a) Chở người bệnh đi cấp cứu;
(b) Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật; (c) Trẻ em dưới 14 tuổi.
(2) Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
(3) Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:
(a) Đi xe dàn hàng ngang;
75
(b) Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
(c) Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;
(d) Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;
(đ) Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
(e) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
(4) Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông không được thực hiện các hành vi sau đây: (a) Mang, vác vật cồng kềnh;
(b) Sử dụng ô;
(c) Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác; (d) Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;
(đ) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
m) Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, người điều khiển xe thô sơ khác
Điều 31 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định:
(1) Người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai người.
76
Người điều khiển xe đạp phải thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 30 của Luật giao thông đường bộ năm 2008; người ngồi trên xe đạp khi tham gia giao thông phải thực hiện quy định tại khoản 4 Điều 30 của Luật giao thông đường bộ
năm 2008.
(2) Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
(3) Người điều khiển xe thô sơ khác phải cho xe đi hàng một, nơi có phần đường dành cho xe thô sơ thì phải đi đúng phần đường quy định; khi đi ban đêm phải có báo hiệu ở phía trước và phía sau xe. Người điều khiển xe súc vật kéo phải có biện pháp bảo đảm vệ sinh trên đường.
(4) Hàng hóa xếp trên xe thô sơ phải bảo đảm an toàn, không gây cản trở giao thông và che khuất tầm nhìn của người điều khiển. n) Người đi bộ
Điều 32 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định:
(1) Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.
(2) Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.
77
(3) Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.
(4) Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
(5) Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường.
o) Người khuyết tật, người già yếu tham gia giao thông
Điều 33 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định:
(1) Người khuyết tật sử dụng xe lăn không có động cơ được đi trên hè phố và nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ.
(2) Người khiếm thị khi đi trên đường bộ phải có người dắt hoặc có công cụ để báo hiệu cho người khác nhận biết đó là người khiếm thị.
(3) Mọi người có trách nhiệm giúp đỡ người khuyết tật, người già yếu khi đi qua đường.
78