" Sách giáo lý của hội thánh công giáo 🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Sách giáo lý của hội thánh công giáo Ebooks Nhóm Zalo TỚI TRI THỨC Túi Gun NGUYỄN THỊ TOAN (Tổng Chủ biên) TRẦN THÀNH NAM (Chủ biên) NGUYỄN THỊ HOÀNG ANH – NGUYỄN NGỌC DUNG NGUYỄN THỊ VIỆT HÀ ĐẠO ĐỨC 3 SÁCH GIÁO VIÊN TRI THỨC THÁI SỐNG DAO DUR GD NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM NGUYỄN THỊ TOAN (Tổng Chủ biên) TRẦN THÀNH NAM (Chủ biên) – NGUYỄN THỊ HOÀNG ANH NGUYỄN NGỌC DUNG – NGUYỄN THỊ VIỆT HÀ ĐẠO ĐỨC 3 SÁCH GIÁO VIÊN VỚI CUỘC SỐNG NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM 2 QUY ƯỚC VIẾT TẮT DÙNG TRONG SÁCH GV giáo viên HS học sinh SGK sách giáo khoa SGV : sách giáo viên KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG LỜI NÓI ĐẦU Kính thưa quý thầy, cô giáo! Sách giáo viên Đạo đức 3 là tài liệu dùng cho các thầy, cô giáo dạy Đạo đức 3 thuộc bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Sách được biên soạn theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh, từ việc gắn kết kiến thức với thực tiễn đến cách tổ chức hoạt động trong quá trình dạy học. Sách gồm hai phần: Phần một: Hướng dẫn chung Phần hai: Hướng dẫn dạy học các bài cụ thể Trên cơ sở những hướng dẫn này, giáo viên có thể vận dụng linh hoạt và sáng tạo để tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường và đối tượng học sinh. Hi vọng cuốn sách là tài liệu hướng dẫn dạy học hữu ích, giúp quý thầy, cô đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức một cách hiệu quả. Mặc dù các tác giả đã rất cố gắng nhưng cuốn sách khó tránh khỏi những hạn chế nhất định. Kính mong quý thầy, cô góp ý để sách được cập nhật và không ngừng hoàn thiện, đáp ứng ngày càng tốt hơn việc dạy học môn Đạo đức trong nhà trường. Phodic trong nhà minh khoa Trân trọng cảm ơn và kính chúc quý thầy, cô mạnh khoẻ, hạnh phúc, thành công! NHÓM TÁC GIẢ 3 MỤC LỤC PHẦN MỘT HƯỚNG DẪN CHUNG I. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT. II. GIỚI THIỆU SÁCH GIÁO KHOA ĐẠO ĐỨC 3 III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐẠO ĐỨC 3 ....... IV. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN ĐẠO ĐỨC......... PHẦN HAI HƯỚNG DẪN DẠY HỌC CÁC BÀI CỤ THỂ Chủ đề 1: Em yêu Tổ quốc Việt Nam. Bài 1: Chào cờ và hát Quốc ca... a .. Bài 2: Tự hào Tổ quốc Việt Nam... Chủ đề 2: Quan tâm hàng xóm láng giềng. Bài 3: Quan tâm hàng xóm láng giềng Chủ đề 3: Ham học hỏi......... Bài 4: Ham học hỏi .......... Chủ đề 4: Giữ lời hứa...... Bài 5: Giữ lời hứa ....... 4 Trang .....6 ..........8 ..........12 ........ 19 ....... 22 22 22 .... 26 .... 32 ....... 32 .... 38 ....... 38 42 ....... 42 Chủ đề 5: Tích cực hoàn thành nhiệm vụ Bài 6: Tích cực hoàn thành nhiệm vụ Chủ đề 6: Khám phá bản thân 48 ... 48 ....... 53 Bài 7: Khám phá bản thân ........ Chủ đề 7: Xử lí bất hoà với bạn bè. Bài 8: Xử lí bất hoà với bạn bè ......... Chủ đề 8: Tuân thủ quy tắc an toàn giao thông ......... Bài 9: Đi bộ an toàn......... Bài 10: An toàn khi tham gia các phương tiện giao thông. KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG 53 59 ......... 59 64 64 ..... 68 5 сл PHẦN MỘT HƯỚNG DẪN CHUNG I MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Mục tiêu Ở cấp Tiểu học, môn Đạo đức giúp HS: - – Có hiểu biết ban đầu về chuẩn mực hành vi đạo đức, pháp luật và sự cần thiết thực hiện theo các chuẩn mực đó trong quan hệ với bản thân; với người khác; với công việc; với cộng đồng, đất nước, nhân loại; với môi trường tự nhiên. – Bước đầu hình thành thái độ tự trọng, tự tin vào bản thân, có trách nhiệm với hành động của mình; yêu thương, tôn trọng con người; mong muốn đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người; đồng tình với cái thiện, cái đúng, cái tốt; không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu. Bước đầu hình thành kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo các chuẩn mực đã học; kĩ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp trong các quan hệ và tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống. m chất, năng lực 150 149 2. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực - - SONG Về phẩm chất: Môn Đạo đức góp phần hình thành ở HS các phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Về năng lực: Cùng với việc góp phần hình thành những năng lực chung, môn Đạo đức hình thành và phát triển ở HS những năng lực đặc thù: năng lực điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân, tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế – xã hội. 6 3. Nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt ở môn Đạo đức lớp 3 Nội dung giáo dục Chủ đề Yêu cầu cần đạt Yêu nuoc GIÁO DỤC Nhân ái ĐẠO DÚC (55%) Chăm chỉ Trung thực Trách Em yêu Tổ quốc Việt Nam Quan tâm | hàng xóm láng giềng | Biết Quốc hiệu, Quốc kì, Quốc ca Việt Nam. Nếu được một số nét cơ bản về vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam. – Nhận ra Tổ quốc Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ. - Thực hiện được hành vi, việc làm thể hiện tình yêu Tổ quốc Việt Nam: nghiêm trang khi chào cờ và hát Quốc ca; yêu quý, bảo vệ thiên nhiên; trân trọng và tự hào về truyền thống lịch sử, văn hoá của đất nước. – Tự hào được là người Việt Nam. Nêu được một số biểu hiện của việc quan tâm đến hàng xóm láng giềng. - Biết vì sao phải quan tâm đến hàng xóm láng giềng. Quan tâm đến hàng xóm láng giềng bằng những lời nói, việc làm phù hợp. - nhấc - Đồng tình với những lời nói, việc làm tốt; không đồng tình với những lời nói, việc làm không tốt đối với hàng xóm láng giềng. Nếu Nếu được một số biểu hiện của ham học hỏi. Ham học – Nêu được lợi ích của việc ham học hỏi đối với lứa tuổi hỏi V | Giữ lời húa Tích cực hoàn nhiệm thành nhiệm vụ được một số biểu hiện của mình. ( SỐNG – Thực hiện được việc làm thể hiện sự ham học hỏi. – Nêu được một số biểu hiện của việc giữ lời hứa. – Nêu được vì sao phải giữ lời hứa. – Thực hiện giữ lời hứa bằng lời nói, việc làm cụ thể. – Đồng tình với những lời nói, hành động thể hiện việc giữ lời hứa; không đồng tình với lời nói, hành động không giữ lời hứa. - Nêu được một số biểu hiện của tích cực hoàn thành nhiệm vụ. – Nêu được vì sao phải tích cực hoàn thành nhiệm vụ. – Hoàn thành nhiệm vụ đúng kế hoạch, có chất lượng. Nhắc nhở bạn bè tích cực hoàn thành nhiệm vụ. 7 Kĩ năng nhận thức, quản lí GIÁO bản DỤC thân KI NĂNG SỐNG (25%) Nếu được một số điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Nêu được vì sao phải biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Khám phá – Thực hiện được một số cách đơn giản tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. bản thân Kĩ năng | Xử lí tự bảo vệ bất hoà – Rèn luyện để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân. – Nêu được một số biểu hiện bất hoà với bạn bè. - Nhận biết được lợi ích của việc xử lí bất hoà với bạn bè. với bạn bè – Thực hiện được một số cách đơn giản, phù hợp để quy tắc an GIÁO Chuẩn Tuân thủ DỤC muc PHÁP hành vi LUẬT pháp (10%) thông luật toàn giao giao xử lí bất hoà với bạn bè. Sẵn sàng giúp bạn bè xử lí bất hoà với nhau. Nếu được một số quy tắc an toàn giao thông thường gặp. Nhận biết được sự cần thiết phải tuân thủ quy tắc an toàn giao thông. Tuân thủ quy tắc an toàn giao thông phù hợp với nhà mô thủ quy tắc an toàn tuổi. lứa gi V - Đồng tình với những hành vi tuân thủ quy tắc an V KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ (10%) toàn giao thông; không đồng tình với những hành vi vi phạm quy tắc an toàn giao thông. II | GIỚI THIỆU SÁCH GIÁO KHOA ĐẠO ĐỨC 3 1. Sách giáo khoa Đạo đức 3 a. Quan điểm biên soạn Trên cơ sở mục tiêu, yêu cầu cần đạt và khung chương trình môn học, SGK Đạo đức 3 được biên soạn đảm bảo: - – Tỉnh pháp lí: tuân thủ Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa SGK. 8 – Tính kế thừa: kế thừa kinh nghiệm trong nước và quốc tế về viết SGK. – Tính vừa sức: phù hợp với đặc điểm của HS lớp 3. – Tính hệ thống: ma trận các chủ đề/bài học thống nhất, phát triển từ lớp 1 đến lớp 5. – Tính tích hợp: tích hợp nội môn giữa giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống, tích hợp liên môn giữa Đạo đức với Tiếng Việt, Mĩ thuật, Âm nhạc, Tự nhiên và Xã hội, Hoạt động trải nghiệm,... – Tỉnh phân hoá: các nhiệm vụ học tập được sắp xếp theo mức độ từ thấp đến cao. – Tính đa dạng: các thông tin, câu chuyện, tranh ảnh, bài tập tình huống,... phản ánh sự đa dạng của các vùng miền. – Tính thực tiễn: các tình huống, câu chuyện, bài tập,... được chắt lọc từ những tình huống tiêu biểu, xuất phát từ thực tiễn cuộc sống sinh động của HS. – Tính hiện đại: cập nhật và tận dụng nguồn tài liệu số hoá, tạo điều kiện cho sự linh hoạt, sáng tạo của GV và HS. - Tính phát triển: dựa trên lí thuyết phát triển tâm lí HS tiểu học, quy trình dạy học trải nghiệm: Từ kinh nghiệm rời rạc – Quan sát phản tỉnh - Khái niệm hoá – Thử nghiệm, vận dụng tích cực. Tính hấp dẫn: các câu chuyện, thông tin, hình ảnh chọn lọc, tiêu biểu, hình thức trình bày đẹp. b. Cấu trúc SGK và cấu trúc mỗi chủ đề bài học – Cấu trúc SGK: SGK Đạo đức 3 được cấu trúc theo tinh thần của Thông tư số 33/2017/ TT-BGDĐT, bao gồm: Hướng dẫn sử dụng sách, Lời nói đầu, Mục lục, Chủ đề/Bài học, Một số thuật ngữ dùng trong sách. Từ yêu cầu cần đạt của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 môn Giáo dục công dân, sách gồm 8 chủ đề, cụ thể hoá thành 10 bài học: Bài 1: Chào cờ và hát Quốc ca (2 tiết) US ỐNG Bài 2: Tự hào Tổ quốc Việt Nam (3 tiết) Bài 3: Quan tâm hàng xóm láng giềng (4 tiết) Bài 4: Ham học hỏi (3 tiết) Bài 5: Giữ lời hứa (3 tiết) Bài 6: Tích cực hoàn thành nhiệm vụ (3 tiết) Bài 7: Khám phá bản thân (5 tiết) Bài 8: Xử lí bất hoà với bạn bè (4 tiết) Bài 9: Đi bộ an toàn (2 tiết) Bài 10: An toàn khi tham gia các phương tiện giao thông (2 tiết) – Cấu trúc mỗi chủ đề/bài học: Mỗi chủ đề/bài học gồm các hoạt động: 9 + Khởi động: Huy động kiến thức, kinh nghiệm của HS liên quan đến bài học; giúp HS nhận ra những gì chưa biết và muốn biết; tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS. + Khám phá: HS chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng mới thông qua các hoạt động học tập khác nhau để trả lời các câu hỏi: Cần phải làm gì? Vì sao phải làm thế? Làm như thế nào? + Luyện tập: Củng cố và hoàn thiện những kiến thức, kĩ năng đã khám phá được. + Vận dụng: Hướng dẫn HS tự giác vận dụng những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống. 2. Sách giáo viên Đạo đức 3 SGV Đạo đức 3 là tài liệu hướng dẫn GV về mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp, phương tiện, tư liệu dạy học chung và từng bài trong chương trình. Cấu trúc SGV Đạo đức 3 gồm hai phần: Phần một: Hướng dẫn chung Gồm những nội dung chính sau: - Mục tiêu, yêu cầu cần đạt của môn Đạo đức cấp Tiểu học; – Nội dung, yêu cầu cần đạt của môn Đạo đức lớp 3; - – Tài liệu, phương tiện dạy học; – Phương pháp, hình thức dạy học; – Phương pháp kiểm tra, đánh giá. Phần hai: Hướng dẫn dạy học các bài cụ thể Trong phần này, từng bài được trình bày theo cấu trúc: - - Tên bài, thời lượng; KẾT NỐI TRI THỨC – Mục tiêu bài học; - - Thiết bị dạy học, học liệu; ƠI CUỘC SỐNG – Tiến trình dạy học; - - Đánh giá cuối bài. BỚI Lưu ý: Những hoạt động, phương pháp, phương tiện dạy học trong từng bài chỉ có tính chất gợi ý. GV cần cụ thể hoá, linh hoạt, sáng tạo trong việc lựa chọn và vận dụng cho phù hợp với trình độ của HS và điều kiện của GV, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của địa phương. Cấu trúc bài học 10 2 Khảm phá Nhận biết – Thiếu hiểu – Tin tưởng – Hành động tự giáo 3. Luyện tập 4. Viện đụng Thông Cập 1. Khởi động 3. Thiết bị, phương tiện dạy học Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát triển các công cụ và học liệu điện tử giúp khai thác tối ưu giá trị của các bộ SGK nói chung và SGK Đạo đức 3 nói riêng qua hai nền tảng sách điện tử Hành trang số và Tập huấn. Hai nền tảng này cho phép người dùng truy cập phiên bản số hoá của SGK mới và các học liệu điện tử bám sát chương trình SGK, qua đó giúp phong phú hoá tài liệu dạy và học, đồng thời khuyến khích người dùng ứng dụng các công cụ công nghệ thông tin trong quá trình tiếp cận chương trình mới. – Hành trang số là nền tảng sách điện tử của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, được truy cập tại tên miền hanhtrangso.nxbgd.vn. Hành trang số cung cấp phiên bản số hoá của SGK theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và cung cấp các học liệu điện tử hỗ trợ nội dung SGK và các công cụ hỗ trợ việc giảng dạy và học tập của GV và HS. – Hành trang số bao gồm ba tính năng chính: Sách điện tử, Luyện tập và Thư viện. + Tính năng Sách điện tử cung cấp trải nghiệm đọc và tương tác phiên bản số hoá của SGK theo chương trình mới. Trong đó, Hành trang số tôn trọng trải nghiệm đọc sách truyền thống với giao diện lật trang mềm mại, mục lục dễ tra cứu, đồng thời cung cấp các công cụ như: phóng to, thu nhỏ, đính kèm trực tiếp các học liệu bổ trợ lên trang sách điện tử, luyện tập trực quan các bài tập trong sách đi kèm kiểm tra, đánh giá,... + Tính năng Luyện tập cung cấp trải nghiệm làm bài tập phiên bản số hoá đối với các bài tập trong SGK và sách bài tập. Tính năng mang tới giao diện tối giản, thân thiện cùng các công cụ hỗ trợ hành vi tự luyện tập của người dùng. cung cấp hệ thống khách + Tính năng Thư viện cung cấp hệ thống kho học liệu điện tử bổ trợ chương trình SGK mới. Các học liệu điện tử được sắp xếp khoa học theo mục lục SGK và bám sát hình ảnh, chương trình, qua đó làm sinh động và phong phú hoá bài học. – Tập huấn là nền tảng tập huấn GV trực tuyến của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, được truy cập tại tên miền: taphuan.nxbgd.vn. Tập huấn cung cấp tài liệu tập huấn GV với đa dạng nội dung và định dạng, nhằm hỗ trợ GV toàn quốc trong việc tiếp cận tài liệu tập huấn, hỗ trợ hướng dẫn giảng dạy chương trình SGK mới vào bất kì thời điểm nào trong năm học. Như vậy, GV có thể truy cập tài liệu mọi lúc, mọi nơi với đa dạng các thiết bị điện tử, sử dụng trình chiếu trực tiếp trên lớp học; chủ động sử dụng nghiên cứu tại nhà, hỗ trợ cho quá trình biên soạn kế hoạch dạy học. Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 37/2021/TT- BGDĐT ngày 30 – 12 – 2021 về Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 3. Căn cứ theo thông tư trên, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã triển khai làm các thiết bị và học liệu cho môn Đạo đức 3 như sau: 11 – Bộ tranh về quê hương em. Mục đích sử dụng: Giúp HS nhận biết được một số việc làm thể hiện tình yêu quê hương. - Bộ tranh/ảnh về Tổ quốc Việt Nam. Mục đích sử dụng: Giúp HS nhận biết được Quốc kì, Quốc hiệu; hành vi, việc làm thể hiện tình yêu Tổ quốc. – Bộ tranh về Quan tâm hàng xóm láng giềng. Mục đích sử dụng: Giúp HS phân biệt được hành vi, việc làm phù hợp/chưa phù hợp về quan tâm hàng xóm, láng giềng. – Bộ tranh về Giữ lời hứa. Mục đích sử dụng: Giúp HS nhận biết được một số biểu hiện của việc giữ lời hứa. – Bộ sa bàn giao thông đường bộ. Mục đích sử dụng: Giúp HS nêu được một số quy tắc an toàn giao thông. – Video, clip Em yêu Tổ quốc Việt Nam. Mục đích sử dụng: Giáo dục tình yêu Tổ quốc. – Video, clip Quan tâm hàng xóm láng giềng. Mục đích sử dụng: HS biết ứng xử phù hợp trong tình huống để thể hiện quan tâm đến hàng xóm, láng giềng. – Video, clip Giữ lời hứa. Mục đích sử dụng: HS biết đưa ra cách ứng xử phù hợp trong tình huống để thực hiện lời hứa. – Video, clip Xử lí bất hoà với bạn bè. Mục đích sử dụng: HS biết đưa ra cách ứng xử phù hợp trong tình huống để xử lí bất hoà với bạn bè. GV có thể khai thác các thiết bị, học liệu trên phục vụ cho quá trình tổ chức các hoạt động của môn học. Lưu ý: bị sử dụng trang dày học Đạo đức c 1/ Dạy học Đạo đức theo tinh thần đổi mới phương pháp khuyến khích tăng cường sử dụng các thiết bị, phương tiện trong quá trình dạy học, tránh khuynh hướng dạy chay. Các phương tiện, thiết bị sử dụng trong dạy học Đạo đức có thể là: Tranh, ảnh, video, phiếu học tập, thẻ bày tỏ thái độ, máy chiếu, máy vi tính,... Các phương tiện, thiết bị này là điều kiện để đổi mới phương pháp dạy học, tăng tính hấp dẫn, hứng thú học tập của HS. Các phương tiện, thiết bị có thể do nhà trường trang bị, do GV chuẩn bị và cũng có thể do HS sưu tầm, điều tra, thực hiện với sự hướng dẫn, giúp đỡ của GV. 2/ Việc sử dụng thiết bị, phương tiện dạy học phải hợp lí, hiệu quả, đúng mức, đúng lúc và đúng chỗ, tuỳ thuộc vào nội dung, tính chất từng bài, tuỳ điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng lớp, từng trường, từng địa phương, tránh tình trạng lạm dụng trang thiết bị hoặc sử dụng một cách hình thức. III PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐẠO ĐỨC 3 1. Định hướng phương pháp dạy học phát triển năng lực Để hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực của HS thông qua các bài học Đạo đức, GV cần thực hiện các phương pháp, hình thức dạy học theo hướng: 12 Chú trọng tổ chức các hoạt động để HS khám phá, phân tích, khai thác thông tin, xử lí tình huống, trường hợp điển hình; tăng cường sử dụng các thông tin, tình huống, trường hợp ở thực tế cuộc sống xung quanh, gần gũi với đời sống HS trong việc phân tích, đối chiếu, minh hoạ để các bài học vừa có sức hấp dẫn, vừa nhẹ nhàng, hiệu quả; coi trọng tổ chức các hoạt động trải nghiệm để HS tự phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới, phát triển kĩ năng và thái độ tích cực, trên cơ sở đó hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực cho HS. - GV không giảng giải quá nhiều mà đóng vai trò là người định hướng, tổ chức, gợi mở, khích lệ, lắng nghe tích cực và tổng kết, tạo điều kiện cho HS được trải nghiệm, hoạt động và chủ động chia sẻ ý kiến. - – Kết hợp giữa các phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp dạy học hiện đại theo hướng tích cực hoá hoạt động của người học; tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học đặc thù của môn học như: kể chuyện, thảo luận nhóm, trò chơi, tập luyện theo mẫu hành vi,... – Kết hợp linh hoạt các hình thức dạy học: dạy học theo lớp, theo nhóm và cá nhân; dạy học ở trong lớp và ở ngoài lớp, ngoài khuôn viên nhà trường; tăng cường thực hành, rèn luyện kĩ năng trong các tình huống cụ thể của đời sống; tích cực sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại nhằm đa dạng, cập nhật thông tin, tạo hứng thú cho HS. - – Phát huy tối đa quyền được tham gia của HS, đồng thời kết nối với phụ huynh để cùng tham gia vào quá trình giáo dục con ở nhà. 2. Một số phương pháp dạy học môn Đạo đức Để dạy học môn Đạo đức theo định hướng phát triển năng lực HS, bên cạnh việc kế thừa và làm mới những phương pháp dạy học truyền thống như giảng giải, thuyết trình, đàm thoại,... GV cần thường xuyên áp dụng những phương pháp dạy học mới. Sau đây là một số phương pháp dạy học thường được sử dụng trong dạy học Đạo đức. a. Kể chuyện – Khái niệm: - tháp dụng pháp học Kể chuyện là phương pháp dùng lời để thuật lại câu chuyện, từ đó rút ra bài học giáo dục. – Các bước tiến hành: * Chuẩn bị: + GV lựa chọn câu chuyện phù hợp với chủ đề/bài học, khả năng tiếp thu của HS, tạo được hứng thú, có tác dụng giáo dục. + Xác định tư tưởng giáo dục chủ đạo, các tình tiết, tình huống cơ bản của truyện, đặc điểm nhân vật. + Tập kể chuyện trôi chảy. + Lựa chọn phương tiện trực quan minh hoạ cho truyện kể (tranh, ảnh, video,...). 13 14 * Kể chuyện: + GV giới thiệu khái quát về truyện kể nhằm định hướng cho HS nội dung câu chuyện. + GV/HS kể chuyện, kết hợp với trình bày trực quan. * Phân tích truyện kể: GV nêu câu hỏi liên quan đến truyện kể để khai thác biểu tượng về chuẩn mực hành vi. Bước này thường được thực hiện bằng phương pháp đàm thoại, thảo luận nhóm. – Yêu cầu: - + GV cần nắm vững nội dung, tư tưởng chủ đạo và bài học giáo dục của truyện. + Để việc kể chuyện tự nhiên, sinh động, GV/HS cần nhập vai, dùng ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu, kết hợp với các phương tiện trực quan. Gợi ý: Để hình thành và phát triển năng lực cho HS, GV cần tạo điều kiện cho HS tham gia kể chuyện ở những mức độ khác nhau. Ví dụ: Kể chuyện “Hàng xóm của cô chồn” (Bài 3: Quan tâm hàng xóm láng giềng). – GV hướng dẫn HS đọc truyện trong SGK. - – HS đọc truyện (đọc thầm), làm việc nhóm để kể chuyện phân vai. – HS chú ý quan sát, nhận xét cách kể chuyện phân vai của nhóm bạn. - - GV hỏi: Biết tin chồn mẹ bị ốm, hàng xóm đã làm gì? HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời câu hỏi. Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có ý kiến khác). - GV nhận xét, kết luận: Khi chồn mẹ bị ốm, hàng xóm đã sẵn sàng giúp đỡ chồn mẹ: voi giúp tưới nước cho cây; sóc rửa bát đĩa và lau dọn nhà cửa; chuột túi dỗ dành, chăm sóc hai chú chồn con. - GV hỏi: Khi được hàng xóm giúp đỡ, chôn mẹ cấm thấy thế nào - HS thảo luận nhóm đôi và cử đại diện trả lời. - - GV khen ngợi những câu trả lời đúng và kết luận: Sự quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng là việc mỗi người cần làm trong cuộc sống hằng ngày. b. Thảo luận nhóm – Khái niệm: Thảo luận nhóm là phương pháp tổ chức cho HS trao đổi với nhau theo nhóm để giải quyết một vấn đề giáo dục. – Các bước tiến hành: * Chuẩn bị: GV cần: + Xác định rõ nội dung thảo luận. + Dự kiến đáp án và khả năng tham gia thảo luận của HS. + Chuẩn bị phiếu thảo luận nhóm (nếu cần). * Thảo luận: + GV nêu nội dung thảo luận và cách thực hiện nhiệm vụ. + GV chia lớp thành các nhóm, giao nhiệm vụ, giới hạn thời gian, phát phiếu thảo luận (nếu có). + Các nhóm thảo luận. + HS đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. + Các nhóm nhận xét, bổ + GV nhận xét, kết luận. – Yêu cầu: sung. + Vấn đề thảo luận cần gần gũi, thiết thực, vừa sức. + Chia nhóm phù hợp về số lượng và trình độ, tránh việc chia nhóm quá đông khiến nhiều em không tham gia, hoặc các nhóm không cân sức. + Tạo không khí thân thiện, dân chủ trong thảo luận để HS tự do bày tỏ ý kiến; động viên khen ngợi kịp thời để HS phấn khởi, tích cực thảo luận. + GV cần nắm bắt kịp thời để hỗ trợ các nhóm gặp khó khăn trong quá trình thảo luận. Ví dụ: Quan sát tranh, thảo luận nhóm để nhận xét hành vi đúng/chưa đúng trong bài Chào cờ và hát Quốc ca. - GV phóng to bức tranh trong SGK, chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm từ 4 – 6 HS, giao nhiệm vụ: Hãy quan sát tranh, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: Em đồng tình hoặc không đồng tình với tư thế, hành vi của bạn nào khi chào cờ? – HS thảo luận nhóm, cử đại diện nhóm lên chỉ ra những bạn có vi đúng và những bạn cử - HS thảo luận nhóm, cử đại diện nhóm lên chỉ đại diện nhóm nhiên chỉ ra của anhung bản nào g khi chào cờ. Các HS khác ác quan sát. có hành vi chưa đúng khi chào cờ. Các HS khác quan - GV nhận xét, kết luận: quan sát lắng nghe, nhận xét, bổ sung. + Hành vi đúng: 4 bạn hàng đầu đang nghiêm trang khi chào cờ. + Hành vi chưa đúng: hai bạn nữ phía sau đang nói chuyện, một bạn nam đội mũ, quần áo xộc xệch, một bạn đặt tay lên vai bạn. c. Tập luyện theo mẫu hành vi – Khái niệm: Tập luyện theo mẫu hành vi là phương pháp tổ chức cho HS thực hiện các thao tác của mẫu hành vi. – Các bước tiến hành: - * Chuẩn bị: GV cần: + Xây dựng mẫu hành vi. + Chuẩn bị phương tiện, đối tượng làm mẫu. 15 16 + Dự kiến thời gian, thời điểm dành cho việc luyện tập. * Luyện tập: - + GV nêu rõ các yêu cầu cần đạt của việc tập luyện theo mẫu hành vi. + GV trình bày mẫu. + HS lặp lại mẫu hành vi, các HS khác nhận xét. + GV nhận xét, đánh giá. - Yêu cầu: + Mẫu hành vi cần phải phân tích được thành các thao tác cụ thể; có thể linh hoạt khi thực hiện, tránh cứng nhắc, máy móc. + Các thao tác của mẫu hành vi phải phù hợp với chủ đề/bài học và thực tiễn cuộc sống. + Cần uốn nắn ngay từ đầu những sai sót của HS khi thực hiện theo mẫu hành vi. + Cần tạo điều kiện cho mọi HS trong lớp đều được tập luyện. Ví dụ: Ở bài Chào cờ và hát Quốc ca, GV có thể tổ chức cho HS xem video chào cờ và hát Quốc ca. Sau đó, GV cho HS tập chào cờ và hát Quốc ca. – HS làm việc nhóm 4: 1 HS cầm cờ, 1 HS hỗ, 2 bạn chào cờ và hát Quốc ca. Các bạn lần lượt đổi vị trí cho nhau. – Các HS khác quan sát, nhận xét. - - – GV nhận xét, giúp HS chỉnh sửa hành vi chưa đúng, khen ngợi những em có hành vi đúng khi chào cờ và hát Quốc ca. d. Tổ chức trò chơi – Khái niệm: KẾT NỐI TRI THỨC Tổ chức trò chơi là phương pháp tổ chức cho HS thực hiện những hành động phù hợp với bài học thông qua một trò chơi nào đó. ST UNG - Các bước tiến hành: * Chuẩn bị: GV cần: + Thiết kế trò chơi: tên trò chơi, nội dung, cách chơi, luật chơi. + Dự kiến những HS tham gia trò chơi. + Chuẩn bị phương tiện phục vụ trò chơi. + Dự kiến thời gian chơi và khả năng thực hiện trò chơi của HS. * Tiến hành chơi: + GV hướng dẫn HS nắm vững trò chơi. + HS thực hiện trò chơi. + HS đánh giá việc thực hiện trò chơi. + GV nhận xét, đánh giá. – Yêu cầu: - + Trò chơi phải phù hợp với nội dung giáo dục, vừa sức với HS, có thể thực hiện trong thực tế. + Nên có những phương tiện vật chất cần thiết để nâng cao hiệu quả của trò chơi. + Cần tạo điều kiện cho đông đảo HS tham gia chơi, đặc biệt là những em nhút nhát. + Luật chơi rõ ràng, đánh giá khách quan, công bằng, giúp HS có hứng thú khi chơi. Ví dụ: Trò chơi “Đi theo đèn tín hiệu giao thông” (Bài 9: Đi bộ an toàn). - GV giới thiệu trò chơi, chọn đội chơi, phổ biến luật chơi: Đội chơi gồm từ 5 – 7 thành viên. Các thành viên xếp thành một hàng dọc và thực hiện theo hiệu lệnh của quản trò: + Đèn xanh: Người đứng sau đưa tay lên vai người đứng trước làm thành một đoàn tàu và di chuyển thật nhanh. + Đèn vàng: Vẫn đưa tay lên vai người đứng trước nhưng đi chậm lại. + Đèn đỏ: Khoanh hai tay trước ngực và dừng lại. Bạn nào thực hiện sai so với hiệu lệnh sẽ bị loại khỏi đội chơi và phải thực hiện một hình phạt vui vẻ (nhảy lò cò, đứng lên ngồi xuống,...). – Một số HS tham gia trò chơi, các bạn còn lại theo dõi và cổ vũ. – Kết thúc trò chơi, GV nhận xét ngắn gọn, khen ngợi các bạn chơi đúng luật. e. Điều tra – Khái niệm: Điều tra là phương pháp tổ chức cho HS tìm hiểu thực trạng cuộc sống xung quanh liên quan tới nội dung giáo dục của chủ đế/bài học. ỨC - Các bước tiến hành: * Chuẩn bị: GV cần: VỚI CUỘC SỐNG + Xác định nội dung điều tra. + Dự kiến kết quả điều tra. + Chuẩn bị phiếu điều tra. + Dự kiến thời gian, địa điểm, cách tiến hành điều tra, cách đánh giá kết quả; phối hợp các lực lượng giáo dục để hỗ trợ HS. * Thực hiện: + GV hướng dẫn HS: nội dung điều tra, cách tiến hành, địa điểm điều tra, thời hạn hoàn thành, cách đánh giá. + HS điều tra, hoàn thành các phiếu theo yêu cầu. + HS nộp phiếu điều tra/báo cáo, trình bày kết quả trước lớp; các HS khác nhận xét. + GV nhận xét, đánh giá, kết luận. 17 18 - Yêu cầu: + Nội dung điều tra cần phù hợp với chủ đề/bài học giáo dục, khả năng, kinh nghiệm của HS và điều kiện thực tế. + Nhiệm vụ điều tra mang ý nghĩa xã hội, có tác dụng giáo dục. + HS được tổ chức theo nhóm, mỗi nhóm nhiều trình độ và các nhóm có trình độ tương đương để tạo ra sự cân sức giữa các nhóm. + Nên tạo điều kiện cho các nhóm có sản phẩm điều tra tốt lên trình bày, HS được giải thích cách làm, tranh luận, bổ sung ý kiến cho nhau. Ví dụ: Sau khi học Bài 10: An toàn khi tham gia các phương tiện giao thông, GV có thể cho HS làm việc nhóm, điều tra về việc thực hiện các quy tắc an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông của các bạn HS trong lớp, trong trường (qua quan sát, phỏng vấn). g. Đóng vai – Khái niệm: Đóng vai là phương pháp HS thực hành, “làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. – Các bước tiến hành: + GV giới thiệu tình huống. + Các nhóm thảo luận, xây dựng kịch bản và phân công đóng vai. + Các nhóm lên đóng vai. + HS nhận xét, đánh giá. + GV nhận xét, kết luận. - Yêu cầu: KẾT NỐI TRỊ THỨC + Tính mục đích của tình huống phải thật rõ ràng. + Tình huống phải dễ đóng vai, không nên quá phức tạp. + Mọi HS đều được tham gia vào quá trình thảo luận, xây dựng kịch bản, được đóng vai hoặc phục vụ cho việc đóng vai của các bạn trong nhóm. Nên khích lệ cả những HS nhút nhát cùng tham gia. Trong khi các nhóm thảo luận, xây dựng kịch bản, GV cần đến từng nhóm quan sát, lắng nghe, kịp thời phát hiện những khó khăn, lúng túng của HS để hỗ trợ, điều chỉnh kịp thời. Ví dụ: Đóng vai xử lí tình huống trong hoạt động Luyện tập, Bài 9: Đi bộ an toàn. - – GV mời HS đọc tình huống trong SGK. – Tổ chức cho HS thảo luận và đóng vai thể hiện nội dung tình huống và đưa ra cách giải quyết phù hợp. – Mời các nhóm lên đóng vai. – Các nhóm nhận xét lẫn nhau. GV nhận xét và kết luận: Khi cần đi qua đường ở nơi không có vạch kẻ đường, em và bạn cần quan sát kĩ đến khi chắc chắn không có xe nào đang đến gần mới đi qua đường. Trong trường hợp đường quá đông, các em nên nhờ người lớn đưa qua đường để đảm bảo an toàn. Cùng với các phương pháp dạy học trên, GV có thể sử dụng các kĩ thuật dạy học như: kĩ thuật Khăn trải bàn, kĩ thuật Mảnh ghép, kĩ thuật Tia chớp,... IV ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN ĐẠO ĐỨC Việc đánh giá kết quả học tập của HS căn cứ vào Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 1. Mục đích, yêu cầu a. Mục đích Đánh giá là một khâu quan trọng của quá trình dạy học, nhằm cung cấp cho GV, HS, phụ huynh và các nhà quản lí thông tin về việc học tập của HS, biết được những điểm mạnh, sự tiến bộ của HS, cũng như những điểm cần được cải thiện; tạo cơ hội và thúc đẩy quá trình học tập của HS, tăng động lực và hứng thú học tập của HS. Những dữ liệu thu thập được trong quá trình đánh giá đồng thời là cơ sở thực tế để GV cải tiến phương pháp và hình thức tổ chức dạy học; các nhà quản lí phát triển chương trình giáo dục; giúp cha mẹ HS tích cực hợp tác với nhà trường trong quá trình giáo dục HS. b. Yêu cầu – Đánh giá HS thông qua mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn Đạo đức và những biểu hiện phẩm chất, năng lực của HS theo yêu cầu của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 môn Giáo dục công dân. - Đánh giá sự tiến bộ và vì sự tiến bộ của HS, khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của HS; giúp HS phát huy nhiều nhất khả năng, năng lực; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan, không so sánh HS này với HS khác, không tạo áp lực cho HS, GV và phụ huynh HS. 2. Nội dung đánh giá Việc đánh giá sẽ được xác định trên mức độ đạt được của HS về những phẩm chất và năng lực sau: – Những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. – Những năng lực cốt lõi: + Năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực đặc thù của môn học: phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi, tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế – xã hội. 3. Hình thức đánh giá Đánh giá kết quả trong môn Đạo đức được thực hiện thông qua đánh giá quá trình và đánh giá định kì. 19 a. Đánh giá quá trình Kết hợp đánh giá của GV với tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của HS, đánh giá của phụ huynh HS và đánh giá của cộng đồng, trong đó đánh giá của GV là quan trọng nhất. – GV căn cứ vào các biểu hiện về nhận thức, kĩ năng, thái độ của HS ở từng năng lực, phẩm chất để nhận xét, có biện pháp giúp đỡ kịp thời. – HS tự nhận xét và tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn về những biểu hiện của từng năng lực, phẩm chất. – Phụ huynh HS trao đổi, phối hợp với GV để động viên, giúp đỡ HS rèn luyện và phát triển năng lực, phẩm chất. b. Đánh giá định kì Đánh giá định kì là đánh giá kết quả giáo dục sau một giai đoạn học tập, rèn luyện nhằm xác định mức độ hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất của HS so với mục tiêu, yêu cầu của chương trình. - Đánh giá định kì về nội dung học tập trên ba mức: - + Hoàn thành tốt: HS thực hiện tốt các yêu cầu học tập và thường xuyên có các biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học. + Hoàn thành: HS thực hiện được các yêu cầu học tập và có các biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học. + Chưa hoàn thành: HS chưa thực hiện được các yêu cầu học tập hoặc chưa có các biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học. Đánh giá định kì đối với sự hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực trên ba mức: + Tốt: HS đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục, biểu hiện rõ và thường xuyên. + + Đạt: HS dục, Đat: Hs đáp ứng được yêu cầu giáo chưa biểu hiện ảnh sáng chưa thưởng xuyên. + Cần cố gắng: HS chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu giáo dục, biểu hiện chưa rõ. Đối với môn Đạo đức, không bắt buộc HS phải làm bài kiểm tra định kì và không đánh giá bằng điểm số mà đánh giá bằng nhận xét. Mục đích cuối cùng của môn Đạo đức là hình thành và phát triển các chuẩn mực hành vi cho HS. Do vậy, cần đánh giá cả về nhận thức và về hành vi thực hiện bài học của HS trong cuộc sống hằng ngày ở nhà, ở trường và ở cộng đồng, trong đó đặc biệt coi trọng việc đánh giá hành vi của HS. 4. Phương pháp đánh giá a. Phương pháp vấn đáp GV trao đổi với HS thông qua việc hỏi đáp để thu thập thông tin nhằm đưa ra những nhận xét, biện pháp giúp đỡ kịp thời. Bằng phương pháp này, GV có thể kiểm tra tri thức, hành vi, thái độ của HS. – Về tri thức, GV có thể yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: Vì sao? Như thế nào? Làm gì? 20 Ví dụ: Vì sao em cần quan tâm tới hàng xóm láng giềng? Em cần làm gì để thể hiện sự quan tâm tới hàng xóm láng giềng? (Bài 3: Quan tâm hàng xóm láng giềng). – Về hành vi, GV có thể yêu cầu HS tự đánh giá hành vi của mình bằng các câu hỏi: Em đã làm điều đó như thế nào? Ví dụ: Em đã làm gì để thể hiện sự quan tâm tới hàng xóm láng giềng? (Bài 3: Quan tâm hàng xóm láng giềng). – Về thái độ, GV có thể yêu cầu HS giải thích động cơ thực hiện hành vi của mình hoặc bày tỏ thái độ đồng tình hay không đồng tình với các ý kiến, hành vi có liên quan đến bài học. Ví dụ: Em đồng tình hoặc không đồng tình với việc làm của bạn nào? 1/ Cho hàng xóm mượn đồ; 2/ Vứt rác sang cổng nhà hàng xóm. Ở mức độ cao hơn, GV có thể cho HS trình bày ý kiến xử lí tình huống trên cơ sở gắn kiến thức của bài học với thực tiễn cuộc sống xung quanh, gần gũi với HS. Ví dụ: Em sẽ làm gì khi bác hàng xóm nhờ em trông em bé giúp trong khi bạn hàng xóm rủ em sang nhà xem phim. b. Phương pháp quan sát GV quan sát HS trong quá trình dạy học trên lớp, sử dụng phiếu quan sát, bảng kiểm tra, nhật kí ghi chép lại các biểu hiện của HS để sử dụng làm minh chứng đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của HS. Các nhận xét phải dựa trên các bằng chứng xác thực từ kết quả quan sát HS tham gia hoạt động học tập và hoạt động thực tiễn; nghiên cứu sản phẩm hoạt động của HS, đặc biệt là sản phẩm thực hành, ứng dụng và quan trọng nhất là quan sát cách HS giao tiếp, ứng xử, giải quyết các tình huống có vấn đề về đạo đức, pháp luật trong cuộc sống thực tiễn. Ví dụ: GV có thể quan sát HS thể hiện việc ham học hỏi trong lớp như thế nào qua thái độ, việc làm cụ thể như: lắng nghe thầy, cô giáo giảng bài, tích cực phát biểu, hỏi thầy cô Ki và bảng sách ững vấn để mình chưa hiểu, thích chia sẻ về những điều mình đã tìm vở c. Phương pháp đánh giá qua bài viết GV sử dụng các bài kiểm tra gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo mức độ, yêu cầu cần đạt của chương trình, dưới hình thức trắc nghiệm, tự luận hoặc kết hợp trắc nghiệm và tự luận để đánh giá mức đạt được về các nội dung giáo dục cần đánh giá. d. Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của HS GV nhận xét, đánh giá về các sản phẩm, kết quả hoạt động của HS, từ đó đánh giá HS theo từng nội dung đánh giá có liên quan. HS lớp 3 chủ yếu thực hiện các hành vi của mình ở gia đình và nhà trường. Vì vậy, GV có thể tham khảo ý kiến của gia đình HS về thái độ, hành vi đạo đức của HS khi ở nhà. Ví dụ: Khi dạy Bài 3: Quan tâm hàng xóm láng giềng, GV có thể cho HS hoàn thành phiếu học tập, có ý kiến nhận xét của gia đình HS về những việc các em đã làm để thể hiện sự quan tâm tới hàng xóm láng giềng. 21 PHẦN HAI HƯỚNG DẪN DẠY HỌC CÁC BÀI CỤ THỂ Chủ đề 1 ) EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM n Bài 1 | CHÀO CỜ VÀ HÁT QUỐC CA (2 tiết) I MỤC TIÊU Sau bài học này, HS sẽ: – Nhận biết được Quốc hiệu, Quốc kì, Quốc ca Việt Nam. – Thực hiện được nghiêm trang khi chào cờ và hát Quốc ca. - Hình thành và phát triển lòng yêu nước; biết điều chỉnh bản thân để có thái độ và hành vi chuẩn mực khi chào cờ và hát Quốc ca. II CHUẨN BỊ – SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 3; – Bộ tranh có liên quan đến chủ đề, bài học; - – Giấy vẽ, bút màu, lá cờ Việt Nam; NỖI – Thể bày tỏ ý kiến, thái độc GT TRI THỨC – Máy vi tính, máy chiếu, video chào cờ và hát Quốc ca (nếu có). III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Khởi động Tổ chức hoạt động tập thể Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập của HS và kết nối với bài học mới. Cách tiến hành: Tổ chức hoạt động tập thể. Cách 1: HS nghe/hát bài “Lá cờ Việt Nam” (sáng tác: Lý Trọng – Đỗ Mạnh Thường) và trả lời câu hỏi. – Bài hát nói về điều gì? 22 - Chia sẻ cảm xúc của em khi nghe/hát bài hát đó. Cách 2: HS xem video chào cờ và hát Quốc ca; chia sẻ cảm xúc của bản thân khi xem video đó. 2. Khám phá Hoạt động 1 Tìm hiểu Quốc hiệu, Quốc kì, Quốc ca Việt Nam Mục tiêu: HS nhận biết được Quốc hiệu, Quốc kì, Quốc ca Việt Nam. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc đoạn hội thoại trong SGK và trả lời câu hỏi: + Quốc hiệu của nước ta là gì? + Hãy mô tả Quốc kì Việt Nam. + Nêu tên bài hát và tác giả Quốc ca Việt Nam. + Vì sao phải nghiêm trang khi chào cờ và hát Quốc ca? – HS thảo luận, trả lời câu hỏi. HS khác nhận xét, bổ sung. – GV nhận xét, kết luận: - + Quốc hiệu là tên một nước. Quốc hiệu của nước ta là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. + Quốc kì là lá cờ của một quốc gia. Quốc kì của Việt Nam là lá cờ đỏ sao vàng (GV có thể cho HS quan sát, nhận diện Quốc kì của một số quốc gia khác). + Quốc ca là bài hát ca ngợi truyền thống dân tộc. Quốc ca Việt Nam là bài “Tiến quân ca” do cố nhạc sĩ Văn Cao sáng tác (Nếu chọn phương án Khởi động 1, GV có thể cho HS xem video chào cờ và hát Quốc ca ở phần này). + Nghiêm trang khi chào cờ và hát Quốc ca là thể hiện tình yêu Tổ quốc và niềm tự hào dân tộc. Hoạt động 2 Tìm hiểu những việc cần làm khi chào cờ và hát Quốc ca những việc cần làm khi chào có vài Mục tiêu: HS biết những việc cần làm khi chào cờ và hát Quốc ca. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, quan sát tranh trong SGK (hoặc GV chiếu tranh lên bảng) và trả lời câu hỏi: + Khi chuẩn bị chào cờ, em cần phải làm gì? + Khi chào cờ, em cần giữ tư thế như thế nào? + Khi chào cờ, em cần hát Quốc ca như thế nào? - Đại diện một vài nhóm trả lời câu hỏi, HS khác lắng nghe, góp ý, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận: — + Khi chuẩn bị chào cờ, em cần chỉnh sửa lại trang phục, bỏ mũ, nón. + Khi chào cờ, em cần giữ tư thế nghiêm trang, dáng đứng thẳng, mắt nhìn cờ Tổ quốc (có thể đặt tay phải lên ngực trái). 23 + Khi chào cờ, em cần hát Quốc ca to, rõ ràng, trôi chảy, diễn cảm. Gợi ý: GV có thể cho HS xem video chào cờ và hát Quốc ca, sau đó thực hiện tiếp các bước như trên. 3. Luyện tập Mục tiêu: Củng cố tri thức, kĩ năng vừa khám phá, điều chỉnh hành vi lệch chuẩn khi chào cờ và hát Quốc ca. Cách tiến hành: Bài tập 1. Nhận xét hành vi Cách 1: - GV phóng to bức tranh trong SGK, chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm từ 4 – 6 HS, giao nhiệm vụ: Hãy quan sát tranh, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: Trong bức tranh này, bạn nào có tư thế, hành vi đúng/chưa đúng khi chào cờ? - – HS thảo luận nhóm, cử đại diện nhóm trả lời kết quả thảo luận. Các HS khác quan sát, nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận: + Hành vi đúng: 4 bạn đứng đầu hàng: nghiêm trang khi chào cờ. + Hành vi chưa đúng: 2 bạn nữ đứng sau nói chuyện với nhau, 1 bạn nam đội mũ, áo quần xộc xệch, bạn nam bên cạnh khoác vai bạn không nhìn cờ mà nhìn bạn. Cách 2: HS làm việc cá nhân, quan sát tranh trong SGK, giơ thẻ bày tỏ thái độ khi GV chỉ vào từng bạn trong tranh. Bài tập 2. Đưa ra lời khuyên cho bạn TRI THỨC đóng vai, đưa ra lời khuyên c Cách 1: HS thảo luận nhóm, đóng vai, đưa ra lời khuyên cho bạn. óm Cách 2: Thảo luận tập thể + kĩ thuật Tia chớp. — GV lần lượt chiếu tranh lên bảng. – HS đưa ra lời khuyên nhanh, ngắn gọn cho bạn. Gợi ý lời khuyên: Tranh 1: Khuyên bạn nữ nên ra chào cờ, khuyên bạn nam nên tập hát Quốc ca để hát khi chào cờ; Tranh 2: Bạn nên bỏ mũ, không nên tranh giành khi chào cờ. 4. Vận dụng Mục tiêu: HS thể hiện được thái độ, hành vi đúng khi chào cờ và hát Quốc ca. Cách tiến hành: 1. Chia sẻ những việc em cần làm khi chào cờ và hát Quốc ca Cách 1: Thảo luận tập thể + kĩ thuật Tia chớp. HS kể nhanh, ngắn gọn những việc cần làm khi chào cờ và hát Quốc ca. 24 2. Vẽ và tô màu lá cờ Việt Nam GV hướng dẫn HS vẽ và tô màu lá cờ Việt Nam (HS có thể thực hiện hoạt động này ở lớp hoặc ở nhà). 3. Em cùng các bạn tập chào cờ và hát Quốc ca – HS làm việc nhóm 4: một bạn cầm cờ, một bạn hô, hai bạn chào cờ và hát Quốc ca. Các bạn lần lượt đổi vị trí cho nhau. – Các HS khác quan sát, nhận xét. - – HS tập hát Quốc ca ở nhà và trong giờ Âm nhạc. Lưu ý: Nếu HS chưa thuộc Quốc ca thì GV có thể bật băng ghi âm hoặc chiếu video chào cờ và hát Quốc ca để HS làm theo. Thông điệp: GV chiếu/viết thông điệp lên bảng, HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vào SGK, đọc. Tổng kết bài học - GV nêu yêu cầu để tổng kết bài học: + Hãy nêu 3 điều em học được qua bài học. + Hãy nêu 3 điều em thích ở bài học. + Hãy nêu 3 việc em cần làm sau bài học. – HS trình bày ý kiến. - GV tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. Ứ C - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen những HS tích cực; sự tham gia của H rong giờ học nhắc nhở, động viên những HS còn nhút nhát, chưa tích cực. ĐỊNH HƯỚNG ĐÁNH GIÁ Qua hỏi – đáp và quan sát thái độ, hành động của HS để đánh giá trên các mức: 1. Hoàn thành tốt: Nếu được Quốc hiệu, Quốc kì, Quốc ca Việt Nam; Thực hiện được nghiêm trang khi chào cờ và hát Quốc ca. 2. Hoàn thành: Thực hiện được các yêu cầu trong mục tiêu của bài nhưng chưa đầy đủ. 3. Chưa hoàn thành: Chưa thực hiện được các yêu cầu đã nêu trong mục tiêu của bài. 25 Bài 2 | TỰ HÀO TỔ QUỐC VIỆT NAM (3 tiết) I MỤC TIÊU Sau bài học này, HS sẽ: – Nêu được một số nét cơ bản về vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam. – Nhận ra Tổ quốc Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ. – Thực hiện được hành vi, việc làm để thể hiện tình yêu Tổ quốc Việt Nam: yêu quý, - bảo vệ thiên nhiên; trân trọng và tự hào về truyền thống lịch sử, văn hoá của đất nước. – Tự hào được là người Việt Nam. – Rèn năng lực điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân. – Hình thành và phát triển lòng yêu nước. II CHUẨN BỊ – SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 3; - - – Bộ tranh ảnh về vẻ đẹp của Tổ quốc Việt Nam; – Thẻ bày tỏ thái độ; – Video về vẻ đẹp Việt Nam; Bài giảng Powerpoint (nếu có). C. – Máy vi tính, máy chiếu, bài giảng powerpoint (nếu có). MỚI CUỘC SỐNG III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Khởi động Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. Cách tiến hành: – GV tổ chức cho HS nghe/hát/xem video bài hát “Việt Nam ơi” (sáng tác: Bùi Quang Minh) hoặc bài “Em yêu Tổ quốc Việt Nam” (sáng tác: An Thuyên). – HS trả lời câu hỏi: - + Bài hát thể hiện sự tự hào về điều gì? + Chia sẻ cảm xúc của em khi nghe/hát/xem bài hát đó. - GV nhận xét, dẫn vào bài mới. 26 2. Khám phá Hoạt động 1 Khám phá vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam Mục tiêu: HS nêu được một số vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam và biết bày tỏ niềm yêu mến, tự hào trước những vẻ đẹp đó. Cách tiến hành: * Vẻ đẹp của đất nước Việt Nam Cách 1: Sử dụng phương pháp trực quan, thảo luận nhóm. – GV chiếu các hình ảnh trong SGK lên bảng hoặc HS quan sát trong SGK. - HS - — - quan sát, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: + Những hình ảnh trên có nội dung gì? + Em có cảm nhận gì về những hình ảnh đó? Các HS khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét và kết luận: Những hình ảnh trên thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên và truyền thống văn hoá của Việt Nam. Những vẻ đẹp đó khiến chúng ta thêm yêu mến, tự hào về quê hương, đất nước Việt Nam. – GV yêu cầu: Hãy kể thêm những vẻ đẹp khác của đất nước Việt Nam và chia sẻ cảm xúc của em trước những vẻ đẹp đó. – HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi (mỗi HS chỉ cần nêu một vẻ đẹp). Cách 2: Sử dụng phương pháp trực quan và kĩ thuật Tia chớp. – GV lựa chọn video giới thiệu về Việt Nam: “Vẻ đẹp Việt Nam”. hôm nhiều với Việt Nam: – HS quan sát, trả lời nhanh câu hỏi: “Về đẹp Việt N + Video nói đến vẻ đẹp nào của đất nước Việt Nam? G + Hãy chia sẻ cảm nhận của em về vẻ đẹp đó. + Hãy nêu thêm những vẻ đẹp khác của đất nước Việt Nam. Vẻ đẹp của con người Việt Nam – GV chiếu những hình ảnh trong SGK lên bảng hoặc HS quan sát trong SGK. – HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: - + Những hình ảnh trên thể hiện những vẻ đẹp gì của con người Việt Nam? + Em có cảm nhận gì về những vẻ đẹp đó? + Hãy chia sẻ thêm về những vẻ đẹp khác của con người Việt Nam. – Các HS khác nhận xét, bổ sung. – GV nhận xét và kết luận: Những hình ảnh trên nói về vẻ đẹp của con người Việt Nam: 27 + Vẻ đẹp của tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm (thể hiện qua hình ảnh người lính hải quân canh giữ biển đảo). + Vẻ đẹp của truyền thống lao động cần cù, sáng tạo (thể hiện qua hình ảnh những người thợ may cần cù lao động). + Vẻ đẹp của lòng nhân ái (thể hiện qua hình ảnh trợ giúp đồng bào khó khăn). + Vẻ đẹp của truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo (thể hiện qua hình ảnh học trò tri ân thầy, cô giáo nhân ngày 20 tháng 11). Những vẻ đẹp đó khiến chúng ta thêm yêu mến và tự hào khi là người Việt Nam. Hoạt động 2 Khám phá sự phát triển của quê hương, đất nước Mục tiêu: HS nêu được sự phát triển của đất nước Việt Nam trên một số lĩnh vực. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh trong SGK và trả lời câu hỏi: + Nêu cảm nhận của em về sự phát triển của đất nước Việt Nam qua những bức ảnh trên. + Chia sẻ thêm về sự phát triển của quê hương, đất nước mà em biết. – HS khác quan sát, lắng nghe, nhận xét, bổ sung. - - GV nhận xét, kết luận: Từ khi đổi mới (từ năm 1986 đến nay) đất nước ta đã phát triển mạnh mẽ: điện thắp sáng thay đèn dầu; trường học kiên cố, khang trang thay cho lớp học nhà tranh, vách đất; cầu đường hiện đại thay cho chiếc phà cũ kĩ;... Đời sống vật chất của người dân ngày càng no đủ, đời sống tinh thần ngày càng phong phú. Là người Việt Nam, chúng ta cần tự hào về sự phát triển mạnh r mẽ đó. Hoạt động | Tìm hiểu những việc cần làm để thể hiện tình yêu Tổ quốc - GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK hoặc chiếu tranh lên bảng, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: + Các bạn trong tranh đang làm gì? Việc làm của các bạn thể hiện điều gì? + Hãy kể thêm những việc cần làm để thể hiện tình yêu đối với Tổ quốc. – Đại diện nhóm trả lời câu hỏi, các HS khác nhận xét, bổ sung. – Gợi ý: - + Các tranh thể hiện việc yêu quý, bảo vệ thiên nhiên: Tranh 1, 2, 3. + Các tranh thể hiện sự trân trọng và tự hào về truyền thống lịch sử, văn hoá của đất nước: Tranh 4, 5, 6, 7, 8. GV kết luận: Mỗi chúng ta cần thể hiện tình yêu Tổ quốc bằng những hành động thiết thực, phù hợp như: yêu quý, bảo vệ thiên nhiên, trân trọng và tự hào về truyền thống lịch sử, văn hoá của đất nước,... 28 3. Luyện tập Mục tiêu: HS củng cố những tri thức vừa khám phá về đất nước, con người Việt Nam, thực hành xử lí tình huống cụ thể. Cách tiến hành: Bài tập 1. Bày tỏ ý kiến – GV dùng kĩ thuật Tia chớp, nêu câu hỏi và lần lượt chiếu từng ý kiến lên bảng. - HS đọc các ý kiến trong SGK (hoặc GV phóng to các ý kiến trên bảng), giơ thẻ bày tỏ ý kiến và trả lời câu hỏi. - GV nhận xét, phân tích, kết luận: a. Không đúng: Chỉ yêu gia đình mình không thôi thì chưa đủ. Phải yêu thương bạn bè, thầy cô, hàng xóm láng giềng, rộng hơn là yêu Tổ quốc Việt Nam. b. Đúng: Tìm hiểu lịch sử của đất nước để hiểu thêm về đất nước, yêu quý và tự hào về đất nước. c. Đúng: Chúng ta có được đất nước tươi đẹp, phát triển mạnh mẽ như ngày hôm nay là do công lao to lớn của thế hệ đi trước. Do vậy, chúng ta cần biết ơn với những người có công với quê hương, đất nước. d. Đúng: Cần học tập tốt để sau này xây dựng quê hương, đất nước. e. Đúng: Bảo vệ thiên nhiên là góp phần bảo vệ vẻ đẹp của quê hương, đất nước. g. Đúng: Tự hào được là người Việt Nam là biểu hiện của tình yêu Tổ quốc. Bài tập 2. Nhận xét hành vi NỐI TRI THỨC - GV nêu yêu cầu. g tình không đồng tỉnh bỗng thể. – HS bày tỏ thái độ đồng tình/không đồng tình bằng thẻ. – GV mời một số HS giải thích lí do sự lựa chọn của mình. Các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận: — a. Không đồng tình, vì món ăn Việt Nam là truyền thống văn hoá của dân tộc, cần trân trọng. b. Đồng tình, vì Thảo đã thể hiện niềm tự hào về quê hương, đất nước. c. Đồng tình, vì Cường đã thể hiện tình yêu với vẻ đẹp của quê hương, đất nước. d. Đồng tình, vì Thương thể hiện tình yêu đối với tiếng Việt. e. Không đồng tình, vì Đô không thể hiện tình yêu Tổ quốc. g. Không đồng tình, vì Hoàng chưa thể hiện tình yêu đất nước, nơi mình sinh ra và lớn lên. 29 Bài tập 3. Lời khuyên cho bạn Đóng vai xử lí tình huống: - – GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm đưa ra lời khuyên cho bạn trong một tình huống. - – HS thảo luận nhóm, xây dựng kịch bản, đóng vai đưa ra lời khuyên cho bạn. - GV nhận xét, khen ngợi cách xử lí đúng. Gợi ý lời khuyên: a. Khuyên Ngọc và các bạn nên tham gia vì sẽ khám phá được nhiều điều thú vị về đất nước, con người Việt Nam. Đó cũng là một cách học tập và để thể hiện tình yêu với quê hương, đất nước. b. Khuyên Tuấn: Quê hương nào cũng có những vẻ đẹp riêng. Hãy giới thiệu về vẻ đẹp của cảnh vật quê hương, của tình cảm quê hương, con người quê hương. c. Khuyên Linh: Cất đồ cũ để làm kỉ niệm cũng tốt nhưng lâu dần sẽ bị hỏng, lại chật nhà. Nên chia sẻ với những người khó khăn cần đến những món đồ đó. d. Khuyên Trung: Bác Hồ nói: “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ/Tuỳ theo sức của mình”. Nhỏ tuổi vẫn có thể thể hiện tình yêu Tổ quốc qua những việc làm phù hợp như: chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên; yêu thương, chăm sóc người thân; giúp đỡ bạn bè; học tập tốt để sau này xây dựng Tổ quốc;... Bài tập 4. Đóng vai hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam HS làm việc nhóm, xây dựng đề cương bài hướng dẫn theo một trong những nội dung gợi ý trong SGK hoặc nội dung khác phù hợp với em, sau đó tập trình bày. 4. Vận dụng VỚI CUỘC SỐNG Mục tiêu: HS thể hiện tình yêu Tổ quốc qua một số việc làm phù hợp. Cách tiến hành: 1. Chia sẻ những việc em đã và sẽ làm để thể hiện tình yêu Tổ quốc HS làm việc cá nhân, lập bảng theo mẫu trong SGK, ghi những việc em đã làm và những việc em dự định sẽ làm, sau đó chia sẻ trước lớp. 2. Sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ về tình yêu quê hương, đất nước HS có thể thực hiện bài tập này ở nhà, buổi học tiếp theo chia sẻ cùng thầy cô và các bạn. 3. Viết một đoạn văn chia sẻ về niềm tự hào được là người Việt Nam HS có thể thực hiện bài tập này trong giờ học buổi chiều. 30 Thông điệp: GV chiếu/viết thông điệp lên bảng, HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vào SGK, đọc. Tổng kết bài học - GV nêu yêu cầu để tổng kết bài học: + Hãy nêu 3 điều em học được qua bài học. + Hãy nêu 3 điều em thích ở bài học. + Hãy nêu 3 việc em cần làm sau bài học. – HS trình bày ý kiến. - – GV tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn nhút nhát, chưa tích cực. ĐỊNH HƯỚNG ĐÁNH GIÁ Qua hỏi – đáp và quan sát thái độ, hành động của HS để đánh giá trên các mức: 1. Hoàn thành tốt: Nếu được một số nét cơ bản về vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam; Nhận ra sự phát triển mạnh mẽ của Tổ quốc Việt Nam; Thực hiện được những việc làm để thể hiện tình yêu Tổ quốc; Bày tỏ thái độ tự hào được là người Việt Nam. 2. Hoàn thành: Thực hiện được những yêu cầu trên nhưng chưa đầy đủ. 3. Chưa hoàn thành: Chưa thực hiện được các yêu cầu đã nêu trong mục tiêu của bài. KẾT NŨI TRÍ THỨC VỚI CUỘC SỐNG 31 Chủ đề 2 ) QUAN TÂM HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG Bài 3 QUAN TÂM HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG (4 tiết) I MỤC TIÊU Sau bài học này, HS sẽ: – Nêu được một số biểu hiện của việc quan tâm đến hàng xóm láng giềng. - Biết vì sao phải quan tâm đến hàng xóm láng giềng. - Quan tâm đến hàng xóm láng giềng bằng những lời nói, việc làm phù hợp. – Đồng tình với những lời nói, việc làm tốt; không đồng tình với những lời nói, việc làm không tốt đối với hàng xóm láng giềng. – Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi. - Hình thành phẩm chất nhân ái. II CHUẨN BỊ – SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 3; – Tranh ảnh, truyện, thơ ca, thành ngữ, tục ngữ, bài hát, những ví dụ thực tế gắn với chủ đề; – Thẻ bày tỏ thái độ đồng tình, không đồng tình; - Máy chiếu, máy tính (nếu có). VỚI CUỘC III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Khởi động Chia sẻ trải nghiệm THỨC SỐNG Mục tiêu: Tìm hiểu những trải nghiệm đã có của HS về mối quan hệ hàng xóm láng giềng, tạo tâm thế cho HS và kết nối với bài học mới. Cách tiến hành: — - GV mời một vài HS kể về một người hàng xóm mà em yêu quý theo gợi ý: + Tên người hàng xóm. + Vì sao em yêu quý người hàng xóm đó? – HS kể về người hàng xóm trước lớp. - – GV động viên, khích lệ HS chia sẻ và dẫn dắt vào bài. 32 2. Khám phá Hoạt động 1 Tìm hiểu một số biểu hiện của việc quan tâm hàng xóm láng giềng Mục tiêu: HS nêu được một số biểu hiện của việc quan tâm hàng xóm láng giềng. Cách tiến hành: – GV tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi, giao nhiệm vụ cho HS quan sát 4 bức tranh trong SGK và trả lời câu hỏi: Nêu những việc làm thể hiện sự quan tâm hàng xóm láng giềng trong những bức tranh. – HS thực hiện nhiệm vụ. GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS khi cần thiết. - GV mời một vài HS nêu nội dung các bức tranh. - GV kết luận: + Tranh 1: Khi gặp bác hàng xóm, bạn nữ đã chào hỏi lễ phép và hỏi thăm bác. Điều đó thể hiện bạn quan tâm và lễ phép với bác hàng xóm. + Tranh 2: Mẹ bảo bạn nữ mang rau biểu cô hàng xóm. Việc làm đó thể hiện bạn nữ và mẹ biết quan tâm, chia sẻ với hàng xóm. + Tranh 3: Bạn nam cùng mẹ sang hỏi thăm sức khoẻ ông hàng xóm. Việc làm đó thể hiện bạn nam và mẹ quan tâm, lo lắng cho sức khoẻ của ông hàng xóm. + Tranh 4: Bạn nam cùng bố sang chúc tết bác hàng xóm. Điều đó thể hiện việc quan tâm, tạo dựng mối quan hệ tốt với những người hàng xóm. - GV đặt tiếp câu hỏi để HS trả lời: Em còn biết những việc làm nào khác thể hiện sự quan tâm hàng xóm láng giềng? - GV mời một vài HS trả lời. - - GV nhận xét các u trả câu trả lời của HS, khen ngợi các cấu trị của – GV nhận xét các câu trả lời của HS, khen ngợi các câu trả lời đúng. - GV kết luận: Hàng xóm láng giềng cần quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau. Dù còn nhỏ, các em cũng cần biết làm các việc phù hợp với lứa tuổi để thể hiện sự quan tâm hàng xóm láng giềng như: chào hỏi khi gặp hàng xóm, hỏi thăm khi hàng xóm có chuyện buồn, giúp đỡ hàng xóm khi cần thiết,... Hoạt động 2 Tìm hiểu vì sao phải quan tâm hàng xóm láng giềng Mục tiêu: HS hiểu được ý nghĩa của việc quan tâm đến hàng xóm láng giềng bằng những việc làm cụ thể qua các câu chuyện: Hàng xóm của cô chồn, Giúp đỡ hàng xóm. Cách tiến hành: a. Đọc truyện Hàng xóm của cô chồn - – GV mời 1 – 2 HS đọc truyện. – HS chú ý lắng nghe bạn đọc. – GV đặt câu hỏi: Biết tin chồn mẹ bị ốm, hàng xóm đã làm gì? 33 34 – HS trả lời, GV nhận xét, kết luận: Khi chồn mẹ bị ốm, hàng xóm đã sẵn sàng giúp đỡ: voi giúp tưới nước cho cây; sóc rửa bát đĩa và lau dọn nhà cửa; chuột túi dỗ dành, chăm sóc hai chú chồn con. – GV tiếp tục nêu câu hỏi: Khi được hàng xóm giúp đỡ, chồn mẹ cảm thấy thế nào? - GV khuyến khích một vài HS trả lời. – HS trả lời, GV khen ngợi các câu trả lời đúng. b. Kể chuyện theo tranh Giúp đỡ hàng xóm - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4, giao nhiệm vụ cho HS quan sát 4 bức tranh trong SGK và xây dựng nội dung câu chuyện. – HS thảo luận nhóm và cử đại diện nhóm kể chuyện theo tranh. - GV treo tranh phóng to (hoặc chiếu tranh) lên bảng và mời HS lên kể chuyện. – Đại diện các nhóm HS lên bảng kể chuyện. - – GV và cả lớp lắng nghe phần kể chuyện của các nhóm. - GV khen ngợi các nhóm có phần kể chuyện hay, hấp dẫn. Gợi ý truyện: Trên đường đi học bơi về, Kiên và Hải nhìn thấy bà Lan hàng xóm đang xách đồ khá nặng. Trời nắng, nóng làm bà toát mồ hôi và nhìn có vẻ mệt mỏi. Kiên bảo Hải: “Bà Lan xóm mình kìa, chúng mình xách đồ giúp bà đi!”. Nói rồi, hai bạn đến gần bà và nói: “Bà để chúng cháu xách giúp ạ!”. Bà Lan đưa túi đồ cho hai bạn và nói: “Hôm nay nắng nóng quá làm bà thấy mệt hơn, may quá gặp các cháu, các cháu mang giúp bà nhé!”. Bà Lan và hai bạn vừa đi về nhà vừa chuyện trò vui vẻ. Hải và Kiên mang đồ đến anh viên nhà cháu chuyện trò vui tận cửa nhà bà, bà nói: “Cảm ơn các cháu, các cháu ngoan quá!”. Hai bạn chào bà và tiếp tục đi về nhà, cả hai cảm thấy rất vui vì đã giúp đỡ được hàng xóm. − GV đặt câu hỏi: - + Các bạn đã làm gì để giúp bà hàng xóm? Việc làm đó có ý nghĩa gì? + Theo em, vì sao phải quan tâm hàng xóm láng giềng? – HS trả lời, GV nhận xét, kết luận: Các bạn đã xách đồ giúp bà hàng xóm, việc làm đó đã giúp bà đỡ mệt hơn. Mỗi người không thể sống tách biệt với cộng đồng, vì thế chúng ta cần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh, ở khu dân cư chính là mối quan hệ hàng xóm láng giềng. Để có mối quan hệ tốt với hàng xóm láng giềng, mỗi người cần biết đoàn kết, tương trợ, quan tâm, chia sẻ với nhau. Xây dựng mối quan hệ xóm giềng tốt đẹp là truyền thống từ bao đời nay của dân tộc ta, góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở khu dân cư, thôn, xóm, tổ dân phố. 3. Luyện tập Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức và hình thành kĩ năng bày tỏ ý kiến, nhận xét hành vi, xử lí tình huống cụ thể. Cách tiến hành: Bài tập 1. Bày tỏ ý kiến - – GV quy ước cách bày tỏ ý kiến bằng thẻ (thẻ xanh/đỏ; thẻ mặt cười/mặt mếu). - GV mời một HS lên trước lớp đọc các ý kiến. Với mỗi ý kiến, GV cho HS giơ thẻ bày tỏ thái độ của mình và giải thích lí do. – HS bày tỏ thái độ qua thẻ và lí giải sự lựa chọn của bản thân. - – GV kết luận: Đồng tình với ý kiến 1 vì ở lứa tuổi nào cũng cần quan tâm hàng xóm láng giềng bằng những việc làm phù hợp; không đồng tình với ý kiến 2, 3. Bài tập 2. Nhận xét hành vi — GV tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi, quan sát 6 bức tranh trong SGK và đưa ra nhận xét về những việc làm của các bạn. – HS thực hiện nhiệm vụ. GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS khi cần thiết. - GV treo tranh phóng to (hoặc chiếu tranh) lên bảng và mời HS lên trình bày. — - GV mời đại diện mỗi nhóm lên trình bày về một tranh. – Các nhóm khác nhận xét, bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn. - GV kết luận: nhi vì bạn nữ đã cho có hàng sớm ma + Tranh 1: Đồng tình, vì bạn nữ đã cho cô hàng xóm mượn thước dây khi cô cần, điều đó thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng. + Tranh 2: Đồng tình, vì bạn nam tặng đồ dùng học tập cho bạn nữ cạnh nhà, điều đó thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn hàng xóm có hoàn cảnh khó khăn. + Tranh 3: Đồng tình, vì bạn nam hỏi thăm, động viên bác hàng xóm đang có chuyện buồn là thể hiện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ sự đau buồn, mất mát với hàng xóm. + Tranh 4: Không đồng tình, vì bạn nữ chế nhạo, cười vui khi thấy em bé hàng xóm bị ngã. Việc làm đó thể hiện sự thờ ơ, không yêu thương, quan tâm đến hàng xóm láng giềng. + Tranh 5: Không đồng tình, vì bạn nam để túi rác ở cổng nhà hàng xóm, điều đó sẽ làm cho bác hàng xóm rất bực, khó chịu. Việc làm của bạn thể hiện việc không quan tâm hàng xóm láng giềng. 35 + Tranh 6: Đồng tình, vì bạn nam hỏi thăm sức khoẻ của bà cụ hàng xóm thể hiện sự quan tâm đến hàng xóm. Bài tập 3. Xử lí tình huống – GV chia lớp thành các nhóm và phân mỗi nhóm đọc một tình huống kết hợp quan - sát tranh trong sách, yêu cầu các nhóm thảo luận và đóng vai để xử lí tình huống. – Các nhóm thảo luận để đưa ra cách xử lí và phân công đóng vai. - – Các nhóm lên đóng vai xử lí tình huống của nhóm mình. - – Các nhóm khác theo dõi, nhận xét cách xử lí tình huống của nhóm bạn; đặt câu hỏi cho nhóm bạn nếu chưa rõ. - GV khen ngợi các nhóm đã có cách xử lí đúng và kết luận về cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống: + Tình huống 1: Em nói cho các bạn biết bác hàng xóm đang bị ốm, bác cần có không gian yên tĩnh để nghỉ ngơi, sau đó em rủ các bạn ra chỗ khác chơi. + Tình huống 2: Bác hàng xóm nhờ em trông giúp em bé là vì bác đang rất cần sự giúp đỡ của em, em nên nhận lời trông em giúp bác. + Tình huống 3: Em không làm theo vì việc bấm chuông để trêu đùa hàng xóm là việc làm không tốt, sẽ gây khó chịu, bực bội cho nhà hàng xóm. Đồng thời, em khuyên các bạn không nên chơi đùa như vậy. + Tình huống 4: Em khuyên các bạn nên rủ hai chị em nhà hàng xóm chơi cùng vì đã là hàng xóm thì cần đoàn kết, quan tâm, chia sẻ cùng nhau. 4. Vận dụng 36 VỚI CUỘC SỐNG Mục tiêu: HS vận dụng những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống thể hiện sự quan tâm đến hàng xóm láng giềng. Cách tiến hành: 1. Chia sẻ về những việc em đã và sẽ làm để thể hiện sự quan tâm hàng xóm láng giềng - GV nêu yêu cầu và khuyến khích, động viên HS chia sẻ. – Một vài HS chia sẻ. – GV khen ngợi những bạn biết làm những việc phù hợp để thể hiện sự quan tâm hàng xóm láng giềng. 2. Thực hiện việc quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm phù hợp khả năng GV nhắc nhở HS thực hiện việc quan tâm hàng xóm láng giềng trong cuộc sống hằng ngày. Thông điệp: GV chiếu/viết thông điệp lên bảng, HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vào SGK, đọc. Tổng kết bài học - GV nêu yêu cầu để tổng kết bài học: + Hãy nêu 3 điều em học được qua bài học. + Hãy nêu 3 điều em thích ở bài học. + Hãy nêu 3 việc em cần làm sau bài học. – HS trình bày ý kiến. - GV tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn nhút nhát, chưa tích cực. ĐỊNH HƯỚNG ĐÁNH GIÁ Qua hỏi – đáp và quan sát thái độ, hành động của HS để đánh giá trên các mức: 1. Hoàn thành tốt: Nếu được một số biểu hiện của việc quan tâm đến hàng xóm láng giềng; Trả lời được câu hỏi vì sao phải quan tâm đến hàng xóm láng giềng; Quan tâm đến hàng xóm láng giềng bằng những lời nói, việc làm phù hợp; Đồng tình với những lời nói, việc làm tốt; không đồng tình với những lời nói, việc làm không tốt đối với hàng xóm láng giềng. 2. Hoàn thành: Thực hiện được các mục tiêu của bài học nhưng chưa đầy đủ. 3. Chưa hoàn thành: Chưa thực hiện được các yêu cầu đã nêu trong mục tiêu của bài. Chưa thực hiện được các yêu cầu đã nh VỚI CUỘC SỐNG 37 Chủ đề 3 | HAM HỌC HỎI Bài 4 | HAM HỌC HỎI (3 tiết) I MỤC TIÊU Sau bài học này, HS sẽ: - Nêu được một số biểu hiện của ham học hỏi. – Nêu được lợi ích của ham học hỏi đối với lứa tuổi của mình. – Thực hiện được việc làm thể hiện sự ham học hỏi. – Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi. - Hình thành phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm. II CHUẨN BỊ – SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 3; – Tranh ảnh, câu chuyện, bài hát,... những ví dụ thực tế gắn với chủ đề; – Máy tính, máy chiếu, bài giảng powerpoint (nếu có). - III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Khởi động Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới. Cách tiến hành: VỚI CUỘC SỐNG – GV tổ chức cho HS hát/nghe/xem video bài hát “Vì sao lại thế?” (sáng tác: Lưu Hà An). - – GV đặt câu hỏi: Bài hát nhắn nhủ chúng ta điều gì? - – HS trả lời, GV nhận xét, kết luận và dẫn dắt vào bài mới. 2. Khám phá Hoạt động 1 Tìm hiểu biểu hiện của ham học hỏi Mục tiêu: HS nêu được các biểu hiện của ham học hỏi. Cách tiến hành: – GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, đọc tình huống kết hợp quan sát tranh trong SGK. - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi: + Hãy nêu những biểu hiện của ham học hỏi qua các bức tranh. 38 + Em còn biết những biểu hiện nào khác của việc ham học hỏi? - - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm còn lại góp ý, bổ sung. – GV nhận xét và kết luận: Các biểu hiện của ham học hỏi: Không giấu dốt, sẵn sàng học hỏi người khác về những điều mình chưa biết; chăm đọc sách để mở rộng sự hiểu biết; tích cực tham gia hoạt động nhóm để học hỏi từ các bạn; thích tìm hiểu và đặt câu hỏi về mọi thứ xung quanh,... Hoạt động 2 Tìm hiểu lợi ích của ham học hỏi Mục tiêu: HS nêu được lợi ích của ham học hỏi. Cách tiến hành: — GV kể câu chuyện “Cậu học trò nghèo ham học hỏi”. - GV mời một vài HS kể tóm tắt nội dung câu chuyện. — GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi: + Tinh thần ham học hỏi của cậu bé Nguyễn Hiền được thể hiện như thế nào? Tinh thần đó đã mang lại điều gì cho cậu bé? + Qua câu chuyện, em thấy việc ham học hỏi có lợi ích gì? – Đại diện nhóm trả lời, các bạn nhóm khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung nếu chưa chính xác hoặc còn thiếu. - GV nhận xét và kết luận: Tinh thần ham học hỏi của Nguyễn Hiền được thể hiện qua việc: ban ngày, khi đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào cậu cũng đứng ngoài nghe giảng nhờ, tối đến, đợi bạn học xong bài, cậu mượn vở về học, làm bài thi vào lá chuối khô, nhờ thầy chấm hộ. Ham học hỏi sẽ giúp chúng ta thêm hiểu biết và đạt được kết quả tốt trong học tập. VỚI CUỘC SỐNG 3. Luyện tập Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức và hình thành kĩ năng bày tỏ ý kiến, nhận xét hành vi, xử lí tình huống cụ thể. Cách tiến hành: Bài tập 1. Bày tỏ ý kiến – GV mời một HS đọc từng ý kiến trong SGK. - GV yêu cầu cả lớp bày tỏ thái độ tán thành hoặc không tán thành với từng ý kiến - bằng cách giơ thẻ (thẻ mặt cười/mặt mếu,...). – GV mời một vài HS giải thích vì sao tán thành hoặc không tán thành. - GV nhận xét và kết luận: 39 + Ý kiến của bạn Khối: Không tán thành vì: Học hỏi từ người khác không phải là thiếu tự tin mà là mở rộng sự hiểu biết cho bản thân. + Ý kiến của bạn Trang: Tán thành vì: Ham học hỏi sẽ giúp chúng ta hiểu thêm nhiều kiến thức mới, nhờ đó sẽ tiến bộ hơn trong học tập. + Ý kiến của bạn Đạt: Tán thành vì: Nếu chịu khó quan sát và tìm hiểu, chúng ta sẽ học hỏi được rất nhiều kiến thức bổ ích về thế giới xung quanh mình. + Ý kiến của bạn Hà: Không tán thành vì: Chúng ta nên học hỏi từ bất kì ai, miễn là ở họ có những điều hay đáng để cho chúng ta học hỏi. Bài tập 2. Nhận xét thái độ, hành vi của các bạn trong tranh – HS làm việc cá nhân: Quan sát tranh trong SGK và nhận xét về thái độ, hành vi của các bạn trong tranh. - GV mời một vài HS nhận xét việc làm của các bạn trong tranh. - GV nhận xét và kết luận: + Tranh 1: Bạn chưa ham học hỏi vì ngại khó và không chịu quan sát cách làm từ mẹ để học hỏi và làm theo. + Tranh 2: Bạn chưa ham học hỏi vì ngại hỏi người khác về những điều mình chưa biết, như vậy sẽ khó có thể tiến bộ được. + Tranh 3: Bạn là người ham học hỏi vì thích tự khám phá, tìm hiểu những điều mới mẻ từ những cuốn sách. + Tranh 4: Bạn là người ham học hỏi vì luôn chủ động giao lưu, học hỏi từ các bạn khác. Bài tập 3. Đưa ra lời khuyên cho bạn nội dung tình huống và đưa ra lời -GV yêu cầu các nhóm thảo luận, đóng vai thể hiện nội dung VỚI CUỘC SỐNG khuyên phù hợp. – Các nhóm lên đóng vai, các nhóm còn lại chú ý theo dõi, cổ vũ, nhận xét. - - GV nhận xét và kết luận. Gợi ý: Tình huống 1: Em có thể lựa chọn thời điểm thích hợp như cuối giờ học để nhờ cô giáo giải đáp. Tình huống 2: Em có thể học hỏi từ các bạn trong lớp có cùng sở thích học Toán với mình để mở rộng thêm kiến thức hoặc có thể mượn sách của các bạn trong lớp, bạn hàng xóm,... 4. Vận dụng Mục tiêu: HS vận dụng những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống. 40 Cách tiến hành: 1. Chia sẻ với các bạn những điều thú vị mà em đã học được từ một người bạn, một cuốn sách hay, một chương trình truyền hình GV nêu yêu cầu và khuyến khích, động viên HS chia sẻ. - Một vài HS chia sẻ. 2. Kể về một tấm gương ham học hỏi mà em biết - – GV nhắc nhở HS về nhà sưu tầm về những tấm gương ham học hỏi và kể về tấm gương đó cho thầy cô và các bạn cùng nghe. - GV nhận xét và kết luận: Hãy luôn là người ham học hỏi. Ham học hỏi sẽ giúp em thêm hiểu biết, có thêm đam mê và niềm vui về những điều mà em yêu thích. Thông điệp: GV chiếu/viết thông điệp lên bảng, HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vào SGK, đọc. Tổng kết bài học — - GV nêu yêu cầu để tổng kết bài học: + Hãy nêu 3 điều em học được qua bài học. + Hãy nêu 3 điều em thích ở bài học. + Hãy nêu 3 việc em cần làm sau bài học. – HS trình bày ý kiến. - – GV tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn nhút nhát, chưa tích cực. ĐỊNH HƯỚNG ĐÁNH GIÁ Ở CUỘC SỐNG Qua hỏi – đáp và quan sát thái độ, hành động của HS để đánh giá trên các mức: 1. Hoàn thành tốt: Nếu được biểu hiện và lợi ích của ham học hỏi; Thực hiện việc làm thể hiện ham học hỏi một cách thường xuyên. 2. Hoàn thành: Thực hiện được các mục tiêu của bài học nhưng chưa tích cực. 3. Chưa hoàn thành: Chưa thực hiện được các yêu cầu cần đạt đã nêu trong mục tiêu bài học. 41 Chủ đề 4 n) GIỮ LỜI HỨA 4 L Bài 5 | GIỮ LỜI HỨA (3 tiết) I MỤC TIÊU Sau bài học này, HS sẽ: – Nêu được một số biểu hiện của việc giữ lời hứa. – Nêu được vì sao phải giữ lời hứa. – Thực hiện giữ lời hứa bằng lời nói, việc làm cụ thể. – Đồng tình với những lời nói, hành động thể hiện việc giữ lời hứa; không đồng tình với lời nói, hành động không giữ lời hứa. – Rèn luyện năng lực điều chỉnh hành vi. - Hình thành phẩm chất trung thực, trách nhiệm. II CHUẨN BỊ – SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 3; – Tranh ảnh, câu chuyện liên quan đến chủ đề, bài học; – Thẻ bày tỏ thái độ; - - Máy chiếu, máy tính (nếu có). ỐI TRI THỨC III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC | CUỘC SỐNG 1. Khởi động Chia sẻ trải nghiệm Mục tiêu: Tìm hiểu những trải nghiệm đã có của HS về bài học, tạo tâm thế cho HS và kết nối với bài học mới. Cách tiến hành: - - GV nêu các câu hỏi: + Đã có ai hứa với em điều gì chưa? + Người đó có thực hiện được lời hứa của mình với em không? + Khi đó em cảm thấy như thế nào? – HS chia sẻ ý kiến trước lớp. - - GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học. 42 2. Khám phá Hoạt động 1 Tìm hiểu biểu hiện của việc giữ lời hứa Mục tiêu: HS nếu được một số biểu hiện của việc giữ lời hứa. a. Kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi: Cách tiến hành: - — - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi, giao nhiệm vụ cho HS kể câu chuyện “Lời hứa” theo tranh và trả lời câu hỏi: + Cậu bé được giao nhiệm vụ gì? + Vì sao khi các bạn về hết mà cậu bé vẫn chưa về? + Việc làm của cậu bé thể hiện điều gì? HS kể chuyện theo nhóm đôi. – GV mời đại diện một vài nhóm kể lại câu chuyện trước lớp. – GV lần lượt nêu các câu hỏi và mời HS trả lời. – HS trả lời các câu hỏi. - - GV kết luận: Cậu bé chơi trò đánh trận giả với các bạn. Cậu được giao nhiệm vụ gác kho đạn. Khi các bạn đã ra về hết mà cậu bé vẫn chưa về vì cậu đã hứa đứng gác cho đến khi có người tới thay. Việc làm đó thể hiện cậu bé là người đã giữ đúng lời hứa của mình. b. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi: - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4, giao nhiệm vụ cho HS quan sát tranh ở mục b các câu hỏi sau: m vụ cho t trong SGK và thảo luận theo các câu hỏi sau: + Bạn trong mỗi tranh đã làm gì? Việc làm đó thể hiện điều gì? + Biểu hiện của việc giữ lời hứa là gì? – HS thực hiện nhiệm vụ. GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS khi cần thiết. - GV treo tranh phóng to (hoặc chiếu tranh) lên bảng và mời HS lên trình bày. – Đại diện các nhóm HS lên bảng trình bày. - – Các nhóm khác trao đổi, bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn. - GV kết luận: + Tranh 1: Trong giờ sinh hoạt lớp, bạn nhỏ thưa với thầy giáo: “Thưa thầy, tuần này em không còn mắc lỗi ạ!”. Điều đó thể hiện bạn đã giữ đúng lời hứa với thầy. + Tranh 2: Bạn nam đưa trả quyển truyện cho bạn nữ và nói: “Tớ trả bạn quyển truyện tớ mượn hôm trước. Việc làm đó thể hiện bạn nam đã giữ đúng hẹn với bạn nữ. 43 + Tranh 3: Người anh đưa cho em bé chiếc đèn ông sao và nói: “Anh làm cho em chiếc đèn ông sao như đã hứa này”. Việc làm đó thể hiện người anh đã giữ đúng lời hứa với em. + Tranh 4: Bạn gái choàng dậy khi nghe chuông báo thức. Bạn đã thực hiện lời hứa với chính mình là dậy đúng giờ để tập thể dục. – Kết hợp câu chuyện “Lời hứa” ở mục a, GV kết luận: Biểu hiện của việc giữ lời hứa đó là: đúng hẹn, nói đi đôi với làm, cố gắng thực hiện điều đã hứa, giữ đúng lời đã hứa. Hoạt động 2 Tìm hiểu sự cần thiết phải giữ lời hứa Mục tiêu: HS nếu được giữ lời hứa là thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác. Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người tin tưởng, quý trọng. Cách tiến hành: - – GV tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi, giao nhiệm vụ cho HS đọc các trường hợp ở mục 2 trong SGK và trả lời các câu hỏi: + Em có nhận xét gì về việc thực hiện lời hứa của Ly và Huyệ + Theo em, vì sao phải giữ lời hứa? – HS thực hiện nhiệm vụ. GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS khi cần thiết. – Đại diện một số nhóm trình bày. - – Các nhóm khác trao đổi, bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn. - GV kết luận: Ly đã luôn cố gắng để thực hiện lời hứa của mình, coi trọng lời hứa. Huy thì luôn hứa nhưng không thực hiện lời hứa đó. Việc giữ lời hứa là thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác. Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người tin tưởng, quý trọng. Nếu không biết giữ lời hứa thì sẽ không được mọi người tin tưởng. Hoạt động | Thảo luận về các cách để giữ lời hứa N G Mục tiêu: HS nêu được những việc nên làm, những việc nên tránh để giữ lời hứa và cách ứng xử khi không thể thực hiện được lời hứa. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4 và giao nhiệm vụ cho HS thảo luận các nội dung sau: + Những điều em nên làm để giữ đúng lời hứa. + Những điều em nên tránh khi hứa với người khác. + Cách ứng xử khi em không thể thực hiện được lời hứa của mình. – HS thực hiện nhiệm vụ. GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS khi cần thiết. - - Đại diện một số nhóm HS trình bày kết quả thảo luận. - – Các nhóm khác trao đổi, bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn. 44 − GV kết luận: — + Những điều em nên làm để giữ đúng lời hứa: đúng hẹn; chỉ hứa những điều trong khả năng mình có thể thực hiện được; đã hứa là phải cố gắng thực hiện cho bằng được. + Những điều em nên tránh khi hứa với người khác: sai hẹn; hứa suông mà không làm. + Những cách ứng xử khi không thể thực hiện được lời hứa: gọi điện xin lỗi và giải thích lí do thất hứa; nhờ cha mẹ, người thân giải thích lí do với người được mình hứa; gặp trực tiếp xin lỗi và giải thích rõ lí do thất hứa,... 3. Luyện tập Mục tiêu: Giúp HS củng cố, khắc sâu những kiến thức đã học và thực hành xử lí tình huống cụ thể. Cách tiến hành: Bài tập 1. Bày tỏ ý kiến – GV quy ước cách bày tỏ ý kiến bằng thẻ (thẻ xanh/đỏ; thẻ mặt cười/ mặt mếu;...). – GV mời 4 HS (đóng vai các nhân vật Tuấn, Nga, Kiên, Hà) lên trước lớp để nói lên các ý kiến. Với mỗi ý kiến, GV cho HS giơ thẻ bày tỏ thái độ của mình và giải thích lí do. – HS bày tỏ thái độ qua thẻ và lí giải sự lựa chọn của bản thân. - GV kết luận: Đồng tình với ý kiến của Tuấn, Kiên, Hà; không đồng tình với ý kiến của Nga. Bài tập 2. Nhận xét hành vi — “ NỐI TRI THỨC GV tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi, quan sát tranh trong SGK và trả lời câu hỏi: Bạn nào đã giữ lời hứa? Bạn nào chưa giữ lời hứa? Vì sao? – HS thực hiện nhiệm vụ. GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS khi cần thiết. - GV treo tranh phóng to (hoặc chiếu tranh) lên bảng và mời HS lên trình bày. – GV mời đại diện mỗi nhóm lên trình bày về 1 tranh. - – Các nhóm khác nhận xét, bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn. - GV kết luận: + Tranh 1: Bạn Minh là người biết giữ lời hứa, vì bạn đã hứa nấu cơm giúp mẹ nên từ chối không đi đá cầu với bạn. + Tranh 2: Bạn nữ chưa giữ lời hứa, vì bạn đã hứa giữ thước cẩn thận nhưng vẫn làm gãy. + Tranh 3: Bạn nam không giữ lời hứa, vì đã hẹn sang nhà bạn học nhóm nhưng lại không sang. 45 + Tranh 4: Chị chưa giữ lời hứa với em, vì chị đã hứa với em may váy cho búp bê giúp em nhưng lại không làm mà đi chơi với các bạn. Bài tập 3. Xử lí tình huống - - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4, thực hiện nhiệm vụ sau: + Quan sát các tranh trong SGK và nêu nội dung mỗi tình huống trong tranh. + Thảo luận, đưa ra cách ứng xử trong mỗi tình huống. – HS thực hiện nhiệm vụ. GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS khi cần thiết. - - – Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả thảo luận về một tình huống. – Các nhóm khác nhận xét, bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn. - GV kết luận về cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống. 1 Lưu ý: Hoạt động này GV có thể thay thế những tình huống trong SGK bằng những tình huống thực tế và có thể tổ chức cho HS đóng vai. 4. Vận dụng Mục tiêu: HS vận dụng những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống. Cách tiến hành: 1. Liên hệ - GV nêu yêu cầu: + Chia sẻ về những điều em đã hứa với người khác. Khi đó em đã thực hiện lời hứa của mình như thế nào? nhào + Em cảm thấy thế nào khi thực hiện hoặc không thực hiện được lời hứa khi thực hiện hoặc không thực hiện SỐNG - HS trình bày ý kiến. với CUỘC – GV khen ngợi và nhắc nhở, động viên HS thực hiện giữ lời hứa với mọi người. - Lưu ý: Hoạt động này GV có thể sử dụng kĩ thuật Ổ bi để tổ chức cho HS chia sẻ ý kiến. Lần thứ nhất, những em đứng ở vòng tròn bên trong sẽ đặt câu hỏi cho bạn ở vòng tròn bên ngoài trả lời. Lần thứ hai, những em đứng ở vòng tròn bên ngoài di chuyển sang bên phải một bước để tạo thành các cặp mới và là người đặt câu hỏi cho các bạn đứng ở vòng tròn bên trong trả lời. 2. Sưu tầm một số câu chuyện về tấm gương biết giữ lời hứa GV yêu cầu HS sưu tầm một số câu chuyện hoặc tấm gương biết giữ lời hứa và ghi lại những điều học tập được từ những tấm gương đó. 3. Thực hiện giữ lời hứa trong cuộc sống hằng ngày GV nhắc nhở HS thực hiện giữ lời hứa trong cuộc sống hằng ngày. 46 Thông điệp: GV chiếu/viết thông điệp lên bảng, HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vào SGK, đọc. Tổng kết bài học - GV nêu yêu cầu để tổng kết bài học: + Hãy nêu 3 điều em học được qua bài học. + Hãy nêu 3 điều em thích ở bài học. + Hãy nêu 3 việc em cần làm sau bài học. – HS trình bày ý kiến. - GV tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn nhút nhát, chưa tích cực. ĐỊNH HƯỚNG ĐÁNH GIÁ Qua hỏi – đáp và quan sát thái độ, hành động của HS để đánh giá trên các mức: 1. Hoàn thành tốt: Nếu được các biểu hiện của việc giữ lời hứa; Trả lời được câu hỏi Vì sao phải giữ lời hứa?; Thực hiện giữ lời hứa bằng lời nói, việc làm cụ thể; Đồng tình với những lời nói, hành động thể hiện việc giữ lời hứa; không đồng tình với lời nói, hành động không giữ lời hứa. 2. Hoàn thành: Thực hiện được các yêu cầu trong mục tiêu của bài nhưng chưa đầy đủ. 3. Chưa hoàn thành: Chưa thực hiện được các yêu cầu đã nêu trong mục tiêu của bài. Chưa thực hiện được các yêu cầu đã n VỚI CUỘC SỐNG 47 Chủ đề 5 ) TÍCH CỰC HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ Bài 6 | TÍCH CỰC HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ (3 tiết) I MỤC TIÊU Sau bài học này, HS sẽ: – Nếu được một số biểu hiện của tích cực hoàn thành nhiệm vụ. – Nêu được vì sao phải tích cực hoàn thành nhiệm vụ. - – Hoàn thành nhiệm vụ đúng kế hoạch, có chất lượng. – Nhắc nhở bạn bè tích cực hoàn thành nhiệm vụ. Rèn luyện năng lực điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân. - Hình thành phẩm chất trách nhiệm. II CHUẨN BỊ – SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 3; - – Tranh, câu chuyện có liên quan đến chủ đề, bài học; Sơ đồ lập kế hoạch; – Thẻ bày tỏ thái độ; - - Máy chiếu, máy tính (nếu có), NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Khởi động Chơi trò chơi “Kể các nhiệm vụ của em” Mục tiêu: HS kể được một số nhiệm vụ của mình, tạo hứng thú cho HS và kết nối với bài học mới. Cách tiến hành: – GV chia lớp thành hai đội (A và B), phổ biến cách chơi như sau: hai đội sẽ luân phiên kể các nhiệm vụ của HS, nhiệm vụ nào đã kể rồi sẽ không kể lại, nếu kể trùng lặp sẽ không được tính. – HS thực hiện trò chơi. - 48 – Sau khi hai đội kể hết nhiệm vụ, một số bạn đại diện trong đội chia sẻ về cách thực - hiện những nhiệm vụ đó. - GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học. 2. Khám phá Hoạt động 1 Tìm hiểu biểu hiện của việc tích cực hoàn thành nhiệm vụ Mục tiêu: HS nêu được một số biểu hiện của tích cực hoàn thành nhiệm vụ. Cách tiến hành: - GV mời một HS đọc truyện “Tham gia việc lớp”. – GV tổ chức cho HS làm việc cặp đôi, giao nhiệm vụ cho HS thảo luận các câu hỏi: + Những chi tiết nào trong câu chuyện thể hiện việc tích cực hoàn thành nhiệm vụ? + Em còn biết những biểu hiện nào khác của việc tích cực hoàn thành nhiệm vụ? – HS thực hiện nhiệm vụ. - - Đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận. – Các nhóm khác nhận xét, trao đổi, bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn. - GV kết luận: — + Những chi tiết trong câu chuyện thể hiện việc tích cực hoàn thành nhiệm vụ, đó là: xung phong tham gia; chủ động xây dựng kế hoạch; phân công nhau thực hiện; chủ động, nhiệt tình thực hiện phần việc của mình; cố gắng, nỗ lực; hoàn thành đúng thời hạn, chất lượng tốt. khác thể hiện việc tích hoàn nhiệm vụ: tự không cực thành + Những biểu hiện khác thể hiện việc tích cực hoàn thành nhiệm vụ: tự giác, không ngại khó, không ngại khổ, làm việc có trách nhiệm... Hoạt động 2 Tìm hiểu ý nghĩa của việc tích cực hoàn thành nhiệm vụ Mục tiêu: HS hiểu được vì sao phải tích cực hoàn thành nhiệm vụ. Cách tiến hành: - – GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, giao nhiệm vụ cho HS đọc trường hợp trong SGK và trả lời các câu hỏi sau: + Vì sao Hàn trở nên mạnh dạn, tự tin và tiến bộ trong học tập? + Theo em, tích cực hoàn thành nhiệm vụ sẽ mang lại điều gì? + Nếu không tích cực hoàn thành nhiệm vụ, điều gì sẽ xảy ra? – HS thực hiện nhiệm vụ. GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS khi cần thiết. – GV mời một vài HS trình bày. – Các bạn khác trao đổi, bổ sung. 49 GV kết luận: Tích cực hoàn thành nhiệm vụ sẽ giúp em tiến bộ trong học tập, trong công việc; mạnh dạn, tự tin trong các hoạt động tập thể; được mọi người tin yêu, quý mến. Hoạt động 3 Tìm hiểu về những việc cần làm để hoàn thành tốt nhiệm vụ Mục tiêu: HS nêu được các bước để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Cách tiến hành: – GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4, giao nhiệm vụ cho HS quan sát sơ đồ ở mục 3 trong SGK và thảo luận các câu hỏi: + Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, em cần làm gì? + Hãy kể về một nhiệm vụ mà em đã hoàn thành. Em đã thực hiện nhiệm vụ đó theo những bước nào ở sơ đồ trên? – HS thực hiện nhiệm vụ. GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS khi cần thiết. – Đại diện một số nhóm trình bày. – Các nhóm khác trao đổi, bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn. - GV kết luận: Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, em cần thực hiện các bước sau: + Bước 1: Xác định nhiệm vụ đó là gì. + Bước 2: Xây dựng kế hoạch để thực hiện. Trong bước xây dựng kế hoạch cần liệt kê các việc cần thực hiện; xác định cách thức để thực hiện mỗi việc; xác định thời gian thực hiện từng việc. Nếu là nhiệm vụ làm theo nhóm thì cần xác định người phụ trách cho mỗi việc. + Bước 3: Tiến hành thực hiện công việc theo kế hoạch. + Bước 4: Đánh giá kết quả công việc đã thực hiện theo các tiêu chí: về thời gian và chất lượng. 3. Luyện tập Mục tiêu: Giúp HS củng cố, khắc sâu những kiến thức đã học và thực hành xử lí tình huống cụ thể. Cách tiến hành: Bài tập 1. Bày tỏ ý kiến - GV quy ước cách bày tỏ ý kiến bằng thẻ (thẻ xanh/đỏ; thẻ mặt cười/mặt mếu; thẻ like/dislike,...). - GV mời 4 HS (đóng vai các nhân vật Nam, Hoà, Ngân, Đức) lên trước lớp để nói lên các ý kiến. Với mỗi ý kiến, GV cho HS giơ thẻ bày tỏ thái độ của mình và giải thích lí do. - – HS bày tỏ thái độ qua thẻ và giải thích sự lựa chọn của bản thân. 50 – GV kết luận: Đồng tình với ý kiến của Nam, Ngân, Đức; không đồng tình với ý kiến của Hoà. Bài tập 2. Nhận xét hành vi - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi, quan sát tranh trong SGK và trả lời câu hỏi: Bạn nào tích cực, bạn nào chưa tích cực hoàn thành nhiệm vụ? Vì sao? – HS thực hiện nhiệm vụ. GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS khi cần thiết. - GV treo tranh phóng to (hoặc chiếu tranh) lên bảng và mời HS lên trình bày. - GV mời đại diện mỗi nhóm lên trình bày về 1 tranh. — – Các nhóm khác nhận xét, bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn. - GV kết luận: + Tranh 1: Bạn Quân chưa tích cực, vì bạn từ chối, không nhận nhiệm vụ mà nhóm trưởng giao. + Tranh 2: Bạn nữ là người tích cực, vì bạn xung phong trình bày kết quả làm việc của nhóm. + Tranh 3: Bạn nam là người tích cực, vì mặc dù tối muộn nhưng bạn vẫn cố gắng để hoàn thành bức vẽ đúng hạn. + Tranh 4: Hai bạn nữ chưa tích cực, vì trong lúc các bạn lao động thì hai bạn rủ nhau ra chỗ khác chơi. + Tranh 5: Bạn nam là người tích cực, vì bạn xung phong tham gia đội Sao đỏ của trường. + Tranh 6: Bạn nữ chưa tích cực, vì trời lạnh, bạn ngại không rửa bát. thấm tích cực, vì trời lạnh, bọn ngại khi Bài tập 3. Xử lí tình huống - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4 và nêu yêu cầu: Thảo luận, đưa ra cách giải quyết trong mỗi tình huống. – HS thực hiện nhiệm vụ. GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS khi cần thiết. – Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả thảo luận về một tình huống. – Các nhóm khác nhận xét, bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn. - GV kết luận về cách giải quyết phù hợp trong mỗi tình huống. 4. Vận dụng Mục tiêu: HS vận dụng những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống. Cách tiến hành: 1. Liên hệ - GV nêu yêu cầu: 51 + Em đã tích cực hoàn thành những nhiệm vụ nào ở trường, lớp, ở nhà? + Em đã thực hiện những nhiệm vụ đó như thế nào? + Em cảm thấy như thế nào khi hoàn thành tốt những nhiệm vụ của mình? – HS trình bày ý kiến. - - GV khen ngợi và nhắc nhở, động viên HS tích cực hoàn thành nhiệm vụ. Lưu ý: Hoạt động này GV có thể sử dụng kĩ thuật Ổ bi để tổ chức cho HS chia sẻ ý kiến. Lần thứ nhất, những em đứng ở vòng tròn bên trong sẽ đặt câu hỏi cho bạn ở vòng tròn bên ngoài trả lời. Lần thứ hai, những em đứng ở vòng tròn bên ngoài di chuyển sang bên phải một bước để tạo thành các cặp mới và là người đặt câu hỏi cho bạn đứng ở vòng tròn bên trong trả lời. 2. Xác định một nhiệm vụ và xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ GV yêu cầu HS xác định một nhiệm vụ và xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ đó theo mẫu trong SGK. Thông điệp: GV chiếu/viết thông điệp lên bảng, HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vào SGK, đọc. Tổng kết bài học - GV nêu yêu cầu để tổng kết bài học: + Hãy nêu 3 điều em học được qua bài học. + Hãy nêu 3 điều em thích ở bài học. | THỨC | + Hãy nêu 3 việc em cần làm sau bài học. nội dung chính của bài học. N G – HS trình bày ý kiến. – GV tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn nhút nhát, chưa tích cực. ĐỊNH HƯỚNG ĐÁNH GIÁ Qua hỏi – đáp và quan sát thái độ, hành động của HS để đánh giá trên các mức: 1. Hoàn thành tốt: Nêu được các biểu hiện của tích cực hoàn thành nhiệm vụ; Trả lời được câu hỏi vì sao phải tích cực hoàn thành nhiệm vụ; Hoàn thành các nhiệm vụ đúng kế hoạch, có chất lượng; Nhắc nhở bạn bè tích cực hoàn thành nhiệm vụ. 2. Hoàn thành: Thực hiện được các yêu cầu trong mục tiêu của bài nhưng chưa đầy đủ. 3. Chưa hoàn thành: Chưa thực hiện được các yêu cầu đã nêu trong mục tiêu của bài. 52 Chủ đề 6 ) KHÁM PHÁ BẢN THÂN Bài 7 KHÁM PHÁ BẢN THÂN (5 tiết) I MỤC TIÊU Sau bài học này, HS sẽ: – Nêu được một số điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. – Nêu được vì sao phải biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. – Thực hiện được một số cách đơn giản tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. – Rèn luyện để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân. – Rèn năng lực điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân. – Hình thành kĩ năng nhận thức, quản lí bản thân. II CHUẨN BỊ – SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 3; – Tranh ảnh, truyện, thơ ca, thành ngữ, tục ngữ, bài hát, những ví dụ thực tế gắn với chủ đề; – Thẻ bày tỏ thái độ; - Máy chiếu, máy tính (nếu có). Ũ TRI THỨC III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Khởi động RỒI CUỘC SỐNG Chơi trò chơi “Đi tìm điểm mạnh của bản thân” Mục tiêu: HS khám phá được điểm mạnh của bản thân qua nhận xét của bạn. Cách tiến hành: – Từng HS hỏi ít nhất 5 bạn trong lớp: “Theo bạn, tớ có điểm mạnh gì?” (Lưu ý: Ghi nhớ câu trả lời của bạn để có thể chia sẻ lại với lớp). – HS được hỏi cần có cách nhìn tích cực về bạn mình để nói cho bạn biết điểm mạnh của bạn. – Trong khoảng thời gian 10 phút, từng HS vừa đặt câu hỏi cho bạn vừa đưa ra nhận xét về điểm mạnh của bạn. – HS chia sẻ với bạn ngồi cạnh về những điểm mạnh của mình mà các bạn đã nhận xét. 53 – GV gợi ý HS có thể bổ sung thêm ý kiến nhận xét của những người khác về điểm mạnh của mình, không phải chỉ ý kiến của các bạn trong lớp hoặc có thể chia sẻ cả những điều mình băn khoăn về nhận xét nào đó mà mình cảm thấy chưa thật chính xác. - GV khích lệ một vài HS chia sẻ trước lớp nhận xét của các bạn về điểm mạnh của mình và cảm xúc khi nghe lời nhận xét từ bạn. - GV nhận xét và kết luận: Ai cũng có những điểm mạnh, chúng ta cần phát huy và nhân lên những điểm mạnh của mình. 2. Khám phá Hoạt động 1 Khám phá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân Mục tiêu: HS bước đầu tự nêu được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát tranh trong SGK và trả lời câu hỏi: - + Các bạn trong tranh tự thấy mình có những điểm mạnh, điểm yếu gì? Các bạn dự định sẽ làm gì để khắc phục điểm yếu đó? + Em thấy mình có điểm mạnh, điểm yếu gì? – HS làm việc cá nhân sau đó chia sẻ với bạn bên cạnh câu trả lời của mình và lắng nghe nhận xét của bạn về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, đồng thời nhận xét điểm mạnh, điểm yếu của bạn. - GV mời một vài HS chia sẻ câu trả lời trước lớp. - GV kết luận: KHI NÚI TRÍ THỨC + Các bạn trong tranh đã biết tự nhận thức về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, đồng thời các bạn cũng đã có kế hoạch để khắc phục những điểm yếu của mình. + Mỗi người chúng ta không ai là hoàn hảo. Ai cũng có những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Điểm mạnh là những lợi thế, điểm tốt cần được phát huy; điểm yếu là những hạn chế, những gì còn thiếu và chưa tốt cần khắc phục. Hoạt động 2 Tìm hiểu sự cần thiết phải biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân Mục tiêu: HS hiểu được vì sao phải biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc hai tình huống trong SGK, kết hợp quan sát tranh, sau đó thảo luận theo nhóm 4 và trả lời câu hỏi: + Theo em, nếu cứ nhút nhát, Hà có biết được điểm mạnh của bản thân không? Vì sao? + Vì sao Hoà luôn chăm chỉ tập thể dục, ăn uống đủ chất? 54 + Theo em, vì sao cần phải biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân? – HS thảo luận nhóm, GV quan sát và hỗ trợ các nhóm nếu cần thiết. - GV mời một vài nhóm chia sẻ trước lớp kết quả thảo luận của nhóm mình. – Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận: + Nếu mãi nhút nhát, Hà không thể biết được điểm mạnh của mình. Nhờ sự động viên của Mai, sự giúp đỡ của cô giáo và sự cố gắng của bản thân, Hà đã khám phá ra khả năng của bản thân mà bạn chưa từng biết mình có trước đó. + Hoà đã tự nhận thức được mình có điểm yếu là thân hình nhỏ nhắn, gầy. Bạn đã lập kế hoạch và thực hiện theo kế hoạch đó để khắc phục điểm yếu của bản thân. + Biết về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân sẽ giúp em biết cách phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu. Biết rõ những khả năng, khó khăn của bản thân để có thể đặt ra mục tiêu phù hợp đồng thời còn giúp em giao tiếp, ứng xử tốt hơn với người khác. + Điểm yếu có thể thay đổi được nếu chúng ta thực sự cố gắng. Mỗi người cần nhìn nhận điểm yếu theo chiều hướng tích cực. Thay đổi một điểm yếu sẽ khiến bản thân tự tin hơn, phát triển theo chiều hướng tốt đẹp hơn. + Mỗi người cần tập trung vào phát triển điểm mạnh của bản thân. Khi biết cách phát triển điểm mạnh, mỗi người sẽ thành công hơn trong học tập và cuộc sống. Hoạt động 3 Tìm hiểu cách đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân mạnh, điểm và Mục tiêu: HS biết được cách đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Cách tiến hành: ách đánh giá điểm VỚI CUỘC SỐNG - GV yêu cầu HS đọc thông tin về cách khám phá bản thân (đánh giá điểm mạnh, điểm yếu) của bạn Hiền, sau đó thảo luận cặp đôi, để trả lời câu hỏi: + Hiền đã khám phá bản thân bằng cách nào? + Em còn biết cách nào khác để tự khám phá bản thân – HS thực hiện nhiệm vụ. GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS khi cần thiết. - GV mời một vài HS chia sẻ kết quả thảo luận. - GV nhận xét, kết luận: Để đánh giá đúng điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, em cần: + Luôn tự đánh giá mình qua kết quả của các hoạt động hằng ngày; + Lắng nghe nhận xét của người khác về mình; + Tích cực tham gia các hoạt động để khám phá các khả năng của bản thân. + ... 55 3. Luyện tập Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức và hình thành kĩ năng bày tỏ ý kiến, nhận xét hành vi, xử lí tình huống cụ thể. Cách tiến hành: Bài tập 1. Bày tỏ ý kiến – GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc kĩ các ý kiến trong SGK để bày tỏ ý kiến cá nhân. – GV quy ước cách bày tỏ ý kiến bằng thẻ (thẻ xanh/đỏ; thẻ mặt cười/mặt mếu). - - - GV mời một HS lên trước lớp đọc các ý kiến. Với mỗi ý kiến, GV cho HS giơ thẻ bày tỏ thái độ của mình và giải thích lí do. – HS bày tỏ thái độ qua thẻ và giải thích sự lựa chọn của bản thân. - GV kết luận: Đồng tình với ý kiến 1, 2, 4; không đồng tình với ý kiến 3, 5. Bài tập 2. Nhận xét hành vi – GV tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi, đọc 4 tình huống ở bài tập 2 và nêu nhận xét về việc làm của các bạn trong tình huống. – HS thực hiện nhiệm vụ. GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS khi cần thiết. - GV mời đại diện các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận của nhóm trước lớp. – Các nhóm khác nhận xét, bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn. - GV kết luận: 1 + Tình huống 1: Biết điểm yếu của mình là học chưa tốt môn Tiếng Việt nên Tùng đã chăm chỉ đọc sách và nhờ cô giáo hướng dẫn. Điều này cho thấy bạn đã biết tự nhận thức về điểm yếu của bản thân và có biện pháp để khắc phục điểm yếu đó, nhờ vậy bạn đã có nhiều tiến bộ trong việc học môn Tiếng Việt. ểu tiến bộ trong việc học môn + Tình huống 2: Hoa tỏ ra khó chịu, không quan tâm khi người khác góp ý là không tốt. Bạn cần vui vẻ nghe góp ý từ mọi người để hoàn thiện bản thân. + Tình huống 3: Suy nghĩ của Nam không đúng. Mỗi người đều có những điểm mạnh, điểm yếu, không có ai là hoàn hảo, do vậy bạn cần luôn cố gắng để phát huy các ưu điểm và khắc phục những hạn chế. + Tình huống 4: Thu hát hay nhưng không dám hát trước lớp thể hiện bạn còn tự ti, chưa biết tự tin vào điểm mạnh của bản thân, bạn cần mạnh dạn hơn để phát huy điểm mạnh của mình. Bài tập 3. Đưa ra lời khuyên cho bạn - GV chia lớp thành các nhóm và giao nhiệm vụ mỗi nhóm đọc một tình huống trong sách, yêu cầu các nhóm thảo luận và đóng vai đưa ra lời khuyên cho bạn. – Các nhóm thảo luận để đưa ra lời khuyên và phân công đóng vai. - – Các nhóm lên đóng vai xử lí tình huống của nhóm mình. 56 – Các nhóm khác theo dõi, nhận xét lời khuyên của nhóm bạn; đặt câu hỏi cho nhóm bạn nếu chưa rõ. – GV khen ngợi các nhóm đã có lời khuyên phù hợp trong mỗi tình huống. Bài tập 4. Khám phá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân – GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, hướng dẫn HS khám phá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân bằng cách: + Tự suy ngẫm và viết về những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân ra giấy. + Nhờ các bạn trong nhóm viết về điểm mạnh, điểm yếu của em. + So sánh điểm giống và khác nhau giữa thông tin các bạn viết về em và em tự viết để hoàn thành mô tả về bản thân. Căn cứ vào bảng mô tả điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, em hãy đề xuất các biện pháp phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu. - GV yêu cầu HS chia sẻ kết quả khám phá bản thân và các biện pháp phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của mình cho các bạn trong nhóm để các bạn góp ý cho nhau, hoàn thiện kế hoạch phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu. - GV mời một vài bạn chia sẻ trước lớp kết quả khám phá bản thân và các biện pháp phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của mình. – GV động viên, khen ngợi các bạn đã biết khám phá bản thân và có những biện pháp phù hợp để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu. — GV nhắc nhở HS tiếp tục hỏi ý kiến của người thân về các điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để có nhận thức rõ hơn về bản thân, đồng thời cần tích cực tham gia các hoạt động tập thể để khám phá khả năng của mình. 4. Vận dụng KẾT NỐI TRI THỨC Mục tiêu: HS thực hiện được kế hoạch phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân. Cách tiến hành: 1. Làm “Cây thành công” – GV gợi ý HS nhớ lại những thành công của mình, những việc khiến em cảm thấy hài lòng, tự hào về bản thân. Sau đó, viết lại thành công đó lên giấy đã được cắt thành hình hoa hay quả và dán lên “Cây thành công” theo mẫu trong SGK. - – Gợi ý các thành công: Bài viết được cô khen, giải được bài toán khó, tự giác ôn bài, sửa được thói quen xấu, giúp được ai đó việc gì,... 2. Chia sẻ về những việc em sẽ làm để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân - GV nêu yêu cầu và khuyến khích, động viên HS chia sẻ. – Một vài HS chia sẻ. 57 3. Thực hiện kế hoạch phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân GV nhắc nhở HS thực hiện kế hoạch phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân. Thông điệp: GV chiếu/viết thông điệp lên bảng, HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vào SGK, đọc. Tổng kết bài học - GV nêu yêu cầu để tổng kết bài học: + Hãy nêu 3 điều em học được qua bài học. + Hãy nêu 3 điều em thích ở bài học. + Hãy nêu 3 việc em cần làm sau bài học. – HS trình bày ý kiến. – GV tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn nhút nhát, chưa tích cực. ĐỊNH HƯỚNG ĐÁNH GIÁ Qua hỏi – đáp và quan sát thái độ, hành động của HS để đánh giá trên các mức: 1. Hoàn thành tốt: Nêu được một số điểm mạnh, điểm yếu của bản thân; biết được vì sao phải biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân; Thực hiện được một số cách đơn giản tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân; Biết rèn luyện để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân. 2. Hoàn thành: Thực hiện được các mục tiêu của bài học nhưng chưa đầy đủ. 3. Chưa hoàn thành: Chưa thực hiện được các yêu cầu đã nêu trong mục tiêu của bài. 58 Chủ đề 7 ) XỬ LÍ BẤT HOÀ VỚI BẠN BÈ Bài 8 XỬ LÍ BẤT HOÀ VỚI BẠN BÈ I MỤC TIÊU Sau bài học này, HS sẽ: – Nêu được một số biểu hiện bất hoà với bạn bè. – Nhận biết được lợi ích của việc xử lí bất hoà với bạn bè. – Thực hiện được một số cách đơn giản, phù hợp để xử lí bất hoà với bạn bè. - Sẵn sàng giúp bạn bè xử lí bất hoà với nhau. – Rèn luyện kĩ năng tự bảo vệ. – Hình thành phẩm chất trách nhiệm, nhân ái. II CHUẨN BỊ – SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 3; – Tranh ảnh, truyện, thơ ca, thành ngữ, tục ngữ, âm nhạc, những ví dụ thực tế gắn với chủ đề; – Thẻ bày tỏ thái độ; – Máy chiếu, máy tính (nếu có). III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Khởi động Chia sẻ trải nghiệm: " NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực cho HS và kết nối vào bài mới. Cách tiến hành: - GV mời HS chia sẻ những trải nghiệm cá nhân: Em và bạn đã từng có bất hoà về việc gì? Khi đó, em đã xử lí bất hoà đó như thế nào? - – Trong khoảng thời gian 10 phút, những HS được GV mời lên chia sẻ những tình huống bất hoà với bạn bè và cách xử lí. – GV gợi ý các bạn khác có thêm bình luận về những cách thức đơn giản, phù hợp hơn để xử lí các tình huống bất hoà đã được đưa ra. Khuyến khích HS suy nghĩ phản biện về những gì mình cảm thấy chưa thực sự chính xác. – GV khích lệ các bạn đã chia sẻ và các bạn đóng góp ý kiến. – GV nhận xét và kết luận: Đôi khi, giữa bạn bè có thể có những bất hoà, điều quan trọng là chúng ta cần phải tìm ra những cách thức phù hợp để xử lí những bất hoà đó. 59 2. Khám phá Hoạt động 1 Tìm hiểu biểu hiện bất hoà với bạn bè Mục tiêu: HS nêu được một số biểu hiện bất hoà với bạn bè. Cách tiến hành: — GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát tranh trong SGK và trả lời câu hỏi: + Hãy nêu những biểu hiện bất hoà trong các bức tranh. + Ngoài ra, em còn biết những biểu hiện bất hoà nào khác? – HS làm việc cá nhân, sau đó chia sẻ với bạn bên cạnh câu trả lời của mình và lắng nghe những ý kiến của bạn, cùng khám phá và đi tới những thống nhất về các biểu hiện bất hoà giữa bạn bè được nêu trong từng bức tranh. - GV mời một vài HS chia sẻ câu trả lời trước lớp. - GV kết luận: Trong cuộc sống, có thể xảy ra nhiều tình huống bất hoà. Biểu hiện của bất hoà giữa bạn bè rất đa dạng như: không chịu nhường nhịn nhau, gây áp lực lên bạn, nói dối hoặc lập nhóm tẩy chay bạn bè của mình,... Nguyên nhân của sự bất hoà là khi mỗi người đều khăng khăng giữ quan điểm riêng của mình, không lắng nghe lời giải thích hoặc đổ lỗi cho bạn khác,... Chúng ta cần nhận ra các biểu hiện của sự bất hoà để có cách xử lí tốt nhất. Hoạt động 2 Tìm hiểu lợi ích của xử lí bất hoà với bạn bè Mục tiêu: HS nhận biết được lợi ích của việc biết xử lí bất hoà với bạn bè. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4, dọc hai trường hợp trong SGK và trả lời câu hỏi: + Các bạn đã làm gì để xử lí bất hoài ỘC SỐNG Ộ + Trong các trường hợp đó, nếu không xử lí bất hoà thì điều gì có thể xảy ra? – HS thảo luận nhóm, GV quan sát và hỗ trợ các nhóm nếu cần thiết. - GV mời một vài nhóm chia sẻ trước lớp kết quả thảo luận của nhóm mình. – Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. – GV có thể đặt thêm câu hỏi: Theo em, lợi ích của việc xử lí bất hoà là gì? - — - GV kết luận: + Trong trường hợp thứ nhất, nếu không tự kiềm chế, giữ bình tĩnh để nói chuyện với Hùng, An có thể đã nghĩ sai về Hùng, làm Hùng cảm thấy tổn thương và hai bạn không thể chơi với nhau một cách vui vẻ được. + Trong trường hợp thứ hai, nếu Hà không bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân và chủ động giải quyết bất hoà thì Hà và Mai có thể sẽ không còn chơi thân với nhau. 60 Nhưng Hà đã khéo léo giải quyết vấn đề nên Hà và Mai đã có thêm một người bạn tốt là Hiền. - GV kết luận: Trong những tình huống bất hoà, chúng ta cần phải tìm cách để xử lí. Nếu những mối bất hoà không được phát hiện và xử lí kịp thời, chúng ta có thể mất đi một tình bạn đẹp và có thể dẫn đến những hậu quả lớn hơn. Hoạt động 3 Tìm hiểu cách xử lí bất hoà với bạn bè Mục tiêu: HS biết được các bước xử lí bất hoà với bạn bè. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, đọc thông tin về năm bước xử lí bất hoà trong SGK, sau đó trả lời câu hỏi: + Em có nhận xét gì về những bước xử lí bất hoà này? + Ngoài cách thức trên, em còn có cách xử lí nào khác khi có bất hoà với bạn bè? – HS thực hiện nhiệm vụ. GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS khi cần thiết. - GV mời một vài HS chia sẻ về những cách thức khác nếu có khi xảy ra bất hoà với bạn bè. - GV nhận xét, kết luận: Để xử lí bất hoà với bạn bè, chúng ta nên bình tĩnh; tìm hiểu nguyên nhân gây bất hoà; nói chuyện nhẹ nhàng, lắng nghe bạn nói, không ngắt lời; chủ động xin lỗi một cách chân thành nếu có lỗi; bắt tay vui vẻ làm hoà;... Hoạt động 4 Giúp bạn bè xử lí bất hoà Mục tiêu: HS biết được cách giúp bạn bè xử lí bất hoà. G Cách tiến hành: - VỚI CUỘC SỐNG – GV yêu cầu HS thảo luận nhóm theo tổ, đọc tình huống trong SGK và trả lời câu hỏi: Khi thấy hai bạn bất hoà, Tuấn đã làm gì? – HS thực hiện nhiệm vụ. GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS khi cần thiết. - GV mời một vài HS chia sẻ về kết quả thảo luận. - GV nhận xét, kết luận: Để giúp bạn xử lí bất hoà, chúng ta nên ngồi lại cùng các bạn, lắng nghe ý kiến của từng người, chỉ ra những điểm đúng ở hai bạn và xoá bỏ những hiểu lầm. Sau đó, em có thể đề xuất một giải pháp mà cả hai bạn đều cảm thấy ổn và nhất trí thực hiện. Bước cuối cùng là đề nghị các bạn bắt tay làm lành với nhau. 3. Luyện tập Mục tiêu: Giúp HS củng cố, khắc sâu những kiến thức đã học và thực hành xử lí tình huống cụ thể. 61 Cách tiến hành: Bài tập 1. Bày tỏ ý kiến về ý nghĩa của việc xử lí tốt bất hoà - – GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc kĩ các ý kiến về ý nghĩa của việc xử lí bất hoà với bạn bè trong SGK để bày tỏ ý kiến cá nhân. - – GV có thể quy ước cách bày tỏ ý kiến đồng tình/không đồng tình bằng thẻ (thẻ xanh/ đỏ; thẻ mặt cười/ mặt mếu). - GV mời một HS lên trước lớp đọc các ý kiến. Với mỗi ý kiến, GV cho HS giơ thẻ bày tỏ thái độ của mình và giải thích lí do. – HS bày tỏ thái độ qua thẻ và giải thích sự lựa chọn của bản thân. - GV kết luận: Đồng tình với ý kiến 1, 2, 3, 4, 5; không đồng tình với ý kiến 6. Bài tập 2. Bày tỏ ý kiến về cách xử lí bất hoà - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi, đọc 5 cách xử lí bất hoà của các bạn trong SGK. – HS thực hiện nhiệm vụ. GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS khi cần thiết. - GV mời đại diện các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận của nhóm trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn. - GV kết luận: Đồng tình với cách xử lí số 2, không đồng tình với các xử lí số 1, 3, 4, 5. Bài tập 3. Xử lí tình huống - – GV chia lớp thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm một tình huống trong SGK, yêu cầu các nhóm thảo luận và đóng vai để xử lí tình huống. – Các nhóm thảo luận để đưa ra cách xử lí và phân công đóng vai. nh huống cử ia nhóm công đó Các nhóm lên đóng vai xử lí tình huống của nhóm mình. - Các nhóm khác theo dõi, nhận xét cho nhóm bạn nếu chưa rõ. cách xử lí tình huống của nhóm bạn; đặt câu hỏi - GV kết luận, khen ngợi các nhóm đã có cách xử lí phù hợp trong mỗi tình huống. Bài tập 4. Em sẽ khuyên bạn điều gì? – GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm một tình huống trong SGK, yêu cầu các nhóm thảo luận và đóng vai để xử lí tình huống, đưa ra cách giải quyết phù hợp. – Các nhóm thảo luận để đưa ra cách xử lí và phân công đóng vai. – Các nhóm lên đóng vai xử lí tình huống giúp bạn xử lí bất hoà. - – Các nhóm khác theo dõi, nhận xét cách xử lí tình huống của nhóm bạn; đặt câu hỏi cho nhóm bạn nếu chưa rõ. - GV kết luận, khen ngợi các nhóm đã có cách xử lí phù hợp trong mỗi tình huống. 62 4. Vận dụng Mục tiêu: HS thực hiện được các cách xử lí bất hoà với bạn bè cũng như giúp bạn xử lí bất hoà trong các tình huống của cuộc sống. Cách tiến hành: 1. Chia sẻ về những việc em đã làm/sẽ làm để xử lí bất hoà với bạn bè - GV nêu yêu cầu và khuyến khích, động viên HS chia sẻ. - - Một vài HS chia sẻ. GV nhận xét, kết luận. 2. Tư vấn cho các bạn hàng xóm, bạn ở lớp cách xử lí nếu các bạn đang có bất hoà GV nhắc nhở HS giúp đỡ nhau khi biết các bạn trong lớp, hàng xóm có bất hoà. Thông điệp: GV chiếu/viết thông điệp lên bảng, HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vào SGK, đọc. Tổng kết bài học - GV nêu yêu cầu để tổng kết bài học: — + Hãy nêu 3 điều em đã học được qua bài học này. + Hãy nêu 3 điều em thích ở bài học này. + Hãy nêu 3 việc em sẽ làm sau bài học này. – HS trình bày ý kiến. GV tóm tắt lại những nội dung chính của bài học, nhấn mạnh vào các bước xử lí bất hoà. KẾT NỐI TRI THỨC - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn nhút nhát, chưa tích cực. ĐỊNH HƯỚNG ĐÁNH GIÁ Qua hỏi – đáp và quan sát thái độ, hành động của HS để đánh giá trên các mức: 1. Hoàn thành tốt: Nếu được một số biểu hiện của sự bất hoà với bạn bè; Biết được vai trò, ý nghĩa của việc xử lí bất hoà cũng như hậu quả nếu không xử lí bất hoà; Nêu được các bước xử lí bất hoà với bạn bè; Biết xử lí một số tình huống bất hoà thường gặp và sẵn sàng giúp đỡ bạn bè xử lí bất hoà. 2. Hoàn thành: Thực hiện được các yêu cầu trong mục tiêu của bài nhưng chưa đầy đủ. 3. Chưa hoàn thành: Chưa thực hiện được các yêu cầu đã nêu trong mục tiêu của bài. 63 Chủ đề 8 | | TUÂN THỦ QUY TẮC AN TOÀN GIAO THÔNG Bài 9 | ĐI BỘ AN TOÀN (2 tiết) I MỤC TIÊU Sau bài học này, HS sẽ: – Nêu được các quy tắc đi bộ an toàn. – Nêu được sự cần thiết phải tuân thủ quy tắc đi bộ an toàn. - Tuân thủ quy tắc an toàn khi đi bộ. Đồng tình với những hành vi tuân thủ quy tắc đi bộ an toàn; không đồng tình với những hành vi vi phạm quy tắc đi bộ an toàn. – Rèn năng lực điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân. – Hình thành phẩm chất trách nhiệm, rèn luyện các chuẩn hành vi pháp luật. II CHUẨN BỊ – SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 3; - – Bộ tranh về chủ đề An toàn giao thông; ngpowerpoint (nếu có). ỨC sinh VỚI CUỘC SỐNG – Máy tính, máy chiếu, bài giảng powerpoint (nếu có). III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Khởi động Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới. Cách tiến hành: – GV giới thiệu trò chơi “Đi theo đèn tín hiệu giao thông”. - - GV phổ biến luật chơi: Đội chơi gồm từ 5 – 7 thành viên. Các thành viên xếp thành một hàng dọc và thực hiện theo hiệu lệnh của quản trò như sau: + Đèn xanh: Người đứng sau đưa tay lên vai người đứng trước làm thành một đoàn tàu và di chuyển thật nhanh; + Đèn vàng: Vẫn để tay trên vai người đứng trước và đi chậm lại; 64 + Đèn đỏ: Khoanh hai tay trước ngực và dừng lại. Bạn nào thực hiện sai so với hiệu lệnh sẽ bị loại khỏi đội chơi và phải thực hiện một hình phạt vui vẻ (nhảy lò cò, đứng lên ngồi xuống,...). – Một số HS tham gia trò chơi, các bạn còn lại theo dõi và cổ vũ. – Kết thúc trò chơi, GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học mới. 2. Khám phá Hoạt động 1 Tìm hiểu các quy tắc an toàn khi đi bộ Mục tiêu: HS nêu được các quy tắc an toàn khi đi bộ. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát tranh tình huống trong SGK. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi: — + Việc đi bộ của các bạn đã đảm bảo an toàn chưa? Vì sao? + Khi đi bộ, chúng ta cần tuân thủ các quy tắc an toàn nào? – Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm còn lại nhận xét và bổ sung. - GV nhận xét và kết luận: Việc đi bộ của các bạn trong các tranh tình huống đã đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh. Khi đi bộ, chúng ta cần tuân thủ các quy tắc an toàn như: đi trên hè phố, lề đường; trong trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì cần đi sát mép đường; qua đường ở ngã tư, đi vào vạch kẻ đường dành cho người đi bộ và tuân thủ đèn tín hiệu giao thông,.. Hoạt động 2 Tìm hiểu sự cần thiết phải tuân thủ quy tắc an toàn khi đi bộ Mục tiêu: HS nêu được sự cần thiết phải tuân thủ các quy tắc an toàn khi đi bộ. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát tranh để mô tả hành vi của các bạn trong mỗi tranh và nếu hậu quả có thể xảy ra. - GV yêu cầu HS trao đổi, chia sẻ kết quả mô tả, nhận xét tình huống với bạn bên cạnh (nhóm đôi). - GV mời một số HS chia sẻ trước lớp. - GV đặt câu hỏi: Theo em, vì sao phải tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ? - HS suy nghĩ trả lời, các bạn khác góp ý, bổ sung. – GV nhận xét và kết luận: Tuân thủ quy tắc an toàn khi đi bộ là rất cần thiết nhằm đảm bảo an toàn cho chính chúng ta và những người tham gia giao thông. 65 3. Luyện tập Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức và hình thành kĩ năng bày tỏ ý kiến, nhận xét hành vi, xử lí tình huống cụ thể. Cách tiến hành: Bài tập 1. Bày tỏ ý kiến Phương án 1: - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để nhận xét, đưa ra ý kiến về việc làm của các bạn trong tranh và trả lời câu hỏi: + Các bạn trong tranh đang làm gì? + Bạn nào tuân thủ hoặc chưa tuân thủ quy tắc an toàn khi đi bộ? Vì sao? – GV tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả thảo luận, nhận xét và bổ sung nếu chưa chính xác. - GV kết luận: đồng tình với những hành vi trong các tranh 1, 4; không đồng tình với các hành vi trong tranh 2, 3. Phương án 2: GV yêu cầu HS bày tỏ ý kiến nhận xét bằng cách giơ thẻ và giải thích. - GV nhận xét và kết luận: + Tranh 1: Các bạn sang đường ở ngã tư, nơi có vạch kẻ đường, tập trung quan sát và giơ tay cao ra tín hiệu xin nhường đường → Tuân thủ đúng quy tắc an toàn khi đi bộ. + Tranh 2: Bạn nhỏ chạy qua đường mà không quan sát → Chưa tuân thủ quy tắc an toàn khi đi bộ. + Tranh 3: Hai anh em đi bộ qua đoạn đường khá đông đúc, trong khi cách đó một đoạn đường khá đông đúc, trong đi bộ cả chưa tuân thủ quy tắc an toàn → đi + bộ qua đoạn người 1 cách đó một khi đi bộ. + đoạn có cầu vượt dành cho Hai Tuân toàn Bài tập 2. Xử lí tình huống – GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và đóng vai thể hiện nội dung tình huống đưa ra cách giải quyết phù hợp. – Các nhóm lên đóng vai, các nhóm còn lại cổ vũ, động viên, nhận xét. - - GV nhận xét và kết luận: Tình huống 1: Khi cần đi qua đường ở nơi không có vạch kẻ đường, em và bạn cần quan sát cẩn thận khi chắc chắn không có xe nào đang đến gần mới đi qua đường. Trong trường hợp đường quá đông các phương tiện tham gia giao thông, các em nên nhờ người lớn đưa qua đường để đảm bảo an toàn. Tình huống 2: Khi đi bộ trên đường không có vỉa hè, em và bạn cần đi sát lề đường bên phải, tập trung quan sát; không dàn hàng ngang,.. 66 4. Vận dụng Mục tiêu: HS vận dụng những điều đã học vào cuộc sống để thực hiện đi bộ an toàn. Cách tiến hành: – GV mời HS chia sẻ với bạn theo nhóm đôi: 1/ Em hay đi bộ trong các trường hợp nào? 2/ Em hãy chia sẻ với bạn trong nhóm các quy tắc an toàn mà em đã thực hiện khi đi bộ. GV tổ chức cho HS vẽ tranh tuyên truyền với bạn bè, người thân về các quy tắc đi bộ an toàn. – GV nhắc nhở HS hằng ngày tuân thủ nghiêm túc các quy tắc an toàn khi đi bộ. Thông điệp: GV chiếu/viết thông điệp lên bảng, HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vào SGK, đọc. Tổng kết bài học - GV nêu yêu cầu để tổng kết bài học: + Hãy nêu 3 điều em học được qua bài học. + Hãy nêu 3 điều em thích ở bài học. + Hãy nêu 3 việc em cần làm sau bài học. – HS trình bày ý kiến. - GV tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn nhút nhát, chưa tích cực. ĐỊNH HƯỚNG ĐÁNH GIÁ NỐI t TRI THỨC của HS để d Qua hỏi – đáp và quan sát thái độ, hành động của HS để đánh giá trên các mức: thái độ, hành động 1. Hoàn thành tốt: Nêu được các quy tắc an toàn và sự cần thiết phải tuân thủ các quy tắc đó khi đi bộ; Tuân thủ các quy tắc đi bộ an toàn một cách thường xuyên; Đồng tình với hành vi tuân thủ quy tắc đi bộ an toàn; không đồng tình với những hành vi vi phạm quy tắc đi bộ an toàn. 2. Hoàn thành: Thực hiện được các mục tiêu của bài học nhưng chưa đầy đủ. 3. Chưa hoàn thành: Chưa thực hiện được các yêu cầu cần đạt đã nêu trong mục tiêu bài học. 67 Bài 10 AN TOÀN KHI THAM GIA CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG (2 tiết) I MỤC TIÊU Sau bài học này, HS sẽ: – Nêu được các quy tắc an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông. - – Nêu được sự cần thiết phải tuân thủ quy tắc an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông. – Tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi tham gia một số phương tiện giao thông quen thuộc. – Đồng tình với những hành vi tuân thủ quy tắc an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông; không đồng tình với những hành vi vi phạm quy tắc an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông. – Rèn năng lực điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân. - Hình thành phẩm chất trách nhiệm, rèn luyện các chuẩn hành vi pháp luật. II CHUẨN BỊ – SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 3; - – Bộ tranh về chủ đề An toàn giao thông; - Máy tính, máy chiếu, bài giảng powerpoint (nếu có). G TÊN HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC | CUỘC SỐNG | IN 1. Khởi động Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới. - GV tổ chức cho HS hát/nghe/xem video bài hát “An toàn giao thông” (sáng tác: Trần Thanh Tùng). – GV đặt câu hỏi: Bài hát nhắc nhở chúng ta điều gì khi tham gia giao thông? - – HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét, kết luận để dẫn dắt vào bài mới. 2. Khám phá Hoạt động 1 Tìm hiểu các quy tắc an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông Mục tiêu: HS nêu được các quy tắc an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông. 68 Cách tiến hành: — - GV yêu cầu HS quan sát tranh tình huống trong SGK, thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi: + Các bạn đã tuân thủ những quy tắc nào khi tham gia các phương tiện giao thông? + Em còn biết những quy tắc nào khác khi tham gia các phương tiện giao thông? - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét và kết luận: Việc tham gia các phương tiện giao thông của các bạn trong các tranh tình huống đã đảm bảo an toàn. Khi tham gia các phương tiện giao thông, chúng ta cần: đội mũ bảo hiểm đúng cách, ngồi ngay ngắn khi ngồi sau xe máy, xe đạp điện,...; thắt dây an toàn; không thò đầu, tay ra ngoài cửa xe khi ngồi trên ô tô; mặc áo phao đúng cách, ngồi ngay ngắn khi đi tàu, thuyền; chú ý theo dõi và tuân thủ các hướng dẫn an toàn của tiếp viên hàng không khi ngồi trên máy bay. Hoạt động 2 Tìm hiểu sự cần thiết phải tuân thủ quy tắc an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông Mục tiêu: HS nêu được sự cần thiết phải tuân thủ các quy tắc an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát tranh để mô tả hành vi của các bạn trong mỗi tranh và nêu hậu quả có thể xảy ra. - GV yêu cầu HS trao đổi, chia sẻ kết quả, nhận xét tình chia sẻ kết quả, nhận xét tình huống với bạn bên cạnh (nhóm đôi). - GV mời một số HS chia sẻ trước lớp. ÔC SỐNG - GV đặt câu hỏi: Theo em, vì sao phải tuân thủ các quy tắc an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông? – HS suy nghĩ trả lời, các bạn khác bổ sung. - GV nhận xét và kết luận: Những hành vi trong tranh có thể gây ra nguy hiểm cho chính bản thân những người đó và cả những người khác. Tuân thủ quy tắc an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông là rất cần thiết nhằm đảm bảo an toàn cho chính chúng ta và những người tham gia giao thông. 3. Luyện tập Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức và hình thành kĩ năng bày tỏ ý kiến, nhận xét hành vi, xử lí tình huống cụ thể. 69 Cách tiến hành: Bài tập 1. Bày tỏ ý kiến Phương án 1: – GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm để nhận xét việc làm của các bạn trong tranh và trả lời câu hỏi: + Các bạn trong tranh đang làm gì? + Bạn nào tuân thủ hoặc chưa tuân thủ quy tắc an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông? Vì sao? - GV tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả thảo luận, nhận xét và bổ sung. Phương án 2: – GV tổ chức cho HS bày tỏ ý kiến nhận xét bằng cách giơ thẻ và giải thích. - GV nhận xét và kết luận: + Tranh 1: Bạn nhỏ đội mũ bảo hiểm, ngồi ngay ngắn trên xe đạp điện, tay ôm eo người lái xe ở phía trước → Tuân thủ quy tắc an toàn giao thông. + Tranh 2: Bạn nhỏ vừa không thắt dây an toàn, vừa đùa nghịch khi ngồi trong xe ô tô — Chưa tuân thủ quy tắc an toàn giao thông. + Tranh 3: Bạn nam không thắt dây an toàn, chơi đồ chơi khi ngồi trên máy bay → Chưa tuân thủ quy tắc an toàn giao thông. + Tranh 4: Các bạn nhỏ mặc áo phao, ngồi nghiêm túc trên thuyền → Tuân thủ quy tắc an toàn giao thông. + Tranh 5: Một bạn buông hai tay khi đi xe đạp → Chưa tuân thủ quy tắc an toàn buông hai tay khi đi xe đạp → Chưa giao thông. Bài tập 2. Đưa ra lời khuyên cho bạn ỘC SỐNG - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, đóng vai thể hiện nội dung tình huống và đưa ra cách giải quyết phù hợp. - Các nhóm lên đóng vai, nhóm còn lại cổ vũ, động viên, góp ý. - GV nhận xét và kết luận: Tình huống 1: Khuyên bạn phải đội mũ bảo hiểm khi lên xe máy để bố đón về. Tình huống 2: Khuyên bạn nhỏ phải mặc áo phao, ngồi ngay ngắn, chắc chắn trên thuyền; tránh đứng lên hoặc đùa nghịch, gây mất an toàn. Tình huống 3: Khuyên bạn khi lên, xuống xe ô tô đưa đón HS cần xếp hàng ngay ngắn, tránh chen lấn, xô đẩy. 4. Vận dụng 70 Mục tiêu: HS vận dụng những điều đã học vào cuộc sống để đảm bảo an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông. Cách tiến hành: – GV mời HS chia sẻ với bạn theo nhóm đôi: 1/ Em đã tham gia các loại phương tiện giao thông nào?; 2/ Em hãy chia sẻ với các bạn trong nhóm về việc em đã thực hiện các quy tắc an toàn như thế nào khi tham gia các phương tiện đó. – GV chia nhóm, hướng dẫn các nhóm viết, vẽ bảng thông tin về quy tắc an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông. – GV nhắc nhở HS hằng ngày tuân thủ nghiêm túc các quy tắc an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông. Thông điệp: GV chiếu/viết thông điệp lên bảng, HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vào SGK, đọc. Tổng kết bài học - GV nêu yêu cầu để tổng kết bài học: + Hãy nêu 3 điều em học được qua bài học. + Hãy nêu 3 điều em thích ở bài học. + Hãy nêu 3 việc em cần làm sau bài học. – HS trình bày ý kiến. – GV tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn nhút nhát, chưa tích cực. ĐỊNH HƯỚNG ĐÁNH GIÁ Qua hỏi – đáp và quan sát thái độ, hành sát thái độ, hành động của Hồ để đi Qua hỏi – đáp và quan sát thái độ, hành động của HS để đánh giá trên các mức: động của HS để đánh giá trên các mức: 1. Hoàn thành tốt: Nêu được các quy tắc an toàn và sự cần thiết phải tuân thủ quy tắc đó khi tham gia các phương tiện giao thông; Tuân thủ các quy tắc an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông một cách thường xuyên; Đồng tình với những hành vi tuân thủ quy tắc an toàn giao thông; không đồng tình với những hành vi vi phạm quy tắc an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông. 2. Hoàn thành: Thực hiện được các mục tiêu của bài học nhưng chưa đầy đủ. 3. Chưa hoàn thành: Chưa thực hiện được các yêu cầu cần đạt đã nêu trong mục tiêu bài học. 71 72 Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xin trân trọng cảm ơn các tác giả có tác phẩm, tư liệu được sử dụng, trích dẫn trong cuốn sách này. Chịu trách nhiệm xuất bản: Chủ tịch Hội đồng Thành viên NGUYỄN ĐỨC THÁI Tổng Giám đốc HOÀNG LÊ BÁCH Chịu trách nhiệm nội dung: Tổng biên tập PHẠM VĨNH THÁI Biên tập nội dung: NGUYỄN THỊ TRANG – NGÔ THỊ HÀ Thiết kế sách: TRẦN NGỌC LÊ Trình bày bìa: NGUYỄN BÍCH LA Sửa bản in: TẠ THỊ HƯỜNG Chế bản: CTCP DỊCH VỤ XUẤT BẢN GIÁO DỤC HÀ NỘI KẾT NỐI TRI THỨC Bản quyền thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Tất cả các phần của nội dung cuốn sách này đều không được sao chép, lưu trữ, chuyển thể dưới bất kì hình thức nào khi chưa có sự cho phép bằng văn bản của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. ĐẠO ĐỨC 3 - SÁCH GIÁO VIÊN Mã số: G1HG3G001H22 In ......... cuốn (QĐ .............. SLK), khổ 19 x 26,5cm. In tại Công ty Cổ phân in Số ĐKXB: 520-2022/CXBIPH/36-280/GD Số QĐXB: / QĐ-GD ngày ... tháng .... năm 2022 In xong và nộp lưu chiểu tháng ........ năm 2022 Mã số ISBN: 978-604-0-31725-4 TIẾNG VIỆT 3 TIẾNG VIỆT 3 TOÁN 3 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 3 ĐẠO ĐỨC 3 HUÂN CHƯƠNG HỒ CHÍ MINH ÂM NHẠC 3 MĨ THUẬT 3 CÔNG NGHỆ 3 TIN HỌC 3 HOẠT ĐỘNG TRAINGHIEM GIÁO DỤC 3 THE CHAT 3 BỘ SÁCH GIÁO VIÊN LỚP 3 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG 1. Tiếng Việt 3, tập một – SGV 2. Tiếng Việt 3, tập hai – SGV 3. Toán 3 – SGV 4. Tự nhiên và Xã hội 3 – SGV 5. Đạo đức 3 – SGV 6. Âm nhạc 3 – SGV 7. Mĩ thuật 3 – SGV 8. Công nghệ 3 – SGV 9. Tin học 3 – SGV 10. Hoạt động trải nghiệm 3 – SGV 11. Giáo dục thể chất 3 – SGV 12. Tiếng Anh 3 – Global Success – SGV KẾT NỐI TRI THỨC umphathan SONG Các đơn vị đầu mối phát hành • Miền Bắc: • Miền Trung: • Miền Nam: • Cửu Long: CTCP Đầu tư và Phát triển Giáo dục Hà Nội CTCP Sách và Thiết bị Giáo dục miền Bắc CTCP Đầu tư và Phát triển Giáo dục Đà Nẵng CTCP Sách và Thiết bị Giáo dục miền Trung CTCP Đầu tư và Phát triển Giáo dục Phương Nam CTCP Sách và Thiết bị Giáo dục miền Nam CTCP Sách và Thiết bị Giáo dục Cửu Long Sách điện tử: http://hanhtrangso.nxbgd.vn Kich hoạt để mở học liệu điện tử: Cao lớp nhũ trên tem để nhận mã số. Truy cập http://hanhtrangso.nxbgd.vn và nhập mã số tại biểu tượng chia khoá. + ISBN 978-604-0-31725-4 9786040 317254 Giá: 15.000₫ """