🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Sách Giáo Khoa Giáo Dục Công Dân Lớp 6 Ebooks Nhóm Zalo BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6 e NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NHẬT THĂNG (Tổng Chủ biên) PHẠM VĂN HÙNG (Chủ biên) - VŨ XUÂN VINH - ĐẶNG THUY ANH GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6 (Tái bản lần thứ chín) NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM Chịu trách nhiệm xuất bản : Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc NGÔ TRẦN AI Phó Tổng Giám đốc kiêm Tổng biên tập NGUYỄN QUÝ THAO Biên tập lần đầu : TRƯỜNG BÍCH CHÂU - ĐỒ HỒNG HẠNH Biên tập tái bản : NGUYỄN TẤT THẮNG Biên tập kĩ thuật : NGUYỄN KIM TOÀN - TRẦN THANH HÀNG Minh hoạ và trình bày bìa : NGUYỄN THAO - BÙI QUANG TUẤN Biên tập mĩ thuật - TRẦN THUÝ HẠNH Sửa bản in : NGUYỄN TẤT THẮNG Chế bản : CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT KẾ VÀ PHÁT HÀNH SÁCH GIÁO DỤC Bản quyền thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam - Bộ Giáo dục và Đào tạo GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6 Mã số : 2H61471 Số đăng kí KHXB : 01 - 2011/CXB/48 - 1235/GD In 30.000., cuốn, khổ 17 x 24cm. In tại Công ty CP in Hà Nội In xong và nộp lưu chiểu tháng 12 năm 2011. Bài TRUYỆN ĐỌC TỰ CHĂM SÓC, RÈN LUYỆN THÂN THỂ MÙA HÈ KÌ DIỆU So với các bạn trong lớp 6A, Minh vào loại thấp nhất. Một hôm, sau tiết học thể dục ở sân trường, Minh ngập ngừng hỏi thầy Quân : - Thưa thầy, em muốn người cao lên thì làm thế nào ạ ? Thầy Quân đặt tay lên vai Minh và nói : - Thầy sẽ hướng dẫn em cách tập luyện, nhưng phải kiên trì đấy ! À, em biết bởi chưa Dạ, chưa ạ ! - Thế thì em tập bơi đi ! Bởi sẽ giúp em phát triển chiều cao và sẽ khoẻ. Tan học, trên đường về nhà, Minh nghĩ : "Phải tập bơi, nhất định phải tập bơi ! Nhưng từ nhà đến bể bơi Tăng Bạt Hổ xa quá, làm cách nào nhỉ?". Minh nói với bố : - Bố ơi, bố cho con tập bơi nhé. Thầy giáo bảo con phải tập bơi thì người mới cao. Nhưng tập bơi ở đâu ạ ? - Bố sẽ cho con chiếc xe đạp để đến bể bơi Tăng Bạt Hổ. Chiều mai bố sẽ dẫn con di. Hè năm ấy, chiều nào Minh cũng đi tập bơi, mặc dù nhà Minh cách bể bơi khá xa. Buổi tập đầu tiên nước vào cả mũi, mồm và tai, nhưng nhờ có chú 3 huấn luyện viên của bể bơi hướng dẫn, Minh không sợ. Những ngày đầu tập bơi, tối về nằm ngủ toàn thân Minh ê ẩm, mỏi nhừ..., nhưng Minh không bỏ buổi tập nào. Mùa hè kết thúc, nhìn Minh chân tay rắn chắc, dáng đi nhanh nhẹn, trông em như cao hẳn lên. Thật là một mùa hè kì diệu ! Goi y a) Điều kì diệu nào đã đến với Minh trong mùa hè vừa b) Vì sao Minh có được điều kì diệu ấy ? c) Sức khoẻ có cần cho mỗi người không ? Tại sao ? NỘI DUNG BÀI HỌC qua ? YÊN THÁI a) Sức khoẻ là vốn quý của con người. Mỗi người phải biết giữ gìn vệ sinh cá nhãn, ăn uống điều độ, hằng ngày luyện tập thể dục, năng chơi thể thao để sức khoẻ ngày một tốt hơn. Chúng ta cần tích cực phòng bệnh. Khi mắc bệnh, phải tích cực chữa cho khỏi bệnh. b) Sức khoẻ giúp chúng ta học tập, lao động có hiệu quả và sống lạc quan, vui vẻ. ® BÀI TẬP a) Hãy đánh dấu x vào ô trống tương ứng những việc làm biểu hiện biết tự chăm sóc sức khoẻ: - Mỗi buổi sáng, Đông đều tập thể dục. - Khi ăn cơm, Hà không ăn vội vàng, mà từ tốn nhai kĩ. - Hằng ngày, Bắc đều súc miệng nước muối. - Đã bốn ngày, Nam không thay quần áo vì trời lạnh. - Trời nóng, nhưng Tuấn cứ thấy trong người lành lạnh. Sờ lên trần thấy nóng. Tuấn vội nói với mẹ cho ra trạm y tế để khám bệnh. b) Hãy kể một việc làm chứng tỏ em biết tự chăm sóc sức khoẻ bản thân. ᄆᄆᄆᄆ c) Em biết gì về tác hại của việc nghiện thuốc lá, rượu, bia đến sức khoẻ con người ? d) Em hãy tự đặt cho mình một kế hoạch luyện tập thể dục, thể thao để người khoẻ mạnh. Bài 2 TRUYỆN ĐỌC SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ BÁC HỒ TỰ HỌC NGOẠI NGỮ Bác Hồ của chúng ta học trong nhà trường không nhiều, vậy mà Bác nói được một số tiếng nước ngoài như tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc... Kết quả đó là nhờ lòng quyết tâm và sự kiên trì tự học mà nên. Hồi làm phụ bếp trên tàu Đô đốc La-tút-sơ Tơ-rê-vin chạy tuyến đường từ Sài Gòn sang Pháp, mỗi ngày Bác phải làm việc từ 4 giờ sáng đến 9 giờ tối mới xong. Dù mệt, Bác vẫn cố tự học thêm 2 giờ nữa, trong khi những người bạn khác thì đi ngủ hoặc đánh bài. Khi học, những từ nào không hiểu, Bác nhờ những thuỷ thủ người Pháp giảng lại cho. Bác còn nghĩ ra một cách học độc đáo là mỗi ngày viết mười từ tiếng Pháp vào cánh tay để vừa làm việc, vừa nhẩm học. Thời kì làm việc ở Luân Đôn (thủ đô nước Anh), vào buổi sáng sớm và buổi chiều mỗi ngày, Bác lại mang sách, bút ra vườn hoa Hay-dơ để tự học tiếng Anh. Mỗi tuần được một ngày nghỉ, Bác đến học tiếng Anh với một giáo sư người I-ta-li-a. Với cách tranh thủ học như vậy, đến bất kì nước nào, Bác đều tự học tiếng nước ấy. Sau này, mặc dù tuổi đã cao, khi đọc sách, báo tiếng nước ngoài, gặp từ nào không hiểu hay một danh từ khoa học. Bác đều tra từ điển hoặc nhờ người thạo tiếng nước đó giải thích, rồi ghi lại vào sổ để nhớ. Bác Hồ đã tự học ngoại ngữ như thế đấy ! VŨ KỲ (Kể chuyện đạo đức Bác Hồ, NXB Giáo dục, 1998) Gọi ý a) Qua truyện trên, em thấy Bác Hồ đã tự học tiếng nước ngoài như thế nào ? (Nêu những chi tiết cụ thể trong truyện). b) Trong quá trình tự học, Bác Hồ đã gặp những khó khăn gì ? Bác đã vượt qua những khó khăn đó bằng cách nào ? c) Cách học của Bác thể hiện đức tính gì ? 5 LA 2 NỘI DUNG BÀI HỌC a) Siêng năng là đức tính của con người biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên, đều đặn. b) Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn, gian khổ. c) Siêng năng, kiên trì sẽ giúp cho con người thành công trong công việc, trong cuộc sống. • Tục ngữ : Có công mài sắt, có ngày nên kim. Đ BÀI TẬP a) Hãy đánh dấu x vào ô trống tương ứng những câu thể hiện tính siêng năng, kiên trì : Sáng nào Lan cũng dạy sớm quét nhà. - Hà muốn học giỏi môn Toán, nên ngày nào cũng làm thêm bài tập. Gặp bài tập khó là Bắc không làm. - Đến phiền trực nhật lớp, Hồng toàn nhờ bạn làm hộ. - Chưa làm xong bài tập, Lân đã đi chơi. b) Hãy kể lại một việc làm thể hiện tính siêng năng của em. c) Kể một tấm gương kiên trì, vượt khó trong học tập mà em biết. d) Em hãy sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ nói về tính siêng năng, kiên trì, 6 Bài 3 1 TRUYỆN ĐỌC TIẾT KIỆM THẢO VÀ HÀ Vừa nhận được giấy báo vào lớp 10, Hà chạy vội về nhà để báo tin cho mẹ : Mẹ ơi, con nhận được giấy báo vào lớp 10 rồi mẹ ạ ! Mẹ của Hà vui mừng hỏi : - Con nhận được giấy báo rồi à ? Vâng, chú văn thư xã vừa đưa cho con. Rồi Hà sà vào lòng mẹ : Mẹ ơi ! Mẹ thưởng tiền cho con để con liên hoan với các bạn ! - Con đi chơi với bạn hả... ? - Nét mặt mẹ thoáng bối rối... - U, mẹ sẽ cho con. Cầm tiền của mẹ cho, Hà chạy ngay đến nhà Thảo - bạn cùng lớp với Hà cũng vừa nhận được giấy báo vào lớp 10. Vừa định bước vào nhà, bỗng Hà nghe thấy tiếng mẹ của Thảo trong nhà vọng ra. Hà dừng chân lắng nghe : - Ôi ! Thảo của mẹ giỏi quá ! Mẹ biết thưởng gì cho con đây ? Tiền công đan giò của con, mẹ còn cấm. Hôm trước, mẹ nghe thấy các bạn con bàn nhau sau khi thi xong sẽ đi chơi, con có đi với các bạn không để mẹ đưa tiền cho ? Tiếng Thảo nhỏ nhẹ : - Thôi mẹ ạ ! Con thấy gạo nhà mình hết rồi. Mẹ để tiền đó mà mua gạo mẹ ạ ! Đứng ngoài cửa nghe Thảo nói vậy, mất Hà nhoè đi lúc nào không biết. Nhà Thảo cũng nghèo như nhà Hà. Bố của Tháo mất sớm. Mẹ Thảo tấn tảo nuôi ba chị em. Là chị lớn nên mọi nhà việc trong Thảo phải làm hết. Ngoài giờ học, Thảo còn đan giỏ 7 giúp mẹ, nhưng Thảo chẳng đòi hỏi gì. Hà tự nghĩ và ăn hận. Hà nhớ lại nét bối rối trong mắt mẹ khi nãy. Biết đâu thùng gạo của nhà mình cũng hết như nhà Thảo ? Nghĩ vậy, Hà tự hứa với mình là từ nay không vòi tiền mẹ nữa và phải biết tiết kiệm trong tiêu dùng hằng ngày để dỡ bố mẹ. 8 Gợi ý NGUYỄN VŨ a) Qua truyện trên, em thấy Thảo có suy nghĩ gì khi được mẹ thưởng tiền ? Việc làm của Thảo thể hiện đức tính gì ? b) Em hãy phân tích diễn biến trong suy nghĩ và hành vi của Hà trước và sau khi đến nhà Thảo. Từ đó, em cho biết ý kiến của mình về hai nhân vật trong truyện trên, NỘI DUNG BÀI HỌC a) Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác. b) Tiết kiệm thể hiện sự quý trọng kết quả lao động của bản thân mình và của người khác. • Tục ngữ : Tích tiểu thành đại. • Sản xuất mà không đi đôi với tiết kiệm thì như gió vào nhà trống, BÀI TẬP HỒ CHÍ MINH a) Hãy đánh dấu x vào các ô trống tương ứng với thành ngữ nói về tiết kiệm : - Năng nhặt chặt bị. - Cơm thừa, gạo thiếu. - Góp gió thành bão. Của bền tại người. Vung tay quá trán. - Kiếm củi ba năm, thiêu một giờ. b) Tìm những hành vi biểu hiện trái ngược với tiết kiệm. Hậu quả của những hành vi đó trong cuộc sống như thế nào ? c) Sắp đến ngày ôn thi học kì, em dự định sắp xếp thời gian trong ngày như thế nào cho hợp lí và có nhiều thời gian dành cho ôn tập ? Bài 4 TRUYỆN ĐỌC LỄ ĐỘ EM THUỶ Ở thôn Đoài, ai cũng khen Thuỷ là cô bé hiền dịu, nết na, ngoan ngoãn nhất làng. Một hôm, nhân có việc qua thôn Đoài, tôi ghé thăm nhà Thuỷ. Vừa bước chân vào cổng, tôi đã nghe thấy giọng nói nhẹ nhàng của Thuỷ : - Em chào anh ạ. Mời anh vào nhà em chơi ! Khi tôi vào nhà, Thuỷ giới thiệu tôi với bà nội của em : Thưa bà, đây là anh Quang - cán bộ Đoàn của huyện nhà đến thăm bà. Rồi Thuỷ nhanh nhẹn kéo ghế mời tôi ngồi. Trong khi tôi trò chuyện với bà thì Thuỷ đi pha trà. Khi trà đã ngấm, Thuỷ rót nước ra chén, bưng một chén bằng hai tay mời bà : - Cháu mời bà ạ ! 000 2 GIÁO DỤC CÔNG DÂN RA 9 Rồi Thuỷ quay sang mời tôi : Em mời anh xơi nước ! Sau đó, Thuỷ xin phép bà ngồi tiếp chuyện tôi. Tôi hỏi Thuỷ : à? – Bố mẹ em đi vắng à ? Dạ, bố em công tác trên huyện, chiều thứ sáu mới về ; còn mẹ em dạy học ở trường ạ ! Em vui vẻ kể cho tôi nghe về việc học hành của bản thân ; việc hoạt động của Đoàn, Đội ở lớp, ở trường em. Ngồi nói chuyện với Thuỷ một lúc, nhìn đồng hồ đã thấy muộn, tôi đứng dậy chia tay với em và chào bà nội của Thuỷ. Thuỷ tiến tới ra tận ngõ và nói : - Lần sau nếu có dịp, mời anh đến nhà em chơi. Trên đường về, tôi nghĩ mãi về những cử chỉ và lời nói khi tiếp khách của Thuỷ. Quả thực, Thuỷ đúng là một học sinh ngoan, lễ độ như lời ca ngợi của bà con trong thôn Đoài. 10 YỄN THÁI Gợi ý a) Em hãy kể lại những việc làm của Thuỷ khí khách đến nhà. b) Em có nhận xét gì về cách cư xử của bạn Thuỷ trong truyện ? c) Cách cư xử ấy biểu hiện đức tính gì ? NỘI DUNG BÀI HỌC a) Lễ độ là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác. b) Lễ độ thể hiện sự tôn trọng, quý mến của mình đối với mọi người. c) Lễ độ là biểu hiện của người có văn hoá, có đạo đức, giúp cho quan hệ giữa con người với con người trở nên tốt đẹp hơn, góp phần làn cho xã hội văn minh. - • Thành ngữ : - Đi thưa, về gửi. - Trên kính, dưới nhường. 2 GIÁO DỤC CÔNG DÂN G BÀI TẬP a) Hãy đánh dấu x vào cột trống mà em cho là thích hợp : Hành vi, thái độ 1. Đi xin phép, về chào hỏi 2. Nói leo trong giờ học Có lễ độ Thiếu lễ độ 3. Gọi dạ, bảo vàng 4. Ngồi vắt vẻo trên ghế trước mọi người 5. Nhường chỗ ngồi cho người tàn tật, người già... trên xe ô tô 6. Kính thầy, yêu bạn 7. Nói trống không 8. Ngắt lời người khác b) Bạn Thanh có mẹ là giám đốc doanh nghiệp. Một hôm đi học về, Thanh rễ vào cơ quan của mẹ để lấy chìa khoá. Khi đi qua cổng, chú bảo vệ gọi Thanh lại và hỏi : “Cháu muốn gặp ai ?". Bạn Thanh dừng lại và trả lời : "Cháu vào chỗ mẹ cháu ! Thế chú không biết cháu à ?". Y - Theo em, tại sao chú bảo vệ gọi bạn Thanh lại và hỏi như vậy ? Em có nhận xét gì về cử chỉ và cách trả lời của bạn Thanh ? - Nếu em là Thanh thì em sẽ nói như thế nào với chú bảo vệ ? c) Em hiểu thế nào là : "Tiên học lễ, hậu học văn"? 11 12 Bài TRUYỆN ĐỌC TÔN TRỌNG KỈ LUẬT GIỮ LUẬT LỆ CHUNG Một hôm, Bác Hồ đến thăm một ngôi chùa cổ. Chùa nằm giữa làng, xung quanh cây cối um tùm, vẻ trang nghiêm, tĩnh mịch. Thấy Bác đến, vị sư trụ trì ra đón Bác vào chùa và xin mời Bác cứ đi cả dẹp, nhưng Bác không đồng ý. Trước khi bước qua ngưỡng cửa để vào chùa, Bác đã dừng lại cởi dép để ở ngoài như mọi người. rồi mới bước vào. Trong chùa, Bác theo sự hướng dẫn của vị sư đến từng gian thờ Phật thấp hương (nhang). Lại một lần khác, trên đường đi công tác, khi xe của Bác qua một ngã tư thì gặp đèn đỏ phải dừng. Chú cảnh vệ định xuống xe để gặp công an giao thông, yêu cầu cho xe Bác đi ngay, nhưng Bác đã hiểu ý, liền ngăn lại và bảo : - Các chú không được làm thể, phải gương mẫu tôn trọng luật lệ giao thông, không được bắt người khác ưu tiên cho mình. Nghe lời Bác, chú cảnh vệ không xuống xe để gặp chú công an giao thông nữa. Xe Bác dừng lại chờ cho đến lúc đèn xanh bật mới vượt qua ngã tư. VŨ KỲ (Kể chuyện đạo đức Bác Hồ. NXB Giáo dục, 1998) 日本 Gọi ý a) Qua truyện trên, em thấy Bác Hồ đã tôn trọng những quy định chung như thế nào ? b) Việc thực hiện đúng những quy định chung nói lên đức tính gì của Bác Hồ ? NỘI DUNG BÀI HỌC a) Tôn trọng kỉ luật là biết tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của các tổ chức xã hội ở mọi nơi, mọi lúc. Tôn trọng kỉ luật còn thể hiện ở việc chấp hành mọi sự phân công của tập thể như lớp học, cơ quan, doanh nghiệp.. b) Mọi người đều tôn trọng kỉ luật thì cuộc sống gia đình, nhà trường và xã hội sẽ có nề nếp, kỉ cương. c) Tôn trọng kỉ luật không những bảo vệ lợi ích của cộng đồng mà còn bảo đảm lợi ích của bản thân. BÀI TẬP a) Em hãy đánh dấu x vào ô trống tương ứng với những hành vi thể hiện tính kỉ luật : - Đi xe vượt đèn đỏ. - Đi học đúng giờ. - Đọc báo trong giờ học. - Đi xe đạp hàng ba. - Đá bóng dưới lòng đường. - Viết đơn xin phép nghỉ một buổi học. - Đi xe đạp đến cổng trường, xuống xe rồi dắt vào sân trường. b) Có người cho rằng thực hiện nếp sống kỉ luật làm con người mất tự do. Em có đồng ý với ý kiến đó không ? Vì sao ? c) Em hãy kể những việc làm của em và của bạn thể hiện sự tôn trọng kỉ luật. 13 Bài 6 BIẾT ƠN TRUYỆN ĐỌC THƯ CỦA MỘT HỌC SINH CŨ Thầy Phan kinh mến ! Em đã xa thấy hơn hai mươi năm rồi. Em rất nhớ thầy, muốn viết thư thăm thầy nhưng em không biết địa chỉ, mong thầy thứ lỗi. Mãi đầu năm nay, em mới được tin thấy đã chuyển về dạy ở Thành phố Hồ Chí Minh. Em vội viết thư này kính thăm sức khoẻ thầy. Tuy thầy trò xa nhau, nhưng em không thể nào quên được những kỉ niệm sâu sắc khi em học lớp IC của thầy. Ở lớp, em là học sinh duy nhất viết tay trái, nên thầy thường cầm bàn tay phải của em giúp em nắn nót từng nét chữ. Một lần, khi thầy quay lên giảng bài, em vội vàng đổi lại viết tay trái. Đến cuối giờ, thầy gọi em đưa vở lên chấm. Thầy khen em viết chữ đẹp và cho điểm 10. Nhưng trong lòng em thật hối hận vì đã làm trái lời thầy. Từ đó, em quyết tâm tập viết tay phải, Em vẫn còn nhớ lời thầy : "Nét chữ là nết người". Hiện nay, em vẫn còn giữ nét chữ của thấy trong cuốn sổ lưu niệm của em... Thưa thầy, bây giờ em công tác ở Bưu điện thị xã Hưng Yên. Em rất mong có dịp được đến thăm thầy để tỏ lòng biết ơn sự chăm sóc, dạy dỗ của thầy trước đây. Em xin kính chúc thầy và toàn gia đình mạnh khoẻ, hạnh phúc. Học sinh cũ của thủy Đào Thị Hồng 14 Gợi ý a) Vì sao chị Hồng không quên người thầy giáo cũ dù đã hơn hai mươi năm ? b) Chị Hồng đã có những việc làm và ý định gì để tỏ lòng biết ơn thầy Phan ? NỘI DUNG BÀI HỌC a) Biết ơn là sự bày tỏ thái độ trận trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn, đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình, với những người có công với dân tộc, đất nước. b) Biết ơn cũng tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. • Tục ngữ : - Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 5) BÀI TẬP Uống nước nhớ nguồn. a) Đánh dấu x vào ô trống tương ứng với những việc làm thể hiện sự biết ơn : - Lan cố gắng học tập tốt để bố me vui lòng. - Trước đây, ông An được ông Bình giúp đỡ vốn và dạy cách làm nghề truyền thống nên ông An đã vượt qua được đói nghèo, trở nên giàu có. Bây giờ, gặp lại ông Bình, ông An có vẻ lảng tránh. - Đi trên đường làng sạch đẹp, rộng rãi, Hùng nghĩ tới những người đã bỏ công sức để sửa sang đường sá và tự nhủ phải giữ gìn đường làng, ngõ xóm sạch, đẹp. Vào dịp Tết Nguyên đán, bạn Dũng cùng bố mẹ đi thăm mộ ông bà nội, ông bà ngoại. b) Em hãy kể lại những việc làm của em hoặc của người khác thể hiện sự biết ơn. c) Sắp đến ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, em dự định sẽ làm gì để thể hiện sự biết ơn thầy giáo, cô giáo đã và đang dạy mình ? 15 Bài 7 YÊU THIÊN NHIÊN, SỐNG HOÀ HỢP VỚI THIÊN NHIÊN TRUYỆN ĐỌC MỘT NGÀY CHỦ NHẬT BỔ ÍCH Vào một ngày chủ nhật cuối học kì I, nhà trường tổ chức cho chúng tôi đi tham quan Tam Đảo. Tôi háo hức, phấn khởi vì chưa đến Tam Đảo bao giờ, Sáu giờ ba mươi phút, xe ô tô bắt đầu xuất phát từ cổng trường. Cả đoàn xe bọn bọn đưa chúng tôi về phía cầu Thăng Long. Phố phường, nhà cửa lùi xa dẫn. Trước mắt tôi là đồng ruộng nằm ở hai bên đường cao tốc xanh ngắt một màu xanh. Mặt trời đã nhô cao ở phía đông, chiếu những tia nắng vàng rực rỡ. Xe lên Phúc Yên, rồi thẳng lên Vĩnh Yên. Đến thị xã Vĩnh Yên, xe rẽ lên Tam Đảo, Đường đi có lúc lên cao, có lúc xuống dốc, có lúc lại thẳng tắp hoặc ngoằn ngoèo uốn khúc quanh những ngọn đồi, những vùng đất xanh mướt khoai, ngô, chè, sắn... Trước mắt chúng tôi là dãy núi Tam Đảo hùng vĩ, mờ trong sương. Càng gần đến Tam Đảo, cây xanh càng nhiều. Tôi nắm bàn tay bạn Giang ngồi bên cạnh : "Ôi, đẹp quá ! Thiên nhiên thật hùng vĩ !". Một bạn cất giọng ngâm câu thơ : "Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi" và mọi người trên xe vỗ tay hưởng ứng. Xe đã đến Tam Đảo, tất cả chúng tôi ùa xuống, ngơ ngác, ngây ngất vì thấy quanh mình mây trắng như khói đang vờn quanh... Chúng tôi đi bộ vào tham quan Tam Đảo theo sự hướng dẫn của các thầy giáo, cô giáo. 16 Cảnh máy, núi Tam Đảo Sau một ngày chơi ở Tam Đảo, chúng tôi trở về Hà Nội trong tâm trạng vui tươi. thoải mái, thấy người khoẻ ra vì được hít thở không khí trong lành của thiên nhiên. Tôi càng thấy thám thía lời của cô giáo chủ nhiệm : "Đi tham quan nhiều nơi, các em sẽ thấy Tổ quốc ta, thiên nhiên nước ta đẹp lắm. Chúng ta càng thêm yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên". Gợi ý XUÂN VŨ a) Qua truyện trên, cảnh đẹp thiên nhiên được miêu tả như thế nào ? b) Em có suy nghĩ và cảm xúc gì trước vẻ đẹp của thiên nhiên ? c) Thiên nhiên cần thiết cho cuộc sống của con người như thế nào ? NỘI DUNG BÀI HỌC a) Thiên nhiên bao gồm : không khí, bầu trời, sông, suối, rừng cây, đồi, núi, động -- thực vật... b) Thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống của con người. c) Con người cần phải bảo vệ thiên nhiên, sống gần gũi và hoà hợp với thiên nhiên. Mùa xuân là Tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân. HỒ CHÍ MINH Đ BÀI TẬP a) Đánh dấu x vào ô trống tương ứng thể hiện tình yêu thiên nhiên và cuộc sống hoà hợp với thiên nhiên : Mùa hè, cả nhà Thuỷ thường đi tắm biển ở Sầm Sơn. - Lớp Tuấn tổ chức đi cắm trại ở một khu đồi có nhiều bãi cỏ xanh như tấm thảm. - Trường Kiên tổ chức đi tham quan Vịnh Hạ Long (ở tỉnh Quảng Ninh), một trong những di sản văn hoá thế giới. Lớp Hương thường xuyên chăm sóc cây và hoa trong vườn trường. – Bạn Nam xách túi rác của nhà mình vứt ra vườn hoa. b) Em hãy sưu tầm ảnh, tranh vẽ về cảnh đẹp thiên nhiên ở nước ta. 3 GIÁO DỤC CÔNG DÂN BA 17 Bài 8 SỐNG CHAN HOÀ VỚI MỌI NGƯỜI TRUYỆN ĐỌC BÁC HỒ VỚI MỌI NGƯỜI Là Chủ tịch nước, bận trăm công nghìn việc, nhưng Bác Hồ vẫn rất quan tâm tới mọi người. Bác luôn tranh thủ thời gian đi thăm hỏi đồng bào ở mọi nơi, nhất là vùng có nhiều khó khăn. Bác quan tâm tới tất cả mọi người từ cụ già đến em nhỏ. Bác cùng ăn, cùng làm việc, cùng vui chơi và tập thể dục, thể thao với các đồng chí trong cơ quan. Năm 1961, Bác Hồ về thăm tỉnh Hà Tĩnh. Sau buổi nói chuyện với đại biểu nhân dân tỉnh, Bác trở về nhà khách để nghỉ. 18 Bác Hồ cho bé ăn cơm tại chiến khu Việt Bắc (năm 1949) 3 GIÁO DỤC CÔNG DÁNG Lúc ấy đã 12 giờ trưa, không gian yên tĩnh. Nằm trong phòng, Bác nghe bên ngoài có tiếng người nói : - Tôi đi bộ liền ba mươi cây số đến đây, muốn để được gặp Bác Hồ, nghe Bác nói chuyện... - Bác đã nói chuyện sáng nay rồi cụ ạ... - Tôi muốn tận mắt trông thấy Bác, được trực tiếp nghe Bắc nói... Từ trong phòng, Bác nói với anh cảnh vệ : "Chú ra mời cụ già vào phòng khách, Bác mặc áo rồi sẽ ra tiếp". Khi trông thấy Bác, cụ già đứng dậy cung kính cúi chào. Bác mời cụ ngồi rồi hỏi thăm gia đình, hỏi thăm đời sống bà con địa phương. Bác quay lại dặn anh cảnh vệ : "Mời cụ ăn cơm trưa, để cụ nghỉ ngơi, đến chiều truyền đạt lại những ý chính bài nói chuyện của Bác... rồi chuẩn bị xe đưa cụ về nhà". Thấy cách giải quyết ân cần, chu đáo của Bác đối với cụ già, anh cảnh vệ có ý định thanh minh với Bác... Bác nhìn anh cảnh vệ và nói nhỏ : "Bác biết chú muốn để Bác nghỉ, nhưng một cụ già đi bộ ba mươi cây số đến thăm Bắc, tại sao Bác lại không tiếp cụ được". VŨ KỲ (Kể chuyện đạo đức Bác Hồ, NXB Giáo dục, 1998) Gợi ý a) Trong truyện trên, những cử chỉ, lời nói nào của Bác Hồ chứng tỏ Bác sống chan hoà, quan tâm tới mọi người ? bị Thế nào là sống chan hoà với mọi người ? c) Vì sao học sinh cần sống chan hoà với mọi người ? Biết sống chan hoà với mọi người thì có lợi gì ? NỘI DUNG BÀI HỌC a) Sống chan hoà là sống vui vẻ, hoà hợp với mọi người và sẵn sàng cùng tham gia vào các hoạt động chung có ích. b) Sống chan hoà sẽ được mọi người quý mến và giúp đỡ, góp phần vào việc xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp. 19 3 BÀI TẬP a) Hãy đánh dấu x vào ô trống tương ứng với những hành vi thể hiện việc sống chan hoà với mọi người : - - Cởi mở vui vẻ. Chia sẻ với bạn bè khi gặp khó khăn. - Tham gia tích cực mọi hoạt động do lớp, Đội tổ chức. Biết chia sẻ suy nghĩ với mọi người xung quanh. Không góp ý cho ai cả vì sợ mất lòng, - Khi chỉ định thì mới phát biểu vì sợ phát biểu sai bạn cười. - Thường xuyên quan tâm tới công việc của lớp. b) Tìm những biểu hiện biết sống chan hoà và chưa biết sống chan hoà. c) Để sống chan hoà với mọi người, em thấy cần phải học tập, rèn luyện như thế nào ? d) Em hãy tìm hiểu những tấm gương về sống chan hoà với mọi người. 20 Bài 9 TÌNH HUỐNG LỊCH SỰ, TẾ NHỊ Sau tiếng trống "tùng, tùng, tùng", thầy Hùng chủ nhiệm lớp 6A bước vào lớp. Cả lớp đứng nghiêm chào thầy. M Thầy chào các em, mời các em ngồi. Sau khi lớp ổn định, thầy Hùng nói tiếp : - Hòm nay, nhân ngày 8 - 3, thầy chúc các em nữ tươi vui, đoan trang, học giỏi... Chúc cả lớp đoàn kết, rèn luyện tốt, học giỏi để không phụ lòng ông bà, cha mẹ, thầy giáo, cô giáo. Thầy đặt tất cả niềm tin vào các em. Thầy đang nói thì ba, bốn bạn đi học muộn chạy ào vào lớp, có bạn không chào. có bạn lại chào rất to "Em chào thầy ạ". Trong lúc đó, bạn Tuyết đứng nép ngoài cửa nghe thầy nói hết câu, mới bước ra trước cửa, đứng nghiêm chào thầy và nói : - Em xin lỗi thầy, em đến muộn. Xin thầy cho em vào lớp a. Gợi ý a) Em đồng ý với cách cư xử của bạn nào trong tình huống trên ? Vì sao ? b) Nếu em là thầy Hùng, em sẽ có thái độ như thế nào trước hành vi của các bạn vào lớp muộn ? NỘI DUNG BÀI HỌC a) Lịch sự là những cử chỉ, hành vi dùng trong giao tiếp ứng xử phù hợp với quy định của xã hội, thể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc. b) Tế nhị là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ, ngôn ngữ trong giao tiếp ứng xử, thể hiện là con người có hiểu biết, có văn hoá. c) Lịch sự, tế nhị thể hiện ở lời nói và hành vi giao tiếp, biểu hiện ở sự hiểu biết những phép tắc, những quy định chung của xã hội trong quan hệ giữa con người với con người, thể hiện sự tôn trọng người giao tiếp và những người xung quanh. 21 22 d) Lịch sự, tế nhị trong giao tiếp ứng xử thể hiện trình độ văn hoá, đạo đức của mỗi người. • Ca dao: BÀI TẬP Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. a) Hãy đánh dấu x vào ô trống tương ứng những biểu hiện thể hiện sự lịch sự, sự tế nhị : Biểu hiện lịch sự Biểu hiện tế nhị - Nói nhẹ nhàng. - Nói dí dỏm. - Thái độ cục cằn. - Cử chỉ sỗ sàng. - Ăn nói thô tục. - Biết lắng nghe. - Biết cảm ơn, xin lỗi. - Nói trống không. - Nói quá to. - Quát mắng người khác. - Biết nhường nhịn. ☐ ☐ ☐ ☐ ☐☐☐☐☐ ☐ ☐ b) Em hãy nêu một ví dụ về cách cư xử lịch sự, tế nhị mà em biết. c) Em hãy phân tích một hành vi của bản thân đã thể hiện thái độ lịch sự, tế nhị (hoặc thiếu lịch sự, thiếu tế nhị - nếu có). d) Tuấn và Quang rủ nhau đi xem ca nhạc. Vào cửa rạp, Tuấn vẫn hút thuốc lá. Quang ghé sát vào tai Tuấn nhắc nhở tắt thuốc lá. Nhưng Tuấn lại trả lời để mọi người xung quanh nghe thấy : "Việc gì phải tắt thuốc lá !", Em hãy phân tích những hành vi, cử chỉ của Tuấn và Quang trong tình huống trên. Bài 10 TÍCH CỰC, TỰ GIÁC TRONG HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ TRUYỆN ĐỌC VÀ TRONG HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI ĐIỀU ƯỚC CỦA TRƯƠNG QUẾ CHI Trương Quế Chi là học sinh lớp 6C tiếng Pháp của một trường Trung học cơ sở thuộc quận Cầu Giấy - Hà Nội. Trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ là mong muốn của Trương Quế Chi ngay từ nhỏ. Trương Quế Chi đã cố gắng học tập, vì vậy, từ lớp 1 đến lớp 5, em luôn đạt danh hiệu học sinh xuất sắc toàn diện. Quế Chi suy nghĩ : Muốn trở thành nhà báo cần phải giỏi văn, phải viết hay, viết nhanh, phải có xúc cảm với cuộc sống, với thiên nhiên, đất nước... Thế là Quế Chi rủ các bạn cùng tập viết văn, làm thơ, viết về những điều mình suy nghĩ và quan sát thấy ở xung quanh. Quế Chi còn say sưa học và tập dịch thơ, dịch truyện từ tiếng Pháp ra tiếng Việt. Một loạt truyện ngắn mang tên dịch giả Quế Chi đã xuất hiện trên báo Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, báo Hoa học trò, như "Mèo vẫn hoàn mèo" (truyện ngụ ngôn của Pháp). Ngoài ra, Quế Chi còn tập làm thơ bằng tiếng Pháp. Quế Chi vốn là cô bé thông minh, giàu mơ ước và rất thích vẽ, nên lúc rảnh rỗi em còn tranh thủ về. Tuy chưa qua một lớp học vẽ nào, nhưng tranh của Quế Chi rất có hồn. En đã về hàng trăm bức tranh và một trong số đó đã được giải Huy chương Vàng cuộc thi tranh thiếu nhi quốc tế tại Ấn Độ. Đó là bức tranh mang tên "Ngôi nhà của em". Quế Chi chẳng những là học sinh giỏi toàn diện mà còn là một học sinh gương mẫu trong hoạt động tập thể và tham gia các hoạt động xã hội. Quế Chi đã sáng lập ra nhóm "Những người nổi tiếng Pháp trẻ tuổi của trường" với mong muốn cùng các bạn học tập, rèn luyện nói tiếng Pháp, dịch tiếng Pháp. làm thơ và hát tiếng Pháp... Nhóm của Quế Chi là nòng cốt trong tốp ca thiếu nhi thủ đô hát bài "Ước mơ của em" bằng tiếng Pháp để chào mừng Hội nghị thượng đỉnh các nước nói tiếng Pháp tổ chức tại Hà Nội. Quế Chi còn tham gia "Câu lạc bộ thơ", "Câu lạc bộ hài hước"... do trường tổ chức ; tích cực tham gia các hoạt động của Đội, các sinh hoạt tập thể và các hoạt động ở cộng đồng dân cư ; giúp đỡ mọi người khi 23 cần thiết. Trong gia đình, Quế Chi còn là một cô gái đảm đang, hằng ngày đưa đón em đi học mẫu giáo, giúp đỡ mẹ trong công việc nội trợ. Quế Chi tâm sự : “Muốn trở thành con ngoan, trò giỏi thì cần cố gắng kiên trì, vượt khó, tranh thủ thời gian học tập và tham gia các hoạt động ngoại khoá. Phải có một thời gian biểu hằng ngày - trong đó để dành thời gian tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội”. HÀ TRANG Gọi ý a) Qua truyện trên, em thấy Trương Quế Chi suy nghĩ, mơ ước những gì ? b) Bạn Trương Quế Chi đã làm như thế nào để thực hiện ước mơ đó ? c) Em học tập được gì ở bạn Trương Quế Chi ? 2 NỘI DUNG BÀI HỌC a) Tích cực là luôn luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì học tập, làm việc và rèn luyện. b) Tự giác là chủ động làm việc, học tập, không cần ai nhắc nhở, giám sát. c) Mỗi người cần phải có mơ ước, phải có quyết tâm thực hiện kế hoạch đã định để học giỏi và tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội. d) Tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội sẽ mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt, rèn luyện được những kĩ năng cần thiết của bản thân. Đồng thời, thông qua hoạt động tập thể, hoạt động xã hội sẽ góp phần xây dựng quan hệ tập thể, tình cảm thân ái với mọi người xung quanh, sẽ được mọi người yêu quý. Đ BÀI TẬP 24 a) Hãy đánh dấu x vào ô trống tương ứng các biểu hiện tích cực tham gia hoạt động tập thể và hoạt động xã hội : Tích cực tham gia dọn vệ sinh nơi công cộng. - Tham gia văn nghệ, thể dục thể thao của trường. ᄆ - Hưởng ứng phong trào ủng hộ đồng bào bị thiên tai, - Tham gia các câu lạc bộ học tập. - Là thành viên Hội chữ thập đỏ. - Nhận chăm sóc cây hoa nơi công cộng. Tham gia Đội tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội. - Tự giác tham gia các hoạt động của lớp. - Trời mưa không đến sinh hoạt Đội. - Tham gia phụ trách Sao nhi đồng. Ở nhà chơi không đi cắm trại cùng lớp. - Đi thăm thầy giáo, cô giáo cũ với các bạn cùng lớp. ☐☐☐☐☐☐☐☐☐ b) Tuấn rủ Phương đi xem đá bóng để cổ vũ cho đội của trường. Phương từ chối không đi vì muốn ngủ. Tuấn phải đi ra các bạn khác. Em có nhận xét gì về việc làm của Tuấn và sự từ chối của Phương ? c) Em hãy nêu những biểu hiện của việc tham gia tích cực hoạt động tập thể và hoạt động xã hội. d) Em hãy nêu những biểu hiện của tính tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội. đ) Em hãy sưu tầm những tấm gương học sinh thể hiện tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội, 25 26 26 Bài 11 MỤC ĐÍCH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH 1 TRUYỆN ĐỌC TẤM GƯƠNG CỦA MỘT HỌC SINH NGHÈO VƯỢT KHÓ Tin Trương Bá Tú, học sinh trường Phan Bội Châu đoạt giải Nhì kì thi Toán quốc tế làm nức lòng người dân xứ Nghệ vốn hiếu học. Đây là lần thứ hai, học sinh trường Phan Bội Châu - Nghệ An đã đem lại niềm vinh quang cho đất nước. Trương Bá Tú chẳng khác gì những cậu bé cùng tuổi. Nhưng thực sự đó là một tấm gương tự học, kiên trì, vượt khó trong học tập. Kể về việc học của mình, Tú cho biết : sau giờ học ở trường, em không đi học thêm ở đâu mà tự học là chính. Theo em, việc tự học rất quan trọng vì nó rèn cho bản thân khả năng độc lập suy nghĩ. Mỗi bài toán, Tú thường cố gắng tìm tòi nhiều cách giải khác nhau. Cũng có lúc em giải sai, nhưng sau đó tự phát hiện được và giải lại. Tú còn say mê học tiếng Anh và sưu tầm các bài toán bằng tiếng Anh để giải, tự nâng cao khả năng học môn Toán cho mình. Nhờ vậy, không những Tử giỏi Toán mà vốn tiếng Anh của em cũng tốt. Được biết, trong thời gian dự thì Toán trên đất bạn, Tủ là người duy nhất trong đoàn học sinh nước ta có thể giao tiếp với bạn bè các nước bằng tiếng Anh. Là con út trong một gia đình nghèo, bố là bộ đội, mẹ là công nhân, Tú đã vượt lên khó khăn của hoàn cảnh để học tốt. Và quả thực, Tú đã không phụ lòng của bố mẹ. thầy giáo, cô giáo và bạn bè. Tương lai đang mở rộng trước mắt Tú. Giờ đây, Tú đã được cử đi du học nước ngoài. Chúng ta tin rằng mơ ước trở thành nhà nghiên cứu Toán học của em sẽ trở thành hiện thực. TUẤN TÚ (Hội Tâm lí - Giáo dục học tỉnh Nghệ An) Gọi ý a) Vì sao bạn Tú đoạt được giải Nhì kì thi Toán quốc tế ? b) Em học tập được ở bạn Tú những gì ? 2 NỘI DUNG BÀI HỌC 2 a) Học sinh là chủ nhân tương lai của đất nước. Học sinh phải nỗ lực học tập để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, người công dân tốt ; trở thành con người chân chính có đủ khả năng lao động để tự lập nghiệp và góp phần xây dựng quê hương, đất nước, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. b) Chỉ có xác định đúng đắn mục đích học tập (vì tương lai của bản thán gắn liền với tương lai của dân tộc) thì mới có thể học tập tốt. c) Nhiệm vụ chủ yếu của người học sinh là tu dưỡng đạo đức, học tập tốt, tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội để phát triển toàn diện nhân cách. BÀI TẬP a) Nhân dịp đầu năm học, lớp 6B tổ chức thảo luận về "Mục đích học tập". Cuộc tranh luận đã nảy ra những ý kiến khác nhau như : Học tập để phát huy truyền thống của gia đình. • Học tập để có đủ khả năng góp phần xây dựng quê hương, đất nước. • Học tập để dễ kiếm được việc làm nhàn hạ. a Học để khỏi hổ thẹn với bạn bè. - Em đồng ý với quan điểm nào ? Vì sao ? - Em không đồng ý với quan điểm nào ? Vì sao ? - Mục đích học tập của em là gì ? Tại sao ? b) Đánh dấu x vào ô trống tương ứng những động cơ học tập mà em cho là hợp lí : Học tập vì : - Tương lai của bản thân. - Danh dự của gia đình. - Truyền thống của nhà trường. - Kính trọng thầy giáo, cô giáo. - Thương yêu cha mẹ. ᄆᄆᄆᄆᄆ 27 28 - Dân giàu, nước mạnh. Không muốn thua kém bạn. - Điểm số. - Giàu có. ᄆᄆᄆ c) Để thực hiện mục đích học tập, em thấy bản thân đã thực hiện được tốt những điều gì nêu dưới đây : Quyết tâm vượt khó. - Có kế hoạch. - Tự giác. - Đọc thêm sách. Học tập mọi người. - Giúp đỡ bạn học yếu. - Tranh thủ thời gian học tập. - Đổi mới phương pháp học tập. Vận dụng điều đã học vào thực tế. Ngoài ra, em còn thực hiện được những điều gì khác nữa ? d) Bạn Quang đến nhà bạn Tuấn định trao đổi nội dung kiểm tra bài “Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội", thấy Tuấn đang đọc sách "Người tốt, việc tốt". Bạn Quang hỏi : Ngày mai kiểm tra môn Giáo dục công dân, sao cậu lại đọc sách này ? Em thử đoán xem Tuấn trả lời Quang như thế nào ? đ) Em hãy tìm hiểu và kể về một bạn trong lớp (hoặc trong trường) mà theo em đã xác định mục đích học tập đúng đắn. Bài 12 CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM TRUYỆN ĐỌC TẾT Ở LÀNG TRẺ EM SOST) HÀ NỘI Chúng tôi đến Làng trẻ em SOS Hà Nội vào một chiều cuối năm. Dường như cái giá lạnh của mùa đông đã tan biến khi chúng tôi bước vào một trong những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi. Chứng kiến quang cảnh sinh hoạt của gia đình chị Đỗ, nếu không được giới thiệu trước thì bất cứ ai cũng tưởng chị là mẹ đẻ của các cháu. Sự ngăn nắp, cách bài trí tiện nghi gợi vẻ ấm cúng của một gia đình hạnh phúc. Vốn là giáo viên, chị Đỗ đã được tuyển chọn làm mẹ của II trẻ mồ côi và là một trong 16 bà mẹ ở Làng trẻ em SOS Hà Nội với 171 trẻ mồ côi từ 1 đến 17 tuổi. Những dứa con đang khôn lớn dần trong vòng tay chăm sóc, dạy dỗ của chị, cháu nào cũng ngoan và học khá. Tết ở Làng trẻ em SOS rất vui. Cứ 28-29 Tết, nhà nào cũng đỏ lừa luộc bánh chưng thâu đêm. Các mẹ đều cố gắng tổ chức Tết đầy đủ lễ nghi như mọi Làng trẻ em SOS Hà Nội (1) Làng trẻ em SOS : nơi Nhà nước dành để nuôi dạy trẻ em mồ côi. 29 gia đình bình thường để các con của họ luôn cảm nhận được sự ấm cúng trong gia đình. Trước Tết một tuần, chị Đỗ đã lo sắm quần áo, giày dép cho các con. Kẹo bánh, hạt dưa, cành đào, hoa quả, quất cảnh, thịt gà, thịt lợn, giò chả... cũng được chị mua sắm đầy đủ. Đêm giao thừa, chị cùng các con quây quần bên tivi đón năm mới. Thời khắc giao thừa vừa điểm, chị và các con chúc tụng nhau năm mới có nhiều điều tốt lành. Các con phá "cỗ ngọt" và thi nhau hát hò vui vẻ. Nhìn gương mặt trắng hồng xinh xắn của bé Hiền, con nhỏ nhất của chị Đỗ và cách chị Đỗ ấp con vào lòng, tôi thấy mắt mình cay cay. Đây chính là điều mà chúng tôi đi tìm và mong đợi. Hạnh phúc đã mỉm cười trên môi những bé thơ bất hạnh. Mùa xuân thực sự đã về trên những mái ngói đỏ tươi, trong những gia đình ấm áp, đầy ắp tiếng cười của mẹ và các con. PHƯƠNG THUỶ (Tạp chí Vì trẻ thơ số 96-97 - 2001) Gợi ý a) Tết ở Làng trẻ em SOS Hà Nội đã diễn ra như thế nào ? b) Em có nhận xét gì về cuộc sống của trẻ em mồ côi ở đó ? c) Hãy kể tên những tổ chức chăm sóc, giúp đỡ trẻ em bị thiệt thôi mà em biết (ví dụ : Làng trẻ em SOS, Quỹ bảo trợ trẻ em, các trường nuôi dạy trẻ khuyết tật...). Những hoạt động đó có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của trẻ em ? d) Em hãy kể những quyền mà em đã được hưởng. Em suy nghĩ gì khi được hưởng những quyền đó ? NỘI DUNG BÀI HỌC > Trẻ em là tương lai của mỗi dân tộc và của toàn nhân loại. Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời năm 1989 đã ghi nhận các quyền cơ bản của trẻ em. Các quyền đó có thể chia làm 4 nhóm : a) Nhóm quyền sống còn : là những quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khỏe b) Nhóm quyền bảo vệ : là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột và xâm hại. 30 c) Nhóm quyền phát triển : là những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như được học tập, được vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá, nghệ thuật... d) Nhóm quyền tham gia : là những quyền được tham gia vào những công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình. Mọi hành vi xâm phạm quyền trẻ em như ngược đãi, làm nhục, bóc lột trẻ em đều bị trừng phạt nghiêm khắc. Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới kí và phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em, Công ước này thể hiện sự tôn trọng và quan tâm của Cộng đồng quốc tế đối với trẻ em, là điều kiện cần thiết để trẻ em được phát triển đầy đủ trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và thông cảm. Mỗi chúng ta cần biết bảo vệ quyền của mình, tôn trọng quyền của người khác và phải thực hiện tốt bổn phận, nghĩa vụ của mình. sk Trẻ em như búp trên cành. HỒ CHÍ MINH Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai. (UNESCO) 5 BÀI TẬP a) Hãy đánh dấu x vào ô trống tương ứng với việc làm thực hiện quyền trẻ em, đánh dấu (-) tương ứng với việc làm vi phạm quyền trẻ em : - Tổ chức việc làm cho trẻ em có khó khăn. - Lợi dụng trẻ em để buôn ma tuý. Cha mẹ li hôn, không ai chăm sóc con cái. - Dạy học ở lớp học tình thương cho trẻ em. - Dạy nghề miễn phí cho trẻ em có khó khăn. - Bắt trẻ em làm việc nặng quá sức. - Tổ chức tiêm phòng dịch cho trẻ em. - Đánh đập trẻ em. - Tổ chức trại hè cho trẻ em. - Lôi kéo trẻ em vào con đường nghiện hút. ᄆᄆᄆᄆ ᄆᄆᄆᄆᄆ 31 b) Hãy nêu 3 biểu hiện vi phạm quyền trẻ em mà em biết. Theo em, cần phải làm gì để hạn chế những biểu hiện đó ? c) Mỗi nhóm quyền cầu thiết như thế nào đối với cuộc sống của mỗi trẻ em ? d) Lên học ở Trung học cơ sở, Lan đòi mẹ mua xe đạp mới để đi học. Mẹ bảo rằng, bao giờ mẹ để dành đủ tiền sẽ mua. Lan so sánh mình với mấy bạn có xe trong lớp và cảm thấy ấm ức, nên oán trách mẹ. Theo em, Lan đúng hay sai ? Vì sao ? Nếu em là Lan, em sẽ ứng xử thế nào ? đ) Bố mẹ Quân vì sợ con mình bị ảnh hưởng những thói hư tật xấu ngoài xã hội nên không cho Quân giao tiếp với ai. Sinh nhật bạn ở lớp, bố mẹ cũng không cho Quân đi dự. Quân rất buồn và giận cha mẹ. Nếu em là Quán, em sẽ làm gì ? e) Em hãy dự kiến cách ứng xử của mình trong những trường hợp sau đây : - Em thấy một người lớn đánh đập một bạn nhỏ. Em thấy bạn của em lười học, trốn học đi chơi. - Em thấy một số bạn nơi em ở chưa biết chữ. g) Em hãy tự nhận xét xem bản thần đã thực hiện tốt bổn phận của mình đối với cha mẹ và thầy giáo, cô giáo chưa. Những điều gì em đã thực hiện tốt và còn những điều gì chưa tốt ? Hãy tự đặt kế hoạch rèn luyện nhằm khắc phục những điều chưa tốt đó. Bài 13 TÌNH HUỐNG CÔNG DÂN NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trong lần tham dự trại hè quốc tế ở Liên bang Nga, Nam và các bạn gặp một bạn gái cao, to, da trắng, mắt nâu, mái tóc đen rất đẹp. Cô bé nói tiếng Việt rất tốt. Nam và các bạn xúm lại làm quen, hỏi chuyện : "Bạn tên là gì ? Bạn là người nước nào ? Bạn học tiếng Việt ở đầu mà nói tốt thế ?". Cô bé mỉm cười trả lời : "Tớ là A-li-a. Tớ là công dân Việt Nam đấy, vì bố tớ là người Việt Nam mà". 32 Gợi ý Theo em, bạn A-li-a nói như vậy có đúng không ? Vì sao ? • Trong những trường hợp sau đây, trường hợp nào trẻ em là công dân Việt Nam ? a) Trẻ em khi sinh ra có cả bố và mẹ là công dân Việt Nam. b) Trẻ em khi sinh ra có bố là công dân Việt Nam, mẹ là người nước ngoài. c) Trẻ em khi sinh ra có mẹ là công dân Việt Nam, bố là người nước ngoài. d) Trẻ em bị bỏ rơi ở Việt Nam, không rõ bố, mẹ là ai. • Truyện đọc CÔ GÁI VÀNG CỦA THỂ THAO VIỆT NAM Xuất hiện trên sàn thi đấu Wushu từ năm 1991, 14 tuổi, lần đầu tiên Thuý Hiền đã giành được Huy chương Vàng tại giải Vô địch Wushu Thế giới. Qua 10 nam với rất nhiều cố gắng khổ luyện thành tài, Thuý Hiển đã đem lại cho đất nước những tấm Huy chương vô cùng quỹ giá. Sáu năm liền Thuý Hiền có mặt trong danh sách 10 vận động viên xuất sắc nhất của Việt Nam trong các năm 1995, 1997, 1998, 1999, 2000, 2001. Riêng trong năm 2001, Thuý Hiền đã mang về cho Tổ quốc 6 Huy chương Vàng : 3 Huy chương Vàng tại giải vô địch thế giới tổ chức tại Ác-mê-ni-a, 3 Huy chương Vàng tại SEA Games 21. Nguyễn Thuý Hiền đã được Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội tặng thưởng một căn hộ ở khu tập thể Nam Thành Công và được đặc cách trở thành sinh viên hệ chính quy Trường đại học Thể dục thể thao Trung ương I. Đánh giá cao những thành tích của cô gái Hà Nội mảnh mai kiên cường, Nhà nước ta đã trao tặng Nguyễn Thuý Hiển 3 Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba. Gợi ý Vận động viên Nguyễn Thuý Hiến Ảnh: TTXVN (Báo Pháp luật và Đời sống số Xuân Nhâm Ngọ 2002) Tấm gương rèn luyện phấn đấu của Thuý Hiền gợi cho em suy nghĩ gì về nghĩa vụ học tập và trách nhiệm của người học sinh, người công dân đối với đất nước ? 33 NỘI DUNG BÀI HỌC a) Công dân là người dân của một nước. Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân nước đó. Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam, b) Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mỗi cá nhân đều có quyền có quốc tịch ; mọi công dân thuộc các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có quyền có quốc tịch Việt Nam. c) Công dân Việt Nam có quyền và nghĩa vụ đối với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ; được Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo vệ và bảo đảm việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. d) Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tạo điều kiện cho trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam có quốc tịch Việt Nam. * Tư liệu tham khảo "Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch" (Khoản 1, Điều 11- Quyền được khai sinh và có quốc tịch, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004). Người có quốc tịch Việt Nam là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam" (Điều 5 Luật Quốc tịch năm 2008). "Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là công dân Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam" (Điều 15 Luật Quốc tịch năm 2008). “Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai thì có quốc tịch Việt Nam" (Khoản 1, Điều 18 Luật Quốc tịch năm 2008). BÀI TẬP a) Hãy đánh dấu x vào ô trống tương ứng những trường hợp là công dân Việt Nam : * - Người Việt Nam định cư và nhập quốc tịch nước ngoài. - Người Việt Nam đi công tác có thời hạn ở nước ngoài. Người nước ngoài sang công tác tại Việt Nam. - Người Việt Nam phạm tội bị phạt tù giam. Người Việt Nam dưới 18 tuổi. 34 b) Bố mẹ Hoa là người nước ngoài theo gia đình đến Việt Nam làm ăn sinh sống đã lâu. Hoa sinh ra và lớn lên ở Việt Nam. Nhiều khi Hoa băn khoăn suy nghĩ : "Mình có phải là công dân Việt Nam không ?". Theo em, Hoa có phải là công dân Việt Nam không ? Vì sao ? c) Nêu một số quyền, nghĩa vụ công dân, các quyền và bổn phận của trẻ em mà em biết. d) Em hãy kể một tấm gương sáng trong học tập, thể thao đã đem lại vinh quang cho dân tộc Việt Nam. đ) Theo em, học sinh cần rèn luyện những gì để trở thành công dân có ích cho đất nước. Bài 14 THỰC HIỆN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG THÔNG TIN, SỰ KIỆN • Hiện nay, ở Việt Nam, trung bình mỗi ngày có khoảng 35 người chết do tai nạn giao thông. Sau đây là bảng thống kê tình hình tai nạn giao thông đường bộ qua một số năm : Năm Số vụ tai nạn Số người chết Số người bị thương 2002 27.134 12.800 30.999 2003 19.852 11.319 20.400 2004 16.911 11.739 15.142 2005 14.141 11.184 11.760 2006 14.161 12.373 11.097 2007 13.985 12.800 10.266 (Theo số liệu của Uỷ ban an toàn giao thông Quốc gia) Những cuộc đua xe trái phép đã và đang gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông rất nghiêm trọng. Tại Bà Rịa - Vũng Tàu, 9 thanh niên đi trên xe mô tô lạng lách, đánh võng, đua tốc độ cao đã đảm vào một ô tổ chạy ngược chiều. Hậu quả là cả 9 thanh niên chết tại chỗ, 5 xe mô tô hỏng hoàn toàn. Ở Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 24-10-1999, hai xe Dream trong đoàn đua trên Hương lộ 14 do không làm chủ được tốc độ đã đâm vào một nhà dân. Tay đua H.17 tuổi bị thương nặng và đã chết sau đó vài giờ. Bốn thanh niên khác trong đoàn đua bị thương nặng và có nguy cơ bị tàn phế. (Báo Công an nhân dân ngày 6-9-1999 và bảo Công an Thành phố Hồ Chí Minh ngày 6-11-1999) 35 Goi y a) Em hãy quan sát bảng thống kê và nêu nhận xét về tình hình tai nạn giao thông, mức độ thiệt hại về người do tai nạn gây ra. b) Em hãy nêu nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn giao thông. Nguyên nhân nào là phổ biến nhất ? c) Làm thế nào để tránh được tai nạn giao thông, bảo đảm an toàn khi đi đường ? 2 NỘI DUNG BÀI HỌC a) Để đảm bảo an toàn khi đi đường, ta phải tuyệt đối chấp hành hệ thống báo hiệu giao thông gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, hàng rào chắn, b) Các loại biển báo thông dụng : – Biển báo cấm : hình tròn, nền màu trắng có viễn đỏ, hình vẽ màu đen thể hiện điều cấm. O 36 101 Đường cấm 102 Cấm đi ngược chiều 110a Cấm xe đạp Chú ý : Biển báo 101 và 102 là biển báo đặc biệt. – Biển báo nguy hiểm : hình tam giác đều, nền màu vàng có viền đỏ, hình vẽ màu đen thể hiện điều nguy hiểm cần đề phòng. 222 Đường tron 227 Công trường 231 Thủ rừng vượt qua đường Biển hiệu lệnh : hình tròn, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng nhằm bảo điều phải thi hành. 301b Hướng đi phải theo 304 Đường dành cho xe thô sơ 305 Đường dành cho người đi bộ c) Một số quy định về đi đường : Người đi bộ : - Người đi bộ phải đi trên hè phố, lễ đường. Trường hợp đường không có hè phố, lễ đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường. Nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ qua đường thì người đi bộ phải tuân thủ đúng. * Người đi xe đạp : - Người đi xe đạp không đi xe dàn hàng ngang, lạng lách đánh võng ; không đi vào phần đường dành cho người đi bộ hoặc phương tiện khác ; không sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác ; không mang vác và chở vật cổng kênh ; không buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh. - Trẻ em dưới 12 tuổi không được đi xe đạp người lớn. * Trẻ em dưới 16 tuổi không được lái xe gắn máy, đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi được lái xe có dung tích xi lanh dưới 50 cm3. - * Quy định về an toàn đường sắt : Không chăn thả trâu, bò, gia súc hoặc chơi đùa trên đường sắt. - Không thò đầu, chân tay ra ngoài khi tàu đang chạy. Không ném đất đá và các vật gây nguy hiểm lên tàu và từ trên tàu xuống. 37 ® BÀI TẬP a) Em hãy nhận xét hành vi của những người trong các bức tranh sau : 38 b) Trong các biển báo giao thông dưới đây : 110a 112 304 305 226 A 423b - Biển báo nào cho phép người đi bộ được đi ? - Biển báo nào cho phép người đi xe đạp được đi ? c) Hãy tìm hiểu những quy định về vượt nhau và tránh nhau trên đường. d) Hãy nhận xét về tình hình thực hiện trật tự an toàn giao thông nơi em ở và nêu những việc mà em có thể làm để góp phần giữ gìn trật tự an toàn giao thông. đ) Hãy tự liên hệ xem bản thân đã thực hiện đúng những quy định về trật tự an toàn giao thông chưa. Hãy tự đặt kế hoạch rèn luyện và nhắc nhở các bạn cùng thực hiện. Bài 15 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ HỌC TẬP 0 TRUYỆN ĐỌC QUYỀN HỌC TẬP CỦA TRẺ EM Ở HUYỆN ĐẢO CÔ TÔ Quần đảo Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh) ở cách xa đất liền, đi tàu thuỷ từ thành phố Hạ Long ra đảo phải mất 8 giờ. Cô Tô trước đây như một quần đảo hoang vắng, rừng cây bị chặt phá, đồng ruộng thiếu nước và phần lớn bỏ hoang, trình độ dân trí thấp, trẻ em thất học nhiều. Hôm nay, trở lại Có Tồ, ai cũng ngỡ ngàng trước sự đổi thay nhanh chóng đến kì diệu. Điều đặc biệt là tất cả trẻ em trong huyện đến tuổi đi học đều được đến trường. Hội khuyến học của huyện được thành lập và đã cùng Ban đại diện cha mẹ học sinh của các trường đến từng nhà vận động các gia đình cho con em đến trường học. Học sinh của các gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có khó khăn đều được giúp đỡ bằng tiền do nhân dân quyền góp. Học sinh ở đảo xa đến học nội trú tại trường huyện được hỗ trợ mỗi tháng 50.000₫. Các trường học đều được xây dựng khang trang. Nhiều thầy giáo, cô giáo đã tình nguyện ở lại đảo dạy học lâu dài. Tháng 10 năm 2000, Cô Tô được công nhận hoàn thành mục tiêu quốc gia chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Năm học 1993 - 1994, Cô Tô mới có 337 học sinh, thì năm học 2000 - 2001 đã có 1.250 học sinh, chiếm 1/3 tổng số dân toàn huyện. Do sự quan tâm của gia đình, nhà trường và toàn xã hội, ở Cô Tô đã có phong trào thi đua học tập sôi nổi và chất lượng học tập ngày càng nâng cao. NGUYỄN SƠN HẢI (Báo Giáo dục & Thời đại, số 110 ngày 13-9-2001) Gợi ý a) Cuộc sống ở huyện đảo Cô Tô trước đây như thế nào ? b) Điều đặc biệt trong sự đổi thay ở Cô Tô ngày nay là gì ? c) Gia đình, nhà trường và xã hội đã làm gì để tất cả trẻ em được đến trường học tập ? d) Đối với mỗi người, việc học tập quan trọng như thế nào ? 39 2 NỘI DUNG BÀI HỌC a) Việc học tập đối với mỗi người là vô cùng quan trọng. Có học tập, chúng ta mới có kiến thức, có hiểu biết, được phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. b) Về học tập, luật pháp nước ta quy định : Học tập là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân, Quyền và nghĩa vụ đó được thể hiện : Mọi công dân có thể học không hạn chế, từ bậc giáo dục tiểu học đến trung học, đại học, sau đại học ; có thể học bất kì ngành nghề nào thích hợp với bản thân ; tuỳ điều kiện cụ thể, có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học suốt đời. - Trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi có nghĩa vụ bắt buộc phải hoàn thành bậc giáo dục tiểu học (từ lớp 1 đến lớp 5), là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục nước ta. - Gia đình (cha mẹ hoặc người đỡ đầu) có trách nhiệm tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập của mình. đặc biệt là ở bậc giáo dục tiểu học. c) Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành : mở mang rộng khắp hệ thống trường lớp. miễn học phí cho học sinh tiểu học, quan tâm giúp đỡ trẻ em khó khăn, vv... Những quy định trên thể hiện tính nhân đạo của pháp luật nước ta. Chúng ta phải thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập của mình. * Danh ngôn : 3 BÀI TẬP 40 Học, học nữa, học mãi. V.J. LÊ-NIN a) Em hãy kể những hình thức học tập mà em biết (học theo trường, lớp ; tự học ; vừa học vừa làm ; học ở lớp học tình thương v.v...). b) Em hãy nêu một vài tấm gương vượt khó, vươn lên trong học tập. c) Những trẻ bị khuyết tật như khiếm thị, khiếm thính, tàn tật... và trẻ em lang thang cơ nhỡ... có quyền và nghĩa vụ học tập không ? Những trẻ em đó thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập như thế nào ? d) Nam là một học sinh chăm ngoan. Nhà em nghèo lắm, sau Nam còn có hai em. Đang học lớp 6 thì mẹ mất, còn bố thì cũng đau ốm luôn. Nam có thể phải nghỉ học ở nhà để lao động giúp bố và nuôi các em. Nếu là Nam, trong hoàn cảnh đó, em sẽ giải quyết khó khăn như thế nào ? Tổng Bí thư Nòng Đức Mạnh dự lễ khai giảng với học sinh Trường Tiểu học Trưng Vương, Hà Nội Ảnh:TTXVN đ) Theo em, những biểu hiện trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập sau đây là đúng hay sai ? Vì sao ? - Chỉ chăm chú vào học tập, ngoài ra không làm một việc gì. - Chỉ học ở trên lớp, thời gian còn lại vui chơi thoải mái. - Ngoài giờ học ở trường, có kế hoạch tự học ở nhà, lao động giúp cha mẹ, vui chơi giải trí, rèn luyện thân thể. e) Hãy sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về học tập. 41 Bài 16 TRUYỆN ĐỌC QUYỀN ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO HỘ VỀ TÍNH MẠNG, THÂN THỂ, SỨC KHOẺ, DANH DỰ VÀ NHÂN PHẨM MỘT BÀI HỌC Thủa ruộng nhà ông Hùng đang kì trổ bông nhưng bị chuột cắn phá nhiều làm ông rất xót ruột. Ông tìm cách cứu lúa bằng cách chẳng dạy điện xung quanh thửa ruộng để làm bẫy diệt chuột. Đêm đầu tiên, hàng chục con chuột chết vì bị điện giật làm ông Hùng rất phấn khởi. Tối hôm sau, ông tiếp tục đặt bẫy điện. Đến đêm, anh Tuấn, người cùng xóm tranh thủ ra đồng đuổi chuột giữ lúa, bất ngờ bị điện giật ngã ra bờ ruộng. Thấy nguy, anh Tuấn vội chạy về nhà ông Hùng đề nghị ông Hùng dẹp bỏ ngay cái bẫy chết người đó. Ông Hùng lúc ấy mới hoảng sợ vội đi ngắt điện. Trong lúc đang cuốn dây điện, ông phát hiện một xác người nằm trên bờ ruộng. Ông vội vã ôm lấy người đó đưa vào nhà ông Ba để cấp cứu, nhưng nạn nhân đã chết. Người chết oan vì bẫy chuột không phải ai xa lạ mà chính là ông Nở ở cùng thôn. Ông Hùng hoảng hốt bỏ trốn, nhưng hai ngày sau, ông đến công an thị trấn để thú tội. Vụ án giết người do bẫy chuột bằng điện đã được khởi tố và xét xử nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Đây là bài học đau xót cho ông Hùng và cũng là bài học cho tất cả mọi người. Gợi ý PHAN VĂN LƯƠNG (Báo Công an nhân dân ngày 14-2-2001) a) Vì sao ông Hùng gây nên cái chết cho ông Nở ? Hành vi đó của ông Hùng có phải là do cố ý không ? b) Việc ông Hùng bị khởi tố chứng tỏ điều gì ? c) Theo em, đối với mỗi con người thì những gì là quý giá nhất ? Vì sao ? d) Khi thân thể, tính mạng, danh dự bị người khác xâm phạm thì em phải làm gì và làm như thế nào ? 2 NỘI DUNG BÀI HỌC a) Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm là quyền cơ bản của công dân. Quyền đó gắn liền với mỗi con người và là quyền quan trọng nhất, đáng quý nhất của mỗi công dân. - Pháp luật nước ta quy định : Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai được xâm phạm tới thân thể người khác. Việc bắt giữ người phải theo đúng quy định của pháp luật. Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Điều đó có nghĩa là mọi người phải tôn trọng tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác. 42 Mọi việc làm xâm hại đến tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác đều bị pháp luật trừng phạt nghiêm khắc. b) Những quy định của pháp luật cho ta thấy Nhà nước ta thực sự coi trọng con người. Trong đời sống, chúng ta phải biết tôn trọng tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác, đồng thời phải biết tự bảo vệ quyền của mình ; phê phán, tố cáo những việc làm trái với quy định của pháp luật. * Tư liệu tham khảo Hiến pháp 1992, Điều 71 : "Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật. Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân". BÀI TẬP a) Em hãy nêu một số ví dụ về việc vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân mà em biết. b) Tuấn và Hải ở cạnh nhà nhau. Do nghi ngờ Hải nói xấu mình, Tuấn đã chửi Hải và còn rủ anh trai đánh Hải Theo em, Tuấn có vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể ... không ? Trong trường hợp đó, Hải có thể có những cách ứng xử nào ? Cách nào là tốt nhất ? c) Hà là học sinh lớp 6. Hằng ngày, Hà phải đi bộ từ nhà đến trường. Con đường này thường vắng vẻ và thỉnh thoảng em gặp một nhóm con trai lớn hơn em. Nhóm này thường trêu chọc, giật tóc và đụng chạm vào người Hà. Hãy đánh dấu x vào ô trống tương ứng thể hiện cách ứng xử đúng : - Hà mắng và cãi nhau với đám con trai. - Hà sợ hãi không dám đi học nữa. Hà không có phản ứng gì và không dám nói cho bố mẹ biết vì sợ bố mẹ không cho đi học nữa. - Hà tỏ thái độ phản đối nhóm con trai và báo cho cha mẹ, thầy giáo, cô giáo biết. 43 d) Hãy đánh dấu x vào ô trống phù hợp với ý kiến của em về những điều sau đây : Công dân có quyền không bị ai xâm phạm về thân thể. - Mọi việc bắt giữ người đều là phạm tội. - Mọi việc xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người khác đều là vi phạm pháp luật. - Chỉ cần giữ gìn tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của mình, còn của người khác thì không quan tâm. - Khi bị người khác xâm hại thân thể thì tốt nhất là im lặng, không để mọi người biết. Đúng Sai đ) Em hãy dự kiến cách ứng xử của mình trong những trường hợp bị xâm hại thần thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm. Bài 17 D) TÌNH HUỐNG QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ CHỖ Ở Mẹ con nhà T. có tính ăn cắp vặt, cả xóm ai cũng biết. Bà Hoà ở sát nhà T. Một hôm, bà Hoà bị mất con gà mãi hoa mơ đang độ đẻ trứng. Bà Hoà nghĩ chỉ có nhà T. bắt trộm nên đã chửi đổng suốt ngày và doạ sẽ vào nhà T. để khám. Mấy ngày sau, bà Hoà lại bị mất cái quạt bàn. Bà Hoà nghĩ ngay rằng lại chỉ có nhà T. lấy cắp chiếc quạt bàn của mình nên đã chạy sang nhà T. đòi vào khám nhà, nhưng mẹ con nhà T không cho. Bà Hoà càng nghi ngờ và cứ xông vào khám nhà T. . Gợi ý a) Chuyện gì đã xảy ra với gia đình bà Hoà ? Trước sự việc xảy ra như vậy, bà Hoà đã có những suy nghĩ gì và đã hành động như thế nào ? b) Theo em, bà Hoà hành động như vậy là đúng hay sai ? Tại sao ? c) Theo em, bà Hoà nên làm thế nào để có thể xác minh được nhà T. lấy trộm tài sân của mình mà không phạm đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác ? 44 NỘI DUNG BÀI HỌC a) Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là một trong những quyền cơ bản của công dân và được quy định trong Hiến pháp của Nhà nước ta (Điều 73 Hiến pháp 1992). b) Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, có nghĩa là : Công dân có quyền được các cơ quan nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép. c) Mỗi chúng ta phải biết tôn trọng chỗ ở của người khác, đồng thời phải biết tự bảo vệ chỗ ở của mình và phê phán, tố cáo người làm trái pháp luật xâm phạm đến chỗ ở của người khác. * Tư liệu tham khảo - Hiến pháp 1992, Điều 73 : "Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép. - Bộ luật Hình sự 1999, Điều 124 : "Người nào khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác, đuổi trái pháp luật người khác khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm"... BÀI TẬP a) Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là gì ? b) Những hành vi như thế nào là vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân ? c) Người vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân sẽ bị pháp luật xử lí như thế nào ? d) Em sẽ làm gì để thực hiện tốt quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân ? đ) Em sẽ làm gì trong những trường hợp sau đây: M - Đến nhà bạn để mượn quyển truyện, nhưng không có ai ở nhà. - Bố mẹ đi vắng, em ở nhà một mình, đang học bài thì có người gõ cửa và muốn vào nhà để kiểm tra đồng hồ điện. Quần áo của nhà em phơi trên dây, gió làm bay sang nhà hàng xóm. Em muốn sang lấy về nhưng bên đó không có ai ở nhà. Quần áo của gia đình hàng xóm phơi ngoài sân, trời sắp đổ mưa, gia đình không có ai ở nhà. Nhà hàng xóm không có ai ở nhà, nhưng lại thấy có khói bốc lên ở trong nhà, có thể là một cái gì đó bị cháy. 45 Bài 18 ) TÌNH HUỐNG QUYỀN ĐƯỢC BẢO ĐẢM AN TOÀN VÀ BÍ MẬT THƯ TÍN, BIỆN THOẠI, ĐIỆN TÍN Loan và Phượng vào văn phòng nhà trường nhận tờ báo cho lớp và một lá thư gửi Hiền. Trên đường về, Phượng thì thầm : - - Chúng mình mở thư xem ai viết gì cho nó đi ? Loan ngần ngừ : - Tớ sợ lắm ! lám! Phượng mỉm cười: - Sợ gì, mình với Hiền là bạn thân ; mình đọc thư của Hiền cũng được chứ sao ? Nếu cậu ngại, chúng mình đọc xong sẽ dẫn lại đưa cho nó. Gợi ý a) Theo em, Phượng có thể đọc thư gửi Hiền mà không cần sự đồng ý của Hiển không ? Vì sao ? b) Em có đồng ý với giải pháp của Phượng là đọc xong thư, dán lại rồi mới đưa cho Hiền không ? Vì sao ? c) Nếu là Loan, em sẽ làm thế nào ? NỘI DUNG BÀI HỌC a) Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là một trong những quyền cơ bản của công dân và được quy định trong Hiến pháp của Nhà nước ta (Điều 73, Hiến pháp 1992). b) Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân, có nghĩa là không ai được chiếm đoạt hoặc tự ý mở thư tín, điện tín của người khác ; không được nghe trộm điện thoại. * Tư liệu tham khảo • Hiến pháp 1992, Điều 73 : "... Thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được bảo đảm an toàn và bí mật. 46 Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện tín của công dân phải do người có thẩm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật". • Bộ luật Hình sự 1999, Điều 125 : Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín. điện thoại, điện tín của người khác. "Người nào chiếm đoạt thư, điện báo, telex, fax hoặc các văn bản khác được truyền đưa bằng phương tiện viễn thông và máy tính hoặc có hành vi trái pháp luật xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác đã bị xử lí kỉ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ một triệu đồng đến năm triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm"... 9 BÀI TẬP a) Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dàn là thế nào b) Theo em, những hành vi như thế nào là vi phạm pháp luật về bí mật thư tín và an toàn thư tín, điện thoại, điện tín ? c) Người vi phạm pháp luật về an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín sẽ bị pháp luật xử lí như thế nào ? d) Để thực hiện tốt trách nhiệm của mình đối với việc thực hiện quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín, em phải làm gì khi gặp những trường hợp sau : - Nhật được thư của người khác ? - Nhìn thấy bạn lấy trộm thư hoặc nghe trộm điện thoại của người khác ? - Bố, mẹ hoặc anh, chị xem thư của em mà không hỏi ý kiến của em ? 47 MỤC LỤC Bài 1: Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể Bài 2: Siêng năng, kiên trì Bài 3: Tiết kiệm Bài 4: Lễ độ Bài 5: Tôn trọng kỉ luật Bài 6: Biết ơn Bài 7: Yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên Bài B; Sống chan hoà với mọi người Bài 9: Lịch sự, tế nhị Bài 10: Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội Bài 11: Mục đích học tập của học sinh Bài 12: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em Bài 13: Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Bài 14: Thực hiện trật tự an toàn giao thông Bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập Bài 16: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở Trang 3 5 7 9 12 14 16 18 21 23 26 29 32 35 39 42 44 Bài 18: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín 48 46 HUÂN CHƯƠNG HỒ CHÍ MINH QUALITY CROWN QC 100 VƯƠNG MIỆN KIM CƯƠNG CHẤT LƯỢNG QUỐC TẾ SÁCH GIÁO KHOA LỚP 6 1. Ngữ văn 6 (tập một, tập hai) 2. Lịch sử 6 3. Địa lí 6 4. Giáo dục công dân 6 5. Âm nhạc và Mĩ thuật 6 6. Toán 6 (tập một, tập hai) 7. Vật lí 6 8. Sinh học 6 9. Công nghệ 6 10. Tiếng nước ngoài : - Tiếng Anh 6 - Tiếng Nga 6 - Tiếng Pháp 6 - Tiếng Trung Quốc 6 - Tiếng Nhật 6 8934994019828 Giá : 3.300d