🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Quan Hệ Việt Nam – Hoa Kỳ (1995-2020) Ebooks Nhóm Zalo Chịu trách nhiệm xuất bản GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP PGS.TS. PHẠM MINH TUẤN Chịu trách nhiệm nội dung PHÓ GIÁM ĐỐC - PHÓ TỔNG BIÊN TẬP ThS. PHẠM THỊ THINH Biên tập nội dung: Trình bày bìa: Chế bản vi tính: Sửa bản in: Đọc sách mẫu: ThS. PHẠM THỊ NGỌC BÍCH ThS. NGUYỄN THỊ HẢI BÌNH TS. VŨ THỊ HƯƠNG TRẦN PHAN BÍCH LIỄU PHẠM THÚY LIỄU NGUYỄN QUỲNH LAN NGUYỄN THỊ LƯƠNG ThS. ĐỖ THANH HOÀNG TẠ THU THỦY VŨ THỊ HƯƠNG VIỆT HÀ Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 2266-2021/CXBIPH/16-23/CTQG. Số quyết định xuất bản: 428-QĐ/NXBCTQG, ngày 29/6/2021. Nộp lưu chiểu: tháng 7 năm 2021. Mã ISBN: 978-604-57-6901-0. Biªn môc trªn xuÊt b¶n phÈm cña Th− viÖn Quèc gia ViÖt Nam Quan hÖ ViÖt Nam - Hoa Kú (1995 - 2020) / Hoμng V¨n HiÓn, D−¬ng Thuý HiÒn (ch.b.), Chóc B¸ Tuyªn, NguyÔn V¨n TuÊn. - H. : ChÝnh trÞ Quèc gia, 2021. - 256tr. ; 21cm ISBN 9786045767184 1. Quan hÖ ngo¹i giao 2. 1995-2020 3. ViÖt Nam 4. Hoa Kú 327.597073 - dc23 CTM0443p-CIP 2 ĐỒNG CHỦ BIÊN PGS.TS. HOÀNG VĂN HIỂN - TS. DƯƠNG THÚY HIỀN CÙNG THAM GIA TS. CHÚC BÁ TUYÊN ThS. NGUYỄN VĂN TUẤN S LỜI NHÀ XUẤT BẢN au sự kiện giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ngày 30/4/1975, vấn đề bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ đã được đặt ra. Tuy nhiên, phải đến 20 năm sau, ngày 11/7/1995, Việt Nam - Hoa Kỳ mới tuyên bố bình thường hóa quan hệ. Hai mươi năm không phải là khoảng thời gian dài trong lịch sử, song với những nỗ lực lớn lao, không mệt mỏi của lãnh đạo và nhân dân hai nước, với chủ trương của Việt Nam là “gác lại quá khứ, hướng tới tương lai”, cùng Hoa Kỳ xây dựng quan hệ hợp tác trên nguyên tắc cùng có lợi, bình đẳng, tôn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau; quan hệ hợp tác song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, không chỉ ở quan hệ chính trị - ngoại giao mà trên tất cả các lĩnh vực khác như kinh tế, thương mại, đầu tư, an ninh - quốc phòng, giáo dục, văn hóa, giao lưu nhân dân, khoa học - công nghệ và từ các lĩnh vực song phương, khu vực, cho đến hợp tác trên phạm vi toàn cầu..., thể hiện đúng tinh thần quan hệ đối tác toàn diện. Để bạn đọc có cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn về chặng đường 25 năm bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ (1995 - 2020), khẳng định nỗ lực vượt qua những khó khăn và 5 khác biệt của cả hai quốc gia, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ (1995 - 2020) của tập thể các tác giả hiện đang công tác tại Trường Đại học Khoa học Huế, do PGS.TS. Hoàng Văn Hiển và TS. Dương Thúy Hiền đồng chủ biên. Nội dung cuốn sách đi sâu phân tích bối cảnh quốc tế và những yếu tố tác động, chi phối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ; thực trạng, những bước phát triển trong quan hệ của hai nước; bước đầu đánh giá mối quan hệ bình thường hóa giữa hai nước 25 năm qua, dự báo triển vọng quan hệ trong thời gian tới. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. Tháng 3 năm 2021 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT6 S LỜI NÓI ĐẦU au cuộc chiến tranh tại Việt Nam (1954 - 1975) - một chương tối trong lịch sử Hoa Kỳ, Việt Nam và Hoa Kỳ đã có những bước thử nghiệm đầu tiên nhằm tiến tới bình thường hóa quan hệ nhưng tình hình không mấy thuận chiều về cả hai phía. Từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 12/1986), với việc tiến hành đường lối đổi mới toàn diện đất nước, cả về đối nội và đối ngoại, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ có cơ hội và hy vọng phát triển lên những nấc thang mới quan trọng. Tuy nhiên, để biến hy vọng thành hiện thực, cả hai nước đều phải cùng nhau giải quyết nhiều vấn đề vướng mắc và nhạy cảm trong quan hệ, nổi bật là vấn đề quân đội Việt Nam ở Campuchia và vấn đề POW - MIA (vấn đề tù binh và người Mỹ mất tích sau chiến tranh). Tháng 4/1991, chính quyền của Tổng thống H.W. George Bush đã đề xuất “lộ trình” (Road map) bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, trong đó Hoa Kỳ gắn kết quá trình bãi bỏ 7 cấm vận, từng bước cải thiện quan hệ đối với Việt Nam với tiến trình giải quyết các vấn đề lớn nói trên của quốc gia này1. Sau rào cản cuối cùng tiến tới bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ là lệnh cấm vận thương mại được dỡ bỏ (ngày 03/02/1994), ngày 11/7/1995, Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton và Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt thông báo quyết định bình thường hóa quan hệ ngoại giao hai nước. Hai mươi lăm năm qua, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ phát triển một cách tích cực và toàn diện trên nhiều mặt. Hiện Hoa Kỳ là đối tác quan trọng của Việt Nam, đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế. Những bước phát triển của mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trong thời gian qua là kết quả của sự nỗ lực từ cả hai phía và cũng là quy luật tất yếu của quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh. Khách quan nhìn nhận, việc bình thường hóa và phát triển quan hệ với Hoa Kỳ trong 25 năm qua đã có những tác động nhất định đến sự phát triển kinh tế - xã hội, chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Ngược lại, từ bỏ bao vây, cấm vận để thúc đẩy quan hệ bình thường với Việt Nam cũng đã có những ảnh hưởng tích cực đến lợi ích kinh tế, chiến lược của Hoa Kỳ tại khu vực. Bởi vậy, quan ________________ 1. Xem Hoàng Văn Hiển (Chủ biên) - Nguyễn Viết Thảo: Lịch sử quan hệ quốc tế (1945 - 1995), Nxb. Đà Nẵng, 2006, tr.216, 223-224. 8 hệ Việt Nam - Hoa Kỳ là lĩnh vực được nhiều học giả của cả hai nước quan tâm. Đây là một mối quan hệ khá đặc biệt, vượt qua nhiều dự đoán. Việt Nam và Hoa Kỳ đã cùng nỗ lực để chuyển biến mối quan hệ từ đối đầu khốc liệt trong thế kỷ XX thành quan hệ đối tác hợp tác toàn diện. Sự phát triển của mối quan hệ này có ý nghĩa quan trọng đối với việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và thúc đẩy thịnh vượng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng như trên thế giới. Hoa Kỳ là nước lớn, đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống kinh tế - chính trị thế giới. Do đó, tăng cường hợp tác với Hoa Kỳ không chỉ là cơ hội lớn cho Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài; phát triển ngoại thương, mở rộng thị trường của các loại hàng hóa xuất khẩu chủ lực mà Việt Nam có lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh như dệt may, giày dép và các loại hàng nông sản; đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước..., mà còn là cơ hội cho Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những bước đột phá trong quan hệ giữa hai nước thời gian qua, mối quan hệ này cũng bộc lộ nhiều vấn đề cần giải quyết như những khác biệt liên quan đến dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo; vấn đề người Mỹ mất tích trong chiến tranh; vấn đề tranh chấp thương mại... Xuất phát từ thực tế trên, có nhiều câu hỏi được đặt ra và cần lời giải đáp, đó là: Các bước phát triển trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ là gì? Những yếu tố nào chi 9 phối đến quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ? Điều gì làm cho quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ kể từ khi bình thường hóa cho đến nay có những bước phát triển đặc biệt như thế? Và, liệu quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ có vượt qua được những trở ngại để vươn lên tầm cao mới, trở thành đối tác chiến lược của nhau hay không?... Cuốn sách Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ (1995 - 2020) hy vọng sẽ giải quyết những vấn đề đặt ra này nhằm góp phần thiết thực cho công tác nghiên cứu, giảng dạy chuyên ngành Quan hệ quốc tế, Lịch sử thế giới và qua đó làm rõ đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta trong quan hệ với đối tác lớn Hoa Kỳ. Tuy vậy, do tính phong phú, đa dạng, hết sức phức tạp của vấn đề nghiên cứu và do năng lực còn hạn chế, nên công trình nghiên cứu này khó tránh khỏi những sơ suất. Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý đồng nghiệp và quý độc giả để công trình được hoàn thiện hơn trong lần xuất bản sau. Huế, tháng 3 năm 2021 TẬP THỂ TÁC GIẢ 10 T Chương I NHỮNG NHÂN TỐ CHỦ YẾU TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ VIỆT NAM - HOA KỲ TỪ KHI BÌNH THƯỜNG HÓA ĐẾN NAY rước khi trình bày về thực trạng và những bước phát triển mạnh mẽ của quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, chúng ta cần xem xét các nhân tố tác động quan trọng bên ngoài cũng như các nhân tố có tính chất quyết định nội tại đối với quan hệ hai nước. I- BỐI CẢNH THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG 1. Bối cảnh thế giới Với sự kết thúc của Chiến tranh lạnh và trật tự hai cực Yalta (1989 - 1991) cùng với sự tác động của các nhân tố khác, từ cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, thế giới đang từng bước quá độ từ trật tự thế giới cũ sang trật tự thế giới mới theo hướng đa cực, đa trung tâm và ngày càng định hình rõ nét hơn, trong đó, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đặt ưu tiên cao cho 11 mục tiêu phát kinh tế nhằm gia tăng sức mạnh và nâng cao vị thế quốc gia. Kinh tế trở thành nhân tố quyết định trong sức mạnh tổng hợp của quốc gia và là động lực chính của xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa. Các quốc gia cơ bản thực hiện chính sách đối ngoại theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa, thúc đẩy xu thế hợp tác khu vực, liên kết quốc tế. Do đó, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn luôn là xu hướng lớn trong quan hệ quốc tế. Nhìn chung, hầu hết các nước lớn, nhỏ trên thế giới đều đã điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng tạo dựng môi trường bên ngoài thuận lợi để tham gia hiệu quả vào quá trình hợp tác, liên kết, hội nhập quốc tế. Chiều hướng tập hợp lực lượng có sự thay đổi, trong đó ý thức hệ không còn là chuẩn mực cao nhất mà được thay thế bằng lợi ích dân tộc; nguy cơ chiến tranh thế giới tiếp tục giảm đi dù vẫn tồn tại những xung đột, mâu thuẫn khu vực. Bên cạnh đó, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ thông tin đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ, đem lại nhiều thành tựu mới. Nó làm thay đổi sâu sắc các yếu tố sản xuất, tác động sâu sắc đến kinh tế, chính trị, xã hội và quan hệ đối ngoại của các quốc gia, dân tộc trên thế giới và mở ra khả năng cho các nước đi sau, kém phát triển hơn có thể tận dụng những thành tựu đó để đi tắt, đón đầu phục vụ cho mục tiêu phát triển của quốc gia. Hơn nữa, quá trình toàn cầu hóa trở thành xu thế khách quan, ngày càng lôi kéo nhiều quốc gia, dân tộc tham gia. Trong điều kiện của toàn cầu hóa, lợi ích của các quốc gia đan xen với nhau và ngày càng phụ thuộc, tùy thuộc 12 lẫn nhau. Trong bối cảnh sự hợp tác và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, khu vực ngày một lớn, không có lý do gì mà những quốc gia đi sau lại không nắm bắt thời cơ tiến hành hội nhập quốc tế sâu rộng, tận dụng thành quả của khoa học và công nghệ để vươn lên mạnh mẽ nhằm giảm bớt chênh lệch khoảng cách với các quốc gia phát triển. Và, cũng không có lý do gì mà các nước phát triển không tranh thủ thời cơ gia tăng sức mạnh tổng hợp quốc gia thông qua việc “phổ biến”, “mở rộng” các giá trị của họ ra toàn thế giới. Bởi thế, toàn cầu hóa chính là một cuộc cạnh tranh quyết liệt, nghiệt ngã giữa các quốc gia và tất yếu những ai mạnh hơn vẫn có nhiều lợi thế hơn và những ai yếu hơn sẽ vẫn thiệt thòi hơn. Điều này đòi hỏi các nước, nhất là những nước nhỏ và vừa, trong đó có Việt Nam cần hội nhập quốc tế sâu rộng, chủ động và tích cực hơn để tận dụng cơ hội phát triển, hạn chế những thách thức, khắc phục yếu kém và không bị thua thiệt. Ngoài ra, sự xuất hiện của một loạt vấn đề toàn cầu (ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, khủng hoảng tài chính, khủng bố quốc tế...) đã và đang đe dọa nghiêm trọng đến an ninh con người cũng như hòa bình, ổn định thế giới. Điều này đặt ra nhu cầu cần có sự tham gia hợp tác đa phương của nhiều quốc gia mới có thể giải quyết được. Vai trò của các thể chế đa phương toàn cầu và khu vực ngày càng cao. Hơn nữa, sau Chiến tranh lạnh, mặc dù xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển là xu thế lớn của nhân loại, nhưng môi trường an ninh quốc tế vẫn diễn biến phức 13 tạp, khó lường. Sự đan xen giữa mối đe dọa an ninh truyền thống và phi truyền thống, phạm vi và sự liên quan của các mối đe dọa cũng ngày càng rộng và khó tách biệt. Đến nay, nhiều điểm nóng an ninh truyền thống trên thế giới vẫn tồn tại, chưa có giải pháp hữu hiệu để giải quyết tận gốc. Trong khi đó, xung đột dân tộc - sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ và tranh chấp nguồn tài nguyên thiên nhiên, chủ nghĩa ly khai, cực đoan, nhất là chủ nghĩa khủng bố quốc tế... lại nổi lên ở nhiều nơi, đe dọa nghiêm trọng hòa bình và an ninh thế giới, đòi hỏi phải có sự hợp tác, liên kết giữa các quốc gia mới giải quyết được. Cuối cùng, khi môi trường quốc tế thay đổi, các nước lớn đều điều chỉnh chính sách đối ngoại, nhất là sau sự kiện khủng bố ngày 11/9/2001 - “tấn thảm kịch” tại Hoa Kỳ, các nước lớn đều điều chỉnh chính sách để duy trì, mở rộng ảnh hưởng, cạnh tranh lợi ích trên nhiều mặt. Quan hệ giữa các nước lớn rất đa dạng về cấp độ: đồng minh, đối tác chiến lược, đối tác xây dựng, đối thoại chiến lược, đối thủ trực tiếp, đối thủ tiềm tàng... và quan hệ giữa các nước lớn cũng luôn tồn tại tính hai mặt, đó là vừa hợp tác, vừa đấu tranh; vừa mâu thuẫn, vừa hòa giải; vừa tiếp xúc, vừa kiềm chế. Trong khi đó, một thực tế vẫn luôn tồn tại là: Để đảm bảo lợi ích của mình, nhìn chung, các nước lớn đều tránh đối đầu trực tiếp với Hoa Kỳ. Các nước lớn đều gia tăng can dự, mở rộng ảnh hưởng đối với những khu vực có vị trí địa - chiến lược quan trọng, lôi kéo các quốc gia trong khu vực đó đi theo quỹ đạo của mình. Từ đây cho 14 thấy một đặc điểm rất nổi bật của bối cảnh quốc tế mới đó là sự duy trì hợp tác, gia tăng cạnh tranh cùng với quá trình tập hợp lực lượng của các nước lớn đang thúc đẩy xu thế đa cực hóa ngày càng mạnh mẽ và trọng tâm cạnh tranh chiến lược của các nước lớn đang dịch chuyển về châu Á - Thái Bình Dương. Như vậy, chiều hướng ưu tiên của xu thế hòa bình, hợp tác, phát triển trong bối cảnh cách mạng khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão; xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa ngày càng mạnh mẽ; sự xuất hiện của một loạt các vấn đề toàn cầu và môi trường an ninh quốc tế có xu hướng diễn biến phức tạp hơn, cùng với đó là cuộc đấu tranh thiết lập trật tự thế giới mới, cuộc cạnh tranh mở rộng ảnh hưởng của các nước lớn... trở thành những nhân tố tác động nhất định đến sự phát triển của quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ thời gian qua cũng như những năm tới1. 2. Bối cảnh khu vực châu Á - Thái Bình Dương Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực phát triển năng động và ngày càng chiếm giữ vị trí địa - kinh tế, địa - ________________ 1. Xem thêm Trần Văn Đào, Phan Doãn Nam: Lịch sử quan hệ quốc tế (1945 - 1990), Học viện Quan hệ quốc tế, Hà Nội, 2000, tr.392-402; Nguyễn Quốc Hùng: Quan hệ quốc tế thế kỷ XX, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2000, tr.96-105; Hoàng Văn Hiển (Chủ biên), Nguyễn Viết Thảo: Lịch sử quan hệ quốc tế (1945 - 1995), Sđd, tr.174-177. 15 chính trị quan trọng trong tính toán chiến lược của các nước lớn1. Khu vực này tập trung phần lớn các tuyến giao thông quốc tế huyết mạch bao gồm cả đường biển, đường bộ, đường sắt và đường hàng không. Thái Bình Dương chính là cầu nối Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương tới Vịnh Persic. Vị trí của khu vực này có thể sử dụng làm các căn cứ quân sự, các căn cứ quan sát theo dõi tàu ngầm qua lại, đặt các trạm rađa, thông tin, các trạm dừng chân và tiếp nhiên liệu cho tàu bè cũng như xây dựng các căn cứ để bảo vệ giao thông vận tải biển và làm các căn cứ xuất phát cho những cuộc tấn công trên bộ (như ở Trường Sa và Hoàng Sa). Không những thế, đây cũng là khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, không chỉ về loại hình mà còn ở quy mô, trữ lượng... Trong điều kiện tài nguyên thiên nhiên trên đất liền ngày càng cạn kiệt, thì đây chính là nguồn dự trữ quan trọng cho sự phát triển của các nước khu vực trong tương lai, là cơ sở cho sự hợp tác, liên kết của các nước có liên quan, đặc biệt giữa các nước lớn với các nước đang phát triển trong việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu phục vụ cho sự phát triển. Từ cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI đến nay, châu Á - Thái Bình Dương luôn là khu vực tăng trưởng nhanh nhất ________________ 1. Châu Á - Thái Bình Dương có hai thành tố hợp lại là châu Á và Thái Bình Dương. Cho đến nay, việc xác định khu vực này vẫn chưa có sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu quốc tế, nhưng đa phần đều tán thành việc cho rằng thế kỷ XXI sẽ là “Thế kỷ của Thái Bình Dương”. 16 thế giới và sự phát triển năng động của khu vực thông qua hàng loạt các cơ chế hợp tác, liên kết trong khu vực với nhiều tầng nấc và mở rộng trên nhiều lĩnh vực từ kinh tế cho đến chính trị, an ninh. Có thể kể ra như Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) (1989), các cơ chế của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) như ASEAN+3 (1997), ASEAN+1, Cấp cao Đông Á (EAS) (2005), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM) (2006), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) (2010)... Rõ ràng, đặc điểm địa lý, quy mô kinh tế và tương lai phát triển không hạn chế là những nhân tố quyết định để khu vực châu Á - Thái Bình Dương dần thay thế khu vực châu Âu - Đại Tây Dương, trở thành trọng tâm địa - chính trị toàn cầu. Có thể thấy, sự phát triển năng động của khu vực đã trở thành một trong những căn nguyên để khu vực này trở thành nơi hội tụ lợi ích chiến lược của các nước lớn. Đồng thời, tương quan lực lượng giữa các nước lớn từng bước có sự thay đổi do sự lớn mạnh của Trung Quốc, Ấn Độ, sự phục hồi của Nga... nên các nước lớn không ngừng cạnh tranh gia tăng ảnh hưởng trong khu vực. Vì thế, sự va chạm lợi ích giữa các nước trong khu vực là điều không tránh khỏi. Mặt khác, khu vực châu Á - Thái Bình Dương còn có thêm một điểm nổi bật khiến các nước lớn không ngừng can dự sâu vào các vấn đề an ninh của khu vực, đó là do khu vực tồn tại rất nhiều “điểm nóng” như vấn đề Đài Loan, vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, vấn đề 17 Biển Đông, biển Hoa Đông... Trong đó, những tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ sẽ tiếp tục kéo dài, phức tạp và khó giải quyết. Nhận xét về tình hình khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Giáo sư Alexander Panov - cựu Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên bang Nga tại Nhật Bản đã nhấn mạnh: “Khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang diễn ra quá trình chuyển dịch cơ cấu quan hệ quốc tế và cán cân lực lượng. Sự nổi lên của Trung Quốc và sự suy yếu của Nhật Bản, việc Hoa Kỳ trở lại châu Á - Thái Bình Dương khiến cho tình hình trong khu vực thay đổi. Tình hình bây giờ đã trở nên năng động hơn, ít ổn định và hiện đang phát triển tự nhiên...”1. Điều này thể hiện rất rõ trong việc các nước lớn điều chỉnh chính sách đối với khu vực này. Trong số những nhân tố khách quan tác động đến quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ không thể thiếu nhân tố Trung Quốc. Sau hơn 30 năm cải cách mở cửa (tính đến năm 2012), Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu vượt bậc trong nhiều lĩnh vực. Về kinh tế, nếu như năm 1978, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc mới chỉ đạt gần 21 tỉ USD, thì đến năm 2010, GDP của Trung Quốc đã đạt 5.879 tỉ USD, vượt qua Nhật Bản trở thành ________________ 1. “Chuyên gia Nga: Nhật Bản phản ứng với thay đổi tình hình châu Á - Thái Bình Dương bằng cải cách lực lượng vũ trang”, http://vn.sputniknews.com/vietnamese.ruvr.ru/2013_05_31/1147 13655/. 18 nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới1. Cho đến năm 2012, Trung Quốc luôn nằm trong top những nước đầu tư ra nước ngoài lớn nhất thế giới với tổng số vốn 87,8 tỉ USD, tăng 17,6% so với năm 20112. Về chính trị - ngoại giao, Trung Quốc ngày càng đóng vai trò vai trò tích cực, quan trọng trong hoạt động của các tổ chức hợp tác đa phương khu vực và thế giới; cố gắng xây dựng hình ảnh một nước lớn thân thiện, là trung tâm kinh tế - chính trị ở châu Á, qua đó làm bàn đạp vững chắc để mở rộng ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu. Về sức mạnh quân sự, tiềm lực khoa học và công nghệ, Trung Quốc đều ở trong top đầu của thế giới. Bên cạnh đó, việc tăng cường ngoại giao nhân dân, giáo dục, trao đổi văn hóa, quảng bá các giá trị Trung Hoa ra thế giới cũng là một kênh quan trọng mà các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc tận dụng tối đa để gia tăng “sức mạnh mềm”, truyền tải những hình ảnh tích cực của mình ra thế giới bên ngoài, quảng bá “mô hình Trung Quốc”. ________________ 1. Xem Chen Jie Gui, Li Yang: “Phân tích tiền cảnh kinh tế Trung Quốc”, Báo cáo mùa Xuân năm 2011, tr.47. Dẫn theo Phạm Văn Khải: Quan hệ của Trung Quốc với Hàn Quốc (1992 - 2012), Luận văn Thạc sĩ Quốc tế học, Hà Nội, 2016, tr.35-36. 2. Xem “Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài đạt kỷ lục năm 2012”, https://baomoi.com/trung-quoc-dau-tu-ra-nuoc-ngoai-dat ky-luc-nam-2012/c/11897177.epi. 19 Với sức mạnh tổng thể được cải thiện, Trung Quốc có tham vọng trở thành một siêu cường thế giới. Kể từ khi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình lên nắm quyền (năm 2012), tham vọng đóng vai trò chi phối lớn ở châu Á và toàn cầu ngày càng công khai hơn khi sáng kiến chiến lược “Vành đai và Con đường” (BRI) ra đời vào năm 2013 (lúc đó gọi là “Một vành đai, Một con đường”). Có thể thấy, nước này dần từ bỏ chính sách “giấu mình chờ thời, quyết không đi đầu”, để thực hiện một chính sách đối ngoại ngày càng chủ động, công khai cạnh tranh ảnh hưởng với Hoa Kỳ trong khu vực và trên thế giới. Chính sách đối với các quốc gia láng giềng là một trong những trụ cột quan trọng trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Với tinh thần “tam lân”1, Đông Nam Á trở thành khu vực được Trung Quốc quan tâm toàn diện trên các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng đến văn hóa, xã hội... Ngoài việc thực hiện “cuộc tấn công quyến rũ” đến các quốc gia trong khu vực thông qua viện trợ, đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, giao lưu văn hóa..., Trung Quốc cũng hành xử một cách cứng rắn hơn trong các tranh chấp trên biển và trên đất liền với các nước lân cận. Là quốc gia láng giềng với Trung Quốc, đồng thời là quốc gia cùng thể chế chính trị, lại đang có những tranh chấp với Trung Quốc tại Biển Đông (Trung Quốc đã chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa năm 1974 và một số bãi đá ngầm ở quần đảo ________________ 1. “Tam lân” gồm: An lân (yên ổn với láng giềng), mục lân (thân thiện với láng giềng) và phú lân (làm giàu cùng láng giềng). 20 Trường Sa năm 1988 của Việt Nam) nên Việt Nam luôn nằm trong các tính toán chiến lược của Trung Quốc. Dù muốn hay không, Việt Nam đã, đang chịu những ảnh hưởng của Trung Quốc trên nhiều mặt, nhất là kinh tế. Trong nhiều năm liền, Trung Quốc luôn là thị trường mà Việt Nam nhập siêu nhiều nhất (năm 2019 là hơn 34 tỉ USD)1. Về đầu tư, Trung Quốc (gồm cả Đặc khu hành chính Hồng Kông) trong những năm qua tiếp tục tăng mạnh. Chẳng hạn, trong 10 tháng năm 2019, Hồng Kông và Trung Quốc đứng thứ nhất và thứ ba trong các đối tác đầu tư vào Việt Nam, tăng 3,94 lần và gần 2 lần so với cùng kỳ năm 20182. Trên thực tế, nhân tố Trung Quốc vừa có những tác động tích cực, vừa có những tác động tiêu cực đến quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. Những hành động cứng rắn trên Biển Đông của Trung Quốc thời gian qua dẫn đến sự hội tụ các lợi ích an ninh giữa Việt Nam và Hoa Kỳ nên điều này tạo ra nhiều cơ hội cho Việt Nam và Hoa Kỳ hợp tác để ứng phó và giải quyết các thách thức an ninh đang nổi lên trong khu vực. Trong vấn đề Biển Đông, Việt Nam lựa ________________ 1. Xem Tổng cục Hải quan Việt Nam: “Xuất khẩu nước/vùng lãnh thổ - Mặt hàng chủ yếu tính đến hết tháng 12/2019 và Nhập khẩu nước/vùng lãnh thổ - Mặt hàng chủ yếu tính đến hết tháng 12/2019”, Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan (Sơ bộ), 2020, tr.29, 23. 2. “Đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam tăng mạnh”, https:// www.vcci.com.vn/dau-tu-tu-trung-quoc-vao-viet-nam-tang-manh. 21 chọn giải pháp quốc tế hóa và hợp tác đa phương để giải quyết hòa bình các tranh chấp nên hợp tác với Hoa Kỳ chính là hợp tác mang chính chiến lược. Tuy vậy, thúc đẩy quan hệ với Hoa Kỳ cũng đòi hỏi Việt Nam phải hết sức khéo léo để Trung Quốc không “lo ngại” về mức độ của mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, tức là làm sao để vừa phát triển quan hệ với Hoa Kỳ nhưng cũng vừa tiếp tục phát triển quan hệ với Trung Quốc. Đồng thời, nhân tố Trung Quốc cũng buộc Hoa Kỳ phải có những tính toán chiến lược linh hoạt hơn, nhất là trong điều kiện những lợi ích của Hoa Kỳ với Trung Quốc luôn lớn hơn lợi ích của Hoa Kỳ với Việt Nam. Do đó, một khi Hoa Kỳ phải nhượng bộ Trung Quốc trên một số vấn đề, nhất là vấn đề Biển Đông thì chắc chắn Trung Quốc trở thành nhân tố cản trở quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. Đối với Hoa Kỳ, châu Á - Thái Bình Dương tuy không phải là địa bàn chiến lược truyền thống như châu Âu, Trung Đông và Nam Mỹ nhưng nơi đây hiện diện khá nhiều thách thức về kinh tế và an ninh đe dọa lợi ích của Hoa Kỳ trong khu vực, nổi bật là các tranh chấp lãnh thổ và chủ quyền trên Biển Đông và biển Hoa Đông; xu hướng chạy đua vũ trang trong khu vực; các vấn đề an ninh phi truyền thống... và nơi đây còn có mặt nhiều đối thủ tiềm tàng, có sức mạnh to lớn mà Hoa Kỳ phải luôn tìm mọi cách đối phó, phòng thủ như: Nga, Ấn Độ, Trung Quốc. Dường như, các sóng ngầm địa - chính trị khu vực châu Á - Thái Bình Dương diễn biến ngày càng phức tạp, mà xu hướng nổi trội là việc “Hoa Kỳ cùng các đồng minh ngày 22 càng bất an trước sự trỗi dậy của Trung Quốc và việc nước này công khai thách thức trật tự khu vực, nhất là vị thế siêu cường dẫn đầu của Hoa Kỳ nên cục diện địa chính trị khu vực đang dần đi theo hướng dự báo của thuyết “chuyển giao quyền lực”1. Bởi thế, trước việc Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ và trở thành đối thủ duy nhất có đủ tầm đe dọa vị thế siêu cường duy nhất của Hoa Kỳ và tiến đến phá vỡ trật tự thế giới vốn do Hoa Kỳ dẫn dắt để hình thành một trật tự thế giới mới có lợi cho Trung Quốc, Hoa Kỳ buộc phải tập trung nhiều sự chú ý hơn vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương để duy trì lợi ích chiến lược, kinh tế và chính trị to lớn, nhất là để kiềm chế các nước khác thách thức vai trò vượt trội của Hoa Kỳ trong khu vực. Hoa Kỳ dần xem Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chiến lược bởi sự lớn mạnh và các tham vọng của Trung Quốc đang làm xói mòn vai trò cũng như các lợi ích của Hoa Kỳ tại khu vực2. Do đó, sau khi lên nắm quyền (tháng 01/2009), Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tiếp tục quan tâm hơn đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương thông qua chiến lược “Xoay trục”, “Tái cân bằng” sang châu Á. Chiến lược quốc ________________ 1. Lê Hồng Hiệp: “Sóng ngầm địa chính trị khu vực và lựa chọn của Việt Nam”, http://nghiencuuquocte.net/2014/12/28/song ngam-dia-chinh-tri-khu-vuc-va-lua-chon-cua-viet-nam/. 2. Xem Cù Chí Lợi: “Chiến lược châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ và tác động của nó tới hợp tác và phát triển tại châu Á”, tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 9 (246), 2018, tr.3-15, 4. 23 phòng mới của Hoa Kỳ công bố ngày 05/01/2012 khẳng định Hoa Kỳ chuyển trọng tâm sang châu Á - Thái Bình Dương. Trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Đông Nam Á được Hoa Kỳ khá ưu tiên. Ảnh hưởng của Hoa Kỳ ở đây có lúc mạnh, lúc yếu tùy theo sự điều chỉnh chính sách và bố cục chiến lược toàn cầu của Hoa Kỳ nhưng chưa bao giờ Hoa Kỳ chịu từ bỏ tham vọng là trọng tài và là người xây dựng “luật chơi” cho các trò chơi chính trị và an ninh đối với khu vực. Khoảng một thập niên sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, vị trí của khu vực Đông Nam Á trong chiến lược của Hoa Kỳ có phần suy giảm nhưng sau sự kiện ngày 11/9/2001, Hoa Kỳ đã gia tăng sự hiện diện và can dự sâu hơn vào Đông Nam Á để lôi kéo các quốc gia trong khu vực tham gia vào cuộc chiến chống khủng bố của nước này. Trong hai nhiệm kỳ của Tổng thống Barack Obama, Hoa Kỳ có nhiều chính sách quan tâm mạnh mẽ đến khu vực Đông Nam Á như tham gia Hiệp ước Thân thiện và hợp tác ở khu vực Đông Nam Á (TAC) (2009); tiến hành họp cấp cao với ASEAN; ra Tuyên bố chung Hoa Kỳ - ASEAN; Ngoại trưởng Hillary Clinton tham gia Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) 4 lần (2009 - 2012); trở thành thành viên của khuôn khổ hợp tác Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) năm 2010; Tổng thống Obama thăm Đông Nam Á và tham dự EAS (tháng 11/2012); thúc đẩy Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP); cải thiện và thắt chặt quan hệ với các nước đồng minh và đối tác, nhất là các nước láng giềng Trung Quốc; sử dụng các công cụ như luật 24 pháp quốc tế và các thể chế quốc tế để kiềm chế và điều chỉnh hành vi của Bắc Kinh... Từ khi Donald Trump trở thành Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ (tháng 01/2017), chính sách châu Á - Thái Bình Dương của chính quyền mới có một số điều chỉnh như: Rút Hoa Kỳ ra khỏi TPP; yêu cầu các đồng minh chia sẻ gánh nặng tài chính cho sự hiện diện của lực lượng Hoa Kỳ đồn trú tại các nước này; mở rộng chính sách châu Á - Thái Bình Dương thành Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương; tiến hành cuộc chiến thương mại với Trung Quốc; chuyển trọng tâm an ninh khu vực sang vấn đề Đài Loan sau khi vấn đề Triều Tiên có những chuyển biến tích cực... Mặc dù vậy, trong vấn đề Biển Đông, chính quyền của Tổng thống Donald Trump vẫn tiếp tục thực hiện tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông, tự do tuần tra hoạt động trên biển và mở rộng hợp tác giữa Hoa Kỳ với các quốc gia ở Đông Nam Á. Có thể thấy, dù ưu tiên chiến lược và cách thức triển khai chính sách châu Á - Thái Bình Dương của Tổng thống Donald Trump có khác so với người tiền nhiệm, song mục tiêu của Hoa Kỳ vẫn là can thiệp vào khu vực này để duy trì lợi ích kinh tế, quyền lực chính trị, văn hóa, sức mạnh quân sự và ngoại giao, nhất là để kiềm chế các nước lớn, trước hết là Trung Quốc đang thách thức nghiêm trọng vai trò vượt trội của Hoa Kỳ trong khu vực. Do đó, sự cạnh tranh chiến lược giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ được đẩy cao hơn, mặt cạnh tranh, đấu 25 tranh có xu hướng sẽ lấn át mặt hợp tác. Chính sách này sẽ tiếp tục làm gia tăng tầm quan trọng của Việt Nam trong chiến lược đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. Không chỉ Trung Quốc, Hoa Kỳ có những chính sách can dự mạnh mẽ đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương mà Nga, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc cũng đang có những bước đi tích cực để xác lập ảnh hưởng trong khu vực và bằng cách này hay cách khác sẽ vào cuộc ở những mức độ khác nhau trong tranh chấp Biển Đông1. Thực tế này đang khiến cho cấu trúc an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương hết sức phức tạp với nhiều tầng nấc đan xen nhau. Chính sự cạnh tranh ảnh hưởng của các nước lớn trong khu vực là nhân tố buộc các quốc gia trong khu vực phải có những điều chỉnh chính sách đối ngoại để có thể thích ứng. Và, những quốc gia nào có vị trí địa - chiến lược quan trọng trong khu vực thì như một điều tất yếu, các nước lớn sẽ “tìm đến”, một cách theo kiểu “hữu xạ tự nhiên hương” như đã đề cập trong phần trước về tác động của nhân tố địa - chiến lược trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. Trong khi đó, ASEAN ngày càng chứng tỏ là một tổ chức hợp tác khu vực thành công nhất, đóng vai trò quan ________________ 1. “Cuộc cờ Biển Đông dưới cái nhìn địa - chiến lược”, http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/cuoc-co-bien-dong-duoi-cai nhin-dia-chien-luoc-2195281/. 26 trọng trong duy trì an ninh, hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng trong khu vực. Quá trình hợp tác, liên kết khu vực ngày càng chặt chẽ hơn, sau rộng hơn, nhất là khi Cộng đồng ASEAN (AC) ra đời vào cuối năm 2015. Tuy nhiên, trên thực tế, ASEAN đang gặp không ít trở ngại trong quá trình hợp tác, liên kết, một trong những tình huống khá đặc thù đó chính là sự không ổn định và thiếu đoàn kết trong nội khối ASEAN. Chính việc các quốc gia trong ASEAN không ổn định và thiếu đoàn kết đã tạo cơ hội cho các nước lớn bên ngoài vừa tranh thủ sử dụng sức mạnh, nhất là về kinh tế để gia tăng ảnh hưởng, vừa đào sâu, khoét thêm mâu thuẫn giữa các quốc gia trong khu vực để làm cho ASEAN chia rẽ, suy yếu. Sự gia tăng can dự của Trung Quốc vào ASEAN thời gian qua đã thể hiện rất rõ tính hai mặt này. Do đó, đặc điểm này cũng tạo ra những cơ hội và cả khó khăn cho quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. Hoa Kỳ nhìn nhận vị trí và xử lý mối quan hệ với Việt Nam trong tổng thể quan hệ với khu vực Đông Nam Á và quan hệ giữa hai nước chịu tác động rất lớn từ tình hình khu vực. Việt Nam vẫn là một nước đang phát triển, nếu xét về góc độ kinh tế thuần túy thì Việt Nam khó có thể nằm trong ưu tiên chiến lược của các nước lớn. Tuy nhiên, xét trong tổng thể khu vực với những lợi ích đan xen, chồng chéo giữa các nước lớn, Việt Nam là mắt xích quan trọng trong bàn cờ chính trị của khu vực. Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam chịu sự chi 27 phối mạnh mẽ của chiến lược toàn cầu của Hoa Kỳ cũng như quan hệ của Hoa Kỳ với các nước lớn trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương1. Tóm lại, giống như tất cả các mối quan hệ song phương khác, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ luôn vận động và chịu tác động không nhỏ bởi bối cảnh lịch sử. Trong hơn hai thập niên gần đây, bối cảnh thế giới và khu vực châu Á - Thái Bình Dương có những diễn biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường. Chính những biến đổi này đã tạo ra nhiều cơ hội cho quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ phát triển, nhưng bên cạnh đó, nó cũng tạo ra không ít thách thức đòi hỏi hai bên phải vượt qua để thúc đẩy quan hệ tiến về phía trước. II- NHÂN TỐ LỊCH SỬ VÀ ĐỊA - CHIẾN LƯỢC 1. Nhân tố lịch sử Khoảng hơn 200 năm trước, Việt Nam và Hoa Kỳ đã có những cố gắng nhằm kiến tạo quan hệ, nhưng rồi những cố gắng đó đã không thành mà nguyên nhân của nó từng được lý giải: “Những nỗ lực này thất bại vì hai nền văn hóa xa lạ đã cùng lên tiếng mà không chịu lắng nghe nhau, và tầm quan trọng của bên này đối với ________________ 1. Xem Ngô Xuân Bình (Chủ biên): Hướng tới xây dựng quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Hoa Kỳ, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2014, tr.135. 28 bên kia không đủ thuyết phục để vượt qua những trở ngại này”1. Sau đó, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (1939), những chuyển động địa - chính trị trên thế giới cũng như khu vực châu Á - Thái Bình Dương diễn ra nhanh chóng. Phát xít Nhật chiếm đóng Đông Dương (tháng 9/1940) và tiếp tục mở rộng xâm chiếm ra toàn khu vực Đông Nam Á - Thái Bình Dương. Hoa Kỳ không thể chấp nhận việc người Nhật muốn “trở thành chủ nhân của một khu vực chiếm gần nửa dân số thế giới. Và như vậy họ sẽ khống chế Thái Bình Dương và con đường mậu dịch trong khu vực đó”2. Do đó, việc Nhật chiếm đóng Việt Nam và tiếp tục leo thang chiến tranh ra khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương làm cho những lợi ích của Hoa Kỳ bị đe dọa. Đây được xem là nhân tố đưa đến việc Việt Nam và Hoa Kỳ tìm cách xích lại gần nhau bởi hai bên thấy được sự trùng hợp lợi ích quốc gia trong việc cùng đánh đuổi phát xít Nhật. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nỗ lực làm cho quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ có tín hiệu kết nối. Đó là, sau khi trực tiếp đưa viên phi công William Shaw được Việt Minh cứu sống (máy bay bị Nhật bắn rơi xuống Cao Bằng) sang Côn Minh trao trả cho ________________ 1. Phát biểu của Tổng thống Hoa Kỳ B. Clinton tại Đại học Quốc gia Việt Nam, Hà Nội, tháng 11/2000. Dẫn theo Trần Nam Tiến: Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: Thực trạng và triển vọng, Nxb. Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, 2010, tr.9. 2. Phạm Thu Nga: Quan hệ Việt - Mỹ 1939-1954, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004, tr.81. 29 phía Hoa Kỳ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị Hoa Kỳ trợ giúp Việt Minh về vũ khí, thông tin liên lạc, huấn luyện để đánh Nhật. Đề nghị này đã được phía Hoa Kỳ đồng ý thông qua việc Hoa Kỳ lập Đội Con Nai (Deer Team) do thiếu tá Allison K. Thomas chỉ huy. Đội Con Nai đã nhảy dù xuống vùng căn cứ của Việt Minh tiến hành hợp tác với Việt Nam chống Nhật. Trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ chủ yếu xoay quanh việc đánh đuổi phát xít Nhật nhưng còn hạn chế và chủ yếu thông qua các sự vụ cụ thể. Sau khi giành được độc lập năm 1945, Chính phủ và nhân dân Việt Nam mong muốn phát triển mối quan hệ với Chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ nhưng do ưu tiên cao nhất của Hoa Kỳ khi bước vào thời kỳ Chiến tranh lạnh là giữ được “thế trận” ở châu Âu, tranh thủ sự ủng hộ của các đồng minh chủ chốt, trong đó có Pháp, để “kiềm chế” Liên Xô. Bởi vậy, để đánh đổi, Hoa Kỳ hạ thấp “khẩu hiệu” phi thực dân hóa và ngầm “bật đèn xanh” cho cựu cường quay trở lại các thuộc địa cũ, trong đó có Pháp quay trở lại Đông Dương1. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ ủng hộ và tài trợ ngày càng nhiều chiến phí cho cuộc tái chiếm Đông Dương của Pháp. Với vị trí nằm giữa cuộc đối đầu chiến lược cam go của hai khối Đông - Tây nên Việt Nam phải đối mặt với chính ________________ 1. Xem Hoàng Anh Tuấn: “Việt - Mỹ: Cơ duyên ít biết và sự trớ trêu của lịch sử”, http://m.vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/ 246584/viet--my--co-duyen-it-biet-va-su-tro-treu-cua-lich-su. html. 30 sách kiềm chế chống cộng của phương Tây mà đứng đầu là Hoa Kỳ. Vào đầu những năm 50 của thế kỷ XX, Hoa Kỳ bắt đầu trực tiếp can thiệp sâu rộng vào cuộc chiến tranh Đông Dương. Tuy nhiên, kế hoạch can thiệp quân sự tập thể vào Việt Nam do Mỹ dự tính hành động với các đồng minh phương Tây và kế hoạch mật Vautour do Mỹ và Pháp lập ra (dự định ném bom ồ ạt khu vực xung quanh Điện Biên Phủ, thậm chí dùng cả bom nguyên tử chiến thuật) do nhiều nguyên nhân, lần lượt thất bại, để rồi dẫn đến tấn thảm kịch của nước Pháp vào ngày 07/5/1954 tại Điện Biên Phủ1. Sau khi Hiệp định Geneva (1954) về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương được ký kết không lâu, Hoa Kỳ chính thức tham chiến ở Việt Nam và Đông Dương bằng cách tạo ra một cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới với quy mô lớn hơn và mức độ ác liệt so với cuộc chiến tranh do Pháp tiến hành. Cuộc chiến tranh kéo dài 21 năm này (1954 - 1975) đã đẩy quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ vào thế đối đầu, thù địch với nhau bởi đây là cuộc chiến một mất, một còn giữa những người đi xâm lược và những người quyết tâm đến cùng để bảo vệ nền độc lập. Ngày 30/4/1975, miền Nam Việt Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước Việt Nam thống nhất. Vậy là, cuộc thử nghiệm chiến tranh thực dân mới đã thất bại hoàn toàn. ________________ 1. Xem Hoàng Văn Hiển: Tiếp cận lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam - Một cách nhìn, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr.106-107. 31 Sự phản kích lớn nhất của Hoa Kỳ vào các lực lượng cách mạng sau Chiến tranh thế giới thứ hai hòng phá vỡ phòng tuyến ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản quan trọng ở Đông Nam Á bị phá sản, Hoa Kỳ bị đẩy vào tình thế khó khăn về quân sự, chính trị, kinh tế, xã hội cũng như những tổn thất to lớn về mặt tinh thần. Theo thống kê chưa đầy đủ, cuộc chiến tranh tại Việt Nam đã tiêu tốn của Hoa Kỳ khoảng 676 tỉ USD chi phí trực tiếp (so với 341 tỉ USD trong Chiến tranh thế giới thứ hai và 54 tỉ USD trong chiến tranh Triều Tiên); cướp đi sinh mạng của khoảng 58.000 lính Hoa Kỳ; khoảng 304.000 người lính khác vĩnh viễn bị thương tật, tàn phế. Cuộc chiến này cũng đã để lại vết thương lòng lớn nhất đối với Hoa Kỳ: “Hội chứng Việt Nam”. Trong một báo cáo đầu năm 1988, Chính phủ Hoa Kỳ lần đầu tiên đã thừa nhận 15% cựu chiến binh Hoa Kỳ từng tham chiến ở Việt Nam (khoảng 50.000 người) bị chứng rối loạn tâm thần nghiêm trọng và các nhà xã hội học Hoa Kỳ đã khẳng định bình quân mỗi ngày có 3 cựu chiến binh Hoa Kỳ tự sát bằng những cách thức ghê rợn, có lẽ để xóa đi mặc cảm tội lỗi1. Cuộc chiến này đã gây chia rẽ xã hội Hoa Kỳ, một bộ phận trong xã hội không muốn nhắc đến Việt Nam. Một vấn đề đặt ra nữa là tại sao một dân tộc nhỏ bé, kinh tế kém phát triển, nghèo nàn lạc hậu lại có thể đánh thắng một cường quốc? ________________ 1. Xem Hoàng Nguyễn: “Chiến tranh Việt Nam nhìn từ phía Mỹ”, http://tuoitre.vn/tin/the-gioi/20050501/chien-tranh-viet-nam nhin-tu-phia-my/76626.html. 32 Điều này đã ít nhiều làm tổn hại đến “thể diện”, “niềm kiêu hãnh” của một cường quốc như Hoa Kỳ. Trong khi đó, cuộc chiến tranh mang tính hủy diệt của Hoa Kỳ tại Việt Nam cũng đã để lại những di chứng đầy tội ác. Hoa Kỳ đã ném xuống Việt Nam hơn 7,8 triệu tấn bom đạn (gấp gần 3 lần tổng số bom sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ hai), nghiêm trọng hơn, Hoa Kỳ đã sử dụng vũ khí hóa học nên để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Chỉ những thiệt hại về người của Việt Nam cũng đã đủ để thấy sự tàn khốc của cuộc chiến này như thế nào. Số liệu về thương vong của Việt Nam được chính thức công bố gần đây nhất là gần 2 triệu thường dân chết; hơn 2 triệu thường dân mang thương tật suốt đời; khoảng 2 triệu người (gồm cả quân nhân) phơi nhiễm các loại hóa chất độc hại; khoảng 1,1 triệu quân nhân Việt Nam đã hy sinh trong những trường hợp khác nhau1 và những di chứng của chất độc da cam vẫn luôn đeo bám người dân Việt Nam. Bởi vậy, quá trình bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ sau đó gặp không ít trở ngại do đã có không ít những tiếng nói phản đối bình thường hóa quan hệ từ cả hai phía. Trước khi Chiến tranh lạnh kết thúc, phần lớn các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ luôn thi hành chính sách thù địch chống Việt Nam. Đó là chính sách ngoại giao cấm vận. Chính sách này được ví như “sự kéo dài một cuộc ________________ 1. Xem Hồ Khang (Chủ biên): Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.8, tr.436. 33 chiến tranh chưa từng được chính thức phát động nhưng cũng chưa từng chính thức kết thúc”1 đã tiếp tục gây ra cho Việt Nam những khó khăn và thiệt hại to lớn. Một số ý kiến từng cho rằng, đã có những cơ hội bị bỏ lỡ để tiến đến bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trong những năm cuối thập niên 70 của thế kỷ XX. Sở dĩ có ý kiến này là do, đầu năm 1977, Jimmy Carter lên làm Tổng thống Hoa Kỳ đã điều chỉnh chính sách theo hướng tiến đến bình thường hóa quan hệ với Việt Nam để giải quyết cái gọi là “Hội chứng Việt Nam” ở Hoa Kỳ. Sự điều chỉnh chính sách được thể hiện thông qua các vấn đề như: Chính phủ Hoa Kỳ không phản đối đơn xin gia nhập Liên hợp quốc của Việt Nam, cử đặc phái viên Leonard Woodcock (Chủ tịch Nghiệp đoàn công nhân các hãng xe hơi Hoa Kỳ) sang Việt Nam để đàm phán. Đồng thời, phía Hoa Kỳ yêu cầu Việt Nam phải thống kê, cung cấp thông tin đầy đủ, giải quyết vấn đề POW/MIA, vấn đề con lai. Trong khi đó, phía Việt Nam yêu cầu Hoa Kỳ phải thực hiện lời hứa bằng văn bản góp phần vào việc tái thiết Việt Nam với số tiền 3,25 tỉ USD2. Sự khác biệt nhận thức trong những vấn đề này đã khiến cho Việt Nam và Hoa Kỳ chưa ________________ 1. Xem thêm Bộ Ngoại giao: Hội nhập quốc tế và giữ vững bản sắc, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.43-44. 2. Vấn đề này được ghi trong Điều 21 của Hiệp định Paris, thực chất là Việt Nam đòi bồi thường chiến tranh nhưng để giữ thể diện cho Hoa Kỳ, Việt Nam thỏa thuận dùng từ “góp phần tái thiết”. Khi ký tắt Hiệp định, Cố vấn Lê Đức Thọ và Cố vấn An ninh Tổng thống Mỹ Kissinger đã thỏa thuận bằng văn bản số tiền 3,25 tỉ USD mà Mỹ sẽ đóng góp vào tái thiết Việt Nam. 34 thể xích lại gần nhau và Hoa Kỳ đã đổ lỗi cho Việt Nam bỏ lỡ cơ hội khi gây trở ngại cho quá trình bình thường hóa vì vẫn đòi bồi thường chiến tranh. Thế nhưng, rõ ràng không thể đổ lỗi cho phía Việt Nam vì thời điểm này, cả Hoa Kỳ và Việt Nam đều chưa thể vượt qua những vấn đề của riêng mình. Nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Mai khi trả lời phỏng vấn của hãng Reuters (Anh) cho biết, thời điểm năm 1977 mới bắt đầu việc đàm phán bình thường hóa quan hệ nên không thể xem là có cơ hội. Hai bên chưa sẵn sàng vào thời điểm đó. Ông nói: “Đến mùa thu năm 1978, Việt Nam và Mỹ tiến gần đến một thỏa thuận về bình thường hóa quan hệ. Nhưng sau đó Mỹ đã rút lui vì Tổng thống Jimmy Carter lúc đó có một canh bạc khác” và khi phỏng viên hỏi thêm: Đó là canh bạc gì? Ông đã trả lời: “Ai cũng rõ”1. Hẳn đúng là ai cũng rõ. Chính Jimmy Carter đã viết trong hồi ký của mình: “Bước đi với Trung Quốc có tầm quan trọng tối cao, cho nên sau vài tuần đánh giá, tôi quyết định hoãn cố gắng về Việt Nam cho đến khi ký hiệp định của chúng ta ở Bắc Kinh”2. Có thể thấy, những ưu tiên chiến lược của Hoa Kỳ và những yêu cầu của Việt Nam đối với Hoa Kỳ về khắc phục hậu quả chiến tranh chưa được đáp ứng đã tác động nhất định đến tiến trình bình thường hóa quan hệ hai bên. ________________ 1. Bộ Ngoại giao: Hội nhập quốc tế và giữ vững bản sắc, Sđd, tr.401. 2. Dẫn theo Trần Nam Tiến: Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: Thực trạng và triển vọng, Nxb. Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, 2010, tr.28. 35 Ngoài những trở ngại này thì những vết thương tình cảm, dù muốn hay không cũng là một thực tế phải thừa nhận. Trong một bài trả lời phỏng vấn khi đề cập những khó khăn trong tiến trình bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ, Đại tướng Lê Đức Anh cho biết: “... Lúc đó giữa Việt Nam và Hoa Kỳ không có một kênh tiếp cận nào cả nên rất khó làm. Vả lại, chiến tranh mới kết thúc hơn 10 năm, sự hận thù vẫn còn sâu sắc lắm. Không thể tiếp cận với nhau bằng chính trị, kinh tế... Bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ là chuyện khó ngay từ trong nội bộ ta lúc bấy giờ. Cán bộ và nhân dân ta chưa đồng tình. Hai mươi năm chiến tranh tàn khốc còn để lại bao vết thương trên cơ thể đất nước và trong tâm lý mọi người”1. Còn về phía Hoa Kỳ, “Hội chứng Việt Nam” vẫn âm ỉ và có thể bùng phát bất cứ lúc nào bởi nhiều nhóm chính trị có tư tưởng cực đoan khi nhắc đến việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Sau những nỗ lực tiến đến bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ không thành, cộng thêm “vấn đề Campuchia”2 xuất hiện vào cuối năm 1978 đã trở thành lý do quan ________________ 1. Dẫn theo Sơn Thủy: “Bình thường hóa quan hệ: Đại lộ đầy chông gai”, https://baoquocte.vn/binh-thuong-hoa-quan-he dai-lo-day-chong-gai-14600.html. 2. Sự kết nối của một chuỗi các sự kiện kể từ khi lực lượng Khmer Đỏ ở Campuchia đưa quân xâm nhập sâu vào lãnh thổ Việt Nam, gây nhiều tội ác man rợ đối với nhân dân ta đến khi Việt Nam đưa quân tình nguyện vào Campuchia theo yêu cầu của Mặt trận Đoàn kết cứu quốc Campuchia để giúp nhân dân Campuchia chống lại chế độ diệt chủng của Khmer Đỏ. 36 trọng mà Hoa Kỳ vin vào đó để cắt đứt mọi nỗ lực nối lại quan hệ giữa hai nước. Quan hệ giữa hai nước tiếp tục trong trạng thái thù địch cho đến nửa cuối thập niên 80 của thế kỷ XX, bởi suy cho cùng, dù hai bên nỗ lực cải thiện quan hệ đến đâu thì những lực cản của Chiến tranh lạnh, nhất là lực cản ý thức hệ, tư duy đối ngoại khép kín theo “phe” vẫn khó có thể vượt qua. Bởi thế mà, khi quan hệ giữa các nước lớn có sự điều chỉnh trong nửa cuối thập niên 80 của thế kỷ XX thì Việt Nam và Hoa Kỳ có thêm những cơ hội để đến gần với nhau. Năm 1985, Liên Xô tiến hành cải tổ, quan hệ Hoa Kỳ - Liên Xô được cải thiện, trong khi đó, quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc bị rạn nứt sau sự kiện Thiên An Môn (1989) nên tình hình thế giới có nhiều thay đổi. Ở khu vực Đông Nam Á, tiến trình đi tìm giải pháp giải quyết “vấn đề Campuchia” giữa các nước Đông Dương và ASEAN có những chuyển biến tích cực. Quan trọng hơn, năm 1986, Việt Nam tiến hành đổi mới toàn diện. Ưu tiên chính sách đối ngoại của Việt Nam là “thêm bạn bớt thù” nên Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1986) đã chủ trương nêu: “Chính phủ ta tiếp tục bàn bạc với Mỹ giải quyết các về vấn đề nhân đạo do chiến tranh để lại và sẵn sàng cải thiện quan hệ với Mỹ vì lợi ích của hòa bình, ổn định ở Đông Nam Á”1. Những chủ trương này đã mở ra cơ hội để Việt Nam và Hoa Kỳ có ________________ 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, t.47, tr.442-443. 37 những tiếp xúc trở lại vì Hoa Kỳ rất quan tâm vấn đề MIA. Chính các cuộc thương lượng tìm kiếm MIA trở thành “chất xúc tác”, cầu nối, giúp hai bên bắt đầu hợp tác giải quyết các vấn đề do chiến tranh để lại. Tháng 7/1987, Đại tướng John Vessey - Đặc phái viên của Tổng thống Ronald Reagan sang Việt Nam để bàn về vấn đề người Mỹ mất tích. Hoa Kỳ có phần tỏ ra mềm dẻo với Việt Nam. Tuy nhiên, để đi đến bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, phía Hoa Kỳ vẫn đưa ra điều kiện tiên quyết là Việt Nam phải rút quân khỏi Campuchia. Bởi thế, tháng 9/1989, sau khi hoàn thành nhiệm vụ giúp nước bạn ổn định tình hình, Việt Nam rút toàn bộ lực lượng tình nguyện của mình ra khỏi Campuchia. Động thái này được Hoa Kỳ nhìn nhận tích cực nên Hoa Kỳ tuyên bố rút lui việc ủng hộ Campuchia dân chủ ở Liên hợp quốc và sẵn sàng đối thoại với Việt Nam về “vấn đề Campuchia”. Sau tuyên bố này, những cuộc tiếp xúc ngoại giao giữa hai nước, kể cả cấp bộ trưởng để bàn về những vấn đề mà hai bên cùng quan tâm đã diễn ra. Cùng với đó, những thay đổi của tình hình thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt đã mang lại nhiều cơ hội khiến cho những trở ngại trong việc bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ từng bước được loại bỏ. Đưa mối quan hệ hai quốc gia từ trạng thái “bất bình thường” sang trạng thái “bình thường” là nguyện vọng của nhân dân hai nước và phản ánh sự theo kịp của cả Việt Nam và Hoa Kỳ trước những bước phát triển mới của tình hình thế giới và khu vực. Song, bình thường hóa quan hệ 38 Việt Nam - Hoa Kỳ là một quá trình lâu dài, đầy chông gai, như cách nói của Thượng nghị sĩ John Kerry: “Đó là cả một quá trình vất vả, đòi hỏi cả tầm nhìn, nỗ lực và đồng thuận của cả hai bên”1. Với phương châm “Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”, trong quan hệ với Hoa Kỳ, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991) của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định phải “thúc đẩy quá trình bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ”2, bởi “vấn đề quan hệ bình thường giữa Việt Nam với Hoa Kỳ là vấn đề tồn tại lớn nhất trên bản đồ ngoại giao của Việt Nam hiện nay - và cũng là chướng ngại lớn nhất cho việc thực hiện chính sách đối ngoại mở cửa, đa dạng hóa và đa phương hóa của Việt Nam”3. Do đó, khai thông mối quan hệ này cũng đồng nghĩa với những chướng ngại đối với chính sách đối ngoại rộng mở của chúng ta được loại bỏ. Vậy nên, với quan niệm chung cho rằng, các vấn đề nhân đạo phải tách khỏi các vấn đề chính trị, Việt Nam đã hợp tác trong nhiều chương trình để giải quyết vấn đề MIA, con lai, đoàn tụ gia đình theo chương trình ra đi có ________________ 1. John Kerry: “Quan hệ Việt - Mỹ 15 tuổi: Thành tựu và triển vọng”, https://baoquocte.vn/quan-he-viet-my-15-tuoi-thanh tuu-va-trien-vong-14599.html. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.51, tr.48. 3. Bộ Ngoại giao: Hội nhập quốc tế và giữ vững bản sắc, Sđd, tr.112. 39 trật tự (ODP)... và luôn sẵn sàng thảo luận với Hoa Kỳ về những vấn đề hai bên quan tâm để đi đến bình thường hóa quan hệ hai nước. Trong giai đoạn 1974 - 1992, Việt Nam đã trao cho Hoa Kỳ hơn 300 bộ hài cốt lính Mỹ1. Kết quả tích cực này đã góp phần đẩy nhanh hơn quá trình bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Về phía Hoa Kỳ, qua những bước thăng trầm trong quan hệ với Việt Nam, nhiều người Mỹ dần nhận ra rằng chính sách cấm vận của Hoa Kỳ với Việt Nam cũng mang lại những tác động tiêu cực cho chính họ. Bởi thế, bình thường hóa quan hệ với Việt Nam là bước đi cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để giải quyết triệt để vấn đề MIA, chấm dứt những bất đồng, chia rẽ sâu sắc trong xã hội Hoa Kỳ. Hoa Kỳ bắt đầu việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam từ việc đưa ra bản lộ trình gồm bốn giai đoạn (tháng 4/1991), xuất phát từ chính những quan điểm riêng của Hoa Kỳ nhưng phần nào cũng cho thấy Hoa Kỳ có thiện chí và nhu cầu, mong muốn bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Ngoài ra, Hoa Kỳ cũng có nhiều hành động khác thể hiện thiện chí như: Mở văn phòng đại diện ở Hà Nội để giải quyết vấn đề MIA cùng với Việt Nam (tháng 7/1991); tuyên bố viện trợ cho Việt Nam 1,3 triệu USD để lắp chân tay giả cho thương binh và các vấn đề nhân đạo (tháng 9/1991); tuyên bố hủy bỏ lệnh cấm du lịch có tổ chức vào Việt Nam (tháng 12/1991); công bố viện ________________ 1. Xem Mark E. Manyin: “The Vietnam - U.S. Normalization Process”, https://www.fas.org/sgp/crs/row/IB98033. pdf, 2005, p.3. 40 trợ cho Việt Nam 3 triệu USD để đáp lại thiện chí của Việt Nam trong vấn đề POW/MIA; tuyên bố nới lỏng thêm lệnh cấm vận đối với Việt Nam (12/1992)...1. Những động thái trên của Hoa Kỳ cùng với đường lối, quan điểm nhất quán của Việt Nam xuất phát từ thiện chí sẵn sàng khép lại quá khứ, hướng đến tương lai và luôn sẵn sàng thảo luận với Hoa Kỳ về tất cả những gì hai bên cùng quan tâm để đi đến bình thường hóa quan hệ giữa hai nước đã tạo đà thúc đẩy quá trình bình thường hóa diễn ra mạnh mẽ khi B. Clionton nhậm chức Tổng thống Hoa Kỳ (1993). Một loạt các động thái tích cực nhằm bình thường hóa quan hệ với Việt Nam được chính quyền Clinton thúc đẩy như tuyên bố Hoa Kỳ không phản đối việc các nước trong cộng đồng quốc tế hỗ trợ Việt Nam trả nợ Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) các khoản nợ quá hạn (tháng 7/1993); nới lỏng thêm lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam (tháng 9/1993); chính thức bãi bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam và đồng ý mở cơ quan liên lạc giữa hai nước (tháng 02/1994)... Đáp lại những thiện chí của Hoa Kỳ, Việt Nam đồng ý cho ba nhân viên ngoại giao Hoa Kỳ được ở Thủ đô Hà Nội trong sứ mệnh giải quyết vấn đề MIA (tháng 7/1993); quan chức ngoại giao Hoa Kỳ Scot Marciel được phép thường trú tại Hà Nội (tháng 8/1993); tích cực hợp tác tìm kiếm quân nhân Hoa Kỳ bị mất tích trong chiến tranh... ________________ 1. Xem Trần Nam Tiến: Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: Thực trạng và triển vọng, Sđd, tr.35-36. 41 Cột mốc lớn trong tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ là ngày 06/10/1993, Phó Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải đã đến Washington và gặp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Warren Christopher. Trong cuộc gặp này, phía Hoa Kỳ tuyên bố giữa Hoa Kỳ và Việt Nam không còn tình trạng chiến tranh và Hoa Kỳ không còn coi Việt Nam là kẻ thù. Đây là cơ sở để sau đó Thượng viện Hoa Kỳ thông qua đề nghị của Tổng thống B. Clinton về việc bãi bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận đối với Việt Nam với đa số phiếu thuận (tháng 01/1994). Quyết định này của Thượng viện Hoa Kỳ đã cho phép Tổng thống B. Clinton rộng đường hơn trong việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Ngày 03/02/1994, Tổng thống B. Clinton tuyên bố bãi bỏ cấm vận thương mại đối với Việt Nam và đề nghị trao đổi văn phòng đại diện hai nước tại hai thủ đô. Giữa tháng 5/1995, Tổng thống B. Clinton cử phái đoàn do Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Winston Lord dẫn đầu sang Việt Nam và trao đổi ý kiến về những vấn đề liên quan đến quan hệ giữa hai nước. Tháng 6/1995, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ gửi thư cho Tổng thống B. Clinton đề nghị xem xét vấn đề bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Cuối cùng, những nỗ lực của chính quyền, các cá nhân, tổ chức tư nhân, phi chính phủ nhằm hướng đến một thời kỳ quan hệ mới giữa hai bên đã được đền đáp xứng đáng. Sau 20 năm chiến tranh kết thúc, ngày 11/7/1995 (ngày 12/7/1995 theo giờ Việt Nam), Tổng thống Hoa Kỳ B. Clinton và Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt 42 tuyên bố về việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Sự kiện này đã “gác lại quá khứ và mở ra một chương mới trong lịch sử hai nước”1. Như vậy, tiến trình bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ là một chặng đường không đơn giản, trải qua nhiều khúc quanh, nhưng rồi, vì lợi ích của nhân dân hai nước và phù hợp với xu thế phát triển mới của tình hình thế giới và khu vực sau Chiến tranh lạnh, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ chính thức bước sang một trang mới, cùng hợp tác, cùng phát triển, khép lại một thời kỳ dài đối đầu. Mặc dù quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã chuyển sang trạng thái “bình thường” nhưng trong suốt 25 năm qua, rõ ràng, những “dấu ấn” từ mối quan hệ đối đầu trong quá khứ, từ di sản của một cuộc chiến tranh đẫm máu nhất của thế kỷ XX vẫn luôn là một trong những nhân tố có tác động đáng kể đến quan hệ hai nước. Cuộc chiến khốc liệt ấy đã để lại những vết thương không thể xóa nhòa trong lịch sử mỗi nước. Những di sản của quá khứ đẫm máu vẫn như một màn sương che phủ, ẩn hiện đâu đó trong mối quan hệ song phương này. Bằng chứng là, “tại Quốc hội Hoa Kỳ, trong cuộc họp hằng năm trước đây về việc kéo dài miễn áp dụng luật Jackson-Vanik với Việt Nam, vẫn ________________ 1. Phạm Gia Khiêm: “Đối tác hữu nghị, xây dựng, hợp tác toàn diện hướng tới tương lai”, https://baoquocte.vn/doi-tac huu-nghi-xay-dung-hop-tac-toan-dien-huong-toi-tuong-lai 14601.html. 43 có những tiếng nói chống lại việc bình thường hóa và cải thiện quan hệ với Việt Nam. Dù nhóm phản đối này không hoàn toàn đồng nhất với nhau về nguyên nhân song phần nhiều là xuất phát từ gánh nặng của quá khứ. Điều này cũng dẫn đến việc phía Hoa Kỳ không chịu thừa nhận những việc làm trong cuộc chiến tranh, đặc biệt là hậu quả chất độc da cam - dioxin”1. Ở Hoa Kỳ, nhiều người còn nhìn Việt Nam như một cuộc chiến tranh, một đất nước thiếu dân chủ, nhân quyền... Còn về phía Việt Nam, chiến tranh đã lùi xa vào quá khứ nhưng những hậu quả, vết thương mà cuộc chiến ấy để lại vẫn cần nhiều thời gian nữa mới có thể giải quyết, hàn gắn. Hơn thế nữa, Việt Nam cũng không thể mơ hồ về mục tiêu mang tính dài hạn của Hoa Kỳ đối với Việt Nam là tiến hành “diễn biến hòa bình”, lật đổ chế độ. Mặt khác, trong số những người Việt ra đi sau chiến tranh hiện đang định cư tại Hoa Kỳ, bên cạnh những người đang hướng về Tổ quốc, góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước thì vẫn có một bộ phận không nhỏ lại mang lòng hận thù đối với chính “quê cha đất tổ” do cách hiểu sai lệch về quá khứ, về lịch sử nên thường xuyên có những hành động chống phá, kêu gọi Chính phủ Hoa Kỳ chống lại Việt Nam. Tóm lại, lịch sử quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ là một trong những nhân tố có tác động đến quá trình phát triển ________________ 1. Tạ Minh Tuấn: “Quan hệ Việt - Mỹ: Những thách thức trong nhiệm kỳ của Tổng thống Obama”, tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 4 (133), 2009, tr.29. 44 của quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trong 25 năm qua và thậm chí cả những năm tới nữa. Dù hai nước đã đi một chặng đường dài từ mối quan hệ đối đầu sang đối tác hợp tác toàn diện nhưng những ký ức của chiến tranh vẫn “đeo bám” chính sách của mỗi bên đối với nhau. Dường như “Hội chứng Việt Nam” ở Hoa Kỳ và “Hội chứng Hoa Kỳ” ở Việt Nam được hình thành trong nhiều năm chiến tranh là một rào cản khá lớn đối với quan hệ hai nước mà có nhà nghiên cứu đã nhận định: “Nếu bên kia có hội chứng sau Việt Nam, thì ở bên này có hội chứng sau Mỹ”1. Để vượt qua nó, vẫn cần thêm nhiều thời gian và đòi hỏi cả hai bên phải nỗ lực vượt bậc hơn nữa. 2. Nhân tố địa - chiến lược Địa - chiến lược được hiểu là nhân tố địa lý ảnh hưởng đến chiến lược của một quốc gia. Nó là yếu tố không thể thay đổi, không thể thoái thác, chỉ làm sao vận dụng nó một cách tối ưu để quốc gia sinh tồn, phát triển và phú cường. Trong khi đó, địa - chính trị phản ánh sự kết hợp giữa các nhân tố chính trị và địa lý, nhấn mạnh tác động của địa lý đối với chính trị trong quan hệ đối ngoại. Thế nên, địa - chiến lược thường quan tâm tới các biện pháp thích hợp nhằm tận dụng các nguồn lực phục vụ cho các ________________ 1. Đặng Phong: 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam, Viện Nghiên cứu khoa học thị trường giá cả, Hà Nội, 1991, tr.4. Dẫn theo: Lê Viết Hùng: Quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam (2000 - 2012), Nxb. Đại học Huế, 2018, tr.51. 45 mục tiêu địa - chính trị1. Bởi thế, một điều tất yếu là, những quốc gia nào có lợi thế về địa - chiến lược đều có thể sử dụng nó để làm phương tiện thúc đẩy các mối quan hệ đối ngoại rộng mở. Đông Nam Á là khu vực có vị trí địa lý hết sức quan trọng, vẫn được ví như “ngã tư đường” hay “ống thông gió”. Khu vực này án ngữ trên tuyến đường hàng hải thuận tiện nhất từ Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương, đồng thời nắm giữ một trong những tuyến đường buôn bán chủ chốt trên toàn cầu - tuyến đường qua Biển Đông (trong 10 tuyến đường biển lớn nhất quốc tế hiện nay, có 5 tuyến đi qua và liên quan đến Biển Đông. Hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển thì 45% trong số đó phải đi qua vùng Biển Đông). Nằm ở trung tâm Biển Đông, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là những vị trí có nhiều tuyến đường biển nhất trên thế giới2. Ngoài ra, Đông Nam Á có 4 trong 16 eo biển chiến lược của thế giới (Malacca, Lombok, Sunda, Ombai - Wetar). Đặc biệt, Malacca3 - eo biển ________________ 1. Xem “Cuộc cờ Biển Đông dưới cái nhìn địa - chiến lược”, Tlđd. 2. Xem Trần Bông (Giới thiệu): “Biển Đông: Địa chiến lược và tiềm năng kinh tế”, http://nghiencuubiendong.vn/tong-quan ve-bien-dong/504-bien-dong-dia-chien-luoc-va-tiem-nang. 3. Mỗi ngày có 15,2 triệu thùng dầu được chở qua eo biển Malacca (gấp 15 lần qua kênh đào Panama, hơn 5 lần qua kênh đào Suez), U.S. Energy Information Administration: “World Oil Transit Chokepoints Critical to Global Energy Security”, http://www.eia.gov/todayinenergy/detail.cfm?id=18991. 46 nhộn nhịp thứ hai trên toàn cầu (sau eo biển Hormuz), vẫn được ví như “yết hầu” của thế giới. Nếu khủng hoảng nổ ra ở eo biển này, các loại tàu biển phải đi đường mới hoặc vòng qua nam Ôxtrâylia thì cước phí vận tải thậm chí sẽ tăng gấp 5 lần và không còn đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Do đó, đây là vùng biển hết sức quan trọng đối với tất cả các nước trong khu vực, cũng như các nước bên ngoài có liên quan về địa - chiến lược, an ninh, giao thông hàng hải và kinh tế. Không những thế, từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc cho đến nay, với sự phát triển năng động, vượt trội, ASEAN ngày càng có vai trò quan trọng hơn trên bàn cờ địa - chiến lược của các nước lớn. Việt Nam là quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, có vị trí địa lý quan trọng do nằm trên điểm nối giữa Đông Bắc Á và Đông Nam Á, nằm trải dài trên bờ Biển Đông với nhiều tuyến vận tải quan trọng, có tiềm năng lớn cho phát triển kinh tế - xã hội nên có thể có tầm ảnh hưởng khu vực. Vị trí địa - chiến lược của Việt Nam đã được Giáo sư P. Pozner người Nga đánh giá: “Ai kiểm soát được Việt Nam thì người đó sẽ kiểm soát được cả Đông Nam Á”1. Bên cạnh đó, chính sự liền kề Trung Quốc cũng là một trong những yếu tố làm cho vị trí địa lý của Việt Nam trở nên “nhạy cảm”. Trước đây, để tìm đường vào Trung Quốc, ________________ 1. Viện Thông tin khoa học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: “Ai kiểm soát được Việt Nam, người đó kiểm soát cả Đông Nam Á”, tạp chí Những vấn đề chính trị - xã hội, số 46, 2006, tr.31. 47 Pháp đã xâm lược Việt Nam (1858) và sau đó, để ngăn chặn ảnh hưởng của phe xã hội chủ nghĩa và Trung Quốc, Hoa Kỳ đã gây ra cuộc chiến đẫm máu tại Việt Nam (1954 - 1975). Những năm gần đây, kinh tế Việt Nam và khu vực phát triển cũng như tiềm năng dầu mỏ, tầm quan trọng của các tuyến hàng hải qua Biển Đông được ghi nhận khiến Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có vị trí địa - chính trị quan trọng bậc nhất trong khu vực và trên thế giới1. Vì thế, Việt Nam trở thành nơi giao thoa lợi ích quốc gia của nhiều nước lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Ấn Độ... Trung Quốc muốn mở rộng quan hệ với Việt Nam để gia tăng nhanh hơn ảnh hưởng của họ đối với ASEAN. Còn Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nga, Ấn Độ, Liên Minh châu Âu (EU) bên cạnh việc cải thiện, tăng cường quan hệ với Việt Nam để ngày càng can dự sâu hơn vào các vấn đề của khu vực Đông Nam Á, còn ra sức “lôi kéo” Việt Nam để kiềm chế sức ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc tại khu vực và trên thế giới. Tình huống này đang làm cho Việt Nam có “đòn bẩy” chiến lược hết sức có giá trị. Tuy nhiên, ở một góc độ khác, có thể thấy, chính vị trí địa - chiến lược quan trọng và bối cảnh địa - chính trị trong khu vực đang thay đổi lại tạo ra không ít thách thức to lớn cho ________________ 1. Xem Bắc Hà: “Vị trí địa chính trị của Việt Nam với đường lối quốc phòng”, http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/chong dien-bien-hoa-binh/vi-tri-dia-chinh-tri-cua-viet-nam-voi-duong loi-quoc-phong/351475.html. 48 Việt Nam, kể cả nguy cơ tác động đến độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia. Điều này đòi hỏi Việt Nam cần phải tăng cường hơn nữa nội lực cũng như tranh thủ các yếu tố ngoại lực để phát triển kinh tế, bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia. Đây cũng chính là một trong những cơ sở để Việt Nam triển khai chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ, coi trọng quan hệ với các nước lớn và cân bằng quan hệ giữa họ. Rõ ràng, tại khu vực Đông Nam Á, vị trí địa - chiến lược của Việt Nam là một yếu tố mà Hoa Kỳ không thể bỏ qua trong cạnh tranh ảnh hưởng với Trung Quốc trong khu vực. Do đó, Hoa Kỳ không có lý do gì mà không cần có Việt Nam như một đối tác thân thiện tại khu vực. Hơn nữa, Việt Nam ngày càng đóng vai trò tích cực hơn trong ASEAN nên trong tổng thể chiến lược của Hoa Kỳ đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương, mức độ quan tâm của Hoa Kỳ đối với Việt Nam có chiều hướng gia tăng. Chắc chắn, một Việt Nam đổi mới, mở cửa, phát triển và phần nào đó “thân thiện” với Hoa Kỳ sẽ mang lại cho Hoa Kỳ những giá trị chiến lược nhất định. Điều đó đã dẫn đến điều chỉnh quan trọng nhất trong chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam là tăng cường và mở rộng hợp tác nhiều mặt với Việt Nam. Phần nữa, trong tư duy chiến lược của các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc đến nay, có một điều gần như tất yếu, đó là thế giới thì đơn cực nhưng châu Á phải đa cực để không có bất cứ quốc gia nào trong và kể cả ngoài khu vực có ảnh hưởng bao trùm tại đây, vì điều đó vô cùng bất lợi cho Hoa Kỳ. Liệu 49 Hoa Kỳ còn có cách nào hiệu quả hơn để kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc - nhân tố đang đe dọa vị trí siêu cường thế giới của Hoa Kỳ - là tạo ra những xung lực vành đai quanh Trung Quốc bằng cách liên kết với các đồng minh, đối tác của Hoa Kỳ và các đối thủ, đối thủ tiềm tàng của Trung Quốc? Không thể phủ nhận, sự biến động tình hình địa - chính trị của khu vực tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam thực hiện chính sách ngoại giao đa dạng hóa, đa phương hóa, mở rộng, nâng cấp quan hệ đối tác với các nước trên thế giới, nhất là với các nước lớn. Chính vị trí địa - chiến lược đặc biệt quan trọng trong khu vực Đông Nam Á của Việt Nam trở thành động lực thúc đẩy cả Việt Nam và Hoa Kỳ dần định hình các tính toán chiến lược hướng về nhau của mỗi bên. Dù không nói trước được điều gì bởi trong quá khứ các động lực chiến lược đã từng đưa Việt Nam và Hoa Kỳ đối địch nhau nhưng dù sao trong bối cảnh sau Chiến tranh lạnh, nhân tố địa - chiến lược là “chất xúc tác” quan trọng thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đến gần với nhau hơn nên quan hệ hai nước cũng luôn chịu tác động nhiều chiều từ những chuyển động của nhân tố địa - chiến lược trong khu vực. III- NHU CẦU HỢP TÁC VÀ VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM, HOA KỲ TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA NHAU Từ những phân tích về các nhân tố tác động đến quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ như ở trên, có thể thấy nhu cầu hợp 50 tác giữa Việt Nam - Hoa Kỳ thời gian qua là luôn có nhưng nhu cầu của mỗi bên phụ thuộc vào điều kiện cụ thể và không bao giờ vượt quá được điều kiện cho phép dù mong muốn của hai bên có lớn đến đâu đi chăng nữa. Đó chính là không gian phát triển. Việt Nam có nhu cầu phục vụ lợi ích xây dựng Tổ quốc trong thiết lập, mở rộng quan hệ với Hoa Kỳ. Hoa Kỳ cũng có nhu cầu về lợi ích, đảm bảo khu vực lợi ích không bị xâm phạm. Lợi ích của Hoa Kỳ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương là lợi ích về kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng. Cũng chính vì thế mà họ thúc đẩy hợp tác với Việt Nam1. 1. Nhu cầu hợp tác của Việt Nam với Hoa Kỳ và vị trí của Hoa Kỳ trong chính sách đối ngoại của Việt Nam Đối với Việt Nam, mở rộng quan hệ với tất cả các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Hoa Kỳ là một trong những ưu tiên của chính sách đối ngoại Việt Nam. Sau khi bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ, Việt Nam chủ trương chuyển chính sách từ đối đầu sang hợp tác và đấu tranh trong cùng tồn tại hòa bình với Hoa Kỳ. Thúc đẩy quan hệ với cường quốc kinh tế, khoa học và công nghệ hàng đầu thế ________________ 1. Xem Khổng Hà: “Khẳng định khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ là đối tác toàn diện”, http://cand.com.vn/Binh luan-quoc-te/Khang-dinh-khuon-kho-hop-tac-Viet-Nam-Hoa Ky-la-doi-tac-toan-dien-357918/. 51 giới như Hoa Kỳ sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam. Là một quốc gia đang phát triển,Việt Nam rất cần thị trường, vốn, khoa học công nghệ và phương thức quản lý của Hoa Kỳ để phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Chẳng hạn, việc đầu tư từ các tập đoàn công nghệ cao của Hoa Kỳ như Intel đã mở đường cho các nhà đầu tư nước ngoài muốn giúp Việt Nam vươn lên tầm cao mới trong chuỗi giá trị và tạo dựng một nền kinh tế sáng tạo, hiệu quả1. Mặt khác, Hoa Kỳ đóng vai trò chi phối trong nhiều tổ chức quốc tế và trong quan hệ với các nước nên việc phát triển quan hệ với Hoa Kỳ sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam hội nhập vào cộng đồng quốc tế rộng rãi hơn. Không chỉ vậy, việc tạo lập quan hệ tốt với Hoa Kỳ giúp Việt Nam duy trì sự ổn định, hòa bình và thịnh vượng không chỉ cho Việt Nam mà còn cho cả khu vực Đông Nam Á. Hơn nữa, trước những áp lực to lớn trong bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, Việt Nam nhận thấy Hoa Kỳ là đối tác cần được ưu tiên bởi Hoa Kỳ hiện là cường quốc duy nhất có khả năng thách thức, kiềm chế hiệu quả tham vọng quân sự của Trung Quốc - tức là một đối trọng cân bằng được sức mạnh của Trung Quốc. Vậy nên, trong chính sách đối ngoại cân bằng giữa các nước lớn của Việt Nam, Hoa Kỳ là một nhân tố không thể không ________________ 1. Xem Lê Hồng Hiệp: “Việt Nam trong cuộc chơi quyền lực Mỹ - Trung”, http://nghiencuuquocte.net/2014/06/17/viet-nam trong-cuoc-choi-quyen-luc-my-trung/#sthash.dATu2a7M.dpuf. 52 tính đến, thắt chặt quan hệ với Hoa Kỳ giúp Việt Nam nâng cao vị thế trong quan hệ với các nước lớn khác. Bên cạnh đó, những quan điểm, chính sách của Hoa Kỳ trong giải quyết tranh chấp ở Biển Đông là theo hướng có lợi cho Việt Nam, ít nhất trong thời gian trước mắt. Nói như vậy không có nghĩa là Việt Nam sẽ liên minh hay trở thành đồng minh của Hoa Kỳ. Vấn đề đặt ra là Việt Nam cần tận dụng những mặt tích cực trong thái độ của Hoa Kỳ đối với khu vực Đông Nam Á để cụ thể hóa hơn nữa những biên độ trong quan hệ với Hoa Kỳ. Việt Nam cần nhận thức rõ việc Hoa Kỳ can dự vào tranh chấp Biển Đông không phải chỉ là hòa bình hay tự do hàng hải, mà dường như tranh chấp còn đang được siêu cường này sử dụng như một công cụ tiện lợi để kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc ở tầm khu vực và trên phạm vi toàn cầu. Và như vậy, vô hình trung, động thái của Hoa Kỳ rõ ràng phù hợp với lợi ích của Việt Nam, tức là đưa tranh chấp với Trung Quốc ra lớp ngoài cùng để hóa giải sức mạnh vượt trội hơn của Trung Quốc. Sự tham gia của Hoa Kỳ dù là gián tiếp cũng có thể buộc Trung Quốc phải hành động thận trọng hơn và ít sẵn sàng sử dụng vũ lực hơn. Ngoài ra, toan tính chiến lược của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc cũng sẽ làm giảm áp lực trong vấn đề nhân quyền đối với Việt Nam và tạo cơ hội thúc đẩy quan hệ song phương bước lên tầm cao mới1. ________________ 1. Xem “Cuộc cờ Biển Đông dưới cái nhìn địa - chiến lược”, Tlđd. 53 Không chỉ vậy, hợp tác quốc phòng - an ninh với Hoa Kỳ phần nào giúp Việt Nam nâng cao khả năng và tính chuyên nghiệp của các lực lượng quân đội, an ninh, góp phần vào giải quyết các vấn đề an ninh, cũng như từng bước để Việt Nam có thể đóng vai trò lớn hơn đối với an ninh khu vực. Như vậy, có thể thấy, nhu cầu hợp tác và việc xác định vị trí ưu tiên của mỗi nước dành cho nhau trong chính sách đối ngoại khi có sự giao thoa lợi ích là nhân tố quan trọng thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ phát triển trong thời gian qua cũng như sẽ tiếp tục chi phối mối quan hệ này trong những năm tới. 2. Nhu cầu hợp tác của Hoa Kỳ với Việt Nam và vị trí của Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ Trước hết, thúc đẩy quan hệ với Việt Nam sau khi bình thường hóa quan hệ sẽ mang lại cho Hoa Kỳ cơ hội xóa bỏ những mâu thuẫn trong nội bộ như giải quyết những hậu quả chiến tranh, thoát khỏi “Hội chứng Việt Nam”, tìm kiếm những người Hoa Kỳ mất tích trong chiến tranh... là những vấn đề mà người dân và các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ rất quan tâm và cần phải giải quyết. Kế đó, là một siêu cường, mục tiêu chiến lược trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ là củng cố, duy trì vị trí lãnh đạo thế giới trên cơ sở những ưu thế về cả “sức mạnh cứng” lẫn “sức mạnh mềm”. Hiện nay, Hoa Kỳ vẫn là nền kinh tế lớn nhất thế giới. GDP của Hoa Kỳ năm 2018 là 54 hơn 20.544 tỉ USD, chiếm 23,9% GDP của thế giới1. Hoa Kỳ vẫn tiếp tục đóng vai trò chủ đạo trong các thiết chế kinh tế, tài chính, thương mại chủ chốt của thế giới như IMF, Ngân hàng thế giới (WB), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)... cũng như luôn đi đầu trong việc xây dựng một nền kinh tế mới - nền kinh tế tri thức. Hoa Kỳ còn là thị trường xuất khẩu lớn của nhiều nước. Rõ ràng, kinh tế Hoa Kỳ vẫn là nền kinh tế đầu tàu không thể thiếu trong nền kinh tế toàn cầu nên nhờ sức mạnh kinh tế, Hoa Kỳ vẫn có ảnh hưởng chính trị lớn trên thế giới. Tuy nhiên, kinh tế Hoa Kỳ dù mạnh nhưng không phải không có khó khăn lớn. Hiện Hoa Kỳ đang mất dần vai trò là động lực chính của kinh tế thế giới. Kinh tế nước này đang phải đối mặt với vấn đề lạm phát cao, tăng trưởng thấp. Tính đến tháng 5/2013, tổng nợ của Chính phủ Hoa Kỳ đã đạt tới giới hạn là 16,699 nghìn tỉ USD. Trong năm tài chính 2013 - 2014, tổng nợ công của Chính phủ Hoa Kỳ dự kiến đạt mức 75% GDP trong khi tỷ lệ này năm 2007 chỉ là 36%2. Thâm hụt thương mại lớn, thường khoảng hơn 700 tỉ USD mỗi năm. Hoa Kỳ thâm hụt thương mại với Trung Quốc năm 2012 là 315 tỉ USD trong tổng số 729,9 tỉ USD ________________ 1. Xem World Bank: “Gross domestic product 2018”, World Development Indicators Database, 23 December, 2019, https://databank.worldbank.org/data/download/GDP.pdf. 2. Xem Minh Nguyên: “Trần nợ công và nguy cơ nước Mỹ vỡ nợ”, http://www.nhandan.com.vn/mobile/_mobile_thegioi/_mobile_ nhandinhtulieu/item/21380802.html. 55 thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ1 và năm 2018, thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với Trung Quốc tăng lên đến mức 419,2 tỉ USD2. Do đó, sau khi lên nắm quyền, Tổng thống Donald Trump chủ trương thực hiện chính sách bảo hộ mậu dịch và Hoa Kỳ đã liệt Việt Nam vào danh sách 16 quốc gia mà nước này có thâm hụt thương mại lớn; rút Hoa Kỳ ra khỏi TPP - Hiệp định hợp tác mà Việt Nam được đánh giá là sẽ được hưởng lợi lớn nhất. Rõ ràng, những hành động này của Hoa Kỳ được cho là bất lợi đối với Việt Nam nên ít nhiều gây ra những quan ngại cho Việt Nam. Dù vậy, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục có nhu cầu tăng cường quan hệ kinh tế với Việt Nam vì làm ăn buôn bán với Việt Nam vẫn luôn mang lại lợi ích cho Hoa Kỳ. Hoa Kỳ cung cấp cho Việt Nam các sản phẩm công nghệ và thu lợi nhuận, hay Hoa Kỳ có thể nhận được các hàng hóa giá rẻ do lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên và lực lượng lao động dồi dào từ phía Việt Nam. Những cơ hội về thương mại, đầu tư mà các doanh nghiệp Hoa Kỳ có được khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam ngoài đem lại lợi nhuận, việc làm còn tạo ra cho Hoa Kỳ những lợi thế mới trong cạnh tranh kinh tế toàn cầu hiện nay. Trong báo cáo trình Nghị viện Hoa Kỳ, ________________ 1. Xem Đài Truyền hình Việt Nam: Thời sự VTV1, 19 giờ, ngày 20/12/2013. 2. Xem Office of the United States Trade Representative: “U.S.-China Trade Facts”, https://ustr.gov/countries-regions/china mongolia-taiwan/peoples-republic-china. 56 chuyên gia Brock R. Williams khẳng định: “Với dân số có ý nghĩa và nền kinh tế tăng trưởng nhanh, Việt Nam sẽ đóng vai trò tiềm năng lớn trong quan hệ với Hoa Kỳ trong giai đoạn tiếp sau”1. Rõ ràng, thị trường Việt Nam là hiện hữu tiềm năng cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ tham gia kinh doanh buôn bán. Khi chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc diễn ra, thậm chí Tổng thống D. Trump còn kêu gọi các doanh nghiệp Hoa Kỳ chuyển hướng đầu tư kinh doanh sang Việt Nam. Như vậy, lợi ích kinh tế vẫn là nhân tố then chốt để hai bên thúc đẩy quan hệ phát triển hơn nữa. Mặt khác, dưới góc độ an ninh, những bất ổn an ninh trên thế giới, nhất là tại những khu vực mà Hoa Kỳ xác định là có lợi ích chiến lược đang đặt ra nhiều vấn đề mà Hoa Kỳ cần quan tâm giải quyết. Trong bối cảnh lợi ích của Hoa Kỳ đang bị đe dọa bởi một đối thủ tiềm tàng nhưng hết sức quyết liệt như Trung Quốc, Hoa Kỳ có chiều hướng nhìn nhận Việt Nam là một lực lượng quan trọng đóng góp vào trật tự an ninh đang nổi lên ở châu Á - Thái Bình Dương. Hoa Kỳ đã coi việc củng cố quan hệ với Việt Nam là “một trụ cột trong sự hiện diện của Hoa Kỳ ở khu vực (Thái Bình Dương) và sự tham gia của Hoa Kỳ trong các thể chế đa phương ở ________________ 1. Đỗ Phú Hải: “Thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao: Hiện trạng, những vấn đề đặt ra và triển vọng”, tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và châu Á, số 6 (31), 2015, tr.35. 57 châu Á - Thái Bình Dương”1. Bởi thế, lần đầu tiên trong Báo cáo Quốc phòng 2010 (QDR-2010), Hoa Kỳ xác định Việt Nam là nước cần xây dựng quan hệ chiến lược mới cùng với Inđônêxia, Malaixia nhằm giải quyết các vấn đề khu vực (chống khủng bố, chống buôn bán ma tuý, ủng hộ các hoạt động trợ giúp nhân đạo trong khu vực). Và dưới góc độ chiến lược, Hoa Kỳ tăng cường quan hệ sâu rộng với Việt Nam vì những lợi ích chiến lược lâu dài. Hoa Kỳ nhận thấy Việt Nam có vai trò ngày càng quan trọng tại khu vực, muốn Việt Nam đóng vai trò quốc tế lớn hơn và hợp tác với Hoa Kỳ nhiều hơn trong các vấn đề quốc tế và khu vực. Quan điểm tích cực này về Việt Nam đã khuyến khích Hoa Kỳ thúc đẩy mối quan hệ gần gũi hơn giữa hai nước. Đồng thời, khi Hoa Kỳ đưa ra chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và mở rộng”, Việt Nam còn được đánh giá là trái tim của khu vực Ấn - Thái. Mặt khác, chính những đòi hỏi và thái độ của Trung Quốc ở Biển Đông đang dẫn đến một sự hội tụ lợi ích chiến lược giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, dẫn đến việc hai bên tích cực tăng cường quan hệ. Bằng chứng là, kể từ khi bình thường hóa quan hệ đến nay, cả bốn tổng thống của Hoa Kỳ đều đã sang thăm Việt Nam. Không những thế, Hoa Kỳ cũng đã lựa chọn Việt Nam để tiến hành Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên lần thứ hai (2019). Điều này đã thể hiện vai ________________ 1. Ngô Xuân Bình (Chủ biên): Hướng tới xây dựng quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Hoa Kỳ, Sđd, tr.134. 58 trò nhất định của Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Thêm nữa, vị thế và sức mạnh của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới không ngừng được tăng lên. Vị trí của Việt Nam trong ASEAN ngày càng được khẳng định, củng cố. Trong khi đó, ASEAN ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chính sách đối ngoại, an ninh, kinh tế của Hoa Kỳ. Ngày 27/9/2017, Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua Nghị quyết HRES 311 công nhận vai trò này của ASEAN1. Như vậy, với tư cách là một thành viên chủ động, tích cực và có trách nhiệm của ASEAN, Hoa Kỳ không thể không tính đến Việt Nam trong chính sách đối với khu vực Đông Nam Á nói chung và khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói riêng. Tuy phát triển quan hệ với Việt Nam đem lại cho Hoa Kỳ các lợi ích chính trị, kinh tế, chiến lược đáng kể nhưng trong các trụ cột chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, trụ cột dân chủ, nhân quyền luôn chiếm một vị trí khá quan trọng. Đây là vấn đề nhạy cảm trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ vì hai nước có nền tảng chính trị, hệ tư tưởng khác nhau nên còn tồn tại nhiều khác biệt trong vấn đề này. Do vậy, đây được coi là một trong những nhân tố gây trở ngại lớn đối với tiến trình tăng cường quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. Thế nhưng, ở một mức độ ________________ 1. Xem Phạm Thị Yên: “Quan hệ Việt - Mỹ thời kỳ chính quyền Donald Trump: Vấn đề và triển vọng”, tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 9 (234), 2017, tr.27-36, 31. 59 nhất định, chính những khác biệt này phần nào cũng đòi hỏi cả hai nước cần phải quan tâm hợp tác để giải quyết. Mặt khác, để đảm bảo các lợi ích chiến lược ở Việt Nam, lãnh đạo Hoa Kỳ cho rằng phải can dự và dính líu với Việt Nam bằng cách đưa Việt Nam vào quỹ đạo phát triển chung. Bởi thế, bên cạnh thúc đẩy quan hệ hợp tác với Hoa Kỳ, Việt Nam cũng cần hết sức tỉnh táo trước chiến lược “diễn biến hòa bình” của Hoa Kỳ và trong thực hiện chính sách trước đó là “ba không” trong quân sự (không tham gia các tổ chức liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác1) và từ tháng 11/2019 là “bốn không” (không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế2). Như vậy, dù hoạch định chính sách đối với bất kỳ khu vực, quốc gia nào trên thế giới, Hoa Kỳ cũng luôn xuất phát từ lợi ích quốc gia nên chính sách với Việt Nam cũng vậy. Mục tiêu nhất quán trong chính sách của Hoa Kỳ với Việt Nam là tăng cường vị thế và ảnh hưởng của Hoa Kỳ, ________________ 1. Xem Bộ Quốc phòng: Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2009, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr.18, 21, 22. 2. Xem Bộ Quốc phòng: Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2019, tr.25. 60 ngăn ngừa ảnh hưởng của các nước lớn khác đối với Việt Nam, nhất là Trung Quốc, phục vụ lợi ích chiến lược lâu dài của Hoa Kỳ ở khu vực Đông Nam Á nói riêng và châu Á - Thái Bình Dương nói chung. Vậy nên, vị thế và giá trị của Việt Nam trong chiến lược và chính sách của Hoa Kỳ đối với khu vực này tùy thuộc phần lớn vào những mâu thuẫn và lợi ích song trùng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Tóm lại, 25 năm qua, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ chịu sự tác động của cả nhân tố nội tại và nhân tố khách quan, trong đó có nhân tố tác động thuận chiều, tức là thúc đẩy quan hệ hai bên phát triển, nhưng cũng có nhân tố không thuận chiều, tức là gây ra những cản trở, khó khăn, nhất là những vấn đề do lịch sử để lại và sự khác biệt trong cách nhìn nhận của Việt Nam cũng như Hoa Kỳ về vấn đề dân chủ, nhân quyền. Kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn cũng như những tác động của bối cảnh quốc tế và khu vực theo xu thế hòa bình, hợp tác đã tạo điều kiện cho quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ xích lại gần nhau và tiếp tục tạo tiền đề cho quan hệ hai nước trong giai đoạn mới. Việt Nam và Hoa Kỳ có nhiều điểm đồng trong việc củng cố, bảo vệ hòa bình, ổn định ở Đông Nam Á, châu Á - Thái Bình Dương. Mặt khác, trong bối cảnh những chuyển động địa - chính trị đang diễn ra mạnh mẽ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhân tố Trung Quốc có những tác động rất lớn đến quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. Khi Trung Quốc tăng cường ảnh hưởng và hiện diện trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa... trong đời sống khu vực và quốc tế 61 thì Trung Quốc càng có những tác động mạnh đến những lợi ích cốt lõi của Việt Nam (bởi sự gần gũi về địa lý và những quan hệ lịch sử giữa hai nước) cũng như những lợi ích chiến lược của Hoa Kỳ tại đây. Điều này tạo ra một mối quan tâm chiến lược chung giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, nhất là mối quan tâm và quyền lợi chung về phương diện an ninh càng ngày càng rõ nét, dẫn đến việc hai nước cần nhau hơn. Song cũng phải thấy rằng, Trung Quốc cũng gây ra những trở ngại cho sự phát triển quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ thời gian qua. Vì lợi ích chiến lược, Trung Quốc không muốn có một liên kết chặt chẽ giữa Việt Nam - Hoa Kỳ ngay sát sườn, nên Trung Quốc gây ra những sức ép nhất định để mối quan hệ này “giãn ra”. Hơn nữa, kinh tế Việt Nam hiện đang phụ thuộc rất lớn vào Trung Quốc, cán cân thương mại đang lệch hẳn về Trung Quốc và Việt Nam là nước láng giềng, nhỏ hơn Trung Quốc rất nhiều, hai bên lại có một quan hệ lịch sử hết sức phức tạp, nên việc phải chú ý đến mối quan hệ nhạy cảm với Trung Quốc là điều Việt Nam không thể không làm. Không những vậy, thúc đẩy quan hệ với Trung Quốc luôn được đặt ưu tiên cao hơn nhiều so với Việt Nam trong các cân nhắc chính sách của Hoa Kỳ. Bởi thế, những yếu tố này thời gian qua đã cản trở và ít nhiều làm chậm lại tiến trình phát triển quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. 62 Chương II QUAN HỆ VIỆT NAM - HOA KỲ TRÊN MỘT SỐ LĨNH VỰC CHỦ YẾU TRONG 25 NĂM (1995 - 2020) K ể từ khi bình thường hóa quan hệ (tháng 7/1995), quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ phát triển một cách tích cực và toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Đây là kết quả của sự nỗ lực từ cả hai phía và được dư luận quốc tế đánh giá cao. I- TRÊN LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ - NGOẠI GIAO VÀ QUỐC PHÒNG - AN NINH 1. Về chính trị - ngoại giao Trước những bộn bề, khó khăn, phức tạp của một mối quan hệ khởi đầu không mấy dễ dàng, gạt bỏ những hoài nghi còn cần đến thời gian không ngắn, nhưng với nỗ lực chung của Chính phủ và nhân dân hai nước, 25 năm qua, quan hệ chính trị - ngoại giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ được cải thiện khá rõ và có những bước tiến khích lệ, đặc biệt, năm 2013, hai bên đã nâng cấp quan hệ lên tầm “đối tác hợp tác toàn diện”. 63 Mở đầu cho quan hệ chính trị - ngoại giao giữa hai nước sau khi bình thường hóa quan hệ là chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Warren Christopher (tháng 8/1995). Đây là chuyến thăm đầu tiên của một ngoại trưởng Hoa Kỳ sau 20 năm thất bại của Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Kết quả của chuyến thăm này là việc hai bên đã ký các văn kiện chính thức xác lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ và thiết lập các đại sứ quán tại thủ đô mỗi nước. Tiếp theo đó, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm đã có chuyến thăm chính thức và làm việc tại Hoa Kỳ (tháng 10/1995). Trong những năm tiếp theo, những chuyến viếng thăm lẫn nhau của hai bên tiếp tục được tiến hành nhằm thúc đẩy mối quan hệ này tiến lên. Thế nhưng, phải mất gần hai năm sau khi hai bên bình thường hóa quan hệ, Việt Nam và Hoa Kỳ mới trao đổi đoàn ở cấp đại sứ (tháng 5/1997). Sự kiện này chứng tỏ quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ được thiết lập một cách đầy đủ. Thời gian tiếp theo, các chuyến thăm song phương các cấp đã diễn ra thường xuyên hơn, mang ý nghĩa quan trọng và ảnh hưởng nhiều tới quan hệ hai nước. Trong đó, đáng chú ý có chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Hoa Kỳ B. Clinton (tháng 11/2000). Đây là một sự kiện lớn trong trong lịch sử quan hệ chính trị - ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ, bởi đây là lần đầu tiên một tổng thống Hoa Kỳ đến thăm Việt Nam và có lẽ, chuyến thăm này là hành động thuyết phục nhất cho những cam kết thúc đẩy quan hệ bình thường với Việt Nam của Hoa Kỳ trên cơ sở 64 hợp tác cùng có lợi. Sau chuyến thăm này, hai bên đã có những bước tiến trên nhiều lĩnh vực hợp tác, nhất là trong lĩnh vực kinh tế vì Hiệp định Thương mại song phương (BTA) Việt Nam - Hoa Kỳ được ký kết. Tháng 6/2005, nhân dịp kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải sang thăm chính thức Hoa Kỳ. Đây là chuyến thăm Hoa Kỳ đầu tiên của người đứng đầu Chính phủ Việt Nam với mục đích thúc đẩy mối quan hệ song phương lên một tầm cao mới. Bản thân chuyến thăm này có thể xem như là “biểu tượng” về sự nỗ lực thúc đẩy quan hệ chính trị ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ. Lần đầu tiên trong lịch sử quan hệ giữa hai nước, Tuyên bố chung “Quan hệ đối tác hữu nghị, xây dựng, hợp tác nhiều mặt, tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi” đã được đưa ra. Sau chuyến thăm này, quan hệ hợp tác giữa hai nước còn mở rộng sang cả lĩnh vực an ninh, quốc phòng. Tiếp theo còn có các chuyến thăm như: Tổng thống George Walker Bush sang thăm Việt Nam trong khuôn khổ cuộc họp của APEC (tháng 11/2006) và các chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (năm 2007), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (năm 2008). Từ khi Tổng thống Barack Obama nắm quyền, quan hệ đối tác Việt Nam - Hoa Kỳ được phát triển đầy đủ hơn và sâu hơn. Với chiến lược “xoay trục” sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương, chính quyền Barack Obama xác định Việt Nam là một trong những đối tác cần được phát triển. Do đó, Hoa Kỳ đã thúc đẩy vai trò của Việt Nam 65 trong TPP, một hiệp định thương mại khu vực có tính bước ngoặt với sự tham gia của 12 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương1. Đặc biệt, với chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (tháng 7/2013), hai bên đã xác lập quan hệ đối tác hợp tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ, định hình khuôn khổ quan hệ song phương cho giai đoạn mới cũng như hướng phát triển của quan hệ trong những năm tới. Hai bên đã ra Tuyên bố chung đề cập toàn diện những nguyên tắc và nội hàm của mối quan hệ hai bên. Đồng thời, quan hệ hai bên được xác lập theo khuôn khổ mới, trong đó có tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế; tôn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau và Tuyên bố chung hướng đến chủ trương thúc đẩy sự hợp tác mạnh mẽ giữa hai nước trong các lĩnh vực then chốt, nổi bật là quan hệ chính trị - ngoại giao; kinh tế - thương mại; khoa học công nghệ và giáo dục... Tiếp sau đó, chuyến thăm Hoa Kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ ngày 06 đến ngày 08/7/2015 cũng là một chuyến thăm hết sức đặc biệt. Lần đầu tiên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam thăm Hoa Kỳ trong sự đón tiếp trọng thị. Theo đánh giá của Giáo sư Carl Thayer (Ôxtrâylia) thì chuyến thăm này có ý nghĩa rất quan trọng, “là bước tiến đánh dấu sự công nhận của Hoa ________________ 1. Xem “Donald Trump, Hillary Clinton và tương lai quan hệ Việt - Mỹ”, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 22/6/2016, tr.2. 66 Kỳ về vai trò quan trọng của Đảng trong hệ thống chính trị Việt Nam, từ đó tăng cường lòng tin lẫn nhau”1 nên có thể xem chuyến thăm này là “một bước tiến dài trong tư duy của các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ với Việt Nam”. Do đó, chuyến thăm này phần nào cho thấy cả Việt Nam và Hoa Kỳ đang vượt qua chính mình, vượt qua những khác biệt về định hướng phát triển, về lựa chọn con đường phát triển chính trị và hệ giá trị của nhau. Đồng thời, chuyến thăm một lần nữa khẳng định khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ là đối tác hợp tác toàn diện và tạo môi trường thuận lợi hơn nhiều cho các hợp tác trên nhiều lĩnh vực cụ thể2. Điều đó cũng cho thấy lòng tin giữa hai nước được củng cố hơn, lợi ích ngày càng đan xen, sự nghi kỵ giảm dần, khuôn khổ hợp tác ngày càng đa dạng và phát triển. Từ ngày 23 đến ngày 25/5/2016, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã có chuyến thăm chính thức Việt Nam. Chuyến thăm này một lần nữa khẳng định Hoa Kỳ có nhiều lợi ích trong việc thúc đẩy quan hệ với Việt Nam. Tổng thống Barack Obama đã khẳng định: “Để đối thoại ________________ 1. Hồng Duy, Minh Anh, Hải Anh: “Quan hệ Việt - Mỹ bước vào kỷ nguyên mới”, https://news.zing.vn/quan-he-viet-my buoc-vao-ky-nguyen-moi-post557786.html. 2. Xem Khổng Hà: “Khẳng định khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ là đối tác toàn diện”, http://cand.com.vn/Binh luan-quoc-te/Khang-dinh-khuon-kho-hop-tac-Viet-Nam-Hoa Ky-la-doi-tac-toan-dien-357918/. 67 với nhau, cả hai bên (Việt Nam và Hoa Kỳ) đều cùng phải thay đổi... Với khung quan hệ Đối tác toàn diện, hai nước chưa bao giờ gần nhau hơn thế... Hoa Kỳ có lợi ích khi Việt Nam thành công. Mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ sẽ giúp định hình quan hệ quốc tế”1. Bên cạnh đó, kể từ chuyến thăm này, Hoa Kỳ chính thức gỡ bỏ cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam. Đây là cột mốc quan trọng đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ song phương giữa hai nước. Có thể nói, với tuyên bố bãi bỏ cấm vận này của Tổng thống B. Obama đã giúp cho quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ chính thức được bình thường hóa hoàn toàn. Sau khi Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền, Hoa Kỳ có những điều chỉnh chiến lược nhất định đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Chính quyền mới gần như không còn nhắc tới những thuật ngữ “xoay trục”, “tái cân bằng”, rút Hoa Kỳ ra khỏi TPP... Thế nhưng, điều này không có nghĩa là mối quan tâm của Hoa Kỳ đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương suy giảm bởi mối quan tâm đối với vấn đề tự do hàng hải trên Biển Đông vẫn là ưu tiên không thay đổi của Hoa Kỳ trong khu vực, nên quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ từ khi Tổng thống D. Trump nắm quyền vẫn tiếp tục được thúc đẩy. Tháng 5/2017, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc thăm ________________ 1. Yến Chi: “Dấu ấn 4 Tổng thống Mỹ với 5 lần thăm Việt Nam”, https://anninhthudo.vn/chinh-tri-xa-hoi/dau-an-4-tong-thong-my voi-5-lan-tham-viet-nam/800691.antd. 68 chính thức Hoa Kỳ, là nhà lãnh đạo Đông Nam Á đầu tiên và thứ ba ở châu Á (sau Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình) thăm Hoa Kỳ khi nước này có Tổng thống mới. Cùng năm, Tổng thống Donald Trump thăm Việt Nam vào tháng 11 nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao APEC được tổ chức tại Đà Nẵng và Việt Nam cũng là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đến thăm ngay sau khi nhậm chức. Sau đó, vào tháng 02/2019, trước khi có cuộc đối thoại trực tiếp với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tại Hà Nội, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cũng đã có cuộc hội đàm với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Rõ ràng, đến thời điểm đó, không một quốc gia Đông Nam Á nào có được các cuộc trao đổi cấp cao thường xuyên như Việt Nam với Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống D. Trump. Xét ở nhiều khía cạnh, đây là điều khá đặc biệt bởi lần đầu tiên một Tổng thống Hoa Kỳ thăm Việt Nam hai lần trong vòng 15 tháng. Như vậy, thông qua các cuộc gặp gỡ cấp cao này, nhiều thỏa thuận hợp tác về thương mại, đầu tư đã được hai nước ký kết nên chúng đã củng cố thêm cơ sở vững chắc cho quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ và góp phần tiếp tục thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước đi vào chiều sâu. Bên cạnh các chuyến viếng thăm lẫn nhau, lãnh đạo cấp cao hai nước còn có các cuộc tiếp xúc thường xuyên bên lề các hội nghị quốc tế. Đối ngoại nhân dân giữa hai 69 nước ngày càng được tăng cường với nhiều hình thức. Ngày càng nhiều người dân hai nước đến du lịch, thăm viếng, học tập lẫn nhau. Với sự gắn kết hiệu quả giữa ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân, các vấn đề hai bên còn có khác biệt về quan điểm cũng đã được trao đổi trên tinh thần thẳng thắn, cởi mở, xây dựng. Một trong những vấn đề gai góc nhất trong quan hệ chính trị Việt Nam - Hoa Kỳ là vấn đề về dân chủ, nhân quyền, tôn giáo cũng đã được hai nước thẳng thắn đối thoại tương đối hiệu quả trong thời gian qua. Không chỉ mở rộng về các lĩnh vực và hình thức hợp tác trong quan hệ song phương, Việt Nam và Hoa Kỳ còn nỗ lực thúc đẩy hợp tác đi vào chiều sâu với việc hình thành các cơ chế đối thoại. Cho tới nay, hai nước đã thiết lập được hơn 10 kênh đối thoại với mục đích xây dựng lòng tin cũng như xử lý các thách thức và các vấn đề còn khác biệt. Trong đó đáng chú ý, đối thoại chính trị - an ninh - quốc phòng được tiến hành từ năm 2008 và đến tháng 3/2019, hai bên đã tiến hành được 10 lần đối thoại. Thông qua các lần đối thoại, hai bên đã trao đổi, thảo luận thẳng thắn và xây dựng một loạt các vấn đề cùng quan tâm, kể cả những khác biệt về hệ giá trị và vai trò của mỗi bên trong các mối quan hệ song phương. Trong lần đối thoại thứ 10 diễn ra vào ngày 25/3/2019 tại Washington (Hoa Kỳ), hai bên thảo luận hàng loạt vấn đề song phương, khu vực và toàn cầu cùng quan tâm, trong đó có vấn đề Biển Đông. Ngoài ra còn có đối thoại về châu Á - Thái Bình Dương, đối thoại về biển nhằm tạo cơ hội để trao đổi, tham vấn 70 những vấn đề thực chất trong quan hệ hai nước và liên quan đến hòa bình, ổn định, hợp tác khu vực. Đồng thời, hợp tác liên nghị viện cũng ngày càng phát triển, thông qua việc tích cực viếng thăm lẫn nhau giữa Chủ tịch Quốc hội và giữa các đoàn đại biểu Quốc hội hai nước, Hoa Kỳ cũng đã thúc đẩy quan hệ và đối thoại với các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam. Có thể nhận thấy, 25 năm qua, quan hệ chính trị - ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ đã đạt được những thành quả nhất định thể hiện trên các khía cạnh như: hoạt động trao đổi đoàn các cấp diễn ra thường xuyên; chương trình nghị sự không ngừng được bổ sung những lĩnh vực hợp tác mới; xây dựng nhiều cơ chế đối thoại mới, từ song phương là chính, hợp tác đã mở rộng ra các vấn đề đa phương, khu vực; hai bên đã ra được 8 Tuyên bố chung vào các năm 2005, 2006, 2008, 2013, 2015, 2016, 2017 (có 2 Tuyên bố chung vào tháng 6 và tháng 11) và nâng cấp quan hệ lên tầm đối tác hợp tác toàn diện. Cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David B. Shear nhận định: Quan hệ đối tác hợp tác toàn diện Hoa Kỳ - Việt Nam là một trong những thành tựu quan trọng nhất giữa hai nước kể từ khi chúng ta bình thường hóa quan hệ ngoại giao gần 25 năm trước đây. Đó là một biểu tượng của những gì chúng ta đã đạt được và của những gì tương lai đang chờ đợi1. Có thể khẳng định, ________________ 1. Xem Thanh Tùng: “Nâng cấp hợp tác đầu tư Việt Nam - Hoa Kỳ”, http://baodautu.vn/nang-cap-hop-tac-dau-tu-viet nam-hoa-ky.html. 71 quan hệ chính trị Việt Nam - Hoa Kỳ phát triển tốt đẹp đã tạo cơ sở cho sự phát triển quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực khác. Tuy những thành tựu trên rất đáng tự hào nhưng mới chỉ là bước đầu. Quan hệ chính trị - ngoại giao của Việt Nam - Hoa Kỳ vẫn còn tồn tại không ít khó khăn, trở ngại mà chúng có thể trở thành lực cản cho mối quan hệ này bất cứ lúc nào. Hằng năm, Việt Nam và Hoa Kỳ đều tiến hành các hoạt động trao đổi đoàn nhưng tần suất của các chuyến thăm cấp cao còn thấp. Hai mươi lăm năm qua, lãnh đạo cấp cao hai nước mới chỉ thực hiện 13 chuyến viếng thăm chính thức tới thủ đô của nhau và kể từ năm 2008 đến năm 2014, không có người đứng đầu nhà nước nào của Hoa Kỳ thăm Việt Nam. Điều này chứng tỏ, vị trí của Việt Nam chưa cao trong các chương trình đối ngoại của Hoa Kỳ. Nhân tố Trung Quốc luôn “thấp thoáng” nhưng lại rõ ràng trong cân nhắc chiến lược của Hoa Kỳ với Việt Nam, bởi xét về tương quan so sánh, Trung Quốc vẫn là đối tác rất quan trọng của Hoa Kỳ hiện nay, trong khi đó, đối với Trung Quốc, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ bền chặt sẽ tác động tới những tham vọng của Trung Quốc trong khu vực. Mặt khác, những bất đồng trong việc hợp tác và khắc phục hậu quả chiến tranh, nhất là vấn đề hỗ trợ cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam được phía Hoa Kỳ xử lý chưa tích cực và thỏa đáng cũng sẽ có tác động nhất định đến sự phát triển của quan hệ song phương. 72 Thêm nữa, do nhiều lý do, vấn đề dân chủ, nhân quyền vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, song đây đang là một vấn đề gai góc mà hai bên còn tồn tại những khác biệt chưa thể vượt qua. Ngoài ra, một thách thức không nhỏ trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ là vấn đề cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ. Dù phần đông người Việt tại Hoa Kỳ hoan nghênh, ủng hộ và là cầu nối quan trọng trong tiến trình phát triển quan hệ hai nước, nhưng vẫn còn một bộ phận nhỏ nhìn nhận quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ với con mắt hận thù, phản đối, gây sức ép lên chính sách thúc đẩy quan hệ với Việt Nam của Hoa Kỳ và có những hành động chống phá chính trị nội bộ Việt Nam. Đây là một vấn đề nhạy cảm trong quan hệ song phương của hai quốc gia cần xử lý một cách hết sức tế nhị. Những khác biệt vẫn còn song không thể phủ nhận hiện Việt Nam và Hoa Kỳ đang chia sẻ nhiều lợi ích chung về địa - chính trị, an ninh và kinh tế; nhiều mối quan tâm chung về duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông, về ủng hộ việc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982, không đơn phương sử dụng sức mạnh, sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực... Do đó, những đòi hỏi phi lý và quá đáng của Trung Quốc về chủ quyền ở Biển Đông và những hành động cứng rắn, mang tính gây hấn của Trung Quốc phần nào tạo ra yếu tố thuận lợi cho sự tiến triển của quan hệ Việt Nam - 73 Hoa Kỳ1. Thêm vào đó, việc Việt Nam tham gia vào các cơ chế hợp tác khu vực ngày càng tích cực, chủ động và có trách nhiệm hơn, vai trò của Việt Nam trong ASEAN tăng lên đáng kể nên trong các tính toán chiến lược của Hoa Kỳ, Việt Nam chắc chắn là một nhân tố cần tăng cường hợp tác. Rõ ràng, theo lôgíc thông thường khi những lợi ích song trùng càng lớn thì sự gắn bó sẽ có xu hướng chặt chẽ hơn, vấn đề là hai nước sẽ có tầm nhìn chiến lược ra sao, tận dụng các cơ hội như thế nào, thu hẹp khác biệt đến đâu để quan hệ đối tác hợp tác toàn diện được “cất cánh” lên những tầm cao mới. Những hố ngăn cách của sự thù địch tưởng như không gì xóa lấp được, nhưng rồi, qua thời gian, với quyết tâm và thiện chí thúc đẩy hợp tác của cả Việt Nam và Hoa Kỳ, những ký ức đau buồn dần nguôi ngoai và lùi sâu vào quá khứ. Dẫu vậy, những đau buồn mà lịch sử đã để lại sau lưng ấy không thể bị lãng quên, không thể phủ nhận hay làm sai lệch, nhưng cũng không để nó chi phối tương lai. Đây là vấn đề vừa tế nhị, vừa nhạy cảm, vừa mang tính nguyên tắc trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ hiện tại cũng như trong tương lai2. ________________ 1. Xem Xuân Linh: “Dư địa quan hệ Việt - Mỹ còn nhiều”, http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/200392/-du-dia-quan-he-viet my-con-nhieu-.html. 2. Xem Trần Nam Tiến (Chủ biên): Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: Thực trạng và triển vọng, Sđd, tr.65. 74 Việc xác lập quan hệ đối tác hợp tác toàn diện hôm nay là kết quả của một quá trình hợp tác hướng tới tương lai của cả hai bên. Trong thời gian tới, quan hệ chính trị - ngoại giao với Hoa Kỳ sẽ tiếp tục là ưu tiên trong chủ trương thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, đưa quan hệ với các nước đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả hơn của Việt Nam. Hai mươi lăm năm - chặng đường chưa phải là dài nhưng cũng không phải là quá ngắn trong quan hệ của hai nước. Tuổi hai mươi lăm của quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ nói chung và quan hệ chính trị - ngoại giao nói riêng với sức trẻ, lòng nhiệt huyết, sự tự tin liệu có tạo ra xung lực để đẩy Việt Nam và Hoa Kỳ cùng hướng về tương lai với những mục tiêu xa hơn? Câu trả lời sẽ là có nếu có sự hiểu biết, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau về sự lựa chọn chế độ chính trị và con đường phát triển của mỗi nước - một nền tảng vững chắc cho sự hợp tác và một điều kiện không thể thiếu để xây dựng “lòng tin chiến lược”1 như Tổng thống Hoa Kỳ Theodore Roosevelt đã từng nói: “Có lòng tin là đã đi được nửa đường”. ________________ 1. Thuật ngữ được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề cập tại Đối thoại Shangri-la năm 2013. Thuật ngữ này được hiểu là sự thực tâm và chân thành, giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế, đề cao trách nhiệm của các quốc gia, nhất là các nước lớn. 75 2. Về quốc phòng - an ninh Lĩnh vực quốc phòng - an ninh trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ có phần tiến triển chậm hơn, thận trọng hơn và quy mô không lớn so với các lĩnh vực hợp tác khác bởi sự ràng buộc của lệnh cấm vận vũ khí của Hoa Kỳ đối với Việt Nam. Song sau đó, “nút thắt” này đã được tháo gỡ, hợp tác hai bên trong lĩnh vực quốc phòng - an ninh có những bước tiến vượt bậc, bất kể hai bên còn khá nhiều vấn đề về nội dung hợp tác cần cân nhắc. Trong những năm đầu sau khi Việt Nam và Hoa Kỳ chính thức bình thường hóa quan hệ (ngày 12/7/1995), quan hệ quốc phòng - an ninh Việt Nam - Hoa Kỳ mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu, thăm dò lẫn nhau thông qua những hoạt động như: Hội nghị đa phương và hội thảo được tổ chức bởi Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ (PACOM); cấp cao thăm quân sự; hợp tác song phương thực tế trong các lĩnh vực như tìm kiếm và cứu hộ (SAR), quân y, an ninh môi trường, và rà phá bom, mìn. Trong đó, vấn đề POW/MIA vẫn là ưu tiên hàng đầu1. Để giảm thiểu nghi ngờ và tăng cường hiểu biết lẫn nhau, các chuyến thăm của các quan chức quân sự cấp cao đến mỗi nước được hai bên tiến hành. Từ năm 2000 trở đi, hợp tác quốc phòng - an ninh giữa Việt Nam - Hoa Kỳ có ________________ 1. Xem Walter Lohman, Lewis Stern and Colonel William Jordan: “U.S.-Vietnam Defense Relations: Investing in Strategic Alignment”, http://www.heritage.org/research/reports/2012/07/us vietnam-defense-relations-investing-in-strategic-alignment. 76 bước tiến triển khá rõ rệt. Mở đầu là chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ William Cohen (tháng 3/2000). Trong chuyến thăm này, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Phạm Văn Trà đã đồng ý mở rộng các hoạt động tàu thăm lẫn nhau. Đây là một tín hiệu tích cực và đến cuối năm 2003, tàu Hải quân Hoa Kỳ USS Vandergrift thực hiện chuyến thăm đầu tiên tới Việt Nam. Sau đó, chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bill Clinton (tháng 11/2000) có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hai nước trong lĩnh vực quốc phòng - an ninh vì nó đã tạo đà cho các hoạt động hợp tác về rà phá bom, mìn, hợp pháp hóa các thảo luận cấp cao và quản lý các vấn đề liên quan tới hậu quả chiến tranh1. Sau nhiều cân nhắc, chuyến thăm lịch sử của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Phạm Văn Trà tới Hoa Kỳ (tháng 11/2003) được đánh giá góp phần quan trọng khai thông bế tắc trong quan hệ quốc phòng giữa hai nước. Đây là quan chức quân sự cao cấp nhất của Việt Nam thăm Hoa Kỳ kể từ khi cuộc chiến tranh tại Việt Nam chấm dứt và chuyến thăm này được hy vọng sẽ mở đường cho chuyến thăm của lãnh đạo Nhà nước Việt Nam đầu tiên đến Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, chuyến thăm của Đại tướng Phạm Văn Trà đánh dấu thời điểm hai nước bắt đầu thảo luận quan hệ ở tầm chính phủ. Đánh giá về ________________ 1. “Defense Cooperation in Vietnam”, http://photos.state.gov/ libraries/vietnam/8621/pdf-forms/15anniv-DAO-Factsheet.pdf. 77 chuyến thăm này, Bộ trưởng Phạm Văn Trà cho biết: “Kết quả chung quan trọng nhất chuyến thăm này là hai bên hiểu biết lẫn nhau, cũng không phải là sớm hay muộn. Thời điểm diễn ra chuyến thăm khi đó là hợp lý. Quan hệ quân sự xét cho cùng không thể ào ào được, phải từng bước. Tôi công khai quan hệ với anh, có tin cậy thì anh và tôi có thể nói với nhau vấn đề hai bên cùng quan tâm. Hai bên đã hợp tác về rà phá bom, mìn, MIA, trao đổi tùy viên quân sự, chất độc da cam, đào tạo sĩ quan... Nhịp độ như thế là phù hợp và quan hệ đã có bước phát triển tốt”1. Sau 10 năm bình thường hóa quan hệ, Thủ tướng Phan Văn Khải - nhà lãnh đạo cấp cao đầu tiên của Việt Nam thăm Hoa Kỳ (tháng 6/2005). Sau chuyến thăm này, có thể thấy, hai bên đã “chạm” vào những vấn đề khá cốt lõi trong mối quan hệ quốc phòng - an ninh song phương và mở rộng hợp tác, đối thoại với nhiều sáng kiến mới. Chẳng hạn như: Việt Nam ký thỏa thuận về người sử dụng cuối đối với Chương trình đào tạo và huấn luyện quân sự quốc tế (IMET) và mua bán hàng hóa quốc phòng với Hoa Kỳ; Việt Nam chủ trì Hội thảo Quân y châu Á - Thái Bình Dương (APMMC) tại Hà Nội; Hoa Kỳ thiết lập thoả thuận IMET với Việt Nam trong lĩnh vực hợp tác song phương thực tiễn mở rộng, bao gồm nghiên cứu khí tượng và thủy văn học, và xây dựng năng lực ________________ 1. Xuân Linh: “Đại tướng Phạm Văn Trà và chuyến thăm Mỹ lịch sử”, http://vnn.vietnamnet.vn, cập nhật ngày 05/7/2019. 78