🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Quà Tặng Tâm Hồn Dành Cho Tình Yêu Ebooks Nhóm Zalo MỤC LỤC Introduction Lời giới thiệu Hungry for your love Khao khát tình em An Irish love story Chuyện tình ở Ai-len Tell her that you love her Hãy nói với cô ấy rằng anh yêu cô ấy The richest woman in the world Người phụ nữ giàu nhất thế giới Engraved in his heart Ghi khắc trong tim Married to a stranger Kết hôn với người lạ Love me tender Ca khúc “Love me tender” Is there really a prince charming? Bạch mã hoàng tử có thật không? Wednesdays Các ngày thứ Tư Life without Michael Cuộc sống thiếu Michael Về tác giả và sự ra đời của Chicken Soup for the Soul “Thân tặng tất cả những người đang trăn trở, đang vượt qua những khó khăn, thử thách tinh thần và luôn giữ vững niềm tin để tìm được hạnh phúc cuộc sống, để đạt được ước mơ của mình.” - First News Cùng bạn đọc Sau khi thực hiện các tập Hạt Giống Tâm Hồn và những cuốn sách chia sẻ về cuộc sống, First News đã nhận được sự đón nhận và đồng cảm sâu sắc của đông đảo bạn đọc khắp nơi. Chúng tôi đã nhận ra rằng sự chia sẻ về tâm hồn là một điều quý giá và có ý nghĩa nhất trong cuộc sống hiện nay, giúp chúng ta vượt qua những nỗi buồn, những thất vọng để hướng đến một ngày mai tươi đẹp hơn với những ước mơ, hoài bão của mình và cảm nhận cuộc sống trọn vẹn hơn. Trên tinh thần đó, First News tiếp tục giới thiệu đến các bạn những câu chuyện hay được chọn lọc từ bộ sách Chicken Soup for the Soul nổi tiếng của hai tác giả Jack Canfield và Mark Victor Hansen. Đây là lần đầu tiên bộ sách Chicken Soup for the Soul được trình bày dưới dạng song ngữ để bạn đọc có thể cảm nhận được ý nghĩa câu chuyện bằng cả hai ngôn ngữ. Việc chuyển tải trọn vẹn và chính xác ý nghĩa sâu sắc của những câu chuyện theo nguyên bản tiếng Anh là một cố gắng lớn của chúng tôi. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của bạn đọc để những tập sách tiếp theo của chúng tôi hoàn thiện hơn. Mong rằng cuốn sách này sẽ là người bạn đồng hành với bạn trong cuộc sống Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree Cộng đồng Google :http://bit.ly/downloadsach . - First News Introduction L ove is the most powerful, magical force in the universe, and there is nowhere it displays its beauty and wonder more than in the intimate relationships between two people. We wrote Chicken Soup for the Couple’s Soul hoping to capture that mystery and wonder in words, words that will deeply touch and open your heart if you have ever been in love, or hope to be in love. This is a book for husbands and wives and lovers and anyone who dreams of finding their soul’s true mate. Some loves between two people endure a lifetime. Others are destined to only last for a while; then, the two lovers are separated, either by choice or by fate. But one thing is true: No matter what the outcome of a relationship, when love enters our lives, it never leaves without transforming us at the very depth of our being. Each story in this book was written by someone who has been transformed by love. We were transformed when we read these stories, and our wish is that you will be, too. Perhaps some of the stories will help you renew the bond of trust and intimacy in your relationship, or better understand your partner; perhaps others will help you appreciate all of the ways love has enabled you to grow into a better human being; and still other stories will remind and reassure you that although love challenges and blesses each of us in unique ways, you are never alone in what you go through. What defines our intimate relationships? What signs should we look for to discover how love is revealing itself? The stories you will read answer these questions with insight: Sometimes love reveals itself in the unmatched level of understanding and friendship we share with our mate and no one else. Sometimes it is in what is said, and sometimes, what is not said but deeply felt. Sometimes it is in the obstacles we must face together. Sometimes it is in how the joy we feel with our partner spills over to our children and family members. And sometimes it is in where the relationship takes us inside ourselves – places we would never go willingly; but for love, we will do anything. Intimate relationships are also powerful teachers. They teach us to be compassionate, caring and forgiving. They teach us when to hold on more tightly, and when to let go. They give us the opportunity to develop great virtues such as courage, patience, loyalty and trust. Our relationships will show us all the ways we need to grow as a person. In this way, love will never enter our lives without changing us for the better. There are moments when love can be experienced as quite ordinary, expressed in a simple smile of acceptance from your beloved. And in other moments, love seems utterly sublime, inviting you into new worlds of passion and oneness you’ve never known before. Like love itself, the stories in this book reflect every season and mood, and every color of emotion: sweet beginnings, challenging and deepening intimacy; moments of grief when we are forced to say good-bye to our soul mate; moments of astonishment when we rediscover a love we thought we’d lost. Some stories will make you laugh. Some will make you cry. But above all, the stories in Chicken Soup for the Couple’s Soul pay tribute to love’s ability to endure, beyond years, beyond difficulty, beyond distance, beyond even death. There is no miracle greater than love. We offer this book as our gift to you. May it open your heart, uplift your mind, inspire your spirit, and be a sweet companion on your own heart’s journey. And may your life always be blessed with love. JACK CANFIELD & MARK VICTOR HANSE Lời giới thiệu T ình yêu có một sức mạnh lớn lao và là điều diệu kỳ nhất của cuộc sống. Không nơi nào tình yêu thể hiện hết vẻ đẹp và sự kỳ diệu của nó bằng trong mối quan hệ gắn bó giữa hai con người. Chúng tôi viết quyển Quà tặng tâm hồn dành cho tình yêu với hy vọng đưa được điều kỳ diệu và bí ẩn ấy vào trong ngôn từ, những ngôn từ sẽ lay động và gõ cửa trái tim của bất kỳ ai đã yêu hoặc mong đợi tình yêu. Đây là quyển sách dành tặng các cặp vợ chồng, những đôi tình nhân và bất kỳ ai đang mơ ước tìm thấy người bạn tâm giao đích thực của mình. Một số chuyện tình kéo dài đến hết cuộc đời. Số khác lại được an bài trong khoảng thời gian ngắn ngủi và rồi đôi lứa yêu nhau phải chia lìa, hoặc do lựa chọn của bản thân hoặc do định mệnh. Nhưng có một điều luôn đúng: Cho dù kết cục như thế nào, thì một khi tình yêu đã xuất hiện trong cuộc đời chúng ta, nó sẽ không bao giờ ra đi mà không ảnh hưởng sâu đậm đến tâm hồn của chúng ta. Mỗi câu chuyện trong quyển sách này đều được viết ra từ những người đã trải qua những tình cảm sâu sắc. Chúng tôi đã có những biến đổi mạnh mẽ trong tâm hồn khi đọc những câu chuyện này, và chúng tôi mong rằng bạn đọc cũng sẽ như thế. Có thể một số truyện sẽ giúp bạn lấy lại sự tin tưởng và gắn bó trong mối quan hệ hoặc hiểu rõ hơn người bạn của mình; và có thể những truyện khác sẽ giúp bạn trân trọng hơn nữa những cách thức mà tình yêu đã giúp mình trở thành một con người tốt đẹp hơn; còn những truyện khác thì nhắc nhở và khẳng định rằng mặc dù tình yêu thử thách và ban tặng hạnh phúc cho chúng ta theo những cách khác lạ, nhưng chúng ta không hề đơn độc trong những gì mà mình đã trải qua. Điều gì nói lên mối quan hệ gắn bó của chúng ta? Chúng ta nên tìm kiếm những dấu hiệu nào để biết được cách thức tình yêu đang âm thầm thể hiện? Những câu chuyện bạn sắp đọc sẽ trả lời các câu hỏi này một cách sâu sắc: Có khi tình yêu được thể hiện qua tình bạn và sự cảm thông giữa hai người, có khi thể hiện qua lời nói, và có khi tình yêu không được nói ra nhưng được cảm nhận một cách sâu xa. Có khi tình yêu nằm trong những trắc trở mà đôi lứa phải cùng nhau chống chọi. Có khi tình yêu nằm ở niềm vui chan hòa được sẻ chia với con cái và mọi người trong gia đình. Và cũng có khi tình yêu nằm ở nơi mà chính mối quan hệ dẫn dắt chúng ta đến đấy, tận sâu trong tâm hồn mình – những nơi mà chúng ta không bao giờ sẵn lòng đi đến, nhưng vì tình yêu, chúng ta sẽ làm tất cả. Những mối quan hệ gắn bó cũng là những người thầy đầy uy lực. Chúng chỉ cho ta biết đồng cảm, quan tâm lo lắng và tha thứ. Chúng chỉ cho ta biết khi nào phải nắm giữ chặt hơn nữa và khi nào thì hãy buông tay. Chúng trao cho chúng ta cơ hội để phát huy những đức tính tuyệt vời như lòng dũng cảm, tính kiên nhẫn, lòng thủy chung và sự tin tưởng. Các mối quan hệ sẽ cho chúng ta thấy tất cả những phương cách cần thiết để phát triển nhân cách của mình. Như thế, tình yêu sẽ không bao giờ xuất hiện trong đời ta mà lại không làm cho chúng ta tốt hơn lên. Có những khoảnh khắc ta cảm nhận tình yêu rất đỗi giản dị, thể hiện qua một nụ cười đồng tình của người mà ta yêu thương. Nhưng cũng có những khoảnh khắc tình yêu dường như thăng hoa và dẫn dắt ta vào thế giới mới lạ của sự đam mê và hòa hợp mà ta chưa từng biết đến bao giờ. Giống với tình yêu, quyển sách này cũng thể hiện từng giai đoạn, trạng thái và từng sắc thái cảm xúc: sự khởi đầu ngọt ngào, sự gần gũi đậm sâu và đầy thử thách, những lúc đau khổ khi chúng ta phải nói lời chia tay và thời khắc sững sờ khi chúng ta tìm lại được một tình yêu tưởng chừng đã đánh mất. Một vài câu chuyện sẽ khiến bạn bật cười. Số khác sẽ khiến bạn phải khóc. Nhưng trên hết, những câu chuyện trong quyển Quà tặng tâm hồn dành cho tình yêu ngợi ca khả năng tồn tại của tình yêu qua nhiều năm tháng, vượt qua khó khăn, vượt qua khoảng cách và vượt qua cả cái chết. Không có phép mầu nào diệu kỳ bằng tình yêu. Chúng tôi trao cho các bạn quyển sách này như một món quà. Mong rằng nó sẽ đánh động con tim bạn, giúp tâm hồn thăng hoa, gợi cảm hứng cho tâm trí và trở thành một người bạn đồng hành dễ thương trong cuộc hành trình của trái tim bạn. Cầu chúc tình yêu sẽ luôn mang hạnh phúc đến cho cuộc đời của bạn? JACK CANFIELD & MARK VICTOR HANSE Hungry for your love I t is cold, so bitter cold, on this dark, winter day in 1942. But it is no different from any other day in this Nazi concentration camp. I stand shivering in my thin rags, still in disbelief that this nightmare is happening. I am just a young boy. I should be playing with friends; I should be going to school; I should be looking forward to a future, to growing up and marrying, and having a family of my own. But those dreams are for the living, and I am no longer one of them. Instead, I am almost dead, surviving from day to day, from hour to hour, ever since I was taken from my home and brought here with tens of thousands of other Jews. Will I still be alive tomorrow? Will I be taken to the gas chamber tonight? Back and forth I walk next to the barbed wire fence, trying to keep my emaciated body warm. I am hungry. I am always hungry. Edible food seems like a dream. Each day, as more of us disappear, the happy past seems like a mere dream, and I sink deeper and deeper into despair. Suddenly, I notice a young girl walking past on the other side of the barbed wire. She stops and looks at me with sad eyes, eyes that seem to say that she understands, that she, too, cannot fathom why I am here. I want to look away, oddly ashamed for this stranger to see me like this, but I cannot tear my eyes from hers. Then she reaches into her pocket, and pulls out a red apple. A beautiful, shiny red apple. Oh, how long has it been since I have seen one! She looks cautiously to the left and to the right, and then with a smile of triumph, quickly throws the apple over the fence. I run to pick it up, holding it in my trembling, frozen fingers. In my world of death, this apple is an expression of life, of love. I glance up in time to see the girl disappearing into the distance. The next day, I cannot help myself – I am drawn at the same time to that spot near the fence. Am I crazy for hoping she will come again? Of course. But in here, I cling to any tiny scrap of hope. She has given me hope and I must hold tightly to it. And again, she comes. And again, she brings me an apple, flinging it over the fence with that same sweet smile. This time I catch it, and hold it up for her to see. Her eyes twinkle. Does she pity me? Perhaps. I do not care, though. I am just so happy to gaze at her. And for the first time in so long, I feel my heart move with emotion. For seven months, we meet like this. Sometimes we exchange a few words. Sometimes, just an apple. But she is feeding more than my belly, this angel from heaven. She is feeding my soul. And somehow, I know I am feeding hers as well. One day, I hear frightening news: we are being shipped to another camp. This could mean the end for me. And it definitely means the end for me and my friend. The next day when I greet her, my heart is breaking, and I can barely speak as I say what must be said: “Do not bring me an apple tomorrow,” I tell her. “I am being sent to another camp. We will never see each other again.” Turning before I lose all control, I run away from the fence. I cannot bear to look back. If I did, I know she would see my tears streaming down my face. Months pass and the nightmare continues. But the memory of this girl sustains me through the terror, the pain, the hopelessness. Over and over in my mind, I see her face, her kind eyes, I hear her gentle words, I taste those apples. And then one day, just like that, the nightmare is over. The war has ended. Those of us who are still alive are freed. I have lost everything that was precious to me, including my family. But I still have the memory of this girl, a memory I carry in my heart and gives me the will to go on as I move to America to start a new life. Years pass. It is 1957. I am living in New York City. A friend convinces me to go on a blind date with a lady friend of his. Reluctantly, I agree. But she is nice, this woman named Roma. And like me, she is an immigrant, so we have at least that in common. “Where were you during the war?” Roma asks me gently, in that delicate way immigrants ask one another questions about those years. “I was in a concentration camp in Germany,” I reply. Roma gets a far away look in her eyes, as if she is remembering something painful yet sweet. “What is it?” I ask. “I am just thinking about something from my past, Herman,” Roma explains in a voice suddenly very soft. “You see, when I was a young girl, I lived near a concentration camp. There was a boy there, a prisoner, and for a long while, I used to visit him every day. I remember I used to bring him apples. I would throw the apple over the fence, and he would be so happy.” Roma sighs heavily and continues. “It is hard to describe how we felt about each other – after all, we were young, and we only exchanged a few words when we could – but I can tell you, there was much love there. I assume he was killed like so many others. But I cannot bear to think that, and so I try to remember him as he was for those months we were given together.” With my heart pounding so loudly I think it will explode, I look directly at Roma and ask, “And did that boy say to you one day, ‘Do not bring me an apple tomorrow. I am being sent to another camp’?” “Why, yes,” Roma responds, her voice trembling. “But, Herman, how on earth could you possibly know that?” I take her hands in mine and answer, “Because I was that young boy, Roma.” For many moments, there is only silence. We cannot take our eyes from each other, and as the veils of time lift, we recognize the dear friend we once loved so much, whom we have never stopped loving, whom we have never stopped remembering. Finally, I speak: “Roma, I was separated from you once, and I don’t ever want to be separated from you again. Now, I am free, and I want to be together with you forever. Dear, will you marry me?” I see that same twinkle in her eye as Roma says, “Yes, I will marry you,” and we embrace, the embrace we longed to share for so many months, but barbed wire came between us. Now, nothing ever will again. Almost forty years have passed since that day when I found my Roma again. Destiny brought us together the first time during the war to show me a promise of hope, and now it had reunited us to fulfill that promise. Valentine’s Day, 1996. I bring Roma to the Oprah Winfrey Show to honor her on national television. I want to tell her in front of millions of people what I feel in my heart every day: “Darling, you fed me in the concentration camp when I was hungry. And I am still hungry, for something I will never get enough of: I am only hungry for your love.” - Herman and Roma Rosenblat As told to Barbara De Angelis, Ph.D. Khao khát tình em Đ ó là một ngày mùa đông u ám rét mướt năm 1942. Nhưng ở trong trại tập trung của Đức Quốc xã thì ngày nào cũng như ngày nào. Tôi đứng run lẩy bẩy trong bộ quần áo mỏng rách bươm, vẫn không thể nào tin nổi cơn ác mộng ấy lại đang xảy ra. Tôi chỉ là một cậu bé. Lẽ ra tôi đang chơi đùa cùng các bạn, lẽ ra tôi đang đi học, lẽ ra tôi đang hướng đến tương lai, sẽ lớn khôn rồi lập gia đình và có một mái ấm của riêng mình. Nhưng những mơ ước ấy chỉ dành cho những người đang sống, còn tôi đã không còn là người đang sống nữa rồi. Trái lại, kể từ khi tôi bị đưa ra khỏi nhà và mang đến đây cùng với hàng chục ngàn người Do Thái khác, tôi gần như đã chết, chỉ đang sống sót từng ngày, từng giờ. Liệu ngày mai tôi có còn sống hay không? Tôi có bị đưa đến phòng hơi ngạt vào đêm nay không? Tôi đi tới đi lui ngay kế bên hàng rào kẽm gai, cố giữ cho thân thể hốc hác của mình được ấm. Tôi đói. Tôi luôn luôn đói. Những thứ ăn được có vẻ như chỉ có trong mơ. Mỗi ngày, khi càng có nhiều người trong chúng tôi biến mất thì quá khứ hạnh phúc dường như cũng chỉ là một giấc mơ, và tôi ngày càng lún sâu vào nỗi tuyệt vọng. Bất chợt, tôi thấy một cô bé đi ngang qua ở phía bên kia hàng rào kẽm gai. Cô ấy dừng lại và nhìn tôi với đôi mắt đượm buồn, đôi mắt như muốn nói rằng cô hiểu tôi, và rằng cô cũng chẳng thể lý giải nổi tại sao tôi lại ở đây. Tôi muốn quay đi chỗ khác, cảm thấy xấu hổ đến lạ kỳ khi cô gái xa lạ này nhìn tôi như thế, nhưng tôi lại không thể rời mắt khỏi cô. Rồi cô ấy cho tay vào túi và lấy ra một trái táo đỏ. Một quả táo đỏ, căng mọng. Ôi, đã bao lâu rồi tôi không trông thấy một quả táo như thế? Cô thận trọng nhìn bên trái rồi bên phải, sau đó với nụ cười hoan hỉ, cô nhanh chóng ném trái táo qua hàng rào kẽm gai. Tôi chạy tới nhặt trái táo lên, giữ chặt lấy nó trong những ngón tay tê cóng và run rẩy của mình. Trong thế giới chết chóc của tôi, quả táo này tượng trưng cho cuộc sống, cho tình yêu. Tôi liếc nhìn lên, vừa kịp trông thấy cô gái mất hút phía đằng xa. Ngày hôm sau, tôi không thể kìm mình lại được – cũng vào giờ ấy, trong tôi có một sự thôi thúc phải đi đến chỗ hàng rào. Tôi điên hay sao mà lại mong cô ấy sẽ quay lại nhỉ? Phải rồi. Nhưng ở trong này thì tôi bám vào bất kỳ niềm hy vọng nào dù là mong manh nhất. Cô đã cho tôi hy vọng và tôi phải bám chặt lấy niềm hy vọng ấy. Và rồi cô lại đến. Cô lại mang cho tôi một quả táo và cũng ném nó qua hàng rào với nụ cười xinh xắn ấy. Lần này tôi bắt lấy quả táo và giơ lên cao để cô nhìn thấy. Đôi mắt cô long lanh. Phải chăng cô thương hại tôi? Có thể lắm. Nhưng tôi không quan tâm. Tôi chỉ sung sướng nhìn đăm đăm vào cô. Và đã từ lâu lắm rồi, lần đầu tiên trái tim tôi lại rộn lên với nhiều xúc cảm. Chúng tôi gặp nhau như thế trong bảy tháng trời. Đôi khi chúng tôi nói với nhau vài lời. Đôi khi, cô đến chỉ để đưa táo cho tôi. Nhưng cô bé thiên thần này không chỉ làm cho tôi no bụng. Cô đã nuôi dưỡng tâm hồn tôi. Và chẳng biết vì cớ gì, tôi biết rằng tôi cũng đang nuôi dưỡng tâm hồn cô. Một ngày nọ, tôi nghe được một tin kinh hoàng: chúng tôi sẽ bị chuyển tới một trại khác. Điều này có thể là dấu chấm hết cho tôi. Và đây rõ ràng là dấu chấm hết cho tôi và bạn tôi. Ngày hôm sau, khi gặp cô, trái tim tôi tan nát, và tôi chỉ kịp nói những điều cần phải nói. Tôi bảo cô: “Ngày mai đừng mang táo đến cho mình nữa. Mình sắp bị đưa đến một trại khác. Chúng ta sẽ không bao giờ gặp lại nhau được nữa”. Tôi vội quay đi trước khi mất tự chủ và chạy xa khỏi hàng rào. Tôi không thể nào quay lại nhìn. Nếu tôi quay lại, chắc chắn cô sẽ nhìn thấy tôi với những giọt nước mắt lưng tròng. Nhiều tháng trôi qua và cơn ác mộng vẫn cứ tiếp diễn. Nhưng ký ức về cô bạn gái đã giúp tôi vượt qua nỗi kinh hoàng, sự đau đớn cùng nỗi tuyệt vọng. Trong tâm trí, tôi cứ liên tục nhìn thấy khuôn mặt cô, ánh mắt hiền từ của cô, tôi nghe thấy những lời nói dịu dàng của cô, và tôi cảm nhận lại hương vị của những quả táo đó. Và đến một ngày kia, cơn ác mộng đột nhiên chấm dứt. Chiến tranh kết thúc. Chúng tôi, những kẻ sống sót, được trả tự do. Tôi đã mất tất cả những gì quý giá, trong đó có gia đình mình. Nhưng tôi vẫn còn những kỷ niệm về cô gái, kỷ niệm mà tôi cất giữ trong tim và chính những ký ức đó đã mang lại cho tôi nghị lực sống khi tôi di cư sang Mỹ để bắt đầu một cuộc sống mới. Thời gian trôi qua. Vào năm 1957, lúc đó tôi đang sống ở thành phố New York, một người bạn thuyết phục tôi đi gặp gỡ một cô gái là bạn của anh ta. Tôi miễn cưỡng nhận lời. Cô gái ấy thật dễ thương, cô tên là Roma. Và cũng như tôi, cô là dân nhập cư. Ít ra thì chúng tôi cũng có điểm chung. “Trong thời kỳ nổ ra chiến tranh, anh đã ở đâu?” - Roma nhẹ nhàng hỏi tôi, bằng cách nói thật tế nhị mà những người nhập cư thường dùng để hỏi nhau về những năm tháng đó. Tôi đáp: “Anh sống trong một trại tập trung ở Đức”. Trong mắt Roma hiện lên một cái nhìn xa xăm, như thể cô đang nhớ về một điều gì vừa đau đớn vừa ngọt ngào. “Gì thế em?” – Tôi hỏi. “Em đang nghĩ về một việc xảy ra trong quá khứ, Herman à.” – Roma giải thích, giọng nhỏ hẳn đi – “Anh biết không, khi em còn nhỏ, em sống gần một trại tập trung. Có một cậu bé là tù nhân bị nhốt ở đấy; và trong một khoảng thời gian dài, em đã đến thăm cậu ấy hàng ngày. Em còn nhớ em đã mang táo đến cho cậu ấy. Em ném táo qua hàng rào, và cậu ấy rất vui.” Roma thở dài và nói tiếp: “Thật khó diễn tả những cảm xúc chúng em đã dành cho nhau – dù sao đi nữa, lúc ấy chúng em cũng còn quá nhỏ, và chúng em chỉ nói với nhau vài ba tiếng khi có thể – nhưng em có thể khẳng định với anh là chúng em đã rất yêu thương nhau. Em nghĩ cậu ấy đã bị giết như nhiều người khác. Nhưng em không chịu nổi ý nghĩ ấy, và em cố nhớ về cậu ấy như trong những tháng ngày mà chúng em đã gặp nhau”. Tim tôi đập mạnh tưởng sắp vỡ đến nơi. Tôi nhìn thẳng vào Roma và hỏi: “Và có phải một ngày kia cậu bé đã nói với em: ‘Ngày mai đừng mang táo đến cho mình nữa. Mình sắp bị đưa đến một trại khác’, đúng không nào?”. “Ơ, đúng thế.” – Roma đáp, giọng run run – “Nhưng Herman, làm thế nào mà anh biết được?” Tôi nắm lấy tay nàng và nói: “Bởi vì anh chính là cậu bé đó, Roma à”. Chúng tôi im lặng một lúc lâu, chẳng thể nào rời mắt khỏi nhau. Và khi bức màn thời gian được vén lên, chúng tôi nhận ra nhau, nhận ra người mà chúng tôi đã hết mực yêu thương và luôn yêu thương, luôn luôn nhung nhớ. Sau cùng, tôi nói: “Roma, anh đã phải lìa xa em một lần rồi, và anh không bao giờ muốn xa em nữa. Giờ thì anh tự do, và anh muốn ở bên cạnh em mãi mãi. Em có đồng ý lấy anh không?”. Tôi lại nhìn thấy ánh mắt long lanh của Roma khi nàng nói: “Vâng, em đồng ý”. Rồi chúng tôi ôm lấy nhau, cái ôm mà chúng tôi khao khát chia sẻ trong nhiều tháng trời, nhưng lúc ấy hàng rào kẽm gai đã ngăn cách chúng tôi. Giờ đây, không còn gì có thể chia cách hai chúng tôi được nữa. Đã gần bốn mươi năm trôi qua kể từ ngày tôi tìm lại được Roma. Định mệnh đã mang chúng tôi đến bên nhau một lần trong cuộc chiến tranh, để cho tôi một lời hứa hẹn về niềm hy vọng. Và rồi định mệnh đã tái hợp chúng tôi để lời hứa đó được vẹn tròn. Ngày lễ Tình nhân năm 1996, tôi đưa Roma đến với Chương trình của Oprah Winfrey để ngợi ca nàng trên kênh truyền hình quốc gia. Trước hàng triệu khán giả, tôi muốn nói với nàng điều mà hàng ngày tôi cảm thấy trong trái tim mình: “Em yêu, em đã mang thức ăn cho anh khi anh bị đói trong trại tập trung. Bây giờ anh vẫn đang khao khát, một thứ mà không bao giờ anh cho là đủ: anh khao khát tình em”. - Tiến sĩ Barbara De Angelis ghi theo lời kể của Herman và Roma Rosenblat An Irish love story Real joy comes not from ease of riches or from the praise of men, but fromdoing something worthwhile. - W. T. Grenfell L et’s call him Ian. That’s not his real name – but in Northern Ireland these days you have to be careful about revealing names. There have been more than twenty-four hundred sectarian murders since the recent flare-up of ancient troubles between Catholics and Protestants. So there’s no sense taking risks. And Ian has had misery enough for his twenty-four years of life. He came from good Protestant stock, the sort that goes to church twice every Sunday as regular as clock. His father, a welder in the Belfast shipyards, was very steady. Mother kept a clean and tidy house, baked the best bread in the neighborhood and ruled the family with the sharp edge of her tongue. Two elder brothers, both unemployed laborers. Ian did well at school and was now earning good money as a craftsman in a production plant. Quiet, serious, fond of walking through the countryside, he liked few things better than a book by the roaring fire during the long loneliness of winter. Never had much to do with girlfriends – though men tend to marry late in Ireland. Two years ago, on his twenty-second birthday, he was walking home from work when a terrorist hurled a bomb from a speeding car... and left Ian in the nightmare of sudden blindness. He was rushed to a hospital, operated on immediately for internal injuries and broken bones. But both eyes were destroyed. The other wounds healed in their own time, though their scars would disfigure his flesh the rest of his days. But the scars on his mind, though invisible, were even more obvious. He hardly spoke a word, hardly ate or drank, hardly slept. He simply lay in bed, brooding and sighing. Nearly four months. There was one nurse who seemed to be able to draw some small spark of human response from him. Let’s call her Bridget – a fine Irish name. Good Catholic stock, the sort that goes to Mass first thing every Sunday morning. Her father, a carpenter, mostly worked away from home over in England. A decent man – loved his family, spent weekends with them whenever he could afford the fare. Mother kept a clean but untidy house, cooked the best stew in the neighborhood and ruled the family with a quick hand and a soft heart. Six brothers, four sisters - with the youngest of them all, Mary, eleven, her father’s darling. Bridget did well at school, had trained as a nurse at a famous London hospital, and now, at the age of twenty-one, was a staff nurse in Belfast’s biggest hospital. Lively, though fundamentally serious, a singer with a sweet and gentle voice and a way of her own with folk songs. Never had much to do with boyfriends - though it wasn’t from any lack of young men who’d set their caps at her. But now her heart was moved by Ian, for there was something about him that brought tears to her eyes. True, he couldn’t see the tears, yet she was afraid that her voice would betray her emotions. But in a way she was right about her voice, because it was the lilt and the laughter of it that dragged him back from the depths of depression and self-pity. And so, as the long dark of his days turned to weeks and months, he would listen for her footsteps and turn his sightless face toward her coming like a flower bending for the sun. At the end of his four months in the hospital he was pronounced incurably blind, but what he now knew as their love gave him the courage to accept his affliction. Because, despite everything against them - religion, politics, the opposition of their families - they were in love and wandering in that young and singing landscape. He was discharged and began the weary months: how to wash and shave and dress without help, how to move around the house without cracking his shins on every chair, how to walk through the streets with a white stick, how to read Braille, how to survive the pity he could sense in the very air he breathed. Their love gave him the hope to go on living and trying. Not that they were able to spend much of their lives together: an occasional evening, perhaps an afternoon when her duties allowed. But they lived for those brief encounters and knew the beginnings of deep peace and joys. Knowing their story, the families were appalled. Thinking of getting married? The very law of God forbade it, surely. “What fellowship hath the children of light with the children of darkness?” thundered his father. “You’ll not be marrying her whilst I’m drawing breath!” “The Roman Catholic Church,” stated her priest, “discourages mixed marriages, so you can be putting the idea from you!” So, by all manner of pressures – constant arguments, threats, promises and even downright lies – they were driven apart. And, eventually, they quarreled, said hurtful things in their black misery, and one evening, with the rain drizzling, she walked away from him on the weeping street. He withdrew into his perpetual night. Days and weeks of bitterness. “You’ll not be regretting it in the long run,” he was told. “You’d have been inviting trouble by yoking with an unbeliever!” She withdrew into her work, too sick at heart to remember. Weeks and months of numbed agony. “You’ll live to praise the Almighty,” she was told. “You’d have been asking for hell on earth marrying a Protestant!” The months drained into a year. And the bombings continued, to the grief of Ireland. Then one evening, as Ian sat alone in the house, there came a frantic hammering at the door. “Ian, come you quick!” By the voice, hysterical, choked, with tears, he recognized young Mary, Bridget’s sister. “A bombing! She’s trapped and half-dead, so she is! Screaming your name. Come you, Ian! In the name of God, please come!” Without even shutting the door behind him, he took her hand. And she led and stumbled and cried with him through the merciless streets. The bomb had devastated a little restaurant where Bridget had been eating supper with three other nurses. The others had managed to scramble out from under the shifting rubble. But she was trapped by the legs. And the fire was spreading, licking towards her. They could hear her screaming, but couldn’t yet reach the pit where she lay. Firemen, soldiers, lights and special equipment were on the way. Ian moved into the chaos. “You can’t go in there!” shouted the officer. “She’s my girl,” said Ian. “Don’t be a raving lunatic!” shouted the officer again. “You’ll not be seeing your hand in front of your face in the darkness!” “What difference does darkness make to a blind man?” asked Ian. And he turned toward the sound of her voice, and moved through that black inferno with all the skills and instincts of the blind, all the urgency of love. “I’m coming, Bridget! I’m coming!” And he found her and cradled her head in his yearning arms, and kissed her. “Ian,” she whispered, “Ian...” and lapsed into unconsciousness like a tired child. And with her blood soaking into his clothes, the fire reaching them, he held her until their rescuers chopped a way through. What he didn’t see, being blind, was that the side of her lovely face had been seared by fire. In time, a long time, she recovered. Despite cosmetic surgery, though, her face would always be scarred. “But,” she said, “the only man I love will never have the seeing of it, so what difference does it make to me?” And they took up their love from where they had never really left it. True, both families fought it every step of the way. One dramatic confrontation almost led to a fistfight: shouted abuse, insults, desperate threats. But, in the middle of it, Bridget took Ian’s hand, and together they walked out of that place of hatred. - George Target Chuyện tình ở Ai-len Niềm vui đích thực không đến từ sự thoải mái của cuộc sống giàu sang hoặc những lời ca tụng của người khác, mà đến từ việc làm được điều gì đó xứng đáng. - W. T. Grenfell C húng ta hãy gọi anh ấy là Ian. Đó không phải là tên thật của anh – nhưng ở Bắc Ai-len thời này bạn phải thật cẩn thận khi tiết lộ tên tuổi. Đã có hơn hai ngàn bốn trăm vụ ám sát do xung đột tôn giáo kể từ khi những bất đồng cố hữu giữa những người theo đạo Thiên Chúa và Tin Lành nổ ra gần đây. Vì vậy chẳng ai dại gì mà mạo hiểm. Hai mươi bốn tuổi, cuộc sống của Ian cũng đủ khổ sở lắm rồi. Anh sinh ra trong một gia đình Tin Lành sùng đạo, mẫu gia đình đi nhà thờ hai lần mỗi ngày Chủ nhật, đều đặn như một cái đồng hồ. Cha anh - một thợ hàn trong xưởng đóng tàu ở Belfast – là người rất kiên định. Mẹ anh luôn giữ gìn nhà cửa sạch sẽ và gọn gàng, là người nướng bánh mì ngon nhất xóm và quản lý gia đình bằng những lời lẽ sâu sắc. Hai người anh trai của anh đều là lao động chân tay hiện đang thất nghiệp. Ian học giỏi và hiện cũng kiếm được kha khá bằng nghề thủ công tại một xưởng sản xuất. Trầm tính, nghiêm nghị, thích đi dạo ở miền đồng quê; anh ấy chẳng thích gì hơn việc đọc một quyển sách bên ngọn lửa bập bùng suốt mùa đông dài quạnh quẽ. Anh không giao thiệp gì nhiều với các cô bạn gái – cho dù đàn ông ở Ai-len có khuynh hướng kết hôn muộn. Hai năm trước, vào ngày sinh nhật thứ hai mươi hai của mình, khi Ian đang đi bộ về nhà sau giờ làm việc thì một kẻ khủng bố từ trong một chiếc xe hơi đang phóng nhanh đã ném một trái bom khiến Ian bỗng nhiên rơi vào cảnh mù lòa. Mọi người vội đưa anh đến bệnh viện và các bác sĩ đã xử lý ngay những vết nội thương cũng như những chỗ xương gãy. Nhưng cả hai mắt anh thì bị hủy hoại hoàn toàn. Những vết thương khác đã lành dần theo năm tháng, dù các vết sẹo sẽ vẫn còn hằn mãi trên da thịt Ian cho đến hết phần đời còn lại của anh. Còn những vết sẹo trong tâm hồn, tuy không nhìn thấy được nhưng rõ ràng nó vẫn luôn hiển hiện. Anh hầu như không nói lời nào, không ăn, không uống, cũng không ngủ. Anh chỉ nằm trên giường ủ ê suy nghĩ và thở dài. Gần bốn tháng như vậy. Chỉ có một cô y tá dường như có thể khiến anh phản ứng đôi chút. Tên cô là Bridget – một cái tên Ai-len dễ thương. Cô sinh ra trong gia đình Thiên Chúa giáo sùng đạo – việc làm đầu tiên vào mỗi sáng Chủ nhật là đi lễ. Cha cô là một thợ mộc và hầu như ông thường vắng nhà vì phải sang Anh làm việc. Ông là một người đàn ông mẫu mực, yêu thương gia đình, luôn cùng hưởng ngày nghỉ cuối tuần với cả nhà bất cứ khi nào ông có đủ tiền mua vé máy bay. Mẹ cô chăm nom một ngôi nhà sạch sẽ nhưng bề bộn, bà nấu món thịt hầm ngon nhất xóm và quản lý gia đình bằng đôi bàn tay nhanh nhẹn và trái tim nhân từ. Trong sáu anh em trai, bốn chị em gái thì Mary bé nhất; cô bé mười một tuổi và là con gái cưng của ông bố. Bridget học giỏi, được đào tạo thành y tá trong một bệnh viện nổi tiếng ở Luân Đôn, và hiện giờ ở tuổi hai mươi mốt, cô đang là một nữ y tá giỏi tại một bệnh viện lớn nhất ở Belfast. Mặc dù bản tính nghiêm nghị, nhưng cô vẫn là một cô gái vui vẻ, là một người ưa ca hát với giọng ca êm dịu, ngọt ngào và lối hát nhạc dân ca rất riêng. Cô không giao thiệp nhiều với các bạn trai – mặc dù điều đó không phải là do không có những chàng trai trẻ ngả mũ trước mặt cô. Nhưng giờ đây trái tim cô lại rung động trước Ian; có điều gì đó ở anh khiến cô phải khóc. Dĩ nhiên, anh không thể nhìn thấy những giọt nước mắt của cô, nhưng cô vẫn lo rằng chính giọng nói sẽ tố cáo những cảm xúc của mình. Xét về phương diện nào đó thì cô đã nghĩ đúng về giọng nói của mình, vì chính âm điệu du dương và tiếng cười của cô đã kéo anh ra khỏi vực thẳm của tâm trạng chán chường và sự giày vò của bản thân. Và thế là khi những ngày dài tăm tối của anh kéo dài thêm nhiều tuần, nhiều tháng, anh bắt đầu lắng nghe tiếng bước chân của cô và hướng khuôn mặt không nhìn thấy ánh sáng của mình về phía cô như một bông hoa hướng về phía mặt trời. Sau bốn tháng nằm viện, anh được báo là mình sẽ bị mù vĩnh viễn. Nhưng lúc ấy, anh chỉ biết rằng chính tình yêu đã cho anh can đảm để chấp nhận sự thật đau đớn đó. Bởi vì mặc dù mọi thứ đều chống lại họ – từ tôn giáo, chính trị đến sự phản đối của hai gia đình – nhưng họ vẫn yêu nhau và đang cùng dạo chơi trong vùng đất trẻ trung và đầy tiếng hát của tình yêu. Anh được cho xuất viện và bắt đầu những tháng ngày vất vả: làm sao để tự mình tắm rửa, cạo râu và mặc quần áo, làm sao để đi lại trong nhà mà không va cẳng chân vào ghế, làm sao để băng qua đường với một chiếc gậy trắng, làm sao để đọc được hệ thống chữ nổi và làm sao để vượt qua sự thương hại mà anh có thể cảm nhận được ngay trong không khí mà mình đang thở. Nhưng chính tình yêu đã cho anh hy vọng để tiếp tục sống và cố gắng. Họ không có nhiều thời gian để ở bên nhau, họ chỉ có thể gặp nhau vào một buổi tối nào đó hoặc vào buổi chiều khi cô đã xong việc. Nhưng họ vẫn vui sống cho những giờ phút gặp nhau ngắn ngủi đó và trải qua giai đoạn đầu vui vẻ, tràn ngập hạnh phúc. Khi biết chuyện, gia đình của họ thật sự hoảng hốt. Nghĩ đến chuyện hôn nhân ư? Dĩ nhiên là giới răn của Chúa trời không cho phép điều đó. Cha của anh quát tháo: “Con cái của ánh sáng và con cái của bóng tối mà bạn bè cái gì? Mày sẽ không được cưới nó chừng nào mà tao còn sống”. Còn linh mục của cô thì bảo rằng: “Giáo hội Công giáo La Mã ngăn cản những cuộc hôn nhân khác tôn giáo, nên con hãy từ bỏ ý nghĩ ấy đi”. Do đó, dưới sức ép của tất cả các kiểu áp lực – từ những cuộc cãi vã liên miên, những lời dọa dẫm, những lời hứa hẹn đến cả những lời nói dối trắng trợn – họ đã bị chia rẽ. Sau cùng, họ cãi nhau, nói những lời làm tổn thương nhau trong nỗi đau đớn tuyệt vọng. Và vào một đêm mưa phùn nọ, cô đã rời bỏ anh ra đi trên một con đường ướt át. Anh thu mình vào bóng đêm vô cùng. Ngày qua ngày anh mãi giày vò trong đớn đau. Có người nói với anh: “Sau này cậu sẽ không phải hối tiếc đâu. Do cặp kè với một kẻ không có lòng tin mà cậu đã tự rước họa vào thân rồi đấy”. Còn cô thì vùi đầu vào công việc, quá tổn thương để nhớ lại những gì đã xảy ra. Ngày qua ngày gặm nhấm nỗi đau đớn đến tê dại. Người ta nói với cô: “Cô sống là để cầu nguyện với Đức Chúa. Cô đã tự tạo địa ngục cho mình khi muốn kết hôn với một kẻ theo đạo Tin Lành!”. Thấm thoát cũng đã một năm trôi qua. Những vụ ném bom vẫn tiếp diễn trong nỗi thống khổ của người dân Ai-len. Một buổi tối nọ, khi Ian đang ngồi một mình trong nhà, bỗng có tiếng đập cửa dữ dội: “Ian, anh ra đây nhanh lên!”. Qua giọng nói bấn loạn, nghẹn ngào nước mắt, anh nhận ra đó là cô bé Mary, em gái của Bridget. “Bọn chúng ném bom. Chị ấy bị mắc kẹt và đang rất nguy kịch. Chị ấy gào thét tên anh. Đến ngay đi, Ian. Vì Chúa, hãy đến ngay”. Không kịp đóng cửa nhà, anh nắm lấy tay Mary. Cô bé vừa chỉ đường cho anh đi, vừa khóc và bước loạng choạng qua những con đường trơ trụi. Vụ ném bom đã tàn phá một tiệm ăn nhỏ, nơi Bridget đang ăn tối cùng ba đồng nghiệp. Những người khác đều bò ra được khỏi đống gạch vụn, chỉ có cô còn bị kẹt lại. Trong khi đó, ngọn lửa đang lan rộng và tiến dần về phía cô. Người ta nghe tiếng cô gào thét, nhưng không đến được chỗ cô đang nằm. Lính cứu hỏa, binh lính, đèn và các thiết bị được huy động đến. Ian lách vào đám đông hỗn loạn. Viên sĩ quan hét lên: “Anh không được vào đấy!”. Ian trả lời: “Nhưng đó là người yêu của tôi”. Viên sĩ quan lại quát lên: “Đừng có si mê đến mất trí như thế. Trong đó tối đến mức anh không thể nhìn thấy được chính bàn tay của mình đấy”. Ian hỏi lại: “Đối với một kẻ mù thì bóng tối có ảnh hưởng gì kia chứ?”. Rồi anh tiến về phía có tiếng kêu của cô và đi qua cái địa ngục tăm tối ấy với tất cả khả năng và bản năng của một người mù, bằng tất cả sự thúc giục của tình yêu. “Bridget, anh đến đây! Anh đang đến đây!”. Anh tìm ra cô và nâng đầu cô trong vòng tay yêu thương của mình rồi hôn cô. “Ian...” – Cô thì thào – “Ian...” rồi ngất đi như một đứa trẻ mỏi mệt. Trong khi máu của cô thấm vào quần áo anh, còn ngọn lửa cũng đang lan dần về phía họ thì anh vẫn ôm cô cho đến khi đội cứu nạn phá được một lối ra. Do mù lòa, anh không nhìn thấy một bên khuôn mặt đáng yêu của cô đã bị ngọn lửa làm cháy sém. Sau một thời gian dài, cô đã bình phục. Dù đã được giải phẫu thẩm mỹ, nhưng khuôn mặt cô vẫn bị để lại sẹo. Cô nói: “Nhưng người đàn ông duy nhất tôi yêu sẽ không bao giờ nhìn thấy nó. Thế thì đối với tôi, điều ấy có ảnh hưởng gì đâu?”. Rồi họ nối lại tình yêu từ nơi mà họ chưa bao giờ thật sự từ bỏ nó. Tất nhiên, cả hai gia đình liên tục phản đối. Sự phản đối kịch liệt chút nữa dẫn đến đánh nhau: từ những lời lăng mạ quát tháo, những lời sỉ nhục đến cả lời đe dọa kinh khủng. Nhưng bất chấp những điều đó, Bridget vẫn nắm lấy tay Ian và họ cùng nhau đi khỏi vùng đất đầy thù hằn ấy. - George Target Tell her that you love her What love we’ve given, we’ll have forever. What love we fail to give, will be lost for all eternity. - Leo Buscaglia I shall call him Dr. Case. He was a country doctor, and a close friend of mine twenty years ago. In the years that followed, I often stopped in his little Colorado town to see him when I went west, and sometimes he would tell me stories about people we both had known. He told me about John and Louise. John was a ranchman, big, quiet, unlettered and strong as a horse. He had begun with fifty head of sheep. Ambitious and frugal, in ten years he owned two thousand ewes and ample pasture for them. Next, he bought an alfalfa farm at the edge of town and fattened his lambs. By the time he was forty-five he was a prosperous man. Then he married. Louise was a local girl who had finished high school and gone to work as a waitress in the restaurant in town. John met her there the summer she was twenty. Soon he began driving in from his alfalfa farm every day for a ten o’clock cup of coffee. Louise chattered to him about the weather, the crops and harmless local gossip. John merely watched her and smiled and nodded his head. This went on for three months. Then one morning – Doc Case had stopped in for coffee and heard it – John said, “Louise, I want you to marry me.” Louise caught her breath and almost spilled the coffee. Doc said it was as though the two of them, John and Louise, were all alone. Louise said, “John, maybe I will. But I want a day or two to think about it.” John nodded and drank his coffee and said, “Got to get to work. So long.” They were married two weeks later. After a honeymoon in Colorado Springs they settled down on the alfalfa farm, and Louise had the house painted and papered and refurnished with things from Denver. All that first year John had workmen out there, putting in a new kitchen, building a screened porch. But Doc Case knew things weren’t going right. Twice John called him out to see Louise, and he discovered that Louise wasn’t happy. She wasn’t well, either; she said she had frightful headaches, but there was nothing that Doc could put his finger on. The second time he went out to see her he asked her if John was treating her right. Louise answered that John was the best husband any woman could ask for, only he didn’t say much, and a woman wants to be talked to. After that things seemed to straighten out. When Doc saw her in town a few weeks later, Louise said, “I guess I was just imagining a lot of aches and pains. I’ve decided to be big and strong, like John!” It was not until eighteen months later that Doc heard from them again. At 3:30 one morning, a banging on his door wakened him. John was there, his car out front with the motor running. “Doc,” he said, “Louise is awful sick. You got to do something quick!” Louise was in the car, almost fainting with pain. They had been out at John’s sheep ranch for a few days and the pain had struck her late that evening. She tried to shrug it off, but it got so bad she couldn’t stand it. She fainted on the thirty-mile drive to town. The doctor took her over to his four-bed hospital and operated. Her appendix had burst, but she rallied by dawn and Doc Case thought he had won. He told John they wouldn’t know for twenty-four hours, but it looked as if the worst was over. John cried like a baby. “She’s got to get well, Doc,” he said. “She’s got to!” By evening her condition was worse. Doc gave her two plasma transfusions during the night, yet she weakened steadily. “I’m just not strong enough,” she whispered to the doctor. “What do you mean?” Doc demanded. “I thought you were going to be big and strong like John.” Louise smiled wanly. “John is so strong that he doesn’t need me. If he did he’d say so, wouldn’t he?” “Louise,” Doc told her, “John does need you, whether he says so or not.” She shook her head and closed her eyes. In the office, Doc said to John, “She doesn’t want to get well.” “She’s got to get well!” John exclaimed. “Look, Doc, how about a transfusion?” The doctor explained that he had given her plasma. “I mean my blood, Doc. I’m strong enough for both of us!” The doctor led him down the hall. “Do you love that girl, John?” he asked. “Wouldn’t have married her if I didn’t,” John said. “Have you ever told her so?” John’s eyes were baffled. “Haven’t I given her everything I could? What more can a man do?” “Talk to her,” Doc said. “I’m not a talking man, Doc. Hell, she knows that!” He gripped Doc’s shoulders. “Give her some of my blood!” The doctor thought a moment. Then he led John to the little laboratory, took a blood sample and typed it. At last he said, “All right, John. In ten minutes.” The doctor went to Louise’s room and told her that John wanted to give her a transfusion. He took her pulse. It was weak and fluttering slightly. He knew there was only a slim chance. Calling the nurse into the hall, he told her what he was going to do. In a few moments he led John into Louise’s room. The operating table had been placed beside her bed, and a curtain rigged up between bed and table. The nurse held the curtain aside as John lay down on the table. He put out a big, awkward hand and took Louise’s hand and said, “Now I’m going to make you well, Louise.” Without looking at him, she whispered, “Why?” “Why do you suppose?” John exclaimed. “I don’t know,” she said. “You’re my wife, ain’t you?” There was no answer. The nurse lowered the curtain, swabbed John’s arm and inserted a needle. John flexed the muscle proudly. “Here it comes,” he said to Louise. A moment later he asked, “How’s she taking it, Doc?” Beyond the curtain, Doc Case had inserted a needle in Louise’s wrist and relaxed the clamp on the tube. His fingers were on the pulse in her other wrist. “Okay, John,” he said. “How does it feel, Louise?” John asked. “All right,” she whispered. “Get this blood in you,” John said, “and you’ll talk as loud as I do.” Her pulse seemed to strengthen slightly. “John,” she whispered. “Yes?” “I love you, John.” There was a moment of silence. Then John said, “Louise! You got to get well!” “Why?” she whispered. “You’ve got to do it for me. I need you.” John hesitated, and his voice choked. “I love you.” Her pulse almost surged. “You never told me,” she said. He said, “I never thought I had to.” The pulse was steady now. “John,” she said, “tell me again.” He hesitated, then repeated the words: “I love you, Louise. More than anything in the world. I love you and I need you, and by God, I’m going to make you well!” The doctor removed the needle from her wrist and took the plasma bottle from the rack and set them aside. He checked her pulse again. It was impossible, but there it was - steady and strong. “How are you doing over there?” John asked, his voice under control again. But Louise couldn’t answer. She was weeping. “She’s coming along fine,” Doc Case said. “You’ve done it, John!” He signaled to the nurse, who pulled the needle from John’s arm, removed the jar from beside the operating table and drew the curtain aside. Then she and the doctor went out. When the doctor returned several minutes later, John was sitting with both of Louise’s hands in his, talking to her. “She was still a mighty sick girl,” Doc said to me, “but I knew she was going to get well. And she did.” Doc shook his head. “It was enough that the miracle happened. John’s blood was the wrong type for her, probably would have killed her. What did it matter if she got another pint of plasma while his blood went into a glass jar? What that girl needed was John. And she got him.” - Hal Borland Hãy nói với cô ấy rằng anh yêu cô ấy Tình yêu cho đi là tình yêu còn mãi. Tình yêu giữ lại là tình yêu sẽ mất đi vĩnh viễn. - Leo Buscaglia T ôi sẽ gọi ông ấy là bác sĩ Case. Ông ấy là một bác sĩ ở vùng nông thôn, là bạn thân của tôi hai mươi năm về trước. Dạo đó, tôi thường ghé thăm ông tại một thị trấn nhỏ bang Colorado mỗi khi tôi có dịp về miền Tây, và thỉnh thoảng ông ấy kể cho tôi nghe chuyện về những người mà cả hai chúng tôi cùng biết. Ông ấy đã kể cho tôi nghe về John và Louise. John là chủ một trang trại. Anh cao lớn, trầm tính, không biết chữ và khỏe như voi. Anh khởi nghiệp với năm mươi con cừu. Là người tham vọng và chi tiêu tiết kiệm, mười năm sau anh đã sở hữu hai ngàn con cừu cái và một đồng cỏ mênh mông. Sau đó, anh mua một nông trại trồng cỏ linh lăng ở rìa thị trấn để vỗ béo cho đàn cừu non của mình. Ở tuổi bốn mươi lăm, anh là một người đàn ông giàu có. Rồi anh lấy vợ. Louise là một cô gái cùng sống trong vùng. Cô tốt nghiệp trung học và làm phục vụ cho một quán ăn trong thị trấn. John gặp cô ở đó vào mùa hè năm cô hai mươi tuổi. Kể từ đó anh bắt đầu lái xe hàng ngày từ trại cỏ đến quán chỉ để uống một tách cà phê vào lúc mười giờ. Louise trò chuyện với anh về thời tiết, mùa màng và những câu chuyện phiếm vô hại xảy ra trong vùng. Còn John chỉ nhìn cô, mỉm cười và gật đầu. Việc này diễn ra trong ba tháng. Rồi một buổi sáng kia, bác sĩ Case ghé qua quán để uống cà phê và nghe John nói với Louise: “Louise, anh muốn em lấy anh”. Louise cảm giác như mình nghẹn thở và suýt làm đổ cà phê. Bác sĩ bảo rằng họ nói chuyện cứ như thể chỉ có hai người trên cõi đời này. Louise trả lời: “John, có lẽ em sẽ lấy anh. Nhưng em cần một hai ngày để suy nghĩ về việc đó”. John gật đầu, anh uống tách cà phê rồi nói: “Anh phải đi làm rồi. Tạm biệt em”. Hai tuần sau đó, họ cưới nhau. Sau tuần trăng mật ở Colorado Springs, họ ổn định cuộc sống tại nông trại trồng cỏ linh lăng, và Louise đã cho sơn lại căn nhà, dán tường và trang trí nội thất với đồ đạc mua từ Denver. Trong năm đầu chung sống, John thuê thợ đến xây một gian bếp mới và một hàng hiên có mái che. Nhưng bác sĩ Case biết có điều gì đó không ổn. Đã hai lần John gọi ông đến khám cho Louise, và ông nhận thấy Louise không được vui. Cô ấy cũng không được khỏe. Cô bảo rằng mình bị nhức đầu kinh khủng, nhưng bác sĩ Case không tìm ra được nguyên nhân để chữa trị. Lần thứ hai đến khám bệnh cho Louise, ông đã hỏi Louise rằng John đối xử với cô có tốt không. Louise cho biết John là người chồng tốt nhất mà bất kỳ phụ nữ nào cũng ao ước, chỉ có điều anh ấy hơi ít nói, mà phụ nữ lại thích được trò chuyện. Sau đó mọi việc có vẻ ổn. Vài tuần sau, khi bác sĩ gặp Louise trong thị trấn, cô nói với ông: “Tôi nghĩ chắc là do tôi đã tưởng tượng ra chứng nhức đầu cùng những cơn đau. Tôi quyết định phải khỏe và mạnh mẽ như John vậy!”. Chưa đầy mười tám tháng sau, bác sĩ lại nghe tin về họ. Lúc ba giờ ba mươi phút một buổi sáng nọ, có tiếng đập cửa ầm ầm bên ngoài khiến bác sĩ giật mình tỉnh giấc. John đứng đó, chiếc xe hơi đỗ bên ngoài vẫn còn đang nổ máy. Anh nói: “Bác sĩ, Louise ốm nặng lắm. Ông hãy nhanh nhanh làm gì đó đi”. Louise đang nằm trong xe, cô gần như mê man bất tỉnh vì đau. Họ đã ở tại trại chăn nuôi cừu của John trong vài ngày, và cơn đau đột ngột tấn công cô vào chập tối hôm đó. Cô đã gắng gượng để quên nó đi, nhưng cơn đau dữ dội đến mức cô không thể chịu đựng nổi. Trên đoạn đường dài ba mươi dặm vào thị trấn, cô đã ngất. Bác sĩ đưa Louise vào bệnh xá chỉ có bốn giường bệnh của mình và tiến hành phẫu thuật cho cô. Ruột thừa của cô bị vỡ, nhưng lúc sáng sớm thì cô hồi tỉnh nên bác sĩ Case nghĩ là ca mổ đã thành công. Ông nói với John rằng họ phải đợi thêm hai mươi bốn tiếng nữa mới biết được kết quả thế nào, nhưng có vẻ như cơn nguy kịch đã qua. John khóc như một đứa trẻ. Anh nói: “Cô ấy phải bình phục, bác sĩ à. Cô ấy phải bình phục!”. Đến tối, tình trạng của Louise lại xấu đi. Đêm đó bác sĩ đã truyền huyết thanh cho cô hai lần, nhưng cô vẫn yếu dần đi. Cô thều thào với bác sĩ: “Tôi không còn đủ sức nữa đâu”. Bác sĩ hỏi: “Cô nói thế là sao? Tôi cứ nghĩ cô sẽ khỏe và mạnh mẽ như John chứ”. Louise mỉm cười yếu ớt: “John mạnh mẽ đến nỗi anh ấy không cần đến tôi. Nếu anh ấy cần, anh ấy đã nói thế, phải không bác sĩ?”. Bác sĩ nói: “Louise, John thật sự cần cô, cho dù anh ấy có nói ra hay không”. Cô lắc đầu và nhắm mắt lại. Vào phòng làm việc, bác sĩ nói với John: “Cô ấy không muốn bình phục”. John kêu lên: “Cô ấy phải bình phục. Xem nào, bác sĩ, sao không truyền máu cho cô ấy?”. Bác sĩ giải thích là ông đã truyền huyết thanh cho cô rồi. “Bác sĩ, ý tôi muốn nói là máu của tôi kìa. Sức tôi khỏe đủ cho cả hai chúng tôi”. Bác sĩ dẫn anh xuống phía hành lang. Ông hỏi: “John, anh yêu cô gái ấy chứ?”. John đáp: “Không yêu thì tôi đã không cưới cô ấy”. “Thế anh đã bao giờ nói với cô ấy như vậy chưa?”. Mắt John như mờ đi. “Chẳng phải tôi đã cho cô ấy tất cả những gì tôi có sao? Một người đàn ông có thể làm gì hơn được đây?”. “Trò chuyện với cô ấy.” – Bác sĩ trả lời. “Bác sĩ, tôi đâu có khiếu ăn nói. Quỷ tha ma bắt, cô ấy biết mà!”. Rồi anh nắm chặt vai ông: “Hãy truyền máu của tôi cho cô ấy”. Bác sĩ suy nghĩ một lát, rồi ông dẫn John vào trong phòng thí nghiệm nhỏ, lấy mẫu máu của anh và xét nghiệm. Sau cùng, ông nói: “Được rồi, John. Trong vòng mười phút nữa”. Bác sĩ vào phòng Louise và nói với cô rằng John muốn truyền máu cho cô. Ông kiểm tra mạch của cô. Mạch đập rất yếu. Ông biết rằng cơ hội rất mỏng manh. Ông gọi cô y tá vào phòng và nói cho cô biết ông sắp làm những gì. Một lát sau, ông dẫn John vào phòng Louise. Bàn phẫu thuật được đặt ngay cạnh giường bệnh của cô, và một tấm màn được căng ra giữa giường và bàn. Khi John nằm xuống bàn, cô y tá kéo tấm màn sang một bên. Anh đưa bàn tay to và thô ráp của mình ra nắm lấy tay Louise và nói với cô: “Bây giờ anh sẽ làm cho em khỏe lại, Louise à”. Không nhìn anh, cô thì thào: “Vì sao?”. John kêu lên: “Thế em cho là vì sao nào?”. Cô trả lời: “Em không biết”. “Em là vợ anh, đúng không nào?” Không có tiếng trả lời. Cô y tá hạ rèm xuống, sát trùng cánh tay cho John và ghim kim tiêm vào. John co cơ bắp lên một cách tự hào. Anh nói với Louise: “Được rồi em à”. Một lát sau, anh lại hỏi bác sĩ: “Bác sĩ, cô ấy tiếp nhận nó như thế nào?”. Bên kia tấm màn, bác sĩ đã ghim một chiếc kim vào cổ tay Louise và nới lỏng cái kẹp trên ống dẫn. Ngón tay ông đặt trên cổ tay kia của cô để theo dõi mạch. Ông bảo: “Ổn rồi, John”. John hỏi: “Em thấy thế nào, Louise?”. Cô thều thào: “Em ổn”. John nói: “Truyền máu xong, em sẽ nói to như anh vậy”. Mạch của cô có vẻ đập mạnh lên một chút. Cô khẽ gọi: “John!”. “Sao em?” “John, em yêu anh.” Cả hai im lặng trong chốc lát. Rồi John nói: “Louise! Em phải bình phục!”. Cô khẽ hỏi lại: “Sao thế anh?”. “Em phải bình phục vì anh. Anh cần có em”. John ngập ngừng, rồi giọng nói của anh nghẹn đi: “Anh yêu em”. Mạch của cô đột nhiên đập mạnh. Cô nói: “Vậy mà anh chẳng bao giờ nói với em cả”. Anh trả lời: “Trước đây anh không nghĩ anh phải nói với em điều đó”. Lúc này mạch của cô đã ổn định. Cô nói: “John, anh nói lại cho em nghe đi”. Anh ngập ngừng, rồi lặp lại: “Anh yêu em, Louise. Yêu hơn bất cứ thứ gì trên đời. Anh yêu em và anh cần em, và thề có Chúa, anh sẽ làm cho em khỏe lại!”. Bác sĩ rút kim ra khỏi cổ tay Louise, lấy chai huyết thanh trên kệ rồi để chúng sang một bên. Ông lại kiểm tra mạch của cô. Điều tưởng chừng như không thể, nhưng lại là sự thật – mạch đã mạnh và ổn định. “Em cảm thấy thế nào rồi?” – John hỏi, giọng của anh đã bình tĩnh trở lại. Nhưng Louise không trả lời được. Cô đang khóc. Bác sĩ Case nói: “Cô ấy đang khỏe dần lên. Nhờ anh đấy, John!”. Ông ra hiệu cho cô y tá, cô bèn rút kim ra khỏi tay John, cất cái lọ ở dưới bàn phẫu thuật đi và kéo tấm màn ra. Rồi cô y tá cùng bác sĩ đi ra ngoài. Vài phút sau, khi bác sĩ quay trở lại thì John đang ngồi bên cạnh Louise, nắm lấy hai tay cô và trò chuyện cùng cô. Rồi bác sĩ nói với tôi : “Cô ấy hãy còn yếu lắm. Nhưng tôi biết cô ấy sẽ khỏe dần lên. Và cô ấy khỏe lên thật”. Ông bác sĩ lắc đầu. “Bấy nhiêu đó đủ thấy là có phép lạ xảy ra rồi. Máu của John không tương thích với máu của vợ. Nếu truyền thật thì cô ấy đã chết rồi. Việc truyền thêm huyết thanh cho cô ấy, còn máu của John thì cho chảy vào lọ thủy tinh cũng chẳng hề gì. Điều cô gái ấy cần là John. Và cô đã có anh”. - Hal Borland The richest woman in the world I just spent four days with a girlfriend who is married to a very wealthy man. He gave her a $35,000 ruby ring as an engagement present. He gave her a $25,000 emerald necklace for Mother’s Day. He gave her $250,000 to redecorate their enormous home on five acres of land. Her bathroom cost $120,000 to build. Even her dog eats from a silver-plated dish engraved with his name. Her husband has taken her all over the world - Tahiti for sun, Paris for clothes, London for the theater, Australia for adventure. There is nowhere she cannot go, nothing she cannot buy, nothing she cannot have - except for one thing: He does not love her the way she wants to be loved. We sat in her study late last night, my friend and I, talking as only women who have known each other since they were just girls can talk. We talked about our bodies, changing with each passing year, hers now rounded with the new life she was carrying inside. We talked about what we used to believe in and our search for new meaning. And we talked about our men - her wealthy, successful financier, my hardworking, struggling artist. “Are you happy?” I asked her. She sat quietly for a moment, toying with the three-carat diamond wedding ring on her finger. Then, slowly, almost in a whisper, she began to explain. She appreciated all of her wealth, but she would trade it in a minute for a certain quality of love she didn’t feel with her husband. She loved him intellectually more than she felt her love for him. She did not respect many of his values in life, and this turned her off to him sexually. Although he was fully committed to her, and took care of her, he did not give her the experience of being loved from moment to moment - the affection, the tenderness, the words lovers use, the listening, the sensitivity, the nurturing, the respect, the willingness to participate with her in creating the relationship each day. As I listened to my friend, I came to realize more than ever before that the love of my true companion makes me rich beyond anything material a man could ever give to me. This was not the first time I have deeply felt this, but once again, it was a reminder of my great good fortune. And I thought about the drawerful of cards and love notes written by him, and the three latest delightful additions in my purse. I thought about him touching me, grasping my hand protectively as we cross the street, stroking my hair as I lie in his lap. I thought about our trust, and our respect, and our hunger for life and learning. And in that moment, I saw that my friend envied me and my relationship. She, who sat in her luxurious home, wrapped in jewels and splendor, envied our vitality, our playfulness, our passion, our commitment - yes, our commitment. For in that moment, I saw that what we have that is greater than anything else between us is commitment: to loving one another fully, completely and deeply. It is not a commitment that has been declared to others, or perhaps, even out loud between ourselves. It is not symbolized by a band of gold or even a diamond. It is not defined by time, or even the space in which we live apart or together. Rather, it is a living commitment, reaffirmed each time we reach out to one another in pure joy, each time we tell the truth, each time one of us is there to support or comfort the other, each time we share a newly uncovered insight or emotion. Today, when I arrived home, I found a large check waiting for me on the table, money I hadn’t expected. And I laughed at the meaningless numbers all lined up in a row. For last night, after talking with my friend, I learned the difference between having money and truly being wealthy. And I knew that I was already the richest woman in the world. - Barbara De Angelis, Ph.D. Người phụ nữ giàu nhất thế giới T ôi vừa ở chơi bốn ngày với một người bạn gái có chồng rất giàu. Anh ấy tặng cô một chiếc nhẫn hồng ngọc trị giá ba mươi lăm ngàn đô-la để làm quà đính hôn. Anh tặng cô một vòng cổ bằng ngọc lục bảo trị giá hai mươi lăm ngàn đô-la nhân Ngày của Mẹ. Anh cho cô hai trăm năm mươi ngàn đô-la để tân trang ngôi nhà to lớn của họ nằm trên khu đất rộng năm mẫu Anh. Phòng tắm của cô xây mất một trăm hai mươi ngàn đô-la. Ngay cả con chó của cô cũng ăn trong một chiếc đĩa bạc có khắc tên của nó. Chồng của cô đã đưa cô đi khắp nơi trên thế giới – đến đảo Tahiti tắm nắng, đến Paris mua quần áo, đến London xem kịch, đến Úc chu du. Không có nơi nào mà cô không thể đến, không có vật gì cô không thể mua, không có thứ gì cô không thể có – chỉ trừ một điều: Chồng cô không yêu cô theo cách cô mong muốn được yêu. Khuya hôm qua, khi ngồi trong phòng làm việc của cô, tôi và cô đã trò chuyện, cùng nhau thật thân mật theo cách chỉ có giữa những người bạn gái đã quen nhau từ khi còn bé. Chúng tôi nói về vóc dáng đang thay đổi theo năm tháng của mình, về những điều chúng tôi hằng tin tưởng và cuộc tìm kiếm những ý nghĩa mới mẻ của đời mình. Chúng tôi còn nói về chồng mình – nhà kinh doanh thành công và giàu có của cô và người nghệ sĩ cần cù, gian khổ của tôi. Tôi hỏi cô: “Cậu hạnh phúc chứ?”. Cô ngồi lặng yên một lúc, tay nghịch chiếc nhẫn cưới gắn hạt kim cương ba cara trên ngón tay rồi từ từ giải thích bằng một giọng rất khẽ. Cô trân trọng sự giàu sang của mình, nhưng cô có thể đánh đổi ngay sự giàu có ấy để có được tình yêu mà cô đã không cảm nhận được ở chồng mình. Cô yêu chồng bằng ý thức nhiều hơn là cảm giác. Cô không xem trọng nhiều giá trị do anh tạo được trong cuộc sống, và điều này khiến cô trở nên lãnh đạm với anh về thể xác. Mặc dù anh đã hết lòng với cô, quan tâm chăm sóc cô, nhưng anh không thể mang đến cho cô cảm giác được yêu thương trong từng khoảnh khắc – sự nồng nàn, âu yếm, những lời nói yêu thương, sự lắng nghe, sự tinh tế, ủng hộ, tôn trọng hay sẵn sàng cùng cô tạo dựng mối quan hệ mỗi ngày. Trong lúc lắng nghe bạn tôi tâm sự, tôi bỗng hiểu hơn bao giờ hết rằng tình yêu của người bạn đời đích thực của tôi đã làm cho tôi giàu có hơn bất kỳ thứ của cải vật chất nào mà một người đàn ông có thể mang lại. Đây không phải lần đầu tôi cảm nhận sâu sắc điều này, nhưng một lần nữa, nó nhắc tôi nhớ đến cuộc đời may mắn của mình. Tôi nghĩ đến ngăn kéo đầy thiệp và những bức thư tình mà anh đã viết cho tôi, cả ba bức thư vui tươi mới đây trong ví của tôi nữa. Tôi nghĩ đến những lúc anh chạm vào tôi, nắm lấy tay tôi đầy che chở khi chúng tôi băng qua đường, vuốt ve tóc tôi khi tôi nằm gọn trong lòng anh. Tôi nghĩ đến sự tin tưởng, sự tôn trọng giữa hai chúng tôi cũng như niềm khát khao cuộc sống, khát khao học hỏi của chúng tôi. Khi ấy, tôi nhận thấy bạn tôi ghen tị với tôi và với mối quan hệ của tôi. Cô bạn của tôi - một người sống trong ngôi nhà sang trọng, được bao bọc giữa nhung gấm, lụa là – đã ghen tị với cuộc sống thú vị của chúng tôi, tính khôi hài, niềm đam mê và sự toàn tâm toàn ý của chúng tôi dành cho nhau – vâng, tôi muốn nói đến sự toàn tâm toàn ý của chúng tôi. Lúc ấy, tôi nhận thấy điều tuyệt vời nhất mà chúng tôi có được chính là sự toàn tâm toàn ý: yêu nhau hết mực, trọn vẹn và sâu sắc. Đó không phải là sự toàn tâm toàn ý phải nói ra cho những người khác biết hay được nói to lên giữa hai chúng tôi. Nó không được biểu trưng bằng một chiếc nhẫn vàng hay thậm chí là một viên kim cương. Nó không được xác định bởi thời gian hay không gian mà chúng tôi sống xa nhau hoặc gần nhau. Mà đúng hơn, đó là sự toàn tâm toàn ý được khẳng định lại qua mỗi lần chúng tôi tìm đến với nhau trong một niềm vui thuần khiết, trong mỗi lần chúng tôi nói sự thật với nhau, mỗi lần chúng tôi ở bên nhau để an ủi hoặc hỗ trợ cho nhau, mỗi lần chúng tôi chia sẻ với nhau một khám phá mới hoặc cảm xúc nội tâm nào đó. Hôm nay, khi về đến nhà, tôi thấy một tấm ngân phiếu có giá trị ở trên bàn, một món tiền bất ngờ. Tôi bật cười trước một dọc những con số vô nghĩa. Bởi vì đêm qua, sau khi trò chuyện với bạn tôi, tôi đã thấy được sự khác nhau giữa việc có nhiều tiền và sự giàu có thật sự. Và tôi biết rằng, tôi vốn là người phụ nữ giàu có nhất thế gian. - Tiến sĩ Barbara De Angelis Engraved in his heart I t was right before Christmas. My husband, Dan, and a buddy of his, Mike, had gone to a canyon near our home in Southern California to see if the vegetation, scorched by fires a few months earlier, was growing back. Dan and Mike were both members of the California Native Plant Society. They were real “plant hounds,” always exploring the nearby canyons and hills to see what kind of plants they could find and photograph. That day, after Mike left, Dan decided to do a little “solo research” by hiking up into Laguna Canyon, a more remote section of the area that was not often explored. He had walked into the canyon a few miles, gotten some pictures and was starting to make his way back to his truck, when he stepped on a water-soaked patch of ground that gave way. He fell thirty-five feet down the rough slope, hitting a number of trees, before he landed on a ledge. He could tell right away that something was terribly wrong with his left leg. It lied across his other leg at an “impossible angle.” Stunned by the fall, it took Dan a little while to realize that he was too crippled to walk. Then Dan knew he was in serious trouble. Night would fall soon and not a soul knew where he was. He had to get to a main trail or he might die out there before anyone could find him. He braced the broken leg against the other leg and, resting his weight on his hands, began inching his way down the canyon. Making slow and painful progress, Dan stopped often to rest and call for help. The only response was the eerie sound of his own voice echoing off the walls of the canyon. As the sun set, the temperature began to drop. It was cold in the hills at night and Dan knew that if he stopped for too long, he would probably lose consciousness. It was increasingly hard, but Dan forced himself after each pause to keep hauling his sore body forward on his aching hands. He continued this awful journey for another twelve hours. Finally, his strength and determination gave out. He was utterly exhausted and couldn’t move another inch. Although it seemed futile, he summoned up a last burst of strength and shouted for help. He was astounded when he heard a voice return his call. A real voice, not another echo. It was Dan’s stepson – my son, Jeb. He and I were out with the police and the paramedics who were searching for Dan. Earlier, when Dan didn’t come home, I had gotten worried and called Mike. At first, Mike tried to find Dan himself, driving from canyon to canyon looking for Dan’s truck. Finally, he called the police and reported Dan missing. I’d kept calm and strong until the moment Jeb said he’d heard Dan’s voice. Then I dissolved into tears, finally feeling the fear and dread I’d been pushing aside for hours. It took over two hours for the rescue team to bring Daniel down the ravine. Then the paramedics trundled him away on a stretcher and when I got to see him at the hospital, my tears started anew. The thought of how close I came to losing this wonderful man undid me. It was only when I felt Dan’s arms around me that I finally stopped sobbing. As I sat next to his hospital bed, my eyes fastened to the face I had been so afraid I would never see again, Dan told me his story. Immediately after his slide down the canyon, when he realized the seriousness of his predicament, Dan said that he thought of me and how much he would miss me if he didn’t make it back. As he lay at the bottom of the rough cliff, he groped around until he found a suitable rock. Using the rock, which was sharply pointed, he managed to carve a message to me in a large rock near where he lay. If the worst should happen, he hoped I would eventually see the rock and know that I had been with him always, held close in his heart. I started weeping all over again. I knew how deeply I loved my husband, but I was unprepared for this, the depth of his love for me. For somewhere deep in the wooded hills of Laguna Canyon, there is a large rock with a heart carved on its side. And in this heart are carved the words: Elizabeth, I love you. - Elizabeth Songster Ghi khắc trong tim H ôm ấy là hôm trước lễ Giáng sinh. Chồng tôi – Dan – và một người bạn của anh là Mike đi vào một hẻm núi gần nhà chúng tôi ở Nam California để xem thảm thực vật đã bị cháy xém vài tháng trước có mọc lại hay chưa. Dan và Mike đều là thành viên của Hội Thực vật Tự nhiên California. Họ thật sự là những “kẻ săn cây”, luôn lùng sục các hẻm núi và những ngọn đồi quanh vùng để tìm các loại cây và chụp ảnh chúng. Hôm ấy, sau khi Mike ra về, Dan quyết định thực hiện cuộc “nghiên cứu một mình” nho nhỏ bằng cách đi bộ lên Hẻm núi Laguna, một khu vực hẻo lánh hơn và ít được thám hiểm. Anh đi vào hẻm núi được mấy dặm, chụp được một vài tấm ảnh và đang quay trở ra chỗ xe tải, thì đột nhiên anh giẫm phải một khoảng đất lở ngập nước. Anh bị trượt ngã xuống con dốc gồ ghề cao gần mười một mét, va vào nhiều thân cây trước khi rơi xuống một rìa đá. Ngay lập tức, anh biết có chuyện xảy ra với chân trái của mình. Nó vắt qua chân kia theo “một góc không thể tưởng tượng” được. Do còn sững sờ trước cú ngã, nên phải mất một lát sau Dan mới nhận thức là chân mình không thể đi được nữa. Rồi Dan biết mình đang gặp rắc rối to. Màn đêm sẽ buông xuống, và không một ai biết anh đang ở đâu. Anh phải ra đến được lối đi chính, nếu không anh sẽ chết ở đó trước khi có người tìm ra anh. Anh kẹp chân bị gãy vào chân bên kia và dồn hết sức lực vào đôi bàn tay lê từng chút xuống hẻm núi. Di chuyển từng bước chậm chạp và đau đớn, Dan thường phải dừng lại để nghỉ mệt và kêu cứu. Không có gì đáp lại ngoại trừ tiếng vọng kỳ quái của chính giọng nói anh vang trên vách đá. Khi mặt trời lặn, nhiệt độ bắt đầu xuống thấp. Trong vùng đồi núi, tiết trời rất lạnh khi đêm xuống, và Dan biết nếu dừng lại quá lâu, có thể anh sẽ bất tỉnh. Càng lúc càng cảm thấy khó khăn, nhưng sau mỗi lần nghỉ, Dan buộc mình phải tiếp tục kéo lê cơ thể đang đau đớn về phía trước bằng đôi bàn tay đã sưng tấy của mình. Anh tiếp tục cuộc di chuyển kinh khủng này được thêm mười hai giờ nữa. Nhưng sau cùng, sức mạnh và sự quyết tâm của anh cũng không còn. Anh kiệt sức hoàn toàn và không thể di chuyển thêm một chút nào nữa. Mặc dù biết là chẳng ích gì, nhưng anh vẫn lấy hết sức tàn thét lên kêu cứu một lần nữa. Bỗng anh kinh ngạc khi nghe thấy một giọng nói đáp lại. Một giọng nói thật sự, chứ không phải một tiếng vang. Giọng nói đó là của Jeb – con trai riêng của tôi. Tôi và thằng bé cùng với cảnh sát và nhân viên y tế đang đi tìm Dan. Trước đó, vì không thấy Dan về nên tôi rất lo lắng và gọi điện thoại cho Mike. Lúc đầu, Mike cố gắng tự mình đi tìm Dan. Anh lái xe qua nhiều hẻm núi để tìm chiếc xe tải của Dan. Sau cùng, anh gọi điện cho cảnh sát và báo rằng Dan đã mất tích. Tôi vẫn giữ được bình tĩnh và mạnh mẽ cho đến khi nghe Jeb nói là đã nghe thấy tiếng của Dan. Lúc ấy tôi mới òa khóc và cảm nhận hết nỗi lo sợ và kinh hãi mà tôi đã cố tránh không nghĩ đến trong nhiều giờ đồng hồ. Phải mất hơn hai tiếng đồng hồ đội cứu hộ mới mang được Daniel xuống hẻm núi. Sau đó các nhân viên y tế đưa anh đi trên một băng ca. Khi đến thăm anh tại bệnh viện, nước mắt tôi lại tuôn trào. Ý nghĩ mình suýt mất người đàn ông tuyệt vời này khiến tôi suy sụp. Chỉ đến khi cảm nhận được vòng tay của Dan bên mình, tôi mới nín khóc được. Khi ngồi bên giường bệnh của anh, tôi cứ ngắm nhìn mãi khuôn mặt mà tôi đã lo sợ là sẽ không bao giờ còn được gặp lại. Khi đó, Dan đã kể cho tôi nghe câu chuyện này. Dan nói rằng ngay khi bị trượt xuống hẻm núi và nhận ra tình huống nguy kịch của mình, Dan đã nghĩ đến tôi và nghĩ rằng anh ấy sẽ nhớ tôi biết bao nếu như anh không thể trở về. Khi nằm ở dưới chân vách đá gồ ghề, anh đã mò mẫm mãi xung quanh mới tìm được một hòn đá thích hợp. Anh đã ráng hết sức dùng cạnh sắc của hòn đá đó để khắc vào tảng đá lớn gần đó một thông điệp để lại cho tôi. Nếu điều xấu nhất xảy ra, anh ấy hy vọng cuối cùng tôi sẽ thấy tảng đá đó và hiểu rằng tôi đã luôn ở gần anh ấy, mãi trong trái tim anh. Tôi lại khóc nức nở. Tôi biết mình yêu chồng sâu sắc đến độ nào, nhưng tôi không ngờ được điều này, đó là tình yêu sâu sắc anh dành cho tôi. Ở một nơi nào đó sâu trong các ngọn đồi rậm rạp của Hẻm núi Laguna, có một tảng đá lớn khắc hình một trái tim. Và trong trái tim khắc hàng chữ: Elizabeth, anh yêu em. - Elizabeth Songster Married to a stranger I n wedding portraits on the walls of their Las Vegas, New Mexico, living room, Kim and Krickitt Carpenter look like any young newlyweds – deeply in love and filled with hope for their new life together. But Krickitt admits it causes her some pain now to look at the pictures or to see herself in the wedding video in her lacy white gown. “I would almost rather not watch it,” she says. “It makes me miss the girl in the picture more and more.” In a sense, that Krickitt is gone, lost forever. Less than ten weeks after the September 1993 ceremony, the Carpenters were in a nightmarish auto accident that badly injured them both and left Krickitt comatose. Though doctors initially doubted she would survive, she rallied, regaining consciousness and, eventually, most of her physical abilities. But the trauma to her brain caused amnesia, erasing virtually her entire memory of the previous eighteen months - including any recollection of the man she had fallen in love with and married. “The last two years have been based on a story I’m told,” says Krickitt, “because I don’t remember any of it.” Krickitt Pappas was a sales representative for an Anaheim, California, sportswear company when Kim, then baseball coach and assistant athletic director at New Mexico Highlands University in Las Vegas, phoned in September 1992 to order some team jackets. While chatting, they discovered mutual interests – both were devout Christians, and Krickitt’s father had also coached baseball. One call led to another, and by January, Kim, now thirty, recalls, “we were probably talking five hours a week.” The following April, he invited her to visit New Mexico for a weekend. “She got off the plane – I’ll never forget,” he says. “It was like I’d always known her.” Over the next few months, they spent nearly every weekend together. In June, he showed up unannounced at her apartment with flowers and a ring. “I asked if she’d become my lifetime buddy,” he says. They seemed a good fit. Kim, who had played college baseball and golf at Highlands, was one of three sons of Danny Carpenter, a retired printing firm owner, and his wife Maureen. Krickitt (born Kristian) was a two-time Academic All American gymnast at Cal State, Fullerton. She grew up in Phoenix, the daughter of Gus and Mary Pappas, former school-teachers and coaches who also have a son, Jamey. Krickitt and Kim married that fall and moved into an apartment in Las Vegas (128 miles northeast of Albuquerque), where Krickitt found work as a hospital fitness instructor. They were just settling into married life when, on November 24, they set out to visit her parents in Phoenix. Krickitt - with Kim lying in the backseat and a friend in the passenger seat - was driving west on Interstate 40 and had to swerve to avoid hitting a slowmoving truck. A pickup following them smashed into the Carpenters’ car. Their Ford Escort flipped over on its roof and went into a sickening skid. “I can remember every split second of that wreck,” says Kim. “I screamed and screamed and screamed for Krickitt and got no answer.” Kim suffered a punctured lung, a bruise on his heart, a concussion and a broken hand. Milan Rasic, the friend, had a separated shoulder. But worst off was Krickitt, who had suffered a terrible skull fracture when the roof of the car caved in around her head. Unconscious and fastened by a seat belt, she hung upside down for thirty minutes before rescuers arrived, then forty more minutes before they could free her. Emergency medic D. J. Combs recalls that her pupils were fixed in a rightward gaze: “She had what we call ‘doll’s eyes.’” “It was pretty bleak initially,” says emergency-room doctor Alan Beamsley, who was at the Gallup, New Mexico, hospital where Krickitt arrived nearly ninety minutes after the accident. “We were scared for her.” A doctor brought Kim an envelope containing Krickitt’s rings and watch. “He said, ‘I’m very sorry, Mr. Carpenter,’” Kim recalls. “I thought she’d died.” Despite doctors’ advice, he refused treatment for himself to stay by his wife’s side. “I didn’t recognize her, she was so messed up,” he says. “I grabbed her hand and said, ‘We’re gonna get through this.’” When a helicopter arrived to take Krickitt the 140 miles to the University of New Mexico hospital in Albuquerque, there was no room for Kim. Emergency medic Combs remembers his plea: “If my wife’s going to die, I want to be there.” By the time Kim reached Albuquerque five hours later, Krickitt was in a coma. The next morning, Thanksgiving, her parents flew in from Phoenix. Though doctors held out little hope, Kim recalls, “we went to the chapel and started praying.” That day, the swelling started to subside and her dangerously low blood pressure slowly began to rise. In five days, she went off life support and ten days after the accident, emerging from her coma, she was transferred to Phoenix’s Barrow Neurological Institute. Three weeks after the accident, when a nurse asked her what year it was, Krickitt responded: “1969.” She was able to name her parents. But when the nurse asked, “Who’s your husband?” she replied, “I’m not married.” Tests soon showed that she had maintained most of her long-term memory. As for her husband, he was a complete stranger - she felt nothing for him. “I don’t have a visual memory in my head, and I have no memory in my heart,” she says now. Kim remembers comforting himself by saying, “This isn’t my wife; my wife is in this body, trapped and trying to get out.” He worked to encourage her rehabilitation. But Krickitt found his presence and pep talks annoying. “I think she resented his pushing because at that point she wasn’t Krickitt,” says her mother, Mary, adding that the process of reteaching her daughter the most basic tasks “was like raising her again.” Facing medical bills in excess of two hundred thousand dollars and relentless bill collectors, Kim returned to his Las Vegas job with serious doubts about the future. “I honestly didn’t think our marriage would work,” says Kim, but he wouldn’t give up. “I made a vow before God,” he explains, “‘until death do you part.’” Then Krickitt began to travel with her mother to visit Kim, then returned on her own to see him again. “I figured, if I fell in love with this guy before, I guess I just need to meet him again,” says Krickitt. Almost five months after the crash, she moved back in with him, but their life together was difficult. Her injuries had caused deep emotional swings and left her quicktempered. And she was baffled by her reentry into marriage. “I remember asking, ‘How did I do the wife thing? Did I cook for you? Did I bring you lunch?’” Her neurological problems posed other difficulties. She was unable to drive and couldn’t remember directions. She tired easily, and her emotions were jumbled - she would laugh when she meant to cry and cry when she meant to laugh. Says Kim: “I was thinking, ‘Man, I’m living with someone with two different personalities.’” She has slowly regained control of her life, returning to work in August 1994, but a new personality emerged - a blend of her old self with new, more outgoing traits. (She is likely to have chronic lingering effects, including shortterm memory lapses and occasional clumsiness.) And it was difficult to make the marriage work again. Mike Hill, a therapist the couple started seeing in fall 1994, pinpointed the problem, saying, “There wasn’t that emotional attachment that comes through the early part of the relationship. You need to establish some memories of your own.” So Kim and Krickitt began dating again - chatting over pizza, shopping, jet skiing at a nearby lake. “I got to know my husband again,” says Krickitt. “There was a point when I really started to enjoy this companion. I would miss him if he wasn’t around.” This year on Valentine’s Day, Kim proposed again. Krickitt accepted. “I could’ve not fallen in love with him again, but the Lord didn’t allow that,” she says. On May 25, the two again exchanged rings - new ones - and read newly written vows. “Only one thing can surpass forever the painful events we have felt,” Kim told her. “That is the love I have for you.” - Thomas Fields-Meyer and Michael Haederle Kết hôn với người lạ T rong những tấm ảnh cưới trên tường phòng khách của Kim và Krickitt Carpenter tại Las Vegas, New Mexico, họ trông cũng giống như bao nhiêu cặp vợ chồng mới cưới khác – yêu nhau say đắm và tràn trề hy vọng cho một cuộc sống mới bên nhau. Nhưng Krickitt thú nhận rằng lúc này đây cô cảm thấy đau đớn khi nhìn những tấm ảnh đó hoặc khi xem lại hình ảnh mình mặc chiếc váy cưới đăng-ten màu trắng trong cuốn băng video đám cưới. Cô nói: “Tôi không muốn xem nó. Nó làm tôi càng lúc càng nhớ tiếc người con gái trong tấm ảnh đó”. Theo một cách hiểu nào đó thì cô Krickitt ấy đã ra đi, vĩnh viễn không còn nữa. Chưa đầy mười tuần sau lễ cưới vào tháng Chín năm 1993, vợ chồng nhà Carpenter gặp phải một tai nạn xe hơi kinh hoàng khiến cả hai đều bị thương nặng, riêng Krickitt thì hôn mê. Mặc dù ban đầu các bác sĩ không biết cô có qua khỏi hay không, nhưng sau đó cô đã bình phục, hồi tỉnh và phục hồi hầu hết các khả năng vận động của cơ thể. Nhưng chấn thương ở đầu đã khiến cô bị chứng mất trí nhớ, xóa bỏ gần như toàn bộ ký ức của cô về mười tám tháng trước đó – kể cả những ký ức về người đàn ông mà cô đã yêu và kết hôn. Krickitt cho biết: “Ký ức về hai năm gần đây nhất chỉ dựa trên câu chuyện mà tôi được kể, vì tôi không nhớ gì về nó cả”. Krickitt Pappas là một nhân viên bán hàng của công ty quần áo thể thao ở Anaheim, California, còn Kim là huấn luyện viên bóng chày kiêm trợ lý giám đốc thể thao tại Đại học New Mexico Highlands ở Las Vegas. Vào tháng Chín năm 1992, anh điện thoại gặp Krickitt để đặt mua một số áo khoác cho cả đội. Trong khi trò chuyện, họ đã phát hiện là họ có nhiều điểm chung – cả hai đều là những tín đồ Thiên Chúa giáo sùng đạo, và cha của Krickitt cũng từng là huấn luyện viên môn bóng chày. Sau nhiều cuộc chuyện trò qua điện thoại, mãi đến tháng Giêng, Kim, lúc ấy đã ba mươi tuổi, nhớ lại: “Hàng tuần, chúng tôi trò chuyện với nhau khoảng năm giờ”. Tháng Tư năm đó, anh mời cô đến thăm New Mexico vào dịp nghỉ cuối tuần. Anh kể: “Tôi sẽ không bao giờ quên được khoảnh khắc lúc cô ấy xuống máy bay. Tôi có cảm giác dường như mình đã quen biết cô ấy tự bao giờ”. Trong những tháng sau đó, hầu như dịp cuối tuần nào họ cũng ở bên nhau. Tháng Sáu, anh đến nhà thăm cô, không báo trước, mang theo hoa và nhẫn. Anh kể: “Tôi đã hỏi cô ấy có đồng ý trở thành người bạn đời của tôi hay không”. Trông họ rất đẹp đôi. Kim từng chơi bóng chày và chơi gôn cho trường đại học ở Highlands, là một trong ba người con trai của ông Danny Carpenter – một chủ xưởng in đã về hưu – và bà Maureen. Còn Krickitt (tên khai sinh là Kristian) đã hai lần được trao danh hiệu huấn luyện viên thể dục Academic All American khối các trường đại học tại Cal State, Fullerton. Cô lớn lên tại Phoenix, là con gái của ông bà Gus và Mary Pappas, vốn là giáo viên và huấn luyện viên. Cô còn có một đứa em trai tên là Jamey. Krickitt và Kim kết hôn vào mùa thu năm đó và chuyển đến một căn hộ ở Las Vegas cách thành phố Albuquerque 128 dặm về phía Đông Bắc, nơi Krickitt tìm được công việc hướng dẫn tập thể dục tại một bệnh viện. Hai người đang dần ổn định cuộc sống mới thì ngày 24 tháng 11, họ lên đường về Phoenix để thăm cha mẹ của Krickitt. Kim nằm ở băng ghế sau, còn một người bạn khác thì ngồi cạnh Krickitt – lúc này đang cầm lái. Krickitt đang chạy về phía tây trên Đường liên bang số 40 thì phải lách ra ngoài để tránh một chiếc xe tải đang chạy với tốc độ khá chậm. Một chiếc xe tải nhỏ từ phía sau va mạnh vào xe của vợ chồng nhà Carpenter. Chiếc Ford Escort của họ bị lật úp và trượt một đoạn dài. Kim nói: “Tôi nhớ khoảnh khắc của vụ đụng xe đó. Tôi kêu to liên tục để gọi Krickitt nhưng không nghe tiếng trả lời”. Kim bị thủng phổi, tụ máu ở tim, bị chấn động và gãy một cánh tay. Người bạn Milan Rasic thì bị gãy xương vai. Nhưng nguy kịch nhất là Krickitt. Cô bị một vết nứt rất nghiêm trọng ở sọ khi mui xe sập trúng đầu cô. Do bất tỉnh và bị dây an toàn cột chặt, cô bị treo ngược ba mươi phút trước khi đội cứu hộ đến nơi, và phải mất thêm bốn mươi phút nữa họ mới có thể đưa cô ra ngoài. Bác sĩ cấp cứu D. J. Combs kể rằng tròng mắt cô hoàn toàn bất động. Ông nói: “Cô ấy có cặp mắt mà chúng tôi vẫn gọi là mắt búp bê”. “Lúc đầu tình hình có vẻ xấu. Chúng tôi thật sự lo sợ cho cô ấy.” – Bác sĩ cấp cứu Alan Beamsley kể lại. Ông là người trực ở phòng cấp cứu tại Gallup, New Mexico, nơi Krickitt được đưa tới chín mươi phút sau khi tai nạn xảy ra. Một vị bác sĩ mang đến cho Kim một chiếc phong bì đựng nhẫn và đồng hồ của Krickitt. Kim nhớ lại: “Ông ấy đã nói với tôi: ‘Chúng tôi rất tiếc, ông Carpenter’. Và tôi tưởng đâu cô ấy đã chết”. Mặc cho lời khuyên của bác sĩ, anh từ chối chữa chạy cho mình để có thể ở bên cạnh vợ. Anh nói: “Tôi không nhận ra được cô ấy nữa. Cô ấy bị thương nặng quá. Tôi nắm lấy tay cô ấy và nói: ‘Chúng ta sẽ vượt qua chuyện này.’” Khi trực thăng đến đưa Krickitt tới bệnh viện Đại học New Mexico ở thành phố Albuquerque cách đó 140 dặm, thì trên máy bay không còn chỗ cho Kim. Bác sĩ cấp cứu Combs vẫn còn nhớ lời nài xin của Kim: “Vợ tôi sắp qua đời, tôi muốn được ở bên cô ấy”. Năm tiếng đồng hồ sau đó khi Kim đến được Albuquerque thì Krickitt vẫn trong tình trạng hôn mê. Sáng hôm sau, nhằm ngày lễ Tạ ơn, bố mẹ của cô bay từ Phoenix đến bệnh viện thăm cô. Kim nhớ lại: “Mặc dù các bác sĩ bảo rằng có rất ít hy vọng, nhưng chúng tôi đã đến nhà nguyện và cầu nguyện”. Hôm ấy, chỗ sưng bắt đầu xẹp dần và huyết áp thấp đến mức nguy hiểm trước đó của cô bắt đầu tăng lên từ từ. Năm ngày sau, cô không cần dùng máy trợ thở nữa và mười ngày sau tai nạn, cô đã tỉnh lại và được chuyển đến Viện Thần kinh học Barrow ở Phoenix. Ba tuần sau tai nạn, khi một y tá hỏi Krickitt năm đó là năm nào, thì cô trả lời: “Năm 1969”. Cô nhớ được tên bố mẹ của mình, nhưng khi y tá hỏi: “Chồng cô là ai?” thì cô đã trả lời: “Tôi chưa có chồng”. Các kết quả xét nghiệm sau đó cho thấy cô vẫn nhớ được hầu hết các ký ức đã có từ trước. Về phần chồng cô thì đối với cô, anh là một người hoàn toàn xa lạ – cô không có một cảm giác nào đối với anh. Lúc này cô nói: “Tôi không có một hình ảnh nào trong đầu, và cũng chẳng có một kỷ niệm nào trong tim”. Kim nhớ lại anh đã tự an ủi mình bằng cách nhủ thầm: “Đây không phải là vợ mình, vợ mình đang bị kẹt trong con người này và đang cố thoát ra”. Anh cố mọi cách để giúp trí nhớ của cô phục hồi. Nhưng Krickitt lại cảm thấy khó chịu trước sự hiện diện và những lời động viên của anh. Mẹ của cô là bà Mary nói: “Tôi nghĩ con bé tỏ ra bực bội đối với những cố gắng của Kim vì lúc ấy nó không phải là Krickitt nữa”. Bà còn nói thêm rằng việc dạy lại cho Krickitt những công việc cơ bản cũng giống như là “nuôi dạy cô lần thứ hai” vậy. Vì phải ứng phó với những hóa đơn tiền thuốc hơn hai trăm nghìn đô-la và những người thu tiền không khoan nhượng, Kim trở lại Las Vegas làm việc với những mối lo ngại chất chồng về tương lai. Kim nói: “Nói thật là tôi đã nghĩ rằng cuộc hôn nhân của chúng tôi không thể diễn tiến tốt đẹp được nữa”. Nhưng anh không đầu hàng. Anh giải thích: “Tôi đã thề trước Chúa, chỉ có cái chết mới chia cắt được chúng tôi”. Thời gian sau đó, Krickitt bắt đầu cùng mẹ đến thăm Kim, rồi dần dần cô đến thăm anh một mình. Cô nói: “Tôi cho rằng nếu trước kia tôi đã từng yêu người đàn ông này, thì có lẽ tôi nên gặp lại anh ấy”. Khoảng năm tháng sau vụ đụng xe, cô lại dọn về sống chung với Kim, nhưng cuộc sống của họ gặp nhiều khó khăn. Những vết thương cô đang mang trong người đã gây ra sự biến đổi lớn về cảm xúc trong cô và khiến cô trở nên nóng tính. Và cô gặp khó khăn trong việc nối lại cuộc hôn nhân của mình. “Tôi nhớ tôi đã hỏi anh ấy: ‘Em đã làm vợ như thế nào? Em có nấu ăn cho anh không? Em có mang bữa trưa đến cho anh không?’”. Những vấn đề về thần kinh cũng gây ra nhiều khó khăn. Cô không lái xe được và không nhớ nổi đường đi. Cô dễ mệt mỏi, và cảm xúc của cô bị đảo lộn – cô cười to khi muốn khóc và khóc khi định cười. Kim nói: “Lúc ấy, tôi nghĩ: ‘Trời ơi, mình đang sống với một con người có hai tính cách”’. Cô dần lấy lại sự tự chủ đối với cuộc sống của mình và trở lại làm việc vào tháng Tám năm 1994, nhưng một tính cách khác đã hình thành trong cô – một sự kết hợp giữa tính cách cũ và mới – cô trở nên bộc trực hơn. (Cô vẫn bị tái lại một vài triệu chứng như thỉnh thoảng bị mất trí nhớ tạm thời, hoặc đôi khi trở nên vụng về.) Thật khó để cuộc hôn nhân trở lại tốt đẹp như trước. Mike Hill – bác sĩ trị liệu mà hai người bắt đầu tham vấn từ mùa Thu năm 1994, đã giải thích rõ vấn đề. Ông nói: “Không thể có tình cảm gắn bó như giai đoạn mới quen. Hai người cần tự tạo nên những kỷ niệm mới”. Thế là Kim và Krickitt bắt đầu hẹn hò trở lại – đi ăn pizza và tán gẫu, đi mua sắm, đi trượt nước ở một hồ nước gần đó. Krickitt nói: “Tôi đã hiểu chồng mình thêm một lần nữa. Đến một lúc, tôi thực sự thấy vui vì có anh bên cạnh. Tôi thấy nhớ khi không có anh gần bên”. Vào ngày lễ Tình nhân năm nay, Kim lại cầu hôn cô. Krickitt nhận lời. Cô nói: “Tôi cũng có thể không đem lòng yêu anh ấy một lần nữa, nhưng Chúa không cho chuyện đó xảy ra”. Vào ngày 25 tháng Năm, họ lại trao nhẫn cho nhau, những chiếc nhẫn mới, và lại đọc những lời nguyện ước vừa mới viết ra. Kim nói với cô: “Chỉ có một điều có thể đánh bại những đau khổ mà chúng ta đã trải qua. Đó chính là tình yêu anh dành cho em”. - Thomas Fields-Meyer và Michael Haederle Love me tender The most difficult year of marriage is the one you’re in. - Franklin P. Jones I t’s raining. Of course. Why would it do anything else on the worst day of my life? Eighteen-year-old Libby Dalton stared out the window, her elbows propped on the table, her chin buried in her fists. Stacks of boxes cast sporadic ghostly patterns on the wall as the lighting flickered through the rain beating incessantly on the windowpanes. Within the hour, they’d be leaving home and family to live in some godforsaken place called Levittown, New York. Was it only a month ago that Johnny burst into the apartment with his great news... the job offer, the chance to get out of Milford and into something he really wanted? How could she tell him she could not leave her family – her home – her life? They - the blond, blue-eyed cheerleader and the handsome football player, had been sweethearts all through high school: elected homecoming royalty their senior year and labeled in the yearbook as Milford High School’s Cutest Couple. It was the fifties, and life was sweet in small-town America. Elvis Presley was king, and his hit, “Love Me Tender,” had just hit the airwaves. At the senior prom, Milford’s cutest couple slow danced, lost in each other’s arms as the band played “their song.” Johnny’s soft voice crooned the lyrics in her ear, and Libby’s heart melted. “Be careful,” her mother warned. “You know what happens to girls who don’t behave themselves.” Libby had no intention of being one of the girls talked about in the locker rooms. They would wait. But on graduation night, without a word to anyone, they ran across the state line and stood before a justice of the peace. They could wait no longer. On the arm of her new husband, Libby proudly displayed her wedding ring to dismayed parents who saw their dreams - the football scholarship, the college diploma, the long, white dress and veil, vanish like bubbles in the air. “Are you pregnant?” her mother asked when she got Libby off to one side. “No,” Libby assured her, hurt at the suggestion. It was fun at first, playing house in the tiny apartment where they never seemed to get enough of each other. Johnny worked full-time as a mechanic at Buckner’s garage and attended vo-tech at night, training to be an electrician. Libby waited tables at the local diner. The newness soon wore off, and as they stumbled over each other in the close confines of two rooms, they dreamed and saved for a house of their own. Now, a year later, Libby was five months pregnant, sick every day and had to give up her job. High school friends quit calling the couple, who no longer had money for dancing and movies. Frequent arguments replaced words of love, as hopes and plans for the future dissolved into the empty frustration of barely getting by. Libby spent her days, and lately her nights, alone in the tiny apartment, suspecting that Johnny might be “fooling around.” Nobody works every night. As she returned from another bout of morning sickness, Libby glanced in the mirror at the swollen body and unkempt hair. Who could blame Johnny for looking around? What is there for him here? A baby coming, a fat, ugly wife and never any money. Her mother fussed about the pale face and circles under her eyes. “You must take care of yourself, Libby,” her mother told her. “Think of your husband, think of the baby.” That’s all Libby did think about - the baby... that impersonal lump inside, ruining her figure and making her constantly sick. Then came the day Johnny told her about the new job in Levittown. “We’ll be moving into a company house,” he said, his eyes shining. “It’s small, but it’s better than this dump.” She nodded and blinked rapidly so he wouldn’t see the tears. She couldn’t leave Milford. No one would be coming to say good-bye today.... It had been done last night at the farewell party. As Johnny hauled out the last box, she took a final walk through their first home, her footsteps echoing on bare wooden floors. The odor of furniture polish and wax still hung in the air. Faint voices filled the rooms as she remembered the night they waxed those floors, giggling and pushing each other, pausing in the middle to love each other. Two cluttered rooms, now cold and empty. Funny how quickly they became impersonal cubes as though no one had ever lived, or loved, there. She closed the door behind her for the last time and hurried out to the truck. The weather worsened as they drove, along with her mood. “It’s a big company,” Johnny said. “Levitton Manufacturing...electronic parts...a chance to get ahead....” She nodded briefly, then returned to staring out the window. He finally gave up his attempts at small talk, and they drove on in silence, broken only by the squeaky thumps of windshield wipers. As they reached the outskirts of Levittown, the rain stopped and the sun shone the warm light. “A good sign,” Johnny said, looking up at the sky. She nodded silently. After a few wrong turns, they found their new home, and Libby stared solemnly at the tiny box in the middle of identical boxes, like Monopoly houses lined up on Oriental Avenue. “Are you ever going to smile again, Lib?” She climbed out of the cab and scolded herself. Grow up, Libby. Do you think this is any easier for him? She wanted to say she was sorry, but the ever ready tears welled up and she turned away. Without a word, they carried boxes into the house, setting them down wherever they could find room. “Sit down and rest, Lib,” Johnny said. “I’ll finish unloading.” She sat on a box and stared out the window. At least it stopped raining. A knock interrupted her thoughts, and she opened the door to a girl about her own age, obviously pregnant, holding a small plate of cookies. “Welcome to the neighborhood,” she said. “I’m Susan, but everybody calls me Souie.” They sat on boxes, eating cookies and comparing pregnancies, morning sickness and backaches. Souie was due in two months. Libby in four. “I can come over tomorrow and help you settle in if you like,” Souie said. “It’s so good to have someone to talk to.” Amen, thought Libby. After Souie left, Libby glanced around the room with a new eye. I may need some blue curtains in the kitchen... The door suddenly sprang open and Johnny ran in, hurriedly digging through the boxes. He pulled out a small radio, plugged it into the wall socket, and suddenly “their song” and the voice of Elvis singing drifted into the kitchen. They heard the disc jockey’s voice over the music, “...and this request comes from a pair of newcomers in town. Congratulations to John and Libby Dalton on their wedding anniversary.” Johnny had remembered their anniversary. She had forgotten. Tears streamed down her face, and the wall of silence and self-pity she had built around herself crumbled. He pulled her up to him, and she heard his voice singing soft and sweet in her ear. Together they danced in between the packing cartons, clinging to each other as if discovering love for the first time. Sunlight filtered through the window in the new house, and as she felt the first kicks of the new life inside her, Libby Dalton learned the meaning of love. - Jacklyn Lee Lindstrom Ca khúc“Love me tender” Năm khó khăn nhất của hôn nhân chính là năm mà bạn đang trải qua. - Franklin P. Jones T rời đang mưa. Dĩ nhiên. Sao thời tiết lại có thể khác đi vào cái ngày tồi tệ nhất trong đời tôi kia chứ? Thiếu nữ mười tám tuổi Libby Dalton nhìn chăm chăm ra ngoài cửa sổ, khuỷu tay tựa xuống bàn, hai tay chống cằm. Những chồng thùng phản chiếu những hình ảnh rời rạc ma quái trên tường nhà mỗi khi ánh chớp lóe lên, xuyên qua màn mưa không ngừng đập vào khung cửa sổ. Trong vòng một tiếng nữa, họ sẽ dọn khỏi nhà và rời xa gia đình để đến sống ở một nơi hoang vắng là Levittown, New York. Phải chăng mới chỉ một tháng trước đây, Johnny đã lao vào nhà để báo một tin tuyệt vời... về một chỗ làm, một cơ hội để thoát khỏi Milford và có được điều anh thật sự mong muốn? Sao cô có thể nói với anh rằng cô không thể rời xa gia đình – mái nhà – cuộc sống của mình? Họ – một cô gái tóc vàng mắt xanh, đội trưởng đội cổ động và một chàng cầu thủ bóng bầu dục điển trai – là một đôi yêu nhau trong suốt những năm trung học. Họ được bầu chọn danh hiệu Vua và Nữ hoàng trong lễ họp mặt sinh viên vào năm cuối trung học, được xuất hiện trên cuốn kỷ yếu với danh hiệu Cặp đôi Đáng yêu nhất của Trường Trung học Milford. Đó là những năm năm mươi, cuộc sống tại các thị trấn nhỏ của nước Mỹ rất dễ chịu. Lúc đó Elvis Presley là ông hoàng thể loại nhạc Rock & Roll, và ca khúc thành công “Love Me Tender” của anh vừa được phát sóng. Tại buổi khiêu vũ của học sinh năm cuối, cặp đôi đẹp nhất trường Milford đắm mình trong vòng tay của nhau và dập dìu khiêu vũ trong lúc ban nhạc chơi bài tủ của họ. Giọng ca trầm ấm của Johnny ngân nga lời bài hát bên tai Libby, và trái tim cô như tan chảy. Mẹ cô đã dặn: “Hãy cẩn thận, con biết điều gì sẽ xảy ra với những cô gái không biết giữ gìn rồi đấy”. Libby không hề muốn trở thành một trong số những cô gái bị mang ra bàn tán trong phòng thay quần áo. Họ sẽ đợi. Nhưng trong đêm tốt nghiệp, họ không nói với ai một tiếng nào cả mà cứ thế chạy qua ranh giới bang và đến trước một cha xứ. Họ không thể đợi lâu hơn nữa. Trong vòng tay của người chồng mới cưới, Libby hãnh diện khoe chiếc nhẫn cưới cho cha mẹ xem. Họ sửng sốt nhìn đứa con gái rượu của mình – học bổng bóng bầu dục, tấm bằng đại học, chiếc váy cưới dài trắng tinh khôi và khăn che mặt – tan biến như bong bóng xà phòng. “Con có mang à?” – Mẹ cô kéo con gái ra một bên hỏi khẽ. “Không có đâu mẹ!” – Libby quả quyết, cảm thấy bị xúc phạm vì điều phỏng đoán đó. Thời gian đầu quả thật rất thú vị dù họ cùng sống trong căn hộ bé tí, nơi họ luôn cảm thấy muốn ở bên nhau nhiều hơn nữa. Johnny làm thợ máy tại trạm sửa xe Buckner cả ngày, ban đêm anh còn học một lớp kỹ thuật để sau này trở thành thợ điện. Libby phục vụ bàn tại một quán ăn nơi họ sống. Cảm giác mới mẻ ban đầu nhanh chóng phai nhạt, và khi hai người cứ va phải nhau trong căn hộ nhỏ bé chỉ có hai phòng, thì họ mơ đến việc dành dụm để mua được một căn nhà cho riêng mình. Lúc này, một năm sau ngày cưới, Libby đang có thai năm tháng. Ngày nào cô cũng thấy khó ở và buộc phải nghỉ làm. Các bạn thời phổ thông thôi không còn gọi cho vợ chồng họ nữa khi biết hai anh chị không còn tiền để khiêu vũ và xem phim. Khi những hy vọng và dự định cho tương lai chỉ còn là sự thất vọng trống trải trong cuộc sống qua ngày thì những trận cãi vã thường xuyên giữa họ thay thế cho những lời nói yêu thương trước kia. Libby sống mỗi ngày, và gần đây là mỗi đêm, trơ trọi trong căn nhà bé nhỏ. Cô còn nghi ngờ John đang “quan hệ lăng nhăng bên ngoài”. Có ai lại đi làm vào mỗi đêm như vậy chứ. Sau một lần mỏi mệt vì ốm nghén, Libby liếc nhìn mình trong gương. Cô thấy thân hình mình sao mà sồ sề còn tóc tai thì rối bù. Thế này thì ai có thể trách sao Johnny lại tìm kiếm những mối quan hệ bên ngoài? Ở đây anh ấy có cái gì? Một đứa bé sắp chào đời, một cô vợ béo ú, xấu xí và không có một xu nào cả. Mẹ cô lo cuống lên vì khuôn mặt xanh xao và những quầng thâm dưới mắt của con gái. Mẹ cô bảo: “Con phải chăm sóc cho bản thân, Libby à. Hãy nghĩ đến chồng của con, nghĩ đến đứa bé”. Đó cũng chính là những gì Libby luôn nghĩ đến – đứa bé... hình hài chưa rõ rệt bên trong cơ thể cô, đang làm hỏng vóc dáng của cô và khiến cô đau yếu liên miên. Rồi đến một ngày nọ, Johnny báo với cô về công việc mới của anh ở Levittown. Anh nói, cặp mắt sáng ngời: “Chúng ta sẽ chuyển đến sống trong một căn nhà của công ty. Nhà nhỏ thôi, nhưng vẫn tốt hơn cái ổ chuột này”. Cô gật đầu và chớp mắt thật nhanh để Johnny không thể nhìn thấy cô đang khóc. Cô không thể nào rời khỏi Milford được. Trong ngày hôm nay sẽ không có ai đến nói lời tạm biệt... Việc đó đã diễn ra vào bữa tiệc chia tay tối hôm trước rồi. Trong khi Johnny kéo cái thùng cuối cùng ra ngoài thì cô đi dạo quanh ngôi nhà đầu tiên của mình một lần cuối, tiếng chân của cô vọng lại trên nền gỗ trơ trụi. Mùi dầu đánh bóng đồ đạc và mùi sáp vẫn còn phảng phất đâu đó. Căn phòng bỗng nhiên tràn ngập tiếng cười nói khe khẽ khi cô nhớ lại đêm đầu tiên họ đánh bóng sàn nhà, cười khúc khích, xô đẩy nhau và thỉnh thoảng dừng lại giữa chừng để bày tỏ tình yêu. Hai căn phòng lộn xộn, giờ đây trở nên lạnh lẽo và trống trải. Thật nực cười là chúng bị biến thành những hình khối vô cảm nhanh đến thế, cứ như thể chưa từng có ai sống và yêu nhau ở đó vậy. Cô đóng sập cánh cửa một lần cuối và vội vã đi ra chỗ xe tải. Lúc họ lái xe đi, thời tiết mỗi lúc một xấu - cũng giống như tâm trạng của cô vậy. Johnny nói: “Đó là một công ty lớn, công ty Levitton chuyên sản xuất các linh kiện điện tử ... một cơ hội để thăng tiến...”. Cô gật đầu cho qua chuyện rồi lại đăm chiêu nhìn ra ngoài cửa sổ. Sau cùng, anh thôi không cố gắng chuyện trò với cô nữa. Họ lái xe đi trong yên lặng, sự yên lặng chỉ bị gián đoạn bởi tiếng cót két của cái cần gạt nước. Khi họ đến ngoại ô Levittown, trời hết mưa và mặt trời bắt đầu chiếu những tia nắng ấm áp. Ngước nhìn bầu trời, Johnny nói: “Dấu hiệu tốt đây”. Cô khẽ gật đầu. Sau khi đi nhầm mấy chỗ rẽ, họ cũng tìm đến được căn nhà mới của mình. Libby nhìn chăm chăm vào cái thùng bé tí nằm ngổn ngang giữa mấy cái thùng giống hệt nhau, như những ngôi nhà Monopoly xếp thành hàng dài trên đại lộ Oriental trong trò chơi cờ Tỷ phú. “Bao giờ em mới chịu cười trở lại hả Lib?”. Cô leo xuống khỏi cabin xe và tự trách mình. Hãy trưởng thành lên, Libby. Ngươi có nghĩ rằng mọi việc đang dễ dàng hơn đối với anh ấy không? Cô muốn nói lời xin lỗi, nhưng những giọt nước mắt chực sẵn đã tuôn ra và cô vội quay đi. Chẳng nói thêm với nhau lời nào, họ cứ thế mang các thùng đồ vào trong nhà và đặt chúng xuống bất cứ nơi nào còn trống. Johnny nói: “Em hãy ngồi xuống và nghỉ ngơi đi Lib. Anh sẽ lấy đồ đạc xuống”. Cô ngồi lên một cái thùng và nhìn đăm đăm ra ngoài cửa sổ. Chí ít thì trời cũng đã hết mưa. Có tiếng gõ cửa làm gián đoạn suy nghĩ của cô. Cô mở cửa và trông thấy một cô gái trạc tuổi mình, cô ấy cũng đang có mang. Cô ấy mang theo một đĩa nhỏ bánh quy. Cô ấy nói: “Chào mừng bạn đến khu này. Mình tên là Susan, nhưng mọi người thường gọi mình là Souie”. Họ ngồi trên mấy thùng đồ, ăn bánh quy và chuyện trò về tình trạng thai nghén, chứng ốm nghén và những cơn đau lưng. Souie sẽ sinh sau hai tháng nữa. Còn Libby thì sẽ sinh sau bốn tháng nữa. Souie nói: “Ngày mai nếu chị muốn, tôi có thể đến giúp chị sắp xếp đồ đạc. Thật vui vì có người cùng trò chuyện”. Libby nghĩ: “Cảm ơn Chúa”. Sau khi Souie về, Libby nhìn quanh phòng với cái nhìn mới. Có lẽ cần vài cái rèm cửa màu xanh trong nhà bếp... Bỗng cánh cửa mở toang. Johnny chạy vào. Anh vội vã lục lọi đống đồ đạc và lôi ra một cái máy thu thanh nho nhỏ, cắm nó vào ổ điện trên tường. “Bài hát kỷ niệm của họ” với giọng ca của Elvis bỗng vang lên trong nhà bếp. Họ nghe thấy giọng DJ xen lẫn trong tiếng nhạc: “... và lời yêu cầu này là của một đôi bạn mới đến thành phố. Chúc mừng John và Libby Dalton nhân kỷ niệm ngày thành hôn của hai bạn”. Johnny nhớ ngày cưới của họ. Nhưng cô thì quên. Nước mắt cô giàn giụa. Bức tường của sự im lặng và than thân trách phận mà cô dựng nên trước đây giờ đã gãy vụn. Anh kéo cô về phía anh; và cô nghe tiếng hát êm dịu, ngọt ngào của anh bên tai. Họ cùng nhau khiêu vũ ở khoảng giữa các thùng các-tông còn chưa tháo ra. Họ ôm chặt lấy nhau như lần đầu tiên vừa tìm thấy tình yêu. Ánh nắng xuyên qua ô cửa sổ của ngôi nhà mới. Và khi cảm nhận được niềm vui thú đầu tiên của cuộc sống mới, Libby Dalton mới hiểu được ý nghĩa của tình yêu. - Jacklyn Lee Lindstrom Is there really a prince charming? A lot of girls grow up thinking that a Prince Charming roams the skies and the plains just waiting for that special moment to zoom into their lives, snatch them up and carry them away from a world of shrouded gloom to one of white, wedded bliss. When girls flower into womanhood, they are always a bit shocked to discover they are Cinderella or Snow White, and the man they thought was Prince Charming really turned out to be Prince Clod. Marianne had lived a life like Cinderella, sweeping parking lots for a dollar a day at age eight, trying to provide for herself and her baby brothers as her mother lived daily tackling a mental illness. When she had just passed her teen years, she met the man she thought was her Prince Charming. She met him where she was a waitress, and he enthralled her. He is a musician with a successful band. He seemed to have the widest, most endearing eyes when he spotted her. And why not? She looked as sweet as Cinderella, blonde-brown curls, emerald green eyes and a face that echoed of innocence and love, which was really the look of an awestruck teenager. All Marianne could think was: He loves me. He loves me. He loves me. And this was true at the time. With the speed of a stallion, the man grabbed her up in his arms and carried her off to marriage. Everything was perfect as far as Marianne was concerned. She had a nice home and enjoyed watching her husband play in his band. She felt loved and adored for the first time in her life. And she was about to have a baby. She didn’t know about the other women. The two were also ill-fated in another way. They had not only wedded each other, but they wedded their recessive genes. When her first son, Loren, arrived, Marianne knew something was wrong. He didn’t respond to sound. For a year, Marianne consulted with doctors who told her nothing was wrong. But finally a specialist announced that Loren was deaf and that there was nothing she could do. She sobbed for the first two years of Loren’s life while her husband kept saying that their son was just fine. Doctors assured them that another child wouldn’t suffer such misfortune. But when Lance was born, they soon learned the newborn was deaf, too. The walls of their already strained marriage, which stood on a young girl’s fairy-tale dreams, cracked, but they caved in when Marianne grew angry that her husband didn’t want to learn to communicate with his two sons. He left that to her. She learned sign language as quickly as possible. Her husband wasn’t interested. When he talked to the boys, he treated them like they were dogs, patting them on the head, barking out a word or two. She took her sons to her husband’s parents’ house. His parents ignored the kids. She took her sons shopping. Clerks gasped when her sons made grunting sounds. And now, she knew about the other women. Sometimes her husband didn’t bother to come home. Her friends quit calling her and Marianne felt a biting loneliness. The stress and the loneliness began to destroy Marianne. She sucked down alcohol like it was water. She fed and clothed her sons, put them to bed, but refused to leave her home. She thought about slashing her wrists. “Imagine, when your friends and your own family don’t bother to want to learn to communicate with your sons,” she explained. “You don’t have to know sign language. Kindness is a language. We all understand it. When you see a child like this, don’t act shocked. Don’t gasp and walk away. The message you send to a child is: ‘My God, you are a freak.’ Reach out your hand and smile.” Smiles, hugs and kisses are what saved Marianne’s life. Lance and Loren’s eyes were pools of adoration and love – a true love. The type Marianne had never experienced in her life. It became apparent to Marianne that she could squander her own life away with alcohol and panic attacks, but she couldn’t waste her sons’ lives like this. She buckled down and went back to school to earn a high school degree. She got a job with an insurance firm and saved her pennies. The better she felt about herself, the prouder she grew of Loren and Lance. She started bringing them to visit with her coworkers, who showered them with kindness. It was time for her and her boys to leave their house, cut ties with the father and move on with their lives. One day, her sons came with her to work, and when she walked into the office of the insurance manager, a man named Eric, she found Loren sitting on his lap. Eric looked up at her. He said these simple words: “I feel like an idiot. I’d love to talk with your son. Do you know where I could go learn sign language?” Marianne thought she would faint. Not a soul had ever asked her before if they could learn to communicate with her sons. She was shaking inside as she explained to Eric that if he was really interested, she knew where he could learn. Eric showed quickly he wasn’t kidding when he enrolled in the class and began to sign words of hello to her in a few days. When the kids came in, he took them for walks along the pier near their office. Often she went along and watched Eric, who was becoming a master of sign language, talk and laugh with her boys as no one else had before. And each time her sons saw Eric they brightened like the sun and stars in the sky. She had never seen them so happy. Her heart twitched as though it were being strummed. She began to fall in love. She didn’t know if Eric felt the same until they left work together one evening and took a stroll out on a pier above the Pacific Ocean. He signed to her that he was in love and wanted to marry. Marianne’s heart danced with joy. The couple moved into a small town and opened up a thriving insurance business. They had two more children, Casey and Katie, neither of whom were born deaf, but both learned sign language before the age of five. And at the happiest moments of her life, Marianne would wake up in the middle of the night, her ear burning in pain, and begin to sob. Her behavior was inexplicable because she couldn’t think of a time when she felt more loved or happy. Eric would run his hands across her hair, hold her chin and ask her what was wrong. All she could say was: “I don’t know. I don’t know.” He held her for a long while. Weeks went by and Marianne continued to wake up sobbing. Then, like a lightning bolt, she woke up knowing the answer. She cried to Eric that she wasn’t doing enough to help deaf children in the world. She was supposed to help them find their place in society. She was supposed to teach the world how to communicate with these children. Eric wrapped his arms around her and said: “Let’s do it.” Together they formed Hands Across America - “It Starts with You” - an organization that encourages the public to learn sign language and has started making educational videos that use both deaf and hearing children together. So if you ever have a chance to talk with Marianne and ask her if there is any truth to fairy tales like Cinderella and Snow White, she’ll probably say she’s learned a lot about such stories in her lifetime. She’s likely to say: “There sure are a lot of Prince Clods out there. But there sure are some Prince Charmings, and there are really a lot of Cinderellas, too.” - Diana Chapman Bạch mã hoàng tử có thật không? N hiều thiếu nữ lớn lên với ý nghĩ rằng có một chàng bạch mã hoàng tử đang ngao du trên bầu trời hay trên những bình nguyên rộng lớn để chờ đến một khoảnh khắc đặc biệt và bước vào đời họ, đón lấy và mang họ ra khỏi thế giới tối tăm, đưa họ đến một thế giới tươi đẹp của hạnh phúc lứa đôi. Khi những cô gái trở thành những người phụ nữ, họ luôn gặp phải một chút bỡ ngỡ khi nhận ra họ là Cô Bé Lọ Lem hoặc nàng Bạch Tuyết, còn người mà họ nghĩ là Bạch mã hoàng tử hóa ra lại là hoàng tử rởm. Marianne đã sống một cuộc đời giống như Cô Bé Lọ Lem. Từ năm lên tám cô đã phải quét dọn bãi đậu xe hơi để có được một đô-la mỗi ngày để gắng nuôi sống bản thân và những đứa em nhỏ, vì mẹ cô phải đối phó với chứng bệnh tâm thần mỗi ngày. Khi vừa bước qua tuổi thiếu niên, cô đã gặp một người mà cô cho là Bạch mã hoàng tử của mình. Cô gặp anh tại nơi cô làm phục vụ bàn, và anh đã mê hoặc cô. Anh là một nghệ sĩ trong một ban nhạc thành công. Dường như anh luôn nhìn cô với đôi mắt mở to và trìu mến nhất. Tại sao lại không chứ? Trông cô xinh xắn như Cô Bé Lọ Lem với những lọn tóc màu vàng nâu, cặp mắt xanh biếc và một khuôn mặt toát lên vẻ thánh thiện và đầy tình yêu thương, mà thật ra lại là dáng vẻ của một thiếu nữ gặp nhiều bất hạnh. Tất cả những gì Marianne có thể nghĩ đến là: Anh ấy yêu mình. Anh ấy yêu mình. Anh ấy yêu mình. Vào lúc đó thì đúng vậy. Với tốc độ của một chú ngựa nòi, anh ta đã ôm chầm lấy cô trong vòng tay và cùng tiến đến hôn nhân. Theo như Marianne nhận thấy thì mọi thứ đều hoàn hảo. Cô có một mái ấm xinh xắn và cô hạnh phúc ngắm chồng mình biểu diễn cùng ban nhạc. Lần đầu tiên trong đời, cô cảm thấy mình được yêu và ngưỡng mộ. Và cô còn sắp có em bé. Cô không biết gì về những người phụ nữ khác. Thế nhưng hai người lại gặp bất hạnh trên một phương diện khác. Họ không chỉ cưới nhau mà còn kết hợp những gien lặn lại với nhau. Khi đứa con trai đầu lòng của họ là Loren chào đời, Marianne đã cảm thấy điều gì đó không ổn. Cậu bé không có phản ứng với âm thanh. Trong suốt một năm, Marianne liên tục tham khảo ý kiến các bác sĩ – những người luôn bảo cô rằng con trai cô chẳng có vấn đề gì cả. Nhưng cuối cùng, một bác sĩ chuyên khoa cho biết Loren bị điếc và cô cũng không thể giúp được gì. Cô khóc ròng trong suốt hai năm đầu đời của Loren trong khi chồng cô luôn một mực nói rằng con trai của họ vẫn ổn. Các bác sĩ an ủi họ rằng đứa con sau sẽ không gặp phải số phận kém may mắn như thế. Nhưng khi Lance ra đời, họ nhanh chóng phát hiện ra đứa trẻ sơ sinh này cũng bị điếc. Những điểm tựa của cuộc hôn nhân vốn đã căng thẳng – được hình thành nên từ những giấc mơ thần tiên của người thiếu nữ – giờ đây bắt đầu nứt vỡ; và chúng hoàn toàn sụp đổ khi Marianne trở nên giận dữ vì chồng cô không muốn học cách giao tiếp với hai cậu con trai. Anh ta phó mặc việc đó cho cô. Cô gắng học ngôn ngữ dấu hiệu càng nhanh càng tốt. Chồng cô chẳng hề quan tâm. Những khi nói chuyện với các con, anh ta đối xử với chúng như thể chúng là chó, vỗ vỗ lên đầu chúng và sủa lên vài ba từ. Cô đưa các con đến nhà bố mẹ chồng, ông bà nội của chúng tỏ ra thờ ơ trước hai đứa trẻ. Cô đưa bọn trẻ đi mua sắm. Nhân viên bán hàng há hốc mồm khi các con của cô phát ra những tiếng gầm gừ khe khẽ. Và giờ đây thì cô đã biết về những phụ nữ khác. Đôi khi chồng cô còn chẳng buồn về nhà. Bạn bè không liên lạc với cô nữa, và Marianne cảm nhận nỗi cô đơn đắng cay. Sự căng thẳng và cô đơn bắt đầu hủy hoại Marianne. Cô nốc rượu như nước lã. Cô cho các con ăn, thay đồ cho chúng, đưa chúng đi ngủ, nhưng cô không chịu ra khỏi nhà. Cô đã nghĩ đến chuyện rạch cổ tay. Cô giải thích: “Hãy tưởng tượng mà xem, khi bạn bè và ngay cả chính gia đình bạn không hề muốn học cách giao tiếp với các con của bạn. Không nhất thiết phải biết ngôn ngữ dấu hiệu. Sự ân cần là một ngôn ngữ. Tất cả chúng ta đều hiểu nó. Khi gặp một đứa trẻ như vậy, đừng tỏ ra kinh ngạc. Đừng há hốc mồm và bỏ đi. Thông điệp mà bạn gửi đến đứa trẻ sẽ là: ‘Trời ơi, mày đúng là đồ quái dị’. Hãy dang rộng vòng tay và mỉm cười với chúng”. Những nụ cười, những vòng tay và những nụ hôn đã cứu vớt cuộc đời Marianne. Đôi mắt của Lance và Loren chứa chan sự ngưỡng mộ và tình yêu thương – tình yêu thương chân thành. Đó là tình cảm mà cô chưa từng có được trong đời. Marianne nhận ra rằng cô có thể phí phạm cuộc đời mình vào rượu chè và những cơn bấn loạn, nhưng cô không thể phí phạm cuộc đời các con mình như thế. Cô bắt tay làm lại từ đầu và trở lại trường để lấy bằng trung học. Cô xin vào làm tại một công ty bảo hiểm và tích cóp từng xu một. Càng cảm thấy hài lòng với bản thân, cô càng thấy tự hào hơn về Loren và Lance. Cô bắt đầu đưa chúng đến chơi với các đồng nghiệp của mình, họ đối xử với bọn trẻ hết sức tử tế. Đã đến lúc cô và các con rời bỏ ngôi nhà cũ, cắt đứt những mối quan hệ ràng buộc với cha chúng và sống cuộc sống của ba mẹ con. Một ngày nọ, bọn trẻ theo cô đến sở làm và khi cô bước vào phòng Eric – giám đốc công ty – cô thấy Loren đang ngồi trong lòng anh. Eric ngước nhìn cô. Anh nói những lời mộc mạc: “Tôi thấy mình như một gã khờ. Tôi thích nói chuyện với con trai của cô. Cô có biết chỗ nào giúp tôi học ngôn ngữ dấu hiệu không?”. Marianne tưởng như mình sắp ngất. Chưa có ai từng hỏi cô xem họ có thể học cách giao tiếp với các con của cô hay không. Cô thấy tâm hồn mình xao động khi trả lời Eric rằng nếu anh thật sự quan tâm, cô biết có chỗ dạy. Eric nhanh chóng cho cô thấy rằng anh không hề nói đùa khi anh đăng ký vào lớp học; và chỉ vài ngày sau, anh bắt đầu chào hỏi cô bằng ngôn ngữ cử chỉ. Khi bọn trẻ đến, anh đưa chúng đi dạo ở bến tàu gần văn phòng. Cô thường đi cùng và quan sát Eric – giờ đây anh đã trở thành bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ ký hiệu. Anh trò chuyện, cười đùa với hai đứa trẻ – điều mà trước đó chưa ai từng làm. Mỗi khi hai đứa con cô trông thấy Eric, gương mặt chúng lại rạng ngời như mặt trời hay những vì sao trên trời cao. Cô chưa từng thấy chúng hạnh phúc đến thế. Trái tim cô bồi hồi xao xuyến. Cô bắt đầu yêu. Cô không biết rằng Eric cũng cảm thấy như cô, cho đến một chiều hai người cùng tan sở và đi dạo nơi chiếc cầu tàu trên Thái Bình Dương. Anh ra dấu để nói với cô rằng anh yêu cô và muốn kết hôn cùng cô. Trái tim Marianne rộn ràng vui sướng. Đôi vợ chồng chuyển đến một thị trấn nhỏ và thành lập một công ty bảo hiểm làm ăn phát đạt. Họ có thêm hai đứa con là Casey và Katie. Tuy cả Casey và Katie đều không bị điếc, nhưng chúng đều học ngôn ngữ dấu hiệu từ lúc chưa tròn năm tuổi. Trong những giây phút hạnh phúc nhất, Marianne lại thức giấc vào giữa đêm, cảm thấy đau buốt đôi tai và bắt đầu khóc nức nở. Hành động của cô không thể giải thích được, vì cô không thể nghĩ rằng một lúc nào đó mình lại cảm thấy hạnh phúc và được yêu thương nhiều như lúc này. Eric luồn tay vào tóc cô, nâng cằm cô lên và hỏi xem có chuyện gì. Cô chỉ có thể trả lời Eric: “Em không biết. Em không biết”. Anh ôm cô một hồi lâu. Nhiều tuần trôi qua, Marianne vẫn tiếp tục thức giấc giữa khuya và khóc. Bỗng nhiên, như một ánh chớp lóe lên, cô thức dậy và tìm ra câu trả lời. Cô kể với Eric rằng cô chưa thật sự làm gì để giúp đỡ những trẻ em khiếm thính trên thế giới. Cô phải giúp chúng tìm được vị trí của mình trong xã hội. Cô phải giúp thế giới xung quanh biết cách giao tiếp với chúng. Eric choàng tay ôm cô và nói: “Chúng ta hãy cùng làm nhé”. Họ cùng nhau thành lập tổ chức Những Bàn tay của nước Mỹ – “Bắt đầu từ Bạn” – một tổ chức khuyến khích cộng đồng học ngôn ngữ dấu hiệu và bắt đầu thực hiện những cuốn băng video giáo dục có sự tham gia của cả trẻ em khiếm thính lẫn những em bình thường. Vậy nên nếu bạn có một dịp trò chuyện với Marianne và hỏi cô xem những câu chuyện cổ tích như Cô bé Lọ Lem và Công chúa Bạch Tuyết có thật không, có lẽ cô sẽ nói rằng cô đã biết được nhiều về những chuyện như vậy trong cuộc sống. Rất có thể cô sẽ nói như thế này: “Chắc chắn sẽ có rất nhiều hoàng tử rởm trên đời. Nhưng cũng có một số Bạch mã hoàng tử, và thực sự cũng có nhiều Cô Bé Lọ Lem nữa”. - Diana Chapman Wednesdays The great doing of little things makes the great life. - Eugenia Price S he is my wife, my lover, my best friend. For over fourteen years, our marriage has endured and grown. I can honestly state that after all this time together, my love for Patricia has not diminished in the slightest way. In fact, through each passing day, I find myself more and more enraptured by her beauty. The best times of my life are the times we spend together, whether sitting quietly watching television or enjoying an afternoon at a San Diego Chargers game. There is no secret to why our marriage has lasted while so many others have failed. There is no formula for success that I can offer, other than to express that the most important feature of our relationship is that it has never lost the sense of romance that bloomed when we first met. Too often marriage kills the romance that was born in the courtship of a relationship. To me, I have always felt that I am still courting Patricia, and therefore the romance has never died. Romance is not something that can be taught or copied. One can only be romantic through another. Patricia, my wife of fourteen years, has instilled the romance in me. I am romantic because of her. Patricia has always brought out the best in me. The many aspects of our romance are too numerous to mention. However, there is one special romantic interlude that I began over fifteen years ago. Before we were married, Patricia and I could not see each other as much as we would have liked during the week. The weekends always went too fast, and the days in between dragged on forever. I decided that I needed to do something to make the weekdays go faster, or at least to give us something to look forward to during the week. And so it began one Wednesday some fifteen years ago: I bought a card and gave it to Patricia. There was no special occasion. The card was just an expression of how much I loved her and how much I was thinking about her. I picked Wednesday for no special reason other than it was the middle of the week. Since that day, I have never missed a Wednesday - Patricia has received a card from me every Wednesday, every week, every month, every year. The purchase of the card each week is not done out of habit. It is my romantic mission each week to find the right card. At times, my search takes me to many different card stores to find that perfect offering. I have been known to spend a considerable amount of time in front of the card displays, reading up to a dozen different cards before I choose the right one. The picture and the words in the card must have specific meaning to me and must remind me in some way of Patricia and our life together. The card needs to evoke an emotion in me. I know that if a card brings a tear of happiness to my eyes, I have found the right one. Patricia awakens each Wednesday morning to find her card, and even though she knows it will be there, she still lights up with excitement when she tears open the envelope and reads what is inside. And I still get just as excited giving each card to her. At the foot of our bed is a brass chest that is filled with all of the greeting cards Patricia has received from me over the past fifteen years, hundreds and hundreds of cards, each one full of just as much love as the next. I can only hope that our life together will last long enough for me to fill ten brass chests with my weekly messages of love, affection and most of all thanks for the joy Patricia has brought to my life. - David A. Manzi Các ngày thứ Tư Làm thật tốt những điều nhỏ bé sẽ tạo nên một cuộc sống tuyệt vời. - Eugenia Price N àng là vợ, là người yêu và là người bạn tốt nhất của tôi. Cuộc hôn nhân của chúng tôi đã kéo dài và phát triển trong suốt hơn mười bốn năm. Tôi có thể nói một cách chân thành rằng trải qua khoảng thời gian bên nhau, tình yêu của tôi dành cho Patricia không hề suy giảm một chút nào. Mà thực ra, mỗi ngày trôi qua, tôi lại càng thấy mình mê mẩn vì vẻ đẹp của nàng hơn. Những khoảnh khắc tươi đẹp nhất trong đời tôi là khi chúng tôi ở bên nhau, dù chỉ ngồi yên lặng xem truyền hình hay cùng thưởng thức một trận bóng bầu dục của đội San Diego Chargers. Không hề có một bí mật nào giúp cuộc hôn nhân của chúng tôi bền vững trong khi nhiều cuộc hôn nhân khác lại đổ vỡ. Tôi không thể đưa ra một công thức thành công nào ngoại trừ một điều tôi muốn chia sẻ: điều quan trọng nhất trong mối quan hệ giữa chúng tôi là chúng tôi không để mất đi sự lãng mạn thăng hoa của ngày đầu gặp gỡ. Thường thì hôn nhân giết chết sự lãng mạn được nảy nở trong thời gian đầu tìm hiểu. Đối với tôi, tôi luôn cảm thấy như mình vẫn đang chinh phục Patricia, và chính vì thế sự lãng mạn chưa bao giờ mất đi. Lãng mạn không phải là điều có thể học hay bắt chước được. Một người chỉ có thể trở nên lãng mạn thông qua một người khác. Patricia, người vợ trong suốt mười bốn năm qua của tôi, đã luôn khơi dậy sự lãng mạn trong tôi. Tôi lãng mạn là nhờ nàng. Patricia luôn khơi gợi được những điều tốt đẹp nhất trong tôi. Những việc làm lãng mạn của chúng tôi nhiều đến nỗi không thể kể hết. Tuy nhiên, có một khúc dạo đầu đặc biệt lãng mạn mà tôi đã bắt đầu thực hiện từ hơn mười lăm năm về trước. Trước khi kết hôn, tôi và Patricia không thể gặp nhau vào những ngày trong tuần một cách thường xuyên như chúng tôi muốn. Những ngày cuối tuần luôn trôi qua quá nhanh, còn những ngày trong tuần lại dài lê thê bất tận. Tôi quyết định phải làm điều gì đó để những ngày trong tuần trôi qua nhanh hơn, hay ít ra cũng làm cho chúng tôi có một cái gì đó để trông đợi trong tuần. Và thế là bắt đầu từ một ngày thứ Tư mười lăm năm về trước, tôi mua một tấm thiệp tặng Patricia. Không vì một dịp đặc biệt nào cả. Tấm thiệp chỉ là một cách thể hiện tôi yêu Patricia mãnh liệt biết bao và luôn nghĩ tới nàng nhiều như thế nào. Tôi chọn ngày thứ Tư không vì một lý do đặc biệt nào khác mà chỉ vì đó là ngày giữa tuần. Từ hôm ấy, tôi chưa từng bỏ sót một thứ Tư nào. Patricia luôn nhận được một tấm thiệp vào mỗi thứ Tư, mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi năm. Hành động mua thiệp mỗi tuần không phải một việc làm theo thói quen. Mỗi tuần tôi lại có một sứ mệnh lãng mạn là tìm ra một tấm thiệp thích hợp. Đôi khi tôi phải đi tìm kiếm khắp các tiệm bán thiệp mới tìm được một tấm thiệp thật vừa ý. Mọi người thường thấy tôi đứng khá lâu trước các hàng thiệp, đọc hàng chục tấm thiệp khác nhau trước khi tìm được tấm thiệp ưng ý. Hình ảnh và lời chúc trong thiệp phải có một ý nghĩa riêng biệt đối với tôi và bằng cách nào đó, nó phải gợi nhớ đến Patricia, đến cuộc sống mà chúng tôi chia sẻ cùng nhau. Tấm thiệp phải đánh thức cảm xúc trong tôi. Tôi biết nếu tấm thiệp nào có thể khiến tôi rưng rưng hạnh phúc thì đó chính là tấm thiệp tôi cần tìm. Mỗi sáng thứ Tư, Patricia lại thức giấc và tìm kiếm tấm thiệp của mình. Dù biết chắc rằng mình sẽ nhận được thiệp, nhưng nàng vẫn hồi hộp khi xé phong bì để đọc nội dung bên trong. Còn tôi vẫn cảm thấy hồi hộp mỗi khi tặng thiệp cho nàng. Dưới chân giường của chúng tôi có một chiếc rương bằng đồng chứa đầy những tấm thiệp mà Patricia nhận được trong suốt hơn mười lăm năm qua, hàng trăm tấm thiệp, tấm nào cũng đầy ắp thương yêu. Tôi chỉ mong sao cuộc sống lứa đôi của chúng tôi sẽ kéo dài để tôi có thể làm đầy mười cái rương bằng đồng với những thông điệp hàng tuần về tình yêu, sự yêu thương và trên tất cả đó là sự cảm kích về niềm vui mà Patricia đã mang đến cho cuộc đời tôi. - David A. Manzi Life without Michael Memory is the gift from God which death cannot destroy. - Kahlil Gibran I learned a lot from Michael Landon. Today I believe that my strength comes from him. Weeks before he died, he wrote his parting advice to me. It’s very special to me and I read it often. In it he said, “Be strong. Be solid. Live life, love it and be happy.” Michael once told me, “Don’t grieve too long.” I’m trying, but losing someone like Michael is something that stays with you forever. When you lose someone you love, you struggle with it every day. At first, our fiveyear- old, Sean, had a tough time talking about his father. Just recently he began watching Michael on television again and admitting how much he misses him. Still, this morning he told me he missed his daddy so much his stomach hurt. Jennifer is eight and it’s been rough for her, too. All three of us are in therapy. We just take life day by day. The children and I visit the cemetery often. We bring Michael letters, usually just to tell him about what we’re feeling and what is happening in our lives. But I really don’t feel as close to him there as I do at home, where there are pictures of him in every room and his clothes are still in his closet, just as he left them. This is where Michael most loved to be. Sometimes, especially when I go up to bed at night, I wish he was waiting upstairs and we could just sit down and discuss the day’s events. I first met Michael when I was nineteen and hired as a stand-in on Little House on the Prairie. Seeing the way he treated everybody, I developed a terrible crush. One night, two years after I’d joined the show, he came to my apartment after a party on the set. From that moment on, we were wildly in love. Michael and I were married on Valentine’s Day, 1983. As a husband, he was the best - strong, caring, supportive and very witty. Michael was also a homebody. Every day before he left the studio, he’d call and ask what we needed from the market. He’d show up with a bag of goodies in his arms. Michael loved to cook, and on many nights he’d take over the kitchen. His specialties were Italian dishes like spaghetti with sausage and chicken cacciatore. He was as good a father as he was a husband. I used to love to watch him with the children, especially on vacations. In Hawaii, he taught them to skip stones across the water and got as excited as the children did when they dis-covered a beautiful shell or a tiny hermit crab. He would spend hours, literally hours, playing in the ocean with Sean and Jennifer. Everything was just perfect. Michael loved our life and his work. He’d always been incredibly healthy. We were looking forward to growing old together. Then in February 1991, he began having abdominal pains. It was always tough to get Michael to see a doctor. Finally I made an appointment, and he was examined for an ulcer. Nothing was found, but they put him on some medicine that helped for a while. In early April, the pain resurfaced. Four days later - April 5 - we had the results of the biopsy: pancreatic cancer that had metastasized to the liver. Looking back, I now believe Michael knew even then that he wasn’t going to make it. Pancreatic cancer is swift and lethal, with a five-year survival rate of only 3 percent. I was angry, stunned. Why was this happening? Michael looked at it more pragmatically, as he did everything in his life. From the moment he was diagnosed until the day he died, he was never angry. Once he told me, “It’s not God who does it. It’s the disease. God doesn’t give you cancer.” For Michael, death wasn’t something to fear, but he didn’t want to die. He didn’t want to leave everyone he loved. We leveled with the kids from the beginning. Michael and I called our older children to tell them what was going on, and then we sat down with our two little ones. We told them that Daddy had a very serious type of cancer and that Daddy was going to do the best he could to fight it, but there were no guarantees. Sean was very calm. I’m not sure he really understood. Jennifer, too, seemed to take it well, but later there were indications she was suffering inside - stomachaches, headaches and anxiety attacks. These first moments were before the storm, the hurricane of media that surrounded us as soon as news of Michael’s disease hit the press. Photographers staked out our home and the hospital. They climbed over our walls and peeked in our windows. The tabloids came out with bizarre stories. Almost every week, they printed a new fabrication. Once they said Michael had only four weeks to live. Another time, they claimed the cancer had spread to his colon. Neither was true. At the same time, the public responded with compassion and love. We received a flood of letters - twelve thousand a week. Michael was deeply moved, and he told me, “This is the first time I’ve realized how many lives I’ve touched.” In less than a month, the cancer doubled in size. For the first time, I think both of us realized Michael was probably going to die. That afternoon, we held each other. I lay my head on his lap and cried. Michael stroked my hair and whispered, “I know, I know.” Although he had resisted at first, Michael finally agreed to undergo experimental chemotherapy. He hated the idea, and I don’t think he would have done it if it wasn’t for the children and me. He was making a final effort to survive. Michael’s health continued to deteriorate, however, and by Father’s Day, June 16, it was obvious to all of us that we wouldn’t have him with us much longer. In past years, we bought Michael gifts like tennis rackets. This year there were pajamas and beautiful homemade cards. The whole family showed up to see him. Shortly after Father’s Day, Michael told me that he only had a week to live. That last week, Michael’s health continued to fail. Then, on Sunday morning, June 30, the nurse told me they believed the end was near, so I called the children and Michael’s best friends to the house. Since the doctors had increased his morphine and Percocet, Michael was drowsy and drifted in and out of consciousness. Throughout the last day, each of us said our private good-byes and let Michael know that it was okay. If he was ready to die, it was all right to let go. The next morning, Michael was in a dreamlike state, and we were all in the bedroom again when he suddenly sat up in bed and said, “Hi. I love you guys.” Then a little while later, Michael asked the others to leave so we could be alone. Looking back, I believe he was ready to die, and he really didn’t want it to happen in front of the whole family. I stayed with Michael, waiting for the inevitable. Sometimes he drifted off into almost a trance. At one point I asked him, “Do you know who I am?” He looked at me and answered, “Yeah.” I said, “I love you.” He answered, “I love you, too.” Those were his last words. A moment later, he stopped breathing. I felt stunned and stayed with Michael for a little while before I went downstairs to tell the others that he had died. There was, however, little time for contemplation. As if they somehow knew, we heard the swirl of helicopters overhead as the press circled in. Suddenly we heard screaming outside. Jennifer had climbed to the top of the swing set and was shouting, “Not my daddy. Not my daddy. I don’t want my daddy to die.” I told the others to let her be, because I wanted her to be able to get it out. Soon she climbed down and was sobbing in my arms. A while later, the undertaker arrived. When they carried Michael’s body out, I knew he was never coming back. That was the finality of it - Michael was gone. That night, both children slept with me. Jennifer and I wore two of Michael’s shirts to bed with us. I felt like I didn’t belong anywhere, like I just didn’t fit in anymore. I was completely lost, lonely. The best thing I could do was leave, so I took the kids away for four weeks in Hawaii. We went to a place Michael and I loved. It was hard, because he wasn’t there. But it was even tougher coming home, knowing that Michael wouldn’t be waiting for us. We’re getting better, but it all takes time. The children still sleep with me sometimes, though not as often as in the beginning. They just seem to need to be hugged more often. And I continue to have some very difficult moments. A few days ago, I was on the expressway and got off at the wrong exit. I ended up at the studio. That was where the children and I would go visit Daddy. It was such a part of our lives. But Michael is gone, and all of our lives are changing. It’s odd, but before Michael died, I was frightened of death. I used to worry about illness or sometimes just getting on an airplane. Now I’m no longer afraid. Life is too short. You never know, so you’d better make the best of every moment. When I think about Michael, what I remember most is how he relished life and how fiercely he loved his family. Ours was a good marriage: Michael was always there for me, and I was always there for him. He told me once, after he’d been diagnosed, that win or lose he could handle whatever happened. He said, “I’ve had an incredible life, great happiness.” I miss Michael every day, but I know wherever he is, he’s happy and well - and that someday I’ll see him again. - Cindy Landon with Kathryn Casey Cuộc sống thiếu Michael Ký ức là món quà của Chúa mà cái chết không thể nào hủy hoại được. - Kahlil Gibran Tôi học được rất nhiều điều từ Michael Landon(*). Giờ đây tôi tin rằng sức mạnh tôi có được là nhờ anh. Vài tuần trước khi mất, anh viết cho tôi những lời khuyên bảo tạ từ. Đối với tôi nó rất đặc biệt và tôi đọc nó thường xuyên. Trong đó anh viết: “Em hãy mạnh mẽ lên. Cứng rắn lên. Hãy tận hưởng cuộc sống, yêu đời và sống vui em nhé”. Michael từng nói với tôi: “Đừng đau buồn quá lâu em nhé”. Tôi đang rất cố gắng, nhưng mất đi một người như Michael là điều sẽ mãi đau đớn trong lòng tôi. Khi mất một người mà ta yêu thương, nỗi đau đó sẽ giằng xé trong lòng ta mỗi ngày. Thời gian đầu, Sean, cậu con trai năm tuổi của chúng tôi, gặp rất nhiều khó khăn khi nhắc đến cha nó. Mãi đến gần đây nó mới bắt đầu xem Michael trên ti vi trở lại và thú nhận là nó rất nhớ bố. Sáng nay cũng vậy, nó bảo tôi rằng nó nhớ cha đến nao lòng. Còn Jennifer được tám tuổi, và cô bé cũng trải qua một giai đoạn thật khó khăn. Cả ba mẹ con tôi đều phải đi điều trị tâm lý. Chúng tôi chỉ sống cho qua ngày tháng. Tôi và bọn trẻ đi viếng nghĩa trang thường xuyên. Chúng tôi mang thư đến cho Michael chỉ để kể cho anh nghe về những cảm giác và những điều xảy ra trong cuộc sống của chúng tôi. Nhưng ở đó tôi không cảm thấy được gần gũi với anh như khi ở nhà, nơi mà mỗi căn phòng đều có rất nhiều ảnh của anh và quần áo của anh vẫn còn ở trong tủ, như thể anh chỉ vừa đi khỏi. Michael thích nhất là được ở trong ngôi nhà này. Thỉnh thoảng, nhất là trước khi đi ngủ, tôi lại ước gì anh đang đợi tôi trên lầu để chúng tôi có thể ngồi bên nhau và kể cho nhau nghe về những việc xảy ra trong ngày. Lần đầu tiên tôi gặp Michael là năm tôi mười chín tuổi, năm ấy tôi được chọn đóng một vai phụ trong bộ phim Ngôi Nhà Nhỏ Trên Thảo Nguyên. Nhìn cách anh đối xử với mọi người, tôi bỗng phải lòng anh say đắm. Hai năm sau khi tôi tham gia vào đoàn làm phim, vào một đêm nọ, anh đến nhà tôi sau một bữa tiệc ở trường quay. Kể từ đó, chúng tôi yêu nhau cuồng nhiệt. Chúng tôi kết hôn vào ngày lễ Tình nhân năm 1983. Anh ấy là một người chồng tuyệt vời – mạnh mẽ, chu đáo, biết cảm thông và rất hóm hỉnh. Michael còn là người luôn hướng về gia đình. Mỗi ngày, trước khi rời trường quay, anh đều gọi điện thoại hỏi xem chúng tôi có cần mua gì ở chợ hay không. Khi về nhà, anh sẽ xuất hiện với một túi đầy bánh kẹo trên tay. Michael thích nấu nướng, và nhiều đêm, anh còn giành lấy nhà bếp. Sở trường của anh ấy là các món ăn kiểu Ý, như món mì xúc xích hay món mì gà. Anh không chỉ là một người chồng tốt mà còn là một người cha tuyệt vời. Tôi rất thích ngắm anh mỗi khi anh vui đùa cùng bọn trẻ, nhất là vào những kỳ nghỉ. Lúc ở Hawaii, anh ấy đã chỉ cho các con chơi ném đá trên mặt nước và phấn khích không kém gì bọn trẻ mỗi khi tìm được một vỏ ốc đẹp hay một con ốc mượn hồn nhỏ xíu. Anh có thể bỏ ra hàng giờ, nhiều giờ liền, để vui chơi với Sean và Jennifer ngoài biển. Mọi thứ thật tuyệt vời. Michael yêu cuộc sống của chúng tôi và công việc anh làm. Sức khỏe của anh cực kỳ tốt. Và chúng tôi luôn mong rằng mình sẽ cùng nhau chung sống đến bạc đầu. Thế rồi vào tháng Hai năm 1991, anh bắt đầu bị đau bụng. Để Michael chịu đi khám bệnh quả là một việc rất khó khăn. Cuối cùng tôi cũng hẹn được với bác sĩ, và anh được đưa đi kiểm tra vết loét. Các bác sĩ không phát hiện được gì cả, nhưng họ cũng cho anh một vài loại thuốc hỗ trợ trong một thời gian. Đầu tháng Tư, cơn đau lại tái phát. Bốn ngày sau đó, ngày 5 tháng Tư, anh nhận được kết quả sinh thiết: ung thư tuyến tụy và đã di căn đến gan. Giờ đây nghĩ lại, tôi tin rằng ngay từ dạo ấy Michael đã biết là anh không thể qua khỏi. Ung thư tuyến tụy phát triển rất nhanh và là căn bệnh chết người với tỉ lệ sống sót sau 5 năm chỉ có ba phần trăm. Tôi giận điếng người. Tại sao điều này lại xảy ra? Michael nhìn vấn đề một cách thực tế hơn, cũng như cách anh luôn thể hiện trong cuộc sống. Ngay từ giây phút biết được kết quả xét nghiệm cho đến khi qua đời, anh chẳng bao giờ tức giận. Có lần anh nói với tôi: “Chúa không mang lại điều này. Đó là một căn bệnh. Chúa không mang đến bệnh ung thư”. Đối với Michael, cái chết không phải điều gì đáng sợ, nhưng anh cũng không muốn chết. Anh không muốn rời xa những người anh yêu thương. Chúng tôi nói rõ việc này với bọn trẻ ngay từ đầu. Tôi và Michael gọi mấy đứa con lớn lại và cho chúng biết chuyện gì đang xảy ra, rồi chúng tôi ngồi lại chuyện trò với hai đứa nhỏ hơn. Chúng tôi nói với chúng rằng Cha đã mắc phải một căn bệnh ung thư rất nguy hiểm, và Cha sẽ cố hết sức để chống chọi với căn bệnh, nhưng không có gì bảo đảm. Sean rất bình tĩnh. Tôi không chắc là thằng bé có thật sự hiểu được gì hay không. Cả Jennifer cũng có vẻ bình tĩnh khi biết tin, nhưng sau đó có những dấu hiệu cho thấy con bé bị tổn thương tinh thần – chứng đau bao tử, đau đầu và những cơn hoảng loạn cứ ập đến. Đó là những khoảnh khắc đầu tiên trước khi cơn bão truyền thông vây lấy chúng tôi, ngay sau khi tin tức về căn bệnh của Michael được đưa lên báo. Phóng viên ảnh vây quanh nhà chúng tôi và cả ở bệnh viện. Họ leo lên tường và nhòm vào cửa sổ. Các tờ báo lá cải cho đăng những câu chuyện kỳ quặc. Hầu như mỗi tuần họ lại bịa đặt ra một chuyện mới. Có lần, họ nói rằng Michael chỉ còn sống được bốn tuần. Lần khác, họ khẳng định rằng các tế bào ung thư đã di căn đến ruột kết. Chẳng có tin nào đúng. Trong khi đó, công chúng đã đáp lại câu chuyện của chúng tôi bằng tình yêu thương và sự cảm thông. Chúng tôi nhận được hàng núi thư - mười hai ngàn bức thư mỗi tuần. Michael cảm động sâu sắc, anh nói với tôi: “Đây là lần đầu tiên anh nhận ra mình đã tác động đến biết bao nhiêu người”. Trong vòng chưa đầy một tháng, khối ung thư đã tăng kích thước gấp đôi. Đó cũng là lần đầu tiên tôi nghĩ rằng cả hai chúng tôi đều nhận ra là Michael sắp chết. Chiều hôm ấy, chúng tôi ôm lấy nhau. Tôi ngả đầu vào lòng anh và khóc. Michael vuốt tóc tôi và khẽ nói: “Anh biết, anh biết”. Dù lúc đầu ra sức phản đối nhưng sau cùng, Michael cũng đồng ý thử phương pháp hóa trị. Anh ấy ghét việc đó, và tôi nghĩ rằng anh sẽ không đồng ý nếu không phải vì tôi và các con. Anh đang thực hiện nỗ lực cuối cùng để sống sót. Tuy nhiên, sức khỏe của Michael vẫn ngày càng xấu đi, và đến Ngày của Cha, 16 tháng Sáu, tất cả chúng tôi đều biết rõ rằng chúng tôi sẽ chẳng còn được ở bên anh bao lâu nữa. Những năm trước, chúng tôi mua tặng Michael những món quà như vợt tennis. Năm nay chúng tôi mua tặng anh những bộ pijama và những tấm thiệp thủ công xinh xắn. Cả gia đình quây quần bên anh. Không lâu sau Ngày của Cha, Michael nói với tôi rằng anh chỉ còn sống được một tuần nữa. Trong tuần lễ cuối cùng đó, sức khỏe của Michael tiếp tục suy giảm. Và rồi đến sáng Chủ nhật, ngày 30 tháng Sáu, cô y tá cho tôi biết họ nghĩ rằng thời điểm kết thúc đã cận kề. Vì vậy, tôi cho gọi các con và những bạn bè thân nhất của Michael đến nhà mình. Do bác sĩ đã tăng liều morphine và chất Percocet nên trông Michael rất thờ thẫn và rơi vào trạng thái nửa tỉnh nửa mê. Vào ngày cuối cùng đó, mỗi người chúng tôi lần lượt nói lời từ biệt với anh, để anh biết rằng mọi việc sẽ ổn. Nếu anh đã sẵn sàng ra đi, thì anh có thể ra đi. Sáng hôm sau, khi Michael đang chìm trong trạng thái mơ màng, còn tất cả chúng tôi đều đang tập trung ở phòng ngủ, thì đột nhiên anh ấy ngồi dậy và nói: “Xin chào. Ôi, tôi yêu mọi người quá”. Một lúc sau, Michael bảo mọi người ra ngoài để chúng tôi ở lại một mình. Giờ đây nghĩ lại, tôi tin rằng khi đó anh ấy đã sẵn sàng ra đi, và anh thật sự không muốn điều đó xảy ra trước mặt mọi người trong gia đình. Tôi ngồi lại bên Michael, chờ đợi điều không thể tránh khỏi. Thỉnh thoảng anh ấy lại rơi vào trạng thái đờ đẫn hôn mê. Có lúc tôi hỏi anh: “Anh có nhận ra em là ai không?” Anh nhìn tôi và trả lời: “Có”. Tôi nói: “Em yêu anh”. Anh trả lời: “Anh cũng yêu em”. Đó là những lời cuối cùng của anh. Một lúc sau, anh ngừng thở. Tôi bàng hoàng. Tôi nán lại với Michael thêm một lúc nữa trước khi xuống lầu báo cho mọi người biết anh đã ra đi. Tuy nhiên, chúng tôi không có nhiều thời gian để đau buồn. Chúng tôi nghe tiếng động cơ trực thăng xoáy trên đầu khi báo giới đổ xô đến, chẳng hiểu làm thế nào họ lại biết tin Michael mất. Bỗng chúng tôi nghe tiếng kêu thét bên ngoài. Jennifer đã leo lên đỉnh của cái đu quay và gào lên: “Không phải cha. Không phải cha. Con không muốn cha qua đời”. Tôi nói những người khác cứ để yên cho con bé như thế, vì tôi muốn nó được giải tỏa tâm lý. Chẳng mấy chốc, nó leo xuống và khóc nức nở trong vòng tay tôi. Một lúc sau, nhân viên tang lễ đến. Khi họ mang thi hài của Michael đi, tôi biết anh sẽ chẳng bao giờ quay trở lại nữa. Thế là hết – Michael đã ra đi. Đêm ấy, cả hai đứa nhỏ vào ngủ với tôi. Tôi và Jennifer mặc hai chiếc áo sơ mi của Michael đi ngủ. Tôi cảm thấy mình trở nên bơ vơ, lạc lõng, như thể tôi không thể hòa hợp với bất cứ điều gì được nữa. Tôi hoàn toàn cô đơn và lạc lối. Điều tốt nhất tôi có thể làm là ra đi, vì thế tôi đưa bọn trẻ đi nghỉ mát bốn tuần ở Hawaii. Chúng tôi đến một nơi Michael và tôi rất yêu thích. Thật khó khăn, bởi Michael không có ở đấy cùng chúng tôi. Nhưng đau đớn hơn nữa là khi trở về nhà, mẹ con tôi biết rằng Michael cũng không có ở đó để chào đón chúng tôi. Chúng tôi đang dần dần vượt qua chuyện này, nhưng tất cả đều cần có thời gian. Thỉnh thoảng bọn trẻ vẫn vào ngủ với tôi, dù không thường xuyên như lúc trước. Chỉ có điều dường như chúng cần được ôm ấp, vỗ về nhiều hơn. Và tôi vẫn còn gặp phải những thời điểm cực kỳ khó khăn. Mấy hôm trước, tôi đang đi trên xa lộ và rẽ nhầm đường. Cuối cùng tôi dừng lại trước phim trường. Đó chính là nơi mà tôi và bọn trẻ thường đến thăm cha của chúng. Điều đó đã trở thành một phần cuộc sống của chúng tôi. Nhưng Michael đã đi rồi, và cuộc sống của chúng tôi đều bị thay đổi. Thật kỳ lạ, nhưng trước khi Michael mất, tôi rất sợ cái chết. Tôi thường lo lắng về bệnh tật hoặc đôi khi sợ cả việc lên máy bay. Bây giờ tôi không còn sợ nữa. Cuộc sống quá ngắn ngủi. Chúng ta không thể biết chắc được tương lai như thế nào, vậy nên chúng ta phải sống hết mình trong từng khoảnh khắc. Khi nghĩ về Michael, điều tôi nhớ nhất là cách anh ấy tận hưởng cuộc sống như thế nào và yêu thương gia đình mình mãnh liệt ra sao. Cuộc hôn nhân của chúng tôi thật hạnh phúc: Michael luôn ở bên tôi, và tôi cũng luôn ở cạnh anh. Sau khi phát hiện bệnh, có lần anh ấy nói với tôi rằng dù thắng hay thua, anh cũng có thể lo liệu được những điều sẽ xảy ra. Anh ấy nói: “Anh đã có một cuộc sống thật tuyệt diệu và niềm hạnh phúc thật lớn lao”. Từng ngày trôi qua tôi đều tiếc nhớ Michael, nhưng tôi biết cho dù anh ấy đang ở đâu, anh cũng đang mạnh khỏe và hạnh phúc – và một ngày nào đó tôi sẽ lại gặp anh. - Cindy Landon và Kathryn Casey Về tác giả và sự ra đời của Chicken Soup for the Soul J ack Canfield là một diễn thuyết gia nổi tiếng người Mỹ, tốt nghiệp Đại học Harvard, nhận bằng cao học của Đại học Massachusetts và học vị tiến sĩ của Đại học Santa Monica. Với kiến thức sâu rộng, cách nói chuyện thuyết phục và lôi cuốn, ông đã giúp rất nhiều người khám phá sức mạnh bản thân để theo đuổi và thực hiện ước mơ của mình. Trong suốt 25 năm qua, ông đã thực hiện nhiều buổi nói chuyện với những tập đoàn lớn như: Virgin Records, Sony Pictures, Merrill Lynch, Federal Express, Sonic Burger, Income Builders International... M ark Victor Hansen cũng là một diễn thuyết gia rất tâm huyết. Ông đã thực hiện hơn 4 ngàn buổi nói chuyện cho hơn 2 triệu thính giả ở 32 quốc gia về những đề tài liên quan đến cuộc sống, tìm kiếm sức mạnh tinh thần và phát triển nội tâm, chiến lược kinh doanh và hiệu quả trong công việc. Ông nhiều lần được mời nói chuyện trên các đài truyền hình và phát thanh nổi tiếng như: ABC, CBS, PBS, CNN... và hiện đang là một trong những nhân vật được khán thính giả yêu thích nhất. SỰ RA ĐỜI CỦA “CHICKEN SOUP FOR THE SOUL”: Trong những buổi diễn thuyết của mình, Jack Canfield và Mark Victor Hansen thường tiếp cận với thính giả bằng những câu chuyện có thật, xúc động và ý nghĩa, có tác dụng động viên tinh thần, giúp mọi người có thể cảm nhận sâu sắc được những ý tưởng và tinh thần của buổi nói chuyện. Sau những lần như vậy, thính giả ở khắp mọi nơi mong muốn được đọc và lưu giữ những câu chuyện thú vị ấy. Một số người đề nghị Jack và Mark tập hợp những câu chuyện thành một quyển sách. Đến năm 1990, họ mới bắt tay vào thực hiện ý tưởng này. Nhưng việc chuyển những câu chuyện kể thành một quyển sách không đơn giản như họ từng nghĩ. Hai người gặp rất nhiều khó khăn, nhất là trong quá trình biên tập các bài viết. Sau 3 năm làm việc miệt mài, cả hai chỉ mới tổng hợp được 68 câu chuyện, còn quá ít so với con số 101 câu chuyện - con số mà họ tin là sẽ tạo nên dấu ấn cho sự thành công của một quyển sách. Jack và Mark quyết định tìm đến các nhà diễn thuyết khác để thu thập thêm câu chuyện bổ sung vào quyển sách. Cách này giúp cả hai đã có được nhiều câu chuyện hay và cảm động từ những con người bình thường nhưng có thể vượt lên làm được điều phi thường. Một lần nữa, Jack và Mark tiếp tục nhờ 40 nhà diễn thuyết chuyên nghiệp khác đọc và thẩm định từng câu chuyện, và cho thang điểm từ 1 đến 10 về tính chân thực, gây xúc động và có giá trị động viên tinh thần. Sau cùng, 101 câu chuyện có điểm cao nhất đã được tuyển chọn. Thế nhưng quyển sách này vẫn chưa có tên. Cả hai sớm nhận thấy rằng chính tên quyển sách góp phần rất lớn vào sự thu hút bạn đọc. Jack nhớ lại những lần bị ốm, ông thường được ăn xúp gà do mẹ nấu. Mẹ Jack nói loại xúp này có thể giúp phục hồi sức khỏe cho những người đang đau yếu. Một ý tưởng bừng sáng trong Jack. Quyển sách này cũng có tác dụng chữa lành những bệnh, không phải cho cơ thể như xúp gà đơn thuần mà cho tâm hồn con người. Tên sách “Chicken Soup for the Soul” ra đời từ đó và nhanh chóng trở nên nổi tiếng khắp thế giới. KHÔNG TỪ BỎ ƯỚC MƠ Để quyển sách đến được với mọi người, việc đầu tiên là phải thuyết phục một Nhà Xuất Bản đồng ý in. xuất bản đầu tiên đọc xong và ghi nắn nót trên bản thảo: "Gửi trả. Không hợp tác! Đề tài quá bình thường". Nhà xuất bản thứ hai trả lời "Không có ý tưởng gì lạ cả, những chuyện này ai mà chẳng biết, ai mà chẳng trải qua những chuyện tương tự như vậy". Nhà xuất bản thứ ba nhận xét: "Sức bán hạn chế - sách này chỉ dành cho những người thần kinh có vấn đề.” Nhà xuất bản thứ ba mươi cũng vậy. Kết quả tệ hại này nằm ngoài dự kiến và sức tưởng tượng của hai người. Jack và Mark đã phải chịu đựng đến 33 lần từ chối trong 3 năm đi khắp nơi gửi bản thảo chứ không phải chỉ trong vài ba tháng như dự kiến. Có những lúc tưởng chừng như đã bỏ cuộc nhưng họ vẫn cố gắng vượt qua và quyết tâm kiên trì đến cùng. Năm 1992, Jack và Mark tham dự Hội thảo Nghiệp đoàn Bán sách Hoa Kỳ (American Booksellers' Association Convention). Tại đây, hai người đi từ gian hàng này đến gian hàng khác, trò chuyện với các biên tập viên, và chia sẻ quan điểm của họ về những giá trị tinh thần sâu sắc mà quyển sách này sẽ mang lại. Hai người nhấn mạnh rằng những câu chuyện trong quyển sách sẽ giúp mọi người rộng mở trái tim, nhận thức được những giá trị tinh thần và duy trì lòng can đảm để theo đuổi ước mơ, khát vọng của mình. Sau đó, bản thảo đã được gửi đến Peter Vegso, Chủ tịch Tập đoàn Xuất bản Health Communications. May mắn thay Peter Vegso sớm nhận ra giá trị tiềm ẩn của quyển sách và đồng ý xuất bản ngay. Trải qua chặng đường gian nan, đến ngày 28/6/1993, quyển “Chicken Soup for the Soul” đầu tiên đã ra đời và trở thành món quà mừng Giáng sinh và năm mới được yêu thích nhất lúc bấy giờ. Những ai mua một quyển sách đều quay lại mua thêm nhiều quyển nữa để làm quà tặng người thân và bạn bè. Khắp nơi ai cũng nói về quyển sách của "một loại xúp kỳ diệu cho tâm hồn". Mọi người kể lại cho nhau nghe những câu chuyện trong sách mỗi khi ai đó có vấn đề tương tự. Quyển sách đã thật sự tạo nên một cơn sốt và hiện tượng trong ngành xuất bản. CHINH PHỤC THẾ GIỚI Đến tháng 9 năm 1994, “Chicken Soup for the Soul” đã nằm trong danh sách sách bán chạy nhất theo bình chọn của thời báo New York Times, The Washington Post, Publishers Weekly, USA Today và thêm 5 tờ báo có uy tín của Canada. Đầu năm 1995, “Chicken Soup for the Soul” đạt giải thưởng ABBY (American Bestseller's Book of the Year) - một giải thưởng có danh tiếng, được bình chọn bởi khách hàng của các hệ thống phát hành sách toàn nước Mỹ. Cuối năm 1995, “Chicken Soup for the Soul” tiếp tục nhận giải thưởng “Quyển sách trong năm - Book of the Year” do tạp chí Body, Mind & Soul bình chọn. Năm 1996, bộ sách “Chicken Soup for the Soul” đã được American Family Institute trao giải thưởng “Non-Fiction Literacy Award”. Riêng quyển “Condensed Chicken Soup for the Soul” và “A Cup of Chicken Soup for the Soul” được trao giải “Story Teller World Award” cho bộ tuyển chọn những câu chuyện hay nhất được độc giả bình chọn. Trong hai năm 1997 và 1998, Jack Canfield và Mark Victor Hansen đã liên tục giữ vị trí “Tác Giả Có Sách Bán Chạy Nhất Trong Năm - The Best-Selling Authors of the Year”. Và vào ngày 24/5/1998, Jack và Mark đã được ghi tên vào bộ sách kỷ lục thế giới Guinness là tác giả được yêu thích nhất có cùng lúc 7 tựa sách trong bộ “Chicken Soup for the Soul” được thời báo New York Times bình chọn là những sách bán chạy nhất. Ngày nay, bất cứ ai cũng biết đến cái tên “Chicken Soup for the Soul”. Mọi người chuyền tay nhau, gửi e-mail, kể cho nhau và bình luận những câu chuyện trích từ bộ sách này. Và “Chicken Soup for the Soul” đã trở thành một thương hiệu lớn có giá trị không chỉ về mặt thương mại mà còn ở tính nhân văn cao đẹp. Ở Mỹ, người ta gọi nó là "A Billion Dollar Brand" (Thương hiệu trị giá hàng tỉ đô la). Thông qua những câu chuyện trong bộ sách này, bạn có thể tìm lại chính mình, có thêm niềm tin, nghị lực để thực hiện những ước mơ, khát vọng, biết chia sẻ và đồng cảm với nỗi đau của những người xung quanh, tìm lại được những giá trị đích thực của cuộc sống. Đó chính là điều giúp bộ sách “Chicken Soup for the Soul” tồn tại mãi với thời gian và trong lòng mọi người. Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree Cộng đồng Google :http://bit.ly/downloadsach “CHICKEN SOUP FOR THE SOUL” CÁI TÊN THÂN QUEN VỚI TẤT CẢ MỌI NGƯỜI - MỘT THƯƠNG HIỆU TRỊ GIÁ HÀNG TỈ ĐÔ LA Số lượng sách đã bán: 85 triệu bản Được dịch sang: 37 ngôn ngữ (Việt Nam là ngôn ngữ thứ 38) Số tiền ủng hộ từ thiện: hơn 8.5 tỉ đô la Số tựa sách bán chạy nhất theo bình chọn của New York Times: 11 tựa sách Thời gian liên tục giữ vị trí sách bán chạy nhất theo thống kê của New York Times: 10 năm Số tựa sách dịch sang tiếng Tây Ban Nha trên thị trường Bắc Mỹ: 16 tựa sách Sách dành cho thanh thiếu niên: 12 tựa sách Số lượng độc giả được truyền cảm hứng từ bộ sách: KHÔNG THỂ ĐẾM ĐƯỢC