🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Phỏng Vấn Tướng Lĩnh Việt Nam
Ebooks
Nhóm Zalo
LỜI TỰA
Tôi đã đọc từng bài viết về các tướng lĩnh quân đội nhân dân Việt Nam của Phan Hoàng trên từng số tạp chí Kiến thức ngày nay, với tôi vừa thú vị vừa bổ ích.
Nhìn lại tác phẩm văn học ta viết về hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, nhân vật chính nổi bật, để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc là những chiến sĩ cầm súng, là các cô du kích, là cán bộ hoạt động trong lòng địch, chúng ta rất ít gặp nhân vật là các vị tướng, nếu có thì nhân vật ấy chỉ thoáng qua, rất mờ nhạt Trong lúc ấy, ở ngoài đời những danh tướng là những con người đáng ghi trong lịch sử.
Chúng ta, ai cũng biết rằng: bất cứ cuộc chiến tranh nào, bất cứ ở đâu và từ xưa đến nay, chiến tranh không thể thiếu các vị tướng. Chính họ là những người góp phần quan trọng, nếu không nói là quyết định sự thành bại của các cuộc chiến.
Với tư cách là người đọc, nhiều lúc tôi khao khát muốn được biết về con người, con người tướng, con người đời thường, con người ngoài trận mạc, con người trong gia đình và bổn phận của người chồng, người cha..., rất muốn biết và chia sẻ tâm trạng của một vị tướng trước và sau những trận đánh. Không có một trận đánh nào mà không có chiến sĩ hi sinh. Những vị tướng nghĩ gì về sanh mạng của hàng ngàn chiến sĩ dưới sự chỉ huy của mình.
Văn học viết về chiến tranh, mảng này như còn bỏ trống nếu không nói là thiếu sót. Vì sao ? Tôi nghĩ - chẳng biết có đúng hay không, đội ngũ nhà văn của ta, phần lớn xuất thân từ quân đội, nhà văn không chỉ thông cảm hay chia sẻ mà nhà văn cùng một số phận với người chiến sĩ. Trong đời sống hàng ngày, nhà văn và chiến sĩ là mối quan hệ tình đồng đội, tình bạn bè. Nhờ đó, nhà văn đã có đủ chất liệu sống từ thực tế mà xây dựng nhân vật cho tác phẩm của mình.
Đối với các vị tướng thì nhà văn không có được mối quan hệ mật thiết như chiến sĩ và, các cấp chỉ huy trực tiếp của nhà văn chưa phải là tướng. Hình như chưa có nhà văn nào là bạn của
một vị tướng, và cũng hình như chưa có vị tướng nào có một người bạn thân là nhà văn. Chính cái khoảng cách này mà nhà văn không có đủ vốn sống để tạo thành nhân vật. Để bù lại phần nào trong cái khoảng trống ấy, tạp chí Kiến thúc ngày nay đã có sáng kiến ghi chép lại (một phần nào) về cuộc đời của các tướng lĩnh. Đây chưa phải là tác phẩm văn học, nhưng những bài phỏng vấn do Phan Hoàng thực hiện đã thuyết phục tôi và bạn đọc vì sự trung thực, xúc cảm của tôi không bị lừa dối, sự xúc cảm của tôi cũng chân thật như những tiếng nói chân thật, giản dị và gần gũi của các vị tướng.
Những bài phỏng vấn của Phan Hoàng đăng rải rác trên chuyên mục "Mỗi kỳ một nhân vật " của Kiến thức ngày nay được gom lại thành lập Phỏng vấn các tướng lĩnh Việt Nam, với tôi là một quyển sách quí cần được phổ biến rộng rãi đến bạn đọc. Tôi cũng rất mong tác giả viết tiếp đề tài sống động này, để tôi và bạn đọc được đọc thêm về cuộc đời và sự nghiệp đáng kính trọng của các tướng lĩnh quân đội nhân dân Việt Nam chúng ta.
Ngày 20. 4. 1997
Nhà văn NGUYỄN QUANG SÁNG
01 - Thượng tướng HOÀNG CẦM
Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, lang thang rày đây mai đó, phải đi lính khố xanh cho Pháp để kiếm sống, Hoàng Cầm đƣợc giác ngộ cách mạng, trở thành một tƣớng lĩnh nổi tiếng của quân đội, có mặt ở nhiều "điểm nóng" quan trọng trong hai cuộc kháng chiến trƣờng kỳ của dân tộc. Những đội quân chủ lực thiện chiến do tƣớng Hoàng Cầm chỉ huy luôn là nỗi kinh hoàng của quân thù. Cuộc đời binh nghiệp gian khổ và kiên cƣờng của ông trải từ chiến khu Việt Bắc ngút ngàn với chiến thắng Điện Biên lẫy lừng đến những cánh rừng của miền Đông đất đỏ, từ đƣờng phố Sài Gòn với Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đến đƣờng phố Phnôm Pênh giải phóng nƣớc bạn khỏi
nạn diệt chủng. Ông luôn đƣợc giao nhiều trọng trách, cả thời chiến lẫn thời bình: sƣ đoàn trƣởng Sƣ đoàn 312, sƣ đoàn trƣởng Sƣ đoàn 9, phó tƣ lệnh kiêm tham mƣu trƣởng Bộ tƣ lệnh Quân giải phóng miền Nam, tƣ lệnh kiêm chính ủy Quân đoàn 4, phó tƣ lệnh Đoàn 719, tƣ lệnh kiêm chính ủy Quân khu 4,... Trƣớc khi trở thành “tƣớng về hƣu", ông giữ chức Tổng thanh tra quân đội hàm Thƣợng tƣớng, đƣợc Nhà nƣớc tặng thƣởng Huân chƣơng Hồ Chí Minh. Bản lĩnh và kinh nghiệm trận mạc của tƣớng Hoàng Cầm là tài sản quí giá của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Lịch sử quân đội trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc của dân tộc xuất hiện một sự trùng hợp ngẫu nhiên thú vị: có ba ngƣời lính cùng mang tên Hoàng Cầm đều rất nổi tiếng. Một Hoàng Cầm nhà thơ, tác giả Bên kia sôngĐuống, Mưa Thuận Thành, Lá diêu bông,... từng là trƣởng Đoàn Văn công Tổng cục Chính trị. Một Hoàng Cầm anh nuôi, sáng chế bếp Hoàng Cầm không khói huyền thoại từ thời kháng chiến chống Pháp. Và một Hoàng Cầm danh tƣớng, thi thoảng cũng làm thơ... tình dành tặng vợ !
Tƣớng Hoàng Cầm thƣờng đƣợc đồng đội gọi thân mật Năm Thạch, tên thật là Đỗ Văn Cầm, tuổi Thân sinh ngày 30 tháng 4 năm 1920 ở xã Cao Sơn, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây. Theo phong trào trong quân đội, sau Cách mạng tháng Tám nhiều ngƣời đã lấy họ Hoàng nhƣ Hoàng Văn Thái, Hoàng Sâm, Hoàng Minh Thảo, Hoàng Mƣời, Hoàng Điền, Hoàng Kiện, Hoàng Tùng, Hoàng Đan, Hoàng Phƣơng,... và cái tên Hoàng Cầm cũng xuất hiện từ đó. Năm 1960, Hoàng Cầm đƣợc phong quân hàm Đại tá. Năm 1974, ông đƣợc thăng Thiếu tƣớng khi đang chiến đấu tại chiến trƣờng Nam Bộ. Năm 1982, trong lúc chỉ huy bộ đội tình nguyện ở Campuchia, Hoàng Cầm đƣợc thăng Trung tƣớng. Năm 1987, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quốc tế từ biên giới Lào - Thái trở về, ông đƣợc vinh thăng Thƣợng tƣớng, trở thành Tổng thanh tra quân đội và thanh tra Bộ Quốc phòng. Ông còn đƣợc bầu làm Ủy viênBan chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa V và khóa VI.
Hoàng Cầm là vị chỉ huy rất có duyên với những trận đánh lớn. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, ông là trung đoàn trƣởng Trung đoàn Sông Lô trực tiếp bắt sống tƣớng De Castrie. Đến Chiến dịch Hồ Chí Minh, Hoàng Cầm là tƣ lệnh Quân đoàn 4 đánh mở "cánh cửa thép" Xuân Lộc, tiêu điểm quan trọng nhất, ác liệt nhất trên đƣờng đại quân tiến vào giải phóng Sài Gòn; rồi chịu trách nhiệm tiếp quản dinh Độc Lập cùng nội các Tổng thống Dƣơng Văn Minh của Việt Nam Cộng hòa. Chiến tranh biên giới Tây Nam xảy ra, Tƣ lệnh Hoàng Cầm là vị chỉ huy cao nhất có mặt đầu tiên ở thủ đô Phnôm Pênh khi cùng Quân đoàn 4 tiến sang giải phóng nƣớc bạn
khỏi ách diệt chủng Pol Pot - Ieng Sary. Chƣa hết. Chỉ một thời gian ngắn sau, tƣớng Hoàng Cầm lại hành quân sang "điểm nóng" tranh chấp ở biên giới Tây Nam Lào, toàn quyền chỉ huy bộ đội tình nguyện giữ yên bờ cõi cho nƣớc bạn suốt năm năm liền.
Một trƣa tháng Ba, tôi cùng đồng nghiệp Huỳnh Hiếu của báo Phú Yên đến thăm ông và xin "cái hẹn" cho một cuộc phỏng vấn. Không ngờ, tƣớng Hoàng Cầm đề nghị làm việc ngay "để khỏi mất công nhà báo" ! Tác phong đầy chất nhà binh của vị tƣớng già, gây cho chúng tôi sự cảm kích lớn lao.
- Thưa Thượng tướng, trước khi bước vào con đường binh nghiệp, thời niên thiếu của Thượng tướng gắn bó nơi đâu?
- Tôi sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở Hà Tây. Mẹ mất năm tôi bốn tuổi, đến năm mƣời hai tuổi thì cha mất. Nhà có bốn anh em, do hoàn cảnh nhƣ vậy, mỗi ngƣời phân tán lƣu lạc một nơi. Tôi đi ở đậu cho ngƣời ta tới năm năm, dƣới hình thức con nuôi, nhƣng cách đối xử và công việc chẳng khác đứa ở. Khi làm mộ táng cho cha mẹ tôi, họ đƣa ba đồng tiền Đông Dƣơng, đến khi tôi bỏ đi thì họ đòi lại. Tôi ở nhờ làm thuê hết nhà này sang nhà khác, cho đến năm hai mƣơi tuổi tôi bỏ làng ra đi, lƣu lạc từ Hà Đông đến Hà Nội với nhiều nghề lặt vặt kiếm sống.
Cuộc sống vô gia cƣ của một anh nhà quê không đồng dính túi buộc tôi phải đi lính khố xanh cho Pháp. Hai năm trấn ải ở Lai Châu, chuyển về Hà Nội thì tôi bỏ lính. Nhật đảo chính Pháp, đƣợc cán bộ Việt Minh tuyên truyền, tôi tham gia hoạt động cách mạng. Từ Cách mạng tháng Tám tôi vào Cứu quốc quân, Vệ quốc đoàn, Giải phóng quân tham gia mặt trận Sơn La năm 1947. Lúc bấy giờ, tôi vẫn nghĩ chỉ tham gia quân đội một thời gian rồi quay về quê kiếm vốn buôn bán làm ăn…
- Nhưng rồi cuối cùng Thượng tướng đã gắn bó cả đời mình với con đường binh nghiệp. Những ngày đầu tiên gia nhập quân đội cách mạng để lại ấn tượng gì trong tâm khảm Thượng tướng? -Lớp thanh niên chúng tôi là lớp thanh niên mất nƣớc, đƣợc giác ngộ tinh thần dân tộc, đánh đổ thực dân, cứu nƣớc. Họ rất bình dị và trong sáng, sẵn sàng hi sinh đến giọt máu cuối cùng. Sau này, chúng tôi mới đƣợc giác ngộ giai cấp, kết nạp vào Đảng. Từ Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm1945 cho đến cuối năm 1947, chúng tôi đánh giặc chủ yếu từ vũ khí cƣớp đƣợc của giặc. Ăn uống thì dựa vào nhân dân. Chỉ đến năm 1948 trở đi thì quân ta mới có chế độ về khí tài, lƣơng thực thực phẩm, quân trang quân dụng… Trong đội quân hỗn hợp ấy, chúng tôi đã lớn lên và trƣởng thành. Tôi còn nhớ đôi câu đối vui ghép đầy đủ tên chiến sĩ tiểu đội đầu tiên của tôi:
Thám Hữu Đào Lan Cầm Thượng Thuý
Thanh Liêm Miêu Miễn Thưởng Vân Sì.
Hiện nay chỉ còn lại tôi, anh Vân Sì và anh Thƣởng, nhƣng anh Thƣởng thì lâu nay cũng bặt tin.
- Gần nửa thế kỉ chinh chiến, những nhiệm vụ chủ yếu nào Thượng tướng từng đảm trách? - Từ năm 1946 đến 1949 tôi ở Trung đoàn 1 48 tham gia mặt trận Sơn La, đánh nhau với Quốc dân đảng. Năm 1949 tôi về Trung đoàn Sông Lô (209) làm tiểu đoàn phó, rồi tiểu đoàn trƣởng đánh Đông Khê với quân Pháp. Ngày 12 tháng 9 năm 1950 , khi chuẩn bị cho trận đánh đầu tiên này trong Chiến dịch Cao Bắc Lạng giải phóng biên giới, tôi là tiểu đoàn trƣởng duy nhất đƣợc Tổng tƣ lệnh Võ Nguyên Giáp cho triệu tập lên sở chỉ huy gặp Bác Hồ. Sau khi nghe tôi báo cáo tình hình chuẩn bị của tiểu đoàn, Bác hỏi:
- Chú có tin trận này quân ta nhất định thắng không?
- Thƣa Bác, cháu tin ạ!
Chiến dịch kết thúc thắng lợi, tôi đƣợc cử làm trung đoàn trƣởng Trung đoàn Sông Lô, tiếp tục chiến đấu trên chiến trƣờng Bắc Bộ. Năm 1954 tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, trung đoàn tôi là đơn vị chủ lực, bắt sống tƣớng De Castrie. Sau chiến thắng Điện Biên, tôi về làm Sƣ đoàn phó kiêm Tham mƣu trƣởng Sƣ đoàn 312, khi anh Lê Trọng Tấn và anh Trần Độ chuyển công tác, tôi lên làm Sƣ đoàn trƣởng kiêm Bí thƣ Đảng uỷ vào cuối 1954. Mƣời năm sau, cuối năm 1964 thì tôi đƣợc lệnh vào Nam chiến đấu. Tôi tham gia chỉ huy nhiều chiến dịch nhƣ Bình Giã, Đồng Xoài, Bàu Bàng-Dầu Tiếng, Đƣờng 13, Lộc Ninh, Phƣớc Long… và cuối cùng là chỉ huy trận đánh Xuân Lộc trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Trƣớc khi về làm tƣ lệnh Quân đoàn 4, tôi đƣợc cử phó tƣ lệnh kiêm tham mƣu trƣởng Bộ Tƣ lệnh Quân giải phóng miền Nam.
Đến năm 1979 tôi đƣa Quân đoàn 4 sang giải phóng Campuchia. Năm 1981 tôi lên làm Phó tƣ lệnh đoàn 719 mà anh Lê Đức Anh là Tƣ lệnh, chỉ huy bộ đội làm nghĩa vụ quốc tế ở nƣớc bạn.Tháng 5 năm 1982 tôi về nƣớc nhận nhiệm vụ tƣ lệnh kiêm chính ủy Quân khu 4, đƣa cả Sƣ đoàn 341 theo. Bấy giờ, tình hình Lào bất ổn, tôi đƣợc lệnh đƣa quân sang đất nƣớc Triệu Voi và ở đây năm năm .Sau đó, tôi về Hà Nội làm Tổng thanh tra quân đội năm năm nữa rồi mới về nghỉ chờ hƣu chữa bệnh. Cuộc đời binh nghiệp của tôi có thể tạm tóm tắt nhƣ thế.
- Vâng, chỉ cần có thế các nhà văn cũng đã đủ tư liệu viết nên một pho sách quí giá; nhưng thưa Thượng tướng, cuộc đời tướng Hoàng Cầm không chỉ nổi tiếng ở những trận đánh đi vào
lịch sử mà còn được biết đến với nhiều giai thoại kỳ thú. Chẳng hạn như chuyến bí mật vượt đại dương lần đầu vào Nam chiến đấu cùng với tướng Trần Độ?
- (Cƣời lớn) Chuyến đi nhớ đời đấy. Một ngày cuối năm 1964, tôi và anh Trần Độ từ Hà Nội bay sang Quảng Châu, Trung Quốc. Bấy giờ, Trung Quốc đang giúp Campuchia xây dựng tuyến đƣờng sắt Sihanoukville-Phnôm Pênh. Chúng tôi cải trang thành công nhân máy tàu trên một chuyến tàu biển chở sắt đƣờng ray sang Campuchia phục vụ công trình trên. Con tàu bắt đầu nhổ neo vào một buổi sáng dày đặc sƣơng mù, lần lƣợt vƣợt qua nhiều “điểm nóng” nguy hiểm, hết Hoàng Sa rồi tới Trƣờng Sa do hải quân Việt Nam Cộng hoà kiểm soát. Nhằm đánh lạc hƣớng tình báo địch, con tàu chạy xuống gần đảo quốc Singapore rồi bẻ lái đột ngột hƣớng lên cảng Sihanoukville. Hải trình kết thúc an toàn sau một tuần hồi hộp vƣợt đại dƣơng. - Sau đó, Thượng tướng sang chiến trường B2 bằng cách nào?
- Đến đây thì dễ rồi. Đại sứ Trung Quốc tại Campuchia đúng hẹn đi xe hơi xuống cảng. Trên xe có 4 ngƣời. Hai ngƣời xuống xe để tôi và anh Trần Độ thế vào, chạy về Phnôm Pênh. Tới vùng ngoại ô, cơ sở của ta bố trí anh Ba Râu chờ đón sang xe chạy thẳng về nhà kho một thƣơng gia Hoa kiều nằm ngay trung tâm thủ đô. Ít hôm sau, tôi và anh Trần Độ giả Việt kiều đi chơi cuối tuần bằng xe dịch lịch rồi chạy ù sang hƣớng biên giới nƣớc ta. Anh Huỳnh Kháng Minh chờ sẵn đón chúng tôi. Ba anh em đèo nhau bằng “ngựa sắt” theo đƣờng mòn cắt rừng qua ngả Cà Tum về Cục R, đang đóng ở Tân Biên thuộc Tây Ninh. Anh Huỳnh Khánh Minh về sau đƣợc cử làm Thứ trƣởng Bộ thông tin tuyên truyền Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam và đã hy sinh trên đƣờng công tác.
- Được biết, sau đó Thượng tướng hai lần trở lại Hà Nội cũng qua đường Phnôm Phênh. -Nhƣng không phải bằng đƣờng biển nữa mà bằng đƣờng hàng không. Tôi lấy hộ chiếu giả Việt kiều, mua vé Hãng Air France bay sang Quảng Châu rồi mới quay về Hà Nội. Bọn tình báo địch đâu có ngờ các tƣớng “Việt Cộng” gây cho chúng mất ăn mất ngủ ở chiến trƣờng B2, lại có thể ngang nhiên một cách đàng hoàng, công khai trƣớc mặt chúng nhƣ vậy.
- Nghe nói, khi mới đến Phnôm Pênh lần đầu, Thượng tướng còn muốn nghe cả đài miền Bắc… - Sau này nghĩ lại mới giật mình. Mày mà lúc ấy anh chủ nhà là thƣơng gia Hoa kiều cản kịp thời, bảo với tôi và anh Trần Độ rằng ở tầng trên đang có địch !
- Thưa Thượng Tướng, là người trực tiếp thành lập và chỉ huy cao nhất của Quân đoàn 4, quân đoàn chủ lực đầu tiên của Quân giải phóng miền Nam, xin Thượng tướng cho biết vài nét về quân đoàn này?
- Sau một thời gian vào B2, tôi đƣợc lệnh xây dựng Sƣ đoàn 9 chủ lực đầu tiên của Quân giải phóng miền Nam. Đây là sƣ đoàn đàn anh trong cuộc đối đầu với quân Mỹ, về sau đƣợc tuyên dƣơng đơn vị anh hùng. Tôi là Sƣ đoàn trƣởng, còn anh Lê Văn Tƣởng là Chính uỷ đầu tiên. Sau đó, tôi đƣợc cử làm Phó tƣ lệnh kiêm Tham mƣu trƣởng Miền. Bấy giờ anh Trần Văn Trà là Tƣ lệnh thay anh Hoàng Văn Thái. Tôi nhận lệnh thành lập thành lập Quân đoàn 4 vào ngày 20 tháng 7 năm 1974, từ 2 sƣ đoàn chủ lực là Sƣ đoàn 7 và Sƣ đoàn 9 cùng một số tiểu đoàn binh chủng độc lập. Tôi đƣợc phân công làm Tƣ lệnh, anh Bùi Cát Vũ - Phó tƣ lệnh, anh Hoàng Khánh Nghĩa - Tham mƣu trƣởng, anh Ba Vinh - phụ trách hậu cần. Đến Chiến dịch Hồ Chí Minh, anh Hoàng Thế Thiện về làm Chính uỷ. Khi sang Campuchia thì tôi kiêm luôn Chính uỷ. - Vai trò Quân đoàn 4 được xác lập ra sao?
- Ngay từ khi thành lập, Quân đoàn 4 đã đƣợc giao hai nhiệm vụ chính. Thứ nhất, quân đoàn là đơn vị chủ lực của B2 (từ Khu 6 trở vào), có nhiệm vụ giải phóng các đô thị lớn, nhất là Sài Gòn, hỗ trợ du kích chiến tranh, xây dựng cơ sở. Thứ hai, đây là đơn vị cơ động của vùng Nam Đông Dƣơng; chính vì vậy mà năm 1979 Quân đoàn 4 mới đi tiên phong tiến vào giải phóng Phnôm Pênh.
Sau khi thành lập, vào ngày 12 tháng 12 năm 1974, Quân đoàn 4 tiến hành đánh chiếm và giải phóng toàn bộ tỉnh Phƣớc Long. Đây là trận đánh rất có ý nghĩa chiến lƣợc, vì qua đó, ta biết đƣợc tình hình mạnh yếu của địch, cũng nhƣ thấy đƣợc thời cơ đã đến mà Trung ƣơng đề ra sách lƣợc mới. Tiếp theo đó, Quân đoàn 4 tiến đánh Bình Long qua bắc Tây Ninh, Dầu Tiếng, Chơn Thành; đánh từ Mỏ Vẹt đến La Ngà qua Hoài Đức, Tánh Linh, Bà Rịa để hình thành bàn đạp bao vây Sài Gòn từ nhiều hƣớng. Sau chiến thắng Dầu Tiếng tháng 3 năm 1975, Sƣ đoàn 9 đƣợc lệnh tách khỏi Quân đoàn 4 chuyển về làm lực lƣợng nòng cốt cho Đoàn 232 chiến đấu phía tây nam Sài Gòn. Bƣớc vào Chiến dịch Hồ Chí Minh, phiên chế Quân đoàn 4 có ba sƣ chủ lực là Sƣ đoàn 7, Sƣ đoàn 341 và Sƣ đoàn 6 đƣợc thành lập từ hai trung đoàn chủ lực của Quân khu 7.
- Trận đánh Xuân Lộc nổi tiếng của Quân đoàn 4, theo Thượng tướng, có vai trò như thế nào trong toàn bộ Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử?
- Trận Xuân Lộc kéo dài 10 ngày từ 09 tháng 4 đến 19 tháng 4 năm 1975 là trận đánh mở đầu cho chiến dịch và là trận đánh lớn nhất, quyết liệt nhất, quan trọng nhất trong toàn bộ chiến dịch. Thứ nhất, địch mất Quân khu 1 và Quân khu 2 nên dồn quân về đây. Thứ hai, Đại tƣớng Weyand, Tham mƣu trƣởng Lục quân Mỹ và là cựu Tổng tƣ lệnh quân Mỹ ở Đông Dƣơng, đƣợc lệnh Nhà Trắng bay sang lập phòng tuyến cố thủ Sài Gòn, xem Xuân Lộc là “cánh cửa thép”, lá
chắn cuối cùng để tìm một giải pháp chính trị. Mất Xuân Lộc là mất tất cả. Do đó, sau khi Xuân Lộc bị quân ta chiếm thì tƣớng Weyand liền lên máy bay chuồn về Mỹ, kéo theo tƣớng tá chế độ Sài Gòn bỏ chạy, Tổng tham mƣu trƣởng chạy, Tổng thống chạy… Sau Xuân Lộc, Quân đoàn 4 tiếp tục đánh chiếm Trảng Bom, Hố Nai, Biên Hoà, Sở chỉ huy Quân đoàn 3 của nguỵ, sân bay
Biên Hoà; rồi tiến thẳng vào Sài Gòn đánh chiếm Bộ Quốc phòng, dinh Gia Long, Bộ tƣ lệnh Hải quân, kho xăng Nhà Bè...
- Thượng tướng có mặt tại dinh Độc Lập vào lúc nào?
- 13 giờ 30’ ngày 30 tháng 4 năm 1975. Trƣớc đó, 12 giờ 30’, Đại đội anh hùng của Sƣ đoàn 7 do Chính trị viên Hoàng Cao Đại chỉ huy với bốn xe tăng dẫn đầu đã tiến vào dinh Độc Lập. Khi tôi vào, đƣợc biết Dƣơng Văn Minh cùng nội các của ông ta từ sáng sớm đến lúc ấy vẫn chƣa ăn uống gì. Tất nhiên, họ sợ hãi không dám ngỏ lời. Tôi liền bảo họ: Các ông có thể nhờ ngƣời nhà
đƣa cơm nƣớc và đồ cá nhân cần dùng tới, chứ đói sao chịu nổi… Và đêm ấy, tôi cùng anh em binh lính nằm ngay trên hiên dinh Độc Lập nghỉ ngơi. Dù đang đói ngủ nhƣng tôi không tài nào chợp mắt đƣợc. Đã nằm trong dinh Độc Lập rồi mà tôi cứ ngỡ mình đang mơ !
- Thưa Thượng tướng, có ý kiến cho rằng việc đầu hàng vô điều kiện của Tổng thống Dương Văn Minh là hành động có lợi cho đất nước cho cách mạng, Thượng tướng nghĩ sao? - Việc Dƣơng Văn Minh lên làm Tổng thống chế độ Sài Gòn là con bài cuối cùng của Mỹ nhằm
cản bƣớc tiến quân ta, tìm một giải pháp chính trị có lợi cho chúng. Theo tôi, hành động đầu hàng của Dƣơng Văn Minh là việc phải làm, không thể khác đƣợc, khi quân ta đã tiến đến nơi. - Trong chiến dịch này, Quân đoàn 4 của Thượng tướng bắt sống bao nhiêu tướng lĩnh của đối phương?
- Khi ở Sóng Thần, anh em bắt sống Chuẩn tƣớng Lê Minh Đảo - Sƣ trƣởng 18, còn khi vào Sài Gòn thì bắt sống Trung tƣớng Lâm Văn Phát - Tƣ lệnh Biệt khu thủ đô.
- Là Phó chủ tịch Uỷ ban Quân quản Sài Gòn sau khi thành phố được giải phóng, xin Thượng tướng cho biết vài nét về nhiệm vụ lúc đó?
- Sau khi Sài Gòn đƣợc giải phóng, Uỷ ban Quân quản đƣợc thành lập do anh Trần Văn Trà làm Chủ tịch, tôi làm Phó chủ tịch thƣờng trực, anh Võ Văn Kiệt, anh Mai Chí Thọ, anh Cao Đăng Chiếm, anh Trần Văn Danh… làm Phó chủ tịch. Nhiệm vụ chủ yếu lúc bấy giờ là phục hồi trật tự, ổn định đời sống nhân dân, cho cải tạo lâu dài và tại chỗ hàng triệu tƣớng tá, quân lính, viên chức của chế độ cũ…
- Theo Thượng tướng, điều gì tạo nên sức mạnh quyết định để quân ta chiến thắng?
- Đó là đƣờng lối chính trị đúng đắn. Ngoài ra, ta còn hơn đối phƣơng về nghệ thuật chiến tranh. - Thưa Thượng tướng, trong đời làm quân rồi làm tướng của mình, những tướng lĩnh nào của Việt Nam đem lại cho Thượng tướng sự quí mến nhất?
- Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp và Đại tƣớng Nguyễn Chí Thanh. Hai ông này là bậc thầy của tôi. Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp bồi dƣỡng cho tôi từ khi tôi còn là Tiểu đoàn trƣởng. Sau khi chiến thắng Đông Khê, lần đầu tiên tôi đƣợc gặp Bác Hồ, cũng là lần đầu tôi gặp Đại tƣớng Tổng tƣ lệnh Võ Nguyên Giáp. Đại tƣớng Nguyễn Chí Thanh là ngƣời mà tôi có dịp gần gũi nhiều khi vào Nam. Anh ấy là một tƣớng tài, là một Uỷ viên Bộ chính trị trẻ và là ngƣời nâng đỡ rất nhiều đối với thế hệ chúng tôi - những ngƣời lính xuất thân từ tầng lớp nông dân nghèo, không có trình độ học vấn, nhƣng có bản lĩnh và kinh nghiệm qua thực tế chiến trƣờng, dám xả thân vì cách mạng.
- Còn những người bạn chiến đấu thân thiết nhất của Thượng tướng?
- Anh Lê Thám, anh Vân Sì của tiểu đội đầu tiên. Sau này về Sƣ đoàn 312 thì có anh Lê Trọng Tấn, Trần Độ, Nam Long, Trần Quân Lập, Thăng Bình… Khi tôi vào Nam thì có anh Nguyễn Chí Thanh, Trần Văn Trà. Ngoài ra, thời gian ở Sƣ đoàn 9 tôi cũng rất thân với anh Lê Văn Tƣởng (Hai Trân). Ôi, còn bạn chiến đấu thì nhiều lắm.
- Thượng tướng có thể kể đôi nét về tướng Lê Trọng Tấn được không?
-Anh Tấn vừa là bạn rất thân vừa là cấp trên của tôi. Anh ấy thông minh, quả cảm, rất đƣợc bộ đội yêu mến. Tài chỉ huy chiến dịch của anh khó ai sánh bằng. Tôi rất bất ngờ và đau buồn khi nghe tin anh đột ngột từ trần lúc đang là Đại tƣớng Tổng tham mƣu trƣởng quân đội ta.
- Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, tướng Hoàng Thế Thiện là Chính uỷ Quân đoàn 4 do Thượng tướng làm Tư lệnh…
- Vâng. Anh Hoàng Thế Thiện vốn đƣợc giác ngộ cách mạng trƣớc tôi. Thời tôi còn là Đại đội trƣởng ở Quân khu 10 trong kháng chiến chống Pháp thì anh Thiện đã là Chính uỷ đầu tiên Trung đoàn Sông Lô, kiêm Trƣởng phòng chính trị Quân khu 10. Sau này anh ấy trở thành Chính uỷ Sƣ đoàn 304, rồi Chính uỷ Bộ tƣ lệnh phòng không - Không quân mà anh Phùng Thế Tài là Tƣ lệnh.
Anh Thiện là một ngƣời hoạt bát, có vóc dáng đẹp, là một chính uỷ giỏi lại có khả năng về quản lý kinh tế. Vì vậy, hoà bình lập lại, sau thời gian sang Campuchia làm chuyên gia, anh Thiện đƣợc điều về nƣớc làm Thứ trƣởng Bộ Quốc phòng kiêm Chủ nhiệm Tổng cục kinh tế. Trƣớc khi nghỉ hƣu, anh ấy đƣợc biệt phái sang làm Thứ trƣởng thứ nhất Bộ lao động - Thƣơng
binh và xã hội. Tôi nhớ hoài kỷ niệm đêm 30 tháng 4 năm 1975, tôi - Tƣ lệnh và anh Thiện - Chính uỷ Quân đoàn 4 cùng nằm trò chuyện và ngủ ngay ngoài hiên dinh Độc Lập. Không mùng mền chiếu gối. Sáng dậy, muỗi đốt đỏ cả ngƣời. Chúng tôi đùa, muỗi Sài Gòn kinh quá ! Sau này, mỗi lần gặp nhau, anh Thiện cũng hay nhắc lại kỷ niệm ấy. Cả hai cƣời vang. - Theo Thượng tướng, hạnh phúc lớn nhất của người lính là gì?
- Là hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao
- Còn nỗi đau lớn nhất?
-Là không hoàn thành nhiệm vụ. Làm ngƣời lính chẳng có gì khổ tâm hơn điều đó. - Nếu Tổ quốc gặp phải cơn nguy biến, Thượng tướng có tin rằng thế hệ trẻ hiện nay đủ khả năng bảo bệ vững chắc thành quả thế hệ trước để lại?
-Tôi tin. Bởi ngƣời Việt Nam ở thế hệ nào cũng có lòng yêu nƣớc, tự hào dân tộc. Thế hệ trẻ bây giờ lớn lên trong thời bình, có điều kiện hơn chúng tôi rất nhiều. Bạn trẻ bây giờ cần ƣớc mơ. Và bất cứ ngƣời lính nào cũng đều cần có mơ ƣớc trở thành một vị tƣớng. Để thực hiện đƣợc điều đó, không có con đƣờng nào khác hơn là hãy lăn xả vào cuộc sống, trƣờng đời. Thời thế sẽ tạo anh hùng! Nhƣng từ đây đến năm 2000 thì đất nƣớc chƣa có chiến tranh đâu. - Nếu như được trở lại từ đầu, thì Thượng tướng…
- Tôi sẽ vẫn chọn con đƣờng binh nghiệp. Tại một cuộc họp mặt nhân kỷ niệm ngày thành lập Trung đoàn Sông Lô, tôi cũng đã nói rằng: Tôi, một ngƣời lính - ngƣời lính từ khi còn chƣa biết tình yêu là cái gì, đến nay đã trở thành một cụ già, chƣa có lúc nào tôi cảm thấy ân hận vì sự lựa
chọn đƣờng đã đi của mình. Quân đội là trƣờng học lớn - phải nói là trƣờng đại học tổng hợp. Nếu có phép mầu cho tôi trở lại tuổi hai mƣơi, tôi vẫn dứt khoát chọn: Cuộc đời binh nghiệp! (Đôi mắt ông bỗng trở nên rực sáng hơn cùng nụ cƣời vang ngân).
- Thế Thượng tướng biết đến “tình yêu là cái gì” từ khi nào?
- Khi về thủ đô Hà Nội, rồi trở ra Chiến khu Việt Bắc. Lúc ấy, tôi có quen một cô gái Hà Nội bán hàng tạp hóa. Gái Hà thành thì anh biết rồi, khá xinh (cƣời)! Chúng tôi dự định tổ chức đám cƣới với nhau, nhƣng vì quân Pháp bao vây ráo riết, cô ấy đành ở lại Hà Nội. Không biết cuộc chiến đấu bao giờ mới kết thúc, sợ cô ấy khổ, nên cuối cùng tôi quyết định cắt đứt quan hệ. Tình yêu lứa đôi thời chiến là nhƣ thế. Luôn phải sẵn sàng chịu đựng sự hy sinh !
Mãi sau này khi tôi đã ba mƣơi bốn tuổi, qua anh Kim Ngọc - cha đẻ của khoán hộ gia đình trong nông nghiệp, nguyên là Bí thƣ tỉnh uỷ Vĩnh Phú, tôi mới quen cô Thành Kiều Vƣợng, là vợ tôi bây giờ. Lúc ấy, vợ tôi là cán bộ ngành thuế, còn bố vợ làm bên công an ở Vĩnh Phú. Biết
nhau nhƣng ít có thời gian gặp nhau. Chúng tôi cƣới năm 1955. Cƣới xong là tôi lên đƣờng đi công tác ngay. Trải qua mấy mƣơi năm chung sống bên nhau trên mọi miền đất nƣớc, bây giờ chúng tôi đã nghỉ hƣu, sống với con cháu. Chúng tôi có 5 con, tất cả đều phục vụ trong quân đội. Nghĩa là cả gia đình đều là lính. Bà nhà tôi cũng là Đại uý về hƣu. Năm 1992, nhân sinh nhật lần thứ 60 của bà nhà, tôi có làm tặng bà bài thơ vui:
Đời em là một giấc mơ
Mơ chồng thắng trận, mơ cờ đảng viên
Chiến tranh mấy mươi năm liền
Mà em vẫn giữ bình yên như người
Đến nay tuổi đã sáu mươi
Năm con bảy cháu mừng vui bên bà
Tuổi em là tuổi con gà
Tuổi anh con khỉ nhưng mà đẹp đôi
Tuy rằng tóc bạc da mồi
Chúng ta vẫn giữ lứa đôi vẹn tròn
Còn trời con nước còn non
Có dân có đảng ta còn sống lâu
Anh thấy tƣớng mà làm thơ nhƣ vậy có hay không ! (Cƣời vang).
- Mối tình của ông bà có công lớn của “ông mai” Kim Ngọc. Thượng tướng có nghĩ việc phục hồi và phong Anh hùng Lao động cho Kim Ngọc khi ông không còn nữa, là quá muộn? - Muộn còn hơn không. Tôi thực sự xúc động và vui mừng khi nghe tin Kim Ngọc đƣợc phục hồi công trạng. Anh ấy nguyên là Thƣợng tá chuyển từ Quân khu Việt Bắc về Vĩnh Phú làm công tác chính quyền. Một con ngƣời có dáng vóc tầm thƣớc, tính cách nhã nhặn, đƣợc đồng đội và nhân dân tin yêu, cả khi phải chịu kỷ luật oan ức. Tôi có gặp lại Kim Ngọc một lần trƣớc lúc anh mất. Anh vẫn hết sức lạc quan tin vào sự đúng đắn của phƣơng pháp khoán hộ nông nghiệp do anh đề xƣớng!
- Thưa, cuộc sống hiện nay của Thượng tướng thế nào?
-Bình thƣờng nhƣ mọi ngƣời. Lƣơng Thƣợng tƣớng một triệu đồng. Lƣơng hƣu bà nhà hơn ba trăm ngàn đồng. Cả hai cộng lại cũng đủ trả tiền điện nƣớc, nhà thuê cùng cơm rau qua ngày. Khối ngƣời lƣơng còn thấp hơn mình nhiều mà. So với thời kháng chiến thì bây giờ tƣơm tất hơn nhiều.
- Trong suốt cuộc đời binh nghiệp của mình, thời gian nào Thượng tướng cảm thấy mình đối mặt với khó khăn nhất?
- Thời làm Tổng thanh tra quân đội.
- Vì sao?
-Luôn luôn phải xử lý, giải quyết hàng vạn đơn thƣ khiếu tố, khiếu nại. Mà điều quan trọng là làm sao cho thật dân chủ, công bằng, có tình có lý thì không phải dễ. Khó khăn lắm anh ạ! - Thượng tướng suy nghĩ gì về tình trạng tham nhũng đang hoành hành hiện nay. - Có nhiều nguyên do, nhƣng theo tôi, nguyên do chủ yếu vẫn là sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ sở thiếu chặt chẽ, triệt để. Vì vậy, một số cán bộ đảng viên thoái hóa đã lợi dụng sơ hở mà tham ô, tham nhũng, tác oai tác quái.
- Hiện nay sức khỏe của Thượng tướng thế nào?
- Trong chiến tranh tôi bị thƣơng đến 5 lần, nên sức khỏe không đƣợc tốt lắm. Tôi là ngƣời đi nhiều, làm việc không biết mệt, ăn uống chẳng kiêng cữ gì nhiều. Hiện nay, sáng sớm tôi cũng thức dậy tập dƣỡng sinh cho khí huyết lƣu thông. Tôi vẫn thƣờng xuyên đọc, nghiên cứu sách
báo. Tôi cũng vừa hoàn thành tập hồi ký Chặng đƣờng mƣời ngàn ngày cho xuất bản. - Thượng tướng có tiên đoán mình sống được mấy mươi năm nữa?
- Tôi cố gắng sống ngoài tám mƣơi là tốt rồi. Thời đánh nhau tôi nhiều lần bị thƣơng nặng, có một lần đã chết nửa tiếng đồng hồ, anh em khiêng chạy về, nhƣng vẫn không chết (cƣời). *
Quên xem đồng hồ, nên theo dòng chảy câu chuyện, cả Thƣợng tƣớng Hoàng Cầm lẫn chúng tôi không nghĩ rằng đã quá 12 giờ 30. Bất giác tôi nhìn lên vách, thấy tấm ảnh Chủ tịch Tôn Đức Thắng cỡ lớn uy nghi giữa bàn thờ do tỉnh Tây Ninh tặng Thƣợng tƣớng. Dƣờng nhƣ hiểu đƣợc sự phân vân của tôi, Thƣợng tƣớng bảo: "Ảnh không gian ba chiều đấy. Anh đứng giữa sẽ thấy chân dung Bác Hồ, đứng bên trái ảnh sẽ thấy chân dung Bác Tôn, còn đứng bên phải sẽ thấy ảnh cố Tổng bí thƣ Lê Duẩn". Rồi ông trỏ tay sang hƣớng khác, nở nụ cƣời hồn nhiên: "Đây là Huân chƣơng Hồ Chí Minh, tôi đƣợc tặng hồi năm 1993; huân chƣơng mà trƣớc đây chỉ khi nào vào quan tài rồi mới có đƣợc!". Âm giọng vị tƣớng càng trở nên ấm áp hơn khi ông bắt tay, tiễn chúng tôi ra đến cổng. Trong đôi mắt chân tình và bàn tay cứng rắn, khô ráp của Thƣợng tƣớng Hoàng Cầm, nhƣ vẫn hừng hực khí thế của một trái tim ngƣời lính sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc.
Vị tƣớng còn khoe rằng vừa làm đƣợc một bài thơ mới hẹn dịp đọc cho nhau nghe. Là vị tuớng trận mạc mà lại rất mê thi ca. Thật đáng quý. Sự lãng mạn ở tƣớng Hoàng Cầm làm tôi
nhớ đến những vị tƣớng "nghệ sĩ” nhƣ Nguyễn Bình, Nguyễn Sơn, Hoàng Văn Thái, Trần Văn Trà, Huỳnh Văn Nghệ, Đinh Đức Thiện, Lê Hai,... và vi tƣớng đồng hƣơng của ông là Nguyễn Đan Thành - ngƣời từng là bạn thợ may với tƣớng Lê Trọng Tấn và Trần Đăng Ninh thời trai trẻ. Nếu nhƣ Hoàng Cầm là tƣớng trận lẫy lừng thì Nguyễn Đan Thành là tƣớng nuôi quân nổi tiếng từ Điện Biên Phủ đến dinh Độc Lập. Tƣớng Đan Thành sinh năm 1916 tại Hà Đông, trƣớc khi qua đời ở tuổi bát tuần, ông đã làm hơn tám trăm bài thơ và in thành ba tập. Thơ tƣớng Nguyễn Đan Thành có nhiều bài rất độc đáo chẳng hạn nhƣ bài khen bạn lính già một cách hóm hỉnh : Tính ông không rượu khôngtrà
Chắc giờ cái khoản đàn bà cũng không....
Rõ ràng, không những biết cầm súng chiến đấu vì độc lập tự do hạnh phúc cho Tổ quốc, mà mỗi vị tƣớng mỗi ngƣời lính Việt Nam còn mang trong trái tim mình dòng máu nghệ sĩ !
Tân Bình, tháng 3 năm 1995
02 - Thượng tướng NGUYỄN MINH CHÂU
Từ một tiểu đội trƣởng hoạt động độc lập, Nguyễn Minh Châu trở thành một "ông lớn” từng là "nỗi ám ảnh kinh hoàng" đối với kẻ thù ở chiến trƣờng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên suốt hai cuộc kháng chiến. Tƣớng Nguyễn Minh Châu là vị chỉ huy trận đánh chiếm đồn Phú Hài ở lầu Ông Hoàng bằng chiến thuật kỳ tập mở ra cục diện mới trên chiến trƣờng Bình Thuận lẫn Quân khu 6, rồi chỉ huy trận phục kích Dăkpơ trên đƣờng 19, bắt sống quan năm sắp đƣợc phong tƣớng Baroux. Tập kết ra Bắc, Nguyễn Minh Châu có công phát triển phong trào thi đua Ba Nhất nổi tiếng trong quân đội. Về Nam, ông làm tƣ lệnh Quân khu 6, tham mƣu trƣởng Miền, tƣ lệnh Đoàn 232. Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, ông là tƣớng chỉ huy trực tiếp một trong năm cánh
quân tiến vào giải phóng Sài Gòn. Sau đó, ông lại có mặt ở Phnôm Pênh đẩy lùi tập đoàn diệt chủng Pol Pot, làm nghĩa vụ quốc tế. Về nƣớc, ông đƣợc cử làm tƣ lệnh Quân khu 7, phó tổng thanh tra quân đội, trƣởng đại diện Bộ Quốc phòng tại phía Nam. Ông đƣợc Nhà nƣớc tặng thƣởng Huân chƣơng Hồ Chí Minh. Trong tâm khảm của những ngƣời lính thuộc quyền, Năm Ngà là vị tƣớng tƣ lệnh chiến trƣờng kiên cƣờng, bản lĩnh, quyết đoán, kỷ luật, dạn dày trận mạc và cũng hết sức độ lƣợng, chan chứa nghĩa tình.
Thời thơ ấu của Thƣợng tƣớng Nguyễn Minh Châu là chuỗi ngày mồ côi gian nan bất hạnh. Tuổi Tân Dậu Nguyễn Minh Châu sinh ngày 20 tháng 8 năm 1921 tại xã Thái Bình, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh. Mới đƣợc mấy tháng tuổi thì mẹ mất. Vị tƣớng tƣơng lai không kịp nhận biết hình ảnh ngƣời mẹ vắn số. Lên sáu tuổi, bắt đầu cắp sách đến trƣờng làng, nhƣng học đƣợc vài năm thì nạn đói hoành hành khắp nơi, Nguyễn Minh Châu cùng hai ngƣời anh phải nghỉ học, phụ cha làm lụng kiếm cái ăn cái mặc qua ngày. Trƣớc cảnh túng bấn, côi cút của gia đình, cha ông quyết định đi bƣớc nữa. Ngƣời mẹ kế trông nom nhà, ruộng vƣờn. Còn cha con ông bôn ba đi làm xa, chạy ăn từng bữa. Nhƣng cơm vẫn không đủ ăn, có lúc phải ăn củ nần cả tháng.
Khổ sở vật chất lẫn tinh thần, chàng thiếu niên đa cảm Nguyễn Minh Châu cứ miên man tự hỏi: Vì sao cuộc sống cứ đói khổ thế này? Sống nhƣ vậy để làm gì? Nguyễn Minh Châu cảm thấy ngột ngạt, không thể tiếp tục sống mãi nhƣ vậy đƣợc, nhất là khi nhìn nhiều ngƣời dân quê cả đời sống nghèo sống khổ quanh quẩn ở làng, cho tới khi sắp nhắm mắt xuôi tay mà chỉ biết từ nhà ra chợ. Nguyễn Minh Châu ngày càng buồn tủi, chán chƣờng, thất vọng. Mƣời sáu tuổi, chàng thiếu niên họ Nguyễn đã liều lĩnh trốn nhà ra đi, với hy vọng tìm một việc làm tốt hơn nghề nông, có thể thay đổi phần nào cuộc sống của mình và gia đình.
Tuy nhiên, Nguyễn Minh Châu mới "giang hồ" gần nửa năm thì ngƣời nhà kiếm bắt về. Vì không có chỗ dựa quen biết, không tiền bạc và nhất là chƣa có giấy thuế thân nên không thể đi xa đƣợc. Đành phải "quy cố hƣơng" chờ cơ hội mới. Và đến năm mƣời tám tuổi, chàng trai họ Nguyễn kiếm đủ tiền đóng thuế, lấy giấy thuế thân, chuẩn bị tiếp tục... trốn nhà tha phƣơng.
Cuộc sống bần cùng vô gia cƣ đã đƣa chàng trai Tây Ninh đến với cách mạng. Từ trinh sát viên, tiểu đội trƣởng hoạt động độc lập. Nguyễn Minh Châu đã trở thành Tƣớng tƣ lệnh chiến trƣờng oai lừng, chỉ huy nhiều trận đánh lịch sử. Năm 1958, ông đƣợc phong Thƣợng tá - sƣ đoàn phó Sƣ đoàn 305. Tháng 5 năm 1965, sau hai năm trở về Nam làm tƣ lệnh Quân khu 6, ông đƣợc thăng quân hàm Đại tá. Tháng 4 năm 1974, ông đƣợc thăng Thiếu tƣớng khi đang làm tham mƣu trƣởng Bộ Tƣ lệnh Miền. Tháng 6 năm 1981, lúc đang công tác ở chiến trƣờng Campuchia,
ông đƣợc thăng Trung tƣớng. Đến tháng 1 năm 1986, ông lên Thƣợng tƣớng, giữ chức tƣ lệnh Quân khu 7. Nguyễn Minh Châu còn đƣợc bầu làm ủy viên Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa V và khóa VI, ủy viên Đảng ủy Quân sự Trung ƣơng, đại biểu Quốc hội khóa VII và khóa VIII. Ông đƣợc Nhà nƣớc tặng thƣởng Huân chƣơng Hồ Chí Minh.
Tại nhà riêng ở đƣờng Nguyễn Tri Phƣơng khu vực thành Công Binh cũ thuộc quận Mƣời, nơi ông và ngƣời bạn đời sống bên nhau những năm tháng hiếm hoi cuối cùng, ngồi ngả lƣng trên chiếc salon gỗ, Thƣợng tƣớng Nguyễn Minh Châu trầm ngâm hồi tƣởng:
- Nhà tôi ở Châu Thành gần chợ, lúc ấy bạn học cũ đang học trung học ở Sài Gòn thƣờng về chơi, nên cũng biết chút ít tình hình. Khoảng cuối năm 1939, tôi dành dụm tiền, trốn xuống Sài Gòn, xin vào hãng Delagat vừa học vừa làm công thợ điện hai năm. Nhƣng mới gần một năm, tôi coi lại mình chẳng học đƣợc gì, ngoài việc chỉ biết quay cho máy nổ. Tối ngày toàn bị sai vặt, xúc than, gánh nƣớc đổ lò. Thấy không có hy vọng nên tôi xin thôi việc, đi tìm việc làm khác.
Cuối năm 1940, Nhật đƣa quân vào nƣớc ta, tuyên truyền đánh đổ thực dân Pháp, giành độc lập cho Việt Nam. Tôi tƣởng thật, đăng ký vào học ba tháng quân trƣờng, rồi xin chuyển làm thợ mong học đƣợc cái nghề. Nhƣng làm mới đƣợc một tháng, tôi nghe ngóng tình hình, biết là bọn Nhật giả dối, nên tôi rủ một ngƣời bạn làm chung bỏ trốn. Đƣợc bốn ngày thì quân Nhật tình cờ bắt gặp, đƣa chúng tôi về xí nghiệp súng đạn ở Xóm Chiếu làm lại. Khoảng bốn tháng sau tôi lại tìm cách trốn nữa. Tôi xuống Sáu Kho ở Tân Thuận, Nhà Bè xin việc. Và từ đây tôi bắt đầu đƣợc giác ngộ hoạt động bí mật, tham gia cƣớp chính quyền ở Sài Gòn trong Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám, rồi sau đó vào quân đội.
- Thưa Thượng tướng, tại sao Nguyễn Minh Châu lại còn có biệt danh Năm Ngà? - Nguyễn Minh Châu là tên khai sinh, còn Năm Chon hay Năm Ngà là những cái tên khác trong kháng chiến. Tôi lấy tên Năm Ngà khi từ ngoài Bắc trở vào Nam đánh Mỹ. Năm là thứ của tôi trong gia đình. Còn Ngà là tên vợ tôi, Huỳnh Thị Ngà.
- Lúc Thượng tướng ra Bắc thì bà nhà ở đâu?
- Bà cũng ra Bắc nhƣng đi sau một mình với con cái. Tôi chuyển quân đi trƣớc. Bà một mình ôm con lặn lội theo sau. Trên đƣờng bà bị bệnh rất nặng, may nhờ có nhiều anh em quen biết cố chạy chữa đƣa ra tới Bắc. Sau đó, tôi vào Nam chiến đấu, rồi sang Campuchia đánh nhau với bọn diệt chủng Pol Pot, nên vợ chồng ít có thời gian gặp nhau.
- Thượng tướng và bà gặp nhau lần đầu tiên lúc nào?
- Vào năm 1948, lúc tôi đang chiến đấu ở Bình Thuận. Bà ấy ngƣời Hàm Tân, làm cán bộ phụ
nữ, mua lúa gạo, thực phẩm tiếp tế cho anh em bộ đội. Gặp nhau rồi có cảm tình với nhau, sau đó tổ chức đám cƣới. Cha bà ấy nguyên là địa chủ bị địch bắt ép làm việc nhƣng ông cụ không làm, bảo khai báo về cách mạng ông không khai, nên bị chúng xử tử!
- Thưa Thượng tướng, một đời xông pha dưới làn tên mũi đạn, có mặt hầu khắp mọi chiến trường, bây giờ nhìn lại, Thượng tượng có cảm thấy hối tiếc điều gì không? - Tôi chả có hối tiếc điều gì cả, mà còn mừng nữa. Thứ nhất là mừng nƣớc nhà đã đƣợc thống nhất, độc lập, nhiệm vụ đời tôi đã hoàn thành. Thứ hai là mừng tôi vẫn còn sống cho tới ngày nay. Tôi không phải là ngƣời duy tâm, nhƣng cứ mãi băn khoăn là chẳng hiểu sao ở chiến trƣờng gian khổ nhƣ vậy, đạn bom nhƣ vậy mà tôi không chết. Mặc dù tôi là ngƣời bị rất nhiều bệnh, nhất là bệnh phổi, phải luôn hít thở sâu kết hợp với thuốc men thƣờng xuyên. Mà lúc đó thuốc men đâu có nhiều. Hơn nữa, tôi là ngƣời luôn có mặt ở nơi nguy hiểm. Hễ nghe anh em báo nơi nào khó khăn, căng thẳng là tôi lên đƣờng ngay. Trong khi đó, biết bao đồng đội tôi đã mãi mãi ngã xuống…
- Hình ảnh nào thời trận mạc để lại trong lòng Thượng tướng ấn tượng sâu đậm nhất? - Ngƣời lính. Không có ông tƣớng nào đem lại cho tôi sự khâm phục bằng hình ảnh ngƣời lính. Họ hồn nhiên, trong sáng, quả cảm, không hề biết run sợ trƣớc cái chết và chính nhờ sự hy sinh to lớn của hàng vạn ngƣời lính mới sản sinh ra đƣợc những vị tƣớng.
- Thế điều mà Thượng tướng căm ghét nhất trong đời sống thường nhật là gì? -Những kẻ ham chức quyền, ích kỷ, ăn cắp, tham nhũng.
- Thượng tướng còn nhớ gì về những ngày đầu tiên gia nhập quân đội?
- Cuối năm 1943, tôi đƣợc đồng chí Công, một ngƣời cộng sản hoạt động bí mật, tuyên truyền giáo dục cách mạng. Tôi cùng với một ngƣời bạn tên Đức quê ở Bình Định, tham gia dán truyền đơn, khẩu hiệu. Một thằng dán, một thằng canh. Rồi đồng chí Công giao thêm nhiệm vụ quan sát kho tàng súng đạn của quân Nhật, ăn cắp mang về cất giấu. Hai đứa tôi mang về đƣợc nhiều lắm. Anh Đức là ngƣời hết sức dạn dĩ, dũng cảm. Nhƣng chẳng may, trong một lần ăn cắp súng, anh đã bị bắt đƣa vào tù, rồi bị tra tấn đến chết. Điều ân hận là tôi không biết rõ quê hƣơng và gia đình ngƣời thanh niên miền Trung yêu nƣớc và quả cảm ấy!
Thế rồi đầu năm 1945, tôi bị mất liên lạc với đồng chí Công (sau này trở thành Trung đoàn trƣởng, đã hy sinh). Tôi tiếp tục tổ chức một số anh em đi cƣớp súng của Nhật. Chúng tôi trở thành một đơn vị tổ chức hẳn hoi. Đầu tiên có mấy ngƣời, anh em cử tôi làm Tiểu đội trƣởng, sau đông hơn thì tôi làm Trung đội trƣởng, tham gia cƣớp chính quyền trong Cách mạng tháng
Tám. Khi quân Pháp tái chiếm Nam Bộ, các anh cử tôi ra giữ mặt trận Thị Nghè, cầu Bông của Sài Gòn đánh nhau với quân Pháp.
- Thượng tướng có thể kể rõ hơn về các trận đánh ở mặt trận Thị Nghè trong những ngày đầu kháng chiến. Đây có phải là trận đánh đầu tiên trong đời binh nghiệp của Thượng tướng không?
- Chúng tôi đánh nhau với quân Pháp năm trận tại Thị Nghè. Cuối cùng, chúng bao vây ráo riết, theo lệnh của Uỷ ban kháng chiến hành chánh miền Đông Nam Bộ, các đơn vị khác rút hết, tôi đánh thêm ba ngày cho dân kịp tản cƣ, rồi mới cho anh em nhảy xuống sông rút lui an toàn. Từ mặt trận Thị Nghè, tôi mới hiểu thế nào đánh giặc. Và tôi cũng rút ra một số kinh nghiệm bổ ích.
Thứ nhất là về nghệ thuật chỉ huy: phải biết rõ tình hình địch, hiểu rõ chỗ yếu chỗ mạmh của mình, để tìm cách đánh phù hợp. Thứ hai là hợp đồng tác chiến: trƣớc lực lƣợng đông đảo và ý đồ lấn chiếm của địch, một mình không thể thắng nổi địch, mà phải hợp đồng tác chiến với các đơn vị bạn. Thứ ba là phải bám trụ đánh địch. Lúc ấy, bộ đội ta đang quyết chiến nhƣ thế nhƣng nhiều đơn vị lại rút lui. Tôi không chịu rút vì nghĩ rằng chỉ có nƣớc rút tới… biên giới phía Bắc, nghĩa là chịu mất nƣớc mà thôi.
- Sau khi tạm thời rút lui khỏi Sài Gòn, Thượng tướng đưa quân về đâu?
- Tôi chuyển quân về Xuân Lộc, vừa lúc quân Pháp tới, tôi lại tổ chức phòng thủ. Uỷ ban kháng chiến hành chánh miền Đông ra lệnh lui về Phan Thiết, giao bộ đội tiếp viện cho mặt trận Nha Trang, Khánh Hoà. Xong nhiệm vụ, từ Phan Thiết tôi trở về Biên Hoà tập hợp anh em ốm đau còn lại, trang bị súng đạn, chiến đấu trở lại. Lúc ấy đƣợc khoảng năm mƣơi ngƣời, anh em cử tôi làm Trung đội trƣởng, hoạt động độc lập. Tình hình hết sức phức tạp. Súng đạn thiếu thốn. Không có sự chỉ đạo thống nhất. Đơn vị tôi bị quân Bình Xuyên tƣớc súng hoài. Cuối cùng, tôi gia nhập đoàn quân Nam tiến. Tôi là Đại đội trƣởng Đại đội Hoàng Hoa Thám làm chủ vùng Hàm Thuận tỉnh Bình Thuận. Nhƣng rồi bị bế tắc về chiến thuật, vì lực lƣợng võ trang quá yếu. Tôi nghĩ đến cách đánh lấy đồn mà ít tiêu hao về lực lƣợng và vật chất kỹ thuật nhất. Sau khi nghiên kỹ lƣỡng, tôi cho đánh đồn Phú Hài ở lầu ông Hoàng, Phan Thiết. Đây là trận đánh rất có ý nghĩa về mặt chiến thuật, làm thay đổi cả tình hình quân sự tỉnh lúc ấy. - Thượng tướng có thể giải thích rõ hơn ý nghĩa trận đánh này.
- Trận đánh Phú Hài thiên về tâm lý, nắm lấy sơ hở của địch, bất ngờ đánh phủ đầu để địch trở tay không kịp. Đồn Phú Hài nằm trên núi, án ngữ cả một vùng. Dân đến kiếm cá kiếm cua đều bị chúng giết. Tôi bàn với anh em bằng mọi cách phải tiêu diệt chúng. Lợi dụng thế núi hiểm và
sƣơng mù dày đặc, lính gác không trông thấy, tôi cho ém quân chờ sáng. Đồn Phú Hài có một quy luật là bọn chỉ huy sáng nào cũng đến đây kiểm tra. Tôi tổ chức thêm ở ngoài đồn một vòng vây để yểm trợ. Đầu tiên, là uy hiếp lính gác để chúng buông súng cho anh em giữ. Xâm nhập vào đồn, vận động tâm lý chiến, giả thƣ cấp chỉ huy, đề nghị cho kiểm tra và giao đồn. Đồn Phú Hài là đồn bị quân ta lấy đầu tiên trong kháng chiến chống Pháp ở Bình Thuận. Sau này anh em gọi đó là chiến thuật kỳ tập.
- Vậy còn trận phục kích Dăkpơ trên đường 19 bắt sống quan năm Baroux chỉ huy Binh đoàn cơ động 100 của Pháp ?
- À, đây là trận đánh đƣợc đánh giá là oanh liệt vào loại nhất nhì trong lịch sử kháng chiến chín năm chống Pháp. Sau khi kết thúc, Bác Hồ đã viết thƣ khen ngợi và trao cho chúng tôi Huân chƣơng Kháng chiến hạng nhất.
- Xin Thượng tướng cho biết vài nét cụ thể về Binh đoàn 100 của Pháp và diễn tiến trận đánh từng gây chấn động này.
- Năm 1953, Đại tƣớng nổi tiếng nhất của Pháp lúc ấy là Henri Navarre đƣợc cử sang thay Salan làm tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dƣơng. Kế hoạch Navarre ra đời. Riêng chiến trƣờng Liên khu 5, chúng tiến hành Chiến dịch Atlante vƣợt đèo Cả đánh chiếm vùng tự do Phú Yên. Ý đồ của Bộ Tổng chỉ huy quân Pháp là tập trung một lực lƣợng lớn tổ chức thành những binh đoàn cơ động mạnh, tiến công chiến lƣợc, chiếm đóng hầu hết các vùng tự do còn lại ở phía Nam.
Đƣờng 19 là con đƣờng huyết mạch của chiến trƣờng Tây Nguyên, riêng đoạn Pleiku - An Khê là nơi hiểm yếu, ta và địch tranh chấp quyết liệt. Còn tiểu khu An Khê gồm hàng loạt cứ điểm ngoại vi và các vùng phụ cận, là bàn đạp tiến công xuống vùng tự do duyên hải miền Trung và là bình phong án ngữ đầu cực đông của đƣờng 19. Nhƣng trong chiến cuộc Đông Xuân 1952 - 1953 ta đã lần lƣợt làm chủ nhiều vùng phụ cận An Khê.
Đầu năm 1954, tôi từ Trung đoàn 108 đƣợc điều về khôi phục củng cố lại Trung đoàn 96, hoạt động liên tục trên đƣờng 19, đánh thắng nhiều trận ở Hà Tam, Măng Giang. Trung đoàn đƣợc giao nhiệm vụ sẵn sàng đánh phá tiểu khu An Khê và tiêu diệt địch rút chạy trên đƣờng 19. Trung đoàn đã đánh nhiều trận trên đoạn Măng Giang - An Khê, nhƣng đoạn suối Dăkpơ thì chƣa đánh trận nào. Tuy hiểm trở, nhƣng đoạn đƣờng Dăkpơ lại nằm giữa hai cứ điểm của địch. Quân Pháp luôn tăng cƣờng trinh sát bằng không quân, biệt kích thám báo. Từ quan sát hiện trƣờng tôi chọn đoạn suối Dăkpơ về phía đông để làm yếu điểm phục kích chờ địch. Đoạn này
dài 800 mét do Tiểu đoàn 79 phụ trách. Còn đoạn phía tây suối Dăkpơ do Tiểu đoàn 40 phụ trách. Những đơn vị khác cũng bố trí ở những điểm có thể phát huy tối đa khả năng tác chiến. Binh đoàn 100 là lực lƣợng cơ động mạnh của quân Pháp vừa tham chiến ở Triều Tiên trong lực lƣợng Liên Hiệp Quốc, đƣợc tăng cƣờng cho Đông Dƣơng vào cuộc chiến cuối cùng của kế hoạch Navarre. Lúc ấy quân ta tổ chức phản công liên tục trên chiến trƣờng Tây Nguyên, để phối hợp với Điện Biên Phủ. Chiến dịch Atlante ở duyên hải Phú Yên bị ta bẻ gãy. Quân Pháp có kế hoạch rút bớt khỏi Tây Nguyên để chi viện cho các hƣớng và co cụm lực lƣợng hình thành các khu vực phòng ngự mạnh. Tinh thần quân Pháp suy sụp. Bọn chỉ huy Binh đoàn 100 biết rút khỏi tiểu khu An Khê về Pleiku là nguy hiểm, nhƣng vẫn tin tƣởng ở lực lƣợng đông với nhiều vũ khí tối tân và có Binh đoàn 42 từ Pleiku xuống đón yểm trợ.
Sáng ngày 24 tháng 6 năm 1954, khi nghe tin đoàn xe hơn 200 chiếc của địch rời An Khê xuống đến Kà Tung, cách Dăkpơ khoảng 7 kilômét, tôi cho tổ chức cuộc họp chớp nhoáng với Ban tham mƣu và ra quyết định cụ thể cho từng đơn vị. Trận đánh bắt đầu vào lúc 12 giờ 30’ ngày 24 tháng 6 và kết thúc vào 12 giờ ngày 25 tháng 6 năm 1954. Chiến sự hết sức ác liệt. Dù bị đánh bất ngờ nhƣng địch tỏ ra cũng ngoan cố, tìm mọi cách kháng cự, nhƣng cuối cùng quân ta cũng giành hoàn toàn thắng lợi.
- Thượng tướng còn nhớ kết quả hiện trường trận đánh ?
- Sau khi địch hoàn toàn buông vũ khí, tôi đích thân đi quan sát toàn trận địa.(Ông đứng lên lấy ra nhật ký cũ kỹ trong ngăn tủ, đọc rõ từng con số).Kết quả có trên 900 quân Pháp bị chết, còn bị thƣơng nằm rải rác 600 tên. Tên quan năm sắp đƣợc phong tƣớng Baroux, chỉ huy Binh đoàn 100 cùng 1280 tên khác bị ta bắt sống; 375 xe các loại bị cháy, bị hƣ hỏng; 229 xe còn nguyên hoặc hƣ hỏng ít… Trung đoàn 96 tiêu diệt hoàn toàn cánh quân địch rút chạy và giải phóng tiểu khu An Khê.
Trong khi đó, Binh đoàn cơ động 42 của địch do quan năm Sockel chỉ huy từ Pleiku xuống đón Binh đoàn 100, đã bị Trung đoàn 108 của ta lúc này do anh Đoàn Khuê chỉ huy, chặn đánh tơi bời, không thực hiện đƣợc ý đồ của chúng. Quan năm Sockel cũng sợ tôi dữ lắm. Hồi ở Bình Thuận ông ta suýt chết với tôi mấy lần (cƣời).
- Như vậy, trong năm 1954, nếu như ở Điện Biên Phủ bộ đội ta đã bắt sống quan năm vừa được phong tướng De Castrie thì ở An Khê đã bắt sống quan năm sắp được phong tướng Baroux. - Đúng vậy.
- Thưa Thượng tướng, thời chống Mỹ Thượng tướng gắn bó với chiến trường nào?
- Cũng ở Nam Trung Bộ. Năm 1954, tôi là Tỉnh đội trƣởng Bình Thuận đƣa quân tập kết ra Bắc. Năm 1963 tôi trở vào Nam, làm Tƣ lệnh Quân khu 6. Sau Tổng tấn công Mậu Thân năm 1968, tôi về làm Tham mƣu phó rồi Tham mƣu trƣởng Bộ tƣ lệnh Quân giải phóng Miền Nam. Tôi khoái trực tiếp đánh nhau, không muốn nhận chức Tham mƣu trƣởng, nhƣng các anh ở trên thì muốn giúp đỡ bồi dƣỡng cho tôi. Tôi và Ban tham mƣu giúp Trung ƣơng Cục và Bộ tƣ lệnh Miền đề ra phƣơng án tác chiến các chiến dịch, trong đó có kế hoạch Tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân 1975 của B2 mà kết thúc bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
- Thượng tướng còn nhớ gì về những trận đánh của cánh quân Tây Nam - Đoàn 232 do Thượng tướng trực tiếp chỉ huy tiến vào giải phóng Sài Gòn?
- Đầu năm 1975, Đoàn 232 đƣợ thành lập, do tôi làm tƣ lệnh, anh Trần Văn Phác làm chính ủy, anh Hai Nghiêm và Út Liêm làm phó tƣ lệnh. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, Đoàn 232 đặt dƣới sự chỉ đạo trực tiếp của Phó tƣ lệnh Miền Lê Đức Anh và Phó chính ủy Lê Văn Tƣởng. Lực lƣợng chính của Đoàn 232 gồm có Sƣ đoàn 5 và Sƣ đoàn 302, Trung đoàn bộ binh 16, hai trung đoàn đặc công... rồi đƣợc bổ sung thêm Sƣ đoàn 9 của Quân đoàn 4 và sau cùng phối thuộc với sƣ đoàn thiếu của Quân khu 8. Mục tiêu của Đoàn 232 trong Chiến dịch Hồ Chí Minh là đánh chiếm Biệt khu Thủ đô và Tổng nha Cảnh sát Sài Gòn.
Trƣớc tiên chúng tôi đột phá tuyến phòng thủ thứ nhất từ dòng sông Vàm Cỏ Đông tới biên giới Campuchia với các tiểu khu, chi khu dày đặc nhƣ Long An, Hậu Nghĩa, Bến Lức, Đức Hòa, Thủ Thừa,... Tiếp theo là đập tan tuyến phòng thủ thứ hai của địch gồm các chiến đoàn ngụy phòng ngự hƣớng tây nam, cắt đứt lộ 4 (nay là Quốc lộ 1) giải phóng dân, hỗ trợ nhân dân nổi dậy. Cuối cùng là phải tiêu diệt hệ thống phòng thủ ven đô của địch.
Cuộc chiến đấu tại vùng ven thành phố diễn ra hết sức gay go ác liệt. Địch cố chặn bƣớc tiến quân ta, hòng bảo vệ bằng đƣợc Sài Gòn. Nhƣng chúng đã muộn. Sƣ đoàn 9 làm nhiệm vụ mũi nhọn, thần tốc đánh chiếm Biệt khu Thủ đô, phối hợp với Quân đoàn 3 đánh sân bay Tân Sơn Nhất. Sƣ đoàn thiếu của Quân khu 8 thì đánh Chợ Gạo, hai chi khu Cần Giuộc, Cần Đƣớc, vƣợt cầu Nhị Thiên Đƣờng và cầu chữ Y đánh chiếm Tổng nha Cảnh sát Quốc gia và Tổng kho xăng dầu Nhà Bè. Nhiệm vụ cuối cùng sau khi đã hoàn thành các mục tiêu của Sƣ đoàn 302 là đánh địch phản kích, còn Sƣ đoàn 5 là chặn đánh địch từ Sài Gòn chạy về miền Tây và từ miền Tây kéo lên Sài Gòn. Trong quá trình chấp hành nhiệm vụ, tuy địch yếu, nhƣng chúng tôi đều phải vƣợt qua những đầm lầy, đồn bót đày đặc, khắc phục rất nhiều khó khăn. Nhất là đơn vị xe cơ
giới gần sáu trăm chiếc, không bến bãi đƣờng sá, phải vƣợt sông, đầm lầy nhƣng cuối cùng cũng hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc.
- Thượng tướng có mặt ở dinh Độc Lập lúc nào ?
- Khoảng hơn 12 giờ ngày 30 tháng 4 năm 1975. Sau đó tôi làm công tác quân quản, truy quét tàn quân địch ở ngoại ô Sài Gòn.
- Khi chiến tranh biên giới Tây Nam xảy ra, Thượng tướng giữ nhiệm vụ gì? - Sau khi giải phóng Sài Gòn, tôi phụ trách dọn dẹp tàn quân ngụy ở các quận huyện ngoại thành, rồi về làm phó tƣ lệnh Quân khu 7. Năm 1979, với tƣ cách phó tƣ lệnh tiền phƣơng Quân khu 7, tôi cùng một cánh quân tiến vào giải phóng Phnôm Pênh, sau đó làm trƣởng ban quân sự ở Campuchia. Trở về nƣớc, tôi tiếp tục tham gia chỉ huy Quân khu 7 với tƣ cách phó tƣ lệnh rồi tƣ lệnh quân khu vào tháng 6 năm 1982. Gần sáu năm sau, tháng 01 năm 1988, tôi đƣợc Quân ủy Trung ƣơng điều ra làm phó tổng thanh tra quân đội. Đến tháng 5 cùng năm ấy, tôi về làm trƣởng đại diện Bộ Quốc phòng tại phía Nam cho đến khi xin nghỉ chữa bệnh cuối năm 1992. - Trong cuộc đời binh nghiệp của mình, Thượng tướng gần gũi, thân thiết với ai nhất ? - Bạn tri kỷ thì có anh Nguyễn Văn Nghiêm, đã mất rồi. Tôi cũng là ngƣời gần gũi với anh Lê Trọng Tấn nhiều nhất, cả trƣớc khi anh qua đời. Anh là vị tƣớng tài, tính tình cƣơng trự,c nên anh em ai cũng quí mến. Về mặt chiến lƣợc, anh Lê Trọng Tấn là một vị tƣớng giỏi. - Còn với Đại tướng Nguyễn Chí Thanh?
- Tôi biết Đại tƣớng Nguyễn Chí Thanh từ khi còn ở miền Bắc. Lúc ấy, tôi phát động thành công phong trào Ba Nhất trong quân đội: chiến thuật, kỹ thuật và nghệ thuật chỉ huy. Đại tƣớng Nguyễn Chí Thanh xuống kiểm tra, chấp nhận và nhân rộng điển hình trong toàn quân. Đại tƣớng Nguyễn Chí Thanh cùng với các tƣớng lĩnh Võ Nguyên Giáp, Lê Trọng Tấn, Trần Văn Trà, Lê Đức Anh,... là những vị tƣớng tài ba của quân đội ta.
Thƣợng tƣớng Nguyễn Minh Châu còn cho tôi biết ông mới vừa đến gặp và trò chuyện với Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp đang ở thăm Thành phố Hồ Chí Minh vào những ngày tháng Tƣ lịch sử này. Ông bảo Đại tƣớng vẫn còn rất khỏe mạnh. Tôi nói: "Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp ở giữa tuổi bát tuần vẫn còn khỏe, còn Thƣợng tƣớng thì có thể phấn đấu sống lâu đƣợc nhƣ Đại tƣớng không?". Ông nở nụ cƣời rất tƣơi tắn. Nụ cƣời hiền hòa trên khuôn mặt đầy nếp nhăn chiến chinh của vị tƣớng "thép" Năm Ngà, của "ông Năm cụ thể", "ông Năm áo ấm",... những biệt danh trìu mến đo bộ đội đặt cho ông, mà một thời ở chiến trƣờng Nam Trung Bộ hễ nghe đến là đối phƣơng phải nhụt chí.
*
Bốn năm rƣỡi sau cuộc phỏng vấn trên, vào lúc 5 giờ ngày 23 tháng 10 năm 1999 trái tim của Thƣợng tƣớng Nguyễn Minh Châu đã ngừng đập. Thêm một lão tƣớng thuộc thế hệ "khai quốc" nữa lại ra đi khi thế kỷ XX đầy biến động sắp kết thúc. Để lại sau lƣng bao công tích lẫy lừng, các chiến tƣớng Hoàng Văn Thái, Trần Văn Trà, Lê Trọng Tấn, Phan Trọng Tuệ, Vƣơng Thừa Vũ, Đinh Đức Thiện, Nguyễn Thị Định, Trần Quý Hai, Nguyễn Bá Phát, Cao Văn Khánh, Chu Văn Tấn, Nguyễn Hữu An, Hoàng Thế Thiện, Giáp Văn Cƣơng, Tô Ký, Vũ Lăng, Đào Sơn Tây, Nam Long, Đoàn Khuê, Đàm Quang Trung, Đào Đình Luyện, Lƣ Giang, Hà Vi Tùng, Thái Dũng, Phạm Kiệt, Doãn Tuế, Lê Thành Công, Võ Văn Thạnh, Nguyễn Văn Nghiêm, Trần Hải Phụng , Trần Văn Trân, Kim Tuấn, Lƣơng Văn Nho, Bùi Thanh Vân, Nguyễn Đệ, Hoàng Điền,... và bây giờ là Nguyễn Minh Châu, kẻ trƣớc ngƣời sau thanh thản bƣớc vào cõi vĩnh hằng khi nhiệm vụ chiến đấu vì độc lập tự do cho Tổ quốc của ngƣời lính đã hoàn thành.
Thắp nén hƣơng tiễn đƣa lão tƣớng, tôi chợt nhớ đến lời tƣớng Tƣ Chi - Trần Văn Trà trong hồi ký lúc giao nhiệm vụ tƣ lệnh Đoàn 232 cho tƣớng Năm Ngà - Nguyễn Minh Châu: “Đồng chí Năm Ngà, một con ngƣời cần cù và dũng cảm, xem trọng nghĩa tình, đã có nhiều kinh nghiệm về chỉ huy chiến đấu của chủ lực từ cuộc kháng chiến chống Pháp ở cực Nam Trung Bộ...”. Vâng, không những với đồng cấp hoặc cấp trên mà đối với cán bộ chiến sĩ thuộc quyền, tƣớng Năm Ngà cũng là con ngƣời luôn "xem trọng nghĩa tình”. Yêu thƣơng lính, quan tâm đến từng việc cụ thể cho lính, nên ông cũng đƣợc lính hết sức thƣơng yêu, kính trọng, nhất là ở Quân khu 6 cũ, nơi tƣớng Năm Ngà đƣợc xem nhƣ ngƣời anh cả.
Thiếu tƣớng Phùng Đình Ấm, vừa là thuộc cấp vừa là đồng đội sát cánh nhiều năm với tƣớng Năm Ngà trên khắp các chiến trƣờng, trong giờ phút vĩnh biệt ngƣời chỉ huy của mình đã xúc động thốt rằng: "Cán bộ, chiến sĩ các lực lƣợng vũ trang Quân khu 6 trìu mến gọi Thƣợng tƣớng Nguyễn Minh Châu, vị tƣ lệnh yêu quí của mình là: Anh Năm Ngà ! Cái tên đã gắn bó với bao nhiêu chiến công oanh liệt trên chiến trƣờng Khu 6 gian lao và anh dũng. Họ kính trọng và tôn vinh anh là ngƣời anh cả của mình bởi đức độ, tài năng và sự đóng góp to lớn của anh đối với trang sử vẻ vang của các lực lƣợng vũ trang Quân khu 6”.
Thiếu tƣớng Phùng Đình Ấm còn cho biết: "Trong công tác và trong chiến đấu, nhất là trong chiến đấu, anh luôn đòi hỏi ở mình và ngƣời chỉ huy cấp dƣới phải thật cụ thể trong từng công việc, từng trận chiến đấu. Anh thƣờng nói: chiến đấu là vấn đề xƣơng máu, ngƣời chỉ huy không đƣợc giản đơn, càng không đƣợc qua loa, đại khái. Một trận đánh, nếu không có sự chuẩn bị tỉ
mỉ, chu đáo và cụ thể, hiểu địch hiểu ta cụ thể, thì chẳng những không bảo đảm chắc thắng mà nhiều khi thất bại, tổn thất xƣơng máu chiến sĩ không thể lƣờng đƣợc".
Còn Thƣợng tƣớng Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Phạm Thanh Ngân, trƣởng Ban Lễ tang Thƣợng tƣớng Nguyễn Minh Châu, đọc điếu văn nhấn mạnh: "Chúng ta sẽ không bao giờ quên ngƣời chỉ huy kiên cƣờng, táo bạo, sáng tạo trong công tác. Ngƣời chỉ huy đã mang hết trí tuệ cùng tập thể, Đảng ủy, chiến sĩ tham gia xây dựng quân đội trong sạch, vững mạnh...".
Tân Bình, tháng 4 năm 1995 - 10 năm 1999
03 - Trung tướng ĐỒNG VĂN CỐNG
Là một thanh niên yêu nƣớc sinh ra từ ruộng đồng sông rạch miền Tây Nam Bộ, trƣởng thành trong Cách mạng tháng Tám, Đồng Văn Cống đã trở thành một ngƣời lính, một vị tƣớng mà chiến tích không tách rời mảnh đất chôn rau cắt rốn của mình. Chín năm kháng Pháp, "Bộ đội ông Cống” đã gắn liền với những chiến thắng Bến Tre, Long Châu Tiền. Nếu nhƣ nữ tƣớng Nguyễn Thị Định, cùng đồng hƣơng Bến Tre, góp công khai mở con đƣờng chiến lƣợc Hồ Chí Minh trên biển, thì tƣớng Đồng Văn Cống lại có công tổ chức, củng cố vững chắc và hiệu quả con đƣờng lịch sử mang mật danh 559B này. Trở về quê hƣơng, ông đƣợc giao trọng trách tƣ lệnh Quân khu 9, phó tƣ lệnh Quân giải phóng miền Nam; giữ quyền chỉ huy sở kiêm tƣ lệnh Quân đoàn dự bị chiến lƣợc trong Chiến dịch Hồ Chí Minh. Ông cũng là tƣớng tƣ lệnh tiền phƣơng Quân khu 7, dẫn một cánh quân sang đập tan tập đoàn diệt chủng Pol Pot giải phóng Phnôm Pênh. Đồng Văn Cống đƣợc phong quân hàm Thiếu tƣớng năm 1974, thăng Trung tƣớng năm 1981 và đƣợc Nhà nƣớc tặng thƣởng Huân chƣơng Hồ Chí Minh. Trƣớc khi lui về an nghỉ,
vị tƣớng chiến trƣờng một thời vang danh còn đƣợc giao trọng trách phó thanh tra quân đội. Chúng tôi không thể nào ngờ một con ngƣời hơn nửa cuộc đời nằm rừng, đầm mình sông rạch nhƣ ông, mà gần ở tuổi bát tuần, sức vóc vẫn còn vạm vỡ, cƣờng tráng. Trƣớc sự ngạc nhiên của chúng tôi, bằng cử chỉ giản dị thân tình, giọng nói đĩnh đạc đậm chất Nam Bộ, Trung tƣớng Đồng Văn Cống mở đầu câu chuyện:
- Rất nhiều đồng đội, bạn bè ngạc nhiên trƣớc sức khoẻ của tôi và hỏi tôi các bí quyết (cƣời). Chẳng có bí quyết nào đâu. Tôi vốn đƣợc cha mẹ và trời ban cho một sức vóc mạnh khỏe. Thời trẻ tôi từng lặn rất sâu nhiều lần dƣới sông để vớt súng, từng đi bộ hàng trăm cây số hành quân mà chẳng hề hấn gì. Tôi chỉ chơi thể thao thƣờng xuyên mà thôi. Tôi từng là tuyển thủ đội A bóng đá tỉnh Bến Tre hồi trƣớc Cách mạng tháng Tám.
- Bây giờ Trung tướng còn chơi môn thể thao nào không?
- Bóng chuyền, bóng bàn và cờ tƣớng tôi cũng rất thích, nhƣng nay không còn chơi nữa. Sáng sáng tôi chỉ đi bộ ba bốn cây số, từ nhà ra công viên Lê Văn Tám tập thể dục rồi về. - Trung tướng có còn nghiên cứu về công tác quân sự?
- Tôi mới nhận một tập tài liệu dày hơn một ngàn trang đánh máy để đọc và báo cáo trƣớc một cuộc hội nghị. Hàng ngày tôi vẫn đọc sách báo, nghiên cứu tƣ liệu để góp ý cho Quân khu 7. - Thưa Trung tướng, từ bưng biền Nam Bộ thời chín năm chống Pháp, “Bộ đội Ông Cống” đã là nỗi kinh hoàng cho quân thù. Rồi những năm đánh Mỹ cái tên Đồng Văn Cống với tư cách tư lệnh Quân khu 9, phó tư lệnh Quân giải phóng miền Nam lại thường xuyên xuất hiện cả trên báo đài chính quyền Sài Gòn. Không ít giai thoại được truyền tụng quanh cái tên ấy. Để thế hệ trẻ hình dung rõ hơn về cuộc đời binh nghiệp của Trung tướng, xin Trung tướng vui lòng cho biết đôi nét về mình?
- Tôi tuổi Ngọ, sinh năm 1918 tại Bến Tre. Gia đình tôi là nông dân. Ông cố tôi quê ở Vĩnh Phúc, vì điều kiện mƣu sinh mà năm Tự Đức thứ hai đã di cƣ vào Nam làm thuê kiếm sống. Ông nội và cha tôi cũng phải đi ở đợ làm tá điền cho địa chủ. Đời cha tôi thì có đỡ hơn. Nhờ ông ngoại là một trung nông, nên khi cha mẹ tôi lấy nhau, ông ngoại đã mua cho ruộng đất, làm lụng đủ ăn. Cuộc sống cơ cực, không điều kiện đến trƣờng, nên cả dòng họ tôi chẳng có ai biết chữ. Chỉ đến đời tôi, nhờ là con trai út nên đƣợc gia đình cho ăn học. Nhƣng chẳng bao lâu thì bố mẹ tôi lần lƣợt qua đời. Tôi phải nghỉ học ở nhà cày cấy, rồi đƣợc giác ngộ và tham gia hoạt động cách mạng.
Khi Cách mạng tháng Tám bùng nổ, tôi làm Bí thƣ chi bộ xã kiêm tổng uỷ viên Việt Minh, lãnh đạo nhân dân địa phƣơng nổi dậy cƣớp chính quyền. Giặc Pháp tái chiếm Nam Bộ. Tôi cùng anh em tìm đƣợc bốn cây súng lửa, cùng giáo gƣơm, tổ chức trừ gian diệt tề. Tôi thƣờng dùng một cây gƣơm cƣớp đƣợc của quân Nhật để đi đánh địch. Quân số tăng dần, chúng tôi tự thành lập tiểu đội, rồi trung đội do tôi chỉ huy hoạt động độc lập, cho đến tháng 6 năm1946 thì thành lập đại đội.
Chúng tôi vừa đánh giặc vừa cƣớp vũ khí của giặc để tự trang bị cho mình. Lúc ấy chƣa có bộ đội chính qui, chỉ có dân quân du kích. Mọi thứ đều tự túc, chứ chƣa có chế độ về khí tài, quân trang. Đơn vị tôi phát triển sớm nhất và mạnh nhất tỉnh Bến Tre cũng nhƣ toàn Khu 9. Sau đó, cấp trên giao tôi đi thuyết phục anh em, tổ chức biên chế các lực lƣợng quân sự ở Bến Tre thành 7 trung đội, rồi tách 4 trung đội thành lập Chi đội 19 do tôi làm chi đội trƣởng hoạt động ở Bến Tre - Gò Công, 3 trung đội còn lại thành lập Chi đội 20 hoạt động ở Trà Vinh - Vĩnh Long. Sang năm 1947, bộ đội phát triển nhanh, Bộ Tƣ lênh Quân khu 9 tổ chức thành lập Trung đoàn 99 gồm 2 tiểu đoàn. Tôi đƣợc cử làm Trung đoàn trƣởng kiêm tỉnh đội trƣởng Tỉnh đội Bến Tre, cùng anh em liên tục chiến đấu cho tới khi tập kết ra Bắc 1954. Lúc tập trung quân tập kết, tôi là Tham mƣu trƣởng kiêm ủy viên thƣờng trực của Quân khu miền Đông.
- Thời gian ở miền Bắc, được biết Trung tướng từng được phân công tổ chức xây dựng con đường chiến lược 559B.
- Vâng. Ra Bắc tôi làm sƣ đoàn phó kiêm bí thƣ Đảng ủy Sƣ đoàn 330, sau đó sang Trung Quốc học quân sự hai năm. Năm 1961, tôi trở về làm Phó tƣ lệnh Quân khu 3, rồi đƣợc điều về Cục tác chiến lo tổ chức, củng cố đƣờng 559A và 559B (tức con đƣờng chiến lƣợc Hồ Chí Minh trên Trƣờng Sơn và trên biển). Tôi vốn dân Nam Bộ, rành từng cù lao, con rạch nên đƣợc giao trực tiếp tổ chức, chỉ huy con đƣờng 559B trên biển để đƣa vũ khí về Nam Bộ. Con đƣờng này đƣợc tổ chức hết sức bí mật. Ở Bộ chính trị chỉ có các anh Lê Duẩn, Phạm Hùng, Lê Đức Thọ biết. Còn ở Bộ Quốc phòng thì có các anh Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng, Nguyễn Văn Vịnh và Trần Văn Trà biết. Cho đến khi tôi vào Nam chiến đấu, mới giao con đƣờng này lại cho anh Nguyễn Chánh trực tiếp lo liệu.
- Trung tướng trở về Nam lúc nào?
- Tháng 4 năm1963. Sau ba tháng vƣợt Trƣờng Sơn, tôi về đến Nam Bộ. Theo dự kiến, tôi vào Nam lãnh nhiệm vụ Tham mƣu trƣởng Bộ tƣ lệnh Miền. Tuy nhiên, vừa đến nơi thì có điện của Bộ Quốc phòng quyết định thành lập các quân khu nhằm đáp ứng tình hình mới trên chiến
trƣờng. Tôi đƣợc điều về làm Tƣ lệnh Quân khu 9 ở miền Tây Nam Bộ.
- Như vậy Trung tướng lại có dịp tái ngộ với bưng biền Đồng Tháp Mười lừng lẫy năm xưa. - Miền Tây là quê hƣơng, cũng là nơi tôi đƣợc trui rèn trong máu lửa với bao kỷ niệm hào hùng và đau thƣơng của chín năm kháng chiến chống Pháp. Rất nhiều ngƣời thân và đồng đội của tôi đã ngã xuống trên chiến khu này. Đến năm 1964, tôi đƣợc phân công làm Phó tƣ lệnh Quân giải phóng miền Nam kiêm Tƣ lệnh Quân khu 9. Mấy năm sau, do yêu cầu mới, tôi mới về hẳn Bộ tƣ lệnh Miền để chuyên trách công tác quân sự chung.
- Hình như Bộ tư lệnh Quân giải phóng miền Nam bấy giờ có sự điều chỉnh, bổ sung liên tục? - Đó là do yêu cầu của chiến trƣờng. Khi Tƣ lệnh Trần Văn Quang ra Bắc, anh Trần Văn Trà từ Bắc vào làm Tƣ lệnh, anh Nguyễn Chí Thanh thay anh Trần Nam Trung làm Chính uỷ, anh Trần Độ là phó chính uỷ, còn tôi cùng anh Lê Trọng Tấn, anh Nguyễn Hữu Xuyến là phó tƣ lệnh. Lúc Mỹ tiến hành chiến tranh Cục bộ, anh Hoàng Văn Thái đƣợc bổ sung vào giữ nhiệm vụ Tƣ lệnh một thời gian. Anh Thái vì sức khỏe yếu phải về lại Bộ tổng tham mƣu, anh Trà lên thay. Và chị Nguyễn Thị Định cùng các anh Hoàng Cầm, Lê Đức Anh lần lƣợt đƣợc đề bạt làm Phó tƣ lệnh. Trƣớc đó, khi anh Nguyễn Chí Thanh ra Bắc rồi đột ngột qua đời, anh Phạm Hùng là Bí thƣ Trung ƣơng Cục đƣợc phân công kiêm Chính uỷ, anh Lê Văn Tƣởng là phó chính ủy kiêm cục trƣởng Cục Chính trị.
Mỗi ngƣời một nhiệm vụ khác nhau, đoàn kết nhƣ anh em một nhà, đã đóng góp tất cả công sức và trí tuệ của mình cho sự nghiệp thống nhất đất nƣớc.
- Tất nhiên khi đó không có đố kỵ quyền lực…
- Tổ quốc luôn là trên hết. Mỗi ngƣời đều ở tƣ thế sẵn sàng hy sinh tới giọt máu cuối cùng ! Hiện tƣợng đố kỵ, công thần, tham nhũng không thể tồn tại trên chiến trƣờng máu lửa ! - Trung tướng còn nhớ gì về những ngày tiến quân vào giải phóng Sài Gòn? - Tôi không trực tiếp tham gia các mũi tiến công. Nhƣng trƣớc đó, tôi đã tổ chức chu đáo cánh quân phía Nam chuẩn bị tiến vào giải phóng Sài Gòn. Anh Trần Văn Trà cùng một số đồng chí trong Bộ Tƣ lệnh Miền đƣợc cử tham gia Bộ Tƣ lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh. Tình hình lúc ấy theo tin tức ta nắm đƣợc, địch có âm mƣu: nếu thất thủ Sài Gòn sẽ rút về bên kia sông Tiền, cố thủ ở Cần Thơ, để củng cố lực lƣợng, thành lập chính phủ bốn thành phần. Tôi lại là ngƣời duy nhất trong Bộ Tƣ lệnh Miền vốn gốc dân đồng bằng sông Cửu Long. Do đó, Quân ủy Miền họp phân công tôi ở lại chỉ huy sở để trực, chỉ huy hoạt động phối hợp tác chiến giữa các quân khu tỉnh đội; đồng thời tôi kiêm tƣ lệnh Quân đoàn dự bị, anh Nguyễn Văn Sĩ - tham mƣu phó
Miền làm phó tƣ lệnh, anh Nguyễn Văn Tòng - cục phó Cục Chính trị làm phó tƣ lệnh về chính trị, chuẩn bị đối phó với âm mƣu mới của địch, nếu chúng rút về cố thủ ở miền Tây. - Trung tướng có mặt ở trung tâm Sài Gòn lúc nào?
- Sau khi Tổng thống Dƣơng Văn Minh tuyên bố đầu hàng, Bộ Tƣ lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh điện tôi xuống chỉ huy sở. Anh Văn Tiến Dũng nói rằng, Sài Gòn đã giải phóng nên không cần đến Quân đoàn dự bị nữa. Anh phân công tôi chỉ huy một số bộ phận Bộ Tƣ lệnh Miền đi tiền trạm vào thành phố tiếp quản, kiểm kê tài sản và sắp xếp chỗ ở cho các đơn vị để chuẩn bị đón Bộ Tƣ lệnh chiến dịch và Bộ Tƣ lệnh Miền. Sáng ngày 01 tháng 5 năm 1975, tôi vào dinh Độc Lập.
Nhìn cảnh quần chúng xuống đƣờng đón mừng thành phố giải phóng, đất nƣớc hòa bình, Nam Bắc thống nhất một nhà, lòng tôi xúc động vô cùng. Sức mạnh của quần chúng lớn lắm. Với sự thâm nhập vận động của cán bộ hoạt động thành, khi tƣớng Dƣơng Văn Minh chƣa tuyên bố đầu hàng thì quần chúng cách mạng đã nổi dậy làm chủ hơn bốn mƣơi khu vực trong thành phố. Giải phóng Sài Gòn là sự kết hợp giữa tấn công của bộ đội chủ lực với sự nổi dậy của các lực lƣợng quần chúng. Nhìn từng con đƣờng, từng góc phố, từng ngôi nhà rợp bóng cờ sao, tôi cảm thấy rất mãn nguyện. Nhiệm vụ của ngƣời lính chiến đấu vì nền độc lập tự do của Tổ quốc đã hoàn thành. Có thể nói, đó là những giờ phút đẹp nhất trong cuộc đời binh nghiệp mà tôi mơ ƣớc.
- Nhưng Trung tướng vẫn chưa được nghỉ ngơi, khi cuộc chiến biên giới Tây Nam Tổ quốc xảy ra.
- Là ngƣời lính thì chẳng bao giờ có quyền nghỉ ngơi. Sau giải phóng, tôi về nhận nhiệm vụ phó tƣ lệnh Quân khu 7. Khi anh Trần Văn Trà ra Bắc làm tổng tham mƣu phó Bộ Tổng tham mƣu, thì tôi là quyền tƣ lệnh quân khu. Chiến tranh biên giới Tây Nam xảy ra, tôi là tƣ lệnh tiền phƣơng Quân khu 7, anh Năm Ngà và anh Năm Thanh là phó tƣ lệnh, đƣa một cánh quân sang giúp cách mạng Campuchia giải phóng nƣớc bạn thoát khỏi nạn diệt chủng Pol Pot. Tháng 2 năm 1978, lực lƣợng Quân khu 7 bắt đầu chiến dịch phản công, mở rộng địa bàn đến sông Mêkong. Tiếp theo là chiến dịch giải phóng các tỉnh Xoài Riêng, Krachê và một phần Kompong Chàm. Cuối cùng, tiến vào giải phóng Phnôm Pênh ngày 07 tháng 01 năm 1979 và truy quét tàn quân Pol Pot đến tận biên giới Thái Lan.
Về nƣớc, tôi tiếp tục làm tƣ lệnh Quân khu 7, rồi đƣợc điều ra Hà Nội làm phó tổng thanh tra quân đội, cho đến khi về nghỉ an dƣỡng chờ quyết định hƣu trí.
- Trong suốt cuộc đời binh nghiệp của mình, trên cương vị người chỉ huy. Trung tướng đã tham gia bao nhiêu chiến dịch?
- Có mƣời bốn chiến dịch tôi tham gia với tƣ cách chỉ huy trƣởng hoặc chỉ huy phó chiến dịch. Chẳng hạn, trong chín năm chống Pháp, tôi chỉ huy Chiến dịch Bến Tre từ ngày 03 đến 31 tháng 7 năm 1950, rồi Chiến dịch Sa Đéc - Long Châu Tiền vào tháng 3 năm 1951 mà tôi là chỉ huy trƣởng cánh Long Châu Tiền. Còn trong chống Mỹ thì có: Chiến dịch Xẻo Rô phá ấp chiến lƣợc thăm 1963; Chiến dịch Đông Bắc Campuchia năm 1971 giải phóng bốn tỉnh biên giới nƣớc bạn; chiến dịch Chen La Hay cuối năn 1971 tiêu diệt và làm tan rã lực lƣợng chủ lực nòng cốt của quân đội Lon Nol; Chiến dịch tổng hợp Đồng bằng sông Cửu Long giữa năm 1972 mở thông biên giới Tây Nam; Chiến dịch Nguyễn Huệ năm 1972 - 1973 giải phóng toàn bộ Lộc Ninh và vùng biên giới thuộc Khu 8, Chiến dịch Phƣớc Long đợt hai cuối năm 1974... - Trong đó, chiến dịch nào Trung tướng gặp khó khăn nhất?
- Các chiến dịch của bộ đội chủ lực đánh lớn, thời gian ngắn. Còn nhƣ chiến dịch phá ấp chiến lƣợc Xẻo Rô ở Bến Tre chẳng hạn, lại hết sức phức tạp, kéo dài thời gian. Xẻo Rô là con rạch dài gần một trăm cây số, địch xây dựng hệ thống ấp chiến lƣợc rất kiên cố. Để phá đƣợc ấp, tôi phải cho tiến hành ba bƣớc: Đầu tiên là phá lỏng, bằng cách cho cán bộ dân vận thâm nhập vận động quần chúng trong các ấp đấu tranh. Bƣớc hai là phá rã dần. Bƣớc thứ ba là huy động lực lƣợng tổng hợp dứt điểm. Chiến dịch Xẻo Rô giải phóng năm xã với hơn một trăm ngàn dân. - Trung tướng có thể nói vài nét về Chiến dịch Đông Bắc Campuchia?
- Đƣợc Mỹ bật đèn xanh, Lon Nol đã lật đổ Sihanouk lên nắm chính quyền ở Phnôm Pênh. Trung ƣơng chủ trƣơng ủng hộ Sihanouk, tấn công Lon Nol. Với dã tâm chống cộng, Lon Nol liền khóa chặt mọi con đƣờng từ Campuchia dẫn đến căn cứ Lộc Ninh, thủ đô kháng chiến miền Nam bấy giờ, trong đó có con đƣờng 13 huyết mạch nối Lộc Ninh với miền Bắc. Trong tình hình đó, cuối năm 1971 Bộ Tƣ lệnh Miền quyết định mở Chiến dịch Đông Bắc Campuchia, do tôi làm tƣ lệnh, hạ quyết tâm khai thông con đƣờng 13 nối căn cứ Lộc Ninh với Hạ Lào để chuyển một ngàn thƣơng binh ra Bắc. Để hỗ trợ cho chúng tôi, một cánh quân do anh Trần Văn Trà chỉ huy đã tiến đánh Kompong Chàm, khai thông một con đƣờng khác trên đất bạn. Sau gần một tháng chiến đấu, chiến dịch kết thúc thắng lợi. Bộ đội đã giải phóng bốn tỉnh biên giới Đông Bắc Campuchia là Krachê, Stungtreng, Môngđôn Kiri và Ratanakeri Côre, Prasnatacan. Lần đầu ta đã khai thông con đƣờng 13 nối Hạ Lào, và nếu nhƣ trƣớc đây chỉ là đƣờng bộ, gùi thồ thì nay có thể vận chuyển bằng xe cơ giới.
Với sự yểm trợ vũ khí đạn dƣợc và không quân Mỹ, Lon Nol liền tập trung mƣời bốn lữ đoàn hòng chiếm lại bốn tỉnh ở Đông Bắc ta vừa giải phóng. Bộ Tƣ lệnh Miền quyết định mở Chiến dịch Chan La Hay chặn địch trên đƣờng 6, giao tôi làm tƣ lệnh với một lực lƣợng Sƣ đoàn 9 và ba trung đoàn của C40 phối thuộc. Do lực lƣợng của ta hơi mỏng, nên phải ở thế giằng co cả tháng trời. Cho đến ngày 04 tháng 02 năm 1972 chiến dịch kết thúc. Quân ta đã tiêu diệt gần một nửa quân số địch, làm tan rã lực lƣợng chủ lực nòng cốt của chúng, dẫn đến kết liễu số phận của tên độc tài Lon Nol cùng chế độ do Mỹ dựng lên.
- Thưa Trung tướng, một đời vào sinh ra tử, kỷ niệm đẹp nào thời chinh chiến thường sống lại trong trí nhớ của Trung tướng?
- Kỷ niệm thì nhiều, đẹp cũng có, đau thƣơng cũng có. Tôi nhớ mãi ấn tƣợng lần đầu tiên đƣợc gặp Bác Hồ tại Hội nghị Quân sự năm 1955 ở Hà Nội. Đối với mỗi ngƣời lính từ chiến trƣờng trở về thì đƣợc gặp lãnh tụ là một điều hết sức thiêng liêng. Tuy Bác chỉ đến trong một thời gian ngắn nhƣng ai cũng xúc động. Từ những ngày còn ở bƣng biền Đồng Tháp, tôi hằng mơ có ngày đƣợc gặp Bác, tận mắt nhìn thấy từng bƣớc đi dáng đứng, từng cử chỉ của Ngƣời. Nhìn Bác, nƣớc mắt tôi cứ muốn trào ra.
Sau khi cuộc cải cách ruộng đất mắc nhiều sai lầm, các cán bộ cao cấp lãnh đạo về nông nghiệp không đủ bản lĩnh thuyết phục nhân dân. Cuối cùng, tại một hội nghị sửa sai ở Trung ƣơng, Bác đã đến dự và đứng ra xin lỗi toàn dân. Bác khóc. Cả hội trƣờng khóc theo. Đến những ngƣời bị hại cũng không cầm đƣợc nƣớc mắt. Hình ảnh xúc động ấy của Bác gây ấn tƣợng mạnh trong tôi về một vị lãnh tụ giản dị, anh minh, có sức cảm hóa lớn lòng ngƣời !
- Ngoài ấn tượng về lãnh tụ thì những hình ảnh đồng đội thân thiết nào Trung tuớng còn nhớ ?
- Tôi nhớ hoài về hình ảnh của một đồng đội, một vị lãnh đạo là anh Nguyễn Văn Vịnh ở buổi đầu kháng chiến chống Pháp. Bấy giờ, tôi đang chỉ huy bộ đội chủ lực thì đƣợc tin quê nhà Bến Tre bị quân Pháp đánh chiếm. Tỉnh đội trƣởng bệnh nặng, không ngƣời thay. Bộ tƣ lệnh Khu 8 mới họp bàn, cử ngƣời về phụ trách, nhƣng bàn mãi mà không ai thích hợp. Tôi xin về. Anh Vịnh lúc ấy đang là chính ủy Quân khu 8 không đồng ý. Anh bảo tôi là chỉ huy bộ đội chủ lực, không quen với cơ sở địa phƣơng, sẽ gặp khó khăn trong việc xây dựng lại từng bƣớc lực lƣợng dân quân du kích tỉnh nhà vừa bị địch đánh phá nặng, gây tổn thất lớn. Dù vậy, cuối cùng do không có ngƣời, tôi cũng đƣợc phân công về Bến Tre, tập hợp lực lƣợng, xây dựng cơ sở, dần
dần thành lập lại tiểu đoàn. Khi bắt tay vào thực tế, tôi mới thấm thía những ý kiến cân nhắc chân thành và sáng suốt của anh Nguyễn Văn Vịnh.
- Trong các tướng lĩnh quân đội ta, Trung tướng gần gũi và quí mến ai nhất ? - Các anh Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Văn Vịnh và Hoàng Văn Thái.
- Trung tướng có thể nói rõ vì sao?
- Với Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp, lần đầu gặp anh ấy, tôi đã cảm tình ngay. Không phải vì anh ấy là bộ trƣởng là tổng tƣ lệnh đâu, mà vì những đức tính toát ra từ con ngƣời. Khi tổ chức con đƣờng 559B vào Nam, anh em họp tính toán đi cặp theo Hoàng Sa và Trƣờng Sa, dự kiến sẽ mất năm đến sáu ngày. Thế là chuyến đầu tiên lên đƣờng. Ngày nào Cục Tác chiến cũng họp giao ban, do anh Giáp chủ trì. Mỗi lần tôi vào họp, anh Giáp đều hỏi đã có tin tức gì về chuyến tàu chƣa. Tôi nhìn anh lắc đầu. Cứ thế. Anh tỏ ra hết sức lo lắng !
Đến ngày thứ mƣời một, tôi vào giao ban, anh níu tay tôi hỏi. Tôi cƣời, nói đã có điện. Anh mừng quá, lấy bức điện vào đóng cửa phòng, đọc. Khi bƣớc trở ra, tôi thấy anh chảy nƣớc mắt. Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp là một đồng chí lãnh đạo cao cấp, là ngƣời đứng đầu quân đội mà có tình cảm sâu sắc với chiến trƣờng nhƣ thế. Thấy anh khóc, tôi không cầm lòng đƣợc, cũng khóc theo (cƣời) ! Rồi anh Giáp cho mở tất cả thực phẩm dùng đãi khách quốc tế ở nhà họp Quân ủy Trung ƣơng, để anh em ăn mừng.
- Với Trung tướng Nguyễn Văn Vịnh, ngoài kỷ niệm nói trên, Trung tướng còn nhớ gì về vị tướng tài ba bạc mệnh này không?
- Nhiều lắm. Với tôi, anh Nguyễn Văn Vịnh là một ngƣời anh lớn mà tôi luôn kính trọng cả về tài năng lẫn nhân cách. Chúng tôi luôn xem nhau nhƣ anh em một nhà. Anh Vịnh nguyên là một học sinh của Pháp, một trí thức yêu nƣớc trở thành một nhà cách mạng, một vị chỉ huy có bản lĩnh của quân đội ta. Anh sống rất tình cảm và giúp đỡ anh em cấp dƣới một cách chí tình. Chỉ tiếc anh Vịnh ra đi quá sớm!
*
Giọng nói Trung tƣớng Đồng Văn Cống trở nên nghẹn ngào. Ông dừng câu chuyện hồi lâu. Ánh mắt vị tƣớng dịu vợi những nỗi niềm khó tả. Vâng, ông đang hồi tƣởng về một ngƣời đồng chí, đồng đội chí thiết mà hình ảnh luôn thƣờng trực day dứt lòng ông. Gƣơng mặt phúc hậu của vị chiến tƣớng chừng nhƣ rắn lại. Mái tóc trắng phau càng trắng hơn. Hớp ngụm nƣớc suối trong, Trung tƣớng chậm rãi tiếp tục câu chuyện:
- Đối với Quân khu 8 thời chống Pháp, công lao Nguyễn Văn Vịnh rất lớn. Với tƣ cách là chính ủy quân khu, anh Vịnh là trung tâm tập hợp, đoàn kết mọi lực lƣợng - mà có thể nói là một đội quân rất ô hợp lúc bấy giờ, bao gồm các chi hội độc lập ở trong nƣớc lẫn hải ngoại trở về, vừa do Đảng Cộng sản lãnh đạo, vừa đo Đảng Dân chủ lãnh đạo. Với sự thuyết phục của anh Vịnh, nhiều Trung ƣơng ủy viên Đảng Dân chủ, nhƣ anh Nguyễn Đãng chẳng hạn - đã trở thành đảng viên Cộng sản, đƣợc đề bạt làm phó tƣ lệnh Quân khu 8, sau là thứ trƣởng Bộ Nông nghiệp. Nếu hiểu đƣợc sự tranh giành quyết liệt quyền lãnh đạo trong quân khu bấy giờ giữa Đảng Cộng sản và Đảng Dân chủ thì mới thấy hết công lao của anh Vịnh và Quân khu 8 có thể nói là quân khu ổn định nhất của Nam Bộ vào thời điểm cực kỳ rối ren này.
- Trung tướng còn nhớ gì thời điểm Trung tướng Nguyễn Văn Vịnh bị kỷ luật? - Anh em trong quân đội chúng tôi hoàn toàn không tán thành bản án kỷ luật quá nặng so với sai sót của Nguyễn Văn Vịnh. Tuy nhiên, điều tôi muốn nói là thái độ chấp hành kỷ luật của anh, một đảng viên trung thành, một tƣớng lãnh, một cán bộ lãnh đạo gƣơng mẫu - bấy giờ anh đang là thứ trƣởng Bộ Quốc phòng. Khi anh em đề nghị anh khiếu nại bản án kỷ luật quá nặng nề, anh nói: "Chuyện đã nhƣ vậy rồi thì thôi. Anh em đừng bàn bạc xôn xao nữa không hay. Hãy tập trung vào nhiệm vụ cấp bách hiện nay là đoàn kết chống Mỹ ở miền Nam". - Tình cảm của Trung tướng đối với tướng Vịnh thật đặc biệt. Tôi cũng đã nghe nhiều người nói về nhân cách và tài năng của vị tướng thành Nam này. Thế còn đối với Đại tướng Hoàng Văn Thái, Trung tướng có kỷ niệm nào đáng nhớ?
- Đại tƣớng Hoàng Văn Thái là ngƣời cao to, đẹp trai, phong cách đàng hoàng, giản dị, thái độ luôn điềm tĩnh, chín chắn, tự tin. Khi đứng trƣớc những vấn đề gay go, khúc mắc, anh Hoàng Văn Thái luôn bình tĩnh, kiên trì giải quyết vấn đề. Anh không bao giờ tỏ ra khoe khoang thành tích của mình. Có thể nói, Hoàng Văn Thái là tƣớng tham mƣu tài ba, điển hình của quân đội ta. Thời gian anh vào Nam làm tƣ lệnh Miền, chúng tôi rất gắn bó với nhau. Có những đêm, tôi cùng anh thức uống trà bàn công việc, rồi đờn điệp với nhau. Tôi đờn theo kiểu tài tử Nam Bộ. Còn anh Thái đờn theo giai điệu dân gian Bắc Bộ. Có một vài bản, chúng tôi có thể "phối" lẫn nhau... (cƣời).
- Được biết Trung tướng cũng từng là đồng đội thân thiết của nữ tướng Nguyễn Thị Định. - Chị Ba Định và tôi là ngƣời cùng huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Chồng chị là anh Nguyễn Văn Bích lúc ấy hình nhƣ là tỉnh ủy viên kiêm chủ tịch Mặt trận Bình dân tỉnh. Tôi thì hoạt động bí mật, thƣờng liên lạc với anh Bích và anh Nguyễn Văn Nguyễn. Tôi gặp chị Ba Định
lần đầu khoảng năm 1936 - 1937, lúc chị và anh Bích mới thành hôn đƣợc vài tháng. Chị Ba Định là một phụ nữ đảm lƣợc, sống giản dị, có tác phong rất dễ gần gũi quần chúng. Với tƣ cách là phó bí thƣ Tỉnh ủy Bến Tre thời chống Mỹ, chị là nhân vật nòng cốt đã trực tiếp lãnh đạo thành công phong trào Đồng Khởi. Không những giỏi về đấu tranh chính trị, chị Ba Định còn là nữ tƣớng sắc sảo, đóng góp nhiều ý kiến hay trên chiến trƣờng.
- Trung tướng có kỷ niệm vui nào với tướng Định ?
- Nhiều kỷ niệm lắm. Tôi nhớ khoảng năm 1947 - 1948, chị Ba Định đứng ra tổ chức Đại hội phụ nữ tỉnh Bến Tre. Tôi là đại biểu quân sự đƣợc mời tới dự. Tính tôi hay chọc phá. Trong đại hội có "Chƣơng trình thi điền kinh" đƣợc dán chữ lớn trên tấm băng ron. Vô tình, chữ "n" của chữ "điền" bị dán ngƣợc thành chữ "u”. Tôi đến và phát hiện, liền kêu chị Ba lại trêu chọc. Chị đỏ mặt, cƣời và đánh tôi: "Đồ mắc dịch, cứ cố tìm cho bằng đƣợc chuyện để chọc phá" !
- Gần đây, tướng lưu vong Đỗ Mậu của chế độ Việt Nam Cộng hòa xuất bản một cuốn hồi ký ở trong nước, Trung tướng có đọc?
- Có. Từng là viên tƣớng nhiều uy quyền của chế độ Sài Gòn cũ, nhƣng những gì Đỗ Mậu thể hiện trong hồi ký, tôi cho là tƣơng đối trung thực. Tất nhiên, có nhiều điều mà tôi không thể biết hết đƣợc.
- Trung tướng nghĩ gì khi đứng trước cảnh có những thanh thiếu niên bây giờ, trong số ấy có không ít con của những cán bộ, ăn chơi, hút xách, trác táng, gây rối loạn trật tự an ninh ? - Tôi hết sức buồn và lo lắng. Trong các cuộc họp tôi đều đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên, số thanh niên bị sa đọa trƣớc ma lực đồng tiền, theo tôi, chỉ là một bộ phận nhỏ thôi. Do đó, chúng tôi vẫn hoàn toàn tin tƣởng vào lớp trẻ bây giờ trƣớc vận hội mới của đất nƣớc. - Thưa Trung tướng, suốt đời chiến đấu, vậy còn thời gian nào Trung tướng dành cho cuộc sống tình cảm riêng tư và gia đình?
- Thế hệ chúng tôi vừa lớn lên là đã lao vào cuộc chiến đấu vì nền độc lập, tự do của dân tộc, nên thật ít có thời gian nghĩ đến chuyện riêng tƣ. Riêng gia đình tôi may mắn là đều đƣợc trui rèn trong môi trƣờng quân nhân, cả vợ lẫn con cái.
- Trung tướng gặp bà nhà trong hoàn cảnh nào?
- Thuở nhỏ chúng tôi là láng giềng của nhau. Cô ấy là một thợ cấy giỏi có tiếng. Chúng tôi thấy tính hình hợp nhau, thƣơng nhau và xin gia đình tổ chức đám cƣới. Năm tôi mƣời tám tuổi tham gia cách mạng cũng là năm chúng tôi thành hôn. Sau đó, cô ấy cũng đi cách mạng và vào
quân đội. Chúng tôi giúp đỡ, sánh vai cùng nhau đi qua những chặng đƣờng gian khổ lẫn vinh quang của đất nƣớc.
Bảy đứa con chúng tôi lần lƣợt ra đời trong chiến tranh, nay đã lớn khôn, đều tốt nghiệp đại học và đều là quân nhân. Đứa con đầu của chúng tôi là Đồng Văn Be, phi công chiến đấu đã hy sinh trong cuộc đụng độ với không lực Mỹ trên bầu trời miền Bắc. Còn vợ tôi thì vừa mới mất. Hiện tôi đang sống với một gia đình có tất cả hai mƣơi bốn cháu nội ngoại. Tôi đang ở một "trận
chiến" mới là dạy dỗ, động viên con cháu để chúng trở thành những công dân có ích cho xã hội. - Là một tướng lĩnh sinh ra và trưởng thành từ quê hương Đồng Khởi Bến Tre, đây cũng chính là mảnh đất gắn liền với tên tuổi một nhân vật lịch sử gây nhiều tranh luận là Phan Thanh Giản. Trung tướng có quan điểm ra sao về vị danh thần triều Nguyễn này? - Ngƣời dân Bến Tre rất quí trọng Phan Thanh Giản. Họ đòi phải có con đƣờng mang tên ông. Tôi cũng đồng ý nhƣ vậy. Phan Thanh Giản là một con ngƣời tài giỏi, trung kiên, yêu nƣớc nhƣng yêu nƣớc theo kiểu phong kiến. Cả hành động uống thuốc độc tuẫn tiết trƣớc khi giao thành Vĩnh Long cho Pháp cũng phản ánh tinh thần trung quân ái quốc nhƣng bất lực trƣớc thời thế của ông. Chứ ông không phải là bán nƣớc, là phản động. Các nhà nghiên cứu lịch sử cần sớm có kết luận chính xác về ông.
- Rất tiếc cho tới nay vẫn chưa có một kết luận chính thức của các nhà khoa học lẫn những người có trách nhiệm về thân thế và sự nghiệp vị tiến sĩ đầu tiên của đất Nam Kỳ. Quan điểm của Trung tướng chắc chắn sẽ làm nhiều người bất ngờ !
- Đó là sự thực lịch sử. Anh nên nhớ dân Bến Tre là dân cách mạng gốc, là dân Đồng Khởi. Và không phải ngẫu nhiên mà họ tôn thờ Phan Thanh Giản đâu. Phải là con ngƣời nhƣ thế nào thì mới đƣợc họ kính trọng chứ ! Tôi tin lịch sử nhất định sẽ trả lại sự công bằng cho Phan Thanh Giản.
- Vâng, hy vọng điều đó sẽ sớm diễn ra, thưa Trung tướng!
*
Nắm lấy bàn tay vạm vỡ của Trung tƣớng Đồng Văn Cống, tôi chúc sức khỏe ông và xin phép ra về. Ông ân cần tiễn tôi tận cổng, cƣời nói: "Khi nào cần ở tôi điều gì, anh cứ gọi điện". Cử chỉ mộc mạc, chân tình, đầy phong cách Nam Bộ của vị tƣớng già làm tôi xúc động. Tôi nhƣ thấy ẩn hiện nơi ông hình ảnh, cốt cách của những vị anh hùng nông dân áo vải, chân đất nghĩa sĩ Cần Giuộc trong thơ Nguyễn Đình Chiểu, của vị anh hùng Nguyễn Trung Trực với chiến công Nhật Tảo dậy sóng năm nào. Mặc dù cuộc sống của vị lão tƣớng đang rất hạnh phúc giữa đàn
con cháu ngoan hiền, nhƣng dƣờng nhƣ tận sâu thẳm ánh mắt của ông vẫn trống vắng điều gì: phải chăng đó là hình ảnh ngƣời vợ - bà Lê Thị Gấp mà ông rất mực thƣơng yêu, là "điểm tựa" cho ông trên chiến trƣờng dầu sôi lửa bỏng; vậy mà giờ đây khi đất nƣớc thanh bình, cháu con sum họp thì bà...
Tân Bình, tháng 6 năm 1995
04 - Thiếu tướng TRẦN VĂN DANH
Ngành tình báo luôn đóng vai trò hết sức quan trọng. Và ở đó đã sản sinh những nhà tình báo mà sự nghiệp của họ đôi khi nhƣ huyền thoại. Một trong những nhà tình báo Việt Nam nổi tiếng ấy là Trần Văn Danh, ngƣời đứng đầu ngành quân báo miền Nam thời chống Mỹ. Frank Snepp, một nhân vật cao cấp của CIA ở Sài Gòn trƣớc năm 1975, trong cuốn Khoảng cách thời gian vừa phải xuất bản năm 1977 ở New York cũng đã nói rằng Trần Văn Danh là một trong bốn nhà tình báo quan trọng hàng đầu của Việt Cộng. Từ một học sinh yêu nƣớc của Mƣời tám thôn Vƣờn Trầu - Hóc Môn, Trần Văn Danh trở thành chiến sĩ quân báo quả cảm ở miền Đông Nam Bộ, rồi dần đƣợc giao các nhiệm vụ tham mƣu phó phụ trách tình báo chiến lƣợc, đặc công và biệt động của Bộ tƣ lệnh Quân giải phóng miền Nam, phó trƣởng Đoàn đại biểu Liên hiệp Quân sự bốn bên của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, ông chỉ huy lực lƣợng đặc công và biệt động Sài Gòn, vừa mở đƣờng cho các cánh quân vừa hạn chế nguy cơ đổ nát của thành phố khi đại quân tiến vào. Từ tƣớng tình báo, Trần Văn Danh trở thành tƣớng kinh tế khi đƣợc phân công tiếp quản và xây dựng thành phố Hồ Chí Minh, rồi đứng đầu kế hoạch xây dựng công trình thủy điện Trị An. Ông đƣợc Nhà nƣớc phong Anh hùng Lao động năm 1990 và thƣởng Huân chƣơng Độc lập hạng nhất. Vẫn với phong thái của một nhà tình báo, nhìn thẳng vào mắt chúng tôi, ông nói:
- Thật ra, cuộc đời tôi không có gì đáng nói nhiều đâu. Điều mà tôi mong muốn là báo chí hãy đề cập đến hàng vạn đồng bào, chiến sĩ đã ngã xuống cho nền độc lập, tự do của Tổ quốc.
Bởi cuộc chiến tranh của chúng ta là cuộc chiến tranh nhân dân, mọi thành bại do nhân dân quyết định.
- Nhưng thưa Thiếu tướng, cá nhân cũng đóng vai trò quan trọng.
- Đồng ý. Tuy nhiên, chủ nghĩa cá nhân thì thật tai hại.
- Vâng, có lẽ vì vậy mà trong báo cáo của Chủ tịch nước tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa IX mới đây, cho rằng chủ nghĩa cá nhân là nguy cơ "bao trùm lên trên bốn nguy cơ” của đất nước mà Đại hội Đảng giữa nhiệm kỳ khoá VII đã chỉ rõ, Thưa Thiếu tướng, Thiếu tướng có suy nghĩ gì về tình hình đất nước hiện nay ?
- Chính sách mở cửa đƣa nền kinh tế phát triển, đời sống nhân dân đƣợc nâng cao, là điều đáng mừng. Tuy nhiên, nạn mafia, buôn lậu, nhất là hàng loạt vụ tham nhũng làm tổn hại hàng ngàn tỉ đồng của Nhà nƣớc, làm mất lòng tin nhân dân, kiềm chế sự phát triển của đất nƣớc là điều rất đáng lo ngại.
- Lăn lộn từ chiến trường lửa đạn đến chiến trường kinh tế, nay đã ở tuổi "cổ lai hi”, trái tim Thiếu tướng vẫn còn hết sức nhạy cảm trước thời cuộc, trước vận mệnh quốc gia. Riêng về bản thân mình, có khi nào nằm hồi tưởng lại, kỷ niệm tuổi ấu thơ chợt hiện về trong tâm khảm Thiếu tướng không ?
- Tuổi thơ của tôi ƣ? Nhiều lúc tôi không dám nghĩ đến. Mà càng nghĩ thì càng buồn, càng thƣơng cho ngƣời mẹ nghèo bất hạnh của tôi. Mẹ tôi ngƣời Bến Tre, đi làm cô mụ và gặp cha tôi ở Hóc Môn, Sài Gòn. Cha tôi làm Hƣơng cả trong làng, đã có vợ lớn. Ông nội tôi lại rất khắt khe. Vì vậy, mẹ con tôi phải sống cách ly rất xa, bà vừa đi bán hàng rong vừa trồng rau nuôi heo để nuôi sáu đứa con nhỏ, trong đó chỉ một mình tôi là con trai. Khổ cực lắm! Chị em tôi ngày ngày vào rừng Thới Tam Thôn mót củi giúp mẹ. Tôi tuổi Hợi, sinh năm 1923, do luật pháp không cho phép nên khai sinh tôi lấy họ mẹ. Mẹ tôi là Trần Thị Thảnh. Còn tôi là Trần Văn Ba. Vì vậy sau này anh em hay gọi tôi là Ba Trần.
- Thế còn Trần Văn Danh ?
- Đó là một tên khác khi tôi vào Đảng. Hồi tôi học lớp nhứt ở thị trấn Hóc Môn, thấy tôi tên Ba, một ông thầy nói: Mày tên Ba, mỗi lần kêu tao phải nói "Ba ơi !". Ông bảo tôi đổi tên thành Bá. Do đó, tên đi học của tôi là Trần Văn Bá (cƣời).
- Sau này lớn lên Thiếu tướnng có gặp lại cha.
- Có chứ. Năm mƣời tám tuổi, tôi đến tuổi đóng thuế thân, cha tôi thừa nhận là con. Từ đó khai sinh mới có tên cha. Chẳng qua, vì lễ giáo mà mẹ con tôi phải sống riêng, chứ cha tôi rất
thƣơng và luôn tìm cách đến thăm. Về sau, cha tôi trở thành một cơ sở cách mạng, đã đƣợc Chính phủ tặng bằng khen có công với nƣớc. Khi tôi đƣợc mƣời hai tuổi, cha tôi hay sai tôi bí mật đi rải truyền đơn kêu gọi ủng hộ Đảng cộng sản Đông Dƣơng. Ngày tôi lên đƣờng vào chiến khu, ông động viên tôi hãy yên tâm chuyện gia đình mà lo cố gắng đánh giặc.
- Thiếu tướng có nhớ gì về thời tuổi trẻ của mình giữa Mười tám thôn Vườn Trầu nổi tiếng? - Cuộc sống ngƣời nông dân cực kỳ cơ cực, đói khổ. Phong trào yêu nƣớc, cách mạng ở quê tôi luôn âm ỉ, sôi sục. Năm mƣời sáu tuổi, tôi thi đậu trƣờng Bá Nghệ, nay là Trƣờng Kỹ thuật Cao Thắng. Tôi rấtt thích nghề xây dựng. Tôi mua sách Pháp về toán, lý, hóa để tự học thêm. Vừa học tôi vừa làm thêm kiếm sống. Ban ngày thì lãnh mẫu mã từ văn phòng các kiến trúc sƣ về vẽ, tính toán; trong đó có "hàng" của Kiến trúc sƣ Huỳnh Tấn Phát. Ban đêm tôi còn đi làm thêm nghề cơ khí. Nhƣng rồi Nhật đảo chánh Pháp, trƣờng Bá Nghệ đóng cửa, tôi quay về Hóc Môn.
Trƣớc đó, một chiều sau khi ăn cơm ở Chợ Quán, tôi đạp xe về nhà. Đến ngang rạp Nguyễn Văn Hảo, nay là rạp Công Nhân, tôi phải xuống dắt bộ vì lính Nhật tắm chật đƣờng bên các vòi nƣớc ở lề đƣờng. Chúng tắm trần truồng nhƣ nhộng. Thấy vậy, tôi nói : "Nghe nƣớc Nhật tự xƣng là cƣờng quốc sao chẳng văn minh chút nào, tắm ở truồng". Ngỡ chỉ nói với ngƣời đi đƣờng, bọn Nhật không nghe đƣợc, vì chúng không biết tiếng Việt. Không ngờ, có một tên trong bọn đang tắm kêu tôi lại bằng tiếng Việt rất sõi và hỏi tôi vừa nói gì.
Tôi cũng nói lại y nhƣ vậy. Nó mới cƣời mỉa mai: "Tắm truồng không có gì xấu. Mất nƣớc mới là nhục!". Tôi tức đến tái mặt, muốn đấm thẳng vào mặt nó. Chính điều này giúp tôi hiểu ra nhiều lẽ, nhen nhóm trong tôi lòng yêu nƣớc và căm thù giặc sâu sắc. Đúng, mất nƣớc đúng là nỗi nhục lớn nhất !
- Cũng từ đó Thiếu tướng bắt đầu tham gia hoạt động cách mạng?
- Vâng. Tháng 7 năm 1945, tôi tham gia tổ chức bí mật Thanh niên Cứu quốc. Sau đó, đi cƣớp chính quyền ở Hóc Môn rồi trung tâm thành phố. Trên đƣờng đi ngang bót Đội Có, địch đã bắn chết chú Tám Thôi - anh bà Hồ Thị Bi. Một thời gian sau, Pháp tái chiếm Nam Bộ, đƣa quân
lên Hóc Môn. Lực lƣợng cách mạng tạm thời phân tán. Tôi gia nhập đội trinh sát Quân khu 7, chiến đấu ở miền Đông Nam Bộ, chiến trƣờng mà tôi gắn bó gần cả cuộc đời. - Nghĩa là Thiếu tướng trở thành chiến sĩ tình báo một cách ngẫu nhiên không hề có định hướng trước.
- Tính tôi thích mạo hiểm, cộng với lòng căm thù giặc, tôi không hề biết run sợ trƣớc cái chết. Địa bàn miền Đông, trong đó có Sài Gòn - Chợ Lớn, tôi nắm trong tay từng kênh rạch, con hẻm. Năm 1949, tôi đƣợc đề bạt làm tham mƣu phó kiêm Trƣởng ban quân báo liên tỉnh Thủ - Biên. Khi tập kết ra Bắc, tôi là chính ủy Trung đoàn 556, trung đoàn có nhiều đóng góp trong suốt chín năm đánh Pháp ở miền Đông Nam Bộ.
- Thiếu tướng trở lại chiến trường miền Nam khi nào ?
- Gần sáu năm sau. Ra Bắc, tôi đƣợc gắn quân hàm thiếu tá và đi học văn hóa lẫn nghiệp vụ chuyên môn tình báo. Đến tháng 12 năm 1960, tôi vƣợt Trƣờng Sơn về Nam. Trƣớc khi lên đƣờng, Bí thƣ thứ nhất Lê Duẩn có đến thăm đoàn và chỉ thị rằng: "Các đồng chí ra Bắc đã học tập tốt, nay nhanh chóng về Nam cùng các đồng chí trƣớc đây ở lại cùng tổ chức quần chúng nổi dậy, lôi kéo binh lính địch, chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất nƣớc nhà. Hiện nay chúng ta vẫn còn một cái nhục là nhục mất nƣớc".
Trên đƣờng, tôi bị viêm phổi nặng, cứ ngỡ không qua khỏi. Đƣờng đi lúc đó muôn vàn khó khăn. Bởi đoàn chúng tôi gần nhƣ tiền trạm. Có một kỷ niệm vui mà tôi nhớ mãi. Khi đoàn đến vùng sông Re thuộc Quảng Nam, vì đói quá tôi đem một bộ đồ bà ba đen ra buôn ngƣời dân tộc đổi một con chó về làm thịt. Ngƣời Bắc rất thích thịt chó, còn ngƣời Nam trƣớc đây ít ăn. Anh em trạm giao liên có cho tôi một lon thịt heo nhƣng do không có muối ƣớp nên bị hôi. Tôi đem thịt chó còn lại trộn chung với lon thịt heo để dành. Sang ngày hôm sau, mở lon thịt ra thì thật bất ngờ thịt heo không còn mùi hôi nữa ! Nghĩa là nhờ một chất đạm đặc biệt trong thịt chó đã khử mùi hôi của thịt heo. Một phát hiện thú vị. Tôi liền đi khoe với anh em (cƣời sảng khoái)...
- Thưa Thiếu tướng, Thiếu tướng gặp ai đầu tiên và nhận nhiệm vụ gì khi trở lại Nam Bộ? - Ngƣời đầu tiên tôi gặp là anh Mƣời Cúc - Nguyễn Văn Linh. Tôi về Nam một thời gian thì Trung ƣơng Cục quyết định thành lập Ban Quân sự Miền, do anh Trần Văn Quang làm trƣởng ban. Tôi đƣợc phân công làm trƣởng ban tình báo chiến lƣợc trực thuộc Ban Quân sự Miền, sau đƣợc đề bạt làm phó tham mƣu trƣởng Miền phụ trách tình báo, đặc công, biệt động. Công việc của tôi dƣới sự chỉ đạo trực tiếp của Quân ủy và Bộ Tƣ lệnh Quân giải phóng miền Nam, mà cụ thể là các anh Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Văn Thái, rồi Phạm Hùng, Trần Văn Trà. - Thiếu tướng đánh giá thế nào về vai trò của công tác tình báo trong toàn cuộc chiến ? - Qua bảy năm thực hiện Hiệp đinh Genève, lực lƣợng tình báo của ta bị thất bại rất nặng. Chính quyền Ngô Đình Diệm triệt phá và bắn giết, bỏ tù hàng loạt cán bộ tình báo. Do đó, khi tôi trở về Nam cũng là lúc ta bắt tay xây dựng lại ngành tình báo. Bằng cách tăng cƣờng cán bộ từ
Ban Địch tình. Lợi dụng sơ hở của địch do mâu thuẫn nội bộ của chúng, ta đã giải thoát cán bộ tình báo đang bị tù đày, bố trí hoạt động trở lại. Từ đó, tìm cách đƣa các chiến sĩ tình báo len vào các cơ quan đầu não của địch để khai thác tin tức, tƣ liệu nhƣ Tòa Đại sứ Mỹ, Phủ Tổng thống, Bộ Tổng tham mƣu, Đặc ủy Trung ƣơng tình báo, Hạm đội 7,... Có thể nói, ngành tình báo đã cung cấp những tin tức kịp thời phục vụ đắc lực cho việc chỉ đạo chiến lƣợc của Quân ủy và Bộ Tƣ lệnh Miền, Trung ƣơng Cục và Bộ Chính trị Trung ƣơng Đảng trong việc chỉ đạo chiến tranh. *
Nhƣ bắt đƣợc "mạch", câu chuyện giữa vị tƣớng và tôi càng lúc càng thân tình, cởi mở. Nụ cƣời "lộ diện" nhiều hơn trên khuôn mặt cƣơng nghị ẩn dƣới chiếc mũ diềm đen và cặp kính màu mà theo ông nó giúp che chắn, bảo vệ cơ thể tốt hơn. Có lẽ phần nào nhờ vậy, ở giữa tuổi thất tuần, trông ông vẫn rất "phong độ". Nếu chƣa biết ông mà tình cờ gặp, khó ai ngờ rằng đây là con ngƣời từng nhiều năm nằm rừng ngủ núi, cả thời chiến lẫn thời bình. Trong giờ “giải lao” giữa câu chuyện, vị tƣớng cho tôi xem một số tấm ảnh kỷ niệm thời còn trẻ. Ông bảo :
- Tôi đƣợc khen là ngƣời có thân hình khỏe đẹp. Tôi ghiền chơi thể thao lắm, nhất là bóng đá. Chỉ khi ra trận thì thôi, chứ lúc ở chỉ huy sở, tôi luôn tranh thủ tập luyện và lao động chân tay.
- Đầu năm 1973, Thiếu tuớng là phó trưởng Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ cách mạng miền Nam trong Ban Liên hiệp quân sự bốn bên Trung ương vào Tân Sơn Nhất thực thi Hiệp định Paris. Thiếu tướng còn nhớ thành phần của đoàn khi đó gồm những ai ? Và ấn tượng nào đáng nhớ khi đặt chân trở về Sài Gòn?
- Chúng tôi vào Sài Gòn tham gia Ban Liên hiệp Quân sự bốn bên thật giống nhƣ Quan Công thời Tam Quốc đi dự hội Bàn Đào. Xung quanh kẻ địch luôn tìm cách bao vây, uy hiếp tứ bề (cƣời). Một ngày đầu tháng Giêng năm 1973, tại Sở chỉ huy Miền, sau khi nhận chỉ thị của Trung ƣơng, tôi với anh Trần Văn Trà cùng bàn bạc chọn nhân sự, phân công nhiệm vụ, chuẩn bị tài liệu, phƣơng tiện thông tin liên lạc, dự kiến tình huống bắt trắc... Tôi thay anh Trà chỉ huy thực hiện mọi công việc. Còn anh Trà lo họp Bộ Tƣ lệnh Miền để bàn phối hợp đấu tranh giữa chiến trƣờng với bàn hội nghị.
Anh Trần Văn Trà là trƣởng đoàn, lúc 'đó mang quân hàm Trung tƣớng. Các phó truởng đoàn gồm Đại tá Võ Đông Giang, Đại tá Đặng Văn Thu tức Đoàn Huyên sau này là Thiếu tƣớng, và tôi. Để giữ bí mật theo yêu cầu của Trung ƣơng lúc đó tôi lấy tên Trần Quốc Minh, mang quân hàm Đại tá. Đoàn còn có các ủy viên gồm các anh: Nguyễn Văn Sĩ, Nguyễn Văn Hoàn, Dƣơng
Đình Thảo, Nguyễn Văn Tòng, Nguyễn Văn Tƣ cùng nhiều đồng chí ở các bộ phận khác. Ngoài nhiệm vụ phó trƣởng đoàn, tôi còn phụ trách trƣởng Tiểu ban hai bên.
Theo thỏa thuận, ngày 28 tháng 11 năm 1973, đoàn vào Sài Gòn bằng máy bay Mỹ lên đón tại Sân bay Thiện Ngôn ở phía Bắc Tây Ninh. Nơi đây vốn là căn cứ của một chiến đoàn Mỹ chuyển giao cho quân đội Sài Gòn và bị ta đánh chiếm trong chiến dịch Nguyễn Huệ hồi năm 1972. Bên cạnh đó đề phòng sự phản trắc của địch, ta chuẩn bị thêm một địa điểm khác cho đoàn. Đó là sân bay Lộc Ninh ở phía bắc Bình Long, sát biên giới Campuchia, cũng đƣợc giải phóng năm 1972.
- Vì sao cuối cùng đoàn lại xuất phát tại Lộc Ninh?
- Vì do địch giở trò phá hoại. Đúng nhƣ dự kiến, đến giờ hẹn, máy bay lên thẳng Mỹ không tới đón, mà thay vào đó là hai máy bay chiến đấu của quân đội Sài Gòn. Chúng lƣợn quanh sân bay Thiện Ngôn và ném bom hù dọa. Ngay tức khắc ta lên án mạnh mẽ hành động lật lọng đó và quyết định chuyển điểm hẹn sang Lộc Ninh. Ta đòi Mỹ phải trực tiếp chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn cho đoàn .Và ngày 01 tháng 2 năm 1973, ba đợt máy bay Mỹ đầu tiên đã lên đón. Lộc Ninh là thị trấn đông dân, đƣợc xem nhƣ thủ phủ của vùng giải phóng, nên đồng bào đến đƣa tiễn đoàn đại biểu rất đông. Cờ, hoa, biểu ngữ tấp nập nhƣ ngày hội. Cũng từ đó Lộc Ninh trở thành nơi đƣa đón cho các chuyến bay liên lạc hàng tuần của đoàn ta ở trại David với cơ quan lãnh đạo, chỉ huy Miền.
- Và như vậy Thiếu tướng cùng đoàn đại biểu đã đến điểm "hội Bàn Đào”? - Chƣa hết. Chúng tôi vừa xuống máy bay, quân cảnh Sài Gòn chờ sẵn ở Tân Sơn Nhất, liền cản ngăn và chửi rủa om sòm. Chúng bảo bọn Việt Cộng ở trong rừng bị máy bay bắn chết hết, chỉ còn một vài đứa ốm yếu xanh xao, sao giờ lại có thằng to cao, mập mạnh, đỏ au thế này? Trong hồi ký của mình về thời điểm đó, anh Trần Văn Trà cũng có nói rằng anh tin ở khả năng của tôi vì tôi thạo Sài Gòn, hiểu biết nhiều về địch và địch sẽ nể nang tôi do dáng ngƣời bề thế, trắng, mập, chững chạc...
Lúc đó, trƣớc sự truy cản của bọn quân cảnh Sài Gòn, tôi bảo anh Tƣ Bốn tức Nguyễn Hữu Trí lại hỏi vì sao không cho mình đi. Tƣ Bốn tiến đến, tên chỉ huy quân cảnh ngạc nhiên: "Ủa anh Tƣ, sao anh ở đây?". Tƣ Bốn: "Tao là Trung tá tình báo Việt Cộng". Tên sĩ quan này vốn mắc nợ tiền Tƣ Bốn khi anh còn hoạt động bí mật ở Sài Gòn, nên hắn ngại liền giục bọn lính: "Thôi, tụi bay để anh Tƣ đi".
- Đã gần hai mươi lăm năm trôi qua, Thiếu tướng còn nhớ gì về hình ảnh trại David ở Tân Sơn Nhất ?
- Trƣớc đó, nó là doanh trại của không quân Mỹ, nằm sát góc tây nam sân bay. Nghe nói David vốn là tên của ngƣời lính Mỹ đầu tiên chết ở miền Nam Việt Nam. Khu doanh trại có hình chữ V, gồm ba dãy nhà gỗ quây quần thành chữ U. Trong lòng chữ U có vài căn nhà xây trệt dùng làm nơi sinh hoạt tập thể. Đƣờng nội bộ trán nhựa. chạy giữa các dãy nhà. Có sân quần vợt, bóng rổ, bóng chuyền. Tôi nhớ anh Lê Đức Thọ và Phạm Hùng từng nói vui rằng, trại David là "vùng giải phóng đầu tiên của ta tại Sài Gòn". Hai đoàn đại biểu quân sự miền Bắc và miền Nam của ta ở đây hơn hai năm. Khi Sài Gòn vừa đƣợc giải phóng, trại David trở thành "đại bản doanh" đầu tiên của Bộ Tƣ lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh. Đối với tôi trại David là điểm dừng chân đầu tiên khi trở về quê hƣơng sau gần hai mƣơi năm xa cách.
- Không những là tướng chỉ huy tình báo, Thiếu tướng còn là tướng chỉ huy trận mạc. Trong Chiến dịch Phước Long mở màn cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân 1975, xuất hiện giai thoại "Ba ông giải phóng hai bà " nghĩa là sao, thưa Thiếu tướng?
- (Cƣời) Ba ông là Năm Thạch tức Hoàng Cầm, Năm Ngà tức Nguyễn Minh Châu và Ba Trần là tôi. Hai bà là... Bà Đen và Bà Rá. Tôi là ngƣời trực tiếp chỉ huy trận đánh chiếm núi Bà Đen ở Tây Ninh, một trung tâm viễn thông chiến lƣợc quốc tế thu tin mã thám và là điểm chỉ đƣờng cho B52 cùng các loại máy bay hiện đại. Đồng thời, lực lƣợng do tôi chỉ huy còn thu hút hỏa lực đối phuơng là Lữ đoàn Biệt kích dù 81 và hai phần ba phi cơ chiến đấu F5E Vùng 3 chiến thuật; kiềm chế Sƣ đoàn 25 bộ binh; phối hợp cùng cánh quân anh Năm Ngà đang đánh Tánh Linh, Võ Đắc với Sƣ đoàn 18 của địch; ngăn chặn không cho các lực lƣợng đối phƣơng yểm trợ Phƣớc Long - trận địa của Quân đoàn 4 do anh Hoàng Cầm chỉ huy.
Chiến dịch Phƣớc Long là chiến dịch mà lần đầu tiên ta giải phóng hoàn toàn một tỉnh và giúp ta phát hiện rằng Mỹ không dám đƣa quân sang nữa, để đi đến kế hoạch tác chiến giành thắng lợi quyết định, giải phóng hoàn toàn miền Nam. Trong cuốn sách Một chương bi thảm của Dƣơng Hảo do Nhà xuất bản Quân đội nhân dân ấn hành, Đại tá Tham mƣu trƣởng Tổng cục Tiếp vận ngụy Phạm Bá Hoa đã cay đắng nói rằng: "Cái chính là thất bại Phƣớc Long đã nói lên thế và lực của quân lực cộng hòa. Chỉ mới đánh một điểm mà đã không còn lực để đối phó, hỏi bị đánh nhiều nơi thì sẽ ra sao? Phƣớc Long là sự kiện nói lên khá rõ hiệu quả chiến lƣợc "Việt Nam hóa" đã thực hiện trong sáu năm qua. Trƣớc đây, quân đội cộng hòa qua đƣợc nhiều hiểm nghèo là nhờ vào cứu viện của Hoa Kỳ. Họ cung cấp đủ mọi trang bị bù đắp tổn thất, đã chi viện
hỏa lực hùng hậu, mạnh mẽ, thậm chí cả xung lực mới đủ sức chống đỡ. Nay trƣớc thất bại đau đớn, mất cả một tỉnh mà Mỹ vẫn làm ngơ, mặc dầu ông Thiệu đã nhiều lần gặp Martin yêu cầu Mỹ can thiệp. Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa cũng chính thức gởi công hàm, rồi tƣớng Khuyến đã điện đàm trực tiếp với Xmit (Trƣởng cơ quan DAO) - Tất cả đều con số không".
- Hình như những năm đầu của thập niên 1970, Thiếu tướng có đi làm nhiệm vụ quốc tế... - Có. Tôi sang nƣớc bạn làm nhiệm vụ hai năm, từ 1971 - 1972. Nhƣng... đây là bí mật quốc gia.
- Được biết, Thiếu tướng là vị chỉ huy trục tiếp lực lượng vòng trong gồm đặc công và biệt động Sài Gòn trong chiến dịch Hồ Chí Minh. Thiếu tướng còn nhớ gì về diễn biến tình hình lúc đó?
- Trƣớc thắng lợi nhƣ chẻ tre của quân ta khắp các chiến trƣờng, cũng nhƣ nắm đƣợc tình hình suy yếu cả tài lẫn lực của đối phƣơng, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ƣơng đã họp thông qua kế hoạch giải phóng Sài Gòn ngày 24 tháng 4 năm 1975. Từ ngày 21 đến 25 tháng 4, các cánh quân, các đơn vị đã đến Sở Chỉ huy chiến dịch nhận nhiệm vụ, mục tiêu. Bộ Tƣ lệnh chiến dịch gồm các anh: Tƣ lệnh Văn Tiến Dũng, Chính ủy Phạm Hùng, các Phó tƣ lệnh: Trần Văn Trà, Lê Trọng Tấn, Lê Đức Anh và Đinh Đức Thiện. Tôi nhận nhiệm vụ chỉ huy lực lƣợng vòng trong. Anh Nguyễn Văn Linh phụ trách phong trào vận động quần chúng nổi dậy. Anh Võ Văn Kiệt làm công tác tiếp quản thành phố. Anh Lê Đức Thọ, thay mặt Bộ Chính trị Trung ƣơng Đảng, trực tiếp chỉ đạo chung.
- Nhiệm vụ cụ thể của lực lượng vòng trong do Thiếu tướng phụ trách là gì? - Nhiệm vụ chủ yếu của các chiến sĩ đặc công và biệt động là đi tiên phong chiếm giữ và bảo vệ an toàn mƣời sáu cây cầu, mở đƣờng cho các cánh quân; đồng thời "lót ổ” đánh chiếm ba mƣơi hai cơ sở kho tàng nhƣ kho xăng, kho gạo, nhà máy điện, nƣớc, khu vực lƣu trữ hồ sơ của Đặc ủy Trung ƣơng tình báo địch,... ngăn chặn sự phá hoại của địch trƣớc khi chúng hoàn toàn thất thủ.
- Mỗi lần cầm quân ra trận, thiếu tướng thường suy nghĩ gì, nhất là trận đánh đó có thể gây cho ta nhiều tổn thất?
- Đã ra trận thì phải chấp nhận hy sinh. Không chiến thắng nào không phải trả giá. Nhƣng điều quan trọng là làm sao hạn chế tối đa thƣơng vong cho chiến sĩ. Ngƣời chỉ huy phải xem sự hy sinh của chiến sĩ cũng là nỗi mất mát của chính mình.
- Với Thiếu tướng, có khi nào gặp phải sự thất bại không ?
- Sao lại không? Tôi không bao giờ tán thành chuyện "trăm trận trăm thắng" cả. Bởi có thất bại mới có thành công. Và không ít lần chính tôi phải ôm đầu máu, cõng thƣơng binh rút lui về - Xin cảm ơn sự thẳng thắn của Thiếu tướng.
- Trên chiến trƣờng, chẳng có con đƣờng nào dọn sẵn cho anh đâu !
- Về trường họp của ông Dương Văn Minh, trong sự nghiệp chính trị của mình, ông ta đã hai lần lên đến đỉnh cao quyền lục. Lần thứ nhất, đứng đầu Hội đồng Quân nhân, lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm, lên làm quốc trưởng. Lần thứ hai, thay Trần Văn Hương làm tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa. Có ý kiến cho rằng, cả hai lần nắm quyền ở Sài Gòn, tướng Dương Văn Minh đều làm lợi cho cách mạng: phá ấp chiến lược và đầu hàng vô điều kiện để tránh cho thành phố khỏi đổ nát. Thiếu tướng nghĩ sao?
- Trƣớc khi đầu hàng vô điều kiện, Dƣơng Văn Minh có thông qua tổ điệp báo của liên lạc với trại David - Tân Sơn Nhứt, đề nghị thành lập chính phủ ba thành phần. Tôi thừa lệnh anh Phạm Hùng, thảo liên tục mấy công văn trả lời dứt khoát rằng: chỉ có đầu hàng vô điều kiện mà thôi ! Theo tôi, nếu ông Dƣơng Văn Minh đầu hàng vào tối 28 sáng 29 tháng 4 năm 1975 để tránh cho Sài Gòn khỏi bị tàn phá, thì có thể đó là hành động đáng ghi nhớ. Nhƣng, đằng này ông ta đầu hàng khi đại quân chỉ một giờ sau đã tiến chiếm đến dinh Độc Lập rồi.
- Thưa Thiếu tướng, kỷ niệm nào đáng nhớ của riêng bản thân Thiếu tướng ngày đầu tiên đặt chân vào trung tâm Sài Gòn giải phóng.
- Niềm xúc động, hân hoan của hàng triệu đồng bào chiến sĩ sau cuộc chiến kéo dài hai mƣơi năm. Riêng bản thân tôi, nhiệm vụ của một ngƣời lính chiến đấu vì nền độc lập, thống nhất cho Tổ quốc đã hoàn thành. Đêm 30 tháng 4 năm 1975, vào khoảng gần một giờ khuya, trƣớc sự có mặt đông đủ của nhiều đồng chí ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Trung ƣơng Đảng và các tƣớng lĩnh tham gia chiến dịch, anh Phạm Hùng đã nói: “Bây giờ thắng lợi rồi, anh Trần Văn Danh đã hoàn thành nhiệm vụ. Với sự có mặt của các đồng chí tham gia chỉ huy chiến dịch, tất cả đều nhất trí thăng anh Trần Văn Danh hàm Thiếu tƣớng, nhận nhiệm vụ phó chủ tịch ủy ban quân quản về an ninh và quốc phòng, kiêm tƣ lệnh Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố". Một vinh dự mà tôi không hề nghĩ đến !
- Về mạng lưới tình báo A22 của Vũ Ngọc Nhạ - Huỳnh Văn Trọng trước đó, Thiếu tướng có nắm được gì ?
- Khi tôi có mặt ở miền Nam thì tám mƣơi phần trăm mạng lƣới tình báo này bị địch phát hiện và truy bắt. Một điều mà tôi lấy làm tiếc là về nhân vật Huỳnh Văn Trọng. Tôi muốn nói về
cách đối xử không đƣợc thỏa đáng của ta đối với công lao của ông. Huỳnh Văn Trọng là một nhân sĩ trí thức yêu nƣớc.
- Với kinh nghiệm dày dạn của một nhà tình báo lão thành, theo Thiếu tướng đâu là thế mạnh cơ bản và quyết định sự thành công của ngành tình báo Việt Nam.
- Lòng yêu nƣớc. Chiến sĩ tình báo của ta không nhận đƣợc nhiều đôla nhƣ nhân viên CIA hay điệp viên các quốc gia khác. Mà sự hy sinh lại hết sức thầm lặng và lớn lao để góp phần tạo nên những chiến thắng. Biết bao chiến sĩ tình báo vô danh đã mãi mãi ngã xuống trong lòng địch. Đôi lúc, họ còn phải gánh chịu những nỗi đau không gì bù đắp nổi (trầm tư hồi lâu). Có ngƣời vì mất liên lạc với chỉ huy, đồng đội song vẫn lặng lẽ hoạt động với tinh thân tự giác, xả thân, nhƣng lại cả đời phải chịu đựng nhiều thƣơng tổn! Là một chiến sĩ tình báo, tôi hiểu hơn ai hết nỗi đau ấy. Tôi cũng tự hào trong hàng ngũ đã có những chiến sĩ lập công lớn đƣợc nhà nƣớc phong tặng anh hùng nhƣ các anh Tƣ Bốn, Bảy Vĩnh, Hai Trung, chị Ba, chị Tƣ Trầu, chị Sáu Biết....
- Nhiều người đã từng nói và trên đây thiếu tướng cũng nhắc lại rằng, cuộc chiến tranh của chúng ta là chiến tranh nhân dân, mọi thành bại do nhân dân quyết định. Vậy vai trò nhân dân ở đây cụ thể hóa thế nào, thưa Thiếu tướng?
- À, tôi xin đơn cử một số thí dụ thế này. Hồi đánh Pháp, cánh quân báo hay đi về một làng ở Bửu Long, nay là điểm du kích thuộc tỉnh Đồng Nai. Ngày nọ, địch phát hiện, liền đem lính phục kích trên cánh đồng. Biết khi trời tối chúng tôi sẽ về, một bác nông dân là cơ sở cách mạng, xách cây đèn dầu giả bộ đi soi ếch. Bác đi vào ổ phục kích, đạp lên đầu bọn lính Pháp đang nằm dƣới ruộng. Chúng đứng dậy xí xô xí xà chửi bới om sòm. Thế là đằng xa, chúng tôi... thoát êm! Hay lần nọ ở Biên Hòa, chúng tôi sắp bị địch bao vây mà không biết. Một bà bán hàng biết lính đến, bảo đứa con mình giả bộ chạy trƣớc, bà cầm roi chạy sau quất rƣợt về phía chúng tôi đang trú quân. Chạy ngang qua, bà bảo các chú đi nhanh đi chớ bọn hiến binh, biệt kích sắp bao vây thành phố rồi,...
Rất nhiều chuyện nhƣ thế. Thử hỏi nếu không dựa vào sự che chở, nuôi nấng, tiền bạc của nhân dân thì làm sao đánh địch đƣợc? Trong cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân năm 1968, cũng nhờ sự che chở, giú đỡ, tiếp tế, tải thƣơng của nhân dân mà nhiều chiến sĩ, đơn vị mới thoát đƣợc vòng vây của địch, trở về chiến khu.
- Vốn là một nhà tình báo quân sự, vì sao Thiếu tướng được đề bạt làm thứ trưởng Bộ Năng lượng kiêm trưởng Ban chỉ đạo xây dựng công trình thủy điện Trị An? Khi nhận nhiệm vụ hoàn toàn mới mẻ này,;Thiếu tướng có e ngại ?
- Nhƣ tôi đã nói, tôi là ngƣời vốn rất thích ngành xây dựng. Sau giải phóng, tôi làm phó tƣ lệnh Quân khu 7 kiêm tƣ lệnh các lực lƣợng võ trang Thành phố Chí Minh. Tôi ra Bắc học ở Học viện Chính trị cao cấp Nguyễn Ái Quốc. Một lần, Tổng bí thƣ Lê Duẩn đến thăm, nói đại ý: Chúng ta thắng lợi, giành đƣợc độc lập là sƣớng rồi. Nhƣng có độc lập mà nƣớc còn nghèo, dân còn đói thì chúng ta cũng chẳng sƣớng ích gì...
Lời của đồng chí Tổng bí thƣ Lê Duẩn đã đem lại cho tôi nhiều suy nghĩ. Sau khi tốt nghiệp, tôi về Thành phố Hồ Chí Minh xin chuyển sang công tác xây dựng kinh tế, làm phó chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố. Trƣớc tình hình thiếu điện trầm trọng, mà muốn công nghiệp hóa thì điện lực phải đi trƣớc một bƣớc, nên tôi đề ra phƣơng án xây dựng công trình thủy điện Trị An, đƣợc toàn Hội nghị Thành ủy lần thứ 4 khóa III nhất trí. Anh Võ Văn Kiệt thay mặt cho nhân dân miền Nam đề nghị với Trung ƣơng cho xây dựng thủy điện Trị An, với phƣơng châm "Nhân dân - Nhà nƣớc cùng làm". Sau một thời gian nghiên cứu với sự tham vấn của các chuyên gia trong và ngoài nƣớc, tôi cùng nhiều đồng chí cách mạng lão thành đã lặn lội khắp nơi vận động, tập hợp sức ngƣời sức của trong nhân dân. Đồng thời, tranh thủ sự viện trợ quốc tế của các nƣớc anh em, nhất là Liên Xô.
- Bây giờ mỗi lần trở lại Trị An, điều gì thường gợi lên trong lòng Thiếu tướng trước tiên.... - Tôi không bao giờ quên những hình ảnh xúc động nhƣ một ca sĩ nổi tiếng trƣớc khi mất đã viết di chúc hiến lại một nửa gia sản cho công trình thủy điện Trị An. Một em bé đã đập con heo đất. Một ông già mù ở Bắc Mỹ Thuận khi hay tin đoàn vận động cho Trị An đi qua, đã vét túi mình đƣợc 10 đồng liền đem 5 đồng đến góp vào thùng. Và biết bao hình ảnh đáng nhớ khác nữa vì dòng điện, vì tƣơng lai đất nƣớc. Gần một trăm công nhân ngã xuống ở Trị An vì sốt rét ác tính. Sự tự di dời của hàng trăm hộ dân không chút phiền hà. Tấm lòng cao cả, nhiệt thành của các chuyên gia Liên Xô...
- Thời ở B2, Thiếu tướng sống gần gũi với ai nhiều nhất ?
- Nguyễn Chí Thanh và Phạm Hùng. Hai anh rất quí tôi và tôi cũng hết sức thƣơng yêu các anh.
- Thiếu tướng còn nhớ gì về hình ảnh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.
- Một nhà lãnh đạo, một vị tƣớng tài ba và giản dị, khiêm tốn, có sức thuyết phục lớn. Anh rất đƣợc Bác Hồ và Trung ƣơng tin cẩn khi giao trọng trách vào lãnh đạo cuộc chiến đấu chống Mỹ ở miền Nam.
- Thế còn cố Thủ tướng Phạm Hùng ?
- Anh Phạm Hùng cũng là một cán bộ hàng đầu trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng, từng đƣợc giao nhiều trọng trách trong Đảng, chính phủ và quân đội đã hiến dâng cả đời mình cho sự nghiệp cách mạng dân tộc. Anh là nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa về chiến lƣợc, là một con ngƣời thẳng thắn, khẳng khái, đầy bản lĩnh, đƣợc truyền tụng qua nhiều giai thoại. Khi anh còn rất trẻ, bị địch bắt giam ở Mỹ Tho. Anh bị thực dân Pháp kết án tử hình hai lần. Nghe nói khi tòa xử kết án tử hình anh lần thứ hai, anh dõng dạc nói thẳng vào mặt bọn quan tòa rằng: Mỗi ngƣời chỉ có một cái đầu, lần trƣớc các ông đã xử tôi tử hình rồi, còn đầu nào nữa mà lại đòi chém! Chẳng lẽ còn cái đầu "con c” cũng muốn chém luôn hay sao?
Nhờ phong trào đấu tranh của quần chúng và Hội Hồng thập tự Pháp vận động chống án tử hình cho anh, nên anh đƣợc giảm xuống án chung thân khổ sai đày đi Côn Đảo. Ở trong tù, Phạm Hùng luôn là tấm gƣơng đấu tranh kiên cƣờng, là ngọn cờ đầu đối mặt với chế độ khắc nghiệt lao
tù. Thời chống Mỹ, đƣợc làm việc bên anh, tôi học đƣợc rất nhiều điều từ con ngƣời anh hùng ấy. Anh hay bảo, trong công việc phải sáng tạo, không đƣợc phụ thuộc hoàn toàn ngƣời khác. Có lần anh còn bảo: “Không đƣợc nghe lời vợ”. Tôi nói vui: “Làm gì có vợ ở đây mà nghe lời !". Anh cƣời: "Độc lập rồi hẳn biết". Mà đúng thật. Hòa bình rồi, tôi thấy thiên hạ thƣờng đi cửa sau bằng cách đút tiền của lo lót thông qua các bà vợ.
Anh Phạm Hùng đã ra đi nhƣng lên tuổi anh gắn liền với những chiến công đánh Mỹ, với xây dựng đất nƣớc nhƣ công trình thủy điện Trị An, vẫn sống mãi trong ký ức nhân dân. nhất là nhân dân phía Nam Thành phố Hồ Chí Minh
- Thưa Thiếu tướng, từ lượng tình báo đến tướng kinh tế đóng góp nhiều công lao cho đất nước, vậy còn với gia đình...
- Nhƣ các anh em khác, gia đình thì phần lớn nhờ vào bà nhà. Bà ấy nguyên là cán bộ binh vận. Chúng tôi gặp nhau trong chiến khu từ năm 1946, thƣơng yêu nhau, quyết định báo với cơ quan hai bên đi đến thành hôn. Vừa là đồng chí, vừa là vợ chồng, chúng tôi giúp đỡ nhau đi suốt hai cuộc kháng chiến lẫn thời bình. Bốn đứa con chúng tôi, hai trai, hai gái đều đã trƣởng thành và đều là quân nhân.
- Lúc Thiếu tướng ở chiến khu, bà nhà sống tại đâu?
- Ở quê nhà Hóc Môn. Khi tôi vào làm việc ở trại David - Tân Sơn Nhất, sau thời gian điều tra gắt gao, địch phát hiện lai lịch tôi và gia đình. Biết mình đã bị lộ, tôi liền bí mật điện gấp cho bà ấy nhanh chóng đƣa gia đình vào chiến khu. Và đúng nhƣ dự đoán, gia đình tôi chuyển đi đêm trƣớc thì sáng hôm sau mật vụ ập đến nhà...
- Thời trẻ Thiếu tướng "phong độ" như vậy, ngoài bà nhà ra, hỏi nhỏ Thiếu tướng, có cô gái nào "'chết " vì Thiếu tướng không?
- (Cƣời) Sao lại không? Thời tôi ra Bắc học tập, nhiều cô gái Hà Nội rất xinh đẹp là em gái các bạn đồng đội, có cảm tình với tôi. Nhƣng tôi không dám bƣớc tới, vì nhiệm vụ rất nặng nề và đặc biệt là tôi sắp về Nam chiến đấu.
- Xin cảm ơn Thiếu tướng đã dành cho buổi trò chuyện cởi mở và thân tình. - Nói chuyện về quá khứ để hƣớng đến tƣơng lai là điều tốt. Qua đây, cho tôi gởi lời chào thân ái đến đồng bào, đồng chí, nhất là các chiến sĩ tình báo, đặc công, biệt động Sài Gòn nhân ngày 30 tháng Tƣ lịch sử.
*
Trƣớc khi chia tay, tƣớng Trần Văn Danh đƣa tôi đi xem một số kỷ vật trong căn phòng lƣu niệm đầy tự hào của ông ở cƣ xá Bắc Hải. Từ những khẩu súng sáng choang nhƣ còn phảng phất mùi chinh chiến đến bức tranh toàn cảnh Nhà máy thủy điện Trị An. Từ các tƣợng danh nhân đến những tấm huân chƣơng công trạng... Tất cả đƣợc bao bọc cẩn thận, đặt thật trang trọng. Vị tƣớng già hóa thành ngƣời thuyết minh rất có duyên đối với các “bảo vật” của mình.
Tân Bình, tháng 4 năm 1997
05 - Chuẩn đô đốc NGUYỄN DƯỠNG
Từ một cậu bé đánh cá, đƣa đò lam lũ trên sông Hƣơng, đi kiếm sống rồi tham gia cƣớp chính quyền ở thành phố biển Nha Trang trong Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Dƣỡng đã trở thành một vị tƣớng với hàm Chuẩn đô đốc, phó tƣ lệnh Quân chủng Hải quân nhân dân Việt Nam. Từ lính bộ binh chiến đấu ở chiến trƣờng Bình Trị Thiên suốt thời đánh Pháp, Nguyễn Dƣỡng đã học tập, phấn đấu thành một trong những chỉ huy cao cấp của quân chủng hải quân có mặt ở những điểm nóng thời đánh Mỹ rồi đánh Pol Pot. Từ thuở đầu xanh cho đến khi tóc bạc, cả đời ông gắn bó với chiến trƣờng. Với tƣ cách là chỉ huy trƣởng Căn cứ 2 Hải quân, ông là một trong những “nhân chứng sống” trực tiếp của sự kiện vịnh Bắc Bộ năm 1964. Rồi năm 1979, trên cƣơng vị chỉ huy trƣởng Vùng 5 duyên hải, ông đã chỉ huy lực lƣợng hải quân phối hợp với các quân binh chủng trên bờ góp phần giải phóng Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng. Trong ngôi nhà đối diện với Xí nghiệp Liên hợp Ba Son ở quận Một, Thành phố Hồ Chí Minh đƣợc ngồi nghe Chuẩn đô đốc Nguyễn Dƣỡng kể chuyện chinh chiến, tôi cứ ngỡ nhƣ đang nghe “thủy tƣớng” Yết Kiêu thời Trần kể chuyện Sát Thát năm xƣa. Vâng, lịch sử không những là một sự liên tục mà còn là sự kế tục.
Điều mà Chuẩn đô đốc Nguyễn Dƣỡng hết sức trăn trở, ân hận là sau ba mƣơi năm rời gia đình ruổi rong chinh chiến trả nợ nƣớc, khi hồi hƣơng lại không có đƣợc một ngày phụng dƣỡng cha mẹ để báo hiếu đấng sinh thành dƣỡng dục. Cha mất đã lâu. Mẹ vĩnh viễn nằm xuống ở tuổi chín mƣơi vào tháng 3 năm 1975, đúng hai tháng trƣớc khi ông đặt chân trở lại mảnh đất chôn nhau cắt rốn ở làng Tân Thủy thuộc huyện Hƣơng Thủy, tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Tuổi Mậu Thìn, Nguyễn Dƣỡng sinh ngày 10 tháng 4 năm 1928. Giống nhƣ Chử Đồng Tử trong truyền thuyết, thời ấu thơ nắng lửa mƣa dầu của Nguyễn Dƣỡng trôi qua trên dòng Hƣơng xanh đến vô tình của đất Thần kinh đầy biến động. Lƣới cá không đủ nuôi một gia đình tới mƣời ngƣời con, nên mới mƣời hai tuổi đầu Nguyễn Dƣỡng phải rời con đò tuổi thơ lên tàu vào Nha Trang tìm kế sinh nhai. Cậu thiếu niên xứ Huế cùng một ngƣời anh trai học và làm nghề thợ may.
Mùa thu năm 1945, Cách mạng tháng Tám bùng nổ. Nhƣ bao thanh niên khác, Nguyễn Dƣỡng hòa vào dòng thác dân tộc, hăng hái tham gia lực lƣợng địa phƣơng đi cƣớp chính quyền, giành độc lập tự do cho nƣớc nhà. Từ đó, ông bắt đầu dấn thân vào con đƣờng cách mạng. Chuẩn đô đốc Nguyễn Dƣỡng tâm sự:
- Khi ấy tôi còn trẻ lắm, mới mƣời bảy tuổi. Tôi cùng một đội vũ trang địa phƣơng tấn công nhà máy đèn do quân Nhật chiếm giữ. Vừa leo lên tƣờng thành, thấy một thằng Nhật giƣơng súng nhắm vào mình, tôi lập tức nhảy xuống. Nó bắn vào tƣờng thành. Mặc dù có tổn thất nhƣng cuối cùng ta cũng chiếm đƣợc nhà máy đèn và các cơ quan, công xƣởng khác do quân Nhật còn chiếm giữ. Đó cũng là trận đánh đầu tiên trong đời tôi. Trong số những ngƣời tham gia cƣớp chính quyền ở Nha Trang, tôi còn nhớ mãi hình ảnh cô Hòa, cô Hợp là hai cô gái hăng hái nhất, dũng cảm nhất, luôn xung phong đi đầu!
- Vì lý do nào sao đó ông lại rời Nha Trang để trở về cố đô, thưa Chuẩn đô đốc? - Chỉ một thời gian ngắn sau ngày nƣớc nhà độc lập, quân Pháp tái xâm lƣợc. Tôi tham gia chiến đấu ở mặt trận Nha Trang cùng với anh Hà Văn Lâu. Đây là mặt trận đầu tiên ở Nam Trung Bộ đƣợc mở để ngăn chặn bƣớc tiến quân Pháp. Nhƣng cuối cùng mặt trận vỡ, tôi mới về Huế nhập vào bộ đội chủ lực Trung đoàn Trần Cao Vân chiến đấu bảo vệ Huế. Lúc này Trung đoàn Trần Cao Vân gọi là Trung đoàn 101 do anh Hà Văn Lâu làm trung đoàn trƣởng, anh Trần Quý Hai làm chính ủy, về sau trực thuộc Sƣ đoàn 325. Rồi mặt trận Huế cũng bị vỡ, lực lƣợng rút vào chiến khu Hòa Mỹ. Tiểu đoàn 18 của tôi lên đóng ở Đồng Truồi, ngọn núi cao chót vót từng đi vào ca dao:
“Đồng Truồi ai đắp mà cao
Sông Gianh ai bới ai đào mà sâu”.
Tiểu đoàn tôi lúc lên chiến khu còn khoảng bảy mƣơi ngƣời nhƣng vì quá đói khát, chết dần hết mƣời bốn ngƣời, chôn cất quanh một gốc cây dâu cổ thụ, không biết bây giờ thân nhân đã đem đƣợc hài cốt về chƣa? Tôi nhớ một lần Chính ủy Trần Quý Hai từ bên Hòa Mỹ cùng một anh liên lạc khiêng sang Đồng Truồi một đùi nai ƣớp muối vừa bắn đƣợc. Anh em mừng vô kể. Sau này hễ mỗi khi có miếng thịt ăn thì tôi nhớ tới nghĩa cử của anh Trần Quý Hai.
Thời kỳ Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc, khoảng năm 1965 anh Trần Quý Hai lúc đó là phó tổng tham mƣu trƣởng đi qua sông Gianh để vào Nam. Đang là chỉ huy ở Căn cứ 2 hải quân, nghe tin tôi liền trực tiếp lấy canô đƣa anh sang. Anh ôm tôi nói: “Dƣỡng ơi! Mình tổng kết công tác chiến tranh, thấy từ Bắc chí Nam ở đâu cũng cực, nhƣng cuối cùng thấy Đồng Truồi đúng là quá cực!”.
- Nói đến chiến trường Bình Trị Thiên trong buổi đầu kháng chiến chống Pháp, các cựu binh hay nhắc về trận Hộ Thành và trận Đất Đỏ sau khi thành phố Huế bị thất thủ. Chuẩn đô đốc có trực tiếp tham gia hai trận đánh này?
- Có. Trận Đất Đỏ diễn ra vào ngày 29 tháng 3 năm 1947, do Trung đoàn trƣởng Hà Văn Lâu và Chính ủy Trần Quý Hai trực tiếp tổ chức chỉ huy. Đây là trận thắng đầu tiên của quân dân Thừa Thiên - Huế. Tuy nhỏ, nhƣng kết quả trận Đất Đỏ đã xây dựng đƣợc niềm tin vào thắng lợi của cuộc kháng chiến, là cái mốc chuyển từ lối đanh phòng ngự thụ động, rút chạy… sang lối đánh du kích chủ động tấn công, kết hợp lợi thế địa hình núi rừng Trƣờng Sơn mà tổ tiên ta ngày xƣa đã từng biết tận dụng: “Hoành Sơn nhất đái vạn đại dung thân”!
- Ngoài trận Đất Đỏ thì những trận đánh vào thời gian này để lại dấu ấn sâu sắ trong cuộc đời binh nghiệp của Chuẩn đô đốc?
- Thu đông năm 1949, để phối hợp với Chiến dịch Lê Lợi trên chiến trƣờng Tây Bắc, Bộ tƣ lệnh Mặt trận Bình Trị Thiên mở Chiến dịch Lê Lai. Bắt đầu chiến dịch, Trung đoàn 95 gồm các tiểu đoàn 227, 302, 310 trên đƣờng cơ động ra Nam Quảng Bình đã liên tục đánh tiêu diệt địch ở các trận Thanh Lê, Dốc Miếu, Bồ Bản. Ngày 25 tháng 12 năm 1949, Trung đoàn 227 dƣới sự chỉ huy của Tiểu đoàn trƣởng Lê Thuyết và Chính trị viên Kinh Kha đã tấn công Thạch Xá Hạ.
Lực lƣợng Tiểu đoàn 227 gồm ba đại đội: Đại đội 9 do tôi làm đại đội trƣởng, Đại đội 117 do anh Trần Văn Trân làm đại đội trƣởng, đại đội 120 do anh Hoàng làm đại đội trƣởng đã diệt gọn đoàn xe chi viện giải vây cho Vạn Xuân, tiêu diệt và bắt sống 162 tên địch, phá hủy 15 ô tô và xe bọc thép. Viên chỉ huy là Thiếu tá Bruge cũng bị bắt sống. Đây là trận đánh giao thông vây điểm diệt viện đầu tiên trên chiến trƣờng Bình Trị Thiên thu thắng lợi lớn, hiệu suất chiến đấu cao. Cách đánh này đã đƣợc binh đoàn chủ lực cơ động trên chiến trƣờng vận dụng làm cơ sở tác chiến.
Gần một năm sau, nhằm kết thúc Chiến dịch Phan Đình Phùng, Bộ Tƣ lệnh Mặt trận Bình Trị Thiên tổ chức trận đánh đoàn tàu lửa chở vũ khí của địch ở đồi Nhƣ Sơn - Mỹ Chánh vào ngày 24 tháng 10 năm 1950 do anh Lê Thuyết chỉ huy chung, Tiểu đoàn 227 do Tiểu đoàn trƣởng Huỳnh Đình Thảo dẫn đầu đƣợc phân công trực tiếp tấn công đoàn tàu lửa, với sự phối hợp vây đồn chặn viện của các đơn vị bạn do anh Lê Văn Tri và anh Triệu Huy Hùng chỉ huy. Kết thúc trận đánh, bộ đội thu đƣợc toàn bộ vũ khí, trong đó có một khẩu bô-pho do Đại đội 9 chiếm đƣợc. Đây là lần đầu tiên bộ đội Bình Trị Thiên thu đƣợc pháo địch còn hoàn chỉnh.
- Suốt chín năm chống Pháp, Chuẩn đô đốc chỉ gắn bó với Bình Trị Thiên hay có chiến đấu ở chiến trường khác không?
- Năm 1954, có một thời gian tôi cùng đơn vị đƣợc điều ra chiến đấu ở chiến trƣờng Bắc Bộ, địa
phận Hà Nam Ninh, để phối hợp với mặt trận Điện Biên Phủ. Còn chủ yếu là chiến đấu ở Bình Trị Thiên trong lực lƣợng chủ lực cơ động trên khắp chiến trƣờng.
- Trong quá trình xây dựng và chiến đấu, theo Chuẩn đô đốc, thời điểm nào đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của các lực lượng vũ trang Bình Trị Thiên?
- Vào tháng 3 năm 1952, Chiến dịch Nam Đông kết thúc. Để giải phóng địa bàn Quảng Trạch giáp giới vùng tự do Liên khu 4, Đại đoàn 325 đã tập trung hai trung đoàn 95 và 18 tiêu diệt các vị trí Sen Bàng, Ba Đồn, Mỹ Hòa, Cửa Phủ, Hang Bò và đánh chặn viện kéo ra Quảng Trạch. Sau khi trung đoàn 95 tiêu diệt Sen Bàng, đƣợc giao tiếp tục đánh Ba Đồn. Trung đoàn có hai tiểu đoàn xung lực, trong đó Tiểu đoàn 227 lúc này do tôi làm tiểu đoàn trƣởng, đã hoàn toàn làm chủ khu đồn chính của thị trấn Ba Đồn vào đêm 31 tháng 5 năm 1952. Qua đợt hoạt động chiến đấu này, Đại đoàn 325 chủ lực và các lực lƣợng vũ trang địa phƣơng đã thu thắng lợi lớn, phá vỡ phòng tuyến kiên cố nhất của địch trên vùng Bắc Quảng Bình, mở rộng hành lang chiến lƣợc bắc nam, tiêu diệt và bắt sống gần một ngàn tên địch, san bằng mƣời một đồn bót, giải phóng hoàn toàn huyện Quảng Trạch. Từ đó, vùng tự do Liên khu 4 đƣợc mở rộng, lực lƣợng vũ trang và bán vũ trang trƣởng thành vƣợt bậc, góp phần làm cơ sở đƣa kháng chiến đến toàn thắng.
- Vì sao từ bộ binh, Chuẩn đô đốc lại chuyển sang hải quân? Chuẩn đô đốc lần lượt đảm trách những nhiệm vụ gì trong quân chủng non trẻ này?
- Sau Hiệp định Genève 1954, tôi đƣợc chọn đi học ở Việt Bắc, bổ sung về Sƣ đoàn 350 tiếp quản và bảo vệ thủ đô Hà Nội. Năm 1956, tôi lại đi học bồi dƣỡng văn hóa ở Kiến An, Hải Phòng đến năm 1959 thì về làm việc ở cơ quan tham mƣu Cục Hải quân. Năm 1964, Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Bộ Tƣ lệnh Hải quân trên cơ sở Cục Hải quân. Tôi đƣợc bổ nhiệm làm chỉ huy trƣởng Căn cứ 2 Hải quân, phụ trách vùng biển thuộc Khu 4, từ giáp giới Thanh Hóa cho tới giới tuyến 17. Cuối năm 1969, tôi đƣợc đề bạt làm tham mƣu phó Bộ Tƣ lệnh Hải quân, ba tháng sau thì lên làm tham mƣu trƣởng.
Năm 1977, bọn Pol Pot xua quân xâm phạm lãnh thổ và giết hại đồng bào ta ở bg Tây Nam, tôi đƣợc Bộ Quốc phòng điều vào làm chỉ huy trƣởng Vùng 5 duyên hải sát biên giới Campuchia. Sau khi giải phóng nƣớc bạn khỏi ách diệt chủng, tôi đƣợc đi học Trƣờng Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc, rồi năm 1980 về làm phó tƣ lệnh Quân chủng Hải quân, hàm Chuẩn đô đốc tức Thiếu tƣớng. Cuối năm 1990, bệnh nhồi máu cơ tim phát nặng, tôi đƣợc Bộ Quốc phòng đồng ý cho nghỉ dƣỡng bệnh.
- Thưa Chuẩn đô đốc, căn cứ vào đâu mà lấy ngày 7 tháng 5 năm 1955 làm ngày thành lập Quân chủng Hải quân Việt Nam?
- Ngày 7 tháng 5 năm 1955 là ngày thành lập Cục Phòng thủ bờ biển trực thuộc Bộ Quốc phòng - Tổng tƣ lệnh. Tuy nhiên, ngay từ thời cách mạng còn trong trứng nƣớc, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã chiến sĩ quyết định số 125/QĐ ngày 19 tháng 7 năm 1946 “Thành lập trong Quân đội quốc gia một ngành Hải quân Việt Nam”. Đến ngày 10 tháng 8 năm 1950, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Nguyễn Chí Thanh đã ký quyết định thành lập Đội Thủy binh 71 đặt tại làng Cò phố Giàn thuộc huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. Tên thƣờng gọi lúc đó là Thủy quân Sông Lô.
- Vậy còn ngày truyền thống 5 tháng 8 năm 1964, thời điểm xảy ra sự kiện vịnh Bắc Bộ? - À, đây là ngày Mỹ phát động chiến tranh phá hoại ra miền Bắc nƣớc ta, dùng máy bay đánh vào các cảng ven biển, trong đó chủ yếu là nhằm vào lực lƣợng hải quân. Hải quân ta đã cùng nhân dân miền Bắc đánh trả có hiệu quả: bắn rơi máy bay, bắt giặc lái… Đây là trận thắng có ý nghĩa lớn cả về chính trị lẫn quân sự, cổ vũ mạnh mẽ khí thế quyết chiến quyết thắng giặc Mỹ của quân và dân ta, có tiếng vang lớn trên thế giới. Thủ tƣớng Phạm Văn Đồng trực tiếp theo dõi trận đánh đã khen ngợi: “Tôi rất tự hào về tinh thần chiến đấu của hải quân ta. Chiến thắng của các đồng chí có nhiều ý nghĩa to lớn…”. Cho nên hải quân lấy ngày 5 tháng 8 năm 1964 làm ngày truyền thống của quân chủng.
- Nghĩa là lịch sử và truyền thống hải quân Việt Nam đã có từ trước, ngay trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp, thậm chí có thể kể đến truyền thống xa xưa, từ thời Ngô Quyền phá quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, từ Trần Quốc Tuấn, Yết Kiêu, Trần Khánh Dư, Nguyễn Huệ cho đến Nguyễn Trung Trực…
- Đúng vậy. Tôi nhớ hoài một sự kiện đặc biệt, là vào ngày 24 tháng 8 năm 1955 sau khi vừa thành lập quân chủng đƣợc mấy ngày, đã xây dựng đƣợc hai thủy đội canô là Sông Lô và Bạch Đằng, tiến hành duyệt binh lần đầu ngay trên sông Cấm, với sự có mặt của Đại tƣớng Tổng tƣ
lệnh Võ Nguyên Giáp, Thiếu tƣớng Phó tổng tham mƣu trƣởng Hoàng Văn Thái, Chủ nhiệm Tổng cục Nguyễn Chánh, Bí thƣ Thành ủy Hải Phòng Đỗ Mƣời. Canô 514 chở Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp cùng các đại biểu đi trên ba chiếc canô, duyệt đội ngũ các thủy đội. Khu vực sông Cấm nay giáp với cửa Nam Triệu của sông Bạch Đằng, nơi anh hùng Ngô Quyền lập nên chiến tích ngày xƣa.
- Theo Chuẩn đô đốc, từ khi chính thức được thành lập đến nay, quân chủng hải quân đã lập nên những kỳ tích tiêu biểu nào?
- Hải quân là một quân chủng đƣợc thành lập sớm, đã phục vụ hết sức đắc lực cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Hải quân phụ trách một vùng biển dài trên ba ngàn kilômét, lãnh hải rộng hàng triệu cây số vuông; bảo vệ có hiệu quả vùng biển, hải đảo và bảo đảm cho nhân dân đi lai làm ăn sinh sống an toàn trong chiến tranh cũng nhƣ trong hòa bình xây dựng. Đó là một kỳ tích.
Hải quân đã kịp thời hình thành đƣờng Hồ Chí Minh trên biển, trong lúc đƣờng Hồ Chí Minh trên dãy Trƣờng Sơn phát triển chƣa vào tới các tỉnh cực Nam, nhất là những đầu đánh Mỹ. Đã cấp bách vận chuyển ngƣời cùng hàng vạn tấn vũ khí, quân trang vào các chiến trƣờng Nam Bộ, cực Nam Trung Bộ, có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc phát triển lực lƣợng vũ trang, đẩy mạnh tác chiến tập trung, đánh bại chiến tranh đặc biệt Mỹ ngụy, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp thống nhất đất nƣớc.
Hải quân cũng sáng lập nên lực lƣợng đặc công nƣớc, một binh chủng đặc biệt mà không quốc gia nào có, hiệu quả chiến đấu về tiêu diệt và phá hủy tàu địch không một hạm đội nào của thế giới sánh bằng. Đặc công nƣớc đã góp phần to lớn vào việc giải phóng hệ thống đảo năm 1975, trong đó gồm các đảo Trƣờng Sa.
Ngoài ra, hải quân còn phối hợp với các quân binh chủng và lực lƣợng trên bờ góp công lớn giúp đỡ cách mạng Campuchia giải phóng đất nƣớc thoát khỏi nạn diệt chủng Pol Pot năm 1979. - Trong lần gặp gỡ gần đây giữa Đại tướng Võ Nguyên Giáp với McNamara, cựu bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ, người được xem như một trong những kiến trúc sư cho cuộc chiến xâm lược Việt Nam, đã có đề cập tới sự kiện vịnh Bắc Bộ ngày 5 tháng 8 năm 1964. Khi ấy, với tư cách chỉ huy trưởng Căn cứ 2 Hải quân, là nhân chứng sống trực tiếp của sự kiện lịch sử trên. Chuẩn đô đốc còn nhớ gì về diễn biến tình hình lúc ấy?
- Năm 1964, Mỹ đƣa quân vào miền Nam, vì muốn ngăn chặn sự tiếp viện từ miền Bắc, nên chúng âm mƣu mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc bằng không quân, hải quân của các hạm đội. Từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, chƣa một nƣớc nào dám đụng đến lực lƣợng hạm đội Mỹ, khi chúng dùng làm lợi khí cho hành động sen đầm quốc tế. Mở đầu Mỹ cho tàu
Maddox của Hạm đội 7 ra khống chế uy hiếp xâm phạm vùng biển vịnh Bắc Bộ, cách bờ từ năm đến bảy hải lý. Chúng nghênh ngang vƣợt vĩ tuyến 17 -Quảng Trị ra tận vùng đảo Biển Sơn, Thanh Hóa.
Đƣợc sự chuẩn y của Bộ Tổng tham mƣu, ngày 2 tháng 8 năm 1964 Bộ tƣ lệnh Quân chủng Hải quân đã sử dụng một phân đội tàu phóng lôi đánh đuổi tàu Maddox ra khỏi vùng biển miền Bắc. Hải quân bắn bị thƣơng tàu Maddox, làm hƣ hỏng một số thiết bị; đồng thời bắn rơi một máy bay hộ tống, làm bị thƣơng một chiếc khác. Quân ta có bốn cán bộ chiến sĩ hy sinh, sáu bị thƣơng, hai tàu bị hỏng. Đây là trận đánh đầu tiên của hải quân sau mƣời năm xây dựng. Trận đánh diễn ra trong tình hình Mỹ đang xúc tiến âm mƣu mở rộng chiến tranh trên cả hai miền Nam Bắc, nên kết quả của nó đã cổ vũ mạnh mẽ quyết tâm đánh Mỹ của quân dân cả nƣớc. Sau trận đánh tôi nhớ anh Nguyễn Chí Thanh đã khen ngợi và nói: “Nhân dân ta, quân đội ta dám đánh Mỹ và biết cách đánh Mỹ, bất cứ binh lực nào và từ đâu đến…” và “Bờ biển của ta chứ không phải ao nhà của chúng…”!
Ngày hôm sau, 4 tháng 8 năm 1964, Mỹ dựng lên sự kiện vịnh Bắc Bộ, khi loan tin hai tàu khu trục của chúng bị hải quân Bắc Việt tấn công lần thứ hai ngoài hải phận quốc tế! Lấy cớ đó, ngày 5 tháng 8 năm 1964, Mỹ huy động máy bay hải quân mở cuộc hành quân Pierce Arror (Mũi tên xuyên) đánh phá năm điểm ở miền Bắc: Hòn Gai, Bãi Cháy (thuộc Hồng Quảng), Lạch Trƣờng (Thanh Hóa), Cửa Hội (Vinh - Nghệ An) và cảng Gianh (Quảng Bình). Toàn là các cảng hải quân, trong đó có các điểm thuộc Căn cứ 2 do tôi trực tiếp phụ trách. Cùng phối hợp với các quân binh chủng khác, bộ đội hải quân đã chiến đấu anh dũng, góp phần quan trọng giành thắng lợi trong trận đầu ra quân đối địch với không quân và hải quân Mỹ.
- Chuẩn đô đốc có thể cho biết một trong những chiến công tiêu biểu nhất của hải quân trong kháng chiến chống Mỹ?
- Mỹ đã thả hàng chục vạn tấn bom hong phong tỏa, làm tê liệt vùng biển, hải cảng, sông ngòi… miền Bắc. Thực tế trong quá trình chiến tranh, giao thông đƣờng thủy có gặp nhiều khó khăn, nhƣng ta vẫn có cách khắc phục để tàu thuyền tiếp tục đi lại làm ăn. Đến khi Mỹ tuyên bố ngừng ném bom, thì chỉ sau hai mƣơi bốn giờ cửa Nam Triệu vào cảng Hải Phòng - cửa biển lớn nhất đã thông luồng. Sau bốn mƣơi tám giờ hầu hết các cửa sông ven biển tàu thuyền đi lại an toàn. Trong khi đó, nhiều nhà quân sự am hiểu về hiệu xuất và thiệt hại của bom từ trƣờng và thủy lôi cho rằng: phải hàng chục hay hai ba chục năm sau tàu thuyền mới có thể đi lại trên các luồng lạch, cửa cảng, bờ biển miền Bắc Việt Nam! Điều này, cả Mỹ cũng bất ngờ…
- Trong chiến tranh biên giới Tây Nam, hải quân có vai trò ra sao? Nhiệm vụ cụ thể của Chuẩn đô đốc lúc bấy giờ trên cương vị chỉ huy trưởng Vùng 5 Hải quân? - Chỉ ba ngày sau khi miền Nam đƣợc giải phóng, tức ngày 3 tháng 5 năm 1975, bọn Pol Pot -
Iêng Sary đã xua quân xâm phạm vùng biển, hải đảo nƣớc ta, mà trƣớc tiên là tấn công đảo Phú Quốc. Ngày 10 tháng 5 chúng lại ngang nhiên nổ súng đánh đảo Thổ Chu, tàn sát bắt bớ trên ba trăm dân. Phía đất liền, vào tháng 4 năm 1977 tập đoàn Pol Pot dùng nhiều sƣ đoàn vƣợt biên giới tấn công các tỉnh Tây Nam. Chúng tàn sát một cách dã man hàng ngàn ngƣời dân vô tội. Nhiều tàu thuyền, nhà cửa, làng mạc bị tàn phá.
Bên cạnh đó, đứng trƣớc nguy cơ dân tộc Khmer bi diệt chủng. Ngày 2 tháng 12 năm 1978, Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nƣớc Campuchia đã ra lời kêu gọi trong đó có đoạn: “… Thiết tha kêu gọi nhân dân và Chính phủ các nƣớc… hãy tích cực ủng hộ và giúp đỡ mọi mặt cho cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân chúng tôi”!
Trƣớc tình hình ấy, buộc chúng ta phải đánh trả để tự vệ và giúp cách mạng, nhân dân Campuchia thoát khỏi ách diệt chủng của tập đoàn phản cách mạng Pol Pot - Iêng Sary. Chấp hành mệnh lệnh cấp trên, chuẩn bị hiệp đồn quân binh chủng, Bộ Tƣ lệnh Quân chủng Hải quân quyết định tập trung lực lƣợng toàn quân chủng chuẩn bị tốt ở hƣớng Bắc hƣớng Đông, nhanh chóng kiện toàn các đơn vị phía Nam, để khi chiến đấu là giành thắng lợi.
- Quân chủng hải quân được giao những mục tiêu cụ thể nào? Trình tự diễn tiến cơ bản các trận đánh ra sao?
- Ngày 5 tháng 1 năm 1979, các đơn vị hải quân bƣớc vào chiến đấu đợt hại dƣới sự chỉ huy trực tiếp của Tƣ lệnh Giáp Văn Cƣơng và Phó tƣ lệnh Hoàng Hữu Thái. Lực lƣợng sử dụng gồm: Vùng 5 Hải quân do tôi làm chỉ huy trƣởng, anh Nguyễn Văn Lắm làm chỉ huy phó chính trị, Hạm đội 171 do anh Phạm Quang Nho làm chỉ huy trƣởng, anh Nguyễn Văn Trọng làm chỉ huy phó chính trị, cùng Lữ đoàn 126, trung đoàn bộ binh phối thuộc của Quân khu 9 và một đơn vị không quân…
Ngày 6 tháng 1 năm 1979, dƣới sự chi viện hỏa lực của Vùng 5 và Hạm đội 171, Lữ đoàn 126 đã đổ bộ lên Tà Lơn, chuyển hƣớng tiến quân về cảng Réam và Kompongsom. Lực lƣợng Vùng 5 và Hạm đội 171 tiếp tục vận chuyển chi viện hỏa lực cho Trung đoàn 101 (thuộc Vùng 5) đổ bộ lên cảng Réam và Kompongsom, đồng thời tổ chức các hải đội tàu chiến đấu tấn công vào tàu và cảng địch. Đến ngày 10 tháng 1, hải quân hiệp đồng với Quân đoàn 2 bộ binh tiến quân trên đất liền ven biển, đánh chiếm hoàn toàn cảng Réam và Kompongsom. Quân ta đánh chiếm nhiều tàu địch, thu toàn bộ kho tàng, vũ khí, bắt một số tù binh, số còn lại chạy tán loạn lên thị xã Kô Kông giáp biên giới Thái Lan.
Trong thời gian này, một hải đội thuộc Hạm đội 171 cùng Đoàn 962 của Quân khu 9 tiến quân
theo đƣờng sông, đã có mặt tại Phnôm Pênh vào ngày 7 tháng 1, yểm trợ hiệu quả cho bộ binh đổ bộ vƣợt sông giải phóng hoàn toàn thủ đô nƣớc bạn.
- Như vậy Chuẩn đô đốc không trực tiếp tiến vào giải phóng Phnôm Pênh? - Không, nhiệm vụ của chúng tôi là tiếp tục tiêu diệt hải quân và các lực lƣợng phòng thủ ven biển của địch co cụm trên các đảo phía Bắc Kô Kông, trƣớc khi tiến vào giải phóng thị xã Kô Kông. Ngày 16 tháng 1, đợt tấn công lần thứ hai bắt đầu. Trong đợt này đã tập trung toàn bộ lực lƣợng Vùng 5, Hạm đội 171, Lữ đoàn 126, Trung đoàn 66 bộ binh của Quân đoàn 2. Hải quân huy động hơn 120 tàu thuyền chiến đấu, vận tải. Quân chủng Không quân sử dụng các loại máy bay C130, F5, A37 chiến đấu trung bình bốn mƣơi lần chiếc chiếc mỗi ngày… - Vâng. Đây là trận đánh hợp đồng quân binh chủng qui mô. Từ trên tàu chỉ huy sở Quân chủng Hải quân, theo sự chỉ định của Tƣ lệnh Giáp Văn Cƣơng, tôi với tƣ cách là chỉ huy trƣởng Vùng 5 đƣợc máy bay trực thăng chở đến trực tiếp chỉ huy lực lƣợng hải quân đổ bộ lên bờ chiến đấu. Mở đầu, không quân và hải quân tập trung hỏa lực tiêu diệt các mục tiêu trọng yếu, dọn bãi đổ bộ quân. Tiếp đến, quân đổ bộ lên bờ chiếm đầu cầu, tiến đánh chiếm các đảo và đỉnh cao 237. Cuối cùng, chia quân phong tỏa truy quét các nơi.
Tuy gặp nhiều khó khăn trƣớc sự chống trả của địch, nhƣng sau hai ngày đêm liên tục chiến đấu quân ta đã chiếm thị xã Kô Kông vào ngày 18 tháng 1 năm 1979. Vùng biển, hải đảo Campuchia hoàn toàn giải phóng đến giáp biên giới Thái Lan. Sƣ đoàn 164 hải quân và Sƣ đoàn 101 phòng thủ bờ biển của Pol Pot bị xóa sổ. Quân tình nguyện thu giữ toàn bộ vũ khí, tàu thuyền, lƣơng thực thực phẩm… ở các đồn trú; đồng thời tìm kiếm tập trung và hƣớng dẫn hàng chục ngàn ngƣời dân địa phƣơng lánh nạn diệt chủng trở về với gia đình, quê hƣơng. Nhiều ngƣời trốn tận rừng sâu. Chúng tôi giúp đƣa họ trở về chủ yếu bằng tàu đổ bộ của hải quân. Kết thúc đợt chiến đầu này, Quân chủng Hải quân đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quốc tế và có bƣớc trƣởng thành. Sau đó, hải quân ta còn phải giúp xây dựng lực lƣợng hải quân Campuchia để bảo vệ vùng biển, hải đảo và tiếp tục tiêu diệt tàn quân diệt chủng Pol Pot - Iêng Sary còn sống sót.
- Thưa Chuẩn đô đốc, trong cuộc đời binh nghiệp của mình, Chuẩn đô đốc có nhiều dịp gặp làm việc với Chủ tịch Hồ Chí Minh?
- Tôi rất may mắn là thời gian phục vụ ở Sƣ đoàn 350 tiếp quản bảo vệ thủ đô lẫn khi chuyển sang hải quân đều đƣợc gặp Bác. Tháng 9 năm 1969, tôi lại đƣợc Bộ Tƣ lệnh Quân chủng Hải
quân cử làm trƣởng đoàn đại biểu với hơn một trăm cán bộ chiến sĩ hải quân lên Quảng trƣờng Ba Đình, Hà Nội tiễn bác đi xa.
- Sinh thời, những kỷ niệm nào của lãnh tụ đối với hải quân còn in đậm trong ký ức Chuẩn đô đốc?
- Hồ Chủ tịch đến thăm và dạy bảo cán bộ chiến sĩ Quân chủng Hải quân nhân dân Việt Nam nhiều lần. Chẳng hạn, ngày 15 tháng 3 năm 1961 Bác đến thăm Bộ tƣ lệnh quân chủng ở Hải Phòng. Sau khi nghe Tƣ lệnh Nguyễn Bá Phát báo cáo tình hình, Bác khen ngợi: “Các chú có nhiều cố gắng thế là tốt. Hiện giờ tàu bè vũ khí của ta chƣa nhiều, ta phải từng bƣớc từng bƣớc xây dựng. Trƣớc mắt, ta phải giữ gìn tốt những thứ sẵn có, để có thể đánh địch khi cần thiết”.
Trên đƣờng từ cảng Hải Phòng ra vùng biển Đông Bắc, khi tàu đang đi trên sông Bạch Đằng, Bác xúc động nói: “Hải quân ta phải học tập kinh nghiệm chiến đấu hiện đại nhƣng không đƣợc quên truyền thống đánh giặc xƣa kia của tổ tiên. Các chú phải nhớ xây dựng hải quân của nhân dân Việt Nam chứ không phải hải quân của thế giới”.
Tàu đƣa Bác đến thăm hang Đồ Gỗ, nơi trƣớc đây Trần Hƣng Đạo đã cho quân vót cọc cắm dƣới lòng sâu Bạch Đằng để diệt giặc Nguyên Mông. Vừa đến nơi, Bác quay sang chúng tôi ân cần bảo: “Ngày trƣớc ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay ta có ngày có trời có biển. Bờ biển ta dài tƣơi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy”.
Ngày 13 tháng 11 năm 1962, bộ đội hải quân lại đƣợc vinh dự đón Bác ở Vạn Hoa trong dịp Đoàn 135 tàu phóng lôi, đơn vị 200 tàu săn ngầm, tiểu đoàn pháo binh bờ biển… tổ chức luyện tập. Chúng tôi vô cùng xúc động khi Bác đến thăm và đƣợc nghe Ngƣời kể chuyện Trần Khánh Dƣ, một danh tƣớng nhà Trần ở thế kỉ XIII đã dùng mƣu đánh chiếm đoàn thuyền lƣơng thực của giặc. Bác căn dặn chiến sĩ hải quân phải ra sức phát huy truyền thống đánh giặc của cha ông: “Là chiến sĩ hải quân, các chú phải biết yêu quí đảo nhƣ nhà mình, chịu khó cải tạo xây dựng thành những mảnh đất vừa giàu vừa đẹp, vừa có lợi cho mình vừa có lợi cho đất nƣớc”.
- Chuẩn đô đốc còn nhớ thời điểm Hồ Chủ tịch tự tay lái tàu đưa German Titov, anh hùng phi công vũ trụ Liên Xô, đi thăm vịnh Hạ Long?
- Nhớ chứ. Đó là thời khắc hết sức đặt biệt, cùng vào năm 1962, mà cán bộ chiến sĩ hải quân chúng tôi luôn nhớ và chiêm ngƣỡng. Từng là một thủy thủ dày dạn đi biển, Bác đã chỉ dẫn cho anh em thủy thủ các động tác cập nhật nhƣ: quăng dây, buộc, mở lúc tàu rời, cặp bến thế nào cho thật đúng, thật tốt. Đặc biệt, trong chuyến thăm ấy có lần Bác còn đội mũ hải quân, tự tay cầm lái tàu đƣa German Titov đi thăm thắng cảnh Hạ Long. Lúc tàu đến đảo Cồn Cát, trƣớc vẻ kỳ thúc
hiếm có của thiên nhiên, Bác cho tàu dừng lại để chiêm ngƣỡng và tắm biển. Titov cũng hết sức thích thú. Sau đó, Bác đề nghị cho đảo này mang tên Titov.
Bác đã vĩnh viễn đi xa nhƣng những lời Bác ân cần dạy bảo, hình ảnh Bác trong trang phục hải quân trực tiếp lái tàu đi biển là vô giá, là bất diệt. Nó sẽ mãi mãi khắc sâu trong tâm khảm những ngƣời lính Quân chủng Hải quân nhân dân Việt Nam anh hùng, vang vọng mãi với non sông đất nƣớc, lƣu truyền mãi cho con cháu mai sau.
- Là một cán bộ kỳ cựu của hải quân, trong tâm khảm Chuẩn đô đốc, tài năng những nhà lãnh đạo nào của quân chủng thực sự làm cho Chuẩn đô đốc khâm phục? - Có nhiều anh, trong đó có các anh Nguyễn Bá Phát, Giáp Văn Cƣơng, Tạ Xuân Thu… đều từng là tƣ lệnh quân chủng, đã có nhiều công lao trong việc xây dựng và phát triển lực lƣợng hải quân cũng nhƣ quân đội ta.
- Hình như Thiếu tướng Nguyễn Bá Phát là tư lệnh đầu tiên của Quân chủng Hải quân? -A nh Nguyễn Bá Phát nguyên là tham mƣu trƣởng Liên khu 5, năm 1955 đƣợc Bộ Quốc phòng gọi về Cục Tác chiến phụ trách bộ phận chuyên trách theo dõi vùng biển, sau đó trở thành cục trƣởng Cục Phòng thủ bờ biển, rồi tƣ lệnh Quân chủng Hải quân. Tôi rất kính trọng anh Nguyễn Bá Phát và xem nhƣ anh em ruột thịt. Khi xảy ra sự kiện vịnh Bắc Bộ, tôi là chỉ huy trƣởng Căn cứ 2 Hải quân thuộc Khu 4, từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh, đƣợc đón Tƣ lệnh Nguyễn Bá Phát dẫn đầu đoàn cán bộ Bộ Tƣ lệnh Quân chủng Hải quân vào kiểm tra tình hình Căn cứ 2.
Ngày 5 tháng 8 năm 1964, đang lúc kiểm tra tình hình sẵn sàng chiến đấu của lực lƣợng tàu thuyền tại bến cảng sông Gianh thì địch bất ngờ tấn công. Tƣ lệnh Nguyễn Bá Phát đã cùng chúng tôi trực tiếp chỉ huy bộ đội hải quân đánh địch. Hành động đó của tƣ lệnh quân chủng đã làm tinh thần cán bộ, chiến sĩ phấn khởi, tự tin, dũng cảm chiến đấu đạt hiệu suất cao! Không chỉ là một ngƣời tốt, mà anh Nguyễn Bá Phát còn đƣợc đánh giá là nhà chỉ huy quân sự tài giỏi mƣu lƣợc.
- Thưa Chuẩn đô đốc, trong ngành hải quân, phụ nữ hoạt động chủ yếu ở các bộ phận nào? - Thông tin, rađa là hai bộ phận rất hợp với phụ nữ. Hải quân hoạt động ngoài biển, cần sự theo dõi chặt chẽ tàu thuyền và quản lý vùng biển, nên công tác thông tin, rađa rất quan trọng, đòi hỏi sự kiên nhẫn, chính xác. Mà những đức tính này là ƣu thế của chị em. Ngoài ra, ngành hậu cần chị em cũng quán xuyến lắm!
- Bà nhà có cùng hoạt động trong ngành hải quân?
- Không phải hải quân nhƣng cũng liên quan đến biển (cƣời). Bà ấy nguyên là cán bộ nữ công của Tổng cục Đƣờng biển.
- Nhờ vậy mà ông bà đến với nhau?
- Đâu có, tôi gặp bà từ khi còn chiến đấu ở Bình Trị Thiên. Bà ấy là ngƣời Nghệ An, gánh đạn vào tiếp tế chiến trƣờng, chúng tôi quen nhau. Đến khi tôi tập kết ra Bắc, mới gặp lại, hứa hẹn làm bạn đời với nhau. Nhƣng phải đợi bốn năm sau (1959), khi tôi học ở Trung Quốc trở về thì mới tổ chức đám cƣới. Chúng tôi có hai đứa con gái, hiện có thêm hai con rể và bốn cháu ngoại. Con gái và con rể tôi đều làm trong Quân chủng Hải quân. Đã về hƣu rồi, nhƣng bà nhà tôi vẫn rất “hăng”. Bà lãnh đủ thứ chức, từ tổ dân phố đến cấp ủy và cả cán bộ phƣờng, hội họp tối ngày. Đến nỗi hàng xóm ai cũng lấy làm lạ, sao cái bà này say mê công việc đến thế! - Chuẩn đô đốc có bực bội không?
- Ồ, sao lại bực? (Cƣời lớn) Tôi luôn động viên khuyến khích nữa đấy chứ. Mỗi lần bà đi họp, tôi đều chở bà đi, có khi mƣời một giờ đêm lên phƣờng đón bà về. Nhờ vậy mới có hàng chồng giấy khen là đôi vợ chồng hạnh phúc trên phƣờng tặng cho (lại cƣời kha khả). Thực tình, tôi nhiều tuổi, thấy bà còn có thể làm đƣợc việc gì có ích cho xã hội, cho đồng đội, bà con là tôi mừng, tôi khuyến khích. Bà là một ngƣời phụ nữ tốt, đảm việc nhà việc nƣớc, hết lòng thƣơng yêu con cháu.
- Vâng, hình ảnh ông bà thật đúng như hai câu thơ Huy Cận đã viết khi nhà thơ cũng vừa bước vào tuổi tám mươi: “Cây cổ thụ không về hưu với đất - Bậc cao niên không hưu trí với đời”. Đối với việc giáo dục con chá, ông bà chú trọng đến khía cạnh nào?
- Chúng tôi chí nói ít thôi, nhƣng may là các con tôi nhanh hiểu đƣợc lòng ba mẹ. Tôi từng nói rằng, các con đã khôn lớn, định làm gì thì làm, nhƣng trƣớc hết phải gìn giữ truyền thống gia đình, thay thế dần công việc ba mẹ còn để lại, để khi nhắm mắt ba mẹ đƣợc yên lòng. Muốn đƣợc là ngƣời phụ nữ đức hạnh thì trƣớc hết phải hiểu đức hạnh là sự nghiêm trang của ngƣời phụ nữ. Luôn nghĩ và làm những việc đúng việc tốt, tránh xa những cái xấu chƣa đƣợc cải tạo xã hội.
Trong đời thƣờng, ví nhƣ muốn ăn mặc đúng thời trang thì phải hiểu rằng, thời trang là biểu hiện đạo đức của con ngƣời. Chứ thời trang không phải là ăn mặc hở hang, kiểu cọ diêm dúa. Ông và mình nói “đẹp nhƣ tiên” chứ có ao nó “đẹp nhƣ ngƣời tiền sử” đâu! Hãy nhìn những bức tranh tiên, dù có đang bay trên mây trên gió thì tiên vẫn luôn hết sức dịu dàng, kín đáo. Áo dài,
áo tứ thân của phụ nữ ta mặc đàng hoàng cũng là tiên đấy chứ! Trong những cuộc thi thời trang quốc tế, trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam luôn đƣợc thế giới ca ngợi và đặt ở vị trí trang trọng, ta phải lấy đó làm tự hào và phát huy. Thời gian gần đây, tôi rất có ấn tƣợng khi nhìn thấy nhiều chị em mặc áo dài truyền thống trong lúc làm nhiệm vụ trên màn ảnh nhỏ truyền hình và một phần trên các sàn diễn. Họ thật đẹp, đẹp nhƣ tiên!
*
Tâm sự của Chuẩn đô đốc Nguyễn Dƣỡng thật đáng để hậu thế suy nghĩ. Cách sống, cách ăn mặc của mỗi con ngƣời là biểu hiện đạo đức thẩm mỹ, mà cũng là một trong những chuẩn mực biểu hiện tri thức và bản sắc văn hóa. Lão tƣớng cùng bao thế hệ đi trƣớc không tiếc tuổi xuân, xƣơng máu chiến đấu cho nền độc lập tự do của Tổ quốc, cũng chính là chiến đấu vì sự tồn vong của nền văn hóa truyền thống dân tộc trƣớc sự “xâm thực” bành trƣớng không ngừng của các thế lực văn hóa ngoại bang. Chẳng phải ngẫu nhiên, trong một kỳ họp Quốc hội gần đây, Tổng bí thƣ Lê Khả Phiêu đã khẳng định: “Nếu để mất bản sắc dân tộc thì sẽ mất tất cả”. Không gì đau khổ bằng một con ngƣời không có cội nguồn, không có quê hƣơng và nhất là không có một nhân cách văn hóa riêng mình.
Tân Bình, tháng 8 năm 1999
06 - Trung tướng LÊ TỰ ĐỒNG
Nói đến chiến trƣờng Trị Thiên là ngƣời ta nghĩ ngay đến chiến trƣờng giáp ranh ác liệt, với những trận đụng độ nảy lửa diễn ra thƣờng xuyên thời đánh Mỹ. Từ chiến trƣờng này, nhiều anh lính binh nhất binh nhì đã trở thành tƣớng lĩnh. Một trong những vị tƣớng “trụ” lâu nhất ở chiến
trƣờng Bình Trị Thiên thời chống Pháp và Trị Thiên thời chống Mỹ là trung tƣớng Lê Tự Đồng. Trở thành chỉ huy quân sự đầu tiên của thành phố Huế từ Cách mạng tháng Tám, Lê Tự Đồng cũng là ngƣời chỉ huy trực tiếp cuối cùng khi kết thúc chiến tranh trên cƣơng vị tƣ lệnh kiêm chính ủy Quân khu Trị Thiên. Ông đƣợc thăng quân hàm Thiếu tƣớng năm 1974, Trung tƣớng năm 1982 và đƣợc Nhà nƣớc tặng thƣởng Huân chƣơng Hồ Chí Minh. Đúng mƣời lăm năm sau ngày đất nƣớc thống nhất, hoàn thành trọng trách phó giám đốc Học viện Quân sự cao cấp, tƣớng Lê Tự Đồng liền rời Hà Nội, đƣa ngƣời vợ thân yêu trở về cố đô, thảnh thơi sống quãng đời còn lại giữa thiên nhiên núi Ngự, sông Hƣơng, giữa tình quê hƣơng và đồng đội cùng những kỷ niệm thiêng liêng thời chinh chiến.
- Tôi không đƣợc cùng công tác với anh Nguyễn Chí Thanh một thời gian nào cả, nhƣng suốt quá trình hoạt động cách mạng tôi gắn bó khá chặt chẽ với anh. Ở trong tôi, Nguyễn Chí Thanh nhƣ ngƣời anh ruột quí mến, ngƣời đồng chí mà tôi gửi trọn niềm tin, ngƣời thầy dày dạn kinh nghiệm, ngƣời bạn chân tình và cởi mở. Tiếc là anh ra đi quá sớm.
Nhân dịp Trung tƣớng Lê Tự Đồng vào Thành phố Hồ Chí Minh họp Hội Cựu chiến binh Việt Nam và dự lễ kỷ niệm 30 năm ngày mất của Đại tƣớng Nguyễn Chí Thanh, qua sự giới thiệu của Trung tƣớng Lê Văn Tri, tôi đã đến nhà khách Bộ Quốc phòng tìm gặp ông. Tƣớng Lê Tự Đồng mở đầu câu chuyện bằng ký ức về vị tƣớng đồng hƣơng. Khuôn mặt vốn rất cƣơng nghị của vị tƣớng ra chiều trầm ngâm. Lúc này tôi mới có dịp nhìn rõ ông hơn: mặt hơi vuông; trán ngang; mắt nhỏ; tóc bạc, sợi lớn nhƣ cƣớc, chải ngƣợc.
- Tình cảm của Trung tướng thật sâu nặng. Trung tướng vui lòng cho biết cụ thể vài ấn tượng của mình về Đại tướng được không, thưa Trung tướng?
- Khi kháng chiến toàn quốc bắt đầu, quân Pháp từ Đà Nẵng kéo ra giải vây cho đồng bọn ở Huế. Mặt trận Huế vỡ. Quân ta rút về chiến khu Hòa Mỹ. Một số cán bộ hoang mang dao động. Trong một hội nghị Tỉnh ủy Thừa Thiên, anh Nguyễn Chí Thanh đã dõng dạc tuyên bố: “Mất đất chƣa phải là mất nƣớc. Chúng ta quyết không để mất dân! Cán bộ, bộ đội về đồng bằng quyết tâm bám đấn, bám dân chiến đấu”. Phƣơng sách ấy có tác dụng mạnh. Quân ta nhanh chóng tiêu diệt hai đồn Hộ Thành và Đất Đỏ trong vòng một tuần cuối tháng 3 năm 1947, gây tiếng vang lớn, củng cố niềm tin, đƣa kháng chiến tiến lên một bƣớc mới.
Khi quân Mỹ ồ ạt vào miền Nam, ban đầu ta còn bỡ ngỡ về cách đánh. Sau khi thị sát chiến trƣờng, anh Thanh đã kết luận: “Cứ đánh đi khắc sẽ có cách đánh tốt”. Từ đó, vành đai diệt Mỹ và phong trào bám thắt lƣng Mỹ mà đánh nở rộ khắp nơi. Câu nói này làm tôi nhớ đến câu nói
nổi tiếng của Napoléon Bonaparte đƣợc đƣa vào sách kinh điển quân sự: “Hãy cứ xung trận đi rồi sẽ có cách đánh thôi”.
- Chắc Trung tướng đọc được nhiều binh thư.
- Tôi đọc và nghiên cứu nhiều vào thời gian học tại Học viện Quân chính Lenin ở Moskva, cũng nhƣ lúc làm chính ủy Trƣờng Sĩ quan lục quân ở Sơn Tây, rồi phó giám đốc Học viện Quân sự cao cấp. Thời học ở Liên Xô tôi thƣờng nói với bạn đồng học từ các nƣớc rằng, mặc dù học đƣợc rất nhiều nhƣng khi về nƣớc nhất định tôi sẽ chỉ vận dụng những điều phù hợp với thực tế hoàn cảnh Việt Nam. Bởi chiến tranh ở nƣớc ta không thể dựa hoàn toàn vào binh hùng tƣớng mạnh, vũ khí hiện đại để giành thắng lợi. Chúng ta không có đủ điều kiện nhƣ Liên Xô hay các nƣớc châu Âu. Mà chúng ta tiến hành chiến tranh nhân dân, dựa vào sức mạnh nhân dân. Có lần khi nghe tôi nói “du kích Việt Nam đi đánh giặc nhƣng ăn cơm nhà, mặc áo vợ” thì một vị tƣớng nƣớc bạn cứ trố mắt kinh ngạc. Họ cho đó là điều kỳ lạ!
- Về cách dùng binh xưa nay, Trung tướng thích phương pháp của các tướng soái này ở Việt Nam lẫn thế giới?
- Trần Hƣng Đạo và Nguyễn Trãi có nghệ thuật chiến tranh kiệt xuất. Quang Trung thì đặc biệt ở thần tốc. Còn thế giới thì tôi thích nghệ thuật chỉ huy của Bành Đức Hoài -Trung Quốc, Kutudov - Nga và Clauvik - Đức.
- Thưa Trung tướng, nói thẳng theo kiểu nhà binh, thì ngoài Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Trung tướng mến mộ tài năng của những tướng lĩnh Việt Nam nào qua hai cuộc kháng chiến? - Điều này thật khó nói. Nhƣng tôi rất quí phục Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp. Và có lẽ các anh Lê Trọng Tấn, Hoàng Minh Thảo, Nguyễn Hữu An cũng là những nhà chiến lƣợc nổi bật. - Trở lại bản thân Trung tướng, Trung tướng có thể vui lòng cho biết vài nét "lý lịch trích ngang" của mình...
- Tôi tuổi Mùi, sinh năm 1919 tại làng Kim Long thuộc thành phố Huế, là con thứ ba trong một gia đình có năm anh chị em. Cha tôi là viên chức sở canh nông, bị mất sớm. Mẹ tôi tảo tần làm ruộng, bán buôn nuôi con. Nhƣng đến năm 1947 thì mẹ tôi cũng mất. Chúng tôi tự bƣơn chải mà sống mà học. Anh tôi là Lê Tự Nhiên sớm hoạt động cách mạng, sau trở thành ủy viên Thƣờng vụ Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn, rồi ủy viên Thƣờng vụ khu ủy Trị Thiên, đã hy sinh. Tôi vừa học vừa làm thợ may kiếm sống. Chuẩn bị vào học Trƣờng Kỹ nghệ thực hành Huế, tôi cũng tham gia công tác bí mật vận động thanh niên. Tôi bị địch tống giam ở nhà lao Thừa Phủ, bị kết án năm năm tù khổ sai, sau tăng lên mƣời năm nữa, tức tổng cộng mƣời lăm năm, rồi lao đày
Buôn Mê Thuột từ năm 1940 - 1945. Trong đợt chúng tôi bị bắt có anh Lê Chƣởng, ngƣời đƣợc Xứ ủy Trung kỳ giao phụ trách thành phố Huế.
Thời gian ở tù tại Buôn Mê Thuột, tôi đƣợc anh Trƣơng Văn Lĩnh truyền đạt những kiến thức cơ bản về quân sự. Anh Lĩnh từng là sĩ quan quân đội Tƣởng Giới Thạch khi anh ở Trung Quốc. Chúng tôi đƣợc anh dạy cả lý thuyết lẫn thực hành, đặc biệt chú ý tới đội hình chiến thuật, cách giàn đội hình, các động tác tiến thoái trong phạm vi một tiểu đội. Tôi đƣợc chỉ định làm tiểu đôi trƣởng. Nhà tù trở thành trƣờng huấn luyện quân sự. Nhờ đó, khi đƣợc tự do, tôi đƣợc phân công làm công tác quân sự. Cách mạng tháng Tám thành công, tôi là ủy viên Quốc phòng ủy ban Nhân dân Cách mạng lâm thời Thừa Thiên - Huế.
- Theo Trung tướng, tình hình ở Huế có gì đặc biệt so với các nơi khác trong Tổng khởi nghĩa?
- Huế là kinh đô nhà Nguyễn và là nơi đặt cơ quan Trung ƣơng Chính phủ thân Nhật bù nhìn Trần Trọng Kim. Quân Pháp đã chạy. Nhƣng Nhật vẫn còn 4.500 quân, sẵn sàng bảo vệ nội các Trần Trọng Kim làm thủ tƣớng do Nhật dựng lên cùng ông vua bù nhìn Bảo Đại. Trong khi quân ta súng ống chẳng có chi. Nên chủ yếu ta vào sức mạnh quần chúng để cƣớp chính quyền. Anh Hoàng Anh đƣợc cử đi tiếp xúc với các bộ trƣởng của Chính phủ Trần Trọng Kim, làm công tác "ngụy quyền vận". Còn tôi trụ trách "binh vận".
Nhờ anh Tôn Quang Phiệt, một trí thức yêu nƣớc có uy tín, tôi móc nối với Phan Tử Lăng - chỉ huy trƣởng Bảo an Trung Kỳ của Chính phủ Trần Trọng Kim. Tôi cử ngƣời vào các đồn bảo an vận động binh lính. (Một thời gian sau khi theo ta, anh Phan Tử Lăng đƣợc trọng dụng giao làm phó tƣ lệnh quân sự Trung Bộ). Chúng tôi cũng đặt cơ sở và "cách mạng hóa” anh em học viên Trƣờng Thanh niên tiền tuyến. Bề ngoài là trƣờng của chính phủ Trần Trọng Kim. Nhƣng thực chất bên trong ta đã nắm hết. Dƣới sự chỉ huy trực tiếp của anh Phan Tử Lăng, sinh viên võ bị thanh niên tiền tuyến đã góp công đáng kể vào việc giành chính quyền tại thành phố Huế. Nhiều ngƣời ở trƣờng này đã trở thành tƣớng lĩnh mà tôi vừa gặp lại trong lễ kỷ niệm 30 năm ngày mất anh Nguyễn Chí Thanh, nhƣ Phan Hàm, Phan Hạo, Đoàn Huyên, Võ Quang Hồ, Mai Xuân Tấn....
Đồng thời lúc đó, sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh, nhiều sĩ quan Nhật là đảng viên Cộng sản đã tìm gặp cách mạng. Qua họ, chúng tôi nắm đƣợc tình hình quân Nhật và khuyên họ ở đâu nằm yên ở đó, không nên can thiệp bất cứ vấn đề chi. Phía triều đình Huế, do ông Phạm Khắc
Hòe làm liên lạc, chúng tôi cũng đã thuyết phục vua Bảo Đại thoái vị. Nghĩa là Huế đã hội đủ điều kiện để giành lấy chính quyền, chỉ còn chờ sự chỉ đạo của Trung ƣơng. - Được biết, sau khi ông Tố Hũu mang chỉ thị khởi nghĩa của Trung ương về Huế truyền đạt, ủy ban khởi nghĩa đã được thành lập mà Trung tướng là một thành viên, rồi sau đó, Trung tướng cũng được bầu vào Ủy ban Nhân dân cách mạng lâm thời. Xin Trung tướng cho biết vài nét tình hình cố đô lúc đó nhất là thành phần cơ cấu chính quyền non trẻ để lãnh đạo một nơi vốn có nhiều trí thức, quan lại...
- Tôi nhớ khi vừa về, anh Tố Hữu xé chiếc gấu áo đang mặc, lấy ra tờ chỉ thị cuộn tròn nhƣ con sâu kèn. Chúng tôi nhƣ nắng hạn gặp mƣa rào. Ngay tức khắc, Ủy ban Khởi nghĩa đƣợc thành lập do Tố Hữu làm chủ tịch với các ủy viên: tôi, anh Hoàng Anh, anh Lê Khánh Khang và một anh nữa. Ngày 23 tháng 8 năm 1945, Chính phủ Trần Trọng Kim tổ chức một cuộc biểu tình lớn ăn mừng việc Nhật trao trả Nam Kỳ cho Triều đình Huế, do Bộ trƣởng thanh niên Phan Anh đứng ra đề xƣớng và tổ chức. "Tƣơng kế tựu kế", chúng tôi quyết định lợi dụng thời điểm này tiến hành khởi nghĩa vào lúc 12 giờ trƣa, biến hàng vạn quần chúng do chính phủ bù nhìn huy động biểu tình thành lực lƣợng cách mạng hùng hậu tham gia cƣớp chính quyền.
Trƣớc khởi nghĩa, vấn đệ nhân sự của Ủy ban nhân dân cách mạng mạng lâm thời đƣợc bàn bạc, cân nhắc rất kỹ, chúng tôi đề cử cụ Hồ Tùng Mậu và anh Nguyễn Duy Trinh, hai ngƣời có trình độ kiến thức, tuổi tác vừa phải lại là những chính trị phạm mới đƣợc tự do. Tuy nhiên, viện cớ không phải ngƣời địa phƣơng, cả hai đều từ chối. Chúng tôi lại đề cử anh Tố Hữu. Anh liền chối: “Không đƣợc, mình là một anh học trò nghèo lại còn non choẹt thế này thì làm sao đƣợc. Làm bí thƣ thì đƣợc chứ làm chủ tịch thì tôi xin chịu”. Cuối cùng, chúng tôi cũng mời đƣợc anh Tôn Quang Phiệt làm chủ tịch. Là một nhà trí thức từng đứng ra thành lập Hội tân Việt Nam thân Nhật, nhƣng sau đó nhận ra sai lầm, Tôn Quang Phiệt đã giải tán tổ chức này và cộng tác giúp đỡ chân thành, tích cực anh em Việt Minh chúng tôi. Ngoài Chủ tịch Tôn Quang Phiệt, Ủy ban còn có Phó chủ tịch Hoàng Anh, ủy viên Nội vụ Trần Thanh Chữ, ủy viên Quốc phòng Lê Tự Đồng. Kể từ đó, tôi trở thành một quân nhân thực sự.
- Nghe nói sau Cách mạng tháng Tám, Trung tướng được giao nhiệm vụ tổ chức đưa Hoàng thân Suphanuvong từ Huế về nước…
- Vâng, chủ tịch Ủy ban nhân dân Trung Bộ bấy giờ là anh Trần Hữu Dực, một hôm gọi tôi lên Trung Bộ phủ, giới thiệu: “Đây là ngài Hoàng thân Suphanuvong”. Tôi cúi đầu chào. Hoàng thân vui vẻ bắt tay tôi. “Ngài Hoàng thân phải về nƣớc gấp. Nhờ anh tổ chức một trung đội bảo vệ và
hộ tống ngài”. Nhận chỉ thị của anh Dực, tôi liền quay về bàn với anh em tổ chức ngay một đơn vị bảo vệ với trang bị vũ khí gọn nhẹ, chờ lệnh. Trƣớc khi lên đƣờng, Hoàng thân đã đến bắt tay cảm ơn tôi. Một thời gian sau, qua đài phát thanh, tôi đƣợc biếtHoàng thân Suphanuvong đƣợc bầu làm chủ tịch Mặt trận Pathet Lào.
- Theo cảm quan của Trung tướng, Hoàng thân là một con người thế nào? - Cởi mở, giản dị và cũng rất chân thành, phóng khoáng. Hoàng thân là trung tâm đoàn kết của các bộ tộc Lào anh em. Tôi nhớ sau khi đi dự hội nghị tổng kết chiến dịch Điện Biên Phủ trở về, trời đang mùa mƣa lũ, tôi cùng anh Lê Nam Thắng đi trên một chiếc xe Jeep đến Nho Quan - Ninh Bình thì phải xuống đẩy xe vì nƣớc ngập gần hết bánh xe. Trên ngƣời chỉ còn độc cái quần đùi. Chợt phía sau có một chiếc “com-măng-ca” chạy tới. Đây là loại xe Gát 69 do Liên Xô viện trợ đợt đầu tiên, mà chỉ cán bộ “cỡ bự” mới đƣợc dùng. Mƣa càng nặng hột. Nƣớc càng dâng cao. Đƣợc một đoạn, cửa chiếc xe mở toang. Từ trên xe một ngƣời to béo, cũng trần trùng trục nhƣ chúng tôi nhảy xuống. Té ra đó là Hoàng thân Suphanuvong! Chúng tôi ôm nhau cƣời và tiếp tục cùng đẩy xe… Tôi và anh Nam Thắng thầm bảo rằng “Hoàng thân cũng giản dị thật! Có lẽ thời gian sống bên Hồ Chủ tịch, ngài Hoàng thân đã tiếp thu đƣợc phong cách của Ngƣời”.
- Ngoài trường hợp Phan Tử Lăng cùng một số binh lính thân Nhật mà trên đây Trung tướng đã nói tới, còn có nhiều sĩ quan và binh lính trong quân đội Pháp đã đi theo cách mạng… -… trong số đó có nhiều ngƣời trở thành cán bộ quân sự trung cao cấp (ông cắt ngang và tiếp lời tôi. Hùng Sơn là một ví dụ. Anh tên thật là Trần Tiễn Hải, nguyên sĩ quan quân đội Pháp, sau khi Nhật đảo chánh, đã chạy sang Trung Quốc. Cách mạng tháng Tám thành công, anh rời hàng ngũ địch, về nhà gần thành phố Huế. Tôi đƣợc cấp trên giao nhiệm vụ trực tiếp thuyết phục, mời anh ra cộng tác. Hùng Sơn đƣợc cử làm Tham mƣu trƣởng Liên khu 4, sau đó làm Trung đoàn trƣởng Trung đoàn 77 Thanh Hóa. Đầu năm 1948, mãn khóa học ở Trƣờng Quân chính liên khu, tôi đƣợc phân công về làm chính ủy Trung đoàn 77, cùng với Hùng Sơn.
- Thưa Trung tướng, từ Huế Trung tướng bắt đầu sự nghiệp oai hùng của mình. Vậy ngoài Huế ra, Trung tướng còn trải qua những đâu trong đời binh nghiệp?
- Chủ yếu vẫn là Bình Trị Thiên - Huế. Khi Khu 4 đƣợc thành lập, anh Lê Thiết Hùng rồi anh Nguyễn Sơn thay nhau làm khu trƣởng, anh Trần Văn Quang là chính ủy, tôi đƣợc giao nhiệm vụ đặc phái viên quân sự ở Huế. Ra chiến khu Hòa Mỹ, tôi làm chính ủy Trung đoàn 101, phó chính ủy Đại đoàn 325, chính ủy Đại đoàn 316. Tập kết ra miền Bắc, tôi đƣợc cử sang Liên Xô học ở Học viện Quân chính Lenin từ năm 1956-1961. Cùng học có các anh: Đặng Vũ Hiệp, Vũ Chí
Đạo… Về nƣớc, tôi làm chính ủy Trƣờng Sĩ quan Lục quân ở Sơn Tây cho đến cuối năm 1968 thì vƣợt sông Bến Hải vào chiến trƣờng Trị Thiên. Năm 1973, sau Chiến dịch Quảng Trị, tôi nhận nhiệm vụ tƣ lệnh kiêm chính ủy Quân khu Trị Thiên, rồi kiêm bí thƣ Khu ủy. Miền Nam giải phóng, tôi đƣợc điều ra Quân khu 4 làm tƣ lệnh kiêm chính ủy quân khu. Đế năm 1977 thì ra Hà Nội làm phó giám đốc Học viện Quân sự cấp cao cho tới khi về hƣu năm 1990. Cuộc đời tôi hoặc là ở chiến trƣờng hoặc là ở nhà trƣờng.
- Thời ở chiến khu, những lúc rảnh rỗi Trung tướng thường thư giãn bằng cách nào? - Đọc sách, chơi bóng bàn hoặc chăm sóc phong lan. Bây giờ vƣờn nhà tôi ở Huế, hoa phong lan cũng phong phú lắm.
- Trong đời cầm quân, có khi nào Trung tướng gặp thất bại không?
- Đánh nhau, thắng bại là lẽ thƣờng. Nhất là trong buổi đầu cầm, quân ta chƣa có kinh nghiệm, trình độ tác chiến, vũ khí chƣa đƣợc trang bị mấy.
- Trung tướng có thể cho biết một ví dụ cụ thể được không?
- Mùa xuân 1950, thực hiện chủ trƣơng của cấp trên, hai trung đoàn 95 và 101 vào hoạt động ở vùng sâu Quảng Điền. Để chỉ huy thống nhất cả hai đơn vị, Bộ chỉ huy Phân khu Bình Trị Thiên chỉ định anh Lê Bá Vận làm chỉ huy trƣởng, tôi làm chính ủy. Tháng 9 năm 1950, quân ta mở Chiến dịch Biên giới. Chúng tôi đƣợc lệnh tích cực phối hợp với chiến trƣờng chính, giữa lúc trời đang mƣa lũ. Hồi ấy đƣờng xe lửa Đà Nẵng - Huế bị đánh liên tục, còn đoạn Huế - Quảng Trị thì địch chƣa bị ta chặn đánh bao giờ. Vì vậy, chúng tôi đã bất ngờ phục kích đoàn tàu quân sự của Pháp tại Nhƣ Sơn - Bến Đá và giành thắng lợi lớn: đốt các toa tàu, thu toàn bộ vũ khí, đặc biệt trong đó có khẩu bô-pho 40 ly với trên 3.000 viên đạn. Chúng tôi mừng nhƣ bắt đƣợc vàng! Sau đó, Trung đoàn trƣởng 101 đƣợc giao nhiệm vụ vừa chủ động tác chiến bảo vệ mùa màng, vừa phối hợp với chiến dịch Trung Du ở chiến trƣờng chính. Cụ thể là “công đồn diệt viện” nhằm phá vỡ một mảng trong hệ thống đồn bót địch, đẩy mạnh phong trào kháng chiến lấn sát vào thành phố Huế. Diệt viện thì không lo, nhƣng công đồn thì quá mới mẻ. Kinh nghiệm thực tế chƣa có. Vũ khí mạnh duy nhất chỉ có khẩu bô-pho lấy đƣợc trong trận Nhƣ Sơn - Bến Đá. Tuy vậy chúng tôi vẫn hăm hở đi nghiên cứu thực địa, quyết định diệt đồn Phổ Lại vào đêm ba mƣơi Tết Nguyên đán. Lệnh cho bộ đội hành quân đến mục tiêu, bố trí xong các mũi tiến công, tôi kiểm tra lai khẩu bô-pho. Do lúc tháo gỡ trên lô cốt thép quá vội vã, khẩu súng không còn máy ngắm, giờ đành phải ngắm qua nòng. Thấy ngọn đèn le lói trong lô cốt địch, chúng tôi nghĩ chắc ăn rồi. Tôi ra lệnh phát hỏa. Khẩu bô-pho gầm lên. Một phát. Hai phát. Lô cốt vẫn sừng sững,
đạn bên trong lại vãi ra nhƣ mƣa. Bô-pho gầm lần thứ ba. Đạn cũng bay đâu mất! Từ trong lô cốt và các đồn bót gần đó, địch cứ nhắm vào hƣớng có tiếng súng bô-pho mà vãi đạn. Bộ đội lúng túng. Tôi nghĩ không xong, liền ra lệnh rút lui…
Trời không trăng, không sao. Mƣa phùn lạnh thấu xƣơng. Bụng đói. Tôi và anh Lê Văn Tri - trung đoàn phó Trung đoàn 101 cùng bƣớc bên nhau, mặt mày buồn thiu. Anh Tri bất thần bị tụt xuống vũng lầy. Càng cựa quậy anh càng bị tụt sâu hơn. Rất nguy. Chẳng biết làm sao, tôi liền nằm sấp bám vào bờ ruộng, kéo từ từ anh lên (cƣời)!
- Thời đánh Mỹ, Trung tướng là một trong những chỉ huy chủ chốt của chiến trường Trị Thiên (B5), chiến trường giáp ranh hết sức ác liệt. Trong chiến dịch đường 9 - Nam Lào, lực lượng B5 giữ một vai trò quan trọng? Trung tướng còn nhớ gì về diễn biến chiến dịch này?
- Đông xuân 1970-71, theo phán đoán của ta, địch có thể hoạt động trên hai hƣớng. Một là, chúng tấn công đƣờng 9, cắt đứt đƣờng chi viện miền Nam, cô lập Trung - Hạ Lào và Campuchia. Hai là chúng sẽ đánh ra phía Nam Quân khu 4. Để khỏi bị động, chúng tôi đã lập ba phƣơng án tác chiến khác nhau. Và ngày 30 tháng 1 năm 1971, trực thăng địch liên tục bay về hƣớng tây. Thế là đúng với phƣơng án một, tức nếu địch đánh ra đƣờng 9 nhằm cắt đôi Đông Dƣơng ta nhất thiết phải sử dụng bộ đội chủ lực Bộ với sự phối hợp của B5. Bộ tƣ lệnh Chiến dịch Đƣờng 9 - Nam Lào (Mặt trận 702) do anh Lê Trọng Tấn làm tƣ lệnh, anh Lê Quang Đạo làm chính ủy, đã tổ chức một cuộc họp. Tôi đƣợc mời tham dự. Nhiệm vụ B5 là phối hợp với hƣớng chính diện, tiêu diệt quân Mỹ trên đƣờng Đông Hà - Khe Sanh và cắt đƣờng không cho chúng rút lui. Mỹ có mƣời ba tiểu đoàn bộ binh và tám tiểu đoàn bộ binh cơ giới, bố trí thành ba tuyến dọc đƣờng 9, đại bộ phận đóng ở Khe Sanh. Vì đánh sang đất Lào, nên quân Mỹ không dám vƣợt qua biên giới, mà chỉ đứng phía sau yểm trợ quân ngụy. Lực lƣợng quân ngụy huy động rất hùng hậu: ba sƣ đoàn (một sƣ đoàn dù, một sƣ đoàn thủy quân lục chiến và sƣ đoàn 1 bộ binh mà chúng xem là “sƣ anh cả”) cùng ba lữ đoàn bộ binh, sáu thiết đoàn, mƣời lăm tiểu đoàn pháo bộ binh, trên một ngàn máy bay các loại, trong đó có bốn mƣơi máy bay B.52… - Lực lượng B5 do Trung tướng chỉ huy đã tác chiến như thế nào?
- Giữa lúc hƣớng chính chủ lực Bộ đánh địch ở Bản Đông, thì B5 tấn công quân Mỹ ở Sa Mƣu - Tân Lâm - Khe Sanh, rồi tung đơn vị dự bị đánh ngang sƣờn địch khi chúng rút chạy khỏi Bản Đông. B5 đã tiêu diệt gần 2.000 tên địch, nhƣng nhiệm vụ cắt đƣờng rút lui của chúng thì không đạt. Địch dùng hình thức luồn rừng để thoát thân. Hơn nữa, chúng tôi cũng không thể làm chủ đƣờng 9 đƣợc thƣờng xuyên.
- Trên phương diện toàn bộ chiến dịch thì sao?
- Ngoài số bị diệt, ta bắt sống hàng ngàn tên, có cả Đại tá Lữ đoàn trƣởng Lữ đoàn 369 thủy quân lục chiến. Gần sáu trăm máy bay bị bắn hạ và hỏng hóc nặng. Hơn bốn mƣơi tàu chiến và xà lan bị đánh chìm. Chiến dịch phản công Đƣờng 9 - Nam Lào là thất bại nặng nề nhất của địch trong chiến lƣợc Việt Nam hóa chiến tranh. Đồng thời, nó cũng cho thấy sự lãnh đạo sáng suốt của Trung ƣơng Đảng và Quân ủy Trung ƣơng về dự kiến tình hình chính xác, chuẩn bị triển khai lực lƣợng chu đáo, kịp thời.
- Vậy còn chiến dịch giải phóng Quảng Trị xuân hè 1972 mà quân đội Sài Gòn gọi là “mùa hè đỏ lửa”? Trung tướng đánh giá thế nào về thắng lợi cũng như tổn thất trong chiến dịch này? - Thắng lợi Chiến dịch Đƣờng 9 - Nam Lào đã mở ra khả năng thực tế đánh bại hoàn toàn âm mƣu Việt Nam hóa chiến tranh của Mỹ. Nhận định lực lƣợng cách mạng ba nƣớc Đông Dƣơng ngày một lớn mạnh, diễn biến tình hình trong đó có lợi cho ta, Trung ƣơng đề ra nhiệm vụ tập trung triển khai cuộc tấn công chiến lƣợc năm 1972. Mục tiêu làm tiêu hao phần lớn sinh lực địch, mở rộng vùng giải phóng, đƣa cuộc kháng chiến tiến lên một bƣớc mới. Đối với B5 thì mục tiêu lớn nhất: nếu điều kiện cho phép, sẽ giải phóng toàn bộ Trị Thiên - Huế. Quân ủy Trung ƣơng thành lập một Bộ tƣ lệnh chiến dịch đủ mạnh, do anh Lê Trọng Tấn làm tƣ lệnh, anh Lê Quang Đạo - chính ủy, anh Cao Văn Khánh -phó tƣ lệnh và tôi - phó chính ủy. Tôi cùng anh Giáp Văn Cƣơng đƣợc phân công trực tiếp chỉ huy cánh Nam.
11 giờ 30 ngày 30 tháng 3 năm 1972 tiếng súng chiến dịch bắt đầu. Đến ngày 4 tháng 4 năm 1972, mọi đồn bót thuộc hệ thống phòng ngự từ đông sang tây mà địch xây dựng trên 20 năm đã bị đập nát. Địch thua đau, co cụm cố thủ ở Đông Hà, Ái Tử. Ngày 27 tháng 4 năm 1972, quân ta mở đợt tấn công thứ hai tiêu diệt Đông Hà, Ái Tử. Cánh Nam đánh xuống cắt đƣờng số 1. Cánh Đông cho cơ giới vƣợt sông Cửa Việt đánh vào. Ngày 2 tháng 5 năm 1972, Quảng Trị giải phóng. Địch chạy sang phía Nam cầu Mỹ Chánh, phá sập cầu, cố thủ. Quân ta cũng thấm mệt, tạm dừng. Cánh Nam trở thành tiền phƣơng của Bộ tƣ lệnh chiến dịch. Đợt tấn công thứ ba bắt đầu ngày 20 tháng 6 năm 1972. Lúc này địch phản công quyết liệt. Sức tấn công của ta lại không đủ mạnh. Sau sáu ngày, cuộc tấn công phải chững lại.
- Vì sao khoảng cách giữa đợt tấn công thứ hai với thứ ba lâu như vậy?
- Nó có mấy vấn đề cơ bản nhƣ sau. Khó nhất là vƣợt sông bằng cơ giới. Khi đánh du kích thì tất cả đều trên vai chiến sĩ, giờ đánh lớn nếu không có xe chở vũ khí, lƣơng thực thì đừng hòng đánh chác gì. Cái khó thứ hai là đƣờng sá cho cơ giới. Đƣờng không có thì xẻ đƣờng bạt núi mà
đi, chứ còn sông thì không thể qua đƣợc nếu không có cầu, phà. Bắc cầu phao, bị máy bay bắn hỏng. Do đó phải tìm bến vƣợt, đắp ngầm cho xe sang. Năm ấy gặp lúc “tiểu mãn”, mƣa nhƣ thác đổ, nƣớc sông dâng cao lênh láng. Con đƣờng 15N mở sau giải phóng Quảng Trị, chủ yếu dựa vào lòng khe suối, đã bị nƣớc tràn, tắc nghẽn. Trong lúc đó, quân trang quân dụng chuẩn bị chỉ nhỏ giọt. Bộ đội đối mặt với nhiều khó khăn, vất vả. Lợi dụng thời gian, địch ra sức củng cố lực lƣợng để đối phó, đặc biệt chúng dùng phi pháo để ngăn chặn, gây khó khăn cho ta. Tôi nghĩ, sau khi giải phóng Quảng Trị khoảng sáu đến mƣời ngày mà không tiếp tục tấn công, thì thời cơ đã mất. Nếu nhƣ thấy mở đợt tấn công vào sâu chƣa thể đƣợc, thì chuyển hẳn sang chiếm lĩnh địa bàn, bố trí lại lực lƣợng, xây dựng công sự,… tạo thế đứng vững chắc. Sau đó, mới chuẩn bị đợt tấn công mới, cũng không muộn. Nhƣng tiếc là ta đã không làm thế!
- Quân giải phóng chiếm giữ thành cổ Quảng Trị được bao lâu?
- Tám mƣơi mốt ngày đêm. Ngày 28 tháng 6 năm 1972, địch mở cuộc phản công bằng hai sƣ đoàn cơ động chiến lƣợc. Sƣ dù tiến ra theo phía tây đƣờng 1. Sƣ đoàn thủy quân lục chiến tiến dọc phía đông. Chủ yếu chúng dùng bom, pháo đánh mạnh vào các trận địa của ta. Theo số liệu
thống kê, mỗi ngày chúng dội vào đây 24 tấn bom đạn trên một cây số vuông. Cuộc chiến đấu diễn ra hết sức ác liệt, trƣớc khi chúng tôi rời thành cổ Quảng Trị lùi về phía bắc sông Thạch Hãn. Tuy nhiên, phần lớn đất đai đƣợc giải phóng vẫn nằm dƣới sự kiểm soát của quân ta.
- Nghe nói trong cuộc giằng co ác liệt này, Trung tướng cùng Sở chỉ huy suýt nữa bị trúng bom B.52, có đúng không, thưa Trung tướng?
- Đúng. Có một chiếc máy bay Mỹ bị bắn rơi và viên phi công nhảy dù ngay trong khu vực sở chỉ huy chúng tôi. Máy bay địch quần đảo, lùng sục hòng cứu viên phi công bị bắt. Đặc biệt, máy bay trực thăng rà lƣợn khắp nơi. Lán trại chúng tôi ẩn dƣới các lùm cây tung bay nhƣ gặp bão. Bị lộ, chúng tôi tức tốc di chuyển nơi khác. Đi ban chiều thì B52 dội bom ngay tối hôm đó. Tôi không bao giờ tin vào sự may rủi, nhƣng điều ngẫu nhiên này làm tôi phải suy nghĩ. Rõ ràng, nếu nấn ná vài tiếng đồng hồ nữa thôi thì cả sở chỉ huy đã bị bom B52 cày nát. Chúng tôi bảo nhau: “Thế nào Mỹ cũng khoe khoang rùm beng vừa phá nát một sở chỉ huy Việt Cộng”.
- Năm 1973, chủ tịch Fidel Castro vào thăm vùng giải phóng Quảng Trị, Trung tướng có tiếp xúc với Fidel ?
- Có. Lúc đó, cơ quan chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đóng tại Quảng Trị. Ủy ban Quốc tế giám sát bốn bên và các đoàn ngoại giao cũng đến đây. Chủ tịch Fidel dẫn đầu Đoàn đại biểu Đảng và nhà nƣớc Cuba đến thăm Quảng Trị đầu tiên. Chúng tôi ra
đón tại Vĩnh Linh. Tôi nhớ mãi hình ảnh Fidel đạp chân lên khẩu đại bác 175 ly nằm bên vệ đƣờng, cƣời nói với tôi: "Vua chiến trƣờng" mà còn bị các đồng chí bắt sống, thì địch còn biết lấy vua gì nữa để chống đỡ các đòn tấn công sắp tới !" Anh Trần Nam Trung đại diện chính phủ Cách mạng lâm thời tặng Chủ tịch Fidel một chiếc xe tăng M48. Tôi đại diện Quân khu Trị Thiên tặng một khẩu 106,7 ly. Sau đoàn Cuba là đoàn Đảng Cộng sản Pháp do Tổng bí thƣ Marse dẫn đầu đã đến thăm Quảng Trị giải phóng.
- Thưa Trung tướng, lần đầu Trung tướng được gặp Hồ Chủ tịch vào lúc nào? Ấn tượng nào của Người đã để lại trong lòng Trung tướng?
- Năm 1948, sau một thời gian làm chính ủy Trung đoàn 77, tôi đƣợc cử tham gia Đoàn đại biểu Quân sự Liên khu 4 do Chính ủy Trần Văn Quang làm trƣởng đoàn, ra Việt Bắc dự hội nghị rèn cán chỉnh quân. Một tối nọ, đoàn Liên khu 4 đƣợc đƣa đi gặp Hồ Chủ tịch. Trƣớc đó khi nghe đƣợc tin, chúng tôi hồi hộp lắm, sung sƣớng lắm, đứng ngồi không yên ! Lần theo một con đƣờng rừng, chúng tôi đến một cái vƣờn rộng, thấy một ngôi nhà sàn có ánh đèn. Bác ngồi đợi sẵn. Đập vào mắt tôi trƣớc tiên là hình ảnh một cụ già quắc thƣớc, mắt long lanh, trán cao, chòm râu dài lƣa thƣa; trong bộ quần áo nâu giản dị, không cài cúc, để lộ chiếc may ô cũ đã ngã sang màu vàng đục. Bác vui vẻ bắt tay từng ngƣời, rồi bảo: "Còn chú nào chƣa bắt tay thì đến, kẻo bác quên !". Giọng nói của Bác không trầm, không thanh mà vang xa, nghe rất ấm. Đề cập đến việc Mỹ ngày càng can thiệp sâu vào nƣớc ta, cuối buổi gặp gỡ Bác nói: "Một thằng Mỹ chứ mƣời thằng Mỹ cũng đánh. Phải đánh và phải thắng”... Rồi Bác quay sang Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp: “Ngày mai lên hội trƣờng chú phải giải thích việc này cho mọi ngƣời rõ, kẻo có ngƣời còn lơ mơ”. Gần bốn mƣơi năm qua, những lời đanh thép ấy của Bác vẫn luôn văng vẳng bên tai tôi. Nhất là mỗi lần xung trận, hình ảnh và lời dặn của Bác nhƣ một niềm thôi thúc tiến lên mạnh mẽ!
- Với kinh nghiệm ba mươi năm dày dạn trên chiến trường, theo Trung tướng, điều cốt yếu của tướng cầm quân khi ra trận là gì?
- Điều cốt yếu của tƣớng cầm quân là trận đầu phải thắng. Đó là tiền đề để nâng cao tinh thần chiến sĩ, sớm hoàn thành những nhiệm vụ tiếp theo. Tôi lấy ví dụ, trong Tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân 1975, với trận đầu Buôn Mê Thuột thắng lợi, dẫn đến giải phóng "nóc nhà" Tây nguyên, tạo bàn đạp thuận lợi cho toàn chiến trƣờng miền Nam. Quân địch suy sụp nhanh chóng. Quân ta càng đánh càng mạnh.
- Đại tướng Văn Tiến Dũng từng nói rằng việc giải phóng thành phố Huế và toàn bộ Trị Thiên đã “giáng một đòn nặng vào âm mưu co cụm chiến lược của địch”. Là vị chỉ huy trực tiếp giành thắng lợi này, xin Trung tướng cho biết rõ hơn?
- Tiến trình gồm hai giai đoạn. Thứ nhất là khi mặt trận Tân Nguyên mở màn thì Trị Thiên cũng bắt đầu nổ súng phối hợp cả ở vùng giáp ranh lẫn đồng bằng. Chúng tôi mƣợn đƣờng của dân sự để bí mật chuyển quân từ trên núi xuống. Và 11 phân chi khu của địch bị diệt gọn trong số 30 phân chi khu bị tiến công. Giai đoạn 2 bắt đầu từ ngày 18 tháng 3 năm 1975. Ta phán đoán địch sẽ đƣa Sƣ đoàn 1 từ Huế vào Đà Nẵng tổ chức phòng thủ từ đèo Hải Vân trở vào. Lúc này, Quân đoàn 2 do anh Nguyễn Hữu An làm tƣ lệnh, anh Hoàng Đan làm phó tƣ lệnh, anh Lê Linh làm chính ủy và anh Giáp Văn Cƣơng - phó tổng tham mƣu trƣởng đƣợc Quân ủy Trung ƣơng biệt phái vào trợ giúp quân đoàn,đã phối hợp với Quân khu Trị Thiên. Tôi bàn và thống nhất với anh Nguyễn Hữu An là phải táo bạo thọc qua tuyến phòng thủ bên ngoài của địch, áp sát Huế, cắt đứng đƣờng số 1, tiêu diệt Sƣ đoàn 1 bộ binh để chúng không kéo đƣợc về Đà Nẵng thực hiện ý đồ co cụm phòng thủ chiến lƣợc.
Trên Đài phát thanh Huế, tƣớng ngụy Ngô Quang Trƣởng, tƣ lệnh Quân khu 1, không ngừng lớn tiếng tuyên bố: “Tôi sẽ chết trên đƣờng phố Huế. Việt Cộng phải bƣớc qua xác tôi mới vô đƣợc cố đô này”. Ngày 19 tháng 3 tỉnh Quảng Trị đƣợc giải phóng. Ngày 22 tháng 3, chúng tôi chia cắt chiến tranh tại phía nam Huế, các cánh quân của ta từ ba hƣớng bắc, tây và nam bao vây Huế. Sƣ đoàn 1 bộ binh và Lữ đoàn 147 thủy quân lục chiến ngụy bị đánh tan tác. Đƣờng số 1 bị đứt ở Mũi Né - Bái Sơn. Quân địch thực sự bắt đầu hỗn loạn. Nhiều vị trí không đánh đã bỏ chạy. Anh Nguyễn Hữu An gọi điện cho tôi trao đổi rằng, sẽ có bộ đội chia làm hai cánh tấn công Huế và cửa Thuận An, bao vây không cho địch thoát chạy bằng đƣờng biển và lừa chúng vào giữa vòng vây của ta mà tiêu diệt. Anh còn đề nghị tôi cho lực lƣợng xuống từ phía tây Huế để hợp vây giải phóng Huế. Ý định của anh hoàn toàn ăn khớp với tôi!
Địch bị cắt đƣờng số 1 chỉ còn lối thoát duy nhất là rút chạy bằng cửa biển Thuận An và Tƣ Hiền. Chúng tôi nắm rõ ý đồ đó, liền cho pháo tầm xa bắn ra biển, khống chế tàu địch vào đón đoàn quân rút chạy. Đặc công thả mìn phong tỏa cửa biển. Bọn ngụy chỉ còn cách quay lƣng cố đạp lên nhau thoát thân mà thôi. Đúng 10 giờ 20 ngày 25 tháng 3, cờ quân giải phóng đƣợc kéo lên trƣớc Ngọ Môn. Huế hoàn toàn thuộc về ta. Sƣ đoàn 1 bộ binh ngụy từng đƣợc ca ngợi là sƣ đoàn thiện chiến bị nhanh chóng tan rã. Huế giải phóng, tƣớng ngụy Ngô Quảng Trƣởng chuồn thẳng vào Sài Gòn giả bệnh vào quân y viện. Tinh thần quân địch hoang mang cực độ. Mấy ngày
sau thì Đà Nẵng cũng thuộc về ta. Nghĩa là chỉ trong một thời gian ngắn, hai thành phố chiến lƣợc quan trọng đã đƣợc quân ta đánh chiếm một cách thần tốc, táo bạo, bất ngờ. - Trung tướng có cảm xúc gì khi đặt chân lên thành phố Huế?
- Nhƣ một giấc mơ. Một giấc mơ ba mƣơi năm trời đằng đẵng, mà trong tâm trí tôi lúc nào cũng nghĩ về quê hƣơng, về Huế thân yêu! Khoảng 9 giờ đêm 26 tháng 3 năm 1975, sau khi chia tay với Bộ tƣ lệnh Quân đoàn 2, xe chúng tôi chạy về Huế. Cảnh vật hai bên đƣờng đã bình yên trở lại. Nhân dân đã yên giấc ngủ. Xe tới cầu An Cựu, tôi thật vui mừng khi thấy đèn điện vẫn sáng. Chúng tôi đi thẳng vào đồn Bảo an ngụy vốn là trụ sở tình báo quân sự do anh Cao Pha phụ trách hồi Cách mạng tháng Tám, nay tạm thời là trạm hậu cần Quân khu Trị Thiên.
Suốt đêm tôi không tài nào ngủ đƣợc. Mở cửa sổ nhìn dòng sông Hƣơng êm đềm, dịu dàng trôi lòng tôi miên man nghĩ về đồng đội ai còn ai mất, về công việc ngày mai, về các đoàn quân đang thẳng tiến vào Sài Gòn mà Trị Thiên - Huế trở thành hậu phƣơng trực tiếp trên toàn miền Nam. Ngồi giữa cố đô Huế, tôi cứ ngỡ mình đang mơ. Một giấc mơ đánh đổi bằng biết bao gian khổ, hy sinh. Không chỉ những ngƣời con của Huế mà hàng triệu đồng bào Quảng Bình, nhất là Vĩnh Linh cùng chia sẻ. Không chỉ có nhân dân miền Nam mà hàng chục triệu đồng bào miền Bắc cùng chịu đựng, mất mát, hy sinh. Dƣờng nhƣ không có gia đình nào ở miền Bắc không có con em vào Nam chiến đấu, cùng chia sẻ gian khổ, hy sinh để có ngày đại thắng của toàn dân tộc.
- Có thể nói bom mìn là một hậu quả kinh hoàng mà chiến tranh để lại. Mãi thời gian gần đây vẫn còn những vụ sát thương vô tình do bom, mìn gây ra. Sau giải phóng, Huế đã tiến hành giải quyết số bom mìn còn sót hay do đối phương cài lại như thế nào?
-Chúng tôi phát động cả một chiến dịch phá bom mìn, hy động dân quân du kích, bộ đội địa phƣơng, kể cả bộ đội chủ lực cùng tham gia. Hai tháng đầu, đã thu gọn trên ba triệu quả bom, mìn. Dù vậy vẫn chƣa thể rà hết. Nhất là vùng giáp ranh, nơi tranh chấp quyết liệt của hai bên từ khi có Hiệp định Paris cho tới ngày giải phóng.
- Thưa Trung tướng, trong đời binh nghiệp của mình, ai là đồng đội thân thiết của Trung tướng?
- Bạn chiến đấu làm sao kể hết. Tôi còn giữ nhiều kỷ niệm với anh Nguyễn Sơn, anh Lê Văn Tri ở Liên khu 4, rồi cả với anh Cao Văn Khánh khi trở trƣờng lục quân và B5 (tức chiến trƣờng đƣờng 9 - Bắc Quảng Trị).
- Về tướng Nguyễn Sơn, trung tướng còn giữ được kỷ niệm gì…
- Nguyễn Sơn thì tôi biết anh từ khi anh làm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến miền Nam, nhiều lần
công tác qua Huế. Nguyễn Sơn là con ngƣời ngay thẳng, tài ba. Anh vốn đƣợc xem là một trong bảy mƣơi hai vị đại công thần đƣợc nhân dân Trung Quốc trọng vọng, dƣới cái tên Hồng Thủy. Khi anh làm Tƣ lệnh khu 4, tôi ra học quân sự, gặp anh rất vui vẻ, cởi mở. Nguyễn Sơn hay bảo:
“Này Đồng, tao có cái gì không đúng không?”. Con ngƣời tự nhiên, trực tính nhƣ thế! Tôi nói: “Tôi thì tôi chịu anh đấy!”. Anh nhìn tôi: “Ơ, cái thằng này!”. Đại hội tập toàn quân ở Khu 4 là một sáng tạo của tƣớng Nguyễn Sơn lúc đó. Tôi nhớ, anh luôn chạy nhanh, khỏe hơn cả trƣớc hàng quân đang luyện tập. Thật khó có anh lính dƣới quyền nào đánh đƣợc sự khỏe khắn, nhanh nhẹn của anh. Đại hội tập là dịp để nâng cao trình độ huấn luyện, trao đổi kinh nghiệm và gắn liền giữa huấn luyện của Thanh Nghệ Tĩnh với cuộc chiến đấu đang diễn ra ở Bình Trị Thiên. - Thời gian ở Trường kỹ nghệ thực hành Huế, Trung tướng có quan hệ với tướng Trần Văn Trà?
-À, anh Trà học trƣớc tôi rồi ở lại dạy, từng làm thầy. Chúng tôi thƣờng xuyên liên lạc với nhau. Anh Trà là một trong hai ngƣời xuất thân từ Trƣờng kỹ nghệ thực hành Huế mà tôi phục. Về sau, chiến đấu khác chiến trƣờng, chúng tôi ít có cơ hội gặp nhau. Chỉ thời gian ra Bắc, tôi có cùng anh sang Liên Xô đàm phán, nhờ bạn viện trợ xây dựng học viện quân chính năm 1956.
- Thưa Trung tướng, hết ở chiến trường lại về học viện quân sự, suốt đời gắn bó với binh nghiệp, bây giờ nhìn lại, có khi nào Trung tướng chợt luyến tiếc cho hạnh phúc tuổi thanh xuân của mình không?
- Hạnh phúc tuổi thanh xuân của tôi là đƣợc đứng vào hàng ngũ cách mạng, góp sức mình vào sự nghiệp giải phóng quê hƣơng, đất nƣớc. Tôi ít nghĩ đến hạnh phúc riêng tƣ cho mình. Tôi may mắn có đƣợc ngƣời vợ chung thủy, đảm việc nhà, nuôi dạy chu đáo con cái để tôi yên tâm trƣờng kỳ đi đánh giặc.
- Trung tướng còn nhớ kỷ niệm lần đầu tiên gặp bà nhà thời trai trẻ?
- Nhớ chứ! Chúng tôi quen biết và thƣơng yêu nhau trên chiến trƣờng thời đánh Pháp. Lúc mặt trận Huế vỡ, trên đƣờng rút về chiến khu Hòa Mỹ, tôi hơi buồn. Tình cờ, tôi gặp một cô chủ tịch xã, tên Nguyễn Thị Kim Khánh, nguyên là nữ sinh trƣờng Đồng Khánh. Trong tâm trạng ngổn ngang ấy, gặp đƣợc một ngƣời khác giới, đoan trang, nghị lực, biết cách chia sẻ, động viên, tôi dần phải lòng, nhƣng cũng chƣa dám nghĩ đến chuyện riêng tƣ. Mãi tới khi tôi ra Liên khu 4 học quân sự, cô ấy cũng ra học, chúng tôi mới ngỏ lời nói chuyện tƣơng lai và tiến tới thành hôn với nhau. Lễ cƣới tổ chức đơn sơ ở Hậu Hiền, Thanh Hóa. Anh Nguyễn Sơn - tƣ lệnh, anh Nguyễn Chí Thanh - bí thƣ Liên khu ủy, chị Lê Thị Quế,… đã đến dự và anh Nguyễn Sơn đứng ra làm chủ hôn.
- Trong kháng chiến bà nhà ở đâu?
- Vào chiến khu, làm công tác phụ nữ, rồi cũng vào bộ đội. Miền Bắc giải phóng, nhà tôi ra học văn hóa ở Hà Nội và tiếp tục vừa công tác vừa nuôi dạy con cái. Chứ còn tôi luôn đi xa, có ở nhà đƣợc mấy.
- Những lúc rỗi rãi trên chiến trường, có khi nào vì quá nhớ vợ mà Trung tướng mong sớm có dịp hội ngộ cùng gia đình?
- Vợ con ai mà không nhớ! Nhƣng vì nhiệm vụ lớn trƣớc mắt, giữa bao nhiêu mất mát hy sinh của anh em chiến sĩ, tôi lòng nào nghĩ đến chuyện riêng mình. Trong chiến tranh, việc phải xa vợ con năm mƣời năm biền biệt đối với ngƣời lính chúng tôi là chuyện thƣờng tình. Năm 1948, sau kế hoạch dự Hội nghị rèn cán chỉnh quân tại Việt Bắc, tôi đƣợc cử ở lại học một khóa quân sự tại Thái Nguyên, sau dời lên Tam Đảo, do anh Trần Tử Bình và Lê Thiết Hùng phụ trách, rồi về ngay Khu 4 nhận nhiệm vụ.
Tôi vƣợt sông Hồng, qua Hà Đông, vào Thanh Hóa. Đây là con đƣờng nhanh nhất, thuộc đƣờng dây biệt động Hà Nội. Tôi đƣợc anh Nguyễn Sơn phân công về Trung đoàn 101. Anh bảo: “Cậu Đồng về Thừa Thiên phải cố gắng lên. Trong ấy đang gặp nhiều khó khăn đấy”. Nhƣ hiểu rõ tâm trạng của tôi, anh bảo thêm: “Cứ yên tâm mà đi. Còn cô Khánh thì phải sinh nở xong đã, sẽ tính sau”. Gần hai năm trời ở Việt Bắc, tôi ao ƣớc trở lại chiến trƣờng xƣa. Giờ đã toại nguyện. Nhƣng tôi không khỏi xao xuyến khi xa vợ trong lúc vợ đang bụng mang dạ chửa, ở nhờ nhà đồng bào cơ sở, không ai chăm sóc lúc sinh nở. Tuy nhiên, vợ tôi đã động viên tôi tranh thủ vào chiến trƣờng sớm!
- Trước khi gặp bà nhà, có thiếu nữ nào ở Huế làm Trung tướng phải lòng không? - (Cƣời hồn nhiên) Tất nhiên là có rồi. Nhƣng chuyện xa xƣa nhắc làm chi. Anh em chúng tôi thời ở tù có một cô bạn gái rất thân, tôi muốn nói là bạn thôi nhé! Đó là Đào Thị Đính, em ruột học giả Đào Duy Anh. Sau này chị ấy có chồng, anh em chúng tôi gặp nhau hay đùa: “Sao con Đính hồi ấy nó không lấy mình nhỉ!…”.
- Theo cách nhìn chủ quan của Trung tướng, phụ nữ Huế có điểm gì đặc biệt so với… - Cái này khó nói quá (cƣời). Mỗi nơi có mỗi cái nết. Nhƣng theo tôi ở Huế, chung thủy là đức tính truyền thống. Thứ hai là đảm việc nhà, nuôi con thƣơng chồng, quí trọng bố mẹ. Ôi châu cha làm dâu ở Huế không đơn giản đâu anh ạ! Khó lắm. Không giống nhƣ làm dâu ở Hà Nội, Sài Gòn đâu. Cái may của bà nhà tôi là khỏi làm dâu, vì bố mẹ tôi bị mất sớm. Nói vậy, chứ bây giờ
(ông hạ thấp giọng) bao nhiêu công việc mồ mả giỗ chạp bà ấy lo cả, tôi có lo đƣợc gì đâu. Bốn đứa con chúng tôi thì đều sống ở Hà Nội.
- Vì sao về hưu Trung tướng không ở lại Hà Nội với con cháu mà quay trở về Huế, thưa Trung tướng?
- Hoàn thành nhiệm vụ rồi thì trở về quê hƣơng chứ ở Hà Nội làm chi! Tôi và nhà tôi muốn về Huế sống phần đời còn lại, giữa tình cảm bà con quê hƣơng, tình đồng đội năm xƣa. Tôi lại đƣợc anh em tín nhiệm đề cử làm Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Thừa Thiên -Huế. Thấy tôi về Huế, bắt đầu dựng nhà để ở, anh em cựu chiến binh tức cƣời. Cả đời tôi có nhà cửa gì riêng cho mình đâu! Tôi mới làm bài thơ đùa vui, trong đó có hai câu rằng:
Bảy mươi xuân mới làm nhà
Nặng tình non nước hỏi già chăng ai?
*
Câu chuyện đến đây thì trận đấu quyền Anh đƣợc truyền trực tiếp giữa Mike Tyson và Evander Holyfield chuẩn bị bắt đầu. Lão tƣớng dạn dày trận mạc dán mắt vào truyền hình, hồi hộp thấp thỏm chẳng kém chúng tôi. Ông cƣời bảo: “Hồi trẻ tôi mê chơi quyền Anh lắm (Ông đƣa nắm tay lên). Một tay đấm có hạng đây. Cả bóng đá nữa. Cũng nhờ chơi thể dục thể thao
thƣờng xuyên mà tôi mới giữ đƣợc sức khỏe tốt. Mắt không mờ. Tai không kém…”. Tân Bình, tháng 7 năm 1997
07 - Đại tướng VÕ NGUYÊN GIÁP
Có những ngƣời chúng ta chƣa từng gặp bao giờ nhƣng hình ảnh, sự nghiệp, nhân cách của họ luôn sống động trong tiềm thức, quen thuộc đến mức ngỡ nhƣ ngƣời thân. Đối với tôi, Đại
tƣớng Võ Nguyên Giáp là một trong những hình ảnh ấy. Là một tài năng quân sự lỗi lạc tên tuổi vang lừng thế giới, một Đại tƣớng Tổng Tƣ lệnh đƣợc tôn vinh nhƣ anh cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam, một nhà văn hóa, khoa học uyên thâm, và hơn hết ông là biểu tƣợng của một nhân cách sống! Trong hồi ký của Thống tƣớng Westmoreland, nguyên tổng chỉ huy quân viễn chinh Mỹ trên chiến trƣờng Đông Dƣơng, khi đề cập đến Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp, ông ta nói rằng: Mọi đức tính tạo thành một thống soái quân sự lớn, như sự quyết đoán, sức mạnh tinh thần, khả năng tập trung suy nghĩ và hành động, trí thông minh, tất cả đều có ở tướng Giáp - một vị thống soái vĩ đại! Còn tƣớng Marcel Bigeard thuộc Học viện Quân sự quốc phòng Pháp, nguyên thiếu tá tham chiến mặt trận Điện Biên Phủ, cũng thán phục: Ông Giáp đã chỉ huy quân đội Việt Nam chiến đấu giành thắng lợi trong một thời gian đặc biệt lâu dài, trong suốt ba mươi năm, một kỳ tích chưa từng thấy! Vâng, không chỉ hôm nay mà muôn đời sau, tôi tin rằng cuộc đời và sự nghiệp đầy huyền thoại của Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp mãi mãi là tấm gƣơng là niềm tự hào của mỗi ngƣời Việt Nam!
Ngày 22 tháng 12 năm 1944, theo chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà cách mạng trẻ tuổi xuất thân từ nhà giáo Võ Nguyên Giáp đã trực tiếp thành lập và chỉ huy Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân với lực lƣợng ban đầu chỉ gồm ba mƣơi mốt ngƣời và một ít vũ khí: một khẩu tiểu liên, hai súng lục, mƣời bốn hoả mai, mƣời bảy súng trƣờng. Chín năm sau, đội quân ấy đã lớn thành sáu sƣ đoàn bộ binh chiến lƣợc, làm chấn động địa cầu khi buộc quân Pháp phải đầu hàng tại mặt trận Điện Biên Phủ ngày 7 tháng 5 năm 1954, dẫn đến việc ký kết Hiệp định Genève, một nửa đất nƣớc đƣợc giải phóng. Rồi hai mƣơi năm tiếp theo, những sƣ đoàn bộ binh đã phát triển thành một đội quân hùng mạnh gồm đủ các quân binh chủng, đánh bại hoàn toàn quân viễn chinh Mỹ xâm lƣợc, kết thúc bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa xuân năm 1975 với sự đầu hàng vô điều kiện của Tống thống Việt Nam Cộng hoà Dƣơng Văn Minh, giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc.
Đúng là một kỳ tích “chƣa từng thấy”! Trong đó, phần đóng góp của Đại tƣớng Tổng Tƣ lệnh Võ Nguyên Giáp rất to lớn. Tôi nhớ trong một buổi trò chuyện, khi đề cập đến vấn đề cá nhân trong lịch sử, Thiếu tƣớng - Viện sĩ Trần Đại Nghĩa có nói rằng: “Tất nhiên, tập thể quyết định sự thành bại của lịch sử. Nhƣng cá nhân đóng vai trò hết sức quan trọng. Trận Điện Biên Phủ chẳng hạn, nếu nhƣ không có vai trò của anh Võ Nguyên Giáp thì tôi tin cục diện sẽ khác đi và chiến thắng không lừng lẫy nhƣ thế”. Vai trò ấy biểu hiện cụ thể ra sao?
Ngƣợc dòng lịch sử, chúng ta biết rằng đầu năm 1953, tƣớng Navare lập ở Tây Bắc một tập đoàn cứ điểm mạnh với mƣời hai tiểu đoàn tinh nhuệ, mà theo lời nhà báo Robert Guilain thì “ngay cả trong Chiến tranh thế giới thứ hai vừa qua, quân đội Pháp cũng chƣa bao giờ dựng lên một hệ thống phòng ngự dã chiến lớn mạnh nhƣ ở Điện Biên Phủ”. Các nhà quân sự Pháp, Mỹ, Anh đến tận nơi thị sát và cũng cho rằng Điện Biên Phủ là pháo đài bất khả xâm phạm!
Bộ chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ đƣợc thành lập do Đại tƣớng Tổng Tƣ lệnh Võ Nguyên Giáp trực tiếp làm chỉ huy trƣởng. Lực lƣợng gồm hai mƣơi bảy tiểu đoàn. Khí thế bộ đội rất cao. Mọi sự chuẩn bị tốt nhất cho trận đánh đã sẵn sàng. Ngày nổ súng đƣợc qui định là 25 tháng 1 năm 1954. Nhƣng sau đó, do địch nghe trộm vô tuyến điện phát hiện đƣợc nên thời gian nổ súng hoãn lại hai mƣơi bốn tiếng.
Trƣớc lúc lên đƣờng ra mặt trận, Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp đến chào Hồ Chủ tịch. Khi nghe Đại tƣớng đề cập đến sự trắc trở thông tin do mặt trận xa, sẽ khó thƣờng xuyên xin đƣợc ý kiến của lãnh tụ tối cao và Thƣờng vụ Trung ƣơng Đảng, Hồ Chủ tịch đã tin tƣởng ủy thác: “Tƣớng quân tại ngoại. Trao cho chú toàn quyền quyết định”, rồi căn dặn: “Trận này quan trọng. Chắc thắng mới đánh”.
Suốt đêm 25 tháng 1, ở Sở chỉ huy chiến dịch, Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp không sao chợp mắt đƣợc. Nhớ đến lời căn dặn mà cũng chính là mệnh lệnh bất di bất dịch của Hồ Chủ tịch, vị chỉ huy trƣởng nhƣ nằm trên đống lửa khi chƣa tìm thấy yếu tố chắc thắng cho trận đánh. Mệnh lệnh nổ súng đã đƣợc phát đi, khó hoãn lại, vì ảnh hƣởng đến tinh thần bộ đội. Vốn liếng của tám năm kháng chiến, tựu trung là các đại đoàn chủ lực, đều đƣợc huy động cho trận quyết chiến này. Nếu thất bại thì… thật khó lƣờng. Đánh hay hoãn?
Mờ sáng hôm sau, Chỉ huy trƣởng kiêm Bí thƣ Đảng ủy chiến dịch Võ Nguyên Giáp đã ra lệnh triệu tập cuộc họp Đảng ủy Mặt trận. Ông quyết định hoãn cuộc tấn công, chuẩn bị lại theo phƣơng châm “đánh chắc tiến chắc”. Quyết định khó khăn này đƣợc sự tán đồng của trƣởng đoàn cố vấn quân sự nƣớc bạn. Dù ai nấy ngạc nhiên đến sững sờ, nhƣng sau hai cuộc họp, trƣớc những ý kiến thuyết phục của Chỉ huy trƣởng Võ Nguyên Giáp, cuối cùng Bộ chỉ huy chiến dịch cũng đã nhất trí hoãn cuộc tấn công. Các đơn vị bộ đội đƣợc lệnh kéo pháo ra, trở về vị trí tập kết, nhận nhiệm vụ mới lên đƣờng hành quân chiến đấu. Sau đó, Bộ chỉ huy chiến dịch nhận đƣợc thƣ của Tổng bí thƣ Trƣờng Chinh cho biết, Hồ Chủ tịch và Thƣờng vụ Trung ƣơng Đảng nhất trí rằng quyết định thay đổi phƣơng châm chiến dịch là hoàn toàn đúng đắn và, sẽ động viên toàn dân dốc sức chi viện cho mặt trận Điện Biên Phủ giành thắng lợi.
Sau khi hoàn thành trận địa bao vây và tiến công, Chỉ huy trƣởng Võ Nguyên Giáp ấn định ngày nổ súng là 13 tháng 3 năm 1954. Đúng giờ hẹn, mệnh lệnh đƣợc phát ra, cả tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ nhanh chóng biến thành chảo lửa. Sau năm mƣơi lăm ngày đêm anh dũng chiến đấu, dƣới sự chỉ huy tài tình của Chỉ huy trƣởng Võ Nguyên Giáp và Bộ chỉ huy chiến dịch, quân dân ta đã làm nên chiến thắng vĩ đại, gây chấn động thế giới. Hơn mƣời sáu ngàn quân viễn chinh Pháp bị tiêu diệt và bắt sống. Tƣớng Chỉ huy trƣởng De Castrie phất cờ trắng đầu hàng. Chiến thắng Điện Biên Phủ mở ra một trang mới cho lịch sử dân tộc và cả nhân loại. *
Nói theo ngƣời xƣa, Võ Nguyên Giáp thuộc hàng "Nhân tƣớng" quí hiếm, vốn xuất thân từ một "Nho tƣớng". Thƣờng đƣợc gọi bằng tên thân mật là Văn, ông sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911 tại làng An Xá, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình trung nông. Bố là nhà Nho có uy tín, dạy học trong vùng. Mẹ là cháu ngoại một lãnh binh Cần Vƣơng. Bà thuộc mẫu ngƣời phụ nữ hiền lành, đảm đang, hết lòng vì chồng con, nhƣng cũng có những ý tƣởng mới lạ so với thời bấy giờ, nhƣ việc chọn vợ gả chồng cho con cái.
Thuộc hàng trung nông, đƣợc chia hai mẫu ruộng công, nhƣng gia đình họ Võ sống trong cảnh năm đủ năm thiếu, thƣờng phải đi vay thêm ở các nhà bá hộ giàu có. Những lúc mang thóc đi trả cho chủ nợ, Võ Nguyên Giáp phải ngồi giữ thóc trên thuyền đợi mẹ. Khi ngƣời nhà chủ nợ ra kiểm tra, họ thƣờng gạt bỏ một phần ba vì cho rằng thóc lép, chỉ chịu nhận phần thóc thật khô thật chắc. Sự bất công ấy nhƣ một nỗi đau hằn sâu ký ức tuổi thơ ông.
Võ Nguyên Giáp may mắn đƣợc nuôi dƣỡng trong không khí những cốt truyện cổ đầy tính nhân văn của dân tộc mà bố thƣờng đọc cho nghe nhƣ Phạm Công - Cúc Hoa, Thạch Sanh - Lý Thông, đặc biệt là bài vè yêu nƣớc Thất thủ kinh đô. Đồng thời, ông còn đƣợc tắm mình trong những giai thoại hào hùng về phong trào Cần Vƣơng, về ông ngoại cùng nghĩa binh đánh Tây, hoặc chuyện chạy vào rừng trốn giặc,... do mẹ kể. Khi lên năm tuổi, Võ Nguyên Giáp đƣợc bố cho học chữ Nho, sách Ấu học tân thư in thời Duy Tân với nội dung hƣớng về cội nguồn dân tộc: "Ngô tổ Hồng Bàng thị - Triệu thủy Kinh Dương Vương , “Chi Lăng tẩu Tống binh - Bạch Đằng phá Nguyên sư”. Tinh thần yêu nƣớc thƣơng dân của ông đƣợc nhen nhóm từ đó.
Năm 1925, mƣời bốn tuổi, Võ Nguyên Giáp thi vào học Trƣờng Quốc học Huế, bắt đầu tham gia hoạt động cách mạng từ phong trào đòi ân xá chí sĩ Phan Bội Châu và lễ truy điệu chí sĩ Phan Chu Trinh. Ông cùng những bạn học thân thiết nhƣ Nguyễn Chí Diểu, Nguyễn Hải Triều lập câu lạc bộ thơ văn yêu nƣớc, vận động học sinh hàng tuần đến Bến Ngự nghe cụ Phan nói chuyện;
rồi tìm đọc, chuyền tay nhau các sách báo bí mật nhƣ Le Paria, Việt Nam hồn, Bản án chế độ thực dân Pháp,... cùng ảnh lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ nƣớc ngoài gởi về. Và tại nhà cụ Võ Liêm Sơn, một nhà giáo yêu nƣớc bị bãi chức khỏi Trƣờng Quốc học, lần đầu tiên Võ Nguyên Giáp đƣợc đọc tác phẩm Chủ nghĩa Mác bằng tiếng Pháp.
Một thời gian sau, Võ Nguyên Giáp ra Hà Nội dạy học tại Trƣờng Tƣ thục Thăng Long, tiếp tục hoạt động cách mạng. Ông mở lớp huấn luyện cho đoàn viên Thanh niên Dân chủ, viết báo Đảng và trở thành chủ tịch Hội nghị Báo chí Bắc Kỳ thời Mặt trận Dân chủ Đông Dƣơng.
Giữa năm 1940, Hoàng Văn Thụ thay mặt Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng viết thƣ giới thiệu hai cán bộ trí thức Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp sang Trung Quốc gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Và cuộc gặp gỡ lịch sử ấy đã diễn ra ở công viên Thúy Hồ nổi tiếng của thành phố Côn Minh. Trong hồi ký Từ nhân dân mà ra, Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp cho biết: "' Nhớ đến lời anh Hoàng Văn Thụ nhắn trƣớc khi ra đi là sang đây sẽ gặp đồng chí Vƣơng, tôi cứ tin rằng đồng chí Vƣơng là lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Sang đầu tháng sáu, một hôm anh Phùng Chí Kiên rủ chúng tôi đi Thúy Hồ. Dọc đƣờng anh nói: Đồng chí Vƣơng đã đến và hẹn gặp chúng ta.
Đến Thúy Hồ, tôi thấy anh Vũ Anh ngồi trong một chiếc thuyền với một ngƣời đứng tuổi, gầy gò, có đôi mắt sáng, mặc bộ quần áo Tôn Trung Sơn màu xám, đội mũ phớt. Tôi nhận ra ngay đúng là đồng chí Nguyễn Ái Quốc mà tôi đã thấy trong ảnh ngày trƣớc. Nếu so với ảnh thì trông Bác ở ngoài linh hoạt và sắc sảo hơn nhiều.
Tháng 5 năm 1941 tại rừng Pác Bó thuộc huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng, Hội nghị Trung ƣơng Đảng lần thứ 8 khóa 1 dƣới sự chủ trì của lãnh tụ Hồ Chí Minh, đã quyết định thành lập Việt Nam Độc lập đồng minh hội, gọi tắt là Việt Minh. Võ Nguyên Giáp đƣợc cử phụ trách ủy ban Quân sự Tổng bộ Việt Minh, xây dựng các lực lƣợng vũ trang chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
Ngày 22 tháng 12 năm 1944, cũng tại khu rừng Pác Bó, Võ Nguyên giáp đã đứng ra tổ chức thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam. Dƣới sự chỉ huy trực tiếp của ông, ngay khi vừa xuất phát sau hai ngày làm lễ thành lập, đội quân non trẻ đã đánh thắng hai trận đầu tiên ở Phay Khắt và Nà Ngần thuộc Cao Bằng.
Giữa tháng 8 năm 1945, Quốc dân đại hội họp ở Tân Trào (thuộc châu Tự Do, tỉnh Tuyên Quang) đã bầu ra Ủy ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam gồm mƣời lăm thành viên do Hồ Chí Minh làm chủ tịch, Trần Huy Liệu làm phó chủ tịch. Thay mặt Ủy ban Quân sự của ủy ban Dân tộc Giải phóng, Võ Nguyên Giáp đã ký mệnh lệnh tổng khởi nghĩa. Ngay chiều 16 tháng 8 bế
mạc đại hội, dƣới bóng đa cổ thụ Tân Trào một đơn vị Giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ huy đã làm lễ xuất quân tiến về thị xã Thái Nguyên. "Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trƣờng Sơn cũng phải kiên quyết giành cho đƣợc độc lập” - lời Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc lâm bệnh nặng đã dặn riêng Võ Nguyên Giáp ở lán Nà Lừa trƣớc Quốc dân đại hội, vừa là tình cảm thiêng liêng vừa là mệnh lệnh thôi thúc vị tổng chỉ huy quân đội trên đƣờng hành quân tiến về giải phóng Hà Nội.
Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám thành công. Tại Hà Nội, ủy ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam cải tổ thành Chính phủ lâm thời nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra mắt tại lễ tuyên bố độc lập ngày 02 tháng 9 năm 1945. Võ Nguyên Giáp giữ chức bộ trƣởng Bộ Nội vụ kiêm thứ trƣởng Bộ Quốc phòng, lo ổn định an ninh trật tự, bảo vệ và xây dựng chính quyền cách mạng
non trẻ.
Quân Pháp núp bóng quân Anh nổ súng tái xâm lƣợc nƣớc ta. Chúng âm mƣu tiến về miền Trung và đánh chiếm Tây Nguyên. Bộ trƣởng Nội vụ Võ Nguyên Giáp đƣợc Chính phủ cử dẫn đầu phái đoàn lên thị sát Đà Lạt và cả Tây Nguyên - Nam Trung Bộ. Sau thành công cuộc tổng tuyển cử đầu tiên trên cả nƣớc, kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa I khai mạc vào ngày 02 tháng 3 năm 1946 đã thành lập Chính phủ liên hiệp kháng chiến do Hồ Chí Minh làm chủ tịch. Võ
Nguyên,Giáp đƣợc cử làm chủ tịch Kháng chiến Ủy viên hội trực thuộc Chính phủ . Ngày 19 tháng 4 năm 1946, từ Hà Nội ông trở lên Đà Lạt với tƣ cách trƣởng đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cùng phái đoàn Cộng hòa Pháp họp hội nghị trù bị, chuẩn bị cho việc kí kết một hiệp ƣớc chính thức ở Paris.
Vì thực dân Pháp bám lấy đã tâm cƣớp nƣớc ta một lần nữa, nên Hội nghị trù bị Đà Lạt không đạt đƣợc thỏa thuận nào, sau đó Hội nghị Fontainebleau bên Pháp cũng bị thất bại. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng phái đoàn ngoại giao ta do Bộ trƣởng Phạm Văn Đồng dẫn đầu rời Pháp về nƣớc chuẩn bị cho cuộc đấu tranh bằng quân sự.
Kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Võ Nguyên Giáp tổ chức chỉ huy bộ đội vừa đánh trả vừa bảo vệ Hồ Chủ tịch và Chính phủ tạm thời rút lui lên chiến khu Việt Bắc để củng cố và xây dựng lực lƣợng trƣờng kỳ kháng chiến. Ông đƣợc cử làm tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia và Dân quân tự vệ.
Ngày 02 tháng 01 năm 1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 110/SL phong quân hàm Đại tƣớng cho Võ Nguyên Giáp. Cùng ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn ký các sắc lệnh phong quân hàm Trung tƣớng cho Tƣ lệnh Nam Bộ Nguyễn Bình và quân hàm Thiếu tƣớng cho tám vị