🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Phòng Và Chữa Bệnh Loãng Xương Ebooks Nhóm Zalo PGS.TS. BS. ĐOÀN VÀN ĐÊ Mời các ban tìm đoc PHÒNG VÀ CHỮA I p n Q Ẹ XUỮÍIG =?ià, lãiiiX.' 'ẽií ,E X T O pfi •íM S s ' .^rălriiTĩiir ' IA 'JỈ!Ệ litìg' -^călciiinV„ 'íl™, i!!:ÌííA I (ĨRIIG XLÌÕnG — .niỊiỊiỵa ỉ KĨÌTH - ^TpK®:-' ciinuịt ũóủ tặ son® I nịCTÌE Ị Ã c i 1 ^ssSií 1=?x,„™r . Ễ 'S' icg. í i l Ị|S. Ịtãlătr; 9'5Ig' r ạ Ị^ lặ lá p NHÀ XUẤT BẢN PHỤ Nữ PHÒNG VÀ CHỮA BẸN H LỌ nQ ^B XUDÍÌG PGS.TS. ĐOÀN VẤN ĐỆ PHÒNG VÀ CHỮA L ọ n Q G xưariẼ NHÀ X UẤT BẢN PHỤ NỪ LỜI NÓI ĐẦU Loãng xương là tình trạng giảm chất lượng xương, biến đổi vi cấu trúc dẫn đến giảm sức bền của xương, làm cho xương giảm khả năng thích nghi với các điều kiện hoạt động của cơ thể con người trong mọi tình huống, hậu quả làm cho xương kém bền vững, giòn và dễ gãy. Gãy xương do loãng xương xảy ra khi chỉ có tác động của lực chấn thương nhẹ đã có thể gây gãy xương. Tùy từng vị trí xương bị gãy mà gây hậu quả lâm sàng khác nhau trong đó gãy cổ xương đùi gây hậu quả nặng nề nhất do làm mất khả năng vận động, lâu liền xương, bệnh nhân phải nằm bất động kéo dài dẫn đến tăng nguy cơ tàn phế và tử vong. Loãng xương là bệnh diễn biến thầm lặng không có các biểu hiện lâm sàng rõ rệt, bệnh nhân không biết mình bị bệnh và thầy thuốc không chú ý, khó khăn trong việc xác định chẩn đoán ở giai đoạn sớm. Khi bệnh loãng xương biểu hiện bằng gãy xương thì thường là bệnh đã ở giai đoạn muộn, vì vậy các biện pháp điều trị dự phòng tỏ ra kém hiệu quả. ĐOÀN VĂN ĐỆ Bộ xương trước đây được hiểu đơn thuần chỉ là giá đỡ cho các cơ quan trong cơ thể, tuy nhiên ngày nay các hiểu biết về cấu trúc chức năng của xương đã có những thay đổi mang tính cách mạng, theo đó xương có quá trình chuyển hóa, biến đổi diễn ra hết sức phong phú ngay từ khi đứa trẻ còn là bào thai cho đến khi trưởng thành và có mổi. Hai quá trình mâu thuẫn nhưng thống nhất xảy ra thường xuyên, liên tục trong suốt quá ưình sống của mỗi cá thể là quá trình hủy xương và tạo xương được gọi là chu chuyển xương. Có nhiều yếu tố tham gia và góp phần tác động lên chu chuyển xương. Những hiểu biết về các yếu tố liên quan đến chu chuyển xương và loãng xương đã đem lại những thành công trong dự phòng và điều trị loãng xương. Việc chẩn đoán loãng xương hiện nay đã có nhiều tiến bộ, những tiêu chuẩn chẩn đoán, phân loại loãng xương, các biện pháp dự báo nguy cơ gãy xương do loãng xương không ngừng được cập nhật, các biện pháp dự phòng và điều trị loãng xương ngày càng có hiệu quả giúp giảm tỷ lệ gãy xương, tàn phế và tử vong. Điều đáng chú ý là tỷ lệ loãng xương và gãy xương xảy ở phụ nữ sau mãn kinh chiếm ưu thế so với nam giới và so với các đối tưỢng khác trong cộng đồng. Điều này đã thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu trên thế giới cũng như ở nước ta. Tuy nhiên, với nhiều lý do khác nhau, bệnh loãng xương ở nước ta mới chỉ được chú ý trong những năm gần đây. Những thông tin liên quan đến loãng xương được cung PHÙNG VA CHỮA BỆNH LOÃNG XƯƠNG Cấp bởi nhiều nguồn khác nhau nên cần có tìhiêm những tài liệu có tính hệ thống, cơ bản, cập nhật, dễ hiểu dành cho những người quan tâm đến bệnh này. Xuất phát từ nhu cầu đó và đưỢc sự gỢi ý, giúp đỡ của Nhà xuất bản Phụ nữ, chúng tôi biên soạn cuốn sách Phòng và chữa bệnh loãng xương với mong muốn giúp mọi người có thêm kiến thức phòng và chữa bệnh. Chúng tôi hiểu một tài liệu đáp ứng yêu cầu của các độc giả khác nhau với các mục tiêu khác nhau, vừa cơ bản, dễ hiểu, vừa có tính chuyên sâu rõ ràng là yêu cầu rất khó đối với tác giả. Mặc dù đã có thời gian nghiên cứu, giảng dạy lâu năm nhưng với trìiứi độ có hạn chắc chắn không thể làm hài lòng tất cả bạn đọc, tác giả mong nhận được sự góp ý kiến xây dựng của bạn đọc, của các đồng nghiệp, của các giáo sư bậc thầy để tác giả có cơ hội tiếp thu, bổ sung hoàn chỉnh, đáp ứng tốt hơn nhu cầu phục vụ đông đảo bạn đọc. Hà Nội, tháng 5 năm 2016 Tác giả TÌM HIỄU CHUNG VỀ BỆNH LOÃNG XƯƠNG -^ T h ế nào là loãng xương? Cơ thể con người trưởng thành có tổng cộng 206 xương. Bộ xương của một đứa bé mới sinh có xấp xỉ khoảng 300 thành phần khác nhau, tạo nên một hỗn hỢp xương và sụn. Phần sụn cứng lên để trở thành xương trong một quá trình được gọi là sự hóa xương. Xương trở nên rắn chắc nhờ quá trình gia tăng thành phần canxium (muối canxi phosphate) và dày đặc sợi collagen hơn. Ví dụ, xương bánh chè của trẻ sơ sinh thực chất là sụn, phải mất đến vài năm để chúng biến thành xương. Quá trình phát triển của xương sẽ diễn ra liên tục từ lúc sinh ra cho đến khi con người qua tuổi trưởng thành. Các chất cấu tạo nên xương bao gồm: canxium, phos pho, natri, khoáng chất và sỢi collagen. Muối khoáng (chiếm 70% trọng lượng xương khô) như các muối canxi, magie, mangan, silic, boron, kẽm, đồng v.v... Khoảng 95% đ o An vAn đ ệ chất nền hữu cơ là collagen. Các chất hữu cơ (chiếm 30% trọng lượng xương khô) như các phức hợp protein (là những glucosaminoglycan gồm chondroitin sulfat và acid hyaluronic) kết hỢp với protein. cột sống đỗỉ sống cổ (1; 7)xương hàm ơirới xương đòn chuôi úc xương vai xương ức xương sườn xương CI xưo^g CI khói xương cd chân khỏi xương bàn chân đót ngốn Sơ đồ cấu trúc bộ xương ở người trưởng thành 10 PHỒNG VÀ CHỮA BỆNH LOÃNG XƯƠNG Canxi cần thiết để tạo nến một bộ xương rắn chắc, có thể nâng đỡ được cơ thể. Xương là nơi tích trữ canxi để phóng thích vào dòng máu đến những nơi cần thiết. Lượng canxi và vitamin D được cung cấp qua thức ăn rất cần thiết cho xương. Phần cốt lõi bên trong xương gọi là tủy xương, chứa rất nhiều các tế bào gốc, các tế bào này có chức năng sản xuất ra hồng cầu và tiểu cầu cho máu. Bộ xương của con người có tác dụng như một giá đỡ của cơ thể, góp phần đảm bảo cho các cử động của cơ thể trong các hoạt động sống hàng ngày, đòng thời bộ xương bảo vệ các cơ quan bên trong khỏi bị tổn thương như: hộp sọ bảo vệ bộ não, cột sống bảo vệ tủy sống... Xương có cấu tạo đặc biệt, gồm 2 phần: Phần xương xốp hay gọi là xương bế, tại đây có quá trình chuyển hóa nhanh và mạnh làm cho xương luôn hình thành các tế bào xương mới, thay thế các tế bào xương đã bị hủy. Bình thường hai quá trình tạo xương và hủy xương xảy ra cân bằng đảm bảo cho cấu trúc của xương luôn đưỢc thay đổi giúp xương chắc khỏe. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, loãng xương là một bệnh lý của xương, được đặc trưng bởi sự giảm khối lượng xương và chất lượng của hệ thống xương, dẫn đến giảm sức chống đõ và chịu lực của xương, khi đó, xương sẽ mỏng manh, dễ gãy, dễ lún xẹp, đặc biệt là ở các vị trí chịu lực của cơ thể như cột sống, cổ xương đùi, đầu dưới xương quay... 11 đ o à n vAn đ ệ Bệnh loãng xương hiện nay đã được xem là vấn đề sức khỏe mang tính toàn cầu, được y học thế giới xếp vào một trong những căn bệnh của thế kỷ 21, bởi ảnh hưởng của nó tới sức khỏe và tuổi thọ của con người, đặc biệt là người có tuổi. Vì vậy, Tổ chức Y tế Thế giới đã chọn ngày 20/10 hàng năm là ngày “Quốc tế phòng chống loãng xương”. Hiện nay tuổi thọ của con người được nâng cao, số người trên 65 tuổi ngày càng nhiều và chiếm một tỷ lệ dân số đáng kể, do đó số người mắc loãng xương sẽ ngày càng tăng. Trên thế giới cứ 5 phụ nữ thì có 3 người bị loãng xương sau độ tuổi 50. Riêng tại Việt Nam, theo thống kê năm 2011, cả nước có 2.8 triệu người bị loãng xương, trong đó 70% là phụ nữ, dự báo đến năm 2030, số người bị loãng xương ở Việt Nam có thể sẽ lên đến 4,5 triệu người. Biến chứng do loãng xương nguy hiểm không kém nhồi máu cơ tim và đột quỵ với tỉ lệ tử vong 20% và thương tật vĩnh viễn đến 50%. Loãng xương là tình ưạng chất lượng xương giảm đi dẫn đến dễ bị gãy xương đột ngột và gãy xương tự nhiên mà không liên quan nhiều đến yếu tố chấn thương nặng. Giảm mật độ xương (osteopenia) là tình trạng thay đổi cấu trúc xương làm giảm mức độ cứng, chắc của xương và là giai đoạn sớm cuối cùng gây loãng xương và gãy xương. 12 PHỒNG VA CHỮA BỆNH LOÃNG XƯƠNG Nguyên nhân gây bệnh loãng xương Bệnh loãng xương thường diễn biến âm thầm, không có triệu chứng gì đặc biệt, vì vậy rất ít được quan tâm, phát hiện. Khi khối lượng xương giảm trên 30% mới có biểu hiện lâm sàng, nhiều trường hỢp biểu hiện đầu tiên của loãng xương lại là gãy xương và khi đã gãy xương thì bệnh loãng xương đã nặng. Hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây loãng xương nhưng có một số yếu tố có vai trò quan trọng trong việc tham gia quá trình chuyển hóa xương hay còn gọi là chu chuyển xương. Những yếu tố dưới đây được coi là các yếu tố nguy cơ gây loãng xương: về độ tuổi: Mật độ xương giảm theo độ tuổi, tuổi càng cao, mật độ xương càng giảm. Mật độ xương giảm dần theo tuổi và tỷ lệ gãy xương tăng theo độ tuổi, điều này do chức năng của tạo cốt bào suy giảm và suy giảm hấp thu canxi ở ruột, giảm tái hấp thu canxi ở ống thận. Yếu tố di truyền: Yếu tố gen (di truyền) quyết định khối lượng xương đỉnh ở 60% các trường hỢp là yếu tố không thể thay đổi được. Nếu như bà ngoại, mẹ đẻ từng bị loãng xương thì con gái cũng có nguy cơ cao bị loãng xương. Chính vì tỷ lệ di truyền rất cao nên xác định trong bộ gen, gen nào quyết định về xương sẽ rất hữu ích trong phòng 13 đ o An VAN đ ệ ngừa nguy cơ, có thể ức chế hoặc kích hoạt nguy cơ gây bệnh, ngăn không cho bệnh tiến triển nữa. về chế độ dinh dưỡng: Chế độ ăn không đầy đủ canxi sẽ ảnh hưởng đến sự đạt khối lượng xương đỉnh và sự mất xương sau này. Chế độ ăn nhiều phospho mà hàm lượng canxi thấp cũng sẽ đưa đến giảm mật độ xương. Chế độ ăn thiếu protein sẽ dẫn đến giảm khối lượng xương rõ rệt nhưng nếu cung cấp quá nhiều lượng protein cho cơ thể cũng dẫn đến mất xương do làm tăng mức lọc cầu thận, giảm tái hấp thu canxi ở ống thận. Thói quen hút thuốc, uống rượu cũng ảnh hưởng đến mật độ xương. Những trẻ nhỏ bị thiếu cân, còi xương lúc nhỏ thì khi lớn lên nguy cơ bị loãng xương càng cao, hoặc những người có chế độ ăn kiêng mà thực đơn thiếu canxi trầm trọng cũng khiến tăng nguy cơ bị loãng xương. Trong giai đoạn mang thai và cho con bú, hoặc phụ nữ sinh đẻ nhiều lần mà không ăn uống đủ chất đặc biệt là protid và canxi để bù đắp cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Khối lượng xương đỉnh: Là khối lượng của mô xương lúc kết thúc giai đoạn trưởng thành. Trong quá trình phát triển của cơ thể, sự tạo xương lớn hơn sự mất xương, khối lượng xương tăng dần để đạt tới giá trị tối đa gọi là khối lượng xương đỉnh. Sự phát triển xương manh nhất bắt đầu ở tuổi dậy thì, và đạt đỉnh ở khoảng 30 tuổi. Khối lượng 14 PHỒNG VA CHỮA BỆNH LOÃNG XƯƠNG xương đỉnh ở tuổi trưởng thành là một trong những yếu tố quyết định khối lượng xương của cơ thể. Yếu tố quyết định đến khối lượng xương đỉnh là mức canxi trong chế độ ăn và yếu tố di truyền. về vận động: Sự vận động của các cơ kích thích sự tạo xương và tăng khối lượng xương. Ngược lại, sự giảm vận động dẫn tới mất xương nhanh, ở người cao tuổi sự vận động rất cần thiết để duy trì mô xương, nếu lười vận động, giảm vận động sẽ là yếu tố nguy cơ dẫn đến sự mất xương. Những người bất động quá lâu ngày do bệnh tật, do nghề nghiệp (những người du hành vũ trụ khi ở trong tàu vũ trụ đi ra ngoài không gian)... sẽ có nguy cơ loãng xương cao vì khi bất động lâu ngày các tế bào hủy xương tăng hoạt tính. Chính vì vậy, hoạt động thể lực thường xuyên sẽ giúp cho cơ thể đạt đưỢc khối lượng xương cao nhất lúc trưởng thành. Cân nặng: Yếu tố cân nặng cũng liên quan đến bệnh loãng xương, ở những người nhẹ cân sự mất xương xảy ra nhanh hơn và tần suất gãy cổ xương đùi, lún xẹp đốt sống thắt lưng do loãng xương cao hơn. Ngược lại, cân nặng cao là yếu tố bảo vệ cơ thể khỏi mất xương thông qua việc tăng tạo xương. Chiều cao: Cũng như cân nặng, chiều cao cũng ảnh hưởng đến mật độ xương. Những người có tầm vóc thấp bé, khối lượng xương thấp thì nguy cơ loãng xương sẽ cao hơn. 15 đ o An vAn đ ệ Hormone: Có rất nhiều hormone trong cơ thể tác động đến quá trình chuyển hóa của xứơng: - Hormone cận giáp (parathyroid hormone - PTH) tác động chủ yếu trên quá trình tạo xương, PTH ức chế sự tổng hỢp collagen hoặc chất căn bản của tạo cốt bào. Tuy nhiên, trên cơ thể người PTH có tác dụng kích thích sự tạo xương. Bên cạnh kích thích tạo xương, PTH còn có tác dụng kích thích hủy xương, đây là tác dụng gián tiếp bởi vì trên bề mặt của hủy cốt bào không có thụ thể cảm thụ với PTH. - Hormone tăng trưởng (GH): Không có tác dụng trực tiếp lên hủy và tạo xương, nhưng nó có thể kích thích sự tổng hỢp IGF1 (insulin like growth íactor 1) của tế bào xương. - Hormone sinh dục: Các hormone sinh dục giữ vai trò rất quan trọng trong sự trưởng thành của mô xương. Ảnh hưởng của androgen và estrogen trong việc phòng sự mất xương liên quan đến tuổi, đặc biệt với nữ giới trong giai đoạn mãn kinh. Một số phụ nữ sau mãn kinh tỉ lệ mất xương hàng năm tăng tới mức 5%/năm, trong khi tỉ lệ mất xương trung bình là 1 %/năm. Trong cơ thể, estrogen có tác dụng ức chế hủy xương gián tiếp thông qua các hormone khác hoặc thông qua tác 16 PHỒNG VA CHỮA BỆNH LOÃNG XƯƠNG động của các yếu tố tăng trưởng tại chỗ. Một số nghiên cứu đã cho thấy trên bề mặt của tạo cốt bào có các thụ thể với estrogen và ảnh hưởng trực tiếp lên quá trình tạo xương. Ngoài ra, estrogen còn ảnh hưởng đến việc tạo ra các yếu tố tăng trưởng tại chỗ như IGF, cytokin, interleukin 1 tham gia vào quá trình tạo xương. Các hormone sinh dục nam và nữ (androgen và estrogen) cần thiết cho sự trưởng thành của mô xương và việc phòng ngừa mất xương theo tuổi, ở nữ giới có sự thiếu hụt rất lớn lượng estrogen sau giai đoạn mãn kinh. Còn ở nam, tuổi càng cao thì lượng testosteron càng giảm do số tế bào leydig bị giảm đi đáng kể. Ngoài việc giảm testosteron thì sự thiếu hụt estradiol cũng góp phần vào sự loãng xương ở nam giới. Những người thiểu năng các tuyến sinh dục nam và nữ (suy buồng trứng sớm, mãn kinh sớm, cắt buồng trứng, thiểu năng tinh hoàn...) sẽ có nguy cơ loãng xương nhiều hơn. - Các hormone tuyến giáp (thyroid hormones): Rất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của xương, chúng tác động lên sự tạo sụn trong sự liên kết với IGF1. Ngoài ra các hormone này còn có tác dụng kích thích sự hủy xương. Các hormone tuyến giáp không giữ vai trò trong việc kích thích tổng hỢp chất căn bản của mô xương hoặc sự sao chép của các tạo cốt bào. 17 ĐOÀN VAN Đệ - Glucocorticoid: Có tác dụng rõ rệt lên chuyển hóa xương và chất khoáng của xương. Trong cơ thể nó kích thích sự hủy xương và có lẽ làm giảm sự hấp thu canxi, tăng đào thải canxi và phospho ở thận, ảnh hưởng đến chuyển hóa vitamin D và làm tăng PTH. Sử dụng Glucocorticoid kéo dài sẽ ức chế tổng hỢp collagen do làm giảm sự sao chép của tiền tạo cốt bào dẫn đến mất nhiều tạo cốt bào gây loãng xương. - Calcitonin (CT): Tác dụng chủ yếu là ức chế quá trình hủy xương nhưng không ảnh hưởng đến quá trình tạo xương. - Insulin; Là hormone do tế bào p của tụy bài tiết. Vai trò chính của insulin là làm hạ đường huyết. Trên xương, insulin điều hòa sự hủy xương, kích thích tổng hợp chất căn bản của xương và tạo sụn. Insulin là yếu tố rất cần thiết cho sự khoáng hóa bình thường của xương, thiếu sẽ làm giảm khoáng hóa và sự phát triển của xương. - Vitamin D (1,25 dihydroxy vitamin D3): Chủ yếu được tổng hỢp ở thận, có chức năng tương tự PTH. Vitamin D có tác dụng kích thích tủy xương và ức chế sự tổng hỢp collagen hoặc chất căn bản của mô xương. Vitamin D rất càn thiết cho sự khoáng hóa bình thường của xương, mặc dù nó không kích thích trực tiếp lên sự tạo xương. 18 PHÒNG VÀ CHỮA BỆNH LOÃNG XƯƠNG Các vitamin và khoáng chất: - Vitamin C; cần thiết để xây dựng sỢi collagen, thiếu vitamin c sự tạo chất ưền xương bị cản trở đến mức có thể gây loãng xương. - Phospho: Thiếu phospho vì thiếu vitamin D hoặc nguyên nhân khác cản trở sự vô cơ hóa của chất tiền xương, cũng có thể sinh ra còi xương hoặc nhuyễn xương. Trong một vài điều kiện đặc biệt, thiếu phospho gây loãng xương do tăng hủy xương và giảm tạo xương. Cường chức năng tuyến giáp (bệnh Basedovv), điều trị dùng các thuốc chống co giật kéo dài cũng làm tăng mất xương. Chế độ ăn quá thừa chất đạm cũng có thể gây tổn thương cấu trúc xương, do tăng bài tiết canxi qua nước tiểu, ngược lại các thức ăn có tính kiềm như rau, quả cho thấy có tác dụng có lợi trên chuyển hóa xương. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của các tác dụng này đến nay vẫn chưa rõ. Các yếu tố huyết học cũng có thể liên quan đến tình trạng loãng xương thứ phát (các bệnh ác tính như bệnh đa u tủy xương, bệnh lymphoma, bệnh bạch cầu có thể gây tăng tiết các chất cytokine trực tiếp tại tủy xương gây tăng hủy xương. Các khối u ác tính di căn đến xương cũng gây mất chất xương khu trú và gây gãy xương bệnh lý. 19 đ o An VAN đ ệ Việc sử dụng một số thuốc như chống động kinh (Dihydan), thuốc chữa bệnh tiểu đường (Insulin), thuốc chống đông (Heparin) và đặc biệt là các thuốc kháng viêm nhóm Corticosteroid (Corticosteroid một mặt ức chế trực tiếp quá trình tạo xương, mặt khác làm giảm hấp thụ canxi ở ruột, tăng bài xuất canxi ở thận và làm tăng quá trình hủy xương)... cũng gây giảm mật độ xương và loãng xương. ^ Làm thế nào để phát hiện bệnh sớm? Loãng xương là quá trình biến đổi cấu trúc khung xương và mật độ chất khoáng của xương. Quá trình này diễn biến kéo dài, ít có các biểu hiện lâm sàng nên người bệnh không thể nhận biết sớm được các dấu hiệu của loãng xương. Khi đã bị gãy xương thường là hậu quả của loãng xương ở giai đoạn muộn và mức độ loãng xương đã nặng. Chính vì vậy nhiều người gọi loãng xương là “kẻ giết người thầm lặng” vì gãy xương dẫn đến mất khả năng vận động, chậm liền xương, thường bệnh nhân gãy xương do loãng xương phải nằm bất động lâu ngày, dễ gây loét điểm tỳ, bội nhiễm, các vi khuẩn gây bệnh đặc biệt là viêm phổi ở người cao tuổi làm tăng tỷ lệ tử vong sau gãy xương do loãng xương. Những người thuộc nhóm có nguy cơ cao bị loãng xương càn chú ý phát hiện sớm những dấu hiệu khác thường của cơ thể để được kiểm tra sức khỏe kịp thời. Các bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp sẽ chỉ định 20 PHÒNG VÀ CHỮA BỆNH LOÃNG XƯƠNG các biện pháp thăm dò để chẩn đoán loãng xương. Chụp X quang quy ước ở các vỊ trí cột sống, khớp háng, đầu dưới xương quay là những nơi hay bị loãng xương và gãy xương do loãng xương vì ở đó cấu trúc xương xốp chiếm ưu thế so với xương đặc. Đo mật độ khoáng của xương, khám và phát hiện các yếu tố nguy cơ gây loãng xương, nguy cơ gãy xương do loãng xương là việc làm cần thiết. Bệnh loãng xương thường được phát hiện khi bệnh đã tiến triển nặng, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt. Lúc đầu, người bệnh không cảm thấy khó chịu vì bệnh diễn biến thầm lặng, không có dấu hiệu nào rõ ràng, thường chỉ là một vài triệu chứng đau, nhức, mỏi không cố định, có khi mơ hồ, vu vơ ở cột sống lưng, ở dọc các chi, ở các đầu xương,... Càng về sau, khi khối lượng khoáng chất bị mất ngày càng nhiều, các triệu chứng đau nhức sẽ rõ ràng dần lên, tập trung nhiều hơn ở các vùng xương chịu lực của cơ thể như hông, thắt lưng, khớp gối. Loãng xương thông thường sẽ đi kèm với bệnh thoái hóa khớp, đây cũng là bệnh thường gặp ở người có tuổi. Tinh trạng loãng xương sẽ làm cho quá trình thoái hóa khớp nặng thêm, và quá trình này cũng làm cho bệnh loãng xương nặng nề hơn. Khi xương đã bị yếu do loãng xương sẽ thấy xuất hiện các dấu hiệu như đau lưng, nhẹ hoặc nặng nếu có gãy hoặc lún xẹp cột sống. Chiều cao cơ thể giảm dần so với lúc trẻ, có người còn bị gù vẹo lưng; dễ bị gãy xương sau những chấn thương 21 ĐOÀN VÂN ĐỆ như gãy cột sống, gãy xương chậu, gãy cổ tay, cánh tay, cẳng chân, xương đùi, nhất là cổ xương đùi ở ngươi cao tuổi. Mật độ xương phụ thuộc vào canxi, phospho và các loại muối khoáng khác của xương. Khi xương có lượng khoáng ít hơn bình thường, chúng sẽ yếu đi và thật sự mất cấu trúc nên thưa loãng và dễ gãy. Tmh ưạng giảm mật độ xương được chẩn đoán bằng các phương pháp đo mật độ chất khoáng của xương hoặc tình trạng tiêu chất xương gây gãy xương do loãng xương ừên phim chụp X quang. Đo mật độ khoáng của xương có giá trị tiên lượng nguy cơ gây gãy xương tốt nhất. Nhưng chất lượng xương có ý nghĩa quan trọng đến sức bền của xương. Việc xác định chất lượng xương cần dùng các phương pháp chẩn đoán hiện đại như chụp cộng hưởng từ, chụp cắt lớp vi tính định lượng. Những biểu hiện loãng xương có thể nhận biết như: Đau xương: Thường đau ở vùng xương chịu gánh nặng của cơ thể (cột sống, thắt lưng, xương chậu, xương hông, đầu gối), đau nhiều lần nếu là sau chấn thương, đau âm ỉ nếu là tự phát. Đau sẽ tăng lên khi vận động, đi lại, đứng ngồi lâu và sẽ thuyên giảm khi nằm nghỉ. Đau cột sống, đau thắt ngang cột sống hoặc đau lan sang một hoặc hai bên mạn sườn do kích thích các rễ thần kinh liên sườn, đau dọc theo các dây thần kinh liên sườn, 22 PHÒNG VÀ CHỮA BỆNH LOÃNG XƯƠNG dọc theo dây thần kinh đùi, thần kinh tọa, có khi đau tăng lên do hắt hơi, ho, nín hơi, sổ mũi, xì hơi, cười to, khóc to... Cột sống sẽ biến dạng đường cong bình thường, như gù, vẹo, còng lưng. Chiều cao của cơ thể giảm vài centimet so với tuổi lúc còn trẻ. Khi đau nhiều các cơ cạnh côt sống sẽ co cứng, nên bệnh nhân khó thực hiện các động tác như: cúi, ngửa, nghiêng người, quay người, cột sống cứng đờ. Dấu hiệu toàn thân thường gặp là cảm giác lạnh hoặc ớn lạnh, hay bị chuột rút, vọp bẻ, thường ra mồ hôi. Thường gặp kèm theo các rối loạn khác của tuổi già (béo bệu, giãn tĩnh mạch chân, thoái hóa khớp, cao huyết áp, vữa xơ mạch máu...). Biểu hiện lâm sàng có thể xuất hiện đột ngột sau một chấn thương nhẹ (ngã, đi xe đường quá xóc...), có thể xuất hiện từ từ tăng dần. Những người thuộc nhóm có nguy cơ cao bị loãng xương cần chú ý phát hiện những dấu hiệu của cơ thể để kiểm tra sức khỏe kịp thời, cần đi khám bệnh sớm, ngay khi có các dấu hiệu đau mỏi mơ hồ ở cột sống, ở hệ thống xương khớp, dọc các xương dài (đặc biệt xương cẳng chân), đau mỏi cơ bắp, vọp bẻ (chuột rút)... Các bác sĩ chuyên khoa sẽ cho kiểm tra bằng cách: Chụp X quang 23 đ o An v An đ ê xương hoặc cột sống; Đo khối lượng xương; Khám và phát hiện các yếu tố nguy cơ. Để phòng tránh bệnh loãng xương, mọi người cần có ý thức tập luyện thể dục thể thao, tăng cường hoạt động ngoài trời, tập vận động thường xuyên và phù hỢp với sức khỏe. Tập thể dục có thể giúp củng cố sức mạnh của xương và duy trì mật độ xương, làm chậm lại quá trình mất xương. Khi mới bắt đầu tập thể dục thì chưa thấy được lợi ích rõ rệt, nhưng sẽ đạt được lợi ích cao nhất nếu bắt đầu luyện tập thường xuyên từ khi còn trẻ và tập liên tục đến khi về già. Nên phối hỢp bài tập sức mạnh với bài tập mang nặng. Khi luyện tập sức mạnh giúp tăng cường co cơ, nhờ lực từ cơ tác động lên xương của chi như xương của cánh tay, cẳng tay, xương đùi, xương cẳng chân, cột sống để có mật độ xương chắc khỏe. Các động tác mang vác nặng, đi bộ, chạy, leo cầu thang, nhảy dây, trượt tuyết chủ yếu ảnh hưởng lên chân, xương chậu, cột sống, có tác dụng giúp các phần xương này tăng cường mật độ chắc khỏe hơn. Ngoài việc duy trì lối sống năng động, cũng cần tránh các thói quen xấu: uống nhiều rượu, bia, cafe, thuốc lá... Chế độ ăn uống luôn luôn bảo đảm một chế độ ăn uống đầy đủ protein và khoáng chất, đặc biệt là canxi. Cung cấp đầy đủ canxi và vitamin D là yếu tố quan trọng trong việc giảm nguy cơ loãng xương, số lượng canxi cần để bảo vệ 24 PHÒNG VA CHỮA BỆNH LOÃNG XƯƠNG xương phụ thuộc theo tuổi. Nhu cầu canxi của cơ thể lớn nhất vào thời kỳ niên thiếu và trưởng thành, khi bộ xương đang phát triển nhanh chóng hoặc khi phụ nữ mang thai hay cho con bú. Phụ nữ sau mãn kinh và người già cũng cần sử dụng canxi nhiều hơn. Phụ nữ tiền thời kỳ mãn kinh có sử dụng hormone liệu pháp thì nên sử dụng ít nhất 1 .OOOmg canxi và 800UI vitamin D mỗi ngày. Còn đối với phụ nữ sau mãn kinh không sử dụng hormone liệu pháp, những ngươi có nguy cơ loãng xương do steroid và tất cả phụ nữ trên 65 tuổi nên dùng l.SOOmg canxi và trên 800UI vitamin D mỗi ngày. Vì vậy sữa và các chế phẩm từ sữa (bơ, phomát, yagurt...) là thức ăn lý tưởng cho một khung xương khỏe mạnh. Chế độ này cần được duy trì suốt cuộc đời mỗi người. Loãng xương thường ờ lứa tuổi nào? Bệnh loãng xương thường coi là bệnh lý ở phụ nữ lớn tuổi nhưng thực tế là loãng xương bắt đầu từ giai đoạn sớm hơn. Phụ nữ có mật độ xương ở mức cao nhất ở lứa tuổi 30 và họ cần phải có đủ lượng canxi để tạo xương và duy trì sức khỏe ở giai đoạn còn lại. ở Mỹ có gần 10 triệu người mắc bệnh loãng xương, phụ nữ chiếm trên 80% trong số đó. Người ta dự đoán rằng cứ 1 trong 2 phụ nữ và 1 trong 8 nam giới trên 50 tuổi bị bệnh loãng xương. Theo Tổ chức 25 đ o An v An đ ệ Y tế Thế giới, tỷ lệ bệnh loãng xương trong phụ nữ da trắng sau mãn kinh vào khoảng 14% ở độ tuổi từ 50-59, 22% trong độ tuổi từ 60-69, 39% trong độ tuổi từ 70-79 và 70% ở độ tuổi từ 80 trở lên. Ngay từ khi còn trẻ cho đến tuổi trưởng thành trong cơ thể luôn diễn ra hai quá trình: hủy xương và tái tạo xương. Quá trình này ngươi ta gọi là quá trình “tái cấu trúc” hay còn gọi là chu chuyển xương, ở người trẻ tuổi quá trình tạo xương diễn ra chiếm ưu thế hơn so với quá trình hủy xương. Kết quả là xương phát triển cả về chiều dài, khối lượng, chất lượng và mật độ khoáng cũng như cấu trúc của khung xương làm tăng cường sức bền. Vì vậy xương ở người trẻ tuổi trưởng thành có mật độ khoáng cao nhất, cấu trúc khung xương hoàn chỉnh và có độ chắc khỏe nhất so với các lứa tuổi khác, ở độ tuổi từ 18-30 tuổi mật độ xương và cấu trúc xương đạt mức độ cao và hoàn chỉnh nhất, khi đó mật độ chất khoáng của xương được gọi là khối lượng xương đỉnh (peak bone mass). Sau thơi kỳ này quá trình phân hủy cấu trúc xương cũ (hủy xương) diễn ra mạnh hơn quá trình tạo mô xương mới (tạo xương) làm mất dần cấu trúc xương. Khi đó, quá trình gây loãng xương bắt đầu xảy ra. 26 PHÒNG VÀ CHỮA BỆNH LOÃNG XƯƠNG Xương của người khỏe Xương của người bị loãng xương Bệnh loãng xương là tình trạng suy giảm về khối lượng và mật độ xương. Bệnh đặc biệt thường được phát hiện ở người có tuổi. Loãng xương được coi là kẻ giết người thầm lặng bởi quá ưình dẫn tới loãng xương là một quá trình kéo dài, hầu như xảy ra với tất cả mọi người bắt đầu từ sau tuổi 30, nhưng gần như rất ít biểu hiện, khiến mọi người thường chủ quan. Đến khi phát hiện đã bị loãng xương thì rất khó hồi phục hoàn toàn, việc điều trị cũng rất khó khăn, tốn kém cả về tài chính lẫn thời gian. Chính vì vậy, để quá ưình hủy xương diễn ra chậm hơn ở người cao tuổi, đặc biệt là phụ nữ tuổi mãn kinh, cần có biện pháp bảo vệ hệ xương đúng cách và đúng thời điểm. Đó chính là đầu tư ngay từ 27 đ o An vAn đ ệ từ nhỏ để có khối lượng xương đỉnh lớn nhất. Khối lượng xương đỉnh sẽ đạt ở độ tuổi 25-30. Để có khối lượng xương ^ủàí cao nhất, đồng nghĩa với việc phải đầu tư tốt cho xương của trẻ từ khi còn trong bụng mẹ đến tuổi trưởng thành, để khi trưởng thành có chiều cao tốt nhất cũng như hệ xương vững chắc nhất. Con số đạt chuẩn đối với nam là >l,76m, nữ là >l,64m. Muốn đạt được điều này, quan trọng nhất là chế độ dinh dưỡng phải luôn chú trọng bổ sung đầy đủ và liên tục các khoáng chất cần thiết như canxi, kẽm, magie, DHA, Chondroitin,... ở tuổi trưởng thành, mỗi người đều cần phải có chế độ dinh dưỡng phù hợp, thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao để có một bộ xương chắc khỏe. Đặc biệt phụ nữ là đối tượng mắc bệnh loãng xương nhiều hơn nam giới nên cần chú ý trong việc bảo vệ hệ xương đúng cách. Chúng ta thường nghe nói về tầm quan trọng của việc phụ nữ đảm bảo đủ lượng canxi được hấp thu. Nhưng điều quan trọng là việc cung cấp lượng canxi dồi dào cho cơ thể ngay từ trẻ nhỏ đến tuổi thanh niên sẽ làm tăng khả năng tạo xương chắc, khỏe cho tuổi trung niên và khi về già. -4* Khí nào thì cơ thể phụ nữ xảy ra loãng xương? Hầu hết các phụ nữ có mật độ xương cao nhất (còn gọi là mật độ xương đỉnh) ở độ tuổi từ 25-30. Mật độ xương 28 PHÒNG VÀ CHỮA BỆNH LOÃNG XƯƠNG đỉnh cơ thể đạt sớm hơn ở một số người tùy thuộc một số yếu tố liên quan như chế độ dinh dưõng, thói quen có lợi, đủ vitamin và các nguyên tố vi lượng V.V.. Khi mật độ xương đạt đến đỉnh cao nhất bắt đầu có xu hướng giảm dần tại thời điểm nào đó (thông thường ở khoảng 35 tuổi) phụ nữ bắt đầu có hiện tượng mất dần các chất khoáng của xương. Bước vào thời kỳ mãn kinh, phụ nữ phải đối mặt với vô vàn phiền toái từ tuổi tác như lão hóa da, tính khí thay đổi thất thưòng, nhưng đáng sợ hơn cả là bệnh loãng xương. Sau 30 tuổi, chị em phụ nữ sẽ phải đối diện với các triệu chứng đau buốt tay chân, xương khớp và chấp nhận loãng xương như một bệnh song hành cùng tuổi tác. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, có tới 1/3 phụ nữ trong tuổi mãn kinh bị bệnh loãng xương, và loãng xương là vấn đề mang tính xã hội. ở Việt Nam, có tới 20% chị em ở độ tuổi mãn kinh gặp vấn đề về loãng xương. Tmh trạng mất xương diễn ra từ từ, dần dần hàng năm nhưng sau khi mãn kinh 5-10 năm tốc độ mất xương ở phụ nữ tăng lên nhanh chóng. Sau đó nhiều năm xuất hiện các hốc xương do quá trình tái tạo xương mới không lấp đầy các hốc xương đã bị tiêu hủy. Đó chính là lý do dẫn đến loãng xương. 29 đ o An VAN đ ệ Trong thời gian này thậm chí chúng ta vẫn cho rằng xưong còn đủ độ chắc khỏe để tránh các gãy xương thông thường và không có bất kì dấu hiệu nào để cảnh báo là đang có bệnh. Tình trạng mất xương này chỉ có thể phát hiện được khi làm các xét nghiệm thăm dò đánh giá mật độ xương. Với chị em phụ nữ, hormone nội tiết esưogen quyết định hình thái, sắc đẹp của phụ nữ. Đặc biệt esrtogen đóng vai trò chung trong cơ thể là vận chuyển và gắn kết canxi với tế bào khung xương. Bởi thế, khi bước vào tuổi mãn kinh, lượng estrogen suy giảm sẽ ảnh hưởng rất lớn tới xương của phụ nữ. Trong cơ thể, estrogen có tác dụng ức chế hủy xương gián tiếp thông qua các hormone khác hoặc thông qua tác động của các yếu tố tăng trưởng tại chỗ. Một số nghiên cứu đã cho thấy trên bề mặt của tạo cốt bào có các thụ thể với estrogen và ảnh hưởng trực tiếp lên quá trình tạo xương. Ngoài ra, estrogen còn ảnh hưởng đến việc tạo ra các yếu tố tăng trưởng tại chỗ như IGF, cytokin, interleukin 1 tham gia vào quá trình tạo xương. Đây là bệnh loãng xương nguyên phát typ 1. Như vậy, phụ nữ sau mãn kinh sẽ phải gánh chịu hai quá trình gây loãng xương, đó là loãng xương do tuổi và loãng xương do thiếu hụt estrogen, làm cho họ bị loãng xương sớm hơn, nhanh hơn, nặng hơn nam giới. 30 PHÒNG VA CHỬA BỆNH LOÃNG XƯƠNG Nam giới có bị loãng xương không? Nam giới cũng bị loãng xương, tuy nhiên ở nam giới loãng xương xảy ra muộn hơn so với nữ giới do nam giới có mật độ xương cao hơn và tỷ lệ mất xương thấp hơn nữ giới (Vào khoảng 65 tuổi và tiến triển chậm hơn so với nữ giới). Khi bị loãng xương thì triệu chứng giống như ở phụ nữ, cơ thể giảm khả năng vận động và đau. Do quan niệm cho rằng bệnh loãng xương là bệnh của nữ giới nên nam giới ít quan tâm đến việc phòng ngừa và phát hiện bệnh cũng như có biện pháp điều trị nên hậu quả gãy xương ở nam giới thường nghiêm trọng hơn ở nữ giới, khoảng 30% đàn ông chết trong vòng một năm sau khi bị gãy xương vùng hông trong khi đó tỷ lệ này ở nữ chỉ là 12%. Khoảng 50% nam giới bị loãng xương không rõ nguyên nhân, ngoài lí do tuổi tác. Trong suốt cuộc đời, cơ thể luôn tạo ra mô xương mới để thay thế cho mô xương cũ được đào thải thông qua chu chuyển xương, liên tục thay thế mô xương cũ bị hủy, mô xương mới được tạo ra để đảm bảo chất lượng xương luôn chắc khỏe, ở độ tuổi 18 đến 30, khối lượng xương đạt cao nhất. Đây là nguồn dự ưữ khoáng chất cho suốt cuộc đời sau này. Khi có tuổi, quá trình tạo xương và hủy xương mất cân bằng do sự lão hóa, các hormone sinh dục giảm thấp, việc hấp thụ canxi và vitamin D (hai nguyên liệu chính để tham gia quá trình tạo xương) bị giảm 31 đ o An VAN đ ệ sút dẫn đến hủy xương chiếm ưu thế so với sự tạo xương dẫn đến loãng xương. Do đó, tỷ lệ loãng xương càng tăng ở những người có khối lượng xương đỉnh thấp khi ở độ tuổi trưởng thành. '4' Tại sao phụ nữ lại dễ bị loãng xương hơn nam giới? Bệnh loãng xương thường phổ biến ở nữ giới hơn nam giới. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến phân biệt về giới của bệnh loãng xương. Thứ nhất, bệnh loãng xương có tính di truyền và nếu những phụ nữ tiền sử gia đình có bà hoặc mẹ bị loãng xương thì họ sẽ được thừa hưởng một bản sao bộ xương yếu ớt dễ gãy từ bà hay mẹ của họ. Thứ hai, nữ giới có hình dáng cơ thể nhỏ hơn nam giới nên kích thước bộ xương nhỏ và khối lượng xương đỉnh thấp hơn nam giới. Đặc biệt, phụ nữ châu Á có khối xương nhỏ, thường gầy yếu và có lối sống tĩnh tại hơn nam giới nên có nguy cơ mắc bệnh loãng xương hơn nam giới. Phụ nữ cũng thường có chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, đặc biệt là khẩu phần canxi trong bữa ăn. Sau khi đạt khối lượng xương đỉnh tối đa, hàng năm phụ nữ cũng mất đi từ 1-3% khối lượng xương sau tuổi 30 nhất là những năm tháng trong tuổi sinh đẻ thì tỉ lệ xương bị hao hụt càng nghiêm trọng hơn. Nữ giới mất xương nhiều hơn 40% so với nam giới. Tinh trạng mất xương diễn ra nhanh hơn bắt đầu từ độ tuổi mãn kinh 32 PHÒNG VA CHỮA BỆNH LOÃNG XƯƠNG và gia tăng nhanh chóng trong 20 năm sau mãn kinh. Thứ ba, phụ nữ sau khi mãn kinh, buồng trứng ngưng hoạt động dẫn tới thiếu hụt estrogen (5 năm đầu tiên sau mãn kinh, khoảng 25% lượng estrogen của cơ thể đã mất đi) nên các tế bào hủy xương hoạt động ngày càng mạnh, khối lượng xương mất đi từ 2-4% mỗi năm, trong suốt 10- 15 năm đầu sau khi mãn kinh. Phụ nữ mất kinh kéo dài trên 12 tháng; phụ nữ mãn kinh, hay mãn kinh sớm trước 45 tuổi sẽ bị mất xương nhiều hơn và dễ mắc chứng loãng xương. Phẫu thuật cắt buồng trứng cũng làm mất xương nhanh chóng (12%/năm). Thứ tư, phụ nữ phải trải qua thời kỳ mang thai và cho con bú. Trong giai đoạn này, cơ thể người mẹ phải cung cấp nguồn canxi rất lớn cho phát triển thai và cho nuôi con bằng sữa mẹ. Do đó họ bị giảm lượng canxi nhanh chóng nếu không đưỢc cung cấp lượng canxi đầy đủ. Những người có từ ba con trở lên dễ bị loãng xương hơn. Thứ năm, phụ nữ thường hay bị một số bệnh hệ thống như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp. Chính các bệnh này và các thuốc điều trị bệnh như corticoid là thủ phạm gây nên sự mất xương thái quá. Các bệnh nội tiết như tiểu đường, cường cận giáp, bệnh lý tuyến giáp hay bệnh gan, thận, bệnh đường tiêu hoá cũng làm gia tăng nguy cơ loãng xương. 33 ĐOÀN VAN Đệ Thứ sáu, là đặc điểm cầu trúc và hình thái xương của phụ nữ. Xương bị loãng xương có tình trạng mỏng vỏ xương, rỗ trong vỏ xương, mỏng bè xương và đứt các liên kết gian bè. Từ sau 30 tuổi sẽ bắt đầu quá trình mất xương. Từ 45- 60 tuổi (tương ứng với giai đoạn mãn kinh của nữ) mất xương tăng đột ngột dẫn đến loãng xương. Chính vì vậy mọi người, đặc biệt là phụ nữ cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa tích cực và điều trị trong giai đoạn này để giúp duy trì khối xương, phòng chống loãng xương và giảm nguy cơ gãy xương. Dù đang còn trẻ khỏe, cũng nên dự phòng loãng xương càng sớm càng tốt. Đối với phụ nữ sau tuổi 40 và người cao tuổi (trên 50 tuổi), nên đo mật độ xương đinh kỳ 3-6 tháng để tầm soát nguy cơ loãng xương. Mức độ phổ biến của loãng xương Một trong những thành tựu của y học nói riêng và của khoa học kỹ thuật nói chung là nâng cao tuổi thọ cho con người. Với sự gia tăng tuổi thọ, số người có tuổi (trên 65 tuổi) ngày càng cao và chiếm một số lượng rất đáng kể trong dân số. Hiện nay, số người có tuổi chiếm trên 12% dân số thế giới, dự tính đến năm 2020, con số này sẽ là 17% (chiếm 40% chi phí y tế của toàn xã hội). 34 PHÒNG VÀ CHỮA BỆNH LOÃNG XƯƠNG Từ trên 10 năm nay, bệnh loãng xương đã được xem là một vấn đề sức khỏe mang tính toàn cầu vì ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của người có tuổi (đặc biệt là phụ nữ) và đòi hỏi chi phí rất lớn về y tế của xã hội. Loãng xương được coi là một trong bốn vấn đề lớn được đặc biệt quan tâm trong thập niên 2000-2010, thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, mà Liên hiệp quốc và Tổ chức Y tế Thế giới đã đề xướng là “Thập niên xương và khớp”. Hiện nay loãng xương đang được coi là một bệnh dịch âm thầm, ngày càng gia tăng, đang có xu hướng lan rộng khắp thế giới, đặc biệt là tại các nước châu Á. Có một con số rất đáng báo động là: Khoảng 50% phụ nữ trên 50 tuổi bị loãng xương; Trên 40% phụ nữ trên 70 tuổi bị gãy xương do loãng xương. Với tuổi thọ trung bình của dân số ngày càng tăng cao thì tỉ lệ người bị loãng xương cũng tăng dần. ở những người trên 50 tuổi thì có khoảng 55% số người này có nguy cơ loãng xương, ở Mỹ có khoảng 10 triệu người bị loãng xương cả 2 giới nam và nữ, khoảng 34 triệu người có mật độ xương thấp (giảm mật độ xương) và có thể làm tăng nguy cơ gây loãng xương. Loãng xương tăng nguy cơ gãy xương. Gãy xương do loãng xương thường xảy ra ở những vị trí có xương bè 35 đ o à n vAn đ ệ chiếm tỉ lệ cao như cột sống, cổ xương đùi, và đầu dưới xương cánh tay. Những người trên 80 tuổi thì cứ 3 phụ nữ có 1 người bị gãy cổ xương đùi và cứ 5 người nam có 1 người bị bệnh tương tự. Tình trạng này gọi là xương giòn, dễ gãy “Pragility”. Chi phí hàng năm cho điều trị loãng xương khoảng 2,5 tỉ euro ở các nước châu Âu, còn ở Mỹ khoảng 19 tỉ đô la chi phí tại bệnh viện cho điều trị loãng xương (vượt quá chi phí điều trị đột quỵ não và nhồi máu cơ tim). Theo số liệu của Tổ chức chống loãng xương Quốc tế (IOF), loãng xương là nguyên nhân đứng hàng thứ hai gây nên bệnh tật, chỉ sau bệnh tim mạch. Loãng xương diễn biến thầm lặng, nhưng có thể gây nên hậu quả nặng nề như gãy xương, từ đó người bệnh sẽ bị tàn phế, mất khả năng lao động, giảm tuổi thọ... Hậu quả của bệnh loãng xương là khá nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, kinh tế - xã hội của toàn cộng đòng. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đến năm 2050 sẽ có 21% dân số thế giới mắc bệnh này, trong đó 51% nằm ở các nước châu Á trong đó có Việt Nam. Hầu hết các trường hỢp loãng xương ở phụ nữ là xảy ra sau mãn kinh, tỉ lệ này tăng lên theo tuổi. Tại Mỹ năm 36 PHÒNG VÀ CHỬA BỆNH LOÃNG XƯƠNG 2009 có 13-18% phụ nữ da trắng trên 50 tuổi bị loãng xương ở cổ xương đùi, 37- 50% bị giảm mật độ xương. Tỉ lệ loãng xương ở phụ nữ nhóm 50-59 tuổi là 4% và tăng lên 52% ở nhóm phụ nữ trên 80 tuổi. Tại Thái Lan, tỉ lệ loãng xương dựa trên đo mật độ xương bằng DXA là 13,6% ở vùng cổ xương đùi, 19,6% tại cột sống thắt lưng và tỉ lệ loãng xương cũng tăng theo lứa tuổi: Phụ nữ dưới 45 tuổi tỉ lệ loãng xương là 2%, phụ nữ trên 75 tuổi tỉ lệ loãng xương là 60%, tỉ lệ loãng xương chung của phụ nữ mãn kinh xấp xỉ 30%. Tỉ lệ loãng xương tại Indonesia là 19,7% ở những người trên 18 tuổi. Hậu quả của loãng xương là gãy xương, gây thiệt hại rất lớn về kinh tế do chi phí điều trị gãy xương lớn, đồng thời dẫn tới tàn phế, giảm chất lượng cuộc sống và từ đó làm tăng nguy cơ tử vong cho người bệnh, ở Mỹ các nghiên cứu cho thấy loãng xương có liên quan đến trên 90% tất cả các trường hợp gãy xương đốt sống và gãy cổ xương đùi ở phụ nữ Mỹ da trắng từ 65-84 tuổi, ở phụ nữ Mỹ trên 65 tuổi tình trạng gãy xương không phải chỉ xảy ra ở những người được chẩn đoán loãng xương theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO có chỉ số T< -2,5) mà xuất hiện ngay cả ở những người có giảm mật độ xương (T-score > -2,5); ở nhóm có chỉ số T <-2,5 tỉ lệ gãy xương tại cổ xương đùi, cột sống và gãy xương chung tương ứng là 28%, 25% và 37 đ o An vAn đ ệ 13%; trong khi đó nếu thống kê những người có chỉ số T< -1,5 thì tỉ lệ gãy xương tại các vị trí trên tương ứng là 51%, 38% và 25%. Tại Thái Lan, nguy cơ gãy xương ở những phụ nữ trên 50 tuổi là 39,7%. Chi phí điều trị cho loãng xương và gãy xương do loãng xương tại Mỹ năm 2004 lên đến 849 tỉ USD, chiếm 7,7% GDP. Loãng xương và gãy xương là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tàn phế cho người bệnh, đặc biệt ở người cao tuổi. Theo ước tính gãy cổ xương đùi có thể làm tăng nguy cơ tử vong 20%/năm đầu, 40% mất khả năng đi lại độc lập, 60% không thể thực hiện ít nhất một hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày. Theo kết quả nghiên cứu trên 120 phụ nữ trên 65 tuổi gãy cổ xương đùi theo dõi sau 6 tháng có 22 bệnh nhân tử vong (18,3%), 49% bệnh nhân không thể tự mặc quần áo, 32% không thể di chuyển độc lập. Tại Việt Nam chưa có số liệu trên toàniquốc, tuy nhiên theo nghiên cứu của HÒ Phạm Thục Lan và cộng sự tại Thành phố Hồ Chí Minh ước tính tỉ lệ loãng xương ở phụ nữ trên 50 tuổi là 30%. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hương và cộng sự tại các tỉnh phía Bắc tỉ lệ loãng xương tại cổ xương đùi ở phụ nữ trên 50 tuổi là 25,6%. Hiện nay bệnh loãng xương đã vượt mức báo động, ước tính hiện có hơn 2,8 triệu người bị loãng xương trong 38 PHÙNG VA CHỮA BỆNH LOÃNG XƯƠNG đó phụ nữ chiếm 76% và có trên 170.000 trường hỢp gãy xương do loãng xương, 25.600 trường hỢp gãy xương hông, số phụ nữ Việt Nam trên 50 tuổi bị gãy lún đốt sống chiếm 23%. Tuy nhiên vẫn chưa có những nghiên cứu dịch tễ đầy đủ về bệnh loãng xương cũng như mức độ ảnh hưởng của bệnh lên sức khỏe người bệnh và chi phí y tế của căn bệnh này ở nước ta. Nhiều bệnh nhân loãng xương chưa được chẩn đoán, chưa được điều trị đầy đủ và chưa được theo dõi lâu dài. Chẩn đoán loãng xương đa số muộn, vào lúc đã có biến chứng: đau kéo dài do chèn ép rễ thần kinh, gãy lún đốt sống, gãy xương... Việc điều trị hầu hết mới chỉ dựa vào canxi, vitamin D và chất chuyển hóa của vitamin D (canxitriol). Các thuốc điều trị tích cực khác còn rất hạn chế. Đa số nhân dân lao động không có khả năng sử dụng thuốc điều trị lâu dài khi có bệnh, chưa có giải pháp để đương đầu với những khó khăn về kinh tế của người bệnh. Mặt khác phần lớn khẩu phần ăn hàng ngày của chúng ta rất thiếu canxi, việc sử dụng sữa và các chế phẩm của sữa trong cộng đồng còn rất ít và hầu hết mới chỉ cải thiện khẩu phần ăn đảm bảo dinh dưỡng cho xương chắc khỏe ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, do đó tỷ lệ người mắc bệnh loãng xương cũng cao hơn. Một số nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh đã cho thấy: 39 đ o An vAn đ ệ - Khẩu phần ăn hàng ngày của chúng ta rất thiếu cân đối, lượng canxi cung cấp không đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể, việc sử dụng sữa và các chế phẩm của sữa trong cộng đồng còn rất ít và hầu hết đều tập trung ở thành phố Hò Chí Minh và Hà Nội, các vùng nông thôn, vùng núi, biên giới, hải đảo chế độ dinh dưỡng vừa không đủ về lượng vừa thiếu cân đối về thành phần các chất dinh dưỡng và vi chất. Chế độ ăn có sữa và các chế phẩm từ sữa ở các khu vực này còn chưa phổ biến. - Khối lượng xương đỉnh ở người trưởng thành khá thấp, tỷ lệ giảm mật độ xương và loãng xương khá cao trong cộng đồng. - Hiểu biết về bệnh loãng xương của cả cán bộ y tế cấp cơ sở và trong cộng đồng còn rất hạn chế nên các biện pháp dự phòng chưa đầy đủ; bệnh nhân chưa chủ động đi khám bệnh và thầy thuốc chưa phát hiện bệnh sớm; chưa đủ kiến thức và kỹ năng hướng dẫn điều trị nên khi gãy xương do loãng xương xuất hiện thường đã ở giai đoạn muộn; các biện pháp điều trị hiệu quả không cao, chi phí cho điều trị tốn kém và nhiều biến chứng nguy hiểm đi kèm. - Đa số người dân lao động chưa tham gia bảo hiểm y tế, ngay cả những người có thẻ bảo hiểm y tế cũng rất khó tiếp cận các kỹ thuật chẩn đoán hiện đại, sử dụng các 40 PHỒNG VA CHƠA BỆNH LOÃNG XƯƠNG thuốc điều trị loãng xương được bảo hiểm y tế quy định khá chặt chẽ và việc sử dụng các thuốc này mới chỉ quy định cho phép một số bác sĩ thuộc chuyên khoa về cơ xương khớp đưỢc kê đơn, sử dụng cho bệnh nhân và khi đó mới được bảo hiểm y tế thanh toán. Do vậy thực tế có nhiều bệnh nhân chưa được chẩn đoán, chưa được tư vấn chuyên khoa và thậm trí chưa tiếp cận được các biện pháp điều trị, chẩn đoán phù hỢp với tình trạng bệnh, không có khả năng sử dụng thuốc điều trị lâu dài khi có bệnh, chưa có giải pháp và nhân lực về chuyên môn cũng như các chính sách phù hỢp để đương đầu với những khó khăn về bệnh tật và kinh tế của đa số người bệnh. Gãy xương do loãng xương D ầu xirang đùi C h ồ x ira n g g â y Xương đùi (phóng to) Gãy xương do loãng xương 41 ĐOÀN VAN ĐỆ Hàng năm số bệnh nhân bị gãy xương do loãng xương theo thống kê ở Anh khoảng 250.000 người, ở Mỹ là 1,5 triệu người. Phạm vi toàn thế giới ước tính khoảng 200 triệu phụ nữ bị gãy xương do loãng xương. Phụ nữ da trắng trên 50 tuổi nguy cơ gãy xương trong khoảng thời gian còn lại của cuộc đời chiếm khoảng 40% tổng số phụ nữ lớn tuổi, tương đương với tỉ lệ mắc bệnh động mạch vành ở nam giới (khoảng 13%). Tại Anh hàng năm có khoảng 600.000 bệnh nhân gãy cổ xương đùi, 50.000 bệnh nhân gãy đầu dưới xương quay, và 40.000 ngươi được xác định có gãy xẹp cột sống, ở Mỹ con số tương tự là 300.000-500.000 và 200.000 bệnh nhân. Hàng năm ở châu Âu có khoảng 179.000 nam giới và 611.000 nữ giới bị gãy cổ xương đùi. Phụ nữ ở độ tuổi 50-54 và 75-79 khi được khảo sát có tỉ lệ 11,5% và 35% xẹp ít nhất một phần đốt sống. Ngoài ra tình trạng gãy xương chậu và đầu trên xương đùi cũng là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tử vong ở người già. Tỉ lệ gãy xương do loãng xương tăng lên theo lứa tuổi, ở phụ nữ tăng nguy cơ gãy xương do loãng xương từ sau 45 tuổi và chủ yếu gãy đầu dưới xương quay, ở độ tuổi lớn hơn 65 tuổi thì tỉ lệ gãy cổ xương đùi tăng lên. 42 PHỒNG VA CHỮA BỆNH LOÃNG XƯƠNG Theo một nghiên cứu tại Mỹ ước tính có khoảng 8,2 ttiệu phụ nữ trên 55 tuổi có biểu hiện loãng xương, do đó ước tính có khoảng 560.000 người gãy xương đốt sống, 240.000 gãy cổ xương đùi và trên 240.000 gãy xương ở các vị trí khác (Trung tâm dự phòng và kiểm soát bệnh 2011, Hội Loãng xương quốc gia Hoa Kỳ 2013). - ở nam giới tỉ lệ gãy xương đùi do loãng xương tăng lên sau tuổi 75. - Gãy cổ xương đùi hay gặp nhất ở cả 2 giới ở tuổi trên 85. - Tỉ lệ gãy xẹp đốt sống ít được chẩn đoán nhưng trên lâm sàng thấy rằng gãy xẹp đốt sống tăng theo tuổi; tuy nhiên ở phụ nữ tì lệ gãy xương do loãng xương liên quan chặt chẽ hơn với sự tăng tuổi của bệnh nhân. Gãy xương do loãng xương cũng có liên quan đến chủng tộc. Người châu Á, có tì lệ loãng xương cao hơn sơ với người Mỹ da đen gốc Phi. ở nhiều nơi trên thế giới cho thấy gãy xương do loãng xương tăng rõ rệt trong các thập niên gần đây mặc dù tuổi thọ trung bình không tăng. Mặc dù tăng tuổi thọ trung bình hiện nay có thể tương đối ổn định ở một số quốc gia và chất lượng sống cũng được cải thiện nhưng số người bị gãy xương đùi tăng lên gấp đôi ở tuổi trên 50. 43 ĐOÀN VAN ĐỆ Những điểm đáng lưu ý về tỉ lệ loãng xương và nguy cơ gãy xương: - Loãng xương làm tăng nguy cơ gãy xương nhất là ở cổ xương đùi và cột sống. - Tỉ lệ loãng xương tăng nhanh theo lứa tuổi. - Những người trên 80 tuổi thì cứ 3 phụ nữ thì 1 người bị gãy cổ xương đùi và cứ 5 người năm có 1 người gãy cổ xương đùi. - Số người gãy xương do loãng xương những thập niên gần đây tăng gần gấp đôi theo các số liệu thống kê. - Gãy xương do loãng xương bắt buộc phải chi phí lượng lớn ngân sách cho việc chăm sóc sức khỏe. Cơ chế bệnh sinh của gãy xương do loãng xương Mật độ xương thấp (hay mật độ khoáng của xương thấp) là một trong các yếu tố quan trọng nhất gây ra gãy xương do loãng xương. Mật độ xương (bone mineral density) được xác định bằng lượng mô khoáng trên một đơn vị diện tích (g/cm^) qua kiểm tra bằng các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh. Với một số kỹ thuật khác, mật độ xương biểu hiện lượng chất khoáng trên đơn vị thể tích xương (g/cm^). Mật độ khoáng của xương ở ngưòi lớn được xác định bằng cả 44 PHÙNG VÀ CHỮA BỆNH LOÃNG XƯƠNG mật độ xương đỉnh lúc trưởng thành và tình trạng mất xương các năm tiếp theo. Hai quá trình này chịu ảnh hưởng của hiện tượng tái cấu trúc xương, hiện tượng này bị chi phối bởi yếu tố di truyền (gen) và yếu tố môi trường. Gãy xương do loãng xương xảy ra do hậu quả của chấn thương có thể nhẹ hoặc nặng tác động lên các xương đã bị giảm về chất lượng và sức mạnh của xương. Mặc dù có mối liên quan chặt chẽ giữa mật độ khoáng của xương (BMD) và nguy cơ gãy xương nhưng cũng có nhiều yếu tố cơ học khác cũng đóng vai trò quan trọng quyết định sức maiứi của xương và nguy cơ tuyệt đối gây gãy xương. Do vậy rất khó đánh giá một cách chính xác và lượng hóa được nguy cơ gãy xương: Bao gồm tốc độ tái cấu trúc xương, kết cấu của xương xốp, vỏ xương và độ dầy của bè xương, hình dạng của xương, và các chỉ số kết cấu của xương. Hiện nay người ta tập trung nghiên cứu các đo đạc, lượng hóa cấu trúc xương bằng các phương pháp như: Chụp cắt lớp vi tính định lượng và cộng hưởng từ (QCT và MRI). Tuy vậy các nghiên cứu về chất lượng xương cho thấy giảm mật độ khoáng của xương và giảm sức mạnh của xương là nguyên tố gây gãy xương do loãng xương. Ngã, tổn thương phần mềm và hệ cơ xương là yếu tố bệnh sinh cơ bản của gãy xương do loãng xương. 45 ĐOÀN VAN ĐỆ Sơ đồ cơ chế bệnh sinh gãy xương do loãng xương Điều trị loãng xương cần đạt 2 mục tiêu là dự phòng mất xương và tránh nguy cơ ngã. Hiện nay người ta thấy có thể rằng gãy xương có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào của hệ cơ xương ở phụ nữ sau mãn kinh cũng có thể coi là loãng xương, trừ gãy xương ở mặt và gãy xương do chấn thương bởi tai nạn giao thông. 46 PHÒNG VA CHỮA BỆNH LOÃNG XƯƠNG '4'Quá trình tái cấu trúc xương diễn ra như thế nào? Hiểu biết về quá trình tái cấu trúc xương giúp hiểu rõ cách thức thay đổi của khối xương bởi các yếu tố môi trường và yếu tố di truyền từ đó có biện pháp điều trị loãng xương. Tái cấu trúc xương là sự phát triển liên tục, lâu dài xảy ra ở các đơn vị xương (gồm nhiều tế bào xương). Quá ữình được bắt đầu bằng sự hủy xương hay còn gọi là quá trình tiêu xương và quá trình tạo xương mới lấp đầy các hốc do sự tiêu xương tạo ra. Quá ưình hủy xương xảy ra do tế bào được gọi là “hủy cốt bào osteoclast”, có nguồn gốc từ tế bào đơn nhân - đại thực bào. Xương mới được hình thành do các tế bào được gọi là “tạo cốt bào osteoclast”, có nguồn gốc từ các tế bào sỢi, các tế bào này tạo ra các chất căn bản của xương, protein, và sự khoáng hóa (hấp thu các muối khoáng) của mô xương. Các tế bào xương chính là các tạo cốt bào trưởng thành và trở thành tế bào được vùi trong chất căn bản của xương. Mặc dù các tế bào này không vận chuyển chủ động nhưng nó được kết nối với các tế bào nằm dưới bề mặt của xương bằng các ống nối nhỏ. Điều này lí giải các tế bào xương có nhận làm áp lực của trọng lực và chịu tải trọng cơ thể và bằng các ống nối nhỏ các tín hiệu này kích hoạt các tế bào “hủy cốt bào” hay “tạo cốt bào”. 47 đoAnvAnđệ ở người trưởng thành mỗi chu kỳ tái tạo xương đảm bảo sự cân bằng giữa hủy xương và tạo xương và kéo dài khoảng 90-130 ngày. Sự duy trì khối xương trong quá trình tái cấu trúc xương phụ thuộc lượng canxi có trong cơ thể và sự dự trữ canxi. Tuy nhiên quá trình tái cấu trúc xương có thể dẫn đến trạng thái mất cân bằng và có thể dẫn đến tình trạng mất xương tăng lên. Quá trình này thường diễn ra khi quá trình hủy xương vượt trội so với quá trình tạo xương mới và thường do sự mất cân bằng của các hormone, do thiếu dinh dưỡng, hoặc do tăng gánh nặng thể lực. Một số tình trạng các đơn vị tế bào tạo xương giảm dẫn đến tình trạng mất xương, giảm sức mạnh, độ bền của xương dẫn đến giảm các đơn vị cấu trúc xương và chất lượng xương giảm. Khối xương đỉnh là gì? Khối lượng xương đỉnh là mật độ khoáng của xương đạt được ở thòi điểm trưởng thành của cơ thể, và khung xương có cấu trúc hoàn thiện nhất. Trong quá trình phát triển của cơ thể ngay từ khi mang thai, chế độ dinh dưỡng của người mẹ có ảnh hưởng đến khối lượng xương của trẻ. Chế độ dinh dưỡng của trẻ từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành có ảnh hưởng rõ rệt đến khối lượng xương đỉnh và tuổi đạt được khối lượng 48 PHỒNG VÀ CHỮA BỆNH LOÃNG XƯƠNG xương đỉnh ở khoảng 18-30 tuổi. Khối xương xốp đạt đến mức độ đỉnh sớm hơn (độ tuổi 12-16 tuổi). Khối lượng xương đỉnh của xương đặc đạt ở lứa tuổi 20-24 tuổi. Các yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng xương đỉnh Các yếu tố tham gia vào chu chuyển xương rất đa dạng trong đó yếu tố di truyền có vai ưò quan trọng quyết định khối lượng xương đỉnh. Các hormone liên quan đến giới tính có vai ừò rất quan trọng trong việc đạt được khối lượng xương đỉnh. Khối lượng xương và kích thước của xương ở nam và nữ giới khác nhau; ở nam giới khối lượng và kích thước xương thường lớn hơn so với nữ. Trước tuổi dậy thì khối lượng xương đã đạt được khoảng 50% tổng khối lượng xương ở người trưởng thành và điều này có tính quyết định khối 49 đ o An vAn đ ệ lượng xưđng đỉnh và làm chậm quá trình mất xương sau này. Trong giai đoạn dậy thì khối lượng xương tăng nhanh đạt đến khối xương đỉnh và khối lượng xương đỉnh tại giai đoạn này của cả 2 giới nam và nữ gần tương đương nhau. Khi khối lượng xương đỉnh càng cao thì tốc độ mất xương hàng năm càng chậm do đó giảm nguy cơ gãy loãng xương ở các năm sau. Thiếu hụt hoặc rối loạn yếu tố tăng trưởng hoặc chậm có kinh nguyệt ở phụ nữ cũng có thể dẫn đến giảm khối lượng xương đỉnh và mật độ xương ở tuổi trưởng thành. Chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng mật độ xương đỉnh. Thành phần thức ăn có nhiều canxi có lợi cho việc tăng mật độ xương nhất là khi cung cấp đủ các chất dinh dưỡng dẫn đến tăng tổng hỢp và tái tạo xương, thúc đẩy chu chuyển xương, ở nhóm được bổ sung đầy đủ canxi tốc độ đạt được khối lượng xương đỉnh sớm hơn so với nhóm không dùng canxi bổ sung. Yếu tố hoạt động thể lực thường xuyên cũng làm tăng quá trình chuyển hóa tăng mật độ xương và sức mạnh của xương. Đã có nghiên cứu chứng minh ở nhóm thanh niên có rèn luyện thể lực đều đặn và nhóm ít hoạt động trong vòng 6 năm cho thấy nhóm có luyện tập thể lực đều có mật độ xương đỉnh đạt sớm hơn so với nhóm ít hoạt động thể lực. Tập luyện thể lực có thể làm tăng 1-2% khối lượng 50 PHÒNG VÀ CHỮA BỆNH LOANG xư ơ n g xương ưong vòng 1 năm ở tuổi trưởng thành. Mối tương tác giữa yếu tố môi trường và yếu tố gen cũng làm ảnh hưởng đến khối lượng xương đỉnh của từng cá thể. ở người trưởng thành khối xương ở bất kì thời điểm nào cũng là kết quả tổng hỢp của 2 yếu tố quan trọng nhất đó là khối lượng xương đỉnh và tốc độ mất xương hàng năm. Ví dụ: Một phụ nữ 52 tuổi khi đo mật độ xương thì cần quan tâm đến: - Khối lượng xương đạt được trong tuổi trẻ và thời gian tuổi trưởng thành. - Sự mất xương liên tục hàng năm, hoặc mất xương xảy ra trên đó (mất xương tăng lên sau mãn kinh). Một số yếu tố ảnh hưởng đến khối xương như; - Thiểu năng sinh dục (bao gồm mãn kinh sớm). - Điều trị bằng Gulucocorticoid. - Sự cố gãy xương (đặc biệt là gãy xương sau tuổi mãn kinh). - Gầy, cân nặng ở mức thấp. - Nghiện thuốc lá. 51 đ o An vAn đ Ẹ - Thiếu vitamin D. - Dậy thì muộn. - ít vận động thể lực. - Nghiện café. - Có tiền sử gãy cổ xương đùi. Các nguyên nhân thứ phát khác gây mất xương và loãng xương như: - Cường chức năng tuyến giáp. - Suy chức năng tuyến giáp. - Cường chức năng tuyến cận giáp. - Suy giảm chức năng tuyến sinh dục ở cả nam và nữ, mãn kinh sớm, cắt buồng trứng hoặc cắt tinh hoàn hai bên. Điều trị ung thư bằng hóa chất. - Suy tuyến yên. - Sau ghép tạng dùng các thuốc ức chế miễn dịch chống loại thải tạng ghép. - Bất động lâu ngày sau chấn thương. - Các bệnh thần kinh, bệnh parkinson’s. - Hội chứng cường chức năng vỏ thượng thận (hội chứng Cushing). 52 - Đái tháo đường. PHỒNG VA CHỮA BỆNH LOÃNG XƯƠNG - Sau cắt dạ dày ruột, bệnh viêm dạ dày ruột, Crohn’s, viêm loét đại tràng. - Rối loạn tiêu hóa kéo dài. - Xơ gan mất bù. - Chán ăn do nguyên nhân thần kinh. - Suy thận mạn tính lọc máu chu kỳ. - Viêm khớp mạn tính: viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp v.v... - Bệnh hệ thống mô liên kết (lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì hệ thống, viêm da-cơ, viêm cơ tự miễn dịch v.v...) Việc sử dụng một số thuốc cũng gây tăng tốc độ mất xương (Glucocorticoid, thuốc chống đông heparin, thuốc chống động kinh...) có ảnh hưởng đến mật độ chất khoáng của xương và tăng tỷ lệ loãng xương. Trong các thuốc có liên quan đến chu chuyển xương, loãng xương thì thuốc Glucocorticoid là nguyên nhân hay gặp nhất. Ngoài ra, có một số yếu tố nguy cơ khác có liên quan đến loãng xương. Các yếu tố này cũng ảnh hưởng đến khối lượng xương đỉnh và tỉ lệ mất xương hàng năm, cuối cùng dẫn đến giảm mật độ xương. Việc đo mật độ khoáng của 53 đ o An v An đ ệ xương có thể giúp dự báo nguy cơ gãy xương tốt hơn so với việc tính toán các chỉ số nguy cơ gãy xương khác, hoặc dựa vào tiền sử có gãy xương trước đó. Mặc dù sự mất xương xảy ra liên tục là đặc điểm hay gặp ở tất cả các bệnh nhân loãng xương nhưng khi khối lượng xương đỉnh thấp là yếu tố quan trọng liên quan đến mật độ xương thấp ở bất kì thời điểm nào cuộc đời của người bệnh. Nồng độ hormone, yếu tố môi trường đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến tốc độ mất xương hàng năm ở sau tuổi 40 ở cả nam và nữ (đặc biệt tốc độ mất xương tăng nhanh sau tuổi mãn kinh). Trong khi đó yếu tố di truyền, nồng độ hormone sinh dục, chế độ cung cấp canxi là những yếu tố quan trọng nhất liên quan đến việc đạt được khối lượng xương đỉnh lúc trẻ. Việc đo mật độ khoáng của xương có thể dự báo nguy cơ gãy xương tốt hơn so với việc tính toán các chỉ số nguy cơ gãy xương và tiền sử gãy xương. ^ Loãng xương không phải chỉ là do thiếu canxi Do sỢ bị loãng xương, rất nhiều người tự ý dùng các chế phẩm có hàm lượng canxi cao mà không biết rằng điều này rất nguy hiểm. Trên thực tế, có những bệnh nhân bị loãng xương nặng nhưng lại không hề thiếu canxi, thậm chí lượng canxi trong máu còn cao hơn bình thường. Khi 54 PHÒNG VA CHỬA BỆNH LOÃNG XƯƠNG chất này tăng quá cao, người bệnh có thể bị hôn mê và ngừng tim. Loãng xương (còn gọi là xốp xương hay thưa xương) là sự giảm tỷ trọng khoáng chất của xương hay giảm trọng lượng của một đơn vị thể tích xương. Đây là hậu quả của sự suy giảm các protein và khoáng chất của bộ xương, khiến cho xương trở nên mỏng mảnh dễ gãy, lún và xẹp. Loãng xương không chỉ đơn thuần do cơ thể thiếu canxi mà còn thiếu Vitamin D, thiếu protit, tăng hoạt động của các tế bào hủy xương, giảm hoạt động của các tế bào tạo xương, hạn chế hấp thụ canxi ở ruột, bị các bệnh nội tiết, suy giảm hormone sinh dục, lạm dụng các thuốc kháng viêm nhóm corticoid. Vì thế khi nghi ngờ loãng xương cần đi khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ chứ không nên tùy tiện uống bổ sung canxi. Việc dùng bừa bãi các chế phẩm giàu canxi có thể gây ra nhiều tác hại. Khi cơ thể thừa canxi, tùy mức độ, có thể xuất hiện các biến chứng từ nhẹ đến nặng như ăn không ngon miệng, táo bón, buồn nôn, mệt mỏi, đau cơ, đau xương, mất nước (do tiểu nhiều). Khi lượng canxi thải qua đường tiểu tăng lên, nó sẽ kết hợp với phốt phát hoặc oxalat tạo thành sỏi thận. Do vậy khi sử dụng lâu dài các chế phẩm chứa nhiều canxi (kể cả sữa), bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc. 55 ĐOÀN VAN Đệ Theo các nhà dinh dưỡng, nhu cầu canxi hằng ngày của một người trung bình là 400-500mg, còn ở phụ nữ mang thai thời kỳ cuối và phụ nữ cho con bú 6 tháng đầu là 1.000-1.200mg. Bữa ăn hằng ngày của người Việt Nam chủ yếu bao gồm các thực phẩm giàu canxi như tôm tép, ốc, cua, trứng, cá cùng các loại rau, đậu (rau muống, rau ngót, rau dền, đỗ tương, vừng)... Vì vậy, những người ăn uống bình thường và cơ thể không mắc các bệnh gây giảm hay kém hấp thụ canxi, sẽ không sỢ thiếu chất này. Để phòng ngừa loãng xương, việc quan trọng nhất là đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đa dạng thức ăn cho các bà mẹ ngay từ khi mang thai và khi cho con bú để em bé có bộ xương tốt ngay từ nhỏ. cần tránh các thói quen làm ảnh hưởng tới việc chuyển hóa canxi như dùng nhiều rượu, bia, cà phê, thuốc lá, lười vận động thể lực... '4’ Loãng xương liên quan đến sự mất xương Trong suốt cuộc đời, cơ thể con người trải qua một quá trình tạo xương liên tục trong đó những xương già bị hủy đi và những xương mới được tạo ra. Khi đạt được mật độ xương đỉnh ở người trưởng thành thì chu chuyển xương bắt đàu có sự thay đổi, hiện tượng hủy xương tăng và tạo xương sẽ giảm, do đó mật độ khoáng của xương bắt đầu giảm. Mức độ giảm diễn ra từ từ và đều đặn hàng năm gọi 56 PHÙNG VA CHỬA BỆNH LOANG xư ơ n g là hiện tượng mất xương hàng năm. Đây là quá trình diễn ra có tính chất sinh lý và tốc độ mất xương hàng năm chịu sự chi phối bởi rất nhiều yếu tố trong đó vai trò của các hormone sinh dục rất quan trọng. Loãng xương xuất hiện là do sự mất cân bằng trong chu trình tạo xương đó, khi lượng xương bị hủy nhiều hơn lượng thay thế được tạo ra. Từ đó làm cho xương trở nên xốp, yếu và dễ gãy hơn. Thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ, khi nồng độ hormone estrogen giảm nhiều dẫn đến tăng tốc độ mất xương. Bình thường ở phụ nữ tỉ lệ mất xương khoảng 1%/năm. Tuy nhiên ở một số ít phụ nữ tỉ lệ mất xương ở cột sống thắt lưng có thể lên đến 5%/năm. Rất khó xác định tình trạng mất xương tiến triển ở phụ nữ. Quá trình tạo xương ở thời kỳ mãn kinh tăng lên để bù lấp khối xương bị hủy, tuy nhiên quá trình tạo xương không đủ để bù lại khối xương đã mất. Hậu quả cuối cùng dẫn đến mất cân bằng giữa hai quá trình tạo xương và hủy xương gây giảm khối xương và mất xương làm tăng nguy cơ loãng xương. 57 đ o An vAn đ ẹ ActhrMMt oc B o n * fo m i« tlo n Sơ đồ cơ chế loãng xương: Sự mất cân bằng giữa quá trình hủy xương vả tạo xương Ví dụ phụ nữ tuổi 45 có tình trạng mãn kinh sớm làm tăng nguy cơ gãy xương do loãng xương vì có tăng quá trình mất xương, xuất hiện sau khi nồng độ estrogen trong máu giảm. Ngược lại ở phụ nữ tuổi 50 với tiểu sử gia đình bị loãng xương tăng nguy cơ loãng xương do khối lượng xương đỉnh thấp. Khối lượng xương ở độ tuổi 50-60 thấp có thể liên quan đến các yếu tố sau: - Tăng tỷ lệ mất xương hàng năm so với thời kỳ trẻ tuổi. - Do khối lượng xương đỉnh thấp từ khi còn ữẻ nên mặc dù tỷ lệ mất xương hàng năm không tăng hoặc tăng ít 58 PHỒNG VA CHỬA BỆNH LOÃNG XƯƠNG SO với người trẻ nhưng mật độ xương của những người này vẫn thấp hơn so với các người khác cùng lứa tuổi. Những vận động viên trẻ thành tích cao thậm chí tăng nguy cơ loãng xương do khối lượng xương đỉnh thấp và tăng tỷ lệ mất xương hàng năm. Khõi lượng xương (g) 15CO 1t>00 50 0 - Nam giớỉ 1. Khõi lượng xương cực đại 2. Mât xương do mãn kinh 3. Mât xương do tác động cùa tuôì tác “T" 20 ”T 40 6 0 Tuổi eo 1Ũ0 Biểu đồ khối lượng xương đỉnh và sự mất xương hàng năm ở nam và nữ 1 - Khối lượng xương đỉnh 2 - Mất xương sau mãn kinh 3 - Mất xương tăng theo tuổi '4'Tình trạng mất xương liên quan đến tuổi ở người cao tuổi tình trạng mất xương tăng lên do mất cân bằng lâu ngày của quá trình tạo xương và hủy xương. Quá trình hủy xương có thể bình thường hoặc tăng lên 5 9 đ o An vAn đ ệ nhưng quá trình tạo xương suy giảm, không thay đổi hoặc tăng không tương xứng với quá trình hủy xương dẫn đến mất khối xương và biến đổi cấu trúc, chất lượng xương và nguy cơ loãng xương tăng lên. Sự thiếu hụt canxi, vitamin D, suy chức năng cận giáp thứ phát có thể làm tăng hủy xương có thể tương ứng, hoặc vượt quá mức trong thời gian sau mãn kinh ở phụ nữ. Có nhiều bằng chứng cho thấy tủy xương có xu hướng tăng nhiễm mỡ theo biến đổi của lứa tuổi và là yếu tố nguy cơ độc lập gây gãy xương. Chụp cộng hưởng từ cho thấy có hình ảnh mỡ tăng lên rõ rệt ở tủy xương của những người cao tuổi mặc dù người ta vẫn chưa hiểu lý do của biến đổi này. Có mối liên quan ngược giữa tăng khối mỡ trong tủy xương và giảm mật độ xương. Người ta thấy có bằng chứng của cơ chế mặc định được khởi động khi các tế bào tiền tạo cốt bào không thể xâm nhập vào được các bè xương. Mặt khác cũng có bằng chứng gián tiếp cho thấy tủy mỡ có thể là nguồn dự trữ năng lượng cho các tạo cốt bào có hoạt động chức năng quá mức do tăng sự chết theo chương trình của các hủy cốt bào. Mặc dù người có tuổi thường có xu hướng ăn thiếu canxi nhưng còn nhiều yếu tố liên quan khác có liên quan đến việc tăng tình trạng thiếu hụt canxi. Đặc biệt tuổi cao có liên quan với việc giảm tổng hỢp chất trên Vitamin D 60 PHỒNG VA CHỮA BỆNH LOANG xư ơ n g (1,25 - dihydroxy. Vitamin D, tăng chuyển hóa Vitamin D và giảm các chất trên Vitamin D ở da). Sự giảm các chất này dẫn đến hậu quả làm giảm sự hấp thu canxi và dẫn đến cường chức năng tuyến cận giáp làm tăng quá trình hủy xương. -4' Mất xương do uống thuốc Glucocorticoìd V Một trong những căn nguyên hay gặp nhất gây loãng xương ở cả nam và nữ là thuốc Glucocorticoid, thuốc này làm tăng mất xương dẫn đến loãng xương. Glucocorticoid có tác dụng lên chuyển hóa xương do thuốc gây kích thích tăng hủy xương và ức chế quá trình tạo xương, dẫn đến giảm mật độ xương gây loãng xương. Liều cao và kéo dài của Glucocorticoid có liên quan chặt chẽ với tình trạng loãng xương. Hơn nữa do giám hấp thu canxi gây cường cận giáp thứ phát. Hiện tượng này dẫn đến sự mất cân bằng giữa quá trình hủy xương và tạo xương làm mất xương nhanh, đặc biệt trong vòng 6-12 tháng đầu điều trị bằng Glucocorticoid. Loãng xương do Glucocorticoid thường xảy ra khi bệnh nhân dùng Glucocorticoid đương uống thường xuyên kéo dài trên 3 tháng với các liều Glucocorticoid khác nhau tương đương liều của prednisolone >10mg mỗi ngày hoặc cao hơn. Đây là một vấn đề lớn liên quan với loãng xương, 61 đ o An vAn đ ệ có cơ chế phức tạp và đã được quan tâm nghiên cứu rất nhiều. Lạm dụng Glucocorticoid là nguyên nhân rất phổ biến dẫn tới loãng xương thứ phát và gãy xương, đặc biệt ở Việt Nam việc sử dụng Glucocoưticoid chưa được chỉ định chặt chẽ, tình trạng bệnh nhân tự ý mua và dùng thuốc không theo hướng dẫn của thầy thuốc, khó kiểm soát liều lượng, thời gian dùng thuốc dẫn đến tình trạng lạm dụng Glucocorticoid và phụ thuộc thuốc như hiện nay là một trong các yếu tố gia tăng tỷ lệ loãng xương và gãy xương thứ phát. Glucocorticoid gây mất xương, tăng hủy xương - giảm tạo xương 62 PHÒNG VA CHỮA BỆNH LOÃNG XƯƠNG Các nghiên cứu lâm sàng đã cho thấy tác dụng dự phòng và điều trị loãng xương do Glucocorticoid bằng thuốc Bisphosphonate. Các bệnh nhân dùng thuốc điều trị bệnh, có tác dụng ức chế miễn dịch, các thuốc này kết hỢp với Glucocorticoid làm tăng nguy cơ mất xương và loãng xương, tăng nguy cơ gãy xẹp, liền đốt sống và gãy xương ở các vị trí khác (cổ xương đùi, đầu dưới xương quay v.v...). Loãng xương và gãy xương cũng có liên quan đến liều lượng, thời gian dùng thuốc và sự phối hỢp với các thuốc có nguy cơ gây loãng xương đặc biệt càng rõ rệt ở những bệnh nhân nữ ở tuổi sau mãn kinh. ^ Biểu hiện lâm sàng của loăng xương Loãng xương là bệnh thầm lặng, không có các biểu hiện lâm sàng nào để có thể nhận biết bệnh cho đến khi xuất hiện gãy xương. Trước đó tình trạng mất xương, khối lượng xương đỉnh thấp hoàn toàn không có liên quan đến các triệu chứng hoặc dấu hiệu nào. Đo mật độ khoáng của xương (bone Mineral density BMD) là biện pháp quan trọng nhất để xác định tình trạng mất xương. Tuy nhiên một số biểu hiện lâm sàng sau đây có thể liên quan đến loãng xương: - Xương dễ gãy hoặc gãy xương do chấn thương rất nhẹ. 63 ĐOÀN VAN ĐỆ - Đau. - Giảm chiều cao. - Giảm khả năng vận động. Nhìn chung loãng xương thường không có nhiều triệu chứng đặc hiệu làm cho người bệnh và nhân viên y tế khó có thể nhận biết được nên không được phát hiện sớm. Khi đã có gãy xương do loãng xương thì bệnh đã ở giai đoạn muộn. Khi đó tùy vị trí gãy xương và các yếu tố liên quan có thể biểu hiện bằng các triệu chứng, dấu hiệu khác nhau. Trong những trường hỢp bị loãng xương nặng có thể có các triệu chứng về hô hấp, đau vùng bụng do gù và có sự gập cột sống quá mức, bờ dưới xương sườn chạm vào mào chậu làm các tạng trong ổ bụng bị đè ép gây cảm giác khó chịu cho bệnh nhân. Gãy cổ xương đùi là biểu hiện thường gặp ở bệnh nhân loãng xương, bệnh nhân phải bất động nhất là ở người già dễ bị loét các điểm tỳ (mông, gót v.v...). Viêm phổi phế quản, ứ đọng đơm dãi do bệnh nhân phải bất động dài ngày làm tăng nguy cơ và tăng tỉ lệ tử vong. Gãy xẹp cột sống lưng, thắt lưng gây gù, giảm chiều cao, có thể chèn ép các rễ thần kinh gây đau, rối loạn cảm giác, phản xạ, dễ mắc các bệnh do rứiiễm trùng cơ hội. 64 PHỒNG VÀ CHỮA BỆNH LOÃNG XƯƠNG Gãy đầu dưới xương quay, gãy xẹp cột sống là những biểu hiện hay gặp nhất của bệnh loãng xương ỏ phụ nữ sau mãn kinh, những bệnh nhân này thường có độ tuổi trẻ hơn so với những bệnh nhân bị gãy cổ xương đùi. Những bệnh nhân bị gãy cổ xương đùi do loãng xương thường xảy ra ở người cao tuổi và có nhiều bệnh phối hợp nên tỷ lệ tử vong liên quan đến gãy cổ xương đùi tăng cao hơn do gãy xương ở các vị trí khác. ở phụ nữ sau mãn kinh tuổi từ 40-65 bị loãng xương có tỷ lệ gãy đầu dưới xương quay một bên, hoặc hai bên do các chấn thương trong lao động hoặc sinh hoạt hàng ngày khá cao và các chấn thương nhẹ cũng có thể gây gãy xương. Gãy đầu dưới xương quay là tình trạng bệnh có thể nhìn thấy được của các biểu hiện lâm sàng của gãy xương do loãng xương. Nhưng nhiều thầy thuốc và bệnh nhân lại cho rằng đó là hậu quả của chấn thương do ngã mà không nghĩ đến gãy xương do loãng xương. Mặt khác nhiều bệnh nhân có biểu hiện đau vùng lưng hoặc vùng thắt lưng không có tiền sử chấn thương cũng là dấu hiệu gãy xẹp đốt sống do loãng xương. Khoảng 2/3 số bệnh nhân có gãy xẹp đốt sống nhưng không thấy hoặc không nhớ được trong tiền sử có chấn thương. Khoảng 1/3 số bệnh nhân gãy xẹp đốt sống có thể có liên quan đến chấn thương nhẹ, hoặc vừa. 65 đ o An vAn đ ệ Nói chung, khi khối lượng xương thấp, giảm chất lượng xương, xương giòn thì chỉ cần chấn thương nhẹ cũng có thể đủ gây gãy xương. Do vậy ở những bệnh nhân loãng xương mức độ nặng có thể gãy ở các xương ít chịu lực như gáy, các xương sườn khi bệnh nhân ho, hoặc hắt hơi, hoặc ngay cả khi nằm trên giường và ngồi dậy cũng gây gãy xương. Quá trình diễn biến bệnh cần được hỏi kỹ càng về chế độ sinh hoạt, ăn uống hàng ngày để từ đó có thể tìm được tác động của các chấn thương. Các thông tin này có giá trị quan trọng trong thái độ xử trí, điều trị cho từng bệnh nhân, đối với cả thầy thuốc lẫn điều dưỡng viên, những người có nhiệm vụ chăm sóc bệnh nhân trong việc dự phòng và chống gãy xương do loãng xương. '4' Một số biểu hiện gãy xương do loăng xương Gãy đốt sống Đau lưng cấp xuất hiện đột ngột ở phụ nữ có tiền sử gãy đốt sống có thể gỢi ý gãy đốt sống mới xuất hiện thêm. Mối liên quan giữa chẩn đoán gãy đốt sống mới xuất hiện dựa trên một số căn cứ sau: - Gãy đốt sống mới thường xuất hiện ở những người đã bị gãy đốt sống trước đây, tỉ lệ này tăng gấp hai lần so với người chưa bị gãy đốt sống trong diễn biến bệnh sử. 66 PHỒNG VÀ CHỮA BỆNH LOÃNG XƯƠNG - Tỷ lệ gãy đốt sống mới tăng gấp bốn lần ở ngưòi vừa có gãy đốt sống trong bệnh sử, vừa có mật độ xương thấp. Những bệnh nhân bị gãy đốt sống do loãng xương thường gãy tái phát ngay sau lần gãy đốt sống trước đó không lâu. ớ phụ nữ bị loãng xương thì trong 5 người bị gãy đốt sống có 1 người bị gãy xương ở vị trí khác ngoài cột sống trong vòng 12 tháng tiếp theo. Phân loại gãy đốt sống do loãng xương chia 3 loại sau: - Gãy kiểu hình thấu kính hai mặt lõm khi chiều cao của chính giữa thân đốt < 80% so với chiều cao bờ trước hoặc bờ sau của thân đốt sống. Hình ảnh X quang xẹp đốt sống hình thấu kính 67 ĐOÀN VAN ĐỆ - Gãy xẹp đốt sống kiểu hình đĩa. Mặt trên hoặc mặt dưới của thân đốt sống bị lõm và chiều cao chính giữa thân đốt sống <80%. Hình ảnh X quang xẹp đốt sống hình đĩa Gãy hình chêm: Chiều cao phía trước thân đốt sống, lún xẹp < 80% so với chiều cao ở mặt sau thân đốt sống. 68 PHÒNG VÀ CHỮA BỆNH LOẢNG XƯƠNG 69 đ o An vAn đ ệ Hình ảnh chụp cộng hưởng từ (MRỈ) gãy xẹp đốt sống hỉnh chêm Chẩn đoán gãy xẹp đốt sống thường dựa trên phim chụp cột sống nghiêng, hoặc có thể chẩn đoán gãy xẹp đốt sống bằng cách so sánh với phim chụp trước đây nếu có thể. 70 PHÒNG VÀ CHỮA BỆNH LOẢNG XƯƠNG Thực tế hiện nay việc chẩn đoán gãy đốt sống thường bị bỏ qua hoặc được chẩn đoán nhưng mô tả không chính xác. Đôi khi dùng chất đòng vị phóng xạ Technetium (99 Tc) có thể cho thấy vị trí đốt sống bị gãy xẹp mà trên phim X quang quy ước không phát hiện được. Kỹ thuật dùng tia X năng lượng kép (Dual - energy - X - Ray absorptionmetry (DXA), cũng có thể dùng để chẩn đoán gãy đốt sống. Nguyên nhân gây đau ở một số bệnh nhân có thể liên quan đến gãy xương do loãng xương: Biến dạng cột sống (gù), giảm chiều cao, giảm các vận động, giảm hoặc mất sự tự tin khi thực hiện các động tác trong sinh hoạt hàng ngày... Một số trường hỢp nặng có các triệu chứng hô hấp, đau vùng bụng do gù gập bờ dưới xương sườn và xương cánh chậu. Gãy đốt sống thường liên quan đến việc tăng tỉ lệ tử vong, chủ yếu là do kết hợp với nhiều bệnh khác và các biến chứng do gãy xương. Gãy cổ xương đùi Gãy cổ xương đùi là biểu hiện hay gặp do loãng xương ở người già. Giảm mật độ xương vùng cổ xương đùi có thể phát hiện bằng phim chụp X quang quy ước và các phẫu thuật viên thường phát hiện xương giòn, dễ vỡ khi phẫu thuật. 71 đ o An VAN đ ệ Hầu hết các bệnh nhân gãy cổ xương đùi xảy ra ở tuổi trên 70 và thường có mật độ xương thấp, giảm chỉ số khối cơ thể (BMI) mất cân bằng, phản ứng chậm chạp và nhiều người được dùng nhiều loại thuốc khác nhau. Đôi khi gãy cổ xương đùi là dấu hiệu đầu tiên của các bệnh lý ác tính ở xương, hoặc các cơ quan khác di căn đến xương nên cần phải chần đoán phân biệt hoặc loại trừ, trước khi xác định chẩn đoán gãy xương do loãng xương. Gãy cổ xương đùi thường gặp 3 loại sau: Sơ đồ vị trí gãy cổ xương đùi do loãng xương: 1: Gãy cổ xương đùi phần dưới chỏm 2: Gãy cổ xương đùi phần trên 3-4: Gãy liên mấu chuyên các kiểu khác nhau 72 PHÒNG VÀ CHỮA BỆNH LOANG x ư ơ n g Khoảng 90% số bệnh nhân gãy cổ xương đùi có liên quan đến ngã và kiểu gãy phụ thuộc một số yếu tố; - Cơ chế chấn thương (góc khi ngã). - Các kiểu ngã (khi đi bộ, trượt, xoắn vặn). Các yếu tố có liên quan đến việc bảo vệ bởi lớp mõ dưới da, và phản xạ thần kinh cơ của bệnh nhân với các kiểu chấn thương. Gãy xương vùng cẳng tay (đầu dưới xương quay) Gãy đầu dưới xương quay (colles) gặp ở phụ nữ cao gấp 10 lần so với ở nam giới và thường gặp ở phụ nữ độ tuổi từ 45-65, điển hình nhất là khi ngã về phía trước và chống tay xuống đất. Gãy đầu dưới xương quay do loãng xương bệnh nhân cần phải bó bột trong vòng 4-6 tuần để có thể liền xương. Nhiều bệnh nhân được điều trị ngoại trú, những bệnh nhân cao tuổi cần phải điều trị tại bệnh viện và cần có chế độ chăm sóc đặc biệt tránh nguy cơ xảy ra các biến chứng và các bệnh đi kèm có thể nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân như bệnh tim mạch, tăng huyết áp, suy tim v.v... Nhiều bệnh nhân cảm thấy khó chịu kéo dài, giảm khả năng cử động ở các mức độ khác nhau, biến dạng có thể xuất hiện muộn là do hậu quả liền xương ở tư thế xấu. 73 đoAnvAnđệ Hình ảnh Xquang gãy đầu dưới xương quay do loãng xương Gãy xương ở các vị trí khác Các gãy xương khác có liên quan đến loãng xương gồm gãy đầu trên xương đùi, xương cảnh chậu, đầu xa của xương chầy hoặc xương chầy/mác, xương sườn hoặc thân xương chầy. Tại các vị trí xương dễ gãy nêu trên chủ yếu do giảm các bè xương so với phần xương đặc. Điều này rất quan trọng vì khi tăng chu chuyển xương thì các vị trí có nhiều xương bè dễ bị mất xương và hậu quả dễ gãy 74 PHỒNG VA CHỬA BỆNH LOÃNG XƯƠNG xương do chấn thương nhẹ. ở các vị trí có xương đặc chiếm ưu thế rất ít khi xảy ra gãy xương (như xương bàn chân, xương cổ tay). Hình ảnh Xquang: Gãy đầu trên xương cánh tay 75 đoAn VAN đệ Hình ảnh Xquang: Gãy đầu dưới xương cánh tay ^ Xử trí kỳ đầu gãy xương do loãng xương Xử trí gãy xương do loãng xương ở hầu hết các trường hỢp không khác so với các loại gãy xương do chấn thương khác ở người khỏe không bị loãng xương. Phẫu thuật kết xương là điều trị cơ bản, tuy nhiên cần đặc biệt chú ý săn sóc sau mổ để phát hiện và điều trị các rối loạn chuyển hóa xương. 76 PHÒNG VA CHỮA BỆNH LOÃNG XƯƠNG Gãy lún xẹp đốt sống thường được điều trị bảo tồn nội khoa, các thuốc giảm đau có thể được dùng làm giảm triệu chứng đau trong những tuần đầu. Nhiều trường hỢp bệnh nhân cần được nhập viện để theo dõi và điều trị các triệu chứng do gãy lún; xẹp đốt sống gây ra như bán tắc ruột, hoặc tắc ruột, viêm phổi v.v... Những bệnh nhân gãy xẹp đốt sống có đau mức độ nặng có thể dùng biện pháp bơm xi măng sinh học vào đốt sống bị xẹp, lún (có tên là Kyphoplasty hoặc Veteloroplasty). Sơ đồ kỹ thuật bơm xi măng sinh học điều trị gãy xẹp đốt sống do loãng xương 77 ĐOÀN VĂN ĐỆ Các thuốc chống viêm giảm đau không Steroid hoặc các thuốc giảm đau ma túy có thể được sử dụng cho bệnh nhân nhằm giảm chứng đau, tập đi lại từ từ, điều ưị vật lý và phục hồi chức năng. Mang nẹp lưng tỏ ra ít hiệu quả ở phần lớn số bệnh nhân, và có xu hướng làm giảm hiệu quả tì nén lên hệ cơ xương. Khi hoạt động thể lực, mang vật nặng trong điều kiện sinh lý, lực tì nén tác động thì cơ thể có xu hướng chống lại lực tì nén làm cho xương chắc, khỏe. Điều trị bằng vật lý, phục hồi chức năng như phương pháp dùng nước, kích thích thần kinh bằng xung điện qua da thường đem lại kết quả giảm đau tốt. Điều trị bằng Calitonin cá hồi dạng xịt qua mũi hoặc thuốc tiêm dưới da có tác dụng làm giảm đau xương và có thể giảm liều các thuốc giảm đau bậc 1 (các thuốc giảm đau gây nghiện) làm cho bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn. Tiêm ngoài màng cứng bằng Glucocorticoid có thể làm giảm đau nhanh và mạnh ở nhiều bệnh nhân. Tuy nhiên phương pháp này phải tiến hành tại bệnh viện trong điều kiện vô trùng nghiêm ngặt. ^ Hậu quả lâu dài của gãy xương do loãng xương Gãy xương do loãng xương đều có thể gây hậu quả nghiêm trọng khi gãy xương xảy ra ở bất kì vị trí nào. 78 PHÒNG VÀ CHỮA BỆNH LOẢNG XƯƠNG Người ta thấy có khoảng 20% bệnh nhân gãy cổ xương đùi tử vong trong vòng 6 tháng sau gãy xương. Những người còn sống sót trong thời gian sống thêm có nhiều biến chứng đi kèm và cần được điều trị phục hòi chức năng. Gãy đốt sống cũng làm tăng nguy cơ tử vong. Đối với người cao tuổi việc trở lại với cuộc sống bình thường so với trước khi gãy xương là rất khó khăn. Những bệnh nhân gãy đốt sống sẽ có tình trạng đau mãn tính và xuất hiện gãy mới trong thời gian còn lại của cuộc đời đều có thể xảy ra trong bất cứ hoàn cảnh nào. Chất lượng cuộc sống và các hoạt động hàng ngày của bệnh nhân bị giảm rõ rệt. Hơn nữa bệnh nhân gãy xẹp 1 đốt sống vẫn có thể gãy xẹp các đốt sống còn lại trong tương lai. Do đó việc áp dụng các biện pháp điều trị dự phòng gãy xương tiếp theo là rất cần thiết. Những trường hỢp bị đau cấp tính ở cột sống có thể đưỢc cân nhắc tìm nguyên nhân và áp dụng các biện pháp điều trị bảo vệ cột sống. Việc xử trí điều trị các biểu hiện lâm sàng có liên quan đến loãng xương bao gồm: - Đánh giá toàn diện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. - Khả năng vận động, tự phục vụ, chế độ ăn, và tìm các yếu tố nguy cơ có thể điều trị được, đo mật độ xương. 79 đoAn VAN đệ cần chú ý đến các yếu tố nguy cơ làm bệnh nhân dễ ngã (thị lực, sức cơ, sàn ướt, ánh sang trong phòng, bậc cầu thang lên xuống) để giúp bệnh nhân tránh nguy cơ ngã, điều này rất quan trọng với những người già, yếu. Việc áp dụng các biện pháp dự phòng toàn diện như vậy sẽ giúp giảm đáng kể tỉ lệ gãy xương và tử vong ở bệnh nhân già, yếu, và có loãng xương. Một số biểu hiện lâm sàng chủ yếu cần chú ý: • Gãy đầu dưới xương quay (gãy coles) chủ yếu xảy ra ở phụ nữ mãn kinh sớm, bị ngã về phía trước và chống tay xuống. • Gãy đốt sống thường không có triệu chứng, khó tìm thấy yếu tố chấn thương trước đây. • Chỉ có khoảng 1/3 số bệnh nhân bị gãy đốt sống do loãng xương được chẩn đoán và chăm sóc điều trị. • Di chứng của gãy đốt sống bao gồm: đau mạn tính, biến dạng cột sống (gù, vẹo) giảm chiều cao, giảm các hoạt động hàng ngày. • Gãy cổ xương đùi thường xảy ra ở người già, yếu và nguy cơ tử vong trong vòng 6 tháng sau gãy xương chiếm khoảng 20% tổng số bệnh nhân. • Chỉ có 1/3 số bệnh nhân gãy cổ xương đùi có thể quay trở lại đời sống bình thường như trước khi gãy xương. 80 PHÒNG VÀ CHỮA BỆNH LOÃNG XƯƠNG '4’ Vì sao chị em phụ nữ hay bị thấp khớp? Hiện nay rất nhiều chị em trong độ tuổi mãn kinh, cũng như sau mãn kinh còn khá chủ quan với các biểu hiện về các bệnh liên quan tới thấp khớp hay loãng xương. Nguyên nhân phụ nữ bị thấp khớp là do từ tuổi ngoài 30, lượng xương của họ đã dần dần thoái hóa (mỗi năm giảm 0,25- 1%). Đến thời điểm trước và sau khi mãn kinh, do lượng estrogen giảm mạnh, nên tốc độ thoái hóa xương khá nhanh, mỗi năm giảm 1-5%. Trong khoảng thời gian 3-5 năm đầu sau khi mãn kinh, sự thoái hóa xương xảy ra nhanh nhất, với biểu hiện chủ yếu là hiện tượng xốp xương. Thêm vào đó là quá trình già hóa nên công năng của tế bào xương giảm, sự hấp thụ canxi và sự tổng hỢp vitamin D kém đi... làm ảnh hưởng xấu đến cấu trúc của xương, thoái hóa các sụn, sụn mỏng đi, không còn trơn, mất tính đàn hồi... nên gây ra các hiện tượng rạn nứt, các triệu trứng đau nhức, các khớp xương ở tay chân hay bị tê mỏi, sưng tấy xuất hiện. Chị em sẽ thấy khó khăn trong việc vận động, cảm giác đau đi kèm với sưng khớp và cứng khớp... Giúp giảm đau khi bị thấp khớp Hiện tại chưa có thuốc nào điều trị khỏi hoàn toàn bệnh thoái hóa khớp. Hiện chỉ có các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối nhằm mục đích giảm đau cho bệnh nhân và 81 ĐOÀN VAN Đệ duy trì vận động khớp. Một số phương pháp điều trị sau sẽ giúp ích cho bạn; 1. Vật lý trị liệu; Với mục đích giảm đau, chữa tư thế xấu và duy trì dinh dưỡng cơ ở cạnh khớp, điều trị đau gân và cơ kết hỢp tăng sức mạnh của cơ. Các biện pháp bao gồm massage cơ, tập vận động khớp và các biện pháp dùng nhiệt lượng (hồng ngoại, sóng ngắn, điện phân...) 2. Tập thể dục: Có thể tập các bài tập như chạy bộ, đi bộ mỗi ngày 20-30 phút khi khớp chưa có tổn thương X quang, nghĩa là khe khớp vẫn còn bình thường. 3. Thuốc giảm đau: Như Paracetamol hoặc Paracetamol kết hỢp Codein (Efferalgan codein). Trường hỢp không đáp ứng thì dùng phối hỢp thuốc giảm đau chống viêm không steroid toàn thân (uống hoặc tiêm) hoặc bôi tại chỗ. 4. Điều trị bằng nội soi khớp gối: Bác sĩ chuyên khoa có thể rửa khớp loại bỏ các yếu tố gây viêm, lấy bỏ các dị vật trong khớp, gọt giũa bề mặt không đều của sụn, cắt bỏ các sụn chêm bị tổn thương. 5. Đục xương chỉnh trục ở xương chày hoặc xương đùi: Là kỹ thuật tốt để sửa chữa các khớp bị lệch trục như khớp gối vẹo vào trong hoặc cong ra ngoài. 82